You are on page 1of 35

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI


CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHCK15BTT


Nhóm: 2
GVHD: TS. HUỲNH TẤN DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI


CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHCK15BTT


Nhóm: 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký


1 Hồ Thị Thùy Trang 19497741
2 Lương Hoàng Vĩ 19521331
3 Bùi Đức Thịnh 19514531
4 Phan Giang Tấn Thông 19494011
5 Tăng Phước Thông 19429461
6 Trần Bảo Quyền 19518241

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài..............................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................................ 7
2.1. Mục tiêu chính................................................................................................................7
2.2. Mục tiêu cụ thể. ..............................................................................................................7
3. Câu hỏi nghiên cứu. ...............................................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................8
4.1. Đối tượng........................................................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................................9
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài. ...........................................................................................9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ...........................................................................................9
B. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................ 11
1. Các khái niệm chung............................................................................................................ 11
1.1. An toàn lao động........................................................................................................... 11
1.2. An toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí......................................................................... 11
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm.............. 11
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. ................................................................................ 11
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. ................................................................................ 18
3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu. ................................................................... 23
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................... 24
1. Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................................................. 24
2. Chọn mẫu. ........................................................................................................................... 25
3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................................... 26
3.1. Quy trình thu thập dữ liệu............................................................................................ 27
3.2. Quy trình sử lý dữ liệu.................................................................................................. 28
D. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 30
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài .......................................................................................... 30
Chương 2: Thực trạng an toàn lao động tại các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên địa bàn TP
HCM........................................................................................................................................... 30
Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn lao động tại các doanh nghiệp cơ khí vừa và
nhỏ. ............................................................................................................................................. 30
Chương 4: Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong các doanh
nghiệp cơ khí nhỏ trên địa bàn TP. ............................................................................................. 30
E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................... 30
F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 32
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, đất nước ngày một phát triển, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải ra sức thúc đẩy

phát triển nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà. Cơ khí cũng là một trong những

ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất và cho đến ngày nay vẫn luôn giữ được những vị

thế nhất định trên thị trường trong nước và trên thế giới. Đối với các ngành thuộc lĩnh vực

cơ khí (cơ khí, điện, xây dựng dân dụng, xây dựng cầu cống, khai thác than, công nghệ

khai thác dầu khí, ...), trong quá trình lao động và sản xuất có rất nhiều tai nạn lao động

đáng tiếc xảy ra. Tùy theo điều kiện lao động của từng ngành mà nguyên nhân gây ra TNLĐ

khác nhau như: tai nạn thương tích, ngộ độc nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp. Những vụ tai

nạn lao động này đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của

người lao động.

Nguyên nhân của những vụ tai nạn lao động này là do con người không đảm bảo an

toàn lao động trong lao động sản xuất. Bài nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng an

toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí, nâng cao kiến thức về an toàn lao động cho cán bộ kỹ

thuật trong lao động sản xuất, hướng dẫn thực hành công tác quản lý lao động và sản xuất

nhằm nâng cao an toàn lao động trên nhiều phương diện. Chúng tôi cho rằng thực trạng an

toàn lao động trong ngành cơ khí hiện nay ở một số nơi chưa đảm bảo an toàn. Trong xưởng

6
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

cơ khí, người lao động chưa hiểu rõ tầm quan trọng về làm việc an toàn. Cho nên họ sẽ

không cẩn thận khi thực hiện công việc và không học cách phòng tránh tai nạn. Ngoài ra,

còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi công việc. Ví dụ, trong các công việc hàn,

không có buồng hàn đặc biệt nào được xây dựng để bảo vệ người lao động khỏi bức xạ

điện từ có hại. Hay trong công việc bảo dưỡng máy, người thợ thay lọc dầu không đeo tạp

dề hoặc găng tay để tránh bị bỏng hoặc bắn dầu vào mặt và quần áo. Nếu bạn làm việc

trong lĩnh vực cơ khí, sự an toàn của bạn phải luôn được bạn quan tâm hàng đầu. Bạn phải

luôn nhận thức được những rủi ro liên quan đến những nguy hiểm mà bạn phải đối mặt -

cho dù đó là điện giật, áp suất cao hay những nguy cơ khác.

Từ những vấn đề cấp thiết được nêu ra như trên, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên

cứu và phân tích về những vấn đề có liên quan đến an toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí.

Để từ đó rút ra các biện pháp khắc phục, biện pháp tuyên truyền về an toàn lao động cho

người lao động nhằm đảm bảo được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho người lao động.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu chính.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các thực trạng an toàn lao động đối với các doanh

nghiệp cơ khí cơ khí vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tìm hiểu ra

các giải pháp bắt đầu khắc phục và đánh giá.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đánh giá về thực trạng an toàn lao động trong ngành cơ khí đối với các một số doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố HCM.

7
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

- Tìm hiểu những nguyên nhân làm xảy ra tình trạng mất an toàn lao động trong khi làm

việc trong các doanh nghiệp cơ khí ở trên địa bàn thành phố,những yếu tố nào gây nên

tình trạng mất an toàn lao động khi làm việc.

- Sau mục đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân gây ra mất an toàn trong lao động thì từ đây

ta phải đưa ra những nhận định,yếu tố để nghiên cứu khắc phục tình trạng mất an toàn

lao động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi nghiên cứu.

- Câu hỏi 1: Thực trạng về vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí đối với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố HCM như thế nào?

- Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào là yếu tố chính dẫn đến việc mất an toàn lao động trong

lĩnh vực cơ khí ?

- Câu hỏi 3: Nêu ra các giải pháp tốt nhất để nhằm giảm hạn chế tai nạn lao động cho

người lao động trong lĩnh vực cơ khí ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng.

