You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


*****  *****

BÁO CÁO CUỐI KỲ:


TƯ DUY CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KỸ
THUẬT
ĐỀ TÀI:

MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN

TẬP CHO MẮT

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hà Duyên Trung


Nhóm sinh viên thực : 1. Phạm Văn Quyền 20182750
hiện 2. Nguyễn Anh Duy 20182464
3. Bùi Khắc Quốc Hiển 20182497
4. Lê Khắc Hoàng 20184455
5. Nguyễn Thành Sơn 20181731
Nhóm số : 04
Mã lớp : 129320

Hà Nội, 1/2022
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................2

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................4

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ Ý TƯỞNG ....................................................5

1.1. Giới thiệu về thành viên:....................................................................5

1.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe về mắt ở nước ta hiện nay: ...........5

1.3. Nguồn gốc ý tưởng và định hướng: ..................................................6

CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC TƯ DUY THIẾT KẾ ...............................................8

2.1. Khái niệm tư duy thiết kế (Design Thinking) ..................................8

2.2. Quy trình tư duy thiết kế ...................................................................8

2.2.1. Pha đồng cảm (Empathize) ..............................................................9

2.2.2. Pha xác định vấn đề (Define) ........................................................14

2.2.3. Pha lên ý tưởng (Ideate) ................................................................17

2.2.4. Pha tạo mẫu (Prototype) ................................................................21

2.2.5. Pha kiểm tra (Test) .........................................................................28

CHƯƠNG III: SẢN PHẨM HIỆN CÓ VÀ MẪU PHÁT TRIỂN ....................30

3.1. Sản phẩm hiện có ..............................................................................30

3.2. Hướng phát triển của sản phẩm .....................................................31

KẾT LUẬN ........................................................................................................33

129320 – NHÓM 04 1
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Cận thị học đường ...............................................................................5
Hình 1. 2. Hình ảnh hội tụ của mắt thường và mắt cận thị ..................................6

Hình 2. 1. 5 pha hoạt động của Design Thinking .................................................8


Hình 2. 2. Phản hồi của đối tượng sinh viên Nguyễn Thái Bình_HUST ...........10
Hình 2. 3. Phản hồi của đối tượng lao động trẻ Bùi Vũ Thư .............................10
Hình 2. 4. Phản hồi của lao động trung niên Nguyễn Anh Duy.........................11
Hình 2. 5. Phản hồi của người cao tuổi Bùi Tiến Dũng .....................................11
Hình 2. 6. Persona canvas của sinh viên Lê Quang Đức. ..................................12
Hình 2. 7. Persona canvas của y sĩ Lê Thị Thanh Dung. ...................................12
Hình 2. 8. Persona canvas của giáo viên về hưu Nguyễn Hải Đăng. .................12
Hình 2. 9. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng sinh viên. ......................................13
Hình 2. 10. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng người lao động ............................13
Hình 2. 11. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng người cao tuổi. ............................14
Hình 2. 12. Point of View sinh viên ...................................................................14
Hình 2. 13. Point of View của người nội trợ và người cao tuổi .........................15
Hình 2. 14. Bản thiết kế vắn tắt ..........................................................................15
Hình 2. 15. Biểu đồ các bên liên quan................................................................16
Hình 2. 16. Hành trình khách hàng ....................................................................16
Hình 2. 17. Bản đồ bối cảnh ...............................................................................17
Hình 2. 18. Bản đồ cơ hội...................................................................................17
Hình 2. 19 Phác thảo ý tưởng .............................................................................19
Hình 2. 20 Bản đồ ưu tiên ..................................................................................20
Hình 2. 21 Bản đồ các mối quan hệ ...................................................................21
Hình 2. 22 Nguyên mẫu kính thực tế ảo.............................................................23
Hình 2. 23 Nguyên mẫu bảng điều khiển thiết bị...............................................24
Hình 2. 24 Mô phỏng 3D kính thực tế ảo ...........................................................24
Hình 2. 25 Mô phỏng 3D bảng điều khiển .........................................................24
Hình 2. 26 Màn hình đăng nhập trên thiết bị .....................................................25
Hình 2. 27 Đổi mật khẩu trên thiết bị .................................................................25

129320 – NHÓM 04 2
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
Hình 2. 28 Các bước luyện tập trên thiết bị .......................................................26
Hình 2. 29 Mua không gian sử dụng và các sản phẩm mới ...............................26
Hình 2. 30 Chức năng hỗ trợ đi kèm thiết bị ......................................................26
Hình 2. 31 Giao diện website giới thiệu sản phẩm ............................................27
Hình 2. 32 Bảng phân cảnh ................................................................................27
Hình 2. 33 Lưới chụp phản hồi ..........................................................................28

