You are on page 1of 282

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ MẠNH CHÍNH

TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ MẠNH CHÍNH

TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS Hoàng Đức
2. PGS. TS Trương Thị Hồng

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng. Trong quá trình công tác tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tôi đã sưu
tầm số liệu từ ngân hàng chính sách xã hội và tài liệu từ các ngành có liên quan đến
việc thực hiện chương trình giảm nghèo và việc triển khai các chương trình tín dụng
ưu đãi của chính phủ để thực hiện luận án này.

Tôi xin cam đoan luận án này do bản thân tôi thực hiện dưới sự chỉ dẫn của
người hướng dẫn khoa học. Luận án hoàn toàn không sao chép từ luận án của người
khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước viện đào tạo sau đại học, khoa
ngân hàng, nhà trường và pháp luật.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2018

Tác giả

Ngô Mạnh Chính


4

MỤC LỤC

Lời cam đoan


Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Chương 1. Giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế ............................................................... 1
1.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3.2.1. Về không gian ...................................................................................................... 3
1.3.2.2. Về thời gian ......................................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.1. Phương pháp định tính ........................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp định lượng ......................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 5
1.6. Những điểm mới của luận án .................................................................................. 5
1.7. Kết cấu luận án......................................................................................................... 5
Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 6
Chương 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và lược khảo các công trình
nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo ..................... 7
2.1. Theo các chương trình giảm nghèo ........................................................................... 7
5

2.2. Theo các vấn đề xã hội ............................................................................................ 14


Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 20
Chương 3. Cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với
người nghèo và mô hình nghiên cứu .......................................................................... 22
3.1. Tín dụng ngân hàng ............................................................................................... 22
3.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại .......................................................................... 22
3.1.2. Tín dụng ngân hàng CSXH ................................................................................... 23
3.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 23
3.1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................................ 23
3.1.3. Sự khác nhau giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng
thương mại ...................................................................................................................... 24
3.2. Khái niệm về tín dụng vi mô và nghèo ................................................................ 25
3.2.1. Tín dụng vi mô ...................................................................................................... 25
3.2.2. Nghèo ................................................................................................................... 26
3.3. Lý thuyết về tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo ......................... 27
3.3.1. Các nghiên cứu lý thuyết ...................................................................................... 27
3.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 35
3.4. Tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo .............................................. 43
3.5. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 45
3.6. Ý nghĩa của việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo .................................................................................................................. 48
3.7. Kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở một số quốc gia trên
thế giới ............................................................................................................................ 49
3.7.1. Kinh nghiệm của Bangladesh ............................................................................... 49
3.7.2. Kinh nghiệm của Nam Phi .................................................................................... 51
3.7.3. Kinh nghiệm của Hà Lan ...................................................................................... 53
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 54
Chương 4. Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo ....................................................................................................... 56
4.1. Tổng quan về ngân hàng CSXH ........................................................................... 56
6

4.1.1. Quá trình ra đời ngân hàng CSXH ........................................................................ 56


4.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động ............................................................... 57
4.1.3. Phương thức hoạt động ......................................................................................... 59
4.1.4. Kết quả hoạt động ................................................................................................ 62
4.1.4.1. Tập trung nguồn vốn .......................................................................................... 62
4.1.4.2. Cho vay .............................................................................................................. 64
4.1.4.3. Thu nợ ................................................................................................................ 65
4.1.4.4. Quản lý dư nợ .................................................................................................... 65
4.1.4.5. Kết quả hoạt động tài chính ............................................................................... 68
4.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015,
giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam ............................................................................. 70
4.2.1. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 .... 70
4.2.2. Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Việt Nam ................................................... 72
4.2.2.1. Thực trạng nghèo ở Việt Nam .......................................................................... 72
4.2.2.2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam ...................................................................... 75
4.2.3. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội ...................................................... 76
4.3. Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo ................................................................................................................... 77
4.3.1. Định hướng của chính phủ đối với giảm nghèo.................................................... 77
4.3.2. Tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo ........... 81
4.3.2.1. Đối với việc gia tăng thu nhập người nghèo ..................................................... 81
4.3.2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) của
người nghèo ................................................................................................................... 82
4.3.2.3. Đối với việc gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng CSXH của
người nghèo ................................................................................................................... 83
Kết luận chương 4 ......................................................................................................... 84
Chương 5. Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo ..................................................... 85
5.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................... 86
5.1.1. Phỏng vấn chuyên gia ........................................................................................... 86
7

5.1.2. Phỏng vấn nhóm ................................................................................................... 87


5.2. Nghiên cứu chính thức........................................................................................... 90
5.2.1. Các biến nghiên cứu.............................................................................................. 90
5.2.2. Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu ................................................................... 94
5.2.3. Cách thức tổ chức điều tra, khảo sát ..................................................................... 95
5.2.4. Nội dung điều tra, khảo sát và thống kê mô tả các biến nghiên cứu .................. 96
5.2.5. Mô hình hồi quy .................................................................................................... 97
5.2.6. Kết quả chạy các mô hình ................................................................................... 100
5.2.6.1. Mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo ............................ 100
5.2.6.2. Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của
người nghèo ................................................................................................................. 107
5.2.6.3. Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH
của người nghèo ........................................................................................................... 116
5.3. Đánh giá chung về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo .................................................................................................... 122
5.3.1. Những tác động tích cực .................................................................................... 124
5.3.2. Những tác động chưa tích cực và nguyên nhân .................................................. 125
5.3.2.1. Những tác động chưa tích cực ......................................................................... 125
5.3.2.2. Nguyên nhân của những tác động chưa tích cực ............................................. 126
Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 128
Chương 6. Giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo ..................................................................................................... 130
6.1. Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến
năm 2020 ...................................................................................................................... 131
6.1.1. Định hướng ......................................................................................................... 131
6.1.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 131
6.1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 131
6.1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 132
6.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020............................................... 132
6.2. Định hướng phát triển ngân hàng CSXH đến năm 2020 ................................ 133
8

6.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 134


6.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 134
6.2.3. Định hướng hoạt động ........................................................................................ 135
6.2.4. Các điều kiện, cơ sở hỗ trợ để ngân hàng CSXH hoạt động theo định
hướng ............................................................................................................................ 136
6.3. Giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
đối với người nghèo ..................................................................................................... 139
6.3.1. Nhóm giải pháp của ngân hàng CSXH ............................................................... 139
6.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ của chính phủ, các ngành, địa phương và bản thân
người nghèo .................................................................................................................. 147
6.3.2.1. Nhóm giải pháp của chính phủ ........................................................................ 147
6.3.2.2. Giải pháp của Bộ LĐ-TB&XH ........................................................................ 148
6.3.2.3. Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương các cấp .................................... 149
6.3.2.4. Nhóm giải pháp của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác ................................... 153
6.3.2.5. Giải pháp của các tổ tiết kiệm & vay vốn ........................................................ 154
6.3.2.6. Giải pháp của bản thân người nghèo ............................................................... 155
Kết luận chương 6 ....................................................................................................... 156
Kết luận ......................................................................................................................... 157
Danh mục công trình
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 4.1. Tổng hợp nguồn vốn của ngân hàng CSXH qua các năm trong giai đoạn
2011-2016
Phụ lục 4.2. Tổng hợp doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn 2011-
2016
Phụ lục 4.3. Tổng hợp doanh số thu nợ các chương trình tín dụng trong giai đoạn
2011-2016
Phụ lục 4.4. Chi tiết dư nợ của từng chương trình tín dụng qua các năm trong giai
đoạn 2011-2016
Phụ lục 4.5. Chất lượng tín dụng của từng chương trình cho vay thời điểm 31/12/2016
9

Phụ lục 4.6. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-
2015 theo khu vực.
Phụ lục 4.7. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-
2016 theo khu vực
Phụ lục 5.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 5.2. Nội dung trả lời của chuyên gia (Ông Ngô Trường Thi – Chánh văn
phòng quốc gia về giảm nghèo)
Phụ lục 5.3. Nội dung trả lời của chuyên gia (TS Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch
Trung ương Hội nông dân Việt Nam)
Phụ lục 5.4. Nội dung trả lời của chuyên gia (Ông Phan Trọng Hữu – Phó trưởng Ban
chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng Nai)
Phụ lục 5.5. Nội dung trả lời của chuyên gia (Ông Nguyễn Nhữ Điều – Nguyên Phó
Giám đốc chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Nai)
Phụ lục 5.6. Bảng câu hỏi phỏng vấn nhóm
Phụ lục 5.7. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ I)
Phụ lục 5.8. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ II)
Phụ lục 5.9. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ III)
Phụ lục 5.10. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ IV)
Phụ lục 5.11. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ V)
Phụ lục 5.12. Nội dung trả lời phỏng vấn nhóm (Nhóm thứ VI)
Phụ lục 5.13 Bảng câu hỏi điều tra khảo sát
Phụ lục 5.14. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá gia tăng thu nhập)
Phụ lục 5.15. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc trả nợ đúng hạn)
Phụ lục 5.16. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá khả năng tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng)
Phụ lục 5.17. Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát
10

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội


CSXH Chính sách xã hội
CT-XH Chính trị - xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐTCS Đối tượng chính sách
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội
MFPED Ủy ban tài chính, kế hoạch và phát triển kinh tế
HĐQT Hội đồng quản trị
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCVM Tài chính vi mô
TDVM Tín dụng vi mô
TDUĐ Tín dụng ưu đãi
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
11

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU

Hình
Hình 4.1 Mô hình tổ chức của ngân hàng CSXH
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội
Hình 6.1 Hệ thống hóa các chương trình cho vay của ngân hàng CSXH
Bảng
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng
Bảng 3.1
thương mại
Chi tiết dư nợ ủy thác theo từng tổ chức CT-XH qua các năm trong giai
Bảng 4.1
đoạn 2011-2016
Tỷ trọng dư nợ và chất lượng dịch vụ ủy thác của các tổ chức CT-XH
Bảng 4.2
thời điểm 31/12/2016
Bảng 4.3 Kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2016
Bảng 4.4 Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Bảng 4.5 Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Bảng 4.6 Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2011-2015
Bảng 4.7 Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2015-2016
Tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH qua các năm
Bảng 4.8
trong giai đoạn 2011-2016
Bảng 5.1 Danh sách địa bàn thực hiện và số lượng mẫu điều tra, khảo sát
Bảng 5.2 Thống kê mô tả các biên nghiên cứu
Bảng 5.3 Ý nghĩa kinh tế của các biến (Đánh giá việc gia tăng thu nhập).
Bảng 5.4 Tác động của các biến đến việc gia tăng thu nhập.
Bảng 5.5 Ý nghĩa kinh tế của các biến (Đánh giá việc trả nợ đúng hạn).
Bảng 5.6 Tác động của các biến đến việc trả nợ đúng hạn.
Bảng 5.7 Tác động biên của các biến đến việc trả nợ đúng hạn
12

Ý nghĩa kinh tế của các biến (Đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn
Bảng 5.8
tín dụng).
Bảng 5.9 Tác động của các biến đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu, tỷ trọng các loại vốn của ngân hàng CSXH thời điểm 31/12/2016
Biểu đồ 4.2 Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2011-2016
Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng các tổ chức CT-XH nhận ủy
Biểu đồ 4.3
thác thời điểm 31/12/2016
Biểu đồ 4.4 Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ 4.5 Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Phụ lục
Tổng hợp nguồn vốn của ngân hàng CSXH qua các năm trong giai đoạn
Phụ lục 4.1
2011-2016
Tổng hợp doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn 2011-
Phụ lục 4.2
2016
Tổng hợp doanh số thu nợ các chương trình tín dụng trong giai đoạn
Phụ lục 4.3
2011-2016
Chi tiết dư nợ của từng chương trình tín dụng qua các năm trong giai
Phụ lục 4.4
đoạn 2011-2016
Phụ lục 4.5 Chất lượng tín dụng của từng chương trình cho vay thời điểm 31/12/2016
Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-
Phụ lục 4.6
2015 theo khu vực.
Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-
Phụ lục 4.7
2016 theo khu vực
Phụ lục 5.1 Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
Nội dung trả lời của chuyên gia – Ông Ngô Trường Thi, Chánh văn
Phụ lục 5.2
phòng quốc gia về giảm nghèo.
Nội dung trả lời của chuyên gia – Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tich
Phụ lục 5.3
Trung ương Hội nông dân Việt Nam.
13

Nội dung trả lời của chuyên gia – Ông Phan Trọng Hữu, Phó Ban chỉ đạo
Phụ lục 5.4
giảm nghèo tỉnh Đồng Nai.
Nội dung trả lời của chuyên gia – Ông Nguyễn Nhữ Điều, Nguyên Phó
Phụ lục 5.5
Giám đốc Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Nai.
Phụ lục 5.6 Bảng câu hỏi phỏng vấn nhóm.
Phụ lục 5.7 Nội dung trả lời của nhóm I
Phụ lục 5.8 Nội dung trả lời của nhóm II
Phụ lục 5.9 Nội dung trả lời của nhóm III
Phụ lục 5.10 Nội dung trả lời của nhóm IV
Phụ lục 5.11 Nội dung trả lời của nhóm V
Phụ lục 5.12 Nội dung trả lời của nhóm VI
Phụ lục 5.13 Bảng câu hỏi điều tra, khảo sát (Đánh giá việc gia tăng thu nhập).
Phụ lục 5.14 Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc gia tăng thu nhập).
Phụ lục 5.15 Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc trả nợ đúng hạn).
Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn
Phụ lục 5.16
vốn tín dụng ngân hàng CSXH).
Phụ lục 5.17 Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát.
14

Chương 1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

1.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài


Hiện nay, vấn đề giảm nghèo đang được cả thế giới quan tâm trong đó có đất
nước Việt Nam. Ở Việt Nam, giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu
quốc gia quan trọng với từng giai đoạn cụ thể để phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế và đất nước. Trong phạm vi cả nước, ở từng địa phương khác nhau, do đặc
điểm địa lý và điều kiện kinh tế mà mức sống của người dân và tỷ lệ hộ nghèo cũng
khác nhau.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LB-
TB&XH), đầu giai đoạn 2011-2015 Việt Nam có trên 3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
14,20% so tổng số hộ dân và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,49% so tổng số
hộ dân. Tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc,
Tây Nguyên và khu vực miền núi ở một số tỉnh miền Trung có những huyện, xã tỷ lệ
hộ nghèo còn trên 50% hộ nghèo, thậm chí có một số địa phương trên 70%. Số lượng
hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50% tổng số hộ nghèo
của cả nước.
Vì vậy, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch về giàu –
nghèo giữa các vùng miền, giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn là nhiệm
vụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò
của hệ thống tài chính vi mô (TCVM) và tín dụng vi mô (TDVM) đối với chương
trình giảm nghèo của quốc gia tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể về
tác động của TDVM đối với người nghèo ở các khía cạnh là gia tăng thu nhập, hiệu
quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng do đó việc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tác động
tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam đối với người nghèo ở
các khía cạnh nêu trên.
15

Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-
TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách (ĐTCS) khác thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
chính phủ. Trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, theo đánh giá
của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp và bản thân
người nghèo thì tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đối với
người nghèo và được xem là một trong những giải pháp chủ lực, góp phần mang lại
thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn
mới vì vậy chúng ta phải tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam đến năm 2020.
Với mục đích đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tác động của tín
dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường
tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo nhằm không ngừng gia
tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo, góp phần
nâng cao cuộc sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo và mang lại thành công cho
2 chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thực hiện
đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tín dụng
của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được mục
tiêu tổng quát sau đây:
Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở
Việt Nam trong việc gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả
nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được 4 mục
tiêu cụ thể sau đây:
(1) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người
nghèo thông qua việc gia tăng thu nhập.
16

(2) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người
nghèo thông qua hiệu quả sử dụng vốn vay thể hiện qua việc trả nợ vay đúng hạn.
(3) Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo.
(4) Đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án được trả lời
bằng các câu hỏi sau đây:
(1) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến việc gia tăng thu
nhập của người nghèo hay không?
(2) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn
(việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
CSXH cho người nghèo?
(4) Giải pháp cơ bản nào góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH Việt
Nam đối với người nghèo để gia tăng thu nhập, trả nợ vay đúng hạn và gia tăng khả
năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo trong mối quan hệ về gia tăng thu nhập, tăng cường khả năng trả
nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho
người nghèo.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về không gian: Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH
đối với người nghèo ở Việt Nam.
1.3.2.2. Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả 2 phương pháp nghiên
cứu định tính và phân tích định lượng để phân tích, đánh giá tác động tín dụng ngân
17

hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo qua 3 mô hình nghiên cứu là mô hình
đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo, mô hình ước lượng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến việc trả nợ vay
đúng hạn của người vay và mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng CSXH của người nghèo.
1.4.1. Phương pháp định tính
Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính để đánh giá tác động tín
dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo dựa trên 3 mô hình nghiên
cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng
hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo)
được dựa trên các nghiên cứu của Duvendack và cộng sự (2011) về bằng chứng tác
động của TCVM trên hạnh phúc của người nghèo, Stewart và cộng sự (2010) về tác
động của TCVM đối với người nghèo và Stewart và cộng sự (2012) về TDVM, tiết
kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục vụ cho tài chính hộ gia đình một cách hiệu quả.
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối với 4 chuyên gia trong lĩnh vực giảm nghèo
và 6 nhóm khách hàng vay vốn ngân hàng CSXH.
1.4.2. Phương pháp định lượng
Thực hiện nghiên cứu bằng phân tích định lượng để đánh giá tác động tín dụng
của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Luận án xây dựng 3 mô hình
nghiên cứu để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến gia tăng thu nhập,
đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng CSXH của người nghèo. Số liệu nghiên cứu được điều tra, khảo
sát với mẫu đại biểu là 1.994 hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng CSXH.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc vận dụng kết quả triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi
của chính phủ và việc xây dựng, kiểm định 3 mô hình nghiên cứu, luận án cho thấy
tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong việc gia
tăng thu nhập và sử dụng vốn vay hiệu quả (trả nợ vay đúng hạn). Đồng thời chỉ ra
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
18

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn


Đóng góp thêm một số giải pháp khả thi cho việc tăng cường tín dụng ngân
hàng CSXH nhằm gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay
đúng hạn) và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho
người nghèo.
1.6. Những điểm mới của luận án: Luận án có những điểm mới so với các
nghiên cứu trước đây là:
(1) Luận án nghiên cứu tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người
nghèo ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện.
(2) Luận án xây dựng đồng thời 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng
thu nhập, việc trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của
người nghèo) để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo.
1.7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 6 chương.
Chương 1: Giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế với các nội dung như: Sự cần thiết
và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những điểm
mới và kết cấu luận án.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo các công trình nghiên
cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo theo các chương trình
giảm nghèo và theo các vấn để xã hội.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với
người nghèo và mô hình nghiên cứu với các nội dung là: Giới thiệu về tín dụng ngân
hàng thương mại và tín dụng ngân hàng CSXH, lý thuyết về TDVM đối với người
nghèo với các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, tác động của TDVM đối với
người nghèo, mô hình nghiên cứu, kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người
nghèo ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối
với người nghèo với các nội dung như: Tổng quan về ngân hàng CSXH, thực trạng
19

nghèo đói và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam, thực trạng
tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
Chương 5: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo với các nội dung như: nghiên cứu sơ
bộ, nghiên cứu chính thức và đánh giá chúng về tác động tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
Chương 6: Giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối
với người nghèo với các nội dung như: Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo
bền vững ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng phát triển ngân hàng CSXH đến năm
2020 và các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã cho chúng ta thấy những nội dung của luận án tiến sĩ kinh tế như:
sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài,
những điểm mới và kết cấu luận án.
Từ những nội dung trong chương 1, chúng ta đã thấy rõ mục tiêu nghiên cứu
của luận án về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo
ở Việt Nam, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu
tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và những điểm
mới mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện.
20

Chương 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chương 1 đã giới thiệu cho chúng ta các nội dung chính của luận án tiến sĩ kinh
tế. Để có cơ sở cho việc đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối
với người nghèo, chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo
những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối với
người nghèo trên thế giới và Việt Nam.
Thời gian gần đây, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tác động của TCVM, TDVM đối với chương trình giảm nghèo và các
vấn đề xã hội ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tập trung
đánh giá vai trò của hệ thống TCVM, TDVM đối với giảm nghèo và chưa đánh giá cụ
thể tác động của TDVM đối với người nghèo thể hiện qua việc gia tăng thu nhập, hiệu
quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng của người nghèo. Dưới đây là những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan
đến tác động của tín dụng đối với người nghèo theo các chương trình giảm nghèo và
theo các vấn đề xã hội.
2.1. Theo các chương trình giảm nghèo
Thứ nhất, Imai và cộng sự (2002) thực hiện nghiên cứu về TCVM và nghèo
đói: Một quan điểm vĩ mô. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu của 48 quốc
gia đang phát triển vào thời điểm 2007 và được hồi quy theo mô hình OLS và 2SLS
với các kết quả là: (1) Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tổng doanh số cho vay
bình quân đầu người của các tổ chức TCVM (MFI), sự tiếp cận cộng đồng (số người
vay tích cực) và chỉ số nghèo đói (FGI): Tổng doanh số cho vay bình quân đầu người
tăng thì chỉ số nghèo đói giảm. (2) Phát triển tài chính mà đặc biệt là gia tăng tỷ trọng
tín dụng có vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia vì nó
giúp cho người dân, người nghèo gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập và khi chính
21

phủ của các quốc gia đang phát triển cung cấp nhiều tiền hơn cho các tổ chức TCVM
thì tỷ lệ hộ nghèo của quốc gia đó giảm nhanh hơn. (3) Việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư sẽ giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ TCVM và họ có cơ hội để gia
tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo cho quốc gia và (4) Khi
cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo thì tổ chức TCVM có một nền tảng tài
chính bền vững mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu do khai thác được
thị trường rộng lớn là những người nghèo, người có thu nhập thấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM
(vay vốn tín dụng) và việc gia tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và (2) Không thực
hiện nghiên cứu về khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo, đặc
biệt là những người nghèo nhất.
Thứ hai, Matin và Hulme (2003) thực hiện nghiên cứu về chương trình cho
người nghèo nhất: Bài học từ chương trình phát triển cho nhóm dễ bị tổn thương
(IGVGD) ở Bangladesh với các kết quả là: (1) Việc kết hợp giữa viện trợ lương thực
và đào tạo kỹ năng, cung cấp dịch vụ TCVM đã giúp gia tăng thu nhập cho những
người nghèo dễ bị tổn thương và giúp giảm nghèo hiệu quả. (2) Có nhiều mức độ
nghèo khó khác nhau do đó các tổ chức TCVM cần phải có các hình thức hỗ trợ cho
người nghèo khác nhau như: tài trợ, cho vay, chăm sóc sức khỏe cơ bản, … (3) Những
người nghèo nhất ở Bangladesh thường không có khả năng tiếp cận các dịch vụ
TCVM do đó họ phải vay mượn từ các tổ chức bên ngoài với lãi suất cao, thời gian
cho vay ngắn, … vì vậy khó khăn trong việc đầu tư SXKD dẫn đến khó gia tăng thu
nhập và trả nợ.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa làm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ TCVM
và việc gia tăng thu nhập cho người nghèo và (2) Chưa đánh giá việc trả nợ của người
nghèo sau sử dụng vốn từ các tổ chức TCVM và gia tăng thu nhập.
Thứ ba, Uganda Ministry of Finance, Planning and Economic Development
(2004) thực hiện nghiên cứu về kế hoạch hành động giảm nghèo ở Uganda với các kết
quả là: (1) Chính phủ Uganda đã đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo bằng việc thực hiện
22

kế hoạch hành động chống đói nghèo và kế hoạch này đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo
đói từ 56% vào năm 1992 xuống còn 38% vào năm 2003. Kế hoạch này đã giải quyết
các thách thức trọng điểm của nghèo đói ở Uganda bằng việc tăng năng suất lao động
nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình. (2) Đất nước Uganda trong giai đoạn đó phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn như: tình hình bất ổn định của thị trường thế giới, tốc độ
tăng trưởng dân số cao, bệnh tật liên quan đến HIV/AIDS ngày càng gia tăng, bất bình
đẳng giới, … (3) Người nghèo chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và làm công ăn
lương do đó thu nhập của họ cũng chủ yếu từ nông nghiệp và làm thuê vì vậy phải đẩy
mạnh cung cấp các dịch vụ TCVM cho các đối tượng này. (4) Người nghèo ít có khả
năng tiếp cận các dịch vụ công. (5) Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, bên cạnh
việc cung cấp các dịch vụ TCVM, chính phủ Uganda còn phải có các hành động khác
như: trao quyền kinh tế cho phụ nữ, tăng cường quyền sở hữu đất của phụ nữ, thúc
đẩy sự tham gia của nam giới trong phòng, chăm sóc HIV/AIDS, …
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa giới thiệu các dịch vụ từ các tổ chức TCVM
của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ để người nghèo có thể tiếp cận và gia
tăng thu nhập góp phần giảm nghèo cho quốc gia và (2) Nghiên cứu không đề cập đến
việc tiết kiệm của người nghèo. Trong cuộc sống, người nghèo cũng cần phải tiết kiệm
để mở rộng quy mô đầu tư từ đó gia tăng thu nhập.
Thứ tư, Khandker SR (2005) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCVM
và giảm nghèo bằng việc sử dụng dữ liệu bảng được điều tra đối với 1.798 hộ gia đình
tại 87 ngôi làng của Bangladesh trong giai đoạn 1991/92 và 2.599 hộ gia đình trong
giai đoạn 1998/99 (bao gồm cả các hộ trong giai đoạn 1991/92) với kết quả là: (1)
TCVM được thành lập và phát triển mạnh mẽ ở Bangladesh vào năm 1980 và hiện
nay là quốc gia có hệ thống TCVM phát triển rộng nhất thế giới. Các tổ chức TCVM
phi chính phủ và ngân hàng Grameen chiếm 86% thị phần của thị trường TCVM và hệ
thống ngân hàng thương mại chỉ chiếm 14%. (2) TCVM cung cấp các dịch vụ quy mô
nhỏ (tín dụng và tiết kiệm) để hỗ trợ chủ yếu cho người nghèo, phụ nữ nghèo và các
doanh nghiệp nhỏ. Ngoài cung cấp tài chính, hệ thống TCVM còn giúp đào tạo kỹ
năng sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. (3) Mức cho vay có vai trò quyết định
23

đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo bên cạnh các yếu tố gia đình và cá
nhân như: đất đai, giáo dục, giới tính, … Những người có trình độ học vấn thấp và ít
đất đai thường có nhu cầu vay vốn cao hơn. (4) Hệ thống TCVM ở Bangladesh thực
hiện cho vay thông qua nhóm với những món vay nhỏ nhưng lãi suất và chi phí giao
dịch cao nhằm duy trì kỷ luật tín dụng giữa các thành viên trong nhóm. (5) Bên cạnh
mục tiêu giúp người nghèo gia tăng thu nhập và thoát nghèo, hệ thống TCVM ở
Bangladesh còn thúc đẩy đầu tư vào vốn nhân lực (học tập), nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản, cải thiện phúc lợi hộ gia đình, tăng tiêu dùng và tăng tích lũy tài
sản và (6) TCVM không chỉ mang lại lợi ích cho người tham gia chương trình mà còn
mang lại lợi ích cho cả người không tham gia chương trình thông qua việc tăng trưởng
thu nhập ở địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM
và việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các
dịch vụ TCVM của người nghèo và (3) Chưa đánh giá vai trò của vay vốn tín dụng để
gia tăng thu nhập bên cạnh các yếu tố khác.
Thứ năm, Ledgerwood và White (2006) thực hiện nghiên cứu về việc chuyển
đổi các tổ chức TCVM: Cung cấp cho người nghèo đầy đủ các dịch vụ tài chính với
kết quả là: (1) Việc chuyển đổi các tổ chức TCVM (sáp nhập các tổ chức phi lợi
nhuận vào tổ chức TCVM) nhằm đa dạng hoá các sản phẩm TCVM, các loại hình
cung cấp dịch vụ TCVM, cải thiện hệ thống phân phối, … và quan trọng nhất là cung
cấp dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho người nghèo giúp người nghèo có thể gửi tiết kiệm
và thanh toán các dịch vụ ngoài các khoản vay tín dụng. Hoạt động này đã được thực
hiện thành công ở nhiều quốc gia như: Bolivia, Keynea, Uganda, Mông Cổ và một số
quốc gia khác, … (2) Việc sáp nhập các tổ chức phi lợi nhuận vào tổ chức TCVM
giúp hàng triệu hộ gia đình nghèo trên thế giới có cơ hội tiếp cận các dịch vụ mà các
tổ chức này cung cấp, giúp người nghèo tiếp cận được vốn vay, mở rộng quy mô đầu
tư và gia tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. (3) Việc gửi tiền tiết kiệm là một yếu
tố quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ hộ gia đình nghèo nào, góp phần cho
việc gia tăng cơ hội đầu tư và gia tăng thu nhập. Việc gửi tiền tiết kiệm là con đường
24

để các hộ gia đình thoát nghèo nhanh và (4) Việc chuyển đổi giúp các tổ chức TCVM
tiếp cận, thu hút được lượng khách hàng đông đảo là người nghèo, người có thu nhập
thấp từ đó chiếm lĩnh được thị phần và có sự ổn định về tài chính.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa cung cấp dịch vụ tài
chính của các tổ chức TCVM chuyển đổi với việc gia tăng thu nhập của người nghèo,
góp phần thực hiện giảm nghèo và (2) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc
vay vốn, gửi tiết kiệm và gia tăng thu nhập của người nghèo.
Thứ sáu, Nguyen VC (2008) thực hiện nghiên cứu về chương trình TDVM của
chính phủ cho người nghèo có thực sự chống đói nghèo: Bằng chứng của Việt Nam
bằng việc thực hiện nghiên cứu định lượng (các công cụ hồi quy) với dữ liệu được lấy
từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) vào năm 2002 và
2004 (năm 2002: 30.000 hộ gia đình tại 61 tỉnh, năm 2004: 9.000 hộ gia đình). Kết
quả nghiên cứu cho thấy: (1) TDVM là công cụ quan trọng để thúc đẩy sản xuất, gia
tăng thu nhập (chủ yếu trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) và tiêu dùng, cải thiện
phúc lợi cho hộ nghèo, giảm mức độ nghèo đói, giảm khoảng cách chênh lệch nghèo
đói, bất bình đẳng. (2) Năm 2002, chính phủ thành lập ngân hàng CSXH để cung cấp
TDVM với lãi suất thấp và không phải thế chấp tài sản cho người nghèo vì người
nghèo thường không có tài sản thế chấp do đó rất khó để tiếp cận thị trường tín dụng
chính thức (năm 2004, chỉ có 12% hộ gia đình nghèo ở nông thôn được tham gia vay
vốn). (3) Người nghèo là những người thiếu vốn và tài sản và người nghèo ở Việt
Nam bắt đầu được cung cấp TDVM từ năm 1995 bởi ngân hàng phục vụ người nghèo
là một bộ phận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. (4) Từ việc chính
phủ cung cấp TCVM mà tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58,1% vào năm 1993
xuống 37,4% vào năm 1998 và 19,5% vào năm 2004.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy tác động của TDVM đối với việc gia tăng thu
nhập của người nghèo. (2) Chưa đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận
TDVM của người nghèo vì tỷ lệ người nghèo ở nông thôn tiếp cận TDVM rất thấp
25

(Năm 2004, tỷ lệ này chỉ có 12%) và (3) Chưa đánh giá việc trả nợ của người nghèo
đề từ đó đánh giá hoạt động của ngân hàng CSXH.
Thứ bảy, Stewart và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của TCVM đối với người nghèo với dữ liệu được lấy từ 24 tổ chức ở châu Phi
(vùng cận Sahara). Kết quả là: (1) TCVM nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho
những người nghèo, người có thu nhập thấp mà ít có cơ hội tham gia các dịch vụ tài
chính chính thức. Hiện nay, ngoài việc cung cấp các khoản vay nhỏ, TCVM còn thực
hiện huy động tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán, chuyển tiền, … (2) Kể từ sau năm
1970, việc cung cấp các dịch vụ TCVM được coi như là một chính sách phát triển
quan trọng, một công cụ để thực hiện giảm nghèo, là công cụ để đạt được các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ (MDGs), tạo điều kiện cho người nghèo đầu tư vào tương lai
nhằm mang lại cho mình những cơ hội thoát nghèo; TDVM và tiết kiệm vi mô có tác
động tích cực đến mức độ tiết kiệm, tích lũy của cải của người nghèo bên cạnh việc
tác động tích cực đến sức khỏe, an ninh lương thực, giáo dục và dinh dưỡng, việc trao
quyền cho phu nữ, … và TCVM không phải lúc nào cũng hiệu quả do một số người
nghèo có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn thay vì đầu tư cho tương lai do đó thất bại
trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, ... (3) TDVM tác động tích cực
đến việc tiết kiệm của người nghèo bên cạnh việc gia tăng chi tiêu và tích lũy tài sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa TDVM, tiết kiệm vi mô và việc
gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn
vốn TDVM của người nghèo.
Thứ tám, Ikenna và Ofoegbu (2013) thực hiện nghiên cứu về nghèo đói ở khu
vực nông thôn Nigeria và vai trò của TCVM với các kết quả là: (1) Nigeria là quốc gia
có tỷ lệ người nghèo rất cao, khoảng 69,4% dân số (112 người nghèo/163 triệu dân).
Theo dự báo của cục thống kê quốc gia, tỷ lệ này sẽ tăng rất cao nếu các chương trình
can thiệp chống đói nghèo và giải quyết việc làm của chính phủ không tiếp cận đến
các đối tượng này. (2) Để phát triển kinh tế quốc gia, Nigeria đã tập trung vào việc
xây dựng một mô hình xã hội với kinh tế phát triển bằng việc thành lập hàng loạt các
ngân hàng: nhân dân, cộng đồng, tập đoàn bảo hiểm nông nghiệp, … xây dựng các
26

chương trình, chính sách: tăng cường kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, kế hoạch
giải quyết nông nghiệp, cơ quan phát triển lưu vực sông, đề án trồng rừng, …nhằm
mục đích đẩy mạnh cung ứng vốn và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông
thôn. (3) Phần lớn người nghèo ở nông thôn Nigeria là những người không biết chữ do
đó không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức vì vậy phải dạy chữ
cho họ đồng thời mở nhiều chi nhánh ngân hàng ở nông thôn nhằm cung cấp tín dụng
với lãi suất thấp. (4) Các khoản vay từ TDVM được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp
giảm nghèo tốt hơn và việc cung cấp TDVM sẽ thúc đẩy kinh doanh, gia tăng thu
nhập, tăng tiết kiệm và giảm nghèo. (5) Các dịch vụ TCVM đã đảm bảo khả năng sinh
lời cho các dự án đầu tư và tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo, giúp cải thiện phúc lợi hộ gia đình ở nông thôn Nigeria và góp phần vào việc
giảm tỷ lệ hộ nghèo quốc gia. (6) Quy mô hộ gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc
gia tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo và (7) TCVM từ các hiệp hội, doanh nghiệp,
các tổ chức phi chính phủ có tác động đáng kể đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo và cải thiện phúc lợi hộ gia đình , … do đó phải khuyến khích các hoạt động xã
hội tổng thể, cải thiện việc học tập và giúp lập kế hoạch tài chính gia đình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng
thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đề cập đến việc tiết kiệm của người nghèo bên
cạnh việc vay vốn TDVM để gia tăng thu nhập.
Thứ chin, Duong HA và Nghiem HS (2014) thực hiện nghiên cứu bằng phương
pháp định lượng về tác động của TCVM trên giảm nghèo ở Việt Nam với dữ liệu từ
khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) giai đoạn 1992-2010, cỡ mẫu 15.000 hộ
gia đình tại 300 xã. Kết quả là: (1) TCVM là công cụ hiệu quả để thực hiện giảm
nghèo ở Việt Nam và TDVM tác động tích cực đến thu nhập của người nghèo: Các hộ
vay vốn khoản vay lớn thì có thu nhập và mức tiêu dùng cao hơn những người vay các
khoản vay nhỏ. (2) Giá trị các khoản vay và khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM tác
động tích cực đến gia tăng thu nhập và tiêu dùng của người trưởng thành: Khi mức
vay tăng 1% thì thu nhập tăng 0,15% và tiêu dùng tăng 0,23%. (3) Sử dụng dịch vụ
TCVM thì các hộ gia đình sống ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn và tiêu dùng
27

nhiều hơn người dân nông thôn và số tiền cho vay liên quan đến giảm xác suất nghèo
khó của mỗi hộ gia đình: số tiền cho vay tăng thêm 2.700 đồng thì xác suất nghèo khó
giảm 0,11% và (4) Yếu tố dân tộc tác động khác nhau đến việc gia tăng thu nhập của
người nghèo: Dân tộc Kinh hoặc người Hoa thì gia tăng thu nhập tốt hơn những dân
tộc ít người khác.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng
thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM
của người nghèo.
Thứ mười, Okezie và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu về tác động hệ thống
TCVM đối với việc giảm nghèo đói ở Nigeria: Kinh nghiệm của bang Imo. Nghiên
cứu được thực hiện tại 3 vùng của bang Imo với 382 bảng câu hỏi. Kết quả là: (1) Từ
những năm 1970, đặc biệt là sau 1990, TCVM được coi là một chính sách phát triển
quan trọng, là công cụ để thực hiện giảm nghèo và là công cụ để đạt được mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (MDGs). (2) Người nghèo ở Nigeria rất
khó tiếp cận với các dịch vụ TCVM do thiếu hiểu biết và không có kỹ năng tài chính.
Cụ thể: sau 5 năm phát động chính sách TCVM, số người tiếp cận được mới tăng từ
35% (năm 2005) lên 36,3% (năm 2010). (3) Dịch vụ TCVM được cung cấp với 3 tính
năng cơ bản: các khoản vay, tiết kiệm nhỏ; không phải thế chấp tài sản và thủ tục đơn
giản. (4) Dịch vụ TCVM giúp người nghèo tận dụng các cơ hội kinh tế, tích lũy tài sản
và giảm tính dễ bị tổn thương đối với những cú sốc từ cuộc sống và (5) Việc cung cấp
các dịch vụ TCVM, đặc biệt là TDVM tạo điều kiện để người nghèo tham gia vào các
hoạt động kinh tế hiệu quả, gia tăng thu nhập và góp phần giảm nghèo cho quốc gia.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM, gửi tiền tiết
kiệm và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa giới thiệu cách thức để
người nghèo có thể gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM.
2.2. Theo các vấn đề xã hội
Thứ nhất, Pitt và Khandker (1998) thực hiện nghiên cứu về tác động từ các
chương trình tín dụng theo nhóm cho những hộ gia đình người nghèo ở Bangladesh và
28

xác định giới tính là vấn đề quan trọng trong giảm nghèo dựa trên hoạt động của ngân
hàng Grameen và 2 tổ chức cung cấp TDVM là Uỷ ban tiến bộ nông thôn và Ban phát
triển nông thôn Bangladesh. Nghiên cứu thực hiện tại 87 làng bao gồm: 15 làng không
có các chương trình tín dụng, 40 làng có cả nam và nữ tham gia, 22 làng chỉ có nữ và
10 làng chỉ có nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Ngân hàng Grameen, Uỷ ban
tiến bộ nông thôn và Ban phát triển nông thôn là những tổ chức chuyên cung cấp các
chương trình tín dụng quy mô nhỏ phục vụ cho sản xuất và các dịch vụ của người
nghèo. Trong đó, Grameen được coi là ngân hàng thành công nhất về cho vay thông
qua nhóm mà hoạt động của ngân hàng này đã được phổ biến ở hơn 40 quốc gia trên
thế giới. Đến cuối năm 1994, ngân hàng Grameen đã phục vụ hơn 2 triệu người vay
(94% là phụ nữ) và tỷ lệ thu hồi vốn trên 94%. (2) Cho vay theo nhóm là hình thức rất
hấp dẫn đối với phụ nữ nghèo, có thu nhập thấp ở nông thôn Bangladesh vì quốc gia
này có rất ít phụ nữ ở nông thôn làm việc trong khu vực hưởng lương từ ngân sách.
Sản xuất kém hiệu quả bên cạnh việc thiếu thị trường lao động cho phụ nữ tạo ra động
cơ để vay vốn nhằm thực hiện các công việc tự do của phụ nữ. (3) Khi phụ nữ tham
gia vay vốn thì TDVM tác động tích cực đến chi tiêu hộ gia đình, tài sản phi đất đai
do phụ nữ nắm giữ, cung cấp lực lượng lao động và việc học hành của con cái. Cụ thể:
chi tiêu của hộ gia đình tăng thêm 18 taka khi số tiền vay tăng thêm 100 taka trong khi
nam giới vay vốn chi tiêu hộ gia đình chỉ tăng thêm 11 taka, làm cho thị trường cung
ứng lao động tăng thêm (giảm 1,4% trong thị trường cung ứng lao động nữ thì tăng
10% trong thị trường cung ứng lao động nam), trẻ em từ 5 – 17 tuổi tham gia học tập
nhiều hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa gửi tiền tiết kiệm và việc gia
tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo có thể
khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM và (3) Chưa đề cập đến trình độ học vấn của
người vay vốn.
Thứ hai, Nguyen HC (2007) thực hiện nghiên cứu về những yếu tố quyết định
đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng của
hộ gia đình: Bằng chứng ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 1992-1998. Dữ liệu
29

nghiên cứu được khảo sát với 4.800 hộ gia đình của 150 xã trong VLSS 93 và 6.000
hộ gia đình của 194 xã trong VLSS 98. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Sau năm
1997, tín dụng ở nông thôn Việt Nam rất hạn chế và thị trường tín dụng bị phân khúc.
Khu vực tín dụng chính thức và phi chính thức tồn tại song song nhau. Khu vực tín
dụng chính thức do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phục
vụ người nghèo (sau này là ngân hàng chính sách xã hội) thực hiện và khu vực phi
chính thức do người cho vay tiền, bạn bè, các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm, … thực
hiện. Giai đoạn 1997/98, tín dụng chính thức chỉ chiếm 49% thị phần ở khu vực nông
thôn. (2) Năm 1998, 53% hộ gia đình ờ nông thôn đã được vay vốn với 4 lựa chọn để
đầu tư tài chính: tự tài trợ, vay từ một tổ chức chính thức, vay từ một tổ chức phi
chính thức và vay cả 2 tổ chức. (3) Trình độ học vấn và độ tuổi của chủ hộ là những
yếu tố tích cực tác động đến việc tham gia TDVM của hộ gia đình ở khu vực nông
thôn bên cạnh quy mô hộ và công việc nông nghiệp của hộ gia đình: Chủ hộ gia đình
tham gia TDVM thường là những người có trình độ tiểu học hoặc trung học cơ sở. (4)
TDVM được cung cấp từ các tổ chức chính thức giúp hạn chế đáng kể các khoản vay
từ các tổ chức phi chính thức và (5) TDVM giúp cải thiện đáng kể điều kiện kinh tế và
chi tiêu hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa đề cập đến việc gửi tiền tiết kiệm của người vay ở khu vực
nông thôn. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo, người có thu nhập thấp có
thể tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức.
Thứ ba, Duvendack và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu bằng chứng về tác
động của TCVM trên hạnh phúc của người nghèo với dữ liệu được khai thác từ 11
nghiên cứu trước đó, 4 tổ chức cung cấp TCVM và 8 trang web của các tổ chức phi
chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Trong 30 năm trở lại đây, TDVM phát
triển mạnh mẽ và được xem là một phần của TCVM bên cạnh các yếu tố: tiết kiệm,
bảo hiểm và các dịch vụ thanh toán khác cho người nghèo. Các tổ chức TCVM có vai
trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, phát triển kinh tế trên thế giới. (2)
Tác động của TCVM đối với việc cải thiện kinh tế hộ gia đình và hạnh phúc của
người nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giới tính của khách hàng vay, tình trạng
30

nghèo của hộ gia đình, vùng sinh sống (nông thôn hay thành thị), nguồn thu nhập thứ
2 của hộ gia đình, công việc làm ăn, … (3) TCVM tác động tích cực đến hạnh phúc
của người nghèo và được thể hiện dưới 4 khía cạnh: thu nhập, các chỉ số thước đo
bằng tiền khác (các khoản thu, chi về thực phẩm, phi thực phẩm) và cải thiện nhà ở,
các chỉ số phát triển con người khác (giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, việc trao quyền
cho phụ nữ, …) và (4) Phụ nữ tiếp cận và sử dụng dịch vụ TCVM tốt hơn nam giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa đánh giá mối quan hệ giữa việc vay vốn TDVM chính thức
và việc cải thiện điều kiện kinh tế hộ gia đình và hạnh phúc của người nghèo. (2)
Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM chính thức của người nghèo,
người có thu nhập thấp.
Thứ tư, Stewart và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu về tín dụng vi mô
(TDVM), tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục vụ cho tài chính hộ gia đình một
cách hiệu quả bao gồm cả sự can thiệp để tạo điều kiện cho người nghèo và đặc biệt là
phụ nữ tham gia vào các cơ hội kinh tế có ý nghĩa ở các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình với dữ liệu được khai thác từ 6 nghiên cứu thực nghiệm, 25 nghiên cứu lý
thuyết và 31 trang web của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: (1) Chỉ có khoảng 20% dân số ở các nước đang phát triển được tiếp cận với
các dịch vụ tài chính chính thức và phụ nữ bị hạn chế rất nhiều so với nam giới trong
việc tiếp cận này. (2) TDVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô là ba yếu tố tài chính
mà có khả năng thay đổi cuộc sống của những người khi tiếp cận vào các dịch vụ tài
chính vì họ có điều kiện để thực hiện đầu tư vào các hoạt động nhằm gia tăng thu
nhập, giảm tiêu dùng của hộ gia đình. (3) Việc tăng tiếp cận với TCVM sẽ giúp gia
tăng thu nhập, giảm tiêu dùng, tăng tích lũy tài sản tài chính (tiết kiệm) và phi tài
chính, gia tăng việc trao quyền cho phụ nữ qua đó giúp quốc gia thực hiện chương
trình giảm nghèo. (4) Từ những năm 1970, TCVM là một công cụ hữu hiệu cho phát
triển, là một công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs), là một công cụ chống đói nghèo quan trọng, là sự khôn ngoan trong đầu tư
vào vốn con người.
31

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa
đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa TCVM, tiết kiệm vi mô và cho
thuê vi mô đối với việc phát triển tài chính của hộ gia đình. (2) Chưa giới thiệu cách
thức để người nghèo, người có thu nhập thấp có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
TCVM để gia tăng thu nhập, giảm tiêu dùng của hộ gia đình.
Tác giả, nội dung, đóng góp và phương pháp nghiên cứu của các công trình
liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo được tổng hợp trong Bảng
2.1.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến
tác động của tín dụng đối với người nghèo
T Tác giả/ Nội dung Đóng góp Hạn chế Phương pháp
T Năm nghiên cứu của nghiên cứu của nghiên cứu nghiên cứu
Theo các chương trình giảm nghèo
Tổng doanh số cho vay Chưa chỉ ra mối quan
Imai và bình quân đầu người tăng hệ giữa việc vay vốn tín Hồi quy OLS,
TCVM và nghèo đói: Một
01 cộng sự thì sẽ giúp người nghèo dụng và gia tăng thu cross-section
quan điểm vĩ mô.
(2002) gia tăng thu nhập và giảm nhập của người nghèo và 2SLS
nghèo đói.
Chương trình cho người Chưa làm rõ mối quan
Giảm nghèo cần phải có
Matin và nghèo nhất: Bài học từ hệ giữa việc sử dụng
sự kết hợp giữa viện trợ Thống kê
02 Hulme chương trình phát triển cho dịch vụ TCVM và gia
lương thực và đào tạo kỹ mô tả
(2003) nhóm dễ bị tổn thương tăng thu nhập của
năng, cung cấp TCVM.
(IGVGD) ở Bangladesh. người nghèo.
Chưa giới thiệu các
Việc cung cấp các dịch vụ
Uganda of dịch vụ TCVM mà
Kế hoạch hành động giảm TCVM giúp tăng năng Thống kê
03 MFPED người nghèo có thể tiếp
nghèo ở Uganda suất lao động, thu nhập hộ mô tả
(2004) cận và gia tăng thu
gia đình và giảm nghèo.
nhập
Chưa đánh giá vai trò
Mối quan hệ giữa TCVM Mức cho vay có vai trò
của vay vốn tín dụng
Khandker và nghèo đói bằng việc sử quyết định đối với việc gia Hồi quy
04 đối với việc gia tăng
SR (2005) dụng dữ liệu bảng của tăng thu nhập của người Fixed effects
thu nhập của người
Bangladesh. nghèo.
nghèo bên cạnh các yếu
32

tố khác
Việc gửi tiến tiết kiệm sẽ Chưa chỉ ra mối quan
Việc chuyển đổi tổ chức
Ledgerwood giúp gia tăng cơ hội đầu hệ giữa cung cấp dịch
TCVM: Cung cấp các dịch Thống kê
05 và White tư, gia tăng thu nhập và là vụ tài chính và gia tăng
vụ tài chính đầy đủ cho mô tả.
(2006) con đường thoát nghèo thu nhập của người
người nghèo.
nhanh. nghèo
Chương trình TDVM của chưa chỉ ra tác động
TDVM giúp gia tăng thu
chính phủ cho người nghèo của TDVM đối với việc Hồi quy 2SLS
Nguyen VC nhập, chi tiêu và cải thiện
có thực sự chống đói gia tăng thu nhập người và fixed
06 (2008) phúc lợi hộ gia đình
nghèo: Bằng chứng của nghèo effects.
nghèo.
Việt Nam.
Chưa chỉ ra mối quan
TDVM giúp người nghèo
Stewart và hệ giữa TDVM, tiết
Tác động của TCVM đối gia tăng tiết kiệm, tích lũy Thống kê mô
07 cộng sự kiệm vi mô và việc gia
với người nghèo. tài sản bên cạnh việc gia tả.
(2010) tăng thu nhập của
tăng thu nhập.
người nghèo
Ikenna Việc cung cấp TDVM sẽ Chưa chỉ ra mối quan
Nghèo đói ở khu vực nông
và thúc đẩy kinh doanh, gia hệ giữa vay vốn TDVM Hồi quy
08 thôn Nigeria và vai trò của
Ofoegbu tăng thu nhập và giảm và việc gia tăng thu OLS.
TCVM.
(2013) nghèo. nhập của người nghèo
Chưa đánh giá khả Hồi quy
năng tiếp cận dịch vụ Mixed process
Duong HA Số tiền cho vay liên quan
Ảnh hưởng của TCVM trên TCVM của người SUR
09 và Nghiem đến giảm xác suất nghèo
giảm nghèo ở Việt Nam. nghèo estimator,
HS (2014) khó của mỗi hộ gia đình.
probit và
Fixed effects.
Dịch vụ TCVM giúp Chưa giới thiệu cách
Tác động hệ thống TCVM người nghèo tận dụng các thức để người nghèo
Okezie và
đối với việc giảm nghèo đói cơ hội kinh tế, tích lũy tài gia tăng khả năng tiếp Hồi quy
10 cộng sự
ở Nigeria: Kinh nghiệm của sản và giảm tính dễ bị tổn cận dịch vụ TCVM và Tobit.
(2014)
bang Imo. thương đối với những cú gia tăng thu nhập.
sốc từ cuộc sống
Theo các vấn đề xã hội
01 Pitt và Việc tham gia các chương Phụ nữ tham gia các Chưa đề cập đến trình Hồi quy Tobit,
33

Khandker trình tín dụng theo nhóm chương trình tín dụng theo độ học vấn của người fixed effects
(1998) cho người nghèo ở nhóm thì tăng chi tiêu, tham gia vay vốn và và Two stage
Bangladesh và giới tính là tăng cung ứng lao động và khả năng tiếp cận các least squares
vấn đề quan trọng chống học tập của trẻ em. nguồn vốn tín dụng của (2SLS).
nghèo đói. người nghèo
Yếu tố quyết định việc
tham gia các hoạt động tín TDVM giúp cải thiện đáng Chưa đề cập đến việc Hồi quy
Nguyen HC dụng và ảnh hưởng của nó kể điều kiện kinh tế và chi gửi tiền tiết kiệm của Probit, tobit,
02
(2007) đến tiêu dùng hộ gia đình: tiêu hộ gia đình ở khu vực người vay ở khu vực OLS và fixed
Bằng chứng ở nông thôn nông thôn. nông thôn. effects.
Việt Nam.
Chưa đánh giá mối
quan hệ giữa việc vay
Duvendack Bằng chứng về tác động Phụ nữ tiếp cận và sử dụng
vốn TDVM chính thức Thống kê
03 và cộng sự của TCVM trên hạnh phúc dịch vụ TCVM tốt hơn
với việc cải thiện điều mô tả.
(2011) của người nghèo. nam giới.
kiện kinh tế, hạnh phúc
của người nghèo
TDVM, tiết kiệm vi mô và Chưa chỉ ra mối quan
cho thuê vi mô có phục vụ hệ giữa TCVM, tiết
hiệu quả cho tài chính hộ kiệm vi mô và cho thuê
Stewart và gia đình bao gồm sự can Việc tiếp cận TCVM giúp vi mô đối với việc phát
Thống kê
04 cộng sự thiệp để tạo điều kiện cho gia tăng thu nhập và giảm triển tài chính của hộ
mô tả.
(2012) người nghèo, đặc biệt là tiêu dùng hộ gia đình. gia đình
phụ nữ tham gia vào các cơ
hội kinh tế ở các quốc gia
thu nhập thấp và trung bình.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với
người nghèo)
Kết luận chương 2
Chương 2 đã lược khảo cho chúng ta thấy 14 công trình nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo, gồm: 10
nghiên cứu thực hiện theo các chương trình giảm nghèo và 4 nghiên cứu thực hiện
theo các vấn đề xã hội.
34

Qua lược khảo các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan
đến tác động của tín dụng đối với người nghèo, chúng ta đã thấy được phương pháp,
mô hình nghiên cứu về sử dụng dịch vụ TCVM, TDVM cho người nghèo cũng như
hạn chế của các nghiên cứu này. Luận án sẽ khắc phục hạn chế của 14 nghiên cứu trên
(Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM (vay vốn tín dụng) và
việc gia tăng thu nhập, chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của
người nghèo, chưa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn), chưa đề
xuất các giải pháp gia tăng thu nhập cho người nghèo) bằng việc đề xuất các giải pháp
tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH nhằm gia tăng thu nhập cho người nghèo ở
Việt Nam.
35

Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã giới thiệu cho chúng ta tổng quan tình hình nghiên cứu và lược
khảo những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối
với người nghèo trên thế giới và Việt Nam để chúng ta đánh giá tác động của TDVM
đối với người nghèo. Nhằm đánh giá chính xác tác động tín dụng của ngân hàng
CSXH đối với người nghèo thông qua việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn
vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
CSXH của người nghèo, chương 3 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng,
khái niệm TDVM và nghèo đói, ý nghĩa của việc tăng cường tín dụng ngân hàng
CSXH Việt Nam, tác động tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và các mô
hình nghiên cứu.
3.1. Tín dụng ngân hàng
3.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng thương mại là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ
giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các hộ gia đình, cơ
sở SXKD, các tầng lớp dân cư. Tín dụng ngân hàng thương mại với đối tượng cho vay
là tiền tệ do đó là hình thức tín dụng rất linh hoạt; chiều vận động của tín dụng ngân
hàng thương mại rất đa dạng do ngân hàng có thể cho vay với mọi thành phần kinh tế,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng để trang trải chi tiêu trong gia đình với các món vay
nhỏ hoặc các khoản vay lớn hơn để mở rộng SXKD, phục vụ cho phát triển KT-XH;
quy mô tín dụng lớn vì nguồn vốn cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng có thể tập
trung và huy động được trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thương mại là kênh
cung cấp vốn chủ lực của nền kinh tế thị trường. Thông qua tín dụng ngân hàng
thương mại nhu cầu về vốn của nền kinh tế được cung ứng linh hoạt, kịp thời.
36

Tín dụng ngân hàng thương mại bao gồm các chủ thể là ngân hàng, nhà nước,
doanh nghiệp và hộ dân cư. Trong quan hệ tín dụng, tiền là đối tượng chính do đó nó
không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Đây chính là điểm nổi bật và là sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng thương mại với
các loại hình tín dụng khác.
(Nguồn: Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng – Trường Đại học ngân hàng Tp
HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 2009)
3.1.2. Tín dụng ngân hàng CSXH
3.1.2.1. Khái niệm
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Tín dụng ngân hàng CSXH là việc sử dụng các
nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các ĐTCS khác vay
ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”.
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Người nghèo và các ĐTCS khác được vay vốn
TDUĐ gồm: (1) Hộ nghèo. (2) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. (3) Các đối tượng cần vay
vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là chính phủ). (4) Các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. (5)
Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III
miền núi và thuộc chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi,
vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là chương trình 135). (6) Các đối tượng khác khi có
quyết định của Thủ tướng chính phủ”.
3.1.2.2. Đặc điểm
Tín dụng ngân hàng CSXH có các đặc điểm sau:
(1) Người nghèo và các ĐTCS khác khi vay vốn tại ngân hàng CSXH không
phải thế chấp tài sản ngoại trừ các tổ chức kinh tế vay vốn để giải quyết việc làm theo
Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các tổ chức kinh tế
thuộc hải đảo; khu vực II, III miền núi; chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt
khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng phải gia nhập tổ tiết kiệm & vay vốn tại
37

địa phương do tổ chức Chính trị - xã hội (CT-XH) nhận uỷ thác của ngân hàng CSXH
thành lập và Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã cho phép hoạt động.
(2) Hộ nghèo được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
(3) Lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại).
(Nguồn: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)
3.1.3. Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng
thương mại
Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH và tín dụng ngân hàng thương mại
được thể hiện trong Bảng 3.1
Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa tín dụng ngân hàng CSXH
và tín dụng ngân hàng thương mại
S Tiêu Tín dụng Tín dụng
TT chí ngân hàng CSXH ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại, nhà
Ngân hàng CSXH, người nghèo
1 Chủ thể tham gia nước, doanh nghiệp và hộ
và các ĐTCS
dân cư
Do Tổng Giám đốc ngân
Do Thủ tướng chính phủ quyết
hàng quyết định và cao hơn
2 Lãi suất cho vay định và thấp hơn lãi suất thị
hoặc tương đương lãi suất thị
trường
trường
Theo chỉ định của Thủ tướng
3 Đối tượng vay vốn Doanh nghiệp, hộ dân cư
chính phủ
4 Tài sản thế chấp Không phải thế chấp tài sản Phải thế chấp tài sản
Phụ thuộc vào dự án kinh doanh Phụ thuộc vào dự án kinh
5 Số tiền cho vay nhưng tối đa không quá 50 triệu doanh và giá trị tài sản thế
đồng chấp.
Phương thức cho Được uỷ thác cho các tổ chức Ngân hàng và khách hàng
6
vay CT-XH và hộ vay phải gia nhập trực tiếp ký hợp đồng tín
38

tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa dụng


bàn sinh sống do các tổ chức
này thành lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng – Trường Đại học
ngân hàng Tp HCM và Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)
3.2. Khái niệm về tín dụng vi mô và nghèo đói
3.2.1. Tín dụng vi mô
Nghiên cứu của Ledgerwood, Earne và Nelson (2013) cho rằng TDVM là việc
cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo với mục đích giúp
những người thụ hưởng thực hiện các dự án SXKD để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao
chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ. Sam Daley-Harris
(2006) cho rằng các tổ chức tài chính chính thức chỉ cung cấp dịch vụ tài chính cho
khoảng 25% dân số, 75% dân số còn lại khó tiếp cận vì phần lớn trong số họ thuộc
nhóm hộ nghèo có thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp hoặc sinh sống cách xa địa
bàn hoạt động của các tổ chức này mặc dù họ cũng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, vay
vốn để phát triển sản xuất, tiêu dùng và các dịch vụ bảo hiểm nhỏ mà chỉ các tổ chức
tín dụng quy mô nhỏ mới đáp ứng được yêu cầu của họ do có sự gần gũi về mặt
khoảng cách, ít chi phí phát sinh, thủ tục đơn giản và có sự tin tưởng trong giao dịch.
TDVM là các khoản vay nhỏ hoặc rất nhỏ dành cho khách hàng vay còn nghèo
khổ và thường thiếu tài sản thế chấp, công việc không ổn định. TDVM được thiết kế
không chỉ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, giúp giảm nghèo mà còn sử dụng trong
nhiều trường hợp để trao quyền cho phụ nữ và nâng đỡ toàn bộ cộng đồng bởi vì trong
nhiều cộng đồng, phụ nữ thường không có công việc ổn định và có rất nhiều người
không biết chữ do đó không thể hoàn thành thủ tục giấy tờ cần thiết để có các khoản
vay thông thường. TDVM là một phần của TCVM bởi ngoài việc cung cấp các khoản
vay nhỏ (rất nhỏ) thì TCVM còn cung cấp các dịch vụ tài chính, khoản tiết kiệm.
TDVM được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển và được cho là có
tiềm năng to lớn, là một công cụ để thực hiện giảm nghèo. TDVM thường được cung
39

cấp kết hợp với các chương trình phúc lợi xã hội góp phần giảm nghèo, cải thiện sức
khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, ... cho người nghèo.
Các tổ chức cung cấp TDVM được thành lập vì là sự lựa chọn để thay thế tình
trạng cho vay nặng lãi. Các tổ chức này thường là các tổ chức phi lợi nhuận, hoạt
động bằng kinh phí của chính phủ hoặc các khoản tài trợ. Hoạt động của các tổ chức
TDVM thường được thực hiện thông qua nhóm vì chi phí giám sát các khoản cho vay
thấp và việc trả nợ của khách hàng tốt hơn các khoản vay cá nhân.
3.2.2. Nghèo
Có rất nhiều khái niệm về nghèo đói và đây là những khái niệm cơ bản.
Tổ chức Y tế thế giới (2006) cho rằng “một người được coi là nghèo khi thu
nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm
(PCI) của quốc gia”.
Hội nghị thượng đỉnh về chống nghèo đói của Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương (1993) cho rằng: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của
từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội (1995) cho rằng “người
nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày mỗi
người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Abapia Sen (1998) cho rằng “nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia
vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói
chung và người giàu, người nghèo nói riêng, khác biệt cơ bản để phân biệt họ chính là
cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội
lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Robert McNamara (1980) cho rằng “nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh
giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu
tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm
cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức
trên thế giới". Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương
40

