You are on page 1of 119

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN ĐỨC QUANG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG


CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN


VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ LIỆU

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá thực trạng
công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện
môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group
Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Vũ Liệu. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

Tác giả luận văn

Đoàn Đức Quang


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin trân trọng và biết ơn sâu sắc và cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Công đoàn đã giúp
đỡ, tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt trong suốt thời gian qua em học tập
tại trường. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, các cô khoa Sau Đại
học, khoa Bảo hộ lao động lãnh đạo cùng các thầy cô đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ, chia sẻ thông tin và kiến thức cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp này.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Vũ Liệu luôn
hướng dẫn tận tình và hơn cả là động viên, khích lệ tinh thần để em thực hiện
hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần
Tập đoàn MIK Group Việt Nam cùng toàn thể đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận
văn tại Công ty.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã đứng đằng
sau là chỗ dựa vững chắc kể cả về tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong thời
gian học tập và thực hiện luận văn này.
Trân trọng!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 4
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 5
1.1. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam ..................... 5
1.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước
về công tác an toàn vệ sinh lao động .................................................................. 7
1.1.2. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng ban
hành các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ
sinh lao động ..................................................................................................... 10
1.1.3. Hệ thống quản lý nhà nước về An toàn – Vệ sinh lao động ................... 11
1.1.4. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .................................... 12
1.2. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành xây dựng
ở Việt Nam ....................................................................................................... 13
1.2.1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng gây ảnh hưởng, khó khăn bất
cập đến công tác an toàn vệ sinh lao động ........................................................ 14
1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lao động ........................................... 15
1.2.3. Nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động ....................... 16
1.2.4. Bộ máy quản lý công tác An toàn – Vệ sinh lao động trong ngành Xây
dựng ................................................................................................................... 17
1.2.5. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nguyên nhân ................. 17
1.3. Đánh giá chung ......................................................................................... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM ............................................................ 22
2.1. Giới thiệu về Công ty ............................................................................... 22
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ..................................................................... 22
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi ........................................................ 22
2.1.3. Giải thưởng, thương hiệu ........................................................................ 23
2.1.4. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 24
2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ
phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam ...................................................... 25
2.2.1. Những nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại các dự án xây
dựng của Công ty .............................................................................................. 25
2.2.2. Chính sách quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Công ty cổ phần
Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam .................................................................... 28
2.2.3. Tổ chức bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động ......................... 29
2.2.4. Phân cấp trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tại các ban Quản lý dự án 31
2.2.5. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các dự án của công
ty ........................................................................................................................ 35
2.2.6. Công tác huấn huyện an toàn vệ sinh lao động....................................... 36
2.2.7. Thực trạng trạng bị và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại các dự
án ....................................................................................................................... 39
2.2.8. Họp, trao đổi thông tin An toàn vệ sinh lao động ................................... 39
2.2.9. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động ............................................ 40
2.2.10. Việc thực hiện các công việc cụ thể về công tác an toàn, vệ sinh lao
động tại hiện trường thi công công trình ........................................................... 41
2.2.11. Công tác phòng cháy, chữa cháy .......................................................... 44
2.2.12. Công tác bảo vệ môi trường .................................................................. 45
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 48
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM ........................ 49
3.1. Giải pháp về công tác tổ chức ................................................................. 50
3.1.1. Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các dơn vị nhà thầu trong công tác
quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các dự án ................................................. 50
3.1.2. Chính sách quản lý An toàn sức khỏe nghề nhiệp .................................. 56
3.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát ..................................................................... 58
3.1.4. Họp an toàn ............................................................................................. 60
3.1.5. Cải thiện công tác tự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại các dự án 62
3.1.6. Cải thiện chế độ quản lý cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
tại các dự án của Công ty cổ phần Tập doàn MIK Group Việt Nam................ 64
3.2. Giải pháp về kỹ thuật............................................................................... 68
3.2.1. Làm việc trên cao .................................................................................... 69
3.2.2. An toàn điện ............................................................................................ 73
3.2.3. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
lao động ............................................................................................................. 79
3.2.4. Giấy phép công tác cho công việc đặc biệt ............................................. 83
3.2.5. Công tác đánh giá rủi ro .......................................................................... 88
3.2.6. Công tác ứng cứu khẩn cấp ................................................................... 101
3.3. Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt ....................... 104
3.3.1. Hệ thống thưởng.................................................................................... 104
3.3.2. Hệ thống phạt ........................................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 109
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động


ATVSV An toàn vệ sinh viên
AT&SKNN An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
BHLĐ Bảo hộ lao động
BLĐTB&XH Bộ Lao động và Thương binh xã hội
BNN Bệnh nghề nghiệp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNCH Cứu nạn cứu hộ
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NLĐ Người lao động
PCCN Phòng chống cháy nổ
QLDA Quản lý dự án
TVGS Tư vấn giám sát
TNLĐ Tai nạn lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng
Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động trong 5 năm, từ năm 2015
đến năm 2019 .................................................................................... 13
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động tại các dự án của Công ty
từ năm 2017-2019 ............................................................................. 36
Bảng 3.1: Quy định về họp an toàn ................................................................... 60
Bảng 3.2: Thang điểm khả năng xảy ra rủi ro................................................... 89
Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá hậu quả........................................................... 89
Bảng 3.4: Bảng đánh giá mức độ rủi ro. ........................................................... 90
Bảng 3.5: Thang điểm khả năng nhận biết mối nguy hại. ................................ 90
Bảng 3.6: Quy định mức độ rủi ro. ................................................................... 91
Bảng 3.7: Đánh giá mức độ rủi ro công tác thi công xây dựng. ....................... 92
Bảng 3.8: Đánh giá mức độ rủi ro công tác thi công lắp dựng kết cấu thép..... 95
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ rủi ro công tác lắp đặt thiết bị hạng nặng. ........... 98

Biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Lĩnh vực có người chết vì tai nạn lao động .................................. 18
Biểu đồ 2.1. Kết quả thống kê về tham dự các buổi huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động định kỳ của các dự án ................................................. 38

Hình
Hình 2.1: Huấn luyện và phổ biến an toàn lao động trên công trường dự án
The Matrix One Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.................................. 37
Hình 2.2. Một cuộc họp của nhà thầu thi công tại dự ánImperia Smart City,
Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ............................................................ 40
Hình 3.1: Một số dự án của MIK group ............................................................ 49
Hình 3.2: Một buổi kiểm tra an toàn của nhà thầu thi công tại dự án The
Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, HN ................... 59
Hình 3.3: Một buổi họp phân tích an toàn theo công việc ................................ 62
Hình 3.4: Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới ................................... 63
Hình 3.5: Nội dung huấn luyện an toàn trước khi vào công trường ................. 64
Hình 3.6: Bảng biển có gương soi và tuyên truyền người lao động sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân tại cổng dự án The Matrix One ............ 68
Hình 3.7: Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi .......................... 73
Hình 3.8: Tủ điện công nghiệp.......................................................................... 75
Hình 3.9: Kiểm tra máy móc, thiết bị điện định kỳ tại dự án The Matrix One 79
Hình 3.10: Sơ đồ tải trọng cần trục tháp ........................................................... 80
Hình 3.11: Khu nhà chờ vận thăng lồng ........................................................... 81

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động .................. 12
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam ....... 24
Sơ đồ 2.2. Tổ chức Phòng kiểm soát Chất lượng-Tiến độ................................ 29
Sơ đồ 3.1. Quy trách nhiệm và phạt thẻ theo chức danh ................................ 105
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi công các công trình xây dựng là một trong những ngành nghề có
một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp. Người lao động
phải làm việc di chuyển đi lại trong không gian mặt bằng thi công rộng, điều
kiện và địa hình cũng như thời tiết khác nhau. Người làm việc thường phải
làm trên cao và tiếp xúc với nhiều loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm luôn thường trực nên dẫn đến nguy
cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động.
Thực tế, theo thống kê cho thấy cả nước trung bình hàng năm xảy ra
khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, cháy nổ làm chết và bị thương nhiều người.
Riêng trong lĩnh vực thi công, xây dựng luôn có số vụ tai nạn lao động cao
(chiếm khoảng 40% tổng số vụ tại nạn lao động được thống kê hàng năm).
Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra không chỉ để lại hậu quả nặng
nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình mà còn gây
hiệu ứng tâm lý không tốt đối với ngành nghề này.
Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn lao động trong các công trình xây
dựng phải kể đến:
– Người ngã từ trên cao xuống.
– Vật liệu, vật tư, thiết bị, dụng cụ rơi, văng bắn từ trên cao xuống vào người.
– Sự cố sập đổ sàn, giàn giáo, kết cấu công trình.
– Tai nạn gây ra do máy móc xây dựng.
– Khi mang vác, vận chuyển vật liệu nặng.
– Tai nạn do hệ thống điện điện tạm phục vụ thi công
– Thiếu dụng cụ , phương tiện bảo vệ cá nhân.
– Làm việc trong không gian kín không có hệ thống thông gió hợp lý.
Từ những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động kể trên câu hỏi đặt ra là
trách nhiệm thuộc về ai, chủ thể nào trong một dự án xây dựng? Câu trả lời có
lẽ là của tất cả các bên tham gia xây dựng công trình: Chủ đầu tư, Đơn vị tư
2

vấn giám sát và nhà thầu thi công. Thông thường trong phạm vi dư án xây
dựng thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý cao nhất, họ thuê một hoặc nhiều đơn vị
tư vấn để thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý nhà thầu thi công. Còn nhà
thầu là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc thi công xây dựng theo hợp đồng
gói thầu.
Đối với công tác an toàn vệ sinh lao động, Ngoài Luật An toàn vệ sinh
lao động và các văn bản pháp luật khác, tại Thông tư 04/2017/TT- BXD của
Bộ Xây dựng Quy định về quản lý An toàn lao động trong thi công xây dựng
công trình mặc dù có nêu rõ: Chủ đầu tư, Đơn vị Tư vấn giám sát, nhà thầu thi
công phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công
xây đựng công trình.
Tuy nhiên, trên thực tế tại các dự án khi thực hiện cho thấy việc tuân
thủ pháp luật của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu sót về thiết kế, kiến
trúc, kết cấu, đặc biệt là trong thiết kế thi công. Với mục đích để hạ giá thành
sản phẩm đầu ra, cho nên đã cắt giảm chi phí biện pháp thi công, chi phí biện
pháp ATVSLĐ. Về công tác quản lý phần lớn chưa xây dựng được hồ sơ, quy
trình quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động một cách bài bản có hệ thống
mà chủ yếu áp dụng một cách thụ động, dựa trên các quy định, văn bản pháp
luật của nhà nước.
Công ty Cổ Phần Tập đoàn MIKGroup Việt Nam (viết tắt là MIK
Group) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư, Kinh doanh và Phát triển
Bất động sản tại Việt Nam.
Với đội ngũ quản lý, chuyên gia giàu kinh nghiệm, MIKGroup đang
phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế,
giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án
bất động sản cao cấp như: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Park
Riverside, Villa Park, Mövenpick Resort Waverly Phú Quốc,..
Về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty cũng được sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo, do vậy mỗi dự ánkhi triển khai thực hiện đều
3

có bộ máy quản lý công tác an toàn và đầu tư chi phí tài chính cho công tác an
toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình vẫn còn nhiều hạn chế và
bất cập. Chính vì nhận thức được vấn đề này nên tác giả chọn đề tài: “Nghiên
cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các
giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ
phần tập đoàn MIK Group Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một
số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam
Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao
động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group
Việt Nam
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thông qua việc hồi cứu số liệu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu
nào đề xuất các giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số dự án
xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án của Công ty Cổ phần tập đoàn
MIK Group Việt Nam.
Hệ thống quản lý ATVSLĐ ở VN.
Phạm vi nghiên cứu
Các dự án của của Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group tại Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, hồi cứu số liệu về công tác quàn lý An toàn vệ sinh
lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.
Mô tả, tổng hợp và phân tích công tác an toàn tại các dự án đã và đang
triển khai (đánh giá ưu và nhược điểm), từ đó đề xuất các giải pháp công tác
4

quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group
Việt Nam.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề xuất được các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện
làm việc tổ chức, chính sách, nhân lực, kỹ thuật, hành chính…từ đó áp dụng
cho các dự án công trình xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group
Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại
một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý an toàn vệ
sinh lao động tại một số dự án xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK
Group Việt Nam.
5

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam
Trong những năm gần đây công tác quản lý ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp được cải thiện đáng kể và có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các
doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ dựa trên Luật
ATVSLĐ. Theo đó kế hoạch ATVSLĐ được xây dựng dựa trên các văn bản
hướng dẫn của nhà nước và đầu tư kinh phí nhiều hơn nằm trong chi phí sản
xuất kinh doanh để thực hiện kế hoạch.
Một trong các nội dung trong công tác quản lý phải kể đến công tác
tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ, các doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể
nguồn lực và công tác huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung
trong kế hoạch sả.n xuất kinh doanh và chi nhiều kinh phí hơn cho công tác
này. Huấn luyện ATVSLĐ là một nội dung quan trọng của công tác quản lý
ATVSLĐ, NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ trước khi tuyển dụng, huấn luyện
theo công việc và huấn luyện ATVSLĐ định kỳ theo quy định. Thực hiện tốt
công tác ATVSLĐ sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho
NSDLĐ, NLĐ nhằm bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống BNN, phòng ngừa
nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp và NLĐ, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế
ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
Song song với công tác huấn luyện ATVSLĐ, công tác kiểm tra sức
khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ được các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng quan tâm và chấp hành
nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật lao động. Bởi vì họ hiểu được rằng
nhân lực của mỗi doanh nghiệp là tài sản vô giá, người lao động có tác động
tích cực hay tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh, sự tồn tại của doanh
nghiệp là dựa trên sức khỏe của NLĐ. Sức khoẻ NLĐ được doanh nghiệp
quan tâm, chăm sóc sẽ tạo nên hiệu ứng tâm lý tốt, từ đó NLĐ sẽ hăng say,
6

tích cực lao động đóng góp vào xây dựng doanh nghiệp và doanh nghiệp phát
triển có lợi nhuận cao sẽ có chế độ, chính sách phúc lợi tốt cho NLĐ.
Về việc trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay cũng đã quan tâm hơn đến người lao động. Điều này giúp
cho họ phòng tránh hoặc hạn chế được rủi ro, ngăn ngừa những yếu tố độc
hại, nguy hiểm hoặc giảm thiểu TNLĐ, BNN.
Ngoài những trách nhiệm nêu trên của người sử dụng lao động thì việc
chấp hành các nội quy, quy định về công tác ATVSLĐ của người lao đông
trong các doanh nghiệp hiện nay cóý thức tự giác hơn bởi họ nhận thức được
rằng việc chấp hành luật pháp và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ trong lao
động và sản xuất là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính bản mình. Và
hơn nữa thực hiện tốt những điều này trước hết sẽ giúp họ đảm bảo được sức
khỏe và khả năng lao động của mình bớt đi gánh nặng trước hết cho gia đình
và sau đó cho xã hội.
Trên đây là những thuận lợi trong công tác quản lý ATVSLĐ tại các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những mặt
khó khăn nhất định. Cùng với sự phát triển của đất nước, quy mô ngày càng
lớn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp cũng gia tăng về số lượng. Để
cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh dẫn đến việc đảm bảo ATVSLĐ cũng
đặt ra nhiều thách thức mới do một số quy định về ATVSLĐ chưa đáp ứng
đầy đủ và kịp thời nên cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Trong quá trình
thực hiện bộc lộ những hạn chế bất cập như: Chưa có đầy đủ các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy trình kiểm định của các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ mà chỉ dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất...
Bên cạnh đó Việt Nam trong thời gian qua đã tham gia ký kết hàng loạt
các công ước, hiệp định quốc tế trong đó có các điều khoản về việc bắt buộc
thực hiện trong công tác ATVSLĐ. Đó là: Hiệp định thương mại quốc tế
WHO,Công ước số 187 về Khung chính sách thúc đẩy ATVSLĐ của Tổ chức
7

Lao động quốc tế (ILO), tuy nhiên, nhiều văn bản Quy phạm pháp luật còn
chậm thay thế bổ sung, do vậy việc đổi mới, hoàn thiệnlà yêu cầu cấp thiết
trong bối cảnh hiện nay.
1.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của
Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động
Đảng ta từ khi thành lập đến nay việc đảm bảo công tác ATVSLĐ cho
NLĐ là một chủ trương nhất quán và là chính sách lớn được thể hiện tại các
Văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội và trong các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta
đã nâng lên một tầm cao mới và có sự chuyển biến rõ rệt. Trước hết phải kể
đến Luật ATVSLĐ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 gồm có 7
chương và 93 điều. Từ khi Luật ATVSLĐ được ban hành các doanh nghiệp
có hành lang pháp lý để căn cứ triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ có hệ
thống và bài bản hơn. Các hoạt động về ATVSLĐ được cụ thể hóa vì có các
quy định về tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất, kinh
doanh, chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp…Luật
cũng quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao
động, người lao động, người làm công tác ATVSLĐ; người làm công tác y tế,
an toàn vệ sinh viên.
1.1.1.1.Các văn kiện và văn bản liên quan
- Trong nội dung báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện
làm việc; hạn chế TNLĐ"; "Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các chính
sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản và các chế độ, chính
sách khác đối với lao động nữ".
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh
công tác AT,VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế [2].
8

- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy đã nêu: “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ”; “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ”; “Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải lấy phòng
ngừa là chính; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
coi công tác phòng cháy, chữa cháy là công việc hằng ngày ở mọi nơi, mọi
lúc”; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy. Xây dựng chiến lược phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là
đối với các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, các khu công
nghiệp, thương mại… có nguy cơ cháy, nổ cao”; “Triển khai đồng bộ các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi
có nguy cơ cháy, nổ cao; tăng cường phải thực hiện và giải quyết bằng lực
lượng, phương tiện tại chỗ”; “Nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ
của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn
tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu
hộ có huy động nhiều lực lượng tham gia"... [1].
1.1.1.2. Chương trình quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động
Nhà nước đã đề ra Chương trình quốc gia về ATVSLĐ, mục tiêu tổng
quát của chương trình là:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao
động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe
người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao
động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước,
tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững
của Quốc gia.
Nội dung của chương trình bao gồm:
9

- Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động.
- Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe
người lao động tại nơi làm việc.
- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn
vệ sinh lao động.
1.1.1.3. Công tác an toàn vệ sinh lao động trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011-2020
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã nêu
"Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa; cải thiện môi trường và điều kiện lao
động"; "Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ, BNN...”.
- Tại quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-
2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đưa ra những giải pháp cụ thể liên quan đến
công tác bảo vệ môi trường.
- Tại Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng cháy, chữa cháy đã đề ra mục tiêu, yêu cầu , nhiệm vụ và giải pháp cụ
thể.
1.1.1.4. Các Công ước, khuyến nghị, tuyên bố quốc tế liên quan đến an
toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của Tổ
chức Lao động Quốc tế, trong đó có 3 Công ước trong lĩnh vực ATVSLĐ:
- Công ước số 155 về ATVSLĐ và môi trường làm việc;
- Công ước số 120 về vệ sinh trong thương mại và văn phòng;
- Công ước số 187 được Việt nam phê chuẩn năm 2014 về cơ chế thúc
đẩy công tác ATVSLĐ.
10

- Công ước 161 đang xem xét phê chuẩn về Dịch vụ y tế lao động.
Nội dung trong các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế về
ATVSLĐ là công cụ thiết yếu cho các quốc gia, cho các doanh nghiệp và
NLĐ. Đó cũng là để tạo nên tiền lệ với mục đích đảm bảo sự an toàn tối đa tại
nơi làm việc. Hầu hết các nội dung quy định tại các Công ước nói trên của
ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn đã được áp dụng,quy định trong Bộ luật Lao
động, Luật ATVSLĐ, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng
dẫn về công tác ATVSLĐ.
1.1.2. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng
ban hành các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an
toàn vệ sinh lao động
Hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ
thuật được rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện với gần 20 Nghị định và hơn
70 Thông tư hướng dẫn của các bộ và hơn 128 tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật
về ATVSLĐ đã được ban hành. Phải kể đến một số văn bản điển hình là:
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013: Đề cao và khẳng
định nguyên tắc nhà nước, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Tại Điều 35 của Hiến pháp có nêu: “Người làm công ăn lương được bảo
đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ
nghỉ ngơi”.
- Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt nam năm 2012 (Có hiệu lực
từ ngày 01/5/2013) cũng tiếp tục khẳng định và quy định riêng trọn trong
chương IX về ATVSLĐ.
- Đặc biệt, năm 2015 Luật ATVSLĐ lần đầu tiên được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội
khóa XIII. Luật ATVSLĐgồm có 7 chương, với 93 Điều có nhiều nội dung,
chế độ chính sách mới so với trước khi chưa có Luật.
(Nguồn: Báo điện tử, viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đăng
ngày 6/9/2016)
11

1.1.3. Hệ thống quản lý nhà nước về An toàn – Vệ sinh lao động


Luật ATVSLĐ tại điều 82 nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về
ATVSLĐ: (1) “Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ
thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân
công quản lý”. (2) “Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động”. (3) “Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ
sinh lao động”. (4) “Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong
lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động”. (5) “Tổ chức và tiến hành nghiên cứu,
ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động”. (6) “Thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động”. (7) “Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động”.
(8) “Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động” [Điều 82, 15].
Theo đó Luật ATVSLĐ nêu trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành
liên quan như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Ủy ban nhân
dân các cấp, Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam. Các bộ, ngành phối hợp và có trách nhiệm trong
công tác ATVSLĐ đó là: Xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia; hồ sơ quốc gia; thông tin tuyên truyền, giáo dục,
huấn luyện, kiểm định máy thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động; thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý, khen thưởng, kỷ luật…
Hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ được thực hiện và củng cố ở các
cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN (nay là tháng hành động
ATVSLĐ-PCCN) được tổ chức thường niên, mỗi năm được phát động, tổ
chức ở mỗi tỉnh thành khác nhau trên phạm vi cả nước và mỗi năm có chủ đề
12

khác nhau. Tính đến năm 2020 là lần tổ chức thứ 22 kể từ năm đầu tiên tổ
chức vào ngày 24/9/1999 tại Hà Nội. Việc tổ chức tháng hành động
ATVSLĐ-PCCN hàng năm đã đạt được hiệu quả khả quan và tích cực. Các
doanh nhiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhận thức và trách nhiệm hơn
trong công tác quản lý, điều kiện và môi trường làm việc được cải thiện đáng
kể. Các doanh nghiệp đã tăng cường công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh những
thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ, PCCC. Bản thân người lao động có
ý thức, thái độ hơn trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật về ATVSLĐ,
PCCC. Vì vậy, tần suất xảy ra TNLĐ cũng có xu hướng giảm.
Sơ đồ chung về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về AT-
VSLĐ ở cấp Trung ương, địa phương (sơ đồ 1.1.)