Đối tượng được hướng đến nghiên cứu ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trong linh vực cơ khí trên địa bàn TP HCM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu: Địa bàn TP HCM.

- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu thời điểm khảo sát vào ngày 10/10/2021 đến kết thúc

vào ngày 10/03/2022 và hoàn thành.

- Số lượng nghiên cứu: 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ.

8
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.

- Nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động đối với các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ

này sẽ góp phần rất lớn vào tổ chức khoa học chung, giúp các doanh nghiệp từ đó có

thể có những tài liệu để áp dụng và giúp giảm đi tỷ lệ mất an toàn trong làm việc, và

khi thực hiện nghiên cứu được đề tài này thành công thì khoa học kỹ thuật chắc chắn

sẽ phát triển hơn, vì làm việc luôn đi đôi với an toàn lao động sẽ giúp nghành kỹ

thuật nói riêng và toàn bộ lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung có 1 bước tiến lớn

giúp cho nền khoa học luôn luôn được nâng tầm, bởi vì thế sự đóng góp vào khoa

học đối với đề tài này thực sự quan trọng.

- Khi nghiên cứu chuyên sâu về đề tài khoa học về sau sẽ có những phát hiện lớn hơn

đối với nghành khoa học kỹ thuật.

- Nghiên cứu về đề tài này sẽ là thành công lớn đối với nền khoa học kỹ thuật, giúp

giảm tối đa sự mất an toàn lao động trong làm việc với các doanh nghiệp cơ khí vừa

và nhỏ ở thành phố,kinh tế công nghiệp phát triển an toàn lao động đặt lên trên hàng

đầu.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

- Nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp cho các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ biết được những thực trạng và vấn đề cần gặp phải

liên quan đến an toàn lao động mức độ ở đây là cao, những tiêu cực và tích cực nếu

có và không có an toàn lao động mang lại. Và những yếu tố đó sẽ giúp cho các doanh

9
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

nghiệp có thể biết được từ đó khắc phục và đưa ra những bài học và sự đánh giá dựa

trên những nhận định mà đề tài này nghiên cứu đặt ra.

- Thông qua những yếu tố liên quan đến an toàn lao động các doanh nghiệp phải đưa

ra những nguyên nhân, những nguyên nhân ấy từ chỗ nào mà ra do đâu, các doanh

nghiệp phải biết được điều này.

- Từ những nguyên nhân trên thì yêu cầu về an toàn lao động đối với các doanh nghiệp

cơ khí vừa vừa nhỏ trên địa bàn thành phố phải đánh giá lại và đưa ra các giải pháp

khắc phục và đưa ra hướng giải quyết vấn đề 1 cách hợp lý. Ngoài ra phải lựa chọn

những cách khắc phục phù hợp để thực hiện.

10
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

B. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm chung.

1.1. An toàn lao động.

Theo tờ báo thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp (2020) “Trong suốt cuộc

đời của con người có lẽ ngoài hơi thở và những gì liên quan đến thân thể thì theo cả cuộc

đời họ có lẽ là lao động. Dù Bạn lao động dưới hình thức trí não hay lao động bằng tay

chân thì khái niệm an toàn lao động có lẽ là điều bạn được nghe nhiều nhất. An toàn lao

động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không

xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”

1.2. An toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí.

“An toàn lao động trong ngành cơ khí là hoạt động, biện pháp bảo vệ sự an toàn của

người lao động đang hoạt động trong nhà máy, xưởng gia công cơ khí trong quá trình sản

xuất, gia công hoặc trong quá trình thi công, lắp ráp ngoài công trường” trang báo Huấn

luyện an toàn lao động đã viết. “Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí nhằm hạn

chế tối đa thương tổn, tai nạn cho người lao động, tránh gây mất mát và thiệt hại về người

và của cho xưởng cơ khí hoặc công ty sản xuất gia công cơ khí. Để có thể đảm bảo được

sự an toàn của người lao động, bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân gây nên những tai nạn

trong quá trình sản xuất cơ khí, từ đó sẽ tìm những biện pháp khắc phục”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm.

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Khắc Hải Viện Y

học lao động và Vệ sinh môi trường “Gánh nặng tai nạn chấn thương nghề nghiệp tại một

11
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

doanh nghiệp cơ khí đóng tàu”, bài nghiên cứu được đăng trong Tạp chí Khoa học Vietnam

Journal of Physiology 14(4), 12/2010. “Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm mục

tiêu đánh giá gánh nặng do tai nạn chấn thương nghề nghiệp trong một năm của công nhân

cơ khí đóng tàu. Hội cứu 145 số liệu tài nạn chấn thương nghề nghiệp trong một năm của

công nhân cơ khí đóng tàu. Chỉ số DAILY và phương pháp tính toán các thiết hại kinh tế

được áp dụng để ước tính gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế do tai hạn và chấn thương

nghề nghiệp gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại nạn chấn thương nghề nghiệp

(TNLTNN) chủ yếu xảy ra với các công nhân mới vào nghề, đặc biệt có tuổi nghề <1 năm

và từ 1-5 năm (chiếm 80%). Các công việc gây ra nhiều tai nạn là công việc của thợ sắt

(29%) và thợ hàn (25,5%). Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động là bị các vật

va đập, đè (51,7%), do vật nóng (máy hàn, phun các) (8,2%) do máy móc thiết bị (15,7%),

ngã từ trên cao (6,2%). Các bộ phận bị chấn thương nhiều là tay (58,6%). Đa số các vết

thương là vết thương phần mềm (39%), gây gãy xương (27,6%), giập, bầm tím (25,3%).