đương của địa phương so với đô la thế giới để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn
tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các giá trị ranh giới
nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 USD
cho khu vực Mỹ Latinh và Carribean đến 4 USD cho những nước Đông Âu cho đến
14,4 USD cho những nước công nghiệp.
3.3. Lý thuyết về tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về việc tham gia các dịch
vụ ngân hàng chính thức, sử dụng TDVM của người nghèo nhằm gia tăng thu nhập,
góp phần giảm nghèo cho quốc gia và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tham gia các
dịch vụ ngân hàng chính thức đặc biệt là sử dụng TDVM giúp người nghèo gia tăng
thu nhập một cách đáng kể.
3.3.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Thứ nhất, Levine (2005) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về tài chính và tăng
trưởng: Lý thuyết và hành vi cho rằng cách thức mà sự tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ tài chính chính thức có thể gia tăng thu nhập cho người nghèo là:
(1) Cung cấp thông tin về các khoản đầu tư có khả năng thực hiện và phân bổ
vốn: Hệ thống tài chính có thể giúp tạo ra thông tin tài chính để tối thiểu hóa sự thiếu
hụt thông tin tài chính cá nhân và vấn đề thông tin bất đối xứng. TDVM và các cơ
quan tài chính khác cũng đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng nghèo các dịch vụ khai
thác thông tin nhằm khắc phục tình trạng những cá nhân nghèo không biết các cơ hội
gia tăng thu nhập suốt thời gian sử dụng các dịch vụ tài chính. Hệ thống tài chính
chính thức cũng có thể tạo ra thông tin về các khoản đầu tư mà cho thu nhập cao và
chỉ định vốn, cho phép cá nhân tận dụng các cơ hội này. Thật vậy, khi được kết hợp
với các cơ hội đào tạo kinh doanh, việc cung cấp cho người nghèo thông tin để họ có
thể xác định hay cải thiện các cơ hội đầu tư thì tiện ích cho vay có thể giảm bớt rủi ro.
Ngoài ra, việc gửi tiền tiết kiệm ở các hệ thống tài chính có thể tạo ra thông tin
về khách hàng, có thể tạo thuận lợi cho cả việc gửi tiền tiết kiệm và cơ hội vay tiền.
Bằng cách cho phép người nghèo gửi tiết kiệm, thiết lập hồ sơ theo dõi tiền tiết kiệm
và hệ thống tài chính tạo ra thông tin về dòng tiền mặt của cá nhân. Điều này có thể
41

gia tăng sự tiếp cận với tín dụng của người nghèo, trợ giúp bổ sung để thực hiện các
đầu tư lợi nhuận cao và gia tăng thu nhập.
(2) Theo dõi các khoản đầu tư và áp dụng việc quản lý tổ chức sau khi cung
cấp tài chính: Việc theo dõi các khoản đầu tư là thử thách chính cho các nhà cung cấp
dịch vụ tài chính chính thức khi phục vụ cho người nghèo vì chi phí cho việc theo dõi
các khoản nợ cá nhân tương đối cao. Hệ thống tài chính chính thức có thể tạo ra thông
tin tốt cho cá nhân vì các ngân hàng chính thức thường bảo vệ bí mật thông tin, khoản
vay và theo dõi các khoản đầu tư của khách hàng. Những cơ quan chính thức này có
thể cho vay với các điều kiện ưu tiên hơn chẳng hạn như: lãi suất thấp hơn, ít trung
gian hơn, … nhằm tạo hiệu quả cao đặc biệt đối với việc gia tăng thu nhập.
(3) Tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, đa dạng hóa và quản lý rủi ro: Từ quan
điểm quản lý rủi ro, các ngân hàng chú trọng quản lý các khoản đầu tư có rủi ro hơn
những người cho vay không chính thức. Các ngân hàng cho vay nhiều dự án vì vậy họ
lựa chọn để cung cấp tín dụng ở những thời điểm hợp lý so với người cho vay không
chính thức.
Các cơ hội tham gia tín dụng và gửi tiền tiết kiệm ở hệ thống tài chính chính
thức có thể trợ giúp người nghèo trong việc hạn chế rủi ro và giải quyết thu nhập
không ổn định của họ. Việc tiếp cận tín dụng cho phép giải quyết tiêu dùng bằng cách
giúp người nghèo vượt qua các cú sốc tiêu cực với thu nhập thông qua việc vay vốn.
Việc người nghèo được cung cấp vốn có thể tăng thu nhập bằng nhiều kênh, bao gồm
việc ngăn chặn bán tài sản vì lợi nhuận cao.
(4) Huy động và tạo quỹ tiết kiệm: Các tiện ích tiền gửi tiết kiệm có thể giúp
người nghèo trực tiếp thực hiện đầu tư vốn nhằm tạo thu nhập với lợi nhuận cao vì các
dịch vụ tiết kiệm cung cấp phương tiện để tài trợ cho những khoản đầu tư này. Hơn
nữa, các tiện ích tiết kiệm được bảo mật do đó giúp huy động tiết kiệm dễ dàng hơn.
(5) Làm cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ dễ dàng hơn: Các dịch vụ thanh
toán, đặc biệt số tiền được chuyển, tạo khả năng cho người nghèo để tìm kiếm công
việc với mức lương cao hơn và chuyển tiền về nhà. Các kênh thanh toán chính thống
với chi phí giao dịch thấp về thực chất đã gia tăng số lần chuyển tiền và số tiền được
chuyển do đó giúp giảm chi tiêu và cũng có thể gia tăng số tiền tiết kiệm. Các dịch vụ
42

thanh toán cũng có thể giảm bớt chi phí giao dịch và cho phép trao đổi hàng hóa, dịch
vụ quan trọng nhằm gia tăng thu nhập
Thứ hai, Nguyen TTN (2014) nghiên cứu lý thuyết về việc tạo cơ chế thúc đẩy
TCVM phát triển cho rằng các dịch vụ TCVM tác động tích cực đến gia tăng thu nhập
hộ gia đình, là cánh cửa thoát nghèo, giúp tạo dựng tài sản, có điều kiện chăm sóc sức
khoẻ, cơ hội đầu tư cho giáo dục nhiều hơn và tăng quyền cho phụ nữ:
(1) Người nghèo khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM như: tiết kiệm,
tín dụng, bảo hiểm hay chuyển tiền vì các tổ chức TCVM cho rằng người nghèo thuộc
nhóm đối tượng không có tài sản đảm bảo, thu nhập lại bấp bênh nên cho họ vay sẽ
gặp rủi ro trong thu hồi vốn. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ TCVM cho người
nghèo rất tốn kém đặc biệt khi so sánh về quy mô dư nợ (chi phí cho khoản vay 100
USD và khoản vay 3.000 USD là tương đương nhau).
(2) Người nghèo cần được tiếp cận với hàng loạt các dịch vụ TCVM chứ không
chỉ riêng tín dụng. Họ cần các dịch vụ tiền gửi an toàn, thuận tiện cho phép duy trì số
dư nhỏ, dễ dàng tiến hành những giao dịch nhỏ.
(3) Dịch vụ TCVM giúp gia tăng thu nhập cho hộ gia đình: Hiện nay, tổ chức
TCVM cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, …
giúp người nghèo tiến hành hoạt động SXKD nhằm tạo các khoản thu nhập từ hoạt
động SXKD và các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp như từ tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ, … Ngoài ra, các dịch vụ TCVM còn góp phần
giúp người nghèo gia tăng thu nhập hộ gia đình bằng cách ngăn ngừa các rủi ro về
kinh tế. Do thu nhập không hiển nhiên mà có do đó với các nguồn vốn vay (không tài
sản thế chấp) là cơ sở, nền tảng để người nghèo lập kế hoạch đầu tư, mở rộng SXKD.
Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM luôn cung cấp vốn với các điều kiện thuận lợi để
đồng vốn vay được người nghèo sử dụng một cách hiệu quả, thực hiện tích luỹ tài sản
và tài sản cầm cố được bảo toàn nếu rủi ro xảy ra.
(4) TCVM là cánh cửa thoát nghèo cho nhiều người nghèo: Ở Việt Nam, trong
các thập kỷ gần đây, đã có nhiều người nghèo không tạo được thu nhập vì không có
tài sản thế chấp và không được tiếp cận với các dịch vụ TCVM và buộc phải vay
ngoài với lãi suất rất cao. Chính vì vậy, các tổ chức cung cấp TCVM (ngân hàng
43

CSXH, hợp tác xã, quỹ tín dụng trung ương, các tổ chức TCVM, …) cung cấp dịch
vụ: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ phi tài
chính (phòng ngừa rủi ro, phổ biến kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường,
…) đã mở ra lối thoát để người nghèo thoát nghèo và phương thức này đã nhận được
sự đồng thuận của đông đảo người nghèo.
Ở Việt Nam, phần lớn người nghèo sống tại khu vực nông thôn với ngành nghề
chính là sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất lao động kém do đó không được tiếp
cận với các dịch vụ TCVM vì vậy việc cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài
chính cho cộng đồng người nghèo của các tổ chức TCVM đã giúp họ thay đổi cuộc
sống, thúc đẩy kinh tế gia đình, xã hội phát triển. Mặc dù vốn vay từ các tổ chức
TCVM không lớn nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì được cung cấp đến tay
người nghèo, đúng thời điểm cần thiết đã giúp họ đầu tư SXKD, tạo dựng tài sản, ổn
định chỉ tiêu từ đó thoát khỏi nghèo đói mặc dù công việc này cần một thời gian dài.
(5) Dịch vụ TCVM giúp người nghèo tạo dựng tài sản, chăm sóc sức khoẻ tốt
hơn và đầu tư nhiều hơn cho giáo dục: Nhờ gia tăng thu nhập, tài sản được tích lũy, có
tiền tiết kiệm do đó người nghèo có thể vay được nguồn vốn lớn hơn để tái đầu tư mở
rộng SXKD, sửa chữa nhà xưởng, thuê mướn thêm nhân công nhằm giải quyết công
ăn việc làm cho lao động tại địa phương, …
Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và có tài sản tích lũy sau khi sử dụng dịch vụ
TCVM, người nghèo nay không còn phải chạy ăn từng bữa mà hoạt động này đã tồn
tại trong thời gian dài, thay vào đó sẽ có những sinh kế dài hạn phục vụ cho tương lai:
có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, thay đổi môi trường sống, thực hiện
khám sức khoẻ thường xuyên để không phải tốn tiền khi bệnh nặng và có thể cho con
cái tiếp cận các loại hình giáo dục khác nhau với thời gian dài hơn.
(6) Dịch vụ TCVM giúp gia tăng quyền hạn cho người phụ nữ: Trong rất nhiều
chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng lý tưởng bởi vì họ là
những người chịu khó lao động, biết dành dụm và trả nợ khoản vay đúng hạn hơn các
đối tượng khác và trong nhiều hộ gia đình nghèo, phụ nữ là người kiếm tiền chính để
nuôi sống gia đình. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, phụ nữ nghèo lại là đối
tượng thường xuyên bị bạo hành. Tham gia chương trình của tổ chức TCVM, việc
44

được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức dẫn tới nhiều lựa chọn hơn đã tạo điều kiện cho
phụ nữ có quyền nhiều hơn trong việc phối hợp cùng chồng quyết định các vấn đề
quan trọng của gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động này, họ đã đóng góp đáng
kể vào gia tăng thu nhập gia đình và hoạt động này giúp phụ nữ giành thêm sự tôn
trọng từ phía chồng, con: có thể thoả thuận để chồng phụ giúp công việc gia đình,
tránh các mâu thuẫn về tiền bạc và được mọi người kính trọng.
Thứ ba, Legerwood (1999) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về ngân hàng bền
vững cho người nghèo cho rằng vào năm 1995, trên thế giới có khoảng 500 triệu
người hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ và hầu hết không có quyền
tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính. Các nhà thực hành TCVM và các nhà tài trợ
phải chấp nhận quan điểm rằng để đáp ứng nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp có
thu nhập thấp này phải thực hiện trong thời gian dài.
TCVM đã phát sinh vào những năm 1980, tuy nhiên vẫn chỉ là những nghi ngờ
về kết quả việc phân phát, trợ cấp tín dụng cho nông dân nghèo. Trong những năm
1970, các cơ quan tài chính thuộc chính phủ là nguồn cung cấp tín dụng sản xuất chủ
yếu cho những người mà trước đó không thể tiếp cận các cơ sở tín dụng do họ bị bắt
buộc phải trả lãi suất cao quá mức. Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế giả định rằng
người nghèo yêu cầu tín dụng với lãi suất thấp và coi đây là cách để thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp bởi họ là các chủ đất nhỏ. Ngoài việc cung cấp tín dụng nông nghiệp, các
nhà tài trợ thành lập các công đoàn tín dụng theo mô hình được xây dựng ở Đức vào
năm 1864 với mục đích là dạy cho nông dân nghèo làm thế nào để tiết kiệm nhằm huy
động tiết kiệm ở nông thôn.
Dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng, tuy nhiên cũng có
một số tổ chức TCVM cung cấp bảo hiểm và dịch vụ thanh toán. TCVM phát triển khi
nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhằm phục vụ lợi ích cho phụ nữ và đàn ông có
thu nhập thấp.
Tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ tài chính thông qua việc hình thành các nhóm
nhằm tạo sự tự tin, đào tạo kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cho các thành viên
và tạo sự liên kết trong sản xuất, tạo thu nhập giữa các thành viên trong nhóm.
45

Các tổ chức TCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ (NGOs), hợp tác xã tiết
kiệm và cho vay, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại
hoặc học viện tài chính. Khách hàng của tổ chức TCVM thường là doanh nghiệp nhỏ
có thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn, thương nhân, người bán hàng rong, nông
dân sản xuất nhỏ với hoạt động SXKD có nguồn thu nhập không ổn định.
Giữa những năm 1980, các khoản trợ cấp từ các mô hình tín dụng được thực
hiện bởi các nhà tài trợ bị chỉ trích là không ổn định vì thị trường yêu cầu các khoản
vay lớn để doanh nghiệp liên tục hoạt động.
TCVM là bộ phận không thể tách rời của hệ thống tài chính tổng thể với việc
chuyển từ giải ngân nhanh các khoản vay nhằm hướng tới dân số mục tiêu và xây
dựng các tổ chức bền vững.
Các tổ chức phi chính phủ ở các địa phương đang bắt đầu tìm kiếm cách tiếp
cận mới cho những người có thu nhập thấp, không ổn định như là phương pháp để
phát triển cộng đồng như: ngân hàng Grameen (Bangladesh) là một mô hình về cho
vay nhóm đối với những người không có đất sản xuất với hơn 2,4 triệu khách hàng
(94% là phụ nữ) và bây giờ đã trở thành mô hình ở nhiều quốc gia; tổ chức ACCION
International thực hiện cho vay các nhóm đoàn kết ở Mỹ Latin; tổ chức Fundacion
Carvajal phát triển thành công hệ thống cung cấp tín dụng và đào tạo cho các doanh
nhân ở doanh nghiệp nhỏ và ngân hàng nông thôn Rakyat ở Indonesia đã hình thành
một hệ thống ưu đãi cho người đi vay (nông dân sản xuất nhỏ) với việc khen thưởng
cho việc trả nợ vay đúng hạn hay dựa vào kết quả huy động tiết kiệm tự nguyện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức TCVM ngày càng phát triển và các
dịch vụ TCVM tác động tích cực đến thu nhập và cuộc sống của người nghèo:
(1) Dịch vụ TCVM có thể giúp tạo thu nhập cho người nghèo, các doanh
nghiệp nhỏ.
(2) Dịch vụ TCVM tạo sự bền vững về tài chính cho người nghèo thông qua
việc giúp người nghèo được vay vốn, sử dụng các dịch vụ tài chính từ đó có sự tự chủ
về tài chính.
(3) Dịch vụ TCVM giúp xây dựng hệ thống TCVM tiềm năng dựa trên hệ
thống truyền thống bởi vì tổ chức TCVM hoạt động dựa trên hệ thống truyền thống
46

(các hiệp hội tiết kiệm và tín dụng quay vòng) tuy nhiên linh hoạt hơn với mức lãi suất
thấp hơn. Điều này làm cho các dịch vụ TCVM hấp dẫn với một số lượng lớn khách
hàng có thu nhập thấp.
(4) Các dịch vụ TCVM giúp củng cố và mở rộng hệ thống tài chính hiện có
bằng cách mở rộng thị trường hoạt động bao gồm cả lĩnh vực tiết kiệm và tín dụng.
(5) Sự sẵn có của các sản phẩm tài chính là kết quả thử nghiệm và đổi mới tốt
hơn vì nó đã giải quyết vấn đề thiếu tài sản thế chấp của người nghèo bằng cách tiếp
cận và cho vay thông qua các nhóm, giải quyết được vấn đề trả nợ không đúng hạn
bằng cách khuyến khích trả nợ đúng hạn để giải quyết cho vay các khoản lớn hơn.
Thứ tư, Moduch J và Haley B (2002) thực hiện nghiên cứu lý thuyết về tác
động của TCVM trên giảm nghèo cho rằng từ những năm 1990, giảm nghèo đã trở
thành đối tượng quan tâm chưa từng thấy của các quốc gia trên thế giới và cộng đồng
quốc tế. Gần đây, các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng tập trung vào việc giảm nghèo cho
những người sống với mức không dưới 1 USD/ngày.
Dịch vụ TCVM đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả để thực hiện giảm nghèo.
Cũng giống như nhiều công cụ khác, các tổ chức TCVM hoạt động thành công do đã
thâm nhập được vào các đối tượng nghèo của xã hội bởi vì người nghèo phần lớn là
những người không có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục cơ bản và
không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ TCVM.
Nghiên cứu tập trung đánh giá từ các tài liệu liên quan về tác động của TCVM
đối với việc gia tăng thu nhập và giảm nghèo bên cạnh việc sử dụng các công cụ như:
công cụ đánh giá đói nghèo của CGAP, chỉ số Cashor Housing, công cụ xếp hạng của
SEF, công cụ AIMS của USAID, … và cho thấy:
(1) Đánh giá việc gia tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo phải dựa vào mức
vay trung bình và độ sâu của việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.
(2) Các tổ chức TCVM thể hiện sự đa dạng trong tiếp cận đối với dân số nghèo.
(3) Các tổ chức TCVM đã xác định mục tiêu rõ ràng cho việc giảm nghèo và
việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã trở thành văn hóa của các tổ chức này. Việc
thực hiện mục tiêu giảm nghèo của các tổ chức TCVM mang lại hiệu quả hơn nhiều
so với thực hiện các mục tiêu tài chính khác.
47

(4) Ngoài việc giúp người nghèo gia tăng thu nhập, dịch vụ TCVM còn giúp họ
giảm khả năng bị tổn thương.
(5) TCVM không phải dành cho tất cả mọi người vì không phải tất cả khách
hàng tiềm năng đều có thể chịu đựng được nợ và kỹ năng, khả năng kinh doanh là cần
thiết để điều hành một doanh nghiệp nhỏ thành công. Dịch vụ TCVM rất hiệu quả cho
một nhóm khách hàng rộng lớn (gồm có những người đang sống với thu nhập ở nửa
dưới chuẩn nghèo của các quốc gia, không có ruộng đất, hạn chế tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản, bình quân thu nhập dưới 1 USD/ngày, …).
(6) Những chương trình TCVM được thiết kế tốt luôn tác động tích cực đến
việc gia tăng thu nhập của người nghèo do nó luôn cố gắng để tiếp cận đến những đối
tượng này thông qua việc thiết kế, cung cấp các sản phẩm thích hợp và có mục tiêu
hoạt động rõ ràng. Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để các tổ chức TCVM giữ
được khách hàng của mình.
(7) TCVM đánh giá cao vai trò của tiết kiệm bên cạnh tín dụng. Tiết kiệm rất
quan trọng vì nó là một trong số những nhu cầu của người nghèo và nó chống lại tính
thời vụ của dòng tiền, thực hiện chức năng bảo hiểm tuy nhiên để người nghèo trở nên
giàu có vẫn cần phải có tín dụng. Các tổ chức TCVM tập trung vào tiết kiệm nhiều
hơn sẽ có hiệu quả hoạt động thấp hơn, tác động chậm đến việc giảm nghèo và khó
đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ.
Thứ năm, Khandker SR (2003) nghiên cứu lý thuyết về TCVM và nghèo đói
với bằng chứng từ việc sử dụng dữ liệu bảng tại Bangladesh với giả thuyết là tác động
tổng thể của TCVM đối với đói nghèo trong một nền kinh tế tăng trưởng thấp là rất
khiêm tốn hoặc không có. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của TCVM
đối với nghèo đói (được quan sát thông qua những người đi vay) là việc gia tăng thu
nhập trong ngắn hạn hoặc việc phân phối lại thu nhập.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu hộ gia đình được thu thập từ năm
1991/1992 và 1998/1999 ở Bangladesh. Nghiên cứu cho thấy những hộ có rất ít đất
sản xuất hoặc trình độ giáo dục thấp thì tham gia nhiều hơn vào các chương trình
TCVM. Bangladesh lúc đó được coi là quốc gia tiên phong của phong trào TCVM và
là quốc gia hoạt động TCVM lớn nhất thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
48

(1) Dịch vụ TCVM chủ yếu là các giao dịch tiết kiệm và tín dụng quy mô nhỏ.
TCVM chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhà sản xuất quy mô nhỏ.
Người nghèo và đặc biệt là phụ nữ là đối tượng chủ yếu của các tổ chức TCVM ở
nhiều quốc gia. Ngoài việc cung cấp tín dụng và tiết kiệm, TCVM còn hỗ trợ đào tạo
kỹ năng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.
(2) Lợi ích từ các dịch vụ TCVM cho giảm nghèo có thể là rất nhỏ vì các giao
dịch thường được thực hiện với khối lượng nhỏ do đó rất khó để có một tác động tổng
thể bền vững đối với nghèo đói. Trong một nền kinh tế tăng trưởng thấp, số tiền vay
của người nghèo có thể giúp cải thiện thu nhập hoặc phân phối lại thu nhập.
(3) Các dịch vụ TCVM được cung cấp dựa trên cho vay nhóm, không thế chấp
tài sản và thực hiện huy động tiết kiệm với số tiền nhỏ. Mặc dù số tiền vay nhỏ nhưng
chi phí giao dịch thường rất cao để giữ vững nguyên tắc tín dụng và giám sát hành vi
của người đi vay thông qua nhóm.
(4) Dịch vụ TCVM rất quan trọng đối với người nghèo vì nó đã giúp nâng cao
thu nhập bình quân đầu người và giúp những người tham gia các chương trình TCVM
thoát khỏi cảnh nghèo đói nhanh.
(5) Phúc lợi của TCVM tác động tích cực đến các hộ gia đình kể cả những
người không tham gia vào các dịch vụ TCVM: TCVM giúp người nghèo gia tăng thu
nhập từ đó góp phần gia tăng thu nhập của địa phương. Khi địa phương có nguồn thu
nhập thì có thể gia tăng phúc lợi cho nhân dân.
3.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Thứ nhất, Pande và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về sự tiếp cận của
người nghèo với các dịch vụ ngân hàng chính thức có làm tăng thu nhập cho họ hay
không tại 152 quốc gia, vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, trung bình. Nghiên cứu tập
trung đánh giá sự tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức trên các phương diện:
tín dụng, tiết kiệm và thanh toán chính thức và sự tiếp cận này đã mang lại kết quả cho
nhiều hộ gia đình trên các lĩnh vực: thu nhập, đầu tư, tích luỹ tài sản, tiêu dùng, giảm
nghèo đói và phúc lợi.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc sử dụng 226 bài báo liên quan (từ
10.274 trích dẫn ban đầu) từ cơ sở dữ liệu điện tử, tạp chí, trang web của các ngân
49

hàng quốc gia ở các nước đang phát triển, các tổ chức phi chính phủ trong thập niên
80 của thế kỷ XX.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng chính thức đã
giúp người nghèo gia tăng thu nhập tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các chính
sách, sự can thiệp của chính phủ và việc cung cấp các dịch vụ của các ngân hàng
chính thức. Việc gia tăng thu nhập cho người nghèo được thể hiện qua các hình thức:
(1) Thiết kế đổi mới về sản phẩm tiết kiệm sẽ gia tăng nhu cầu và số lượng về
gửi tiền tiết kiệm bằng cách giúp người nghèo nhận ra các thử thách hành vi để gia
tăng thu nhập.
(2) Cải thiện công nghệ ngân hàng bằng cách sử dụng điện thoại di động để
làm thuận tiện việc gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán và làm cho số tiền tiết kiệm có
khả năng gia tăng thu nhập bằng cách cho phép hộ gia đình sử dụng thuận lợi và tích
lũy số tiền tiết kiệm.
(3) Việc mở rộng lĩnh vực ngân hàng do nhà nước quản lý ở khu vực nông thôn
đã gia tăng nguồn cung cấp các dịch vụ ngân hàng, giảm nghèo đói, tăng thu nhập cho
nông dân và giúp họ mở rộng đầu tư nông nghiệp. Việc mở rộng lĩnh vực này đã giúp
cho người nghèo nhất có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và không phải chịu lãi
suất cao như ở khu vực ngân hàng tư nhân hoặc tình trạng vay nặng lãi từ bên ngoài.
(4) Việc tiếp cận tín dụng có thể gia tăng thu nhập hộ gia đình bằng cách gia
tăng tiêu dùng hoặc giữ mức tiêu dùng không thay đổi. Ngoài ra, nó có thể gia tăng
thu nhập nông nghiệp bằng cách cho phép nông dân mua nguyên liệu đầu vào tối ưu
hơn, hướng tới sản lượng và thu nhập cao hơn.
Thứ hai, Tiamiyu Mojisola F (1994) nghiên cứu về ngân hàng cho người
nghèo: sự chấp nhận của khách hàng nữ của ngân hàng nhân dân Nigeria. Nghiên cứu
thực hiện với 26 khách hàng nữ tại một chi nhánh của ngân hàng nhân dân Nigeria, 12
doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong khu vực đô thị và 14 doanh nghiệp nhỏ hoạt động
trong khu vực nông thôn.
Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu với 26 khách hàng nữ bên cạnh việc quan
sát các hoạt động và hành vi được tiến hành tại các địa điểm kinh doanh (nhà riêng,
chợ, các gian hàng bên đường) của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
50

(1) Hầu hết khách hàng nữ đều hài lòng với các dịch vụ của ngân hàng nhân
dân Nigeria vì các dịch vụ này đã giúp họ cải thiện tình hình kinh tế gia đình, ổn định
tình hình chính trị và tâm lý.
(2) Đánh giá về ngân hàng của khách hàng là doanh nghiệp nhỏ ở cộng đồng
đô thị và nông thôn không khác nhau.
(3) Cách tốt nhất để cải thiện đời sống của phụ nữ nghèo là cung cấp cho họ
các cơ hội tham gia hoạt động tín dụng.
Thứ ba, Liverpool L.S.O và Winter-Nelson A (2010) nghiên cứu về tình trạng
nghèo đói và tác động của tín dụng chính thức (chủ yếu là TCVM) đối với việc sử
dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, gia tăng thu nhập và
gia tăng tài sản giữa các hộ gia đình với các mức độ nghèo khác nhau bằng việc sử
dụng dữ liệu ở vùng nông thôn Ethiopia (Dữ liệu được lấy từ Bộ dữ liệu hộ gia đình
nông thôn Ethiopia bao gồm 15 hiệp hội nông thôn ở 4 khu vực, 1.477 mẫu/năm vào
các năm 1994, 1995, 1997, 1999 và 2004).
Từ những năm 1990, chính phủ Ethiopia đã theo đuổi một chiến lược công
nghiệp hoá phát triển nông nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và
đạt được an toàn thực phẩm. Chiến lược được thực hiện bằng việc mở rộng cung cấp
và đầu tư tài chính ở khu vực nông thôn nhằm thúc đẩy, tăng cường sản xuất nông
nghiệp thông qua việc sử dụng con giống mới, phân bón và các loại đầu vào khác. Bên
cạnh đó, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng tìm cách nâng cao
năng suất lao động của nông dân bằng cách giúp họ tiếp cận với công nghệ sản xuất
nông nghiệp tiên tiến thông qua sử dụng vốn, dịch vụ từ TCVM và cơ chế khác.
Bằng cách kết hợp tín dụng với đào tạo, các tổ chức TCVM đã mở ra cho họ
con đường thoát nghèo thông qua sử dụng vốn, các dịch vụ từ TCVM nhằm tiếp cận
và sử dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến.
Nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có nhiều tài sản hơn thì khả năng tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ TCVM tốt hơn những hộ gia đình không có tài sản do được cung
cấp các khoản đầu tư lớn hơn vì vậy khả năng gia tăng thu nhập, gia tăng tài sản
nhanh hơn (các hộ gia đình nghèo thường được cung cấp các khoản vay dưới 165
51

USD). Đối với những hộ nghèo nhất thường không được hưởng lợi từ các tổ chức
TCVM nhưng được hưởng các khoản trợ cấp từ chính phủ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Không có mối quan hệ giữa việc tham gia vào
các chương trình TCVM với việc sử dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến,
gia tăng tiêu dùng đối với nhóm người nghèo nhất. (2) Đối với những hộ gia đình
nghèo khác thì TCVM có tác động tích cực đến cải thiện tiêu dùng, gia tăng thu nhập,
gia tăng tài sản và việc sử dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến.
Thứ tư, Robinson MS (2001) nghiên cứu về cuộc cách mạng TCVM – Tài
chính bền vững cho người nghèo cho thấy hầu hết các tổ chức TCVM là các tổ chức
phi chính phủ (NGO), thường cung cấp một loạt các dịch vụ xã hội. Có ít nhất 80%
trong số 900 triệu hộ gia đình nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp không thể tiếp
cận các dịch vụ tài chính chính thức. Cuộc cách mạnh TCVM là một sự đóng góp
tuyệt vời về lý thuyết và thực tiễn cho sự phát triển kinh tế.
TCVM ở Indonesia có một sự phát triển mạnh mẽ ở cả vùng nông thôn và khu
dân cư đô thị giúp cho nhiều người nghèo tiếp cận các dịch vụ của các tổ chức này.
Hai tổ chức tiêu biểu cho hệ thống TCVM ở Indonesia là ngân hàng Dagang Bali
(BDB) và Rakyat Indonesia (BRI). Hệ thống TCVM ở Indonesia đã giúp giảm tỷ lệ hộ
nghèo quốc gia từ 40% vào năm 1970 xuống 11% vào năm 1996. Năm 1997, khi nền
kinh tế Đông Á rơi vào khủng hoảng và tình trạng đói nghèo ở Indonesia gia tăng, tổ
chức TCVM BRI đã giúp người nghèo ở các khu vực kinh tế phi chính thức vay vốn,
đầu tư kinh doanh và tạo thu nhập. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng vi mô ở Indonesia
còn giúp giảm nhẹ tác động của khủng hoảng đối với người nghèo, các doanh nghiệp
nhỏ và từng bước cải thiện nền tảng kinh tế của gia đình, doanh nghiệp nhỏ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy:
(1) Các dịch vụ TCVM giúp người nghèo cải thiện an ninh tài chính, tận dụng
các cơ hội kinh doanh và tạo thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ.
(2) Khi thu nhập của người nghèo tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng
tăng lên do đó hệ thống ngân hàng vi mô ở Indonesia đã thực hiện cải cách mạnh mẽ
nhằm đa dạng hóa sự sẵn có của các dịch vụ TCVM để tiếp tục giúp người nghèo gia
tăng thu nhập và thoát nghèo.
52

(3) Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của người nghèo ở nông thôn và thành thị rất lớn
và họ sẵn sàng gửi tiền vào các tổ chức TCVM (đặc biệt là các tổ chức do chính phủ
quản lý) sau khi được vay tiền vì vậy tiện ích tiết kiệm cần phải được cải thiện để đáp
ứng nhu cầu gửi tiền của người nghèo. Cung ứng vốn và gửi tiết kiệm là 2 công cụ
hữu ích cho người nghèo trong việc gia tăng thu nhập, đảm bảo khả năng thanh toán.
Thứ năm, Mai THĐ (2016) nghiên cứu về tác động của TCVM đến thu nhập
của hộ nghèo ở Việt Nam với dữ liệu được lấy từ bộ dữ liệu kết quả khảo sát mức
sống dân cư năm 2012 (VHLSS 2012). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố
tác động đến thu nhập của hộ nghèo gồm: độ tuổi, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài
sản, TDVM và khu vực sinh sống. Nghiên cứu được thực hiện với 515 mẫu hộ gia
đình bao gồm: 234 hộ vay vốn và 281 hộ không vay vốn năm 2010.
Dịch vụ TCVM ở Việt Nam hướng đấn khách hàng là những người nghèo, rất
nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và hình thức cho vay chủ yếu là qua tín chấp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy:
(1) Tiền vay từ dịch vụ TCVM đã tác động tích cực trong việc cải thiện thu
nhập của hộ nghèo: Khi có vốn, hộ nghèo có thể nắm bắt được cơ hội SXKD, thực
hiện đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị, … để nâng cao năng suất lao động từ đó gia
tăng lợi nhuận, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và giảm gánh nặng cho xã
hội. Tác động của dịch vụ TCVM đến từng nhóm hộ nghèo khác nhau là khác nhau.
(2) Tổng số tiền vay từ TDVM càng lớn thì cơ hội đầu tư SXKD của hộ nghèo
càng cao từ đó nguồn thu nhập bình quân mang lại cũng sẽ nhiều hơn.
(3) Khu vực sinh sống (nông thôn hay thành thị) ảnh hưởng rất lớn đến thu
nhập bình quân của hộ nghèo. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì thu nhập
bình quân của hộ nghèo ở thành thị cao hơn ở nông thôn 22,54%.
(4) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi quy mô hộ gia đình tăng
thêm 1 người thì thu nhập bình quân của hộ đó giảm 7,24%.
(5) Hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì thu nhập bình quân thấp vì vậy phải tạo việc
làm cho những người còn sức lao động nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu gia đình.
Thứ sáu, Rosenberg R (2010) nghiên cứu về việc TDVM có thực sự giúp đỡ
người nghèo cho rằng TDVM bắt đầu có ảnh hưởng mạnh trong công chúng cách đây
53

25 năm, nghiên cứu cho rằng TDVM có sức mạnh phi thường để nâng cao thu nhập,
cuộc sống của người nghèo đặc biệt là phụ nữ nghèo thông qua việc cung cấp vốn để
các doanh nghiệp nhỏ, người nghèo đầu tư vào SXKD.
TDVM là công cụ sống còn của các hộ gia đình nghèo ở một số quốc gia đang
phát triển như: Ấn Độ, Bangladesh, Nam Phi, … vì nó giúp hộ nghèo nhanh chóng gia
tăng thu nhập, giảm tiêu dùng bên cạnh các khoản hỗ trợ của các nhà tài trợ, chính
phủ, các nhà đầu tư xã hội, …
Dịch vụ TCVM mà cụ thể là tín dụng và tiết kiệm là những công cụ quan trọng
giúp người nghèo gia tăng thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói mà còn giúp họ có thể
nắm bắt các cơ hội đầu tư, khắc phục các cú sốc của cuộc sống như thanh toán các
khoản chi phí lớn về y tế, giáo dục, …
Ở các quốc gia đang phát triển, các dịch vụ tài chính không chính thức (các câu
lạc bộ tiết kiệm, cho vay phi chính thức, các khoản cho vay từ gia đình, bạn bè, người
ở địa phương, …) phát triển rất mạnh mẽ vì nó thường linh hoạt hơn các dịch vụ của
tổ chức tài chính chính thức do đó người nghèo cũng sẵn sàng tham gia các dịch vụ
này mặc dù độ tin cậy của nó không cao. TDVM chính thức thì đáng tin cậy hơn nhiều
so với TDVM không chính thức do: cán bộ tín dụng của tổ chức cho vay tham gia các
cuộc họp của người vay vốn hàng tuần bất kể thời tiết, số tiền và lãi suất cho vay được
thực hiện đúng theo quy định ban đầu, không đòi tiền hối lộ, giữ quan hệ tín dụng
minh bạch và thực hiện giao dịch nghiêm túc.
Trong giai đoạn nền kinh tế Đông Á rơi vào khủng hoảng (chẳng hạn như ở
Indonesia năm 1990), những người tham gia TDVM vẫn thực hiện trả nợ đúng hạn tốt
hơn những người tham gia các lĩnh vực tín dụng khác vì họ rất lo lắng để tiếp tục duy
trì quyền tiếp cận của họ vào các dịch vụ TCVM chính thức.
Nghiên cứu được thực hiện với 2 nhóm đối tượng là nhóm có vay và nhóm
không vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Các khoản vay từ TDVM tạo ra sự cải thiện lớn về thu nhập cho người
nghèo vì những người vay vốn gia tăng thu nhập tốt hơn những người không vay.
(2) Những người nghèo vay vốn ngắn hạn (từ 12 – 18 tháng) thì khó cải thiện
thu nhập hoặc giảm tiêu dùng hộ gia đình.
54

(3) Để cải thiện thu nhập và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cơ bản hàng ngày,
người nghèo phải tiết kiệm và vay mượn liên tục do đó các dịch vụ TCVM mà đặc
biệt là TDVM phải cung cấp đa dạng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu cho người nghèo.
Thứ bảy, Mosley (2001) nghiên cứu về TCVM và nghèo đói ở Bolivia cho rằng
ngành TCVM ở Bolivia đang phát triển mạnh mẽ, có thể cạnh tranh với bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới và có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho
người nghèo, cho người dân, đóng vai trò quan trọng trong giải phóng nền kinh tế vĩ
mô khỏi suy thoái từ giữa những năm 1980.
Để giúp người nghèo gia tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo, Bolivia đã
đẩy mạnh thực hiện các hoạt động sau: Nỗ lực huy động tiết kiệm của người nghèo ở
nông thôn, không ngừng gia tăng quy mô khoản vay và có cơ chế bảo hiểm thích hợp
đối với khoản vay, việc sản xuất của người nghèo.
Nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của TCVM đối với việc gia tăng thu
nhập của người nghèo, giảm nghèo đói bằng việc khảo sát đối với 4 tổ chức cung cấp
dịch vụ TCVM gồm 2 tổ chức ở thành thị và 2 tổ chức ở nông thôn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy:
(1) Các dịch vụ TCVM có tác động tích cực đến thu nhập và tài sản của người
nghèo, các doanh nghiệp nhỏ. Nguồn thu nhập này được tạo ra từ việc sử dụng vốn
vay để đầu tư SXKD.
(2) Người nghèo dễ gia tăng thu nhập sau khi vay vốn do đầu tư vào các tài sản
có rủi ro thấp.
(3) Dịch vụ TCVM cũng có thể làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của người
nghèo: Khi tỷ lệ nợ cao và người nghèo thực hiện đầu tư không thành công thì người
nghèo có thể bị buộc phải rời khỏi hệ thống TCVM và có thể dẫn đến việc mất vốn,
bần cùng hóa.
(4) Người nghèo thường bị hạn chế trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư do đó
không có chiến lược và khó khăn trong việc thực hiện đầu tư dài hạn vì vậy dễ phải
bán tài sản, cắt giảm chi tiêu gia đình như việc học của con cái, chăm sóc sức khỏe, …
(5) Những người nghèo, người có thu nhập thấp thường gia tăng thu nhập thành
công hơn do có tiền gửi tiết kiệm tự nguyện và không vội vàng gia tăng vốn cố định.
55

Thứ tám, Hulme D và Mosley P (1996) nghiên cứu sự bền vững về tài chính
của các tổ chức TCVM, tác động của khoản vay từ TDVM đến thu nhập của người
nghèo: Có sự đánh đổi thương mại của các tổ chức TCVM? cho rằng các tổ chức
TCVM trên thế giới qua quá trình hoạt động đã đạt được 2 mục tiêu là không ngừng
gia tăng tiếp cận với người nghèo và có sự bền vững về tài chính.
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trong giai đoạn 1989-1992 với 150 người/mẫu
tại 13 tổ chức TCVM ở 7 quốc gia mà đã đạt được mục tiêu giảm nghèo thông qua
việc sử dụng các chức năng của hệ thống tài chính.
Các tổ chức TCVM có sự bền vững về tài chính là những tổ chức có các sản
phẩm, tính năng được thiết kế tốt như: lãi suất cho vay cao hơn, các hình thức tiết
kiệm tự nguyện đa dạng, tần số thu hồi nợ cao, có các hình thức khuyến khích vật chất
để người vay trả nợ đúng hạn, khuyến khích nhân viên tối đa hóa mức cho vay và số
tiền thu hồi nợ, …
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa sự bền vững tài chính ở các tổ chức
TCVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo, giảm nghèo đói: Các tổ chức
TCVM có sự bền vững về tài chính thường cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn
giúp người nghèo gia tăng thu nhập và thoát nghèo nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy:
(1) Khi tham gia vay vốn từ các tổ chức TCVM thì các hộ gia đình trên chuẩn
nghèo gia tăng thu nhập nhanh hơn các hộ ở trong, dưới chuẩn nghèo do những người
trên chuẩn nghèo sẵn sàng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao, sẵn sàng cải
tiến công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mới để gia tăng thu nhập, … Đối với
một số hộ rất nghèo, tác động của TCVM đến thu nhập của họ rất thấp thậm chí là tiêu
cực, đẩy họ sâu hơn vào các khoản nợ mặc dù đã có sự kiểm soát của các thành viên
trong nhóm vay do các hộ này thường vay các khoản rất nhỏ, sản xuất tự cấp tự túc, ít
khi đầu tư vào công nghệ mới, …
(2) Các tổ chức TCVM có sự ổn định về tài chính thường cung cấp các khoản
vay lớn hơn với lãi suất cao hơn vì có nhiều người nghèo, người có thu nhập thấp sẵn
sàng chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lợi cao hơn do đó việc
gia tăng thu nhập nhanh hơn.
56

(3) Các tổ chức TCVM bền vững thường cung cấp đa dạng các loại dịch vụ
như: thực hiện các loại hình tiết kiệm tự nguyện và bắt buộc, bảo hiểm cho khoản vay,
lãi suất ưu đãi, … để giảm chi phí đầu vào, xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý, khuyến
khích hoàn trả nợ vay đúng hạn, …
(4) Cung cấp các dịch vụ ngân hàng gần địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư ngụ
của khách hàng sẽ giảm chi phí giao dịch cho người đi vay do đó nâng cao tỷ suất lợi
nhuận từ đó giúp họ gia tăng thu nhập nhanh.
3.4. Tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo
Quan điểm của Ledgerwood J, Earne J, Nelson C (2013), Pitt MM và Khandker
SR (1998) cho thấy tác động của TDVM đối với người nghèo là:
(1) Cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ để duy trì công việc SXKD của hộ gia
đình góp phần thực hiện giảm nghèo.
(2) Cải thiện điều kiện nhà ở.
(3) Nâng cao chất lượng cuộc sống: cải thiện tình trạng giáo dục của trẻ em và
tình trạng sức khỏe con người.
(4) Giúp tích lũy, gia tăng số tiền tiết kiệm.
Quan điểm của Sam Daley–Harris (2006), Stewart và cộng sự (2012) cho thấy
tác động của TDVM đối với người nghèo là:
(1) Tạo công ăn việc làm đặc biệt cho phụ nữ không có công việc ổn định và
không biết chữ.
(2) Gia tăng việc trao quyền cho phụ nữ
(3) Chống lại tình trạng đi vay nặng lãi.
(4) Cải thiện phúc lợi và tăng chi tiêu hộ gia đình
Kết quả từ việc triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ cho chương
trình giảm nghèo qua các giai đoạn và hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam
cho thấy tác động của TDVM đối với người nghèo là:
(1) TDVM cung cấp nguồn vốn với lãi suất thấp để người nghèo đầu tư vào
SXKD từ đó gia tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và góp phần nâng cao bộ mặt
KT-XH của từng địa phương.
57

(2) TDVM cung cấp nguồn vốn với lãi suất thấp cho người nghèo bên cạnh
việc được chính quyền địa phương, các ngành tổ chức dạy nghề, tập huấn khuyến
nông - lâm - ngư do đó người nghèo sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và sẽ trả
nợ đúng hạn cho ngân hàng.
(3) TDVM được cung cấp rộng rãi đến người nghèo và các ĐTCS khác trong
xã hội do đó không ngừng giúp người nghèo và các ĐTCS khác gia tăng khả năng tiếp
cận các nguồn vốn tín dụng.
(4) TDVM cung cấp đồng vốn để người nghèo tạo việc làm mới và giải quyết
việc làm cho nhiều lao động chưa có việc làm.
(5) TDVM góp phần nâng cao trình độ dân trí của người nghèo và cải thiện môi
trường sống ở khu vực nông thôn.
(6) TDVM tạo lập ý chí tự lực vươn lên cho người nghèo: Khi người nghèo
nhận được đồng vốn TDVM, họ cảm nhận được sự quan tâm của xã hội, cộng đồng
đối với mình do đó họ sẽ phấn đấu vươn lên thoát nghèo từ chính đồng vốn đó để
không thua kém người khác, dễ hoà nhập với cộng đồng vì vậy bản thân họ sẽ hình
thành cho mình ý chí tự lực vươn lên.
(7) TDVM kết hợp cùng các chính sách, chương trình khác góp phần giảm
nghèo bền vững và chống tái nghèo: TDVM cung cấp nguồn vốn, các chương trình,
chính sách khác dạy nghề, tập huấn khuyến nông - lâm – ngư, trang bị kiến thức làm
ăn, … vì vậy họ sẽ tự tin trong SXKD, trong cuộc sống và việc thoát nghèo của họ sẽ
được bền vững, không tái nghèo.
3.5. Mô hình nghiên cứu
Luận án thực hiện đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo thông qua 3 mô hình nghiên cứu là: Đánh giá việc gia tăng thu
nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
Mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến việc gia tăng
thu nhập của người nghèo được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự
(2012), Mai THĐ (2016), Nguyen VC (2008) và các nghiên cứu trước. Xây dựng mô
hình này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến việc gia tăng thu nhập của người
58

nghèo ở Việt Nam. Mô hình có sự kế thừa một số biến từ nghiên cứu của Pande và
cộng sự (2012) , Mai THĐ (2016), Nguyen VC (2008) và các nghiên cứu trước đó,
đồng thời giới thiệu thêm một số biến mới. Mô hình bao gồm 1 biến phụ thuộc
(thunhaptangthem) và 13 biến độc lập là:
(1) vaynganhang: Các nghiên cứu đều cho rằng việc được vay vốn từ ngân
hàng CSXH sẽ tạo động lực, nguồn vốn để người nghèo đầu tư vào sản xuất kinh
doanh (SXKD) và có cơ hội gia tăng thu nhập.
(2) laisuatuudai: Với ưu đãi của chính phủ và các chính sách tín dụng của ngân
hàng CSXH, được vay vốn với lãi suất thấp sẽ không tạo áp lực cho người nghèo đối
với việc SXKD và việc trả nợ vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.
(3) vonduan: Vốn dự án tăng, giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập tăng thêm
của người đầu tư. Khi được vay vốn từ ngân hàng CSXH thì sẽ làm cho tổng vốn đầu
tư dự án tăng lên. Khi số vốn tham gia dự án lớn thì người nghèo có cơ hội lựa chọn
phương án SXKD phù hợp vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.
(4) vontuco: Thể hiện tiềm lực tài chính của người nghèo, tác động đến thu
nhập tăng thêm. Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết
kiệm, có số vốn tích lũy do đó họ sẽ tự tin, chủ động trong SXKD vì vậy khả năng gia
tăng thu nhập cao.
(5) mucdichsudungvon: Sử dụng vốn đúng mục đích thể hiện hiệu quả sử dụng
vốn vay tác động gia tăng thu nhập. Việc đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi,
trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo gia tăng thu nhập?
(6) tietkiem: Là năng lực tài chính của người nghèo, tiết kiệm cho đầu tư sẽ gia
tăng thu nhập. Số tiền tiết kiệm được nhiều sẽ bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư dự án
vì vậy khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo cao.
(7) dotuoi: Là sức lao động, quyết định hiệu quả lao động và thu nhập của
người nghèo. Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do
đó việc gia tăng thu nhập của họ sẽ dễ dàng.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi
tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
59

(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất
cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao hơn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có
nhiều sức lao động vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì có ít
sức lao động vì vậy khả năng gia tăng thu nhập thấp.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức
lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên
liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thấp hay tiêu thụ sản phẩm với
giá cả ổn định vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
Mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến hiệu quả sử
dụng vốn (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa
trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Legerwood (1999) và các nghiên cứu
trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay của người nghèo có
đúng hạn hay không sau quá trình vay và sử dụng vốn. Đây là mô hình đánh giá hiệu
quả việc sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình bao
gồm 1 biến phụ thuộc (tranodunghan) và 13 biến độc lập là:
(1) vaynganhang: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH để đầu tư vào SXKD
nhằm gia tăng thu nhập sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(2) laisuatuudai: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi để
thực hiện dự án SXKD sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả thực hiện
dự án sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(3) vonduan: Số vốn thực hiện dự án lớn, dự án có hiệu quả sẽ giúp người
nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(4) vontuco: Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức
tiết kiệm, có số vốn tích lũy do đó sẽ trả nợ đúng hạn.
(5) mucdichsudungvon: Đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt,
buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo trả nợ đúng hạn.
60

(6) tietkiem: Số tiền gửi tiết kiệm nhiều chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết
kiệm, thực hiện dự án có hiệu quả vả sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(7) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động
do đó việc thực hiện dự án sẽ thuận lợi và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi
tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất
cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số do đó việc thực hiện dự án SXKD sẽ thuận
lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có
nhiều sức lao động do đó việc thực hiện thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ
trả nợ vay đúng hạn.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì việc
thực hiện dự án SXKD sẽ gặp nhiều khó khăn do đó sẽ không trả nợ vay đúng hạn.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức
lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý do đó dự án sẽ có hiệu quả và sẽ trả nợ đúng hạn.
(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên
liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thực hiện dự án thấp vì vậy dự án
sẽ có hiệu quả hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH
của người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự
(2012), Nguyen TTN (2014) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo ở Việt Nam. Mô
hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (khanangtiepcan) và 9 biến độc lập là:
(1) tuyentruyen: Việc được tuyên truyền, giáo dục nhiều các chủ trương, chính
sách về tín dụng sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
(2) sansanggiupdo: Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội, các ngành
chuyên môn sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
(3) thutucvayvon: Thủ tục vay vốn đơn giản, gọn sẽ làm gia tăng khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo.
61

(4) trinhdo: Người nghèo có trình độ học vấn sẽ dễ tiếp cận các chủ trương,
chính sách về tín dụng vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cao.
(5) xaydungphuongan: Việc xây dựng phương án nhanh chóng, hiệu quả sẽ
giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy sẽ gia tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của họ.
(6) binhxetchovay: Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể sẽ giúp người
nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng của họ.
(7) thaidophucvu: Thái độc phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ
tiết kiệm và vay vốn tốt sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy khả
năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ cao.
(8) chiphikhac: Không có các chi phí tiêu cực sẽ giúp người nghèo thuận lợi
trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.
(9) nguonvonhanche: Nguồn vốn cho vay dồi dào sẽ giúp người nghèo thuận
lợi trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của họ.
3.6. Ý nghĩa việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo
Qua các giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở Việt
Nam, tín dụng ngân hàng CSXH vẫn được xem là công cụ chủ lực trong thực hiện
chương trình. Bênh cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng tăng, khoảng cách chênh lệch
giàu – nghèo có xu hướng giãn ra, nhiều người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào DTTS, … chưa được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của nhà nước và phải
vay từ các hình thức cho vay nặng lãi do đó cần tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH
cho người nghèo.
Theo đánh giá của chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp
thì tín dụng ngân hàng CSXH bên cạnh các chương trình, chính sách khác đã không
ngừng giúp người nghèo gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống từ đó góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo và góp phần cho Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs) của Liên hiệp quốc.
62

3.7. Kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở một số quốc
gia trên thế giới
Bangladesh và Nam Phi là những quốc gia nghèo và có kết quả giảm nghèo
nhanh nhờ được chính phủ cung cấp các dịch vụ TCVM, đặc biệt là TDVM. Bên cạnh
đó Bangladesh, Nam Phi và Hà Lan là nhưng quốc gia có hệ thống ngân hàng chuyên
phục vụ cho người nghèo mà mô hình tổ chức và phương thức hoạt động tương đồng
với hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Từ những đặc điểm như vậy cho nên những
kinh nghiệm tăng cường TDVM của các quốc gia này hoàn toàn có thể vận dụng có
hiệu quả ở Việt Nam.
3.7.1. Kinh nghiệm của Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia nghèo với năng suất lao động thấp và thuộc nhóm
nước nghèo nhất thế giới. Năm 2000, Bangladesh có 63 triệu người nghèo thì đến năm
2010 chỉ còn 47 triệu người; trong vòng 10 năm (2000 - 2010) đã giảm 26% số người
nghèo và bình quân trong 5 năm đầu (2000-2005), mỗi năm giảm 1,8% và 5 năm sau
(2005-2010), mỗi năm giảm 1,7%.
Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, ở nông thôn Bangladesh hầu
như không có tổ chức tín dụng nào hoạt động. Năm 1976, Muhammad Yunus (Người
đoạt giải Nobel hoà bình năm 2006) là giáo sư Đại học kinh tế Bangladesh đã thành
lập ngân hàng Grameen – ngân hàng chống đói nghèo của nông dân Bangladesh với
số vốn ban đầu chỉ có 28 USD. Với hệ thống tổ chức và quy chế cho vay của mình,
Grameen đã giúp đất nước Bangladesh giảm nghèo nhanh và bền vững.
* Hệ thống tổ chức của ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng trung ương. Văn
phòng đại diện tại các bang hoặc vùng. Hơn 1.000 chi nhánh ở khu vực nông thôn. Ở
mỗi làng có trung tâm tín dụng do các thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý
(một thành viên làm trưởng trung tâm tín dụng). Mỗi trung tâm tín dụng có ít nhất 10
tổ tín dụng – mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên (trong đó một thành viên được bầu làm
Tổ trưởng).
* Điều kiện vay vốn:
(1) Khi vay vốn, nông dân không phải thế chấp tài sản và thủ tục pháp lý hết
sức đơn giản nhưng phải là thành viên của ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong Tổ
63

tín dụng. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên 1 lần và trong cuộc
họp này mỗi thành viên phải gửi 1 taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản
của mình tại chi nhánh ngân hàng Grameen.
(2) Khi vay vốn, người vay phải nộp một khoản lệ phí dựa trên số tiền vay để
hình thành quỹ của tổ tín dụng.
* Quy chế cho vay: Đầu tiên là 2 thành viên trong tổ tín dụng được vay vốn,
khi 2 thành viên này trả nợ xong thì 2 thành viên khác được vay, tổ trưởng tổ tín dụng
là người được vay sau cùng. Khi tổ trưởng trả nợ xong thì lại có 2 thành viên khác
được vay và quy chế này cứ thế được lặp đi lặp lại.
Bên trong các Trung tâm tín dụng có các cửa hàng bán tư liệu sản xuất nông
nghiệp, chuyên bán các mặt hàng như: nông cụ, giống cây trồng, phân bón vô cơ,
thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, … vừa thuận tiện cho người sử dụng vốn vừa
giám sát việc sử dụng vốn của người vay.
Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Bangladesh, luận án rút
ra một số bài học kinh nghiệm là:
(1) Giám sát việc sử dụng vốn được ngân hàng Grameen giao cho chính các
thành viên vay vốn. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về các mặt
như: việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không? Trả nợ có đúng hạn hay không?
Gửi tiền tiết kiệm có đúng quy định hay không? Có nộp lệ phí để hình thành quỹ của
Tổ tín dụng hay không? …
(2) Khi vay vốn, người vay phải nộp một khoản lệ phí để hình thành quỹ của
Tổ tín dụng, trong đó một phần được trích lập quỹ dự phòng rủi ro và gửi vào chi
nhánh ngân hàng Grameen. Khi một thành viên không còn khả năng trả nợ thì Tổ tín
dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro này để trả nợ thay cho thành viên của mình. Do đó,
nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng Grameen vẫn bảo toàn được đồng vốn của mình.
(3) Nguồn vốn huy động rất bền vững do họ chú trọng đến những món tiền nhỏ
(hàng tuần, mỗi thành viên phải gửi vào tài khoản của mình 1 taka, tức là 4
taka/tháng). Khi lượng khách hàng thu hút được ngày càng đông thì số dư huy động
vốn của ngân hàng ngày càng lớn.
(4) Đa dạng hoá các hình thức cho vay với 4 hình thức chủ yếu là:
64

Cho vay tổng thể: Phục vụ cho hộ gia đình nhằm giúp họ tạo ra lợi tức và làm
chủ hoạt động SXKD của gia đình.
Cho vay liên hợp: Thực hiện cho vay cả nhóm để có số vốn lớn và thực hiện
hoạt động kinh doanh chung.
Cho vay xây cất nhà: Thực hiện cho vay để sửa chữa, xây mới nhà ở và chỉ áp
dụng cho các trường hợp mà trước đó thiết lập được mối quan hệ tín dụng tốt.
Cho vay kỹ thuật: Thực hiện cho vay để mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị,
nâng cấp, cải tiến kỹ thuật sản xuất, mở rộng nhà xưởng sản xuất, …
(Nguồn: www.grameen.com)
3.7.2. Kinh nghiệm của Nam Phi
Nam Phi là một nước có hơn nửa số dân sống dưới mức nghèo khổ, khoảng
73% dân số có mức thu nhập dưới 650USD/năm do đó họ không thể hoặc rất khó tiếp
cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng vì vậy chính phủ Nam Phi đã giao nhiệm vụ cho
các tổ chức tài chính giải quyết vấn đề này. Một trong những chương trình đáng chú ý
để giải quyết vấn đề này là kế hoạch E (E-plan) do Standard Bank – một trong những
ngân hàng lớn của Nam Phi tiến hành.
Nội dung của Kế hoạch E là: Standard Bank đưa ra một hình thức tổ chức giao
dịch với tên gọi là E-Bank, chuyên phục vụ người có thu nhập thấp ở đô thị. Một số
dịch vụ tài chính cần thiết được cung cấp thông qua các máy rút tiền tự động (ATM).
E-Bank cung cấp 1 tài khoản tiết kiệm sử dụng thẻ truy cập cho phép người sở hữu tài
khoản có thể sử dụng các dịch vụ như: gửi, rút tiền nhiều nơi, thanh toán cho các nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày, … Số dư tối thiểu trên tài khoản được ấn định rất thấp, phù
hợp với những người có thu nhập thấp và họ được hưởng mức lãi suất 2%/năm đối với
những người sử dụng còn duy trì số dư trên mức 250 rand (đơn vị tiền tệ Nam Phi,
khoảng 50 USD). Ngoài ra, E-Bank còn đưa ra mức lãi suất thưởng 3%/năm cho
những chủ tài khoản duy trì số dư tối thiểu 250 rand trong thời gian trên 6 tháng.
Những khách hàng sử dụng thường xuyên dịch vụ này nếu thường xuyên tiết kiệm và
duy trì số dư trên mức quy định tối thiểu thì ngoài việc hưởng mức lãi suất ưu đãi còn
được tham gia rút thăm trúng thưởng vào dịp cuối năm.
65