CHÍNH PHỦ

BỘ LĐTBXH
(Cục An toàn lao động, Thanh tra Bộ) Các Bộ quản lý ngành

SỞ LĐTBXH
Các Sở trực thuộc
(Phòng Việc làm - ATLĐ, Thanh tra Sở)

Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động


(Nguồn: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động)
1.1.4. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Hàng năm, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đều có thông báo tình
hình tai nạn lao động theo quy định. Năm 2019 số người chết vì TNLĐ: 610
người, số vụ TNLĐ chết người: 572 vụ đều giảm so với năm 2018 lần lượt là (-
1,93 và (-) 1,04.So với năm 2018, năm 2019 số vụ tai nạn tăng 0,56 %, số nạn
13

nhân tăng 0,11%. Đặc biệt trong năm 2019 số vụ có 2 người bị nạn trở lên tăng
56,6% so với năm 2018.
Về thống kê tình hình TNLĐ theo giai đoạn, 5 năm từ 2015 đến 2019
(bảng 1) cho thấy, số người chết và số vụ có số người chết có xu hướng
giảmdần qua cá năm kể từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực. Tuy nhiên số người
bị nạn là lao động nữ tăng dần, điều này cho thấy trong những năm gần đây
sự phát triển, gia tăng về số lượng các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
nhẹ nhẹ, do vậy các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ nhiều hơn các năm
trước.Điều này cho thấy việc tạo môi trường và điều kiện làm việc cho lao
động nữ là đáng quan tâm.
Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động trong 5 năm,
từ năm 2015 đến năm 2019
Năm
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
2015
Chỉ tiêu Tăng(+)/ Tăng(+)/ Tăng(+)/ Tăng(+)/
Số Số
St thống kê giảm (-) Số lượng giảm (-) Số lượng giảm(-) giảm(-)
Số lượng lượng lượng
t % % % %
1 Số vụ 7620 7.588 -0,42 7.749 2,53 7.090 -8,50 7.130 0,56
2 Số nạn nhân 7785 7806 0,27 7.907 1,29 7.259 -8,20 7.267 0,11
Số vụ có 578
3 629 655 4,13 648 -1,07 -10,80 572 -1,04
người chết
4 Số người chết 666 711 6,75 666 -6,33 622 -6,61 610 -1,93
Số người bị 1.684
5 1704 1855 8,86 1.681 -9,38 0,18 1.592 -5,5
thương nặng
Số nạn nhân 2.489
6 là lao động 2.432 2.291 -5,79 2.317 1,13 7,42 2.535 1,85
nữ
Số vụ có 2 76
7 người bị nạn 79 95 20,25 70 -26,32 8,57 119 56,6
trở lên
(Nguồn: Cục An toàn Vệ sinh lao động)
1.2. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành xây
dựng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung của
kinh tế nước ta, ngành xây dựng cũng đã phát triển bùng nổ. Trên khắp cả
14

nước đâu đâu cũng có quy hoạch xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở, khu
công nghiệp, nhà máy, cầu đường và đặc biệt là các tòa nhà cao tầng đã mọc
nên như nấm tại các thành phố lớn. Cùng với đó việc áp dụng kỹ thuật công
nghệ, trình độ trong thi công xây dựng góp phần tích cực trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vui mừng trước sự tăng
trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng,
bên cạnh đó, thi công xây dựng công trình cũng được đánh giá là lĩnh vực có
rủi ro cao về TNLĐ. và thực tế, nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra,
không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho
người thân, gia đình và xã hội mà còn gây tâm lý không tốt đối với lĩnh vực
này. Ngoài ra đối với những người làm công tác ATVSLĐ thì những con số
thống kê về tình hình TNLĐ trên công trường xây dựng chính là vấn đề đáng
quan tâm nhất hiện nay. Có thể nói rằng lĩnh vực thi công xây dựng là ngành
nghề sản xuất tổng hợp có hàm chứa các mối nguy hiểm rủi ro của các ngành
khác ngoài xây dựng. như; điện, cơ khí, máy móc thiết bị, làm việc trên cao,
đổ sập, vật rơi.
1.2.1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng gây ảnh hưởng, khó
khăn bất cập đến công tác an toàn vệ sinh lao động
- Công tác tổ chức mặt bằng thi công có ảnh hưởng không tốt đến công
tác quản lý ATVSLĐ:Các công trường xây dựng phần lớn có mặt bằng thi
công chật hẹp, chủ đầu tư thường tận dụng hết quỹ đất tối đa có thể để sử
dụng diện tích xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động
như vật rơi từ trên cao xuống vị trí công nhân làm việc hay sự va chạm giữa
công nhân với máy móc, thiết bị. Khoảng lưu không bắt buộc, đặc biệt đối với
những công trường trong thành phố, thường bị hạn chế tối đa do không có
điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho an toàn lao động và sức
khoẻ công nhân lại không đi đôi với năng suất cao. Việc thiết kế tốt của nhà
quản lý là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị, đem lại hiệu quả và an
toàn khi thi công xây dựng. Việc bố trí lối vào và ra cho các phương tiện vận
15

chuyển vật liệu trên công trường thường không đủ rộng cũng gây mất an toàn
cho phươg tiện, máy xây dựng di chuyển.
- Một dự án xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia thi công: Khi
trong cùng một dự án thường có Ban Quản lý dự án đại diện cho Chủ đầu tư;
nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế; tổng thầu/nhà thầu thi công; thầu
chính, thầu phụ thi công. Khi đó sự phối hợp, quan hệ giữa các chủ thể để
đảm bảo công tác ATVSLĐ là vấn đề nan giải.
- Tiến độ dự án ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ATVSLĐ: Đối
với một dự án xây dựng, việc lập và thực hiện đúng tiến độ thi công là rất
quan trọng, nó không những giảm chi phí cho các bên mà còn đảm bảo uy
tín của nhà thầu với chủ đầu tư và uy tín của chủ đầu tư với khách hàng sử
dụng sản phẩm, dịch vụ bất động sản và đây cũng là yếu tố quyết định sự
thành công hay thất bại của một dự án xây dựng. Tuy nhiên,nếu tiến độ
thi công không hợp lý, công trình phải hoàn thành quá nhanh, dẫn đến
công tác ATVSLĐ không theo kịp có thể xảy ra mất an toàn lao động
trong quá trình thi công.
1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lao động
- Vi khí hậu: Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc
độ gió. Các yếu tố này cần ở ngưỡng chỉ số cho phép để phù hợp với sinh lý
của con người. Tuy nhiên, đặc thù trong ngành xây dựng các công trình ngoài
trời, đặc biệt những công trình cao tầng người lao động thường xuyên tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời gay gắt về mùa hè hay tốc độ gió cao mà khó có giải
pháp loại trừ. Nhiệt độ chênh lệch thấp hơn hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn sẽ
dẫn đến cơ thể bị suy nhược, gây mất kiểm soát sự vận động, thậm chí dẫn
đến tê liệt, đây là nguyên nhân trực tiếp gia tăng rủi ro xảy ra TNLĐ khi làm
việc. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, rối loạn thần
kinh, ngoài da và đục nhãn mắt nghề nghiệp. Ngược lại, nếu hhiệt độ quá thấp
16

dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, khô niêm mạc, thấp khớp, cảm lạnh và
bệnh khô niêm mạc...
- Tiếng ồn và rung sóc: Tiếng ồn là yếu tố tác động trực tiếp đến con
người, đây là âm thanh gây rất khó chịu do có sự va chạm, cọ xát hay sự
chuyển động, truyền động của các cơ cấu máy, có thể là chi tiết máy hay cả
bộ phận của máy móc thiết bị cơ khí. Rung sóc là yếu tố vật lý phát sinh
thường do các dụng cụ, thiết bị cầm tay có sử dụng khí nén, lò xo hoặc các
động cơ nổ tạo ra. Trong ngành xây dựng người lao động phải thường xuyên
tiếp xúc với các hoạt động, vận hành có độ ồn cao của máy bơm, trộn bê tông,
máy trộn vữa, máy khoan nhồi, máy đóng cọc và các xe vận tải chuyên chở
vật tư, vật liệu với tần suất, số lượng lớn. Đối với những máy đục, phá dỡ bê
tông cốt thép, máy lu rung,... có cả độ ồn và rung sóc cao. Làm việc trong
điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề
nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát
dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung
trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt,
buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp
hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.
1.2.3. Nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động
Tại Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình, bao gồm các chi phí như: Xây dựng và
riển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn; Công tác huấn luyện,
tuyên truyền; Trang cấp dụng cụ, PTBVCN cho NLĐ; Công tác PCCN; Cải
thiện điều kiện làm việc, phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại; Ứng phó các
tình huống khẩn cấp, sự cố gây mất ATLĐ. Tuy nhiên, để cạnh tranh khi tham
gia đấu thầu, các nhà thầu thường cắt xén chi phí đầu tư cho công tác an toàn
để hạ giá trị gói thầu. Nhiều công trình xây dựng không tách bạch phần chi
phí ATVSLĐ mà chỉ gộp chung vào trong chi phí thi công. Đặc biệt các nhà
17

thầu nhỏ thì chi phí cho công tác ATVSLĐ quá ít ỏi, không thực hiện đầy đủ
theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Bộ máy quản lý công tác An toàn – Vệ sinh lao động trong
ngành Xây dựng
Bộ Xây dựng giao Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng, trong đó Phòng An toàn lao động chịu trách nhiệm thực hiện công
tác ATVSLĐ.
Tại quyết định số 492/QĐ-GĐ ngày 30/7/2015 của Cục trưởng Cục
Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng An toàn lao
động. Phòng ATLĐ có chức năng tham mưu, gúp cho Cục trưởng thực thi
pháp luật và quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong hoạt động thi công xây
dựng. Phòng ATLĐ có nhiệm vụ tham mưu cho cấp Bộ ban hành các quy
định về ATVSLĐ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậ, quy trình kiểm định máy
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức thanh tra kiểm tra về
ATVSLĐ các dự án xây dựng...
1.2.5. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nguyên nhân
1.2.5.1. Tình hình tai nạn lao động
+ Trong lĩnh vực xây dựng hàng năm có số người chết vì TNLĐ vẫn
cao hơn so với so với các ngành nghề khác, thậm chí là đứng đầu. Theo
Thông báo tình hình TNLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong
năm 2019 cả nước xảy ra 8150 vụ TNLĐ, làm chết 979 người. Riêng số
người chết trong ngành xây dựng năm 2019 xấp xỉ 18%, đứng thứ 2 so với
các ngành nghề khác. Dưới đây là biểu đồ lĩnh vực có người chết vì TNLĐ
của các ngành nghề:
18

Biểu đồ 1.1. Lĩnh vực có người chết vì tai nạn lao động
Nguồn: Thông báo TNLĐ năm 2019 - Bộ LĐTB&XH
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNLĐ:
- Các yếu tố gây chấn thương, chết người trong ngành xây dựng là do
ngã từ trên cao, điện giật, vật văng bắn, vật rơi - đổ sập, máy móc thiết bị xây
dựng cán…
1.2.5.2. Bệnh nghề nghiệp trong xây dựng
Trong ngành xây dựng có một số BNN phổ biến như: điếc nghề
nghiệp, da nghề nghiệp, bụi phổi silic. Trong ngành sản xuất vật liệu xây
dựng có tỷ lệ người mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất, chiếm 33,41% số
người trong tổng số người được xác định mắc bệnh này trên cả nước.
Nguyên nhân chính gây BNN trong xây dựng:
- Làm việc trong điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá
lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất. Người lao động làm
19

việc trong các buồng lái cần trục, máy đào, các công tác xây dựng ngoài trời
về mùa hè, những ngày quá lạnh về mùa đông.
- Làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp suất cao hoặc thấp hơn áp
suất khí quyển, gây ra bệnh sung huyết, với những công việc xây dựng trên
miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, trong giếng chìm...
- Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất, thi công thường xuyên
vượt quá mức giới hạn 75 dB, những âm thanh quá mạnh, gây ra bệnh giảm
độ thính, điếc, với những công việc sử dụng dụng cụ nén khí, gia công gỗ cơ
khí trong xưởng, đóng cọc, cừ bằng búa hơi, nổ mìn, làm việc gần máy rung.
- Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi trong sản
xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng
phóng xạ, bụi crôm... gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp, bệnh bụi phổi
đơn thuần hoặc kết hợp với lao, với những công việc: Nghiền, vận chuyển vật
liệu rời, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn điện, phun cát, phun sơn...
- Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng
lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao), gây ra bệnh đau
mắt, viêm mắt. với những công việc hàn điện, hàn hơi, làm việc với dòng điện
tần số cao.
- Làm việc trong điều kiện sự nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu
sáng không đầy đủ, gây ra bệnh mắt, làm giảm thị lực, gây cận thị, với những
công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm
khi không đủ độ rọi (thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không hợp lý).
- Làm việc trong điều kiện mà sự làm việc căng thẳng thường xuyên
của các bắp thịt đứng lâu một vị trí, tư thế làm việc gò bó, gây ra bệnh khuếch
đại tĩnh mạch, đau thần kinh, bệnh búi trĩ, với những công việc bốc, dỡ vật
nặng thủ công, rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công...
Mục đích phân loại như trên nhằm giúp cho người lao động dễ dàng
hiểu được những tác hại của các yếu tố trên, từ đó lựa chọn và thực hiện các
biện pháp vệ sinh phòng ngừa ATVSLĐ thích hợp trong lao động sản xuất.
20

1.3. Đánh giá chung


Trong những năm gần đây, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta đã có
những chuyển biến tích cực đạt được nhiều thành tựu đáng kể và dần đáp ứng
được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Về mặt quản lý
nhà nước, luật và các văn bản dưới luật đã ngày càng được hoàn thiện, bộ máy
quản lý nhà nước đã được kiện toàn từ trung ương đến địa phương và đặc biệt
sâu sát hơn, thực tế hơn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, trong các năm qua, các bộ ngành nói chung cũng như Bộ Xây
dựng nói riêng đã tập trung hoàn thiện các văn bản pháp quy kỹ thuật nhằm
quản lý an toàn đối với các lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN trong đó
có ngành xây dựng. Điều này cho thấy công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực
ATVSLĐ là công cụ được phát huy có hiệu quả hơn, sát thực hơn.
Về phía các doanh nghiệp cũng đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn, tạo
môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Hơn nữa, bản thân người
lao động cũng đã nhận thức cao hơn, am hiểu nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ
của mình trong công tác ATVSLĐ, do vậy họ ý thức hơn, chấp hành pháp luật
và tự bảo vệ an toàn trước hết cho bản thân mình, sau đó góp phần giảm thiểu
TNLĐ xảy ra cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được nêu trên vẫn còn những
hạn chế và bất cập. Về hệ thống pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐ
còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn
chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, bộ máy
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu về số lượng cán bộ
kiểm tra thực địa. Đối với các doanh nghiệp, nhiều NSDLĐ chưa quan tâm,
đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Cán bộ làm công tác
ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe NLĐ còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ đầy đủ đáp ứng kịp thời với công nghệ, kỹ thuật tiến tiến
hiện đại. Chính vì vậy trong những năm gần đây tuy số vụ TNLĐ có giảm
nhưng tính chất phức tạp lại nghiêm trọng hơn.
21

Tóm lại, hệ thống quản lý ATVSLĐ của nước ta so với các nước trên
thế giới đang được áp dụng đều được xây dựng trên chu trình quản lý gồm
bốn bước “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động”. Hiệu quả của
hệ thống quản lý đều yêu cầu nhận diện được mối nguy và đánh giá rủi ro.
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động xây dựng nói riêng
đều phải tạo môi trường và điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu đến mức thấp
nhất TNLĐ, sự cố có thể chấp nhận được, góp phần tích cực trong việc bảo vệ
tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
22

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Việt Nam(viết tắt là MIKGroup) hoạt
động chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư, Kinh doanh và Phát triển Bất động
sản tại Việt Nam, có Trụ sở chínhTầng 6 Tòa Nhà Hồng Hà Center 25 Lý
Thường Kiệt - Phường Phan Chu Trinh-Quận Hoàn Kiếm-TP. Hà Nội.
Ngày thành lập: 03/06/2014
Số điện thoại/Fax: 024- 7308 2828
E-mail: info@mik.vn
Website: http://mik.vn/
Với đội ngũ quản lý, chuyên gia giàu kinh nghiệm, MIKGroup đang
phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế,
giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án
bất động sản cao cấp như: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Park
Riverside, Villa Park, Mövenpick Resort Waverly Phú Quốc,
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: Tiên phong kiến tạo những công trình với đẳng cấp và chất
lượng vượt trội, đồng thời xây dựng nên một thương hiệu Việt bền vững, có uy
tín, đẳng cấp trong khu vực và quốc tế.
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt
Nam với những sản phẩm chất lượng, cao cấp, đồng hành cùng thịnh vượng của
khách hàng và đối tác, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
MIKGroup hướng tới tạo lập các giá trị thịnh vượng và bền vững cho cộng đồng.
Giá trị cốt lõi: AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG - TIẾN ĐỘ - ĐẲNG CẤP là
những giá trị cốt lõi được MIK Group đặt lên hàng đầu trong suốt chặng
23

đường hình thành và phát triển. Đây cũng là những hệ giá trị quan trọng dẫn
đường cho MIKGroup trên hành trình kiến tạo những sản phẩm với dấu ấn
riêng biệt.
2.1.3. Giải thưởng, thương hiệu
Sự sáng tạo và tâm huyết của MIKGroup trong những năm qua đã được
ghi nhận và vinh danh bằng nhiều giải thưởng, danh hiệu uy tín trong và
ngoài nước. Điều này thể hiện nỗ lực không ngừng của MIKGroup trong việc
tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt góp phần vào sự phát triển bền vững
cho toàn xã hội.Các giải thưởng đạt được:
- Năm 2016: Giải thưởng Top 10 công ty chủ đầu tư hàng đầu Việt
Nam do BIC Asia bình chọn và trao tặng. BCI Asia Awards là một trong
những giải thưởng danh giá nhất của ngành xây dựng nhằm tôn vinh các hãng
kiến trúc và những nhà đầu tư lớn có thành tích nổi bật trong việc phát triển
những dự án độc đáo, có giá trị lớn tại 7 nước trong khu vực Châu Á, bao
gồm: Hongkong, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và
Việt Nam.
- Năm 2017: Giải thưởng Dự án xanh tốt nhất Việt Nam của Dot
Property Award Vietnam 2017. Ý nghĩa của giải thưởng này là sự kết hợp
tinh tế giữa yếu tố cây xanh và tiện nghi hiện đại.
- Năm 2017: Hai lần trong năm nhận danh hiệu Top 10 “Thương hiệu -
Nhãn hiệu tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2017” do Báo Xây dựng - cơ quan
ngôn luận của Bộ Xây dựng tổ chức và do bạn đọc Báo Xây dựng bình chọn.
- Năm 2018: Giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards .
- Năm 2019: Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018, Tập đoàn MIKGroup
đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu uy tín lĩnh vực phát triển BĐS
tại Liên hoan các Doanh nghiệp Rồng vàng. Chương trình được Thời báo
kinh tế Việt Nam tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có
thành tích ấn tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát
triển thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế.
24

2.1.4. Cơ cấu tổ chức


- Hội đồng Quản trị:
- Ban Lãnh đạo Tập đoàn:
+ Tổng giám đốc
+ Phó Tổng giám đốc phụ trách các ban Quản lý dự án
+ Phó Tổng Giám phụ trách kinh doanh
+ Phó Tổng giám đốc phụ trách khối hỗ trợ vận hành
- Các Khối, Phòng ban chức năng:
+ Khối Hỗ trợ vận hành
+ Khối Tài chính - Kế toán
+ Khối Mua sắm & Đấu thầu
+ Khối Quản lý dự án
+ Phòng kiểm soát Chất lượng -Tiến độ
+ Các phòng chuyên môn khác.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam
(Nguồn: Phòng Kiểm soát Chất lượng - Tiến độ)
25

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công
ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam
2.2.1. Những nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại các dự án
xây dựng của Công ty
Xây dựng là một trong những ngành có nguy cơ cao gây tai nạn lao
động cao nhất cả nước. Các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra trong
lĩnh vực xây dựng chủ yếu liên quan đến quá trình sử dụng điện, ngã cao, các
yếu tố liên quan đến quá trình mang vác và vận chuyển vật liệu, tiếp xúc vật
liệu công nghiệp… Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết của lao động phổ thông
trong xây dựng về An toàn vệ sinh lao động, thiếu các kỹ năng về đánh giá,
phát hiện rủi ro và tư tưởng chủ quan cũng là một trong những nguyên nhân
gây ra tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao trong ngành này. Chính
vì vậycác công trường xây dựng đều phải tuân theo các quy định của của nhà
nước nhằm giảm thiểu rủi ro và con số các vụ tai nạn lao động xảy ra.
Công ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam là một trong những
chủ đầu tư các dự án chủ yếu xây dựng nhà cao tầng. Do vậy, nguy cơ, rủi ro
xảy ra tai nạn lao động không nằm ngoài các nguyên nhân dưới đây:
* Tai nạn do ngã cao
Nhiều vụ TNLĐ ngã cao thường có số người tử vong chiếm tỷ lệ cao so
với những vụ TNLĐ do nguyên nhân khác. Hiện tại Công ty cổ phần Tập
đoàn MIK GROUP Việt Nam là chủ đầu tư các dự án xây dựng và đặc biệt là
nhiều dự án chung cư cao tầng. Do vậy, nguy cơ ngã từ trên cao trong quá
trình người lao động thi công trên công trường không thể không có. Những
công trình trong quá trình xây dựng thì mép biên trên các tầng, các lỗ mở
thông tầng, hộp kỹ thuật, thang bộ thang máy hay làm việc trên dàn giáo bao
che đều có rủi ro ngã cao nếu như không có các biện pháp kỹ thuật an toàn
hay người lao động không tuân thủ đầy đủ, mang đeo PTBVCN.
26

* Vật rơi, văng bắn


Vật rơi văng bắn và nhất là từ trên cao xuống dưới cũng là một trong
những nguyên nhân gây TNLĐ trên công trường xây dựng. Đó là các vật tư
trong quá trình cẩu lên trên sàn không được bó buộc chắc chắn, rời vụn , các
vật tư văng bắn từ trên cao do thao tác kỹ thuật không chuẩn, không có biện
pháp che chắn vật rơi theo quy định.
* Tai nạn do điện
Các công trình để phục vụ thi công bắt buộc phải sử dụng hệ thống điện
tạm. Nếu như hệ thống điện tạm lắp đặt không tuân thủ theo quy chuẩn an
toàn về điện trong xây dựng thì nguy cơ xảy ra TNLĐ do điện cao. Tai nạn
chết người do điện giật thường do dây điện hở tiếp xúc vào cấu kiện sắt, máy
móc thiết bị tiêu thụ điện không an toàn,dây điện để dưới đất, nền sàn thi
công, hư hỏng hệ thống đường điện ngầm, đường dây điện trên cao.… nếu
như hệ thống điện không có thiết bị an toàn chống rò điện, quá tải, hay không
được nối đất.
* Tai nạn do xe máy xây dựng, thiết bị nặng
Tại các dự án xây dựng củaCông ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt
Nam , TNLĐ có thể xảy ra do máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
như cần trục tháp, cẩu tự hành, vận thăng, cần phân phối bê tông. Các thiết bị này
trong quá trình sử dụng nếu không được kiểm định trước khi lắp đặt theo quy
định. Trong quá trình sử dụng không được định kỳ kiểm tra bảo dưỡng tình trạng
thiết bị.Thợ vận hành không được đào tạo đúng chuyên môn cũng như trong khi
vận hành không tuân thủ quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra, các phương tiện
vận tải, máy xây dựng như: ô tô, xe cẩu, máy xúc khi di chuyển trên đường giao
thông nội bộ trong công trường cũng dễ gây TNLĐ nếu như không có biển hạn
chế tốc độ và tuân thủ các quy định về giao thông trên công trường.
* Tai nạn do thi công phần ngầm công trình
Các nhà chung cư cao tầng khi thiết kế đều phải tạo phần móng vững
chắc bằng cọc khoan nhồi. Tiếp đó phải tiến hành đào đất để thi công tầng
27

hầm. Tùy theo công năng sử dụng của tòa nhà mà tính toán sao cho số lượng
tầng hầmđáp ứng theo quy chuẩn trong xây dựng. Toàn bộ giai đoạn thi công
này gọi là thic ông phần ngầm công trình. Vì vậy trong quá trình thi công cọc
khoan nhồi và đào đất có nhiều hố móng sâu có nguy cơ rơi ngãhoặc đất đá
khi đaò được đắp lên mép hố móng quá cao có thể gây sạt nở đất đá rơi xuống
dẫn đến TNLĐ. Rủi ro gây TNLĐ chết người đối với công nhân xây dựng
làm việc trên các công trường có hố sâu, hào rãnh được cho là cao hơn 112%
so với các khu vực thi công khác.
* Chấn thương do mang vác
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển, trong nghành xây dựng có sử
dụng rất nhiều máy móc thiết bị để thay thế sức người đáng kể không những
tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn hơn cho người lao động. Tuy
nhiên các dự án xây dựng vẫn phải có nhiều công việc thủ công như mang vác
vật liệu nặng dẫn đến chấn thương.
* Tai nạn do cháy, nổ
Tần suất xảy ra cháy nổ lớn tại các dự án xây dựng thấp nhưng không
phải không phải không có, nhưng nếu để xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ thì để lại
hậu quả vô cùng to lớn, thiệt hại về người và tài sản nghiêm trọng. Tại công
trường xây dựng thường có những nguy cơ xảy ra cháy nổ chủ yếu là:
- Khi hàn cắt gần khu vực nhiều chất dễ cháy, trong kho chứa thiết bị
điện nước trong giai đoạn hoàn thiện căn hộ có thể dẫn đến cháy và nổ bình
gas, oxy và thiết bị áp lực khác.
- Hút thuốc và vứt tẩu thuốc cháy dở vào khu vực có chất dễ cháy
- Sử dụng lửa hay các công việc phát sinh nhiệt tại các khu vực có biển
báo cấm lửa.
- Các vật liệu dễ cháy gần khu vực phát sinh nhiệt.
- Cất giữ và mang chất lỏng dễ cháy vào nơi làm việc: Xăng dầu, hóa
chất…
28

