You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM ĐÁP ÁN THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG 2019

BỘ MÔN ĐỒ HỌA VÀ TRUYỀN THÔNG Môn: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN IN
Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 Mã môn học: PLMA33075
Đề số/Mã đề: 01
Đề thi có 12 trang (kể cả bảng trả lời)
CB chấm thi thứ nhất CB chấm thi thứ hai Thời gian: 60 phút.
Số câu đúng: Số câu đúng: Không sử dụng tài liệu. (Sinh viên trả lời vào phiếu
trả lời). Nộp lại đề thi
Điểm và chữ ký Điểm và chữ ký
Họ và tên: ....................................................................

Mã số SV: ....................................................................

Số TT:........................Phòng thi:................................

PHIẾU TRẢ LỜI

STT a b c d STT a b c d STT a b c d


1. X 21. X 41. X
2. X 22. X 42. X
3. X 23. X 43. X
4. X 24. X 44. X
5. X 25. X 45. X
6. X 26. X 46. X
7. X 27. X 47. X
8. X 28. X 48. X
9. X 29. X 49. X
10. X 30. X 50. X
11. X 31. X
12. X 32. X
13. X 33. X
14. X 34. X
15. X 35. X
16. X 36. X
17. X 37. X
18. X 38. X
19. X 39. X
20. X 40. X

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 1/12


TRANG NÀY
CỐ TÌNH ĐỂ TRẮNG

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 2/12


Câu 1. (0.2 điểm) Phương pháp in ống đồng có ưu điểm nổi trội so với các phương pháp in
khác:
a. dễ in sản phẩm liên tục
b. dễ in sản phẩm liên tục và có số lượng in lớn
c. Công nghệ chế tạo trục in thân thiện với môi trường.
d. Đa dạng về công nghệ chế tạo trục in CTP
Câu 2. (0.2 điểm) Tính chất của màng cảm quang photopolymer luôn là:
a. Âm bản
b. Dương bản
c. Âm bản trong công nghệ CTF
d. Dương bản trong công nghệ CTP
Câu 3. (0.2 điểm) Nếu sử dụng tram FM loại 1 để in sản phẩm, nhưng chất lượng tái tạo muốn
tương đương với tram AM 175Lpi lên được ở 4% thì cần sử dụng:
a. tram FM có độ phân giải 23µm
b. tram FM có độ phân giải 27µm
c. tram FM có độ phân giải 33µm
d. tram FM có độ phân giải 48µm
Câu 4. (0.2 điểm) Đường kính của hạt tram AM 7% dạng tròn tại độ phân giải 100 Lpi là:
a. 48 microns
b. 60 microns
c. 76 microns
d. 88 microns
Câu 5. (0.2 điểm) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về áp lực in khi in:Offset, Typô, Flexo và Ống
đồng.
a. Offset, Flexo, Ống đồng, Typô.
b. Flexo, Offset, Typô, Ống đồng.
c. Flexo, Ống đồng, Offset, Typô.
d. Flexo, Offset, Ống đồng, Typô.
Câu 6. (0.2 điểm) Trong phương pháp in Lưới với nguyên lý phẳng- trục, khi in:
a. Khuôn in và vật liệu in sẽ đứng yên; Dao gạt mực chuyển động tịnh tiến.
b. Khuôn in sẽ chuyển động tịnh tiến; Dao gạt mực đứng yên; vật liệu in sẽ chuyển động xoay
tròn.
c. Khuôn in sẽ chuyển động xoay tròn; Dao gạt mực đứng yên; vật liệu in sẽ chuyển động tịnh
tiến.
d. Khuôn in sẽ chuyển động tịnh tiến; Dao gạt mực và vật liệu in sẽ chuyển động xoay tròn.
Câu 7. (0.2 điểm) Ưu điểm chính của phương pháp in Lưới là:

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 3/12


a. Dễ dàng bù trừ được độ không bằng phẳng của vật liệu in nhờ lớp mực dày.
b. Dễ dàng bù trừ được độ không bằng phẳng của vật liệu in nhờ độ nhớt mực in có thể thay
đổi trong biên độ rộng.
c. Giá thành chế tạo khuôn in rẻ.
d. Giá thành chế tạo khuôn in rẻ. Chất lượng tái tạo hình ảnh cao nhờ lớp mực in dày.
Câu 8. (0.2 điểm) Khuôn in có tính chất dương bản trong Công nghệ CTP được hiểu là:
a. Khi chiếu ánh sáng (phù hợp với vùng nhạy sáng của vật liệu đóng vai trò là màng cảm
quang trên khuôn in) thì chỗ đó sẽ cô cứng lại sau ghi bản (hoặc hiện bản).
b. Khi chiếu ánh sáng (phù hợp với vùng nhạy sáng của vật liệu đóng vai trò là màng cảm
quang trên khuôn in) thì chỗ đó sẽ mất đi sau ghi bản (hoặc hiện bản).
c. Khi chiếu ánh sáng (phù hợp với vùng nhạy sáng của vật liệu đóng vai trò là màng cảm
quang trên khuôn in) thì chỗ đó sẽ cô cứng lại sau ghi bản (hoặc hiện bản) và sẽ trở thành
phần tử in trên khuôn in.
d. Khi chiếu ánh sáng (phù hợp với vùng nhạy sáng của vật liệu đóng vai trò là màng cảm
quang trên khuôn in) thì chỗ đó sẽ mất đi sau ghi bản (hoặc hiện bản) và sẽ trở thành phần
tử không in trên khuôn in.
Câu 9. (0.2 điểm) Khi in sử dụng tram FM loại 1 thì độ phân giải in được tính bằng đơn vị:
a. Lpi
b. ppi
c. Dpi
d. µm
Câu 10. (0.2 điểm) Sau khi chiếu sáng bản Offset kim loại 1 lớp, sử dụng màng cảm quang trên
cơ sở ONQD thì nên hiện bản trong môi trường:
a. nước
b. axit
c. kiềm
d. axit khi nhiệt độ hiện nhỏ hơn 40oC; Kiềm khi nhiệt độ hiện lớn hơn 40oC
Câu 11. (0.2 điểm) Các công đoạn trong quy trình chế tạo khuôn in tráng sẵn Offset kim loại 1
lớp với yêu cầu độ bền khuôn in cao:
a. Phơi bản với UVA → Hiện bằng NaOH → Rửa bản → Gôm bản → nướng bản.
b. Phơi bản với UVA → Hiện bằng NaOH → Rửa bản → nướng bản → Gôm bản.
c. Phơi bản với UVA → Hiện bằng HCl → Rửa bản → Gôm bản → nướng bản.
d. Phơi bản với UVA → Hiện bằng HCl → Rửa bản → nướng bản → Gôm bản.
Câu 12. (0.2 điểm) Khi chế tạo khuôn in Offset kim loại nhiều lớp thì:
a. Sử dụng phim dương bản, màng cảm quang có tính chất dương bản
b. Sử dụng phim âm bản, màng cảm quang có tính chất dương bản
c. Sử dụng phim dương bản, màng cảm quang có tính chất âm bản

