You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ IN


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM IN OFFSET

Giáo viên hướng dẫn: Lưu Bạch Hiệp


Sinh viên thực hiện: jhonny keoyotha
Lớp: KT in – K 62
BÀI 1: TÌM HIỂU THIẾT BỊ, VẬT LIỆU, QUY TRÌNH VẬN HÀNH 
I, Mục đích 
- Tìm hiểu các bộ phận chính của một máy in offset tờ rời: hệ thống vào 
giấy, in và ra giấy. 
- Tìm hiểu các loại giấy BB, couche với các định lượng khác nhau phục vụ 
trong in offset 
- Xây dựng quy trình in cho máy in offet tờ rời SM74 
II, Báo cáo thí nghiệm 
1, Trình bày vai trò và hoạt động của các bộ phận (vào giấy, ra giấy, cấp mực, ép in)
trong máy in offset SM74 
a. Bộ phận vào giấy 
- Hệ thống đầu bò đưa giấy vào 
Hệ thống đầu bò ( dùng khí nén ): tách tờ giấy trên cùng 
của chồng giấy bằng các miệng hút chân không và luồng khí nén. Đầu bò dạng khí nén c
ó độ tin cậy cao , không làm hỏng bề mặt tờ giấy, cho phép sử dụng giấy khổ lớn và có đị
nh lượng khác nhau. Đầu bò dùng khí nén có thể hoạt động với tốc độ cao và thường cao 
hơn tốc độ của máy in. 
- Hệ thống đầu bò khí nén thường có các bộ phận chính sau: 
* Chân vịt  
Chân vịt : sử dụng để chỉ bộ phận giữ chồng giấy trong cụm hút tách tờ do có hình dạng r
ất giống với chân của vịt . Bộ phận này được đặt ở giữa chồng giấy, dùng để chặn lên chồ
ng giấy sau khi ống hút đã hút tờ giấy trên cùng lên khỏi chồng giấy . Để tăng hiệu quả tá
ch tờ,
ở giữa chân vịt được thiết kế các lỗ nhỏ để cấp một lượng hơi thổi vào giữa tờ giấy đã đư
ợc hút lên và chồng giấy. Lượng hơi thổi này sẽ tạo thành lớp đệm khí giúp tờ giấy dễ dà
ng được đưa vào bàn nạp. Sự di chuyển của chân vịt còn giúp cho việc nâng bàn lên khi c
hồng giấy bị vơi đi. Bàn được nâng lên với một khoảng nhất định, khoảng cách này có th
ể được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng hoạt động của máy. 
* Ống thổi hơi tách tờ 
Có nhiệm vụ thổi hơi làm tơi các tờ giấy trên cùng của chồng vật liệu làm giảm hiện tượn
g đúp tờ khi ống hút giấy hoạt động 
* Lưỡi gà 