Hình 3. 1 Các không gian người dùng lựa chọn khi sử dụng kính.....................30

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2. 1 Bảng đánh giá ý tưởng .......................................................................21
Bảng 2. 2 Bảng phân công công việc Gantt Chart .............................................23
Bảng 2. 3 Bảng đánh giá các mẫu ......................................................................29

Bảng 3. 1 Bảng ma trận tương tác ......................................................................31


Bảng 3. 2 Bảng lựa chọn thay thế ......................................................................31
Bảng 3. 3 Bảng ma trận quyết định ....................................................................32

129320 – NHÓM 04 3
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Môn học “Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật” là một yêu cầu tất yếu đối với
sinh viên ngành kỹ thuật. Môn học đã cung cấp các phương pháp thiết kế dựa trên giải
pháp để giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Nhóm được trau dồi, học tập,
thực hành qua việc thiết kế sản phẩm thực tế. Nhưng hơn hết là sự sáng tạo, tư duy đột
phá, dám nghĩ, dám làm, cùng thay đổi để phát triển, thoát khỏi sự gò bó trong tư duy,
đến gần hơn với sự “sáng tạo” đúng nghĩa.

Tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, tình trạng mắc các
tật khúc xạ về mắt đang ở mức báo động. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ có
xu hướng tăng nhanh theo thời gian và theo cấp học và tần suất làm việc. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến các tật về mắt, điển hình như không gian học tập và làm việc
thiếu ánh sáng, chật hẹp, hay tiếp xúc với màn ảnh điện thoại, máy tính; không bố trí
thời gian nghỉ ngơi cũng như tập luyện mắt hợp lý dẫn đến các tật về mắt như: cận thị,
loạn thị, …. Vì vậy, việc đưa ra những giải pháp để cải thiện tình trạng này vẫn đang
được quan tâm và điều chỉnh.

Chúng ta có thể thấy những vận động viên thường không hay mắc các tật khúc xạ
về mắt do khi chơi thể thao hay vận động thì mắt của họ như được vận động và luyện
tập với nhiều cường độ khác nhau. Còn những lứa tuổi như học sinh, sinh viên thì tỷ lệ
mắc tật khúc xạ về mắt lại cao hơn do phải học tập, làm việc ở những điều kiện thiếu
ánh sáng cũng như không gian chật hẹp. Vì vậy, trong thời đại công nghệ ngày càng
phát triển hiện nay, các phương pháp điều trị cũng như cơ sở vật chất khám chữa bệnh
về mắt cũng ngày càng được cải thiện. Nhưng để sớm hạn chế được tỷ lệ mắc tật khúc
xạ về mắt, các ý tưởng về một thiết bị ứng dụng nhiều công nghệ giúp cho mắt có thể
được luyện tập đã được đề xuất. Ở đây chúng em đưa ra ý tưởng về “Một thiết bị mô
phỏng không gian giúp cho mắt có thể được luyện tập” với nhiều cường độ khác
nhau, phù hợp với từng người, từng mức độ, từng lứa tuổi, ứng dụng các công nghệ
hiện đại với mục đích ngăn chặn sớm các tật về mặt có thể mắc phải, qua đó giúp cho
tỷ lệ mắc tật khúc xạ giảm đi và mọi người sẽ có một đôi mắt sáng khỏe.

129320 – NHÓM 04 4
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ Ý TƯỞNG
1.1. Giới thiệu về thành viên:
1.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe về mắt ở nước ta hiện nay:

Trong những năm gần đây, các vấn đề về thị lực trở nên phổ biến và nghiêm
trọng hơn, đặc biệt là tật cận thị. Việc cận thị nằm trong danh sách những nội dung
trọng tâm của “Chương trình thị giác 2020” đủ để cho thấy tính chất nghiêm trọng
của nó. Đối tượng gặp vấn đề về thị lực đang chuyển dần từ người cao tuổi về người
trẻ tuổi, khi chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tỷ lệ học sinh, sinh viên bị tật cận thị đang
ngày một cao lên.

