You are on page 1of 103

Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ GIA CÔNG HOÀN THIỆN XBP CƠ BẢN

Mã mô đun: MĐ27.
Thời gian thực hiện môn đun: 5 tín chỉ; 90 giờ (Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành:
27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ).

BÀI 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG


SÁCH BÌA MỀM - BÌA CỨNG.
Thời gian: 10 giờ (06 giờ LT, 04 giờ TH)

1. Khái niệm sách bìa mềm, bìa cứng.


1.1. Khái niệm sách bìa mềm.
- Sách là những trang giấy in, trên đó có những hình ảnh, bát chữ, bảng biểu
mô tả nội dung của cuốn sách, được in bằng máy và đóng lại thành từng tập. Gọi là
sách chỉ khi nào chúng được vào bìa, không lệ thuộc vào khối lượng dày hay mỏng.
- Sách bìa mềm là một loại sách mà có bìa được làm từ các loại giấy có định
lượng ≤ 260g/m2, bìa và ruột liên kết với nhau ở gáy sách.
1.2. Khái niệm sách bìa cứng.
- Quá trình sản xuất sách bìa cứng chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn sản xuất
bìa sách và giai đoạn sản xuất ruột sách.
- Giai đoạn sản xuất bìa sách và ruột sách có thể tiến hành song song, sau đó
vào bìa sách khi đã có sách mẫu và phiếu sản xuất.
- Sách bìa cứng là sách mà bìa của sách có định lượng từ 260 g/m 2 trở lên. Bìa
dày, không uốn cong được, bìa và ruột liên kết với nhau ở 2 cánh bìa bằng vật liệu
trung gian là tờ gác.
- Bìa cứng gồm bìa bằng carton, bìa bằng chất dẻo, bìa từ giấy bồi nhiều lớp...
* Phân loại sách bìa cứng:
- Phân loại theo mép dư: Sách bìa cứng có mép dư (bìa > ruột), sách bìa cứng
không có mép dư (bìa = ruột).
- Có thể phân loại theo vật liệu bọc ngoài: Sách bìa cứng bìa ghép (nhiều mảnh
vật liệu ghép thành), sách bìa cứng bìa toàn phần (1 mảnh).
- Phân loại theo gáy sách: Sách bìa cứng gáy vuông, gáy tròn, gáy nấm.
* Cấu tạo:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Bìa sách: 2 cánh bìa carton, 1 băng lót gáy, 2 rãnh bìa, vật liệu bọc ngoài, áo
bìa.
- Ruột sách: được khâu chỉ có băng vải màn, 1 băng đánh dấu trang, 2 chỉ đầu,
1 băng bọc gáy ruột sách, 2 tờ gác.

1. Ruột sách. 8. Chỉ dấu trang.


2. Bìa sách. 9. Cánh cát tông.
3. Tay sách. 10. Vật liệu bọc ngoài.
4. Tờ gác. 11. Khoảng cách giữa hai mảnh cát tông.
5. Lót gáy. 12. Lót gáy.
6. Chỉ đầu. 13. Rãnh bìa.
7. Giấy bọc gáy. 14. Mép dư.

Cấu tạo cuốn sách bìa cứng hoàn chỉnh:

1. Bìa cứng.
2. Ruột sách.
3. Bìa phụ bọc ngoài.
* Chức năng các thành phần của sách:
* Bìa sách: để bọc ngoài ruột sách được trang trí chữ, hình ảnh, nhiều màu
đẹp, hấp dẫn... và bảo vệ ruột sách để sử dụng cuốn sách được bền, lâu... Bìa có bìa
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

1, 2, 3, 4.
- Băng lót gáy: là một mảnh carton mỏng hoặc 1 loại giấy dày, dai được gắn
vào khoảng cách giữa 2 cánh carton. Nó có tác dụng làm cho độ cứng, chắc của gáy
sách được tăng cường. Vật liệu dùng để làm băng lót gáy thường là cát tông mỏng
hoặc là một loại giấy dày có định lượng từ 250 đến 350g/m2.
- Rãnh bìa: Là khoảng cách giữa băng lót gáy và cánh cát tông. Đối với những
sách có độ dày dưới 10 tay sách thì không cần chừa rãnh này. Khoảng cách này có
tác dụng tạo ra tính dễ gấp, mở của bìa sách, làm cho gáy sách thêm bền vững.
- Carton làm 2 cánh bìa: làm bìa sách dùng carton dày 0,5-3 mm, carton phải
chắc, bền, dai, không xốp đạt tiêu chuẩn.
- Vật liệu bọc ngoài bìa: có thể là giấy, vải, vải giả da... để dán bao carton bìa.
* Ruột sách: Ruột sách gồm những trang giấy in được đóng lại phản ánh nội
dung, chủ đề của cuốn sách.
- Tờ gác: là tay sách gấp 1 vạch 4 trang được dán lên trang đầu và trang cuối
của ruột sách để liên kết chắc giữa bìa và ruột sách, trang trí làm đẹp sách và tăng
độ bền, chắc của bìa, để mở ra, gập bìa sách dễ dàng, thuận tiện, thời gian sử dụng
sách lâu...
- Băng vải màn: để tăng độ bền, chắc giữa bìa và ruột sách, cần dán hay khâu
băng vải màn áp sát gáy ruột sách. Có thể dùng vải màu, vải sợi thô dệt thưa...
- Chỉ đầu: được dán chắc vào đầu và chân gáy ruột sách nhằm mục đích tăng
độ liên kết giữa các tay sách với nhau, làm kín và bảo vệ đầu chân gáy sách, trang
trí cho cuốn sách đẹp hơn vì dùng chỉ đầu có nhiều màu sắc.
- Băng đánh dấu trang: dùng sợi nhỏ mềm, nhiều màu dệt thành ru băng có
hình ống dẹt: rộng từ 3-5mm, dài bằng đường chéo của trang sách cộng thêm 3 cm
để dán vào đầu gáy ruột sách cùng với chỉ đầu.
- Giấy dán bao gáy ruột sách: dùng giấy dai có định lượng khoảng 60-80g/m 2,
dán lên gáy ruột sách để giữ 2 chỉ đầu.
* Quy cách kỹ thuật của các vật liệu sản xuất sách bìa cứng:

Mép gấp vật


Kk sách Rãnh bìa Mép dư cát Mép dư cát liệu bọc
tông bụng tông đầu, ngoài
(cm) (mm) (mm) chân (mm)
(mm)
Nhỏ 4 2.5 1.5 12
hơn
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản
13 x
19cm
13 x
19cm -
5 3 2 13
15 x
22cm
Lớn
hơn
6–7 3.5 2.5 15
13 x
19cm

2. Quy trình công nghệ sản xuất sách bìa mềm.


Tóm tắt công nghệ sản xuất sách bìa mềm
Kiểm , đếm tờ
in (KCS)

Dỗ, pha cắt tờ in

Gấp tay sách, bìa

Lồng, bắt sách

Kiểm tra, soạn số

Sách khâu thép Khâu chỉ Sách không khâu

Ép ruột sách
Khâu Đóng Đóng
Khâu
kẹp Vào bìa bằng bằng
lồng keo chỉ
Xén ba mặt nhiệt

OTK

Đóng gói

Nhập kho

Giao hàng
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Kiểm tra, đếm tờ in: Kiểm tra chất lượng tờ in nhằm loại bỏ những tờ in
không đạt yêu cầu trước khi đem vào gia công. Đếm tờ in là để biết số lượng tờ in
của một tài liệu đã in xong thừa hay thiếu so với số lượng ghi trong lệnh sản xuất.
Nếu thiếu phải báo ngay để in bù.
- Dỗ, pha cắt tờ in: Dỗ là làm bằng hai cạnh chuẩn (tay kê) theo chiều ngang
dọc của tờ in để máy dao pha cắt được chính xác, đảm bảo tốt cho tay kê của máy
gấp. Pha cắt tờ in là khâu chuẩn bị cho tờ in gia công ở những công đoạn tiếp theo
trong phân xưởng sách.
- Gấp thành tay sách: Quá trình đem tờ in đã được pha cắt gấp lại thành tay
sách theo quy luật, thứ tự số trang gọi là gấp sách.
- Bắt và kiểm tra ruột sách: Bắt sách là sự tập hợp các tay sách theo thứ tự
chồng lên nhau tạo thành một cuốn sách có số tay sách, trang sách theo thứ tự từ
nhỏ đến lớn. Soạn số là kiểm tra lại ruột sách đã được bắt xem có thừa, thiếu, nhầm
lẫn bìa, tay sách trong cuốn sách cho một tài liệu.
- Khâu chỉ: Dùng mũi khâu phức tạp có băng vải mỏng khâu gáy ruột sách.
Đóng sách bằng máy: dán tờ gác, tờ lồng, phụ bản…vào tay sách trước khi bắt, nếu
làm thủ công thì dán sau khi keo ép tách cuốn.
- Ép ruột sách: Khâu chỉ xong ruột sách bị lồng phồng, đầu sách cao hơn
chân do không khí còn ở trong những trang sách về phía đầu ruột sách. Muốn cho
ruột sách bằng phẳng, phải mang ép ruột sách cho không khí thoát ra hết, ruột sách
sẽ chắc, bền.
- Vào bìa: Quá trình dùng keo để liên kết bìa sách với ruột sách ở vị trí gáy
và lề gáy được gọi là vào bìa.
- Xén 3 mặt: Để ruột sách vào bìa khớp với bìa đảm bảo kĩ thuật, xén 3 mặt
phải đạt những yêu cầu sau: Xén đúng khổ ghi trong phiếu sản xuất. Ruột sách có
các cạnh đối song song và 2 cạnh liên tiếp tạo thành góc 90 0. Gáy ruột sách khộng
bị vỡ, vát, rạn nứt. Trong cùng 1 cuốn tờ trên bằng tờ dưới, trong cùng 1 tập cắt hay
cả số lượng ruột sách phải bằng nhau. Không có vết xước trên nhát cắt, ruột sách
không bị dây bẩn, dầu mỡ, dính keo.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

3. Quy trình công nghệ sản xuất sách bìa cứng.

CHUẨN BỊ RUỘT SÁCH CHUẨN BỊ BÌA SÁCH

Kiểm tra, đếm tờ in Nguyên liệu làm bìa

Dỗ, pha cắt tờ in Pha cắt carton, bìa, vải

Gấp thành tay sách Ghép bìa

Kiểm tra ruột sách Dán giấy bìa

Khâu chỉ Phơi, sấy và ép bìa

Dán tờ gác, phụ bản Trang trí bìa, uốn gáy

Ép ruột sách Vào bìa

Keo gáy ruột sách Ép sách

Sấy và ép ruột sách Là rãnh bìa

Xén 3 mặt Kiểm tra chất lượng

Làm tròn gáy ruột sách Đếm, đóng, nhập kho

Dán chỉ đầu, dấu trang Giao hàng

Bao gáy ruột sách

* Quy trình sản xuất ruột sách bìa cứng:


- Nhận, kiểm tra tờ in - Dỗ, đếm tờ in – Pha cắt tờ in - Gấp thành tay sách – Bó
ép tay sách - Bắt thành ruột sách - Kiểm tra soạn số - Khâu chỉ - Dán tờ gác, phụ
bản hoặc khâu tờ gác – Ép ruột sách – Keo gáy RS - Sấy và ép gáy RS - Xén ba
mặt – Làm tròn gáy RS (nếu gáy tròn) – Dán băng đánh dấu trang – Dán chỉ đầu –
Dán băng bọc gáy ruột sách - Được ruột sách.
* Khâu chỉ ruột sách:
- Dùng mũi khâu phức tạp, có băng vải màn khâu áp sát gáy ruột sách.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Nếu khâu chỉ tờ gác, tờ lồng, phụ bản... thì phải dán vào các tay sách trước
khi bắt thành ruột sách, rồi mới khâu. Nếu làm thủ công thì khâu chỉ xong mới dán
vào RS.

* Dán tờ gác và phụ bản:


- Công việc dán tờ lẻ có 2 trang lên tay sách, có thể là dán ảnh, biểu đồ, bản
đồ, tờ gác. Có thể dán trong trước, sau tay sách.
* Ép ruột sách:
- Khâu chỉ xong, RS bị lồng bồng, đầu sách cao hơn chân do không khí còn ở
trong những trang sách về phía đầu ruột sách.
- Muốn cho đầu sách bằng chân phải mang ép ruột sách cho không khí thoát ra
hết ruột sách sẽ chắc, bền, khi vào bìa sách không bị dốc về phía bụng hay chân
sách.
* Keo gáy ruột sách:
- Keo gáy RS là chà lên bề mặt gáy một lớp keo đều, mỏng 0,5-1mm, mục
đích:
- Để cho các tay sách trong RS liên kết chặt với nhau.
- Trên gáy RS có 1 lớp keo mỏng, dẻo dai để làm tròn gáy.
* Sấy và ép gáy ruột sách:
- Ruột sách được keo gáy xong, do gáy sách ngấm nước, sợi xenluloza bị
trương to nên gáy cao hơn bụng sách, do vậy phải ép gáy RS để khi vào bìa carton
được thuận tiện, sách vuông vắn, bìa sách không bị dốc...
* Xén ba mặt:
Khi vào bìa để RS khớp được với bìa thì RS cần phải được xén ba mặt và phải
đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
* Làm tròn gáy ruột sách:
- Để tăng vẻ đẹp của sách, độ mở của sách dễ dàng cần làm tròn gáy hay làm
gáy hình nấm.
- Có thể làm thủ công hoặc làm bằng máy.
* Dán phụ kiện:
- Băng đánh dấu trang: dán ở đầu gáy ruột sách 3cm.
- Chỉ đầu: dán phần chân chỉ vào đầu và chân gáy ruột sách, phần gờ để chờm
ra ngoài 1mm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Bao gáy ruột sách: Kích thước: 2d = G0 + (3 đến 5)cm. Cách dán: phần giữa của
giấy dán trực tiếp vào gáy ruột sách. Để thừa sang 2 bên ruột sách phần giấy bằng
nhau.
* Quy trình sản xuất bìa sách bìa cứng:
- Tính nguyên liệu làm bìa (carton, vải) – Pha cắt nguyên vật liệu – Ghép bìa –
Dán giấy bìa – Phơi sấy, ép bìa – Ép in trang trí bìa, uốn gáy.
* Pha cắt cát tông, bìa:
Pha cắt cát tông: Việc pha cắt bìa cát tông thường được tiến hành trên máy
cắt cát tông kéo vòng hoặc xi-day. Pha cắt vật liệu bọc ngoài: Vải bìa, da bìa, da
nhân tạo và giấy dán bìa.
* Ghép bìa:
Quá trình sản xuất bìa ghép phức hợp được tiến hành qua hai giai đoạn: ghép
bìa và dán bìa. Hai giai đoạn này có thể làm thủ công hay làm trên máy.
* Phơi, sấy ép bìa:
Trong quá trình sản xuất sách, thường áp dụng những phương pháp sấy nhân
tạo. Công việc phơi sấy cũng được áp dụng ngay trong quá trình vào bìa.
* Trang trí bìa, uốn gáy:
Phương pháp mạ bìa sách bằng thủ công có thể mạ bằng dụng cụ thô sơ
hoặc bằng máy móc đơn giản.
* Vào bìa:
Quá trình 2 trang gác ở đầu và cuối ruột sách được chà keo liên kết chắc với
bìa 2 và 3 gọi là vào bìa.
3.1. Phương pháp tính toán các vật liệu làm phụ kiện gáy ruột sách.
- Chỉ đầu:
+ Nếu sách gáy vuông, chiều dài chỉ đầu dài d = Go + 2mm.
+ Nếu sách gáy tròn, cung tròn chỉ đầu dài d = Gt + 2mm.
+ Nếu sách gáy hình nấm, cung tròn chỉ đầu d = Gn + 2mm.
- Băng đánh dấu trang: dùng sợi nhỏ mềm, nhiều màu dệt thành ru băng có hình
ống dẹt: rộng từ 3-5mm, chiều dài = đường chéo của trang sách + 3cm để dán vào
phần gáy ruột sách cùng với chỉ đầu.
- Băng bọc gáy RS: Phần giữa của giấy dán trực tiếp vào gáy RS, để thừa sang 2
bên phần giấy bằng nhau.
Go: độ dày gáy ruột sách.
r: chiều rộng băng bọc gáy RS.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

d: chiều dài băng bọc gáy RS = chiều dài gáy RS đã xén.


r = Go + 2a (2 mép dán 2 bên).
+ Khổ RS từ 13x19 cm trở xuống a = 30 mm.
+ Khổ RS từ 13x19 cm trở lên a = 40 mm.
+ Khổ sách từ 19x27 cm trở lên a = 50 mm.
- Tờ gác: kích thước tờ gác = 2 lần kích thước khổ ruột sách chưa xén. Tờ gác 4
trang được gấp 1 vạch, luôn có 2 tờ gác trên 1 ruột sách.
* Yêu cầu chất lượng kỹ thuật của ruột sách:
- Xén RS đúng khổ ghi trong PSX .
- RS có các cạnh đối song song và 2 cạnh liên tiếp tạo thành góc 900.
- Gáy RS không bị vỡ, vát, rạn, nứt...
- Trong cùng 1 cuốn tờ trên bằng tờ dưới, trong cùng 1 tập cắt hay cả số lượng
RS phải bằng nhau.
- Không có vết xước trên nhát cắt, RS không bị dây bẩn dầu mỡ, dính keo...
3.2. Phương pháp tính toán vật liệu làm bìa.
* Carton bìa:
- Rộng carton = Rộng RS (Cr = Rr).
Hoặc Rộng carton = Rộng RS + mép dư bụng – rãnh bìa.
- Dài carton = Dài RS +2a (Cd = Rd +2a).
+ Khổ RS dưới 13x19cm có a = 2mm.
+ Khổ RS từ 13x19cm trở lên có a = 3mm.
+ Khổ ruột sách từ 19x27cm trở lên có a = 4mm và 5mm trở lên.
* Băng lót gáy:
- Dài băng lót gáy = Dài carton – 2mm (Gd = Cd – 2mm).
- Rộng băng lót gáy = Gáy ruột sách = Cung tròn gáy tròn = Cung tròn gáy
nấm.
(Gr = Go = Gt = Gn).
* Vật liệu bọc ngoài bìa toàn phần:
- Rộng vật liệu bọc ngoài = Dài carton + 2 lần độ dày carton + 2 lần mép dán.
(Vr = Cd +2đ + 2m).
- Dài vật liệu bọc ngoài = 2 lần rộng carton + Rộng băng lót gáy + 2 lần rãnh
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

bìa + 2 lần độ dày carton + 2 lần mép dán.


(Vd = 2Cr + Gr + 2r + 2đ + 2m).
* Vải dán bao gáy bìa ghép:
- Rộng vải dán báo gáy bìa ghép = Rộng băng lót gáy + 2 lần rãnh bìa + 2e.
(Ar = Gr +2r +2e).
- Dài vải dán bao gáy bìa ghép = Dài carton + 2 lần độ dày carton + 2 lần mép
dán.
(Ad = Cd +2đ + 2m).
Khổ RS dưới 13x19cm có e = 20mm.
Khổ RS từ 13x19cm trở lên có e = 30mm.
Khổ RS từ 19x27cm trở lên có e = 40mm.
* Vật liệu dán phần carton còn lại của bìa ghép:
- Rộng vật liệu dán phần carton còn lại = Rộng carton – e + 5 + độ dày carton
+ mép dán.
(Br = Cr – e +5 + đ + m).
- Dài vật liệu dán phần carton còn lại = Dài carton + 2 lần độ dày carton + 2
lần mép dán.
(Br = Cd +2đ + 2m).
* Ghép bìa bằng phương pháp thủ công.
- Khuôn gồm 2 ke đặt đối xứng và cách nhau khoảng K, 2 ke làm bằng gỗ
mỏng 5mm dán lên mặt phẳng.
K = 2Cr + Gr + 2r.
- Đặt úp mặt nhẵn của 2 mảnh carton bìa xuống mặt khuôn sát 2 ke.
- Đặt băng lót gáy vào khoảng cách giữa 2 mảnh carton bìa, dùng giấy trắng
dán nối lại.
- Đặt mặt nhẵn của 2 mảnh carton và băng lót gáy sau khi dán ghép vào giữa
vật liệu bọc ngoài đã chà keo và cắt góc.
- Gấp 2 bên mép theo chiều dài bìa và dán vào 2 mép carton bìa.
- Gấp 2 bên mép theo chiều rộng và dán vào 2 mép carton bìa.
- Bóc bỏ phần giấy trắng dán nối ghép bìa.
* Ép in trang trí bìa.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Để phản ánh nội dung và tăng tính mĩ thuật của cuốn sách, bìa cần được
trang trí ép in: hoa văn, nền, hình ảnh, chữ trên mặt bìa và gáy bìa.
- Ép in thực hiện theo các cách sau:
+ Rập nổi, rập chìm trên bìa.
+ In mực đậm nét.
+ Ép in bằng kim loại nhiều màu (mạ vàng).
- Nguyên vật liệu để ép in:
+ Khuôn ép in.
+ Mực in.
+ Kim loại nhiều màu (mạ vàng).
* Yêu cầu chất lượng kỹ thuật của bìa sách:
+ Kích thước bìa phải khớp với ruột, mép dư của bìa đúng quy cách.
+ Bìa trên và bìa dưới của sách đối xứng nhau. Sách có các cạnh đối song song
và 2 cạnh liên tiếp tạo thành góc vuông.
+ Chữ, hình ảnh, khung, nền…ép in trang trí trên bìa và gáy sách phải rõ ràng,
sáng sủa, vuông thành sắc nét, cân đối hài hoà và đúng vị trí, màu sắc, nội dung
như mẫu.
+ Chất lượng nguyên vật liệu làm bìa phải đảm bảo, đúng theo mẫu.
4. Các bước công nghệ cơ bản.
4.1. Kiểm tra, dỗ, đếm tờ in.
4.1.1. Kiểm tra tờ in.
* Mục đích công việc:
- Phải loại bỏ được hết các tờ in không đạt yêu cầu.
- Báo in bù thiếu kịp thời.
- Các tờ in đạt yêu cầu phải được bàn giao cho khâu sau hoặc để vào nơi quy
định, các tờ in không đạt yêu cầu phải giữ lại, cất vào nơi quy định.
- Đảm bảo thời gian sản xuất.
- Muốn kiểm tra được chính xác cần nắm vững yêu cầu chất lượng của tờ in.
* Khái niệm tờ in:
Tờ in là những tờ giấy đã chạy qua máy in và trên bề mặt có chữ, hình ảnh,
bảng biểu...giống với khuôn in. Nếu tờ in chỉ in 1 màu thì gọi là tờ in 1 màu, tờ in
in 2 màu trở lên gọi là tờ in nhiều màu.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Phân loại tờ in:


- Theo số màu: 1 màu, nhiều màu.
- Theo số mặt: 1 mặt, 2 mặt.
- Theo tính năng của tờ in: tờ in bìa, tờ in ruột, tờ in phụ bản.
* Yêu cầu chất lượng đối với tờ in ruột:
- Vị trí số trang phải đúng với quy luật gấp, sau khi gấp xong thứ tự số trang
phải liên tục nhau từ bé đến lớn trong cùng một tay sách của một tài liệu.
- Đủ số trang của 1 tay sách.
- Số trang, bát chữ, dòng kẻ nối trang phải trùng khít trên 2 mặt của tờ in.
- Phải có đầy đủ các dấu cần thiết cho quá trình gia công sau in.
- Độ đậm của mực in phải đủ và đồng đều trên 2 mặt và trên toàn bộ số lượng
của tay sách, ruột sách.
- Vị trí bát chữ, số trang phải cân đối theo khổ (kích thước) của tờ in.
- Tỉ lệ lề trắng giữa các bát chữ phải cân đối theo các chiều: gáy-bụng; đầu-
chân.
- Chữ, hình ảnh, bảng biểu...rõ ràng, sắc nét, đầy đủ và trung thực so với tờ
mẫu.
- Tay kê trên tờ in phải ổn định và thống nhất cạnh tay kê.
- Sạch sẽ, phẳng, không rách-nát, đúng chủng loại, định lượng giấy và đảm
bảo đồng đều về màu sắc, kích thước, định lượng.
* Yêu cầu chất lượng đối với tờ in nhiều màu, tờ in bìa:
- Trung thực về màu sắc, hình ảnh.
- Chồng màu chính xác.
- Đúng kích thước, chiều dày gáy.
- Bìa vuông, cân đối.
- Đồng đều về màu sắc, khuôn khổ, chủng loại giấy...
- Ổn định tay kê.
* Đối với tờ in là tem nhãn:
- Kích thước tem nhãn phải đảm bảo.
- Màu sắc (đặc biệt là các màu logo, màu thương hiệu) phải chính xác tuyệt
đối.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Khoảng trắng (đường bo) quanh tem nhãn đồng đều.


