You are on page 1of 118

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan tác phẩm luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân,
sau quá trình học tập và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Các thông tin và dẫn
chứng trong luận văn hoàn toàn trung thực. Mọi trích dẫn đều được ghi nguồn gốc rõ
ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

LÊ VĂN HẢI

i
LỜI CẢM ƠN

- Sau những cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là
sự chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS Dương Đức Tiến và thầy cô trường Đại học Thủy
Lợi, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần công nghệ xây
dựng và tự động hóa Việt Nam”.

- Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Dương Đức
Tiến đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc khoa Công trình, khoa Kinh tế và Quản lý trường
Đại học Thuỷ lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.

- Do năng lực bản thân và thời gian vẫn còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự trao đổi nhiệt tình và những ý
kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, các bạn học viên để hoàn thiện được tốt hơn luận
văn của mình.

- Xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG TRONG
XÂY DỰNG .................................................................................................................... 4
1.1. Khái quát chung về đấu thầu trong xây dựng ........................................................... 4
1.1.1. Tổng quan về đấu thầu trong xây dựng ................................................................. 4
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam ................................. 7
1.1.3. Quy định chung về đấu thầu .................................................................................. 9
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu ................................................................. 13
1.1.5. Trình tự thực hiện đấu thầu. ................................................................................ 14
1.1.6. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu. ..................................................................... 16
1.1.7. Quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu. ........................................................................ 18
1.1.8. Ý nghĩa và vai trò của đấu thầu. .......................................................................... 19
1.1.9. Các loại hình lựa chọn nhà thầu. ......................................................................... 20
1.1.10. Các phương thức và hình thức lựa chọn nhà thầu. ............................................ 21
1.1.11. Những tồn tại, hạn chế trong đấu thầu xây dựng .............................................. 25
1.2. Tổng quan chung về cạnh tranh trong xây dựng. ................................................... 26
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh. ..................................................................................... 26
1.2.2. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. .................................................................. 28
1.2.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. ........................................... 29
1.2.4. Cạnh tranh trong đấu thầu thời kỳ hội nhập Quốc tế .......................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC LIÊN QUAN TỚI ...................... 33
ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU ...................... 33

iii
2.1. Cơ sở pháp lý về đấu thầu ...................................................................................... 33
2.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ................................. 36
2.2.1 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng .............................................. 36
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. .............................................................. 39
2.3. Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. ............... 39
2.3.1. Tỷ lệ và hệ số trúng thầu. Lợi nhuận mà nhà thầu đạt được. .............................. 39
2.3.2. Lợi nhuận mà nhà thầu đạt được. ........................................................................ 40
2.3.3. Chất lượng của sản phẩm. ................................................................................... 40
2.3.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ. ................................................................ 41
2.3.5. Kinh nghiệm và năng lực thi công. ..................................................................... 42
2.3.6. Năng lực tài chính. .............................................................................................. 42
2.4. Những nhân tố tác động đến cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam. .... 45
2.4.1. Những nhân tố khách quan. ................................................................................. 45
2.4.2. Những nhân tố chủ quan. .................................................................................... 48
2.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần
công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam. ............................................................ 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 62
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ XÂY DỰNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT NAM ............................................. 63
3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt
Nam. .............................................................................................................................. 63
3.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp. ...................................................................... 63
3.1.2. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển. ..................................................... 63
3.1.3. Mô tả năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng công việc của công ty ................ 65
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty. ............................................................................... 68
3.2. Đánh giá hiện trạng năng lực của công ty .............................................................. 71
3.2.1. Năng lực nhân sự. ................................................................................................ 71
3.2.2. Năng lực máy móc, thiết bị. ................................................................................ 75
3.2.3. Năng lực tài chính. .............................................................................................. 77
3.2.4. Năng lực lập hồ sơ dự thầu.................................................................................. 79

iv
3.2.5. Kết quả đấu thầu xây lắp của công ty trong giai đoạn 2015-2017. ..................... 80
3.2.6. Đánh giá tổng hợp về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty. 84
3.3. Đánh giá các nguyên nhân và những tồn tại hạn chế của công ty trong giai đoạn
2015-2017. ..................................................................................................................... 84
3.3.1. Những tồn tại hạn chế. ......................................................................................... 84
3.3.2. Phân tích nguyên nhân......................................................................................... 88
3.4. Định hướng cho các giải pháp phát triển của công ty trong thời gian tới, phương
hướng và nhiệm vụ của công ty. .................................................................................... 90
3.4.1. Mục tiêu phát triển trong hoạt động đấu thầu của công ty . ................................ 90
3.4.2. Đầu tư, xây dựng và triển khai các dự án. ........................................................... 91
3.4.3. Phát triển nguồn vốn. ........................................................................................... 92
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần Công nghệ
xây dựng và tự động hóa Việt Nam ............................................................................... 92
3.5.1. Các giải pháp về nâng cao năng lực của nhà thầu ............................................... 92
3.5.2. Các giải pháp cho công tác lập hồ sơ thầu ........................................................ 100
3.5.3. Nâng cao chất lượng Marketing. ....................................................................... 102
3.5.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình ......................................... 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 105
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 108

v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1:Sơ đồ tóm tắt hoạt động đấu thầu xây lắp ........................................................ 6
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu lao động của công ty ............................................................ 75
Hình 3.2: Biểu đồ tổng tài sản và doanh thu của công ty trong năm 2015-2017 .......... 77
Hình 3.3: Biểu đồ xác suất trúng thầu của công ty trong năm 2015-2017.................... 84

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Xác định khối lượng vật liệu......................................................................... 54


Bảng 2.2: Nhân công cho gói thầu ................................................................................55
Bảng 2.3: Tính ca máy thi công cho gói thầu ................................................................ 55
Bảng 2.4: Tính toán chiphí vật liệu cho gói thầu .......................................................... 56
Bảng 2.5: Tính toán chi phí nhân công cho gói thầu ..................................................... 56
Bảng 2.6: Tính toán chi phí máy thi công cho gói thầu ................................................57
Bảng 3.1: Bảng kê nhân lực của công ty .......................................................................72
Bảng 3.2: Bảng kê thiết bị, máy móc của công ty ......................................................... 76
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2015-2017 ............................. 77
Bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2015-2017 ............................... 78
Bảng 3.5. Một số gói thầu công ty đã trúng thầu trong giai đoạn năm 2015- 2017 ......80
Bảng 3.6. Một số gói thầu công ty đã trượt thầu trong giai đoạn năm 2015- 2017 ......83
Bảng 3.7: Tỷ lệ thắng thầu của công ty giai đoạn 2015-2017 .......................................83

vii
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

- Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam là một doanh nghiệp
mới thành lập năm 2011 trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm qua, công ty luôn có
nhiều cố gắng để phát huy khả năng, phát huy tính tự chủ để đáp ứng được nhu cầu
phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, công ty vẫn còn những hạn chế nhất
định như về hệ thống tài chính, về khoa học, về nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc
biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Do mới thành lập, hệ thống đấu
thầu chưa được khoa học và hoàn thiện để áp dụng khi đấu thầu về lâu dài sẽ là một
trở ngại lớn, vì vậy việc tìm giải pháp sẽ là vấn đề cấp thiết.

- Trong những năm gần đây khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ngày càng xuất
hiện nhiều các công ty, các doanh nghiệp xây dựng, sự lớn mạnh đó dẫn tới việc cạnh
tranh trong đấu thầu xây dựng ngày càng diễn ra gay gắt. Các doanh nghiệp muốn phát
triển được phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý và trình độ chuyên môn để
cạnh tranh hiệu quả hơn trước các doanh nghiệp khác. Hoạt động đấu thầu cần có sự
phát triển sâu rộng và chuyên nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các hợp đồng xây
dựng. Trước tình hình đó, công tác nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng đặc biệt có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của các
công ty xây dựng nói chung cũng như của công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam nói riêng.

- Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả đã chọn đề tài “Đề xuất các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần công nghệ xây
dựng và tự động hóa Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng qua đó tìm ra những ưu thế và những tồn tại xuất hiện trong
công tác đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa
Việt Nam

1
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng của công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn hướng tới nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, chi phối thực trạng của công ty
hiện nay và tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
lắp của doanh nghiệp, áp dụng cho công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động
hóa Việt Nam

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các hoạt động sản xuất, kinh doanh gần đây của công ty Cổ phần
công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 và tìm kiếm
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty
trong thời gian tới.

4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nội dung nghiên cứu

Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về đấu thầu và cạnh tranh trong xây dựng.

- Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng.

- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
lắp của công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp cơ
bản của khoa học kinh tế, trong đó chủ yếu là phân tích đánh giá tổng hợp, phương
pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp thống kê số liệu.

2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống các cơ sở lý luận về đấu thầu và năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu, những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về đấu thầu và cạnh
tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những giải pháp được đề xuất sẽ góp phần giải quyết những hạn chế còn tồn tại và là
những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng trong công tác đấu thầu xây lắp tại
công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam nói riêng và các doanh
nghiệp xây lắp nói chung.

6. Kết quả dự kiến đạt được

- Hệ thống hóa một cách ngắn gọn nội dung các vấn đề cơ bản của đấu thầu và cạnh
tranh trong đấu thầu.

- Phân tích những ưu điểm, những hạn chế và những vấn đề đang đặt ra trong công tác
đấu thầu xây dựng đối với công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt
Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của
công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG TRONG
XÂY DỰNG

1.1. Khái quát chung về đấu thầu trong xây dựng

1.1.1. Tổng quan về đấu thầu trong xây dựng

- Trong Luật đấu thầu số 43/2013 [1] (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014) được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013 đã
định nghĩa: Đấu thầu là quá trình lựa chọn các nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.

- Như vậy, đấu thầu là việc một tổ chức có nhu cầu thì sẽ công bố thông tin về những
yêu cầu của mình một cách công khai đến các bên có khả năng đáp ứng. Bản chất của
thuật ngữ “đấu thầu” được hiểu là việc xác định hiệu quả kinh tế từ các phương án đề
xuất thực hiện. Công việc đấu thầu được thực hiện trong khuôn khổ Luật đấu thầu và
các văn bản liên quan. Chủ đầu tư đưa ra các yêu cầu nhằm tìm ra nhà thầu có tiềm
năng thực sự và mang lại hiệu quả cao so với các nhà thầu còn lại.

- Đấu thầu là một phương thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh trên thị
trường. Kinh nghiệm cho thấy đấu thầu nếu dược thực hiện đúng, có thể tiết kiệm hay
lảm lợi đáng kể kinh phí so với các phương phảp đã thực hiện trước đây. Đấu thầu có
nhiều hình thức khác nhau nhung trong đó được chọn lựa nhiều nhất là đấu thầu rộng
rãi vì nó mang lại nhiều hiệu quả cho các công trình xây dựng. Hình thức này đang rất
phổ biến và tại Việt Nam đang áp dụng trong hầu hết các công trình xây dựng thường
gặp. Tuy nhiên việc thực hiện công tác đấu thầu ở hầu hết các công ty là quá trình vừa
làm vừa rút kinh nghiệm đê hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc và
những khó khăn nhất định.

4
1.1.1.1. Một số khái niệm trong đấu thầu

+ Đấu thầu xây lắp là đấu thầu có liên quan đến hạng mục công việc xây dựng lắp đặt
thiết bị hay các hạng mục công trình trên cơ sở đáp ứng nhu cầu kĩ thuật và giá cả hợp
lí. Các nhà thầu cạnh tranh công bằng trên các tiêu chí đó để có thể giảnh quyền thực
hiện dự án

- Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan tới nhau có thời gian bắt đầu và kết
thúc, với những nguồn lực nhất định, sự ràng buộc về thời gian, tài chính.

- Chủ đầu tư là người nắm giữ vốn đầu tư và trực tiếp quản lý toàn bộ quá trình thực
hiện dự án

- Bên mời thầu đơn vị có chuyên môn và năng lực thực thi các hoạt động đấu thầu mà
bên chủ đầu tư đưa ra

- Nhà thầu là tổ chức hoặc cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Luật Đấu
thầu

- Nhà thầu chính là đơn vị chịu trách nhiệm chính khi thực hiện đấu thầu, đứng tên dự
thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu cùng với một hoặc
nhiều nhà thầu khác cùng thực hiện đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu
liên danh.

+ Nhà thầu xây lắp là đơn vị thực hiện các công việc như xây dựng, lắp đặt thiết bị
hoặc các hạng mục công việc,các công trình sửa chữa, nâng cấp .

+ Nhà thầu trong nước là đơn vị được thành lập và hoạt động theo phápluật Việt Nam.

+ Nhà thầu nước ngoài là đơn vị được thành lập và hoạt động theo phápluật của nước
mà đơn vị mang quốc tịch.

+ Hồ sơ mời thầu là toàn bộ các tài liệu được sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi
hoặc đấu thầu hạn chế,bao gồm các yêu cầu cho một dự án làm căn cứ để nhà thầu
chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà
thầu trúng thầu.Là căn cứ cho việc xem xét thương thảo và ký kết hợp đồng.

5
+ Hồ sơ dự thầu là hồ sơ do nhà thầu thực hiện nhằm cung cấp thông tin theo các yêu
cầu của bên mời thầu đã cung cấp trong hồ sơ mời

+ Giá dự thầu nằm trong hồ sơ dự thầu và được nêu trong đơn dự thầu.Nếu có thư
giảm giá của nhàthầu thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

+ Giá trúng thầu là giá được nhà thầu chọn lựa và phê duyệt trong kết quả lựa chọn
nhà thầu, làcơ sở để thương thảo và ký kết hợp đồng.

+ Hợp đồng là văn bản được ký kết giữa hai bên là chủ đầu tư và nhà thầu được trên
cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt trong kết
quả lựa chọn nhà thầu.

+ Căn cứ vào những yêu cầu được cung cấp trong hồ sơ mời thầu, các nhà thầu sẽ liệt
kê khả năng đáp ứng công việc và trình bày các giải pháp thi công xây lắp cho chủ đầu
tư đánh giá.

+ Chủ đầu tư sẽ đánh giá các giải pháp và năng lực để chọn ra các nhà thầu thích hợp
nhất.

Hình 1.1:Sơ đồ tóm tắt hoạt động đấu thầu xây lắp

6
1.1.1.2. Phân loại đấu thầu

- Đấu thầu cạnh tranh trong nước:

Đấu thầu trong nước là hình thức đấu thầu chỉ có sự tham gia của các nhà thầu trong
nước tham dự. Khác với những hình thức mua bán bình thường khác chỉ có bên mua,
bên bán thương lượng riêng với nhau, hình thức đấu thầu cạnh tranh mở ra công khai
cho nhiều nhà kinh doanh cạnh tranh với nhau dưới các dạng khác nhau.

- Đấu thầu cạnh tranh quốc tế

Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trongvà ngoài nước tham dự. Trong
một cuộc đấu thầu cạnh tranh quốc tế, bên mời thầu thường là một nước đang phát
triển do một cơ quan chính phủ hay một công ty quốc gia đại diện đứng ra tổ chức đấu
thầu. Còn các công ty nước ngoài dự thầu thường là các công ty lớn có tiềm năng và
có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

Đấu thầu là một trong những phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ ra đời và phát
triển cùng với phương thức sản xuất phát triển dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất. Nhà nước tư bản vừa là người đại diện, người bảo vệ cho giai cấp tư sản và vừa
là người điều tiết quá trình, sản xuất, vừa lá người cung cấp vốn để nghiên cứu, ứng
dụng các thành tựu Khoa học - thuật. Nhà nước điều tiết các chuơng trình, các mục
tiêu phát triền kinh te thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế. Ngoài ra,
nhà nước còn bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, các cống trình công cộng, phát triển các
ngành kinh tế cần thiết cho xầ hội, nhưng lại có hiệu quả kinh tế thấp, lâu hoàn vốn,
những mua sắm chi tiêu của Chính phủ đã trở thành mục tiêu cạnh tranh gay gắt giữa
các tổ chức kinh tế tài chính.

Sự hình thành quy chế đấu thầu ở Việt Nam như sau:

- Thông tư số 03 BXD_VKT ngày 10/1/1989 hướng dẫn về đấu thầu trong xây dựng
của bộ xây dựng về việc xây dựng đơn giá xây dựng cơ bản và dự toán các công trình
xây dựng cơ bản

7
- Quy chế đấu thầu trong xây dựng số: 24-BXD/VKT ngày 12/02/1990 quy định nội
dung và thể thức đấu thầu trong xây dựng áp dụng cho tất cả các công trình thuộc các
nguồn vốn ngân sách và ngoài ngânsách Nhà nước (vốn phát triển sản xuất của đơn vị
cơ sở, vốn vay...) của các tổ chức Nhà nước, (xí nghiệp quốc doanh, cơ quan hành
chính sự nghiệp, đoàn thể quần chúng...). Đối với các xí nghiệp tư doanh (bao gồm
những tổ chức sản xuất kinh doanh cùng tính chất như công ty hợp doanh, công ty cổ
phần, tổ hợp tư doanh...) và các hợp tác xã kh tổ chức đấu thầu xây dựng cũng vận
dụng Quy chế này.

- 03/1994 Bộ Xây dựng đã ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” số 60-BXD/VKT
thay thế cho “ Quy chế đấu thầu trong xây dựng” trước đây ban hành quy chế xây lắp
đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (bao gồm các nguồn vốn
ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp Nhà nước).
Các công trình có vốn trực tiếp đầu tư cuả nước ngoài, các công trình không thuộc sở
hữu Nhà nước (bao gồm công trình của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thành lập
theo Luật Công ty, các hợp tác xã...) , nếu tổ chức đấu thầu xây lắp cũng vận dụng Qui
chế này.

- Ngày 16/04/1994 ra quyết định về việc thành lập hội đồng quốc gia xét chọn đơn vị
trúng thầu các dự án đầu tư lớn (gọi tắt là hội đấu thầu quốc gia). Quy định về đấu thầu
mới bao quát mọi lĩnh vực mua sắm. Đây có thể coi là quy chế đáu thầu đầu tiên của
Việt Nam. Từ đó quy chế đấu thầu tiếp tục được bố sung để phù hợp hơn với tình hình
đất nước.

- 01/09/1999: Nghị định số: 88/1999/NĐ-CP ban hành quy chế đấu thầu nhằm thống
nhất quản lý các hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và
lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- 29/11/2005: Ban hành luật đấu thầu số 61/2015/QH11. Luật này quy định về các hoạt
động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây
lắp.

8
- 26/11/2013: Ban hành luật đấu thầu số 43/2013/QH13.Luật này quy định quản lý nhà
nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu.

1.1.3. Quy định chung về đấu thầu

Cũng như bất kỳ hình thức kinh doanh nào, đấu thầu cũngcó những quy định chung
cần được tuân thủ để đảm bảo tính khách quan, công bằng và hiệu quả. Các quy định
này áp dụng đối với cả bên mời thầu và bêndự thầu. Theo Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 thì đấu thầu có một số quy định chungsau:

- Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Hồ sơ mời thầu đượcphát hành
khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Kế hoạch đấu thầu đượcduyệt;

- Hồ sơ mời thầu đượcduyệt;

- Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được
đăng tải theo quy định của phápluật.

- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện góithầu;

- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê
duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tậptrung;

- Bảođảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

- Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầutư:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩmquyền của nhà nước cấp;

- Hạch toán tài chính độclập;

- Không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá
sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của phápluật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốcgia;

- Bảo đảm cạnhtranh trong đấu thầu:

9
- Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu phải độc lập về pháplý, độc lập về tài chính với các nhà
thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dựthầu, thẩm định kết quả đấu thầu;

- Nhà thầu tham gia dự thầu phải độc lập về pháp lý và tàichính với các bên sau:

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu;

+ Các nhà thầu tưvấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

+ Các nhà thầu khác cùng tham dựthầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

- Nhà thầu tưvấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và tài chính với
nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó;

- Nhà đầu tư tham dự thầu phải độclập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên
sau đây.

+ Nhà thầu tưvấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án
đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+ Nhà thầu tưvấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư
có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+ Cơ quan nhànước có thẩm quyền, bên mời thầu.

- Bảo đảm dự thầu:

- Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sauđây:

+ Đấuthầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

+ Đấu thầu rộng rãi và chỉđịnh thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

- Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng
thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu
hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

10
- Giá trị bảođảm dự thầu được quy định như sau:

+ Đối với lựa chọn nhàthầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô
và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

+ Đối với lựa chọn nhà đầutư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ
vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

- Thời gian có hiệulực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồsơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

- Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồsơ dự thầu, hồsơ đề xuất sau thời
điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng
thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trườnghợp này, nhà thầu, nhà đầu tư
phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay
đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà
đầutư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại;
bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư
trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

- Trườnghợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện
bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực
hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng
giátrị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu

- Bên mờithầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu,
nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
được phê duyệt.

- Bảođảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

11
+ Nhà thầu, nhà đầutư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và
trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Nhà thầu, nhà đầutư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu

+ Nhà thầu, nhà đầutư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoànthiện hợp đồng trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn
thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoànthiện hợp đồng trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã
hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

- Nguyên tắc đánhgiá hồ sơ dự thầu:

- Việc đánh giá hồsơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các
yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực,
kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

- Việc đánhgiá hồ sơ dự thầu còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu
giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

- Việc đánhgiá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định của Pháp luật.

- Đấu thầu qua mạng:

- Đấu thầu quamạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng
tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ
dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất
quản lý.

- Chính phủ quy định chitiết về việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng.

- Quy định về thờigian trong trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:

12
Căncứ vào tính chất của từng gói thầu, người có thẩm quyền quyết định cụ thể thời
gian trong đấu thầu theo quy định sau đây:

- Thời gian sơ tuyển nhàthầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn
mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến
khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;

- Thời gian thông báo mờithầu tối thiểu là mười ngày trước khi phát hành hồ sơ mời
thầu;

- Thời gian chuẩn bị hồsơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu trong
nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến
thời điểm đóng thầu;

- Thời gian có hiệulực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ thời
điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của
hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;

- Thời gian đánhgiá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong
nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư
có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Thời gian thẩmđịnh tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung
về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba
mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa
chọn nhà thầu.

1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu

1.1.4.1. Nguyên tắc công bằng

Những nội dung thông tin và yêu cầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thầu và tham gia
dự thầu của chủ đầu tư đều sẽ được cung cấp một cách khách quan và bình đẳng tới
các nhà thầu. Sự công bằng này là điều kiện đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh
giúp việc đấu thầu của chủ đầu tư nhận được nhiều thông tin nhất từ phía các nhà thầu.

13
1.1.4.2. Nguyên tắc bảo đảm về năng lực cần thiết

Điều này nghĩa là khi nhà thầu tham gia đấu thầu sẽ phải có giấy tờ chứng minh mình
có đủ năng lực về các mặt: tài chính, kỹ thuật,... Khi các nhà thầu chứng minh được
mình có đủ năng lực để hoàn thành tốt dự án sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng lựa chọn hơn,
tránh được những rủi ro khi nhà thầu nhận dự án.

