You are on page 1of 97

LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Đinh Quốc Đạt

Sinh ngày: 17/07/1986

Học viên lớp: 23QLXD12. Mã học viên: 1581580302047

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Đây là thành quả lao động, là sự tổ hợp của các yếu tố mang tính nghề nghiệp
của tôi.

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2017

Tác giả

Đinh Quốc Đạt

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân
và tập thể.

Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Mỵ Duy Thành và thầy Lê
Văn Kiều, các thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học
cần thiết trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Công trình, phòng Đào tạo Đại
học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.

Tác giả cũng muốn gừi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH đầu tư C.T.L và các
anh chị trong Ban quản lý dự án “TỔ HỢP CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở”, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình thực hiện luận vặn.

Tác giả sẽ không bao giờ quên những người bạn đã cùng sát cánh với tác giả trong
khóa học này.

Cuối cùng, tác giả muốn dành tất cả tình yêu thương cho cha mẹ, các em, người vợ và
các con đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tác giả có những kết quả này.

Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2017


Tác giả

Đinh Quốc Đạt

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii
DANH MỤC PHỤ LỤC..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................. x
MỞ ĐẦU: ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài: .......................................................................................... 1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ...................................................... 2
4. Kết quả dự kiến đạt được: ................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG NHÀ CAO TẦNG. ................................................................................. 3
1.1. Sự hình thành và phát triển ngành xây dựng : ............................................... 3
1.2. Lịch sử phát triển nhà cao tầng tại Việt Nam: ............................................... 5
1.3. Tổng quan về công tác quản lý tiến độ nhà cao tầng hiện nay: ..................... 7
1.3.1. Đặc điểm tình hình: ..................................................................................... 7
1.3.2. Tiến độ thi công các công trình nhà cao tầng tại Hà nội hiện nay: ........... 10
1.3.3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay
............................................................................................................................. 13
1.4. Vai trò của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng đến sự
phát triển kinh tế ở Việt Nam. ............................................................................. 14
1.4.1. Khái niệm kế hoạch tiến độ thi công công trình ....................................... 14
1.4.2. Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công công trình ...................................... 15
1.4.3. Ảnh hưởng của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng
đến sự phát triển kinh tế: ..................................................................................... 17

iii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT EVM
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG.
............................................................................................................................. 20
2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: ............... 20
2.1.1. Quản lý tiến độ thi công thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình được quy
định như sau: ....................................................................................................... 20
2.1.2. Yêu cầu chung khi lập và quản lý tiến độ của dự án: ............................... 21
2.1.3. Để dự án triển khai đúng tiến độ thì nhà đầu tư cần: ................................ 23
2.2. Cơ sở lý thuyết về EVM: .............................................................................. 23
2.2.1. Giới thiệu về phương pháp EVM: ............................................................. 23
2.2.2. Vai trò của EVM đối với công tác Quản lý dự án: ................................... 25
2.2.3. Nguồn gốc và khái niệm về quản lý giá trị thu được EVM: ..................... 26
2.2.4. Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản trong EVM:.............................................. 29
2.2.5. Các kỹ thuật đo lường giá trị thu được (Earned Value measurement
Techniques): ........................................................................................................ 30
2.3. Áp dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ: .............................. 32
2.3.1. Phạm vi áp dụng: ....................................................................................... 32
2.3.2. Quy trình kiểm soát dự án theo EVM: ...................................................... 33
2.4. Đặc điểm của nhà cao tầng đối với kỹ thuật EVM trong công tác quản lý
tiến độ thi công: ................................................................................................... 38
2.4.1. Đặc điểm của nhà cao tầng với công tác quản lý tiến độ thi công: ........... 38
2.4.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng khi
ứng dụng phương pháp EVM: ............................................................................. 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 43
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP EVM TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN: “TỔ HỢP CÔNG TRÌNH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở”. ......... 44
3.1. Tổng quan về dự án:“ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà
trẻ và nhà ở”. ....................................................................................................... 44

iv
3.1.1. Giới thiệu chung về dự án: ........................................................................ 44
3.1.2. Quy mô và công năng của dự án: .............................................................. 46
3.2. Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát tiến độ thi công trên dự án
Pentstudio Hồ Tây: .............................................................................................. 50
3.2.1. Mô hình quản lý áp dụng cho dự án:......................................................... 50
3.2.2. Quy trình kiểm soát tiến độ thi công trên công trường: ............................ 53
3.3. Áp dụng phương pháp EVM trong quản lý tiến độ thi công hạng mục: Móng
và tầng hầm của dự án Pentstudio Hồ Tây. ......................................................... 55
3.3.1. Lập cơ sở dữ liệu EVM cho Dự án- Giai đoạn thi công: Móng và tầng
hầm: ..................................................................................................................... 55
3.3.2. Kiểm soát quá trình thực hiện dự án: ........................................................ 59
3.3.3. Một số biện pháp để khắc phục và bảo đảm tiến độ: ................................ 65
3.3.4. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng Kỹ thuật EVM vào công tác quản lý
tiến độ thi công dự án: ......................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ................................................................................ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 75
1. Những kết quả đạt được: ................................................................................. 75
2. Những tồn tại chưa giải quyết được: ............................................................... 75
3. Phương pháp nghiên cứu tiếp theo:................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................... 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 77

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hình ảnh một số dự án nhà cao tầng ở TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. ........ 7

Hình 1.2 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Cầu Giấy ....................................................... 8

Hình 1.3 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Đống Đa........................................................ 8

Hình 1.4 Hình ảnh Nhà cao tầng khu vực Mỹ Đình ....................................................... 9

Hình 1.5 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Nam Từ Liêm. .......................................... 9

Hình 1.6 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Quận Hà Đông.......................................... 9

Hình 1.7 Hình ảnh dự án Usilk City (Hà Đông. Hà nội) .............................................. 10

Hình 1.8 Hình ảnh dự án Sky Garden Towers tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) ... 11

Hình 1.9 Hình ảnh dự án tòa nhà Lilama 52 Lĩnh Nam, Hà Nội .................................. 12

Hình 2.1 Chu trình quản lý tiến độ thi công xây dựng .................................................. 22

Hình 2.2 Các đường cong trong phương pháp EVM .................................................... 29

Hình 2.3 Ý nghĩa các thông số trong EVM ................................................................... 34

Hình 3.1 Vị trí dự án Pentstudio Hồ Tây ...................................................................... 45

Hình 3.2 Sơ đồ vị trí khu đất. ........................................................................................ 46

Hình 3.3 Phối cảnh dự án Pentstudio ............................................................................ 48

Hình 3.4 Mặt bằng ranh giới khu đất dự án .................................................................. 49

Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức BQLDA ................................................................................... 50

Hình 3.6 Lưu đồ phối hợp giữa các bên trên công trường khi có điều chỉnh tiến độ ... 53

Hình 3.7 Lưu đồ kiểm soát tiến độ. ............................................................................... 54

Hình 3.8 Lưu dự án dưới dạng cơ sở Baseline .............................................................. 59

vi
Hình 3.9 Xác định thời điểm lập báo cáo dự án. ........................................................... 60

Hình 3.10 Cập nhật thông tin dự án vào Ms Project ..................................................... 62

Hình 3.11 Áp dụng tính toán EVSI trong Ms Project. .................................................. 63

Hình 3.12 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/12/2015 ................ 64

Hình 3.13 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 1 ....... 70

Hình 3.14 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 2 ....... 71

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Ví dụ về bảng tiến độ chi phí ......................................................................... 40

Bảng 2.2 Ví dụ về biểu đồ ngân lưu .............................................................................. 40

Bảng 2.3 Ví dụ về đường cong ngân sách tích lũy........................................................ 41

Bảng 2.4 Quy trình kiểm soát tiến độ bằng EVM ......................................................... 42

Bảng 3.1 Bảng Giá Hợp Đồng ...................................................................................... 55

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp đơn giá ................................................................................... 56

Bảng 3.3 Bảng Tổng tiến độ thi công............................................................................ 57

Bảng 3.4 Bảng phân bổ chi phí công việc theo tiến độ thi công. .................................. 58

Bảng 3.5 Bảng báo cáo tổng hợp công trường. ............................................................. 61

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/12/2015 ........................................... 65

Bảng 3.7 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 1 .................................................................. 67

Bảng 3.8 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 2 .................................................................. 68

Bảng 3.9 Bảng tổng tiến độ đã điều chỉnh.- Trang 1 .................................................... 69

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/1/2016. .......................................... 71

viii
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Bảng giá hợp đồng. .................................................................................... 77

Phụ lục 02: Bảng đơn giá hợp đồng. ............................................................................. 78

Phụ lục 03: Bản tổng tiến độ thi công. .......................................................................... 82

Phụ lục 04: Bảng phân bổ chi phí theo tiến độ thi công- Dữ liệu Baseline. ................. 84

Phụ lục 05: Bảng Tổng Tiến Độ Điều Chỉnh: ............................................................... 86

ix
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Các từ viết tắt:

1. AC : Actual Cost

2. ACWP : Actual Cost of Work Performed.

3. BAC : Budgeted Cost At Completion.

4. BCWP: Budgeted Cost of Work Performed.

5. BCWS: Budgeted Cost of Work Scheduled

6. BPTC: Biện pháp thi công.

7. BVTC: Bản vẽ thi công.

8. CPI : Cost Performance Index

9. CSI : Cost Schedule Index

10. CV : Cost Variance

11. EAC : Estimated At Completion

12. EV : Earned value.

13. EVM: Earned value management.

14. EVSI: Earned Value Schedule Indicators.

15. PV : Planned value.

16. SPI : Schedule Performance Index

17. SV : Schedule Variance

18. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.

19. VAC : Variance At Completion

x
MỞ ĐẦU:

Trong những năm gần đây, tiến độ thi công xây dựng công trình trở thành vấn đề rất
được quan tâm trong xây dựng nói chung cũng như xây dựng công trình nhà cao tầng
nói riêng. Tiến độ thi công xây dựng công trình quyết định trực tiếp đến thời gian hoàn
thành công trình và đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Việc đẩy nhanh tiến độ thi
công có thể giúp giảm thiểu giá thành của công trình, sớm đưa công trình vào khai
thác, an sinh xã hội. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư xây dựng công
trình nói riêng và cho xã hội nói chung.

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay đã có nhiều đề tài, chương trình khoa học, các dự án nghiên cứu nhằm đẩy
nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng nói chung và công trình nhà cao tầng nói
riêng. Đặc biệt thi công công trình nhà cao tầng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cho đất nước do các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở những khái niệm chung chung,
chưa đi sâu vào từng công trình riêng biệt. Trong đề tài này sẽ đi sâu vào nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu áp dụng
kỹ thuật Earned Value Management (EVM) trong công tác quản lý tiến độ thi công dự
án:“ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”. Do công ty
TNHH đầu tư C.T.L làm chủ đầu tư.

2. Mục đích của đề tài:

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết kỹ thuật EVM, phân tích thực trạng thi công và
quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng nhà cao tầng. Luận văn nhằm mục
đích đề xuất áp dụng phương pháp EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà
cao tầng và nghiên cứu áp dụng cụ thể cho dự án: “Tổ hợp công trình trung tâm
thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”, do công ty TNHH C.T.L làm Chủ Đầu Tư.

1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng.

Dự án cụ thể: “Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”, do
công ty TNHH C.T.L làm Chủ Đầu Tư.

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật EVM trong công tác kiểm soát tiến độ.

Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu lý thuyết (phương pháp phân tích và tổng hợp
lý thuyết); Nghiên cứu thực nghiệm ( phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm).

Phương pháp tiếp cận: Ngày nay có thể dùng các phần mềm hỗ trợ thực hiện như :
Microsoft project...vv

4. Kết quả dự kiến đạt được:

Áp dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng.

Thúc đẩy việc ứng dụng phương pháp EVM vào công tác quản lý tiến độ thi công tại
Việt Nam.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG NHÀ CAO TẦNG.

1.1. Sự hình thành và phát triển ngành xây dựng :

Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng. Từ đó
đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng
Việt Nam;

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân
viên trong suốt chặng đường 58 năm phát triển, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều
thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc;

Những thành tựu trong 58 năm qua của ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện
trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Đặc
biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành Xây dựng đã đi
đầu trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn
liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những
người xây dựng, sự hi sinh phấn đấu của các thế hệ và sự chỉ đạo của các đồng chí
lãnh đạo tiền nhiệm của ngành Xây dựng;

Trong những năm qua, sự đổi thay trên khắp đất nước từ đô thị cho đến nông thôn có
sự đóng góp không nhỏ của công tác kiến trúc, quy hoạch xây dựng. Với chủ trương
quy hoạch phải đi trước một bước, công tác quy hoạch xây dựng đã được quan tâm và
đẩy mạnh. Đến nay các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước đã cơ bản được phủ kín
quy hoạch; 100% các đô thị có quy hoạch chung được duyệt; 68% số xã đã hoàn thành
việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc lập các đồ án quy hoạch
xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị mới, vùng kinh tế trọng điểm
đặc biệt là việc lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 công tác quản lý quy hoạch những năm vừa qua đã thực sự đóng
góp quan trọng trong việc tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và

3
quốc gia, là cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư, phân bổ nguồn lực, giúp địa phương có
công cụ để xây dựng và quản lý phát triển đô thị và nông thôn;

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lĩnh vực phát triển đô thị
đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống đô thị Việt Nam đã và đang từng bước
phát triển theo hướng bền vững, mở rộng về quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
– xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại, diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi, chất lượng
đô thị ngày càng được nâng cao;

Hệ thống đô thị quốc gia với 765 đô thị hiện có đã và đang được mở rộng, phát triển
nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các đô thị đã thực sự đóng vai trò trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện và bền
vững đất nước, tiếp tục khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và
cả nước. Để từng bước lập lại trật tự trong quản lý phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đang
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Luật quản lý về phát triển đô thị;

Hàng loạt các dự án xây dựng các khu đô thị mới đã và đang được triển khai theo mô
hình đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình kiến
trúc mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, tạo ra hướng phát triển mới cho các đô thị.
Nhiều khu đô thị kiểu mẫu đã được hình thành như khu đô thị linh đàm, Phú Mỹ
Hưng, Khu dân cư Hạnh phúc...