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 4/12


d. Sử dụng phim âm bản, màng cảm quang có tính chất âm bản
Câu 13. (0.2 điểm) Có thể sử dụng cách in A-A (in 2 mặt với cùng bộ khuôn in) khi:
a. Bất kỳ máy in Offset nào (cuộn và tờ rời) và khi khổ in lớn hơn 2 lần khổ sản phẩm cần in.
b. Chỉ sử dụng cho máy in Offset tờ rời.
c. Chỉ sử dụng cho máy in Offset tờ rời và khi khổ in lớn hơn 2 lần khổ sản phẩm cần in.
d. Chỉ sử dụng cho máy in Offset tờ rời và khi khổ in lớn hơn 2 lần khổ sản phẩm cần in; Độ
bền khuôn in lớn hơn số lượng sản phẩm cần in.
Câu 14. (0.2 điểm) Khi xây dựng đường giảm tầng thứ cho phim khi làm khuôn in Flexo thì cần
phải biết các thông số về:
a. dạng vật liệu in, loại mực in, loại bản (độ dày, độ đàn hồi), loại băng keo dán bản, máy in,
trục anilox.
b. dạng vật liệu in, loại mực in, loại bản (độ dày, độ đàn hồi), loại băng keo dán bản, máy in,
trục anilox, máy phơi và dạng máy hiện bản.
c. dạng vật liệu in, loại mực in, loại bản (độ dày, độ đàn hồi), loại băng keo dán bản, máy in.
d. dạng vật liệu in, loại bản (độ dày, độ đàn hồi), loại băng keo dán bản, máy in, trục anilox,
máy phơi và dạng máy hiện bản.
Câu 15. (0.2 điểm) Lớp mask (trong công nghệ CTP chế tạo khuôn in Flexo bằng laser ghi trên
mask) là loại:
a. Halogen bạc và sẽ bị rửa trôi trong công đoạn hiện bản sau đó
b. Thermal và sẽ bị tách hút trong quá trình ghi bản
c. Photopolymer và sẽ bị cô cứng khi chiếu sáng
d. Kim loại và sẽ bị hoá hơi trong quá trình ghi bản
Câu 16. (0.2 điểm) Điểm khác biệt của công nghệ CTP ghi trên mask của bản Flexo do Kodak
sản xuất so với các công nghệ CTP ghi trên mask của các công ty khác là:
a. Chất lượng bản được nâng cao (tạo phần tử in có đỉnh phẳng) với chi phí bổ sung thấp (chi
cho mua màng dán và thiết bị dán màng lên bản).
b. Chất lượng bản được nâng cao (tạo phần tử in có đỉnh phẳng) và giảm chi phí nhờ màng sẽ
thay thế vai trò của lớp mask.
c. Chất lượng tái tạo tram ở vùng sáng tốt (flat dot) và ổn định hơn: do lớp mask bám dính tốt
hơn trên bản kỹ thuật số.
d. Chất lượng tái tạo tram ở vùng sáng tốt (flat dot) và ổn định hơn, độ gia tăng tầng thứ ít
hơn: do lớp mask được loại bỏ trước khi đem hiện.
Câu 17. (0.2 điểm) Sử dụng công nghệ MacDermid’s LUX® trong làm bản Flexo CTP thì chất
lượng bản sẽ tăng lên nhờ:
a. Tạo được phần tử in có đỉnh phẳng nhờ lớp màng có vai trò ngăn cản oxy trong không khí
trong công đoạn chiếu sáng UV.
b. Tạo được độ bền bản cao hơn nhờ lớp màng bám dính vào bản cao hơn so với lớp mask
thông thường.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 5/12


