You are on page 1of 17

Nhóm SVTH:

Tên: MSSV:
Huỳnh Lê Lá Ngọc 18158058
Lương Nguyễn Yến Nhi 18158062
GVHD: Chế Quốc Long

BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


SẢN PHẨM IN
I. Thiết lập máy đo theo tiêu chuẩn:
− Sử dụng máy đo: X-Rite eXact
− Tiêu chuẩn phản hồi gồm có: ANSI/ISO 5-3 (Status E, I, T, A, M)
+ Status T: dùng cho các bản in thử, các tờ in, cũng như các vật liệu in khác; sử
dụng kính lọc băng rộng.
+ Status A: dùng cho các mẫu ảnh chụp, phim Slide 35 (phim dương bản, khi chụp
ra có thể xem ảnh với kính lúp đặt trên bàn sáng.
+ Status M: dùng cho phim âm bản.
Ủy ban ANSI IT2-28 cũng đã hoàn tất một tiêu chuẩn I và một tiêu chuẩn cho các
máy đo sử dụng kính lọc băng rộng 47B được coi là tiêu chuẩn E, cùng với các tiêu
chuẩn liên quan là các tiêu chuẩn dùng cho ngành in để đo mật độ, đo màu và quang
phổ. Chuẩn I và E được xếp vào tiêu chuẩn DIN (16536) với nội dung:
+ Status E: sử dụng kính lọc băng rộng 47B (băng thông từ 55-60nm), trên máy X-
rite là để Status E.
+ Status I: sử dụng kính lọc băng hẹp.
=> Thông thường các máy đo sử dụng chuẩn T của ANSI/ISO thay vì sử dụng các
chuẩn theo tiêu chuẩn DIN vì có sai số lớn trên các máy đo mật độ.

− Thiết lập nguồn sáng:

1
+ M0: Độ phản xạ được đo bằng A Illuminant, trước đây được gọi là: Không có bộ
lọc, bao gồm tia UV.
+ M1: Độ phản xạ được đo bằng D50 Illuminant, trước đây được gọi là: Daylight
hoặc D65-Filter.
+ M2: Độ phản xạ được đo bằng A Illuminant không bao gồm thành phần UV,
trước đây được gọi là: Bộ lọc cắt tia cực tím, loại trừ tia cực tím.
+ M3: Độ phản xạ được đo bằng đèn chiếu sáng A phân cực chéo không bao gồm
thành phần UV, trước đây được gọi là: Polarized-Filter (eXact Xp không bao gồm
M3).
− Thiết lập và lựa chọn các thông số cho máy đo X-Rite eXact: Mở máy, chọn
Enhanced => Basic Tool. Sau đó kéo hướng từ dưới màn hình lên và chọn
Settings. Sau đó thiết lập
+ Sử dụng nguồn sáng M1 (vì sử dụng nguồn sáng D50 mô tả các điều kiện ánh
sáng ban ngày khác nhau theo nhiệt độ màu, nguồn này là các vật phát xạ-không khác
biệt so với dữ liệu phổ của một vật thể có màu phản xạ do đó sẽ cho kết quả đo tốt
hơn)
+ Density Status: ISO Status T (vì chuẩn này sử dụng kính lọc băng rộng mà kính
lọc băng rộng có thể cho kết quả đủ tốt tương đương với sự cảm nhận của mắt người
còn kính lọc băng hẹp có các vùng mù giữa băng thông của chúng do đó không thể
nhìn ra bất cứ thứ gì tại các vùng mù nên chúng không cho số liệu hoàn toàn giống
như sự cảm nhận của mắt người, và chuẩn T của ANSI/ISO có thể cho kết quả tốt
hơn)
+ Illuminsnt/Observer: D50/20 (chọn góc 20 vì ở góc này có thể nhận được kết quả
phản xạ ánh sáng tốt nhất)

