You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----

BÁO CÁO DỰ ÁN
MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MẶC MỘT LẦN RỒI ‘ĐỂ ĐÓ’ CỦA SINH
VIÊN UEH.

Mã lớp HP: 23D1STA50800506


Sinh viên thực hiện: Trương Hoài Anh Thư – 31221025993
Nguyễn Thảo Như – 31221025984
Đỗ Thị Thanh Thuỷ - 31221024223
Quách Tú Phụng – 31221022682
Mai Thị Phúc – 31221025918
BÁO CÁO DỰ ÁN
MỤC LỤC

Contents
TÓM TẮT DỰ ÁN.......................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN...............................................................................................................................5
1. Đặt vấn đề:......................................................................................................................................................5
2. Mục tiêu dự án................................................................................................................................................5
2.1. Đối tượng phạm vi khảo sát:.............................................................................................................................6
2.2. Các khái niệm của dự án....................................................................................................................................6

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................6


1. Quy trình thực hiện dự án:............................................................................................................................6
2. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................................................6
2.1. Phương pháp chọn mẫu:...........................................................................................................................6
2.2. Phương pháp thống kê:.............................................................................................................................7
3. Các thang đo khảo sát:..................................................................................................................................7
3.1. Thang đo danh nghĩa:.........................................................................................................................................7
3.2. Thang đo thứ bậc:..............................................................................................................................................7
3.3. Thang đo khoảng:..............................................................................................................................................7
3.4. Thang đo tỷ lệ:...................................................................................................................................................8

III. Kết quả nghiên cứu dự án.............................................................................................................8


1. Đặc điểm của mẫu khảo sát..............................................................................................................................8
2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu..............................................................................................................9
2.1. Có hay không thực trạng “mặc một lần” ở sinh viên hiện nay:..............................................................9
a. Mức độ yêu thích thời trang của sinh viên hiện nay:.............................................................................................9
b. Số lượng bộ đồ chỉ mặc một lần trong tủ của sinh viên hiện nay:.......................................................................12
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng:...........................................................................................................14
a. Mục đích sử dụng của những bộ quần áo được mặc một lần..........................................................................14
b. Giá trị kinh tế của những món đồ chỉ được mặc một lần..........................................................................17
c. Đánh giá tác hại của thực trạng mặc một lần rồi “để đó”...............................................................................18
2.3. Đưa ra giải pháp cải thiện:......................................................................................................................19
2.4. Tổng quan về đồ ký gửi - đồ Secondhand:.......................................................................................................20
a. Sinh viên UEH biết gì về đồ ký gửi ?..................................................................................................................20
b. “Độ phủ sóng” của đồ Secondhand trong sinh viên UEH...................................................................................21
2.5. Đánh giá trải nghiệm của các bạn trẻ khi sử dụng đồ second hand:....................................................21
................................................................................................................................................................................22

IV. Kết luận, kiến nghị và hạn chế.....................................................................................................23


1. Tóm tắt kết quả dự án:....................................................................................................................................23
2. Một số giải pháp kiến nghị:............................................................................................................................24
3. Hạn chế của dự án và hướng nghiên cứu tiếp theo:.............................................................................................24
3.1. Hạn chế của dự án:.....................................................................................................................................24
3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo:......................................................................................................................24

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................26


TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................26
PHỤ LỤC.................................................................................................................................27

2
BÁO CÁO DỰ ÁN
LỜI MỞ ĐẦU
Từ rất lâu, thời trang đã ra đời như một mốc đánh dấu cho sự phát triển của xã hội
loài người. Nó ảnh hưởng vô cùng to lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi
người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. “Thời trang” với những đặc điểm thường xuyên
thay đổi như tính” xu hướng” và sự “lỗi thời” khiến mọi thứ càng diễn ra nhanh
chóng hơn. Người ta bắt đầu chạy theo xu hướng bằng cách mua tất cả những món đồ
mới ra dù cho chúng không thật sự cần thiết. Đó là biểu hiện của nhu cầu mặc đẹp,
thể hiện đẳng cấp cá nhân và cho thấy sức hút của ngành thời trang. Chính vì phải
“chạy theo” nên người ta phải dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đuổi kịp xu
hướng nếu không muốn trở nên lỗi thời.
Ai cũng muốn mình trở nên nổi bật, hợp thời nên cố gắng mua mọi thứ mới nhất
dù cho món đồ đó không thực sự cần thiết. Đôi khi việc mua sắm chỉ bởi vì cái áo đó
bản thân chưa có, cái quần đó mới ra, cái nón đó đang là “mốt” mà không màng đến
giá trị sử dụng của chúng. Và kết quả là ngày càng có nhiều quần áo bị cất vào một
góc tủ, không biết khi nào được sử dụng lại hay thậm chí bị lãng quên bỏ xó. Nhưng
thực trạng đáng báo động ở đây là những trang phục đó còn rất mới, chưa được sử
dụng lần nào, gây nên sự lãng phí không đáng có và đặc biệt là vô hình tạo nên sức
ép lên vấn đề môi trường. Đã bao giờ bạn “rối não” không biết nên làm gì với những
bồ đồ đó chưa? Quá mới để đem bỏ, cho đi thì tiếc nhưng để lại thì không dùng đến
bao giờ. Chẳng mấy chốc tủ đồ nhà bạn sẽ trở thành “cửa hàng thu nhỏ” nhưng vẫn là
câu nói quen thuộc mỗi khi cần ra ngoài chính là “không có gì để mặc”.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề chỉ mặc đồ một lần rồi để “đó”, nhóm chúng em đã
có một bài khảo sát về thực trạng này với chủ đề “Thực trạng mặc quần áo một lần
rồi “để đó” của sinh viên UEH”. Thông qua đó giúp các bạn có thể phần nào gỡ bỏ
được khúc mắc “không có đồ mặc” khi tủ quần áo không còn chỗ chứa cũng như là
góp phần nhỏ vào việc xây dựng nhận thức bảo vệ môi trường liên quan đến vấn nạn
này. Vì đây là lần đầu chúng em làm nghiên cứu khảo sát nên kiến thức và kinh
nghiệm vẫn còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và đánh giá của thầy
cô và bạn bè để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.

3
BÁO CÁO DỰ ÁN

TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án này được thành lập với mục tiêu thu nhập, phân tích dữ liệu để khảo sát thực
trạng mặc quần áo một lần rồi “để đó” của sinh viên UEH.
Nhằm phục vụ cho mục đích nêu trên, nhóm chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát
trực tuyến, lấy ý kiến của hơn 150 bạn sinh viên UEH bằng công cụ Google Form.
Sau khi lọc các dữ liệu ảo và tổng hợp, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện dự án
với số liệu đến từ 109 sinh viên UEH.
Từ các dữ liệu thu được thông qua cuộc khảo sát, nhóm đã tổng hợp và hoàn thành
nên dự án này. Sau cuộc khảo sát, nhóm đã trả lời được các câu hỏi đạt ra khi bắt đầu
tiến hành thực hiện dự án. Từ đó, giúp người đọc hình dung thực trạng mặc quần áo
một lần rồi “để đó” bắt nguồn từ đâu, có ảnh hưởng như thế nào và đồng thời cũng
đưa ra giải pháp để giải quyết thực trạng này.

