You are on page 1of 50

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DỰ ÁN KHẢI VY

TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THUÝ LAN CHI

Người thực hiện: VÕ ĐỨC TAM

MSSV: 91503060

Lớp: 15090301

Khoá: 19

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thuý Lan Chi, giảng viên
khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong
suốt quá trình làm khoá luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Tôn Đức
Thắng nói chung, các thầy cô trong khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động nói riêng đã
dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 Tháng 02 Năm 2020

Tác giả

Võ Đức Tam

LỜI CAM ĐOAN


iii

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thuý Lan Chi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần thông tin dạng văn bản tham
khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 02 năm 2020

Tác giả

Võ Đức Tam

TÓM TẮT
iv

Đồ án tốt nghiệp “Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao
động tại dự án Khải Vy trong quá trình thi công” là đưa ra các tư liệu về quy trình
thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons đối
với từng dự án. Dựa trên hệ thống văn bản pháp luật và chính sách phát triển của công
ty, Ban An toàn mong muốn đưa ra các giải pháp về mặt quản lý, chiến lược nhằm hạn
chế tối thiểu các nguy cơ gây mất an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo mọi người được làm
việc có một môi trường tốt và không có bất kỳ tai nạn lao động nặng, chết người nào.
Các chính sách về ATVSLĐ được thể hiện với nội dung dưới đây:

- Tổng quan về công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons và dự án Khải Vy


- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ tại dự án Khải Vy trong đó gồm có
các vấn đề về tổ chức nhân sự, trách nhiệm các bên liên quan và chính sách của
công ty về vấn đề thực hiện ATVSLĐ tại dự án.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện ATVSLĐ tại dự án Khải Vy trong quá trình
thi công: Kế hoạch được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn nghị định liên quan tới
xây dựng và các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng các
chế độ theo quy định của pháp luật. Các quy định này là tiêu chuẩn để thực hiện
công tác ATVSLĐ trong thực tiễn hoạt động của công trình
Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những vấn đề nghiên cứu và đưa ra những
khó khăn khi thực hiện đề tài.
v

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................5

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH INCONS


VÀ DỰ ÁN KHẢI VY...............................................................................................12

1.1. Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons.....................................................12


1.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi....................................................12
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính.................................................................12
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................13
1.1.4. Thành tựu tiêu biểu..........................................................................15

1.2. Dự án Khải Vy- quận 7..........................................................................16


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI CÔNG TRÌNH
KHẢI VY.................................................................................................................... 17

2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự.............................................................................17

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên HSE........................................18

2.3. Chính sách về quản lý an toàn lao động của công ty...........................19
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI
DỰ ÁN KHẢI VY TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG..........................................21

3.1. Khái quát về việc xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động theo yêu
cầu của Luật....................................................................................................21

3.2. Kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ.................................................22


3.2.1. An toàn trong công tác hàn điện.......................................................23
3.2.1.1. Các yêu cầu an toàn đối với hàn điện...........................................23
3.2.1.2. Một số lưu ý.................................................................................24
3.2.2. An toàn trong hàn cắt Oxi- Gas........................................................25
vi

3.2.2.1. Các quy tắc an toàn......................................................................26


3.2.3. An toàn khi sử dụng bình khí nén (Bình bơm hơi)...........................28
3.2.3.1. Quy tắc an toàn làm việc với bình khí nén...................................29
3.2.3.2. Kiểm tra bình khí nén...................................................................29
3.2.4. An toàn làm việc trên cao.................................................................30
3.2.4.1. Quy tắc an toàn khi làm việc trên cao...........................................31
3.2.4.2. Những chú ý khi làm việc với giàn giáo.......................................31
3.2.4.3. Nhứng chú ý khi làm việc với thang.............................................32
3.2.5. An toàn trong công tác lắp dựng và sử dụng giàn giáo.....................33
3.2.5.1. Quy tắc an toàn chung trong sử dụng và lắp đặt giàn giáo...........33
3.2.6. Bảo quản giàn giáo và phụ kiện......................................................37
3.2.7. An toàn trong công tác đào đất.........................................................38
3.2.7.1. Các quy tắc an toàn chung............................................................38
3.2.7.2. Công tác đào đất thi công.............................................................39
3.2.8. An toàn trong công tác xếp dỡ và vận chuyển vật tư, thiết bị...........40
3.2.8.1. Các quy tắc an toàn......................................................................40
3.2.8.2. Trình tự nâng vật nặng an toàn.....................................................41
3.2.9. An toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị điện cầm tay....................43
3.2.10. An toàn trong lắp đặt và sử dụng điện..............................................44
3.2.10.1. Các yêu cầu chung về an toàn...................................................44
3.2.10.2. Yêu cầu về các phụ kiện trong thi công điện.............................45
3.2.11. An toàn làm việc trong không gian hạn chế.....................................46
3.2.12. Hệ thống biển báo............................................................................50
KẾT LUẬN................................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh Incons…………….4
viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động

HTI : Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons

HSE : Health, Safety and Enviroment TNLĐ: Tai nạn lao động

BNN : Bệnh nghề nghiệp

GKSK : Giấy khám sức khoẻ

HĐLĐ : Hợp đồng lao động

CMND : Chứng minh nhân dân

PPEs : Phương tiện bảo vệ cá nhân

TNLĐ : Tai nạn lao động

NLĐ : Người lao động

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

NĐ-CP : Nghị định chính phủ

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TTTM : Trung tâm thương mại


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Dự án SAIGON REVERSIDE COMPLEX……………………………….....7

Hình 3.1 : An toàn trong công tác hàn điện…………………………………………...14

Hình 3.2 : An toàn trong quá trình hàn cắt Oxi- Gas………………………………....16

Hình 3.3: Khu vực bảo quản chai khí Oxi- Gas…………………………………........18

Hình 3.4: Xe đẩy bình khí Oxi- Gas…………………………………………………..18

Hình 3.5 : Bình khí nén và các mối nguy liên quan ……………………...…………..19

Hình 3.6: Làm việc trên cao…………………………………………………………..21

Hình 3.7 : Làm việc với thang…………………………………………….…………..23

Hình 3.8 : Lắp đặt giàn giáo an toàn…………………………………………….........25

Hình 3.9: Hệ giàn giáo cố định…………………………………………….………….26

Hình 3.10: Mẫu (1) giàn giáo di động……………………………………….………..27

Hình 3.11: Mẫu (2) giàn giáo di động………………………………………………...27

Hình 3.12: Tai nạn trong công tác đào đất…………………………………………....28

Hình 3.13 : Vận chuyển hàng hoá an toàn……………………………………..……..31

Hình 3.14: Các bước nâng vật nặng đúng cách……………………………………….32

Hình 3.15: Làm việc với thiết bị điện cầm tay………………………………….…….33

Hình 3.16: Mẫu ổ cắm công nghiệp……………………………………….……........35

Hình 3.17: Hệ thống tủ điện tạm công trình…………………………………….…….36

Hình 3.18: An toàn làm việc trong không gian hạn chế……………………….……...37

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
x

An toàn xây dựng (hay An toàn lao động trong xây dựng) là giải pháp phòng, chống tác
động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức
khỏe, thương tật, tử vong đối với con người. Ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động
trong quá trình thi công xây dựng công trình. 

