You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn
metalized bằng phương pháp in offset tại công ty in Trần Phú

Giáo viên hướng dẫn: Th.s CHẾ QUỐC LONG


Sinh viên thực hiện: CAO NGỌC DUNG
Mã số sinh viên: 15148006

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn
metalized bằng phương pháp in offset tại công ty in Trần Phú

Giáo viên hướng dẫn: Th.s CHẾ QUỐC LONG


Sinh viên thực hiện: CAO NGỌC DUNG
Mã số sinh viên: 15148006

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Quá trình một học kì thực hiện đồ án, một tháng đi thực tập công ty là một
khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để em học tập, có thêm
kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, tìm hiểu ra nhiều mảng kiến thức về công nghệ
mình còn thiếu, đồng thời củng cố kiến thức đã học. Để em có thể hoàn thành đồ án
này, em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều người từ thầy cô, các cô
chú/anh chị hướng dẫn tại công ty in Trần Phú gia đình và bạn bè,…
Trước tiên, cho em xin được gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến thầy Chế Quốc
Long, là giáo viên hướng dẫn đồ án quản lý chất lượng sản phẩm in. Từ những kiến
thức được thầy hướng dẫn từ môn Công Nghệ In, Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm
In cùng sự hướng dẫn nghiêm khắc nhưng tận tình của thầy đã giúp em vạch được
hướng đi đúng đắn để xây dựng nên một bài đồ án hoàn thiện và theo đúng yêu cầu,
nhiệm vụ đã đặt ra. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy
cô trong khoa In và Truyền Thông đã tận tình truyền dạy cho em nhiều kiến thức
chuyên ngành bổ ích, tạo nền tảng kiến thức để em có thể hoàn thành bài đồ án này.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của toàn thể các cô
chú/anh chị công ty in Trần Phú. Bằng kinh nghiệm thực tế sản xuất, cởi mở tạo
điều kiện và sự hướng dẫn nhiệt tình, các tiền bối cũng giúp em hình dung cụ thể
quy trình sản xuất và quản lý chất lượng trong thực tế, hiểu ra được những thuận lợi,
khó khăn khi xây dựng quản lý chất lượng, biết cách xử lý vấn đề trong sản xuất.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè. Là những người luôn
động viên, tạo điều kiện để em có được môi trường tốt để học tập và phát triển.
Với điều kiện kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, bài đồ án này không
thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của thầy để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn
cho việc tác nghiệp thực tế sau này.
MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP..................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu, khách thể và đối tượng nghiên cứu............................... 2
1.3. Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu...................................................2
1.4. Phương pháp thực hiện đề tài..........................................................................3
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận............................................................................................ 4
1.1 Lịch sử phát triển vấn đề tiêu chuẩn hóa......................................................... 4
1.2 Tiêu chuẩn hóa trong ngành in.........................................................................5
1.2.1 Tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa quy trình in....................................5
1.2.2 Bộ tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 12647 cho ngành in.............................. 7
1.2.3 Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công nghệ in Offset........................ 7
1.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in trên metalized.......8
1.3.1 Nguyên vật liệu....................................................................................... 8
1.3.1.1 Đặc điểm giấy metalized............................................................... 9
1.3.1.2 Đặc điểm các loại mực in trên giấy metalized.............................. 9
1.3.1.2.1 Đặc điểm mực in UV..........................................................10
1.3.1.2.2 Đặc điểm mực in Offset chờ khô trên metalized............... 11
1.3.2 Đặc điểm khác biệt của hệ thống in Offset UV trên metalized............11
1.3.2.1 Hệ thống sấy UV..........................................................................11
1.3.2.2 Các thay đổi cần có cho máy in Offset với mực UV.................. 12
1.3.2.3 Các biến đổi không thể tránh khỏi trong quá trình in Offset...... 12
1.4 Các nguyên tắc chọn máy đo màu cho giấy metalized..................................13
Chương 2: Hiện trạng sản xuất tại công ty in Trần Phú..................................... 15
2.1 Sơ lược cơ chế tổ chức sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng của công ty
Trần Phú................................................................................................................15
2.1.1 Cơ chế tổ chức sản xuất........................................................................ 15
2.1.2 Hệ thống quản lý chất lượng.................................................................16
2.2 Điều kiện trang thiết bị sản xuất.................................................................... 16
2.2.1 Điều kiện trang thiết bị phục vụ chế bản.............................................. 16
2.2.1.1 Các phần mềm sử dụng cho chế bản........................................... 16
2.2.1.2 Trang thiết bị phục vụ công đoạn in thử..................................... 17
2.2.1.3 Trang thiết bị phục vụ công đoạn ghi-hiện kẽm......................... 18
2.2.2 Điều kiện trang thiết bị phục vụ in....................................................... 19
2.2.2.1 Máy in sử dụng cho in nhãn giấy metalized............................... 19
2.2.2.2 Máy đo màu cầm tay XRite Ci64................................................20
2.3 Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nhãn metalized tại công ty in Trần
Phú........................................................................................................................ 21
2.3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nhãn metalized tại công ty in Trần Phú....... 21
2.3.2 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm..................... 23
2.3.2.1 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra tại khâu trước in...................23
2.3.2.2 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra tại khâu in.............................28
2.4 Các vấn đề khó khăn hiện tại trong sản xuất nhãn giấy metalized tại công ty
in Trần Phú .........................................................................................................29
2.4.1 Các vấn đề khó khăn và sự cố tại khâu trước in...................................29
2.4.2 Các vấn đề khó khăn và sự cố tại công đoạn in................................... 30
2.5 Nhận xét về quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nhãn metalized tại
công ty in Trần Phú.............................................................................................. 31
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn
metallized tại công ty in Trần Phú..........................................................................33
3.1 Phương hướng đề xuất hiện tại...................................................................... 33
3.1.2 Đề xuất hệ thống các tiêu chí kiểm tra chất lượng từ trước in đến in..33
3.1.2.1 Tiêu chí kiểm tra tại công đoạn trước in..................................... 33
3.1.2.2 Tiêu chí kiểm tra tại công đoạn in...............................................41
3.1.2.2.1 Kiểm soát vật liệu đầu vào................................................. 41
3.1.2.2.2 Chuẩn bị máy in..................................................................43
3.2 Phương hướng đề xuất trong tương lai.......................................................... 46
3.2.1 Đề xuất cơ sở xây dựng hệ thống quản lý màu cho sản phẩm in trên
vật liệu metalized........................................................................................... 46
3.2.2 Đề xuất thay đổi hệ thống máy in trên vật liệu metalized....................48
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................52
PHẦN DẪN NHẬP
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường kinh doanh, không chỉ riêng ngành in mà ở tất cả các ngành
nghề khác, câu chuyện chất lượng và giá cả luôn là một bài toán muôn thuở cần
phải giải quyết cho sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày
nay, với tầm nhìn cho một sự phát triển bền vững và lớn mạnh, việc xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng mới là nhiệm vụ quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp
cần thực hiện trên con đường khẳng định vị thế trong thị trường. Nhận thức được
việc quản lý chất lượng là cần thiết, thế nhưng vấn đề đặt ra làm sao để vận hành và
duy trì ổn định quy trình quản lý chất lượng sau khi xậy dựng lại phụ thuộc vào yếu
tố con người và hiện nay vẫn đang là vấn đề khó khăn ở hầu hết các công ty.
Ngành in cũng không ngoại lệ, khi có cơ hội được thực tập và tiếp xúc trực tiếp
với môi trường sản xuất in tại công ty in Trần Phú, đồng thời dựa trên cơ sở 3 cấp
độ để quản lý chất lượng trong ngành in đi từ KCS đến tiêu chuẩn hóa, và cuối cùng
là quản lý màu. Tôi nhận thấy hiệu quả và vai trò của khâu quản lý chất lượng vẫn
chưa được phát huy tối đa. Vì hiện nay, bộ phận QA chủ yếu tập trung làm việc với
công đoạn in sản lượng, trong khi các công đoạn khác được kiểm tra nội bộ. Vì vậy,
hệ thống tiêu chuẩn hóa quy trình vẫn chưa được hoàn thiện chỉnh chu. Đặc biệt,
với những dòng sản phẩm cao cấp như nhãn metalized - là một trong những thế
mạnh và là dòng mặt hàng mũi nhọn của công ty đang chú trọng. Trong quá trình
thực tập và tham quan xưởng, tôi nhận thấy những vấn đề ảnh hưởng đến chất
lượng trong sản xuất và mong muốn đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ
thống quản lý chất lượng, cụ thể trên nhãn hàng metalized và phù hợp với điều kiện
sản xuất hiện tại ở công ty.
Những băn khoăn trên là lý do để em thực hiện đồ án quản lý chất lượng với đề
tài “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn metalized bằng
phương pháp in offset tại công ty in Trần Phú”. Bằng việc đề xuất các giải pháp,
các tiêu chuẩn tham khảo về quản lý chất lượng in, có thể góp phần giúp công ty

1
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sai sót và tăng năng suất quá trình sản
xuất.
1.2. Mục đích, mục tiêu, khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn metalized bằng
phương pháp in offset tại công ty in Trần Phú
- Mục tiêu đề tài:
+ Đưa ra phương hướng khắc phục trong hiện tại để giải quyết những vấn đề
khó khăn trong sản xuất tại công ty Trần Phú.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất và quản lý chất lượng
dựa trên các chuẩn đo đạt chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện in tại công ty.
- Khách thể nghiên cứu: Hệ thống quản lý chất lượng sản xuất nhãn metalized tại
công ty in Trần Phú
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm nhãn metalized; các thiết bị kiểm tra, máy móc
sản xuất tại công ty in Trần Phú
1.3. Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
+ Tham gia vào thực tế sản xuất của công ty
+ Tìm hiểu về nhu cầu khách hàng và đặc điểm những sản phẩm nhãn giấy
metalized (hầu hết là nhãn bia) công ty đang tiếp nhận
+ Tìm hiểu về quy trình sản xuất công ty đang áp dụng cho nhãn giấy metalized
và những khó khăn đang gặp phải
+ Tiến hành phân tích, nghiên cứu những điểm khó khăn, hạn chế tồn đọng ảnh
hưởng đến chất lượng trong quá trình sản xuất
+ Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn, các cô chú hướng dẫn thực tập tại
công ty và tra cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề hạn chế trong chu trình sản
xuất mà công ty đang gặp phải. Từ đó, đưa ra các đề xuất - giải pháp nâng cao chất
lượng sản xuất cho sản phẩm nhãn giấy metalized trên cơ sở phù hợp với nhu cầu
khách hàng và điều kiện sản xuất hiện tại ở công ty

2
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Quy mô nghiên cứu: quy trình sản xuất và quản lý chất lượng cho mặt hàng
nhãn metalized
+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty in Trần Phú
+ Thời gian nghiên cứu: 5 tuần thực tập tại công ty
1.4. Phương pháp thực hiện đề tài
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: thực hiện nghiên cứu các tài
liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu
sâu sắc về đối tượng. Đồng thời, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được
phân tích tạo ra một hệ thông cơ sở lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng
đã xác định.
.+ Phương pháp quan sát khoa học: quan sát thực tế sản xuất và hiệu quả của
việc quản lý chất lượng tại công ty in Trần Phú
+ Phương pháp phân tích và tổng kết vấn đề của đối tượng
+ Phương pháp chuyên gia: xem xét nhận định bản chất của đối tượng, để đề
xuất giải pháp tối ưu.