4
BÁO CÁO DỰ ÁN

NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN.
1. Đặt vấn đề:
Trang phục là từ dùng để chỉ những đồ vật được mặc lên cơ thể con người như
quần áo, giày, dép… và các phụ kiện đi kèm khác như thắc lưng, đồ trang sức. Chúng
được coi là những đồ vật thiết yếu đối với con người mà tuỳ thuộc vào điều kiện thời
tiết, vóc dáng, sở thích, nhu cầu,…mỗi người sẽ có những quan điểm lựa chọn trang
phục khác nhau sao cho bản thân họ cảm thấy thoả mái, tự tin và hài lòng nhất với sự
lựa chọn của mình.
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển vượt trội của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật,
đời sống xã hội cũng ngày càng được nâng cao, con người dần trở nên quan tâm hơn
đến phong cách ăn mặc của bản thân, đặc biệt là giới trẻ. Trong thời buổi mà ngành
công nghiệp thời trang đang phát triển mạnh với những mẫu trang phục mới được cập
nhật liên tục hàng ngày, con người chúng ta luôn phải đắng đo suy nghĩ sao cho lựa
chọn được những bộ trang phục vừa hợp ý mình mà cũng vừa phù hợp với túi tiền
của mình.
Bên cạnh việc mang đến những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế
cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc tạo ra lợi nhuận cho các công
ty, các cửa hàng thời trang và đáp ứng sự hài lòng ngay lập tức cho người tiêu dùng,
những tác động tiêu cực mà ngành thời trang mang lại cho đời sống xã hội là không
hề nhỏ. Trong số đó, phải kể đến một trong những thực trạng của ngành thời trang
nhanh, mua “mặc một lần”, đang diễn ra khá phổ biến hiện nay mà phần đông là ở
giới trẻ. Đây được cho là một trong những tác động mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu
cực nhất bởi dần dần nó hình thành nên một thói quen không tốt, dẫn đến nhiều hệ
lụy sau này. Nhiều tín đồ thời trang nhanh (chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên và độ
tuổi đôi mươi) thừa nhận rằng họ thường có thói quen mua đồ rồi mặc chỉ từ một đến
hai lần.
Vậy nguyên nhân tác động đến tâm lý người trẻ khiến họ tiếp tục duy trì thói quen
“tiêu cực” ấy mặc dù bản thân họ biết điều đó không tốt là gì? Thực trạng này hiện đã
và đang diễn ra như thế nào? Những ảnh hưởng, hệ quả mà vấn đề này gây ra là gì?
Những phương án, đề xuất để giải quyết vấn đề là gì? Để đi sâu tìm hiểu về vấn đề
này, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện khảo sát về thực trạng mặc đồ một lần rồi
“để đó” của sinh viên UEH. Từ đó hiểu rõ hơn về nguyên do, tác động, ảnh hưởng
của nó đến đời sống môi trường, xã hội và tìm ra hướng giải quyết vấn đề phù hợp
nhất.
2. Mục tiêu dự án
Khảo sát thực trạng mặc quần áo một lần rồi “để đó” của sinh viên UEH được thực
hiện với các mục tiêu như sau:

5
BÁO CÁO DỰ ÁN
 Tìm hiểu về thực trạng thời trang sử dụng “1 lần” của sinh viên UEH. Xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trên và tác động tiêu cực của nó lên đời
sống.
 Đưa ra giải pháp cải thiện vấn đề trên. Giới thiệu về dịch vụ đồ ký gửi và đồ
Secondhand.
 Đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên UEH về đồ ký gửi secondhand.

2.1. Đối tượng phạm vi khảo sát:


 Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu trực tuyến qua Google Form.
 Thời gian khảo sát: 15/05 đến 20/05/2023.
 Số mẫu khảo sát: n=109.
 Đối tượng khảo sát: Sinh viên UEH.

2.2. Các khái niệm của dự án.


 Thực trạng: gồm những gì phản ánh đúng tình trạng thực tế, Về trạng thái đã
và đang xảy ra của sự vật, sự việc hay con người tại một khoảng thời gian và
không gian nhất định.
 Giới trẻ: là những người thuộc độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi có những đặc điểm
tâm lý đặc biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi theo giới
tính; là những người có suy nghĩ và nhận thức không còn trẻ con, ấu trĩ những
vẫn chưa đủ những suy nghĩ trưởng thành, Họ là đối tượng dễ bị xã hội ảnh
hưởng tới thói quen và lối sống.
 Đồ ký gửi: hiểu nôm na ký gửi là việc bên ký gửi nhờ bên nhận ký gửi bán hộ
hàng và có trả thù lao theo thoả thuận. Bán hàng ký gửi là việc bạn nhận sản
phẩm ký gửi từ những người sở hữu sau đó đem đi bán hoặc đấu giá. Sau khi
hoàn thành giao dịch, bạn sẽ giao lại cho họ tiền hàng theo thoả thuận trước đó
và nhận lấy số tiền tương ứng với phí dịch vụ.
 Đồ Secondhand: dịch sát nghĩa tiếng anh là đồ đã qua tay lần thứ 2, tức là hàng
cũ, hàng đã qua sử dụng. Những loại hàng này có khả năng gồm có: trang
phục, túi xách, giày dép, đồ công nghệ,... Trong bài nghiên cứu này, chúng em
chỉ đề cập đến trang phục.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


1. Quy trình thực hiện dự án:

6
BÁO CÁO DỰ ÁN

2. Phương pháp nghiên cứu:


Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, bao gồm phương pháp điều tra
chọn mẫu, thu thập – xử lý số liệu và nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.
II.1. Phương pháp chọn mẫu:
Nhóm tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
Bảng câu được khảo sát trực tuyến xoay quanh đối tượng là các bạn sinh viên UEH
có smartphone và có khả năng online trả lời câu hỏi trực tuyến. Đây cũng chính là
công cụ để thu thập thông tin và thực hiện nghiên cứu thống kê.
II.2. Phương pháp thống kê:
Sau khi thu thập số liệu khảo sát, nhóm tiến hành phân tích thống kê và đánh giá
vấn đề được nêu ra. Từ đó rút ra những nhận xét cần thiết. Đề ra những giải pháp
thay đổi thực trạng của vấn đề.
3. Các thang đo khảo sát:

Thang đo quyết định đến định lượng thông tin chứa trong dữ liệu, cách tóm tắt và
phân tích thống kê phù hợp nhất. Nhóm tác giải sử dụng 4 loại thang đo: danh nghĩa,
thứ bậc, khoảng, tỷ lệ - để xử lý, phân tích về thực trạng “Mặc quần áo một lần rồi
“để đó” của sinh viên UEH”.

Đối tượng nghiên cứu Thang đo


Lý do Danh nghĩa
Mức chi tiêu, giá trị Khoảng
Số lượng trang phục Khoảng
Mục đích Danh nghĩa
Tình trạng trang phục Thứ bậc
Mức độ thân thuộc với đồ secondhand Thứ bậc
Sự khác biệt giữa hai đối tượng nam và Tỷ lệ
nữ

7
BÁO CÁO DỰ ÁN
3.1. Thang đo danh nghĩa:
- Thang đo được gọi là thang đo danh nghĩa khi dữ liệu của một biến gồm các
nhãn hoặc tên được sử dụng để phân biệt một thuộc tính của phần tử.
- Có thể sử dụng số hoặc ký tự.
- Dùng cho dữ liệu định tính.

3.2. Thang đo thứ bậc:


- Thang đo thứ bậc thể hiện tính chất của dữ liệu danh nghĩa và thứ bậc hoặc xếp
hạng của các dữ liệu có ý nghĩa.
- Dữ liệu thứ bậc cũng được biểu hiện bằng số hoặc không phải số.
- Được sử dụng cho dữ liệu định tính.

3.3. Thang đo khoảng:


- Dữ liệu có tất cả các thuộc tính của dữ liệu thứ tự và khoảng cách giữa chúng
là một đơn vị đo lường cố định.
- Dữ liệu khoảng luôn là dữ liệu số.
- Được sử dụng cho dữ liệu định lượng.