* Các phương pháp kiểm tra chất lượng tờ in:
- Quan sát bằng mắt thường: đưa tờ in lên ánh sáng để kiểm tra sự trùng khít
của 2 mặt tờ in, kiểm tra lực ép in bằng cách nhìn tập tờ in (nếu tập tờ in không
bằng phẳng, tức là lực ép in không đều, tập tờ in có chỗ cao chỗ thấp).
- Dùng tay lật 4 góc tập tờ in: kiểm tra tờ in trắng mặt, gấp góc, quăn mép,
bẩn. Dùng tay ấn lên bề mặt của tờ in để kiểm tra độ khô của mực, nếu tờ in chưa
khô mực mực sẽ dính vào tay. Lật 4 góc tập tờ in bằng mắt thường kiểm tra độ
đồng đều của khoảng lề trắng xung quanh bát chữ.
- Gấp tờ in: kiểm tra quy luật dàn trang tờ in đó để gấp được tay sách có số
trang liên tục từ bé đến lớn, kiểm tra độ trùng khít của số trang, bát chữ, dòng kẻ
nối trang trên 2 mặt của tờ in.
- Đo: bằng máy đo màu (độ đen) để kiểm tra độ đồng đều của màu mực trên tờ
in, dùng thước eke để kiểm tra độ vuông góc của tờ in hoặc gấp bằng mép tờ in mà
thấy mép kia bị thừa thiếu thì tờ in đó bị méo.
- Vỗ và tải (dàn) tập tờ in: để kiểm tra độ đồng đều, thống nhất của 2 cạnh tay
kê trên tập tờ in.
- Đếm tờ in: để kiểm tra số lượng của tờ in nhằm báo in bù thiếu kịp thời.
- Nhìn vết xén để kiểm tra độ đồng đều của tay kê: trong trường hợp in đúng
và xén chính xác, trên đường xén là còn lại dấu đường kiểm tra chia đôi (ở các loại
tờ in có dấu để xén).
* Các dấu, kí hiệu cần có trên tờ in:
- Dấu tay kê: dấu tay kê cạnh (biên) và tay kê đầu có tác dụng để xác định các
cạnh tay kê.
- Dấu gáy: dùng để soạn số kiểm tra thứ tự tay sách sau khi bắt.
- Dấu tài liệu: dùng để xác định xem các tay sách có cùng một loại tài liệu hay
không?
- Kí hiệu tay sách: dùng để xác định tay sách đó là tay sách số bao nhiêu?
- Dấu ốc: dùng để định vị tờ in khi in, dùng để xác định vết xén (đường xén)
khi xén 3 mặt.
- Ốc chồng màu: kiểm tra sự trùng khít các màu mực in.
- Dấu phân màu: dùng để xác định màu mực in cho khuôn in đó.
- Thang màu: Dùng để kiểm tra sự no màu (độ đậm của màu mực in) trên tờ
in.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Thang xám: dùng để kiểm tra sự cân bằng xám của các màu mực in khi in.
- Dấu pha cắt: dùng để xác định đường cắt trên tờ in nếu tờ in đó phải pha cắt.
- Dấu gấp: dùng để xác định đường gấp (vạch gấp) trên tờ in, thường là vạch
gấp đầu tiên.
4.1.2. Dỗ tờ in (giấy trắng).
* Mục đích công việc:
In xong những tờ in thường bị rối không bằng phẳng 2 cạnh tay kê nên tờ in
cần được dỗ. Vậy, dỗ là để làm bằng 2 cạnh chuẩn (tay kê) theo 2 chiều ngang, dọc
của tờ in để máy dao pha cắt được chính xác, đảm bảo tốt tay kê cho máy gấp.
* Các cách dỗ:
- Dỗ thủ công: là việc làm nặng nhọc, năng suất chỉ đạt 5000 – 8000 tờ/giờ
giấy khổ 54x79 cm, định lượng dưới 80g/m2.
- Dỗ bằng máy: cho năng suất cao, giảm nhẹ sức lao động, năng suất đạt
10.000 – 15.000 tờ/giờ.
* Phương pháp xác định cạnh tay kê tiêu chuẩn:
Tầm quan trọng của cạnh tay kê:
- Cạnh tay kê (cạnh chuẩn) của tờ in là 2 cạnh liên tiếp của tờ in tạo thành góc
90 .
0

Cách xác định cạnh tay kê của tờ in, tờ gấp:


- Tờ in: Cạnh tờ in có vết nhíp bắt là 1 cạnh chuẩn theo chiều dài (cạnh có dấu
tay kê bụng), cạnh kia ngược chiều kim đồng hồ theo chiều rộng của giấy (cạnh có
dấu tay kê bên).
- Tờ gấp: Tờ in pha cắt thành 2 tờ gấp (cắt 1 nhát) thì 2 cạnh chuẩn của tờ gấp
là 2 cạnh của góc đối diện với góc có số trang nhỏ nhất của tờ gấp. Tờ in pha cắt
thành 4 tờ gấp (cắt 2 nhát) thì 2 cạnh chuẩn của tờ gấp chính là 2 cạnh có 2 nhát cắt
vuông góc với nhau.
- Tờ in không có dấu tay kê hay dấu vết nào khác thì dùng công thức tính để
tìm cạnh tay kê của tờ gấp:
* Thao tác dỗ và cách chồng xếp tờ in sau khi dỗ.
Dỗ giấy khổ nhỏ:
- Chuẩn bị:
+ Nhận phiếu sản xuất.
+ Ván để tờ in sau khi dỗ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Tờ in nhận dỗ đủ làm cho 1 ca.


+ Chỗ làm việc phải gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát và đủ ánh sáng.
- Thao tác dỗ:
Bước 1: Lồng không khí:
Bước 2: Tải giấy:
Bước 3: Dỗ giấy:
Bước 4: Chuyển cạnh dỗ:
Bước 5: Dỗ sơ bộ:
Bước 6: Chồng xếp:
- Kết thúc công việc: ghi sổ giao ca, vệ sinh chỗ làm việc.
Dỗ giấy khổ to:
Các công đoạn chuẩn bị và thao dỗ cũng giống như dỗ giấy khổ nhỏ nhưng có
một vài điểm cần lưu ý là:
- Khi dỗ phải lấy không khí bằng cách cầm vào 2 góc đối rũ cho giấy tơi ra rồi
mới tải.
- Khi vuốt không khí thì dùng cánh tay hoặc thước để gạt.
- Khi mang giấy di chuyển để xếp chồng thường phải gấp chung đôi, chung ba.
* Cách chồng xếp sau khi dỗ:
Khi dỗ xong chồng xếp tập này lên tập kia phải bằng mép 2 cạnh tay kê trong
1 chồng giấy.
- Đối với khổ giấy nhỏ: 2 tay cầm 2 cạnh đối tập giấy, bàn tay để ngửa tỳ lên
mặt của tập dưới, sau đó chỉnh cho 2 cạnh và góc tay kê chính xác rồi mới lần lượt
bỏ tay ra.
- Đối với khổ giấy lớn: Khi xếp chồng thường phải gấp chung đôi, chung ba,
phần góc tay kê phải để ở mé ngoài, sau khi so góc và cạnh tay kê mới lần lượt dỡ
giấy phẳng ra.
* Yêu cầu chất lượng sau khi dỗ:
- Chồng giấy sau khi dỗ phải thống nhất 1 tay kê.
- Hai cạnh tay kê phải bằng phẳng trong cả chồng giấy.
- Giấy sau khi dỗ không được quăn mép, rách và lẫn lộn tài liệu khác sang.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dỗ tờ in:
- Giấy khổ lớn, định lượng cao.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Giấy mỏng, mềm, nhám mặt cũng khó dỗ.


- Giấy bị hút ẩm không đảm bảo chất lượng khi gấp, bắt, khâu...
- Tờ in mực đậm nét, chưa khô, in hằn sang mặt sau... dỗ không đảm bảo năng
suất, kĩ thuật.
4.1.3. Đếm tờ in (Giấy trắng).
* Mục đích công việc:
Đếm là để biết số lượng tờ in của một tài liệu đã in xong thừa hay thiếu so với
số lượng ghi trong phiếu sản xuất. Nếu thiếu phải báo ngay để in bù.
* Các cách đếm:
- Đếm thủ công: vất vả, năng suất thấp 3000-5000 tờ/giờ khổ 79x109 cm,
6000-10.000 tờ/giờ khổ 54x79 cm.
- Đếm bằng máy: đảm bảo đúng đủ số lượng, cho năng suất cao 80.000-
100.000 tờ/giờ.
* Thao tác đếm và các cách chồng xếp tờ in sau khi đếm:
- Chuẩn bị:
+ Nhận phiếu sản xuất.
+ Ván để giấy, băng cách bằng giấy màu.
+ Chỗ làm việc phải gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát và đủ ánh sáng,
không quá ồn đếm sẽ mất chính xác, mỏi mệt.
- Thao tác đếm:
Bước 1: Xoè giấy.
Bước 2: Đếm.
Bước 3: Dỗ sơ bộ.
Bước 4: Chồng xếp.
- Kết thúc công việc: Kiểm đếm số lượng, ghi sổ giao ca, vệ sinh chỗ làm việc.
* Cách chồng xếp sau khi đếm:
- Đếm được 100 tay đếm (1 ram) là 500 tờ thì bỏ ra dỗ sơ bộ và mang xếp
chồng lên nhau có băng màu, xếp so le zíc zắc hoặc xếp so le hỡnh bậc thang.
* Yêu cầu chất lượng sau khi đếm:
- Đếm phải chính xác không thừa, thiếu, dung sai đếm thủ công ±2 tờ/10.000
tờ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Khi xếp chồng phải để cách ram để dễ nhận biết, chồng giấy (tờ in) phải
vững. Tùy vào định lượng giấy mà để từng tập (từng ram): 200-250-500-1000 tờ
trờn bàn để giấy.
- Chồng xếp không cao quá 1.5m có gài băng giấy ghi: tên tài liệu, số tay sách,
số lượng.
- Ram giấy đếm xong phải bằng phẳng ở 2 cạnh tay kê hoặc 2 cạnh dỗ.
- Không được để gãy góc giấy ảnh hưởng đến công đoạn sau.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đếm:
- Dỗ không bằng phẳng 2 cạnh tay kê trong cả chồng giấy.
- Do ánh sáng không đủ.
- Do bàn ghế không đúng tầm người thợ.
- Do trình độ đếm của người thợ.
4.2. Gấp tờ in bằng phương pháp thủ công.
4.2.1. Mục đích công việc.
Gấp tờ in là biện pháp kĩ thuật nhằm xắp xếp lại vị trí số trang trên tờ in đó
theo thứ tự từ bé đến lớn khiến cho tờ in dễ sử dụng hơn, thuận lợi cho công đoạn
tiếp theo.
Khi tờ in có từ hơn 2 trang trở lên thì được gấp thành 1 tay sách.
4.2.2. Giới thiệu các kiểu gấp và số lượng vạch gấp.
* Gấp song song:
- Là kiểu gấp có 2 hay nhiều vạch gấp song song với nhau trong cùng 1 tay
sách: V1 // V2 // V3 // ...
* Gấp vuông góc:
- Là kiểu gấp mà vạch gấp sau vuông góc với vạch liền trước nó. Thường gấp
các tay sách khổ dọc: V1 ∟V2 ∟V3 ∟...
- Tay sách 1 vạch 4 trang, 2 vạch 8 trang...
* Gấp hỗn hợp:
- Là kiểu gấp kết hợp của 2 kiểu gấp trên, thường có các vạch song song trước
rồi đến các vạch vuông góc sau (hoặc ngược lại): (V1 // V2) ∟V3.
4.2.3. Quy trình gấp tờ in bằng phương pháp thủ công.
* Chuẩn bị:
- Tài liệu: tờ gấp đúng và đủ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Dụng cụ, vật tư: vạch gấp đạt tiêu chuẩn, mũ cao su đeo đầu ngón tay, dầu
dính, ván ép (bằng khổ tay sách) hoặc giấy lót, dây bó, kệ để bó tay sách.
- Chỗ làm việc: thoáng mát, sạch sẽ, bàn ghế đủ tiêu chuẩn.
* Thao tác:
- Xác định kiểu gấp và số lượng vạch gấp (căn cứ vào hướng bát chữ và qui
luật dàn trang trên tờ in để xác định kiểu gấp, căn cứ vào số trang trên tờ in để xác
định số vạch gấp). Gấp 1 vạch tối đa được 4 trang; 2 vạch – 8 trang; 3 vạch – 16
trang; 4 vạch – 32 trang...
- Tìm số trang nhỏ nhất của tờ in (vị trí có dấu gáy), hoặc sử dụng công thức
sau:
Đối với gấp vuông góc, khâu kẹp: Tìm số trang nhỏ nhất Str = tổng số trang
min
của tay sách x (số thứ tự tay sách – 1) + 1.
Ví dụ: tay sách thứ 2 có 16 trang tìm số trang nhỏ nhất.
Str = 16 x (2 – 1) + 1 = 17.
min
Đối với gấp vuông góc khâu lồng: Str = ½ tổng số trang x (Số thứ tự tay sách –
min
1) + 1.
Ví dụ: Sách khâu lồng của tay thứ 3 có 16 trang gấp 3 vạch vuông góc
Str = 16/2 x (3 – 1) + 1 = 17.
min
- Xác định vị trí đặt số trang nhỏ nhất: gấp 2 vạch vuông góc số trang nhỏ nhất
nằm ở góc trái bên trên, gấp 3 vạch vuông góc số trang nhỏ nhất nằm ở góc trái bên
dưới.
- Đặt chồng tờ in lên bàn theo vị trí số trang nhỏ nhất đã xác định.
- Cầm vạch gấp gấp thử, kiểm tra tay sách.
- Gấp sản lượng.
* Kết thúc công việc:
- Bó các tay sách lại thành từng bó (500 tay sách/bó). Bó chữ thập (+), khổ to
bó chữ (H), bó xong để lên kệ.
- Kiểm đếm số lượng.
- Vệ sinh chỗ làm việc.
- Ghi sổ giao ca.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Yêu cầu chất lượng của tay sách sau khi gấp:
- Gấp đúng quy luật, thứ tự số trang từ nhỏ đến lớn.
- Các số trang, bát chữ, hình ảnh, dòng kẻ nối phải khớp, thẳng hàng.
- Tay sách không bị dây bẩn, không quăn mép, gấp góc, bẹp đầu.
- Nếu gấp bằng máy phải có vết bao bấm cho vạch gấp đầu nhất là tay sách
gấp 4 vạch, để bó ép không khí thoát ra ngoài, không biến dạng đường gấp.
- Các vạch gấp phải chết nếp nhất là vạch cuối cùng.
- Tay sách gấp phải đúng tay sách mẫu.
* Ép bó những tay sách sau khi gấp:
- Do tính đàn hồi của giấy sau khi tờ gấp đã được gấp nếu không bó ép những
tay sách thì hai nửa tay sách sẽ mở ra theo một góc () nhất định, ảnh hưởng tới
quá trình gia công tiếp theo.
- Vì vậy các tay sách sau khi gấp phải được bó ép để cho các vạch gấp chết
nếp, nhất là vạch cuối cùng.
- Ép bó bằng máy: máy bó ép đứng, máy bó ép ngang (nằm).
Về tính năng tác dụng hai loại máy giống nhau:
4.3. Lồng, bắt, soạn số thủ công.
4.3.1. Mục đích công việc.
- Là biện pháp tập hợp, thu thập các tay sách – tờ in trong cùng một ruột sách
lại và sắp xếp chúng cho đúng thứ tự tay sách – tờ in theo trình tự số trang từ bé
đến lớn.
4.3.2. Khái niệm về Lồng – Bắt – Soạn số.
- Lồng (lồng sách): là quá trình lồng bìa sách và các tay sách lại với nhau theo
thứ tự từ trong ra ngoài hoặc ngược lại để tạo ra một cuốn sách có số trang liên tục
theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Muốn lồng được sách thì khi lồng người ta phải mở các
tay sách ra rồi sau đó lồng các tay sách vào nhau.
- Bắt (bắt sách - tờ in): là quá trình tập hợp, xếp chồng các tay sách trong cùng
một ruột sách lên nhau theo đúng thứ tự từ dưới lên trên hoặc ngược lại để tạo ra
một ruột sách có số trang liên tiếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Soạn số: là công việc kiểm tra xem trong tài liệu có nhầm lẫn bìa, thứ tự số
trang, sai sót về nội dung, rách, bẩn, trắng mặt, thừa thiếu tay sách.
4.3.3. Lồng sách bằng phương pháp thủ công.
* Các cách lồng sách thủ công:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Lồng sách thông thường được tiến hành bằng cách lồng thủ công. Hiện nay
không có máy lồng sách chuyên dụng mà chỉ có máy lồng sách đa dụng có thể làm
nhiều việc cùng một lúc: lồng sách – đóng ghim – xén 3 mặt (người ta gọi là máy
kị mã liên hợp – máy đóng lồng liên hoàn).
- Lồng sách áp dụng cho tạp chí, truyện tranh thiếu nhi, vở học sinh có số
trang ≤ 100 trang.
Các cách lồng thủ công (đứng lồng):
+ Lồng từ trái qua phải.
+ Lồng từ phải qua trái (cách lồng này cho năng suất cao hơn).
... ts4 ← ts3 ← ts2 ← ts1 ← B1
* Quy trình lồng sách thủ công:
- Chuẩn bị:
+ Tài liệu: Tay sách, bìa sách (gấp 1v).
+ Vật tư, dụng cụ: Dây bó, ván ép, mũ cao su đeo đầu ngón tay, kệ.
+ Chỗ làm việc: thoáng mát, đầy đủ ánh sáng.
- Thao tác:
+ Xác định vị trí, cách đặt các tay sách và bìa sách, hướng đầu, gáy: bìa đặt
bên phải hay bên trái, mặt bìa, mặt tay sách ngửa lên trên, đầu bìa, đầu tay sách
hướng về người thợ, gáy quay sang bên phải.
+ Đặt tay sách và bìa sách đúng vị trí đã xác định trên bàn làm việc.
+ Dùng 2 tay tiến hành lồng thử một vài cuốn rồi kiểm tra lại.
+ Lồng sản lượng. Lồng xong 2 tay kết hợp dỗ bằng đầu, khít gáy và xoay trở
đầu gáy từng tập.
- Kết thúc:
+ Kiểm đếm, cất vào nơi quy định.
+ Bó, cất các tay sách thừa.
+ Vệ sinh chỗ làm việc.
+ Cất dụng cụ, vật tư thừa, ghi sổ giao ca.
4.3.4. Bắt sách bằng phương pháp thủ công.
* Các cách bắt sách thủ công:
Bắt ruột sách khâu kẹp (ghim), khâu chỉ, không khâu > 100 trang và < 300
trang, >300 thì khâu chỉ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Áp dụng cho sách giáo khoa, sách kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật, từ điển... Nếu
có tờ rời, phụ bản thì phải dán vào tay sách rồi mới mang bắt.
Các phương án bắt sách:
+ Bắt sách thủ công.
+ Bắt sách bằng máy.
Các cách bắt thủ công:
+ Cách 1: Bắt hai tay cùng lúc từ giữa ra và ngược lại (hai tay chập lại). Tay phải
trên hay dưới là do cách dàn số.

+ Cách 2: Bắt hai tay xen kẽ từ giữa ra và ngược lại:

+ Cách 3: Bắt hai tay phối hợp (dàn sách hình vòng cung hai tầng).

* Quy trình bắt sách thủ công:


- Chuẩn bị: các tay sách, vật tư, chỗ làm việc.
- Thao tác:
+ Xác định số cầu bắt (căn cứ vào số lượng tay sách và khả năng bắt của người
thợ).
+ Xác định vị trí và cách đặt các tay sách (căn cứ cách bắt).
+ Đặt các tay sách lên bàn theo vị trí đã xác định.
+ Tiến hành bắt thử, kiểm tra.
+ Bắt sản lượng.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Chập sách (nếu bắt nhiều cầu).


+ Soạn số (kiểm tra quá trình bắt).
+ Bó sách: bó mỗi tập cao khoảng 8-12 cm để phù hợp với nhát cắt của máy
dao 3 mặt.
- Kết thúc:
+ Kiểm đếm số lượng.
+ Bó các tay sách thừa.
+ Vệ sinh chỗ làm việc.
+ Ghi sổ giao ca.
4.3.5. Soạn số sau khi lồng, bắt.
Công việc này chi làm bằng phương pháp thủ công, đòi hỏi tính cận thận.
Có các cách soạn sau:
- Soạn theo số trang.
- Soạn theo dấu chấm gáy.
- Soạn theo đặc điểm từng tay sách.
- Soạn theo thứ tự và kí hiệu viết tắt trên tác phẩm.
4.3.6. Yêu cầu chất lượng của ruột sách sau khi lồng, bắt.
- Đúng tài liệu và đủ số lượng.
- Đúng thứ tự tay sách trong 1 tài liệu.
- Bằng đầu, bằng gáy.
- Đầu, gáy về 1 phía.
- Ruột sách phải phẳng, sạch.
4.4. Khâu chỉ bằng phương pháp thủ công.
4.4.1. Mục đích công việc.
Dùng vật liệu liên kết là chỉ để liên kết các tay sách trong cùng 1 ruột sách lại
với nhau tạo thành ruột sách có số trang liên tục từ bé đến lớn.
4.4.2. Giới thiệu các loại mũi khâu thủ công.
- Mũi khâu đơn giản cho sách bìa mềm: khâu 2 mũi, khâu 3 mũi.
- Mũi khâu phức tạp cho sách bìa cứng có băng vải màn tạo sự liên kết chắc
chắn giữa ruột và bìa sách.
+ Khâu 4 mũi có 1 băng vải bọc gáy; Khâu 6, 7 mũi có 2 băng vải bọc gáy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Khâu 8 mũi có 3 băng vải bọc gáy; Khâu 8 mũi có 2 băng vải bọc gáy (sử
dụng 2 kim khâu).
4.4.3. Quy trình thao tác khâu thủ công.
* Chuẩn bị: Căn cứ phiếu sản xuất:
- Tài liệu: ruột sách chưa khâu đúng và đủ.
- Vật tư, dụng cụ:
- Chỗ làm việc thoáng mát, đủ ánh sáng.
* Thao tác:
- Xác định được số lượng mũi khâu, kiểu khâu, vị trí mũi khâu.
- Đánh dấu vị trí mũi khâu lên gáy ruột sách (đánh dấu bằng bút chì).
- Đặt chồng sách lên bàn (sách đặt úp).
- Tiến hành khâu.
* Kết thúc công việc:
- Kiểm đếm số lượng, vệ sinh.
- Ghi sổ giao ca.
4.4.4. Yêu cầu chất lượng của ruột sách sau khi khâu.
- Ruột sách phải đầy đủ và đúng thứ tự tay sách trong 1 ruột sách.
- Khoảng cách giữa các mũi khâu đúng quy cách.
- Vải khâu ở gáy phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đường chỉ phải căng đều, chặt tay, không gồ chỉ ở gáy.
- Ruột sách khâu phải bằng đầu bằng gáy.
- Không thừa thiếu, nhầm lẫn tài liệu, thứ tự số tay, số trang trong ruột sách.
4.4.5. Ép gáy ruột sách.
- Khâu chỉ xong, ruột sách thường bị phồng, đầu gáy cao hơn chân bụng do
không khí vẫn còn ở bên trong những trang sách, sách chưa chết nếp.
- Muốn cho ruột sách bằng phẳng, phải mang ép ruột sách để cho ruột sách sẽ
chắc, bền.
4.5. Vào bìa sách bìa mềm – bìa cứng bằng phương pháp thủ công.
4.5.1. Vào bìa sách bìa mềm bằng phương pháp thủ công.
* Mục đích công việc:
Vào bìa là cách dán bìa với ruột sách ở vị trí gáy và lề gáy để tạo thành 1 cuốn
sách.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Các cách vào bìa thủ công:


Cách 1: Vào bìa trước, xén sách sau:
Cách 2: Xén ruột sách ba mặt, bìa sách xén theo kích thước đã được tính toán, khi
vào bìa tốt nhất là vào bìa bằng khuôn cho năng suất cao.
Cách 3: Xén ruột sách và bìa sách đầu chân trước, sau đó vào bìa rồi xén bụng sau:
* Quy trình thao tác vào bìa thủ công dùng khuôn.
- Chuẩn bị:
+ Tài liệu: ruột sách đã khâu chỉ và ép gáy, bìa sách.
+ Vật tư, dụng cụ: khuôn, keo (PVA, sơ dừa, hồ tinh bột) và chổi quét keo, giẻ
sạch, giấy lót.
+ Chỗ làm việc thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Thao tác:
+ Đặt tập bìa úp xuống mặt khuôn, đầu và cạnh bìa sát tay kê.
+ Tập ruột sách dỗ bằng đầu bằng gáy đặt sát mép bàn, bên dưới lót 1 tờ giấy
lót, dùng chổi quét keo vào gáy ruột sách.
+ Tách từng ruột sách để vào bìa.
+ Dán bìa xong, dùng giẻ sạch đánh gáy cho tập sách đó.
+ Xếp từng tập ngược đầu chân, gáy thò ra ngoài bụng tập trước 2-3 cm cho
khô gáy.
- Kết thúc công việc:
+ Kiểm đếm số lượng sản phẩm, ghi sổ.
+ Cất keo vào vị trí mát.
+ Vệ sinh chỗ làm việc.
* Yêu cầu chất lượng của sách sau khi vào bìa:
- Bìa sách và ruột sách phải ăn khớp với nhau.
- Không nhầm, không ngược bìa.
- Gáy sách phải vuông, chữ ở gáy phải cân vào giữa.
- Bằng đầu, mặt bìa phải sạch sẽ, không để keo giây ra hai đầu ruột sách đã
xén ba mặt.
4.5.2. Vào bìa cứng bằng phương pháp thủ công.
* Các cách vào bìa:
- Cách 1: Chà keo lên trang đầu và trang cuối của 2 tờ gác ruột sách rồi dán
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

chắc vào carton bìa.


- Cách 2: Lồng 2 trang của tờ gác vào túi của bìa 2 và 2 trang tờ gác cuối vào
túi của bìa 3.
* Vào bìa bằng phương pháp thủ công:
- Ướm thử bìa với RS, kéo cho gáy RS sát với gáy bìa, điều chỉnh các mép RS
cách đều các mép bìa.
- Quét keo vào trang gác đầu, quét đều tay từ trong ra ngoài tạo thành lớp keo
mỏng rồi dán tờ gác vào bìa 2, điều chỉnh mép tờ gác cách đều các mép bìa.
- Lật mặt sau của cuốn sách, quét keo lên trang cuối của tờ gác rồi dán vào bìa
3, điều chỉnh mép tờ gác cách đều các mép bìa.
- Sau khi vào bìa xếp sách từng cuốn so le gáy và bụng sách thành từng tập
chuyển ép và là rãnh bìa.
* Ép sách:
- Sau khi vào bìa cứng lớp keo giữa tờ gác và bìa chưa khô nên sách cần được
ép để dàn mỏng lớp keo giúp cho tờ gác không bị nhăn, phồng rộp, cuốn sách được
chắc bền, thời gian sử dụng lâu.
* Là rãnh bìa:
Khi ép sách phần của tờ gác rộng 4-8mm không dính vào vải của rãnh bìa do
vậy sách cần được là (miết) 2 rãnh bìa để chúng gắn chặt với nhau, bìa có độ mở
lớn dễ mở hơn tạo điều kiện dễ đọc, thời gian sử dụng sách lâu vì bìa không rạn,
nứt, đứt, rách...
* Yêu cầu chất lượng kỹ thuật của sách sau khi vào bìa cứng:
+ Sách thành phẩm đúng khổ ghi trong phiếu sản xuất.
+ Bìa trên và bìa dưới của sách đối xứng nhau. Sách có các cạnh đối song song
và 2 cạnh liên tiếp tạo thành góc vuông.
+ Các mép ruột sách và mép bìa đúng quy cách. Gáy ruột sách sát gáy bìa,
không có khe hở giữa chỉ đầu với gáy sách.
+ Tờ gác không bị nhăn, phồng, rộp. Các mép tờ gác cách mép bìa đúng quy
cách. Tờ gác bám chắc vào cát tông bìa tạo sự liên kết bền vững giữa bìa và ruột
sách.
+ Chữ, hình ảnh, khung, nền…ép in trang trí trên bìa và gáy sách phải rõ ràng,
sáng sủa, vuông thành sắc nét, cân đối hài hoà và đúng vị trí, màu sắc, nội dung
như mẫu và maket.
+ Chất lượng nguyên liệu đóng sách theo mẫu và phiếu sản xuất quy định.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Cuốn sách chắc, bền, đẹp. Bìa mở ra đóng lại dễ dàng. Khi mở sách các
trang nằm sát bên bìa 2 và 3 tạo điều kiện dễ đọc, thời gian sử dụng sách lâu.
+ Kiểm tra độ bền vững của bìa và ruột sách bằng lực kế.
* Các nguyên nhân không vào bìa được:
- Số đo của bìa và ruột sách không khớp nhau.
- Độ dày gáy bìa và ruột không bằng nhau.
- Khổ bìa, độ dày mỏng của bìa không đồng đều.
- Gáy vuông, tròn hay hình nấm 2 đầu ruột sách không bằng nhau.