An toàn xây dựng trong lao động được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

- Luật Xây dựng 50/2014/QH13

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi


công xây dựng công trình

Trong thi công xây dựng công trình luôn chứa đựng rủi ro tai nạn nên bất cứ nhà thầu
nào cũng phải đặc biệt chú ý đến an toàn lao động. Một công trình xây dựng thành công
không chỉ mình chất lượng mà còn đặc biệt là an toàn của người lao động.

Tai nạn trong thi công công trình thường xảy ra với những thiệt hại lớn về người và của.
Do đó, nên thực hiện và đảm bảo tốt hoạt động an toàn xây dựng trong quá trình thi
công để phòng hơn là chống, để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách xử lý.

2. Lý do chọn đề tài

An toàn trong xây dựng luôn là lĩnh vực luôn được nhận sự quan tâm đặc biệt trong lĩnh
vực HSE. Các mối nguy hiểm thì luôn tồn tại và thay đổi theo từng ngày, từng giờ mà
chưa có một sự đo lường nào có thể đánh giá chính xác về thực tế đang diễn ra.

3. Mục tiêu

Thiết lập, quản lý, duy trì, không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống quản lý ATVSLĐ tại công trường, nhằm cung cấp một môi trường sống và
làm việc an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho người làm việc ở đây cũng như hạn chế giảm
thiểu tác động xấu tới môi trường xung quanh.

4. Nội dung

Từ các vấn đề chính diễn ra hằng ngày trong công trường xây dựng là cơ sở để xây
dựng hệ thống ATVSLĐ theo yêu cầu của luật pháp Việt Nam.
xi

5. Phương pháp thực hiện:

- Hồi cứu tài liệu: tra cứu, tham khảo tài liệu về bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn
ngành liên quan; hồi cứu tài liệu nghiên cứu của các tác giả có nội dung liên quan
đến đề tài.

- Khảo sát thực tế: khảo sát điều kiện làm việc, máy móc thiết bị, tai nạn lao
động, trao đổi trực tiếp với người lao động và tình hình thực hiện công tác an
toàn vệ sinh lao động tại công trường.

- Phân tích đánh giá: phân tích, đánh giá công tác quản lý an toàn tại công
trường; phân tích hiệu quả của công tác quản lý an toàn.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của giảng viên
và cán bộ chuyên trách của công ty.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH


INCONS VÀ DỰ ÁN KHẢI VY

1.1. Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons

1.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Phát triển Hưng Thinh Incons thành công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam
xii

Sứ mệnh: Hưng Thinh Incons cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cả về kỹ thuật, mỹ thuật và độ an toàn cao.

Giá trị cốt lõi:

- Luôn đặt lợi ích của khách hàng và đối tác lên hàng đầu

- Lấy chuẩn mực tạo ra chất lượng

- Lấy uy tín và chất lượng làm thước đo giá trị thương hiệu

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính

Đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô
thị

Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ, xử lý
chất thải

Lập dự án đầu tư, dự toán công trình

Thẩm tra thiết kế, kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Tư vấn xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hoàn thiện công trình xây dựng

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Bảng 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh Incons

Năm 2007 Thành lập Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh.
Bắt đầu xây dựng các dự án công nghiệp: nhà xưởng – văn phòng ở Long
An, Tây Ninh; dự án năng lượng ở Bình Dương và một số dự án y tế tại
TP.HCM.
Năm 2010 Đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh.
Khởi công xây dựng dự án Khu dân cư cao tầng đầu tiên – Chung cư Thien
xiii

Nam Apartment.
Năm 2012 Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về năng lực xây dựng với dự án Golden
Bay – Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Bắc bán đảo Cam Ranh rộng 79ha.
Năm 2013 Tổng thầu xây dựng dự án Chung cư cao cấp đầu tiên – Căn hộ 91 Phạm
Văn Hai
Năm 2014 Khẳng định mạnh mẽ uy tín với Chuỗi căn hộ 8X – Chuỗi căn hộ dành cho
giới trẻ. Khởi công xây dựng các dự án: Căn hộ Sky Center, Căn hộ Melody
Residences.
Năm 2015 Phát triển thành một đơn vị tổng thầu chuyên nghiệp với nhiều dư án quy
mô lớn: Căn hộ Florita, Căn hộ Vung Tau Melody, Căn hộ SaigonMia
Năm 2016 Đổi tên thành Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Construction.
Tiếp tục là tổng thầu thi công của các dự án: Căn hộ 9View Apartment, Căn
hộ Moonlight Residences, Căn hộ Moonlight Park View, Căn hộ Lavita
Garden, Căn hộ Richmond City, Căn hộ Moonlight Boulevard. Tăng vốn
điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Năm 2017 Khởi công xây dựng các dự án: Biệt thự nghỉ dưỡng Cam Ranh Mystery
Villas, Căn hộ Lavita Charm, Khu biệt thự compound Saigon Mystery
Villas, Khu phức hợp TTTM - Khách sạn nhà hàng kết hợp dịch vụ giải trí
thể thao tại T.Bình Định.Từ tháng 5/2017, đổi tên thành Công ty Cổ phần
Hưng Thịnh Incons. Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng, giữ mức tăng trưởng
ổn định với tổng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2017 đạt
2.700 tỷ đồng và 110 tỷ đồng.
Năm 2018 Khởi công xây dựng dự án Căn hộ Q7 Saigon Riverside Complex.
Từ tháng 6/2018, chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới.
Ngày 24/10/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết
định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty.
xiv

1.1.4 Thành tựu tiêu biểu


xv

1.1. Dự án Khải Vy- quận 7

Hình 1.1 Dự án SAIGON REVERSIDE COMPLEX

Vị trí: Đường Đào Trí, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

- Diện tích toàn khu đất: 75.224,5m2

- Số block: 05 block

- Số tầng: 34 tầng

- Số tầng hầm: 01 tầng

- Số căn hộ: 3.580 (04 block; diện tích từ 53,2 - 86,69m2)

- Số căn office: 12 căn

- Số căn trệt thương mại: 53 căn và khu TTTM


xvi

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI CÔNG


TRÌNH KHẢI VY

2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự

Thuyết minh sơ đồ:

Giám đốc công ty: Trưởng ban quản lý dự án trực tiếp

- Chỉ đạo chỉ huy trưởng triển khai thi công các kế hoạch đã đề ra

- Chỉ đạo ban quản lý thi công thực hiện dự án

- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ theo dõi và đáp ứng yêu cầu của chỉ huy
trưởng công trình

Chỉ huy trưởng


xvii

- Chỉ đạo toàn bộ bộ phận nghiệp vụ công trình để theo dõi, giám sát
thường xuyên mọi hoạt động tại công trìnhh

- Chỉ đạo các tổ đội thi công đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ dự án

- Báo cáo thường xuyên tình hình thi công tại công trường cho Ban giám
đốc và các bộ phận liên quan

Cán bộ kỹ thuật, cán bộ an toàn

Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trường theo
sự phân công, hướng dẫn được giao và hỗ trợ các tổ đội thực hiện biện
pháp thi công và đảm bảo tiến độ công việc, sức khoẻ lao động.

Tổ đội thi công

Các đội trưởng chịu trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo thành viên của tổ đội
mình thực hiện đúng các công việc tại công trường và chịu sự chỉ đạo trực
tiếp từ Ban chỉ huy công trường.

