You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH

---------

BÙI QUANG HUY

KẾT HỢP CÔNG NGHỆ IN 3D

TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG

Chuyên ngành: Kiến Trúc


Mã số: 8.58.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.KTS TRƯƠNG NGUYỄN HOÀNG LONG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. KTS Trương Nguyễn Hoàng Long - người đã dành
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc cùng các thầy cô trong Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học & hợp tác quốc tế đã quan tâm, tạo điều kiện để tôi hoàn thành
khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Bùi Quang Huy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................2
5. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG VÀ CÔNG NGHỆ IN
3D ...........................................................................................................................................................................5
1.1 ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM .............................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm kiến trúc mặt đứng ..........................................................................................5
1.1.2 Công nghệ in 3D ........................................................................................................................5
1.1.2.1 In 3D .........................................................................................................................................5
1.1.2.2 Công nghệ in 3D..................................................................................................................5
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG .......................................................................6
1.2.1 Kiến trúc mặt đứng và các yếu tố tác động kiến trúc mặt đứng ....................6
1.2.1.1 Hình dạng ...............................................................................................................................6
1.2.1.2 Khoảng mở .............................................................................................................................6
1.2.1.3 Màu sắc và sắc độ ...............................................................................................................6
1.2.1.4 Chất liệu bề mặt và màu sắc trang trí .........................................................................7
1.2.1.5 Ánh sáng và bóng đổ .........................................................................................................7
1.2.1.6 Môi trường .............................................................................................................................7
1.2.2 Những quy luật tổ hợp kiến trúc ......................................................................................8
1.2.2.1 Quy luật tương phản và vi biến .....................................................................................8
1.2.2.2 Quy luật vần luật và nhịp điệu.......................................................................................9
1.2.2.3 Quy luật chủ yếu và thứ yếu có trọng điểm .............................................................9
1.2.2.4 Quy luật liên hệ và phân cách ..................................................................................... 10
1.2.2.5 Quy luật tỉ lệ và tỉ xích .................................................................................................. 11
1.2.3 Các phương pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng ....................................................... 11
1.2.3.1 Tổ hợp đứng ....................................................................................................................... 11
1.2.3.2 Tổ hợp ngang ..................................................................................................................... 12
1.2.3.3 Tổ hợp kiểu phân tán đều, mạng lưới giao thoa, mạng lưới ô vuông ......................... 13
1.2.3.4 Tổ hợp kiểu kết hợp ........................................................................................................ 13
1.3 CÔNG NGHỆ IN 3D ...................................................................................................................... 13
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công nghệ in 3D ............................... 13
1.3.2 Các phương pháp in 3D...................................................................................................... 14
1.4 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D VÀO MỘT SỐ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ....................................................................................................................................... 16
1.4.1 Ứng dụng trong công tác thiết kế, thi công công trình kiến trúc ................ 16
1.4.2 Ứng dụng trong sản phẩm dân dụng .......................................................................... 19
1.5 VẬT LIỆU IN 3D TRONG KIẾN TRÚC ............................................................................. 21
1.5.1 Bê tông ......................................................................................................................................... 21
1.5.2 Kim loại ....................................................................................................................................... 24
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ................................................................................................. 27
2.1. NHỮNG YẾU TỐ CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG ......................................................................................... 27
2.1.1 Kết cấu ......................................................................................................................................... 27
2.1.2 Bề mặt vỏ bao che .................................................................................................................. 31
2.2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ TRUYỀN THỐNG VÀ
THIẾT KẾ CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D .................................................... 37
2.2.1 Phương pháp thiết kế truyền thống ............................................................................. 37
2.2.2 Phương pháp kết hợp công nghệ in 3D ...................................................................... 39
2.2.3 So sánh sự khác nhau giữa phương pháp thiết kế truyền thống và
phương pháp kết hợp công nghệ in 3D ................................................................................. 40
2.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI CÔNG TRÌNH THỰC TẾ ĐÃ ÁP
DỤNG CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU IN 3D TRÊN THẾ GIỚI .............................................. 42
2.3.1 Công trình “3D printed Chinese building” ............................................................. 42
2.3.2 Công trình Office of the Future ..................................................................................... 45
2.3.3 Công trình “World's First 3D Printed Bridge” .................................................... 46
CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU IN 3D VÀO
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG ......................................................................................... 50
3.1 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IN
3D.................................................................................................................................................................... 50
3.1.1 Tiêu chí về hình thức và hình khối kiến trúc.......................................................... 50
3.1.2 Tiêu chí về kết cấu và cấu tạo ......................................................................................... 52
3.1.3 Tiêu chí về kinh tế.................................................................................................................. 54
3.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ IN 3D .............................................................................................................................. 56
3.2.1 Thiết kế mới .............................................................................................................................. 56
3.2.2 Công trình cải tạo:................................................................................................................. 66
3.2.3 Phục hồi và trùng tu công trình ..................................................................................... 68
3.3 ỨNG DỤNG THỰC TẾ ................................................................................................................ 72
3.3.1 Kết hợp in 3D trong cải tạo kiến trúc mặt đứng Bitexco Financial Tower
...................................................................................................................................................................... 72
3.3.2 Kết hợp in 3D trong thiết kế mới kiến trúc mặt đứng nhà phố tại thành
phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................................. 74
3.3.3 Kết hợp in 3D trong khôi phục và trùng tu di tích các công trình đền
chùa cổ ..................................................................................................................................................... 75
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:

FDM: Fuse Deposition Modelling

DLP: Digital Light Processing

SLA: Stereolithography

SLS: Selective Laser Sintering

SLM: Selective Laser Melting

EDM: Electric Discharge Machining


PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiến trúc bao giờ cũng phản ánh xã hội, công nghệ, sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật. Trên thế giới, hình thức kiến trúc nói chung, kiến trúc mặt đứng nói riêng vô cùng
đa dạng đã được xây dựng rất nhiều phương thức và phương pháp khác nhau. Đến nay, tại
nhiều thành phố, nhất là các thành phố có lịch sử phát triển nhà cao tầng lâu đời như
Chicago, New York… tốc độ phát triển nhà cao tầng chậm hẳn lại, ít có xây mới mà chủ
yếu là cải tạo để hoàn thiện hơn. Xây dựng mới nhà cao tầng ngày nay chỉ tập trung chủ
yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển ở châu Á, châu Phi.
Việt Nam cũng là một đất nước đang phát triển mạnh. Trong khoảng hai năm gần đây,
cơ sở hạ tầng đang biết đổi một cách nhanh chóng và các công trình mới và cải tạo được xây
dựng ngày càng nhiều hơn. Còn rất nhiều vấn đề bất cập và cấp bách trong thiết kế, xây dựng,
thẩm định và quản lý chất lượng kiến trúc mặt đứng công trình ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi
chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại, đánh giá và tìm con đường đi, hướng phát triển phù hợp nhất
để loại hình kiến trúc mặt đứng đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế và thẩm mĩ tránh những
hậu quả khó khắc phục để chúng tạo được biểu tượng và bộ mặt cho những thành phố lớn. Tuy
nhiên với sự phát triển vượt bậc ngày nay về công nghệ như thực tế ảo, công nghệ AI (Trí tuệ
nhân tạo), in 3D thì phương pháp thiết kế kiến trúc mặt đứng và thi công tại Viện Nam vẫn
còn khá cũ và lạc hậu. Đây là một yếu tố làm cho tư duy và tính sáng tạo trong thiết kế của thế
hệ kiến trúc sư trẻ bị kìm hãm chưa thể bứt phá.

Công nghệ sản xuất đắp dần, hay còn gọi là công nghệ in 3D, đã trở nên quan
trọng trên thế giới đến mức hầu như mỗi ngày đều có những bài báo khác nhau ca ngợi sự
tân tiến của nó. Theo nhiều nhà phân tích khắp nơi trên thế giới, đây cũng chính là “chìa
khóa” công nghệ cho tương lai mà bất cứ doanh nghiệp nào, bất cứ ngành công nghiệp
sản xuất nào, và bất cứ quốc gia nào đều phải chú ý, để hiểu được tầm quan trọng, các
ứng dụng và các cơ hội về sản xuất, kinh tế hay xã hội liên quan. Ngành công nghiệp xây
dựng đang rất chờ đón việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để có thể cho ra những công
trình có cấu trúc ấn tượng, các công trình bền vững hơn nhưng thời gian thi công lại được
2

rút ngắn mà chất lượng an toàn lao động vẫn được đảm bảo hoặc thậm chí là cải thiện.
Trong lúc đó, công nghệ in 3D lại trở thành một hiện tượng phổ biến trong ngành kiến
trúc xây dựng, được áp dụng trong nhiều dự án trên khắp thế giới. Điển hình như ngôi
nhà xây dựng bằng công nghệ in 3D ở thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
hay Cầu In 3D bằng robot ở Amsterdam. Một dự án xây dựng nhà cao tầng bằng công
nghệ in 3D có tên là “3D Print Canal House” thực hiện tại Amsterdam đã chính thức khởi
công từ tháng 4/2014.
Tuy nhiên, ở Việt Nam không nhiều người biết và có đầy đủ kiến thức về công
nghệ in 3D trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Vì vậy bài nghiên cứu này sẽ chứng minh
rằng đã đến lúc áp dụng công nghệ tuyệt vời này vào việc thiết kế kiến trúc nói chung và
kiến trúc mặt đứng nói riêng nhằm bắt kịp xu hướng của thế giới và đặc biệt là làm quá
trình thiết kế trở nên dễ dàng hơn đối với người thiết kế và thực tế hơn với chủ đầu tư và
khách hàng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc mặt đứng công trình thấp tầng và cao tầng

Phạm vi nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh, một trong những không gian chính của sự hình
thành và phát triển của nhiều thể loại kiến trúc mặt đứng khách nhau. Đây là phạm vi chính
để tác giả phân tích các yếu tố tác động đến việc thiết kế kiến trúc mặt đứng. Từ đó đề xuất
các hướng giải quyết thích hợp.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng tiêu chí thiết kế kiến trúc sử dụng công nghệ in 3D
Đề xuất mô hình thiết kế kiến trúc mặt đứng ứng dụng công nghệ in 3D

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điền dã:

Khảo sát tình hình thực trạng bằng cách chụp các công trình kiến trúc mặt đứng tại
thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam
3

Phương pháp so sánh:

So sánh giữa phương pháp thiết kế kiến trúc truyền thống và phương pháp thiết kế
kiến trúc kết hợp in 3D

Phương pháp thống kê:

Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau của
công nghệ in 3D

Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phân tích những nguồn tài liệu đã được nghiên cứu và bổ sung và đưa ra kết luận có tính
chính xác nhất đối với nghiên cứu của mình, phân tích tiềm năng và thách thức liên quan
khi ứng dụng công nghệ in 3D vào thiết kế kiến trúc mặt đứng công trình

5. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề tìm ra một phương pháp mới trong thiết kế kiến trúc không phải là vấn đề
chưa được nghiên cứu, đã có rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Tùy vào
mục tiêu cụ thể của đề tài đặt ra mà sẽ có đối tượng nghiên cứu riêng. Cũng tương tự, đã
có rất nhiều ý tưởng thiết kế dành cho mặt đứng kiến trúc tuy nhiên chưa được đầu tư
nghiên cứu kỹ lưỡng trên những cơ sở khoa học và chưa nói tới vấn đề sử dụng công nghệ
in 3D một cách hoàn chỉnh.
Trong nghiên cứu “A Performative Approach To 3D Printed Architecture” của tác
giả Luca Breseghello cũng đã đi tìm và khai thác tiềm năng của những giá trị mà công nghệ
in 3D mang lại mà cụ thể là sử dụng thép để in ấn, đây không những là một bước đột phá
trong ngành cơ khí mà còn mở ra một tương lai mới cho nhiều ngành công nghiệp khác mà
trong đó có kiến trúc. Từ kết quả của bài nghiên cứu này tôi lấy nó để đặt một viên đá nền
tảng và dựa vào đó để xây dựng nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu “3D Printing In Architecture” của tác giả Mihai Potra mục tiêu chính của
nghiên cứu này để chứng minh rằng công nghệ in 3D là để in vật thể theo yêu cầu, thực hiện
hóa trí tưởng tượng của con người. Nó có một ứng dụng khổng lồ đối với nên văn
4

minh đương đại. Vậy làm sao cho công nghệ này được dùng trong vùng sâu vùng xa, nơi
thiếu tài nguyên như ở sa mạc. Đấy chính là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong bài nghiên
cứu khi mà tính nhân văn đang được đề cao trong xã hội. Sử dụng cát và một vài vật liệu
có sẵn để vận hành. Công nghệ in 3D ở vùng xa có thể tạo ra công cụ hoặc phụ tùng thay
thế cho những hư hại và nhiều loại của vật thể hữu ích khác cho nơi này. Tuy nhiên tiềm
năng lớn nhất của nó ở vùng xâu vùng xa nằm ở chỗ nó không chỉ sản xuất công cụ nhỏ
mà còn cả hệ thống xây dựng và kiến trúc. Từ đó có thể mở rộng lớn hơn như xây dựng ở
mặt trăng, sao hỏa…Đó là một khía cạnh hoàn toàn mới mà bài nghiên cứu đã đề cập tới
từ đó ta có thể thấy công nghệ in 3D có vô vàn biến thể để có thể thực hiện hóa và cho thấy
hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam.
Nghiên cứu “3D Concrete Printing In Architecture” của tác giả Marjolein
Marijnissen. Một trong những diễn biến mới trong kiến trúc và xây dựng là in 3D với bê
tông như vật chất chính. Kỹ thuật này có thể tạo ra công trình nhà ở cho người có thu
nhập thấp và trung bình trên thế giới. Do tối ưu hoá quy trình in ấn vật chất và chi phí
nhân công có thể giảm, chừa chỗ trống cho việc cá nhân hoá của công trình. Quá trình
này sẽ thay đổi thiết kế nhà hiện đại, về mặt kết cấu cho kết quả tốt hơn.
Vậy với đề tài “Kết hợp công nghê in 3D vào thiết kế kiến trúc mặt đứng” đây là
một đề tài mới và hấp dẫn và chưa được nghiên cứu. Dựa vào những nghiên cứu trước đó,
bài nghiên cứu này có kế thừa những kết quả có sẵn tuy nhiên sẽ đi sâu và ứng dụng vào
một đối tượng cụ thể là “Kiến trúc mặt đứng” trên cả các công trình cao tầng, thấp tầng và
nhà ở. Tôi rất mong muốn làm đề tài này, qua đề tài này có thể thấy công nghệ in 3D là
một bước cách mạng trong thiết kế kiến trúc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
nếu ứng dụng sẽ có kết quả tốt sẽ mang tính khả thi rất cao.
PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG VÀ CÔNG NGHỆ IN 3D
1.1 ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm kiến trúc mặt đứng
Kiến trúc mặt đứng là hình chiếu thẳng vuông góc của một công trình lên mặt phẳng
ở phía trước công trình tiếp giáp giao thông công cộng, phân tách không gian, làm vỏ bao
che giữa 2 môi trường bên trong và bên ngoài, được chú trọng nghiên cứu xử lý các biện
pháp kiến trúc hợp lý, hài hòa với việc điều chỉnh vị trí, kích thước, số lượng và các quy
luật hợp nhóm giữa các yếu tố hình dạng, khoảng mở, màu sắc, chất liệu bề mặt, chi tiết
trang trí, ánh sáng, bóng và môi trường.
1.1.2 Công nghệ in 3D
1.1.2.1 In 3D
Giá trị cơ bản của in 3D là khả năng tạo đối tượng ba chiều bằng quá trình sắp đặt theo
lớp. In 3D là in ra nội dung lên từng lớp, các lớp được in lần lượt chồng liên tiếp lên nhau,
từng lớp từng lớp. Mực in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3D, có thể là nhựa, giấy,
bột, polymer, hay kim loại [12] …các vật liệu này có đặc điểm là có sự kết dính với nhau
để vật liệu lớp bên trên kết dính với lớp bên dưới được.
1.1.2.2 Công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức để thực hiện việc in 3D,
hay cách thức để máy in 3D hoạt động. Ngày nay công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng,
với mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng
khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như
sử dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa … Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh
xuống.
6

Hình 1.1.2.2.1 Các bước thực hiện in 3D Ảnh: www.zeus.aiorobotics.com


1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG
1.2.1 Kiến trúc mặt đứng và các yếu tố tác động kiến trúc mặt đứng
1.2.1.1 Hình dạng
Hình dạng của một Kiến trúc Mặt đứng bao gồm các thành phần thẳng đứng dạng
tuyến và các đơn diện đơn thẳng đứng. Các thành phần thẳng đứng dạng tuyến được xác
định bởi chiều dài, chiều rộng, phương hướng và vị trí của tuyến, định hình các cạnh và
các góc tạo nên bởi cạnh giới hạn vô hình bởi sức căng thị giác. Nhiều tuyến tạo nên tính
liên tục trong trường nhìn tạo thành diện. Các diện đơn thẳng đứng gồm có các diện cong
và diện phẳng thẳng đứng. Các diện cong tạo chiều hướng tỏa ra bên ngoài, còn các diện
phẳng thẳng đứng tạo hình chiếu thẳng góc, dễ dàng cảm thụ hơn, được xác định bởi chiều
dài và chiều rộng. [1], [3]
1.2.1.2 Khoảng mở
Có 2 vị trí đặt khoảng mở trên mặt đứng, gồm khoảng mở tại trung tâm của diện và
khoảng mở tại góc của diện. Khoảng mở tại trung tâm của diện là khoảng mở đặt trọn vẹn
bên trong diện đứng, được bao bọc xung quanh bởi bề mặt diện đó, còn khoảng mở tại góc
của diện là khoảng mở đặt dọc các mép góc của diện. Khi khoảng mở đặt tại trung tâm của
diện, nó được cảm nhận như hình trên phông, với nhiều kiểu hình dạng và số lượng khoảng
mở. Thông thường các khoảng mở trên một diện đơn được tạo hình bởi sự hợp nhóm nhiều
cấu trúc. Có 2 kiểu hợp nhóm cấu trúc: Bố trí thống nhất hoặc phân tán theo quy luật kích
thích sự chuyển động của trường nhìn. Các kiểu hợp nhóm này chịu ảnh hưởng của việc
định độ lớn và kích thước khoảng mở. [1], [3] 1.2.1.3 Màu sắc và sắc độ
7

