You are on page 1of 121

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÁI HẠNH THẢO

CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC


TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHUNG CƯ CAO TẦNG
(VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH)

Chuyên Ngành : Quản lý đô thị và công trình


Mã số : 60 58 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. KTS TRẦN VĂN KHẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009


LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin trân trọng cảm ơn :

 Ban giám hiệu Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.

 Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học trường đại học Kiến trúc TP.
Hồ Chí Minh.

 Quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học 13 trường Đại học Kiến trúc
TP. Hồ Chí Minh.

Đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học chương trình cao học chuyên
ngành Quản lý đô thị và công trình.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.KTS. TRẦN VĂN KHẢI đã tận
tâm hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn các bạn học lớp Cao học 13 Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ
Chí Minh, gia đình tôi, bạn hữu đã động viên và chia sẽ để tôi hoàn thành
khóa học.

Trận trọng kính chào !

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 2 năm 2009

Học viên

Nguyễn Thái Hạnh Thảo


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 2
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 2
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................... .3
V. CƠ SỞ KHOA HỌC ...................................................................................... 3
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 3
VII. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 4
VIII. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 4
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương I : TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ CÁC NGUỔN
NĂNG LƯỢNG
I.1. TỔNG QUAN Về CHUNG CƯ CAO TẦNG :
I.1.1. Khái niệm chung về nhà ở và chung cư cao tầng ........................................ 5
I.1.2. Phân loại chung cư cao tầng ....................................................................... 6
I.1.2.1. Phân loại theo số tầng: ........................................................................... 6
I.1.2.2. Phân loại theo dạng tổ hợp không gian .................................................... 6
I.1.3. Các ưu nhược điểm của chung cư cao tầng................................................. 6
I.1.4. Mối quan hệ giữa chung cư cao tầng với xã hội và con người .................... 7
I.2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG :
I.2.1. Các nguồn năng lượng tái sinh ................................................................... 9
I.2.2. Năng lượng mặt trời ................................................................................... 9
I.2.3. Năng lượng gió ........................................................................................ 10
I.2.4. Năng lượng nước .................................................................................... 12
I.2.5. Năng lượng sinh khối ............................................................................... 14
I.2.6. Năng lượng từ các nguồn đặc biệt khác .................................................... 15
I.3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG:
I.3.1. Sinh khí hậu ............................................................................................ 17
I.3.2. Kiến trúc môi trường ............................................................................... 18
I.3.3. Kiến trúc xanh .......................................................................................... 18
I.3.4. Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng ........................................................ 19
I.3.5. Kiến trúc bền vững ................................................................................... 19
I.3.6. Kiến trúc sinh thái ................................................................................... 19
I.4. NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG CHUNG CƯ CAO TẦNG:
I.4.1. Nhu cầu về năng lượng trong chung cư cao tầng. ................................... 20
I.4.2. Các yếu tố làm hao tổn năng lượng trong chung cư cao tầng ................... 20
I.4.3. Các yêu cầu thiết kế tiết kiệm năng lượng trong chung cư cao tầng ................ 21
I.5. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
I.5.1. Thực trạng nghiên cứu trên Thế giới ....................................................... 23
I.5.2. Thực trạng nghiên cứu trong nước .......................................................... 25
I.5.3. Những kết luận nghiên cứu thực trạng kiến trúc tiết kiệm năng lượng ............. 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương II : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .
II.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN - SINH KHÍ HẬU : ......................................................... 29
II.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 29
II.1.2. Khí hậu ................................................................................................... 29
II.1.3. Thực trạng môi trường ............................................................................ 30
II.2. YẾU TỐ KINH TẾ, KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ XÃ HỘI : ......................... 31
II.2.1. Tiềm năng kinh tế ................................................................................... 31
II.2.2. Tiềm năng khoa học công nghệ............................................................... 31
II.2.3. Vấn đề dân số và nhà ở ........................................................................... 32
II.3. YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG : .......................................................................... 33
II.3.1. Kinh nghiệm và đặc điểm của nhà ở dân gian truyền thống..................... 33
II.3.2. Nhà ở dân gian truyền thống, mô hình nhà ở tiết kiệm năng lượng ................... 34
II.4. XU HƯỚNG TÌM KIẾM CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI SINH VÀ GIẢI
PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ......................................................................... 35
II.5. XU THẾ HỘI NHẬP VỚI KIẾN TRÚC THẾ ................................................... 37
II.6. TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: ...................... 38
II.6.1. Chung cư phục vụ tái định cư cho người thu nhập thấp ........................... 38
II.6.2. Chung cư cao cấp do các các doanh nghiệp trong nước đầu tư ................ 39
II.6.3. Chung cư cao cấp do nước ngoài và một số doanh nghiệp có yếu tố nước
ngòai ................................................................................................................ 39
II.6.4. Một số nhược điểm của chung cư cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong quan điểm tiết kiệm năng lượng ............................................................. 39
II.7. XU HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................................... 40
II.7.1. Xu hướng tích hợp kiến trúc – năng lượng ............................................ 40
II.7.2. Xu hướng “chi phí ít sử dụng nhiều” của Buckminster Fuller ................. 41
II.7.3. Xu hướng làm cho công trình trở thành hệ thống sinh thái đồng bộ với hệ
thống sinh thái bên ngòai .................................................................................. 42
II.7.4. Xu hướng áp dụng những giải pháp truyền thống ................................... 43
II.7.5. Các quan điểm của các Kiến trúc sư hàng đầu thế giới ........................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương III : NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO THIẾT KÉ KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG TRONG CHUNG CƯ CAO TẦNG ÁP DỤNG CHO ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
III.1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHUNG CƯ
CAO TẦNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ............................................................... 48
III.2. CÁC GIẢI PHÁP ............................................................................................. 49
III.2.1. Giải pháp quy hoạch .............................................................................. 49
III.2.2. Giải pháp kiến trúc ................................................................................ 50
III.2.2.1. Mặt bằng ............................................................................................ 50
III.2.2.2. Mặt đứng ............................................................................................ 52
III.2.2.3. Chi tiết kiến trúc và vật liệu xây dựng ............................................... 57

III.2.2.4. Tăng cường thông gió tự nhiên, làm mát chủ động ............................. 63
III.2.2.5. Đưa cây xanh mặt nước vào công trình ............................................... 64
III.2.3. Giải pháp chủ động................................................................................ 65
III.2.3.1. Vận dụng các thiết bị biến đổi năng lượng mặt trời ............................. 65
III.2.3.2. Vận dụng các thiết bị biến đổi năng lượng gió .................................... 67

III.2.3.3. Vận dụng và bảo tồn nguồn năng lượng nước ..................................... 68
III.2.4. Giải pháp trong thi công.................................................................................. 69
III.2.5. Vận dụng các giải pháp của các công trình tiết kiệm năng lượng trên thế
giới ................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.
PHẤN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Kết luận ............................................................................................................. 77

Kiến nghị ........................................................................................................... 78


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC HÌNH.
DANH MỤC BẢNG.
1

PHẦN MỞ ĐẦU
-------------------------------------------------------------------------------------------------- -------
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đã thành quy luật, sự phát triển và tiến hoá của Xã hội luôn kèm theo 2 mặt : tích
cực và tiêu cực. Những bước tiến vũ bão trong việc tìm kiếm vật liệu xây dựng mới và
phương thức xây dựng hiện đại đã đem đến cho con người những thành tựu vĩ đại trong
trong kiến trúc và xây dựng trong suốt những thập kỷ qua. Bên cạnh bước phát triển
vượt bậc đó đã xuất hiện rất nhiều vấn đề xã hội gây nhức nhối cho cả nhân loại như
vấn đề về ô nhiễm môi trường sống, vấn đề bùng nổ dân số, chất lượng sống của con
người, cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống, sự thu hẹp diện tích đất ở…Theo đó,
vấn đề năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và là một vấn đề hóc búa bởi nhu cầu
của con người là vô hạn trong khi năng lượng phục vụ cho con người thì lại hữu hạn.
Tiết kiệm năng lượng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của toàn nhân loại. Tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà
ở, đặc biệt chú trọng ngay ở giải pháp thiết kế kiến trúc, đang là vấn đề được nhiều
quốc gia quan tâm bởi vì nó có một tầm chiến lược hết sức to lớn trong phát triển kinh
tế, xã hội, môi sinh… của cả một quốc gia.
Hiện nay, ở nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt ở nhiều nước phát triển, những
thành công có ý nghĩa trong thập kỷ qua về hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng không thể tái sinh, khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt…đặc
biệt là những giải pháp trong thiết kế kiến trúc và sử dụng vật liệu xây dựng mới nhằm
giảm thiểu tiêu hao năng lượng đã tỏ rõ tiềm năng bất tận và mở ra nhiều viễn cảnh tốt
đẹp trong việc tiết kiệm năng lượng trong thiết kế triến trúc, đặc biệt là kiến trúc chung
cư cao tầng (CCCT) – một loại hình kiến trúc đang trở thành xu thế tất yếu của Thời
đại.
Thực tế cho thấy, quá trình khai thác và sử dụng một công trình kiến trúc luôn đi
kèm với việc tiêu thụ năng lượng cho hoạt động của con người trong các công trình đó.
Chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng trong thiết kế kiến trúc CCCT, tận dụng những
2

nguồn năng lượng vô hạn trong tự nhiên để phù hợp với tiêu chí “phát triển bền
vững” của Thế giới cần phải được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Từ những nhận định trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm tìm
kiếm các giải pháp thiết kế kiến trúc CCCT một cách hợp lý trong đó tiết kiệm năng
lượng đóng vai trò hàng đầu để từ đó, góp phần gìn giữ nguồn năng lượng tự nhiên vốn
hữu hạn đang ngày càng cạn kiệt trong sự phát triển vượt bậc của con người, đồng thời
góp phần cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao chất luợng sống của con ngừơi trong
các khu CCCT, tạo lập bộ mặt của đô thị nhằm mang lại lợi ích kinh tế và đồng thời
hướng đến mục tiêu "phát triển bền vững" phù hợp với xu hướng hiện nay trên Thế
giới.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Tiết kiệm năng lượng trong thiết kế kiến trúc phải đuợc hiểu một cách toàn diện
và có tầm quan trọng mang tính chiến lược trong sự phát triển của tất cả các quốc gia.
Nhằm hướng đến mục tiêu này của đề tài, nội dung nghiên cứu cụ thể trong luận văn
này được xác định là :
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam hiện nay và có những
giải pháp cụ thể cho vấn đề tiết kiệm năng lượng trong thiết kế kiến trúc CCCT.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của thế giới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm ứng
dụng vào thực tế đất nước.
- Nghiên cứu các nguồn năng lượng vô tận trong tự nhiên như : năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, nước,… đặc biệt, nước ta là một nuớc nông nghiệp đang phát
triển, vì vậy cần quan tâm nghiên cứu sử dụng nguồn NLSK từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
- Ngay trong giải pháp thiết kế kiến trúc cũng như việc bố trí hệ thống năng
lượng, chọn lựa vật liệu xây dựng …ta cũng phải hướng đến việc đảm bảo đáp ứng nhu
cầu của con người đồng thời giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Để làm đuợc điều này,
3

cần kết hợp các yếu tố khách quan (điều kiện tự nhiện, địa hình, tận dụng ưu thế của
từng địa phương…) và yếu tố chủ quan (giải pháp kiến trúc, sử dựng nguồn năng luợng
sẵn có….).
- Các yêu cầu đặt ra cho thiết kế kiến trúc CCCT và tổ chức quản lý một cách
hợp lý và hiệu quả.
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Từ những lý do và mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu xác định, khách thể
nghiên cứu của luận văn là :
- Về mặt kiến trúc là giải pháp kiến trúc CCCT cho người dân Việt Nam theo
tiêu chí tiết kiệm năng lượng.
- Về mặt xã hội là cải thiện điều kiện môi sinh của người dân Việt Nam trên các
phương diện sinh sống nói chung nhằm nâng cao chất lượng sống của con người.
- Về mặt kinh tế là tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên để tiết kiệm năng lượng.
Tìm ra giải pháp vừa tiết kiệm nguồn năng lượng tự nhiên vừa cải thiện tốt
chất luợng sống của con người phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước là một
nhiệm vụ hết sức cần thiết.
V. CƠ SỞ KHOA HỌC :
Luận văn được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học đã đuợc trong
và ngoài nước áp dụng thành công trong việc xây dựng CCCT tiết kiệm năng lượng.
Đồng thời đề tài cũng dựa trên cơ sở những khả năng thực tế của những nguồn năng
lượng tái sinh mới chưa được khai thác ở nước ta.
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Dựa trên nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đề ra và dựa trên các tư liệu có hạn có
thể tham khảo được. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong khoảng thời gian và không gian
nhất định :
- Không gian : nghiên cứu CCCT trong điều kiện khí hậu Tp Hồ Chí Minh.
4

- Loại hình nhà ở CCCT : chức năng ở được đề cao ( không đề cập loại hình nhà
ở cao tầng hỗn hợp, văn phòng, khách sạn, công cộng lớn…).
- Qui mô công trình : nghiên cứu trong qui mô chung cư cao từ 9 đến 25 tầng.
- Vấn đề nghiên cứu: Các quan điểm và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các
CCCT tại Thành phố Hồ Chí Minh, đi sâu vào khai thác những giải pháp kiến trúc và
kỹ thuật tiết kiệm năng lượng trong sử dụng kết cấu, vật liệu, hệ thống thiết bị...
- Thời gian : Từ năm 2006 đến năm 2020.
VII. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI :
Luận điểm cơ bản của đề tài là tìm ra những giải pháp kiến trúc hiệu quả phù hợp
với điều kiện thực tế của Việt Nam, áp dụng nguồn năng lượng mới, sạch, rẻ tiền và có
thể tái sinh nhẳm giải quyết được nhu cầu bức thiết về năng lượng hiện nay.
Luận văn nhấn mạnh đến yếu tố tích cực của các nguồn năng lượng có sẵn trong
thiên nhiên (năng lượng mặt trời, gió, nước, sinh khối…) trong việc xây dựng một mô
hình ở hiện đại và tiết kiệm nguồn năng lượng truyền thống đang ngày một cạn kiệt.
VIII. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phép duy vật biện chứng làm cơ sở chung cho quá trình nghiên cứu đề tài.
- Quan điểm cấu trúc, hệ thống trong việc phân tích, nghiên cứu đề tài. Quy các
đối tượng cần nghiên cứu về hệ thống liên kết với nó.
- Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài : Đề tài xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn và nhằm phục vụ thực tiễn.
- Phương pháp logic : Xác định các giải pháp hữu hiệu cần phát huy.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp : Phân tích các dữ liệu, thông tin. Tổng hợp
các dữ liệu đã phân tích để tìm ra được yếu tố cần thiết cho định hướng thiết kế kiến
trúc.
- Phương pháp chuyên gia : Thu thập, tổng hợp ý kiến, nhận định của các
chuyên gia vận dụng vào nghiên cứu đề tài.
5

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH


----------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ CÁC NGUỒN
NĂNG LƯỢNG
I.1 TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG.
I.1.1 Khái niệm chung về nhà ở và chung cư cao tầng.
Ngày nay, thời gian con người sống ngoài xã hội, đi lại và lao động chiếm khoảng
40-50% quỹ thời gian, 60% còn lại là dành cho nghỉ ngơi và gia đình. Nhà ở là loại
hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất, đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho chính
đời sống sinh hoạt của con người và gia đình. Trước tiên, nhà ở không đơn thuần chỉ là
nơi trú ẩn, bảo vệ con người khỏi những khắc nghiệt của thời tiết mà còn tạo điều kiện
thuận lợi cho con người và gia đình của họ thư giãn, phục hồi sức lực sau khoảng thời
gian làm việc mệt nhọc. Và sau nữa, nhà ở là nơi bảo vệ nòi giống và là căn cứ kinh tế
để sinh tồn và phát triển.
Chung cư cao tầng (CCCT) là lọai nhà ở phổ biến trong các thành phố hiện đại
ngày nay, nhất là ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Loại nhà này
có số tầng từ 7 tầng trở lên hoặc có độ cao trên 21m so với mặt đất (nếu tầng cao trung
bình là 3m). với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thang máy, được hình thành từ các
căn hộ hiện đại kiểu khép kín, có sử dụng chung các phương tiện giao thông trong nhà
như : cầu thang bộ, hành lang, thang máy và một số dịch vụ công cộng khác. [1]
CCCT hình thành nhờ sự phát triển tổng hợp giữa kết cấu, vật liệu xây dựng, thiết
bị kỹ thuật, quy hoạch kiến trúc với những yêu cầu của luật xây dựng, của tính kinh tế
trong sử dụng đất, giải quyết những yêu cầu bức xúc trong vấn đề nhà ở đô thị và vấn
đề khai thác công suất của hệ thống hạ tầng vốn đang bị quá tải trong các khu vực nhà
ở thấp tầng và liên kế. Đối tượng phục vụ chủ yếu của CCCT là thị dân, những người
có tốc độ sống cao, độ tuổi trẻ, gia đình ít người, có một nền văn hóa sử dụng nhất định.
Nhà ở cao tầng nói chung và đặc biệt là CCCT nói riêng là những công trình luôn
có số đông người ở, làm việc, sinh hoạt, là một công trình tồn tại lâu dài với thời gian
6

(tối thiểu 50 năm), vì vậy chất lượng công trình phải được đặt lên hàng đầu trong tất
cả các lĩnh vực kiến trúc, kết cấu, hệ thống thiết bị… Trong những năm qua, các CCCT
đã phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định tính ưu việt và tiến bộ đối với chất
lượng ở.
I.1.2 Phân loại chung cư cao tầng.
I.1.2.1 Phân loại theo số tầng:
- Loại 1: từ 9-16 tầng.
- Loại 2: từ 17-25 tầng.
- Loại 3: từ 26-40 tầng.
- Loại 4: từ 40 tầng trở lên.
I.1.2.2 Phân loại theo dạng tổ hợp không gian :
 Dạng ghép đơn nguyên: gồm 3 đơn nguyên thành phần :
- Đơn nguyên giữa: (thường chiếm số lượng lớn nhất).
- Đơn nguyên chuyển tiếp: (để thay đổi hướng nhà).
- Đơn nguyên đầu hồi : (để chuyển tiếp khối nhà).
 Dạng đơn nguyên độc lập: gồm một số căn hộ bố cục xung quanh một lõi cứng
hay giao thông. Có 2 loại lõi cứng : lõi trung tâm và lõi phân cách.
- Dạng hành lang: (bên hoặc giữa hoặc giữa bên kết hợp): tiết kiệm cầu thang
nhưng tạo không gian chung đụng, ồn ào khó quản lý do hành lang kéo dài.
- Dạng kết hợp: giữa dạng đơn nguyên và dạng hành lang.
I.1.3 Các ưu nhược điểm của CCCT :
I.1.3.1 Ưu điểm:
- Tiết kiệm được đất xây dựng đô thị là động lực chủ yếu giúp cho CCCT có một
vị thế khó thay thế trong sự phát triển của đô thị. Thực tế là với một khu ở được quy
hoạch tốt với nhiều CCCT có thể tăng từ 20-80% diện tích sàn, từ đó chi phí cho các
trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật đô thị như đường ống kỹ thuật điện, nước, hệ thống cây
xang, chiếu sáng đô thị… sẽ giảm thiểu một cách đáng kể.
7

- Dành được nhiều diện tích cây xanh giúp cải thiện điều kiện môi trường sống.
- Tạo cảnh quan phong phú, có tính thẩm mỹ cao, phong cảnh hiện đại.
- CCCT khiến công tác và sinh hoạt của con người được tập trung hóa, sự liên
hệ theo chiều ngang và theo chiều đứng được kết hợp chặt chẽ, rút bớt được diện tích
và không gian, tiết kiệm thời gian đi lại, giúp ích khá nhiều cho công tác quản lý đô thị.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển mô hình kiến trúc đa chức năng, một mô hình
kiến trúc của tương lai.
I.I.3.2 Nhược điểm:
- Hạn chế lớn nhất vẫn là vấn đề quản lý khai thác sử dụng không gian do việc
sinh ra quá nhiều không gian và dịch vụ công cộng. Con người sử dụng chung các tiện
ích công cộng rất dễ dẫn đến tranh chấp, chiếm dụng rất khó quản lý.
- Giải pháp kỹ thuật cho loại hình này cũng cần kỹ thuật cao, kết cấu phức tạp,
đắt tiền như : hệ thống thang máy, điều hòa không khí, cấp thoát nước…vì vậy chi phí
sử dụng cho người dân cũng sẽ tăng lên, không thích hợp với điều kiện của dân cư có
mức thu nhập trung bình thấp.
- Khả năng thiệt hại sẽ rất lớn về người và của nếu xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Hơn thế nữa, việc tập trung một số lượng lớn con người vào một khoảng không gian sẽ
không tránh khỏi những vấn nạn của xã hội, ô nhiễm môi trường sống…
- Sau cùng, việc xây dựng CCCT tràn lan, không kiểm soát có khả năng sẽ ảnh
hưởng xấu đến mỹ quan của toàn đô thị, phá vỡ cảnh quan và kiến trúc cổ, lối sống
truyền thống của nhiều dân tộc, đòi hỏi trình độ quản lý và ý thức cộng đồng cao.
I.1.4 Mối quan hệ giữa CCCT với xã hội và con người :
Xã hội phát triển mọi mặt thì nhu cầu của con người theo đó cũng tăng lên với
những đòi hỏi cao hơn, phong phú, đa dạng hơn không chỉ về những tiện nghi thông
thường mà còn cả về thẩm mỹ, cảnh quan, tính linh hoạt chuyển đổi….
CCCT ra đời mang tính quy luật của sự phát triển tập trung dân cư đô thị với mật
độ cao, diện tích đất đai hạn chế đòi hỏi phải phát triển nhà ở theo chiều cao để đáp
8

ứng nhu cầu ở. Tuy nhiên, sự ra đời của CCCT không phải chỉ là một sản phẩm của
công nghệ xây dựng, kiến trúc hiện đại, đó cũng là sự ra đời của một mô hình tổ chức
không gian sống mới, một lối sống mới, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của con
người.
Sự hoàn chỉnh của một khu ở CCCT mà chúng ta đang hướng tới chính là sự hình
thành một mô hình tổ chức không gian mới với công trình kiến trúc cao tầng là chủ yếu,
một lối sống hình thành phù hợp với loại hình ở mới, và một phương thức phát triển,
quản lý hiện đại phù hợp với xã hội mới. Bản thân CCCT chỉ là một thành tố, mặc dù
rất quan trọng, để tạo nên sự hoàn chỉnh này.
I.2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG .
Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều nguồn, dạng năng lượng khác nhau. Đó là năng
lượng cơ, nhiệt, hóa, quang, điện…với nguồn gốc sản sinh là gió, mặt trời, thủy triều,
sóng biển, bão lũ, các phản ứng hóa học tự nhiên và nhân tạo, than, dầu, củi…
Hiện nay toàn thế giới đang đứng trước thách thức của sự khan hiếm nguồn
nguyên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hoá thạch, kéo theo đó là giá dầu mỏ đang leo thang
nhanh chóng, đe doạ một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Tiết kiệm năng
lượng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở nên mối quan tâm lớn lao của toàn
nhân loại. Các quốc gia thuộc các mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, từ các
nước phát triển, cho đến các nước đang phát triển đều đã đang phải hoạch định các
chiến lược quốc gia của mình để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và tìm kiếm,
phát triển các nguồn năng lượng sạch thay thế.
Chính vì thế, sử dụng năng lượng tiết kiệm trong tất cả các lĩnh vực là một vấn
đề có tính chất sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, quá trình khai thác và sử dụng một công trình
kiến trúc luôn luôn đi kèm với tiêu thụ năng lượng cho các hoạt động của con người
trong chính công trình đó. Thực tế cho thấy, năng lượng tiêu thụ trong các công trình
kiến trúc, đặc biệt là ở các CCCT, nơi con người sinh hoạt và hoạt động nhiều nhất,
chiếm một tỉ trọng lớn. Chính vì vậy, muốn phát triển bền vững thì vấn đề tiết kiệm
9

năng lượng trong khai thác và sử dụng công trình kiến trúc nói chung và CCCT nói
riêng cần được đưa lên hàng đầu trong mục tiêu phát triển của đất nước.
I.2.1 Các nguồn năng lượng tái sinh.
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng
lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực
của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến
mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng
lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ
như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài
trên Trái Đất.
Người ta hy vọng là việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích về
sinh thái cũng như là lợi ích gián tiếp cho kinh tế. So sánh với các nguồn năng lượng
khác, năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả có hại đến
môi trường. Nhưng các ưu thế về sinh thái này đang được nghiên cứu, xem xét sự cân
đối về sinh thái trong từng trường hợp. Thí dụ, khi sử dụng sinh khối phải đối chiếu
giữa việc sử dụng đất, sử dụng các chất hóa học bảo vệ và làm giảm đa dạng của các
loài sinh vật với mong muốn giảm thiểu lượng CO2. Hơn thế nữa, sử dụng năng lượng
tái tạo rộng rãi và liên tục có thể tác động đến việc phát triển của khí hậu Trái Đất về
lâu dài [2].
I.2.2 Năng lượng mặt trời.
Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng
tái tạo quý báu.
Ánh sáng mặt trời mang một nguồn năng lượng khổng lồ vô tận. Mỗi năm, trái
đất nhận được từ mặt trời một khối năng lượng 400 triệu tỷ KW, tương đương 500000
lần khối năng lượng toàn cầu sử dụng trong 50 năm. Năng lượng mặt trời là nguồn gốc
của các nguồn năng lượng khác. Năng lượng ấy có thể đưa vào sử dụng thực tế bởi các
phản ứng quang hóa, nhiệt hóa…
10

