You are on page 1of 184

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n


----------------

PH¹M THÞ Mü LINH

C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN TU¢N THñ THUÕ


CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM: NGHI£N CøU
TR¦êNG HîP THµNH PHè Hµ NéI

luËn ¸n tiÕn sÜ
TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Hµ Néi, N¡M 2019


Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
----------------

PH¹M THÞ Mü LINH

C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN TU¢N THñ THUÕ


CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM: NGHI£N CøU
TR¦êNG HîP THµNH PHè Hµ NéI

Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng


M· sè: 9340201

luËn ¸n tiÕn sÜ

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:


1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
2. TS. HOÀNG THỊ MINH CHÂU

Hµ Néi, N¡M 2019


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày......tháng......năm 2019


Tác giả luận án

Phạm Thị Mỹ Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tác giả xin được gửi đến các thầy cô giáo Viện Ngân hàng
Tài chính của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn nhiệt tình tư vấn và hỗ trợ
trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh
đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tập thể sư phạm Viện Đào tạo Sau đại học, đã
tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành được luận án. Đặc biệt, tác
giả muốn dành tình cảm và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai giảng viên hướng dẫn,
PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương và TS. Hoàng Thị Minh Châu đã luôn sát cánh bên
tác giả, có những hỗ trợ, định hướng nghiên cứu và tư duy khoa học rõ ràng trong
những năm tháng tác giả thực hiện nghiên cứu này.
Để hoàn thành luận án, không thể thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, của các doanh
nghiệp, của các thầy cô giáo trong trường, sự hỗ trợ của bạn bè, người thân đã cổ vũ và
tạo động lực để tác giả vượt qua khó khăn. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho
gia đình thân yêu đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu
thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành
Luận án.
Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Phạm Thị Mỹ Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... ix
GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 1
1. Giới thiệu về luận án ........................................................................................... 1
2. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu........................................................... 2
3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5.1. Nghiên cứu tại bàn ............................................................................................ 4
5.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 4
5.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 4
5.4. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 4
Kết luận phần giới thiệu chung ................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam................................................................ 7
1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 10
1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế ....................................................... 11
1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế ................................................ 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế..................................................... 20
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 25
Kết luận chương 1.................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU. ........................................................................................................ 27
2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 27
2.2. Phân loại tuân thủ thuế .................................................................................. 30
2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế................. 33
2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng .............................................................. 33
2.3.2. Lý thuyết triển vọng ................................................................................... 34
iv

2.3.3. Thuyết kỳ vọng........................................................................................... 35


2.3.4. Lý thuyết răn đe ......................................................................................... 36
2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý ....................................................................... 36
2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT))........... 39
3.3.7. Lý thuyết Người đại diện ............................................................................. 39
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 40
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế
của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................... 42
Kết luận chương 2.................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................ 51
3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 51
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................... 51
3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 52
3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính........ 54
3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 56
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng ................................................................... 56
3.2.2. Thang đo các biến ........................................................................................ 57
3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 63
3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức ................................................................. 64
Kết luận chương 3.................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 66
4.1. Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu ...................... 66
4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ................................................................................................. 75
4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội .................................................................................................. 75
4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế ............ 76
4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế ................................................................. 78
4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. ........................................ 89
4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu............................ 92
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ............................. 93
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 97
v

4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế....................................................................................... 103
4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập .......................... 113
4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 118
Kết luận chương 4.................................................................................................. 134
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT ........................................................ 135
5.1. Một số kiến nghị ........................................................................................... 135
5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ............................................................ 135
5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế ............................................................... 137
5.2. Các đóng góp của luận án ............................................................................ 144
5.3. Các hạn chế của luận án............................................................................... 146
5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 147
Kết luận chương 5.................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 150
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nội dung


CCT Cơ quan thuế
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
GTGT Gía trị gia tăng
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
SXKD Sản xuất kinh doanh
TC-DN Tổ chức – Doanh nghiệp
TP Thành phố
TTHC Thủ tục hành chính
VPC Văn phòng cục
VPHC Vi phạm hành chính
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Tóm tắt định nghĩa các biến ................................................................... 41
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 49
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................... 55
Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng............................................... 56
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt các thang đo ...................................................................... 61
Bảng 4.1: Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát .................................... 66
Bảng 4.2: Bảng thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............ 76
Bảng 4.3: Bảng thống kê công tác tuyên truyền năm 2014, 2015, 2016, 2017 ........ 79
Bảng 4.4: Bảng thống kê công tác hỗ trợ DN năm 2014, 2015, 2016, 2017 ............ 80
Bảng 4.5: Đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế ................................ 82
Bảng 4.6: Đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế............................... 84
Bảng 4.7: Đánh giá tuân thủ báo cáo của người nộp thuế ....................................... 86
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế bắt buộc . 93
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 93
Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Khả năng bị kiểm tra ... 94
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Xử phạt ........................ 95
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Danh tiếng ................... 95
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Chuẩn mực xã hội ........ 96
Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Đạo đức thuế................ 96
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Khả năng bị kiểm tra ....... 97
Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Xử phạt ........................... 98
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Chuẩn mực xã hội ........... 98
Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Đạo đức thuế ................... 99
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Danh tiếng ....................... 99
Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ bắt buộc .......... 100
Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ tự nguyện........ 100
Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ thuế ................ 101
Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến ....................... 101
Bảng 4.24: Kết quả tải về các nhân tố sau khi xoay các ma trận ............................. 102
Bảng 4.25: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc ... 103
Bảng 4.26: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 104
Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế tự nguyện . 104
Bảng 4.28: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế bắt buộc . 105
Bảng 4.29: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 105
Bảng 4.30: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 105
Bảng 4.31: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 106
Bảng 4.32: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 106
viii

Bảng 4.33: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 106
Bảng 4.34: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng 4.35: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng 4.36: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107
Bảng 4.37: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 108
Bảng 4.38: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 108
Bảng 4.39: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 109
Bảng 4.40: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 110
Bảng 4.41: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111
Bảng 4.42: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111
Bảng 4.43: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112
Bảng 4.44: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112
Bảng 4.45: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn .... 113
Bảng 4.46: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau
khi móc nối e3 và e5 ............................................................................ 114
Bảng 4.47: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
sau khi móc nối e3 và e5 ...................................................................... 115
Bảng 4.48: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
sau khi móc nối e2 và e4 ...................................................................... 117
Bảng 4.49: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau
khi móc nối e2 và e4 ............................................................................ 117
Bảng 4.50: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 118
Bảng 4.51: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 120
Bảng 4.52: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
cuả toàn bộ các biến trong mô hình ...................................................... 120
Bảng 4.53: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 121
Bảng 4.54: Bảng các trọng số hồi quy .................................................................... 123
Bảng 4.55: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 125
Bảng 4.56: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) 127
Bảng 4.57: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc .... 129
Bảng 4.58: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện .. 129
Bảng 4.59: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130
Bảng 4.60: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130
Bảng 4.61: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA 130
Bảng 4.62: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 131
Bảng 4.63: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 131
Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 133
ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1: Ý kiến của người nộp thuế về chính sách thuế ....................................... 68
Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế .......................... 69
Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế .......................... 70
Biểu đồ 4.4: Đánh giá các hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm thuế................ 71
Biểu đồ 4.5 : Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế..... 72
Biểu đồ 4.6: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .......... 73
Biểu đồ 4.7: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế với công chức thuế ................. 74

Hình vẽ:
Hình 1.1. Mô hình tuân thủ thuế của Strumpel ........................................................... 16
Hình 1.2: Mô hình Tài chính Tư lợi ........................................................................... 18
Hình 1.3: Mô hình Fischer mở rộng ........................................................................... 18
Hình 1.4: Mô hình hiểu biết về thuế ........................................................................... 19
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) ................................................ 37
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................ 38
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 41
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................................ 55
Hình 4.1: Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mô hình ................................... 116
Hình 4.2: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (lần 1) ............................... 118
Hình 4.3: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình đã chuẩn hóa) .... 119
Hình 4.4: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 122
Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định ............................................................ 126
Hình 4.6: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu ................ 132
1

GIỚI THIỆU CHUNG


1. Giới thiệu về luận án
Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt
Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội gồm 170 trang bao gồm lời cam
đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, hình, chữ viết tắt, giới thiệu chung về luận
án, nội dung của luận án và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của
luận án bao gồm 5 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ
sở lý luận, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Chương 3: Thiết kế nghiên
cứu; Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và phân tích dữ liệu nghiên cứu; Chương 5: Kiến
nghị và tổng kết. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Phương pháp
nghiên cứu chính là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định
lượng với kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với nghiên cứu trên
mẫu lớn kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
đề xuất các giải pháp làm tăng tuân thủ thuế của người nộp thuế.

2. Sự cần thiết của đề tài


Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan
trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo
hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phân phối lại của cải, thu
nhập trong xã hội. Xu thế chung của ngành thuế các nước trên thế giới đều muốn cải
thiện mối quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang
quan hệ “bạn đồng hành” cùng thực hiện nhiệm vụ chung cho Nhà nước. Để thực hiện
được mục tiêu đó, ngành thuế Việt Nam đã có những thay đổi về phương thức và cách
thức tổ chức thu thuế, từ cơ chế tổ chức thu thuế theo hình thức “thông báo thuế” đến cơ
chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về kê khai,
nộp thuế. Cơ chế tự tính, tự khai thuế vốn được coi là cơ chế quản lý thuế tiên tiến được
áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng trong trường hợp người nộp thuế không tuân
thủ thuế tốt cùng với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các gian lận
của người nộp thuế, cơ chế tự khai, tự nộp sẽ không phát huy hiệu quả ngược lại còn
làm thất thoát số tiền thu thuế của ngân sách Nhà nước. Nhiều quốc gia hiện nay hướng
vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Mục đích của của chiến lược
này là tìm ra các nhân tố có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thu thuế hiệu quả đặc biệt tập trung
2

tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp.
Hà Nội vừa là thủ đô, vừa là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước. Theo số liệu
từ Vietnam Report, mặc dù xếp thứ hai về số lượng doanh nghiệp sau TP. Hồ Chí
Minh trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất nhưng
tỷ lệ nộp thuế của các doanh nghiệp tại Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh và chiếm
gần 40% trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt
Nam. Trong 3 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tại Hà Nội không
ngừng tăng lên. Theo Tổng số liệu từ cục thống kê thành phố Hà Nội, năm 2017, Hà
Nội có 24.545 doanh nghiệp thành lập mới, nhiều đứng thứ 2 cả nước. Ước tính, năm
2018, Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành lập mới cho 25.742 doanh nghiệp nâng tổng
số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 255.280 doanh
nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lí
thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế Hà Nội.
Mặt khác, thông qua hình thức phỏng vấn các chuyên gia và qua tìm hiểu, tác giả
nhận thấy Hà Nội, ngoài việc là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước, hầu hết các
doanh nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc đều có chi nhánh,
công ty con, cơ sở trực thuộc hoặc văn phòng đại diện tại thủ đô Hà Nội. Cũng thông
qua phỏng vấn sâu tác giả ghi nhận, các đơn vị trong cùng hệ thống, cùng đơn vị
thường có hành vi nộp thuế, tuân thủ thuế như nhau. Điều này khiến cho mẫu nghiên
cứu của tác giả tại Hà Nội mang tính đại diện cao.
Nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được thực hiện nhiều nhưng chiều tác động và
mức độ ảnh hưởng còn chưa thống nhất, có sự khác biệt ở từng bối cảnh nghiên cứu cụ
thể. Tại Việt Nam, nghiên cứu về tuân thủ thuế có sử dụng phương pháp phân tích
định tính kết hợp phương pháp định lượng còn chưa nhiều.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà
Nội làm đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu


3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở
3

kết quả nghiên cứu, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế
nhằm tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế.

3.2. Mục tiêu cụ thể


(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các lý thuyết gốc về tuân thủ thuế và các nhân
tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(3) Thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu trên mẫu nghiên cứu, kiểm
định mối quan hệ giữa các nhân tố với nhân tố tuân thủ thế trong nền kinh tế đang
chuyển đổi ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt với các nghiên cứu tại các nền kinh tế
đã phát triển.
(4) Gợi ý một số đề xuất giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật thuế.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời một số câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Tuân thủ thuế là gì? Các hướng tiếp cận nghiên cứu tuân thủ thuế? Các lý
thuyết gốc và các nhân tố trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt
buộc, tuân thủ thuế và mức độ ảnh hưởng?
- Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hà Nội?
- Những khuyến nghị nào cho các nhà hoạch định chính sách thuế và cơ quan
thuế nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế đặc biệt tập trung vào tăng cường tuân thủ
tự nguyện của doanh nghiệp?

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, chuẩn mực xã
hội, danh tiếng doanh nghiệp, đạo đức thuế, sở hữu, tuân thủ tự nguyện, tuân thủ bắt buộc.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
4

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Nghiên cứu tại bàn
Từ việc tổng quan nghiên cứu và thông qua nghiên cứu trên một số các trang
web có uy tín như https://scholar.google.com.vn/, http://search.proquest.com/,
http://www.sciencedirect.com … Trong mỗi nghiên cứu, tác giả tìm hiểu các nội dung
như: Cơ sở lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu, các nhân tố trong nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những thành tựu và những hạn chế của nghiên cứu; tổng kết
các hướng nghiên cứu chính về tuân thủ thuế trên thế giới, các lý thuyết gốc được sử
dụng trong các nghiên cứu từ đó nêu được khoảng trống nghiên cứu, xây dựng hướng
nghiên cứu của đề tài, làm rõ các khái niệm của nhân tố tuân thủ thuế cũng như các nhân
tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên
cứu sơ bộ.

5.2. Nghiên cứu định tính


Dựa vào mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước trên, tiến hành phỏng vấn
sâu các chuyên gia tư vấn xây dựng chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và những
doanh nghiệp đang thực hiện các nghĩa vụ thuế để đánh giá sự phù hợp của các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu, đưa ra ý kiến nên thêm hoặc bỏ nhân tố nào cho phù hợp
với bối cảnh nghiên cứu. Kết quả của bước này sẽ giúp tác giả xây dựng được mô hình
nghiên cứu phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo của các biến
làm cho chúng có độ tin cậy và giá trị hội tụ cao hơn.
Phỏng vấn người nộp thuế để tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp hiện nay theo đánh giá của người nộp thuế

5.3. Nghiên cứu định lượng


Sử dụng bảng hỏi được xây dựng từ tổng quan và các bước nghiên cứu trước để
tiến hành thu thập số liệu trên diện rộng với quy mô mẫu lớn, kiểm định mô hình
nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Một số các công cụ nghiên cứu định
lượng được tác giả sử dụng như: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích hồi quy
đa biến; Phân tích phương sai; Phân tích sợ bộ dữ liệu bằng phân tích nhân tố EFA;
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khẳng định CFA và Phân
tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

5.4. Kết cấu của luận án


Luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
5

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: Khái quát các nghiên cứu tại Việt
Nam và trên thế giới, các hướng nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu đã được áp
dụng. Từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU: Đưa ra các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, trốn thuế, tránh thuế.
Nêu các cách phân loại thuế, các lý thuyết gốc được sử dụng trong các nghiên cứu về
tuân thủ thuế. Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong luận án.
Chương 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU: Trình bày thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế và từ nhận định của người nộp thuế.
Trên cơ sở phân tích số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát, tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích số liệu định lượng qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM để đánh giá mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu, kết hợp với phân tích dữ liệu
định tính để trả lời cho các giả thuyết và đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT: Trên cơ sở số liệu nghiên cứu, luận
án đã chứng minh các giả thuyết và đưa ra những bình luận làm cơ sở cho những vận
dụng thực tế. Bên cạnh đó, luận án còn gợi ý những đề xuất giúp tăng cường tuân thủ
thuế của người nộp thuế.
6

Kết luận phần giới thiệu chung


Nội dung chính của phần giới thiệu chung nói lên tính cấp thiết của vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án. Quy trình
nghiên cứu của luận án, cấu trúc của luận án cũng như tóm tắt điểm đóng góp mới của
luận án được trình bày ở chương 1 để người đọc có thể theo dõi một cách rõ ràng và
logic cho vấn đề nghiên cứu.
7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tuân thủ thuế. Trong luận án
tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân
thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), NCS Nguyễn Thị Lệ
Thúy (2009) đã nghiên cứu tuân thủ thuế dựa trên lý thuyết về hành vi tuân thủ của
Braithwaite. Theo Braithwaite, hành vi tuân thủ được chia thành 4 cấp độ là từ chối,
miễn cưỡng, chấp nhận, cam kết. Từ lý thuyết trên, tác giả đã nghiên cứu tổng quát
hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và chia
hành vi tuân thủ thuế thành hai xu hướng tuân thủ thuế rõ rệt. Xu hướng thứ nhất là xu
hướng tích cực. Xu hướng thứ hai là xu hướng tiêu cực và chủ yếu là miễn cưỡng tuân
thủ. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có hành vi tự nguyện tuân thủ thuế. Khi nghiên
cứu nhân tố quy mô doanh nghiệp với tuân thủ thuế, tác giả nhận thấy có sự ảnh hưởng
thuận chiều của 2 nhân tố này. Những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ (dưới 10 lao
động và vốn dưới 1 tỷ đồng) chủ yếu là miễn cưỡng tuân thủ thuế với tỷ lệ 67%, chỉ
20% là tuân thủ nghĩa vụ thuế; 4,7% là “ cam kết” còn mức độ “từ chối” là lớn hơn
nhiều so với nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi quy mô tăng lên, doanh nghiệp
có xu hướng tuân thủ tích cực và giảm dần xu hướng tuân thủ tiêu cực. Theo quy mô
lao động có trên 44% doanh nghiệp từ 10-200 lao động ở cấp độ chấp nhận, cấp độ
miễn cưỡng giảm xuống 37%. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn (>200 lao
động và vốn >10 tỷ đồng) tình trạng tuân thủ thuế cải thiện hơn. Có đến 25% số doanh
nghiệp này cam kết hợp tác với cơ quan thuế, thậm chí còn thay mặt cơ quan thuế để
khuyến khích đối tượng nộp thuế khác. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố loại hình
doanh nghiệp với nhân tố tuân thủ thuế tác giả đã thấy rằng các doanh nghiệp có vốn
Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện hành vi tuân thủ thuế
tích cực. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và các công ty cổ
phần thường có xu hướng tuân thủ tiêu cực.
Trong bài báo nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
của doanh nghiệp tư nhân - Xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn của TS. Nguyễn
Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân đăng trên Tạp chí Công Nghệ & Ngân hàng (2012)
tác giả đã dựa trên mô hình của Mohd và Ahmad (2011) từ đó thay đổi, bổ sung một
số biến đo lường nhằm giải thích chặt chẽ mức độ ảnh hưởng của các biến đó tác động
đến mô hình. Tác giả bài báo sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến tính nghiên cứu
trên mẫu là 170 doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh để chứng minh sự
8

liên quan giữa biến phụ thuộc là khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp, các
biến độc lập là doanh thu, nợ, tổng tài sản. Từ mô hình trên tác giả đã thấy lợi nhuận
trước thuế (EBT) có quan hệ ngược chiều với hành vi nộp thuế đúng hạn và ngược với
kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Nhân tố tổng thuế phải nộp có quan hệ ngược chiều
với hành vi nộp thuế đúng hạn. Kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của
Friedland và các tác giả (1987) về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế về
khía cạnh trốn thuế thu nhập. Nhân tố ngành nghề cũng có quan hệ ngược chiều với
hành vi tuân thủ thuế. Phần lớn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại hàng hóa được mua đi, bán lại là chính, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
hàng hóa trong và ngoài nước, việc chạy đua theo doanh thu và lợi nhuận trong tình
hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, sự khó khăn trong việc huy động vốn trong
các ngân hàng, lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp tương đối cao hơn mức
phạt nộp chậm tiền thuế vào NSNN, áp lực thanh toán đối với các khoản phải trả đúng
hạn như lãi vay, thanh toán cho người bán, hàng tồn kho...là những nguyên nhân ảnh
hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước cụ thể là việc nộp thuế
đúng hạn, đôi khi chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, phương pháp hồi quy đa
biến tác giả sử dụng trong nghiên cứu mới chỉ ra được có sự tác động một chiều của
các biến độc lập với biến phụ thuộc, chưa chỉ ra được sự tác động ở chiều ngược lại,
chưa tính toán được sai số đo lường, tính toán được các biến tiềm ẩn và biến quan sát
một cách rõ ràng.
Nghiên cứu “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế” của tác giả Đặng
Thị Bạch Vân (2014) trên tạp chí Phát triển và Hội nhập đã tóm tắt một cách sơ nét nhất các
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế của người nộp thuế, tổng quan một số nhân
tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
chưa thực hiện kiểm định liệu các nhân tố có tác động đến tuân thủ thuế hay không.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” của Phan
thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) trên tạp chí Tài chính xác định được các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP HCM. Tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu các nhân tố độc lập tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm (1) cấu
trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm doanh nghiệp; (3) chất lượng quản trị công; (4) chất lượng
dịch vụ thuế; (5) ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; (6) các chuẩn mực xã hội; (7) các
yếu tố kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất chính sách thuế nhằm
tăng cường tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
9

Trong luận án tiến sĩ “Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt
Nam” của Lèng Hoàng Minh 2017 tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, đối chiếu,
phân tích, đánh giá… để chỉ đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân
thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 và chỉ ra nguyên nhân của
thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam thời gian tới và các điều kiện
cần thiết đảm bảo thực hiện thành công các giải pháp đó.
Trong bài báo: Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả
khảo sát và một số kiến nghị của ThS Nguyễn Hoàng và PGS, TS Đào Thị Phương
Liên đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển (2013), từ kết quả khảo sát trên 200
doanh nghiệp, tác giả đã thống kê mẫu, đánh giá nhân tố và đưa ra kiến nghị với
doanh nghiệp, với người nộp thuế và cơ quan thuế. Điểm hạn chế của bài báo là
phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở thống kê mô tả, từ đó đưa ra nhận định và
đề xuất giải pháp.
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập
của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của
Bùi Ngọc Toản (2017) trên Tạp chí khoa học - Đại học Huế sử dụng phương pháp
phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích mô hình hồi quy bội nhằm nhận dạng và
đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy yếu tố đặc điểm của cơ
quan thuế tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc đưa thêm yếu tố mới này và có ý
nghĩa thống kê đã tạo nên điểm mới của bài nghiên cứu so với các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây.
Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế tại Việt Nam trước đây chưa
nghiên cứu một cách tổng thể các nhóm nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế tại Việt
Nam. Đa số các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam trước đây chỉ dừng lại ở
mức độ thống kê, mô tả, chưa đưa ra được các bằng chứng khoa học về xu hướng
hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế còn chưa nhiều. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu trước
đây chỉ hạn chế trên một phạm vi một quận, một huyện hoặc chỉ nghiên cứu một khía
cạnh của việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp, chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tuân thủ thuế trên phạm vi rộng. Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp cũng là
nhân tố được đề cập rất hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy, mối quan
10

hệ, các tác động hay những kết quả của vấn đề này dường như cũng chưa được kiểm
chứng, đánh giá đầy đủ.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp từ cách tiếp cận các lý thuyết: Kinh
tế, tâm lý, xã hội, đặc điểm doanh nghiệp trong đó tác giả muốn tập trung nghiên cứu
và kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, đạo đức
thuế, chuẩn mực xã hội hay danh tiếng của người nộp thuế đến nhân tố tuân thủ thuế
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định nhân tố
tác động và chiều tác động đến tự nguyện tuân thủ hay bắt buộc tuân thủ của người
nộp thuế.

1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới


Vào thập niên 80, những nghiên cứu về hành vi trốn thuế và không tuân thủ
thuế rất phát triển ở Mỹ cùng với mối quan tâm của chính phủ Mỹ về “Thất thu thuế”
(tax gap) Tanzi và Shome (1993) trong thời kỳ này. Tax gap được định nghĩa là sự
chênh lệch giữa khoản tiền thuế mà người nộp thuế phải đóng và khoản tiền thuế họ
thực sự đóng và đóng đúng hạn cho Chính Phủ. Đây có thể coi là số tiền thất thu thuế
của Chính Phủ trong một khoảng thời gian nhất định (Andreoni và cộng sự, 1998).
Tiền thuế thất thu được xem là hậu quả của ba dạng hoạt động: Không nộp hồ sơ khai
thuế (Nonfiling); Khai thiếu tiền thuế phải đóng (Underreporting) bao gồm việc khai
không đủ nguồn lợi tức kiếm được (understating income), hoặc khai các khoản thuế
giảm nhiều hơn số tiền đáng phải khai (overstating deductions); Không đóng đủ số tiền
thuế đã khai (Failure to fully pay reported taxes owed). Cùng với nhu cầu thực tế của
các Chính phủ trong nỗ lực khuyến khích tăng cường tính tự giác tuân thủ thuế của
người nộp thuế, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vấn đề này đã được
thực hiện. Xem xét từ quá khứ đến hiện tại, có hai xu hướng nghiên cứu để tiếp cận
các vấn đề về tuân thủ thuế đó là cách tiếp cận dựa trên các nhân tố kinh tế và cách
tiếp cận dựa trên các nhân tố hành vi. Khi tiếp cận bằng phương pháp kinh tế, các nhà
nghiên cứu áp dụng các khái niệm kinh tế, trong khi các phương pháp tiếp cận hành vi
áp dụng các khái niệm từ các ngành như tâm lý học và xã hội học. Các xu hướng tiếp
cận trên được tác giả tổng kết lại trong mục tiếp theo.
11

1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế


1.2.1.1. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết kinh tế:
Theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về thuế và tuân thủ thuế trên
thế giới, người được xem là tiên phong nghiên cứu về vấn đề trốn thuế và tuân thủ
thuế là (Allingham và Sandmo, 1972) và (Srinivasan, 1973). Lý thuyết thỏa dụng được
áp dụng và phát triển bởi Allingham & Sandmo (1972) và (Srinivasan, 1973) được
xem như những nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng đầu tiên trên thế giới về
hành vi trốn thuế. Trong nghiên cứu “Income tax evasion: A theoretical theory
analysis”, Allinghan & Sandmo giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích
trong các báo cáo về thuế và sự tuân thủ thuế khi những lợi ích kinh tế mà trốn thuế
mang lại sẽ nhiều hơn những chi phí. Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người
nộp thuế luôn cố gắng tìm cách tối đa hóa lợi ích thu nhập chịu thuế của họ và việc
này chịu tác động bởi nhân tố chi phí tuân thủ và lợi ích của việc trốn thuế. Người nộp
thuế có thể sẽ lựa chọn việc mạo hiểm trốn tránh tất cả hoặc một phần thu nhập thực tế
nếu không bị kiểm tra hồ sơ thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kiểm tra, việc tuân
thủ lại tốt hơn bởi vì khi thanh toán một khoản tiền phạt do trốn thuế sẽ làm giảm thu
nhập hơn nhiều so với một khoản thanh toán tiền thuế. Theo lý thuyết của Allingham
và Sandmo (1972), quyết định tuân thủ phụ thuộc vào bốn nhân tố chính: Thu nhập
thực tế của người nộp thuế, thuế suất, xác suất kiểm toán ( hay xác suất bị kiểm tra
thuế) và xử phạt. Tác giả giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích trong các
báo cáo thuế và sự tuân thủ thuế vì những lợi kinh tế do trốn thuế mang lại nhiều hơn
các chi phí phải trả. Từ các quan sát của mình, phân tích qua các mô hình toán học, tác
giả đã nhận thấy có mối liên hệ theo chiều dương (+) giữa nhân tố xử phạt và sự gia
tăng kiểm tra thuế với việc tăng mức thu nhập thực tế mà người chịu thuế kê khai.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm áp dụng lý thuyết của Allingham & Sandmo sau này
cũng khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt và khả năng bị kiểm toán sẽ có tác
dụng làm giảm bớt việc không tuân thủ thuế (Pate và Hamilton, 1992), (Jackson và
Jaouen, 1989), (Shanmugam, 2003), (Dubin, 2007), (Alm và cộng sự, 1992b), (Baldry,
1986), (Webley, 1991). Điểm hạn chế trong lý thuyết của Allingham & Sandmo
(1972) là giả định Xác suất kiểm toán (hay xác suất bị kiểm tra) thuế là không đổi mà
thực tế thì nhân tố này là không hoàn toàn ngẫu nhiên. Ví dụ ở Mỹ, khả năng bị kiểm
toán lại bị phụ thuộc vào số thu nhập của người nộp thuế được báo cáo. Từ lý thuyết
của Allingham & Sandmo (1972), một số nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết tổng
quát hơn trong đó khả năng bị kiểm tra thuế là một hàm của biến thu nhập được báo
cáo và được xác định một cách liên kết với việc gian lận thuế như một phần của sự cân
12

bằng. Lý thuyết này không chỉ giúp dự đoán về sự tuân thủ thuế mà còn giúp cơ quan
thuế xây dựng một kế hoạch kiểm tra thuế tối ưu. Hầu như tất cả các nghiên cứu về
tuân thủ thuế sau đó, tiếp cận từ các nhân tố về kinh tế đều sử dụng lý thuyết được
phát triển bởi Allingham & Sandmo trong đó nhân tố khả năng bị kiểm toán và xử phạt
trong nhiều nghiên cứu được coi là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tuân
thủ thuế. (Sour, 2001) trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng tăng khả năng bị kiểm
toán và tăng xử phạt sẽ khuyến khích việc tuân thủ thuế. Tuy nhiên, Sour (2001) còn
phát hiện ra rằng lý thuyết của Allingham về tăng cường trừng phạt và kiểm toán thuế
để tăng tuân thủ thuế đến một độ nhất định sẽ có một mối quan hệ ngược chiều (-) giữa
thuế suất và tuân thủ thuế, lúc này dường như sự tương tác giữa chính phủ với người
nộp thuế và việc cung cấp những dịch vụ công cộng có chất lượng của chính Phủ lại có
tác động tích cực (+) tới việc tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mặc dù vậy, điểm hạn
chế trong nghiên cứu của (Sour, 2001) là giả định xác suất bị phát hiện gian lận thuế là
ngoại sinh và độc lập với thu nhập được báo cáo. Trong thực tế, mức độ tuân thủ phụ
thuộc vào khả năng bị kiểm tra thuế. Đồng thời, khả năng bị kiểm tra thuế phụ thuộc
vào mức độ thu nhập kê khai. Do đó, về nguyên tắc, sẽ là không thích hợp để xem xét
khả năng phát hiện gian lận thuế như là một biến ngoại sinh để giải thích việc tuân thủ.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sẽ là khó khăn cho chính phủ để tác động nhiều đến biến
này. Bởi vậy, phương pháp của nghiên cứu này chỉ phù hợp trong ngắn hạn. Ngoài ra,
việc nghiên cứu cũng không xem xét một thực tế là mỗi loại thu nhập có một xác suất
bị kiểm tra khác nhau. Mặc dù có nhiều ưu thế trong việc xác định các nhân tố tác
động đến tuân thủ thuế nhưng các nghiên cứu tuân thủ thuế tiếp cận bằng các lý thuyết
kinh tế lại không đề cập đến nhân tố đạo đức, tâm lý của người nộp thuế. Các phương
pháp nghiên cứu từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế luôn giả định rằng nhân tố đạo
đức kinh doanh không quan trọng trong các quyết định tuân thủ thuế. Trên thực tế, bên
cạnh những nhân tố về lợi ích kinh tế, việc tuân thủ thuế còn chịu tác động rất lớn bởi
nhân tố tâm lý, đạo đức… của người nộp thuế. Bởi vậy, các nhà khoa học lại tiếp tục
nghiên cứu những tác động của các nhân tố tâm lý, xã hội đến nhân tố tuân thủ thuế
của người nộp thuế.

1.2.1.2. Nghiên cứu tuân thủ thuế dựa vào các lý thuyết về xã hội, tâm lý, hành vi.
Ở mặt đối diện, nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế lại được dựa trên lý thuyết về
xã hội và tâm lý (Elffers và cộng sự, 1987), (Murphy, 2004), (Tan, 1998), (Hite, 1997)
và (Torgler và Murphy, 2004). Các nghiên cứu này cho rằng, nhân tố con người mới là
nhân tố quyết định đến quyết định tuân thủ thuế. Theo hiểu biết của tác giả, Torgler là
một trong những tên tuổi đầu tiên, nổi tiếng nhất nghiên cứu nhân tố tuân thủ thuế từ
13

góc nhìn của lý thuyết hành vi, lý thuyết về xã hội, tâm lý (Torgler, 2002), (Cummings
và cộng sự, 2009), (Torgler, 2003a), (Alm và Torgler, 2011), (Torgler, 2005b; Torgler
và cộng sự, 2008; Alm và Torgler, 2006), (Frey và Torgler, 2007), (Torgler,
2005a)….Torgler (2003b) dựa trên quan sát của mình tại Costa Rica và Thụy Sỹ đã
nhận thấy rằng những chuẩn mực đạo đức về tuân thủ thuế trong xã hội có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi tuân thủ thuế được đo lường bằng sự nhận thức tuân thủ thuế của
những người nộp thuế khác và thông tin về việc trốn thuế của người nộp thuế khác.
Tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố lòng tin của người nộp thuế vào Chính
Phủ và hệ thống luật pháp, tác giả thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa các nhân tố
trên với thái độ nộp thuế của người chịu thuế. Khi so sánh kết quả quan sát về mức độ
tuân thủ thuế giữa Costa Rica và Thụy sỹ, tác giả nhận thấy có sự khác biệt. Mức độ
tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Costa Rica cao hơn đáng kể so với Thụy Sỹ. Các
kết quả thực nghiệm cho thấy hành vi tuân thủ thuế của các nền văn hóa khác nhau là
khác nhau. Một điều thú vị trong nghiên cứu của Torgler đã chỉ ra là sự ép buộc không
có tác dụng tích cực với tuân thủ thuế như cách dự đoán tội phạm kinh tế truyền thống
dự báo. Thậm chí còn có một mối tương quan nghịch giữa cưỡng chế và tuân thủ thuế.
Việc bị kiểm tra thuế có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn mức
độ hình phạt. Điểm hạn chế của phương pháp tiếp cận này như (Andreoni và cộng sự,
1998) nói là các biến về tâm lý và thái độ của người nộp thuế là không có sẵn trong
các tờ khai thuế và trong các báo cáo kiểm toán mà phải được thu thập từ việc khảo sát
và bất lợi lớn của dữ liệu khảo sát là chúng được dựa trên tự báo cáo, những thông tin
được cung cấp nhiều khi không chính xác và thái độ người được phỏng vấn nhiều khi
không ổn định.

1.2.1.3. Nghiên cứu tuân thủ thuế kết hợp lý thuyết kinh tế và các lý thuyết về xã
hội, tâm lý, hành vi.
Theo hướng hiện đại, rất nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên cả nhân tố
kinh tế và nhân tố tâm lý, xã hội. Molero và Pujol (2012) nghiên cứu hành vi trốn thuế
từ việc phân tích chi phí tâm lý của người nộp thuế. Mô hình (Molero và Pujol, 2012)
đưa ra là sự phát triển thêm từ mô hình của Allingham & Sandmo (1972) được tác giả
thêm vào một số nhân tố phi kinh tế như nhân tố “danh tiếng” cho thấy mối quan hệ
giữa tuân thủ thuế và ý thức thuế. (Molero và Pujol, 2012) giả định rằng người nộp
thuế có đạo đức tốt sẽ không có ý định gian lận thuế ngay cả khi họ biết rằng sẽ có thể
thu được lợi ích kinh tế rõ ràng nếu làm vậy. Tuy nhiên, mô hình (Molero và Pujol,
2012) đưa ra mới chỉ được kiểm tra thực nghiệm trên mẫu nghiên cứu là các sinh viên.
14

Thực tế, đối tượng chính để thực hiện các quy định pháp luật về thuế chủ yếu là không
phải là các sinh viên mà là các doanh nghiệp.
(Alm và cộng sự, 1992b) cho rằng để khuyến khích người dân tuân thủ thuế các
Chính Phủ có thể coi việc phát hiện và trừng phạt là điểm khởi đầu hợp lý nhưng đó sẽ
không phải là là một điểm kết thúc tốt đẹp. Thay vào đó, điều cần thiết là một cách
tiếp cận đa chiều trong đó nhấn mạnh việc thực thi, cũng như các phần thưởng cho
việc tuân thủ thuế tốt hơn, việc sử dụng tiền thuế một cách khôn ngoan và thái độ trách
nhiệm khi tiêu mỗi đồng thuế của người dân. Nói cách khác, tuân thủ thuế có thể được
giải thích bằng rất nhiều nhân tố như các nhân tố động lực hành vi cá nhân, các nhân
tố vượt trên cả phương pháp tội phạm kinh tế thông thường bao gồm lý thuyết về hành
vi được đề xuất bởi nhà tâm lý học, xã hội học, và các nhà khoa học xã hội khác.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế vẫn được các
nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu.

1.2.1.4. Tiếp cận việc tuân thủ thuế dựa trên nghiên cứu các đặc điểm của
doanh nghiệp
Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp hay là các đặc điểm riêng của doanh
nghiệp và các nhân tố về nhân khẩu hoc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến mức
độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Abdul-Jabbar và Pope, 2008), (Hanousek và
Palda, 2003), (Torgler, 2002). Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc
tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy
mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh
doanh, tuổi và giới tính của chủ doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra
bằng chứng rằng phụ nữ thường ít gian lận thuế hơn nam giới cũng như người lớn tuổi
tuân thủ thuế tốt hơn người trẻ.

1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế


Nghiên cứu vê tuân thủ thuế đã có từ hơn 40 năm nay. Rất nhiều mô hình và lý
thuyết đã được áp dụng với mục đích hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về các nhân tố ảnh
hưởng đến tuân thủ thuế. Theo thời gian, những mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế
đã chuyển đồi dần từ các mô hình nghiên cứu dựa trên những nhân tố thuần kinh tế
sang hướng nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố tâm
lý, xã hội. Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên 3 mô hình lý thuyết
đó là mô hình kinh tế-trừng phạt, các mô hình kinh tế-tâm lý và mô hình hành vi. Dưới
đây, tác giả sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết tiêu biểu nhằm giúp hiểu rõ hơn một
15

số biến kinh tế và phi kinh tế đang được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu về tuân
thủ thuế hiện nay.

1.2.2.1. Mô hình kinh tế - Trừng phạt


Các mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế ở giai đoạn đầu được dựa trên các lý
thuyết về kinh tế học cổ điển của Adam Smith năm 1795 về luật pháp và sự trừng phạt.
Lý thuyết Adam Smith là cơ sở cho sự phát triển của mô hình tội phạm và hình phạt
của Becker năm 1968. Mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế của (Allingham và
Sandmo, 1972) và các mô hình kinh tế khác về cơ bản dựa trên nền tảng này.
* Mô hình tài chính tư lợi của Becker
Hành vi tuân thủ với những nhân tố kinh tế đã được (Becker, 1968) áp dụng trong
nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các nhân tố tội phạm và khung hình phạt. Trong cách
tiếp cận của mình, Becker đã được giả định rằng hành vi tuân thủ thuế được xác định bằng
những lợi ích bằng tiền thu lại. Các cá nhân sẽ phạm pháp nếu lợi ích hoặc phần thưởng
họ nhận được lớn hơn so với những gì sẽ có thể bị mất thông qua các hoạt động hợp pháp.
Người nộp thuế sẽ trốn thuế miễn là hậu quả của việc bị bắt và bị trừng phạt thấp hơn so
với số tiền trốn được. Mô hình của (Becker, 1968) là cơ sở quan trọng để (Allingham và
Sandmo, 1972) phát triển mô hình chính thức về phân tích hành vi trốn thuế.
* Mô hình trốn thuế của Allingham and Sandmo
Mô hình răn đe là mô hình chính thức đầu tiên được phát triển bởi (Allingham
và Sandmo, 1972) để nghiên cứu về tuân thủ thuế. Nó là một phần mở rộng, được phát
triển bởi mô hình tài chính tư lợi của (Becker, 1968). Các nhân tố quyết định sự tuân
thủ, theo mô hình này bao gồm hai nhân tố này, thuế suất và xác suất bị kiểm toán. Mô
hình này cho thấy xác suất bị kiểm toán tỷ lệ thuận với mức độ tuân thủ thuế nghĩa là
một khi xác xuất bị kiểm toán càng tăng thì mức độ tuân thủ thuế cũng tăng theo.
Trong những năm 1970, nghiên cứu bắt đầu mở rộng các mô hình bằng cách kết hợp
các nhân tố khác, để hiểu những quyết định phù hợp, bao gồm cả các công việc của
Cowell (1985) và Weiss (1976).

1.2.2.2. Mô hình kinh tế-tâm lý. Mô hình tuân thủ thuế của Strumpel
Mô hình kinh tế đã bị chỉ trích gay gắt từ các nhà tâm lý học và xã hội học. Có
ý kiến cho rằng mô hình kinh tế cho rằng quyết định của người nộp thuế được hoàn
toàn dựa vào việc tối đa hóa lợi ích tài chính và kinh tế. Thực tế, có nhiều nhân tố khác
có thể ảnh hưởng đến quyết định của người nộp thuế, chẳng hạn như các nhân tố tâm
lý và xã hội học. Những hạn chế của cách tiếp cận này đã mở đường cho sự phát triển
16

của các mô hình kinh tế-tâm lý tuân thủ thuế. Các mô hình này được xây dựng trên cơ
sở các nhân tố tâm lý, người nộp thuế không còn chỉ luôn coi trọng yếu tố tối đa hóa
lợi ích mà động lực nộp thuế của người nộp thuế còn dựa vào những yếu tố như niềm
tin, đạo đức, cảm xúc…
Mô hình nghiên cứu tuân thủ thuế được phát triển trong nghiên cứu của (Hessing
và cộng sự, 1988). Mô hình Strumpel đã lấy được hai nhân tố chính: sự nghiêm khắc
của đánh giá và sự sẵn sàng hợp tác của cơ quan thuế có thể làm tăng mức độ tuân thủ
của người nộp thuế. Sự nghiêm khắc của đánh giá đo lường số thuế và số tiền phạt trong
khi sự sẵn lòng hợp tác của cơ quan thuế liên quan đến thái độ và nhận thức của các cá
nhân đối với hệ thống thuế (Kinsey, 1991). Hai nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của
Strumpel được mô tả trong hình 1.3 dưới đây. Biến của sự sẵn sàng hợp tác có tác động
tích cực đến tuân thủ thuế. Biến sự nghiêm khắc của đánh giá có hai tác dụng trái ngược
về việc tuân thủ thuế. Mối quan hệ tích cực trực tiếp với tuân thủ thuế bị ảnh hưởng bởi
thuế suất, xử phạt và biến số kinh tế khác trong khi mối quan hệ tiêu cực bị ảnh hưởng
bởi mức độ quan liêu tham gia quá trình nộp thuế hoặc các biến phi kinh tế khác.

Sự nghiêm khắc (+)


của đánh giá

Tuân thủ thuế


(-)

Sự sẵn lòng hợp tác (+)


của cơ quan thuế

Hình 1.1. Mô hình tuân thủ thuế của Strumpel


Nguồn: Hessing và cộng sự (1988)

1.2.2.3. Mô hình hành vi


Phương pháp nghiên cứu tuân thủ thuế dựa trên lý thuyết hành vi có thể được
xem là bước tiến đáng kể trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế. Có ý kiến cho rằng sự
hiểu biết về tuân thủ đã vượt xa những nhân tố răn đe và các yếu tố kinh tế như mô tả
trong các mô hình kinh tế. Để những nghiên cứu về tuân thủ thuế chính xác hơn, các
nhà nghiên cứu đã đưa vào mô hình nghiên cứu của mình các nhân tố cần khám phá
như nhân tố tâm lý, đạo đức và nhân tố ảnh hưởng xã hội đến hành vi tuân thủ thuế.
(Feld và Frey, 2007) coi tuân thủ thuế như một hợp đồng thuế tâm lý đã vượt ra ngoài
mô hình răn đe truyền thống và giải thích tinh thần thuế như một tương tác phức tạp
giữa người nộp thuế và chính phủ. Cách tiếp cận nghiên cứu về tuân thủ thuế dựa trên
17

các lý thuyết hành vi có một bước tiến lớn giúp việc hiểu biết về tuân thủ thuế mang
tính toàn diện hơn. Vì vậy, lý thuyết về hành vi cũng như các khía cạnh tâm lý khác
như tinh thần, khuyến khích, và cảm xúc giữa người nộp thuế và cơ quan thuế được
khám phá để hiểu hành vi tuân thủ và đạt được sự tuân thủ tốt hơn (Feld và Frey,
2007; Bobek và cộng sự, 2007). Các mô hình hành vi chủ yếu dựa vào 2 lý thuyết
hành vi là Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và Lý thuyết hành động có kế hoạch
(TPB). Mô hình hành vi khác về thuế ví dụ như mô hình Fischer được phát triển trên
cơ sở các nhân tố hành vi, được áp dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế khác.
* Mô hình Vogel
(Vogel, 1974) đã phát triển một mô hình lý thuyết để khám phá những nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi trốn thuế. Mô hình lý thuyết này dựa trên một nghiên cứu khảo
sát đã được thực hiện vào năm 1969 do viện nghiên cứu khảo sát thuộc cục thống kê
trung ương Thụy Điển thực hiện. Vogel chỉ ra ba nhân tố quyết định của đạo đức thuế,
nguyện vọng và trốn thuế đó là (i) Chỉ báo trao đổi, (ii) Chỉ báo định hướng xã hội, và
(iii) chỉ báo các cơ hội bất hợp pháp. Chỉ báo trao đổi so sánh gánh nặng thuế của cá
nhân với các dịch vụ chính phủ người chiu thuế nhận được. Nó được giả định rằng việc
trao đổi trở nên ít thuận lợi cho cá nhân bởi vì thu nhập tăng lên cùng với việc thuế cận
biên cũng tăng, trong khi các dịch vụ xã hội nhận được không thay đổi thậm trí có thể là
ít hơn. Định hướng xã hội đề cập đến các tầng lớp xã hội và hiểu biết của về hệ thống
thuế. Chỉ báo định hướng xã hội cho biết sự nhận thức các quy định về thuế, sự tham gia
của các thành viên và việc làm công cộng. Đối với chỉ báo cơ hội bất hợp pháp, giả định
rằng sự tự làm chủ và những người có thu nhập ngoài lương không chịu thuế tại nguồn
đã có nhiều cơ hội hơn để trốn thuế. Liên hệ với người trốn thuế, đây cũng là nhân tố có
ảnh hưởng quan trọng đến trốn thuế. Theo (Vogel, 1974) hành vi tuân thủ của một cá
nhân chịu ảnh hưởng bởi người khác hoặc một nhóm người khác bởi vì cá nhân đó hy
vọng một phản ứng tích cực từ người khác. Một cá nhân thường làm theo hành vi của
một người hoặc nhóm người khác bởi vì hành vi này thường sẽ có được sự đồng thuận
của người khác và hành vi đó cũng phù hợp với những giá trị của cá nhân đó. Bởi vậy,
trong mô hình Vogel, ngoài nhân tố tuân thủ bắt buộc là một nhân tố quan trọng đối với
người nộp thuế thì chuân mực xã hội, niềm tin và cảm nhận về sự công bằng cũng là
những nhân tố có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế.
* Mô hình Fischer
Từ lý thuyết của Allingham & Sandmo (1972), (Fischer và cộng sự, 1992) đã
xây dựng nên mô hình tài chính tư lợi như sau:
18

Thuế suất

Khả năng bị Chi phí tuân


Tuân thủ thuế
phát hiện thủ thuế

Cấu trúc phạt

Hình 1.2: Mô hình Tài chính Tư lợi


Nguồn: Fischer, Wartick và Mark (1992)
Tuy nhiên, mô hình trên không phản ánh được đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế. (Jackson và Milliron, 1986a) từ nghiên cứu một các toàn diện tổng quan tuân
thủ thuế đã xác định ra 14 nhân tố quan trọng có tác động đến tuân thủ thuế, những nhân tố
này được sắp xếp lại bởi Fischer và cộng sự (Fischer và cộng sự, 1992) thành 4 nhóm nhân
tố trong mô hình mở rộng gọi là mô hình Fischer. 4 nhóm nhân tố này bao gồm
- Nhóm nhân tố về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, giáo dục
- Nhóm nhân tố về cơ hội không tuân thủ thuế như mức thu nhập, nguồn thu
nhập và nghề nghiệp
- Nhóm nhân tố về thái độ và nhận thức như sự công bằng của hệ thống thuế,
ảnh hưởng của những người xung quanh
- Nhóm nhân tố về cấu trúc thuế, hệ thống thuế như: Sự phức tạp của hệ
thống thuế, khả năng bị phát hiện gian lận thuế và xử phạt, mức thuế suất
Như vậy, mô hình tuân thủ thuế Fischer là mô hình có sự kết hợp giữa các nhân
tố kinh tế, xã hội học, tâm lý học và được minh họa bởi mô hình sau đây:

Cơ hội trốn thuế

Biến Nhân
khẩu học Thái độ Hành vi
và nhận thức tuân thủ thuế

Cấu trúc của hệ


thống thuế

Hình 1.3: Mô hình Fischer mở rộng


Nguồn: Fischer et al (1992)
19

Mô hình Fischer đã được nhiều nghiên cứu sử dụng và đã có những biến đổi
cho phù hợp như (Chau và Leung, 2009), (Chan và cộng sự, 2000).
* Mô hình hiểu biết về thuế
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố hiểu biết về thuế là một nhân
tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế. Người
nộp thuế có kiến thức thuế có nhiều khả năng tuân thủ thuế tốt hơn sơ với người nộp
thuế có ít hiết biết hơn về thuế (Eriksen và Fallan, 1996; Hofmann và cộng sự, 2008).
Sự phát triển của các nghiên cứu nhân tố sự hiểu biết về thuế bắt nguồn từ một thực tế
là rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Chính
sách trên chỉ có thể thực hiện được khi người nộp thuế có đủ hiểu biết về thuế để có
thể tuân thủ thuế. Mặc dù không có mô hình tuân thủ thuế toàn diện có thể được liên
kết cụ thể với các kiến thức về thuế, các nghiên cứu khám phá sự hiểu biết về thuế
thường được kết hợp với các nhân tố tuân thủ thuế khác trong mô hình tuân thủ thuế
như mô hình của (Loo và cộng sự, 2009), mô hình (Palil, 2010). Hình 1.4 dưới đây là
một ví dụ về mô hình nghiên cứu tuân thủ thuế trong đó nhấn mạnh nhân tố sự hiểu
biết về thuế. Ngoài sự hiểu biết về thuế, các nhân tố không kém phần quan trọng khác
được đề cập đến là nhân tố khả năng bị kiểm toán, nhận thức về sự chi tiêu của chính
phủ, những căng thẳng và khó khăn về tài chính và ảnh hưởng của nhóm người đưa ra
ý kiến tham khảo với hành vi tuân thủ thuế (Palil, 2010).