Trên cùng một diện thẳng đứng với chiều dài và chiều rộng thuần túy, việc thay đổi
màu sắc và sắc độ sẽ tác động lên tâm lý của con người lên mặt đứng đó, tạo cảm giác khác
nhau về kích thước tỷ lệ.
Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp màu sắc và sắc độ còn tạo cảm giác nhấn mạnh,
tách biệt một diện với diện nền hay vỏ bao che. Trên cơ sở dó, người ta tạo cảm giác cân
bằng màu, điều chỉnh giá trị sắc diện làm tăng hay giảm trọng lực thị giác của diện để tạo
được một diện đứng hài hòa theo chủ ý. [1], [3]
1.2.1.4 Chất liệu bề mặt và màu sắc trang trí
Cùng với màu sắc, chất liệu bề mặt ảnh hưởng tới trọng lượng thị giác, tỉ lệ của diện
và mức độ nó phản chiếu ánh sáng, phản xạ âm thanh. [1], [3]
Chiều hướng, kích thước các mẫu chi tiết có thể làm biến dạng hoặc phóng đại hình
dáng của diện [1],[3]
1.2.1.5 Ánh sáng và bóng đổ
Ánh sáng bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên tác
động lên mặt đứng, chịu ảnh hưởng của các khoảng mở, biến đổi theo thời tiến và thời
gian, biến đổi theo cảnh quan. Ánh sáng nhân tạo tác động lên mặt đứng, làm sinh động
màu sắc và chất liệu bề mặt bằng nhiều kiểu chiếu sáng như chiếu sáng tổng thể, chiếu
sáng tập trung và chiếu sáng cục bộ theo nhiều dạng: dạng điểm, tuyến, diện và khối [1],[3]
Bóng đổ tạo hình nhấn mạnh không gian trên mặt đứng, bao gồm đối tượng đổ bóng
và đối tượng nhận bóng đổ, được xác định dựa trên hình dạng, kích thước và hướng của
cấu trúc lấy sáng kết hợp với việc dự đoán chính xác hướng và cường độ chiếu sáng của
mặt trời [1],[3]
1.2.1.6 Môi trường
Gồm môi trường thiên nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường thiên nhiên như
cỏ cây, bầu trời, mây, mặt nước làm mềm mại và tươi mát cho mặt đứng kiến trúc. Môi
trường nhân tạo làm theo quy hoạch như hệ thống điện, nước, điện thoại, các tiện ích đường
phố: cây xanh, đèn giao thông, biển báo, trang trí vỉa hè, nhà vệ sinh công cộng, thùng rác,
ghế ngồi; các công trình phụ: tượng đài, vòi nước. Môi trường nhân tạo được xử lý tốt sẽ
làm tôn thêm vẻ đẹp cho kiến trúc mặt đứng. [1],[3],[6]
8

1.2.2 Những quy luật tổ hợp kiến trúc


1.2.2.1 Quy luật tương phản và vi biến
Tương phản là sự khác biệt nhiều về không gian, độ lớn và màu sắc, độ chênh
lệch càng mạnh thì cảm xúc gây ra cho người xem càng mãnh liện. Vận dụng sự tương
phản sẽ nhấn mạnh được sự khác biệt về các đặc tính, xác lập một mâu thuẫn để hỗ trợ
lẫn nhau giữa các thành phần kiến trúc. Tuy nhiên, tương phản vẫn phải tôn trọng yêu
cầu thống nhất của tổng thể [4]
Vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác nhau rất ít. Vi biến nói
lên hai trạng thái của một thuộc tính – là một thủ pháp quan trọng để đạt được hiệu quả
thống nhất và biến hóa. [4]
Tương phản và vi biến biểu hiện trên mặt thẳng đứng, trên hình khối và trong
không gian. Trên mặt phẳng thẳng đứng, quy luật về tương phản và tương phản biểu
hiện trong cách xử lý kích thước, hình dáng, chiều hướng của các bộ phận ngôi nhà, cách
xử lý rỗng và đặc, hở và kín, cách xử lý màu sắc và chất cảm và bóng. Tùy theo chức
năng sử dụng công trình mà áp dụng quy luật tương phản và vi biến trong việc điều
chỉnh kích thước, hình dáng, chiều hướng các bội phận trong ngôi nhà.
Về hình dạng, dùng tương phản của đường, tương phản của hình và tương phản
của số lượng. Thông thường người ta dùng tương phản của đường (đường thẳng, đường
cong, đường gãy), tương phản của hình (hình cao, hình thấp, hình vuông, hình tròn) và
tương phản của số lượng (đơn và kép, ít và nhiều, nặng và nhẹ) để đạt được hiệu quả cần
thiết.
Về khoảng mở, trong cách xử lý rỗng và đặc, hở và kín, dùng nhiều phần rỗng hơn
sẽ có hiệu quả nhẹ nhàng.
Về màu sắc, sử dụng màu sắc bổ trợ (vàng và tím, đen và trắng, đỏ và xanh lá,
xanh dương và cam) hoặc sắc độ chênh lệch nhau sẽ tạo hiệu quả đột xuất trọng điểm.
Sử dụg màu sắc giữa hai màu gần nhau (đỏ và cam, cam và vàng) hoặc độ đậm nhạt
chênh lệch nhau nhẹ sẽ tạo chuyển sắc từ từ gây ra vi biến.
Nên sử dụng chất cảm với hoa văn, độ trơn hoặc nhám của nó đúng chỗ, phù hợp

với quy luật trọng lượng, chẳng hạn như dùng đá ở phần dưới, dùng gạch ở phần trên.
9

Dùng thủ pháp bóng bản thân (sản sinh trên tự thân lồi lõm của một khối) và đổ
bóng (bóng của một khối khác gây ra cho một diện khác) tạo nhiều ấn tượng truyền cảm
và mỹ cảm bằng cách xử lý nhô ra hoặc lõm vào trên cơ sở công năng của các thành
phần kiến trúc tạo nên sự tương phản. Vi biến của bóng – bóng chuyển nhạt dần đạt được
xử lý tương quan giữa các chiều sâu của mặt phẳng hoặc từ sự uốn lượn của mặt cong tạo
thành. Quy luật về tương phản và vi biến biểu hiện trên hình khối một ngôi nhà chỉ nên
đơn giản theo phương vị đứng hoặc phương vị ngang, còn đối vơi hình khối của cả một
khu nhà nên xử lý giữa khối thẳng đứng và khối nằm ngang làm phong phú thêm hình
tượng kiến trúc. Trong không gian còn có quy luật về tương phản và vi biến giữa không
gian kín và không gian hở. [4][5]
1.2.2.2 Quy luật vần luật và nhịp điệu
Vần luật trong kiến trúc và trong quy hoạch đô thị là loại hiện tượng của sự lặp đi
lặp lại có quy luật của sự tiến hóa có tổ chức trong biểu hiện nghệ thuật kiến trúc của đơn
thể công trình hay quần thể công trình. [4]
Có 3 loại vần luật là vần luật liên tục, vần luật tiệm tiến và vần luật giao thoa. Vần
luật liên tục là sự lặp lại những thành phần giống nhau, thường gặp trong mặt đứng nhà ở,
đó là sự nhắc lại theo chiều ngang hoặc chiều đứng của một loại phòng ở, một căn hộ hay
một đơn nguyên. Nếu sự lặp lại đó là do một thành phần cơ bản đặt cạnh nhau, ta có vần
luật liên tục đơn giản. Nếu sự lặp lại đó được tiến hành với hai hoặc một số thành phần cơ
bản ta có vần luật liên tục phức tạp. [4] Vần luật tiệm tiến là sự thay đổi dần dần một
cách có quy luật: nhỏ dần đều hoặc lớn dần đều của cá yếu tố kích thước, màu sắc, chất
liệu. Vần luật giao thoa là sự xen kẽ, đan chéo nhau theo hai hướng đứng hoặc ngang tạo
thành hiệu quả đa hướng giữa các hình khối, không gian hoặc các chi tiết một cách có
quy luật, thường dùng khi trang trí chi tiết, trang trí mặt đứng nhà lắp ghép hay hành
lang. Tùy theo việc bố trí các thành phần bằng nhau hay khác nhau, công trình được xét
sẽ đạt được tính phương hướng, cảm giác trượt, cảm giác đống thái hướng về một chiều.
[5]
1.2.2.3 Quy luật chủ yếu và thứ yếu có trọng điểm
10

Là quy luật xác định và phân biệt các thành phần chủ yếu và thứ yếu trong một
công trình, các thành phần chủ yếu và thứ yếu này do công năng xác định. Mối liên hệ
hợp lý giữa chủ yếu và thứ yếu được xác lập hiệu quả theo các cách sau:
- Thủ pháp tương phản, tương phản về hình khối, chênh lệch về độ cao;
- Biện pháp hô hứng, những thành phầnn nhỏ hỗ trợ thành phần chính;
- Bố trí trục chính và sắp xếp các công trình trên trục chính làm thành phần chủ yếu,
các công trình đặt hai bên kiến trúc chính;
Tuy nhiên, để tăng sức biểu hiện của công trình, các trọng điểm chính và các điểm
phụ được xác định tại một số khu vực, điểm và bộ phận của công trình kiến trúc – lối vào
chính, sảnh, cầu thang trung tâm, các khu vực cần được nhấn mạnh, các điểm nhìn,
những chỗ có hình khối đột xuất, những chỗ chuyển tiếp của hình khối. Có các cách tổ
chức trang trí trọng điểm:
- Dùng hiệu quả của sự tương phản khối, diện, màu sắc;
- Dùng trang trí, điêu khắc;
- Dùng đường nét hình học, ánh sáng nhân tạo hướng đường tầm mắt về khu vực
trọng điểm. [4],[5]
1.2.2.4 Quy luật liên hệ và phân cách
Có 3 loại liên hệ và phân cách, đó là liên hệ và phân cách giữa các bộ phận của
nhà, liên hệ và phân cách giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, liên hệ và
phân cách trong một quần thể nhà ở. Giữa các bộ phận khác nhau của nhà nên được sắp
xếp thành một khối hoàn chỉnh nhưng không nhầm lẫn giữ chúng với nhau. Không gian
bên trong và bên ngoài gắn bó nhưng phân biệt nhau bằng các thủ pháp sử dụng cầu
thang ngoài nhà, bậc lên xuống, bồn hoa, các mảng tường,.. trong một quần thể nhà ở,
quy luật liên hệ và phân cách thể hiện trong sự kết hợp khéo léo giữa các nhà ở với nhau:
các nhà có kiểu giống nhau, kiểu khác và có số tầng khác nhau, sự kết hợp khéo léo giữa
các nhà ở và các nhà công cộng đặt xen kẽ hoặc tập trung ở một mức độ nhất định trong
khu vực, sự kết hợp khéo léo giữa các nhóm nhà ở bằng các hình thức gây sức biểu hiện
trong kiến trúc như các kiến trúc nhỏ, quán sách báo, sân chơi trẻ em, chỗ nghỉ ngơi
người lớn,.. [5]
11

1.2.2.5 Quy luật tỉ lệ và tỉ xích


Tỉ lệ được biểu hiện bằng mối tương quan giữa những đường nét và sự tương đồng
hình học hình dạng hay không gian. Tỷ xích được biểu hiện bằng sự tương quan của kích
thước con người với các bộ phận cấu thành kiến trúc. [5]
Tỉ lệ và tỉ xích liên quan đến cảm nhận của con người về tính thống nhất, hài hòa,
thẫm mỹ trên mặt đứng. Tỉ lệ và hệ thống tỉ lệ đưa đến một ý nghĩa về tính trật tự thống
nhất. Nhiều hình thức tỉ lệ đạt được sự chuẩn xác về cảm nhận thẩm mỹ và thích dụng
như: tỉ lệ vàng, thước Ken của Nhật Bản, chuỗi số Fibônaxi, thước tầm… Tỉ lệ thiết lập
mối quan hệ hợp lý giữa các kích thước của một bộ phận, giữa các bộ phận với nhau trên
mặt đứng. Các trường phái nghiên cứu tương quan hình học trong kiến trúc cho rằng:
quy định hình học trong kiến trúc càng nghiêm khắc, con người càng cảm thấy đẹp. Tỉ lệ
mặt đứng phụ thuộc vào trình độ phát triển kết cấu, vật liệu, truyền thống kiến trúc và tư
tưởng xã hội. [1], [3], [4]
Tỉ xích trong mối tương quan giữa chiều cao cơ thể và tầm mắt so với chiều cao của diện
đứng thõa mãn như cầu tâm lý người sử dụng: duy trì giao tiếp xã hội, kiểm soát không
gian cá nhân. Một góc nhìn thẳng phản ánh đúng về diện, một góc nhìn xiên sẽ xuyên tạc
nó. [1], [3], [4]
1.2.3 Các phương pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng
1.2.3.1 Tổ hợp đứng
Đối với loại nhà thấp tầng, các mặt bằng giống nhau khi xếp chồng lên nhau sẽ
sinh ra tổ hợp đứng. Đối với nhà cao tầng, tổ hợp đứng tạo thành từ việc họp nhóm
các thành phần kiến trúc như ban công, logia, các nhịp hành lang theo chiều cao.
Đối với nhà có hình khối ngang, các bộ phận nhà như hành lang ngoài, ban công,
logia hoặc khối cầu thang nhô ra, lối vào nhà cũng tạo nên phân vị đứng của tòa nhà.
Tổ hợp đứng khi lặp lại theo cạnh chiều cao sẽ hình thành luật vần ngang. Người
ta thường dùng quy luật về vần luật và nhịp điệu cho tổ hợp đứng, khi đó trên mặt đứng
sẽ hình thành vần luật liên tục, vần luật tiệm tiến hoặc vần luật giao thoa. Mặt đứng với
ban công, lôgia, các nhịp hành lang được tổ chức lên toàn bộ mặt đứng hoặc một phần
trên mặt đứng, hoặc từng đôi, từng nhóm khi lặp lại với các nhịp hành lang giống nhau sẽ
12

tạo thành vật luật liên tục, loại vần luật này dễ tạo cảm giác liên tục, hơi nhàm chán. Với
loại mặt đứng như trên nhưng khi chia ra nhiều phân đoạn sau đó lặp lại từng phân đoạn
sẽ hình thành vần luật giao thoa, có tác dụng chỉ hướng dẫn dắt, chẳng hạn như phân
đoạn nhà tại các ngã tư đường phố hoặc nhà ở trung tâm, tại vị trí này thường được xử
lý cao hơn và nổi bật hơn. Vần luận tiệm tiến có tính phương hướng sẽ tạo tâm lý hướng
về trung tâm khu nhà ở cần hướng tới bằng cách nâng dần số tầng cao của các đơn
nguyên. [5]
1.2.3.2 Tổ hợp ngang
Sự phân chia các bộ phận kiến trúc tạp nên các khoảng đặc rỗng kéo dài theo chiều
ngang, sự phân biệt các màu sắc, vật liệu, gờ tường để phân định mặt tường làm cho mặt
đứng nhà có tổ hợp ngang. [5]
Tổ hợp ngang khi lặp lại theo cạnh chiều rộng sẽ hình thành vật luật đứng. Tương
tự tổ hợp đứng, người ta thường áp dụng quy luật về vần luật và nhịp điệu cho tổ hợp
ngang. Vần luật liên tục thường được tìm thấy trên mặt đứng thứ nhất, đó là khi các tầng
hoàn toàn giống nhau lặp lại theo chiều cao nhà. Vần luật giao thoa chỉ gặp trong nhà ở
cách tầng, chẳng hạn trên mặt đứng cứ sau 2-3 tầng mới lặp lại nhịp điệu một lần, với cách
tổ hợp này, mặt đứng sẽ rất phong phú và sinh động. [5]
Kiểu tổ hợp ngang cần có biện pháp kết thúc nhà, tức là phần giáp giữa hai đầu hồi
nhà, nhằm làm đẹp thêm cho mặt đứng và tránh cho nhà có cảm giác kéo dài. Có 4 cách
kết thúc như sau:
Dùng tường đầu hồi xây nhà cao vượt mái là cách đơn giản và thường gặp nhất. Để
tránh đơn điệu cho hai đầu hồi nhàu, trên mặt tường thường được ghép gốm sứ, tranh hoàng
tráng hoặc chia tường hồi nhà thành các thành phần điêu khắc nhỏ. [5]
Dùng mảng tường đặc bao che hai bước nhà giáp với hai đầu hồi nhà, cách này chỉ
dùng khi có các yêu cầu về chức năng bên trong nhà như tại hai đầu nhà đó có các phòng
ở có diện tích lớn hơn các phòng còn lại và không yêu cầu phải có hành lang. [5]
Dùng gờ phân vị ngang của dầm, giằng hoặc sàn kéo dài ra hai đầu hồi, bao xung
quanh ngôi nhà, hình thành những dải ngang khép kín.
13