3.4. Thang đo tỷ lệ:


- Dữ liệu có tất cả các thuộc tính dữ liệu khoảng và tỷ lệ giữa hai giá trị có ý
nghĩa.
- Dữ liệu tỷ lệ luôn luôn ở dạng số.
- Thang đo tỷ lệ được dùng cho dữ liệu định lượng.

III. Kết quả nghiên cứu dự án.

1. Đặc điểm của mẫu khảo sát


Với tổng số 109 người tham gia khảo sát nhóm đã thu được một tập hợp mẫu có
đặc điểm sau:
Đặc điểm Tần số Tần suất phần trăm
Nam 29 26,6%
Giới tính
Nữ 80 73,4%
Độ tuổi Năm 76 69,72%
1
Năm 17 15,6%
2
Năm 13 11,93%
3
8
BÁO CÁO DỰ ÁN
Năm 3 2,75%
4

- Xét theo giới tính: Tỷ lệ nữ tham gia khảo sát nhiều hơn nam với 73,4% so với
26,6% (cao hơn 2,76 lần)

Giới tính

Nam Nam
0.266 Nữ

Nữ
0.734

- Xét theo độ tuổi của người tham gia: Phần lớn là sinh viên năm 1 với 76 người
chiếm tỉ lệ 69,72%, cao hơn gấp 4,47 lần so với năm 2 (15,6%) và gấp 5,84 lần so với
năm 3 (11,93%). Còn về sinh viên năm 4 thì khá ít chỉ chiếm khoảng 2,75%.

Độ tuổi

Năm 4
0.0275
Năm 3 Năm 1
0.1193 Năm 2
Năm 2 Năm 3
0.156 Năm 4

Năm 1
0.6972

2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu.


2.1. Có hay không thực trạng “mặc một lần” ở sinh viên UEH hiện nay:

a. Mức độ yêu thích thời trang của sinh viên UEH hiện nay:

9
BÁO CÁO DỰ ÁN

Dựa trên khảo sát đối với 109 bạn sinh viên, có thể thấy đa số các sinh viên trong
nhóm được tham gia khảo sát có mức chi tiêu trung bình cho việc mua sắm hàng
tháng là dưới 500.000VNĐ với 70/109 sinh viên, chiếm 64,2% tổng số. Tuy nhiên,
vẫn có 29/109 bạn có mức chi tiêu mua sắm từ 500.000VNĐ đến 2.000.000VNĐ và
10/109 bạn mua sắm nhiều hơn với mức chi tiêu trên 2.000.000VNĐ cho mỗi tháng.
Như vậy, so với đặc điểm của mẫu khảo sát là bao gồm các sinh viên, có thể nhận xét
rằng sinh viên hiện nay có nhiều sự quan tâm hơn đối với lĩnh vực thời trang, trang
phục.

Đặt giả thuyết: Trong giới sinh viên hiện nay có ít nhất 64% cá nhân có mức chi
tiêu trung bình hàng tháng cho việc mua sắm dưới 500.000VNĐ.

Gọi p: là phần trăm số sinh viên có mức chi tiêu trung bình hàng tháng cho việc
mua sắm dưới 500.000VNĐ
Hо: p≥0,64 , Ha: p<0,64
Chọn mức ý nghĩaα =0,05
Lấy mẫu là n= 109 người tham gia khảo sát trong đó có 70 người có mức chi tiêu
trung bình hằng tháng trong việc mua sắm quần áo dưới 500.000 VNĐ.
Kiểm đinh giả thuyết: n=109, x=70, p0=0,64
x 70
− p0 −0 , 64
p− p 0 n 109
Có z = p (1−p ) = p (1− p ) = 0 ,64 (1−0 ,64 ) =0,05
√ 0
n
0


0 0
n √ 109
với z= 0,05 ta được p-value=0,5199 > 0,05 -> Không thể bác bỏ Hо -> Giả thuyết
đúng.

Như vậy có thể nhận xét rằng, có ít nhất 64% sinh viên hiện nay có mức chi tiêu
trung bình hàng tháng cho việc mua sắm là dưới 500.000VNĐ. Kết quả trên đã phản
10
BÁO CÁO DỰ ÁN
ánh dưới 500.000 VNĐ là khoảng chi tiêu chủ yếu của sinh viên trong mỗi tháng cho
việc mua sắm quần áo. Nhìn chung đây cũng là một mức chi tiêu trung bình, hợp lý
cho nhu cầu thời trang. Tuy nhiên, việc yêu thích và phục vụ nhu cầu thời trang phải
đi kèm với sự hợp lý. Vậy như thế nào là hợp lý trong việc mua sắm, sử dụng? Đến
phần tiếp theo, Nhóm tác giả sẽ nghiên cứu về những lý do chủ yếu cho việc mua
quần, áo mới ở sinh viên.

Để nghiên cứu về vấn đề này, nhóm tác giả đã đặt ra câu hỏi trong mẫu khảo sát:” Lý
do mua sắm quần, áo mới của bạn?” và đưa ra 5 lý do ứng với 5 mức lựa chọn từ
Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý. Dưới đây là các biểu đồ thể hiện
quan điểm của 109 bạn sinh viên tham gia khảo sát về các lý do được đưa ra.

11
BÁO CÁO DỰ ÁN

Nhìn chung, đa số các bạn sinh viên đều đồng ý với lý do “Chỉ mua khi có dịp”
(với 49/109 bạn đồng ý, 25/109 bạn hoàn toàn đồng ý) và “Đồ cũ rồi mới mua” (với
51/109 bạn đồng ý). Bên cạnh đó cũng có khá nhiều tín đồ thời trang lựa chọn đồng ý
với lý do “Thấy đẹp là mua” và đa số các bạn sinh viên đều không đồng ý với lý do
“Ra mẫu mới là mua” (Với 42/109 bạn không đồng ý, 26/109 bạn hoàn toàn không
đồng ý). Như vậy, có thể thấy phần lớn lý do mua quần áo của các bạn sinh viên là
chỉ khi có dịp hoặc sau khi đồ đã cũ. Ngoài ra, đối với các tín đồ yêu thích cái đẹp, họ
cho rằng quần áo đẹp là phải mua và một số ít vẫn chọn đồng ý với lý do ra mẫu mới
là mua. Những bạn sinh viên này có thể là những người quan tâm nhiều đến phong
cách ăn mặc, thời trang và có điều kiện chi tiêu thoả mái hơn cho việc mua sắm quần,
áo mới. Tuy nhiên, việc mua quần áo mới chỉ vì thấy đẹp và vì là mẫu mới đã cho
thấy phần lớn mục đích mua một bộ đồ mới đều mang tính nhất thời và sử dụng tạm
thời. Nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “bỏ xó” trang phục, quần áo.

b. Số lượng bộ đồ chỉ mặc một lần trong tủ của sinh viên UEH hiện nay:
Một vấn đề đặt ra cho nhóm khảo sát là “Có hay không tình trạng mặc đồ một lần
rồi “để đó” lây lan trong giới sinh viên?”
Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã trực tiếp đưa ra câu hỏi “Bạn có bao
nhiêu bộ đồ chỉ mới mặc một lần trong tủ đồ?” trong mẫu câu hỏi khảo sát được gửi
đi. Kết quả thu được đã được biểu diễn trong bảng và biểu đồ sau:

Số lượng bộ đồ chỉ Giới tính của bạn là


mặc một lần trong tủ Nam Nữ Tổng
đồ
Tần Tần suất Tần Tần suất Tần Tần suất
số phần trăm số phần trăm số phần trăm
Không có bộ nào 5 4,6% 16 14,7% 21 19,3%
Trên 6 bộ 5 4,6% 15 13,7% 20 18,3%