1.1.4.3. Nguyên tắc bí mật

Các nhà thầu phải hoạt động riêng rẽ, mức giá dự thầu, các ý kiến trao đổi của nhà
thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu đều được giữ bí mật. Nếu
phát hiện các nhà thầu thông thầu với nhau thì nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật đặc biệt là bị hủy kết quả và cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

1.1.4.4. Nguyên tắc đầy đủ thông tin, dữ liệu

Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ các dữ liệu và thông tin đấu thấu cần thiết, các
yêu cầu như khối lượng, quy mô dự án đã thực hiện tương tự, quy cách, tiến độ, chất
lượng của thiết bị cũng như công trình thực hiện. Để đảm bảo cung cấp đủ thông tin
này đòi hỏi chủ dự án phải nghiên cứu, tra soát và sàng lọc thông tin thấu đáo mọi thứ
có liên quan, tiên liệu mọi việc sau đó tránh tình trạng hồ sơ sơ sài, tắc trách

1.1.5. Trình tự thực hiện đấu thầu

Trìnhtự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu
thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Nộidung cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩnbị đấu thầu

Bước chuẩnbị đấu thầu gồm các công việc như sau:

- Lập kế hoạchđấu thầu

- Chuẩn bị nhân sự cho công tácđấu thầu

- Chuẩn bị hồ sơ mờithầu

- Xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơdự thầu

14
Bước 2: Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện như sau:

- Thôngbáo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi

- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi cósơ tuyển

Bước 3: Nộp và nhận hồsơ dự thầu

Các hồsơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp
nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật". Hồsơ dự thầu được gửi đến bên mời
thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà
thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tàiliệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng
thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ.

Bước 4: Mở thầu

Việc mởthầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ
dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu

trong hồsơ dự thầu của từng nhà thầu được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại
trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mờithầu, đại diện nhà
thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.

Bước 5: Đánhgiá hồ sơ dự thầu

Việc đánhgiá hồ sơ dự thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu nêu trong
hồ sơ mời thầu.

Bước 6: Trìnhduyệt kết quả đấu thầu

Thôngbáo kết quả đấu thầu thực hiện ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết
quả đấu thầu. Bên mờithầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu các nhà thầu
tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn cần gửi kế hoạch thương thảo,
hoàn thiện hợp đồng.

Bước 7: Côngbố kết quả đấu thầu

15
- Việc thôngbáo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt
kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.

- Trong thôngbáo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không
trúng thầu.

Bước 8: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

- Việc thươngthảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

- Kếtquả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà

thầu tiến hành ký kết hợp đồng.

- Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thìchủ đầu tư cần
báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo.
Trường hợp các nhàthầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

1.1.6. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

Những hành vi bị cấm trong đấu thầu. [1]:

- Đưa,nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan
đến quá trìnhlựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu
trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết,
thựchiện hợp đồng.

- Dùng ảnh hưởng cánhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không
trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện
hợp đồng.

- Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước
với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơdự thầu, thông đồng với cơ quan
thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi íchcủa quốc gia.

- Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm địnhkết quả lựa
chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.

16
- Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu
thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.

Tham gia đấuthầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm BMT. Chia dự
án thành cácgói thầu trái với quy định.

- Nhà thầu thamgia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung
cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.

Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầusau đây:

• Nội dung hồsơ mời thầu trước thời điểm phát hành theoquy định;

• Nội dung các hồ sơdự thầu (HSDT), các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét
thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng
HSDT trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

• Các yêu cầu làm rõ HSDT của bên mời thầu và trả lời của nhà thầutrong quá trình
đánh giá HSDT trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

• Báo cáo của BMT, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầutư vấn, báo cáo
của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định
trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

• Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bốtheo quy định;

• Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theoquy định của
pháp luật về bảo mật.

- Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con
nuôi, condâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm Bên mời thầu
hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn
nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Làm trái quyđịnh quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán
theo hợp đồng đã ký giữa CĐT và Nhà thầu.

17
- Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong
cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực
hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm
thu kết quả thực hiện.

- Đứng tên thamgia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà
mìnhđã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.

- Cho nhà thầu khác sửdụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển

nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

- Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu vàký kết hợp
đồng, cản trở cácnhà thầu khác tham gia đấu thầu.

- Áp dụng các hìnhthức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi
khi không đủ điều kiện theo quy định.

- Tổ chức đấu thầukhi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng
nợ đọng vốn của nhà thầu.

1.1.7. Quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu

- Thamgia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh. [1]

- Yêu cầu bên mời thầu làm rõhồ sơ mời thầu.

- Thực hiện các camkết theo hợp đồng với CĐT tưvà cam kết với nhà thầu phụ (nếu
có).

- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu. Tuân thủ các quy định của pháp luậtvề
đấu thầu.

- Bảo đảm trung thực, chính xác trongquá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo trongđấu thầu.

- Bồi thường thiệt hại chocác bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra
theoquy định của pháp luật.

18
1.1.8. Ý nghĩa và vai trò của đấu thầu

- Trong những năm gần đây với sự phát triển của internet cùng sự tiến bộ khoa học
công nghệ, ngày càng có nhiều các dự án đầu tư xây dựng. Các công trình đòi hỏi ngày
càng cao về chất lượng, hiệu quả kinh tế. Vì vậy, đấu thầu được xem như một phương
pháp quản lý dự án có hiệu quả, chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh
giữa các nhà thầu. Xét từ các góc độ khác nhau, đấu thầu lại có những ý nghĩa và vai
trò khác nhau.

1.1.8.1. Đối với chủ đầu tư

- Thông qua việc đấu thầu và xét hiệu quả kinh tế từ phương án tổ chức thực hiện từ
các nhà thầu sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất,
giá thành hợp lí mà vẫn đảm bảo tiến độ thi công. Điều đó giúp chủ đầu tư sử dụng
hiệu quả nguồn vốn của mình, tiết kiệm được chi phí đầu tư

- Đấu thầu giúp cho Chủ đầu tư nắm quyền chủ động trong việc lựa chọn đối tượng,
tránh được tình trạng lệ thuộc nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền.

- Để đánh giá được hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trình
độ nhất định để quản lý từ khâu tổ chức, xét thầu, thương thảo và kí kết hợp đồng,...
Điều này đòi hỏi các cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có thể
quản lí và đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Đấu thầu sẽ tạo ra cơ hội tốt để chủ đầu tư tìm được những phương án xây dựng tốt
và những nhà thầu tiềm năng.

1.1.8.2. Đối với nhà thầu

- Khi phát hành một gói thầu, bên mời thầu luôn muốn tạo điều kiện để các nhà thầu
đều có cơ hội tham dự đấu thầu. Các thông tin về đấu thầu, thông báo mời thầu đều
được đăng tải công khai trên trang web đấu thầu để các nhà thầu tham gia, kèm theo là
thời gian phát hành cụ thể để nhà thầu theo dõi và tham gia dự thầu. Do vậy, đấu thầu
giúp nhà thầu phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong việc thu thập các thông tin
về các dự án, các chủ đầu tư, về các điều kiện tham gia dự thầu. Điều này tạo ra công
việc cho cán bộ công nhân viên, phát triển sản xuất kinh doanh.

19
- Để giành được hợp đồng từ các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra (thể hiện trong hồ sơ
mời thầu) buộc các nhà thầu phải cạnh tranh với nhau, sự cạnh tranh sẽ giúp tạo động
lực để nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến chất lượng hàng hóa, công nghệ và biện
pháp thi công. Bên cạnh đó, nhà thầu sẽ thấy được điểm mạnh từ các nhà thầu khác để
không ngừng cải tiến khả năng của mình.

- Kết quả đấu thầu sẽ tạo cơ hội cho nhà thầu khẳng định uy tín của mình trên thị
trường, chứng minh khả năng, ưu điểm trước các nhà thầu cạnh tranh.

1.1.9. Các loại hình lựa chọn nhà thầu

- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: là loại hình đấu thầu yêu cầu đáp ứng về kinh nghiệm và
kiến thức chuyên môn nhằm tư vấn cho bên mời thầu trong quá trình chuẩn bị thực
hiện dự án. Loại hình này gồm có 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
vận hành kết quả đầu tư, cụ thể:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: bên tư vấn sẽ làm các công việc như lập báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc tiền khả thi; đánh giá báo cáo, chạy dự toán và đánh giá dự toán.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư: bên tư vấn sẽ lập hồ sơ mời thầu cho dự án, giám sát quá
trình thi công và kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý và điều hành dự án

- Giai đoạn vận hành: Kiểm tra chất lượng, kết quả của dự án, khả năng tiêu thụ sản
phẩm, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thanh lý dự án.

- Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác : là loại hình đấu thầu mua sắm các
loại hàng hóa đếm được như vật liệu, thiết bị máy móc hoặc không đếm được như tem
mác hàng hóa, quyền sở hữ trí tuệ,... có thể cung cấp và đáp ứng yêu cầu của bên mời
thầu. Dịch vụ khác như bảo hiểm, sửa chữa và bảo dưỡng máy.

- Đấu thầu xây lắp thiết bị: là loại hình đấu thầu có sự cạnh tranh giữa các bên tham
gia nhằm đáp ứng yêu cầu lắp đặt thiết bị hoặc xây dựng các hạng mục công trình
nhằm giành quyền thực hiện dự án từ phía chủ đầu tư.

20
1.1.10. Các phương thức và hình thức lựa chọn nhà thầu

- Lựa chọn nhà thầu sẽ giúp chủ đầu tư tìm kiếm được các nhà thầu phù hợp , đáp ứng
được các yêu cầu xây dựng. Có các hình thức đấu thầu phổ biến sau

1.1.10.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

* Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia tức là chỉ
có một người mua và nhiều người bán. Bên nhà thầu phải thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời
thầu và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp
về công nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có
đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu. Với hình thức này, bên mời thầu sẽ có nhiều
cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia nhiều. Mặt tích cực
của đấu thẩu rộng rãi thể hiện ở chỗ đó là giúp công ty dễ dàng nhận biết được thông
tin, vừa có thể dễ dàng tham gia vào đấu thầu, còn mặt tiêu cực đó là tính rộng rãi của
loại hình đấu thầu này đã tạo ra một sự cạnh tranh rất gay gắt bởi có rất nhiều đơn vị
cùng tham gia vào đấu thầu, điều này cũng có nghĩa là cơ hội trúng thầu của công ty là
nhỏ, họ thực sự phải nỗ lực hết sức để tạo ra sức hấp dẫn đối với chủ đầu tư hơn hẳn
các đối thủ khác về nhiều mặt. Tuy nhiên hình thức này cũng đem lại một số khó khăn
cho bên mời thầu như phải quản lý hồ sơ với số lượng lớn, chi phí cho hoạt động đấu
thầu lớn, thời gian để hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu dài và có thể xảy ra trường
hợp nhà thầu liên kết để đẩy giá trúng thầu. Mặt khác, chi phí đấu thẩu cũng rất tốn
kém. Nên để khắc phục tình trạng này một số chủ thể thường tiến hành sơ tuyển nhà
thầu trước khi đấu thẩu. Theo đó, những nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển
do bên mời thầu đặt ra mới lọt vào danh sách mời thầu chính thức.

* Đấu thầu hạn chế

- Đấu thầu hạn chế: đấu thầu hạn chế áp dụng trong trường hợp gói thầu mang tính đặc
thù hoặc có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật do đó không phải nhà thầu nào cũng đủ điều
kiện để đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Do đó, đối với hình thức đấu thầu này chỉ
cần lập danh sách ngắn những nhà thầu đủ điều kiện sau đó gửi đến cơ quan có thẩm

21
quyền để thông báo về danh sách này mà không cần thiết phải thông qua các bước sơ
tuyển, thông báo mời thầu…

* Chỉ định thầu

- Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật
Đấu thầu, do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều
chủ đầu tư mong muốn áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu/dự án
và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư như: sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu do thủ tục
lựa chọn đơn giản, có một nhà thầu tham gia nên gần như không có kiến nghị trong
đấu thầu và một vài lý do cả khách quan và chủ quan khác nữa. Hình thức này chỉ
được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:

- Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do
sự cố bất khả kháng, gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến
tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh
hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết
bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách (theo
quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013);

- Trong báo cáo đề nghị chỉ định thầu phải chỉ rõ ba nội dung sau:

+ Lý do tại sao chỉ định thầu.

+ Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu đề
nghị chỉ định thầu.

+ Giá trị và khối lượng thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền
phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.

- Giá trị trong hạn mức của gói thầu được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại
Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

+ Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ công, gói thầu cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp mua sắm
hàng hóa, mua thuốc hay vật tư y tế;

22
+ Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán thường xuyên mua sắm

* Chào hàng cạnh tranh

- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo
quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật
được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

* Mua sắm trực tiếp

- Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

- Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã
ký hợp đồng trước đó;

- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng
trước đó;

23
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

- Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực
hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu
khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ
mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

* Tự thực hiện

- Điều 25 của Luật Đấu thầu năm 2013 quy định tự thực hiện được áp dụng đối với gói
thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng
gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Có kinh nghiệm và làm nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù
hợp với yêu cầu của gói thầu;

- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tương tự về khả năng huy động nhân
sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

- Đơn vị được nhận quyền thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng
công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu
nhưng trên 50 tỷ đồng.

* Mua sắm đặc biệt

- Hình thức mua sắm đặc biệt này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà
nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lý phải
xây dựng các quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ý
kiến thoả thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

1.1.10.2. Các phương thức lựa chọn đấu thầu

- Đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ:

Là phương thức đấu thấu mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương
thức này được áp dụng đối với các gói thầu:

- Gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

24
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
hóa, xây lắp;

- Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn;

- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

- Đấu thầu một giai đoạn 2 túi hồ sơ:

Là phương thức đấu thấu mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong hai túi hồ sơ. Áp dụng
trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, kỹ
thuật và công nghệ mới, phức tạp và có tính đặc thù.

- Quá trình thực hiện phương thức này như sau:

+ Giai đoạn đầu thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu mở ngay sau thời điểm đóng
thầu, xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và
tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.

+ Giai đoạn thứ hai: bên mời thầu sẽ mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu giai đoạn thứ
nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh
trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về
tiến độ thực hiện điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.

1.1.11. Những tồn tại, hạn chế trong đấu thầu xây dựng

- Mặc dù luật đấu thầu hiện hành vàcác văn bản hướng dẫn đã quy định khá rõ về quy
trình đấu thầu, tuy nhiên thực tế vẫn diễn ra một số vi phạm về quy trình đấu thầu. Một
số chủ đầu tưthậm chí còn không lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu mà vẫn tổ chức
đấu thầu.

25
- Phương thức đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu còn được ápdụng khá rộng rãi
trong hầu hết các gói thầu đặc biệt là những dự án cấp huyện và cấp xã, với cấp tỉnh
các dự án áp dụng đấu thầu rất ít chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể.

- Do một số chủ đầu tư hạn chếvề năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn không nắm
được quy trình đấu thầu, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực hiện đúng quy trình đấu
thầu nên phụ thuộc nhiều vào các đơn vị tư vấn đấu thầu, chưa chủ động nghiên cứu
và cập nhật thường xuyên các quy định mới về đấu thầu, không phát hiện được những
điều khoản mang tính chỉ định sẵn nhà thầu gây khiếu nại trong qúa trình đấu thầu làm
ảnh hưởng đến tiến độ dự án tự làm mất vị trí và thẩm quyền của mình. Mặtkhác năng
lực của đơn vị tư vấn đấu thầu còn những hạn chế nhất định. Làm cho chất lượng của
hồ sơ mời thầu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt racho công tác lựa chọn nhà thầu. Hồ
sơ mời thầu của một số bên mời thầu chưa tuân thủ chặt chẽ quy định về yêu cầucạnh
tranh. Các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu còn mang tính chất chung chung, các
tiêu chí đánh giá còn mang tính chấtcảm tính và hướng vào một số nhà thầu nào đó
làm mất đi tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Trong việc lập hồ sơ dự thầu, đa số các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu theo công nghệ
lắp ghépmà không có sự nghiên cứu kỹ về gói thầu. Phần lớn hồ sơ dự thầu lập ra với
mục đích trúng thầu, nhưng khi thực hiện thì bố trí khác về nhân sự, về biện phápthi
công.

1.2. Tổng quan chung về cạnh tranh trong xây dựng

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành được
ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, về cùng một khách hàng so
với các đối thủ cạnh tranh khác.

* Các loại hình cạnh tranh

Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà cạnh tranh được phân loại như sau:

26
1.2.1.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường chia ra thành

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình
với giá cao nhất, còn người mua muốn mua được hàng hoá của mình mong muốn với
giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai
bên.

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan
hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên gay
gắt và giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để
mua được hàng hoá mà họ cần.

- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm chiếm thị
trường và giành giật khách hàng, kết quả là giá cả giảm xuống và cólợi cho người
mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào đuối sức, không chịu được sức ép
thị trường sẽ phải rút lui, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.

1.2.1.2 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh chia ra thành

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh trong cùng một ngành giữa các
doanh nghiệp, cùng sản xuất ra một loại dịch vụ hoặc hàng hoá. Kết quả của cuộc cạnh
tranh này là làm cho phát triển kỹ thuật.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh trong các nghành kinh tế giữa các doanh
nghiệp với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ
vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành bình quân tỷ suất
lợi nhuận.

1.2.1.3 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh chia ra thành

- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều bên
bán trên thị trường trong đó không bên nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị
trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác
nhau về phẩm chất mẫu mã, quy cách. Để chiến thắng các doanh nghiệp trong cuộc
cạnh tranh buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản
phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

27
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition):Là hình thức cạnh tranh giữa
các người bán nhưng các sản phẩm thì không đồng nhất với nhau.

- Mỗi sản phẩm đều mang uy tín hay hình ảnh khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế
trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như: Quảng cáo,
khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong
giai đoạn hiện nay.

- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc
một số ít người bán một dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó, giá cả của dịch vụ hoặc sản
phẩm đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.

1.2.1.4 Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành

- Cạnh tranh lành mạnh: được xã hội thừa nhận , là cạnh tranh đúng luật pháp, phù
hợp với chuẩn mực xã hội, nó thường diễn ra công bằng công khai và sòng phẳng

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào những khe hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án

1.2.2. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

- Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có thể được hiểu như sau: Cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng là quá trình các doanh nghiệp xây dựng đấu tranh quyết liệt ngay từ
khâu tìm kiếm thông tin trên mạng, đề xuất ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo
đảm trúng thầu, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cho tới khi bàn giao công trình
đưa vào sử dụng.

- Các nhà thầu tìm kiếm các thông tin về đấu thầu (gói thầu, công việc, dự án, chủ đầu
tư,...) tiến hành nghiên cứu xem xét tổ chức mình có đủ năng lực tham gia thực hiện
đấu thầu hay không, nếu có thì nhà thầu tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là khảo sát
thực tế kết hợp phân tích tài liệu để tìm ra giải pháp hợp lý nhất giành trọn gói thầu.
Nếu nhà thầu đấu thầu thành công thì tiến hành thương thảo với bên mời thầu để hoàn
thiện hợp đồng, ký kết và giao nhận gói thầu, thi công xây dựng, khi hoàn thành công
trình thì nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Ngược lại, nếu trượt thầu
thì tiến hành thu thập các thông tin về các dự án khác để tiến hành đấu thầu mới.

28
1.2.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là
động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền
kinh tế nói chung.

1.2.3.1 Đối với doanh nghiệp

- Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh có những vai trò sau:

- Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp.
Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.

- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra
động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc
nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản
xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao
các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo
hành...

- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn
để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các
doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản
xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của công
nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng

- Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp,
phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì
vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:

- Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp
với túi tiền và sở thích của mình.

29
- Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày
càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn.
Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp.

2.3.3 Đối với nền kinh tế

- Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với
nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh
tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình
đẳng trong kinh doanh.

- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao
động xã hội ngày càng xâu sắc.

- Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao
chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

- Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp
vươn ra thị trường nước ngoài.

- Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra
được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

- Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng
tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm
thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng.

- Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là
nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

1.2.4. Cạnh tranh trong đấu thầu thời kỳ hội nhập Quốc tế

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đấuthầu quốc tế diễn ra ngày càng
nhiều với những yêu cầu cao. Trong khiđó, năng lực của các doanh nghiệp xây lắp

30
trong nước đa phần còn non kém và nhiều bỡ ngỡ với việc tham gia đấu thầu. Hộinhập
quốc tế buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng
vững trên thương trường, không những giữa những doanh nghiệp trong nước với nhau
mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài.

- Những cơ hội:

+ ViệtNam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Việc gia
nhập thị trường thế giới thông qua hai sự kiện này cho phép các doanh nghiệp xây
dựng tiếp cận với một cách dễ dàng hơn với các nguồn lực như: nguyên liệu, công
nghệ, máy móc...trên toàn thế giới. Họ cóthể có những chiến lược liên kết với doanh
nghiệp của bất cứ nước nào, kết quả là làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam. Bêncạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có
nhiều cơ hội để trở thành thầu phụ cho các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. Các
doanhnghiệp thầu chính hiện nay luôn tìm kiếm những nhà thầu phụ có khả năng đáp
ứng những đòi hỏi nhất định về kỹ thuật và chất lượng công trình, sản xuất được
những mặt hàng chiến lược phục vụ cho các công trình xây dựng. Chính điềunày sẽ là
động cơ khuyến khích các doanh nghiệp thầu phụ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh
tranh của chính mình.

+ Tìnhhình chính trị, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua khá ổn định.

+ Tốcđộ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hàng năm khá cao và ổn định trong một
thời gian tương đối dài.

- Những nguy cơ:

+ Việc Việt Nam gia nhậpthị trường thế giới thông qua gia nhập AFTA, các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức to lớn trong cạnh
tranh để tồn tại và phát triển. Các doanhnghiệp xây dựng sẽ phải chịu sức ép rất lớn
trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ hơn hẳn về kinh nghiệm,
trình độ công nghệ, thiết bị, năng lực tài chính, trình độ quản lý và am hiểu thông lệ
quốc tế.

31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

- Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về các nội dung cơ bản của đấu thầu
xây dựng và cạnh tranh trong xây dựng. Trong đó trình bày các vấn đề liên quan đến
đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong xây dựng như tổng quan về đấu thấu, các khác
niệm, phân loại, chỉ ra sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu, trình tự thực
hiện, các hành vi vi phạm, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu, ý nghĩa và vai trò của đấu
thầu, khái niệm, vai trò của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.

- Những nội dung này là cơ sở tiền đề để đưa ra những nhận xét về và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh trong đấu thấu xây lắp của công ty Cổ
phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam trong các chương tiếp theo. Cụ
thể, tác giả sẽ nghiên cứu kỹ thêm về cơ sở pháp lý của đấu thấu, những tiêu chí đánh
giá năng lực đấu thầu qua đó nghiên cứu làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến công
tác đấu thầu của công ty trong chương sau.

32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC LIÊN QUAN TỚI ĐẤU
THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

2.1. Cơ sở pháp lý về đấu thầu

Các luật, thông tư, nghị định liên quan tới đấu thầu

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013

- Có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 luật đấu thầu 2013 gồm 13 chương và 96 điều được
xây dựng trên cơ sở luật đấuthầu năm 2005. Luật đấuthầu 2013 được xây dựng với
những điểm mới căn bản sau:

+ Luật quy định rõ các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnhvực cụ thế.
Bên cạnh đó luật bổ sung một số phương pháp đánh giá trong hồsơ dự thầu nhằm đa
dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của từng gói
thầu, khắc phục tình trạng nhà thầu bỏ giá thấp nhưng lại khôngđủ năng lực và kinh
nghiệm thực hiện gói thầu.