Tổng số năm sống khỏe mạnh bị mất đi ở 145 công nhân bị TMCTNN là 4,04 DALY. Loại

chấn thương phần mềm gây ra mất số năm sống khỏe mạnh do TNTT cao nhất 1,535 DALY

VÀ chiếm 38% trong tổng số DALY. Tổng số ngày nghỉ việc của công nhân được trả lương

là 3201 ngày. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết tăng cường công tác tuyên

truyền giáo dục công nhân về các tác hại nơi làm việc, các nguy cơ quy gây tai nạn lao

động và các biện pháp phòng ngừa, đồng thời doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp cải

thiện điều kiện lao động để làm giảm nguy cơ gây TNCT cho công nhân.” Dựa vào các

phương pháp số liệu thống kê công trinh nghiên cứu của tác giả đã có những đóng góp lớn

về việc phân tích các yếu tố gây ra chấn thương, tai nạ nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí.

12
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

“Tình hình tai nạn lao động năm 2020” tên của một bài báo thuộc Trung tâm Quốc

gia về An toàn – Vệ sinh lao động, xuất bản ngày 16 tháng 03 năm 2021. Bài báo viết: “Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa phương tình hình tai

nạn lao động năm 2020 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và

tai nạn lao động năm 2021.

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trun g ương năm 2020 trên toàn quốc

đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610 người bị nạn (bao gồm cả khu vực

có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động)

trong đó:

- Số người chết vì TNLĐ: 966 người, so với năm 2019 giảm 13 người tương ứng

1,34%, (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 661 người, tăng 51 người tương ứng

với 8,36% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao

động: 305 người, giảm 64 người tương ứng với 17,34% so với năm 2019);

- Số vụ TNLĐ chết người: 919 vụ, so với năm 2019 giảm 08 vụ tương ứng 0,87%, (trong

đó, khu vực có quan hệ lao động: 629 vụ, tăng 57 vụ tương ứng với 9,97% so với năm

2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 290 vụ, giảm

65 vụ tương ứng với 18,31% so với năm 2019);

- Số người bị thương nặng: 1.897 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 1.617

người, tăng 25 người tương ứng với 1,57% so với năm 2019; khu vực người lao động

làm việc không theo hợp đồng lao động: 280 người, giảm 20 người tương ứng với

6,57% so với năm 2019);

13
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

- Nạn nhân là lao động nữ: 2.724 người (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 2.510

người, giảm 25 người tương ứng với 0,99% so với năm 2019; khu vực người lao động

làm việc không theo hợp động lao động: 214 người, giảm 22 người tương ứng với

9,32% so với năm 2019);

- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 111 vụ, so với năm 2019 giảm 35 vụ tương

ứng 31,53%, (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 74 vụ, giảm 45 vụ tương ứng với

37,82% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao

động: 37 vụ, tăng 10 vụ tương ứng với 37,03% so với năm 2019).

Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2020 bao gồm cả khu

vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm v iệc không theo hợp đồng lao

động như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội; các tỉnh: Đồng Nai, Quảng Ninh,

Bình Dương, Hải Dương, Nghệ An.”

Từ kết quả thống kê trên, bài báo nhấn mạnh rằng “Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh

xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người” nhất là lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng

sản chiếm 16,51% tổng số vụ và 17,39% tổng số người chết. Lĩnh vực xây dựng chiếm

15,6% tổng số vụ tai nạn và 16,52% tổng số người chết. Lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm

6,42% tổng số vụ và 7,83% tổng số người chết. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 5,51% tổng số vụ

và 5,22% tổng số người chết. Lĩnh vực dệt may, da giầy chiếm 5,5% tổng số vụ và 5,22%

tổng số người chết.” từ các số liệu trên, ta thấy rằng linh vực cơ khí chiếm 6,42% tổng số

vụ và 7,83% tổng số người chết, đây là một con số khá cao. Và các tai nạn chủ yếu gây ra

ở đây do “ngã từ trên cao, rơi chiếm 26,61% tổng số vụ và 25,22% tổng số người chết, điện

14
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

giật chiếm 13,76% tổng số vụ và 13,04% tổng số người chết, vật văng bắn, va đập chiếm

7,34% tổng số vụ và 6.96% tổng số người chết.” Và các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai

nạn lao động chết người là “Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 44,97% tổng

số vụ và 44.35% tổng số người chết, cụ thể: người sử dụng lao động không huấn luyện an

toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm

17,43% tổng số vụ và 16,52% tổng số người chết. Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động

chiếm 11,93% tổng số vụ và 11,3% tổng số người chết. Do tổ chức lao động và điều kiện

lao động chiếm 8.27% tổng số vụ và 9,57% tổng số người chết. Người sử dụng lao động

không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 4,59% tổng số vụ và 4,35%

tổng số người chết. Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm chiếm 2,75% tổng số vụ và 2,61% tổng

số người chết. Nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động

chiếm 23,85% tổng số số vụ và 22,61% tổng số người chết. Còn lại 31,18% tổng số vụ tai

nạn lao động với 33,04% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn

giao thông, nguyên nhân TNLĐ do người khác hoặc nguyên nhân chưa tính đến.”

Từ các số liệu đã được thống kê ta có thể thấy tai nạn lao động trong công nghiệp rất cao,

đóng góp không ít trong đó cũng có cơ khí. Nói một cách nghiêm chỉnh hơn thì là chấn

thương do lao động cơ khí cũng rất nhiều. Vì vậy, chúng ta cần rút kinh nghiệm, đưa ra

giải pháp khắc phục cho các năm tiếp theo.