12
BÁO CÁO DỰ ÁN
Từ 1 đến 3 bộ 12 11,0% 38 34,9% 50 45,9%
Từ 4 đến 6 bộ 7 6,4% 11 10,1% 18 16,5%
Tổng 29 26,6% 80 73,4% 109 100,0%

Số lượng bộ đồ chỉ Giới tính của bạn là


mặc một lần trong tủ Nam Nữ Tổng
đồ
Tần Tần suất Tần Tần suất Tần Tần suất
số phần trăm số phần trăm số phần trăm
Không có bộ nào 5 17,2% 16 20,0% 21 19,3%
Trên 6 bộ 5 17,2% 15 18,8% 20 18,3%
Từ 1 đến 3 bộ 12 41,4% 38 47,5% 50 45,9%
Từ 4 đến 6 bộ 7 24,2% 11 13,7% 18 16,5%
Tổng 29 100,0% 80 100,0% 109 100,0%

Dựa theo khảo sát, chỉ có 21/109 sinh viên trả lời rằng không có bộ đồ nào chỉ mặc
một lần trong tủ, tương ứng với 19,3%. Như vậy, có đến 80,7% cá nhân được khảo
sát có tình trạng mặc quần, áo một lần rồi “để đó”. Trong đó, số lượng bộ đồ được đề
cập đến nhiều nhất là “Từ 1 đến 3 bộ” khi có tới 50/109 lượt chọn, chiếm 45,9%
lượng khảo sát. Theo mẫu khảo sát này, nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn
về tỷ lệ số lượng đồ chỉ mặc một lần có trong tủ giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ở các
mức độ trả lời của câu hỏi như “Trên 6 bộ” hay “Từ 1 đến 3 bộ”, tỷ lệ của nữ có phần
cao hơn tỷ lệ của nam.

13
BÁO CÁO DỰ ÁN
Như vậy, có xuất hiện tình trạng mặc một lần rồi “để đó” trong giới sinh viên.
Tình trạng này có sự khác biệt giữa mức độ và đối tượng. Để tiếp tục tìm hiểu được
nguyên nhân và thực trạng này sâu hơn, nhóm tác giả tiến hành tiếp tục khảo sát dựa
trên mẫu trên.

Đặt giả thuyết có ít nhất 15% sinh viên hiện nay có trên 6 bộ đồ sử dụng 1 lần.
Gọi p: là phần trăm sinh viên có trên 6 bộ đồ sử dụng 1 lần.
H0: p≥0,15 , Ha: p<0,15
Chọn mức ý nghĩa α =0,05
Lấy mẫu là n= 109 người tham gia khảo sát. Trong đó có 20 người có trên 6 bộ đồ sử
dụng 1 lần.
Kiểm định giả thuyết: n= 109, x=20, p0=0,15
x 20
− p0 −0 , 15
p− p 0 n 109
Có z = = = =¿0.98

√ p0 (1−p 0)
n √ p 0 (1− p0 )
n √ 0 ,15(1−0 , 15)
109

với z= 0,98 ta được p-value=0,8365 > 0,05 Không thể bác bỏ H0 Giả thuyết
đúng.

Vậy giới trẻ hiện nay có ít nhất 15% lượng người có 6 bộ chỉ mới mặc một lần.
Với tình trạng như vậy chúng ta dễ dàng nhận ra có nhiều ảnh hưởng tới xã hội, kinh
tế và môi trường. Có khả năng con số này sẽ tăng trong tương lai và sẽ còn ảnh
hưởng nhiều hơn tới nhiều mặt.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng:


Qua những câu hỏi khảo sát ở trên, chúng ta dễ dàng thấy sinh viên UEH mua
những bộ đồ mới khi có dịp, những bộ đồ đó thông thường sẽ là những bộ đồ dễ bị
“bỏ xó” nhất vì mục đích sử dụng những bộ đồ này rất hạn chế. Những bộ đồ được
mua mới khi quần áo đã cũ là những bộ đồ thường nhật, được mặc thường xuyên. Để
kiểm chứng cho suy luận này, nhóm đặt một câu hỏi cho mẫu khảo sát có nội dung
như sau: “Mục đích sử dụng của những bộ quần áo được mặc một lần là gì?”

14
BÁO CÁO DỰ ÁN
a. Mục đích sử dụng của những bộ quần áo được mặc một lần.

Dựa vào thông tin khảo sát, có thể thấy phần lớn mục đích sử dụng của những bộ
đồ được mặc một lần thưởng là để “đi ăn tiệc”, câu trả lời này đạt tới 43 sự lựa chọn
(chiếm 39,55%). Những mục đích khác cũng nắm giữ được số phiếu lựa chọn khá
cao: 30 người mặc chúng để “đi chụp hình” (chiếm 27,52%) và 22 người có mục đích
“đi chơi” (chiếm20,18%). Tuy nhiên chỉ có 7 (chiếm 6.42%) trong số 109 người tham
gia khảo sát dùng những bộ đồ này trong những dịp “đi du lịch”. Ngoài ra, sinh viên
chỉ mặc một lần cho hoạt động thường ngày “đi học” chỉ có 4 người (chiếm 3,67%).
Những lí do khác chỉ có 3 lựa chọn trên tổng số 109 người được khảo sát.

Với số liệu khảo sát về mục đích sử dụng như trên thì ta có thể nhận xét rằng:
những bộ quần áo được sử dụng một lần thường được mua với mục đích đi ăn tiệc
chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là đi chụp hình và đi chơi. Điều đó phù hợp với số liệu
khảo sát lý do mua đồ mới phía trên, với tỉ lệ cao nhất là “chỉ mua khi có dịp”, nên
những bộ đồ đó sẽ ít được sử dụng nhiều lần hay rõ hơn là chỉ dùng một lần trong dịp
đó.
Đặt giả thuyết có ít nhất 35% sinh biên UEH mặc những bộ quần áo một lần với
mục đích “đi ăn tiệc”.
Gọi p: là phần trăm sinh viên UEH mặc những bộ quần áo một lần với mục đích đi
ăn tiệc.
H0: p ≥ 0,35
Ha: p < 0,35
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu là n= 109 số lượng ác mục đích của những bộ đồ được sử dụng một lần.
Trong số đó có 43 người có mục đích mặc quần áo một lần vào những lần đi ăn tiệc.
15
BÁO CÁO DỰ ÁN
Kiểm định giả thuyết: n= 109, x=43, p=0,35
x 43
− p0 −0 , 35
p− p 0 n 109
z= = = = 0,97
√ p0 (1−p 0)
n √ p 0 (1− p0 )
n √ 0 ,35 (1−0 , 35)
109