Cùng với các khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội đồng bộ được xây dựng tại các đô thị, công tác cải tạo các khu chung cư cũ cũng
từng bước được triển khai, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện
đại, đưa công tác phát triển nhà ở đô thị đi vào nền nếp. Đặc biệt mô hình nhà chung
cư cao tầng hiện đại có thang máy, được cung cấp dịch vụ đô thị đồng bộ đã được
người dân đô thị chấp nhận, nhà chung cư cao tầng đã trở thành xu thế phát triển nhà ở
chủ yếu tại các đô thị lớn, tạo điều kiện từng bước xây dựng nếp sống sinh hoạt của đô
thị hiện đại;

Qua 58 năm liên tục phát triển, ngành Xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn
thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội

4
nhập khu vực và quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của Ngành
Xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại niềm tự
hào cho các thế hệ tiếp nối trong ngành Xây dựng Việt Nam.

1.2. Lịch sử phát triển nhà cao tầng tại Việt Nam:

So với nhiều nước trong khu vực Châu Á, thì Việt Nam đi chậm hơn khoảng 20 - 30
năm. Ví dụ như Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60, Singapore từ những năm 70,
Trung Quốc từ những năm 80. Việc phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam được nở rộ từ
những năm 90, bắt đầu từ một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp, như Hanoi
Daewoo, Melia Hanoi, Hilton Hanoi Opera… ở Hà Nội; New World, Sheraton Saigon,
Sofitel Plaza Saigon… ở TP.HCM và một số dự án phát triển nhà chung cư cao cấp,
như khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn ở TP.HCM và KĐT mới Linh
Đàm của HUD, KĐT mới Trung Hoà - Nhân Chính của VINACONEX ở Hà Nội… đã
tạo ra bộ mặt kiến trúc hiện đại cho các đô thị Việt Nam;

Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay nhà cao tầng tại Việt Nam đã có những bước thay
đổi lớn cả về số lượng và quy mô. Theo thống kê trên cả nước có gần 1.000 dự án nhà
và chung cư cao tầng đã hoàn thành;

Có thể điểm tên một số dự án lớn tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh:

Hình ảnh Tòa nhà Chiều Số Năm Thành


cao tầng hoàn phố
thành

Keangnam 336m 72 2011 Hà nội


Hanoi
Landmark
Tower

5
Lotte Center 265m 65 2014 Hà nội
Hà Nội

Bitexco 262m 68 2010 Hồ Chí


Financial Minh
Tower

6
Vietcombank 206m 40 2015 Hồ Chí
Tower Minh

Hình 1.1 Hình ảnh một số dự án nhà cao tầng ở TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

1.3. Tổng quan về công tác quản lý tiến độ nhà cao tầng hiện nay:

1.3.1. Đặc điểm tình hình:

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển nhà ở là một trong
những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội”; Chiến lược hành động:
“Tăng tỷ trọng nhà chung cư, đẩy mạnh phát triển nhà cho thuê tại khu vực đô thị” ;
Mục tiêu đến năm 2020: Tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các
đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đạt trên 90%, đô thị từ loại I
đến loại II đạt trên 60%, đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng
mới; tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại
III trở lên.”[5]

7
Trong những năm gần đây số lượng nhà cao tầng tại nước ta đã tăng số lượng đáng kể,
theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam cả nước hiện có gần 1.000 tòa nhà
cao tầng và văn phòng hiện đại. Đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất lần lượt là 16,64% và 6,13%. Việc xây dựng
nhiều chung cư cao tầng giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở tại các thành phố lớn, nơi
có mật độ dân cư rất cao, ngoài ra việc số lượng chung cư, nhà cao tầng tăng làm thay
đổi diện mạo đô thị trở lên văn minh và hiện đại hơn;

Một số hình ảnh chung cư và nhà cao tầng tại Hà Nội:[3]

Hình 1.2 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Cầu Giấy

Hình 1.3 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Đống Đa

8
Hình 1.4 Hình ảnh Nhà cao tầng khu vực Mỹ Đình

Hình 1.5 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Nam Từ Liêm.

Hình 1.6 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Quận Hà Đông

9
1.3.2. Tiến độ thi công các công trình nhà cao tầng tại Hà nội hiện nay:

Hà Nội là đô thị có tốc độ phát triển về xây dựng đứng đầu cả nước. Bên cạnh sự “thay
da đổi thịt” nhờ các đường cao tốc, khu chung cư hiện đại thì cũng còn không ít các dự
án dở dang, chậm tiến độ.[4]

Một số dự án chậm tiến độ tại Hà Nội:

Dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) nằm trên đường Lê Văn Lương đã khởi công
nhiều năm nay. Thậm chí, hiện nay một số tòa đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng
các tầng thương mại, cảnh quan sân vườn... tại 3 tòa nhà 101, 102, 103 cụm CT1 của
cụm dự án này vẫn chưa hoàn thiện khiến tổ hợp chung cư này vẫn như một đại công
trường dang dở dù đã có người đến ở;

Hình 1.7 Hình ảnh dự án Usilk City (Hà Đông. Hà nội)

Tổ hợp dự án Sky Garden Towers tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) được thiết kế
đa mục đích: thương mại, văn phòng, căn hộ, được khởi động từ cuối 2011. Tuy nhiên,
đến giữa năm 2013, dự án ngừng thi công và hiện không có dấu hiệu gì của hoạt động
sản xuất trên công trường này;

10
Hình 1.8 Hình ảnh dự án Sky Garden Towers tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội)

Dự án “Tổ hợp trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở hỗn hợp” triển khai tại số 52
Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty CP Lilama Hà Nội (Tổng công ty Lilama)
làm chủ đầu tư. Dự án đã được khởi công vào tháng 2/2009, tuy nhiên đến nay vẫn
chưa đưa vào sử dụng;

11
Hình 1.9 Hình ảnh dự án tòa nhà Lilama 52 Lĩnh Nam, Hà Nội

Việc các dự án chậm tiến độ đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố. Ngoài việc làm lãng phí tài nguyên đất đai, tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu
tư, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì tác động tiêu
cực tới sự phát triển xã hội là không nhỏ;

Do việc nhiều dự án chậm tiến độ khiến cho Thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều dự
án lớn luôn xảy ra tình trạng “đại công trường sản xuất bụi”, hàng nghìn hộ dân trong
vùng có dự án bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, việc đấu nối hệ thống
cấp thoát nước thiếu đồng bộ nên mỗi khi mùa mưa đến tình trạng ngập úng lại xảy ra;

12
Việc các dự án chậm tiến độ do chủ đầu tư thiếu năng lực dẫn đến nhiều hộ dân đã bàn
giao mặt bằng nhưng không được nhận tiền đền bù để chuyển đổi ngành nghề, ổn định
cuộc sống... gây khó khăn, khốn đốn cho người dân. Các dự án chung cư chậm đưa
vào bàn giao sử dụng dẫn đến hệ lụy nhiều người dân không nhận được căn hộ, không
giải quyết được vấn đề về nhà ở mà Chính phủ đề ra;

Việc các dự án chậm tiến độ xảy ra thường xuyên và tại hầu hết các dự án, có thể nhận
thấy chỉ khoảng 1% các dự án là về đích đúng hẹn.

1.3.3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay

Có nhiều tồn tại trong công tác quản lý công trình hiện nay, một công trình có một đặc
thù và tính chất riêng. Nhưng chung quy lại có thể liệt kê được một số tồn tại sau đây:

Tồn tại trong khâu quy hoạch, khảo sát, lập dự án khả thi

Một số dự án có quy hoạch nhưng chất lượng rất thấp, khảo sát thiết kế không tốt, dẫn
đến một số công trình không đồng bộ nhau, phải phá bỏ làm lại, ảnh hưởng đến tiến độ
thi công của dự án. Dẫn đến nhiều hệ lụy như phát sinh khối lượng lớn, chỉnh sữa, bổ
sung nhiều lần. Nhiều công trình đẩu tư xây dựng có quy hoạch không hợp lý, dẫn đến
hiệu quả sử dụng không cao, khai thác sữ dụng đạt không quá 50% công suất so với
thiết kế, đây là sự thất thoát và lãng phí đáng kể.

Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án

Một số dự án trình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí
một số dự án đã hoàn thành quá trình xây dựng nhưng chưa được phê duyệt và điều
chỉnh, thực chất là hợp pháp hóa các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh,
điều chỉnh. Hoặc những công trình có khâu phê duyệt dự án chậm, buộc các hạng mục
thi công phải dừng lại để chờ được phê duyệt, làm giảm năng suất lao động.

Tồn tại trong khâu giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện

Một trong những nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án là khâu giải phóng mặt
bằng thi công, dẫn đến trình trạng nhà thầu phải chờ mặt bằng sạch từ Chủ đầu tư và
chính quyền địa phương. Thậm chí một số dự án phải điều chỉnh thiết kế do không thể
giải phóng được mặt bằng;

13
Nhiều dự án diễn ra chậm do tổ chức thực hiện yếu kém. Theo thanh tra Nhà nước thì
có tới một nửa trong số dự án thanh tra kiểm tra là chậm tiến độ trong quá trình thực
hiện. Bên cạnh đó nhiều nhà thầu thi công có nhiều công trình dàn trải, nên khâu tổ
chức thi công còn nhiều đối phó do sức ép của Chủ đầu tư nhiều dự án trong khi năng
lực chưa hoàn toán đắp ứng cho số lượng dự án như thế;

Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán

Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán, hoàn toàn là bản
sao của thiết kế. Một số dự án khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công.
Một số dự án kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán công trình,
giảm cấp phát và thu hồi từ các đơn vị thi công.

1.4. Vai trò của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng đến sự
phát triển kinh tế ở Việt Nam.

1.4.1. Khái niệm kế hoạch tiến độ thi công công trình

Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ sơ đồ, bảng biểu được sắp
xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện,
có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn
bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông
thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành
động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến
những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản
kế hoạch đề ra.[8]

Tiến độ thi công là một sơ đồ bố trí trình tự, tiến trình thực hiện các hạng mục công
việc nhằm thi công công trình theo hợp đồng đã ký giữa A và B. Để công trình hoàn
thành đúng thời hạn theo đúng yêu cầu chất lượng của chính phủ đề ra thì phải bắt
buộc lập kế hoạch tiến độ thi công.

Kế hoạch tiến độ thi công xây dựng một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình thực
hiện một cách nhịp nhàng, không bị chồng chéo nhau. Từ đó nâng cao hiệu quả, an
toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành xây dựng.

14
1.4.2. Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công công trình

Ngành sản xuất nói chung và ngành xây dựng nói riêng, việc xây dựng kế hoạch có ý
nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc
không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu
chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần
thiết điều này đặc biệt quan trọng trong thi công công trình, nó là trọng tâm của mọi
hoạt động. Việc viết một kế hoạch tiến độ là một bước quan trọng trong việc tạo nên
nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của dự án. Khi lập được kế
hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp
xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức
mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng
kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó
sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của
từng công việc.

Kế hoạch quản lý tiến độ là một môn khoa học kinh tế và kỹ thuật về công tác tổ chức
và quản lý sản xuất trên những công trường xây dựng. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu sự
tác động của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt động của công
trường, nghiên cứu và xác định việc lãnh đạo tổ chức kế hoạch, sản xuất và toàn bộ cơ
cấu thi công một cách hợp lý nhất.

Kế hoạch tiến độ là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tin cần thiết để nhà thầu
cắn cứ vào đó tổ chức và quản lý tốt nhất mọi hoạt động xây lắp trên công trường. Kế
hoạch tiến độ thể hiện rõ danh mục các công việc, tính chất các công việc, khối lượng
công việc theo từng danh mục, phương pháp công nghệ thi công và cách tổ chức thực
hiện, nhu cầu tài nguyên và thoài gian thực hiện các công việc. Kế hoạch tiến độ còn
thể hiện thời điểm bắt đầu kết thúc của từng đầu việc và mối quan hệ trước sau về
không gian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sản xuất của các công việc.

Kế hoạch tiến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ trình tự và thời hạn thi
công của toàn bộ công trình.

15
Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ người ta thành lập các biểu đồ nhu cầu về nguồn vật
tư, kỹ thuật và nhân lực (công nhân, cán bộ, nhân viên). Các loại biểu đồ này cùng với
kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phực vụ cho quy hoạch xây dựng công trình.

Kế hoạch tiến độ sắp xếp hợp lý, nghiên cứu được cụ thể đầy đủ không những có thể
làm cho công trình tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển một cách bình
thường bảo đảm chất lượng công trình và an toàn thi công mà còn giảm thiểu sự tiêu
hao về nhân vật lực, bảo đảm chất lượng hoàn thành đúng thời hạn quy định trong
phạm vi vốn xây dựng công trình không vượt quá chỉ tiêu dự toán.

Trong quá trình điều khiển thi công công trình nhà cao tầng tùy theo quy mô xây dựng
công trình, mức độ phức tạp và chi tiết giữa các hạng mục ở các giai đoạn thiết kế và
thi công khác nhau mà tiến hành lập các loại kế hoạch tiến độ sau: kế hoạch tổng tiến
độ, kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị và kế hoạch phần việc.

Kế hoạch tổng tiến độ được biên soạn cho toàn bộ công trình. Trong kế hoạch tổng
tiến độ được xác định tốc độ, trình tự và thời hạn thi công cho các công trình đơn vị
(công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm) của hệ thống công trình, định ra
thời hạn hoàn thành của công tác chuẩn bị trước khi thi công và công tác kết thúc.