Việc cung cấp dịch vụ tiện dụng, phù hợp với người có thu nhập thấp đã khiến
cho tầng lớp khách hàng khó thu hút nhưng rất đông đảo này tích cực tham gia và vì
vậy các E-Bank đã thu được phí giao dịch qua ATM để trang trải chi phí hoạt động.
Lợi thế kinh tế đạt được nhờ quy mô mở rộng dịch vụ này là cơ sở khiến cho các E-
Bank hoạt động hiệu quả.
Đến năm 1996 (sau 3 năm triển khai dịch vụ), để giảm chi phí hơn nữa, E-Bank
đã sáp nhập với các chương trình phát triển dịch vụ tiêu dùng khác. Vì thế, các khách
hàng của E-Bank có thể rút tiền từ các ATM thuộc các chương trình phát triển dịch vụ
khác của Standard Bank hoặc các ngân hàng khác ở Nam Phi. Và đến năm 1999, đã có
trên 1,4 triệu tài khoản cá nhân sử dụng dịch vụ này.
Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Nam Phi, luận án rút ra
một số bài học kinh nghiệm là:
(1) Việc cung cấp dịch vụ để người nghèo ở thành thị tiếp cận được các dịch vụ
tài chính, ngân hàng đã tạo tâm lý tốt cho người nghèo bởi họ không mặc cảm vì cảm
thấy rằng mình luôn được xã hội quan tâm và giúp họ xây dựng được ý chí vươn lên
thoát nghèo.
(2) Việc cung cấp dịch vụ cho người có thu nhập thấp đã góp phần xây dựng ý
thức tiết kiệm cho họ và nhận được sự ủng hộ của lượng khách hàng đông đảo này.
(Nguồn: www.molisa.gov.vn/vi/pages/ChiTiet.aspx?IDNews=5251)
3.7.3. Kinh nghiệm của Hà Lan
Rabobank là một tập đoàn tài chính và ngân hàng đa quốc gia, có trụ sở chính
tại Utrecht, Hà Lan với chức năng chính được chính phủ Hà Lan giao là cung cấp các
dịch vụ tài chính và ngân hàng. Rabobank là một trong 30 tổ chức tài chính lớn nhất
thế giới và xu hướng đầu tư chính hiện nay là đầu tư sản xuất nông nghiệp và thực
phẩm. Các chính sách mà Rabobank đã vận dụng đối với người nghèo góp phần để Hà
Lan thực hiện hoàn thành chương trình giảm nghèo của mình là:
(1) Thực hiện đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ để đông đảo
các tầng lớp khách hàng khác nhau có thể tiếp cận như: cung cấp vốn, quản lý tiền
mặt, thực hiện các dịch vụ ủy thác, cho vay đầu tư sản xuất nông nghiệp và chế biến
66

thực phẩm, thực hiện liên doanh liên kết, tư vấn xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý
rủi ro, cung cấp các giải pháp thương mại, …
(2) Tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông thôn vì ở đấy người nông dân và gia
đình của họ phải thường xuyên đối mặt với nạn đói. Hiện nay, 85%-90% thị phần của
Rabobank ở khu vực nông thôn.
(3) Song song với việc đầu tư vốn là việc đẩy mạnh huy động tiết kiệm thông
qua mạng Internet. Năm 2002, thành lập ngân hàng tiết kiệm đầu tiên qua mạng
Internet với tên gọi RaboDirect. Năm 2005, thành lập ngân hàng tiết kiệm thứ 2 ở
Ireland. Sau đó là RaboPlus ở New Zealand và Australia. Chỉ tính riêng ở Australia,
số dư tài khoản tiết kiệm qua hệ thống RaboDirect là hơn 6 tỷ USD (tính đến thời
điểm 31/12/2011).
Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Hà Lan, luận án rút ra
một số bài học kinh nghiệm là:
(1) Để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng đông đảo phải thực hiện đa dạng
hóa việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như: thu hộ các khoản tiền điện, tiền nước,
liên kết với các công ty bảo hiểm để làm dịch vụ, mở rộng hệ thống thanh toán, dịch
vụ chuyển tiền, …
(2) Chú trọng đầu tư cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở nông thôn bởi
vì ở khu vực này có một lượng khách hàng rất lớn và họ phải thường xuyên đối mặt
với nạn đói.
(3) Đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mở chi nhánh, văn phòng giao
dịch, điểm giao dịch và đặt các loại máy như: máy gửi tiền tiết kiệm, máy rút tiền tự
động nhằm mục đích phục vụ khách hàng một cách thuận lợi nhất với chi phí thấp
nhất để người nghèo có thể dễ dàng tiếp cận.
(Nguồn: www.rabobank.com)
Kết luận chương 3
Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, chương 3 đã giới thiệu
cho chúng ta thấy tác động tích cực của hệ thống TCVM, TDVM đối với người
nghèo. Ngân hàng CSXH là tổ chức chuyên cung cấp TDVM do đó tín dụng của ngân
hàng CSXH cũng sẽ có tác động tích cực đối với người nghèo.
67

Các nghiên cứu về tác động của TDVM đối với người nghèo cho thấy người
nghèo thường gặp khó khăn trong gia tăng thu nhập do các nguyên nhân như: không
dễ tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức, không hiểu rõ tiện ích và sử dụng
sai mục đích các tiện ích của các ngân hàng chính thức, vay để sử dụng cho tiêu dùng
nhiều hơn là đầu tư vào sản xuất, …
Giám sát việc sử dụng vốn được giao cho các thành viên vay vốn, việc nộp phí
hàng tháng để hình thành các quỹ, việc chú trọng huy động các nguồn vốn nhỏ, đa
dạng hóa các hình thức cho vay đối với người nghèo, … là những kinh nghiệm của
một số quốc gia trên thế giới trong cung cấp TDVM mà ngân hàng CSXH có thể vận
dụng nhằm tăng cường tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam.
68

Chương 4
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chương 3 đã giới thiệu cho chúng ta cơ sở lý thuyết và các mô hình


nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ
vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo) làm cơ sở cho việc đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối
với người nghèo, chương 4 sẽ giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo để từ đó chúng ta có thể đánh giá chính xác tác
động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo dựa trên 3 mô hình nghiên
cứu và thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ.
Ở Việt Nam, giảm nghèo là một chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng.
Năm 2011, giảm nghèo là một trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết
định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành
danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015. Từ năm 1998,
giảm nghèo được xây dựng thành chương trình mục tiêu quốc gia với những giai đoạn
cụ thể: giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010, giai đoạn
2011-2015 và hiện nay đang thực hiện giai đoạn 2016-2020. Vào đầu mỗi giai đoạn,
căn cứ vào điều kiện kinh tế của Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người, mức
sống của người dân, chính phủ đều ban hành chuẩn nghèo để áp dụng cho giai đoạn
đó và căn cứ vào chuẩn nghèo này, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các địa phương tiến hành
điều tra, khảo sát số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Để thực hiện giảm nghèo
theo kết quả điều tra, khảo sát, Ban chỉ đạo giảm nghèo quốc gia và ở từng địa phương
được thành lập. Căn cứ vào số hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban chỉ đạo giảm nghèo trung
ương đều xác định các mục tiêu giảm nghèo cụ thể của từng giai đoạn với các chương
trình, dự án, giải pháp để thực hiện và khi kết thúc mỗi giai đoạn đều thực hiện tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Kết quả đạt được của chương trình giảm
69

nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn có tác động rất lớn của tín dụng ngân hàng
CSXH (tiền thân là ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập từ năm 1995)
thông qua các chương trình TDUĐ.
4.1. Tổng quan về ngân hàng CSXH
4.1.1. Quá trình ra đời ngân hàng CSXH
Phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng cộng
sản Việt Nam trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN). Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 (khoá VII)
và các nghị quyết của Đảng trong các nhiệm kỳ vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã
đề ra chủ trương về giảm nghèo: “… phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay
vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài
nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với giảm nghèo …”.
Thực hiện chủ trương giảm nghèo của Đảng, chính phủ đã triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ vốn tín dụng trực tiếp đến người nghèo và đã có nhiều phương thức
quản lý khác nhau về TDUĐ đối với người nghèo như: giai đoạn (1986-2002) giao
cho các ngân hàng thuơng mại nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức
kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung;
giai đoạn (1993-1994) thành lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo và giao cho ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện; Từ năm 1995, thành lập ngân hàng
phục vụ người nghèo có chi nhánh tại các địa phương nằm trong ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Để từng bước hoàn thiện tổ chức ngân hàng phục vụ chính sách xã hội căn cứ
Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội ban hành năm 1997, trong đó có quy định về
“Phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục
vụ người nghèo và các ĐTCS khác nhằm thực hiện các chính sách KT-XH của nhà
nước” (Khoản 3, Điều 4). Ngày 04/10/2002, chính phủ đã ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về TDUĐ đối với người nghèo và các ĐTCS khác; Thủ tướng chính
phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập
ngân hàng CSXH trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách
khỏi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện cho vay hộ nghèo và
70

các ĐTCS khác nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm ASXH và chương trình xây dựng nông thôn mới
trên phạm vi toàn quốc.
Sau 15 năm hoạt động (2003-2017), được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các
cơ quan Đảng và chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ
chức CT-XH, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, của cộng đồng người nghèo và các
ĐTCS khác bằng các kế hoạch cụ thể, hàng năm ngân hàng CSXH đã thực hiện tốt
những mục tiêu mà chính phủ đề ra là: Tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá
trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn TDUĐ; tách TDUĐ
ra khỏi tín dụng thương mại; huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp
giảm nghèo, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn và tín dụng chính
sách đã đóng góp không nhỏ cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc
làm, thực hiện đảm bảo ASXH và xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Điều lệ hoạt động của ngân hàng CSXH được chính phủ ban hành theo Quyết
định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003. Ngân hàng CSXH có mô hình tổ chức đặc
thù phù hợp với điều kiện, đặc điểm Việt Nam, đáp ứng mục tiêu tập trung mọi nguồn
lực xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động
tín dụng chính sách. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng CSXH gồm 2 bộ phận:
Bộ phận quản trị: Giúp chính phủ quản trị ngân hàng và để chỉ đạo bộ máy tác
nghiệp. Bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị (HĐQT) ở Trung ương và Ban đại
diện HĐQT ở cấp tỉnh và huyện với thành viên là lãnh đạo của các ngành tài chính, kế
hoạch, ngân hàng, LĐ-TB&XH, nông nghiệp và 4 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH)
là Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh. Chủ tịch HĐQT là Thống đốc ngân hàng nhà nước, Trưởng Ban đại
diện HĐQT tại địa phương do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cùng cấp kiêm
nhiệm. Trong quá trình thực hiện, để tăng cường năng lực quản trị TDUĐ tại cơ sở,
ngày 31/01/2013, Thủ tướng chính phủ đã cho phép thí điểm tại 3 tỉnh (Long An,
Thanh Hóa, Bắc Giang) bổ sung chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT
ngân hàng CSXH cấp huyện và đầu năm 2015 đã cho phép chính thức bổ sung chủ
71

tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH cấp huyện theo
công văn số 1423/VPCP-KTTH ngày 02/3/2015 của Văn phòng chính phủ.
HĐQT thực hiện nhiệm vụ tham mưu, hoạch định chính sách nguồn vốn, chính
sách đầu tư và chỉ đạo, giám sát thực thi chính sách TDUĐ của nhà nước. Ban đại
diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo và giám sát thực hiện các nghị quyết của
HĐQT ngân hàng CSXH tại địa phương, tham mưu cho chủ tịch UBND cùng cấp
thực hiện lồng ghép TDUĐ với các chính sách giảm nghèo, ASXH và xây dựng nông
thôn mới nhằm nâng cao mức sống của người nghèo nói riêng, người dân nói chung
và góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Hiện có gần 8.000 cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ
chức CT-XH từ trung ương đến cấp huyện tham gia kiêm nhiệm công tác quản trị
ngân hàng CSXH. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, HĐQT và Ban đại
diện HĐQT các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mưu giải quyết,
bảo đảm đầy đủ nguồn vốn để giải ngân của các chương trình TDUĐ và tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng CSXH. Các thành viên HĐQT là đại
diện của cơ quan chủ quản các chương trình quốc gia, đã tích cực gắn kết giữa việc
thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia với hoạt động tín dụng của ngân
hàng CSXH, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia này.
Những năm gần đây, các thành viên HĐQT và Ban đại diện HĐQT đã dành nhiều thời
gian hơn cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và quan tâm giải quyết các khó
khăn, vướng mắc của ngân hàng CSXH tại cơ sở.
Bộ phận điều hành, tác nghiệp: Gồm có: Hội sở chính, Sở giao dịch, Trung tâm
đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin đặt tại Tp Hà Nội (Địa chỉ: Số 169, phố Linh
Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) và 63 chi nhánh cấp tỉnh,
618 phòng giao dịch cấp huyện ở các địa phương.
Ngân hàng CSXH đã xây dựng và vận hành hiệu quả bộ máy điều hành, tác
nghiệp làm nhiệm vụ tổ chức, điều hành quản lý vốn thống nhất từ trung ương đến cơ
sở. Hiện có gần 9.000 cán bộ làm việc ở 3 cấp: trung ương, chi nhánh cấp tỉnh và
phòng giao dịch cấp huyện với đầy đủ cơ sở vật chất (máy móc thiết bị, phương tiện
72

giao dịch, …) và tổ chức các điểm giao dịch lưu động đảm bảo giao dịch trực tiếp đến
hộ vay tại xã.
Bộ máy điều hành đã tiếp nhận và bảo toàn nguồn vốn TDUĐ của nhà nước
bằng các phương thức cho vay phù hợp đặc điểm của đối tượng vay và môi trường
hoạt động tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng CSXH đã tổ chức cho
vay trực tiếp đến người vay, thực hiện xã hội hóa việc cho vay và quản lý vốn tín dụng
bằng hình thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH tại địa bàn xã, ấp để tổ chức và quản
lý các tổ tiết kiệm và vay vốn quy tụ các đối tượng hộ nghèo, ĐTCS xã hội khác vay
vốn ngân hàng. Ngoài ra, bộ máy điều hành đã xây dựng và thực hiện thành công cách
thức tác nghiệp đặc thù là: Tổ chức giao dịch (thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, chuyển
khoản, họp giao ban, phổ biến các chính sách tín dụng mới, …) tại các Điểm giao dịch
đặt tại trụ sở UBND cấp xã; xây dựng mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ chức
sinh hoạt tự nguyện của cộng đồng hộ vay vốn) vừa là nơi giúp hộ vay tìm hiểu, thực
hiện các thủ tục vay vốn, tổ chức sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau, … vừa là nơi để ngân
hàng đưa các nghiệp vụ về cơ sở phục vụ hộ nghèo và các ĐTCS khác một cách
nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; xây dựng hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ,
quy trình quản lý điều hành phù hợp với mô hình hoạt động, đối tượng phục vụ và xây
dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, quản lý có chuyên môn nghiệp vụ sâu, tâm huyết với
ngành, tận tuỵ với người nghèo và có trách nhiệm công việc.
4.1.3. Phương thức hoạt động
Theo Điều lệ ngân hàng CSXH Việt Nam và các quy định của chính phủ về
hoạt động của ngân hàng CSXH, để chuyển tải vốn TDUĐ đến đúng đối tượng thụ
hưởng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong
điều kiện phải tinh giảm biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, ngân hàng CSXH đã thực
hiện phương thức quản lý TDUĐ thông qua các hình thức: (i) phân công, phân cấp
trách nhiệm trong việc lựa chọn và giới thiệu đối tượng thụ hưởng các chính ssách
TDUĐ; (ii) thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư; (iii) kết hợp sự
tham gia của 4 tổ chức CT-XH với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm uỷ
thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Mô hình tổ chức của ngân
hàng CSXH được thể hiện trong Hình 4.1.
73

Hình 4.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng CSXH

CHÍNH PHỦ

Hội đồng Quản trị


NHCSXH

Tổ chức chính
Tổng Giám đốc
trị - xã hội
và bộ máy giúp
việc Trung ương

Ủy ban nhân Chi nhánh Tổ chức


Ban đại diện
dân cấp tỉnh HĐQT cấp tỉnh
NHCSXH
chính trị - xã
cấp tỉnh hội cấp tỉnh

Ban đại diện Phòng giao dịch Tổ chức chính trị -


Ủy ban nhân
dân cấp huyện
HĐQT cấp huyện NHCSXH cấp huyện xã hội cấp huyện

Ủy ban nhân Ban giảm Điểm giao dịch Tổ chức chính trị -
dân cấp xã cấp xã xã hội cấp xã
nghèo cấp xã

Trưởng Tổ Tiết kiệm &


thôn (ấp) vay vốn

Hộ vay Hộ vay Hộ vay Hộ vay Hộ vay

(Nguồn: Tài liệu tập huấn của ngân hàng CSXH năm 2013)
: Thực hiện : Phối hợp
Việc ngân hàng CSXH ủy thác cho 4 tổ chức CT-XH để chuyển tải đồng vốn
ưu đãi của chính phủ đến hộ nghèo và các ĐTCS khác nhằm huy động sức mạnh của
cả hệ thống chính trị trong việc chăm lo cho người nghèo được xem là bước đột phá
nhằm xã hội hoá hoạt động tín dụng của ngân hàng và được thực hiện thông qua văn
74

bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy nhiệm. Cụ thể: ở trung ương, cấp
tỉnh và cấp huyện, ngân hàng CSXH và các tổ chức CT-XH ký văn bản thỏa thuận; ở
cấp xã, ngân hàng CSXH ký hợp đồng ủy thác với tổ chức CT-XH và hợp đồng ủy
nhiệm với tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức CT-XH vận động thành lập và được
chính quyền cấp xã cho phép hoạt động.
Khi thực hiện ủy thác cho vay, quản lý vốn với ngân hàng CSXH thì các tổ
chức CT-XH được trả phí và tổ tiết kiệm và vay vốn được trả hoa hồng theo văn bản
thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 03/12/2014. Cụ thể:
Mức phí ủy thác trả cho tổ chức CT-XH:

Số phí ủy thác 0,040% Số lãi Tỷ lệ phí theo


= x x
=
được hưởng Lãi suất cho vay (%) thực thu chất lượng ủy thác

Trong đó, mức phí theo chất lượng ủy thác được xác định như sau:
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn ≤ 2%: Được hưởng 100% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 2% - 3%: Được hưởng 80% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 3% - 4%: Được hưởng 50% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 4%: Không được hưởng phí ủy thác.
Hoa hồng trả cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn: Bao gồm phần hoa hồng
dựa trên số lãi thực thu và hoa hồng dựa trên số dư tiền gửi tiết kiệm của người nghèo.
Hoa hồng 0,085% Số tiền lãi
dựa trên số lãi = x thực thu
Lãi suất cho vay (%)
thực thu nộp ngân hàng
Hoa hồng Số dư
dựa trên tiền gửi = 0,1% x tiền gửi tiết kiệm
tiết kiệm bình quân
Hiện nay, để tạo thuận lợi cho bà con hộ nghèo và các ĐTCS trong việc vay
vốn, trả nợ, trả lãi và gửi tiết kiệm thì ngân hàng và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác
tổ chức giao dịch trực tiếp hàng tháng tại xã. Mỗi xã được đặt 1 ngày giao dịch cố
định, vào ngày theo lịch (kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ) ngân hàng tổ chức giao dịch
ngay tại UBND xã và khách hàng có thể vay vốn hay trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm, …
ngay tại điểm giao dịch (trong trụ sở UBND xã) mà không phải đến trụ sở ngân hàng.
75

Tính đến cuối năm 2016, được chính quyền địa phương hỗ trợ, ngân hàng
CSXH đã phối hợp với các tổ chức CT-XH thành lập được 189.549 tổ tiết kiệm và vay
vốn với hơn 6,7 triệu thành viên là đại diện hộ nghèo và các ĐTCS khác, tổ chức được
10.861 điểm giao dịch lưu động ở xã. Việc thành lập và tổ chức giao dịch hàng tháng
theo lịch tại xã đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho bà con hộ nghèo và các ĐTCS khác
trong việc giao dịch với ngân hàng mà không phải đến trụ sở ngân hàng do đó tiết
kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tại các điểm giao dịch lưu động xã, các chính
sách tín dụng của nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy định, quy trình thủ tục
của ngân hàng CSXH được niêm yết công khai; người vay giao dịch trực tiếp với ngân
hàng CSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ
trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức CT-XH, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn và
chính quyền địa phương do đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô, lợi
dụng đồng vốn nhà nước, tạo được lòng tin của người dân và người nghèo nói riêng
đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, hoạt động ngân hàng.
4.1.4. Kết quả hoạt động
4.1.4.1. Tập trung nguồn vốn
Tính đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn của ngân hàng CSXH đạt 162.400 tỷ
đồng, tăng 71.999 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 79,6%) so với đầu năm 2011 và tăng 15.940 tỷ
đồng (tỷ lệ tăng 10,9%) so với năm 2015; tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đọan
2011-2016 là 13,3%. Cơ cấu nguồn vốn được phân bổ như sau:
- Vốn ngân sách trung ương cấp (bao gồm vốn điều lệ và vốn cấp cho các
chương trình tín dụng): 27.748 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,1% tổng nguồn vốn, tăng
20 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 0,05%) so với năm 2015.
- Vốn vay theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (vay ngân hàng nhà nước, kho
bạc nhà nước và vay nước ngoài): 21.729 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,4% tổng nguồn
vốn, giảm 4.053 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 15,7%) so với năm 2015 do trả nợ ngân hàng nhà
nước 500 tỷ đồng, trả nợ kho bạc nhà nước (cả trung ương và địa phương) 3.500 tỷ
đồng, trả nợ vốn vay và nhận ủy thác nước ngoài (OPEC) 53 tỷ đồng.
76

- Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước và tổ chức tín dụng do
nhà nước giữ cổ phần chi phối: 44.034 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,1% tổng nguồn vốn,
tăng 8.427 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 23,7%) so với năm 2015.
- Phát hành trái phiếu ngân hàng CSXH được chính phủ bảo lãnh: 39.301 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 24,2% tổng nguồn vốn, tăng 5.453 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 16,1%) so
với năm 2015. Tổng khối lượng phát hành trong năm 2016 là 13.000 tỷ đồng, trong đó
trả nợ trái phiếu đáo hạn là 7.535 tỷ đồng.
- Vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 11.939 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4%
tổng nguồn vốn, tăng 3.947 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 49,4%) so với năm 2015; trong đó:
Nhận tiền gửi tự nguyện của thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 5.435 tỷ đồng và
huy động của tổ chức và cá nhân khác đạt 6.504 tỷ đồng.
- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: 6.783 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
4,2% tổng nguồn vốn, tăng 1.888 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 38,6%) so với năm 2015
- Các nguồn vốn khác và các quỹ: 10.866 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,7% tổng
nguồn vốn, tăng 257 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 2,4%) so với năm 2015.
(Phụ lục 4.1. Tổng hợp nguồn vốn của ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2016)
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu, tỷ trọng các loại vốn của ngân hàng CSXH
thời điểm 31/12/2016

Vốn ngân sách trung ương


cấp
4,2% 6,7% 17,1% Vốn vay theo chỉ đạo của
7,4%
Thủ tướng chính phủ
13,4%
24,2% Nhận tiền gửi 2% của các tổ
chức TDNN và tổ chức TD do
27% NC giữ cổ phần chi phối
Phát hành trái phiếu ngân
hàng CSXH được chính phủ
bảo lãnh
Vốn huy động của tổ chức,
cá nhân

(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về
kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
77

4.1.4.2. Cho vay


Trong giai đoạn 2011-2016, ngân hàng CSXH đã thực hiện cho vay đến hộ
nghèo, các ĐTCS theo 21 chương trình tín dụng với tổng số tiền là 239.958,5 tỷ đồng.
(Phụ lục 4.2. Tổng hợp doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn
2011-2016)
Mức cho vay tối đa hiện nay của từng chương trình tín dụng khác nhau và mức
cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là 50 triệu đồng/hộ theo Quyết định số
34/QĐ-HĐQT ngày 26/4/2014 của HĐQT ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, trên thực tế,
mức cho vay bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 32 triệu đồng/hộ và doanh số
cho vay tăng bình quân qua mỗi năm là 14,4%. Việc xác định mức cho vay được căn
cứ vào 2 tiêu chí là nhu cầu và khả năng trả nợ của hộ vay.
Việc lựa chọn đối tượng vay vốn và bình xét cho vay của mỗi chương trình
được thực hiện từ các tổ tiết kiệm và vay vốn và do chính cộng đồng người nghèo lựa
chọn, giới thiệu: Khi hộ gia đình có nhu cầu vay thì viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số
01/TD) gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn tập hợp các
thành viên trong tổ để bình xét và thống nhất mức cho vay. Một hộ được vay vốn khi
có trên 50% thành viên trong tổ tán thành. Việc bình xét cho vay được lập thành biên
bản (mẫu số 10C/TD) có sự tham gia và xác nhận của Ban nhân dân ấp (khu phố), Hội
đoàn thể nhận ủy thác cấp xã trong đó thể hiện các nội dung là hộ gia đình được kết
nạp vào tổ, tổ đồng ý cho vay, số tiền cho vay, … Khi hộ vay trở thành thành viên của
tổ thì phải chấp hành quy chế hoạt động của tổ và các quy định được tổ thống nhất.
Sau khi tổ thống nhất cho vay sẽ lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số
03/TD) đề nghị UBND cấp xã phê duyệt và nộp ngân hàng CSXH. Ngân hàng CSXH
nơi cho vay tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, khi đủ
điều kiện thì tổ chức giải ngân. Việc giải ngân được thực hiện tập trung tại Điểm giao
dịch lưu động (trong khuân viên UBND xã), có sự chứng kiến của cán bộ tổ tiết kiệm
và vay vốn, tổ chức CT-XH nhận ủy thác và chính quyền địa phương để đảm bảo việc
giải ngân được khách quan, dân chủ và đúng đối tượng.
Mục đích sử dụng vốn vay của mỗi hộ gia đình khác nhau và tùy vào điều kiện,
đặc điểm sản xuất của từng vùng, từng địa phương, tuy nhiên vốn vay thường được hộ
78

vay sử dụng vào các mục đích như: chăn nuôi (gia súc, gia cầm, trâu, bò, cá, …);
trồng trọt (cây ngắn ngày: lúa, bắp, đậu, khoai mì, … , cây dài ngày: tiêu, cafe, cây ăn
trái, cao su, tràm, keo lai, …), kinh doanh, buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp.
Ngoài số vốn cho vay ngắn hạn và được cho vay nhiều lần để đầu tư SXKD, hộ
nghèo, hộ cận nghèo còn được vay vốn để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc
sống như: sửa chữa nhà cửa dột nát, chi phí học tập, xây dựng các công trình nước
sạch và vệ sinh sạch, lắp đặt hệ thống điện, … Thời hạn cho vay phụ thuộc vào từng
dự án SXKD cụ thể nhưng chủ yếu là trung hạn (từ 3 – 5 năm), dài hạn (trên 5 năm)
và có phân kỳ trả nợ cho từng năm. Việc xác định mức vốn và thời hạn cho vay phù
hợp với nhu cầu vốn, chu kỳ SXKD của dự án và khả năng trả nợ của hộ vay.
4.1.4.3. Thu nợ
Trong giai đoạn 2011-2016, ngân hàng CSXH đã thực hiện thu hồi nợ đối với
21 chương trình tín dụng với tổng doanh số là 173.558,31 tỷ đồng.
(Phụ lục 4.3. Tổng hợp doanh số thu nợ các chương trình tín dụng trong giai
đoạn 2011-2016).
Tỷ lệ thu nợ tăng bình quân qua mỗi năm trong giai đoạn 2011-2016 là 24,5%,
trong đó tập trung chủ yếu vẫn ở một số chương trình như: hộ nghèo với tỷ lệ là
38,7%, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tỷ lệ là 21,6%, hộ gia đình
SXKD tại vùng khó khăn là 13,4%, … trong tổng doanh số thu nợ của giai đoạn này.
4.1.4.4. Quản lý dư nợ
Dư nợ phân theo chương trình tín dụng:
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/12/2016 mà ngân hàng CSXH
đang quản lý là 157.372 tỷ đồng với gần 6,7 triệu hộ còn dư nợ, tăng 53.641 tỷ đồng
so với cuối năm 2011 (tỷ lệ tăng 51,7%). Trong đó, nợ xấu là 1.173,017 tỷ đồng
(chiếm tỷ lệ 0,75% so tổng dư nợ), bao gồm: nợ quá hạn là 529,417 tỷ đồng (chiếm tỷ
lệ 0,34% so tổng dư nợ) và nợ khoanh là 643,6 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,41% so tổng dư
nợ). Tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 8,6%/năm.
(Phụ lục 4.4. Chi tiết dư nợ của từng chương trình tín dụng qua các năm trong
giai đoạn 2011-2016)
79

Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2011-2016 được thể
hiện qua Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2011-2016

Dư nợ
160000

140000

120000

100000

80000 Dư nợ

60000

40000

20000

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013,
2015, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
(Phụ lục 4.5. Chất lượng tín dụng của từng chương trình cho vay thời điểm
31/12/2016)
Trong tổng dư nợ mà ngân hàng CSXH đang quản lý, chủ yếu vẫn là một số
chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao như hộ nghèo: 24,6%, hộ cận nghèo: 19%,
nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn: 15,2%, học sinh sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn: 12,3%, … do đây là những đối tượng phục vụ chính của ngân hàng CSXH.
Dư nợ phân theo tổ chức CT-XH nhận ủy thác:
Tính đến thời điểm 31/12/2016, các tổ chức CT-XH đã thành lập và quản lý tất
cả 189.549 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác là 155.295 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 98% trong tổng dư nợ và phần dư nợ còn lại do ngân hàng CSXH trực tiếp cho
vay và quản lý là 2.077 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong tổng dư nợ; Trong tổng dư
nợ do các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thì nợ quá hạn là 492 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
80

0,32% so tổng dư nợ và tăng 8 tỷ đồng so năm 2015, chiếm tỷ lệ 93% so tổng nợ quá
hạn của ngân hàng CSXH. Chi tiết dư nợ ủy thác theo từng tổ chức CT-XH qua các
năm trong giai đoạn 2011-2016 được thể hiện trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Chi tiết dư nợ ủy thác theo từng tổ chức CT-XH
qua các năm trong giai đoạn 2011-2016
Đvt: tỷ đồng
S Tổ chức CT-XH Năm
TT nhận ủy thác 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Hội phụ nữ 42.153 45.951 48.783 51.538 56.199 61.404
2 Hội nông dân 35.098 37.990 40.324 42.623 46.390 50.549
3 Hội cựu chiến binh 14.778 16.622 18.294 19.761 21.845 24.210
4 Đoàn thanh niên 9.465 11.056 12.659 14.190 16.425 19.132
Cộng 101.494 111.619 120.060 128.112 140.859 155.295
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013,
2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
Tỷ trọng dư nợ và chất lượng dịch vụ ủy thác của các tổ chức CT-XH được thể
hiện trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ trọng dư nợ và chất lượng dịch vụ ủy thác của các
tổ chức CT-XH thời điểm 31/12/2016
Đvt: tỷ đồng, %
S Tổ chức CT-XH Dư Tỷ Trong đó
TT nhận ủy thác nợ trọng Nợ quá hạn Tỷ lệ
1 Hội phụ nữ 61.404 39,5 163 0,27
2 Hội nông dân 50.549 32,5 156 0,31
3 Hội cựu chiến binh 24.210 15,6 88 0,36
4 Đoàn thanh niên 19.132 12,4 85 0,44
Cộng 155.295 100 492 0,32
(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về
kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
81

Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng mà các tổ chức CT-XH nhận ủy thác
của ngân hàng CSXH thời điểm 31/12/2016 thể hiện trong Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng
các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thời điểm 31/12/2016

Dư nợ

12,4%
39,5%
15,6% Hội phụ nữ
Hội nông dân

32,5% Hội cựu chiến binh


Đoàn thanh niên

(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về
kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
Trong 4 tổ chức CT-XH nhận ủy thác thì đồng vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản
lý có chất lượng tín dụng cao hơn do một số yếu tố sau đây: công tác vận động và tập
hợp quần chúng tốt hơn, việc kiểm tra sử dụng vốn cũng như đối chiếu nợ được thực
hiện chặt chẽ, thường xuyên, việc xử lý nợ đến hạn được thực hiện kịp thời, …
4.1.4.5. Kết quả hoạt động tài chính
Tổng thu của ngân hàng CSXH (2011 – 2016) là 70.595 tỷ đồng và tổng chi
trong giai đoạn này là 68.043 tỷ đồng. Chênh lệch thu – chi bình quân năm là 425 tỷ
đồng. Chi tiết tình hình thu, chi tài chính qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 được
thể hiện trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng CSXH (2011 – 2016)
Đvt: tỷ đồng
S Chỉ tiêu Tổng thu Tổng chi Chênh lệch thu - chi
TT Năm
82

1 2011 9.900 9.498 402


2 2012 11.262 10.592 670
3 2013 12.228 12.049 179
4 2014 12.145 11.481 664
5 2015 11.854 11.463 391
6 2016 13.206 12.960 246
Cộng 70.595 68.043 2.552
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013,
2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
Trong 15 năm hoạt động (2002-2017), thông qua việc triển khai 21 chương
trình, vốn TDUĐ đã cung ứng vốn đến 100% địa bàn cấp xã trên cả nước; trong đó tập
trung ưu tiên cho vay các địa bàn thuộc vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, … Trong 15 năm hoạt động đã có trên 31,8 triệu
lượt hộ nghèo và các ĐTCS được vay vốn từ ngân hàng CSXH với doanh số đạt
433.245 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 272.336 tỷ đồng; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ
thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, số HSSV có hoàn cảnh
khó khăn được vay vốn học tập hơn 3,5 triệu lượt; trên 9,9 triệu công trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn, gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng
bằng sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các ĐTCS, trên 11
nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung được xây dựng; trên 112
ngàn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời
hạn ở nước ngoài, …
Việc vay vốn từ ngân hàng CSXH đã giúp hộ nghèo và các ĐTCS khác tiếp
cận với nguồn vốn TDUĐ của nhà nước, góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi
ở nông thôn; làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, thay đổi cơ bản nhận thức, sử
dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua
hoạt động gửi tiền tiết kiệm tại tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo và các ĐTCS đã có ý
thức tiết kiệm, dành dụm để tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai. Bên
cạnh đó, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng đã góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT–XH theo định hướng của Đảng và nhà
83

nước, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông
thôn mới, bảo đảm ASXH, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, phát
triển nguồn nhân lực, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tập hợp lực lượng,
phát triển hội viên của các tổ chức CT-XH.
Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, các chương trình
TDUĐ do ngân hàng CSXH thực hiện đã góp phần giảm hơn 11,5 triệu hộ nghèo, đưa
tỷ lệ hộ nghèo từ 22% vào đầu năm 2006 xuống còn 9,45% vào cuối năm 2010. Trong
giai đoạn 2011-2015, thông qua việc đầu tư vốn, ngân hàng CSXH đã góp phần giảm
tỷ lệ hộ nghèo từ 14,20% vào đầu năm 2011 xuống còn 4,25% vào cuối năm 2015
tương ứng với hơn 2,1 triệu hộ nghèo được giảm và giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% vào
năm 2015 xuống còn 8,23% vào năm 2016 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều).
4.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-
2015, 2016-2020 của Việt Nam
Ở giai đoạn 2006-2010, chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người đối
với hộ sinh sống tại khu vực nông thôn là từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000
đồng/năm) trở xuống và đối với hộ sinh sống tại khu vực thành thị là từ 260.000
đồng/tháng (3.120.000 đồng/năm) trở xuống. Tổng kinh phí thực hiện chương trình
giảm nghèo trong giai đoạn này là 4.140 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương:
2.345,4 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 1.138 tỷ đồng, vốn huy động khác: 656 tỷ
đồng. Các kết quả nổi bật đạt được trong giai đoạn này là: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ
22% vào đầu năm 2006 xuống 9,45% vào cuối năm 2010, hơn 6,2 triệu lượt hộ nghèo
được vay vốn TDUĐ, số cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng tại các xã đặc biệt khó
khăn ven biển và hải đảo là 2.510 công trình (bình quân mỗi xã 9,2 công trình), số
người nghèo được miễn giảm học phí học nghề là 150.000 người, số cán bộ tham gia
trực tiếp công tác giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực khoảng
180.000 người, 500.000 hộ nghèo được hỗ trợ để xóa nhà tạm, người nghèo đã tiếp
cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt, …
(Nguồn: Báo cáo số 211/BC-CP ngày 17/10/2011 của chính phủ về kết quả thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch 2011 và
đề xuất danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015).
84

4.2.1. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020


Giai đoạn 2011-2015: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của giai đoạn 2011-2015
được ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng
chính phủ và được dùng làm căn cứ để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo thụ hưởng
các chính sách ASXH và các chính sách kinh tế, xã hội khác trong giai đoạn này.
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg: “(1) Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 400.000 đồng/ người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
(2) Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. (3) Hộ cận nghèo ở
nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000
đồng/người/tháng. (4) Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng”.
Giai đoạn 2016-2020: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của giai đoạn 2016-2020
được ban hành tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
chính phủ theo hướng tiếp cận đa chiều với các tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg:
“1. Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu
vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo:
1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở
khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ
bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y
tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin”.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo ở giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết
định số 59/2015/QĐ-TTg:
“(1) Hộ nghèo: Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu
85

nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt
từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu
vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(2) Hộ cận nghèo: Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị: là hộ
có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và
thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH thì tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nào có đủ 3 điều kiện sau đây: có GDP bình quân đầu người cao hơn cả
nước, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn cả nước và có nguồn lực đảm bảo thực hiện số hộ
nghèo theo chuẩn của địa phương thì có thể ban hành chuẩn nghèo riêng cho địa
phương. Vào đầu giai đoạn 2011-2015, cả nước có 7 tỉnh, thành phố xây dựng và ban
hành chuẩn nghèo riêng cho địa phương là: Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh. Chuẩn nghèo của các địa
phương này thường cao hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo quốc gia. Chẳng hạn như
giai đoạn 2011-2015, Tp Hồ Chí Minh: hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người
đến 1.000.000 đồng/tháng; Bình Dương: hộ nghèo ở nông thôn thu nhập dưới
1.000.000 đồng/người/tháng, hộ nghèo ở thành thị có thu nhập dưới 1.100.000
đồng/người/tháng, … Việc nâng chuẩn nghèo của tỉnh, thành phố để phù hợp với điều
kiện KT-XH của địa phương nhằm giải quyết các nhu cầu bức xúc của đối tượng có
thu nhập thấp trên địa bàn và nhằm hỗ trợ, cải thiện từng bước về điều kiện sống, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
4.2.2. Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
4.2.2.1. Thực trạng nghèo ở Việt Nam
Giai đoạn 2011-2015: Căn cứ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-
2015 thì đầu giai đoạn, theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, cả nước có tất cả 3.055.565
86

hộ nghèo (tỷ lệ 14,20%) và 1.612.381 hộ cận nghèo (tỷ lệ 7,49%). Số liệu hộ nghèo,
hộ cận nghèo qua từng năm thể hiện trong Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Đvt: hộ, %
S Tổng Trong đó:
T Năm số Hộ nghèo Hộ cận nghèo
T Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
1 2011 4.667.946 3.055.565 14,20 1.612.381 7,49
2 2012 4.111.180 2.580.885 11,76 1.530.295 6,98
3 2013 3.618.837 2.149.110 9,60 1.469.727 6,57
4 2014 3.241.072 1.797.889 7,80 1.443.183 6,32
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 640/QĐ-LĐTBXH ngày
30/5/2011, số 375/ QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012, số 749/ QĐ-LĐTBXH ngày
13/5/2013 và số 529/ QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 của Bộ LĐ-TB&XH).
(Phụ lục 4.6. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 theo khu vực).
Biểu đồ 4.4. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

3500000
3000000
2500000
2000000
Hộ nghèo
1500000 Hộ cận nghèo
1000000
500000
0
2011 2012 2013 2014
87

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 640/QĐ-LĐTBXH ngày
30/5/2011, số 375/ QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012, số 749/ QĐ-LĐTBXH ngày
13/5/2013 và số 529/ QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 của Bộ LĐ-TB&XH).
Giai đoạn 2016-2020: Căn cứ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp
cận đa chiều, theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015 cả nước có tất cả
2.338.569 hộ nghèo (tỷ lệ 9,88%) và 1.235.784 hộ cận nghèo (tỷ lệ 5,22%). Số liệu hộ
nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm thể hiện trong Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016
Đvt: hộ, %
S Tổng Trong đó:
T Năm số Hộ nghèo Hộ cận nghèo
T Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
1 2015 3.574.353 2.338.569 9,88 1.235.784 5,22
2 2016 3.293.625 1.986.697 8,23 1.306.928 5,41
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày
22/8/2016 và số 945/ QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ LĐ-TB&XH).
(Phụ lục 4.7. Thống kê thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai
đoạn 2015-2016 theo khu vực).
Biểu đồ 4.5. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016

2500000

2000000

1500000 Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
1000000

500000

0
2015 2016
88

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày
22/8/2016 và số 945/ QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ LĐ-TB&XH).
Kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và giai
đoạn 2016-2020 được phân theo 8 khu vực: miền núi Đông Bắc, miền núi Tây Bắc,
đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông
Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó các khu vực thường có tỷ lệ cao theo
thứ tự là miền núi Tây Bắc, miền núi Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và duyên
hải miền Trung.
4.2.2.2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Nghèo ở Việt Nam bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là:
Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
(1) Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền sản xuất lạc hậu. Các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài đã làm cho cuộc sống người dân cơ cực, nhiều
cơ sở hạ tầng bị phá hủy, ruộng đồng không thể khai thác, nguồn lao động chính của
các gia đình bị giảm sút do hy sinh, bị thương hoặc phải tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc trong một thời gian dài.
(2) Người dân thường xuyên đối mặt nhiều rủi ro trong sản xuất, cuộc sống mà
không có các cơ chế phòng ngừa hữu hiệu và dễ trở nên nghèo như: thiên tai, dịch
bệnh trong sản xuất nông nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, sự
biến động của thị trường thế giới và khu vực làm ảnh hưởng đến giá sản phẩm cả đầu
vào và đầu ra, chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi, hệ thống hành chính vận
hành trì trệ, cán bộ cửa quyền, hách dịch.
(3) Hình thức sở hữu: chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể về tư
liệu sản xuất chủ yếu được vận hành một cách máy móc trong thời gian dài đã làm
giảm năng suất lao động.
(4) Việc huy động quá nhiều sức lao động từ nông dân, tình trạng ngăn cấm
giao thương đã không tạo động lực cho sản xuất, nông sản chất lượng kém, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, thương nghiệp nhà nước không cung cấp
đủ hàng hóa cho thị trường làm giảm sút thu nhập của người dân trong khi dân số
ngày càng tăng cao.
89

(5) Lao động nông nhàn không được tạo điều kiện ra thành phố tìm việc làm,
không được đào tạo nghề để chuyển sang lao động ở khu vực công nghiệp, biện pháp
quản lý hành chính bằng hộ khẩu đã hạn chế người nghèo di cư, nhập cư vào thành
phố tìm việc làm.
(6) Số lao động không có việc làm cao luôn diễn ra trong xã hội do tình trạng
đầu tư thiếu hiệu quả ở các công trình sử dụng nhiều nguồn vốn của Nhà nước.
Nguyên nhân chủ quan: Sau khi giành được độc lập, đất nước bước vào công
cuộc đổi mới, đến nay kinh tế đã đạt được một số thành tựu to lớn nhưng tỷ lệ hộ
nghèo vẫn còn cao, có thời điểm lên đến 26% (khoảng 4,6 triệu hộ) do nhiều nguyên
nhân khác nhau:
(1) Việt Nam vẫn là nước nghèo và đại bộ phận người dân vẫn sống dựa vào
nông nghiệp. Đến năm 2004, vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn và tỷ lệ đóng góp
của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp.
(2) Chính sách nhà nước không hiệu quả: sau khi thống nhất đất nước việc áp
dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách
giá lương tiền đã tạo hệ luỵ xấu cho nền kinh tế quốc gia. Các chính sách này đã làm
suy yếu nguồn lực sản xuất của quốc gia, của các gia đình ở cả nông thôn và thành thị;
lạm phát tăng cao có thời điểm lên đến 700% năm.
(3) Nền kinh tế phát triển chưa thật sự bền vững, tốc độ tăng trưởng đạt khá
nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn ODA, kiều hối,
thu nhập từ khai thác và bán khoáng sản trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn
thấp. Chính sách tín dụng của nhà nước không bắt kịp sự thay đổi của thị trường và
còn ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Đầu tư vào con người
đã được chú trọng nhưng hiệu quả rất thấp, số lượng lao động qua đào tạo chưa đáp
ứng được nhu cầu thị trường, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.
(4) Tình trạng nghèo đói và HIV/AIDS trong xã hội gây hậu quả xấu đối với sự
phát triển của nhiều trẻ em: Các em thường xuyên thiếu dinh dưỡng, kém phát triển cả
vể trí tuệ và thể lực, không có cơ hội để đến trường, không được chăm sóc đầy đủ về y
tế, thiếu sự quan tâm của gia đình, …
90

(5) Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các địa phương, khu
vực, giữa các dân tộc ngày càng giãn ra.
(6) Tình trạng ô nhiễm ở mức cao đang hủy hoại môi trường sống của con người.
(7) Chính sách điều hành của chính phủ đạt hiệu quả thấp.
(8) Đặc điểm cố hữu của một số người nghèo: Lười biếng lao động, sống trông
chờ ỷ lại, không chịu học hỏi, kiến thức hẹp, làm việc không hiệu quả, năng suất lao
động thấp, thiếu tự tin, thiếu ý chí vươn lên, ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè và các
thú vui có hại khác, …
4.2.3. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội
Tình trạng nghèo trong xã hội mang lại những hậu quả là: (1) Cản trở tăng
trưởng kinh tế. (2) Kìm hãm phát triển con người. (3) Nguy cơ mất ổn định xã hội và
phát triển bền vững. (4) Bất bình đẳng xã hội. (5) Phá huỷ môi trường sống. Mối quan
hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội được thể hiện trong Hình 4.2.
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa nghèo và các vấn đề xã hội

Bệnh tật
Phá huỷ
Gia tăng
môi trường sống
dân số

Nghèo

Tệ nạn xã hội Suy

dinh dưỡng
Thất học

(Nguồn: Tài liệu tập huấn giảm nghèo năm 2007 của Ban chỉ đạo giảm nghèo
tỉnh Đồng Nai)
91

4.3. Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo
4.3.1. Định hướng của chính phủ đối với giảm nghèo
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn đã góp phần
không chỉ để Đảng, chính phủ hoàn thành nhiệm vụ chính trị quốc gia mà còn góp
phần để Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc
và kết quả này được các tổ chức quốc tế, các quốc gia công nhận và đánh giá cao. Qua
các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, cuộc sống của người dân nói chung
và người nghèo nói riêng không ngừng được nâng cao và họ có thể tiếp cận, hưởng
thụ phúc lợi xã hội một cách thuận lợi, khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo giữa các
vùng miền, giữa thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng thiết yếu
không ngừng được cải thiện, … Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đó thì tỷ lệ
hộ nghèo ở một số địa phương vẫn còn cao đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
nhiều đồng bào DTTS sinh sống; có nhiều hộ gia đình qua nhiều năm được hỗ trợ vẫn
chưa thể thoát nghèo và cũng có nhiều hộ gia đình mặc dù thoát nghèo theo chuẩn
nhưng sau đó lại tái nghèo, nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng thu nhập vẫn bấp bênh và
chưa tạo khoảng cách an toàn so với chuẩn nghèo, đời sống của nhiều hộ gia đình
nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, … do đó tính bền vững của chương trình
giảm nghèo chưa cao vì vậy ngày 19/5/2011, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 với những nội
dung chủ yếu là:
Mục tiêu tổng quát: “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược
phát triển KT-XH 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống
của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”.
Mục tiêu cụ thể: “(1) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên
3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm
4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; (2) Điều kiện sống của người nghèo được
cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người
92

nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; (3) Cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập
trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như:
giao thông, điện, nước sinh hoạt”.
Các chính sách: “(1) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người nghèo: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn
với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách TDUĐ đối với hộ nghèo,
nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ. Thực hiện tốt chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở
trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm
đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động
đối với lao động nghèo trên cả nước. (2) Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có
hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi
phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực
hiện chính sách TDUĐ đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Thực hiện
chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến
khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ
sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. (3) Hỗ trợ về y tế và
dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,
hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách
hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ
việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo. Tăng cường hơn
nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo, trong đó
ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo. (3)
Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực
nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người
khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người
nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập
93

thấp. (4) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu
quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người
nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp
của nhà nước, vươn lên thoát nghèo. (5) Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông
tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa
các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo,
phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo. (6) Hộ nghèo,
người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã
nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên sau: Hộ
nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các
thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên
giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tực túc được lương thực được hỗ
trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Có chính sách ưu đãi
cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó
khăn. Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các
địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo DTTS
ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học. Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng,
đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào DTTS ở các địa
bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự
án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ
quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai). (7) Tiếp tục và mở rộng thực hiện các
chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng
thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ
đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và
huyện (huyện nghèo). Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí
nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt
khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các
94

công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu; Mở rộng chương trình quân dân y kết
hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất,
tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về
đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới (xã nghèo). (8) Các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và
các chương trình khác phải tập trung hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho
các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này”.
Chính phủ cũng đã xác định để đạt được các mục tiêu này phải thực hiện đồng
bộ nhiều chính sách, giải pháp khác nhau, trong đó chú trọng các chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nhà nước gắn với
việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông - công, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất;
đẩy mạnh thực hiện các giải pháp có hiệu quả trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả
TDUĐ đối với hộ nghèo nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ và chính
sách TDUĐ đối với học sinh sinh viên nhất là sinh viên nghèo.
Từ định hướng của chính phủ đối với giảm nghèo, ngân hàng CSXH Việt Nam,
các tổ chức CT-XH và chính quyền địa phương các cấp đã đẩy mạnh việc cung ứng
vốn đến người nghèo và các ĐTCS khác trong thời gian qua. Tác động tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là:
4.3.2. Tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo
4.3.2.1. Đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo
Trong giai đoạn 2011-2016, thông qua việc ủy thác cho các tổ chức CT-XH,
ngân hàng CSXH đã thực hiện cung ứng vốn đến hơn 7,2 triệu lượt hộ nghèo và các
ĐTCS khác với tổng số tiền là 239.958 tỷ đồng và kết quả cung ứng vốn này đã góp
phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam từ 14,20% vào đầu năm 2011 xuống còn 4,25%
vào cuối năm 2015, tương ứng với trên 2,1 triệu hộ nghèo được giảm và từ 9,88% vào
năm 2015 xuống còn 8,23% vào năm 2016 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều). Chi
tiết giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2015-
2016 được thể hiện trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7.
Bảng 4.6. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2011-2015
95

Đvt: %
S Chỉ tiêu Tỷ lệ Giảm so Ghi
TT Năm hộ nghèo năm trước chú
1 2011 (đầu năm) 14,20
2 2011 (cuối năm) 11,76 - 2,44
3 2012 9,60 - 2,16
4 2013 7,80 - 1,80
5 2014 5,80 - 2,00
6 2015 4,25 -1,55
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo: Kết quả thực hiện các chính sách và
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2 năm (2011, 2012), 2013, 2014
và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2011-2015 và định hướng, mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2016-2020).
Bảng 4.7. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm trong giai đoạn 2015-2016
Đvt: %
S Chỉ tiêu Tỷ lệ Giảm so Ghi
TT Năm hộ nghèo năm trước chú
1 2015 9,88
2 2016 8,23 - 1,56
(Nguồn: Quyết định: số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 về việc phê duyệt
kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và số 945/QĐ-LĐTBXH ngày
22/6/2017 về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo
chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Bộ LĐ-TB&XH).
Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 và 2015-2016 cho thấy
rằng đồng vốn tín dụng của ngân hàng CSXH đã giúp nhiều người nghèo gia tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đối
với 1.994 hộ gia đình vay vốn ngân hàng CSXH thì có 1.958/1.994 hộ xác nhận gia
tăng thu nhập sau 1 năm vay vốn, 1.986/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 2
năm vay vốn và 1.993/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 3 năm vay vốn.
96

4.3.2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng
hạn) của người nghèo
Hiện nay, với phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH trong công tác cho
vay và quản lý vốn TDUĐ thì việc sử dụng vốn của người nghèo được các tổ chức
CT–XH, tổ tiết kiệm và vay vốn giám sát thường xuyên, quản lý chặt chẽ nhằm để
người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình
sử dụng vốn từ đó mà nguồn vốn tín dụng của ngân hàng CSXH không ngừng phát
huy hiệu quả và người nghèo thực hiện trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.
Trong giai đoạn 2011-2016, tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân
hàng CSXH bình quân năm là 22,2% cho thấy kết quả thu hồi nợ của ngân hàng
CSXH đạt cao và người vay đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tỷ lệ giữa doanh số
thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH được thể hiện trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trên dư nợ của ngân hàng CSXH
qua các năm trong giai đoạn 2011-2016
Đvt: tỷ đồng, %
S Chỉ tiêu Doanh số Dư Tỷ lệ doanh số
TT Năm thu nợ nợ thu nợ/dư nợ
1 2011 16.251 103.731 15,7
2 2012 22.786 113.922 20
3 2013 26.594 121.698 21,9
4 2014 31.735 129.457 24,5
5 2015 36.065 142.528 25,3
6 2016 40.126 157.372 25,5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013,
2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đối với 1.994 hộ gia đình vay vốn của ngân hàng
CSXH cho thấy có 1.458 hộ xác nhận trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng CSXH.
4.3.2.3. Đối với việc gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của
ngân hàng CSXH
97

Ở Việt Nam hiện nay, chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện 2 chương trình mục
tiêu quốc gia là giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển KT-XH đất
nước và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp
quốc (MDGs) do đó việc cung ứng vốn cho người nghèo và các ĐTCS khác được đẩy
mạnh thực hiện bằng nhiều kênh trong đó tín dụng của ngân hàng CSXH là một trong
những kênh chủ lực và trong giai đoạn 2011-2016, đã có hơn 7,2 triệu lượt hộ nghèo
và các ĐTCS được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng CSXH.
Ngoài ra, để chống lại tình trạng cho vay nặng lãi vẫn còn tồn tại ở một số địa
phương, thực hiện nhiệm vụ chính phủ giao, ngân hàng CSXH đã đẩy mạnh việc cung
ứng vốn đến các đối tượng yếu thế trong xã hội vì vậy đã gia tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát đối với 1.994 hộ gia đình vay vốn ngân
hàng CSXH về đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH thì
có 1.378 (đồng ý và hoàn toàn ý) hộ gia đình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao.
Kết luận chương 4
Chương 4 đã cho chúng ta thấy thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 và nguyên nhân phát sinh đối với số hộ nghèo, hộ
cận nghèo này. Chương 4 cũng cho chúng ta thấy hoạt động của ngân hàng CSXH
trong việc huy động nguồn vốn, cung ứng vốn, thu hồi nợ, quản lý dư nợ, chất lượng
các chương trình TDUĐ, sự phối hợp với các tổ chức CT–XH để chuyển tải đồng vốn
ưu đãi của chính phủ đến tận tay người nghèo và các ĐTCS khác, … nhằm phục vụ
cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trong các giai đoạn trên.
Chương 4 đã cho chúng ta thấy TDUĐ của ngân hàng CSXH là công cụ hữu hiệu để
thực hiện giảm nghèo bên cạnh các công cụ khác. Thông qua phương thức ủy thác cho
vay với các tổ chức CT-XH và việc tổ chức giao dịch lưu động hàng tháng tại xã, tín
dụng của ngân hàng CSXH đã tác động tích cực đối với người nghèo thông qua việc
gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) và gia tăng khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH và tác động này đã đóng góp tích
cực vào thành quả giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Cụ thể: Tỷ lệ
98

hộ nghèo đã giảm từ 14,20% (đầu năm 2011) xuống còn 4,25% (cuối năm 2015); từ
9,88% (năm 2015) xuống còn 8,23% (năm 2016) theo chuẩn tiếp cận đa chiều và giảm
từ 58,33% (đầu năm 2011) xuống còn 28% (cuối năm 2015) tại các huyện nghèo theo
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ.
99

Chương 5
KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chương 4 đã giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt
Nam đối với người nghèo để chúng ta có thể đánh giá tác động tín dụng của ngân
hàng CSXH đối với người nghèo dưới góc độ thực tế triển khai các chương trình
TDUĐ của chính phủ, chương 5 sẽ giới thiệu việc khảo sát, kiểm định các mô hình
nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo để từ đó
chúng ta có thể đánh giá chính xác tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với
người nghèo dựa trên thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ và 3
mô hình nghiên cứu.
Từ những năm 1990, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác
động của tín dụng đối với người nghèo và chương trình giảm nghèo của các quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình bằng phương pháp định tính và định lượng, tiêu biểu là
các nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Stewart và cộng sự (2012), Mai THĐ
(2016), Nguyen VC (2008), … thông qua việc xây dựng các mô hình nghiên cứu để
đánh giá việc gia tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người
nghèo khi tham gia các dịch vụ ngân hàng chính thức. Trong điều kiện ở Việt Nam
hiện nay, khi Đảng và nhà nước đang đẩy mạnh việc thực hiện chương trình giảm
nghèo với nhiều chương trình, dự án, chính sách khác nhau trong đó có việc hỗ trợ
vốn cho người nghèo thông qua kênh tín dụng ngân hàng CSXH do đó nhiều hộ gia
đình nghèo đã được vay vốn của ngân hàng CSXH vì vậy luận án cần dựa vào mô
hình nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Stewart và cộng sự (2012), Mai THĐ
(2016), Nguyen VC (2008) và các nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình đánh giá
tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Bên cạnh đó,
100

luận án xây dựng thêm một số mô hình để đánh giá một cách chính xác, khách quan,
toàn diện về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo.
5.1. Nghiên cứu sơ bộ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định tác động tín dụng của
ngân hàng CSXH đối với người nghèo (vấn đề nghiên cứu) và đặt ra câu hỏi cho
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sẽ giúp đánh giá tổng quan hơn về tác
động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo. Thực hiện nghiên cứu bằng
phương pháp định tính đối với 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập,
hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) được dựa trên các nghiên cứu của
Duvendack và cộng sự (2011) về bằng chứng tác động của TCVM trên hạnh phúc của
người nghèo, Stewart và cộng sự (2010) về tác động của TCVM đối với người nghèo
và Stewart và cộng sự (2012) về TDVM, tiết kiệm vi mô và cho thuê vi mô có phục
vụ cho tài chính hộ gia đình một cách hiệu quả. Nghiên cứu định tính được thực hiện
với 2 phương pháp chính là phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm.
5.1.1. Phỏng vấn chuyên gia
Là một cuộc đàm thoại để thu thập thông tin thông qua sự tương tác giữa người
phỏng vấn và người được phỏng vấn nhằm thực hiện theo kế hoạch và mục đích của
người nghiên cứu. Có nhiều hình thức để thực hiện phỏng vấn cá nhân, tuy nhiên luận
án chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp: Người phỏng vấn thực hiện việc phỏng vấn
mặt đối diện với người tham gia (các chuyên gia) và các chuyên gia trả lời dựa theo
bảng câu hỏi. Phỏng vấn chuyên gia gồm các bước sau đây:
Bước 1. Xác định mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt
Nam đối với người nghèo thông qua đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng
vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng CSXH.
Bước 2. Thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn.
(Phụ lục 5.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia).
Bước 3. Xác định đối tượng phỏng vấn.
101