II. Tiến hành đo:

2
 Bài tập 1: Đánh giá mối tương quan của độ dày lớp mực và mật độ
− Sử dụng mực: TEMPO EAZY NL PROCESS MAGENTA (ISO 2846-1)
− Sử dụng giấy: Couche
− Máy in thử: IGT
− Máy đo mật độ: X-Rite eXact (Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I)
Các bước tiến hành đo Density:
− Cần chuẩn bị một bảng đen để kê bài mẫu lên bảng đen và tiến hành đo vì nếu
không có bảng đen thì bài mẫu sẽ chịu ảnh hưởng từ lớp nền bên dưới và cho kết
quả không chính xác.
− Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I.
− Sau khi đã thiết lập các thông số ta bấm quay về màn hình chính và chọn chế độ
Density/TV để tiến hành đo.
− Trước khi tiến hành đo phải đo giấy trước và bài mẫu phải được đặt trên nền đen.
Sau khi thiết lập các thông số và tiến hành đo ta thu được bảng số liệu sau:
Bảng 1: Bảng giá trị Density tương ứng với độ dày lớp mực sau mỗi lần đo
MÀU MAGENTA
ầu đũa
mực 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lần đo
1 1.15 1.18 1.27 1.35 1.51 1.69 1.86 1.91 1.92 1.96
2 1.13 1.19 1.29 1.41 1.52 1.7 1.84 1.86 1.91 1.92
3 1.13 1.19 1.28 1.45 1.53 1.79 1.83 1.89 1.96 1.95
4 1.11 1.19 1.31 1.37 1.52 1.71 1.9 1.9 1.91 2.05
5 1.1 1.18 1.3 1.46 1.52 1.73 1.86 1.89 1.9 1.97
1.72
TBC 1.124 1.186 1.29 1.408 1.52 1.858 1.89 1.92 1.97
4

3
− Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị thể hiện mối tương quan giữa độ dày lớp mực
và mật độ mực của Magenta:

Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa độ dày lớp mực và mật
độ mực của Magenta
2.5

1.5
Mật độ

0.5

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đầu đũa mực

Hình 1: Đồ thị thể hiện


Đánh giá và nhận xét:
− Đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa mật độ và độ dày lớp mực, các đường cong mật
độ dốc ở phần đầu và tăng chậm khi độ dày lớp mực cao nhất khi đạt được, mật độ
tăng nhanh trong một khoảng độ dày lớp mực nhất định và tăng chậm khi lớp mực
đạt tối đa, mặc dù có tăng độ dày lớp mực thêm nữa thì giá trị Density cũng không
thay đổi đáng kể.
− Trong quá trình đo và giá trị thể hiện qua đồ thị ta có thể nhận thấy rằng từ lớp
mực được đo bằng 1 đầu đũa đến 6 đầu đũa tăng nhanh hơn và khi độ dày lớp mực
càng tăng thì màu sắc thể hiện càng đậm và giá trị Density cũng tăng dần theo nhưng
đến lớp mực được đo bằng 7 đầu đũa trở đi thì giá trị Density không chênh lệch nhiều
bằng các giá trị còn lại và màu sắc thể hiện trên mẫu giấy đo cũng không khác biệt
nhiều.
− Việc xác định giá trị Density của lớp mực rất quan trọng vì nó liên quan đến độ
dày của lớp mực, và sự thể hiện màu sắc của mực in từ đó ta có thể kiểm soát được

4
độ dày lớp mực thông qua giá trị Density và điều chỉnh lại cho phù hợp. Ngoài ra
việc đo Density có thể cho biết độ sạch của mực in.
Bảng 2: Bảng mẫu giấy tương ứng với lượng mực trên mỗi đầu đũa
Lượng mực/ Đầu
Mẫu giấy
đũa

5
7

10

 Bài tập 2: Đánh giá tính đồng nhất


2.1. Đồng nhất của mực
− Sử dụng giấy: Couche

6
− Máy in thử: IGT
− Máy đo mật độ: X-Rite eXact (Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I)
Các bước tiến hành đo Density:
− Cần chuẩn bị một bảng đen để kê bài mẫu lên bảng đen và tiến hành đo vì nếu
không có bảng đen thì bài mẫu sẽ chịu ảnh hưởng từ lớp nền bên dưới và cho kết
quả không chính xác.
− Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I.
− Sau khi đã thiết lập các thông số ta bấm quay về màn hình chính và chọn chế độ
Density/TV để tiến hành đo.
− Trước khi tiến hành đo phải đo giấy trước và bài mẫu phải được đặt trên nền đen.

Sau khi thiết lập các thông số và tiến hành đo ta thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng giá trị Density của các màu mực qua mỗi lần đo

7
Giá trị Density của các màu mực
Lần đo
K C M Y
1 1.52 1.38 1.42 0.96
2 1.56 1.36 1.43 0.94
3 1.53 1.37 1.42 0.92
4 1.5 1.32 1.36 0.91
5 1.44 1.31 1.35 0.9
6 1.41 1.34 1.32 0.91
7 1.34 1.31 1.3 0.9
8 1.4 1.3 1.28 0.9
9 1.38 1.29 1.25 0.9
10 1.37 1.26 1.24 0.89
11 1.4 1.24 1.21 0.87
12 1.43 1.23 1.19 0.86
13 1.38 1.23 1.2 0.87
14 1.38 1.25 1.19 0.86
15 1.42 1.25 1.23 0.88
16 1.53 1.28 1.25 0.89
17 1.57 1.31 1.33 0.93
Giá trị
1.44 1.3 1.29 0.9
trung bình
− Từ bảng số liệu ta vẽ
Density của màu K
được đồ thị thể hiện
1.56
1.5 giá trị Density của
1.44 từng màu dọc theo
1.38
giá trị tờ in (ô tông
1.32