p-value= 0,8340 > 0,05  Không thể bác bỏ H0  Giả thuyết đúng.
Theo như giả thuyết đã được đặt ra ở trên thì có ít nhất 35% sinh viên đại học UEH
mặc những bộ quần áo chỉ một lần rồi “để đó” với mục đích đi ăn tiệc như đám cưới,
sinh nhật. Con số này cũng xấp sỉ với 39,55% sinh viên dùng những bộ quần áo chỉ
một lần với mục đích đi ăn tiệc trong khảo sát đã thực hiện. Bởi vì ngày nay, xã hội
ngày càng phát triển đồng nghĩa với đời sống tinh thần và vật chất của con người
ngày càng được cải thiện đáng kể. Khác với ngày xưa, mọi người phải làm việc đầu
tắt mặt tối để nuôi sống bản thân và gia đình, thì ngày nay họ lại chú trọng đến đời
sống tinh thần nhiều hơn. Bên cạnh việc làm việc chăm chỉ, họ còn luôn dành thời
gian cho việc giải trí để có được một cuộc sống toàn diện. Từ khi đời sống vật chất
được nâng cao, cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện rất tốt chẳng hạn như đường sá, các
tòa nhà cao tầng, những khu du lịch, giải trí. Chính bởi sự phát triển về mặt tinh thần
và vật chất như thế đã góp phần nâng cao nhu cầu vui chơi, giải trí của con người.
Một khi xã hội ngày càng tiến bộ thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Bên cạnh
việc chơi vui thì cũng không thể bỏ qua việc mặc đẹp, và thế là ngành thời trang lại
phát triển tăng vọt và là điều thiết yếu mà ai cũng quan tâm đến, đặc biệt là đối với
giới trẻ nói chung và cũng như là sinh viên UEH nói riêng. Nhưng một vấn đề khác là
khá nhiều sinh viên có suy nghĩ rằng họ không muốn mặc những bộ quần áo đã được
diện trong một chuyến đi chơi, đám cưới hay thậm chí là chuyến du lịch đó. Tuy
nhiên, họ luôn muốn có những bộ quần áo mới khi đi chơi bất cứ đâu hay với bất kỳ
ai.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về
việc mặc đẹp, ăn ngon. Nhưng tiêu tiền cho những bộ quần áo chỉ mặc một lần thì rất
lạng phí vì chúng hầu hết là đồ mới.
Và như chúng tôi đã khảo sát và vẽ trong biểu đồ và bảng ở dưới đây, không khó
để thấy rằng hầu hết quần áo “vứt đi” sau một lần mặc là mới (84%) và còn nguyên
tem (4,7%). Kể từ đó, ta nhận ra rằng chúng ta đang lãng phí rất nhiều tiền khi mặc
quần áo mới và chải chuốt cho bản thân, và sẽ phải gánh chịu một thiệt hại lớn về
môi trường.
Tình trạng của những bộ đồ mặc một lần Tần số Tần suất
Còn nguyên tem 8 7,34%
Còn mới 89 81,65%
Đã cũ rồi 12 11,01%
Tổng cộng 100%
109

16
BÁO CÁO DỰ ÁN

Để tăng độ chính xác về giá trị của mỗi món đồ, nhóm đã sử dụng phương pháp
suy diễn thống kê để đánh giá mức độ tin cậy (với mức độ tin cậy là 95%).
Để thuận tiện cho việc tính toán, khi đó các mức đặc điểm (Còn nguyên tem- Còn
mới- Đã cũ rồi) sẽ lần lượt tương ứng với các con số 1; 2; 3.
Ta có n = 109
∑ xi f i
Trung bình mẫu của dữ liệu: x= = 2,036697248
∑ fi
Phương sai và độ lệch chuẩn của dữ liệu:

s=
2 ∑ f i (x i−x )2 = 0,1838260279 s= 0,4287493765
n−1

Sử dụng độ tin cậy là 95%, ta có t α2 =t 0,025=1,96


s
Sai số ước lượng: ε= t α . n = 0,08049081483
2 √

Khoảng tin cậy về tình trạng món đồ mặc một lần rồi bỏ:
[ x ± ε]= [2,036697248 ±0,08049081483]=[1,956206433; 2,117188063]
Có nhiều lý do khiến sinh viên UEH không mặc lại, biểu đồ dưới đây cho ta thấy rõ
điều đó:

17
BÁO CÁO DỰ ÁN

Theo như dữ liệu khảo sát 109 sinh viên UEH thì ta có thể nhận thấy có rất nhiều
nguyên nhân để họ không mặc lại những bộ đồ dù chỉ mới mặc một lần. Trong đó, “
vì lỗi mốt” là lí do phổ biến nhất với 37 lựa chọn (chiếm 34%). Ngày nay, ai cũng
muốn mình trông xinh đẹp và hợp thời, nhất là giới trẻ nói chung và sinh viên UEH
nói riêng. Chính vì vậy, việc nhiều người luôn cố gắng bắt kịp xu hướng thời trang là
một điều rất dễ hiểu. “Vì nhu cầu” là nguyên nhân với lượt bình chọn đứng thứ hai
trong cuộc khảo sát với 25 lượt bình chọn (chiếm 23%). Vì những “dịp”, “cơ hội” cần
sử dụng đã qua, nên “nhu cầu” dùng những bộ quần áo đấy cũng không còn nữa.
Những lý do có số người bình chọn cao tiếp theo là “vì tính chất công việc” với 16
lượt bình chọn (chiếm 15%) và “vì không còn vừa với cơ thể” với 15 người chọn
(chiếm 14%).
Từ đó ta có thể rút ra nhận xét, việc không mặc lại những bộ quần áo ấy bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Nhưng đa số lý do xảy ra tình
trạng này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là sở thích của người mặc. Hai
nguyên nhân chiếm lượt bình chọn cao nhất là “vì lỗi mốt” và “vì nhu cầu” thể hiện
rõ điều đó. Những lý do khác cũng được chọn rải rác, tuy nhiên những lý do khách
quan này chiếm tỷ lệ thấp hơn so với lý do chủ quan của con người. Những lý do
khách quan “vì tính chất công việc”, “vì không còn vừa với cơ thể” xếp sau những lý
do chủ quan “vì lỗi mốt”, “vì nhu cầu”.
b. Giá trị kinh tế của những món đồ chỉ được mặc một lần.

18
BÁO CÁO DỰ ÁN

Theo số liệu báo cáo, trong đó nữ chiếm số lượng nhiều hơn với 80 người cao gấp
2,76 lần so với nam (29 người). Giá trị của mỗi món đồ rơi vào nhiều tầm giá, nhưng
chủ yếu rơi vào khoảng từ 200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ cả nam và nữ với số
lượng lần lượt là 20 lượt bình chọn (chiếm 18,35%) và 51 lượt bình chọn (chiếm
46,79%). Như vậy, ta thấy những bộ đồ được mặc một lần có giá trị từ 200.000 VNĐ
đến 500.000 VNĐ chiếm hơn 2/3 trong tủ đồ mới của sinh viên (65,14%). Mức giá
của mỗi món đồ được nhiều người lựa chọn tiếp theo là dưới 200.000 VNĐ với con
số 27 (chiếm 24,77%). Giá trị món đồ khoảng từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ
chỉ chiếm 7,34% với 8 người chọn và có 3 lượt bình chọn (chiếm 2,75%) cho những
bộ đồ có giá trị trên 1.000.000 VNĐ.
Để thuận tiện cho việc tính toán, khi đó các mức đặc điểm (Dưới 200.000VNĐ-
Trên 1.000.000 VNĐ) sẽ lần lượt tương ứng với các con số 1; 2; 3; 4.
Ta có: n = 109
∑ xi f i
Trung bình mẫu của dữ liệu: x= = 1,880733945
∑ fi
Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn của dữ liệu:
2 ∑ f i ( x i −x )
2

s = = 0,420829086 -> s= 0,6487134082


n−1
Sử dụng độ tin cậy là 95%, ta có: t α2 =t 0,025=1,96
s
Sai số ước lượng:ε=t α . n = 0,1217855318
2 √

Khoảng tin cậy về giá trị của mỗi bộ đồ:[x ± ε ] = [1,880733945-0,1217855318;


1,880733945+0,1217855318 ] = [1,758948413; 2,002519477]