Kế hoạch tổng tiến độ thường được lập ở giai đoạn thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật
(hoặc thiết kế sơ bộ mở rộng) với mức độ chi tiết khác nhau. Ngoài ra trong giai đoạn
thiết kế bản vẽ thi công và thời kỳ thi công còn cần lập kế hoạch tổng tiến độ cho từng
năm để chỉ đạo thi công các công trình lọa lớn phải thi công qua nhiều năm.

Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị: được biên soạn cho công trình đơn vị chủ
yếu ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công hoặc trong thời kỳ thi
công. Kế hoạch tiến độ công trình đơn vị căn cứ vào thời gian thi công của công trình
đơn vị đã quy định trong kế hoạch tổng tiến độ mà xác định tốc độ, tuần tự và thời gian
thi công đối với các bộ phận kết cấu hoặc loại công việc của công trình đơn vị bao
gồm cả phần lắp ráp kết cấu kim loại và thiết bị cơ khí, định ra thời hạn và các hạng
mục của công tác chuẩn bị cho công trình đơn vị.

16
Kế hoạch phần việc là một văn kiện cơ bản đảm bảo kế hoạch tiến độ, trực tiếp chỉ đạo
hiện trường thi công. Trong thời kỳ thi công công trình, dựa vào sự quy định của kế
hoặc tổng tiến độ và kế hoạch tiến độ công trình đơn vị kết hợp với tình hình thực tế ở
hiện trường mà đơn vị thi công vạch ra kế hoạch phần việc thi công theo từng quý,
từng tháng, từng tuần...

1.4.3. Ảnh hưởng của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng
đến sự phát triển kinh tế:

Chậm tiến độ đang là tình trạng chung của nhiều các công trình nhà cao tầng ở nước
ta. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Các dự án chậm tiến độ sẽ gây thiệt hại và lãng phí vô cùng lớn. Nhà nước, doanh
nghiệp và cả xã hội bỏ vốn đầu tư vào các dự án xây dựng (chiếm 40% GDP), nhưng
do chậm hoàn thành dẫn đến đình trệ sản xuất, nguồn vốn không được quay vòng kịp
thời bị "chôn" lại. Chưa kể thiệt hại về lãi suất cho người dân, những lãng phí về đất
đai khó có thể đo đếm hết.

Thực tế đã cho thấy, mỗi khi các mốc tiến độ của dự án bị trễ hẹn thì kéo theo rất
nhiều hệ lụy, làm tăng tổng mức đầu tư, đội giá hợp đồng. Phải giải quyết nhiều vấn đề
phát sinh vì phải gia hạn hợp đồng, nhất là ở các dự án có quy mô lớn thì con số chênh
lệch giữa giá hợp đồng sau điều chỉnh do bị chậm tiến độ và giá trị theo phê duyệt tổng
mức đầu tư điều chỉnh là rất lớn. Bên cạnh đó còn có một số dự án dẫn tới sai phạm tài
chính liên quan tới điều chỉnh giá cho các khối lượng hoàn thành.

Việc các dự án chậm tiến độ đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương. Ngoài việc làm lãng phí tài nguyên đất đai, tăng chi phí, giảm hiệu
quả đầu tư, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì tác
động tiêu cực tới sự phát triển xã hội là không nhỏ.

Do việc nhiều dự án chậm tiến độ khiến cho các địa phương, nhất là những địa phương
có nhiều dự án lớn luôn xảy ra tình trạng “đại công trường sản xuất bụi”, hàng nghìn
hộ dân trong vùng có dự án bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, việc đấu
nối hệ thống cấp thoát nước thiếu đồng bộ nên mỗi khi mùa mưa đến tình trạng ngập
úng lại xảy ra. Tình trạng mất an toàn giao thông luôn rình rập quanh các công trình

17
chậm tiến độ. Làm đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Những lô
cốt, rào chắn được dựng lên tại công trường xây dựng khiến cho những con đường vốn
chật hẹp lại càng ngộp thở hơn. Hàng ngày, người dân sống xung quanh khu dự án và
người tham gia giao thông đều “nơm nớp” lo sợ. Nó không còn là nổi lo của mỗi cá
nhân mà là bài toán nhức nhối của toàn xã hội. Chính vì thế bài toán tìm ra giải pháp
đẩy nhanh các công trình giao thông luôn được đặt lên hàng đầu.

18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác quy hoạch nhà cao tầng và quản lý đô thị của Việt Nam còn nhiều bất cập. Số
lượng những khu đô thị mới đạt chuẩn còn rất hạn chế, trong khi đó lại xuất hiện nhiều
dự án nhà cao tầng có tính chất ăn xổi, xây chen chất tải lên hạ tầng kỹ thuật hiện
có…. Dịch vụ tiện ích trong các khu nhà ở cao tầng cũng là một vấn đề cần bàn đến.
Chất lượng kết cấu hạ tầng tại các đô thị vẫn còn thấp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao
thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề về cấp thoát nước, phòng cháy chữa
cháy, cứu hộ, thoát người khi có sự cố cũng là một vấn đề nhức nhối đối với nhà ở cao
tầng tại các đô thị Việt Nam trong những năm gần đây.

Chính vì tính quan trọng của nó, mà vấn đề đảm bảo tiến độ công trình kết hợp với
chất lượng và chi phí luôn được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu. Việc áp dụng các
biện pháp thi công hợp lý cũng như có những kế hoạch tiến độ thi công rõ ràng và
khoa học nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ luôn được đặt ra.

Với mục đích Chương 1, Tác giả đã khái quát được lịch sữ hình thành của nhà cao
tầng ở Việt Nam cũng như trên thế giới và tình hình một số công trình nhà cao tầng
hiện nay. Từ đó thấy được vai trò ảnh hưởng của tiến độ công trình nhà cao tầng đến
đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Tác giả sẽ tiến tục trình bày các
cơ sở nghiên cứu công tác quản lý tiến độ thi công công trình trong Chương 2 của luận
văn.

19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT EVM
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG.

2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình:

2.1.1. Quản lý tiến độ thi công thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình được quy
định như sau:

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.
Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã
được phê duyệt;

Đối với công trinh xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ
xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm;

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng
chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù
hợp với tổng tiến độ của dự án;

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có
trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh
tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài
nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án;

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo
người quyết định đầu tư đê đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự
án;

Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công
trình;

Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì
nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây
dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp
đồng.

20
2.1.2. Yêu cầu chung khi lập và quản lý tiến độ của dự án:

Tiến độ thi công sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được chủ đầu tư ký
hợp đồng, sẽ được đem ra thực hiện trên công trường xây dựng. Giống như mô hình
quản lý chất lượng công trình xây dựng, có hai chủ thể tham gia quản lý tiến độ là nhà
thầu (tự quản lý tiến độ thông qua hợp đồng đã ký kết) và chủ đầu tư (mà đại diện là tư
vấn giám sát)[2].

Yêu cầu đối với hai chủ thể như sau:

a) Yêu cầu đối với nhà thầu:

Dựa trên tiến độ đã được duyệt, chủ động đưa ra tiến độ từng tuần, kỳ theo niên lịch;

Sau một chu kỳ làm việc quy ước (1 tuần, 10 ngày hoặc 1 tháng) phải cập nhật thông
tin trong quá trinh kiểm soát tiến độ, để đưa ra một báo cáo. Nội dung báo cáo gồm:

- Khối lượng hoàn thành công việc thực tế so với kế hoạch theo tiến độ;

- Nếu tiến độ bị chậm, phải tìm ra nguyên nhân làm chậm tiến độ và có biện pháp
xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất sự chậm trễ tiếp theo;

- Hội ý thường xuyên với các bộ phận chức năng của công trường (ban chỉ huy,
bộ phận kỹ thuật, kế hoạch và tư vấn giám sát để cùng khống chế tiến độ.

b) Yêu cầu chế độ trách nhiệm đối với giám sát thi công về mặt tiến độ:

21
Hình 2.1 Chu trình quản lý tiến độ thi công xây dựng

Tư vấn giám sát chủ động tham gia vào quá trình kiểm soát, khống chế tiến độ với
nhiều mức độ như kiểm tra, góp ý với nhà thầu, nếu cần phải can thiệp mạnh bằng
cách đề xuất các biện pháp xử lý khi bị chậm tiến độ, hoặc cùng với nhóm tiến độ của
nhà thầu lập kế hoạch cho từng chu kỳ công tác, với phưomg châm phòng ngừa tích
cực, để khống chế tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch. Trách nhiệm của giám sát tiến độ
gồm:

Chuẩn bị khởi công: Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, dựa theo ngày quy định
trong hợp đồng phải gửi thông báo khởi công;

Xét duyệt kế hoạch tiến độ thi công: Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, nhà thầu
giao nộp kế hoạch tiến độ thi công cho kỹ sư giám sát đúng ngày quy định, sau khi kỹ
sư giám sát phê duyệt, phải coi đó là một bộ phận của hợp đồng;

22
Kiếm tra và giám sát việc thực hiện tiến độ: Nếu tiến độ thi công của nhà thầu không
kịp kế hoạch tiến độ được duyệt thì phải yêu cầu nhà thầu tìm biện pháp để đảm bảo
kế hoạch tiến độ đã được duyệt;

Thời gian đã duyệt bị kéo dài: Nếu tiến độ của nhà thầu bị kéo dài do những nguyên
nhân ngoài bản thân nhà thầu thì kỹ sư giám sát dựa vào điều kiện họp đồng duyệt kéo
dài thời gian, nếu không nhà thầu sẽ bị đình chỉ thanh toán hoặc bồi thường tổn thất do
sai tiến độ.

2.1.3. Để dự án triển khai đúng tiến độ thì nhà đầu tư cần:

a, Tăng cường công tác quản lý việc thực hiện tiến độ xây dựng công trình, coi tiến độ
cần phải thực hiện:

Kiểm tra đôn đốc thực hiện tiến độ xây dựng các công trình đơn vị và phải phù hợp
với tổng tiến độ thi công đã được duyệt;

Đảm bảo chính xác đúng tổng tiến độ, thời gian hoàn thành công trình, hoàn thành thi
công;

Làm tốt công tác nghiệm thu phần việc, nghiệm thu công trình đơn vị, lên phiếu giá và
cấp phát vốn kịp thời khuyến khích, tạo điều kiên cho các đơn vị hoàn thành hạng mục
công trình đúng thời hạn.

b, Nhà đầu tư cần phải có biện pháp điều khiển tiến độ để đảm bảo tiến độ thi công
được nhịp nhàng và đạt được mục tiêu bỏ vốn hợp lý trong quá trình thi công;

Thực hiện đúng kế hoạch tiến độ đặt ra là mục tiêu nhằm giảm chi phí trong quá trình
xây dựng của các đơn vị thi công. Tuỳ điều kiện ở từng địa phương, đơn vị và công
trường xây dựng mà đưa ra những giải pháp sát thực mới mang lại hiệu quả cao.

2.2. Cơ sở lý thuyết về EVM:

2.2.1. Giới thiệu về phương pháp EVM:

Từ những năm đầu 1960, do yêu cầu khách quan của thực tế sản xuất công nghiệp
cũng như các chương trình của chính phủ mỹ, các nhà quản lý cũng như lãnh đạo
mong muốn có một công cụ quản lý khách quan giữa tiến độ và chi phí của dự án hiện

23
hành, các kỹ thuật quản lý mới cho việc lập kế hoạch và kiểm soát được phát triển. Vì
vậy sự ra đời của phương pháp quản lý giá trị thu được ( EVM) nổi lên như một
chuyên ngành phân tích tài chính trong chương trình của chính phủ Mỹ. EVM ra đời
dần được bổ sung và hoàn thiện để có thể phù hợp với độ lớn cũng như độ phức tạp
của tất cả các dự án sử dụng nó. Theo thời gian, EVM đã trở thành một phương pháp
quan trọng của công tác quản lý dự án;

Khi xảy ra thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XX, EVM xuất hiện trong nền sản xuất
công nghiệp dựa trên nguyên tắc "thu được thời gian – Earned time" nhưng những khái
niệm gốc đã được sử dụng trong các trương chình của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (United
States Department of Defense- DoD) từ những năm 1960. Khi đó, EVM được gọi là
PERT/COST (Program Evalution anh Review Technique/Cost – chương trình kỹ
thuật đánh giá và cân nhắc/chi phí) nhưng khi được áp dụng thì các nhà thầu sử dụng
lại đánh giá cho là quá nặng nề, nhiều biến thể của nó được sinh sôi nảy nở thành các
chương trình khác nhau khi áp dụng nó;

Vào năm 1967, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thành lập một cách tiếp cận dựa trên tiêu
chuẩn, bằng cách sử dụng một tập hợp tiêu chí gọi là hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát chi
phí/tiến độ - Cost/Schedule control Systems Criteria (C/SCSC). Những năm đầu 1980,
nghệ thuật phân tích C/SCSC được phát triển, nhưng các kỹ thuật phân tích này
thường bị bỏ qua thậm chí bị chỉ trích bởi các nhà quản lý dự án trong cả các chương
trình của chính phủ và ngành công nghiệp. C/SCSC thường được coi là một công cụ
kiểm soát tài chính vì vậy nó thường được giao cho các chuyên gia phân tích;

Từ cuối thập niên 1980, EVM nổi lên như là một phương pháp quản lý dự án tiên tiến,
các nhà quản lý và giám đốc điều hành đã nhận thức được tầm quan trọng của nó và
đưa vào sử dụng. Nam 1989, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Undersecretary of Defense
cho mua lại và sử dụng EVM như là một phương pháp tất yếu của việc quản lý chương
trình và mua sắm DoD. Đáng chú ý nhất là năm 1998, bản quyền của tiêu chuẩn EVM
đã được chuyển giao cho ngành công nghiệp thông qua tiêu chuẩn của ANSI EIA748-
A;

24
Việc sử dụng EVM nhanh chóng mở rộng vượt ra ngoài Bộ Quốc Phòng Hoa Kỹ, nó
được rất nhiều các tổ chức liên quan đến công nghệ của Hoa Kỹ và nhiều nước công
nghiệp phát triển cũng bắt đầu sử dụng EVM trong các chương trình của họ. Cho đến
nay, EVM thực sự được đánh giá là một phương pháp tối ưu trong lĩnh vực quán lý dự
án.