2 thanh thép mỏng dài, có độ đàn hồi cao. Có chiều rộng khoảng 1cm, chiều dày khoảng 
0,05-0,3mm. 
Khi chồng giấy được thổi bung lên, tờ trên cùng được ống hút nâng lên, lưỡi gà tiếp xúc 
với tờ trên cùng của chồng giấy,
do độ mềm dẻo nó uốn cong theo chiều đi lên của giấy cho phép chỉ một tờ giấy đi qua.
Sau khi tờ giấy trên cùng được nâng lên,
do tính đàn hồi của lưỡi thép nó bung trở lại và đè lên tờ kế tiếp , giữ tờ này lại 
* Ống hút chân không  
Mỗi tờ giấy được nâng lên và đưa vào bàn nạp là nhờ có ống hút chân không. Những ống 
này thường có đầu gắn thêm núm cao su để tăng thêm diện tích tiếp xúc cũng như có tác 
dụng làm kín nhằm giữ giấy chặt hơn.  
Tùy thuộc đặc tính hoạt động của ống hút mà người ta phân biệt thành hai loại : ống hút n
âng và ống hút đưa. Đối với núm hút nâng, khi cam điều chỉnh chu kỳ hơi hút quay tới đú
ng vị trí cần thiết, nó cho phép lượng hơi hút chân không đi tới ống hút năng làm cho giấ
y được hút lên và giữ nó đúng vị trí.
Khi núm hút nâng hút giấy lên, núm hút đưa di chuyển đến vị trí thích hợp để nhận giấy, 
lúc này một lượng hơi hút sẽ được cung cấp cho ống hút đưa để hút giữ tờ giấy đồng thời 
hơi hút trong ống hút nâng sẽ bị ngắt, ống hút đưa tiếp tục giữ và đưa giấy vào bàn nạp. 
Lượng hơi hút , độ cao và góc nghiêng của ống hút nâng và ống hút đưa đều có thể điều c
hỉnh được tùy theo từng loại giấy . 
- Cơ cấu bàn đỡ chồng giấy 
* Thanh định vị chồng giấy 
 Tay kê định vị đặt tại bàn nhân giấy , đó là hai thanh sắt hoặc nhôm dựng thẳng đứng dọ
c theo chiều cao của bạn nhận giấy , được gắn trên một cây thước nằm ngang vuông góc 
với nó . Trên đó có ghi kích thước của khổ giấy cần in , từ khổ in tối thiểu đến khổ in tối 
đa . Chúng có nhiệm vụ bảo đảm cho chồng giấy in đưa vào đúng kích thước và giữ vị tr
í của cây giấy ổn định . Chức năng thứ hai là giữ cho chồng giấy gọn gàng , bảo đảm cho 
tờ giấy in đi vào bàn nạp giấy một cách ổn định .  
* Bàn chứa giấy  
Tùy thuộc vào từng hãng thiết kế , có hai dạng thông dụng : Dạng bàn rời : Dạng bàn này 
thường là bàn được làm bằng thép tấm được dập định hình có gắn bánh xe thuận tiện cho 
việc di chuyển hoặc đơn giản là các tấm gỗ phẳng được ghép lại với nhau . Các bàn này đ
ược lắp lên máy nhờ vào hai thanh giá bằng thép có thể di chuyển lên xuống nhờ truyền đ
ộng bằng xích. 
- Cơ cấu vận chuyển tờ giấy tới cụm tay kê đầu 
* Hệ thống băng chuyền 
Cơ cấu vận chuyển giấy có chức năng vận chuyển tờ giấy sau khi được đầu bò tách ra kh
ỏi chồng vật liệu đưa vào cụm tay kê đầu bằng hệ thống băng chuyền. Hệ thống băng chu
yền có thể chuyển động với vận tốc thay đổi tùy thuộc vào tốc độ in của máy. 
* Bắt đúp cơ 
Hệ thống bắt đúp cơ thường hoạt động dựa trên cảm biến độ dày tờ in.
Khi giấy bị 2 tờ thì độ dày thay đổi đẩy bánh xe lên và kích vào rơ-le, ngừng hoạt động. 
* Bắt đúp điện 
Bộ phận kiểm soát làm quang điện khi bắt đầu ép in thì đèn bật sáng, giấy sẽ che đèn, nếu 
giấy bị méo thường bóng đèn sẽ bị hở,.. sáng đi đến đầu nhận, tạo thành luồng điện kích t
hích rơ-le hoạt động làm dừng dây băng. 
*Quá trình hoạt động bộ phận vào giấy 
Những tờ giấy trên cùng của chồng giấy được vòi thổi trước làm cho tơi ra ( hạn chế hiện 
tượng các tờ giấy bị dính lại với nhau). Vòi hút giấy hạ xuống bề mặt của tờ giấy trên cùn
g. Chân vịt hạ xuống phía dưới của tờ giấy vừa được hút lên, nó giữa chặt các tờ giấy còn 
lại. Từ chân vịt, một luồng khí được thổi ra
và luồng khí này nhấc bổng cả tờ giấy vừa được hút lên và giữ nó trên đệm không khí. H
ệ thống lưỡi gà ép sát các tờ còn lại trên chồng vật liệu.
Vào thời điểm này vòi hút chuyển giấy hạ xuống tờ giấy hút và dịch chuyển nó tới băng c