Ngoài ra an toàn lao động cũng được đưa vào các chương trình giảng dạy , đào tạo

cấp độ đại học nhanh cơ khí “Giáo trình kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường”

15
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

của tác giả Dương Quốc Dũng và Nguyễn Trung Thành thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự,

xuất bản tại Hà Nội, 2013. Tác giả “cho chúng ta biết cho đến nay, Việt Nam có 29.928

người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó

hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phối (bụi phổi – silic, bụi phổi bong, bụi phổi amiang,

talc...), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng

ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine,

TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu...). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc

với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp...) được phát hiện và đền bù

còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở

sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức

khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay”. Đồng thời

ở đây mục đích của tác giả vẫn là tập trung chủ yếu vào các vấn đề bảo hộ lao động, an

toan lao động trong linh vực cơ khí, nhằm cũng cố, nâng cao kiến thức cho các thế hệ kĩ

sư cơ khí trong tương lai, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và đảm bảo

sức khỏe, lợi ích cho người lao động.

Cùng với đó Th.S Nguyễn Thanh Việt với “Giáo trình An toàn lao động” thuộc Nhà

xuất bản Giáo dục cũng đã biên soạn giáo trình phục vụ cho đào tạ o các chuyên ngành cơ

khí, dạy nghề nhằm bổ sung kiến thức về an toan lao động. Cụ thể “ở nước ta, trước cách

mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến ở vùng tạm chiến của Pháp và ở miền Nam

dưới chế độ thực dân mới của Mỹ tình cảnh người lao động rất điêu đứng, tai nạn lao động

xảy ra rất nghiêm trọng.”Ngày nay do nền kinh tế khá là lạc hậu và không đảm bảo an toàn

16
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

khi làm việc nên xảy ra nhất nhiều các vụ tai nạn lao động về sau chúng ảnh hưởng rất

nhiều những dị chứng mà chúng để lại, ngoài ra 1 phần do lúc đó nền kinh tế công nghiệp

không phát triển lắm nên khi thực hiện thì không chú trọng mấy đến an toàn lao động vì

thế nó để lại 1 số hậu quả khá lớn nền kinh tế khó mà bền vữn g, làm việc luôn phải gắn với

an toàn lao động. “Công tác bảo hộ lao động được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Ngay trong thời kỳ bí mật, Đảng đã kêu gọi công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, phản

đối việc bắt phụ nữ và thiếu nhi làm việc quá sức, đòi cải thiện điều kiện làm việc. Tháng

8 năm 1947, sắc lệnh số 29/SL được ban hành trong lúc cuộc trường kỳ kháng chiến bước

vào giai đoạn gay go. Đây là sắc lệnh đầu tiên về lao động của nước Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hoà, trong đó có nhiều khoản về BHLĐ. Điều 133 của sắc lệnh quy định Các xí

nghiệp phải có đủ phương tiện để bảo an và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân...”, nhờ những

quy định này mà các xí nghiệp trong thời kỳ này phải tuân theo an toàn lao động đảm bảo

làm việc 1 cách an toàn và đạt hiệu quả cao, không vì những việc tưởng nhỏ mà bỏ qua nó

sẽ để lại 1 hậu quả khó lường, nên lúc này áp dụng những lệnh này là hoàn toàn chính xác.

“Điều 140 quy định: Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời.

Những nơi làm việc phải cách hẳn nhà tiêu, những cống rãnh để tránh mùi hôi thối, đảm

bảo vệ sinh môi trường làm việc. Ngày 22-5-1950, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 77/SL

quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiền lương làm thêm giờ cho công nhân.” An toàn

lao động trong công nghiệp các xí nghiệp cơ khí lúc này việc đảm bảo những an toàn lao

động là điều bắt buộc phải làm và đạt được thành tựu phải có an toàn lao động, tuy rằng

thời kỳ này có những lạc hậu về kinh tế nhưng an toàn lao động được áp dụng giống như

1 quy tắc phải tuân theo từ đó để giúp nền kinh tế công nghiệp ngày càng phát triển và

17
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

tránh nguy cơ lạc hậu về sau. “Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, toàn dân ta bước

vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, số lượng

công nhân ít ỏi, tiến thẳng lên một nước Xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và nông nghiệp

hiện đại, việc đào tạo một đội ngũ công nhân đông đảo là một nhiệm vụ cấp bách. Trong

tình hình đó, công tác BHLĐ lại trở nên cực kỳ quan trọng”. “Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng lần thứ 14 (Đại hội III) đã vạch rõ: Phải hết sức quan tâm đến việc đảm

bảo an toàn lao động(ATLĐ), cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khoẻ của công

nhân. Tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để BHLĐ cho công nhân” . “Chỉ thị

132/CT ngày 13-3-1959 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có đoạn viết: Công tác bảo vệ

lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao

động của người sản xuất là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem

nhẹ bảo đảm ATLĐ là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất.”

Nói chung với lĩnh vực nghiên cứu khoa học về những vẫn đề an toàn lao động thì

sẽ rất có ích cho nền kinh tế công nghiệp, ngày nay 1 công ty 1 xí nghiệp ưu tiên lên trên

hàng đầu là đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho các công nhân kỹ sư trong quá trình

thực hiện 1 công trình, nước ta vẫn còn 1 số lỗi sai sót về lao động, những yếu tố này chắc

1 phần là do chủ quan và không chỉnh chu, hãy nhìn xem nước ngoài Nhật Bản, Mỹ, Đức

các công trình xây dựng ưu tiên an toàn lao động là tuyệt đối và đòi hỏi phải thực hiện

100% về an toàn.