c. Tạo được phần tử in có đỉnh phẳng nhờ lớp màng có vai trò ngăn cản oxy trong không khí
trong công đoạn chiếu sáng UV. Màng sẽ được lột bỏ trước khi hiện nên không ảnh hưởng
đến quá trình hiện bản.
d. Màng có khả năng nhanh chóng hấp thu năng lượng UV giúp cho việc phơi bản mặt trước
được nhanh hơn, chất lượng tái tạo hình ảnh sẽ tốt hơn.
Câu 18. (0.2 điểm) Hóa chất để ăn mòn đồng trong quy trình chế tạo trục ống đồng bằng các
phương pháp có công đoạn ăn mòn là:
a. CuCl2
b. H2SO4.
c. FeCl3
d. HCl
Câu 19. (0.2 điểm) Ưu điểm chính của công nghệ Plate on Sleeve so với công nghệ ghi bản với
Mask dạng phẳng:
a. Thiết bị chế tạo khuôn in đơn giản hơn; Chất lượng chế tạo khuôn in chính xác hơn (do
không phải tính độ co)
b. Chất lượng chế tạo khuôn in chính xác hơn (do ghi trên trục đã dán bản); Không cần tính
độ co khi làm khuôn in; Thiết bị chế tạo khuôn in đơn giản hơn.
c. Chất lượng chế tạo khuôn in chính xác hơn (do không phải tính độ co); Thiết bị chế tạo
khuôn in đơn giản hơn; Bớt tốn dung lượng bộ nhớ khi lưu file;
d. Chất lượng chế tạo khuôn in chính xác hơn (do ghi trên trục đã dán bản); Không cần tính
độ co khi làm khuôn in;
Câu 20. (0.2 điểm) Thiết bị dùng trong công nghệ Plate on Sleeve:
a. Máy phơi bản dạng phẳng; Máy hiện dạng trống xoay và có khả năng dùng cho Sleeve;
Máy phơi và sấy bản dạng trống xoay; Máy dán bản cho sleeve
b. Máy phơi bản dạng trục tròn; Máy hiện dạng trống xoay và có khả năng dùng cho Sleeve;
Máy phơi và sấy bản dạng trống xoay; Máy dán bản cho sleeve
c. Máy phơi bản dạng trục tròn; Máy hiện dạng in-line; Máy phơi và sấy bản dạng trống
xoay; Máy dán bản cho sleeve.
d. Máy phơi bản dạng trục tròn; Máy hiện quỹ đạo và trống xoay; Máy dán bản cho sleeve.
Câu 21. (0.2 điểm) Công nghệ ghi bản với Mask trong in Flexo, lớp Mask là:
a. Lớp nhạy với ánh sáng UV
b. Lớp nhạy với Laser nhiệt và sẽ bị tách hút trong quá trình ghi
c. Lớp nhạy với ánh sáng Violet
d. Lớp nhạy với Laser nhiệt và sẽ đóng rắn sau khi ghi.
Câu 22. (0.2 điểm) Việc in thử sau khi dán bản Flexo mục đích chính là:
a. Kiểm tra chất lượng dán bản (độ chính xác chồng màu, độ đồng đều về áp lực bản).
b. Kiểm tra chất lượng dán bản (độ chính xác chồng màu, độ đồng đều về áp lực bản) và sự
chính xác của mực in.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 6/12