3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Lịch sử phát triển vấn đề tiêu chuẩn hóa
Thuở sơ khai ban đầu, các lý thuyết về quản trị sản xuất và dịch vụ đã được nhiều
nhà kinh tế đặt nền tảng và được bổ sung không ngừng từ năm 1776 .Trong suốt
thời kỳ phát triển đó, có những sự kiện đánh dấu phát triển của vấn đề quản lý chất
lượng đáng quan tâm như sau:
- Năm 1800 Eli Whitney đề xuất đầu tiên về lý luận và tiêu chuẩn hóa sản xuất
và kiểm soát chất lượng.
- Năm 1881 Frederick W.Taylor được xem là người khai sinh ra lý thuyết Quản
trị lao động khoa học. Taylor đã xây dựng được những tiêu chuẩn lựa chọn lao động,
nghiên cứu việc hoạch định và lập lịch tiến độ lao động, nghiên cứu các nguồn động
lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, nghiên cứu hợp lý hóa các
thao tác và định mức lao động. Taylor và những người đồng nghiệp của ông là
những người đầu tiên tìm kiếm có hệ thống những phương pháp tốt nhất để sản xuất.
Một trong những đóng góp khác nữa của Taylor là việc phân biệt để chuyên môn
hóa người lao động và người quản lý, chuyên môn hóa công nhân chính và công
nhân phụ.
+ Năm 1913 Hernry Ford và Charles Sorenso đã kết hợp những lý thuyết về sự
chuyên môn hóa lao động để thực hiện phương pháp dây chuyền trong hoạt động
đóng gói và phân phối thịt theo đơn hàng, từ đó khái niệm dây chuyền sản xuất đã
ra đời.
+ Năm 1924 lý thuyết về kiểm tra chất lượng sản phẩm đã ra đời bởi Walter. Lý
thuyết này được đề ra dựa vào sự kết hợp những kiến thức về toán thống kê nhằm
đáp ứng nhu cầu về kiểm soát chất lượng và nó đã cung cấp những nền tảng cho
việc chọn mẫu thống kê và kiểm soát chất lượng.
+ Năm 1938 người ta bắt đầu ứng dụng Computer và quản trị sản xuất và điều
hành.

4
+ Năm 1947 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for
Standardization) ra đời.
ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và
công nghiệp trong mọi ngành (từ công nghiệp chế tạo điện và điện tử) trên phạm vi
toàn thế giới. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên
ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo
từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. Tại Việt
Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc
Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo
điều kiện cho các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở
nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt
ra đều có tính chất tự nguyện. Từ đó trở về sau này, ISO đã trở thành một biểu
tượng của tiêu chuẩn hóa cho bất kì ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nào muốn thực
hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
1.2 Tiêu chuẩn hóa trong ngành in
1.2.1 Tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa quy trình in
Mục đích nâng cao chất lượng sản xuất đồng nghĩa với việc ta bước đi trên con
đường từng ngày thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất. Một sản phẩm chất
lượng và có tính ổn định luôn được tạo ra trên nền tảng tuân theo những chuẩn mực
chất lượng được đặt ra trên cả quy trình sản xuất. Mục đích tiêu chuẩn hóa quy trình
in nhằm đạt được những điều sau:
+ Thống nhất thông tin giữa khách hàng và nhà in
+ Thống nhất thông tin giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất
+ Phục chế chính xác
+ Giảm lỗi phát sinh và phế phẩm
+ Giảm thời gian chuẩn bị
Cụ thể hơn, tiêu chuẩn hóa quá trình in là cung cấp những thuận lợi về phương pháp
làm việc theo các chuẩn quốc tế cho công đoạn chế bản, in. Nó tạo ra chiến lược sản
xuất cho công ty để thiết lập quy trình làm việc rõ ràng và chuẩn hóa hơn.

5
Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, để mục đích nâng cao chất lượng sản xuất
và tiêu chuẩn hóa đạt hiệu quả, những gì ta làm phải phù hợp với điều kiện thực tế
sản xuất:
+ Tiêu chuẩn hóa phù hợp với từng điều kiện cụ thể, trình độ và trang thiết bị
+ Nền tảng khi muốn tiêu chuẩn hóa phải dựa trên một quy trình chung
+ Bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn cho từng bộ phận sản xuất
+ Mỗi công đoạn, sản phẩm được lượng hóa với thông số cụ thể, và hoàn chỉnh
trước khi qua công đoạn kế nhằm giữ sự ổn định.
Tóm lại, ta có thể hiểu tiêu chuẩn hóa quy trình là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế,
đặt ra phương hướng kiểm soát theo công đoạn:
Phương hướng kiểm soát theo công đoạn trong in Offset
Vật tư Trước in In
- Bề mặt in Thiết bị, công - Quá trình thực Thiết bị, công - Quá trình
- Mực nghệ, hệ thống hiện, cài đặt nghệ, hệ thống thực hiện, cài
- Dung bảo dưỡng: hiệu chỉnh bảo dưỡng: đặt hiệu chỉnh
dịch cấp và đo đạt kiểm
ẩm tra.
- Bản kẽm + Máy tính & + Layout, Máy in: + Giá trị mật
- Cao su phần mềm phương án bình + Hệ thống lô độ và màu
- Các dung phục vụ + Xuất file PDF, cấp ẩm, cấp (L*a*b)
dịch tẩy + Máy ghi, kiểm tra file mực, + Gia tăng
rửa,... máy hiện, phần + Bù trừ gia + Bộ phận cấp tầng thứ
mềm RIP tăng tầng thứ giấy, truyền + Giá trị trông
+ Điều kiện + Trapping giấy nguyên/tông
ánh sáng,... + Bù trừ giãn + Hệ thống tram
giấy sấy,... + Cân bằng
+ Quá trình xám
ghi/hiện bản,... + Trapping,...
Bảng 1.1 Phương hướng kiểm soát theo công đoạn trong in offset

6
1.2.2 Bộ tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 12647 cho ngành in
Hiện nay nhiều cơ sở in đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2009
hay 9001:2015, hoặc một số bộ tiêu chuẩn ISO khác trong quản trị, tổ chức sản
xuất.
Tuy nhiên, ngành in đã có bộ tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành riêng là ISO
12647 - Tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát quá trình chế bản, in thử và in sản lượng
trong ngành công nghiệp in . ISO 12647 đưa ra các thông số cần thiết để xác định
điều kiện cho các quá trình xử lý trong in ấn. Các nhân viên vận hành in sẽ thông
qua các thông số xác định này để trao đổi và xác lập điều kiện phù hợp cho từng sản
phẩm in. Bộ tiêu chuẩn được công bố lần đầu năm 1996, cập nhật có chỉnh sửa và
thay đổi.

Tính đến thời điểm hiện tại, ISO 12647 bao gồm các phần sau:
+ ISO 12647-1: Các thông số và phương pháp đo
+ ISO 12647-2: In offset
+ ISO 12647-3: In offset coldset và letterpress trong in báo
+ ISO 12647-4: In ống đồng
+ ISO 12647-5: In lụa
+ ISO 12647-6: In flexo
+ ISO 12647-7: In kỹ thuật số cho in thử kí mẫu màu (contract proof)
+ ISO 12647-8: In kỹ thuật số cho tờ in xác nhận (validation print)
+ ISO 12467-9: In trên các bề mặt ánh kim loại (chuẩn này vẫn đang trong quá
trình phát triển và chưa công bố tài liệu)

Các giá trị tiêu chuẩn trên là kết quả nghiên cứu thực nghiệm của ủy ban 130
thuộc ISO (ISO's TC130 committe), do Fogra (Fogra Forschungsgesellschaft Druck
e.V. - Fogra GraphicTechnology Research Association ) là chủ tịch của ủy ban này.

1.2.3 Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho công nghệ in Offset
Hiện nay, PSO (Process Standard Offset) là quy trình in offset tiêu chuẩn quốc
tế. Chứng chỉ này có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng in quốc tế và các mặt hàng

7
xuất khẩu. Do đó, PSO là chứng chỉ được các doanh nghiệp và các công ty in Offset
trên toàn thế giới mong muốn đạt được trên con đường quản lý chất lượng và có thể
tham gia vào chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn. Quy trình này do học viện
Fogra ban hành. Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế của ISO 12647-2 hoặc GRACoL
(General Requirements for Applications in Commercial Offset Lithography) là một
phần của Chứng chỉ PSO. Khi được cấp chứng chỉ này, nhà In đã chứng minh rằng
họ không chỉ có khả năng in đúng chuẩn ISO 12647-2 mà còn có một hệ thống quản
lý và các quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn của Fogra.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn nêu trên chỉ áp dụng chủ yếu cho các loại giấy trắng
(vật liệu giấy thấm hút nói chung). Đối với những sản phẩm được in trên vật liệu có
bề mặt phản xạ và kém, điển hình là trên giấy metalized thì vẫn chưa có một quy
trình chuẩn hóa cụ thể chính thức nào. Mặc dù hiện tại, ISO 12647 đã giới thiệu
thêm phần 9 về tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát quá trình chế bản - in thử và in sản
lượng cho sản phẩm in trên bề mặt ánh kim loại, nhưng phần tiêu chuẩn mới này
này vẫn đang được nghiên cứu và đang trong quá trình phát triển nên vẫn chưa có
công bố chính thức về tài liệu của tiêu chuẩn này. Do đó, trong phạm vị nghiên cứu
của đề tài và điều kiện thực tế, sẽ đề xuất quy trình chuẩn hóa hoàn thiện dựa trên
nền tảng của chuẩn ISO 12647-2 và FORGA.
1.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in trên metalized
1.3.1 Nguyên vật liệu
1.3.1.1 Đặc điểm giấy ghép metalized
Giấy ghép metalized là loại giấy được tráng phủ một lớp kim loại nhôm và
được tráng lên một lớp phủ có hiệu ứng mờ (matt) hoặc bóng (gloss) để gia tăng
hiệu ứng kim loại và bảo vệ tờ giấy metalized.
* Có 2 phương pháp được sử dụng để tạo ra giấy ghép metalized:
+ Dán ghép màng: sử dụng màng nhôm có độ dày 9-12 micro cán lên một mặt
giấy bằng công nghệ ghép màng nhiệt

8
+ Metalized trong chân không: phương pháp làm bốc hơi kim loại trong chân
không và sau đó ngưng kết trên bề mặt vật liệu khi đi qua lô làm lạnh, tạo thành lớp
kim loại mỏng trên nền giấy.
Các loại giấy ghép metalized được sử dụng cho in ấn nhãn hàng (nhãn bia, nhãn
rượu, giấy gói quà,...) thường là các loại giấy được metalized trong chân không và
có định lượng thấp từ 51gms đến 93 gms.
Loại giấy ghép Định lượng Giấy nền Sản phẩm áp
metalized dụng
Giấy được 51gms - 93gms Giấy bền ướt Nhãn
metalized trong bia/rượu/whiskey,
chân không vodka,...
Giấy LWC, C1S Giấy gói quà, giấy
(giấy tráng nhẹ) gói thuốc, nhãn
bia,...
Bảng 1.2
(Tham khảo tại trang web
https://hipaipackage.en.made-in-china.com/product/WSjJcgiYHDpI/China-Transfer
-Holographic-Metallized-Paper.html)
* Đặc điểm bề mặt vật liệu:
Thực chất, khi mực in tiếp xúc với bề mặt giấy metalized, nó tiếp xúc trực tiếp
với lớp kim loại nhôm ở trên chứ không phải lớp đế giấy. Những bề mặt vật liệu
không thấm hút như màng này lại có sức căng bề mặt nhỏ hơn mực in, nên ta cần
phải xử lý bề mặt tờ in trước khi in để đảm bảo mực bám dính tốt. Các phương pháp
xử lý bề mặt phổ biến như: tráng phủ, corona, plasma, xử lý laser. Bước xử lý bề
mặt này là điều kiện tiên quyết phải thực hiện xử lý bề mặt vật liệu trước khi chúng
được cho đem đi in. Hiện nay, tại các nhà xưởng có in metalized, có 2 cách sử dụng
giấy metalized, đó là sử dụng loại giấy metalized đã được xử lý bề mặt bởi các nhà
cung cấp hoặc sẽ ghép màng và xử lý tại công ty.
1.3.1.2 Đặc điểm các loại mực in trên giấy ghép màng metalized