1.26 nguyên trên thanh


1.2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
kiểm tra màu):

Giá trị Density của màu K Giá trị trung bình

8
Hình 2: Biểu đồ thể hiện giá trị Density của màu K dọc theo giá trị tờ in

Density của màu Cyan


1.41
1.38
1.35
1.32
1.29
1.26
1.23
1.2
1.17
1.14
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Giá trị Density của màu Cyan Giá trị trung bình

Giá trị Density của màu Magenta


1.48

1.4

1.32

1.24

1.16

1.08

1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Giá trị Density của màu Magenta Giá trị trung bình

Hình 3: Biểu đồ thể hiện giá trị Density của màu Cyan dọc theo giá trị tờ in

9
Hình 4: Biểu đồ thể hiện giá trị
Density của màu Yellow Density của màu Magenta dọc
0.98
0.96
theo giá trị tờ in
0.94
0.92
0.9
0.88
0.86
0.84
0.82
0.8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Giá trị Density của màu Yellow Giá trị trung bình

Hình 5: Biểu đồ thể hiện giá trị Density của màu Yellow dọc theo giá trị tờ in

Giá trị Density của các màu K, C, M, Y


1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

K C M Y

Hình 6: Biểu đồ thể hiện giá trị Density của các màu K, C, M, Y dọc theo giá trị tờ in
Đánh giá và nhận xét:
− Việc đo giá trị Density tại vị trí các ô tông nguyên trên thanh kiểm tra màu cho ta
thấy sự thể hiện tính đồng nhất của lớp mực dọc theo tờ in, ta thấy mật độ Density

10
tăng giảm không đều giữa các vùng in. Giá trị Density không đồng nhất trên một tờ in
cũng như độ dày lớp mực không đều đặn trên 1 tờ in và quá trình in.
− Trong quá trình đo ta thu được bảng số liệu và từ đó có thể thấy rằng giá trị
Density của màu Black thể hiện cao nhất và thấp nhất là Yellow, giá trị Density của
màu Magenta và Cyan thể hiện gần giống nhau.
− Khoảng sai lệch đối với giá trị trung bình của từng màu là:
+ K (Black): ±0.13
+ Cyan: ±0.07
+ Magenta: ±0.14
+Yellow: ±0.06
=> Khoảng sai lệch màu của Yellow thấp nhất và cao nhất là Magenta.

2.2. Đo giá trị Lab:


− Sử dụng giấy: Couche
− Máy in thử: IGT
− Máy đo mật độ: X-Rite eXact (Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I)
Các bước tiến hành đo giá trị Lab:
− Cần chuẩn bị một bảng đen để kê bài mẫu lên bảng đen và tiến hành đo vì nếu
không có bảng đen thì bài mẫu sẽ chịu ảnh hưởng từ lớp nền bên dưới và cho kết
quả không chính xác.
− Thiết lập các thông số như đã nêu ở phần I.
− Sau khi đã thiết lập các thông số ta bấm quay về màn hình chính và chọn chế độ
đo Lab để tiến hành đo.
− Trước khi tiến hành đo Lab của mực thì ta phải đo Lab của giấy trước.
− Bài mẫu phải được đặt trên nền đen.

11
− Tiến hành đo các ô tông nguyên trên thang kiểm tra màu trong bài mẫu.
Sau khi thiết lập các thông số và tiến hành đo ta thu được bảng số liệu sau:
Bảng 4: Bảng giá trị Lab của giấy (bài mẫu)
L a b
91.5 0.41 -6.49