Dùng logia để kết thúc, giải pháp này làm cho nhà ở có chất lượng thẩm mỹ cao
và để xử lý mặt đứng.[5]

1.2.3.3 Tổ hợp kiểu phân tán đều, mạng lưới giao thoa, mạng lưới ô vuông
Vần luật liên tục theo chiều ngang kết hợp với vần luật liên tục theo chiều đứng sẽ
hình thành tổ hợp phân tán đều. [14] Khi các bộ phận kiến trúc như cửa sổ, lan can, tấm
chắn nắng, tường hoa gạch rỗng được bố trí lệch nhau, đan chéo nhau trên mặt đứng sẽ
hình thành tổ hợp giao thoa. Khi các cột đứng, hành lang và giằng ngang của nhà tạo nên
mặt đứng những ô vuông tương đối đều đặn sẽ thành tổ hợp mạng lưới ô vuông. [5]
1.2.3.4 Tổ hợp kiểu kết hợp
Dùng hỗn hợp các giải pháp, trong đó tùy trường hợp cụ thể mà dùng tổ hợp đứng,
tổ hợp ngang hoặc tổ hợp kiểu phân tán đều, mạng lưới giao thoa hoặc mạng lưới ô vuông
làm chủ đạo để đạt hiệu quả cần có. [5]
1.3 CÔNG NGHỆ IN 3D
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công nghệ in 3D
Công nghệ sản xuất đắp dần ra đời đã được 30 năm nay. Năm 1986, Charles Hull
sáng tạo ra một quá trình gọi là Stereolithography – sản xuất vật thể từ nhựa lỏng và làm
cứng lại nhờ laser. Sau đó, ông Hull thành lập công ty 3DSystems, một trong những nhà
cung cấp công nghệ lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực sản xuất đắp dần. Nếu lập biểu thời
gian thì chúng ta sẽ thấy công nghệ này phát triển theo một biểu đồ logarit. Từ 1986 đến
2007, trong 20 năm đầu tiên, công nghệ này mới chỉ có các bước đi nhỏ, chậm, đây được
gọi là giai đoạn xâm nhập, bước nền cho công nghệ tạo mẫu nhanh. Tuy nhiên đến năm
2009, đã có một sự biến động lớn trên thị trường, nhiều bằng sáng chế về công nghệ này
đã hết hạn bảo vệ bản quyền, trong đó có bằng sở hữu FDM. Quá trình Fuse Deposition
Modelling (FDM) tạo hình sản phẩm nhờ nấu chảy vật liệu rồi xếp đặt chồng lớp, vốn được
sở hữu bởi hãng Stratasys, một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực.
Khi bằng sáng chế về FDM hết giá trị, công nghệ này đã thu hút nhiều nhà sản xuất tham
gia. Giá thành sản xuất giảm và FDM trở thành một trong những chìa khóa công nghệ cơ
bản của các máy sản xuất đắp dần được tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, đến
14

năm 2014, các bằng sáng chế cho công nghệ Nung kết sử dụng laser (Selective Laser
Sintering-SLS) cũng bắt đầu hết hạn, tạo cơ hội cho những sáng chế mới phát triển hơn
nữa ngành sản xuất đắp dần, mở đường cho một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành
công nghiệp này trong tương lai rất gần.
Năm 2013, ngành công nghệ sản xuất đắp dần trị giá khoảng 3,1 tỷ USD/năm, tăng
35% so với năm 2012. Trong vòng sáu năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình được dự
đoán ở mức cao, khoảng 32%/năm và đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020.Trong vòng sáu
năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình được dự đoán ở mức cao, khoảng 32%/năm và đạt
mức 21 tỷ USD vào năm 2020.

Hình 1.3.1.1 Timeline phát triển của công nghệ in 3D Ảnh: 3dmaster.com.vn

1.3.2 Các phương pháp in 3D

Hình 1.2.3.1 Các phương pháp in 3D cơ bản. Ảnh www.zeus.aiorobotics.com

Công nghệ FDM hay tên khác là FFF (Fused Deposition Modeling): Vật liệu đầu vào của

công nghệ FDM (FFF) ở dạng sợi nhựa được cuộn tròn thành từng cuộn. Đường kính sợi
15

nhựa thường là 1.75 mm, cũng có 1 số loại lớn hơn nhưng phổ biến nhất vẫn là 1.75mm.
Sợi nhựa được bánh răng (bên trong đầu in) kéo vào đầu in sau đó gia nhiệt nóng chảy,
thông qua đầu in trải ra từng lớp xuống bề mặt bàn in theo mặt phẳng xOy, vật liệu được
trải ra theo biên dạng cắt secsion của lớp dưới cùng sản phẩm. Hoàn thanh lớp (1) đầu in
sẽ nhấc lên theo trục Oz (hoặc bàn in sẽ đi xuống theo trục Oz-] tùy theo thiết kế.
Chi phí máy in 3d FDM và vật liệu in 3D FDM tương đối phù hợp cho việc nghiên cứu về
công nghệ in 3d và ứng dụng trong một số công việc đơn giản nên công nghệ in 3d FDM
là công nghệ in 3D phổ biến nhất hiện nay:
– Dùng để in 3d sa bàn, mô hình kiến trúc.
– Sản phẩm thiết kế từ phòng R&D (nghiên cứu – phát triển)
– Sản phẩm cho việc tạo mẫu nhanh, kiểm tra lắp ráp.
– Sản phẩm cho công nghệ đúc đồng, đúc composite.
Công nghệ DLP (Digital Light Processing): Công nghệ DLP được phát minh vào năm
1987 bởi Larry Hornbeck và trở nên cực kỳ phổ biến ngay sau đó – bởi vì tính hoàn thiện
của sản phẩm tốt hơn so với công nghệ FDM. Công nghệ in 3D DLP in rất đẹp nhưng trong
kích thước in nhỏ nên ngành nha khoa và nữ trang đang là 02 ngành đang ứng dụng công
nghệ in 3D DLP rất tốt.
Công nghệ SLA (Stereolithography): Được phát triển bởi Chuck Hull đầu tiên vào năm
1983, công nghệ SLA thực tế là là kỹ thuật dùng tia UV làm thêu kết từng lớp vật liệu in
3D là nhựa dạng lỏng. Công nghệ in 3D SLA được xem là “công nghệ sản xuất tốc độ”.
Khổ in công nghệ SLA có thể lên đến vài mét và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với những
công nghệ khác. Giá thành vật liệu phải chăng cũng là một lý do mà công nghệ in 3D SLA
được ứng dụng rất rất nhiều hiện nay.
Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering): Công nghệ SLS vận hành tương tự SLA nhưng
vật liệu ở dạng bột, thủy tinh [12]… có thể tạo lớp bằng vật liệu phụ trợ là keo chuyên dụng
(có khi kèm màu sắc CMYK, RGB nếu in 3D đa sắc màu), hoặc tia laser, tia UV… Đây
là công nghệ in 3D đã tạo ra những đôi giày in 3d đầu tiên trên toàn thế giới – kỳ vọng đưa
công nghệ giày sở hữu cá nhân lên ở tầm cao mới.
16

Công nghệ SLM (Selective Laser Melting): Đây là công nghệ in 3D kim loại, sử dụng vật
liệu kim loại dạng bột. Từ đầu in phóng ra tia laser cường độ rất mạnh để thêu kết từng lớp
vật liệu lại tạo thành sản phẩm.
Vật liệu in 3D kim loại hiện nay có thể làm được: Titan, bột nhôm, bột đồng, bột
thép… Công nghệ in 3D kim loại và máy in 3D kim loại là hệ thống phức tạp nhất trong
các công nghệ in 3d. Nhưng nó được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ, các nhà
máy nhiệt điện hàng đầu thế giới,… nhiều hãng máy in lớn trên thế giới có thể sản xuất
máy in 3d kim loại: Deskop Metal, EOS, HP, Shining3D…
1.4 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D VÀO MỘT SỐ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP
1.4.1 Ứng dụng trong công tác thiết kế, thi công công trình kiến trúc

Những công trình đầu tiên đã được xây bằng công nghệ in 3D. Trong hai năm qua,
đã có khá nhiều công trình được xây thử nghiệm bằng công nghệ in tiên tiến này. Điển hình
nhất có thể kể đến chính là khu nhà văn phòng cao tầng tại Dubaivà một vài công trình nhà
ở.
Tòa nhà văn phòng tại Dubai được xây dựng trên diện tích 250 m2 và thực sự là một
công trình vừa có hiệu quả sử dụng vừa có tính thẩm mỹ cao. Để in được tòa nhà rộng
250m2 này, các kỹ sư phải sử dụng một máy in 3D có chiều cao 6m, dài hơn 36m và rộng
12m trong 17 ngày. Hỗn hợp vật liệu để in gồm xi măng, sợi nhựa gia cường và sợi thủy
tinh gia cường. Dù đội ngũ nhân công gồm 18 người tất cả nhưng chỉ cần 1 người giám sát
máy in để đảm bảo nó hoạt động bình thường. Chi phí để tạo ra tòa nhà in 3D này là 140.000
USD. Tòa nhà này có tất cả các tiện nghi như một tòa nhà truyền thống như điện, nước,
mạng và điều hòa.

Hình 1.4.1.1 Tòa nhà văn phòng tại Dubai. Ảnh: Internet
17

Càng ngày, độ tinh xảo và tính thẩm mỹ của ngôi nhà được xây lên càng được nâng
cao hơn. Một công ty kiến trúc khác ở Anh là Facit Homes gần đây cũng đã hoàn thành
một ngôi nhà sang trọng ở phía Bắc London, sử dụng công nghệ in 3D và kết hợp cả phương
thức xây dựng truyền thống. Công ty này cho biết, thay vì sử dụng gạch và vữa, họ đã dùng
in 3D để sản xuất các bộ phận.

Hình 1.3.1.2 Ngôi biệt thự tại phía bắc London, Anh được xây dựng bằnng công nghệ in
3D. Ảnh Internet
Cuối tháng 2 năm 2017 ngôi biệt thự 2 tầng đầu tiên được xây bằng công nghệ in
3D đã được hoàn thiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây trong vòng khoảng10 ngày. Căn nhà
gồm 6 modul sản xuất bằng công nghệ in 3D, được lắp ráp tựa như trò chơi LEGO ngay
trước mắt công chúng trong khoảng 3 giờ đồng hồ.
18

Khái niệm nhà được xây từ các máy in 3D đã được nhắc tới cách đây 5-7 năm và
việc có những công trình thực tế có tính sử dụng và thẩm mỹ cao trong thời gian qua đang
cho thấy tương lai sáng sủa của việc ứng dụng in 3D vào lĩnh vực xây dựng. Chính phủ
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cho biết đang hướng tới mục tiêu vào năm 2030 sẽ
có 25% số tòa nhà tại quốc gia này sẽ được xây dựng nhờ công nghệ in 3D, chủ yếu là tập
trung ở Dubai. Trong đó, có những công trình kiến trúc rất cầu kỳ, mang tính thẩm mỹ rất
cao.

Hình 1.3.1.3 Công ty Cazza Construction đang thiết kế để xây dựng một toàn nhà chọc trời
bằng công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới tại Dubai. Ảnh Internet
Điều này hoàn toàn có thể trở thành sự thực, James Griffith - một kỹ sư xây dựng
công trình tòa nhà văn phòng cao tầng nói trên cho biết 13 năm là một khoảng thời gian đủ
dài để công nghệ phát triển và trở nên phổ biến.
Tại những quốc gia phát triển, in 3D sẽ chủ yếu được sử dụng để xây dựng những
công trình kiến trúc độc đáo, khó khăn hoặc mất nhiều công sức nếu thực hiện bằng nhân
công thông thường. Kế hoạch của Mỹ thậm chí là còn táo bạo hơn, với việc đưa thiết bị lên
sao
19

hỏa để xây dựng hạ tầng ở đây. Tuy nhiên, thị trường tiềm năng của in 3D trong xây dựng
lại được cho là sẽ ở các khu vực đang phát triển như Châu Phi, Trung Đông và châu Á bởi
quy hoạch hạ tầng còn chưa hoàn thiện. Trung Quốc, Singapore đang được cho là đã có kế
hoạch đẩy mạnh công nghệ này trong lĩnh vực xây dựng.
1.4.2 Ứng dụng trong sản phẩm dân dụng
Các nhà thiết kế, kỹ sư đều sử dụng in 3D và tạo mẫu để kiểm tra tính thẩm mỹ và
chức năng của sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Đối với các mẫu in 3D có
bề ngoài giống sản phẩm thực, máy in 3D sử dụng các loại vật liệu khác nhau như vật liệu
trong suốt, dẻo và cứng để chế tạo. Còn đối với các mẫu được tạo ra bằng loại vật liệu đồ
bền tốt, công nghệ FDM là phù hợp nhất để sử dụng. Các máy in 3D FDM sử dụng vật liệu
ABS, PC và các vật liệu nhựa nhiệt dẻo, vì vậy bạn có thể tạo ra các mẫu từ các vật liệu
tương tự như sản phẩm cuối cùng.

Hình 1.3.2.1 Giày được sản xuất bằng công nghệ in 3D của Adidas Ảnh Internet
Khi công nghệ in 3D được cải thiện về độ phân giải in và đa dạng các loại vật liệu
dẻo, một nền công nghiệp nổi tiếng với những trải nghiệm mới lạ đã tìm tới công nghệ này.
Đó là ngành công nghiệp thời trang. Các phụ kiện in 3D bao gồm giày dép, mũ, nón, túi
xách đã xuất hiện trên các sàn catwalk trên thế giới.
Một công ty tại Bỉ đã cho ra mắt sản phẩm sô cô la được tạo hình độc đáo theo công

nghệ in 3D. Xếp từng lớp từng lớp với chiều cao 0,2 milimet một lần, chiếc máy in chuyên
20

dụng tại một cửa hàng sô cô la Bỉ có tên là Miam Factory đã sử dụng nguyên liệu sô cô la
tan chảy để tạo thành các hình 3D.

Hình 1.3.2.2 Nhà máy sản xuất sô cô la bằng công nghệ in 3D


Ứng dụng công nghệ in 3D trong Giáo dục – đào tạo Năm lợi ích lớn nhất của máy
in 3D trong giáo dục:
- Khơi gợi hứng thú
- Tạo điều kiện phát triển chương trình giáo dục
STEM (Science-Technology- Engineering
Mathematics)
- Cho phép tiếp cận với các đối tượng học tập chưa từng có trước đây
- Mở ra nhiều khả năng mới cho việc học tập
- Thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề
Sử dụng máy in 3D mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục vì nó cho phép giáo
viên và học sinh khám phá chân thực các đối tượng không có sẵn. Ví dụ như các hiện vật và
hóa thạch, đây là những đối tượng có thể nhân rộng nhờ máy in 3D để được khám phá
21

một cách chân thực hơn. In 3D đưa các vật thể từ lý thuyết ra thực tế, trở thành những thứ
mà học sinh có thể nhìn thấy và chạm vào, và mở ra những khả năng mới cho các hoạt
động học tập.
1.5 VẬT LIỆU IN 3D TRONG KIẾN TRÚC
1.5.1 Bê tông
Bê tông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp béton /betɔ/)̃ là một loại đá nhân tạo, được hình
thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,... theo một tỷ
lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tông). Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước,
nhựa đường, phụ gia...) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,...đôi khi sử dụng vật
liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,...) và khi
đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.
Có các loại bê tông phổ biến là: bê tông tươi, bê tông nhựa, bê tông Asphalt, bê tông
Polyme và các loại bê tông đặc biệt khác.
Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo không tốt
lắm. Vì vậy, trong xây dựng các công trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt (ví dụ thép) được
sắp xếp để đưa vào trong lòng khối bê tông, đóng vai trò là bộ khung chịu lực nhằm cải
thiện khả năng chịu kéo của bê tông. Loại bê tông có phần lõi thép này được gọi là bê tông
cốt thép. Các tác động khác như đóng băng hay nước ngấm vào trong bê tông cũng có thể
gây ra hư hại cho loại vật liệu này.
Bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình kiến trúc, móng, gạch
không nung hay gạch block, mặt lát của vỉa hè, cầu và cầu vượt, đường lộ, đường băng,
các cấu trúc trong bãi đỗ xe, đập, hồ chứa/bể chứa nước, ống cống, chân cột cho các cổng,
hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền. Một số công trình kiến trúc làm bằng bê tông nổi
tiếng có thể kể đến như Burj Khalifa (tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới), đập Hoover,
kênh đào Panama và đền Pantheon.
Kỹ thuật chế tạo và sử dụng bê tông xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và được sử dụng
rộng rãi trong suốt giai đoạn tồn tại của Đế quốc La Mã. Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ,
kỹ thuật sử dụng bê tông cũng bị mai một cho đến khi được tái khám phá vào giữa thế kỷ
18.
22

Việc sản xuất và sử dụng bê tông có nhiều tác động khác nhau đến môi trường và nhìn
chung cũng không hoàn toàn là tiêu cực như nhiều người nghĩ. Mặc dù sản xuất bê tông
đóng góp đáng kể vào việc sản sinh khí nhà kính, việc tái sử dụng bê tông lại rất phổ biến
đối với các công trình quá cũ và quá giới hạn tuổi thọ. Những kết cấu bê tông rất bền và có
tuổi thọ rất cao. Đồng thời, do khối lượng tác dụng nhiệt cao và độ thẩm rất kém, bê tông
cũng là một vật liệu dùng cho nhà ở tiết kiệm năng lượng.
Máy in 3D bê tông
In 3D xây dựng là một thách thức thực sự, nhưng cấu trúc in 3D ở quy mô kiến trúc có
xu hướng ngày càng có thể thực hiện được. Rất nhiều máy in 3D mới được tung ra thị
trường mỗi năm, luôn luôn nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Ngành dường như tập trung vào
các máy in 3D quy mô lớn, đặc biệt là in 3D kim loại. Mục đích là để in 3D phần lớn hơn,
và nhận ra các dự án lớn hơn. Nhưng nhựa và kim loại không phải là vật liệu duy nhất cách
mạng hóa ngành in 3D. Thật vậy, in 3D bê tông đang bắt đầu nổi lên và sẽ thay đổi ngành
xây dựng trong những năm sắp tới. Máy in 3D bê tông hiện đang phức tạp, và rất nhiều thí
nghiệm thành công đã được dẫn dắt.
Chúng ta sẽ thấy trong lịch sử nhanh chóng của máy in 3D bê tông, và làm thế nào họ
là một thách thức mà còn là một nhu cầu thực sự trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta cũng
sẽ xem xét các máy in 3D hứa hẹn nhất được phát triển trong những năm qua.