9
1.3.1.2.1 Đặc điểm mực in UV
Đối với việc sản xuất sản phẩm được in trên bề mặt kém thấm hút như giấy
metalized, loại mực in hầu như được đề nghị sử dụng trong sản xuất là mực in UV.
Điều khác biệt nhất dễ nhận thấy nhất chính là khi nói về lý do chọn mực UV khi in
trên giấy metalized hơn là sử dụng mực offset truyền thống. Trong khi mực Offset
thông thường mang cơ chế khô nhờ bay hơi và thấm hút, vì vậy bắt buộc bề mặt vật
liệu phải có khả năng thấm hút, những vật liệu không có khả năng thấm hút như bề
mặt kim loại, plastic, giấy metalized sẽ không thích hợp với mực Offset truyền
thống. Do đó, nhờ lợi dụng cơ chế khô nhờ năng lượng bức xạ UV (không phụ
thuộc vào tính chất thấm hút bề mặt vật liệu), mực UV thường được sử dụng để in
trên bề mặt vật liệu không thấm hút và ít thấm hút (màng, giấy in chất lượng cao
cho nhãn hàng,...). Tùy thuộc vào đặc trưng riêng của các phương pháp in, ta có các
loại mực UV riêng cho mỗi phương pháp đó, nhưng chúng vẫn dựa trên cùng
nguyên tắc cơ chế khô.
* Cơ chế khô: polymer hóa dưới tác động của bức xạ UV
* Các thành phần chính trong mực in UV Offset:
Pigment: Pigment của mực UV phải đảm bảo độ bền sáng tốt khi được chiếu
sáng bởi tia UV. Đặc biệt, pigment có màu sậm sẽ hấp thụ tia UV, làm giảm sự
thâm nhập của tia UV, nên khả năng khô của mực in bị hạn chế. Do đó, thông
thường các loại mực đen hoặc tối màu nên được bố trí ở đơn vị in cuối cùng (với hệ
thống in nhiều màu ướt chồng ướt).
Dầu liên kết (oligomer): là thành phần quan trọng giúp mực có tính chất in và
khả năng bám chắc lên vật liệu in. Dầu liên kết đạt hiệu quả khi mực phải bám chắc
lên bề mặt vật liệu và khả năng tạo polymer khi được sấy UV là nhanh nhất.
Chất pha loãng (monomer): là chất loãng làm thay đổi độ nhớt của mực. Các
monomer của mực UV tham gia vào quá trình polymer hóa của mực khi được sấy
UV, nên nó làm cho độ dày của màng mực không bị thay đổi
Chất gây phản ứng quang hóa: dưới tác dụng tia UV hỗ trợ quá trình polymer
hóa

10
Chất phụ gia: Ổn định các thành phần bên trong mực trong điều kiện ánh sáng
thông thường.
1.3.1.2.2 Đặc điểm mực in Offset chờ khô trên metalized
Ngoài lựa chọn sử dụng mực UV, đối với một số ít doanh nghiệp không có
trang thiết bị máy in Offset có hệ thống đèn sấy UV. Họ sử dụng một giải pháp khác
có thể in trên các máy in Offset có hệ thống phun bột trợ khô thông thường, đó là
dùng loại mực in Offset chờ khô được sản xuất riêng cho in trên các bề mặt không
thấm hút như metalized - nó còn có tên gọi khác là mực Folic.
Mực Foilic bền với rượu, kiềm và nhiệt. Thành phần của mực in Foilic khác
với các loại mực in thông thường khác ở chỗ nó có chứa chất trợ khô, là chất xúc
tác trùng hợp oxi hóa. Vì vậy, điều đáng lưu tâm nhất trong việc lựa chọn mực in
Foilic là kiểm soát lượng chất trợ khô trong thành phần của mực in. Trong một số
trường hợp, nếu muốn tăng tốc độ khô của mực, thì lượng chất trợ khô không được
vượt quá 5% thể tích máng mực. Ngoài ra, cách tốt hơn có thể thêm một lượng chất
trợ khô (thường không quá 2%) vào dung dịch cấp ẩm.
1.3.2 Đặc điểm khác biệt của hệ thống in Offset UV trên metalized
1.3.2.1 Hệ thống sấy UV
Cơ chế và nguyên lý hoạt động của hệ thống in Offset trên giấy metalized hoàn
toàn giống với những hệ thống in offset thông thường khác. Điều đáng lưu tâm duy
nhất chính là điểm khác biệt về các hệ thống sấy UV.
Hệ thống sấy UV được ứng dụng cho mực in UV. Ngay sau mỗi đơn vị in, thiết
bị đều được lắp đặt hệ thống đèn UV sấy khô bề mặt mực (giống như hệ thống sấy
nhiệt của in offset trên giấy), thường sử dụng 2 đèn sấy trở lên. Các đèn sấy UV này
giúp làm khô mực hoàn toàn trước khi đến đơn vị in kế tiếp hoặc giữ cho lớp mực
in ở mặt trước không bị lột ra khi dùng cơ cấu in đảo trở trong máy in offset tờ rời.
Để hoàn toàn đảm bảo chất lượng tờ in, bên cạnh các đèn UV phía sau mỗi đơn vị
in, một số máy in Offset UV còn có một hệ thống sấy đặt ngay sau đơn vị in cuối
cùng.

11
Hầu hết các đèn UV ngoài việc phát ra tia UV, nó còn phát ra các ánh sáng
trong vùng khả kiến và vùng hồng ngoại, điều này làm công suất phát xạ đèn UV
không cao. Các tia hồng ngoại này làm cho nhiệt độ bên trong hệ thống sấy tăng cao
giúp cho quá trình polymer hóa mực diễn ra nhanh. Tuy nhiên, trong quá trình chạy
máy, thợ in cần lưu ý đến nhiệt nhiệt độ tại các hệ thông sấy UV, vì nhiệt độ vượt
cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bề mặt vật liệu và chất lượng tờ in.
1.3.2.2 Các thay đổi cần có cho máy in Offset với mực UV
* Cao su:
Cả hai loại cao su truyền thống và loại có khả năng đàn hồi đều có thể dùng khi
in với mực UV. Tuy nhiên, mực và cả dung môi đều có xu hướng làm nở cao su và
hình ảnh bị nổi lên trên bề mặt cao su. Do đó, khi sản xuất in/tráng phủ với mực UV,
loại cao su đàn hồi thường được ưa chuộng hơn. Việc sử dụng cao su phải nên tham
khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chọn.
* Khuôn in
Khi in mực UV, ta cần lưu ý rằng không phải tất cả các khuôn in đều phù hợp
với mực in UV. In Offset, khuôn in CTP ghi bản với ánh sáng Violet trên bản
Halogen Bạc không phù hợp để in mực UV.
* Dung môi rửa cao su
Dung môi rửa cao su cho mực UV khác với dung môi rửa mực in thông thường.
Việc lựa chọn dung môi rửa nên lưu ý rằng:
+ Dung môi phải hòa tan tốt mực UV
+ Ít gây tác động xấu đến các lô, cao su và khuôn in...
+ An toàn môi trường và ít gây cháy nổ
1.3.2.3 Các biến đổi không thể tránh khỏi trong quá trình in Offset
* Các biến đổi lũy tuyến
Sự biến đổi này xuất hiện sau một thời gian chạy máy. Nguyên nhân có thể là
ảnh hưởng về sự biến đổi về môi trường nhà xưởng (nhiệt độ, độ ẩm,…), lô cao su
bị dơ hoặc mòn sau một thờ gian dài hoạt đông. Hoặc do người thợ tác động trong
quá trình máy ổn định sau khi cân chỉnh. Ngoại trừ những yếu tố không tác động

12
được, cách tốt nhất để hạn chế sự biến đổi này là hạn chế tác động của con người
vào máy khi máy đã được cân chỉnh.
* Các biến đổi bình thường
Các biến đổi bình thường là hiện tượng xảy ra một cách ngẫu nhiên trong quá
trình truyền mực xuống vật liệu. Sự biến đổi này có thể đo đạt và kiểm tra ở các tờ
in liên tiếp nhau (ở điều kiện in ổn định). Trên cơ sở đó, người thợ in có khả năng
kiểm soát được sự biến đổi này ở trong một giới hạn nhất định, bằng việc kiểm tra
các yếu tố gây ra sự biến đổi như:
+ Mật độ tông nguyên
+ Các giá trị Lab và tầng thứ
+ Diện tích và hình dạng điểm trame
+ Thứ tự chồng màu, sự chính xác chồng màu
+ Độ sai lệch màu
+ Độ dày lớp mực thay đổi do nồng độ mực và cồn trong nước,…
1.4 Các nguyên tắc chọn máy đo màu cho giấy metalized
Màu sắc sẽ được cảm nhận khi ánh sáng phản xạ từ một vật thể và kích thích
các tế bào hình nón trong mắt, những tế bào hình nón này gửi tín hiệu đến não bộ để
dịch màu sắc chúng ta đang nhìn thấy trước mặt. Phản xạ ánh sáng có thể là tia phản
xạ định hướng hoặc phản xạ khuếch tán, tùy thuộc vào tính chất bề mặt tiếp xúc. Do
đó, điều kiện bề mặt vật liệu và cách thức mà một máy đo quang phổ tiếp nhận tín
hiệu tia phản xạ hoàn toàn ảnh hưởng đến kết quả đo đạt trên tờ in.
Thực hiện đo đạt trên bề mặt vật liệu có tính phản xạ cao là một thách thức để
các loại máy đo màu thông thường đạt được độ chính xác, bởi hiệu ứng bóng của bề
mặt lớp metalized có thể làm thay đổi hoàn toàn màu của mẫu. Vậy làm thế nào ta
có thể đo được màu chính xác trên các bề mặt bóng/phản chiếu như metalized?
Hiện nay, có 2 nguyên tắc đo màu được áp dụng cho các máy đo màu quang
phổ: Specular Component Included (SCI) và Specular Component Excluded (SCE).
Ở các máy đo quang phổ thông thường 00/450 (450/00) sử dụng nguyên tắc SCE,
chúng tiếp nhận ánh sáng phản xạ trực tiếp từ bề mặt giấy đến bộ tiếp nhận ánh sáng

13
(detector) ở một góc cố định (thông thường là 450), và loại bỏ các tia phản xạ khác.
Vì vậy, với cùng 1 giá trị màu xanh giống nhau, nhưng kết quả đo được trên tờ in có
bề mặt có độ bóng cao sẽ khác so với giá trị màu xanh in trên bề mặt kém bóng hơn.
Bởi sự phụ thuộc vào bề mặt vật liệu, nên việc đo đạt chính xác trên một bề mặt vật
liệu bóng/có tính phản xạ cao thì máy đo dạng SCE không là lựa chọn thích hợp.