19
BÁO CÁO DỰ ÁN
c. Đánh giá tác hại của thực trạng mặc một lần rồi “để đó”.

Theo như số liệu thống kê cho thấy, có 65/109 người (chiếm 59%) cảm thấy đáng
quan ngại về vấn đề mặc một lần rồi bỏ. Và có 37% tức 40 người cảm thấy bình
thường đối với hiện trạng này. Một phần rất nhỏ cảm thấy không hề có vấn đề gì gồm
4 người chiếm 4%.
Qua đó có thể thấy, số đông sinh viên UEH đã nhận biết được điều đáng quan ngại
của thực trạng mặc một lần rồi bỏ, tuy nhiên khá nhiều người vẫn chưa nhìn ra được
vấn đề, hệ lụy của thực trạng này mang đến. Tác hại đầu tiên mà ai cũng có thể dễ
dàng thấy được chính là tác động của ngành thời trang đối với môi trường, và ngành
công nghiệp sản xuất thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm
trên thế giới. Khi quần áo không được sử dụng nữa và bị bỏ xó một góc tủ, rồi đến
ngày nào đó sẽ được đem vứt bỏ, các hóa chất trên quần áo như thuốc nhuộm có thể
bị rửa trôi là ô nhiễm môi trường đất, nước. Và quần áo ngày nay cũng không còn
được sản xuất bằng những vật liệu tự nhiên nữa mà chủ yếu được sản xuất bằng sợi
dệt tổng hợp để tiết kiệm chi phí, việc sản xuất hay tiêu hủy sợi tổng cũng đều gây ra
ô nhiễm. Khi môi trường sống bị ô nhiễm thì đời sống xã hội của con người cũng
không tránh khỏi những vấn đề xảy đến, cũng như thức ăn nguồn nước đều bị ảnh
hưởng. Thậm chí cả về sức khỏe của con người, đặc biệt là những vấn đề về da. Thứ
hai, khi thực trạng mặc quần áo một lần rồi để đó càng phát triển thì số tiền mà con
người nói chung và sinh viên UEH nói riêng sử dụng cho việc mua quần áo ngày
càng nhiều. Điều này diễn ra đa số ở thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên. Tuy nhiên, sinh
viên chúng ta vẫn còn đang nhận trợ cấp từ bố mẹ nên chúng ta cần phải sống tiết
kiệm. Vì vậy, việc chi tiêu mạnh tay cho thời trang là một điều vô cùng lãng phí.

2.3. Đưa ra giải pháp cải thiện:


20
BÁO CÁO DỰ ÁN
Sự ra đời của thời trang nhanh với những đặc điểm nổi bật như giá thành rẻ, mẫu
mã đa dạng,… đã thay đổi phần lớn thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo
như số liệu thống kê, có đến 45.9% các bạn sinh viên có 1-3 bộ đồ chỉ dùng 1 lần
trong tủ đồ. Thực trạng đáng buồn đó đã gây ra sự lãng phí không đáng có và trực
tiếp tạo sức ép ô nhiễm lên môi trường. Vì vậy, cần đưa ra những giải pháp phù hợp
để giải quyết vấn đề cấp thiết trên:
 Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm thời trang bền vững:
Khách quan mà nói, lý do môi trường ngày một ô nhiễm và sự phổ biến của
thời trang nhanh, đều là sự lựa chọn của khách hàng. Mọi người hầu như đều
nhận ra hiện trạng này là một vấn đề đáng lo ngại. Vì thế, các bạn sinh viên nói
riêng và mọi người nói chung, cần kiểm soát thói quen mua sắm, tránh mua
những món đồ không cần thiết và giữ gìn quần áo cẩn thận hơn.
 Tái chế quần áo cũ với mục đích từ thiện, mang giá trị nhân văn hơn
Tặng quần áo để làm từ thiện có vẻ là việc đơn giản. Tuy nhiên, điều này nói
lại dễ hơn làm rất nhiều. Đầu tiên, mọi người luôn mang trong mình tâm lý
“tiếc” vì có thể sẽ cần lại chúng trong tương lai mà không muốn mang đi cho,
tặng. Thứ hai, việc quyên góp quần áo đòi hỏi phải có tổ chức, lập kế hoạch và
giặt ủi gọn gàng. Có thể phân loại quần áo theo 3 nhóm bao gồm đồ cho tặng,
đồ kỷ niệm và đồ tái sử dụng:
 Đồ cho tặng: Hãy để những quần áo trong tình trạng tốt và có thể mặc
được vào thùng, sau đó đóng gói lại.
 Đồ kỷ niệm: Khi bạn sắp xếp những bộ quần áo để cho tặng, bạn sẽ tìm
thấy một vài món đồ sẽ làm bạn có suy nghĩ như lỡ sau mình có dịp
mặc, lỡ sau này mình gầy lại thì mặc lại được nó thì sao hay những bộ
đồ đó gợi cho bạn nhớ về một sự kiện đặc biệt khác trong cuộc đời mình
khiến bạn không nỡ bỏ nó... Nếu thế, bạn có thể chọn vài món cho vào
hộp đồ kỷ niệm, nhưng chỉ nên giới hạn trong khoảng 10 món đồ.
 Tái sử dụng: Những gì còn lại không thể sử dụng không nên được xem
là rác thải. Chúng ta hãy để chúng vào hộp tái sử dụng. Chúng ta có thể
dùng những món đồ này để trang trí hay thiết kế một vài món đồ nhỏ
nhỏ xinh xinh.
 Trao đổi quần áo_ một giải pháp hướng đến thời trang bền vững, mà ngày
nay, nó được phổ biến bằng mô hình sử dụng đồ “second hand”. Đây là những
món đồ đã qua sử dụng sau đó bán lại cho người tiêu dùng tiếp theo nhằm nâng
cao vòng đời cho quần áo cũng như là tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
Bằng cách này, bạn đã góp công lớn vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
hướng đến thời trang bền vững. Việc tái sử dụng những món đồ cũ sẽ làm giảm
lượng rác thải ra môi trường mỗi ngày, qua đó hạn chế nhu cầu sử dụng nước,
năng lượng và nguyên liệu thô. Ngoài ra, bạn có thể sở hữu cho mình những
món đồ “ độc lạ” với chi phí rẻ mà chất lượng sử dụng vô cùng tốt.
Những giải pháp trên, từ xuất phát bởi ý thức người dùng, cho tặng vừa nhằm giải
quyết những tồn đọng, thừa thải cũng như giúp đỡ những người thiếu thốn hơn hay
sử dụng đồ second hand, tuy không hẳn là một giải pháp tuyệt đối, nhưng thực tế cho
21
BÁO CÁO DỰ ÁN
thấy nó có thể giúp giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra bởi ngành công nghiệp này từ việc
hạn chế số lượng quần áo bị thải ra mỗi năm cũng như cho ta những sự lựa chọn thời
trang mới mẻ hơn.

2.4. Tổng quan về đồ ký gửi - đồ Secondhand:

a. Sinh viên UEH biết gì về đồ ký gửi ?


Đồ ký gửi là một mô hình kinh doanh đã và đang phát triển trong giới trẻ nói
chung và sinh viên UEH nói riêng. Tuy nhiên, qua số liệu thu thập được từ quá trình
khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên UEH thực sự hiểu rõ về đồ ký gửi không quá
nhiều, với tần số 42/109 lượt khảo sát chiếm 38,5%. Đồng thời tỷ lệ sinh viên đã từng
nghe qua nhưng chưa sử dụng và chưa nghe đến bao giờ lần lượt chiếm 56% và
5,5%. Điều này chứng minh rằng, đồ ký gửi vẫn chưa được nhiều bạn sinh viên tiếp
cận và tin dùng mặc dù đây là một giải pháp mang lại lợi ích tối đa về tiết kiệm tài
chính cũng như giải quyết được vấn đề mặc một lần rồi “để đó” của sinh viên.

b. “Độ phủ sóng” của đồ Secondhand trong sinh viên UEH.