2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

18
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Công trình nghiên cứu mang tên: “Mechanical equipment injuries in small

manufacturing businesses (Chấn thương xuất hiện trong doanh nghiệp cơ khí sản xuất

nhỏ)” với sự đóng góp của tác giả D Gardner, J.A Cross, P.N Fonteyn, J Carlopio, A

Shikdar được đăng tại Tạp chí Khoa học an toàn Hà Lan, tập 33, trang 1-12, số ra ngày 1-

2, nhà sản xuất Elsevier, tháng 10 năm 1999. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã tiến

hành khảo sát, điều tra các “ yếu tố góp phần gây thương tích cơ khí trong các doanh nghiệp

sản xuất nhỏ”. Với sự tham gia vào nghiên cứu của 35 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả

đã sử dụng các cuộc phỏng vấn thực hiện với tất cả “35 nhà quản lý, và 145 nhân viên đã

trả lại bảng câu hỏi đã hoàn thanh, 58% số người được hỏi cho biết đã trải qua một chấn

thương”. Từ kết quả nghiêng cứu cho thấy yếu tố gây mất an toàn lao đông, dễ xảy ra tai

nạn lao động nhất là sai sót của máy móc: máy mài có tỷ lệ gây tai nạn lao động cao, tiếp

theo là máy hàn, và một số ít thuộc các máy tiện… Ngoài yếu tố máy móc thì còn có các

yếu tố như sự bất cẩn của người lao động khi làm việc gây ra các tai nạn không cần thiết,

sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp khi không trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ

lao động cho người lao động. Và các vấn đề tai nạn lao động, chấn thương cơ khí thường

sẽ xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ bởi vì đa số các doanh nghiệp cơ khí nhỏ thường sẽ mọc

lên một cách tự phát, cho nên họ thiếu khiến thức về an toàn cơ khí và bảo hộ lao động. Từ

đó vấn đề đặt ra là làm các nào để cải thiện những thực trạng mất an toàn lao động trong

cơ khí để có thể đảm bảo tính mạng, sức khỏe, lợi ích cho người lao động.

Với công trình nghiên cứu mang tên: “Safety Integrated Model-training (SIM-t) and

its evaluation: A safety training proposal for mechanical companies ( Huấn luyện mô hình

19
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

tích hợp an toàn SIM-t và đề suất giải pháp an toàn cho các công ty cơ khí)” với sự đóng

góp của các tác giả Federico Ricci,Massimo Nucci được đăng tại Tạp chí Khoa học an toàn

Hà Lan, tập 146, số trang 1000-1018, nhà sản xuất Elsevier, tháng 2 năm 2022. Ở bài

nghiên cứu này nhằm hạn chế tối đa các chấn thương do tai nạn lao động cho người lao

động, nên tác giả đã đề suất áp dụng mô hình tích hợp an toàn SIM-t tại các doanh nghiệp,

công ty nhỏ. Cụ thể “Trong EU-28, số vụ tai nạn lao động vẫn còn quá cao, gây ra những

hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Chúng tôi đã đưa ra một can thiệp gọi là Đào

tạo mô hình tích hợp an toàn (SIM-t) với mục đích thống nhất các phương pháp đào tạo

hiệu quả nhất cho người lớn trong một đề xuất duy nhất. SIM-t liên quan đến việc sử dụng

các tài liệu nghe nhìn(các sản phẩm đặc biệt cho mỗi công ty), một cách tiếp cận có sự

tham gia và củng cố thường xuyên và lâu dài trong thực hành hàng ngày. Sự can thiệp đào

tạo được chia thành nhiều phiên trong vài tuần. Để đánh giá, chúng tôi đã tiến hành một

nghiên cứu theo chiều dọc (tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018), với sự tham gia của

công nhân (n = 185) từ các công ty cơ khí ở miền bắc Ý. Các biện pháp liên quan đến kiến

thức, thái độ, hành vi, nhận thức về sức khỏe và khí hậu an toàn đã được thu thập ở mức

cơ bản và trong các lần theo dõi tiếp theo. Nhìn chung, hiệu suất an toàn trung bình của

những người tham gia vào cuối khóa đào tạo tốt hơn đáng kể so với mức ban đầu. Tóm lại,

SIM-t và phương pháp đánh giá của nó là một đề xuất can thiệp tích hợp cung cấp cho các

công ty một giao thức đào tạo an toàn và kiểm tra hiệu quả của nó. Các nội dung xuất hiện

từ nghiên cứu cho thấy mở rộng can thiệp đào tạo này và đánh giá hiệu quả của nó đối với

các bối cảnh khác nhau.”

20
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Cũng là ở Tạp chí khoa học Hà Lan, với sự xuất hiện của công trình nghiên cứu có

tên: “Practical tool and procedure for workplace risk assessment: Evidence from SMEs in

Estonia (Công cụ và quy trình thực tế để đánh giá rủi ro tại nơi làm việc: Bằng chứng từ

các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ ở Estonia) với sự đóng góp của các tác giả Karin

Reinhold, Marina Järvis,Piia Tint Nucci được đăng tại Tạp chí Khoa học an toàn Hà Lan,

tập 71, phần C, trang 282-291, nhà sản xuất Elsevier, tháng 1 năm 2015. Đây là “Nghiên

cứu này tập trung vào một quy trình đánh giá rủi ro thành công trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ (SMEs), nơi các nguồn lực sức khỏe và an toàn lao động có thể ít tiếp cận hơn so

với các công ty lớn hơn có nhiều lực lượng lao động, thời gian, kiến thức và công nghệ

hơn. Một cách tiếp cận ban đầu được cung cấp để đánh giá dễ dàng và rõ ràng về các mối

nguy hiểm nghề nghiệp (vật lý, hóa học và sinh học) và bằng chứng từ 18 doanh nghiệp

vừa và nhỏ công nghiệp từ các ngành công nghiệp khác nhau được trình bày. Để đánh giá

thái độ và nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động đối với sức khỏe và an

toàn, các cuộc phỏng vấn an toàn tại tám doanh nghiệp đã được tiến hành. Kết quả cho thấy

trong hầu hết các trường hợp, thái độ của người tham gia trong doanh nghiệp đối với việc

đóng góp an toàn nói chung là tích cực: xây dựng các quy trình và thực hành an toàn, quy

trình làm việc bằng văn bản và hướng dẫn an toàn, cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân, v.v.