Hình 1.1 Cơ chế hoạt động máy đo quang phổ 00/450


(Nguồn hình: Xrite.com)
Trong khi đó, máy đo quang phổ dạng SCI dạng hình cầu có thể giữ lại các tia
phản xạ ở mọi góc độ (phản xạ định hướng & phản xạ phát tán) để tính toán các
phép đo màu phù hợp với những gì mắt người nhìn thấy. (nếu ta đo hai đối tượng
màu xanh được đề cập ở trên, phép đo ở chế độ SCI sẽ cho ra các giá trị màu giống
nhau cho hai đối tượng trên 2 bề mặt khác nhau). Bởi những đặc tính như vậy, loại
máy đo này không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bề mặt nào. Trên cơ sở đó, máy
quang phổ hình cầu SCI là lựa chọn tối ưu được thiết kế đặc biệt để đo màu cho các
bề mặt có tính phản xạ cao như mực kim loại, giấy metalized và các bề mặt có độ
bóng cao khác.

Hình 1.2 Cơ chế hoạt động máy đo quang phổ hình cầu khuếch tán 80

14
(Nguồn hình: Xrite.com)
Chương 2: Hiện trạng sản xuất tại công ty in Trần Phú
Vì giới hạn trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài, nên trong chương này,
người thực hiện sẽ chủ yếu đề cập đến những vấn đề có liên quan đến hệ thống sản
xuất nhãn hàng metalized đang được áp dụng và thực hiện tại công ty in Trần Phú.
2.1 Sơ lược cơ chế tổ chức sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng của công ty
2.1.1 Cơ chế tổ chức sản xuất
Trong cơ chế tổ chức sản xuất tại công ty, có 4 phòng ban/phân xưởng liên quan
trực tiếp đến quy trình sản xuất. Việc nắm được trách nhiệm-hoạt động của các đơn
vị này sẽ giúp ta hình dung cơ bản về đặc trưng bộ máy sản xuất tại công ty in Trần
Phú (có một số khác biệt so với các đơn vị in khác).
Stt Đơn vị Đầu vào Đầu ra
(phòng ban/phân xưởng)
1 Phòng kinh doanh-tiếp thị Đơn hàng và tài liệu Phiếu lệnh sản xuất
(71-73-75 Hai Bà Trưng, của khách
P.Bến Nghé, Q.1)
2 Phân xưởng chế bản Phiếu lệnh sản xuất từ - Tờ in thử đã liên hệ
(6 Thi Sách, P.Bến Nghé, phòng kinh doanh khách kí mẫu
Q.1) - File Tiff-B
3 Phân xưởng in tờ rời - Tờ in thử khách đã kí - Tờ in sản lượng
(Kp1, đường 2, p.Linh mẫu, file Tiff-B từ
Trung, Q.Thủ Đức) phòng chế bản
- Phiếu lệnh sản xuất
từ phòng kinh doanh
4 Phân xưởng thành phẩm Tờ in sản lượng từ Sản phẩm đạt chất
(Kp1, đường 2, p.Linh phân xưởng in lượng được đóng gói
Trung, Q.Thủ Đức)
Bảng 2.1

15
Không giống một số cơ sở in khách, phân xưởng chế bản của công ty không nằm
cùng địa điểm với phân xưởng in và thành phẩm. Vì vậy, để thuận tiện hơn cho việc
sản xuất ở công đoạn sau chế bản, công việc ghi - hiện - kiểm tra bản kẽm sẽ do
phân xưởng in chịu trách nhiệm (các máy móc phục vụ ghi-hiện kẽm được đặt ở
xưởng in tờ rời Linh Trung). Ở công ty in Trần Phú, nhãn bia trên metalized là một
mặt hàng trọng điểm, vì vậy khi sản xuất đơn nhãn mới, ngày chạy vỗ bài kí mẫu tại
xưởng in tờ rời sẽ có mặt khách hàng, đại diện phân xưởng chế bản cùng với đội
ngũ thợ in.
2.1.2 Hệ thống quản lý chất lượng
Hiện nay, công ty in Trần Phú đang áp dụng chuẩn ISO chung cho quản lý chất
lượng của các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tiêu chuẩn này áp
dụng cho tất cả các phòng ban, phân xưởng, cán bộ, nhân viên trong công ty. Do đó,
các quy trình quản lý chất lượng tại phân xưởng chế bản - in - thành phẩm đều được
xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chung ISO 9001:2015.
2.2 Điều kiện trang thiết bị sản xuất
2.2.1 Điều kiện trang thiết bị phục vụ chế bản
2.2.1.1 Các phần mềm sử dụng cho chế bản
Stt Phần mềm Ứng dụng
1 Adobe Illustrator CC 2019 - Thiết kế đồ họa, chỉnh sửa file
atwork của khách hàng, trapping thủ
công...
2 Adobe Photoshop CC 2017 Xử lý hình ảnh, kiểm tra độ phân giải
hình ảnh, ,...
3 Adobe Indesign 2017 Dàn trang
4 Adobe Acrobat pro + Plug-in Kiểm tra và xử lý file, chạy
Pistop + preflight,...
5 Artios CAD Hiện tại chỉ sử dụng cho việc thiết kế
cấu trúc hộp
6 Signa Station 4.5 Bình trang

16
7 RIP Metadimention - Phần mềm RIP mang bộ thông sô về
bản kẽm, hỗ trợ bù trừ dãn giấy, thiết
lập tần số/hình dạng trame,...
- Đầu ra là file Tiff-B đại diện cho mỗi
màu bản in
8 Fiery XF ColorProof 3.1 - Hỗ trợ hiệu chỉnh, tạo profile cho
máy in thử.
- In thử với profile đã được tạo
9 Firstproof plus 2.1.1 Kiểm tra tờ in thử với file Tiff-B trước
khi thả kẽm
10 True flow 3 Dot Tiff Controller Phần mềm điều khiển máy ghi kẽm
Screen PlateRite 8600
Bảng 2.2
2.2.1.2 Trang thiết bị phục vụ công đoạn in thử
 Máy in thử Epson 9880
Stt Thông số máy
1 Loại máy in Máy in phun màu khổ lớn
2 Khổ giấy lớn nhất (mm) 1117
3 Chiều rộng cuộn (mm) 245; 330; 610; 914; 1117
4 Khổ tờ rời nhỏ nhất (mm) 279.4 x 355.6 (cut sheet)
5 Khổ tờ rời lớn nhất (mm) 1016 x 1524
6 Số màu 8
7 Độ phân giải (dpi) 2880x1440
8 Độ dày giấy (mm) 0.3
Bảng 2.3
 Máy in thử Epson 7450
Stt Thông số máy
1 Khổ giấy in 24 inch, 17 inch, B4, B3, B2, A4, A3,

17
A3+, A2, A1
2 Số màu 8
3 Độ phân giải (dpi) 1440 x 720
4 Độ dày giấy (mm) 0.08 - 1,5
Bảng 2.4
 Giấy sử dụng để in thử
- Sử dụng một loại giấy Couche 150 gms để in thử cho tất cả các sản phẩm
+ Giấy 650 x 960 mm: in trên máy Epson 9880
+ Giấy 590 x 848 mm: in trên máy Epson 7450
- Tùy vào khổ giấy in từ lệnh sản xuất, ta sẽ linh hoạt chọn in trên máy in phù
hợp.
2.2.1.3 Trang thiết bị phục vụ công đoạn ghi-hiện kẽm
 Máy ghi kẽm nhiệt Screen PlateRite 8600 N-S (2 máy)
Stt Thông số
1 Hệ thống ghi Trống ngoại
2 Khổ bản lớn nhất (mm) 1160 x 940
3 Khổ bản nhỏ nhất (mm) 304 x 370
4 Vùng ghi lớn nhất (mm) 1160 x 924
5 Độ dày bản (mm) 0.15 - 0.3
6 Độ phân giải (dpi) 1200/2000/2400/2438/2540/4000
7 Tốc độ ghi (bản/h) 23
8 Độ chính xác lặp lại +-5 microns

Bảng 2.5
 Máy hiện kẽm Tung Shung PSBF 88 (2 máy)
Stt Thông số
1 Khổ rộng bản lớn nhất (mm) 850
2 Khổ rộng bản nhỏ nhất (mm) 495
3 Độ dài bản nhỏ nhất (mm) 40

18
4 Độ dày bản 0.12 - 0.4 mm
5 Dung tích chứa hóa chất 41 lít
6 Thời gian hiện 12-65 giây
7 Nhiệt độ hiện 18-320C
8 Nhiệt độ sấy 30-600C
9 Công suất 15 A (3.3 kW)
Bảng 2.6
 Bản kẽm
Hiện tại, công ty chỉ sử dụng 1 loại kẽm kích thước 790 x 1030 mm (hãng
Bocica) để sản xuất. Với những máy có khổ kẽm nhỏ hơn, thợ in sẽ tự cắt tùy
theo khổ của máy in.
Stt Thông tin Kẽm cho in tờ rời
1 Nhãn hiệu Bocica
2 Loại bản Thermal CTP plate
3 Kích thước (mm) 790 x 1030
Bảng 2.7
2.2.2 Điều kiện trang thiết bị phục vụ in
2.2.2.1 Máy in sử dụng cho in nhãn giấy metalized
- Hiện nay, các đơn hàng của công ty có sản phẩm in trên giấy metalized đều là
đơn hàng cho nhãn bia (hàng thực phẩm)
- Tại Trần Phú, có 2 máy in đang được sử dụng riêng cho in nhãn trên giấy
metalized là máy Ryobi 750 và máy CD74.
 Máy Ryobi 750
Stt Thông số
1 Kích thước giấy (LxW) Tối đa: 788x600 mm
Tối thiểu: 279x200 mm
2 Vùng in tối đa (LxW) 745x545 mm
3 Độ dày giấy 0.03-0.8 mm

19
4 Nhíp 10+-1 mm
5 Tốc độ 15000 tờ/giờ
6 Bản In (LxW) 745x605 mm
7 Độ dày bản 0.4-0.6 mm
8 Cấu hình - 6 đơn vị in và 1 đơn vị tráng phủ
- Hệ thống phun bột trợ khô ở cuối
đơn vị in cuối cùng
9 Mực in sử dụng - Mực in offset chờ khô foilic
- Mực khô hoàn toàn sau 48h in trên
metalized.
Bảng 2.8
 Máy Speedmaster CD74
Stt Thông số
1 Kích thước giấy (LxW) Tối đa: 605x740 mm
Tối thiểu: 340x350 mm
2 Vùng in tối đa (LxW) 585x740 mm
3 Độ dày giấy 0.03-0.8 mm
4 Nhíp 8-10 mm
5 Tốc độ 15000 tờ/giờ
6 Bản In 660x745mm
7 Độ dày bản 0.3 mm
8 Cấu hình - 6 đơn vị in và 1 đơn vị tráng phủ
- Hệ thống phun bột trợ khô ở cuối
đơn vị in
9 Mực in sử dụng - Mực in offset chờ khô foilic
- Mực khô hoàn toàn sau 48h in trên
metalized.
Bảng 2.9
2.2.2.2 Máy đo màu cầm tay XRite Ci64