huyền giấy. Giấy được đẩy sang tay kê biên,
qua hệ thống bắt đúp cơ và điện để đi vào tay kê đầu. 
b. Bộ phận ra giấy 
- Guồng xích vô tận 
Guồng xích vô tận nhận tờ in từ đơn vị in nhờ các dàn nhíp ( nhíp truyền ) gắn trên guồng 
xích. Tùy kích thước máy mà trên guồng có 2 , 3 ,
5 , ... dàn nhíp, số lượng thanh nhíp vận chuyển càng nhiều thì đồng nghĩa với việc tốc đ
ộ máy in càng cao.  Những đặc trưng tiêu biểu : 
 Guồng xích : được cấu thành bởi một trục chính quay cùng tốc độ với máy , 
hai đầu trục gắn cặp đĩa kéo truyền động cho cặp dây xích ( sên ) bố trí hai bên 
thành máy, xích dẫn và các dàn nhíp vận chuyển chuyển động liên tục trong các 
đường ray dẫn hướng và đỡ nó tạo thành một vòng tròn khép kín. 
 Phía sau guồng xích thông thường sẽ có thêm một trục đỡ giấy hoặc lòng má
ng có đệm hơi thổi để đỡ tờ in
trong lúc tờ in được chuyển tử ống ép sang dàn nhíp vận chuyển. 
 Mỗi tờ in
ra khỏi đơn vị in cùng lúc với một dàn nhíp đi tới , cả hai được quay với cùng 
một tốc độ. Trong một chu kỳ in, mỗi dàn nhíp trên guồng nhíp nhận một tờ in
ra. 
- Thanh vỗ giấy 
Để hỗ trợ cho việc nhận giấy thành chồng ngay ngắn, ngoài việc ổn định cạnh đầu và đuô
i giấy, người ta gắn thêm ở hai bên cạnh hồng chồng giấy hai tay kể vỗ dao động theo nhị
p trao của dàn nhí . Khi họat động , mỗi tờ in khi rơi xuống chồng giấy sẽ được hai tay kế 
hông vỗ vào vị trí giúp ổn định cạnh hồng tờ in. Bộ phận này được truyền động từ hệ thố
ng truyền động của máy.  
c. Bộ phận cấp mực 
- Máng mực: chứa mực in cung cấp quá trình in 
- Lô lấy mực:
là vận chuyển mực luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống lô 
mực. 
-
Lô sàng mực: được truyền động giữa bánh răng vừa quay tròn quanh trục, vừa dao động 
qua lại theo chiều dọc trục để phân bố và tạo ra lớp mực mỏng. 
- Lô trung gian: tạo ma sát giữa các lô để truyền mực và dàn mỏng lớp mực. 
- Lô chà mực: tiếp xúc với bản in và truyền mực lên bản. 
- Vít chỉnh mực điều chỉnh khoảnh hở giữa lô máng mực và máng mực.
qua đó điều chỉnh lượng mực đưa vào hệ thống lô. Vít chỉnh mực cho phép điều chỉnh m
ực cung cấp cho từng khu vực khác nhau dọc theo chiều dài bản in. 
d. Bộ phận in 
Bộ phận in gồm hệ thống  
- Trục ống bản: chứa bản in và có thể tháo lắp tự động 
- Lô cao su: được bọc một lớp cao su có khả năng nhận hình ảnh từ khuôn in
và truyền nó lên giấy khi nó đi qua dưới áp lực in 
- Ống ép in: có bề mặt được gia công nhẵn bóng, hình trụ, thường làm bằng gang đúc. Ti
ếp xúc với lô cao su để tạo áp lực in, truyền hình ảnh từ lô cao su xuống bề mặt vật liệu i
n. 
2, Trình bày trình quy trình in trên máy in offset tờ rời SM74 
- Bật nguồn máy in offset (hệ thống cấp ẩm đồng thời được khởi động) 
- Nhập kích thước và chiều dày của giấy và đặt chiều tay kê 
- Đặt áp lực in  
- Căn chỉnh ẩm và tay kê, đặt giá trị ẩm, mực 
- Tiến hành vào giấy, điều chỉnh hơi hút đầu bò, băng chuyền, tay kê biên 
- Xúc mực vào máng, chạy máy chậm, mở khe hở cho đều, để các thanh gạt 
mực tại vạch 5, sau đó chỉnh theo phần tử in trên bản 
- Kiểm tra bản in và lắp lên máy 
- Tiến hành chạy máy in (cho giấy vào) 
- Điều chỉnh hệ thống ra giấy, phun bột 
- Kiểm tra tờ in: màu sắc, hình ảnh để điều chỉnh mực, ẩm, cân bằng mực 
nước, tay kê, độ chính xác chồng màu. 
* Chú ý: 
- Mở khóa cụm nhấn 2 lần liên tục vào ký hiệu khóa cụm 
- Muốn sử dụng cụm in nào thì phải mở khóa cụm in đó và tắt đi sau khi sử dụng xong, n
ếu mở cả 2 cùng 1 lúc thì sẽ không sử dụng được. 
- Các nút đều phải nhấn 2 lần (lần 1 còi báo, lần 2 bắt đầu hoạt động) 
- Trong quá trình chạy máy, nếu nhấc lắp bảo vệ máy sẽ dừng. 
- Giấy trước khi đưa vào máy phải được dỗ đều. 