Năm 1919, nhà khoa học Pháp Antoine César Becqueval đã khám phá ra hiệu
ứng quang điện. Nửa thế kỷ sau, con người chế tạo được tế bào mặt trời thô sơ từ
nguyên tố Seleni, về sau, nhóm nghiên cứu hãng Bell đã phát hiện ra pin Silic có hiệu
suất cao gấp 5 lần pin Seleni, hiệu suất lên đến 6%. Năm 1980, con người đã nâng hiệu
suất tế bào PV (photovoltaique) đạt 10%, giá thành xấp xỉ 25-40 xu/Kwh. Việc sử dụng
năng lượng mặt trời rất có triển vọng trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, các nhà máy sản
xuất điện mặt trời đang được xây dựng phổ biến.
Pin mặt trời ở Việt Nam được quan tâm từ rất sớm. Song phải chờ đến năm 1990,
khi chế độ bao cấp bị xóa bỏ, 400W dự án pin mặt trời lần đầu tiên mới được thử
nghiệm ở Củ Chi nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Điện mặt trời thực sự đóng góp
được một phần nhỏ bé của mình vào bức tranh năng lượng của Việt Nam khi nó tìm
thấy được vị trí của mình trong hàng loạt các lĩnh vực như giao thông vận tải, y tế,
thông tin liên lạc, viễn thông. Hệ đèn báo đường thủy chạy bằng năng lượng mặt trời
đã bước đầu góp phần bảm bảo cho thuyền bè qua lại trên sông, ngay cả những vị trí
khó khăn, cách trở mà trước đó không bố trí được đèn báo. Đèn mổ mặt trời ở bệnh
viện Củ Chi, Hóc Môn đã giúp các bác sĩ cứu hàng trăm mạng người. Đặc biệt là trạm
viba mặt trời đầu tiên của Việt Nam trên đèo Cả có công suất 1,2 KW là dấu son đánh
dấu sự trướng thành vượt bậc của Việt Nam.
I.2.3 Năng lượng gió.
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái
Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng
lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và
đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại. [3].
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay điển hình là Hà Lan với,
những quạt gió nổi tiếng. Ngày xưa năng lượng này được xử dụng để xay lúa, bơm
nước. Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát
minh ra điện và máy phát điện. Nhưng kể từ khi có năng lượng dầu khí, năng lượng gió
lùi dần vào quên lãng. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1970, năng lượng tái
11

tạo mới được chú ý trở lại. Sự chú ý này càng được gia tăng với vấn đề quả đất hâm
nóng. Vào thập niên 1980, những trại điện gió (wind farm) bắt đầu được thiết kế và xây
cất. Trong hơn hai mươi năm qua, điện gió đã có những bước tiến vượt bực. Tất cả
những trại điện gió đều dùng loại turbine trục ngang. (Hình I.1)
Vì gió không thổi đều đặn nên năng lượng điện phát sinh từ các turbin gió chỉ có
thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng lượng khác để cung cấp năng
lượng liên tục. Một khả năng khác là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để
bơm nước vào các bồn chứa ở trên cao và dùng nước để vận hành turbin khi không đủ
gió.
Mặt khác vì có ánh sáng Mặt Trời nên gió thổi vào ban ngày thường mạnh hơn
vào đêm và vì vậy mà thích ứng một cách tự nhiên với nhu cầu năng lượng nhiều hơn
vào ban ngày. Công suất dự trữ phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo gió, khả năng
điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu dùng điện.
Năng lượng gió bên cạnh sức nước là một trong những nguồn năng lượng rẻ tiền
nhất, có khả năng ứng dụng to lớn trong thực tế.
Phát triển năng lượng gió được tài trợ và phát triển tại nhiều nước. Ở Việt Nam,
tiềm năng điện gió rất lớn. Miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta có khả
năng sản xuất 5,000 tỷ kW-h mỗi năm, chu toàn gấp nhiều lần nhu cầu điện cho Việt
Nam và cả các nước lân cận. ( Hình I.2 )
 Tình hình sử dụng điện gió ở một số nước trên Thế giới :
Hiện nay ở các nơi trên thế giới, nhiều dự án được đề ra với mục đích nâng cao sự
đóng góp của năng lượng tái tạo. Ở Âu châu, nhiều quốc gia nêu mục tiêu 20% năng
lượng tái tạo năm 2020. Ở Trung Quốc, mục tiêu nêu ra 3% điện từ nguồn tái tạo
(không tính thủy điện). Tại bang Texas ở Mỹ, nhà kinh doanh T B Pickens sẽ thiết lâp
trại điện gió trên 4.000 MW, chi phí trên 4 tỷ dollar.( Hình I.3)
Hà Lan dự định sẽ lắp đặt thêm 1.200 turbin tạo năng lượng bằng sức gió trên
biển với tổng công suất 6.000 MW. Dự án trên nằm trong khuôn khổ chương trình phát
triển năng lượng bằng sức gió trên biển nhằm mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái
12

sinh trong tổng sản lượng điện quốc gia, từ 6% hiện nay lên 20% vào năm 2020 để đối
phó với nguy cơ cạn kiện nguồn khí đốt tự nhiên từ nay đến năm 2040, hạn chế sự
nóng lên của Trái Đất và sự dâng cao của mực nước biển. Hiện nay, 2% sản lượng điện
tiêu thụ ở Hà Lan là do 1.700 turbin gió cung cấp, chiếm hơn 30% năng lượng tái sinh
được sử dụng ở nước này.
Tây Ban Nha - quốc gia sản xuất điện từ sức gió lớn thứ hai thế giới sẽ tăng gấp
đôi sản lượng nguồn năng lượng “sạch” này vào năm 2012, tương đương 10% sản
lượng điện quốc gia. Sản lượng phong điện tại nước này có thể đáp ứng tới 40% nhu
cầu tiêu thụ trong nước. Hiện nay, Tây Ban Nha đang thực hiện lắp đặt nhiều cối xay
gió nặng tới 250 tấn, với chiều cao 100 m, tại khu vực bờ biển bán đảo Iberia và các
đảo Canarias.
Dự báo do Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) nêu ra trong báo cáo về “Triển vọng phát
triển ngành năng lượng gió là tới năm 2030, nguồn năng lượng gió có thể tạo ra 20%
sản lượng điện quốc gia, tương đương tổng công suất của các nhà máy điện hạt nhân
của cả nước Mỹ hiện nay gộp lại. Hiện các nhà máy điện chạy bằng sức gió đã được
lắp đặt tại 34 bang với tổng công suất hơn 16.000 MW/năm, đáp ứng nhu cầu điện sinh
hoạt cho khoảng 4,5 triệu hộ dân. Thêm vào đó, Mỹ đang tiếp tục triển khai xây dựng
thêm các nhà máy phong điện mới, trong số này đáng chú ý là trang trại năng lượng gió
lớn nhất nước ở vùng sa mạc Mojave thuộc bang California sẽ sản xuất đủ điện sinh
hoạt cho 56.000 hộ gia đình thuộc khu vực Los Angeles. Mỹ là quốc gia có thị trường
đạt tăng trưởng mạnh nhất về nguồn năng lượng gió, xếp kế tiếp có Trung Quốc, Tây
Ban Nha và Ấn Độ.[4]
I.2.4 Năng lượng nước :
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ
điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một turbine
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của
nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều.
Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục.
13

Thuỷ điện hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ
lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ
(2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ).
Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này
chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy
thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí gas
tự nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng
có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà
máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành
Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để tích
trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm để
tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.
Tuy nhiên, các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ
sinh thái xung quanh. Các thiết kế turbine và các nhà máy thuỷ điện có lợi cho sự cân
bằng sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu.
Hơn nữa, các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản
sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide, khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh.
Về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có thể bị biến mất, như dự án Đập
Tam Hiệp ở Trung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và đập Ilisu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Với lợi thế tự nhiên là những dòng thủy triều mạnh nhất thế giới, Anh luôn đi tiên
phong trong lĩnh vực điện năng dựa vào sóng thủy triều. Tuabin phát điện chạy bằng
sóng thủy triều đầu tiên trên thế giới đã được xây dựng và trở thành một nguồn cung
cấp năng lượng sạch cho nước này. Tuabin có tên là SeaGen, đặt tại vịnh Strangford ở
Bắc Ireland, hoạt động giống như một chiếc cối xay gió đặt dưới nước với cánh quạt
quay được nhờ sóng thủy triều. Khi hoạt động, SeaGen có thể sản xuất 1,2 MW điện,
đủ cung cấp điện cho khoảng 1.000 hộ gia đình ở Anh. Thành công của Anh sẽ mở ra
tiềm năng to lớn cho ngành công nghiệp điện thế giới. [5]
14

I.2.5 Năng lượng sinh khối.


Năng lượng sinh khối (NLSK) là nguồn năng lượng cổ xưa nhất đã được con
người sử dụng khi bắt đầu biết nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Củi là nguồn năng lượng
chính cho tới đầu thế kỷ 20 khi nhiên liệu hoá thạch thay thế nó.
Trong những năm gần đây sự chú ý tới các công nghệ NLSK hiện đại nói riêng
và năng lượng tái tạo nói chung đã tăng mạnh trên toàn cầu để thay thế các nguồn năng
lượng hoá thạch. Khác với các công nghệ năng lượng tái tạo khác, công nghệ NLSK
không chỉ thay thế năng lượng hoá thạch mà nhiều khi còn góp phần xử lý chất thải vì
chúng tận dụng các nguồn chất thải để sản xuất năng lượng.
Hiện nay trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm
tới 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, sinh
khối thường là nguồn năng lượng lớn nhất, trung bình đóng góp khoảng 35% trong
tổng cung cấp năng lượng. Vì vậy NLSK giữ một vai trò quan trọng trong các dự án
năng lượng và có khả năng sẽ giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng
lượng của thế giới trong tương lai.
Năng lượng này được sử dụng là chất đốt dạng đóng bánh từ rác rưởi, phân khô
gia súc được dùng thay cho than củi, rất kinh tế và dễ kiếm ở các vùng nông thôn. Một
dạng khác được sử dụng là dạng khí Biogas sản sinh từ các ao hồ, đầm lầy hoặc các hố
phân, hố ủ rác, tạo nhiệt lượng rất lớn, không gây ô nhiễm, dùng để đun nấu thay cho
than củi hay dùng để thắp sáng thay cho dầu hoả, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi
trường. (Bảng I.1)
Việt Nam là một nước nhiệt đới nhiều nắng và mưa nên sinh khối phát triển
nhanh. Ba phần tư lãnh thổ là đất rừng nên tiềm năng phát triển gỗ lớn. Là một nước
nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Nguồn này ngày càng tăng
trưởng cùng với việc phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. (Bảng I.2)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu ứng dụng các
công nghệ NLSK ngày càng phát triển. Các chính sách và thể chế cũng đang từng bước
hình thành tạo thuận lợi cho phát triển NLSK ở nước ta.[6]
15

NLSK hiện chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng toàn quốc nhưng lâu
nay không được quan tâm. Việc khai thác sử dụng còn theo lối cổ truyền nên hiệu
quả thấp. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu nghiêm túc để NLSK phát triển tốt
hơn, góp phần vào việc phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam.
I.2.6 Năng lượng từ các nguồn đặc biệt khác.
* Năng lượng hạt nhân :
Năng lượng nguyên tử khác với các dạng năng lượng khác, trước hết bởi hàm
lượng của nó. Khi phân hạch 1g hạt nhân urani sẽ toả ra ~8.1010 J năng lượng, gấp
khoảng 3 triệu lần so với khi đốt 1g than (~ 3.104 J). Ngoài ra, dự trữ năng lượng trong
nhiên liệu hạt nhân (urani, thori) lớn gấp hàng triệu lần dự trự năng lượng trong nhiên
liệu hữu cơ. Cuối cùng, ngành năng lượng hạt nhân không phát thải NOx, CO2, SOx
gây ô nhiễm sinh quyển trái đất.
Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ
sở mới về công nghệ và năng lượng. Cần lưu ý rằng hiện nay năng lượng hạt nhân càng
ngày càng được xem như công nghệ năng lượng cận tái tạo. Điều đó rất quan trọng, bởi
vì năng lượng hạt nhân nếu được tổ chức một cách thích đáng, chế độ khép kín chu
trình nhiên liệu các actinit (tori, urani, plutoni, v.v.) có thể vận hành trong sự tái sinh
liên tục. Năng lượng hạt nhân sẽ thực hiện vai trò không chỉ của nguồn năng lượng
hiệu quả cao, mà còn có chức năng kiểm soát (kiềm chế) mức phát thải CO2 vào khí
quyển và mức phóng xạ cần thiết.
Hiện nay trên thế giới có ba thế hệ các hệ thống điện hạt nhân đang vận hành, các
thế hệ này bắt nguồn từ những mẫu thiết kế ban đầu cuối những năm 1940 (Hình I.4).
Giờ đây, các nhà khoa học đang hướng tới lò phản ứng thế hệ IV, vừa có khả năng sản
xuất hyđro, nhiệt công nghệ cũng như điện năng vừa thải ra lượng chất thải ít.
Nghị viện châu Âu, cuối năm vừa qua, đã tán thành nghị quyết cho rằng “năng
lượng hạt nhân” là tuyệt đối cần thiết để cho EU đáp ứng nhu cầu điện năng cơ bản. Xu
hướng đó đã thể hiện bằng hành động thực tế của một loạt nước: Bắc Âu, tại Phần
Lan... Ở châu Á, Trung Quốc, trước nhu cầu điện năng rất cao, đang gấp rút xây thêm
16

30 nhà máy điện hạt nhân bên cạnh 11 nhà máy đang hoạt động. Nhiều nước đang phát
triển như Argentina, Brazil và Nam Phi đang dự tính mở rộng hoạt động các nhà máy
có sẵn. Các nước khác như Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Libya... đang
xem xét việc xây dựng các lò phản ứng năng lượng đầu tiên của mình. Tuy còn nhiều
âu lo và đòi hỏi đang ở phía trước như tính an toàn của lò phản ứng hạt nhân, các công
nghệ xử lý và chôn cất chất thải hạt nhân…nhưng trước những tai họa nhãn tiền của sự
biển đối khí hậu của trái đất hiện nay, điện hạt nhân rõ ràng là một giải pháp cần được
nghiên cứu một cách sâu sắc để ứng dụng tốt nhất vào thực tế.
* Năng lượng địa nhiệt :
Theo các nhà khoa học, năng lượng địa nhiệt là một nguồn năng lượng sạch, thân
thiện và gần như vô tận, có thể đáp ứng cao hơn gấp 250.000 lần nhu cầu hàng năm của
thế giới, tác động gần như bằng không đối với khí hậu hay môi trường. Do đó, đây
được coi là một nguồn năng lượng thay thế trong tương lai. Trên toàn thế giới hiện có
24 quốc gia đang khai thác và sử dụng năng lượng địa nhiệt để sản xuất ra lượng điện
năng đủ để duy trì cho 60 triệu người – xấp xỉ bằng số dân của Vương quốc Anh. Đến
năm 2010, dự tính sẽ có khoảng 46 quốc gia sử dụng tài nguyên năng lượng này để sản
xuất ra lượng điện tương ứng với 27 nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Sự khan hiếm các nguồn nhiên liệu hóa thạch cùng với những mối đe doạ về thay
đổi khí hậu là những động lực thúc đẩy thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng có
khả năng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và NLSK. Bên cạnh đó,
những vùng thuộc “vành đai lửa ven Thái Bình Dương” là những vùng có tiềm năng
địa nhiệt rất lớn.
Hiện nay Mỹ đang là quốc gia đứng đầu về sản xuất điện từ năng lượng địa nhiệt.
Ở các nước đang phát triển như Philippin, Indonexia, Trung Quốc… năng lượng địa
nhiệt cũng đã và đang được thăm dò và sử dụng. Philippin là nước sản xuất ra điện lớn
thứ hai sau Mỹ. Hiện nay, 23% sản lượng điện của nước này được sản xuất từ nguồn
năng lượng địa nhiệt. Indonesia, là quốc gia sản xuất điện địa nhiệt lớn đứng thứ ba
trên thế giới, và hiện đang có một dự án điện địa nhiêt với công suất lên tới 6,870 MW
17

trong 10 năm tới – tương đương với gần 30% sản lượng điện hiện tại từ tất các các
nguồn khác.
Ở Châu Phi, tiềm năng phát triển năng lượng địa nhiệt cũng rất lớn, Kenya là một
trong những nước đi đầu khu vực trong việc khai thác nguồn năng lượng này.
Còn Djibouti - một quốc gia ở Đông Phi, vừa đầu tư một dự án khai thác năng
lượng địa nhiệt trị giá 150 triệu USD. Dự án này sau khi hoàn thành sẽ cung cấp gần
như toàn bộ sản lượng điện cho nước này sử dụng trong vài năm tới.
Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng vô tận có tiềm năng khai thác rất lớn..
Nhưng hiện nay, đây vẫn là một ngành còn non trẻ và chiếm thứ yếu trong sản xuất
năng lượng. Trong tương lai không xa, với những ưu điểm nổi bật so với năng lượng từ
nhiên liệu hoá thạch như hiệu quả chi phí thấp, không phát thải khí nhà kính, năng
lượng địa nhiệt sẽ nhanh chóng trở thành nguồn năng lượng chủ đạo cung cấp điện cho
thế giới.( Hình I.5)
I.3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG.
Ngày nay, khi nói đến khái miệm kiến trúc tiết kiệm năng lượng, người ta thường
đi kèm với các một loạt các khái niệm về một loạt khái niệm hay lĩnh vực nghiên cứu
sát cạnh nhau trong kiến trúc :
I.3.1 Sinh khí hậu (còn gọi là khí hậu sinh vật) là khoa học nghiên cứu khí hậu
trong tác động đối với con người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc của họ.
Cũng như vậy, kiến trúc khí hậu đã xem xét tác động này của khí hậu khi tìm các giải
pháp kiến trúc phù hợp với khí hậu mỗi địa phương, bởi vì công trình là chiếc áo thứ
ba (bộ da, áo quần, vỏ nhà và khí quyển là bốn chiếc áo) che chở con người. Vì vậy gọi
tên kiến trúc sinh khí hậu chỉ là để nhấn mạnh thêm tác động khí hậu tới con người,
đưa nó lên thành một khoa học với các nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về
quan hệ khí hậu – vi khí hậu (VKH) – con người, xác định các điều kiện tiện nghi khí
hậu và tiện nghi VKH khi đưa ra các chiến lược thiết kế kiến trúc kiểm soát khí hậu,
các giải pháp kiến trúc hợp lý cho mỗi vùng khí hậu [7]
18

I.3.2. Kiến trúc môi trường (envitronmental architecture): bao hàm một ý nghĩa
rộng hơn, xem xét ảnh hưởng qua lại giữa kiến trúc và môi trường, bao gồm khí hậu,
ánh sáng, âm thanh, chất lượng môi trường không khí, cũng như ảnh hưởng trở lại của
công trình kiến trúc đối với sự biến đổi môi trường khu vực.
I.3.3. Kiến trúc xanh (Green Building) – một cách nói khác của kiến trúc môi
trường. Xanh ở đây không chỉ là cây xanh, tuy rằng cây xanh có ý nghĩa rất lớn đối với
môi trường.
Thiết kế và xây dựng Kiến trúc theo tiêu chuẩn xanh là giảm bớt hoặc loại trừ các
tác động của công trình đến môi trường và người sử dụng. Một công trình xanh cũng
được biết đến như là một công trình có hiệu suất cao, cung cấp nhiều lợi ích cho chính
công trình, người sử dụng, ngừơi quản lý, bao gồm tăng hiệu quả sử dụng, giảm thiểu
chi phí, sử dụng năng lượng hiệu quả…
Hội đồng quản lý xây dựng xanh của Mỹ (US Green Building Council-USGBC)
theo dõi và giám sát tổ chức đứng đầu về tiêu chuẩn thiết kế công trình ảnh hưởng đến
năng lượng và môi trường (Leadership in Energy and Environmental Design – LEED)
gọi tắc là Tổ chức thiết kế “Xanh”, đề ra hệ thống đánh giá công trình xanh, với những
tiêu chuẩn về thiết kế xanh. Họ đánh giá những điểm trọng tâm về các công trình mới
với các khái niệm tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường.
Những lợi ích của công trình theo tiêu chuẩn LEED là:
 Môi trường: Nâng cao môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên, cải thiện chất
lượng không khí và nước, giảm bớt chất thải rắn, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
 Kinh tế: giảm chi phí vận hành, nâng cao giá trị tài sản và lợi nhuận, cải thiện
sản xuất, tối ưu hoá hiệu suất vòng đời kinh tế.
 Sức khoẻ cải thiện không khí, điều hoà nhiệt độ không dùng điện, nâng cao
sức khoẻ và tiện nghi cho cư dân, góp phần hình thành một cộng đồng khoẻ mạnh, có
khả năng tồn tại lâu dài và có tính thẩm mỹ cao.
19

 Cộng đồng: Một cộng đồng bền vững phải là một xã hội văn minh, phát triển,
có một nên kinh tế phát triển và môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, trong lành.
Ở Việt Nam, tỷ lệ cây xanh trong nhà và tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong một
nhóm ở, một khu ở… phải ít nhất là 10%.
I.3.4. Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng (energy–efficient Building): Hạn chế
tối đa việc sử đụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lượng điện, tận
dụng tối đa các giải pháp và thủ pháp truyền thống tạo lập tiện nghi khí hậu; khai thác
tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên; hướng cuộc sống con người trở lại đần với các
điều kiện tự nhiên., nhấn mạnh vai trò tiết kiệm năng lượng trong công trình, nhờ đó
bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, sử dụng các biện pháp thụ động (giải pháp kiến
trúc) và chủ động (pin mặt trời, bơm nhiệt...). Nội dung của nó cũng bao hàm trong
kiến trúc môi trường, kiến trúc khí hậu.
I.3.5. Kiến trúc bền vững (Sustainable architecture): không chỉ xét về độ bền lâu
của công trình, tuy rằng đó cũng là một nội dung nghiên cứu quan trọng. Đây là bền
vững của hệ sinh thái, của môi trường sống và cả của xã hội loài người (việc làm, giáo
dục, giải trí, sức khỏe, giao thông...) cũng là một nội dung nghiên cứu của kiến trúc
môi trường, kiến trúc sinh thái.
I.3.6. Kiến trúc sinh thái (Ecological architecture): xem xét tổng quát hơn và
rộng hơn nữa về ảnh hưởng của kiến trúc đến hệ sinh thái khu vực cũng như một vùng
lãnh thổ, một quốc gia hay toàn cầu. Trong hệ sinh thái người, có thể xem xét đến cả
những yếu tố tinh thần, tập quán, nếp sống, văn hóa, xã hội trong kiến trúc.
Trong thời đại ngày nay, khi môi trường trái đất bị hủy hoại nghiêm trọng, gây ra
những biến đổi khí hậu cục bộ và toàn cầu và cùng với nó là những thảm họa đối với
loài người, thì vấn đề kiến trúc và môi trường càng tập trung được sự quan tâm của
những người làm công tác kiến trúc – xây dựng toàn thế giới. Bởi vì các công trình xây
dựng, quá trình đô thị hóa, tiện nghi cao của cuộc sống trong nhà chính là một trong
những nguyên nhân chủ yếu tàn phá môi trường. Chúng ta tiêu thụ năng lượng ngày
một nhiều cho tiện nghi cuộc sống, thải vào môi trường khí CO2, nhiệt thừa, các khí
20

độc hại, hơi xăng và khói xe, bụi và khói các nhà máy, hóa chất và thuốc trừ sâu,
phóng xạ v.v... (Hình I.6)
I.4 NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG CHUNG CƯ CAO TẦNG.
I.4.1 Nhu cầu về năng lượng trong chung cư cao tầng.
Nhu cầu về năng lượng trong nhà ở nói chung và trong các CCCT nói riêng chủ
yếu là những nhu cầu sau:
+ Đun nấu : than, củi, dầu, điện, ga…
+ Chiếu sáng : dầu, điện, mặt trời…
+ Điều hòa nhiệt độ : tất cả các loại năng lượng trên.
+ Các nhu cầu sinh hoạt khác .
+ Giao thông.
+ Quản lý tòa nhà.
Các nguồn năng lượng đảm bảo các điều kiện thuận lợi về chế độ nhiệt, ánh sáng,
âm thanh cho con người. Trình độ văn minh ngày càng cao thì yêu cầu về tiện nghi
năng lượng ngày càng gay gắt. Theo kết quả đánh giá của các chuyên gia thì chi phí
năng lượng trong gia đình ở các nước phát triển chiếm đến 20-30% nguồn năng lượng.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhu cầu về năng lượng để đảm bảo vận hành các phương tiện
kỹ thuật cho một hộ gia đình hầu như đều chỉ tiêu thụ các nguồn năng lượng tuyền
thống như: than, điện, củi, dầu khí ( các nguồn năng lượng dự trữ của trái đất) không
những gây ô nhiễm cho môi trường mà còn không có khả năng tái sinh.
Trong khi đó, trong thiên nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều tiềm năng về năng lượng
sạch, không gây ô nhiễm, có khả năng tái sinh và có một hiệu quả kinh tế rất to lớn.
I.4.2 Các yếu tố làm hao tổn năng lượng trong CCCT.
I.4.2.1 Yếu tố tự nhiên.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè, lạnh
hanh về mùa đông. Kẻ thù chính của hầu hết mọi công trình ở nước ta chính là mưa, độ
ẩm cao. Những yếu tố này đã làm hao tổn một phần năng lượng dùng trong công trình
để dùng cho việc tránh nóng, điều hòa nhiệt độ, thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.
21

Ánh sáng mặt trời tạo ra ánh sáng tự nhiên và diệt khuẩn hữu hiệu cho công trình
vào ban ngày, tạo mức chênh lệch nhiệt áp giữa trong và ngoài nhà tạo thành luồng đối
lưu không khí làm thoáng trong nhà, chống ẩm mốc, rêu bám. Tuy nhiên, khi nắng quá
gay gắt, nó lại tạo cho con người sự khó chịu do độ chói và do sự nóng bức do nó gây
ra, dẫn đến nhu cầu phải sử dụng năng lượng làm mát.
Gió cải tạo khí hậu công trình, tạo môi trường ở trong lành, xua đi cái nóng và
giảm độ ẩm trong nhà, nhưng khi trời trở lạnh vào mùa đông, gió lại gây ra tổn thất
nhiệt trong công trình, dẫn đến nhu cầu phải sử dụng năng lượng để giữ ấm.
I.4.2.2 Yếu tố nhân tạo.
Theo khảo sát về khả năng bảo tồn năng lượng của hình thức kiến trúc, ta có các
yếu tố nhân tạo sau ảnh hưởng làm hao tổn năng lượng trong căn hộ gia đình:
+ Tạo hình kiến trúc và quan hệ của nó với tự nhiên xung quanh (hệ thống kiểu
bị động )
+ Hệ thống vận hành của kiến trúc, tức là hệ thống công trình cơ điện ( hệ thống
kiểu chủ động ).
+ Sự quản lý hệ thống kiến trúc (sự quản lý hiệu quả hệ thống chất thải và năng
lượng ).
Trong đó, yếu tố thứ hai là yếu tố gây tổn hao nhất trong tổng tiêu hao năng
lượng. Trong chu kỳ sử dụng, năng lượng ẩn chứa của tự thân kiến trúc chỉ chiếm 35%
tổng năng lượng sử dụng, 65% còn lại quan hệ với phương thức vận hành kinh doanh
của nó.( Hình I.7)
I.4.3 Yêu cầu đối với việc thiết kế tiết kiệm năng lượng trong CCCT.
Ngày nay, các nước trên thế giới đang tìm cách đưa ra các thông số cụ thể về vấn
đề tiết kiệm năng lượng trong công trình nhà ở nói chung và công trình CCCT nói
riêng và từ đó nói lên tính khả thi cũng như phương hướng cụ thể của việc tiết kiệm các
nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu ở của con người.
Tính kinh tế của một công trình kiến trúc CCCT không đơn thuần chỉ dựa vào gía
thành xây dựng ban đầu mà còn phải tính đến chi phí cho việc sửa chữa, điều hành hoạt
22