Secondhand đã không còn quá xa lạ đối với sinh viên UEH khi chúng ta dễ dàng
bắt gặp hàng loạt sinh viên với những bộ outfit từ đồ secondhand. So với đồ ký gửi,
tỷ lệ sinh viên sử dụng đồ secondhand chiếm rất cao, cụ thể là 75,23% với tần số
82/109. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số sinh viên chưa biết đến đồ Secondhand
chỉ có 2/109. Điều này cho thấy rằng, việc sử dụng đồ Secondhand đã trở nên rất
quen thuộc và được nhiều sinh viên ưa chuộng và lựa chọn sử dụng.

22
BÁO CÁO DỰ ÁN

2.5. Đánh giá trải nghiệm của các bạn trẻ khi sử dụng đồ second hand:
Lý do bạn sử dụng đồ Secondhand
40
36
35 32
30

25
21
20 18

15

10

5
1 1
0
Chất lượng tốt Góp phần bảo Tiết kiệm tiền Có thể mua chưa từng sử không dùng
dù bản thân vệ môi trường cho bản thân được nhiều đồ dụng
không phải là đẹp mà không
người sử dụng cần quá nhiều
đầu tiên tiền

Sinh viên

Nhóm đưa ra câu hỏi khảo sát: "Lý do bạn sử dụng đồ second hand?" để tìm hiểu
lý do khiến mọi người hài lòng với đồ second hand và từ đó đưa ra phương hướng
phát triển lâu dài đối với mặt hàng thời trang mang tính bền vững này. Có nhiều lý do
khiến người dùng lựa chọn đồ second hand như: 33% người dùng đánh giá có thể
mua được đồ đẹp mà không cần quá nhiều chi phí, 29.4% là vì tiết kiệm tiền cho bản
thân, 19.3% từ mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường của người dùng, 16.5% là do
trải nghiệm được chất lượng tốt dù bản thân không phải người sử dụng đầu tiên và
còn lại là những đánh giá khác từ người tiêu dùng.

23
BÁO CÁO DỰ ÁN

Trải nghiệm của bạn khi sử dụng đồ secondhand


70
59
60
50
40 32
30
18
20
10
0 0
0
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất tệ

Sinh viên

Nhóm tác giả tiếp tục xin ý kiến khảo sát trải nghiệm dùng đồ second hand của 109
sinh viên. Kết quả thu được là có đến 54.1% người dùng đánh giá tốt, tức là khoảng
59/109 người và 16.5% đánh giá rất tốt tương đương với 18 sinh viên. Ngoài ra còn
có 32 đánh giá bình thường, và đáng vui mừng là trên 109 sinh viên được khảo sát,
không ai có đánh giá không tốt hay rất tệ với đồ second hand.
Để tăng độ chính xác về những trải nghiệm trên, nhóm đã sử dụng phương pháp
thống kê suy diễn để đánh giá mức độ tin cậy (với mức độ tin cậy là 95%)
Để thuận tiện cho việc tính toán, khi đó các mức đặc điểm( Rất tốt- rất tệ) sẽ lần
lượt tương ứng với các con số 1;2;3;4;5.
Ta có: n=109
∑ xi f i
Trung bình mẫu của dữ liệu: x= = 2,128440367
∑ fi
Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn của dữ liệu:
2
s=
∑ f i (x i−x)
2
= 0,4463132858 s = 0,6680668273
n−1

Sử dụng độ tin cậy 95%, ta có: t α2 =t 0,025= 1,96

t s
Sai số ước lượng: ε= α2 . n = 0,1254188256

Khoảng tin cậy về tình trạng của các món đồ mặc 1 lần rồi bỏ:
[ x± ε ]= [2,128440367 ± 0,1254188256] = [2,253859193 ; 2,003021541]

IV. Kết luận, kiến nghị và hạn chế.

1. Tóm tắt kết quả dự án:


Việc sử dụng đồ một lần rồi “để đó” lây lan trong giới trẻ là một hiện tượng xảy ra
chỉ mới trong những năm gần đây. Sau khi phân tích kết quả khảo sát đến từ 109 sinh
viên UEH kể từ ngày 10/05/2022, kết quả thu được như sau:
24
BÁO CÁO DỰ ÁN
 Về các vấn đề đối với bản thân mỗi chúng ta:
Theo khảo sát, cũng có không ít sinh viên dù không kiếm được tiền nhưng vẫn duy
trì lối sống “bỏ xó” quần áo một khi đã mặc. Mỗi khi ngồi xuống và đếm xem đã chi
bao nhiêu tiền cho thời trang, đó có thể là cả một gia tài. Đây là vấn đề đáng được
quan tâm và chú ý, bởi rất nhiều bạn trẻ có “thói quen” này. Hơn nữa, kiểu mặc một
lần này, việc nhét những bộ quần áo mới mua mà bạn không muốn mặc lại vào một
góc tủ sẽ rất lãng phí.
 Về các vấn đề đối với xã hội:
Theo khảo sát, có thể thấy số lượng quần áo mặc một lần rồi “để đó” sẽ tăng lên
từng ngày, và để rồi khi chúng ta dọn dẹp tủ đồ thì những bộ đó ấy không còn phù
hợp nữa chẳng hạn như không còn vừa người, bị lỗi mốt,… Nếu không có phương án
xử lý phù hợp, hầu hết quần áo bị vứt bỏ sẽ đi đến các bãi rác. Tuy nhiên, khi chôn
lấp, vải nhuộm và sợi tổng hợp khó phân hủy không khác gì rác thải nhựa. Thiêu hủy
quần áo lại càng thải ra môi trường các loại khí thải, đóng góp vào quá trình biến đổi
khí hậu làm Trái đất nóng lên. Nếu xu hướng “mua nhiều nhưng dùng chẳng bao
nhiêu” như vậy tiếp diễn, con người sẽ vẫn là “tội đồ” chính làm tổn hại môi trường
sống của mình.

2. Một số giải pháp kiến nghị:


Mỗi chúng ta nên học cách tạo ra cách tiêu dùng hợp lý bằng việc mua sắm những
mặt hàng phù hợp với tình hình kinh tế của mình. Đây là điều quan trọng nhất, giúp
kiểm soát ngân sách, tránh ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn. Và chỉ mua những gì
thực sự cần thiết: tìm kiếm mẫu mã phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Khi đó
những thứ bạn mua trở nên hữu ích và bạn sẽ sử dụng thường xuyên hơn là bị lãng
phí.
Chắc chắn có một số món đồ chỉ mặc một lần là bỏ đi, nếu còn sử dụng được
nhưng không phù hợp với bản thân chúng ta thì nên tìm cách xử lý. Chẳng hạn như
quyên góp quần áo cũ cho từ thiện hoặc bạn có thể thanh lý quần áo cũ thông qua các
trang web như website muaban.net, chotot.com hay các nhóm thanh lý áo quần trên
Facebook… Các trang web này sẽ giúp bán quần áo dùng một lần, giảm nguy cơ ô
nhiễm môi trường và giúp kiếm lại một số tiền từ quần áo cũ này.

3. Hạn chế của dự án và hướng nghiên cứu tiếp theo:

3.1. Hạn chế của dự án:


 Về đối tượng khảo sát:
Do cuộc khảo sát này chỉ được thực hiện thông qua mạng xã hội nên đối tượng
khảo sát không được mở rộng, chủ yếu là sinh viên UEH thường xuyên sử dụng
mạng xã hội mà không khai thác được các đối tượng đã có việc làm và các tầng lớp
khác.