2.2.2. Vai trò của EVM đối với công tác Quản lý dự án:

Khi dự án đang được thực hiện, người quản lý phải biết những thông tin như: tiến độ
và chi phí hiện tại so với kế hoạch ra sao, từ đó dự báo sắp tới và tại thời điểm kết thúc
sẽ như thế nào, vv… EVM là một công cụ giúp bạn có những thông tin này cũng như
tạo cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định điều chỉnh ở đâu nếu tiến độ đang bị chậm
hoặc chi phí vượt ngân sách;

EVM là một phương pháp mà kết hợp phạm vi, tiến độ, chi phí để đánh giá và đo
lường hiệu quả và sự tiến triển dự án. Nó tích hợp phạm vi cơ sở, lịch trình và chi phí
cơ sở (baseline) để hình thành hiệu suất cơ sở (Performance Baseline).

Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật liên quan đến Giá Trị thu được (EV). Phân tích
EV sẽ giúp đội dự án:

Xác định những sai lệch của những hoạt động đang triển khai thực tế so với những gì
được kế hoạch;

Quyết định cần phải có hay không các hành động khắc phục khi có sự sai lệch so với
kế hoạch.

EVM tính toán dựa trên cơ sở 3 biến:

Plan Value (PV): là chi phí được phê duyệt cho các công việc được kế hoạch;

Earned Value (EV): là giá trị thu được của các công việc báo cáo là đã hoàn tất;

Actual Cost (AC) : là chi phí thực tế để hoàn thành các công việc.

Những điểm đặc trưng chủ yếu của việc triển khai thực hiện thuật quản lý giá trị thu
được bao gồm:

25
Một bản kế hoạch dự án (được lập trước khi khởi công) xác định công việc phải hoàn
thành, trong đó bao gồm cả kế hoạch về chi phí thực hiện (tức là bản dự toán) và kế
hoạch về thời gian thực hiện (tức là bản tiến độ);

Giá trị kinh phí dự kiến (cấp theo kế hoạch dự án) cho một công việc tại thời điểm
kiểm soát dự án (còn gọi là thời điểm báo cáo), được gọi là giá trị dự kiến PV (Planned
Value) hoặc Dự toán ngân quỹ chi phí cho công việc theo tiến độ BCWS (tiếng Anh là
Budgeted Cost of Work Scheduled);

Giá trị kinh phí (tức chi phí) theo dự toán (tức là kế hoạch trước khởi công) của phần
khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành tính tới thời điểm báo cáo (của công việc
được theo dõi), gọi là giá trị thu được EV (Earned Value) hoặc Dự toán ngân quỹ chi
phí cho công việc đã thực hiện BCWP (tiếng Anh là Budgeted Cost of Work
Performed);

Quản lý giá trị thu được, được triển khai thực hiện ở các dự án lớn hoặc phức tạp, còn
bao gồm nhiều tính năng hơn, chẳng hạn như các chỉ số và dự báo về chi phí thực hiện
CPI (vượt ngân sách {tức là vượt ngân quỹ, đồng nghĩa bị lỗ} hoặc {dưới ngân quỹ, có
lãi} trong vòng ngân quỹ) và tiến độ thực hiện SPI (chậm tiến độ hoặc vượt tiến độ
{tức là trước thời hạn}). Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản nhất của một hệ thống Quản lý giá
trị thu được là nó định lượng được tiến trình thực hiện dự án bằng cách sử dụng giá trị
dự kiến PV và giá trị thu được EV.

2.2.3. Nguồn gốc và khái niệm về quản lý giá trị thu được EVM:

a,Nguồn gốc:

Khái niệm kiểm soát chi phí:

Chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, dự phòng phí, thuế giá
trị gia tăng đầu ra và lợi nhuận;

Ở đây chỉ giới hạn trình bày kiểm soát chi phí trực tiếp liên quan với từng công việc
trên công trường trong cơ cấu phân chia công việc để theo dõi phần việc đã làm. Còn
chi phí gián tiếp (chi phí lao động gián tiếp, sử dụng trang thiết bị, chi phí quản lý)

26
không đưa vào hệ thống kiểm soát vì quản lý những khoản này là chức năng của bộ
phận kế toán và được tính theo tỷ lệ phần trăm;

Kiểm soát chi phí bao gồm việc tìm hiểu "tại sao" lại có sự thay đổi cả tích cực và tiêu
cực;

Nó phải được kết hợp thống nhất với các quá trình kiểm soát khác như: quy mô dự án,
tiến độ dự án; chất lượng dự án và các yếu tố cần kiểm soát khác trong dự án.

Kết luận: Kiểm soát chi phí là những công việc bao gồm: xác định đường chi phí cơ
bản của dự án, giám sát theo dõi chi phí thực tế, phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đén việc thay đổi chi phí thực tế so với đường chi phí cơ bản; thông báo cho các đối
tượng liên quan những thay đổi được phép.

b, Khái niệm:

Quản lý giá trị thu được (EVM) là một kỹ thuật quản lý liên kết việc lập kế hoạch cho
các nguồn lực với lịch trình và chi phí tăng theo từng giai đoạn. Kỹ thuật này cho phép
đánh giá chính xác tình trạng và cập nhật; đồng thời, tính toán các khoản ước lượng để
hoàn thành dự án;

Giá trị thu được là công cụ đo hiệu suất chi phí, trong đó, so sánh lượng công việc đã
lên kế hoạch với lượng công việc đã được thực hiện để xác định xem chi phí và lịch
trình có tiến triển như kế hoạch đặt ra không. Việc phân tích giá trị thu được đem lại
một tầm nhìn chính xác hơn là dựa trên việc nhìn nhận về những biến động lịch trình
hay chi phí một cách tách biệt. Thông tin này sẽ cảnh báo cho Giám đốc dự án biết liệu
dự án có đang gặp vấn đề hay không; đồng thời cung cấp nguồn thông tin giá trị về các
hành động hiệu chỉnh cần thiết để hoàn thành dự án một cách tốt đẹp;

Quản lý giá trị thu được (tiếng Anh là Earned value management, viết tắt là EVM) là
một kỹ thuật quản lý dự án để đo lường sự tiến triển (tiến trình thực hiện) của dự án
một cách khách quan. Quản lý giá trị thu được có khả năng kết hợp các phép đo về
phạm vi, tiến độ và chi phí trong một hệ thống tích hợp duy nhất. Khi áp dụng đúng,
việc quản lý giá trị thu được sẽ cung cấp một cảnh báo sớm về những vấn đề thực thi
dự án. Ngoài ra, thuật quản lý giá trị thu được hứa hẹn cải thiện việc xác định rõ phạm

27
vi dự án, ngăn chặn sự mất kiểm soát phạm vi dự án (Scope creep), truyền đạt về
tiến trình mục tiêu tới các bên liên quan và giữ cho nhóm dự án tập trung vào việc đạt
được tiến bộ. Quản lý giá trị thu được là kỹ thuật kiểm soát sự thực hiện của dự án, kết
hợp được cả việc kiểm soát chi phí lẫn kiểm soát tiến độ dự án. Quản lý giá trị thu
được chính là kỹ thuật kiểm soát chi phí của dự án, nhưng gắn liền hữu cơ với việc
kiểm soát tiến độ thực hiện.

c, Các nhân tố cơ bản trong EVM

Một số thuật ngữ trong EVM:

BAC (Budgeted Cost At Completion): là ngân sách dự trù để hoàn thành dự án theo kế
hoạch cơ sở (Baseline Cost);

BCWS (Budgeted Cost of Work Scheduled): là chi phí ngân sách của công việc theo
tiến độ;

BCWP (Budgeted Cost of Work Performed): chi phí ngân sách của công việc đã thực
hiện;

ACWP (Actual Cost of Work Performed): Chi phí thực tế cho công việc đã thực hiện;

EAC (Estimated At Completion): Chi phí ước tính để hoàn thành dự án theo thực tế;

CV (Cost Variance): Chênh lệch chi phí. CV = BCWP – ACWP;

SV (Schedule Variance): Chênh lệch tiến độ về khối lượng. SV = BCWP – BCWS;

VAC (Variance At Completion): Chênh lệch chi phí hoàn thành dự án giữa chi phí
theo Base line và theo chi phí theo Curent. VAC = BAC – EAC;

CPI (Cost Performance Index): Chỉ số hiệu quả chi phí. SPI (Schedule Performance
Index): Chỉ số tiến độ;

CSI (Cost Schedule Index): Chỉ số chi phí tiến độ. PV (Planned Value): Giá trị kế
hoạch;

EV ( Earned Value): Giá trị thu được;

28
AC (Actual Cost): Chi phí thực tế;

Hình 2.2 Các đường cong trong phương pháp EVM

2.2.4. Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản trong EVM:

Giá trị kế hoạch (PV):

Khái niệm: là diễn tả công việc dự kiến được giả thiết phải đạt được một khối lượng
nào đó tại bất cứ thời điểm nào trong tiến độ dự án;

Bên cạnh đó PV còn phản ánh số của kế hoạch dự toán công việc sẽ thực hiện, thiết
lập đường cơ sở PMB (Performance Manager Baseline) để so sánh với tiến trình thực
tế của dự án. Một khi đã thiết lập được đường cơ sở thì chỉ có thể thay đổi lại khi chi
phí và tiến độ thay đổi một cách cần thiết. Đường cơ sở (PMB) còn được gọi là đường
thể hiện chi phí dự toán theo tiến độ công việc dự kiến (BCWS), trong đó giá trị tích
lũy theo kế hoạch thường là trục tung hiển thị các nguồn lực tích lũy ngân sách trên
tiến độ dự án.

Nguồn gốc: Trước hết ta tìm hiểu về kế hoạch, là cơ sở cho Giá trị kế hoạch và cũng
là đường cơ sở. Kế hoạch thiết lập một khoảng ngân sách thời gian cho mỗi nhiệm vụ
cụ thể trong dự án. Giá trị kế hoạch của mỗi nhiệm vụ chính là sự tích lũy ngân sách

29
kế hoạch trong mỗi khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ đó. Khi công việc theo kế
hoạch được hoàn thành chi phí của công tác đó trở thành giá trị thu được (EV);

Mỗi một nhiệm vụ công việc có thể được lên kế hoạch và đo bằng đơn vị tài nguyên
hợp lý với công việc, bao gồm nhiều yếu tố: vật liệu, số giờ lao động, chi phí tiền tệ
tương đương.

Giá trị thu được (EV):

Khái niệm: là giá trị của tiến độ công việc tại một thời điểm trong một khoảng thời
gian thi công nhất định. EV còn gọi là chi phí theo dự toán kế hoạch của công việc
thực hiện (BCWP), nó phản ánh số lượng công việc đã thực hiện cho tới thời điểm tính
toán theo dự toán kế hoạch.

Nguồn gốc: trong khi giá trị được lên kế hoạch và đo lường bằng cách sử dụng các kỹ
thuật giá trị thu được thì giá trị là phần công việc thu được hoàn thành theo kế hoạch.
Giá trị thu được (PV) được tạo ra khi tiến trình thực hiện công việc phù hợp với các
kỹ thuật giá trị thu được đã lựa chọn cho công việc có kế hoạch.

Chi phí thực tế (AC):

Khái niệm: chi phí thực tế hay còn gọi là chi phí thực tế của công việc thực hiện
(ACWP) thể hiện mức độ các nguồn lực đã được sử dụng để đạt được khối lượng thực
tế cho đến thời điểm xét theo chi phí thực tế đã bỏ ra.

Nguồn gốc: để xác định chi phí thực tế cần phải có một hệ thống để theo dõi chi phí
theo thời gian của các phần công việc thực hiện. Công tác đánh giá, dõi này rất phức
tạp, nó sẽ thay đổi theo từng tổ chức và dự án.

2.2.5. Các kỹ thuật đo lường giá trị thu được (Earned Value measurement
Techniques):

Kỹ thuật đo lường giá trị thu được (EVMT) được lựa chọn dựa trên các thuộc tính của
mỗi công việc:

- Những thuộc tính hiển nhiên của mỗi công việc đó;

- Thời gian để thực hiện công việc;

30
- Chi phí để thực thi công việc.

Hiệu quả công việc được đo định kỳ, có thể là hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng
tùy thuộc vào kế hoạch đặt ra. Kỹ thuật EVMT lựa chọn để đo hiệu suất của các nỗ lực
riêng biệt sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian thực hiện và số lượng thời điểm đo lường
mà nó trải qua. Các nỗ lực riêng biệt diễn ra trong khoảng một đến hai thời điểm đo
lường thường được sử dụng các kỹ thuật công thức cố định, còn lại các nỗ lực riêng
biệt của các công việc có khoảng thời gian dài được đo bằng các kỹ thuật khác bao
gồm cả những kỹ thuật điểm mốc quan trọng và phần trăm hoàn thành.

Công thức cố định:

Là kỹ thuật đo lường giá trị thu được của các nhiệm vụ có chi phí nhỏ và diễn ra trong
khoảng thời gian ngắn so với tổng thể dự án. Ta xét một ví dụ điển hình là 25/75. Với
phương pháp này, 25% công việc được cho là ghi nhận đã hoàn thành tại thời điểm
xét và còn lại 75% được ghi nhận khi công việc được hoàn thành. Các biến thể của
phương pháp này còn có: 50/50,75/25, 0/100…tùy theo mức độ ảnh hưởng của công
việc và khoảng thời gian ước tính đã thực hiện;

Kỹ thuật công thức cố định giúp cho công tác quản lý dự án không phải tập trung quá
nhiều vào việc tính toán cho các nhiệm vụ có mức độ ảnh hưởng nhỏ đến chi phí cũng
như tiến độ của dự án.