động cũng như hoạt động bảo trì cho nó sau này, trong đó, một phần lớn chi phí bị tiêu
hao vào việc giải quyết năng lượng trong căn hộ gia đình. Ở các nước có công nghệ
phát triển thì có tới 40% năng lượng bị tiêu hao trong công trình. Qua ước tính sơ bộ
thì 2/3-3/4 số năng lượng đó có thể tiết kiệm được thông qua các giải pháp kiến trúc
một cách chính xác và lý tưởng. Một công trình kiến trúc CCCT đáp ứng tốt nhất cho
việc tận dụng năng lượng mặt trời, gió thông qua việc thông thoáng, chiếu sáng tự
nhiên, sử dụng hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng tái
sinh sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng từ 20-40% trong chu kỳ tuổi thọ. Một công trình
với các thiết kế mới về tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm đến hơn 20 lần chi phí về
năng lượng.
Để tiết kiệm năng lượng được hiệu quả, phải kết hợp cả 3 mặt tác động nhân tạo
ngay từ giai đoạn quy hoạch. Mặc dù hệ thống thiết bị kỹ thuật tiết kiệm năng lượng
chủ động có thể giảm bớt tiêu hao năng lượng rất đáng kể nhưng nếu ngay từ khi bắt
đầu thiết kế công trình đã không chú trọng đến lựa chọn các giải pháp tối ưu cho việc
tiết kiệm năng lượng trong các giải pháp thiết kế thì nguồn năng lượng hao hụt sẽ rất
lớn. Những cố gắng thay đổi sau này chỉ làm tốn kém thêm mà không thể khắc phục
được vấn đề một cách hiệu quả.
Thông qua các giải pháp thiết kế ngay từ khâu tạo hình kiến trúc để công trình có
thể sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên để vận hành theo cách ít tốn năng lượng nhất
không những có một ý nghĩa to lớn đối với ngành năng lượng mà còn đem lại cho thiết
kế kiến trúc những khái niệm mới, những quan niệm mới về kiến trúc bền vững, hòa
hợp với thiên nhiên, và góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng.
Không nên sử dụng quá mức cần thiết tường kính, máy điều hòa nhiệt độ cơ khí
và phải sử dụng các thiết bị chống bức xạ mặt trời, các giải pháp chiếu sáng, thông
thoáng trong công trình kiến trúc CCCT để tiết kiệm năng lượng. Vận dụng hiệu quả
kiến trúc truyền thống vào xây dựng để đảm bảo môi trường khí hậu sinh học hợp lý,
áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát huy tối đa hiêu quả của kiến trúc tiết kiệm
năng lượng trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
23

I.5 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TIẾT


KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
I.5.1 Thực trạng nghiên cứu trên Thế giới :
Trên Thế giới, việc thiết kế các công trình kiến trúc sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả không phải là một vấn đề mới. Cuộc khủng năng lượng năm 70 của thế kỷ
XX đã dẫn đến nhiều quốc gia tiên tiến đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái sinh như
năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, năng lượng thủy triều. Ngành xây dựng công
trình cũng không là ngoại lệ với hàng loạt các nghiên cứu về việc tiết kiệm năng lượng
trong thiết kế và hoạt động của công trình, đặc biệt là công trình CCCT, các công trình
có mức độ tiêu thụ năng lượng đứng vào hàng cao nhất của toàn xã hội.
Erdos, TP nằm phía Tây Nam khu tự trị Nội Mông, thuộc phía Bắc Trung Quốc,
đang được biết đến với dự án vệ sinh bền vững mang tên TP sinh thái Erdos. Điểm độc
đáo của chung cư này là hệ thống vệ sinh riêng biệt với tính năng thu gom - phân lập
nước tiểu và phân, xử lý nước thải từ nhà bếp và máy giặt, phân loại và thu gom rác
thải khô, chế thành phân trộn và tái sử dụng trong nông nghiệp. Đó là một hệ thống vệ
sinh sinh thái với một chu trình khép kín : con người –> nước tiểu và phân –> phân bón
an toàn –> đất –> cây trồng –> thực phẩm –> con người. (Hình I.8)
Ngoài ra, Trung Quốc đang chú ý phát triển loại chung cư tiết kiệm năng lượng.
Đặc điểm chung của chung cư loại này là khi thiết kế, người ta đã tính toán mức tiêu
hao năng lượng như sưởi ấm, thông gió, cấp nước nóng... một cách tối ưu thông qua
việc sử dụng thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng.. Khu chung
cư này áp dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng tiên tiến, giúp tiêu hao năng lượng thấp.
Kể từ năm 1998 đến nay, những kiến trúc mới của Bắc Kinh đều đạt tiêu chuẩn tiết
kiệm năng lượng 50%. Riêng chung cư Phong Thượng đạt tiêu chuẩn tiết kiệm năng
lượng đạt đến 90%. [8]
Trong mấy năm gần đây, khuynh hướng thiết kế kiến trúc nghiêng mạnh về phía
sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong kỹ thuật tích hợp kiến trúc năng lượng
mặt trời, gọi tắt là BIPV, các tế bào quang điện hay pin mặt trời làm thành bộ phận của
24

vật liệu xây dựng tạo thành bộ da, tức mặt ngoài công trình từ sân, mái, tường đến các
cửa kính. Chúng hấp thu trực tiếp tia nắng mặt trời, biến thành điện năng, kết nối vào
nhau, tích trữ trong bình acquy để sử dụng như dòng một chiều (DC), hay qua bộ
chuyển dòng để dùng như dòng điện xoay chiều (AC). Hiện nay Châu Âu là nơi có
nhiều công trình tích hợp theo kiểu BIPV nhất, trong khi Hoa Kỳ, các nước vùng vịnh
và nhiều công trình xây dựng dọc theo duyên hải hay trên hải đảo ưa chuộng hơn với
kiểu tích hợp kiến trúc - điện gió. Người ta nghĩ đến việc lắp đặt đồng hồ mạng (net-
metering) để một công trình kiến trúc có thể vừa là khách mua vừa là người bán năng
lượng thông qua hệ thống lưới điện .
Hiện nay, nước Đức đã có những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn năng lượng
bằng những thay đổi gần đây trong Luật Xây dựng, các tiêu chuẩn bảo tồn năng lượng
trong xây dựng, với sự phát triển của kiểu “Ngôi nhà thụ động”. Lợi thế quan trọng
nhất của kiểu nhà này là việc loại bỏ các phương pháp sưởi ấm thông thường do sự
cách nhiệt tối ưu. (xem thêm ở chương III)
Hà Lan là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xây dựng công trình sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Người Hà Lan đã thiết kế các công trình tiết kiệm năng
lượng bằng nhiều cách. Sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên một cách tối đa. Thiết kế
công trình sao cho có thể tận dụng triệt để nguồn năng lượng vô tận, như năng lượng từ
gió, mặt trời. Và ngay trong thiết kế quy hoạch không gian, việc bố trí không gian, hình
thức kiến trúc cũng phải triệt để tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà khi đưa vào sử
dụng. Các hình thức mái và kết cấu ngăn che được thiết kế linh hoạt và đa dạng.
Những tấm pin mặt trời cũng chính là mái nhà – khu ở Eva Lanxmeer. Các ngôi
nhà này đều có các phần nhà kính để hứng và giữ nhiệt lượng (hiệu ứng nhà kính) cho
các phòng ở và trồng cây. Các nhà thiết kế còn dùng giải pháp sử dụng ánh sáng tự
nhiên rọi vào các phòng, khu vực giữa nhà được chiếu sáng bằng thiết bị chuyển ánh
sáng từ ngoài vào nhà. Trong nhà còn hệ thống tái sử dụng nhiệt. Thông thường không
khí bẩn khi ra ngoài sẽ đem theo nhiệt năng, không khí sạch đưa vào sẽ rất nóng (hoặc
lạnh) và phải mất thêm nhiệt để làm mát (ấm) lên, nhờ hệ thống tái sử dụng nhiệt,
25

người ta vẫn sử dụng được nhiệt của không khí bẩn trước khi thoát ra khỏi nhà để làm
mát (ấm) không khí nóng (lạnh) sạch vào nhà, chỉ cần cung cấp một phần năng lượng
nhỏ là đảm bảo độ mát (ấm) theo yêu cầu. Khí đốt (biogas) cũng được cung cấp qua hệ
thống tạo khí ga sinh học, hệ thống này kết hợp với hệ thống máy lọc sống để xử lý
nước thải.
I.5.2 Thực trạng nghiên cứu trong nước.
CCCT tiết kiệm năng lượng, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sống
không còn mới mẻ trên thế giới. Ngay cả ở Việt Nam, Bộ khoa học công nghệ cũng đã
từng đề cập đến vấn đề này.
Công nghệ lạc hậu, thiết kế không chú trọng đến yếu tố sử dụng điện hiệu quả, là
nguyên nhân khiến cho các tòa nhà tại Việt Nam trở thành một trong những đối tượng
có mức tiêu hao năng lượng lãng phí nhất khu vực Đông Nam Á. Việc cải tạo, khắc
phục yếu tố trên sẽ tiết kiệm ít nhất 20% – 30% chi phí tiền điện các tòa nhà mỗi năm.
Và trên thực tế, cho đến nay nhiều tòa nhà đã bắt đầu được thiết kế theo hướng quan
tâm đến vấn đề này.
Các công trình CCCT có diện tích sàn trên 10.000m² tại Hà Nội và TPHCM rất
lớn, khoảng 1 – 2 triệu kWh điện/năm. Nguyên nhân là do trào lưu chạy theo kiến trúc
hiện đại phương Tây, bỏ qua nghiên cứu giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Điển hình là các tòa nhà thường sử dụng quá nhiều kính, không phù hợp với khí hậu
nhiệt đới tại Việt Nam. Trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình chỉ mới chú
trọng đến vấn đề thẩm mỹ và kết nối hạ tầng công trình mà thiếu quan tâm đến yếu tố
cách nhiệt cho kết cấu công trình, hiệu quả sử dụng năng lượng. Năng lượng trong các
CCCT tại Tp Hồ Chí Minh được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho chiếu sáng, làm mát,
sưởi ấm, hút ẩm và vận hành công trình.
Về kiến trúc : Trình độ thiết kế nhà cao tầng ở nước ta vẫn còn hạn chế. Có rất
nhiều nhược điểm trong thiết kế. Phổ biến là hiện tượng thiết kế nhà hành lang giữa,
thông thoáng kém, nhiều hộ có phòng hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Các ngôi
nhà có tỷ lệ nhà hướng xấu và tốt 50/50 vẫn đang được xây dựng. Bố trí cơ cấu căn hộ
26

bên trong không hợp lý, hệ thống cửa sổ ngả dần theo xu hướng sử dụng cửa của các
nước phương Tây khí hậu ôn đới, không tìm tòi hướng giải quyết cho khu vực khí hậu
nhiệt đới.
Về kết cấu cũng chưa kịp theo với đòi hỏi của kiến trúc, đôi khi đi vào các giải
pháp không hợp lý như đưa khối thang máy sâu vào trong, làm nhà có bề dày lớn. Các
giải pháp đó làm tăng tính ổn định của công trình nhưng hoàn toàn bất lợi cho kiến trúc
về vấn đề thông thoáng, tiết kiệm năng lượng.
Về kỹ thuật còn quá nhiều nhược điểm về chất lượng thang máy, chất lượng hệ
thống cung cấp điện, nước, phòng cháy cứu hỏa, hệ thống an ninh, thông tin...
Ngoài ra, các khu cung cư cao tầng vẫn chưa có xu hướng kếp hợp kiến trúc –
năng lượng. Trình độ quản lý, điều kiện kinh tế, mức sống, đặc điểm xã hội,..còn kém
dẫn đến ít chú trọng đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong CCCT.
 Khu đô thi sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam sắp sửa có một khu đô thị mới rất đặc biệt: sử dụng nước mưa, điện từ
năng lượng mặt trời và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường nằm ở Xã Tam
Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô khoảng 16.000 người, trên diện
tích 157,7 ha bao gồm trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu
phim, trung tâm thể dục thể thao, các khu dân cư và CCCT.
Khu đô thị sẽ sử dụng nguồn điện được sản xuất từ năng lượng mặt trời. Các tấm
panel rất lớn thu năng lượng mặt trời để sản xuất điện sẽ được đặt trên tất cả các mái
nhà. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt của cư dân sẽ là nước mưa được xử lý thành nước
sạch; còn nước thải trong khu đô thị sẽ được xử lý trở thành nước dùng để tưới cây cỏ.
Rác thải của khu đô thị cũng không bỏ đi, mà sẽ được tận dụng để sản xuất điện. Các
căn nhà sẽ được thiết kế sao cho mùa đông có thể đón nhận được ánh nắng mặt trời ấm
áp, vào mùa hè thì ngược lại. Vật liệu xây dựng khu đô thị được sản xuất theo công
nghệ mới, chống nắng, chống cháy, chống động đất. Ngoài ra, khu đô thị còn sử dụng
vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như xi măng "xanh", sợi carbon (nhẹ như
nhựa và cứng như kim loại)... để không làm tổn hại đến môi trường.(Hình I.9) [9]
27

I.5.3 Những kết luận cho việc nghiên cứu thực trạng kiến trúc tiết kiệm
năng lượng :
Để có thể rút ngắn giai đoạn trong thiết kế các khu CCCT tiết kiệm năng lượng ở
Việt Nam, nên xây dựng các tiêu chuẩn chặt chẽ về kiến trúc, quy hoạch, về kỹ thuật,
hạ tầng ... mà cần có các quy chuẩn đồng bộ khác trong tiết kiệm năng lượng.
Việc tuyên truyền cho người ở hiểu biết về nhà CCCT tiết kiệm năng lượng cũng
như lợi ích từ nó, những ưu nhược điểm sẽ giúp cho người sử dụng cũng như nhà đầu
tư có một kiến thức đủ nhằm chọn lựa giải pháp tiết kiệm năng lượng tốt nhất cho công
trình. Các CCCT tiết kiệm năng lượng hiện nay ở các nước phát triển đã đi vào giai
đoạn chuẩn mực kiến trúc cũng như các vấn đề kỹ thuật sử dụng năng lượng chủ động
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Các vấn đề thông thoáng, chiếu sáng tự
nhiên, chất lượng thẩm mỹ của kiến trúc đã đạt được những thành tựu khả quan, những
hiệu quả lớn có thể. Tuy nhiên để vận dụng tốt vào điều kiện khí hậu cũng như kiến
trúc truyền thống của Việt Nam còn cần những nghiên cứu đúng mực và nghiêm túc.
Hơn thế, các quy chuẩn về tiết kiệm năng lương cho CCCT cần phải được chú trọng,
việc đánh giá chất lượng CCCT cần quan tâm hơn đến tỷ lệ cây xanh, mặt nước, môi
trường và hiệu quả về tiết kiệm năng lượng của công trình kiến trúc.
Đồng thời, nhà ở tiết kiệm năng lượng nói chung và CCCT nói riêng chỉ có thể
mang tính khả thi khi các đô thị, các khu dân cư được cải tạo, được quy hoạch xây
dựng theo những quan điểm và bài bản của kiến trúc tiết kiệm năng lượng. Các hạt
nhân CCCT không thể nào cải thiện đáng kể các điều kiện tiện nghi khí hậu vì tiện
nghi sống trong một đô thị bị ô nhiễm, bị suy thoái về phương diện môi trường. Đã đến
lúc chúng ta phải giương cao khẩu hiệu "Về với và sống cùng thiên nhiên".
28

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Thế giới ngày nay đang đứng trước những thách thức của sự khan hiếm nguồn
nguyên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hoá thạch, theo đó giá dầu mỏ đang leo thang nhanh
chóng, đe doạ một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Theo đó, năng lượng cùng
với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Các
quốc gia thuộc các mức độ phát triển khác nhau, từ các nước phát triển, cho đến các
nước đang phát triển đều đã đang phải hoạch định các chiến lược quốc gia của mình để
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và tìm kiếm, phát triển các nguồn năng lượng
sạch thay thế dầu mỏ.Việc sử dụng năng lượng cho sinh hoạt (điều hoà không khí,
chiếu sáng, các thiết bị sinh hoạt…) trong các công trình dân dụng chiếm hơn 50%
tổng số năng lượng tiêu dùng trên thế giới. Do đó việc hạ thấp lượng tiêu dùng năng
lượng trong công trình dân dụng được các nước rất quan tâm.
Vì thế về hướng phát triển duy nhất của các quốc gia là tìm về với nguồn năng
lượng sạch, có khả năng tái sinh, khong làm tổn hại đến môi trường. Lĩnh vực kiến trúc
không là ngoại lệ, đặc biệt là kiến trúc CCCT, nơi tiêu thụ chủ yếu năng lượng cho nhu
cầu, hoạt động sống của con người. Tình hình nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho
thấy tiềm năng cũng như cơ hội rất lớn cho lĩnh vực kiến trúc tiết kiệm năng lượng này.
Với tình hình là CCCT đang xuất hiện tràn lan như một xu thế, giải pháp cho nhu
cầu nhà ở khan hiếm như hiện nay thì tiết kiệm năng lượng cho CCCT để vừa đáp ứng
cho nhu cầu tiêu thụ của cong người vừa đảm bảo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường là một vần đề cần phải được quan tâm một cách đúng mực. Tuy nhiên, cần phải
xem xét nghiên cứu kỹ càng trước khi ứng dụng vào thực tế.
Tóm lại, trước khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc tiết kiệm năng
lượng, chúng ta cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để có
thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra được một mô
hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền
vững tại Việt Nam.
29

CHƯƠNG II : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

II.1 YẾU TỐ TỰ NHIÊN - SINH KHÍ HẬU :


Theo TCVN 4088-85, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miềm khí hậu phía Nam -
vùng B5. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ cao
nhất không vượt 40oC và thấp nhất không dưới 10oC. Hàng năm có hai mùa khô và
mưa. Cường độ mưa khá lớn.Hướng gió mát là Đông Nam, Tây Nam, Đông và Tây.
(Bảng II.1)
II.1.1 Vị trí địa lý:
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, đất đai đa
dạng và phong phú, nguồn sông nước dồi dào, vùng biển và thềm lục địa rộng lớn. Đặc
biệt, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng những công nghệ thích hợp tạo động
lực phát triển kiến trúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TP.HCM có địa hình rất bằng phẳng, với độ dốc trung bình 4,4cm/km về hướng
biển cách 50km về phía nam. Trên địa hình phẳng lì này có nhiều con rạch chạy tự
nhiên, thực chất là những nhánh sông có lưu lượng nước riêng thay đổi theo mùa và
được tăng cường nhờ dòng nước triều ra vào thường xuyên. Thành phố có khoảng
93km kênh rạch chia làm 4 kênh chính và 29 kênh nhánh, tất cả đều đổ ra sông Sài
Gòn. Thành phố nằm trên sông Sài Gòn, tại đây sông rộng khoảng 300m, sâu 20m, vận
tốc dòng chảy khá lớn.
Đây là vùng đất cao, ở trung tâm thành phố cao hơn 10m so với mực nước. Mực
nước cao hơn mặt nước biển 1 – 2m nên việc dẫn thủy rất dễ dàng. Nhờ nền đất cao, ít
bị lụt lội nên thành phố có thể xây dựng được nhà cao tầng dễ dàng. Bên cạnh đó, tài
nguyên nước ngầm cũng rất phong phú..
II.1.2 Khí hậu :
TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có mùa khô, không có mùa lạnh với
hai mùa kéo dài như nhau: mùa mưa từ tháng 5 – tháng 10, mùa khô từ tháng 11 –
30

tháng 4. Khí hậu nói chung ổn định và ít bị thiên tai. Thảm thực vật kể cả mùa khô
cũng rất đa dạng.
Nhìn bảng trên cho thấy, TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm nên việc
thông thoáng và làm mát cho nhà ở phục vụ cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng là rất
quan trọng. Do yếu tố quyết định chủ yếu khi sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT)
phụ thuộc vào tổng bức xạ mặt trời (BXMT) nên TP.HCM với khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm và lượng BXMT lớn, liên tục, có nhiều thuận lợi cơ bản trong việc nghiên cứu sử
dụng nguồn NLMT.
II.1.3 Thực trạng môi trường:
Vấn đề mà dư luận thành phố hiện nay đang bức xúc là tình trạng ô nhiễm môi
trường, có thể nói là cả ba môi trường: đất, nước, khí và cả tiếng ồn.
- Môi trường tự nhiên của thành phố và khu vực lân cận hiện nay đang bị ảnh
hưởng rất nghiêm trọng. Tài nguyên sinh học lớp phủ thực vật đang suy giảm, đặc biệt
là rừng giảm tới 50% nhất là miền Đông Nam Bộ. Các nguồn nước, bao gồm cả nước
mặt và nước ngầm cũng lâm vào tình trạng nhiễm bẩn nặng nề. Trên địa bàn thành phố
có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Hai con sông này
gặp nhau ở trung tâm thành phố tại các đoạn sông Nhà Bè và Soài Rạp dài 80km và toả
vào 11 con kênh lớn của thành phố với chiều dài 700km. Đây là một yếu tố thiên nhiên
thuận lợi nhưng hiện nay đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm cũng ô nhiễm
do nước thải và các chất thải bẩn ngấm từ trên mặt xuống, hoặc bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn…
- Lượng rác thải và các chất thải rắn tăng lên rất nhiều. Biện pháp xử lý rác chủ
yếu là đổ ra bãi rác thoải ngoài trời, phần bị đốt, phần lại được thải bỏ xuống kênh
rạch, ao hay sông hay ra những bãi đất trống gây ô nhiễm đất, mạch nước ngầm, nước
mặt và không khí.
- Tất cả những vấn đề ô nhiễm môi trường trêm đang ngày càng làm trầm trọng
thêm vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề được các nhà khoa học cảnh báo là đã và
31

sẽ tác động đến mọi mặt của tự nhiên và xã hội, trong đó trực tiếp ảnh hưởng đến đời
sống của con người.
Tóm lại, qua các mặt vị trí địa lý, khí hậu và thực trạng môi trường sinh thái
TP.HCM, chúng ta có thể nhận thấy rằng các yếu tố tự nhiên ở đây thật phong phú và
đa dạng, hội đủ các điều kiện để hướng tới một thành phố sinh thái, có thể tận dụng tối
đa nắng, gió, mưa, khí trời, sông nước… vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giữ gìn
nguồn tài nguyên năng lượng thiên nhiên quý giá vốn đang ngày càng cạn kiệt do nhu
cầu vô hạn của con người. Và qua đó, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững và thân
thiện với môi trường, một mục tiêu sống còn đối với tất cả các quốc gia ngày nay.
II.2 YẾU TỐ KINH TẾ, KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ XÃ HỘI :
II.2.1 Tiềm năng kinh tế:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2010 đã khẳng
định tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố năm 2000 là 13% trong đó dịch vụ khoảng
14,4%, công nghiệp và xây dựng khoảng 14%, nông lâm nghiệp và khai thác khoáng
sản 4%. Cơ cấu GDP của thành phố tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ – công
nghiệp và nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 54%, công nghiệp 45,3%, nông lâm
nghiệp và khai thác 0,7% [10]
Năm 1998, tổng giá trị sản lượng công nghiệp của TP.HCM chiếm 29,4% giá trị
sản lượng công nghiệp toàn quốc và 80% của vùng. Tại TP.HCM, bình quân thu nhập /
người / năm 2000 là 1600 USD, cao gần 4 lần mức trung bình cả nước và năm 2010 sẽ
là 4540 USD cho thấy tiềm năng kinh tế của TP.HCM là to lớn, mức sống trung bình
của nhân dân thuận lợi hơn các vùng khác ở trong nước.
III.2.2 Tiềm năng khoa học công nghệ :
Thành phố là một trung tâm công nghiệp, văn hoá, khoa học kỹ thuật và giao dịch
quốc tế lớn của cả nước. Về mặt khoa học kỹ thuật, thành phố là nơi tập trung nhiều cơ
quan nghiên cứu, nhiều trường đại học có uy tín trong và ngoài nước đang triển khai
nhiều chương trình và đề tài khoa học có ý nghĩa đối với sự phát triển nhiều mặt của
32

đất nước và thành phố. Ở đây cũng là nơi hiện diện một đội ngũ hùng hậu những người
làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, trong đó không ít người có học hàm, học vị cao.
Trong lĩnh vực xây dựng, đó là các trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Kiến
trúc TP.HCM… với một bề dày đào tạo và nghiên cứu khoa học được đánh giá cao.
Tiềm năng khoa học kỹ thuật của thành phố là điều kiện quan trọng để phát hiện,
triển khai các đề tài nghiên cứu liên quan đến tiết kiệm năng lượng và nhà ở cao tầng.
II.2.3 Vấn đề dân số và nhà ở:
- Dân số tăng, nhu cầu nhà ở tăng:
Ở TP.HCM với hơn 5 triệu dân (thực tế khoảng 8 triệu), trong đó 85% tập trung
tại khu vực đô thị, đất chật người đông, đặc biệt ở các quận gần trung tâm, mật độ dân
số rất cao từ 300 – 500 người/ha …, một sức ép khủng khiếp đối với thành phố mà
thiết kế ban đầu chỉ cho 50 vạn dân. Việc tăng dân số đưa tới nhu cầu nhà ở tăng cao,
đặt ra cho chính quyền thành phố yêu cầu cấp bách xây dựng nhà ở cho nhân
dân.(Bảng II.2)
- Nâng cao chất lượng ở:
Cùng với việc phát triển của nền kinh tế, đời sống được nâng cao, chất lượng ở
cũng đỏi được nâng lên. Chất lượng ở gắn liền với chất lượng không gian môi trường
trực tiếp ở chung quanh nhà, từng bước gia tăng diện tích sàn ở, đến năng cao tiện nhi
ở. Khi đời sống được nâng lên, nhu cầu sử sụng năng lượng cho các hoạt động sống
cũng tăng theo. Theo kết quả điều tra trên Tạp chí Xã hội học, yêu cầu của người dân
đô thị đối với một căn hộ là: Căn hộ có đầy đủ tiện nghi và số phòng cần thiết; có sự
độc lập riêng biệt và thông thoáng tốt; ở gần trung tâm hoặc nơi có dịch vụ tốt; gần nơi
làm việc; có hàng xóm láng giềng tốt; có sân vườn; ở khu vực yên tĩnh, gần công viên.
Trong cuộc sống công nghiệp, con người đã phải lao động với cường độ cao, về đến
nhà lại phải sống trong căn hộ chật hẹp thiếu tiện nghi, tiện ích sinh hoạt thì rất dễ rơi
vào tình trạng mất cân bằng về tâm sinh lý. Điều này rất dễ dẫn đến việc tiêu hao quá
nhiều năng lượng tại các thành phố lớn.
33