BÀI 2: MÁY DAO 1 MẶT – MÁY DAO 3 MẶT.


Thời gian: 18 giờ (11 giờ LT, 06 giờ TH, 01 giờ KT)

1. Máy dao 1 mặt.


1.1. Chức năng, phân loại.
* Mục đích công việc:
- Trên tờ in có nhiều hình ảnh, bát chữ hoặc là nhiều bìa khổ nhỏ giống nhau
vì được in trên máy in khổ to nên mục đích của việc pha cắt là chia nhỏ tờ in theo
yêu cầu của các công đoạn phía sau.
* Khái niệm:
Là một thiết bị sử dụng 1 dao cắt để cắt các loại vật liệu trong ngành in.
* Chức năng:
- Pha cắt giấy trắng cho máy in.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Pha cắt sổ tay, vở học sinh, sách và ruột sách.


- Pha cắt tờ in, tờ gấp, tem nhãn, tờ rời…
- Pha cắt nguyên vật liệu làm bìa cứng như carton mỏng, vải, giấy, giả da…
* Phân loại:
- Theo kích thước của máy.
- Theo mức độ tự động hóa: thô sơ, bán tự động, tự động.
- Theo kết cấu của bàn ép: tổ lò xo, thủy lực.
1.2. Các phương án pha cắt, cách xác định maket cắt, số lượng nhát cắt và
nguyên tắc khi pha cắt tờ in.
1.2.1. Các phương án pha cắt.
- Pha cắt bằng máy dao một mặt: là loại máy chuyên dùng để pha cắt.
- Pha cắt bằng máy gấp: hiện nay, các xí nghiệp chưa khai thác hết khả năng
sử dụng của nó, máy gấp chỉ đơn thuần là để gấp.
- Pha cắt bằng dao tròn quay: giống như 2 đường ray và bánh xe tàu hỏa
thường sử dụng để cắt carton sóng, vì nếu cắt carton sóng trên máy dao 1 mặt thì áp
lực của bàn ép sẽ làm bẹp sóng.
- Pha cắt bằng phương pháp cắt không thanh lót (dao chống đối và dao cắt áp
sát vào nhau để cắt chồng vật liệu, cắt được khổ nhỏ, độ dày ít, máy đóng lồng liên
hợp có sử dụng phương pháp này).
- Bế (tạo gân và cắt bỏ đi phần góc của hộp).
1.2.2. Cách xác định maket cắt, số lượng nhát cắt và nguyên tắc khi pha cắt tờ in.
* Cách xác định maket cắt, số lượng nhát cắt:
- Xác định số phần cần pha cắt:
+ Giấy trắng có 3 cách:
Cách 1: Dài/dài x ngắn/ngắn.
Cách 2: Dài/ngắn x ngắn/dài.
Cách 3: Xoay giấy (là kết hợp của 2 phương pháp trên).
+ Tờ in: căn cứ vào dấu pha cắt, căn cứ vào dấu chấm gáy của từng phần, căn
cứ số bát chữ theo số trang giống nhau, căn cứ số sản phẩm trên tờ in.
- Xác định số lượng nhát cắt và vị trí thứ tự nhát cắt để pha cắt tờ in đó.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Kẻ maket cắt: maket cắt phải thể hiện được các thông số như khổ giấy mang
đi pha cắt, khổ giấy thành phẩm, vị trí các phần cần pha cắt, vị trí và thứ tự nhát
cắt, khoảng lề xén bỏ.
* Nguyên tắc khi pha cắt tờ in:
- Luôn luôn sử dụng 2 tay kê của máy để pha cắt tờ in.
- Hai cạnh của chồng cắt luôn sát 2 tay kê của máy.
- Luôn cắt cạnh tay kê chuẩn của tờ in. Cắt cạnh dài trước, cạnh ngắn sau.
1.3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy dao 1 mặt.
1.3.1. Cấu tạo chung.

* Bộ phận dao cắt:


- Nhiệm vụ: bộ phận dao cắt có nhiệm vụ cắt đứt chồng vật liệu.
- Cấu tạo: gồm có giá dao, lưỡi dao, ốc lắp dao. Có 3 dạng chuyển động của
dao cắt: vuông góc, tịnh tiến xiên, tịnh tiến theo vòng cung (phức tạp).
* Bộ phận bàn cắt:
- Nhiệm vụ: là nơi để thao tác, đặt chồng vật liệu lên để cắt.
- Cấu tạo: là một bàn phẳng bề mặt có thể được bọc lớp chống gỉ, có hệ
thống bi và hơi thổi để giúp cho việc di chuyển chồng vật liệu được dễ dàng. Trên
bàn cắt còn có thanh lót bằng nhựa đặt ở vị trí dao cắt cắt xuống để đỡ mũi dao cắt.
Ngoài ra phía sau dưới bàn cắt còn có 2 rơ le điện giới hạn phạm vi dịch chuyển
của tay kê đầu, có chân chống để đỡ bàn và điều chỉnh bàn cao thấp cho phép dao
ăn sâu vào thanh lót 0,5mm.
* Bộ phận bàn ép:
- Nhiệm vụ: ép chặt chồng vật liệu trước và trong suốt quá trình dao cắt thực
hiện nhát cắt. Nếu ép không tốt có thể làm chồng vật liệu bị bai hoặc có vết hằn bàn
ép sâu trên sản phẩm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Cấu tạo: gồm có bàn ép hình răng lược, tổ lò xo ép, 02 tay kéo bàn ép, 02
tay kéo tổ lò xo, con lăn và quả đào điều khiển tổ lò xo, quả đối trọng và lò xo kéo,
trục thẳng đứng, pê đan hạ bàn ép, đòn bẩy khúc xạ, đòn nối hai đòn bẩy khúc xạ.
Có 2 loại: bàn ép lò xo và bàn ép thủy lực.
* Bộ phận tay kê:
- Nhiệm vụ: Giới hạn và xác định đường cắt chính xác.
- Cấu tạo: gồm có tay kê bên và tay kê đầu. Tay kê bên cố định và vuông góc
với bàn cắt ở 2 bên thành máy. Tay kê đầu hình răng lược: có tay kê đầu, giá tay kê
đầu, trục vítme, thước dây và mô tơ quay trục vít me. Tay kê đầu chuyển động
được nhờ xoay trục vít me bằng tay hoặc mô tơ quay.
* Bộ phận phanh hãm máy:
- Nhiệm vụ: điều khiển máy hoạt động và dừng máy lại theo chu kỳ cắt.
- Cấu tạo: gồm có 01 phanh hãm máy, 01 phanh li hợp. Phanh hãm máy có
nhiệm vụ đóng mở trục chính. Phanh li hợp có nhiệm vụ truyền lực từ bánh đà sang
trục chính.
* Bộ phận điều khiển máy:
- Nhiệm vụ: khởi động, vận hành và điều khiển mỏy chạy.
- Cấu tạo: gồm có cần cắt và cần khống chế, mô tơ, bánh đà, dây cu roa, các
công tắc điều khiển bằng nút bấm, vô lăng di chuyển tay kê. Máy hiện đại điều
khiển bằng phần mềm lập trỡnh, lập trỡnh thước cỡ trên máy vi tính, nạp giấy, đưa
giấy vào tay kê tự động, xoay giấy tự động.
Máy dao một mặt dù ở thế hệ nào khi thực hiện nhát cắt đều có các bộ phận sau:
1. Lưỡidao.
2. Bàn ép.
3. Tay kê.
4. Bàn cắt.
5. Thanh đệm.
6. Chồng cắt (vật liệu cắt).
1.3.2. Nguyên lý hoạt động.
Vật liệu số (6) được dỗ bằng phẳng hai cạnh tay kê, đặt lên bàn cắt số (4) đẩy
sát vào tay kê (3) và tay kê cạnh. Bấm nút điện bàn ép (2) chuyển động xuống ép
chặt chồng vật liệu. Sau đó lưỡi dao (1) chuyển động xuống thực hiện nhát cắt.
Lưỡi dao cắt sâu vào thanh đệm (5) từ 0.5 - 1mm. Khi kết thúc đường cắt bàn ép và
lưỡi dao nâng lên đến vị trí cao nhất để kết thúc một chu trình làm việc của máy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

1.4. Kỹ thuật sử dụng máy dao 1 mặt.


1.4.1. An toàn lao động.
+ Mặc trang phục bảo hộ lao động.
+ Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy.
+ Không uống rượu, bia trước và trong khi làm việc.
+ Tuân thủ nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy: không hút thuốc lá, thuốc
lào gây cháy nổ điện, thùng lề.
+ Phân công nhiệm vụ thợ phụ, thợ chính rõ ràng, không cho người lạ vào
máy.
+ Không để dụng cụ, đồ nghề trên bàn cắt và trên thành máy.
+ Ngắt nguồn điện cấp vào máy khi sửa chữa, hết ca, mất điện.
+ Không đùa nghịch trong giờ học, giờ làm, bảo quản dao cắt đúng kỹ thuật.
+ Giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp xung quanh nơi làm việc.
1.4.2. Quy trình vận hành máy.
* Quy trình pha cắt giấy trắng, tờ in:
* Chuẩn bị: Căn cứ vào PSX.
- Nhận phiếu xén, lệnh sản xuất: nắm rõ phương án sản xuất, chủng loại, số
lượng.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: dao cắt, thanh lót (nẹp), dụng cụ để điều chỉnh
máy.
- Chuẩn bị tài liệu: đúng lệnh sản xuất, đúng chủng loại, số lượng, hướng thớ
giấy theo phiếu xén.
* Thao tác pha cắt:
- Bật nguồn máy, bật công tắc chính khởi động máy, bật và kiểm tra hệ thống
phụ trợ (nếu có).
- Cài đặt thông số kích thước sản phẩm theo lệnh sản xuất.
- Trước khi sản xuất sản phẩm phải xén thử, kiểm tra chất lượng sản phẩm và
trạng thái của thiết bị.
- Tiến hành xén sản lượng và thường xuyên kiểm tra sản phẩm trong quá trình
xén.
- Sản phẩm cắt xong phải để gọn gàng, tránh nhầm lẫn và gắn biểu chuyển đến
công đoạn sau.
* Kết thúc:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Tắt nguồn các thiết bị phụ trợ, tắt động cơ chính của máy trước, khóa hơi khí
nén dầu vào, sau đó tắt Aptomat của máy.
- Vệ sinh sạch sẽ máy, khu vực làm việc, xếp gọn lề thừa sản phẩm vào đúng
nơi quy định.
- Kiểm tra lại số lượng đã làm so với phiếu xén và ghi sổ giao ca, nhập kho sản
phẩm (nếu là giấy trắng phải bàn giao cho bộ phận in).
* Quy trình pha cắt tờ in, bìa sách:
Cũng giống như pha cắt giấy in, tuy nhiên khi pha cắt tờ in cần chú ý dỗ đúng
cạnh tay kê của tờ in (1 cạnh tay kê có vết nhíp bắt, 1 cạnh tay kê bên), các phần
pha cắt phải chính xác (tỉ lệ lề trắng phải cân bằng nhau), vị trí pha cắt phải đúng vị
trí của dấu pha cắt. Sau khi pha cắt xong phải để sản phẩm đúng hướng đầu, chân,
mặt in, mặt trở không làm ảnh hưởng đến công đoạn sau.
* Quy trình pha cắt tem, nhãn:
Cũng làm thao tác như trên nhưng khi pha cắt cần chú ý cắt theo kiểu cắt đùn
(tiến dần tay kê ra phía trước). Sau khi cắt hết 1 cạnh thì mới xoay cắt cạnh còn lại
(dùng 2 tay ôm và xoay cả tập). Tem, nhãn cắt xong dùng băng giấy hoặc dây chun
bó lại thành từng tập cho khỏi bay và xô xệch.
* Quy trình xén sách 3 mặt:
Xén ruột sách và sách trên máy dao 1 mặt thường không đảm bảo kĩ thuật,
hiệu quả thấp vì khi cắt phải quay lấy khổ cắt 3 lần, thiếu chính xác. Lực ép ở máy
dao 1 mặt lớn dễ làm vát, vỡ gáy, những tờ trên bị rạn, rách, sách bị méo lệch,
không bằng nhau trong cả 1 tập số lượng.
* Quy trình thay đổi và điều chỉnh dao cắt:
- Chuẩn bị: Dao cắt mới, 3 băng giấy nhỏ (2 đầu và ở giữa) để tránh lưỡi dao chạm
xuống bàn cắt làm mẻ dao, giẻ sạch và mềm, tay nắm cầm thay dao, hộp đựng dao,
clê tuýp, tay quay máy.
- Thao tác :
- Bước 1: Chuẩn bị dao mới, lau sạch dầu trên dao.
- Bước 2: Chỉnh máy về chế độ thủ công, sau đó vào chương trình thay dao.
- Bước 3: Tháo ốc dao, nâng hết dao lên.
- Bước 4: Thay nẹp dao (thanh lót).
- Bước 5: Hạ dao cũ và thay dao mới.
- Bước 6: Siết chặt ốc, căn chỉnh tầm dao sao cho cắt đứt giấy.
- Bước 6: Thoát chương trình.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Điều chỉnh dao:


TH1: Dao cắt đứt hết 3 băng giấy nhưng xuống thấp quá sẽ làm rỗng thanh lót,
chỉ cho phép mũi dao ăn sâu xuống thanh lót không quá 1mm.
TH2: 1 bên đứt, 1 bên không đứt hết là do lưỡi dao không song song với mặt
bàn cắt.
TH3: Ở giữa không đứt là do lưỡi dao mài không đều, do thanh lót không
phẳng, ở giữa lõm xuống (xử lý bằng cách đệm ít giấy ở dưới thanh lót). Nếu thanh
lót quá cao hơn mặt bàn cắt thì đưa giấy vào bị vướng, khi bàn ép ép xuống sẽ có
vết hằn của thanh lót ở sản phẩm.
Lưu ý: Điều chỉnh dao song song trước, điều chỉnh dao cao thấp sau.
* Bảo dưỡng máy.
- Thường xuyên và định kỳ.
- Hướng dẫn các vị trí tra dầu và vị trí bơm mỡ trên máy.
- Qui định về tra dầu và bơm mỡ: dầu tra thường xuyên, mỡ tra định kỳ theo
giờ làm việc.
1.5. Yêu cầu chất lượng sau khi pha cắt.
- Cắt đúng kỹ thuật ghi trong lệnh sản xuất, không méo, lệch, vát. Chồng cắt
phải bằng nhau trong cả số lượng của một ấn phẩm.
- Bìa, tem nhãn và các loại sản phẩm phải có các cạnh đối bằng nhau, hai
cạnh liên tiếp tạo thành góc 900.
- Cắt giấy trắng cho máy in, máy gấp, bìa sách…tay kê phải đều nhau và
đồng đều cho cả số lượng.
- Thớ dọc giấy song song với gáy sách.
- Tem nhãn, tranh ảnh có khung, đường kẻ, hình ảnh cách đều nền bo trắng
xung quanh.
- Không có vết xước, rạn nứt, rách, không bị dây bẩn
- Nhát cắt phải nhẵn, không gợn, xước, không bụi.
- Pha cắt theo đúng kích thước sai số cho phép:
±0,1mm đối với thành phẩm có độ chính xác cao.
±0,2mm đối với thành phẩm có độ chính xác thấp.
±0,25mm đối với xén giấy trắng.
1.6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Sách không đúng khuôn khổ, kích thước: do lấy cỡ tay kê không chính xác,
chồng cắt đẩy không sát tay kê của máy.
- Sách bị bai: do lưỡi dao cùn, lực bàn ép yếu làm chồng vật liệu cắt bị biến
dạng (tờ trên không bằng tờ dưới).
- Sách bị méo, lệch, vát: do tay kê đầu không song song đường cắt, tay kê cạnh
không vuông góc với tay kê đầu (bàn cắt không cân bằng), vật liệu cắt không đẩy
sát tay kê.
- Những tờ trên của chồng vật liệu bị rạn, nứt, rách, có vết hằn: do lực bàn ép
quá lớn, thanh lót cao. Tờ dưới có vết hằn do thanh lót cao.
- Những tờ dưới cùng của chồng vật liệu không được cắt hết: do dao cao
không ăn sâu vào thanh lót, thanh lót thấp hơn mặt bàn cắt.
- Sách bị xờm, đường cắt không nhẵn phẳng: do dao cùn, mẻ.
- Dao cắt cắt xong không dừng lại: do má phanh mòn.
- Giấy xén ra bị sâu kèn: do di chuyển giấy trên mặt bàn cắt có tờ bị gấp nên di
chuyển bị gấp mép.
- Giấy xén ra bị bẩn có mùi dầu hỏa: máy xén bẩn, thợ xén chưa vệ sinh sạch
dao xén, khu ực bàn xén giấy.
- Thành phẩm xén ra bị ngược chiều, sai kích thước: do vào ngược tờ in trước
khi xén thành phẩm, đặt sai kích thước xén.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cắt:
- Dao cắt: góc độ mài dao, các dạng chuyển động và cấu tạo lưỡi dao ảnh
hưởng đến pha cắt.
- Lực ép, lực cắt, tốc độ máy có ảnh hưởng đến năng suất pha cắt.
- Vật liệu cắt: tính chất vật liệu dày mỏng, độ cao chồng vật liệu.
- Môi trường làm việc: Chỗ làm việc thông thoáng, mát, sạch sẽ, ít bụi và tiếng
ồn, đủ ánh sáng, đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động.
- Trình độ tay nghề: Có trình độ tay nghề khác nhau, tiếp thu nhanh công
nghệ, sử dụng máy mới, mức độ quen máy của từng người, có tinh thần trách
nhiệm với công việc, chăm chỉ, cần cù lao động.
2. Máy dao 3 mặt.
2.1. Chức năng, phân loại.
- Chức năng: Máy dao ba mặt là 1 thiết bị dùng để xén sách, trên thiết bị này
người ta lắp đặt 3 dao cắt để cắt vào các vị trí: đầu, chân và bụng sách.
- Phân loại: Căn cứ vào mức độ tự động hóa thì người ta chia ra làm 3 loại là:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

máy dao 3 mặt đặt sách trực tiếp vào bàn cắt, máy dao 3 mặt đặt sách gián tiếp từ
bàn đặt và máy dao 3 mặt tự động. Đối với máy dao 3 mặt tự động thì thường được
lắp đặt trên máy vào bìa không khâu liên hợp (bắt, vào bìa không khâu, xén ba
mặt).
2.2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy dao 3 mặt.
2.2.1. Cấu tạo chung.

* Bộ phận dao cắt:


- Nhiệm vụ: cắt vào phần lề xén phía đầu, chân, bụng của cuốn sách theo quy
cách nhất định.
- Cấu tạo: gồm có 3 dao cắt lần lượt là: dao cắt đầu, dao cắt chân và dao cắt
bụng (tên gọi căn cứ theo vị trí mà dao cắt cắt vào chồng sách). Dao cắt đầu và dao
cắt chân được lắp trên cùng 1 khối trượt song song theo rãnh nên 2 dao này luôn
luôn hoạt động đồng thời cùng 1 lúc. Khi cắt thì 2 dao đầu, chân đi xuống thực hiện
nhát cắt trước, sau đó dao cắt bụng đi xuống cắt vào phần bụng sách.
* Bộ phận bàn ép:
- Nhiệm vụ: bàn ép chuyển động từ trên xuống dưới ép chặt chồng cắt trước
và trong suốt quá trình dao cắt thực hiện nhát cắt.
- Cấu tạo: gồm có đế bàn ép, giá lắp bàn ép, khối trượt, tay kéo khối trượt,
quả đào, con lăn, tổ lò xo tạo lực ép. Đế bàn ép có nhiều kích thước khác nhau tùy
thuộc vào khuôn khổ chồng cắt mà chọn và sử dụng cho phù hợp.
* Bộ phận bàn cắt:
- Nhiệm vụ: bàn cắt là 1 diện tích, vị trí xác định mà khi tay kê gáy kẹp chặt
và đưa chồng cắt tới đó thì dừng lại để thực hiện chu trình cắt.
- Cấu tạo: gồm bàn cắt cố định nằm ở giữa, bàn cắt có rãnh để tay kê gáy đưa
chồng cắt vào, các thanh ghép kim loại, thanh lót nhựa và miếng đệm bằng nhựa
PVC. Bàn cắt được lắp ghép, liên kết với nhau nhờ 2 cặp bulông với 2 bên bàn cắt
cố định tùy theo khuôn khổ, kích thước sách.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Hệ thống tay kê:


Tay kê đầu sách:
- Nhiệm vụ: tay kê đầu sách có nhiệm vụ để xác định lề xén đầu, chân và
khuôn khổ, kích thước sản phẩm cho chồng sách.
- Cấu tạo: vị trí của tay kê này nằm phía bên trái bàn đặt sách. Trên tay kê có
thước cỡ đồng thời là giá lắp tay kê, vít, lò xo điều chỉnh vuông góc, song song, tay
hãm để khi lấy cỡ xong thì cố định lại với bàn đặt sách.
Tay kê gáy sách:
- Nhiệm vụ: tay kê gáy sách có nhiệm vụ đưa chồng cắt vào bàn cắt để xác
định đường cắt bụng chính xác nhằm mục đích bỏ đi phần lề xén bụng sách.
- Cấu tạo: gồm có thước cỡ, vô lăng, khóa tay kê, má kẹp, giá lắp má kẹp, tay
kê, giá lắp tay kê gáy cố định với khối trụ trượt.
* Bộ phận nhận sản phẩm:
- Nhiệm vụ: nhờ chuyển động của dây băng bàn nhận sản phẩm nhận chồng
sách vừa được cắt và đưa sản phẩm ra ngoài.
- Cấu tạo: bàn nhận sản phẩm được bố trí ở phía sau máy gồm 1 bàn phẳng
có 2 tay chống và 3 dây băng chuyển động nhờ nối động với trục chính của máy.
* Hệ thống điều khiển:
- Nhiệm vụ: điều khiển quá trình làm việc của máy.
- Cấu tạo: gồm 1 công tắc nguồn bên thành máy (khi bật công tắc nguồn đèn
màu vàng trên bảng điện sáng báo hiệu điện đã vào máy) và 1 bảng điều khiển phía
trước máy, các nút đỏ dừng máy ở 4 góc xung quanh máy. Ngoài ra phía bên phải
thành máy còn có bộ phận quay máy bằng tay và các nắp bảo hiểm an toàn phía
trước và phía sau máy.

1: Tập sách. 5: Dao đầu, chân.


2: Má kẹp. 6: Dao bụng.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

3: Bàn cắt. 7: Dây băng.