Kỹ thuật điểm mốc quan trọng:

Là kỹ thuật ấn định mức độ phải hoàn thành tại các giai đoạn được quy định thành
mốc thời gian cụ thể. Tại các thời điểm mốc này kế hoạch đặt ra phải được ấn định
một giá trị cần đạt được. Mỗi giai đoạn kết thúc sẽ có một quan sát và phân tích so
sánh với kế hoạch đề ra. Kỹ thuật này phù hợp hơn cho các công việc có thời gian dài
hơn, chẳng hạn như một hạng mục công trình.

Kỹ thuật phân bổ nỗ lực:

Nếu một nhiệm vụ công việc có một mối quan hệ trực tiếp, hỗ trợ cho một nhiệm vụ
công việc riêng biệt mà nhiệm vụ công việc riêng biệt này có giá trị thu được (EV) thì

31
giá trị của nhiệm vụ công việc hỗ trợ sẽ được xác định dựa trên giá trị thu được (EV)
của công việc cơ sở.

Ví dụ: trong một dự án xây lắp, nhiệm vụ công việc A nào đó có thể có nhiệm vụ đảm
bảo chất lượng. Sử dụng kỹ thuật phân bổ nỗ lực, người quản lý dự án có thể xác định
giá trị kế hoạch cho nhiệm vụ đảm bảo chất lượng cho công việc A là B% giá trị của
nhiệm vụ A. Do đó, giá trị kế hoạch đảm bảo chất lượng sẽ là AxB%.Giá trị thu được
cho từng thời kỹ đo lường được chỉ định cho các thành phần đảm bảo chất lượng theo
tỷ lệ trực tiếp đến giá trị thu được giao cho nhiệm vụ công việc A.

Kỹ thuật phần trăm hoàn thành ( Percent Complete):

Là một trong những kỹ thuật đơn giản và dễ nhất, nhưng nó cũng có thể là kỹ thuật đo
lường chủ quan nhất nếu không có các chỉ số khách quan để tác động lại nó. Người
quản lý dự án sẽ sử dụng kỹ thuật này khi đưa ra một ước tính tỷ lệ phần trăm của
nhiệm vụ công việc hoàn thành.

Kỹ thuật mức độ cố gắng:

Một số nhiệm vụ công việc dự án không tạo ra kết quả hữu hình mà có thể đo được
một cách khách quan. Ví dụ như: hoạt động quản lý dự án và điều hành dự án xây
dựng một nhà máy…Trong những trường hợp này, kỹ thuật mức độ cố gắng được sử
dụng để xác định giá trị thu được (EV).

2.3. Áp dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ:

2.3.1. Phạm vi áp dụng:

EVM có thể áp dụng được trong tất cả các giai đoạn dự án, dưới nhiều góc độ của nhà
Quản lý khác nhau như Nhà thầu, CĐT, TVGS.... Tuy nhiên EVM đặc biệt hữu hiệu
khi áp dụng vào giai đoạn thực hiện xây dựng dự án;

Phương pháp EVM có thể được áp dụng cho tất cả các loại dự án và qui mô dự án
khác nhau, đặc biệt là các dự án phức tạp cần có hệ thống kiểm soát tiến độ và chi phí
tốt để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và trong ngân sách cho phép. Nếu trong
thời gian thực hiện dự án có bất kỳ các phát sinh làm thay đổi tiến độ cũng như ngân

32
sách của dự án, EVM sẽ là công cụ cực ký hữu hiệu trong việc cập nhật thông tin tình
hình dự án giúp cho các nhà Quản lý có cái nhìn chính xác về dự án;

Trong luận văn này tác giải mới chỉ đề cập đến việc áp dụng phương pháp EVM vào
công tác quản lý tiến độ dự án, chưa đề cập đến việc kiểm soát chi phí của dự án. Tuy
nhiên việc kiểm soát tiến độ và chi phí của dự án có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ
lẫn nhau.

2.3.2. Quy trình kiểm soát dự án theo EVM:

a, Để thực hiện áp dụng phương pháp EVM vào trong quản lý dự án thi công cần thiết
lập các bước sau:[9]

Giai đoạn Chuẩn bị thi công;

- Lập tiến độ dự án;

- Lập và phân bổ ngân sách vào các tiến độ;

- Xác định BCWS.

Trong quá trình thi công:

- Thu thập dữ liệu về khối lượng hoàn thành từng công tác;

- Xác định BCWP;

- Xác định ACWP;

- Tính toán SV, SPI, CV, SV%, CPI, EAC t ;

- Viết báo cáo đánh giá tiến trình thực hiện dự án;

- Cập nhật BCWS.

b, Phương pháp phân tích hiệu suất EVM và đưa ra dự báo:

33
Hình 2.3 Ý nghĩa các thông số trong EVM

Đo lường tiến độ dự án:

Đối với người quản lý xây dựng, điều rất quan trọng là phải nắm bắt xem dự án đang ở
giai đoạn nào, đã thực thi được công việc ra sao, tiến độ nhanh hay chậm hơn so với kế
hoạch dự kiến ban đầu;

Để phân tích về tiến độ dự án trong EVM chúng ta sử dụng SV – Scheduled Variance.


Sự sai khác về tiến độ (SV) được dung để xác định xem dự án đang diễn ra như thế
nào so với tiến độ đã xây dựng. Nó được tính toán như sau:

SV = EV – PV

Trong đó:

EV (Earned Value): Giá trị thu được;

PV (Planned Value): Giá trị theo kế hoạch;

Từ giá trị của SV có thể đưa ra kết luận về tiến độ của dự án tại thời điểm xét:

- Nếu SV>0 thì giá trị thu được lớn hơn giá trị kế hoạch, dự án vượt kế hoạch;

- Nếu SV = 0 thì giá trị thu được bằng giá trị kế hoạch, dự án đạt tiến độ đề ra;

34
- Nếu SV < 0 thì giá trị thu được bé hơn giá trị kế hoạch, dự án bị chậm tiến độ.

Ngoài ra, ta còn sử dụng sai khác về tiến độ để thể hiện tỷ lệ phần trăm số lượng công
việc đang nhanh hay chậm so với kế hoạch:

𝑆𝑉
𝑆𝑉% = × 100%
𝐵𝐶𝑊𝑃

Phân tích về chỉ số hoàn thành tiến độ - SPI (Schedule Performance Index) là chỉ số
dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian, nó cho thấy sự hiệu quả trong công việc
theo thời gian:

𝐸𝑉
𝑆𝑃𝐼 =
𝑃𝑉

Từ giá trị của SPI ta có thể đưa ra nhận xét về mức độ hoàn thành theo tiến độ đã lập
tại thời điểm đánh giá:

- Nếu SPI > 1 thì giá trị thu được lớn hơn giá trị theo kế hoạch, tại thời điểm xét
dự án vượt tiến độ;

- Nếu SPI < 1 thì giá trị thu được bé hơn giá trị theo kế hoạch, tại thời điểm xét
dự án chậm tiến độ;

- Nếu SPI = 1 thì giá trị thu được bằng giá trị theo kế hoạch, tại thời điểm xét dự
án đạt tiến độ đề ra.

Khi biết được SV, SV%, SPI thì có nghĩa là đã biết được dự án đang nhanh hay chậm
với kế hoạch là bao nhiêu, biết được nguyên nhân do đâu. Từ đây, phải xây dựng được
tiến độ trong tương lai;

Ước tính thời gian hoàn thành của dự án (EACt - Time Estimate at completion):

Khi đã có được các chỉ số SV, SV%, SPI đồng nghĩa là chúng ta có thể tính toán được
dự án nhanh hay chậm, nguyên nhân là vì sao để từ đó đánh giá dự án thời điểm nào
sẽ hoàn thành;

35
Chúng ta sử dụng chỉ số hoàn thành tiến độ SPI và giá trị trung bình của giá trị kế
hoạch PV cho mỗi đơn vị thời gian, khi ấy có thể tạo ra một ước tính sơ bộ về thời
điểm hoàn thành dự án trong điều kiện thi công hiện tại và so sánh với tiến độ hoàn
thành cơ sở đã lập:

𝑆𝑃𝐼
𝐸𝐴𝐶𝑡 =
𝑇

So sánh EACt này với tổng thời gian theo kế hoạch của dự án, chúng ta biết được rằng
nếu dự án tiếp diễn theo điều kiện hiện tại thì dự án sẽ hoàn thành sớm hay muộn hơn
so với kế hoạch đã đặt ra là bao lâu;

Do vậy, khi sử dụng phương pháp giá trị thu được EVM để phân tích và đánh giá về
tiến độ của dự án ta sử dụng ba chỉ số SV, SPI, EACt. Từ các chỉ số này, người quản
lý có thể biết được vị trí của dự án so với tiến độ cơ sở đã đặt ra và biết được nguyên
nhân gây nên những việc thay đổi tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Từ đó, giúp
cho người quản lý đưa ra được những điều chỉnh để đạt được tiến độ dự án theo ý
muốn.

c, Tầm quan trọng của phương pháp EVM:

Đối với những người quản lý dự án chuyên nghiệp quan trọng là phải xác định được
tiến độ, chi phí và các công việc còn lại tại bất cứ thời điểm nào của dự án và mức độ
chính xác như thế nào. Việc xác định các vấn đề này là cực kỳ quan trọng để giúp cho
việc quản lý một dự án được thành công;

Trong quá trình quản lý dự án, sự phản hồi thông tin là hoạt động vô cùng quan trọng để
thúc đẩy sự thành công của dự án. Thông tin phản hồi kịp thời và đúng mục tiêu có thể
cho phép các nhà quản lý dự án xác định sớm các vấn đề và kịp thời điều chỉnh để đưa
dự án theo đúng tiến độ và ngân sách đã đặt ra. Bằng phương pháp EVM qua nhiều dự
án lớn và nhỏ đã chứng minh được nó là một công cụ quan trọng và hữu ích trong việc
đo lường hiệu suất và đem lại thông tin phản hồi cho người quản lý dự án một cách hiệu
quả nhất;

EVM giúp người quản lý làm sáng tỏ một cách rõ ràng và khách quan nhất tình trạng
hiện tại của dự án và dự kiến tương lai sắp tới của nó, bằng cách so sánh vị trí dự án đã

36
hoàn thành và vị trí của nó theo dự kiến hoàn thành. EVM đem lại rất nhiều lợi ích cho
những người quản lý, tiêu biểu:

- EVM cho phép đánh giá khách quan và thực tế về tình hình dự án ở thời điểm
cần đánh giá để quản lý dự án.

- EVM nhằm dự báo và cảnh báo trước tình hình dự án, cho phép đánh giá khách
quan và thực tế thông tin về tình hình dự án để quyết định trong quản lý.

- Kết quả EVM nhằm cung cấp cho các cấp quản lý dự án có cái nhìn đầy đủ về
dự án mà mình đang quản lý.

Khi ứng dụng EVM cho một dự án cho thấy rằng dự án chậm tiến độ hay vượt ngân
sách, người quản lý dự án có thể sử dụng các phương pháp EVM để giúp xác định:
thời điểm vấn đề đang xảy ra, mức độ quan trọng của vấn đề như thế nào và cần làm gì
để dự án trở lại con đường dự kiến theo kế hoạch đã đề ra.

d, Tính khả thi của EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công:

Xác định đối tượng, nhiệm vụ: Giống như mọi phương pháp quản lý tiến độ thi công,
một trong những công dụng của phương pháp EVM đó là phân chia thành phần công
việc và cấu trúc phân công nhiệm vụ. Thông qua sự phân chia này thì đối tượng gắn
liền với các nhân tố của từng nhiệm vụ cho công tác quản lý được xác định một cách
rõ ràng thể hiện trong ma trận tài khoản kiểm soát ( Control Account Matrix);

Lập kế hoạch: Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết quản lý tiến độ thi công truyền thống,
EVM ứng dụng sơ đồ ngang để lập đường cơ sở. Đường cơ sở gắn liền với thời gian
thực hiện nhiệm vụ cần quản lý;

Chức năng giao tiếp: Để quản lý theo phương pháp EVM, người quản lý phải xác
định được khoảng thời gian, thời điểm chính xác đánh giá EVM với mỗi cấp quản lý
cụ thể. Do vậy, việc trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục và có hệ thống của các
cấp quản lý có ý nghĩa quan trọng;

Các chỉ tiêu thực hiện, kiểm soát và theo dõi tiến độ: So với các phương pháp quản lý
truyền thống thì EVM hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá về tiến độ thi công: đánh giá

37
tình hình hiện trạng (SV), đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thời gian (CPI) và
EVM còn dự báo trước được thời gian hoàn thành của dự án;

Điều chỉnh tiến độ thi công: Từ các chỉ tiêu mà người quản lý thu được, thì có thể đưa
ra kế hoạch điều chỉnh tiến độ và cũng như là chi phí để dự án hoàn thành theo đúng
như kế hoạch và chi phí đã đề ra.

2.4. Đặc điểm của nhà cao tầng đối với kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến
độ thi công:

2.4.1. Đặc điểm của nhà cao tầng với công tác quản lý tiến độ thi công:

Dự án nhà cao tầng là tổ hợp nhiều hạng mục phức tạp như: Hạng mục tầng hầm, hạng
mục sân vườn, hạng mục nhà phụ trợ: nhà để máy để máy phát, bể dầu, bể nước...vv.
Các hạng mục này lại có các đặc điểm yêu cầu kỹ thuật khác nhau do đó việc quản lý
tiến độ của dự án nhà cao tầng rất phức tạp đòi hỏi phải có phương pháp rõ ràng cho
từng hạng mục;

Đặc điểm của dự án nhà cao tầng là:

Có khối lượng công việc rất lớn nhưng lại được thực hiện xây dựng trên một diện tích
chật hẹp do đó gây khó khăn trong việc lựa chọn phương án thi công và bố trí nhân lực
thiết bị thi công;

Nhà cao tầng thường được sử dụng các loại vật liệu mới, các biện pháp thi công mới
nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm chi phí thực hiện dự án. Việc này đòi hỏi dự
án nhà cao tầng cần có phương pháp quản lý tiến độ phù hợp, rõ ràng và tiên tiến;

Dự án nhà cao tầng thường có yêu cầu cao về tiến độ hoàn thành dự án và tiến độ dự
án nhà cao tầng càng ngày càng được rút ngắn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường và người sử dụng;

Đặc điểm của nhà cao tầng là các công việc được thực hiện trên cao do đó cần lựa
chọn những lại vật liệu phù hợp và có những biện pháp thi công hợp lý;

Do yêu cầu về kết cấu các nhà cao tầng đều có tầng hầm, tiến độ thi công tầng hầm của
nhà cao tầng ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành dự án. Do đây là hạng mục phức
tạp và chiếm nhiều thời gian trong tiến độ của toàn dự án;

38
Tiến độ dự án nhà cao tầng có đặc điểm phát triển theo chiều thẳng đứng của công
trình khác với các dự án giao thông phát triển theo chiêu ngang. Do vậy các công việc
trong dự án nhà cao tầng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, một công việc chậm tiến
độ có thể ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án;

Do dự án nhà cao tầng có hướng phát triển theo phương thẳng đứng lên việc lựa chọn
biện pháp thi công ban đầu là rất quan trọng đồng thời việc kiểm soát tiến độ dự án
liên tục góp phần rất lớn đến việc dự án hoàn thành kịp tiến độ.