Quá trình đô thị hoá của TP.HCM với nhiều thách thức trong đó có vấn đề tăng
dân số đã đặt ra cho các cấp thành phố nhiều bài toán khó phải giải quyết. Một trong
những bài toán hóc búa đó là phải vừa đáp ứng khá tốt cho nhu cầu sinh hoạt hằng
ngày của con người, năng cao chất lượng sống, và vừa phải hướng tới mục tiêu tiết
kiệm năng lượng. Với tiềm năng kinh tế, tiềm năng khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả
nước, TP.HCM có điều kiện tốt để thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra.
II.3 YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG :
II.3.1 Kinh nghiệm và đặc điểm của nhà ở dân gian truyền thống:
Tuy thiết kế kiến trúc tiết kiệm năng lượng là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam
nhưng nhiều nội dung của mô hình kiến trúc này đã được biểu hiện ở kiến trúc nhà ở
dân gian truyền thống. Nhiều chuyên gia học giả đã nhận định nhà ở dân gian Việt
Nam là một mô hình kiến trúc khá hoàn chỉnh trong việc sử dụng triệt để môi trường tự
nhiên vào việc tiết kiệm năng lượng. Những nhà sàn, những mái nhà tranh cùng với
những bức tường trình từ lâu đã là giải pháp cho tiết kiệm năng lượng trong công trình.
Trên mọi miền đất nước, do những điều kiện địa hình, khí hậu, kinh tế và văn
hoá khác nhau nên kiến trúc nhà ở dân gian của mỗi dân tộc cũng có những nét khác
biệt. Nhưng tựu chung, nó có một số đặc điểm như sau:
 Bên ngoài nhà: Đặc điểm nổi bật của nhà dân gian nông thôn là hài hoà, gắn
bó như là một yếu tố hữu cơ của thiên nhiên. Nông thôn Việt Nam với mảnh vườn, ao
cá đã trở thành hình ảnh riêng đặc trưng của dân tộc.
+ Trước mặt hoặc cạnh nhà là ao thả cá
+ Cạnh ao, trước sân trồng cây ăn quả thấp.
+ Phía đầu hồi nhà, cây trầu bám phủ kín tường: các cây to, cao, tán dày thường
được trồng ở phía đông, đông bắc, phía tây.
Cách trồng cây như trên đã có tác dụng: vừa đón được gió mát mùa hè, vừa tránh
được gió rét mùa đông, vừa che BXMT tạo được sự đối lưu khí làm mát cho nhà.
34

 Trong nhà: đa số đều có nhà chính đều quay về hướng nam hoặc đông nam
để đón được gió mát và trong lành từ biển thổi vào.
- Không gian sử dụng linh hoạt, đa năng, thường ít phân nhỏ, tránh tốn kém năng
lượng. Mái hiên, làm nhiệm vụ chuyển tiếp không gian trong và ngoài nhà, thường
rộng để BXMT không chiếu trực tiếp vào từơng.
- Trong nhà dân gian thường có các sân trong, ngoài nhiệm vụ lấy sáng, còn tạo
ra sự thông thoáng chung cho toàn nhà.
- Nhà có kết cấu khung chịu lực, tường vách chỉ làm nhiệm vụ bao che, đạt trình
độ cao của nguyên tắc xây dựng điển hình “tối thiểu là tối đa”.
- Sử dụng vật liệu có sẵn ở địa phương, thân thiện với môi trường.
- Mái tường được lợp bằng cỏ tranh hoặc mái ngói âm dương có cấu trúc nhiều
lớp nên cách nhiệt rất tốt, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
- Tường có hai loại:
* Tường mỏng thoáng: là các vách phên đan bằng tre, nứa để buổi trưa bức xạ
nhiệt dễ dàng xâm nhập vào làm nóng không khí trong phòng, buổi chiều nó cũng dễ
dàng cho khí nóng thoát ra ngoài làm mát cho ngôi nhà.
* Tường kiên cố: bằng gạch dày. Các loại tường này bền, nên có sức chịu lực và
chống nóng rất tốt.
- Cánh cửa chống lên có tác dụng như mái hiên che nắng tránh được ảnh hưởng
trực tiếp vào nhà. Các nhà xây gạch thường được quét vôi trắng, có tác dụng phản xạ
nhiệt.
II.3.2 Nhà ở dân gian truyền thống-một mô hình nhà ở tiết kiệm năng lượng:
Ba yếu tố “người, đất, nước” là ba yếu tố cơ bản để tạo nên cân bằng sinh thái
trong nhà ở dân gian vùng nhiệt đới nóng ẩm. Toàn bộ ngôi nhà thể hiện rất rõ nguyên
tắc bố cục nhà, vườn ao, chuồng trại để tạo ra một chuỗi khép kín về dòng năng lượng,
chuỗi thức ăn và dòng vật chất. Họ đã khai thác về mặt sinh thái để tiết kiệm tối đa
năng lượng tiêu hao trong nhà đồng thời hài hoà với môi trường, tạo điều kiện cân
35

bằng để giữ thế ổn định chung. Rõ ràng, ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết tạo dựng cho
mình một ngôi nhà có không gian mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông khi mà thế gới
chưa có các phát minh về năng lượng điện để sử dụng các trang thiết bị như quạt máy,
điều hòa không khí hoặc thiết bị sưởi ấm v.v. Trong điều kiện khắc nghiệt của xứ nhiệt
đới nóng ẩm mưa nhiều, cha ông ta đã tìm hiểu kỹ về thiên nhiên xung quanh để có
những giải pháp ứng phó với môi trường mà vẫn thân thiện, những kinh nghiệm đến
nay chúng ta vẫn còn phải học tập và gìn giữ.
II.4 XU HƯỚNG TÌM KIẾM CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI SINH
VÀ GIÀI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG :
 Môi trường quốc tế thuận lợi :
- Đứng trước thực trạng là nguồn năng lượng tự nhiên đang dần dần cạn kiệt đẫ
tới hệ quả là khủng hoảng năng lượng và theo đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năng
lượng tái tạo ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2005, ít nhất
đã có 43 nước (trong đó có 25 nước Cộng đồng Châu Âu và 10 nước đang phát triển:
Ai Cập, Ấn Độ, Bra-xin, Cộng hoà Đô-mi-nic, Ma-lai-xi-a, Ma-li, Nam Phi, Phi-lip-
pin, Thái Lan và Trung Quốc) có mục 6 tiêu quốc gia về năng lượng tái tạo, 48 nước
(34 nước phát triển và có nền kinh tế đang chuyển đổi, 14 nước đang phát triển) có
chính sách khuyến khích phát triển điện tái tạo.
- Kế hoạch hành động năng lượng giai đoạn 2005 – 2010 của các nước ASEAN
trong đó có đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10% điện tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện.
Nhiều tổ chức quốc tế đang quan tâm phát triển công nghệ NLSK ở Việt Nam. Các dự
án NLSK có cơ hội tận dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) để thu hút vốn đầu tư.
- Nhiều công nghệ đã được hoàn thiện, ứng dụng thương mại nên Việt Nam có
thể nhập và ứng dụng, tránh được rủi ro về công nghệ .
Nước ta có nguồn nắng dồi dào, có nơi đạt gần 3000 giờ nắng/năm. Các dữ liệu
về giờ nắng cho biết trong các tháng mùa hè đạt 5,4 giờ/ngày (miền Bắc) và 6,7
giờ/ngày (miền Nam). Đất nước Việt Nam dài, rất nhiều vùng hẻo lánh, vùng núi cao
36

và hải đảo là những địa bàn lý tưởng cho việc sử dụng điện mặt trời một cách hiệu quả
và kinh tế. Với ưu thế là siêu sạch và không chất thải, gần như vô tận, cấp điện tại
chỗ…điện mặt trời sẽ chiếm lĩnh thị trường vào kỷ nguyên tời khi mà nhiều bước tiến
mới trong khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ giúp sản xuất đạt hiệu quả cao hơn cũng
như giảm bớt giá thành đang khá cao hiện nay.
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và việc đốt cháy
các nhiên liệu này sinh ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu, thì năng
lượng có thể tái sinh là một giải pháp thay thế – giải pháp sống còn. Tuy nhiên, vấn đề
nan giải là ở chỗ chi phí cho nguồn năng lượng này cho đến nay vẫn cao hơn chi phí
cho việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống. [11]
Trong thập kỷ 1990, sự phát triển của ngành năng lượng tái sinh gặp nhiều trở
ngại do giá các loại nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức thấp và không nhận được sự
khuyến khích từ các chính phủ. Tuy nhiên, việc giá các nhiên liệu truyền thống tăng
vọt, những lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu và các biện pháp khuyến khích phát
triển năng lượng bền vững đã giúp năng lượng tái sinh thu hút sự quan tâm đặc biệt của
các nước. Mỹ và Tây Ban Nha hiện đang dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái
sinh. Một số dự án cụ thể là :
Tây Ban Nha cũng đã phát triển ngành năng lượng mặt trời từ giữa thập niên
1980 và đưa vào sử dụng nhà máy CSP có quy mô thương mại đầu tiên từ năm 2007.
Nhận thức lợi ích vô tận của nguồn năng lượng mặt trời, nhiều nước khác như Pháp,
Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Australia, Ai Cập, Iran, Israel, Mexico, Morocco, Nam Phi
và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, đang đẩy mạnh phát triển ngành năng
lượng sạch và bền vững này.
Theo các nhà nghiên cứu, các nhà máy CSP chiếm chưa đến 0,3% diện tích sa
mạc của Bắc Phi và Trung Đông sẽ có thể sản xuất đủ điện phục vụ hai khu vực này
cộng thêm với Liên minh châu Âu (EU). [12]
Ở Việt Nam, các công nghệ năng lượng sạch, có thề tái sinh đã bước đầu được
37

quan tâm nghiên cứu với các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
nước, năng lượng sinh khối..đang được tiến hành xây dựng. Hòa vào xu hướng chung
của thế giới, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Việt Nam có những thuận lợi cơ
bản do vận dụng được kiến thức sẵn có, để từ đó làm cơ sở nghiên cứu ra những giải
pháp tốt ưu cho vấn đề năng lượng trong nước.
III.5 XU THẾ HỘI NHẬP VỚI KIẾN TRÚC THẾ GIỚI :
Việt Nam đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Trước năm
1986, quan hệ giữa Việt Nam với các nước còn hạn chế. Đại hội Đảng lần thứ VI với
đường lối mở cửa, chủ trương đa dạng hoá đa phương hoá hợp tác quốc tế, quan hệ
giữa nước ta và các nước được mở rộng.
Chúng ta đã khôi phục quan hệ với các tổ chức quốc tế UNO, ADB, WB, IMF,
đã gia nhập các tổ chức ASEAN, APEC, ASEM, đã ký kết Hiệp định thương mại Việt
– Mỹ và đang đàm phán để gia nhập WTO. Trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đã tiếp
tục mở rộng các quan hệ hợp tác với các nước, tham gia Hội đồng KTS Châu Á
(ARCASIA), đẩy mạnh hợp tác trong Hiệp hội KTS Quốc tế (UIA)… Đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng khá sôi động. Riêng TP.HCM
hiện có hơn 500 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 3,7 tỷ USD, đứng thứ hai trong cả
nước.
Về CCCT, một sớ công trình có vốn đầu tư nước ngoài mạnh như Thuận Kiều
Plaza, Somerset Court, Stanford, chung cư Mỹ An khu đô thị mới Nam Sài Gòn… đã
được xây dựng; sắp tới một số khu chung cư như Lý Chiêu Hoàng, Rạch Ruột Ngựa –
Phường 10 – Quận 6, được thực hiện với vốn vay của Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản.
Thông qua Hợp tác Quốc tế nói chung và hợp tác trong lĩnh vực xây dựng nói riêng
nhiều ý thức kiến trúc, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sử dụng vật liệu, trang thiết bị
tiên tiến hiện đại cũng được du nhập và áp dụng ở thành phố, góp phần tạo cho bộ mặt
thành phố ngày càng phong phú và nhiều màu sắc. Các Quốc gia trên thế giới hiện nay
mặc nhiên coi việc tiết kiệm năng lượng trong thiết kế và xây dựng CCCT là một điều
38

bắt buộc. Các chế tài xử phạt cho việc ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng rất
chặt chẽ. Các chuyên gia thậm chí cũng cho rằng không nên coi kiến trúc xanh tiết
kiệm năng lượng khác với kiến trúc thông thường. Rob Watson, chủ tịch Hệ thống Xếp
loại Nhà xanh Leed, Vương quốc Anh nói "Chỉ có kiến trúc tốt và kiến trúc tồi. Nếu
không xanh, đó không phải là kiến trúc tốt". Trước tình hình chung của Thế Giới, tiết
kiệm năng lượng trong việc thiết kế và xây dựng kiến trúc CCCT cũng đã bắt đầu có
tiếng nói quan trọng ở Việt Nam nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng.
II.6 TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CCCT TẠI TP HỒ CHÍ
MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY :
Kể từ khi công trình cao tầng đầu tiên xuất hiện trên thế giới (Home Insurance
Building ở Chicago được xây dựng năm 1883-1885) cho đến nay, các CCCT và siêu
cao tầng đã đua nhau phát triển tại nhiều nước trên khắp các châu lục. CCCT đã thể
hiện sự ưu việt trong chức năng tạo dựng bộ mặt và các điểm nhấn đô thị; thể hiện sức
chứa đựng các hoạt động chức năng khác nhau của con người; thể hiện sức sáng tạo
kiến trúc, sự tiến bộ về công nghệ xây dựng, về nghiên cứu và sử dụng vật liệu xây
dựng mới, cũng như hiệu quả sử dụng đất xây dựng. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, đặc
biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, CCCT đã bắt đầu xuất hiện và phát triển
đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ 1999 đến nay, tốc độ xây dựng CCCT đã gia
tăng nhanh chóng, hàng trăm dự án CCCT đã và đang được triển khai xây dựng cùng
với hàng chục dự án khu đô thị mới. Có 3 loại rõ rệt :
II.6.1 Chung cư phục vụ tái định cư cho người thu nhập thấp.
Lọai này tập trung trên địa bàn Quận Bình Thạnh như: Chung cư Miếu nổi, chung
cư Phan Xích Long, chung cư Ngô tất Tố, chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư Mỹ
phước. Đặc điểm cac chung cư này là:
- Độ cao trung bình 8 – 14 tầng
- Diện tích mỗi căn hộ 40 -80m2.
- Vật liệu dùng cho công tác hòan thiện là loại rẻ tiền.
39

- Chất lượng thẩm mỹ ở mức chưa cao.


II.6.2 Chung cư cao cấp do các các doanh nghiệp trong nước đầu tư.
Các chung cư này được các chủ đầu tư cho là loại chung cư cao cấp. Có thể lấy
làm ví dụ tiêu biểu là: chung cư Văn Thanh Bắc, chung cư đường Trương Định nối dài,
Mỹ Phước (Bình Thạnh), chung cư bến Vân đồn, chung cư đường Hồ hảo hớn, chung
cư bến Vân Đồn…
- Chiều cao có thể cao hơn lọai tái định cư, tức hơn 15 tầng.
- Diện tích mỗi căn hộ 70 - 100m2.
- Mỗi căn hộ có khỏang 2 – 3 phòng ngủ.
II.6.3 Chung cư cao cấp do nước ngoài và một số doanh nghiệp có yếu tố
nước ngòai đầu tư :
Tiêu biểu cho loại này (và thuộc lọai khởi đầu) là Indochine, Stamford court, the
Manor, Saigon Pearl (đang xây dựng).
- Có cấu trúc đạt tiêu chuân quốc tế.
- Thường đặt gần bờ sông để lấy cảnh quan đẹp và hưởng không khí thóang mát.
- Nằm cạnh trục đường lớn, có điều kiện giao thông thuận lợi.
- Các căn phòng đều tiếp xúc với thiên nhiên bên ngòai, có chiếu sáng tự nhiên.
- Sử dụng vật liệu hòan thiện và nội thất cao cấp. (Hình II.1)
II.6.4 Một số nhược điểm của CCCT tại Tp HCM trong quan điểm tiết kiệm
năng lượng :
- Giải pháp bố trí lõi giao thông của các chung cư không được thông gió và
chiếu sáng tự nhiên, thiếu khoảng mở để dẫn gió vào các hộ phía sau. Giải pháp qui
họach khu ở không hợp lý, không có khỏang hở làm kênh thông gió dẫn gió vào các
căn nhà phía sau.
- Giải pháp kiến trúc có nhiều khu vực trong nhà thiếu sáng tự nhiên, cửa mở
không đủ diện tích hay quá xa các khu vực bên trong phòng mà không có biện pháp
dẫn ánh sáng vào nơi yêu cầu.
40

- Không có biện pháp thích đáng để khắc phục tác động nhiệt do bức xạ mặt trời
gây ra. Thiếu các giải pháp cách nhiệt bằng vật liệu hay cấu tạo thích hợp và hữu hiệu
cho tường vách và mái (ngoài một số giải pháp thông thường).
- Thiếu các cấu kiện chắn nắng hoặc cấu kiện chắn nắng không đáp ứng yêu cầu
chức năng ( không linh hoạt che chắn nắng một cách hợp lý, vật liệu hấp thu nhiệt quá
nhiều…).
- Thiếu biện pháp thu hồi và tái chế các nguồn tài nguyên : Nhiệt năng, năng
lượng gió, tài nguyên nước.
- Sử dụng các nguồn năng lượng chủ động (điện, xăng dầu) quá nhiều, thải nhiệt
từ các máy móc ra môi trường xung quanh.
- Hệ thống thu gom rác (chất thải rắn) yếu kém làm ô nhiễm các tài nguyên
không khí, nước, đất…
- Dân cư thiếu giác ngộ và kiến thức trong việc tiết kiệm năng lượng.
Nói chung kiến trúc CCCT chúng ta còn xa lạ với các thiết bị thu năng lượng từ
ánh nắng mặt trời, gió, thu hồi và xử lý tài nguyên nước. Hiện nay trong thành phố chỉ
có một số giải pháp áp dụng tiết kiệm năng lượng phổ biến là máy làm nóng nước sinh
hoạt từ bức xạ mặt trời.
II.7 CÁC XU HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ KIẾN TRÚC TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI :
II.7.1 Xu hướng tích hợp kiến trúc – năng lượng :
Trong mấy năm gần đây, khuynh hướng thiết kế kiến trúc nghiêng mạnh về phía
sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong nhiều trường hợp, xu hướng mới này
đạt đến trình độ tích hợp giữa kết cấu kiến trúc với khai thác năng lượng, dựa trên
những thành tựu nhanh chóng của hai lĩnh vực riêng lẻ.
Gió và Mặt trời là hai nguồn năng lượng tích hợp phổ biến nhất. Các turbine gió
trở thành bộ phận thiết yếu của công trình kiến trúc, đặc biệt đối với các ngôi nhà cao
tầng. Ở Dubai, Dynamic Architecture, thiết kế 58 turbine trục đứng đặt nằm kín đáo ở
41

góc hứng gió. Công suất turbine đạt mức 0,3 MW, khi tốc độ gió lên đến 4 mét mỗi
giây, và khi lượng điện dư dùng cho khoảng 200 căn hộ bên trong cao ốc thì được bán
vào lưới, mỗi năm thu về trên dưới 7 triệu USD.
Việc tích hợp năng lượng mặt trời vào kết cấu công trình cho thấy tốc độ phát
triển nhanh nhất, do nguồn năng lượng này quanh năm có sẵn ở khắp nơi, và do giá
thành đang hạ xuống thấp. Ngày nay các nhà xây dựng dễ dàng đặt mua các tấm Sun
Slate lợp mái tích thu điện năng sử dụng cho cả ngôi nhà, gắn các viên gạch Solarbrick
đủ màu lên tường, lên đường hay nơi mặt sân để tử chiếu sáng và làm đẹp mặt ngoài
công trình, hay phủ lên các hành lang những lớp sơn nghệ thuật OLED để trang trí và
thắp sáng lối đi bên trong.
Khuynh hướng tích hợp kiến trúc- năng lượng đang dần dần tỏ rõ uy thế tuyệt đối
của mình trong trào lưu kiến trúc hiện đại với hàng loạt quan điểm, giải pháp của các
kiến trúc sư hàng đầu trên thế giới. Các quy định về việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng
các phương pháp khác nhau để chủ động tạo nguồn năng lượng cho bản thân công trình
đang dần dần trở thành các quy định bắt buộc trong thiết kế kiến trúc nhà cao tầng.
Hàng loạt các công trình đang xây dựng ở Dubai là minh chứng.
II.7.2 Xu hướng “chi phí ít sử dụng nhiều” của Buckminster Fuller:
Khái niệm Ephemeralization “chi phí ít sử dụng nhiều” ra đời từ một số hiện
tượng kinh tế trong xã hội công nghiệp chẳng hạn như trong điều kiện sử dụng ít
nguyên vật liệu, năng lượng và thời gian mà người ta có thể sáng tạo ra những sản
phẩm có đặc tính ưu việt như các hợp kim, hoá chất, điện khí…Xuất phát từ nguyên tắc
đo, KTST có hai đặc điểm rõ rệt:
- Quán triệt tư tưởng “chi phí ít sử dụng nhiều”: sử dụng ít nguyên vật liệu,
năng lượng và thời gian…, thông qua sự phát triển kỹ thuật và lao động sáng tạo của
người thiết kế mà tạo ra một kiến trúc sử dụng năng lượng và vật liệu có hiệu suất cao.
- Có khuynh hướng “phản” địa phương ở mức độ nhất định : ỷ lại sự phát
triển của kỹ thuật và sử dụng năng lượng, vật liệu hiệu suất cao mà trong nhiều công
42

trình người thiết kế đã xem nhẹ các yếu tố địa phương mà chỉ coi trọng khí hậu nơi
thiết kế.
II.7.3 Xu hướng làm cho công trình trở thành hệ thống sinh thái đồng bộ
với hệ thống sinh thái bên ngoài.
 KTS Kenneth Yeang – Malayxia: Ông Kenneth Yeang (K.Yeang), là kiến
trúc sư người Malaysia rất nổi tiếng trong việc thiết kế những công trình sinh thái,
trong đó việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả lại nhờ vào hình thức kiến trúc
và hệ thống không gian xanh của công trình. Ông đã đưa ra lý thuyết và giải pháp thiết
kế kiến trúc nhà cao tầng độc đáo, mới mẻ và tiên tiến trong lĩnh vực tiết kiệm năng
lượng nói riêng và kiến trúc bền vững nói chung trong khu vực khí hậu nóng ẩm của
vùng Đông Nam Á.
Hệ sinh thái tự nhiên trước khi có con người và sự tác động vào hệ thống tồn tại
sẵn có mà bản thân chúng đã ở trạng thái cân bằng, tự cung tự cấp và tự bền vững. Phải
mô phỏng và cố gắng tái sử dụng mọi thứ hoặc là tái chế chúng, khi chúng ta không tái
sử dụng hay tái chế thì chúng ta nên tích hợp chúng trở lại với môi trường tự nhiên.
Bên cạnh kiến trúc, cần xem xét các lĩnh vực liên quan như: sản xuất năng lượng,
tái chế chất thải, nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng năng lượng và vật liệu trong quá
trình xây dựng và sử dụng để giảm ô nhiễm đối với môi trường.
Ưu tiên hệ thống kiểu bị động, tận dụng chiếu sáng, thông gió tự nhiên hơn là
dùng thiết bị chủ động. Giảm năng lượng tiêu thụ trong nhà, tận dụng môi trường tự
nhiên như một mũi tên nhắm tới hai đích.
Quan điểm nhà cao tầng như một thành phố theo chiều đứng với các đường
ngang, vườn cây và trung tâm giao tiếp. Cây xanh sắp xếp theo chiều thẳng đứng, làm
vườn hoa trên mái, thiết kế sân vườn không trung để điều tiết vi khí hậu trong và ngoài
phòng. Tất cả những lý thuyết của Ken Yeang về KTST đều được biểu hiện trong toà
nhà Menara Mesiniaga ở Kuala Lumpur. (Hình II.2)
43

II.7.4 Xu hướng áp dụng những giải pháp truyền thống :


 Thuyết Phong Thủy của nền văn minh Trung Hoa .
Thuyết phong thủy (Feng Shui) của Trung Hoa là kinh nghiệm tổng kết hàng
ngàn năm về quan hệ giữa : Con người - Môi trường xây dưng – Thiên nhiên.
Trong xã hội ngày nay, thuyết Phong Thủy còn đóng vai trò quan trọng trong việc
bổ khuyết những thiếu sót của lý thuyết phương Tây về vấn đề hòa nhập công trình vào
thiên nhiên, qua đó, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
 Xu hướng áp dụng các phương pháp kiến trúc khí hậu ở Nam Á.
Nam Á là vùng có khí hậu đa phần là nóng ẩm, các biện pháp chống nắng nóng
cần phải đi đôi với thông gió. Các Kiến trúc sư Ấn độ, Bangladesh đã phát huy các
kinh nghiệm truyền thống dưới sự hướng dẫn của khoa học phương tây và đã hình
thành những hình mẫu thành công nhất định .
Balkrishna Doshi, một nhân viên làm việc cho Le Corbusier trong các dự án
thành phố Ahmedabad và Chandigard chú trọng vào các giải pháp “công nghệ thấp:
low-tech” để áp dụng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Ấn Độ, đặc biệt là các
giải pháp thông gío tự nhiên mà Le Corbusier đã đặt nền móng ở đây. Ông đã tìm thấy
cả những giải pháp low-tech cải tiến cho cả những vật liệu hiện đại phi địa phương như
Bê tông. Bản chất các phương pháp của ông là: làm cho chủ nghĩa Hiện đại hòa hợp
với yêu cầu bảo vệ môi trường và tạo sự kết hôn giữa Chủ nghĩa Hiện đại và truyền
thống.
II.7.5 Các quan điểm của các KTS hàng đầu thế giới :
 Quan điểm của Jan Kaplicky:
Jan Kaplicky cho rằng:
- Diện mạo chính của thiết kế bền vững là lựa chọn vật liệu và sự thực hiện
một công trình khi xây dựng. Công trình phải có khả năng tự tạo ra năng lượng –
80% hoặc hơn.
44