Hình 1. 1. Cận thị học đường


Nguyên nhân của tật cận thị có nhiều, do bẩm sinh và do mắc phải. Về bẩm
sinh, tật cận thị do sự quá dài của trục nhãn cầu hay quá cong của giác mạc. Cấu trúc
của mắt gặp sai lệch khiến cho thông tin từ mắt đến não bộ bị mờ, không rõ. Tuy
nhiên, đa phần những người trẻ hiện nay đều mắc phải tật cận thị giả, là do thủy tinh
thể mất sự đàn hồi vốn có do bị ép phải điều tiết quá nhiều. Hơn 10 năm trở về trước,
nguyên nhân cận thị là do việc học tập trong môi trường thiếu độ sáng cần thiết thì
ngày nay, nguyên nhân lại là do việc tiếp xúc trong thời gian quá dài và quá gần với
các thiết bị điện tử như: máy tính bảng, điện thoại, máy tính, vô tuyến… của con
người. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra hết sức phức tạp, việc
học tập và làm việc online càng trở nên phổ biến vì thế việc học sinh và sinh viên tiếp
xúc với các thiết bị điện tử nhiều giờ là điều không tránh khỏi đó cũng chính là nguyên
nhân gây ra tật cận thị ở học sinh sinh viên.

129320 – NHÓM 04 5
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 1. 2. Hình ảnh hội tụ của mắt thường và mắt cận thị
Tuy thực trạng là vậy, và bất kỳ ai thường xuyên theo dõi báo đài cũng có thể
nhận ra sự gia tăng về các vấn đề của mắt trong xã hội, nhưng ít ai thực sự đầu tư thời
gian để quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thị lực của mình và người thân, cho đến
khi các vấn đề mắc phải trở nên thực sự nghiêm trọng, đến mức phải chữa trị bằng
phương pháp phẫu thuật, tới lúc đó, cái giá phải bỏ ra không còn rẻ kể cả về mặt tiền
bạc cũng như là thời gian. Vấn đề trên đem đến cho nhóm chúng em những câu hỏi,
suy nghĩ làm sao để hạn chế hiện tượng cận thị giả trong xã hội cũng như vận động
mọi người có ý thức hơn trong việc đầu tư cho sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe
của mắt.

1.3. Nguồn gốc ý tưởng và định hướng:

Bằng sự quan sát, quan tâm của mình, các thành viên trong nhóm đã thống nhất
ở một phát hiện rằng những người thường xuyên tham gia các hoạt động đường dài,
vận động nhiều và buộc đôi mắt phải nhìn xa gần liên tục ít gặp các vấn đề về mắt hơn.
Kết hợp cùng với một câu chuyện bạn nhóm trưởng từng được nghe kể câu chuyện về
thói quen leo núi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rằng đôi mắt Người vẫn luôn sáng ngời
dù phải làm việc với giấy tờ, sổ sách liên tục cho đến tận những năm tháng Bác bắt
đầu có dấu hiệu của bệnh một phần là do việc leo núi thường xuyên mà có. Từ câu
chuyện, cùng với sự phát triển công nghệ thực tế ảo mô phỏng căn nhà, thậm chí cả
khu đô thị để tham quan trước mà bạn Việt Anh theo dõi, nhóm đã lên ý tưởng về một
thiết bị sử dụng công nghệ thực tế ảo mô phỏng không gian mà trong đó, người sử
dụng được trải nghiệm như hoạt động leo núi, đôi mắt được điều tiết liên tục, hợp lý
với mức độ phù hợp để luyện tập cho khả năng đàn hồi của thủy tinh thể, giúp thủy

129320 – NHÓM 04 6
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
tinh thể không vì bị cong hoặc giãn quá mức trong thời gian dài mà mất đi tính đàn hồi
của nó.

Hình 1. 3. Công nghệ HOME3D mô phỏng không gian tham quan nhà
Cùng với cảm hứng từ tinh thần sáng tạo, phát minh vì con người của thầy Hà
Duyên Trung, nhóm dự định phát triển thiết bị theo hướng tăng độ tiện nghi, tạo thế
giới ảo chân thực, nhưng cố gắng đảm bảo những người có thu nhập không quá cao
vẫn có thể tiếp cận với sản phẩm. Ngoài ra, nhóm cũng kỳ vọng sản phẩm của mình có
thể đem lại cái nhìn quan tâm hơn của người dùng nói riêng và mọi người khác nói
chung về sự thiết yếu, quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho thị lực của mình.

129320 – NHÓM 04 7
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC TƯ DUY THIẾT KẾ
2.1. Khái niệm tư duy thiết kế (Design Thinking)

Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên
tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc
biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp
bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp
cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra. Nó khuyến khích người
ta nhìn vấn đề ở nhiều góc độ của người dùng và tích hợp lại. Qua đó, tạo ra những sản
phẩm có tính hữu dụng cao cho người dùng.