Lịch sử nhanh chóng của in 3D bê tông


Thử nghiệm ban đầu:

Các thử nghiệm cho các công trình xây dựng tự động đã được thực hiện khá sớm. Đó
là bằng chứng cho thấy cần phải tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng. Điều này sẽ tạo ra
máy in 3D bê tông được sinh ra vào khoảng năm 1950 bằng cách thử nghiệm một máy
bricklaying robot. Trong những năm 1960, một máy tự động sử dụng bọt isocyanate và bê
tông bơm cũng đã được phát triển. Công nghệ này không đủ trưởng thành vào thời điểm
này, và những thí nghiệm này không thực sự kết luận.
23

Trong những năm 2000, kỹ thuật xây dựng mới đã được phát triển, cố gắng bắt chước
bê tông. Ví dụ, kỹ thuật D-Shape đã được phát triển, tạo ra các vật thể giống như đá. Kỹ
thuật này đặc biệt thú vị, và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đang có kế hoạch sử dụng nó
để in 3D một cơ sở trên mặt trăng. Đây là bằng chứng cho thấy việc in 3D có thể hữu ích
cho nhiều ứng dụng và dự án khác nhau.

Một vật liệu giống như bê tông cũng được in bởi nhà nghiên cứu Behrokh Khoshnevis.
Phương pháp này được gọi là tạo đường viền. Nhà nghiên cứu này có kế hoạch xây dựng
nhà ở nhanh chóng để giúp đỡ mọi người sau thiên tai.

Phát triển máy in 3D bê tông thực:


Các dự án in 3D đã thành công bước đầu trong thời gian gần đây mở ra một giai đoạn
mới trong thiết kế và thi công các công trình kiến trúc. Công nghệ này không đủ trưởng
thành trước đó, và các máy móc không được phát triển để in ở quy mô các cấu trúc lớn.
Bây giờ in 3D được sự quan tâm ngày càng cao và lĩnh vực in 3D được tìm hiểu và thực
hiện một cách bài bản và nghiêm túc hơn, những dự án xây dựng có tính giá trị thực sự.

Hình 1.4.1.1 Một thử nghiệm in 3D bê tông Ảnh: http://www.totalkustom.com


24

1.5.2 Kim loại


Quá trình chế tạo cơ bản cho SLM và DMLS rất giống nhau. Đây là cách nó vận
hành: Buồng xây dựng đầu tiên được đổ đầy khí trơ (ví dụ argon) để giảm thiểu quá trình
oxy hóa bột kim loại và sau đó nó được làm nóng đến nhiệt độ xây dựng tối ưu.
Một lớp bột kim loại mỏng trải rộng trên nền tảng xây dựng và một tia laser công suất cao
quét mặt cắt ngang của thành phần, làm tan chảy (hoặc nung chảy) các hạt kim loại lại với
nhau và tạo ra lớp tiếp theo. Toàn bộ khu vực của mô hình được quét, do đó phần được xây
dựng hoàn toàn rắn chắc.
Khi quá trình quét hoàn tất, nền tảng xây dựng sẽ di chuyển xuống dưới một độ dày lớp và
lớp che phủ trải ra một lớp bột kim loại mỏng khác. Quá trình này được lặp lại cho đến khi
toàn bộ phần được hoàn thành.
Khi quá trình xây dựng hoàn tất, các bộ phận được đóng gói hoàn toàn trong bột kim loại.
Không giống như quá trình nhiệt hạch bột polymer ( chẳng hạn như SLS ), các bộ phận
được gắn vào nền tảng xây dựng thông qua các cấu trúc hỗ trợ . Hỗ trợ in 3D kim loại được
xây dựng bằng cách sử dụng cùng một vật liệu như một phần và luôn được yêu cầu để giảm
thiểu cong vênh và biến dạng có thể xảy ra do nhiệt độ xử lý cao.
Khi thùng nguội đi đến nhiệt độ phòng, bột dư thừa được loại bỏ thủ công và các bộ phận
thường được xử lý nhiệt trong khi vẫn gắn với nền tảng xây dựng để giảm bớt bất kỳ ứng
suất còn lại nào. Sau đó, các thành phần được tách ra khỏi tấm xây dựng thông qua cắt,
gia công hoặc dây EDM và sẵn sàng để sử dụng hoặc sau chế biến. Lợi ích và hạn chế
của in 3D kim loại
Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm chính của quá trình in 3D kim loại:
Các quy trình in 3D kim loại được sử dụng để sản xuất các bộ phận phức tạp, riêng biệt với
hình dạng mà các phương pháp sản xuất truyền thống không thể sản xuất được.
Các bộ phận in 3D kim loại có thể được tối ưu hóa topo để tối đa hóa hiệu suất của chúng
trong khi giảm thiểu trọng lượng và tổng số linh kiện trong một bộ phận lắp ráp.
Các bộ phận in bằng kim loại 3D có các đặc tính vật lý tuyệt vời và phạm vi vật liệu sẵn
có bao gồm khó xử lý các vật liệu khác, chẳng hạn như siêu hợp kim loại.
25

Chi phí vật liệu và sản xuất kết nối với in 3D kim loại cao, vì vậy các công nghệ
này không phù hợp với các bộ phận có thể dễ dàng được sản xuất bằng các phương pháp
truyền thống.
Kích thước xây dựng của các hệ thống in 3D kim loại bị hạn chế, do các điều kiện
sản xuất chính xác và kiểm soát quá trình được yêu cầu.
Kiểu dáng hiện tại có thể không phù hợp với in 3D kim loại và có thể cần phải thay đổi.
Hướng dẫn thiết kế chi tiết dạng in 3D kim loại được đưa ra trong bài viết này của Cơ sở
Kiến thức. Các đặc điểm chính của các hệ thống SLM và DMLS được tóm tắt trong bảng
dưới đây:
Bảng 1.5.2.1 Thống kê thông số của hệ thống SLM và DMLS Nguồn: www.3dhubs.com

Quy tắc in 3D kim loại:


In 3D kim loại phù hợp nhất cho các bộ phận phức tạp, thiết kế khó khăn hoặc rất
tốn kém để sản xuất với các phương pháp truyền thống.
Giảm thiểu nhu cầu về cấu trúc hỗ trợ sẽ làm giảm đáng kể chi phí in kim loại.
Tối ưu hóa cấu trúc liên kết là điều cần thiết để tối đa hóa lợi ích bổ sung khi sử dụng in
kim loại.
Các bộ phận in 3D kim loại có các tính chất cơ học tuyệt vời và có thể được sản
xuất từ nhiều loại vật liệu kỹ thuật, bao gồm cả các siêu kim loại.
26

Hình 1.4.2.1 Cơ chế máy in kim loại Ảnh: www.3dhubs.com

Hình 1.4.2.2 Sản phẩm kim loại in 3D / Ảnh www.3dhubs.com


27

CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC


2.1. NHỮNG YẾU TỐ CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG THIẾT
KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG
2.1.1 Kết cấu
Như chúng ta đã biết kết cấu là một thành phần vô cùng quan trọng trong thiết kế
kiến trúc và có thể nói kết cấu chi phối hầu như toàn bộ ý tưởng của kiến trúc sư và người
thiết kế. Kiến trúc được xem như một tấm gương phản chiếu đời sống cũng như trình độ
phát triền của nhân loại, và nó cũng thay đổi theo từng vùng và từng thời điểm khác nhau
của dòng chảy lịch sử. Kiến trúc trên kết cấu chịu lực

Hình 2.1.1.1 Đền thờ Pathenon/ Ảnh: pxhere.com


Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy ở lối kiến trúc này là những yêu cầu về mặt chịu lực
quyết định nên hình dạng của công trình. Ở đền thờ Pathenon, hệ thống cột dầm (post-and-
beam arrangement), gần giống với hệ thống khung của kết cấu hiện đại, tạo nên hệ thống
chịu lực cho công trình. Đường lối kiến trúc được thể hiện trên hệ thống cột Doric với
28

những đường cong điêu khắc, bù trừ với hiệu ứng quang học khi nhìn lên phía trên đền, tạo
nên vẻ cân đối và một cái nhìn thật về nó. Tuy nhiên lối kiến trúc này đã biến mất sau đó
vì người ta muốn tách kiến trúc ra với vẻ đẹp riêng thể hiện bên ngoài, và hệ thống kết cấu
chịu lực chỉ thể hiện đúng vai trò của chính mình - chịu lực.
Bước sang thế kỉ XX, với sự phát triền của vật liệu xây dựng, đặc biệt là sự ra đời
của thép là sự giải phóng và là bước nhảy vọt về kết cấu cũng như kiến trúc. Những công
trình mang tính đặc thù mà những ý tưởng kiến trúc không thể tách bạch và được thể hiện
trên kết cấu như hệ thống vòm, lối kiến trúc này đã trở lại như một điều tất yếu, tiêu biểu
là trạm ga Rail Terminal ở Waterloo Station, Anh quốc, với hệ thống vòm chịu lực được
cấu thành từ các đa diện.

Hình 2.1.1.2 trạm ga Rail Terminal ở Waterloo Station, Anh / Ảnh: internet
Người ta thấy rằng với những dạng công trình quá thiên về mặt kỹ thuật, kiến trúc
sư bị giới hạn về khả năng của mình, thì sự ra đời của lối kiến trúc thứ 3 này sẽ giúp người
kiến trúc sư đưa ra ý tưởng và người kỹ sư tạo nên hệ thống chịu lực cho nó, với sự trợ giúp
đắc lực của ngành công nghệ vật liệu: bê tông cốt thép và thép. Hàng loạt các công trình độc
đáo đã ra đời và là biểu tượng cho nơi nó được sinh ra. Những công trình loại này thường là
những nhà nhịp lớn (long-span building), những nhà cao tầng (tall building) hay
29

những công trình nhẹ, có thể dời đi (lightweight buiding), đòi hỏi sự kết hợp và đồng bộ cực
cao của kiến trúc sư và người kỹ sư kết cấu [9]. Đây chính là trào lưu của thời đại mới.
Bạn hãy hình dung một công trình không tính đến kết cấu thậm chí ngay từ khi ý
tưởng còn manh nha, sự sáng tạo của kiến trúc sư được đẩy lên đến mức cao nhất, mà
không bị giới hạn bởi vật liệu hay tính toán kết cấu truyền thống. Những dạng công trình
này thường mang tính đặc trưng và thẩm mỹ với hình dáng đặc biệt, ở một khía cạnh nào
đó, đặc biệt hơn tất cả những dạng công trình kiến trúc còn lại. Dạng công trình mang tính
biểu tượng thì như thế nào?

Hình 2.1.1.3 Robot in kết cấu 3D / Ảnh: www.pinterest.com


30

Với sự đòi hỏi cao và chính xác tuyệt đối về mặt kĩ thuận thì in 3D là một giải pháp hoàn
toàn hợp lý trong trường hợp này với những ưu điểm vượt trội mà không có một phương
pháp nào có thể đạt được.

Hình 2.1.1.4 Kết cấu mái che sử dụng các đầu nối in 3D bằng thép maraging Ảnh:
www.pinterest.com
Với tính chính xác tuyệt đối của công nghệ in 3D, đã tạo sự chuyển giao mượt mà của
kết cấu tạo tính liền mạch về thẩm mĩ mà vẫn đảm bảo về khả năng truyền tải trọng tuyệt
vời trong công trình

Hình 2.1.1.5 Vì kèo bêtông sử dụng in 3D Ảnh: www.pinterest.com


31

Hình 2.1.1.7 Thiết kế lấy cảm hứng từ sinh học cấu trúc xương sử dụng in 3D
Ảnhwww.pinterest.com
Công nghệ in 3D phát triển nhanh tới chóng mặt, một số dòng máy in 3D giá rẻ ra
đời khiến bạn nghĩ rằng chúng chỉ dùng để tạo mẫu nhanh đồ chơi, nhân vật game hoặc
in 3D đồ trang sức… Máy in 3D có rất nhiều ứng dụng với các công nghệ in 3D siêu việt.
Đặc biệt, chiếc máy in 3D kim loại dạng cánh tay robot mang tên Mx3D-Metal robot có
khả năng “vẽ” nên các cấu trúc kim loại với hình dáng cực khó và khiến các nghệ sỹ điêu
khắc cũng phải ghen tị.

Mx3D-Metal robot, về bản chất là một Robot hàn chi tiết máy. Nó có khả năng điêu
khắc kim loại rất ấn tượng, thách thức trọng lực với nhiều loại thiết kế có hình thù kỳ quái.
Đặc biệt chiếc máy in 3D kim loại này sử dụng vật liệu đa dạng bao gồm sắt, thép không
gỉ, nhôm, đồng thau…mà không cần đến support (vật liệu đỡ mô hình in 3D). Nguyên tắc
hoạt động của máy in 3D này tương tự công nghệ in 3D FDM.

2.1.2 Bề mặt vỏ bao che


Sự biến đổi từ mặt đứng chịu lực đến mặt đứng không chịu lực
Trước đây, công nghệ nhà cao tầng bị bó buộc trong việc sử dụng tường gạch chịu
lực, đòi hỏi kết cấu gạch và đá, bề dày tường lớn khi chiều cao công trình tăng lên. Hạn
chế này được thể hiện rõ trong những công trình cao tầng đầu tiên (ví dụ Monadnock
Building có bề dày tường 18m phần đế).
32

Từ khi Bogardus khởi xướng việc sử dụng kết cấu khung thép tiền chế và được
Jenny ứng dụng trong Home Insurance Building, công nghệ nhà cao tầng không còn bó
buộc nữa. Tường ngoài không còn tham gia chịu tải, hệ thống tường bao che nhẹ hơn, cộng
với sự phát triển của kính và tường – rèm trong Chủ nghĩa Hiện đại làm cho công trình có
thể vươn cao hơn và giá thành xây dựng rẻ hơn. Kết cấu gần gũi với điêu khắc hơn, tạo nên
những tác phẩm kiến trúc độc đáo.
Các vật liệu thường làm kết cấu bao che công trình nhiệt đới
Với bề mặt bao che phổ biến của công trình cao tầng là kính, đá, bê tông và gạch thì
phần tường – rèm (vỏ) của công trình cao tầng nhiệt đới hiện đại lại là nhôm, kim loại, hợp
kim được sử dụng dưới dạng định hình, tấm phẳng, tấm cong… với trọng lượng khá nhẹ,
có thể trải dài và gần như phẳng. Giữa tường bao che và tường – rèm có được một khoảng
không gian đối lưu, giúp thông thoáng, làm mát bề mặt bao che của ngôi nhà, giúp tạo sự
chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhỏ, hạn chế giãn nứt vỡ kết cấu.