c. Tạo tờ in thử ký mẫu cho sản phẩm bao bì cao cấp (đúng theo điều kiện in: giấy, mực, bản,
độ phân giải…).
d. Kiểm tra sự phù hợp của bản và trục Anilox.
Câu 23. (0.2 điểm) Vai trò chính của Bridge là:
a. Thay đổi chu vi bản
b. Rút ngắn thời gian dán bản
c. Thay đổi chu vi bản; Rút ngắn thời gian dán bản
d. Chỉ dùng khi chế tạo khuôn in liên tục: Thay đổi chu vi bản; Rút ngắn thời gian dán bản
Câu 24. (0.2 điểm) Vai trò chính của Sleeve là:
a. Thay đổi chu vi bản
b. Rút ngắn thời gian dán bản
c. Thay đổi chu vi bản; Rút ngắn thời gian dán bản
d. Chỉ dùng khi chế tạo khuôn in liên tục: Thay đổi chu vi bản; Rút ngắn thời gian dán bản
Câu 25. (0.2 điểm) Điều kiện để có thể in sản phẩm liên tục khi in bằng phương pháp in Flexo:
a. Vật liệu in dạng cuộn; Khuôn in dạng trục; File có thể liên tục (khi nhân bản); Chu vi trục
phải chia chẵn cho chu kỳ in của sản phẩm;
b. Vật liệu in dạng cuộn; Khuôn in làm bằng công nghệ CTP; File có thể liên tục (khi nhân
bản); Chu vi trục phải chia chẵn cho chu kỳ in của sản phẩm;
c. Vật liệu in dạng cuộn; Công nghệ chế tạo khuôn in liên tục; File có thể liên tục (khi nhân
bản); Chu vi trục phải chia chẵn cho chu kỳ in của sản phẩm;
d. Vật liệu in dạng cuộn hoặc tờ rời; Khuôn in dạng trục; File có thể liên tục (khi nhân bản);
Chu vi trục phải chia chẵn cho chu kỳ in của sản phẩm;
Câu 26. (0.2 điểm) Một trong những ưu điểm của phương pháp in lõm là phục chế tầng thứ rất
tốt, đó là do đặc tính khi chế tạo khuôn in có tính chất sau:
a. Sử dụng được các loại trame AM và FM
b. Mật độ hình ảnh được tạo bởi sự thay đổi diện tích và độ sâu của các lỗ
c. Cả hai câu a và b đều đúng.
d. Cả hai câu a và b đều sai
Câu 27. (0.2 điểm) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn trục ống đồng:
a. Độ dày lớp đồng áo.
b. Thời gian ăn mòn
c. Nồng độ FeCl3.
d. Hai câu b và c đúng
Câu 28. (0.2 điểm) Ưu điểm của trục in ống đồng chế tạo bằng phương pháp khắc so với phương
pháp quang hóa:
a. Chất lượng tái tạo tram tốt hơn; Có thể thu phóng.
b. Chất lượng tái tạo nét tốt hơn; Có thể thu phóng.
Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 7/12
c. Chất lượng tái tạo nét và tram tốt hơn; Có thể thu phóng.
d. Có thể thu phóng.
Câu 29. (0.2 điểm) Khi khắc trục bằng phương pháp cơ điện tử thì độ dày vách ngăn sẽ:
a. Luôn tỉ lệ nghịch với độ phân giải khắc.
b. Luôn tỉ lệ thuận với độ phân giải khắc.
c. Luôn tỉ lệ thuận với hình dáng của đầu khắc; Góc xoay; Vách ngăn; Phần thông nhau giữa
các ô; Tần số.
d. Thường ít thay đổi và thường không lớn hơn 8µm.
Câu 30. (0.2 điểm) Khi khắc cho in Ống đồng thì thời gian khắc trục sẽ:
a. Tỉ lệ nghịch với độ phân giải khắc, diện tích trục; Tỉ lệ thuận với tần số khắc (Vibration
engraving)
b. Tỉ lệ nghịch với độ phân giải khắc, tần số khắc (Vibration engraving); Tỉ lệ thuận với diện
tích trục
c. Tỉ lệ nghịch với diện tích trục; Tỉ lệ thuận với tần số khắc (Vibration engraving) và độ
phân giải khắc.
d. Tỉ lệ thuận với độ phân giải khắc, diện tích trục; Tỉ lệ nghịch với tần số khắc (Vibration
engraving).
Câu 31. (0.2 điểm) Khi chọn lưới để làm khuôn in bài mẫu tram thì:
a. Tần số lưới phải bằng 3-4 lần tần số của phim.
b. Tần số lưới phải bằng 4-5 lần tần số của phim.
c. Tần số phim phải bằng 3-4 lần tần số của lưới.
d. Tần số phim phải bằng 4-5 lần tần số của lưới.
Câu 32. (0.2 điểm) Quy trình công nghệ CTP làm bản in lưới bằng phương pháp in phun
a. Tráng màng cảm quang trên lưới → Ghi bản bằng phương pháp in phun → Phơi bản bằng
UVA → Hiện bản →Sấy bản.
b. Tráng màng cảm quang trên lưới → Phơi bản bằng UVA → Ghi bản bằng phương pháp in
phun → Hiện bản→ Sấy bản.
c. Tráng màng cảm quang trên lưới → Ghi bản bằng phương pháp in phun → Hiện bản→
Sấy bản.
d. Ghi bản bằng phương pháp in phun → Hiện bản→ Sấy bản.
Câu 33. (0.2 điểm) Nên lựa chọn máy ghi CTP cho khuôn in Flexo có năng lượng ghi bản:
a. Phù hợp với công nghệ ghi và độ nhạy của bản
b. Càng nhỏ càng tốt vì điện năng tiêu thụ sẽ giảm.
c. Càng lớn càng tốt vì thời gian ghi bản sẽ giảm đi
d. Càng nhỏ càng tốt vì thời gian ghi bản sẽ giảm đi