- Năng lượng cũng được quan tâm đến trong quá trình xây dựng công trình: bao
nhiêu năng lực sẽ được tiêu thụ trong khi xây dựng công trình và trước đó, trong quá
trình sản xuất vật liệu. Điều này có nghĩa là số lượng và trọng lượng của vật liệu phải
cân nhắc nghiêm túc lúc ban đầu.
- Vật liệu là vấn đề ưu tiên tuyệt đối, tác động bền vững sẽ được tiếp tục trong
thiết kế, tuy nhiên, nó mang tính tiếp tục nhều hơn là cách mạng. Một lúc nào đó con
người cần những thành quả của kiến trúc bền vững thì sẽ không có những hiệu quả từ
hình thái của công trình, giống như khi xe hơi được phát minh và nó được mô phỏng từ
hình thức của xe ngựa, chắc chắn nó phải mất một khoảng thời gian để tự hoàn thiện
hình thức, tương tự kiến trúc tiết kiệm năng lượng cần phải tìm ra hình thức của chính
nó.
- Lưu lượng không khí và sự thông gió có tác động quan trọng đến hình thức
của công trình.
- Thiên nhiên có thể được sử dụng như là hình mẫu ở ở nhiều cấp độ khác nhau,
nhiều chi tiết, nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo công trình. Ví dụ có những con mối
có tới hai lớp da (vỏ) với không khí lưu thông giữa hai lớp. Điển hình cho quan điểm
của ông la công trình Ngôi nhà phòng thí nghiệm của trường Đại học Hong Kong với
tường bao là 2 lớp kính, mái lợp sân thượng là vật liệu mà ánh nắng có thể xuyên qua
nung nóng lớp không khí trên đỉnh nhà. Lúc này chênh lệch về nhiệt độ sẽ tạo ra dòng
đối lưu không khí từ tầng trệt bay lên giữa hai lớp vách kinh bao che, hút cả không khí
nóng từ các máy điều hòa nhiệt độ lên thoát ra khỏi đỉnh mái. (Hình II.3)
 QUAN ĐIỂM CỦA NORMAN FOSTER
Norman Foster cho rằng:
Một công trình “Xanh” sẽ sử dụng ít nhất và sẽ tạo ra hầu hết những biểu hiện
năng lượng cần thiết để xây dựng nó. Thật là lý tưởng khi một công trình tự tạo ra năng
lượng bằng cách đốt cháy những nhiên liệu có thể phục hồi được như là dầu thực vật
45

và thu được năng lực mặt trời. Nếu có thể thì nó nên tạo ra nhiều năng lượng hơn nhu
cầu vì nó có thể cung cấp cho công trình khác.
Công trình cũng nên có một hệ kết cấu linh hoạt vì nó sẽ tồn tại lâu dài.
Công trình tiêu biểu : Ngân hàng Thương mại (Commerzbank Headquarters),
Frankfurt, CHLB Đức. (53 tầng, 100 000 m2, 1997) . (HÌnh II.4)
Toà nhà có hình tam giác với ba cạnh là các bộ phận văn phòng. Bộ phận trung
tâm là một giếng trời chính giữa để tạo thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Thang máy,
cầu thang và các khu dịch vụ, kỹ thuật… đều được đặt ở ba góc của hình tam giác.
Công trình được thiết kế để 60% là sử dụng thông gió tự nhiên và do đó giảm tiêu thụ
năng lượng xuống còn một nửa so với một công trình làm việc tương tự ngay bên cạnh.
Mặt bằng hình tam giác, ba cạnh là khối văn phòng bao quanh "thân" là một
giếng trời khổng lồ, tạo ra hiệu ứng ống khói trên các tầng cao của toà nhà. Tháp không
có lõi trung tâm; thang máy và buồng thang bộ, khu phục vụ và các khối kỹ thuật khác
bố trí tại ba góc của tháp. (HÌnh II.5)
Toàn bộ nhà văn phòng được thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ vào mặt
trong của nhà. Mặt ngoài luôn đóng; chỉ cho một lượng không khí được kiểm soát vào
phòng. Cứ tám tầng văn phòng lại có một vườn trời cao bốn tầng, chúng chạy quanh
các mặt tháp hình tạm giác lên cao dần để bảo đảm các vườn trời trên các mặt nhà đư-
ợc nhìn thấy từ khoảng cách xa trong thành phố.
 CÁC QUAN ĐIỂM CỦA RICHARD ROGERS:
Theo Richard Rogers: Thiết kế công trình ngày nay phải tiếp cận các yêu cầu phát
triển của thiết kế hệ thống hạ tầng và sinh thái đô thị. Một công trình thành công trong
kỷ nguyên sinh thái phải :
- Thiết kế thông minh: gắn kết lợi ích và hiệu quả của các giải pháp thiết kế môi
trường thụ động thông qua chọn hướng nhà, hình dạng và cấu trúc ngôi nhà.
- Sử dụng vỏ bao che ngôi nhà thông minh (intelligent fabric) tức là các giải
pháp hình thức mặt đứng thích hợp sẽ tối đa hóa chiếu sáng tự nhiên, tối ưu hóa thông
46

gío tự nhiên và điều khiển một cách hợp lý việc thu nhận và tổn thất năng lượng mặt
trời.
- Sử dụng vật liệu xây dựng thích hợp kể đến hiệu quả môi trường, tiềm năng về
năng lượng, vòng đời tái sinh cũng như áp dụng việc chuyển giao công nghệ từ các
ngành công nghiệp khác để có một quá trình “sạch” trong sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sử dụng vốn đầu tư thông minh, phối hợp với chuyên gia nhiều ngành để đầu
tư hợp lý vaò các hệ thống kỹ thuật chủ động điều hòa không khi và các điều kiện của
môi trường sống.
Trong công trình nhà ga máy bay Barajas, Madrid, ông đã:
- Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu từ bên trên và phía bên vào.
- Sử dụng các tấm màng làm bằng sợi tổng hợp để làm cho ánh sánh tản xa.
- Sử dụng các lá chớp di động để điều hòa ánh sáng chiếu từ ngòai vào ngăn
chặn các tia sáng trực xạ khi cần thiết.(Hình II.6)
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
- TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm nên việc thông thoáng và làm mát
cho nhà ở phục vụ cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng. Khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và lượng BXMT lớn, liên tục, có nhiều thuận lợi cơ bản trong việc nghiên
cứu sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh như năng lượng gió, năng lượng mặt tròi,
năng lượng sinh khối, năng lượng nước, năng lượng địa nhiệt…
- Thêm vào đó, một môi trường quốc tế thuận lợi với những quan điểm lý thuyết
cũng như kinh nghiệm thực tế về việc tích hợp kiến túc và năng lượng cũng đã được
các KTS hàng đầu trên thế giới đưa ra, tuyệt đối có thể vận dụng để tạo tiền đề cho một
nghiên cứu nghi6em túc và sâu rộng về kiến trúc tiết kiệm năng lượng trong điều kiện
khí hậu nước ta.
- Khủng hoảng toàn cầu về năng lượng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi
khí hậu, vấn đề bức thiết hiện nay, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng là một trong
những nguyên nhân cơ bản khiến Việt Nam đang đứng trước sự mất cân đối nghiêm
47

trọng giữa cung và cầu về năng lượng. Trong xu hướng này, hơn lúc nào hết, chúng ta,
những “người lính” tiên phong, những nhà định hướng cho sự phát triển xã hội hàng
trăm năm sau, phải ý thức được trách nhiệm của mình trước xã hội, để tiến tới nhiệm
vụ tiết kiệm năng lượng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống theo đúng tiêu chí “phát
triển bền vững” trong thiết kế kiến trúc CCCT.
48

CHƯƠNG III : NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO THIẾT KÉ KIẾN TRÚC TIẾT


KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CHUNG CƯ CAO TẦNG ÁP DỤNG CHO ĐỊA
BÀN TP HỒ CHÍ MINH
......................................................................................................................................
III.1 CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
CHUNG CƯ CAO TẦNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG .
CCCT tiết kiệm năng lượng ngoài việc đảm bảo giảm thiểu tiêu hao năng lượng
còn cần phải kết hợp hài hoà cả các yếu tố của kiến trúc bền vững 3E: Energy (Năng
lượng), Environment (môi trường), Ecology (Sinh thái). Theo đó, nó có những định
hướng chung như sau :
- Lựa chọn địa điểm xây dựng, kiểm tra điều kiện hiện khí hậu, thổ nhưỡng,
nước ngầm, không khí….để tận dụng tối đa vào việc chọn hướng, tổ chức thông gió,
chiếu sáng tự nhiên, bảo đảm che nắng, chống nóng và sử dụng các giải pháp cách
nhiệt nhằm tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả.
- Tránh tối đa việc sử dụng những biện pháp nhân tạo, tận dụng các vật liệu địa
phương có sẵn, tận dụng tài nguyên có thể tái sinh và không ô nhiễm như năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối…
- Tiết kiệm năng lượng trong quá trình thi công và khai thác, sử dụng trang thiết
bị dễ sử dụng, dễ vận hành và có hiệu suất năng lượng cao.
- Dựa vào thực tế trong nước, vận dụng những vật liệu, kỹ thuật mới để tiết
kiệm năng lượng . Giải pháp kiến trúc cần phù hợp với quá trình sản xuất và lối sống
truyền thống, phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế và nhu cầu thẩm mỹ của người
dân.
- Đưa cây xanh vào công trình, kết hợp với cảnh quan để kiến trúc trở thành một
bộ phận của môi trường.
Như vậy, định hướng chung của kiến trúc tiết kiệm năng lượng là giảm thiểu tới
mức tối đa tiêu hao năng lượng trong công trình bằng các giải pháp thiết kế, giài pháp

48
49

kết cấu, sử dụng những vật liệu tiên tiến, kỹ thuật thi công ít tốn kém và có những biện
pháp quản lý công trình hiệu quả trong quá trình sử dụng, khai thác nhẳm bảo vệ nguồn
tài nguyên, không gây tổn hại với môi trường.
III.2 CÁC GIẢI PHÁP :
III.2.1 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH :
- Trong thiết kế công trình kiến trúc CCCT, việc bố trí nhiều căn hộ trên một
mặt bằng tầng xét về phương diện đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu và sử dụng
năng lượng có hiệu quả, sẽ có những căn hộ thuận lợi. Đó là căn hộ tiếp cận với tự
nhiên được mở về hướng có lợi, đồng thời cũng có những căn hộ không thuận lợi. Cần
phải chọn giải pháp đảm bảo cho các căn hộ có vị trí ở các hướng không thuận lợi vẫn
có thể hạn chế được những tác động từ môi trường như bức xạ mặt trời đồng thời vẫn
nhận được những luồng gió, thông qua đó góp phần giảm mức độ tiêu hao năng lượng
sử dụng trong công trình.
- Định hướng và bố cục quy họach xây dựng là hai yếu tố cực kỳ quan trọng.
Lựa chọn các mô hình cơ cấu quy hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp yếu tố khí hậu và
đặc trưng của môi trường có thể điều khiển các luồng không khí và đối lưu không khí
cục bộ, tạo điều kiện tăng hoặc giảm nhiệt độ và độ ẩm không khí, thay đổi tốc độ gió,
đặc biệt là gió lùa, gió xóay, thay đổi chế độ bức xạ mặt trời và làm giảm bức xạ đến
công trình.
- Hướng công trình : Căn cứ vào yếu tố địa hình, khí hậu từng vùng để chọn
hướng nhà thích hợp và tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình. Chọn hướng nhà và
công trình theo hướng Nam và Đông Nam để lấy gió mát mùa hè, ánh nắng ấm mặt trời
vào mùa đông, tránh nắng nóng hướng Tây và gió mùa Đông Bắc. Trong điều kiện
không thể chọn được hướng tốt thì phải vận dụng các giải pháp quy hoạch thiết kế xây
dựng để hạn chế các bất lợi về điều kiện khí hậu.
- Khoảng cách giữa các công trình cần có độ hợp lý cao. Về lý thuyết, công
trình sát nhau sẽ kinh tế nhất nhưng thông gió và chiếu sáng tự nhiên kém. Các khối

49
50

nhà nên bố trí cách nhau theo một khoảng cách hợp lý. Góc gió thổi nghiên từ 30-450
có điều kiện thông gió tốt hơn trường hợp có góc thổi nhỏ và thẳng đứng. Góc thổi
càng nhỏ, khoảng cách công trình càng ít ảnh hưởng đến việc thông gió tự nhiên. Do
đó, bố trí nhà khoảng cách nhỏ, góc thổi lớn thông gió tốt hơn nhà có khoảng cách lớn,
góc thổi nhỏ. Trong trường hợp góc thổi thẳng góc, kiểu nhà có gió xuyên phòng như
nước ta, khoảng cách giữa hai công trình kế cận là 1.5-2.5H (với H là chiều cao công
trình) là thích hợp.
- Bố cục hình khối công trình cần tạo ra các khoảng không gian mở để tạo ra
trường gió và áp lực của gió khi thổi đến bề mặt tất cả các căn hộ. Xác định rõ tác dụng
của từng loại gió để vận dụng cho phù hợp.
- Quy hoạch chiều cao và mặt bằng theo kiểu răng lược để tạo thông thoáng,
nhà nay không cản gió nhà kia.
- Cảnh quan kiến trúc xung quanh như địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn,
rừng cây, thảm cỏ, …cũng tác động lớn đến công trình qua việc tạo ra sự chênh lệch về
nhiệt độ, tạo luồng không khí chuyển động, cải tạo vi khí hậu. Mặt nước, cây xanh, bãi
cỏ là những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cải tạo vi khí hậu ở nước ta.
( Hình III.1)
- Bố cục công trình phải linh hoạt, tạo điều kiện giải quyết vấn đề hướng gió,
nắng cho công trình, đồng thời tận dụng địa hình, đảm bảo dồn được gió mát vào mùa
hè. (Hình III.2).
III.2.2 GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC.
III.2.2.1 MẶT BẰNG.
 Bố trí lõi cứng để che nắng :
- Lõi cứng cũng là lõi giao thông (có 2 lọai: Phân cách và tập trung) nên có
không gian mở lấy sáng và thông gió tự nhiên( Hình III.3).. Không nên làm các lõi
giao thông đóng kín. Nếu là lõi bên, nên bố trí lõi về các hướng nắng gắt, nhất là hướng
Tây để chắn bớt tác động nhiệt trực từ xạ mặt trời.( Hình III.4)

50
51

- Lõi cứng nên bố trí về phía nắng gắt để che nắng cho phần không gian còn lại
( Hình III.5)
 Thiết kế giếng trời và các không gian trung gian.
- Các không gian mở này đóng vai trò chuyển tiếp từ bên trong ra bên ngoài nhà.
Tuy nhiên khi sử dụng giếng trời phải chú ý yêu cầu phòng hỏa. (Hình III.6)
- Thiết kế hệ thống giếng trời trong hình khối của công trình giúp tạo hiệu ứng
chênh lệch nhiệt áp giữa khối không khí xung quanh và khối không khí phía trên giếng
trời, tạo hiệu ứng đón gió xoáy trên bề mặt khối ở phía khuất gió để thông gió cho các
căn hộ ở vị trí không thuận lợi.
- Trong việc bố trí giếng trời nên có cửa hoặc lỗ trống ở tầng trệt hay các tầng
thấp để dẫn gió vào và có cửa hoặc lỗ trống ở trên đỉnh để dẫn gió ra. Cửa trên mái có
thể đóng mở. Mở theo chiều ngược hướng gió tới để tạo hiệu quả hút gió ra. Có thể
dùng khối đỉnh mái có khả năng quay theo chiều gió.(Hình III.7)
- Mái che giếng trời nên làm bằng các vật liệu trong mờ như tôn nhựa, tấm
polycarbonate để vừa lấy ánh sáng tự nhiên vừa làm nóng không khí trên đỉnh giếng
trời để tạo sự chênh lệch nhiệt độ nhằm tạo dòng đối lưu.
- Giếng trời nên bố trí các lá chớp có thể điều khiển hướng che để hướng luồng
gió tự nhiên vào theo ý người sử dụng.
- Các không gian trung gian mở khác như hiên (verandah) cũng có tác dụng
chống các tác động trực tiếp của nắng mưa và là nơi giao tiếp cộng đồng.[13]
 Thiết kế giải pháp mặt bằng mở :
Việc thiết kế mặt bằng phụ thuộc vào lối sống ( văn hóa ), số lượng người cư trú.
Yêu cầu thông gió và chiếu sang cũng 1 đóng vai trò quan trọng.
- Trong các tầng công cộng, tầng trệt:
 Cần có các lỗ cửa hay khoảng trống để có thể thông gió tự nhiên.
 Sảnh nên có sân trong, đó chính là không gian chuyển tiếp giữa môi trường
bên ngoài và không gian bên trong các căn hộ ở. Sảnh có sân trong phản ánh môi

51
52

trường bên ngoài, nên phải thiết kế cảnh quan, hồ cảnh. Cây xanh vươn lên sẽ tạo cảnh
quan theo chiều thẳng đứng và có vai trò lọc không khí.
 Bố trí các không gian sinh hoạt chung trong nhà:
Không gian sinh hoạt chung trong căn hộ còn được gọi là không gian sinh hoạt
cộng đồng : nên thiết kế các không gian mở có diện tích lớn (như các terrace, sân
trời…) để sinh hoạt công cộng và thông gió. Các không gian này có thể bố trí tại các
tầng cao, không chỉ ở tầng trệt.
 Bô cục mặt bằng : Một biện pháp quan trọng khác để tiết kiệm năng lượng là
giảm chiều sâu mặt bằng tầng nhà để tận hưởng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm ánh sáng
nhân tạo; trong đó mặt bằng có hình vuông tạo điều kiện điều hòa phụ tải nhỏ nhất và
có lợi cho việc khống chế năng lượng mặt trời. Sử dụng hình thức hai trung tâm phục
vụ là tốt nhất. Khi thiết kế coi tường bao quanh ngoài của công trình kiến trúc như là
bộ phận máy lọc của môi trường. Thực hiện trồng cây xanh theo chiều đứng, bố trí
vườn hoa trên mái, sân vườn ở không trung để điều tiết khí hậu trong và ngoài nhà.
Bố cục mặt bằng và hình dáng kiến trúc đô thị hợp lý về công năng, các điều kiện
khí hậu thiên nhiên, thói quen sử dụng công trình phải được thể hiện trong thiết kế hình
dáng mặt bằng kiến trúc, chiều sâu phòng, vị trí cửa ra vào, luồng giao thông nội bộ
của con người cũng như hướng chủ đạo của công trình và cảnh quan bên ngoài của nó.
 Trong điều kiện khí hậu có gió mát, không gian giao thông đóng vai trò ống
hút gió. Các không gian sinh hoạt nên bố trí xung quanh trục giao thông để tất cả các
phòng trong căn hộ đều được thông gió. (Hình III.8)
 Tổ chức logia như một không gian đệm để bảo vệ cho không gian sinh hoạt
bên trong không bị thiêu đốt bởi ánh nắng hướng Tây và phải đáp ứng được yêu cầu
thông gió. Quan điểm này đã được áp dụng trong thiết kế nhà nhiều tầng ở Mumbai
(Bombay Ấn Độ).
III.2.2.2 MẶT ĐỨNG.
 Mặt đứng hai lớp :

52
53

Mặt đứng hai lớp có thể giúp không khí lưu thông được trong những khoảng
trống. Đây là xu hướng kiến trúc được hình thành ở châu Âu và đem lại hiệu quả bởi
thẩm mỹ và khả năng tiết kiệm năng lượng.
Một mặt đứng hai lớp bao gồm lớp bên ngoài, thường làm hoàn toàn bằng kính,
dày, cứng và một lớp bên trong tạo nên một mặt đứng thứ hai, có khoảng trống ở giữa.
Trong đại đa số trường hợp, lớp bên trong không nhất thiết phải là kính. Độ rộng của
khoảng thông gió này có thể từ 200cm đến hơn 2m tuỳ thuộc chức năng của lớp kính.
(Hình III.9).
Một trong những lợi ích chính của giải pháp sử dụng hệ thống mặt đứng hai lớp là
cho phép thông gió một cách tự nhiên. Có thể lắp đặt thêm bộ phận bức xạ nhiệt bên
cạnh và làm thêm các cửa sổ bên trong để không gian được biến đổi linh hoạt.
Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau của khí hậu, mục đích, vị trí và kiểu của tòa
nhà để xây dựng các giải pháp mặt đứng hai lớp khác nhau nhằm cung cấp không khí
tươi, tự nhiên cho công trình. Việc lựa chọn kiểu cho mặt đứng hai lớp sẽ có tầm quan
trọng đặc biệt đối với chất lượng không khí và nhiệt độ bên trong. Nếu thiết kế đúng
cách, sự thông gió tự nhiên sẽ giúp làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và tăng sự thuận lợi
cho người sử dụng.
Mặt đứng hai lớp còn tạo khả năng cách âm tốt, giảm bớt mức độ tiếng ồn gây ra
từ bên ngoài, cách nhiệt hiệu quả trong mùa đông, làm giảm tốc độ của luồng không
khí lưu thông. Nhiệt độ tăng lên trong khu vực thông giữa hai lớp kính sẽ làm giảm sự
mất nhiệt trên bề mặt và cả khu vực. Trong nhiều trường hợp, để làm ấm công trình,
người ta còn dùng hệ thống tấm chớp cửa sổ ngay bên trong những khoảng
trống.(Hình III.10)
Còn trong mùa hè, luồng không khí nóng bên trong khu vực thông giữa hai lớp
mặt đứng sẽ được rút bớt ra nhờ hệ thống quạt gió hoặc nhờ việc thông gió tự nhiên.
Vấn đề nhiệt độ tăng quá cao có thể xảy ra trong mùa hè cũng sẽ được giải quyết nhờ

53
54

giải pháp sử dụng một lớp ngoài có cửa sổ có thể hoàn toàn mở ra được, mặc dù giải
pháp này sẽ làm giá xây dựng tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, khi trời nóng, khoảng không bên trong tòa nhà có thể bị quá nóng. Giải
pháp sử dụng mặt đứng hai lớp sẽ tiết kiệm được năng lượng trong việc làm mát căn hộ
nhờ thông gió tự nhiên, đồng thời chất lượng không khí cũng được cải thiện.
(Hình III.11). Các thiết bị chiếu sáng hoặc che nắng sẽ được bảo vệ tốt hơn do tránh
được mưa, gió. Và ngoài ra, những tòa nhà cao tầng sẽ giảm được rất nhiều áp lực của
gió thổi.
Sử dụng mặt đứng hai lớp còn tạo nên những công trình kiến trúc có giá trị thẩm
mỹ cao. Hơn thế nữa, khoảng không gian giữa hai lớp này có thể sử dụng thành lối
thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra.[14]
 Thiết kế cách nhiệt cho kết cấu bao che:
Có 2 nơi cần thiết kế cách nhiệt hơn cả : Tường bao che, mái.
Các nguyên tắc thiết kế chung cho cả hai bô phận này là:
- Nên tránh dùng các khối xây dựng có khối tích lớn (structural building mass)
vì các khối này thường tích nhiệt và tỏa ra vào ban đêm.
- Giảm thiểu nhận bức xạ nhiệt mặt trời vào các kết cấu bao che : bức xạ mặt
trời chiếu lên kết cấu, nung nóng kết cấu rồi truyền vào phòng hoặc gián tiếp qua cửa
sổ vào phòng, nung nóng phòng. Nên áp dụng các biện pháp sử dụng các kỹ thuật che
nắng, tạo bóng, phản xạ.v.v…
- Sử dụng vật liệu và cấu tạo để nhiệt độ bên trong công trình nằm trong một
giới hạn mong muốn. Ở Tp.Hồ Chí Minh, trong suốt năm, đều phải chống nhiệt từ
bức xạ mặt trời vào kết cấu bao che.
- Không nên thiết kế kết cấu bao che nặng nề và có nhiệt trở bản thân cao.
Không nên sử dụng phương cách tăng chiều dày của kết cấu hay dùng các vật liệu hấp
thụ nhiệt vì cách thiết kế này tuy có thể cản trở nhiệt truyền tới mặt trong của kết cấu
vào lúc nắng cao điểm, nhưng lại tỏa nhiệt vào bên trong nhà (cực đại nhiệt) vào buổi

54
55

chiều. Vì vậy nên dùng gạch rỗng hơn là gạch đặc. Có thể dùng các kết cấu tường có
các hình thức cấu tạo hay vật liệu đặc biệt.
- Các nguyên tắc cấu tạo kết cấu bao che :
 Cách nhiệt tốt khi có bức xạ mặt trời nhưng hạn chế tích nhiệt.
 Tỏa nhiệt nhanh ngay cả khi đang nhận nhiệt bằng cách sử dụng vật liệu có hệ
số hấp thu nhiệt thấp, nhất là vật liệu bề mặt.
 Che bớt bề mặt kết cấu bao che bằng các tấm che nắng, mái đua, cây xanh hay
giảm thiểu bề mặt kết cấu này ở phía có bức xạ mặt trời mạnh nhất. (Hình III.12)
 Tạo luồng không khí lưu thông giữa hai lớp vật liệu .
a. Cách nhiệt cho mái: Điều này đã được nêu kỹ trong các gíao trình Vật lý kiến
trúc. Ở đây chỉ nêu các nguyên tắc chung :
- Tạo các lớp cách nhiệt (Hình III.13).
- Tạo mái có phun nước hoạt động theo nguyên tắc nước bốc hơi làm giảm nhiệt
độ.
- Tạo mái có tầng không khí lưu thông, kể cả lợp lớp tôn lên trên kết cấu mái.
Cách làm truyền thống là sử dụng mái ngói đất nung cho phép tỏa nhiệt qua các kẽ hở.
Các kết cấu bê tông cốt thép cũng theo nguyên tắc tương tự.
- Thiết kế cấu tạo cách nhiệt cho mái bằng các hình thức:
 Tạo lớp không khí lưu thông bên dưới lớp mái và lớp khác (thường là lớp chịu
lực).
 Tạo thảm thực vật trên mái theo kiểu vườn trên mái bằng. Cách này cho phép
đạt cả hai mục tiêu một lúc: Cách nhiệt và phát triển cây xanh.
 Sử dụng vật liệu xây dựng chống hấp thu và tích nhiệt. Ngay nay có nhiều lọai
vật liệu mới có tính năng này ( như tôle có lớp polystyrene, sợi thủy tinh hay các lọai
sơn phản chiếu ánh nắng ).(Hình III.14 )(Hình III.15) (Hình III.16)
b. Cách nhiệt cho tường:
Dùng cây xanh kể cả dây leo trên bề mặt tường tạo bóng râm.

55
56

- Sử dụng gạch thông tâm ( biện pháp thông lệ ).