20
Máy đo màu cầm tay XRite Ci64 là loại máy đo màu quang phổ hình cầu
khuếch tán 80 được thợ in tại công ty sử dụng để đo màu trên giấy metalized.
Stt Thông số kỹ thuật máy so màu cầm tay XRite Ci64
1 Công nghệ chiếu sáng d/80
2 Sai số giữa mỗi nguồn sáng 0,13 ΔE * ab avg.
3 Thời gian chu kỳ đo lường Xấp xỉ 2 giây
4 Phạm vi phổ 400nm-700nm
5 Sự khác biệt màu sắc [√ / X], Δecmc, Δlab, ΔE00,
Δreflectance, ΔE94, ΔXYZ, ΔL * a *
b *, ΔYxy,, ΔL * C * h °, ΔL * u * v *
6 Không gian màu x-rite Lab, L * a * b *, Phản xạ, L * C * h °,
Ký hiệu Munsell, XYZ, Yxy, L * u *
v*
7 Illuminants A, C, D50, D65, F2, F7, F11 và F12
8 Hiệu chuẩn Trắng, Zero, UV *
Bảng 2.10
2.3 Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nhãn metalized tại công ty in
Trần Phú
2.3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nhãn metalized tại công ty in Trần Phú

21
Hình 2.1 Quy trình sản xuất nhãn metalized tại công ty in Trần Phú

22
2.3.2 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
2.3.2.1 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra tại khâu trước in
Công đoạn Chi tiết Tiêu chí Thiết bị/phần
mềm sử dụng
Kiểm tra và Kích thước file Kiểm tra kích thước Adobe Illustrator
xử lý file trên phiếu lệnh sản CC 2019
xuất
Kiểm tra tràn lề Chừa xén 3 mm Adobe Illustrator
(thông thường) CC 2019
Nếu có yêu cầu đặc
biệt sẽ được ghi trên
phiếu lệnh sản xuất
Không gian màu CMYK Adobe Illustrator
CC 2019
Số màu So với thông tin trên Adobe Illustrator
phiếu lệnh sản xuất CC2019 hoặc
Cụ thể: nhãn bia Adobe Acrobat XI
Tiger 330mm in 5
màu
+ P129C Yellow
+ P294C Blue
+ P300C Light Blue
+ P485C Red
+ Màu lót trắng
Và màu giả lập nền
giấy (không in)
ICC profile + Không có quản lý
màu bằng ICC
profile

23
Đối tượng đồ họa
Hình ảnh bitmap + Độ phân giải: 300 Adobe Photoshop
ppi CC 2017
+ Hệ màu: CMYK
Đối tượng chữ + Chữ còn font
(chưa create outline)
+ Lưu ý những đối
tượng chữ đã create
outline với khách
nếu có sai xót
Thực hiện trapping - Độ dày trapping: Adobe Illustrator
(trước in) 0.02 mm CC 2019
Biên dịch file Thiết lập biên dịch Distiller
PDF file PDF
Phiên bản PDF PDF 1.6 (có hỗ trợ
Transparency và
layers)
Bình trang Phương án bình Thực hiện theo Signa Station 4.5
trang phương án bình trên
phiếu lệnh sản xuất
Kiểu bình Imposition Signa Station 4.5
Đặt bon kiểm tra + Tạo thanh color Signa Station 4.5
bar riêng cho các
màu pha;
+ Đặt bon kiểm tra
chồng màu;
+ Đặt bon kiểm tra
quay đầu nhãn;
+ Đánh số thứ tự

24
con nhãn trên tờ
bình;
+ Bon ghi thông tin
sản phẩm
RIP Chưa có tiêu chí rõ ràng cho công đoạn này
In thử trên Xuất file PDF để in - Thiết lập hiển thị Signa Station 4.5
máy in kỹ thử đường cắt giữa các
thuật số con nhãn để dễ dàng
kiểm tra các đối
tượng gần lề.
Chọn workflow Workflow “1 chiều” + Máy in Epson
cho quá trình in thử đã thiết lập sẵn trong 9880, máy in
XF ColorProof 3.1: Epson 7450
> Đầu phun quét 1 + Fiery XF
chiều từ trái sang ColorProof 3.1
phải để đảm bảo
chất lượng phun
mực và thể hiện màu
sắc tốt nhất;
> Profile máy in thử
được hiệu chỉnh theo
loại giấy couche 150
gms đang dùng để in
thử tại xưởng.

Kiểm tra tờ Kiểm tra sơ bộ tờ + Kiểm tra kích Kiểm tra bằng mắt
in thử in thử thước khổ giấy in và thước đo
của từng tờ in có
phù hợp với phiếu

25
sản xuất, tránh
trường hợp bài in lọt
ra ngoài khổ giấy in
cho phép trong
phiếu;
+ So với mẫu màu
(đối với sản phẩm in
tái bản);
+ Kiểm tra hướng sớ
giấy theo mẫu phiếu
sản xuất.
+ Kiểm tra khổ
thành phẩm của con
nhãn theo phiếu sản
xuất; chú ý các đối
tượng nằm gần
đường bế;
+ Kiểm tra đủ các
bon (bon chồng
màu, bon cắt, bon
kiểm tra quay đầu,
số thứ tự)
+ Hình ảnh độ
phân giải thấp: in ra
sẽ có răng cưa;
+ Font chữ chưa
nhúng vào file: in ra
sẽ bị lỗi font.
Dò tờ in thử với + Dóng guide kiểm Firstproof plus

26
file Tiff-B tra lại các chi tiết 2.1.1
nằm gần đường
bế/cắt: cách lề tối
thiểu 3 mm
+ Kiểm tra cách đối
tượng đồ họa,
transparency giữa
file Tiff-B và tờ in
thử để đảm bảo các
chi tiết transparency
không bị lỗi khi RIP.
Ghi kẽm Chưa có tiêu chí chuẩn thực hiện cho 2 Máy ghi kẽm nhiệt
công đoạn này. Screen PlateRite
8600 N-S
Hiện kẽm Việc thực hiện dựa trên kinh nghiệm làm Máy hiện kẽm
việc Tung Shung PSBF
88

Kiểm tra bản Kiểm tra chất Bản kẽm hiện sạch Kiểm tra bằng mắt:
kẽm lượng chung dùng cồn nhỏ lên
những vùng không
có phần tử in ->
vùng này không bị
xanh -> bản kẽm
sạch
Bản kẽm không bị Kiểm tra bằng mắt
xướt
Kiểm tra vùng tầng + Vùng highlights ở Dùng kính lúp
thứ sáng-tối 4 & 5% không bị kiểm tra.

27
mất trame (Sử dụng thang
+ Vùng 95% trame kiểm tra CTP Tool
vẫn chưa bị bít của Heidelberg)
trame
Kiểm tra tuyến tính Trị số thay đổi tầng Kiểm tra thông số
ghi tram của máy thứ giữa đường cong trên bảng scale
ghi bù dot gain và
đường hiệu ứng thay
đổi tằng thứ nằm
trong khoảng sai số
+-2%
Bảng 2.11
2.3.2.2 Tiêu chí và phương pháp kiểm tra tại khâu in
Khi có đơn hàng in nhãn trên metalized và phiếu sản xuất gửi về, quản đốc
xưởng in sẽ tiến hành tiếp nhận và điều phối sản xuất giao đơn hàng cho trưởng
máy Ryobi 750 hoặc CD 74. Sau khi trưởng máy tiếp nhận đơn, thực hiện xem xét
cách bố trí in và thứ tự in.
Công đoạn Chi tiết Tiêu chí thực hiện
Khâu chuẩn bị + Canh chỉnh mực, Canh chỉnh theo kinh nghiệm có sẳn
trước in nước, ước cho mỗi của thợ in.
đơn vị in;
+ Canh chỉnh
thông số : Tay kê,
nhíp, áp lực in, hệ
thống đầu vào;
+ Lắp kẽm
+ Kiểm tra họat
động của hệ thống
phun bột trợ khô.

28
+ Cho giấy được
phân bổ vào bàn
đặt giấy ngay ngắn
(giấy được vỗ và
lồng gió)

Vỗ bài (chạy máy + Canh chỉnh - Dựa trên các bon chồng màu trên tờ in
cân chỉnh chồng chồng màu chính - Sai lệch chồng màu cho phép < 0.2
màu, cân chỉnh xác mm (dùng kính soi trame để kiểm tra)
màu sắc) + Canh chỉnh màu - Dựa trên mẫu thật khách hàng cung
sắc: cấp ( theo yêu cầu cảm quan màu sắc
Canh chỉnh lượng của khách).
mực cấp trên máy, - Sử dụng máy đo quang phổ kiểm tra
chạy theo 3 mức giá trị delta E của mỗi màu phải <2
cấp độ màu:
lighter, standard,
darker để khách kí
mẫu.
Bảng 2.12
2.4 Các vấn đề khó khăn hiện tại trong sản xuất nhãn giấy metalized tại công
ty in Trần Phú
2.4.1 Các vấn đề khó khăn và sự cố tại khâu trước in
Stt Vấn đề khó khăn Nguyên nhân
1 Chỉnh sửa file và xuất file Tiff-B - Không thực hiện quản lý màu
nhiều lần vì không thống nhất lỗi ở (không có ICC profile)
khâu chế bản/in tạo thời gian chết - Chưa có những hướng tiêu chí cụ
trong quy trình sản xuất: thể trong việc kiểm tra và xử lý
+ Thợ in chạy bài không lên đúng file, dẫn đến việc bỏ xót các công

29
màu đoạn xử lý.
+ Lỗi lé trắng - Việc trapping theo cảm tính, phải
dựa trên tờ in sai bị lé trắng để
chỉnh sửa lại trên file
2 File lỗi cần chỉnh sửa tốn nhiều thời Không sử dụng thiết lập preflight
gian trên acrobat để kiểm tra
3 Việc in thử mẫu màu trên máy in - Không có profile quản lý màu cho
KTS không đạt hiệu quả. sản phẩm nhãn metalized.
(màu trên sắc trên tờ in thử sai lệch - Tất cả các sản phẩm đều được in
với màu trên màn hình, chỉ kiểm tra cùng 1 điều kiện workflow.
được kích thước nhãn, số màu in và
xác định hướng sớ giấy)
4 Việc ghi, hiện kẽm bị hư, phải thực - Không có thiết bị, dụng cụ đo
hiện lại gây tốn thời gian kiểm bản kẽm;
- Không thường xuyên kiểm tra
hiệu quả đầu ghi, các dung dịch hóa
chất hiện kẽm;
- Chỉ kiểm tra tổng quan về độ
sạch, các vết xước trên kẽm.
Bảng 2.13
2.4.2 Các vấn đề khó khăn và sự cố tại công đoạn in
Stt Vấn đề khó khăn Nguyên nhân
1 Mực in lâu khô, tốn nhiều thời gian - Sử dụng hệ thống in và loại mực
canh bài và đo kiểm tờ in, thời gian in Offset chờ khô (mực khô chờ
chạy máy cũng lâu hơn. => ảnh hoàn toàn sau 48h) =>trang thiết bị
hưởng đến hiệu suất sản xuất. phục vụ chưa phù hợp với sản
phẩm in trên metalized, đặc biệt
gặp khó khăn khi đơn hàng nhiều.
- Chưa kiểm soát được vật liệu

30
(giấy, mực,...) đầu vào
2 Các lần tái bản sản phẩm mất nhiều - Máy in chưa được cân chỉnh và
thời gian, mặc dù đã canh chỉnh các tạo profile riêng
thông số: tay kê, độ mở khóa mực, - Không kiểm soát và xác định
lượng cấp ẩm,...như profile ở lần in được đường gia tăng tầng thứ đặc
cũ nhưng vẫn rất khó đạt được các trưng riêng trên mỗi máy in.
thông số về L*a*b, giá trị mật độ,
delta E,... đã lưu ở lần chạy trước
3 Tờ in giảm độ sắc nét trở về sau chu - Chất lượng tấm cao su bị thay đổi
kì in, các vùng tối bị bít trame nhưng chưa thay kịp thời (dưới áp
lực của ống ép độ dày cao su bị
thay đổi, bề mặt cao su mất khả
năng nhận mực).
4 Tình trạng nhãn lỗi do in xảy ra - Quá trình hiệu chỉnh máy và
nhiều trong khâu kiểm tra trước khi chuẩn bị trước in chưa được quản
đóng gói (dơ, đập ống, sai màu, méo lý và kiểm soát kỹ;
tay kê, dính bột, văng nhớt, gấp - Không kiểm soát xác xuất tờ in
giấy,...) lỗi trong quá trình chạy máy.
Bảng 2.14
2.5 Nhận xét về quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nhãn metalized tại
công ty in Trần Phú
Nhìn chung, sơ đồ quy trình quản lý chất lượng nhãn metalized của công ty In Trần
Phú được xem phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại ở công ty. Tuy nhiên, việc
thiết lập các tiêu chí kiểm tra & quản lý chất lượng vẫn nhiều lỗ hổng và chưa được
hoàn thiện và định chuẩn. Vì vậy, các công đoạn trong quy trình hầu hết được thực
hiện theo kinh nghiệm làm việc và cảm tính.
Do đó, quy trình quản lý chất lượng in hiện tại chưa có hiệu quả cao trong việc cải
thiện chất lượng và năng suất sản xuất nhãn metalized cho công ty.