2.2.2. Chính sách quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Công ty
cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam
Công ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam hoạt động chính
trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư bất động sản. Các dự án đang triển khai chủ
yếu là xây dựng chung cư cao tầng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
Phú Quốc. Nhận thức rằng con người là tài sản vô giá, Ban Lãnh đạo Công ty
luôn đặt chính sách ưu tiên hàng đầu là đảm bảo tính mạng,sức khỏe nghề
nghiệp cho toàn thể người lao động, các nhà thầu thi công và các đơn vị đối
tác. Đây cũng là sự khẳng định giá trị thương hiệu, sự tồn tại và phát triển bền
vững của công ty. Nội dung chính sách quản lý AT&SKNN là:
- Tuân thủ pháp luật chung và tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quantrong
ngành xây dựng.
- An toàn là trên hết, các hoạt động thi công xây dựng phải được đảm
bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.
- Khuyến khích áp dụng hệ thống AT&SKNN đạt tiêu chuẩn quốc tế
đối với các nhà thầu thi công tại dự án MIK Group đầu tư.
- NLĐ phải được đào tạo, huấn luyện theo quy định của pháp luật.
- Luôn tạo môi trường và điều kiên làm việc đảm bảo ATVSLĐ và người
lao động được quyền từ chối trong khi làm việc nếu có nguy cơ mất an toàn.
- Xây dựng văn hóa an toàn và là mục tiêu quan trọng nhất của công ty.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường , tiết kiệm năng lượng, hạn chế xử lý
chất thái nguy hại, độc hại.
- Đảm bảo tính tuân thủ của mọi cấp trong công ty với chính sách này.
- Chính sách này sẽ được xem xét hàng năm và sửa đổi theo tình hình
hoạt động thực tế, đồng thời đượctuyên truyền rộng rãi trong toàn công ty,
được phổ biến đến khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan.
29

2.2.3. Tổ chức bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Công ty cổ phần Tập đoàn MIK GROUP Việt Nam trong quá trình thành
lập và phát triển chưa lâu nhưng đến nay là một trong những nhà đầu tư trong
lĩnh vực bất động sản lớn mạnh. Sự hài lòng của khách hàng qua nhiều dự án
đã và đang đầu tư là kết quả tất yếu của cơ chế, hệ thống quản lý chuyên
nghiệp của Ban lãnh đạo Công ty mà trong đó Hệ thống quản lý An toàn vệ
sinh lao động cũng luôn được quan tâm. Để thống nhất công tác quản lý
ATVSLĐ áp dụng cho các dự án trong quá trình thi công, công ty đã xây
dựng “Quy định An toàn vệ sinh lao động” trên cơ sở các Văn bản pháp luật
liên quan của nhà nước. Ban kiểm soát Chất lượng -Tiến độ -Thanh tra chịu
trách nhiệm trước công ty về Công tác ATVSLĐ.
Ban kiểm soát Chất lượng -Tiến độ -Thanh tra:
Hiện tại Công ty có thành lập Bankiểm soát Chất lượng -Tiến độ -
Thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Công ty về chức năng và nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát Chất
lượng -Tiến độ -Thanh tra biên chế gồm có 01 Trưởng ban, 01 phó ban và 03
chuyên viên. Định kỳ mỗi tháng một lần kiểm tra các Ban Quản lý dự án tại
các dự án của công ty đang triển khai thi công xây dựng
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KIỂM SOÁT


CHẤT LƯỢNG - TIẾN ĐỘ

CHUYÊN VIÊN
KIỂM SOÁT ATVSLĐ

CÁN BỘ AN TOÀN CÁN BỘ AN TOÀN CÁN BỘ AN TOÀN


DỰ ÁN DỰ ÁN DỰ ÁN

Sơ đồ 2.2. Tổ chức Phòng kiểm soát Chất lượng-Tiến độ


(Nguồn: Phòng Kiểm soát Chất lượng -Tiến độ)
30

* Chuyên viên kiêm nhiệm phụ trách công tác ATVSLĐ:


Ban kiểm soát Chất lượng-Tiến độ-Thanh tra được bố trí 01 cán bộ
kiêm nhiệm về ATVSLĐ có nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tại các dự án đang
triển khai thi công. Việc kiểm tra thực hiện các nội dung hồ sơ pháp lý
ATVSLĐ, Môi trường và PCCC của nhà thầu thi công và công tác chấp hành
tuân thủ tại hiện trường thi công. Sau kiểm tra lập biên bản những tồn tại, sai
phạm và yêu cầu Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu khắc phục và xử phạt hành
chính (nếu có).
* Cán bộ quản lý công tác ATVSLĐ của dự án:
Mỗi dự án khi triển khai thi công, công ty đều có quyết định bổ nhiệm
cán bộ làm công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản
1 điều 72 luật An toàn vệ sinh lao động và điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-
CP. Tùy theo quy mô của dự án công ty sẽ bố trí nhân lực cho phù hợp để
quản lý kiểm soát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ của nhà thầu thi công. Nhìn chung cán bộ an toàn của mỗi dự án đều
thực hiên tốt chức năng nhiệm vụ của mình, không ngừng sáng tạo, đề xuất
những mặt tồn tại hạn chế các biện pháp an toàn thi công cũng như hoàn thiện
hồ sơ pháp lý về an toàn của công ty và nhà thầu thi công. Tuy nhiên, là
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, mỗi dự
án đều có khó khăn riêng trong công tác quản lý ATVSLĐ. Mỗi dự án việc
lựa chọn các các nhà thầu thi công cũng có năng lực khác nhau, vì vậy việc
quan tâm đến công tác ATVSLĐ cũng không phải công ty nhà thầu nào cũng
chuyên nghiệp dẫn đến việc thực hiện triển khai công tác an toàn cũng đạt
được những hiệu quả khác nhau. Cán bộ an toàn dự án có nhiệm vụ sau:
- Trợ giúp Ban Kiểm soát Chất lượng - Tiến độ -Thanh tra trong việc
quản lý và thực hiện công tác HSE.
- Triển khai kế hoạch HSE với các nhà thầu.
- Đảm bảo công tác kiểm tra hệ thống an toàn của dự án được thực hiện
và báo cáo chuyên viên an toàn.
31

- Phổ biến đến các Nhà thầu các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe
và phục hồi sức khỏe.
- Xem xét việc thực hiện của các Nhà thầu nhằm phát hiện ra những tồn
tại cần được cải tiến tốt hơn.
- Kiểm tra các biện pháp thi công, đánh giá rủi ro công việc và đề xuất
ý kiến để giảm thiểu các rủi ro.
- Tham gia họp để lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề về HSE.
- Tham dự huấn luyện an toàn tuần công nhân toàn dự án để đánh giá
việc thực hiện công tác an toàn trong tuần, thông báo các vi phạm an toàn và
công bố các thẻ phạt.
- Tham gia kiểm tra công tác an toàn tuần và triển khai các vấn đề tồn
tại đã được kiểm tra đến nhà thầu.
- Lập kế hoạch thực hiện các công tác huấn luyện HSE.
- Đôn đốc, kiểm tra và làm báo cáo các vấn đề HSE hàng ngày trên
công trường.
- Dừng bất kỳ công việc nào có nguy cơ, rủi ro mất an toàn với sự phán
quyết của mình và đưa các giải pháp rồi thông báo cho Trưởng BQLDA,
trưởng bộ phận an toàn.
- Lưu giữ hồ sơ HSE của dự án.
- Thực hiện các công việc khác về công tác HSE khi được Trưởng
BQLDA giao nhiệm vụ và ủy quyền.
2.2.4. Phân cấp trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tại các ban Quản
lý dự án
- Trưởng ban quản lý dự án:
+ Là người quản lý cao nhất tại dự án.
+ Phê duyệt các biện pháp thi công xây dựng.
+ Tổ chức và sắp xếp các nguồn lực cần thiết cho các vấn đề về HSE.
+ Thực hiện các đề xuất của cán bộ phụ trách an toàn liên quan đến
công tác ATVSLĐ theo quy định của nhà nước.
32

+ Chủ trì cuộc họp giao ban hàng tuần với TVGS, nhà thầu và là người
đưa ra quyết định buộc nhà thầu khắc phục những tồn tại về ATVSLĐ.
+ Tham gia họp công trường, thảo luận đưa ra các biện pháp HSE.
+ Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định HSE trên công
trường.
+ Thay mặt chủ đầu tư trang bị các dụng cụ, PTBVCN phục vụ cho
Ban QLDA.
+ Cho phép hoặc ngừng bất kỳ công việc nào sau khi xem xét các điều
kiện liên quan tới HSE.
+ Phê duyệt các mẫu biểu công việc được ban hành trong quy định này
để triển khai tới nhà thầu.
- Phó trưởng ban quản lý dự án:
+ Là người trợ giúp cho Trưởng ban rà soát, kiểm tra biện pháp thi
công của nhà thầu.
+ Tham dự huấn luyện an toàn tuần công trường, thảo luận, chỉ đạo đưa
ra các biện pháp ATLĐ-VSLĐ.
+ Tham dự cuộc họp chuyên đề về an toàn hàng tuần do cán bộ phụ
trách an toàn chủ trì.
+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với TVGS, yêu cầu nhà thầu
khắc phục những tồn tại về ATLĐ-VSLĐ.
+ Thay mặt Trưởng ban giải quyết nhưng công việc cấp bách liên quan
đến công tác an toàn khi Trưởng ban đi vắng.
+ Trưởng bộ phận an toàn dự án
+ Là người chịu trách nhiệm cao nhất và phụ trách chung mọi hoạt
động trong công tác ATVSLĐ tại dự án.
+ Quản lý trực tiếp và phân công công việc cho CBAT trực thuộc.
+ Kiểm tra các biện pháp thi công, biện pháp an toàn, đánh giá rủi ro
công việc và đề xuất ý kiến để giảm thiểu các rủi ro.
33

+ Kiểm tra, phê duyệt hồ sơ pháp lý an toàn của nhà thầu trước khi tiến
hành thi công tại dự án.
+ Giám sát sự tuân thủ về công tác an toàn trong hợp đồng thi công xây
dựng và các văn bản cam kết khác liên quan đến HSE của nhà thầu.
+ Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp và hoạt động về HSE
xuyên suốt trong thời gian thi công dự án.
+ Triển khai kế hoạch HSE với các nhà thầu.
+ Đảm bảo công tác kiểm tra hệ thống an toàn của dự án được thực
hiện và báo cáo Trưởng ban quản lý dự án.
+ Xem xét việc thực thi các kế hoạch HSE của dự án để đảm bảo phù
với hợp đồng đã ký kết.
+ Xem xét việc thực hiện của các nhà thầu nhằm phát hiện ra những
khu vực cần cải tiến tốt hơn.
+ Tiến hành họp HSE định kỳ để lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề
về HSE.
+ Chủ trì các buổi kiểm tra công tác an toàn tuần tại hiện trường.
+ Phê duyệt, ký, cấp thẻ cho CBCN làm việc trong dự án khi đã đủ điều
kiện về an toàn.
+ Phê duyệt các mẫu biểu công việc được ban hành trong quy định này
để triển khai tới nhà thầu.
+ Thực hiện các công việc khác căn cứ vào tình hình thực tế thi công
tại dự án.
- Cán bộ an toàn:
+ Trợ giúp trưởng bộ phận an toàn trong việc quản lý và thực hiện công
tác HSE.
+ Triển khai kế hoạch HSE với các nhà thầu.
+ Đảm bảo công tác kiểm tra hệ thống an toàn của dự án được thực
hiện và báo cáo trưởng bộ phận an toàn.
34

+ Phổ biến đến các Nhà thầu các vấn đề liên quan đến an toàn, sức
khỏe và phục hồi sức khỏe.
+ Xem xét việc thực hiện của các Nhà thầu nhằm phát hiện ra những
tồn tại cần được cải tiến tốt hơn.
+ Kiểm tra các biện pháp thi công, đánh giá rủi ro công việc và đề xuất
ý kiến để giảm thiểu các rủi ro.
+ Tham gia họp để lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề về HSE.
+ Tham dự huấn luyện an toàn tuần công nhân toàn dự án để đánh giá
việc thực hiện công tác an toàn trong tuần, thông báo các vi phạm an toàn và
công bố các thẻ phạt.
+ Tham gia kiểm tra công tác an toàn tuần và triển khai các vấn đề tồn
tại đã được kiểm tra đến nhà thầu.
+ Phối hợp với CBAT của TVGS trong các vấn đề liên quan đến kế hoạch.
+ Lập kế hoạch thực hiện các công tác huấn luyện HSE.
+ Đôn đốc, kiểm tra và làm báo cáo các vấn đề HSE hàng ngày trên
công trường.
+ Dừng bất kỳ công việc nào có nguy cơ, rủi ro mất an toàn với sự phán
quyết của mình và đưa các giải pháp rồi thông báo cho Trưởng BQLDA,
trưởng bộ phận an toàn.
+ Lưu giữ hồ sơ HSE của dự án.
+ Thực hiện các công việc khác về công tác HSE khi được Trưởng
BQLDA hoặc Trưởng bộ phận an toàn dự án giao nhiệm vụ và ủy quyền.
- Cán bộ kỹ thuật BQLDA:
+ Tuân thủ quy định an toàn chung của dự án
+ Phối hợp với cán bộ an toàn Ban kiểm tra biện pháp thi công từng
hạng mục công việc của nhà thầu có biện pháp an toàn phù hợp.
+ Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng phải đồng thời nghiệm thu
công tác an toàn.
35

+ Trong quá trình giám sát thi công tại hiện trường phát hiện thấy nguy
cơ mất an toàn yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thông tin, phối hợp với an
toàn Ban khắc phục kịp thời phòng tránh rủi ro gây tai nạn lao động.
+ Kiêm nhiệm về công tác ATLĐ-VSLĐ trong phạm vi tòa nhà hay
khu vực được phân công đảm nhiệm quản lý, giám sát.
2.2.5. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các dự án
của công ty
Việc đánh giá công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án của Công ty Cổ
phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam thông qua các vụ TNLĐ sẽ góp phần
tích cực để cải thiện được điều kiện và môi trường làm việc. Sau mỗi vụ
TNLĐ xảy ra ban QLDA yêu cầu các nhà thầu thi công liên quan họp, điều
tra nguyên nhân xảy ra TNLĐ, khắc phục hậu quả, quy trách nhiệm đến tập
thể cá nhân vi phạm quy định ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ xảy ra tương tự hoặc tái diễn.
Qua số liệu thống kê tại sổ theo dõi TNLĐ trong năm 2017, 2018, 2019
tại 5 dự án: Imperia Garden, Imperia SkyGarden, Valencia Garden, Thạch bàn
Lakeside và The Matrix One xảy ra tổng cộng 7 vụ TNLĐ. Nguyên nhân do
vật rơi từ trên cao chiếm tỷ lệ cao nhất 3/7 vụ, xấp xỉ 43%; ngã cao 2/7 vụ,
xấp xỉ 29% còn lại là vấp ngã và do thiết bị cầm tay chiếm 28%. Về hậu quả
khi xảy ra TNLĐ có 7/7 vụ là TNLĐ nặng (chiếm tỷ lệ 100%). Qua bảng 2.1
ta thấy các biện pháp an toàn phòng chống vật rơi và ngã cao phải được ưu
tiên hàng đầu tại các dự án thi công xây dựng.
Về BNN, với đặc thù người lao động tại các dự án xây dựng của Công
ty làm việc theo mùa vụ hoặc công việc không ổn định do vậy cơ chế khám và
phát hiện BNN của các nhà thầu thi công khó thực hiện được. Đây cũng là
vấn đề mà NSDLĐ cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của người lao động
làm việc trong môi trường thi công xây dựng.
36

Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động tại các dự án của
Công ty từ năm 2017-2019
Dự án xảy Nguyên nhân
STT Năm Hậu quả
ra TNLĐ xảy ra TNLĐ

Imperia
1 2017 Vật rơi từ trên cao Chấn thương phần đầu
Garden

Imperia Sky Chấn thương phần


2 2017 Vấp ngã
Garden chân

Valencia
3 2017 Ngã cao Gãy chân
Garden
Imperia
4 2018 Vật rơi từ trên cao Vết thương phần vai
Garden

Imperia Sky Vết thương bàn chân


5 2018 Vật rơi từ trên cao
Garden phải

Thạch bàn
6 2019 Ngã cao Chấn thương phần đầu
Lakeside
The Matrix Vết thương ngón I,
7 2019 Do máy cắt sắt
One chân phải

(Nguồn: Phòng Kiểm soát Chất lượng -Tiến độ)


2.2.6. Công tác huấn huyện an toàn vệ sinh lao động
Công tác huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung không thể
thiếu trong kế hoạch AT&SKNN của dự án. Các thành phần được huấn luyện
người lao đồng trước khi tuyển dụng vào dự án làm việc, khách tham quan,
liên hệ công tác. Chịu trách nhiệm huấn luyện là cán bộ an toàn nhà thầu.
Nội dung huấn luyện là: Chính sách an toàn và sức khỏe; nội quy, quy
định của công trường; ưng cứu sự cố khẩn cấp; quy định cấp phát và sử dụng
PTBVCN; vệ sinh môi trường; an toàn điện; PCCN, làm việc trên cao, trên
giáo và thang...
Giám sát hiện trường, Tổ trưởng phải thường xuyên trực tiếp họp nhóm
nhỏ với công nhân để họ nắm bắt được các thông tin an toàn trên công trường
37

diễn ra từng ngày tại nơi họ đang làm việc. Họp an toàn trên công trường phải
được tiến hành hàng tuần gồm tất cả các giám sát, cán bộ AT và công nhân,
cuộc họp kéo dài khoảng 30 phút.Huấn luyện phân tích rủi ro thi công được tổ
chức trước khi bắt đầu công việc để cung cấp huấn luyện an toàn chuyện biệt
cho từng công tác cụ thể. Mục tiêu của công tác huấn luyện trước hết để người
lao động hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác an toàn
theo quy định của nhà nước Việt Nam, sau đó họ hiểu được rõ ràng các công
việc, quy trình làm việc an toàn, quy trìn thi công tại dự án.
Ngoài ra, các khóa đào tạo an toàn theo công việc được tổ chức cho
những công nhân ở các lĩnh vực như: Cẩu và việc móc cẩu, Hàn cắt, giàn
giáo, điện cũng được thực hiện. Nội dung, chương trình huấn luyện sẽ được
thiết lập phù hợp với các hoạt động linh hoạt thực tế trên công trường. Việc
lưu hồ sơ tất cả các khoá huấn luyện an toàn chuyên biệt sẽ do kỹ sư phụ trách
an toàn nhà thầu thực hiện. Cán bộ an toàn của ban QLDA theo dõi giám sát
mọi hoạt động trong công tác huấn luyện của nhà thầu thi công.

Hình 2.1: Huấn luyện và phổ biến an toàn lao động trên công trường dự
án The Matrix One Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả
38

Tuy nhiên, qua thống kê công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các dự án
trong trong quý 1 năm 2020:
- Dự án The Matrix One, Quận Nam Từ Liêm, HN (520 lao động)
- Dự án Thạch Bàn Lakeside, Quận Long Biên, HN (245 lao động)
- Dự án Imperia Smart City, Quận Nam Từ Liêm, HN(430 lao động)
Thông qua ghi chép tại sổ thống kê, biên bản tham gia huấn luyện định
kỳ trên tổng số 1195 lao động, số CBCN tham gia huấn luyện đầy đủ chỉ được
70 %, số CBCN thỉnh thoảng tham gia 20 % và số CBCN không tham gia
huấn luyện 10%. Qua đánh giá, việc không tham gia huấn luyện, hoặc huấn
luyện không thường xuyên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân chủ quan là do thiếu sự đôn đốc, quán triệt thường xuyên của
các giám sát an toàn của các thầu phụ, tổ đội thi công, thậm chí cán bộ giám
sat còn không tham đầy đủ các buổi huấn luyện định kỳ. Nguyên nhân khách
quan là số công nhân làm việc ca đêm không tham gia được huấn luyện định
kỳ vào buổi sáng hoặc công việc thi công trên công trường không ổn định
phải tạm nghỉ chờ việc…

10%
70% Huấn luyện đầy
đủ
20%
70% 20 % Thỉnh thoảng
huấn luyện

10 % Không huấn
luyện

Biểu đồ 2.1. Kết quả thống kê về tham dự các buổi huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động định kỳ của các dự án
(Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng - tiến độ Công ty )
39

2.2.7. Thực trạng trạng bị và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại
các dự án
Về trang cấp PTBVCN cho người lao động, Công ty cổ phần Tập đoàn
MIK Group Việt Nam yêu cầu các nhà thầu thi công tại các dự án cấp phát
đúng và đủ theo quy định. PTBVCN cơ bản bao gồm: Giày bảo hộ, mũ bảo
hộ và áo phản quang. NLĐ khi được cấp PTBVCN phải ký tên vào sổ theo
dõi cấp phát PTBVCN và có trách nhiệm bảo quản giữ gìn trong quá trình sử
dụng. Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo và yêu cầu nhân viên phải đeo thiết bị
bảo vệ cá nhân thích hợp được duy trì trong tình trạng tốt, người lao động
không bắt đầu công việc cho đến khi trang bị thiết bị bảo vệ thích hợp được
trang bị đầy đủ ở tất cả các thời điểm, trong khi làm việc trên công trường.
Tuy nhiên, việc sử dụng đầy đủ PTBVCN trong suốt thời gian thi công
tại công trường của người lao động còn nhiều bất cập và hạn chế. Về quần áo
BHLĐ chưa đáp ứng về chất lượng, khi mặc chưa đảm bảo mát về mùa hè,
ấm về mùa đông. Đối với dây an toàn, tại các dự án yêu cầu sử dụng dây an
toàn toàn thân khi người lao động làm việc trên cao nhưng tính thẩm mỹ và
tiện lợi cho người sử dụng thì chưa cao, trong khi đó công nhân làm việc phải
di chuyển, mang vác thường xuyên thường cho là gây vướng víu trở lên phản
tác dụng. Chính vì điều này mà việc kiểm soát người lao động sử dụng đầy
đủ, triệt để PTBVCN là không dễ dàng.
2.2.8. Họp, trao đổi thông tin An toàn vệ sinh lao động
Họp, trao đổi thông tin về an toàn vệ sinh lao động được suyên suốt
trong quá trình thi công tại dự án.
Quản lý an toàn đại diện chủ đầu tư sẽ chủ trì cuộc họp an toàn tuần với
sự tham gia của an toàn đơn vị TVGS, Tổng thầu và nhà thầu thi công. Nội
dung cuộc họp là các vấn đề tồn tại trong tuần được nêu ra kể cả công tác hiện
trường và hồ sơ pháp lý an toàn. Cộc họp sẽ được ghi vào biên bản để gửi cho
các bên có trách nhiệm thực hiện.
40

Nhà thầu thi công tổ chức họp an toàn tổng thể trên công trường được
tiến hành hàng tuần, thành phần tham gia gồm tất cả các giám sát kỹ thuật,
cán bộ an toàn và công nhân tham gia thi công ở thời điểm hiện tại, cuộc họp
an toàn kéo dài khoảng 30 phút.
BCH nhà thầu tổ chức cuộc họp an toàn hàng tuần có sự tham gia của
phòng an toàn cấp công ty (nếu có), phổ biến nội dung, kế hoạch an toàn, những
hành động an toàn - không an toàn trong tuần qua và các biện pháp xử lý khắc
phục hậu quả…Kế hoạch họp an toàn được nhà thầu tổ chức vào cuối tuần.