Khả năng bị
kiểm toán

Nhận thức về sự chi


tiêu của Chính Phủ
Tuân thủ thuế

Căng thẳng
về tài chính

Nhóm tham khảo

Hiểu biết về thuế

Hình 1.4: Mô hình hiểu biết về thuế


Nguồn: Palil (2010)
20

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế


Tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuân thủ thuế có thể được tiếp cận dưới nhiều
góc độ. Mối quan tâm chính của các chính phủ là các cá nhân và tổ chức trong xã hội
thực hiện nghĩa vụ thuế thực hiện tốt các quy định về thuế không phụ thuộc động cơ
tuân thủ thuế. Mặc dù vậy, hành vi tuân thủ thuế có thể là kết quả các các động cơ
khác nhau. Nếu các lý thuyết kinh tế coi người nộp thuế là những người có lý trí, sẽ
đặt bài toán kinh tế về tuân thủ thuế để cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cũng như sẽ
cân nhắc các kết quả có thể xảy ra thì các lý thuyết về tâm lý, xã hội lại xem tuân thủ
thuế như một sản phẩm của sự tương tác giữa người nộp thuế với các chuẩn mực đạo
đức xã hội, các giá trị và các định chế. Quan điểm tâm lý học cho rằng việc tuân thủ
thuế là một chức năng của động lực người nộp thuế, ý định và thái độ cá nhân nhằm
thực hiện một nghĩa vụ pháp lý. Một số cơ sở lý luận (ví dụ, lý thuyết răn đe) đã cố
gắng để kết hợp cả hai quan điểm xã hội các vấn đề kinh tế. (Weber, 1978) - một nhà
kinh tế và xã hội học, một nhà tư tưởng cổ điển đã nhận thức được bản chất kép của
việc tuân thủ này. Theo ông, đứng trên phương diện kinh tế, ông thừa nhận rằng con
người thường hành động khi có những lợi ích về kinh tế, và cố gắng tránh tuân thủ
thuế nếu có cơ hội. Cùng quan điểm trên, (Friedman, 1970), người đại diện cho lý
thuyết trách nhiệm xã hội cho rằng doanh nghiệp vốn là một chủ thể vô tri vô giác do
con người tạo ra. Do đó, doanh nghiệp không thể tự nhận thức và gánh vác nghĩa vụ
đạo đức vốn chỉ có con nguời mới có và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là vì lợi
nhuận. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, (Weber, 1978) cũng cho rằng hành vi của
con người có những logic riêng và nhiều khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế.
Ngoài các lý thuyết xã hội và kinh tế, một loạt các nghiên cứu thực nghiệm trong các
ngành khoa học xã hội đã phân tích các nhân tố quyết định sự tuân thủ: tâm lý học tội
phạm, xã hội học, tài chính hành vi, hành vi xã hội nghiên cứu về tuân thủ thuế đã
được thực hiện. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả nêu ra một số nhân tố và nhóm
nhân tố có trong đa số các nghiên cứu trên thế giới và phù hợp với hướng nghiên cứu
của luận án.

1.2.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế


Nhóm nhân tố kinh tế trong mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế liên quan
đến chi phí và lợi ích khi thực hiện nghĩa vụ thuế (Loo, 2006). (Hasseldine, 1993)
Song và (Song và Yarbrough, 1978a) giả định rằng người nộp thuế là những con người
kinh tế có lý trí, có thể tính toán được lợi ích và chi phí của việc trốn thuế. Các nhân tố
tuân thủ thuế liên quan đến nhân tố kinh tế có thể kể đến như mức thuế suất, hoạt động
kiểm tra thuế, nhu cầu chi tiêu của chính phủ
21

Thuế suất: Là một trong những cơ sở tính thuế quan trọng nhất, thuế suất được
coi như “linh hồn” của một sắc thuế, có ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp.
Tanzi (1980) đã chỉ ra mối quan hệ giữa trốn thuế và thuế suất cận biên, ông cho rằng
mức thuế suất có tác động tích cực đến việc nắm giữ tiền và hành vi trốn thuế tăng
theo cùng với mức thuế suất cận biên. Charles T. Clotfelter (1983) chỉ ra nhân tố thuế
suất cận biên có quan hệ nhạy cảm và cùng chiều với việc trốn thuế. (Jackson và cộng
sự, 1988), (Mason và Calvin, 1984) khẳng định rằng giảm thuế suất cận biên sẽ tạo
điều kiện gia tăng tuân thủ thuế. Nghĩa là, mức thuế suất càng cao thì người nộp thuế
càng có xu hướng trốn thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của (Collins và
Plumlee, 1991) lại cho thấy mức thuế suất càng cao sẽ càng khiến cho người nộp thuế
ít tuân thủ thuế hơn. (Alm và cộng sự, 1995) áp dụng các kỹ thuật thực nghiệm để
khám phá những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi trốn thuế ở Tây Ban Nha. Các
đối tượng đã phải đối mặt với ba cấp độ khác nhau của mức thuế suất theo tỷ lệ (10%,
30% và 50%). Kết quả cho thấy mức thuế suất cao hơn dẫn đến mức độ tuân thủ lớn
hơn (tương ứng 14%, 24% và 31%). Kết quả tiêu cực tương tự cũng được tìm thấy
trong nghiên cứu của (Alm và cộng sự, 1990) cho người nộp thuế Jamaica
Khả năng bị kiểm tra thuế: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến
việc tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được chứng minh trong rất nhiều các nghiên
cứu (Alm và cộng sự, 1992b), (Andreoni và cộng sự, 1998), (Dubin và cộng sự, 1990)…
Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế hay chính là khả năng cơ quan thu thuế sẽ phát hiện
ra hành vi không tuân thủ thuế của người nộp thuế (Jackson và Milliron, 1986a) sẽ góp
phần ngăn chặn sớm các ý định trốn thuế. (Allingham và Sandmo, 1972) và (Srinivasan,
1973) được xem như một trong những người sử dụng phương pháp định lượng đầu tiên
trên thế giới để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi trốn thuế và khả năng bị kiểm tra
thuế. Trong nghiên cứu “Income tax evasion: a theoretical theory analysis” Allingham
& Sandmo giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích trong các báo cáo thuế và
sự tuân thủ thuế vì những lợi ích tài chính trốn thuế mang lại lớn hơn những chi phí tài
chính. Từ các quan sát của mình, phân tích qua các mô hình toán học, tác giả đã nhận
thấy có mối liên hệ theo chiều dương (+) giữa nhân tố xử phạt và sự gia tăng khả năng
bị kiểm tra thuế với việc tăng mức thu nhập thực tế mà người chịu thuế kê khai. Một số
nghiên cứu khác cho rằng các cuộc kiểm toán có tác động tích cực đến việc hạn chế gian
lận thuế (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện
này cho thấy rằng trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm toán thuế có thể đóng một vai trò
thiết yếu nhằm tăng cường sự tuân thủ tự nguyện. Tần suất kiểm tra và sự kỹ lưỡng của
các cuộc kiểm tra có thể sẽ khiến người nộp thuế phải thận trọng hơn trong việc hoàn
22

thành tờ khai thuế, báo cáo tất cả các thu nhập và xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế, kê
khai thuế. Ngược lại, người nộp thuế chưa bao giờ bị kiểm tra có thể bị cám dỗ để kê
khai thấp hơn thu nhập thực tế và gian lận các khoản khấu trừ thuế. Cùng kết quả nghiên
cứu (Pommerehne và Weck-Hannemann, 1996) cho rằng tuân thủ thuế cao hơn ở những
nơi mà xác suất bị kiểm tra xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, xác suất bị kiểm tra tác động
đến sự tuân thủ có xu hướng tăng lên ở những người có thu nhập cao. Kết quả nghiên
cứu của (Blumenthal và cộng sự, 2001) lại ngược lại với (Pommerehne và Weck-
Hannemann, 1996), những người tham gia được nghiên cứu tại Hà Lan thì trốn thuế
nhiều hơn khi xác suất kiểm tra thấp và với tỷ lệ kiểm tra cao hơn thì hành vi trốn thuế ít
hơn. Nghiên cứu của (Muehlbacher và Kirchler, 2010), (Kastlunger và cộng sự,
2009),(Kastlunger và cộng sự, 2013) cũng chỉ ra rằng dường như nỗi sợ hãi khi đón
nhận việc có thể bị kiểm tra có tác động mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn là số tiền
có thể bị phạt trên số thuế trốn được. Tuy đây là nhân tố đã được xác định có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tuân thủ thuế nhưng (Jackson và cộng sự, 1984) cho rằng nhân tố này chỉ
thật sự có tác dụng nếu người nộp thuế nhận định xác suất bị kiểm tra là rất lớn.
Mặc dù nhân tố thanh kiểm tra luôn là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tuân
thủ thuế và được chứng minh ở rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng (Kennedy và
Anyaduba, 2014) trong nghiên cứu “Impact of Tax Audit on Tax Compliance in
Nigeria” lại chỉ ra rằng khả năng bị kiểm tra thuế không có tác động không đáng kể
đến văn hóa tuân thủ thuế vốn được coi là thấp ở Nigernia. Một điểm thú vị trong
nghiên cứu của Togler (2003) đã chỉ ra là sự ép buộc không có tác dụng tích cực với
tuân thủ thuế như cách dự đoán tội phạm kinh tế truyền thống dự báo. Thậm chí còn có
một mối tương quan nghịch giữa cưỡng chế và tuân thủ thuế. Khả năng bị kiểm tra
thuế có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn mức độ các hình phạt
Xử phạt: (Hoekema, 1986) khẳng định nhân tố xử phạt và nỗi sợ bị phạt hình
sự sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tuân thủ. Xử phạt là khái niệm gần với
khái niệm trách nhiệm pháp lý vốn được coi là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà
nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước
có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở
chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh
chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Xử phạt được áp đặt bằng những sự trừng phạt nhằm mục đích thực thi các
nghĩa vụ pháp lý. Nó được xem là nòng cốt của trật tự luật pháp (Schwartz và Orleans,
1967). (Swistak, 2016) cho rằng xử phạt thuế là một trong những công cụ có thể được
sử dụng để ngăn chặn việc trốn thuế một cách hiệu quả. Cũng giống như nhân tố xác
23

suất bị kiểm tra thuế, xác suất càng cao thì hành vi trốn thuế càng giảm, thì với biến số
này, mức tiền phạt càng cao thì việc trốn thuế càng trở nên nhiều rủi ro hơn cho người
nộp thuế, do đó, họ sẽ hạn chế hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho
rằng mức tiền phạt quá cao có thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn, thậm
chí làm cho hành vi trốn thuế tăng lên. (Minor, 1978; Tittle, 1980; Spicer và
Lundstedt, 1976) thông qua các nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả là nhân tố xử
phạt không ảnh hưởng đến nhân tố tuân thủ thuế của người nộp thuế trong khi
(Grasmick và Scott, 1982) lại cho thấy kết quả nhân tố xử phạt có ảnh hưởng rất lớn
đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu của (Friedland, 1982) cho thấy xử phạt cao hay thấp
đều có mức độ ảnh hưởng tương đương đến nhân tố tuân thủ thuế. Tuy nhiên, nghiên
cứu của Friedland cũng cho thấy tiền phạt lớn với xác suất bị phát hiện thấp sẽ có tác
động mạnh mẽ hơn xử phạt thấp và khả năng bị phát hiện cao.
Chi phí tuân thủ thuế: Chi phí tuân thủ thuế là chi phí phát sinh của người nộp
thuế do nghĩa vụ của mình để tuân thủ các luật thuế có liên quan của một quốc gia
(Fischer và cộng sự, 1992). “Chi phí tuân thủ thuế doanh nghiệp” là thuật ngữ dùng để chỉ
giá trị của các nguồn lực chi tiêu của người nộp thuế của công ty trong việc tuân thủ với
chi phí tuân thủ thuế bao gồm các chi phí nội bộ (giá trị thời gian của nhân viên công ty về
các vấn đề thuế), chi phí bên ngoài (phí trả để các chuyên gia thuế bên ngoài) và các chi
phí phát sinh (các mặt hàng văn phòng phẩm, máy tính, điện thoại và tranh tụng chi phí).

1.2.3.2. Nhóm nhân tố hành vi, xã hội


Chuẩn mực đạo đức xã hội: Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng
lating, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. (Macionis, 2009) định nghĩa chuẩn mực
đạo đức xã hội “là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội
được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định
hướng hành vi của các thành viên. Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo
nghĩa các tiêu chuẩn hành vi. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử:
cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch
chuẩn, bất hình thường”. (Cialdini và Trost, 1998) đưa ra định nghĩa chuẩn mực xã hội
là những quy tắc và tiêu chuẩn được hiểu bởi các thành viên của một nhóm, và điều đó
hướng dẫn và/hoặc hạn chế hành vi xã hội mà không cần sự ép buộc của pháp luật.
Bốn loại chuẩn mực xã hội được xác định bởi (Cialdini và Trost, 1998) là: Định mức
mô tả, quy phạm mệnh lệnh, chuẩn chủ quan và chuẩn cá nhân. Định mức mô tả có
liên quan với những gì mọi người thực sự làm. Nó đề cập đến nhận thức của "các hành
động phổ biến nhất thực sự được trưng bày trong một nhóm xã hội” ví dụ như số
lượng và tần suất của việc uống rượu phần lớn được hình thành từ những quan sát việc
24

tiêu thụ rượu của người khác. Park và Smith cho thấy các chỉ tiêu mô tả có thể được
cảm nhận cả ở mức độ cá nhân và xã hội và được coi là "niềm tin cá nhân về sự phổ
biến của các hành vi". Định mức mô tả là những tiêu chuẩn phát triển ra khỏi quan sát
làm thế nào những người khác thực sự cư xử trong các tình huống cụ thể. Chuẩn mực
mệnh lệnh, mặt khác, chỉ rõ những gì nên được thực hiện và do đó các quy tắc đạo đức
của nhóm. Chuẩn chủ quan liên quan cụ thể đến mong đợi (tức là, quy phạm mệnh
lệnh) của nhóm tham khảo khác (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp). Cuối cùng,
chuẩn cá nhân là quan điểm của chính mình hoặc mong đợi các hành vi thích hợp, có
thể phát sinh từ chủ quan và/hoặc chuẩn mô tả.
Đạo đức thuế được (Frey, 1997) định nghĩa là "động lực nội tại" của tuân thủ
thuế, mà do "đạo đức công dân" làm cho người nộp thuế thực hiện theo, trái ngược với
"động lực bên ngoài", còn được gọi là tác động răn đe, trong đó người nộp thuế nộp vì
sợ sự trừng phạt mà phải tuân thủ thuế. Đạo đức thuế còn được coi là "một nghĩa vụ
đạo đức để nộp thuế" hoặc "một niềm tin vào việc đóng góp cho xã hội bằng cách trả
thuế”. Nó cũng được định nghĩa là "sự tồn tại của một động lực nội tại để nộp thuế"
(Torgler, 2003a; Torgler, 2004), (Torgler và Schneider, 2009; Torgler, 2005b). (Song
và Yarbrough, 1978a) đưa ra định nghĩa đạo đức thuế là một hành vi chuẩn mực chỉ
đạo các công dân với tư cách là người nộp thuế trong mối quan hệ với chính phủ. Nói
cách khác, đạo đức thuế có thể được hiểu là một khái niệm dùng để mô tả các nguyên
tắc đạo đức hay các giá trị của mỗi cá nhân đối với việc thanh toán tiền thuế (Torgler
và Murphy, 2004).
Danh tiếng: Như (Bénabou và Tirole, 2006) đã nói một trong những động cơ
để con người thực hiện hành vi là động cơ xây dựng hình ảnh cho bản thân (image
concern). Giữ gìn danh tiếng và hình ảnh cũng là một trong những nguyên tắc sống
còn của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay bởi trong kinh doanh bên cạnh các chiến lược
để tăng doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc khách
hàng cảm nhận thế nào về đạo đức và danh tiếng của công ty vì đó là nhân tố quan
trọng để khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
(Turban và Greening, 1997) cho rằng, đối với khách hàng, việc doanh nghiệp thực
hiện các trách nhiệm xã hội của mình sẽ nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh
nghiệp. Ngược lại, để giữ gìn hình ảnh và danh tiếng của mình các doanh nghiệp cần
phải thực hiện các trách nhiệm xã hội và một trong các trách nhiệm đó là phải tuân thủ
quy định của pháp luật và nộp thuế.
Danh tiếng của doanh nghiệp được (Gotsi và Wilson, 2001) định nghĩa là sự
đánh giá chung của các bên liên quan về doanh nghiệp. (Long-Tolbert, 2000) lại đưa ra
25

định nghĩa danh tiếng của doanh nghiệp là sự đánh giá tổng thể của các bên liên quan
tới doanh nghiệp dựa trên những việc làm của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
kể cả những hành động có thể dự đoán trong tương lai.
Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế Mỹ năm 1992, sở thuế
vụ Mỹ cho rằng 91.7% các báo cáo về thu nhập chịu thuế đã báo cáo là các báo cáo thật.
Từ kết quả đó, (Andreoni và cộng sự, 1998) đưa ra giả thiết hoặc là người nộp thuế có
thể có xu hướng đánh giá quá cao cả xác suất và cường độ của hình phạt, hoặc có thể sợ
sự kỳ thị xã hội hoặc thiệt hại đến danh tiếng của họ nếu họ bị coi như những kẻ gian lận
thuế. Nghiên cứu của (Kim, 2003) cũng cho rằng, người nộp thuế lo sợ sự kỳ thị của xã
hội hoặc bị phá hỏng danh tiếng nếu bị xem là những người gian lận thuế.

1.3. Khoảng trống nghiên cứu


Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy các khoảng trống sau:
Thứ nhất, tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế đã được các
học giả phương tây nghiên cứu từ khá sớm và vẫn tiếp tục nghiên cứu trong những
năm gần đây. Đã có nhiều nhân tố và nhóm nhân tố được chứng minh có những ảnh
hưởng đến nhân tố tuân thủ thuế nhưng dường như mức độ ảnh hưởng, chiều ảnh
hưởng đến nhân tố tuân thủ thuế trong các kết quả thực nghiệm vẫn còn chưa có sự
thống nhất mà có sự khác nhau trong từng ngữ cảnh nghiên cứu.
Thứ hai, mặc dù tuân thủ thuế đã được các học giả nước ngoài nghiên cứu từ lâu
nhưng chưa có nhiều học giả nghiên cứu nhân tố danh tiếng hay hình ảnh của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.
Thứ ba, các nghiên cứu về tuân thủ thuế trước đây chủ yếu được thực hiện ở
Mỹ và các nước phương tây như Australia, the United Kingdom, New Zealand là
những quốc gia có nền kinh tế phát triển, hạ tầng đồng bộ và hệ thống các văn bản
pháp luật thuế khá ổn định, các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở các nước có nền kinh
tế chuyển đổi như Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, nghiên cứu này có thể được
xem là đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu giữa các nền văn hóa
(Richardson và Sawyer, 2001) và tăng cường sự hiểu biết về tuân thủ thuế tại các
nước đang phát triển (Andreoni và cộng sự, 1998; Chau và Leung, 2009). Nhân tố sở
hữu là nhân tố đặc thù của các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt nam cũng
chưa được nghiên cứu nhiều.
Thứ tư, trong phần lớn các nghiên cứu trước đây, phương pháp thư khảo sát thực
nghiệm và thư khảo sát quản lý đã chi phối phương pháp tiếp cận để tìm hiểu các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Tuy nhiên, theo đề nghị của những nghiên cứu
26

trong tổng quan, những nhân tố mới có tác động quyết định đến hành vi tuân thủ thuế
cần được khám phá thêm qua các phương pháp khác ví dụ như phương pháp nghiên
cứu định tính (Torgler, 2003a) hoặc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng để có được những phát hiện mới hoặc cung cấp
nhiều giải thích hơn cho hiện tượng được nghiên cứu (McKerchar, 2003).
Thứ năm, các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và chủ
yếu mang tính thống kê, mô tả. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây chỉ
hạn chế trên một phạm vi một quận, một huyện hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của
việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện mối
quan hệ giữa các nhóm nhân tố đến tuân thủ thuế trên phạm vi rộng. Do vậy, mối quan
hệ, các tác động hay những kết quả của vấn đề này dường như cũng chưa được kiểm
chứng, đánh giá đầy đủ.
Thứ sáu, có rất ít các nghiên cứu về tuân thủ thuế trước đây phân biệt giữa tuân
thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện và cũng không khám phá sự khác biệt
giữa hành vi tuân thủ thuế bắt buộc và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. Nghiên cứu
này đóng góp thêm sự hiểu biết về tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc.

Kết luận chương 1


Trong chương 1, tác giả đã trình bày được một số nội dung sau:
Thứ nhất, đã trình bày được tổng quan các nghiên cứu về Tuân thủ thuế tại Việt
Nam và thế giới
Thứ hai, đã khái quát được các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế đã và đang
được áp dụng trong các nghiên cứu hiện nay.
Thứ ba, đưa ra một số mô hình về tuân thủ thuế đã và đang được áp dụng trong
các nghiên cứu về tuân thủ thuế.
Thứ tư, kể tên được một số nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Thứ năm, tìm ra được một số khoảng trống nghiên cứu.
Trong chương 2, tác giả sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận về tuân thủ thuế. Tập trung
làm rõ các khái niệm, các lý thuyết gốc được áp dụng trong các nghiên cứu vê tuân thủ
thuế, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu.
27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
2.1. Các khái niệm
Thuế: Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thuế ra đời từ khi có nhà nước, hoạt
động của nhà nước đòi hỏi phải có cơ sở vật chất nhất định để đảm bảo cho sự tồn tại
và hoạt động của mình. Bởi vậy nhà nước đã dùng quyền lực của mình để bắt các tổ
chức, cá nhân nộp thuế cho nhà nước. Đã có rất nhiều định nghĩa về thuế:
Theo giáo trình thuế của Học viện tài chính 2009: “Thuế là một khoản đóng góp
bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được
pháp luật quy định nhằm phục vụ cho mục đích công cộng.”
Theo giáo trình thuế của Đại học Kinh tế quốc dân 2002: “Thuế là khoản đóng
góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải
có nghĩa vụ nộp vào Ngân sách Nhà nước.”
Thuế là một hiện tượng xã hội gắn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật. Nhà
nước nào khi thành lập đều phải xây dựng hệ thống thuế để tạo nguồn thu cho mình.
Tuy nhiên, có được hệ thống thuế tốt nhưng không tuân thủ thuế tốt bao gồm cả từ
phía người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế thì hiệu quả thu thuế cũng không cao.
Tuân thủ thuế: (Jackson và Milliron, 1986b) là một trong những nhà nghiên cứu
đưa ra khái niệm đầu tiên về tuân thủ thuế. Ông định nghĩa tuân thủ thuế là hành vi
khai chính xác, đúng thời hạn và toàn bộ số tiền thuế mà không cần sự ép buộc của Cơ
quan quản lý thuế. Mặc dù khái niệm này đã bao hàm hành vi tuân thủ có chủ ý và
không có chủ ý nhưng nó chưa làm rõ liệu việc nói 1 vị thế thuế mạnh về một vấn đề
không rõ ràng có đại diện được cho việc không tuân thủ thuế nếu cơ quan thuế không
xử phạt sau đó. (Roth và Scholz, 1989) đưa ra khái niệm tốt hơn về tuân thủ thuế và đã
giải quyết được vấn đề này đó là Tuân thủ với các quy định báo cáo thuế nghĩa là
người nộp thuế phải nộp tất cả các tờ khai thuế yêu cầu vào thời điểm thích hợp và các
tờ khai thuế phải báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo luật thuế, các quy định, và các
quyết định của tòa án áp dụng vào thời điểm kê khai thuế.
(Braithwaite và Wirth, 2001) đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế "Tuân thủ có
nghĩa là người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật thuế, các quy định
và các quyết định của tòa án”. (Verboon và Van Dijke, 2007) cho rằng tuân thủ thuế là
sự sẵn lòng của người dân để tuân thủ cơ quan thuế bằng việc trả tiền thuế. (Franzoni,
1998) cho rằng tuân thủ thuế nghĩa là (i) báo cáo trung thực về nghĩa vụ thuế, (ii) thực
28

hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý về thuế, (iii) nộp cáo báo cáo thuế đúng hạn và (iiii)
thanh toán tiền thuế đúng hạn. (Franzoni, 1998) còn cho rằng phần lớn những người
trốn thuế đều rơi vào trường hợp thứ nhất. Hầu như các hành vi không tuân thủ thuế
rơi vào trường hợp người nộp thuế không khai báo toàn bộ và chỉ khai báo một phần
nghĩa vụ thuế của họ. (Braithwaite và Wirth, 2001) đưa ra định nghĩa đơn giản hơn:
Tuân thủ thuế có nghĩa là thanh toán các khoản nợ thuế theo luật thuế và chuẩn mực
kế toán. Cùng quan điểm với (James và Alley, 1999), (Braithwaite và Wirth, 2001),
(Roth và Scholz, 1989) cho rằng tuân thủ thuế là nộp tất cả tờ khai thuế cần thiết đúng
hạn và trả tiền thuế theo quy định của luật thuế. Tuy tuân thủ thuế là một khái niệm
khá phổ cập ngay từ khi thuế ra đời nhưng để đưa ra một định nghĩa chung về tuân thủ
thuế lại không đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ. Theo (Andreoni và cộng sự,
1998), tuân thủ thuế là một khái niệm có tính lỏng vì có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau từ những quan điểm khác nhau. Trong lý thuyết tài chính công, tuân thủ thuế liên
quan đến các vấn đề về công bằng và hiệu quả. Trong lý thuyết tổ chức, nó liên quan
đến vấn đề về ông chủ và người đại diện (the principal-agent problem), nơi mà các tập
đoàn và các cố vấn của họ liên tục cung cấp những thông tin không đối xứng và thu
nhập của tập đoàn và các khoản nợ thuế. Lý thuyết tâm lý học khẳng định rằng một
cảm giác xấu hổ và tội lỗi có thể buộc người nộp thuế phải tuân thủ, trong khi các lý
thuyết xã hội học cho rằng nhận biết của người nộp thuế và việc các tổ chức xã hội
tuân thủ thuế thế nào sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của họ (Song và Yarbrough,
1978). (Lamb và cộng sự, 2004) cho rằng tuân thủ thuế là một chủ đề liên ngành đòi
hỏi phải có một sự hiểu biết về chung về nhiều lĩnh vực như: pháp luật, kế toán, kinh
tế, chính sách công cộng và khoa học chính trị. (Alm và cộng sự, 1992a) đưa ra một
khái niệm được hiểu một cách đơn giản nhất, tuân thủ thuế được hiểu là việc báo cáo
chính xác các khoản thu nhập chi phí theo đúng quy định của luật thuế (Alm và
cộng sự, 1992b) hoặc là việc cho thanh toán các khoản nợ thuế theo quy định của luật
thuế và kế toán (James và Alley, 1999). Tác giả nhận thấy, khái niệm của (Alm và
cộng sự, 1992a) đã bao quát được hết hàm ý của hành vi tuân thủ thuế và phù hợp với
các quy định về pháp luật thuế ở Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của (Alm
và cộng sự, 1992a) trong nghiên cứu của mình.
Khái niệm về tuân thủ thuế được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo
hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế. Mặc
dù việc tuân thủ thuế có thể xem như là hành vi bắt buộc đối với mỗi cá nhân và tổ
chức trong xã hội nhưng các nhà nghiên cứu luôn muốn đi sâu tìm hiểu ý định đằng
sau hành vi tuân thủ thuế đó là tuân thủ tự nguyện hay bắt buộc bởi theo (Kirchler và
29

Wahl, 2010) ẩn sau ý định hành vi tuân thủ thuế có thể là hành vi tự nguyện tuân thủ
của người nộp thuế hoặc bị ép phải tuân thủ của cơ quan thuế. Kirchler phân biệt tự
nguyện tuân thủ là người nộp thuế khởi phát ý định tuân thủ các luật thuế còn tuân thủ
thuế bắt buộc là kết quả của của các hoạt động ép buộc tuân thủ. Quan điểm truyền
thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết doanh nghiệp về bản
chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế,
hoặc lo sợ có sự cưỡng chế của cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế
(Andreoni và cộng sự, 1998) cho rằng việc tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn
lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật về thuế để có được trạng thái cân
bằng nền kinh tế của một quốc gia hoặc là việc chấp hành kê khai tất cả thu nhập chịu
thuế chính xác và thanh toán tất cả các loại thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà
không phải chờ đợi, theo dõi hành động từ cơ quan có thẩm quyền (Singh, 2003),
(James và Alley, 1999). (Kirchler và cộng sự, 2008) cho rằng việc tuân thủ tự nguyện
phần lớn được quyết định bởi sự tin tưởng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế
trong khi tuân thủ bắt buộc chủ yếu dựa vào sức mạnh của chính quyền. Sự tin tưởng
của người nộp thuế với cơ quan thuế được (Wahl và cộng sự, 2010) định nghĩa là một
quan điểm chung của cá nhân và các nhóm xã hội cho rằng cơ quan thuế là nhân từ và
làm việc có lợi cho lợi ích chung. (Kirchler và cộng sự, 2008) cho rằng sự tin tưởng
lẫn nhau giữa cơ quan thuế và người nộp thuế sẽ hình thành một mối quan hệ hòa hảo
mà ở đó các nhà chức trách tin rằng người nộp thuế nộp thuế trung thực, và do đó
chính quyền đối xử với họ một cách lịch thiệp và tôn trọng. Đổi lại, các đối tượng nộp
thuế tin tưởng rằng cơ quan cung cấp dịch vụ tốt cho họ, và do đó họ phải đóng thuế
một cách công bằng. Trong khi đó, sức mạnh của cơ quan thuế được định nghĩa là
nhận thức của người nộp thuế về khả năng phát hiện sai phạm và các biện pháp trừng
phạt của cơ quan thuế với tội phạm về thuế. Hai nhân tố trên có tác động quyết định
đến việc tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc của người nộp thuế.
Sẽ không có gì phải tranh luận nếu chỉ coi tuân thủ thuế là việc báo cáo đúng và
đủ số thuế phải nộp đúng thời hạn. Tuy nhiên, thực tế, tuân thủ thuế còn bao gồm rất
nhiều việc như: Tính thuế, kê khai thuế, cất giữ chứng từ theo đúng quy định, nộp tiền
thuế và giải trình việc tính thuế…. Trong quá trình thực hiện kê khai, nộp thuế có thể
xuất hiện những sai sót có chủ ý hoặc những sai sót không chủ ý do bất cẩn hoặc thiếu
hiểu biết về thuế. Những sai lầm có chủ ý trên một số được gọi là trốn thuế, một số
được gọi là tránh thuế.
Trốn thuế là khái niệm được nghiên cứu kết hợp giữa yếu tố khoa học xã hội và
kinh tế tội phạm, được định nghĩa là việc sử dụng các phương thức mà luật pháp
30

không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp. Từ điển bách khoa Oxford định nghĩa
việc trốn thuế là việc không thanh toán hợp pháp hoặc thanh toán ít hơn số tiền thuế
phải nộp. (Surtees và Millord, 2004) cho rằng trốn thuế là hành vi cố ý, hành động
không trung thực khi người nộp thuế khai giảm thu nhập hoặc tăng chi phí để giảm
gánh nặng thuế. (Elffers và cộng sự, 1987) đưa ra định nghĩa trốn thuế là hành vi chủ
động giảm gánh nặng thuế một cách bất hợp pháp. (Surtees và Millord, 2004) còn cho
rằng hành động trốn thuế là một việc ác vì người trốn thuế đã trút gánh nặng thuế từ
mình sang những người có trách nhiệm công dân cao hơn. Về mặt pháp lý, trốn thuế
cũng có nghĩa là không tuân thủ thuế.
Tránh thuế: Không giống như trốn thuế, vốn được coi là một hành vi vi phạm
pháp luật, tránh thuế lại được coi là một nghệ thuật không phải trả thuế mà không vi
phạm bất cứ luật thuế và không làm giảm gánh nặng thuế (Paulauskas, 2006). Có thể
nói, tránh thuế ở một khía cạnh nào đó là việc sử dụng các phương thức trong khuôn
khổ của pháp luật để làm giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Tránh thuế theo nghĩa đó
lại được coi là hợp pháp. Còn có nhiều ý kiến khác nhau về đưa ra khẳng định tránh
thuế có đồng nghĩa với không tuân thủ thuế không. Còn nhiều ý kiến về khái niệm trốn
thuế và tránh thuế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là khái niệm khá mong manh.
(Slemrod và Yitzhaki, 2002) cho rằng dù thực hiện cố ý hay không, nếu một hành
động của một người nộp thuế gây ra việc giảm tiền thuế phải nộp, nó phải được coi là
trốn thuế.
Theo (Saruc, 2001), về mặt pháp lý, trốn nghĩa là giảm của một nghĩa vụ thuế
bằng phương tiện bất hợp pháp (ví dụ báo cáo thu nhập tính thuế thấp hơn thực tế),
trong khi tránh được việc giảm gánh nặng thuế bằng các phương tiện hợp pháp. Do đó,
trốn là một hoạt động bất hợp pháp và nguy hiểm, có thể mang lại những hình phạt nếu
bị bắt. Mặt khác, né tránh là hoàn toàn hợp pháp và không nguy hiểm. Tránh thuế là
việc lợi dụng kẽ hở của luật pháp để làm giảm nghĩa vụ thuế. (Slemrod, 2004) cho
rằng việc phân biệt trốn thuế và tránh thuế chẳng có ý nghĩa gì vì trong cả 2 trường
hợp, số thuế phải nộp đều bị giảm đi nghĩa là đều là không tuân thủ thuế. Tuy nhiên,
cũng có ý kiến cho rằng, tránh thuế xét trên khía cạnh nào đó là hợp pháp và không
đồng nghĩa với không tuân thủ thuế.

2.2. Phân loại tuân thủ thuế


(Brown và Mazur, 2003) chia tuân thủ thuế thành ba loại tuân thủ đó là tuân thủ
thanh toán, tuân thủ kê khai và tuân thủ báo cáo. Ba loại tuân thủ này vừa bổ sung, vừa
31

loại trừ lần nhau, cung cấp một cái nhìn toàn diện về tuân thủ thuế của người nộp thuế
đồng thời có thể được sử dụng để dự báo những khoản thất thu thuế.
Tuân thủ kê khai là loại tuân thủ liên quan đến tỷ lệ người nộp thuế kê khai
thuế. Khi tính toán tỷ lệ kê khai thuế, mẫu số luôn là số người nộp thuế đã đăng ký
thuế nhưng trên thực tế, mẫu số này phải lớn hơn vì có một bộ phận người kinh doanh
đã không thực hiện đăng ký với cơ quan thuế.
Tuân thủ thanh toán là loại tuân thủ liên quan đến việc thanh toán số tiền thuế
đúng hạn theo quy định của pháp luật. Để đo lường hành vi tuân thủ này (Akhand,
2012) đã tính toán phần trăm số thuế nộp đúng hạn với số thuế trên các báo cáo kê
khai thuế. Phương pháp này lại có thể chia ra làm hai phương pháp nhỏ: Thứ nhất là
tỷ lệ tuân thủ thanh toán tự nguyện, đo lường tỷ lệ phần trăm của tổng số thuế đã nộp
đúng hạn so với tổng số thuế đã được kê khai đúng hạn; và tỷ lệ tuân thủ thanh toán
cộng dồn, đo lường tỷ lệ thuế đã nộp trong khoản thời gian được thông báo so với tổng
số thuế đã được kê khai đúng hạn. Những phương pháp này, giống như tên gọi của
chúng liên quan nhiều đến việc thanh toán đúng hạn hơn là số tiền thuế thu được bởi vì
một số người nộp thuế có thể không có nghĩa vụ thanh toán vào ngày kê khai hoặc bởi
vì số thuế được khấu trừ tại nguồn hoặc vì đã ứng trước tiền thuế…
Tuân thủ báo cáo thuế là việc báo cáo các nghĩa vụ thuế, thu nhập hoặc chi phí
của người nộp thuế một cách trung thực. Tuân thủ báo cáo thuế đo lường việc liệu thu
nhập của người nộp thuế có bị giấu đi hay chi phí có bị làm tăng thêm hay các khoản
chi không đúng với nội dung kinh tế phát sinh.
Tuân thủ thuế tổng thể bao gồm cả ba loại tuân thủ trên. Theo (Akhand, 2012) 3
loại tuân thủ thuế trên có tính độc lập và không bị chồng chéo. Cộng dồn ba loại tuân
thủ trên sẽ tính được tuân thủ thuế tổng thể.
Nghiên cứu của (Nguyen, 2011) lại phân tuân thủ thuế thành tuân thủ đăng ký
thuế, tuân thủ kê khai thuế, tuân thủ báo cáo thuế và tuân thủ nộp thuế. Tuân thủ pháp
luật thuế của người nộp thuế thể hiện việc thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các
quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ
chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuê, khai thuế, nộp thuế và
các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế. Để đo lường đánh giá hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế, có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo OECD, hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chia thành hai nhóm:
+ Tuân thủ thủ tục hành chính: Là việc người nộp thuế tuân thủ các quy định
hành chính về đăng ký, kê khai, nộp thuế đúng hạn
32

+ Tuân thủ kỹ thuật: Là việc người nộp thuế thực hiện tính toán và nộp thuế
chính xác theo đúng quy định của pháp luật.
(Chan và cộng sự, 2000) phân hành vi không tuân thủ thuế thành hai loại đó là
Báo cáo thu nhập tính thuế thấp hơn thực tế và Ghi tăng chi phí được trừ. Kết quả của
cả ha hành vi trên đều khiến số thuế phải nộp thấp hơn thực tế.
(Kirchler và cộng sự, 2008) chia tuân thủ thuế ra làm hai loại tuân thủ là tuân
thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc. Cụ thể, người nộp thuế có thể tự nguyện tuân
thủ bởi vì họ cảm thấy bắt buộc phải làm như các thành viên của cộng đồng. Mặt
khác, người nộp thuế cũng có thể tuân thủ thuế vì họ cảm nhận các chi phí cho việc
không tuân thủ là quá cao (Kirchler và cộng sự, 2008). Tùy thuộc vào động cơ tuân
thủ, đòi hỏi các phương thức khác nhau trong xây dựng các quy định về thuế.
Những nhân tố thuần kinh tế như khả năng bị kiểm tra, xử phạt đã được chứng
minh qua các nghiên cứu thực nghiệm là có ảnh hưởng mạnh đến tuân thủ thuế.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, người nộp thuế sẵn sàng nộp thuế vì họ
tin tưởng các mục tiêu tổng thể của chính phủ và trả phần thuế của mình mà thậm
trí không xem xét khả năng để tránh hoặc để trốn thuế. Kirchler cũng khẳng định
rằng việc tuân thủ tự nguyện phần lớn được quyết định bởi sự tin tưởng của người
nộp thuế với cơ quan thuế, trong khi tuân thủ bắt buộc chủ yếu dựa vào sức mạnh
của chính quyền. Kircher cũng nói thêm rằng, khi cơ quan thuế có thái độ thân
thiện với người nộp thuế như thái độ giữa “khách hàng và người cung cấp dịch vụ”
đồng thời cung cấp các dịch vụ công cộng tốt cho người dân, thủ tục minh bạch và
đối xử tôn trọng và hỗ trợ người nộp thuế thì sẽ khuyến khích người nộp thuế tăng
cường tuân thủ thuế tự nguyện. Ví dụ, ở Thụy Sĩ sự thân thiện và tôn trọng của cơ
quan thuế với người nộp thuế đã được công nhận trong một thời gian dài như là
một phương tiện quan trọng để tăng cường sự tuân thủ thuế (Feld & Frey, 2005).
Trong một môi trường như vậy, khoảng cách xã hội có khả năng là thấp, tuân thủ tự
nguyện có khả năng chiếm ưu thế và các cá nhân ít có khả năng xem xét các cơ hội
trốn tránh, và nhiều khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình một cách tự
nguyện.
Tác giả nhận thấy phân loại thuế theo ba loại như (Brown và Mazur, 2003) là
phù hợp với thực trạng tuân thủ thuế ở Việt nam hiện nay. Bởi vậy, tác giả lựa chọn
cách phân loại của (Brown và Mazur, 2003) để phân tích bối cảnh nghiên cứu trong
nghiên cứu này.
33

2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế là một dạng hành vi có ý thức của con người. (Bénabou và
Tirole, 2006) cho rằng “hành vi của con người được điều khiển bởi ba động cơ: động
cơ vật chất (extrinsic motivation), động cơ nội tại mang tính xã hội (intrinsic
motivation) và động cơ xây dựng hình ảnh cho bản thân (image concern). Quy luật căn
bản của kinh tế học chính thống cho rằng tăng hay giảm động cơ vật chất sẽ điều khiển
được hành vi của con người. Muốn người ta tăng cường làm cái gì đó, hãy tăng phần
thưởng vật chất. Muốn người ta giảm làm cái gì đó, hãy làm chi phí thực hiện việc đó
tăng, bằng quy định hay hình phạt”. Những lý thuyết về hành vi lại cho rằng hành vi
của con người bị chi phối bởi các nhân tố: nhận định đúng sai, áp lực và kỳ vọng của
xã hội, nhận thức và kiểm soát hành vi. Những lý thuyết về tuân thủ thuế về cơ bản
được chia thành hai hướng: Các lý thuyết dựa trên cơ sở kinh tế và những lý thuyết
dựa trên cơ sở tâm lý, xã hội, hành vi.

2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng


Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà nghiên
cứu (Neumann và Morgenstern, 1944) trong nhiên cứu “Theory of games and
economic behavior”. Lý thuyết này giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con
người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai
trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị
trường loại bỏ. Áp dụng vào hành vi tuân thủ thuế, lý thuyết về độ thỏa dụng cho rằng
người nộp thuế sẽ tự quyết định giữa rủi ro và các điều kiện không chắc chắn bằng
cách so sánh các giá trị thỏa dụng kỳ vọng của họ. Tổng các mức thỏa dụng của tất cả
các kết quả có thể xảy ra được đo lường bằng xác suất của mỗi kết quả có thể xảy ra.
Người nộp thuế sẽ cân nhắc một cách thận trọng các lựa chọn cho việc trốn thuế và sẽ
lựa chọn trường hợp nào thu được lợi ích cao nhất và ít bị phát hiện nhất. (Becker,
1968) được xem là người đầu tiên áp dụng lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng để giải
thích hành vi không tuân thủ thuế. (Becker, 1968) cho rằng một người sẽ thực hiện
hành vi phạm tội khi lợi ích kỳ vọng của anh ta nhiều hơn lợi ích anh ta có thể có được
khi làm các việc khác trong một khoảng thời gian nhất định. Becker cho rằng có thể áp
dụng lý thuyết này để giải thích nhiều hành vi phạm tội trong đó có cả hành vi trốn
thuế mà ông gọi là tội phạm “cổ cồn trắng”. Dựa trên lý thuyết của Becker,
(Allingham và Sandmo, 1972), (Srinivasan, 1973), (Yitzhaki, 1974)… đã phát triển
một cách hoàn thiện lý thuyết tuân thủ thuế đối với người nộp thuế cá nhân. Mô hình
cơ bản của lý thuyết trên là:
34

E (U) = (1-p) U [y (1-t) + (y-x)] +PU [y (1-t)- s (y-x)]


Trong đó:
y là thu nhập cố định ngoại sinh
t là mức thuế suất cố định
x là số thu nhập khai báo
y(1-t) là thu nhập sau thuế thực tế
p là khả năng bị phát hiện
s là xử phạt và là 1 hằng số.
Mô hình trên dự đoán rằng người nộp thuế sẽ báo cáo thu nhập bằng 0 khi khả
năng bị kiểm tra của anh ta thấp hơn t/(t+s). Mặc dù vậy, sẽ có sự tuân thủ tốt hơn khi
gia tăng p hoặc s. Lý thuyết này đã đặt nền móng cho rất nhiều các nghiên cứu thực
nghiệm sau này. Trong đó, các biện pháp mà lý thuyết này hướng tới là tăng nhiều khả
năng bị kiểm toán hoặc đưa ra các xử phạt thật nặng sẽ khiến cho người nộp thuế tuân
thủ thuế tốt hơn.

2.3.2. Lý thuyết triển vọng


Lý thuyết triển vọng được đề xuất lần đầu tiên bởi giáo sư tâm lý học người Mỹ
Daniel Kahneman đã nhận được giải Nobel Kinh tế nhờ công trình nghiên cứu về tài
chính hành vi và đưa ra “lý thuyết triển vọng” (Prospect Theory) vào năm 2002. Nội
dung chính của lý thuyết triển vọng như sau:
Hành vi của con người có ba đặc điểm chính mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng
không thể giải thích được, đó là: (i) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành
vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro (lẩn tránh rủi ro) song đôi lúc
lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro). Con người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (ii) Con
người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham khảo và thông thường mức
tham khảo ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (iii) Con người sợ thua lỗ bởi cái
mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. Hàm giá trị của lý thuyết
triển vọng được định nghĩa bởi lời và lỗ so với điểm tham chiếu. Hàm giá trị có các
đặc điểm: (i) hàm giá trị lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ; (2) hàm giá trị dốc
hơn về phía lỗ (phản ánh tâm lý ngại thua lỗ) so với miền lời. Ackert &Deaves (2010)
cho rằng, ba đặc điểm chính quan sát được của việc ra quyết định của con người được
miêu tả ở các kết quả của các tình huống trên đòi hỏi những đặc điểm nhất định của
hàm giá trị: con người thể hiện sự không thích rủi ro ở phần được (phần lời) và sự
35

thích rủi ro ở phần mất (phần lỗ), có nghĩa là hàm giá trị lồi ở phần giá trị dương và
lõm ở phần giá trị âm. Các quyết định được thực hiện bằng cách chú ý vào cái được và
cái mất, có nghĩa là luận điểm của hàm giá trị không phải là mức thu nhập, mà là sự
thay đổi trong mức thu nhập đó; và con người không thích thua lỗ, do vậy đồ thị hàm
giá trị đối với phần mất có độ dốc hơn phần được.
Lý thuyết triển vọng đã được (Chang, 1984) áp dụng để nghiên cứu về tuân thủ
thuế. (Jackson và cộng sự, 1984) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra
mối quan hệ giữa nhân tố rủi ro bị phát hiện và mức độ tăng nặng của hình phạt trong
trường hợp trốn thuế. Họ đã phát hiện ra, đối tượng nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến
độ lớn của những mất mát hơn là khả năng bị phát hiện khi khả năng bị phát hiện là ít.
Các tác giả nhận định những phát hiện trên phù hợp với các nội dung của lý thuyết
triển vọng và khá tương tự với lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng. Lý thuyết này cho rằng
các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả hình phạt và kiểm tra, là cách tốt nhất để xử lý
các hành vi không tuân thủ thuế.