4: Bàn ép. 8: Bàn nhận sản phẩm.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động.
Tập sách số (1) được dỗ bằng đầu bằng gáy. Người thợ cầm ở cạnh bụng tập
sách đặt vào bàn đặt gián tiếp sát vào tay kê gáy dưới má kẹp (2) và tay kê đầu bên
trái. Má kẹp (2) cặp chặt tập sách ở phần trung tâm gáy tập sách chuyển động theo
rãnh trượt của bàn trượt. Khi tập sách chuyển động đến bàn cắt (3) thì má kẹp dừng
lại đúng vị trí xác định. Bàn ép (4) chuyển động từ trên xuống ép vào tập sách, hai
lưỡi dao cạnh (5) chuyển động song song cùng lúc xuống cắt đầu và chân tập sách,
khi đường cắt kết thúc thì chuyển động ngược lại. Lưỡi dao bụng (6) chuyển động
từ trên xuống thực hiện quá trình cắt bụng sách và chuyển động đồng thời cùng với
bàn ép lên giải phóng tập sách. Tập sách được đẩy ra băng chuyền nhờ chu trình
tiếp theo, tập sách được băng chuyền đẩy ra bàn nhận (8).
2.3. Kỹ thuật sử dụng máy dao 3 mặt.
2.3.1. An toàn lao động.
- Phải mặc trang phục bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình thao tác vận hành máy.
- Phân công nhiệm vụ thợ chính, thợ phụ rõ ràng.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống bia, rượu trong khi làm việc.
- Khi sửa chữa, mất điện, hoặc hết ca làm việc phải ngắt nguồn điện cấp vào
máy.
- Sử dụng dao cắt đúng hướng dẫn.
- Luôn kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng.
- Chỗ làm việc phải ngăn nắp, sạch sẽ.
- Không để dụng cụ trên thành máy và trên bàn làm việc.
2.3.2. Quy trình vận hành máy.
* Chuẩn bị:
- Đọc phiếu sản xuất.
- Chuẩn bị máy, chuẩn bị dụng cụ: Tra dầu mỡ, lau chùi (bàn làm việc, dao
cắt). . .
- Chuẩn bị tài liệu: Nhận đủ tài liệu.
* Vận hành:
- Bật công tắc nguồn điện cấp vào máy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Chọn chế độ bấm nhích để lấy cỡ, điều chỉnh các bộ phận.
- Đặt chồng sách chuẩn bị cắt bên tay phải trên bàn đặt.
- Chuyển chế độ cắt để cắt thử.
- Cắt sản phẩm.
* Kết thúc công việc:
- Tắt máy, tắt công tắc nguồn, tắt cầu dao (nên dừng máy ở vị trí tổ lò xo kéo
bàn ép không chịu lực kéo, khi bàn ép cao nhất).
- Kiểm tra số lượng cắt và bàn giao sản phẩm.
- Vệ sinh xung quanh máy, bỏ lề cắt vào nơi quy định.
- Ghi sổ bàn giao ca về số lượng sản phẩm và tình trạng máy.
2.3.3. Quy trình lấy cỡ.
Khi thay đổi khuôn khổ sách thì phải thay đổi lại vị trí các dao cắt đầu, dao cắt
chân, khuôn khổ bàn cắt, khuôn khổ bàn ép, độ cao thấp bàn ép, vị trí các tay kê.
Các công việc này được gọi là qui trình thao tác lấy cỡ.
Khi lấy cỡ cần thực hiện theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho thiết bị và
an toàn con người.
- Chuyển máy về chế độ bấm nhích.
- Bấm nhích máy, dừng máy ở vị trí thuận lợi, ấn nút đỏ xuống, lắp các tấm
bảo hiểm (bảo vệ) lưỡi dao vào rồi tháo bàn ép cũ ra khỏi máy. Từ lúc này trở đi
không nên bấm máy nữa.
- Thay đổi vị trí dao cắt đầu, dao cắt chân theo độ dài gáy sách.
- Thay đổi vị trí tay kê đầu căn cứ vào độ dài gáy sách và khoảng lề trắng cần
cắt bỏ; thay đổi vị trí tay kê gáy theo chiều rộng của khổ sách (chiều từ gáy ra tới
bụng sách).
- Thay đổi kích thước bàn cắt theo khổ sách (độ dài gáy sách), đổi chiều thanh
lót hoặc thay mới.
- Thay đổi khuôn khổ bàn ép theo khuôn khổ của sách, lắp bàn ép.
- Tháo các tấm bảo hiểm dao cắt ra.
- Bật các nút đỏ lên, bấm nhích máy cho tay kê gáy ra hết phía ngoài bàn làm
việc nới lỏng hoặc tháo má kẹp ra, đặt một chồng sách vào trong dưới má kẹp, điều
chỉnh độ cao thấp của má kẹp kẹp chồng sách ở trên tay kê gáy (đối với máy đặt
gián tiếp).
- Đặt một chồng cắt vào má kẹp, bấm nhích máy kiểm tra má kẹp, tiếp tục bấm
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

máy cho chồng cắt đi vào bên trong bàn cắt cho tới khi má kẹp chồng cắt ra thì
dừng lại, điều chỉnh độ cao thấp của bàn ép theo độ cao chồng sách.
- Cắt thử và điều chỉnh lại.
* Quy trình thay đổi và điều chỉnh dao cắt:
- Bước 1: Tháo giá lắp dao (đầu, chân, bụng):
- Bước 2: Tháo, lắp dao với giá lắp:
- Bước 3: Lắp dao mới vào máy:
- Bước 4: Cắt thử và điều chỉnh dao.
- Điều chỉnh dao song song với mặt bàn cắt.
- Điều chỉnh dao cao thấp.
* Gia công bàn ép:
- Bàn ép tiêu chuẩn: là bàn ép sử dụng đúng kích thước và vật liệu theo yêu
cầu.
Đế sắt: có 3 khổ khác nhau to, trung bình, nhỏ.
Đế carton có khuôn khổ phía đầu, chân và bụng bằng với kích thước của
chồng cắt, phía gáy thì hụt hơn so với gáy chồng cắt khoảng 2-3mm, độ dày carton
là 1,5 mm, vật liệu tốt nhất là dùng giấy bản bồi nhiều lớp hoặc sợi giấy ép.
Đế gỗ: Lớp gỗ bên dưới nhỏ hơn đế carton về phía đầu và chân mỗi bên 5mm,
phía gáy và bụng mỗi chiều 7mm, Lớp gỗ bên trên phía gáy và bụng bằng lớp gỗ
bên dưới, còn phía đầu và chân mỗi bên nhỏ hơn lớp bên dưới 7mm.
* Bảo dưỡng máy:
- Hàng ngày trước khi làm việc phải kiểm tra, lau chùi, tra dầu mỡ vào máy
theo chế độ quy định.
- Các bề mặt trượt, con lăn, quả đào, rãnh cam chuyển động bằng ma sát thì tra
dầu hay bơm dầu 8h/1lần.
- Các cặp bánh xe răng thì bơm mỡ 1 tuần/1 lần.
- Trong khi tra dầu, bơm mỡ phải chú ý đến những bộ phận liên quan đến cắt
sách không bẩn.
2.4. Yêu cầu chất lượng của sách sau khi xén ba mặt.
- Sách đúng và đều về kích thước khuôn khổ, thống nhất trong cả số lượng.
- Sách vuông (các cạnh đối song song và 2 cạnh liên tiếp tạo thành góc 900).
- Mặt cắt phẳng, vuông, sắc cạnh, không có 2 vết dao trên mặt cắt.
- Bìa sách phẳng, không nhăn, không có vết hằn, gáy sách không bị nhăn,
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

phồng rộp.
- Sách phải sạch sẽ, không dây dầu mỡ.
- Đảm bảo tỉ lệ đầu, chân, bụng, gáy.
2.5. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Sai khuôn khổ: do lấy tay kê không chuẩn, không đúng kích thước.
- Cuốn trên và cuốn dưới không bằng nhau (sách bị bai): do lực ép yếu, tay kê
gáy đầu không vuông góc với bàn cắt, sách dỗ không tốt.
- Sách không vuông góc (sách méo): do tập sách đặt không sát tay kê, tay kê
gáy không song song với đường cắt dao bụng, không vuông góc với bàn cắt.
- Mặt cắt và tờ bìa dưới cùng bị xờm (xơ xước răng cưa): do lưỡi dao bị mẻ,
cùn, thanh lót sử dụng lâu (rãnh bị lõm sâu).
- Gáy sách bị nhăn, bìa sách tờ trên cùng bị rạn, nứt, rách, có vết hằn: do lực
ép quá lớn, độ cao của tập sách quá lớn.
- Bìa bị gấp ở các góc.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
- Lực ép: yếu, mạnh.
- Độ cao thấp bàn ép (theo độ cao chồng vật liệu cắt).
- Vật liệu làm bàn ép, kích thước bàn ép và cách gia công.
- Dao cắt.
- Thanh lót.
- Độ chính xác và ổn định của thiết bị.
- Tay nghề người thợ.

BÀI 3: MÁY GẤP HỖN HỢP.


Thời gian: 17 giờ (10 giờ LT, 06 giờ TH, 01 giờ KT)

1. Chức năng, phân loại.


1.1. Chức năng.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Máy gấp là một thiết bị chuyên dụng dùng để gấp tờ in, tờ gấp thành tay sách
theo quy cách trật tự nhất định: số trang từ nhỏ đến lớn, bát chữ, chân trang chồng
khít lên nhau. 
1.2. Phân loại máy gấp.
* Máy gấp dao:
Máy có các cụm gấp như D1, D2, D3, D3’, D4 đặt vuông góc với nhau. Các
cụm gấp được thiết kế nhỏ dần theo thứ tự các đường gấp, hành trình tờ in qua các
cụm gấp theo hình bậc thang từ trên xuống nhận tay sách.
* Máy gấp túi:
Máy có các cụm gấp túi đặt vuông góc với nhau, có thể gấp được kiểu gấp
song song, kiểu gấp vuông góc, kiểu gấp hỗn hợp.
* Máy gấp hỗn hợp:
Để khắc phục được nhược điểm của hai nguyên lý gấp trên, những công trình
sư chế tạo ra máy gấp hỗn hợp.
Nguyên lý gấp túi được bố trí trước nguyên lý gấp dao.
2. Các nguyên lý gấp.
2.1. Nguyên lý gấp túi.

Tờ in được hệ thống trục (1) vận chuyển theo chiều mũi tên vào giữa hai
ống (2) và (3) quay ngược chiều nhau với tốc độ 120m/phút đẩy tờ in vào túi (4).
Cạnh tờ in chạm vào tay kê (5) chặn lại làm cho tờ in tạo thành đường cong. Do lực
ma sát của cặp ống (3) và (6) ép gấp vào đường cong của tờ in tạo thành đường
gấp.
2.2. Nguyên lý gấp dao.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Tờ gấp (8) được dây băng chuyển động trên bàn số (1), nhờ có tay kê đầu
chặn lại và hai tay kê cạnh (7) giữ 2 bên. Dao (2) chuyển động từ trên xuống bấm
vào giữa tờ in nằm giữa khe hở cặp ống (3) và (4) quay ngược chiều nhau cùng tốc
độ, do ma sát giữa cặp ống và dao gấp bấm xuống ép tờ giấy thành vạch gấp.
3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy gấp hỗn hợp.
3.1. Cấu tạo chung.

* Bộ phận cấp tờ in:


- Nhiệm vụ: cung cấp đều đặn từng tờ in lên bàn vận chuyển.
- Cấu tạo: gồm bàn cấp giấy, tay kê bên bàn cấp giấy, đầu bò (chổi lông - lá
thép, hơi thổi, hơi hút, cần điều khiển đầu bò cao thấp, con lăn chặn góc tập giấy),
đèn báo thay đổi tốc độ bàn lên giấy (chậm dần), đèn khống chế độ cao chồng giấy,
guồng hút tách và vận chuyển tờ in. Có 2 loại: bàn cấp giấy hình vòng cung và bàn
cấp giấy thẳng.
* Bộ phận vận chuyển tờ in:
- Nhiệm vụ: vận chuyển chính xác từng tờ in vào bộ phận gấp. Dừng máy
khi bộ phận cấp tờ in cấp đúp (2 tờ trở lên) lên bàn vận chuyển.
- Cấu tạo: gồm có bàn vận chuyển bằng thép lá, tay kê (chính) biên, tay kê
phụ, hệ thống bi và dây băng, cơ cấu báo đúp, các thanh chặn giấy, vít chỉnh tay kê
chính vuông góc, vít tinh chỉnh tay kê biên.
* Bộ phận gấp:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Nhiệm vụ: tạo ra các vạch gấp theo yêu cầu. Túi để gấp các vạch song
song, dao gấp các vạch vuông góc.
- Cấu tạo: gồm cụm gấp túi và cụm gấp dao. Trên các cụm gấp túi có túi gấp
và các cặp trục ống gấp. Trên các cụm gấp dao có dao gấp và các cặp trục ống gấp.
Ngoài ra phía sau túi gấp và dao gấp thứ nhất, mỗi cụm có 1 cặp trục cao su để lắp
dao bấm răng cưa, dao cắt, cơ cấu kiểm soát rối giấy sau có nhiệm vụ dừng máy tự
động trong trường hợp tờ gấp bị rối. Mỗi túi gấp và dao gấp đều có khoá túi và
khoá dao khi không dùng đến.
* Bộ phận nhận sản phẩm:
- Nhiệm vụ: nhận các tay sách từ bộ phận gấp đi ra.
- Cấu tạo: gồm bàn nhận di động và bàn nhận cố định. Bàn nhận cố định chỉ
dùng cho gấp 4 vạch vuông góc (nếu dùng đến dao gấp thứ 3). Bàn nhận di động sử
dụng cho các vạch gấp song song, gấp 1, 2,3 vạch vuông góc, hỗn hợp.
* Hệ thống điều khiển:
- Nhiệm vụ: điều khiển quá trình hoạt động của máy.
- Cấu tạo: gồm các nút bấm điều khiển ở bàn vận chuyển, ở đầu cụm dao 1, ở
bàn nhận sản phẩm di động.
3.2. Nguyên lý hoạt động.
Chồng tờ in được dỗ bằng 2 cạnh tay kê đặt lên bàn cấp giấy. Nhờ hơi thổi và
hơi hút của đầu bò, giấy được cấp lên bàn chuyển giấy. Giấy được hệ thống bi, dây
băng và con lăn kéo về phía tay kê chính của bàn chuyển giấy rồi đi vào cụm gấp.
Tại cụm gấp tùy theo maket mẫu mà bố trí cụm gấp túi và cụm gấp dao cho hợp lý
để thực hiện vạch gấp theo yêu cầu. Sau đó tay sách được đẩy ra bàn nhận sản
phẩm.
4. Kỹ thuật sử dụng máy gấp hỗn hợp.
4.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục bảo hộ lao động.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy.
- Ngắt điện khi sửa chữa, hết ca, mất điện.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, uống bia, rượu khi làm việc.
- Khi máy có tiếng kêu khác thường thì phải dừng máy, kiểm tra.
- Không cho người không có nhiệm vụ tự ý vận hành máy.
- Phân công nhiệm vụ từng người rõ ràng.
- Giữ gìn vệ sinh, gọn gàng nơi làm việc.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Tuân thủ nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.


4.2. Quy trình vận hành máy.
- Chuẩn bị: Căn cứ vào PSX:
+ Tài liệu: tờ in, tờ gấp đúng và đủ
+ Máy: quay máy bằng tay, tra dầu mỡ, kiểm tra máy.
+ Vật tư, dụng cụ: ván ép, dây bó, kệ để tay sách.
- Thao tác vận hành:
+ Xác định kiểu gấp, số vạch gấp.
+ Xác định vị trí đặt số trang nhỏ nhất lên bàn đặt.
+ Bật cầu dao, công tắc chính, nạp giấy lên bàn đặt.
+ Lấy cỡ, bật hơi, bật guồng hút, cho máy chạy chậm.
+ Gấp thử 2-3 tờ, tắt guồng hút, kiểm tra chất lượng tay sách.
+ Gấp sản lượng: chú ý thường xuyên kiểm tra CLSP, khi có sự cố phải dừng
máy ngay, bó các tay sách đạt yêu cầu thành từng bó...
- Kết thúc:
+ Dừng máy: tắt guồng hút, tắt hơi, giảm tốc độ máy, đợi tay sách cuối cùng ra
bàn nhận sản phẩm thì tắt máy, sửa các tay sách hỏng (nếu có).
+ Kiểm đếm số lượng, cất tay sách vào nơi qui định.
+ Vệ sinh máy và chỗ làm việc.
+ Ghi sổ giao ca.
+ Ngắt nguồn điện vào máy và tắt điện, tắt quạt...trước khi về.
4.3. Quy trình lấy cỡ.
Muốn lấy cỡ được trên máy gấp thì cần phải xác định được kiểu gấp và số
lượng vạch gấp.
- Lấy cỡ bộ phận cấp tờ in: tay kê bàn đặt, vị trí đầu bò, độ cao đèn khống chế.
- Lấy cỡ bàn vận chuyển: tay kê chính bàn vận chuyển, cơ cấu khống chế đúp
tờ, tay kê phụ, lắp đặt thanh chặn, bố trí loại bi cho phù hợp.
- Lấy cỡ bộ phận gấp: khoá các cụm gấp không sử dụng, điều chỉnh vị trí tay
kê các cụm gấp sử dụng, điều chỉnh khe hở các cặp trục, lắp đặt các loại dao.
- Lấy cỡ bộ phận nhận sản phẩm: đặt lại vị trí bàn nhận sản phẩm, tăng giảm
tốc độ dây băng, 2 con lăn.
- Gấp thử và điều chỉnh chính xác.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Phương pháp xác định và điều chỉnh khe hở các cặp trục ống:
- Xác định kiểu gấp và số lượng vạch gấp.
- Xác định các đơn vị gấp: túi gấp, dao gấp, vạch thứ mấy (sơ đồ di chuyển
của tờ gấp).
Chú ý: Chỉ có các cặp trục tạo ra đường gấp thì tại đó số lần giấy mới tăng lên.
- Sau khi biết được sơ đồ di chuyển của tờ gấp qua các cụm gấp thì xác định
được số lần giấy đi qua các cụm gấp đó và điều chỉnh khe hở các cặp trục.
- Lấy băng giấy cùng loại giấy định gấp, tay ấn các cần bẩy và đặt số lần giấy
vào khe hở giữa cần bẩy và miếng đệm cao su.
- Kiểm tra lại không đạt yêu cầu thì xoay vít điều chỉnh lại.
- Gấp thử kiểm tra xem giấy có bị nhăn không?
* Bảo dưỡng máy:
- Định kỳ bơm mỡ vào các đầu trục ống.
- Tra dầu thường xuyên vào xích của bàn lên giấy.
- Thường xuyên kiểm tra dầu của môtơ hơi.
- Định kỳ kiểm tra đường kính các cặp trục, độ cao thấp của dao gấp.
- Định kỳ vệ sinh đầu bò, guồng hút, lau chùi các đèn báo điện tử.
5. Yêu cầu chất lượng của tay sách sau khi gấp.
- Gấp đúng quy luật, thứ tự số trang từ nhỏ đến lớn.
- Các số trang, bát chữ, hình ảnh, dòng kẻ nối phải khớp, thẳng hàng.
- Tay sách không bị dây bẩn, không quăn mép, gấp góc, bẹp đầu.
- Nếu gấp bằng máy phải có vết dao bấm cho vách gấp, nhất là tay sách gấp
4 vạch để bó ép không khí thoát hết ra ngoài, không biến dạng đường gấp.
- Các vạch gấp phải chết nếp nhất là vạch cuối cùng.
- Tay sách gấp phải đúng với tay sách mẫu.
6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Tay sách bị méo, lệch số trang, bát chữ không trùng nhau.
- Giấy bị đúp tờ.
- Đường gấp không chết nếp.
- Những trang ở giữa tay sách bị nhăn.
- Giấy vào gấp bị ngắt quãng.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Tay sách bị bẹp đầu, gấp góc.


- Tay sách gấp ra bị bẩn do dầu mỡ.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng gấp:
- Chất lượng tờ in: tờ dày, tờ mỏng, tay kê không đều, giấy không vuông.
- Chất lượng máy:
- Trình độ người thợ: nạp giấy không đều, điều chỉnh hơi không phù hợp với
khổ, định lượng giấy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

BÀI 4: MÁY BẮT SÁCH.


Thời gian: 06 giờ (05 giờ LT, 01 giờ TH)

1. Chức năng, phân loại.


- Chức năng: Máy bắt sách là một thiết bị chuyên dụng dùng để sắp xếp, tập
hợp các tay sách thành ruột sách theo 1 thứ tự, trật tự nhất định: số trang, số tay
sách liên tiếp từ nhỏ đến lớn.
- Phân loại:
Máy bắt sách không có bộ phận loại bỏ ruột sách bị lỗi.
Máy bắt sách có bộ phận loại bỏ ruột sách bị lỗi.
2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy bắt.
2.1. Cấu tạo chung.
* Bộ phận cung cấp tay sách:
- Nhiệm vụ: cung cấp đều đặn từng tay sách xuống mỏng đỡ cho bộ phận vận
chuyển.
- Cấu tạo: gồm có bàn đặt tay sách, trên bàn đặt có các ngăn chứa, mỗi ngăn
chứa chỉ đặt được 1 tay sách nhất định. Máy có càng nhiều ngăn chứa thì bắt được
càng nhiều tay sách. Cứ 3 ngăn chứa tay sách được bố trí thành 1 trạm. Ngoài các
ngăn chứa ra, bộ phận này còn có 1 bàn đặt phụ để đặt thêm tay sách khi cần thiết.
* Bộ phận vận chuyển tay sách, ruột sách:
- Nhiệm vụ: nhờ chuyển động của xích và mấu kéo qua mỗi ngăn chứa sẽ
nhận thêm 1 tay sách, tập hợp các tay sách lại tạo thành ruột sách. Ruột sách lỗi sẽ
được đưa ra ngoài, ruột sách đủ tay tiếp tục hành trình ra bộ phận nhận sản phẩm.
- Cấu tạo: gồm có xích và mấu kéo quay tuần hoàn, liên tục, vô tận từ đầu
máy tới cuối máy nhờ 2 trục bánh răng nối động với mô tơ. Các mấu kéo này được
bố trí cách đều nhau, số lượng mấu kộo nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dài của máy
(số lượng ngăn chứa).
* Bộ phận tự động loại bỏ ruột sách bị lỗi:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Nhiệm vụ: tự động loại bỏ những ruột sách do bị thừa hoặc thiếu tay. Khi
tách tay sách ra khỏi ngăn chứa thì có thể tay sách bị hút đúp hoặc hút khống,
không lấy được tay sách.
- Cấu tạo: bao gồm hệ thống dây băng và con lăn đẩy ruột sách bị lỗi (2 cặp
dậy băng và con lăn nằm đối nhau chuyển động ngược chiều nhau), cầu nối từ bộ
phận vận chuyển lên dây băng (đưa ruột sách bị lỗi đi vào khe hở của 2 cặp dây
băng và con lăn) và bàn nhận ruột sách bị lỗi
* Bộ phận xoay lật ruột sách:
- Nhiệm vụ: nhờ chuyển động của xích và mấu kéo xoay lại tư thế của ruột
sách trước khi ra bộ phận nhận sản phẩm, từ nằm ngang sang đứng chống gáy
xuống bàn trượt.
- Cấu tạo: gồm có 1 máng cong xoắn hình vỏ đỗ bằng nhựa PVC, máng thép
di động, các ống nhựa để đỡ cho ruột sách không bị đổ ra ngoài. Khi thay đổi độ
dày ruột sách và khuôn khổ ruột sách thì ta phải thay đổi lại khoảng cách và vị trí
các máng thép và ống nhựa.
* Bộ phận nhận sản phẩm:
- Nhiệm vụ: nhận ruột sách từ các tay gạt và nhờ chuyển động của cặp con
lăn và dây băng đẩy ruột sách ra bàn nhận sản phẩm.
- Bộ phận này bao gồm: 1 bàn trượt ruột sách di động nhẵn có thể thay đổi
kích thước tùy vào độ dày ruột sách, cặp con lăn và dây băng đẩy ruột sách, thanh
đẩy ruột sách ra bàn nhận, bàn nhận ruột sách nằm nghiêng, giá đỡ ruột sách, chổi
lông giữ ruột sách, công tắc báo bàn nhận đầy.
* Hệ thống điều khiển:
- Nhiệm vụ: điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy.
- Cấu tạo: gồm công tắc bật tắt nguồn, bảng điều khiển trung tâm, các nút
dừng và chạy máy tại các bộ phận, công tắc dây bấm nhích.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

1: bàn đặt phụ, 2: bàn xếp các TS, 3: ngăn chứa TS, 4: bàn đặt TS, 5: bộ phận
loại bỏ RS lỗi, 6: bàn vận chuyển RS lỗi, 7: bộ phận xoay lật RS, 8: bộ phận bàn
trượt, con lăn và dây băng đẩy RS, 9: thanh đẩy RS, 10: bàn nhận RS, 11: bàn chứa
chồng sách.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
Các tay sách được xếp đặt vào các vị trí số (2) đối diện với các trạm theo thứ
tự từ đầu máy đến cuối. Tay sách được đặt vào các ngăn chứa số (3) trên bàn đặt
(4). Khi mở máy hệ thống díp cặp kết hợp với guồng quay cặp lấy gáy tay sách ở
các ngăn có chứa tay sách. Guồng và mỏ cặp quay 180 0 thả taưy sách xuống bàn
trượt chuyển động theo chiều mũi tên về phía cuối máy. Ruột sách được tập hợp lại
nếu thừa thiếu qua bộ phận loại bỏ số (5) đẩy ra băng chuyền (6). Ruột sách bắt đủ
vận chuyển tiếp đến bộ phận chuyển hướng (7) làm cho ruột sách từ hướng nằm trở
thành hướng đứng qua bộ phận đẩy ruột sách sang bàn đẩy (9). Bàn đẩy đẩy ruột
sách ra bàn nhận (10) các ruột sách được xếp thành chồng ruột sách nằm so le nhau
để thợ lấy ruột sách dễ dàng. Nếu ruột sách không lấy ra khi đầy bàn tay kê đẩy vào
công tắc cuối bàn ngắt mạch điện làm cho máy dừng hoạt động - đèn báo đầy ruột
sách.
3. Kỹ thuật sử dụng máy bắt.
3.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục BHLĐ.
- Tuân thủ qui trình thao tác VHM.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, uống bia – rượu khi làm việc.
- Tắt nguồn điện khi tháo lắp, sửa chữa, mất điện, trước khi ra về.
- Tuân thủ sự phân công lao động của người quản lý.
- Tuân thủ nội qui an toàn phòng chống cháy nổ của đơn vị.
- Giữ gìn vệ sinh công nghiệp.
3.2. Quy trình vận hành máy.
- Chuẩn bị:
- Thao tác:
+ Xác định số lượt bắt (căn cứ vào số lượng tay sách và số ngăn chứa của
máy).
+ Dỗ và đặt các tay sách vào các ngăn chứa cho đúng thứ tự và vị trí của từng
tay sách.
+ Bật máy, chạy chậm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Bật mô tơ hơi bắt thử vài ruột sách (chú ý các tay gạt đầu tiên thường không
đủ tay sách nên cần loại bỏ, lấy các tay sách trả về các ngăn chứa). Bật các công tắc
kích hoạt cơ cấu báo đúp và báo hút khống làm việc.
+ Khi bắt thử cần chú ý kiểm tra quá trình bắt của máy: cung cấp tay sách có
đều hay không, các cơ cấu báo đúp, báo hút khống có hoạt động chính xác không?
sản phẩm ra có đủ và đúng thứ tự tay sách không? Ruột sách trên bàn nhận có ngay
ngắn không?
+ Bắt sản lượng (thường xuyên kiểm tra ruột sách khi đang bắt, bổ sung tay
sách vào ngăn chứa kịp thời, thường xuyên lấy ruột sách ra khỏi bàn nhận – soạn số
và bó lại thành từng bó).
+ Nếu ruột sách phải bắt làm nhiều lần (có nhiều tay sách quá) thì không được
bó, sau khi bắt đến lần cuối thì vừa bắt, vừa tiến hành chập các phần lại với nhau để
tiết kiệm thời gian.
+ Dừng máy: tắt mô tơ hơi, đợi ruột sách cuối cùng ra khỏi máy thì giảm tốc
độ máy và dừng máy lại, tắt các công tắc kích hoạt cơ cấu báo đúp và báo hút
khống.
- Kết thúc:
+ Kiểm đếm số lượng.
+ Bó các ruột sách thành từng bó (nếu cần).
+ Bó và cất các tay sách thừa.
+ Vệ sinh máy và chỗ làm việc.
+ Ghi sổ, tắt nguồn điện...
3.3. Quy trình lấy cỡ.
- Lấy cỡ bộ phận cung cấp tay sách (các ngăn chứa):
+ Tay kê: căn cứ khổ tay sách.
+ Các vít đỡ tay sách trên tay kê, lá thép gạt tay sách.
+ Vị trí và lượng hơi thổi – hút.
+ Cơ cấu báo đúp và báo hút khống.
+ Áp lực (độ mở) và tầm bắt của nhíp cặp (kìm cặp) tay sách.
- Lấy cỡ bàn nhận sản phẩm.
- Bắt thử, kiểm tra và điều chỉnh lại (nếu cần).
Thao tác đặt tay sách vào ngăn chứa:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Người thợ đứng trước bộ phận cấp tay sách (bàn dỗ) để đảm bảo an toàn lao
động.
+ Tay sách được dỗ bằng đầu, bằng gáy, chết nếp và được ép hết không khí.
+ Tay sách đặt nằm úp xuống (trang nhỏ nhất của tay sách nằm dưới).
+ Đầu, chân, bụng, gáy của tay sách lần lượt chạm vào các vít định vị của tay
kê.
* Bảo dưỡng máy:
- Trước khi chạy máy phải kiểm tra các tay gạt xem có bị nứt, gãy không.
- Trong khi vận hành phải định kỳ bơm dầu vào xích kéo và mỡ vào hệ thống
bánh răng truyền lực.
- Hàng tuần phải dành thời gian kiểm tra độ căng chùng của xích kéo.
- Định kỳ bơm mỡ vào các ổ trục.
4. Yêu cầu chất lượng của ruột sách sau khi bắt.
- Đúng tài liệu và đủ số lượng.
- Đúng thứ tự tay sách trong 1 tài liệu.
- Bằng đầu, bằng gáy.
- Đầu, gáy về 1 phía.
- Ruột sách phải phẳng, sạch.
5. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Mỏ cặp không cặp được tay sách: hơi hút yếu, mỏ cặp lỏng nên ruột sách bị
thiếu tay sách.
- Mỏ cặp đúp tay sách: tay sách dỗ không tơi, hơi hút quá mạnh, hơi thổi yếu
nên ruột sách bị thừa tay sách.
- Các tay sách bị rối: do đặt tay sách vào ngăn chứa bị ngược gáy, tay sách thả
xuống bàn không đúng tầm.
- Gáy tay sách bị rách: do mỏ cặp cặp quá mạnh, tay sách ẩm.
* Cách xử lý lỗi do máy:
- Còi kêu, đèn 2 sáng, máy dừng: do các ngăn chứa hút khống nhiều.
- Còi kêu, đèn 4 sáng, máy dừng: do rối tay sách ở rơ-le các ngăn chứa.
- Đèn 2 và 4 sáng, còi kêu, máy dừng: do hút khống và rối các tay sách ở dưới
các ngăn chứa làm cho xích quá tải.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Đèn 2 và 4 sáng, còi không kêu, máy dừng: do rối ruột sách phía bàn nhận
sản phẩm làm cho xích quá tải.
- Đèn 4 và 5 sáng, còi kêu, máy dừng: do bàn nhận sản phẩm đầy.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bắt:
- Tay sách: đồng đều về khuôn khổ và độ dày, được ép chết nếp.
- Vòi hơi hút (vòi cao su – miệng hút): độ cứng phải phù hợp với định lượng
giấy, không bị thủng, rách, mòn, cong vênh.
- Mức độ mòn của dây băng, xích kéo, độ cong vênh của tay gạt.
- Khả năng làm việc của người thợ sử dụng máy: trình độ vận hành, lấy cỡ,
mức độ quen máy của người thợ.