2.4.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng khi ứng
dụng phương pháp EVM:

Giai đoạn lập kế hoạch tiến độ:

Xác định rõ và đầy đủ không trùng lặp phạm vi công việc cần thực hiện của dự án. Các
công việc phải được sắp xếp đúng theo trình tự thi công, trình tự công nghệ sản xuất;

Xác định chính xác thời gian hoàn thành các công việc trong đó có đề cập đến các thời
gian phục vụ công tác kỹ thuật quản lý. Đảm bảo thời gian dự kiến gần giống nhất có
thể so với thời gian hoàn thành thực tế của công viêc;

Các công việc có mỗi liên quan ràng buộc với nhau phải được thể hiện rõ, đảm bảo
cho việc xác định các công việc găng được dễ dàng;

Tổng tiến độ dự án phải là tối ưu cả về tiến độ và việc sử dụng nguồn lực;

Bảng tổng tiến độ phải thể hiện rõ ràng, dễ hiểu , thuận lợi cho việc quản lý sản xuất
và giám sát thực hiện;

Xác định rõ chi phí hoàn thành của từng công việc theo bảng tiến độ công việc đã lập.
Từ đó lập tiến độ chi phí, sơ đồ ngân lưu và đường công tích lũy của dự án.Việc kiểm
soát tiến độ dự án phải thực hiện song song với việc kiểm soát chi phí của dự án.

39
Tiến độ chi phí
Nội dung công Chi phí theo
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
việc tháng
15.000.000 ₫ 15.000.000 ₫
Công tác 1 15.000.000 ₫

30.000.000 ₫ 30.000.000 ₫ 30.000.000 ₫


Công tác 2 30.000.000 ₫

20.000.000 ₫ 20.000.000 ₫
Công tác 3 20.000.000 ₫

50.000.000 ₫ 50.000.000 ₫
Công tác 4 50.000.000 ₫

10.000.000 ₫ 10.000.000 ₫
Công tác 5 10.000.000 ₫

20.000.000 ₫ 20.000.000 ₫ 20.000.000 ₫ 20.000.000 ₫


Công tác 6 20.000.000 ₫

30.000.000 ₫ 30.000.000 ₫ 30.000.000 ₫ 30.000.000 ₫


Công tác 7 30.000.000 ₫

Tổng chi phí 35.000.000 ₫ 85.000.000 ₫ 150.000.000 ₫ 130.000.000 ₫ 40.000.000 ₫ 40.000.000 ₫


Tích lũy chi phí 35.000.000 ₫ 120.000.000 ₫ 270.000.000 ₫ 400.000.000 ₫ 440.000.000 ₫ 480.000.000 ₫
Bảng 2.1 Ví dụ về bảng tiến độ chi phí

Biểu đồ ngân lưu


160.000.000 ₫

140.000.000 ₫

120.000.000 ₫

100.000.000 ₫

80.000.000 ₫

60.000.000 ₫

40.000.000 ₫

20.000.000 ₫

- ₫
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Bảng 2.2 Ví dụ về biểu đồ ngân lưu

40
Đường cong ngân sách tích lũy
₫600.000.000

₫500.000.000

₫400.000.000

₫300.000.000

₫200.000.000

₫100.000.000

₫-
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Bảng 2.3 Ví dụ về đường cong ngân sách tích lũy

Giai đoạn kiểm soát dự án:

Thường xuyên liên tục cập nhật tình hình dự án về tiến độ, khối lượng công việc hoàn
thành theo tuần hoặc theo tháng tùy tính chất dự án;

Tính toán các chỉ số: PV, EV, SV, SV%, SPI theo phương pháp EVM;

Căn cứ kết quả tính toán lập báo cáo và đánh giá tình hình tiến độ của dự án, đưa ra
phương án xử lý trường hợp dự án chậm tiến độ.

Khi dự án chậm tiến độ Nhà quản lý có thể sử dụng một số phương án sau:

Sử dụng nguồn lực của các công việc có tiến độ tốt ( nhanh hơn kế hoạch) để bù vào
những công việc chậm tiến độ;

Tăng nguồn lực, chi phí cho các công việc chậm tiến độ;

Thay đổi biện pháp thi công hợp lý hơn để tận dụng hết các nguồn lực sẵn có.

Quy trình kiểm soát dự án theo phương pháp EVM:

41
Giai đoạn lập kế hoạch cho dự án

Xác định phạm vi công việc của dự án.

Lập tiến độ dự án

Lập ngân sách dự án

Phân bổ ngân sách vào từng công việc

Xác định PV và BAC

Thu nhập dữ liệu về tiến độ và khối lượng hoàn thành từng công tác
Giai đoạn kiểm soát dự án

Tính toán các chỉ số: EV, SV, SV%, SPI, EACt

Lập báo cáo đánh giá tiến trình dự án.

Đưa ra phương án điều chỉnh tiến độ nếu cần.

Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều chỉnh tiến độ ( nếu có)

Bảng 2.4 Quy trình kiểm soát tiến độ bằng EVM

42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, Tác giả đã thực hiện phân tích cơ sở lý thuyết về quản lý tiến độ và
về phương pháp EVM. Đã phân tích các đặc điểm công tác quản lý tiến độ đối với dự
án nhà cao tầng. Sơ bộ khái quát phương pháp áp dụng kỹ thuật EVM vào trong công
tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng;

Việc áp dụng phương pháp truyền thống để quản lý tiến độ dự án nhà cao tầng gặp rất
nhiều khó khăn. Thực tế có rất nhiều dự án nhà cao tầng bị chậm tiến độ, mất kiểm
soát về tiến độ cũng như phạm vi công việc. Để giải quyết khó khăn đó các Nhà Quản
Lý cần một công cụ mới hơn, một phương pháp mạnh hơn đó chính là phương pháp
EVM;

Phương pháp EVM với những ưu điểm vượt trội như: cảnh báo sớm tình trạng tiến
trình của dự án, có thể dự báo tiến độ tương lai dự án, thực hiện một cách dễ dàng và
khoa học, sẽ giúp các Nhà Quản lý dự án kiểm soát dự án được tốt hơn;

Ở chương 3 tiếp theo, Tác giả sẽ tiếp tục tập trung phân tích phương pháp áp dụng kỹ
thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ nhà cao tầng và sẽ tiến hành áp dụng kỹ thuật
EVM vào một dự án cụ thể là dự án “Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ,
nhà trẻ và nhà ở”.

43
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP EVM TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN: “TỔ HỢP CÔNG TRÌNH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở”.

3.1. Tổng quan về dự án:“ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà
trẻ và nhà ở”.

3.1.1. Giới thiệu chung về dự án:

Tên dự án: Penstudio Hồ Tây;

Tên đầy đủ: Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở;

Vị trí: Lô B, 699 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư C.T.L;

Tư vấn thiết kế: Kaze;

Quy mô 18 tầng nổi và 3 tầng hầm;

Tổng diện tích: 2.758 m2;

Khởi công : tháng 9/2015;

Dự kiến hoàn thành: Quý II /2018;

Dự án PentStudio Hồ Tây ghi dấu phong cách mới và định nghĩa mới về không gian
sống cao cấp. Xây dựng trên tổng diện tích 2758m2, dự án gồm chuỗi căn hộ cao cấp
từ 1-2 phòng ngủ (từ 45m2 đến 106m2) và những dịch vụ cao cấp theo tiêu chuẩn 5
sao quốc tế. Thiết kế hiện đại với kiến trúc vách kính từ sàn nhà lên trần giúp
PentStudio Hồ Tây tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên đồng thời mang lại tầm nhìn vô
cực hướng ra sông Hồng và hồ Tây. Song song đó, mỗi căn hộ có trần cao 5m cùng
một tầng lửng thông minh, giúp chủ nhân tối ưu hóa không gian sống và tạo nét độc
đáo trong phong cách thiết kế. Chung cư PentStudio cung cấp đầy đủ các tiện ích bao
gồm bể bơi trong nhà, siêu thị, nhà hàng, spa, gym, yoga, vườn riêng, vườn BBQ
ngoài trời, vườn hoa, quầy bar tầng thượng, nhà trẻ, câu lạc bộ Social Club, v.v.;

44
Dự án PentStudio sở hữu một vị trí đắc địa vì nằm ngay cạnh Hồ Tây, trong vùng bán
kính vàng, gần các con đường huyết mạch của Hà Nội như Võ Chí Công, Lạc Long
Quân và Âu Cơ giúp việc di chuyển vô cùng thuận tiện. Chỉ mất 20 phút để đi đến sân
bay quốc tế Nội Bài hay quảng trường Ba Đình; 15 phút để đi đến công viên Hoà
Bình; và không tới 10 phút để đi đến trường quốc tế Liên Hợp Quốc, bệnh viện quốc tế
SOS Hà Nội, hoặc cầu Nhật Tân. Bên cạnh đó PentStudio toạ lạc ở khu vực sở hữu
tầm nhìn hướng ra sông Hồng biểu tượng và Hồ Tây thanh bình, nơi tập trung đông
công dân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Sở hữu vị trí nằm gần các khu tiện ích xã
hội và các địa điểm vui chơi giải trí, PentStudio giúp bạn dễ dàng tận hưởng một cuộc
sống đẳng cấp;

Hình 3.1 Vị trí dự án Pentstudio Hồ Tây

45
Hình 3.2 Sơ đồ vị trí khu đất.

3.1.2. Quy mô và công năng của dự án:

Quy mô dự án:

Dự án có quy mô 18 tầng nổi và 3 tầng hầm, có chiều cao tòa nhà là 110,1 m tính từ
sàn tầng 1;

Tổng diện tích khu đất: 2758 m2;

Diện tích xây dựng công trình: 1390 m2;

46
Mật độ xây dựng: 50,04%;

Tổng diện tích xây dựng (không bao gồm tầng hầm và tầng kỹ thuật): 27441,5 m2;

Tổng diện tích sử dụng căn hộ: 17844,9 m2;

Tổng diện tích tầng lửng căn hộ: 7975 m2;

Tổng diện tích dịch vụ thương mại: 2838,8 m2;

Tổng diện tích giao thông kỹ thuật: 8478,3 m2;

Tổng diện tích tầng hầm: 6705,9 m2;

Công năng dự án:

3 Tầng hầm của dự án: Bố trí khu vực để xe và các khu kỹ thuật;

Tầng 1: Sảnh lễ tân và khu dịch vụ tiện ích;

Tầng 2- Tầng 9: 168 căn hộ dịch vụ;

Tầng 10- Tầng 17: 151 căn chung cư;

Tầng 18: Khu dịch vụ;

47
Hình 3.3 Phối cảnh dự án Pentstudio

48
Hình 3.4 Mặt bằng ranh giới khu đất dự án

49
3.2. Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát tiến độ thi công trên dự án
Pentstudio Hồ Tây:
3.2.1. Mô hình quản lý áp dụng cho dự án:
Chủ Đầu Tư đã thành lập ra một đơn vị trực tiếp giúp việc là Ban Quản lý dự án (gọi
tắt là BQLDA).

Nhiệm vụ chính của BQLDA là:


Thực hiện các công tác liên quan đến thu hồi đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt
bằng xây dựng và các công tác chuẩn bị khác liên quan đến xây dựng;

Chuẩn bị các hồ sơ thiết kế, tổng dự toán xây dựng công trình để Chủ Đầu tư thẩm
định và phê duyệt;

Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp;

Thực hiện nhiệm vụ giám sát Chủ Đầu tư khi thi công xây dựng công trình;

Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết cho nhà thầu xây dựng;

Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi
trường của công trình xây dựng;

Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo thanh quyết toán khi dự án hoàn
thành đưa vào sử dụng.

GIÁM ĐỐC
BQLDA

PGĐ BQLDA

PHÒNG TÀI PHÒNG ĐẤU PHÒNG KẾ BAN ĐIỀU


CHÍNH THẦU HOẠCH HÀNH DỰ ÁN

Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức BQLDA

50
Cơ chế hoạt động của sơ đồ tổ chức:

Hoạt động của BQLDA được thực hiện theo quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ
phận chuyên môn trong công tác quản lý dự án. Quá trình tổ chức phối hợp các công
việc được thực hiện theo các quy trình hoạt động nghiệp vụ đã ban hành như sau:

Giám đốc dự án: là người trực tiếp điều phối các hoạt động của BQLDA, chịu trách
nhiệm phê duyệt, giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý thiết kế, chất lượng tiến
độ và thanh quyết toán cho nhà thầu. Giám đốc dự án trực tiếp giải trình trước ban
Giám đốc công ty các vấn đề khác khi được yêu cầu, thường xuyên trao đổi cung cấp
các thông tin của dự án cho Chủ Đầu tư.

Phó Giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc BQLDA, có trách nhiệm xử
lý thông tin của BQLDA tại hiện trường và các bộ phận chuyên môn đưa ra. Tham vấn
cho Giám đốc BQLDA về các chỉ đạo, chỉ thị liên quan đến kinh nghiệm chuyên môn,
trực tiếp thực hiện các công việc do Giám đốc BQLDA yêu cầu.