31
+ Hệ thống quản lý chất lượng chỉ dựa trên bộ tiêu chuẩn chung ISO 9001:2015,
chưa áp dụng các chuẩn ISO dành riêng cho ngành in (chuẩn ISO 12647,...)
+ Không chưa có quy trình quản lý màu bằng ICC profile cụ thể liên kết từ khâu
chế bản đến in.
+ Mặc dù có thiết lập quy trình, nhưng việc thực hiện và các tiêu chí đặt ra để
kiểm soát quy trình không cụ thể và theo tiêu chuẩn nhất định.
+ Hầu hết các công đoạn kiểm tra tờ in và hiệu chỉnh máy đều dựa trên kinh
nghiệm của thợ in và thành chuẩn mực sau này.
+ Vấn đề kiểm tra chất lượng tờ in chỉ được quan tâm nhiều ở công đoạn in, in
vỗ bài cho khách kí mẫu. Chủ yếu tập trung việc đo đạt, kiểm tra tờ in và lưu các
thông số (L*a*b, deltaE, khóa mực, cao su,...) nhưng chưa kiểm soát được đường
gia tăng tầng thứ khác nhau ở mỗi máy in.

32
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn
metallized tại công ty in Trần Phú
3.1 Phương hướng đề xuất hiện tại
Đối với điều điều kiện sản xuất đang áp dụng tại công ty in Trần Phú, khi các trang
thiết bị đo đạt, kiểm tra còn hạn chế (không có máy đo màu kiểm kiểm tra tờ in thử,
không có máy đo kiểm soát chất lượng bản kẽm,...), các máy móc (máy in, máy
hiện, máy ghi) chưa được hiệu chỉnh thì con đường đi đến kết quả của việc tiêu
chuẩn hóa quá trình và quản lý màu sắc là một con đường dài và cần có nhiều cải
tiến và nâng cấp trong sản xuất.
Do đó, những đề xuất về giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất cho nhãn metalized
ở thời điểm hiện tại được đưa ra dựa trên các yêu tố:
+ Thực trạng sản xuất tại công ty
+ Dựa trên quy trình hiện tại ở công ty
+ Tính khả thi của đề xuất ở điều kiện sản xuất hiện tại
+ Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong thực tế hiện tại, ta nhận thấy quy trình sản xuất của công ty phù hợp, nhưng
các công đoạn thực hiện trong quy trình sản xuất vẫn chưa được kiểm soát và thực
hiện theo tiêu chí cụ thể, đặc biệt ở khâu chế bản và in. Mặc dù vẫn chưa đi đến
mức độ quản lý màu, nhưng việc đề xuất lại hệ thống các tiêu chí kiểm tra chất
lượng quy trình theo chuẩn ISO cho ngành in sẽ giúp hạn chế các lỗi sai hỏng trong
xử lý file, chạy máy; đồng thời sẽ là cơ sở để giúp công ty thực hiện xây dựng hệ
thống tiêu chuẩn hóa và quản lý màu.
3.1.2 Đề xuất hệ thống các tiêu chí kiểm tra chất lượng từ trước in đến in
3.1.2.1 Tiêu chí kiểm tra tại công đoạn trước in
* Kiểm tra lần 1: Kiểm tra sơ lược file nhận từ khách hàng
Kiểm tra cấu trúc (nếu file nhãn có hình dạng đặc biệt)
Tiêu chí Yêu cầu
Kích thước thành phẩm Đúng với thông số khách hàng yêu cầu
Khoảng chừa xén - 5 mm dựa trên yêu cầu mức độ thành

33
phẩm sai lệch của máy bế tại công ty
- Làm việc với khách hàng để thương
lượng nới rông khoảng bleed nếu file
chưa đạt yêu cầu
Hướng xớ giấy - Xác nhận với khách hàng về hướng sớ
giấy của nhãn.
Kiểm tra chi tiết đồ họa
Tiêu chí Yêu cầu
Định dạng file Dạng file .ai, .pdf
File đảm bảo còn layer để dễ dễ thực
hiện chỉnh sửa
Hình ảnh trong file - Độ phân giải: > 300 ppi
- Nếu không đủ yêu cầu khách cung
cấp hình ảnh có độ phân giải cao hơn
để đảm bảo chất lượng hình ảnh sau in
không bị bể.
- Các hình trong file được embed hoặc
gửi kèm link hình
Chữ - Khách hàng phải gửi kèm font chữ
cùng với tài liệu đối với những chữ
chưa bị create outline
- Báo khách hàng nếu bị lỗi mất font
Không gian màu - Thuộc không gian màu hệ CMYK
- Số màu in khách yêu cầu phù hợp với
số đơn vị in của máy in nhãn tại công
ty. (Thương lượng với khách về việc
thay thế màu khi số màu khách hàng
yêu cầu không phù hợp với điều kiện
máy in đáp ứng)

34
Bảng 3.1
* Kiểm tra lần 2: Kiểm tra và xử lý file trước khi xuất PDF
Tiêu chí Yêu cầu
Khổ artboard - Kích thước Artboard bằng với khổ trimbox
- Artboard được đặt tại góc tọa độ (0:0) để hạn
chế việc dịch chuyển và chỉnh sửa đối tượng gặp
sai lệch
Layer - Tách riêng các layer theo đặc điểm của chúng
để dễ chỉnh sửa:
+ Layer màu giả lập nền metalized
+ Layer giả lập màu lót trắng
+ Layer chữ
+ Layer đồ họa
Xác định số màu có trên file - Màu in: Các màu có trên phiếu sản xuất
(nhãn bia tại Trần Phú hầu hết - Màu không in:
sử dụng màu pha riêng, không + Màu pantone giả lập nền metalized
sử dụng màu process CMYK) + Màu giả lập đường: bế, bleed,...
- Kiểm tra các màu pha đang sử dụng, không
được tự ý đổi màu pha của khách
Hình ảnh - Độ phân giải: 300 ppi
- Kiểu nén dạng zip
- Kiểm tra ở photoshop: các hiệu ứng hòa trộn
nên hạn chế dùng. Chế độ hòa trộn ít bị thay đổi
so với trên tờ in và màn hình là Multiply.
Text - Size chữ 1 màu tối thiểu: 5 pt
- Size chữ >2 màu tối thiểu: 9 pt
- Chữ đen (1 màu đen) < 12pt phải được
overprint
(Tham khảo Preflight GWG Packaging Offset)

35
Các đường line - Size đường line 1 màu min: 0.15 pt
- Size đường line > 2 màu min: 0.3 pt
(Tham khảo Preflight GWG Packaging Offset)
Overprint Overprint đường line có độ dày < 0.15 pt
Không overprint các đối tượng màu trắng
(Tham khảo Preflight GWG Packaging Offset)
Vùng lót trắng - Khu vực lót trắng: chọn tô màu spot
- Layer lót trắng nằm trên cùng trong thứ tự sắp
xếp các layer, thiết lập overprint cho vùng lót
trắng
TAC Không vượt 200%
Vì điều kiện in mực offset chờ khô trên giấy
ghép màng metalized, nên hạn chế TAC không
vượt quá 200% để đảm bảo mực khô sau 48h
ICC profile đính kèm - Loại bỏ các ICC profile đính kèm để bảo toàn
được tối đa vùng không gian màu rộng nhất có
thể
- Tắt chế độ color management trên phần mềm
ứng
Bảng 3.2
* Thiết lập Preflight kiểm tra file PDF cho nhãn giấy
- Tham khảo các thiết lập preflight của Ghent Workgroup cho in offset tờ rời
Thiết lập Tùy chọn Mức độ cảnh báo
Document PDF bị hư và cần sữa chữa Lỗi
Custom check Chữ nhỏ hơn 5 pt Thông tin
Độ phân giải ảnh lớn hơn 550 Thông tin
ppi
Độ phân giải hình ảnh nhỏ hơn Báo lỗi
300 ppi

36
Chữ đen nhỏ hơn 12pt không Cảnh báo
được overprint
Có xuất hiện hình ảnh mang hệ Báo lỗi
màu grayscale/GRB
Chữ hoặc vecto có gán ICC Báo lỗi
profile lạ
Hình ảnh nhúng kèm ICC Báo lỗi
profile lạ
Có sử dụng màu spot Thông tin
Chữ hoặc vecto màu grayscale Báo lỗi
Chữ hoặc vecto màu RGB Báo lỗi
Chữ trắng không được chọn Báo lỗi
móc trắng
Đối tượng trắng không được Cảnh báo
móc trắng
Chữ đen nhỏ hơn 12 pt được Thông tin
chọn móc trắng (fill)
Đối tượng có TAC cao hơn Cảnh báo
200% (dựa theo điều kiện in
tại công ty)
Chữ đen móc trắng và nhỏ hơn Thông tin
12 pt
PDF có layer chứa những nội Báo lỗi
dung không in
Tài liệu đã được trapping Thông tin
Lỗi font Báo lỗi
Lỗi hình ảnh Báo lỗi
Bảng 3.3

37
* Thực hiện trapping thủ công trên Adobe Illustrator và Adobe photoshop
Đối tượng cần trapping Cách trap
Chữ, các đường line - Create outline đối tượng chữ thành vecto trước khi
thực hiện trapping. Vì vậy, phải đảm bảo chính xác
nội dung chữ trước khi create outline
- Cách thực hiện:
+ Chọn đối tượng chữ cần trap: Object > path >
offset path
+ Độ dày trap: 0.02 - 0.04 inch
+ Chọn offset path vừa tạo, chọn chế độ overprint
- Nếu chữ nhỏ hơn độ dày trap thì không thực hiện
trapping được
Hình ảnh bitmap - Trapping nền lấn lên hình tại Ai:
+ Chọn hình ảnh cần trap: Object > path > offset
path
+ Độ dày trap: 0.02 - 0.04 inch
+ Chọn offset path vừa tạo cùng nền, chọn Exclude
tại Pathfinder
+ Overprint nền
- Trapping tại Photoshop:
+ Tạo vùng chọn đối tượng cần trapping
+ Mở rộng đối tượng chồng lấn lên nền: Select >
Modify > Expand
+ Mở rộng màu nền chồng lấn lên đối tượng:
Contract > đảo vùng chọn
* Lưu ý: Tại PTS, việc trapping được thực hiện sau
các công đoạn chỉnh sửa và tách màu.
Bảng 3.4