- Tạo áo tường hai lớp có tầng không khí lưu thông, lớp ngoài bằng vật liệu nhẹ,
có thể bằng kính nếu có nhu cầu nhìn xuyên .
- Tạo kết cấu tường có nhiệt trở lớn cấu tạo thành nhiều lớp, các lớp có hệ số
dẫn nhiệt và hệ số hấp thu nhiệt nhỏ. ( Hình III.17)
Một số giải pháp cụ thể:
 Tấm lợp polycarbonate Palram
Tấm lợp polycarbonate Palram được sản xuất tại các nhà máy ở Anh, Mỹ và
Israel, theo công nghệ đùn, có khả năng chịu lực cao, an toàn. Ưu thế của sản phẩm
này là có khả năng ngăn tia tử ngoại gần như tuyệt đối, khoảng hơn 90%, có thể ứng
dụng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Do có tính truyền sáng cao nên nó có thể truyền
được khoảng 90% ánh sáng, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, đây là loại
sản phẩm có thể tái chế, không gây tổn hại đến môi trường. ( Hình III.18)
 Tấm cách nhiệt Styrofoam
Tấm Styrofoam sử dụng vật liệu polystyren với công nghệ đùn, nén bằng thiết bị
đặc biệt để sản xuất. Nó tựa tấm mốp nhẹ nhưng có những đặc tính vượt trội như
không hút nước (chống thấm), cách nhiệt (hệ số dẫn nhiệt rất thấp) và độ chịu nén cao
(khả năng chịu tải trọng cao).
Styrofoam được sử dụng để cách nhiệt mái nghiêng, mái bằng và áp vào tường
gạch, ván, tôn… để cách nhiệt và càng giữ vững thêm cho kết cấu của tường, giúp tiết
kiệm điện năng lượng đáng kể. ( Hình III.19)
 Cửa đi, cửa sổ cách nhiệt
- Cửa gỗ kết hợp kính cách nhiệt hai lớp.
Sản phẩm cửa này rất đa dạng về kiểu dáng và tính ứng dụng như cửa sổ mở bằng
bản lề thông thường, cửa mở nghiêng, cửa trượt lên một hay hai cánh, cửa sổ trượt
ngang, cửa đi, cửa sân vườn…..Cửa thường có cấu trúc bên trong là khung gỗ tự nhiên
nhiều vân và sắc độ để chọn lựa và bên ngoài là khung nhôm hoặc gỗ hoặc nhựa Vinyl.

56
57

Khung nhôm, nhựa, gỗ có đặc tính chịu được khí hậu nhiệt đới , thích hợp thời tiết ở
Việt Nam. Kính cửa là kết cấu dạng hộp 2 lớp với lớp phủ Low E2 lọc các tia UV độc
hại; lớp EasyCare chống bụi bám. Giữa 2 lớp kính là lớp khí trơ tạo hiệu quả cách nhiệt
cao; các lớp đệm xung quanh giữ cho khung kín mà không cần dùng ron (joint) cao
su…. ( Hình III.20)
- Hệ thống cửa chớp lật tự động:
Hệ thống chớp lật ngoại thất cũng là mốt giải pháp cho các CCCT hiện đại vì
giúp tận dụng tối đa gió và ánh sáng thiên nhiên, đồng thời mang lại khả năng khống
chế chủ động. Các thanh chớp bằng nhôm chịu lực, giúp ngăn hoàn toàn mưa, nắng và
gió, thích hợp với các cửa sổ và mái vòm lớn. Có hai loại : loại dùng cho trần mái và
loại dùng cho mặt tiền.( Hình III.21) ( Hình III.22)
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học và Công Nghệ Công Nghiệp Tiên
Tiến Quốc Gia AIST vừa tạo ra được một tấm thủy tinh có thể điều chỉnh độ trong suốt
hoặc màu sắc và cả tính chất phản chiếu của nó. Tấm thuỷ tinh có một lớp phủ bên
trong bằng hợp kim magiê-titan dày 40 nanomet, cùng với một lớp Palađi dày 4
nanomet tạo thành một tấm kính trong suốt, tiết kiệm năng lượng, và có thể bật tắt
được. Cơ chế bật tắt trong cửa sổ được thực hiện bằng cách thay đổi thành phần khí
giữa 2 tấm kính. Khi một lượng nhỏ hydro được đưa vào khoảng không giữa hai tấm
kính, tấm thủy tinh hoạt động như một cửa sổ trong suốt và khi thêm một lượng nhỏ
oxy không có hydro sẽ hình thành nên một tấm gương phản chiếu. Bằng cách ứng dụng
tấm thủy tinh có khả năng bật tắt này cho các cửa sổ, ước tính được rằng nhu cầu điều
hòa không khí giảm xuống có thể giúp tiết kiệm được năng lượng đến hơn 30%.[15]
III.2.2.3 CHI TIẾT KIẾN TRÚC VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG.
 Chi tiết kiến trúc:
 Chắn nắng cho các không gian tiếp xúc với mặt ngoài nhà : Cửa chớp của
kiến trúc thuộc địa Pháp cũng rất hiệu quả nhưng thiếu khả năng linh hoạt và gỗ tốt
cũng ngày càng hiếm. Trong điều kiện hiện nay có thể dùng các biện pháp :

57
58

- Sử dụng các lọai kết cấu chắn nắng có thể thay đổi tư thế, biến đổi theo chiều
nắng ( bằng tay hay theo chương trình tự động ). Các hình thức chắn nắng truyền thống
như sáo ngang và sáo đứng, mành cuốn có thể xoay hướng và cuộn đều rất tốt.
( Hình III.23)
- Hạn chế sử dụng kết cấu che nắng bằng vật liệu hấp thu nhiệt ( như bê tông...)
Nếu cần phải sử dụng thì phải thanh mảnh hay mỏng ( ví dụ như gach đất dùng làm
Claustras hay mái ngói ). Các ngôi nhà sử dụng công nghệ cao thường dùng chắn nắng
bằng hợp kim( thường là nhôm cho nhẹ ). Có thể sử dụng chắn nắng bằng vật liệu
truyền thống như gỗ, (đã xử lý) tre...hay kết cấu kiểu cửa chớp bằng gỗ.( Hình III.24)
- Tăng cường mở rộng cửa sổ lấy ánh sáng về phía không có bức xạ mặt trời
(tốt nhất là hường chính Bắc).
- Các hướng có bức xạ mặt trời kiểu trực xạ như các hướng Nam, Đông Nam,
Tây Nam cũng có thể mở rộng cửa , nhưng có các kết cấu che nắng khi có trực xạ.
( Hình III.25)
- Ở các hướng có bức xạ mặt trời kiểu trực xạ có thể che chắn nhưng nên dẫn
ánh sáng phản xạ vào trong nhà. ( Hình III.26)
- Dù có mở rộng cửa về hướng không có bức xạ trực xạ của mặt trời cũng cần
chống ánh sáng tản xạ bầu trời khi không cần thiết.
- Sử dụng các giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên trực xạ và tản xạ.
 Bố trí các cấu kiện chắn nắng:
- Chắn nắng được bố trí tùy thuộc yêu cầu che nắng và yêu cầu của mặt đứng.
( Hình III.27)
- Phía không có trực xạ chiếu vào (phía Bắc) có thể dùng các vách kính kiểu
bức màn lớn (Curtain wall) để tận dụng ánh sáng tự nhiên, dùng màn sáo, lá chớp để
điều chỉnh ánh sáng tản xạ của bầu trời chiếu vào.
- Phía có nắng trực xạ (Tây-Đông) cần có biện pháp chắn nắng bằng các tấm
(lá) chắn nắng và các balcon loggia. Ở đây có thể tổ chức trông cây xanh, diện tích

58
59

hóng nắng hay phơi phóng. Cửa sổ sau balcon, loggia có thể mở tận chân tường hay
sàn nhà. Các tấm chắn nắng không nên làm bằng các vật liệu dày, có khả năng lưu
nhiệt cao. Nên sử dụng tấm chắn nắng có thể điều chỉnh ứng với hướng nắng.
 Vật liệu :
Đây là một trong những “vướng mắc” hiện nay trong việc nhân rộng mô hình
kiến trúc tiết kiệm năng lượng. Bởi vì vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc này
thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt
Năng lượng được coi là mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế CCCT tiết kiệm
năng lượng với mức tiêu hao phải ở mức thấp nhất. Với xu hướng đó, trên thế giới
người ta ngày càng dùng nhiều bê tông nhẹ chịu lực cao, gia tăng sử dụng các vật liệu
mới. Công nghệ vật liệu mới cũng cho phép sử dụng kết cấu mới có kích cỡ nhỏ hơn.
 Vật liệu kính :
Tuy vật liệu kính mới được sử dụng rộng rãi vài trăm năm nay nhưng chưa bao
giờ kính được sử dụng nhiều trong nhà cao tầng ở Việt Nam như bây giờ. Vật liệu kính
đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển đáng kể trong việc
hiện đại hóa công trình, hỗ trợ cho kiến trúc sư trong sáng tạo nghệ thuật. Với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tất cả các nhược điểm của kính
truyền thống đã được giải quyết gần như triệt để. Rất nhiều ưu điểm khi sử dụng kính
như là vật liệu kết cấu bao che: Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm năng lượng, đón
nguồn năng lượng tự nhiên, giảm tải trọng cho công trình, ngăn bụi, ngăn che gió, cách
âm cách nhiệt, giữ nhiệt bên trong ngăn không cho nhiệt độ bên ngoài tác động vào
công trình, dễ làm sạch bề mặt, không làm ô nhiễm môi trường. Đối với xây dựng nhà
cao tầng ở vùng nhiệt đới, phải lựa chọn vật liệu bề mặt cho công trình có trị số truyền
nhiệt thấp để hạn chế tối đa tác động bất lợi của bức xạ và ánh sáng mặt trời. Ngoài ra,
vật liệu kính còn phải có khả năng chịu tác động ngang của tải trọng gió tăng dần theo
chiều cao công trình. Những tiêu chí khi sử dụng vật liệu kính là :

59
60

- Phát triển vật liệu kính thông minh, an toàn như : như kính tôi, kính dán nhiều
lớp, kính cách nhiệt tiết kiệm năng lượng…
- Nâng cao hiệu quả sử dụng ánh sáng tự nhiên, khả năng tập trung và phân bổ
ánh sáng.
- Chú ý tới các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau, nhất là khí hậu đô thị nhiệt
đới nóng ẩm, mưa nhiều, lắm bụi...
- Cải thiện khả năng chịu lực và chịu lửa.
- Khắc phục sự hạn chế kính tấm theo chiều ngang.[16]
 Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng kính hộp cách âm, cách nhiệt hai lớp :
Sử dụng kính 2 lớp là một trong những giải pháp hiệu quả để tiết kiệm năng
lượng, hạn chế độ ồn tác động từ bên ngoài trong thiết kế CCCT. So sánh một số chỉ
tiêu kỹ thuật của kính trắng xây dựng 1 lớp và kính trắng xây dựng 2 lớp (Bảng III.1)
Sử dụng kính 2 lớp lượng ánh sáng tự nhiên vào trong nhà giảm đi không nhiều
nhưng độ cách âm và lượng nhiệt truyền qua kính giảm đi một nửa, do vậy có thể tiết
kiệm được năng lượng cung cấp cho căn hộ. (Hình III.28)
 Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng kính phản quang :
Khi sử dụng kính phản quang hay còn gọi là kính tiết kiệm năng lượng cho bao
che bên ngoài công trình, phần lớn ánh sáng mặt trời và nhiệt lượng của nó bị phản xạ
ra ngoài mà không khúc xạ vào trong nhà, do vậy ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời
đối với trong nhà đã bị hạn chế. Đặc tính kỹ thuật của một số chủng loại kính phản
quang thông dụng đang có sẵn trên thị trường Việt Nam có thể sử dụng trong các công
trình CCCT tầng tiết kiệm năng lượng. (Bảng III.2)
 Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng kính dán an toàn :
Kính dán cũng là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế độ ồn tác động từ
bên ngoài trong các công trình xây dựng. Giữa hai lớp kính được dán một lớp màng
PVB trong suốt hoặc màu tuỳ theo mục đích sử dụng. Ngoài tác dụng để liên kết hai
hay nhiều lớp kính với nhau tăng cường độ chịu lực khi có va đập đảm bảo an toàn

60
61

cho người sử dụng, lớp keo này còn có tác dụng ngăn các tia hồng ngoại đi qua để
giảm nhiệt lượng của mặt trời truyền qua đảm bảo nhiệt độ trong phòng và giảm bớt
tiếng ồn bên ngoài tác động vào, rất thích hợp để sử dụng cho các cửa sổ của các khu
CCCT .[17]
 Tính ưu việt của vật liệu nhẹ :
Ngày nay, xu hướng chọn vật liệu nhẹ đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là đối
với các công trình xây dựng quy mô. Bởi lẽ trên thực tế, những vật liệu truyền thống
như: gạch nung, gạch ceramic, gramit nhân tạo, đá...đều phải khai thác trong tự nhiên,
còn hạn chế về nhiều mặt.
Vật liệu nhẹ ra đời đã khắc phục được những nhược điểm của các vật liệu cũ, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo tính thẫm mỹ.
(Hình III.29).
Nguyên liệu của các vật liệu nhẹ được chế tác từ xi măng, cát, thạch cao, sợi thuỷ
tinh, chất tạo bọt...Dựa vào những vật liệu có trong tự nhiên, các nhà sản xuất đã chế
tạo ra hàng loạt sản phẩm như: Gạch và đá bê tông xốp, Gạch nhựa vinyl, đá ép trên
nhôm, kính, ceramic... Nhờ sản xuất vật liệu tự nhiên bằng giải pháp nhân tạo nên
không thấm nước. Ngoài ra, nhờ đặc tính nổi bật của các vật liệu này là nhẹ nên giảm
được sự đòi hỏi khắt khe về kết cấu chịu lực của công trình. (Hình 1II.30).
Những nguyên liệu nhân tạo này có kích cỡ, màu sắc, hoa văn...và tính năng khá
đa dạng. Trước đây vật liệu tự nhiên như gạch nung, đá...thường thô, nặng nên khó áp
dụng để trang trí. (Hình III.31). [18]
 Vật liệu cách nhiệt mới
Xu hướng xây dựng và thiết kế CCCT ở thế kỷ 21 này là thân thiện môi trường.
Vật liệu mới tương thích, vừa nhẹ, cách nhiệt, cách âm, lấy sáng tốt vừa bền vững cùng
công trình, giảm thiểu tối đa việc sử dụng điện năng là yêu cầu cấp thiết đối với các
công trình xây dựng. Trong thời gian gần đây, một loại vật liệu cách âm, cách nhiệt
mới đã ra đời, với tên gọi Aluminum và Polynum Foil. Vật liệu này được cấu tạo bởi

61
62

màng nhôm nguyên chất (bề mặt nhôm được xử lý chống oxy hóa) phủ lên tấm nhựa
tổng hợp polyethylene chứa túi khí. Với thiết kế đặc biệt này, 97% nhiệt bức xạ (hình
thức truyền nhiệt chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nhiệt xâm nhập vào trong ở mùa hè và
70% thoát ra vào mùa đông) đã bị ngăn lại. Cùng với kết cấu gọn nhẹ, thi công dễ
dàng, chống cháy, không hút ẩm,... việc ứng dụng vật liệu cách âm cách nhiệt đã ngày
càng trở nên phổ niến, giúp tiết kiệm 10-20% điện năng dùng cho hệ thống làm mát
(điều hòa, quạt) và chiếu sáng.
 Bê tông nhẹ :
Một loại bê tông nhẹ ra đời để sử dụng thay gạch trong các công trình nhà cao
tầng, các chung cư cao cấp, sửa chữa các chung cư cũ… đang trở thành xu thế mới
trong các công trình xây dựng hiện nay nhờ khả năng tiết kiệm năng lượng. Theo tính
toán, sản phẩm bê tông nhẹ chỉ bằng ½ gạch đất nung và bằng 1/3 bê tông thường.
Công trình giảm được 30% tổng tải trọng truyền xuống móng công trình dẫn đến giảm
chi phí gia cố nền móng, tiết kiệm được năng lượng điều hoà không khí cho căn hộ do
bê tông nhẹ cách âm, cách nhiệt tốt hơn so với gạch đất nung và bê tông thường, sử
dụng sản phẩm bê tông nhẹ sẽ giảm giá thành xây dựng hơn 7%. Đối với các nhà thầu
xây dựng sử dụng bê tông nhẹ thay thế cho gạch đất nung sẽ giảm được 70% vữa xây,
tăng 150% năng suất lao động của thợ xây và giảm được 50% chi phí vận chuyển so
với bê tông thường. [19] .
III.2.2.4 TĂNG CƯỜNG THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN, LÀM MÁT CHỦ ĐỘNG :
Thông gió tự nhiên được coi trọng vì gió là nguồn năng lượng môi trường quan
trọng. Sử dụng bản đồ hoa gió hàng ngày chúng ta có thể xác định hình thức mặt bằng
tầng nhà và tường ngoài của kiến trúc sao cho có lợi về phương diện thông gió tự nhiên
và có hiệu quả hạ thấp nhiệt độ. Nguyên tắc chung là:
 Đưa không khí mát và trong sạch vào phòng thay thế cho không khí đã bị
nung nóng và ô nhiễm hay ẩm mốc.

62
63

 Dùng luồng không khí chuyển động thổi bay lớp không khí ẩm đang bao bọc
cơ thể con người, làm mát theo nguyên lý nước bốc hơi thì nhiệt độ giảm.
Giải pháp thông gió xuyên phòng luôn luôn là một yêu cầu gần như bắt buộc cho
kiến trúc tiết kiệm năng lượng :
- Tạo các lỗ cửa có vị trí thích hợp cho gió vào và gió ra, tạo hành lang thông
gió qua nhiều không gian. (Hình III.32).
- Lợi dụng các kết cấu chắn nắng để uốn luồng gió.
- Khi thiết kế khu sảnh chung của các tầng nhà phải mở các khỏang hở cho gió
vào các căn hộ phía cuối gió hoặc hút gió từ các căn hộ đó ra (tham khảo thiết kế của
Keneth Yeang).
Mặc dù là một giải pháp thụ động nhưng thông gió tự nhiên đóng vai trò rất quan
trọng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra một môi trường sống tiện nghi cho
cư dân. Thông gió xuyên phòng là một biện pháp có tính truyền thống có hiệu quả
trông thấy trong việc cải tạo môi trường ở. (Hình III.33).
Một trong những biện pháp có hiệu quả thiết thực đã được chứng minh qua thực
tế là tổ chức các giếng trời để tạo luồng gió đối lưu do sự chênh lệch nhiệt độ không
khí dưới thấp và trên cao khi không khí đỉnh giếng bị nung nóng do tác động của ánh
nắng mặt trời. Trong trường hợp này, người ta thường lợp đỉnh giếng bằng vật liệu
không cản quang như tôn nhựa hay tấm polycarbonate (Hình III.34).
Ngoài ra, qua các kinh nghiệm thiết kế của các chuyên gia nổi tiếng, có thể thấy
người ta dùng các ống hút gió để tạo sự chênh lệch áp lực gió. Các miệng gió này có
thể xoay theo chiều gió để các miệng dẫn gió ra luôn ngược với hướng gió tự nhiên
(Hình III.35).
Bất kỳ công trình nào được thiết kế theo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng đều
phải được thông gió tự nhiên, được chiếu sáng tự nhiên và có tầm nhìn ra cảnh quan
bên ngoài ngoài.

63
64

Chẳng hạn, tận dụng khoảng bước ra từ gian thang máy, đang từ một môi trường
kín mít chuyển sang một không gian đầy ánh sáng và gió tự nhiên sẽ tạo cảm giác tại
chổ mạnh mẽ.
Thông gió tự nhiên phù hợp với thiết kế tiết kiệm năng lượng bởi giảm thiểu được
yêu cầu thông gió cơ giới và điều hòa không khí, tiết kiệm nguồn năng lượng quan
trọng không tái sinh được. Nhờ vậy mà giải quyết được hai yêu cầu cơ bản là thải được
không khí bẩn và ẩm ướt trong phòng và tăng cường cảm giác dễ chiu. Tại vùng khí
hậu nóng ẩm như ở Tp Hồ Chí Minh, thông gió tự nhiên có thể làm giảm ảnh hưởng do
độ ẩm .
III.2.2.5 ĐƯA CÂY XANH MẶT NƯỚC VÀO CÔNG TRÌNH.
Có nhiều cách để đưa cây vào công trình CCCT như :
- Có thể trồng phân tán trên các balcon, loggia do các chủ căn hộ quản lý. Nhà
nước quản lý bằng hơp đồng, luật lệ.
- Trồng cây thành hệ thống như trong các cao ốc văn phòng của Ken Yeang,
dẫn cây xanh từ dưới đất lên để dẫn không trí trong lành lên và biến nhà ở thành hệ
sinh thái đồng bộ với hệ sinh thái tự nhiên bên ngoài. (Hình III.36)
- Thiết kế cảnh quan theo phương thẳng đứng của nhà chọc trời cũng là một
biện pháp quan trọng cần chú ý. Đó là việc đưa vật hữu cơ vào trong một thể vô cơ.
Với giải pháp này, chúng ta có cơ hội sử dụng cả ba phương pháp đưa cây xanh vào
kiến trúc cao tầng : sắp xếp, đan xen, chỉnh hợp để phát huy tối đa tác dụng về mỹ học,
sinh thái học và bảo tồn năng lượng của thực vật trong việc điều tiết khí hậu. Cây xanh
có tác dụng che nắng cho không gian bên trong phòng và tường ngoài, đồng thời giảm
phản xạ nhiệt và chói lóa từ bên ngoài vào phòng, đồng thời là thiết bị làm mát có hiệu
quả ở ngoài mặt nhà. Mặt đứng được bao phủ bởi cây xanh thì hiệu quả giảm nhiệt độ
rất to lớn, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Cây xanh trên mái cũng có tác dụng điều tiết
khí hậu. Để đạt được tính liên tục của cây xanh theo phương thẳng đứng thì thực vật
trong hệ thống phải kế tiếp nhau, để chúng có thể phối hợp và chuyển chỗ lẫn nhau

64
65

trong một phạm vi nhất định và kết thành một thể thống nhất với hệ thống sinh thái mặt
đất. (Hình III.37)
III.2.3 GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG.
Ứng dụng của các nguồn năng lượng phục hồi và ứng dụng trong CCCT :
Năng lượng phục hồi có thể được sử dụng để cung cấp điện năng, vận hành máy
móc, cung cấp nguyên liệu… bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sức nước,
năng lượng sinh học, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.
Các phương pháp thu nhận các nguồn tài nguyên, năng lượng phục hồi có thể
được sử dụng trong công trình theo các hình thức sau đây:
- Lấy từ những nơi khác và vận chuyển qua các hệ thống kênh hoặc mạng lưới.
- Lấy và sử dụng tại địa phương.
- Lấy ngay tại công trình.
- Lấy trong công trình hay tại vỏ bao che của công trình.
Các dạng tài nguyên, năng lượng có thể thu hồi gồm:
- Năng lượng mặt trời.
- Năng lượng gió.
- Tài nguyên nước.
III.2.3.1 Vận dụng các thiết bị biến đổi năng lượng mặt trời :
Thu nhận bức xạ nhiệt mặt trời vào các thiết bị chuyên dùng:
Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các thiết bị công nghệ thu
nhận và biến đổi năng lượng mặt trời (phương pháp điện hoặc hoá học) để đun nấu làm
mát và phục vụ nhu cầu cuộc sống.
- Sử dụng nhiệt mặt trời và các kỹ thuật nhận nhiệt mặt trời để đun nước nóng.
- Sử dụng nhiệt mặt trời và các kỹ thuật nhận nhiệt mặt trời để tạo điện năng.
- Sử dụng nhiệt mặt trời và các kỹ thuật nhận nhiệt mặt trời để tạo sự chênh lệch
về áp lực không khí hay nhiệt độ không khí để tạo dòng đối lưu. (Hình III.38)
 Mái ngói thu điện mặt trời :

65
66

Một loại mái ngói có thể hấp thụ năng lượng mặt trời để đun nóng nước và phát
điện vừa được một nhà thiết kế công nghiệp Australia phát minh.
Loại ngói nhựa này có gắn các pin mặt trời, kết nối với hệ thống điện và nước
nóng của ngôi nhà. Ngói được thiết kế nhằm tiết kiệm năng lượng cho công trình.
( Hình III.39).
Viên ngói cấu tạo gồm một đế làm từ polycarbonate, có một khoang chứa nước
và những tế bào quang điện. Khoảng 12-18% nhiệt năng truyền vào các tế bào quang
điện này được chuyển thành điện năng. Phần còn lại dùng để làm nóng nước. Một chất
lỏng làm nguội qua nước trong viên ngói, đóng vai trò như chất trao đổi nhiệt. Chất
trao đổi nhiệt này sẽ truyền nhiệt vào một bồn chứa nước nóng tuần hoàn. Trong khi
đó, các tế bào quang điện sẽ phát ra dòng điện một chiều và đi vào một thiết bị chuyển
đổi gắn với hộp điện trong công trình, nối thẳng với mạng điện lưới. Khoảng 200 viên
ngói như vậy sẽ sản ra tối đa 1,5 kW mỗi giờ.[20]
 Vật liệu mới bắt được các sắc cầu vồng: [21]
Vật liệu tế bào quang điện ngày nay chỉ có thể “bắt” được một lượng nhỏ tần số,
do đó chúng chỉ có thể hấp thụ được một lượng nhỏ năng lượng có trong ánh sáng mặt
trời. Các nhà hoá học và sinh viên của trường Đại học Bang Ohio đã kết hợp nhựa dẫn
điện với kim loại bao gồm môlypđen và titan để tạo ra vật liệu lai. Ưu điểm của vật liệu
này là có thể kiểm soát được toàn bộ phạm vi của quang phổ mặt trời. Và do đó năng
lượng do nó hấp thu tăng lên rất nhiều lần. (Hình III.40)
Năng lượng mặt trời có thể đựơc cung cấp như là một nguồn tài nguyên nhiệt và
ánh sáng khả năng gần gũi nhất là trở thành nhiệt năng.
Sử dụng năng lượng mặt trời có thể giảm lượng điện khoảng 1.000kWh/năm ở
Anh, [22], với hệ thống thu năng lượng mặt trời đơn giản. Nếu sử dụng hệ thống thu
năng lượng phức tạp hơn, số liệu này có thể tăng tới 2000kWh/năm. Nếu được sử dụng
rộng rãi và đồng bộ thì tổng năng lượng quốc gia và khí CO2 sẽ giảm đi đáng kể. Hệ
thống thu năng lượng mặt trời sẽ được đưa vào thiết kế và lắp đặt ở những vị trí có thể

66
67

tiếp nhận ánh nắng mặt trời nhiều nhất như: mái nhà, các mảng tường hoặc các tấm che
nắng ở hướng Đông và Tây, hoặc phải được bố trí trên những hệ thống sao cho có thể
đón nhận được nhiều ánh nắng nhất. (Hình III.41) (Hình III.42).
Hệ thống năng lượng mặt trời có thể sử dụng để làm nóng nước nóng.Có 2 dạng
thu năng lượng mặt trời cơ bản:
- Dạng tấm phẳng được gắn với mái nhà.
- Những ống nhỏ được đặt bên trong những đường ống dẫn bằng thủy tinh sẽ
làm tăng hiệu suất thu nhiệt, dạng này cho hiệu quả cao nhưng mắc tiền hơn.
 Một dạng công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời khác là pin quang điện.
Pin quang điện làm bằng Silicon. Pin quang điện có thể gắn chung với mái nhà. Có 3
loại pin quang điện cơ bản: (Bảng III.3)
- MC-Si (monocrystalline): có hiệu suất khoảng 18%.
- PC-Si (polycrystalline): có hiệu suất khoảng 10%.
- A-Si (amorphous) là tấm phim silicon mỏng: có hiệu suất khoảng 4 – 5% cũng
là loại có giá thành rẻ nhất.
Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại pin quang điện bằng chất dẻo, có thể
biến năng lượng mặt trời thành điện năng ngay cả trong những ngày mây mù. Sản
phẩm đựơc làm từ công nghệ nano. Bước ngoặt này đã đưa các nhà lý thuyết đến
phỏng đoán rằng pin quang điện bằng chất dẻo một ngày nào đó sẽ cho hiệu quả phát
hiện cao gấp 5 lần công nghệ pin mặt trời hiện nay.(Hình III.43)
III.2.3.2 Vận dụng các thiết bị biến đổi năng lượng gió.
Ở đây xin nêu vấn đề năng lượng gió cũng có thể được sử dụng nạp vào PIN là
một nguồn năng lượng phục hồi trong quan điểm bền vững. Năng lượng gió có thể
được tạo từ xa (như ở biển) và được đưa về nơi sử dụng.
Năng lượng được tạo ra bằng cách dùng sức gió để quay các turbine. Ngoài các
hệ thống turbine lớn để tạo ra năng lượng công suất lớn thì ở các hộ gia đình cũng có
thể gắn những turbine nhỏ để sản xuất ra một lượng điện nhỏ đủ chiếu sáng hoặc vận

67
68

hành những thiết bị nhỏ. Đây là một nguồn năng lượng sạch vì nguyên liệu được dùng
là “gió”. Nguồn năng lượng này không làm ô nhiễm không khí. Các turbine gió không
tạo ra mưa acid cho khí thải SO2, hay các khí nhà kính như CO2. Trên thế giới, trung
bình mức sản xuất năng lượng từ gió tăng gấp đôi trong mỗi 3 năm.
Cho đến năm 2000, các quốc gia trên thế giới đã sản xuất 17.500MW tương
đương với lượng điện năng tiêu thụ trong một năm của quốc gia Chile. Đan Mạch với
2.000MW hàng năm, tương đương với 12% mức tiêu thụ toàn quốc của quốc gia này.
(Hình III.44)
Trong các công trình kiến trúc cao tầng, việc sử dụng các turbin gió chuyên dụng
để cung cấp điện năng đã trở thành 1 giải pháp phổ biến - giải pháp của thời đại.
(Hình III.45)
III.2.3.3 Vận dụng và bảo tồn nguồn năng lượng nước.
- Sức nước là một nguồn tạo năng lượng mạnh mẽ, dồi dào nhưng chưa được.
Nước trong tự nhiên luôn vận động và thay đổi trạng thái. Quá trình vận động của
nước theo chu trình sau:
Mưa  Dòng chảy  Thấm Bốc  Hơi  Ngưng tụ  Mưa
Việt Nam thuộc vào nhóm có nguồn tài nguyên nước phong phú từ nguồn tại chỗ,
ngoài ra cò nhận nước từ Trung Quốc, Lào, Campuchia. Lượng mua bình quân theo
đầu người đạt 17000m3/năm. Hệ số đảm bảo nước là 68, lớn gấp 3 lần hệ số đảm bào
nước trung bình trên thế giới.
Các giải pháp tiết kiệm nước nhằm bảo vệ và tái sử dụng nguồn nước:
+ Tiết kiệm tiêu dùng nước bằng cách giáo dục ý thức con người, bằng các công
nghệ tiêu thụ ít nước (ví dụ toilet tiết kiệm nước).
+ Thu hồi và tái sinh nước tại chỗ để dùng lại. Hiện nay việc này đã phổ biến tại
Châu Âu. Có những thiết bị không đắt lắm bán trên thị trường. (Hình III.46)
+ Tạo (và bảo tồn) các bể chứa nước kết hợp làm hồ cảnh và hồ sinh thái điều
hoà không khí.