Nghiên cứu đã xác định những thiếu sót an toàn quan trọng như không có chính sách an

toàn; đào tạo không đủ an toàn và tải trọng công việc hàng ngày không thực tế. Kết quả đo

lường cho thấy điều kiện của môi trường làm việc khác nhau giữa các công ty cũng như

giữa các ngành công nghiệp. Các mối nguy hiểm chính được xác định vượt quá giới hạn

phơi nhiễm nghề nghiệp là: bụi gỗ trong ngành chế biến gỗ, hóa chất và tiếng ồn trong

21
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

ngành chế biến gỗ và cơ khí, và chiếu sáng trong ngành cơ khí, nhựa và in ấn. Công cụ

đánh giá rủi ro linh hoạt được phát triển của các tác giả đã được triển khai thành công trong

tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều tra và nhận được phản hồi tích cực từ các

doanh nghiệp như một công cụ áp dụng và phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi kỹ

năng và nguồn lực bị hạn chế.”

Theo bài viết: “Employers’ perceived importance and the use (or non-use) of

workplace risk assessment in micro-sized and small enterprises in Europe with focus on

Cyprus (Tầm quan trọng nhận thức của người sử dụng lao động và việc sử dụng (hoặc

không sử dụng) đánh giá rủi ro tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở

châu Âu tập trung vào Síp)” của tác giả I.D. Anyfantis,S. Leka,G. Reniers,G. Boustras

đước xuất bản tại Tạp chí Khoa học an toàn Hà Lan, tập 139, số 105256, nhà sản xuất

Elsevier, tháng 7 năm 2021. Bài viết tập trung viết về “An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

thường được quản lý kém trong các doanh nghiệp siêu nhỏ (MiSEs) và các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SMEs). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng người sử dụng lao động trong

các doanh nghiệp như vậy không tiến hành và / hoặc thường xuyên xem xét đánh giá rủi

ro tại nơi làm việc, mặc dù điều này được pháp luật yêu cầu. Trong các trường hợp khác,

họ có thể tiến hành đánh giá rủi ro nơi làm việc hời hợt chỉ để tuân thủ luật pháp và đáp

ứng các cơ quan chức năng. Nghiên cứu này cố gắng làm sáng tỏ việc sử dụng thực tế hoặc

không sử dụng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc của MiSEs và SMEs, mức độ sử dụng và

điều tra xem nó có được sử dụng như một công cụ nâng cao an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp và giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hay không. Nó cũng giới thiệu khái

22
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

niệm nhận thức của người sử dụng lao động về giá trị thực tế của quá trình đánh giá rủi ro.

Dữ liệu từ cuộc khảo sát ESENER-2 đã được phân tích cũng như dữ liệu được thu thập bởi

một cuộc khảo sát được thực hiện ở Síp bao gồm 201 MiSEs sử dụng ít hơn năm nhân viên,

một lĩnh vực không được bao phủ bởi các cuộc khảo sát ESENER trước đó. Phân tích cho

thấy một tỷ lệ đáng kể người sử dụng lao động trong MiSEs không coi đánh giá rủi ro là

một công cụ có giá trị để cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cho thấy nhận thức và

thái độ có vấn đề đối với các vấn đề sức khỏe và an toàn. Hơn nữa, sự khác biệt đáng kể

đã được xác định không chỉ trong quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, mà còn về giá

trị nhận thức của đánh giá rủi ro nơi làm việc giữa các nước Bắc và Nam Âu, cũng như đối

với các doanh nghiệp sử dụng ít hơn năm nhân viên.”

3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu.

Chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay, an toàn lao động tại các doanh nghiệp cơ khí

đang là một vấn đề đáng chú ý, bởi vì nó có rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống,

lợi ích của bao người lao động. Có rất nhiều nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu về

vấn đề này trên nhiều phạm vi và đối tượng khác nhau. Tuy nghiên, hiện nay vẫn chưa có

một bức tranh tổng thể nào về thực trạng cụ thể tại một số doanh nghiệp cơ khí nhỏ, tự

phát, bởi nguồn gốc của các vụ tai nạn lao động đều xuất phát từ các doanh nghiệp vừa và

nhỏ đó. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu về đề tài này nhằm mục

đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn lao động trong quá trình làm việc tại

các doanh nghiệp cơ khí. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp

để giải quyết khắc phục, tuyên truyền về an toàn lao động cho người lao động nhằm đảm

bảo được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho người lao động.
23
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu.

- Ở đây với vấn đề nghiên cứu về an toàn lao động đối với các doanh nghiệp cơ khí vừa

và nhỏ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh thì ta nên sử dụng phương pháp nghiên

cứu định tính vì phương pháp này dựa trên là thu thập thông tin tri giác đối với các đối

tượng tham gia giảo sát ( đối tượng ở đây là các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), ta thực hiện nhiệm vụ này 1 cách có hệ thống và bài

bản logic, đặc biệt phải có được kế hoạch rõ ràng để thực hiện để nhà nghiên cứu dễ

dàng chọn lựa. Qua đó nhà nghiên cứu sẽ quan sát và miêu tả các đối tượng, đưa ra

những suy luận về và sẽ đánh giá đối tượng đó,dữ liệu ở đây thu thập được bằng cách

quan sát sẽ được đưa cho người nghiên cứu để nắm rõ những đặc trưng nghiên cứu đối

tượng.