Các phòng ban khác

Đội bảo vệ, đội cung ứng vật tư, đội quản lý chất lượng, đội vệ sinh, y tế
chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban chỉ huy công trường.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên HSE

Chức năng: Phòng quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường có chức năng
tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát
việc thực hiện các hoạt động liên quan tới an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
tại công ty.

Nhiệm vụ:

- Quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn của Phòng quản lý an toàn sức khoẻ
nghề nghiệp và môi trường tại công ty.

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công tác an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường.

- Lập các kế hoạch BHLĐ và kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp.
xviii

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý an toàn, sức khỏe nghề ngiệp và
môi trường theo kế hoạch.

- Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi
trường.

- Phối hợp với Phòng hành chính nhân sự trong việc tổ chức tuyển dụng nhân sự, xây
dựng cơ chế tiền lương và các chế độ khác cho Phòng quản lý an toàn, sức khỏe
nghề nghiệp và môi trường.

- Tham gia điều tra tai nạn lao động, lập báo cáo định kỳ trình Ban giám đốc và báo
cáo cho các cơ quan chức năng theo yêu cầu pháp luật.

- Phối hợp với phòng vật tư, phòng hành chính nhân sự trong việc mua sắm phương
tiện bảo hộ hộ lao động cá nhân, vật tư, thiết bị thi hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn.

- Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi
trường.

- Cập nhật và đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật liên quan tới an toàn, sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường.

2.3. Chính sách về quản lý an toàn lao động của công ty

An toàn sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt ở công trường- nơi luôn tiềm ẩn những
nguy cơ gây tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Vì lẽ đó, để góp phần duy trì môi trường làm
việc an toàn cho nhân viên, phòng ngừa rủi ro gây TNLĐ, BNN và các tác động tiêu
cực tới môi trường, chúng tôi có những hành động và cam kết sau:

- Tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn ngành, quy định địa phương và đáp ứng
các yêu cầu từ phía khách hàng có liên quan đến an toàn- sức khoẻ nghề
nghiệp và môi trường tại mỗi dự án tham gia.

- Cung cấp cho tất cả các nhân viên chương trình đào tạo và huấn luyện phù
hợp để đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện
công việc của mình một cách thành thạo và an toàn.
xix

- Thiết lập mục tiêu và kế hoạch HSE để có định hướng hành động và duy trì,
đánh giá kết quả thực hiện và liên tục nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý
an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường.

- Tất cả nhân viên khi cộng tác cùng công ty đều được hưởng các chế độ chăm
sóc sức khoẻ theo luật lao động hiện hành và các chính sách khuyến khích
động viên đối với những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.

- Cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho từng nhân viên và thiết bị bảo hộ
lao động tăng cường cho các công việc đặc thù khác cho từng công việc, mục
đích.

- Tất cả các thiết bị, máy móc thi công được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, xem
xét cấp lại mới để luôn đảm bảo tình trạng an toàn khi sử dụng.

- Giảm thiểu và kiểm soát có hiệu quả các yếu tố có hại trong môi trường lao
động, rác thải và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.

- Không một nhân viên công ty nào bị gây áp lực để phải làm việc trong điều
kiện môi trường thiếu an toàn. Họ có quyền từ chối và phản ánh với cấp quản
lý và bộ phận an toàn khi cảm thấy mất an toàn đối với tình huống mà họ
đang đối diện.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC


ATVSLĐ TẠI DỰ ÁN KHẢI VY TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

3.1. Khái quát về việc xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động theo yêu cầu
của Luật

Cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách ATVSLĐ dựa trên:

- Bộ luật số 84/2015/QH13: Luật an toàn vệ sinh lao động

- Luật số 50/2014/QH13: Luật xây dựng


xx

- Luật số 40/2013/QH13: Luật phòng cháy chữa cháy

- Thông tư 04/2017/TT-BXD: Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình.

- Thông tư 14/2014/TT-BXD: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn
trong xây dựng

- Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH: Quy định một số nội dung tổ chức thực


hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Thông tư 19/2016/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe
người lao động

- Thông tư 04/2014/TT-LĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị


phương tiện bảo vệ cá nhân

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ
sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện
an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Nghị định 140/2018/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung các nghị định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của bộ lao động – thương binh và xã hội

- Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an
toàn, vệ sinh lao động

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
và phòng chống cháy nổ

- Quy chuẩn Việt Nam 18/2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn
trong xây dựng

- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018

- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015


xxi

- Căn cứ theo quy định của công ty.

3.2. Kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ

Tất cả những người lao động muốn được tham gia thực hiện công việc tại công trường
xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định

- Có sức khoẻ tốt, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu công việc

- Đã khám sức khoẻ đạt yêu cầu và có chứng nhận bởi cơ quan y tế theo thông
tư 14/2013- Bộ Y Tế (Khám không quá 6 tháng)

- Được đào tạo nghề, đã qua huấn luyện và có chứng chỉ kèm theo

- Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo công
việc và điều kiên thực tế công việc
xxii

3.2.1. An toàn trong công tác hàn điện

Hình 3.1 : An toàn trong công tác hàn điện

3.2.1.1. Các yêu cầu an toàn đối với hàn điện

Máy hàn phải đảm bảo tình trạng tốt, có vỏ bao che kín và đảm bảo cách điện. Các cực
điện vào, ra phải được kẹp chặt bằng bu lông và bọc cách điện.

Kìm hàn phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật và cách điện tốt. Không sử dụng
kìm hàn tự chế, kìm hàn bị hỏng, tróc lớp bảo vệ cách điện.

Đặt máy hàn ở vị trí hạn chế người qua lại, nếu khu vực nơi đặt máy hàn có khả năng
dẫn điện tốt thì máy hàn phải được đặt cách ly lên tấm gỗ hoặc vật liệu cách điện.
Không sử dụng máy hàn ngoài trời mưa hoặc khi máy hàn bị ẩm ướt.
xxiii

Khu vực hàn phải cách ly với khu vực làm việc khác. Khi hàn điện ở nơi có nguy cơ
cháy, nổ… phải tuân theo các quy định phòng chống cháy nổ.

Khi hàn ở độ cao mà bên dưới có người đang thi công, phải có biện pháp che chắn bảo
vệ, không để các giọt kim loại rơi xuống người hoặc các vật liệu dễ cháy bên dưới.

Công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá
trình làm việc. Khi có sự cố hoặc hư hỏng phải báo ngay cho giám sát điện/thợ điện để
sửa chữa.

Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín (hoặc hàn trên cao không có sàn thao
tác…) phải có đánh giá an toàn trước khi làm việc. Khu vực làm việc phải được kiểm
tra và đánh giá các yếu tố ngoại cảnh có thể gây hại trong quá trình thực hiện công việc,
và phải có biện pháp giám sát trong suốt quá trình làm việc.

Không tiến hành công việc hàn cắt ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất
hoặc đang chứa chất dễ cháy nổ.

Hàn trong các không gian hạn chế phải:

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp

- Tiến hành đo đạc khí độc, nồng độ Oxi. Kiểm tra lối thoát hiểm

- Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý và luôn có người giám sát

3.2.1.2. Một số lưu ý

Khu vực hàn phải che chắn cẩn thận để tránh tia hồ quang ảnh hưởng đến khu vực
khác.