Hình 2.2. Một cuộc họp của nhà thầu thi công tại dự ánImperia Smart
City, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả
2.2.9. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
Nội dung kiểm tra an toàn hiện trường thi công là hành động không thể
thiếu trong công tác quản lý ATVSLĐ, qua kiểm tra sẽ phát hiện những thiếu
sót, tồn tại trong quá trình thi công của nhà thầu, việc thực hiện các biện pháp
thi công an toàn, việc chấp hành các nội quy quy định người lao động, các
41

công việc sử dụng máy máy móc thiết bị, làm việc trên cao, an toàn điện,
PCCN, an toàn sử dụng điện…
Dựa trên tiến độ thi công đã được lập, cán bộ an toàn nhà thầu thi công
đều kiểm soát an toàn các hoạt động trên công trường. An toàn nhà thầu, hoặc
giám sát kỹ thuật được giao có trách nhiệm kiểm tra hoạt động thi công trên
công trường vị trí mình phụ trách phát hiện những nguy cơ mất an toàn các
khu vực nguy hiểm hiện hữu như: mép biên các sàn thi công, lỗ mở hộp kỹ
thuật, lõi thang, lắp đặt giáo bao che, giáo chống sàn, hệ thống chống vật rơi.
Khi đó, cán bộ an toàn TVGS kiểm tra hàng ngày mọi vẫn đề liên quan đến
việc thực hiện cải thiện những tồn tại, phát sinh không đảm bảo an toàn, lập
biên bản yêu cầu nhà thầu thực hiện theo thời gian ấn định hoàn thành.
2.2.10. Việc thực hiện các công việc cụ thể về công tác an toàn, vệ
sinh lao động tại hiện trường thi công công trình
- Công việc làm việc trên cao:Trong một dự án xây dựng làm việc trên
cao đều phải thi công cho dù là côn trình cao hay thấp tầng kể cả kết cấu nhà
xưởng vì theo quy định làm việc trên cao là so với mặt đất, hay mặt sàn công
trình trên 2 mét. Các công việc làm việc trên cao là thi công lắp đặt tháo
dỡgiàn giáo bao che, cốp pha; thi công cốt thép; đổ bê tông; xây trát; hoàn
thiện…Các công việc này đều yêu cầu có biện pháp thi công đảm bảo an toàn
được phê duyệt trước khi thực thi công việc và thực hiện theo quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tai nạn lao động do ngã cao gây tử vong chiếm
tỷ lệ cao hơn so với các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khác trong công
trường xây dựng. Tại các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group
Việt Nam, nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm
việc trên cao. Các mép biên sàn, các lỗ thông tầng, hộp kỹ thuật được che đậy
bằng lưới thép, cólan can cứnghoặc biển cảnh báo nguy hiểm. Những vị trí
khi thi công lắp ghép coppha dây cứu sinh phải được lắp đặt để móc dây an
toàn khi công nhân làm việc hoặc di chuyển. Việc sử dụng dây an toàn toàn
42

thân được hướng dẫn sử dụng và đeo trong suốt thời gian thi công kết cấu
công trình và lắp đặt giáo bao che đề phòng rơi ngã.
- Sử dụng xe, máy xây dựng: Xe, máy xây dựng được sử dụng trong
công trường xây dựng tại dự án bao gồm các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ, máy móc thiết bị thi công và ô tô, xe chuyên chở vận
chuyển bao gồm:Xe cẩu, Xe tải, xe chở hàng, Máy đào đất, Xe bơm bê tông,
cần phân phối bê tông, Cẩu trục tháp, Vận thăng, máy khoan, máy ép cọc.
Nhà thầu thi công thực hiện tương đối tốt việc sử dụng xe, máy xây dựng như:
+ Máy móc thiết bị được vận hành đều do những người đã được qua
hướng dẫn, đào tạo quy trình, quy định sử dụng an toàn. Tất cả tài xế đều có
giấy phép lái máy móc thiết bị ở hạng tương ứng với hạng của máy móc thiết
bị đó.
+ Trước khi thiết bị vào công trường,hồ sơ máy và thọe vận hành phải
được kiểm tra và được sự đồng ý bằng văn bản của CBAT TVGS và ban
QLDA. Tất cả máy móc thiết bị đều được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít
nhất một tháng một lần do phòng thiết bị nhà thầu.
+ Tất cả xe máy xây dựng vận chuyển vật tư vật liệu phải đảm bảo
tránh rơi vãi gây ô nhiễm môi trường và khu vực đường giao thông.
+ Các nhà thầu phải bố trí nhân lực vệ sinh, quét dọn trước cổng công
trình và bố trí người xịt rửa xe trước khi ra khỏi công trường.
+ Nhà thầu liên quan đảm bảo rằng máy móc thiết bị vào công trường
không bị dính bùn đất ở bánh xe và không để lại dấu vết hay bùn đất vương
vãi ngay cổngvà trong công trường.
+ Các nhà thầu sử dụng xe, máy xây dựng chịu trách nhiệm tuân thủ
các yêu cầu:Các thiết bị nạp nhiên liệu trong một khu vực được cô lập với các
khu vực làm việc nói chung và với bất kỳ nguồn phát lửa; khu vực này sẽ
được kiềm chế để có thể chứa dầu/nhiên liệu rơi vãi; Cấm hút thuốc; Tắt bộ
phận đánh lửa khi đổ xăng.; Phòng cháy và rò rỉ xăng dầu; Cung cấp biển báo
“Cấm hút thuốc”.
43

- An toàn điện: Hệ thống điện phục vụ thi công phải tuân thủ theo tiêu
chuẩn an toàn về điện trong thi công xây dựng. Mỗi dự án nhà thầu thi công
thường lắp đặt hệ thống điện tạm để phục vụ công tác sử dụng điện trong suốt
thời gian thi công dự án, hệ thống điện này sẽ được tháo bỏ sau khi hoàn tất
công trình đưa vào bàn giao. Trong quá trình lắp đặt và sử dụng điện phải
tuân thủ các nội dung dưới đây:
+ Tất cả mạch điện nhánh và mạch điện phục vụ sẽ được lắp đặt tuân
theo quy định được áp dụng trên công trường. Chỉ thợ điện mới được phép
tiến hành các công việc về điện.
+ Nhà thầu sẽ phải lắp đặt hệ thống nối đất tạm cho toàn bộ thiết bị và
máy móc điện. Điện trở nối đất phải thấp hơn 4Ώ. Bản vẽ cho hệ thống nối
đất sẽ phải trình lên Ban QLDA để phê duyệt trước khi tiến hành nối đất.
+ Nhà thầu không được phép tiến hành cắt điện đối với nguồn điện trên
600V trừ khi có thiết bị cắt chống tia hồ quang. Trưởng ban QLDA, CBAT
Ban QLDA, Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu sẽ phải được thông báo
trong tất cả các tình huống cắt điện. Một giấy phép đặc biệt sẽ được yêu cầu
cho công việc này.
+ Chỉ có thợ điện đã được chỉ định mới được phép tháo dỡ các cầu chì.
Thiết bị chống tia hồ quang, giấy phép đặc biệt là yêu cầu bắt buộc nếu nguồn
điện trên 380 V.
+ Sử dụng dây cáp loại 380 V có hai lớp bọc cách điện với dây nối đất
và không có mối nối nào. Các dây cáp căng qua khu vực làm việc phải được
treo cao hoặc che chắn và sắp đặt để loại bỏ nguy cơ vấp ngã. Giá đỡ dây điện
phải cứng vững, tại các điểm tiếp xúc với dây điện các móc đỡ phải được bọc
lớp cách điện.
+ Bề mặt của kết cấu thép có sử dụng điện sẽ phải nối đất.
+ Dây điện nối dài phải là loại 3 dây với cường độ dòng điện thấp nhất
là 15 Ampe.
44

+ Tất cả các phích cắm điện và ổ điện phải là loại công nghiệp IP 45
hoặc cao cấp hơn.
+ Dây điện phải được đấu nối đúng qui cách và chắc chắn từ các mạch
tủ điện.
+ Bồn, bể và kết cấu thép phải được nối đất tạm trong thời gian hệ
thống nối đất vĩnh cửu chưa có.
+ Tất cả các tủ phân phối điện trong dự án quy định đều được trang bị
CB chống giật loại 30mA/30ms dành cho các dụng cụ điện cầm tay và loại
300mA/500ms cho thiết bị điện khác. Tủ phân phối điện có hai cửa, cửa bên
trong thường khóa và người giữ chìa khóa là kỹ thuật điện/kỹ sư điện nhà
thầu đã được chỉ định. Cửa ngoài chỉ đóng và không khóa để cúp cầu dao
nhanh chóng trong trường có sự cố về điện.
2.2.11. Công tác phòng cháy, chữa cháy
Công tác PCCC là một trong những nội dung được chú trọng hàng đầu
tại các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam. Thực tế,
trong quá trình thi công xây dựng, nhiều công trình đã xảy ra cháy gây thiệt
hại về người và tài sản đáng kể. Thời điểm xảy ra cháy thường vào giai đoạn
hoàn thiện của tòa nhà. Bởi vì đây là giai đoạn có nhiều vật liệu dễ cháy như
vỏ bao bì mút xốp của thiết bị điện nước, nội thất, thi công của gỗ, cửa
nhựa…Nguyên nhân xảy ra cháy chủ yếu là do hàn cắt, chập điện, hút thuốc
lá không đúng nơi quy định. Nhân biết được tầm quan trong trong công tác
PCCC, Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu thi công tuân thủ theo Luật Phòng
cháy và Chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của
Bộ Công an và Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ
quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC.
Tại các dự án trước khi được phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép xây
dựng, hệ thống PCCC của công trình phải được thẩm duyệt. Trong quá trình
45

thi công xây dựng dự án đều có phương án PCCC theo quy định của nhà nước
và 6 tháng diễn tập nội bộ phương án một lần và định kỳ mỗi năm một lần diễn
tập có mời lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp tham gia . Hồ sơ quản lý
công tác PCCC đều được thiết lập, có lực lượng PCCC cơ sở có sự tham gia
nhân lực của các Ban QLDA, TVGS và nhà thầu thi công. Lực lượng PCCC cơ
sở được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận PCCC theo quy đinh.
Về trang thiết bị phục vụ công tác chữa cháy, mỗi dự án các nhà thầu
đều phải trang bị như bình chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, nội
quy, tiêu lệnh, biển báo cấm lửa cấm hút thuốc được niêm yết trên công
trường để mọi người biết và thực hiện.

Hình 2.3. Trang thiết bị và buổi huấn luyện PCCC tại một dự ánThe
Matrix One Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả
2.2.12. Công tác bảo vệ môi trường
Công tác bảo vệ môi trường là một trong những chính sách lớn của
Đảng và nhà nước ta. Gần đây các văn bản pháp luật được ban hành liên quan
đến công tác bảo vệ môi trường tạo hành lang pháp lý như: Luật Bảo vệ Môi
trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày
01/01/2015;Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ban hành ngày 04
tháng 7 năm 2017có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018; Nghị định
46

38/2015/NĐ-CP; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT và nhiều văn bản pháp luật


khác có liên quan.
Thực tế trong những năm qua môi trường nước ta đang chịu nhiều áp
lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước, sức ép cạnh
tranh của quá trình hội nhập quốc tế. Nếu không thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, bảo vệ môi trường và kiểm soát có hiệu quả thì sẽ là những nguy
cơ rất lớn đến môi trường.
Ngành Xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, xây dựng cũng là
một trong những ngành khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hoạt
động xây dựng cũng đã tác động xấu đến tài nguyên đất, nước, khoáng sản
trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ rung
do hoạt động của các loại máy thi công, khoan, lắp, ép cọc…
Nhận biết được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ban
lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam luôn quan tâm đến
công tác này. Mỗi dự án trước khi triển khai trách nhiệm của chủ đầu tư đều
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM) và được phê duyệt
ĐTM. Sau đó, trong quá trình xây dựng giao nhà thầu thi công dựa trên ĐTM
tuân thủ, triển khai thực hiện. Các công việc chính trong công tác bảo vệ môi
trường nhà thầu thực hiện là:
- Có các hợp đồng thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải, phế thải
xây dựng, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt theo quy định pháp luật.
- Có giấy phép xả thải vào nguồn nước và duy trì biện pháp kỹ thuật xả
thải theo quy trình đã cam kết.
- Hợp đồng và thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ 3
tháng/lần và nhà thầu có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi
trường lao động định kỳ.
- Căn cứ vào tính chất, quy mô dự án, nếuchất thải nguy hại (CTNH)
phát sinh trên 600 kg/năm phải lập sổ chủ nguồn thải CTNH và báo cáo định
kỳ 1 lần/năm với cơ quan nhà nước quản lý CTNH theo quy định.
47

- Trước khi thi công nhà thầu thi công phải trình chủ đầu tư phê duyệt
kế hoạch vệ sinh môi trường.
Về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các công trường, các nhà
thầu đều có nhà chứa tạm thời CTNH gồm giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, bóng
đèn huỳnh quang thải… theo đúng quy định. Các phương tiện trước khi ra công
trường đều qua cầu rửa xe và vệ sinh sạch sẽ bởi máy bơm áp lực giảm thiểu
chất thải vương vãi ra ngoài làm ảnh hưởng đến đường giao thông công cộng.
48

Tiểu kết chương 2


Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam đã và đang áp dụng
quy định An toàn, vệ sinh lao động để ban hành cho các đơn vị nhà thầu khi
triển khai thi công tại các dự án. Quy định này của Công ty được xây
dựngnhất quán với chính sách và mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình áp dụng
cũng được cải tiến thường xuyên, đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó có sự giám sát
chặt chẽ của lãnh đạo Công ty và đặc biệt là Phòng Kiểm soát Chất lượng –
Tiến độ – Thanh tra kiểm soát thường xuyên việc áp dụng thực tiễn tại cái dự
án đang thi công bởi các nhà thầu triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, Quy định An toàn, vệ sinh lao động của Công ty vẫn còn
một số hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng chưa đáp ứng kịp thời với việc các
dự án của công ty ngày càng đa dạng kể cả về số lượng và quy mô các dự án.
Mặt khác, các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác ATVSLĐ, PCCC
và Bảo vệ môi trường được ban hành, quy định này chưa tích hợp và chỉnh
sửa bổ sung đầy đủ. Đó là những khó khăn cho việc áp dụng triệt để quy định
này đến các nhà thầu thi công nhằm hạn chế tối đa các sự cố, chấn thương,
TNLĐ xảy ra. Để tháo gỡ, khắc phục nhược điểm nêu trên, việc cải thiện môi
trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt
Nam cũng là cần thiết sẽ được tác giả đề cập trong chương 3 sau đây của
Luận văn này.
49

Chương 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MIK GROUP VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam trải qua hơn 5 năm
xây dựng và phát triển. Đến nay đã và đang đầu tư nhiều dự án bất động sản
tại Hà Nội như:
- Dự án Imperia Garden, số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh
Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, HN
- Dự án Imperia Sky Garden, số 423 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, HN
- Dự án Valencia Garden, Khu đô thị Việt Hưng, Quận Long Biên, HN
- Dự án Imperia Smart City, Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, HN
- Dự án The Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, HN
- Dự án Thạch Bàn Lakeside, P.Thạch Bàn, Q. Nam Từ Liêm, HN

Hình 3.1: Một số dự án của MIK group


Qua nghiên cứu, điều tra tại các dự án, chúng tôi nhận thấy công tác
quản lý an toàn vệ sinh lao động của chủ đầu tư và nhà thầu thi công tuy đã
50

đạt được nhưng hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập và
hạn chế. Mặc dù, hệ thống quản lý ATVSLĐ đã được chủ đầu tư ban hành áp
dụng cho các nhà thầu thi công nhưng một số dự án vẫn nhiều nguy cơ mất an
toàn lao động, vệ sinh lao động và chấn thương vẫn xảy ra. Nguyên nhân
nhận thấy là:
Nhóm nguyên nhân về tổ chức: Cơ cấu bộ máy quản lý, phân cấp trách
nhiệm các cấp quản lý làm công tác ATVSLĐ và các bộ phận liên quan của
chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu thi công, quy trình tuyển dụng lao động
Nhóm nguyên nhân về kỹ thuật: Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ
biến trong xây dựng, những vụ TNLĐ xảy ra thường rất nghiêm trọng do biện
pháp tính toán sai không đảm bảo về mặt kỹ thuật an toàn. Mặt khác, công
việc cũng đa dạng và phức tạp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, quy trình
làm việc an toàn không được nắm vững… những yếu tố này trực tiếp gây ra
tai nạn lao động như: Làm việc trên cao, sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng
giàn giáo, an toàn điện…
Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý cải thiện môi trường và
điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam:
3.1. Giải pháp về công tác tổ chức
3.1.1. Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các dơn vị nhà thầu trong
công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các dự án
3.1.1.1. Đoàn Tư vấn giám sát
- Trưởng đoàn TVGS:
+ Trưởng đoàn TVGS là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác
ATVSLĐ của đoàn TVGS tại dự án theo quy định của pháp luật.
+ Có trách nhiệm tư vấn cho ban QLDA trong công tác ATVSLĐ phù
hợp với các quy định của nhà nước.
+ Phê duyệt biện pháp thi công trong đó có biện pháp an toàn chung
của nhà thầu phù hợp với quy định, tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.
51

+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với Ban QLDA, nhà thầu và
là người xin ý kiến Ban đưa ra quyết định buộc nhà thầu khắc phục những tồn
tại về ATVSLĐ
+ Xin ý kiến của Trưởng ban QLDA dừng thi công toàn bộ công trường
khi có nguy cơ rủi ro cao mất an toàn lao động nghiêm trọng, xảy ra sự cố kỹ
thuật gây TNLĐ nặng, chết người.
+ Phân công người làm cán bộ an toàn chuyên trách có đủ năng lực,
điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phó trưởng đoàn TVGS:
+ Là người trợ giúp cho Trưởng đoàn rà soát, kiểm tra biện pháp thi
công của nhà thầu xin ý kiến của Ban Quản lý để phê duyệt biện pháp an toàn.
+ Tham dự huấn luyện an toàn tuần với nhà thầu đưa ra các biện pháp
ATVSLĐ.
+ Tham dự cuộc họp chuyên đề về an toàn hàng tuần do cán bộ phụ
trách an toàn chủ trì.
+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với nhà thầu do Trưởng ban
QLDA chủ trì, đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại về ATVSLĐ.
+ Thay mặt Trưởng đoàn giải quyết nhưng công việc cấp bách liên
quan đến công tác an toàn khi Trưởng đoàn đi vắng.
- Cán bộ an toàn TVGS:
+ Là người có đủ năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp chứng chỉ về
ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
+ Là người tư vấn, trợ giúp về công tác ATVSLĐ cho ban QLDA phù
hợp với Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Có trách nhiệm rà soát nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo
đảm ATVSLĐ, PCCN của nhà thầu thi công;
+ Kiểm soát việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn -vệ sinh lao động;
52

+ Kiểm tra kế hoạch HSE và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế
hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của nhà thầu;
+ Tham gia họp giao ban hàng tuần do Ban QLDA chủ trì, đưa ra
những tồn tại về công tác an toàn của nhà thầu để phối hợp giải quyết.
+ Tham gia họp an toàn công nhân hàng tuần của nhà thầu do an toàn
BQLDA chủ trì.
+ Giám sát huấn luyện công nhân đầu vào, huấn luyện định kỳ, huấn
luyện tuần, huấn luyện theo công việc về ATVSLĐ của nhà thầu.
+ Tham gia kiểm tra về ATVSLĐ tuần theo quy định tại công trường
thi công và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có
nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động, đánh giá phân tích các rủi ro đề ra các
biện pháp khắc phục phòng ngừa;
+ Kiểm tra môi trường lao động; đôn đốc bộ phận y tế của nhà thầu
theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với
nhà thầu các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
+ Lập biên bản những vi phạm, không tuân thủ trong công tác an toàn
của nhà thầu, kiến nghị Bộ phận an toàn BQLDA xử phạt theo chế tài.
+ Phối hợp với bộ phận an toàn BQLDA thực hiện các công việc khác
khi có yêu cầu, căn cứ vào tình hình thực tế thi công dự án.
- Cán bộ an toàn TVGS:
+ Tuân thủ quy định an toàn chung của dự án.
+ Phối hợp với cán bộ an toàn TVGS kiểm tra biện pháp thi công từng
hạng mục công việc của nhà thầu có biện pháp an toàn phù hợp.
+ Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng phải đồng thời nghiệm thu
công tác an toàn.
+ Trong quá trình giám sát thi công tại hiện trường phát hiện thấy nguy
cơ mất an toàn yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thông tin, phối hợp với an
toàn TVGS khắc phục kịp thời phòng tránh rủi ro gây tai nạn lao động.
53

+ Kiêm nhiệm về công tác ATVSLĐ trong phạm vi tòa nhà hay khu
vực được phân công đảm nhiệm quản lý, giám sát.
3.1.1.2. Nhà thầu thi công
Nhà thầu thi công là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chứ năng
cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ kí kết trực tiếp với chủ đầu
tư thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ hay một phần công việc, dự án
đầu tư công trình. Các nhà thầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nhân sự
chính của họ và những người có liên quan tới công việc.Nhà thầu và những
người liên quan đến nhà thầu phải đáp ứng điều kiện, tuân thủ theo luật pháp
và quy định an toàn của chủ đầu tư.Trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ của
các nhà thầu như sau:
- Giám đốc dự án:
+ Giám đốc dự án có trách nhiệm tổng thể quản lý các vấn đề HSE
nhằm đạt được mục tiêu an toàn của dự án, chẳng hạn như:
+ Đảm bảo hệ thống quản lý HSE được thực hiện trong tất các hạng
mục của dự án.
+ Đảm bảo đầy đủ nguồn lực, nhân lực và vật tư được phân bổ cho
công tác HSE.
+ Giám sát thực hiện công tác HSE dự án.
+ Đảm bảo những người quản lý công tác HSE của dự án có đủ năng lực.
+ Đảm bảo lựa chọn nhà thầu phụ căn cứ theo thái độ chấp hành an
toàn, hồ sơ về công tác an toàn,... lẫn kinh nghiệm và khả năng thực hiện công
việc, giá cả và năng lực.
- Chỉ huy trưởng:
+ Kiểm soát tổng thể công tác ATVSLĐ trên công trường.
+ Cung cấp các kế hoạch an toàn cho TVGS, Ban QLDA.
+ Chỉ đạo và triển khai việc thực hiện công tác HSE cho tất cả các nhân
viên tham gia.
54

+ Đảm bảo tất cả nhân viên nhà thầu được đào tạo và huấn luyện
ATVSLĐ.
- Quản lý HSE:
+ Quản lý HSE có có trách nhiệm giám sát các công tác HSE dưới sự
chỉ đạo của giám đốc dự án. Người này sẽ đảm bảo:
+ Cung cấp người, phương tiện, thiết bị, và các nguồn lực khác để thực
hiện có hiệu quả, quản lý, và tuân theo quy trình HSE.
+ Phân công người được đào tạo, có năng lực và kinh nghiệm vào dự án.
+ Thực thi chính sách HSE và kế hoạch HSE trên công trường.
+ Tất cả yêu cầu về HSE liên quan được phổ biến và thực hiện bởi
những người làm việc trên công trường.
+ Tất cả các quy trinh và hướng dẫn HSE được thực hiện đầy đủ.
+ Tham gia vào buổi họp HSE định kỳ được tổ chức bởi chủ đầu tư.
- Cán bộ an toàn công trường – Giám sát an toàn:
+ Cán bộ an toàn có trách nhiệm cho tất cả vấn đề về HSE theo quy
định ban an toàn, theo cam kết giữa ban chỉ huy và ban an toàn.
+ Hàng tuần tổng hợp các hình ảnh chưa đảm bảo an toàn tại các khu
vực, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các đề xuất để khắc phục nếu phát hiện ra
các ấn đề về an toàn. Dừng việc nếu thấy cần thiết và chỉ cho tiếp tục công
việc khi đã thực hiện các hành động khắc phục.
+ Tổ chức hướng dẫn an toàn cho nhóm công nhân mới, huấn luyện với
các công tác đặc biệt (vận hành cẩu, giàn giáo, …)
+ Tổ chức họp kịp thời các sự cố đã xảy ra qua đó rút kinh nghiệm và
đưa ra hành động khắc phục (tất cả sự cố liên quan tới các hoạt động trên
công trường).
+ Báo cáo tại nạn hoặc mối nguy tiềm tang có thể dẫn tới tai nạn cho
cấp trên và thực thi các biện pháp phòng ngừa.
+ Thực hiện biện pháp chế tài theo quy trình an toàn, nội quy an toàn.
+ Duy trì hoạt động thực sự của ủy ban an toàn.
55