2.2. Quy trình tư duy thiết kế

Bí mật của một nhà tư duy thiết kế thành công thực sự là những suy nghĩ. Tư
duy từ suy nghĩ về thiết kế được tạo thành từ 5 bước:

• Suy nghĩ người dùng đầu tiên


• Đặt câu hỏi đúng
• Tin rằng bạn có thể phác vẽ
• Cam kết khám phá
• Tạo nguyên mẫu để kiểm tra

Hình 2. 1. 5 pha hoạt động của Design Thinking

129320 – NHÓM 04 8
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
2.2.1. Pha đồng cảm (Empathize)

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình tư duy thiết kế chính là đạt đến sự thấu hiểu
đồng cảm với vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. Điều này đòi hỏi các chuyên
gia, cố vấn phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực quan tâm thông qua việc quan sát,
tham dự và thấu hiểu với mọi người, để hiểu được những trải nghiệm và động lực của
họ, cũng như đắm chìm bản thân vào môi trường tự nhiên để có hiểu biết cá nhân sâu
sắc hơn về vấn đề liên quan. Đồng cảm là điều cốt yếu trong quá trình thiết kế lấy con
người làm trung tâm cũng như trong Tư duy thiết kế, và đồng cảm cũng cho phép các
nhà tư tưởng thiết kế đặt sang một bên những nhận định của mình về thế giới này, từ
đó đạt đến sự thấu hiểu với người dùng và các nhu cầu của họ.

Công cụ hỗ trợ: 5 – Whys: Đặt 5 câu hỏi tại sao để đào sâu vấn đề. 6 Kipling’s
questions, đặt 6 câu hỏi về: Why – Tại sao, What – Cái gì, Where – Ở đâu, When –
Khi nào, Who – Ai, How – Làm thế nào.

a. Phản hồi khách hàng

Muốn đạt đến mức độ đồng cảm với người dùng, chúng ta phải hiểu người
dùng. Mà để hiểu người khác thì cách dễ nhất chính là hỏi và thu thập phản
hồi. Ở đây, nhóm đặt ra các câu hỏi và mục đích tương ứng như sau:

• Bạn có cảm thấy sức khỏe của mắt yếu đi? – Nắm được tình trạng
của khách hàng.
• Bạn có đầu tư thời gian tập các bài tập cho mắt? – Nắm được nhu
cầu, nhận thức của khách hàng.
• Những vấn đề mà bạn gặp phải khi tập luyện mắt? – Hiểu được khó
khăn của khách hàng.
• Bạn nghĩ gì về lợi ích của việc luyện tập mắt qua tính năng mô phỏng
không gian? – Hiểu nếu lợi ích có liên quan đến khách hàng.
• Bạn có ý tưởng gì để phần mềm này không? - Tham khảo ý kiến
khách hàng để có thêm ý tưởng.

129320 – NHÓM 04 9
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
Nhóm đã thực hiện thu thập phản hồi trên 4 nhóm đối tượng phân loại theo
độ tuổi: Sinh viên, người lao động trẻ, trung niên và người cao tuổi. Kết quả
thu được như sau:

Hình 2. 2. Phản hồi của đối tượng sinh viên Nguyễn Thái Bình_HUST

Hình 2. 3. Phản hồi của đối tượng lao động trẻ Bùi Vũ Thư

129320 – NHÓM 04 10
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 4. Phản hồi của lao động trung niên Nguyễn Anh Duy

Hình 2. 5. Phản hồi của người cao tuổi Bùi Tiến Dũng
b. Persona canvas

129320 – NHÓM 04 11
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 6. Persona canvas của sinh viên Lê Quang Đức.

Hình 2. 7. Persona canvas của y sĩ Lê Thị Thanh Dung.

Hình 2. 8. Persona canvas của giáo viên về hưu Nguyễn Hải Đăng.
129320 – NHÓM 04 12
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
c. Bản đồ đồng cảm

Hình 2. 9. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng sinh viên.