Đối tượng phỏng vấn phải là những người đã công tác lâu năm, có nhiều kinh
nghiệm và đóng góp nhiều cho lĩnh vực giảm nghèo ở Việt Nam. Danh sách chuyên
gia được phỏng vấn gồm có: Ông Ngô Trường Thi – Vụ trưởng, Chánh văn phòng
quốc gia về giảm nghèo; TS. Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch thường trực Trung
ương Hội nông dân Việt Nam; ông Phan Trọng Hữu – Phó Ban chỉ đạo giảm nghèo
tỉnh Đồng Nai và ông Nguyễn Nhữ Điều – Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh ngân
hàng CSXH tỉnh Đồng Nai.
Bước 4. Thực hiện phỏng vấn.
Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực giảm nghèo thông qua các
câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Việc phỏng vấn được chụp hình, ghi âm và ghi
lại câu trả lời của các chuyên gia.
Bước 5. Tổng hợp kết quả phỏng vấn.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đồng vốn TDUĐ của chính phủ do ngân
hàng CSXH Việt Nam đảm nhận tác động tích cực đối với người nghèo và có vai trò
rất quan trọng trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam. Cụ thể, đồng vốn
này đã giúp cho rất nhiều hộ gia đình nghèo gia tăng thu nhập – yếu tố cơ bản cho
việc thoát nghèo, thay đổi nhận thức trong việc chi tiêu phục vụ sinh hoạt gia đình, có
ý thức trả nợ vay đúng hạn và với sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với người
nghèo, sự phát triển của hệ thống ngân hàng như hiện nay mà đặc biệt là sự ra đời của
ngân hàng CSXH Việt Nam thì khả năng, cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
của người nghèo ngày càng cao.
(Phụ lục 5.2, 5.3, 4.5 và 5.5. Nội dung trả lời của các chuyên gia).
5.1.2. Phỏng vấn nhóm
Là cuộc thảo luận nhóm do người nghiên cứu điều hành để thu thập thông tin.
Các thành viên tham gia nhóm là người có quan điểm khách quan về chủ đề nghiên
cứu. Việc lựa chọn thành viên như vậy nhằm mục đích có được cuộc trò chuyện tích
cực và thành viên tham gia được tự do trao đổi, trả lời câu hỏi thảo luận do người
nghiên cứu đặt ra. Nhóm mang tính đồng nhất để khuyến khích người tham gia đánh
giá chủ đề nghiên cứu theo cả hướng đồng nhất và khác biệt. Sự tương đồng trong
nhóm khiến họ dễ dàng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về chủ đề nghiên cứu;
102

mặt khác sự khác biệt của họ tạo ra một cơ sở thú vị để đánh giá các ý kiến khác nhau
liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phỏng vấn nhóm gồm các bước sau đây:
Bước 1. Xác định mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH đối với
người nghèo thông qua đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay
(việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
Bước 2. Thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn.
(Phụ lục 5.6. Bảng câu hỏi phỏng vấn nhóm).
Bước 3. Xác định đối tượng phỏng vấn và thành lập nhóm.
Đối tượng phỏng vấn là đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm
nghèo (hộ nghèo) và những người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các
chương trình TDUĐ, cung cấp nguồn vốn tín dụng cho người nghèo (cán bộ giảm
nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ TK&VV).
Thành lập và thực hiện phỏng vấn đối với 6 nhóm và mỗi nhóm bình quân
khoảng 10 người.
Bước 4. Thực hiện phỏng vấn.
Tập hợp các đối tượng được phỏng vấn vào phòng làm việc, phát bảng câu hỏi
để đối tượng tham gia trao đổi, thảo luận. Đối với mỗi câu hỏi, phần trả lời sẽ theo thứ
tự từ người người đầu tiên đến người cuối cùng của nhóm. Việc phỏng vấn được chụp
hình, ghi âm và ghi lại các câu trả lời của các nhóm.
(Phụ lục 5.7, 5.8, 5.9, 5.10, 5.11 và 5.12. Nội dung trả lời của các nhóm).
Bước 5. Tổng hợp kết quả phỏng vấn.
Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng nhờ ngân hàng CSXH cho
vay với mức lãi suất ưu đãi để SXKD mà qua một vài năm, nhiều gia đình đã gia tăng
thu nhập (Ông Ngô Trường Thi, vụ trưởng, chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo
cho rằng nhìn chung vốn vay đã góp phần gia tăng thu nhập cho hộ nghèo, tuy nhiên
không phải hộ nghèo nào vay vốn cũng tạo ra thu nhập tăng, thậm chí còn ngược lại.
Ông Nguyễn Nhữ Điều, nguyên phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Đồng
Nai cho rằng qua kết quả điều tra, khảo sát của các địa phương về thực tế nỗ lực giảm
nghèo của từng giai đoạn cho thấy hiệu quả tăng thu nhập của hộ nghèo sau một thời
103

gian sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng tuy vậy việc tăng thu nhập chưa thực sự bền
vững), thoát nghèo và có được số vốn tích lũy. Ngân hàng CSXH đã giúp đỡ hộ
nghèo, hộ cận nghèo từ lúc số vốn cho vay mới chỉ có 1-2 triệu đồng/hộ (khi còn là
Ngân hàng phục vụ người nghèo) đến nay đã là 20-30 triệu đồng/hộ. Bên cạnh việc
được hỗ trợ đồng vốn ưu đãi, đối tượng thụ hưởng chương trình giảm nghèo còn được
hưởng nhiều ưu đãi khác trong đó có việc được trang bị kiến thức làm ăn, sản xuất có
hiệu quả để đảm bảo cuộc sống vững chắc trong tương lai.
Không chỉ gia tăng thu nhập mà nhiều hộ gia đình, cá nhân còn biết cách tiết
kiệm trong chi tiêu để có tích lũy, biết để dành tiết kiệm, có ý thức trả nợ đúng hạn
(TS. Nguyễn Duy Lượng, phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam cho rằng qua 12 năm
thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác được vay vốn đã thay đổi nhận thức trong việc sử dụng
vốn và trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể là thu nợ, thu lãi trong những năm
gần đây đạt trên 95%. Ông Phan Trọng Hữu, phó trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh
Đồng Nai cho rằng việc trả nợ vay của hộ nghèo trong những năm gần đây đúng là có
nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, cuối năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của
Đồng Nai chiếm 3,5% nhưng đến cuối năm 2014 giảm, cuối tháng 5/2015 còn 1,5%).
Và với mạng lưới ngân hàng CSXH phát triển rộng khắp, nguồn vốn cho vay
dồi dào, loại hình cho vay không cần thế chấp tài sản và bình xét cho vay thông qua
cộng đồng, tổ tiết kiệm & vay vốn và phong cách phục vụ tận tình, có trách nhiệm,
công khai, minh bạch của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm & vay vốn
thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo rất thuận
lợi (Ông Phan Trọng Hữu, phó trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng Nai cho
rằng hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH ngày càng thuận lợi cả về
mức vay, chu kỳ vay và lãi suất, thủ tục ngày càng đơn giản, gọn nhẹ. Ông Ngô
Trường Thi, vụ trưởng, chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho rằng quy trình
thủ tục cho vay của ngân hàng CSXH đã đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều, việc tổ
chức điểm giao dịch hàng tháng của ngân hàng CSXH ở trụ sở xã đã giúp người
nghèo vay vốn, trả nợ thuận tiện hơn) miễn là người vay đảm bảo các điều kiện sau
104

đây: mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp, sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, thực
hiện đúng nghĩa vụ của người vay và các quy định của ngân hàng cho vay.
5.2. Nghiên cứu chính thức
5.2.1. Các biến nghiên cứu
Mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo: Việc xây dựng mô
hình này dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012), Mai THĐ (2016), Nguyen
VC (2008) và các nghiên cứu trước. Họ đã thực hiện nghiên cứu về việc tiếp cận đối
với các dịch vụ ngân hàng chính thức có làm tăng thu nhập cho người nghèo hay
không. Xây dựng mô hình này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến việc gia tăng
thu nhập của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình có kế thừa một số biến từ nghiên cứu
của Pande và cộng sự (2012), Mai THĐ (2016) và các nghiên cứu trước đó (Việc kế
thừa một số biến của các nghiên cứu trước do có sự tương đồng về mục tiêu, phương
pháp nghiên cứu) và giới thiệu thêm một số biến mới (Việc giới thiệu thêm một số
biến mới do đặc thù hoạt động của ngân hàng CSXH ở Việt Nam và để thuận lợi cho
việc xác định mục tiêu, đánh giá kết quả nghiên cứu). Mô hình bao gồm 1 biến phụ
thuộc (thunhaptangthem) và 13 biến độc lập là:
(1) vaynganhang: Các nghiên cứu đều cho rằng việc được vay vốn từ ngân
hàng CSXH sẽ tạo động lực, nguồn vốn để người nghèo đầu tư vào SXKD và có cơ
hội gia tăng thu nhập.
(2) laisuatuudai: Với ưu đãi của chính phủ và các chính sách tín dụng của ngân
hàng CSXH, được vay vốn với lãi suất thấp sẽ không tạo áp lực cho người nghèo đối
với việc SXKD và việc trả nợ vay vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.
(3) vonduan: Vốn dự án tăng, giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập tăng thêm
của người đầu tư. Khi được vay vốn từ ngân hàng CSXH thì sẽ làm cho tổng vốn đầu
tư dự án tăng lên và khi số vốn tham gia dự án lớn thì người nghèo có cơ hội lựa chọn
phương án SXKD phù hợp vì vậy thu nhập có khả năng gia tăng.
(4) vontuco: Thể hiện tiềm lực tài chính của người nghèo, tác động đến thu
nhập tăng thêm. Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết
105

kiệm, có số vốn tích lũy do đó họ sẽ tự tin, chủ động trong SXKD vì vậy khả năng gia
tăng thu nhập cao.
(5) mucdichsudungvon: Sử dụng vốn đúng mục đích thể hiện hiệu quả sử dụng
vốn vay tác động gia tăng thu nhập. Việc đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi,
trồng trọt, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo gia tăng thu nhập?
(6) tietkiem: Là năng lực tài chính của người nghèo, tiết kiệm cho đầu tư sẽ gia
tăng thu nhập. Số tiền tiết kiệm được nhiều sẽ bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư dự án
vì vậy khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo cao.
(7) dotuoi: Là sức lao động, quyết định hiệu quả lao động và thu nhập của
người nghèo. Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động do
đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi
tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất
cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao hơn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có
nhiều sức lao động vì vậy có khả năng gia tăng thu nhập.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì có ít
sức lao động vì vậy khả năng gia tăng thu nhập thấp.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì sẽ biết cách thức
lựa chọn dự án, đầu tư SXKD hợp lý vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên
liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thấp hay tiêu thụ sản phẩm với
giá cả ổn định vì vậy khả năng gia tăng thu nhập cao.
(Phụ lục 5.13 và 5.14. Bảng câu hỏi điều tra, khảo sát và Bảng mô tả biến điều
tra, khảo sát (Đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo)).
Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của
người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự
(2012) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ
của người nghèo có đúng hạn hay không sau quá trình vay và sử dụng vốn từ đó đánh
106

giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người nghèo ở Việt Nam. Mô
hình bao gồm 1 biến phụ thuộc (tranodunghan) và 13 biến độc lập là:
(1) vaynganhang: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH để đầu tư vào SXKD
nhằm gia tăng thu nhập sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(2) laisuatuudai: Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi để
thực hiện dự án SXKD sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả thực hiện
dự án sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(3) vonduan: Số vốn thực hiện dự án lớn, dự án có hiệu quả sẽ giúp người
nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(4) vontuco: Số vốn tự có tham gia dự án lớn chứng tỏ người nghèo có ý thức
tiết kiệm, có số vốn tích lũy do đó sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(5) mucdichsudungvon: Đầu tư vốn vào ngành nào giữa chăn nuôi, trồng trọt,
buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp người nghèo trả nợ vay đúng hạn.
(6) tietkiem: Số tiền gửi tiết kiệm nhiều chứng tỏ người nghèo có ý thức tiết
kiệm, thực hiện dự án có hiệu quả vả sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(7) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo thấp thì người nghèo có sức lao động
do đó việc thực hiện dự án sẽ thuận lợi và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(8) gioitinh: Chủ hộ là nữ giới sẽ quán xuyến công việc gia đình tốt hơn, chi
tiêu sinh hoạt trong gia đình hợp lý hơn vì vậy sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(9) dantoc: Người nghèo là dân tộc kinh thì trình độ học vấn, trình độ sản xuất
cao hơn người nghèo là dân tộc thiểu số do đó việc thực hiện dự án SXKD sẽ thuận
lợi hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có nhiều thành viên trong tuổi lao động thì có
nhiều sức lao động do đó việc thực hiện thực hiện dự án SXKD sẽ thuận lợi hơn và sẽ
trả nợ vay đúng hạn.
(11) sotvienngoaitld: Hộ nghèo có nhiều thành viên ngoài tuổi lao động thì việc
thực hiện dự án SXKD sẽ gặp nhiều khó khăn do đó sẽ không trả nợ vay đúng hạn.
(12) trinhdohocvan: Chủ hộ nghèo có trình độ học vấn cao thì biết cách thức
lựa chọn, đầu tư SXKD hợp lý do đó dự án sẽ có hiệu quả và trả nợ vay đúng hạn.
107

(13) thitruong: Thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để hộ nghèo mua nguyên
liệu đầu vào với giá cả hợp lý do đó chi phí đầu vào thực hiện dự án thấp vì vậy dự án
sẽ có hiệu quả hơn và sẽ trả nợ vay đúng hạn.
(Phụ lục 5.15. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá việc trả nợ vay
đúng hạn của người nghèo)).
Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của
người nghèo: Mô hình được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Pande và cộng sự
(2012) và các nghiên cứu trước nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo ở Việt Nam. Mô hình
bao gồm 1 biến phụ thuộc (khanangtiepcan) và 9 biến độc lập là:
(1) tuyentruyen: Việc được tuyên truyền, giáo dục nhiều các chủ trương, chính
sách về tín dụng sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng CSXH.
(2) sansanggiupdo: Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội và các
ngành chuyên môn sẽ giúp người nghèo gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng CSXH.
(3) thutucvayvon: Thủ tục vay vốn đơn giản, ngắn gọn sẽ làm gia tăng khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
(4) trinhdo: Người nghèo có trình độ học vấn sẽ dễ tiếp cận chủ trương, chính
sách về tín dụng vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
(5) xaydungphuongan: Việc xây dựng phương án nhanh chóng, hiệu quả sẽ
giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy sẽ gia tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(6) binhxetchovay: Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể, khách quan sẽ
giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy gia tăng khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(7) thaidophucvu: Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ
tiết kiệm và vay vốn tốt sẽ giúp người nghèo nhanh chóng được vay vốn vì vậy khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
108

(8) chiphikhac: Không có các chi phí tiêu cực sẽ giúp người nghèo thuận lợi
trong vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(9) nguonvonhanche: Nguồn vốn cho vay dồi dào sẽ giúp người nghèo thuận
lợi để vay vốn do đó gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(Phụ lục 5.16. Bảng mô tả biến điều tra, khảo sát (Đánh giá khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo)).
5.2.2. Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu
Số mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 1.994 mẫu trên tổng số hộ
nghèo của Việt Nam là 1.797.889 hộ, tỷ lệ 0,11%. Số mẫu nghiên cứu được chọn lựa
theo phương pháp chọn mẫu có chọn lọc và được chọn lựa tại tất cả các vùng, miền
trong cả nước. Số mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa vào số hộ nghèo của từng khu
vực và phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về giảm nghèo của mỗi
quốc gia (bình quân 1.000 mẫu/nghiên cứu). Việc chọn mẫu nghiên cứu như vậy cho
nên tính đại diện của mẫu nghiên cứu so với tổng thể có tính tương đối.
Địa bàn thực hiện: Việc điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện
tại 116 xã của 29 huyện (15 tỉnh) đại diện cho 8 khu vực ở Việt Nam – là những địa
bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao và kết quả thực hiện giảm nghèo nhanh. Chi tiết các địa bàn
thực hiện và số lượng mẫu điều tra, khảo sát thể hiện trong Bảng 5.1.
Bảng 5.1. Danh sách địa bàn thực hiện và số lượng mẫu điều tra, khảo sát

STT Địa bàn STT Địa bàn


I Miền núi Tây Bắc (208 phiếu) II Miền núi Đông Bắc (330 phiếu)
1 Tỉnh Hòa Bình: 102 phiếu 1 Tỉnh Vĩnh Phúc: 189 phiếu
1.1 Huyện Kim Bôi: 47 phiếu 1.1 Thị xã Phúc Yên: 72 phiếu
1.2 Huyện Lương Sơn: 55 phiếu 1.2 Huyện Tam Đảo: 58 phiếu
2 Tỉnh Sơn La: 106 phiếu 1.3 Huyện Tam Dương: 59 phiếu
2.1 Huyện Thuận Châu: 61 phiếu 2 Tỉnh Phú Thọ: 141 phiếu
2.2 Huyện Quỳnh Nhai: 45 phiếu 2.1 Huyện Thanh Thủy: 75 phiếu
2.2 Huyện Lâm Thao: 66 phiếu
III Đồng bằng sông Hồng (137 phiếu) IV Bắc Trung Bộ (215 phiếu)
1 Tỉnh Thái Bình: 75 phiếu 1 Tỉnh Hà Tĩnh: 148 phiếu
109

1.1 Huyện Kiến Xương: 75 phiếu 1.1 Huyện Cẩm Xuyên: 75 phiếu
2 Tỉnh Nam Định: 62 phiếu 1.2 Huyện Can Lộc: 73 phiếu
2.1 Huyện Hải Hậu: 62 phiếu 2 Tỉnh Nghệ An: 67 phiếu
2.1 Huyện Diễn Châu: 67 phiếu
V Duyên hải miền Trung (259 phiếu) VI Tây Nguyên (285 phiếu)
1 Tỉnh Ninh Thuận: 259 phiếu 1 Tỉnh Lâm Đồng: 72 phiếu
1.1 Huyện Thuận Bắc: 65 phiếu 1.1 Huyện Lạc Dương: 72 phiếu
1.2 Huyện Ninh Hải: 77 phiếu 2 Tỉnh ĐăkLăk: 213 phiếu
1.3 Huyện Ninh Sơn: 52 phiếu 2.1 Huyện Krông Ana: 55 phiếu
1.4 Huyện Bác Ái: 65 phiếu 2.2 Huyện Ea H’leo: 82 phiếu
2.3 Huyện Krông Năng: 76 phiếu
VII Miền Đông Nam bộ (288 phiếu) VIII Miền Tây Nam bộ (272 phiếu)
1 Tỉnh Bình Thuận: 75 phiếu 1 Tp Cần Thơ: 122 phiếu
1.1 Huyện Tánh Linh: 75 phiếu 1.1 Huyện Vĩnh Thạnh: 54 phiếu
2 Tỉnh Đồng Nai: 213 phiếu 1.2 Huyện Cờ Đỏ: 68 phiếu
2.1 Huyện Tân Phú: 76 phiếu 2 Tỉnh Sóc Trăng: 76 phiếu
2.2 Huyện Định Quán: 75 phiếu 2.1 Huyện Ngã Năm: 76 phiếu
2.3 Huyện Vĩnh Cửu: 62 phiếu 3 Tỉnh Bến Tre: 74 phiếu
3.1 Huyện Thạnh Phú: 74 phiếu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo các địa bàn đã thực hiện khảo sát)
5.2.3. Cách thức tổ chức điều tra, khảo sát
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện gồm 2 phần: một phần do bản thân trực
tiếp thực hiện và một phần được thực hiện thông qua các cán bộ trong hệ thống ngân
hàng CSXH tại các chi nhánh thuộc địa bàn khảo sát.
Công tác điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua 2 hình thức:
Cách thứ nhất, Kết hợp với việc tổ chức giao dịch lưu động của ngân hàng
CSXH tại xã: Hàng tháng, vào ngày giao dịch lưu động cố định, khi khách hàng đến
giao dịch (trả nợ gốc theo phân kỳ, tất toán khoản vay, …) với ngân hàng tại trụ sở
UBND xã thì cán bộ ngân hàng thực hiện phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu.
110

Cách thứ hai, Thông qua việc sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn: Định kỳ hàng
tháng, quý hoặc đột xuất, các tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tập hợp tổ viên để tổ chức
sinh hoạt, cán bộ ngân hàng cùng tham gia để thực hiện khảo sát.
5.2.4. Nội dung điều tra, khảo sát và thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện bằng Bảng câu hỏi. Nội dung điều tra,
khảo sát về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo qua việc gia
tăng thu nhập sau khi vay vốn ngân hàng CSXH, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả
nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
Các biến nghiên cứu được thống kê mô tả và thể hiện trong Bảng 5.2.
Bảng 5.2. Thống kê mô tả các biên nghiên cứu

S Thông số Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị


TT Biến quan sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
1 vonduan 1994 26.92828 10.7572 14 100
2 vontuco 1994 6.626128 3.494066 0 30
3 tietkiem 1994 .8960181 .8048667 0 10
4 dotuoi 1994 41.61585 8.590936 20 68
5 sotvientrongtld 1994 2.845537 1.136103 1 7
6 sotvienngoaitld 1994 1.959378 1.07326 0 5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình)
Bảng 5.2 cho thấy tình hình các biến sau khảo sát như sau:
vonduan: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 14 triệu đồng, giá trị lớn nhất
là 100 triệu đồng, giá trị trung bình là 26,9 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 107% (có
nhiều quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (26,9 triệu đồng)).
vontuco: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng, giá trị lớn nhất là
30 triệu đồng, giá trị trung bình là 6,6 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 34,9% (rất ít
quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (6,6 triệu đồng)).
tietkiem: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0 triệu đồng, giá trị lớn nhất là
10 triệu đồng, giá trị trung bình là 0,89 triệu đồng và độ lệch chuẩn là 80,4% (nhiều
quan sát có giá trị gần giá trị trung bình (0,89 triệu đồng)).
111

dotuoi: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 20 tuổi, giá trị lớn nhất là 68
tuổi, giá trị trung bình là 42 tuổi và độ lệch chuẩn là 85,9% (nhiều quan sát có giá trị
gần giá trị trung bình (42 tuổi)).
sotvientrongtld: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 1 người, giá trị lớn nhất
là 7 người, giá trị trung bình là 3 người và độ lệch chuẩn là 11,3% (có ít quan sát có
giá trị gần giá trị trung bình (3 người)).
sotvienngoaitld: Số quan sát là 1994, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 5
người, giá trị trung bình là 2 người và độ lệch chuẩn là 10,7% (có ít quan sát có giá trị
gần giá trị trung bình (2 người)).
5.2.5. Mô hình hồi quy
Đối với dữ liệu của 3 mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng 2 mô hình hồi quy
để tổng hợp, phân tích là Logit và Ordered Probit Regression.
Mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập và mô hình đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo:
Luận án thực hiện hồi quy theo mô hình Logit để xây dựng mô hình xác suất
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập và việc trả nợ vay đúng hạn
của người nghèo. Logit là mô hình hồi quy mà trong đó biến phụ thuộc là biến giả. Có
rất nhiều hiện tượng, nhiều quá trình mà khi mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến
phụ thuộc là biến giả (biến giả là biến rời rạc nó có thể nhận một trong hai giá trị là 0
và 1)
Trong mô hình này, các pi được xác định bằng:
e1  2 X 2 i e X i
Pi   (1)
1  e1  2 X 2 i 1  e X i
Ở mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương
trình (1) được gọi là hàm phân bố Logistic. Trong hàm này khi các X  nhận giá trị từ
 tới  thì pi nhận các giá trị từ 0-1. pi phi tuyến đối với cả X và  . Điều này có
nghĩa là luận án không thể áp dụng mô hình hồi quy nhỏ nhất (OLS) để ước lượng.
Khi đó luận án sẽ dùng ước lượng hợp lý tối đa (MLS) để ước lượng  .
112

Vì Y chỉ nhận 2 giá trị là 0 và 1. Y có phân phối nhị thức nên hàm hợp lý với
n

n
exp(  '  X iYi )
cỡ mẫu kích thước n có dạng : L   piY (1  pi )1Y hay  i i i 1
n
i 1
 (1  exp( X i  ))
i 1

n
Đặt u=  X iYi với u là vecto hai chiều (số hệ số hồi quy). Chúng ta cần tìm
i 1

ước lượng hợp lý tối đa của  , chúng ta có:


n
exp( X i  )
Ln(L)   'u   Ln(1  exp( X i  )) nên Ln( L) /   S (  )   Xi  u
i 1 1  e xp( X i  )
^ exp( X i  )
Và S (  )   X i  u . Phương trình trên phi tuyến đối với  ,
1  e xp( X i  )

người ta dùng phương pháp Newton-Rapson để giải hệ phương trình này và chúng ta
có được kết quả như sau:
n
exp( X i  )
I (  )  E ( 2 Ln( L) /  ' )  E (S (  ) /  ) =  X i X u'
i 1 (1  exp( X i  )) 2
^ ^
Nếu  là nghiệm của S (  ) , khai triển Taylor tại  , chúng ta có:
1
Ln(L)  2 Ln( L) ^ ^   Ln( L)  2
S (  )   I (  ) S (  ) (2)
^ 1
S ( )   (    ) với     ' 
    
'

Chúng ta có quá trình lặp bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó (chẳng hạn  0 ),
chúng ta tính được S (  0 ) và I(  0 ) , sau đó tìm được  mới bằng công thức:

1  0   I (0 ) S ( 0 )
1

Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho tới khi hội tụ. Do I( ) là dạng toàn
^
phương nên quá trình trên sẽ được ước lượng hợp lý cực đại. Trong ứng với  , ta có

 I (  )
1 ^
là ma trận hiệp phương sai của  . Chúng ta sử dụng ma trận này để kiểm

định giả thiết và suy đoán các thống kê khác.


^
Sau khi ước lượng được  chúng ta có thể tính được xác suất pi=P(Y=1|Xi)
113

^
^ exp( X i  ) ^
p ^
kết hợp với (2) chúng ta có  p X  Y X
i i i i
.
1  exp( X i  )

Như vậy trong mô hình Logit, luận án không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp
của biến độc lập X i đối với Y mà nghiên cứu ảnh hưởng của X i đến xác suất để Y
nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Ảnh hưởng của X i được xác định như sau:
^
 exp( X i  )
pi  i  pi (1  pi ) i có nghĩa là tác động biên của X lên xác
X i ^
(1  exp( X i  )) 2

suất của Y nhận giá trị là 1 phụ thuộc vào giá trị của X với xác suất ban đầu là 0.5
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới đến khả năng gia tăng thu nhập hoặc
trả nợ vay đúng hạn của người nghèo phương trình có dạng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + β13X13 + u (3)
Trong đó:
Y: Khả năng gia tăng thu nhập hoặc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Y
nhận giá trị 1 nếu người nghèo gia tăng thu nhập hoặc trả nợ vay đúng hạn và nhận giá
trị 0 nếu trường hợp ngược lại.
X1- X13 là các biến độc lập. Cơ sở lựa chọn các biến độc lập là dựa trên các
nghiên cứu trước đây và thực tế tại Việt Nam.
(Nguồn: Principles of Econometrics)
Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của
người nghèo:
Luận án thực hiện hồi quy theo mô hình Ordered Probit Regression. Mô hình
hồi quy này được sử dụng với 3 lý do chính sau đây: (1) Mô hình Ordered Probit
Regression ít giả định hơn do đó ước lượng mô hình có tính vững cao hơn so với mô
hình Ordinary Least Square (OLS) và các mô hình hồi quy khác. (2) Các biến phụ
thuộc bị hạn chế về mặt số liệu cho nên ước lượng OLS không còn chính xác vì là hồi
quy tuyến tính trong khi ước lượng Ordered Probit Regression là ước lượng phi tuyến
tính nên có thể khắc phục những hạn chế của mô hình OLS và giúp cho ước lượng
chính xác hơn. (3) Các biến phụ thuộc nhận giá trị từ 1 - 5.
1: Hoàn toàn phản đối

2: Phản đối

Y= 3: Trung lập
114

Phương trình hồi quy có dạng như sau:


Y= 𝛼 + 𝛽𝑖 𝑋𝑖 + 𝜀
Trong đó:
Y: Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo.
𝛼: Hệ số chặn.
𝑋𝑖 : Các biến độc lập tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng CSXH của người nghèo.
Ɛ : Sai số.
(Nguồn: Principles of Econometrics)
5.2.6. Kết quả chạy các mô hình
5.2.6.1. Mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo
Giả thiết nghiên cứu:
(1) Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH có tác động đến việc gia tăng thu
nhập của người nghèo hay không?
(2) Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi có tác động đến
việc gia tăng thu nhập của người nghèo hay không?
(3) Số vốn thực hiện dự án có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo hay không?
(4) Số vốn tự có tham gia dự án có tác động đến việc gia tăng thu nhập của
người nghèo hay không?
(5) Mục đích sử dụng vốn có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo hay không?
(6) Số tiền gửi tiết kiệm có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo hay không?
(7) Độ tuổi của chủ hộ có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo
hay không?
(8) Giới tính của chủ hộ có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo hay không?
115

(9) Dân tộc có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo hay
không?
(10) Số thành viên trong tuổi lao động có tác động đến việc gia tăng thu nhập
của người nghèo hay không?
(11) Số thành viên ngoài tuổi lao động có tác động đến việc gia tăng thu nhập
của người nghèo hay không?
(12) Trình độ học vấn của chủ hộ Số thành viên trong tuổi lao động có tác động
đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo hay không?
(13) Thị trường Số thành viên trong tuổi lao động có tác động đến việc gia tăng
thu nhập của người nghèo hay không?
Ý nghĩa kinh tế của các biến: Ý nghĩa kinh tế của các biến đối với việc gia tăng
thu nhập của người nghèo như thế nào được thể hiện trong Bảng 5.3 và cơ sở để xác
định kỳ vọng dấu là dựa vào các nghiên cứu trước, từ thực tế triển khai các chương
trình TDUĐ và đặc thù của Việt Nam.
Bảng 5.3. Ý nghĩa kinh tế của các biến

Biến Ý nghĩa kinh tế Nghiên cứu trước Kỳ vọng

Việc được vay và sử dụng vốn từ


vaynganhang ngân hàng có giúp người nghèo gia Pande et al., (2012) (+)
tăng thu nhập hay không?

Việc được vay vốn với lãi suất ưu Uganda Ministry of


đãi tác động đến việc gia tăng thu Finance, Planning
laisuatuudai (-)
nhập của người nghèo như thế nào? and Economic
Development (2004)

Tổng số vốn đầu tư của dự án tác


vonduan động đến việc gia tăng thu nhập của Pande et al., (2012) (+)
người nghèo như thế nào?

Số vốn tự có tham gia dự án ảnh


Ledgerwood và
vontuco hưởng đến việc gia tăng thu nhập (+)
White (2006)
của người nghèo như thế nào?
116

Sử dụng vốn với mục đích nào giúp


mucdichsudungvon Pande et al., (2012) (+)
người nghèo dễ gia tăng thu nhập?

Số tiền tiết kiệm được tác động đến


tietkiem việc gia tăng thu nhập của người Fernando (1999) (+)
nghèo như thế nào?

Độ tuổi nào của chủ hộ sẽ giúp


Ikenna và Ofoegbu
dotuoi người nghèo thuận lợi trong việc gia (-)
(2013)
tăng thu nhập?

Chủ hộ là nam hay nữ sẽ giúp người


gioitinh Okezie et al., (2014) (-)
nghèo dễ gia tăng thu nhập hơn?

Người nghèo là dân tộc Kinh hay Duong HA và


dantoc dân tộc thiểu số sẽ gia tăng thu nhập Nghiem HS (2014) (+)
dễ dàng hơn?

Hộ nghèo có bao nhiêu thành viên


sotvientrongtld trong độ tuổi lao động thì dễ gia tăng Nguyen VC (2008) (+)
thu nhập hơn?

Hộ nghèo có bao nhiêu thành viên


sotvienngoaitld ngoài độ tuổi lao động thì thuận lợi Nguyen VC (2008) (-)
để gia tăng thu nhập?

Trình độ học vấn của chủ hộ ở cấp


trinhdohocvan nào thì việc gia tăng thu nhập sẽ Stewart et al., (2010) (+)
thuận lợi hơn?

Sống ở thị trường ổn định hoặc


thitruong không ổn định thì người nghèo dễ Okezie et al., (2014) (+)
gia tăng thu nhập hơn?

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước)


Kết quả chạy mô hình: Tác động của các biến đến việc gia tăng thu nhập của
người nghèo được thể hiện trong Bảng 5.4.
Bảng 5.4. Tác động của các biến đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo
117

Biến Sau 1 năm Sau 2 năm Sau 3 năm


Coef./P > [t] Coef./P > [t] Coef./P > [t]
vaynganhang -.4635631 -1.387699 -.7039627
(0.811) (0.515) (0.779)
laisuatuudai -.0197695 1.669689 .6822855
(0.992) (0.440) (0.788)
vonduan .0343909 *** .0502222 *** .0668167 ***
(0.000) (0.000) (0.000)
vontuco .0011684 .0424589 * .0494361 *
(0.957) (0.072) (0.075)
channuoi .6046591** .8774997 *** 1.313766 ***
(0.014) (0.001) (0.000)
trongtrot .8195366 *** 1.263225 *** 1.584532 ***
(0.001) (0.000) (0.000)
buonban .8982477 *** 1.107025 *** 1.522022 ***
(0.001) (0.000) (0.000)
tieuthucn 1.627306 *** 2.1921 *** 2.694503 ***
(0.000) (0.000) (0.000)
tietkiem .1188734 ** .1885339 *** .1848838 ***
(0.032) (0.002) (0.010)
dotuoi -.0038285 -.0073666 .0009859
(0.478) (0.215) (0.888)
gioitinh .1256953 .0866147 .0533297
(0.160) (0.379) (0.645)
dantoc .003056 -.0017763 * -.3268095 ***
(0.975) (0.078) (0.010)
sotvientrongtld .1466116 *** .101561 ** .0386336
(0.000) (0.027) (0.474)
sotvienngoaitld .0447775 .039773 .0467566
118

(0.294) (0.396) (0.396)


tieuhoc -.2894315 -.0017763 -.2675864
(0.605) (0.998) (0.712)
trunghoccs -.4610538 -.423551 -.7108777
(0.409) (0.490) (0.325)
trunghocpt -.3900442 -.1316481 -.1975226
(0.487) (0.831) (0.785)
tcapcdang .3271085 .5359894 .273292
(0.576) (0.405) (0.718)
thitruong .1948049 ** .2858897 *** .687154 ***
(0.029) (0.004) (0.000)
_cons 1.253247 1.141897 2.039518
(0.103) (0.177) (0.040)
Number of obs 1994 1994 1994
F (19, 1974) 9.36 15.69 19.69
Prob > F 0.0000 0.0000 0.0000
R-squared 0.0827 0.1312 0.1593
Adj R-squared 0.0738 0.1228 0.1512
Root MSE 1.9304 2.1235 2.496
(*, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu
nhập của người nghèo)
Kết quả hồi quy theo mô hình Logit cho thấy có 7/13 biến tác động và 6/13
biến không tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Cụ thể:
(1) vaynganhang: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến
vaynganhang đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Mục đích của nghiên cứu là
đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo sau khi vay vốn ngân hàng CSXH
tuy nhiên số hộ gia đình được khảo sát đã vay vốn ngân hàng CSXH.
(2) laisuatuudai: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến
laisuatuudai đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Theo hướng dẫn về việc xây
119

dựng lãi suất cho vay của ngân hàng CSXH thì lãi suất cho vay của ngân hàng CSXH
luôn thấp hơn lãi suất thị trường (lãi suất của các ngân hàng thương mại). Tuy nhiên, ở
một vài thời điểm, lãi suất cho vay của ngân hàng CSXH lại tương đương hoặc thậm
chí cao hơn lãi suất thị trường (do các ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất) do đó
người nghèo phải chịu lãi suất cao.
(3) vonduan: Khi số vốn thực hiện dự án của hộ nghèo lớn thì việc gia tăng thu
nhập của hộ nghèo sẽ dễ dàng hơn so với những trường hợp ít vốn bởi vì với số vốn
tương đối lớn thì hộ nghèo sẽ dễ xoay sở trong kinh doanh do đó việc gia tăng thu
nhập sẽ khả thi hơn. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay khi Đảng và nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp làm giàu, các hộ gia đình hay doanh
nghiệp đều có khuynh hướng mở rộng kinh doanh nhằm gia tăng thu nhập vì vậy việc
gia tăng số vốn thực hiện dự án là nhu cầu thiết thực. Kết quả chạy mô hình cho thấy
số vốn đầu tư vào kinh doanh tác động tích cực (cùng tác động dương) đến việc gia
tăng thu nhập của người nghèo và kết quả này tương đồng với mô hình nghiên cứu về
tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ ngân hàng chính thức có làm tăng thu
nhập của họ (Pande và cộng sự (2012)). Chính vì vậy, để người nghèo nhanh chóng
gia tăng thu nhập và thoát nghèo nhanh cần tăng số vốn cho vay để tăng tổng số vốn
thực hiện dự án cho họ.
(4) vontuco: Khi số vốn tự có tham gia dự án cao thì hộ nghèo sẽ tự tin hơn
trong việc đầu tư SXKD của gia đình dẫn đến công việc SXKD sẽ thuận lợi, hiệu quả
hơn và giúp cho việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng hơn. Tỷ lệ vốn tự có cao trong tổng
số vốn thực hiện dự án thể hiện rằng các dự án SXKD trước đã mang lại hiệu quả kinh
tế, bản thân hộ gia đình đã có ý thức tiết kiệm, có số dư tích lũy và điều này luôn
thuyết phục được ngân hàng trong việc cung cấp vốn.
(5) mucdichsudungvon: Hộ nghèo có công việc ổn định, mục đích sử dụng vốn
rõ ràng thì công việc SXKD sẽ hiệu quả do đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ hơn so với
những người vay vốn nhưng không có mục đích sử dụng cụ thể. Việc lựa chọn mục
đích đầu tư kinh doanh phù hợp với đặc điểm, điều kiện sản xuất tại địa phương, điều
kiện kinh tế và tay nghề của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng. Khi lựa
chọn đúng mục đích đầu tư, kinh doanh thì việc SXKD sẽ có hiệu quả và việc gia tăng
120

thu nhập sẽ dễ dàng. Kết quả chạy mô hình cho thấy mục đích sử dụng vốn (trồng trọt,
chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán nhỏ hay ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp) tác động
tích cực (tác động dương) đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo và kết quả này
tương đồng với mô hình nghiên cứu về tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ
ngân hàng chính thức có làm tăng thu nhập (Pande và cộng sự (2012)).
(6) tietkiem: Số dư tiền gửi tiết kiệm cao thể hiện rằng hộ nghèo đã có ý thức
tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt gia đình và không tiêu xài hoang phí. Khi hộ nghèo
có số dư tiền gửi tiết kiệm cao thì họ có thể bổ sung vốn kinh doanh khi cần thiết, bù
đắp thiệt hại và khôi phục công việc SXKD nếu có rủi ro xảy ra, tự tin hơn trong việc
mở rộng đầu tư sản xuất vì vậy mà việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh
đó, nhiều nhà kinh tế học cho rằng việc gia tăng tiết kiệm sẽ tạo cơ hội để gia tăng đầu
tư. Kết quả chạy mô hình cho thấy số dư tiền gửi tiết kiệm tác động tích cực (tác động
dương) đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo và kết quả này tương đồng với mô
hình nghiên cứu của Fernando (1999) về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài chính về tiết
kiệm đối với người có thu nhập thấp.
(7) dotuoi: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến dotuoi đến việc
gia tăng thu nhập của người nghèo. Qua thực tế triển khai các chương trình tín dụng
và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy có nhiều hộ nghèo chịu khó,
biết cách làm ăn bên cạnh yếu tố may mắn thì việc gia tăng thu nhập luôn dễ dàng.
(8) gioitinh: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến gioitinh đến
việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Qua thực tế triển khai các chương trình tín
dụng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy có nhiều hộ nghèo mà
chủ hộ là nữ giới dễ dàng gia tăng thu nhập sau khi vay vốn bên cạnh nhiều hộ nghèo
không gia tăng được thu nhập mặc dù chủ hộ cũng là nữ giới và cũng nhiều trường
hợp tương tự mà chủ hộ là nam giới.
(9) dantoc: Việt Nam có nhiều DTTS sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào DTTS chiếm tỷ lệ cao (khoảng 50% tổng số hộ nghèo cả nước) vì vậy phải xem
xét yếu tố dân tộc ảnh hưởng như thế nào đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo.
Kết quả chạy mô hình cho thấy những hộ nghèo là dân tộc Kinh thì việc gia tăng thu
nhập dễ dàng hơn các dân tộc khác do điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau như: Hộ
121

nghèo là dân tộc Kinh thường sinh sống tại khu vực thành thị, vùng đồng bằng, … là
những nơi có điều kiện kinh tế và xã hội phát triển hơn, giao thông thuận tiện hơn
trong khi đồng bào DTTS lại sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, đồi núi, … có
điều kiện kinh tế và xã hội kém phát triển hơn, giao thông khó khăn; hộ nghèo là dân
tộc Kinh phần lớn có trình độ học vấn, văn hóa cao hơn DTTS; … vì vậy công việc
SXKD cũng thuận lợi hơn và do đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ dàng hơn so hộ nghèo
là người đồng bào DTTS và kết quả này tương đồng với mô hình nghiên cứu của
Duong HA và Nghiem HS (2014).
(10) sotvientrongtld: Hộ nghèo có số thành viên trong tuổi lao động nhiều thì
việc gia tăng thu nhập dễ dàng hơn so với những hộ nghèo có ít thành viên trong tuổi
lao động bởi vì khi có nhiều lao động thì có thể làm nhiều ngành nghề, nhiều công
việc khác nhau và các ngành nghề, công việc khác nhau này hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau
– thất bại ở ngành nghề, công việc này thì đã có ngành nghề, công việc khác hỗ trợ, bù
đắp. Bên cạnh đó, hộ nghèo có nhiều lao động thì không phải tốn chi phí thuê mướn
công lao động đặc biệt là thời điểm vào mùa vụ sản xuất hay thu hoạch. Kết quả chạy
mô hình cho thấy số thành viên trong tuổi lao động tác động tích cực (tác động dương)
đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo và kết quả này tương đồng với mô hình
nghiên cứu của Fernando (1999), Mai THĐ (2016) về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài
chính về tiết kiệm đối với người có thu nhập thấp.
(11) sotvienngoaitld: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến
sotvienngoaitld đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Qua thực tế triển khai các
chương trình tín dụng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy có rất
nhiều hộ đã gia tăng thu nhập sau khi vay vốn cho dù có nhiều thành viên ngoài tuổi
lao động bởi vì mặc dù chưa đến hay quá tuổi lao động nhưng người ta vẫn có thể lao
động để phụ giúp gia đình vì vậy mà thu nhập của họ gia tăng sau khi vay vốn và kết
quả này tương đồng với mô hình nghiên cứu của Fernando (1999), Mai THĐ (2016).
(12) trinhdohocvan: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động biến
trinhdohocvan đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Ở Việt Nam, phần lớn
người nghèo có trình độ học vấn thấp tuy nhiên do họ cần cù, chịu khó lao động, biết
cách làm ăn nên thu nhập của họ đã gia tăng sau khi vay vốn ngân hàng CSXH.
122

(13) thitruong: Kết quả chạy mô hình cho thấy hộ nghèo sinh sống tại các vùng
có thị trường tiêu thụ ổn định thì việc gia tăng thu nhập thuận lợi hơn so với hộ sinh
sống tại những vùng có thị trường tiêu thụ không ổn định bởi vì ở những vùng có thị
trường ổn định thì các sản phẩm đầu vào được cung cấp với giá cả ổn định hơn hay
việc tiêu thụ sản phẩm với giá cả cũng ổn định hơn do đó việc gia tăng thu nhập của
họ cũng thuận lợi hơn chính vì vậy chính phủ, chính quyền địa phương cần tạo ra thị
trường ổn định để giúp người nghèo thuận lợi trong SXKD và gia tăng thu nhập.
Với kết quả khảo sát (có 1.951 hộ/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 1
năm, 1.986 hộ/1.994 hộ xác nhận gia tăng thu nhập sau 2 năm và 1.993 hộ/1.994 hộ
xác nhận gia tăng thu nhập sau 3 năm) và kết quả chạy mô hình cho thấy tín dụng
ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động lớn đến việc gia tăng thu nhập của người
nghèo.
5.2.6.2. Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng
hạn) của người nghèo
Giả thiết nghiên cứu:
(1) Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH có tác động đến hiệu quả sử dụng
vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(2) Việc được vay vốn từ ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi có tác động đến
hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(3) Số vốn thực hiện dự án có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả
nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(4) Số vốn tự có tham gia dự án có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay
(việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(5) Mục đích sử dụng vốn có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả
nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(6) Số tiền gửi tiết kiệm có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ
vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(7) Độ tuổi của chủ hộ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ
vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
123

(8) Giới tính của chủ hộ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ
vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(9) Dân tộc có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng
hạn) của người nghèo hay không?
(10) Số thành viên trong tuổi lao động có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn
vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(11) Số thành viên ngoài tuổi lao động có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn
vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(12) Trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay
(việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không?
(13) Thị trường có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay
đúng hạn) của người nghèo hay không?
Ý nghĩa kinh tế của các biến: Ý nghĩa kinh tế của các biến đối với việc trả nợ
đúng hạn của người nghèo như thế nào được thể hiện trong Bảng 5.5 và cơ sở để xác
định kỳ vọng dấu là dựa vào các nghiên cứu trước, từ thực tế triển khai các chương
trình TDUĐ và đặc thù của Việt Nam.
Bảng 5.5. Ý nghĩa kinh tế của các biến

Biến Ý nghĩa kinh tế Nghiên cứu trước Kỳ vọng


Việc được vay và sử dụng vốn từ ngân
vaynganhang hàng có giúp người nghèo trả nợ đúng Pande et al., (2012) (+)
hạn hay không?
Việc được vay vốn với lãi suất ưu đãi Uganda Ministry of
tác động đến việc trả nợ đúng hạn của Finance, Planning and
laisuatuudai (-)
người nghèo như thế nào? Economic
Development (2004)
Tổng số vốn đầu tư của dự án tác động
vonduan đến việc trả nợ đúng hạn của người Pande et al., (2012) (+)
nghèo như thế nào?
Số vốn tự có tham gia dự án ảnh hưởng
Ledgerwood và White
vontuco đến việc trả nợ đúng hạn của người (+)
(2006)
nghèo như thế nào?
Mục đích sử dụng vốn có ảnh hưởng
mucdichsudungvon Pande et al., (2012) (+)
đến việc trả nợ đúng hạn của người
124

nghèo hay không?


Số tiền tiết kiệm được tác động đến
tietkiem việc trả nợ đúng hạn của người nghèo Fernando (1999) (+)
như thế nào?
Độ tuổi chủ hộ có tác động đến việc trả Ikenna và Ofoegbu
dotuoi (-)
nợ đúng hạn của người nghèo không? (2013)
Chủ hộ là nam hay nữ sẽ tác động đến
gioitinh Okezie et al., (2014) (-)
việc trả nợ đúng hạn của người nghèo?
Yếu tố dân tộc tác động như thế nào Duong HA và
dantoc đến việc trả nợ đúng hạn của người Nghiem HS (2014) (+)
nghèo?
Số thành viên trong độ tuổi lao động có
sotvientrongtld ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn của Nguyen VC (2008) (+)
người nghèo hay không?
Số thành viên ngoài độ tuổi lao động có
sotvienngoaitld ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn của Nguyen VC (2008) (-)
người nghèo hay không?
Trình độ học vấn của chủ hộ tác động
trinhdohocvan đến việc trả nợ đúng hạn của người Stewart et al., (2010) (+)
nghèo như thế nào?
Yếu tố thị trường có ảnh hưởng đến
thitruong việc trả nợ đúng hạn của người nghèo Okezie et al., (2014) (+)
hay không?
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Kết quả chạy mô hình: Tác động của các biến đến hiệu quả sử dụng vốn vay
(việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo được thể hiện trong Bảng 5.6.
Bảng 5.6. Tác động của các biến đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo

tranodunghan Coef. P> [z]


vaynganhang 12.09458 0.987
laisuatuudai -11.99648 0.987
vonduan .0144273 * 0.099
vontuco .0058906 0.823
channuoi .3589035 0.194
trongtrot .2435914 0.395
buonban .3444523 0.279
125

tieuthucn .3840218 0.251


tietkiem .0264787 0.694
dotuoi .0030728 0.632
gioitinh .2007112 * 0.057
dantoc .2220038 * 0.051
sotvientrongtld -.1723482 *** 0.000
sotvienngoaitld -.1287309 *** 0.010
tieuhoc -.4374593 0.472
trunghoccs -.5247714 0.387
trunghocpt -.3707895 0.544
tcapcdang -.0271744 0.967
thitruong .4520294 *** 0.000
_cons .7118551 0.416
Number of obs 1.994
LR chi2 (9) 938.50
Prob > chi2 0.0000
Pseudo R2 0.1667
(*, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá việc trả nợ vay
đúng hạn của người nghèo)
Kết quả hồi quy theo mô hình Logit cho thấy có 6/13 biến tác động và 7/13
biến không tác động đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo. Cụ thể:
(1) vaynganhang: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến
vaynganhang đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo. Mục đích của nghiên cứu là
đánh giá các yếu tố tác động đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo và các đối
tượng được khảo sát đã vay vốn ngân hàng CSXH.
(2) laisuatuudai: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến
laisuatuudai đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Các đối tượng vay vốn
ngân hàng CSXH đều được hưởng lãi suất ưu đãi ngoại trừ một vài thời điểm lãi suất
này cao hơn thị trường. Bên cạnh đó, qua thực tế triển khai các chương trình tín dụng
và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy đối với những hộ nghèo có ý
126

thức trả nợ thì luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng mặc dù lãi suất đó cao hay thấp
hơn lãi suất thị trường.
(3) vonduan: Khi số vốn thực hiện dự án của hộ nghèo lớn thì việc trả nợ vay
đúng hạn của hộ nghèo sẽ tốt hơn hơn so với những trường hợp ít vốn bởi vì với số
vốn tương đối lớn thì hộ nghèo sẽ dễ xoay sở, mở rộng việc kinh doanh, tạo lợi nhuận
vì vậy việc trả nợ vay sẽ đúng hạn hơn. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, các hộ gia
đình hay doanh nghiệp đều có khuynh hướng mở rộng kinh doanh để gia tăng thu
nhập vì vậy việc gia tăng số vốn thực hiện dự án là nhu cầu thiết thực. Kết quả chạy
mô hình cho thấy số vốn đầu tư vào kinh doanh tác động tích cực (cùng tác động
dương) đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo và kết quả này tương đồng mô hình
nghiên cứu của Pande và cộng sự (2012) về tiếp cận của người nghèo đối với các dịch
vụ ngân hàng chính thức có làm tăng thu nhập cho họ hay không. Chính vì vậy, để
người nghèo thực hiện việc trả nợ ngày càng tốt hơn thì ngân hàng cần tăng số vốn
cho vay để tăng tổng số vốn thực hiện dự án cho họ.
(4) vontuco: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến vontuco
đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo. Khi lập hồ sơ vay vốn, dự án SXKD của
hộ nghèo đều đã có lượng vốn tự có nhất định vì vậy khi vay được vốn, đầu tư SXKD
hiệu quả thì việc trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng phụ thuộc vào ý thức của họ.
(5) mucdichsudungvon: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến
mucdichsudungvon đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Mục đích sử dụng
vốn rất quan trọng đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo tuy nhiên lại chưa
tác động đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo bởi vì việc trả nợ vay đúng
hạn thường phụ thuộc vào ý thức của hộ vay.
(6) tietkiem: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến tietkiem
đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Việc tiết kiệm chắc chắn sẽ bổ sung
nguồn vốn đầu tư góp phần gia tăng thu nhập, tài sản cho người nghèo tuy nhiên lại
không tác động đến việc trả nợ vay đúng hạn của họ.
(7) dotuoi: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến dotuoi đến
việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Ở Việt Nam, qua thực tế triển khai các
chương trình tín dụng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo cho thấy nhiều
127

chủ hộ nghèo có độ tuổi cao lại trả nợ vay đúng hạn và cũng có nhiều trường hợp, chủ
hộ có độ tuổi cao nhưng không trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.
(8) gioitinh: Kết quả chạy mô hình cho thấy chủ hộ gia đình là nữ giới thì
thường trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng tốt hơn chủ hộ gia đình là nam giới bởi vì
nữ giới thường không mắc phải các tệ nạn xã hội, siêng năng lao động, có trách nhiệm
với khoản vay, với gia đình và quản lý tài chính gia đình thường tốt hơn nam giới và
vì vậy việc trả nợ vay đúng hạn luôn tốt hơn. Kết quả chạy mô hình cho thấy biến
gioitinh trong mô hình này tương đồng mô hình của Nguyen HC (2007) nghiên cứu về
những yếu tố quyết định đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng
của nó đến tiêu dùng của hộ gia đình: Hành vi ở nông thôn Việt Nam.
(9) dantoc: Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo trong
đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao vì vậy phải xem xét yếu tố dân tộc ảnh hưởng như thế
nào đến việc trả nợ đúng hạn của họ. Kết quả chạy mô hình cho thấy những hộ có thu
nhập được gia tăng thì việc trả nợ vay sẽ đúng hạn hơn so với những trường hợp
không gia tăng. Hơn nữa, họ phải trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để tạo uy tín cho
những lần vay vốn sau. Kết quả chạy mô hình cho thấy biến dantoc trong mô hình này
tương đồng với mô hình của Nguyen HC (2007) nghiên cứu về những yếu tố quyết
định đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nó đến tiêu dùng
của hộ gia đình: Hành vi ở nông thôn Việt Nam và của Fernando (1999) nghiên cứu
về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài chính về tiết kiệm đối với người có thu nhập thấp.
(10) sotvientrongtld: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động ngược
chiều đến việc trả nợ vay đúng hạn của hộ nghèo. Hộ nghèo có số thành viên trong độ
tuổi lao động ít thì trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tốt hơn những hộ nghèo có nhiều
thành viên trong độ tuổi lao động bởi vì chi phí của hộ nghèo đó thấp hơn nhiều so với
các hộ nghèo có nhiều thành viên và vì vậy sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tốt hơn.
Kết quả chạy mô hình cho thấy biến sotvientrongtld tương đồng với mô hình của
Fernando (1999) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài chính về tiết kiệm đối
với người có thu nhập thấp và của Nguyen VC (2008) nghiên cứu về chương trình
TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự giúp chống đói nghèo.
128

(11) sotvienngoaitld: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động ngược
chiều đến việc trả nợ vay đúng hạn của hộ nghèo. Hộ nghèo có số thành viên ngoài độ
tuổi lao động ít thì trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng tốt hơn những hộ nghèo có
nhiều thành viên ngoài độ tuổi lao động bởi vì chi phí của hộ nghèo đó thấp hơn nhiều
so với các hộ nghèo có nhiều thành viên.
(12) trinhdohocvan: Kết quả chạy mô hình chưa cho thấy tác động của biến
trinhdohocvan đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo. Ở Việt Nam, qua thực tế
triển khai các chương trình tín dụng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo
cho thấy nhiều hộ nghèo có trình độ học vấn cao hơn nhưng lại không trả nợ vay đúng
hạn cho ngân hàng và cũng có nhiều trường hợp ngược lại.
(13) thitruong: Kết quả chạy mô hình cho thấy hộ nghèo sinh sống tại các vùng
có thị trường tiêu thụ ổn định thì việc trả nợ đúng hạn tốt hơn so với hộ sinh sống tại
những vùng có thị trường tiêu thụ không ổn định bởi vì ở những vùng có thị trường ổn
định thì thu nhập của họ cũng ổn định hơn và việc trả nợ vay sẽ đúng hạn hơn. Chính
vì vậy nhà nước, chính quyền địa phương cần tạo ra những thị trường ổn định để giúp
người nghèo thuận lợi trong SXKD, gia tăng thu nhập để trả nợ vay đúng hạn.
Tác động biên của các biến đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo:
Tác động biên của các biến đến việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo được thể
hiện trong Bảng 5.7.
Bảng 5.7. Tác động biên của các biến đến
việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo

Biến Xác suất người nghèo trả nợ đúng hạn


laisuatuudai -.3238128
vonduan .0027876
vontuco .0011382
channuoi .0700282
trongtrot .0456439
buonban .0619609
tieuthucn .0681941
tietkiem .0051161
129

dotuoi .0005937
gioitinh .0389817
dantoc .0436475
sotvientrongtld -.0333007
sotvienngoaitld -.0248731
tieuhoc -.0861348
trunghoccs -.1022564
trunghocpt -.0761115
tcapcdang -.0052834
thitruong .0890533
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá tác động biên của
các biến đến việc trả nợ đúng hạn của người nghèo).
Kết quả chạy mô hình (Logit và probit) cho thấy tác động biên của các biến đến
việc trả nợ vay đúng hạn như sau:
(1) laisuatuudai: Khi lãi suất ưu đãi tăng thêm 1 đơn vị (%) thì xác suất để
người nghèo trả nợ vay đúng hạn giảm 32,3%. Thực tế hiện nay, người nghèo đều
mong muốn được vay vốn với mức lãi suất thấp do đó khi ngân hàng cho vay với mức
lãi suất cao hơn thì họ sẽ ít trả nợ vay đúng hạn hơn.
(2) vonduan: Khi số vốn tham gia dự án tăng thêm 1 đơn vị (triệu đồng) thì xác
suất để người nghèo trả nợ đúng hạn tăng thêm 2,78%. Trên thực tế, khi số vốn tham
gia dự án lớn thì khả năng sinh lời của dự án sẽ cao và người nghèo sẽ trả nợ vay đúng
hạn tốt hơn.
(3) vontuco: Khi số vốn tự có tham gia dự án tăng thêm 1 đơn vị (triệu đồng)
thì xác suất để người nghèo trả nợ đúng hạn tăng thêm 1,14%.Thực tế cho thấy, khi số
vốn tự có tham gia dự án lớn thì người nghèo sẽ tự tin và chủ động hơn trong việc
SXKD do đó sẽ lựa chọn được dự án hiệu quả và sẽ trả nợ vay đúng hạn hơn.
(4) mucdichsudungvon: Khi người nghèo lựa chọn việc đầu tư vào 1 trong các
ngành giữa chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ hay tiểu thủ công nghiệp thì xác suất
để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm lần lượt là 7%, 4,56%, 6,19% và 6,82%. Trong
giai đoạn hiện nay, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ là ngành nghề mà
130

người nghèo thực hiện đầu tư trong ngắn hạn do đó dễ xoay sở trong SXKD để dự án
hiệu quả hơn và do đó trả nợ vay đúng hạn hơn.
(5) tietkiem: Khi số tiền người nghèo tiết kiệm được tăng thêm 1 đơn vị (triệu
đồng) thì xác suất để họ trả nợ đúng hạn tăng thêm là 0,51%. Thực tế cho thấy, khi số
vốn tiết kiệm được tăng lên thì cơ hội đầu tư của người nghèo sẽ tăng lên, họ sẽ tìm
kiếm được các dự án hiệu quả và sẽ trả nợ vay đúng hạn tốt hơn.
(6) dotuoi: Khi độ tuổi của chủ hộ nghèo tăng thêm 1 đơn vị (tuổi) thì xác suất
để họ trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 0,06%. Thực tế cho thấy, khi người nghèo
trưởng thành hơn thì họ sẽ chín chắn hơn trong lựa chọn ngành nghề đầu tư và do đó
việc trả nợ vay đúng hạn sẽ tốt hơn.
(7) gioitinh: Khi chủ hộ nghèo là nữ giới thì xác suất để họ trả nợ vay đúng
hạn tăng thêm là 3,89%. Thực tế cho thấy, chủ hộ là nữ giới thì quản lý tài chính gia
đình tốt hơn và do đó sẽ trả nợ vay đúng hạn tốt hơn.
(8) dantoc: Khi người nghèo là dân tộc Kinh thì xác suất để họ trả nợ vay đúng
hạn tăng thêm là 4,36%. Thực tế cho thấy, phần lớn người nghèo là dân tộc Kinh thì
SXKD tốt hơn là đồng bào DTTS do đó mà việc trả nợ vay đúng hạn sẽ tốt hơn.
(9) sotvientrongtld: Khi số thành viên trong tuổi lao động của hộ nghèo tăng
thêm 1 đơn vị (người) thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn giảm đi 3,33%. Thực tế
cho thấy, khi số thành viên trong tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 người thì chi
phí của hộ gia đình nghèo đó sẽ tăng lên do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ giảm đi.
(10) sotvienngoaitld: Khi số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ nghèo tăng
thêm 1 đơn vị (người) thì xác suất để họ trả nợ vay đúng hạn giảm đi 2,48%. Thực tế
cho thấy, khi số thành viên ngoài tuổi lao động của hộ nghèo tăng thêm 1 người thì chi
phí của hộ gia đình nghèo đó sẽ tăng lên do đó việc trả nợ vay đúng hạn sẽ giảm đi.
(11) trinhdohocvan: khi trình độ học vấn của chủ hộ nghèo là 1 trong các cấp
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hay trung cấp thì xác suất để họ trả nợ
vay đúng hạn lần lượt giảm đi là 8,61%, 10,22%, 7,61% và 0,52%. Thực tế cho thấy,
việc trả nợ đúng hạn của người nghèo không phụ thuộc vào trình độ học vấn do đó xác
suất trả nợ vay đúng hạn của họ khác nhau.
131