+ Là người kiên trì đề xuất với Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng các vấn
đề về an toàn trên công trường theo hệ thống của Công ty.
- Giám sát – Kỹ sư công trường – Đội trưởng thi công:
+ Chỉ đạo an toàn viên khu vực, kiểm tra việc triển khai công tác an
toàn theo biện pháp thi công đã được duyệt.
+ Chủ động phát hiện các sai phạm và nhắc nhở người lao động chấp
hành tốt nội quy an toàn lao động.
+ Trước khi triển khai công việc, phải phân tích rủi ro, thống nhất với
cán bộ an toàn, an toàn viên về các biện pháp phòng ngừa.
+ Trong các buổi họp giao ban BCH, phải báo cáo tình hình an toàn, vệ
sinh công trường tại khu vực phụ trách (chụp hình và báo cáo các vấn đề
không phù hợp về an toàn và đưa ra thời hạn khắc phục).
+ Phối hợp với cán bộ an toàn, triển khai công tác huấn luyện an toàn
cho công nhân.
- Y tá/ Người sơ cấp cứu:
+ Tham gia vào hoạt động thường ngày và trường hợp sơ cứu khẩn cấp
khi cần.
+ Duy trì tiêu chuẩn vệ sinh, sự sẵn sàng và năng lực để thực hiện mục
tiêu của trung tâm y tế.
+ Kiểm tra phương tiện y tế/ phòng sơ cứu, thuốc và thiết bị y tế luôn
sẵn sàng.
+ Tham khảo ý kiến bác sỹ xử lý các trường hợp về y tế.
+ Thường xuyên kiểm tra nguồn và số lượng thuốc cung cấp để đảm
bảo luôn đủ và tối thiểu chi phí phù hợp với tình hình công trường.
+ Thường xuyên kiểm tra thiết bị của cơ sở y tế, bao gồm xe cả xe cứu
thương để đảm bảo luôn sẵng sang ứng phó mọi trường hợp.
+ Cung cấp trang bị y tế để phục vụ nhu cầu huấn luyện.
56

3.1.2. Chính sách quản lý An toàn sức khỏe nghề nhiệp


Chính sách AT&SKNN xác định các mục tiêu về công tác ATVSLĐ tại
nơi làm việc và các hoạt động thúc đẩy năng lực làm việc của người lao động.
Chính sách này mô tả các trách nhiệm về AT&SKNN cũng như cách xây
dựng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm
việc. Xây dựng chính sách AT&SKNN phải đáp ứng được các quy định của
pháp luật cũng như đảm bảo việc ngăn ngừa các mối nguy hiểm về sức khỏe
và an toàn nghề nghiệp. Chính sách AT&SKNN phải được truyền đạt đến
toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp để mọi người hiểu chính sách này
có liên quan đến công việc của mình như thế nào. Chính sách AT&SKNN đã
được đưa ra trong chương 2 của luân văn này, tuy nhiên chưa phù hợp và hiệu
quả. Do vậy, cần cải tiến, bổ sung đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay đạt
được những mục tiêu đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động nhất là
trong quá trình cạnh tranh trên thị trường bất động sản hội nhập kinh tế quốc
tế. Chính sách AT&SKNN phải đảm bảo các nội dung sau:
3.1.2.1. Sự Phù hợp
Mặc dù điều kiện thi công xây dựng bao giờ cũng có nhiều yếu tố nguy
hiểm và tương đối phức tạp cũng như các điều kiện thi công không ổn định,
tuy nhiên, CĐT chỉ chấp nhận những rủi ro nằm trong tầm kiểm soát..Điều
kiện về xã hội, văn hóa, địa lý đặc thù của Việt Nam cũng là những yếu tố
được cân nhắc trong việc thực thi chính sách AT&SKNN.
3.1.2.2. Cam kết
Trong bất cứ dự án nào của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK group Việt
Nam, các nhà thầu phải thi công một cách an toàn và hiệu quả tại tất cả các
công trình. AT&SKNN được xem là điều kiện tiên quyết cho toàn bộ hoạt
động tại các dự án của Công ty. Không để bất cứ một người lao động nào bị
bắt buộc phải làm việc trong điều kiện, môi trường không an toàn.
57

3.1.2.3. Liên tục cải tiến


Chính sách AT&SKNN luôn được cải tiến thường xuyên liên tục để
đáp ứng được tình hình thực tế cũng như đáp ứng các yêu cầu của văn bản
pháp luật, sử đổi bổ sung hiện hành. Mỗi người lao động đều coi là chủ sở
hữu của hệ thống AT&SKNN và mong muốn áp dụng hiệu quả hệ thống này.
3.1.2.4. Các yêu cầu về pháp lý
An toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong các hoạt động của
các dự án được triển khai đồng bộ bằng việc chú trọng biện pháp thi công, sử
dụng các thiết bị chủ yếu và bằng cách tạo động lực cũng như huấn luyện liên
tục toàn bộ nhân viên. An toàn sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường tại tất cả
các nơi làm việc được thực hiện thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn và phối
hợp với khách hàng và các bên liên quan để áp dụng các quy trình thi công
thích hợp, khắt khe hơn các quy định của nhà nước Việt Nam.
3.1.2.5. Các mục tiêu
AT&SKNN là trách nhiệm của tất cả mọi người. Tuy nhiên tiêu chuẩn
sẽ được toàn bộ thành viên Ban lãnh đạo thiết lập để tạo ra một môi trường
làm việc an toàn. Các vấn đề về AT&SKNN khi thực thi sẽ có tính chất thiết
thực, hiệu quả và có tính cưỡng chế.
Nguồn nhân lực trong tổ chức củaCông ty Cổ phần Tập đoàn MIK
group Việt Nam cũng như các nhà thầu thi công phải được xem là tài sản quý
giá nhất. Luôn đặt vấn đề an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường vào vị
trí ưu tiên cao nhất và xem đây là trách nhiệm chung trong việc đảm bảo rằng
các điều kiện làm việc sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người
lao động và không gây nguy hại cho môi trường.
3.1.2.6. Văn bản
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phải
được lập thành văn bản, áp dụng và duy trì thực hiện áp dụng cho toàn bộ nhà
thầu thi công tại các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK group Việt
Nam làm chủ đầu tư. Việc áp dụng tại nơi làm việc của các nhà thầu chủ yếu
58

được thực hiện bằng việc sử dụng bộ biểu mẫu tiêu chuẩn, biện pháp thi công,
quy trình kiểm tra và huấn luyện.
3.1.2.7. Thông tin
Tài liệu chính sách AT&SKNN phải được đăng tải trên website và dán trên
bảng thông tin tại tất cả các dự án để các nahf thầu thi công tuân thủ thực hiện.
3.1.2.8. Soát xét, cải tiến
Các thủ tục an toàn và môi trường liên tục được soát xét, cập nhật và
cải tiến theo tinh hình thực tế của mỗi dự án thi công cho phù hợp và các văn
bản pháp luật của nhà nước Việt Nam hiện hành.
3.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát
Việc kiểm tra, giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai
phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu
ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay
các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai
nạn lao động. Công tác kiểm tra, giám sát được nêu trong phần thực trạng tại
chương 2, tuy nhiên công tác kiểm tra chưa được thực hiện theo kế hoạch,
phần lớn chưa có sự phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật và cán bộ an toàn, sự phối
hợp kiểm tra giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công. Việc kiểm
tra ATVSLĐ yêu cầu phải thực hiện theo kế hoạch và các nội dung dưới đây:
- Kiểm tra hàng ngày: Dựa trên tiến độ hoạt động trên công trường,
hàng ngày kiểm tra an toàn các hoạt động trên công trường là cần thiết. Kiểm
tra các hoạt động liên quan đến người lao động thực hành các công việc trên
công trường, việc tuân thủ chấp hành các nội quy quy định ATVSLĐ. Cán bộ
an toàn nhà thầu có trách nhiệm.
- Kiểm traATVSLĐ hàng tuần: Cán bộ an toàn dự án sẽ chủ trì với sự
tham gia của Trưởng đoàn, cán bộ TVGS, chỉ huy trưởng, cán bộ an toàn nhà
thầu. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn đã được phê duyệt, kiểm
tra sự tuân thủ các khu vực nguy hiểm khi làm việc trên cao, sử dụng xe máy
59

xây dựng, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, kiểm tra mép biên, lỗ
thông tầng, hộp kỹ thuật...
- Kiểm tra ATVSLĐ hàng tháng: đây là buổi kiểm tra đánh giá tổng thể
công tác ATVSLĐ, PCCN và môi trường toàn dự án. Thành phần tham gia
của các lãnh đạo công ty và các phòng ban liên quan của Chủ đầu tư, TVGS
và nhà thầu thi công. Nội dung được đánh giá và tham gia đóng góp ý kiến
của các bên nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cũng như bổ
sung cập nhật bổ sung hồ sơ pháp lý an toàn theo quy định của luật pháp.
- Ngoài công tác kiểm tra như trên dự án còn phải tổ chức kiểm tra
chuyên đề theo công việc cụ thể như: Công tác an toàn điện, an toàn làm việc
trên cao, an toàn điện, an toàn sử dụng giàn giáo, vận hành cần trục tháp, vận
thăng, công tác môi trường, PCCN, kiểm tra sau mưa bão, kiểm tra sau kỳ
nghỉ Lễ Tết dài ngày...

Hình 3.2: Một buổi kiểm tra an toàn của nhà thầu thi công tại dự án The
Matrix One, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, HN
60

3.1.4. Họp an toàn


Để công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án hoạt động có hiệu quả
hơn, việc họp an toàn cần có sự trao đổi thông tin giữa các bên và có sự
tham gia của người có trách nhiệm đại diện cho chủ đầu tư, TVGS và nhà
thầu thi công tại dự án trong cuộc họp khởi đầu và họp an toàn phối hợp
với họp giao ban về kỹ thuật. Các cuộc họp sẽ được tiến hành với số lượng
tối thiểu dựa theo bảng sau:
Bảng 3.1: Quy định về họp an toàn
Nội dung Tần suất Thành phần tham dự
Đại diện TVGS, đại diện Nhà
Cuộc họp khởi đầu 1 thầu và CBAT của BQLDA.
Họp an toàn phối hợp với họp Đại diện TVGS, đại diện Nhà
giao ban kỹ thuật 1 tuần/lần thầu và BQLDA
CBAT của BQLDA, TVGS,
Họp chuyên đề HSE 1 tuần/lần các nhà thầu.
Họp phân tích an toàn theo Theo Tất cả những người tham gia
công việc công việc thi công
Nguồn: Đề xuất của tác giả
- Cuộc họp khởi đầu: gồm tất cả các nhà thầu chuẩn bị vào thi công,
nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà cung cấp vật tư, vật liệu để đảm bảo rằng họ
hiểu những yêu cầu về kế hoạch AT&SKNN của dự án. Chỉ huy trưởng công
trường của nhà thầu, CBAT của Nhà thầu , cán bộ y tế, sơ cứu phải tham gia
cuộc họp này. Nội dung cho cuộc họp khởi đầu bao gồm:
+ Kế hoạch AT&SKNN của dự án;
+ Tổ chức quản lý công tác an toàn của dự án;
+ Giải đáp các câu hỏi của nhà thầu, nhà cung cấp;
+ Các vấn đề phát sinh của nhà thầu.
- Cuộc họp phối hợp với họp giao ban kỹ thuật:
+ Thành phần tham dự gồm nhà thầu, TVGS và đại diện BQLDA.
61

+ Tổ chức họp theo định kỳ, bên cạnh các vấn đề của dự án, các vấn đề
về ATVSLĐ, PCCN, môi trường sẽ được thảo luận.
+ Nhà thầu giải trình các nội dung còn tồn đọng từ cuộc họp trước, đưa
ra các vấn đề quan trọng đã được thảo luận.
+ Báo cáo tai nạn, sự cố, thống kê, đánh giá,
+ Xem xét việc thực hiện kế hoạch AT&SKNN và những công việc
đang tiến hành.
+ Lên kế hoạch AT&SKNN và những công việc đang tiến hành.
- Họp chuyên đề về HSE:Các cuộc họp sẽ được tổ chức định kỳ ít nhất
mối tuần 1 lần.Cán bộ an toàn Ban QLDA, TVGS và nhà thầu thi công sẽ
tham gia cuộc họp này. Các nội dung cần thảo luận như sau:
+ Trả lời những câu hỏi còn tồn đọng từ cuộc họp lần trước,
+ Báo cáo tai nạn, tai nạn tiềm ẩn, thống kê và phân tích,
+ Kiểm tra việc triển khai kế hoạch AT&SKNN
+ Kế hoạch AT&SKNN liên quan tới công việc hiện tại,
- Họp phân tích an toàn theo công công việc: Các cuộc họp này phải
được tổ chức trước khi bắt đầu công việc nhằm trao đổi, cung cấp những
thông tin từ kết quả việc đánh giá rủi ro của công việc sắp thực hiện. Thành
phần tham dự là người lao động, giám sát kỹ thuật, cán bộ an toàn nhà thầu.
Mục tiêu của cuộc họp nhằm đảm bảo:
+ Hiểu đầy đủ biện pháp tiến hành công việc,
+ Các rủi ro liên đới tới công việc được đánh giá và thực hiện những
giải pháp đã được nêu ra,
+ Tuân thủ các quy trình,
+ Luôn kiểm soát và giám sát đầy đủ.
62

Hình 3.3: Một buổi họp phân tích an toàn theo công việc
3.1.5. Cải thiện công tác tự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại
các dự án
Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những phương thức giúp nâng cao
hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ
sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở. Vì vậy, đối với các dự án xây dựng chủ
đầu tư yêu cầu nhà thầu cam kết cung cấp đào tạo/hướng dẫn người lao động
để thi công các công việc của dự án một cách an toàn, hiệu quả.Nhà thầu phải
sắp xếp ít nhất một phòng đủ rộng tại công trường được trang bị đầy đủ bàn,
ghế, đèn chiếu sáng và máy lạnh để phục vụ cho việc huấn luyện ATVSLĐ
cho người lao động, khách đến liên hệ công tác. Các nội dung huấn luyện phải
đảm bảo truyền đạt được các nội dung sau:
- Làm việc trên cao để ngăn chặn rơi ngã
- An toàn làm việc trên giàn giáo: mâm giàn giáo an toàn, tay vịn, bảo
vệ các khu vực xung quanh, giàn giáo…
- Công việc hàn cắt, hàn điện, bình gió đá, sử dụng bình cứu hỏa…
- Công tác nâng, hạ cẩu và hoạt động cẩu tháp.
63

- Phương thức hoạt động an toàn, kiểm tra và duy trì thiết bị, tín hiệu,
treo móc, thiết bị an toàn.
- Công tác an toàn sử dụng điện.
- Làm việc trong không gian hạn chế.
- Lối đi lại, thoát hiểm trên công trường.
- Vệ sinh công trường.

Hình 3.4: Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới
Tất cả khách của công trường đều phải đến cổng bảo vệ để điền vào sổ
theo dõi khách đến công trường và tham dự buổi huấn luyện an toàn chung do
cán bộ an toàn tổ chức. Sau đó người có trách nhiệm dẫn đường cho bất kỳ
khách nào muốn đi thực tế công trường.
Huấn luyện ATVSLĐ được thực hiện theo các bước dưới đây:
3.1.5.1. Huấn luyện trước khi vào công trường làm việc
Tất cả người lao động đều phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của chủ
đầu tư đưa ra. Cán bộ an toàn nhà thầu sẽ kiểm tra và lưu hồ sơ công nhân.
Sau đó sẽ thông báo kế hoạch, thời gian huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động mới, khách đến liên hệ công tác. Sau khi huấn luyện an toàn
người lao động phải ký tên vào danh sách đã tham gia huấn luyện an toàn và
64

bản cam kết tuân thủ nội quy an toàn lao động, cấp phát PTBVCN. Không
tham gia khóa học này, họ sẽ không nhận được thẻ vào công trường làm việc.

Hình 3.5: Nội dung huấn luyện an toàn trước khi vào công trường
3.1.5.2. Huấn luyện an toàn hàng tuần
Công tác hướng dẫn an toàn hàng tuần phải thực hiện vào sáng ngày
thứ hai hàng tuần do nhà thầu thi công chủ trì. Thành phần tham gia là tất cả
người lao động đang làm việc ở thời điểm hiện tại. Cán bộ An toàn Ban
QLDA, TVGS sẽ đóng góp ý kiến việc chấp hành nội quy quy định của dự án,
các rủi ro nguy cơ mất an toàn và công bố các vi phạm trong công tác
ATVSLĐ, hình thức xử lý theo chế tài.
3.1.6. Cải thiện chế độ quản lý cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân tại các dự án của Công ty cổ phần Tập doàn MIK Group Việt Nam
3.1.6.1. Phạm vi
Chế độ cấp phát, trang bị PTBVCN được áp dụng cho tất cả mọi người
được nhà thầu thuê làm việc bao gồm tất cả các nhà thầu phụ của nhà thầu
chính tại dự án.
Mỗi nhà thầu phải đảm bảo rằng nhân viên và công nhân của họ được
cấp quần áo phù hợp, mũ bảo hộ, giày bảo hộ, ủng bảo hộ và khi có yêu cầu
thì cấp kính bảo hộ hoặc găng tay. Dép, giày cao gót và giày hở mõm sẽ
không được sử dụng. Không được đi chân đất vào công trường. Nhân viên và
công nhân phải mặc quân áo bảo hộ đầy đủ và phù hợp.
65

Mỗi người lao động phải nhận thức được tầm quan trọng về việc sử
dụng BHLĐ, đặc biệt là quần áo bảo hộ.
3.1.6.2. Hướng dẫn
Rủi ro liên quan đến bất kỳ công việc nào sẽ được đánh giá, và lựa
chọn thiết bị PTBVCN phù hợp theo các tiêu chuẩn sau:
Đưa ra biện pháp bảo vệ chống lại rủi ro, và bản thân PTBVCN không
làm gia tăng thêm rủi ro, thích hợp đối với cá nhân tham gia công việc kể cả
sự điều chỉnh đúng, tương thích với hoạt động trong công việc, tuân thủ tiêu
chuẩn thiết kế và xây dựng của Việt Nam ban hành.
NLĐ sẽ được cấp PTBVCN cần thiết như trên, cho công việc cụ thể
của người lao động. Họ cũng sẽ được hướng dẫn và huấn luyện cách sử dụng
đúng PTBVCN. Nhà cung cấp sẽ huấn luyện cách sử dụng PTBVCN và các
khoá huấn luyện cần thiết cho người lao động về PTBVCN.
NLĐ phải có trách nhiệm đối với việc giữ gìn và sử dụng PTBVCN
được cấp phát. Nhà thầu và các nhà thầu phụ sẽ phải thay thế, đổi miễn phí
cho người lao động bất kỳ PTBVCN nào mà chúng mất tác dụng như hư
hỏng, rách nát sau khi sử dụng để đảm bảo rằng lúc nào công nhân cũng được
bảo vệ đầy đủ. Hư hỏng, rách nát thông thường bao gồm hiệu lực thời hạn sử
dụng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất và các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh,
an toàn lao động.
Các giám sát của nhà thầu và nhà thầu phụ cho bất kỳ công việc nào tại
công trường phải có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mọi người trên công
trường được huấn luyện, cung cấp và đảm bảo việc sử dụng PTBVCN theo
yêu cầu của công việc và môi trường. Cá nhân không được trang bị PTBVCN
cần thiết sẽ không được bắt đầu làm bất cứ công việc gì hoặc tiếp tục công
việc với bất cứ lý do gì.
NLĐ phải sử dụng PTBVCN phù hợp đã được cấp phát bất kể thời gian
nào trong suốt quá trình làm việc theo như nhiệm vụ đã được giao. Yêu cầu
mọi người lao động làm việc trên công trường phải tuân thủ đầy đủ các nội
qui an toàn và hướng dẫn chung liên quan tới việc sử dụng PTBVCN.
66

Nhà thầu chính và nhà thầu phụ cũng sẽ đưa ra tất cả các biện pháp bảo
vệ cần thiết đối với môi trường làm việc dựa theo tiêu chuẩn Việt nam liên
quan đến an toàn đối với con người.
3.1.6.3. Những phương tiện bảo vệ cá nhân được yêu cầu sử dụng
trong công trường
- Quần áo BHLĐ:
Xác định các yêu cầu về quần áo BHLĐ trong các khu vực làm việc và
tính chất công việc nhà thầu phải cấp phát đúng chủng loại quần áo BHLĐ
phù hợp cho người lao động.Nếu nhà thầucó nhu cầu cấp phát loại quần áo
BHLĐ nằm ngoài quy định này, có thể liên hệ với CBAT của CĐT để xin ý
kiến. Nhà thầu có trách nhiệm đổi, thay thế quần áo bảo hộ cho người lao
động miễn phí khi được yêu cầu vì lý do bị rách hoặc hư hỏng ngẫu nhiên.
Người lao động phải mặc áo phản quang trong suốt thời gian làm việc vào
buổi tối.
- Mũ bảo hộ:
Khu vực thi công là khu vực yêu cầu 100% đội mũ bảo hộ. Mọi người
lao động sẽ được cấp một mũ bảo hộ và được yêu cầu đội mũ bảo hộ trong
suốt thời gian làm việc, thi công tại công tại công trường, nhà xưởng. Các loại
mũ bảo hộ kim loại hoặc mũ bảo hộ vỡ không đựơc dùng. Yêu cầu này áp
dụng cho cả nhân viên văn phòng và khách thăm quan ra vào công trường.
Màu sắc mũ bảo hộ sử dụng trong công trường khuyến khích các nhà
thầu như sau: Công nhân đội nón bảo hộ màu vàng, giám sát an toàn đội nón
màu xanh lá cây, giám sát kỹ thuật đội nón màu xanh dương và thành phần
khác đội nón màu trắng.
- Bảo vệ mắt:
Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng công nhân đeo đúng kính bảo hộ tại khu vực
có nguy hiểm chấn thương hoặc có gây đau mắt cho công nhân, phù hợp với
công việc đang được làm và các mối nguy hiểm liên quan, và đã được chấp
nhận theo các tiêu chuẩn Việt Nam.
67

- Bảo vệ chân:
Tất cả mọi người lao động mang ủng bảo hộ hoặc giày bảo hộ trong
tình trạng tốt đã được phê duyệt. Dép và giày cao gót, giày hở mũi không
được sử dụng trong công trường.Người lao động phải mang giày an toàn có
mũ sắt trong suốt quá trình làm việc.
- Kính hàn:
Người lao động sẽ dùng kính hàn khi cắt bằng gas hay khi hàn điện.
- Bảo vệ tay:
Người lao động sẽ mang găng tay khi tiến hành công việc có mối nguy
hiểm về tổn thương đến bàn tay.
- Bảo vệ rơi ngã:
Người lao động, nhà thầu và các thành phần khác tiến hành công việc
có độ cao từ 2 mét trở lên so với mặt đất hoặc sàn phải sử dụng dây an toàn.
Chỉ sử dụng dây an toàn toàn thân 2 móc, dây an toàn thắt lưng không được
sử dụng Dây an toàn toàn thân phải được sử dụng và móc vào điểm vững chắc
khi làm việc ở độ cao từ 2 mét trở lên so với mặt đất., hoặc sàn kể cả có cách
bảo vệ khác như: lan can an toàn, lưới an toàn.
Trước khi sử dụng, tất cả dây an toàn toàn thân sẽ được kiểm tra.
CBAT của nhà thầu sẽ định kỳ kiểm tra dây an toàn toàn thân. Lưu hồ sơ kết
quả kiểm tra về tình trạng của tất cả các dây an toàn toàn thân. Mỗi người lao
động sẽ kiểm tra bằng mắt dây an toàn trước khi sử dụng. Nếu cảm thấy dây
an toàn không còn tốt nữa, thì người lao động nên liên lạc trực tiếp với giám
sát của mình. Người giám sát sẽ gửi dây an toàn cho CBAT nhà thầu để kiểm
tra / thay thế khi được yêu cầu. Người kiểm tra sẽ kiểm tra bằng mắt dây an
toàn toàn thân về tình trạng đường chỉ, đinh tán, khoá, các vết cắt và các vết
trầy xước.
- Bảo vệ đường hô hấp:
Khi làm việc trong môi trường bụi bặm bất thường, và hệ thống thông
gió không đáp ứng được, người lao động phải mang mặt nạ phù hợp.
68

Khi sử dụng các biện pháp công nghệ (ví dụ: thiết bị thông gió, quạt,
máy thổi không khí) không khả thi thì người lao động phải sử dụng mặt nạ
phù hợp khi làm việc trong môi trường nguy hiểm hoặc độc hại.
Việc sử dụng mặt nạ lọc không khí sẽ được yêu cầu khi làm việc trong
môi trường hoặc trong bồn có khối, sương, hơi ẩm, khí gas tồn tại hoặc trong
môi trường có lối thoát bị hạn chế. CBAT của CĐT sẽ tư vấn trước khi làm
việc trong điều kiện có hơi khói.
- Bảo vệ tai:
Thiết bị bảo vệ tai sẽ được cấp và sử dụng trong các khu vực yêu cầu
hoặc đối với các công việc có nguy cơ tiếng ồn cao (cụ thể là 85db hoặc cao
hơn). Bất kể nơi nào có tiếng ồn cao hơn mức ồn này phải được hướng dẫn
bằng các bảng biểu an toàn yêu cầu mang thiết bị bảo vệ tai.