Không hàn gần các khu vực kho bãi, nhà xe, khu vực có vật liệu dễ cháy

Đảm bảo bình chữa cháy luôn sẵn sàng trong suốt quá trình hàn.

Chỉ thực hiện hàn cắt khi được sự đồng ý của chuyên viên an toàn tại những khu vực
có nguy cơ cao về cháy nổ và thiếu dưỡng khí…

Kiểm tra thiết bị và khu vực làm việc đảm bảo an toàn trước khi tiến hành công tác
hàn
xxiv

3.2.2. An toàn trong hàn cắt Oxi- Gas

Các mối nguy hiểm chính:

Nguồn nhiệt của kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao.

Rò rỉ khí khi làm việc tại các khu vực dễ cháy nổ

Bức xạ, bụi , khí hàn, và các vấn đề Ergonomic

Hồ sơ an toàn yêu cầu:

Hồ sơ kiểm định, nguồn gốc xuất xứ, thông tin nhà sản xuất

Hồ sơ người vận hành: CMND, bằng cấp liên quan, GKSK, HĐLĐ, quyết định bổ
nhiệm, cam kết an toàn.

Hình 3.2 : An toàn trong quá trình hàn cắt Oxi- Gas

3.2.2.1. Các quy tắc an toàn

Bình khí đưa vào dự án phải được kiểm tra theo quy trình kiểm tra an toàn công cụ
và dụng cụ.

Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi
làm việc.

Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng dụng cụ, thiết bị chữa cháy và
khu vực hàn cắt trước khi làm việc.
xxv

Cách ly và treo biển báo “cấm lửa” tại khu vực làm việc.

Chuẩn bị nước để làm nguội mỏ hàn.

Trước khi vận hành phải kiểm tra độ kín của các đường ống dẫn khí ( có thể kiểm tra
bằng cách ngâm trong nước ) và khi lắp đặt tránh sự nhầm lẫn giữa chai khi Oxy và
Gas ( ống dẫn Gas: màu đỏ, ống dẫn Oxy: màu xanh)

Chai oxy và chai LPG phải đặt ở tư thế đứng trong xe chuyên dùng

Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối không được để dầu mỡ dính vào miệng chai khí
(có thể là nguyên nhân gây ra các vụ nổ)

3.2.2.2. Quy trình sử dụng an toàn bình khí Oxi- Gas

a. Trong lúc làm việc

Khi hàn cắt trên cao công nhân hàn phải tuân thủ những quy định về an toàn khi làm
việc trên cao như buộc dây an toàn, chọn vị trí đứng, ngồi thuận tiện khi thao tác…
khi hàn cắt trên cao phải che phía dưới, đảm bảo không để rơi phoi hàn, xỉ hàn
xuống dưới gây cháy hoặc tai nạn cho người và thiết bị. cấm hàn cắt trên cao khi
chưa có phương tiện bảo vệ cho người và thiết bị phía dưới.

Khu vực hàn cắt bằng khí ga phải có thiết bị chống cháy. Tại khu vực náy, có thùng
đựng cát, có xẻng và các thiết bị chống cháy khác như bình bọt, bình CO2…

Việc đóng mở van trên bình chứa khí phải tiến hành bằng tay. Cấm dùng kìm để vặn
van.

b. Sau khi làm việc

Khi tắt mỏ hàn phải đóng khóa van LPG trước rồi mới đóng van Oxy sau.

Vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp lại chỗ làm việc gọn gàng. Những chi tiết mới hàn
xong còn nóng đỏ hoặc còn nóng ấm thì phải xếp lại một chỗ rồi treo bảng "Chú ý,
vật đang nóng".

Nếu người làm việc trước phát hiện thấy những hiện tượng không an toàn hoặc một
số chi tiết nào đó của thiết bị sắp hỏng cần thay thế thì phải báo lại cho người làm
việc sau biết để khắc phục kịp thời.
xxvi

c. Bảo quản

Phân loại và dán nhãn chai chứa khí đang còn khí và đã hết khí sử dụng.

Trong khu vực đặt hoặc bảo quản oxy, cấm đặt các chất dễ cháy nổ

Mẫu khu vực lưu trữ bình khí:

Hình 3.3: Khu vực bảo quản chai khí Oxi- Gas

Mẫu xe đẩy bình khí di động:

Hình 3.4: Xe đẩy bình khí Oxi- Gas


xxvii

3.2.3. An toàn khi sử dụng bình khí nén (Bình bơm hơi)

Hình 3.5 : Bình khí nén và các mối nguy liên quan

3.2.3.1. Quy tắc an toàn làm việc với bình khí nén

Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn, đăng ký sử
dụng theo quy định pháp luật.

Trên bình khí nén phải có đủ các thiết bị an toàn sau:

Van an toàn: lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi
của van an toàn.

Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm
định và niêm chì hàng năm.

Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng
máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi
di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.
xxviii

3.2.3.2. Kiểm tra bình khí nén

Người trực tiếp vận hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của
bình, sự hoạt động của các dụng cụ đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp
suất.

Định kỳ rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để đề phòng bụi và
tạp chất lọt vào theo đường hút vô máy.

Cấm:

Hàn, sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang
còn áp suất.

Chèn hãm, thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng lên
van an toàn khi bình đang hoạt động.

Sử dụng bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an
toàn cho phép đối với thiết bị.

Chưa được sử dụng máy khi thiếu bao che, che chắn các bộ phận truyền
chuyển động.

Bảo quản:

Bình khí nén phải được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên bởi người có
trách nhiệm.

Bình chứa khí phải để vào kho chứa hoặc nơi râm mát. Nếu để ngoài trời phải
có các phương tiện che nắng, tránh để hấp thụ nhiệt cao sẽ làm tăng áp suất
của bình.

Định kỳ hằng năm tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của bình

3.2.4. An toàn làm việc trên cao


xxix

Hình 3.6: Làm việc trên cao

Các rủi ro chính:

Té ngã khi làm việc trên mái (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh…)

Té ngã khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, thang, …

Té ngã do vi phạm quy trình an toàn sử dụng thiết bị nâng.

Té ngã do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn
giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn hoặc đổ
ngã giàn giáo.

Té ngã do di chuyển, làm việc trong khu vực gần mép sàn trống, lỗ tường, lỗ
sàn, hố thang không được làm rào chắn, che chắn.

3.2.4.1. Quy tắc an toàn khi làm việc trên cao

Sử dụng PPE phù hợp cho công việc, trang bị dây an toàn khi làm việc ở độ cao 2m
so với mặt đất, các khu vực gần mép biên, hầm hố,…

Di chuyển đúng lối đi quy định. Lối đi an toàn phải đảm bảo các yêu cầu về kích
thước, lan can, độ chịu tải. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện, đùa nghịch trong
quá trình làm việc.

Không sử dụng giàn giáo, giá đỡ, thang khi không đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật
và điều kiện an toàn lao động.

Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió
mạnh từ cấp 5 trở lên.
xxx

Trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác,
thang, lan can an toàn,... Nếu phát hiện hư hỏng thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc
thay thế mới được làm việc.