(12) thitruong: Khi thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ổn định thì xác suất
để người nghèo trả nợ vay đúng hạn tăng thêm là 8,91%. Thực tế cho thấy, thị trường
ổn định thì công việc SXKD của người nghèo sẽ ổn định và do đó việc trả nợ vay
đúng hạn sẽ tốt hơn.
Với 1.458 hộ/1.994 hộ được khảo sát xác nhận việc trả nợ đúng hạn và kết quả
chạy mô hình cho thấy việc vay, sử dụng vốn và trả nợ vay đúng hạn đã cho thấy tín
dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn
vay (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo.
5.2.6.3. Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
CSXH của người nghèo
Giả thiết nghiên cứu:
(1) Việc được tuyên truyền, giáo dục có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
(2) Việc nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội và các ngành chuyên môn
có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo hay không?
(3) Thủ tục vay vốn đơn giản, ngắn gọn có làm gia tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
(4) Trình độ học vấn của chủ hộ nghèo có làm gia tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
(5) Việc xây dựng phương án vay vốn nhanh chóng, hiệu quả có làm gia tăng
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
(6) Việc bình xét cho vay nhanh chóng, cụ thể, khách quan có làm gia tăng khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
(7) Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay
vốn có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của
người nghèo hay không?
(8) Các chi phí khác có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
132

(9) Nguồn vốn cho vay có làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng CSXH của người nghèo hay không?
Ý nghĩa kinh tế của các biến: Ý nghĩa kinh tế của các biến đối với khả năng
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo được thể hiện
trong Bảng 5.8 và cơ sở để xác định kỳ vọng dấu là dựa vào các nghiên cứu trước, từ
thực tế triển khai các chương trình TDUĐ và đặc thù của Việt Nam.
Bảng 5.8. Ý nghĩa kinh tế của các biến

Biến Ý nghĩa kinh tế Nghiên cứu trước Kỳ vọng


Nguồn vốn cho vay bị hạn chế có ảnh
nguonvonhanche hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn Nguyen VC (2008) (-)
vốn tín dụng của người nghèo hay không?
Khi phải chịu nhiều chi phí tiêu cực thì
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
chiphikhac Nguyen VC (2008) (-)
của người nghèo có bị ảnh hưởng hay
không?
Thái độ phục vụ của bên cho vay có giúp
thaidophucvu người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn Nguyen HC (2007) (+)
vốn tín dụng hay không?
Việc bình xét cho vay ảnh hưởng đến khả
binhxetchovay năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của Nguyen HC (2007) (+)
người nghèo như thế nào?
Phương án SXKD được xây dựng có tính Từ thực tế triển khai
khả thi có giúp người nghèo dễ dàng tiếp các chương trình
xaydungphuongan (+)
cận các nguồn vốn tín dụng hay không? TDUĐ và đặc thù của
Việt Nam.
Trình độ học vấn của người nghèo tác Nguyen HC (2007),
trinhdo động như thế nào đến khả năng tiếp cận Fernando (1999) và (+)
các nguồn vốn tín dụng của họ? Nguyen VC (2008)
Thủ tục vay vốn đơn giản có giúp người Từ thực tế triển khai
nghèo dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng các chương trình
thutucvayvon (+)
hay không? TDUĐ và đặc thù của
Việt Nam.
Việc giúp đỡ của xã hội tác động như thế Từ thực tế triển khai
nào đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn các chương trình
sansanggiupdo (+)
tín dụng của người nghèo? TDUĐ và đặc thù của
Việt Nam.
133

Công tác tuyên truyền ảnh hưởng như thế Từ thực tế triển khai
nào đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn các chương trình
tuyentruyen (+)
tín dụng của người nghèo? TDUĐ và đặc thù của
Việt Nam.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Kết quả chạy mô hình:
Tác động của các biến đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
CSXH của người nghèo được thể hiện trong Bảng 5.9.
Bảng 5.9. Tác động của các biến đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng CSXH của người nghèo

khanangtiepcan Coef. P> [z]


nguonvonhanche - .4992232 *** 0.000
chiphikhac - .2917649 *** 0.000
thaidophucvu .1388026 *** 0.000
binhxetchovay - .059619 ** 0.003
xaydungphuongan .0426726 * 0.082
trinhdo .2199302 *** 0.000
thutucvayvon .0812299 ** 0.017
sansanggiupdo .166809 *** 0.000
tuyentruyen .2056765 *** 0.000
Number of obs 1.994
LR chi2 (9) 938.50
Prob > chi2 0.0000
Pseudo R2 0.1667
(*, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo).
Kết quả hồi quy theo mô hình Ordered Probit Regression cho thấy tất cả 9 biến
nghiên cứu đều tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH
của người nghèo. Cụ thể:
(1) nguonvonhanche: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm
(ngược chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
134

nghèo bởi vì khi nguồn vốn cho vay của ngân hàng bị hạn chế thì không thể đáp ứng
đủ nhu cầu vốn cho tất cả khách hàng hoặc đáp ứng không đầy đủ số vốn xin vay của
họ chính vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo thấp do đó ngân hàng phải chủ động về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời
nhu cầu vốn cho người nghèo. Kết quả chạy mô hình cho thấy biến nguonvonhanche
tương đồng với mô hình nghiên cứu của Nguyen VC (2008) nghiên cứu về chương
trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự giúp chống đói nghèo.
(2) chiphikhac: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm (ngược
chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo
bởi vì khi các chi phí khác (tiêu cực) cao thì người nghèo phải tốn nhiều chi phí cho
việc vay vốn ngoài chi phí về tiền lãi phải trả vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng ngân hàng CSXH của họ thấp chính vì vậy mà ngân hàng phải hạn chế tối đa
việc để phát sinh các chi phí ngoài quy định.
(3) thaidophucvu: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi
thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, chính quyền địa phương, tổ chức CT-XH nhận
ủy thác, tổ TK&VV tốt – họ tìm mọi cách để chuyển tải đồng vốn tín dụng đến người
nghèo thì người nghèo có nhiều cơ hội để được vay vốn vì vậy khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
(4) binhxetchovay: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động âm
(ngược chiều) đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo bởi vì khi việc bình xét cho vay của các bên liên quan đến cung cấp vốn được
thực hiện chặt chẽ, khách quan thì nguyện vọng của người nghèo sẽ được xem xét cụ
thể hơn vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cao.
(5) xaydungphuongan: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động
dương đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo
bởi vì khi việc xây dựng phương án SXKD cụ thể, có lộ trình thực hiện, có tính khả
thi và có hiệu quả kinh tế thì sẽ thuyết phục được các bên cho vay để chấp thuận cung
cấp vốn và vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo cao.
Chính vì vậy chính quyền địa phương phải chú trọng việc nâng cao trình độ học vấn,
135

kiến thức kinh doanh cho người nghèo để họ có thể xây dựng phương án kinh doanh
của gia đình một cách cụ thể và có tính khả thi để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(6) trinhdo: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi có
kiến thức, trình độ thì họ sẽ biết cách xây dựng phương án, tổ chức SXKD để dự án
mang lại hiệu quả kinh tế cao do đó mà tạo được niềm tin đối với bên cho vay và
thuyết phục được họ giải quyết cho vay vì vậy mà khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao. Kết quả chạy mô hình cho thấy việc
nâng cao trình độ học vấn để phục vụ cho việc xây dựng phương án và tổ chức kinh
doanh cho người nghèo tương đồng với mô hình của Nguyen HC (2007) nghiên cứu
về những yếu tố quyết định đến việc tham gia vào các hoạt động tín dụng và ảnh
hưởng của nó đến tiêu dùng của hộ gia đình: Hành vi ở nông thôn Việt Nam,
Fernando (1999) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiếp cận tài chính về tiết kiệm đối
với người có thu nhập thấp và Nguyen VC (2008) nghiên cứu về chương trình TDVM
của chính phủ cho người nghèo có thực sự giúp chống đói nghèo.
(7) thutucvayvon: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao bởi vì
thủ tục vay vốn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện thì hộ nghèo có thể tự lập, hoàn
thành bộ hồ sơ vay vốn của mình mà không phải cần đến sự giúp đỡ của người khác,
không tốn nhiều thời gian cho việc lập hồ sơ vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng của họ cao. Chính vì vậy, khi thiết kế thủ tục, hồ sơ vay vốn ngân hàng
cần phải thiết kế rõ ràng, dễ hiểu để người nghèo dễ thực hiện từ đó giúp gia tăng khả
năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH.
(8) sansanggiupdo: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương
đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì
khi cộng đồng nhiệt tình trong việc giúp đỡ hộ nghèo về các điều kiện để vay vốn thì
những khó khăn của người nghèo trong việc vay vốn nói riêng và trong cuộc sống nói
chung đã được tháo gỡ vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ
cao. Tuy nhiên, để nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội thì bản thân người
136

nghèo phải là những người chấp hành tốt các quy định của địa phương, không mắc tệ
nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, ... chính vì vậy trong cuộc sống, người nghèo
cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để nhận được thiện cảm và sự sẵn sàng
giúp đỡ của cộng đồng xung quanh.
(9) tuyentruyen: Kết quả chạy mô hình cho thấy biến này tác động dương đến
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo bởi vì khi
chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các tổ chức CT-XH nhận ủy thường
xuyên thực hiện tuyên truyền về chính sách TDUĐ của chính phủ đến người nghèo thì
họ sẽ được nghe, biết nhiều về cách thức và điều kiện vay vốn, thủ tục vay, kênh cung
ứng vốn, số tiền, lãi suất, thời gian cho vay, … vì vậy mà khả năng tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng của họ cao. Chính vì vậy, để người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên
truyền, hướng dẫn về chính sách TDUĐ của chính phủ và quy định, thủ tục cho vay
của ngân hàng, ... cho người nghèo.
Cả 2 phương pháp nghiên cứu đều cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. Với việc vay và
sử dụng đồng vốn TDUĐ của chính phủ thì thu nhập của người nghèo nhanh chóng
được gia tăng, giúp họ trả nợ đúng hạn và thoát nghèo nhanh hơn. Bên cạnh đó, với
phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH trong chuyển tải đồng vốn TDUĐ như
hiện nay thì người nghèo ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với đồng vốn của chính
phủ để vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, 2 phương pháp nghiên cứu cũng cho thấy
nhiều nhân tố chưa tác động đến việc gia tăng thu nhập, trả nợ vay đúng hạn và khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo như: lãi suất ưu
đãi, tình trạng hạn chế về nguồn vốn, đối tượng vay vốn là đồng bào DTTS, …
(Phụ lục 5.17. Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
5.3. Đánh giá chung về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam
đối với người nghèo
Là định chế tài chính của chính phủ và là công cụ phục vụ đắc lực cho chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vì vậy ngay từ khi thành lập ngân hàng CSXH đã
137

tập trung thực hiện vai trò cung ứng vốn trực tiếp đến hộ nghèo và các ĐTCS thông
qua các chương trình TDUĐ và đã góp phần đáng kể mang lại kết quả khả quan cho
chương trình giảm nghèo. Theo đánh giá của chính phủ, các bộ ngành, các chuyên gia,
các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp thì tín dụng ngân hàng CSXH
Việt Nam đã có tác động tích cực đối với người nghèo, các chương trình TDUĐ của
ngân hàng CSXH đã đảm nhận được vai trò chủ lực thực hiện các chính sách hỗ trợ để
giảm nghèo và góp phần mang lại thành công cho chương trình giảm nghèo xuyên
suốt các giai đoạn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo đánh giá
của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách
được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng được nhu cầu vốn của lượng khách hàng đông
đảo, tác động trực tiếp đến người nghèo với kết quả thiết thực, là điểm nổi bật nhất
trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết
tốt giữa nhà nước (ngân hàng CSXH làm đại diện) với các tổ chức CT-XH và người
nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người nghèo
với chính quyền địa phương thông qua việc vay vốn, trả nợ, trả lãi, … giữ mối liên hệ
với ngân hàng. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đánh giá: Trong những năm qua, hoạt
động tín dụng do ngân hàng CSXH thực hiện là một giải pháp sáng tạo, mang tính
nhân văn cao và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, là nền tảng thúc đẩy thực hiện
có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu mà Đảng, nhà nước đã đề ra về giảm
nghèo, giải quyết việc làm, phát triển nguồn lực con người, đảm bảo ASXH, ổn định
chính trị và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Chỉ thị số 40-CT/TW
ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng).
Thông qua việc đầu tư vốn TDUĐ phục vụ cho chương trình giảm nghèo, ngân
hàng CSXH không chỉ góp phần nâng cao đời sống kinh tế mà còn góp phần nâng cao
trình độ dân trí cho hộ nghèo và các ĐTCS bằng việc giúp họ có điều kiện tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản đặc biệt là TDVM và TCVM. Việc đầu tư vốn cho học sinh sinh
viên là con, em của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất về tài chính theo
5 nguyên nhân (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bệnh tật, tai nạn) đã giúp cho nhiều học
sinh sinh viên duy trì việc học tập sau khi rời mái trường phổ thông trung học để tích
lũy kiến thức và sau khi ra trường có thể góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
138

TDUĐ không chỉ góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn góp phần
nâng cao bộ mặt kinh tế của nhiều địa phương đặc biệt là đối với các vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng có nhiều đồng bào DTTS qua đó tạo điều kiện để Việt Nam ổn định
chính trị, phát triển nguồn nhân lực và phát triển KT-XH theo định hướng XHCN.
Thực hiện phương thức ủy thác cho vay với các tổ chức CT-XH, các chương
trình TDUĐ đã tạo ra sự gắn kết giữa ngân hàng, các tổ chức CT-XH và người nghèo
và phát huy, nâng cao được vai trò của các tổ chức CT-XH tham gia ủy thác đối với
cộng đồng dân cư, làm phong phú hoạt động của các tổ chức CT-XH tại địa phương
và điều này cũng giúp cho mối quan hệ giữa ngân hàng và người nghèo trở nên ngày
càng gắn bó, xoá bỏ rào cản giữa hộ nghèo với các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó,
đồng vốn cho vay đã góp phần làm giảm tư tưởng trông chờ ỷ lại, từng bước khơi dậy
động lực, kích thích tính sáng tạo của người nghèo bởi vì đây là vốn đi vay và hộ vay
vốn phải trăn trở, tìm tòi cách SXKD từ đồng vốn đã vay, làm sao cho việc SXKD có
hiệu quả nhất để tự cứu mình, đảm bảo khả năng trả nợ và cũng từ nhận thức này, đời
sống kinh tế của nhiều hộ nghèo đã dần dần được cải thiện.
Có thể nói, kết quả giảm nghèo với tác động tích cực từ tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo qua các giai đoạn đã góp phần đảm bảo an ninh
chính trị, ổn định xã hội, củng cố thêm niềm tin của người dân nói chung và người
nghèo nói riêng với Đảng và nhà nước, góp phần duy trì và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” và góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 (Ban Chấp hành Trung ương
khoá XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
5.3.1. Những tác động tích cực
Từ kết quả chạy 3 mô hình nghiên cứu: Đánh giá việc gia tăng thu nhập, việc
trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn, tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đối với người nghèo và đóng góp
đáng kể vào thành quả của chương trình giảm nghèo trên phạm vi cả nước kể cả giai
đoạn trước kia khi ngân hàng CSXH còn là ngân hàng phục vụ người nghèo. Những
tác động tích cực từ tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo là:
139

Thứ nhất, Góp phần gia tăng thu nhập và mức sống của nhiều hộ gia đình
nghèo qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm. Cụ thể: Thu nhập bình quân
đầu người ở Việt Nam năm 2016 là 2.215 USD, tăng 1,89 lần (1.047 USD) so với năm
2010 và tăng 3,03 lần (1.485 USD) so năm 2006; Trong giai đoạn 2011-2015, đã góp
phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,20% vào đầu năm 2011 xuống còn 4,25% vào cuối
năm 2015 tương ứng với trên 2,1 triệu hộ gia đình thoát nghèo theo chuẩn của giai
đoạn và từ 9,88% năm 2015 xuống 8,23% năm 2016 theo chuẩn tiếp cận đa chiều.
Thứ hai, Cùng với việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm – ngư của chính
quyền địa phương và việc sử dụng vốn của người nghèo được giám sát chặt chẽ bởi
các tổ chức CT–XH, các tổ tiết kiệm và vay vốn thì tín dụng cùa ngân hàng CSXH
không ngừng phát huy hiệu quả và người nghèo đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Thứ ba, Góp phần gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
CSXH. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng CSXH còn tạo điều kiện để bà con hộ nghèo
tiếp cận và làm quen với các dịch vụ tài chính, ngân hàng như TCVM, TDVM, gửi
tiền tiết kiệm, chuyển khoản, thanh toán qua ngân hàng, …
Thứ tư, Thay đổi theo hướng tích cực bộ mặt KT-XH từ đó góp phần ổn định
chính trị tại nhiều địa phương khác nhau như ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,
vùng đồng bào DTTS, … bằng việc cho vay vốn từ các chương trình đặc thù như hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay giải quyết việc làm, cho vay doanh nghiệp sử dụng
người lao động là người sau cai nghiện ma túy, cho vay đồng bào DTTS nghèo, đời
sống khó khăn, … Cùng các giải pháp phát triển KT-XH khác, giảm khoảng cách
chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn.
Thứ năm, Từng bước nâng cao trình độ dân trí của người dân trong đó có dân
nghèo và giúp điều kiện đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thông qua việc vay vốn
từ chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để học sinh sinh viên theo
học tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề sau khi tốt nghiệp Trung học phổ
thông. Nhờ đồng vốn này mà rất nhiều học sinh sinh viên không phải bỏ học giữa
chừng vì không có tiền đóng học phí và cũng có rất nhiều học sinh sinh viên nhờ vay
được vốn mà duy trì việc học, tích luỹ kiến thức và sau khi tốt nghiệp ra trường đã
quay về phục vụ cho địa phương.
140

Thứ sáu, Góp phần cải thiện môi trường sống ở khu vực nông thôn bằng việc
cho vay xây dựng, sửa chữa các công trình nước sạch và vệ sinh sạch; góp phần để
người nghèo dần ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo thông qua việc cho vay
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, làm nhà, chòi phòng tránh lũ các tỉnh miền Trung, …
Thứ bảy, Tạo nhiều việc làm mới và giới thiệu việc làm cho nhiều lao động
chưa có việc làm thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay đối
tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5.3.2. Những tác động chưa tích cực và nguyên nhân
5.3.2.1. Những tác động chưa tích cực
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, trong quá trình triển khai các
chương trình TDUĐ của chính phủ và kết quả từ 3 mô hình nghiên cứu cho thấy tín
dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam cũng có một số tác động chưa tích cực đối với
người nghèo là:
Thứ nhất, Song song với tỷ lệ thoát nghèo hàng năm thì vẫn còn tình trạng một
số hộ gia đình không thoát được nghèo và có nhiều hộ tái nghèo đặc biệt là đối với các
vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống mà theo đánh giá của Ủy ban thường vụ
Quốc hội (sau khi thực hiện giám sát chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn
2005-2012) thì cứ 3 hộ thoát nghèo lại phát sinh 1 hộ nghèo mới, hộ tái nghèo. Và kết
quả mô hình nghiên cứu cũng cho thấy người nghèo là đồng bào DTTS thì khó thoát
nghèo so với người nghèo không phải là DTTS.
Thứ hai, Kết quả từ 3 mô hình nghiên cứu cho thấy:
(1) Việc cho vay với lãi suất ưu đãi chưa tác động đến việc gia tăng thu nhập và
trả nợ đúng hạn của người nghèo.
(2) Ở một số địa phương và đối với một số ngành nghề, thị trường tiêu thụ
không ổn định do đó người nghèo khó khăn trong việc gia tăng thu nhập và vươn lên
thoát nghèo.
Thứ ba, Nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) tính đến 31/12/2016 của
một số chương trình tín dụng vẫn ở mức cao như: cho vay ĐTCS đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài: 22,1%, cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo đồng bằng sông Cửu
141

Long: 17,4%, cho vay khác: 6,6%, cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất
khẩu lao động: 2,61%, cho vay các dự án vốn nước ngoài khác: 2,06%, …
Thứ tư, Việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn vay của người nghèo vẫn xảy ra ở một
số địa phương đã không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của người nghèo, làm ảnh
hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương mà còn làm
gia tăng nợ xấu, hạn chế khả năng mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng và làm
thất thoát nguồn vốn phục vụ chương trình giảm nghèo.
Thứ năm, Các chương trình cho vay còn trùng lắp về đối tượng cho vay, về
mục đích sử dụng vốn và thiếu sự kết nối vì vậy làm giảm ý nghĩa của các chương
trình cho vay, lãng phí vốn và đồng vốn không thể phát huy hiệu quả cao.
5.3.2.2. Nguyên nhân của những tác động chưa tích cực
Những tác động chưa tích cực trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, Bên cạnh rất nhiều người nghèo có ý thức tự lực, biết tranh thủ các
nguồn hỗ trợ của nhà nước để vươn lên thoát nghèo thì vẫn còn một bộ phận người
nghèo sống trông chờ, ỷ lại xem vốn hỗ trợ của Nhà nước là cấp phát, chủ quan về lãi
suất ưu đãi – họ cho rằng mức lãi suất này thấp, không đáng ngại, không chí thú làm
ăn để mang lại hiệu quả trong sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng vay vốn thấp, khả
năng trả nợ khó khăn, khó vươn lên thoát nghèo và một số trường hợp đã tái nghèo.
Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng
hạn của người nghèo cho thấy biến laisuatuudai chưa tác động đến việc gia tăng thu
nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo.
Thứ hai, Việc tư vấn, dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm – ngư cho hộ
nghèo ở một số địa phương chưa được chú trọng và công tác này không sát thực tế,
không phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con hộ nghèo và đặc điểm sản xuất của
mỗi địa phương vì vậy họ không biết xoay sở làm sao cho đồng vốn vay phát huy hiệu
quả nhằm vươn lên thoát nghèo. Trong thực tế, có một số trường hợp hộ nghèo được
vay vốn nhưng không biết sử dụng vào mục đích gì. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, sản
xuất nông nghiệp luôn đối mặt với rủi ro trong bối cảnh số hộ nghèo sinh sống trong
khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lại là đối
tượng chịu nhiều rủi ro hơn nhưng nhiều hộ gia đình nghèo lại chưa biết cách phòng
142

ngừa rủi ro cho vật nuôi và cây trồng vì vậy việc trồng trọt, chăn nuôi dễ dẫn đến thất
bại, không trả được nợ và làm phát sinh nợ xấu với ngân hàng.
Thứ ba, Do sinh sống tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồi
núi nên đồng bào DTTS bị hạn chế về nhận thức, trình độ học vấn bên cạnh điều kiện
tự nhiên, điều kiện sinh sống không thuận lợi cho nên việc SXKD thường gặp nhiều
khó khăn vì vậy mà nợ xấu của các chương trình cho vay đối với đồng bào DTTS
thường chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ thoát nghèo hàng năm của các đối tượng này rất thấp.
Kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của
người nghèo cho thấy biến dantoc tác động tích cực cho việc gia tăng thu nhập và trả
nợ vay đúng hạn của hộ nghèo.
Thứ tư, Hoạt động ủy thác cho vay với ngân hàng CSXH là hoạt động kiêm
nhiệm của các tổ chức CT-XH vì vậy năng lực và kinh nghiệm quản lý vốn của một số
cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ Hội đoàn thể nhân ủy thác còn hạn chế do đó
việc kiểm tra sử dụng vốn đối với hộ vay không được thực hiện đúng quy trình để kịp
thời phát hiện, ngăn chặn hộ vay sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả
năng trả nợ ngân hàng và làm phát sinh nợ xấu. Hay việc đối chiếu nợ không được
thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, không hiệu quả vì vậy tình trạng một số cán bộ tổ
tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tổ chức CT-XH nhận ủy thác, cán bộ chính quyền địa
phương vẫn lợi dụng lòng tin, ít hiểu biết của người nghèo để xâm tiêu, chiếm dụng
vốn của họ và tình trạng này vẫn thỉnh thoảng xảy ra ở một số địa phương.
Thứ năm, Các chương trình cho vay được sắp xếp chưa khoa học, chưa rõ đối
tượng thụ hưởng vì vậy trồng chéo nhau về đối tượng cho vay dẫn đến một hộ gia
đình có thể tham gia nhiều chương trình do đó trùng lặp về mục đích sử dụng vốn.
Thứ sáu, Việc tạo lập nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH chưa ổn định
theo kế hoạch: Ở một số thời điểm, nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH bị động,
chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các đối tượng ở một số chương trình khác
nhau vì vậy đã ảnh hưởng đến việc tăng trưởng của ngân hàng nói riêng và kết quả
thực hiện chương trình giảm nghèo nói chung. Và kết quả từ mô hình nghiên cứu đánh
giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cho thấy
khi nguồn vốn cho vay của ngân hàng hạn chế thì khả năng tiếp cận của họ thấp.
143

Hiện nay, nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH được hình thành từ nhiều
nguồn trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chuyển sang. Riêng
nguồn vốn của chương trình cho vay giải quyết việc làm được hình thành từ 2 nguồn:
Do Bộ LĐ-TB&XH và do ngân sách địa phương chuyển sang trong đó chủ yếu từ
nguồn do Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang nhưng từ nhiều năm nay Bộ LĐ-TB&XH
không tiếp tục chuyển vốn sang để cho vay trong lúc nguồn từ ngân sách địa phương
chuyển sang lại không đáng kể. Các nguồn vốn khác như huy động từ dân cư, vay các
tổ chức tín dụng khác đều khó khăn và không ổn định, không liên tục dẫn đến ngân
hàng không thể mở rộng quy mô tín dụng, thiếu chủ động cân đối kế hoạch cho vay
hàng năm để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con hộ nghèo cho việc giảm nghèo bền
vững và chống tái nghèo. Kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng của người nghèo cho thấy sự hạn chế về nguồn vốn ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của họ.
Kết luận chương 5
Kết quả từ các mô hình nghiên cứu cho thấy một số điểm mới so với các
nghiên cứu trước đây là: (1) Lãi suất ưu đãi không tác động đến việc gia tăng thu nhập
và trả nợ đúng hạn của người nghèo. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới không
thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì lãi suất cho vay của các tổ chức TDVM tại các
quốc gia thường bằng hoặc cao hơn so với lãi suất thị trường và đây là đặc thù ở Việt
Nam vì vậy trong thời gian tới, chính phủ cần ban hành chính sách về lãi suất cho vay
đối với người nghèo theo hướng giảm dần sự ưu đãi và mức chênh lệch không nhiều
so với lãi suất thị trường hoặc thay đổi cách thức hỗ trợ. (2) Nhân tố thị trường tác
động tích cực đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo: khi thị
trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người nghèo dễ gia tăng thu nhập và trả nợ vay
đúng hạn và các nghiên cứu trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về
nhân tố này vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách để tạo lập thị
trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người nghèo. (3) Luận án xây dựng mô hình
đánh giá khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người nghèo mà các công trình
nghiên cứu trên thế giới trước đây chưa xây dựng.
144

Chương 5 đã hệ thống những tác động tích cực và chưa tích cực của tín dụng
ngân hàng CSXH đối với người nghèo và chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2015 từ kết quả chạy 3 mô hình nghiên cứu và việc triển khai các
chương trình tín dụng của chính phủ. Bên cạnh đó, chương 5 cũng đã chỉ ra nguyên
nhân của những tác động chưa tích cực để từ đó luận án có thể đề xuất các giải pháp
tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, góp phần
thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020.
145

Chương 6
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chương 4 đã giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt
Nam đối với người nghèo và chương 5 đã giới thiệu việc khảo sát, kiểm định các mô
hình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo và
chúng ta đã đánh giá được những tác động tích cực, những tác động chưa tích cực và
nguyên nhân của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, chương 6
sẽ giới thiệu cho chúng ta những giải pháp nhằm tăng cường tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo nhằm phát huy những tác động tích cực và khắc
phục những tác động chưa tích cực ở chương 5.
Thông qua việc triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ và kết quả 3
mô hình nghiên cứu, chương 4 và 5 đã cho thấy những tác động tích cực của tín dụng
ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo trong thời gian qua. Những tác động tích cực đó đã được Đảng, chính
phủ, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cộng đồng người nghèo ghi nhận và thành quả
giảm nghèo tại Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, việc triển khai, thực hiện các chương
trình TDUĐ và 3 mô hình nghiên cứu, tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối
với người nghèo vẫn còn một số tác động chưa tích cực như: nợ xấu tại một số địa
phương, của một số chương trình TDUĐ còn cao, tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn
của bà con hộ nghèo vẫn xảy ra, lãi suất ưu đãi chưa tác động đến việc gia tăng thu
nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo, … và bản thân chương trình giảm
nghèo cũng còn nhiều hạn chế đó là: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững,
khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo ở một số địa phương còn cao, tỷ lệ hộ nghèo
trong đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc
biệt khó khăn còn ở mức cao, việc lồng ghép chính sách, cân đối nguồn lực và công
146

tác quản lý, điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo động
lực để người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, … Để khắc phục những tác động
chưa tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo và xây dựng nông thôn mới, ngân hàng CSXH, chính quyền địa phương, các tổ
chức CT-XH cần phải tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó chú trọng
việc tăng cường tín dụng từ ngân hàng CSXH. Với chức năng là công cụ trực tiếp của
chính phủ để thực hiện giảm nghèo, những giải pháp tăng cường tín dụng của ngân
hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo là:
6.1. Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
đến năm 2020
6.1.1. Định hướng
Kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-
2015, Đảng, chính phủ định hướng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2011-2015 và định hướng, mục tiêu giải pháp giai đoạn 2016-2020: “(1)
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững,
tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người
nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. (2) Tập trung chỉ đạo thực hiện theo Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 64 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008. (3) Tập trung chỉ đạo thực hiện khung kế hoạch
triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP được phê duyệt tại Quyết định số 1200/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ. (4) Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số
76/2014/QH13 của Quốc hội ngày 24/6/2014 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững đến năm 2020”.
6.1.2. Mục tiêu
6.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Quyết định số 1722/QĐ-TTg: “Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn
chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ASXH, cải
147

thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều
kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành
mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo nghị quyết Quốc hội đề ra”.
6.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Quyết định số 1722/QĐ-TTg: “(1) Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình
quân 1%-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân
tộc thiểu số giảm 3%-4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020; (2) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020
tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo,
thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần); (3) Thực hiện
đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và
tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; (4) Cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập
trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như
giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người
dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua
tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được
đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp
cận thị trường”.
6.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020
Quyết định số 1722/QĐ-TTg: “(1) Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình
trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20-
30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng
đặc biệt khó khăn. (2) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và
dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân
cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản
xuất của người dân: Từ 80%-90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa
148

hoặc bê tông hóa và từ 70%-80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa
đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Từ 60%-
70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80%-90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ
thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến
thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;
75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Các công trình thủy lợi
nhỏ được đầu tư đáp ứng 75%-80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng
năm. (3) Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20%-25%/năm; bình quân mỗi
năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo. (4) Hỗ trợ đào
tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60%-70% lao động đi làm việc ở nước ngoài.
(5) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn
kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách,
dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng
đồng. (6) 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có
điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100 huyện và khoảng 600 xã được
trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động; thiết lập ít nhất 20 cụm
thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương. (7) 90%
các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát
triển KT-XH của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các
sản phẩm truyền thông khác; Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho khoảng 10.000 hộ
nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc DTTS; hộ nghèo sống tại các xã đặc
biệt khó khăn”.
(Nguồn: Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 về việc phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020).
6.2. Định hướng phát triển ngân hàng CSXH đến năm 2020
149

Không ngừng phát huy những thành quả mà tín dụng ngân hàng CSXH Việt
Nam đã tác động đối với người nghèo, đóng góp cho thành công của chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới qua các giai đoạn, thực
hiện đảm bảo ASXH, ngày 10/7/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định
số 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngân hàng CSXH Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 với những nội dung sau:
“(1) Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo
một cách cơ bản và bền vững, vì vậy cần tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu
quả chính sách này. (2) Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng CSXH để thực sự
là công cụ thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần thực
hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, chương trình giảm
nghèo bền vững đến năm 2020 và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020. (3) Các chương trình phát triển KT-XH có liên quan
đến tín dụng CSXH được ban hành thống nhất và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện”.
6.2.1. Mục tiêu tổng quát
Quyết định số 852/QĐ-TTg: “Phát triển ngân hàng CSXH theo hướng ổn định,
bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng CSXH của nhà nước; gắn liền với việc
phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận
nghèo và các ĐTCS khác”.
6.2.2. Mục tiêu cụ thể
Quyết định số 852/QĐ-TTg: “(1) 100% người nghèo và các ĐTCS khác có nhu
cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính
sách xã hội cung cấp. (2) Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. (3) Tỷ
lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ. (4) Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy
trình nghiệp vụ. (5) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. (6) Hiện đại hoá các hoạt
động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. (7)
Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát
và phân tích, cảnh báo rủi ro. (8) Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng
CSXH với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến
150

nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức CT-XH nhằm mục tiêu
giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm ASXH”.
6.2.3. Định hướng hoạt động
Quyết định số 852/QĐ-TTg: “(1) Đối tượng phục vụ của ngân hàng CSXH là
người nghèo, các ĐTCS khác theo quy định của Nhà nước và các đối tượng được các
tổ chức, cá nhân ủy thác cho ngân hàng CSXH trực tiếp cho vay. Ưu tiên hỗ trợ đồng
bào DTTS, đồng bào ở các vùng khó khăn. (2) Tiếp tục triển khai và nâng cao chất
lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: Tiết kiệm; thanh toán; chuyển tiền, ... (3)
Về cơ chế tài chính: Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng CSXH chủ yếu do Nhà
nước cấp, do ngân hàng CSXH huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng
làm”(Vốn Nhà nước cấp dưới các hình thức: vốn điều lệ được bổ sung hàng năm
tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng chính phủ giao và vốn cho
vay trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính
sách xã hội khác. Ưu tiên cho ngân hàng CSXH được vay hoặc tạm ứng từ các nguồn
vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi trên cơ sở cân đối các nguồn vồn từ ngân
sách, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác, đảm bảo cho
ngân hàng CSXH hoạt động chủ động, ổn định. Vốn huy động từ tiền gửi và tiền vay
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước. Tiền tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước và các nguồn vốn hợp pháp khác). Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất
phù hợp với khả năng tài chính của nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời
kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm
dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay
vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó
khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín
dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường. Rủi ro do
nguyên nhân khách quan được xử lý theo quy định của nhà nước; Ngân hàng CSXH
có trách nhiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình xử
151

lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động. Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính ổn định
trong từng giai đoạn, có cơ chế cấp bù thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm
bảo khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng CSXH; bảo đảm đủ bù đắp
chi phí hoạt động theo chế độ quy định; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, viên chức và
người lao động yên tâm gắn bó với ngành. (4) Về công tác quản trị ngân hàng: Hoàn
thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ở 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện
theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tinh giản các khâu trung
gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường. Củng cố
tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của HĐQT và Ban đại diện HĐQT
các cấp. Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức CT-
XH với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp,
tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù
hợp với mô hình hoạt động đặc thù của ngân hàng CSXH. Hình thành hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Phối hợp chặt chẽ
giữa Ban Kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. (5) Về phát triển nguồn
nhân lực: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân
hàng CSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có
tính đến đặc thù của ngân hàng CSXH, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường
hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên
trong công tác tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi
ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các
huyện nghèo. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn có
kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi
ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các ĐTCS. (6) Về
hiện đại hóa hoạt động: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ
của ngân hàng CSXH cho phù hợp với phương thức hoạt động. Tổ chức tốt việc thu
thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành”.
6.2.4. Các điều kiện, cơ sở hỗ trợ để ngân hàng CSXH hoạt động theo định
hướng
152

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-
CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH nhằm hỗ trợ
các điều kiện, cơ sở để ngân hàng CSXH hoạt động đúng định hướng. Chỉ thị số 40-
CT/TW:
“(1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương
các cấp đối với tín dụng CSXH.
Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo
đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và
kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng CSXH gắn với
phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo
đảm ASXH và giảm nghèo bền vững.
Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong
việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng CSXH; công tác điều tra, xác định đối
tượng được vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề
và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng CSXH, giúp
người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
(2) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
CT-XH trong việc thực hiện tín dụng CSXH:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức CT-XH phát huy vai trò tập hợp lực
lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các ĐTCS
khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này.
Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của ngân hàng CSXH có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp chặt chẽ với ngân hàng CSXH và
chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
CSXH; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc
thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; lồng ghép với các
chương trình, dự án của các tổ chức CT-XH. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây
153

dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên
thoát nghèo và làm giàu.
(3) Tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách để tín dụng CSXH
phát huy hiệu quả cao. Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương, theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:
Tập trung các nguồn vốn tín dụng CSXH có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
vào một đầu mối là ngân hàng CSXH.
Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình,
dự án tín dụng CSXH và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của ngân hàng CSXH.
Hội đồng nhân dân, UBND các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân
sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các ĐTCS xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ
cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho ngân hàng CSXH. Các tỉnh, thành phố ban hành
chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay
các đối tượng này.
Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng
góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho
tín dụng CSXH.
Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xem xét ban hành chuẩn nghèo mới theo
phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa
bàn nghèo làm căn cứ thực hiện tín dụng CSXH.
(4) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngân hàng CSXH.
Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐQT và Ban đại diện HĐQT các
cấp. Kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với mô hình hoạt động. Tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ ngân
hàng CSXH.
Nhà nước ưu tiên bảo đảm các nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng CSXH; cấp
bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn các chương trình
tín dụng hằng năm, cho vay các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải
154

thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định. Ngân hàng CSXH chủ động thực hiện tốt
việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH; tăng cường
hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem
lại tiện ích cho người nghèo và các ĐTCS khác”.
Là công cụ phục vụ đắc lực cho chương trình giảm nghèo do đó ngân hàng
CSXH sẽ không ngừng vận dụng các giải pháp tăng cường tín dụng để tác động tích
cực đối với người nghèo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được
giao. Những giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với
người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2020 là:
6.3. Giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo
6.3.1. Nhóm giải pháp của ngân hàng CSXH
TDUĐ là công cụ tài chính của chính phủ, được thực hiện với sự tham gia triển
khai, quản lý hiệu quả của chính quyền địa phương theo mục tiêu, kế hoạch của
chương trình giảm nghèo hàng năm. Cung cấp TDUĐ là việc đầu tư đồng vốn tín
dụng bên cạnh các điều kiện ưu đãi như: lãi suất, điều kiện vay, thời gian cho vay, xử
lý nợ, … để người nghèo đầu tư vào SXKD, không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn
làm giàu cho chính bản thân và gia đình. Đầu tư vốn TDUĐ phải nhắm trực tiếp đến
đối tượng thụ hưởng và gián tiếp đến khu vực, vùng có đối tượng sinh sống và sản
xuất, tạo điều kiện để KT-XH tại các vùng này ngày càng phát triển – tạo môi trường
thuận lợi cho việc thoát nghèo.
Ngân hàng CSXH là định chế tài chính của chính phủ có nhiệm vụ triển khai
hiệu quả các chương trình TDUĐ và các chương trình TDUĐ được xem là các giải
pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo vì vậy ngân hàng CSXH phải xây dựng, hoàn
thiện các giải pháp cung ứng, quản lý vốn khoa học, hợp lý nhằm thực hiện thắng lợi
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Đây là những giải pháp tăng cường tín
dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo:
Giải pháp 1. Thay đổi việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất từ hỗ trợ
khi vay vốn sang hỗ trợ khi trả hết nợ
155

Hiện nay, người nghèo và các ĐTCS khi vay vốn ngân hàng CSXH được
hưởng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi về lãi suất. Cụ thể, lãi suất cho vay hiện nay
của ngân hàng CSXH chỉ bằng khoảng 70% so với lãi suất thị trường. Điều này đã tạo
rất nhiều thuận lợi cho người nghèo và các ĐTCS trong việc giảm chi phí đầu vào từ
đó nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án SXKD, giảm gánh nặng cho việc trả nợ khi
đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng và góp phần thoát nghèo nhanh. Tuy nhiên, cũng còn một
bộ phận người nghèo ỷ lại vào mức lãi suất thấp này và cho rằng số tiền lãi không
đáng kể và sẽ dễ dàng trả nợ do đó không chú tâm trong công việc SXKD của gia đình
vì vậy dự án không phát huy hiệu quả cao dẫn đến khó khăn trong việc vươn lên thoát
nghèo. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu về đánh giá việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay
đúng hạn của người nghèo chưa cho thấy tác động của biến laisuatuudai đến việc gia
tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo.
Vì vậy, ngân hàng CSXH nên thay đổi hình thức hỗ trợ về lãi suất bằng việc hỗ
trợ khi người nghèo vay vốn sang hỗ trợ sau khi người nghèo hoàn tất việc trả nợ và
điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng CSXH trong giai đoạn
tới. Cụ thể, khi người nghèo và các ĐTCS vay vốn thì ngân hàng sẽ cho vay với lãi
suất bằng với lãi suất thị trường và khi người vay hoàn tất việc trả nợ thì ngân hàng sẽ
thực hiện hỗ trợ lãi suất bằng việc giảm lãi cho họ. Thực hiện điều này sẽ khắc phục
được tâm lý ỷ lại của người nghèo về mức lãi suất thấp này và kích thích họ phấn đấu
trong sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Giải pháp 2. Tạo lập ý thức tiết kiệm và gia tăng khả năng trả nợ cho
người nghèo khi tham gia vay vốn
Hiện nay, khách hàng vay vốn tại ngân hàng CSXH có tham gia gửi tiền tiết
kiệm hàng tháng thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tạo lập ý thức tiết kiệm, có
số dư tích lũy sau chu kỳ vay vốn, tạo khả năng trả nợ khi rủi ro xảy ra, tạo nguồn vốn
cho vay quay vòng cho các thành viên trong tổ, … nhưng hoàn toàn dưới hình thức tự
nguyện vì vậy kết quả chưa cao và một bộ phận người nghèo vẫn chưa có ý thức tiết
kiệm bằng việc để dành, tích lũy hàng tháng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của người vay, không tạo lập được cho họ ý thức tiết kiệm mà còn ảnh
hưởng đến nguồn vốn cho vay của ngân hàng, của các tổ tiết kiệm và vay vốn bởi vì
156

theo quy định hiện nay của ngân hàng CSXH về việc huy động tiết kiệm của người
nghèo qua tổ tiết kiệm và vay vốn thì số tiền huy động có thể được sử dụng để cho vay
đối với các thành viên khác trong tổ tiết kiệm và vay vốn đó bên cạnh việc tạo lập ý
thức tiết kiệm, bù đắp thiệt hại cho người nghèo nếu có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, với số
tiền gửi tiết kiệm có được thì người vay được ngân hàng trả lãi hàng tháng dựa trên số
dư tiền gửi tiết kiệm đó với mức lãi suất bằng lãi suất không kỳ hạn trên thị trường và
tổ tiết kiệm và vay vốn cũng được chi trả hoa hồng phục vụ cho hoạt động với tỷ lệ
hoa hồng hiện nay là 0,1% x số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân của các thành viên
trong tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người
nghèo cho thấy biến tietkiem tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của họ (P-
value = 0.032, 0.002, 0.010): Khi người nghèo thực hiện gửi tiền tiết kiệm nhiều thì
việc gia tăng thu nhập qua các năm sẽ dễ dàng hơn. Hay như quy chế cho vay của
ngân hàng Grameen ở Bangladseh mà người sáng lập ngân hàng này đã đoạt giải
Nobel hòa bình năm 2006 thì mỗi khách hàng vay vốn đều phải tham gia sinh hoạt Tổ
vay vốn hàng tuần và mỗi lần sinh hoạt đều phải gửi 1 taka (đơn vị tiền tệ của
Bangladesh) vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Vì vậy, ngân hàng bắt buộc người vay phải thực hiện gửi tiết kiệm hàng tháng
khi tham gia vay vốn. Thực hiện điều này, ngân hàng vừa tạo lập cho người nghèo ý
thức tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày để có số vốn tích lũy trong tương lai
và đảm bảo khả năng trả nợ cho gia đình vừa giúp tổ tiết kiệm và vay vốn có được số
vốn để cho vay đối với các thành viên mới. Số tiền gửi tiết kiệm hàng tháng bao nhiêu
được các thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn thống nhất với nhau thông qua biên
bản họp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, mức vốn vay của mỗi hộ gia đình và khi có
nhu cầu hoặc khi có rủi ro xảy ra thì hộ vay có thể sử dụng số tiền gửi tiết kiệm đó để
trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc phân kỳ hoặc trả nợ cuối kỳ.
Giải pháp 3. Đẩy mạnh tập huấn để nâng cao năng lực quản lý vốn cho
Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và cán bộ tổ chức CT-XH nhận ủy thác
Phương thức cho vay hiện nay của ngân hàng CSXH là ủy thác từng phần cho
các tổ chức CT-XH và tổ tiết kiệm và vay vốn vì vậy vai trò của cán bộ tổ chức CT-
157

XH và thành viên Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn là rất quan trọng trong việc cho
vay và quản lý đồng vốn TDUĐ đã đầu tư theo văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy
nhiệm được ngân hàng CSXH ký với các tổ chức CT-XH và tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tuy nhiên, đây là công việc kiêm nhiệm của họ và trên thực tế việc làm này còn mang
tính hình thức, có nhiều tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thực sự quan
tâm đến vai trò, trách nhiệm của mình và chưa thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp cùng
ngân hàng CSXH trong cung ứng và quản lý đồng vốn ưu đãi mà tổ chức được uỷ thác
do đó vẫn còn nhiều trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích, vay vốn nhưng
không biết sử dụng vào mục đích gì, không biết cách làm cho đồng vốn phát huy hiệu
quả, … dẫn đến không có khả năng trả nợ do đó không thể thoát nghèo và làm cho nợ
xấu của ngân hàng có xu hướng tăng cao vì vậy ngân hàng phải thường xuyên tập
huấn để nâng cao tay nghề và năng lực quản lý vốn cho họ.
Việc tập huấn phải được tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc kết hợp với các
đợt triển khai văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định mới của ngành, của ngân hàng
CSXH. Nội dung tập huấn phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và có tổ chức kiểm tra, đánh
giá sau mỗi đợt tập huấn. Việc tập huấn phải đạt được mục tiêu là đưa cán bộ tổ chức
CT-XH, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trở thành những cộng tác viên thực thụ
của ngân hàng và có thể thay thế cán bộ ngân hàng để thực hiện một số công việc ở cơ
sở và thực sự là cầu nối để chuyển tải đồng vốn ưu đãi của chính phủ một cách nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả đến tận tay người nghèo, các ĐTCS và quản lý một cách
hệ thống, khoa học đồng vốn mà mình được ủy thác đầu tư.
Giải pháp 4. Tăng tỷ lệ hoa hồng cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn
và mức phí ủy thác cho các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác
Hiện nay, tỷ lệ hoa hồng và mức phí ủy thác mà ngân hàng CSXH trả cho Ban
quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức CT-XH nhận ủy thác theo Văn bản thoả
thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 03/12/2014 khoảng 21%
trên tổng số lãi thực thu; trong đó tỷ lệ hoa hồng là 14,3% ((0,085%/lãi suất cho vay)
x số tiền lãi thực thu nộp ngân hàng) và mức phí ủy thác là 6,7% (0,040%/lãi suất cho
vay) x số tiền lãi thực thu nộp ngân hàng). Tuy nhiên, với mức dư nợ bình quân hiện
nay của 1 tổ tiết kiệm và vay vốn khoảng 1 tỷ đồng thì hoa hồng mà Ban quản lý tổ đó
158

được hưởng là 850.000 đồng/tháng/2 người và dư nợ bình quân hiện nay của 1 Hội
đoàn thể cấp xã khoảng 4 tỷ đồng thì số phí ủy thác mà họ được hưởng là 1.280.000
đồng/tháng (tổ chức CT-XH cấp xã được hưởng 80%/số phí mà tổ chức CT-XH được
hưởng, phần còn lại là của tổ chức CT–XH cấp huyện, tỉnh và Trung ương). Tỷ lệ hoa
hồng và mức phí ủy thác này còn thấp so với thu nhập hiện nay của người dân và mặt
bằng giá cả tại các địa phương do đó chưa động viên, khuyến khích các tổ chức CT–
XH, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực thi nhiệm vụ được ngân hàng ủy thác.
Vì vậy, ngân hàng CSXH cần tăng tỷ lệ hoa hồng và mức phí ủy thác này lên
khoảng 30% trên tổng số lãi thực thu (bao gồm: tỷ lệ hoa hồng là 20% và mức phí ủy
thác là 10%) để khuyến khích họ phát huy hết năng lực, toàn tâm toàn ý và nhiệt tình,
trách nhiệm hơn với công việc được ủy thác. Với tỷ lệ hoa hồng, mức phí ủy thác và
mức dư nợ bình quân như vậy thì hàng tháng, mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn có thu nhập
bình quân khoảng 1.200.000 đồng và mỗi tổ chức CT-XH cấp xã có thu nhập bình
quân khoảng 1.920.000 đồng. Mức thu nhập này đủ để mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ
chức CT-XH trang trải chi phí cho hoạt động ủy thác như mua sổ sách, tổ chức sinh
hoạt tổ, chi phí đi lại, khen thưởng, …
Giải pháp 5. Thông báo việc trả nợ, số tiền đã trả và dư nợ bằng tin nhắn
điện thoại
Hiện nay, việc thông báo trả nợ gốc được ngân hàng thực hiện trước một tháng
bằng văn bản thông qua cán bộ tổ chức CT-XH và cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn đến
người vay, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau thông báo này không đến được người
vay do đó người vay không nắm bắt được việc trả nợ, thời gian trả nợ dẫn đến việc trả
nợ bị chậm trễ và phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng và
chất lượng dịch vụ ủy thác, mức phí ủy thác được hưởng của các tổ chức CT–XH, …
vì vậy ngân hàng cần hợp đồng với các công ty viễn thông để thông báo việc trả nợ
cho người vay bằng tin nhắn điện thoại di động như các ngân hàng thương mại đang
sử dụng hiện nay bởi vì hiện nay hầu hết người nghèo và các ĐTCS hoặc thành viên
trong gia đình đều đã sử dụng điện thoại di động.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng một số thành viên Ban quản lý tổ tiết
kiệm và vay vốn, cán bộ tổ chức CT-XH, chính quyền địa phương cấp xã chiếm dụng
159

vốn của người vay thì ngân hàng cũng cần phải thông báo cho họ biết số nợ gốc mà họ
gửi trả nợ có được nộp vào ngân hàng hay không và số dư nợ gốc còn lại bao nhiêu
đối với các trường hợp người vay không trực tiếp trả nợ (ủy quyền cho người khác trả
nợ thay hay trả nợ gốc bằng chuyển khoản từ tiền gửi tiết kiệm) do đó nếu có sai sót,
chênh lệch phát sinh sẽ sớm được phát hiện và xử lý.
Giải pháp 6. Hệ thống hoá các chương trình tín dụng
Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, ngân hàng CSXH đang triển khai 21 chương
trình tín dụng. Các chương trình được triển khai ở tất cả 63 tỉnh, thành phố và chỉ có
một vài chương trình đặc thù được triển khai ở một số ít tỉnh, thành phố như cho vay
trả chậm nhà ở hộ dân đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, cho vay dự án phát
triển lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung, cho vay nhà, chòi tránh lũ các tỉnh miền Trung,
… Mỗi chương trình đều quy định đối tượng cho vay cụ thể, tuy nhiên trên thực tế vẫn
có sự chồng chéo giữa đối tượng cho vay của các chương trình: Một hộ gia đình có thể
tham gia nhiều chương trình khác nhau dẫn đến trùng lắp về mục đích sử dụng vốn,
nhiều nguồn vốn được đầu tư cho cùng một mục đích gây lãng phí vốn, dự án SXKD
không hiệu quả, … Hậu quả là tạo khó khăn cho hộ vay khi trả nợ và làm giảm ý
nghĩa, giá trị của các chương trình cho vay chính vì vậy phải hệ thống hóa các chương
trình cho vay một cách khoa học, hợp lý. Việc hệ thống hóa các chương trình cho vay
nhằm mục đích khắc phục các tình trạng nêu trên ngoài ra còn tạo thuận lợi cho ngân
hàng, các tổ chức CT–XH trong việc tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động, quảng bá
hình ảnh của ngân hàng, dễ dàng xác định đối tượng để giới thiệu và bình xét cho vay,
ngân hàng có thể chủ động nguồn vốn để giải ngân và người vay dễ nắm bắt, lựa chọn
chương trình vay vốn. Các chương trình cho vay của ngân hàng CSXH nên được hệ
thống lại thành 3 nhóm (Hình 6.1). Cụ thể:
Nhóm I: Cho vay thực hiện giảm nghèo: Bao gồm các chương trình cho vay
nhằm mục đích thực hiện giảm nghèo.
Nhóm II: Cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế: Bao gồm các chương trình cho vay
đối với các đối tượng không thuộc diện hộ nghèo nhưng đời sống còn khó khăn và có
nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.
145

Hình 6.1. Hệ thống hóa các chương trình tín dụng của ngân hàng CSXH

HỆ THỐNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

Nhóm I. Nhóm II.