12
Bảng 5: Bảng giá trị Lab của các màu mực trên thang kiểm tra màu của bài mẫu
Giá trị Lab của các màu mực
Lần đo K C M Y
L a b L a b L a b L a b
1 17.62 0.07 -0.76 51.94 -32.4 -50.88 45.11 71.32 0.77 85.79 -6.38 86.08
2 16.68 0.03 -1.26 52.92 -33.02 -50.65 45.06 72.03 -0.63 86.01 -6.24 85
3 17.23 -0.04 -1.46 52.89 -33 -51.03 45.35 72.67 -1.06 86.13 -6.63 84.13
4 17.93 0.17 -0.89 53.81 -33.3 -50.42 45.8 71.51 -1.41 86.09 -6.54 83.12
5 19.71 0.53 -0.02 54 -33.34 -50.28 45.93 71.38 -22 85.81 -6.33 82.42
6 19.89 0.64 0.1 53.46 -33.23 -50.53 46.2 70.84 -2.69 85.89 -6.05 82.69
7 22.24 1.05 1.17 54.01 -33.51 -49.95 46.27 70.75 -3.88 85.72 -6.32 81.89
8 20.34 0.72 0.23 54.1 -33.46 -49.83 46.89 70.61 -5.22 85.52 -5.77 81.64
9 21.23 0.78 0.49 54.41 -33.57 -49.68 47.24 70.2 -6.25 85.26 -5.98 80.09
10 21.07 0.83 0.44 54.78 -33.33 -49.26 47.69 69.95 -6.84 85.36 -5.78 80.2
11 20.71 0.69 0.27 55.22 -33.62 -48.71 47.87 69.43 -7.93 85.34 -5.62 79.47
12 19.99 0.6 0.01 55.13 -33.24 -48.66 48.41 69-17 -8.51 85.74 -6.29 78.6
13 21.34 0.85 0.59 55.45 -33.41 -48.89 48.33 68.4 -8.4 85.25 -6.3 78.65
14 21.37 0.78 0.65 54.94 -33.37 -48.82 48.29 69.26 -8.33 86.03 -6 79.16
15 20.09 0.65 -0.02 54.84 -33.47 -48.93 47.76 70.01 -6.76 85.96 -6.02 80.31
16 17.39 -0.09 -1.55 54.49 -33.69 -49.27 47.73 70.21 -5.48 84.76 -6.11 80.81
17 16.59 -0.21 -1.52 53.82 -33.53 -49.73 46.62 71.74 -3.24 86.1 -5.87 85.05
Giá trị
19.5 0.47 -0.21 54.13 -33.32 -49.74 46.86 70.64 -5.76 85.69 -6.13 81.72
trung bình

13
− Sau khi đo và thu được các giá trị Lab của từng màu trên thang kiểm tra màu của
bài mẫu ta tiến hành tính lần lượt các giá trị ΔL, Δa, Δb của từng màu và chọn
một chuẩn để so sánh và đánh giá khoảng sai lệch ΔE của từng màu
− Vì loại giấy bài mẫu nhóm em sử dụng là giấy Couche và dựa theo bảng số liệu
thống kê các loại giấy đặc trưng trong tài liệu “Kiểm soát quá trình phục chế
trong tách màu, in thử và in sản lượng” của thầy Ngô Anh Tuấn, chúng em
chọn giấy loại 1 (Couche bóng)

Hình 7: Phân loại các loại giấy đặc trưng

14
− Với điều kiện sử dụng giấy loại 1 như trong bảng trên chúng em suy ra và chọn
được thông số mực in theo chuẩn ISO 2846-1 dùng để so sánh tương đương với
từng loại giấy khác nhau.

Hình 8: Chuẩn ISO 2846-1 theo từng loại giấy


− Tiếp theo tiến hành tính ΔE của từng màu theo công thức sau:
ΔE=√ ( ΔL∗)2 +( Δa∗)2 +( Δb ∗ )2
Trong đó:
ΔL ∗= L (bài mẫu) - L (tham chiếu)
Δa*= a (bài mẫu) - a (tham chiếu)
Δb*= b (bài mẫu) - b (tham chiếu)

15
− Áp dụng công thức và tính được giá trị ΔE của từng màu, ta thu được bảng số liệu
sau:
Bảng 6: Bảng so sánh giá trị Lab của bài mẫu và lab của chuẩn ISO 2846-1

SO SÁNH THEO
MÀU MẪU ĐO ΔE
CHUẨN ISO 2846-1
ΔL 19.5 16
K Δa 0.47 0 3.54
Δb -0.21 0
ΔL 54.13 54
C Δa -33.32 -36 2.78
Δb -49.74 -49
ΔL 46.86 46
M Δa 70.64 72 1.78
Δb -5.76 -5
ΔL 85.69 88
Y Δa -6.13 -6 8.6
Δb 81.72 90

Đánh giá và nhận xét:


− Thông thường đối với các thang màu thì giá trị ΔE<4.5 là chấp nhận được.
− Từ bảng giá trị ΔE thu được từ việc so sánh theo chuẩn ISO 2846-1, ta có:
+ K có giá trị ΔE=3.54<4.5 => Chấp nhận
+ Cyan có giá trị ΔE=2.78<4.5=> Chấp nhận
+ Magenta có giá trị ΔE=1.78<4.5=> Chấp nhận
+ Yellow có giá trị ΔE=8.6 >4.5 Khác biệt rất lớn cần phải phục chế lại sao cho phù
hợp

16
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] Giáo trình Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in, PGS.TS.Ngô Anh Tuấn,
Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Kiểm soát quá trình phục chế trong tách màu, in thử và in sản lượng, PGS.TS.Ngô
Anh Tuấn, Hội in TP HCM.
[3] Giáo trình Thực hành - Thí nghiệm vật liệu in, Trần Thanh Hà - Nguyễn Thành
Phương, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

17

You might also like