+ Luật đấu thầu năm 2013 ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội chonhà thầu trong
nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối vớinhà
thầu và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về
“Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đồng thời từng bước
giúp Nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ,
nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhàthầu độc lập thực hiện các
gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị
trường quốc tế.

+ Luật đấu thầu năm2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa
thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần nghị quyết số 25/NQ-CP
ngày 2/6/2010 và nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của chính phủ, đồng thời
quyđịnh cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể.

+ Luật quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác
đấuthầu. Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quankhác nhau
thì cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một

33
lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động muasắm
mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua
sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích Nhà thầu nâng
cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

+ Luật đấu thầu năm 2013 có một mục quy định về thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn
nhànước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn
thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Riêng đối với đấuthầu mua thuốc, luật đấu
thầu năm 2013 quy định bổ sung hình thức đàm phán đánh giá đối với gói thầu mua
thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất, thuộc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong
thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác theo quy định của chínhphủ.

+ Luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục, phương pháp lựa chọn nhà
đầu tư trên cơ sở tổng hợp các thông lệ quốc tế tốt và rút kinh nghiệm từ thực tiễn lựa
chọn nhà đầu tưtư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng và
dịch vụ công cộng tại Việt Nam trong thời gian qua. Đi đôi với giải pháp pháttriển
quyết liệt để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc
đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnhtranh; xây dựng niềm tin
của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

+ Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và
quản lýhợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết định
áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cốđịnh, đơn giá điều chỉnh thì người phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhàthầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng
trọn gói.

+ Khác với Luật đấu thầu năm 2005, luật đấu thầu năm 2013 phân cấp triệt để việc
quyếtđịnh hình thức chỉ định thầu cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND các cấp mà không yêu cầu trình thủtướng chính
phủ xem xét, quyết định. Để việc phân cấp gắn với trách nhiệm giảitrình, tránh khép
kín trong đấu thầu, luật đấu thầu năm 2013 đã bổ sung quy định về trách nhiệm giải

34
trình của người dân có thẩm quyền, chủ đầu tư trong quá trình tổchức lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư.

+ Luật cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa
chọn nhà thầu và thực hiện hợpđồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người
cóthẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách
nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấuthầu để có cơ sở quy
định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.

+ Luật đấu thầu năm 2013 bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấuthầu, đồng thời
quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt
nhưng không tuân thủ quyđịnh, các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các
tổchức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện
đúng quyđịnh của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu ban hành ngày 26/6/2014

- Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư ban
hành ngày 17/3/2015

- Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn ban hành ngày 14/2/2015

- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp ban
hành ngày 6/5/2015

- Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC quy định chi tiết việc cung cấp,
đăng tải thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu qua mạng ban hành ngày 8/9/2015

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
ban hành ngày 26/10/2015

- Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định
thầu, chào hàng cạnh tranh ban hành ngày 27/10/2015

35
- Thông tư số 190/2015/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá
trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu
Chính phủ ban hành ngày 17/11/2015

- Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá
trình tổ chức lựa chọn nhà thầu ban hành ngày 27/11/2015

- Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự
thầu ban hành ngày 21/12/2015

- Thực tiễn trong các năm vừa qua cho thấy, cứ bình quân 2 đến 3 năm, Chính phủ lại
ban hành quy chế sửa đổi. Các luật mới sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế bất
cập của luật cũ nhằm xây dựng một môi trường minh bạch cho hoạt động đấu thầu,
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm và sử dụng vốn nhà nước.

2.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

2.2.1 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

- Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đáp
ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong luật đấu thầu.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng là sự đấu tranh để giành
quyền thực hiện các dự án thông qua việc thể hiện năng lực nhà thầu qua các gói thầu
đã thực hiện. Cụ thể, trong đấu thầu cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Trong đấu
thầu xây dựng cạnh tranh là sự đấu tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá
trình đưa ra cách thực hiện, các biện pháp về kỹ thuật tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, ưu
thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá gói thầu... nhằm giành được quyền
thực hiện gói thầu và thực hiện kí kết hợp đồng với chủ đầu tư. Trong đấu thầu xây
dựng cạnh tranh thường có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, về đơn vị tham gia cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia, các đơn vị này có cùng mục tiêu theo
đuổi đó là phải giành được những lợi thế về phía mình. Các đơn vị tham gia cạnh tranh
đấu thầu phải tuân thủ các qui định của pháp luật, các thông lệ quốc tế và các ràng
buộc về điều kiện tham gia đấu thầu do cơ quan quản lý dự án đặt ra.

36
- Các đơn vị khi tham gia đấu thầu đều phải cạnh tranh với nhau, điều này dẫn tới sự
hình thành nhiều mối quan hệ cạnh tranh giữa các đơn vị khi tham gia đấu thầu. Đó là,
mối quan hệ cạnh tranh giữa người bán và người mua, theo đó, người mua (bên mời
thầu) thì muốn mua được công trình xây dựng có chất lượng cao, thời gian thi công
ngắn, chi phí hợp lý, về phía những người bán (nhà thầu) thì muốn bán được công
trình trong tương lai có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhuận lớn nhất trong hạn
độ bảo đảm các quy chuẩn xây dựng.

- Thứ hai, về đối tượng của bên mời thầu xây dựng.Khi đánh giá và quyết định lựa
chọn nhà thầu, chủ đầu tư xét hiệu quả kinh tế về mặt tài chính và thi công dựa trên
một số các tiêu chí như: năng lực kinh nghiệm của nhà thầu; khả năng tài chính; trình
độ kỹ thuật thi công chuyên môn; tiến độ thi công và giá dự thầu. Trong đó, bên mời
thầu chú ý nhiều nhất tới chất lượng, phương pháp thực hiện có tính ưu việt về kỹ
thuật và giá thành sản phẩm, đó cũng chính là đối tượng cạnh tranh giữa các nhà thầu
với nhau.

- Cạnh tranh bằng chất lượng và giá thành công trình, là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong việc đề xuất các giải pháp tối ưu nhất về khoa học - công nghệ nhằm đáp
ứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra. Để thắng thầu, doanh nghiệp phải không
ngừng đầu tư, nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình.
Chất lượng công trình là một trong số các yếu tố quan trọng, nó khẳng định năng lực
thi công, uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng công trình còn góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , hoàn thành các mục tiêu
kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra và thương hiệu của doanh nghiệp.

- Cạnh tranh qua tiến độ thi công. Thi công nhanh hay chậm sẽ phản ánh năng lực của
nhà thầu trên các khía cạnh như trình độ tổ chức và quản lý thi công, khả năng kỹ
thuật, trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực. Nhà thầu cạnh tranh với nhau thông
qua các tiêu chí này để giành những ưu thế trong đấu thầu. Thực hiện đầy đủ các cam
kết về tiến độ thi công cũng là điều kiện quan trọng để thắng thầu cũng như nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

37
- Cạnh tranh qua giá dự thầu cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quyết định đến
sự thành công hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Xác định được mức giá bỏ thầu
hợp lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Để có được ưu thế về giá trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải
thực sự nhanh nhạy và linh hoạt trong việc tìm hiểu thông tin về dự án, đối thủ cạnh
tranh, mục tiêu của dự án, ưu thế của các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh... Tùy
theo từng công trình cụ thể dựa vào mục tiêu của công ty, tiềm lực tài chính, năng lực
thi công từ đó quyết định chính sách giá khác nhau để quyết định giá bỏ thầu.

- Thứ ba, về hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Trong đấu thầu xây dựng,
có hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là: cạnh tranh theo chiều rộng và cạnh tranh theo
chiều sâu.

- Cạnh tranh theo chiều rộng bao gồm các yếu tố chính như: Đa dạng hóa các loại
công trình xây dựng mà doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở nguồn lực hiện có;cải tiến
phương thức thanh toán và các điều kiện thi công trong hợp đồng nhận thầu; nâng cao
năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt là hoạt động giới thiệu thông tin về doanh
nghiệp; phát triển khoa học công tác tổ chức thi công; tăng cường hoạt động tìm kiếm
thông tin kinh tế; đẩy mạnh hoạt động marketing, truyền thông...

- Cạnh tranh theo chiều sâu là sự đầu tư của các doanh nghiệp thông qua việc phát
triển nâng cấp thiết bị thi công, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học -
công nghệ vào thi công , nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học
và công nhân, viên chức trong doanh nghiệp.

- Cạnh tranh theo chiều sâu thực chất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông
qua việc đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng khoa học - kỹ thuật của hàng
hóa chào bán nói riêng (công trình) và năng lực khoa học của doanh nghiệp nói
chung.

- Trong thực tế, doanh nghiệp thường thực hiện cả hai hình thức trên để nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình.

38
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Khi nói đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp tức là xét đến yếu tố nội lực
bên trong của doanh nghiệp như là các năng lực tài chính, kỹ thuật, tổ chức quản lý,
nguồn nhân lực, công nghệ, marketing, ... của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh
tranh này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào toàn bộ các năng lực này để tạo ra lợi thế
riêng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm tối ưu hóa thể hiện khả năng
thực hiện của dự án.

- Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những
năng lực về máy móc, năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, marketing, nguồn nhân
lực, tổ chức quản lý... mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế riêng của mình
so với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu.

- Hiện nay nhu cầu của các dự án ngày càng đa dạng, sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn vì vậy để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp
phải không ngừng nâng cao các năng lực của mình để tạo ưu thế về mọi mặt như chất
lượng, tiến độ công trình, giá cả, biện pháp thi công tối ưu...

2.3. Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

- Hiện nay chưa có tài liệu nào công bố cụ thể các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Qua việc nghiên cứu hồ sơ mời thầu
nhận được từ phía chủ đầu tư, tác giả tổng hợp được các chỉ tiêu cơ bản sau đây để
đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng và đó cũng là những tiêu
chí chủ yếu mà các nhà thầu hay sử dụng trong đấu thầu xây dựng:

2.3.1. Tỷ lệ và hệ số trúng thầu. Lợi nhuận mà nhà thầu đạt được

- Qua chỉ tiêu này sẽ thấy được một cách khái quát kết quả dự thầu cũng như kết quả
đạt được của doanh nghiệp bằng cách đánh giá sự hiệu quả, chất lượng của việc dự
thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giá
năng lực của doanh nghiệp, việc đánh giá sẽ được tính qua công thức sau:

TA = x 100% (CT 2.1)

39
Trong đó:

- TA: là tỷ lệ trúng thầu được tính dựa trên số lần tham gia đấu thầu

- DAtt: là số lượng dự án đã trúng trong năm

- DA dt: là số lượng dự ántham gia đấu thầu trong năm

2.3.2. Lợi nhuận mà nhà thầu đạt được

- Thể hiện qua bảng tổng hợp, không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà còn phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá chỉ tiêu
này chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu kê khai lợi nhuận của doanh nghiệp qua nhiều
năm ( thường từ 3 - 5 năm), kê khai tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm và đồng
thời kê khai kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu về giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành
trong năm. Nếu giá trị xây lắp qua các năm mà tăng mà lợi nhuận không tăng thì
chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đạt yêu cầu hoặc
cũng có thể là doanh nghiệp vận dụng chính sách chiến lược giá thấp để đạt mục tiêu
giải quyết công ăn việc làm hay mở rộng thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cần chú
ý thuyết minh, giải trình rõ các phần này trong các hồ sơ năng lực của mình

2.3.3. Chất lượng của sản phẩm

- Chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dựa vào các thông số kĩ thuật được kê khai của sản phẩm chủ đầu tư sẽ xem xét các
đặc tính, chất lượng. Các sản phẩm nhập ngoại với các tính năng ưu việt sẽ tạo sự hấp
dẫn với chủ đầu tư nhưng thường các sản phẩm này lại có giá khá cao, nhà thầu nên
xem xét để các sản phẩm vừa có giá thành hợp lí vừa thỏa mãn nhu cầu mong muốn
của người dùng.

- Trong ngành xây dựng, chủ đầu tư cũng rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm cũng
chính là chất lượng của công trình. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu thống kê các
tính năng, tuổi thọ, độ an toàn, độ bền vững, tính kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế và bảo vệ
môi trường của công trình mà nhà thầu đã thực hiện. Các sản phẩm của ngành xây
dựng không thể có sẵn mà phải gia công lắp đặt để bán cho khách hàng nên để đánh
giá chất lượng sản phẩm của nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào những công

40
trình nhà thầu đã và đang thi công (thông qua bảng danh mục những công trình đã và
đang thực hiện mà chủ đầu tư yêu cầu thống kê theo yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ năng
lực của mình)

2.3.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ

- Các nhà đầu tư lớn thường rất quan tâm đến cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là các nhà
đầu tư nước ngoài. Cơ sở vật chất, kỹ thuật là những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng , hệ thống sản
xuất và cung cấp năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công.... Tóm lại, đây là chỉ tiêu
tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thi
công công trình. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết
định đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và được
thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về mặt kỹ thuật, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công,
sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thể trong hồ
sơ mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện
pháp về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự án ,
với yêu cầu là tiến độ thi công được bố trí sao cho phải hết sức khoa học nhằm sử
dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm
bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành
giữa các hạng mục liên quan. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời
thầu, khi lập tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ
lưỡng địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vật liệu,... từ đó có thể
sắp xếp thi công các hạng mục, các công việc một cách hợp lý nhất để đưa ra được
tổng thời gian thi công ngắn nhất. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu
này rất được coi trọng vì mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá
nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành hay một địa phương nào đó,
do đó vấn đề này được chủ đầu tư đánh giá rất cao

41
2.3.5. Kinh nghiệm và năng lực thi công

Là một trong những tiêu chí để chủ đầu tư chấm điểm khi tham gia đấu thầu, các hồ sơ
mời thầu hầu hết đều yêu cầu thể hiện tiêu chí này. Tiêu chí này được yêu cầu thể
hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:

- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có hiện trường và yêu cầu kỹ thuật tương tự. Ví
dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy lợi, thuỷ điện,
xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường,.. hay kinh nghiệm thi
công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp.

- Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp thực
hiện dự án tương tự

2.3.6. Năng lực tài chính

- Để xem xét năng lực, tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu như thế nào, năng lực tài
chính là yếu tố rất quan trọng. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài
chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản
sau đây:

2.3.6.1. Sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

- Quy mô cơ cấu tài sản: được phân tích bằng cách so sánh các giá trị cuối năm với giá
trị đầu năm của các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, quy mô của nhà thầu như: các
khoản phải thu, tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, … Chỉ tiêu này
dùng để đánh giá kết quả tài sản, thực trạng của nhà thầu cũng như dự tính những tiềm
năng tài chính hay rủi ro trong tương lai của nhà thầu.

- Quy mô cơ cấu nguồn vốn: Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn đầu
năm so với cuối năm là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng
huy động vốn, tổ chức trong năm của nhà thầu.

2.3.6.2. Khả năng thanh toán của nhà thầu

- Khả năng thanh toán của nhà thầu cũng là khả năng nhà thầu chi trả cho các khoản
nợ của mình, nó phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Khi làm rõ khả
năng thanh toán của nhà thầu ta xem xét các chỉ tiêu sau:

42
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp:

Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp = (CT 2.7)

- Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp phản ánh khả năng thanh toán phí của nhà thầu,
nó cho biết với tổng tài sản hiện có, nhà thầu có đảm bảo trang trải được các khoản nợ
phải chi trả hay không. Hệ số này nếu lớn hơn hoặc bằng 1 thì mới chứng tỏ được khả
năng thanh toán của nhà thầu.

+ Tỷ suất nợ phải trả:

Tỷ suất nợ phải trả = (CT 2.6)

- Từ tỷ suất nợ phải trả cho ta biết bao nhiêu phần trăm tài sản của nhà thầu là từ vay
mượn. Hệ số này cho ta biết được khả năng tự chủ về tài chính của nhà thầu. Tỷ số này
nếu càng lớn thì càng chứng tỏ nhà thầu vay nhiều và ngược lại.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

HSKN thanh toán nhanh = (CT 2.8)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa tỉ số tiền có thể dùng
thanh toán ngay với tổng số tiền cần thanh toán. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả
năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của nhà thầu bằng tiền và các khoản
tương đương tiền.

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Hệ số = (CT 2.9)

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Nếu hệ số quá nhỏ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp

43
dễ có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số này khá cao tức
là doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, sẽ không mang lại hiệu quả
lâu dài. Trong ngành xây dựng thì mức bắt buộc để các ngân hàng xem xét cho vay
vốn khi chỉ số này tối thiểu là 0,9.

2.3.6.3. Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu

+ Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp:

Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp = (CT 2.10)

- Giá trị của hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của nhà thầu càng cao

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

TS lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (CT 2.11)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn từ chủ sở hữu
của nhà thầu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị âm thì
làm ăn thua lỗ còn mang giá trị dương là nhà thầu làm ăn có lãi. Chỉ tiêu này nếu càng
cao thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu sẽ càng cao.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay = (CT 2.12)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay phản ánh cứ một đồng vốn của nhà thầu đi vay được
dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận,
chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu càng thấp.

2.3.6.4. Rủi ro về tài chính của nhà thầu

+ Hệ số nợ trên tổng tài sản:

44
Hệ số nợ trên tổng tài sản = (CT 2.13)

- Hệ số nợ trên tổng tài sản cho biết mức độ rủi ro về tài chính của nhà thầu vì qua hệ
số cho thấy tài sản của nhà thầu có đủ bù đắp nợ hay không. Trị số của nó càng lớn thì
mức độ rủi ro về tài chính sẽ càng cao.

+ Hệ số thanh toán lãi vay:

Hệ số thanh toán lãi vay = (CT 2.14)

- Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng chi trả lãi của nhà thầu. Trị số của hệ số
này nếu lớn hơn 1 thì nhà thầu hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay. Nếu hệ số này
nhỏ hơn 1 thì nhà thầu đã vay quá khả năng của mình hoặc hoạt động kinh doanh kém
hiệu quả nên lợi nhuận thu được không đủ để trả lãi vay.

2.4. Những nhân tố tác động đến cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam

2.4.1. Những nhân tố khách quan

2.4.1.1. Cơ chế quản lý của nhà nước

- Cơ chế quản lý của nhà nước là nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất tới các doanh
nghiệp xây dựng,nó ảnh hưởng tới các mặt của đấu thầu như: người có thẩm quyền
được đầu tư, tổ chức cá nhân có đủ tư cách tham gia đấu thầu, hình thức, phương thức
đấu thầu cá nhân,...

- Để tăng cường quản lý các hoạt động xây dựng, chính phủ đã ban hành quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng và quy chế đấu thầu. Điều này giúp cho các nhà thầu hoạt động
một cách dễ dàng hơn, nhưng nó cũng hạn chế thị trường hoạt động của doanh nghiệp.

- Pháp luật nhà nước có sự ảnh hưởng lớn tới hai bên đấu thầu:

+ Đối với việc dự thầu của các nhà thầu, pháp luật và quy chế quy định những doanh
nghiệp xây dựng nào được phép tham gia dự thầu, điều kiện và nguyên tắc tham gia
dự thầu, nghĩa vụ và quyền lợi…

45
+ Đối với việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư: pháp luật và quy chế quy định các dự
án nào phải tổ chức đấu thầu những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhận hồ sơ như thế
nào, xét mở thầu ra sao...

2.4.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26-11-2013 về đấu
thầu có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau:

- Là đấu thầu rộng rãi.

- Chỉ định thầu.

- Đấu thầu hạn chế.

- Mua sắm trực tiếp.

- Chào hàng cạnh tranh.

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

- Tự thực hiện.

- Việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư tương ứng với mỗi hình thức sẽ là khác nhau
cũng như đối với việc dự thầu của các nhà thầu.

- Chủ đầu tư sẽ lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức lựa chọn nhà thầu, điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến các công đoạn, công việc đấu thầu.

2.4.1.3. Các phương thức đấu thầu

Trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26-11-2013 thì tại
nước ta hiện nay có các phương thức đấu thầu như sau:

- Phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.

- Phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.

- Phương thức 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ.

- Phương thức 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ.

46
Việc chọn lựa phương thức của chủ đầu tư tương ứng với cách tiến hành và với trách
nhiệm quyền hạn của các bên tham gia sẽ là khác nhau cũng như đối với việc dự thầu
của các nhà thầu.

2.4.1.4. Đối tượng đầu tư

Một công việc hết sức quan trọng đó là xác định được lĩnh vực đầu tư để rồi từ đó xác
định được các nội dung công việc cần thực hiện. Việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư sẽ ảnh
hưởng tới hình thức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến công tác đấu thầu sau này.

2.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh

- Trên thị trường xây dựng nước ta trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nhà
thầu nước ngoài với điều kiện năng lực tài chính mạnh không chỉ vậy máy móc thiết bị
và công nghệ thi công hiện đại của họ đã làm cho cạnh tranh trong đấu thầu càng trở
nên khốc liệt. Để giành được quyền thực hiện trong các dự án lớn có sử dụng vốn của
nước ngoài và có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi các nhà thầu trong
nước phải tìm cách liên kết với nhau, phát huy những điểm mạnh của mình để cạnh
tranh với các nhà thầu nước ngoài.

- Số lượng đối thủ và năng lực của các đối thủ trên thị trường quyết định mức độ cạnh
tranh làm ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp, họ là những đơn vị
tham gia dự thầu, tạo ra sự cạnh tranh với nhau. Các nhà thầu khi tham gia cần hết sức
cẩn trọng khi tham gia đấu thầu, muốn giành được thắng lợi thì nên tìm hiểu kĩ đối thủ
để có phương án đấu thầu phù hợp.

- Trước khi tham gia đấu thầu nên tìm hiểu kĩ đối thủ cạnh tranh dựa trên một số vấn
đề sau:

- Mức giá mà bên họ có thể bỏ thầu;

- Khả năng thi công và thực hiện dự án, tiến độ thi công và thiết bị công nghệ mà bên
họ sẽ sử dụng trong quá trình thi công;

- Năng lực tài chính của đối thủ cạnh tranh.

47
2.4.2. Những nhân tố chủ quan

2.4.2.1. Nguồn nhân lực

- Chiếm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong
kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của nhà thầu thường
được xem xét và đánh giá dựa trên các tiêu chí phân cấp sau:

- Nguồn nhân lực cấp cao

Nguồn nhân lực cấp cao của nhà thầu là người lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển của công ty hoặc, họ là những người nhiều năm làm việc, có sự am hiểu
và có trình độ chuyên môn sâu, vai trò của họ rất quan trọng và có sự tác động lớn đến
hiệu quả kinh doanh. Vai trò này thể hiện qua việc họ là người trực tiếp quản lý, đưa ra
các phương án để hiện thực hóa chính sách phát triển doanh nghiệp trong thực tiễn sản
xuất kinh doanh, họ có khả năng đề ra các giải pháp tối ưu về kinh tế và kỹ thuật có
lợi cho doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo, có
trình độ chuyên môn, trình độ quản lý là điều hết sức quan trọng, có tác động rất lớn
đến hiệu quả của cạnh tranh trong đấu thầu và sự phát triển của doanh nghiệp. Chính
vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cấp cao luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà
thầu hiện nay.