Hình 2.1.2.1 Hình thức vỏ bao che các công trình kiến trúc hiện đại
Ảnh: www.pinterest.com
Với loại vật liệu này bộ mặt tường – rèm được nhấn mạnh hơn vào tính điêu khắc và
dạng hình học vốn có của công trình, có thể được tổ chức theo tầng và kết hợp với nhiều
loại vật liệu khác. Toàn bộ công trình trở thành đối tượng điêu khắc hoặc có thể diễn giải
33

như trò chơi trừu tượng của ánh sáng. Nhờ vậy mà kiến trúc sư thỏa chí trong việc tạo dựng
tác phẩm và chất lượng thẩm mỹ mặt đứng công trình được nâng lên rất nhiều.
Những công trình kiến trúc hiện đại hôm nay nhấn mạnh vào đường cong mềm mại,
lấy đơn giản làm tiêu chí thiết kế, sử dụng ánh sáng tự nhiên làm điểm nhấn mỹ thuật, và
coi tính ứng dụng là tiêu chí cao nhất.
Hình thái kiến trúc thiết kế tham số gắn liền với công nghệ in 3D
Trong bối cảnh mà sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên trong
đó có ngành toán học với nhiều dạng hình học mới xuất hiện như Lobachevsky, Fractal,
Tobology,…cũng như cuộc cách mạng công nghệ thông tin với nhiều thành tựu vượt bậc
trong thập niên 90 của thế kỷ XX, thì mối liên hệ điển hình thống nhất giữa hình thức và
công năng đã không còn phù hợp. Ngày nay, mọi thứ đều liên tục được cải tiến về hình
thức lẫn công năng; các ý tưởng, kỹ thuật làm nên công trình cũng không ngoại lệ. Mối
liên hệ giữa hình thức và công năng không còn bị gò bó, cứng nhắc. Với lý luận trên, nền
kiến trúc thế giới đã hình thành một xu hướng kiến trúc mới và dần dần khẳng định vai trò
tiên phong của nó, đó là xu hướng Kiến trúc tham số (Parametricism) mà bậc thầy là KTS
Zaha Hadid.
Là một xu hướng kiến trúc xuất hiện nhằm giải quyết khủng hoảng thời kỳ hậu Kiến
trúc hiện đại, phê phán Kiến trúc hiện đại và tìm một hướng đi mới cho kiến trúc để có thể
phản ánh đúng đắn hơn về xã hội. Kiến trúc Tham số tạo ra một hình khối kiến trúc có sự
khác biệt một cách liên tục, tính mềm dẻo và tính linh hoạt được tận dụng triệt để. Nó cho
phép tạo ra một hình thù phức tạp nhưng liền mạch, thanh lịch và hoàn toàn khả thi trong
việc xây dựng trên thực tế. Vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất làm tiền đề cho việc tạo hình
của công trình chính là việc thiết kế tham số ban đầu. Cơ sở lý luận, logic và nền tảng cấu
trúc ban đầu của những mô hình chứa tham số phức tạp này chình là hình học phi Euclide
nói chung hay cụ thể là toán học Topo.
34

Kiến trúc tham số là kiến trúc được xây dựng trên những phép tính tham số, với các
biến là tất cả các yếu tố liên quan đến công trình, thích ứng với nhau trong một thể thống
nhất, khi chúng ta thay đổi một tham số thì cả hệ thống sẽ phát triển theo dựa trên sự tính
toán của máy tính. Hình thái kiến trúc được tạo ra từ thiết kế tham số mang vẻ đẹp của sự
tan chảy, của sự tái định dạng có chủ đích, nó có vẻ đẹp hình học độc đáo và không hề đơn
điệu. Chính bởi những đặc tính này, Zaha Hadid đã sớm nhận ra thiết kế tham số rất phù
hợp với phong cách thiết kế của bà. Với sự giúp đỡ của máy tính, công việc của bà sẽ trở
nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn mà không bị mất đi tính sáng tạo từ những phác thảo tay,
do có thể tạo được hàng triệu các phương án thiết kế khác nhau nhờ thay đổi tham số, điển
hình như trong trường hợp tìm ý tưởng cho tòa tháp Sunrise Tower tại Kuala Lumpur,
Malaysia (2009) (Hình 2.1.2.2).

Hình 2.1.2.2 Các phương án concept cho tòa tháp Sunrise Tower tại Kuala
Lumpur, Malaysia Ảnh: Recent Projects Zaha Hadid.
35

Hình 2.1.2.3 Trung tâm văn hóa thành phố Đài Trung áp dụng Kiến trúc tham số Ảnh:
www.pinterest.com
Việc thiết kế tham số sẽ được mô hình hóa hoàn toàn trên máy tính, chính vì vậy
chiến lược thiết kế của KTS cũng sẽ thay đổi. Quá trình sơ phác, tìm ý tưởng ( sketch ) hầu
như sẽ làm việc trên một công cụ 3D riêng biệt, hơn là vẽ tay, làm việc nhiều hơn với các
dạng toán học đương đại cũng như các đoạn mã, mọi đối tượng đều được "Module" hay
"Pattern" hóa nhằm để tái sử dụng và chia sẻ ý tưởng thiết kế…Để làm được điều này, các
KTS phải học những kĩ năng và những công cụ mới để hỗ trợ. Hiện nay, phần mềm thực
hiện tốt và linh hoạt nhất cho Kiến trúc tham số để các KTS cũng như sinh viên đang theo
học ngành kiến trúc, nội thất tham khảo phải kể đến phần mềm Rhino và Revit.
Như vậy, các phần mềm thiết kế không còn đóng vai trò hỗ trợ đơn thuần nữa mà
còn thệm chức năng “gợi ý” cho KTS tìm kiếm ý tưởng thông qua các hàm số hình học có
chứa tham số. Vai trò thiết kế của kiến trúc sư từ thế chủ động đã chuyển sang thế bị động
khi tìm kiếm nét đẹp của các hình khối kiến trúc một cách ngẫu nhiên từ các mô hình được
xây dựng trên máy tính. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là KTS ngày càng phụ
36

thuộc vào máy tính, nếu cần thiết, KTS hoàn toàn có thể xây dựng các mô hình tham số
một cách chủ động từ ý tưởng của mình mà không cần đến sự “gợi ý” của máy tính.
Áp dụng kiến trúc tham số vào một phần hoặc toàn bộ công trình, từ đó sẽ có cái nhìn cụ
thể và rõ ràng hơn cho xu hướng toàn cầu này.
Vậy với nhu cầu của xu hướng như trên và khả năng của công nghệ in 3D mở ra
một hướng đi đầy triển vọng sự kết hợp giữa công nghệ in 3D và các xu hướng kiến trúc
trong tương lai không xa, In 3D sẽ là bước tiền đề không những trong giai đoạn đầu thiết
kế mà cả trong
giai đoạn thi công và hoàn thiệt cuối cùng.

Hình 2.1.2.2 Bề mặt được in 3D với độ chi tiết cao và phức tạp Ảnh:
www.pinterest.com
37

2.2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ TRUYỀN THỐNG VÀ


THIẾT KẾ CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D
2.2.1 Phương pháp thiết kế truyền thống
Chúng ta có thể phân phương pháp thiết kế ra gồm 5 bước như sau:

Phân Kiểm Hoàn


Ý Tưởng Chọn
Tích Tra Thành

Sơ đồ 2.2.1.1 Các bước thiết kế kiến trúc cơ bản. Nguồn: www.blog.buildllc.com


38

Thiết kế kiến trúc một công trình có nghĩa là:

Phân tích nghiên cứu những điều kiện, những ràng buộc của bối cảnh khu đất xây dựng
mà công trình tương lai được xây dựng trên đó nhằm tạo nên sự hài hòa cần thiết với cảnh
quan chung khu vực (cảnh quan rộng lớn và không gian cận kề) của tổng thể kiến trúc bao
bọc xung quanh khu đất xây dựng (với các đặc điểm kiến trúc sẵn có).

Phân tích nghiên cứu những yêu cầu công năng kỹ thuật và nghệ thuật để công trình
tương lai có thể phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội tốt nhất, làm cơ sở luận chứng kinh tế

Kỹ thuật đủ sức thuyết phục cho giải pháp kiến trúc lựa chọn.

Chọn giải pháp kiến trúc tức là các ý tưởng về tổ hợp không gian, hình khối, về kết cấu và
các giải pháp kỹ thuật có liên quan đảm bảo bốn yêu cầu cơ bản của kiến trúc để rồi sẽ thể
hiện các ý đồ đó bằng ngôn ngữ kiến trúc – xây dựng thông dụng qua hồ sơ bản vẽ, mô hình,
tập thuyết minh hay bất kỳ một hình thức chuyển tải thông tin hiện đại nào (băng video, phần
mềm máy tính v.v…).

Quá trình sáng tạo kiến trúc này thường trải qua các bước:

Xác định nhiệm vụ thiết kế: điều tra, phân tích các nhu cầu, biến các nhu cầu thành hệ
thống số liệu cụ thể, các sơ đồ quan hệ công năng, quy mô công trình, cấp nhà kế hoạch
đầu tư v.v…

Phác thảo ý đồ kiến trúc – quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế cơ sở trình bày ý
tưởng không gian hình khối kiến trúc.

Thiết kế kỹ thuật tức bước hoàn chỉnh thiết kế cơ sở bằng cách đi sâu phối hợp với các
bộ môn kỹ thuật khác (công nghệ, kết cấu, điện nước, thông gió, kinh tế v.v…) thường áp
dụng cho các dự án có quy mô và ý nghĩa kinh tế xã hội lón (do nhà nước quy định).
39

Thiết kế thi công với đủ chi tiết cần thiết để có thể làm căn cứ thực hiện việc xây
dựng trên công trường thường tiếp theo bước thiết kế kỹ thuật, cũng được quy định áp dụng
cho các công trình lớn và quan trọng.

2.2.2 Phương pháp kết hợp công nghệ in 3D


Với sự vượt bậc mà nên công nghiệp 4.0 đang và sẽ mang lại không những trong
ngành thiết kế nói riêng và tất cả các ngành khác nói chung thì máy móc và máy tính đang
dần trở thành công cụ vô cùng đắc lực của con người, ngoài phần cứng về máy móc phần
mềm càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành
một trong những lĩnh vực mũi nhọn của hầu hết các quốc gia phát triển. Vì vậy công nghệ
in 3D là một bước tiến sớm muộn trong kiến trúc, trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực
trong giai đoạn thiết kế ban đầu của kiến trúc sư không những thế mà nó còn đóng góp
trong giai xây dựng và hoàn thiện sau cùng.

So với phương pháp thiết kế truyền thông thì phương pháp thiết kế kết hợp công nghệ
in 3D có những tích cực gì và có thể tác động vào những bước nào:

Sơ đồ 2.2.2.1 In 3D có thể can thiệp vào các giai đoạn của thiết kế thiết trúc
Nguồn: Internet
40

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy công nghệ in 3D có thể tác động điến hầu hết các
bước của thiết kế từ bước đưa ra ý tưởng ban đầu cho tới buốc cuối cùng là hoàn thiện và
thi công. Tuy nhiên in 3D không thể đi riêng lẻ mà phải đi song song và kết hợp cùng các
thành phần khác là các phần mềm thiết kế.

Hình 2.2.2.1 Các phần mềm thiết kế 3D trong kiến trúc là tiền đề cho công nghệ in 3D
Ảnh: Internet

2.2.3 So sánh sự khác nhau giữa phương pháp thiết kế truyền thống và phương pháp
kết hợp công nghệ in 3D
Bảng 2.2.3.1 So sánh phương pháp thiết kế truyền thống và phương pháp thiết kế kết hợp
công nghệ in 3D Nguồn: Hv tổng hợp

STT CÁC YẾU TỐ PP TRUYỀN THỐNG PP KẾT HỢP IN 3D


41

- Đơn giản, hình khối - Hình khối có thể phức


1 Hình khối kiến trúc hình học kỉ hà, ít tính cá tạp đến rất phức tạp.
nhân trong thiết kế
- Độ chi tiết cao
-Độ chi tiết không cao

- Chi phí cao và thời gian -Chi phí ngày càng


thi công khá dài giảm và thời gian được
2 Chi phí và thời gian rút ngắn
- Nhân công nhiều và
trình độ không đồng đều -Giảm tối đa nhân công
và tiến độ thi công gần
như chính xác

- Kết cấu cơ bản dầm, - Thi công được nhiều


sàn, cột, tường dạng kết cấu lạ, phỏng
- Chi tiết không cao và sinh học, cấu tạo đặc
cần có vật liệu hoàn biệt
3 - Bản thân kết cấu có
Kết cấu và các chi tiết cấu thiện
tạo - Có độ chính xác thể dùng để trang trí và

không cao tạo không gian riêng


Độ chính xác tuyệt đối

- Cơ bản và ngày càng - Đa dạng và đáp ứng tốt


4 Vật liệu
khan hiếm nhu cầu thiết kế
42

Hình 2.2.2.2 In 3D với độ chi tiết và chính xác tuyệt đối


Ảnhwww.pinterest.com

2.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI CÔNG TRÌNH THỰC TẾ ĐÃ ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU IN 3D TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1 Công trình “3D printed Chinese building”
Tên công trình: Tòa nhà in 3D cao nhất thế giới (2015)
Vị trí: Tô Châu, Tô Giang Trung Quốc
Quy mô: Diện tích 1.100m2
Một lần nữa, công ty Trung Quốc WinSun trang trí thiết kế kỹ thuật đã mở rộng khả
năng in ấn 3D . Sau khi xây dựng mười ngôi nhà dưới 24 giờ vào năm ngoái, bây giờ họ
đã trở lại với tòa nhà in 3D cao nhất thế giới - một khối căn hộ năm tầng - và một dinh thự
rộng 1.100 mét vuông (Hình 2.3.1.1) với trang trí nội và ngoại thất để khởi động.
43

Được trưng bày tại Khu công nghiệp Tô Châu ở tỉnh Giang Tô, hai tòa nhà đại diện
cho biên giới mới cho xây dựng in 3D, cuối cùng thể hiện tiềm năng của mình trong việc
tạo ra nhiều kiểu hình xây dựng truyền thống hơn.

Hình 2.3.1.1 Kiến trúc mặt đứng của khối căn hộ năm tầng và dinh thự
Ảnh: australiandesignreview.com
Các tòa nhà được tạo ra bằng cách sử dụng cùng một máy in cao 6,6 x 10 m, tích
hợp các lớp "mực" được làm từ hỗn hợp sợi thủy tinh, thép, xi măng, chất làm cứng và chất
thải xây dựng tái chế. Với công nghệ này, WinSun có thể in ra các phần lớn của một tòa
44

nhà, sau đó được lắp ráp với nhau giống như thiết kế bê tông đúc sẵn để tạo ra tòa nhà cuối
cùng.

Hình 2.3.1.2 Chi tiết hoàn thiện khi sử dụng in 3D của công trình
Ảnh: australiandesignreview.com
Trong một cuộc họp báo tham dự của tờ báo 3D trực tuyến 3Ders.org, kỹ sư trưởng của
Cục Kỹ thuật Xây dựng số 8 Trung Quốc Ma Rongquan giải thích: "Hai ngôi nhà này tuân thủ
đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan. Đó là an toàn, đáng tin cậy và có sự tích hợp tốt
về kiến trúc và trang trí. Nhưng vì không có tiêu chuẩn quốc gia cụ thể cho kiến trúc in 3D,
chúng tôi cần phải sửa đổi và cải thiện tiêu chuẩn như vậy cho tương lai. "
Công ty cũng công bố một loạt các hợp đồng đã ký và các kế hoạch tương lai sẽ mở
rộng các tòa nhà in 3D ngoài phạm vi các thí nghiệm xây dựng: biệt thự 160.000 đô la là
nguyên mẫu cho một bộ mười được đặt hàng bởi công ty bất động sản Đài Loan Tomson
Group; một ngôi nhà thứ ba được trưng bày tại Khu công nghiệp Tô Châu chỉ là một trong số
20.000 đơn đặt hàng của Chính phủ Ai Cập, họ cũng công bố việc thành lập Winsun
45

Global, một sự hợp tác với một công ty Mỹ sẽ tìm cách mở rộng ra các nước trên thế giới
với mục đích cung cấp nhà rẻ và hiệu quả cho các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là ở
châu Phi và Trung Đông.

Hình 2.3.1.3 Một cận cảnh của hệ thống xây dựng. Ảnh: www.3ders.org
2.3.2 Công trình Office of the Future
Tên công trình: Office of the Future (2016)
Vị trí: Ben Piper, Nedal Machou, Hatem AlKhafaji
Quy mô: Diện tích 250m2

Hình 2.3.2.1 Công trình sử dụng công nghệ in 3D, Cho mặt đứng có tính liền mạch và
độ phức tạp cao Ảnh: WAM, Tommaso Calistri Calistri, Nedal Machou
Toàn bộ cấu trúc của tòa nhà được sản xuất bằng cách sử dụng kỹ thuật “in” phụ
gia bằng cách sử dụng máy in 3D cao 20 feet, dài 120 feet và rộng 40 feet. Máy in có cánh
tay robot tự động để thực hiện quá trình in kéo dài 17 ngày và được cài đặt trên
46

trang web trong hai ngày. Công việc tiếp theo về dịch vụ xây dựng, nội thất và cảnh quan
mất khoảng ba tháng. Do kết quả của kỹ thuật xây dựng tiên tiến này, chi phí lao động đã
giảm hơn 50% so với các tòa nhà thông thường có kích thước tương tự và lãng phí tại chỗ
đã được giảm thiểu đã giúp giảm bớt dấu chân môi trường chung của dự án.

Hình 2.3.2.2 Nội thất của công trình văn phòng.


Ảnh: WAM, Tommaso Calistri Calistri, Nedal Machou
Duy nhất trong thiết kế và mô đun của nó, Văn phòng tương lai được ca ngợi như
là một sáng kiến lớn đầu tiên và nền tảng ví dụ phá vỡ của máy tính kiểm soát chế tạo trong
xây dựng xây dựng.
Dự án này là tiền thân của Bảo tàng Tương lai (cũng được thiết kế bởi Killa Design).
Nó là một phần của chiến lược chương trình nghị sự tương lai Dubai , được đưa ra bởi
UAE để trở thành một vườn ươm lớn của sự đổi mới và công nghệ tương lai trên thế giới.
2.3.3 Công trình “World's First 3D Printed Bridge”
Tên công trình: World's First 3D Printed Bridge (2017)
47

Vị trí: Madrid, Spain


Quy mô: Dài 12m rộng 1,75m

Hình 2.3.3.1 Nội thất của công trình văn phòng.