68
69

Ngày nay, đang có nhiều nghiên cứu ứng dụng sức nước để tạo ra năng lượng,
điển hình là tạo năng lượng từ thủy triều và sóng biển, đây là một loại năng lượng sạch,
rất phong phú và có rất nhiều tiềm năng trong tương lai . (Hình III.47)
III.2.4 GIẢI PHÁP TRONG THI CÔNG.
Để một công trình đạt được hiệu quả cao về tiết kiệm năng lượng thì các giải
pháp thi công cũng là một vấn đề không thể bỏ qua. Lựa chọn các giải pháp thi công ít
tốn năng lượng, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường là một trong những tiêu chí của
kiến trúc tiết kiệm năng lượng. Trước hết cần phải :
- Tăng cường công xưởng hóa trong xây dựng để giảm tiêu thụ năng lượng
trong thi công. Nên tiến hành lắp ghép tại hiện trường hơn là đổ bê tông lắt nhắt từng
cấu kiện nhỏ. (Hình III.48)
- Thực hiện tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa để có thể tăng cường công xuởng
hóa sản xuất thi công. Năng lực của công nghiệp ngày nay có thể cho ra nhiều sản
phẩm phong phú và đa dạng (như cửa, lan can tường rào, các dầm cột với kích thước
thường dùng (ví dụ dầm có khẩu độ 4m, 8m, cột cao 3m…)
- Hạn chế các công đọan gia công nhiệt, hàn tại hiện trường, nên tăng cường lắp
ghép nguội để giảm thiểu ảnh hưởng môi trường sống. (Hình III.49)
- Thu gom rác trong và sau khi thi công.
 Cần phải lưu ý thêm rằng, ngoài những biện pháp tích cực nêu trên trong
giai đoạn thiết kế kiến trúc, giai đoạn đưa công trình vào sử dụng cũng cần có
những biện pháp tiết kiệm năng lượng cụ thể. Trong khuôn khổ bài luận văn, ta
cũng nên đề cập sơ lược đến các vấn đề này:
- Các thiết bị sử dụng trong căn hộ phải xác định rõ ý thức tiết kiệm năng lượng
ngay từ ban đầu bằng cách sử dụng các thiết bị ít tón năng lượng và không tổn hai đến
môi trường như máy điều hòa nhiệt độ ít tốn năng lượng, toilet tiết kiệm nước, sử dụng
các loại đèn LED thay vì các loại đèn huỳnh quang thông thường, sử dụng các thiết bị
giúp tái sinh nguồn nước…Chỉ có thể đạt được hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử

69
70

dụng hợp lý các hệ thống chiếu sáng, phối hợp đồng bộ với hệ thống tự động hóa thiết
bị tiện nghi, sử dụng thiết bị khống chế theo khu vực và cảnh quan môi trường. Hơn
nữa, một bộ phận quản lý toàn công trình hoạt động tích cực, khoa học sẽ giúp công
trình đạt một hiệu suất tiết kiệm năng lượng tốt nhất.
- Công trình cũng cần phải có “hệ thống kiếm soát năng lượng” toà nhà.
III.2.5 VẬN DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI :
 Tại Đức:
Hiện nay, nước Đức đã có những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn năng lượng
bằng những thay đổi gần đây trong các tiêu chuẩn bảo tồn năng lượng trong xây dựng,
với sự phát triển của kiểu “ngôi nhà thụ động” (passive house) - một công trình có
hiệu quả về năng lượng. Tên gọi “nhà thụ động” xuất phát từ thực tế là loại nhà này
hầu như không cần đến bất kỳ hệ thống sưởi ấm nào, nó chỉ cần hơi nóng thải ra từ
những thiết bị nhỏ cộng thêm thân nhiệt của những người sử dụng. Công trình nhà thụ
động đầu tiên được xây dựng ở Darmstadt năm 1991 do kĩ sư công trình Wolfgang
Feist thiết kế. Đến năm 1999, ông bắt đầu xy dựng những ngôi nhà dành cho đại gia
đình, kế đến là các khu chung cư tiết kiệm nhiên liệu. Hiện thế giới có hơn 6.000 khu
nhà thụ động, bao gồm chung cư, cao ốc, chủ yếu ở Đức, Áo và Thụy Sĩ. Những công
trình đặc biệt này có những tấm pin năng lượng mặt trời, cửa sổ 3 lớp cách nhiệt, cùng
một hệ thống thông gió độc đáo. Lợi thế quan trọng nhất của nó là loại bỏ các phương
pháp điều hòa nhân tạo thông thường do sự cách nhiệt tối ưu. Ngôi nhà của Jirka ở
Borfsdorf, gần Berlin, được bao quanh bởi một đệm không khí được bịt kín, giúp giữ
nhiệt bên trong. Không khí bên trong công trình được thông gió một cách tự động
thông qua một hệ thống các ống ngầm dài 150m, giúp tuần hoàn không khí và duy trì
một nhiệt độ không đổi khoảng 800C. Các cửa sổ có 3 lớp kính giúp cách nhiệt thêm
và khoảng trống giữa các tấm kính được lấp đầy bằng khí Arargon. Ngoài ra, nó còn

70
71

tiết kiệm đáng kể chi phí sưởi ấm và nước nóng. Theo các nghiên cứu, thì năng lượng
tiết kiệm được ở các ngôi nhà trên lên tới 80%. (Hình III.50)
Nhìn thoáng qua, khu chung cư Gartenstadt ở TP Mannheim trông không có gì
khác những căn hộ bình thường nhưng chúng thu hút sự chú ý nhờ tính năng đặc biệt
bên trong. Được xây dựng từ những năm đầu thập niên 1930 theo lối kiến trúc cổ điển,
quần thể gồm 24 căn hộ 2 tầng rộng 1.300m2, sau khi được nâng cấp toàn diện đã trở
thành hình mẫu về nhà ở tiết kiệm năng lượng. Nó cũng được gọi là “ngôi nhà 3 lít”,
nghĩa là để sưởi ấm, người ở chỉ cần 3l dầu/m2/năm. Đây là mức tiết kiệm năng lượng
hiệu quả nhất từ trước tới nay. Chung cư Gartenstadt có lớp cách nhiệt dày đến 20cm.
và trần nhà được thiết kế dày gấp 4 lần so với tiêu chuẩn. (Hình III.51)
Có thể nói, các kiến trúc sư ở Đức là một trong những người đi đầu trong quan
niệm mới về kiến trúc sử dụng năng lượng tiết kiệm. [23]
 Tại UAE
 Dynamic Tower-Cao ốc tự quay ở Dubai (Hình III.52)
Dynamic Tower - Cao ốc tự quay quanh trục và thay đổi hình dạng đầu tiên
trên thế giới sẽ được khánh thành ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất – UAE) vào năm 2010 do kiến trúc sư người Italia, David Fisher thiết kế.
Đây là một hệ thống nhà cao tầng bao gồm các căn hộ cao cấp, văn phòng… Tòa
nhà cao 420 mét sẽ có 80 tầng xoay tròn 360 độ xung quanh một trục chính điều khiển
bằng 79 tua bin chạy bằng năng lượng từ sức gió lắp đặt tại mỗi tầng. Theo tính toán,
mỗi tầng lầu mất khoảng một đến ba giờ đồng hồ để quay quanh trục. Công trình với
lối kiến trúc này sẽ luôn chuyển động và thay đổi hình dáng, đồng thời tự sản sinh ra
điện năng cho nó cũng như cho những tòa nhà khác. 48 tua bin được lắp vào giữa mỗi
tầng xoay và những tấm pin năng lượng mặt trời được đặt trên mái của công trình sẽ
cung cấp năng lượng hấp thu từ gió và ánh sáng mặt trời mà không gây ra bất kì mối đe
dọa nào cho môi trường.

71
72

Trung bình năng lượng tiêu thụ hàng năm của một hộ gia đình là 24000 Kwh.
Mỗi tua bin có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 50 hộ gia đình. Tòa tháp kiến trúc
động ở Dubai sẽ có 200 căn hộ ;và như thế, 4 tua bin có thể bảo đảm cho nhu cầu năng
lượng của họ. Nguồn năng lượng thừa ra được cung cấp bởi 44 tua bin còn lại có thể
thắp sáng những công trình lân cận của tòa tháp. (Hình III.53)
Những tua bin ngang của Tòa nhà này có thể được đưa vào giữa các tầng một
cách đơn giản và không bị nhìn thấy từ bên ngoài. Chúng không cần cột cũng như là
nền móng bê tông. Thêm vào đó, chúng được lắp rất gần với người sử dụng nên sẽ
thuận tiện cho việc bảo trì.Tính hiện đại trong thiết kế của công trình và hình dáng đặc
biệt của các cánh làm bằng sợi carbon sẽ khắc phục được các vấn đề về âm thanh.[24]
 Tháp Hải đăng tại Các quốc gia Arap thống nhất
Đồ án của kiến trúc sư Các quốc gia Arap thống nhất gốc Nam Phi Shaun Kill là
một tòa tháp Hải đăng cao 400 m đầy tính biểu tượng tại Dubai, UAE, đồ án này đã
thuyết phục về việc những công trình cao tầng rõ ràng là có thể được xây dựng và thiết
kế nhằm đạt được các mục tiêu bền vững. Tòa nhà 53 tầng hợp nhất với hệ thống làm
lạnh tích cực, tối ưu hóa sử dụng ban ngày thông qua các mặt đứng cảm ứng và tạo ra
điện năng cho hầu hết các nhu cầu năng lượng của tòa nhà thông qua các tua bin gió ,
các tấm điện quang - bởi được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm 50% năng
lượng so với các tòa tháp thông thường. (Hình III.54)
 Ngay từ bước thiết kế, công trình Bioclimatic tower ở phố Zahid – Dubai đã
chú trọng đến tiết kiệm năng lượng với hệ thống tấm thu năng lượng mặt trời dọc theo
chiều đứng công trình và 1 hệ thống turbin thu năng lượng gió. Ngoài ra, thông gió tự
nhiên và làm mát chủ động cũng giúp công trình chủ động trong việc tạo ra năng lượng
phục vụ cho nhu cầu sử dụng của công trình [25] (Hình III.55)
 Tại Ấn Độ :
- Tháp India : India - công trình đang được xây dựng tại Nam Moubai sẽ trở
thành tòa tháp chọc trời xanh nhất nước Ấn độ, với khả năng thu nước mưa, những vật

72
73

liệu xanh, và có khả năng đạt được tiêu chuẩn US LEED Gold. Tòa tháp có 60 tầng,
cao 301 m, được chia làm 2 modul, mỗi phần thì quay nhẹ so với phần kế tiếp đó. Mỗi
modul thể hiện một sự chuyển đổ chức năng của tòa tháp, một phần là khách sạn , các
phần tiếp theo là nhà ở, phần tiếp đó lại là khu vực bán lẻ, và tiếp tục như vậy. Về các
đặc tính “xanh” cấu trúc đã tập hợp được mọi các tính chất của chiến lược xanh như
cửa sổ tạo bóng đổ, thông gió tự nhiên, và định hướng, xác định khu vực chính xác cho
các công nghệ xanh như thu nước mưa và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.
(Hình III.56) [26]
 Tại Pháp: Được trang bị những tấm pin mặt trời và quạt năng lượng gió
cộng với sự lấy sáng tự nhiên nhờ vào những sân trong khổng lồ, tòa tháp Signal tiết
kiệm đươc ít nhất 50% năng lượng so với những tòa tháp thông thường hiện nay. Đồ
án của KTS Jean Nouvel đã thuyết phục ban giám khảo bằng ý tưởng mới lạ của mình.
. KTS Jean Nouvel đã đề xuất tòa tháp cao 310m, tổng diện tích sử dụng: 140 000m²,
sử dụng phức hợp bao gồm: 50.000m² văn phòng, 33.000m² căn hộ, 39.000m² khách
sạn, 8.000m² dịch vụ công cộng, 10.000m² không gian thương mại và nhà hàng. Tất cả
đưọc bố trí hài hòa trong một khối trụ vuông đơn giản tạo thành từ 4 khối lập phương
xếp chồng lên nhau, mỗi khối mang một chức năng hoạt động độc lập. Sự sáng tạo độc
đáo nhất là mỗi một khối lập phương - mỗi đơn vị công năng- được đẽo vạt vào trong,
xuyên suốt 13 tầng, tạo thành 1 sân trong (atrium) theo kiểu logia Ý, mỗi sân trong là 1
cửa sổ khổng lồ mở ra toàn cảnh Paris. Cho phép lấy sáng và thông thoáng tự nhiên
đến bất kỳ vị trí nào trong tòa nhà. Ngay phía dưới vị trí giếng trời là mái che bằng
kính có thể đóng lại hay để mở tùy theo điều kiện thời tiết. Tháp được xây dựng ở giữa
lòng thành phố Paris. (HÌnh III.57).
 Tại Đông Nam Á: Trào lưu xây dựng công trình kiến trúc sinh thái tại Đông
Nam Á đang trên đà phát triển. Một dự án đó là Ocean One , một tòa tháp nhà ở cao 91
tầng nằm cạnh bờ biển của khu resort Thại thuộc Pattaya được thiết kế bởi công ty của
Úc: Woods Bagot, công trình sẽ là tòa tháp thân thiện với môi trường và cao nhất tại

73
74

Thailand. Những trang thiết bị tiết kiệm năng lượng sẽ tiết kiệm cho người dùng tối đa
là 30% chi phí điện năng và 80 % nước sử dụng sẽ được tái chế cho toa lét và được sử
dụng cho ngoài nhà. Một thang máy tốc độ cao sẽ kéo khách tới bàn theo dõi và tạo đủ
điện năng nhằm chiếu sáng bàn theo dõi lúc đêm. Những tấm pin mặt trời trên mái sẽ
cung cấp năng lượng cho công trình.(Hình III.58)
Các công trình cao tầng thân thiện với môi trường khác bào gồm khu ở tại Bang
Na – Bangkok với các loại mái đặc biệt có khả năng hấp thụ nhiệt và tăng khả năng
trao đổi nhiệt và. Ngoài ra, các công trình tiết kiệm năng lượng cũng đang được xây tai
Tp Hồ Chi Minh và Singapore với các biện pháp sử dụng hệ thống tái chế nước nhằm
thu nước mưa
 Công trình Cao ốc văn phòng Centrepoint được thiết kế theo tiêu chí tiết
kiệm tối đa lượng điện năng, ứng dụng giải pháp kiến trúc giảm thiểu các tác động ô
nhiễm môi trường và khí carbonic khoảng 20% so với các tòa nhà có cùng diện tích.
(HÌnh III.60)
Khu vực chứa rác thải của tòa nhà hoạt động theo kiểu thu gom, phân loại và tái
chế những vật dụng văn phòng nhằm giảm 20% lượng khí cacbonic thải ra môi trường.
 Công trình Housing and Development Board của Singapore là tòa nhà 16
tầng tiết kiệm năng lượng đầu tên ở đảo quốc này với những kỹ thuật như tấm thu năng
lượng mặt trời đặt trên mái, cây xanh trên mái, hệ thống tái sử dụng nước giúp tiết
kiệm đến 80% năng lượng. Hệ thống thu nước mưa cũng được thiết kế cho việc rửa
kính và sử dụng vệ sinh toilet. Các căn hộ cũng sử dụng các vật liệu và vật dụng tiết
kiệm năng lượng và có thể tái sử dụng. (Hình III.59)[27]
 Tại Mỹ
Dù trên nóc không có một tấm pin năng lượng mặt trời nào nhưng những tòa nhà
trong khu Shady Grove của Đại học Maryland ở thành phố Rockville lại là cao ốc thân
thiện môi trường. Những cao ốc do Công ty Sustainable Design Consulting thiết kế và
xây dựng đã nhận được Chứng nhận Vàng – bậc thứ hai trong hệ thống chứng chỉ

74
75

LEED (chứng chỉ xếp hạng các các công trình có thiết kế tiết kiệm năng lượng và bảo
vệ môi trường) của Hội đồng Cao ốc Xanh Mỹ (GBC). [28]
Được đưa vào sử dụng tháng 8-2007, dãy cao ốc rộng gần 18 ngàn mét vuông
mang tên Trung tâm Học thuật Camille Kendall có thể tiết kiệm 29% năng lượng. Để
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời hạn chế chi phí vận hành tòa nhà
trong quá trình sử dụng, các kiến trúc sư tận dụng tối đa năng lượng mặt trời với
thiết kế mặt tiền tòa nhà quay hướng Nam và Bắc cùng với các cửa sổ chính nằm
hướng Bắc và Nam và một cửa lấy sáng trên mái nhà, cho phép 75% số phòng trong
tòa nhà nhận ánh nắng trực tiếp, giảm bớt chi phí thắp sáng. Tất cả cửa sổ đều lắp kính
cách nhiệt nhằm tiết kiệm năng lượng mà máy điều hòa không khí tiêu hao. Khả năng
cách nhiệt của tường và trần nhà cũng vượt vượt trội với kỹ thuật tiên tiến. Hai mái nhà
được bao phủ bởi cây xanh, tăng cường khả năng chắn nhiệt và giảm tiếng ồn khi trời
mưa lớn. Về quy hoạch, Khu cao ốc Camille Kendall có những không gian mở tràn
ngập ánh sáng tư nhiên. Tòa nhà còn có khả năng dự trữ năng lượng tự nhiên và trang
bị máy giám sát lượng khí thải carbon dioxide (CO2). Khi lượng CO2 trong phòng tăng
cao, hệ thống tự động hút không khí từ bên ngoài vàovà với những phòng trống, hệ
thống cảm biến sẽ tự chỉnh nhiệt độ thích hợp. Hệ thống bóng đèn thông minh cũng sẽ
tự mờ đi khi căn phòng nhận đủ ánh sáng tự nhiên, tận dụng tối đa năng lượng trong
những ngày đầy nắng. Ngoài ra, các bức tường còn được phủ vải phản chiếu ánh sáng,
góp phần hạn chế lượng điện thắp sáng. Cao ốc Camille Kendall còn thỏa mãn các tiêu
chuẩn về tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu tái chế hoặc dễ tái chế cũng như chất lượng
không khí bên trong...

75
76

KẾT LUẬN CHƯƠNG III.


Tiết kiệm năng lượng trong thiết kế kiến trúc nhà cao tầng nói chung và kiến trúc
CCCT nói riêng là một thách thức dài vô tận. Các giải pháp thiết kế khí hậu sinh học
(Bioclimatic design) – làm mát thụ động (passive cooling) tạo thông thoáng tự nhiên,
tranh thủ ánh sáng tự nhiên, trên cơ sở khai thác những kiến trúc truyền thống. cách
nhiệt tốt cho vỏ bao che công trình (mái, tường ngoài, cửa sổ, cửa đi, sàn...) để hạn chế
truyền dẫn nhiệt bên trong và bên ngoài công trình, nhất là đối với các công trình sử
dụng hệ thống điều hoà, sử dụng kết cấu che chắn nắng rọi xuyên phòng, để hạn chế
ảnh hưởng của bức xạ nhiệt mặt trời hay các biện pháp chủ động dùng các thiết bị tận
dụng triệt để năng lượng từ tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng
mặt trời…song song với các biện pháp quản lý hiệu quả, giáo dục ý thức tiết kiệm năng
lượng cho người sử dụng qua việc sử dụng các vật dụng tiết kiệm năng lượng đã, đang
và sẽ vẫn tiếp tục được khám phá và điều chỉnh để có thể ứng dụng một cách tốt nhất
vào giài pháp thiết kế cũng như thi công công trình. Các giải pháp tích cực nhất hiện
nay dần dần đã được ứng dụng vào các cao ốc khắp nơi trên thế giới và đã chứng tỏ
được hiệu quả của mình trong việc tận dụng các nguồn năng lượng tái sinh, tiết kiệm
nguồn năng lượng tự nhiên và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Trước thực tế giá
dầu ngày càng leo thang, bất ổn dẫn đến những hệ quả tất yếu là khủng hoảng năng
lượng, suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các giải pháp này mang ý nghĩa sống
còn và cần được quan tâm đúng mực để tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa nhằm khắc
phục hoàn toàn nhược điểm, từng bước hoàn thiện và phát huy được tất cả ích lợi của
nó trong thiết kế và xây dựng kiến trúc. Vận dụng tốt những giải pháp có sẵn trên thế
giới và nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới thích hợp với điều kiện khí hậu Việt
nam là nhiệm vụ cần đặt lên hàng đầu cho các KTS.

76
77

PHẤN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


-------------------------------------------------------------------------------
KẾT LUẬN.
Thiết kế công trình sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả, đặc biệt là trong
CCCT ở nước ngoài không phải là một vấn đề mới lạ. Nó đã được nghiên cứu khá kỹ
trong nhiều năm qua với rất nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết trong các tài liệu thiết
kế cũng như trong các trong trình thực tế trên khắp Thế giới. Qua đó cho thấy, thiết kế
một công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi một quá trình thiết kế
tổng thể, với sự hợp nhất của nhiều giải pháp thiết kế chủ động cũng như bị động, đồng
thời có sự hợp tác qua lại của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để công trình có thể
hoạt động như một thể thống nhất.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang
bộc lộ những giới hạn thì từ góc độ thiết kế, KT tiết kiệm năng lượng biểu hiện chủ yếu
ở sử dụng năng lượng mặt trời và các năng lượng khác có thể tái sinh, chú trọng thông
gió, chiếu sáng và che chắn tự nhiên, dùng nhiều giải pháp kết cấu, kỹ thuật thi công ít
hao phí năng lượng, sử dụng tuần hoàn tái sinh nguồn nước, phân loại xử lý rác thải
sinh hoạt và tân dụng các phế thải xây dựng.
Hiện nay kiến trúcvà sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là hai lĩnh vực
không thể tách rời. Đó là vấn đề sống còn với chúng ta ngày nay và đối với các thế hệ
tương lai.
KIẾN NGHỊ.
Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, xây dựng, thiết kế kiến trúc ngoài việc đảm bảo
các nguyên lý về công năng, tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật trong công trình, các
nội hàm xã hội, bản sắc văn hóa… còn phải đáp ứng các tiền đề đem lại lợi nhuận cho
mục tiêu tiết kiệm năng lượng vào các công trình thiết kế tương lai, nâng cao hiệu suất
sử dụng năng lượng trong công trình ngay chính từ khâu thiết kế.
Cùng với việc ban hành và dần dần hoàn thiện quy chuẩn về hiệu suất sử dụng
năng lượng trong các công trình kiến trúc tại Việt nam, thiết nghĩ các nhà quản lý về

77
78

kiến trúc nên quan tâm sâu sát hơn đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong thiết kế kiến
trúc, đặc biệt la kiến trúc CCCT ngay từ khâu phê duyệt các dự án kiến trúc. Ngoài ra,
nên thường xuyên mở các lớp đào tạo liên qua đến nội dụng thiết kế kiến trúc hướng
đến mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong công trình kiến trúc để hướng dẫn, cung cấp
thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức trong lĩnh vực này, góp phần giúp ngành kiến
trúc nói riêng và quóc gia nói chung theo kịp bước tiến thần tốc của Thế giới, đồng thời
tiến theo xu hướng của tương lai hoàn thành mục tiêu.
Việc sử dụng công nghệ không phù hợp cùng với ý thức, thói quen lãng phí năng
lượng và việc quản lý sử dụng năng lượng kém hiệu quả khiến cho Việt nam là một
trong những nước sử dụng năng lượng lãng phí nhất trên thế giới. Từ đó cho thấy cần
có những chương trình thiết thực giáo dục, vận động, mở rộng kiến thức cho người sử
dụng cũng như nàh đầu tư về ưu khuyết điểm của kiến trúc tiết kiệm năng lượng để có
những giải pháp thiết kế kiến trúc hợp lý.
Ở nước ta, hướng nghiên cứu kiến trúc đáp ứng điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm kết hợp với sử dụng vật liệu địa phương, cách sống tập thể của người Việt
Nam để tiết kiện năng lượng có thể mở ra cho chúng ta một phong cách kiến trúc riêng
biệt. Tìm kiếm một phong cách riêng cho thiết kế chủng loại nhà này phù hợp với thể
trạng người Việt, với thiên nhiên trong thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cần phải
được chú ý nghiên cứu.
Kiến trúc tiết kiệm năng lượng không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh
địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là
cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho
một mô hình kiến trúc. Vì vậy, cần có những nghiên cứu toàn diện và đồng bộ kết hợp
song song với những hành động thực tế để tìm ra những giải pháp tiết kiệm tốt nhất
trong điều kiện khí hậu Việt Nam cho kiến trúc nhà ờ cao tầng nói chung và CCCT nói
riêng.