- Cán bộ cấp trung gian

Trong các doanh nghiệp xây dựng, họ là các trưởng các phòng ban, đội trưởng thi
công, kỹ sư trưởng. Với cương vị này, họ là người tiếp thu kế hoạch, mệnh lệnh của
cấp trên và lãnh đạo cấp dưới để triển khai các kế hoạch, mệnh lệnh đó. Đội ngũ cán
bộ này đóng vai trò cũng rất quan trọng, là nhân tố tác động lớn đến quá trình đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật, thực hiện các dự án đúng tiến độ.

- Cán bộ cấp cơ sở

Là những người quản trị trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ
hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện những công việc cụ thể nhằm hoàn
thành mục tiêu, nhiệm vụ do doanh nghiệp đặt ra. Đội ngũ này đóng vai trò rất quan
trọng, việc học làm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ của công trình,

48
trong khi làm họ thường phát hiện và đề xuất những kiến nghị, giải pháp hợp lý nhằm
tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công và tạo nên sức cạnh tranh của nhà
thầu.

Mặt khác, là những người có quan hệ mật thiết với công nhân, vì vậy, họ có thể dễ
dàng động viên và chăm lo, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng đến đời sống của công
nhân, qua đó, tạo ra sự ổn định và đồng thuận trong doanh nghiệp để thực hiện các
mục tiêu chung.

- Người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp (công nhân)

Bên mời thầu thường chú ý rất nhiều đến lực lượng lao động trực tiếp của doanh
nghiệp khi đánh giá khả năng của doanh nghiệp đó là công nhân kỹ thuật, kỹ thuật
viên trên công trường. Lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu là có mộy
đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm, cơ cấu hợp lý. Do đó, việc tuyển dụng,
đào tạo, sử dụng, chăm lo đến đời sống của người lao động nhằm tạo ra sự ổn định là
vấn đề quan tâm hàng đầu, tăng cường uy tín và năng lực của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Khả năng tài chính

- Tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của nhà thầu là
năng lực tài chính. Năng lực tài chính thể hiện ở khả năng huy động vốn, quy mô
nguồn vốn tự có, cơ cấu hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động, hiệu quả sử dụng
vốn trong sản xuất kinh doanh.

- Có khả năng tài chính cao doanh nghiệp xây dựng sẽ có tác động tích cực đến công
tác đấu thầu nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Một mặt, nó
giúp cho đảm bảo tài chính để thực hiện các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, mặt
khác tạo niềm tin về khả năng hoàn thành dự án cho chủ đầu tư và là yếu tố quan trọng
để doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài từ ngân hàng và các nhà đầu tư khác.

- Năng lực tài chính của nhà thầu là một yếu tố quan trọng trong đấu thầu xây dựng, là
tiêu chuẩn để chấm điểm đánh giá năng lực nhà thầu. Mặt khác, doanh nghiệp có thể
chủ động lựa chọn các phương án bỏ thầu với giá hợp lý để cạnh tranh với nhà thầu
khác nếu có năng lực tài chính vững mạnh.

49
- Qua thực tiễn đấu thầu quốc tế, ở nước ta hiện nay, xét trên phương diện tài chính,
các doanh nghiệp nước ngoài thường tỏ rõ được ưu thế của mình trước các doanh
nghiệp trong nước. Do đó, để trúng thầu các doanh nghiệp trong nước thường phải
chịu nhiều thiệt thòi trong liên danh với nhà thầu nước ngoài.

2.4.2.3. Kỹ thuật và công nghệ thi công

- Một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp đó là máy móc thiết bị và công
nghệ thi công,đồng thời, nó cũng là thước đo trình độ kỹ thuật, năng lực thi công của
doanh nghiệp. Do đó, đây là nhân tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp.

- Chủ đầu tư thường xem xét yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ thi công khi đánh
giá năng lực thi công để chấm thầu, trên một số khía cạnh sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ biểu hiện hãng sản xuất, công suất và công nghệ
sản xuất, năm sản xuất, thời gian sử dụng.

- Tính đồng bộ của máy móc, công nghệ và thiết bị. Biểu hiện ở sự phù hợp giữa công
nghệ thi công với các loại máy móc thi công với nhau; giữa chất lượng, tính phức tạp
của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra.

- Tính hiệu quả để sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ đó là khả năng làm chủ, khai
thác có hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý.

- Một tiêu chí quan trọng khi xem xét năng lực kỹ thuật, đòi hỏi doanh nghiệp phải
không ngừng nghiên cứu, đầu tư mua sắm máy móc và công nghệ là khả năng đổi mới
máy móc và công nghệ. Quá trình này, làm tăng năng lực thi công của doanh nghiệp
nhờ cho phép doanh nghiệp tiếp cận với máy móc kỹ thuật, công nghệ thi công hiện
đại, mặt khác nó tạo nên uy tín kinh doanh, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp và giảm được chi phí.

2.4.2.4. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp

- Một công việc quan trọng nhằm xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm mà doanh
nghiệp chào bán là hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Trong đấu thầu xây dựng đây là một
hoạt động quan trọng có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

50
- Với hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù, sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng
cũng mang tính đặc thù, nó gắn liền với uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó,
hoạt động quảng cáo, tiếp thị gắn liền với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây
dựng trong đấu thầu.

- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải thường xuyên tìm hiểu, tiếp xúc với các
chủ dự án, bạn hàng, đối tác và với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền,
quảng cáo về doanh nghiệp mình, đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời của thông tin
về doanh nghiệp cũng như thị trường;. Gây dựng được danh tiếng cho doanh nghiệp là
một việc làm hết sức khó khăn, tuy nhiên, khi đã gây dựng được danh tiếng, thương
hiệu có uy tín thì nó trở thành một trong những nhân tố hết sức quan trọng, có tác động
lớn, quyết định không nhỏ đến việc thắng thầu của doanh nghiệp.

2.4.2.5. Khả năng liên danh liên kết

- Liên danh, liên kết tham gia dự thầu. Đây là hình thức các nhà thầu hợp tác, liên kết
với nhau thành một nhà thầu để tham gia dự thầu. Nhà thầu mới có năng lực mạnh về
tài chính, nhân lực và kỹ thuật dựa trên năng lực của các nhà thầu liên kết.

- Liên danh, liên kết hình thành các tập đoàn xây dựng. Đó là sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp xây dựng để hình thành nên một tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế và kỹ
thuật vững mạnh nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành viên và nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đối với những dự án vượt quá năng lực thực hiện của mình, doanh nghiệp thường
liên danh, liên kết với nhau để tăng cường năng lực thi công và khả năng cạnh tranh
của mình. Quá trình liên danh, liên kết có thể được thực hiện theo chiều ngang và theo
chiều dọc. Liên danh, liên kết theo chiều ngang là sự hợp tác của doanh nghiệp cùng
ngành với nhau để thực hiện các dự án lớn. Liên danh, liên kết theo chiều dọc là liên
kết giữa doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp khác (ví dụ với doanh nghiệp
sản xuất nội thất, khai thác vật liệu xây dựng, thi công điện nước) với mục đích giảm
giá thành, khai thác, sử dụng một cách tối đa máy móc, công nghệ.

51
- Liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa các pháp nhân để tạo ra một pháp nhân mới
nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về kinh tế - kỹ thuật để thực hiện một mục tiêu kinh
doanh nhất định.

- Mở rộng các hình thức liên danh, liên kết là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ
trong các doanh nghiệp xây dựng. Đây là sự thích ứng của doanh nghiệp trước đòi hỏi
của cơ chế thị trường. Hiện nay, trong đấu thầu xây dựng, liên danh, liên kết diễn ra
theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và dưới các hình thức chủ yếu như:

2.4.2.6. Khả năng lập hồ sơ dự thầu

- Việc thắng thầu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cách lập hồ sơ dự thầu, do
là bước đầu tiên trong quá trình tham gia dự thầu, nếu như không đáp ứng được yêu
cầu của bên mời thầu như đã thỏa thuận nhà thầu có thể bị loại ngay vòng đầu.

- Để lập hồ sơ dự thầu tốt, các bộ phận của nhà thầu phải nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: khảo sát địa điểm thực hiện dự án, môi
trường đấu thầu, lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá đấu thầu.

- Công tác lập hồ sơ dự thầu thường do những người am hiểu trong nhà thầu đảm nhận
do việc xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp, thường diễn ra trong
một khoảng thời gian hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí để
bên mời thầu xem xét khi xét thầu.

- Các bộ phận của một bộ hồ sơ dự thầu như sau:

* Hồ sơ hành chính pháp lý

- Hồ sơ hành chính pháp lý bao gồm: Đơn dự thầu, giấy phép đăng ký kinh doanh,
quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận khoa học công nghệ, bảo đảm dự
thầu, các tài liệu liên quan khác theo hồ sơ mời thầu.

* Hồ sơ kinh nghiệm

- Hồ sơ kinh nghiệm gồm có: Danh sách các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn và kỹ
thuật của nhà thầu, năng lực thiết bị thi công của nhà thầu, danh sách các hợp đồng
tương tự nhà thầu đã thực hiện, danh sách nhân sự cho gói thầu và bố trí nhân sự. Đây
là một phần việc không đơn giản, yêu cầu nhà thầu thống kê dữ liệu và trình bày khoa

52
học, dễ nhìn theo biểu mẫu trong hồ sơ mời thầu để tạo được ấn tượng tốt cho người
chấm thầu.

* Hồ sơ đề xuất kỹ thuật

- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật bao gồm: tuyên bố đáp ứng kĩ thuật, tiến độ thực hiện các
biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, các biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn lao
động, vệ sinh môi trường, tổ chức ban chỉ huy công trường.

- Nhà thầu sau khi nhận được hồ sơ mời thầu sẽ cử các cán bộ có trình độ và nhiều
kinh nghiệm xuống để nhận bàn giao mặt bằng dự kiến thi công để khảo sát thực tế và
tiến hành kiểm tra thiết kế của chủ đầu tư giao kèm hồ sơ mời thầu. Nếu phát hiện có
bất hợp lý hoặc sai sót thì phải trình chủ đầu tư để xem xét đưa ra biện pháp kỹ thuật
điều chỉnh hoặc thay đổi thiết kế.

- Sau khi tập hợp đủ thông tin công trình, bản vẽ và thuyết minh kỹ thuật của công
trình mời thầu, doanh nghiệp sẽ dựa vào đó và các thông tin khảo sát thực tế để lập
biện pháp thi công công trình, đề xuất các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, tiến
độ thực hiện, các biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
tổ chức ban chỉ huy công trường.

* Hồ sơ tài chính

- Phần hồ sơ tài chính gồm có báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của nhà thầu cùng các
số liệu tài chính thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đây là hồ sơ phản ánh
tình hình hoạt động của công ty nên hết sức quan trọng, thể hiện tiềm lực và khả năng
đảm bảo thực hiện dự án của công ty. Hồ sơ tài chính phải được trình bày theo mẫu
trong hồ sơ mời thầu.

* Giá gói thầu (lập giá dự toán)

- Là chỉ tiêu rất quan trọng trong hồ sơ đấu thầu, giá dự thầu là giá do nhà thầu đưa ra
trong hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.
Dựa vào biện pháp thi công, khối lượng yêu cầu hồ sơ mời thầu, định mức đơn giá, giá
cả thị trường và chỉ đạo của cấp trên để đưa ra giá dự thầu cạnh tranh nhất.

- Giá dự thầu của doanh nghiệp được xác định như sau:

53
+ Xác định số lượng vật liệu, nhân công, máy thi công cho gói thầu:

- Xác định số lượng vật liệu cho gói thầu:

VLj = (CT 2.15)

Trong đó

VLj : Khốilượng vật liệu loại j để thực hiện toàn bộ gói thầu.

Qi : Khốilượng công tác xây lắp loại i

DMVLijj : Định mức sử dụng vật liệu loại j để hoàn thành1đơn vị công tác xâylắp

Kết quả tính toánđược lập thành bảng sau:

Bảng 2.1: Xác định khối lượng vật liệu

TT Vật liệu Đơn vị Khối lượng Ghi chú


1 Cát m3 VL1
2 Đá m3 VL2

- Xác định nhâncông:

Hj = (CT 2.16)

Trong đó:

Hj: haophí để hoàn thành toàn bộ gói thầu tương ứng với cấp bậc công việc j

Qi : Khốilượng công tác loại i

DMLDij : Địnhmức lao động để hoàn thành đơn vị công tác i tương ứng bậc thợ j
(định mức nội bộ của công ty):

Kếtquả tính toán được lập theo bảng sau:

54
Bảng 2.2: Nhân công cho gói thầu

TT Nội dung công việc Bậc thợ Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Gia công thép 3/7 công H1
2 Đổ bê tông 3/7 công H2

- Xác địnhsố ca máy thi công:

CMj = (CT 2.17)

Trong đó:

CMj : Tổngsố ca máy loại j để hoàn thành 1 đơn vị công tác i

Qi : Khối lượng công tácloại i

DMMij : Định mức sử dụng máy loại j để hoàn thành đơn vị công tác i (định mức
nộibộ của công ty)

Kết quả tínhtoán được lập theo bảng sau:

Bảng 2.3: Tính ca máy thi công cho gói thầu

TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Ghi chú

1 Đào đất bằng máy đào ≤ 0,8m3 ca CM1

2 Vận chuyển đất 1km bằng ô tô 5T ca CM2

+ Xác định chi phí trực tiếp thicông

- Xác định chi phí nguyên vậtliệu

VLdth = (CT 2.18)

55
Trong đó:

VLdth : Tổng chiphí vật liệu trong giá dự thầu;

DGvlj : Giá 1 đơnvị vật liệu loại j tại hiện trường xây dựng;

VLj : Số lượng vậtliệu loại j;

Kết quả tínhtoán được lập theo bảng sau:

Bảng 2.4: Tính toán chiphí vật liệu cho gói thầu
TT Vật liệu Khối lượng Đơn giá Thành tiền
1 Cát VL1 DGvl1 VLdth1
2 Đá VL2 DGvl2 VLdth2
… …
Tổng cộng VLdth

- Xác định chi phínhân công

NCdth = (CT 2.19)

Trong đó:

NCdth : Tổng chi phí nhân công trong giá dự thầu;

DGncj : Đơn giá 1 ngày công tương ứng với bậc thợ loại j;

Hj : Số ngày công tương ứng với bậc thợ loại j;

Kết quả tính toán được lập theo bảng sau:

Bảng 2.5: Tính toán chi phí nhân công cho gói thầu

TT Loại thợ tương ứng bậc thợ Khối lượng Đơn giá Thành tiền

1 Thợ nề bậc 3/7 H1 DGnc1 NCdth1


2 Thợ hàn bậc 3/7 H2 DGnc2 NCdth2
… …
Tổng cộng NCdth

56
- Xác định chi phí máy thi công

Mdth = + + (CT 2.20)

Trong đó:

Mdth : Tổng chi phí máy thi công trong giá dự thầu;

DGncj : Đơn giá 1 ca máy loại j để thi công;

CMj : Số ca máy loại j khi làm việc;

DGngj : Đơn giá ca máy loại j khi ở trạng thái ngừng làm việc;

CMngj : Số ca máy loại j khi ngừng làm việc;

Ckj : Chi phí khác của máy loại j;

Kết quả tính toán được lập theo bảng sau:

Bảng 2.6: Tính toán chi phí máy thi công cho gói thầu

TT Loại máy Khối lượng Đơn giá CPK Thành tiền

Máy đào
1 Ca làm việc CM1 DGm1 Mdth1
Ca ngừng máy CmMng1 DGng1
… …
Tổng cộng Mdth
- Xác định chi phí khác

Kdth = TLgt + BH + Cd + Cn + Ck (CT 2.21)

Trong đó:

Kdth : Chiphí khác trong giá dự thầu

TLgt : Chiphí tiền lương cho bộ phận gián tiếp quản lý trên công trường

57
BH : Chiphí bảo hiểm

Cd : Chiphí cấp điện

Cn : Chiphí cấp nước

Ck : Các chiphí chung khác

Sau khi thựchiện xong bước xác định giá cho gói thầu, doanh nghiệp tiến hành tập hợp
và hoànchỉnh bộ hồ sơ dự thầu xây lắp, sau đó đem nộp cho chủ đầu tư.

2.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đấu thầu xây dựng của Công ty cổ
phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam

- Công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam là một doanh nghiệp
Việt Nam, hoạt động trong thị trường Việt Nam nên bị những yếu tố khách quan này
chi phối. Ở mục này, tác giả phân tích các yếu tố khách quan tác động đến năng lực
cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty Công ty cổ phần công nghệ xây dựng
và tự động hóa Việt Nam. Phần nhân tố chủ quan cũng chính là năng lực của doanh
nghiệp sẽ được phân tích trong chương sau.

- Các yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
xây dựng của công ty gồm có:

2.4.3.1. Chủ đầu tư

- Chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp lựa chọn nhà thầu, có trách nhiệm trực tiếp quản lý và
tổ chức thực hiện dự án. Nếu chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ
chức đấu thầu và chấm thầu, nếu không đủ năng lực thì thuê một tổ chức chuyên môn
đủ tư cách và năng lực thay mình làm bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu
trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, chủ đầu tư là đơn vịcó ảnh hưởng
rất lớn đối với các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

- Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ và thành lập chưa lâu ở ở miền Bắc, công ty có khả
năng làm việc với các chủ đầu tư trong nước, ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam
đã khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại, công ty đã
thực hiện xây dựng nhiều công trình và là một doanh nghiệp có uy tín trong ngành

58
thủy lợi và sẽ từng bước phát triển sang các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng và
công nghiệp. Qua hoạt động nhiều năm nên công ty cũng đã tạo được những uy tín
nhất định trong 2 lĩnh vực xây lắp trên.

- Trước tình hình phát triển khoa học công nghệ cùng sự gia tăng chóng mặt các tổ
chức xây dựng, các công trình và các dự án ngày càng đòi hỏi chất lượng, kỹ thuật cao
không những vậy mà tiến độ thi công cũng phải nhanh và giá cả hợp lý, điều này trở
thành yêu cầu tất yếu cho sự phát triển mà các công ty xây lắp nói chung và công ty cổ
phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam nói riêng cần xác định. Dựa trên
hệ thống quy tắc pháp luật, chủ đầu tư cũng phải công khai, minh bạch trong quá trình
tổ chức thầu và đấu thầu. Có như vậy mới và tạo được môi trường cạnh tranh bình
đẳng và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả trong đấu thầu. Đây là điều kiện tiên
quyết giúp cho việc các công trình xây dựng được đảm bảo chất lượng, kỹ thuật thi
công và tiến độ để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.

2.4.3.2. Các đối thủ cạnh tranh

- Là một lĩnh vực rất năng động lĩnh vực xây lắp ngày càng thu hút nhiều đối tượng
tham gia. Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa
Việt Nam được chia làm hai nhóm chính là: các doanh nghiệp xây lắp trong nước và
ngoài nước.

+ Các doanh nghiệp trong nước

Công ty chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
lắp chủ yếu ở miền Bắc và Trung bộ. Sự đa dạng của các công ty này đã tạo nên một
môi trường cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng.

+ Các doanh nghiệp nước ngoài

Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước điều tất yếu xảy ra là có sự tham
gia các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường. Theo thống kê của Bộ xây dựng,
đã có 121 công ty nước ngoài của 16 quốc gia tính đến đầu năm 2010 hoạt động trên
thị trường xây dựng ở Việt Nam. Theo xu hướng mở cửa thị trường của nước ta, hiện
nay đến từ nhiều quốc gia trên thế giới số công ty nước ngoài tham gia thị trường xây

59
lắp đã tăng lên rất nhiều. Đây là những thách thức và khó khăn rất lớn đối với các nhà
thầu trong nước vì các tổ chức nước ngoài vừa có nguồn vốn dồi dào lại có công nghệ
thi công tiên tiến, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải biết liên kết với
nhau, bên cạnh đó nâng cao công nghệ thi công và chất lượng đội ngũ cán bộ của
mình.

2.4.3.3. Các đơn vị cung cấp hàng hóa, thiết bị, máy móc

- Trong đấu thầu của nhà thầu các đơn vị cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến việc cạnh
tranh. Trong quá trình thi công, chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu, máy
móc và nhân công chiếm phần lớn chi phí để hoàn thành công trình của nhà thầu. Các
nhà cung cấp chia ra thành: các nhà cung cấp tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật
liệu, máy móc.

- Do đặc thù của ngành trong lĩnh vực xây lắp là thời gian thi công thường kéo dài, giá
trị sản phẩm lớn nên điều rất dễ xảy ra là việc không đủ vốn để thi công. Có nhiều
nguyên nhân khiến điều này xảy ra như chủ đầu tư ứng vốn thi công chậm, kế hoạch
giải ngân bị chủ đầu tư kéo dài ra nhiều năm hoặc vốn giải ngân bị ngân hàng giữ lại.
Do đó, tài chính là yếu tố rất quan trọng đến khả năng thi công của nhà thầu. Để có
được nguồn vốn thi công liên tục, công ty nên hợp tác với một số ngân hàng, tổ chức
tín dụng nhằm đáp ứng được nguồn tài chính, đảm bảo tiến độ thi công của các dự án.

- Cũng như bộ phận cung cấp tài chính, bộ phận cung cấp nguyên vật liệu, máy móc,
kho xưởng cũng rất quan trọng đối với nhà thầu. Nhà cung cấp thiết bị phải đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ở nhiều công trình, dự án khác nhau và phải
có phương án vận chuyển thiết bị vật liệu đến chân công trình. Nhà thầu nên lựa chọn
các nhà cung cấp nguyên vật liệu ngay tại địa phương thi công công trình giúp hạn chế
phí vận chuyển. Nhà cung cấp máy móc phải đảm bảo có thể cung ứng các loại máy
đáp ứng thông số kĩ thuật yêu cầu và được kiểm tra cẩn thận cũng như có nhân viên kỹ
thuật đến bảo trì máy móc định kỳ. Làm được như vậy mới đảm bảo cho công trình
được thi công liên tục, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công của nhà thầu.

60
2.4.3.4. Môi trường kinh tế và hệ thống pháp lý

- Môi trường kinh tế, pháp lý của nhà nước có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản
xuất kinh doanh của các đơn vị nhà thầu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế của nước ta là không nhỏ trên thế giới, tuy nhiên nền kinh tế
phát triển lại có dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng mạnh nhưng chưa bền vững. Những khó
khăn của nền kinh tế dẫn tới những bất ổn về nhiều mặt cho các ngành nghề nói chung
và lĩnh vực xây lắp nói riêng.

- Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật quy định về đầu tư quản lý xây dựng thay
đổi nhiều lần. Luật đấu thầu tuy được ban hành có hiệu lực từ 26/11/2013 nhưng chậm
ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật, đến ngày 26/06/2014 chính phủ
mới có ban hành nghị định 63/2014/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành luật đấu thầu
11/2013. Do việc chậm trễ ban hành và thường xuyên có sự thay đổi về khung pháp lý
nên đã gây ra những ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách khác như giải ngân, thanh quyết toán các
công trình của nhà nước, giải phóng mặt bằng, huy động vốn, cũng còn nhiều vấn đề
bất cập, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Trước những khó khăn trên, Nhà nước cần phải liên tục cập nhật và xây dựng một
khuôn khổ pháp lý về cơ chế đấu thầu, đẩy nhanh tiến trình ban hành văn bản dưới
luật. Tăng cường các chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giải
ngân, thanh quyết toán công trình nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp.