Phòng Đấu Thầu: Có chức năng nhiệm vụ là lập Hồ sơ mời thầu, tổ chức chấm thầu ;
Tham vấn cho GĐ BQLDA và CĐT lựa chọn nhà thầu phù hợp...vv

Phòng Tài Chính: Có chức năng nhiệm vụ quản lý các công việc liên quan đến tài
chính của BQLDA, thanh quyết toán cho nhà thầu..vv

Phòng Kế hoạch: Có chức năng nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện dự án, quản lý công
tác thiết kế , kiểm soát Hồ sơ chất lượng và khối lượng thanh toán của nhà thầu
phụ...vv

Ban điều hành dự án: Có chức năng nhiệm vụ là trực tiếp điều phối hoạt động của dự
án trên công trường; quản lý và phối hợp các nhà thầu phụ trên công trường; nghiệm
thu công việc cho nhà thầu; kiểm soát tiến độ dự án; kiệm soát biện pháp thi công;
kiểm soát công tác ATLĐ và VSMT...vv

Các bộ phận chuyên môn: ngoài việc thực hiện các chức năng riêng trong quá trình
thực hiện dự án còn chuẩn bị các nội dung khác khi được Giám đốc BQLDA yêu cầu.

51
Nội dung công tác giám sát tiến độ thi công trên công trường của BĐH dự án:

Giám sát tiến độ từng công tác đối chiếu với tiến độ mà đơn vị thi công đã dự trù trong
bảng tổng tiến độ. Từ đó đề nghị hoặc yêu cầu đơn vị thi công có các biện pháp điều
chỉnh thích hợp nếu tiến độ thực tế khác nhiều so với tiến độ dự kiến;

Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác để đảm bảo tiến độ chung thi công
công trình càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng công trình);

Viết báo cáo hàng tuần về các nội dung liên quan đến công việc trong tuần tại công
trường. Thông báo chi tiết từng công tác đang bị sớm hay trễ bao nhiêu ngày để các
bên nắm bắt được và có kế hoạch khắc phục.

Ngoài việc thành lập BQLDA, CĐT còn thuê đơn vị tư vấn giám sát để hỗ trợ BQLDA;

Các yêu cầu đối với nhà thầu Tư vấn giám sát trong công tác giám sát thi công trên
công trường:

- Giám sát chất lượng quá trình thi công xây lắp.

- Giám sát tiến độ thi công.

- Giám sát an toàn lao động và vệ sinh tại công trường.

- Giám sát an ninh tại công trường.

- Giám sát khối lượng thi công trên công trường.

- Lập báo cáo ngày, báo cáo tuần gửi BĐH.

- Lập đề cương giám sát trình BQLDA phê duyệt.

- Phối hợp cùng BĐH giải quyết các vấn đề chuyên môn trên công trường.

- Lập báo cáo chất lượng thi công khi kết thúc hạng mục; công trình.

52
1-Xem xét
đánh giá
NHÀ
- THẦU 1-Đệ trình TƯ VẤN BQLDA
THI CÔNG GIÁM SÁT 2.Đệ trình

4-Phát hành 3-Phê duyệt

Hình 3.6 Lưu đồ phối hợp giữa các bên trên công trường khi có điều chỉnh tiến độ

3.2.2. Quy trình kiểm soát tiến độ thi công trên công trường:

Để kiểm soát tiến độ trên công trường, BQLDA đã ban hành lưu đồ kiểm soát tiến độ
áp dụng cho dự án như hình 3.7;

Giải thích lưu đồ:

Bước 1: Nhà thầu lập tiến độ chi tiết thi công các công việc thuộc trách nhiệm của nhà
thầu, căn cứ theo tiến độ và phạm vi công việc quy định theo hợp đồng và thực hiện
trước khi thi công.

Bước 2: TVGS và BĐHDA xem xét đánh giá tiến độ Nhà thầu lập.

- Trường hợp đạt yêu cầu : Trình Giám đốc BQLDA phê duyệt.

- Trường hợp không đạt: Yêu cầu nhà thầu lập lại.

Bước 3: Giám đốc BQLDA phê duyệt tiến độ nhà thầu lập.

Bước 4: Nhà thầu tổ chức thi công theo tiến độ chi tiết đã được duyệt.

Bước 5: BĐHDA và TVGS hàng ngày kiểm tra công việc hiện trường đối chiếu với
tiến độ được duyệt.Trường hợp tiến độ thực tế chậm hơn tiến độ được duyệt: yêu cầu
nhà thầu có biện pháp xử lý trễ tiến độ ngay.

Bước 6: Nhà thầu xử lý trễ tiến độ.

Bước 7: BĐH và TVGS kiểm tra đánh giá kết quả xử lý tiến độ của nhà thầu.

Bước 8: TVGS và BĐHDA lập báo cáo tuần báo cáo GĐ BQLDA.

Bước 9: BĐHDA lưu hồ sơ.

53
Thời gian/
Bước Trách nhiệm Lưu đồ thực hiện
Tần suất

Bắt đầu

B1 Lập tiến độ chi tiết Trước khi


Nhà thầu
thi công

B2 TVGS; - Xem xét


BĐHDA đánh giá

+
B3 GĐ
BQLDA Phê duyệt

B4 Nhà Theo tiến


Tổ chức thi công
thầu độ được
duyệt

B5 TVGS;
Kiểm tra
BĐHDA - Hàng ngày
tiến độ thực
tế

B6 Nhà Khi xảy ra


Xử lý trễ tiến độ
thầu + trễ tiến độ

B7 TVGS;
- Kiểm tra
BĐHDA
KQXL

+
B8 TVGS; Hàng Tuần
Lập báo cáo
BĐHDA

B9 BĐHDA
Lưu hồ sơ

Kết thúc

Hình 3.7 Lưu đồ kiểm soát tiến độ.

54
3.3. Áp dụng phương pháp EVM trong quản lý tiến độ thi công hạng mục: Móng
và tầng hầm của dự án Pentstudio Hồ Tây.

Với vai trò BQLDA tác giả sẽ tiến hành các bước sử dụng phương pháp EVM trong
công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng hạng mục : Móng và tầng hầm của dự án.

Tác giả Sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm Ms Project 2010 trong công tác lập tiến
độ và tính toán các chỉ số EVM.

3.3.1. Lập cơ sở dữ liệu EVM cho Dự án- Giai đoạn thi công: Móng và tầng hầm:

Bước 1: Xác định phạm vi công việc và đơn giá ( chi phí cho từng công việc)

Ta có bảng giá và tổng hợp đơn giá theo hợp đồng đã ký giữa Chủ Đầu Tư và Nhà
thầu thi công. (Bảng 3.1 và bảng 3.2- Chi tiết xem Phụ lục 01; 02.) [1]

PHỤ LỤC SỐ 01: GIÁ HỢP ĐỒNG

CÔNG TRÌNH: TỔ HỢP CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở
GÓI THẦU: THI CÔNG MÓNG VÀ TẦNG HẦM

STT Nội dung công việc Đơn vị Giá trị

I Biện pháp thi công Đồng 7.689.356.044

II Phần ngầm Đồng 44.829.267.886

III Bể nước ngầm (510 m3) Đồng 659.540.957

IV Bể xử lý nước thải & Bể tự hoại Đồng 487.894.060

V Phòng máy dầu Đồng 85.858.441

VI Chống thấm Đồng 564.744.263

VII Công việc phát sinh Đồng 685.868.714


Tổng cộng sau thuế Đồng 55.002.530.364
Làm tròn Đồng 55.002.530.000

Bảng 3.1 Bảng Giá Hợp Đồng

55
BẢNG ĐƠN GIÁ HỢP ĐỒNG
CÔNG TRÌNH: TỔ HỢP CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở
GÓI THẦU: THI CÔNG MÓNG VÀ TẦNG HẦM

ĐƠN KHỐI
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ
VỊ LƯỢNG

[1] [2] [3] [4] [5] [6]=[4]*[5] [7]


Biện pháp thi công (Phần biện pháp thi công do
I 7.689.356.044
nhà thầu đề xuất)
1 Ép cừ larsen bằng máy ép thuỷ lực 100m 63,180 13.725.776 867.194.521
Tính cả phần
2 Nhổ cừ larsen bằng máy ép thuỷ lực 100m 97,380 8.948.004 871.356.625 nhổ cừ 12m
của CĐT
Cừ Larsen tạm
tính thuê
3 Thuê cừ Larsen (thời gian thuê tạm tính 4,5 tháng) m 6.318,000 356.818 2.254.376.535
trong 4,5
tháng
4 Bốc dỡ và vận chuyển cừ m 6.318,000 102.120 645.191.936
Sản xuất thép hình để lại công trình không thu hồi
5 tấn 13,961 14.812.327 206.797.274
được (khấu hao 100%)
6 Sản xuất hệ giằng gia cố hố đào (thu hồi được) tấn 113,829 7.316.933 832.878.486
7 Lắp dựng hệ giằng gia cố hố đào tấn 90,962 5.064.928 460.716.289
8 Tháo dỡ hệ giằng gia cố hố đào tấn 90,962 3.091.518 281.210.876

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp đơn giá

Bước 2: Lập tiến độ thi công hạng mục: Móng và Tầng hầm.

Căn cứ tiến độ thi công nhà thầu lập ta có bảng tổng tiến độ thi công hạng mục móng
và tầng hầm sau khi cập nhật vào MP. (Bảng 3.3- Chi tiết xem phụ lục 03)[1]

56
Bảng 3.3 Bảng Tổng tiến độ thi công.

Bước 3: Phân bổ nguồn lực và xác định chi phí cho từng công việc cụ thể trong bảng
tiến độ ở bước 2:

Với vai trò là BQLD của Chủ đầu tư ta có nguồn lực và chi phí cho công việc được lấy
theo đúng đơn giá hợp đồng đã ký giữa Chủ Đầu Tư và Nhà thầu thi công.

Sau khi phân bổ ta được chi phí của từng công việc cụ thể và Tổng ngân sách kinh phí
để thực hiện gói thầu thi công hạng mục móng và tầng hầm là: 50.314.485.135 ₫
(Bảng 3.4- Chi tiết xem PL04.)

57
Bảng 3.4 Bảng phân bổ chi phí công việc theo tiến độ thi công.

Bước 4: Lưu dự án dưới dạng cơ sở Baseline. (Hình 3.8)

58
Hình 3.8 Lưu dự án dưới dạng cơ sở Baseline

Kết thúc giai đoạn lập dữ liệu để quản lý dự án chuyển sang giai đoạn
theo dõi thực hiện dự án.

3.3.2. Kiểm soát quá trình thực hiện dự án:

Bước 5:Ghi nhận và cập nhật liên tục tiến độ và khối lượng thi công thực tế trên công
trường tại thời điểm cần tính toán , sử dụng các công thức tính toán để xác định các
chỉ số theo phương pháp EVM.

Xác định thời điểm tính toán đánh giá dự án là ngày 20/12/15 (Status dates). ( Hình
3.9)

59
Hình 3.9 Xác định thời điểm lập báo cáo dự án.

Căn cứ vào báo cáo của Nhà thầu thi công và Tư vấn giám sát ta có bảng tổng hợp tiến
độ thi công các công việc tại dự án và khối lượng công việc hoàn thành tại ngày
20/12/15. ( Bảng 3.5)

60
Dự án: Pentstudio
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TRƯỜNG
Ngày 20 tháng 12 năm 2015

Khối lượng % công


STT Nội dung công việc Đơn vị Ngày bắt đầu Ngày kết thúc công việc việc hoàn
thực hiện thành
Nhổ cừ cũ và chuẩn bị
100 md Sun 04/10/15 Sun 18/10/15 100%
1 mặt bằng thi công 9,6
2 Ép cừ larsec IV 100 md Tue 06/10/15 Wed 04/11/15 64,18 100%
3 Đóng H300x300 100 md Tue 06/10/15 Wed 04/11/15 4,96 100%
4 Lắp hệ giằng lớp 1 tấn Tue 06/10/15 Wed 04/11/15 46,48 100%
Đào đất hố móng phân
100m3 Wed 14/10/15 Sat 07/11/15 100%
5 đoạn 1 172,89
Đập đầu cọc khoan nhồi
100m3 Thu 22/10/15 Sat 31/10/15 100%
6 phân đoạn 1 55,5
Đổ bê tông lót móng
m3 Sun 25/10/15 Sun 25/10/15 100%
7 phân đoạn 1 79
Lắp dựng cốt thép đài
tấn Wed 28/10/15 Tue 17/11/15 100%
8 móng phân đoạn 1 268,97
Lắp dựng cốp pha đài
100m2 Fri 30/10/15 Wed 18/11/15 100%
9 móng phân đoạn 1 9,01
đổ bê tông đài móng
m3 Thu 05/11/15 Sat 21/11/15 100%
10 phân đoạn 1 1886,59
11 Lắp đặt hệ giằng lớp 2 tấn Tue 10/11/15 Fri 20/11/15 45,48 100%
12 Đào đất phân đoạn 2 100m3 Sat 14/11/15 chưa xong 125,512 100%
Đập đầu cọc khoan nhồi
100m3 100%
13 phân đoạn 2 Mon 23/11/15 Wed 02/12/15 0,62
Đổ bê tông lót móng
m3 100%
14 phân đoạn 2 Sun 29/11/15 Thu 03/12/15 79
Lắp dựng cốt thép đài
100%
15 móng phân đoạn 2 tấn Mon 30/11/15 Mon 14/12/15 262
lắp dựng cốp pha đài
100%
16 móng phân đoạn 2 100m2 Tue 01/12/15 Tue 15/12/15 9,01
Đổ bê tông đài móng
100%
17 phân đoạn 2 m3 Thu 03/12/15 Sat 12/12/15 1883,8
18 Lấp cát hố móng 100 m3 Sun 13/12/15 Sat 19/12/15 63,4 100%

Bảng 3.5 Bảng báo cáo tổng hợp công trường.