Tại các vị trí sàn công tác hoặc lối đi lại trên cao nguy hiểm phải có lan can bảo vệ,
lan can bảo vệ phải làm cao 0.9 - 1,1 mét và có ít nhất hai thanh ngang với khoảng
cách tối đa bằng ½ chiều cao lan can.

Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25 0 phải thực hiện các biện pháp an toàn
khi di chuyển và làm việc.

3.2.4.2. Những chú ý khi làm việc với giàn giáo

Khi làm việc từ độ cao 2 mét trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới vị trí làm
việc có những chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân
hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác và lan can an toàn.

Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được kiểm định đạt yêu cầu và có hồ sơ nguồn gốc.
Kiểu giàn giáo được sử dụng phải phù hợp với công việc.

Tất cả các bộ phận của giàn giáo phải cùng một chủng loại và kích cỡ.

Giàn giáo bố trí gần đường dây điện phải tuân thủ khoảng cách an toàn.

Giàn giáo phải đặt tại mặt phẳng ổn định, được giằng chống và đảm bảo chắc chắn.

Không di chuyển giàn giáo khi có người trên sàn công tác.

Không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng
đứng khi chưa có các biện pháp an toàn phù hợp.
xxxi

3.2.4.3. Nhứng chú ý khi làm việc với thang

Hình 3.7 : Làm việc với thang

Chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài (không quá 5 mét).

Không đứng lên 2 bậc cao nhất của thang nếu không có biện pháp an toàn phù hợp.

Không đặt thang tại vị trí không bằng phẳng, sụt lún hoặc gần mép lỗ mở.

Chỉ có không quá một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa
mang vác thiết bị dụng cụ (tuân thủ quy tắc 3 điểm).

Khi làm việc trên thang không được rướn quá ra ngoài tầm với bình thường

Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện
có thể chạm vào thang.

Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm
tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng.
xxxii

Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110 kg để treo lên từng bậc thang
(thử tĩnh) xem thang còn chịu được không.

3.2.5. An toàn trong công tác lắp dựng và sử dụng giàn giáo

Các mối nguy hiểm chính thường thấy trong sử dụng và lắp đặt giàn giáo gồm:

Tai nạn do điện giật, phóng điện khi lắp dựng làm việc gần đường dây điện.

Ngã cao từ giàn giáo.

Gãy, đổ sụp giàn giáo.

Vật rơi từ trên cao.

3.2.5.1. Quy tắc an toàn chung trong sử dụng và lắp đặt giàn giáo

Yêu cầu chung:

Các loại giàn giáo sử dụng trong xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu
tạo, kỹ thuật lắp dựng, tháo dỡ được ghi trong hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn của nhà
chế tạo

Giàn giáo phải được thiết kế và lắp dựng đủ chịu lực an toàn theo tải trọng thiết kế
(đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và ít nhất bốn lần
tải trọng tính toán).

Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo phương án thi công lắp dựng, tháo dỡ giàn
giáo và luôn bắt đầu từ đỉnh giàn giáo. Các bộ phận liên kết đã tháo rời phải hạ
xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần giàn giáo chưa
tháo dỡ đến khi tháo xong. Trong khu vực tháo dỡ phải có cảnh báo và rào ngăn,
biển cấm người và phương tiện qua lại.

Công nhân lắp dựng giàn giáo phải được đào tạo và tuân thủ các yêu cầu an toàn và
được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân.

Tháo lắp giàn giáo theo đúng trình tự.


xxxiii

Hình 3.8 : Lắp đặt giàn giáo an toàn

Chân khung của hệ giàn giáo phải được giằng chắc chắn theo phương ngang sát hệ
chân đế giàn giáo và giằng giữa phần khung mở rộng với khung chính. Trong trường
hợp chiều cao của khung chính lớn hơn 2 lần chiều rộng chân giàn giáo thì phải thực
hiện chống lật.

Sàn thao tác phải chắc chắn và được lắp cố định vào khung giàn. Bảo đảm chịu được
lực tính toán. Sàn thao tác phải có tổng chiều rộng lớn hơn 800 mm, khoảng cách
giữa các sàn thao tác phải nhỏ hơn 10 mm.

Sàn thao tác được lắp các thanh chắn chân cao tối thiểu 100 mm

Khi lắp dựng giàn giáo trên nền bê tông (đặc biệt tại nơi đã hoàn thiện sơn bề mặt)
phải có biện pháp bảo vệ thích hợp để tránh chân giáo, bánh xe tiếp xúc trực tiếp với
nền.

Trong khu vực sàn có độ dốc, phải bố trí kích, đệm chân giáo để tạo độ bằng phẳng
và ổn định cho hệ giàn giáo.

Trong khu vực nơi có hóa chất ăn mòn, phải có biện pháp bảo vệ thích hợp nhằm
ngăn chặn sự ăn mòn giàn giáo.

Không được tự ý sắp xếp tải lên giàn giáo vượt quá tải trọng cho phép.

Không tự ý thay đổi kết cấu hệ giàn giáo đang sử dụng.

Không được để vật tư, thiết bị máy móc trên giàn giáo khi không sử dụng.
xxxiv

a. Giàn giáo cố định

Hình 3.9: Hệ giàn giáo cố định

Giàn giáo cố định phải được neo chắc chắn vào tường hoặc các kết cấu vững chắc
khác. Trong trường hợp không có điểm neo, phải thực hiện chống chéo xuống nền.
Số thanh chống chéo hoặc số điểm neo không được làm cách xa nhau qua 3.6 mét.
Thanh chống phải được liên kế với chân giáo bằng khóa xoay. Dây neo phải đảm
bảo độ vững chắc (Dây thừng, cáp hoặc thép tròn lớn hơn D6).

Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0.9 mét đến 1.15 mét so với mặt sàn. Các trụ đỡ
hệ lan can đặt cách nhau không quá 3 mét.

Khi giàn giáo cao hơn 6 mét phải làm ít nhất hai sàn công tác: sàn làm việc bên trên,
sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn thì vị trí giữa hai sàn này
phải có sàn hay lưới bảo vệ và phải làm cầu thang trong khoang giàn giáo. Độ dốc
cầu thang không lớn hơn 600 .

Các lối đi lại dưới giàn giáo phải có che chắn và bảo vệ phía trên. Nơi có người hoặc
phương tiện qua lại, phải có biển báo rõ ràng, dùng rào chắn hoặc căng dây giới hạn
khu vực xung quanh giàn giáo.
xxxv

b. Giàn giáo di động

Hình 3.10: Mẫu (1) giàn giáo di động

Chiều cao của hệ giàn giáo di động khi đứng độc lập không được lớn hơn hai lần
kích thước nhỏ nhất của chân giáo.

Các bánh xe phải có vòng đệm nối và bộ phận hãm hoặc khoá để chống dịch chuyển
và chống xoay khi giàn giáo đứng.

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các chân đế khi giàn giáo di chuyển, ít nhất phải bằng
một nửa chiều cao giàn giáo.

Hình 3.11: Mẫu (2) giàn giáo di động


xxxvi

Phải bảo đảm ổn định khi di chuyển giàn giáo di dộng. Trên đường đi phải không có
vật cản trở.

Không cho phép người, vật liệu, dụng cụ cầm tay hoặc các thiết bị khác trên sàn
công tác khi giàn giáo đang di chuyển.