BÀI 5: MÁY ĐÓNG THÉP.


Thời gian: 06 giờ (05 giờ LT, 01 giờ TH)

1. Chức năng, phân loại.


* Chức năng:
Máy khâu thép đứng là một thiết bị chuyên dùng để khâu sách khâu lồng và
khâu kẹp. Dùng vật liệu liên kết là thép để liên kết các tay sách trong cùng 1 ruột
sách lại với nhau tạo thành ruột sách có số trang liên tục từ bé đến lớn nhằm mục
đích cho tài liệu đó dễ sử dụng và tăng độ bền cho sản phẩm.
* Phân loại:
- Máy khâu thép đứng: lồng, kẹp (1 đầu, 2 đầu).
- Máy khâu lồng bán tự động (2 đầu):
+ Máy đặt bằng tay: bìa và ruột đã được lồng vào nhau, người thợ tách cuốn
đưa vào bàn đặt, xích vận chuyển sách vào đầu khâu rồi ra bàn nhận. Khâu sách
mỏng, năng suất thấp.
+ Máy đặt bằng tay nhiều trạm đặt: mỗi trạm là 1 người thợ đặt bìa hoặc 1
tay sách tạo thành cuốn sách, qua đầu khâu để đóng ghim và tự động ra bàn nhận.
- Máy khâu lồng tự động: có các trạm đặt là các guồng lật tự động mở tay sách
lồng, đóng và ra bàn nhận.
- Máy khâu lồng liên hợp (lồng, đóng ghim, xén 3 mặt).
2. Quy chế sử dụng dây thép.
Căn cứ vào độ dày gáy sách, tính chất loại giấy để sử dụng dây thép cho phù
hợp.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Đường kính dây thép từ 0.30 - 0.80 mm, chọn đường kính dây thép phù hợp
với độ dày gáy sách.
- Số dây thép từ 30 - 20 (số vũng dây thép trong 1 cuộn càng nhiều thì đường
kính dây thép càng nhỏ và ngược lại). Đường kính dây thép phải đều, không có
mấu nối, không bị ôxi hoá.
Bảng quy chế dùng dây thép:
Quy cách khâu lồng (sách có độ dày  96 trang).
Quy cách đóng kẹp (sách có độ dày > 96 trang - 192 trang).
Hoặc quy cách khâu có thể là: 1 ghim ở giữa chiều dài gáy, 2 ghim ở 1/3 của
đầu chân, 3 ghim thì có 2 ghim ở ¼ của đầu chân và 1 ghim ở giữa chiều dài gáy.
3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động.
3.1. Cấu tạo chung.

* Bộ phận cung cấp thép:


- Nhiệm vụ: cung cấp và dẫn thép đi theo một đường nhất định vào đầu máy.
- Cấu tạo: có 1 guồng thép để lắp cuộn thép lên, đai thép cố định để dẫn thép
và đai thép di động kết hợp với trụ khía đẩy thép vào đầu khâu. Trên đường dẫn
thép có các vít điều chỉnh khe hở theo đường kính của dây thép giúp thép không bị
kẹt, rối và chạy ra khỏi đường dẫn.
* Bộ phận đẩy và cắt thép:
Bộ phận đẩy thép:
- Nhiệm vụ: đẩy dây thép vào đầu máy một đoạn nhất định tương ứng với độ
dày gáy sách.
- Cấu tạo: gồm trụ khía và đai thép di động, trụ khía tì chặt vào đai thép di
động kết hợp cùng đẩy dây thép vào đầu khâu.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Bộ phận cắt thép:


- Nhiệm vụ: cắt đứt dây thép ra thành từng đoạn thép.
- Cấu tạo: gồm 2 trụ kẹp thép: trụ di động và trụ cố định, dao chống đối và
dao tròn cắt thép. Khi thép được trụ khía đẩy vào bộ phận cắt thép thì trụ kẹp thép
di động sẽ di chuyển lên cho thép đi vào xuyên qua dao chống đối, sau đó trụ kẹp
thép di động sẽ di chuyển xuống kết hợp với trụ kẹp thép cố định bên dưới kẹp chặt
thép để dao tròn đi xuống cắt thép.
* Bộ phận uốn và đẩy ghim:
Bộ phận uốn ghim:
- Nhiệm vụ: uốn đoạn thép được cắt ra thành ghim hình chữ U ngược.
- Cấu tạo: gồm 1 khối uốn giữ đoạn thép và miếng thép gây áp lực giữ phía
trước khối uốn, 2 thanh trượt lắp thanh uốn chuyển động từ trên xuống uốn đoạn
thép thành ghim hình chữ U ngược, đồng thời mỏ đỡ lưng ghim phía sau lồng vào
bên dưới để đỡ lưng ghim.
Bộ phận đẩy ghim:
- Nhiệm vụ: đẩy ghim hình chữ U ngược xuyên qua gáy sách.
- Cấu tạo: gồm thanh đẩy và mỏ đỡ lưng ghim, mỏ đỡ lưng ghim phía sau
lồng vào bên dưới đỡ lưng ghim nhờ lò xo gây áp lực phía sau mỏ đỡ, thanh trượt
điều khiển thanh đẩy nằm giữa 2 thanh uốn chuyển động từ trên xuống đẩy vào
khối uốn làm cho khối uốn bật ra, thanh đẩy tì vào lưng ghim kết hợp với mỏ đỡ
đẩy ghim xuyên qua gáy sách 1 cách dễ dàng.
* Bộ phận gấp chân ghim:
- Nhiệm vụ: gấp 2 chân ghim của ghim hình chữ U ngược lên áp sát phẳng
vào gáy sách.
- Cấu tạo: gồm 2 cá gấp chân ghim hình chữ A chuyển động từ dưới lên nhờ
trục thẳng đứng bên dưới làm cho 2 chân ghim trượt trong rãnh trượt của 2 cá. Trục
thẳng đứng đẩy 2 cá đi lên bởi đòn bẩy thông qua quả đào điều khiển tay đòn.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

1. Đoạn thép. 2. Khối uốn.


3. Thanh uốn. 4. Thanh đẩy.
5. Ghim hình chữ U ngược. 6. Sách.
7. Cá gấp chân ghim
3.2. Nguyên lý hoạt động.
- Dây thép được đẩy vào đầu máy một đoạn nhất định tương ứng với độ dày
gáy sách. Dây thép được cắt thành đoạn thép (1) (hình a) nằm trên khối uốn (2),
nhờ các thanh uốn (3) kết hợp với khối uốn uốn đoạn thép thành ghim hình chữ U
ngược (5). Thanh đẩy (4) ở giữa chuyển động từ trên xuống đẩy vào khối uốn (2)
(hình b) làm cho khối uốn bật ra đồng thời mỏ đỡ ghim phía sau lồng vào ghim kết
hợp với thanh đẩy đẩy ghim xuyên qua gáy sách (6). Hai cá gấp (7) ở dưới chuyển
động lên gấp chân ghim phẳng vào gáy sách (hình c) kết thúc một chu trình hoạt
động của máy.
4. Kỹ thuật sử dụng máy khâu thép đứng.
4.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục BHLĐ khi vào làm việc.
- Tuyệt đối chấp hành qui trình vận hành máy và sự phân công của giáo viên.
- Vệ sinh nơi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ và thiết bị khi làm việc, khụng để dụng cụ trên
bàn máy.
- Khi máy xảy ra sự cố, có tiếng kêu khác thường hay mất điện phải lập tức
dừng máy, cắt cầu dao, báo cáo giáo viên hướng dẫn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

4.2. Quy trình vận hành máy.


* Chuẩn bị:
- Nhận phiếu sản xuất.
- Chuẩn bị thiết bị. Tra dầu mỡ, lau sạch bàn máy.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: Thép, kìm cắt thép, tôvít, clê, lục lăng.
* Vận hành máy:
- Quay thử máy bằng tay.
- Bật cầu dao điện, nguồn có dấu (|) cho mô tơ chạy.
- Luồn dây thép vào máy.
- Lấy cỡ khâu lồng hoặc khâu kẹp theo độ dày và kích thước cuốn sách định
khâu.
- Khâu thử và điều chỉnh, khâu sản phẩm cách đầu chân gáy đúng tiêu chuẩn.
- Khâu sản lượng: trong quá trình khâu sản lượng luôn luôn phải kiểm tra chân
ghim.
* Kết thúc công việc:
- Tắt máy, tắt nguồn. Vệ sinh, ghi sổ giao ca.
4.3. Quy trình lấy cỡ.
* Quy trình lấy cỡ cho sách khâu lồng:
- Tháo bỏ tay kê gáy trên bàn đóng kẹp: Dùng tay nới 2 vít hãm 2 bên đầu tay
kê gáy rồi tháo bỏ tay kê gáy ra.
- Tháo vít hãm bàn, hạ bàn xuống hình tam giác rồi hãm vít lại.
- Lấy cỡ độ cao thấp của đầu khâu và bộ phận gấp chân ghim theo độ dày gáy
sách bằng 1/2 độ dày cả cuốn sách. Xoay vô lăng, khe hở 2 con lăn bằng độ dày
gáy sách định khâu.
- Khâu thử điều chỉnh chân ghim, kiểm tra chất lượng: điều chỉnh chân ghim
sao cho 2 chân ghim có độ dài bằng nhau, khe hở 2 chân ghim có khoảng cách từ 1-
2 mm.
- Khâu số lượng.
* Quy trình lấy cỡ cho sách khâu kẹp:
- Tháo vít hãm bàn, nâng bàn lên vuông góc rồi hãm chặt lại.
- Lấy cỡ độ cao thấp của đầu khâu và bộ phận gấp chân ghim theo độ dày gáy
sách bằng cả độ dày gáy sách.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Lắp tay kê gáy lên bàn khâu và điều chỉnh tay kê gáy.
- Khâu thử điều chỉnh chân ghim, kiểm tra chất lượng.
- Khâu số lượng.
* Bảo dưỡng máy:
- Dùng bơm mỡ và vịt dầu nhờn để tra đúng chế độ, đúng vị trí, đúng qui định
về thời gian.
- Những nơi chuyển động bằng ma sát thì tra dầu 8h/lần.
- Những cặp bánh xe răng thì tra mỡ 1 tuần/lần.
- Hàng ngày trước giờ làm việc phải lau qua những bộ phận cần thiết như bàn
máy, đường dẫn thép và đầu máy.
- Hàng tuần có 30 phút lau máy, lau chùi các bộ phận bên trong và kiểm tra
các ốc vít bị lỏng, rơ rão.
5. Yêu cầu chất lượng kỹ thuật.
- Đúng tài liệu ghi trong lệnh sản xuất (sách mẫu).
- Đúng quy cách kĩ thuật cho từng loại sách (lồng, kẹp).
- Không thừa thiếu tay sách, không nhầm lẫn tài liệu, bìa sách, không nhàu
nát, rách, bẩn, gấp góc…
- Lưng ghim phải nằm đúng giữa gáy với khâu lồng, đúng vị trí lề gáy với
khâu kẹp.
- Lưng ghim phải thẳng, chân ghim cách đều, phẳng, sát gáy sách.
- Bằng đầu vuông gáy.
- Sách khâu lồng mỏng có thể đóng ghim so le để xén trên máy dao ba mặt
không bị bai gáy.
6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Chân ghim 1 bên dài 1 bên ngắn: do điều chỉnh chân ghim chưa đúng, do
thép bị vướng bị rối trên đường vận chuyển.
- Lưng ghim bị cong chùn: do thép mềm, không đúng quy chế (đường kính
không phù hợp với độ dày gáy sách).
- Chân ghim bị gãy: do thép quá cứng.
- 1 chân ghim bị duỗi ra: do đầu khâu và cá gấp không khớp nhau.
- 2 chân ghim ngắn: do đầu khâu cao, 2 rãnh uốn mòn rộng.
- Lưng ghim bị gồ 1 bên: do thanh đẩy mẻ góc.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- 1 chân ghim gấp không phẳng: do đầu khâu không khớp cá, do 1 cá gấp bị
mòn rãnh.
- 2 chân ghim cắm vào sách: do đầu thấp, cá gấp cao.
- Lưng ghim bị phồng, không phẳng với gáy: do đầu khâu quá cao.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khâu thép:
- Chất lượng thép khâu: độ đồng đều của đường kính thép.
- Độ dày cuốn sách, định lượng giấy.
- Chất lượng máy.
- Trình độ người thợ.

BÀI 6: MÁY KHÂU CHỈ.


Thời gian: 13 giờ (08 giờ LT, 04 giờ TH, 01 giờ KT)

1. Chức năng, phân loại.


- Chức năng: là thiết bị chuyên dùng chỉ để liên kết các tay sách trong cùng 1
ruột sách lại với nhau.
Máy khâu chỉ cho năng suất nhanh gấp 10-20 lần so với khâu thủ công, khâu
được nhiều kiểu mũi khâu, nhiều loại sách có độ dày khác nhau.
- Phân loại:
+ Máy khâu chỉ đơn năng: chỉ khâu được mũi khâu đơn giản cho sách bìa
mềm.
+ Máy khâu chỉ đa năng (tự động): máy vừa tự động đặt tay sách vừa
khâu được tất cả các loại mũi khâu cho sách bìa cứng, bìa mềm. Máy có bộ phận
bôi hồ tự động, bộ phận cấp đẩy băng vải màn cho khâu ruột sách bìa cứng, hệ
thống báo đứt chỉ tự động.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

2. Giới thiệu các loại mũi khâu và cách thiết lập các loại mũi khâu.
2.1. Giới thiệu các loại mũi khâu.
* Kiểu khâu đơn giản bìa mềm:
- Mở đầu là 1 kim khâu, kết thúc là 1 kim móc.
- Kim móc quay hai chiều, mỗi chiều 1800..
- Tương ứng mỗi kim khâu, kim móc là một kim đột lỗ.
- Dũa kéo chỉ một chiều từ trái qua phải.
- Các mũi khâu tách rời nhau.
* Kiểu khâu đơn giản bìa cứng:
- Mở đầu là một kim khâu (bộ kim đúp), kết thúc là kim móc đơn.
- Kim khâu nhảy cách 10, 14mm.
- Kim móc quay hai chiều mỗi chiều 1800.
- Tương ứng mỗi kim khâu kim móc là 1 kim đột lỗ, riêng kim khâu nhảy cách
2 kim đột lỗ.
- Dĩa kéo chỉ 1 chiều từ trái sang phải.
- Các mũi khâu tách rời nhau.
* Kiểu khâu phức tạp bìa cứng:
- Mở đầu là kim khâu (bộ kim đúp, kim khâu bên trái).
- Kết thúc là kim khâu (bộ kim đúp, kim khâu bên phải).
- Kim móc quay hai chiều, mỗi chiều 3600.
- Kim khâu nhảy cách 10, 14mm.
- Dĩa kéo chỉ ở bộ kim đúp trái và bộ kim đúp phải kéo chỉ một chiều (từ trái
sang phải, từ phải sang trái) thêm 1 dĩa kéo chỉ phải.
- Các dĩa kéo chỉ khác kéo chỉ hai chiều (từ trái sang phải và ngược lại từ phải
sang trái)
- Tương ứng mỗi kim khâu kim móc là 1 kim đột lỗ, riêng kim khâu nhảy cách
2 kim đột lỗ.
- Các mũi khâu liên kết với nhau.
2.2. Cách thiết lập các loại mũi khâu.
Các chốt và lỗ cắm nằm bên phải và bên trái máy (trên cánh tay đòn)
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Cách cắm chốt


Bảng a Bảng b Bảng F
Mũi khâu phức tạp Mũi khâu phức tạp Mũi khâu phức tạp,
kim khâu nhảy cách kim khâu nhảy cách thu hẹp kim khâu
10mm 14mm nhảy cách 10mm
Bên trái Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ
máy
JK JK JK
Lm Lm Lm
ZI ZI Z  II
Bên Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ
phải
XX XX XX
máy
Y2 Y1 Y2

Cách cắm chốt


Bảng H Bảng J Bảng K Bảng L Bảng O
Mũi khâu Mũi khâu Mũi khâu Mũi khâu Mũi khâu
đơn giản bìa đơn giản bìa đơn giản bìa đơn giản bìa đơn giản bìa
cứng, kim cứng, kim mềm, mềm, mềm,
khâu nhảy khâu nhảy khoảng cách khoảng cách khoảng cách
cách 10mm cách 14mm 29mm 18mm 24mm
Bên Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ Chốt  Lỗ
phải
XX XX Xa Xb XX
máy
Y2 Y1 Y2 Y2 Y2
Bên Chốt  Lỗ
trái
Jn
máy
Lo
ZI
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của máy khâu chỉ.
3.1. Cấu tạo chung.

* Bộ phận bàn đặt và vận chuyển tay sách:


- Nhiệm vụ: nhận tay sách và vận chuyển tay sách vào bàn dao động.
- Cấu tạo: gồm bàn đặt tay sách hình tam giác, xích và mấu xích vận chuyển
tay sách, cặp bánh xe quay ngược chiều nhau đẩy tay sách vào bàn dao động. (Bánh
xe dưới nằm cố định quay ngược chiều kim đồng hồ, bánh xe trên dao động lên
xuống quay cùng chiều kim đồng hồ), chân chống bàn và môtơ, bánh răng để kéo
xích.
* Bộ phận tay kê:
- Nhiệm vụ: chặn đầu tay sách lại giúp tay sách nằm trên bàn dao động để
kim khâu, kim móc khâu đúng vị trí mũi khâu đã xác định sao cho ruột sách sau khi
khâu xong phải bằng đầu.
- Cấu tạo: gồm có 1 tay kê chính (hay còn gọi là tay kê điều hoà) nằm trên
nắp che của bàn dao động. Cấu tạo của tay kê chính gồm đầu tay kê, 2 lò xo điều
hoà và vít hãm để điều chỉnh độ đàn hồi của tay kê, lẫy gà và vít hãm để điều chỉnh
cho lẫy gà kẹp được đầu tay sách kéo sát chạm vào đầu tay kê, thanh trượt kéo lẫy
gà trượt trong rãnh trượt, mỏ không chế dao động lẫy gà và con lăn để điều khiển
thanh trượt. Ngoài ra, phía sau bàn dao động còn có 1 tay kê phụ, tay kê phụ này
được lắp thẳng hàng với tay kê chính.
* Tấm chắn và bàn chải giữ tay sách:
- Nhiệm vụ: chắn tay sách không bị bay lên và giữ cho tay sách nắm ổn định
trên bàn dao động, làm giảm sức lùi bật lại của tay sách.
- Cấu tạo: gồm 1 tấm chắn phía trước bàn dao động và 1 tấm chắn phía sau
bàn đặt tay sách. Tấm chắn có tác dụng chắn bên ngoài tay sách khi tay sách được
cặp bánh xe đẩy vào bàn dao động giúp tay sách không bị bay lên (nhất là tay sách
có tờ 1 vạch lồng bên ngoài). Trên tấm chắn phía trước có 1 bàn chải có tác dụng
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

giữ tay sách, làm giảm sự phản hồi ngược lại của tay sách khi lẫy gà không kéo
được đầu tay sách sát tay kê.
* Bộ phận khâu:
- Nhiệm vụ: hình thành mũi khâu để liên kết các tay sách lại với nhau.
- Cấu tạo: để hình thành lên 1 mũi khâu thì cấu tạo 1 bộ phận khâu gồm 2
kim đột lỗ và giá lắp kim đột lỗ chuyển động từ dưới bàn dao động lên, 1 kim khâu
và 1 kim móc chuyển động đi xuống theo 2 rãnh trượt của giá lắp khối kim, 1 dĩa
kéo chỉ và giá lắp dĩa chuyển động từ trái qua phải móc lấy chỉ từ kim khâu đưa
sang kim móc.
* Bộ phận dẫn chỉ khâu:
- Nhiệm vụ: dẫn chỉ từ cuộn đi theo một đường thẳng tới kim khâu.
- Cấu tạo: gồm cuộn chỉ được lắp trên giá ở nhiều vị trí khác nhau, khung
dẫn chỉ, suốt đỡ chỉ, suốt giật chỉ, rông đen kẹp chỉ, vít điều chỉnh và lò xo gây áp
lực cho rông đen kẹp chỉ, trục luồn chỉ, lò xo căng chỉ.
* Bộ phận bàn nhận ruột sách:
- Nhiệm vụ: nhận ruột sách sau khi đã được khâu.
- Cấu tạo: là một bàn sắt nằm dưới bàn khâu ở phía sau máy, trên mặt bàn có
1 tấm chắn để đỡ ruột sách không bị đổ, đầu bàn nhận có 4 cá giữ để giữ sách
không bị đổ chéo về phía trước rơi xuống gầm máy, khi lắp cá phải căn cứ vào độ
dày của ruột sách để đặt cho phù hợp.
* Bộ phận điều khiển:
- Nhiệm vụ: điều khiển hoạt động của máy.
- Cấu tạo: gồm 1 cầu dao, 1 công tắc chính ở phía trước bảng điện, nút màu
xanh để bật mô tơ của cặp bánh xe quay và núm vặn bên cạnh bảng điện để tăng
giảm tốc độ bánh xe, nút màu đỏ để tắt mô tơ của cặp bánh xe quay, 1 pêđan dậm
bằng chân để máy hoạt động và 1 rơle điện phía trước máy.
* Các bộ phận khác liên quan đến quá trình khâu:
- Thanh định vị: có nhiệm vụ vỗ lại gáy tay sách sao cho gáy tay sách nằm
thẳng, sát đều dọc theo bàn dao động. Thay đổi độ cao thấp của thanh định vị phụ
thuộc vào độ dày của tay sách.
- Thanh đẩy gáy: có nhiệm vụ đẩy gáy tay sách đã được khâu lùi dần ra phía
sau bàn nhận sản phẩm. Lực đẩy của thanh đẩy gáy được thay đổi khi thay đổi độ
dày của tay sách bằng 2 vít lệch tâm lắp ở 2 đầu thanh đẩy.
- Thanh đẩy bụng: có nhiệm vụ đẩy bụng tay sách đã được khâu lùi dần ra
phía sau bàn nhận sản phẩm. Thay đổi độ cao thấp của thanh đẩy bụng khi thay đổi
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

chiều rộng của tay sách, có thể lắp thêm thanh đẩy bụng phụ khi khâu tay sách quá
dày.
- Suốt gạt bụng: có nhiệm vụ gạt bụng sách sao cho tay sách nằm thẳng đứng
trên bàn nhận sản phẩm. Thay đổi lực gạt khi thay đổi khuôn khổ và độ dày của tay
sách.
- Bàn khâu: trên bàn khâu có 3 khoảng cách từ kim khâu đến kim móc của
mỗi mũi khâu: 14 mm, 24 mm, 29 mm. Bàn khâu có thể điều chỉnh sang trái, sang
phải và điều chỉnh cao thấp phụ thuộc vào độ dày của gáy tay sách.
- Kim giữ gáy tay sách: có nhiệm vụ chặn phía trước gáy tay sách giúp tay
sách không bị đổ xuống gầm máy. Thay đổi độ cao thấp của kim chặn gáy sao cho
khi xuống vị trí thấp nhất cách gáy tay sách 5 mm.
- Dao cắt chỉ: có nhiệm vụ cắt chỉ nối giữa tay cuối cùng của cuốn trước và
tay đầu tiên của cuốn sau nhằm tách cuốn. Lắp dao cắt chỉ thẳng hàng phía sau kim
khâu, điều chỉnh cho dao tiến, lùi bằng cách xoay ở 2 tay đòn điều khiển nối với
trục giá lắp dao.