61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

- Trong chương 2 của luận văn , tác giả đã trình bày cơ sở pháp lý và khoa học về đấu
thầu và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp. Phân tích rõ hơn
đặc điểm của cạnh tranh và nêu lên những tiêu chí, các nhân tố khách quan, chủ quan
ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của công ty. Đây là những căn cứ quan
trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp của công ty cổ phần Công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam sẽ
được trình bày ở chương 3.

62
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa
Việt Nam

3.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
VÀ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT NAM

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM AUTOMATION AND COSNTRUCTION


TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt: VIETNAM AUTECH.,JSC

- Trụ sở công ty: Khu tập thể nhà máy sơn, Xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0105688908 do Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 12 năm 2011.

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng chẵn)

- Số điện thoại: 04.8589.3807

- Số Fax: 024 858 93807

- Email: info@autech.vn

3.1.2. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Cổ phần Công nghệ Xây dựng và Tự động hóa Việt Nam được thành lập vào
năm 2011; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0105688908 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 12 năm 2011. Ngay từ khi thành lập, công
ty chúng tôi đã định hướng: Phát triển sản phẩm phần mềm quản lý, giám sát điều
khiển các công trình thủy lợi dựa trên công nghệ WebGis; Phát triển hệ thống giám sát
và điều khiển các công trình thủy lợi từ xa (hệ thống SCADA). Hai sản phẩm này kết

63
hợp với nhau để tạo thành hệ thống thông tin quản lý, giám sát điều khiển các công
trình thủy lợi dựa trên công nghệ WebGis.

- Về sản phẩm phần mềm quản lý, giám sát điều khiển các công trình thủy lợi dựa trên
công nghệ WebGIS:

- Nghiên cứu hệ thống sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL


Server/Postgres SQL để lưu trữ dữ liệu không gian tuân theo chuẩn của tổ chức không
gian địa lý (OGC);

- Nghiên cứu tích hợp dữ liệu từ hệ thống SCADA hiển thị trên nền WebGIS phục vụ
quản lý, khai thác công trình Thủy lợi

- Nghiên cứu quản lý thông tin công trình và hồ sơ công trình, kết hợp với số liệu tức
thời các trạm quan trắc được gửi về cơ sở dữ liệu trung tâm để hiển thị cho người dùng
xem cùng với camera giám sát tổng thể toàn bộ hệ thống trên nền WebGIS;

- Nghiên cứu giám sát và điều khiển vận hành hệ thống tưới từ xa: Toàn bộ các số liệu
mực nước, lưu lượng qua các cống lấy nước, trạng thái vận hành của trạm bơm,…được
hiển thị trên nền bản đồ ở màn hình trung tâm. Sau khi lập được phương án vận hành
tưới, tại trung tâm điều hành, người dùng có thể ra lệnh điều khiển đóng mở các cống
lấy nước, các cống điều tiết và vận hành trạm bơm đầu mối, các thiết bị ngoài hiện
trường sẽ nhận các lệnh điều khiển và vận hành đúng như theo yêu cầu.

- Về sản phẩm hệ thống giám sát và điều khiển các công trình thủy lợi từ xa (hệ thống
SCADA): Công ty chúng tôi là đối tác chiến lược của nhiều hãng thiết bị, phần mềm
trên thế giới như: hãng GEOKON – Mỹ; Hãng Rain Wise – Mỹ, Trung tâm Công nghệ
Phần mềm Thủy lợi – Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, hãng phần mềm DHI – Đan
Mạch. Ngoài ra chúng tôi đã tự nghiên cứu chế tạo một số thiết bị để đảm bảo được
nhiệt đới hóa, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, bảo trì hệ thống với chi phí
thấp, các thiết bị do chúng tôi tự nghiên cứu chế tạo bao gồm: Thiết bị đo mực nước,
Thiết bị đo độ mở cửa cống, Thiết bị ổn định nguồn…

- Công ty chúng tôi có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về ba lĩnh vực:
Công nghệ phần mềm; công nghệ tự động hóa và chuyên ngành thủy lợi, nên việc phát

64
triển hai sản phẩm trên và tích hợp thành “hệ thống thông tin quản lý, giám sát điều
khiển các công trình thủy lợi dựa trên công nghệ WebGis” đã đáp ứng được yêu cầu
của các đơn vị sự dụng, đảm bảo hệ thống chạy ổn định, lâu dài với kinh phí bảo trì hệ
thống thấp.

- Từ uy tín về các sản phẩm của công ty chúng tôi, trong những năm qua Công ty
chúng tôi đã trúng thầu nhiều gói thầu trong các dự án có nguồn vốn ODA và trái
phiếu chính phủ. Các dự án này có tính chất tương tự với gói thầu số CPO/G3/2016:
Thiết kế, cung cấp, lắp đặt, đào tạo và chuyển giao cơ sở dữ liệu (CSDL) và bản đồ
GIS cho các IMC và Tổng cục Thủy lợi.

3.1.3. Mô tả năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng công việc của công ty

- Mô tả năng lực quản lý

- Để đảm bảo được chất lượng và tiến độ của công việc, Công ty chúng tôi đang áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo sơ đồ như sau:

Bước 1. Thu thập “Dữ liệu đầu vào”

Kiểm tra nếu “Việc thu thập dữ liệu đầu vào” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 1.

Bước 2. Lập “Đề cương tổng quát”

Kiểm tra nếu “Việc lập đề cương tổng quát” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 2.

Bước 3. Phê duyệt “Đề cương tổng quát”

Kiểm tra nếu “Việc phê duyệt đề cương tổng quát” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo,
nếu không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 3.

Bước 4. Lập “Đề cương chi tiết chuyên ngành”

Kiểm tra nếu “Việc lập đề cương chi tiết chuyên ngành” đạt thì chuyển sang bước tiếp
theo, nếu không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 4.

Bước 5. Phê duyệt “Đề cương chi tiết chuyên ngành”

65
Kiểm tra nếu “Việc phê duyệt đề cương chi tiết chuyên ngành” đạt thì chuyển sang
bước tiếp theo, nếu không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 5.

Bước 6. Thực hiện công tác tư vấn

Kiểm tra nếu “Việc thực hiện công tác tư vấn” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 6.

Bước 7. Kiểm tra, giám định công tác tư vấn

Kiểm tra nếu “Việc kiểm tra, giám định công tác tư vấn” đạt thì chuyển sang bước tiếp
theo, nếu không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 7.

Bước 8. Báo cáo “Hồ sơ dự thảo”

Kiểm tra nếu “Việc báo cáo hồ sơ dự thảo” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 8.

Bước 9. Thông qua “Hồ sơ dự thảo

Kiểm tra nếu “Việc thông qua hồ sơ dự thảo” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 9.

Bước 10. Lập “Hồ sơ chính thức”

Kiểm tra nếu “Việc lập hồ sơ chính thức” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 10.

Bước 11. Phê duyệt “Hồ sơ chính thức

Kiểm tra nếu “Việc phê duyệt hồ sơ chính thức” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo,
nếu không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 11.

Bước 12. Giao nộp “Hồ sơ chính thức”

Kiểm tra nếu “Việc giao nộp hồ sơ chính thức” đạt thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu
không đạt quay lại rà soát để thực hiện lại thực hiện lại bước 12.

- Chính sách quản lý chất lượng công việc

66
Trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất nhóm
thực hiện dự án để rà soát các công việc thực hiện, xem xét từng cá nhân đã làm được
gì, chưa làm được gì theo kế hoạch. Cùng nhau phân tích các nguyên nhân và đưa ra
các giải pháp để giải quyết từng vấn đề đó.

Chúng tôi tuân thủ quy trình thực hiện dự án như sau:

 Đối với quy trình thu thập, số hóa và tập hợp cơ sở dữ liệu bao gồm các bước sau:

- Lập kế hoạch và các biểu mẫu thu thập;

- Thu thập nội dung thông tin dữ liệu từ các cơ quan, bộ, ban, ngành;

- Phân tích nội dung dữ liệu;

- Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu;

- Xây dựng danh mục và nhập siêu dữ liệu;

- Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

- Nhập dữ liệu;

- Biên tập dữ liệu;

- Kiểm tra sản phẩm;

- Giao nộp sản phẩm.

Trước khi bàn giao cho đơn vị sử dụng chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của
các chuyên gia, các đơn vị quản lý. Đây là những đóng góp hữu ích cho việc hoàn
thành chất lượng sản phẩm. Với những hoạt động trên, chúng tôi tin tưởng sẽ thực hiện
đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án này.

67
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG CÔNG PHÒNG PHẦN


NGHỆ THÔNG MỀM QUẢN PHÒNG TỔNG PHÒNG ĐIỀU
TIN ĐỊA LÝ LÝ VÀ DỊCH HỢP KHIỂN VÀ TỰ
VÀ VIỄN VỤ CÔNG ĐỘNG HÓA
THÁM

Các Phòng hoạt động nghiên cứu chuyên sâu trong từng lĩnh vực tạo ra những sản
phẩm phần mềm chuyên dụng, hiệu quả cao đã đựợc ứng dụng trong các công trình
bảo vệ, quản lý tài nguyên nước, môi trường và phục vụ phát triển các ngành kinh tế
xã hội.

*. Phòng phần mềm quản lý và dịch vụ công

- Nghiên cứu xây dựng phần mềm tác nghiệp hành chính, phần mềm quản lý, cổng
thông tin điện tử.

- Nghiên cứu giải pháp, xây dựng phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Nghiên cứu xây dựng các văn phòng điện tử.

- Nghiên cứu xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Nghiên cứu giải pháp, xây dựng phần mềm giao ban, hội thảo trực tuyến.

- Tư vấn, thiết kế Website; Tư vấn, thiết kế các dự án phần mềm.

* Phòng điều khiển và tự động hóa

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ điều khiển hệ thống và nghiên cứu các cơ sở khoa
học về quản lý, điều hành hệ thống thủy nông.

68
- Đào tạo, chuyển giao các công nghệ nâng cao trình độ quản lý, điều hành công trình
thủy lợi.

- Sản xuất, đào tạo chuyển giao các thiết bị công nghệ điều khiển, tự động hóa và viễn
thông.

- Thực hiện các dự án tư vấn thiết kế, thẩm định, thẩm tra các hệ thống đo lường, điều
khiển các công trình thuỷ lợi và và ứng dụng cho các ngành kinh tế khác.

* Phòng Công nghệ thông tin địa lý và viễn thám

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin địa lý, viễn thám vào quản
lý công tác thuỷ lợi, giám sát tình hình hạn hán, ngập úng, quản lý tài nguyên nước
theo lưu vực và lãnh thổ, vào các lĩnh vực khác của ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các ngành kinh tế, xã hội khác.

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học trí tuệ nhân tạo, xây dựng và ứng dụng
các hệ chuyên gia phân tích, dự báo và hỗ trợ ra quyết định trong các lĩnh vực của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành kinh tế, xã hội khác.

- Thực hiện các dự án tư vấn về công nghệ thông tin, xây dựng, chuyển giao ứng dụng
các hệ thống GIS, các hệ chuyên gia. Đào tạo ứng dụng công nghệ GIS, công nghệ
viễn thám và GPS.

- Nghiên cứu tích hợp công nghệ GIS và GPS để xây dựng các hệ thống thông tin dịch
vụ cộng đồng.

- Quản lý điểm thu thập thông tin viễn thám trong Hệ thống giám sát tài nguyên môi
trường Việt Nam.

- Quy trình phát triển phần mềm theo quy trình Agile Scrum

*. Phòng Tổng hợp

Công tác kế hoạch

- Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của Trung tâm.

69
- Duy trì các hoạt động về công nghệ thông tin nội bộ: internet, website, mạng LAN
của Trung tâm và của Viện. Đăng ký bản quyền sáng chế, sở hữu công nghiệp, nhãn
hiệu hàng hóa của các sản phẩm khoa học công nghệ.

- Thống kê, lưu trữ kết quả đề tài, dự án KHCN và tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo.

- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Công ty.

* Công tác tài chính, kế toán

- Chủ trì, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm thực hiện luật ngân sách nhà nước, luật
Kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác tài chính, kế
toán của Trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý các nguồn vốn theo quy định, cập nhật và phổ
biến các chế độ, quy định về tài chính, kế toán có liên quan đến cán bộ và hợp đồng
lao động trong Trung tâm.

- Kiểm tra, theo dõi thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ. Kiểm tra
việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Kiểm tra, đôn đốc quá trình
thanh quyết toán các đề tài, dự án, hợp đồng kinh tế... và tổ chức lưu trữ hồ sơ, chứng
từ, tài liệu kế toán theo quy định.

- Thực hiện công tác quyết toán năm với Viện KHTLVN. Thực hiện chế độ báo cáo tài
chính, kế toán theo quý và hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, đề xuất các giải pháp ổn định tài chính của Trung
tâm, tư vấn phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp, hướng dẫn lập dự toán đề tài, dự án phù hợp với nội dung của đề cương và
theo các quy định hiện hành về mặt tài chính-kế toán.

* Công tác quản lý tài sản công

- Quản lý trang, thiết bị, trụ sở làm việc.

- Tổ chức kiểm kê tài sản theo kế hoạch.

70
- Lập kế hoạch, theo dõi sửa chữa trang thiết bị và trụ sở làm việc.

* Công tác tổ chức

- Giúp việc cho Giám đốc về tổ chức bộ máy, lao động, tiền lương, bảo hiểm, các chế
độ chính sách khác đối với người lao động và công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ Trung tâm.

* Công tác hành chính

- Giúp việc cho Giám đốc trong việc sắp xếp chỗ làm việc cho cán bộ.

- Đảm bảo công tác văn thư, lưu trữ;

- Đảm bảo an ninh, an toàn cháy nổ.

- Quản lý, theo dõi sử dụng điện, nước, điện thoại.

- Theo dõi sử dụng ô tô.

- Đảm bảo vệ sinh trụ sở làm việc.

3.2. Đánh giá hiện trạng năng lực của công ty

3.2.1. Năng lực nhân sự

- Đối với một doanh nghiệp, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng rất lớn từ yếu tố nguồn nhân lực. Các lãnh đạo chủ chốt trong công ty nhìn
chung có tuổi đời tương đối trẻ, khá năng động và nhạy bén trong công việc lại gắn bó
với công ty, đó là một lợi thế, các cán bộ kĩ thuật cũng tương đối trẻ, hầu hết là những
người mới ra trường hoặc ra trường được vài năm. Nhận thức được vấn đề sớm, ban
lãnh đạo Công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam luôn chú
trọng tìm kiếm những chuyên gia đến công tác bồi dưỡng, cho ý kiến tại các buổi họp
công việc dù trong một khoảng thời gian ngắn và truyền đạt lại kinh nghiệm.

- Tuy nhiên việc tìm kiếm chuyên gia giỏi rất khó, ý tưởng của ban lãnh đạo là tốt tuy
nhiên vẫn chưa thể thực hiện được như mong muốn. Bên cạnh đó, tuổi đời của cán bộ,
nhân viên vẫn còn khá trẻ, khả năng xử lý công việc vẫn chưa được trọn vẹn và còn

71
nhiều thiếu sót, đôi khi không tránh khỏi những lỗi không đáng có do đang trong quá
trình vừa làm vừa học hỏi.

- Đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong công
tác thiết kế cũng như quản lý và thi công. Nhưng khối lượng công việc trong công ty
khá nhiều, các cán bộ quản lý thường giữ tư tưởng tự ôm việc để hoàn thành cho
nhanh vẫn còn là trở ngại, trong khi lớp cán bộ trẻ mới ra trường lại rất mong muốn và
hào hứng được hỗ trợ và tiếp ứng công việc chuyên ngành lại chỉ được thực hiện
những công việc vặt và chiếm nhiều thời gian. Điều này một phần là do công tác quản
lý của ban lãnh đạo chưa triệt để, cán bộ của bộ phận này vẫn phải thực hiện nhiều các
công việc của bộ phận khác dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Bảng 3.1: Bảng kê nhân lực của công ty

Năm Số năm
Năm
TT Tên cán bộ tốt kinh Chuyên ngành
sinh
nghiệp nghiệm
Phòng tổng hợp
1 Hà Thanh Thủy 1981 2004 15 Kế toán
2 Nguyễn Hoàng Cường 1984 2007 12 Thủy lợi
Bộ phận kho
1 Bùi Hồng Thúy 1975 2006 13 Kế toán
2 Nguyễn T. Phương Mai 1982 2005 14 Kế toán
3 Nguyễn Thị Huyền 1989 2012 7 Công nghệ thông tin
Bộ phận xưởng
1 Hồ Anh Dũng 1987 2010 9 Cơ điện tử
Điều khiển học kỹ thuật
2 Vũ Văn Đại 1988 2011 8
GTVT
3 Đồng Việt Phương 1991 2014 5 Thủy lợi
4 Nguyễn Văn Dũng 1991 2014 5 Điện - điện tử
Bộ phận phần mềm
1 Lê Văn Lập 1983 2011 8 Công nghệ thông tin
Nguyễn Phương Anh
2 1992 2016 3 Công nghệ thông tin
Hùng Cường
3 Đỗ Tâm Chính 1993 2015 4 Khoa học máy tính
4 Nguyễn Tiến Khánh 1988 2010 9 Công nghệ thông tin

72
Năm Số năm
Năm
TT Tên cán bộ tốt kinh Chuyên ngành
sinh
nghiệp nghiệm
5 Nguyễn Viết Hùng 1989 2012 7 Toán - tin ứng dụng
6 Đinh Văn Mạnh 1993 2016 3 Công nghệ thông tin
7 Đặng Thanh Tuấn 1985 2011 8 Công nghệ thông tin
8 Lê Thị Lan 1992 2016 3 Công nghệ thông tin
9 Đặng Mỹ Ngọc 1995 2018 1 Kỹ thuật TN nước
10 Nguyễn Lâm Bảo 1991 2013 6 Khoa học máy tính
11 Lê Thị Ngọc 1990 2011 8 Công nghệ thông tin
Phòng GIS
1 Nguyễn Anh Hùng 1981 2004 15 Th.s Công nghệ thông tin
2 Lê Văn Thủy 1984 2007 12 CNTT
Địa lý
Th.s kỹ thuật bản đồ viễn
3 Vũ Thị Hòa 1984 2007 12
thám và hệ thống thông tin
địa lý
4 Nguyễn Văn Kim 1984 2007 12 Công nghệ thông tin
5 Đoàn Anh Hoàng 1988 2011 8 Công nghệ thông tin
6 Trần Quang Long 1988 2011 8 Tự động hóa
7 Nguyễn Thành Đạt 1987 2010 9 Thủy văn- môi trường
8 Nguyễn Anh Tuấn 1984 2007 12 Công nghệ thông tin
9 Phạm Quang Lợi 1983 2006 13 Địa lý
10 Trần Quang Tùng 1985 2009 10 Kỹ thuật tài nguyên nước
Phòng kế hoạch
1 Nguyễn Thị Thu Hiền 1981 2004 15 Công trình thuỷ lợi
2 Ngô Thi Nguyệt Anh 1986 2009 10 Kỹ thuật điện
3 Tống Thị Châm 1992 2015 4 Thủy văn
Kỹ thuật công trình xây
4 Nguyễn Hồng Đăng 1991 2014 5
dựng
Công nghệ kỹ thuật điều
5 Cao Văn Hòa 1991 2013 6
khiển và tự động hóa
6 Nguyễn Trung Thành 1991 2013 6 Công nghệ thông tin
7 Vũ Thanh Sơn 1988 2015 4 Thủy văn- Môi trường
8 Nguyễn Văn Nam 1985 2010 9 Thủy văn- Môi trường

73
Năm Số năm
Năm
TT Tên cán bộ tốt kinh Chuyên ngành
sinh
nghiệp nghiệm
TH.s Kỹ thuật
9 Phạm Đức Trung 1978 2009 10
Kỹ sư thủy nông cải tạo đất
Kỹ thuật điện- Kỹ sư chất
10 Hoàng Viết An 1986 2010 9 lượng cao Tin học công
nghiệp
11 Nguyễn Văn Biên 1994 2018 1 Tự động hóa
12 Lê Văn Hải 1994 2017 2 Công trình Thủy lợi
13 Tạ Thu Hương 1992 2015 4 Thủy văn- Môi trường
14 Vũ Mai Linh 1995 2018 1 Thủy văn- Môi trường
15 Đỗ Đình Trường 1996 2018 1 Công trình Thủy lợi
Phòng thiết bị điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện tử,
1 Nguyễn Trần Kiên 1990 2012 7
truyền thông
2 Đỗ Thanh Bình 1988 2011 8 Điện tử viễn thông
3 Nguyễn Bá Thiều 1993 2014 5 Kỹ thuật điện - điện tử
4 Hoàng Văn Nội 1994 2015 4 Kỹ thuật điện - điện tử
Công trường
1 Vũ Thế Xuân 1991 2015 4 Công nghệ điện tử(CĐ)
2 Bùi Lê Tuyên 1985 2007 12 Thủy nông
3 Trần Đông 2011 2011 8 Công nghệ kt Điện- Điện tử
4 Phạm Thế Năng 1990 2011 8 Kỹ thuật công trình (CĐ)

5 Trần Văn Đấu 1992 2014 5 Công nghệ KT Cơ-Điện tử


Thủy nông cả tạo đất
6 Ngô Tiến Phú 1979 2011 8
Kỹ thuật tự động hóa
7 Nguyễn Ích Khang 1984 2007 12 Công trình thủy lợi
8 Nguyễn Cao Cường 1987 2011 8 Công nghệ tự động
9 Nguyễn Đình Tài 1984 2007 12 Công trình thủy lợi
10 Cao Văn Học 1991 2012 7 Kỹ thuật công trình (CĐ)
11 Nguyễn Văn Hải 1990 2013 6 Kỹ sư điện tự động
12 Nguyễn Thế Chiến 1995 2017 2 Công trình Thủy lợi
Phòng giám đốc
1 Nguyễn Ngọc Tuân 1981 2004 15 Kỹ sư điện tự động
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam)

74
TT Số lượng cán bộ, công nhân viên Số lượng Tỷ lệ %

1 Nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm kinh nghiệm 20 32,26


2 Từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm 27 43,55
3 Lớn hơn 10 năm kinh nghiệm 15 24,19
Tổng 62 100
(Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động
hóa Việt Nam)

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu lao động của công ty

(Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam)

- Theo biểu đồ cơ cấu lao động của công ty, ta thấy:

- Số lượng cán bộ từ 5 năm kinh nghiệm trở xuống là 32,26%, số lượng này chiếm
khoảng 1/3 đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty. Điều này cho thấy lượng
cán bộ trẻ trong công ty chiếm % tương đối lớn.

- Số lượng cán bộ có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm chiếm 43,55%, số lượng cán bộ từ
10 năm kinh nghiệm trở lên là 24,19% . Lượng cán bộ trẻ chiếm % lớn dẫn đến vấn đề
đào tạo năng lực và truyền bá kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng làm
việc và tình hình phát triển chung của công ty.