3.2.6. Bảo quản giàn giáo và phụ kiện

Giàn giáo và các phụ kiện xếp thành chồng, có khung giữ hoặc giá đỡ, không cao
quá 1.5m.

Bảo quản nơi khô ráo.

Phân loại khung giáo và các phụ kiện đi kèm để sắp xếp riêng.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng giàn giáo và các phụ kiện đi kèm.

3.2.7. An toàn trong công tác đào đất

Hình 3.12: Tai nạn trong công tác đào đất

3.2.7.1. Các quy tắc an toàn chung

Chỉ được phép đào hố, mương theo đúng thiết kế thi công đã được duyệt và có biện
pháp kỹ thuật an toàn thi công trong quá trình đào.

Đào đất trong khu vực có các tuyến ngầm (dây cáp ngầm, đường ống dẫn nước…)
phải có văn bản cho phép của đơn vị quản lý các tuyến đó và sơ đồ chỉ dẫn vị trí, độ
sâu của công trình, văn bản thỏa thuận của đơn vị này về phương án đào đất, biện
pháp bảo vệ và bảo đảm an toàn cho công trình. Đơn vị thi công phải đặt biển báo,
xxxvii

tín hiệu thích hợp tại khu vực có tuyến ngầm và phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát
trong suốt quá trình đào đất.

Cấm đào đất ở gần các tuyến ngầm bằng máy và bằng công cụ gây va chạm mạnh
như xà beng, cuốc chim, choòng đục... Khi phát hiện các tuyến ngầm lạ hoặc không
đúng với sơ đồ chỉ dẫn hoặc gặp các vật trở ngại như bom, đạn, mìn... lập tức phải
ngừng thi công, để xem xét và có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ được tiếp tục làm
việc, sau khi đã có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn.

Đào đất ở gần đường cáp điện ngầm đang vận hành nếu không được phép cắt điện
thì phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân đào và phải có sự giám
sát trực tiếp đơn vị quản lý đường cáp đó trong suốt thời gian đào.

Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc phải lập tức ngừng thi công ngay
và công nhân phải ra khỏi nơi nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử hết hơi
khí độc hại đó.

Ở trong khu vực đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng để tránh nước chảy vào
hố đào làm sụt lở thành hố đào.

Khoảng cách từ mép hố đào đến vị trí đứng của máy móc thi công phải đảm bảo
không gây sụp lở hố đào. Tùy vào đặc điểm của địa chất mỗi công trình mà khoảng
cách được xác định trong kế hoạch an toàn tổng hợp của dự án.

3.2.7.2. Công tác đào đất thi công

a. Đào đất thủ công

Dùng cuốc, xẻng hoặc bất kì dụng cụ cầm tay nào khác phải đảm bảo an toàn và phù
hợp. Đặc biệt cần lưu ý về các công trình ngầm tại khu vực đào đất.

Đất đào lên từ hố, mương phải đổ vào khu vực, vị trí đã được xác định trước và phải
cách miệng hố ít nhất là 0,5 mét. Phải thường xuyên kiểm tra sự thoát nước, tình
trạng vách hố đào, mái dốc.

Khi hố đào sâu hơn 2 mét phải bố trí ít nhất là 2 người lao động cùng làm việc,
nhưng phải đứng cách xa nhau để có hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ.
xxxviii

Không được bố trí người làm việc trên miệng hố trong khi đang có người làm việc
bên dưới hố đào cùng một khoang mà đất, đá có thể rơi, lở xuống người ở dưới.

Bố trí giám sát trực tiếp và các phương án xử lý tình huống sạt lở đất trước khi bắt
đầu thi công.

b. Đào đất bằng máy xúc

Đầy đủ hồ sơ kiểm định của thiết bị và hồ sơ người vận hành trước khi bắt đầu thi
công.

Trong thời gian hoạt động, mọi người không được đi lại trong phạm vi bán kính hoạt
động của máy. Khu vực này phải được cách ly và cảnh báo.

Nền đặt máy phải ổn định, bằng phẳng.

Trước khi vận hành máy xúc, phải thực kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết
bị an toàn, phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải…

Trong bất kì trường hợp nào khoảng cách giữa cabin máy xúc và thành hố đào
không được nhỏ hơn 1 mét.

3.2.8. An toàn trong công tác xếp dỡ và vận chuyển vật tư, thiết bị

Các yếu tố nguy hiểm:

Hàng hóa tự đổ do chất xếp không đúng kỹ thuật (quá cao, quá tải).

Ngã cao khi leo trèo lên xếp các kiện hàng.

Chấn thương do làm việc sai tư thế…

Tai nạn do máy móc, phương tiện sử dụng trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển vật
tư.
xxxix

3.2.8.1. Các quy tắc an toàn

Hình 3.13: Vận chuyển hàng hoá an toàn

Người lao động phải được hướng dẫn phương pháp nâng vật nặng trước khi tiến
hành thi công.

Khi vận chuyển các loại vật tư, thiết bị có kích thước và trọng lượng lớn, phải sử
dụng các phương tiện chuyên dùng hoặc phải duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ để
bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với
quãng đường không quá 60 mét như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg.

Trước khi bốc xếp - vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng
và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm
bảo an toàn cho người và vật tư, thiết bị.

Khi vận chuyển các thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải sử dụng các phương tiện
vận tải phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.

Cung cấp đầy đủ ánh sáng khi bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi không đủ ánh
sáng tự nhiên.

Khi vận chuyển các vật liệu dễ vỡ phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng, phải
chèn giữ để tránh đổ vỡ.

Người lao động bốc xếp các loại nguyên vật liệu rời như ống gió, tủ điện, máng
điện… phải được trang bị phòng hộ đầy đủ theo chế độ hiện hành.
xl

Khi chở các loại vật tư, thiết bị nặng và dài cồng kềnh như: giàn nóng, ống gió…
phải có vật kê chèn giữ và chằng buộc chắc chắn.

3.2.8.2. Trình tự nâng vật nặng an toàn

Lưu ý trước khi nâng vật nặng:

Cân nhắc xem có phương án nào khả thi hơn để thay thế

Ước tính khối lượng vật nâng và không gian xung quanh.

Kiểm tra các mối nguy tiềm ẩn của vật nâng như: góc nhọn, trơn trượt hoặc những
mối nguy tiềm ẩn khác.

Sử dụng chân để xoay thay vì dùng lưng.

Trình tự nâng:

Hình 3.14: Các bước nâng vật nặng đúng cách

Bước 1: Đứng gần vật nâng, hai chân dang rộng bằng vai, một chân hơi bước lên để
làm trụ, giữ cân bằng.

Bước 2: Ngồi xổm cong gối (không vẹo eo), hơi cuối xuống nhưng vẫn giữ thẳng
lưng hết sức có thể. Đặt tay trụ (phía bên chân trụ) phía trước vật, nghiêng vật qua
một bên và vòng tay xuống dưới đáy. Giữ chặt đồ vật trước khi nâng hàng. Để vật
phía trước và để nó sát với cơ thể để cân bằng (gần phần eo).

Bước 3: Bắt đầu nâng bằng cách duỗi thẳng chân và không được vặn người trong
suốt quá trình nâng.