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 8/12


Câu 34. (0.2 điểm) Khi phơi bản Offset, đèn Halogen kim loại được ưu tiên sử dụng hơn đèn
Xenon.
a. Đúng. Vì đèn Halogen kim loại có phổ tập trung và cường độ mạnh ở vùng 400-500nm.
b. Đúng. Vì đèn Halogen kim loại có phổ phân bố đều hơn ở 3 vùng R,G,B.
c. Sai. Vì đèn Xenon có phổ tập trung và cường độ mạnh ở vùng 400-500nm.
Câu 35. (0.2 điểm) Khi làm bản Flexo từ photopolymer lỏng, đèn phơi mặt chính (sử dụng UVA)
sẽ:
a. Không quan trọng vị trí đặt đèn.
b. Chỉ sử dụng 1 đèn. Phía trên hay dưới đều được.
c. Đặt ở phía trên (để thuận tiện cho việc dán phim).
d. Đặt ở phía dưới (để thuận tiện cho việc dán phim).
Câu 36. (0.2 điểm) Khi khắc trục bằng phương pháp cơ điện tử, khi tăng góc dao khắc thì tại 1
lần dao khắc xuống trục:
a. Độ mở của ô không đổi nhưng độ sâu giảm đi.
b. Độ mở của ô không đổi nhưng độ sâu tăng lên.
c. Độ sâu của ô không đổi nhưng độ mở giảm đi.
d. Độ sâu của ô không đổi nhưng độ mở tăng lên.
Câu 37. (0.2 điểm) Trong quá trình chế bản, việc bù trừ Dotgain thường sẽ:
a. Không quan trọng khi sử dụng kỹ thuật UCR
b. Không quan trọng khi sử dụng kỹ thuật UCR và GCR
c. Không cần thiết trừ khi tổng phần trăm diện tích điểm tram vượt quá 300%
d. Đạt hiệu quả bằng cách sử dụng đúng icc profile theo điều kiện in.
Câu 38. (0.2 điểm) Khi in bao bì mềm bằng phương pháp in Ống đồng hoặc Flexo thì:
a. Thang kiểm tra màu có thể đặt bất kỳ chỗ nào còn trống.
b. Thang kiểm tra màu bắt buộc đặt song song với chu vi trục.
c. Thang kiểm tra màu bắt buộc đặt song song với đường sinh của trục.
d. Thang kiểm tra màu bắt buộc đặt ở 2 nơi: song song với chu vi trục và song song với đường
sinh của trục.
Câu 39. (0.2 điểm) Tính số răng cần có của bánh răng loại 1/4" CP gears để in sản phẩm có chu
kỳ in 30.15 inch (trong trường hợp số răng phải làm tròn thì cho biết chu kỳ in thực tế là bao nhiêu).
Pi=3.1416
a. Số lượng răng: 121 (cái); Chu kỳ in thực tế: 30.50 (inch)
b. Số lượng răng: 121 (cái); Chu kỳ in thực tế: 30.25 (inch)
c. Số lượng răng: 242 (cái); Chu kỳ in thực tế: 30.25 (inch)
d. Số lượng răng: 242 (cái); Chu kỳ in thực tế: 30.50 (inch)