1. Bàn đặt tay sách. 2. Xích vận chuyển.


3. Mấu đẩy tay sách. 4. Bánh xe đẩy tay sách.
5. Bàn dao động. 6. Tay kê điều hoà.
7. Kim khâu, kim móc.
8. Thanh định vị (vỗ gáy tay sách).
9. Thanh đẩy gáy. 10. Bàn nhận ruột sách.
11. Bộ phận bôi hồ. 12. Kim đột lỗ.
13. Cuộn vải màn. 14. Dĩa kéo chỉ.
15. Suốt gạt tay sách. 16. Thanh gạt bụng.
3.2. Nguyên lý hoạt động.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Tay sách được đặt lên bàn hình tam giác (1) bằng tay hoặc bằng guồng đặt tự
động. Xích (2) cùng mấu kéo (3) trên xích chuyển động theo chiều mũi tên đẩy tay
sách qua bộ phận bôi hồ (11) tự động bôi vào tay thứ hai và tay cuối cùng ruột
sách. Các tay sách được đẩy đến cặp bánh xe (4) quay ngược chiều nhau, đẩy tay
sách vào bàn dao động (5). Tay sách được chặn lại nhờ tay kê điều hoà (6) trên bàn
dao động. Bàn dao động chuyển động từ dưới lên thanh định vị (7) chuyển động
xuống vỗ vào gáy tay sách làm cho gáy tay sách nằm sát vào bàn dao động. Khi
đến vị trí cao nhất thì bàn dừng lại nằm dưới bàn khâu.
Hệ thống kim đột lỗ (12) chuyển động từ dưới lên đột vào gáy tay sách những
lỗ tưng ứng với các kim khâu, kim móc, đột xong thì chuyển động ngược lại. Kim
khâu có mang chỉ khâu cùng với kim móc (7) chuyển động từ trên xuống xuyên
qua những lỗ đã được đột sẵn. Khi xuống đến vị trí thấp nhất thì nhích lên một
chút. Do kết quả đó làm cho đường chỉ tạo thành vòng khuyên sau kim khâu hoặc
phía trước (máy khâu Nhật). Dĩa kéo chỉ (14) chuyển động từ trái sang phải qua
kim khâu móc lấy vòng chỉ đó đưa sang kim móc, cách kim móc về phía phải, hoặc
phía trái tuỳ theo loại mũi khâu từ 3 - 5 mm thì dừng lại. Đồng thời dĩa kéo chỉ nhô
về phía trước để ép đường chỉ vào kim móc, kim móc móc lấy vòng chỉ cùng kim
khâu chuyển động ngược lại (khi xuống thấp nhất kim móc xoay móc 180 0 về phía
sau). Đường chỉ được kim khâu và kim móc tạo ra vòng lấy gáy tay sách bên trong.
Tay sách được khâu xong treo dưới bàn khâu, nhờ có thanh gạt gáy (9), suốt
gạt (15) thanh gạt bụng (16) mà các tay sách khâu xong nằm thẳng trên bàn nhận
(10). Chu trình khâu cứ lặp lại như vậy, các tay sách được néo lại với nhau và được
liên kết với nhau chắc chắn.
4. Kỹ thuật sử dụng máy khâu chỉ.
4.1. An toàn lao động.
- Người công nhân làm việc trên máy phải mặc quần áo bảo hộ lao động,
không đi guốc cao gót, đầu tóc gọn gàng.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Trước khi làm việc phải kiểm tra máy, lau chùi, tra dầu mỡ vào những nơi
cần thiết và kiểm tra quá trình làm việc của máy.
- Không được để bất cứ vật gì lên thành máy, nhất là lúc máy đang chạy.
- Máy đang chạy có tiếng kêu khác thường phải dừng máy để kiểm tra.
- Khi máy xảy ra sự cố phải để nguyên hiện trường, tắt máy và báo cho người
có trách nhiệm biết để kiểm tra và giải quyết.
- Xung quanh chỗ làm việc phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Sách chưa khâu
và sách đã khâu phải để tách riêng đúng nơi qui định.
- Sau khi hết ca phải bàn giao cụ thể về công việc, dụng cụ đồ nghề và tình
trạng máy móc cho ca sau rõ ràng.
4.2. Quy trình vận hành máy.
- Chuẩn bị:
+ Tài liệu: Ruột sách đã bắt đúng và đủ.
+ Vật tư, dụng cụ: chỉ khâu, kim khâu dự trữ, kim móc, dao cắt chỉ, băng vải,
keo hồ.
+ Máy: tra dầu mỡ, vệ sinh, quay tay.
- Vận hành:
+ Bật cầu dao, bật công tắc chính.
+ Xem khuôn khổ và loại sách cần khâu để lấy cỡ tất cả các bộ phận.
+ Luồn chỉ vào máy.
+ Quay máy bằng tay khâu thử một vài cuốn sách.
+ Đặt các chồng sách lên bàn làm việc, phía trước bàn đặt.
+ Hạ tấm bảo hiểm phía trước máy cho chạm vào rowle điện, rút tay quay ra.
+ Bật nút xanh cho mô tơ của bánh xe chạy, dậm chân vào pê đan cho máy
hoạt động.
+ Khâu thử để kiểm tra.
+ Đạt yêu cầu thì khâu sản lượng.
- Kết thúc công việc:
+ Dừng máy (nhấc chân khỏi pê đan), tắt công tắc chính, tắt cầu dao.
+ Kiểm tra số lượng ruột sách và bàn giao sản phẩm.
+ Vệ sinh xung quanh máy.
+ Ghi sổ giao ca về số lượng sản phẩm và tình trạng máy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

4.3. Quy trình lấy cỡ.


- Lấy cỡ bộ phận khâu:
+ Căn cứ vào khuôn khổ tay sách, yêu cầu kĩ thuật để xác định vị trí mũi
khâu trên gáy tay sách cho phù hợp, lắp cỏc khối kim.
+ Lắp dĩa kéo chỉ cách kim móc về bên phải 3-5 mm.
+ Lắp kim đột lỗ thẳng hàng với kim khâu, kim móc.
+ Quay thử máy kiểm tra quá trình làm việc của bộ phận khâu.
- Lấy cỡ bộ phận tay kê điều hoà và tay kê phụ.
- Lấy cỡ bộ phận bàn chải giữ tay sách và thanh đẩy bụng.
- Luồn chỉ và điểu chỉnh sức căng của chỉ:
- Lấy cỡ bàn nhận ruột sách:
- Lấy cỡ xích vận chuyển tay sách:
* Bảo dưỡng máy:
- Tất cả các ổ trục, bánh răng, rãnh cam, rãnh trượt, mặt quả đào, con lăn...
phải được tra dầu, mỡ đúng thời gian qui định.
- Dầu phải tra hàng ngày trước khi làm việc theo ký hiệu vòng tròn đỏ: rãnh
trượt, quả đào, con lăn, xích...
- Tra mỡ vào các bánh răng, rãnh cam, ổ trục theo ký hiệu tam giác vàng
hàng tuần.
- Hàng tuần phải kiểm tra các ốc vít trên hệ thống khâu, tháo nắp bàn dao
động để lau sạch bụi trên các chi tiết và tra dầu vào trụ kim móc.
- Không được tra dầu vào các bộ phận phanh hãm, bộ phận điện.
- Khi tra dầu không được để rớt dầu vào những bộ phận có tay sách đi qua.
- Cuối tuần bảo dưỡng máy theo chế độ quy định.
5. Yêu cầu chất lượng kỹ thuật của sách sau khi khâu.
- Ruột sách phải đầy đủ và đúng thứ tự tay sách trong 1 ruột sách.
- Khoảng cách giữa các mũi khâu đúng quy cách.
- Vải khâu ở gáy phải đúng tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Đường chỉ phải căng đều, chặt tay, không gồ chỉ ở gáy.
- Ruột sách khâu phải bằng đầu bằng gáy.
- Không thừa thiếu, nhầm lẫn tài liệu, thứ tự số tay, số trang trong ruột sách.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.


- Tay sách vận chuyển vào khâu bị sai hỏng: do cỡ xích lấy không đúng, bánh
xe cao thấp, tốc độ không đều, không phù hợp, sai nhịp, bàn chải chặt, lỏng, tay kê
không tốt, thanh định vị thấp quá, tay sách vào khâu bị gấp đầu, vênh gáy.
- Mũi khâu lệch gáy tay sách: kim cong, do tay kê điều hoà và tay kê phụ lệch
nhau.
- Đứt chỉ: do chỉ không đúng tiêu chuẩn, dĩa kéo chỉ lắp quá xa kim móc, dĩa
mòn rãnh không thoát chỉ ra, kim khâu cong, sát dĩa, rối chỉ.
- Bỏ mũi gián đoạn: do chỉ bị đứt, dĩa xa kim móc (kim móc móc không đều),
kim móc cong.
- Ruột sách khâu lỏng: do áp lực căng chỉ không đủ, bàn nhận sách thấp, bàn
khâu cao.
- Gãy kim: do lắp kim không đúng rãnh, kim cong, bàn nhận cao, bàn răng
lược cong, tay sách quá dày, đường gấp lệch.
* Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng khâu chỉ:
- Chất lượng chỉ khâu: sợi chỉ nhỏ, dai, đường kính chỉ đồng đều, chất lượng
tay sách: độ dày tay sách, độ chết nếp của tay sách, bề mặt trơn hay nhám, tay sách
có tờ lồng 1 vạch.
- Chất lượng máy: độ chính xác của máy.
- Tay nghề người thợ.

BÀI 7: MÁY VÀO BÌA.


Thời gian: 11 giờ (07 giờ LT, 04 giờ TH)

1. Chức năng, phân loại.


- Chức năng: Là thiết bị chuyên dùng để liên kết bìa với ruột tạo thành 1 cuốn
sách.
- Phân loại:
+ Máy vào bìa bán tự động: dạng cấp thẳng (chỉ có 1 má kẹp), hình tròn, hình
bầu dục.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Máy vào bìa tự động (lập trình máy tính).


2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động.
2.1. Cấu tạo chung.
* Bộ phận vận chuyển ruột sách:
- Nhiệm vụ: nhận và vận chuyển ruột sách đi qua các bộ phận của máy. Khi
vào bìa xong thì nhả ruột sách vào bàn nhận sản phẩm.
- Cấu tạo: gồm các má kẹp ruột sách, mỗi má kẹp có 1 nửa cố định với thành
máy, 1 nửa di động được, có tay kê thước cỡ và các máng đỡ dùng cho sách khổ
lớn.
* Bàn đặt ruột sách:
- Nhiệm vụ: là nơi để người thợ đặt sách vào má kẹp. Người ta có thể điều
chỉnh bàn đặt cao thấp tuỳ thuộc vào ruột sách đó có cần phay gáy hay không.
- Cấu tạo: là 1 bàn phẳng bằng sắt nằm trên giá trụ tròn có thể điều chỉnh cao
thấp và độ nghiêng. Khi không phay gáy ta nâng cao lên đúng bằng khoảng gáy
phay đi.
* Bộ phận phay gáy:
- Nhiệm vụ: phay đi phần gáy liên kết của tay sách của ruột sách không khâu
1 khoảng 2 - 3mm tùy theo định lượng và tính chất của giấy đồng thời xẻ các rãnh
răng cưa sâu vào trong gáy sách để keo chà vào. Người ta chỉ sử dụng phay gáy khi
vào bìa cho ruột sách không khâu.
- Cấu tạo: gồm có 1 mâm quay nối động với trục môtơ trên đó có gắn các
dao phay và các dao xẻ rãnh. Bộ phận này được lắp trên 1 giá trụ tròn cũng có thể
điều chỉnh cao thấp và độ nghiêng được. Thực tế thì ít khi ta nâng hạ điều chỉnh
hay vi chỉnh bộ phận này mà thường điều chinh bàn đặt và bàn dỗ lại theo nó. Phía
ngoài còn có hệ thống hút phoi giấy khi phay.
* Bàn dỗ lại:
- Nhiệm vụ: khi má kẹp mở ra ruột sách được dỗ lại gáy trước khi chà keo
gáy Bàn dỗ để điều chỉnh khoảng cách từ gáy sách tới bề mặt của 2 lô chà keo ở bộ
phận chà keo gáy.
- Cấu tạo: giống bàn đặt, bộ phận này lắp trên 1 giá trụ tròn cũng có thể điều
chỉnh cao thấp và độ nghiêng được.
* Bộ phận chà keo gáy:
- Nhiệm vụ: chà 1 lớp keo lên gáy ruột sách theo yêu cầu, giữ cho nhiệt độ
keo luôn ổn định trong suốt quá trình làm việc.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Cấu tạo: gồm có 1 nồi chứa và đun keo, 2 quả lô chà keo có dao gạt keo và
1 quả lô dàn keo chuyển động nhờ mô tơ quay, rơ le nhiệt. Nồi chứa keo có 2 ngăn,
ngăn bên trong và ngăn bên ngoài, ngăn bên trong chứa keo đã được đun nóng chảy
còn ngăn bên ngoài để thêm keo (bổ sung keo). Khi đun nóng, keo tan ra và chui
qua rãnh phía dưới đáy nồi sang ngăn bên trong. Nồi keo lắp trên giá trụ tròn có thể
di chuyển cao thấp được nhờ 2 ngàm ăn khớp và vô lăng quay.
* Bộ phận chà keo mép (keo lề):
- Nhiệm vụ: chà 1 lớp keo lên 2 bên mép của gáy sách.
- Cấu tạo: 1 nồi chứa và nấu keo, 2 đĩa chà keo, mô tơ quay 2 đĩa chà keo, rơ
le nhiệt. Điều chỉnh độ rộng của 2 đĩa chà keo nhờ 2 tay keo lò xo và cao thấp nhờ
ốc hãm với giá trụ tròn.
* Bộ phận vào bìa:
- Nhiệm vụ: cấp và đưa từng tờ bìa lên ép vào gáy ruột sách. Bộ phận này
chuyển động khá phức tạp: lắc đồng thời lên xuống theo chu trình làm việc của
máy. Chuyển động lên xuống nhờ cơ cấu cam quay nhận chuyền động từ trục
khửyu với con lăn giá bàn ép. Chuyển động lắc do chuyển động của trục khửyu,
bánh răng nối động với tâm quay của máy nâng hạ bàn ép theo chu trình làm việc
của máy.
- Cấu tạo: gồm có 02 bàn, bàn đặt bìa: đặt và cấp từng tờ bìa lên bàn ép bìa.
Trên bàn này có hệ thống tay kê cạnh, tay kê đầu và các tay hãm, hệ thống hơi thổi,
hơi hút tách bìa, 2 cặp con lăn đẩy bìa, dao bấm rãnh dọc theo gáy bìa, áp lực có
thể điều chỉnh theo độ dày của giấy (tạo đường gân dọc 2 bên gáy bìa bằng độ dày
gáy). Bàn ép bìa: nhận bìa từ bàn đặt cấp lên rồi đưa bìa lên ép vào gáy và 2 bên
mép gáy sách. Bàn ép có 1 phần ở giữa cố định với giá, 2 nửa bàn phẳng di động
tạo thành rãnh ép lề tùy theo độ rộng gáy ruột sách và độ dày bìa nhờ tay kéo, vô
lăng quay và ốc hãm với giá (nửa bàn ép lề bên ngoài rất ít khi điều chỉnh). Trên
bàn phẳng có 2 tay kê cạnh điều chỉnh theo chiều dài bìa, 2 tay kê chặn chân bìa
điều chỉnh theo chiều rộng bìa, má kẹp lề. Giá lắp bàn ép có 2 chân chống định tâm
hướng cho giá bàn ép. Bàn ép lắp trên giá có thể điều chỉnh cao thấp và độ nghiêng
bằng cách nới 4 ốc chốt và đẩy 2 ốc định vị cao thấp cho phù hợp. Các cơ cấu cam,
con lăn, trục khuỷu nối động với tâm quay.
* Bộ phận nhận sản phẩm:
- Nhiệm vụ: nhận cuốn sách đã vào bìa và chuyển ra bàn nhận sản phẩm.
- Cấu tạo: gồm 1 máng nghiêng đỡ ruột sách từ má kẹp thả xuống, dây băng
chuyển sách, dàn thanh chặn trên dây băng, mô tơ, bàn nhận sản phẩm.
* Bộ phận điều khiển:
- Nhiệm vụ: điều khiễn các hoạt động của máy.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Cấu tạo: gồm các nút điều khiển trên tủ điện, trên máy và công tắc bấm
nhích.

1: bàn hình bầu dục cố định, 2: má kẹp, 3: bàn đặt RS, 4: bộ phận phay gáy và 
xẻ rãnh, 5: bể chà keo gáy, 6: thanh chà keo mép RS, 7: lô nhiệt, 8: bộ phận cấp
bìa, 9: con lăn đẩy bìa, 10: xích, 11: mấu kéo, 12: lô dán bìa sơ bộ, 13: bộ phận ép
gáy và hai bên lề gáy sách, 14: rãnh trượt, 15: băng chuyền, 16: bàn nhận.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
Ruột sách được dỗ bằng đầu bằng gáy đặt vào giữa hai má kẹp (2) trên bàn đặt
(3). Má kẹp kẹp chặt ruột sách chuyển động xung quanh bàn hình bầu dục (1) theo
chiều mũi tên, ruột sách qua bộ phận phay gáy (4) để cắt và cưa gáy ruột sách,
chuyển động tiếp đến các lô bôi keo gáy (5) và lề gáy nhờ các thanh quét (6) vớt
keo trên lô, qua lô nhiệt (7) để dàn đều màng keo và cung cấp nhiệt cho màng keo.
Ruột sách đã được bôi keo xong qua bộ phận cấp bìa (8) và con lăn vận chuyển bìa
(9). Bìa được cấp sang bàn trượt, nhờ có xích (10) và mấu kéo (11) kéo bìa vận
chuyển theo chiều mũi tên, bìa và ruột sách chuyển động song song, qua lô (12) ép
bìa từ dưới lên gắn bìa vào gáy ruột sách. Khi đến bộ phận (13) dừng lại để thanh
ép gáy và hai bên lề gáy ép vào gáy sách làm cho bìa gắn chặt vào gáy ruột sách.
Sách vào bìa xong, má kẹp nhả ra thả sách vào đường trượt (14), nhờ băng chuyền
(15) vận chuyển ra bàn nhận (16).
3. Kỹ thuật sử dụng máy vào bìa mềm.
3.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục BHLĐ phù hợp khi vào làm việc.
- Tuyệt đối tuân thủ quy trình vận hành máy và sự phân công của giáo viên
hướng dẫn.
- Vệ sinh nơi làm việc phải gọn gàng sạch sẽ.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ và thiết bị khi làm việc.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Khi máy có tiếng kêu khác thường hoặc mất điện thì phải lập tức dừng máy
và báo cho giáo viên biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2. Quy trình vận hành máy.
* Chuẩn bị:
- Tài liệu: Ruột sách và bìa sách.
- Vật tư, dụng cụ: keo EVA.
- Máy: đun keo, kiểm tra máy.
* Thao tác:
- Bật cầu dao, chuyển máy về chế độ bấm nhích để lấy cỡ các bộ phận của
máy theo phiếu sản xuất, đun keo nóng chảy hoàn toàn mới được vận hành.
- Xác định kiểu vào bìa: phay gáy hay không phay gáy.
- Đặt bìa vào bàn đặt: chú ý hướng đặt bìa.
- Bật máy chạy dài tốc độ chậm, bật môtơ hơi cấp bìa, đặt vài ruột sách vào
bìa thử.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại.
- Chạy sản lượng: chú ý bìa sách và keo trong nồi, gỡ keo tại các bộ phận,
thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm.
* Kết thúc:
- Dừng máy.
- Kiểm đếm sản lượng.
- Tắt máy, tắt nồi keo (nếu không sử dụng nữa).
- Vệ sinh máy và chỗ làm việc.
- Ghi sổ, tắt điện.
3.3. Quy trình lấy cỡ.
- Điều chỉnh khe hở các má kẹp ruột theo độ dày gáy sách.
- Điều chỉnh bàn đặt ruột sách cao thấp căn cứ vào ruột sách cần hoặc không
cần phay gáy: nếu phay gáy thì bàn đặt phải thấp hơn bàn phay 1,5-2 mm.
- Điều chỉnh bàn dỗ lại cao thấp theo lượng keo cần lấy.
- Điều chỉnh cao thấp của nồi keo, điều chỉnh khe hở của dao gạt keo.
- Điều chỉnh độ cao thấp của lô dàn keo (lô phía sau 2 quả lô chà keo gáy).
- Điều chỉnh cao thấp và khe hở của 2 đĩa chà keo mép.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Lấy cỡ tay kê bàn đặt bìa, điều chỉnh áp lực 2 cặp con lăn đẩy bìa, điều chỉnh
khe hở của 2 dao gân bấm rãnh gáy bìa.
- Lấy cỡ tay kê cạnh, tay kê chặn chân bìa ở vị trí bàn cấp bìa và bàn ép bìa
cùng tầm, lấy cỡ khe hở má ép lề trên bàn ép bìa.
- Bật máy, chạy vào bìa thử kiểm tra, điều chỉnh lại nếu cần.
Thao tác đặt ruột sách vào má kẹp ruột:
- Dùng tay trái cầm gáy ruột sách và tách ra khỏi chồng ruột sách đưa sang tay
phải.
- Tay phải cầm bụng ruột sách và đặt vào má kẹp ruột sách tại vị trí bàn đặt.
* Bảo dưỡng máy:
- Định kỳ bơm mỡ vào các trục đẩy má kẹp đóng, mở; Các bánh răng ở bộ
phận chà keo; bộ phận vào bìa. . ..
- Hàng ngày tra dầu vào xích kéo chuyền chuyển động từ môtơ sang trục chính
của máy, tra dầu vào con lăn sắt ở dưới bàn ép bìa.
4. Yêu cầu chất lượng của sách sau khi vào bìa.
- Bìa sách và ruột sách phải ăn khớp với nhau.
- Không nhầm, không ngược bìa.
- Gáy sách phải vuông, chữ ở gáy phải cân vào giữa.
- Bằng đầu, mặt bìa phải sạch sẽ, không để keo giây ra hai đầu ruột sách đã
xén ba mặt.
5. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Gáy bìa và gáy ruột sách không trùng nhau.
- Đầu bìa và đầu ruột không bằng nhau.
- Bìa bị méo so với ruột.
- Độ dày của lớp keo trên gáy không đồng đều, keo bị dỗ, keo quá nhiều hoặc
ít.

BÀI 8: MÁY LIÊN HỢP: LỒNG – ĐÓNG THÉP – XÉN 3 MẶT.


Thời gian: 02 giờ LT

1. Chức năng, phân loại.


Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Chức năng: Máy liên hợp kỵ mã là một thiết bị chuyên dụng dùng để gia
công tạo thành cuốn sách hoàn chỉnh. (lồng – đóng ghim – cắt, xén 3 mặt).
- Phân loại:
+ Máy liên hợp kỵ mã bán tự động.
+ Máy liên hợp kỵ mã tự động.
2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động.
2.1. Cấu tạo chung.

1. Xích và mấu kéo.


2. Hệ thống guồng đặt.
3. Đèn điện tử kiểm tra sách.
4. Bàn khâu và hệ thống vận chuyển sách.
5. Đầu khâu.
6. Bộ phận đổi hướng sách.
7. Bộ phận xén ba mặt.
8. Bộ phận đếm bó gói sản phẩm.
9. Băng chuyền.
10. Hệ thống điện điều khiển bộ phận kiểm tra sách.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
Khi máy chạy hệ thống xích (1) và mấu kéo chuyển động về phía đầu khâu,
qua các guồng đặt có số nhỏ dần đến bìa sách. Bìa sách và các tay sách được lồng
vào nhau qua đèn điện tử (3) kiểm tra. Nếu cuốn sách lồng thừa thiếu tự động loại
bỏ ra ngoài.
Những cuốn sách đạt tiêu chuẩn tiếp tục chuyển động vào bàn khâu (4) nằm
dưới đầu khâu (5) để khâu vào gáy sách bằng dây thép. Cuốn sách đã được khâu
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

xong đưa ra ngoài bàn (4). Sách được chuyển hướng 900 sang bộ phận xén ba mặt
(7) nhờ xích mấu kéo kết hợp với dây băng chặn sách, để cho sách chuyển động
cân bằng để đưa xén chính xác. Sách sẽ được đưa vào sát tay kê của bộ phận dao để
xén song song đầu chân và xén bụng sau hoặc ngược lại. Những cuốn sách đã được
xén xong được đếm tự động chuyển vào bộ phận đóng gói (8). Sau đó sách được
chuyển động từng bó trên băng chuyền (9) ra bàn nhận.
2.3. Các bộ phận chính của máy liên hợp.
2.3.1. Bộ phận cấp tay sách.
* Guồng và díp cặp:

+ Cấu tạo:
1. Các tay sách (môi mè tối thiểu 8mm).
2. Bàn đặt tay sách, bìa. 3. Vòi hút.
4. Guồng quay. 5. Díp cặp.
6. Mỏ đỡ.
7a, 7b. Bánh xe ép tay sách.
8. Tay kê gáy. 9, 10. Ống quay.
11, 12. Díp cặp. 13. Quả đào.
14. Vít điều chỉnh. 15, 16. Lò xo.
17. Bàn đặt hình tam giác và xích, mấu kéo.
18. Con lăn.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Nguyên lý hoạt động:


Khi máy hoạt động guồng (4) quay theo chiều mũi tên, hai ống (9), (10) cũng
quay ngược chiều nhau. Vòi hút (3) chuyển động lên hút tách tay sách ở phần gáy
ra khỏi ngăn chứa, mỏ (6) giao động từ phải qua trái vào đỡ gáy tay sách. Díp (5)
cặp lấy gáy tay sách kết hợp với guồng quay rút tay sách ra khỏi ngăn chứa. Guồng
(4) quay và chuyển tay sách đến tay kê (8) díp nhả tay sách. Hai bánh xe 7a và 7b
đỡ và đẩy tay sách áp sát thành guồng nhờ áp lực lò xo (15), con lăn (18) luôn luôn
tiếp xúc với quả đào (13) nhờ lực kéo của lò xo (16). Khi con lăn ở xa tâm quả đào
thì hai bánh xe áp sát phần trên tay sách.
Díp (11) của ống (9) cặp phần môi mè của nửa tay sách. Díp (12) của ống
(10) cặp lấy cạnh bụng nửa kia. Bánh xe (18) gần tâm thì hai bánh xe (7a) và (7b)
tách khỏi tay sách, để hai ống (9) và (10) quay ngược chiều nhau kéo tay sách
xuống và mở ra đặt lên bàn đặt tam giác (17), nhờ có xích và mấu kéo vận chuyển
tay sách chuyển động hướng về phía đầu khâu.
- Điều chỉnh tay kê cho díp cặp: điều chỉnh bằng vít (14) nới vít xê dịch tay
kê, sao cho hai díp (11) và (12) cặp được hai nửa tay sách.
- Cơ cấu đặt tay sách theo dạng này còn một loại khác là guồng chuyển tay
sách bằng trục ống, tay sách cấu trúc môi mè ngợc lại (nửa dưới dài hơn nửa trên ở
phần bụng sách). Tách tay sách bằng díp cặp mép môi mè dài, hút tách bằng vòi
hơi nửa môi mè tay sách ngắn.