Ảnh: WAM,Tommaso CalistriCalistri ,Nedal Machou

Cây cầu đi bộ in 3D đầu tiên trên thế giới mở cửa cho công chúng vào ngày 14 tháng
12 tại Madrid. Dẫn đầu bởi Viện Kiến trúc tiên tiến của Catalonia (IAAC) trong quá trình
mất một năm rưỡi từ ý tưởng ban đầucủa nó, cấu trúc đi qua một dòng suối ở Castilla-La
Mancha Park ở Alcobendas, Madrid .
Mặc dù các sáng kiến tương tự đã được công bố ở Hà Lan, đây là lần đầu tiên xây dựng
xong. Cấu trúc được in bằng bê tông cốt thép vi mô, có chiều dài 12 mét và rộng 1,75 m.
Viện đã nêu trong một thông cáo báo chí rằng thiết kế tham số cho phép phân phối
tối ưu của vật liệu và giảm thiểu lượng chất thải bằng cách tái chế nguyên liệu thô trong
quá trình sản xuất. Thiết kế cũng cho phép hiệu suất kết cấu tối đa. Vật liệu chỉ được sử
dụng khi cần thiết, với sự tự do hoàn toàn về mặt hình thức, duy trì độ xốp của nó nhờ vào
việc áp dụng các thuật toán sinh học và thách thức các kỹ thuật xây dựng truyền thống.
48

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG


Ưu điểm của in 3D trong thiết kế kiến trúc mặt đứng:
• Kiểm soát hoàn toàn thiết kế, chủ động điều chỉnh và nắm bắt khuyết điểm của công
trình nhờ có trong tay mô hình kiến trúc.
• Thử nghiệm tiềm năng thị trường, giao dịch với khách hàng tiềm năng hay kêu gọi
vốn là những lợi thế từ mô hình in 3D mang lại
• Chủ động tạo ra mô hình 3D với chi phí thấp và đảm bảo hiệu quả. Thời gian được rút
ngắn giảm chi phí nhân công.
• Dễ dàng tái tạo thông số kích thước mới nhờ tinh chỉnh lại cấu trúc, màu sắc và chất
liệu bề mặt.
• In 3D giúp người thiết kế làm chủ kể cả các khối hình phức tạp và khối hình học.
• Nhờ công năng tận dụng tới 90% vật liệu sản xuất, giảm đáng kể lượng rác thải thô ra
môi trường.

Tuy nhiên có một điều dễ nhận thấy là vật liệu được sử dụng trong công nghệ in 3D
thường khá ít. Chúng chủ yếu được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không dùng bê tông
hay thép thông thường. Nhưng những vật liệu này hiện được cho là có ảnh hưởng không
tốt cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Một số vật liệu tự nhiên mới đang
được nghiên cứu sử dụng như tre, nữa, gỗ song vẫn chưa có kết quả khả quan.

Những ưu điểm của công nghệ in 3D như giảm chi phí, giảm thời gian, tính chính
xác…thì không thể bàn cãi. Nhưng ở một số nơi người ta đang lạm dụng công nghệ này để
ăn cắp ý tưởng, sao y bản chính những công trình, kiến trúc vốn mang tính nghệ thuật và
khoa học của nền văn minh thế giới, điển hình trong số này là Trung Quốc.

Tuy nhiên để có thể in được một ngôi nhà hoàn chỉnh với những đường cong mềm
mại là không dễ. Khi đó phải cần một máy in khổng lồ, quy mô phải thực sự rộng lớn. Ở
một số nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Italia, Đức, Nga [13]…cũng đều quan tâm chú ý
phát triển công nghệ này ở mức độ và quy mô lớn hơn. Một số cây cầu dân sinh, các bộ
49

phận xây dựng riêng lẻ, nhất là các thiết bị ứng dụng trong ngành y tế, hàng không vũ trụ
cũng đã được chế tạo từ công nghệ in 3D. Tuy nhiên kích thước của chúng còn bé, vật liệu
nguồn chưa đa dạng, hình dạng kiến trúc còn đơn giản.
Nhìn chung để xây dựng được một ngôi nhà hay một kiến trúc thực sự từ công nghệ
in 3D là một việc vô cùng khó khăn, thậm chí rất tốn kém. Cho đến nay chúng vẫn phải
được tiến hành theo những phương pháp truyền thống. Công nghệ in 3D vẫn chưa gây ảnh
hưởng nhiều đến kiến trúc và thiết kế. Tuy nhiên khi kỹ thuật và công nghệ mới giải quyết
được những vấn đề còn tồn tại của in 3D chắc chắn kiến trúc của thế giới sẽ bị phá vỡ.
50

CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU IN 3D VÀO
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG
3.1 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IN 3D.
3.1.1 Tiêu chí về hình thức và hình khối kiến trúc
Thiết kế hình khối không gian của công trình kiến trúc là thiết kế hình thức bên
ngoài của nó, nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ trong khi phải thỏa mãn được các yêu cầu
thích dụng, vững bền và kinh tế.
Chính hình thức bên ngoài từ khối, dáng, mặt đứng, đến các chi tiết của công trình
kiến trúc là những yếu tố đầu tiên gây cảm xúc, gây ấn tượng hay truyền cảm tới mọi người
dù là ở mức độ nào, dù bằng cảm tính hay lý tính. Vì thế việc sử dụng công nghệ in 3D
trong sáng tạo hình thức và hình khối kiến trúc là một lợi thế vô cùng to để có thể đáp ứng
đúng và chính xác ý đồ sáng tác mà người thiết kế muốn truyền đạt (Hình 3.1.1.1)

Hình 3.1.1.1 London Aquatics Centre xây cho 2012 Olympic Games,
công trình của Zaha Hadid Ảnh: Internet
51

• Đối với những thiết kế có tính phức tạp và hình thức lạ

Ta lại thấy được lợi thế về mặt thể hiện và hiện thực hóa những ý tưởng đó qua mô hình
3D thu nhỏ với tỉ lệ chính xác để có thể nắm bắt tổng quát thiết kế. Ngoài ra với sự giúp
đỡ của máy móc và hoàng loạt công nghệ in 3D tiến tiến đang có mặt trên thị trường thì
việc xây dựng lại càng dễ dàng hơn bao giờ hết.
• Đối với những thiết kế có độ chi tiết và hoàn thiện cao

Mỗi công trình được thiết kế ra đều mang những ngôn ngữ riêng mà người thiết kế
muốn truyền tải hết đến người sử dụng, tuy nhiên dưới sự hạn chế của phương pháp thi
công và vật liệu thì sản phẩm thực tế không hoàn toàn như mong muốn ban đầu, những
khúc mắc trên vô tình tạo rào cản cho người sáng tác và phần nào đó ảnh hưởng tới công
trình. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ in 3D ngày nay thì mọi suy nghĩ của kiến
trúc sư cũng như người sáng tạo không chỉ còn trong môi trường ảo nữa mà đã xút hiện
thật sự bằng những công trình thật.
• Đối với những thiết kế đòi hỏi tính chính xác

Tính chính xác không những là một tiêu chi quan trọng trong kiến trúc mà hầu hết trong
các lĩnh vực khoa học và nghiên cứu khác đều được chú trọng. Đối với kiến trúc xét trên
phương diện tạo hình và hình khối tính chính xác về tỉ lệ và kích thước lại được đề cao một
cách tuyệt đối, vì chỉ nếu một diện bị thiếu hoặc hụt một khoảng thì tỉ lệ khối và không
gian bị phá hoàn toàn. Mặt khác với công nghệ lắp ráp trong kiến trúc ngày càng đề cao,
modun hóa mọi yếu tố nhưng tường, trần, sàn thì việc đòi hỏi tính chính xác lại càng lớn
hơn. Các mặt phẳng và các diện cong uốn đêu có thể là một thách thức lớn trong khoảng
thời gian trước đây. Nhưng sau khi có mặt công nghệ in 3D và càng ngày càng được nâng
cấp về máy móc và vật liệu thì các yếu tố trên đều được giải quyết một cách hoàn toàn.
52

Hình 3.1.1.1 Không gian mở ở tầng 3 của Metropol Parasol Ảnh: Internet
3.1.2 Tiêu chí về kết cấu và cấu tạo
Hạn chế việc tiêu tốn vật liệu: Đặc điểm của công nghệ in 3D trong xây dựng là giải
pháp không dùng khung và áp dụng tường chịu lực, tường, sàn, mái, cầu thang đều dùng
tấm 3D – 2 bên được phun bê tông đá. Nhà được xây dựng bằng công nghệ in 3D hoàn
toàn bằng bê tông cốt thép, cốt liệu nhỏ, kết cấu chịu lực không gian 3 chiều (không sử
dung tôn, gạch và gỗ).

Hình 3.1.2.1 Tấm 3D được sử dụng trong in 3D Ảnh: Internet


53

– Thi công đơn giản không cần các thiết bị hiện đại. Giá thành xây dựng thấp hơn công
nghệ cổ truyền từ 10 – 20%, đồng thời vẫn đảm bảo tuổi thọ.
– Đặc biệt với khả năng chịu lực rất cao: Một vài kết quả được nghiên cứu, thử nghiệm với
các sản phẩm này: Bão và lốc xoáy trên 300 km/giờ nhà không sập. Đạn 12 ly bắn không
xuyên qua tường. Động đất đến 7 độ Richter tường không nứt.
– Trọng lượng nhẹ, phù hợp xây dựng trên nền đất yếu.

Hình 3.1.2.2 Nhà được in bằng công nghệ in 3D Ảnh: Internet


Ứng dụng các loại kết cấu mới, phỏng sinh học
Để đáp ứng các dạng cấu trúc mới dạng cấu trúc vật liệu phỏng sinh học, vật liệu
rỗng trong tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau, cấu trúc san hô, cấu trúc xương, cấu
trúc bọt biển , gỗ.
54

Hình 3.1.2.3 Beijing National Aquatics Center


design by PTW Architects and Ove Arup Ảnh: Internet
Các dạng cấu trúc hình học đa diện đều được sắp sếp theo một trật tự nhất định thì
có thể thấy được tầm quan trọng của công nghệ in 3D là vô cùng lớn, nó là một bước tiến
vượt bậc trong ngành kết cấu nói riêng và ngành xây dựng nói chung.

Hình 3.1.2.4 Kết cấu mới không có cột của công trình Beijing National Aquatics
Center Ảnh: Internet
3.1.3 Tiêu chí về kinh tế
Giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chất thải.
Với công nghệ in 3D, thời đại kỹ thuật số đã mang lại những phương tiện để thiết
kế và sản xuất hàng hóa, sản phẩm với giá thành không quá đắt đỏ, đồng thời, có thể ứng
dụng trong xây dựng. Vào 2014, một công ty xây dựng ở Trung Quốc đã xây dựng 10 căn
55

nhà riêng lẻ trong vòng 24 giờ bằng các máy in 3D khổng lồ và vữa khô nhanh gồm vật
liệu phế thải và xi măng. Năm 2015, các công ty xây dựng tại Trung Quốc đã xây cả tòa
chung cư 6 tầng chỉ trong 1 ngày hay cả căn biệt thự 2 tầng trong nháy mắt bằng máy in
3D đặc biệt.
Thông thường, ngành công nghiệp xây dựng thải ra rất nhiều khí carbon, nhưng với
công nghệ in 3D, sẽ không có khí thải, bên cạnh đó còn tái chế được những vật liệu phế
thải. So với vật liệu xây dựng truyền thống như bê tông và sắt thép, vật liệu mới này nhẹ
và bền hơn, các ngôi nhà in 3D vừa có hiệu quả về kinh tế, vừa thân thiện với môi trường.
Theo WinSun, công nghệ 3D giúp tiết kiệm từ 30% đến 60% các chất thải xây dựng, có
thể làm giảm thời gian sản xuất khoảng 50% đến 70%, và tiết kiệm chi phí lao động từ
50% đến 80%. Công nghệ này cũng giúp các công nhân ít phải tiếp xúc với chất độc hại,
sạch sẽ hơn và ít tiếng ồn hơn.
Công nghệ in 3D đã có những bước phát triển đầy triển vọng - đó là công nghệ của
tương lai, biến tất cả các ý tưởng của con người thành hiện thực. MX3D - công ty khởi
nghiệp có trụ sở tại Hà Lan, chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ in 3D đã có bước
đột phá trong công nghệ này khi xây cầu đi bộ thành công bằng công nghệ phun thép nóng
chảy trong không khí với một kết cấu “vô cùng phức tạp”, từ nhiều góc độ nhờ cánh tay
của robot đa trục. Việc xây dựng cây cầu bằng công nghệ in 3D là sản phẩm chứng minh
cho khả năng vô tận của kỹ thuật này.
Tại một hội nghị vào tháng 2/2017, khi nói về công nghệ in 3D tại hơn 40 dự án trên
thế giới, các chuyên gia đã cho rằng, trong vòng ba đến năm năm tới, việc áp dụng công
nghệ in 3D trong xây dựng sẽ phá vỡ ngành xây dựng truyền thống. Điều đó đã được khẳng
định hoàn toàn bằng các dự án áp dụng công nghệ in 3D trong xây dựng thành công, được
thực hiện bên ngoài châu Âu và Mỹ, cụ thể là các nước như Trung Quốc, UAE và
Philippines.
Ưu điểm vượt trội của công nghệ in 3D là có thể rút ngắn thời gian, sản xuất nhanh
sản phẩm với số lượng nhỏ, giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm ra thị trường; giảm bớt
chi phí với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn; đơn giản, tự động hóa; tối ưu
56

hóa quátrình kiểm tra và chỉnh sửa sản phẩm (điều khiến in 3D trở thành công nghệ “như
mơ”, chính là khả năng tạo sản phẩm thật trực tiếp từ bản vẽ).
Với công nghệ này, có thể chế tạo vật thể có kết cấu đặc biệt phức tạp, đòi hỏi tinh
xảo, chính xác mà các phương pháp gia công truyền thống không thể làm được. Không
những vậy, công nghệ in 3D gần như không có chất thải của vật liệu xây dựng hay giàn
giáo; giúp công nhân bảo vệ được sức khỏe; giảm chi phí vận chuyển, và bớt đi sự tác
động, phát thải khí CO2 ra môi trường trong quá trình vận chuyển.
3.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ IN 3D
Phân loại theo yêu cầu kiến trúc từ đó đưa ra được các 3 dạng mô hình có thể ứng
dụng được công nghệ in 3D vào thiết kế kiến trúc mặt đứng.
3.2.1 Thiết kế mới
Đối với mô hình xây mới hoàn toàn thì sẽ có các bước thực hiện như sau:

TẠO MÔ
KHẢO HÌNH 3D CHỌN KIỂM TRA CHỐT
SÁT LÊN Ý TRÊN PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG
THỰC TƯỞNG KHÔNG PHÁP IN CHỈNH ÁN THIẾT
TRẠNG GIAN VÀ IN SỬA KẾ
GIẢ LẬP

Hình 3.2.1 Quy trình thực hiện thiết kế kiến trúc mặt đứng xây mới kết hợp công nghệ in
3D
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
Khi triển khai bất kì dự án thiết kế nào việc khảo sát các thông số hiện trạng là
cần thiết, giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện concept đáp ứng được các yếu tố về
vật lý và môi trường trong khu vực. Trước khi đi thực tế, bạn có khá nhiều thông tin phải
tìm hiểu qua internet. Bằng việc nghiên cứu trước đặc điểm của khu vực, bạn sẽ xác định
được những hướng đi cụ thể để thực hiện trong chuyến đo đạc của mình. Một số dữ liệu
cần thu thập:
57

– Bản đồ địa chất để xác định được loại đất, đá trong khu vực
– Các hướng tiếp cận, các hạn chế dựa trên quy cách quy hoạch vùng và đô thị, xác định
khu đất có thuộc vành đai xanh trong thành phố không?
– Lịch sử sử dụng, liệu đất đai có bị ô nhiễm qua các quá trình sản xuất không?
– Nếu khu đất nằm trong diện bảo tồn hoặc bị hạn chế về chiều cao xây dựng, bạn cần
những thông tin chi tiết hơn liên quan đến đặc điểm văn hóa và lịch sử khu vực
– Tìm hiểu các luật lệ địa phương về quy hoạch, xây dựng, sức khỏe hay an toàn lao
động
– Đường điện, nước, khí đốt, đường dây viễn thông, hệ thống cấp thoát nước trong lòng
đất
– Điều kiện khí hậu
– Hướng và góc độ nắng
– Hình ảnh khu vực chụp từ trên cao
– Cây cối xung quanh, nhất là những cây cần bảo tồn
– Khả năng ngập lụt
– Khá nhiều thông tin không có sẵn, đòi hỏi phải yêu cầu khách hàng và cũng như chủ
đầu tư cung cấp thêm. Mỗi khu vực có những đặc điểm riêng, nhưng các thông tin kể
trên đều là những bước cơ bản và giống nhau mà bạn nên tìm hiểu trước khi đến khảo
sát bất kì nơi nào.
– Một vài lưu ý:

– Đặc điểm chi tiết khu vực – địa chỉ, các cột mốc đánh dấu
– Bối cảnh – các tòa nhà xung quanh, bãi đậu xe, xe cộ lưu thông
– Các hướng tiếp cận được phép trong quá trình xây dựng
– Thảm thực vật, cảnh quan
– View nhìn và những hướng đẹp nhất có thể khai thác
– Các đặc điểm của công trình xung quanh – phong cách, thời kỳ, niên đại trùng tu, bề
mặt và vật liệu
– Nghiên cứu cấp thoát nước
58

Nên dành nhiều thời gian nhất có thể để khảo sát mọi thông tin khu vực, ghi chép
lại mọi thứ. Đặc biệt lưu tâm đến đường điện, cấp thoát nước, đường dây viễn thông,
đường hầm giao thông dưới lòng đất.
Lên ý tưởng:
Đây thường là bước đầu tiên trong bất kỳ dự án nào. Có nhiều cách để thực hiện
công việc này, tuy nhiên dòng suy nghĩ và óc tưởng tượng của người thiết kế là yếu tố cốt
lõi, hình thức thể hiện không quan trọng, nó có thể là một bức ảnh hoặc một bản vẽ đều
được. Vấn đề là cần nêu bật được hình ảnh về sản phẩm cuối cùng mà bạn định thể hiện.