- Vì thế khi sử dụng phương pháp định tính này để nghiên cứu thì sẽ giúp cho nhà nghiên

cứu sẽ dễ dàng có thể nắm bắt được những ưu nhược điểm mạnh của các đối tượng

nghiên cứu từ đó đưa ra những nhận định chung, trao đổi của nhà nghiên cứu để tiến

hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề này. Việc áp dụng phương pháp này để

thiết kế nghiên cứu sẽ phù hợp để thực nghiệm, phỏng vấn, nghiên cứu về vấn đề an

toàn lao động đối với các doang nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh.Nghiên cứu định tính là phù hợp và được đánh giá cao hơn so với nghiên cứu

định lượng trong lĩnh vựa và vấn đề an toàn lao động đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ trên thành phố Hồ Chí Minh.

24
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

- Còn nếu nghiên cứu và sử dụng phương pháp định lượng trong nhiệm vụ này thì sẽ có

những nhược điểm lớn ảnh hưởng hưởng tới vấn đề nghiên cứu đề tài.Những vấn đề

này như là chúng ta phải khảo sát trên giấy hoặc trực tuyến nó không thực tế bằng

phương pháp định tính, ngoài ra khi ta tiến hành nghiên cứu định lượng cho đề tài trên

sẽ làm cho vấn đề nghiên cứu trể nên phức tạp và khó hơn, nó đi theo 1 chiều hướng

khác, gây ra những khó khăn khi nghiên cứu.Ngoài ra 1 vấn đề lớn là khi chúng ta áp

dụng phương pháp định lượng này nghiên cứu thì phải phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

khảo sát nó thường có mức tin cậy không cao bằng vấn đáp trực tiếp như phương pháp

định tính, vì thế ở đây khi nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động đối với các doanh

nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thì sẽ khó áp dụng, thu thập thông tin

sẽ phức tạp hơn với phương pháp này thì trình độ của người phỏng vấn không cao nên

khó thực hiện đối với 1 đề tài thực tế như này.

- Sử dụng phương pháp định tính này áp dụng vào đề tài thì sẽ có tính linh hoạt khá cao

công ở tình trạng thụ động, nên sẽ giúp nghiên cứu trể nên rõ ràng hơn và với những

hình thức phỏng vấn nó ít tốn kém hơn , nó rút ngắn nhiều thời gian hơn và sẽ đạt mục

tiêu nhanh hơn , nên áp dụng pháp pháp định lượng vào việc nghiên cứu về nội dung

an toàn lao động đối với các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh phù hợp và định hướng thiết kế nghiên cứu trể nên hoàn thiện hơn và phù

hợp hơn.

2. Chọn mẫu.

25
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Đối tượng nghiên cứu là các công ty vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh. Trước hết sắp xếp các các công ty vừa theo trình tự vừa và nhỏ, sau đó đánh số thứ

tự các công ty trong danh sách với số lượng doanh nghiệp nguyên cứu và 3000 doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Ta tính kích cỡ mẫu theo công thức Slovin (1960).

𝑁 3000
𝑛= = = 352,941 = 353 doanh nghiệp
1 + 𝑁. 𝑒 2 1 + 3000 ∗ 𝑒 2

Các nhà nguyên cứu quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, việc

đầu tiên chúng ta sẽ tính khoảng cách d:

𝑁 3000
𝑑= = = 8,49 ⇒ 𝑐ℎọ𝑛 𝑑 = 8
𝑛 353

Trong nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ta chọn ngẫu nhiên một doanh nghiệp nào đó

trong 3000 doanh nghiệp (chẳng hạn ta chọn doanh nghiệp thứ 1 thì tiếp theo sẽ là doanh

nghiệp 9, 17, 25, 33, 41… cho đến khi đủ 353 doanh nghiệp).

3. Phương pháp nghiên cứu.

Dựa trên các mục tiêu cụ thể được đề ra dưới đây là các phương pháp nghiên cứu

được thực hiện:

Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ Phương pháp xử lí dữ liệu

liệu

26
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Khảo sát thực trạng về an Khảo sát bằng cụm câu hỏi Sử dụng thống kê mô tả

toàn lao động trong lĩnh vực có liên quan đối với công

cơ khí trên địa bàn nhân lao động trong lĩnh

TP.HCM. vực cơ khí trên địa bàn

TP.HCM.

Tìm hiểu các nguyên nhân Khảo sát bằng cụm câu hỏi Sử dụng thống kê mô tả

gây nên việc mất an toàn lao có liên quan đối với công

động trong lĩnh vực cơ khí nhân lao động trong lĩnh

trên địa bàn TP.HCM. vực cơ khí trên địa bàn

TP.HCM.

Đưa ra các giải pháp nhằm - Đúc kết từ kết quả khảo Suy luận logic

hạn chế tai nạn lao động cho sát.

công nhân trong lĩnh vực cơ -Tham khảo, làm việc nhóm

khí trên khu vực TP.HCM. sau đó đưa ra các ý tưởng

mới.

3.1. Quy trình thu thập dữ liệu.

27
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

- Thực hiện khảo sát bằng cụm câu hỏi có liên quan đối với công nhân lao động vì lý do

dễ thực hiện ít tốn kém sức lực và có thể thu được rất nhiều thông tin trong một khoảng

thời gian ngắn.

- Thời gian tiến hành từ 03/11/2021 đến 03/12/2021.

- Sau khi lựa chọn được một số công nhân lao động để làm mẫu nghiên cứu, người khảo

sát sẽ phát phiếu khảo sát cho họ.

- Thời gian hoàn thành quy trình điền phiếu và nộp lại của một người công nhân lao động

mất khoảng 20p.

- Quá trình sẽ được lặp lại cho đến khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết trong phiếu

khảo sát.