2.3.3. Thuyết kỳ vọng


Thuyết kỳ vọng được khởi xướng bởi (Lewin, 1944) và (Vroom, 1964) là
thuyết dựa trên quá trình tư duy nhận thức của chủ thể trong việc ra quyết định. Lý
thuyết này cho rằng con người quyết định hành động theo một hướng cụ thể, hành
động này dựa trên hành động khác mà việc lựa chọn đó dựa trên mong muốn trong
nhận thức của cá nhân đó về kết quả của hành vi được lựa chọn. Yếu tố thúc đẩy hành
động của các cá nhân chính là các kết quả mà cá nhân khao khát và những dự đoán khả
năng đạt được của những mong muốn đó. Nói cách khác là khi một người tin rằng nỗ
lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, kết quả đó dẫn đến phần thưởng xứng đáng và
phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ thì họ sẽ hành
động. Theo lý thuyết này thì yếu tố cơ bản chi phối hành vi tuân thủ thuế đó là sự
mong đợi rằng hành vi sẽ tạo ra một kết quả cụ thể như mong đợi của người nộp thuế.
Theo (Vroom, 1964) lý thuyết này khác với lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng ở chỗ “kỳ
vọng” là kết quả của động cơ và “độ thỏa dụng” là sản phẩm của chi phí - lợi ích
không phân biệt mức độ của động cơ. Theo đó, điều kiện thứ nhất là người nộp thuế
phải có một ý định trốn thuế. Thực tế, không phải người nộp thuế nào cũng hứng thú
với hành vi trốn thuế. Vẫn có những người nộp thuế nhất định không trốn thuế mặc dù
hành vi của họ gần như chắc chắn không bị phát hiện (Andreoni và cộng sự, 1998)
điều đó có thể do chính bản thân cá nhân đó nhận định hành vi trốn thuế đó là không
đúng và không nên thực hiện. Thêm nữa, chỉ ý định trốn thuế thôi là chưa đủ, phải có
sẵn các phương tiện để chuyển ý định thành hành động thành công- điều kiện thứ hai
36

phải có khi muốn không tuân thủ và xác xuất kết quả mong muốn khi thực hiện hành
vi không tuân thủ thuế là có thể chấp nhận được. Lý thuyết này cũng cho rằng kiểm tra
và răn đe cũng là biện pháp tốt để ngăn chặn hành vi không tuân thủ thuế.

2.3.4. Lý thuyết răn đe


Lý thuyết răn đe cho rằng mọi người sẽ lựa chọn chấp hành hoặc vi phạm
pháp luật sau khi tính toán lợi ích và hậu quả của các hành động của họ. Có hai loại
răn đe cơ bản là răn đe chung và răn đe cụ thể.
Răn đe chung thường được áp dụng để ngăn chặn tội phạm trong cộng đồng
dân cư nói chung, các cá nhân phạm tội sẽ không phải là mục tiêu trọng tâm của
biện pháp răn đe chung nhưng từ những biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân
và nhận thức của cộng đồng sẽ khiến cho các cá nhân thay đổi hành vi phạm tội
trong tương lai. Sự trừng phạt của nhà nước lên các đối tượng phạm tội sẽ như một
biện pháp để cảnh báo và răn đe người khác ví dụ như xử tử hình hoặc các biện
pháp trừng phạt về thể xác.
Các ngăn chặn cụ thể lại được thiết kế theo bản chất của từng sự việc cụ thể
góp phần răn đe các cá nhân phạm tội cam kết không mắc phải trong tương lai bằng
việc hiểu và “thấm” những hậu quả có thể xảy ra.
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tuân thủ thuế chứng minh rằng các
biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng tích cực đến thái độ người nộp thuế và có thể
định hướng hành vi người nộp thuế (Andreoni và cộng sự, 1998), (Jackson và
Milliron, 1986a). Jackson và Milliron cho rằng lý thuyết răn đe sẽ có tác động tích
cực đến hành vi tuân thủ thuế nếu có sự chắc chắn rằng người vi phạm sẽ bị trừng
phạt. Khi các biện pháp trừng phạt được thực hiện lỏng lẻo sẽ làm tăng cơ hội
không tuân thủ thuế của người nộp thuế.

2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý


Lý thuyết hành động hợp lý của (Ajzen và Fishbein, 1975) ra đời giúp trả lời
các vấn đề liên quan đến hành vi của con người nói chung. Lý thuyết này giúp rất
nhiều nghiên cứu tìm ra lời giải hợp lý khi đi tìm hiểu tại sao cong người lại có
những hành vi ứng xử nhất định và những điều gì cần phải tiến hành để thay đổi
những hành vi này. Lý thuyết này xem xét các mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ,
động cơ, ý định và hành vi. Trong đó ý định là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới hành
vi. Lý thuyết này cho rằng trước khi quyết định một hành vi nào đó mọi người sẽ
cân nhắc và xem xét những kết quả và hậu quả có thể xảy ra nếu thực hiện các hành
37

vi đó và mọi người sẽ lựa chọn thực hiện những hành vi nào có khả năng mang lại
kết quả như mong muốn. (Ajzen và Fishbein, 1975) cho rằng ý định thực hiện hành
vi nào đó chịu sự tác động bởi hai nhân tố là “thái độ đối với hành vi” đó và “chuẩn
chủ quan” hay là những tác động, quan điểm của xã hội đến hành vi. Thái độ đối
với hành vi được định nghĩa là ý kiến của một người về việc tán thành hay không
tán thành đối với hành vị cụ thể nào đó. Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận
thức của một người về việc hầu hết những người quan trọng với cá nhân này nghĩ là
anh ấy/cô ấy nên thực hiện hành vi đó. Nhân tố chủ quan, với vai trò là một nhân tố
ảnh hướng tới hành vi đo lường những ảnh hưởng xã hội tới hành vi con người.
Mô hình lý thuyết hành động hợp lý như sau:

Niềm tin tác động tới


việc thực hiện hành vi

Thái độ
Đánh giá tác động
Ý
định Hành vi
hành
Niềm tin mang tính vi
chuẩn tắc
Chuẩn
chủ quan

Động cơ tuân thủ

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA)


Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch là lý thuyết mở rộng từ lý thuyết hành động hợp
lý của (Ajzen và Fishbein, 1975; Ajzen và Fishbein, 1980). Nếu như lý thuyết hành
động hợp lý cho rằng hành vi có thể được thực hiện hay không thực hiện hoàn toàn
phụ thuộc vào lý trí thì (Buchan, 2005) cho rằng chính nhận định này làm giới hạn
việc áp dụng lý thuyết hành động hợp lý khi nghiên cứu những hành vi nhất định. Để
khắc phục điểm này, lý thuyết hành vi có kế hoạch ra đời (Ajzen, 1985; Ajzen, 1991)
với mô hình lý thuyết sau:
38

Niềm tin và đánh giá


kết quả hành vi Thái độ

Niềm tin và động Chuẩn Ý định Hành vi


cơ tuân thủ chủ quan hành vi

Kiểm soát
Niềm tin và sự thuận lợi
hành vi

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)


Nguồn: Ajzen ( 1991)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh
hưởng bởi ba nhân tố: Thái độ với hành vi, nhận thức về áp lực xã hội hay ảnh hưởng
của xã hội tới hành vi và sự nhận thức kiểm soát hành vi. Sự khác nhau giữa hai mô
hình trên là trong mô hình TPB có bổ sung thêm ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về
kiểm soát hành vi đến ý định hành vi ngoài hai nhân tố thái độ đối với hành vi và ảnh
hưởng xã hội hay chuẩn chủ quan. Ngoài ra trong mô hình TPB còn thể hiện nhân tố
niềm tin và sự thuận lợi tói nhận thức về kiểm soát hành vi.
Cả hai lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi có kế hoạch đóng vai trò
quan trọng trong việc giải thích các hành vi tuân thủ thuế. Từ lý thuyết được phát triển
bởi (Ajzen và Fishbein, 1975) rất nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng trong các nghiên
cứu về tuân thủ thuế như (Bobek và Hatfield, 2003), (Benk và cộng sự, 2011) (Jackson
và Milliron, 1986a)... Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ý định hành vi của người
nộp thuế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố như niềm tin, văn hóa, chuẩn mực xã
hội, cơ hội trốn thuế… (Kirchler, 2007) cho rằng thái độ của người nộp thuế phản ánh
ý thức thuế của họ, cái phải được đưa vào khung khái niệm về tuân thủ thuế và phải
được xem xét trên sức mạnh và niềm tin liên tục của hành vi tuân thủ
Rõ ràng, lý thuyết hành động hợp lý ra đời đã giúp các nhà nghiên cứu có thêm
một công cụ hữu ích để giải thích hành vi tuân thủ thuế. Thông qua các nghiên cứu
thực nghiệm, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau và
thấu hiểu người nộp thuế có ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Việc áp dụng các xử phạt và các biện pháp trừng phạt đôi khi sẽ bị phản tác dụng trong
việc định khuyến khích và định hướng đối với hành vi tuân thủ thuế.
39

2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT))
Lý thuyết thể chế thiếu nguyên tắc là một lý thuyết xã hội học cho rằng các cá
nhân đưa ra quyết định dựa trên các giá trị xã hội, mà nếu xét riêng biệt có thể là mâu
thuẫn nhưng cùng nhau, cân bằng lẫn nhau, tạo ra hành vi được coi là "bình thường"
bởi xã hội. Khi một người nắm giữ bộ giá trị mất cân bằng các quyết định được tạo ra
từ những giá trị này có thể gây nên những hành vi lệch lạc ví dụ như hành vi phạm tội
hàng ngày (Itashiki, 2011). Cũng chính vì các giá trị đạo đức của xã hội suy giảm nên
khả năng xảy ra những hành vi lệch lạc, như trốn thuế, có thể tăng. Tình trạng này đặc
biệt tăng cao khi giá trị văn hóa hiện có nhấn mạnh tăng vật chất và phần thưởng kinh
tế và thiết lập cân nhắc bỏ đạo đức trong xã hội, tổ chức (Martin và cộng sự, 2009).
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy xuất hiện tình trạng dễ dàng thích nghi khi
kiểm tra mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và hành vi trốn thuế (Torgler, 2003a;
Riahi-Belkauoi và Picur, 2000). Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc nhấn mạnh bốn bộ lý
thuyết có nguồn gốc văn hóa nhiều chiều của quốc gia có khả năng thúc đẩy hoặc ngăn
chặn trốn thuế. Chúng bao gồm chủ nghĩa cá nhân, định hướng thành công, sự quyết
đoán và định hướng nhân đạo. Chủ nghĩa giá trị văn hóa cá nhân thiết lập giai đoạn
cho các hành vi nhấn mạnh việc theo đuổi mục tiêu lợi ích, phần lớn bỏ qua những lo
ngại về hậu quả đạo đức. Theo lý thuyết thể chế thiếu quy tắc, chủ nghĩa giá trị văn
hóa cá nhân sẽ khuyến khích các công ty của các nhà sản xuất quyết định chọn mục
tiêu lợi ích kinh tế hơn các mối quan tâm về đạo đức hay pháp lý để đạt được mục tiêu
(Bame-Aldred và cộng sự, 2013). Như vậy, trong xã hội như thế, các công ty sẵn sàng
hơn khi chấp nhận đi chệch các chuẩn mực xã hội và chấp nhận trốn thuế. Ngược lại,
nền văn hóa tập ủng hộ sự trung thành với tập thể hơn bắt nguồn từ quan điểm cho
rằng các thành viên của xã hội phụ thuộc lẫn nhau (Triandis, 1995) và như vậy, nên
ngăn chặn các lợi ích cá nhân tại các chi phí của tập thể. Điều này cho thấy rằng các
giá trị văn hóa cá nhân sẽ thổi phồng cám dỗ để các công ty trốn thuế.
3.3.7. Lý thuyết Người đại diện
Lý thuyết người đại diện giải thích mối quan hệ bản chất giữa ông chủ, người đại
diện và bên thứ ba. (Jackson và Milliron, 1986a) cho rằng có mối quan hệ đặc biệt với
các nghiên cứu về tuân thủ thuế và khẳng định vai trò của người kê khai thuế chính là
đại diện cho người nộp thuế. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đánh giá việc người kê khai
thuế có tác động thế nào đến việc tuân thủ của người nộp thuế với các luật thuế. Phần
lớn các nghiên cứu về tuân thủ thuế đều cho rằng, người quản lý doanh nghiệp là đại
diện cho các cổ đông luôn được khuyến khích các biện pháp để tối đa hóa lợi ích của
doanh nghiệp. (Friedman, 1970) cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ
40

pháp luật tuy nhiên nhiệm vụ trung tâm của nguời đại diện doanh nghiệp làm ra lợi
nhuận càng nhiều càng tốt. Điều này thể hiện bản chất vì lợi nhuận “for profit” của
doanh nghiệp. Bởi vậy, yếu tố kinh tế và lợi ích của doanh nghiệp sẽ là yếu tố then chốt
để khiến cho người đại diện tuân thủ hay gian lận thuế. Tuy nhiên, ở một khía cạnh
khác, (Weber, 1978) cũng cho rằng hành vi của con người có những logic riêng và nhiều
khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế.
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ tổng quan nghiên cứu, các lý thuyết gốc trong nghiên cứu về tuân thủ thuế
phía trên, tác giả đưa ra câu hỏi liệu có mối quan hệ giữa các nhân tố nêu trên với việc
tuân thủ thuế của doanh nghiệp không và trong bối cảnh là các doanh nghiệp Việt Nam
trên địa bàn thành phố Hà Nội và chiều tác động như thế nào? Hiện nay, Việt Nam
đang đi theo xu hướng vừa kết hợp tuyên truyền, động viên và cả răn đe người nộp
thuế với mục đích giúp người nộp thuế nắm bắt được các chính sách, quy định thuế và
cả các hình phạt khi không tuân thủ thuế với mục tiêu chính là khuyến khích sự tự
nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế. Thực chất hoạt động quản lý thuế của cơ
quan thuế tại Việt nam hiện nay là sự kết hợp của nhiều biện pháp kinh tế, tâm lí hành
vi, răn đe và tăng cường xử phạt. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế ở Việt Nam cũng
rất coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật và nghĩa vụ nộp thuế tới
người nộp thuế và cả cộng đồng nhằm tăng cường ý thức tuân thủ thuế của cả xã hội.
Các biện pháp quản ý thuế của cơ quan thuế hiện nay đang tập trung khuyến khích tính
tự nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đây cũng là xu hướng quản lý thuế được
nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Từ tổng quan nghiên cứu và thực tế hoạt động
quản lý thuế tại Việt nam, tác giả tổng hợp lựa chọn các nhân tố và đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất sau:
41

Khả năng bị Tuân thủ


kiểm tra thuế bắt buộc

Xử phạt Tuân thủ thuế

Chuẩn mực
xã hội

Tuân thủ tự
Danh tiếng nguyện
doanh nghiệp

Đạo đức thuế

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Bảng 2.1: Tóm tắt định nghĩa các biến

Biến Định nghĩa Nguồn


Nhận thức về khả năng bị Là việc người nộp thuế nhận thức (Jackson và Milliron,
kiểm tra thuế được khả năng cơ quan thu thuế sẽ 1986a)
phát hiện ra việc không tuân thủ
thuế của người nộp thuế

Xử phạt Xử phạt được áp đặt bằng những (Schwartz và Orleans,


sự trừng phạt nhằm mục đích thực 1967)
thi các nghĩa vụ pháp lý.

Chuẩn mực xã hội Là những quy tắc và chuẩn mực (Cialdini và Trost, 1998)
được hiểu bởi các thành viên
của một nhóm, các quy tắc và
chuẩn mực này sẽ hướng dẫn
và/hoặc hạn chế những hành vi
xã hội mà không cần sự ép
buộc của luật pháp
42

Biến Định nghĩa Nguồn


Đạo đức thuế Là động lực nội tại của tuân thủ (Frey, 1997)
thuế, do đạo đức công dân khiến
người nộp thuế tuân theo.

Danh tiếng Là sự đánh giá chung của các bên


liên quan về doanh nghiệp, là sự (Long-Tolbert, 2000)
đánh giá tổng thể của các bên liên
quan tới doanh nghiệp dựa trên
những việc là của doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và kể cả
những hành động có thể dự đoán
trong tương lai.

Tuân thủ thuế Tuân thủ thuế là việc báo cáo (Alm, 1991)
chính xác các khoản thu nhập và
các chi phí theo quy định của
luật thuế

Tuân thủ tự nguyện Là việc trả tiền thuế chính xác, (Kirchler và cộng sự,
đầy đủ và đúng thời hạn mà 2008)
không cần những nỗ lực ép buộc
của chính phủ

Tuân thủ bắt buộc Là việc người nộp thuế thực hiện (Kirchler và cộng sự,
tuân thủ thuế bởi vì họ tính toán 2008)
các chi phí cho việc không tuân
thủ thuế quá cao

2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp Việt Nam
Khả năng bị kiểm tra thuế và tuân thủ thuế: Đây là nhân tố có ảnh hưởng
trực tiếp mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được chứng minh
trong rất nhiều các nghiên cứu (Alm và cộng sự, 1992b), (Andreoni và cộng sự, 1998),
(Dubin và cộng sự, 1990)… Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế sẽ góp phần ngăn chặn
sớm các ý định trốn thuế và buộc người nộp thuế phải tuân thủ thuế. (Allingham và
43

Sandmo, 1972) và (Srinivasan, 1973) được xem như một trong những người sử dụng
phương pháp định lượng đầu tiên trên thế giới để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi
trốn thuế và khả năng bị kiểm tra thuế. Một số nghiên cứu khác cho rằng các cuộc
kiểm tra thuế có tác động tích cực đến việc hạn chế gian lận thuế (Jackson và Jaouen,
1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện này cho thấy rằng trong các
hệ thống thuế được vận hành theo phương thức tự tính, tự kê khai, tự đánh giá thì khả
năng bị kiểm tra thuế đóng một vai trò không thể thiếu nhằm tăng cường sự tuân thủ tự
nguyện và thường tác động tích cực đến tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế.
Nếu như niềm tin của người nộp thuế với cơ quan thuế được xem là nhân tố có
ảnh hưởng mạnh nhất đến tuân thủ thuế tự nguyện thì sức mạnh quyền lực của cơ quan
thuế lại được cho là nhân tố có tác động mạnh đến tuân thủ thuế bắt buộc (Kirchler và
cộng sự, 2008). Một trong các yếu tố cấu thành nên sức mạnh của cơ quan thuế chính
là quyền được kiểm tra thuế đối với người nộp thuế. Nghiên cứu của (Kirchler và cộng
sự, 2008) cũng cho thấy nhân tố này có tác động tích cực đến tuân thủ thuế bắt buộc.
Tần suất kiểm tra và sự kỹ lưỡng của các cuộc kiểm tra có thể sẽ khiến người nộp thuế
phải thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo tất cả các thu nhập và
xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế, kê khai thuế. Ngược lại, người nộp thuế chưa bao
giờ bị kiểm tra có thể bị cám dỗ để kê khai thấp hơn thu nhập thực tế và gian lận các
khoản khấu trừ thuế. Cùng kết quả nghiên cứu, (Pommerehne và Weck-Hannemann,
1996) cho rằng tuân thủ thuế bắt buộc cao hơn ở những nơi mà xác suất bị kiểm tra
xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, xác suất bị kiểm tra tác động đến sự tuân thủ có xu
hướng tăng lên ở những người có thu nhập cao. Nghiên cứu của (Muehlbacher và
Kirchler, 2010), (Kastlunger và cộng sự, 2009), (Kastlunger và cộng sự, 2013) cũng
chỉ ra rằng dường như nỗi sợ hãi khi đón nhận việc có thể bị kiểm tra có tác động
mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn là số tiền có thể bị phạt trên số thuế trốn được. Ở
khía cạnh khác (Jackson và cộng sự, 1984) lại cho rằng nhân tố này chỉ thật sự có tác
dụng nếu người nộp thuế nhận định xác suất bị kiểm tra là rất lớn.
Mặc dù nhân tố thanh kiểm tra luôn là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tuân
thủ thuế và được chứng minh ở rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng (Kennedy và
Anyaduba, 2014) trong nghiên cứu “Impact of Tax Audit on Tax Compliance in
Nigeria” từ kết quả thực nghiệm thực hiện bằng phương pháp hồi quy đa biến, tác giả
lại chỉ ra rằng khả năng bị kiểm tra thuế không có tác động không đáng kể đến văn hóa
tuân thủ thuế vốn được coi là thấp ở Nigernia. Một điểm thú vị trong nghiên cứu của
Togler (2003) đã chỉ ra là sự ép buộc không có tác dụng tích cực với tuân thủ thuế như
cách dự đoán tội phạm kinh tế truyền thống dự báo. Thậm chí còn có một mối tương
44

quan nghịch giữa cưỡng chế và tuân thủ thuế. Khả năng bị kiểm tra thuế có ảnh hưởng
tiêu cực mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn mức độ các hình phạt.
Nghiên cứu của (Liu, 2014) cho thấy nhân tố nhận thức về xác xuất bị kiểm tra
có tác động mạnh đến tuân thủ thuế bắt buộc tuy nhiên lại không có ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế tự nguyện.
Từ những thảo luận trên, tác giả nêu ra giả thuyết sau:
H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự
nguyện
H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế
bắt buộc
Xử phạt và tuân thủ thuế: Cùng với nhân tố khả năng bị kiểm tra, nhân tố xử
phạt cũng là nhân tố trong các nghiên cứu truyền thống được khẳng định là có tác
động mạnh mẽ đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. (Frey và Torgler, 2007)
cho rằng không ai thích trả tiền thuế và lý do phổ biến để buộc mọi ngươi nộp thuế là
các chính sách răn đe. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hành vi tuân thủ thuế
thật sự bị tác động bởi nhân tố phát hiện và trừng phạt (Swistak, 2016), (Dubin và
cộng sự, 1987), (Witte và Woodbury, 1985)… (Hoekema, 1986) khẳng định nhân tố
xử phạt và nỗi sợ bị phạt hình sự sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định buộc
phải tuân thủ. Nghiên cứu của (Friedland, 1982) cho thấy xử phạt cao hay thấp đều có
mức độ ảnh hưởng tương đương đến nhân tố tuân thủ thuế. Tuy nhiên nghiên cứu của
Friedland cũng cho thấy tiền phạt lớn với xác suất bị phát hiện thấp sẽ có tác động
mạnh mẽ hơn mức phạt thấp và khả năng bị phát hiện cao
Ở một góc nhìn khác, nhiều nghiên cứu lại cho rằng mức tiền phạt quá cao có
thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí làm cho hành vi trốn thuế
tăng lên. (Minor, 1978; Tittle, 1980; Spicer và Lundstedt, 1976) thông qua các nghiên
cứu của mình đã đưa ra kết quả là nhân tố xử phạt không ảnh hưởng đến nhân tố tuân
thủ thuế của người nộp thuế trong khi (Frey, 2003) khẳng định răn đe thậm chí có thể
có một tác động tiêu cực đến sự tuân thủ. Đó là, người chịu thuế đôi khi trốn thuế
nhiều hơn khi tăng các biện pháp ngăn chặn. (Frey, 2003) cho rằng quá nhiều sự ngăn
chặn có thể làm giảm động lực nội tại để tuân thủ.
(Kirchler và cộng sự, 2008) cho rằng sức mạnh quyền lực của cơ quan thuế có
tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của người chịu thuế. Sức mạnh
quyền lực của cơ quan thuế được (Wahl và cộng sự, 2010) định nghĩa là nhận thức của
người nộp thuế về việc bị cơ quan thuế phát hiện những sai phạm và các hình phạt các
45

tội phạm về thuế. (Lederman, 2003) cũng cho rằng các biện pháp bắt buộc người nộp
thuế phải tuân thủ liên quan nhiều hơn đến các yếu tố kinh tế như kiểm tra và xử phạt.
Mặt khác, tổng quan nghiên cứu về tuân thủ thuế cho thấy nhân tố xử phạt và răn đe
giải thích được mức độ tuân thủ thuế bắt buộc nhưng không giải thích được các mức
độ tuân thủ thuế tự nguyện (Liu, 2014).
Từ những lý do trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2: Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc
Chuẩn mực đạo đức xã hội và tuân thủ thuế: Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tố chuẩn mực đạo đức xã hội với tuân thủ thuế
(Battiston và Gamba, 2013; Traxler, 2010; Fjeldstad và Semboja, 2001; Battiston và
Gamba, 2016). (Frey và Torgler, 2007) đưa ra câu hỏi tại sao mọi người lại nộp thuế mặc
dù mức phạt và khả năng bị phát hiện sai phạm là thấp và câu trả lời đưa ra là người nộp
thuế bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì họ thấy được từ hành động của những người
khác. Điều này có tác động mạnh mẽ đến tính bắt buộc hoặc tự nguyện tuân thủ của người
nộp thuế. Nếu người nộp thuế tin rằng việc trốn thuế là bình thường, việc tuân thủ thuế
của họ sẽ giảm đi ngược lại nếu họ tin rằng những người khác trung thực nộp thuế, việc
tuân thủ thuế của họ sẽ tăng lên. Nếu xét trong lý thuyết hành động hợp lý chuẩn mực đạo
đức xã hội có thể được xem xét như chuẩn chủ quan, khái niệm được định nghĩa là nhận
thức của một người về việc hầu hết những người quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là
anh ấy/cô ấy nên hay không nên thực hiện hành vi nào đó (Ajzen và Fishbein, 1980) và ý
nghĩ của những người quan trọng với cá nhân nghĩ cá nhân đó nên hay không nên thực
hiện tuân thủ thuế có tác động mạnh mẽ đến hành vi tuân thủ thuế của cá nhân đó. Nhân
tố chuẩn mực xã hội về thuế với vai trò là một nhân tố ảnh hưởng tới hành vi, đo lường
những ảnh hưởng xã hội đối với hành vi tuân thủ thuế. Alm and McKee (1998), (Torgler,
2007), (Jackson và Milliron, 1986a); (Eriksen và Fallan, 1996) đều chỉ ra rằng những
người nộp thuế ở trong một cộng đồng xã hội, các quan niệm cũng như áp lực vô hình từ
xã hội đó sẽ là các tác động ảnh hưởng lên quyết định tuân thủ thuế hay không tuân thủ
thuế của họ. Tuy vậy, những hành động của chính phủ dường như không có ảnh hưởng
đến chuẩn mực xã hội và ý thức tuân thủ thuế. (Blumenthal và cộng sự, 2001) đã thực
hiện nghiên cứu bằng cách gửi những bức thư tới hai nhóm độc lập. Một bức thư đề nghị
nhóm trả tiền thuế để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công cộng. Bức còn lại mời nhóm
tham gia các khiếu nại. (Blumenthal và cộng sự, 2001) thấy rằng các mức độ tuân thủ của
ba nhóm bao gồm cả nhóm kiểm soát có sự khác biệt không đáng kể, hàm ý chuẩn mực
xã hội và chuẩn mực đạo đức có thể là nội sinh. (Bobek và cộng sự, 2007) cho rằng chuẩn
46

mực xã hội liên quan đến ý định hành vi tuân thủ thuế. Đặc biệt, việc không tuân thủ các
chuẩn mực xã hội mạnh hơn liên quan đến khả năng tăng ý định hành vi gian lận thuế.
Xét trên góc độ tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc, các chuẩn mực đạo đức
xã hội được cho là có liên quan chặt chẽ và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả việc tự
nguyện và bắt buộc tuân thủ thuế. (Battiston và Gamba, 2016) chỉ ra rằng áp lực xã hội
có tác động tích cực mạnh mẽ lên hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế.
(Benk và cộng sự, 2011) cho rằng nhân tố cơ bản hình thành ý định tuân thủ thuế của
người nộp thuế có liên quan chặt chẽ với thái độ chấp nhận của xã hội trong đó các cá
nhân tồn tại liên quan đến các loại thuế và nó bắt buộc người nộp thuế phải tuân thủ
thuế. Nghiên cứu thực nghiệm của (Muehlbacher và cộng sự, 2011) cho thấy niềm tin
vào cơ quan thuế của người nộp thuế là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến tuân thủ
thuế tự nguyện. Ở cấp độ xã hội, chuẩn mực xã hội được định nghĩa là sự thường thấy
hoặc sự chấp nhận việc trốn thuế trong một nhóm người (Wenzel, 2005). Chuẩn mực xã
hội có liên quan đến hành vi của các nhóm người được tham khảo ý kiến, ví dụ, bạn bè,
người quen, hoặc nhóm nghề nghiệp. Nếu người nộp thuế cho rằng không tuân thủ là
hành vi phổ biến và đã được ủng hộ trong nhóm tham khảo của họ, họ có thể sẽ không
tuân thủ thuế tốt (Kirchler và cộng sự, 2008). (Alm và cộng sự, 1999) đã thực hiện một
nghiên cứu thực nghiệm cho phép một nhóm người tham gia thảo luận về thực hiện
nghĩa vụ thuế. Kết quả nhóm người có thảo luận về vấn đề này, hành vi tuân thủ thuế
tăng lên trong khi nhóm người không thảo luận thì hành vi tuân thủ thuế giảm đi. Một số
nghiên cứu của (Wenzel, 2005; Taylor, 2002) cũng cho rằng những chuẩn mực giao tiếp
xã hội ở mức độ cộng đồng sẽ làm tăng tuân thủ thuế tự nguyện. Nghiên cứu thực
nghiệm của (Liu, 2014) với người chịu thuế tiêu dùng cho thấy chuẩn mực xã hội tác
động đồng thời lên cả tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc. Tuy nhiên,
mức độ tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc là mạnh hơn đến tuân thủ thuế tự nguyện.
Từ những lý do trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H3a: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc
H3b: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện
Danh tiếng của doanh nghiệp và hành vi tuân thủ thuế: Giữ gìn danh tiếng
và hình ảnh cũng là một trong những nguyên tắc sống còn của rất nhiều doanh
nghiệp hiện nay bởi trong kinh doanh bên cạnh các chiến lược để tăng doanh thu và
lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc khách hàng cảm nhận thế
nào về đạo đức và danh tiếng của công ty vì đó là nhân tố quan trọng để khách hàng
tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. (Turban và
47

Greening, 1997) cho rằng, đối với khách hàng, việc doanh nghiệp thực hiện các
trách nhiệm xã hội của mình sẽ nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp.
Ngược lại, để giữ gìn hình ảnh và danh tiếng của mình các doanh nghiệp cần phải
thực hiện các trách nhiệm xã hội và một trong các trách nhiệm đó là phải tuân thủ
quy định của pháp luật và nộp thuế.
(Allingham và Sandmo, 1972) đã bàn về tầm quan trọng của nhân tố phi kinh tế
này và ảnh hưởng của nó đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bởi vậy, ông đã
đưa một biến vào trong hàm lợi ích của người nộp thuế nhằm tính toán những ảnh
hưởng xấu đến danh tiếng của người nộp thuế nếu việc trốn thuế bị phát hiện. (Andreoni
và cộng sự, 1998) cho rằng một người có thể có xu hướng đánh giá quá cao cả xác suất
và cường độ của hình phạt, hoặc có thể sợ sự kỳ thị xã hội hoặc thiệt hại đến danh tiếng
của họ nếu họ bị coi như những kẻ gian lận thuế và kết quả là họ tuân thủ thuế tốt hơn.
Nghiên cứu của (Kim, 2003) cũng cho rằng, người nộp thuế lo sợ sự kỳ thị của xã hội
hoặc bị phá hỏng danh tiếng nếu bị xem là những người gian lận thuế.
Từ những lý do trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H4a: Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện
H4b: Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc
Đạo đức thuế và tuân thủ thuế: Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối
liên hệ giữa đạo đức thuế và hành vi tuân thủ thuế. Nếu đặt trong lý thuyết hành động hợp
lý, đạo đức thuế có thể được coi là nhân tố thái độ đối với hành vi và có tác động trực tiếp
tới ý định hành vi tuân thủ thuế, từ đó tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Đạo đức thuế là
nhân tố động lực nội tại của người nộp thuế tác động đến ý định hành vi người nộp thuế
nó khác với nhân tố chuẩn mực xã hội là nhân tố bên ngoài tác động đến hành vộ tuân thủ
thuế của người nôp thuế. Các nghiên cứu thực nghiệm của (Alm và Torgler, 2006)
(Cummings và cộng sự, 2009) cho thấy đạo đức thuế là nhân tố quan trọng giúp giảm tình
trạng trốn thuế và gia tăng việc tự nguyện tuân thủ thuế nhưng lại không đưa ra bằng
chứng thực nghiệm cho thấy nhân tố này tác động đến hành vi bắt buộc tuân thủ thuế.
(Cummings và cộng sự, 2009) khi nghiên cứu nhân tố tuân thủ thuế ở hai quốc gia khác
nhau là Nam Phi và Batswana đã cho thấy ảnh hưởng của nhân tố thanh kiểm tra thuế và
các xử phạt đến nhân tố tuân thủ thuế ở quốc gia Batswana cao hơn ở Nam Phi. Lý do dẫn
đến sự khác biệt này theo (Cummings và cộng sự, 2009) là do ý thức về nghĩa vụ nộp thuế
của người dân ở Batswana cao hơn ở Nam phi. Trong nghiên cứu “Tax morale and tax
compliance: A cross culture comparison” của Torgler (2003), tác giả dựa trên quan sát của
mình tại Costa Rica và Thụy Sỹ đã nhận thấy rằng những chuẩn mực đạo đức cá nhân về
48

tuân thủ thuế trong xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tuân thủ thuế. (Frey và
Torgler, 2007) sử dụng dữ liệu khảo sát từ 30 nước Tây và Đông Âu đã tìm thấy một mối
tương quan cao giữa việc trốn thuế và đạo đức thuế.
(Kirchler và cộng sự, 2008) cho rằng, chuẩn mực đạo đức thuế ở mức độ cá nhân
liên quan đến các vấn đề về đạo đức, chủ nghĩa độc tài, thủ đoạn xảo quyệt, ích kỷ, tiêu
chuẩn phụ thuộc và các giá trị. Có sự đan xen giá trị giữa chuẩn mực cá nhân, các giá trị
và đạo đức thuế. Càng phát triển các lý luận đạo đức hoặc đạo đức thuế, càng nhiều khả
năng tuân thủ thuế tự nguyện (Kirchler và cộng sự, 2008; Baldry, 1987) (Jackson và
Milliron, 1986a). Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế tiêu dùng của (Liu, 2014) chỉ ra rằng nhân tố đạo đức cá nhân chỉ tác động đến tuân
thủ thuế tự nguyện mà không tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc.
Từ những thảo luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H5: Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện
Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc với Tuân thủ thuế
(Kirchler và cộng sự, 2008) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập
đến hai khái niệm về tuân thu thuế là tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt
buộc. Cụ thể, người nộp thuế có thể tự nguyện tuân thủ "bởi vì họ cảm thấy bắt buộc
phải làm như vậy khi là thành viên của cộng đồng”. Mặt khác, người nộp thuế cũng có
thể thực hiện vì họ cảm nhận "các chi phí cho việc không tuân thủ là quá cao"(Kirchler
và cộng sự, 2008). (Kirchler và cộng sự, 2008) cho rằng, khi cơ quan thuế đối xử với
người nộp thuế với một thái độ “cướp bóc” thì người nộp thuế sẽ cố gắng tối đa hóa
lợi ích cá nhân dự kiến của họ và chỉ tuân thủ khi bị buộc phải làm như vậy. Còn khi
cơ quan thuế đối xử với người nộp thuế bằng thái độ của người cung cấp dịch vụ và
khách hàng, người nộp thuế sẽ hành động trên cơ sở nhận thức về sự công bằng hệ
thống và tuân thủ tự nguyện. Nghiên cứu của (Iyer và cộng sự, 2010) cho thấy hành vi
báo cáo thuế tiêu dùng được tăng cường đáng kể bởi các chiến lược bắt buộc như
tuyên thệ trách nhiệm, nhận thức về khả năng bị phát hiện và nhận thức về xử phạt.
Nghiên cứu của (Iyer và cộng sự, 2010) đã xác nhận sự tồn tại của tuân thủ thuế bắt
buộc có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế. (Kirchler và Wahl, 2010) khẳng
định tuân thủ tự nguyện có mối quan hệ thuận chiều với tuân thủ thuế trong khi tuân
thủ thuế bắt buộc lại có quan hệ ngược chiều với tuân thủ thuế. Nghiên cứu của (Liu,
2014) về tuân thủ thuế tiêu dùng lại cho thấy tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế
bắt buộc đều có quan hệ thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế tiêu dùng.
Từ những thảo luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu sau:
49

H6a: Tuân thủ thuế tự nguyện có quan hệ với tuân thủ thuế
H6b: Tuân thủ thuế bắt buộc có quan hệ với tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc
Có một mối quan hệ qua lại giữa tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự
nguyện mặc dù đây là hai nhân tố cùng tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Nghiên
cứu của (Liu, 2014) về tuân thủ thuế tiêu dùng cho thấy tuân thủ thuế tự nguyện và
tuân thủ thuế bắt buộc đều có quan hệ thuận chiều qua lại với nhau.
Từ thảo luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu sau:
H7: Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với nhau
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu
Chiều tác

Nội dung động mong
hiệu
muốn
Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân
H1a: +
thủ thuế tự nguyện
Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân
H1b: +
thủ thuế bắt buộc
H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc +
Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế
H3a +
tự nguyện
Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế
H3b +
bắt buộc
Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ
H4a +
thuế tự nguyện
Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ
H4b +
thuế bắt buộc
H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +
H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc có mối
H7 +
quan hệ với nhau
50

Kết luận chương 2


Trong chương 2, luận án đã trình bày được được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, trốn thuế và tránh thuế,
phân loại tuân thủ thuế
Thứ hai, trình bày được các lý thuyết gốc được áp dụng trong các nghiên cứu về
tuân thủ thuế.
Thứ ba, xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu.
Trong chương tiếp theo luận án sẽ trình bày cụ thể về thiết kế nghiên cứu và
thực hiện nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
51

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Để có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở
trên, tác giả trước hết thực hiện một nghiên cứu định tính là tiến hành phỏng vấn sau
các chuyên gia về thuế là những nhà hoạch định chính sách thuế, các giám đốc và các
kế toán thuế của doanh nghiệp, nhân viên cơ quan thuế nhằm kiểm tra và đánh giá sơ
bộ sự phù hợp của các biến trong mô hình nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn sâu
có thể có gợi ý bổ sung hoặc loại trừ một số biến cho phù hợp với phạm vi và hoàn
cảnh nghiên cứu nhằm đảm bảo sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
Sau bước nghiên cứu định tính, với mô hình nghiên cứu sau khi đã điều chỉnh
cho phù hợp hơn tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách phát phiếu khảo
sát trên mẫu nghiên cứu để tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay hướng đến các việc
đánh giá các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Việc lấy ý kiến về các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế trong mô hình được thực hiện ở nhiều đối tượng đang
tham gia vào việc thực thi thuế như các chuyên gia hoạch định chính sách thuế, nhân
viên cơ quan thuế và các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ thuế.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính
Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với 3 nhóm
đối tượng:
Nhóm 1: Là các chuyên gia hoạch định chính sách thuế gồm ba người. Họ là
các lãnh đạo cấp cáo của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế, những người có đề xuất trực
tiếp trong các sửa đổi bổ sung các văn bản chính sách thuế. Mục đích của việc phỏng
vấn này là tìm hiểu đánh giá của những người làm chính sách thuế về các nhân tố quan
trọng tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế và tính phù hợp của mô
hình nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay.
Nhóm 2: Nhân viên cơ quan thuế cấp Chi cục gồm năm người. Họ là những
người đang trực tiếp làm thuế. Mục đích của phỏng vấn là đánh giá và tư vấn về sự
phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
52

Nhóm 3: Các giám đốc doanh nghiệp, các kế toán thuế gồm năm người. Họ là
những người đang hàng ngày thực hiện các quy định về thuế. Việc tuân thủ thuế
trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm hiện nay phụ thuộc khá
nhiều vào tính tự giác của người nộp thuế. Mục đích của việc phỏng vấn này là tìm
hiểu những suy nghĩ và đánh giá của người nộp thuế về thực trạng tuân thủ thuế của
người nộp thuế. Đồng thời hướng họ vào đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế.
Việc phỏng vấn được tiến hành ở địa điểm do người được phỏng vấn lựa chọn.
Khi thực hiện phỏng vấn, đa số người phỏng vấn không sẵn sàng cho tác giả ghi âm
cuộc phỏng vấn vì nhiều lý do. Bởi vậy, nội dung phỏng vấn được tác giả ghi chép lại
đầy đủ. Các câu hỏi thường được hỏi trong các cuộc phỏng vấn là: Theo ông/bà,
những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
hiện nay? Theo ông/bà, nhân tố nào có tác động mạnh nhất đến tuân thủ thuế tự
nguyện/tuân thủ thuế bắt buộc?
Các bản ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn được nhập vào máy tính và được
phân nhóm theo từng nội dung. Các phát hiện nghiên cứu được đánh dấu và tập hợp
dựa trên tần suất các ý tưởng, các từ khóa liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà các đối
tượng đề cập trong cuộc phỏng vấn.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Tiến hành phỏng vấn các nhân viên quản lý thuế. Sau khi giới thiệu qua mô
hình và các khái niệm, các chuyên gia đều cho rằng vấn đề tuân thủ thuế đã được
nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Đánh giá về các khái niệm trong mô hình như: Tuân thủ
tự nguyện và tuân thủ bắt buộc, danh tiếng, chuẩn mực xã hội, đạo đức thuế …tác giả
ghi nhận các ý kiến.
Chuyên gia 1 “…Tôi nghĩ bản thân từ tuân thủ đã là bắt buộc rồi và sự thực là
tuân thủ thuế là phải bắt buộc chứ không có tự nguyện hay không tự nguyện”
“… người nộp thuế đa số là có ý thức đóng thuế, người ta làm ăn cũng nghĩ đến
lâu dài…” (Cán bộ thuế 1)
“ ….Xử phạt và kiểm tra là hai yếu tố quan trọng trong quản lý thuế nhưng lạm
dụng sẽ lại quay lại thời sưu cao, thuế nặng, không phải là xu hướng trong quản lý
thuế hiện đại. Quan trọng nhất là phải tập trung vào ý thức, mà ý thức là phải được bồi
dưỡng từ nhỏ, qua vài chục năm mới có thể hình thành ý thức xã hội tốt được….”
(Chuyên gia 1).
53

“…kiểm tra thì tốt rồi nhưng báo chí vừa rồi đưa tin doanh nghiệp mỗi năm tiếp
hàng chục đoàn kiểm tra, không tập trung được vào sản xuất kinh doanh nữa. Vậy là
hại chứ lợi gì…” (Người nộp thuế 2)
“… tôi nghĩ lựa chọn nhân tố danh tiếng cũng hợp lí vì bây giờ kinh doanh cần
coi trọng uy tín. Cạnh tranh nhiều như vậy mà kinh doanh chụp giật thì không tồn tại
được…” (Người nộp thuế 2)
Khi được hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân
thủ thuế bắt buộc, tác giả ghi nhận ý kiến sau:
Chuyên gia 2 “…xã hội càng văn minh, mội người càng có ý thức công dân tốt
thì càng tự nguyện tuân thủ thuế…”
“…đạo đức của con người sẽ chỉ ảnh hưởng đến tính tự nguyện mà không ảnh
hưởng đến tính bắt buộc vì bản thân đạo đức tốt hay không tốt nó sẽ dẫn đến hành
động tự nguyện hay không tự nguyện nộp thuế chứ không liên quan đến việc bắt
buộc… ”(chuyên gia 2)
Nhân tố được một số người được phỏng vấn nhắc tới là nhân tố danh tiếng. Đa
số các ý kiến đều cho rằng danh tiếng có ảnh hưởng đến tính tuân thủ của người nộp
thuế vì nó thể hiện trách nhiệm xã hội của người nộp thuế. Việc nộp thuế đầy đủ và
đúng hạn của người nộp thuế sẽ không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh của doanh
nghiệp với khách hàng mà còn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp với các đối tác,
với chính quyền, xã hội, nhân viên.
“….Tôi sẽ không muốn mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp
trốn thuế” (Người nộp thuế 2).
“… quan trọng chứ, đặc biệt là người Nhật, họ rất coi trọng và luôn nỗ lực xây
dụng và giữ gìn hình ảnh doanh nghiệp. Việc trốn thuế đối với họ không chỉ liên quan
đến yếu tố danh tiếng mà quan trọng hơn đó là “liêm sỉ”” (Chuyên gia 1)
Khi được đề nghị xem mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả ghi nhận ý kiến
“…mục tiêu của luận án là nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động
đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, bởi vậy mối quan hệ giữa nhân tố tuân
thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện không phải mục tiêu chính của nghiên
cứu…” (Chuyên gia 3)
Khi được hỏi liệu có nhân tố nào khác tác động đến tuân thủ thuế không tác giả
ghi nhận ý kiến:
54

“…nhiều nhân tố lắm nhưng cũng cần cân nhắc nhân tố nào quan trọng hơn,
tiền mình bỏ ra mà….” (Người nộp thuế 5)
Từ ý kiến của người nộp thuế trên, tác giả tiếp tục đưa nhân tố sở hữu vào để
khai thác ý kiến của các chuyên gia và nhận được ý kiến sau:
“…. Nếu là công ty của mình, thì tiền đóng thuế cũng là mình bỏ ra, phải cân
nhắc đấy…” (Người nộp thuế 4)
“…các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước trên địa bàn quản lý thường ít
nợ thuế và có sai phạm thuế lắm. Còn doanh nghiệp cổ phần, tư nhân thì nợ thuế nhiều
hơn…” (Cán bộ thuế 2)
Khi được hỏi liệu có sự khác biệt giữa việc đóng thuế của doanh nghiệp nhà
nước với doanh tư nhân và doanh nghiệp gia đình, tác giả ghi nhận”
“…. tiền nhà nước, chả tội gì không đóng thuế để mang tội vào thân…” (Người
nộp thuế 3)
“…. Cũng còn tùy nhé, một bên là bỏ tiền nhà nước để tuân thủ thuế, một bên là
bỏ tiền túi, cũng có khác biệt đấy” (Người nộp thuế 5)

3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính
Từ cơ sở nghiên cứu định tính trên đây, đã có cơ sở để tác giả đưa các biến
danh tiếng, đạo đức thuế, chuẩn mực xã hội, xử phạt vào mô hình nghiên cứu. Tác
giả tạm thời không đặt mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa tuân thủ thuế bắt buộc
và tuân thủ thuế tự nguyện vào mô hình vì đây không phải mục tiêu chính của nghiên
cứu. Từ phỏng vấn sâu ghi nhận ý kiến, nếu người nộp thuế là doanh nghiệp tư nhân,
tự bỏ tiền của mình ra nộp thuế, thái độ tuân thủ thuế có thể sẽ khác với doanh
nghiệp nhà nước. Nghiên cứu tổng quan cho thấy (Nur-tegin, 2008) trong nghiên cứu
thực nghiệm của mình cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng không
tuân thủ thuế nhiều hơn các doanh nghiệp nhà nước điều này được lý giải là bởi lợi
ích từ việc che giấu phần doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp tư nhân sẽ trực
tiếp hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Từ đó dẫn đến tính tự nguyện trong tuân thủ
thuế là khác nhau. Trong bối cảnh của Việt Nam, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân
vẫn còn khá đặc trưng, tác giả quyết định đưa thêm biến sở hữu và mô hình như một
biến kiểm soát.
55

Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính được điều chỉnh như sau:
Khả năng bị
kiểm tra thuế
Tuân thủ
bắt buộc
Xử phạt

Chuẩn mực Tuân thủ


xã hội thuế

Tuân thủ
Danh tiếng
tự nguyện
doanh nghiệp

Đạo đức thuế

Sở hữu

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính
Chiều tác

Nội dung động mong
hiệu
muốn
H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ +
thuế tự nguyện
H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ +
thuế bắt buộc
H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc +
H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự +
nguyện
H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc +
H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
tự nguyện
H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
bắt buộc
H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +
H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế +
H7 Sở hữu có quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +
56

3.2. Nghiên cứu định lượng


Từ kết quả của tổng quan và nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất được mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Để có thể kiểm định được các giả thuyết đó,
tác giả tiến hành phát bảng hỏi để khảo sát, điều tra trên diện rộng thông qua việc phát
phiếu phỏng vấn các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội sau đó
phân tích số liệu để xem có bằng chứng ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu hay không.
Đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn là các học viên trong các lớp học kế toán
trưởng và giám đốc, những kế toán trong các lớp tập huấn chính sách thuế của cơ quan
thuế. Mục đích là để tìm kiếm các đối tượng đang thực sự làm thuế và nộp thuế. Các
học viên được thông báo về cuộc khảo sát trước một tuần. Mục đích để giữ sự ổn định
của cảm xúc và thái độ nghiêm túc của người tham gia trả lời bảng hỏi. Người được
phát phiếu được hoàn toàn tự nguyện trả lời hay không trả lời. Điều này giúp làm tăng
tính hiệu quả của cuộc khảo sát.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Trình tự các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng được thực hiện như
bảng sau:
Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng
Các bước Nội dung thực hiện
- Từ tổng quan và từ nghiên cứu định tính lựa chọn bộ thang đo phù
hợp với mô hình nghiên cứu
1. Xây dựng bộ
- Các thang đo bằng tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi hai
thang đo
chuyên gia tiếng Anh độc lập để đảm bảo nội dung và không bỏ sót
nội dung của thang đo
- Đảm bảo tính giá trị (Validity) của thang đo
- Đảm bảo tính tin cậy (Realibility) của thang đo
+ Sau khi đảm bảo tính giá trị của thang đo, tác giả tiến hành phát
bảng hỏi để nghiên cứu thử nghiệm
2. Đánh giá thang đo
+ Với mỗi biến cần đảm bảo chỉ số Cronbach alpha >0.7 để đảm bảo
thang đo là ổn định và tin cậy qua các lần đo
+ Nếu không đảm bảo, tác giả sẽ xem lại tổng quan, xem xét yếu tố
dịch thuật, thảo luận với chuyên gia…
3. Nghiên cứu chính - Hoàn thiện bảng hỏi để phát phiếu nghiên cứu trên diện rộng
thức - Thu thập số liệu
- Sự dụng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện phân tích hồi quy và
4. Phân tích số liệu
SEM cho mô hình đã đề xuất.
57

3.2.2. Thang đo các biến


Thang đo Xử phạt
Để đo lường mối quan hệ giữa nhân tố xử phạt và tuân thủ thuế, luận án sử
dụng thang đo của (Wenzel, 2002; Wenzel, 2004). Tác giả sử dụng thang đo Likert với
5 mức độ từ 1= hoàn toàn không đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý để đánh giá ý kiến
của người được phỏng vấn về câu hỏi giả định “Nếu bị cơ quan thuế phát hiện việc
trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả nào sau đây có khả năng xảy ra” và bốn trường hợp
được đưa ra để đánh giá ý kiến của người được phỏng vấn là: “Nộp thuế với số tiền
phạt tương đối nhỏ; Trả tiền phạt đáng kể; Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn vào những
năm tiếp theo; Bị truy tố hình sự”. Mối quan hệ cả lý thuyết và thực nghiệm giữa
nhân tố xử phạt và tuân thủ thuế đã được bàn luận trong chương 3. Trong rất nhiều các
nghiên cứu, nhân tố xử phạt được chứng minh là có quan hệ thuận chiều rõ rệt với
nhân tố tuân thủ thuế.
Thang đo Khả năng bị kiểm tra
Đây là biến truyền thống thứ hai và được đo bằng thang đo thang đo của
(Bobek và cộng sự, 2007) với ba câu hỏi “Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế
khi bạn đã cố tính gian lận thuế là như thế nào?” và “Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn
nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra việc gian lận thuế của bạn là như thế
nào?” và “Bạn nghĩ khả năng tờ khai thuế năm 2016 của bạn bị kiểm tra là như thế
nào?” Câu trả lời thu về sẽ là 1= Rất không có khả năng tới 5= Rất có khả năng. Cụ
thể với câu hỏi “Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế khi bạn đã cố tính gian lận
thuế là như thế nào?” câu trả lời 1= Rất không có khả năng và 5= Rất có khả năng.
Câu hỏi “Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra
việc gian lận thuế của bạn là như thế nào?” sẽ được đo câu trả lời 1= Nếu đã cố tình
gian lận thuế thì rất không có khả năng bị kiểm tra thuế và 5= Nếu đã cố tình gian lận
thuế, rất có khả năng sẽ bị kiểm tra thuế.
Thang đo tuân thủ thuế
Việc đo lường ý định tuân thủ thuế nghe có vẻ đơn giản nhưng vấn đề là phải
tìm ra một cách đo cho phép các nhà nghiên cứu xem xét một cách trực tiếp việc tuân
thủ thuế thay đổi thế nào với với một sự thay đổi trong một tham số thuế cơ bản ví dụ
như khả năng bị kiểm tra. Do đó, việc trực tiếp hỏi người được phỏng vấn về sự tham
gia của họ về việc trốn thuế trong quá khứ là không đủ và khó có thể ghi nhận được
những ý kiến chính xác. Luận án sử dụng thang đo của (Chan và cộng sự, 2000) để đo
lường hành vi tuân thủ thuế của cá nhân đã được (Sapici và cộng sự, 2014) điều chỉnh
58

cho phù hợp để đo lường hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Malaysia. Tác giả
nhận thấy Malaysia là quốc gia ở Đông Nam Á có những điểm phát triển kinh tế khá
tương đồng với Việt Nam và đều là hai nền kinh tế phát triển năng động nên sử dụng
thang đo của (Sapici và cộng sự, 2014) sẽ phù hợp với Việt Nam. Câu hỏi đã được xây
dựng cho những người tham gia được đặt trong khuôn khổ của một kịch bản giả định.
Kịch bản này được thiết kế để giảm thiểu sự nhạy cảm của bản chất câu hỏi có liên
quan để trả lời sẽ có nhiều khả năng để cung cấp phản ứng trung thực. Hầu như các
doanh nghiệp sẽ có động lực mạnh mẽ để tránh tiêt lộ các quyết định không tuân thủ
thuế của họ bởi vậy, những câu hỏi trực tiếp có thể sẽ dẫn đến sự sai lầm trong kết quả.
Trong nghiên cứu này, một phiên bản sửa đổi của kịch bản không tuân thủ thuế được
phát triển bởi (Chan và cộng sự, 2000) cho các cá nhân đã được sử dụng để thu thập
dữ liệu về các hành vi không tuân thủ giả thuyết của người nộp thuế của doanh nghiệp.
Những người tham gia được yêu cầu đọc hai kịch bản không tuân thủ thuế về việc báo
cáo dưới thu nhập và báo cáo tăng chi phí. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng với
điểm số cao hơn sẽ chỉ ra khả năng không tuân thủ thuế cao hơn và ngược lại.
Cùng với kịch bản này, người tham gia được hỏi bày tỏ ý kiến của mình về
trường hợp của ông A và ông B về việc liệu ông A có phải kê khai bớt thu nhập chịu
thuế hay ông B có kê khai thêm chi phí của doanh nghiệp không?
Kịch bản 1:
Ông A là giám đốc một doanh nghiệp đang cân nhắc việc không kê khai khoản
doanh thu bằng tiền mặt 550 triệu đồng trong tờ khai thuế năm 2016 của doanh nghiệp
mình. Về mặt pháp lý, số tiền 550 triệu đồng nên được kê khai như một thu nhập
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông A gần như chắc chắn rằng cơ quan thuế sẽ không kiểm
tra và sẽ không biết nếu số tiền không được kê khai.
Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:
- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động không kê khai 550 triệu đồng doanh
thu của ông A trong tờ khai thuế?
- Có khả năng ông A sẽ chỉ kê khai một phần trong số tiền 550 triệu đồng trong
tờ khai thuế không? 1= Rất có khả năng; 5= Rất không có khả năng.
Kịch bản 2:
Ông B là giám đốc một doanh nghiệp, ông B đã bỏ ra 60 triệu để sửa chiếc ô tô
cá nhân. Khi lập tờ khai thuế 2016, ông B có ý định kê khai chi phí sửa chiếc xe đó
vào chi phí của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, việc kê khai như vậy là không được
59

phép, nhưng ông gần như chắc chắn rằng ông sẽ không bị kiểm tra và cơ quan thuế sẽ
không thể phát hiện ra khoản chi phí tăng thêm này.
Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:
- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động kê khai vào chi phí doanh nghiệp 60
triệu tiền sửa xe của ông B? 1= Hoàn toàn đồng ý; 5= Hoàn toàn không đồng ý
- Có khả năng ông B sẽ chỉ kê khai một phần trong chi phí sửa xe 60 triệu vào
chi phí của doanh nghiệp? 1= Rất có khả năng; 5= Rất không có khả năng.
Thang đo Chuẩn mực xã hội:
Chuẩn mực xã hội liên quan đến đánh giá, cảm nhận, suy nghĩ của người xung
quanh đến 1 hành vi cụ thể. Một số từ chính được sử dụng trong các câu hỏi đo lường
Chuẩn mực xã hội như “Hầu hết mọi người nghĩ rằng”, “Tôi nghĩ rằng”, “được xã hội
chấp nhận”…Tác giả sử dụng thang đo Chuẩn mực xã hội của (Bobek và Hatfield,
2003), (Bobek và cộng sự, 2007) gồm các điểm sau:
1. Hầu hết những người tôi biết đều sẽ ủng hộ tôi khi tôi gian lận thuế
2. Hầu hết mọi người đều làm mọi thứ để tránh thuế
3. Trốn thuế là sai lầm đạo đức không phân biệt số tiền trốn
4. Nếu bạn bè tôi biết tôi gian lận thuế, họ sẽ nghĩ đó là hành động sai trái.
5. Hầu hết những người quan trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế là hành động sai
trái
Thang đo tuân thủ thuế tự nguyện:
Luận án sử dụng thang đo tuân thủ thuế tự nguyện của (Kirchler và Wahl,
2010). Thang đo tuân thủ thuế tự nguyện bao gồm 6 chỉ báo. Các chỉ báo được đánh
giá bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1=Hoàn toàn không đồng ý đến 5= Hoàn toàn
đồng ý. Thang đo được xây dựng dựa trên tình huống giả định Tôi trả thuế theo yêu
cầu của pháp luật, tôi làm điều đó bởi vì:
+ Hiển nhiên bạn cũng đang làm điều đó
+ Tôi muốn hỗ trợ Chính Phủ và các công dân khác
+ Tôi muốn đóng góp vào lợi ích của cộng đồng
+ Đó là lẽ tự nhiện tôi phải làm
+ Tôi coi đó như nhiệm vụ với tư cách là công dân
60

Thang đo tuân thủ thuế bắt buộc


Luận án sử dụng thang đo tuân thủ thuế bắt buộc của (Kirchler và Wahl, 2010).
Các chỉ báo được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1=Hoàn toàn không đồng
ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được xây dựng dựa trên tình huống giả định Tôi
trả thuế theo yêu cầu của pháp luật, tôi làm điều đó bởi vì:
+ Có nhiều cuộc kiểm tra thuế lớn đã được thực hiện
+ Cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra
+ Tôi biết tôi sẽ bị kiểm tra thuế
+ Những hình phạt khi trốn thuế là rất nặng
Thang đo Đạo đức thuế: Tác giả sử dụng thang đo của (Wenzel, 2005). Những
câu hỏi đại diện cho thang đo đạo đức thuế liên quan đến những quan điểm cá nhân ví
dụ như “Tôi nghĩ tôi nên thành thật khai báo thu nhập của mình trên tờ khai thuế”. Để
đánh giá một cách chính xác hơn câu trả lời của người được phỏng vấn, luận án sử
dụng câu hỏi đảo ngược “Tôi nghĩ có thể chấp nhận được việc báo cáo thu nhập tính
thuế thấp hơn thực tế *” và “Tôi nghĩ trốn thuế là một hành vi phạm tội không
đáng kể *”
Câu trả lời cũng được đánh giá bằng thang đo Likert 5 với các mức độ từ 1=
Rất không đồng ý, 5= Rất đồng ý.
Thang đo danh tiếng: Thang đo Danh tiếng của doanh nghiệp tác giả sử dụng
thang đo của (McDonald và cộng sự, 2010). Thang đo sử dụng một số từ khóa như
“thành công”, “đánh giá cao”, “trung thực”, “uy tín”. Có một số nghiên cứu đi sâu vào
đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp dựa trên khía cạnh “uy tín” kiểu như doanh
nghiệp có tiếng là trung thực, giữ chữ tín với khách hàng. Tuy nhiên, thang đo của
(McDonald và cộng sự, 2010) bao gồm những đánh giá chung về doanh nghiệp để có
thể đánh giá chung, tổng thể về doanh nghiệp. Thang đo này gồm 5 chỉ báo “Công ty
của chúng tôi được khách hàng nhìn nhận là một công ty thành công”, “Công ty của
chúng tôi được khách hàng nhìn nhận là một tổ chức rất chuyên nghiệp”, “Công ty của
chúng tôi được đánh giá là có uy tín và đáng tin cậy”, “Khách hàng đánh giá tốt về
danh tiếng của công ty chúng tôi”, “Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn nhận
là một tổ chức tốt”. Câu trả lời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với mức đánh giá
1=rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý.
Thang đo biến sở hữu, là biến giả, được sử dụng như biến kiểm soát của mô
hình: Tác giả kiểm tra bằng câu hỏi về tính pháp lý của doanh nghiệp với hai câu hỏi
61

1= Doanh nghiệp của anh chị là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
0= các trường hợp khác.
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt các thang đo
Kí hiệu
Tên Biến Các chỉ báo Thang đo Nguồn
chỉ báo
Khả năng bị KT1 Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm Likert (1= (Bobek và
kiểm tra tra thuế khi bạn đã cố tình gian Rất không cộng sự,
lận thuế là như thế nào? có khả năng. 2007)
KT2 Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn 5= Rất có
nghĩ khả năng cơ quan thuế khả năng)
phát hiện ra việc gian lận thuế
của bạn là như thế nào?
KT3 Bạn nghĩ khả năng tờ khai thuế
năm 2016 của bạn bị kiểm tra là
như thế nào?
Xử phạt Nếu bị cơ quan thuế phát hiện Likert (Wenzel,
việc trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả 1= Rất 2002;
nào sau đây có khả năng xảy ra: không có Wenzel,
XP1 + Nộp thuế với số tiền phạt khả năng 2004)
tương đối nhỏ 5= Rất có
XP2 + Trả tiền phạt đáng kể khả năng
XP3 + Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn
vào những năm tiếp theo
XP4 + Bị truy tố hình sự
Chuẩn mực CM1 Hầu hết những người tôi biết Likert (1= (Bobek và
xã hội đều sẽ ủng hộ tôi khi tôi gian Rất không Hatfield,
lận thuế đồng ý, 5= 2003)
CM2 Hầu hết mọi người đều làm mọi Rất
thứ để tránh thuế đồng ý)
CM3 Trốn thuế là sai lầm đạo đức
không phân biệt số tiền trốn
CM4 Nếu bạn bè tôi biết tôi gian lận
thuế, họ sẽ nghĩ đó là hành
động sai trái.
CM5 Hầu hết những người quan
62

Kí hiệu
Tên Biến Các chỉ báo Thang đo Nguồn
chỉ báo
trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế
là hành động sai trái
Đạo đức thuế ĐĐT1 Tôi nghĩ có thể chấp nhận được Likert (1= (Wenzel,
việc báo cáo thu nhập tính thuế Rất không 2005)
thấp hơn thực tế * đồng ý, 5=
ĐĐT2 Tôi nghĩ trốn thuế là một hành Rất
vi phạm tội không đáng kể * đồng ý)
ĐĐT3 Tôi nghĩ tôi nên thành thật khai
báo thu nhập của mình trên tờ
khai thuế
Danh tiếng DT1 Công ty của chúng tôi được Likert (1=rất (McDonald
của công ty khách hàng nhìn nhận là một không đồng và cộng sự,
công ty thành công ý; 5= Rất 2010)
DT2 Công ty của chúng tôi được đồng ý)
khách hàng nhìn nhận là một tổ
chức rất chuyên nghiệp
DT3 Công ty của chúng tôi được
đánh giá là có uy tín và đáng tin
cậy
DT4 Khách hàng đánh giá tốt về
danh tiếng của công ty chúng
tôi
DT5 Công ty của chúng tôi được
khách hàng nhìn nhận là một tổ
chức tốt
Tuân thủ tự Tôi trả thuế theo yêu cầu của Likert (1=rất (Kirchler
nguyện pháp luật, tôi làm điều đó bởi không đồng và Wahl,
vì: ý; 5= Rất 2010)
TTTN1 + Hiển nhiên bạn cũng đang đồng ý)
làm điều đó
TTTN2 + Tôi muốn hỗ trợ Chính Phủ
và các công dân khác
TTTN3 + Tôi muốn đóng góp vào lợi
63

Kí hiệu
Tên Biến Các chỉ báo Thang đo Nguồn
chỉ báo
ích của cộng đồng
TTTN4 + Đó là việc tự nhiên phải làm
TTTN5 + Tôi coi đó như nhiệm vụ với
tư cách là công dân
Tuân thủ thuế Khi tôi trả thuế như yêu cầu Likert (1=rất (Kirchler
bắt buộc của các luật thuế, tôi làm điều không đồng và Wahl,
đó bởi vì: ý; 5= Rất 2010)
TTBB1 + Có nhiều cuộc kiểm tra thuế đồng ý)
lớn đã được thực hiện
TTBB2 + Cơ quan thuế thường xuyên
kiểm tra thuế
TTBB3 + Tôi sẽ bị kiểm tra thuế
TTBB4 + Những hình phạt khi trốn
thuế là rất nặng
Sở hữu SH Kiểm tra bằng câu hỏi về tính Biến giả
pháp lý của doanh nghiệp nhận giá trị
1= Doanh
nghiệp của
anh chị là
doanh
nghiệp Nhà
nước nắm
giữ trên 50%
vốn điều lệ;
0= các
trường hợp
khác.

3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo


Các thang đo được lấy từ tổng quan và bằng tiếng anh. Bởi vậy, để đảm bảo nội
dung của các câu hỏi không bị dịch sai, tác giả đã phát bảng hỏi cho hai dịch giả độc
lập. Từ hai bản dịch trên, tác giả đã hoàn thiện bảng hỏi của nghiên cứu. Bảng hỏi
được gửi cho hai chuyên gia về thuế để đánh giá thêm tính phù hợp của câu hỏi trong
điều kiện của Việt Nam.
64

Sau đó, tác giả đã phát 50 phiếu câu hỏi cho 50 học viên đang theo học các lớp
kế toán trưởng và giám đốc chuyên nghiệp để một lần nữa ghi nhận, quan sát cách trả
lời để kịp thời điều chỉnh những từ để chỉnh sửa những từ khó hiểu hoặc gây hiểu
nhầm. Từ kết quả thu về, tiến hành phân tích Crobach alpha với các bảng hỏi.

3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức


Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Có hai phương pháp chọn mẫu nghiên cứu chính là chọn mẫu ngẫu nhiên và
chọn mẫu phi ngẫu nhiên trong đó phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên được sử
dụng phổ biến hơn. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện
cho nghiên cứu của mình. Mẫu nghiên cứu là các học viên của các lớp đào tạo kế toán
trưởng, giám đốc chuyên nghiệp và các lớp đào tạo chính sách thuế của Cục thuế
thành phố Hà Nội.
Rất nhiều các nghiên cứu trong tổng quan chọn đối tượng phỏng vấn là các sinh
viên. Câu hỏi đặt ra là liệu sinh viên có đủ kinh nghiệm để điền vào các mẫu biểu kê
khai thuế hay đủ các kinh nghiệm thực tế để trả lời các câu hỏi liên quan đến hành vi
tuân thủ thuế? Và liệu sinh viên có phải là mẫu nghiên cứu thích hợp cho các nghiên
cứu về hành vi tuân thủ thuế? (Webley, 1991) cho rằng sinh viên không phải là mẫu
nghiên cứu không có tác dụng nhưng kết quả nghiên cứu cần được diễn giải một cách
cẩn thận. Tuy nhiên, nghiên cứu của (Baldry, 1986) cho thấy phản ứng của sinh viên
về tuân thủ thuế cũng không khác so với các đối tượng khác. (Alm, 1998) khẳng định:
"Cũng không có lý do gì để tin rằng quá trình nhận thức của sinh viên là khác với
những người làm việc ''thực tế''. Tuy trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn phỏng
vấn là những học viên trong các lớp kế toán trưởng, các lớp giám đốc chuyên nghiệp
và các lớp tập huấn chính sách thuế của các kế toán. Đa số đối tượng được phỏng vấn
đều đang làm kế toán thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Tuy nhiên, nếu có đối tượng sinh viên cũng đang theo học tại các lớp trên thì
cũng sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế.
Kích thước chọn mẫu nghiên cứu
Roger trong một nghiên cứu về cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng năm 2006
cho rằng cỡ mẫu tối thiểu áp dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm là từ 150 đến 200.
(Tabachnick và Fidell, 1996) cho rằng trong phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối
thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m là số biến độc lập). (Hair và
cộng sự, 1998) cho rằng với phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu quan sát
65

tối thiểu nên là 05 quan sát cho mỗi tham số ước lượng, tổng số mẫu không nhỏ hơn
50. (Thọ và Trang, 2007) cho rằng cần ít nhất 15 quan sát cho mỗi biến.
Từ những quan điểm trên, tác giả phát ra 250 bảng hỏi. Các bảng hỏi được thực
hiện dưới nhiều hình thức: Phỏng vấn và thu thập trực tiếp, gửi qua mạng internet, gửi qua
bưu điện. Sau khi nhận lại các bảng hỏi, loại bỏ những bảng hỏi chưa đạt yêu cầu do
người được trả lời chưa trả lời hết các câu, do có hiện tượng lựa chọn bừa vào bảng hỏi…
tác giả còn lại 200 bảng hỏi đạt yêu cầu để đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo.

Kết luận chương 3


Trong chương 3, luận án đã trình bày thiết kế nghiên cứu và phương pháp thực
hiện nghiên cứu với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu luận án lựa chọn là phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu
định tính, luận án đã đi sâu trình bày quá trình phỏng vấn các chuyên gia nhằm đánh
giá sơ bộ ban đầu mô hình nghiên cứu. Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính
là tác giả đã hoàn thiện được mô hình nghiên cứu
Sau đó, luận án trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm lựa
chọn thang đo, đánh giá độ tin cậy của thang đo, chọn mẫu nghiên cứu và phương
pháp thu thập số liệu. Phương pháp phân tích định lượng chính mà luận án sử dụng để
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tính (SEM), sử dụng phần mềm hỗ trợ AMOS và SPSS.
Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu sau khi phân tích số
liệu thu thập được.
66

CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU


VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1: Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát
Doanh nghiệp tham gia điều tra Tổng/ 200
Đối tượng trả lời Ban Giám đốc 6
Giám đốc tài chính 1
Kế toán thuế 165
Khác 28
Giới tính Nam 34
Nữ 166
Doanh nghiệp Nhà nước 45
Loại hình doanh nghiệp.
Khác 155
Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 38
Thương mại dịch vụ 132
Nông lâm nghiệp, thủy sản 7
Công nghiệp, chế tạo, gia
công, lắp ráp 18

Xây dựng 5
Khác 0
< 1 năm 0
> 5 năm 159
Thời gian đóng thuế
> 15 năm 41
Số vốn đăng ký doanh Dưới 10 tỷ đồng 73
nghiệp đến năm 2016 Trên 100 tỷ đồng 58
Từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ
69
đồng
Doanh thu năm 2016 Dưới 1 tỷ đồng 9
Trên 100 tỷ đồng 79
Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng 45
Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 27
Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 22
Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng 18

Trong số những người trả lời bảng hỏi có 83% người trả lời là nữ, người trả lời
là nam chiếm 17%. Trong số những người được phỏng vấn có 165 người đang làm kế
toán thuế chiếm 82,5% số người được phỏng vấn điều này cho thấy những người
chuyên làm về thuế chủ yếu là nữ. Các địa điểm nơi tác giả thực hiện phỏng vấn hay
phát phiếu khảo sát cũng ghi nhận được, người làm công việc kế toán thuế chủ yếu là
67

nữ giới. Điều này cũng phản ánh thực trạng, công việc kế toán thuế là công việc đòi
hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, công việc này phù hợp với phụ nữ hơn với nam giới.
Về năm thành lập của doanh nghiệp, tác giả tập trung vào nhóm doanh nghiệp
có năm hoạt động trên 3 năm. Sở dĩ lựa chọn vậy vì tác giả muốn khảo sát các doanh
nghiệp đã có ít nhất trên 3 năm hoạt động, hành vi kê khai thuế, nộp thuế đã đi vào ổn
định và nhất quán. Trong 200 đơn vị được khảo sát có 41 doanh nghiệp thành lập trước
năm 2000, chiếm 20,5% đây chủ yếu là những doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ >50%
vốn điều lệ. 140 doanh nghiệp khảo sát được thành lập từ năm 2000-2015 là những
doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối ổn định, xu hướng hành vi kê khai nộp
thuế khá rõ ràng và thống nhất.
Về loại hình doanh nghiệp, vì đối tượng doanh nghiệp nghiên cứu là các doanh
nghiệp Việt Nam nên ngay từ khi lựa chọn đối tượng khảo sát, tác giả đã loại bỏ những
doanh nghiệp có trên 50% vốn đầu tư nước ngoài. Trong danh sách các doanh nghiệp
được khảo sát có 45 doanh nghiệp (chiếm 22,5%) là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ, còn doanh nghiệp loại hình khác là 155 doanh nghiệp (chiếm
77,5%) số doanh nghiệp được khảo sát. Điều này cũng phản ánh thực chân thực quá
trình tái cơ cấu của nền kinh tế hiện nay.
Về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có số vốn đăng ký năm 2016 dưới 100
tỷ là 142 doanh nghiệp chiếm 71% số doanh nghiệp được khảo sát. Đây cũng là loại
hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong nền kinh tế hiện nay. Số doanh nghiệp có số
vốn đăng ký trên 100 tỷ là 58 doanh nghiệp chiếm 29% số doanh nghiệp được khảo
sát. Doanh nghiệp có số vốn dưới 20 tỷ là 76 doanh nghiệp, chiếm 38% số doanh
nghiệp khảo sát. Số liệu các doanh nghiệp được khảo sát cũng phần nào cho thấy thực
trạng các doanh nghiệp hiện nay. Theo số liệu công bố của tổng cục thống kê năm
2016, hiện nay Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần
60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu.
Đây cũng là lực lượng đông đảo nhất tham gia đóng thuế cho nhà nước.
Về doanh thu năm của doanh nghiệp khảo sát, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác
định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Trong số
các doanh nghiệp khảo sát, số doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng là 79 doanh
nghiệp chiếm 39,5% số doanh nghiệp khảo sát. Số doanh nghiệp này chủ yếu là doanh
nghiệp có vốn Nhà nước chiếm trên 50% và những doanh nghiệp có số vốn đăng ký
năm 2016 từ 50 tỷ đồng trở lên. Hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều kinh doanh có
68

lãi và phải nộp thuế năm 2016. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ chiếm 4,5%
số doanh nghiệp khảo sát, còn lại phân bổ ở các mức doanh thu Từ 1 đến dưới 10 tỷ
đồng (22,5%), Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng (13,3%), Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng (11%),
Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng (%). Điều này cho thấy, mẫu nghiên cứu phân bổ khá đều
ở các loại hình doanh nghiệp.
Về lĩnh vực hoạt động: 38/200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất;
132/200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; 7 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; 18/200 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp, gia công, lắp ráp và 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng. Phân bố mẫu trong lĩnh vực hoạt động cho thấy, các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm đại đa số doanh nghiệp khảo sát (66%).
Thực tế, hành vi tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khả năng
bị kiểm tra, xử phạt, danh tiếng, chuẩn mực xã hội, đạo đức người nộp thuế…Tuy
nhiên, trước khi thực hiện kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực
hiện khảo sát, đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế như sau:
Về chính sách thuế

Biểu đồ 4.1: Ý kiến của người nộp thuế về chính sách thuế
Nhìn chung, đa số doanh nghiệp lớn khảo sát đều cho rằng chính sách thuế hiện
nay dễ tiếp cận và dễ thực hiện cụ thể 31/58 chiếm 53,4% doanh nghiệp có vốn đăng
ký trên 100 tỷ đánh giá việc tiếp cận các văn bản chính sách thuế là thuận lợi. Dù vậy,
qua khảo sát cũng ghi nhận một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp
cận các văn bản chính sách thuế, cụ thể: 34,8% doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10
đến dưới 100 tỷ và 42,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá chính
69

sách thuế tuy có dễ tiếp cận hơn trước đây nhưng lại khó khăn trong thực hiện. Lí do
các doanh nghiệp đưa ra là hiện nay có quá nhiều quy định, hướng dẫn chồng chéo. Kế
toán ở các doanh nghiệp bận rộn nên không thể cập nhật kịp các quy định mới ban
hành. Hơn nữa, các quy định và chính sách thuế dù có dễ tiếp cận nhưng doanh nghiệp
gặp khó khăn trong việc nắm bắt vì có nhiều quy định mới, nhiều chính sách thuế liên
tục sửa đổi, nhiều từ ngữ trong hướng dẫn khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn do vậy gặp khó
khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cũng như đảm bảo quyền lợi của doanh
nghiệp.
Về thủ tục hành chính thuế:

Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế
Thời gian qua, ngành thuế đạt được trong việc cải cách thủ tục hành chính đã
tạo luồng sinh khí mới cho cộng đồng doanh nghiệp tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp
khảo sát cho biết trong công tác thực thi vẫn còn có những sự phức tạp, chi phí tuân
thủ còn cao, chưa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Khi phân loại theo quy mô
doanh nghiệp thì thấy xu hướng càng doanh nghiệp lớn càng gặp nhiều phiền hà với
các thủ tục hành chính thuế. Cụ thể, 60,3% các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100
tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là thông thoáng và tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp hơn. Chỉ có 8,6% các doanh nghiệp loại này cho rằng thủ tục hành chính thuế
còn gây khó khăn cho công tác thực hiện. 43,5% các doanh nghiệp có số vốn đăng ký
từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ đánh giá cá thủ tục hành chính thuế hiện nay còn gây khó
khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế trong khi 46,6% các doanh
nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là bình thường
và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp, thậm trí 26% các doanh nghiệp loại này
cho rằng các thủ tục hành chính thuế khá dễ dàng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Kết
quả khảo sát trùng với nhận định của bà Nguyễn Thị Cúc, chuyên gia tư vấn thuế, khi
70

cho rằng các DN lớn đều nhận thấy chính sách thuế hiện nay của Bộ Tài chính là đơn
giản, dễ hiểu. Trong khi có tới 50% DN nhỏ cho rằng chính sách thuế quá phức tạp.
Điều đó có thể do tại các doanh nghiệp lớn có nhiều kế toán, bộ phận kế toán được
phân công chuyên trách rõ ràng nên độ chuyên nghiệp và chuyên môn cao. Còn tại các
doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, khối lượng công việc kế toán càng nhiều, các thủ
tục hành chính thuế doanh nghiệp cũng tăng lên theo khối lượng công việc trong khi
để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thường thuê ít kế toán, mỗi kế toán phải kiêm nhiệm
nhiều công việc khác nhau. Trong khi đó, các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế liên tục
cập nhật phiên bản mới, các biểu mẫu thuế liên tục thay đổi, thời gian giải quyết các
thủ tục quá dài gây mất thời gian và doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí. Công chức
thuế không yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung giấy tờ luôn một lần mà kéo dài nhiều lần,
doanh nghiệp liên tục bị yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ mới khiến cho doanh nghiệp
phải đi lại nhiều lần, gây mệt mỏi và căng thẳng cho doanh nghiệp.
Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Ngành thuế đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra
thuế trong năm vừa qua. Trong đó đã tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở
kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, chú trọng thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ
sau hoàn có số thuế hoàn lớn, thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu
hiệu chuyển giá; thanh, kiểm tra về công tác quản lý sử dụng hóa đơn nhằm ngăn chặn
kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế. Khảo sát
đánh giá về nhận định công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và
phát hiện kịp thời các sai phạm, rất nhiều doanh nghiệp cho rằng công tác thanh tra,
kiểm tra là cần thiết nhưng lạm dụng sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong kinh
71

doanh và tăng chi phí tuân thủ. 50/200 chiếm 25% doanh nghiệp khảo sát đồng ý rằng
công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện thường xuyên và kịp thời
phát hiện ra các sai phạm. Cụ thể 22/38 doanh nghiệp sản xuất, 23/132 doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ, 1 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và 4 doanh
nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp đồng ý với nhận định
trên. Xét ở khía cạnh tích cực, một số doanh nghiệp còn cho rằng nếu việc thanh, kiểm
tra chặt chẽ với những doanh nghiệp có rủi ro cao sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ
pháp luật của người nộp thuế, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Dù vậy, để
đạt hiệu quả cao trong công tác thanh, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro
đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về thuế, xác định được các đối
tượng rủi ro cao nhằm giảm bớt thanh tra đối với các đối tượng không thấy dấu hiệu
rủi ro và tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tuy nhiên, khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến không đồng tình với đánh
giá trên. 109/200 doanh nghiệp chiếm 54,5% doanh nghiệp khảo sát không đồng ý với
nhận định trên. Một số doanh nghiệp cho rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể làm
doanh nghiệp e ngại nhưng nếu đã có ý định gian lận thì doanh nghiệp sẽ có nhiều
cách để hợp lý hóa việc gian lận của mình. Thậm trí, một số doanh nghiệp còn cho biết
họ nhờ luôn công chức thuế soát xét báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp trước khi
thanh tra. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khảo sát còn nêu lên thực trạng hiện nay
trong lĩnh vực thanh kiểm tra, ngoài cơ quan thuế ra, còn có thêm một số tổ chức, cơ
quan khác đòi hỏi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nên rất phiền hà, mất thời gian của
doanh nghiệp. Tình trạng thanh tra, kiểm tra thuế quá nhiều khiến nhiều doanh nghiệp
phải chi thêm các khoản khác cho cán bộ thuế.
Các hình thức xử phạt và mức xử phạt:

Biểu đồ 4.4: Đánh giá các hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm thuế
72

Cơ quan thuế đánh giá công tác thuế trong thời gian qua có thể thấy các hành vi
gian lận thuế ngày càng gia tăng và phức tạp. Các hành vi như thành lập DN để bán
hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch
toán chi phí… diễn ra khá nghiêm trọng với mức độ ngày càng tinh vi dưới nhiều hình
thức khác nhau, gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước, tạo sự bất bình đẳng trong
cộng đồng các doanh nghiệp. Đứng trên phương diện người nộp thuế, 85% doanh
nghiệp được khảo sát cho rằng các hình thức xử phạt hiện nay là hợp lý. 6% doanh
nghiệp khảo sát cho rằng, mức xử phạt tuy đã tăng cao nhưng chưa đủ sức răn đe vì
thực tế nếu có cơ hội gian lận thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện. Các doanh
nghiệp khảo sát cho biết họ rất ủng hộ ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác thu thuế; công khai minh bạch hoạt động thu thuế, hạn chế tối
đa việc doanh nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với công chức thuế nhằm giảm chi phí
tuân thủ thuế và giảm tiêu cực trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Về sự am hiểu pháp luật thuế của người nộp thuế:

Biểu đồ 4.5: Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế
Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát đều đồng ý với nhận định người nộp thuế
hiện nay am hiểu về các quy định thuế, cụ thể: 77,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký
trên 100 tỷ; 53,6% doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ
đồng ý với đánh giá trên. Chỉ có 27,4% các doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký
dưới 10 tỷ đồng ý với đánh giá trên. Điều này có thể do tại các doanh nghiệp lớn và
vừa, đội ngũ kế toán khá chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và có sự phân công rõ
ràng trong công việc hàng ngày nên nắm khá vững và cập nhật kịp thời các quy định,
chính sách thuế mới. Còn tại các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ, kế toán
thường phụ trách nhiều công việc khác nhau, khối lượng công việc lớn cộng với việc
các doanh nghiệp này thường thuê các kế toán trẻ, ít kinh nghiệm để giảm chi phí nên
73

các kế toán tại các doanh nghiệp này cảm thấy khó khăn hơn trong việc nghiên cứu,
cập nhật các quy định thuế mới, cụ thể: có 31,5% các doanh nghiệp có vốn đăng ký
dưới 10 tỷ cho rằng người nộp thuế hiện nay chưa thật am hiểu về các quy định thuế, lí
do vì các quy định liên tục thay đổi, các hướng dẫn về thuế của cơ quan thuế còn chưa
thật thống nhất.
Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế:
Thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội luôn chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải
cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế dưới
nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Theo số liệu báo cáo của Cục thuế Hà Nội, Cục
thuế đang thực hiện xây dựng và triển khai Đề án: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp giai
đoạn 2017-2020, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
trong thực hiện các quy định về thuế. Kết quả khảo sát của tác giả cũng chỉ ra xu
hướng khá đối lập của các doanh nghiệp trong đánh giá mức độ hài lòng về công tác
tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, cụ thể:

Biểu đồ 4.6: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
113/200 các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ hài lòng về công tác tuyên
truyền hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước
đánh giá cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, 75,5%
doanh nghiệp Nhà nước khảo sát cho biết họ hoàn toàn hài lòng và hài lòng với hoạt
động này. 76/200 doanh nghiệp không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về công
tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế trong đó tỷ lệ không hài lòng cao nhất là của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Lí do của việc chưa hài lòng với công tác tuyên
74

truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế mà doanh nghiệp đưa ra là mặc dù ngành thuế đã đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền nhưng nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa
trọng tâm. Có những lúc cơ quan thuế không trả lời qua điện thoại mà yêu cầu doanh
nghiệp trực tiếp đến cơ quan thuế mặc dù chỉ là những thắc mắc nhỏ. Có nhiều vướng
mắc về văn bản pháp luật thuế nhưng gọi điện không ai nghe máy. Các văn bản hướng
dẫn, tuyên truyền chưa đưa ra các ví dụ cụ thể để hướng dẫn người nộp thuế, các tài
liệu tuyên truyền còn thiếu và chưa thống nhất nên nội dung trả lời các vướng mắc cho
người nộp thuế hiện nay vẫn còn dựa vào kinh nghiệm của công chức thuế. Các hình
thức tuyên truyền còn chưa phong phú, một số hình thức tuyên truyền như: điện thoại
di động, facebook, thư điện tử vẫn chưa đưa vào sử dụng phổ biến nên vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật thuế của người nộp thuế.
Sự phục vụ của công chức thuế:

Biểu đồ 4.7: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế với công chức thuế
Khảo sát cũng ghi nhận sự đánh giá của doanh nghiệp với tác phong, chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế. Theo đó, các doanh nghiệp Nhà nước
và các doanh nghiệp lớn có vốn đăng ký trên 100 tỷ đánh giá tích cực nhất về sự phục
vụ của công chức thuế trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ
dường như vẫn có đánh giá khắt ke hơn về sự phục vụ của công chức thuế, cụ thể:
58,6% các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ cho biết họ hài lòng về sự
phục vụ của công chức thuế trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 31,9% đối với các doanh
nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ và 37% của các doanh nghiệp có vốn
đăng ký dưới 10 tỷ. 58% các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ và
56,2% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ không hài lòng và hoàn toàn
75

không hài lòng về sự phục vụ của công chức thuế, trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 20,7%
tại các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ.
Kết quả khảo sát cho thấy, thái độ, tác phong phục vụ của công chức ngành
thuế, hải quan đã có sự cải thiện. Trình độ chuyên môn, kỹ năng trong giải quyết công
việc cũng được nâng cao theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và được người dân và
cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành thuế cần tiếp
tục cải thiện thì mới có thể đạt được mục tiêu “bạn đồng hành” với doanh nghiệp trong
thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.

4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 314 TC/QĐ ngày
21/08/1990 của bộ tài chính. Hiện tại, Cục Thuế TP Hà Nội được có 24 phòng thuộc
(trong đó có 05 phòng thanh tra và 06 phòng kiểm tra thuế) và 30 Chi cục thuế quận,
huyện, thị xã trực thuộc với 321 Đội thuế (giảm 04 Đội thuế so với năm 2015).
Cục thuế TP Hà Nội được tổng cục thuế giao chỉ tiêu là 3.896 biên chế. Đến
tháng 12/2017, tổng số công chức có mặt là 3.527 và 246 hợp đồng theo NĐ68. Trong
đó khối văn phòng cục là 708 công chức (chiếm 20%); khối Chi cục có 2.819 công chức
(chiếm 80%). Trong đó, trên 86% cán bộ công chức có trình độ từ đại học trở lên (so với
mục tiêu 2020 tối thiểu là 85%), 14% còn lại lại là trình độ cao đẳng trung cấp. Trong
tổng số cán bộ công chức có mặt, tỷ lệ ngạch công chức trên tổng biên chế như sau:
Ngạch chuyên viên chính và tương đương chiếm 3%; Ngạch chuyên viên và tương
đương chiếm 75%; Ngạch cán sự và tương đương chiếm 21%; Ngạch nhân viên: 1%.
Các chi cục thuế quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thu
thuế và các khoản thu khác cho ngân sách theo quy định trên toàn địa bàn theo phân
cấp quản lý, thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Cục thuế giao.
Theo số liệu từ cục thuế Hà Nội, tính đến tháng 1 năm 2017 chi cục thuế Hà
Nội đã cấp và quản lý mã số thuế cho 126.019 doanh nghiệp và 158.896 hộ kinh doanh
cá thể trong đó. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 15.352 doanh nghiệp.
76

Bảng 4.2: Bảng thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Lũy kế đến tháng 1/2017
Trong đó
Trong đó
Phòng/ Tổng số TC- TC-DN mới TC-DN TC- TC-DN
Stt TC-
CCT DN đang thành lập (bao ngừng DN bỏ tạm
DN
hoạt động gồm tất cả các hoạt địa chỉ ngừng
giải
trạng thái) động kinh kinh
thể
doanh doanh
1 Tổng 126.019 21.656 15.352 1.211 10.703 3.438
2 VPC 9.931 789 458 99 299 60
3 CCT 116.088 20.867 14.894 1.112 10.404 3.378
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Trong năm 2016, Cục thuế đã thực hiện cấp 24.557 mã số thuế mới cho các tổ
chức, doanh nghiệp (tăng 15% so cùng kỳ). Tuy nhiên, số lượng các tổ chức, doanh
nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2016 trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn lớn, cụ thể:
Tổng số tổ chức, doanh nghiệp tạm ngừng, nghỉ hoạt động là 15.129 đơn vị, giảm 9%
so cùng kỳ.

4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế
Để đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, Tổng Cục trưởng Tổng
Cục thuế đã ban hành Quyết định 688 bao gồm các chỉ đánh giá chỉ số tuân thủ thuế
của người nộp thuế:

4.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế:
Để đánh giá chỉ số tuân thủ thuế của người nộp thuế dựa trên tiêu chí đánh giá
việc kê khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã đưa
ra một số chỉ tiêu đánh giá sau:
Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn
Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn = x 100% (5.1)
Số tờ khai thuế đã nộp
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá số tờ khai thuế đúng hạn với tổng số tờ
khai thuế.
Số tờ khai thuế đã nộp
Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp = x 100% (5.2)
Số tờ khai thuế phải nộp
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc kê khai thuế của người nộp thuế theo quy
định của pháp luật
77

Tỷ lệ tờ khai thuế không Số tờ khai thuế không có lỗi số học


= x 100% (5.3)
có lỗi số học Số tờ khai thuế đã nộp
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu
đến cơ quan thuế trong kỳ, qua kiểm tra ban đầu của cơ quan thuế không phát hiện có
lỗi số học trên tờ khai.

4.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế
Để đánh giá việc tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế sử
dụng các chỉ tiêu sau:

Số tiền nợ thuế tại thời điểm


Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực 31/12/Năm đánh giá
= x 100% (5.4)
hiện thu của ngành thuế Tổng thu nội địa do ngành
thuế quản lý
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế của những
đối tượng người nộp thuế còn nợ thuế từ những năm trước.
 Số lượng NNT bị xử phạt vi phạm hành chính thuế (5.5)
Chỉ tiêu này giúp đánh giá ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa
vụ thuế.