Hình 2. 10. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng người lao động

129320 – NHÓM 04 13
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 11. Biểu đồ đồng cảm với đối tượng người cao tuổi.
2.2.2. Pha xác định vấn đề (Define)

Trong giai đoạn này, các thông tin được tạo ra và tập hợp ở giai đoạn đồng cảm sẽ
được đặt chung lại với nhau. Bạn sẽ phân tích sự quan sát và tổng hợp chúng để định
nghĩa trọng tâm vấn đề. Giai đoạn Định nghĩa sẽ giúp nhà thiết kế trong đội ngũ tập
hợp các ý tưởng tốt để thiết lập các điểm đặc trưng, chức năng và nhiều yếu tố khác, từ
đó cho phép họ giải quyết vấn đề.

a. Quan điểm của người dùng PoV (Point of View)

Hình 2. 12. Point of View sinh viên

129320 – NHÓM 04 14
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 13. Point of View của người nội trợ và người cao tuổi
b. Bản thiết kế vắn tắt

Hình 2. 14. Bản thiết kế vắn tắt


c. Bản đồ các bên liên quan (Stake Holder Map)

129320 – NHÓM 04 15
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 15. Biểu đồ các bên liên quan


d. Hành trình khách hàng (Customer Journey Map)

Hình 2. 16. Hành trình khách hàng


e. Bản đồ bối cảnh (Context Map)

129320 – NHÓM 04 16
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 17. Bản đồ bối cảnh


f. Bản đồ cơ hội (Opportunity Map)

Hình 2. 18. Bản đồ cơ hội


2.2.3. Pha lên ý tưởng (Ideate)

Ở bước thứ ba của quy trình Design Thinking, tư duy của bạn đã sẵn sàng để tạo ra
các ý tưởng sáng tạo. Với nền tảng thông tin và sự đồng cảm có được từ 2 bước Đồng
cảm và Xác định vấn đề, chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu “Think outside the box” để
khám phá ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho vấn đề. Có rất nhiều phương pháp
tư duy bổ trợ cho bước này như: Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea,
SCAMPER. Điều quan trọng ở bước này là tạo ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp

129320 – NHÓM 04 17
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
càng tốt. Chủ doanh nghiệp nên chọn một số phương pháp để nghiên cứu và kiểm tra
tính khả thi của ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất.

Để tập trung vào việc tạo ý tưởng, nhóm chuyển đổi vấn đề thành giải pháp. Khai
phá nhiều ý tưởng đa dạng và rộng lớn để vượt ra ngoài các giải pháp hiển nhiên cho
vấn đề luyện tập mắt.

Ý tưởng cần các yếu tố sau:

• Sáng tạo: Kết hợp sự không/có ý thức với những suy nghĩ và trí tưởng tượng
hợp lý
• Sức mạnh tổng hợp của nhóm: Thúc đẩy nhóm tiếp cận các ý tưởng mới,
nảy sinh ra các ý tưởng khác
• Suy nghĩ phân kỳ và hội tụ.
a. Các câu hỏi công não (brainstorming ‘s question)
• Sản phẩm cần thêm điều gì để khách hàng cảm thấy được cam kết và tin
cậy tới từ sản phẩm?
• Vẻ ngoài của sản phẩm như thế nào thì ảnh hưởng tốt tới ấn tượng của
khách hàng với sản phẩm?
• Mức chi phí bao nhiêu là phù hợp để sản phẩm tiếp cận với các đối
tượng khách hàng khác nhau?
• Làm cách nào để có được các phản hồi hữu ích, có đóng góp tới từ khách
hàng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm?
• Các loại vật liệu, công nghệ được áp dụng phải đảm bảo những tiêu chí
gì để tối ưu tính năng của sản phẩm?

129320 – NHÓM 04 18
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
• Cần thêm điều gì để giúp khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm hơn
ngay từ lần đầu tiếp xúc?
• Niềm tin được xây dựng dựa trên danh tiếng, vậy danh tiếng và sự công
nhận của sản phẩm có thể có được qua phương thức nào?
b. Phác thảo và lên ý tưởng
• Phác thảo ý tưởng:

Hình 2. 19 Phác thảo ý tưởng


• Lên ý tưởng:
✓ Đánh giá 1 cách khách quan minh bạch chất lượng, các cam kết
chắc chắn, bảo hành.
✓ Lên ý tưởng cho trang trí bên ngoài thiết bị, tạo sự hài hòa, cân
đối
✓ Ước tính chi phí, lên đối tượng khách hàng phù hợp, đồng thời
đẩy mạnh việc liên kết với các công ty công nghệ thực tế ảo
(HOME 3D, PUBG).
✓ Lập 1 trang mạng xã hội để lắng nghe những feedback của khách
hàng
✓ Bám sát công nghệ phù hợp để tạo ra đúng mục đích sản phẩm
✓ Làm video mô phỏng cách sử dụng, hướng dẫn sử dụng tập trung
trọng tâm, ngắn gọn.
✓ Ý tưởng về chuyển đổi số trong y tế.
c. Đẩy lùi ranh giới (Scamper)