3.2.2. Năng lực máy móc, thiết bị

- Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thi công đó là
máy móc và thiết bị. Nó ảnh hưởng tới giải pháp thi công mà nhà thầu đề xuất khi

75
tham gia đấu thầu.

Bảng 3.2: Bảng kê thiết bị, máy móc của công ty

Sở hữu (SH)
STT Mô tả thiết bị nhãn hiệu Số lượng hay Đi thuê
(ĐT)
1 Bộ thiết bị GPS G3100-R2 hoặc loại tương tự 5 SH
(3 máy)
2 Đầm dùi 1,5 KW 10 SH
3 Đồng hồ vạn năng 5 SH
4 Thang nâng<2 tấn 3 SH
5 Khoan cầm tay 5 SH
6 Máy bơm nước 2 kW 3 SH
7 Máy cắt uốn cắt thép 5KW 4 SH
8 Máy hàn 14 Kw 2 SH
9 Máy hàn điện 23kW 10 SH
10 Máy khoan đập cáp 40 kW 6 SH
11 Máy khoan giếng 10 SH
12 Máy khoan xoay 54 CV 5 SH
13 Máy nén khí diezen 660m3/h 2 SH
14 Máy phát la de 2 SH
15 Máy trộn bê tông 250l 3 SH
16 Máy trộn dung dịch 750 lít 3 SH
17 Mê gôm mét 1000V 5 SH
18 Tời máy 2 tấn 1 ĐT

(Nguồn: Phòng Vật tư – thiết bị của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động
hóa Việt Nam)

Hầu hết các thiết bị này đều đáp ứng được nhu cầu vè trang thiết bị máy móc của công
ty trong công việc hiện tại

76
3.2.3. Năng lực tài chính

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Năm
TT Nội dung
2015 2016 2017
1 Tổng tài sản 12,105 13,230 14,250
2 Doanh thu 8,179 10,725 12,816
3 Lợi nhuận trước thuế 0,065 0,077 0,090
4 Lợi nhuận sau thuế 0,059 0,062 0,072
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam)

Hình 3.2: Biểu đồ tổng tài sản và doanh thu của công ty trong năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam)

Như vậy, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 tổng tài sản của công ty liên tục tăng lên;
doanh thu có xu hướng tăng trưởng liên tiếp.

Từ bảng cân đối kế toán (Bảng 3.4) ta có một số nhận xét:

77
+ Về tài sản công ty: tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty tăng dần từ năm 2015 đến
năm 2017. Giá trị tài sản dài hạn của công ty có tăng nhưng tỷ trọng trên tổng tài sản
lại giảm. Điều này thể hiện sự năng động của công ty, chính sách tài sản chuyển dần từ
dài hạn sang ngắn hạn chứng tỏ khả năng quay vòng vốn của công ty khá tốt. Tỷ lệ
hàng tồn kho/tổng tài sản ngắn hạn ngày càng thấp điều này chứng tỏ khả năng tiếp
cận thị trường của công ty đã dần cải thiện và ngày càng tốt hơn trước.

Bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Năm
TT Nội dung
2015 2016 2017
I Tài sản ngắn hạn 287,301 402,511 574,896
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2,705 3,238 99,665
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 87,178 118,430 221,268
4 Hàng tồn kho 196,247 279,844 263,787
5 Tài sản ngắn hạn khác 1,169 0,997 0,175
II Tài sản dài hạn 268,972 344,660 333,560
1 Các khoản phải thu dài hạn 14,353 - -
2 Tài sản cố định 34,452 38,549 38,103
3 Bất động sản đầu tư - - -
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 207,048 278,753 278,753
5 Tài sản dài hạn khác 13,117 27,356 16,703
III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 556,274 747,171 908,457
IV Nợ phải trả 431,032 606,198 739,235
Nợ ngắn hạn 216,755 396,647 558,482
Nợ dài hạn 151,314 209,550 180,752
V Vốn chủ sở hữu 125,242 140,972 169,221
Vốn chủ sở hữu 125,242 140,972 169,221
Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -
VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 556,274 747,170 908,457

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động
hóa Việt Nam)

78
3.2.4. Năng lực lập hồ sơ dự thầu

- Hồ sơ dự thầu là yếu tố then chốt để quyết định việc trúng thầu hay không của doanh
nghiệp, được lập dựa trên sự phối hợp giữa các phòng bantrong công ty. Chủ đạo là
hai bộ phận kế hoạch và kỹ thuật, các phòng ban khác sẽ hỗ trợ và phối với với 2 bộ
phận này để hoàn thành một bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh. Bộ phận kế hoạch đảm nhận
vai trò chủ đạo và là bộ phận hoàn chỉnh bộ hồ sơ dự thầu.

Trong một bộ hồ sơ dự thầu gồm có:

* Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ pháp lý gồm có: Đơn dự thầu, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận khoa học công nghệ, giấy bảo đảm dự thầu, các
tài liệu liên quan khác theo hồ sơ mời thầu. Đây là phần hồ sơ sẽ được bộ phận kế
hoạch thực hiện. Là phần đầu của hồ sơ, là phần được các chuyên gia chấm thầu xem
xét trước tiên nên cần phải trình bày sao cho khoa học, hợp lý và có tính thẩm mỹ để
tạo ấn tượng tốt cho người chấm thầu.

* Hồ sơ kinh nghiệm

Hồ sơ kinh nghiệm được bộ phận kế hoạch thực hiện. Hồ sơ kinh nghiệm kê khai:
Danh sách các hợp đồng tương tự với công việc yêu cầu mà nhà thầu đã thực hiện,
danh sách nhân sự cho gói thầu và bố trí nhân sự , danh sách cán bộ chuyên môn và kỹ
thuật của nhà thầu. Công việc lập hồ sơ kinh nghiệm đòi hỏi cán bộ lập phải nghiên
cứu kỹ hồ sơ mời thầu cũng như hiểu rõ về công việc tương tự thực hiện, nhân sự phù
hợp đáp ứng yêu cầu. Nếu không thực hiện đúng sẽ không đáp ứng được yêu cầu và sẽ
bị loại.

* Hồ sơ tài chính

Đảm nhiệm lập hồ sơ tài chính là bộ phận kế hoạch. Phần hồ sơ tài chính kê khai các
số liệu tài chính thể hiện năng lực tài chính của công ty và các bản sao báo cáo tài
chính 3 năm gần nhất của nhà thầu. Đây là tài liệu hết sức quan trọng vì nó phản ánh
tình hình hoạt động của công ty, tiềm lực và khả năng đảm bảo thực hiện dự án của
công ty. Hồ sơ tài chính được trình bày theo mẫu trong hồ sơ mời thầu.

79
* Hồ sơ đề xuất kỹ thuật

Bộ phận kĩ thuật căn cứ vào hồ sơ mời thầu và các yêu cầu về dự án để lập biện pháp
thi công phù hợp, đồng thời kết hợp với bộ phận dự toán để tìm ra biện pháp tối ưu.

* Dự toán (lập giá dự thầu)

Giá dự thầu là yếu tố rất quan trọng trong hồ sơ đấu thầu được bộ phận dự toán thực
hiện và kiểm tra, chi phối rất lớn đến khả năng thắng thua của doanh nghiệp. Dựa vào
hồ sơ mời thầu, biện pháp thi công, định mức đơn giá, giá cả thị trường và sự chỉ đạo
của ban Giám đốc để đưa ra giá cả cạnh tranh nhất. Phần giá dự thầu trong hồ sơ dự
thầu của công ty gồm các nội dung sau:

+ Căn cứ xây dựng giá dự thầu: dựa trên cơ sở là các luật, nghị định, công bộ giá của
tỉnh, các công việc và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, các biện pháp thi công đã lập để
tính toán các chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc trong hồ sơ mời thầu.

+ Chiết tính đơn giá cho toàn bộ các hạng mục công việc của hồ sơ mời thầu.

+ Từ khối lượng mời thầu lập bảng tổng hợp giá dự thầu và đơn giá dự thầu đầy đủ.

- Sau khi xác định được giá trị của gói thầu, bộ phận kế hoạch tiến hành tập hợp và
hoàn chỉnh bộ hồ sơ dự thầu xây lắp, đem trình lên ban Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo.

3.2.5. Kết quả đấu thầu xây lắp của công ty trong giai đoạn 2015-2017

- Trong giai đoạn từ 2015-2017 công ty đã giành được khá nhiều công trình và các dự
án thủy lợi. Công tác đấu thầu xây lắp ở những năm này được triển khai tích cực.

Bảng 3.5. Một số gói thầu công ty đã trúng thầu trong giai đoạn năm 2015- 2017
Cấp
Giá trị hợp đồng
STT Tên công trình, dự án Năm công Chủ đầu tư
( tỷ )
trình
Xây dựng, lắp đặt hệ III Ban Quản lý dự
1 thống điều khiển, giám 3.172.635.000 án sửa chữa, nâng
sát và phần mềm quản 2015 cấp hồ chứa nước
lý; Dự án: Sửa chữa, Mạc Khê và hồ
nâng cấp hồ chứa nước chứa nước Sông
Sông Rác, huyện Cẩm Rác
Xuyên.

80
Cấp
Giá trị hợp đồng
STT Tên công trình, dự án Năm công Chủ đầu tư
( tỷ )
trình
2 Hệ thống tự động hóa 2015 II 2.989.058.000 Ban Quản lý Đầu
vận hành Đập dâng Văn tư và Xây dựng
Phong thuộc Hợp phần Thủy lợi 6
khu tưới Văn Phong
3 Cung cấp thiết bị, lắp 2015 II 12.932.412.000 Tổng Cty XDTL 4
đặt hệ thống quan trắc
đập chính - DA Hồ Tả
trạch, Thừa Thiên Huế.
4 Dự án: Công trình thủy 2016 II 5.447.900.000 Ban quản lý đầu
lợi Hồ chứa nước Ia tư và xây dựng
Mơr, tỉnh Gia Lai – Gói Thủy lợi 8
thầu số 09-ĐM-IAM:
Thiết bị quan trắc, đo số
tự động + camera giám
sát phục vụ quản lý"
5 Cung cấp hệ thống quan 2016 II 1.284.000.000 Viện khoa học
trắc thuộc gói:Tư vấn thủy lợi miền
lập phương án phòng trung và Tây
chống lũ lụt cho vùng nguyên
hạ du đập. Công trình
Đập dâng Văn Phong
thuộc Hợp phần khu
tưới Văn Phong.Dự án
thủy lợi Hồ chứa nước
Định Bình, tỉnh Bình
Định
6 Gói thầu: 03- ĐM- 2016 II 3.920.000.000 Ban Quản lý đầu
TVBS; hạng mục: “Lập tư và Xây dựng
phương án phòng chống Thủy lợi 8
lũ, lụt vùng hạ du đập +
Quy trình điều tiết nước
hồ chứa Iamor” thuộc
dự án: “Công trình
Thủy lợi hồ chứa nước
Ia Mor, tỉnh Gia Lai”

81
Cấp
Giá trị hợp đồng
STT Tên công trình, dự án Năm công Chủ đầu tư
( tỷ )
trình
7 Xây dựng CSDL và 2016 II 239.813.086 Viện Thủy điện và
phần mềm - Dự án: năng lượng tái tạo
Lập phương án phòng
chống lũ, lụt cho vùng
hạ du hồ chứa nước
Earot, tỉnh Đắc Lắc
8 Lắp đặt thiết bị đo số tự 2017 II 1.958.137.000 Ban quản lý đầu
động và camera quan tư xây dựng thủy
trắc hồ EA Rớt lợi 8
9 Mua sắm, xây dựng, lắp 2017 I 4.780.000.000 Ban Quản lý Đầu
đặt hệ thống đo mực tư và Xây dựng
nước tự động và hệ Thủy lợi 3 + LD
thống máy móc công AUTECH
nghệ thông tin kèm theo &ASEATEC
cho hồ Đại Lải và một
vị trí ở vùng hạ du
10 Thi công xây dựng 2017 II 5.174.000.000 Công ty cổ phần
hạng mục Hệ thống xây dựng Thủy lợi
quan trắc Xi phông số 1 Hải Phòng"
thuộc gói thầu XL7
(Kênh và công trình
trên kênh chính Ngàn
Trươi đoạn từ
K14+600÷K16+220)
Hợp phần Hệ thống
kênh, Dự án Hệ thống
thủy lợi Ngàn Trươi -
Cẩm Trang (giai đoạn
1)

Nguồn: Phòng dự án

Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong xây dựng, ý thức được vấn đề này nên công ty
luôn coi trọng và không ngừng tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng
đội ngũ công nhân tay nghề cao để nâng cao chất lượng công trình. Nhìn chung phần
lớn các công trình đều đáp ứng được kỹ thuật, chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

82
Bảng 3.6. Một số gói thầu công ty đã trượt thầu trong giai đoạn năm 2015- 2017

STT Tên công trình, Giá công ty đề xuất Giá đối thủ cạnh
dự án ( tỷ đồng ) tranh (tỷ đồng)

Hệ thống quan trắc giám sát


1 hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh 4.265.020.000 3.952.000.000
Quảng Ninh
2 Xây lắp hệ thống quan trắc 2.680.038.000 2.050.000.000
giám sát cụm công trình đầu
mối hồ chứa nước EaHleo tỉnh
Đăk Lăk
3 Hệ thống quan trắc giám sát hồ 3.525.380.000 3.060.500.000
chứa nước Khe Giữa, tỉnh
Quảng Ninh
- Giá bỏ thầu chưa hợp lý, công ty đã bị loại do đưa ra mức giá cao so với các đối thủ
cạnh tranh. Nguyên nhân là do khi lập giá dự thầu, vẫn dựa chủ yếu vào các đơn giá,
định mức các công bố giá của địa phương, chưa thực sự nghiên cứu kỹ các điều kiện
thực tế gói thầu, các nguồn cung cấp vật liệu, nguồn nhận lực. Hơn nữa hiện nay công
ty có khá nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng công ty chưa coi trọng việc nghiên cứu kỹ
các đối thủ cạnh tranh này. Ngoài ra còn một số lí do khác như điều kiện vật chất
không đáp ứng được công trình phức tạp, do trình độ nhân lực không đủ mức yêu cầu
trong hồ sơ thầu, ...

Bảng 3.7: Tỷ lệ thắng thầu của công ty giai đoạn 2015-2017

Số công Giá trị Giá trị Xác suất trúng thầu


trình Số công trình công
tham công tham gia trình
TT Năm gia dự trình dự thầu trúng Theo số Theo giá trị
thầu trúng (tỷ đồng) thầu công trình công trình
thầu (%) (%)
(tỷ đồng)
1 2015 5 3 34,231 19,094 60,00 55,78
2 2016 6 4 17,150 10,651 67,00 62,11

3 2017 4 3 24,045 11,912 75,00 49,54

83
Hình 3.3: Biểu đồ xác suất trúng thầu của công ty trong năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – đầu tư của công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự
động hóa Việt Nam)

- Trong giai đoạn 2015-2017 kết quả đấu thầu của công ty có giá trị khá cao nhưng
chưa nhiều. Ta có thể thấy tỷ lệ trúng thầu của công ty là chưa cao chứng tỏ công tác
đấu thầu của công ty vẫn tồn tại những yếu kém và cần khắc phục.

3.2.6. Đánh giá tổng hợp về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty

- Ở miền Bắc, số lượng đối thủ cạnh tranh của công ty là tương đối lớn. Nếu xét về
nguồn vốn, quy mô, thiết bị, máy móc, nguồn nhân lực thì hơi yếu so với đối thủ là các
tổng công ty lớn nhưng lại có uy tín vì đã giành được quyền thực hiện khá nhiều dự án
thủy lợi và bàn giao sử dụng. Công ty rất có thế mạnh trong việc cung cấp hệ thống
thiết bị thủy lợi, có đội ngũ cán bộ không ngừng nghiên cứu và cải tiến trang thiết bị,
tìm tòi thiết bị nhập ngoại và phương án thi công tiết kiệm, hiệu quả. Bên đó cũng còn
tồn tại những yếu điểm mà công ty cần khắc phục để làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả
hơn, giúp tiết kiệm hơn thời gian cũng như tiền bạc.

3.3. Đánh giá các nguyên nhân và những tồn tại hạn chế của công ty trong giai
đoạn 2015-2017

3.3.1. Những tồn tại hạn chế

- Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được trong hoạt

84
động đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến khả năng trúng thầu vẫn chưa
cao. Tác giả sẽ phân tích một số tồn tại chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu
của công ty như sau:

3.3.1.1. Năng lực tài chính

- Năng lực tài chính của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng huy động vốn vay
của ngân hàng trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện nhưng những năm trước
vẫn còn rất thấp. Chưa đáp ứng được những công trình có giá trị hợp đồng lớn. Số vốn
dùng để sản xuất kinh doanh của công ty còn bị hạn chế, phải vay nợ nhiều, chịu lãi
suất hàng tháng gây ra gánh nặng tài chính cho nhà thầu, đồng thời làm giảm nguồn lãi
từ công trình (do phải trích một phần lãi để trả cho ngân hàng)

- Công tác nghiệm thu thanh toán, thu hồi vốn từ chủ đầu tư đôi khi diễn ra không
thuận lợi, công tác chuẩn bị hồ sơ pháp lý và giấy tờ thanh toán vẫn còn chưa chuyên
nghiệp, chủ đầu tư gây khó khăn dẫn đến việc thu hồi bị chậm, ứ đọng vốn, gây khó
khăn cho công tác triển khai thực hiện thi công công trình.

3.3.1.2. Năng lực nhân sự

- Số lượng kỹ sư trẻ khá nhiều, chủ yếu là từ giới thiệu qua cán bộ nhân viên của công
ty. Do mới ra trường lại ít được đào tạo nên kinh nghiệm thực tế còn non. Vấn đề đào
tạo và nâng cao năng lực dù được chú trọng nhưng chưa thực sự rõ ràng và có tính
thuyết phục, không đem lại kết quả cao. Một số cán bộ nhân viên còn mới, lại chưa
được đào tạo và hướng dẫn cụ thể hệ thống quản lý công ty dẫn đến chưa có kiến thức
làm việc các công việc chuyên môn. Dù nhiều năm làm việc nhưng cũng chỉ đảm nhận
công việc phụ trợ. Điều này cũng một phần do công ty chưa chuyên trách các phòng
ban cụ thể, một cán bộ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau.

- Mặc dù công ty đã lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo được những cán bộ giỏi, có trình
độ năng lực chuyên môn cao nhưng hằng năm, số lượng cán bộ thất thoát vẫn nhiều,
làm lãng phí thời gian đào tạo và tìm người mới phù hợp đáp ứng kịp thời công việc
của công ty.

- Lượng nhân công đi hiện trường của công ty tương đối nhỏ và hằng năm thất thoát
tương đối nhiều, công ty vẫn phải điều động cán bộ văn phòng đi hỗ trợ, rất khó đảm

85
bảo khả năng làm quen cũng như tinh thần làm việc. Các cán bộ kỹ thuật hiện trường
đa phần là những kỹ sư mới ra trường nên kinh nghiệm thi công còn nhiều hạn chế, sự
ứng biến và nhạy bén với công việc chưa cao, khả năng thuyết phục tư vấn giám sát,
chủ đầu tư khi làm công tác nghiệm thu kém làm chậm tiến độ giải ngần thanh toán,
đôi khi còn không theo sát hiện trường nên gây ra những sai sót trong thi công, tạo ra
những chi phí sửa chữa không cần thiết, làm giảm lợi nhuận thu được của công ty.

- Chế độ đãi ngộ hay mức lương của công ty chưa thật sự rõ ràng khiến cán bộ lao
động cảm thấy thiếu động lực để cống hiến khả năng, do đó công ty thtường xuyên xảy
ra tình trạng chảy máu chất xám hằng năm.

3.3.1.3. Công tác tìm kiếm, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường

- Bộ phận marketing chưa có, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm nên thực hiện công tác
nghiên cứu thị trường khá sơ sài, vẫn còn một số cán bộ thiếu trách nhiệm, cẩu thả
trong công việc dẫn đến chất lượng công việc thực hiện còn thấp làm ảnh hưởng đến
khả năng của công ty. Một số kết quả không mong muốn sau:

+ Thông tin về chủ đầu tư thiếu chính xác, không nghiên cứu kỹ, đặc biệt là khả năng
thanh quyết toán sau này của chủ đầu tư là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khả năng
thanh toán, thu hồi vốn chậm của công ty.

- Công ty dù đã có ý tưởng xây dựng hệ thống thông tin chung để sử dụng trong công
tác đấu thầu nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để. Các thông tin nghiên cứu chỉ phục vụ
cho một gói thầu riêng mà không có sự quản lý một cách có hệ thống để phục vụ hoạt
động đấu thầu chung dẫn đến mất thời gian khi nhận đấu thầu một dự án mới.

+ Nắm bắt về giá cả nguyên vật liệu, nhân công ở địa phương chưa hoàn toàn chính
xác, chưa dự đoán được biến động về giá cả của thị trường, không nhanh nhẹn nắm bắt
được thay đổi của thị trường dẫn đến những sai lầm về giá dự thầu của công ty. Điều
này xảy ra chủ yếu đối với những cán bộ nhận viên mới, chưa được đào tạo bài bản cụ
thể về công tác dự toán. Công tác kiểm tra công việc sau khi hoàn thành của những cán
bộ mới còn qua loa và chưa chú trọng. Đôi khi giá dự thầu quá cao so với giá xét thầu
của chủ đầu tư, hoặc so với giá của các nhà thầu khác. Lúc lại bị chủ đầu tư bỏ giá
thấp tuy công ty trúng thầu nhưng lãi sau khi hoàn thành công trình bị hao hụt không ít

86
chưa kể những công trình thực hiện sau vẫn phải thực hiện trên cơ sở đơn giá cũ cùng
khu vực.

3.3.1.4. Công tác lập hồ sơ dự thầu

- Công ty chưa lập được một quy trình đấu thầu hoàn chỉnh để áp dụng. Việc lưu trữ
và quản lí hồ sơ dự án còn chưa chuyên nghiệp, chưa có hệ thống thống nhất, việc tìm
kiếm hồ sơ tài liệu còn gặp nhiều khó khăn và đôi khi thất lạc, mất thời gian để truy
tìm lại, cơ sở dữ liệu để áp dụng chung đối với các gói thầu tương tự nhau chưa có,
mỗi lần làm lại mất rất nhiều thời gian.

- Một số cán bộ, nhân viên tham gia lập hồ sơ dự thầu chưa được đào tạo bài bản và
truyền đạt kinh nghiệm nên còn yếu kém về năng lực, kinh nghiệm, hơn nữa lại chưa
hết mình trong công việc. Tuy hoàn thành công việc nhưng vẫn phải sửa lại nhiều lần
mới có thể dùng được dẫn đến mất thời gian. Một số sai sót thường thấy ở hồ sơ
thường gặp như:

+ Không đúng biểu mẫu ban hành từ chủ đầu tư

+ Nhầm lẫn tên hoặc các thông tin công trình trong hồ sơ dự thầu

+ Hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu như: thiếu hợp đồng, hợp đồng không đúng tính chất
nội dung yêu cầu, mô tả nhân sự sai tính chất yêu cầu, ...