Hình 3.6: Bảng biển có gương soi và tuyên truyền người lao động sử
dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại cổng dự án The Matrix One
3.2. Giải pháp về kỹ thuật
Trong công trình xây dựng yếu tố về kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến
công tác ATVSLĐ. Do tính đa dạng và phức tạp của công việc xây dựng, do
thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện
69

công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn ... những
yếu tố này trực tiếp gây ra TNLĐ.
Vì vậy trong quá trình thi công công trình, đòi hỏi phải tuân theo những
yêu cầu về kỹ thuật nhất định. Muốn bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người
lao động thì phải căn cứ vào quy trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất, mà đề
ra các biện pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động và các quy phạm,
quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động thích hợp.Trong công việc xây
dựng phải có đầy đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và thực hiện đúng các
biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải được sửa đổi
cho phù hợp mỗi khi thay đổi phương pháp công nghệ, cải tiến thiết bị.
Trong phần này tác giả muốn đề cập đến một số giải pháp về kỹ thuật
tại các dự án xây dựng do Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam
làm chủ đầu tư như sau:
3.2.1. Làm việc trên cao
Công việc trên cao được mô tả là công việc được tiến hành ở vị trí
“không tiếp xúc với mặt đất”. Thông thường công việc này có sử dụng giàn
giáo, thang, vận thăng, giàn cần cẩu hoặc trực tiếp đứng trên các sàn nhà cao
tầng để thực hiện thi công lắp ghép cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, xât trát,
hoàn thiện…Nhiều hoạt động cần phải làm việc trên cao, nghĩa là làm việc ở
độ cao từ 2m trở lên so với mặt đất.Điểm nổi bật hữu ích khi quan tâm đến
thực tế là có thể đối với nhiều người có nhiều hoặc ít kinh nghiệm khi làm
việc trên cao thì đều cần tiến hành công việc theo những qui trình thiết yếu
sau: lên kế hoạch phù hợp, hướng dẫn, đào tạo và giám sát.
3.2.1.1. Mối rủi ro cơ bản
Những rủi ro chính khi làm việc trên cao là ngã cao và các vật rơi có
nguy hiểm cho cả những người đang làm việc trên cao và những công việc
khác phía dưới.
70

3.2.1.2. Biện pháp chính phòng tránh ngã cao và vật rơi
Các biện pháp này có sự trùng hợp giữa phòng tránh ngã cao và vật rơi
từ trên cao. Một số biện pháp kiểm soát được cả hai chức năng giúp phòng
tránh được cả hai rủi ro trên.Các biện pháp kiểm soát được sử dụng trong các
tình huống khác nhau, có nhiều cấp độ để thực hiện các biện pháp phòng
ngừa. Trước tiên là cung cấp các thiết bị bảo vệ cơ thể để phòng tránh ngã
cao. Lối đi lại và vị trí làm việc phải có cấu tạo chắc chắn và có thể đỡ được
người và vật phục vụ cho công việc an toàn. Lan can, tấm chắn chân, phên
che đậy các lỗ mở, hộp kỹ thuật trên sàn nhà hoặc các phương tiện bảo vệ
khác cần được lắp đặt ở bất cứ độ cao nào người làm việc có thể bị ngã.
Những khu vực không thể lắp đặt các biện pháp bảo vệ hoặc công việc được
tiến hành trong thời gian ngắn, hoặc khó có thể thực hiện các giải pháp thì cần
phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân có thể chống rơi như dây cứu sinh hoặc
ghế treo. Nếu vì những lý do tương tự mà các biện pháp này không thể áp
dụng được thì xem xét đến thiết bị chống rơi như: dây an toàn toàn thân hoặc
lưới an toàn với các thiết bị phụ trợ. Một số các giải pháp phòng chống ngã
cao và vật rơi là:
- Sử dụng sàn thao tác:
+ Sàn thao tác cần đủ rộng để cho phép người đi lại thoải mái và sử
dụng thiết bị và vật tư một cách an toàn.
+ Sàn thao tác phải đủ sức chịu được tải trọng tác động lên bao gồm:
người, thiết bị, vật tư và không được chất quá tải. Tấm ván sàn không được
khuyết tật như: gỗ mục, vết nứt rộng, đầu ván chồng lên nhau và liên kết
không chắc chắn.
+ Kết cấu khung đỡ phải đảm bảo đủ cứng và ổn định. Độ cứng và độ
ổn định phải được quyết định từ giai đoạn thiết kế và được kiểm tra định kỳ.
Bề mặt phải được ghép ván kín khít tránh các khoảng hở có thể dẫn đến rủi ro
vấp ngã và vật liệu lọt qua. Cần xem xét đến điều kiện thời tiết để tránh làm
cho bề mặt đi lại trơn trượt thì rủi ro vấp ngã có thể tránh được.
71

- Lắp đặt rào chắn, lan can cứng:


+ Rào chắn cần được lắp đặt cho các hố đào, gần mép mái, xung quanh
khu vực có công việc trên cao và các khu vực tương tự khác. Nắp đậy lỗ hoặc
rào chắn phải luôn được duy trì tại khu vực có sàn hở.
+ Tất cả các lỗ hoặc sàn hở hoặc lỗ thông tầng cần phải có nắp đậy
hoặc rào chắn ngay lập tức.
+ Không được tồn trữ vật tư hoặc thiết bị trên các tấm đậy lỗ.
- Sử dụng thang:
+ Thang tre phải đượcphê duyệt trước khi sử dụng
+ Phần kế sát ngay điểm tựa thang phải được cột chặt.
+ Chân thang phải mở hoàn toàn và đặt trên mặt phẳng.
+ Cần đứng cả hai chân trên bậc thang khi tiến hành công việc trên thang.
+ Không dùng bậc thang trên cùng làm sàn thao tác.
+ Thang phải có độ dài thích hợp, vượt ít nhất điểm tiếp xúc trên 1m và
trong điều kiện làm việc tốt.
+ Khu vực xung quanh chân thang không có chất gây trượt và các rủi ro
vấp ngã.
+ Ưu tiên sử dụng thang gỗ. Đối với thang bằng vật liệu sợi thủy tinh
thì phải được phê duyệt của CBAT BQLDA hoặc hoặc chỉ huy trưởng công
trình nhà thầu trước khi sử dụng.
- Sử dụng giàn giáo:
Yêu cầu tại dự án chỉ sử dụnggiàn giáo ống tuýp tráng kẽm và giàn
giáo chữ H bằng thép có tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất và theo
“TCXDVN 296:2004: Giàn giáo-các tiêu chuẩn về an toàn”, không sử dụng
giàn giáo bằng tre, gỗ và các loại giàn giáo lắp ghép bằng vật liệu khác. Đối
với những công việc lắp đặt giáo bao che sử dụng giàn giáo chữ H và ống
tuýp, lắp đặt giáo di động chỉ sử dụng giáo chữ H. Sử dụng giàn giáo phải
tuân thủ các yêu cầu dưới đây:
72

+ Yêu cầu có thang lên xuống, lan can tay vịn, lan can giữa và tấm
chắn chân.
+ Nền đất phẳng, chắc chắn hoặc có bệ đỡ cứng vững dưới hệ giáo.
+ Chân đế đặt xa khu vực đào đất, cống rãnh, lỗ cống.
+ Khung giáo được lắp đặt thẳng đứng, thanh chéo và giằngđầy đủ.
+ Tất cả thanh giàn giáo, mâm, và thang trong điều kiện tốt, không bị
cong, nứt.
+ Sàn thao tác lót mâm kín khít, không có khoảng trống giữa các mâm.
+ Tay vịn và khung bảo vệ được lắp trên sàn thao tác được buộc chặt.
+ Giàn giáo di động có bánh xe chỉ được sử dụng khi được phê duyệt
bởi CBAT Ban QLDA hoặc chỉ huy trưởng công trình nhà thầu.
+ Không được xô ngã giàn giáo, giàn giáo phải được tháo rời trước khi
chuyển đi.
+ Toàn bộ giàn giáo phải được khóa hoặc cột lại cứ mỗi 5m. Neo hoặc
giằng giàn giáo di động cứ mỗi 10m.
+ Phải dùng thang để lên xuống giàn giáo không được leo trèo trên các
thanh giằng giáo.
+ Các lối đi hiện hữu như (cầu thang, lối đi, thang) trống trãi.
+ Công nhân phải đeo dây an toàn toàn thân, móc dây an toàn vào điểm
chắc chắn, không móc vào giàn giáo (nếu có thể).
+ CBAT nhà thầu phải kiểm tra chất lượng giàn giáo ngay khi đưa
giàn giáo đến công trường với sự giám sát của CBAT BQLDA để loại bỏ
những giàn giáo bị lỗi (móp méo, cong vênh) hoặc không đạt chuẩn trước
khi sử dụng.
- Phòng tránh vật rơi.
Như chúng ta đã đề cập trong phần đầu liên quan đến mụ c đích chính
là phòng tránh rơi vật. Mục đích này có thể đạt được bằng cách:
+ Không chất vật liệu gần các cạnh biên, đặc biệt là các biên không
được che chắn bảo vệ.
73

+ Lót ván kín sàn thao tác – giảm thiểu khe hở giữa các ván sàn để vật
liệu không thể lọt qua.
+ Sử dụng vận thăng để vận chuyển vật liệu lên cao thay cho việc
khuân vác.
+ Sử dụng vận thăng để đưa người lên xuống thay cho việc phải leo trèo.
+ Công nhân làm việc trên cao có trang bị dụng cụ (chìa khóa, kìm, tua
vít,...) phải đựng trong túi vải hoặc cột chặt vào cơ thể, có biển báo, cảnh báo
khu vực bên dưới.
+ Những khu vực không thể thực hiện được các biện pháp an toàn này
hoặc không thể loại bỏ được những rủi ro thì các biện pháp dưới đây cần được
áp dụng để bảo vệ người lao động ở bên dưới tránh được vật rơi bằng cách có
phần bảo vệ vật rơi phía trên khi có lối đi lại phía dưới, lót ván, mâm kín trên
mặt giàn giáo, lưới an toàn để hứng vật rơi hoặc qui định vùng cấm vào để
cảnh báo người tránh xa khu vực vật rơi, tuy nhiên các vùng này phải được
kiểm soát chặt chẽ.

Hình 3.7: Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi
3.2.2. An toàn điện
Sử dụng điện tại các công trường góp phần làm cho năng suất lao động
tăng lên. Hiện nay việc cơ giới hóa thi công không thể tách rời sử dụng điện
bởi vai trò của điện không thể thiếu trong xây dựng. An toàn trong lao động là
yếu tố quan trọng và cần thiết mà mỗi người cần quan tâm để bảo vệ tính
mạng của bản thân, hạnh phúc gia đình cũng như sự phồn vinh của xã hội.
74

Trong đó an toàn điện trong xây dựng cần được đề cao hơn nữa bởi hiện nay
không ít các tai nạn thương tâm xảy ra nguyên nhân do sử dụng điện không an
toàn. Đề khắc phục, đảm bảo an toàn trong công tác vận hành và sử dụng điện
tạm trong quá trình thi công cần một số giải pháp sau:
3.2.2.1. Yêu cầu về công tác tổ chức khi vận hành sư dụng thiết bị điện
- Nhà thầu phải bố trí, giao nhiệm vụ người quản lý, vận hành, sử dụng
điện trong công trường bằng văn bản. Số lượng thợ điện phải phù hợp với quy
mô của dự án phải qua lớp đào tạo vê kĩ thuật điện và kĩ thuật an toàn điện
trình độ trung cấp trở lên.
- Người làm công tác quản lí, vận hành thiết bị điện phải đủ sức khỏe,
không mắc bệnh tim mạch, phải được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định
của Bộ y tế.
- Thợ điện phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy
định và phải biết cấp cứu người bị điện giật.
-Thợ vận hành thiết bị điện phải được học tập và kiểm tra lại kĩ thuật an
toàn điện hàng năm.
- Có thẻ huấn luyện an toàn nhóm 3 theo quy định.
- Phải trình Ban QLDA phê duyệt sơ đồ hệ thống mạng điện tổng thể
phục vụ trong suốtquá trình thi công dự án.
3.2.2.2. Yêu cầu về máy thiết bị điện sử dụng trong công trường
- Dây dẫn điện trong công trường bất kể là dây nguồn chính, dây nhánh
hay dây của thiết bị phải là loại dây tròn có 2 lần vỏ bọc cách điện. Dây dẫn
điện đến các tủ điện phải là loại dây 5 lõi (gồm 3 dây pha; 1 dây mát và 1 dây
tiếp địa)
- Yêu cầu sử dụng tủ điện công nghiệp Các tủ phân phối điện phải được
trang bị LCB chống giật loại 30mA/30ms dành cho các dụng cụ điện cầm tay
và loại 300mA/500ms dành cho các thiết bị điện khác
75

- Tủ điện phải có 2 cánh, cánh bên trong thường khóa và người giữ chìa
khóa là thợ điện của nhà thầu đã được chỉ định. Cánh ngoài chỉ đóng và
không khóa để ngắt Aptomat nhanh chóng trong trường có sự cố về điện.
- Ở bên ngoài tủ điện phải dán hình cảnh báo nguy hiểm về điện, số
điện thoại thợ điện và có sơ đồ mạng điện của tủ điện.
- Tất cả các phích và ổ cắm điện phải là loại công nghiệp IP 45 hoặc
cao cấp hơn.

Hình 3.8: Tủ điện công nghiệp


- Dây điện của các máy sử dụng điện phải sử dụng thiết bị điện công
nghiệp và đấu dây tiếp địa theo quy định. Trừ trường hợp các thiết bị điện
cấm tay có 2 lần vỏ bọc cách điện.
- Bóng điện chiếu sáng trong công trường phải dùng loại có thiết bị bảo
vệ, chống vỡ bóng đặc biệt là các bóng sợi đốt.
- Yêu cầu đối với kìm hàn điện:
+ Kìm hàn nên làm bằng đồng;
+ Tay nắm của phải làm bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt;
+ Đầu kìm hàn phải có lò xo để giữ chặt que hàn;
+ Miệng kìm hàn phải cấu tạo kiểu lòng máng để kẹp ổn định que hàn;
+ Phải có cơ cấu giữ chặt dây dẫn điện vào kìm hàn trong quá trình hàn;
76

+ Khi dòng điện hàn lớn hơn 600A, không được dùng kìm hàn kiểu dây
dẫn luồn trong chuôi hàn.
- Yêu cầu đối với PTBVCN thợ điện:
+ Phải trang bị cho công nhân vận hành thiết bị điện các PTBVCN theo
quy định.
+ Các phương tiện về trang thiết bị phòng hộ cá nhân đều phải có phiếu
thử nghiệm Kết quả sau mỗi lần thử nghiệm định kì được ghi vào phiếu thử
nghiệm, có ngày, tháng, năm. Trước khi sử dụng các phương tiện phòng hộ
bằng cao su, kiểm tra kĩ và lau sạch bụi, trườngưhợp bị ẩm phải sấy khô. Cấm
dùng các phương tiện phòng hộ bị thủng, rách hoặc rạn nứt.
3.2.2.3. An toàn lắp đặt và sử dụng điện thi công:
- Sơ đồ hệ thống nối đất sẽ phải trình lên Ban QLDA để phê duyệt
trước khi tiến hành công việc. Các ổ cắm phải đấu nối cọc tiếp địa và đấu qua
mạch bảo vệ của atomat chống dư dòng RCCB với công sức định mức: đối
với điện một pha 30 miliampe và đối với điện ba pha là 300 miliampe. Điện
trở nối đất phải thấp hơn 4Ώ.
- Sử dụng ELCB cho tất cả các tủ điện.
- Tất cả các ổ cắm điện ngoài trởi phải được bảo vệ chống điều kiện
thời tiết xấu.
- Chỉ dây cáp trong điều kiện tốt mới được sử dụng, không bị đứt hoặc
xoắn. Dây cáp bắc ngang qua lối xe cộ máy móc chạy phải được bảo vệ tránh
hư hỏng.
- Chỉ cho những thợ điện có nghiệp vụ kiểm tra sữa chữa thiết bị điện
bị hư hỏng.
- Duy trì hệ thống khoá cho tất cả máy móc và hệ thống phân phối.
- Nhân viên bảo trì điện chịu trách nhiệm kiểm tra tủ điện, cầu chì gắn
với hệ thống công trình trong suốt quá trình tác nghiệp.
77

- Không được đặt dây cáp ở vùng trũng nước (treo cao dây dẫn thấp
nhất là 2,5m), nếu có thể thì máng dây cáp lên. Công trường bố trí vị trí và
dụng cụ móc, treo cao dây điện.
- Công trường bố trí kỹ sư điện sẽ phối hợp với cán bộ An toàn trực
tiếp hướng dẫn, kiểm tra nhà thầu phụ thi công và lắp đặt hệ thống điện trên
công trường. Ngay tại cổng bảo vệ phải kiểm soát tất cả các máy móc, thiết bị
được đưa vào công trường. Tất cả các nguồn điện cung cấp tạm thời và các
dụng cụ điện được đưa vào sử dụng tại dự án đều phải được ghi trên sổ đăng
ký máy móc thiết bị điện.
- Toàn bộ hệ thống điện tạm thời như đường dây điện, tủ, bảng điện
trên công trường sẽ được tiến hành kiểm tra và thí nghiệm cách ba tháng một
lần bởi người có thẩm quyền.
- Sau khi kiểm tra thiết bị điện trước khi sử dụng, nếu tình trạng máy
đạt yêu cầu sẽ dán tem theo mã màu của tháng đó và ký tên người kiểm tra đo
điện lên tem màu. Các tủ điện, trạm điện đều phải được dán nhãn cảnh báo
nguy hiểm theo quy định.
- PTBVCN khi sử dụng với điện áp cao như: găng tay điện, ủng cách
điện, thảm cách điện cần được kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần.
- Hệ thống tủ, bảng phân phối điện phải được bố trí ở các vị trí khô ráo.
Mỗi tủ điện đều có 2 lớp cửa bảo vệ và có khóa. Trên cửa tủ có sơ đồ mạch
điện, cảnh báo nguy hiểm và thông tin liên lạc thợ điện trong trường hợp khẩn
cấp. Mỗi mạch điện đều được dán nhãn rõ ràng và có một bảng sơ đồ phân
phối mạch điện được đặt tại mỗi tủ phân phối. Các tủ phân phối con sẽ được
bố trí ở khu vực làm việc làm sao cho dây dẫn nối dài từ dụng cụ cầm tay tới
tủ dài không quá 30m.
- Các thiết bị bảo vệ chống giật như thiết bị dư dòng RCD, thiết bị
chống rỏ tiếp đất ELCB với định mức 30mA được lắp đặt cho toàn bộ các tủ
phân phối và được kiểm tra, thử lại trước khi sử dụng.
78

- Cáp tiếp địa màu bắt buộc là xanh lá cây và màu vàng, là loại đồng lá
bện hoặc hợp kim đồng. Mỗi mối nối tiếp địa và đầu nối phải được đấu nối
cẩn thận bằng cách ép đầu cốt hoặc dùng kẹp. Loại vật tư dùng để đấu nối là
kim loại màu.
- Có 3 loại ổ cắm phích cắm sử dụng tại công trường: loại ổ cắm –
phích cắm 3 chân dùng cho điện 1 pha 16 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 5
chân dùng cho điện 03 pha 32 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 4 chân dùng
cho điện 3 pha 63 ampere. Ổ cắm điện công nghiệp sử dụng trong công
trường quy định bắt buộc tối thiểu IP 44 trở lên
- Máy phát điện phải có cọc tiếp địa riêng biệt, kích thước đường kính
tối thiểu của cọc tiếp địa là 25mm. Công suất lớn nhất của aptomat chính máy
phát điện là 100mA.
- Hệ thống chiếu sáng tạm trên công trường cần phải tuân thủ những
điều kiện như: Đèn chiếu sáng và các phụ kiện lắp đặt trên công trường phải
làm loại chống thấm nước, buộc chặt tất cả các đường đi của cáp điện. Lắp
đặt đèn chiếu sáng được yêu cầu đối với tất cả các chướng ngại vật …
- Nhà thầu phải có sơ đồ mạng điện, có aptomat tổng và các aptomat
nhánh để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết.
Điện động lực và điện chiếu sáng phải tách biệt.
- Không sử dụng dây điện trần để dẫn điện (trừ thanh dẫn trong tủ điện,
tiếp điểm của cầu dao, cầu chì, các cực của máy điện và dụng cụ điện…)
- Mỗi tháng ít nhất một lần thợ điện phải đo kiểm tra điện trở cách điện
của máy sử dụng điện, đo điện trở nối đất dây tiếp địa của các tủ điện trên
công trường và báo cáo Ban QLDA theo biểu mẫu: “ Báo cáo kiểm tra máy
móc, thiết bị”
79

Hình 3.9: Kiểm tra máy móc, thiết bị điện định kỳ tại dự án
The Matrix One
3.2.3. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
vệ sinh lao động
Tại thông tư số36/2019/TT-BLĐTB ngày 30 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành “danh mục các loại máy, thiết
bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ”. Đối với công trường
xây dựng thường được sử dụng vận thăng, cần trục tháp, máy bơm bê tông,
máy khoan cọc nhồi…Những thiết bị này có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự
cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do
này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ, thời gian giữa
2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị. Tuy nhiên,
một số nhà thầu thi công chưa tuân thủ đúng mức trong quá trình lắp đặt, sử
dụng cũng như trình độ năng lực, ý thức của người vận hành. Do vậy cần thực
80

hiện một số giải pháp nâng cao công tác quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ dưới đây:
- Nhà thầu sử dụng phải chấp hành các quy định kỹ thuật của nhà sản xuất
và những giới hạn áp dụng trong khi vận hành các loại thiết bị. Khi không có các
quy định của nhà sản xuất, những giới hạn quy định cho thiết bị dựa trên cơ sở
đánh giá của kỹ sư đủ năng lực, và lập thành biên bản. Tải trọng vật cẩu không
được vượt quá khả năng hay phạm vi mà nhà sản xuất khuyến cáo.
- Các qui định về sức nâng tải, tốc độ di chuyển, các cảnh báo mối nguy
đặc biệt, hoặc chỉ dẫn, phải được gắn lên thiết bị ở vị trí dễ nhìn thấy. Các chỉ dẫn
hoặc cảnh báo phải ở nơi người lái cẩu dễ quan sát khi đang làm việc ở buồng lái.
- Ra hiệu bằng tay cho lái cẩu phải tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn
đối với loại cẩu sử dụng. Hình ảnh minh họa phải đặt trên công trường.

Hình 3.10: Sơ đồ tải trọng cần trục tháp


- Đơn vị sở hữu thiết bị phải chỉ định người đủ năng lực kiểm tra tất cả
các loại máy móc thiết bị trước mỗi lần sử dụng, và trong quá trình sử dụng,
81

để đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện an toàn. Bất kỳ hư hỏng nào
phải được sửa chữa, hoặc thay thế trước khi sử dụng.