4.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ báo cáo thuế của người nộp thuế
Số doanh nghiệp thanh tra
Tỷ lệ doanh nghiệp thanh phát hiện có sai phạm
= x 100% (5.6)
tra phát hiện có sai phạm Số doanh nghiệp đã thanh
tra trong năm
Chỉ tiêu này giúp đánh giá tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra và kết quả thanh tra
doanh nghiệp có sai phạm trong năm
Tỷ lệ NNT kiểm tra Số NNT kiểm tra phát hiện có sai phạm
= x 100% (5.7)
phát hiện có sai phạm Số NNT đã kiểm tra trong năm
Chỉ tiêu này giúp đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế, đánh giá
mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.
78

4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế
Trong các năm từ năm 2010 đến 2017, số thu ngân sách của cục thuế Hà Nội
luôn duy trì ở mức cao. Trong 3 năm gần đây là năm 2015 và năm 2016, 2017 số thu
thuế liên tục duy trì ở mức cao, dẫn đầu cả nước, cụ thể:
Năm 2015, dự toán pháp lệnh toàn cục là 167.055 tỷ đồng, thực tế số thu lũy kế
cả năm đạt 200.008 đạt 110,9% dự toán pháp lệnh, cao hơn cả nước (106,8%) và TP
HCM (102,6%)
Trong năm 2016, Tổng thu ước thực hiện 157.745,6 tỷ đồng, đạt 102,1% dự
toán giao và tăng 3,6% so với thực hiện năm 2015. Trong đó số thu từ các doanh
nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trừ số thu từ dầu thô ước đạt 68.294,4
tỷ đồng. Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương ước thực hiện: 38.716 tỷ,
đạt 80,7% dự toán và bằng 87,2% so với năm 2015.
Năm 2017, Cục thuế đã hoàn thành vượt mức dự toán thu NS năm 2017 với
tổng số thu cân đối thực hiện là 192.789 tỷ, đạt 102,8% dự toán pháp lệnh, tăng 18,1%
so với thực hiện 2016. Hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách tăng trưởng so với thực hiện
năm 2016, trong đó thu từ hoạt động SXKD, thuế TNCN tăng trưởng bền vững cụ thể:
Khu vực CTN-NQD tăng 25,1%; Thu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,7%;
thuế TNCN tăng 20,3%.
Công tác quản lý thu thuế cũng được chú trọng nhằm hỗ trợ tối đa cho người
nộp thuế tuân thủ thuế. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý thuế khi áp
dụng cơ chế tự khai, tự nộp là hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và hoạt
động kiểm tra, thanh tra thuế. Nếu hoạt động tuyên truyền hỗ trợ được coi như một
công cụ đắc lực tác động đến nhận thức của người nộp thuế, giúp người nộp thuế nắm
vững được các quy định, chính sách thuế, pháp luật về thuế để kê khai thuế thì thanh,
kiểm tra thuế lại có vai trò vô cùng quan trọng trong thực thi pháp luật thuế của đối
tượng nộp thuế, từ đó phát hiện ra các hoạt động vi phạm pháp luật thuế, gian lận, trốn
thuế của người nộp thuế. Hai hoạt động trên đều có vai trò quan trọng hỗ trợ hoạt động
tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bởi vậy, tác giả tiến hành phân tích kỹ hơn thực
trạng của hai hoạt động trên tại cục thuế Hà Nội, cụ thể:
* Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp
thuế khi Việt Nam thực hiện cơ chế tự khai, tự tính thuế, trong những năm qua, Cục
thuế Hà Nội luôn chú trọng phát triển hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
79

bằng nhiều hình thức. Cụ thể, trong 4 năm 2014, 2015, 2016, 2017 công tác tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện như sau:
Bảng 4.3: Bảng thống kê công tác tuyên truyền năm 2014, 2015, 2016, 2017
Tuyên
Cung cấp Tuyên Tuyên
truyền Các hình
văn bản cho truyền trên truyền
qua thức tuyên
STT VPC, các CCT người nộp phát thanh, qua báo,
truyền truyền khác
thuế (văn truyền tạp chí
hình (Email,...)
bản) thanh (buổi) (bài, tin)
(buổi)
1 2014 242.896 730 20.652 980 634.157
2 2015 2.275.202 231 27.307 904 732.228
3 2016 1.816.410 165 13.15 1.667 534.118
4 2017 2.975.000 168 19.235 1.899 1.500.000

Nguồn: Cục thuế Hà Nội


Năm 2014, cục thuế Hà Nội đã cung cấp 242.896 văn bản, ấn phẩm, tờ rơi
tuyên truyền pháp luật thuế, đăng 980 bài, tin trên báo, tạp chí, thực hiện 730 buổi phát
sóng truyền hình; 20.652 buổi phát thanh, truyền thanh tuyên truyền về thuế và chính
sách thuế.
Năm 2015, cục thuế Hà Nội đã cung cấp 2.275.202 văn bản, 259.130 ấn phẩm,
tờ rơi tuyên truyền pháp luật thuế, đăng 904 bài, tin trên báo, tạp chí, tổ chức 01 buổi
tọa đàm của lãnh đạo cục với người nộp thuế.
Năm 2016, cục thuế vẫn duy trì thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông
tấn báo chí, Đài truyền hình tổ chức thành công hai buổi tọa đàm của lãnh đạo cục với
chuyên đề “Đẩy mạnh tiến độ thu NSNN và chống thất thu thuế” trên đài truyền hình
Hà Nội; “Triển khai quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại,tố cáo của cơ quan thuế” trên Đài truyền hình Việt Nam - VTV1; Phối hợp thời
báo tài chính, tạp chí thuế, Báo Hà Nội mới phát hành các chuyên trang “Chính sách
thuế với cuộc sống”, “Thuế thủ đô”; Tiếp tục tuyên truyền triển khai thí điểm uỷ
nhiệm thu thuế hộ kinh doanh, Nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử, thực hiện chuỗi
phóng sự về quản lý hoá đơn, giải pháp ngăn chặn hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn điện
tử; Phối hợp với Công an TP Hà Nội triệt phá thành công đường dây thành lập doanh
nghiệp ma để bán hoá đơn GTGT. Năm 2016, cục thuế đã phối hợp với cơ quan truyền
thông thực hiện 165 buổi phát sóng tuyên truyền về chính sách thuế mới, đăng 1.667
tin, bài, ảnh trên các báo, tạp chí; thực hiện 13.150 buổi phát thanh, truyền thanh và
606 bài qua trang thông tin điện tử của cục thuế.
80

Năm 2017, Cục thuế tiếp tục chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải cách TTHC,
tháo gỡ khó khăn cho DN của Quốc hội, Chính phủ ... dưới nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, hiệu quả như: Thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, thông tin
truyền thông; Tổ chức 88 lớp tập huấn cho hơn 12.669 NNT và CBCC; Biên tập, cập
nhật ngắn gọn những nội dung chính sách thuế mới, các thủ tục hành chính thuế; truyền
tải kịp thời qua thư điện tử tới trên 150.000 doanh nghiệp, đồng thời công khai trên trang
Web của ngành. Trong năm, Cục thuế đã thực hiện 168 buổi phát sóng truyền hình;
1.899 tin, bài, ảnh trên các báo, tạp chí; 19.235 buổi phát thanh, truyền thanh
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp cũng liên tục được thực hiện. Cục thuế luôn cử
cán bộ trực sẵn ở tổng đài điện thoại nhằm hỗ trợ giải đáp ngay các thắc mắc của
người nộp thuế. Cụ thể:
Bảng 4.4: Bảng thống kê công tác hỗ trợ DN năm 2014, 2015, 2016, 2017
Hướng dẫn tại Hỗ trợ qua Hỗ trợ bằng
STT VPC, các CCT
cơ quan thuế điện thoại văn bản
1 2014 26.875 30.993 2.664
2 2015 48.439 52.617 3.029
3 2016 35.892 33.957 2.354
4 2017 35.035 36.726 2.293
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Năm 2014, Công tác hỗ trợ NNT thường xuyên được duy trì, nâng cao chất
lượng và đạt hiệu quả tốt: Đã tổ chức 199 buổi tập huấn cho 116.403 lượt NNT về các
chính sách thuế mới (ngoài ra cục thuế còn tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ chủ
chốt của Quận uỷ, HĐND, UBND Quận. Cục thuế phối hợp với sở công thương tổ
chức 01 lớp tập huấn cho gần 200 doanh nghiệp); Tổ chức 42 cuộc đối thoại với 9.288
tổ chức, cá nhân NNT trên địa bàn; Hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận một cửa cho
26.875 lượt NNT; qua đường dây nóng 30.993 cuộc; trả lời 2.664 công văn hỏi của
NNT bằng văn bản.
Trong năm 2015 tổng đài hỗ trợ đã nhận được 52.616 cuộc gọi đến, tất cả các
thắc mắc của người nộp thuế đều được giải đáp ngay và không có câu trả lời nào cần
đính chính. Tổng số văn bản trả lời đúng hạn là 2.931/3.029 văn bản, chiếm 97% số
văn bản được hỏi. Công tác tập huấn, đối thoại trực tiếp cho doanh nghiệp cũng được
thực hiện đều đặn. Trong năm 2015, cục thuế Hà Nội đã tổ chức được 300 lớp tập
huấn chính sách thuế và 97 cuộc đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những
81

vướng mắc về chính sách thuế và trang bị những kiến thức mới về chính sách thuế cho
người nộp thuế với 144.742 lượt người tham dự, đạt kết quả tốt.
Trong năm 2016, cục thuế, đã hỗ trợ, giải đáp cho 6.586 lượt NNT với 7.161 vướng
mắc. Cục thuế đã hỗ trợ 34.892. Công tác hỗ trợ, đối thoại với doanh nghiệp để tuyên
truyền, giải đáp chính sách thuế và tìm hiểu những bất cập khi thực hiện các chính sách thuế
vẫn luôn được cục thuế Hà Nội chú trọng. Năm 2016, cục thuế đã trả lời trực tiếp tại CQT
cho 35.892 lượt NNT; 33.957 cuộc điện thoại hỏi; 2.354 công văn hỏi của NNT
Năm 2017, Cục thuế đã trả lời trực tiếp tại CQT cho 35.035 lượt NNT; 36.726
cuộc điện thoại hỏi; 2.293 công văn hỏi của NNT
Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế vẫn được duy trì
thường xuyên và được cục thuế Hà Nội coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
cần thực hiện trong năm. Cục huế luôn chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải cách
TTHC, tháo gỡ khó khăn cho DN của Quốc hội, Chính phủ ... dưới nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, hiệu quả.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, công tác thanh tra, kiểm tra cũng
được cục chú trọng.
* Công tác thanh tra, kiểm tra
Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất đảm bảo tính tuân thủ thuế
của người nộp thuế và nâng cao tính hiệu lực cho công tác quản lý thuế đặc biệt từ
khi Việt Nam áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Trong năm 2014, 2015,
2016, 2017 cục thuế TP Hà Nội vẫn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh triển khai
công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đặc biệt là hoàn thành dứt điểm các quyết
định thanh, kiểm tra còn tồn; triển khai thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra sau hoàn
thuế và kế hoạch thanh, kiểm tra trong năm được giao; Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới
phương pháp kiểm tra, nâng cao chất lượng phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ
quan Thuế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra thuế. Việc
lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình, thông qua đánh giá rủi ro,
phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo tài
chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các phòng kiểm tra và các
chi cục thuế) tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên
nhiều địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu
thuế; đồng thời thông qua công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, lựa chọn các doanh
nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Cục
82

thuế Hà Nội cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để
chống thất thu ngân sách (Phối hợp với cơ quan công an và cơ quan hữu quan khác
trong việc thanh, kiểm tra chống thất thu ngân sách; với cơ quan tài chính trong hoạt
động kiểm tra giá, kiểm tra hoạt động trông giữ xe trên địa bàn thành phố). Thanh
tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế,
đồng thời cũng là một biện pháp nhằm răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm sau
của người nộp thuế. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã góp phần tăng thu
ngân sách. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra tác giả sẽ trình bày chi tiết ở phần
thực trạng tuân thủ báo cáo của người nộp thuế phía dưới.

4.2.3.1. Thực trạng tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế:
Trong năm 2016, cục thuế đã thực hiện cấp 24.557 mã số thuế cho các tổ chức,
doanh nghiệp, tăng 2.992 mã số thuế so với năm 2015. Tuy nhiên, số lượng các tổ
chức, doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2016 trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn
lớn, cụ thể: Tổng số tổ chức, doanh nghiệp tạm ngừng, nghỉ hoạt động là 15.129 đơn
vị, giảm 9% so cùng kỳ. Nhằm nâng cao chất lượng thông tin về người nộp thuế, trong
năm 2015, cục thuế đã phát động phong trào “Tuần rà soát bổ sung thông tin doanh
nghiệp” triển khai đến 112.720 doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn thông qua thư điện
tử. Đến 31/12/2015, đã có 112.652 (99,9%) doanh nghiệp, tổ chức phản hồi thông tin
với cơ quan thuế, trong đó có 9.816 doanh nghiệp, tổ chức có sai lệch thông tin với cơ
quan thuế, chiếm 9% số lượng thông tin phản hồi, dữ liệu sai lệch đã được cập nhập
kịp thời vào hệ thống ngành thuế.
Đến năm 2017, cục thuế tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và Thủ đô đã đạt được những kết quả
tích cực nhưng tình hình SXKD vẫn còn khó khăn; Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn
định, bền vững đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách.
Các chỉ tiêu đánh giá tuân thủ thuế của người nộp thuế đạt ở mức tốt, cụ thể:
Bảng 4.5: Đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế
2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn 96% 96% 98% 96%
Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp 95% 95% 95% 95%
Tỷ lệ tờ khai thuế không có lỗi số học 99% 99% 99% 99%
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đúng hạn/ 93.63% 93.82% 93.63% 93,63%
số tờ khai thuế đã nộp.

Nguồn: Cục thuế Hà Nội


83

Năm 2014:
+ Tỷ lệ nộp hồ sơ kê khai thuế của các đơn vị trong năm 2014 đạt trên 95%
(cao hơn 1.6% so với năm 2013 đạt 93,4%)
+ Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn bình quân hàng tháng đạt trên 96%;
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng mã vạch và không có lỗi số học cao (bình quân
hàng tháng có trên 99 % đơn vị nộp hồ sơ mã vạch và không có lỗi số học)
+ Tỷ lệ người nộp thuế đã nộp tờ khai thuế/ số tờ khai thuế phải nộp đạt 96.71%
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đúng hạn/ số tờ khai thuế đã nộp đạt 93.63%
+ Tỷ lệ người nộp thuế không nộp tờ khai thuế / số lượt người nộp thuế phải
nộp tờ khai thuế đạt ở mức 3.29%
Năm 2015:
+ Tỷ lệ nộp hồ sơ kê khai thuế của toàn cục trong năm 2015 đạt trên 95%.
+ Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn bình quân hàng tháng đạt trên 96%
+ Doanh nghiệp sử dụng mã vạch và không có lỗi số học cao (bình quân hàng
tháng có trên 99% đơn vị nộp hồ sơ mã vạch và không có lỗi số học).
+ Tỷ lệ người nộp thuế đã nộp tờ khai thuế/ số tờ khai thuế phải nộp đạt 93.82%
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đúng hạn/ số tờ khai thuế đã nộp đạt 86.18%
+ Tỷ lệ người nộp thuế không nộp tờ khai thuế / số lượt người nộp thuế phải
nộp tờ khai thuế đạt ở mức 6.18%
+ Số DN đã kê khai thuế qua mạng/ số DN phải kê khai qua mạng đạt 98,56%
+ Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT của DN đã nộp/Tờ khai thuế phải nộp năm 2015 đạt
trên 95.99%, trong đó tỷ lệ tờ khai thuê phát sinh dương/ tờ khai đã nộp đạt 30.25%.
Năm 2016:
+ Tỷ lệ nộp hồ sơ kê khai thuế trong năm 2016 đạt trên 95%, trong đó tỷ lệ nộp
hồ sơ khai thuế đúng hạn bình quân hàng tháng đạt 98%.
+ Doanh nghiệp sử dụng mã vạch và không có lỗi số học cao (bình quân hàng
tháng có trên 99 % đơn vị nộp hồ sơ mã vạch và không có lỗi số học).
+ Tỷ lệ người nộp thuế đã nộp tờ khai thuế/ số tờ khai thuế phải nộp đạt 96.71%
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đúng hạn/ số tờ khai thuế đã nộp đạt 93.63%
84

+ Tỷ lệ người nộp thuế không nộp tờ khai thuế / số lượt người nộp thuế phải
nộp tờ khai thuế đạt ở mức 3.29%
Công tác xử phạt vi phạm kê khai thuế cũng được thực hiện tích cực. Lũy kế 11
tháng 2016 có 13.012 lượt DN, tổ chức kinh tế chậm nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Số
QĐ phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm kê khai thuế GTGT đã ban hành là
9.108, với số tiền phạt là 10.410 triệu đồng.
Năm 2017:
+ Tỷ lệ nộp hồ sơ kê khai thuế của toàn cục trong năm 2017 đạt trên 95%.
+ Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn bình quân hàng tháng đạt trên 96%
+ Doanh nghiệp sử dụng mã vạch và không có lỗi số học cao (bình quân hàng
tháng có trên 99% đơn vị nộp hồ sơ mã vạch và không có lỗi số học).
+ Tỷ lệ người nộp thuế đã nộp tờ khai thuế/ số tờ khai thuế phải nộp đạt 93.63%
Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế
trong bốn năm 2014, 2015, 2016, 2017 luôn ổn định và đạt ở mức tốt. Theo đánh giá
của cơ quan thuế, các doanh nghiệp trên địa bàn về cơ bản là có trình độ thực hiện các
quy định về thuế và kế toán tốt.

4.2.3.2. Thực trạng tuân thủ thanh toán của người nộp thuế
Bảng 4.6: Đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế

2014 2015 2016 2017


Tỷ lệ nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế 4.1% 5.5% 1.68% 6.6%
Số lượng doanh nghiệp bị xử phạt VPHC 2.596 8.459 16.993 20.476
Tổng số tiền thuế chậm nộp NSNN (tỷ đồng) 5.206,8 5.862,8 17.693 12.475
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Trong 4 năm từ 2014 đến 2017, thực trạng tuân thủ thanh toán thuế của người nộp
thuế tại cục thuế Hà Nội đã cải thiện theo chiều hướng tốt lên qua từng năm, cụ thể:
Năm 2014:
Năm 2014, cục thuế TP Hà Nội đã ban hành 976.833 lượt thông báo đôn đốc nợ
thuế (75,8%); ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế trích tiền từ
tài khoản đối với 2.474 doanh nghiệp với số thuế: 4.993,6 tỷ, đã thu được: 258,1 tỷ
(5,1%); ban hành quyết định cưỡng chế nợ bằng biện pháp thông báo hóa đơn không
85

có giá trị sử dụng: 122 doanh nghiệp với số thuế: 213,2 tỷ, đã thu được: 5,96 tỷ
(2,8%). Ngoài việc thực hiện áp dụng các biện pháp đôn đốc nợ thuế theo quy trình,
cục thuế đã chỉ đạo các chi cục thuế phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện
đôn đốc nợ thuế đối với 689 doanh nghiệp và đã thu được: 790,6 tỷ đồng; Phối hợp với
cơ quan báo đài đăng tải doanh nghiệp chây ỳ nợ đọng thuế lớn: 205 doanh nghiệp với
số thuế: 155,1 tỷ và đã thu được 9,4 tỷ đồng (6%).
Kết quả:
Đến 31/12/2014: Số nợ thuế tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu loại trừ
các khoản nợ khó thu, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý, tổng nợ trên dưới 90 ngày tăng
2.326 +14,3% so với 31/12/2013.
Nguyên nhân: Do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn do sức mua của thị trường còn yếu, tính thanh khoản chưa cao, một số
lĩnh vực ngành nghề gặp khó khăn như thị trường bất động sản hồi phục chậm, tăng
trưởng tín dụng ở mức thấp, giao dịch thị trường chứng khoán còn yếu, nợ đọng xây
dựng cơ bản lớn...bên cạnh đó việc kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công của chính phủ đã
tác động đến SXKD và khả năng thực hiện nghĩa vụ với NSNN của doanh nghiệp.
Kết quả thu nợ: Năm 2014, số thu nợ thuế đạt 62,8% chỉ tiêu thu nợ.
Năm 2015:
Cục thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ đọng thuế: Thông
báo đôn đốc nợ đọng thuế với 921.969 lượt thông báo (96%); Ban hành quyết định
cưỡng chế, lệnh thu ngân hàng: 7.288 doanh nghiệp nợ thuế; Thông báo hóa đơn
không còn giá trị sử dụng: 544 doanh nghiệp; Thực hiện công khai 627 doanh nghiệp
nợ thuế, tiền sử dụng đất (trong đó có 40 dự án nợ tiền sử dụng đất).
Tổng số nợ thuế đến 31/12/2015 tăng +12,6% so với thời điểm 31/12/2014 (trong
đó so với 31/12: Thuế, phí tăng +7,6%; Các khoản thu về đất tăng 0.8% ; Tiền phạt
chậm nộp tăng 41%; Nợ chờ xử lý giảm 37%; Nợ khó thu tăng 25%).
Kết quả thu nợ: Tính đến 31/12/2015 cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp
đôn đốc thu nợ và đã thu được 9.758 tỷ đồng tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2014
chuyển sang năm 2015, đạt tỷ lệ 61% trong đó: trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ
là: 8.720 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là: 1.037 tỷ đồng.
Năm 2016:
Năm 2016, cục thuế đã thực hiện công khai 14 đợt với danh sách 1.847 đơn vị
nợ thuế lớn, chây ỳ với tổng số nợ 4.491 tỷ. Tính đến 30/11/2016 đã có 732 đơn vị nộp
tiền thuế vào NSNN, số nộp: 433 tỷ đồng.
86

Kết quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2016:
- Tổng số nợ thuế trên dưới 90 ngày tính đến ngày 30/11/2016 so với
31/12/2015 giảm 13%.
Với việc triển khai quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế, dự kiến
nợ trên dưới 90 ngày đến thời điểm 31/12/2016 giảm 15,1% so với 31/12/2015.
- Kết quả thu nợ: Ước cả năm 2016 thu nợ đạt 54,7% chỉ tiêu thu nợ của cả năm
- Kết quả thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế:
+ Ban hành 1.808.997 lượt thông báo gửi đến người nộp thuế. Trong đó: gửi
qua thư điện tử có chữ ký số đối với các trường hợp có địa chỉ email, các trường hợp
không có thư điện tử gửi trực tiếp bản giấy.
+ Ban hành 27.974 quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với 12.385
doanh nghiệp nợ thuế với số tiền thuế nợ 9.566 tỷ; Kết quả thu được 1.677 tỷ đồng.
+ Ban hành quyết định cưỡng chế nợ bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có
giá trị sử dụng đối với 4.608 DN, số tiền nợ 8.127 tỷ đồng. Kết quả thu được 970 tỷ đồng.
Năm 2017:
Trong năm 2017, cục thuế Hà Nội đã gửi 2.484.000 lượt thông báo nợ thuế qua
thư điện tử (có chữ ký số) hoặc gửi qua bưu điện tới các DN nợ thuế ; Ban hành quyết
định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với 13.865 đơn vị với số tiền là 6.263 tỷ
đồng; Ban hành quyết định cưỡng chế nợ bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có
giá trị sử dụng đối với 6.611 đơn vị với số tiền là 6.212 tỷ đồng.
Kết quả thu nợ năm 2017:12.784 tỷ, đạt 100,2% chỉ tiêu thu nợ, tăng 0,9% so
với năm 2016.
4.2.3.3. Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của người nộp thuế
Trong bốn năm gần đây, công tác báo cáo thuế của người nộp thuế được ghi
nhận như sau:

Bảng 4.7: Đánh giá tuân thủ báo cáo của người nộp thuế
2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện sai phạm 72% 65% 68% 63%
Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra có sai phạm 1.8% 2.7% 3.5% 2.5%
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
87

Năm 2014:
Thực hiện năm 2014, cục thuế hoàn thành kết quả thanh tra tại 914 cuộc thanh tra,
đạt 59% chỉ tiêu kế hoạch, với kết quả: Tổng số truy thu, truy hoàn và phạt: 977 tỷ đồng;
giảm lỗ: 1.051 tỷ đồng; giảm khấu trừ: 255 tỷ đồng. Nợ đọng sau thanh tra: 358 tỷ.
So với cùng kỳ năm 2013, giảm 13,0% về số lượng và giảm 21,7% về kết quả
truy thu, truy hoàn và phạt.
Trong đó: Kết quả thanh tra theo một số chuyên đề như sau:
- Thanh tra sau hoàn thuế: Hoàn thành kết quả thanh tra sau hoàn thuế tại 120
DN tương ứng với 356 quyết định hoàn thuế với số tiền hoàn là 6.782 triệu đồng. Số
lượng quyết định bị xử lý truy hoàn là 127 quyết định, số thuế truy hoàn là 13,8 tỷ
đồng, phạt truy hoàn: 1,73 tỷ đồng.
- Thanh tra DN hưởng miễn giảm thuế: Hoàn thành kết quả thanh tra tại 19 DN
được ưu đãi miễn, 301 DN hưởng ưu đãi giảm thuế thuế. Kết quả số thuế được miễn
tăng 866 triệu đồng; số thuế được ưu đãi giảm là 3,2 tỷ đồng.
- Thanh tra các doanh nghiệp báo cáo lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoàn
thành kết quả thanh tra tại 139 doanh nghiệp, kết quả: Giảm khấu trừ 38 tỷ đồng giảm
lỗ 1,1 tỷ đồng, truy thu 98 tỷ đồng, phạt: 42 tỷ đồng, truy hoàn 2,6 tỷ đồng, phạt truy
hoàn 510 trđ.
- Thanh tra NNT có quan hệ liên kết theo Thông tư 66: Hoàn thành thanh tra tại
116 DN có quan hệ liên kết, kết quả: giảm khấu trừ 19 tỷ đồng, giảm lỗ: 238 tỷ đồng,
truy thu 176 tỷ đồng, phạt 77 tỷ đồng, tổng số thuế truy hoàn 6,3 tỷ đồng, phạt truy
hoàn: 181 triệu đồng.
- Kết quả kiểm tra tại trụ sở CQT: Đã kiểm tra 131.181 hs, số HS chấp nhận:
125.418 hs; số HS điều chỉnh: 976 hồ sơ (điều chỉnh tăng: 96.749 trđ; điều chỉnh giảm:
1.277 trđ; giảm lỗ: 31.432 trđ; giảm khấu trừ: 40.667 trđ); số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại
DN: 2.608 hồ sơ; Không phát sinh hồ sơ ấn định qua công tác kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT: Toàn ngành hoàn thành 5.347 cuộc kiểm tra,
đạt 43,7% chỉ tiêu kế hoạch (trong đó kiểm tra trước hoàn 421 cuộc, kiểm tra sau hoàn
309 cuộc, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế khác là 4.617 cuộc); Số cuộc kiểm tra có
xử lý: 3.816/5.347 (71,4%). Giảm thuế GTGT được khấu trừ: 94,0 tỷ đồng; Giảm lỗ:
681,9 tỷ đồng; tăng miễn giảm: 24,3 tỷ đồng; giảm số đề nghị hoàn: 256,1 tỷ; Tổng số
thuế truy thu, truy hoàn và phạt: 905,3 tỷ; trong đó: Truy thu: 627,1 tỷ; truy hoàn: 8,7
tỷ và số tiền phạt: 269,5 tỷ; Tổng số thuế đã nộp NSNN: 706,9 tỷ (nộp nợ đọng năm
88

trước: 136,1 tỷ; nộp phát sinh trong năm: 570,8 tỷ); Số nợ đọng chuyển kỳ sau: 476,9
tỷ (trong đó: nợ năm trước: 138,7 tỷ).
Năm 2015:
Năm 2015, cục thuế Hà Nội đã chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an điều tra,
xác minh sai phạm về thuế 197 vụ, liên quan đến 194 DN có dấu hiệu phát hành hoá
đơn trái phép. Năm 2015 cơ quan công an đã khởi tố 01 vụ (Công ty CP xuất nhập
khẩu mỏ Việt Bắc và một hộ cá nhân kinh doanh)
- Kiểm tra tại trụ sở CQT đã phát hiện 382 lượt hồ sơ có vi phạm: thực hiện
điều chỉnh tăng số thuế: 16,5 tỷ; giảm khấu trừ 3,0 tỷ; giảm lỗ 5,9 tỷ;
- Thanh kiểm tra tại trụ sở NNT: Năm 2015 hoàn thành 11.147 cuộc với số
thuế truy thu, truy hoàn và phạt: 2.588 tỷ, tăng 73% về số lượng và tăng 36% về số
thuế xử lý qua thanh tra, kiểm tra (Trong đó: Thanh tra: 1.512 cuộc với số thuế truy
thu, truy hoàn và phạt: 1.102 tỷ, tăng 65% về số lượng và tăng 13% về số thuế; Kiểm
tra: 9.635 cuộc với số thuế xử lý truy thu, truy hoàn và phạt: 1.486 tỷ đồng, tăng 74%
về số lượng và tăng 61% về số thuế).
Năm 2016:
Thực trạng báo cáo thuế của năm 2016 như sau:
- Kiểm tra tại trụ sở CQT: kiểm tra 199.565 lượt hồ sơ, qua đó đã phát hiện 2.675
lượt hồ sơ có vi phạm, chiếm tỷ lệ các hồ sơ vi phạm/ tổng số hồ sơ kiểm tra là 1.34%, thực
hiện điều chỉnh tăng số thuế 64,0 tỷ; giảm khấu trừ 19,4 tỷ; giảm lỗ 138,3 tỷ đồng.
- Kiểm tra tại trụ sở NNT: hoàn thành 15.771 cuộc kiểm tra, đạt 91,8% so với kế
hoạch, phát hiện 9.535 hồ sơ vi phạm với tổng số thuế truy thu, hoàn, phạt là 1.923 tỷ;
Giảm thuế GTGT được khấu trừ là 970 tỷ; Giảm hoàn là 199 tỷ; Giảm lỗ là 1.697 tỷ. (So
với năm 2015, số cuộc kiểm tra tăng 63,7%; tổng số truy thu, truy hoàn, phạt tăng 29,4%).
- Thanh tra tại trụ sở NNT: Cục thuế TP Hà Nội hoàn thành 1.198 cuộc thanh
tra, đạt 101,5% kế hoạch với tổng số thuế truy thu, truy hoàn, phạt là 1.355 tỷ; Giảm
thuế GTGT được khấu trừ là 141 tỷ; Giảm lỗ là 3.862 tỷ. (So với năm 2015, tổng số
truy thu, truy hoàn, phạt tăng 23,0%).
Cùng với việc tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh có dấu
hiệu rủi ro cao về thuế; thanh, kiểm tra về các công tác xử lý hóa đơn, năm 2016, Cục
thuế Thành phố Hà Nội còn tập trung chú trọng thanh, kiểm tra 100% hồ sơ sau hoàn
có số thuế hoàn lớn và các doanh nghiệp được kiểm soát, phân loại có rủi ro cao về
thuế. Trong năm 2016, cục thuế thành phố Hà Nội hoàn thành 315 quyết định thanh
89

tra, kiểm tra sau hoàn cho 487 lệnh hoàn. Kết quả đã ban hành 146 quyết định xử lý,
thu hồi hoàn 120,8 tỷ, tiền phạt chậm nộp là 52,3 tỷ.
Năm 2017:
Đã hoàn thành 18.062 cuộc thanh, kiểm tra (trong đó 1.043 cuộc thanh tra, đạt
102,5% kế hoạch, phát hiện 1.010 hồ sơ có sai phạm), tăng 5,7% so với năm 2016; Tổng
số truy thu, truy hoàn và phạt là 3.303 tỷ (Thanh tra: 1.428 tỷ; Kiểm Tra: 1.875 tỷ), tăng
7,4% so với năm 2016; Giảm thuế GTGT còn được khấu trừ: 414 tỷ (Thanh tra: 173 tỷ;
Kiểm Tra: 241 tỷ); Giảm lỗ: 7.937 tỷ (Thanh tra: 3.816 tỷ; Kiểm Tra: 4.121 tỷ)
Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm qua các
năm đều ổn định quanh mức 3,5%. Đây là tỷ lệ không lớn và thể hiện thực trạng tuân
thủ báo cáo thuế của người nộp thuế là khá tốt tại Hà Nội.

4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế.
Để tìm hiểu về đánh giá chung của các doanh nghiệp về thực trạng tuân thủ
thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 doanh nghiệp là những người đang nộp
thuế để tìm hiểu, cụ thể:

4.2.4.1. Thực trạng tuân thủ kê khai thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Một số câu hỏi được đưa ra là:
1. Doanh nghiệp anh/chị có thực hiện kê khai thuế theo quy định không?
2. Doanh nghiệp anh/chị có kê khai thuế đúng hạn không?
3. Doanh nghiệp anh/chị có gặp khó khăn gì khi tìm hiểu các quy định khi kê khai thuế
không?
để đánh giá tuân thủ thuế kê khai thuế của các doanh nghiệp hiện nay thế nào?
Và đây là một số câu trả lời:
“… doanh nghiệp tôi không lớn, kê khai thuế cũng đơn giản mà…” (Người nộp thuế 1)
“… hỏi bác google là ra ngay hoặc gọi hỏi trực tiếp có quan thuế, có số điện thoại hỗ
trợ đấy nhưng sợ rằng nhiều khi cán bộ thuế còn không nắm rõ nữa chứ…” (Người
nộp thuế 5)
“… cũng biết sơ sơ, vì tôi không trực tiếp làm…”(Người nộp thuế 14)
90

“…. Có gì không biết, chỉ cần gọi hỏi nhân viên thuế quản lý trực tiếp…” (Người nộp
thuế 19)
Nhìn chung, 20/20 doanh nghiệp được hỏi để trả lời doanh nghiệp của họ kê
khai thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật và không gặp nhiều khó khăn trong
việc nắm bắt các chính sách thuế mới khi kê khai.

4.2.4.2. Thực trạng tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp Việt Nam
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để tìm hiểu về thực trạng tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp Việt
Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đưa ra một số câu hỏi sau:
1. Doanh nghiệp anh/chị có thanh toán tiền thuế đúng hạn không?
2. Doanh nghiệp anh/chị có thanh toán tiền nợ thuế đúng hạn không?
3. Doanh nghiệp anh/chị đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chưa?
Đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thực hiện thanh toán tiền thuế, tiền
nợ thuế đúng hạn. 18/20 doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết chưa bao giờ nợ tiền
thuế, 1/20 doanh nghiệp trả lời có chậm nộp tiền thuế nhưng sau đó đã thanh toán cả
tiền thuế và tiền phạt chậm nộp. 1 doanh nghiệp cho biết vẫn còn nợ tiền thuế.

4.2.4.3. Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Để tiếp tục tìm hiểu về thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của các doanh nghiệp
Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhận thấy đây là một vấn đề tương đối “nhạy
cảm” tác giả đã đưa ra một số tình huống và ghi nhận các ý kiến đánh giá của những
người được phỏng vấn về vấn đề trên, các câu hỏi được đưa ra là:
1. Một doanh nghiệp kê khai thuế làm giảm số thuế thực nộp, anh/chị đánh giá
hiện tượng này thế nào?
2. Khi doanh nghiệp có nhiều chi phí “không chính thức” và doanh nghiệp đã “hợp
lý hóa” các chi phí đó, anh/chị đánh giá hành động trên của doanh nghiệp như thế nào?
3. Anh/chị đánh giá doanh nghiệp mình tuân thủ báo cáo thuế không?
Và tác giả đã ghi nhận các ý kiến sau:
“…tôi thấy bây giờ việc tuân thủ thuế cơ bản là tốt, chứng từ đều hợp pháp, đúng quy
định…. người ta bỏ công bỏ sức ra kinh doanh chẳng nhẽ không công, để nộp thuế hết
91

à? Cần phải có bù đắp chứ, bao nhiêu khoản… nhưng chứng từ đều đúng quy định của
pháp luật…” (Người nộp thuế 3)
“… có công khai thông tin không đấy? Tuân thủ chứ…” (Người nộp thuế 7)
“… tuân thủ thuế chứ, cứ thế cho lành…” (Người nộp thuế 11)
“…. Cũng khó nói nhỉ. Tôi nói thật, tôi chả tuân thủ 100% đâu…” (Người nộp thuế 10)
“…. Tôi thấy doanh nghiệp nào mà chả thế, đều muốn tối đa hóa lợi nhuận nhất có thể
và hơn thế nữa tôi không tin lắm vào đồng tiền thuế tôi đóng liệu có được sử dụng hiệu
quả hay không….” (Người nộp thuế 14)
“… xem bạn bè thế nào thì mình làm thế….” (Người nộp thuế 1)
Khi được hỏi về các kiến thức về pháp luật thuế, đại đa số người được hỏi đều nắm
được các quy định:
Khi được hỏi, có sợ bị phát hiện và phạt không, tác giả ghi nhận câu trả lời:
“…. sợ chứ, gặp phải đội nào rắn là cũng mệt đấy…” (Người nộp thuế 2)
“ …. Ôi, kiểu gì mà chẳng có sai phạm, rồi cũng đâu vào đấy hết mà…” (Người nộp thuế 4)
“… sợ thì đã chẳng làm, vì đây là lách chứ không phải trốn…” (Người nộp thuế 15)
Khi được hỏi về sự hài lòng của người nộp thuế với cơ quan thuế, tác giá ghi nhận:
“… các cán bộ thuế dường như chỉ chăm chăm tìm ra lỗi sai phạm để xử phạt chứ không
phải nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp…. Muốn hoàn thuế GTGT phải đi
lại ít nhất năm lần để giải trình với cơ quan thuế, có khi hơn….” (Người nộp thuế 17)
Như vậy, theo ghi nhận của tác giả về tình trạng tuân thủ thuế người nộp thuế của
doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ phỏng vấn 20 doanh nghiệp
tác giả nhận thấy, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tuân thủ tốt kê khai thuế
và thanh toán tiền thuế theo tờ khai thuế đúng thời hạn. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng
vấn sâu hơn về tuân thủ báo cáo thuế, tác giả nhận thấy hiện tượng phần lớn các doanh
nghiệp được phỏng vấn cho biết họ đồng tình với việc báo cáo thuế không đúng, khiến
cho số thuế phải nộp giảm đi hay tỏ ra đồng tình với việc “hợp lý hóa” chứng từ. Điều
này không hẳn xuất phát từ lý do người nộp thuế không nắm được các quy định về thuế
mà do nhiều yếu tố tác động như: Tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp tương tự, mất
nhiều chi phí không chính thức…. Bên cạnh đó, tác giả ghi nhận mức độ hài lòng của
các doanh nghiệp được phỏng vấn với cơ quan thuế còn chưa cao.
92

4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Để phân tích dữ liệu thu về, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử
dụng phương pháp SEM (structural equation modeling – mô hình cấu trúc tuyến tính)
thông qua phần mềm AMOS. Tuy nhiên, trước đó, cần phải đánh giá hiệu lực của các
thang đo. Việc đánh giá được thực hiện như sau:
1. Đánh giá độ tin cậy của từng thang đo để phân tích loại bỏ các biến không phù hợp
và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Yêu cầu đặt ra là hệ số Cronbach alpha >
0.7 và chỉ số tương quan biến tổng (item-to-total-corelation) >0.5 là tốt. Nếu chưa đạt
cần cân nhắc bỏ đi 1 hoặc 1 vài items.
2. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá từng biến EFA (Exploratory Factor Analysis)
nhằm kiểm tra tính đơn hướng của thang đo nhằm loại bỏ một hoặc một số tiêu chí đo
lường không phù hợp. Các items phải đảm bảo cùng tải (loading) về cùng 1 nhân tố
(fator) với giá trị Eigen – Value >1 và KMO > 0.5 thì mới đạt yêu cầu (Kaiser, 1974).
Tổng phương sai trích phải >=50% thì mới đạt yêu cầu (Anderson và Gerbing, 1988).
3. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho toàn bộ biến nhằm đảm bảo cho các biến
không tiềm ẩn yếu tố đa cộng tuyến, đảm bảo các biến quan sát đo lường cùng một
biến tiềm ẩn, phải tải vào đúng biến đó, không tải vào biến khác.
4. Thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Đây
là công đoạn cuối cùng để đánh giá thang đo, đảm bảo thang đo có độ tin cậy cao nhất.
Yêu cầu đặt ra theo (Hair và cộng sự, 1998) là:
+ Chi-square nhỏ hơn hoặc bằng 5
+ GFI, TLI, CFI > 0,9 (Chỉ số mức độ tốt của sự phù hợp, Chỉ số tính phù hợp của thị
trường, Chỉ số thích hợp so sánh)
+ RMSEA <= 0,08 (Căn bậc hai của xấp xỉ sai số)
- Đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mô hình: Đưa toàn bộ các biến quan sát vào chạy
mô hình nhằm đảm bảo các biên quan sát phù hợp với mô hình (Chi-square/df <= 5 ;
GFI, TLI, CFI > 0,9; RMSEA <= 0,08 )
Kết quả các bước kiểm định thang đo dược trình bày dưới đây.
93

4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha
Biến Tuân thủ thuế bắt buộc

Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha


của biến tuân thủ thuế bắt buộc
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach’s Alpha = 0.808
TTBB01 13.9196 4.529 .652 .478 .752
TTBB02 13.9246 4.484 .711 .549 .734
TTBB03 14.0101 4.525 .656 .439 .751
TTBB04 13.5075 5.029 .553 .331 .783

Thang đo Tuân thủ bắt buộc (TTBB) được đo bởi 5 biến quan sát độc lập với
độ tin cậy Cronbach Alpha đạt .808 > 0.7 là tương đối cao. 4 biến quan sát TTBB1,
TTBB2, TTBB3, TTBB4 có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng
phần với biến tổng có giá trị từ 0,553 đến 0,711.
Biến Tuân thủ thuế tự nguyện
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
của biến tuân thủ thuế tự nguyện
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach’s Alpha = 0.908
TTTN01 14.7789 7.365 .791 .662 .883
TTTN02 14.9548 6.680 .784 .689 .888
TTTN03 14.8643 7.340 .765 .658 .889
TTTN04 14.6734 7.433 .766 .647 .889
TTTN05 14.6583 7.812 .760 .603 .891

Đối với thang đo về nhân tố thành phần “Tuân thủ tự nguyện” được đo bởi 5
biến quan sát độc lập, với độ tin cậy Cronbach's Alpha= 0,908 (lớn hơn mức yêu cầu là
0,7) là khá cao, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan
riêng phần với biến tổng có giá trị từ 0,760 đến 0,791. Do vậy cả 5 biến quan sát đo
lường một khái niệm “Tuân thủ tự nguyện” trong đánh giá nhân tố chính về hành vi
94

tuân thủ thuế đạt độ tin cậy, đồng nhất đo một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa
thống kê và ý nghĩa phân tích tổng hợp.
Biến Tuân thủ thuế
Biến tuân thủ thuế được tách ra làm trường hợp do 2 tình huống thuế khác
nhau. Ở kịch bản 1, biến tuân thủ thuế gồm 2 biến quan sát là TTT1, TTT2. Ở kịch
bản 2, biến Tuân thủ thuế cũng gồm 2 biến quan sát gồm biến TTT3, TTT4 và đều
cho kết quả sau đây:

Cronbach's Cronbach's Alpha Based on


N of Items
Alpha Standardized Items
.756 .767 2

Cronbach's Cronbach's Alpha Based on


N of Items
Alpha Standardized Items

.720 .720 2

Thang đo về nhân tố “Tuân thủ thuế” được đo bởi 4 biến quan sát độc lập với độ
tin cậy Cronbach’s Alpha lần lượt là 0.756 và 0.720 đều > 0.7 là đạt mức yêu cầu. Do vậy,
cả 4 biến quan sát đo lường một khái niệm “Tuân thủ thuế” đạt độ tin cậy, đồng nhất đo
một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa phân tích tổng hợp.
Biến Khả năng bị kiểm tra

Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến
Khả năng bị kiểm tra
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach's Alpha = 0.777

KT01 7.0955 2.925 .617 .389 .703


KT02 6.9347 3.253 .655 .429 .656
KT03 7.1558 3.506 .579 .340 .737

Đối với thang đo về nhân tố thành phần “Khả năng bị kiểm tra” được đo bởi 3
biến quan sát độc lập, với độ tin cậy Cronbach's Alpha= 0,777 (lớn hơn mức yêu cầu là
0,7), các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng phần
95

với biến tổng có giá trị từ 0,579 đến 0,655. Do vậy cả 3 biến quan sát đo lường một
khái niệm “Khả năng bị kiểm tra” trong đánh giá nhân tố chính về hành vi tuân thủ
thuế đạt độ tin cậy, đồng nhất đo một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê
và ý nghĩa phân tích tổng hợp.
Biến Xử phạt

Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Xử phạt
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach's Alpha = 0.890

XP01 9.8090 4.388 .739 .572 .867


XP02 9.1256 4.272 .802 .647 .844
XP03 9.5025 4.110 .773 .599 .854
XP04 9.7940 4.215 .727 .551 .872

Đối với thang đo về nhân tố thành phần “Xử phạt” được đo bởi 4 biến quan sát
độc lập, với độ tin cậy Cronbach's Alpha= 0,890 (lớn hơn mức yêu cầu là 0,7) là khá
cao, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng phần
với biến tổng có giá trị từ 0,727 đến 0,802. Do vậy cả 4 biến quan sát đo lường một
khái niệm “Xử phạt” trong đánh giá nhân tố chính về hành vi tuân thủ thuế đạt độ tin
cậy, đồng nhất đo một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa
phân tích tổng hợp.
Biến Danh tiếng
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Danh tiếng
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach's Alpha = 0.929
DT01 16.0302 5.656 .741 .661 .927
DT02 16.0251 5.732 .784 .640 .919
DT03 16.0302 5.383 .865 .765 .904
DT04 16.0402 5.362 .887 .853 .900
DT05 16.0955 5.077 .812 .827 .916
96

Đối với thang đo về “Danh tiếng” được đo bởi 5 biến quan sát độc lập, với độ tin
cậy Cronbach's Alpha= 0,929 (lớn hơn mức yêu cầu là 0,7) là cao, các biến quan sát có
tương quan mật thiết với nhau, mức độ tương quan, hệ số tương quan riêng phần với biến
tổng có giá trị từ 0,741 đến 0,887. Do vậy cả 5 biến quan sát đo lường một khái niệm “Danh
tiếng” trong đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế đạt độ tin cậy, đồng nhất đo một
khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa phân tích tổng hợp.
Biến Chuẩn mực xã hội
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Chuẩn mực xã hội
Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach
Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến
Cronbach's Alpha = 0.769
CM01 13.8291 6.981 .576 .356 .715
CM02 13.2111 7.602 .467 .279 .751
CM03 13.0603 6.754 .649 .439 .688
CM04 13.2764 7.070 .579 .370 .714
CM05 13.0352 7.620 .435 .239 .763

Đối với thang đo về nhân tố thành phần “Chuẩn mực xã hội” được đo bởi 5
biến quan sát độc lập, với độ tin cậy Cronbach's Alpha= 0,769 (lớn hơn mức yêu cầu là
0,7) là đạt yêu cầu, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương
quan riêng phần với biến tổng có giá trị từ 0,435 đến 0,649. 2 biến quan sát CM02 và
CM05 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là .467 và .435 thấp hơn mong đợi tuy
nhiên gần với giá trị 0.5 nên tác giả quyết định giữ lại để tiếp tục chạy EFA.
Biến Đạo đức thuế

Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Đạo đức thuế

Trung Bình Phương sai Hệ số tương Nhân tố Cronbach


Biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến tương quan Alpha nếu
quan sát
loại biến loại biến tổng bình phương loại biến

Cronbach's Alpha = 0.847

DDT01 6.0754 2.161 .701 .493 .800


DDT02 6.7638 2.343 .707 .504 .795
DDT03 6.0151 2.156 .737 .544 .764
97

Đối với thang đo về nhân tố thành phần “Đạo đức thuế” được đo bởi 3 biến
quan sát độc lập, với độ tin cậy Cronbach's Alpha= 0,847 (lớn hơn mức yêu cầu là 0,7)
là khá cao, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng
phần với biến tổng có giá trị từ 0,701 đến 0,737. Do vậy cả 3 biến quan sát đo lường
một khái niệm “Đạo đức thuế” trong đánh giá nhân tố chính về hành vi tuân thủ thuế
đạt độ tin cậy, đồng nhất đo một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý
nghĩa phân tích tổng hợp.