Bài 2: 
Tìm Áp Lực In Tối Ưu Khi Thực Hành In Offset 
 
I. Mục Đích thí Nghiệm. 

 Khảo sát sự ảnh hưởng của áp lực in tối ưu tới mật độ màu của sản phẩm 
in 
 Tìm ra áp lực in tối ưu. 
II.     Thiết bị và vật tư 
-Máy in tờ rời SM7  
-Giấy in: couche 150g/m2 khổ 43x65  
-Mực in offset Hàn Quốc  
-Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy, rửa bản, bột khô, giẻ lau  
-Cao su, bản in  
-Máy đo mật độ  
-Thiết bị đo gia tăng tầng thứ 
 III.   Trình tự tiến hành: 
 -Bật nguồn máy in, đo kích thước và độ dày giấy in, nạp thông số vào máy n
hờ bảng điều khiển, đưa giấy vào bộ phận vào giấy 
 -Cho máy chạy thử để máy đạt tới độ ổn định (6000 tờ/h)  
-Điều chỉnh áp lực in: ban đầu cho giá trị áp lực là 0,03
mm, sau đó tăng dần, mỗi lần tăng 0,21 mm, mỗi lần in lấy 5 tờ. 
 -Dùng máy đo mật độ đo các độ dày mực trên các tờ in, điền vào bảng.  
-Dựng đồ thị mối quan hệ giữa áp lực in và mật độ đo được trên tờ in
(giá trị D trung bình).  
-Tìm được khoảng áp lực có mật độ đảm bảo, tiếp tục tìm áp lực tối ưu trong 
khoảng mật độ này 
 -
Trong khoảng áp lực có mật độ đảm bảo, xây dựng đường cong gia tăng tầng 
thứ, với áp lực cao nhất ứng với giá trị gia tăng tầng thứ thấp nhất. Áp lực th
ấp nhất ứng với giá trị gia tăng tầng thứ thấp nhất. 
 -Từ điểm giao của đường cong mật độ và đường cong tầng thứ,
ta tìm được áp lực in tối ưu trong khoảng áp lực.  
IV.   Báo cáo thí nghiệm: 
1. Phân tích ảnh hưởng của áp lực in tới các phần tử in
trong quá trình in 
 Khi áp lực in không đủ: Lượng mực truyền sang tờ in không đủ,
không đồng đều làm cho phần tử in không
no mực, độ dày mực không đạt, tờ in ra bị mờ, mật độ quang
đo được thấp. 
 Khi áp lực in vừa đủ: áp lực in vừa đủ cho hình ảnh in đẹp với chất lượn
g cao, đồng thời nâng cao độ bền tấm cao su và bản in,
do đó có thể dùng để in số lượng lớn cho hiệu quả kinh tế cao. 
 Khi áp lực in quá lớn: lớn: khi áp lực in quá lớn làm cho hình ảnh in
trên tờ in bị sai lệch (chữ và hình ảnh có khuynh hướng bị kéo dài theo chi
ều quay của ống in), điểm t’ram bị vỡ, hình ảnh bị nhòe, bị kéo dài. Nếu á
p lực in quá lớn còn làm cho giấy bị biến dạng, dẫn đến in chồng màu kém 
chính xác. Nếu in áp lực quá lớn trong thời gian dài sẽ làm hỏng máy. 
2. xử lý số liệu và vẽ đồ thị 
Áp lực in  Mật độ màu   Gia tăng tầng thứ 
0.03  0.36  0.91 
0.06  1.28  1.07 
0.09  1.55  1.28 
0.12  1.44  1.2 
0.15  1.48  1.27 
0.18  1.44  1.23 
0.21  1.5  1.27 
  
 

Nhận xét:  
- Mật độ màu tăng dần theo áp lực in từ 0,03 mm đến 0,09 mm sau đó không
tăng nữa cho dù áp lực in tăng. Mật độ màu đạt giá trị lớn nhất tại áp lực 0,09 mm.
Do áp lực quá thấp thì mực không truyền đủ sang tờ in nhưng khi áp lực in quá lớn, mực 
có độ dính cao làm cho mực không được truyền lên giấy nữa mà bị bóc dính trở lại lô cao
su dẫn đến mật độ màu giảm. 
- Theo đồ thị trên ta thấy áp lực in phù hợp nhất trong khoảng: 0.09 - 0.15 mm. 