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 9/12


Câu 40. (0.2 điểm) Trong máy in Flexo với cách truyền động dùng bánh răng, trục Anilox phải:
a. Có cùng loại bánh răng với trục mang khuôn in.
b. Có cùng loại bánh răng và cùng số răng với trục mang khuôn in.
c. Có cùng số răng với trục mang khuôn in.
d. Có cùng cùng số răng với trục ép in
Câu 41. (0.2 điểm) Khi dùng máy in Flexo truyền động bằng bánh răng thì Pitch Diameter cũng
là:
a. Đường kính ngoài của trục sắt khi chưa dán bản
b. Đường kính khi làm việc của bánh răng khi chưa dán bản
c. Đường kính ngoài của trục sắt và hai lần độ dày băng keo
d. Đường kính ngoài của trục sắt cộng hai lần độ dày băng keo và hai lần độ dày bản
Câu 42. (0.2 điểm) Trong quá trình chế tạo khuôn in Flexo từ photopolymer rắn bằng phương
pháp quang hóa nếu thời gian chiếu sáng mặt lưng quá nhiều thì:
a. Phần tử không in không đạt được độ sâu cần thiết nên dễ gây ra lỗi dơ tờ in.
b. Phần tử không in quá sâu nên dễ làm phần tử in bị yếu đi nên dễ gây ra lỗi mất tram tại vùng
sáng.
c. Không ảnh hưởng đến độ sâu của phần tử không in mà chỉ ảnh hưởng đến độ đàn hồi của đế
khuôn in.
d. Phần tử không in không đạt được độ sâu cần thiết nên sẽ gây khó khăn khi làm vệ sinh khuôn
in.
Câu 43. (0.2 điểm) Trong khi chuyển đổi file cho chế tạo khuôn in cho in báo đen trắng thì theo
hướng dẫn của Color Source 2015 về áp dụng các icc profile cho điều kiện in theo chuẩn ISO 12647 thì
với điều kiện in là in Offset cuộn, định lượng 60g/m2 với độ phân giải 100Lpi thì có thể áp dụng icc
profile (trong trường hợp sai lệch màu của giấy và mực trong khoảng cho phép):
a. ISOcoated.icc
b. ISOnewspaper26v4_gr.icc
c. ISOuncoatedyellowish.icc
d. ISOnewspaper26v4.icc
Câu 44. (0.2 điểm) Theo hướng dẫn của Color Source 2015 về áp dụng các icc profile cho điều
kiện in theo chuẩn ISO 12647, trong khi chuyển đổi file cho chế tạo khuôn in cho Offset tờ rời với điều
kiện in giấy tráng phủ định lượng 150g/m2, khuôn in dương bản, tram FM loại 1 thì có thể áp dụng icc
profile (trong trường hợp sai lệch màu của giấy và mực trong khoảng cho phép):
a. ISOcoated.icc
b. PSO_Coated_v2_300_Matte_ laminate_eci.icc
c. PSO_Coated_300_NPscreen_ ISO12647_eci.icc
d. PSO_Uncoated_NPscreen_ ISO12647_eci.icc
Câu 45. (0.2 điểm) Theo hướng dẫn của Color Source 2015 về áp dụng các icc profile cho phù
hợp với điều kiện in theo chuẩn ISO 12647 thì icc profile: PSO_Coated_v2_300_Matt_laminate_eci.icc
có nghĩa là:
Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 10/12
a. In trên máy in Offset tờ rời, giấy tráng phủ bóng (hoặc mờ), tram AM (độ phân giải từ 150
Lpi đến 240 Lpi), TAC 300%, đường truyền tải tầng thứ cho các màu CMY là đường cong
A, đường truyền tải tầng thứ cho màu K là đường cong B.
b. In trên máy in Offset tờ rời, giấy tráng phủ bóng (hoặc mờ), tram FM, TAC 300%, đường
truyền tải tầng thứ cho các màu CMY là đường cong A, đường truyền tải tầng thứ cho màu
K là đường cong B.
c. In trên máy in Offset tờ rời, giấy tráng phủ bóng (hoặc mờ), tram FM, TAC 300%, đường
truyền tải tầng thứ cho các màu CMY là đường cong A, đường truyền tải tầng thứ cho màu
K là đường cong B. Sau khi in ghép màng bóng OPP.
d. In trên máy in Offset tờ rời, giấy tráng phủ bóng (hoặc mờ), tram AM (độ phân giải từ 150
Lpi đến 240 Lpi), TAC 300%, đường truyền tải tầng thứ cho các màu CMY là đường cong
A, đường truyền tải tầng thứ cho màu K là đường cong B. Sau khi in ghép màng mờ OPP.
Câu 46. (0.2 điểm) Để in carton gợn sóng dạng Postprint thì loại thiết bị phù hợp nhất là:
a. Máy in Flexo dạng CI
b. Máy in Flexo dạng chồng đứng.
c. Máy in Flexo dạng nằm ngang khổ nhỏ.
d. Máy in Flexo dạng nằm ngang khổ lớn chuyên dụng.
Câu 47. (0.2 điểm) Để chế tạo khuôn in đạt chất lượng thì cần phải biết điều kiện in. Theo ISO
12647-6 thì khi báo cáo điều kiện in thì các thông số cần phải nêu là:
a. Loại khuôn in; Dạng vật liệu in; Tần số tram (Lpcm)
b. Loại khuôn in; Dạng vật liệu in; Tần số tram (Lpi)
c. In Flexo ; Dạng vật liệu in; Tần số tram (Lpcm)
d. In Flexo ; Loại khuôn in; Tần số tram (Lpcm)
Câu 48. (0.2 điểm) Theo hướng dẫn của FIRST thì để in tốt nhất trên máy in Flexo khổ nhỏ trên
màng thì:
a. Kích thước của chữ dương bản và chữ âm bản phải nhỏ hơn 4pt.
b. Kích thước của chữ dương bản và chữ âm bản phải lớn hơn 4pt.
c. Kích thước của chữ dương bản phải lớn hơn 4pt và kích thước chữ âm bản phải lớn hơn 6pt
đối với loại chữ không chân.
d. Kích thước của chữ dương bản phải lớn hơn 4pt và kích thước chữ âm bản phải lớn hơn 6pt
đối với loại chữ có chân.
Câu 49. (0.2 điểm) Theo ISO 12647-4, nếu muốn độ phân giải in là 150 Lpi thì khi khắc trục
ống đồng với hình dáng tram là diamond thì góc tram và độ phân giải khắc nên là:
a. Cyan 30o với độ phân giải 150 Lpi, Magenta 60o với độ phân giải 150 Lpi; Yellow 45o với
độ phân giải 122 Lpi; Black 30o với độ phân giải 214 Lpi.
b. Cyan 30o với độ phân giải 150 Lpi, Magenta 60o với độ phân giải 150 Lpi; Yellow 45o với
độ phân giải 214 Lpi; Black 30o với độ phân giải 122 Lpi.
c. Cyan 45o với độ phân giải 150 Lpi, Magenta 60o với độ phân giải 150 Lpi; Yellow 45o với
độ phân giải 122 Lpi; Black 30o với độ phân giải 214 Lpi.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 11/12