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng chỉ số Cronbach Alpha, kết quả
cho thấy tất cả các thang đo về cơ bản đều đạt giá trị tin cậy. Bước tiếp theo, tác giả
đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA- explore factor
analysis) để kiểm tra tính đơn hướng của thang đo nhằm loại bỏ một số tiêu chí đo
lường không phù hợp. Trước tiên, phân tích nhân tố khám phá được thực hiện với từng
biến đơn lẻ, kết quả như sau:
Biến Khả năng Kiểm tra thuế

Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Khả năng bị kiểm tra
KMO = 0,696 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen - Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 2.083 69.440 KT01 .834
2 .513 17.092 KT02 .857
3 .404 13.468 KT03 .809
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Kết quả cho thấy, cả 3 biến quan sát của nhân tố Khả năng bị kiểm tra đều tải
về cùng một nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các hệ số tải thấp nhất là 0.809 > 0.4,
kết quả kiểm định KMO = 0,696 > 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000
chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích là 69,440%
> 50%, đạt yêu cầu. Như vậy cả 3 biến quan sát của nhân tố khả năng bị kiểm tra đều
đạt yêu cầu, đều phản ánh đúng khái niệm về khả năng bị kiểm tra thuế.
98

Biến Xử phạt

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Xử phạt

KMO = 0,827 Bartlett’s Test. Sig = 0.000


Thành phần Eigen - Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 3.018 75.440 XP02 .872
2 .418 10.441 XP03 .833
3 .312 7.793 XP01 .796
4 .253 6.326 XP04 .779
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Kết quả cho thấy, cả 4 biến quan sát của nhân tố xử phạt đều tải về cùng một
nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các hệ số tải thấp nhất là 0.689 > 0.4, kết quả kiểm
định KMO = 0,827 > 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000 chứng tỏ các
biến quan sát có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích là 75,440%. Nghĩa là 4
biến quan sát trên giải thích được 75,440% biến xử phạt. Như vậy cả 4 biến quan sát
của nhân tố Xử phạt đều đạt yêu cầu.
Biến Chuẩn mực xã hội
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Chuẩn mực xã hội
KMO = 0,782 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 2.619 52.382 CM01 .758
2 .879 17.575 CM02 .659
3 .595 11.901 CM03 .812
4 .477 9.547 CM04 .753
5 .430 8.594 CM05 .620
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả từ trên cho thấy, cả 5 biến quan sát của nhân tố chuẩn mực xã hội đều
tải về cùng một nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các hệ số tải thấp nhất là 0.620 >
0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,782 > 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p=
0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau. 5 biến quan sát trên giải
thích được 52,382% sự biến thiên của nhân tố chuẩn mực xã hội. Như vậy cả 5 biến
quan sát của nhân tố chuẩn mực xã hội đều đạt yêu cầu.
99

Biến Đạo đức thuế


Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Đạo đức thuế
KMO = 0,728 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 2.299 76.641 DDT01 .867
2 .380 12.658 DDT02 .871
3 .321 10.701 DDT03 .888
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Kết quả từ phân tích EFA của nhân tố đạo đức thuế cho thấy, cả 3 biến quan sát
của nhân tố Đạo đức thuế đều tải về cùng một nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các
hệ số tải thấp nhất là 0.867 > 0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,728 > 0,5. Kiểm định
Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau.
Tổng phương sai trích = 76,641% > 50% là đạt yêu cầu. Như vậy cả 3 biến quan sát
của nhân tố Đạo đức thuế đều đạt yêu cầu.
Biến Danh tiếng

Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Danh tiếng
KMO = 0,793 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 3.926 78.522 DT04 .925
2 .456 9.116 DT03 .903
3 .330 6.608 DT05 .855
4 .206 4.120 DT02 .816
5 .082 1.633 DT01 .775
Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Kết quả từ phân tích EFA của nhân tố danh tiếng cho thấy, cả 5 biến quan sát của
nhân tố danh tiếng đều tải về cùng một nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các hệ số tải
thấp nhất là 0.775 > 0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,793 > 0,5. Kiểm định Barlett có ý
nghĩa ở mức p= 0,000≤ 5% cho biết dữ liệu đo lường nhân tố danh tiếng dùng để phân
tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp, các biến quan sát đo lường danh tiếng có tương quan
với nhau. Tổng phương sai trích bằng 78,522% giải thích được 78,522% sự biến thiên của
dữ liệu nghiên cứu. Như vậy cả 5 biến quan sát của nhân tố Danh tiếng đều đạt yêu cầu.
100

Biến Tuân thủ bắt buộc


Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ bắt buộc
KMO = 0,793 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 2.629 65.715 TTBB02 .847
2 .569 14.219 TTBB01 .753
3 .477 11.914 TTBB03 .716
4 .326 8.152 TTBB04 .631
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Kết quả từ phân tích EFA của nhân tố tuân thủ bắt buộc cho thấy, cả 4 biến
quan sát của nhân tố tuân thủ bắt buộc đều tải về cùng một nhân tố với mức Eigen –
Value > 1, các hệ số tải thấp nhất là 0.631 > 0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,793 >
0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000≤ 5% cho biết dữ liệu đo lường nhân
tố tuân thủ bắt buộc dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp, các biến quan
sát đo lường nhân tố tuân thủ bắt buộc có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích
bằng 65,715% giải thích được 65,715% sự biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Như vậy
cả 4 biến quan sát của nhân tố Tuân thủ bắt buộc đều đạt yêu cầu.
Biến Tuân thủ tự nguyện
Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ tự nguyện
KMO = 0,842 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 3.685 73.698 TTTN01 .845
2 .549 10.971 TTTN02 .828
3 .332 6.645 TTTN04 .819
4 .243 4.855 TTTN05 .806
5 .192 3.831 TTTN03 .798
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Kết quả từ phân tích EFA của nhân tố tuân thủ tự nguyện cho thấy, cả 5 biến
quan sát của nhân tố tuân thủ tự nguyện đều tải về cùng một nhân tố với mức Eigen –
Value > 1, các hệ số tải thấp nhất là 0.798 > 0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,842 >
0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000≤ 5% cho biết dữ liệu đo lường nhân
tố tuân thủ tự nguyện dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp, các biến quan
sát đo lường biến tuân thủ tự nguyện có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích
bằng 73,698% giải thích được 73,698% sự biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Như vậy
cả 5 biến quan sát của nhân tố Tuân thủ tự nguyện đều đạt yêu cầu.
101

Biến Tuân thủ thuế


Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ thuế
KMO = 0,786 Bartlett’s Test. Sig = 0.000
Thành phần Eigen – Value Ma trận thành phần
Tổng số % Phương sai 1
1 2.670 66.749 TTT2 .790
2 .535 13.372 TTT1 .744
3 .460 11.504 TTT3 .744
4 .335 8.374 TTT4 .706
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Kết quả từ phân tích EFA của nhân tố tuân thủ thuế cho thấy, cả 4 biến quan sát
của nhân tố Tuân thủ thuế đều tải về cùng một nhân tố với mức Eigen – Value > 1, các
hệ số tải thấp nhất là 0.706 > 0.4, kết quả kiểm định KMO = 0,786 > 0,5. Kiểm định
Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000 ≤ 5% cho biết dữ liệu đo lường biến tuân thủ thuế
dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp, các biến quan sát đo lường nhân tố
tuân thủ thuế có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích bằng 66,749% giải thích
được 66,749% sự biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Như vậy cả 4 biến quan sát của
nhân tố tuân thủ thuế đều đạt yêu cầu.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng cách chạy EFA cho từng
biến đơn lẻ, kết quả là tất cả các biến quan sát (items) đưa ra ban đầu đều đảm bảo, tác
giả tiếp tục chạy EFA cho đồng thời tất cả các biến quan sát. Kết quả như sau:

Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến

KMO = 758 Bartlett’s Test. Sig = 0.000


Thành phần Eigen – Value
Tổng số % Phương sai % Cộng dồn
1 4.614 23.069 23.069
2 3.099 15.496 38.565
3 2.614 13.072 51.637
4 2.081 10.406 62.043
5 1.859 9.294 71.337
6 .797 3.985 75.323
7 .630 3.150 78.473
8 .575 2.875 81.348
9 .524 2.619 83.967
10 .425 2.127 86.094
11 .392 1.959 88.052
102

12 .381 1.906 89.958


13 .370 1.848 91.806
14 .351 1.755 93.561
15 .342 1.708 95.269
16 .269 1.346 96.616
17 .238 1.192 97.808
18 .186 .929 98.737
19 .183 .916 99.653
20 .069 .347 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring

Bảng 4.24: Kết quả tải về các nhân tố sau khi xoay các ma trận
Nhân tố
1 2 3 4 5
DT04 .958
DT03 .877
DT05 .859
DT02 .814
DT01 .782
XP02 .877
XP03 .826
XP01 .795
XP04 .785
CM03 .774
CM01 .692
CM04 .633
CM02 .621
CM05 .476
DDT02 .836
DDT03 .829
DDT01 .772
KT02 .792
KT01 .753
KT03 .664
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
103

Kết quả cho thấy cả 20 items của 5 nhân tố đã tải về cùng 5 nhân tố với Eigen-
Value > 1, kết quả kiểm định KMO= 0,758> 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức
p= 0,000≤ 5% cho biến dữ liệu đo lường 5 nhân tố: Danh Tiếng, xử phạt, chuẩn mực
xã hội, đạo đức thuế và khả năng bị kiểm tra là hoàn toàn phù hợp. Các biến quan sát
của các nhân tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau. 20 biến quan sát của thang đo
tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện đều đạt yêu cầu và đưa vào kiểm
định tiếp theo với phân tích CFA.

4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân
thủ thuế của người nộp thuế
* Phân tích hệ số hồi quy (Coefficients)
Bảng 4.25: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với
biến tuân thủ thuế bắt buộc
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Mô hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa
B Sai số chuần Beta T Sig.
1 (Constant) 2.035 .387 5.253 .000
1 MKT .092 .045 .140 2.062 .041
MCM .125 .054 .156 2.313 .022
MXP .248 .056 .298 4.441 .000
MDT .077 .070 .077 1.103 .271
MDDT -.064 .055 -.082 -1.173 .242
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB).
Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MDDT, MDT > 0,05 nên loại bỏ
khỏi mô hình. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H4a:
Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc” có Sig =
0.271> 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này.
Sig của biến MCM, MKT, MXP < 0,05 được giữ lại vì các biến này có mức độ
tương quan với biến TTBB trong đó biến Xử phạt có mối tương quan mạnh nhất với
Tuân thủ bắt buộc với mức ý nghĩa thống kê < 0.01
Tiếp tục phân tích hồi quy tác động các biến độc lập đối với biến tuân thủ tự
nguyện thu được kết quả như sau:
104

Bảng 4.26: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập
với biến tuân thủ thuế tự nguyện
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Mô hình
B Sai số chuần Beta T Sig.
1 (Constant) 1.184 .430 2.753 .006
1 MKT .117 .050 .152 2.358 .019
MCM -.008 .060 -.009 -.139 .890
MXP .065 .062 .067 1.045 .297
MDT .426 .077 .367 5.510 .000
MDDT .101 .061 .111 1.654 .100
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyên (TTTN).
Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MXP, MCM, MDDT > 0,05
nên loại khỏi mô hình. Hệ số beta thể hiện mối liên hệ giữa biến MCM và biến tuân
thủ thuế tự nguyện rất thấp -0.09 cho thấy biến chuẩn mực xã hội gần như không có
tương quan đến biến tuân thủ thuế tự nguyện trong khuôn khổ nghiên cứu. Kiểm định
giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H3a: Chuẩn mực xã hội
có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện” có Sig = 0.890> 0.05 nên
không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này. Riêng Sig của
biến MDDT là 0.1 xấp xỉ mức ý nghĩa thống kê 10% nên tác giả vẫn tiếp tục giữ lại và
đưa vào phân tích SEM. Khi có bằng chứng vững chắc thì quyết định loại hay không.
Sig của biến MDT, MKT nhỏ hơn 0.05 nên 2 biến này có mức độ tương quan
với biến TTTN. Trong phân tích hồi quy của các biến độc lập với tuân thủ thuế tự
nguyện thì nhân tố danh tiếng, tác động cao nhất đến tuân thủ thuế tự nguyện với mức
ý nghĩa dưới 1%. Nhân tố đạo đức thuế có liên quan đến tuân thủ thuế bắt buộc ở mức
ý nghĩa 10% và nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế có tác động đến biến tuân thủ thuế
tự nguyện với mức ý nghĩa 5 %.
Tiếp tục phân tích mức độ tương quan giữa biến TTBB, TTTN với biến phụ
thuộc TTT, thu được kết quả sau:
Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế
với biến tuân thủ thuế tự nguyện
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Mô hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa T Sig.
B Sai số chuần Beta
1 (Constant) 1.125 .256 4.390 .000
TTTN .407 .068 .391 5.963 .000
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT).
105

Bảng 4.28: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế
với biến tuân thủ thuế bắt buộc
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Mô hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa
B Sai số chuần Beta T Sig.
1 (Constant) 1.912 .324 5.907 .000
TTBB .196 .087 .158 2.241 .026
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT).

Từ bảng phân tích trên chỉ ra rằng hai biến độc lập là biến tuân thủ thuế tự
nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc đều có tác động tới biến phụ thuộc là biến tuân thủ
thuế vì Sig đều nhỏ hơn 0,05.
Tiếp tục kiểm định mức độ phù hợp của mô hình qua phân tích phương sai
ANOVA ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.29: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông
qua phân tích ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 8.595 5 1.719 6.168 .000b
Phần dư 53.787 193 .279
Tổng 62.382 198
a. Biến phụ thuộc: MTTBB
b. Predictors: (Hằng số), MCM, MKT, MXP, MDDT, MDT

Bảng 4.30: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 18.297 5 3.659 10.659 .000b
Phần dư 66.256 193 .343
Tổng 84.553 198
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
b. Predictors: (Hằng số), MCM, MKT, MXP, MDDT, MDT
Với độ tin cậy 99% (Sig < 0,01) khi phân tích mức độ phù hợp của mô hình
chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp với thực tế. Các biến độc lập có tương quan tuyến
tính với biến phụ thuộc trong mô hình.
106

Mức độ phù hợp của mô hình của các biến tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ
thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tiếp tục được tác giả phân tích qua phân tích phương sai
ANOVA sau đây.

Bảng 4.31: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Regression 2.385 1 2.385 5.020 .026b
Residual 93.596 197 .475
Total 95.981 198
a. Biến phụ thuộc: MTTT
b. Predictors: (Hằng số), TTBB

Bảng 4.32: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông
qua phân tích ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Regression 14.676 1 14.676 35.561 .000b
Residual 81.304 197 .413
Total 95.981 198
a. Biến phụ thuộc: MTTT
b. Predictors: (Hằng số), TTTN
Với mức ý nghĩa thống kê 5%, Sig < 0,05 chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp
với thực tế, hai biến độc lập là tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện có
tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Tuân thủ thuế trong mô hình nghiên cứu.
Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để xem các biến
độc lập có mối tương quan với nhau hay không. Nếu VIF<3 thì không có đa cộng
tuyến, tức là không có tương quan giữa các biến độc lập.
Bảng 4.33: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê
Mô hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa T Sig. đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
1 (Constant) 2.035 .387 5.253 .000
1 MKT .092 .045 .140 2.062 .041 .971 1.029
MCM .125 .054 .156 2.313 .022 .988 1.013
MXP .248 .056 .298 4.441 .000 .991 1.009
MDT .077 .070 .077 1.103 .271 .915 1.093
MDDT -.064 .055 -.082 -1.173 .242 .905 1.104
a. Biến phụ thuộc: MTBB
107

Bảng 4.34: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi
Hệ số hồi quy chưa Thống kê đa
quy chuẩn
chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình hóa T Sig.
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
1 (Constant) 1.184 .430 2.753 .006
MKT .117 .050 .152 2.358 .019 .971 1.029
MCM -.008 .060 -.009 -.139 .890 .988 1.013
MXP .065 .062 .067 1.045 .297 .991 1.009
MDT .426 .077 .367 5.510 .000 .915 1.093
MDDT .101 .061 .111 1.654 .100 .905 1.104
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
Bảng trên cho thấy giá trị VIF (độ phóng đại phương sai) đều nhỏ hơn 3. Vậy
nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.35: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa đa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
Độ chấp
B Sai số chuẩn Beta VIF
nhận
1 (Constant) 1.125 .256 4.390 .000
TTTN .407 .068 .391 5.963 .000 1.000 1.000
a. Biến phụ thuộc: MTTT
Bảng 4.36: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy Thống kê đa
chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
Độ chấp
B Sai số chuẩn Beta VIF
nhận
1 (Constant) 1.912 .324 5.907 .000
TTBB .196 .087 .158 2.241 .026 1.000 1.000
a. Biến phụ thuộc: MTTT
Tiếp tục phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của biến tuân thủ thuế tự nguyện,
tuân thủ thuế bắt buộc và biến tuân thủ thuế cho thấy độ phóng đại của phương sai VIF
của 2 trường hợp phân tích đều bằng 1 và nhỏ hơn 3. Vậy có thể khẳng định mô hình
không có khuyết tật đa cộng tuyến.
Tiếp tục phân tích hồi quy để tìm ra tác động của quy mô , ĩnh vực hoạt động , hình
thức sở hữu của cá doanh nghiệp khảo sát đến tuân thủ thuế, thu được kết quả sau:

Mô hình hồi quy đề xuất:


MTTN = β 0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
108

Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ tự nguyện
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình qua phân tích phương sai Anova, thu được
kết quả sau:
Bảng 4.37: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 4.822 3 1.607 3.740 .012b
Phần dư 83.806 195 .430
Tổng 88.628 198
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
Với mức ý nghĩa thống kê 5%, Sig < 0,05 chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp
với thực tế, ba biến độc lập là quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Tuân thủ
thuế tự nguyện trong mô hình nghiên cứu. Mô hình có thống kê F là 3.74 có ý nghĩa
thống kê với mức xác suất dưới 5%. Như vậy, mô hình đưa ra là phù hợp. Hơn nữa, hệ
số của quy mô doanh nghiệp là 0.1 không có ý nghĩa thống kê, tức là, tuân thủ tự
nguyện thuế không có sự khác biệt giữa các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Hệ số của
loại hình doanh nghiệp là -0.186 có ý nghĩa thống kê với mức xác suất dưới 5%, tức là,
những doanh nghiệp nhà nước thì khả năng tuân thủ tự nguyện thuế thấp hơn so với
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và loại hình khác.
Hệ số của lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là 0.127 có ý nghĩa thống kê với mức
xác suất dưới 5%, tức là, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp khai thác và lĩnh vực
hoạt động khác có khả năng tuân thủ thuế cao hơn so với doanh nghiệp thương mại.
Tiếp tục thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến tác giả thu được kết quả:
Bảng 4.38: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy Hệ số hồi Thống kê đa
chưa chuẩn hóa quy chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
1 (Constant) 3.483 .203 17.123 .000
Quy mo DN .010 .043 .019 .247 .805 .803 1.245
Loại hình DN -.186 .091 -.158 -2.039 .043 .806 1.241
LVHD .127 .048 .183 2.626 .009 .994 1.006
a. Biến phụ thuộc: TTTN
109

Hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 3 nên mô hình không mắc khuyết tật
đa cộng tuyến.
Hơn nữa, từ hệ số Durbin và biểu đồ Histogram đều chỉ ra rằng mô hình không
mắc khuyết tật tự tương quan và nhiễu không tuân theo quy luật chuẩn.
Mô hình hồi quy đề xuất:
MTTN = β 0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ tự nguyện
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình qua phân tích phương sai Anova, thu được
kết quả sau:

Bảng 4.39: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 4.822 3 1.607 3.740 .012b
Phần dư 83.806 195 .430
Tổng 88.628 198
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
Với mức ý nghĩa thống kê 5%, Sig < 0,05 chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp
với thực tế, ba biến độc lập là quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Tuân thủ
thuế tự nguyện trong mô hình nghiên cứu. Mô hình có thống kê F là 3.74 có ý nghĩa
thống kê với mức xác suất dưới 5%. Như vậy, mô hình đưa ra là phù hợp. Hơn nữa, hệ
số của quy mô doanh nghiệp là 0.1 không có ý nghĩa thống kê, tức là, tuân thủ tự
nguyện thuế không có sự khác biệt giữa các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Hệ số của
loại hình doanh nghiệp là -0.186 có ý nghĩa thống kê với mức xác suất dưới 5%, tức là,
những doanh nghiệp nhà nước thì khả năng tuân thủ tự nguyện thuế thấp hơn so với
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và loại hình khác.
Hệ số của lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là 0.127 có ý nghĩa thống kê với mức
xác suất dưới 5%, tức là, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp khai thác và lĩnh vực
hoạt động khác có khả năng tuân thủ thuế cao hơn so với doanh nghiệp thương mại.
110

Tiếp tục thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến tác giả thu được kết quả:

Bảng 4.40: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu

Hệ số hồi
Hệ số hồi quy chưa Thống kê đa
quy chuẩn
chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình hóa T Sig.
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
1 (Constant) 3.483 .203 17.123 .000
Quy mo DN .010 .043 .019 .247 .805 .803 1.245
Loại hình
-.186 .091 -.158 -2.039 .043 .806 1.241
DN
LVHD .127 .048 .183 2.626 .009 .994 1.006
a. Biến phụ thuộc: TTTN
Hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 3 nên mô hình không mắc khuyết tật
đa cộng tuyến.
Hơn nữa, từ hệ số Durbin và biểu đồ Histogram đều chỉ ra rằng mô hình không
mắc khuyết tật tự tương quan và nhiễu không tuân theo quy luật chuẩn.
111

Đối với mô hình:


MTBB = β0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ bắt buộc
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích phương sai Anova, thu
được kết quả sau:

Bảng 4.41: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 1.470 3 .490 1.569 .198b
Phần dư 60.912 195 .312
Tổng 62.382 198
a. Biến phụ thuộc: TTBB
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
Thống kê F bằng 1.569 và không có ý nghĩa thống kê, tức là, mô hình không phù hợp.
Kết quả chỉ ra đối với tuân thủ thuế bắt buộc thì quy mô, loại hình và lĩnh vực doanh
nghiệp không có sự khác biệt.

Đối với mô hình:


MTTT = β0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ thuế
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích phương sai Anova, thu
được kết quả sau:

Bảng 4.42: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 1.900 3 .633 1.313 .271b
Phần dư 94.081 195 .482
Tổng 95.981 198
a. Biến phụ thuộc: TTT
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
112

Thống kê F bằng 1.313 và không có ý nghĩa thống kê, tức là, mô hình không
phù hợp. Kết quả chỉ ra đối với tuân thủ thuế thì quy mô, loại hình và lĩnh vực doanh
nghiệp không có sự khác biệt.
Đối với mô hình:
MTBB = β0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ bắt buộc
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích phương sai Anova, thu
được kết quả sau:
Bảng 4.43: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 1.470 3 .490 1.569 .198b
Phần dư 60.912 195 .312
Tổng 62.382 198
a. Biến phụ thuộc: TTBB
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
Thống kê F bằng 1.569 và không có ý nghĩa thống kê, tức là, mô hình không phù hợp.
Kết quả chỉ ra đối với tuân thủ thuế bắt buộc thì quy mô, loại hình và lĩnh vực doanh
nghiệp không có sự khác biệt.

Đối với mô hình:


MTTT = β0 + β1QM + β 2 LH + β3 LV
Trong đó:
Biến phụ thuộc là biến tuân thủ thuế
Biến độc lập là các biến Quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động
Phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích phương sai Anova, thu
được kết quả sau:
Bảng 4.44: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích
ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 1.900 3 .633 1.313 .271b
Phần dư 94.081 195 .482
Tổng 95.981 198
a. Biến phụ thuộc: TTT
b. Predictors: (Hằng số): Quy mô, loại hình, Lĩnh vực hoạt động.
113

Thống kê F bằng 1.313 và không có ý nghĩa thống kê, tức là, mô hình không
phù hợp. Kết quả chỉ ra đối với tuân thủ thuế thì quy mô, loại hình và lĩnh vực doanh
nghiệp không có sự khác biệt.

4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập
Phân tích CFA là bước cuối cùng để đánh giá thang đo, đảm bảo độ tin cậy cao
nhất. Mục đích của bước này là tiếp tục kiểm tra các thang đo có đạt yêu cầu của một
thang đo tốt không? Các thang đo có liên quan đến nhau hay không (thể hiện ở mức ý
nghĩa thống kê).
Tác giả phân tích CFA của các biến độc lập. Kết quả của bước này đạt yêu cầu,
tác giả sẽ đưa toàn bộ thang đo vào mô hình nghiên cứu. Để đạt được chỉ số phù hợp
của mô hình nghiên cứu đó là Chi-square/df <=5, các chỉ số GFI, TLI, CFI > 0.9;
RMSEA <= 0.08 tác giả căn cứ vào (1) tầm quan trọng của các biến quan sát, (2) mức
độ phù hợp của các biến quan sát trong các phân tích Cronbach alpha, EFA trước đây
để tiến hành thử và sai (trial and error). Kết quả được thể hiện trong hình dưới đây:
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiêm ẩn được
thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.45: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát
trong từng biến tiềm ẩn

Ước Sai lệch Giá trị Mức ý


lượng chuẩn tới hạn nghĩa Label
(Estimate) (S.E.) (C.R) P
DT04 <--- Danh tiếng 1.000
DT03 <--- Danh tiếng .941 .048 19.521 ***
DT05 <--- Danh tiếng 1.132 .053 21.266 ***
DT02 <--- Danh tiếng .809 .051 15.738 ***
DT01 <--- Danh tiếng .835 .057 14.534 ***
XP02 <--- Xử phạt 1.000
XP03 <--- Xử phạt 1.035 .074 13.971 ***
XP01 <--- Xử phạt .936 .070 13.342 ***
XP04 <--- Xử phạt .984 .076 12.933 ***
CM03 <--- Chuẩn mực XH 1.000
CM01 <--- Chuẩn mực XH .899 .110 8.172 ***
CM04 <--- Chuẩn mực XH .858 .107 8.052 ***
114

Ước Sai lệch Giá trị Mức ý


lượng chuẩn tới hạn nghĩa Label
(Estimate) (S.E.) (C.R) P
CM02 <--- Chuẩn mực XH .697 .102 6.830 ***
CM05 <--- Chuẩn mực XH .662 .105 6.281 ***
DDT05 <--- Đạo đức thuế 1.000
DDT06 <--- Đạo đức thuế 1.154 .104 11.126 ***
DDT04 <--- Đạo đức thuế 1.096 .102 10.752 ***
KT02 <--- Kiểm tra 1.000
KT01 <--- Kiểm tra 1.046 .130 8.073 ***
KT03 <--- Kiểm tra .827 .105 7.845 ***

Ghi chú: Giá trị P= *** tương ứng P< 0.001


Kết quả từ bảng trên cho thấy, các biến quan sát đều đạt mức ý nghĩa thống kê
cao tương ứng với P < 0.001 nên tác giả giữ lại. Tuy nhiên, do chỉ số MI (Chỉ số hiệu
chỉnh mô hình) của e3 và e5 của biến Danh tiếng lớn nhất = 38.206 > 20

M.I. Par Change

e3 <--> e5 38.206 -.070

e1 <--> e3 24.910 .034

Tác giả tiến hành móc nối sai số để cải thiện phù hợp dữ liệu thực tế. Trước
tiên, tác giả sẽ móc nối e3 và e5, thu được kết quả sau:

Bảng 4.46: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế
sau khi móc nối e3 và e5
Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P
293.117 159 1.844 0.874 0.924 0.936 0.065 .000
Kết quả thu được Chi-square/df = 1.844 <3, TLI, CFI>0.9 là đạt yêu cầu, GFI =
0.874 xấp xỉ 0.9 có thể chấp nhận được. Chỉ số RMSEA = 0.065 < 0.08 là đạt yêu cầu.
Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn sau khi móc
nối e3 và e5 như sau:
115

Bảng 4.47: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến
tiềm ẩn sau khi móc nối e3 và e5
Ước Sai lệch Giá trị Mức ý
lượng chuẩn tới hạn nghĩa Label
(Estimate) (S.E.) (C.R) P
DT04 <--- Danh tiếng 1.000
DT03 <--- Danh tiếng .938 .048 19.679 ***
DT05 <--- Danh tiếng 1.170 .051 22.971 ***
DT02 <--- Danh tiếng .789 .052 15.159 ***
DT01 <--- Danh tiếng .893 .055 16.212 ***
XP02 <--- Xử phạt 1.000
XP03 <--- Xử phạt 1.035 .074 13.972 ***
XP01 <--- Xử phạt .936 .070 13.340 ***
XP04 <--- Xử phạt .984 .076 12.932 ***
CM03 <--- Chuẩn mực XH 1.000
CM01 <--- Chuẩn mực XH .899 .110 8.170 ***
CM04 <--- Chuẩn mực XH .858 .107 8.053 ***
CM02 <--- Chuẩn mực XH .697 .102 6.830 ***
CM05 <--- Chuẩn mực XH .662 .105 6.281 ***
DDT05 <--- Đạo đức thuế 1.000
DDT06 <--- Đạo đức thuế 1.154 .104 11.133 ***
DDT04 <--- Đạo đức thuế 1.096 .102 10.757 ***
KT02 <--- Kiểm tra 1.000
KT01 <--- Kiểm tra 1.046 .130 8.062 ***
KT03 <--- Kiểm tra .825 .105 7.833 ***
Ghi chú: Giá trị P*** tương ứng P< 0.001
Bảng kết quả ước lượng hồi quy trên cho thấy, các biến quan sát đều đạt được
mức ý nghĩa thống kê cao tương ứng P <0.001. Tuy vậy, chỉ số MI (Chỉ số chỉnh sửa
mô hình) của e2 và e4 còn khá cao

M.I. Par Change

e2 <--> e4 24.357 .046

MI của e2 và e4 = 24.357> 20 nên tác giả tiếp tục móc nối e2 và e4 để cải thiện
mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế. Kết quả sau khi móc nối e2 và e4 như sau:
Kết quả CFA của các biến độc lập sau khi phân tích CFA như sau:
116

Chỉ số TLI (Chỉ số tính phù hợp của thị trường), Chỉ số CFI (Chỉ số so sánh) đều
cho kết quả tốt >0.9. Riêng chỉ số GFI (Chỉ số mức độ tốt của sự phù hợp) = 0.887 dù đã
cải thiện tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt đươc > 0.9. Tuy nhiên GFI ở mức 0.887 vẫn có thể
chấp nhận được. Chỉ số Dmin/Df = 1.678 <3, chỉ số RMSEA = 0.059 <0.08 là đạt.

Hình 4.1: Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mô hình
117

Bảng 4.48: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến
tiềm ẩn sau khi móc nối e2 và e4
Ước Sai lệch Giá trị Mức ý
lượng chuẩn tới hạn nghĩa Label
(Estimate) (S.E.) (C.R) P
DT04 <--- Danh tiếng 1.000
DT03 <--- Danh tiếng .932 .050 18.754 ***
DT05 <--- Danh tiếng 1.202 .053 22.883 ***
DT02 <--- Danh tiếng .773 .054 14.327 ***
DT01 <--- Danh tiếng .906 .057 15.815 ***
XP02 <--- Xử phạt 1.000
XP03 <--- Xử phạt 1.035 .074 13.972 ***
XP01 <--- Xử phạt .936 .070 13.338 ***
XP04 <--- Xử phạt .984 .076 12.931 ***
CM03 <--- Chuẩn mực XH 1.000
CM01 <--- Chuẩn mực XH .899 .110 8.171 ***
CM04 <--- Chuẩn mực XH .858 .107 8.050 ***
CM02 <--- Chuẩn mực XH .698 .102 6.836 ***
CM05 <--- Chuẩn mực XH .661 .105 6.278 ***
DDT05 <--- Đạo đức thuế 1.000
DDT06 <--- Đạo đức thuế 1.153 .104 11.137 ***
DDT04 <--- Đạo đức thuế 1.096 .102 10.761 ***
KT02 <--- Kiểm tra 1.000
KT01 <--- Kiểm tra 1.045 .130 8.056 ***
KT03 <--- Kiểm tra .824 .105 7.825 ***

Ghi chú: Giá trị P*** tương ứng P < 0.001


Kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau khi móc nối
e2 và e4 như sau:
Bảng 4.49: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế
sau khi móc nối e2 và e4
Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P

265.132 158 1.678 0.887 0.939 0.949 0.059 .000


118

4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu


Sau khi phân tích CFA cho các biến độc lập, tác giả tiếp tục phân tích CFA cho
toàn bộ các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của bước này sẽ đưa ra được các
danh sách các biến quan sát phù hợp để đưa vào mô hình kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu.

Hình 4.2: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (lần 1)
Bảng 4.50: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế
Chi-
Chi square Df GFI TLI CFI RMSEA P
square/df

1452.381 480 3.026 0.672 0.702 0.729 0.101 .000

Kết quả cho thấy các chỉ số Chi-square/df = 3.026 >3, các chỉ số GFI, TLI, CFI
đều < 0.9. Chỉ số RMSEA =0.101 >0.08 có thể nói mô hình chưa thực sự phù hợp với
lý thuyết nghiên cứu (Mô hình được coi là phù hợp khi kiểm định Chi-square có giá trị
P >=0.05). Tuy nhiên, Chi-square có nhược điểm là bị phụ thuộc vào kích thước mẫu
nghiên cứu. Khi kích thước mẫu nghiên cứu càng lớn thì Chi-square càng lớn làm
119

giảm mức độ phù hợp của mô hình. Bởi vậy, bên cạnh p-value, các tiêu chí thường
được sử dụng là Chi-square/df <5 (với mẫu nghiên cứu >200) và Chi-square/df < 3
(với mẫu nghiên cứu < 200) thì mô hình được coi là phù hợp (Kettinger và cộng sự,
1995) và các hệ số GFI, TLI, CFI >= 0.9 và RMSEA < 0.08 thì được coi là mô hình
tốt. Để làm được điều đó, tác giả tiến hành móc nối các sai số để cải thiện mô hình phù
hợp với dữ liệu thực tế. Việc móc nối các sai số dùng sửa chữa sự khác nhau giữa mô
hình đề xuất và mô hình ước lượng. Khi móc nối các sai số có thể cải thiện Chi-square.
Chi-square dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình nghiên
cứu với thực tế. Nếu móc nối giữa các sai số với nhau thì hiệp phương sai giữa chúng
giảm xuống và làm cho Chi-square sẽ giảm một lượng tương ứng so với Chi-square
của mô hình ban đầu. Từ đó, các chỉ số GFI, TLI, CFI… cũng được cải thiện. Tác giả
tiến hành móc nối e18 với e19, e22 với e23, e30 với e31, e32 với e33, e26 với e27, e28
với e29. Sau khi móc nối các sai số, kết quả phân tích CFA thể hiện như sau:

Hình 4.3: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình đã chuẩn hóa)
120

Bảng 4.51: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế
Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P
997.911 472 2.114 0.878 0.906 0.923 0.075 .000
Chỉ số Chi-square/df <3, TLI, CFI > 0.9, RMSEA = 0.075< 0.08 là đạt yêu cầu.
Duy chỉ có chỉ số GFI = 0.878 xấp xỉ 0.9 chưa thật sự tốt nhưng làm tròn lên vẫn có
thể chấp nhận được. Kết quả hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn
được thể hiện như sau:
Bảng 4.52: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến
tiềm ẩn cuả toàn bộ các biến trong mô hình
Giá trị tới Mức ý
Ước lượng Sai lệch chuẩn Labe
hạn nghĩa
(Estimate) (S.E.) l
(C.R) P
DT .339 .040 8.505 ***
XP .409 .056 7.346 ***
CM .461 .085 5.441 ***
DDT .372 .061 6.104 ***
KT .068 .037 1.808 .071
e1 .058 .008 7.004 ***
e2 .112 .012 9.054 ***
e3 .066 .013 4.880 ***
e4 .158 .016 9.661 ***
e5 .140 .018 8.002 ***
e6 .138 .022 6.427 ***
e7 .204 .028 7.362 ***
e8 .201 .026 7.816 ***
e9 .251 .031 8.079 ***
e10 .360 .055 6.569 ***
e11 .447 .059 7.580 ***
e12 .428 .056 7.640 ***
e13 .534 .061 8.808 ***
e14 .623 .068 9.107 ***
e15 .233 .033 6.971 ***
e16 .194 .037 5.300 ***
121

Giá trị tới Mức ý


Ước lượng Sai lệch chuẩn Labe
hạn nghĩa
(Estimate) (S.E.) l
(C.R) P
e17 .274 .040 6.916 ***
e18 .891 .090 9.869 ***
e19 1.170 .118 9.881 ***
e20 .891 .090 9.903 ***
e21 .156 .022 7.150 ***
e22 .333 .040 8.367 ***
e23 .271 .032 8.582 ***
e24 .168 .023 7.381 ***
e25 .148 .019 7.687 ***
e29 .358 .037 9.764 ***
e28 .444 .045 9.766 ***
e27 .402 .041 9.733 ***
e26 .476 .048 9.854 ***
e30 .474 .048 9.830 ***
e31 .674 .069 9.737 ***
e32 .687 .070 9.797 ***
e33 .676 .069 9.819 ***

Ghi chú: Giá trị p*** tương ứng p < 0.001


Từ bảng kết quả trên cho thấy, hầu hết các biến quan sát đều đạt mức ý nghĩa
thống kê rất cao tương ứng với p<0.001. Riêng nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế có
mức ý nghĩa p = 0.071 <10% vẫn có thể chấp nhận được.
Từ kết quả kiểm tra sự phù hợp của toàn bộ mô hình, kết quả phân tích hồi quy,
ta đưa tất cả các biến quan sát và biến tiềm ẩn đã thỏa mãn vào mô hình kiểm định giả
thuyết như hình 4.4 dưới đây. Từ kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình này độ phù
hợp của mô hình kiểm định cũng tương đối được thỏa mãn, cụ thể như sau:

Bảng 4.53: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế

Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P


997.911 472 2.114 0.878 0.906 0.923 0.075 .000
122

Chỉ số Chi-square/df = 2.114 < 3, TLI = 0.906, CFI = 0.923 > 0.9, RMSEA =
0.075< 0.08 là đạt yêu cầu. Duy chỉ có chỉ số GFI = 0.878 xấp xỉ 0.9 chưa thật sự thật
sự hoàn hảo nhưng nếu làm tròn lên thì cũng ở mức có thể chấp nhận được.

Hình 4.4: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu


Sau khi có kết quả kiểm tra sự phù hợp của toàn bộ mô hình, ta đưa tất cả các
biến quan sát và biến tiềm ẩn đã thỏa mãn vào mô hình nghiên cứu kiểm định giả
thuyết. Từ kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình này thì độ phù hợp của mô hình
kiểm định cũng được thỏa mãn. Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được
thể hiện qua bảng “Bảng các trọng số hồi quy – RegressionWeight) và bảng “Bảng các
trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standart RegressionWeight)
123

Bảng 4.54: Bảng các trọng số hồi quy


Ước Sai lệch Giá trị tới Mức ý
lượng chuẩn hạn nghĩa Label
Estimate S.E. C.R. P
TTTN <--- DT .235 .135 1.742 .081
TTTN <--- DDT .059 .154 .385 .700
TTTN <--- KT 2.246 .617 3.638 ***
TTBB <--- XP .252 .060 4.194 ***
TTBB <--- CM .121 .047 2.563 .010
TTBB <--- KT .493 .187 2.633 .008
TTT <--- TTTN .262 .077 3.409 ***
TTT <--- TTBB .459 .205 2.237 .025
DT04 <--- DT 1.000
DT03 <--- DT 1.003 .045 22.169 ***
DT05 <--- DT 1.168 .047 24.609 ***
DT02 <--- DT .899 .048 18.571 ***
DT01 <--- DT 1.079 .047 22.827 ***
XP02 <--- XP 1.000
XP03 <--- XP 1.040 .074 13.972 ***
XP01 <--- XP .941 .071 13.345 ***
XP04 <--- XP .989 .077 12.917 ***
CM03 <--- CM 1.000
CM01 <--- CM .936 .114 8.196 ***
CM04 <--- CM .897 .111 8.105 ***
CM02 <--- CM .721 .106 6.837 ***
CM05 <--- CM .662 .109 6.098 ***
DDT05 <--- DDT 1.000
DDT06 <--- DDT 1.131 .101 11.185 ***
DDT04 <--- DDT 1.080 .100 10.808 ***
KT02 <--- KT 1.000
KT01 <--- KT 1.031 .276 3.738 ***
KT03 <--- KT .699 .328 2.131 .033
TTTN01 <--- TTTN 1.000
TTTN02 <--- TTTN 1.090 .086 12.629 ***
TTTN03 <--- TTTN .906 .076 11.996 ***
TTTN04 <--- TTTN 1.000 .069 14.495 ***
TTTN05 <--- TTTN .876 .063 13.934 ***
124

Ước Sai lệch Giá trị tới Mức ý


lượng chuẩn hạn nghĩa Label
Estimate S.E. C.R. P
TTBB04 <--- TTBB 1.000
TTBB03 <--- TTBB 1.119 .242 4.615 ***
TTBB02 <--- TTBB 1.202 .319 3.765 ***
TTBB01 <--- TTBB .869 .287 3.023 .003
TTT1 <--- TTT 1.000
TTT2 <--- TTT 1.562 .278 5.625 ***
TTT3 <--- TTT 1.347 .377 3.570 ***
TTT4 <--- TTT 1.235 .359 3.440 ***
Ghi chú: Giá trị P*** tương ứng P < 0.001
Kết quả bảng các trọng số hồi quy cho thấy, các giả thuyết đưa ra kiểm định
gồm biến khả năng bị kiểm tra thuế (KT) có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện
(TTTN) và tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB); Biến Xử phạt (XP) có ảnh hướng tới biến
tuân thủ thuế bắt buộc; biến chuẩn mực xã hội (CM) ảnh hướng tới tuân thủ bắt buộc,
biến danh tiếng có ảnh hưởng đến tuân thủ tự nguyện ở mức ý nghĩa thống kê < 10%.
H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự
nguyện
H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc
H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc
H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc
H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện
H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế
H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế
Duy chỉ có tác động của biến đạo đức thuế đến tuân thủ thuế tự nguyện có p-
value = 0.700 chưa đạt mức ý nghĩa thống kê nên chưa có bằng chứng tìm ra mối
tương quan giữa nhân tố đạo đức thuế với tuân thủ thuế tự nguyện trong khuôn khổ
nghiên cứu. Điều này có thể do, tại Việt Nam, người nộp thuế chưa coi hành vi tuân
thủ thuế là hành vi đạo đức mà chỉ coi nó là hành động bắt buộc theo quy định của
pháp luật. Khi tác giả tiến hành lấy phiếu phỏng vấn người nộp thuế, đa số người nộp
thuế đều cho rằng nên thành thật khai báo thu nhập của mình trên tờ khai thuế và đồng
tình với việc cần phải tự nguyện tuân thủ thuế nhưng phần lớn người được phỏng vấn
lại cho rằng khả năng người nộp thuế giả định nào đó khai thấp hơn doanh thu để tính
thuế mà không bị phát hiện khi có cơ hội là lớn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, khá
nhiều người ủng hộ việc lách thuế, nghĩa là ủng hộ hành vi làm những việc pháp luật
125

không cấm nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp. Thậm trí, đôi khi họ còn coi việc
lách được thuế là một thành công và là tiêu chí để chứng minh kế toán đó giỏi hay
không. Điều đó có thể do nhận thức của người nộp thuế ở Việt Nam chưa thực sự tốt.
Trong một số nghiên cứu trên thế giới, các tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt về nhận
thức và văn hóa có thể dẫn đến hành vi tuân thủ thuế là khác nhau. (Cummings và
cộng sự, 2009) khi nghiên cứu nhân tố tuân thủ thuế ở 2 quốc gia khác nhau là Nam
Phi và Batswana đã cho thấy hành vi tuân thủ thuế ở quốc gia Batswana cao hơn ở
Nam Phi. Lý do dẫn đến sự khác biệt này theo (Cummings và cộng sự, 2009) là do ý
thức nộp thuế của người dân ở Batswana cao hơn ở Nam phi. Điều này cũng được giải
thích bởi lý thuyết thể chế thiếu nguyên tắc. Lý thuyết thể chế thiếu nguyên tắc là một
lý thuyết xã hội học cho rằng các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên các giá trị xã hội,
mà nếu xét riêng biệt có thể là mâu thuẫn nhưng cùng nhau, cân bằng lẫn nhau, tạo ra
hành vi được coi là "bình thường" bởi xã hội. Khi một người nắm giữ bộ giá trị mất
cân bằng các quyết định được tạo ra từ những giá trị này có thể gây nên những hành vi
lệch lạc ví dụ như hành vi phạm tội hàng ngày (Itashiki, 2011). Cũng chính vì các giá
trị đạo đức của xã hội suy giảm nên khả năng xảy ra những hành vi lệch lạc, như trốn
thuế, có thể tăng. Theo lý thuyết thể chế thiếu quy tắc, chủ nghĩa giá trị văn hóa cá
nhân sẽ khuyến khích các công ty của các nhà sản xuất quyết định chọn mục tiêu lợi
ích kinh tế hơn các mối quan tâm về đạo đức hay pháp lý để đạt được mục tiêu của
mình (Bame-Aldred và cộng sự, 2013). Bởi vậy, nhân tố Đạo đức thuế không tác động
đến hành vi tuân thủ thuế trong nghiên cứu này là có thể lí giải được.
Bảng 4.55: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa
(Standardized Regression Weights)
Ước lượng
Estimate
TTTN <--- DT .238
TTTN <--- DDT .057
TTTN <--- KT .925
TTBB <--- XP .710
TTBB <--- CM .362
TTBB <--- KT .575
TTT <--- TTTN .684
TTT <--- TTBB .423
126

Bảng 4.54 cho biết các trọng số hồi quy đã chuẩn hóa, theo đó, tất cả các hệ số
đều dương cho biết là tác động của các giả thuyết đưa ra là tác động thuận chiều. Như
vậy, ta có kết luận là các giả thuyết đã được ủng hộ, cụ thể:
H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế tự
nguyện
H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt
buộc
H2 Xử phạt có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế bắt buộc
H3b Chuẩn mực xã hội có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc
H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế tự nguyện
H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế
H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế

Khả năng bị
+
kiểm tra
+ Tuân thủ
bắt buộc
Xử phạt + +
+ Tuân thủ
thuế
+

+
Chuẩn mực
xã hội
Tuân thủ
tự nguyện
+
Danh tiếng
doanh nghiệp

Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định


Mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc:
Theo bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa ta cảm nhận được:
Với biến tuân thủ thuế tự nguyện: Mức độ tác động biến khả năng bị kiểm tra
đến tuân thủ thuế tự nguyện là lớn nhất và đây cũng là ước lượng lớn nhất của toàn mô
hình với ước lượng là 0.973.
Với biến tuân thủ thuế bắt buộc, mức độ tác động của biến xử phạt là lớn nhất.
Tiếp đó là tác động của biến khả năng bị kiểm tra với ước lượng của tác động lần lượt
là 0.681 và 0.666.
127

Với biến tuân thủ thuế, hai biến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt
buộc đều tác động đến biến tuân thủ thuế. Tuy nhiên, biến tuân thủ thuế tự nguyện có
tác động mạnh hơn với ước lượng là 0.608.
Bảng 4.56: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa
(Standardized Regression Weights)
Ước lượng
Estimate
Estimate
TTTN <--- DT .238
TTTN <--- DDT .057
TTTN <--- KT .925
TTBB <--- XP .710
TTBB <--- CM .362
TTBB <--- KT .575
TTT <--- TTTN .684
TTT <--- TTBB .423
DT04 <--- DT .933
DT03 <--- DT .901
DT05 <--- DT .940
DT02 <--- DT .846
DT01 <--- DT .920
XP02 <--- XP .864
XP03 <--- XP .828
XP01 <--- XP .802
XP04 <--- XP .784
CM03 <--- CM .750
CM01 <--- CM .690
CM04 <--- CM .680
CM02 <--- CM .558
CM05 <--- CM .494
DDT02 <--- DDT .792
DDT03 <--- DDT .842
DDT01 <--- DDT .784
KT02 <--- KT .270
KT01 <--- KT .244
KT03 <--- KT .192
TTTN01 <--- TTTN .850
TTTN02 <--- TTTN .772
TTTN03 <--- TTTN .746
TTTN04 <--- TTTN .846
TTTN05 <--- TTTN .824
128

Ước lượng
Estimate
Estimate
TTBB04 <--- TTBB .353
TTBB03 <--- TTBB .355
TTBB02 <--- TTBB .396
TTBB01 <--- TTBB .275
TTT1 <--- TTT .337
TTT2 <--- TTT .424
TTT3 <--- TTT .372
TTT4 <--- TTT .347
Từ bảng hồi quy chuẩn hóa chỉ ra rằng, nhân tố danh tiếng có thể giải thích
được xấp xỉ 23,8% sự thay đổi của tuân thủ tự nguyện thuế.
Nhân tố đạo đức thuế có thể giải thích được xấp xỉ 5,7% sự thay đổi của nhân tố
tuân thủ tự nguyện.
Nhân tố khả năng bị kiểm tra có thể giải thích được xấp xỉ 92,5% sự thay đổi
của nhân tố tuân thủ tự nguyện.
Nhân tố xử phạt có thể giải thích được xấp xỉ 71% sự thay đổi của nhân tố tuân
thủ bắt buộc.
Nhân tố chuẩn mực có thể giải thích được xấp xỉ 36,2% sự thay đổi của nhân tố
tuân thủ bắt buộc.
Nhân tố khả năng bị kiểm tra có thể giải thích được xấp xỉ 57,5% sự thay đổi
của nhân tố tuân thủ bắt buộc.
Nhân tố danh tiếng có thể giải thích được xấp xỉ 68,4% sự thay đổi của nhân tố
tuân thủ bắt buộc.
Nhân tố chuẩn mực có thể giải thích được xấp xỉ 42,3% sự thay đổi của nhân tố
tuân thủ tự nguyện.
Nhân tố tuân thủ tự nguyện có thể giải thích được xấp xỉ 68,4% sự thay đổi của
nhân tố tuân thủ thuế.
Nhân tố tuân thủ bắt buộc có thể giải thích được xấp xỉ 42,3% sự thay đổi của
nhân tố tuân thủ thuế.
Để tiếp tục kiểm định xem biến sở hữu có tác động như thế nào đến mô hình, tác giả
tiến hành phân tích hồi quy. Trước tiên, là kiểm định hệ số hồi quy, thu được kết quả sau:
129

Bảng 4.57: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập
với biến tuân thủ thuế bắt buộc
Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy
Mô hình chuẩn hóa chuẩn hóa
B Sai số chuần Beta T Sig.
1 (Constant) 2.122 .435 4.881 .000
MDDT -.062 .055 -.079 -1.117 .265
MCM .125 .054 .155 2.300 .023
MDT .071 .071 .071 .991 .323
MKT .090 .045 .137 2.015 .045
MXP .251 .056 .302 4.451 .000
SH -.041 .093 -.031 -.445 .657
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB).