+ Cấu tạo:
1. Tay sách (môi mè tối thiếu 6 mm).
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

2. Ngăn chứa tay sách. 3. Guồng quay.


4. Vòi hút tay sách. 5. Ba ống vận chuyển tay sách.
6. Kìm cặp gáy tay sách. 7. Tay kê gáy tay sách.
8. Ống quay và díp cặp tay sách.
9. Hệ thống bàn chải đỡ tay sách.
10. Hệ thống con lăn.
11. Díp cặp môi mè dưới tay sách.
12. Ống quay và vòi hút tách tay sách.
13. Mấu kéo tay sách.
+ Nguyên lý hoạt động:
Tay sách (1) được đặt vào ngăn chứa (2), khi máy hoạt động guồng (3) quay
theo chiều mũi tên. Ba ống số (5) cũng quay theo chiều mũi tên trên ống, đồng thời
ống (8) và (12) cũng quay theo chiều mũi tên trên ống ngược chiều nhau. Guồng
(3) quay 1200 thì vòi hút (4) hút một tay sách rút ra khỏi ngăn chứa quay đủ 360 0
hơi hút ngắt để nhả tay sách ra. Đồng thời kim (6) cặp lấy gáy tay sách, đưa tay
sách vào hệ thống con lăn (10) và tay sách chuyển tiếp vào tay kê (7). Tay sách
nằm vào giữa những con lăn (10) và những bàn chải (9) đỡ tay sách. Khi phần môi
mè nằm trên ống (8) thì díp (11) cặp lấy, tay sách bị đẩy từ tay kê (7) xuống, nửa
kia được vòi hút của ống (12) hút và mở tay sách ra và đặt vào bàn đặt, xích và mấu
kéo chuyển các tay sách về phía đầu khâu. ống (8) và (12) quay ngược chiều nhau
mở hai nửa tay sách, hết tầm díp và hơi nhả tay sách cho tay sách rơi tự do xuống
bàn đặt hình tam giác.
* Díp và guồng quay cặp tay sách và cặp ống quay có vòi hút tách hai nửa tay sách.
- Về cấu tạo và hoạt động tương tự trên, nhưng chỉ khác là hai vòi hơi hút
tách hai nửa tay sách thay cho díp cặp. Cơ cấu này ứng dụng cho các tay sách gấp
bằng mép bụng. Thường ứng dụng cho những loại máy khâu lồng liên hợp hiện đại
hiện nay.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

2.3.2. Cơ cấu kẹp sách đưa vào khâu:


+ Cấu tạo:

1. Thanh trượt trên bàn khâu. 2. Khớp nối trục khuỷu.


3. Bánh xe trơn. 4. Thanh truyền động.
5. Thanh kẹp sách. 6. Lò xo đẩy.
+ Nguyên lý hoạt động:
` Khi máy hoạt động trục khuỷu (2) truyền chuyển động làm bánh xe (3) quay
thông qua thanh truyền động (4) làm cho thanh trượt (1) chuyển động đi lại (sang
trái, sang phải) trong đường trượt trên bàn khâu. Khi sách vào bàn khâu đã được
kiểm tra. Hai thanh kẹp (5) trên thanh trượt kẹp sách và đưa vào vị trí khâu, sau khi
sách khâu xong, hai thanh kẹp khác đưa sách ra khỏi đầu khâu của máy.
2.3.3. Đầu khâu:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Đối với máy chuyên dụng khâu lồng, đầu khâu về nguyên tắc khâu tương tự
như máy khâu thép đứng, nhưng khả năng khâu với độ dày giới hạn. Sách khâu
lồng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ cho phép khâu tới  96 trang. Nên cơ cấu và sự
hoạt động của đầu khâu có khác với những máy khâu thép (vừa khâu lồng vừa khâu
kẹp). Cơ cấu của đầu khâu được minh hoạ trong (hình 71).
+ Cấu tạo:
1. Cuộn dây thép. 2. Bánh xe đẩy thép di động.
3. Bánh xe cố định. 4. Bánh xe cóc.
5. Quả đào. 6. Nam châm điện (tăng pô).
7. Cánh tay đòn. 8. Điểm khống chế.
9a. Lò xo đẩy. 9b. Lò xo kéo.
10. Cánh tay đòn. 11. Vít điều chỉnh.
12. Mỏ kích. 13. Con lăn.
14. Cánh tay đòn 15a. Thanh đẩy.
15b. Tay đòn. 16. Vít điều chỉnh khoảng cách khống chế. `17. Dây thép
+ Nguyên lý hoạt động:
Khi máy làm việc lúc con lăn (13) tiếp xúc với quả đào (5) thông qua tay đòn
(14) nhờ lực của lò xo (9b). Tay đòn (14) quay một cung qua điểm tựa (01). Điểm
tựa khống chế (8) đẩy vào thanh đẩy (15a) lên, thông qua tay đòn (15b) làm cho tay
đòn quay một cung (04) tác động vào mỏ kích (12), mỏ kích đẩy vào bánh xe cóc
(4) đồng thời bánh xe (3) cùng quay theo, kết hợp với bánh xe trơn (2) đẩy dây thép
(17) vào đầu máy một đoạn nhất định tương ứng với độ dày gáy sách. Đẩy dây thép
dài ngắn phụ thuộc vào điểm khống chế (8) với tay đòn (14). Khoảng cách có thể
điều chỉnh bằng vít (16). áp lực kẹp dây thép điều chỉnh bằng vít số (11). Trường
hợp sách vào đầu máy thừa hoặc thiếu, bộ phận cần điện điều khiển làm cho tăng
pô (6) hoạt động kéo tay đòn (7) thông qua điểm quay (02) làm cho điểm khống
chế (8) tách ra, thanh đẩy (15) không hoạt động làm cho quá trình cấp thép không
hoạt động.
2.3.4. Bộ phận đổi hướng sách sau khi khâu - vào xén:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Cấu tạo:
1. Thanh đẩy sách sau khi khâu. 2. Trục vận chuyển.
3. Dây băng vận chuyển sách.
4. Dây băng vận chuyển sách vào bộ phận xén ba mặt
5. Thanh chặn. 6. Bánh xe.
7. Thanh định vị bánh xe. 8. Ốc định vị.
9. Đối trọng.
10. Bánh xe kéo dây băng. 11. Bánh xe răng.
+ Nguyên lý hoạt động:
Sách đã được khâu xong, sách được đưa ra khỏi đầu khâu, thanh (1) chuyển
động từ dưới lên đưa sách vào giữa trục (2) và dây băng (3) chuyển động ngược
chiều nhau. Sách được đẩy ra dây băng (4) theo chiều mũi tên, sách được hành
trình ổn định vào bộ phận xén nhờ các thanh chặn (5) và bánh xe (6).
2.3.5. Bộ phận xén ba mặt:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Nhiệm vụ:
Bộ phận này có nhiệm vụ xén ba mặt cuốn sách. Nguyên tắc có hai cách: xén
hai cạnh đầu chân trước sau đó xén bụng sau, hoặc ngược lại xén bụng trước sau đó
xén hai cạnh đầu chân song song sau. Sơ đồ trên miêu tả cơ cấu xén thứ nhất.
+ Cấu tạo:
1. Dây băng vận chuyển sách đã khâu
2. Sách nằm ở vị trí xén. 3. Xích và mấu vận chuyển sách.
4. Mấu vận chuyển sách. 5. Dây băng chặn sách.
6. Tay kê gáy (xén đầu, chân). 7. Tay kê đẩy sách ra ngoài.
8. Dao dưới. 9. Dao xén (đầu, chân).
10. Trục điều khiển dao. 11. Thanh ép (ép đầu, chân sách để xén).
12. Dây băng chặn đầu sách. 13. Trục điều khiển dây băng.
14. Tay kê (xén bụng). 15. Dây băng vận chuyển sách vào ngăn chứa.
16. Dây băng chặn sách. 17. Dao dưới.
18. Dao xén bụng. 19. Thanh thép ép (xén bụng).
20. Ngăn chứa sách. 21. Đèn điện tử đếm sách.
+ Nguyên lý hoạt động:
Khi máy hoạt động hệ thống trục kéo xích (3) và dây băng (1) chuyển động
liên tục. Dây băng đưa sách vào tay kê (4). Sách được nằm thăng bằng, dây băng
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

vận chuyển sách vào tay kê (6). Trục (13) và dây băng chặn sách, hai thanh thép
(11) chuyển động xuống ép sách, hai dao (9) chuyển động cùng lúc từ trên xuống
kết hợp với dao dưới (8) cắt đầu và chân sách. Sách được cắt đầu và chân vận
chuyển đến tay kê (14), dây băng (16) chặn sách, hai thanh ép (19) chuyển động
xuống ép sách đã cắt đầu và chân. Dao (18) kết hợp với dao dưới (17) xén bụng
sách. Sau đó dây băng (15) vận chuyển sách đã xén ba mặt vào ngăn chứa (20).
Nhờ có đèn (21) đếm và xếp thành từng tập để bộ phận bao gói làm việc . Đặt số
đếm tập và bó gói thành chồng (số lượng theo yêu cầu), do ta đặt chế độ làm việc
cho bộ phận này.
Cũng như nguyên lý máy dao ba mặt, bộ phận xén trên máy khâu lồng liên
hoàn. Bộ phận xén có thể thiết kế cơ cấu xén đầu chân cùng lúc trước, sau đó xén
bụng. Những máy khâu lồng liên hoàn hiện nay như ST 300 - CHLB Đức có cấu
trúc ngược lại.
Cấu trúc cơ cấu này theo nguyên lý nào quá trình xén cũng diễn ra xén từng
cuốn một trong quá trình hoạt động.
2.3.6. Thay đổi dao cắt:
Trình tự thay dao như sau:
+ Thay hai dao canh (đầu, chân) trước: tháo dao trên trước, dao dưới sau.
` + Thay dao bụng (trên trước, dưới sau).
Khi thay dao:
- Bấm nhích cho dao ở vị trí cao nhất và bấm stop.
- Tháo các thanh nẹp, bàn chải…
- Tháo ốc trên dao để đưa dao cũ ra (tháo cách ốc một đều) tránh cho dao
cong vênh.
- Lắp dao mới vào (vặn đều chặt cách cái một từ giữa ra).
- Sau khi thay dao trên dưới xong, quay máy kiểm tra sự tiếp xúc dao trên và
dao dưới (tiếp xúc sít)
- Lắp thanh kẹp (chặn) và bàn chải…
- Quay tay cắt thử bằng băng giấy để kiểm tra. Nếu cắt tốt thì cho máy cắt
sách kiểm tra lần cuối.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

3. Kỹ thuật sử dụng máy liên hợp.


3.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục bảo hộ lao động khi vào làm việc.
- Tuyệt đối chấp hành quy trình vận hành máy và sự phân công của trưởng
máy.
- Vệ sinh nơi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ và thiết bị khi làm việc, không để dụng cụ trên
bàn máy.
- Khi máy xảy ra sự cố, có tiếng kêu khác thường hay mất điện phải lập tức
dừng máy, cắt cầu dao, báo cáo với người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp
thời.
3.2. Quy trình vận hành.
* Chuẩn bị:
- Nghiên cứu phiếu sản xuất, khổ sản phẩm và độ dày sách.
- Tập kết các tay sách có số thứ tự tương ứng về cạnh các trạm tách bắt của
máy.
- Phân công lao động:
Máy trưởng: Phụ trách chung, phân công các vị trí trong máy, điều khiển
máy và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công nhân phụ máy: Trạm tách bắt lồng cứ mỗi 4 trạm bố trí 1 công nhân
xếp tay sách. Bộ phận ra sản phẩm bố trí 1 công nhân.
Khi máy vận hành tối thiểu phải có 3 công nhân kể cả máy trưởng.
- Tra dầu mỡ vào máy.
- Kiểm tra vận hành máy.
* Vận hành máy:
Nguyên tắc thao tác thứ tự từ đầu dây chuyền đến cuối dây chuyền. Từ các
trạm tách bắt lồng – Dây chuyền tập hợp – Các đầu đóng dây thép – Bộ phận cắt 3
mặt – Bộ phận ra sản phẩm.
- Khởi động máy và bộ phận cung cấp hơi thổi, hơi hút để lấy cỡ tất cả các
bộ phận của máy.
Sau khi kiểm tra, hiệu chỉnh, lắp ráp các bộ phận phù hợp với khổ sách đóng,
kiểu đóng, cách đóng ở các công đoạn có thể cho máy chạy thử nấc một phối hợp
qua các công đoạn để kiểm tra và hoàn thành công tác lấy cỡ máy. Sau đó khâu 3
cuốn mẫu đưa cho người phụ trách duyệt.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Kết thúc công việc:


- Vệ sinh máy.
- Chuẩn bị mặt bằng sản xuất, kệ để sản phẩm.
- Máy trưởng phân công các vị trí trong máy và tiến hành sản xuất hàng loạt.
3.3. Quy trình lấy cỡ.
Nguyên tắc thao tác thứ tự từ đầu dây chuyền đến cuối dây chuyền. Từ các
trạm tách bắt lồng – Dây chuyền tập hợp – Các đầu đóng dây thép – Bộ phận cắt 3
mặt – Bộ phận ra sản phẩm.
- Khởi động máy và bộ phận cung cấp hơi thổi, hơi hút để lấy cỡ các trạm.
- Lấy cỡ trạm theo khổ tay sách, hiệu chỉnh các trục đỡ, vòi hút, nhíp cặp của
trục ống guồng lớn, trục ống guồng nhỏ tương thích với độ dày từng loại giấy của
các tay sách ở các trạm và đường di chuyển của chúng xuống dây chuyền tập hợp.
- Căn cứ vào khổ sách đóng, kiểu đóng, cách đóng để diều chỉnh, lắp ráp
ngàm, xích chuyền tập hợp phù hợp với tốc độ máy.
- Điều chỉnh bộ phận kéo sách phù hợp với khuôn khổ và độ dày sách đóng
theo bảng cỡ.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa các đầu đóng và bộ phận gập chân ghim
tương thích với khổ sách, kiểu đóng, cách đóng.
- Điều chỉnh độ cao thấp các đầu đóng phù hợp với độ dày sách.
- Khi thay đổi khổ sách đóng phải điều chỉnh hệ thống khống chế điện từ tự
động dẫn dây thép phù hợp với khổ sách khi không có sách khâu vận chuyển tới
đầu đóng.
- Ở bộ phận cắt ba mặt: Kiểm tra, hiệu chỉnh bộ phận dao cắt đầu, chân sách
phù hợp với tay kê đầu, chân sách. Đồng thời hiệu chỉnh dao cắt bụng sách ở nhịp
máy tiếp theo phù hợp với tay kê gáy sách. Kết hợp điều chỉnh bộ phận vận chuyển
bằng băng tải khi thay đổi khổ sách đóng.
- Thiết kế bộ phận ra sản phẩm theo chế độ 25 hoặc 50 cuốn/dải.
Sau khi kiểm tra, hiệu chỉnh, lắp ráp các bộ phận phù hợp với khổ sách đóng,
kiểu đóng, cách đóng ở các công đoạn có thể cho máy chạy thử nấc một phối hợp
qua các công đoạn để kiểm tra và hoàn thành công tác lấy cỡ máy. Sau đó khâu 3
cuốn mẫu đưa cho người phụ trách duyệt.
3.4. Nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Chân ghim một chân dài, một chân ngắn do: Thép bị
vướng hoặc có mấu trên đường vận chuyển điều chỉnh áp lực bánh xe vận chuyển
thép hay vị trí khống chế giao động của tay đòn đẩy thép
+ Lưng ghim bị cong, chùn do: thép mềm, dùng thép không đúng
quy chế.
+ Chân ghim bị gãy do thép cứng, khối uốn sắc góc (dùng không
đúng thông số với dây thép, phụ tùng máy (thanh uốn, thanh đẩy).
+ Lưng ghim bị gồ lên ở hai góc do rãnh thanh uốn bị mòn khối
uốn điểm uốn bị mòn.
+ Một chân ghim bị ruỗi ra do đầu khâu và bộ phận gấp chân
ghim không khớp.
Hai chân ghim ngắn quá do đầu khâu cao quá, rãnh thanh uốn
rộng.
+ Lưng ghim bị gồ lên một bên do thanh đẩy bị mẻ.
+ Một chân ghim không gấp phẳng do một bên cá gấp chân ghim
bị mòn, đầu khâu và cá gấp không khớp.
+ Hai chân ghim gấp ngược cắm vào gáy sách do đầu khâu thấp
(cỡ không đúng), hai cá gấp điều chỉnh quá cao.
+ Thép cắt bị vát do: dao cắt mẻ, xa dao ống.
+ Lưng ghim bị bồng, chân ghim không phẳng do: đầu máy quá cao.
* Đối với máy khâu lồng chuyên dụng còn có các nguyên nhân tiếp theo:
- Tay sách bị kẹt trong guồng hay xuống mấu kéo trên xích không đều bị lệch do:
+ Tay sách dỗ, đặt vào ngăn chứa của bộ phận đặt không tơi.
+ Hơi hút, díp cặp mở và đặt lên bàn không chính xác.
+ Sách bị rách ở đầu do lấy cỡ xích chưa đúng tầm đặt tay sách, mấu trên
xích bị lệch, đặt tay sách lên xích bị lệch hay đè lên mấu.
+ Xích vận chuyển sách bị trượt (không chạy) do: khớp truyền lực nhiều dầu,
lò xo đẩy mấu áp lực yếu, xích quá chùng.
+ Bìa sách bị thụt đầu do thanh kẹp sách bị rơ rão, lò xo gây áp lực yếu,
thanh trượt đẩy sách cong vênh, bánh xe chặn sách lỏng, bìa sách quá trơn.
+ Sách bị xé ở đầu máy do cần báo sách hỏng sát vào bàn khâu, thanh chặn
sách đặt quá cao, bìa sách dày, khổ nhỏ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Sách bị rơi ở cuối máy do thanh đẩy sách thấp, lò xo kéo thanh đẩy không
đủ áp lực, dây băng chùng, cỡ kéo sách chưa chính xác, khổ sách nhỏ, bìa cứng
dày.
+ Thép bị rối trên đường vận chuyển do thép có mấu, gỉ các con lăn dẫn thép
bị kẹp chặt thép, dao ống mòn, tắc, cặp bánh xe đẩy thép, kẹp quá chặt.
+ Ghim khâu lệch gáy sách do bộ phận kẹp và kéo sách chặt, bánh xe, thanh
vuốt gáy bị vênh, lỏng, bìa vào khâu lệch gáy.
+ Sách thừa hoặc thiếu vẫn khâu do bộ hộp số tự ngắt không làm việc
aftomat nguồn, công tắc mở máy không hoạt động.
+ Sách ra không đều do díp kẹp điều chỉnh không đúng với độ dày sách, trục
díp bị rơ rão, lò xo kéo yếu, dây băng độ căng hai cạnh không đều, bánh xe vận
chuyển sách không cân bằng.
+ Máy đang chạy ngừng không hoạt động do aftomat, công tắc các tấm bảo
hiểm.

BÀI 9: MÁY LIÊN HOÀN: BẮT – VÀO BÌA – XÉN 3 MẶT.


Thời gian: 02 giờ LT

1. Chức năng, phân loại.


Máy liên hoàn: bắt – vào bìa – xén 3 mặt là một dây chuyền chuyên dụng
dùng để thực hiện một số công đoạn công nghệ tạo thành cuốn sách hoàn chỉnh.
10.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dây chuyền: bắt – vào bìa – xén 3 mặt
ƂKII (Nga).
2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động.
2.1. Cấu tạo chung:
I: vị trí tập hợp các TS: 4, 5: băng tải kẹp giữ RS.
II, III: vị trí phay gáy: 6,7,8,9: dao phay và các động cơ chuyển động.
IV: vị trí chà keo: 10,11: các lô chà, dàn, vớt keo.
V, VI: vị trí làm bằng đầu, bằng gáy bìa và ruột sách:15,16,17: các vòi hút và
nhíp cặp vận chuyển bìa và RS.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

VII:vị trí dán bìa sơ bộ lên gáy RS:12,13,14: các cánh cần, thanh dán ép bìa
và RS.
VIII: vị trí ép gáy RS và bìa.
IX: vị trí cấp bìa.
X: vị trí làm nguội, khô keo.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
Các RS từ máy bắt theo băng tải liên kết và đc băng tải xoay về tư thế thẳng
đứng, gáy quay xuống dưới. Tại vị trí I các RS chạy qua bàn rung 3 đc tạo chuyển
động bởi tay kéo 2 và cánh cần 1. Các tay sách đc chỉnh bằng đầu bằng gáy sau đó
đc kẹp giữ hai bên bằng các băng tải 4, 5. Các băng tải này đc bố trí trên mặt phẳng
nằm ngang.
Tại các vị trí II và III các lưới dao phay 6,7 đc kéo bởi các động cơ riêng biệt
8, 9, cắt bỏ các vết gấp chuẩn bị bề mặt gáy sách để phủ keo dán.
Tại vị trí IV các trục 10 của thiết bị keo thực hiện động tác chà keo quay theo
chiều chuyển động của RS, còn trục 11 quay ngược chiều chuyển động của RS, làm
phẳng lớp keo và miết keo lên gáy sách. Tại các vị trí V, VI diễn ra thao tác lồng và
làm bằng đầu, bằng gáy RS và bìa. Bìa đc băng tải đẩy ra từ ngăn chứa tại vị trí IX.
Các vòi hút 17 tách từng tờ bìa khỏi chồng và đưa vào các nhíp 16 của băng tải. Đi
qua nhánh dưới của băng tải, bìa sách chuyển sang nhánh trên và nằm dưới RS.
Tại vị trí VII thanh 13 đc tạo chuyển động quay nhờ hai cánh cần 12, 14 và
luôn ở tư thế nằm ngang dùng để dán bìa. Tại vị trí trên cùng, thanh 13 ép bìa trên
gáy sách đã đc chà keo. Tại vị trí VIII các thanh dẫn hướng bắt đầu đưa bìa từ vị trí
nằm ngang sang tư thế thẳng đứng và gập bìa lại ra khỏi các băng tải 4, 5, nhờ băng
tải dao động tại vị trí X cuốn sách đc đi vào buồng làm lạnh. Các thanh kẹp hướng
tâm 19 quay theo vòng tròn kẹp giữ cuốn sách cho tới khi keo nhiệt nguội và đông
cứng. Tiếp theo sách đc giải phóng và ra khỏi buông lạnh theo rãnh nghiêng.
Các RS đôi theo băng tải liên kết chạy vào máy xén tự động. Sau khi đc cắt
rời RS theo thứ tự đc nạp vào ngăn chứa tại đầu vào của các máy xén. Khi nào
trong ngăn chứa tập hợp đc 2 – 3 RS, chúng đc xén 3 mặt tại cụm xén tương ứng.
Từ hai cụm xén, sách đc đẩy ra thiết bị đóng gói.
3. Kĩ thuật sử dụng máy liên hoàn.
3.1. An toàn lao động.
- Mặc trang phục bảo hộ lao động khi vào làm việc, đầu tóc gọn gàng.
- Không được sử dụng đồ trang sức, điện thoại di động trong khi làm việc.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Tuyệt đối chấp hành quy trình vận hành máy và sự phân công của trưởng
máy.
- Vệ sinh nơi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ và thiết bị khi làm việc, không để dụng cụ trên
bàn máy.
- Khi máy xảy ra sự cố, có tiếng kêu khác thường hay mất điện phải lập tức
dừng máy, cắt cầu dao, báo cáo với người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp
thời.
- Tuyệt đối không được hiệu chỉnh máy khi máy đang hoạt động. Khi muốn
hiệu chỉnh phải dừng máy, khóa nút đỏ an toàn mới được thực hiện công việc.
3.2. Quy trình vận hành máy.
3.2.1. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu phiếu sản xuất, khổ sản phẩm và độ dày sách.
- Tập kết các tay sách có số thứ tự tương ứng về cạnh các trạm bắt của máy.
Chuẩn bị bìa sách, đun keo, kệ để sách…
- Phân công lao động:
Máy trưởng: Phụ trách chung, phân công các vị trí trong máy, điều khiển
máy và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công nhân phụ máy: Trạm bắt cứ mỗi 4 trạm bố trí 1 công nhân xếp tay
sách. Bộ phận ra sản phẩm bố trí 1 công nhân.
Khi máy vận hành tối thiểu phải có 3 công nhân kể cả máy trưởng.
- Tra dầu mỡ vào máy.
- Kiểm tra vận hành máy.
3.2.2. Vận hành máy:
Nguyên tắc thao tác thứ tự từ đầu dây chuyền đến cuối dây chuyền. Từ các trạm bắt
của đơn vị bắt soạn – Đơn vị vào bìa mềm không khâu – Đơn vị dao cắt 3 mặt.
* Quy tắc đóng điện cho nguồn máy:
- Đóng cầu chính cấp điện cho máy, bật attomat tủ điện đơn vị dao 3 mặt, tiếp
đến bật điện hệ thống băng chuyền. Chờ cho hệ thống máy tính hoạt động sau
khoảng 2 đến 3 phút khi hệ thống máy tính đã hoạt động kết nối với các thiết bị liên
quan.
- Kiểm tra màn hình xem có hiện thị lỗi nào không, nếu có xử lý hết lỗi.
- Kiểm tra đồng hồ chỉ thị áp suất tại van điều chỉnh áp khí nén tổng cần đạt 6
psi.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Bật mô tơ hơi kiểm tra hơi hút và hơi thổi theo thông số kĩ thuật. Khi tắt máy
làm ngược lại theo quy tắc trên.
* Khởi động máy để kiểm tra: Các bước thực hiện
- Kiểm tra lỗi trên màn hình điều khiển, nếu có cần xử lý hết lỗi.
- Kiểm tra đồng hồ đo áp suất khí nén bằng 6 bar.
- Kiểm tra thông số cài đặt của tài liệu cắt trước đó, ghi lại tên tài liệu và số
lượng chồng sách đã được cắt từ ca trước.
- Kiểm tra bằng mắt thường vị trí buồng cắt có điều gì bất thường không, nếu
có cần tắt máy để xử lý.
- Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn ở các vị trí quả đào điều khiển dao cắt nằm ở
hai bên cửa an toàn cạnh máy (chú ý hệ thống dầu bôi trơn hoạt động tự động và
không bơm liên tục nên chỉ cần kiểm tra xem có dầu bôi trên các thanh trượt và quả
đào, nếu thấy bình thường mới làm các bước tiếp theo.
- Khởi động máy kiểm tra.
* Nhận biết đèn tín hiệu: Trên đỉnh máy có 1 cột đèn có 2 màu báo hiệu
- Màu đỏ: Báo hiệu máy có sự cố
- Màu xanh: Báo hiệu máy an toàn
Sau khi thực hiện các công tác kiểm tra đèn báo hiệu sáng màu xanh có nghĩa máy
đã an toàn. Bước tiếp theo khởi động máy để kiểm tra:
- Bấm nút khởi động, còi báo hiệu sẽ hoạt động, đợi cho còi báo hiệu dừng hoạt
động bấm tiếp lần 2 vào nút khởi động. Sau một khoảng thời gian ngắn hệ thống
dao cắt bắt đầu hoạt động. Chú ý, nếu trong hệ thống dao cắt hoạt động mà không
xảy ra hiện tượng nào mất an toàn, tuyệt đối không dừng máy bằng nút dừng khẩn
cấp mà để máy hoạt động hết chu trình cắt, máy sẽ tự dừng hoạt động.
- Khi đã thực hiện tốt các bước trên bắt đầu nhập dữ liệu vào máy tính để đưa
máy vào sản xuất.
3.3. Quy trình lấy cỡ.
Nguyên tắc thao tác thứ tự từ đầu dây chuyền đến cuối dây chuyền. Từ các trạm bắt
của đơn vị bắt soạn – Đơn vị vào bìa mềm không khâu – Đơn vị dao cắt 3 mặt.
* Lấy cỡ đơn vị bắt soạn:
- Khổ tay sách: Chiều dài tay sách: lớn nhất = 450 mm, nhỏ nhất = 120 mm
Chiều rộng tay sách: lớn nhất = 320 mm, nhỏ nhất = 100 mm
- Tốc độ máy: lớn nhất = 6000 cuốn/1h
- Hơi thổi cho mỗi đơn vị vào tay sách = 6 bar = 6 kg
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Hơi hút cho mỗi đơn vị vào tay sách = 9 cfm (9 m3/phút)
- Hơi khí nén = 5,8 psi.
* Lấy cỡ đơn vị vào bìa mềm:
- Khổ sách: Chiều dài sách lớn nhất: 380 mm, nhỏ nhất: 120 mm
Chiều rộng sách lớn nhất: 320 mm, nhỏ nhất: 100 mm
Chiều dày sách lớn nhất: 50 mm, nhỏ nhất: 2 mm
- Yêu cầu về hệ thống hơi:
+ Áp suất hơi: 6 bar/87 psi
+ Hơi: 20 Nm3/h @ 6 bar (khoảng 12 cfm @ 87 psi)
+ Chân không *4N3/h @ 60% (khoảng 2.4 cfm @60% sử dụng độc lập)
+ Hệ thống cung cấp hơi Nm3/h: lượng hơi hoạt động m3/h ở điều kiện tự do áp suất
bằng 1.0133 bar ở nhiệt độ 2730K
+ Hơi chân không của 60 % - 70 %, 300 - 400 bar tương đương 5,8 psi
+ Hơi hút phoi giấy: lưu lượng 1200 m3/h (710 cfm) @ 160 mm cột nước
+ Áp suất máy bơm khí nén: Áp suất lớn nhất 6 bar, chân không lớn nhất 0,6 bar.
+ Nhiệt độ nồi keo làm việc trong dải nhiệt độ từ 1200C đến 2200C.
- Hệ thống phay gáy: Đĩa dao phay gáy có 12 chiếc . Thông thường chiều cao của lưỡi
dao phay gáy là 8 mm, trong trường hợp sản xuất được điều chỉnh cao lên tới 15 mm. Góc
độ của lưỡi dao phay gáy tiêu chuẩn = 43,5 0.
- Nồi keo: Nhiệt độ làm việc của nồi keo từ 1200C đến 2200C.
+ Nồi keo gáy: Nồi keo gáy có 03 con lăn: con bôi keo A, B và con lăn dàn keo.
Thông số kĩ thuật của các con lăn A và B
Con lăn A: Có khoảng cách với gáy sách = 0,05 mm
Con lăn B: Có khoảng cách với con lăn A = 0,05 - 2 mm
Con lăn dàn keo ở vị trí sau con lăn B: Có vị trí hiệu chỉnh với gáy sách là 0,8 -1,5
mm, nhiệt độ con lăn dàn keo = 50C - 100 C.
Như vậy con lăn A có khoảng cách với gáy sách mặc định = 0,05 mm. Khoảng cách
con lăn B với con lăn A so với gáy sách có thể điều chỉnh từ 0,05 - 2 mm (tùy theo yêu
cầu về độ dày keo gáy sách). Con lăn dàn keo có thể hiệu chỉnh khoảng cách với gáy
sách là 0,8 - 1,5 mm và có nhiệt độ 50C - 100 C.
Nhiệt độ của nồi keo cạnh, keo gáy, keo phụ: phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy của
từng loại keo sử dụng. Do vậy cần đọc kĩ thông số hướng dẫn để hiệu chỉnh nhiệt độ trên
màn hình điều khiển cho thích hợp (Nhiệt độ hoạt động của nồi keo từ 120 0C đến
2200C).
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Chú ý: Hệ thống bôi keo gáy được hệ thống PLC (Program logic controlle) điều khiển
tự động thông qua việc nhập dữ liệu kích thước quyển sách tại màn hình điều khiển. Các dữ
liệu nhập như sau:
+ Chiều dài quyển sách.
+ Độ dày màng keo.
+ Kiểm tra đóng gói hoặc ngắt
- Nồi keo cạnh:
* Lấy cỡ đơn vị dao cắt 3 mặt:
- Khổ cắt: Thực hiện cắt 3 mặt: chiều dài, chiều rộng và độ dày. Chiều dài 100 - 390 mm,
chiều rộng 75 - 305 mm, độ dày 2 - 80 mm
- Tốc độ cắt:
+ Thấp nhất 500 quyển/ 1 giờ
+ Lớn nhất 2000 - 8000 quyển/1 giờ
+ Lưỡi dao cắt: góc lưỡi dao tiêu chuẩn = 220. Chiều dài tiêu chuẩn hợp kim đặc biệt
của lưỡi dao = 25 mm, cho phép nhỏ nhất = 5 mm.
+ Áp suất đồng hồ hơi khí nén = 6 bar.
+ Thông số kĩ thuật của má bàn ép và đế cắt theo khuôn khổ chồng cắt.
4. Yêu cầu chất lượng kỹ thuật.
5. Nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục.
5.1. Đơn vị bắt soạn.
Nhận biết đèn báo hiệu và thông tin lỗi trên màn hình điều khiển: Mỗi một trạm
vào tay sách có 1 cột đèn báo hiệu, khi đèn báo hiệu sáng nhấp nháy có nghĩa có sự
cố nào đó đã xảy ra, có thể có các lưới an toàn chưa đóng lại. Để nhận biết đó là lỗi
gì hãy xem trên màn hình điều khiển, lúc này sẽ có hàng chữ thông tin đang xảy ra,
từ đó ta tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Nội dung lỗi hiện trên Nguyên nhân Phương pháp xử lý
màn hình điều khiển
Nút dừng khẩn cấp Nút dừng khẩn cấp Tắt nút dừng khẩn cấp
đang hoạt động
Tấm chắn an toàn phía Tấm chắn an toàn phía Đóng tấm chắn an toàn
sau sau bị mở. lại.
Công tắc hành trình Hiệu chỉnh công tắc
điều khiển của tấm điều khiển cho đúng vị
chắn an toàn không trí.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

