You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC


TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC


TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế


Mã số: 9 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh


2. TS. Nguyễn Thị Yến

Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Vũ Thị Lan Anh và TS. Nguyễn Thị Yến là những người hướng dẫn
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và cán
bộ Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi
hoàn thành khóa học cũng như bảo vệ thành công luận án.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi tôi có thể tập trung hoàn
thành luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................. 9
1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam....................9
1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức ...... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về vận tải đa
phương thức .................................................................................................................20
1.3. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
về vận tải đa phương thức ..........................................................................................26
2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được
tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong Luận án .................................................31
2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ...........................................................31
2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong luận
án 32
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................33
3.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................33
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..........................................34
KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN .....................................................................35
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC.....................................37
1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức......................................37
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức ....................................37
1.1.2. Khái niệm vận tải đa phương thức .................................................................39
1.1.3. Đặc điểm của vận tải đa phương thức ...........................................................46
1.1.4. Các mô hình vận tải đa phương thức và vai trò của vận tải đa
phương thức...............................................................................................................50
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về vận tải đa phương thức ...................53
1.2.1. Khái niệm pháp luật về vận tải đa phương thức...........................................53
1.2.2. Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật vận tải đa phương thức 55
1.2.3. Các nguyên tắc của pháp luật vận tải đa phương thức ............................67
1.2.4. Sự phát triển của pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam ..71
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vận tải đa phương thức trong điều
kiện hội nhập quốc tế ..................................................................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................85
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP
LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM .............................86
2.1. Thực trạng pháp luật về vận tải đa phương thức .......................................86
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức ..86
2.1.2. Thực trạng pháp luật về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức ...........90
2.1.3. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận tải đa phương thức ....................98
2.1.4. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp..........................................122
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ....................... 130
2.2.1. Những kết quả đạt được trong thi hành pháp luật về vận tải đa phương
thức 130
2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân....................................................136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 146
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC
TẾ ................................................................................................................................147
3.1. Bối cảnh phát triển của vận tải đa phương thức và những yêu cầu đặt ra
đối với pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế ......................................................................................................... 147
3.1.1. Bối cảnh phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập quốc tế .................................................................................147
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về vận tải đa phương
thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ..................................151
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam
152
3.2.1. Đảm bảo sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ..................................................................................................................152
3.2.2. Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật về vận
chuyển hàng hóa nói chung và vận tải đa phương thức .....................................156
3.2.3 Đảm bảo sự đồng bộ trong hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, bổ
sung các tiêu chuẩn kỹ thuật cho vận tải hàng hóa .............................................157
3.2.4. Đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập
158
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về vận tải đa phương thức ............................................................... 160
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vận tải đa phương thức ..............160
3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về vận
tải đa phương thức.....................................................................................................169
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 175
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN.................................................................................176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................178
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN


(Association of Southeast Asia Nations)

Điều ước quốc tế ĐƯQT

Giao thông vận tải GTVT


Hiệp định thương mại tự do
FTA
(Free Trade Agreement)

Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa AFAMT


phương thức
(ASEAN Framework Agreement on
Multimodal Transport)

Người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO


(Multimodal Transport operator)

Quy phạm pháp luật QPPL

Vận tải đa phương thức VTĐPT

Xã hội chủ nghĩa XHCN


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận tải đa phương thức đã nhanh chóng trở
thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được sử dụng rộng
rãi trên thế giới, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hoá liên quốc gia. Sự ra
đời và phát triển của phương pháp vận tải này đã góp phần đổi mới cách vận
chuyển hàng hoá, hạn chế thời gian hàng hoá phải lưu kho, đơn giản hoá về thủ
tục, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao mức độ an toàn cho hàng hoá
trong quá trình vận chuyển, giảm cước phí vận chuyển... Vì vậy, phát triển dịch
vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu
nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại và hội nhập kinh tế trên thế giới.
Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 đã nêu: "Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá cần ưu tiên phát triển đi
trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước"1. Sự phát triển của giao thông vận tải không chỉ là tiền đề
mà cũng là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, gắn với
những thành tựu đã đạt được về tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế, nhu cầu về
giao thông vận tải cũng gia tăng nhanh chóng, quy mô dịch vụ vận chuyển hàng
hoá ở nước ta trong những năm qua không ngừng được mở rộng. Theo đánh giá
của Ngân hàng Thế giới (Wold Bank) nhu cầu giao thông vận tải và tăng trưởng
kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao: năm
2015 tăng 6,68%; năm 2016 tăng 6,21%; năm 2017 tăng 6,81 %; năm 2018 ước

1
Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
2

tính tăng 7,08%; năm 2019 tăng 7,02%2. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt
Nam là kết quả của quá trình mở rộng sản xuất gắn liền với thương mại quốc tế và
được thúc đẩy bởi sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Cải
thiện có hiệu quả vận tải hàng hóa, với tính chất là xương sống của thương mại
hàng hóa, gắn với hoạt động xuất - nhập khẩu trở thành một động lực để phát triển
kinh tế bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang tạo ra nhu cầu ngày càng cao
đối với giao thông vận tải. Theo Báo cáo Logistics năm 2018 của Bộ Công thương,
chỉ riêng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2017, sản lượng hàng hóa
thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 536,4 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2016,
trong đó tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường
biển chiếm khoảng 90%. Cũng theo báo cáo này, trong 9 tháng đầu năm 2018,
vận tải hàng hóa bằng đường bộ đạt 934,7 triệu tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ
năm 2017; vận tải thuỷ nội địa trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 189,5 triệu tấn,
tăng 7,3%3. Thành phần của nhu cầu giao thông vận tải ở Việt Nam cũng có sự
thay đổi đáng kể, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương
thức trở thành một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại
và hội nhập kinh tế trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng hoá, yêu cầu
phát triển kinh tế bền vững, đi đôi với việc bảo đảm sự phát triển cân đối hài hoà
của các phương thức vận chuyển cần phải xây dựng sự phối hợp giữa các phương
thức vận chuyển truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Xây
dựng thị trường vận tải cạnh tranh, tăng cường kết nối vận tải đa phương thức
đang là chính sách được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện. Trong các chiến
lược phát triển giao thông vận tải của Việt Nam, phát triển vận tải đa phương thức
luôn được đề cập tới như một mục tiêu trong hiện đại hoá giao thông vận tải, ứng
dụng công nghệ vận tải tiên tiến, tạo lập sự kết nối giữa các phương thức vận tải
nhằm xây dựng hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả.

2
Số liệu của Tổng cục thống kê, nguồn: https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 12/1/2020.
3
Bộ công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, tr.54,55,58.

You might also like