129320 – NHÓM 04 19
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
• Thay thế (Substitute): Có thể cải thiện tình trạng cận thị bằng 1 sản phẩm
công nghệ thay cho thuốc và thực phẩm chức năng.
• Kết hợp (Combine): Có thể kết hợp với hoạt động giải trí, tận dụng thời
gian rảnh để luyện tập mắt đồng thời kết hợp thư giãn giải tỏa stress
• Thích nghi (Adapt): Có thể sử dụng công cụ cho nhiều đối tượng ở nhiều
nơi gọn nhẹ phù hợp tại mọi thời điểm.
• Sửa đổi (Modify): Có thể bổ sung thêm nhiều tính năng như nghe nhạc,
du lịch tại nhà trải nghiệm nhiều nơi trên thế giới mà không cần di
chuyển
• Đưa vào sử dụng khác (Put to another use): Như một phần cho hoạt
động giải trí, đồng thời tham gia du lịch nhiều nơi trong bối cảnh dịch
bệnh phức tạp
• Loại bỏ (Eliminate): Nếu loại bỏ 1 số tính năng như trải nghiệm một vài
nơi sẽ tạo ra sự thiếu đa dạng cho sản phẩm, đồng thời đã xây dựng hệ
thống bằng công nghệ phù hợp đơn giản nhất nên không thể loại bỏ yếu
tố nào trong hệ thống
• Nghịch đảo (Reverse): Việc làm điều ngược lại là không khả thi
d. Bản đồ ưu tiên

Hình 2. 20 Bản đồ ưu tiên


e. Bản đồ mối quan hệ

129320 – NHÓM 04 20
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 21 Bản đồ các mối quan hệ


f. Đánh giá ý tưởng:

Bảng 2. 1 Bảng đánh giá ý tưởng


g. Kết luận lựa chọn ý tưởng: Qua phân tích nhóm đi đến kết luận về ý tưởng
như sau:
• Tạo ra sản phẩm với công nghệ phù hợp chi phí tối ưu nhất
• Cố gắng liên kết với công ty thực tế ảo
• Tạo sự hài hòa cân đối về dáng vẻ bề ngoài
• Lắng nghe, cải thiện sản phẩm từ phản hồi của khách hàng người
2.2.4. Pha tạo mẫu (Prototype)

129320 – NHÓM 04 21
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình
hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng
vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước. Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm
thức uống (Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (Nếu làm lĩnh vực
về training & coaching) ... Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải
nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không
đạt yêu cầu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề
hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.

Yêu cầu phi chức năng: Sản phẩm: Kính hỗ trợ luyện tập cho mắt

• Hình gần giống hộp chữ nhật (Carrizo của AMD), góc nhìn (FOV) là
120 độ (góc rộng), đường kính 42 mm, hỗ trợ kích thước màn hình
điện thoại từ 4.7 đến 7.0 inch, trọng lượng khoảng 330g.
• Độ tin cậy: chính hãng 1 đổi 1 trong 12 tháng, hoạt động tốt ở nhiệt
độ phòng.
• Nguồn cấp: 5V (thiết bị ngoại vi) hoặc pin (3.86V/1cell).
• Giá cả: khoảng 10M (kính, bảng điều khiển).
• Thời gian có thể phát hành sản phẩm: 5 năm tới.
Yêu cầu chức năng: Sản phẩm sẽ bao gồm các chức năng sau:

• Chức năng bảo vệ:


✓ Hộp chữ nhật đóng gói kính, chất lượng nhựa cứng (chống nhiệt,
ẩm…).
✓ Chống ẩm mốc, côn trùng bò vào gây ảnh hưởng đến chất lượng
kính.
✓ Hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ phòng (max 70 C), chống nước
mức bình thường.
• Chức năng hoạt động:
✓ Sử dụng điện thoại gắn trực tiếp gắn lên kính: Có khả năng
tái tạo, mô phỏng toàn bộ không gian nhờ vào khả năng xử lý
bằng máy tính, một cách chân thật và sống động.
✓ Kết nối với một thiết bị ngoại vi: Sử dụng chủ yếu để xem
phim 2D, 3D hoặc chơi game 3D dành riêng cho kính.
• Chức năng hoạt động:

129320 – NHÓM 04 22
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
✓ Điều chỉnh ánh sáng của kính.
✓ Ngưỡng nhiệt độ(33C) ,độ ẩm(60).
✓ Ứng dụng vào các trò chơi giải trí: mang đến cho người sử
dụng những trải nghiệm tuyệt vời, đặc biệt là những ai yêu
thích xem phim, chơi game, ...
✓ Ứng dụng vào y học: Kính thực tế ảo được đánh giá giống như
một phụ tá tuyệt vời của bác sĩ trong các cuộc phẫu thuật chi
dưới và cột sống.
✓ Ứng dụng vào tham quan, du lịch: có thể dàng trải nghiệm
các khung cả thiên nhiên tuyệt đẹp, những thành phố nổi tiếng
trên thế giới mà không cần bước chân ra khỏi nhà.
Sơ đồ phân công công việc Gantt Chart:

Bảng 2. 2 Bảng phân công công việc Gantt Chart


a. Nguyên mẫu vật lý và 3D:

Hình 2. 22 Nguyên mẫu kính thực tế ảo

129320 – NHÓM 04 23
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 23 Nguyên mẫu bảng điều khiển thiết bị

Hình 2. 24 Mô phỏng 3D kính thực tế ảo

Hình 2. 25 Mô phỏng 3D bảng điều khiển


b. Giao diện máy
• Chức năng đăng nhập: Với mỗi khách hàng mua thiết bị sẽ được cung
cấp 1 tài khoản và mật khẩu để đăng nhập sử dụng thiết bị.

129320 – NHÓM 04 24
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 26 Màn hình đăng nhập trên thiết bị


• Chức năng đổi mật khẩu: Giúp người dùng đổi mật khẩu dễ nhớ hơn

Hình 2. 27 Đổi mật khẩu trên thiết bị


• Chức năng luyện tập:

129320 – NHÓM 04 25
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Hình 2. 28 Các bước luyện tập trên thiết bị


• Chức năng mua không gian sử dụng và các sản phẩm mới

Hình 2. 29 Mua không gian sử dụng và các sản phẩm mới


• Chức năng hỗ trợ:

Hình 2. 30 Chức năng hỗ trợ đi kèm thiết bị


c. Website giới thiệu:

Link website giới thiệu sản phẩm: https://tuduyhust63.github.io/tuduy/

• Cung cấp các thông tin chi tiết về thiết bị.


129320 – NHÓM 04 26
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
• Giúp người dùng hiểu hơn về công nghệ Home3D và thực tế ảo trong
việc luyện tập mắt
• Giúp quảng cáo các không gian nổi bật nhất
• Tư vấn, chăm sóc sức khỏe : có các phương pháp chăm sóc mắt kết hợp
với việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất. Tư vấn sức khỏe và thiết bị
qua hotline.
• Hỗ trợ khách hàng : số hotline, địa chỉ liên hệ

Hình 2. 31 Giao diện website giới thiệu sản phẩm

d. Bảng phân cảnh:

Hình 2. 32 Bảng phân cảnh

129320 – NHÓM 04 27
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
2.2.5. Pha kiểm tra (Test)

Đây là pha cuối cùng của quy trình 5 pha, nhưng trong một quá trình Design
Thinking thực tế, pha này thường lặp đi lặp lại. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần
phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản
phẩm, dịch vụ. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp.
Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau. Vì vậy,
chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp để tạo ra
những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.

Design thinking là 1 vòng lặp được thực hiện liên tục, chỉ cần chủ doanh nghiệp
hườm hườm 1 ý tưởng sản phẩm có khả năng chiến thắng 60% là có thể thiết kế mẫu
& test với khách hàng, và cải tiến liên tục sẽ dựa trên nền tảng phản hồi thực tế.
Design thinking không những giúp sáng tạo ra giải pháp đột phá mà còn giúp đẩy
nhanh quy trình tung sản phẩm nói riêng.

a. Lưới chụp phản hồi từ khách hàng:

Hình 2. 33 Lưới chụp phản hồi

b. Đánh giá nguyên mẫu


• Mẫu A: Ít màu sắc, giao diện đơn giản không màu mè.
• Mẫu B: Nhiều màu sắc phong phú, giao diện bắt mắt.
• Mẫu C: Bổ sung tính năng báo thức chống ngủ quên, hẹn giờ tập.

129320 – NHÓM 04 28
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
• Mẫu D: Thêm tính năng lướt web, kiểm tra thị lực, màn hình hiển thị sắc
nét (2K).