38
* Bình trang tại Signa Station
Nhập thông tin khai báo
Máy in (CD 74 hoặc Ryobi - Chọn plate template của máy CD 74 đã được
745) thiết lập sẵn:
+ Plate size: 745 x 630 mm
+ Baseline: 18 mm
+ Gipper Margin: 10mm
+ Max paper size: 745 x 585 mm
- Chọn plate template của máy Ryobi 750 đã
được thiết lập sẵn:
+ Plate size: 775 x 605 mm
+ Baseline: 3 mm
+ Gipper Margin: 10mm
+ Max paper size: 765 x 600 mm
Máy ghi Máy ghi Screen PlateRite 8600 N-S, chọn đường
dẫn IPR
Giấy Khai báo khổ giấy, định lượng, độ dày giấy theo
phiếu sản xuất
Các bon kiểm tra Có đủ các bon sau:
+ Thang kiểm tra Ugra Plate Control Wedge
1982
+ Thang hiện thông tin sản phẩm
+ Thang kiểm tra màu
+ Bon chồng màu
+ Bon kiểm tra quay đầu nhãn
+ Bon tay kê
+ Bon xác định điểm giữa bản kẽm
Bình trang tại Signa Station

39
Tiêu chí Yêu cầu
Chế độ bình Montage
Số layer tài liệu 2 layer:
+ 1 layer đồ họa (load file PDF)
+ 1 layer cấu trúc (load file PDF) (layer này
được bật khi xuất PDF cho in thử để kiểm tra các
đối tượng nằm gần đường bế, khi xuất File TiffB
layer này được tắt)
Số mặt in Single-side
Vị trí giữa file trên tờ in Auto Center
Kiểm tra số màu trên thang Đúng với số màu trên phiếu sản xuất
kiểm tra in
Đặt số thứ tự để kiểm tra con - Tạo station number để đánh số thứ tự con nhãn.
nhãn lỗi trong quá trình in - Đặt số tại vị trí ngoài khổ trim (vùng chừa
xén/bế) để không ảnh hưởng đến hình ảnh sản
phẩm
Bảng 3.5
* RIP
Tham khảo chuẩn ISO 12647-2:2013
Giá trị Thông số thiết lập
Loại tram Tram tròn, tram vuông, tram elip
Độ phân giải Độ phân giải ghi đạt tối thiểu 150 mức độ xám
Tầng số tram Áp dụng cho tram AM, in 4 màu: 48-80 l/cm với
giấy có tráng phủ
Kích thước trame Áp dụng cho tram AM, in 4 màu: 20-30 micro
mét với giấy có tráng phủ
Góc xoay trame Áp dụng tram AM: màu Cyan, Magenta, Black
cách biệt nhau 300, màu Yellow là 150

40
Thang đo kẽm Độ phân giải 50-70 l/cm, sử dụng tram tròn
Bảng 3.6
* Kiểm tra bản kẽm
Kiểm tra bản kẽm thông qua thang đo FOGRA đề xuất sử dụng: Ugra Plate
Control Wedge 1982.
Các đề xuất kiểm tra dưới đây đều đưa ra để kiểm tra bằng mắt vì hiện tại công
ty Trần Phú không sử dụng thiết bị đo đạt nào để kiểm tra bản kẽm.

Vùng đường cong mảnh - Kết hợp kiểm tra những đường cong mảnh và ô
tram chuyển
- Nhìn bằng mắt xác định điểm tại ô bắt đầu gia tăng
tầng thứ và tại hình tròn bị mất là thời gian ghi bản.
Vùng tầng thứ tram có độ Tham khảo dung sai theo ISO 12218
phân giải 60 l/cm Tần số tram 40% 50%
(l/cm)
50 2,5-3,5 3-4
60 3-4 3,5-5
70 3,5-4,5 4,5-6

Kiểm tra vùng bị đúp nét - Kiểm tra bằng mắt


- Kích thước các đường line màu trắng sẽ bị giảm đi
nếu xảy ra hiện tượng đúp nét
Kiểm tra các phần tử in trên - Kiểm tra bằng cách so sánh với các tờ in thử tách
bản màu (đề xuất bộ phận chế bản cung cấp tờ in tách
màu với những đơn hàng có yêu cầu)
- Kiểm tra các chi tiết, số màu trùng với số kẽm, đầy
đủ các bon
Bảng 3.7
3.1.2.2 Tiêu chí kiểm tra tại công đoạn in
3.1.2.2.1 Kiểm soát vật liệu đầu vào

41
Vật liệu Tiêu chí
Giấy ghép metalized - Làm việc với 1 nhà cung cấp giấy để
đảm bảo độ ổn định ở các lô giấy;
- Sử dụng loại giấy ghép metalized bằng
chân không định lượng 68 gms (vì công ty
chỉ in nhãn định lượng 68 gms;
- Giấy đã được xử lý bề mặt
- Giấy lót nền là giấy bền nước;
- Các thông số như: L*a*b, độ bóng của
giấy ở mỗi lần nhập phải được kiểm tra
giống với thông số của lô giấy cũ đã lưu
profile.
- Giấy trước khi in phải:
+ Giữ nguyên kiện để đảm bảo độ ẩm
+ Cho thích nghi với nhiệt độ phòng sản
xuất ít nhất 2 giờ
Mực - Làm việc với 1 nhà cung cấp mực Edson
đảm bảo độ ổn định;
- Kiểm tra giá trị pH tối ưu cho mực foilic
là 5.5;
- Không tự ý thay đổi/thêm chất trợ khô
vào thành phần của mực, nên tham khảo ý
kiến nhà sản xuất mực.
Dung dịch cấp ẩm - Pha trộn theo tỉ lệ: 2% chất đệm, 10%
IPA, 88% nước máy
- Độ cứng tiêu chuẩn của nước theo tiêu
chuẩn Đức: 8 – 140 dH (mức trung bình);
- Độ pH chuẩn của dung dịch làm ẩm: 4.8

42
đến 5.5;
- Nhiệt độ tiêu chuẩn của dung dịch làm
ẩm trên bản: 120C;

- Nhiệt độ dung dịch cấp ẩm từ 10-150C.


(theo Handbook of print media, 2011)

Bột - Bột phun có nguồn gốc thực vật


- Hạt mịn

Bảng 3.8
3.1.2.2.2 Chuẩn bị máy in
Nọi dung kiểm tra Thiết lập Thực hiện
Bàn đặt giấy - Độ cao chống giấy phụ Tính toán khối lượng và
thuộc vào định lượng giấy độ cao chồng giấy trước
sử dụng và các thông số khi đặt giấy
của nhà sản xuất;
- Khoảng cách từ tờ giấy
trên cùng đến đầu hút giấy
khoảng 5 mm (đối với
giấy in nhãn có định
lượng thấp)
Bộ phận tách tờ - Lượng khí thổi phụ Quan sát các tờ giấy có
thược vào định lượng được tách ra sau khi được
giấy. thổi khí hay không
- Canh chỉnh để đảm bảo
khi đầu hút giấy hút sẽ
không có hiện tượng đúp
từo
Đầu hút giấy - Đầu hút song song với Quan sát giấy vào máy in
chiều cao chồng giấy. với đầu thổi

43
- Mỗi lần hút 1 tờ giấy
- Không để xảy ra tình
trạng giấy cấp bị trễ, giấy
không vào đúng bộ phận
canh tờ in
Các lô trung chuyển - Áp lực giữa các lô phải Sử dụng giấy ghép màng
vừa đủ để chỉ 1 tờ giấy có metalized sắp in luồn giữa
thể đi qua để đên bộ phận 2 lô trung chuyển. Áp lực
canh tay kế được xác định là khoảng
cách tối thiểu trừ đi 1 ít để
bảo đảm có chỉ 1 tờ giấy
đi qua lô nhưng không
quá chặt.
Tay kê Giấy từ bàn nạp giấy được Quan sát hệ thống tay kê
đưa đến bộ phận định vị làm việc khi chạy máy thử
tay kê. Giấy đạt đến điểm để kiểm tra giấy đã vào
chặn và được kéo về tay đúng vị trí tay kê định vị
kê hông. Nếu giấy vào chưa
đúng vị trí tay kê thì sẽ
được tiếp tục trung
chuyern đến các đơn vị in.
Ống cao su và ống bản Ống cao su: Vệ sinh mặt Vệ sinh cao su bằng vải,
cao su, đảm bảo không dung môi tẩy rửa, và để
dính mực và vết dơ ở các ống cao su tự khô hoàn
lần in trước toàn
Ống bản: Vệ sinh ống bản Dùng vải và dung môi lau
trước khi lắp bản, đảm kỹ để loại bỏ hết các chất
bảo không bị dính các vết dơ
dơ và ẩm

44
Áp lực giữa ống bản & ống cao su: 0.1-0.14 mm
(handbook of print media 2011)
Độ dày chèn lót của ống bản-cao su và bản kẽm-cao su
phải lớn hơn khoảng cách 2 lòng ống của ống bản và
ống cao su
Hệ thống phun bột - Các hệ thống bơm khí Quan sát bằng mắt khi
nén hoạt động bình chạy máy thử
thường
Bảng 3.9
3.1.2.2.3 Kiểm tra tờ in
Nội dung kiểm tra Tiêu chí kiểm tra
Chồng màu - Kiểm tra các bon chồng màu hình chữ thập trên tờ in
bằng kính soi tram
- Độ lệch màu cho phép: 0.2 mm
Mức độ biến dạng của - Kiểm tra thông qua xác nhận bằng mắt các ô đường
các hạt tram siêu mảnh gắn trên thang đo màu. Nếu xảy ra hiện
tượng bị nhòe hay kéo dịch kích thước các đường sẽ
thay đổi
Mật độ tông nguyên - Đo giá trị L*a*b nằm trong khoảng sai lệch cho phép
với thông số với mẫu khách hàng chọn kí mẫu
(standard, darker, lighter), các tờ in sau đó sẽ được đo
bằng máy đo quang phổ. Lúc này, giá trị mật độ của tờ
in có màu đạt chuẩn được sử dụng để canh chỉnh mực
trong suốt quá tình in
Delta E Nhỏ hơn 2
Bảng 3.10
3.1.3 Đề xuất đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực
Có thể nói, để xây dựng - vận hành một hệ thống sản xuất ổn định và có năng
suất yếu tố cốt lõi nằm ở vai trò của con người (đội ngũ nhân lực trong sản xuất).