Cho vay giảm nghèo Cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế
1. Hộ nghèo. 1. Giải quyết việc làm.
2. Hộ cận nghèo. 2. Hộ SXKD tại vùng khó khăn.
3. Hộ mới thoát nghèo 3. Thương nhân hoạt động thương mại tại VKK.
4. Hộ DTTS đặc biệt khó khăn. 4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (KfW).
5. Hộ DTTS nghèo đồng bằng sông Cửu Long. 5. Hộ gia đình, cơ sở sử dụng LĐ sau cai nghiện ma túy.
6. Hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. 6. Người LĐ thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động.
7. Dự án phát triển lâm nghiệp (WB)

Nhóm III.
Cho vay cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
1. Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
3. Trả chậm nhà ở cho hộ dân đồng bằng sông Cửu Long và
Tây Nguyên.
4. Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Nhà, chòi phòng tránh lũ.
6. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
7. Các dự án vốn nước ngoài khác
8. Cho vay khác.
146

(Nguồn: Tác giả hệ thống các chương trình tín dụng hiện nay của ngân hàng
CSXH Việt Nam)
Nhóm III: Cho vay cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống: Bao gồm các
chương trình cho vay đối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đời
sống kinh tế khó khăn nhưng điều kiện sống chưa đảm bảo cần phải cải thiện, nâng
cao sau khi đã được vay vốn để giảm nghèo hoặc phát triển kinh tế.
Trong đó xác định nhóm I và nhóm II là 2 nhóm cho vay chính của ngân
hàng CSXH. Đối tượng cho vay của 2 nhóm độc lập với nhau: những hộ gia đình
tham gia vay vốn ở nhóm I thì không được vay ở nhóm II và ngược lại. Và những
hộ gia đình đã tham gia vay vốn ở nhóm I hoặc nhóm II thì có thể tham gia vay vốn
ở nhóm III. Việc vay vốn chương trình nào thuộc nhóm III và vay với số tiền bao
nhiêu căn cứ vào nhu cầu của hộ vay, việc bình xét của tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ
chức CT-XH ủy thác, chính quyền địa phương và phê duyệt của ngân hàng.
Giải pháp 7. Chi thù lao hỗ trợ chính quyền địa phương cấp xã
Hiện nay, hoạt động của ngân hàng CSXH được triển khai rộng khắp trong
toàn quốc ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó tập trung chủ yếu tại cấp xã. Hàng
tháng, chính quyền địa phương cấp xã và ngân hàng CSXH phải triển khai và thực
hiện rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động cung ứng vốn đến người nghèo và
các ĐTCS như: lựa chọn, giới thiệu đối tượng vay vốn, họp bình xét cho vay, xác
nhận đối tượng xin vay, thành lập các tổ xử lý và thực hiện thu hồi nợ quá hạn, hỗ
trợ điểm giao dịch lưu động của ngân hàng CSXH tại xã (bố trí địa điểm cho ngân
hàng giao dịch, tham gia họp giao ban, chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi,
thu tiết kiệm, …), xử lý nợ đến hạn, lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân
khách quan và chủ quan, … Với khối lượng công việc phải thực hiện nhiều như vậy
tuy nhiên họ lại hoàn toàn không được hưởng bất kỳ khoản thù lao nào. Chính vì
vậy, ngân hàng CSXH nên trích một khoản từ kết quả thu lãi hàng tháng để hỗ trợ
nhằm tạo động lực, tạo nguồn kinh phí hoạt động cho họ với mức thù lao hỗ trợ
bằng khoảng 5% trên tổng số lãi thực thu hàng tháng. Thực hiện được điều này,
ngân hàng CSXH sẽ khuyến khích được họ hỗ trợ, phối hợp và cộng tác tốt hơn nữa
cho hoạt động của ngân hàng từ đó giúp cho việc cung ứng và quản lý đồng vốn
147

được tốt hơn, góp phần để hoạt động của ngân hàng CSXH đạt kết quả cao và đóng
góp tích cực cho chương trình giảm nghèo.
6.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ của chính phủ, các ngành, địa phương và
bản thân người nghèo
6.3.2.1. Nhóm giải pháp của chính phủ
Giải pháp 1. Tạo lập nguồn vốn để ngân hàng CSXH hoạt động ổn định.
Hiện nay, nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH chủ yếu là từ ngân sách
nhà nước chuyển sang, huy động, vay lãi suất thị trường và vay theo chỉ đạo của
Thủ tướng chính phủ (chiếm tỷ lệ 87,3% so tổng nguồn vốn). Tuy nhiên, có nhiều
thời điểm ngân hàng bị động về nguồn vốn cho vay như: triển khai các chương trình
cho vay mới, vào đầu mỗi năm học của học sinh sinh viên đối với chương trình cho
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vào các năm đầu giai đoạn của
chương trình giảm nghèo, … Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo cho thấy biến nguonvonhanche
tác động tích cực đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của
người nghèo (P-value = 0.000): Khi nguồn vốn cho vay bị hạn chế thì khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo thấp. Đây là một nội
dung quan trọng vừa để cho ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đúng, đầy đủ, giúp
cho cơ quan điều hành tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đủ vốn theo yêu cầu, nhanh chóng thực
hiện việc giảm nghèo bền vững.
Vì vậy chính phủ cần tạo lập cơ chế nguồn vốn ổn định để ngân hàng CSXH
chủ động trong hoạt động cho vay. Cụ thể:
(1) Chỉ đạo Bộ tài chính chuyển vốn theo kế hoạch hàng năm cho ngân hàng
CSXH.
(2) Chỉ đạo Ngân hàng nhà nước để chỉ đạo các tổ chức tín dụng nhà nước
duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng CSXH theo điểm 2, điều 8, Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về TDUĐ đối với người nghèo và các ĐTCS
khác (các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân
hàng CSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm
ngày 31/12 năm trước).
148

(3) Cho phép ngân hàng CSXH điều chuyển nguồn vốn tạm thời giữa các
chương trình cho vay lẫn nhau trong lúc chưa có sự chuyển vốn, bố trí vốn của cấp
trên (ngoại trừ nguốn vốn của các chương trình cho vay chỉ định, ủy thác đầu tư) để
tránh tình trạng chương trình này đang thiếu vốn trong khi chương trình kia lại thừa
vốn sau đó sẽ hoàn trả để đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu dư nợ được giao hàng năm.
Khi chính phủ thực hiện giải pháp này thì ngân hàng CSXH sẽ có được cơ
chế nguồn vốn ổn định, linh hoạt và có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của mọi đối
tượng vay vốn ở các chương trình tín dụng và ở các thời điểm khác nhau, đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn cho mùa vụ sản xuất và không đánh mất cơ hội làm ăn để
vươn lên thoát nghèo của người nghèo.
Giải pháp 2. Chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành, các tổ chức
CT-XH thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chỉ thị số 40-CT/TW: “Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định
nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những
nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy,
các ngành, địa phương và đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các
nguồn lực cho tín dụng CSXH gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển
giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm ASXH và giảm nghèo bền vững.
Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong
việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng CSXH; công tác điều tra, xác định đối
tượng được vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo
nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng CSXH,
giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả”.
Chính vì vậy, chính phủ cần chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các nhiệm
vụ này để nâng cao thu nhập cho người nghèo, nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng CSXH góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo.
6.3.2.2. Giải pháp của Bộ LĐ-TB&XH: Tăng nguồn vốn đối với chương
trình giải quyết việc làm
Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, ngân hàng CSXH đã và đang triển khai tất
cả 21 chương trình cho vay và nguồn vốn cho vay của các chương trình này được
149

hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; riêng đối với chương trình cho vay giải quyết
việc làm thì nguồn vốn chủ yếu do Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang bên cạnh số ít
được bố trí từ ngân sách các địa phương và nguồn vốn của chương trình này rất hạn
chế (Từ năm 2009, Bộ LĐ-TB&XH không chuyển vốn mới để cho vay đối với
chương trình này). Thực tế mức cho vay bình quân hiện nay của chương trình này
chỉ khoảng 30 triệu đồng/hộ gia đình, thấp hơn nhiều so với các chương trình khác
trong khi nhu cầu vay vốn của người dân để giải quyết việc làm sau khi thoát nghèo
rất nhiều và chi phí đầu vào cho hoạt động SXKD ngày càng tăng cao.
Vì vậy đề nghị Bộ LĐ-TB&XH chuyển bổ sung nguồn vốn hàng năm đối
với chương trình này để ngân hàng CSXH có thể mở rộng đối tượng phục vụ để
giúp người dân có thêm nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, mua nguyên vật liệu, …
nhằm mở rộng quy mô sản xuất và vươn lên làm giàu. Hơn nữa, tỷ lệ lao động chưa
có việc làm và tỷ lệ hộ thoát nghèo ở Việt Nam ngày càng cao do đó sẽ có rất nhiều
hộ mới thoát nghèo, người lao động chưa có việc làm có nhu cầu vay vốn để phát
triển kinh tế gia đình khi không còn là hộ nghèo và tạo thêm việc làm mới vì vậy
Bộ LĐ-TB&XH nên bổ sung thêm nguồn vốn của chương trình giải quyết việc làm
để hỗ trợ vốn cho các gia đình mới thoát nghèo, người lao động có nhu cầu tạo việc
làm.
6.3.2.3. Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương các cấp
Giải pháp 1. Đẩy mạnh dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm – ngư để
nâng cao năng lực sản xuất của bà con hộ nghèo
Trong giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo hiện nay đang tồn tại
một thực tế là có nhiều hộ gia đình rất khó thoát nghèo mặc dù đã được vay vốn
TDUĐ do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất hoặc cũng có một bộ phận nhỏ
người nghèo sau khi vay được vốn thì không biết sử dụng vào mục đích gì và sử
dụng như thế nào vì vậy chính quyền địa phương các cấp phải chỉ đạo các ngành
đẩy mạnh việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm - ngư để nâng cao năng lực
sản xuất cho người nghèo. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, rủi ro
thường xuyên xảy ra trên diện rộng với tính chất phức tạp đối trên vật nuôi và cây
trồng vì vậy phải tập trung hướng dẫn họ cách ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
150

Việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông, lâm, ngư phải cụ thể, dễ hiểu để
người nghèo dễ tiếp thu và phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng vùng, miền
để họ có thể vận dụng ngay sau khi học tập. Đảm bảo tất cả người nghèo trên địa
bàn trước khi vay vốn đều được dạy nghề hay tập huấn khuyến nông.
Giải pháp 2. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền đối với người
nghèo để họ nâng cao nhận thức và có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo với
sự hỗ trợ, tiếp sức của cộng đồng
Đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua các năm thì một
trong những thành công nổi bật của chương trình là đã có rất nhiều hộ nghèo không
chỉ thoát nghèo mà còn trở nên khá giả từ chính đồng vốn ưu đãi của chính phủ.
Song song đó, vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ người nghèo không thể thoát nghèo từ
đồng vốn này do tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội và cộng đồng. Bên
cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng CSXH của người nghèo thì biến tuyentruyen tác động tích cực đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH: Khi người nghèo được tuyên truyền
về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDUĐ và các chương trình
cho vay của ngân hàng CSXH thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
CSXH của người nghèo cao. Và thực tế cũng cho thấy hiệu quả công tác tuyên
truyền nói chung ở Việt Nam trong thời gian qua thì thành công của tất cả các vấn
đề trong xã hội đều có tác động của công tác tuyên truyền đối với người dân.
Vì vậy chính quyền địa phương các cấp phải đẩy mạnh thực hiện công tác
giáo dục, tuyên truyền đối với người nghèo trên các phương diện sau:
Thứ nhất, Giáo dục để người nghèo không mặc cảm, tâm lý không ỷ lại mà
có ý thức tự lực vượt qua đói nghèo bên cạnh sự hỗ trợ của xã hội và cộng đồng.
Thứ hai, Giới thiệu, tuyên truyền về các gương điển hình sử dụng đồng vốn
ưu đãi đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với các mô hình sản xuất
tiên tiến, năng suất cao, ... mà đã thoát nghèo nhanh và bền vững từ chính đồng vốn
ưu đãi của chính phủ để người nghèo biết, phấn đấu học tập và vươn lên thoát
nghèo.
Thứ ba, Tăng cường giáo dục cho người nghèo về trách nhiệm, nghĩa vụ
trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi, chấp hành các quy định của ngân hàng để ngân
151

hàng có thể xoay sở, quay vòng nguồn vốn cho vay, giảm nợ xấu và có nguồn kinh
phí hoạt động từ kết quả thu lãi.
Việc giáo dục, tuyên truyền cho người nghèo phải cụ thể, có sức thuyết phục
cao và có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt tổ nhân
dân, các buổi tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và
Nhà nước. Và việc tuyên truyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
giới thiệu người thật, việc thật, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
...
Giải pháp 3. Tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định để người
nghèo tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, đời sống của bà con nhân dân nói chung, dân nghèo nói riêng và
việc tiêu thụ nông sản ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Với việc cần
cù, chăm chỉ lao động và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi thì
năng suất, chất lượng sản phẩm của bà con hộ nghèo không ngừng được tăng cao
tuy nhiên giá trị kinh tế mang lại không cao do việc tiêu thụ bị tư thương ép giá, thị
trường tiêu thụ khổng ổn định. Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia
tăng thu nhập của người nghèo cho thấy biến thitruong tác động tích cực đến việc
gia tăng thu nhập của người nghèo (P-value lần lượt là 0.029, 0.004 và 0.000): Khi
thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người nghèo dễ dàng trong việc gia tăng
thu nhập và trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng vì vậy chính quyền địa phương phải
tạo thị trường tiêu thụ ổn định để người nghèo dễ dàng gia tăng thu nhập và thoát
nghèo nhanh.
Việc tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định bằng cách chính quyền địa phương
chỉ đạo các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và thực phẩm trên địa bàn ký hợp đồng
với người nghèo từ việc cung cấp con giống, cây giống, thức ăn, phân bón, tư vấn
kỹ thuật đến thu mua sản phẩm, không để tư thương ép giá và chính quyền địa
phương có thể trích một phần từ kinh phí hoạt động hàng năm của địa phương để hỗ
trợ, bù đắp cho các doanh nghiệp khi giá ở thời điểm doanh nghiệp thu mua nông
sản của người nghèo cao hơn nhiều so với giá thị trường thời điểm đó hay thực hiện
các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp này như: cho thuê đất làm nhà
xưởng với thời gian dài với số tiền thuê thấp, chỉ đạo các ngân hàng thương mại
152

trên địa bàn cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi, … Thực hiện được điều này thì
chính quyền địa phương sẽ tạo được cho người nghèo thị trường cung cấp nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm ổn định vì vậy họ sẽ an tâm trong SXKD và tự tin vươn
lên thoát nghèo.
Giải pháp 4. Tăng cường chính sách đầu tư cho đồng bào DTTS và vùng
có nhiều đồng bào DTTS
Hiện nay, kết quả thực hiện giảm nghèo nói chung và triển khai các chương
trình TDUĐ của chính phủ cho giảm nghèo nói riêng tại các vùng có nhiều đồng
bào DTTS sinh sống còn rất nhiều hạn chế như: tỷ lệ hộ thoát nghèo tại các khu vực
này rất thấp: Trên toàn quốc số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm gần 50% tổng số
hộ nghèo của cả nước và trong tổng số hộ nghèo của 64 huyện nghèo theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP thì số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm gần 90% (Báo
cáo số 09/BC-BCĐTW ngày 29/01/2015 về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo
năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 và Báo cáo số 33/BC-LĐTBXH
ngày 25/4/2015 về sơ kết, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-
CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững tại các huyện nghèo của Bộ LĐ-TB&XH), thu nhập bình quân của đồng
bào DTTS chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước (Báo cáo của Ủy ban
dân tộc), nợ xấu các chương trình TDUĐ tại các vùng này cao như: Cho vay đồng
bào DTTS nghèo đồng bằng sông Cửu Long: 17,4%, cho vay hộ DTTS đặc biệt khó
khăn: 0,59%. Hơn nữa, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập sau 2,
3 năm và việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo cho thấy biến dantoc tác động
tích cực đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo (P-value =
0.078, 0.010 và 0.051): Hộ nghèo là dân tộc Kinh thì việc gia tăng thu nhập và trả
nợ vay đúng hạn tốt hơn đồng bào DTTS.
Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp phải tăng cường hơn nữa các chính
sách đầu tư để hỗ trợ đối với đồng bào DTTS và vùng có nhiều đồng bào DTTS
sinh sống. Việc đầu tư, hỗ trợ cần được thực hiện bằng các hình thức như: Đẩy
mạnh việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông, hướng dẫn cách sử dụng vốn vay cho
đồng bào DTTS, đẩy mạnh việc dạy học và các chính sách về giáo dục để nâng cao
trình độ dân trí cho họ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng có nhiều
153

đồng bào DTTS sinh sống để nâng cao điều kiện sống, phân công cán bộ tham gia
hỗ trợ bà con đồng bào DTTS tại cơ sở, …
Hơn nữa, chính quyền địa phương các cấp cần có cơ chế kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chương trình tại cơ sở để từ đó có thể đánh giá chính xác kết quả
thực hiện nhằm khắc phục sai sót, nóng vội trong nhận định về kết quả thực hiện
chương trình.
Thực hiện được giải pháp này, chính quyền địa phương sẽ giúp đồng bào
DTTS có điều kiện sống tốt hơn từ đó sử dụng vốn vay hiệu quả và vươn lên thoát
nghèo nhanh hơn.
6.3.2.4. Nhóm giải pháp của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác
Giải pháp 1. Tăng cường thực hiện công tác đối chiếu nợ
Hiện nay, trong phạm vi toàn quốc vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ Ban
quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH, chính quyền địa phương lợi dụng
lòng tin, sự thiếu hiểu biết của người nghèo để xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi,
tiền gửi tiết kiệm của họ. Theo văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác do ngân hàng ký
với các tổ chức CT-XH thì việc đối chiếu dư nợ, nợ gốc, tiền lãi đã trả và số dư tiền
gửi tiết kiệm là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức CT–XH, tuy nhiên các tổ
chức CT–XH lại rất chủ quan với công tác này và chỉ thực hiện khi được ngân hàng
nhắc nhở hoặc thực hiện nhưng không đạt mục tiêu đề ra.
Vì vậy tổ chức CT-XH nhận ủy thác phải đẩy mạnh thực hiện công tác này
nhằm ngăn chặn tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của
người vay. Công tác đối chiếu này phải được thực hiện định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
hoặc đột xuất và trực tiếp đến người vay dưới 2 hình thức đơn lẻ hoặc tập trung:
+ Đơn lẻ: Cán bộ tổ chức CT-XH đến trực tiếp gia đình hộ vay để đối chiếu.
+ Tập trung: Thông báo mời hộ vay ra trụ sở ấp (khu phố) hoặc địa điểm
thuận lợi để tổ chức đối chiếu.
Ngoài ra, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của ngân hàng phải coi trọng và
tích cực thực hiện việc kiểm tra của tổ chức cấp trên với tổ chức cấp dưới trong việc
thực hiện hợp đồng ủy thác đã ký với ngân hàng (theo nghiệp vụ của ngân hàng
CSXH); trong đó tập trung vào các công việc như: việc bình xét, tổ chức cho vay
đúng đối tượng, việc giúp đỡ hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, việc quản lý các
154

tổ tiết kiệm và vay vốn, … tổ chức CT-XH phải tự nâng cao chất lượng ủy thác của
mình tại địa bàn bởi vì công việc này hiện nay chưa thực sự được quan tâm.
Thực hiện được giải pháp này, các tổ chức CT-XH không chỉ ngăn chặn
được tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của người vay
mà còn hạn chế việc gia tăng nợ xấu của ngân hàng và thất thoát vốn của ngân sách
nhà nước.
Giải pháp 2. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra sử dụng vốn vay
Theo văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác được ký với các tổ chức CT-XH và
hợp đồng ủy nhiệm được ký với các tổ tiết kiệm và vay vốn thì việc kiểm tra sử
dụng vốn đối với người vay là nhiệm vụ của tổ chức CT-XH và công việc này nhằm
mục đích giúp đỡ hộ vay vốn sản xuất có kết quả cũng như ngăn chặn người vay sử
dụng vốn sai mục đích là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người vay không trả được
nợ cho ngân hàng và làm phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này
thường bị xem nhẹ do đó vẫn có tình trạng người vay vay vốn nhưng không biết sử
dụng vốn vay vào mục đích gì gây lãng phí vốn hoặc khi xin vay thì đăng ký ghi sử
dụng vào mục đích này nhưng vay vốn về lại sử dụng vào mục đích khác dẫn đến
đồng vốn vay được sử dụng không đúng mục đích, hộ vay không trả được nợ và
làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, làm giảm chất lượng dịch vụ ủy thác của các
tổ chức CT–XH.
Vì vậy tổ chức CT–XH phải thực hiện công tác này định kỳ hàng tháng hoặc
quý và báo cáo danh sách, tình hình những hộ vay sử dụng vốn sai mục đích cho
chính quyền địa phương, cán bộ ngân hàng vào ngày giao dịch lưu động hàng tháng
để có biện pháp xử lý kịp thời đặc biệt là kiểm tra lần đầu đối với các hộ mới nhận
tiền vay, đảm bảo 100% đồng vốn vay phải được đầu tư đúng mục đích và hộ vay
có tư liệu sản xuất hình thành từ vốn vay.
6.3.2.5. Giải pháp của các tổ tiết kiệm và vay vốn: Thực hiện nghiêm
việc bình xét cho vay
Hiện nay, việc bình xét cho vay đối với các chương trình TDUĐ được thực
hiện khách quan, công khai, dân chủ từ tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn (bản, ấp), các
thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn tự quyết định việc vay vốn của mình và
mỗi thôn (bản, ấp) có 1 hoặc vài tổ tiết kiệm và vay vốn. Khi người nghèo có nhu
155

cầu vay vốn thì viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gửi cho Tổ trưởng tổ tiết
kiệm và vay vốn, Tổ trưởng tập hợp các thành viên trong tổ họp, tổ chức bình xét
việc vay vốn với sự giám sát của Ban nhân dân ấp (thôn, bản), tổ chức CT-XH cấp
xã và khi có trên 50% số thành viên tham gia họp đồng ý thì người đó được vay.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện việc bình xét cho
vay không khách quan và còn cả nể trong thực hiện, cụ thể: bình xét cho các hộ
không đủ điều kiện được vay vốn, bình xét mức vay vượt nhu cầu, giới thiệu bà con
họ hàng, người thân tham gia vay vốn, … dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục
đích, không trả được nợ, chây ỳ trả nợ, … do đó làm phát sinh nợ xấu cho ngân
hàng, làm giảm chất lượng dịch vụ ủy thác hoặc thất thoát đồng vốn của ngân sách
Nhà nước.
Vì vậy các tổ tiết kiệm và vay vốn cần thực hiện nghiêm việc bình xét cho
vay, lựa chon đúng đối tượng (hộ có đủ điều kiện vay vốn, có uy tín, chấp hành tốt
các quy định của địa phương, có khả năng trả nợ, có nhu cầu thực sự, …) để tổ chức
bình xét cho vay nhằm giúp chuyển tải đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao chất lượng TDUĐ trên từng địa
bàn.
6.3.2.6. Giải pháp của bản thân người nghèo: Xây dựng và nâng cao ý
thức tự lực vươn lên thoát nghèo
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy TDVM tác động tích cực đến
việc gia tăng thu nhập của người nghèo, góp phần giảm nghèo cho quốc gia và ở
Việt Nam, trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo đã có rất nhiều
người nghèo vươn lên thoát nghèo từ chính đồng vốn TDUĐ của chính phủ bên
cạnh sự giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ của xã hội, cộng đồng và người thân. Tuy nhiên,
thực tế vẫn còn một số ít người nghèo không thể thoát nghèo mặc dù đã nhận được
đầy đủ sự hỗ trợ của xã hội do thiếu ý thức tự lực để vươn lên thậm chí nghèo liên
tục qua nhiều giai đoạn đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ giảm nghèo cũng
như sự phát triển KT-XH của nhiều địa phương.
Vì vậy, người nghèo phải xây dựng và nâng cao ý thức tự lực vươn lên thoát
nghèo cho chính bản thân mình thông qua các buổi sinh hoạt, học tập tại địa
phương hay từ chính những tấm gương đã thoát nghèo trên địa bàn sinh sống, trong
156

cộng đồng. Thực hiện được điều này, bản thân người nghèo sẽ nhanh chóng thoát
nghèo, làm nền tảng để vươn lên khá giả và góp phần để địa phương hoàn thành kế
hoạch, mục tiêu giảm nghèo.
Các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nêu trên sẽ giúp người nghèo gia tăng
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng bởi vì họ được nhà nước, ngân hàng
CSXH Việt Nam tạo cơ chế, tạo nguồn vốn, tạo điều kiện, trao cơ hội, … Và khi
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng gia tăng có nghĩa là người nghèo sẽ có
vốn để đầu tư vào dự án SXKD của gia đình do đó việc gia tăng thu nhập sẽ dễ
dàng hơn.
Kết luận chương 6
Từ các tác động chưa tích cực của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam
trong thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ và các mô hình
nghiên cứu tại chương 4, chương 5 và chương 6 cũng đã giới thiệu nhiều giải pháp
tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần
giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Hệ thống các giải pháp tăng cường tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam bao gồm: nhóm giải pháp chính từ ngân hàng CSXH (7
giải pháp) và các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ (2 giải pháp), Bộ LĐ-TB&XH (1
giải pháp), chính quyền địa phương các cấp (4 giải pháp), các tổ chức CT–XH (2
giải pháp), các tổ tiết kiệm và vay vốn nhận ủy thác của ngân hàng CSXH trong
việc chuyển tải đồng vốn TDUĐ đến tận tay người nghèo và các ĐTCS khác (1 giải
pháp) và giải pháp từ chính bản thân người nghèo (1 giải pháp). Với những giải
pháp có tính khả thi nêu trên, khi được vận dụng Ở Việt Nam chắc chắn sẽ gia tăng
tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo.
157

KẾT LUẬN

Luận án là một công trình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá
việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) và kết quả
triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ nhằm phục vụ cho chương trình
giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.
Luận án gồm 6 chương. Chương 1 giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế với các
nội dung như: sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của đề tài, những điểm mới của luận án và kết cấu của luận án.
Chương 2 tổng quan về tình hình nghiên cứu và lược khảo 14 công trình
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo các chương trình giảm nghèo và các
vấn đề xã hội liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo.
Chương 3 giới thiệu cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo và mô hình nghiên cứu với các nội dung như:
khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng CSXH, về TDVM
và nghèo đói, lý thuyết về TDVM cho người nghèo, tác động của TDVM đối với
người nghèo, mô hình nghiên cứu, ý nghĩa của việc tang cường tín dụng ngân hàng
CSXH cho người nghèo và kinh nghiệm tăng cường TDVM đối với người nghèo ở
một số quốc gia trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Chương 4 giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt
Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững với các nội dung như
tổng quan về ngân hàng CSXH Việt Nam, thực trạng nghèo đói và chương trình
giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và thực trạng tác động tín
dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo
bền vững.
Chương 5 khảo sát, kiểm định 3 mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng
của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và đánh giá tác động tín dụng
158

của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền
vững. Luận án xây dựng 3 mô hình nghiên cứu là: đánh giá việc gia tăng thu nhập,
hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo để đánh giá tác động tín dụng của
ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và giới thiệu phương pháp nghiên
cứu kết hợp cả định lượng và định tính để thực hiện nghiên cứu đối với 3 mô hình
này, từ đó cho thấy các nhân tố tác động đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ vay
đúng hạn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người
nghèo.
Chương 4, 5 đã cho thấy những tác động tích cực từ tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo và cũng chỉ ra các tác động chưa tích cực,
nguyên nhân của nó để từ đó ngân hàng CSXH, chính quyền địa phương, các tổ
chức CT-XH có thể đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng
CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2020.
Kết quả từ các mô hình nghiên cứu của luận án cho thấy một số điểm mới so
với các nghiên cứu trước đây là: (1) Nhân tố laisuatuudai không tác động đến việc
gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo. Các nghiên cứu trước
đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì lãi suất cho vay của
các tổ chức TDVM tại một số quốc gia trên thế giới thường bằng hoặc cao hơn so
với lãi suất thị trường và đây là đặc thù ở Việt Nam vì vậy trong thời gian tới, chính
phủ cần ban hành chính sách về lãi suất cho vay đối với người nghèo theo hướng
giảm dần sự ưu đãi và mức chênh lệch không nhiều so với lãi suất thị trường hoặc
thay đổi cách thức hỗ trợ. (2) Nhân tố thitruong tác động tích cực đến việc gia tăng
thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo: khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn
định thì người nghèo dễ gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn và các nghiên cứu
trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì vậy trong thời
gian tới nhà nước cần có chính sách về tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho
người nghèo. (3) Luận án xây dựng mô hình để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo mà các công trình nghiên cứu trên
thế giới trước đây chưa xây dựng.
159

Chương 6 giới thiệu định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và các giải
pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp
phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Các giải pháp được đề xuất
của chương 6 dựa trên cơ sở là các tác động chưa tích cực của tín dụng ngân hàng
CSXH Việt Nam, từ thực tế thực hiện chương trình giảm nghèo và từ các mô hình
nghiên cứu cho nên sát thực tế và cần thiết. Việc đề xuất và vận dụng các giải pháp
tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo này trong
thời gian tới chắc chắn sẽ gia tăng thu nhập và nâng cao cuộc sống của người
nghèo, mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây
dựng nông thôn mới và góp phần tích cực để Việt Nam hoàn thành mục tiêu Thiên
niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là trong hệ
thống các giải pháp nhằm tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người
nghèo đã giới thiệu, ngoài các giải pháp từ ngân hàng CSXH thì hiệu quả các giải
pháp còn lại phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính phủ, sự phối hợp của các ngành,
chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn và bản thân
người nghèo. Trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường
tín dụng của ngân hàng CSXH song song với việc ràng buộc trách nhiệm của người
vay, của các bên tham gia quản lý vốn.
160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

I. Bài báo
1. Đề xuất xác định đối tượng tái cấu trúc ngân hàng. Tác giả: Ngô Mạnh
Chính Tạp chí công nghệ ngân hàng số 76, tháng 7/2012.
2. Ngăn chặn tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn ở Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Đồng Nai. Tác giả: Ngô Mạnh Chính. Tạp chí công nghệ ngân hàng số
78, tháng 9/2012.
3. Các nhân tố tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo. Tác giả:
Hoàng Đức & Ngô Mạnh Chính. Tạp chí phát triển và hội nhập số 35 (45), tháng 7-
8/2017.
II. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
1. Khả năng gia tăng thu nhập của người nghèo thông qua việc vay vốn tại
chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai. Tác giả: Ngô Mạnh Chính
& Nguyễn Hữu Huân. Mã số: NCS – 2015. Trường Đại học kinh tế Tp HCM. –
03.
161

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
01. Ban chấp hành Trung ương (2014). Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã
hội.
02. Bộ LĐ-TB&XH (2011). Quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH ngày
30/5/2011 về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ
thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
03. Bộ LĐ-TB&XH (2012). Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày
28/3/2012 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2011.
04. Bộ LĐ-TB&XH (2013). Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH ngày
13/5/2013 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2012.
05. Bộ LĐ-TB&XH (2013). Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách và
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2 năm (2011-2012); phương
hướng, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015.
06. Bộ LĐ-TB&XH (2014). Quyết định số 529/QĐ-LĐTBXH ngày
06/5/2014 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2013.
07. Bộ LĐ-TB&XH (2014). Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, chương
trình giảm nghèo bền vững 2013 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2014.
08. Bộ LĐ-TB&XH (2015). Báo cáo số 09/BC-BCĐTW ngày 29/01/2015 về
kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2015.
09. Bộ LĐ-TB&XH (2015). Báo cáo số 33/BC-LĐTBXH ngày 25/4/2015 về
sơ kết, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện
nghèo.
162

10. Bộ LĐ-TB&XH (2016). Quyết định số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày


22/8/2016 về việc phê duyệt tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo
chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
11. Bộ LĐ-TB&XH (2017). Quyết định số 945/QĐ-LĐTBXH ngày
22/6/2017 về việc phê duyệt tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo
chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
12. Bộ LĐ-TB&XH (2017). Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng, mục tiêu,
giải pháp giai đoạn 2016-2020.
13. Chính phủ (2002). Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
14. Chính phủ (2008). Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
15. Chính phủ (2011). Báo cáo số 211/BC-CP ngày 17/10/2011 về kết quả
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai kế
hoạch năm 2011 và đề xuất danh mục chương trình mục tiêu quốc gia 2012-2015.
16. Chính phủ (2011). Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
17. Chính phủ (2011). Báo cáo số 211/BC-CP ngày 17/10/2011 về kết quả
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai kế
hoạch 2011 và đề xuất danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-
2015).
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại Biểu toàn quốc
lần thứ XI.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012). Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày
1/6/2012 (Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI) về một số vấn đề
về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.
20. Ngân hàng CSXH (2011). Báo cáo số 3253/NHCS-TDSV ngày
30/12/2011 về tổng kết chuyên đề tín dụng đối với HSSV và các ĐTCS khác năm
2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
163

21. Ngân hàng CSXH (2011). Báo cáo số 3287/BC-NHCS ngày 30/12/2011
về tổng kết chuyên đề tín dụng người nghèo năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ
năm 2012.
22. Ngân hàng CSXH (2013). Báo cáo số 25/BC-NHCS ngày 25/4/2013 về
việc tổng kết 10 năm (2003-2012) hoạt động của Ngân hàng CSXH.
23. Ngân hàng CSXH (2013). Báo cáo số 346/BC-NHCS ngày 20/02/2013
về kết quả hoạt động năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
24. Ngân hàng CSXH (2014). Báo cáo số 85/BC-NHCS ngày 10/01/2014 về
kết quả hoạt động năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
25. Ngân hàng CSXH, HPN, HND, HCCB, ĐTN (2014). Văn bản thỏa
thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 03/12/2014 về việc ủy
thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
26. Ngân hàng CSXH (2015). Báo cáo số 306/BC-NHCS ngày 30/01/2015
về kết quả hoạt động năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
27. Ngân hàng CSXH (2016). Báo cáo số 405/BC-NHCS ngày 19/02/2016
về kết quả hoạt động năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
28. Ngân hàng CSXH (2017). Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017
về kết quả hoạt động năm 2016; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017.
29. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2014). Tạo cơ chế thúc đẩy TCVM phát triển.
Tạp chí tài chính, số 5 – 2014.
30. Quốc hội (2014). Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
31. Thủ tướng Chính phủ (2002). Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày
04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.
32. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011-2015.
33. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày
18/12/2011 về ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2012-2015.
164

34. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
08/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2012-2015.
35. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày
10/7/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đọan
2011-2020.
36. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày
19/12/2014 về ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số
76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
đến năm 2020.
37. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020.
38. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011). Giảm nghèo ở Việt Nam: thành
tựu và thách thức. Nhà xuất bản thế giới.
Tiếng Anh
01. Ashraf N, Karlan D, Yin W (2006a). Household decision making and
savings impacts: further evidence from a commitment savings product in the
Philippines. http://www.econ.yale.edu/growth_pdf/cdp939.pdf (accessed 17
December 2012).
02. Burgess Robin, Pande Rohini, Wong Grace (2005). Banking for the
poor: evidence from India. Journal of the European Economic Association Papers
and Proceedings 3(2-3): 268-278.
03. DFID (2004). The Importance of financial sector development for growth
and poverty reduction. London: DFID.
04. Duvendack M, Palmer-Jones R, Copestake JG, Hooper L, Loke Y, Rao
N (2011). What is the evidence of the impact of microfinance on the well-being of
poor people?. London: EPPI-Centre, Social Science Research Unit, Institute of
Education, University of London.
165

05. Duong H A và Nghiem H S (2014). Effects of Microfinance on Poverty


Reduction In Vietnam: A Pseudo-Panel Data Analysis. Journal of Accounting,
Finance and Economics Vol. 4. No. 2. December 2014. Pp. 58 – 67.
06. Donald Ikenna, Ofoegbu (2013). Rural Poverty in Nigeria. The Role of
Microfinancing. International Journal of Economic Practices and Theories, Vol. 3,
No. 3, 2013 (July), e-ISSN 2247–7225.
07. Fernando NA (2007). Low-income households’ access to financial
services
international experience, measures for improvement, and the future. EARD
Special Studies, Asian Development Bank, www.adb.org/Documents/Books/Low-
Income-Households/low-income-household.pdf (accessed 18 December 2011).
08. Hill R C, William E. Griffiths, Guay C. Lim (2011). Principles of
Econometrics. John Wiley & Sons, Inc.
09. Hulme D, Mosley P (1996). Financial Sustainability, Targeting the
Poorest, and Income impact: Are There Trade-offs for Microfinance Institutions?.
CGAP, No. 5, December 1996.
10. Imai K S, Gaiha R, Thapa and Annim S K (2002). Microfinance and
Poverty - A Macro Perspective. World Development Vol. 40, No. 8, pp. 1675–
1689.
11. Khandker S R (2003). Micro-Finance and Poverty: Evidence Using
Panel Data from Bangladesh. Policy research working paper 2945.
12. Khandker S R (2005). Microfinance and Poverty: Evidence Using Panel
Data from Bangladesh. The World Bank Economic Review Advance Access
published September 8, 2005.
13. Ledgerwood J, White V (2006). Transforming microfinance institutions:
providing full financial services to the poor. Washington, DC: The World Bank.
14. Ledgerwood J, Earne J, Nelson C (2013). The new microfinance
handbook. Washington, DC: The World Bank.
15. Legerwood J (1999). Sustainable banking with the poor. The World
Bank
166

16. Levine R (2005). Finance and growth: theory and evidence, in Aghion P,
Durlauf SN (eds). Handbook of economic growth, Kidlington: Elsevier.
17. Liverpool LSO and Winter-Nelson A (2010), Poverty Status and the
Impact of Formal Credit on Technology Use and Wellbeing among Ethiopian
Smallholders. World Development Vol. 38, No. 4, pp. 541–554, 2010.
18. Mark M Pitt, Shahidur R. Khandker, Omar Haider Chowhury và Daniel
L. Mollmet (2003). Credit programs for the poor and the health status of children
in rural Bangladesh. International Economis Review, Vol. 44, No. 1.
19. Matin I, Hulme D (2003). Programmes for the poorest: learning from
the IGVGD programme in Bangladesh. World Development, Vol. 31, No. 3, pp.
647-665.
20. Mark M. Pitt, Shahidur R. Khandker, Signe-Mary Mckernan và M.
Abdul Latif (1999). Credit programs for the poor and reproductive behavior in
low-income countries: are the reported causal relationships the result of
heterogeneity bias. Demography, Volume 36-Number 1, February 1999: 1-21.
21. Moduch J and Haley B (2002). Analysis of the Effects of Microfinance on
Poverty Reduction. NYU Wagner Working Paper No. 1014
22. Mosley P (2001). Microfinance and poverty in Bolivia. Journal of
Development Studies, 37(4), 101–132.
23. Nguyen HC (2007). Determinants of credit participation and its impact
on household consumption: evidence from rural Vietnam, Edinburgh: Centre for
Economic Reform and Transformation, Heriot Watt University,
http://ideas.repec.org/p/hwe/certdp/0703.html (accessed 17 December 2011).

24. Nguyen VC (2008). Is a governmental micro-credit program for the poor


really pro-poor? evidence from Vietnam. The Developing Economies, XLVI-2
(June 2008): 151–87.
25. Okezie A. Ihugba, Bankoli Bankong, N. C. Ebomuche (2014). The
Impact of Nigeria Microfinance Banks on Poverty Reduction: Imo State
Experience. International Letters of Social and Humanistic Sciences Vol. 16 (2014)
pp 92-113.
167

26. Pande R, Cole S, Sivasankaran A, Bastian G, Durlacher K (2012). Does


poor people’s access to formal banking services raise their incomes? EPPI-Centre,
Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London.
27. Pitt M M và Khandker S R (1998). The Impact of Group-Based Credit
Programs on Poor Households in Bangladesh: Does the Gender of Participants
Matter?. Journal of Political Economy, 1998, vol. 106, no. 5.
28. Richard H, Adams JR and John Page (2005). Do International Migration
and Remittances Reduce Poverty in Developing Countries?. World Development
Vol. 33, No. 10, pp. 1645–1669.
29. Rosenberg R. (2010). Does microcredit really help poor people? Focus
Note, No. 59. Washington, DC: CGAP.
30. Robinson M S (2001). The microfinance revolution – Sustainable finance
for th poor. The world bank và open society Institute.
31. Stewart R, van Rooyen C, Dickson K, Majoro M, de Wet T (2010). What
is the impact of microfinance on poor people? A systematic review of evidence from
sub-Saharan Africa. Technical report. London: EPPI-Centre, Social Science
Research Unit, University of London.
32. Stewart R, van Rooyen C, de Wet T (2012). Do micro-credit, micro-
savings and micro-leasing serve as effective financial inclusion interventions
enabling poor people, and especially women, to engage in meaningful economic
opportunities in LMICs. A systematic review of the evidence. London: EPPI-
Centre, Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London.
33. Sam Daley-Harris (2006). State of the microcredit summit campaign
report.
34. Tiamiyu Mojisola F (1994) A bank for the ‘poor’: perceptions of the
female clients of the People's Bank of Nigeria, Community Development Journal
29(1): 47-61.
35. Uganda Ministry of Finance, Planning and Economic Development
(2004). Poverty Eradication action plan (2004/5-2007/8).
www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2005/cr05307.pdf (accessed 18 December 2011).
168

36. Van der Knaap Leontin, Leeuw Frans L, Bogaerts Stefan, Nijzzen Laura
TJ (2008). Combining Campbell standards and the realist evaluation approach: the
best of twoworlds?. American Journal of Evaluation 29: 48-57.
37. www.grameen.com
38. www.molisa.gov.vn/vi/pages/ChiTiet.aspx?IDNews=5251
39. www.rabobank.com
169

Phụ lục 4.1. TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
CSXH QUA CÁC NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2016

Đvt: tỷ đồng
S Nguồn Năm
TT vốn 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Vốn ngân sách TW cấp 17.416 19.760 24.841 25.071 27.727 27.748
Vốn vay theo chỉ đạo
2 41.904 36.398 29.836 29.264 25.781 21.729
của TTCP
Nhận tiền gửi 2% của
TCTD nhà nước và
3 16.680 20.318 25.744 30.055 35.608 44.034
TCTD do nhà nước giữ
cổ phần chi phối
Phát hành trái phiếu
4 ngân hàng CSXH được 18.297 27.527 29.407 28.915 33.848 39.301
CP bảo lãnh
Vốn huy động của tổ
5 1.319 4.254 4.641 6.183 7.993 11.939
chức, cá nhân
Vốn nhận ủy thác từ
6 3.489 3.859 4.273 4.856 4.895 6.783
ngân sách địa phương
Các nguồn vốn khác và
7 6.383 8.367 10.472 12.407 10.607 10.866
các quỹ
Cộng 105.488 120.483 129.214 136.750 146.460 162.400
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
170

Phụ lục 4.2. TỔNG HỢP DOANH SỐ CHO VAY


CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2011-2016
Đvt : tỷ
đồng

S Chương trình Tổng Năm


TT tín dụng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Hộ nghèo 69.766 10.443 13.482 11.472 9.805 10.038 14.526
2 Hộ cận nghèo 41.662 0 0 7.199 11.079 13.929 9.455
3 Hộ mới thoát nghèo 12.306 3.527 8.779
HSSV có hoàn cảnh
4 29.939 8.315 6.741 5.335 4.126 3.009 2.413
khó khăn
5 Giải quyết việc làm 16.615 1.953 2.328 2.440 2.763 3.021 4.110
ĐTCS đi lao động có
6 618 114 80 72 94 93 165
thời hạn ở nước ngoài
Trả chậm nhà ở cho
7 hộ dân ĐB sông Cửu 476,7 75 75 113 165 48 0,7
Long và Tây Nguyên
Nước sạch & vệ sinh
8 31.860 2.635 3.821 3.523 6.071 8.027 7.783
môi trường nông thôn
9 Hộ nghèo về nhà ở 1.882,5 990 511 0,5 0 1 380
Doanh nghiệp vừa và
10 428 66 83 93 68 61 57
nhỏ (KfW)
Hộ gia đình SXKD tại
11 29.215 3.147 5.539 3.738 4.826 6.130 5.835
vùng khó khăn
Hộ DTTS đặc biệt
12 951 108 8 113 91 356 275
khó khăn
Hộ gia đình, cơ sở SX
13 sử dụng lao động sau 10,9 0,4 0,5 10
cai nghiện ma túy
171

Hộ DTTS nghèo đồng


14 413,2 222 0,2 19 83 89
bằng sông Cửu Long
Thương nhân hoạt
15 động thương mại tại 753 89 145 143 140 106 130
vùng khó khăn
Người lao động thuộc
16 huyện nghèo đi xuất 204 39 14 18 73 38 22
khẩu lao động
Hộ đồng bào DTTS
17 839 61 445 333
nghèo, đời sống KK
Nhà, chòi phòng tránh
18 168 4 3 0 80 81

Dự án phát triển lâm
19 495,2 59 61 109 157 60,2 49
nghiệp (WB)
Các dự án vốn nước
20 139 13 24 29 30 21 22
ngoài khác
21 Cho vay khác 1.217 165 111 95 88 123 635
Cộng 239.958 28.433 33.027 34.495 39.656 49.196 55.149
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
172

Phụ lục 4.3. TỔNG HỢP DOANH SỐ THU NỢ


CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2011-2016

Đvt: tỷ đồng
S Chương trình Tổng Năm
TT tín dụng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Hộ nghèo 67.253 8.447 10.383 11.295 12.097 12.872 12.159
2 Hộ cận nghèo 11.858 0 89 1.049 3.587 7.133
3 Hộ mới thoát nghèo 479 23 456
HSSV có hoàn cảnh
4 37.472 1.807 4.385 6.874 8.588 8.339 7.479
khó khăn
5 Giải quyết việc làm 13.259 1.560 1.867 2.132 2.398 2.476 2.826
ĐTCS đi lao động có
6 926 214 237 163 117 91 104
thời hạn ở nước ngoài
Trả chậm nhà ở cho
7 hộ dân ĐB sông Cửu 215,5 10 17 27 38 52 71,5
Long và Tây Nguyên
Nước sạch & vệ sinh
8 15.142 1.289 1.729 2.035 2.800 3.314 3.975
môi trường nông thôn
9 Hộ nghèo về nhà ở 378 5 15 20 42 118 178
Doanh nghiệp vừa và
10 546 99 101 100 104 77 65
nhỏ (vốn KfW)
Hộ gia đình SXKD tại
11 23.313 2.599 3.682 3.437 4.030 4.605 4.960
vùng khó khăn
Hộ DTTS đặc biệt
12 472 24 45 64 87 111 141
khó khăn
Hộ gia đình, cơ sở SX
13 sử dụng lao động sau 2,4 0,5 0,6 1,3
cai nghiện ma túy
14 Hộ DTTS nghèo đồng 214 1 3 9 22 50 129
173

bằng sông Cửu Long


Thương nhân hoạt
15 động thương mại tại 828,3 94 150 152 157 132,3 143
vùng khó khăn
Người lao động thuộc
16 huyện nghèo đi xuất 191 24 25 36 36 38 32
khẩu lao động
Hộ đồng bào DTTS
17 18,37 0,07 3,3 15
nghèo, đời sống KK
Nhà, chòi phòng tránh
18 1,24 0,04 0,2 1

Dự án phát triển lâm
19 299,3 11 21 44 57 76,3 90
nghiệp (WB)
Các dự án vốn nước
20 171,2 31 31 27 29 28 25,2
ngoài khác
21 Cho vay khác 519 36 95 90 84 72 142
Cộng 173.558 16.251 22.786 26.594 31.735 36.065 40.126
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
174

Phụ lục 4.4. CHI TIẾT DƯ NỢ


CỦA TỪNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
QUA CÁC NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2016
Đvt: tỷ đồng
S Chương trình Năm
TT tín dụng 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Hộ nghèo 38.481 41.560 41.650 39.252 36.384 38.653
2 Hộ cận nghèo / / 7.110 17.140 27.481 29.978
3 Hộ mới thoát nghèo 3.504 11.827
Học sinh sinh viên có
4 33.446 35.802 34.262 29.794 24.456 19.375
hoàn cảnh khó khăn
5 Giải quyết việc làm 5.205 5.663 5.959 6.284 6.824 8.101
ĐTCS đi lao động có
6 615 458 362 338,7 341 399
thời hạn ở nước ngoài
Trả chậm nhà ở cho hộ
7 dân ĐB sông Cửu 686 743 923 1.049,1 1.045 974
Long và Tây Nguyên
Nước sạch & vệ sinh
8 8.541 10.631 12.116 15.386,4 20.096 23.894
môi trường nông thôn
9 Hộ nghèo về nhà ở 3.328 3.833 3.810 3.766,4 3.646 3.831
Doanh nghiệp vừa và
10 195 176 169 132,6 116 108
nhỏ (vốn KfW)
Hộ gia đình SXKD tại
11 11.014 12.871 13.167 13.961 15.483 16.343
vùng khó khăn
Hộ DTTS đặc biệt khó
12 534 496 546 548,9 793 925
khăn
Hộ gia đình, cơ sở SX
13 sử dụng lao động sau 1 / / 1,3 1 10
cai nghiện ma túy
14 Hộ DTTS nghèo đồng 463 460 450 446,6 479 432
175

bằng sông Cửu Long


Thương nhân hoạt
15 động thương mại tại 318 313 304 286,6 261 248
vùng khó khăn
Người lao động thuộc
16 huyện nghèo đi xuất 112 102 84 121,2 121 111
khẩu lao động
Hộ đồng bào DTTS
17 / / / 60,9 502 820
nghèo, đời sống KK
Nhà, chòi phòng tránh
18 / 3,6 7 6,7 87 167

Dự án phát triển lâm
19 348 388 452 551,4 535 495
nghiệp (WB)
Các dự án vốn nước
20 78 74 75 74 67 63
ngoài khác
21 Cho vay khác 366 349 252 255,2 306 798
Cộng 103.731 113.922,6 121.698 129.457 142.528 157.372
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012,
2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
176

Phụ lục 4.5. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG


CỦA TỪNG CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY
THỜI ĐIỂM 31/12/2016

Đvt: tỷ đồng, %
S Dư Trong đó:
Chương trình
T nợ Nợ Tỷ Nợ Tỷ
tín dụng
T quá hạn lệ khoanh lệ
1 Hộ nghèo 38.653 201 0,5 339,6 0,9
2 Hộ cận nghèo 29.978 12 0,004 19 0,006
3 Hộ mới thoát nghèo 11.827 0,03 0 0,9 0
4 Học sinh sinh viên có hoàn cảnh KK 19.375 125,9 0,6 6 0,003
5 Giải quyết việc làm 8.101 45,9 0,6 32 0,4
Đối tượng chính sách đi lao động có
6 399 20 5 68,35 17,1
thời hạn ở nước ngoài
Trả chậm nhà ở cho hộ dân đồng bằng
7 974 1,1 0,11 0,7 0
sông Cửu Long và Tây Nguyên
8 Nước sạch & vệ sinh môi trường NT 23.894 31,3 0,1 14,2 0,06
9 Hộ nghèo về nhà ở 3.831 0,008 0 0,7 0
10 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn KfW) 108 1,3 1,2 0 0
11 Hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn 16.343 44 0,27 64,3 0,39
12 Hộ DTTS đặc biệt khó khăn 925 3,8 0,41 1,7 0,18
Hộ gia đình, cơ sở SX sử dụng lao
13 10 0,2 0,02 0,02 0,002
động sau cai nghiện ma túy
14 Hộ DTTS nghèo ĐB sông Cửu Long 432 23,6 5,5 51,6 11,9
Thương nhân hoạt động thương mại
15 248 2,5 1 0,4 0,16
tại vùng khó khăn
Người lao động thuộc huyện nghèo đi
16 111 1,4 1,26 1,5 1,35
xuất khẩu lao động
17 Hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống 820 0 0 0,1 0
177

khó khăn
18 Nhà, chòi phòng tránh lũ 167 0 0 0 0
19 Dự án phát triển lâm nghiệp (WB) 495 0,009 0 4,2 0,85
20 Các dự án vốn nước ngoài khác 63 0,97 1,54 0,33 0,52
21 Cho vay khác 798 14,4 1,8 38 4,8
Cộng 157.372 529,417 0,34 643,6 0,41
(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH
về kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
178

Phụ lục 4.6. THỐNG KÊ THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO,


HỘ CẬN NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
THEO KHU VỰC

S Hộ nghèo Hộ cận nghèo Ghi


Tỉnh/Thành phố
TT Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) chú
I Miền núi Đông Bắc 581.559 24,62 227.496 9,63
1 Hà Giang 63.461 41,80 21.282 14,02
2 Tuyên Quang 63.404 34,83 20.666 11,35
3 Cao Bằng 44.233 38,06 7.854 6,76
4 Lạng Sơn 51.129 28,34 22.806 12,64
5 Thái Nguyên 58.791 20,57 30.391 10,63
6 Bắc Giang 78.389 19,61 35.385 8,85
7 Lào Cai 61.042 43,00 20.127 14,18
8 Yên Bái 44.078 24,23 10.627 5,84
9 Phú Thọ 71.431 20,34 35.194 10,02
10 Quảng Ninh 23.050 7,68 11.280 3,76
11 Bắc Kạn 22.551 32,13 11.884 16,93
II Miền núi Tây Bắc 236.365 39,16 80.118 13,27
12 Sơn La 88.949 38,13 33.551 14,38
13 Điện Biên 51.644 50,01 8.617 8,35
14 Lai Châu 35.566 46,78 8.647 11,37
15 Hòa Bình 60.206 31,51 29.303 15,34
III Đồng bằng sông 409.823 8,30 261.586 5,30
Hồng
16 Bắc Ninh 18.975 7,21 14.069 5,35
17 Vĩnh Phúc 27.612 11,05 17.651 7,06
18 Hà Nội 76.707 4,97 37.929 2,46
19 Hải Phòng 31.948 6,55 24.489 5,02
20 Nam Định 54.646 9,95 42.602 7,76
179

21 Hà Nam 30.176 12,80 18.117 7,69


22 Hải Dương 54.227 10,99 33.038 6,70
23 Hưng Yên 33.575 10,94 20.368 6,64
24 Thái Bình 51.249 9,16 30.625 5,47
25 Ninh Bình 30.708 12,40 22.698 9,17
IV Bắc Trung bộ 578.007 22,68 343.370 13,47
26 Thanh Hóa 217.191 24,86 120.887 13,84
27 Nghệ An 167.499 23,35 92.395 12,88
28 Hà Tĩnh 83.180 23,91 57.521 16,53
29 Quảng Bình 52.403 25,17 32.529 15,62
30 Quảng Trị 29.731 19,79 22.887 15,23
31 Thừa Thiến – Huế 28.003 11,16 17.151 6,83
V Duyên hải miền 333.250 17,26 208.833 10,82
Trung
32 Đà Nẵng 14.884 6,55 10.656 4,70
33 Quảng Nam 90.109 24,18 52.265 14,02
34 Quảng Ngãi 74.606 23,74 31.166 9,92
35 Bình Định 61.711 16,31 33.900 8,96
36 Phú Yên 45.606 19,46 33.473 14,28
37 Khánh Hòa 24.991 9,40 33.360 12,54
38 Ninh Thuận 21.343 15,48 14.013 10,16
VI Tây Nguyên 262.879 22,48 87.860 7,51
39 Gia Lai 79.417 27,56 17.038 5,91
40 Đắk Lắk 81.053 20,82 33.449 8,59
41 Đắk Nông 33.674 29,25 8.063 7,00
42 Kon Tum 34.157 33,36 7.988 7,80
43 Lâm Đồng 34.578 12,60 21.322 7,77
VII Đông Nam bộ 77.802 2,11 81.213 2,20
44 Tp. HCM 157 0,01 18.627 1,02
45 Bình Thuận 24.286 9,09 12.844 4,81
180

46 Tây Ninh 13.984 5,25 9.565 3,59


47 Bình Phước 20.498 9,29 12.417 5,63
48 Bình Dương 115 0,05 172 0,07
49 Đồng Nai 9.332 1,45 20.417 3,18
50 Bà Rịa – Vũng Tàu 9.430 4,35 7.171 3,31
VIII ĐB sông Cửu Long 575.880 13,48 321.905 7,53
51 Long An 25.958 7,16 18.508 5,11
52 Đồng Tháp 65.104 15,73 33.143 8,01
53 An Giang 48.622 9,28 28.571 5,45
54 Tiền Giang 48.135 10,96 21.996 5,01
55 Bến Tre 55.932 15,58 23.318 6,50
56 Vĩnh Long 27.242 10,23 16.423 6,17
57 Trà Vinh 58.110 23,62 29.852 12,13
58 Hậu Giang 42.992 22,80 23.466 12,44
59 Cần Thơ 22.975 7,84 18.820 6,43
60 Sóc Trăng 75.639 24,31 43.789 14,07
61 Kiên Giang 34.973 8,84 24.932 6,30
62 Bạc Liêu 36.054 18,64 21.944 11,35
63 Cà Mau 34.144 12,14 17.143 6,09
Cộng 3.055.565 14,20 1.612.381 7,49
(Nguồn: Quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30/5/2011 của Bộ
LĐ-TB&XH về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015).
181

Phụ lục 4.7. THỐNG KÊ THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO,


HỘ CẬN NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2016
THEO KHU VỰC

S Hộ nghèo Hộ cận nghèo Ghi


Tỉnh/Thành phố
TT Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) chú
I Miền núi Đông Bắc 538.011 20,74 221.169 8,53
1 Hà Giang 74.313 43,65 19.371 11,38
2 Tuyên Quang 55.827 27,81 18.050 8,99
3 Cao Bằng 52.409 42,53 12.110 9,83
4 Lạng Sơn 48.827 25,95 23.885 12,69
5 Thái Nguyên 42.080 13,40 28.054 8,94
6 Bắc Giang 60.745 13,93 35.724 8,19
7 Lào Cai 53.605 34,30 15.600 9,98
8 Yên Bái 65.374 32,21 15.640 7,71
9 Phú Thọ 46.785 12,04 32.880 8,46
10 Quảng Ninh 15.340 4,56 10.586 3,15
11 Bắc Kạn 22.706 29,40 9.269 12,00
II Miền núi Tây Bắc 237.021 34,52 67.751 9,87
12 Sơn La 92.754 34,44 25.048 9,30
13 Điện Biên 57.214 48,14 9.135 7,69
14 Lai Châu 36.094 40,40 8.982 10,05
15 Hòa Bình 50.959 24,38 24.586 11,76
III Đồng bằng sông Hồng 266.600 4,76 188.059 3,36
16 Bắc Ninh 10.897 3,53 9.278 3,00
17 Vĩnh Phúc 14.412 4,96 12.357 4,26
18 Hà Nội 53.193 2,97 22.312 1,25
19 Hải Phòng 20.805 3,86 16.750 3,11
20 Nam Định 33.864 5,70 36.474 6,13
21 Hà Nam 15.571 5,81 12.857 4,80
182

22 Hải Dương 40.348 7,19 23.939 4,27


23 Hưng Yên 23.881 6,81 14.318 4,09
24 Thái Bình 32.340 5,27 20.904 3,41
25 Ninh Bình 21.289 7,46 18.870 6,62
IV Bắc Trung bộ 348.358 12,50 259.829 9,32
26 Thanh Hóa 128.893 13,51 93.201 9,77
27 Nghệ An 95.205 12,10 80.464 10,23
28 Hà Tĩnh 41998 11,40 30.953 8,40
29 Quảng Bình 34.083 14,42 29.859 12,64
30 Quảng Trị 24.579 15,43 11.319 7,10
31 Thừa Thiến – Huế 23.600 8,36 14.033 4,97
V Duyên hải miền Trung 239.187 11,40 153.914 7,34
32 Đà Nẵng 9.290 3,66 13.494 5,31
33 Quảng Nam 51.817 12,90 24.934 7,23
34 Quảng Ngãi 52.100 15,19 30.334 8,84
35 Bình Định 55.011 13,35 28.052 6,81
36 Phú Yên 30.803 12,62 20.021 8,20
37 Khánh Hòa 27.932 9,87 18.925 6,69
38 Ninh Thuận 23.767 14,93 14.043 8,82
VI Tây Nguyên 225.030 17,14 90.598 6,90
39 Gia Lai 64.087 19,71 23.729 7,30
40 Đắk Lắk 81.592 19,37 34.884 8,28
41 Đắk Nông 27.761 19,26 8.871 6,15
42 Kon Tum 31.496 26,12 7.671 6,36
43 Lâm Đồng 20.094 6,67 15.443 5,12
VII Đông Nam bộ 50.321 1,23 37.727 0,92
44 Tp. HCM 344 0,02 3.905 0,20
45 Bình Thuận 17.162 5,81 11.658 3,95
46 Tây Ninh 6.117 2,10 6.467 2,22
47 Bình Phước 14.627 6,15 4.016 1,69
183

48 Bình Dương 0 0,00 0 0,00


49 Đồng Nai 7.085 0,91 6.653 0,86
50 Bà Rịa – Vũng Tàu 4.986 1,91 5.028 1,93
VIII ĐB sông Cửu Long 434.041 9,66 216.737 4,82
51 Long An 15.704 4,03 14.490 3,72
52 Đồng Tháp 43.588 9,98 22.176 5,08
53 An Giang 45.789 8,44 27.876 5,14
54 Tiền Giang 26.858 5,87 16.817 3,68
55 Bến Tre 44.575 12,01 16.297 4,39
56 Vĩnh Long 17.405 6,26 11.031 3,96
57 Trà Vinh 35.506 13,23 20.599 7,68
58 Hậu Giang 29.045 14,91 5.853 3,00
59 Cần Thơ 16.165 5,12 8.357 2,64
60 Sóc Trăng 57.814 17,89 34.594 10,70
61 Kiên Giang 41.200 9,78 13.699 3,25
62 Bạc Liêu 30.855 15,55 13.951 7,03
63 Cà Mau 29.537 9,94 10.997 3,70
Cộng 2.338.569 9,88 1.235.784 5,22
(Nguồn: Quyết định số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2016 về việc phê
duyệt tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).
184
185

Phụ lục 5.1. BẢNG CÂU HỎI


(Phỏng vấn chuyên gia)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá
đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau
đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

1. Họ và tên người được phỏng vấn: …………………………………………………………………………………………


2. Chức vụ, cơ quan: …………………………………………………………………..........................................................

Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc


thực hiện chương trình giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp
hay chưa?

Câu hỏi 2. Chưa phù hợp ở Câu hỏi 3. Phù hợp ở những
những khía cạnh nào? khía cạnh nào?
186

Câu hỏi 4. Theo ông (bà) người


nghèo đã được thụ hưởng các chính
sách ưu đãi của Chính phủ hay chưa?

Câu hỏi 6. Theo ông (bà) đâu


là giải pháp chủ lực để thực
hiện giảm nghèo nhanh và bền Câu hỏi 5. Vì sao
vững ở Việt Nam trong các chưa được?
giai đoạn vừa qua?

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc


sử dụng vốn vay của hộ nghèo
từ Ngân hàng CSXH có hiệu
quả không?

Câu hỏi 8. Không Câu hỏi 9. Hiệu quả ở khía


hiệu quả ở khía cạnh nào? cạnh nào?

Câu hỏi 10. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay
của ngân hàng CSXH có thể khẳng định rằng đồng vốn
này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
187

Câu hỏi 11. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ
của hộ nghèo trong những năm gần đây có đúng hạn
hay không?

Câu hỏi 12. Theo ông (bà) việc tiếp


cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo
tại Ngân hàng CSXH thường gặp
những khó khăn gì?

Câu hỏi 13. Theo ông (bà) trong tương


lai chúng ta phải vận dụng những giải
pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn
tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH
góp phần giảm nghèo bền vững?
188

Phụ lục 5.2. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(Ông Ngô Trường Thi – Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả
nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có
hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện
phỏng vấn đối với các chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm
nghèo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng
tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một giải pháp để
thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cùng với việc thực hiện các chính sách
giảm nghèo. Qua thực hiện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước
2%/năm, các huyện nghèo trên 5%.
* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Các chính sách giảm nghèo chưa tạo động lực hướng tới động viên thoát
nghèo, còn nặng về bao cấp, tạo ra tính thụ động, ỷ lại của người nghèo.
* Phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Các chính sách giảm nghèo bao phủ tương đối toàn diện đời sống của
người nghèo, bao gồm cả tạo khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ tạo
sinh kế, tạo điều kiện về môi trường sống thông qua tăng cường đầu tư cơ sở hạ
tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu
đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
189

Trả lời: Người nghèo theo quy định qua các đợt kiểm tra, giám sát cho thấy
đều được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước; Người nghèo nắm
chắc các chính sách giảm nghèo và các khoản hỗ trợ.
* Vì sao chưa được?
Nếu nói vì sao chưa được thì chỉ ở khái niệm "hộ nghèo" theo cách hiểu
thông thường, người ta hay nói tôi nghèo lắm, còn đã là người nghèo theo quy định
thì đều được thụ hưởng chính sách giảm nghèo, tất nhiên là phải gắn với điều kiện
như: đi học mới được hỗ trợ miền giảm học phí, ...

Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo
nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Giảm nghèo là kết quả tổng hợp của nhiều giải pháp, trong đó phát
triển, tăng trưởng kinh tế là nền tảng; việc tăng độ bao phủ chính sách giảm nghèo
thông qua thực hiện các văn bản Luật như Bảo hiểm y tế, dạy nghề, ... cùng với việc
ưu tiên nguồn lực tập trung hỗ trợ cho các huyện, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó
khăn chính là các giải pháp đặc thù để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng
CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Bên cạnh những mặt hiệu quả thì vẫn còn mặt chưa hiệu quả.
* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?
Việc thiếu sự kết hợp giữa chuyển giao kỹ thuật với vay vốn tín dụng ưu đãi
là một cản trở trong hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi
* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Cho vay vốn tín dụng ưu đãi là một giải pháp quan trọng để giúp tạo sinh kế
cho người nghèo, thông qua đó giúp người nghèo tiếp cận được nguồn vốn để tổ
chức sản xuất, thoát nghèo; qua đánh giá, tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng
chính sách ở mức thấp, dưới 1%, điều đó khẳng định tính hiệu quả của chính sách
này.
190

Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có
thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
Trả lời: Nhìn chung vốn vay đã góp phần tăng thu nhập cho hộ nghèo, tuy
nhiên không phải hộ nghèo nào vay vốn cũng tạo ra thu nhập tăng, thậm chí còn
ngược lại.

Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những
năm gần đây có đúng hạn hay không?
Trả lời: Khi vay vốn, ngân hàng CSXH đều phân chia kỳ hạn nợ để giúp hộ
gia đình tiết kiệm trả nợ, việc trả nợ đúng hạn còn phụ thuộc vào công tác đôn đốc
thu nợ của ngân hàng CSXH và các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhìn chung hộ nghèo
trả nợ đúng hạn, tuy nhiên cũng có trường hợp chậm trả nợ, tồn đọng do gặp rủi ro
khi vay vốn hoặc thiếu đôn đốc của cán bộ tín dụng.

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại
ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời: Hiện nay, quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng CSXH đã đơn
giản, thuận tiện hơn rất nhiều, việc tổ chức điểm giao dịch hàng tháng của ngân
hàng CSXH ở trụ sở xã đã giúp người nghèo vay vốn, trả nợ thuận tiện hơn; vấn đề
là cần nâng cao nhận thức trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả của người vay.

Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải
pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp
phần giảm nghèo bền vững?
Trả lời: Vốn vay cần gắn với nâng cao năng lực sử dụng vốn, chuyển giao
kỹ thuật, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất đối với người nghèo./.
191

Phụ lục 5.3. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(TS Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các
chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các
chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và
kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu
hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm
từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo.
* Theo báo cáo của chính phủ:
- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (từ 2005-2010)
thì: Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm
2010); Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo giảm xuống còn 37%, hoàn
thành nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đề ra (đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống dưới 40%).
Thu nhập hộ nghèo khu vực thành thị tăng 1,69% và khu vực nông thôn tăng
1,75% so với năm 2006 (vượt chỉ tiêu thu nhập hộ nghèo tăng 1,45% lần so với
năm 2005).
- Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các
xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm
2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có
đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2
triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng được 6.834 mô hình phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp, ...
192

* Năm 2013: tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm 1,8-2% (từ 9,6% năm 2012
xuống còn khoảng 7,6-7,8% năm 2013). Riêng các huyện nghèo theo nghị quyết số
30a, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn
38,89% năm 2013).

Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu
đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
Trả lời: Có thể khẳng định rằng, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa
đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng
chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng,
Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng.
ASXH và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt
động của chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm
nghèo là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các
cá nhân.
Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta đã giảm một cách tích cực. Tính đến năm 2012, đã
có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ
bảo hiểm xã hội, điều kiện sống của người nghèo được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo và
các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2%
(năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện Chương trình 135
giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm
2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu
đồng/người/năm. Tỷ lệ các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã
đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2 triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây
dựng được 6.834 mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, ... Sau gần 4 năm thực
hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo theo nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (năm
2010) xuống còn 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Các địa
phương đã hỗ trợ 1.340 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, nâng
tổng số lao động xuất khẩu lao động qua gần 4 năm lên gần 8.500 người. Các địa
phương còn tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.000 lao động nghèo để tạo việc làm
193

tại chỗ, ngoài địa bàn hoặc tham gia xuất khẩu lao động. 225 nghìn hộ được vay
vốn với tổng số tiền 1.122 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để chăn nuôi gia cầm, gia súc,
phát triển ngành nghề, ...
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ
thống chính sách về xóa đói giảm nghèo. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược,
quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói giảm nghèo đã được ban
hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính
sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn
xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vươn lên
của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước
thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của
công cuộc xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện
công bằng xã hội, ASXH cho người dân nói chung và cho hội viên nông dân nói
riêng đặc biệt ở vùng khó khăn.

Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo
nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Tín dụng chính sách đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh
đến mục đích tiêu dùng nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống, cụ thể: Hỗ trợ vốn
để sản xuất kinh doanh (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh hộ cá thể); hỗ
trợ vốn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập (khôi phục làng nghề, đầu tư mở
rộng nhà xưởng, thu hút thêm lao động mới, hỗ trợ kinh phí để đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài); hỗ trợ điều kiện nâng cao cải thiện sinh hoạt (xóa nhà tranh tre
dột nát, xây dựng công trình cung cấp nước sạch, công trình hợp vệ sinh, xây dựng
chòi chống lũ, làm đường điện thắp sáng, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường nông
thôn…); hỗ trợ vốn học tập đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ vốn thực
hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc; hỗ trợ vốn cho người tàn tật, người
sống chung với đối tượng cai nghiện, đối tượng có HIV, tạo điều kiện cho họ hòa
nhập cộng đồng; hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn với lãi suất
bằng 0% nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, …
194

Các chương trình tín dụng ngân hàng CSXH đang thực hiện cơ bản gắn liền
với các chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu thiên nhiên kỷ mà chính phủ
Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy việc cung cấp tín dụng ưu
đãi là một trong các giải pháp chủ lực để giúp cho người dân nói chung và hội viên
nông dân nghèo nói riêng vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào
việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm ASXH của đất nước.

Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng
CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng
chính sách có điều kiện vươn lên, cụ thể hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã
được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần ngăn chặn
tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn; làm quen với việc vay và trả nợ ngân hàng
do đó đã thay đổi cơ bản về nhận thức từ việc được cấp phát, cho không chuyển
sang đi vay vốn có hoàn trả. Họ biết chủ động tính toán làm ăn, sử dụng vốn có
hiệu quả, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước hòa nhập
với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có
thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
Trả lời: Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, mặt
trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã tổ chức cho hội viên
tích cực tham gia và giám sát có hiệu quả các nội dung, chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững. Trong 12 năm qua đã có trên 25 triệu lượt hộ nghèo, cận
nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng CSXH với tổng
doanh số cho vay trên 274 nghìn tỷ đồng; vốn tín dụng góp phần giúp trên 3,2 triệu
hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 11 triệu lao động, (trong
đó có 103.000 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp gần 3,3 triệu
HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6 triệu công
trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 700 chòi tránh lũ cho hộ
195

nghèo tại 7 tỉnh miền trung; 97 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các
hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc, … Tín dụng chính sách đã góp
phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm
bảo ASXH và xây dựng nông thôn mới.
Thông qua việc nhận ủy thác với ngân hàng CSXH, Hội nông dân Việt Nam
đã giúp cho nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, vươn
lên thoát nghèo.

Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những
năm gần đây có đúng hạn hay không?
Trả lời: Qua 12 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đã thay
đổi nhận thức trong việc sử dụng vốn và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể là
thu nợ, thu lãi trong những năm gần đây đạt trên 95%.

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại
ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời: Việc ngân hàng CSXH ký văn liên tịch với các tổ chức CT-XH
chính trị xã hội ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH theo Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ đã huy động được sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống CT-XH từ trung ương đến địa phương đã tạo điều kiện giúp
cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được nguồn vốn chính sách
của chính phủ thuận lợi vì:
Các tổ chức CT-XH có bộ máy tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới cơ sở và
tận thôn, bản. Các tổ chức này ở gần các đối tượng vay vốn nhất, am hiểu họ nhất,
có điều kiện làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chính sách, các chương trình tín
dụng của Đảng, chính phủ đến các đối tượng vay vốn nhanh nhất vì vậy thông qua
hoạt động ủy thác từng phần, Hội nông dân các cấp và các tổ chức CT–XH khác đã
cùng với ngân hàng CSXH đã chuyển tải vốn ưu đãi của chính phủ đến các đối
tượng được hưởng thụ nhanh chóng, thuận tiện, góp phần tích cực cho giảm nghèo
196

và ASXH; giúp cho ngân hàng CSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa,
dân chủ hóa hoạt động tín dụng ngân hàng nhất là chính sách TDUĐ của nhà nước
đến cho người dân nói chung và cho hội viên nông dân nghèo nói riêng tiếp cận
thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được
tăng cường trên cơ sở triển khai xây dựng nông thôn mới; đời sống của người
nghèo từng bước được cải thiện, ASXH, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh đó cũng có một số vướng mắc chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đối
tượng hộ có trên 2 HSSV ở nông thôn chưa được tiếp cận nguồn vốn (vì không
phải hộ nghèo nhưng thực tế hộ rất khó khăn).

Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải
pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp
phần giảm nghèo bền vững?
Trả lời: Giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển
KT-XH của đất nước vì vậy cần thực hiện những giải pháp sau:
- Ngân hàng CSXH phải đảm bảo nguồn vốn cho các đối tượng vay và phân
bổ nguồn vốn các chương trình tín dụng phải phù hợp đối với từng địa phương. Đây
là một nội dung quan trọng vừa để cho ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đúng,
đầy đủ, giúp cho cơ quan điều hành tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều
kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đủ vốn theo yêu cầu,
nhanh chóng thực hiện việc giảm nghèo bền vững.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương
các cấp và các tổ chức CT-XH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi,
đặc biệt công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các
đối tượng này được vay vốn kịp thời.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân đều nắm được các chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, nhất là chính sách tín dụng có ưu đãi của chính phủ; những quy định thủ tục
cho vay của ngân hàng CSXH về các chương trình tín dụng ưu đãi; đồng thời tuyên
truyền khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, những gương điển hình trong tổ chức
197

thực hiện ủy thác, trong sử dụng vốn vay,… với nhiều hình thức, phương pháp phù
hợp, hiệu quả.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách TDUĐ ở địa
phương, trên cơ sở đó có ý kiến góp ý, bổ sung, sửa đổi trong việc xây dựng các cơ
chế, chính sách giảm nghèo bền vững, nhất là chính sách ưu đãi đối với đối tượng là
hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo
bền vững.
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả, ... giúp
các hộ nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền
vững. Triển khai lồng ghép công tác uỷ thác cho hộ nghèo vay vốn với các chương
trình dự án của Hội và mục tiêu phát triển KT-XH của từng địa phương. Cần xây
dựng và mở rộng các mô hình cho hộ nghèo; hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó
khăn vay vốn theo dự án có sự hướng dẫn, tư vấn của Hội.
198

Phụ lục 5.4. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(Ông Phan Trọng Hữu – Phó trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng
Nai)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các
chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các
chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và
kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu
hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua
đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm,
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cụ thể ở Đồng Nai, đầu năm 2011, tỷ lệ hộ
nghèo là 6,62% đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%.
* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?
Tuy nhiên việc có quá nhiều chính sách hỗ trợ và thiên về cho không cũng
như mức độ không lớn (ví dụ như chính sách hỗ trợ tiền điện: 46.000
đồng/hộ/tháng, chính sách hỗ trợ nhà ở: trung ương hỗ trợ 2 triệu đồng, địa phương
hỗ trợ 6 triệu đồng, ngân hàng CSXH cho vay 8 triệu đồng) chưa đáp ứng được nhu
cầu của hộ nghèo cũng như khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.
* Phù hợp ở những khía cạnh nào?
Thành quả trên chứng minh sự phù hợp của công tác hoạch định các chính
sách thực hiện chương trình giảm nghèo, đặc biệt nổi lên chính sách hỗ trợ tín dụng
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận
được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu tăng gia sản xuất góp phần tăng thu nhập, ổn
định cuộc sống hướng tới thoát nghèo bền vững.
199

Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu
đãi của chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
Trả lời: Ở Đồng Nai, hầu hết các chính sách, dự án, hoạt động thuộc chương
trình giảm nghèo đều đã được triển khai thực hiện đến tận đối tượng hộ nghèo, hộ
cận nghèo.
* Vì sao chưa được?

Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo
nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Theo tôi, giải pháp hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kết hợp làm tốt công
tác dạy nghề và khuyến nông cho người nghèo, cận nghèo là giải pháp chủ lực để
giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam nói chung cũng như ở Đồng Nai nói
riêng trong các giai đoạn vừa qua.

Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng
CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Việc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Đồng Nai vay vốn từ ngân hàng
CSXH đã được sử dụng có hiệu quả, đây là một trong những giải pháp quan trọng
giúp cho tỷ lệ hộ nghèo Đồng Nai giảm nhanh và bền vững trong thời gian qua.
* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?

* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?


Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất thông qua công tác
dạy nghề và khuyến nông, xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất phù hợp điều kiện,
khả năng của từng hộ, được đáp ứng mức vốn vay theo nhu cầu sản xuất (hiện nay
dưới 50 triệu đồng/hộ) và theo chu kỳ sản xuất (từ 1 – 3 năm), được hỗ trợ về lãi
suất (hiện nay là 0,55%/tháng). Ở Đồng Nai sau khi thoát nghèo được tiếp tục hỗ
trợ cho vay vốn sản xuất kinh doanh thêm 2 năm như hộ nghèo.

Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có
thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
200

Trả lời: Theo tôi, hầu hết các hộ vượt nghèo đều đã sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng CSXH. Ở Đồng Nai, 85% hộ nghèo thuộc vùng
nông thôn, thu nhập của hộ chủ yếu từ nghề nông thông qua nguồn vốn vay ưu đãi
từ ngân hàng CSXH để tăng gia sản xuất và kinh doanh tạo thu nhập còn các chính
sách hỗ trợ khác như dạy nghề, khuyến nông nhằm mục đích giúp đỡ hộ nghèo về
kỹ thuật, hỗ trợ giáo dục, y tế, tiền điện, … chỉ giúp họ tiếp cận được các nhu cầu
xã hội cơ bản chứ không tạo ra được thu nhập.

Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những
năm gần đây có đúng hạn hay không?
Trả lời: Việc trả nợ vay của hộ nghèo trong những năm gần đây đúng là có
nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, cuối năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
của Đồng Nai chiếm 3,5% nhưng đến cuối năm 2014 giảm, cuối tháng 5/2015 còn
1,5%.
Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại
ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời: Việc hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH ngày
càng thuận lợi cả về mức vay, chu kỳ vay và lãi suất, thủ tục ngày càng đơn giản,
gọn nhẹ. Tuy nhiên, theo tôi vẫn còn khó khăn đó là việc giao chỉ tiêu dựa trên
nguồn vốn đến từng xã mà nguồn vốn thì do điều tiết của ngân hàng CSXH trung
ương và do nguồn ngân sách địa phương phân bổ hàng năm nên hạn chế tính chủ
động và tính thời vụ của đối tượng khi có nhu cầu.
Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải
pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp
phần giảm nghèo bền vững?
Trả lời: Theo tôi, cần tạo nguồn vốn đủ mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp
thiết của hộ nghèo, tăng cường công tác dạy nghề, khuyến nông cho hộ nghèo, làm
tốt công tác hỗ trợ, tư vấn kế hoạch sản xuất cho hộ nghèo (cùng tham gia bàn bạc
kế hoạch sản xuất, kinh doanh với hộ nghèo) giúp hộ nghèo có được kế hoạch
SXKD phù hợp, hiệu quả.
201

Phụ lục 5.5. NỘI DUNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA
(Ông Nguyễn Nhữ Điều – Nguyên Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng
CSXH tỉnh Đồng Nai)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các
chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các
chuyên gia và những người làm công tác xoá đói giảm nghèo. Bằng kiến thức và
kinh nghiệm của mình, xin ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu
hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin ông (bà) cho biết việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời gian qua đã phù hợp hay chưa?
Trả lời: Đói, nghèo là hiện tượng kinh tế, xã hội lâu đời của bất cứ quốc gia
nào. Giảm nghèo là nhiệm vụ của cộng đồng, là trách nhiệm của chính quyền nhất
là đối với Việt Nam sau chiến tranh, đưa giảm nghèo là chương trình mục tiêu quốc
gia là cần thiết.
* Chưa phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Thiếu kiên trì ở cơ sở trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo, nóng
vội về đánh giá hiệu quả giảm nghèo.
- Chưa đồng bộ, thiếu phối hợp trong thực hiện các giải pháp, các nguồn lực
để hỗ trợ giảm nghèo còn phân tán, quản lý lỏng lẻo.
* Phù hợp ở những khía cạnh nào?
- Là chương trình mục tiêu quốc gia, xác định trách nhiệm xuyên suốt của
các cấp ủy Đảng, của chính quyền, của đoàn thể.
- Có kế hoạch từng giai đoạn, có mục tiêu của từng địa phương, có Ban chỉ
đạo.
- Nhận dạng đối tượng cần hỗ trợ qua xác định chuẩn mực hộ nghèo, khảo
sát đời sống hộ dân và lập danh sách hộ nghèo cụ thể để thực hiện hỗ trợ nhằm thực
hiện giảm nghèo.
202

Câu hỏi 2. Theo ông (bà) người nghèo đã được thụ hưởng các chính sách ưu
đãi của Chính phủ về giảm nghèo hay chưa?
Trả lời: Sự thụ hưởng của người nghèo là có nhưng chưa thực sự đủ theo
như kế hoạch và mục tiêu đề ra.
* Vì sao chưa được?
Các ưu đãi trong chính sách giảm nghèo được hiểu chưa đầy đủ kể cả đối với
người thụ hưởng và người thực hiện chính sách ở cơ sở; Một số nơi, một số chương
trình người nghèo ngộ nhận ưu đãi là ban phát, cứu tế, không khuyến khích việc
thoát nghèo.

Câu hỏi 3. Theo ông (bà) đâu là giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo
nhanh và bền vững ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua?
Trả lời: Giải pháp chủ lực phải là khuyến khích sự nỗ lực tự vươn lên thoát
đói, nghèo của người nghèo với sự hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ của chính
quyền, của cộng đồng trong đó tạo điều kiện vật chất để tăng thu nhập cho người
nghèo (cấp đất sản xuất, dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi, … là quan trọng).

Câu hỏi 4. Theo ông (bà) việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng
CSXH có hiệu quả không?
Trả lời: Về tổng quát là đã có hiệu quả nhưng có lẽ cần phải đánh giá đầy đủ
và chính xác hơn sau từng giai đoạn thực hiện đối với từng chương trình cho vay cụ
thể.
* Không hiệu quả ở những khía cạnh nào?
Vốn vay của từng chương trình còn manh mún, còn thiếu “kết nối” giữa các
chương trình cho vay dẫn đến tình trạng vay trùng lắp đối tượng (một hộ trong một
tổ tiết kiệm và vay vốn cùng lúc nhiều chương trình) có thể dẫn đến sử dụng vốn
không phù hợp, thiếu hiệu quả và khó hoàn vốn của hộ nghèo theo cam kết đối với
ngân hàng.
* Hiệu quả được thể hiện ở những khía cạnh nào?
203

- Hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, tổ chức sản xuất có hiệu quả đã
từng bước tăng thu nhập, cải thiện được cuộc sống.
- Thay đổi được nhận thức về vay vốn ưu đãi để giảm nghèo là phải tính toán
khi sử dụng, bảo toàn vốn và vay, trả sòng phẳng.

Câu hỏi 5. Theo ông (bà) từ việc sử dụng vốn vay của ngân hàng CSXH có
thể khẳng định rằng đồng vốn này đã giúp hộ nghèo gia tăng thu nhập hay không?
Trả lời: Qua kết quả điều tra, khảo sát của các địa phương về thực tế nỗ lực
giảm nghèo của từng giai đoạn cho thấy hiệu quả tăng thu nhập của hộ nghèo sau
một thời gian sử dụng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng tuy vậy việc tăng thu nhập chưa
thực sự bền vững.

Câu hỏi 6. Ông (bà) có thể đánh giá việc trả nợ của hộ nghèo trong những
năm gần đây có đúng hạn hay không?
Trả lời: Theo các báo cáo của ngân hàng đánh giá việc trả nợ đúng hạn của
hộ nghèo những năm gần đây đã cải thiện rất nhiều do hiệu quả sản xuất của hộ
vay, ý thức trả nợ đúng hạn và trách nhiệm quản lý tín dụng của ngành ngân hàng;
Tuy nhiên cần khảo sát thêm để có thể khẳng định thực chất.

Câu hỏi 7. Theo ông (bà) việc tiếp cận đồng vốn ưu đãi của hộ nghèo tại
Ngân hàng CSXH thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
- Thiếu thông tin cần thiết, kịp thời về chương trình giảm nghèo và tín dụng
ưu đãi giảm nghèo từ ngân hàng, từ chính quyền địa phương, từ các đoàn thể.
- Nguồn vốn cho vay của từng chương trình chưa đáp ứng nhu cầu vay và
các thời điểm xét cho vay chưa phù hợp, lựa chọn chương trình cho vay chưa thực
sự căn cứ dự án SXKD, dựa vào điều kiện của hộ vay (nguyên nhân nghèo, điều
kiện để sản xuất, …).
204

Câu hỏi 8. Theo ông (bà) trong tương lai chúng ta phải vận dụng những giải
pháp nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH góp
phần giảm nghèo bền vững?
Trả lời:
- Các giải pháp của chương trình giảm nghèo bền vững phải được thực hiện
đồng bộ ở cơ sở trong đó nêu cao trách nhiệm cán bộ thực hiện chương trình trong
việc thực hiện lồng ghép các giải pháp, có sự hỗ trợ thực sự về khuyến nông, hướng
dẫn cách sản xuất có hiệu quả đối với hộ nghèo để đối tượng này sử dụng vốn vay
ưu đãi từ ngân hàng có hiệu quả
- Thực hiện tín dụng ưu đãi để giảm nghèo là chủ lực nhưng cần phải có phối
hợp, cộng đồng trách nhiệm từ cơ sở.
- Hiệu quả tín dụng ưu đãi phải gắn với hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tín
dụng ưu đãi phải thực hiện kiên trì và đúng tôn chỉ, mục đích của ngân hàng CSXH:
+ Phải đúng đối tượng cho vay, phải bảo toàn nguồn vốn được giao, thêm
chương trình cho vay hộ cận nghèo.
+ Thực hiện đúng các biện pháp nghiệp vụ của ngành về cho vay, quản lý
nợ; tuyệt đối không tùy tiện “vận dụng” biện pháp trong triển khai từng chương
trình tín dụng, cán bộ ngân hàng không “khoán trắng” công việc cho cán bộ đoàn
thể trong việc thực hiện ủy thác cho vay và quản lý vốn với các đoàn thể.
+ Thường xuyên tiếp cận hộ vay vốn và phối hợp địa phương để kiểm tra,
giúp đỡ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích./.
205

Phụ lục 5.6. BẢNG CÂU HỎI


(Phỏng vấn nhóm)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với các hộ nghèo là những đối tượng thụ hưởng
chính của các chương trình này. Qua thực tế sử dụng đồng vốn này, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một
số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.

Câu hỏi 1. Xin ông (bà)


cho biết gia đình đã vay
vốn hay chưa?

Câu hỏi 2. Xin ông (bà)


cho biết gia đình đã vay
vốn tại ngân hàng nào?
206

Câu hỏi 3. Xin ông (bà)


cho biết gia đình đã vay
bao nhiêu tiền và sử dụng
vào mục đích gì?

Câu hỏi 4. Xin ông (bà) cho


biết thực trạng SXKD hiện
nay của gia đình?

Câu hỏi 5. Xin ông (bà) cho


biết việc thu nhập của gia
đình đã thay đổi như thế nào
sau khi vay vốn?
207

Câu hỏi 6. Theo ông (bà) thì thời gian


cho vay của ngân hàng như vậy đã phù
hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì
gia đình có thể trả hết nợ?

Câu hỏi 7. Xin ông (bà) Câu hỏi 8. Xin ông (bà) cho
cho biết lý do chưa phù biết gia đình có thực hiện trả
hợp? nợ đúng hạn cho ngân hàng
hay không?

Câu hỏi 9. Việc vay vốn của


các gia đình thường gặp những
trở ngại nào và trở ngại nào là
lớn nhất?
208

Câu hỏi 10. Xin ông (bà) đánh


giá về khả năng thoát nghèo
của gia đình?

Câu hỏi 11. Xin ông (bà) cho Câu hỏi 12. Xin ông (bà) cho
biết vì sao không thể thoát biết nguyện vọng và kế hoạch
nghèo? của gia đình trong thời gian
tới?
209

Phụ lục 5.7. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ I)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với
đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những
người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi
(cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ
TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ
chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình đã vay rồi.
Người thứ hai: Gia đình đã được vay ngân hàng CSXH rồi.
Người thứ ba: Gia đình tôi vay rồi.
Người thứ tư: Gia đình có vay.
Người thứ năm: Có.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Đã vay rồi.
Người thứ tám: Đã vay vốn.
Người thứ chín: Đã được vay vốn rồi.
Người thứ mười: Đã vay rồi.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Vay với số tiền 10.000.000 đồng tại ngân hàng CSXH
huyện Cẩm Mỹ.
Người thứ hai: Gia đình tôi đã vay vốn ngân hàng CSXH: hộ nghèo và
HSSV đặc biệt khó khăn.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.
210

Người thứ tư: Đã vay vốn ngân hàng CSXH.


Người thứ năm: Ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Tại ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Với số tiền 10.000.000 đồng gia đình đã cải tạo một số
vườn cây cà phê già cỗi. Trồng lại cây cao su giống mới.
Người thứ hai: Gia đình vay vốn người nghèo và sinh viên – vay vốn hộ
nghèo phục vụ cho chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình – Vay vốn HSSV dùng
cho trang trải học tập.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay số tiền 50.000.000 đồng. Trong đó sử
dụng vào mục đích sản xuất 10.000.000 đồng và sinh viên 40.000.000 đồng.
Người thứ tư: 30.000.000 đồng, cải tạo trồng mới cây cà phê.
Người thứ năm: 52 triệu đồng vào mục đích HSSV và sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn để chăm sóc cây điều với số tiền 12 triệu đồng.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay số tiền 15.000.000 đồng để cải tạo vườn
điều.
Người thứ bảy: Đã vay 20.000.000 đồng cận nghèo mục đích sử dụng vào
việc chăm sóc cây điều. 12.000.000 đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp công trình vệ
sinh, nước sạch.
Người thứ tám: Số tiền 20.000.000 đồng mục đích sử dụng cải tạo vườn tạp
0,6 ha. Số tiền 60.800.000 đồng mục đích sử dụng mua dụng cụ học tập. (Số tiền
cận nghèo 20.000.000 đồng mục đích sử dụng trồng cây điều mới).
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay 20.000.000 đồng giải quyết việc làm và
sử dụng vào mục đích chăn nuôi bò.
Người thứ mười: 85.000.000 đồng HSSV và cải tạo vườn tạp.
211

Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Và đã thu hoạch, phát triển kinh tế gia đình dù giá cả thấp
nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống đầy đủ.
Người thứ hai: Hiện nay tôi sử dụng đồng vốn vay ngân hàng CSXH dùng
đúng mục đích sử dụng. Mục đích sử dụng hiện nay nuôi 2 con bò và chăm sóc 0,8
ha điều. Kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật năng suất có tăng lên.
Người thứ ba: Từ khi được vay vốn từ ngân hàng CSXH gia đình tôi đã có
việc làm ổn định trồng được 3 sào bơ cho thu nhập tốt và vay chương trình sinh
viên con tôi đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.
Người thứ tư: Chăm sóc 6.700 m2 cây cà phê.
Người thứ năm: Chăm sóc cây tiêu và điều. 3 sào tiêu, 9 sào điều.
Người thứ sáu: Gia đình hiện nay đang chăm sóc 1 ha điều và 3 sào chuối ăn
trái.
Người thứ bảy: Sau khi thực hiện các dự án trên quá trình sử dụng nguồn
vốn của ngân hàng CSXH đúng mục đích. Kết hợp với kiến thức khoa học kỹ thuật,
tiết kiệm áp dụng cho cuộc sống hàng ngày đến nay có khá hơn.
Người thứ tám: Từ khi có nguồn vốn của ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ,
kinh tế gia đình được cải thiện, các con được học hành, có bằng cấp, đã ra trường.
Người thứ chín: Gia đình tôi lao động sản xuất và chăn nuôi bò.
Người thứ mười: Đầu tư chăm sóc 5 sào tiêu + 5 sào điều + 5 sào cà phê.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Có nguồn vốn vay gia đình đầu tư vào vườn rẫy để tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống.
Người thứ hai: Sau khi vay vốn ngân hàng CSXH về thì việc chăn nuôi,
chăm sóc cây trồng tốt. Về thu nhập cá nhân trong gia đình được nâng lên trước khi
vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Gia đình tôi được vay vốn giải quyết việc làm cải tạo 3 sào
vườn tạp thành vườn bơ thu nhập tăng gấp 3 lần so với trước. Còn con tôi 3 đứa đã
tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định và đang theo học cao học.
212

Người thứ tư: Khá hơn trước khi vay vốn.


Người thứ năm: Thu nhập của gia đình khá so với trước khi chưa vay vốn.
Các con học tập tốt.
Người thứ sáu: Từ lúc tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH, gia
đình tôi đã đầu tư đường nước tưới cho cây điều nên năng suất tăng rõ rệt, làm kinh
tế của gia đình khởi sắc hơn.
Người thứ bảy: Trước khi vay vốn đời sống gia đình gặp khó khăn, mức thu
nhập dưới 600.000 đồng/tháng. Đến nay mức sống có khá hơn.
Người thứ tám: Sau khi được vay vốn của ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ
- gia đình được cải thiện như kinh tế được ổn định.
Người thứ chín: Gia đình tôi thu nhập đã thay đổi và ổn định nhiều sau khi
được vay vốn Ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Có khả thi, có tăng thu nhập, tăng tích lũy.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Đã phù hợp. Trong vòng 3 năm gia đình đã trả hết nợ.
Người thứ hai: Thời gian cho vay 3 năm là phù hợp. Theo tôi cần cho vay
dài hạn thời gian.
Người thứ ba: Thời gian trước đây cho vay 3 năm là hơi ngắn nhưng nay
trồng mới cho vay 5 năm là phù hợp và sinh viên cũng phù hợp. Đồng vốn cho vay
để sản xuất còn ít.
Người thứ tư: Phù hợp. Ngân hàng cho vay 3 năm.
Người thứ năm: Đã phù hợp với hộ vay và đã trả nợ vay đúng hạn, hết nợ.
Người thứ sáu: Thời gian cho vay của ngân hàng như vậy là phù hợp, gia
đình có thể trả hết nợ trong 3 năm.
Người thứ bảy: Thời gian cho vay 36 tháng đã phù hợp. Nếu được thời gian
dài hơn hy vọng đời sống có phần khá hơn.
Người thứ tám: Trong thời gian vay vốn ngân hàng CSXH rất phù hợp.
Người thứ chín: Thời gian qua ngân hàng CSXH cho vay rất phù hợp và
đúng thời gian quy định đang cần vốn và 3 năm sau gia đình tôi có thể trả hết.
Người thứ mười: Đã phù hợp sau thời gian 3 năm gia đình sẽ trả hết nợ.
213

* Vì sao chưa phù hợp?


Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba: Đồng vốn cho vay còn quá hạn chế so với yêu cầu về sản
xuất.
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình đã thực hiện đóng lãi, nộp tiết kiệm ngân hàng
đúng thời hạn vay vốn mà ngân hàng quy định.
Người thứ hai: Gia đình tôi đã thực hiện trả gốc và lãi đúng kỳ hạn.
Người thứ ba: Gia đình tôi thực hiện đầy đủ mọi nội quy của Nhà nước đề
ra, trả đúng thời hạn quy định.
Người thứ tư: Gia đình thực hiện đóng trả lãi hàng tháng, trả gốc theo phân
kỳ.
Người thứ năm: Gia đình tôi trả nợ đúng kỳ hạn cho ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Gia đình đã thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ bảy: Hàng tháng trả nợ ngân hàng CSXH đúng hạn.
Người thứ tám: Sau khi vay vốn của ngân hàng CSXH huyện Cẩm Mỹ gia
đình trả lãi đúng kỳ, đúng hạn.
Người thứ chín: Gia đình tôi thực hiện đúng thời hạn ngân hàng đã cho vay.
Người thứ mười: Có.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Không trở ngại gì.
214

Người thứ hai: Vay vốn của gia đình thuận lợi.
Người thứ ba: Gia đình tôi được vay vốn từ ngân hàng CSXH rất thuận lợi
và không gặp trở ngại gì.
Người thứ tư: Không trở ngại.
Người thứ năm: Không trở ngại.
Người thứ sáu: Việc vay vốn của gia đình không gặp trở ngại gì.
Người thứ bảy: Việc vay vốn trở ngại do nguồn vốn hạn chế.
Người thứ tám: Nguồn vốn của ngân hàng đưa về các tổ còn chậm.
Người thứ chín: Việc vay vốn thường gặp là hồ sơ gặp trở ngại vì vốn thiếu,
ngân sách chưa phân bổ kịp thời.
Người thứ mười: Không có trở ngại gì.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Nếu được Nhà nước ổn định giá cả, gia đình sẽ tăng thu
nhập phát triển kinh tế gia đình.
Người thứ hai: Trong thời gian ngắn gia đình chưa thể thoát nghèo.
Người thứ ba: Nhờ có đồng vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH nên gia đình
tôi đã thoát nghèo bền vững.
Người thứ tư: Gia đình nay đã thoát nghèo bền vững.
Người thứ năm: Gia đình vay vốn chăm sóc, trồng điều, tiêu tăng thu nhập
của gia đình nên đã thoát nghèo.
Người thứ sáu: Trước đây kinh tế gia đình hoàn toàn tự phát, thiếu vốn đầu
tư. Nhờ có sự đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH làm cho kinh tế
gia đình tăng mạnh sẽ được thoát nghèo bền vững.
Người thứ bảy: Tốt.
Người thứ tám: Gia đình có đồng vốn sử dụng đúng mục đích đã thoát
nghèo.
Người thứ chín: Khả năng gia đình tôi thoát nghèo là tôi xoay đồng vốn
đúng, hợp tình, hợp lý.
Người thứ mười: Trong thời gian vay vốn ngân hàng CSXH, gia đình có khả
năng thoát nghèo bền vững.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
215

Người thứ nhất: Giá cả quá thấp.


Người thứ hai: Do thiên tai, bệnh tật, đau ốm liên miên không thể thoát
nghèo.
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:Vì không phát huy hiệu lực nguồn vốn.
Người thứ tám: Có nhiều hộ không thoát nghèo vì gia đình bệnh hoạn.
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Do giá cả thu mua mủ cao su quá thấp, nếu được ngân hàng
cho vay với số tiền lớn hơn gia đình sẽ đầu tư vào cây trồng khác.
Người thứ hai: Gia đình xin vay vốn tiếp để đầu tư tái sản xuất và chăn nuôi
mới mong thoát nghèo bền vững được.
Người thứ ba: Nguyện vọng của gia đình tôi là sau khi hoàn trả vốn vẫn
được vay lại số vốn từ các chương trình để vươn lên làm giàu chính đáng và các
con được học hành thêm nữa.
Người thứ tư: Nguyện vọng được vay vốn số tiền nhiều hơn để gia đình đầu
tư có mức thu nhập cao.
Người thứ năm: Nguyện vọng của gia đình xin vay vốn ngân hàng CSXH
được nhiều hơn, chăm sóc cây trồng (tiêu) tăng thu nhập để góp phần nâng cao đời
sống của gia đình.
Người thứ sáu: Gia đình đề nghị được tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, cao
hơn để gia đình canh tác sang lĩnh vực cây tiêu, cây điều năng suất cao.
Người thứ bảy: Sau khi sử dụng nguồn vốn được vay thời gian tới gia đình
tập trung đầu tư chăm sóc vườn điều, kết hợp kiến thức khoa học kỹ thuật nâng cao
mức thu nhập.
216

Người thứ tám: Ngân hàng CSXH cần có nhiều nguồn vốn để giải quyết và
giúp các hộ chưa được vay.
Người thứ chín: Nguyện vọng của gia đình tôi mong muốn là ngân hàng
CSXH nên cho vay theo chiều hướng để phát triển kinh tế gia đình trong thời gian
tới.
Người thứ mười: Nguyện vọng mong ngân hàng hỗ trợ vay vốn được nhiều
hơn để gia đình tiếp tục mở rộng chăn nuôi và trồng trọt.
217

Phụ lục 5.8. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ II)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với
đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những
người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi
(cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ
TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ
chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay vốn giải quyết việc làm.
Người thứ hai: Gia đình tôi đã vay vốn giải quyết việc làm và nước sạch vệ
sinh môi trường.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã được vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện
Xuân Lộc.
Người thứ tư: Gia đình tôi đã được vay vốn rồi - chương trình hộ cận nghèo.
Người thứ năm: Gia đình tôi đã được vay vốn.
Người thứ sáu: Gia đình có vay vốn thuộc hộ cận nghèo.
Người thứ bảy: Có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Đã có vay vốn rồi - giải quyết việc làm.
Người thứ chín: Đã vay chương trình hộ cận nghèo rồi.
Người thứ mười: Rồi.
Người thứ mười một: Gia đình chúng tôi đã được vay 2 nguồn vốn là Học
sinh sinh viên và Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Người thứ mười hai: Gia đình tôi được vay vốn sinh viên.
Người thứ mười ba: Gia đình tôi được vay vốn ngân hàng CSXH.
218

Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện Xuân
Lộc.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH
Người thứ tư: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ năm: Tại ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay tại ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ bảy: Ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ tám: Ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ chín: Đã vay ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ mười: Ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ mười một: Tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Người thứ mười hai: Gia đình tôi đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ mười ba: Tại ngân hàng CSXH huyện Xuân Lộc.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay được 15.000.000 đồng và đã mua bò
nuôi.
Người thứ hai: Tôi vay giải quyết việc làm được 10 triệu đồng để chăn nuôi
dê, tôi xin vay vốn thêm nguồn vốn nước sạch vệ sinh môi trường về khoan giếng
và xây nhà vệ sinh 12 triệu đồng.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay 12 triệu đồng sử dụng vào mục đích nước
sạch vệ sinh môi trường nông thôn (khoan giếng, làm nhà vệ sinh, nhà tắm).
Người thứ tư: Gia đình tôi đã vay được vay 15 triệu đồng trong chương trình
hộ cận nghèo và sử dụng vốn vào việc chăn nuôi bò sinh sản.
Người thứ năm: Gia đình tôi vay được 15 triệu đồng để giải quyết việc làm.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay với số tiền tại ngân hàng CSXH là 30 triệu
đồng để sử dụng vào việc cải tạo vườn chôm chôm là 15.000 m2 và nuôi cá với diện
tích 5.000 m2.
219

Người thứ bảy: Gia đình vay ngân hàng 15 triệu đồng chăn nuôi heo có 6
con nái và heo thịt 20 con.
Người thứ tám: Có vay 23 triệu đồng chăn nuôi, cải tạo vườn 7 sào.
Người thứ chín: Đã vay 20 triệu đồng chăn nuôi bò và cải tạo vườn chôm
chôm 0,8 ha và 1 con bò sinh sản. Hiện nay thu nhập từ kinh tế vườn đạt hiệu quả.
Người thứ mười: 12 triệu đồng và 15 triệu đồng để chăn nuôi bò và khoan
giếng.
Người thứ mười một: Gia đình chúng tôi đã vay số tiền 54 triệu đồng sử
dụng vào 2 chương trình:
1, Học sinh sinh viên 2 triệu đồng cho 2 em.
2, Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Người thứ mười hai: Gia đình tôi đã vay 30 triệu một trăm ngàn đồng và sử
dụng vào mục đích cho con ăn học.
Người thứ mười ba: Hiện gia đình tôi vay 15 triệu đồng và sử dụng vào việc
cải tạo vườn chôm chôm.
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Tôi nuôi bò sinh sản đến nay đã được một mẹ và một con bò
con.
Người thứ hai: Tôi chăn nuôi dê rất tiến triển và rất thành công.
Người thứ ba: Thực trạng SXKD hiện nay của gia đình tôi ở mức trung bình.
Người thứ tư: Việc sản xuất, chăn nuôi hiện nay của gia đình tốt hơn, bò đã
sinh sản được 2 con.
Người thứ năm: Sau khi vay gia đình tôi buôn bán nhỏ tại địa phương.
Người thứ sáu: Việc sản xuất, chăn nuôi của gia đình đạt hiệu quả.
Người thứ bảy: Chăn nuôi, heo nái 6 con, heo thịt 20 con.
Người thứ tám: Cải tạo vườn nuôi heo, dê, 7 sào mít, heo nái 1, dê 3 con.
Người thứ chín: Sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả, tăng thu nhập, nâng cao
đời sống kinh tế cho gia đình.
Người thứ mười: Hiện tại gia đình có 1 con bò.
220

Người thứ mười một: Thực trạng SXKD hiện nay của gia đình tôi chỉ sản
xuất và chăn nuôi, tương đối phát triển vì có nguồn vốn của ngân hàng CSXH nhất
là nguồn vốn cho Học sinh sinh viên nên gia đình bớt phải đầu tư cho con nên
nguồn vốn đó đã chuyển vào sản xuất và chăn nuôi.
Người thứ mười hai: Hiện nay, gia đình tôi chăn nuôi dê và thỏ rất hiệu quả.
Người thứ mười ba: Hiện nay, tôi đang chăm sóc vườn chôm chôm 1 ha.
Cây chôm chôm đã được 10 năm, hiện nay đang cho trái.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Từ sau khi vay vốn mua bò, thấy bò khoẻ mạnh, béo tốt, tôi
yên tâm sẽ trả được nợ vay đúng thời hạn.
Người thứ hai: Thấy dê khỏe mạnh và gia đình rất yên tâm để trả nợ đúng
thời hạn.
Người thứ ba: Thu nhập của gia đình tôi tạm ổn định.
Người thứ tư: Sau khi được vay vốn tại ngân hàng CSXH gia đình tôi đã đỡ
hơn trước vì có nguồn vốn để chăn nuôi tăng thêm thu nhập vì mỗi năm bò của gia
đình tôi sinh sản đều đặn.
Người thứ năm: Sau khi vay vốn gia đình phát triển hơn trước, cải thiện việc
làm, ổn định.
Người thứ sáu: Nói chung từ khi có nguồn vốn trên hỗ trợ cho vay và kết
hợp với nguồn vốn của gia đình kinh tế được tăng lên rõ rệt và thu nhập được ổn
định.
Người thứ bảy: Nhờ có vốn ngân hàng cho vay với lãi suất thấp gia đình tôi
chăn nuôi phát triển thu nhập tăng hơn lúc chưa có vốn.
Người thứ tám: Nhờ có đồng vốn của ngân hàng cho vay với lãi suất thấp
nên kinh tế gia đình được ổn định.
Người thứ chín: Nhờ từ đồng vốn vay của ngân hàng CSXH đầu tư vào chăn
nuôi, sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo.
Người thứ mười: Tăng thu nhập ổn định.
221

Người thứ mười một: Gia đình đã có thay đổi sau khi được vay vốn như
vườn cây được bón phân đúng theo quy trình, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng
theo 4 đúng.
Người thứ mười hai: Gia đình không phải lo tiền đóng học phí cho con.
Người thứ mười ba: Nhờ được vay vốn ngân hàng CSXH nên vườn chôm
chôm của tôi đã được thu nhập cao hơn trước rất nhiều.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Theo tôi thời gian ngân hàng cho vay giải quyết việc làm 3
năm là hơi ngắn. Nếu được 5 năm thì tốt hơn.
Người thứ hai: Chưa phù hợp với gia đình, về thời gian đầu dê chưa sinh sản
được bao nhiêu, chuồng trại còn trật hẹp nên tôi xin kéo dài thời hạn.
Người thứ ba: Với gia đình tôi – số tiền vay và thời gian trả nợ vay là phù
hợp nhưng nếu là 5 năm kể từ ngày vay thì tốt hơn.
Người thứ tư: Theo tôi thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy đã phù
hợp vì sau khi làm hồ sơ gửi ngân hàng chỉ trong vòng 2 đến 3 tuần tôi đã nhận
được vốn và được vay trong vòng 3 năm nên gia đình tôi có thể trả được nợ.
Người thứ năm: Theo gia đình tôi khoảng 5 năm sẽ trả hết nợ.
Người thứ sáu: Nói chung với số lượng vốn vay của ngân hàng còn hạn chế
nếu tăng nguồn vốn vay thêm thì sản xuất, chăn nuôi cùng có hiệu quả và hoàn vốn
nhanh hơn.
Người thứ bảy: Số tiền ngân hàng cho vay còn ít nên đầu tư cho vay từ 20
đến 25 triệu đồng.
Người thứ tám: Thời gian cho vay 36 tháng là phù hợp.
Người thứ chín: Thời gian cho vay 36 tháng là phù hợp, sau 48 tháng gia
đình có thể trả nợ hết.
Người thứ mười: Thời gian vay phù hợp với điều kiện của gia đình, 5 năm
trả hết nợ.
Người thứ mười một: Thời gian cho vay vốn của ngân hàng CSXH trong các
chương trình như vậy tôi thấy đã phù hợp. Sinh viên sau khi học xong ra trường
222

theo từng bậc học như con tôi đại học 4 năm, tôi sẽ trả lãi và nợ cho ngân hàng.
Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn sau 5 năm.
Người thứ mười hai: Thời gian cho vay của ngân hàng đối với 1 sinh viên rất
phù hợp. Khi con tôi ra trường, sau 3 năm thì trả hết nợ cho ngân hàng.
Người thứ mười ba: Ngân hàng cho vay như vậy rất phù hợp. Hiện 3 năm tôi
sẽ hoàn trả đầy đủ nợ cho ngân hàng.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất: Vì thời gian 3 năm, tiền bỏ vào mua bò năm đầu chưa thu
nhập, năm hai mới tăng số con, năm ba bớt trả nợ mua bò và nếu được 2 năm nữa
thì thong thả.
Người thứ hai: Vì thời gian chưa phù hợp do dê tôi mới tăng đàn nên tôi thấy
chưa phù hợp.
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Người thứ mười hai:
Người thứ mười ba:
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình tôi luôn thực hiện đúng trong việc trả nợ ngân
hàng.
Người thứ hai: Gia đình tôi thực hiện đúng thời hạn trả nợ cho ngân hàng
đúng quy định.
Người thứ ba: Gia đình tôi luôn thực hiện cam kết trả nợ vay đúng theo bản
hợp đồng cam kết khi vay.
223

Người thứ tư: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ năm: Gia đình tôi trả nợ theo phân kỳ của ngân hàng CSXH hàng
năm + lãi suất đóng hàng tháng.
Người thứ sáu: Gia đình chấp hành trả nợ đúng quy định của ngân hàng.
Người thứ bảy: Gia đình tôi luôn trả đúng lãi và vốn của ngân hàng.
Người thứ tám: Gia đình tôi trả nợ và lãi suất đúng thời hạn.
Người thứ chín: Gia đình thực hiện trả nợ đúng theo như cam kết với ngân
hàng.
Người thứ mười: Có khả năng trả nợ đúng hạn.
Người thứ mười một: Gia đình thực hiện trả nợ đúng theo Hợp đồng, khế
ước vay vốn.
Người thứ mười hai: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân
hàng.
Người thứ mười ba: Gia đình tôi sẽ trả nợ đúng hạn.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Việc vay vốn tôi gặp trở ngại là khi hoàn tất hồ sơ vay phải
chờ nguồn vốn.
Người thứ hai: Sau khi hoàn tất hồ sơ vay vốn phải chờ nguồn vốn.
Người thứ ba: Việc vay vốn của các gia đình tại nông thôn thường gặp
những khó khăn trở ngại như không thuộc diện chính sách, không đúng đối tượng
được vay mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn (nghèo).
Người thứ tư: Việc vay vốn của các gia đình thường gặp trở ngại là các hộ
nghèo và hộ cận nghèo chưa được nhân rộng mong muốn mức vay được nhiều hơn.
Người thứ năm: Có lúc xin vay bên Tổ trưởng còn những hộ chưa trả hết tiền
cho ngân hàng nên đồng vốn chưa xoay kịp, còn chậm trễ.
Người thứ sáu: Thu hoạch có lúc giá cả bếp bênh, không ổn định và thời tiết.
Người thứ bảy: Không.
Người thứ tám: Không.
Người thứ chín: Công tác vay vốn gia đình không gặp trở ngại nào chỉ có
việc giải ngân có lúc còn chậm, chưa kịp thời.
224

Người thứ mười: Không có.


Người thứ mười một: Việc vay vốn, gia đình tôi hoàn toàn không có trở ngại
gì vì được Tổ vay vốn tư vấn và bình xét của Tổ. Ban ấp, Hội đoàn thể chứng nhận.
Người thứ mười hai: Việc vay vốn của ngân hàng, gia đình tôi không gặp trở
ngại nào.
Người thứ mười ba: Không trở ngại.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Nếu có nguồn vốn rộng rãi, gia đình tôi sẽ ổn định, thoát
nghèo một cách dễ dàng.
Người thứ hai: Thời gian được vay vốn ngân hàng thì tôi cảm thấy dê của
gia đình sinh sản một ngày phát triển thêm nên gia đình tôi thoát nghèo.
Người thứ ba: Đối với gia đình tôi dù vay ở chương trình nào của ngân hàng
thì vẫn là phương tiện giúp gia đình tôi có điều kiện và phương tiện thoát nghèo.
Người thứ tư: Việc thoát nghèo của gia đình còn hạn chế vì vốn vay chưa
đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Người thứ năm: Nếu các hộ xin vay vốn làm đúng mục đích làm ăn phát
triển sẽ thoát nghèo.
Người thứ sáu: Được trên hỗ trợ vốn vay phù hợp có khả năng thoát nghèo
tốt.
Người thứ bảy: Từ khi vay được vốn của ngân hàng, gia đình thu nhập khá
hơn trước.
Người thứ tám: Từ những nguồn vốn vay ưu đãi nên gia đình tôi thoát
nghèo.
Người thứ chín: Từ những nguồn vốn vay ưu đãi và thời gian cho vay, gia
đình tôi có điều kiện thoát nghèo.
Người thứ mười: Có khả năng thoát nghèo.
Người thứ mười một: Đánh giá của tôi, gia đình thoát nghèo bền vững.
Người thứ mười hai: Từ khi gia đình tôi được vay vốn ngân hàng, gia đình
tôi đã không còn chật vật như lúc đầu.
Người thứ mười ba: Gia đình tôi muốn thoát nghèo chăm vườn chôm chôm
cho tốt + chăn nuôi thêm.
225

* Vì sao không thể thoát nghèo?


Người thứ nhất: Vốn còn hạn chế.
Người thứ hai: Thiếu vốn và vốn còn hạn chế nên tôi xin tăng thêm nguồn
vốn.
Người thứ ba: Một gia đình không thể thoát nghèo vì nhu cầu sản xuất đòi
hỏi cao mà số tiền đáp ứng cho vay của ngân hàng có hạn (ít).
Người thứ tư: Chưa thể thoát nghèo vì nguồn vốn vay còn thấp, gia đình
muốn tăng gia sản xuất thêm nhưng không đủ vốn.
Người thứ năm:
Người thứ sáu: Nếu sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích.
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Người thứ mười hai:
Người thứ mười ba:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Nguyện vọng vay được vốn giải quyết việc làm chừng
50.000.000 đồng để chăn nuôi có quy mô vườn ao chuồng mang lại hiệu quả cao
hơn.
Người thứ hai: Nguyện vọng của tôi là phải tăng thêm nguồn vốn để tạo
thêm tiền vốn để kéo dài thời gian để được vượt nghèo.
Người thứ ba: Để đạt được kế hoạch kinh tế của gia đình trong thời gian tới
thì phải có điều kiện vì vậy nguyện vọng của gia đình tôi là muốn ngân hàng cho
vay rộng rãi hơn (mỗi gia đình có thể vay nhiều hơn và ít nhất là 2 chương trình vay
và thời gian dài hơn).
Người thứ tư: Nguyện vọng của gia đình tôi mong nhận được sự ưu đãi của
ngân hàng CSXH: nguồn vốn được nhiều hơn, nhanh hơn để trong thời gian tới gia
đình có vốn nhân rộng sản xuất cao hơn, có hiệu quả hơn để thoát nghèo bền vững.
226

Người thứ năm: Riêng về gia đình tôi, nếu tôi làm ăn phát triển tôi sẽ xây
một nhà máy xay hạt bao nhựa để kinh doanh.
Người thứ sáu: Kiến nghị cấp trên tăng thêm nguồn vốn vay.
Người thứ bảy: Nguyện vọng của gia đình xin được vay vốn nhiều hơn để
giúp có vốn để chăn nuôi và chăn nuôi nâng cao đời sống gia đình.
Người thứ tám: Theo tôi tăng nguồn vốn vay và thêm thời gian dài hơn.
Người thứ chín: Đề nghị ngân hàng tăng nguồn vốn vay, giảm lãi suất cận
nghèo và kéo dài thời gian cho vay có thể kéo dài hơn để tái sản xuất, thoát nghèo
bền vững.
Người thứ mười: Cần tăng nguồn vốn vay cao hơn.
Người thứ mười một: Có nhiều nguồn vốn để cho nông dân, hộ nghèo, hộ
cận nghèo, các đối tượng khác. Nguồn vốn cũng lên tăng lên hơn.
Người thứ mười hai: Sau khi gia đình tôi trả hết nợ sinh viên cho ngân hàng
xin được vay chương trình khác để kinh doanh với số tiền lớn hơn.
Người thứ mười ba: Nguyện vọng trong thời gian tới tôi sẽ xây chuồng trại,
chăn nuôi thêm.
227

Phụ lục 5.9. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ III)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với
đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những
người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi
(cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ
TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ
chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay vốn rồi.
Người thứ hai: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ ba: Gia đình tôi có vay vốn ngân hàng.
Người thứ tư: Gia đình có vay vốn.
Người thứ năm: Gia đình đã được vay vốn.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay vốn ngân hàng rồi.
Người thứ bảy: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ tám: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ chín: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ mười: Gia đình có vay vốn.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Gia đình tôi có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ tư: Gia đình có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ năm: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH.
228

Người thứ sáu: Gia đình tôi đã vay ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ chín: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Gia đình vay tại ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Gia đình vay 25 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi bò sinh
sản.
Người thứ hai: Gia đình vay 20 triệu đồng nuôi bò sinh sản.
Người thứ ba: (1) Gia đình chúng tôi đã vay vốn 36 triệu đồng sử dụng vào
mục đích hỗ trợ cho sinh viên học tập. (2) Gia đình chúng tôi vay vốn 22 triệu đồng
đầu tư trồng cây tiêu, cà phê.
Người thứ tư: Vay vốn HSSV số tiền là 84,2 triệu đồng, vay vốn hộ SXKD
vùng khó khăn là 15 triệu đồng. 15 triệu đồng chi phí vào sản xuất trồng 0,7 ha tiêu,
84,2 triệu đồng chi phí cho việc học tập của HSSV.
Người thứ năm: Đã vay 20 triệu đồng sử dụng vào mục đích trồng mới 1,5
ha cà phê.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã xin vay 20 triệu đồng mục đích của tôi là cải
tạo vườn tạp, trồng tiêu, chăn nuôi thêm heo nái.
Người thứ bảy: Gia đình đã vay 15 triệu đồng đầu tư chăm sóc tiêu, diện tích
5.000 m2
Người thứ tám: Đã vay 20 triệu đồng trồng chôm chôm.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay số tiền là 23,4 triệu đồng, đối tượng
HSSV hộ nghèo.
Người thứ mười: 24 triệu đồng cho sinh viên đi học cao đẳng, 10 triệu đồng
SXKD vùng khó khăn để cải tạo vườn tạp, 8 triệu đồng Nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn để khoan giếng và xây hầm biogas – công trình vệ sinh.
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Hiện gia đình tôi có 2 con bò mẹ và 2 con bò con.
229

Người thứ hai: Từ khi được ngân hàng cho vay, gia đình tôi mua được 2 con
bò giống. Hiện nay, đàn bò của gia đình đã được nâng lên 6 con sau hơn 2 năm
được vay vốn và gia đình tôi đã ổn định tốt về sản xuất chăn nuôi.
Người thứ ba: Gia đình SXKD trồng cây cà phê, cây tiêu, cây điều diện tích
1 ha.
Người thứ tư: Gia đình tôi hiện nay đã ổn định kinh tế gia đình, chăm sóc
vườn tiêu có hiệu quả.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, gia đình có điều kiện chăm sóc cây
cà phê phát triển tốt đã có quả đầu tiên, có năng suất hơn hẳn các hộ không có khả
năng chăm sóc đầy đủ.
Người thứ sáu: Gia đình tôi sản xuất, trồng tiêu, trồng điều, chăn nuôi heo
nái thêm để cải tạo thêm kinh tế.
Người thứ bảy: Gia đình hiện nay tài sản, nhà cửa đất đai có nhưng thiếu vốn
đầu tư vào SXKD. Muốn mở rộng kế hoạch làm ăn nhưng thiếu vốn.
Người thứ tám: Đã có thu nhập từ cây chôm chôm.
Người thứ chín: Thực trạng SXKD hiện nay của gia đình đã ổn định, con đã
ra trường và đi làm có thu nhập tốt.
Người thứ mười: Xây dựng được các công trình vệ sinh, khoan giếng đảm
bảo cho việc sinh hoạt, tưới tiêu và sinh viên học ra trường, đã đi làm, vườn tạp cải
tạo tốt.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Hiện gia đình tôi mức thu nhập cũng có khá hơn và mở
thêm chuồng trại, chăn nuôi gà.
Người thứ hai: Hiện nay, gia đình tôi ngoài thu nhập từ các công việc khác
còn cho thu nhập từ đàn bò được vay vốn từ ngân hàng mỗi năm từ 30 – 35 triệu
đồng hàng năm. Nói chung từ khi được vay vốn đến nay kinh tế gia đình tôi thu
nhập khá ổn định.
Người thứ ba: Gia đình thu nhập các loại cây như cây tiêu, cây cà phê, sản
lượng thu hoạch tăng gấp rưỡi. Như cây tiêu, trước đây thu hoạch 1,5 tạ/sào nay
tăng thành 2,5 tạ/sào. Cây cà phê trước thu hoạch 2 tạ/sào nay tăng thành 3 tạ/sào.
230

Người thứ tư: Sau khi được vay vốn của ngân hàng CSXH nhờ có vốn vay
mà gia đình tôi kinh tế phát triển mạnh lên, con cái học hành trưởng thành.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, chăm sóc đầy đủ, đúng kỹ thuật tới
đây sẽ cho thu nhập, năng suất cao hơn, đời sống gia đình sẽ được cải thiện tốt hơn.
Người thứ sáu: Nhờ đồng vốn ngân hàng cho vay, gia đình tôi từ kinh tế
được ổn định trong việc làm, thêm được tăng đàn nhiều heo và đã thu hoạch tiêu.
Người thứ bảy: Sau khi được vay vốn với số tiền 15 triệu đồng đầu tư vào
chăm sóc trồng tiêu nói chung số tiền quá ít nên đầu tư như muối bỏ biển. Nhờ
được vay vốn ngân hàng gia đình từng bước ổn định hơn.
Người thứ tám: Thu nhập có hiệu quả hơn so với khi chưa vay vốn.
Người thứ chín: Về thu nhập gia đình tôi đến nay ổn định. Trong quá trình
vay vốn cho con ăn học, gia đình đã thoát nghèo. Con cái đi làm có thu nhập giúp
đỡ gia đình trả nợ đúng hạn.
Người thứ mười: Kinh tế phát triển hơn trước, thu nhập tăng hơn.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Chưa phù hợp vì thời gian ngắn chưa trả được nợ.
Người thứ hai: Theo tôi thời gian ngân hàng cho vay như vậy rất phù hợp
với tất cả các hộ được vay vốn, còn gia đình tôi thì chỉ từ 3 – 4 năm thì sẽ thanh
toán hết nợ.
Người thứ ba: Gia đình đã vay của ngân hàng với thời gian phù hợp. Đến
hạn gia đình chúng tôi trả hết nợ.
Người thứ tư: Thời gian cho vay chưa phù hợp đề nghị thời hạn cho vay dài
hơn.
Người thứ năm: Theo cá nhân tôi, nhu cầu vay vốn để đầu tư vào sản xuất
cây lâu năm, chăn nuôi heo, bò thời gian có lời là lâu nên kéo dài thời gian vay từ 3
- 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hộ vay vốn trả nợ gốc, lãi thay vì hiện nay
vay tối đa là 3 năm.
Người thứ sáu: Ngân hàng cho vay trong thời gian 3 năm đã trả cho ngân
hàng đầy đủ và xin vay lại làm kinh tế thêm.
231