BÀI 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIẤY IN TỚI CHẤT LƯỢNG 
SẢN PHẨM IN 
I, Mục đích thí nghiệm 
- Tìm hiểu ảnh hưởng của giấy in tới chất lượng sản phẩm in 
-
So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các loại giấy khác nhau, và giữa các định lượng khá
c nhau của cùng 1 loại giấy. 
II, Báo cáo thí nghiệm 
1, Mục đích và ý nghĩa của việc thay đổi các loại giấy 
- Mục đích: Tìm hiểu ảnh hưởng của giấy in tới chất lượng sản phẩm in. 
-
Ý nghĩa: Trong thực tế có rất nhiều loại giấy, định lượng giấy khác nhau. Việc khảo sát v
à so sánh các loại giấy in, các định lượng khác nhau của cùng một loại  sẽ giúp doanh ng
hiệp chọn lựa được loại giấy, định lượng phù hợp với sản phẩm in của mình. 
2, Ảnh hưởng của giấy in tới chất lượng sản phẩm in trong quá trình in 
- Khái niệm giấy: là một nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp in ví như “vàng t
rắng”. Giấy được sản xuất từ các loại bột gỗ (gỗ bồ đề, bạch đàn), tre nứa, giấy cũ. Ngoài 
bột giấy trong thành phần của giấy còn có một số loại chất độn để làm thay đổi độ trắng, 
độ nhẵn, độ bền cơ học của giấy. 
- Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng quá trình sản xuất in: 
+ Khả năng in (độ nhẵn phẳng, khả năng hấp thụ, khả năng hút ẩm): 
 Độ nhẵn phẳng: Độ nhẵn phẳng bề mặt giấy có ảnh hưởng đến sự đồng đều 
của lớp mực và khả năng thể hiện các chi tiết ảnh. Bề mặt giấy lồi lõm dẫn đến 
sự tiếp xúc không đồng đều với khuôn in, quá trình truyền mực diễn ra không đ
ồng đều trên toàn bộ diện in và kết quả là các chi tiết in có thể bị mất hoặc khôn
g rõ nét. Bề mặt giấy nhẵn còn có tác dụng làm tăng độ tương phản và độ sắc né
t của hình ảnh in. Các giấy có độ nhẵn mịn cao sẽ cho phép in hình ảnh có độ p
hân giải cao. 
 Khả năng hấp thụ: Nó thể hiện sự tương quan giữa giấy- và các chất lỏng kh
ác-
ở đây chỉ nói đến khả năng thấm hút mực của giấy. Lượng mực truyền phụ thuộ
c vào đặc trưng của bề mặt giấy. Bề mặt giấy càng nhám thì lượng mực hút càn
g lớn.
Cho nên bề mặt giấy càng thô thì lượng mực tốn càng nhiều, mà mực in trên kh
uôn in có giới hạn nên phần tử in không thể phủ kín được dẫn đến không nét ho
ặc mất nét 
 Khả năng hút ẩm: Mỗi loại giấy giữ một độ ẩm ở một nhiệt độ nhất định ở đi
ều kiện không khí ẩm thì xảy ra hiện tượng giấy hút ẩm. Giấy có độ hút ẩm cao, 
có khả năng thay đổi độ ẩm tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường. Nếu độ ẩm tă
ng đến mức chấp nhận thì tăng độ ẩm của giấy cũng có chiều hướng tốt: sợi sẽ l
inh động, tạo khả năng dễ gấp, giấy trở nên mềm mại và có khả năng chịu sự co 
giãn lớn. Nếu thời tiết quá khô hanh, độ ẩm không khi giảm, dẫn đến giấy quá k
hô trở nên giòn, và không có khả năng giãn, dễ rách khi in.
Khi gặp ẩm kích thước của giấy thay đổi một trong những hiện tượng là trương 
nở của sợi dẫn đến sự sai lệch trong quá trình chồng màu khi in. 
+ Giá trị pH của giấy: Các loại giấy khác nhau có độ pH khác nhau. Chỉ số pH của giấy c
ó ảnh hưởng đến các tính chất của mực. Với mực in
offset sử dụng chất làm khô là muối kim loại Co,
Mn thì các muối này có thể kết tủa trên bề mặt giấy có độ axit cao và do vậy không còn t
ác dụng tăng tốc độ khô của mực. Giấy in offset phải có độ pH>5.  
+ Khả năng làm việc (sức căng/tính co giãn): Trong quá trình in, giấy phải chịu tác động 
rất lớn của áp lực in và lực căng kéo.
Do đó giấy cần phải có tính co giãn đáp ứng được yêu cầu của phương pháp in. Giấy có s
ức căng, tính co dãn kém sẽ dễ bị đứt trong quá trình kéo giấy nhưng giấu có độ bền kéo 
quá lớn thường có khả năng co giãn kéo nhiều gây nên những sai lệch trong quá trình in c
hồng màu. 
3, Thiết bị và vật tư: 
- Máy in tờ rời SM74  
- Giấy in: Giấy in offset 150g/m2, couche 150, 200 g/m2 với các khổ 32x43cm 
- Mực in offset Apex  
- Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy, rửa bản, bột khô, giẻ lau  
- Cao su, bản in  
- Máy đo mật độ 
4, Trình tự tiến hành: 
- Bật nguồn máy in, đo kích thước và độ dày giấy in, nạp thông số vào máy nhờ bảng điề
u khiển, đưa giấy vào bộ phận vào giấy, lựa chọn hướng thớ giấy thống nhất với các tờ in

- Cho máy chạy thử để máy đạt tới độ ổn định (6000tờ/h)  
- Điều chỉnh áp lực in phù hợp, in ứng mỗi loại giấy 10 tờ  
- Dùng máy đo mật độ đo mật độ màu trên các tờ in, điền vào bảng.  
- Đánh giá cảm quan bằng kính soi t’ram và bằng máy đo mật độ 
 
 

 
III, Kết quả thí nghiệm 
Bảng kết quả: 
 