Bảng 4.58: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập
với biến tuân thủ thuế tự nguyện

Cơ sở pháp lý đánh Hệ số hồi quy chưa chuẩn Hệ số hồi quy


giá hoạt động tuân hóa chuẩn hóa
thủ thuế của người
nộp thuếMô hình
B Sai số chuần Beta T Sig.
1 (Constant) .649 .484 1.341 .182
MDDT .126 .062 .135 2.041 .043
MCM -.093 .060 -.097 -1.540 .125
MDT .337 .079 .284 4.254 .000
MKT .185 .050 .236 3.703 .000
MXP .068 .063 .068 1.079 .282
SH .412 .104 .258 3.978 .000
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyện (TTTN).
Từ bảng phân tích hồi quy giữa các biến tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế
bắt buộc với biến sở Hữu cho thấy p-value của nhân tố Sở hữu với biến tuân thủ thuế
tự nguyện bằng 0.000 và có ý nghĩa thống kê vì p-value < 0.001. Nghĩa là biến sở hữu
có tác động mạnh đến tuân thủ thuế tự nguyện. Tuy nhiên lại không tác động đến tuân
thủ thuế bắt buộc vì p-value =0.657.
Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để xem các biến
độc lập có mối tương quan với nhau hay không. Nếu VIF<3 thì không có đa cộng
tuyến. Tức là không có tương quan giữa các biến độc lập. Mô hình không có khuyết tật
đa cộng tuyến, kết quả thu được sau đây:
130

Bảng 4.59: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa đa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
Sai số
B Beta Độ chấp nhận VIF
chuẩn
1 (Constant) 2.122 .435 4.881 .000
MDDT -.062 .055 -.079 -1.117 .265 .895 1.117
MDT .071 .071 .071 .991 .323 .879 1.138
MCM .125 .054 .155 2.300 .023 .987 1.013
MKT .090 .045 .137 2.015 .045 .965 1.036
MXP .251 .056 .302 4.451 .000 .974 1.027
SH -.041 .093 -.031 -.445 .657 .930 1.076
a. Biến phụ thuộc: MTTBB
Bảng 4.60: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê đa
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Mô hình T Sig.
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
1 (Constant) .649 .484 1.341 .182
MDDT .126 .062 .135 2.041 .043 .895 1.117
MDT .337 .079 .284 4.254 .000 .879 1.138
MCM -.093 .060 -.097 -1.540 .125 .987 1.013
MKT .185 .050 .236 3.703 .000 .965 1.036
MXP .068 .063 .068 1.079 .282 .974 1.027
SH .412 .104 .258 3.978 .000 .930 1.076
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
Bảng trên cho thấy giá trị VIF (độ phóng đại phương sai) đều < 3. Vậy nên
không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
Tiếp tục kiểm định mức độ phù hợp của mô hình qua phân tích phương sai
ANOVA ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.61: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình
thông qua phân tích ANOVA
Tổng các Trung bình
Mô hình Df F Sig.
bình phương bình phương
1 Hồi quy 8.650 6 1.442 5.152 .000b
Phần dư 53.732 192 .280
Tổng 62.382 198
a. Biến phụ thuộc: MTTBB
b. Predictors: (Hằng số), MCM, MKT, MXP, MDDT, MDT, SH
131

Bảng 4.62: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình
thông qua phân tích ANOVA
Tổng các bình Trung bình
Mô hình Df F Sig.
phương bình phương
1 Hồi quy 22.028 6 3.671 10.584 .000b
Phần dư 66.600 192 .347
Tổng 88.628 198
a. Biến phụ thuộc: MTTTN
b. Predictors: (Hằng số), MCM, MKT, MXP, MDDT, MDT, SH
Với độ tin cậy 99% (Sig < 0,01) khi phân tích mức độ phù hợp của mô hình
chứng tỏ mô hình lý thuyết phù hợp với thực tế. Các biến độc lập có tương quan tuyến
tính với biến phụ thuộc trong mô hình.
Từ các phân tích trên ta có thể rút ra kết luận. Có sự khác biết giữa nhóm các Doanh
nghiệp Việt Nam có vốn Nhà nước trên 50% vốn điều lệ với nhóm các doanh nghiệp Việt
Nam khác. Với hệ số Beta là dương (+) nên cho thấy dường như các doanh nghiệp Nhà
nước có ý thức tuân thủ thuế tự nguyện tốt hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Phân tích hồi quy giữa các biến độc lập bao gồm cả biến SH với biến MTTBB,
không tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm trên
50% và nhóm các doanh nghiệp Việt Nam khác. Điều này chứng tỏ biến sở hữu không
có tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc.
Bảng 4.63: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế
Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P
1000.870 502 1.994 .815 .905 .920 .071 .000
Chỉ số Chi-square/df = 1.994 < 3, TLI = 0.906, CFI = 0.920 > 0.9, RMSEA =
0.071< 0.08 là đạt yêu cầu. Duy chỉ có chỉ số GFI = 0.815 xấp xỉ 0.9 chưa thật sự thật
sự hoàn hảo nhưng nếu làm tròn lên thì cũng ở mức có thể chấp nhận được.
132

Tác giả tiếp tục đưa biến Sở hữu vào để phân tích bằng phương pháp SEM, kết
quả thu được như sau:

Hình 4.6: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu
Kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình này thì độ phù hợp của mô hình kiểm
định cũng được thỏa mãn. Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thể
hiện qua bảng “Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standart RegressionWeight)
133

Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa


(Standardized Regression Weights)
Ước Sai lệch Giá trị tới Mức ý
lượng chuẩn hạn nghĩa
Estimate S.E. C.R. P
TTTN <--- DT .227 .120 1.885 .059
TTTN <--- DDT .069 .136 .504 .614
TTTN <--- KT 1.954 .479 4.076 ***
TTBB <--- XP .263 .060 4.367 ***
TTBB <--- CM .124 .047 2.630 .009
TTBB <--- KT .467 .163 2.866 .004
TTBB <--- SH -.028 .066 -.415 .678
TTTN <--- SH .366 .097 3.768 ***
TTT <--- TTTN .246 .075 3.299 ***
TTT <--- TTBB .411 .189 2.180 .029
TTT <--- SH .162 .078 2.075 .038

Từ bảng trọng số hồi quy chỉ ra rằng, biến SH có quan hệ với biến TTTN và
biến TTT với ý nghĩa thống kê cao dưới mức 5%. Tuy nhiên, biến SH lại không có
quan hệ với biến TTBB, p-value = 0.678 chưa đạt mức ý nghĩa thống kê nên chưa có
bằng chứng tìm ra mối tương quan giữa nhân tố sở hữu với tuân thủ thuế bắt buộc
trong khuôn khổ nghiên cứu. Hơn nữa, hệ số của biến SH với biến TTTN và TTT đều
dương cho thấy quan hệ này là thuận chiều.
Như vậy, kiểm định phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H7 “Sở hữu có quan hệ
thuận chiều với tuân thủ tự nguyện”
134

Kết luận chương 4


Trong chương 4 này, tác giả trình bày các kết quả của nghiên cứu
Thứ nhất, tác giả tác giả trình bày cơ sở pháp lý đánh giá của cơ quan thuế về
hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tiếp đó, tác giả trình bày thực trạng tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của
cục thuế Hà Nội. Kết quả tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian qua là rất tốt.
Thứ hai, từ phỏng vấn người nộp thuế là các doanh nghiệp Việt Nam trên địa
bàn thành phố Hà Nội, tác giả ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên địa
bàn thành phố Hà Nội có biểu hiện không tuân thủ thuế.
Thứ ba, tác giả tiến hành kiểm định độ tinh cậy của các thang đo bằng phân tích
Cronbach Alpha, EFA, CFA. Đồng thời phân tích mối quan hệ hồi quy giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc. Các thang đo và mô hình đều phù hợp để đưa vào kiểm
định giả thuyết.
Thứ tư, tác giả trình bày kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 7/10 giả
thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Theo đó khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận
chiều với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện, khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận
chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc, xử phạt có tác động thuận chiều với tuân thủ
thuế bắt buộc, chuẩn mực xã hội có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt
buộc, danh tiếng của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế tự
nguyện, tuân thủ thuế tự nguyện có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế, tuân thủ
thuế bắt buộc có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế. Giả thuyết đạo đức thuế có tác
động đến tuân thủ thuế tự nguyện, danh tiếng có tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc,
chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ tự nguyện chưa được sự ủng hộ của dữ liệu
nghiên cứu này.
Thứ năm, tác giả tiếp tục đưa biến sở hữu như biến điều tiết để phân tích hồi
quy. Kết quả cho thấy khi đưa biến sở hữu vào phân tích hồi quy giữa các biến độc lập
và biến tuân thủ thuế bắt buộc không có sự biến động trong các mối quan hệ giữa biến
độc lập và biến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhưng khi đưa biến sở hữu vào như biến điều
tiết để phân tích mối liên quan giữa các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện
cho thấy Sig của biến đạo đức thuế, danh tiếng, khả năng bị kiểm tra thuế và sở hữu
đều có ý nghĩa thống kê với P-value < 0.05.
135

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT


5.1. Một số kiến nghị
5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế
Trong nghiên cứu cho thấy nhân tố tuân thủ thuế tự nguyện tác động mạnh hơn
đến hành vi tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế tự nguyện được định nghĩa là việc trả tiền
thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn mà không cần những nỗ lực ép buộc của
chính phủ. Điều này cũng phù hợp với cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp và tự chịu
trách nhiệm của Việt Nam hiện nay. Để giúp người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế
tốt cần nhiều yếu tố. Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là hệ
thống pháp luật thuế phải được kiện toàn và hoàn thiện. Việc xây dựng hoàn thiện
khung pháp lý cần đảm bảo theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh
nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo thêm nguồn lực
cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự công bằng
cho doanh nghiệp. Thời gian qua, chính phủ đã thực hiện tốt điều này với việc liên tục
nghiên cứu và ban hành các văn bản luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế
GTGT, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của luật thuế TNDN. Ngoài ra, phương thức xây dựng chế độ chính sách
thuế cũng tiếp tục được cải tiến nhằm rút ngắn thời gian, chi phí; cải cách thủ tục hành
chính, thông qua việc lấy ý kiến đồng thời các đơn vị liên quan cùng với việc đăng
thông tin lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và triển khai xây dựng các thông tư, nghị
định theo hình thức rút gọn...
Một trong những khó khăn của người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế là
không nắm rõ hoặc toàn bộ các nội dung của văn bản pháp luật. Để khắc phục điều
này trong các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế nên sử dụng
những câu đơn, những từ ngữ dể hiểu, để hạn chế tối đa việc người nộp thuế lợi dụng
các quy định không rõ ràng nhằm gian lận thuế.
Cần xem xét cẩn trọng khi tiếp tục thực hiện cải cách hành chính thuế để đạt
được mục tiêu kép vừa khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vừa tăng khả năng kiểm
soát của cơ quan thuế, tránh bỏ sót, lọt lỗi. Muốn vậy thì chuẩn mực kế toán và luật
thuế cần điều chỉnh cho không có quá nhiều khác biệt như hiện nay.
Quy định rõ ràng hơn những nội dung pháp luật về thuế đặc thù đối với lĩnh vực
kinh doanh đặc thù ví dụ như kinh doanh nhà hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh
chứng khoán... Ví dụ như kinh doanh bất động sản là các vấn đề xác định giá tính thuế giá
trị gia tăng đối với chung cư cho phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản (phần phí bảo
136

trì chung cư); xác định doanh thu và chi phí khi có chênh lệch giữa số liệu nghiệm thu với
số liệu phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xác định các khoản chi phí phát
sinh khi tạm tính doanh thu, có các chế tài để hạn chế tối đa tình trạng ghi giá bán trên hợp
đồng mua bán thấp hơn giá thực tế người mua nhà phải trả…
Bên cạnh đó cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về hồ sơ khai thuế một cách
hợp lý nhất theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế vừa đảm bảo
yêu cầu kiểm soát hoạt động kinh doanh của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.
Cùng với đó, cần đảm bảo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ,
hợp lý, công khai và minh bạch để có thể lấy được ý kiến góp ý của đông đảo quần
chúng nhân dân, các chuyên gia và những người chịu tác động của văn bản pháp luật.
Cần thực hiện điều tra, khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn trước khi ban hành văn bản pháp
luật. Đảm bảo tính toán kỹ lưỡng mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực
hiện luật trên cơ sở làm tốt công tác dự báo bởi những phương pháp làm việc khoa học
và sát thực tiễn khách quan.
Đặc biệt, xuyên suốt những nội dung cụ thể trên, cần đảm bảo quy trình ban hành
văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, hợp lý, công khai và minh bạch để có thể lấy
được ý kiến góp ý của đông đảo quần chúng nhân dân, các chuyên gia và những người
chịu tác động của văn bản pháp luật. Cần thực hiện điều tra, khảo sát kỹ lưỡng thực
tiễn trước khi ban hành văn bản pháp luật. Đảm bảo tính toán kỹ lưỡng mọi vấn đề
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật trên cơ sở làm tốt công tác dự báo bởi
những phương pháp làm việc khoa học và sát thực tiễn khách quan.
Nhiều chuyên gia thuế cũng cho rằng luật cần phân biệt đối tượng cố tình gian
lận thuế với trường hợp gặp khó khăn, rủi ro trong kinh doanh để quy định cho phù
hợp, trên tinh thần trân trọng người nộp thuế. Tuy nhiên, đấy là việc làm mang tính
chủ quan và khó khả thi khi xây dựng luật.
Để tăng cường tuân thủ thuế, bên cạnh việc ban hành và điều chỉnh các văn bản
quy định pháp luật thuế còn cần cải cách hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Đây là điều kiện cần được chính phủ quan tâm giải quyết. Chính phủ sớm chỉ đạo việc
cải cách đồng bộ các chính sách như chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chính sách về doanh nghiệp, chính sách về lao động, về ngân hàng tài chính, xuất nhập
khẩu. Các chính sách này cần xem thuế là đòn bẩy quan trọng, kết hợp với chính sách
thuế để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ cũng cần
nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế tiền
mặt, nền kinh tế hoạt động ngầm vì nó hỗ trợ đắc lực cho việc trốn thuế. Các biện pháp
có thể xem xét là khuyến khích sử dụng thẻ thanh toán, quay xổ số hóa đơn, ưu đãi các
137

doanh nghiệp lưu giữ sổ sách kế toán tốt...Bên cạnh đó, cần tiến hành đồng thời các
biện pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong đối chiếu số liệu về
NNT, theo vết các giao dịch qua từng nhà cung cấp, xử phạt nặng các trường hợp
không lưu giữ sổ sách kế toán đúng quy định.
Để tăng cường ý thức tuân thủ thuế, các nhà hoạch định chính sách thuế có thể
phối hợp với các đơn vị liên quan như bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức giáo dục
khác đưa vào chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học, cao học những môn học liên
quan đến đạo đức nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đó có hành
vi tuân thủ thuế. Các môn học cần được thiết kế sao cho gần gũi, dễ hiểu, sinh động
tránh nặng nề, cứng nhắc.

5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế


Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố có tác động mạnh đến tuân thủ thuế của
người nộp thuế là nhân tố khả năng bị kiểm tra, xử phạt, danh tiếng, chuẩn mực xã hội.
Để tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế cần làm nhiều biện
pháp đồng bộ như:

5.1.2.1. Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý
thức của xã hội về tuân thủ thuế.
Tuyên truyền hỗ trợ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp người
nộp thuế và cả xã hội nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và kiến thức để thực hiện
nghĩa vụ thuế. Đây là cách tiếp cận tích cực giúp người nộp thuế có thể hiểu được
nghĩa vụ thuế, hiểu được các quy định pháp luật về thuế và cả các hình phạt có thể
gánh chịu để có thể tự nguyện tuân thủ thuế mà không gặp nhiều trở ngại. Cơ quan
thuế có thể có thực hiện các giải pháp sau:
* Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thế
xây dựng các các chương trình mục tiêu tuyên truyền hỗ trợ cho các nhóm doanh
nghiệp thuộc các cấp độ tuân thủ thuế khác nhau, cụ thể:
Với nhóm các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tự nguyện tuân thủ thuế, các chương
trình tuyên truyền hỗ trợ là những chương trình chủ yếu biểu dương nhằm nâng cao
danh tiếng, vai trò của các doanh nghiệp luôn tuân thủ thuế tốt trên địa bàn. Các hình
thức tuyên truyền có thể là: Đăng tên biểu dương trên website chính thống của cơ quan
thuế, gửi thư cảm ơn sự hợp tác và tích cực của doanh nghiệp với cơ quan thuế, cấp
thẻ ưu tiên cho các doanh nghiệp luôn tự nguyện tuân thủ thuế tốt khi giải quyết các
thủ tục hành chính, thu hút các doanh nghiệp tích cực tuân thủ thuế cùng tham gia vào
138

việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Những biện pháp này cần cân nhắc lợi ích
kinh tế của các bên và việc tuyên truyền hỗ trợ này nên được xem xét theo hướng tác
động tâm lý tích cực khiến người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế.
Với nhóm các doanh nghiệp thuộc cấp độ “chấp nhận tuân thủ”, cơ quan thuế
cần tuyên truyền để các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc tích cực tuân thủ thuế.
Nêu tên các doanh nghiệp tích cực tuân thủ thuế trên địa bàn. Hỗ trợ tích cực và kịp
thời người nộp thuế trong hỗ trợ, tư vấn chính sách thuế. hỗ trợ người nộp thuế lưu giữ
sổ sách chứng từ tránh những sai lỗi không dự tính. Xây dựng các phần mềm quản lý
việc kê khai, nộp thuế cho từng mã số thuế giúp người nộp thuế có thể theo dõi và
quản lý quá trình nộp thuế của mình. Thường xuyên thông báo các thời hạn nộp thuế
trên website của cơ quan thuế.
Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “miễn cưỡng” tuân thủ thuế, các chương
trình tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào hỗ trợ, tư vấn người nộp thuế về chính sách
thuế, tuyên truyền các chính sách kiểm tra thuế, các chính sách xử phạt, cưỡng chế
thuế, các chính sách xử lý vi phạm pháp luật về thuế và hậu quả về chi phí, về pháp
luật mà người nộp thuế phải chịu. Các chương trình tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào
việc tuyên truyền giúp người nộp thuế nhận thức được đầy đủ được hậu quả của việc
vi phạm pháp luật thuế nhằm giảm thiểu tối đa ý định tuyên thủ thuế.
Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “từ chối” tuân thủ thuế, chính sách tuyên
truyền hỗ trợ cần tập trung vào tuyên truyền các chính sách kiểm tra, cưỡng chế của cơ
quan thuế, tuyên truyền sức mạnh quyền lực của cơ quan thuế, nêu tên các doanh nghiệp
trốn thuế, nợ thuế trên website chính thức để các doanh nghiệp ý thức được các hậu quả
khi không tuân thủ thuế. Tuyên truyền về cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các
cơ quan quản lý Nhà nước khác trong việc thanh tra, kiểm tra, điều tra về thuế. Bên cạnh
đó, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ còn cần tập trung vào vai trò hỗ trợ người nộp
thuế trong tìm hiểu chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế về mặt lưu trữ sổ sách kế toán
nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính trong tuân thủ thuế.
* Căn cứ vào quy mô, sở hữu, ngành nghề, thời gian hoạt động cơ quan thuế có
thể xây dựng các chương trình tuyên truyền hỗ trợ thuế khác nhau, cụ thể:
Với nhóm các doanh nghiệp lớn thường là doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp có quy mô vốn lớn trên địa bàn. Đây là nhóm doanh nghiệp đã được chứng
minh trong nghiên cứu là có hành vi tuân thủ thuế tự nguyện tốt hơn các loại hình
doanh nghiệp khác nên chính sách tuyên truyền, hỗ trợ tập trung vào đảm bảo sự hiểu
biết đầy đủ của doanh nghiệp về chính sách thuế, tránh tình trạng kê khai thuế, nộp
139

thuế thiếu, muộn so với quy định. Các hình thức hỗ trợ chủ yếu nên là là tọa đàm, tổ
chức hội thảo, đối thoại, tổ chức các buổi tuyên truyền, hỗ trợ riêng cho nhóm các
doanh nghiệp này, phân công cán bộ thuế chuyên trách có trình độ tốt trực tiếp theo
dõi, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp này. Thu hút các doanh nghiệp này tham gia vào
công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp khác tuân thủ thuế. Thu hút các doanh
nghiệp này vào việc xây dựng những đề xuất về chính sách thuế để hoàn thiện thêm
các luật thuế và luật quản lý thuế. Nêu tên và tuyên dương những doanh nghiệp tích
cực tuân thủ thuế lên website của cơ quan thuế cũng là một cách để nâng cao danh
tiếng của người nộp thuế tuân thủ thuế tốt, giúp họ tích cực tuân thủ thuế hơn.
Với nhóm các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Các chương trình
tuyên truyền hỗ trợ cần tập trung vào nâng cao vai trò trợ giúp, thông tin, giải đáp thắc
mắc và giáo dục của cơ quan thuế nhằm giúp các doanh nghiệp này nắm rõ các quy
định về chính sách thuế, về sự công bằng của cơ quan thuế. Đồng thời tuyên truyền
chính sách kiểm tra thuế, xử phạt thuế để tăng cường hiểu biết và nhận thức của doanh
nghiệp về những hậu quả có thể xảy ra khi không tuân thủ thuế nhằm tăng tính tự
nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin
với các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hội tư vấn thuế, đại lí thuế… để nắm bắt tình hình
SXKD, và kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của người nộp thuế trong quá
trình thực hiện pháp luật thuế. In ấn các ấn phẩm, sổ tay người nộp thuế giúp các
doanh nghiệp nắm rõ và cập nhật các chính sách thuế.
Với nhóm các doanh nghiệp còn non trẻ hoặc mới thành lập, các chương trình
tuyên truyền hỗ trợ cần tập trung vào giải đáp, tuyên truyền các kiến thức, thủ tục thuế,
tuyên truyền quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, tuyên truyền các chính sách về
kiểm tra, xử phạt thuế giúp người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Các hình thức tuyên
truyền, hỗ trợ là tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách thuế, bố trí cán bộ thuế
chuyên trách hỗ trợ cho nhóm các doanh nghiệp mới thành lập, bố trí cán bộ túc trực trả
lời điện thoại để giải đáp các thắc mắc về chính sách thuế cho các doanh nghiệp chính
xác, kịp thời. In ấn các ấn phẩm, sổ tay người nộp thuế giúp các doanh nghiệp nắm rõ và
cập nhật các chính sách thuế. Thường xuyên duy trì liên lạc với doanh nghiệp.
Xây dựng các chương trình tuyên truyền hỗ trợ cho doanh nghiệp tùy thuộc vào
đặc điểm ngành nghề khác nhau. Những vấn đề thuế đặc thù theo ngành đòi hỏi cơ
quan thuế phải có các chương trình chuyên môn hóa sâu về tư vấn thuế. Sự hỗ trợ về
ngành nghề là hoạt động không những trợ giúp sát với thực tế doanh nghiệp mà còn là
kênh thông tin để phát hiện những mâu thuẫn trong luật thuế và góp phần hoàn thiện
hơn hệ thống thuế.
140

* Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, tuyên truyền người nộp thuế.
Ngoài tổ chức những buổi tuyên truyền cập nhật chính sách mới, các buổi hội
thảo, đối thoại với doanh nghiệp, tuyên truyền chính sách thuế trên hệ thống loa truyền
thanh tại cơ sở, trên bảng chạy điện tử, bảng thông báo tại bộ phận một cửa, qua ấn
phẩm, tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế, qua website điện tử. Tiếp cận và tương
tác với người nộp thuế trên nhiều kênh như facebook, email…Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin một cách hiệu quả, đổi mới phương thức, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh
vực giúp người nộp thuế nắm bắt đầy đủ, kịp thời các chính sách thuế mới và chính
xác. Liên tục tuyên truyền các quy định về kiểm tra, xử phạt để người nộp thuế ý thức
được hậu quả của việc không tuân thủ thuế để tăng cường tự nguyện.
Hỗ trợ phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, đại lí thuế, quản lý các đơn vị này tốt
sẽ là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp tốt trong thực hiện các nghĩa vụ thuế. Xây dựng và
triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và hỗ trợ NNT trực tuyến tập trung tại Tổng cục
Thuế theo nhóm đối tượng và theo thủ tục hành chính. Giải quyết nhanh chóng các hồ
sơ xin cấp mới chứng chỉ hành nghề làm dịch vụ về thuế và quản lý NNT, đẩy mạnh
việc phát triển hệ thống đại lý thuế. Sự xuất hiện của các đại lý thuế sẽ hỗ trợ rất nhiều cho
doanh nghiệp như giảm thời gian thực hiện thủ tục về thuế, mức chi phí bỏ ra hợp lý so
với việc phải thuê kế toán trả lương theo tháng kèm theo khoản bảo hiểm, chế độ. Đại lý
thuế sẽ kiểm tra từng hóa đơn, chứng từ từ đó kiểm soát tính chính xác, phát hiện và loại
các chứng từ chi phí không hợp lý kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro, các khoản tiền phạt,
trách nhiệm hành chính. Sử dụng đại lý thuế, doanh nghiệp cũng tối ưu tiền thuế phải nộp
vì họ am hiểu rộng về chính sách ưu đãi thuế cũng kỹ năng kế toán chuyên sâu giúp cân
đối các khoản chi phí và doanh thu của doanh nghiệp chính xác, đúng pháp luật.
Nhân tố chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhiều người
nộp thuế khi được phỏng vấn sâu tiết lộ, họ báo cáo thuế căn cứ vào mức trung bình
của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Vậy nên, để tăng cường tuân thủ thuế
của người nộp thuế thì cũng cần nâng cao ý thức của tất cả người dân trong xã hội,
hình thành nếp sống văn minh, văn hóa, tôn trọng pháp luật và sẵn sàng bài trừ, phê
phán những hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp
luật thuế trong toàn xã hội. Cơ quan thuế cần thực hiện tuyên truyền rộng rãi về thuế
thông qua việc mở chuyên trang, chuyên mục về thuế trên các báo đài phát thanh, đài
truyền hình, mở chuyên mục về thuế trên đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình truyền
hình và các đầu báo lớn có tầm ảnh hưởng rộng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp
báo, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền qua
141

panô, áp phích, băng rôn. Xây dựng các ấn phẩm, audio, video clip, tờ rơi quảng bá về
dịch vụ thuế trên các kênh tuyên truyền. Tài trợ hoặc thực hiện những chương trình
truyền hình về xử phạt các sai phạm về thuế, những bộ phim truyền hình về đề tài kinh
doanh và pháp luật thuế để lan tỏa và biểu dương hành vi tuân thủ thuế…

5.1.2.2. Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế


Kết quả từ bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa chỉ ra nhân tố khả năng bị kiểm
tra là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế
bắt buộc. Bởi vậy, công tác thanh kiểm tra thuế cũng là một yếu tố quan trọng mà cơ
quan thuế cần tập trung để khiến cho hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tốt hơn.
Tuy nhiên, kiểm tra quá nhiều cũng có thể gây đến hiệu ứng ngược, khiến cho người
nộp thuế mệt mỏi, tăng chi phí tuân thủ thuế và giảm hiệu quả tuân thủ thuế. Vậy, công
tác thanh tra, kiểm tra cũng cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào tất các các khâu, các bước thanh,
kiểm tra, đặc biệt là công tác kiểm tra. Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp hoặc đến tận
đơn vị để kiểm tra để tránh gây áp lực hoặc phát sinh những tác động tiêu cực trong
quá trình thanh tra.
- Nâng cao chất lượng phân tích hồ sơ trước khi tiến hành thanh, kiểm tra tại
doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh, kiểm tra;
Tập trung thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro lớn, các ngành nghề, lĩnh
vực có tính xã hội cao như: kinh doanh Taxi, nhà hàng ăn uống, dịch vụ, chuyển
nhượng vốn,…; Đẩy mạnh thanh, kiểm tra theo chuyên đề như: chuyển giá, thương
mại điện tử, các đơn vị lỗ liên tục, ưu đãi miễn giảm thuế, hóa đơn bất hợp pháp.
+ Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các tiêu chí rủi ro
chuyên sâu theo từng ngành nghề, lĩnh vực, chuyên đề để triển khai mở rộng và nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử.
+ Tiếp tục phối hợp với liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra, phòng chống
gian lận thương mại, gian lận về giá, buôn lậu; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm
đối với các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm về hoá đơn,...
- Tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế để
có cơ sở động viên, đấu tranh, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế sát với
thực tế, đặc biệt là thực hiện tạm nộp thuế TNDN hàng quý sát số phát sinh, phù hợp
với tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực, ngành nghề.
142

- Tiếp tục hoàn thiện, nghiêm túc thực hiện quy chế giám sát đoàn thanh, kiểm
tra; Nghiên cứu, triển khai giám sát thông qua nhật ký điện tử công tác thanh, kiểm tra.
- Chú trọng, đẩy mạnh đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thanh, kiểm tra thuế
theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng cấp độ, kết hợp với đào tạo văn hóa
ứng xử, giao tiếp; có kiểm tra chất lượng để đánh giá, phân loại, bố trí các cán bộ làm
công tác thanh, kiểm tra có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, làm việc
công tâm, khách quan. Đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi lực lượng thanh, kiểm tra các
cán bộ hạn chế, yếu kém không thể đáp ứng được yêu cầu công việc; cho thôi việc
hoặc tinh giảm biên chế đối với các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường sự phối hợp cùng liên ngành thanh, kiểm tra chống thất thu ngân
sách, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nhất là vi
phạm về hoá đơn.
- Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng
quy định của pháp luật, đầy đủ các bước theo quy trình: Tập trung phân loại chính xác
nợ thuế; xác định chính xác nguyên nhân nợ thuế của từng đơn vị để tham mưu, tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và áp dụng các giải pháp phù hợp, hiệu quả; Phối hợp
với các đơn vị quản lí liên quan nhằm minh bạch hóa hoạt động tài chính, dòng tiền
của doanh nghiệp nhằm thu được tiền thuế đúng hạn và nợ thuế kịp thời; Tiếp tục công
khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và
trang web của cơ quan Thuế theo quy định.
5.1.2.3. Điều chỉnh mức xử phạt các vi phạm thuế
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố xử phạt thuế có tác động tích cực tới
tuân thủ thuế bắt buộc bởi vậy xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi
dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế cũng là một
biện pháp tích cực khiến người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Các biện pháp xử phạt
có thể bao gồm xử phạt bằng tiền như tăng mức phạt vi phạm lên hoặc kiên quyết áp
dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ đọng thuế, như các biện pháp cưỡng chế
thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; phối hợp với các cơ quan thông tấn
báo chí công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang web của cơ quan
thuế danh sách các đơn vị nợ thuế.

5.1.2.4. Nhóm kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ thuế:
Để tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế, các cán bộ thuế góp một phần
quan trọng để hỗ trợ người nộp thuế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cán bộ
thuế, cơ quan thuế cần:
143

Tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, công tâm, khách quan chất lượng nguồn
nhân lực từ cấp phó trưởng phòng, phó chi cục trưởng đến từng cán bộ để bố trí, sắp
xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân phiên, luân chuyển cán bộ phù hợp với
khả năng, năng lực chuyên môn của cán bộ, đảm bảo đúng người, đúng việc.
Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo,
đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng làm việc,văn hóa ứng xử, giao
tiếp; Tổ chức nghiên cứu, học tập công nghệ quản lý điều hành cho các cấp lãnh đạo;
Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình đào tạo theo từng lĩnh vực, chuyên đề,
chuyên sâu theo từng cấp độ (cơ bản, nâng cao, quản lý) để triển khai thực hiện trong
toàn ngành, đảm bảo mỗi CBCC thuế có đầy đủ phẩm chất, năng lực, kiến thức, kỹ
năng chuyên nghiệp, luôn công tâm, khách quan trong công việc, phục vụ tốt người
nộp thuế; Đoàn kết, xây dựng cơ quan Thuế Văn minh - Hiện đại, đội ngũ CBCC thuế
“Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.
Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công
việc nhằm khuyến khích, nhân rộng những nhân tố tích cực; Kiên quyết xử lý cho thôi
việc hoặc tinh giảm biên chế đối với các trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật, kỷ
cương kỷ luật của Ngành hoặc các trường hợp hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về
năng lực nhiều năm, không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi
cấp và mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện
trong toàn ngành; Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị, từng CBCC thuế nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý thuế về mọi mặt;
- Thực hiện luân phiên, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ
theo đúng quy định của nhà nước và của ngành.

5.1.2.5. Xây dựng chiến lược quản lý thuế dựa vào mức độ tuân thủ thuế
Việc tuân thủ thuế được coi là nghĩa vụ của mọi đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên,
thực tế hoạt động quản lý thuế cho thấy, tình trạng chưa tuân thủ thuế dẫn đến thất
thoát tiền thuế của nhà nước. Để khuyến khích người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn,
CQT có thể tiến hành quản lý thuế dựa vào mức độ tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp. Để làm được việc này, CQT cần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá mức độ tuân
thủ thuế và phương pháp đánh giá tuân thủ thuế
Bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế có thể dựa trên ba yêu cầu về tuân thủ như
tuân thủ kê khai, tuân thủ thanh toán và tuân thủ báo cáo trong đó tập trung vào các
144

tiêu chí đánh giá tuân thủ báo cáo thuế vì đây là hoạt động dễ gian lận nhất. Tuy nhiên,
mỗi biện pháp quản lý của CQT đưa ra nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT có tác
động đến từng nhóm NNT là không giống nhau. Nhu cầu, xu hướng và mức độ tuân
thủ của NNT cũng không giống nhau. Do đó, để hoạt động quản lý của CQT đạt hiệu
quả cao nhất trong điều kiện nguồn lực có hạn thì CQT cần thiết phải phân loại NNT
để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với từng nhóm NNT.
Có thể phân loại NNT theo nhiều tiêu thức như theo loại hình DN; theo ngành
nghề kinh doanh; theo qui mô kinh doanh, mức độ tuân thủ... Trong đó, phân loại theo
mức độ tuân thủ là vấn đề trọng tâm của mô hình quản lý tuân thủ nêu trên.
Trên cơ sở các phương pháp và tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT
nêu trên, CQT tiến hành xây dựng hệ thống phân loại mức độ tuân thủ của NNT theo
mô hình tháp tuân thủ, NNT sẽ được phân loại theo 4 mức độ là nhóm sẵn sàng tuân
thủ, nhóm cố gắng tuân thủ, nhóm miễn cưỡng tuân thủ và nhóm không tuân thủ.
Đồng thời, căn cứ vào các kết quả đánh giá và phân loại NNT theo mức độ tuân thủ
nêu trên, CQT có thể nhận định được tình hình thực tế mức độ tuân thủ của NNT và
nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của CQT để xây dựng các phương pháp/chiến
lược quản lý tương ứng nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT.

5.2. Các đóng góp của luận án


* Những đóng góp về mặt lí luận:
Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế là nghiên cứu tương đối quan trọng trong
ngành tài chính nói chung và ngành kế toán, thuế nói riêng. Nghiên cứu này được thực
hiện góp phần làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu, góp phần vào nền tảng kiến
thức chung.
Nghiên cứu này đã tìm ra được một mối liên hệ mới, được kiểm chứng trong
bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, điều mà chưa có nghiên cứu nào trước
đây đề cập tới đó là nhân tố sở hữu có tác động tích cực đến hành vi tự nguyện tuân
thủ thuế của người nộp thuế.
Mối quan hệ giữa nhân tố danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp có tác
động thuận chiều đến tuân thủ thuế tự nguyên đã được kiểm chứng trong nghiên cứu
này. Điều mà không nhiều các nghiên cứu trước đây đề cập đến.
Nghiên cứu này bổ sung thêm kiến thức về hành vi tuân thủ thuế ở các nước có
nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu này có thể được xem là đã
145

góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu giữa các nền văn hóa và tăng cường sự
hiểu biết về tuân thủ thuế tại các nước đang phát triển.
Trong phần lớn các nghiên cứu trước đây, phương pháp thư khảo sát thực
nghiệm và thư khảo sát quản lý đã chi phối phương pháp tiếp cận để tìm hiểu các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Trong nghiên cứu này, tác giả kết hợp cả
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tìm
ra nhân tố mới là nhân tố sở hữu.
Mô hình tác giả đề xuất được kiểm định trong bối cảnh mới là các doanh nghiệp
Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, có lẽ chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây.
Có rất ít các nghiên cứu về tuân thủ thuế trước đây phân biệt giữa tuân thủ thuế
bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện và cũng không khám phá sự khác biệt giữa hành
vi tuân thủ thuế bắt buộc và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. Nghiên cứu này đóng
góp thêm sự hiểu biết về tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc.
* Những đóng góp về mặt thực tiễn:
Luận án cung cấp cho những nhà hoạch định chính sách thuế và cơ quan thuế thực
trạng các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt buộc,
thực trạng tác động tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện đến hành vi tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp. Điều này là quan trọng trong việc đề xuất các văn bản pháp lý
và phương thức quản lý phù hợp nhằm tăng hiệu quả thu thuế của Nhà nước.
Kết quả của nghiên cứu này cho các nhà quản lý thấy rằng, nhân tố tuân thủ
thuế tự nguyện là nhân tố có tác động mạnh hơn đến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhân tố
khả năng bị kiểm tra và xử phạt vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế, đặc biệt là nhân tố khả năng bị kiểm tra. Bởi vậy, cơ quan
thuế cần duy trì hoạt động kiểm tra công tác kê khai, nộp thuế và thanh toán tiền thuế
của doanh nghiệp.
Nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện
và tuân thủ thuế bắt buộc. Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp nhằm biểu dương,
khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ thuế tích cực, đóng góp nhiều thuế cho Nhà
Nước, mời các doanh nghiệp này cùng tham gia vào các dự thảo cải cách thuế là cần
thiết. Điều này cũng góp phần tích cực để giúp các doanh nghiệp khác tích cực hơn
trong tự nguyện tuân thủ thuế.
Nhân tố chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ bắt buộc. Tuy nhiên, tác giả
đã không tìm thấy được mối liên hệ giữa nhân tố đạo đức thuế - một nhân tố chủ quan
146

khá quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hành vi tuân thủ thuế trong nhiều nghiên cứu
trước đây- đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Điều đó có thể do nhận thức và ý thức của người nộp thuế ở Việt
Nam nói riêng và của người dân Việt Nam chưa thực sự tốt. Để nâng cao nhận thức xã
hội về tuân thủ thuế, việc tiếp tục tuyên truyền cho toàn dân hiểu được nghĩa vụ nộp
thuế của các công dân, đưa vào chương trình đào tạo từ cấp trung học các môn học về
đào tạo kỹ năng mềm trong đó có hướng đến cho người học ý thức tuân thủ pháp luật
trong đó có tuân thủ thuế là cần thiết và cần được thực hiện mạnh hơn. Điều này, trong
dài hạn sẽ nâng cao dân trí, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có tuân thủ
thuế của toàn xã hội.

5.3. Các hạn chế của luận án


Thứ nhất, hạn chế trong việc tiếp cận đối tượng điều tra khảo sát khiến cho số
liệu thu thập được không thật phong phú và có tính đại diện như mong muốn. Với
mong muốn ban đầu của luận án muốn điều khảo sát các kế toán thuế và giám đốc tài
chính của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng việc tiếp
cận là khá khó khăn đặc biệt là các kế toán thuế và giám đốc tài chính ở các doanh
nghiệp Nhà nước. Hơn nữa, vấn đề khảo sát là tuân thủ thuế là vấn đề rất nhạy cảm
nên để có thể yêu cầu người phỏng vấn trả lời thành thật quan điểm của mình là rất
khó khăn. Thậm trí, rất nhiều kế toán thuế khi tác giả vừa mới đề cập đến nội dung
phỏng vấn đã ngừng tiếp xúc hoặc yêu cầu chuyển chủ đề trò chuyện khác. Điều này
dẫn đến hạn chế là luận án không tiếp cận được với nhiều đối tượng phỏng vấn đặc
biệt là với các doanh nghiệp có lớn hơn 50% vốn Nhà nước. Để khắc phục một phần ở
điểm yếu này, luận án đã sử dụng nhiều phiếu khảo sát hơn trong cuộc điều tra, khảo
sát và tiến hành điều tra ở nhiều địa điểm đào tạo kế toán thuế khác nhau cũng như tìm
mọi quan hệ cá nhân để có thể tiếp cận người phỏng vấn và có được câu trả lời đáng
tin cậy nhất
Thứ hai, trong quá trình điều tra khảo sát, do điều tra trên mẫu nghiên cứu là
người đang tham dự các khóa đào tạo nâng cao hoặc các khóa cập nhật chính sách thuế
mới nên quá trình điều tra khá mất công sức và có nhiều phiếu không hợp lệ cũng như
nhận được những câu trả lời còn thiếu chính xác. Điều này cũng có thể gây nhiễu cho
kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích dữ liệu, tác giả cũng đã dùng
các biện pháp thống kê để loại bỏ bớt những phiếu không hợp lệ, những phiếu gây
nhiễu, những phiếu trả lời không hợp tác, tuy nhiên cũng không thể loại bỏ hoàn toàn
và điều này cũng có thể gây nên sự sai khác trong những nhận định khi phân tích. Bên
cạnh đó, số lượng bảng hỏi thu thập để phân tích chưa thật sự nhiều. Sẽ tốt hơn nếu tác
147

giả thu thập thêm được nhiều phiếu trả lời. Khi đó, dữ liệu phân tích có khả năng đạt
được kết quả cao hơn. Ngoài ra, tính ngẫu nhiên và tính đại diện của mẫu vẫn chưa
thực sự lí tưởng.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, còn có thể có một số nhân tố
khác tác động đến hành vi tuân thủ thuế mà tác giả chưa đánh giá đầy đủ trong nghiên
cứu. Có thể, đây là yếu tố khuyết thiếu trong quá trình nghiên cứu và là cơ sở để đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo


Từ những kết quả nghiên cứu của luận án và những điểm còn khuyết thiếu và
hạn chế của luận án, tác giả cũng đề xuất một số định hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án như sau:
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ đang phân tích hành vi tuân
thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nếu thực hiện các nghiên cứu tiếp theo, tác
giả sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu ra cả nước và tất cả các loại hình doanh nghiệp.
- Mở rộng các nghiên cứu về tuân thủ thuế như nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố khác nhau đến hành vi tuân thủ thuế phân loại theo một hay một số sắc
thuế (TNDN, GTGT, TTĐB, TNCN, XNK, thuế tài nguyên); theo lĩnh vực hoạt động
(doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp khai thác khoáng
sản…).
- Đầu tư nhiều hơn cho quá trình phân phát và thu thập bảng hỏi bằng việc phân
phát nhiều bảng hỏi hơn, hình thức phân phát và thu thập độc lập hơn, cải thiện tính
ngẫu nhiên và tính đại diện của mẫu nghiên cứu. Như vậy, kết quả nghiên cứu có thể
sẽ tốt hơn.
- Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các nhân tố
khác tác động đến hành vi tuân thủ thuế như nhân tố công nghệ thông tin, thể chế, giới
tính chủ doanh nghiệp, tuổi chủ doanh nghiệp hoặc sự hỗ trợ của cơ quan thuế quản lý
trực tiếp để tìm ra mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
- Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả mới chỉ chủ yếu nghiên cứu hành
vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khá ít nghiên cứu
nghiên cứu đến các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của cán bộ thuế. Đây có
thể là một gợi mở để tác giả thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
148

Kết luận chương 5


Trong chương 5 tác giả đã trình bày được những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, kiến nghị với những nhà hoạch định chính sách thuế, các đề xuất đưa
ra dựa trên kết quả nghiên cứu
Thứ hai, kiến nghị với cơ quan thuế, các đề xuất cũng dựa trên kết quả nghiên
cứu gồm 3 nhóm giải pháp bao gồm: (1) Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ
người nộp thuế, nâng cao ý thức của xã hội về tuân thủ thuế. (2) tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra thuế (3) Điều chỉnh mức xử phạt các vi phạm thuế đủ sức răn đe.
(4) nâng cao chất lượng chuyên môn và tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp với
cán bộ thuế.
Thứ ba, tác giả trình bày những đóng góp của luận án bao gồm những đóng góp
về mặt lý luận và thực tiễn, nhũng hạn chế và cuối cùng là hướng nghiên cứu tiếp theo
của luận án.
149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Mỹ Linh (2016), “Tăng cường tuân thủ thuế của các doanh nghiệp: Xét
trên khía cạnh chi phí thời gian tuân thủ”, Kỷ yếu hội thảo Đào tạo và nghiên cứu
trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đáp ứng nhu cầu xã hội, Đại học ngoại
thương, tr 156-162.
2. Phạm Thị Mỹ Linh (2018), “Các lý thuyết gốc trong nghiên cứu tuân thủ thuế”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12, tháng 4/2018, tr 60-63.
3. Phạm Thị Mỹ Linh (2018), “Nhân tố ảnh hướng đến tuân thủ thuế của doanh
nghiệp Việt nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội” Tạp chí Kinh tế và
Dự báo, số 18, tháng 6/2018, tr 16-20.
150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abdul-Jabbar Hijattulah và Jeff Pope (2008), “Effects of the Self-Assessment
System on the Tax Compliance Costs of Small and Medium Enterprises in
Malaysia”, Journal Austl, Tax F., Số 23,tr 289.
2. Ajzen Icek (1985), “From intentions to actions: A theory of planned behavior”,
Trong Action control, Nhà xuất bản Springer, tr 11-39.
3. Ajzen Icek (1991), “The theory of planned behavior”, Journal Organizational
Behavior and Human Decision Processes, Số 50 (2),Tr 179-211.
4. Ajzen Icek và Martin Fishbein (1975), Belief, attitude, intention and behavior:
An introduction to theory and research, Nhà xuất bản Reading, MA: Addison-
Wesley.
5. Ajzen Icek và Martin Fishbein (1980), Understanding attitudes and predicting
social behaviour. Englenwood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, Inc.
6. Akhand MD Zakir Hossain (2012), Coercion or Persuasion? Making Large
Corporations Tax Compliant in Bangladesh, Đại học University of Birmingham.
7. Allingham Michael G và Agnar Sandmo (1972), “Income tax evasion:
A.theoretical analysis”, Journal of Public Economy 1, Số 38(2), Tr 323-338.
8. Alm James (1991), “A perspective on the experimental analysis of taxpayer
reporting”, Journal The Accounting Review, Số 66(3),Tr 577-593.
9. Alm James (1998), Tax Compliance and Administration, Số Working Paper,
University of Colorado at Boulder.
10. Alm James và Benno Torgler (2006), “Culture differences and tax morale in the
United States and in Europe”, Journal of Economic Psychology, Số 27(2),Tr 224-246.
11. Alm James và Benno Torgler (2011), “Do ethics matter? Tax compliance and
morality”, Journal of Business Ethics, Số 101(4),Tr 635-651.
12. Alm James, Betty Jackson và Michael McKee (1992a), “Institutional uncertainty
and taxpayer compliance”, Journal The American economic review, Số 82(4),tr
1018-1026.
13. Alm James, Betty R Jackson và Michael McKee (1992b), “Estimating the
determinants of taxpayer compliance with experimental data”, National tax
journal, tr 107-114.
151