Bước 4: Cố gắng giữ vật nâng sát cơ thể, tầm nhìn không bị che phủ bởi vật nâng và
thực hiện di chuyển vật nâng tới vị trí mong muốn.
xli

Bước 5: Khi đặt vật trên sàn/nền, thực hiện co chân và gặp đầu gối, đặt cạnh phía
trước xuống trước, sau đó trượt nhẹ hai tay về phía sau và bỏ phần sau xuống.

3.2.9. An toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị điện cầm tay

Hình 3.15: Làm việc với thiết bị điện cầm tay

Dụng cụ, thiết bị cầm tay phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Nếu phát hiện có
dấu hiệu hư hỏng phải thu hồi để đưa đi sửa chữa hoặc thay thế.

Sử dụng dụng cụ, thiết bị theo đúng mục đích thiết kế.

Thực hiện kiểm tra, cách ly và bố trí giám sát khu vực có phát sinh tia lửa.

Trong khi thi công phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng văng bắn mảnh bê tông,
gạch đá và các loại vật liệu khác vào những người xung quanh.

Dụng cụ cầm tay phải được bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên. Sắp xếp ngăn nắp
trên kệ, khi làm việc nghiêm cấm việc để dụng cụ cầm tay ở các vị trí dễ rơi khi
không được che chắn như: giàn giáo, lan can, mép sàn…

Cấm sử dụng các dụng cụ, thiết bị thay thế tạm thời, tự chế không đảm bảo an toàn.
xlii

3.2.10. An toàn trong lắp đặt và sử dụng điện

3.2.10.1. Các yêu cầu chung về an toàn

Hệ thống điện tạm trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có MCCB tổng,
RCBO/ELCB, RCD và các CB với định mức 30 mA, được kiểm tra trước khi sử
dụng để có thể ngắt điện toàn bộ hoặc từng khu vực khi cần thiết.

Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng rẽ.

Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có bọc cách
điện. Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5
mét đối với mặt bằng thi công và 5,0 mét đối với nơi có xe cộ qua lại.

Các thiết bị đóng cắt điện phải đặt trong hộp kín, nơi khô ráo, an toàn, thuận tiện cho
thao tác và xử lý sự cố.

Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ chống rò, chống giật, ngắn mạch và
quá tải. Các thiết bị bảo vệ phải được chọn phù hợp với điện áp và dòng điện của
thiết bị hoặc nhóm thiết bị điện mà chúng bảo vệ.

Chỉ có thợ điện, người được cấp trên phân công mới được sửa chữa các thiết bị điện.

Phải cách ly nguồn điện và treo biển cảnh báo “cấm đóng điện – có người làm việc”
hoặc cử người trực khi sửa chữa các thiết bị điện. Trường hợp không thể cách ly
nguồn điện, phải có các biện pháp an toàn phù hợp.

Cấm sử dụng các nguồn điện trên công trường (điện thi công, điện chiếu sáng) để
làm hàng rào bảo vệ công trường.
xliii

3.2.10.2. Yêu cầu về các phụ kiện trong thi công điện

a . Ổ cắm và phích cắm công nghiệp

Hình 3.16: Mẫu ổ cắm công nghiệp

Ổ cắm và phích cắm di động phải đạt tối thiểu IP 65.

Số ổ cắm chia nguồn không được lớn hơn số ổ cắm trên tủ điện. Hộp chia nguồn
điện thi công phải lắp các thiết bị bảo vệ chống giật, chống quá tải.

b. Hệ thống tủ điện phân phối

Hệ thống tủ phân phối điện phải được bố trí ở các khu vực khô ráo để có thể ngăn
ngừa nước xâm nhập hoặc trang bị tủ kín.

Tủ điện phân phối phải được trang bị các CB chống giật, chống dòng rò phù hợp.

Tiêu chuẩn bảo vệ của tủ điện và các phụ kiện ít nhất là IP65.

Các điểm đấu nối với dây cáp sẽ được nằm trong tủ và đầu cấp điện nhô ra bên
ngoài thông qua các lỗ trên tủ bằng cao su hay nhựa tổng hợp.

Tủ điện phải có lớp bảo vệ, cách ly sự tiếp xúc trực tiếp với mạch điện bên trong.
Đường dây điện bố trí trong tủ phải được đi qua các máng điện.
xliv

Hình 3.17: Hệ thống tủ điện tạm công trình

Tủ điện phân phối phải luôn được khóa và chìa khóa tủ được giữ bởi giám sát điện.

Treo cảnh báo thiết bị điện nguy hiểm và tên, số điện thoại liên hệ với người có
trách nhiệm.

Hệ thống phân phối điện tạm sẽ được tiến hành kiểm tra sau khi lắp đặt xong hoặc
định kỳ hàng tháng.

c. Dây điện

Dây cáp điện phải đạt theo tiêu chuẩn an toàn điện và có khả năng chống chịu các
tác động ngoại lực/hao mòn.

Dây điện phải đúng chủng loại và kích cỡ phù hợp mục đích sử dụng.

Sử dụng dây đúng công suất theo quy định của nhà sản xuất.

Hệ thống dây cáp điện phải đảm bảo cáp điện được định tuyến và lắp đặt không gây
cản trở hoặc gây vấp ngã trên các lối đi. Phương pháp định tuyến phải đảm bảo
không làm hỏng hoặc ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của cáp

3.2.11. An toàn làm việc trong không gian hạn chế

Không gian hạn chế là không gian có các đặc tính sau:

Có kích thước đủ lớn để con người có thể vào làm việc bên trong.

Không được thiết kế cho con người vào làm việc thường xuyên.
xlv

Có một hoặc nhiều lối vào hoặc lối ra bị hạn chế bởi vị trí, kích thước.

Các yếu tố nguy hiểm, độc hại chính:

Thiếu oxy khi: Giảm lượng Oxy do sự tiêu thụ của người vào làm việc. Phản ứng
hóa học giữa không khí và một số hợp chất có trong đất hay vật liệu, nguyên liệu
trong khu vực làm việc.

Các khí N2, COx, H2S xuất hiện và chiếm chỗ của Oxy trong không khí

Điện giật: Rò điện trong quá trình thi công hoặc lan truyền qua vật dẫn điện.

Cháy nổ: rò rỉ khí gây nổ và nồng độ khí dễ cháy. Chập điện hoặc phát sinh nguồn
nhiệt.

Các yếu tố nguy hiểm, có hại khác dựa trên điều kiện thực tế.

Hình 3.18: An toàn làm việc trong không gian hạn chế

Các yêu cầu chung khi làm việc trong không gian hạn chế:

Những thành viên tham gia làm việc trong không gian hạn chế phải tuân thủ các quy
định liên quan tới vị trí công việc tại tài liệu này và tiêu chuẩn làm việc trong không
gian hạn chế.

Thực hiện đánh giá rủi ro trước khi cấp phép/chấp thuận cho người lao động vào
không gian hạn chế. Nếu kết quả đánh giá rủi ro cho thấy không gian hạn chế có tồn
xlvi

tại nguy cơ ở mức rủi ro cao có thể gây chết người, thương tích, ngộ độc cho con
người khi vào bên trong không gian hạn chế đó thì phải thực hiện các biện pháp
nhằm kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và hoàn thành kế hoạch ứng phó tình huống khẩn
cấp phù hợp với các nguy cơ đã nhận diện trước khi cấp phép/chấp thuận cho người
lao động vào bên trong.