  Màu  Mật độ màu  Trung bình 
Giấy C150  C  1.47  1.46  1.47  1.48  1.52  1.52  1.49  1.49  1.51  1.54  1.495 
M  1.59  1.58  1.59  1.57  1.57  1.54  1.52  1.56  1.53  1.51  1.556 
Giấy Offset 150 C  1.20  1.10  1.12  1.08  1.08  1.08  1.08  1.06  1.06  1.10  1.096 
M  1.10  1.07  1.07  1.05  1.08  1.05  1.06  1.03  1.05  1.06  1.062 
Giấy C200  C  1.60  1.66  1.57  1.57  1.56  1.54  1.53  1.50  1.51  1.50  1.554 
M  1.53  1.49  1.48  1.52  1.53  1.45  1.43  1.43  1.44  1.49  1.479 
 
Nhận xét: - Từ kết quả đo được ở hai mẫu giấy offset và giấy couche, nhận thấy giấy cou
che có mật độ màu cao hơn mật độ màu của giấy offset (khi được in
ở cùng một điều kiện). 
- Hình ảnh trên giấy couche có độ tương phản và độ sắc nét cao hơn giấy offset. 
Do: 
+ Giấy Couche có bề mặt bóng, mịn, láng,
in rất bắt mắt và sáng. Giấy có bề mặt nhẵn bóng, được tráng phủ nên tính thấm hút mực 
thấp hơn và từ đó các hạt sắc pigment nằm lại được bên trên bề mặt của giấy, áp lực thích 
hợp sẽ tạo cho lực bám dính của mực trên giấy tốt.
Do vậy mật độ màu trên giấy Couche cao hơn mật độ màu trên giấy Off. 
+ Hình ảnh in trên giấy offset có độ tương phản và độ sắc nét không cao,
do bề mặt của giấy offset nhám, làm cho khuôn in không tiếp xúc đồng đều được với bề 
mặt giấy, nên lớp mực rên bề mặt giấy không đồng đều, giấy có nhiêu vi lỗ làm cho mực 
bị thấm hút vào bên trong vi lỗ, dẫn đến các hạt sắc pigment nằm được bên trên bề mặt c
ủa giấy ít, điều đó làm cho hình ảnh in không được sắc nét. Mặt khác các vi lỗ cũng gây r
a hiện tượng tán xạ ánh sáng và làm cho hình ảnh in có độ sắc nét và độ đậm không cao. 
 
BÀI 4: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ IN TỚI CHẤT LƯỢNG MÀU
SẮC SẢN PHẨM IN 
I. Mục đích thí nghiệm 
- Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc sản phẩm in 
-So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các tốc độ in khác nhau 
II. Báo cáo thí nghiệm 
1. Trình bày mục đích và ý nghĩa của việc thay đổi tốc độ in 
- Mục đích: Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc sản phẩm in 
- Ý nghĩa:
Trong quá trình máy in hoạt động, khi thay đổi vận tốc của máy in, các quá trình truyền 
mực, truyền ẩm, cân bằng mực/ ẩm liên tục thay đổi, dẫn đến sự thay đổi mật độ màu sắc 
trong quá trình in, do đó cần khảo sát để tìm ra tốc độ phù hợp với máy in và sản phẩm. 
2. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc sản phẩm in trong quá 
trình in. 
-
Trong quá trình máy in hoạt động, khi thay đổi vận tốc của máy in, các quá trình truyền 
mực, truyền ẩm, cân bằng mực/ ẩm liên tục thay đổi, dẫn đến sự thay đổi mật độ màu của 
sản phẩm in, do đó cần khảo sát để tìm ra tốc độ phù hợp với máy in và sản phẩm in. 
-
Khi máy in hoạt động với vận tốc cao đồng nghĩa với việc ẩm được chà lên bề mặt bản n
hiều,
do đó gây ra hiện tượng nhũ tương hóa mực quá nhiều, làm giảm mật độ màu của sản phẩ
m in. 
- Nhũ tương là hỗn hợp của dung dịch ẩm và mực. Trong quá trình in
dung dịch làm ẩm phân bố thành những giọt rất nhỏ trên lô và chiếm tỉ lệ 20% trong hỗn 
hợp nhũ tương được hình thành này, lúc này mực sẽ truyền xuống bản in tốt. Nếu lượng d
ung dịch chiếm tỉ lệ nhiều hơn, lượng nhũ tương sẽ trở nên không ổn định, khả năng tách 
dính của mực giảm đồng nghĩa với khả năng truyền mực sẽ bị giảm theo: mực sẽ bị nhũ t
ương nhiều hơn, khi nhũ tương hình thành nhiều sẽ gây ra hiện tượng bắt dơ trên bản in. 
Nếu nhũ tương hình thành quá ít mực sẽ không thể truyền tới những điểm t’ram của vùng 
hình ảnh in trên bản và sẽ xuất hiện hiện tượng màu sắc bị nhòe, tại những vùng tối xuất 
hiện đốm sáng, mất t’ram ở vùng trắng trên bản in, mật độ màu không đều. 
 