+ Thiếu chứng chỉ chứng minh năng lực của các cán bộ

+ Chứng chỉ có nhưng hết hiệu lực

+ Bảo đảm dự thầu không hợp lệ

+ Hồ sơ hợp đồng không thống nhất ví dụ ngày trong biên bản nghiệm thu hoàn thành,
biên bản bàn giao khối lượng, biên bản thanh lí hợp đồng không đồng nhất hoặc bất
hợp lí

+ Các đề xuất về giải pháp kỹ thuật thi công chưa hoàn toàn hợp lý, chưa hỏi rõ yêu
cầu của chủ đầu tư đã làm dẫn đến mất nhiều thời gian sửa chữa, vì vậy cần rút kinh
nghiệm sau này để tiết kiệm thời gian, công sức thực hiện các công việc khác.

87
- Giá bỏ thầu chưa hợp lý, lúc thì cao hơn giá xét thầu của chủ đầu tư, lúc lại quá thấp
dẫn đến việc đấu thầu không hiệu quả.

- Công tác lập hồ sơ đề xuất kỹ thuật vẫn có tình trạng làm qua loa, sao chép mà chưa
sửa chữa các hồ sơ cũ dẫn đến một số lỗi không đáng có làm hạ thấp hình ảnh nhà
thầu, hồ sơ không đạt yêu cầu.

3.3.2. Phân tích nguyên nhân

3.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Yếu tố then chốt đầu tiên cần xét đến là nguồn nhân lực của công ty, tuy công ty có
lượng cán bộ từ đại học trở lên chiếm con số khá cao nhưng lại chiếm đến một nửa số
lượng cán bộ trẻ. Công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty hiện chưa có chiến
lược bài bản để đào tạo lớp kế cận. Do đội ngũ cán bộ còn non trẻ, thiếu các kinh
nghiệm và các kỹ năng xử lý cần thiết nên chất lượng công việc ở công ty cũng như
trên hiện trường chưa thực sự ổn định. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên tuy được lãnh đạo chú trọng nhưng lại không có phương án cụ thể.
Ngoài ra công ty còn phải chịu sức ép từ việc thất thoát nhân lực, việc nhận nhân viên
viên mới đòi hỏi quá trình đào tạo mới có thể làm việc hiệu quả điều này dễ dẫn đến
tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo, tiến độ công trình bị chậm trễ.

- Bên cạnh đó là công tác thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường còn nhiều hạn chế,
chưa đạt được hiệu quả cao, do một phần công ty bắt nguồn từ một doanh nghiệp nhà
nước hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi (ngành mà các dự án hầu hết là của nhà nước,
không có tính năng động trong tìm kiếm công việc như các ngành xây lắp khác) dẫn
đến chưa có sự đầu tư cho công tác marketing, đội ngũ cán bộ marketing của công ty
là chưa có. Hiện tại công ty vẫn sử dụng cán bộ thuộc bộ phận khác đi thu thập thông
tin qua mạng chứ chưa có kế hoạch phát triển một bộ phận thu thập và xử lý thông tin
riêng biệt, điều này dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác tìm kiếm thông tin,
đối thủ cạnh tranh, thông tin về chủ đầu tư.

- Trình độ và công tác quản lý hồ sơ dự thầu: Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu thường
rất ngắn và đôi khi công ty gặp tình trạng quá tải do quá nhiều gói thầu mới. Nhưng
việc quản lý và lưu trữ hồ sơ lại chưa khoa học, mất nhiều thời gian để tìm kiếm một

88
tài liệu và đôi khi còn bị thất lạc. Tuy công ty thực hiện nhiều gói thầu tương tự, có thể
áp dụng cơ sở dữ liệu của gói thầu này cho gói thầu khác để tránh mất thời gian nhưng
công ty chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu cụ thế, việc tập hợp dữ liệu mất nhiều thời gian
và công sức. Cán bộ lập hồ sơ dự thầu còn yếu về kỹ năng, kiểm soát chất lượng hồ sơ
còn yếu kém và đôi khi mắc phải những sai sót như: Hồ sơ dự thầu không đúng mẫu,
sai tên công trình, thủ tục liên danh chưa đúng quy định, hợp đồng tương tự kê khai sơ
sài và chưa đúng yêu cầu mời thầu...

- Nguyên nhân thứ tư là năng lực máy móc thiết bị và công nghệ của công ty còn hạn
chế. Do nguồn vốn có hạn, các máy móc chưa được sửa chữa và bảo trì thường xuyên
dẫn đến không tránh khỏi tình trạng xuống cấp. Việc thi công thường thực hiện trên
các địa bàn ngoài tỉnh nên việc cung ứng thiết bị còn nhiều khó khăn nhất định, nhiều
khi phải thuê máy thi công và vận chuyển thiết bị khá cồng kềnh nhưng quãng đường
vận chuyển không dễ dàng.

- Bộ phận kho xưởng cung ứng vật tư: Việc cung ứng vật tư, nguyên liệu thường bị trì
trệ và ko đúng hạn, do nguồn vốn cung cấp chưa kịp thời, thiết bị phải nhập ngoại, bộ
phận kho xưởng chưa tự giác thực hiện mà còn phải có sự đốc thúc từ phía quản lý.
Điều này đẫn đến tình trạng thi công ngoài hiện trường bị ảnh hưởng, chậm tiến độ, và
bị gây khó dễ bởi chủ đầu tư.

3.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ. Các
văn bản pháp quy còn nhiều trường hợp bỏ sót. Đặc biệt là những quy định về giá cả
dự thầu còn nhiều điểm cứng nhắc khiến cho các nhà thầu Việt Nam còn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình lập dự toán, đưa ra giá dự thầu hợp lý và có tính cạnh tranh,
điều này tác động không nhỏ đến năng lực đấu thầu của công ty.

- Công tác đấu thầu mặc dù tuân theo những quy định nghiêm ngặt của nhà nước
nhưng không tránh khỏi những tiêu cực trong hoạt động tổ chức đấu thầu. Đối với
nhiều gói thầu do đã có quan hệ giữa nhà thầu và bên mời thầu nên dễ diễn ra những
sự ưu tiên của chủ đầu tư đối với nhà thầu đó làm hạn chế cơ hội thắng thầu của những
nhà thầu khác.

89
- Công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây lắp về đấu thầu ngày càng hoàn thiện,
góp phần chống thất thoát tham nhũng. Tuy nhiên, quy trình đấu thầu phải thực hiện
qua nhiều khâu, nhiều thủ tục nặng nề và phức tạp, chưa rõ trách nhiệm trong nhiều
trường hợp là nguyên nhân gây ra chậm tiến độ của công ty.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây của Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới
các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt gặp nhiều khó khăn là vấn đề thu hồi vốn của
công ty. Giá cả nguyên vật liệu xây dựng trong thời kì này cũng bất ổn, lên xuống thất
thường, khiến cho việc cung ứng vật liệu thiết bị thi công của công ty bị trì trệ. Giá
thiết bị bị chủ đầu tư ép giá trên những đơn giá cũ. Trong khi những nỗ lực của nhà
nước trong việc bình ổn thị trường nhà đất chưa có hiệu quả rõ rệt dẫn đến sự ứ đọng
vốn liên tục của chủ đầu tư, dẫn đến việc các dự án mới ít đi, các doanh nghiệp e dè
trong đấu thầu các công trình mới.

3.4. Định hướng cho các giải pháp phát triển của công ty trong thời gian tới,
phương hướng và nhiệm vụ của công ty

3.4.1. Mục tiêu phát triển trong hoạt động đấu thầu của công ty

- Tham gia hoạt động nhiều năm trên lĩnh vực xây lắp, công ty Cổ phần công nghệ xây
dựng và tự động hóa Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên lĩnh
vực xây lắp ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này dẫn đến việc cạnh tranh là không dễ dàng. Vì vậy, trong
những năm tiếp theo công ty đã đã đề ra những định hướng phát triển trong thời gian
tới.

- Mục tiêu hàng đầu mà công ty đề hướng tới đó là nâng cao tỷ lệ thắng thầu lên 70-
80%, đặc biệt là những công trình cấp cao và có giá trị lớn, những công trình có yêu
cầu kĩ thuật phức tạp với tư cách tham gia là nhà thầu chính

- Tiếp tục chiến lược xây dựng và phát triển của công ty Cổ phần công nghệ xây dựng
và tự động hóa Việt Nam theo định hướng giữ vững thế mạnh của công ty trong lĩnh
vực thủy lợi, kết hợp phát triển những phần mềm tân tiến tích hợp kèm thiết bị, mở
rộng phát triển xây dựng hơn nữa ở xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tiến tới vững
mạnh đều tất cả các lĩnh vực trong ngành xây lắp.

90
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường các biện pháp quản lý
tài chính, quản lý kỹ thuật, chất lượng.

- Quyết tâm mở rộng quan hệ hợp tác và tìm kiếm các thị trường xây lắp có tiềm năng
tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ và công nhân lao động. Giữ vững và ổn định đời
sống cho cán bộ, công nhân viên ,nâng cao thu nhập, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực về cả chất lượng và số lượng, tích
cực trong công việc, chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm và học tập công nghệ mới, ứng
dụng vào công ty.

- Trong công ty phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân. Có chế độ khen
thưởng, khuyến khích những sáng tạo có ích cho công ty.

- Tiếp tục tìm kiếm, thay mới thiết bị hiện đại bên cạnh đó là bảo trì bảo dưỡng các
máy móc thi công, đầu tư áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuât
nhằm nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, mở rộng sản xuất,
đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, tăng cường uy tín và năng lực của công ty

3.4.2. Đầu tư, xây dựng và triển khai các dự án

- Nhiệm vụ hàng đầu là tiếp tục triển khai các dự án công ty sẵn có. Do tình hình nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước đối với
việc cho vay vốn đầu tư xây dựng nên cần nhà thầu phải cân nhắc kỹ càng và xác định
thực hiện công tác đầu tư và triển khai các dự án có tính khả thi cao, nguồn vốn trong
khả năng của công ty, hạn chế sử dụng vốn vay để đầu tư.

- Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình còn dở dang đã ký
hợp đồng trong năm trước, thu hồi vốn đầu tư cho các công trình khác.

- Đấu thầu các công trình mới tập trung vào lĩnh vực hoạt động sở trường là thủy lợi,
kết hợp phát triển những phần mềm tân tiến tích hợp kèm thiết bị, phát triển hơn nữa ở
xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tiến tới vững mạnh đều tất cả các lĩnh vực trong
ngành xây lắp.

91
3.4.3. Phát triển nguồn vốn

- Tăng cường củng cố mối quan hệ với các ngân hàng để có vốn vay ổn định, tìm cách
nâng hạn mức tín dụng, bên cạnh đó mở rộng quan hệ với các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác.

- Chú trọng khả năng và thời hạn thanh toán của các dự án khi vay ngân hàng. Do đó
công ty cần lựa chọn các gói thầu trọng điểm, hiệu quả đầu từ cao, tránh việc tham gia
các gói thầu có nguồn vốn không đảm bảo, chưa có kế hoạch vốn.

- Tập trung công tác thanh quyết toán nhằm thu hồi vốn, tận dụng thực hiện công trình
khác.

- Phân bổ nguồn vốn cho từng công trình một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần Công
nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam

- Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết các yếu điểm của công ty, những tồn tại nào
cần khắc phục để hoàn thiện năng lực và nâng cao uy tín cho công ty.

- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, về chất lượng, tiến độ của gói thầu: đáp
ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu với hiệu quả kinh tế cao. Đây là yêu cầu cơ bản
nhất trong đấu thầu xây lắp, nếu không tuân theo sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và có thể
khiến công ty phải làm lại.

- Đảm bảo khả năng cạnh tranh của nhà thầu: các giải pháp đưa ra phải hoàn thiện
được khả năng cạnh tranh của nhà thầu, giúp tăng khả năng thắng thầu.

- Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam muốn đạt được các
định hướng đề ra thì cần phải tìm được các giải pháp nhằm tăng khả năng trúng thầu của
công ty. Sau khi phân tích thực trạng đấu thầu xây lắp của công ty, tác giả xin đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của công ty trong thời gian tới.

3.5.1. Các giải pháp về nâng cao năng lực của nhà thầu

3.5.1.1. Giải pháp về trang thiết bị máy móc và công nghệ của công ty

- Qua khảo sát cũng như tìm hiểu về các loại máy móc mà công ty đang sử dụng, tác

92
giả nhận thấy công ty nên bảo trì bảo dưỡng thường xuyên một số máy móc, tránh tình
trạng hỏng hóc khi cần thi công. Bên cạnh đó những loại máy thường xuyên sử dụng
thì nên đầu tư mua sắm tránh chi phí thuê và đi lại. Theo định hướng từ ban lãnh đạo,
những năm tiếp theo sẽ phát triển thêm mảng dân dụng công nghiệp, trang thiết bị
phòng họp, phòng điều hành nên có thể tập trung mua sắm và trang bị một số máy móc
chuyên dụng để thi công .

- Khi được trang bị các loại máy móc có thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu cũng
như giá cá hợp lí, sẽ là thế mạnh để cạnh tranh so với các đối thủ khác. Điều đó là một
nhân tố quyết định khả năng giành được gói thầu hay không.

- Năng lực về kỹ thuật, máy móc trang thiết bị của nhà thầu trong lĩnh vực xây lắp thể
hiện ở khả năng đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu của chủ đầu tư. Vấn đề đặt ra là tìm cách
để phát triển sự hợp lí và khoa học trong các sản phẩm thiết bị xây dựng. Để nâng cao
năng lực kỹ thuật, máy móc trang thiết bị, cần có sự phát triển từ mặt cơ sở vật chất kỹ
thuật, lựa chọn vật liệu đến thiết lập kết cấu và biện pháp thi công hợp lí. Cụ thể có
những giải pháp như sau:

- Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lí để nhập khẩu và đưa vào sử dụng các nguyên vật
liệu, thiết bị, máy móc hiện đại đặc biệt là hàng nhập ngoại có nguồn gốc xuất xứ và
sự đảm bảo về chất lượng để đáp ứng nhiều hơn các yêu cầu kỹ thuật của công trình.

- Thực hiện công tác quản lý, bảo trì bảo dưỡng định kỳ đối với máy móc thiết bị và
đánh giá lại tài sản. Đối với những máy móc đã cũ và lạc hậu, hiệu quả giảm sút thì lên
kế hoạch thay thế và thanh lí. Bên cạnh đó, lên kế hoạch để nâng cao hiệu suất sử dụng
máy móc. Kiểm tra năng suất và độ an toàn khi sử dụng đối với cán bộ kỹ thuật sử
dụng máy.

- Tìm biện pháp thi công nhanh, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại và từng bước nâng
cao chất lượng công trình. Khi tham gia đấu thầu, công ty cần kê khai và cung cấp
thông tin năng lực thực hiện của mình. Trong đó, yếu tố máy móc thiết bị được chủ
đầu tư rất quan tâm và đánh giá cao khi lựa chọn doanh nghiệp nhận thầu.

93
- Khi đề xuất biện pháp thi công, nên lường trước những tai nạn dễ xảy ra khi sử dụng.
Ví dụ như tình trạng trộm cắp thường hay xảy ra của nước ta bằng cách rào bảo vệ,
hay đặt trên cọc cao, nếu bị mất cắp bộ phận sẽ mất đi tính bộ của thiết bị. Nếu tình
trạng này xay ra thì cần tiến hành thay thế, sửa chữa linh kiện, đề xuất các biện pháp
bảo vệ phù hợp.

- Khi tiến hành mua sắm, công ty nên chú trọng mua máy mới, có nguồn gốc xuất xứ
đảm bảo, tránh mua máy cũ đã qua sử dụng vì dễ hỏng, không đảm bảo được sự an
toàn và hiệu quả cao khi thi công. Nên mua các linh kiện đồng bộ để tránh xung khắc
và hoạt động không hiệu quả.

- Khi máy móc đã hết thời hạn khuyến cáo sử dụng thì nên đề xuất thay mới để đảm
bảo chất lượng, vừa đảm bảo an toàn tránh vướng mắc khó khăn khi thi công vừa đảm
bảo thiết bị thuộc công ty không bị lạc hậu so với các công ty khác. Điều này cũng rất
được chú trọng trong công tác đấu thấu. Với những thiết bị hiện đại, làm việc ổn định
trong thời gian thi công, hạn chế được tối đa những rủi ro, đảm bảo tiến độ thi công
cũng như chất lượng công trình thì nhất định sẽ được chủ đầu coi trọng. Cho dù nhà
thầu có đưa ra giá dự thầu cao hơn một chút so với các nhà thầu có máy móc lạc hậu
hơn thì công ty vẫn sẽ có nhiều khả năng thắng thầu.

- Bên cạnh sự phát triển và hiện đại hóa máy móc thì cũng nên coi trọng tay nghề,
trình độ kỹ thuật của các công nhân sử dụng máy để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng
máy và có hiệu quả hết công suất.

- Theo đánh giá thực trạngnăng lực máy móc thiết bị thì hiện nay tình trạng máy móc
thiết bị công nghệ ở công ty vẫn còn hạn chế về số lượng và chủng loại so với công ty
khác và so với với nhu cầu sử dụng hiện của chính công ty hiện nay. Vì vậy, tác giả
củaluận văn cũng xin đề xuất một số máy móc, thiết bị cần thiết nhất mà Công ty nên
đầu tư mua sắm như:

94
- Đề xuất một số máy móc thiết bị cần mua của Công ty

TT Loại máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng

I Thiết bị phục vụ thi công công tác đất,


đá, bêtông và xây lắp các loại
1 Máy đào, dung tích gầu ≥ 1,6m3 Cái 06 Mới

2 Máy đào, dung tích gầu ≥ 1,2m3 Cái 04 Mới

4 Máy ủi – công suất ≥ 108 CV Cái 06 Mới

5 Máy đầm rung ≥ 25 tấn Cái 01 Mới

6 Máy khoan ≥ Ɵ42 mm Cái 05 Mới

7 Máy toàn đạc điện tử Cái 02 Mới

3.5.1.2. Nâng cao năng lực tài chính của công ty

- Khả năng tài chính của công ty luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bên mời thầu,
đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì năng lực tài chính còn
quan trọng hơn nhiều. Nó có tác động rất lớn đến quá trình mua sắm vật liệu, sản xuất
thiết bị, kinh phí thi công công trình, là căn cứ đặc biệt quan trọng để đánh giá nhà
thầu. Công ty cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam đến nay vẫn còn
gặp những khó khăn trong việc đáp ứng đủ nguồn vốn, hiệu quả sử dụng đặc biệt là
biện pháp để tránh tình trạng tồn đọng, thất thoát và lãng phí vốn. Nhằm giải quyết vấn
đề này Công ty cần có một số giải pháp như:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả

+ Lên kế hoạch để sử dụng vốn đầu tư hiệu quả là hết sức quan trọng. Vốn đầu tư có
được sử dụng hiệu quả hay ko phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư và công tác lập kế hoạch
của doanh nghiệp. Việc lên kế hoạch đầu tư vốn cần tập trung vào những vấn đề sau:

+ Lên danh sách cụ thể các dự án đầu tư cần được chú trọng. Những dự án có thể thực
hiện nhanh và lấy lại vốn thì nên được ưu tiên. Cân nhắc và sắp xếp để không bố trí
thực hiện nhiều dự án trong cùng lúc vì dễ dẫn đến tình trạng không cấp đủ vốn cho

95
công tác mua sắm vật liệu, thi công công trình, dễ gây ra đình trệ trong tiến độ thi
công, giảm uy tín của nhà thầu.

+ Tăng cường khả năng huy động nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Năng lực về tài chính sẽ phản ánh sức mạnh của nhà thầu và sức cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp. Nhà thầu có tài chính mạnh sẽ làm cho chủ đầu tư tin tưởng hơn, vì thế
cũng làm tăng khả năng trúng thầu của doanh nghiệp.

+ Kế hoạch đầu tư xây dựng cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng về tính khả thi, khẳ
năng cung ứng vốn. Các công trình đưa vào bàn giao sử dụng thì nên chuẩn bị kỹ
lưỡng giấy tờ thiết bị, hồ sơ thanh toán ngay từ khâu hợp đồng để khi thanh toán tránh
việc chủ đầu tư gây khó khăn, gây ra một lượng vốn ứ đọng. Như vậy sẽ dẫn đến thiếu
vốn để phục vụ thi công cho công trình tiếp.

+ Nếu có điều kiện hoặc có khả năng đưa ra biện pháp thi công hợp lí mà lại hiệu quả
giúp đẩy nhanh tiến độ thì nên thực hiện. Khi giảm được thời gian thi công sẽ dẫn đến
tiết kiệm dược các chi phí dễ phát sinh trong quá trình thi công. Nhiều công trình có sự
đổi mới thực hiện khoa học mà không ảnh hưởng đến chát lượng công trình còn được
chủ đầu tư khen thưởng, nhanh chóng có nguồn vốn mới.

+ Công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công nếu điều kiện cho phép, tích cực đưa ra
các giải pháp thi công hợp lý và hiệu quả nhất nhằm rút ngắn tiến độ. Việc rút ngắn
thời gian thi công sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí phát sinh trong quá trình thi công.
Nếu rút ngắn được đáng kể thời gian tiến độ mà không ảnh hưởng đến chất lượng công
trình, công ty còn được chủ đầu tư khen thưởng, công ty có thêm nguồn tiền vốn mới.

- Tìm hiểu và phân tích khả năng cung ứng thị trường, dự bảo biến động và giá cả. Đối
với những thiết bị mà thời gian nhập hàng lâu có thể mua dự trữ kịp thời, tránh tình
trạng tiến độ đến gần mà không có thiết bị để xây dựng, ngoài ra khi thực hiện nhiều
lúc công trình, có thể ưu tiên thiết bị này cho công trình khác nếu cần gấp. Những thiết
bị, vật tư tồn kho, tài sản sử dụng không hiệu quả thì có thể thanh lí hoặc cho thuê
nhằm giảm tối đa lượng ứ đọng vốn hơn nữa tăng thêm nguồn thu nhập cho công ty.

96
- Các khoản chi phí trong việc thi công cần được quản lý chặt chẽ, hạn chế thất thoát
lãng phí nguồn vốn. Chỉ đạo, đôn đốc thi công nhanh, dứt điểm từng hạng mục công
trình để rút ngắn tiến độ, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Đồng thời với công tác này là công
tác hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu thanh toán để thu hồi vốn nhanh chóng.

- Tận dụng tối đa các nguồn huy động vốn

- Công ty nên tìm cách huy động tối đa các nguồn vốn vì lí do không phải lúc nào công
ty cũng có đủ khả năng đáp ứng và kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc huy động nguồn vốn có thể thực hiện qua nhiều hình
thức: huy động vốn từ khối liên doanh, huy động vốn qua ngân hàng, huy động vốn từ
nội bộ công nhân viên qua hình thức phát hành cổ phiếu, ...

- Hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức huy động vốn chủ yếu qua ngân
hàng. Để thực hiện theo hình thức này công ty cần tiếp tục tạo dựng mối quan hệ tốt
đẹp với ngân hàng, chứng minh được doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Bên
cạnh đó công ty có thể cải thiện nguồn vốn bằng cách bán huy động mua cổ phần từ
cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty.

- Tận dụng các khôi liên doanh, liên kết để có sự trợ giúp về nguồn lực và công nghệ,
hơn nữa tạo điều kiện để trao đổi và học hỏi giữa các doanh nghiệp, mở rộng thị
trường hoạt động, tăng khả năng cung ứng vốn cho dự án, công trình.