GIAI ĐOẠN 1
•Thu thập thông tin
Nghiên cứu •Phân tích tổng hợp
cơ sở thiết kế
•Sơ phác ý

GIAI ĐOẠN
•Hoàn thiện ý tưởng
2 Phát triển •Thể hiện và trình
thiết kế
bày

GIAI ĐOẠN 3 •Triển khai và sửa


Khai triển
thiết kế đổi

Bảng 3.2.2 Các giai đoạn lên ý tưởng thiết kế Nguồn: Internet
Lên ý tưởng dựa vào điểm cốt lõi của vấn đề. Khi thiết kế một mục tiêu việc đầu
tiên làm với ý tưởng là ta hãy liệt kê các vấn đề quan trọng nhất của công việc đó, chia nó
làm 4 mục với thứ tự quan trọng tăng dần. Hãy dành thời gian tập trung công việc ở phần
lõi nhỏ nhất, dành nhiều nhất thời gian có thể.
Mỗi công trình được tạo ra bản thân nó đã mang những tính chất đặc biệt bởi các
yếu tố thời gian, không gian, bối cảnh lịch sử, chủ đầu tư, ngân sách đầu tư, và các tính
năng cũng như chức năng của công trình. Quy hoạch và thiết kế công trình nên cố gắng
một cách tỉ mỉ trong sự kết nối những sự liên đới này ở mức độ hợp lý và có ý nghĩa.
59

Không nên tạo ra những context mới mà chưa qua bước nghiên cứu cũng như thử
nghiệm. Chúng ta nên làm cho công trình và môi trường xung quanh nó được kết hợp theo
hướng cải thiện và làm cho môi trường đó tốt hơn.
Đối với thiệt kế kiến trúc mặt đứng thì tầm
quan trọng của vỏ bao che nên được quan tâm chú
trọng. Mọi ý tưởng đều phải dựa trên phân tích và
đánh giá môi trường xung quanh nhưng vẫn đáp
ứng được ý đồ của người thiết kế.

Hình 3.2.1 Lên ý tưởng dựa trên phân tích và đánh


giá môi trường xung quanh

Tạo mô hình 3d trên không gian giả lập:


Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, việc sử dụng máy tính điện tử để mô phỏng và giải
quyết các tình huống, vấn đề hay thách thức nan giải đang ngày càng phổ biến. Trong thiết
kế kiến trúc nói riêng, máy tính điện tử giúp các KTS phác thảo, vẽ triển khai kỹ thuật, mô
phỏng lại môi trường vật liệu, ánh sáng thực (kỹ thuật render ảnh trên các phần mềm 3Ds-
Max, Revit…), sự tiêu dùng năng lượng và trao đổi nhiệt của công trình, môi trường âm
thanh và các môi trường vật lý công trình xây dựng khác. Sự tham gia của công nghệ thông
tin trong thiết kế kiến trúc đã diễn ra qua ba giai đoạn bao gồm:
60

– Giai đoạn thiết kế mô hình cơ bản: ứng dụng các phần mềm thiết kế đồ họa cơ bản
(CAD
– Computer-Aided Design) như AutoCAD, 3Ds-max… để thiết kế xây dựng mô hình
công trình đa chiều;
– Giai đoạn thiết kế mô hình nâng cao: ứng dụng các mô hình công trình được gán thông
tin
– (BIM – Building Information Modelling) nhằm tạo ra tính kết nối trong: thiết kế, thi
công và vận hành công trình;
– Giai đoạn thiết kế mô hình bền vững: ứng dụng các công cụ mô phỏng hiệu năng công
trình (BPS – Building Performance Simulation) để kiểm tra hiệu quả các giải pháp thiết
kế theo hướng bền vững, trước khi được xây dựng trong thực tế
– Mô phỏng đã và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu về công trình. Đến đầu năm
2015, đã có khoảng 417 phần mềm mô phỏng – tính toán liên quan đến công trình đã
được ghi nhận trên thế giới

Ưu điểm:

– Hình vẽ được trao chuốt và giống với thực tế hơn so với vẽ bằng tay
– Thời gian thể hiện các bản vẽ đồ án cũng nhanh hơn vẽ tay.
– Việc hình dung không gian 3D cũng trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm:
– Công cụ máy tính chỉ có thể hổ trợ cho người thiết kế trong công việc sáng tác, không
thể thay thế việc phác thảo ý tưởng bằng tay. Nếu lạm dụng việc thể hiện đồ án bằng
máy vi tính, người thiết kế dễ bị chết ý khi sáng tác.
61

SOFTWARE

VECTOR MIX RASTER

1.ADOBE PHOTOSHOP
1.AUTO CAD 2.PHOTOSHOP
2. ARCHITECTURE 3.ATLANTIC
DESKTOP 1.SKETCHUP PRO 4.MAXWELL
3.ACHICAD 2.REVIT ARCHITECT 5.MAYA
4.ADOBE ILUSTRATOR 6RHINO
5.ADOBE INDESIGN 7.LUMION

Biểu đồ 3.2.3: Các phần mềm hỗ trợ trong kiến trúc

Hình 3.2.2 Các đối tượng được thể hiện bởi phần mềm 3D
62

Chọn phương pháp in và in:


Tuỳ thuộc vào hình thức và kích thước công trình mà ta chọn phương pháp và máy
in khác nhau.

Vật liệu đầu vào của công nghệ FDM (FFF) ở dạng sợi nhựa được cuộn tròn thành
từng cuộn. Đường kính sợi nhựa thường là 1.75 mm, cũng có 1 số loại lớn hơn nhưng
phổ biến nhất vẫn là 1.75mm. Sợi nhựa được bánh răng (bên trong đầu in ) kéo vào đầu
in sau đó gia nhiệt nóng chảy, thông qua đầu in trải ra từng lớp xuống bề mặt bàn in theo
mặt phẳng xOy, vật liệu được trải ra theo biên dạng cắt secsion của lớp dưới cùng sản
phẩm. Hoàn thanh lớp (1) đầu in sẽ nhấc lên theo trục Oz (hoặc bàn in sẽ đi xuống theo
trục Oz) tùy theo thiết kế.
Chi phí máy in 3d FDM và vật liệu in 3D FDM tương đối phù hợp cho việc
nghiên cứu về công nghệ in 3d và ứng dụng trong một số công việc đơn giản nên công
nghệ in 3d FDM là công nghệ in 3D phổ biến nhất hiện nay:

Hình 3.2.3 Công nghệ FDM hay tên khác là FFF (Fused Deposition Modeling)
Ảnh : www.pinterest.com
63

• Dùng để in 3d sa bàn, mô hình kiến trúc.


• Sản phẩm thiết kế từ phòng R&D (nghiên cứu – phát triển)
• Sản phẩm cho việc tạo mẫu nhanh, kiểm tra lắp ráp.
• Sản phẩm cho công nghệ đúc đồng, đúc composite.
• Giá thành <3.000 USD
Từ những chi tiết và yêu cầu mong muốn để chọn ra phương pháp in phù hợp với mong
muốn và ý đồ của người thiết kế.
Kiểm tra và chỉnh sửa:

Hình 3.2.4 Các phiên bản khác nhau của công trình áp dụng in 3D
64

Đây là bước vô cùng quan trọng đòi hỏi người thiết kế có kĩ năng phân tích so sánh
khi có nhiều phương án đưa ra, in 3D giúp quá trình làm mẫu trở nên nhanh chóng và chính
xác, tuy nhiên để có được phương án tối ưu nhấn có thể thì con người vẫn là yếu tố quan
trọng hơn hết.
Khi có nhiều phương án để tính toán và làm việc dựa trên mô hình thực tế người
thiết kế sẽ lường trước các trường hợp có thể sảy ra đối với công trình để khác phục chúng
một cách tối ưu. Nắm bắt được tính chất và đặc điểm bề mặt của dạng cấu tạo mà kiến trúc
mặt đứng đó mang lại, từ đó có thể tuỳ biến và hiệu chỉnh lại đối tượng cho chính xác nhất
có thể.

Hình 3.2.5 Thành phẩm về vỏ bao che sử dụng in 3D Ảnh http://reatimes.vn


65

Tổng hợp và đưa ra phương án tối ưu nhất


Bảng 3.2.4 Tổng hợp và so sánh các phương án đã có dựa trên các tiêu chí

Tiêu chí về mặt quan Tiêu chí về mặt bản Tiêu chí về mặt Tiêu chí về mặt Tiêu chí về
điểm luận: Nguyên tắc chất: Nguyên tắc đảm bản chất: công cụ và mặt đảm bảo
nhận thức rõ kiến trúc bảo sự tồn tại tích cực Nguyên tắc tôn phương pháp tiếp khả năng thực
là hệ thống mở với các của môi trường tự nhiên trọng, duy trì và cận: Nguyên tắc thi: Nguyên
mối quan hệ nội tại, và hệ sinh thái tại chỗ làm mới các giá duy trì nhất quán tắc đảm bảo
PA
ngoại vi và sự phụ cũng như các khu vực trị tích cực về tư duy hệ thống, hiệu quả kinh
thuộc lẫn nhau trong khác. mặt thẩm mỹ, chú trọng con tế - kỹ thuật
toàn bộ các quá trình ra lối sống và người và cộng tối đa về mặt
quyết định. phương thức đồng mà công dài hạn.
ứng xử truyền trình đó thuộc về
thống cũng như
đương đại.
01
02

KL
66

PA1

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG ÁN,


CHỌN RA PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
PA2 DỰNG TRÊN CÁC TIÊU CHÍ VÀ

PA3
PA3
Hình 3.2.6 Chọn lọc các phương án đã sử dụng công nghệ in 3D

3.2.2 Công trình cải tạo:

LÊN Ý TẠO CHI


KHẢO SÁT TƯỞNG TIẾT IN 3D CHỌN KIỂM TRA CHỐT
CẢI TẠO TRÊN PHƯƠNG PHƯƠNG
THỰC KIẾN TRÚC KHÔNG PHÁP IN VÀ CHỈNH ÁN THIẾT
MẶT GIAN GIẢ VÀ IN KẾ
ĐỨNG LẬP

Biểu đồ 3.2.2.1: Quy trình thực hiện cải tạo kiến trúc mặt đứng kết hợp công nghệ in 3D
67

Cải tạo kiến trúc mặt đứng căn hộ


cũ với giải pháp modul hình ảnh
ngôi nhà kết hợp lam che nắng

Sử dụng in 3D để
in các modul mặt
đứng

Hình 3.2.2.1 Các modul kiến trúc mặt đứng có thể được sử in 3D trong giai
đoạn thiết kế
68

Kiến trúc phản ánh sự phát triển của xã hội hiện tại là hoàn toàn chính xác, bởi lẽ
ngày trước những công trình được làm với một xu thế kiến trúc hay trào lưu lúc bấy giờ.
Khi qua giai đoạn nói trên thì vẻ đẹp mà phong cách đó không còn phù hợp với thước đo
lối sống hiện đại hoặc có thể chủ đầu tư muốn đổi mới về thẩm mỹ để phù hợp với một
công năng mới.
Phương án nâng cấp công trình hữu hiệu khi kinh phí không đủ để xây công trình
mới. Việc cải tạo công trình sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều kinh phí khi tận dụng
nền móng công trình cũ nhưng vẫn đạt được yêu cầu mong muốn như chuyển đổi công
năng sử dụng, thay đổi các hiện tượng thời tiết không tốt tác động tới công trình...
3.2.3 Phục hồi và trùng tu công trình
Di sản lịch sử là sự kết tinh trí tuệ của con người. Tuy nhiên, các di tích văn hóa,
khi thời gian trôi qua, đã chịu những mức độ xói mòn khác nhau do chính sự mong manh.
Do đó, bảo tồn di sản đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ cấp bách. Người ta thường
bảo vệ các di tích văn hóa bằng các công việc thủ công kết hợp các kỹ thuật chụp ảnh và
cọ xát. Mặc dù phương pháp này có thể giữ thông tin cơ bản, nhiều chi tiết quan trọng vẫn
bị bỏ qua.

Hình 3.2.3.1: Các kiến trúc mặt đứng có thể được sử in 3D để phục dựng lại

Hiện nay công nghệ in 3D đã được chứng minh là công nghệ phổ biến nhất và thu
hút sự chú ý trên toàn thế giới trong lĩnh vực kế thừa văn hóa. Công nghệ kỹ thuật số 3D
có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, hiển thị cũng như phục hồi.
69

Công nghệ quyết 3D có tốc độ đo nhanh và khả năng chụp chính xác. Đó là lão
luyện trong việc thu thập đủ và chính xác dữ liệu 3D từ các quan điểm khác nhau, có lợi
cho việc khôi phục các di tích văn hóa khi bị thiệt hại do tai nạn. Các chuyên gia cũng có
thể khôi phục hầu hết các di sản thông qua máy tính và hoàn thành nghiên cứu trợ lý thông
qua các mô hình 3D chính xác.
Chúng ta đang đề cập đến phương thức bảo tồn dưới dạng Phục
hồi(rehabilitation). Đây là một quá trình hai mặt. Một mặt bảo vệ những yếu tố có ý
nghĩa lịch sử, kiến trúc và văn hóa. Mặt khác cho phép điều chỉnh cấu trúc công trình ở
một mức độ nhất định để xác lập cho công trình chức năng mới, phù hợp với quy mô
và bản chất mà nó đã từng có trong quá khứ, tạo điều kiện cho chức năng đó hòa nhập
vào cơ cấu chức năng hoàn chỉnh của đô thị đương đại.
Về phương pháp luận, có thể xem phục hồi là phương thức lý giải một cách
uyển chuyển mối liên hệ bảo tồn và phát triển. Thông qua tiến trình này, công trình
có khả năng hội nhập một cách tự nhiên với môi trường đô thị phát triển. Các giá
trị vật chất của nó được điều chỉnh tương thích với biểu hiện đa sắc mà sự năng

PHÂN TÍ
CH

HIỆN TRẠNG
QUÉT ĐỐI CHỌN CHỐT
VÀ NHỮNG
KHẢO SÁT TƯỢNG CẦN PHƯƠNG KIỂM TRA PHƯƠNG
ĐỐI TƯỢNG PHÁP IN VÀ ÁN THIẾT
PHỤC HỒI VÀ TRÙNG TU IN KẾ
TRÙNG TU

Biểu đồ 3.2.3.1: Quy trình thực hiện phục hồi và trùng tu kiến trúc mặt đứng kết hợp
công nghệ in 3D
Quy trình quét:
Bước 1. Lấy dữ liệu 3D
70

Quét bề mặt của các đối tượng bằng máy quét 3D để nhanh chóng có được dữ
liệu 3D chính xác.
Bước 2. Hậu xử lý
Nhập dữ liệu 3D vào phần mềm 3D và tạo các file STL có thể được sử dụng trực tiếp để
tạo mô hình 3D và in 3D.
Bước 3. Mô hình 3D
Nhập dữ liệu STL vào phần mềm để tạo mô hình kỹ thuật số.
Bước 4. In 3D
Mô hình cơ sở công nghệ in 3D SLA cao cấp để có độ chính xác cực cao và dễ bảo quản.

Hình 3.2.9 Quá trình quét 3D các di tích cần trùng tu và phục hồi

Từ toàn bộ quá trình bảo tồn di sản, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng công nghệ
quét 3D và công nghệ in 3D SLA cao cấp cao cấp đóng vai trò quyết định trong việc sao
71

chép các di tích văn hóa. Hai công nghệ 3D hàng đầu này trình bày chính xác thông tin đầy
đủ của các đối tượng.
Di sản là tài sản rất quý giá cho tất cả chúng ta. Thời gian trôi nhanh, nhiều kho tàng
văn hóa ngàn năm đã dần biến mất khỏi tầm mắt của chúng ta do các vấn đề kỹ thuật. Nó
sẽ gây ra tổn thất không thể đo đếm được cho thế giới này. Tuy nhiên, công nghệ quét 3D
và in 3D SLA cao cấp công nghiệp đưa ra các giải pháp 3D rất hiệu quả để hiển thị và bảo
vệ di tích văn hóa.
Ngoại trừ bảo tồn văn hóa, ThinkSmart cũng tạo ra tiếng nói trong việc quá trình
sản xuất trong các ngành công nghiệp như ô tô, tàu thủy, hàng không. Máy quét 3D cao
cấp công nghiệp và Máy in 3D SLA cao cấp của ThinkSmart luôn sẵn sàng đem đến những
kết quả hoàn hảo cho các doanh nghiệp.