3.2. Quy trình sử lý dữ liệu.

❖ Mục tiêu 1:

- Áp dụng các phép tính thống kê mô tả để tính trung bình các mẫu nghiên cứu và tính

số phần trăm, số lượng người bị tai nạn lao động: bao nhiêu người mất khả năng lao

động.

❖ Mục tiêu 2:

- Tiếp tục áp dụng thống kê mô tả để xác định các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn

trong lao động có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động trong

các xưởng cơ khí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Mục tiêu 3:

28
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và suy luận logic để nhận xét và đề xuất

được mọi giải pháp có thể giảm thiểu hết mức được việc gây mất an toàn trong lao động

và có thể tăng năng suất lao động.

29
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

D. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Cấu trúc của luận văn chủ yếu có 4 chương, cụ thể là:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài


1.1. Khái niệm về an toàn lao động trong lĩnh vực cơ khí

1.2. Vai trò của an toàn lao động đối với lĩnh vực cơ khí

Chương 2: Thực trạng an toàn lao động tại các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ trên
địa bàn TP HCM
2.1. Thực trạng về công tác đảm bảo an toàn lao động

2.2. Thực trạng về tai nạn lao động đã xảy ra

Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn lao động tại các doanh nghiệp cơ
khí vừa và nhỏ.
3.1. Nguyên nhân chủ quan

3.2. Nguyên nhân khách quan

Chương 4: Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong các
doanh nghiệp cơ khí nhỏ trên địa bàn TP.
4.1. Kết luận, đánh giá vấn đề nghiên cứu

4.2. Đề suất giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động

E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nội dung Thời gian


STT Người thực hiện Ghi chú
công việc thực hiện

Nghiên cứu, đóng Nhóm


1 5 tháng Tăng Phước Thông
góp ý kiến cho bài trưởng

30
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

luận văn. Phân chia

công việc, up bài,

tổng hợp bài.

Nghiên cứu, đóng

góp hoàn thành bài


2 5 tháng Phan Giang Tấn Thông
luận văn. Tìm kiếm

tài liệu tham khảo

Nghiên cứu, đóng

góp hoàn thành bài


3 5 tháng Lương Hoàng Vĩ
luận văn. Viết lý do

chọn đề tài.

Nghiên cứu, đóng

góp hoàn thành bài


4 5 tháng Bùi Đức Thịnh
luận văn. Viết kết

luận, đề xuất.

Nghiên cứu, đóng

góp hoàn thành bài.


5 5 tháng Trần Bảo Quyền
Viết tài liệu tham

khảo.

Nghiên cứu, đóng


6 5 tháng Hồ Thị Thùy Trang
góp hoàn thành bài.

31
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Làm mục lục, chỉnh

sửa bài luận văn.

F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Khắc Hải, 2010. Gánh nặng tai nạn chấn thương nghề

nghiệp tại một doanh nghiệp cơ khí đóng tàu. Tạp chí Khoa học Việt Nam14(4).

2. Nguyễn Quang Trí, 2021. Tình hình tai nạn lao động năm 2020. Trung tâm Quốc gia

về An toàn – Vệ sinh Lao động. <Tình hình tai nạn lao động năm 2020 - Trung tâm

32
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

Quốc gia về An toàn - Vệ sinh Lao động (huanluyenantoan.gov.vn)>. [Ngày truy câp:

ngày 16 tháng 3 năm 2021].

3. Dương Quốc Dũng, Nguyễn Trung Thành, 2013. Giáo trình kỹ thuật an toàn lao động

và bảo vệ môi trường. Kỹ thuật - Công nghệ. NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội.

4. Th.S Nguyễn Thanh Việt, 2016. Giáo trình An toàn lao động. Kiến trúc - Xây dựng.

Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Nguyễn Quang Trí, 2021. Tình hình tai nạn lao động năm 2020. Trung tâm Quốc gia

về An toàn – Vệ sinh Lao động. <Tình hình tai nạn lao động năm 2020 - Trung tâm

Quốc gia về An toàn - Vệ sinh Lao động (huanluyenantoan.gov.vn)>. [Ngày truy câp:

ngày 16 tháng 3 năm 2021].

6. Huỳnh Công Vinh, 2020. An toàn vệ sinh lao động là gì? Những điều cần biết về an

toàn lao động. Viện nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp. <An toàn vệ sinh lao động là gì?

Những điều cần biết về an toàn lao động. - Viện nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp

(trithucviet.org.vn)>. [Ngày truy cập: ngày 08 tháng 09 năm 2020].

7. D Gardner, J.A Cross, P.N Fonteyn, J Carlopio, A Shikdar, 1999. Mechanical

equipment injuries in small manufacturing. Safety Science. Volume 33, Issues 1–2,

Pages 1-12. Publisher Elsevier.

8. Federico Ricci,Massimo Nucci, 2022. Safety Integrated Model-training (SIM-t) and its

evaluation: A safety training proposal for mechanical companies. Safety Science.

Volume 48, Issue 8, Pages 1000-1018. Publisher Elsevier.

33
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

9. Karin Reinhold, Marina Järvis,Piia Tint Nucci, 2015. Practical tool and procedure for

workplace risk assessment: Evidence from SMEs in Estonia. Safety Science. Volume

71, Part C, Pages 282-291. Publisher Elsevier.

10. I.D. Anyfantis,S. Leka,G. Reniers,G. Boustras, 2021. Employers’ perceived importance

and the use (or non-use) of workplace risk assessment in micro-sized and small

enterprises in Europe with focus on Cyprus. Safety Science. Volume 139, Pages 105-

256. Publisher Elsevier.

34
SVTH: NHÓM 2
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD: TS. Huỳnh Tấn Dũng

35
SVTH: NHÓM 2

You might also like