14. Alm James, Gary H McClelland và William D Schulze (1999), “Changing the
social norm of tax compliance by voting”, Journal Kyklos, Số 52 (2), tr 141-171.
15. Alm James, Isabel Sanchez và Ana De Juan (1995), “Economic and
noneconomic factors in tax compliance”, Journal Kyklos, Số 48(1), tr 1-18.
16. Alm James, Roy Bahl và Matthew N Murray (1990), “Tax structure and tax
compliance”, Journal The Review of Economics and Statistics, tr 603-613.
17. Anderson James C và David W Gerbing (1988), “Structural equation modeling in
practice: A review and recommended two-step approach”, Journal Psychological
bulletin, Số 103(3), tr 411.
18. Andreoni James, Brian Erard và Jonathan Feinstein (1998), “Tax compliance”,
Journal of economic literature, Số 36 (2), tr 818-860.
19. Baldry Jonathan C (1986), “Tax evasion is not a gamble: A report on two
experiments”, Journal Economics Letters, Số 22(4), tr 333-335.
20. Baldry Jonathan C (1987), “Income tax evasion and the tax schedule: Some
experimental results”, Journal Public Finance= Finances publiques, Số 42(3), tr
357-383.
21. Bame-Aldred Charles W, John B Cullen, Kelly D Martin và K Praveen
Parboteeah (2013), “National culture and firm-level tax evasion”, Journal of
Business Research, Số 66(3), tr 390-396.
22. Battiston Pietro và Simona Gamba (2013), “Is Tax Compliance a Social Norm?
A Field Experiment”, Journal University of Milan Bicocca Department of
Economics, Management and Statistics Working Paper, (249).
23. Battiston Pietro và Simona Gamba (2016), “The impact of social pressure on tax
compliance: A field experiment”, Journal International Review of Law and
Economics, Số 46, tr 78-85.
24. Becker Gary S (1968), “Crime and punishment: An economic approach”, Trong
The Economic Dimensions of Crime, Nhà xuất bản Springer, tr 13-68.
25. Bénabou Roland và Jean Tirole (2006), “Incentives and prosocial behavior”,
Journal The American economic review, Số 96 (5), tr 1652-1678.
26. Benk Serkan, Ahmet Ferda Cakmak và Tamer Budak (2011), “An Investigation
of Tax Compliance Intention: A Theory of Planned Behavior Approach”, Journal
152

European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, Số 28, tr


180-188.
27. Blumenthal Marsha, Charles Christian, Joel Slemrod và Matthew G Smith
(2001), “Do normative appeals affect tax compliance? Evidence from a
controlled experiment in Minnesota”, National tax journal, tr 125-138.
28. Bobek Donna D và Richard C Hatfield (2003), “An investigation of the theory of
planned behavior and the role of moral obligation in tax compliance”, Journal
Behavioral Research in Accounting, Số 15(1), tr 13-38.
29. Bobek Donna D, Robin W Roberts và John T Sweeney (2007), “The social
norms of tax compliance: Evidence from Australia, Singapore, and the United
States”, Journal of Business Ethics, Số 74 (1), tr 49-64.
30. Braithwaite John và Andrew Wirth (2001), Towards a framework for large
business tax compliance, Nhà xuất bản Centre for Tax System Integrity,
31. Brown Robert E và Mark J Mazur (2003), “IRS's comprehensive approach to
compliance measurement”, National tax journal, tr 689-700.
32. Buchan Howard F (2005), “Ethical decision making in the public accounting
profession: An extension of Ajzen’s theory of planned behavior”, Journal of
Business Ethics, Số 61(2), tr 165-181.
33. Bùi Ngọc Toản (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu
nhập của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”, Tạp chí khoa học, Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 77–88.
34. Chan Chris W, Coleen S Troutman và David O’Bryan (2000), “An expanded
model of taxpayer compliance: Empirical evidence from the United States and
Hong Kong”, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, Số 9
(2), tr 83-103.
35. Chang Otto H. (1984), Tax avoidance behavior: a prospect theory perspective.
Ph.D. diss. University of Illinois.
36. Chau Gerald và Patrick Leung (2009), “A critical review of Fischer tax
compliance model: A research synthesis”, Journal of accounting and taxation,
Số 1(2), tr 34.
37. Cialdini Robert B và Melanie R Trost (1998), Social influence: Social norms,
conformity and compliance.
153

38. Collins Julie H và R David Plumlee (1991), “The taxpayer's labor and reporting
decision: The effect of audit schemes”, Journal Accounting Review, tr 559-576.
39. Cục thuế Hà Nội (2014,2015,2016,2017), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
nhiệm vụ công tác thuế.
40. Cummings Ronald G, Jorge Martinez-Vazquez, Michael McKee và Benno
Torgler (2009), “Tax morale affects tax compliance: Evidence from surveys and
an artefactual field experiment”, Journal of Economic Behavior & Organization,
Số 70 (3), tr 447-457.
41. Đặng Thị Bạch Vân (2014), “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ
thuế”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 16 (26), Tr. 59-63.
42. Dubin Jeffrey A (2007), “Criminal investigation enforcement activities and
taxpayer noncompliance”, Journal Public Finance Review, Số 35(4), tr 500-529.
43. Dubin Jeffrey A, Michael J Graetz và Louis L Wilde (1987), “Are we a nation of
tax cheaters? New econometric evidence on tax compliance”, Journal The
American economic review, Số 77 (2), tr 240-245.
44. Dubin Jeffrey A, Michael J Graetz và Louis L Wilde (1990), “The effect of audit
rates on the federal individual income tax, 1977-1986”, National tax journal, tr
395-409.
45. Elffers Henk, Russell H Weigel và Dick J Hessing (1987), “The consequences of
different strategies for measuring tax evasion behavior”, Journal of Economic
Psychology, Số 8(3), tr 311-337.
46. Eriksen Knut và Lars Fallan (1996), “Tax knowledge and attitudes towards
taxation; A report on a quasi-experiment”, Journal of Economic Psychology, Số
17(3), tr 387-402.
47. Feld Lars P và Bruno S Frey (2007), “Tax compliance as the result of a
psychological tax contract: The role of incentives and responsive regulation”,
Journal Law & Policy, Số 29 (1), tr 102-120.
48. Fischer Carol M, Martha Wartick và Melvin M Mark (1992), “Detection
probability and taxpayer compliance: A review of the literature”, Journal of
Accounting Literature, Số 11, tr 1.
154

49. Fjeldstad Odd-Helge và Joseph Semboja (2001), “Why people pay taxes: The
case of the development levy in Tanzania”, Journal World Development, Số 29
(12), tr 2059-2074.
50. Franzoni Luigi A (1998), “Tax evasion and tax compliance”, Journal Available
at SSRN 137430.
51. Frey Bruno S (1997), “Not just for the money”, Journal Books.
52. Frey Bruno S (2003), The role of deterrence and tax morale in taxation in the
European Union, Nhà xuất bản NIAS,
53. Frey Bruno S và Benno Torgler (2007), “Tax morale and conditional
cooperation”, Journal of Comparative Economics, Số 35 (1), tr 136-159.
54. Friedland Nehemia (1982), “A note on tax evasion as a function of the quality of
information about the magnitude and credibility of threatened fines: Some
preliminary research”, Journal of Applied Social Psychology, Số 12 (1), tr 54-59.
55. Friedman Milton (1970), “The social responsibility of business is to increase its
profits”, Journal New York, tr 122-124.
56. Gotsi Manto và Alan M Wilson (2001), “Corporate reputation: seeking a
definition”, Corporate Communications: An International Journal, Số 6(1), tr
24-30.
57. Grasmick Harold G và Wilbur J Scott (1982), “Tax evasion and mechanisms of
social control: A comparison with grand and petty theft”, Journal of Economic
Psychology, Số 2(3), tr 213-230.
58. Hair Joseph F, William C Black, Barry J Babin, Rolph E Anderson và Ronald L
Tatham (1998), “Multivariate data analysis. Uppersaddle River”, Journal
Multivariate Data Analysis (5th ed) Upper Saddle River.
59. Hanousek Jan và Filip Palda (2003), “Why people evade taxes in the Czech and
Slovak Republics: A tale of twins”, The Informal Economy in the EU Accession
Countries: Size, Scope, Trends and Challenges to the Process of EU
Enlargement. Sofia: CSD, tr 139-174.
60. Hasseldine John (1993), “International: How Do Revenue Audits Affect
Taxpayer Compliance?”, Journal Bulletin for International Fiscal
Documentation, Số 47, tr 424-424.
155

61. Hessing Dick J, Karyl A Kinsey, Henk Elffers và Russell H Weigel (1988), Tax
evasion research: Measurement strategies and theoretical models, Handbook of
economic psychology, Nhà xuất bản Springer, tr 516-537.
62. Hite Peggy A (1997), “Identifying and mitigating taxpayer non-compliance”,
Journal Austl. Tax F., Số 13, tr 155.
63. Hoekema David A (1986), Rights and wrongs: Coercion, punishment, and the
state, Nhà xuất bản Susquehanna University Press.
64. Hofmann Eva, Erik Hoelzl và Erich Kirchler (2008), “Preconditions of voluntary
tax compliance: Knowledge and evaluation of taxation, norms, fairness, and
motivation to cooperate”, Journal Zeitschrift für Psychologie/Journal of
Psychology, Số 216(4), tr 209-217.
65. Itashiki Michael Robert (2011), Explaining everyday Crime: A Test of Anomie
and Relative Deprivation Theory, Nhà xuất bản University of North Texas,
66. Iyer Govind S, Philip MJ Reckers và Debra L Sanders (2010), “Increasing tax
compliance in Washington state: a field experiment”, National tax journal, Số
63(1), tr 7.
67. Jackson Betty R và PR Jaouen (1989), “Influencing taxpayer compliance through
sanction threat or appeals to conscience”, Journal Advances in taxation, Số 2,
tr: 131-147.
68. Jackson Betty R và Valerie C Milliron (1986a), “Tax compliance research:
Findings, problems, and prospects”, Journal of Accounting Literature, Số 5
(1),Tr 125-165.
69. Jackson Betty R, Valerie C Milliron và Daniel R Toy (1988), “Tax practitioners
and the government”, Journal Tax Notes, Số 41(3), tr 333-341.
70. Jackson Betty R. và Valerie C. Milliron (1986b), “Tax compliance research:
findings, problems, and prospects”, Journal of Accounting Literature, Số 5.
71. Jackson MJ, DA Jones và RHT Edwards (1984), “Experimental skeletal muscle
damage: the nature of the calcium‐activated degenerative processes”, Journal
European journal of clinical investigation, Số 14(5), tr 369-374.
72. James Simon và Clinton Alley (1999), “Tax Compliance, Self Assessment and
Tax Administration in New Zealand-Is the Carrot or Stick More Appropriate to
156

Encourage Compliance?”, New Zealand Journal of Taxation Law and Policy, Số


5(1), tr 3-14.
73. Kahneman Daniel và Amos Tversky (1979), “Prospect theory: An analysis of
decision under risk”, Econometrica: Journal of the econometric society, tr 263-291.
74. Kaiser Henry F (1974), “An index of factorial simplicity”, Journal
Psychometrika, Số 39 (1), tr 31-36.
75. Kastlunger Barbara, Edoardo Lozza, Erich Kirchler và Alfred Schabmann
(2013), “Powerful authorities and trusting citizens: The Slippery Slope
Framework and tax compliance in Italy”, Journal of Economic Psychology, Số
34, tr 36-45.
76. Kastlunger Barbara, Erich Kirchler, Luigi Mittone và Julia Pitters (2009),
“Sequences of audits, tax compliance, and taxpaying strategies”, Journal of
Economic Psychology, Số 30 (3), tr 405-418.
77. Kennedy Prince Modugu và John Obi Anyaduba (2014), “Impact of Tax Audit
on Tax Compliance in Nigeria”, International Journal of Business and Social
Science, Số 5(9).
78. Kettinger William J, Choong C Lee và Sunro Lee (1995), “Global measures of
information service quality: a cross‐national study”, Journal Decision sciences,
Số 26 (5), tr 569-588.
79. Kim Youngse (2003), “Income distribution and equilibrium multiplicity in a
stigma-based model of tax evasion”, Journal of Public Economics, Số 87(7), tr
1591-1616.
80. Kinsey Karyl A (1991), Deterrence and alienation effects of IRS enforcement:
An analysis of survey data, Nhà xuất bản American Bar Foundation,
81. Kirchler Erich (2007), The economic psychology of tax behaviour, Nhà xuất bản
Cambridge University Press,
82. Kirchler Erich và Ingrid Wahl (2010), “Tax Compliance Inventory: TAX-I
Voluntary tax compliance, enforced tax compliance, tax avoidance, and tax
evasion”, Journal of Economic Psychology, Số 31(3), tr 331.
83. Kirchler Erich, Erik Hoelzl và Ingrid Wahl (2008), “Enforced versus voluntary
tax compliance: The “slippery slope” framework”, Journal of Economic
Psychology, Số 29(2), tr 210-225.
157

84. Lamb Margaret, Andrew Lymer, Judith Freedman và Simon James (2004),
Taxation: An Interdisciplinary Approach to Research.
85. Lederman Leandra (2003), “Interplay Between Norms and Enforcement in Tax
Compliance, The”, Journal Ohio St. LJ, Số 64, tr 1453.
86. Lèng Hoàng Minh (2017), nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt
Nam, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.
87. Lewin Kurt (1944), Personality and the behavior disorders, Nhà xuất bản Ronald
Press,
88. Liu Xin (2014), “Use Tax Compliance: The Role of Norms, Audit Probability,
and Sanction Severity”, Academy of Accounting and Financial Studies Journal,
Số 18 (1), tr 65.
89. Long-Tolbert Sylvia J (2000), A conceptual framework and empirical tests of the
antecedents and consequences of corporate reputation: A study of consumer
markets, Đại học The Ohio State University.
90. Loo EC, Margaret Mckerchar và A Hansford (2009), “Understanding the
compliance behaviour of Malaysian individual taxpayers using a mixed method
approach”, Journal of the Australasian Tax Teachers Association, Số 4(1), tr
181-202.
91. Loo Ern Chen (2006), “Tax knowledge, tax structure and compliance: A report
on a quasi-experiment”, New Zealand Journal of Taxation Law and Policy, Số
12(2), tr 117-140.
92. Macionis John J (2009), Society: the basics, Nhà xuất bản Pearson/Prentice Hall,
93. Martin Kelly D, Jean L Johnson và John B Cullen (2009), “Organizational
change, normative control deinstitutionalization, and corruption”, Journal
Business Ethics Quarterly, Số 19 (01), tr 105-130.
94. Mason Robert và Lyle D Calvin (1984), “Public confidence and admitted tax
evasion”, National tax journal, tr 489-496.
95. McDonald Gael, Göran Svensson và Jeremy Galbreath (2010), “How does
corporate social responsibility benefit firms? Evidence from Australia”, Journal
European Business Review, Số 22 (4), tr 411-431.
158

96. McKerchar Margaret (2003), “Impact of complexity upon tax compliance: a


study of Australian personal taxpayers, The”, Journal Australian Tax Research
Foundation Research Studies, tr 225.
97. Minor W (1978), “Deterrence research: problems of theory and method”, Journal
Preventing Crime. Beverly Hills: Sage, tr: 21-45.
98. Molero Juan Carlos và Francesc Pujol (2012), “Walking inside the potential tax
evader’s mind: Tax morale does matter”, Journal of Business Ethics, Số 105(2),
tr 151-162.
99. Muehlbacher Stephan và Erich Kirchler (2010), “Tax compliance by trust and power
of authorities”, International Economic Journal, Số 24(4), tr 607-610.
100. Muehlbacher Stephan, Erich Kirchler và Herbert Schwarzenberger (2011),
“Voluntary versus enforced tax compliance: Empirical evidence for the “slippery
slope” framework”, European Journal of Law and Economics, Số 32(1), tr 89-97.
101. Murphy Kristina (2004), “The role of trust in nurturing compliance: A study of
accused tax avoiders”, Journal Law and human behavior, Số 28 (2), tr 187-209.
102. Neumann J von và Oskar Morgenstern (1944), Theory of games and economic
behavior, Nhà xuất bản Princeton university press Princeton.
103. Nguyễn Hoàng, Đào Thị Phương Liên (2013), “Ảnh hưởng của chính sách
thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo sát và một số kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế
và Phát triển, Số 190 (II), tháng 04 năm 2013, trang 40-45.
104. Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Hoàng Quân (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân – Xét trên khía cạnh nộp thuế
đúng hạn”, tạp chí Công nghệ và Ngân hàng, Số 80, tr 22-34
105. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản
Thống Kê, Hà Nội.
106. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm
tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống Hà Nội),
Luận văn tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
107. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2009), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài
Chính, Hà Nội.
108. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam, Chuyên
đề nghiên cứu, Hà Nội.
159

109. Nur-tegin Kanybek D (2008), “Determinants of business tax compliance”, The


BE Journal of Economic Analysis & Policy, Số 8 (1), tr: 1-26.
110. Palil Mohd Rizal (2010), Tax knowledge and tax compliance determinants in self
assessment system in Malaysia, University of Birmingham.
111. Pate Anthony M và Edwin E Hamilton (1992), “Formal and informal deterrents
to domestic violence: The Dade County spouse assault experiment”, Journal
American Sociological Review,Tr 691-697.
112. Paulauskas Andrius (2006), “Definition of Tax Avoidance, its Features and
Relationship with Tax Evasion”, Journal Viesoji Politika ir Administravimas, (15).
113. Phan thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, Tháng 7/2015, trang 11-16
114. Pommerehne Werner W và Hannelore Weck-Hannemann (1996), “Tax rates, tax
administration and income tax evasion in Switzerland”, Journal Public Choice,
Số 88(1-2), tr 161-170.
115. Riahi-Belkauoi A và Ronald D Picur (2000), “Understanding fraud in the
accounting environment”, Journal Managerial Finance, Số 26(11),Tr 33-41.
116. Richardson Maryann và Adrian J Sawyer (2001), “Taxonomy of the Tax
Compliance Literature: Further Findings, Problems and Prospects, A”, Journal
Austl. Tax F., Số 16, tr 137.
117. Roth Jeffrey A và John T Scholz (1989), Taxpayer Compliance, Volume 1: An
Agenda for Research, Nhà xuất bản University of Pennsylvania Press,
118. Sapici Noor Sharoja, Jeyapalan Kasipilai và Uchenna Cyril Eze (2014),
“Determinants of tax compliance behaviour of corporate taxpayers in Malaysia”,
Journal of Tax Research, Số 12 (2), tr 383.
119. Saruc Naci Tolga (2001), The determinants of tax evasion: experiments with
Turkish subjects, Economics University.
120. Schwartz Richard D và Sonya Orleans (1967), “On legal sanctions”, Journal The
University of Chicago Law Review, Số 34(2), tr 274-300.
121. Shanmugam S (2003), “Managing self assessment-an appraisal”, Journal Tax
Nasional, Số 1, tr 30-32.
122. Singh Veerinderjeet (2003), Tax compliance and ethical decision-making: A
Malaysian perspective, Nhà xuất bản Pearson Malaysia,
160

123. Slemrod Joel (2004), The economics of corporate tax selfishness, National
Bureau of Economic Research.
124. Slemrod Joel và Shlomo Yitzhaki (2002), “Chapter 22 - Tax Avoidance, Evasion,
and Administration”, Trong Handbook of Public Economics, J. Auerbach Alan và
Feldstein Martin (Biên soạn), Nhà xuất bản Elsevier, tr 1423-1470.
125. Song Young-dahl và Tinsley E Yarbrough (1978a), “Tax ethics and taxpayer
attitudes: A survey”, Journal Public administration review, tr 442-452.
126. Song Young-dahl và Tinsley E. Yarbrough (1978b), “Tax Ethics and Taxpayer
Attitudes: A Survey”, Journal Public Administration Review, Số 38 (5), tr 442-452.
127. Sour Delia Laura (2001), “An analysis of Tax compliance for the Mexican case:
Experimental Evidence”, Journal Unpublished Doctoral’s Dissertation,
University of Illinois.
128. Spicer Michael W và Scott B Lundstedt (1976), “Understanding tax evasion”,
Journal Public Finance= Finances publiques, Số 31 (2), tr 295-305.
129. Srinivasan Thirukodikaval N (1973), “Tax evasion: A model”, Journal of Public
Economics, Số 2(4), tr 339-346.
130. Surtees P và S Millord (2004), “TAX &boxv; Substance, form and tax
avoidance”, Journal ACCOUNTANCY SA, tr 14-18.
131. Swistak Artur (2016), “Tax penalties in SME tax compliance”, Journal Financial
Theory and Practice, Số 40(1), tr 129-147.
132. Tabachnick BG và LS Fidell (1996), Using multivariate statistics., (Harper
Collins: New York), soạn): Nhà xuất bản USA.
133. Tan LM (1998), “Taxpayers perceptions of the fairness of the tax system–A
preliminary study”, New Zealand Journal of Taxation Law and Policy, Số 4, tr
59-71.
134. Tanzi Vito và Parthasarathi Shome (1993), “A primer on tax evasion”, Journal
Staff Papers, Số 40(4), tr 807-828.
135. Taylor Natalie (2002), “Understanding taxpayer attitudes through understanding
taxpayer identities”, Journal Taxing Democracy, tr 71.
136. Tittle Charles R (1980), Sanctions and social deviance: The question of
deterrence, Nhà xuất bản Praeger New York,
161

137. Torgler Benno (2002), “Speaking to theorists and searching for facts: Tax morale
and tax compliance in experiments”, Journal of Economic Surveys, Số 16(5), tr
657-683.
138. Torgler Benno (2003a), “Tax morale and tax compliance: A cross culture
comparison”, Kỷ yếu hội thảo: Proceedings. Annual Conference on Taxation and
Minutes of the Annual Meeting of the National Tax Association, tr 63-74.
139. Torgler Benno (2003b), “Tax morale: Theory and empirical analysis of tax
compliance”, Doctoral’s Dissertation, University_of_Basel.
140. Torgler Benno (2004), “Tax morale in Asian countries”, Journal of Asian
Economics, Số 15(2), tr 237-266.
141. Torgler Benno (2005a), “Tax morale in latin america”, Journal Public Choice,
Số 122(1-2), tr 133-157.
142. Torgler Benno (2005b), “Tax morale and direct democracy”, European Journal
of Political Economy, Số 21(2), tr 525-531.
143. Torgler Benno (2007), Tax compliance and tax morale: a theoretical and
empirical analysis, Nhà xuất bản Edward Elgar Publishing,
144. Torgler Benno và Friedrich Schneider (2009), “The impact of tax morale and
institutional quality on the shadow economy”, Journal of Economic Psychology,
Số 30 (2), tr 228-245.
145. Torgler Benno và Kristina Murphy (2004), “Tax morale in Australia: What
shapes it and has it changed over time”, Journal J. Austl. Tax'n, Số 7, tr 298.
146. Torgler Benno, Ihsan C Demir, Alison Macintyre và Markus Schaffner (2008),
“Causes and consequences of tax morale: An empirical investigation”, Journal
Economic Analysis and Policy, Số 38(2), tr 313-339.
147. Traxler Christian (2010), “Social norms and conditional cooperative taxpayers”,
European Journal of Political Economy, Số 26(1), tr 89-103.
148. Triandis Harry Charalambos (1995), Individualism & collectivism, Nhà xuất bản
Westview press,
149. Turban Daniel B và Daniel W Greening (1997), “Corporate social performance
and organizational attractiveness to prospective employees”, Academy of
management journal, Số 40(3), tr 658-672.
162

150. Verboon Peter và Marius Van Dijke (2007), “A self-interest analysis of justice
and tax compliance: How distributive justice moderates the effect of outcome
favorability”, Journal of Economic Psychology, Số 28(6), tr 704-727.
151. Vogel Joachim (1974), “Taxation and public opinion in Sweden: An
interpretation of recent survey data”, National tax journal, tr 499-513.
152. Vroom V (1964), Motivation and work, Nhà xuất bản New York.
153. Wahl Ingrid, Barbara Kastlunger và Erich Kirchler (2010), “Trust in authorities
and power to enforce tax compliance: An empirical analysis of the “Slippery
Slope Framework”, Journal Law & Policy, Số 32(4), tr 383-406.
154. Weber Max (1978), Economy and society: An outline of interpretive sociology,
Nhà xuất bản Univ of California Press,
155. Webley Paul (1991), Tax evasion: An experimental approach, Nhà xuất bản
Cambridge University Press,
156. Wenzel Michael (2002), “The impact of outcome orientation and justice concerns
on tax compliance: the role of taxpayers' identity”, Journal of applied
psychology, Số 87(4), tr 629.
157. Wenzel Michael (2004), “The social side of sanctions: personal and social norms as
moderators of deterrence”, Journal Law and human behavior, Số 28(5), tr 547.
158. Wenzel Michael (2005), “Motivation or rationalisation? Causal relations between
ethics, norms and tax compliance”, Journal of Economic Psychology, Số 26 (4),
tr 491-508.
159. Witte Ann D và Diane F Woodbury (1985), “The effect of tax laws and tax
administration on tax compliance: The case of the US individual income tax”,
Journal National tax journal, tr 1-13.
160. Yitzhaki Shlomo (1974), “Income tax evasion: A theoretical analysis”, Journal
Journal of Public Economics, Số 3 (2), tr 201-202.
163

PHỤ LỤC
1. Bảng tóm tắt các thang đo gốc
Kí hiệu
Tên Biến Các chỉ báo Thang đo Nguồn
chỉ báo
Nhận thức về KT1 How likely you think it is that you Likert (1= Rất (Bobek và
khả năng bị will get audited if they would take không có khả cộng sự,
kiểm tra the deduction in the case scenario năng. 5= Rất 2007)
KT2 If you are audited, how likely will có khả năng)
it be that taxing authority will
disallow the deduction?
KT3 How likely do you think your
2016 tax return will be audited?
Xử phạt If the T.O. detects tax evasion, Likert (Wenzel,
how likely do you think are the 1= Rất không 2002;
following consequences? có khả năng Wenzel,
XP1 - paying the tax with a 5= Rất có khả 2004)
relatively small fine năng
XP2 - paying a substantial fine
XP3 - being audited in more detail
the next years
XP4 - criminal prosecution
Chuẩn mực xã CM1 Most people I know would Likert (1= Rất (Bobek và
hội approve of me engaging in the không đồng ý, Hatfield,
cheating behavior 5= Rất 2003)
CM2 Most people I know will do đồng ý)
anything to avoid paying tax
CM3 I think it would be morally wrong
to engage in the cheating behavior
with any amount
CM4 If my friends knew… they would
think it was wrong
CM5 Most people who are importance
to me would think it was wrong…
Đạo đức thuế ĐĐT1 Do you think It is acceptable to Likert (1= Rất (Wenzel,
underreport taxes * không đồng ý, 2005)
ĐĐT2 Do you think working for cash-in- 5= Rất
hand payments without paying tax đồng ý)
is a trivial offence *
ĐĐT3 Do you think you should honestly
declare cash earnings on your tax
returns?
164

Kí hiệu
Tên Biến Các chỉ báo Thang đo Nguồn
chỉ báo
Danh tiếng của DT1 Our firm is viewed by customers Likert (1=rất (McDonald
công ty as one that is successful. không đồng ý; và cộng sự,
DT2 We are seen by customers as being 5= Rất đồng 2010)
a very professional organization. ý)
DT3 Customers view our firm as one
that is stable.
DT4 Our firm’s reputation with
customers is highly regarded
DT5 Our firm is viewed as well-
established by customers
Tuân thủ tự When I pay my tax as required by Likert (1=rất (Kirchler
nguyện the regulations, I do so: không đồng ý; và Wahl,
TTTN1 + Because to me, it’s obvious that 5= Rất đồng 2010)
this is what you do ý)
TTTN2 + To support the state and other
citizens
TTTN3 + Because I like to contribute to
everyone’s good
TTTN4 + Because for me it’s natural thing
to do
TTTN5 + Because I regard it as my duty as
citizen
Tuân thủ thuế When I pay my tax as required by Likert (1=rất (Kirchler
bắt buộc the regulations, I do so: không đồng ý; và Wahl,
TTBB1 + Because a great many taxes 5= Rất đồng 2010)
audits are carried out ý)
TTBB2 + Because The Department of
Revenue often carries out audits
TTBB3 + Because I know I will be audited
TTBB4 + Because the punishment for tax
evasion are very severe
Sở hữu SH Tác giả kiểm tra bằng câu hỏi về Biến giả nhận
tính pháp lý của doanh nghiệp giá trị 1=
Doanh nghiệp
của anh chị là
doanh nghiệp
Nhà nước nắm
giữ trên 50%
vốn điều lệ; 0=
các trường hợp
khác.
165

Read the following and kindly indicate your opinion (by way of a tick) to the
following scenario based on your experience:

Mr A, a self-employed businessman is considering not disclosing a cash sale of


MYR100,000 as his business income in his 2009 tax return. Legally, the cash receipts of
MYR100,000 should be included as a business income. However, he is almost certain that the
tax authority will not audit him and would not know if the amount is not disclosed.
(a) Taking into account all known and likely business circumstances, to what extent do
you agree with Mr A’s possible action of not reporting that cash sale of MYR100,000 as his
business income?

(b) Would he be likely to report only part of the MYR100,000 as business income?
8. Read the following and kindly indicate your opinion (by way of a tick) to the
following scenario based on your experience:
Mr B, a self-employed businessman, had incurred MYR10,000 to repair his personal
van. In preparing his 2009 tax return, he is thinking about claiming the costs of repair as if the
van was used in his business. Legally, such claim is not allowable, but he is almost certain
that he will not be audited and that the tax authority would not be able to detect the deduction.
(a) Taking into account all known and likely business circumstances, to what extent do
you agree with Mr B’s possible action of claiming MYR10,000 as his business deduction?
(b) Would he be likely to deduct only part of the MYR10,000 as a business deduction?

2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn nhà các chuyên gia quản lý thuế, quản lý doanh
nghiệp

A. Giới thiệu
Tôi là Phạm Thị Mỹ Linh, là NCS khoá 35 trường ĐH KTQD. Hiện tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh
nghiệp Việt nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội”; tôi muốn trò chuyện với
ông/bà để hiểu sâu hơn về vấn đề này. Những thông tin mà ông/bà cung cấp, sẽ là tài
liệu quý giá, giúp tôi đánh giá các nhân tố nghiên cứu lựa chọn, tổng hợp nên mô hình
nghiên cứu. Mọi thông tin về các nhân của ông/bà sẽ được giữ kín. Nếu ông/bà có nhu
cầu, 1 phần kết quả sẽ được gửi tới ông/bà. Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã dành
thời gian trả lời. Bây giờ, tôi xin được bắt đầu.
166

B. Nội dung Phỏng vấn.


1. Giới thiệu người đáp:
1.1 Xin ông/bà hãy cho biết đôi nét về ông/bà và đơn vị công tác? (Tên? chức vụ? Đơn
vị công tác?)
2. Về Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế:
2.1. Trong một số nghiên cứu trên thế giới có đưa ra khái niệm Tuân thủ thuế bắt
buộc và Tuân thủ thuế tự nguyện. Ông/bà đã nghe về khái niệm này chưa? Ý kiến
của ông/bà?
Nếu người trả lời phân vân sẽ gợi ý. Tuân thủ bắt buộc là việc doanh nghiệp
thực hiện tuân thủ thuế bởi vì họ tính toán các chi phí cho việc không tuân thủ thuế
quá cao còn Tuân thủ tự nguyện là tuân thủ các nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện,
không cần những nỗ lực ép buộc của các yếu tố bên ngoài.
2.2. Ông/bà hiểu thế nào về nhân tố Danh tiếng, Xử phạt, Đạo đức thuế, Chuẩn
mực xã hội, Khả năng bị kiểm tra thuế trong lĩnh vực quản lý thuế?
Ghi nhận ý kiến về từng nhân tố
2.3. Xin được hỏi doanh nghiệp của ông/bà (Nếu PV doanh nghiệp) có những “tuyên
ngôn” nào về Tuân thủ thuế hay không? (Kiểu như cẩm nang, phương châm hoạt
động hay nguyên tắc kinh doanh?)
2.4. Theo ông/bà, nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến tuân thủ thuế tự nguyện và
tuân thủ thuế bắt buộc?
2.5. Ngoài những nhân tố vừa được bàn luận, ông/bà nhận định còn những nhân tố nào
ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nữa?
Câu này nhằm mục đích gợi mở để phát hiện nhân tố nào mới không? Để cho người
đáp suy nghĩ hết ý rồi trả lời
3. Về các mối quan hệ
- Theo ông/bà khả năng bị kiểm tra thuế có ảnh hưởng như thế nào đến tuân thủ
thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt buộc? Ông/bà có nghĩ nó có tác động thuận chiều
hay không? (Nghĩa là nếu doanh nghiệp nghĩ khả năng họ bị kiểm tra càng cao thì họ
càng tuân thủ thuế tốt hơn, cả tự nguyện và bắt buộc?) Tại sao?
- Theo ông/bà nhân tố xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc hay
không? Tại sao?
167

- Theo ông/bà danh tiếng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự
nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc của doanh nghiệp không? Ông/bà có nghĩ rằng khi
Danh tiếng (hay uy tín xã hội) của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng tự
nguyện tuân thủ thuế và càng cảm thất bắt buộc phải tuân thủ thuế không?
- Theo ông/ bà, những đánh giá và yêu cầu của xã hội hay nói cách khác là các chuẩn
mực xã hội có khả năng định hướng hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp hay
không? VD như Chuẩn mực xã hội càng cao thì xã hội lại càng cao thì doanh nghiệp
càng tự nguyện và bắt buộc tuân thủ thuế tốt?
- Theo ông/bà đạo đức của công dân hay nói cách khác là đạo đức thuế có tác động
thuận chiều với việc tự nguyện tuân thủ thuế không? (Nghĩa là đạo đức của chủ doanh
nghiệp hay người làm kế toán thuế càng tốt thì họ càng tuân thủ thuế tốt?
- Theo ông/bà, giữa tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc thì nhân tố nào có tác
động mạnh hơn đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp?
- Theo ông/bà, nhân tố sở hữu có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện hay không?
(Nghĩa là nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ tự nguyện tuân thủ thuế hơn doanh
nghiệp cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân?)
3. Kết thúc
Xin cảm ơn ông/bà vì đã bớt quỹ thời gian quý báu để trao đổi vấn đề này với
tôi. Những thông tin ông/bà cung cấp rất hữu ích cho nghiên cứu.
Ông/bà có muốn trao đổi thêm thông tin gì nữa không?
Xin ông/bà yên tâm, nội dung những trao đổi và danh tính của ông/bà sẽ được
giữ kín và chỉ phục vụ cho nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

3. Bảng hướng dẫn phỏng vấn các doanh nghiệp để tìm hiểu về thực trạng tuân
thủ thuế

A. Giới thiệu
Tôi là Phạm Thị Mỹ Linh, là NCS khoá 35 trường ĐH KTQD. Hiện tôi đang
thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh
nghiệp Việt nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội”; tôi muốn trò chuyện với
168

anh/chị để tìm hiểu về thực trạng tuân thủ thuế hiện nay. Những thông tin mà anh/chị
cung cấp, sẽ là tài liệu quý giá, giúp tôi đánh giá các nhân tố nghiên cứu lựa chọn, tổng
hợp nên mô hình nghiên cứu. Mọi thông tin về các nhân của anh/chị sẽ được giữ kín.
Nếu anh/chị có nhu cầu, 1 phần kết quả sẽ được gửi tới anh/chị. Xin chân thành cảm
ơn anh/chị đã dành thời gian trả lời. Bây giờ, tôi xin được bắt đầu.
B. Nội dung Phỏng vấn.
1. Giới thiệu người đáp:
Xin anh/chị hãy cho biết đôi nét về ông/bà và đơn vị công tác? (Tên? chức vụ? Đơn vị
công tác?)
2. Phỏng vấn về thực trạng tuân thủ thuế
2.1. Về thực trạng tuân thủ kê khai thuế

Câu 1. Doanh nghiệp anh/chị có thực hiện kê khai thuế theo quy định không?
Một số câu gợi ý đưa ra (Anh/chị kê khai thuế trên bảng excel hay trên phần mềm hỗ
trợ kê khai? Anh/chị có thường xuyên cập nhật những văn bản hướng dẫn thuế mới
hay tham dự các lớp chính sách thuế mới do cơ quan thuế tổ chức không?)
Câu 2. Doanh nghiệp anh/chị có kê khai thuế đúng hạn không?
(Gợi ý: Anh/chị có hay bị quá hạn kê khai thuế không?)
Câu 3. Doanh nghiệp anh/chị có gặp khó khăn gì khi tìm hiểu các quy định khi kê khai
thuế không?
(Để người được phỏng vấn trả lời xong, gợi mở: Khi gặp khó khăn trong tìm hiểu các
quy định về thuế. Anh/chị thường tìm hiểu thông tin bằng cách nào?)
2.2. Về thực trạng tuân thủ thanh toán thuế
Câu 1. Doanh nghiệp anh/chị có thanh toán tiền thuế đúng hạn không?
Câu 2. Doanh nghiệp anh/chị có thanh toán tiền nợ thuế đúng hạn không?
Câu 3. Doanh nghiệp anh/chị đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chưa?
2.3. Về thực trạng tuân thủ báo cáo thuế
Câu1. Một doanh nghiệp kê khai thuế làm giảm số thuế thực nộp, anh/chị đánh giá
hiện tượng này thế nào?
169

Câu 2. Khi doanh nghiệp có nhiều chi phí “không chính thức” và doanh nghiệp đã
“hợp lý hóa” các chi phí đó, anh/chị đánh giá hành động trên của doanh nghiệp như
thế nào?
Câu 3. Anh/chị đánh giá doanh nghiệp mình tuân thủ báo cáo thuế không?
C. Kết thúc
Xin cảm ơn anh/chị vì đã bớt quỹ thời gian quý báu để trao đổi vấn đề này với
tôi. Những thông tin anh/chị cung cấp rất hữu ích cho nghiên cứu.
Anh/chị có muốn trao đổi thêm thông tin gì nữa không?
Xin anh/chị yên tâm, nội dung những trao đổi và danh tính của anh/chị sẽ được
giữ kín và chỉ phục vụ cho nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
4. Phiếu khảo sát:
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
I- THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1. Chức vụ người trả lời:
Giám đốc  Giám đốc tài chính 
Kế toán thuế  Khác 
2. Giới tính người trả lời:
Nam  Nữ 
3. Doanh nghiệp được thành lập năm nào:……………
4. Doanh nghiệp bạn thuộc loại hình nào dưới đây:
Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ 
Doanh nghiệp có trên 50% vốn đầu tư nước ngoài 
Loại hình khác 
5. Quy mô doanh nghiệp của bạn:
5.1. Tổng doanh thu? (Đánh dấu  vào một lựa chọn phù hợp)
Từ 1 đến Từ 10 đến Từ 20 đến Từ 50 đến
Dưới 1 tỷ Trên 100
dưới 10 tỷ dưới 20 tỷ dưới 50 tỷ dưới 100 tỷ
đồng tỷ đồng
đồng đồng đồng đồng
Năm 2016      

5.2. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp? (Đánh dấu  vào một lựa chọn phù hợp)
Dưới 10 tỷ Từ 10 Từ 20 đến Từ 50 đến Trên 100
đồng đến dưới 20 dưới 50 tỷ đồng dưới 100 tỷ đồng tỷ đồng
Năm 2016     
170

6. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp anh chị.
DN sản xuất  DN công nghiệp, chế 
tạo
DN thương mại, dịch  DN xây dựng 
vụ
Nông nghiệp/ Lâm  Khác 
nghiệp/ Thủy sản
II. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
Anh chị hãy đánh giá về các nhận định dưới đây:
1. Thông tin về các chính sách thuế hiện nay sẵn có, dễ tìm và dễ thực hiện
Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Dễ dàng Rất dễ dàng
    
2. Thủ tục hành chính thuế hiện nay có dễ hiểu, thuận tiện
Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Dễ dàng Rất dễ dàng
    
3. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và phát hiện kịp thời các
sai phạm
Rất không đồng Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
ý
    
4. Các hình thức xử phạt và mức xử phạt hiện nay đủ sức răn đe
Rất không đồng Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
ý
    
5. Người nộp thuế hiện nay hiểu biết về pháp luật thuế, nhận thức về nghĩa vụ thuế.
Rất không đồng Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
ý
    
6. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
hiện nay.
Không có ý kiến Hoàn toàn Không hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài
không hài lòng lòng
    
7. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với công chức thuế khi giải quyết công việc
Không có ý kiến Hoàn toàn Không hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài
không hài lòng lòng
    
III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. (lựa chọn 01 đáp án)

Rất Không Không Có khả Rất có


Mức độ không có khả biêt năng khả
có khả năng năng
năng
Các nhận định
(1) (2) (3) (4) (5)
1. Một khách hàng của bạn thanh toán bằng tiền
mặt và không lấy hóa đơn. Vì vậy, bạn có thể bỏ 1 2 3 4 5
qua khoản thu này trên tờ khai thuế của bạn. Cho
171

biết khả năng bạn bỏ qua khoản thu này là thế


nào?
2. Giả sử, bạn đã xuất dùng 1 số hàng hóa tự sản
xuất cho tiêu dùng nội bộ. Bạn có thể bán lại
những hàng hóa đó cho khách hàng quen và 1 2 3 4 5
không kê khai thuế. Cho biết khả năng bạn không
kê khai thuế là thế nào?
3. Giả sử, bạn đã đi nước ngoài để gặp người thân
và ngoài ra có một cuộc họp ngắn với một trong
những nhà cung cấp của bạn. Bạn có thể kê khai
các chi phí khách sạn và ăn uống mà bạn đã trả 1 2 3 4 5
cho người thân như công tác phí và chi phí tiếp
khách. Khả năng bạn làm điều này là như thế
nào?
4. Giả sử, gần đây doanh nghiệp bạn đã tham gia
vào một dự án của một công ty liên kết. Vì vậy,
doanh nghiệp bạn có thể che giấu thu nhập thêm
1 2 3 4 5
này trên tờ khai thuế thu nhập. Khả năng doanh
nghiệp bạn che giấu thu nhập phát sinh thêm này
là như thế nào?
6. Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế khi bạn
1 2 3 4 5
đã cố tình gian lận thuế là như thế nào?
7. Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn nghĩ khả năng cơ
quan thuế phát hiện ra việc gian lận thuế của bạn 1 2 3 4 5
là như thế nào?
8. Bạn nghĩ khả năng tờ khai thuế năm 2016 của
1 2 3 4 5
bạn bị kiểm tra là như thế nào?
9. Nếu bị cơ quan thuế phát hiện việc trốn
thuế, bạn nghĩ hậu quả nào sau đây có khả 1 2 3 4 5
năng xảy ra:
9.1. Nộp thuế với số tiền phạt tương đối nhỏ 1 2 3 4 5
9.2. Trả tiền phạt đáng kể 1 2 3 4 5
9.3. Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn vào những năm
1 2 3 4 5
tiếp theo
9.4. Bị truy tố hình sự 1 2 3 4 5
Hoàn Không Không Đồng ý Hoàn
Mức độ toàn đồng ý biết toàn
không đồng ý
đồng ý
Các nhận định (1) (2) (3) (4) (5)
10. Hầu hết những người tôi biết đều sẽ ủng hộ
tôi khi tôi gian 1 2 3 4 5
lận thuế
11. Hầu hết mọi người đều làm mọi thứ để tránh
1 2 3 4 5
thuế
12. Trốn thuế là sai lầm đạo đức không phân biệt
1 2 3 4 5
số tiền trốn
13. Nếu bạn bè tôi biết tôi gian lận thuế, họ sẽ
1 2 3 4 5
nghĩ đó là hành động sai trái.
14. Hầu hết những người quan trọng với tôi đều 1 2 3 4 5
172

nghĩ trốn thuế là hành động sai trái


15. Trốn thuế là sai lầm về đạo đức dù số tiền là
1 2 3 4 5
bao nhiêu
16. Tôi nghĩ sẽ là sai lầm về đạo đức nếu khấu trừ
1 2 3 4 5
thuế thêm 30 triệu đồng?
17. Tôi nghĩ có thể chấp nhận được việc báo cáo
1 2 3 4 5
thu nhập tính thuế thấp hơn thực tế *
18. Tôi nghĩ trốn thuế là một hành vi phạm tội
1 2 3 4 5
không đáng kể *
19. Tôi nghĩ tôi nên thành thật khai báo thu nhập
1 2 3 4 5
của mình trên tờ khai thuế
20. Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn
1 2 3 4 5
nhận là một công ty thành công
21. Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn
1 2 3 4 5
nhận là một tổ chức rất chuyên nghiệp
22. Công ty của chúng tôi được khách hàng đánh
1 2 3 4 5
giá là có uy tín và đáng tin cậy
23. Khách hàng đánh giá tốt về danh tiếng của
1 2 3 4 5
công ty chúng tôi
24. Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn
1 2 3 4 5
nhận là một tổ chức tốt
25. Tôi trả thuế theo yêu cầu của pháp luật, tôi
làm điều đó bởi vì:
25.1. Hiển nhiên bạn cũng đang làm điều đó 1 2 3 4 5
25.2. Tôi muốn hỗ trợ Chính Phủ và các công dân khác 1 2 3 4 5
25.3. Tôi muốn đóng góp vào lợi ích của cộng đồng 1 2 3 4 5
25.4. Đó là lẽ tự nhiên mà tôi phải làm 1 2 3 4 5
25.5. Tôi coi đó như nhiệm vụ với tư cách là 1
1 2 3 4 5
công dân
26. Tôi trả thuế theo yêu cầu của pháp luật, tôi
làm điều đó bởi vì:
26.1. Có nhiều cuộc kiểm tra thuế lớn đã được
1 2 3 4 5
thực hiện
26.2. Cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra thuế 1 2 3 4 5
26.3. Tôi biết tôi sẽ bị kiểm tra thuế 1 2 3 4 5
26.4. Những hình phạt khi trốn thuế là rất nặng 1 2 3 4 5
26.5. Bởi vì tôi không biết một cách chính xác
1 2 3 4 5
làm sao để trốn thuế mà không bị nghi ngờ
Rất
Không Rất
27. Hãy nói cho tôi biết liệu bạn có nghĩ rằng không Bình Chính
chính chính
Việc gian lận thuế khi có cơ hội là: chính thường đáng
đáng đáng
đáng
28. Nếu doanh nghiệp bạn bị bắt, bạn nghĩ mức Rất Không Bình Nghiêm Rất
độ xử phạt sẽ nghiêm trọng như thế nào nếu không nghiêm thường trọng nghiêm
nghiêm trọng trọng
doanh nghiệp bạn vô tình không kê khai đủ tiền trọng (4)
thuế? (1) (2) (3) (5)
29. Nếu doanh nghiệp bạn bị bắt, bạn nghĩ mức
độ xử phạt sẽ nghiêm trọng như thế nào khi 1 2 3 4 5
doanh nghiệp bạn chủ định không kê khai đủ tiền
thuế?
173

III. TÌNH HUỐNG


Tình huống 1:
Ông A - giám đốc một doanh nghiệp - đang cân nhắc việc không kê khai khoản
doanh thu bằng tiền mặt 550 triệu đồng trong tờ khai thuế năm 2016 của doanh nghiệp
mình. Về mặt pháp lý, số tiền 550 triệu đồng nên được kê khai như một thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông A gần như chắc chắn rằng cơ quan thuế sẽ
không kiểm tra và sẽ không biết nếu số tiền không được kê khai.
Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:
- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động không kê khai 550 triệu đồng doanh thu
của ông A trong tờ khai thuế?
Hoàn toàn Không Bình thường Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý đồng ý
    

- Có khả năng ông A sẽ chỉ báo cáo một phần trong số tiền 550 triệu đồng trong tờ
khai thuế không?
Rất không Không Không biết Có khả năng Rất có khả năng
có khả năng có khả năng
    
Tình huống 2:
Ông B là giám đốc một doanh nghiệp, ông B đã bỏ ra 60 triệu để sửa chiếc ô tô cá
nhân. Khi lập tờ khai thuế 2016, ông B có ý định kê khai chi phí sửa chiếc xe đó vào
chi phí của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, việc kê khai như vậy là không được phép,
nhưng ông B gần như chắc chắn rằng ông sẽ không bị kiểm tra và cơ quan thuế sẽ
không thể phát hiện ra khoản chi phí tăng thêm này.
Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:
- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động kê khai vào chi phí doanh nghiệp 60
triệu tiền sửa xe của ông B?
Hoàn toàn Không Không biết Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý đồng ý
    
- Có khả năng ông B sẽ chỉ kê khai một phần trong chi phí sửa xe 60 triệu vào chi
phí của doanh nghiệp?
Rất không có Không có khả Không biết Có khả năng Rất có khả năng
khả năng năng
    

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của anh/chị!

You might also like