Hình 3.11: Khu nhà chờ vận thăng lồng


- Sẽ ngưng sử dụng cáp cẩu khi bất kỳ điều kiện nào sau đây xảy ra:
+ Trong sáu sợi cáp đứt bất kỳ một lớp hoặc ba sợi đứt trong một tao
cáp của một lớp.
+ Một phần ba đường kính ban đầu của cáp bị trầy xước, hoặc bất kỳ
hư hỏng nào khác do cuộn xoắn kết cấu cáp.
+ Bằng chứng cho thấy hư hỏng do nhiệt từ bất kỳ nguyên nhân nào.
+ Đường kính cáp giảm từ 5% trở lên.
- Người vận hành các thiết bị nâng, cần cẩu, dây cáp và người ra tín
hiệu phải có đủ năng lực và tham gia đào tạo. Để dễ nhận biết người móc cẩu,
và người ra hiệu, họ phải đội mũ bảo hộ có màu quy định hoặc quần áo dễ
nhận biết.
- Phải tuân thủ các hiệu lệnh đã được quy định.
82

- Người vận hành cẩu, thiết bị nâng phải áp dụng và tuân thủ nghiêm
ngặt theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất liên quan đến tốc độ gió trong
khi vận hành.
- Các quy trình được thiết lập để:
+ Tránh vượt quá tải (Trọng lượng của bất kỳ tải trọng nào cần nâng
phải được xác định một cách chính xác và không bao giờ được dự đoán).
+ Bảo đảm độ ổn định của nền đất đối với tải trọng trên các chân chống
của cần cẩu.
+ Quy định khoảng cách tới đường dây điện, nơi cần cẩu hoặc thiết bị
nâng không được phép hoạt động.
+ Tránh để công nhân hoặc bộ phận cơ thể nằm trong hoặc dưới khu
vực vật đang được nâng, cẩu.
+ Nghiêm cấm ra vào khu vực có thiết bị nâng hoặc cần trục tháp đang
vận hành.
- Nhà thầu phải lập quy trình kiểm tra thiết bị nâng phù hợp với các quy
định hiện hành và tiêu chuẩn và yêu cầu ở địa phương nơi thiết bị được sử
dụng. Bao gồm các tiêu chuẩn và yêu cầu sau:
+ Biên bản kiểm tra hàng tuần thiết bị nâng,
+ Biên bản thí nghiệm các chỉ số bán kính tải nâng và chỉ số tải trọng
an toàn tự động,
+ Chứng chỉ kiểm định thiết bị cẩu còn hiệu lực đi cùng với cẩu,
+ Kiểm tra các loại đèn và thiết bị cảnh báo.
- Mỗi cẩu phải được trang bị: Móc cẩu có chốt an toàn ( lưỡi gà) để
tránh dây cáp hoặc vật nâng rơi ra khỏi móc cẩu, biểu đồ hoạt động của tải
trọng,bằng lái cẩu, chứng chỉ kiểm tra an toàn thiết bị cẩu.
- Danh mục kiểm tra tổng quát:
+ Nhà thầu đệ trình cho Ban QLDA tất cả các chứng chỉ như các hồ sơ
của nhà sản xuất. Chứng nhận đăng kiểm, chứng chỉ kiểm tra an toàn, (Được
cơ quan có thẩm quyền ban hành hàng năm hoặc sau mỗi lần lắp dựng lại),
83

bằng lái cẩu và bản sao biểu đồ hoạt động của tải được gắn trong buồng lái.
Các loại giấy tờ này phải được chuyển qua CBAT BQLDA để phê duyệt
trước khi đưa vào sử dụng;
+ Các loại cẩu không được đưa vào sử dụng khi các hồ sơ liên quan hết
hạn sử dụng, khi cần cẩu sử dụng không đúng mục đích, hoặc các thiết bị an
toàn bị hư hỏng;
+ Phải theo hướng dẫn của nhà chế tạo liên quan tốc độ gió khi vận hành
cẩu. Trong trường hợp không có bản hướng dẫn của nhà chế tạo thì chúng ta nên
tuân thủ theo qui định của Việt Nam liên quan đến thiết bị nâng nhấc;
+ Cần cẩu phải được trang bị còi hoặc đèn báo;
+ Hàng rào chắn các khu vực thi công cần có băng cảnh báo, biển báo,
và cử người giám sát trong suốt thời gian thi công;
+ Kiểm tra công trường trước khi bắt đầu công việc;
+ Chú ý nhận biết các hoạt động đang diễn tiến xung quanh;
+ Hoàn thành công tác kiểm tra trước khi khởi động cẩu, dây cáp, cơ
cấu nâng hạ,
+ Lập kế hoạch sử dụng cẩu hoặc vật nâng;
+ Thường xuyên kiểm soát vật cẩu trong khi vận chuyển và báo cáo lại
tất cả các sai sót;
+ Không được vận hành cẩu trong khi có sấm sét, gió to cấp 4 trở lên;
+ Trong bất kỳ tình huống nào, không bao giờ, cho phép vật cẩu di
chuyển phía bên trên người;
+ Sử dụng giấy phép nâng nhấc chủ đầu tư ban hành;
3.2.4. Giấy phép công tác cho công việc đặc biệt
Hệ thống giấy phép làm việc nên luôn luôn được áp dụng trong trường
hợp công trình phức tạp nguy hiểm, làm việc trong không gian hạn chế, công
tác nóng. Giấy phép làm việc là một danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng tất
cả các mối nguy hiểm được xác định và các biện pháp phòng ngừa cần thiết
được thực hiện để loại bỏ hoặc cô lập các mối nguy hiểm của công việc sẽ
84

được thực hiện. Một số công việc có thể yêu cầu chỉ có một loại giấy phép,
trong khi các loại khác của công việc sẽ đòi hỏi một sự kết hợp của nhiều giấy
phép để đảm bảo rằng tất cả các mối nguy hiểm được xác định. Cán bộ an
toàn Ban QLDA,TVGS và nhà thầu thi công có trách nhiệm kiểm tra trước
khi cấp phép và sau khi công việc hoàn thành đảm bảo xác nhận khu vực làm
việc/công việc thực hiện được đảm bảo kiểm soát an toàn tốt, không có rủi
ro/sự cố xảy ra.
- Quy định cấp phép:
+ Công tác cho việc cấp giấy phép lao động đã được chuẩn bị bởi Cán
bộ an toàn của nhà thầu.
+ Giấy phép làm việc phải đệ trình cho Cán bộ an toàn Ban QLDA
muộn nhất là 15h ngày hôm trước.
+ Giấy phép được sử dụng 3 bản: Cán bộ an toàn Ban QLDA 01 bản,
Cán bộ an toàn nhà thầu 01 bản, một bản để tại hiện trường làm việc.
+ Thời hạn của giấy phép: Hiệu lực tối đa của giấy phép làm việc của
nhà thầu sẽ là 24 giờ kể từ thời điểm phát hành.
+ Gia hạn giấy phép: Khi hết hiệu lực của giấy phép nhưng công việc
vẫn chưa hoàn thành, nhà thầu thi công xin gia hạn giấy phép để thực hiện
công việc tiếp theo nhưng phải gửi lại bản sao có xác nhận công việc đã hoàn
thành và được kiểm tra lại khu vực làm việc.
+ Công việc sẽ không được bắt đầu cho đến khi tất cả các điều kiện ghi
trong giấy phép đã được đáp ứng đầy đủ và thời gian bắt đầu sẽ được chỉ huy
trưởng công trường nhà thầu chỉ định
+ Các phương tiện bảo vệ cá nhân sẽ được phê duyệt và đặt tại vị trí
thực hiện công việc trước khi công việc bắt đầu và sẽ được sử dụng như
hướng dẫn.
+ Nhân sự vào làm việc trong không gian kín sẽ được giới hạn đến mức
thấp nhất đủ để thực hiện công việc, nhân sự sẽ được luân chuyển theo một
85

quy tắc đã định trước. Không ai được phép vào khu vực không gian kín mà
không được phép của người điều phối công việc của nhà thầu
+ Bất cứ nơi nào có rủi ro về tồn tại khí độc như CO hoặc H2S thì phải
tiến hành biện pháp thông gió và phải đo liên tục nồng độ các khí đó. CBAT
Ban QLDA có trách nhiệm quyết định cuối cùng có cần phải đo nồng độ khí
độc hay không. Nếu thông số đo lớn hơn 0 thì người vào khu vực này sẽ
mang theo dụng cụ đo để kiểm tra liên tục và đưa ra cảnh báo khi nồng độ khí
độc vượt quá giới hạn cho phép.
- Giấy phép công tác nóng: Công tác nóng bao gồm các công việc có
liên quan đến ngọn lửa trần hay phát sinh nhiệt độ hay tia lửa, đó là hàn, mài
cắt hơi có sinh ra nhiệt độ cao, tia lửa dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Các nội dung
yêu cầu thực hiện công tác nóng:
+ Trước khi tiến hành công việc phải có giấy phép “công tác nóng”,
+ Kiểm tra thiết bị để đảm bảo làm việc an toàn. Nhà thầu thực hiện
công việc sẽ phải cung cấp bình chữa cháy dạng bột hoá học khô,
+ Loại bỏ ngay các vật liệu dễ cháy tại khu vực thực hiện công việc,
+ Không để dây hàn hay dây dẫn khí trên đường đi lại,
+ Cần phải có sự quan tâm đặc biệt trong quá trình hàn và cắt trên cao
để đảm bảo che chắn an toàn cho công nhân và ngăn chặn các vảy hàn rơi
xuống làm phát sinh đám cháy,
+ Để giảm thiểu các tia hàn trung gian phát sinh trong quá trình hàn,
dây mát của máy hàn phải được nối gần nhất tới khu vực làm việc, không
được phép nối dây trong phạm vi 3m từ vị trí chấm hàn.
+ Dây nối mát của máy hàn không được nối vào kết cấu của nhà xưởng,
các cấu kiện cố định, các máy móc như: máng cáp, giá đỡ ống.
+ Sử dụng xe đẩy chuyên dụng để di chuyển bình khí nén (gas).
+ Giữ các bình khí nén (gas) ở vị trí thẳng đứng.
+ Không nâng hay di chuyển các bình khí nén bằng cách nắm vào van
hay các bộ phận gắn thêm trên bình.
86

+ Không sử dụng các bình khí nén như những thanh chống hay con lăn.
+ Tắt các bình khí nén khi không sử dụng.
+ Khoá van cấp khí và tháo bỏ các dây dẫn rời khỏi bình khí nén khi
kết thúc ngày làm việc.
+ Không được hàn các thùng chứa khí, thùng chứa nguyên liệu dễ cháy
cho đến khi nó được kiểm tra và đảm bảo an toàn để thực hiện việc hàn.
+ Không được sử dụng lửa để tìm chỗ rò rỉ khí gas, hãy sử dụng nước
xà phòng để tìm nó.
+ Bảo vệ các bình chứa khí nén khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời,
các nguồn nhiệt, vật liệu dễ cháy, các chất ăn mòn và khói.
+ Khi hàn cắt gần các vật liệu dễ cháy, phải đảm bảo rằng không có
nguy hiểm từ việc các vật liệu này tiếp xúc với xỉ hàn văng ra.
+ Các dây dẫn gas phải được bảo vệ tránh hư hỏng và xoắn.
+ Không được sử dụng găng tay có dính dầu thao tác với các bình oxy.
+ Không đặt các bình chứa khí oxy hay gas vào các bể hay bồn chứa.
+ Không được để các bình chứa khí nén tiếp xúc với các đồng hồ hay
các dây có điện.
+ Sử dụng đúng các thiết bị an toàn, mặt nạ hàn, găng tay hàn và giày
cao cổ để hàn.
- Giấy phép làm việc trong không gian kín: Làm việc trong không gian
kín là khu vực hạn chế ra vào có thể tồn tại các rủi ro cho an toàn và sức khoẻ
của người vào trong đó.
+ Tất cả các công việc thực hiện bên trong khu vực không gian kín phải
tuân thủ nghiêm ngặt theo các yêu cầu được ghi trong giấy phép làm việc.
+ Khi có yêu cầu về người hỗ trợ bên ngoài khu vực làm việc trong
không gian kín, những người đó phải được trang bị và hướng dẫn sử dụng
những công cụ cần thiết và không được giao thêm công việc nào khác trong
suốt quá trình hỗ trợ bên ngoài. Liên lạc giữa những người vào làm việc bên
trong khu vực không gian kín và người hỗ trợ bên ngoài phải được thiết lập và
87

duy trì trong suốt quá trình có người vào làm việc. Liên lạc bằng lời nói trực
tiếp, dây hoặc nhìn bằng mắt nếu có thể nên được duy trì trong suốt quá trình
làm việc.
+ Tất cả công cụ, thiết bị, con người và những yếu tố khác phải tuân
thủ theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
+ Các thiết bị nếu được yêu cầu sẽ phải cô lập hoàn toàn bằng màn che,
tháo các đường ống, khoá van kép ở giữa đường ống…trước khi vào trong
khu vực không gian kín. Van khoá đơn sẽ không được chấp nhận để dùng
trong trường hợp này.
+ Các nguồn điện sẽ phải cô lập, khoá và dán thẻ tại những nơi có yêu
cầu. Chỉ có các thiết bị, đèn chiếu sang điện áp thấp có nối đất và đã được phê
duyệt mới được sử dụng trong không gian kín.
- Giấy phép đào đất:
Giấy phép đào đất là hoạt động cần thiết để bảo vệ con người trong quá
trình thi công phần ngầm công trình. Các yêu cầu đưa ra nhằm hạn chế rủi ro
sạt lở hố sâu khi NLĐ làm việc bên dưới có thể gây hậu quả rất lớn. Do vậy
người tham gia vào công tác đào phải được bảo vệ khỏi nguy cơ sạt lở bằng
hệ thống bảo vệ thích hợp. Hệ thống bảo vệ phải có đủ khả năng chống lại các
loại tải trọng dự kiến có thể tác động lên hệ thống.
Các cạnh, bậc dốc và bề mặt của hố đào phải được tiến hành, giật cấp
bậc thang, gia cường bu lông neo, kết hợp gia cường lưới thép, hoặc gia cố
bằng các phương pháp tương đương khác. Các loại vách dạng hộp, hoặc ván
trượt có thể sử dụng thay cho chống hoặc làm dốc. Gia cố dạng hộp hoặc tấm
phải đủ cứng, tối thiểu cũng tương đương với hệ tường cừ được lắp dựng theo
tính chất của đất nền khi đào.
Các nội dung trong giấy phép đào đất bao gồm:
+ Kiểm tra khu vực và thiết bị cần thao tác
+ Có gây cản trở lưu thông không?
+ Cô lập hố đào, gắn biển báo, cung cấp thang lên xuống hố đào
88

+ Có biện pháp chống sạt, lở khi đào hố


+ Kiểm tra các hệ thống hiện hữu dưới mặt đất (đường ống, dây điện)?
+ Thông báo các bên liên quan
+ Kiểm tra nồng độ khí?
3.2.5. Công tác đánh giá rủi ro
Để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây tổn hại
đến sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như ảnh hướng tới hoạt động
của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nghành xây dựng nói chung và tại các dự án
cùa Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam nói riêng, công tác
Đánh giá rủi ro an toàn lao động là hoạt động cần thiết và bắt buộc theo quy
định của pháp luật. Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động, người
trực tiếp tham gia đánh giá phải tổng hợp lại kết quả đánh giá rủi ro phải được
ghi lại theo mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động. Hành động đánh giá rủi ro
an toàn trong lao động là việc kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại
tới người lao động. Quá trình đó giúp người sử dụng lao động ước lượng mức
độ của rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có
và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không.
Sau khi nhận diện được hết các mối nguy hiểm xung quanh NLĐ. Tác
giả tiến hành đánh giá mức độ rủi ro xung quanh những mối nguy. Có nhiều
phương pháp đánh giá rủi ro, theo như tiêu chuẩn TCVN 7301:2008 ( An toàn
máy – đánh giá rủi ro- Phần 2 : Hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương
pháp) có các phương pháp: dùng ma trận rủi ro; dùng sơ đồ rủi ro; cho điểm
rủi ro; dự đoán số lượng rủi ro; phương pháp hỗn hợp
Trong phần đánh giá rủi ro trong luân văn này, tác giả chọn phương
pháp hỗn hợp, kết hợp phương pháp ma trận rủi ro và phương pháp cho điểm
rủi ro căn cứ để tiến hành xác định mức độ của rủi ro tại nơi làm việc. Từ đó
đưa ra các biện pháp kiểm soát cho phù hợp để loại trừ hoặc đưa các rủi ro về
mức độ có thể chấp nhận được.
89

Rủi ro sự kết hợp giữa mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của
các mối nguy : Rủi ro = Tính nghiêm trọng của hậu quả x Khả năng xảy ra
Dựa vào các tiêu chí mà tác giả đã thiết lập cũng như tổng hợp theo
phương pháp ma trận tại dự án làm cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro tại dự án.
Các tiêu chí được thể hiện bằng thang điểm định tính qua các bảng dưới đây.
Bảng 3.2: Thang điểm khả năng xảy ra rủi ro.
Mức điểm 1 2 3 4 5
Tần suất 2-3 năm 1 Hàng năm Hàng Hàng tuần Hàng ngày
xảy ra rủi lần tháng
ro

Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm của các trường hợp TNLĐ cụ
thể, tác giả xây dựng thang điểm đánh giá hậu quả của từng trường hợp (Bảng
3.3) từ đó có thể áp dụng tính độ an toàn của môi trường làm việc.
Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá hậu quả
Mức Ảnh Mô tả Mức
độ hưởng điểm
Không Sơ cứu - Cho phép trở lại làm việc ngay sau khi sơ cứu. 1
đáng tại chỗ - Hậu quả giảm nhẹ thông qua xử lý thông
kể thường.
Nhẹ Xử lý y tế - Cho phépNLĐ trở lại làm việc sau khi xử lý 2
chuyên môn y tế.
- Hậu quả được giảm nhẹ với tác động của quản
lý.
Trung Tổn thất - Yêu cầu xử lý y tế trong khoảng thời gian nhất 3
bình thời gian định.
- Sự cố đáng kể nhưng vẫn có thể quản lý được,
trong tầm kiểm soát.
Nặng Thương - Thương tích lớn dẫn đến thương tật. 4
tật - Sự cố đáng kể nhưng vẫn có thể quản lý được.
Thảm Tử vong - Tử thương, dẫn đến có khả năng gây suy sụp 5
khốc trong kinh doanh, thậm chí dẫn đến doanh
nghiệp bị phá sản.
90

Bảng 3.4: Bảng đánh giá mức độ rủi ro.


Khả năng Hậu quả thương tật
xảy ra 1 2 3 4 5
1 1 2 3 4 5
2 2 4 6 8 10
3 3 6 9 12 15
4 4 8 12 16 20
5 5 10 15 20 25

Khi chúng ta xét đến khả năng nhận biết mối nguy hại, mức độ rủi ro
với những rủi ro tiềm ẩn liên quan khả năng nhận biết là sự tổng hợp của mức
độ rủi ro và khả năng nhận biết các mối nguy, công thức tính mức độ rủi ro
với những rủi ro tiềm ẩn được tính như sau:
Mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn = Mức độ rủi ro x Khả năng nhận
biết mối nguy hại được tác giả thiết lập trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Thang điểm khả năng nhận biết mối nguy hại.

Khả năng nhận biết rủi ro Mức điểm

Rủi ro hiện hữu – Nhận biết được. 1


Rủi ro có thể nhận biết được do quan sát 2
Rủi ro tiềm ẩn, khó nhận biết, chỉ có thể nhận biết khi đo
3
lường
Rủi ro tiềm ẩn không thể nhận biết 4

Tác giả quy định các bậc rủi ro tương ứng với các mầu sắc như trong
bảng 3.6 dưới đây:
91

Bảng 3.6: Quy định mức độ rủi ro.

Mức độ rủi ro Bậc rủi ro Màu Các yêu cầu kiểm soát

(1÷6) Có thể chấp Rủi ro không đáng kể, không cần


I
nhận được. các thủ tục kiểm soát
Rủi ro được giảm tới chấp nhận
(8÷15) Có mức
II được, chưa cần các thủ tục kiểm
độ vừa phải
soát hoặc chưa ở mức cao
Yêu cầu phải có biện pháp kiểm
(16÷30) Rủi ro
III soát và cải thiện. Yêu cầu giám sát
cao.
định kỳ.
Không được phép tiếp tục các công
việc liên quan.
(32÷100) Rủi ro
Phải có biện pháp và đưa ra kế
không thể chấp IV
hoạch giảm thiểu và phải đáp ứng
nhận được.
được thì công việc mới được tiếp
tục.

Dựa vào các tiêu chí được xác lập tại dự án, dựa vào số liệu và kinh
nghiệm thực tế đã tổng hợp tại dự án, tác giả đưa ra bảng đánh giá rủi ro cho
một số công đoạn thi công tại dự án như sau:
92

Bảng 3.7: Đánh giá mức độ rủi ro công tác thi công xây dựng.
Điểm số đánh giá
Công
Tần Hậu Khả Mức độ
việc / Danh sách
STT suất quả năng rủi ro Biện pháp kiểm soát
Hoạt mối nguy
xảy thương nhận R=F*S*P
động
ra (F) tật (S) biết (P)
Chằng buộc vật tư vật liệu gọn gàng. Dùng thiết bị
Vật tư, vật chuyên dụng đựng các vật liệu rời vụn. vận chuyển
3 2 2 12
liệu rơi bằng cẩu phải tuân thủ theo quy định an toàn công
tác phụ cẩu móc cáp.

Vận Sắp xếp vật tư gọn gàng sao cho thuận tiện dễ lấy
Vấp, va
chuyển 3 3 2 18 khi thi công. Vệ sinh khu vực thi công sau ngày
1 chạm, ngã
vật tư, làm việc. Sử dụng đầy đủ BHLĐ phù hợp.

vật liệu Khuân vác Phải biết trọng lượng của vật tư cần khuân vác. Khi
nặng, sai tư nâng vật liệu cần tuân thủ theo đúng tư thế khuân
thế ảnh 4 3 3 36 vác, bôc xếp vật tư vật liệu an toàn. Khi khuân vác
hưởng chú ý các tư thế nâng hạ vật liệu gây ảnh hưởng
xương khớp chấn thương đến phần than người, lưng, chân tay,
93

cằm…

Các thiết bị điện phải được kiểm tra rò điện, dán


tem trước khi đưa vào sử dụng.
Sử dụng dây điện 2 lớp vỏ bọc PVC. Sử dụng
100% ổ cắm và phích cắm, tủ điện công nghiệp.
Điện giật 2 3 3 18
Máy móc thiết bị điện 3 pha phải được nối tiếp đất
vỏ máy.
Có biện pháp che chắn, bảo quản thiết bị điện khi
Thi công trời mưa
2
xây dựng Hít bụi vật Sử dụng lưới chắn bụi các khu vực phát sinh bụi,
5 2 1 10
liệu đeo khẩu trang khi làm việc.
Sử dụng các thiết bị che chắn khi sử dụng mài cắt,
Vật liệu bắn
5 2 1 10 đeo kính BHLĐ khu vực có thể phát sinh vật liệu
vào mắt
bắn vào mắt.
Sử dụng dây an toàn, lắp đặt dây cứu sinh, sàn thao
Ngã cao 1 4 3 12 tác, lan can mép biên, thang máy thang bộ, thông
tầng, che đậy hộp kỹ thuật…
94

Sử dụng mặt nạ đưỡng khí nếu cần thiết. Có biện


Ngạt thở 1 3 3 9 pháp thông gió khi làm việc trong không gian hạn
chế: hố pit, bể nước, bể ngầm…
Hóa chất độc hại yêu cầu dán nhãn, để khu vực
Hóa chất
5 2 2 20 riêng biệt, sử dụng găng tay chuyên dụng và khẩu
tẩy rửa
trang lọc độc khi sử dụng
Sử dụng dụng cụ cầm tay phải tuân thủ theo hướng
Bị thương dẫn an toàn của nhà sản xuất, có biện pháp phòng
do dụng cụ 2 3 3 18 chống rơi dụng cụ cầm tay xuống dưới khi làm việc
cầm tay trên cao. Yêu cầu sử dụng BHLĐ phù hợp phòng
tránh gây chấn thương mắt, tai, tay, chân…
Tuân thủ theo quy trình vận hành, thợ vận hành
được đào tạo nghề đúng chuyên môn, HLAT theo
Vận hành quy định. Khu vực làm việc phải được giải phóng
thiết bị 2 4 3 24 và yêu cầu có các bảng, biển cảnh báo. Không
nặng được cho phép bất kỳ người nào đứng dưới tải
trọng(đối với thiết bị nâng). Lưu lại nhật ký kiểm
tra thiết bị hằng ngày.
95

Bảng 3.8: Đánh giá mức độ rủi ro công tác thi công lắp dựng kết cấu thép.