3. Kết quả thí nghiệm 
Giấy C: định lượng 150 
Độ dày: 0,13 
Áp lực: 0,15 
Bảng số liệu: 
Lần đo  3000  6000  12000 
C  M  C  M  C  M 
1  1.52  1.46  1.57  1.41  1.42  1.32 
2  1.53  1.53  1.48  1.36  1.43  1.34 
3  1.51  1.48  1.49  1.42  1.42  1.34 
4  1.51  1.52  1.48  1.49  1.41  1.23 
5  1.50  1.46  1.44  1.46  1.31  1.20 
6  1.51  1.49  1.42  1.41  1.38  1.25 
7  1.56  1.53  1.47  1.43  1.38  1.20 
8  1.52  1.56  1.46  1.42  1.40  1.18 
9  1.55  1.56  1.42  1.43  1.40  1.24 
10  1.52  1.52  1.44  1.42  1.45  1.25 
TB  1.52  1.51  1.46  1.43  1.40  1.26 
Nhận xét: 
 Từ bảng số liệu ta thấy khi tốc độ in
tăng thì mật độ giảm từ 3000 đến 6000 tờ/h và tiếp tục giảm khi tăng
lên đến 12000 tờ/h. 
 Khi tốc độ in là 3000 tờ/h, tờ in có hiện tượng bị bẩn do
dung dịch ẩm được cấp ít, phần tử không
in nhận thêm mực, lớp mực dày lên làm khuôn in bẩn. 
 Khi tốc độ in là 6000 tờ/h, tốc độ của lô chà ẩm tăng
lên điều này dẫn đến lượng dung dịch ẩm tăng dần, phủ kín vùng phần tử khô
ng in trên bề mặt bản, tốc độ lô mực cũng tăng
lên, mực phủ kín phần tử in, nhũ tương hóa giữa mực và ẩm đạt tỉ lệ thích hợ
p, mật độ màu trở nên ổn định. 
 Khi tốc độ in là 12000 tờ/h, tốc độ quá nhanh làm cho
dung dịch ẩm lên khuôn là quá nhiều, tràn cả sang vùng phần tử không
in, điều này làm cho hiện tượng nhũ tương
không ổn định, mực không thể truyền sang những điểm t’ram của vùng phần 
tử in trên bản, làm giảm mật độ màu của sản phẩm, thời gian
khô của mực cũng lâu hơn. Mặt khác,
khi tốc độ quá cao, nhíp vừa nhả tờ in, tờ in phía trước chưa kịp xuống thì nhí
p của tờ in sau tới làm các tờ in
va chạm vào nhau và bị nhíp cào xước, rách bề mặt tờ in. 

BÀI 5 – KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỰC IN TỚI CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM IN

I. Mục đích thí nghiệm


-Tìm hiểu ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm in
-So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các loại mực của các hãng khác nhau
II. Báo cáo thí nghiệm
1. Trình bày mục đích và ý nghĩa của việc thay đổi các loại mực
- Mục đích: ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm in
- Ý nghĩa: Mực in là nguyên liệu quyết định sự hình thành của một sản phẩm in. Nó là
yếu tố chính quan trọng nhất tạo nên màu sắc cho sản phẩm là yếu tố quyết định tính chất
mỹ thuật của sản phẩm in. Việc thay đổi các loại mực khác nhau ta sẽ thấy được chất
lượng của mực được sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm nó có phù
hợp với vật liệu in hay không
2. Phân tích ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm in trong quá trình in.
Ảnh hưởng của mực in cụ thể là:
+ Sức căng bề mặt, sức căng bề mặt tiếp xúc với dung dịch ẩm: Chủ yếu phụ thuộc vào chất
liên kết. Mực phải có tính liên kết chặt chẽ tức là các hạt trong mực phải có kích thước rất
nhỏ, phân tán đông đều và giấy phải có độ phẳng độ mịn cao để có thể dàn mỏng, đều trên hệ
thống các lô trong khi in và kết quả tạo ra độ sắc nét chất lượng tờ in đạt hiệu quả
+ Tính lưu biến (độ nhớt, tính chảy,..): Là thông số quan trọng nhất quyết định khả năng in
của mực. Độ nhớt của mực thể hiện mực sẽ chảy như thế nào trong quá trình in. Mực in
offset có độ nhớt quá cao (không bị chảy do tác động bởi chính trọng lượng của nó) sẽ không
thể lấy mực và truyền đi trên hệ thống lô mực nhưng ngược lại mực có độ nhớt quá thấp sẽ
không giữ được trên lô mực và sau khi truyền qua hệ thống lô mực, trên bản , trên cao su thì
lượng mực được truyền lên giấy là quá ít và không thể đảm bảo yêu cầu về mật độ màu và sự
thể hiện các chi tiết in
+Nhiệt độ: Khi mực đi qua hệ thống lô truyền mực, nhiệt độ của nó mà tăng lên nhiều do
phần lớn các năng lượng đưa vào máy in được chuyển hóa thành nhiệt năng ở các lô mực
chúng thực hiện phân phối và tách màng mực. Nhiệt lượng này làm tăng độ nhớt của mực ,
giúp nó chảy rất tốt và dàn đều trên lô.
+ Hấp thu dung dịch ẩm/nhũ tương hóa: Mực có độ dính cao sẽ khó bị nhũ hóa bởi dung
dịch ẩm do vậy một số trường hợp sẽ rất khó in
+ Chất lượng làm sạch sau khi in: : Mực phải có độ nhớt và độ dính và độ trong phù hợp nếu
độ dính quá cao sẽ làm bóc hoặc xơ giấy và khó thể hiện tông bẹt, trong khi mực có độ dính
thấp thì khó thể hiện các nét mảnh
+ Thành phần mực: Để sản xuất được mực phải sử dụng nhiều loại pigment, chất kết dính và
nhiều chất phụ gia khác.
+ Đặc tính khô sau khi in: Nó liên quan đến độ nhớt, độ dính, thông thường mực có độ nhớt cao
là do hàm lượng nhựa trong mực nhiều, dẫn tới kết quả tăng độ dính và độ bóng. Tuy nhiên điều
này làm cho mực lâu khô và phải bổ sung chất phụ gia tăng tốc độ khô