nằm đúng vị trí hoặc bị


hỏng.
Tấm chắn an toàn phía Tấm chắn an toàn phía Đóng tấm chắn an toàn
trước trước bị mở lại.
Công tắc điều khiển Hiệu chỉnh công tắc
không đúng vị trí hoặc điều khiển cho đúng vị
bị hỏng trí.
Thông số cài đặt đầu Tham số quá nhiều Kiểm tra cài lại thông
cấp tay sách bị vượt Hệ số dung sai cài đặt số tay sách
quá Thay đổi lại hệ số
dung sai.
Thông số cài đặt đầu Tham số quá nhỏ Kiểm tra cài lại thông
cấp tay sách quá nhỏ Hệ số dung sai cài đặt số tay sách
Thay đổi lại hệ số
dung sai.
Lỗi hệ thống cảm biến Cảm biến nào đó Kiểm tra các zắc cắm
không hoạt động cảm biến
Kiểm tra chân zắc cắm
Lỗi tín hiệu Lỗi tín hiệu được xác Kiểm tra tín hiệu
nhận Kiểm tra các zắc cắm
Cảm biến nào đó cảm biến
không hoạt động
Lỗi hệ thống cấp tay Hệ thống cấp tay sách Hiệu chỉnh xử lý tay
sách hoạt động, tuy nhiên sách bị lỗi
tay sách xuống bị lỗi Lắp lại tấm an toàn
Hệ thống cấp tay sách cho khít
không hoạt động, tấm
chắn an toàn không
đóng khít
Lỗi băng chuyền Tay sách bị kẹt Xóa lỗi, reset lại ở hệ
thống trung tâm điều
khiển
Hệ thống vận chuyển Hệ thống vận chuyển Kiểm tra hệ thống vận
dây chuyền bị quá tải tay sách bị quá tải, các chuyển dây chuyền tay
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản
sách, lấy các tay sách
tay sách bị kẹt bị lỗi và các tay sách
còn trên băng chuyền,
reset lại lỗi ở trung tâm
điều khiển.

5.2. Đơn vị vào bìa mềm.


Những biểu hiện lỗi không chỉ thị trên màn hình và phương pháp xử lý:
Vấn đề Nguyên nhân xảy ra Phương pháp xử lý
Không kiểm soát được Bộ mã hóa trục chuyển Điều chỉnh máy theo
quyển sách trong má động không được điều hướng dẫn sử dụng
kẹp chỉnh Thay thế sensor bị
Bộ cảm biến phát hiện hỏng
sách bị lỗi
Không phát hiện được Cảm biến phát hiện bìa Thay thế sensor bị
bìa có trong quyển sách bị hỏng hỏng
sách Bộ mã hóa trục chuyển Điều chỉnh máy theo
động không được điều hướng dẫn sử dụng
chỉnh
Phay gáy sách không Hiệu chỉnh lại hệ
đạt yêu cầu thống dao phay gáy
Kiểm tra hiệu chnhr
góc các bánh răng
Điều chỉnh lại độ cao
của dao phay gáy theo
hướng dẫn của nhà sản
xuất máy.
Có quá nhiều phoi giấy Vệ sinh sạch sẽ túi
và dính keo trong đựng phoi giấy
quyển sách Vệ sinh sạch sẽ đầu ra
sách
Thay thế lưỡi dao phay
mới hoặc mài lại lưỡi
dao.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

5.3. Đơn vị dao cắt 3 mặt.


Những lỗi thể hiện trên màn hình điều khiển và phương pháp xử lý:
Thông báo lỗi Nguyên nhân Phương pháp xử lý
Hệ thống điều hành
dừng khẩn cấp
Hệ thống dây băng
truyền dừng khẩn cấp
Dừng khẩn cấp bên
trái
Dừng khẩn cấp bên
phải
Công tắc an toàn nắp
bảo hiểm
Công tắc an toàn cánh
cửa bên trái
Công tắc an toàn cánh
cửa bên phải
Công tắc an toàn nắp
bảo hiểm đầu ra sách
Đầu vào sách

BÀI 10: MỘT SỐ MÁY TRANG TRÍ BÌA SÁCH,


LÀM RUỘT SÁCH, VÀO BÌA SÁCH BÌA CỨNG.
Thời gian: 05 giờ (04 giờ LT, 01 giờ TH)

1. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy ép nhũ. Yêu cầu chất lượng sản
phẩm.
* Khái niệm:
 Là công đoạn gia công bề mặt có độ tương phản cao thông thường là có ánh
kim, thường là: ánh kim bạc.
 Ép nhũ cũng có thể ép lạnh và ép nóng.
* Cấu tạo:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Nguyên lý hoạt động:


* Yêu cầu chất lượng sản phẩm:

Tần số
Chỉ tiêu kiểm Cách thực
STT kiểm Sai số Ghi chú
tra hiện
tra
Loại nhũ sử dụng Kiểm Sản phẩm sau
Yêu cầu thông
kích thước khổ tra trước khi ép nhũ
tin từ phòng
1 nhũ (loại ngang) khi lắp 0 ngoài những
vật tư và kế
phù hợp. trên yêu cầu cần
hoạch.
máy. đạt được:
Kiểm tra khuôn Kiểm  Bền dưới
Quan sát bằng
2 nhũ, bàn ép trước tra trước tác dụng
trực quan.
khi ép nhũ. khi ép. của ngoại
Kiểm tra tay kê Kiểm lực, không
Ép căn chỉnh
định vị, bước tra xác bị trầy
3 chính xác tay
nhũ, áp lực trước suất. xước.
kê.
khi ép nhũ.  Đường nét
tại vùng ép
Kiểm nhũ phải
Kiểm tra bằng
tra từng sắc nét,
trực quan so
Vị trí nhũ trên tờ tờ trong ±0,5 – không bị
4 với hình ảnh
in. quá 1 .mm mốc, ố.
mẫu.
trình ép  Vùng ép
nhũ . nhũ không
bị biến
dạng chìm
Quan sát trên
90 – do áp lực
bề mặt, điều
Kiểm tra độ 100Mm quá lớn.
chỉnh nhiệt
5 bóng, ánh kim và ổn định tùy
độ, điều chỉnh
nhũ trên tờ in. theo
lực ép.
nhũ.

2. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy ép vân. Yêu cầu chất lượng sản
phẩm.
3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy bồi. Yêu cầu chất lượng sản
phẩm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Khái niệm: Là công đoạn dán, ghép bằng keo lên 1 bề mặt vật liệu khác như
carton sóng.
* Cấu tạo:
* Nguyên lý hoạt động:
Máy hoạt động bộ phận cấp giấy 1 có các con lăn, chổi lông giữ giấy để có
thể dán lên carton được phẳng nhẵn không bị nhăn nhờ các cặp con lăn và chổi
lông và bộ phận cattong 2 cùng hoạt động bộ phận trà keo 3. Trà keo lên bề mặt
nhờ các cặp con lăn trà keo trà keo và được vận chuyển nhờ các cặp trục và dây
băng vận chuyển. Ra bộ phận ép và vận chuyển 4 ép chặt vận chuyển ra bộ phận
thu nhận sản phẩm 5.
* Yêu cầu chất lượng sản phẩm:

Tần số
Chỉ tiêu kiểm Cách thực
STT kiểm Sai số Ghi chú
tra hiện
tra
Đọc kỹ sổ Sản phẩm sau
Kiểm
Kiểm tra máy giao ca và khi bồi thông
tra xác
trước khi hoạt kiểm tra hoạt thường còn gia
1 xuất 1 0
động. động bình công trên các
số bộ
thường của công đoạn
phận.
máy. khác nhau: bế,
Kiểm dán, gấp. Do
Vật liệu đầu vào Công nhân tra khi đó yêu cầu sản
2 đúng phiếu sản trực tiếp kiểm làm việc phẩm bồi đạt
xuất. tra. trên được độ bền
máy. cao, dán không
Kiểm tra đảm bảo Kiểm tra bằng Kiểm bị bọt khí.
độ kết dính, độ cách bóc, xé tra xác Nhất là những
3
khô keo trên bề thử để đánh suất. sản phẩm bồi
mặt tờ bồi. giá. trên carton.
4 Kiểm tra vị trí tay Kiểm tra bằng ±0,5 –
kê tờ bồi. trực quan so Kiểm 1 .mm
với hình ảnh tra xác
mẫu. suất có
chu kỳ.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

Kiểm tra bằng


Kiểm
Kiểm tra tính phù trực quan so
tra xác
5 hợp của keo với với hình ảnh
suất có
tờ bồi. mẫu.
chu kỳ.

4. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy làm ruột sách bìa cứng. Yêu cầu
chất lượng sản phẩm.
* Làm tròn gáy ruột sách bằng máy:
Bộ phận làm tròn gáy sách có cấu tạo:

Ruột sách (1) được chuyển sang bộ phận khuôn (2) để làm tròn gáy ở vị trí a:
khuôn gồm đế (2) hình bán nguyệt lõm cố định để gáy sách tiếp xúc, được 2 thanh
(4) đỡ. Hình bán nguyệt lồi (3) ở trên chuyển động lên xuống. Trong khuôn có ruột
sách, hình bán nguyệt lồi hạ xuống ép bụng ruột sách và sẽ tạo gáy sách thành hình
vòng cung.
+ Ruột sách được 2 trục (5) ép chặt để gáy sách không bị nở to hơn bụng ruột
sách.
+ Ruột sách được 2 trục (6) quay ngược chiều nhau và đưa sang dán chỉ
đầu…
Ở vị trí b, ruột sách được ép chặt định hình gáy bằng 2 trục ép (5). ở vị trí c, ruột
sách được 2 trục (6) quay ngược chiều và đưa ruột sách sang bộ phận dán chỉ đầu.
* Tính độ dài cung tròn:
- Gọi độ dày gáy ruột sách (gáy vuông): G0
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Gọi độ dài của gáy ruột sách (gáy tròn): Gt


- Gọi độ dài của gáy ruột sách hình nấm: Gn
* Tính G0:
+ Bằng cách
đo trực tiếp gáy
ruột sách bằng
dụng cụ.
+ Dùng công thức: G0 = T.a1/2 + 4a2 + 2a3 + na4 + …
Trong đó có:
T: Tổng số trang của ruột sách.
a1: Độ dày giấy in ruột sách.
a2: Độ dày của tờ gác.
a3: Độ dày của giấy, vải dán bao.
a4: Độ dày của phụ bản.
n: số tờ phụ bản.
5. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy làm bìa sách bìa cứng. Yêu cầu
chất lượng sản phẩm.
Làm bìa bằng máy công nghệ và các bước ghép bìa, dán bìa, gấp mép…
tương tự như ghép, dán bìa thủ công nhưng năng suất tăng gấp nhiều lần.
Đến nay công nghệ đóng sách bìa cứng ngày càng phát triển có nhiều loại
máy ghép, dán… làm bìa hiện đại, liên hoàn…Giới thiệu hai loại ghép dán bìa đơn
giản:
* Sản xuất bìa cứng toàn phần trên máy:
a. Máy dán bao toàn phần:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

+ Cấu tạo:
1. Cuộn vải, vải giả da…
2. Trục lô chà keo.
3. Hộp đựng keo.
4. Ngăn chứa bìa.
5. Lô chà lớp keo đều.
6. Bìa cát tông ở trong ngăn chứa.
7. Hai cát tông bìa dán lên vải.
8. Giấy gáy bìa.
9. Hai cát tông bìa và băng lót gáy được dán lên vải.
10. Bìa được gấp 2 mép vải theo chiều rộng bìa.
11. Cắt vải dán bao bìa.
12. Gấp 2 mép vải theo chiều dài.
13. Bìa thành phẩm.
+ Hoạt động: Máy làm việc như sau:
- Chà keo lên vải bao bìa.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Bìa được tự động dán lên vải.


- Dán băng lót gáy bìa.
- Cắt thành từng bìa.
- Gấp 4 mép bìa.
Khi máy làm việc, hệ thống trục lô chuyển keo từ hộp đựng (3) lên lô chà keo
(2), rồi chà keo lên vải từ cuộn (1) đưa lên. Keo trên mặt vải được chà đều và
mỏng. Đến ngăn chứa bìa 2 mảnh cát tông được dán lên vải ở ngăn (4), sau đó gáy
giấy (8) dán vào giữa 2 mảnh bìa. Dao (11) cắt ra thành bìa một, rồi được gấp 4
mép vải sát cát tông bìa để tạo thành bìa thành phẩm (13).
b. Máy dán bao bìa và dán gáy vải bìa phức hợp:
Máy có hai khả năng ghép và dán bìa:
- Ghép và dán bao toàn bìa.
- Ghép và dán gáy vải, phần cát tông còn lại dán giấy hay giấy giả da.
+ Cấu tạo:
1. Vải dán bao bìa.
2. Hai ngăn đặt cát tông bìa.
3. Cuộn giấy lót gáy hay vải dán bao gáy bìa.
4. Hệ thống vòi hút vải ra khỏi ngăn.
5. Hệ thống nhíp kẹp mép vải.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

6. Trục chuyển và ép vải để chà keo.


7. Lô chà keo.
8. Hệ thống nhíp chuyển vải vào bàn nâng.
9. Trục nâng bàn để dán cát tông bìa.
10. Xích có mấu đẩy và chuyển 2 bìa.
11. Hai mảnh cát tông bìa và gáy bìa.
12. Hệ thống trục nhỏ dẫn giấy làm gáy bìa.
13. Trục chuyển cát tông bìa để dán vào vải.
14. Dao cắt giấy làm gáy bìa.
15, 16. Hai thanh gấp mép vải theo chiều dài bìa.
17, 18. Hai thanh gấp mép vải theo chiều rộng bìa.
19. Bìa.
20. Bàn có vòi hơi hút cát tông bìa.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

21. Bể keo.
+ Hoạt động:
- Vải ở trong ngăn (1) được hệ thống vòi hút (4) đưa ra khỏi ngăn. Trục (6) quay
tròn ngược chiều kim đồng hồ. Hệ thống nhíp (5) trên trục kẹp lấy chiều dài vải
đưa vào chà keo. Lô (7) lấy keo từ bể (21) chà lên vải. Trục (6) tiếp tục quay hết
một vòng, hệ thống nhíp (8) chuyển vải vào bàn có trục nâng (9).
- Xích có mấu (10) chuyển động vào phía trong máy đẩy bìa (2) ra khỏi ngăn và
chuyển cát tông bìa vào vị trí (11). Hệ thống trục (12) kéo giấy lót gáy (3) vào giữa
hai mảnh cát tông bìa.
- Trục (13) hạ bàn hút bìa (20) xuống hút lấy cát tông bìa và gáy bìa, trục nâng
lên và quay 1800 để đặt cát tông bìa vào mảnh vải đã được chà keo trên bàn có trục
nâng (9) cát tông gắn chắc vào vải, bàn (9) hạ xuống để thanh (15, 16) gấp 2 bên
mép vải, sau đó 2 thanh (17, 18) tiến vào gấp nốt 2 mép vải và bìa được đưa ra ở vị
trí (19).
Vào bìa bằng máy năng suất đạt trung bình từ 300 - 500bìa/h.
6. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động máy vào bìa sách bìa cứng. Yêu cầu
chất lượng sản phẩm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

1. Tấm kim loại: có 3 tấm, khi máy làm việc 3 tấm kim loại có ruột sách ở vị
trí khác nhau.
2. Trục quay.
3. Bộ phận chuyển sách ra khỏi máy. Nếu bộ phận này không làm việc lấy
sách ra và đặt sách vào máy bằng máy.
4. Lô chà keo.
5. Bể keo.
6. Bìa được xích và mấu đẩy ra khỏi ngăn.
7. Ngăn đặt bìa ở phía sau máy.
8. Bìa được dây băng chuyển vào ở vị trí vào bìa.
I. Bìa đặt trong ngăn.
II. Bìa được xích và mấu đẩy ra khỏi ngăn.
III. Bìa ở vị trí vào bìa.

I. Ruột sách đặt trên tấm kim loại.


II. Ruột sách được chà keo lên 2 trang tờ gác.
III. Bìa và ruột sách ở vị trí chuẩn bị vào bìa.
IV. Bìa và ruột sách được vào bìa.
+ Hoạt động:
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

- Ngăn chứa bìa (7) điều chỉnh theo khổ bìa. Dỗ bằng bìa đặt vào trong ngăn.
Xích và mấu đẩy bìa ra khỏi ngăn (6). Dây băng đưa bìa vào trong máy để chuẩn bị
vào bìa (8).
- Ruột sách được đặt lên tấm kim loại (1). Xích và trục quay (2) đưa ruột
sách xuống gầm máy. Trục quay góc 120 0 để ruột sách ở vị trí chuẩn bị được chà
keo (I). Xích tiếp tục nâng ruột sách lên để chà keo vào 2 trang tờ gác (II), vào bìa
(III) và sách được là 2 bên bìa để tờ gác gắn chắc vào bìa (IV).
- Sách được bộ phận (3) chuyển ra khỏi máy. Nếu bộ phận này không làm
việc: ruột sách và sách được đặt và lấy ra bằng tay.
- Máy chay liên tục thì ba tấm kim loại đều có ruột sách ở ba vị trí khác
nhau: trục quay 1200 để đặt ruột sách vào tấm kim loại. Quay tiếp 1200 ruột sách
được chà keo và vào bìa. Quay 1200 để lấy sách ra.
- Vào bìa máy năng suất đạt: 600 - 900 cuốn giờ, mỗi cuốn 15 tay sách 16
trang, sách dày nhiều tay hơn năng suất giảm, sách ít trang năng suất tăng.
Vào bìa thủ công đạt 30 - 60cuốn/giờ.
+ Gáy ruột sách hình tròn hay hình nấm phải thay lô chà keo.

1. Lô chà keo.
2. Bể keo.
3. Tấm kim loại.
4. Ruột sách.
+ Nhận xét:
- Vào bìa bằng máy năng suất tăng 15 - 20 lần vào bìa thủ công.
- Máy có khả năng vào bìa ruột sách dày 5 - 50mm.
- Khổ bìa nhỏ: 130x8mm, lớn 580 x 359mm.
Bài giảng Công nghệ Hoàn thiện XBP cơ bản

* Yêu cầu chất lượng kỹ thuật của sách bìa cát tông
+ Sách thành phẩm đúng khổ ghi trong phiếu sản xuất.
+ Bìa trên và bìa dưới của sách đối xứng nhau. Sách có các cạnh đối song
song và 2 canh liên tiếp tạo thành góc vuông.
+ Các mép ruột sách và mép bìa đúng quy cách. Gáy ruột sách sát gáy bìa,
không có khe hở giữa chỉ đầu với gáy sách.
+ Tờ gác không bị nhăn, phồng, rộp. Các mép tờ gác cách mép bìa đúng quy
cách. Tờ gác bám chắc vào cát tông bìa tạo sự liên kết bền vững giữa bìa và ruột
sách.
+ Chữ, hình ảnh, khung, nền…ép in trang trí trên bìa và gáy sách phải rõ
ràng, sáng sủa, vuông thành sắc nét, cân đối hài hoà và đúng vị trí, màu sắc, nội
dung như mẫu và maket.
+ Chất lượng nguyên liệu đóng sách theo mẫu và phiếu sản xuất quy định.
+ Cuốn sách chắc, bền, đẹp. Bìa mở ra đóng lại dễ dàng. Khi mở sách các
trang nằm sát bên bìa 2 và 3 tạo điều kiện dễ đọc, thời gian sử dụng sách lâu.
+ Kiểm tra độ bền vững của bìa và ruột sách bằng lực kế.
* Đo độ xé đứt của tờ gác, giấy, vải… dán bao gáy bìa và ruột sách. Tỉ số
giữa lực xé với diện tích bìa là hệ số xé đứt:
A = P/S
A - Hệ số xé đứt (kG/cm2).
P - Lực xé của bìa (tờ gác) và ruột sách (kG).
S - Diện tích của bìa (cm2).
Hệ số A = 2-3kG/cm2 tờ gác và bìa đạt tiêu chuẩn, bìa và ruột sách không bị
rạn, nứt, rách…
* Đo độ bám dính của keo, độ bền của tờ gác và độ cong của bìa… Cặp 2
mép bìa để ruột sách treo tự do: bìa không bi oẻ, không bị cong, tờ gác không bị
xé rách, không bị tước… sách đạt tiêu chuẩn.

You might also like