Điểm số đánh giá


Công Tần
Hậu Khả Mức độ
việc / Danh sách suất
STT quả năng rủi ro Biện pháp kiểm soát
Hoạt mối nguy xảy
thương nhận R=F*S*P
động ra
tật (S) biết (P)
(F)
Chằng buộc vật tư vật liệu gọn gàng. Dùng thiết bị
Vật tư, vật chuyên dụng đựng các vật liệu rời vụn. vận chuyển
4 3 2 24
liệu rơi bằng cẩu phải tuân thủ theo quy định an toàn công
tác phụ cẩu móc cáp.
Vận
Sắp xếp vật tư gọn gàng sao cho thuận tiện dễ lấy
chuyển Vấp, va
1 4 3 3 36 khi thi công. Vệ sinh khu vực thi công sau ngày
vật tư, vật chạm, ngã
làm việc. Sử dụng đầy đủ BHLĐ phù hợp.
liệu
Khuân vác Phải biết trọng lượng của vật tư cần khuân vác. Khi
nặng, sai tư nâng vật liệu cần tuân thủ theo đúng tư thế khuân
4 4 3 48
thế ảnh vác, bôc xếp vật tư vật liệu an toàn. Khi khuân vác
hưởng chú ý các tư thế nâng hạ vật liệu gây ảnh hưởng
96

xương khớp chấn thương đến phần than người, lưng, chân tay,
cằm…

Ngoài các biện pháp kiểm soát an toàn điện chung


như phần thi công xây dựng, khi lắp dựng kết cấu
Điện giật 3 4 3 36
thép, đặc biệt TNLĐ do điện gây ra khi làm việc
trên cao còn gây chấn thương nặng cho NLĐ.
Trong thi công lắp dựng kết cấu thép dẫn đến vật
Vật liệu
5 3 3 45 liệu văng bắn va đập do vậy phải tuân thủ biện
văng, bắn
pháp thi công an toàn đã được duyệt.
Thi công
2 Tuân thủ biện pháp lắp dựng, sử dụng đầy đủ
Lắp dựng
Ngã cao 5 2 4 40 BHLĐ, đặc biệt là dây cứu sinh để móc dây an
toàn trong khi di chuyển để thao tác.
Hóa chất thường là các loại sơn khi sơn kết cấu
Hóa chất 5 2 2 20
thép, cần chú ý thông gió và sử dụng khẩu trang.
Bị thương Tuân thủ biện pháp làm việc sử dụng thiết bị cầm
do dụng cụ 4 3 3 36 tay có sử dụng điện như máy khoan, máy đục, máy
cầm tay mài tay và các dụng cụ không dùng điện như búa,
97

kìm, cờ lê, mỏ lết…

Sự cố về Tuân thủ quy trình vận hành sử dụng an toàn cần


cẩu ( Đổ, 3 3 3 27 cẩu, người vận hành và phụ cẩu móc cáp được đào
lật, đứt cáp) tạo cấp chứng chứng chỉ
Khi hàn, cắt khói hàn, khí độc NLĐ sẽ hít phải, do
đó phải sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc.
Tiếp xúc Sừ dụng mặt nạ hàn phòng tránh chấn thương mắt
5 2 1 10
hàn cắt và da mặt. Sử dụng gang tay hàn, BHLĐ chuyên
dụng phòng tránh bị bỏng do nhiệt, xỉ hàn văng
bắn vào.
Thực hiện, tuân thủ theo nội quy quy định PCCC,
phương án chữa cháy , phương án ứng cứu khẩn
cấp đã được xây dựng. Có biển báo biển cấm các
Cháy nổ 4 2 2 16 khu vực tập kết thiết bị dễ cháy.Trang bị đầy đủ
phương tiện dụng cụ chữa cháy theo quy định: hệ
thống PCCC, vòi họng, bình chữa cháy, nước, cát,
xô, xẻng và các dụng cụ PCCC khác.
98

Bảng 3.9: Đánh giá mức độ rủi ro công tác lắp đặt thiết bị hạng nặng.
Điểm số đánh giá
Công Tần
Hậu Mức độ
việc / Danh sách suất K/năng Biện pháp kiểm soát
STT quả rủi ro
Hoạt mối nguy xảy nhận
thương R=F*S*P
động ra biết (P)
tật (S)
(F)
Chằng buộc vật tư vật liệu gọn gàng. Dùng thiết bị
Vận Vật tư, vật
4 3 2 24 chuyên dụng đựng các vật liệu rời vụn và thiết bị
chuyển liệu rơi
1 cầm tay
vật tư,
Vấp, va Bố trí mặt bằng tập kết thiết bị hợp lý, lối đi lại
vật liệu 5 3 2 30
chạm, ngã thông thoáng.
Tuân thủ quy định an toàn điện trong thi công. Sử
Hở điện 3 dụng tủ, ổ phích cắm điện công nghiệp, Máy móc
Thi công pha – Điện 3 3 3 27 thiết bị điện 3 pha phải được nối tiếp đất vỏ máy.
2
Lắp đặt giật Có biện pháp che chắn, bảo quản thiết bị điện khi
trời mưa
Ngã cao 2 5 4 40 Tuân thủ biện pháp lắp dựng đã được phê duyệt, sử
99

dụng đầy đủ BHLĐ, dây cứu sinh để móc dây an


toàn khi di chuyển để thao tác.
Sử dụng BHLĐ đầy đủ phòng chống hít phải, tiếp
Hóa chất
xúc trực tiếp với sơn, dầu mỡ. Dẻ lau dính dầu thug
tẩy rửa, sơn, 5 2 2 20
om vào khu vực chứa chất thải nguy hại, đảm bảo
dầu mỡ
theo quy định về công tác bảo vệ môi trường.
Bị thương Thiết bị điện cầm tay sử dụng tuân thủ an toàn
do dụng cụ 4 3 3 36 theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Có túi đựng
cầm tay dụng cụ cầm tay để gõ, xiết, đột, dập…
Sự cố về Tuân thủ quy trình vận hành sử dụng an toàn cần
cẩu ( Đổ, 3 3 3 27 cẩu, người vận hành và phụ cẩu móc cáp được đào
lật, đứt cáp) tạo cấp chứng chứng chỉ
Tiếp xúc Sử dụng BHLĐ đầy đủ phòng tránh chấn thương
5 2 1 10
nhiệt da do nhiệt độ khi hàn gây ra.
Sử dụng BHLĐ đầy đủ phòng tránh tia hồ quang
Tia hồ
Thi công 4 2 3 24 ảnh hưởng tổn thương đến mắt, cần có biện pháp
2 quang, Laze
Lắp đặt che chắn cách ly với khu vực làm việc chung.
Ô nhiễm 5 1 3 15 Có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn khi lắp ráp các
100

tiếng ồn chi tiết thiết bị hạng nặng, cần thiết đo chỉ số tiếng
ồn và sử dụng nút bịt tai chống ồn. không làm việc
vào thời điểm ban đêm gây ảnh hưởng đến khu dân
cư và khu vực lân cận.
Phải đẩm bảo rằng khi lắp ráp các thiết nặng cần có
Rung lắc 5 1 3 15
sàn thao tác chắc chắn, lan can an toàn đầy đủ
Có giấy phép làm việc, đo nồng độ khí trước khi
làm việc. Có thông tin người lao động lên xuống
Không gian khu vực không gian hạn chế. Phải có người luôn
làm việc 5 1 3 15 giám sát, túc trực tại miệng hố. Có biện pháp thông
hạn chế gió tự nhiên nhân tạo.
Trang bị ánh sáng đầy đủ, lối lên xuống và phương
án ứng phó khẩn cấp.
101

3.2.6. Công tác ứng cứu khẩn cấp


3.2.6.1.Tổng quát
Công tác quản lý hệ thống AT&SKNN nơi làm việc đem lại nhiều lợi
ích giúp các doanh nghiệp kiểm soát được hiệu quả công việc kinh doanh của
mình. Do vậy, các nhà thầu phải thiết lập chương trình sức khoẻ và an toàn và
chuẩn bị cho công nhân của mình đối phó với tình huống khẩn cấp khi xảy ra.
Để đạt được mục đích trên, chương trình này gồm những điểm cơ bản sau:
- Lập kế hoạch;
- Các yêu cầu;
- Đội ứng cứu khẩn cấp;
- Các hoạt động ứng cứu;
- Huấn luyện;
- Bảo vệ cá nhân;
- Hỗ trợ y tế.
Khi quy trình ứng cứu khẩn cấp được thiết lập cho các dự án xây dựng
yêu cầu các nhà thầu thi công tại mỗi công trình họ sẽ:
- Thành lập tổ chức, hướng dẫn và định hướng để đảm bảo phản ứng
nhanh và hiệu quả trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào để cứu tính mạng, tài
sản và môi trường.
- Bảo đảm rằng mọi người phải quen với kế hoạch khẩn cấp trong khi
làm việc tại công trường.
- Trong tình huống khẩn cấp mọi người phải giữ bình tĩnh và hành
động tích cực và nhanh chóng để giữ được tính mạng và tài sản.
3.2.6.2. Các loại tình huống khẩn cấp
Để thuận tiện cho việc tham khảo, các tình huống khẩn cấp có thể xảy
ra sẽ được phân loại mỗi tình huống khẩn cấp theo các yếu tố xảy ra và mỗi
loại tình huống khẩn cấp có thể cần đến một giải pháp khác nhau:
- Tình huống khẩn cấp về cháy, nổ:
102

Khi nhìn thấy đám cháy người đầu tiên phát hiện phải giữ bình tĩnh, và
la to “ Cháy! Cháy! Cháy!” và sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy.
Nếu đám cháy đã được kiểm soát, chỉ huy trưởng công trường nhà thầu
có trách nhiệm báo cáo về sự cố và trình Trưởng ban QLDA/cán bộ an toàn
Ban QLDA. Nếu đám cháy trở nên phức tạp hơn không kiểm soát được:
+ Tiếp tục báo động,
+ Ngắt cầu dao điện,
+ Gọi cảnh sát chữa cháy (114),
+ Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu có trách nhiệm phối hợp với
cảnh sát chữa cháy và công an,
+ Cán bộ an toàn nhà thầu có trách nhiệm tổ chức lực lượng của nhà
thầu để chữa cháy, báo cáo về đám cháy và trình chỉ huy trưởng công trường
nhà thầu và cơ quan chính quyền.
- Tình huống khẩn cấp về rò rỉ chất độc:
+ Người phát hiện ra khả năng tổn thất từ khí gas áp lực cao hoặc chất
lỏng độc hại ngay lập tức dừng công việc và dừng sử dụng khí gas, phải báo
cáo ngay cho văn phòng công trường và gọi sự trợ giúp cần thiết để dập tắt
đám cháy. Nếu như tình huống khẩn cấp về khả năng nổ khí gas áp lực cao,
thì tất cả mọi người phải nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm đó
dưới sự hướng dẫn của Cán bộ an toàn nhà thầu hoặc người liên quan khác.
Khi tiến hành công tác nóng, như hàn hoặc cắt bằng khí, hãy dừng công tác
nóng và tắt điện máy hàn hoặc khoá van bình gas.
+ Rò rỉ gas ngay tại van bình gas khi van đang đóng.
Trường hợp này cho thấy vòng đáy của van bình gas đã bị hỏng hoặc
mòn. Xoay tay nắm van bình gas ¼ vòng rồi khóa lại. Nếu vẫn bị rò rỉ, đậy
nắp mũ lại sau đó thông báo với người bán.
+ Rò rỉ gas ngay tại vị trí giữa ốc đệm và trục:
Điều này cho thấy ốc đệm đã bị lỏng. Khoá van và siết chặt lại ốc đệm.
Nếu vẫn tiếp tục rò rỉ, trước tiến khoá van lại rồi thông báo với người bán.
103

Hãy thận trọng khi di chuyển bình gas bị rò rỉ vì nó có thể ngã và gây ra cháy.
+ Rò rỉ gas từ đường ống mềm: Khoá van bình gas ngay trong kho chứa
bình, thông gió nhanh chóng cho kho chứa và không gây ra lửa, thay thế ống
dẫn gas. Gas rò rỉ có thể gây ra cháy, cần đặc biệt chú ý đến quần áo làm việc
có dính hoá chất không để sinh ra tĩnh điện hoặc cháy, hoặc giày làm việc có
thể sinh ra tia lửa do ma sát.
- Nghiêm cấm hành vi sau đây trong phạm vi bán kính 10m tính từ khu
vực chứa bình gas áp lực cao :
+ Sử dụng lửa,
+ Vứt bỏ các chất nguy hiểm,
+ Tồn trữ chất nổ,
+ Sử dụng dây điện trần không lớp bọc,
+ Các hành vi nguy hiểm khác tương ứng với các điều cấm trên đây.
3.2.6.3. Kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp
- Hành động: Kế hoạch này cần được tổ chức và hành động khi các
điều kiện khẩn cấp xảy ra. Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu sẽ xác định
thời gian, quy mô, và các chi tiết khác của kế hoạch. Cán bộ an toàn nhà thầu
là điều phối viên dự án, sẽ hỗ trợ cho chỉ huy trưởng công trường nhà thầu.Tất
cả nhân viên và công nhân phải hành động theo hướng dẫn khẩn cấp từ kế
hoạch đã được Trưởng ban QLDA duyệt.
- Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp:
Danh sách liên lạc khi khẩn cấp bao gồm số điện thoại, số fax, và các
thông tin khác được dán trên bảng thông báo bào gồm:
+ Cảnh sat PCCC:114
+ Trung tâm sơ cấp cứu: 115
+ Cảnh sát cơ động: 113
+ Cảnh sát địa phương: (theo số điện thoại công an địa phường quận,
huyện, xã, phường dự án thi công)
+ Bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất
104

- Quy trình ứng cứu phó khẩn cấp:


Bất kỳ ai phát hiện ra cháy hoặc tình huống khẩn cấp tại công trường
phải thông báo với CBAT nhà thầu, Cán bộ an toàn Ban QLDA, hoặc bằng
điện thoại hoặc bằng cách nào nhanh nhất có thể, hoặc ấn còi báo động tại
điểm gần nhất. Khi gọi khẩn cấp, cần cung cấp những thông tin sau: địa điểm
xảy ra khẩn cấp, loại và tính chất khẩn cấp, số lượng người bị thương nếu có,
tên người phát hiện và tên công ty. Cán bộ an toàn nhà thầu đánh giá tình
huống khẩn cấp và tuyên bố tình trạng khẩn cấp độ 1 hoặc 2 hoặc 3. Cán bộ
an toàn nhà thầu phải báo cáo tình huống khẩn cấp tới chỉ huy trưởng công
trường nhà thầu trước khi tuyên bố mức độ khẩn cấp. Tuyên bố mức độ về
tình trạng khẩn cấp phải được thông báo tới cá nhân hay cơ quan liên quan
không được chậm trễ, theo danh sách liên lạc khẩn cấp trên.
3.3. Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt
3.3.1. Hệ thống thưởng
Thưởng trong công tác ATVSLĐ tạo tinh thần khích lệ động viên
người lao động trong việc tuân thủ chấp hành nội quy, quy định về ATVSLĐ
của chủ đầu tư cũng như của công ty nhà thầu. Quy định thưởng sẽ được chủ
đầu tư phối hợp cùng nhà thầu thi công phối hợp tổ chức. Phần thưởng cho
người lao động sẽ dựa trên tiêu chí bình chọn qua phiếu kín và đánh giá trong
các buổi họp, huấn luyện ATVSLĐ hàng tuần. Phần thưởng sẽ được trao công
khai cho người lao động mỗi tháng một lần vào đầu tháng thông qua buổi
huấn luyện định kỳ.
3.3.2. Hệ thống phạt
Chủ đầu tư ban hành chế tài xử lý vi phạm áp dụng cho các nhà thầu
tham gia thi công dự án được thể hiện rõ những lỗi vi phạm và mức phạt
hành chính tương đương. Ràng buộc về mặt pháp lý đã được thỏa thuận trong
điều khoản hợp đồng gói thầu. Khi phát hiện các lỗi vi phạm đơn vị TVGS sẽ
lập biên bản gửi Ban QLDA phát hành thẻ phạt. Các lỗi vi phạm chế tài do
người lao động hay do tổ chức nhà thầu gây ra đều phạt tiền nhà thầu, không
105

phạt tiền người lao động. Tuy nhiên, người lao động vi phạm lần thứ 2 sẽ bị
trục xuất khỏi công trường ít nhất 1 tuần (áp dụng thẻ vàng) và vi phạm lần 3
sẽ không được làm việc tại công trường (áp dụng thẻ đỏ). Chỉ huy trưởng
công trường Nhà thầu báo cáo hàng tuần trong cuộc họp công trường về số
lượng thẻ vàng và thẻ đỏ và tiền phạt áp dụng trong tuần trước đó.
- Thẻ vàng, thẻ đỏ sẽ được gửi cho Nhà thầu ngay sau khi phạm lỗi và
có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Sau khi áp dụng hình thức phạt buộc nhà thầu phải khắc phục lỗi vi
phạm ghi trong thẻ theo thời gian đã yêu cầu. Nếu nhà thầu không khắc phục lỗi
vi phạm, Ban QLDA tiếp tục phạt thẻ phạt thứ 2 với mức phạt tăng gấp đôi.
- Sau khi áp dụng thẻ phạt thứ 2 nhưng nhà thầu vẫn chưa thực hiện lỗi
vi phạm thì Chỉ huy trưởng hoặc người đại diện nhà thầu sẽ bị trục xuất ra
khỏi công trường.
- Dưới đây là sơ đồ chịu trách nhiệm đối với người vi phạm sẽ được áp
dụng nhằm mục đích Nhà thầu phải đảm bảo việc hướng dẫn và giám sát công
nhân của họ tuân thủ hệ thống ATVSLĐ tốt hơn.

Sơ đồ 3.1. Quy trách nhiệm và phạt thẻ theo chức danh


- Quy định cụ thể về thẻ vàng/thẻ đỏ như sau:
+ Một công nhân bị phạt thẻ đỏ thì tổ trưởng trực tiếp bị phạt thẻ vàng.
+ Hai công nhân bị phạt thẻ đỏ thì tổ trưởng trực tiếp bị phạt thẻ đỏ,
đồng thời giám sát thi công Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.
+ Hai tổ trưởng bị phạt thẻ đỏ thì giám sát thi công Nhà thầu bị phạt thẻ
đỏ, đồng thời giám sát an toàn Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.
106

+ Hai giám sát thi công bị phạt thẻ đỏ thì giám sát an toàn Nhà thầu bị
phạt thẻ đỏ, đồng thời chỉ huy phó Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.
+ Hai giám sát an toàn Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ thì chỉ huy phó Nhà thầu
bị phạt thẻ đỏ, đồng thời chỉ huy trưởng bị phạt thẻ vàng.
+ Hai chỉ huy phó Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ thì chỉ huy trưởng Nhà thầu
bị phạt thẻ đỏ.
+ Trong một tổ thi công có 03 người vi phạm trở lên sẽ dừng thi công
cả tổ và yêu cầu huấn luyện an toàn lại cho cả tổ.
+ Trong một tổ thi công phải huấn luyện an toàn lại quá 01 lần thì cả tổ
đó bị trục xuất khỏi công trường và vĩnh viễn sẽ không được quay lại làm việc.
107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
Xây dựng là một trong những ngành đang có tốc độ phát triển nhanh,
mạnh trong giai đoạn hiện nay, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát
triển kinh tế đất nước. Khi đó, có nhiều công trình xây dựng công nghiệp,
chung cư, nhà máy ngày càng gia tăng theo thời gian như nấm mọc sau mưa.
Chính vì vậy, trong quá trình thi công xây lắp có nhiều nguy cơ tiềm ẩn xảy ra
sự cố, TNLĐ. Với tầm nhìn chiến lược, phát triển bền vững và lâu dài, nhận
thức được vấn đề nêu trên, công tác quản lý ATVSLĐ luôn được Ban Lãnh
đạo Công ty quan tâm hàng đầu. Qua khảo sát, đánh giá, nghiên cứu thực
trạng công tác quản lý ATVSLĐ, kết hợp với tham khảo tài liệu tại các dự án
thi công xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam, tác
giả có một số kết luận sau đây:
- Về hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ: Công ty đã xây dựng tài liệu
“Quy định An toàn, vệ sinh lao động” dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật
của nhà nước về ATVSLĐ, PCCC và môi trường. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện tại cần bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp đáp ứng được bối cảnh, tình hình
thực tế hiện nay của Công ty.
- Việc phân cấp trách nhiệm chỉ giới hạn trong phạm vi của cán bộ
công ty, chưa quy định trách nhiệm cho đơn vị TVGS và nhà thầu thi công.
- Việc thực hiện, tính hiệu quả trong công tác ATVSLĐ tại các dự án:
Mặc dù mỗi khi dự án chuẩn bị triển khai, Công ty đều ban hành Quy định
ATVSLĐ cho các nhà thầu thi công áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, chưa có sự
đồng bộ khi mỗi dự án chuẩn bị triển khai. Việc lựa chọn, ký kết các hợp
đồng gói thầu còn có nhiều nhà thầu nhỏ lẻ, chưa đủ năng lực về ATVSLĐ
theo quy định. Do vậy khi triển khai thi công, công tác ATVSLĐ còn bộc lộ
nhiều thiếu sót, hạn chế và bất cập.
- Đối với người lao động: Đây cũng là vấn đề bất cập nói chung trong
nghành xây dựng. Mỗi dự án đều cần một lực lượng lao động rất lớn, nhất là
108

những công trình chung cư cao tầng. Người lao động trực tiếphầu hết là lao
động phổ thông, làm việc theo mùa vụ chưa được đào tạo nghề đến từ các
vùng miền khác nhau, trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế.Do đó, trong
quá trình tác nghiệp hay xảy ra lỗi mất an toàn mang tính hành vi như: không
tuân thủ quy định, nội quy quy trình, không sử dụng PTBVCN…
2. Khuyến nghị
Để cải thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án xây dựng của
Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam tác giả khuyến nghị áp
dụng các giải pháp sau:
- Cải thiện, nâng cao về công tác tổ chức: Bố trí nhân lực quản lý;
Chính sách quản lý AT&SKNN; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
huấn luyện, trang bị PTBVCN.
- Giải pháp, nâng cao về yếu tố kỹ thuật: Làm việc trên cao; An toàn
điện; Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Công
tác đánh giá rủi ro.
- Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt.
Tóm lại, với tiêu chí phòng ngừa xảy ra các sự cố, TNLĐ, BNN tại các
dự án, các nội dung đề xuất áp dụng nêu trên là phù hợp với bối cảnh, xu
hướng phát triển của công ty hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo dựng thương hiệu, uy tín với đối tác, khách
hàng và người lao động. Góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước ta ngày càng thịnh vượng, phồn vinh.
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu về công tác ATVSLĐ, những ưu
khuyết điểm của hệ thống trong phần đánh giá thực trạng công tác quản lý
ATVSLĐ cũng như đề xuất của tác giả về cải thiện công tác quản lý ATVSLĐ
tại các dự án xây dựng của Công ty. Tác giả mong muốn những nội dung của
luận văn được xem xét và ứng dụng vào thực tiễn để công tác quản lý ATVSLĐ
được cải tiến và hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả cao và lợi ích bền vững cho
Công ty và NLĐ.
109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2015), Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng
cháy, chữa cháy
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Chỉ thị số 29-CT/TW ngày
18/3/2013 về việc Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2017, 2018, 2019, 2020), Các thông
báo về tình hình tai nạn lao động năm (2016, 2017, 2018, 2019)
4. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2019), Hồ sơ Quốc gia về An toàn
vệ sinh lao động.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), An toàn máy – đánh giá rủi ro- Phần 2
6. Bộ Xây dựng (2004), TCXDVN 296:2004: Giàn giáo – Các yêu cầu về
an toàn
7. Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam (2016), Quy định An
toàn vệ sinh lao động, Hà Nội.
8. Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam (2018, 2019, 2020), Báo
cáo công tác ATVSLĐ năm (2017, 2018, 2019), Hà Nội.
9. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2017), “Đánh giá,
phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề
nghiệp do tác động của các thông số vi khí hậu”, Tạp chí Bảo hộ lao động
N4, 2017;
10.Quốc hội (2015), Luật an toàn vệ sinh lao động.
11.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012
phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020
và tầm nhìn đến năm 2050”
12.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
110

Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy
13.Lê Vân Trình (2017), Quản lý an toàn vệ sinh lao động, Trường Đại học
Công đoàn, Hà Nội.
14.Lê Việt (2017), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao
động tại công ty cổ phần thiết bị thủy lợi, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học công đoàn, Hà Nội.
15.British Standards Institute (2004), BS 8800:2004 OHS management
systems, Annex E (normative) Guidance on risk management and control,
London, England;
16.International Organization for Standardization (2015), ISO 14001:2015
Environmental management systems – Requirements with guidance for
use, Geneva.

You might also like