25
BÁO CÁO DỰ ÁN
Dự án được thực hiện với quy mô tương đối nhỏ và chưa thu hút được số lượng
lớn sinh viên tham gia khảo sát nên khó đưa ra giải pháp để khắc phục và phát triển
mô hình đồ secondhand. Đồng thời, trong quá trình điều tra, có một số câu trả lời
nhanh chưa thật sự chính xác. Do đó, dữ liệu chỉ mang tính tổng quát và không phản
ánh chính xác tác động của việc mặc quần áo một lần rồi “để đó” một cách chi tiết.
 Về phương pháp thống kê:
Chưa vận dụng được nhiều phương pháp thống kê trong báo cáo và hầu hết chúng
đều dừng lại ở việc thực hiện triển khai các công cụ thống kê mô tả. Do đó, các kết
quả thu được từ các bài báo nghiên cứu, cũng như các cuộc thảo luận mang tính định
hướng có tính chất tham khảo.
Bộ câu hỏi khảo sát được trình bày chưa đa dạng về tỷ lệ và biểu đồ. Giải pháp của
nhóm đối với các dự án sau này là sẽ quan tâm hơn đến khâu đặt câu hỏi trong thời
gian tới để dự án được hoàn thiện hơn.

3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo:


Từ những hạn chế trên đã làm cơ sở để nhóm nghiên cứu thêm và phát triển một số
hướng cho tương lai của dự án:
- Đầu tiên, việc mở rộng phạm vi khảo sát và tập trung phổ biến nó đến mọi người,
không chỉ trong mạng xã hội, từ đó giúp tăng tính đại diện của khảo sát và đạt được
độ tin cậy cao hơn.
- Thứ hai là đẩy mạnh hình thức điều tra trực tiếp, kết hợp hài hòa các hình thức khác
nhau để kiểm soát và thu được kết quả trung thực, chính xác cao.
- Cuối cùng, học tập, nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu có liên quan trong và ngoài
nước để nâng cao trình độ hiểu biết, từ đó đưa ra những nhận định mang tính khoa
học cao, không bỏ sót những yếu tố quan trọng.

26
BÁO CÁO DỰ ÁN

LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Sĩ- người đã
trực tiếp hướng dẫn và góp ý, giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên
cứu khảo sát. Sự đóng góp ý kiến, nhận xét và hỗ trợ của thầy trong cả quá trình thực
hiện dự án là điều mà nhóm em hết sức trân trọng. Không những thế, sự hỗ trợ của
thầy cũng giúp chúng em có thêm kiến thức, kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân và góp
phần giúp chúng em phát triển hơn nữa trong học tập và công việc trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và những người đã
giúp đỡ trả lời câu hỏi khảo sát, giúp cho nhóm có dữ liệu để phân tích và nghiên cứu
đề tài. Sự giúp đỡ của các bạn chính là những số liệu rất quan trọng đối với nhóm và
nhóm rất trân quý điều đó.

Dự án nghiên cứu này chính là tất cả những kiến thức và sự cố gắng của nhóm
trong học kỳ vừa qua. Nhưng vì còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên
trong quá trình nghiên cứu nên nhóm cũng còn những thiếu sót khó tránh khỏi, lời
nhận xét và góp ý của thầy cô và tất cả mọi người chính là điều mà nhóm tác giả rất
cần và trân quý.

27
BÁO CÁO DỰ ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (David R.Anderson – Dennis J.Sweeney – Thomas A.Williams Hoàng
Trọng chủ biên dịch),Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh, NXB Kinh tế
TP.HCM, 2020.

28
BÁO CÁO DỰ ÁN

PHỤ LỤC
Bảng câu hỏi khảo sát:
1. Bạn có phải là sinh viên UEH không?
 Có: 109 người
 Không: 0 người
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1: 76
 Năm 2: 17
 Năm 3: 13
 Năm 4: 3
3. Giới tính của bạn là ?
 Nam: 29
 Nữ: 80
4. Mức chi tiêu hàng tháng của bạn dành cho việc mua sắm?
 Dưới 500.000VNĐ: 70 người
 Từ 500.000VNĐ đến 2.000.000VNĐ: 29 người
 Trên 2.000.000VNĐ: 10 người
5. Lý do mua quần, áo mới của bạn? (Mức độ từ hoàn toàn không đồng ý-
hoàn toàn đồng ý)
1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý;
5: hoàn toàn đồng ý

-Chỉ mua khi có dịp (Mức độ 1-5)


1: 4 người
2: 4 người
3: 27 người
4: 49 người
5: 25 người
-Mua mỗi tháng (Mức độ 1-5)
1: 16 người
2: 27 người
3: 36 người
4: 23 người
5: 7 người
-Ra mẫu mới là mua (Mức độ 1-5)
1: 26 người
2: 42 người
3: 25 người
4: 9 người
5: 7 người
-Thấy đẹp là mua (Mức độ từ 1-5)
1: 17 người
29
BÁO CÁO DỰ ÁN
2: 12 người
3: 29 người
4: 36 người
5: 15 người
-Đồ cũ rồi mới mua (Mức độ từ 1-5)
1: 3 người
2: 7 người
3: 33 người
4: 51 người
5: 15 người
6. Số lượng bộ đồ chỉ mặc một lần trong tủ đồ?
 Không có bộ nào: 21 người
 Từ 1 đến 3 bộ: 50 người
 Từ 4 đến 6 bộ: 18 người
 Trên 6 bộ: 20 người
7. Mục đích sử dụng của những bộ đồ được mặc một lần?
 Đi chơi: 22 người
 Đi chụp hình: 30 người
 Đi ăn tiệc (đám cưới, sinh nhật,...): 43 người
 Đi du lịch: 7 người
 Đi học: 4 người
 Khác: 3 người
8. Tình trạng của những bộ đồ được mặc một vài lần?
 Còn nguyên tem: 8 người
 Còn mới: 89 người
 Đã cũ rồi: 12 người
9. Lí do không mặc lại?
 Vì bị lạc mất: 6 người
 Vì nhu cầu: 25 người
 Vì tính chất công việc: 16 người
 Vì đó là đồ của người yêu cũ tặng: 3 người
 Không còn vừa với cơ thể: 15 người
 Vì lỗi mốt: 37 người
 Vì bị dính bẩn: 5 người
10. Giá trị của những bộ đồ được mặc một lần?
 Dưới 200.000VNĐ: 27 người
 Từ 200.000VNĐ đến 500.000VNĐ: 71 người
 Từ 500.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ:8 người
 Trên 1.000.000VNĐ: 3 người
11. Quan điểm của bạn về mức độ ảnh hưởng của thực trạng này tới kinh tế,
xã hội, môi trường?
 Đáng quan ngại: 65 người
 Bình thường: 40 người
30
BÁO CÁO DỰ ÁN
 Không vấn đề gì: 4 người
12. Bạn thường xử lí những bộ đồ này như thế nào?
 Thanh lí lại cho người khác: 23 người
 Bỏ đi: 15 người
 Cứ để đó tại chưa biết xử lí như thế nào: 57 người
 Quyên góp cho từ thiện: 13 người
 Khác:1 người
13.Bạn có biết về đồ kí gửi?
 Biết rất rõ: 42 người
 Đã từng nghe qua: 61 người
 Chưa nghe tới bao giờ: 6 người
14.Bạn có biết về đồ secondhand?
 Biết rất rõ: 82 người
 Đã từng nghe qua: 25 người
 Chưa nghe tới bao giờ: 2 người
15.Lý do bạn sử dụng đồ ký gửi- đồ secondhand?
 Chất lượng tốt dù bản thân không phải là người sử dụng đầu tiên:
18 người
 Tiết kiệm tiền cho bản thân: 32 người
 Góp phần bảo vệ môi trường: 21 người
 Có thể mua được nhiều đồ đẹp mà không cần quá nhiều tiền: 36
người
 Khác: 2 người
16. Trải nghiệm của bạn khi sử dụng đồ ký gửi- đồ secondhand?
 Rất tệ: 0 người
 Không tốt: 0 người
 Bình thường: 32 người
 Tốt: 59 người
 Rất tốt: 18 người

31

You might also like