Không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp
phép/chấp thuận bởi người có trách nhiệm.

Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo với nội dung “Không gian hạn
chế - Nguy hiểm” và “Chỉ vào khi được cấp phép”. Khi không có người bên trong và
người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn
phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào
bên trong không gian hạn chế.

Người canh chừng ở bên ngoài và người làm việc ở bên trong phải thông tin thường
xuyên với nhau.

Tuân thủ tất cả phương tiện bảo hộ cá nhân được đưa ra trong bảng phân tích an toàn
(JSA).

Phải đảm bảo có đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn
chế.

Phải đảm bảo việc thông gió tự nhiên phù hợp hoặc cấp đủ không khí sạch vào
không gian hạn chế trước và trong suốt quá trình người lao động làm việc bên trong.
Các dụng cụ thông khí phải được ngừng hoạt động trước 30 phút trước khi tiến hành
đo khí.

Việc thông gió, cung cấp không khí vào không gian hạn chế phải lấy từ một nguồn
không khí sạch bên ngoài.

Phải đảm bảo không khí thải từ bên trong không gian hạn chế ra bên ngoài không
gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài, xung quanh không gian hạn chế
đó.
xlvii

Không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện
pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước khi vào không gian hạn chế như được
nêu trong giấy phép.

Cấm mang bình khí hoặc các thiết bị áp lực vào trong không gian hạn chế, trừ thiết
bị thở cá nhân.

Dừng công việc trong không gian hạn chế:

Phải dừng công việc trong không gian hạn chế khi xuất hiện các yếu tố có dấu hiệu
gây nguy hại cho người làm việc bên trong.

Khi phát hiện bất cứ yếu tố nguy hiểm phát sinh nào (chưa được ghi nhận và kiểm
soát như trong biện pháp kiểm soát an toàn/giấy phép) thì người trực tiếp giám sát,
chỉ huy thực hiện công việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian
hạn chế, hoặc những người khác có liên quan phải báo ngay cho người chịu trách
nhiệm cấp phép.

Khi được báo cáo có yếu tố nguy hiểm phát sinh gây mất an toàn cho người vào
trong không gian hạn chế thì người chịu trách nhiệm cấp phép phải khẩn trương ra
lệnh dừng công việc và thu hồi việc cấp phép.

Khi công việc hoàn thành, giám sát trực tiếp công việc phải báo cáo với người cấp phép.
Hồ sơ xin phép lưu trữ trong thời gian thi công tại dự án.

Quy định khác:

Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế:

Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.

Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của
giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit).

Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không
được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép theo các Quy chuẩn Việt Nam liên quan.
xlviii

3.2.12. Hệ thống biển báo

Biển báo hiệu và tín hiệu cảnh báo nguy hiểm trên công trường xây dựng là một
trong những phương pháp giúp người lao động nhận ra các nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động để có các biện pháp đề phòng.

Nguyên tắc cơ bản trong công tác thiết lập hệ thống biển báo an toàn là người lao
động phải được cảnh báo trước khi tiến vào vùng nguy hiểm.

Kích thước biển báo được xác định dựa trên khoảng cách an toàn tối thiểu và khu
vực nguy hiểm, được xác định như sau:

 Khoảng cách từ vị trí an toàn tối thiểu tới khu vực nguy hiểm dưới 2
mét: Kích thước bảng là 300 x 400 mm.

 Khoảng cách từ vị trí an toàn tối thiểu tới khu vực nguy hiểm từ 2 mét
đến dưới 10 mét: Kích thước bảng là 400 x 600 mm.

 Khoảng cách từ vị trí an toàn tối thiểu tới khu vực nguy hiểm từ 10
mét đến dưới 20 mét: Kích thước bảng là 600 x 800 mm.

 Khoảng cách từ vị trí an toàn tối thiểu tới khu vực nguy hiểm từ 20
mét trở lên: Kích thước bảng là 800 x 1200 mm.

KẾT LUẬN

Xây dựng công tác ATVSLĐ tại dự án Khải Vy là đưa ra các chính sách về an toàn vệ
sinh môi trường, các biện pháp phòng tránh nhằm đảm bảo cho người lao động một môi
trường làm việc không có tai nạn lao động. Đầu tiên là đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh và giá
trị cốt lõi của công ty cồ phần Hưng Thịnh Incons. Trong suốt quá trình hình thành, hoạt
xlix

động và phát triển đến nay, công ty đã được được một số thành tựu nổi bật như Top 10
thương hiệu xây dựng quốc gia, Top 10 thương hiệu phát triển bền vững,…Tiếp theo đó
là khái quát về tổ chức quản lý công trường như đưa ra sơ đồ và thuyết minh sơ đồ tổ
chức nhân sự tại dự án, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận HSE, chính sách an toàn
của công ty. Và cuối cùng là đưa ra các kế hoạch xây dựng an toàn lao động cho từng
công việc cụ thể, luôn xuất hiện trong mọi công trình xây dựng. Đưa ra các tiêu chí,
chuẩn mực, các điều nên làm và không nên làm trước, trong và sau quá trình làm việc.

Tính khả thi: Đồ án xây dựng kế hoạch thực hiện công tác an toàn tại dự án Khải Vy
mang tính khả thi, hiệu quả tương đối cao. Nội dung được tóm gọn, giúp người đọc có
thể hiểu một cách dễ dàng. Thông qua đây thì người lao động có thể nhìn thấy, lường
trước được nơi làm việc của mình đang chứa các mối nguy hại nào. Các bộ phận, phòng
ban HSE luôn luôn bám sát quá trình thực hiện công tác an toàn nhằm đưa ra cá biện
pháp xử lý theo thực tiễn từng công trình để từ đó các chính sách luôn được hoàn thiện
và cải tiến theo thời gian.

Kế hoạch này có thể áp dụng cho tất cả các công trường và đưa ra huấn luyện đầu vào
cho công nhân mới khi mới bước chân vào làm việc trong xây dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Ban An toàn công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Phương pháp bảo vệ an toàn khu
vực ngoài phạm vi công trường khi vận hành cẩu tháp, TP. Hồ Chí Minh.

[2]: Ban An toàn công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Hồ sơ quản lý cẩu tháp, TP. Hồ
Chí Minh.
l

[3]: Bộ Xây dựng (2014), Quy chuẩn Việt Nam 18/2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia An toàn trong xây dựng

[4]: Bộ Xây dựng (2014), Thông tư 14/2014/TT-BXD, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia an toàn trong xây dựng

[5]: Bộ Xây dựng (2014), Thông tư 14/2014/TT-BXD, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia an toàn trong xây dựng

[6]: ISO 45001:2018 Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp.

[7]: Lê Đình Khải (2013), Giáo trình Cơ sở Khoa học Bảo hộ lao động.

[8]: Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn,
vệ sinh lao động

[9]: Quốc hội 13 (2012), Luật số 10/2012/QH13 Bộ luật lao động.

[10]: Quốc hội 13 (2015), Luật số 84/2015/QH13 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

[11]: Trần Thị Nguyệt Sương (2012), Bài giảng Đánh giá rủi ro điều kiện lao động,
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh.

You might also like