V. Báo cáo thí nghiệm:

Mẫu C L a b M L a b
1 1.62 50.68 -16.91 -49.1 1.51 42.64 68.24 -5.97
2 1.62 50.38 -17.27 -48.85 1.52 42.36 67.91 -4.49
3 1.62 50.72 -17.41 -48.94 1.53 42.54 68.75 -6.03
4 1.6 50.87 -17.77 -48.66 1.51 42.6 68.47 -5.86
5 1.62 50.69 -14.42 -49.42 1.49 42.75 67.77 -5.21
6 1.61 50.82 -16.94 -49.27 1.5 42.66 68.14 -4.61
7 1.62 50.47 -16.69 -49.04 1.52 42.67 67.97 -4.88
8 1.61 50.67 -15.99 -48.72 1.51 42.69 68.82 -6.81
9 1.6 50.71 -17.45 -48.63 1.5 42.81 67.86 -5.74
10 1.61 50.88 -16.92 -49.55 1.49 42.86 68.42 -6.77
GTTB 1.613 50.689 -16.78 -49.02 1.508 42.658 68.235 -5.637
Bảng 5.1 Bảng số liệu mực Apax

Mẫu C L a b M L a b
1 1.55 52.17 -19.99 -47.74 1.56 42.12 69.67 -5.77
2 1.55 52 -18.8 -47.98 1.57 41.99 70.02 -6.25
3 1.57 52.04 -18.3 -48.62 1.58 41.88 70.16 -6.08
4 1.57 54.62 -18.82 -48.02 1.59 41.75 70.41 -6.45
5 1.61 54.49 -17.62 -49.08 1.58 41.8 70.03 -5.83
6 1.56 54.71 -21.23 -45.69 1.6 41.72 70.22 -5.44
7 1.58 51.45 -18.28 -49.92 1.63 41.35 70.82 -4.97
8 1.62 51.18 -17.98 -49.07 1.64 41.22 70.62 -4.85
9 1.6 51.48 -18.77 -48.45 1.64 41.37 70.23 -3.99
10 1.6 51.48 -18.2 -48.99 1.64 41.06 70.68 -4.8
GTTB 1.581 52.562 -18.8 -48.36 1.603 41.626 70.286 -5.443
Bàng 5.2 Bảng số liệu mực Nippon

Nhận xét:  
 Với mực Apax thì ta sẽ có các chỉ số giá trị trung bình đo được ở màu C cao hơn 
mực Nippon. Tương tự đó thì ta sẽ có các chỉ số của L và b cũng cao hơn so với chỉ s
ố của mực Nippon. Chỉ duy có chỉ số a của mực Apax là thấp hơn. Như vậy thì khi ta
in thì tuỳ theo nhu cầu của người dùng cũng như khách hàng thì màu C của mực Apax 
sẽ cho ta sản phẩm in có độ hiện thị màu đậm hơn so với mực Nippon. 
 Mặt khác, với màu M của mực Apax thì ta sẽ cho chúng ta màu hơi nhạt hơn so vớ
i màu của mực Nippon thông qua các chỉ số chúng ta đã đo được. Nó được nêu rõ giữ
a 2 chỉ số 1.603 của Nippon và 1.508 của Apax. Mắt thường chúng ta khó có thể nhìn 
thấy được độ đậm nhạt giữa 2 loại mực này. 

You might also like