45
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng muốn có đội ngũ lao động có tay nghề - chuyên
môn cao, đồng thời có ý thức trách nhiệm - đặt tâm huyết vào trong công việc. Để
đạt được mục tiêu lâu dài đó, ban lãnh đạo của công ty không thể bỏ qua việc đào
tạo và hỗ trợ bồi dưỡng cho nguồn nhân lực.
Nhận thấy được những vấn đề tại công ty bị ảnh hưởng không nhỏ bởi yếu tố
con người, người thực hiện đưa ra một số đề xuất bổ sung về vấn đề đào tạo - bồi
dưỡng nhân lực tại công ty:
+ Thường xuyên hỗ trợ - đào tạo kỹ năng chuyên môn & nâng cao ý thức cho
công nhân qua các buổi họp rút kinh nghiệm mỗi tháng;
+ Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ để đảm bảo công nhân hiểu rõ điều kiện/quy
trình sản xuất của công ty;
+ Tổ chức khen thưởng, tuyên dương những cá nhân/tập thể thực hiện tốt nhiệm
vụ và các quy định trong công việc;
+ Tạo không khí làm việc năng động, cởi mở, hòa nhập, thoải mái;
+ Có những chính sách ưu đãi, quan tâm đến các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với
hóa chất độc hại (phân xưởng in), các công nhân làm tăng ca và đặc biệt trong
khoảng thời gian hàng cao điểm;
+ Hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ có kinh nghiệm chuyên môn cập nhật và
thực hiện các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản xuất của công ty;
+ Chiêu mộ người tài với mức lương phù hợp.
3.2 Phương hướng đề xuất trong tương lai
3.2.1 Đề xuất cơ sở xây dựng hệ thống quản lý màu cho sản phẩm in trên vật
liệu metalized
* Dựa trên chuẩn ISO 12647-9 (đang trog quá trình nghiên cứu)
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn in chính thức hay ICC profile có sẵn nào được
công bố cho giấy ghép màng metalized. Tuy nhiên, trong tương lai, ISO 12647 sẽ
ban hành bộ chuẩn ISO 12647-9 (https://www.iso.org/standard/74360.html) (đang
trong quá trình nghiên cứu) sẽ là bộ tiêu chuẩn riêng cho in trên vật liệu có ánh kim

46
loại như metalized. Điều này sẽ là cơ sở vững chắc để các nhà in hoàn thành hệ
thống quản lý chất lượng cho sản phẩm in trên giấy metalized.
* Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 12647 và đặc tính in của FORGA 51
Trong tình hình hiện tại, ta vẫn có thể tiến hành quản lý màu trên sản phẩm
metalized bằng cách tự tạo ICC profile mới dành cho giấy ghép metalized, dựa trên
cơ sở tiêu chuẩn ISO 12647 và đặc tính in của FORGA 51 (cho bề mặt giấy tráng
phủ). Việc dựa vào chuẩn ISO 12647 và đặc tính in FORGA 51 để tối ưu hóa kết
quả in trên giấy ghép metalized càng gần với giá trị ISO 12647-2 quy định. Việc
thực hiện được mô phỏng cơ bản qua những công đoạn sau:
1. Tạo ICC profile mới cho vật liệu metalized: quản lý màu theo tiêu chuẩn ISO
12647 và dựa trên dữ liệu đặc tính in của FOGRA 51 (OFCOM, PS1, deltaB trong
khoảng 8-14, 115 gms, đường cong gia tăng tằng thứ A).
2. Tạo lập DeviceLink Profile cho mỗi điều kiện in (giữa giấy tráng phủ theo
chuẩn ISO 12647-2 và giấy ghép màng metalized đang sử dụng.), lập cơ sở tìm ra
những sai biệt màu khi in trên 2 loại giấy này.
3. Mô phỏng sai biệt màu giữa tờ in trên giấy tráng phủ theo chuẩn ISO
12647-2 và giấy ghép màng metalized đang sử dụng bằng việc in thử digital và đạt
thông số màu trên tờ in proof
4. Áp dụng vào quy trình chế bản, dựa vào sai biệt màu giữa 2 điều kiện in,
quay lại khâu xử lý file.
* Những khó khăn trong hiện tại cản trở thực hiện quản lý màu trên giấy
ghép màng metalized tại công ty in Trần Phú
Stt Khó khăn
1 Nguyên vật liệu đầu vào (giấy, mực, bản kẽm...) chưa đạt chuẩn ISO
12647-2 và thông số kỹ thuât FORGA.
2 Vật tư giấy sử dụng cho in thử digital không dùng giấy ghép màng
metalized vì hạn chế về điều kiện kinh tế.
3 Thiếu kiến thức và không có các công cụ đo kiểm bản in, nên không kiểm
soát được chất lượng bản in.

47
4 Cac thiết bị (màn hình, máy in thử, máy ghi, máy hiện, máy in sản lượng)
chưa được hiệu chuẩn và thiết lập profile.
5 Quá trình in không đạt được ổn định vì các thông số cài đặt trong quá trình
in không được thiết lập theo các quy định của ISO 12647-2 và FORGA.
Bảng 3.11
3.2.2 Đề xuất thay đổi hệ thống máy in trên vật liệu metalized
Với đặc trưng bề mặt vật liệu không thấm hút như giấy metalized, điều lưu tâm
lớn nhất khi chọn một hệ thống in và mực in cho giấy ghép metalized là đảm bảo
lớp mực khô và bám trên bề mặt vật liệu một cách hiệu quả nhất. Hiện tại, với các
mặt hàng nhãn metalized, công ty in Trần Phú đang sử dụng công nghệ in Offset in
mực Offset chờ khô với hệ thống phun bột trợ khô ở đơn vị in cuối cùng. Hiện tại,
khả năng sản xuất nhãn metalized với mô hình hệ thống máy in như vậy vẫn đang
đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng, nhưng xét thấy tính hiệu quả về
năng xuất và kinh tế trong chặng đường phát triển trong tương lai vẫn chưa hiệu quả,
vì một số lý do sau:
+ Mực chờ khô lâu (phải khô hoàn toàn sau 48h): ảnh hưởng đến việc kiểm tra
các thông số màu trong quá trình cân chỉnh/chạy máy vì lớp mực chưa khô hoàn
toàn; tốn nhiều thời gian chờ mực khô để khách hàng kí mẫu;
+ Việc nhận đơn và sản xuất bị kéo dài do hạn chế về điều kiện sản xuất, dẫn
đến hiệu quả năng suất không cao, gặp khó khăn trong việc điều phối sản xuất khi
đơn hàng nhãn metalized nhiều trong tương lai.
+ Hệ thống phun bột hoạt động tích cực để giảm việc dính chồng 2 tờ in nên
thường xảy ra các sản phẩm lỗi cho bột dính nhiều lên sản phẩm. Đồng thời nếu
lượng bột phun ra nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy in (bột hấp thụ dầu)
+ Tốn diện tích mặt bằng vì các tờ in nhãn metalized định lượng thấp không thể
xếp chồng cao để tối ưu việc khô mực và hạn chế dính tờ.
Vì những lý do trên, đề xuất tối ưu nhất trong tương lai cho tình hình in sản
phẩm trên vật liệu ghép màng metalized là sử dụng hệ thông in Offset mực UV.
Như đã đề cập những đặc điểm của mực UV và hệ thống in UV ở phần cơ sở lý

48
thuyết, với công nghệ đóng rắn nhờ bức xạ đèn UV, mực in UV có thể đem lại
hiệu quả sản xuất & chất lượng đạt hiệu quả nhất. Với các ưu điểm: mực thân
thiện với môi trường, tờ in khô ngay sau khi in,, tăng năng suất sản xuất, không cần
bận tâm đến các lỗi phun bột, tiết kiệm được mặt bằng chứa,...Mặc dù tình hình
kinh tế hiện tại không khả thi với đề xuất này, tuy nhiên nếu nhìn xa hơn trong
tương lai, và khi tình hình bối cảnh công ty in Trần Phú đang chuyển hướng mạnh
sang các mặt hàng bao bì, nhãn hàng thì việc đầu tư hệ thống in Offset mực UV để
in trên vật liệu ghép màng metalized có thể nói là một đề xuất có tính tầm nhìn và
hiệu quả trong tương lai.

49
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài, người thực hiện đã
làm được những việc:
+ Khảo sát thực tế quá trình sản xuất sản phẩm nhãn giấy metalized tại công ty
cổ phần in Trần Phú. Từ đó, đánh giá được những hạn chế trong quy trình sản xuất
và quản lý chất lượng của công ty so với những tiêu chuẩn ngành in hiện hành và
kiến thức đã được học tại trường;
+ Đề xuất các giải pháp về việc hệ thống hóa lại các tiêu chí trong kiểm tra ở
khâu in và trước in phù hợp với điều kiện trang thiết bị hiện tại, hạn chế những lỗi
sản xuất hay gặp phải;
+ Đưa ra phương hướng đề xuất các giải pháp tầm nhìn trong tương lai: quản lý
màu cho vật liệu ghép màng metalized, thay đổi hệ thống in phù hợp với đặc tính
sản phẩm để làm cơ sở cho hướng phát triển đề tài sau này.
Tuy nhiên, vì hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập tại công ty sản
xuất, người thực hiện vẫn chưa làm được những công việc:
+ Chưa đưa ra được quy trình kiểm soát chất lượng cụ thể cho một sản phẩm
nhãn metalized vì lý do bảo mật thông tin khách hàng và không đủ điều kiện tiếp
xúc sâu quá trình sản xuất in của công ty;
+ Các đề xuất cải thiện chất lượng sản xuất nhãn metalized chưa được thực
nghiệm và có kết quả cụ thể để chứng minh rõ tính hiệu quả của đề xuất và tầm
quan trọng của việc sử dụng các chuẩn trong ngành in;
+ Chưa có điều kiện tìm hiểu đến các công đoạn thành phẩm nhãn metalized để
hoàn thiện việc đề xuất nâng cao chất lượng sản xuất cho cả quy trình.
Hướng phát triển của đề tài:
Mặc dù việc nghiên cứu đề tài dừng lại ở mức đồ án môn học, tuy nhiên, hướng
phát triển của đề tài này có thể là tiền đề để phát triển những vấn đề khác có liên
quan như: ứng dụng hỗ trợ thực hiện quản lý chất lượng cụ thể cho sản phẩm
metalized ở các công ty, xí nghiệp khác có cùng vấn đề liên quan; là cơ sở để mở

50
rộng thực hiện các đề tài tiêu chuẩn hóa hay quản lý màu cụ thể cho sản phẩm in
trên giấy ghép màng metalized.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] H. Kipphan, Handbook of Print Media, 2011.
[2] Chế Quốc Long, Kiểm tra chất lượng sản phẩm in.
[3] PGS.TS Ngô Anh Tuấn. Giáo trình Quản lý & kiểm tra chất lượng sản phẩm in.
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh.
[4] ISO 12647-2:2013.
[5] Media Standard Print, 2018.
[6] Ugra, Ugra Plate Control Wedge 1982, 2008.
[7] Color Measurement on Metalized Substrates. [Online ]. Avaiable:
https://www.packageprinting.com/article/color-measurement-metalized-substrates-l
abels-packaging-materials/all/ (truy cập 8:30 8/5/2019).
[7] What are the general guidelines for folic printing inks on the metallized surface?
[Online ]. Avaiable: http://www.galileonano.ru/en/faq/ (truy cập 14:20 20/5/2019).
[8] Thông số kỹ thuật máy đo quang phổ X-rite Ci64 [Online ]. Avaiable:
https://thietbibinhphu.com/may-so-mau-cam-tay-x-rite-ci64/ (truy cập 21:10
2/6/2019).
[9] AIMCAL, Metalizing Technical Reference 5th, 2012.
[10] About paper metalized paper. [Online ]. Avaiable:
https://desguide.com/wp-content/uploads/AboutPaperMetallized.pdf (truy cập 22:15
9/5/2019).
[11] Phân loại giấy ghép metalized. [Online ]. Avaiable:
https://hipaipackage.en.made-in-china.com/product/WSjJcgiYHDpI/China-Transfer
-Holographic-Metallized-Paper.html (truy cập 23:00 9/5/2019).
[12] Catalog Production based on FOGRA51. [Online ]. Avaiable:
https://www.gmgcolor.com/fileadmin/user_upload/PDF/case_studies/FOGRA51_
Case_Study_EN.pdf (truy cập 13:00 5/6/2019).

52

You might also like