Ưu điểm của in 3d trong thiết kế kiến trúc mặt đứng

Biểu đồ 3.2.3.2: Ưu điểm của phương pháp in 3D trong thiết kế kiến trúc mặt đứng
72

3.3 ỨNG DỤNG THỰC TẾ


3.3.1 Kết hợp in 3D trong cải tạo kiến trúc mặt đứng Bitexco Financial
Giải pháp mặt đứng thông minh:
Trong thực tế, những nghiên cứu và đề xuất đầu tiên về mặt đứng thông minh (nhằm
khắc phục những hạn chế của mặt đứng cố định) đã bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ
trước, nhưng chúng ít được áp dụng bởi giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên, trong khoảng hai chục
năm trở lại đây, do những ưu điểm nổi bật, mặt đứng thông minh ngày càng được phát triển
mạnh mẽ, trở nên đa dạng hơn về loại hình và giải pháp đề xuất.
Một trong những giải pháp mặt đứng thông minh được áp dụng khá phổ biến là loại
có cấu trúc vỏ 2 lớp, có thể được tích hợp với hệ thống chắn nắng, hệ thống điều khiển
chiếu sáng tự nhiên và hệ thống thông gió. Lớp bên trong thường là vách kính cố định với
các ô cửa sổ có thể mở được khi cần, còn lớp bên ngoài là lớp vỏ động (hệ thống lam chắn
nắng hoặc màn chắn nắng động lực), có thể đóng mở linh hoạt để chắn nắng và lấy ánh
sáng tự nhiên tùy thuộc góc chiếu của mặt trời. Được điều khiển tự động nhờ các cảm biến
ánh sáng, lớp vỏ này đóng vai trò như một bộ lọc, điều chỉnh, cải thiện gió và ánh sáng
trước khi dẫn vào không gian bên trong: Tùy thuộc vào vùng khí hậu, vào thời điểm trong
năm và vào hướng của công trình mà lớp vỏ thông minh này có thể để ánh sáng tự nhiên
chiếu sâu vào không gian bên trong; có thể bẫy nhiệt để sưởi ấm và tích trữ khối nhiệt; hay
cản bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp để hạn chế bức xạ nhiệt trong khi vẫn khai thác nguồn
sáng tự nhiên một cách tích cực… Cũng thông qua lớp vỏ này, không khí có thể được lọc
bụi, làm mát và bổ sung ô xy trước khi được cấp vào bên trong nhà theo cách mà người
thiết kế mong muốn
Đối với đối tượng công trình như Bitexco Financial Tower giải pháp dựa trên công
nghệ in 3D để tạo ra mô hình mô phỏng, sử dụng một lớp vỏ bao che bơm hơi mờ làm từ
một loại chất dẻo có gốc flo là Ethylene Tetrafluoroethylene (ETFE). Lớp vỏ bao che này
giữ lớp màng chứa đầy hỗn hợp ni tơ và dầu. Khi mặt trời chiếu gay gắt, lớp màng này bị
mờ đi cản trở nhiệt và ánh sáng truyền qua, giúp giảm tới 85% bức xạ nhiệt. Vào mùa đông,
lớp màng ở trạng thái trong suốt cho phép nhiệt và ánh sáng truyền qua để sưởi ấm không
gian bên trong.
73

Hình 3.3.1.1 Các modul bao che và khung sườn được in 3D dễ triển khai và lắp ghép dễ
dàng khi cải tạo Bitexco. Ảnh

Sử dụng in 3D để tạo các phương


án mặt đứng khác nhau, hệ lưới,
khung, modul cửa lam che một
cách nhanh chóng và thuận tiện

Hình 3.3.1.2 Các khung lưới sât có thể được in 3D bằng mô hình trước khi đưa ra thi
công thực tế có chất lượng và thẩm mĩ cao hơn. Ảnh: Internet
74

3.3.2 Kết hợp in 3D trong thiết kế mới kiến trúc mặt đứng nhà phố tại thành phố Hồ
Chí Minh

Hình 3.3.2.1 Thiết kế kiến trúc mặt đứng nhà phố đang được sử dụng in 3D để thể hiện ý
tưởng trong giai đoạn phát triển Ảnh: Internet

Nhà phố là một thuật ngữ để chỉ những ngôi nhà liền kề, nhà chia lô được xây dựng
hình thành trên các tuyến phố mới trong các khu đô thị, các tuyến đường mới, các khu ở
được quy hoạch triển khai. Ở nước ta, tại các thành phố đã và đang phát triển, nhà phố cũng
góp mặt trong giai đoạn hình thành và phát triển đô thị cho tới nay. Trong các giai đoạn
đầu, khái niệm nhà phố chính là nhà mặt phố quy mô 1-2 tầng, dọc theo những tuyến nhà
phố di sản để lại từ thời kiến trúc pháp thuộc. Thời “mở cửa”, nhiều tuyến đường mới được
triển khai xây dựng – khái niệm đô thị mới xuất hiện, lại thêm một lần loại hình nhà phố
phát triển nở rộ, các dãy nhà được quy hoạch phân ô xây dựng chạy theo mặt phố. Giai
đoạn này, nhà phố mới thông thường được xây dựng thuần túy để ở, quy mô 3-5 tầng khuôn
75

khổ ô đất nhỏ, trung bình khoảng 4.5m, rất phù hợp với quy mô kinh tế nhỏ và vừa, trở
thành thế hệ thứ 2 của quá trình phát triển nhà phố.

Hình 3.3.2.2 Nhà in 3D tại thành phố Eindhoven với kiến trúc mặt đứng đơn giản
và liền mạch Ảnh: Convertio.co

Với mật độ nhà phố khá cao ở thành phố Hồ Chí Minh việc xây mới và cải tạo dạng
công trình này rất khả thi với số lượng lớn, vì vậy nhu cầu thiết kế cũng tỉ lệ thuận với nhu
cầu trên. Nếu quy trình thiết kế kết hợp với công nghệ in 3D được áp dụng và triễn khai sẽ
cho kết quả vô cùng khả quan.
3.3.3 Kết hợp in 3D trong khôi phục và trùng tu di tích các công trình đền chùa cổ
Về bản chất công tác tu bổ di tích là một quá trình sản xuất, sáng tạo, tuy không phải
là bộ môn khoa học độc lập nhưng trong quá trình sản xuất nó vẫn cần có những tiền đề và
cơ sở khoa học, ngược lại những thành tựu, những phát hiện mới trong quá trình tu bổ cũng
có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển khoa học. Mục tiêu bao trùm là phải xác định chính xác
giá trị của di tích về các mặt lịch sử, văn hoá, khoa học... tìm biện pháp bảo tồn nguyên
trạng di tích để phát huy giá trị, phục vụ những nhu cầu do xã hội đặt ra. Muốn thực hiện
76

được mục tiêu đó, kiến trúc sư hiện nay khi can thiệp vào một công trình sẵn có thì cần
phải hiểu những ý tưởng sáng tạo của kiến trúc sư đã thiết kế ra công trình đó, cũng như
các sự kiện lịch sử và văn hoá đã diễn ra tại di tích. Tính chất đặc thù đó buộc kiến trúc sư
tu bổ phải tôn trọng ý tưởng kiến trúc, yếu tố nguyên gốc và giá trị văn hoá hàm chứa trong
vỏ kiến trúc của công trình. Thứ nữa, công tác tu bổ còn đặt ra yêu cầu phải tước bỏ khỏi
di tích phần bổ sung không chính đáng sau này làm ảnh hưởng sai lệch các mặt giá trị của
di tích, nhằm tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp cận và hưởng thụ các mặt giá trị chân
chính của văn hoá.
Trong xây dựng mới người ta chỉ tập trung mọi nỗ lực để vận dụng các thành tựu về kỹ
thuật và vật liệu nhằm sáng tạo ra một công trình vừa đẹp, vừa bền vững và tiện ích nhất cho
người sử dụng. Tức là thoả mãn các công năng kiến trúc, do đó khả năng sáng tạo và sử dụng
vật liệu, kết cấu không gian không hạn chế đối với kiến trúc sư thiết kế. Hình dáng kiến trúc
của công trình phụ thuộc hoàn toàn vào ý tưởng sáng tạo của kiến trúc sư.
Sửa chữa một công trình xây dựng hay một vật dụng chỉ đơn thuần là thấy chỗ nào hư hỏng
thì sửa lại, gia cố, thay thế hoặc làm lại để phục vụ chủ yếu cho những công năng cụ thể.
Ngược lại bảo quản là sử dụng các biện pháp kỹ thuật giữ cho di tích ở nguyên trạng
thái hiện có của nó mà không bị tiếp tục hư hỏng, bị thay đổi, biến dạng, không bị thêm
bớt các bộ phận cấu thành. Còn tu bổ di tích bao hàm cả hai khái niệm sửa chữa và bảo
quản nhưng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị khoa học thật nghiêm túc.

Hình 3.3.3.1: Sử dụng công nghệ quét 3D để mô phỏng chính xác lại công
trình thực thế cần được trùng tu và bảo tồn. Ảnh: vr3d.vn
77

Kết cấu mái được quét và dựng chi tiết trên phần mềm 3D sau đó được in bằng
công nghệ in với tỉ lệ nhỏ hơn thực tế nhằm kiểm tra và chỉnh sửa trước khi tiết hành tu
bổ. [Hình 3.3.3.1]

Hình 3.3.3.2 Kết cấu mái cổ được thể thiện qua in 3D Ảnh: Pinterest.com
Khôi phục và tạo bản sao các hiện vật lịch sử: Quét phục hồi, và in 3D ngày càng
được sử dụng nhiều trên toàn thế giới. Để tạo bản sao hoặc mô hình của một kết cấu mái
cổ, vì kèo.., thì trước tiên phải Scan 3D. Tập tin được tạo ra có thể sử dụng để in 3D một
bản sao các mảnh, từ nhựa hoặc các vật liệu khác nhằm mô phỏng hoặc tái tạo lại trong
trạng thái lúc còn nguyên vẹn phục vụ cho nghiên cứu và học tập.

Hình 3.3.3.3 Không chỉ ngoại thất, kiến trúc mặt đứng với sự kết hợp của nhiều công nghệ
và đặc biệt là công nghệ in 3D việc trùng tu và bảo tôn các công trình cổ sẽ trở nên đơn
gian hơn Ảnh: vr3d.vn
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
78

PHẦN KẾT LUẬN

Kết hợp công nghệ in 3D vào việc thiết kế kiến trúc mặt đứng là hoàn toàn hợp
lý mở ra tương lai đầy tiềm năng tại một đất nước đang trên đà phát triển như Việt
Nam.

1. Ngày nay, các kiến trúc sư sử dụng in 3D chủ yếu như một công cụ cho các mô hình khái
niệm và thể hiện các mô hình để thúc đẩy các khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư. Nó
là một công cụ bổ sung tuyệt vời để dựng hình ảnh và mô hình máy tính. Truyền đạt ý
tưởng - đưa ra chiều sâu, kích thước và kết cấu cho một dự án. Đó là một cách tuyệt vời để
nổi bật so với các công ty khác.

2. Qua đó chúng ta cũng thấy được việc sử dụng công nghệ in 3D vào thiết kết kiến trúc là
chuyện sớm muộn, tuy nhiên chúng ta cần phải có sự chọn lọc một cách hợp lý phương
pháp thiết kế để có được kết quả đáng giá nhất. Các thế hệ kiến trúc sư trẻ nên học tập và
tìm hiểu áp dụng công nghệ này vào những sản phẩm của mình để truyền tải ý tưởng tạo
ra phong cách mới trong nền kiến trúc đương đại.

3. Kết quả là công nghệ in 3D đã mở ra những khả năng mới cho các ngành công nghiệp xây
dựng bằng cách cho phép thiết kế sản phẩm nhanh hơn, tùy chỉnh, giảm chi phí, thử nghiệm
sản phẩm hữu hình và hơn thế nữa. Những tiến bộ của nó đang ngày càng trở nên thiết thực
trong ngành công nghiệp xây dựng, nơi mà cần có sự tùy biến và linh hoạt.

4. Qua những tổng hợp và phân tích của bài nghiên cứu này, ta có thể kết luận rằng công nghệ
in 3D là công nghệ của tương lai gần trước khi có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình thiết
kế kiến trúc mặt đứng Việt Nam. Mở ra một giai đoạn mới và người kiến trúc sư và người
thiết kế có thể thực hiện hoá các mặt đứng kiến trúc một cách đa dạng nhờ áp dụng các
phương thức thiết kế mà tác giả đã trình bày trong bài nghiên cứu này. Và in 3D trở thành
phần công cụ góp phần thiện thực hoá ý tưởng của người thiết kế và qua đó người thiết kế
79

cũng phải cập nhật và học tập các công nghệ mới để có thể tận dụng triệt để được công cụ
vô cùng mạnh mẽ này.

5. Tuy nhiên, công nghệ in 3D có mặt tối và không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng đắn
cho phát triển và thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống. Máy in 3D vẫn chưa
được phổ biến mà giá thành vẫn còn cao so với mặt bằng chung của nền kinh tế nước ta,
làm hạn chế điều kiện tiếp cận của công nghệ này với những người nghiên cứu và học tập
trong lĩnh vực thiết kết kiến trúc. Hơn nữa, tác động kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường
của nó chưa được nghiên cứu rộng rãi.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với bản thân người thiết kế phải tự nâng cao trình độ và hiểu biết của mình, bằng cách
học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn ngoài ra phải tìm hiểu thêm về các công nghệ mới
để áp dụng cho công việc của mình. Các công nghệ như thực tế ảo VR, AR, các công nghệ
quét và in 3D là một trong số đó. Công nghệ càng thông minh thì đòi hỏi người sử dụng phải
có kiến thức cơ bản để đảm bảo công việc đạt kết quả tốt nhất có thể.

2. Đối với các công ty và tập thể có hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng cần đầu
tư cho phương pháp in 3D này sẽ rút ngắn được quy trình thực hiện công việc và kiểm
soát được chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy vốn đầu tư ban đầu khá cao nhưng kết quả
đem lại vô cùng đáng kinh ngạc.

3. Đối với cơ quan chịu trách nhiệm kiểm duyệt và các bên liên quan, cần sự thống nhất và
có hình thức phối hợp thường xuyên trong cơ chế quản lý trật tự xây dựng, kiến trúc, cảnh
quan tại các tuyến phố. Có hình thức công bố công khai các thông tin quy hoạch mặt đứng
và phổ biến rộng rãi tới người dân để khuyến khích tham gia sử dụng công nghệ mới của
cộng đồng trong công tác quản lý không gian, và thiết kế kiến trúc, cảnh quan.
80

4. Các cơ quan tuyên truyền cần có chương trình ưu tiên phổ biến công nghệ với các
chính sách, phổ biến tới người dân để nắm bắt và kết hợp sử dụng các công nghệ mới.
5. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án thiết kế, các dự án xây dựng, bảo
tồn, cải tạo sử dụng các công nghệ mới nói chung và in 3D nói riêng với cơ chế ưu đãi,
hấp dẫn mang lại lợi ích cho người thiết kế, chủ đầu tư và cộng đồng.

6. Các kiến nghị nêu trên không chỉ nhằm hoàn thiện lý thuyết mà còn có tác động nhiều
đến thực tiễn quản lý và sẽ là đóng góp quan trọng để nâng cao chất lượng thiết kế mặt
đứng kiến trúc, cảnh quan tại thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:
1. Lã Văn Ái, Triệu Quang Diệu, Đặng Thái Hoàng biên dịch [2004], Ngôn ngữ hình thức
kiến trúc, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
2. Trương Thanh Hài [2001], Ngôn ngữ không gian và sự phát triển không gian trong thể
loại công trình biểu diễn, luận văn Th.S TP.HCM
3. Hoàng Thúc Hào [2008], “Kiến trúc, quy hoạch & biển quảng cáo” T/c kiến trúc, 03/2008
4. Đặng Thái Hoàng [1996], Sáng tác kiến trúc, NXB Xây dựng
5. Đặng Thái Hoàng [1994], Kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng
6. Vũ Ngọc Tuyền [2006] Những tổng thể nhỏ đặc trưng của đô thị nhỏ Việt Nam, Luận văn
Th.S TP.HCM

Nước ngoài:
7. Boliinger K Grohmann MTressmann 0. [2010] Structured Becoming:
Evolutionan/ Processes in Design Engineering.

8. Dxman R. oxrnan R [2010] The New Structuralism AD. Vol.80. No. 40. John Wiley &
Sons. London.
9. Naboni. R. Paoletti. I [2014] Advanced Customization in Architectural Design and
Construction. Springer Verlag.
10. Reiser J-. Umernoto N. [2006] Atlas of novel tectonics Princeton Architectural Press.

11. New YorkTroxler P. [2013] Making the 3rd industrial revolution. In: Walter-Herrmann J.
BOching C [ed] FabLa bs: Of machines makers and inventors. Transcript
Publishers. Bieleteid.

12. 3D Prototypes and Models [2013] 3D Printing Materials Terminolog/ and Specficatibns.
13. 31 RPD Ltd [2013] Meta/Additiife Manufacturing [AM] using Direct Metal
Laser Sintenng [DMLSl]

14. Bamatt C. [2013] 3D Printing The Next Industrial Revolution CreateSpace Independent
Publishing Platform.

15. Bamatt C. [2014] 30 Printing.

16. Canessa. F_. Fonda. C- Zennaro M- [2013] Low-cost 3D Printing for Science Education
& Sustainable Development ICTP - The Abdus Salam International Centre for
Theoretical Physics. Trieste.

17. Deekard. C. R [1989] Method and apparatus for producing parts by selective
sintenng. US Patent: 4,863,538. The University of Texas System. Austin. Tex.

18. Lipson H.. Kurman M. [2013] fabricated? lire New World of 3D Printing. John Wiley &
Sons Ltd..Chichester.

19. Mihai Potra [2013] 3D Printing In Architecture.

20. Luca Breseghello [2015] A Performative Approach To 3D Printed Architecture

21. Martin Hieslmair [2018] 3D printing: A bridge to the future

22. The Strati: World's First 3D-Printed Electric Car Built in Just 44 Hours
Website:

23. https://www.halotech.vn/cong-nghe-in-3d-trong-xay-dung-2.html

24. http://www.economist.com/news/technology-quarterly/21662647-civil-engineering-3d-
printing-technologies-are-being-adapted-use

25. http://www.ibtimes.co.uk/strati-worlds-first-3d-printed-electric-car-built-just-44-hours-
1465706

26. http://www.telegraph.co.uk/travel/ultratravel/the-next-big-thing/10110195/The-worlds-
first-3D-printed-house.html

27. http://www.ibtimes.co.uk/strati-worlds-first-3d-printed-electric-car-built-just-44-hours-
1465706

28. http://www.telegraph.co.uk/travel/ultratravel/the-next-big-thing/10110195/The-worlds-
first-3D-printed-house.html

29. http://reatimes.vn/in-3d-cuoc-cach-mang-vi-dai-trong-kien-truc-26222.html

30. https://vr3d.vn/trienlam/3d-digitization-of-historic-monument-cultural-heritage-3d-
scanning

You might also like