Bảng 2. 3 Bảng đánh giá các mẫu

129320 – NHÓM 04 29
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
CHƯƠNG III: SẢN PHẨM HIỆN CÓ VÀ MẪU PHÁT TRIỂN
3.1. Sản phẩm hiện có

Hiện tại, sản phẩm đang được thử nghiệm có nguyên mẫu vật lí với chiếc kính 3D
nhỏ gọn và phù hợp. Bên trong sản phẩm có chức năng chọn Map, chọn không gian
luyện tập tích hợp công nghệ lái xe tự hành đồng thời có những tính năng như kiểm tra
thị lực để lựa chọn không gian cho phù hợp, nhắc nhở bạn luyện tập mắt thường xuyên

Trước khi đeo và sử dụng sản phẩm , khách hàng có thể tham khảo các không gian
trên website: https://tuduyhust63.github.io/tuduy/ , đồng thời lựa chọn các không gian
luyện tập như một trải nghiệm du lịch thực sự với nhiều cảnh quan trên thế giới.

Hình 3. 1 Các không gian người dùng lựa chọn khi sử dụng kính
Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn tư vấn sức khỏe về mắt miễn phí,
đồng thời nhận được các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

129320 – NHÓM 04 30
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

3.2. Hướng phát triển của sản phẩm

Bảng 3. 1 Bảng ma trận tương tác

Bảng 3. 2 Bảng lựa chọn thay thế

129320 – NHÓM 04 31
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT

Bảng 3. 3 Bảng ma trận quyết định


Phân tích kết quả:

Với ma trận quyết định, phân tích các lựa chọn thay thế, cả nhóm nhận thấy
thiết kế thay thế “Kính tiện ích” có giá trị cao nhất (4.02).

Vì vậy, cả nhóm chúng em đã quyết định thực hiện với ý tưởng có điểm số cao
nhất là Kính tiện ích làm đề xuất tinh chỉnh thiết kế.

Tiếp tục nghiên cứu phát triển cho sản phẩm một số tính năng tích hợp AI như
thống kê, khảo sát thông minh về mức độ luyện tập cũng như các không gian ưu thích
đối với người dùng, đưa ra các lời nhắc nhở dựa trên phân tích về chỉ số mắt. Đồng
thời không ngừng cải tiến nguyên mẫu vật lí để tạo ra sản phẩm gọn nhẹ phù hợp với
đa số khách hàng, luôn luôn lắng nghe, tiếp nhận các phản hồi khách hàng trên các
trên mạng xã hội để có thể mang lại sản phẩm tuyệt vời nhất

129320 – NHÓM 04 32
MÔ PHỎNG KHÔNG GIAN HỖ TRỢ LUYỆN TẬP CHO MẮT
KẾT LUẬN
Ý tưởng về một thiết bị mô phỏng không gian luyện tập mắt là một ý tưởng
thực tế, có tính ứng dụng cao và phù hợp với thực trạng hiện này không chỉ tại nước ta
mà con trên cả thế giới. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về mặt kinh tế cũng như các
tính năng cần được cải thiện. Muốn sản phẩm được hoàn thiện, cần nắm bắt và thấu
hiểu rõ tâm lý và nhu cầu của khách hàng, cùng với đó phải xác định được các vấn đề
sẽ gặp phải trong quá trình thiết kế sản phẩm, cũng như nêu ra được những ưu nhược
điểm, qua đó hình thành thêm các ý tưởng mới phù hợp.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đề tài đã được hoàn thành đúng thời
hạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Hà Duyên Trung. Trong quá
trình học tập, thầy đã truyền đạt đến chúng em những kiến thức bổ ích và nhiệt tình
hướng dẫn, góp ý và đưa ra những điều chỉnh để bọn em có thể hoàn thành các bản
báo cáo cũng như củng cố vững chắc hơn kiến thức môn học. Bên cạnh đó, trong
khoảng thời gian 8 tuần đầu học kì mặc dù tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức
phức tạp nhờ vào sự chỉ dẫn tận tình của thầy và tinh thần làm việc nhóm được
phát huy một cách tối đa nên nhóm đã tiến hành các hoạt động lên khảo sát, tìm
hiểu vấn đề người dùng và lên ý tưởng sản phẩm. Nhưng do vốn kiến thức còn
nhiều hạn chế, bản báo cáo đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy
có thể nhận xét và góp ý để bài báo cáo của chúng em có thể hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

129320 – NHÓM 04 33

You might also like