- Việc hoạt động kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp sẽ là giải pháp tốt nhất để tăng
cường vốn. Là nguồn cung cấp vốn lâu dài, ổn định và hiệu quả.

- Sử dụng nguồn vốn hiện có sao cho hiệu quả

+ Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn vốn thì việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả
cũng cần được chú trọng. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn cần chú ý các điều sau:

+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi từ các dự án. Đề ra quy định cụ thể cho việc thu
chi của các đơn vị, chế độ kiểm tra giám sát thu chi. Quy định rõ trách nhiệm của các
đơn vị cá nhân quản lý, tránh xảy ra thất thoát, lãng phí vốn.

97
+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân để họ có thể làm tốt nhất công
việc của họ, giảm thiểu tối đa sai sót, phải làm lại việc nhiều lần cũng sẽ giảm tối đa
các khoản chi phí phát sinh do điều chỉnh

3.5.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Công ty hiện nay có nguồn lực cán bộ dồi dào, lượng cán bộ có trình độ chuyên môn
và kỹ thuật có trình độ tay nghề cao song lượng cán bộ trẻ non kinh nghiệm cũng khá
nhiều, do vậy vẫn gặp một số khó khăn về vấn đề nguồn nhân lực. Cần có những giải
pháp cụ thể như:

- Đối với những cán bộ tham gia công tác đấu thầu, cần có kế hoạch tăng cường kỹ
năng toàn diện về kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật cho cán bộ... Những cán bộ
này cần có trình độ chuyên môn để thiết lập hồ sơ dự thầu chất lượng cao. Điều này
đòi hỏi cán bộ cần nghiêm túc khi nghiên cứu các yêu cầu hồ sơ mời thầu, đối với cán
bộ trẻ mới làm thì phải dành nhiều thời gian nghiên cứu cả các công trình mình đã
thực hiện, hiểu biết về hệ thống của mình để làm ra bộ hồ sơ năng lực cho chuẩn xác.

- Hàng năm công ty nên tổ chức đào tạo, bồi dưỡngvề chuyên môn, nghiệp vụ, thậm
chí cử cán bộ đi học hoặc tham gia các buổi hội thảo về nghiệp vụ xây dựng, luật xây
dựng và các biện pháp thi công mới để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ hiện
đại. Trong đó chú trọng đào tạo các kiến thức vềngoại ngữ, tin học, các kiến thức về
luật pháp trong nước cũng như pháp luật quốc tế, những kiến thức về đấu thầu quốc tế.

- Riêng đối với đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu, công ty cần tăng cườngtổ chức cho
đội ngũ này đi các chuyến đi khảo sát thực tế, tham dự các cuộc hội thảo, các cuộcđấu
thầu để nắm bắt những thông tin mới, rút ra kinh nghiệm hay để áp dụng cho doanh
nghiệp.

- Tổ chức cho các cán bộ lập hồ sơ dự thầu tham gia các khóa đào tạo, thi các chứng
chỉ hành nghề xây dựng: Như chứng chỉ kỹ sư định giá, chứng chỉ bồ dưỡng nghiệp vụ
đấu thầu,…

- Đối với cán bộ thi công hiện trường, cần phải truyền bá tư tưởng luôn sẵn sàng thi
công ở mọi nơi khi cần thiết, luôn có kế hoạch để bổ sung nguồn lực khi cần thiết,

98
những cán bộ kỹ thuật làm lâu năm có kinh nghiệm và có khả năng nhạy bén với công
việc thì cho giữ những nhiệm vụ chỉ huy quan trọng, những cán bộ kỹ thuật non kinh
nghiệm thì nên bố trí kèm cặp đào tạo thực tế luôn, đào tạo và truyền bá kinh nghiệm
để khi cần những cán bộ này có thể thi công ở nơi khác, giúp họ đủ trình độ và kinh
nghiệm để có đảm nhiệm công việc.

- Tìm kiếm và phân công công việc phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công nhân của công
ty giúp họ tìm được sự yêu thích, phát huy hết khả năng của mình, nâng cao hiệu quả
lao động. Với những cán bộ lâu năm lại có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết và gắn
bó lâu dài với công ty nên có chế độ đãi ngộ phù hợp. Những cán bộ mới được tuyển
dụng nên chọn có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và ham học hỏi, tư duy tự chủ
sáng tạo nhằm đáp ứng cao các yêu cầu trong công việc

- Khi tuyển dụng ưu tiên các công nhân kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm, sẽ giúp
giảm thời gian và chi phí đào tạo ban đầu lại có thể tham gia thực hiện ngay công việc,
đem lại hiệu quả. Sau khi tuyển dụng thì bố trí vào tổ chức phù hợp, đào tạo thực tế gia
tăng kình nghiệm để người mới quen việc. Với đội ngũ công nhân giỏi, lành nghề
nhưng tuối tác đã cao thì có thể bố trí kèm cặp hướng dẫn. Hằng năm, tổ chức giao lưu
nhằm tăng tinh thần đoàn kết, tạo sự phối hợp làm việc.

- Tiến hành bồi dưỡng liên tục nâng cao trình độ và chuyên sâu bằng việc sử dụng
những cán bộ lâu năm kèm cặp cho lớp cán bộ trẻ. Ngoài ra có thể thực hiện giải pháp
bằng việc mở các cuộc họp, các buổi thảo luận về hệ thống thiết bị, lớp bồi dưỡng kiến
thức cho cán bộ công nhân viên, các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo trực tiếp tại
công ty để tiết kiệm chi phí. Công ty có thể khuyến khích cho cán bộ tham dự các buổi
hội thảo, hội nghị khoa học nhằm nâng cao trình độ kiến thức và cách quản lý, tiếp thu
công nghệ hiện đại và tân tiến.

- Công ty cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn về cơ chế quản lý, nâng cao năng lực
chuyên môn của các phòng ban. Cũng cần chú trọng năng lực điều hành và quản lý từ
phía lãnh đạo, tổ chức công việc và phân công công việc hợp lí và hiệu quả.

- Chú trọng tạo lớp cán bộ nòng cốt, tìm cách giảm thiểu cán bộ thời vụ. Chú trọng đào
tạo lớp cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực cao, tinh thần trách nhiệm nhằm đáp

99
ứng yêu cầu trong hoạt động doanh nghiệp. Muốn vậy, ban lãnh đạo công ty cần xem
xét năng lực, có kế hoạch hỗ trợ lương và động viên tinh thần, bên cạnh đó khen
thưởng các cá nhân có thành tích tốt để làm tấm gương phấn đấu cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên noi theo.

- Đây là vấn đề then chốt quyết định năng lực cạnh tranh, nên tìm cách xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. Cụ thể, nên có
sự đánh giá chất lượng nhân sự ở từng vị trí làm việc và công tác, xem xét vị trí đó đã
phù hợp hay chưa. Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, cho nhân viên được trải
nghiệm công việc, nếu sai thì tìm ra lỗi để sửa, tránh mắc phải lỗi ở những lần thực
hiện sau. Nếu nhân viên có năng lực, thích ứng được sẽ đảm nhận các yêu cầu mới,
đảm bảo hiệu quả cho công việc.

3.5.2. Các giải pháp cho công tác lập hồ sơ thầu

Trong quy trình đấu thầu, công tác lập hồ sơ dự thầu có vai trò vô cùng quan trọng,
quyết định việc thắng bại trong công tác đấu thầu

- Thứ nhất, khi tiếp nhận hồ sơ mời thầu bên chủ đầu tư phát hành cần phải lên kế
hoạch rõ ràng cụ thể để đảm bảo tiến độ xây dựng hồ sơ mời thầu, gắn trách nhiệm cụ
thể phù hợp với năng lực làm việc của mỗi cá nhân tương ứng mỗi phần việc trog
bảng kế hoạch.

- Thứ hai, cần phải thiết lập thư viện lưu trữ tài liệu tổng hợp phục vụ thuận tiện làm
hồ sơ thầu như các tài liệu văn bản pháp lý, các tài liệu chứng minh năng lực nhà thầu,
giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh, các bằng cấp nhân sự, hợp đồng tương tự. Việc
quản lý tài liệu là rất quan trọng, càng phân loại chi tiết và cụ thể, tạo ra được cơ sở dữ
liệu tốt sẽ càng tiết kiệm được thời gian, chi phí khi quản lý và thiết kế hồ sơ.

- Xây dựng quy trình thành lập hồ sơ thầu khoa học và quản lý hồ sơ có hiệu quả. Về
mặt giá gói thầu, công ty cần phải đưa ra một mức giá tối ưu bằng cách tận dụng tất cả
các lợi thế của mình. Có thế các nhà thầu khác cũng sẽ thực hiện biện pháp tương tự
do đó chúng ta cần tìm hiểu luôn cả đối thủ, từ đó đưa ra mức giá hợp lí, tránh tình
trạng đưa ra mức giá khá thấp, ảnh hưởng chung đến giá của những gói thầu sau này
khi thực hiện trên cùng khu vực.

100
- Để xử lý và hoàn thiện hồ sơ thầu kịp thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các
phòng ban trong công ty để phân tích và thu thập thêm các thông tin đấu thầu. Những
thông tin này yêu cầu phải chính xác, kịp thời và đầy đủ. Đặc biệt là việc xử lý thông
tin tại các phòng ban chuyên ngành để đánh giá các thông tin một cách chính xác nhất
như các thông tin về năng lực tài chính, máy móc thiết bị, kinh nghiệm thi công, năng
lực quản lý... của các nhà thầu khác.

- Liên tục cập nhật các văn bản pháp quy về đấu thầu, về xây dựng, đối với các luật
mới thay th bổ sung cho bộ luật cũ, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật,
điều chỉnh luật. Khi phát hiện những quy định mới này được ban hành nên phổ biến
ngay cho toàn thể ban giám đốc, cán bộ nhân viên công ty được biết, tránh tình trạng
sử dụng các quy định cũ trong khi các quy định mới đã có hiệu lực.

+ Hoàn thiện kỹ năng lập hồ sơ dự thầu.

- Hồ sơ dự thầu phải được trình bày rõ ràng, rành mạch, cấu tạo hợp lý, nội dung phải
đáp ứng đủ các yêu cầu của bên mời thầu. Trước khi nộp yêu cầu phải được kiểm tra
kỹ lưỡng

- Bắt đầu công tác lập hồ sơ dự thầu là khâu tiến hành khảo sát hiện trạng địa điểm
trước khi thi công của công trình và khảo sát địa phương nơi xây dựng công trình. Mục
đích của việc này nhằm giúp cán bộ kỹ thuật hiểu rõ hơn về địa hình địa mạo, điều
kiện kinh tế xã hội của địa phương để triển khai biện pháp thi công hợp lý, bộ phận
marketing và kế hoạch – đầu tư có thêm thông tin về giá cả nguyên vật liệu, nhân công
địa phương để lập giá dự thầu hợp lý.

- Công tác lập hồ sơ dự thầu được chuyên môn hóa, do có nhiều nội dung thuộc các
lĩnh vực khác nhau nên cần phải chia nhỏ từng nội dung và phân chia cho từng phòng
chức năng tổ chức hoàn thành.

- Chủ đầu tư thường lựa chọn dựa trên phương thức xét hiệu quả về kinh tế cũng như
thời gian của gói thầu... đối với chủ đầu tư, chất lượng tuy tốt nhưng giá cả cao và tiến
độ chậm thì cũng không hiệu quả. Nhà thầu cần so sánh giữa các phương án thi công,

101
tìm ra biện pháp cung cấp vật liệu tiết kiệm hợp lí mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của
chủ đầu tư để đảm bảo hiệu suất kinh doanh của nhà thầu.

- Với các chủ đầu tư, giá dự thầu và giá xét thầu rất được coi trọng. Chủ đầu tư nào
cũng muốn bên mình chi trả một cái giá ít nhất để hoàn thành dự án như mong muốn.
Vì thế tìm cách giảm giá thành xây lắp là một phương án khá phổ biến đối với các nhà
thầu hiện nay. Để có thể giảm giá thành xây lắp, bắt buộc các nhà thầu phải tính toán,
phân tích và quyết định các lợi thế cũng như các điểm yếu của mình để đưa ra mức giá
hợp lý nhất, có khả năng thắng thầu cao.

3.5.3. Nâng cao chất lượng Marketing

- Tăng cường công tác tìm kiếm thông tin về đấu thầu phù hợp với năng lực của công
ty, nếu thấy khả thi thì bộ phận tìm kiếm sẽ báo cáo quản lý dự án ra quyết định mua
hồ sơ mời thầu, bên cạnh đó, công tác Marketing có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp nên cũng cần được chú trọng, tác giả cho rằng nhất
thiết phải phát triển công tác Marketing của công ty, đưa bộ phận marketing vào
chuyên môn hóa.

- Hiện tại công ty không có bộ phận market ting, công tác này đôi lúc được cấp trên
giao phó cho bất kì một cán bộ nào trong phòng. Đề xuất thành lập bộ phận marketing
riêng biệt, đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ này có đủ năng lực thực hiện nghiên cứu
và tìm kiếm thông tin thị trường, quảng cáo, truyền thông, tìm kiếm các đối tác và các
doanh nghiệp cung ứng.

Công ty có thể bố trí nhân sự cho nhóm nàynhư sau:

- Một người làm trưởng nhóm chỉ đạo thực hiệnchung.

- Hai người nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và hoạch định chiến lược tranhthầu.

- Hai người làm công tác quảng cáo và thực hiện hợp đồng, đàm phán, bàngiao, bảo
hành.

Nhóm này sẽ hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban kháccủa Công
ty. Công tác Marketing của nhóm tiến hành theo các hoạt động chủ yếusau:

102
- Tìm kiếm và thu nhập các thông tin về các dự án, các công trình Công tytham gia đấu
thầu.

- Tìm hiểu và cập nhật các quy định, quy chế của Nhà nước liên quanđến ngành xây
dựng (luật pháp).

- Thu thập thông tin về sự biến độnggiá cả nguyên vật liệu trên thị trường vật liệu xây
dựng. Nghiên cứu tình hình nguồn thiết bị máy móc xây dựng, nguồn lao động.

- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: tìm hiểu các điểm mạnh, yếu của cácđối thủ.

- Thu thập các thông tin về khách hàng (chủ đầu tư) tâm lý, sởthích ….

- Lên kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng cáo nhằm đưa danh tiếng

của Công ty đến với chủ đầutư.

- Tổ chức các hoạt động sau khi công trình bàn giao cho chủ đầu tư chủ yếu là công
tác bảo hành, bảo trì sản phẩmxây lắp.

3.5.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Chất lượng công trình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất màbên mời thầu
sử dụng để xét thầu và giao thầu đối với các nhà thầu. Chủ đầu từ bỏ vốn ra xây dựng
công trình với mong muốn công trình tạo chất lượng cao mang lại lợi ích cho họ.
Chính vì vậy công ty muốn tham dự thầu và trúng thầu thìphải chứng tỏ đựơc mình có
phương pháp quản lý chất lượng khoa học, có khả năng thi công công trình có chất
lượng cao.

Để quản lý tốt chất lượng sản phẩm xây dưng công ty có thể quản lýtheo nhóm nội
dung chuyên môn: Thiết kế, Vật liệu, Cấu kiện, Thiết bị .... Từ đócó những cách
hướng giải quyết riêng cho từng nội dung.

- Quản lý chất lượng thiết kế: Đây là giai đoạn rất quan trọng vìnó định hướng cho
công tác thi công công trình đạt hiệu quả cao, tránh sai sótvề mặt kinh tế-kỹ thuật có
thể gây hậu quả lớn như: Thi công công trình không đúng tiêu chuẩnkỹ thuật đặt ra.
Trong giai đoạn này, bản vẽ thiết kế thi công đều thể hiệnnhững thông số kỹ thuật đã
đựơc phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân

103
thủ.Thông thường, các yêu cầu chất lượng công trình đựơc nhà thiết kế kỹ thuật đại
diện cho chủ đầu tư ấn định công ty cần phải xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách tập hợp đội ngũ kiến trúc sư, kĩ sư có trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm để khảo sát thiết kế, bóc tách bản vẽ, nghiên cứu cân đối
và thực hiện triển khai kế bản vẽ thi công.

- Quản lý chất lượng nguyên vật liệu, chế phẩm và thiết bị: Đây làbiện pháp quan
trọng đảm bảo chất lượng công trình. Vì chất lượng nguyên vật liệu hình thành nên
thực thể công trình. Công ty cần phải kiểm chứng nguyên vật liệu, chế phẩm và thiết bị
thi công công trình trước khi đưa vào xây dựng kiểm tra tình hình cung ứng vật tư,
nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng chủng loại và thời gian cung ứng trong suốt
quá trình thì công.

- Quản lý chất lượng công trình trong thi công xây lắp: Giai đoạn thi côngxây lắp là
giai đoạn phức tạp nhất. Vì vậy, trong quá trình thi công cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra
kỹ lưỡng, dứt điểm từng phần công việc để đảm bảo công tác kiểm tra được tiến hành
thường xuyên theo tiến độ xây dựng công trình và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật,
chất lượng mới đựơc phép thực hiện thi công xây dựng các công việc tiếp theo.

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công xây lắp thì các cán bộ kỹ thuậtphải thực
hiện những công việc sau:

+ Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận bán thành phẩm sau từng công tácxây lắp,
phát hiện sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thao tác thực hiện từngcông việc.

+ Kiểm tra thường xuyên máy móc thiết bị: độ an toàn, năng lực từng loại và có kế
hoạch duy trì bảo dưỡng kịp thời máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công
trình.

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các công cụ kiểm tra, đo lườngchất lượng. Trong
giai đoạn này, ở mỗi thao tác đều cần phải có cán bộ quản lý giám sát kiểm trachất
lượng, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo công nhân trên từng thao tác

104
- Quản lý chất lượng công trình trướckhi nghiệm thu: Đây là giai đoạn kiểm tra tổng
thể trước khi bàn giao đưa vào sử dụng. Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng
có trách nhiệm trước giám đốc về những sản phẩmmà mình đã nghiệm thu. Tuy nhiên
để quá trình kiểm tra có hiệu quả thì kiểm tra phải đựơc thực hiệntừ các công nhân kỹ
thuật xây dựng cho đến cán bộ kỹ thuật kiểm tra. Công ty phải khuyến khích các công
nhân cho đến các cán bộ kiểm tra có trách nhiệm và ý thức vê chất lượng sản phẩm
mìnhlàm ra. Sau khi cán bộ kiểm tra thấy chất lượngđạt yêu cầu mới đựơc nghiệm thu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần công nghệ xây
dựng và tự động hóa Việt Nam, quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức của
công ty, phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng và năng lực đấu thầu xây lắp của
công ty từ đó chỉ ra những ưu thế mà công ty đang có và những hạn chế và tồn tại cần
khắc phục, đi sâu làm rõ các nguyên nhân hạn chế và ảnh hưởng đến công ty. Trên cơ
sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp của công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam. Các
giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở khắc phục những hạn chế còn tồn tại của công
ty, xây dựng kế hoạch dựa trên định hướng phát triển năng lực hiện tại của công ty.

105
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã trình bày một cách khái quát những nội dung cơ bản và những lý luận
chung về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong xây dựng. Các cơ sở pháp lý khoa học
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng công ty. Đưa ra những tiêu chí để
đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng
đến cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, liên hệ thực tiễn tới hiện trạng của công ty.

Luận văn giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa
Việt Nam, phân tích toàn diện những ưu thế cùng các tồn tại cần khắc phục. Các giải
pháp này phù hợp với định hướng trong năm tới và năng lực hiện tại của công ty.

Thông qua luận văn “Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp của Công ty Cổ phần công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam”
tác giả mong rằng những giải pháp đề xuất của mình sẽ được công ty lưu ý, tiếp thu,
góp phần vào sự phát triển lâu dài cho công ty.

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân
còn nhiều thiếu sót nên luận văn khó tránh khỏi còn những hạn chế nhất định. Tác giả
rất mong nhận được những góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn học viên
để luận văn được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Đối với doanh nghiệp:

- Chú trọng yếu tố nhân lực đầu tiên vì nó là điều kiện tiên quyết đến chất lượng công
việc, không ngừng tìm kiếm và đào tạo nên lớp nhân lực có trình độ - trách nhiệm –
đạo đức – tâm huyết với công việc.

- Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả, từ việc lưu trữ hồ sơ tài liệu để thuận tiện quản
lý đến việc xây dựng kho cơ sở dữ liệu để áp dụng lâu dài khi làm việc.

106
- Tìm kiếm và áp dụng những biện pháp và công nghệ thi công mới để vừa nâng cao
chất lượng, sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn vật liệu, giảm giá thành công trình.

- Chủ động tìm kiếm thị trường mới, vươn tầm ra khu vực và quốc tế.

Đối với nhà nước:

- Không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật về đấu thầu như luật đấu thầu và các
nghị định, thông tư liên quan để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh
bạch và công bằng cho các nhà thầu.

- Xây dựng các kênh thông tin rộng rãi về các dự án, gói thầu sắp triển khai đấu thầu.

- Tăng cường các công tác quản lý đấu thầu, thanh tra giám sát và xử lý nghiêm minh
những trường hợp vi phạm pháp luật về đấu thầu.

107
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2013.

[2] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18 tháng 06 năm 2014

[3] Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu.

[4] Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 2 năm 2013 về
việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

[5] Chính phủ (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 về
việc Sửa đổi bổ xung một số điều của nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15
tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
xây dựng theo Luật xây dựng.

[6] Công ty Cổ phần Công nghệ xây dựng và tự động hóa Việt Nam, Báo cáo tài
chính năm 2015, 2016, 2017; Hồ sơ năng lực.

[7] PGS.TS Dương Văn Tiển (2005), Bài giảng cao học phương pháp luận nghiên
cứu khoa học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

[8] PGS.TS Nguyễn Bá Uân (2013), Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Tập bài
giảng dùng cho cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

[9] PGS.TS Nguyễn Bá Uân (2012), Phương pháp định giá xây dựng, Tập bài
giảng dùng cho cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

[10] GS.TS Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh
doanh trong xây dựng, Hà Nội.

[11] PGS.TS Nguyễn Xuân Phú (2010), Kinh tế đầu tư công trình thủy lợi, Tập bài
giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

108
[12] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển
Bách khoa Việt Nam tập 1, tái bản năm 2011, Nhà xuất bản từ điển bách khoa.

[14] Các Website: http://vanban.chinhphu.vn

http://www.giaxaydung.vn

http://www.vi.wikipedia.org

http://www.mpi.gov.vn

http://www.moc.gov.vn

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu ban hành ngày 26/6/2014

- Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư ban
hành ngày 17/3/2015

- Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn ban hành ngày 14/2/2015

- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp ban
hành ngày 6/5/2015

- Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC quy định chi tiết việc cung cấp,
đăng tải thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu qua mạng ban hành ngày 8/9/2015

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
ban hành ngày 26/10/2015

- Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định
thầu, chào hàng cạnh tranh ban hành ngày 27/10/2015

- Thông tư số 190/2015/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá
trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu
Chính phủ ban hành ngày 17/11/2015

109
- Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá
trình tổ chức lựa chọn nhà thầu ban hành ngày 27/11/2015

- Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự
thầu ban hành ngày 21/12/2015

110

You might also like