d. Cyan 45o với độ phân giải 150 Lpi, Magenta 45o với độ phân giải 150 Lpi; Yellow 45o với
độ phân giải 150 Lpi; Black 30o với độ phân giải 150 Lpi.
Câu 50. (0.2 điểm) Theo ISO 12647-6, Khi sử dụng tram AM hình dạng tròn cho bài mẫu 3 màu
CMY bằng phương pháp in Flexo thì góc xoay tram nên chọn:
a. Cyan 7.5 o, Magenta 37.5o ,Yellow 67.5o.
b. Cyan 7.5 o, Magenta 37.5o ,Yellow 82.5o.
c. Cyan 7.5 o, Magenta 67.5o ,Yellow 82.5o.
d. Cyan 15 o, Magenta 45o ,Yellow 75o.

Ghi chú:Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.


(Vui lòng nộp lại đề thi)

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
Câu 1- Câu 9
[CĐR 1.2.2]: Hiểu biết về lý thuyết màu sắc, các nguyên lý phục chế ngành in.
Câu 10– Câu 32
[CĐR 1.2.5]: Hiểu biết về các công nghệ và các quy trình chế bản cho các dạng
sản phẩm in và các phương pháp in.
Câu 33 – Câu 36
[CĐR 1.2.9]: Hiểu và giải thích được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
quy trình vận hành của các thiết bị dùng trong chế bản.
Câu 37 – Câu 42
[CĐR 1.2.11]: Hiểu biết các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm từ công
đoạn chế bản, in, đến thành phẩm.
Câu 43 – Câu 46
[CĐR 1.3.2]: Ứng dụng được lý thuyết màu sắc, các nguyên lý phục chế vào quá
trình sản xuất các dạng sản phẩm in và quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Câu 47 – Câu 50
[CĐR 1.3.6.]: Hiểu biết và có khả năng áp dụng các tiêu chuẩn về vật liệu in và
tiêu chuẩn về sản xuất in trong việc đánh giá, kiểm tra và quản lý chất lượng sản
phẩm in

Ngày 18 tháng 12 năm 2018


Trưởng bộ môn

Lê Công Danh

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 12/12

You might also like