Cập nhật các dữ liệu trong báo cáo (Bảng 3.5) vào phần mềm Ms Project ta được kết
quả như sau: (Hình 3.10)

61
Hình 3.10 Cập nhật thông tin dự án vào Ms Project

62
Sử dụng công cụ tính toán Earned Value Schedule Indicators (EVSI) trong Ms Project
cho ta kết quả như sau: ( Hình 3.10) (Hình 3.11)

Hình 3.11 Áp dụng tính toán EVSI trong Ms Project.

63
Hình 3.12 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/12/2015

64
Ta được kết quả chỉ số như sau:

Planned Value- PV Chi phí theo kế hoạch 28.730.495.403 ₫


(BCWS)

Earned Value- EV Chi phí hay Giá trị đạt được của công 22.703.703.105 ₫
việc đã thực hiện.
(BCWP)

SV Chênh lệch tiến độ về khối lượng. -6.026.792.299 ₫

SV = BCWP - BCWS

SV% Chênh lệch tiến độ về khối lượng theo -21%


%. SV% = (SV/BCWS)*100%

SPI Chỉ số tiến độ 0,79

EAC t Ước tính thời gian hoàn thành 185 ngày

EAC t =T/SPI

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/12/2015

Bước 6:Đánh giá dự án dựa vào kết quả tính toán tại bước 5.

Từ kết quả tính toán ( Bảng 3.6)

Dự án hiện đang chậm tiến độ ( SPI=0,79<1) ở mức cao do vậy cần lập lại
kế hoạch. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án là 185 ngày nhiều hơn kế hoạch ban đầu
39 ngày. Do vậy cần có biện pháp khắc phục tiến độ kịp thời và đảm bảo các công việc
sau không bị chậm tiến độ,

3.3.3. Một số biện pháp để khắc phục và bảo đảm tiến độ:

Để rút ngắn tiến độ thi công có thể áp dụng 1 hoặc cả 2 phương án sau:

Phương án 1: Tăng nhân lực, thiết bị hoặc tăng thời gian làm việc.

Phương án 2: Thay đổi biện pháp thi công để rút ngắn thời gian thi công.

65
Căn cứ tình hình dự án không thể thay đổi biện pháp thi công mới do vậy ta quyết định
chọn phương án 1: Tăng nhân lực thiết bị thi công để rút ngắn thời gian hoàn thành các
công việc còn lại.

Sau khi điều chỉnh tăng nhân lực thi công cụ thể là tăng nhân công thi công cốt thép và
cốp pha, ta tiến hành lập lại tiến độ dự án. Ta có tiến độ dự án mới đã điều chỉnh:
(Bảng 3.7 ; Bảng 3.8- Chi tiết xem phụ lục 05 )

Chọn thời điểm tính toán kiểm tra là ngày 20/1/2016, Sử dụng công cụ tính toán
Earned Value Schedule Indicators (EVSI) trong Ms Project tại thời điểm ngày
20/1/2016 cho ta kết quả như : (Hình 3.12; Hình 3.13)

66
Bảng 3.7 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 1

67
Bảng 3.8 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 2

68
Bảng 3.9 Bảng tổng tiến độ đã điều chỉnh.- Trang 1

69
Hình 3.13 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 1

70
Hình 3.14 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 2

Ta có kết quả các chỉ số như sau:

Planned Value- PV Chi phí theo kế hoạch 42.205.505.527 ₫


(BCWS)

Earned Value- EV Chi phí hay Giá trị đạt được của 42.205.505.527 ₫
công việc đã thực hiện.
(BCWP)

SV Chênh lệch tiến độ về khối lượng. -1.021.995.718 ₫

SV = BCWP - BCWS

SV% Chênh lệch tiến độ về khối lượng -2%


theo %. SV% = (SV/BCWS)*100%

SPI Chỉ số tiến độ 0,98

EAC t Ước tính thời gian hoàn thành 147 ngày

EAC t =T/SPI

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/1/2016.

71
Từ kết quả tính toán ( Bảng 3.10)

Chỉ số SPI=0,98<1 ở mức thấp do vậy kế hoạch tiến độ điều chỉnh là phù
hợp. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án là 147 ngày nhiều hơn kế hoạch ban đầu 01
ngày. Do vậy không cần phải lập lại kế hoạch.

3.3.4. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng Kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến
độ thi công dự án:
Việc sử dụng phương pháp truyền thống để lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án gặp
nhiều hạn chế:

Công tác kiểm soát và đánh giá tình trạng thực tế dự án khó khăn.

Công tác cập nhật và lập báo cáo trong thời gian thi công rất dễ bị mất kiểm soát đặc
biệt khi có phát sinh hoặc thay đổi tiến độ, chi phí hay phạm vi công việc.

Phương pháp truyền thống không có khả năng tính toán số liệu để dự báo các chi phí
phải trả cho việc chậm tiến độ hoặc các chi phí thu được khi rút ngắn tiến độ thi công.

Các đánh giá của phương pháp truyền thống mang tính ước chừng, phỏng đoán không
có công thức tính toán so sánh cụ thể nào do vậy không mang tính thuyết phục cao đối
với các nhà Quản lý.

Phương pháp truyền thống chỉ đơn thuần kiểm soát so sánh tiến độ thực tế và kế hoạch
đề ra hoàn toàn không có khả năng cảnh báo chậm tiến độ và không có khả năng tính
toán dự kiến thời gian hoàn thành dự án.

Phương pháp áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác Quản lý tiến độ phần nào khắc phục
được các hạn chế của phương pháp truyền thống:

Phương pháp EVM có khả năng kết hợp các phép đo về phạm vi, tiến độ và chi phí
trong một hệ thống tích hợp duy nhất từ đó đưa ra những cảnh báo kịp thời về việc mất
kiểm soát phạm vi, tiến độ và chi phí công việc của dự án.

Kỹ thuật EVM thực chất là kỹ thuật quản lý chi phí dự án, nhưng gắn liền hữu cơ với
việc quản lý tiến độ thực hiện.

Phương pháp EVM đã kết hợp được cả việc kiểm soát chi phí và kiểm soát tiến độ
thực hiện dự án.

72
Phương pháp EVM giúp các nhà Quản lý có cái nhìn khác quan về tình trạng “sức
khỏe” của dự án.

Các báo cáo của phương pháp EVM có số liệu, công thức tính toán so sánh cụ thể, có
tính chính xác và thuyết phục cao.

EVM không chỉ cảnh báo sớm các vấn đề mất kiểm soát về tiến độ, phạm vi, chi phí
của dự án mà còn giúp các nhà Quản lý dự tính được tương lại của dự án.

Từ ví dụ tính toán trên cho thấy EVM là một phương pháp rất mạnh để kiểm soát tiến
trình thực hiện dự án đối với tất cả các loại dự án đặc biệt cần thiết với các dự án có
qui mô lớn và phức tạp như nhà cao tầng. Mọi sự thay đổi hay biến động về tiến độ chi
phí hay phạm vi công việc sẽ cùng tác động đến sức khỏe dự án một điều mà các
phương pháp truyền thống không thể hiện được.

Với việc kết hợp phần mềm Ms Project vào để nhập dữ liệu và tính toán các thông số
của EVM càng làm tăng khả năng lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát dự án cho nhà
Quản lý, tất cả mọi dữ liệu được hệ thống hóa từ các giai đoạn lập kế hoạch giai đoạn
thực hiện và giai đoạn kết thúc dự án.

Thông qua các chỉ số cụ thể của EVM sau khi nhập liệu và tính toán bằng Ms Project
mọi thông tin của dự án đều được thể hiện rõ ràng và chi tiết, mọi thành viên khi tham
gia dự án đều có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được các diễn biến của dự án.

Với sự dõ dàng và tính hệ thống hóa cao việc kết hợp Ms Project và EVM sẽ cung cấp
và giúp cho nhà Quản lý dự án dễ dàng hơn nhiều trong việc báo cáo tình hình thực tế
dự án và công tác lập báo cáo cũng trở lên rõ ràng và dễ dàng hơn.

Trong quá trình thực hiện dự án việc cập nhật tiến độ thi công thực tế dự án cũng sẽ là
cơ sở để so sánh với các kế hoạch đề ra nhằm có sự điều chỉnh kịp thời khi dự án có sự
thay đổi hoặc phát sinh so với kế hoạch ban đầu.

Phương pháp EVM với sự hỗ trợ của phần mềm Ms Project hứa hẹn sẽ cải thiện được
công tác quản lý tiến độ nói riêng và công tác quản lý dự án nói chung, giúp cho công
tác quản lý dự án tốt hơn và dễ dàng hơn.

73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trong chương 3, tác giả đã áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ dự án
cụ thể là: “ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở ”- Tòa
nhà Pentstudio Hồ Tây;

Tác giả đã giới thiệu quy mô dự án, tình trạng công tác quản lý dự án trên công trường,
đã giải quyết các vấn đề mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đề cập bao gồm:

- Lập cơ sở dữ liệu EVM cho Dự án- Giai đoạn thi công: Móng và tầng hầm;

- Lập tiến độ thi công dự án- Giai đoạn thi công: Móng và tầng hầm.;

- Lập kế hoạch chi phí thi công cho dự án- Giai đoạn: Móng và tầng hầm;

- Thu nhập và ghi nhận các thông tin của công trường bao gồm tiến độ thực tế,
khối lượng thực tế các công việc tại thời điểm báo cáo là ngày 20/11/2015;

- Kết hợp sử dụng phần mềm Ms Project để tính toán các chỉ số theo phương
pháp EVM như: PV, EV, SV, SV%, SPI và EAC t . Tại thời điểm báo cáo;

- Thông qua các chỉ số trên đánh giá về tiến độ dự án;

- Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ
thi công dự án.

Phương pháp EVM là một phương pháp mới do vậy việc áp dụng vào thực tế còn gặp
nhiều khó khăn. Tác giả đã cố gắng khái quát phương pháp EVM khi áp dụng vào
công tác quản lý tiến độ thi công một hạng mục dự án cụ thể. Với hy vọng đây sẽ là
tiền đề cho việc phát triển của phương pháp EVM trong công tác quản lý dự án tại Việt
Nam.

74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt được:

Luận văn đã khái quát được bức tranh tổng thể về công tác quản lý tiến độ thi công các
dự án nhà cao tầng tại Việt Nam;

Trình bày được cơ sở lý thuyết về quản lý tiến độ thi công;

Trình bày được cơ sở lý thuyết về kỹ thuật EVM và phương pháp áp dụng EVM vào
công tác quản lý tiến độ thi công đối với nhà cao tầng;

Đề xuất áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ thi công hạng mục: Móng
và tầng hầm, dự án “ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà
ở”- Tòa nhà Pentstudio Hồ Tây;

2. Những tồn tại chưa giải quyết được:

Luận văn mới chỉ đề cập đến việc áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ,
chưa thể hiện hết được điểm mạnh của EVM trong công tác quản lý dự án về kiểm
soát chi phí và kiểm soát phạm vi công việc;

Luận văn mới chỉ đề cập đến việc áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ
thi công một hạng mục cụ thể là : Móng và tầng hầm của dự án Pentstudio Hồ Tây.
Chưa đề cập đến việc áp dụng cho toàn bộ một dự án;

Việc áp dụng kỹ thuật EVM vào công tác quản lý dự án cần nghiên cứu và hoàn thiện
hơn nữa mới có thể phát huy hết sức mạnh của phương pháp này;

3. Phương pháp nghiên cứu tiếp theo:

Tác giả cần tiếp thu thêm các kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi, nghiên cứu sâu hơn nữa
về kỹ thuật EVM và nắm chắc công tác quản lý dự án nhằm giải quyết các tồn tại mà
luận văn chưa thực hiện được.

75
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng việt

[1].Công ty TNHH đầu tư C.T.L, Các hồ sơ của dự án:“ Tổ hợp công trình trung tâm
thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở” , Hà nội, 2015.

[2].GS.PTS Tô Đăng Hải, Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án. - Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, 2002.

[3].http://news.zing.vn/ha-noi-dang-day-dac-nha-cao-tang-post689379.html

[4].http://thanglong.chinhphu.vn/cham-tien-do-xay-dung-cong-trinh-“chon”-von

[5].Quyết định số 2127/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược
phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

[6].Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình Quản lý tiến độ xây dựng, Hà Nội, 2015.

[7].Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình Tổ chức thi công, Hà Nội, 2015.

[8].TS Nguyễn Đình Thám, Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công. Hà Nội, 2014.

[9].TS. Lưu Trường Văn, Bài Giảng : Kiểm soát tiến trình thực hiện dự án theo
phương pháp giá trị đạt được (Earned Value Method-EVM), Hà Nội, 2015.

Tiếng Anh

[10].David Galley, Earned Value Management “project management with the lights
on”, 2002.

76
PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Bảng giá hợp đồng.

PHỤ LỤC SỐ 01: GIÁ HỢP ĐỒNG

CÔNG TRÌNH: TỔ HỢP CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở

GÓI THẦU: THI CÔNG MÓNG VÀ TẦNG HẦM

STT Nội dung công việc Đơn vị Giá trị

I Biện pháp thi công Đồng 7.689.356.044

II Phần ngầm Đồng 44.829.267.886

III Bể nước ngầm (510 m3) Đồng 659.540.957

IV Bể xử lý nước thải & Bể tự hoại Đồng 487.894.060

V Phòng máy dầu Đồng 85.858.441

VI Chống thấm Đồng 564.744.263

VII Công việc phát sinh Đồng 685.868.714


Tổng cộng sau thuế Đồng 55.002.530.364
Làm tròn Đồng 55.002.530.000

77
Phụ lục 02: Bảng đơn giá hợp đồng.

78
79
80
81
Phụ lục 03: Bản tổng tiến độ thi công.

82
83
Phụ lục 04: Bảng phân bổ chi phí theo tiến độ thi công- Dữ liệu Baseline.

84
85
Phụ lục 05: Bảng Tổng Tiến Độ Điều Chỉnh:

86
87

You might also like