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyên lý thiết kiến trúc nhà ở dân dụng –Tr 221-NXB khoa học và kỹ thuật –
Hà nội 2001.
[2] Nguồn : Năng lượng - Định nghĩa từ trang www.wikipedia.org
[3] Nguồn : www.wikipedia.org
[4] Nguồn Wind Power Monthly- Internet
[5] Hà Nội (TTXVN) – nguồn Internet
[6] Nguồn: www.eec.moi.gov.vn, 9/01/2008
[7] Nguồn : Giáo trình môn học “Thiết kế và tổ chức không gian Môi trường ở “ của
PGS-TS-KTS Trần Văn Khải.
[8] Nguồn tin: T/C Sài gòn Đầu tư & xây dựng, số 6/2006
[9] Nguồn tin : www. Thanhnien.com.vn, ngày 25/3/2008
[10] Nguồn Báo cáo chuyên đề Sở nhà đất
[11] Nguồn: Sài Gòn đầu tư và xây dựng 1/1998.
[12] Nguồn: “Vietnamnet 25/4/2007”
[13] Khí hậu kiến trúc - NXB Xây dựng - HÀ nội NĂM 2000 - NGUYỄN NGỌC
GIẢ -VIỆT HÀ
[14] Theo Kiến trúc Nhà vườn Wagner – Doan
[15] Nguổn : www.vast.com.vn/INVENT/home
[16] Nguồn : T/C Người Xây dựng, số 10/2006
[17] Nguồn: Hội thảo quốc tế "Sử dụng kính an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân
thiện với môi trường", tháng 10-2008.
[18] Nguồn: www. DiaOcOnline.vn
[19] Nguồn: www.vnn.vn
[20] Theo www.vnexpress .net
[21] Theo www. tietkiemnangluong. Vn
[22] Nguồn: Sustainable Housing
[23] Nguồn: www.vietducinfo.com
[24] Nguồn: www.cadviet.com
[25] Nguồn: công ty TNHH Archetype group-Việt Nam.
[26] Nguồn: www.kienviet.net
[27] Nguồn: www.Ashui.com
[28] Nguồn: www.khoa học.com
[29] Nguồn: Cục thống kê TP.HCM.
[30] Nguồn: Taylor and Brúhn, 1999 – Sustainable Housing
[31] Nguồn: www.davincitowerdubai.blogspot.com
[32] Nguồn ảnh: www.passivhaustagung.de
[33] Nguồn: www.inhabitat.com
[34] Nguồn: www.Ocean1tower.com
[35] Bài tham luận “Thực trạng và giải pháp sử dụng tiêu chuẩn VLXD trong kiến
trúc tiết kiệm năng lượng “- TS. KTS. LÊ THỊ BÍCH THUẬN - Phó Viện
trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
[36] VŨ CAO ĐÀM (1998) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa hoc
và kỹ thuât. Hà Nội.
[37] PHẠM VIẾT VƯỢNG (1997) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb đại
học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
[38] LƯƠNG ANH DŨNG - Chât lượng ở cho đô thị sau năm 2000.Nxb Khoa học
và Kỹ thuật. Hà Nội năm 2003.
[39] NGUYỄN ĐỨC THIỀM - Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật.Hà Nội năm 2001.
[40] Nguyễn Huy Côn, Kiến trúc và Môi Sinh, NXB Xây Dựng, 2004.
[41] Trần Anh Đào, Kiến trúc Sinh Thái. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến
trúc TP.Hồ Chí Minh.
[42] Trịnh Hồng Đòan, Nguyễn Hồng Thục, Khuất tấn Hưng, Kiến trúc nhà cao tầng
Bộ xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. NXB Xây dựng , Hà Nôi 2003.
[43] Lê văn Nãi. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản NXB Khoa Học Và Kỹ
Thuật. Hà nội 2000.
[44] Phạm Đức Nguyên, Kiến trúc sinh Khí hậu, NXB Xây Dựng, 2002.
[45] Phạm Đức Nguyên và Trần Quốc Bảo, Kiến trúc Sinh khí hậu, Bài
đăng trong tạp chí Kiến trúc 3/2002
[46] Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hòa, Trần Quốc Bảo, Các giải pháp Kiến trúc
khí hậu Việt nam. NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật. Hà Nội 2002.
[47] Nguyễn Đức Thiềm, Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc Nhà dân dụng, Nhà ở,Nhà
công cộng, NXB Khoa học Kỹ Thuật, 2004.
[48] Brian Edwards and David Turrent, Sustainable Housing, 2000.
[49] Brian Edwards Green Architecture, Architectural Design Volume 71, No 4,
July 2001
[50] James Steele Ecological Architecture, NXB Thames Hudson 2005
[51] James Wines Green Architecture. NXB Taschen 2000 Koln, London, Los
Angeles, Madrid, Paris, Tokyo.
DANH MỤC HÌNH

Hình I.1: Turbine Gió Trục Ngang và Trại Điện Gió Horn Rev Ở Đan Mạch ............... i
Hình I.2: Gió Ngoài Biển Đông .................................................................................... i
Hình I.3: Năng lượng điện gió ...................................................................................... i
Hình I.4: Quá trình phát triển của lò phản ứng hạt nhân ............................................... ii
Hình I.5: Mức độ phát triển của các ngành năng lượng tái tạo trên thế giới.................. ii
Hình I.6: Quá trình sử dụng và tái sinh nguồn lượng và nguồn nước ........................... ii
Hình I.7: Các yếu tố chính làm tổn hao năng lượng trong công trình ........................... ii
Hình I.8: Hệ thống toilet phân lập trong chung cư ở Erdos ......................................... iii
Hình I.9: Tấm panel khổng lồ thu năng lượng mặt trời ............................................... iii
Hình II.1: Chung cư cao cấp cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................ iii
Hình II.2: Cao oác Menaga Mesiniaga ...................................................................... iv
Hình II.3: Sô ñoà löu thoâng khoâng khí ....................................................................... iv
Hình II.4: Toaø thaùp nhìn töø xa , maët baèng vaø moät goùc vöôøn trôøi cao boán taàng.......... v
Hình II.5: Sô ñoà thoâng gioù trong nhaø .......................................................................... v
Hình II.6: Nhà ga sân bay Barajas ............................................................................... v
Hình III.1: Cây xanh có tác dụng cải thiện chất lượng không khí ................................ vi
Hình III.2: Minh họa cho các giải pháp về Quy hoạch ................................................ vi
Hình III.3: Bố trí về phía tây để chắn nắng bằng lõi tập trung và lõi phân cách ........... vi
Hình III.4: Bố trí lõi cứng và giao thông về hướng tây đê che nắng cho nhà ............. vi
Hình III.5: Lõi cứng bố trí về phía nắng gắt để che nắng .......................................... vii
Hình III.6: Sân trời chung cư cao tầng và vấn đề phòng cháy ............................... viii
Hình III.7: Nguyên tắc vận hành của dòng không khi đối lưu ................................... viii
Hình III.8: Mặt bằng tầng điển hình chung cư theo kiểu mở ....................................... ix
Hình III.9: Mặt đứng hai lớp....................................................................................... ix
Hình III.10: Sơ đồ giải thích mặt đứng hai lớp ............................................................ ix
Hình III.11: Tòa nhà được sử dụng kính hai lớp .......................................................... x
Hình III.12: Cách nhiệt cho tường và mái bằng các mảng xanh ................................... x
Hình III.13: Cách nhiệt cho mái bằng các kết cấu bao trùm kín và hở.......................... x
Hình III.14: Cấu tạo mái bằng Bê tông cốt thép có tấm polystyrene cách nhiệt .......... xi
Hình III.15: Sợi thủy tinh được đặt trên trần để cách nhiệt . nguồn ............................ xi
Hình III.16: Giải pháp thông gió lam mát tầng mái ..................................................... xi
Hình III.17: Quan hệ giữa hệ số hút nhiệt lớp tường ngòai và cách cấu tạo ............... xii
Hình III.18: Sản phẩm tấp lợp polycarbonate Palram ................................................. xii
Hình III.19: Tấm cách nhiệt Styrofoam ................................................................... xiii
Hình III.20: Cửa gỗ kết hợp kính cách nhiệt hai lớp ................................................. xiii
Hình III.21: Mặt cắt các tấm chớp lật trần kính ....................................................... xiii
Hình III.22: Mặt cắt các tấm chớp lật ngoại thất ...................................................... xiv
Hình III.23: Các kết cấu chắn nắng .......................................................................... xiv
Hình III.24: Căn hộ cho bác sĩ bệnh viện Pháp Việt................................................... xv
Hình III.25: Dẫn ánh sáng gián tiếp vào chiếu sáng trong nhà ................................... xv
Hình III.26: Các hình thức chắn nắng ngang bằng hợp kim nhẹ ................................. xv
Hình III.27 : Söû duïng balcon, loggia boá trí ôû höôùng taây – ñoâng ñeå chaén naéng ...... xvi
Hình III.28: Kính hộp an toàn, cách âm cách nhiệt ................................................... xvi
Hình III.29: Kết cấu viên gạch bên trong có những khoảng rỗng như hình thức tổ ong
nhờ được chế tác từ xi măng, cát và chất tạo bọt ...................................................... xvii
Hình III.30: Gạch, đá bê tông xốp............................................................................ xvii
Hình III.31: Đá ép kính cho hiệu ứng phản quang.................................................... xvii
Hình III.32: Maët baèng chung cö Daewon ............................................................... xvii
Hình III.33: Caùc hieän töôïng xaûy ra khi thoâng gío xuyeân phoøng ............................ xvii
Hình III.34: Toå chöùc thoâng gío baèng gieáng trôøi vaø baèng oáng thu gío ................... xviii
Hình III.35: Sử dụng cửa trới để tạo luồng đối lưu.................................................. xviii
Hình III.36: Giải pháp trồng cây xanh kiểu hệ thống .............................................. xix
Hình III.37: Cách dẫn cây xanh lên cao trong cao ốc sinh thái của Ken Yeang ......... xix
Hình III.38: Các hình thức panel thu năng lượng mặt trời ......................................... xix
Hình III.39: Mái ngói phát điện mặt trời ................................................................... xx
Hình III.40: Vật liệu mới bắt được các sắc cầu vồng.................................................. xx
Hình III.41: Panel naêng löôïng maët troøi loïp maùi ....................................................... xx
Hình III.42: Thảm sợi nano bằng silic cho các pin tấm pin mặt trời mới .................... xx
Hình III.43: 624 Tấm gương di động ....................................................................... xxi
Hình III.44: Bieán naêng löôïng gío thaønh ñieän naêng baèng caùc ñoäng cô quaït ........... xxi
Hình III.45: Turbin gió chuyên dụng được lắp đặt trên các ṭòa cao ốc .................... xxii
Hình III.46: Máy gia dụng để tái sinh nước ............................................................ xxii
Hình III.47: Các tubin dùng biến sóng biển thành điện năng .................................... xxii
Hình III.48: Lắp ghép tấm lớn và lắp ghép khối .................................................... xxiii
Hình III.49: Thi công lắp ghép các cấu kiện hi-tech ít để lại rác rưởi ..................... xxiii
Hình III.50: Ngôi nhà thụ động ở Darmstadt Kranichstein ..................................... xxiv
Hình III.51: Thiết bị kỹ thuật trong Chung cư Gartenstadt ..................................... xxiv
Hình III.52: Dynamic Tower-Cao ốc tự quay ở Dubai ............................................ xxiv
Hình III.53: Dynamic Tower ................................................................................... xxv
Hình III.54: Tháp Hải đăng với đặc điểm lượng cacbon thấp .................................. xxvi
Hình III.55: Giải pháp tiết kiệm năng lượng Dự án Khu phức hợp Bioclimatic ....... xxvi
Hình III.56: Tháp India ở Moubai - Ấn độ ............................................................. xxvii
HÌnh III.57: Đố án đoạt giải của Kiến trúc sư Jean Nouvel ................................... xxviii
HÌnh III.58: Chung cư cao tầng Ocean One- Pattaya - Thai lan .............................. xxix
HÌnh III.59: Công trình Housing and Development Board của Singapore ............... xxix
HÌnh III.60: Công trình Cao ốc văn phòng Centrepoint ........................................ xxix
DANH MỤC BẢNG

Bảng I.1: Nguồn sinh khối Việt Nam ........................................................................... I


Bảng I.2: Vai trò của năng lượng sinh khối trong tổng tiêu thụ năng lượng .................. I
Bảng II.1: Khí hậu thời tiết Tp Hồ Chí Minh ..............................................................II
Bảng II.2: Dân số và Diện tích Tp Hồ Chí Minh .........................................................II
Bảng III.1: Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng kính cách nhiệt hai lớp ...................... III
Bảng III.2: Đặc tính kỹ thuật của một số loại kính phản quang thông dụng ............... III
Bảng III.3: Một số ví dụ về hệ thống pin quang điện ở các công trình ở Anh ............ IV
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

- CCCT : Chung cư cao tầng


- NLSK : Năng lượng sinh khối
- BXMT : Bức xạ mặt trời
- NLMT : Năng lượng mặt trời
- KTST : Kiến trúc sinh thái
- VKH : Vi khí hậu
- BTCT : Bê tông cốt thép
- KTS : Kiến trúc sư
- NXB : Nhà xuất bản
- PGS, TS : Phó giáo sư, Tiến sĩ
- Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- Tp : Thành phố
- [1] : Xem tài liệu tham khảo số 1
- (Hình I.1) : Xem Hình I.1
- (Bảng I.1) : Xem Bảng I.1
i

Hình I.1: Turbine Gió Trục Ngang và Trại Điện Gió Horn Rev Ở Đan Mạch

Hình I.2: Gió Ngoài


Biển Đông

Hình I.3 Năng lượng


điện gió: công suất
lắp đặt trên toàn thế
giới 1996-2008
ii

Hình I.4 Quá trình phát triển của lò phản ứng hạt nhân.

Hình I.5 : Mức độ phát triển


của các ngành năng lượng tái
tạo trên thế giới

Yếu tố bên ngoài :


- Khí hậu
- Vị trí công trình

Hình I.7 : Các yếu tố chính làm tổn hao


năng lượng trong công trình

Hình I.6:Quá trình sử


dụng và tái sinh nguồn
lượng và nguồn nước
iii

Hình I.8 Hệ thống toilet phân lập trong Hình I.9 :Tấm panel khổng lồ thu
chung cư ở Erdos năng lượng mặt trời tại khu đô thị
sử dụng năng lượng mặt trời đầu
tiên củaViệt Nam .

1 2 3
Hình II.1 Chung cư cao cấp cao tầng tại Tphcm do nước ngoài (1,2),trong nước
(3,)đầu tư
iv

Hình II.2 : CAO OÁC MENAGA MESINIAGA, maët baèng, phoái caûnh töø caùc
phía.

Hình II.3: Sô ñoà löu thoâng khoâng khí vaø maët caét nhaø thí nghieäm tröôøng Đại học.
Hong Kong
v

Hình II.4 : Toaø thaùp nhìn töø xa , maët baèng vaø moät goùc vöôøn trôøi cao boán taàng

HÌNH II.5 : Sô ñoà thoâng gioù trong nhaø, giaûi phaùp duøng saân trong vaø caùc saûnh trôøi
treân cao daãn daét caùc luoàng gío nhaø ngaân haøng Frankfurt- Đöùc.

Hình II.6 : Nhaø ga saân bay Barajas, thuû ñoâ Madrid cuûa Richard Rogers taän
duïng nguoàn aùnh saùng töï nhieân, söû duïng caùc laù chôùp di ñoäng vaø maøng vaû sôïi toång
hôïp.
vi

Hình III.1 : Cây xanh có tác dụng cải thiện chất lượng không khí và hướng
luồng gió.

Hình III.2 Minh họa cho các giải pháp về Quy hoạch.

HÌNH III.3 . Bố trí về phía tây để chắn nắng bằng lõi tập trung và lõi phân cách

Hình III.4 : Bố trí lõi cứng và giao thông về hướng tây đê che nắng cho nhà.
vii

Hình III.5 . Lõi cứng bố trí về phía nắng gắt để che nắng cho phần không gian
còn lại.
viii

Hình III.6 : Saân trôøi chung cö cao taàng vaø vaán ñeà phoøng chaùy

Hình III.7 : Nguyeân taéc vaän haønh cuûa doøng


khoâng khi ñoái löu trong gieáng trôøi laø taïo söï
cheânh leäch veà nhieät ñoä (lôïp ñænh gieáng baèng
toân nhöïa ñeå nung noùng khoâng khí treân cao )
ñeå taïo ra söï cheânh leäch veà aùp suaát khoâng khí
giöõa beân döôùi thaáp vaø treân cao daãn tôùi hieän
töôïng ñoái löu khoâng khí.
ix

GS.TS.KTS KEN YEANG


thiết kế.

Hình III.8 : Mặt bằng


tầng điển hình chung cư
theo kiểu mở, dẫn gió vào
các căn hộ phía sau do

Hình III.9 : Mặt đứng hai


lớp (Ảnh: wagner-doan)

Hình III.10 : Sơ đồ giải


thích mặt đứng hai lớp
(Ảnh: wagner-doan)
x

Hình III.11 : Tòa nhà được sử dụng kính hai lớp (Ảnh: wagner-doan)

Tào nhà ACROS Fukuoka-Nhật bản

Hình III.12 : Caùch nhieät cho tường và mái baèng caùc mảng xanh

Hình III.13 : Caùch nhieät cho maùi baèng caùc keát caáu bao truøm kín vaø hôû
xi

Hình III.14 : Cấu tạo mái bằng BTCT có tấm polystyrene cách nhiệt nguồn

Hình III.15 : Sợi thủy tinh được đặt trên trần để cách nhiệt . nguồn

Hình III.16 : Giải pháp thông gió lam mát tầng mái
xii

Hình III.17 : Quan hệ giữa hệ số hút nhiệt lớp tường ngòai và cách cấu tạo

Hình III.18 : Sản phẩm tấp lợp polycarbonate Palram


xiii

Hình III.19 Tấm cách nhiệt Styrofoam


Mặt cắt cửa Weather Shield.Proshield.

Hình III.20 Cửa gỗ kết hợp kính cách nhiệt hai lớp.

Hình III.21 Mặt cắt các tấm chớp lật trần kính và ảnh chụp hệ thống chớp lật
trong thực tế
xiv

Hình III.22 Mặt cắt các tấm chớp lật ngoại thất
và ảnh chụp thực tế. Loại dùng cho mặt tiền

Hình III.23: Caùc keát caáu chaén naéng taïi london millenum village baèng goã ñaõ qua
xöû lyù.
xv

Hình III.24 : Căn hộ cho bác


sĩ bệnh viện Pháp việt, nam
sài gòn sử dụng chắn nắng
bằng gỗ cành .

Hình III.25 . Daãn aùnh saùng giaùn tieáp vaøo


chieáu saùng trong nhaø. taïo raõnh saâu treân maët baèng ñeå chieáu saùng caùc khoâng gian
saâu beân trong (chung cö thuaän kieàu).

Hình III.26 : Caùc hình thöùc chaén naéng ngang baèng hôïp kim nheï, ñieàu chænh ñöôïc
xvi

Hình III.27 : Söû duïng balcon, loggia


boá trí ôû höôùng taây – ñoâng ñeå chaén
naéng
Hình III.28 : Kính hộp an toàn, cách âm
cách nhiệt.
+ Lớp kính an toàn mặt ngoài (5mm VFG
+ 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) được tạo
thành bởi 02 loại kính liên kết với nhau
thông qua lớp màng film PVB (Polyvinyl
Butyral) trong suốt, tác dụng làm tăng
cường độ chịu lực của tấm kính mà không
làm thay đổi tính chất quang học;
+ Lớp kính cường lực mặt trong là kính thường được gia công thành hình theo kích thước
thiết kế, sau đó được đưa vào lò nung chảy đến điểm mềm rồi được làm lạnh từ từ trong các
điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Quá trình tôi luyện này có tác dụng loại bỏ các ứng
suất không đều của kính thường, đồng thời tạo ra ứng suất đồng đều trên toàn bộ tấm kính
xvii

Hình III.29 :Kết cấu viên gạch bên trong có


những khoảng rỗng như hình thức tổ ong nhờ
được chế tác từ xi măng, cát và chất tạo bọt.

Hình III.30 Gạch, đá bê tông xốp, chinh phục


được người tiêu dùng bởi tính ưu việt của
chúng.

Hình III.31 Đá ép kính cho hiệu ứng phản quang,


chiếu sáng làm nổi vân và sắc của đá tự nhiên, bên
cạnh còn có tác dụng chống ẩm và cách âm tốt,
thích hợp làm sàn nhà…

Hình III.32: Maët baèng


chung cö Daewon,
thoâng gío töï nhieân cho
haàu heát caùc phoøng ôû caùc
caên hoä.

Hình III.33 : Caùc hieän töôïng xaûy ra khi thoâng gío xuyeân phoøng
xviii

Hình III.34 : Toå chöùc thoâng gío baèng gieáng trôøi vaø baèng oáng thu gío.

Hình III.35 : Söû duïng cöûa trôùi ñeå taïo luoàng ñoái löu.
xix

Hình III.36: Giaûi phaùp troàng caây xanh kieåu heä thoáng vaø kieåu phaân taùn cuûa Ken
Yeang.

Hình III.37 : Caùch daãn caây xanh leân cao trong cao oác sinh thaùi cuûa Ken Yeang

Hình III.38 : Caùc hình thöùc panel thu naêng löôïng maët trôøi.
xx

Hình III.39 : Mái ngói phát điện mặt trời là một sự


thay đổi đối với hệ thống điện mặt trời truyền thống.

Hình III.40 : Vật liệu mới


bắt được các sắc cầu vồng

Hình III.41: Panel naêng löôïng maët troøi loïp maùi vaø thieât bò ñun nöôùc baèng naêng
löoïng maët troøi
xxi

Hình III.42 : Thảm sợi nano bằng silic cho các pin tấm pin mặt trời mới

Hình III.43: 624 tấm gương di động được đặt trên bãi đất trống để tiếp nhận ánh
nắng mặt trời Ánh sáng từ các gương hướng về đỉnh một tòa tháp để đun sôi nước
Những tấm gương di động hướng các tia nắng lên đỉnh của một tòa tháp cao 100 mét
để đun sôi nước. Hơi nước được sử dụng để làm quay một turbine của máy phát điện.

Hình: III.44 : Bieán naêng löôïng gío thaønh ñieän naêng baèng caùc ñoäng cô quaït
xxii

Hình: III.45 : Turbin gió chuyên dụng được lắp đặt trên các ṭ òa cao ốc nhằm
biến gío thành điện năng cung cấp năng lượng cho chính nó.

Hình III.46 : Máy gia dụng để tái sinh nước

Hình III. 47 : Các tubin dùng biến sóng biển thành điện năng
xxiii

Hình III.48: Laép gheùp taám lôùn và laép gheùp khoái (Habitat Montreal KTS M. Safdi)

Hình III.49 : Thi coâng laép gheùp caùc caáu kieän hi-tech ít ñeå laïi raùc röôûi.

Hình III.50 : Ngôi nhà thụ động ở Darmstadt Kranichstein được xây dựng năm
1990/91 bởi các kiến trúc sư Bott, Ridder, Westermeyer
xxiv

Hình III.51 : Thiết bị kỹ thuật


trong CC Gartenstadt ở thành phố
Mannheim [32]

Hình III.52 : Dynamic Tower-Cao ốc tự quay ở Dubai [31]


xxv

Hình III.53 : Dynamic Tower


Đây là công trình đầu tiên có thể
tự cung cấp năng lượng (itself
powered) . Thêm vào đó, công
trình cũng sử dụng những vật
liệu có thể tái sinh (recycled) như
đá, wood, kính..
Các căn hộ trong tòa cao ốc 420
mét có thể xoay tròn đủ 360 độ,
quanh một trục dựa vào lực của
79 tua-bin gió tạo năng lượng
được lắp đặt giữa các tầng.
Chính các hệ thống phát điện này
sẽ giúp tòa nhà không cần đến
nguồn năng lượng từ bên ngoài,
mà thậm chí còn ngược lại, cấp
điện vào mạng lưới chung.
xxvi

Hình III.54 : Tháp Hải đăng với đặc điểm lượng cacbon thấp, kỹ thuật gió, Dubai,
UAE: DIFC tháp Hải đăng: một ngọn mốc chức năng và ẩn dụ cho một tương lai của
thiết kế cảm ứng với môi trường, bền vững và thải ra lượng carbon thấp.

Hình III.55:: Giải pháp tiết kiệm năng lượng của Dự án Khu
phức hợp Bioclimatic Tower ở Cheick Zahid Road - Dubai
xxvii

.Hình III.56 : tháp India ở Moubai - Ấn độ [33]


xxviii

Hình khối đơn giản kết hợp hài hòa với


vòm cung Khải Hoàn Môn La Défense

Các sân trong được trang trí bằng những hình ảnh phân dạng mang tính trừu tượng
với những màu sắc khác nhau

(HÌnh III.57) : Đố án đoạt giải của KTS Jean Nouvel : Tháp Signal ở Paris
xxix

(HÌnh III.58) : CCCT Ocean One- Pattaya - Thai lan

(HÌnh III.59): Công trình Housing and Development Board của Singapore [34]

(HÌnh III.60): Công trình Cao ốc văn


phòng Centrepoint

You might also like