Người thứ bảy: Thời gian cho vay như vậy chưa thực sự phù hợp bởi vì vay
chăm sóc đầu tư trồng tiêu thời gian 48 tháng trong khi đó cây tiêu 4 năm mới cho
thu hoạch thì không đủ điều kiện trả nợ.
Người thứ tám: Đã phù hợp, gia đình cam kết trả nợ đúng hạn.
Người thứ chín: Việc gia đình vay vốn ngân hàng CSXH số tiền hàng năm
không đủ trang trải việc học tập và sinh hoạt nhưng đã góp phần tạo điều kiện cho
gia đình và sinh viên vượt qua quá trình học tập.
Người thứ mười: Gia đình đã trả nợ đúng hạn sau 3 năm. Riêng vốn SXKD
vùng khó khăn chưa được phù hợp.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất: Vì thời gian ngắn chưa xoay sở được vì kinh tế chưa ổn
định.
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư: Thời gian cho vay còn ngắn, gia đình chưa đủ thời gian để sản
xuất + chăn nuôi chưa kịp thu hồi vốn.
Người thứ năm: Vì thời gian ngắn, chu kỳ sản xuất, chăn nuôi chưa có thu
nhập.
Người thứ sáu:
Người thứ bảy: Vốn vay quá ít, thời gian ngắn, phân kỳ trả nợ chưa phù hợp,
vừa vay chưa có thu nhập lại thực hiện trả phân kỳ cho nên hộ vay rất lúng túng
trong việc trả nợ.
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười: Kinh tế khó khăn, vốn xoay vòng chưa kịp.
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ hai: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ ba: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn theo hợp đồng cho
ngân hàng.
232

Người thứ tư: Dù thời gian cho vay ngắn nhưng gia đình luôn chấp hành trả
lãi + gốc đúng hạn.
Người thứ năm: Dù thời gian vay hiện nay là ngắn (3 năm) nhưng gia đình
sẽ khắc phục khó khăn để trả nợ lãi và gốc đúng theo hợp đồng vay vốn với ngân
hàng để bảo đảm uy tín của đôi bên.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đến hạn trả nợ ngân hàng thì chấp hành trả nợ
ngân hàng.
Người thứ bảy: Gia đình luôn thực hiện trả nợ cho ngân hàng đúng hạn,
đúng kỳ.
Người thứ tám: Trả nợ đúng kỳ hạn quy định.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay và trả trước kỳ hạn nên không phải trả
lãi suất.
Người thứ mười: Gia đình trả đúng kỳ hạn.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Về việc vay vốn gia đình đều thuận lợi.
Người thứ hai: Việc vay vốn của gia đình tôi không gặp trở ngại nào.
Người thứ ba: Gia đình vay vốn không gặp trở ngại nào cả.
Người thứ tư: Việc vay vốn thì thuận lợi nhưng trở ngại là thời gian còn
ngắn là trở ngại lớn nhất, đồng vốn vay còn hạn hẹp.
Người thứ năm: Việc vay vốn của gia đình là thuận lợi song trở ngại về
phương án đầu tư của gia đình là lớn song ngân hàng chỉ tạo điều kiện cho vay tối
đa là 20 triệu đồng do đó phương án của gia đình không khả thi.
Người thứ sáu: Việc vay vốn của gia đình không gặp trở ngại.
Người thứ bảy: Việc vay vốn thường gặp trở ngại là vốn vay quá ít, thời gian
ngắn.
Người thứ tám: Đối với gia đình việc vay vốn không gặp trở ngại gì.
Người thứ chín: Gia đình tôi được vay ngân hàng CSXH đúng đối tượng là
hộ nghèo, cán bộ tổ vay vốn đã tư vấn, giúp đỡ trong quá trình làm hồ sơ và giải
ngân.
Người thứ mười: Sinh viên một số gia đình ra trường chưa có việc làm.
233

Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Từ ngày gia đình tôi có vay vốn của ngân hàng CSXH, kinh
tế gia đình cũng đỡ hơn nhiều nhưng chưa thể thoát nghèo.
Người thứ hai: Khả năng thoát nghèo của gia đình tôi là sử dụng vốn vay của
ngân hàng đúng mục đích và đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cũng như trồng
trọt từ đó kinh tế gia đình đi lên.
Người thứ ba: Gia đình chúng tôi xin ngân hàng cho vay thời gian 5 năm và
tăng số tiền vay lên để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất có thu nhập cao để thoát
nghèo bền vững.
Người thứ tư: Vì có vốn vay nên gia đình phát triển kinh tế nhanh hơn nhưng
gia đình tôi chưa thể thoát nghèo.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, điều kiện đầu tư chăm sóc cây trồng,
vật nuôi tốt hơn, khả năng thoát nghèo bền vững là điều khả thi.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã được ngân hàng cho vay vốn làm ăn thêm
chăn nuôi heo, trồng trọt tiêu nên kinh tế gia đình ổn định đi lên.
Người thứ bảy: Là hộ gia đình, là hộ nghèo khi vay vốn ngân hàng số tiền
vay quá ít, thời gian vay ngắn nên rất khó thoát nghèo.
Người thứ tám: Từ việc vay vốn thực hiện quy hoạch đúng mục đích, sử
dụng đồng vốn vào việc thực hiện đúng dự án. Hiện nay có thu nhập từ cây trồng
nên đã thoát nghèo.
Người thứ chín: Do gia đình tích cực làm ăn, việc chi tiêu hợp lý. Từ khi
thoát nghèo, kinh tế ổn định, khá hơn nhiều.
Người thứ mười: Được vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện tốt
các chương trình phát triển nhờ nguồn vốn mà gia đình thoát nghèo bền vững, kinh
tế đi lên.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất: Vì vay vốn được ít, thời gian ngắn nên kinh tế chưa ổn định
vì vậy chưa thoát nghèo.
Người thứ hai:
Người thứ ba:
234

Người thứ tư: Vốn vay còn ít, thời gian vay ngắn nên gia đình không kịp thu
hoạch.
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Nguyện vọng của gia đình mong muốn ngân hàng CSXH hỗ
trợ cho vay vốn được nhiều hơn và thời gian dài hơn mới ổn định được kinh tế mới
thoát nghèo bền vững.
Người thứ hai: Thời gian tới gia đình tôi tiếp tục nhân giống đàn bò của gia
đình để ngày càng phát triển tốt.
Người thứ ba: Nguyện vọng của gia đình xin vay số tiền tăng lên để có kế
hoạch đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi.
Người thứ tư: Được vay vốn nhiều hơn, thời gian vay dài hơn.
Người thứ năm: Nguyện vọng của gia đình tôi là ngân hàng tạo điều kiện
cho vay số tiền nhiều hơn (từ 30 – 50 triệu đồng) để đầu tư vào phương án của gia
đình được khả thi và thời gian cho vay dài hơn (từ 3 – 5 năm).
Người thứ sáu: Nguyện vọng xin ngân hàng cho vay dài hạn để chăn nuôi
thêm, thu hoạch thêm hàng năm và số tiền nhiều hơn để làm ăn đi lên để trả nợ
đúng hạn và cho vay tiền sinh viên học sinh nằm trong diện khó khăn vì có nhiều
hộ không được vay.
Người thứ bảy: Trong thời gian tới tôi có nguyện vọng muốn đề nghị lên cấp
trên cho gia đình tôi được vay số tiền nhiều hơn cho các chương trình vay và thời
gian vay được dài hơn để gia đình tôi đầu tư sản xuất đạt hiệu quả. Vốn vay HSSV
nên mở rộng không phải chỉ là hộ nghèo, hộ cận nghèo mới được vay vì hiện nay có
rất nhiều gia đình có con đi học tại các trường muốn vay vốn ngân hàng nhưng
235

không được vay bởi gia đình không nằm vào hộ nghèo nên thay mặt cho hộ vay đề
nghị cấp trên nên tạo điều kiện cho nhiều hộ được vay để đầu tư cho con học tập.
Người thứ tám: Khi gia đình đình tất toán nợ xin vay tiếp để đầu tư vào dự
án tiếp theo của gia đình đã dự kiến. Về mô hình chăn nuôi dê: vốn vay nhiều hơn
nữa, thời gian dài hơn.
Người thứ chín: Đề nghị ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay dài hạn
phát triển sản xuất, lãi suất thấp để gia đình làm vườn cây lâu năm, trồng tiêu 1 ha.
Người thứ mười: Xin được vay vốn với các chị phụ nữ để phục vụ sản xuất,
phát triển kinh tế. Được vay vốn dài hơn, số vốn vay được nhiều hơn.
236

Phụ lục 5.10. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ IV)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với
đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những
người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi
(cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ
TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ
chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Có vay rồi.
Người thứ hai: Đã có vay.
Người thứ ba: Có vay rồi.
Người thứ tư: Gia đình đã vay vốn ngân hàng.
Người thứ năm: Có vay rồi.
Người thứ sáu: Có vay.
Người thứ bảy: Có vay.
Người thứ tám: Có vay.
Người thứ chín: Đã vay 2 lần.
Người thứ mười: Có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Gia đình tôi đã được vay vốn của ngân hàng CSXH
chương trình số tiền 27 triệu đồng.
Người thứ mười hai: Có vay chương trình giải quyết việc làm.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH.
237

Người thứ ba: Ngân hàng CSXH.


Người thứ tư: Gia đình đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ năm: Ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Ngân hàng CSXH.
Người thứ chín: Đã vay tại ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Vay vốn của ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Tại ngân hàng CSXH.
Người thứ mười hai: Vay tại ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: 20 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản, nuôi heo, gà.
Người thứ hai: Gia đình tôi vay 42 triệu đồng: 12 triệu đồng xây công trình
vệ sinh, 30 triệu đồng chăn nuôi dê và trồng mới 4 sào tiêu. Hiện nay 4 sào tiêu cho
thu bói, dê 5 con nái khá ổn định.
Người thứ ba: Có vay 10 triệu đồng tạo việc làm, chăn nuôi dê và nuôi gia
cầm.
Người thứ tư: Đã vay tổng số tiền 26,6 triệu đồng phục vụ cho con học.
Người thứ năm: 25 triệu đồng sử dụng vào mục đích chăn nuôi heo.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã vay 20 triệu đồng để sử dụng vào mục đích tu
bổ cây tiêu, trồng tràm và chăn nuôi.
Người thứ bảy: Đã vay 35 triệu đồng mục đích cho sinh viên học tập.
Người thứ tám: Vay 10 triệu đồng đầu tư chăm sóc vườn.
Người thứ chín: Vay giải quyết việc làm 10 triệu đồng, vay HSSV 9 triệu
đồng. Hiện nay gia đình đã trả hết 2 khoản trên.
Người thứ mười: Hiện vay vốn HSSV là 20 triệu đồng, vốn hộ cận nghèo là
20 triệu đồng để chăn nuôi dê.
Người thứ mười một: Gia đình vay số tiền 27 triệu đồng sử dụng vào việc hỗ
trợ cho con đi học cao đẳng.
238

Người thứ mười hai: Gia đình vay số tiền 15 triệu đồng sử dụng vào cải tạo
vườn.
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Làm rẫy, chăn nuôi và buôn bán nhỏ tại Khu công nghiệp.
Làm rẫy, 1 năm thu 20 triệu đồng; chăn nuôi: một lứa 40 con x 5 tháng/năm/2 lứa,
tổng thu nhập 60 triệu đồng.
Người thứ hai: Hiện nay, gia đình tôi đã thu hoạch trên cây tiêu, cải thiện
cuộc sống ổn định, mỗi năm đàn dê cho thu nhập tốt.
Người thứ ba: Có khả năng khấm khá không như trước kia gia đình tôi gặp
khó khăn. Đã chăn nuôi 10 con dê cái, đang nuôi.
Người thứ tư: Hiện nay, gia đình chủ yếu sản xuất 2 sào tiêu và chăn nuôi 20
con dê.
Người thứ năm: Hiện gia đình nuôi 2 heo nái và 10 heo con.
Người thứ sáu: Chăn nuôi 10 con dê, 20 con vịt và 50 con gà.
Người thứ bảy: Phát triển tốt, trồng xoài 2,5 ha, tôi làm cán bộ xã, vợ làm
công nhân khu công nghiệp thu nhập cũng khoảng 60 triệu đồng/năm.
Người thứ tám: Chăm sóc 0,6 ha bông, mua giống bông, phân bón chăm sóc
vườn.
Người thứ chín: Hiện nay, kinh tế gia đình tôi đã ổn định và khá hơn, con tôi
đã ra trường và có việc làm.
Người thứ mười: Hiện nay gia đình đang chăn nuôi 15 con dê, trồng 3 sào
bông bán tết.
Người thứ mười một: Thực trạng SXKD của gia đình tương đối ổn định, gia
đình sản xuất 1 ha điều.
Người thứ mười hai: Gia đình sản xuất, cải tạo vườn đã ổn định.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Có vốn đầu tư mạnh tay hơn, thu nhập ổn định hơn.
Người thứ hai: Sau khi vay vốn ngân hàng CSXH để làm ăn, gia đình tôi
hiện nay tuy cây tiêu mới cho thu bói nhưng cuộc sống cũng khá ổn định.
239

Người thứ ba: Sau khi vay vốn tạo việc làm, gia đình tôi đỡ lo và không còn
gặp khó khăn và hiện nay gia đình tôi đã thoát nghèo.
Người thứ tư: Sau khi vay vốn cho con học thì tình hình thu nhập gia đình
tương đối ổn định.
Người thứ năm: Thu nhập thay đổi hơn trước khi vay vốn.
Người thứ sáu: Sau khi vay vốn của ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã vượt
qua sự khó khăn và cuộc sống ổn định, không còn thiếu nợ, thu nhập hàng tháng
đạt.
Người thứ bảy: Ngày càng phát triển tốt hơn, các cháu có việc làm cho thu
nhập cao hơn khoảng 100 triệu đồng/năm.
Người thứ tám: Khi vay vốn của ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã vượt qua
khó khăn, tạm ổn.
Người thứ chín: Thu nhập gia đình có khá hơn, kinh tế ổn định hơn.
Người thứ mười: Thu nhập trồng bông lời 5 triệu đồng, còn chăn nuôi 15 con
dê đang gây giống, giá bán dê không ổn định, giá thất thường. Các con tôi ra trường
có việc làm ổn định. Hiện nay tôi còn nợ vốn HSSV 6 triệu đồng.
Người thứ mười một: Sau khi được vay vốn, gia đình đã bớt lo 1 khoản tiền
để tập trung vào sản xuất, thu nhập của gia đình đã thay đổi nhiều.
Người thứ mười hai: Khi gia đình vay được số tiền của ngân hàng về gia
đình có thay đổi về sinh hoạt, thu nhập tạm ổn, kinh tế có thay đổi.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Chưa. Có thể dài hơn chút nữa để dễ trở tay khi gặp vận xui.
Người thứ hai: Theo gia đình tôi thấy ngân hàng cho vay thời gian là phù
hợp.
Người thứ ba: Ngân hàng cho vay thời gian 3 năm gia đình tôi trả nợ.
Người thứ tư: Ngân hàng cho vay như vậy là phù hợp. Về gia đình thì sau 4
năm trả hết nợ.
Người thứ năm: Đã phù hợp (4 năm).
Người thứ sáu: Có phù hợp, trong thời gian 36 tháng tôi đã hoàn thành trả
hết nợ gốc.
240

Người thứ bảy: Thời gian như vậy là phù hợp. Sau 3 – 4 năm gia đình tôi sẽ
trả hết nợ, hiện nay còn nợ 3,6 triệu đồng.
Người thứ tám: Có phù hợp. Trong thời gian 20 tháng qua, gia đình tôi cũng
còn khó khăn, thất mùa.
Người thứ chín: Phù hợp. Sau 3 năm gia đình tôi trả hết nợ.
Người thứ mười: Thời gian vay vốn của ngân hàng đã phù hợp. Sau 3 năm
trả hết nợ.
Người thứ mười một: Thời gian cho vay của ngân hàng như thế là phù hợp,
thời gian trả nợ trong 5 năm là trả hết.
Người thứ mười hai: Thời gian ngân hàng cho vay rất phù hợp và trả nợ theo
năm ngân hàng đã quy định.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất: Thời gian ngắn nếu không gặp rủi ro.
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Người thứ mười hai:
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Có đúng hạn, đóng lãi đầy đủ.
Người thứ hai: Gia đình tôi có trách nhiệm để trả nợ ngân hàng CSXH đúng
hạn.
Người thứ ba: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ tư: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn.
241

Người thứ năm: Trả đúng quy định của ngân hàng đề ra.
Người thứ sáu: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ bảy: Thực hiện tốt và trả nợ trước hạn.
Người thứ tám: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ chín: Gia đình đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ mười: Thời gian vay vốn của ngân hàng đóng lãi, trả gốc đúng
hạn.
Người thứ mười một: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ mười hai: Gia đình trả nợ theo năm ngân hàng đã quy định.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Không gặp khó khăn nào.
Người thứ hai: Không có trở ngại, ngân hàng giải ngân đúng kế hoạch.
Người thứ ba: Vay để chăn nuôi gặp trở ngại khi dịch bệnh.
Người thứ tư: Việc vay vốn của gia đình không có gì trở ngại lớn nhưng có
trở ngại là vốn giải ngân có lúc còn chậm.
Người thứ năm: Không gặp trở ngại gì.
Người thứ sáu: Không gặp trở ngại gì tuy nhiên có lúc ngân hàng giải ngân
chậm.
Người thứ bảy: Không có trở ngại gì lớn tuy nhiên có lúc giải ngân chậm.
Người thứ tám: Không có trở ngại gì tuy nhiên có lúc giải ngân chậm.
Người thứ chín: Lý do các gia đình gặp trở ngại là các hộ nghèo, hộ cận
nghèo tới hạn trả mà không trả được nên xin gia hạn điều đó gây khó khăn cho việc
giải ngân cho các hộ vay mới.
Người thứ mười: Gia đình vay vốn của ngân hàng không gặp trở ngại gì hết.
Người thứ mười một: Việc vay vốn của gia đình gặp trở ngại là ngân hàng
thu gốc không đúng vào thời vụ của gia đình.
Người thứ mười hai: Gia đình vay vốn thường gặp trở ngại là thủ tục hơi
chậm, việc trả nợ gặp khó khăn chưa có tiền nên phải làm thủ tục gia hạn nợ.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
242

Người thứ nhất: Từ các nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống, sinh hoạt nâng
cao, mua sắm các đồ dùng trị giá.
Người thứ hai: Gia đình tôi đã thoát nghèo nhờ số vốn vay của ngân hàng
CSXH.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã hết khó khăn và đã thoát nghèo.
Người thứ tư: Gia đình đã thoát nghèo bền vững.
Người thứ năm: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng nên đã thoát
nghèo.
Người thứ sáu: Gia đình có khả năng thoát nghèo.
Người thứ bảy: Từ sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật giúp gia đình vượt
nghèo bền vững.
Người thứ tám: Gia đình tôi không có khả năng thoát nghèo.
Người thứ chín: Gia đình tôi hiện nay đã thoát nghèo.
Người thứ mười: Nhờ vay vốn của ngân hàng lãi suất thấp, sau 3 năm gia
đình thoát được nghèo.
Người thứ mười một: Khả năng thoát nghèo của gia đình là từ nguồn vốn vay
sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, nỗ lực vươn lên, không ỷ lại vào xã hội.
Người thứ mười hai: Gia đình đã thoát nghèo do cố gắng phấn đấu, vươn lên
trong cuộc sống.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám: Vì có đất ở nhưng không có đất sản xuất, gia đình có thành
viên đau ốm, bệnh tật.
Người thứ chín:
Người thứ mười:
243

Người thứ mười một:


Người thứ mười hai:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Được vay vốn giải quyết việc làm hoặc Nước sạch vệ sinh
môi trường nông thôn để đầu tư vào vườn rẫy, khoan thêm giếng lấy nước tưới.
Người thứ hai: Nguyện vọng gia đình có kế hoạch tăng đàn để có thu nhập
tăng thêm, cải thiện cuộc sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Người thứ ba: Mong ngân hàng cho chúng tôi vay trồng tiêu để có thu nhập
của gia đình.
Người thứ tư: Kế hoạch gia đình trong thời gian tới phát triển đàn dê đạt 30
con và phát triển vườn tiêu nhiều hơn.
Người thứ năm: Làm sao đừng xảy ra rủi ro để thoát nghèo bền vững.
Người thứ sáu: Nguyện vọng của gia đình tôi xin ngân hàng CSXH giúp vốn
cho gia đình tôi xin vay thêm vốn để về mua thêm bò nuôi để có thu nhập gia đình.
Người thứ bảy: Đề nghị ngân hàng CSXH tăng mức vốn cho vay, đẩy mạnh
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo yêu
cầu thị trường.
Người thứ tám: Đề nghị ngân hàng CSXH tăng mức vốn cho vay, đẩy mạnh
để giải quyết kịp thời khó khăn.
Người thứ chín: Mong muốn tăng mức cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo để
thoát nghèo bền vững.
Người thứ mười: Nguyện vọng xin tăng mức cho vay thêm về vốn tạo việc
làm.
Người thứ mười một: Kế hoạch của gia đình trong thời gian tới nếu được vay
số vốn đủ đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, gia đình sẽ thoát nghèo và vươn lên (chăn
nuôi dê + đầu tư vào rẫy).
Người thứ mười hai: Đề nghị ngân hàng CSXH tăng mức cho vay những hộ
cận nghèo để có khả năng làm kinh tế gia đình.
244

Phụ lục 5.11. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ V)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, trả nợ đúng
hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các
chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với đối
tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những người có
liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi (cán bộ giảm
nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ TK&VV). Qua thực
tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời
một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn đã vay rồi.
Người thứ hai: Dạ. Gia đình em có vay vốn rồi.
Người thứ ba: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ tư: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ năm: Gia đình đã được vay vốn.
Người thứ sáu: Gia đình đã được vay vốn.
Người thứ bảy: Gia đình đã được vay vốn rồi.
Người thứ tám: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ chín: Gia đình tôi vay vốn HSSV.
Người thứ mười: Đã vay rồi.
Người thứ mười một: Gia đình đã được vay vốn trong chương trình hộ nghèo
và chương trình Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Người thứ mười hai: Gia đình tôi đã được vay vốn rồi.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Dạ. Gia đình em vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Tại ngân hàng CSXH.
245

Người thứ tư: Vay ngân hàng CSXH.


Người thứ năm: Ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Gia đình tôi vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ chín: Ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Gia đình đã vay vốn của ngân hàng CSXH.
Người thứ mười hai: Ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Gia đình vay 22 triệu đồng để hỗ trợ vào việc cho con trang
trải chi phí học tập.
Người thứ hai: Dạ. Gia đình em có vay vốn ngân hàng CSXH 15 triệu đồng
giải quyết việc làm.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay của ngân hàng CSXH 52.500.000 đồng
mục đích chi phí cho 2 con ăn học.
Người thứ tư: Gia đình vay 20 triệu đồng – giải quyết việc làm.
Người thứ năm: Vay 20 triệu đồng sử dụng mục đích giải quyết việc làm,
chăm sóc vườn.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay 15 triệu đồng sử dụng vào việc chăn nuôi bò
1 con
Người thứ bảy: Vay số tiền 20 triệu đồng vào mục đích chăm sóc cây điều,
diện tích 1,3 ha.
Người thứ tám: Gia đình tôi đã vay 20 triệu đồng để cải tạo lại vườn điều.
Người thứ chín: Hiện nay tôi vay 24.600.000 đồng sử dụng vào việc chi phí
học tập cho HSSV.
Người thứ mười: Gia đình tôi đã vay 15 triệu đồng để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng cây điều diện tích 1 ha.
Người thứ mười một: Gia đình tôi đã vay 28 triệu đồng để cải tạo vườn điều
vào đào giếng, xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
246

Người thứ mười hai: Số tiền vay là 69 triệu đồng sử dụng vào mục đích
trồng 1 ha điều đã bắt đầu cho thu hoạch và chi phí học tập cho sinh viên.
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Gia đình buôn bán nhỏ, tạm ổn định về kinh tế.
Người thứ hai: Dạ. Từ khi gia đình em vay vốn ngân hàng về, gia đình em
kinh tế hơi vững vàng, không có thấp thỏm như khi chưa vay vốn.
Người thứ ba: Thực trạng hiện nay con tôi đã ra trường, có công ăn việc làm.
Lãi hàng tháng 0,5% thường xuyên đóng lãi đầy đủ theo quy định, còn 1 cháu mới
ra trường chưa ra lãi.
Người thứ tư: Việc SXKD hiện nay của gia đình tốt và ổn định.
Người thứ năm: Hiện nay, SXKD của gia đình rất ổn định.
Người thứ sáu: Hiện nay, SXKD của gia đình ổn định.
Người thứ bảy: Gia đình ổn định, cây điều đã có phần thu nhập.
Người thứ tám: Hiện nay thực trạng của gia đình tôi rất khả quan từ khi vay
vốn ngân hàng CSXH về cải tạo lại vườn điều giúp cho gia đình tôi có điều kiện
vươn lên.
Người thứ chín: Gia đình tôi hiện đang buôn bán nhỏ tại chợ ấp 3.
Người thứ mười: Hiện nay gia đình không có SXKD nhưng chủ yếu phát
triển về nông nghiệp như trồng điều.
Người thứ mười một: Tình hình sản xuất của gia đình tôi đã đi vào ổn định,
đã có mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
Người thứ mười hai: Trồng trọt, vườn điều đã cho thu hoạch.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Thu nhập kinh tế của gia đình ổn định nhờ được tiếp cận
đồng vốn vay của ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Dạ. Từ khi có nguồn vốn, vấn đề thu nhập của gia đình đã
tương đối ổn định.
Người thứ ba: Sau khi con ra trường có công ăn việc làm, có thu nhập khá
hơn. Trong thời gian vay cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình.
247

Người thứ tư: Thu nhập của gia đình đã ổn định cuộc sống.
Người thứ năm: Sau khi vay vốn của ngân hàng CSXH, thu nhập của gia
đình có phần tăng lên.
Người thứ sáu: Về thu nhập của gia đình tương đối khá nhờ sự quan tâm của
ngân hàng cho vay vốn.
Người thứ bảy: Sau khi vay vốn của ngân hàng CSXH thu nhập của gia đình
sau khi cây điều có thu nhập cho nên kinh tế có phần ổn định.
Người thứ tám: Sau khi vay vốn ngân hàng, gia đình tôi đã cải tạo lại vườn
điều, bón phân, tỉa cành, bơm thuốc, chăm sóc kỹ lưỡng đã cho đạt được 1 ha gần 2
tấn trước đây chưa được 1 tấn.
Người thứ chín: Sau khi vay vốn ngân hàng CSXH, con tôi học tập khá hơn.
Hiện nay đã tốt nghiệp và có công việc ổn định.
Người thứ mười: Gia đình có vay vốn đến nay thu nhập của gia đình có khá
lên nhờ vốn vay của ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Sau khi được vay vốn chăm sóc cây trồng theo khoa
học kỹ thuật, thu nhập của gia đình tôi từng bước được cải thiện, đời sống vật chất,
tinh thần được nâng lên.
Người thứ mười hai: Từ khi vay được vốn giải quyết việc làm để trồng điều,
đời sống gia đình tôi đã được cải thiện, bớt phần nào khó khăn.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Rất phù hợp và rất dễ trả nợ gốc, đóng lãi. Trong thời hạn 4
năm thì gia đình sẽ hoàn vốn trả nợ.
Người thứ hai: Thời gian vay vốn của ngân hàng là 4 năm như vậy là phù
hợp, khi kinh tế gia đình ổn định thì em phải hoàn trả để cho gia đình khác có khó
khăn như mình, để cho họ thoát nghèo.
Người thứ ba: Thời gian vay vốn của ngân hàng như vậy cũng đã phù hợp
(so với các em ra trường có việc làm kịp thời). Đúng theo thời hạn thì gia đình tôi
trả đầy đủ.
Người thứ tư: Theo ý kiến của gia đình thì đã phù hợp và gia đình sau 3 – 4
năm sẽ trả hết nợ.
248

Người thứ năm: Chưa được phù hợp.


Người thứ sáu: Thời gian cho vay của ngân hàng phù hợp. Sau 3 năm thì gia
đình hoàn trả hết nợ.
Người thứ bảy: Theo tôi thì chưa phù hợp.
Người thứ tám: Theo gia đình tôi thì vay như thế đã phù hợp. Mỗi tháng,
chúng tôi đóng tiết kiệm và sau 3 năm chúng tôi có thể trả hết nợ và chúng tôi có
thể mượn tiếp tục.
Người thứ chín: Từ 36 tháng dành cho hộ nghèo nay tăng lên 48 tháng.
Chương trình dành cho HSSV như vậy là phù hợp, hiện nay đang trả nợ dần.
Người thứ mười: Thời gian cho vay của ngân hàng như vậy cho các chương
trình thì phù hợp với gia đình tôi.
Người thứ mười một: Theo tôi thời gian cho vay của ngân hàng như vậy là
chưa phù hợp lắm so với mục đích sử dụng của tôi. Từ 7 - 8 năm gia đình tôi mới
trả hết nợ.
Người thứ mười hai: Cũng tương đối phù hợp vì từ 36 tháng lên 48 tháng.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm: Vì thời gian cho vay của ngân hàng CSXH còn quá ít,
không đủ cho các hộ gia đình phát triển kinh doanh.
Người thứ sáu:
Người thứ bảy: Thời gian cho vay quá ngắn, cây điều chưa thu hoạch thì lại
phải trả vốn cho ngân hàng.
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một: Đối với việc trồng cây điều phải từ 4 – 5 năm mới bắt
đầu cho thu hoạch, 7 – 8 năm mới cho thu nhập ổn định, năng suất tuy nhiên giá cả
thị trường không ổn định nên gặp khó khăn nếu thời gian ngắn.
249

Người thứ mười hai:


Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình nghiêm túc thực hiện đúng hợp đồng vay vốn, trả
nợ đúng theo thời hạn.
Người thứ hai: Dạ. Theo em nghĩ khi Nhà nước cho chúng ta vay vốn để
thoát nghèo thì ta có nghĩa vụ phải trả nợ cho ngân hàng và cho đúng thời hạn.
Người thứ ba: Gia đình đã cố gắng thực hiện trả nợ đúng hạn, song khi ra
trường việc thu nhập còn thấp nên tôi có gia hạn thêm 1 năm.
Người thứ tư: Gia đình đã thực hiện việc trả nợ đúng thời hạn cho ngân
hàng.
Người thứ năm: Gia đình đã thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ sáu: Gia đình đã thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ bảy: Gia đình đã thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ tám: Gia đình tôi đã trả nợ đúng theo thời hạn ngân hàng cho vay.
Người thứ chín: Do HSSV mới ra trường đang dần dần ổn định việc làm và
trả nợ ngân hàng theo đúng cam kết.
Người thứ mười: Gia đình tôi thực hiện đúng việc trả nợ cho ngân hàng.
Người thứ mười một: Gia đình tôi thực hiện trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Người thứ mười hai: Hiện nay, vườn điều đã bắt đầu cho thu hoạch, chúng
tôi xin trả gốc với lãi cho ngân hàng theo quy định.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Không. Thủ tục hồ sơ vay vốn đơn giản, gọn gàng, các
Đoàn thể, UBND xã và nhân viên ngân hàng rất nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện rất
thuận lợi cho gia đình.
Người thứ hai: Dạ. Theo em nghĩ vấn đề vay vốn của ngân hàng CSXH
không có gì là trở ngại vì các quy chế từ ngân hàng xuống UBND xã qua Hội ủy
thác và Tổ trưởng cho tới người dân rất là nhịp nhàng và phù hợp.
Người thứ ba: Quá trình vay vốn không có trở ngại gì.
Người thứ tư: Gia đình không có trở ngại nào.
250

Người thứ năm: Không gặp trở ngại gì.


Người thứ sáu: Không gặp trở ngại nào.
Người thứ bảy: Gia đình không có trở ngại gì.
Người thứ tám: Việc vay vốn của ngân hàng không gặp trở ngại gì, rất tốt.
Người thứ chín: Không gặp trở ngại gì.
Người thứ mười: Hiện nay gia đình gặp trở ngại vì lãi suất hàng tháng còn
cao đề nghị giảm xuống để các hộ nghèo có điều kiện hơn.
Người thứ mười một: Việc vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình luôn được
tạo điều kiện thuận lợi, không gặp trở ngại gì.
Người thứ mười hai: Không gặp trở ngại gì.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Nhờ được vay vốn của ngân hàng CSXH nên gia đình có
nhiều khả năng thoát nghèo.
Người thứ hai: Dạ. Gia đình em từ khi chưa có nguồn vốn vay của ngân
hàng khi xuống mùa không có tiền mua giống, mua phân, nhờ nguồn vốn đó nên
mùa màng kịp thời vụ.
Người thứ ba: Nhưng đây cũng tạo điều kiện cho gia đình thuận lợi.
Người thứ tư: Gia đình có khả năng thoát nghèo tốt.
Người thứ năm: Khả năng thoát nghèo của gia đình trong thời gian qua được
sự hỗ trợ vốn của ngân hàng và sự cố gắng vươn lên của gia đình nên khả năng
thoát nghèo khả quan hơn.
Người thứ sáu: Nhờ sự quan tâm của ngân hàng cho nên gia đình tôi đã vươn
lên thoát nghèo được bền vững.
Người thứ bảy: Nhờ sự giúp đỡ vốn của ngân hàng CSXH cho vay nên gia
đình tôi có khả năng thoát nghèo.
Người thứ tám: Được sự hỗ trợ của ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã vươn
lên thoát nghèo.
Người thứ chín: Gia đình tôi hiện nay nhờ chính sách của xã hội và Nhà
nước đã thoát nghèo.
Người thứ mười: Nhờ có số tiền vay của ngân hàng CSXH nên gia đình
chúng tôi đã thoát nghèo.
251

Người thứ mười một: Nhờ được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân hàng
CSXH, gia đình tôi đã thoát nghèo.
Người thứ mười hai: Từ khi gia đình tôi được ngân hàng CSXH cho vay vốn
thì cuộc sống gia đình đã bớt phần khó khăn, đời sống được cải thiện.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Người thứ mười hai:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Nguyện vọng gia đình là sau khi con học xong tốt nghiệp ra
trường được tiếp tục vay vốn để xuất khẩu lao động.
Người thứ hai: Dạ. Gia đình nay đã vượt nghèo rồi, em chỉ mong sắp tới con
cháu em thi vào cao đẳng, em sợ gia đình lo cho con không trọn vẹn, em mong
ngân hàng chính sách hỗ trợ cho gia đình 1 lần nữa.
Người thứ ba: Không có nguyện vọng gì, thời gian tới trả lãi và vốn đầy đủ
và đúng quy định.
Người thứ tư: Hỗ trợ thêm nhiều nguồn vốn phù hợp với người dân để dễ
dàng được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.
Người thứ năm: Đề nghị ngân hàng CSXH nâng mức cho vay cao hơn và
thời gian dài hơn, hỗ trợ nhiều nguồn vốn để người dân được tiếp cận nguồn vốn.
252

Người thứ sáu: Nguyện vọng và kế hoạch của gia đình trong thời gian tới
muốn tăng thêm đàn bò, xin ngân hàng cho vay thêm nguồn vốn.
Người thứ bảy: Đề nghị ngân hàng CSXH cho vay thời gian dài hơn để gia
đình có điều kiện trả nợ cho ngân hàng, khỏi phải vay lại để cho gia đình khác vay.
Người thứ tám: Nguyện vọng và kế hoạch của gia đình là phát triển thêm
vườn điều để tăng thêm thu nhập mong muốn được ngân hàng cho vay và tăng thêm
mức vay.
Người thứ chín: Trong thời gian tới việc của gia đình tôi là tập trung vào trả
nợ và trả hết trong năm 2016.
Người thứ mười: Gia đình có nguyện vọng số tiền cho vay nhiều hơn số hiện
tại để gia đình có thêm số vốn để sản xuất nông nghiệp và cũng là đem lại cho ngân
hàng thoát nghèo bền vững trong những năm tới.
Người thứ mười một: Gia đình tôi quyết tâm chăm lo sản xuất ổn định kinh
tế thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên tôi cũng mong muốn ngân hàng tạo điều kiện
nâng mức cho vay chương trình HSSV trong thời gian tới và xin được vay thêm 1
chu kỳ để có thể thoát nghèo bền vững, không tái nghèo.
Người thứ mười hai: Muốn được vay tăng thêm nguồn vốn để mở rộng chăn
nuôi và sản xuất.
253

Phụ lục 5.12. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ VI)

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu
quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với
đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những
người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi
(cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ
TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ
chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục
tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã được vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Gia đình đã vay vốn rồi.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn rồi.
Người thứ tư: Đã vay vốn.
Người thứ năm: Gia đình tôi đã vay vốn của ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Đã có vay vốn.
Người thứ bảy: Đã vay vốn.
Người thứ tám: Gia đình tôi đã được vay vốn rồi.
Người thứ chín: Gia đình đã được vay vốn.
Người thứ mười: Gia đình chúng tôi đã vay vốn của ngân hàng CSXH rồi.
Người thứ mười một: Đã được vay vốn.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Ngân hàng CSXH.
Người thứ tư: Vay tại ngân hàng CSXH.
254

Người thứ năm: Gia đình tôi đã vay tiền ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Vay tại ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Ngân hàng CSXH.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Gia đình chúng tôi đã vay vốn của ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử
dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay được 15 triệu đồng thực hiện vào cải tạo
lại vườn điều.
Người thứ hai: Vay 2 chương trình: 10 triệu đồng giải quyết việc làm về mua
bán nhỏ, 12 triệu đồng Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn về vô nước máy +
sửa nhà vệ sinh.
Người thứ ba: Gia đình đã vay 30 triệu đồng nguồn vốn vay HSSV để đầu tư
cho con đi học ổn định, lâu dài.
Người thứ tư: Vay 20 triệu đồng để trồng cây cà phê.
Người thứ năm: Gia đình tôi đã vay 30 triệu đồng để nuôi bò sinh sản và sản
xuất trồng lúa, bắp.
Người thứ sáu: 20 triệu đồng chăn nuôi bò sinh sản.
Người thứ bảy: Vay 25 triệu đồng hộ nghèo chăn nuôi bò. Hiện nay được 2
con bò sinh sản và vay 20 triệu đồng HSSV để nộp học phí.
Người thứ tám: Gia đình tôi đã được vay vốn với số tiền 25 triệu đồng, tôi đã
thêm tiền mua được 1 con bò cái.
Người thứ chín: Gia đình đã vay vốn sử dụng vào mục đích nuôi bò với số
tiền 20 triệu đồng với số lượng 1 con bò sinh sản.
Người thứ mười: Gia đình chúng tôi vay 40 triệu đồng. Đã sử dụng vào mục
đích đầu tư chăn nuôi bò giống 2 con, dê 10 con và đầu tư phân bón cho 0,7 ha cây
cam.
Người thứ mười một: Gia đình đã vay 27 triệu đồng để trồng mới, chăm sóc
vườn tiêu.
255

Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Thực trạng SXKD của gia đình tôi còn hơi bị khó khăn vì
được vay nguồn vốn quá ít. Mong ngân hàng cho được thêm nguồn vốn.
Người thứ hai: Hiện nay gia đình tôi đã sử dụng nguồn vốn để mua bán nhỏ.
Người thứ ba: Gia đình đang đầu tư chăm sóc vườn tiêu.
Người thứ tư: Cây cà phê hiện nay giá thành còn thấp, tôi có trồng thêm cây
tiêu và chăn nuôi heo, gà, …
Người thứ năm: Gia đình vay số tiền trên để sản xuất: trồng bắp và trồng lúa,
một năm 3 vụ và nuôi 1 con bò sinh sản.
Người thứ sáu: Chăn nuôi bò có hiệu quả, đang sinh sản thật sự là 2 con bò.
Người thứ bảy: Làm rẫy và chăn nuôi bò, gia cầm.
Người thứ tám: Hiện nay, gia đình tôi có 5.000 m2 ruộng để trồng lúa và 1
con bò cái.
Người thứ chín: Gia đình sử dụng nguồn vốn có hiệu quả khi sử dụng vào
SXKD.
Người thứ mười: Hiện nay, gia đình chúng tôi SXKD có hiệu quả kinh tế cao
trong việc đầu tư sản xuất.
Người thứ mười một: Hiện nay, gia đình đang đầu tư trồng mới, chăm sóc
vườn tiêu.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như
thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Từ ngày được vay nguồn vốn ngân hàng, gia đình tôi làm ăn
ổn định hơn mặc dù nguồn vốn không được nhiều.
Người thứ hai: Từ khi được vay vốn của ngân hàng, gia đình tôi đã thay đổi
rất nhiều, thu nhập nhiều hơn, khá hơn mỗi năm.
Người thứ ba: Sau vay vốn đã tạo được việc làm ổn định, thu nhập tạm ổn.
Người thứ tư: Gia đình có tăng thu nhập sau khi vay vốn.
Người thứ năm: Sau khi vay số vốn của ngân hàng CSXH, kinh tế gia đình
đã có nhiều thay đổi, thu nhập khấm khá hơn. Từ đó mà gia đình đã sửa chữa lại
256

nhà cửa khang trang và nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, ra trường đã có việc
làm ổn định.
Người thứ sáu: Có tăng hiệu quả khi chăn nuôi bò của gia đình tôi.
Người thứ bảy: Thu nhập về chăn nuôi có đôi lúc cũng thất giá còn về mặt
sản xuất mùa thì hay bị mất giá.
Người thứ tám: Từ khi gia đình tôi được vay vốn của ngân hàng CSXH lãi
suất thấp, không phải vay ngoài lãi suất cao, tôi thấy gia đình tôi có thay đổi rõ.
Người thứ chín: Thu nhập của gia đình đã ổn định sau khi được vay vốn
ngân hàng CSXH.
Người thứ mười: Từ khi gia đình chúng tôi được Nhà nước quan tâm, giúp
đỡ cho vay vốn ngân hàng CSXH thì gia đình có vốn đầu tư phân bón và mua bò
giống, dê để phát triển kinh tế có thu nhập ổn định, đời sống vật chất nâng cao, xây
dựng nhà cửa và đầu tư cho con ăn học.
Người thứ mười một: Được vay vốn trồng tiêu đến nay thu nhập của gia đình
đã ổn định.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy
đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Thời gian ngân hàng cho vay đã phù hợp cho gia đình tôi trả
nợ.
Người thứ hai: Đã phù hợp. Đến hạn gia đình sẽ trả hết nợ.
Người thứ ba: Thời gian cho vay của ngân hàng đã phù hợp, sau 3 năm gia
đình sẽ trả hết trả nợ.
Người thứ tư: Thời gian cho vay của ngân hàng là phù hợp và sẽ trả hết trả
nợ sau 5 năm.
Người thứ năm: Trong thời gian vay vốn của ngân hàng như vậy đã phù hợp
với gia đình, sau 3 năm đã trả hết nợ.
Người thứ sáu: Đã phù hợp nhưng cần tăng thêm thời hạn cho vay. Ví dụ:
chăn nuôi bò là 36 tháng xin tăng thêm 12 tháng nữa mới đủ điều kiện để trả nợ cho
ngân hàng.
Người thứ bảy: Trong thời gian vay ngân hàng CSXH như vậy là phù hợp.
257

Người thứ tám: Tôi thấy thời gian cho vay là ít. Trong 3 năm thì bò mẹ mới
sinh ra được 1 con bê thì chưa trả được vốn vay vậy tôi đề nghị cho vay và gia hạn
thêm 2 năm mới trả được vốn.
Người thứ chín: Theo tôi, thời gian cho vay của ngân hàng đã phù hợp,
khoảng sau 3 năm gia đình có thể trả hết trả nợ.
Người thứ mười: Theo gia đình chúng tôi, thời gian cho vay của ngân hàng
như vậy đã phù hợp. Gia đình chúng tôi có thể trả hết nợ đúng thời hạn quy định (4
năm).
Người thứ mười một: Thời gian vay vốn của ngân hàng đã phù hợp, sau 4
năm thì gia đình có thể trả hết nợ.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám: Vì thời gian cho vay quá ngắn.
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và
đóng lãi hàng tháng.
Người thứ hai: Có và gửi tiết kiệm hàng tháng.
Người thứ ba: Gia đình trả nợ đúng hạn.
Người thứ tư: Gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ năm: Gia đình đã thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
258

Người thứ sáu: Gia đình trả lãi, gửi tiền tiết kiệm, trả gốc đúng thời hạn của
ngân hàng đề ra.
Người thứ bảy: Gia đình thực hiện trả nợ đúng thời hạn.
Người thứ tám: Vì cho vay ngắn nên chưa trả được nợ.
Người thứ chín: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ mười: Gia đình chúng tôi luôn thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân
hàng và chấp hành tốt các quy chế của ngân hàng đề ra.
Người thứ mười một: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn theo quy định của
ngân hàng.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Việc vay vốn ngân hàng gia đình tôi không gặp trở ngại gì,
tổ vay vốn làm việc rất tốt, ngân hàng giải ngân nhanh chóng, gia đình tôi vô cùng
phấn khởi khi vay vốn ở ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Không gặp trở ngại gì.
Người thứ ba: Chỉ tiêu nguồn vốn vay ngân hàng CSXH còn ít.
Người thứ tư: Việc vay vốn có trở ngại do nguồn vốn hạn chế.
Người thứ năm: Việc vay vốn không gặp trở ngại gì.
Người thứ sáu: Trở ngại của gia đình là khi đến hạn còn đầu tư mùa màng
trở lại, thất thu chưa trả được nợ cho ngân hàng nên xin gia hạn.
Người thứ bảy: Vay vốn của gia đình thường gặp trở ngại lớn nhất là chăn
nuôi gặp rủi ro và HSSV lúc ra trường thường không kiếm được việc làm ổn định.
Người thứ tám: Vì hoàn cảnh khó khăn, ít tiền nên mua phải bò xấu, lâu mới
sinh con nên chưa trả được nợ.
Người thứ chín: Việc vay vốn của gia đình không gặp trở ngại gì.
Người thứ mười: Việc vay vốn của gia đình chúng tôi không gặp trở ngại gì.
Đề nghị ngân hàng cho vay vốn tăng thêm.
Người thứ mười một: Chỉ tiêu các nguồn vốn vay còn ít.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
259

Người thứ nhất: Được vay vốn ở ngân hàng CSXH, gia đình tôi không phải
đi vay ngoài lãi suất cao nên kinh tế có phần đi lên và đã thoát nghèo, đã lên được
cận nghèo.
Người thứ hai: Từ ngày được vay vốn ngân hàng, kinh tế gia đình ổn định và
có hướng phát triển hơn nữa.
Người thứ ba: Khả năng thoát nghèo của gia đình sau khi vay vốn để đầu tư
sản xuất đã ổn định, kinh tế đi lên từ nguồn vốn vay.
Người thứ tư: Gia đình có khả năng thoát nghèo nhờ tăng gia sản xuất nhiều
loại cây trồng và nhiều loại vật nuôi.
Người thứ năm: Nhờ số vốn bên hộ nghèo của ngân hàng, gia đình tăng gia
sản xuất và chăn nuôi nên đã thoát nghèo năm 2014.
Người thứ sáu: Gia đình chưa thể thoát nghèo.
Người thứ bảy: Từ khi vay vốn của ngân hàng, kinh tế cũng có vươn lên
thoát nghèo.
Người thứ tám: Gia đình chưa thể thoát nghèo.
Người thứ chín: Được sự đầu tư vay vốn của ngân hàng, gia đình tôi đầu tư
nuôi bò sinh sản. Khoảng 3 năm gia đình sẽ thoát nghèo.
Người thứ mười: Được sự quan tâm của Nhà nước, sự quan tâm lớn nhất là
ngân hàng CSXH, gia đình chúng tôi có kế hoạch làm ăn nên đạt kết quả cao từ vay
vốn ngân hàng CSXH, có khả năng thoát nghèo bền vững.
Người thứ mười một: Được sự vay vốn của ngân hàng đến nay gia đình đã
thoát nghèo bền vững.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu: Vì thời gian cho vay ngắn. Xin tăng thêm thời hạn cho vay.
Người thứ bảy:
260

Người thứ tám: Vì ít tiền nên mua phải bò xấu, lâu mới sinh con nên chưa
thoát nghèo.
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Người thứ mười một:
Người thứ mười hai:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Nguyện vọng của gia đình tôi là mong ngân hàng cho vay
thêm đồng vốn để gia đình phát triển kinh tế gia đình tốt hơn.
Người thứ hai: Mong ngân hàng cho vay thời hạn dài hơn, nguồn vốn nhiều
hơn. Xin ngân hàng cho thêm chương trình hỗ trợ cho người vay để đi hợp tác lao
động nước ngoài.
Người thứ ba: Mong ngân hàng CSXH có nhiều nguồn vốn vay để giúp đỡ
cho người dân.
Người thứ tư: Nguyện vọng của gia đình muốn ngân hàng cho vay tăng vốn
để có nhiều phương án sản xuất hơn.
Người thứ năm: Nguyện vọng của gia đình là sau những năm tới ngân hàng
quan tâm hỗ trợ cho gia đình tiếp tục vay số vốn trên để kinh tế gia đình làm ăn
khấm khá hơn.
Người thứ sáu: Nguyện vọng của gia đình là xin tăng thêm nguồn vốn vay
mới có thu nhập kinh tế ổn định thì mới thoát nghèo.
Người thứ bảy: Nguyện vọng của gia đình cũng như trong hội viên xin đề
nghị ngân hàng CSXH và trung ương bố trí nguồn vốn nhiều hơn một tí và cho vay
nhiều hơn để làm giàu, thoát nghèo bền vững.
Người thứ tám: Đề nghị ngân hàng CSXH tiếp tục cho vay để cho gia đình
tôi phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.
Người thứ chín: Nguyện vọng và kế hoạch của gia đình trong thời gian tới đề
nghị ngân hàng cho Tổ trưởng vay vốn để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình,
thoát nghèo bền vững.
261

Người thứ mười: Gia đình tôi có nguyện vọng là ngân hàng CSXH tiếp tục
cho vay vốn, tăng nguồn vốn ở các chương trình để tạo điều kiện cho nông dân phát
triển kinh tế hơn. Kế hoạch khi vay vốn của ngân hàng CSXH thì đầu tư đúng mục
đích, làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế, thu nhập cao.
Người thứ mười một: Trong thời gian tới ngân hàng có thêm nhiều nguồn
vốn để giúp đỡ cho người dân được vay, ổn định kinh tế hơn.
262

Phụ lục 5.13. BẢNG CÂU HỎI


(Điều tra, khảo sát)
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ
đúng hạn và khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các nguồn vốn vay do đó
chúng tôi phối hợp cùng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, Tổ trưởng Tổ
TK&VV thực hiện điều tra, khảo sát đến các đối tượng là hộ nghèo tại các địa
phương. Rất mong nhận được sự hợp tác của ông (bà) bằng việc hoàn thành Bảng
câu hỏi khảo sát này thông qua việc trả lời các câu hỏi nhằm giúp chúng tôi có căn
cứ đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập và khả năng
tiếp cận đối với các nguồn vốn vay của hộ nghèo.
I. Điều tra, khảo sát việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của hộ nghèo:
1. Hộ gia đình đã vay vốn tại ngân hàng:

□ Chính sách xã hội. □ Nông nghiệp và PTNT.


□ Hợp tác xã. □ Khác.
2. Khoản vay của hộ gia đình có được hưởng lãi suất ưu đãi hay không?

□ Có □ Không
3. Tổng số vốn thực hiện dự án: ……….. triệu đồng.
4. Vốn tự có: …..….. triệu đồng.
5. Mục đích sử dụng vốn vay:

□ Chăn nuôi. □ Trồng trọt.


□ Buôn bán nhỏ. □ Tiểu thủ công nghiệp.
□ Nghề khác.
6. Số tiền gửi tiết kiệm: …… triệu đồng.
7. Độ tuổi của chủ hộ: …….. tuổi.
8. Giới tính của chủ hộ:

□ Nam □ Nữ
9. Hộ gia đình thuộc dân tộc:

□ Kinh □ Dân tộc khác


263

10. Số thành viên trong độ tuổi lao động: …… người.


11. Số thành viên ngoài độ tuổi lao động: …… người.
12. Trình độ học vấn của chủ hộ:

□ Tiểu học. □ Trung học cơ sở.


□ Trung học phổ thông □ Trung cấp, cao đẳng.
13. Thị trường tiêu thụ có ổn định:

□ Ổn định. □ Không ổn định.


14. Hộ gia đình có trả nợ đúng hạn hay không?

□ Có. □ Không.
15. Thu nhập của hộ gia đình tăng thêm (triệu đồng/năm) sau thời gian vay vốn:
Sau 1 năm: ………. triệu đồng.
Sau 2 năm: ………. triệu đồng.
Sau 3 năm: ………. triệu đồng.
II. Điều tra, khảo sát khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay:
(Khoanh tròn vào giá trị chọn lựa. 1: Hoàn toàn phản đối, 2: Phản đối, 3:
Trung lập, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý).
Biến Mức độ đồng ý
1. Hộ nghèo thường xuyên được nghe tuyên truyền, phổ biến các quy
1 2 3 4 5
định, hướng dẫn về cho vay của ngân hàng.
2. UBND xã, Hội đoàn thể, Tổ TK&VV luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ
1 2 3 4 5
hộ nghèo trong việc lập hồ sơ vay vốn.
3. Hồ sơ, thủ tục vay vốn của ngân hàng đơn giản, dễ hiểu. 1 2 3 4 5
4. Hạn chế về trình độ do đó không thể tự làm hồ sơ vay vốn. 1 2 3 4 5
5. Gặp khó khăn trong xây dựng phương án SXKD. 1 2 3 4 5
6. Việc bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV rất khó khăn. 1 2 3 4 5
7. Thái độ của cán bộ ngân hàng tốt khi phục vụ hộ nghèo. 1 2 3 4 5
8. Khi vay vốn, hộ nghèo phải chịu chi phí phát sinh ngoài quy định. 1 2 3 4 5
9. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng hạn chế. 1 2 3 4 5
10. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho vay của hộ nghèo cao. 1 2 3 4 5
264

Phụ lục 5.14. BẢNG MÔ TẢ BIẾN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT


(Đánh giá gia tăng thu nhập)

Biến Mô tả
I. Biến phụ thuộc:
thunhaptangthem Thu nhập tăng thêm của hộ nghèo.
II. Biến độc lập
vaynganhang Hộ nghèo tham gia vay vốn tại các ngân hàng: Chính sách xã hội - giá trị 1,
các ngân hàng khác - giá trị 0.
laisuatuudai Khoản vay của hộ gia đình có được hưởng lãi suất ưu đãi hay không? (có –
giá trị 1, không – giá trị 0).
vonduan Tổng số vốn tham gia dự án (vd: 20 triệu đồng).
vontuco Số vốn tự có (vd: 5 triệu đồng).
Mục đích sử dụng vốn:
channuoi Chăn nuôi – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
trongtrot Trồng trọt – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
buonban Buôn bán nhỏ – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
tieuthucn Tiểu thủ công nghiệp – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
tietkiem Số tiền gửi tiết kiệm (vd: 3 triệu đồng).
dotuoi Độ tuổi của chủ hộ (vd: 45, 50 tuổi).
gioitinh Giới tính của chủ hộ (Nam – giá trị 1, nữ - giá trị 0).
dantoc Dân tộc kinh – giá trị 1, các dân tộc khác – giá trị 0.
sotvientrongtld Số thành viên trong tuổi lao động (vd: 2 người).
sotvienngoaitld Số thành viên ngoài tuổi lao động (vd: 3 người).
Trình độ học vấn của chủ hộ:
tieuhoc Tiểu học – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trunghoccs Trung học cơ sở – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trunghocpt Trung học phổ thông – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trungcapcaodang Trung cấp – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
thitruong Thị trường tiêu thụ: Ổn định - giá trị 1, không ổn định - giá trị 0.
265

Phụ lục 5.15. BẢNG MÔ TẢ BIẾN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT


(Đánh giá việc trả nợ vay đúng hạn)
Biến Mô tả
I. Biến phụ thuộc:
tranodunghan Hộ nghèo có ý thức trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không sau quá
trình sử dụng vốn vay.
II. Biến độc lập
vaynganhang Hộ nghèo tham gia vay vốn tại các ngân hàng: Chính sách xã hội - giá
trị 1, các ngân hàng khác - giá trị 0.
laisuatuudai Khoản vay của hộ gia đình có được hưởng lãi suất ưu đãi hay không?
(có – giá trị 1, không – giá trị 0).
vonduan Tổng số vốn tham gia dự án (vd: 20 triệu đồng).
vontuco Số vốn tự có (vd: 5 triệu đồng).
Mục đích sử dụng vốn:
channuoi Chăn nuôi – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
trongtrot Trồng trọt – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
buonban Buôn bán nhỏ – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
tieuthucn Tiểu thủ công nghiệp – giá trị 1, các ngành khác – giá trị 0.
tietkiem Số tiền gửi tiết kiệm (vd: 3 triệu đồng).
dotuoi Độ tuổi của chủ hộ (vd: 45, 50 tuổi).
gioitinh Giới tính của chủ hộ (Nam – giá trị 1, nữ - giá trị 0).
dantoc Dân tộc kinh – giá trị 1, các dân tộc khác – giá trị 0.
sotvientrongtld Số thành viên trong tuổi lao động (vd: 2 người).
sotvienngoaitld Số thành viên ngoài tuổi lao động (vd: 3 người).
Trình độ học vấn của chủ hộ:
tieuhoc Tiểu học – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trunghoccs Trung học cơ sở – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trunghocpt Trung học phổ thông – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
trungcapcaodang Trung cấp – giá trị 1, cấp khác – giá trị 0.
thitruong Thị trường tiêu thụ: Ổn định - giá trị 1, không ổn định - giá trị 0.
266

Phụ lục 5.16. BẢNG MÔ TẢ BIẾN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT


(Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH)

Biến Mô tả
I. Biến phụ thuộc:
khanangtiepcan Khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho vay của hộ nghèo cao
(giá trị từ 1 - 5).
II. Biến độc lập
tuyentruyen Hộ nghèo thường xuyên được nghe tuyên truyền, phổ biến
các quy định, hướng dẫn về cho vay của ngân hàng (giá trị từ
1 - 5)..
sansanggiupdo UBND xã, Hội đoàn thể, Tổ TK&VV luôn luôn sẵn sàng
giúp đỡ hộ nghèo trong việc lập hồ sơ vay vốn (giá trị từ 1 -
5).
thutucvayvon Hồ sơ, thủ tục vay vốn của ngân hàng đơn giản, dễ hiểu (giá
trị từ 1 - 5).
trinhdo Hạn chế vê trình độ do đó không thể tự làm hồ sơ vay vốn
(giá trị từ 1 - 5).
xaydungphuongan Gặp khó khăn trong xây dựng phương án SXKD (giá trị từ 1
- 5).
binhxetchovay Việc bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV rất khó khăn (giá
trị từ 1 - 5).
thaidophucvu Thái độ của cán bộ ngân hàng tốt khi phục vụ hộ nghèo (giá
trị từ 1 - 5).
chiphikhac Khi vay vốn, hộ nghèo phải chịu chi phí phát sinh ngoài quy
định (giá trị từ 1 - 5).
nguonvonhanche Nguồn vốn cho vay của ngân hàng hạn chế (giá trị từ 1 - 5).
267

Phụ lục 5.15. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

S Mô Số người điều tra, Kết quả điều tra, khảo sát


T hình khảo sát Số người Tỷ lệ Số người không Tỷ lệ
T (người) đồng ý (người) (%) đồng ý (người) (%)
1 Gia tăng thu nhập
+ Sau 1 năm: 1.994 1.951 97,8 43 2,2
+ Sau 2 năm: 1.994 1.986 99,6 8 0,4
+ Sau 3 năm: 1.994 1.993 99,9 1 0,1
2 Trả nợ đúng hạn 1.994 1.458 73,1 536 26,9
3 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng cuả người nghèo cao
+ Hoàn toàn phản đối: 1.994 130 6,5
+ Phản đối: 1.994 293 14,7
+ Trung lập: 1.994 193 9,7
+ Đồng ý: 1.994 798 40,0
+ Hoàn toàn đồng ý: 1.994 580 29,1
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo sát).

You might also like