You are on page 1of 114

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÝ CHÍ THÀNH

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN MỸ XUYÊN NĂM 2019 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÝ CHÍ THÀNH

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN MỸ XUYÊN NĂM 2019 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng


Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. BS. Hoàng Đức Thái

CẦN THƠ, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. BS. Hoàng Đức Thái đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/ cô tại Trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là các
thầy/ cô ở Khoa Sau Đại Học đã tận tình chỉ bảo, truyền thụ những kiến thức, kinh
nghiệm cho tôi trong thời gian tôi được học tập ở trường.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ, nhân viên tại bệnh viện đa
khoa Năm Căn tỉnh Cà Mau đã ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.

Cuối cùng, đề tài của tôi sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ
của gia đình, bạn bè tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp. Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2020

Học viên
ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường
týp 2.
- Đánh giá tỉ lệ tuân thủ ở BN ĐTĐ týp 2.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả và
phân tích thông qua việc phỏng vấn 385 bệnh nhân đái tháo đường đang sinh sống và
làm việc tại tỉnh Sóc Trăng.
Xét 12 yếu tố nguy cơ mà có khả năng ảnh hưởng đến kết quả điều trị đó là tuổi, giới,
trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng nghề nghiệp, thời gian điều trị, số loại thuốc
uống, tần suất sử dụng, tác dụng phụ, niềm tin của bệnh nhân, kiến thức bệnh nhân,
mối quan hệ giửa bác sĩ và bệnh nhân bằng phương trình Chi – bình phương (Chi-
square).
3. Kết quả: Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê đó là:
Tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, thời gian, niềm tin mối quan hệ giửa bệnh nhân và bác sĩ.
4. Kết luận: Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn có cái nhìn toàn diện và
hướng bệnh nhân đến việc điều trị trên mọi phương diện bệnh đái tháo đường týp 2.
Qua kết quả thu được so với những nghiên cứu tương tự trước đây đã có những thay
đổi tích cực nhưng chưa phải là triệt để. Mong rằng sau nghiên cứu này, việc điều trị
bệnh sẽ được đẩy mạnh theo cách toàn diện nhất, hiệu quả nhất; góp phần giúp cho
bệnh nhân cải thiện được sức khỏe cũng như hướng tới lối sống tích cực hơn, lành
mạnh hơn.
iii
SUMMARY OF ENGLISH

1. Objectives:
- Investigate factors affecting treatment compliance of patients with type 2 diabetes
mellitus.
- Evaluate compliance in patients with type 2 diabetes mellitus.
2. Research method: This study was done by the method of cross-sectional research,
description and analysis through interviews with 385 diabetic patients who are living
and working in Soc Trang province.
Considering 12 risk factors that are likely to affect treatment outcomes, including age,
gender, education level, income, occupational status, duration of treatment, number of
medications taken, frequency of use, side effects, patient beliefs, patient knowledge,
doctor-patient relationships using a Chi-square (Chi-square) equation.
3. Results: There are 6 factors influencing the results of treatment with statistical
significance: Age, Income, Occupation, Time, Trust, Relationship between patient and
doctor.
4. Conclusion: This study was conducted with the desire to have a comprehensive
view and guide patients to the treatment of all aspects of type 2 diabetes. Through the
results obtained compared with similar studies. There have been positive changes in
the past, but not completely. I hope that after this study, the disease treatment will be
promoted in the most comprehensive and effective way; contribute to helping patients
improve their health as well as towards a more active, healthier lifestyle.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác.

Tp. Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2020

Học viên
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT KẾT QUẢ TIẾNG VIỆT ..........................................................................ii
SUMMARY OF ENGLISH ........................................................................................ iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1. ĐỊNH NGHĨA ..................................................................................................... 2
1.2. DỊCH TỄ HỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.............................................................. 2
1.3. HIỂU BIẾT VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ............................................................. 2
1.3.1. Phân loại đái tháo đường .............................................................................. 2
1.3.2. Tiêu chí chẩn đoán ........................................................................................ 4
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ......................................................... 5
1.3.4. Biến chứng .................................................................................................... 5
1.3.5. Điều trị đái tháo đường [11] ......................................................................... 7
1.3.6 Insulin .......................................................................................................... 17
1.3.7. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường ................................................ 23
1.3.8. Đánh giá toàn diện về bệnh đái tháo đường .............................................. 24
1.4. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG ........................................................................................................................ 25
1.4.1. Chế độ dinh dưỡng...................................................................................... 25
1.4.2. Chế độ tập luyện ......................................................................................... 27
1.5. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ .................................................... 28
1.5.1. Khái niệm .................................................................................................... 28
1.5.2. Phương pháp đo lường sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ........................ 29
1.5.3. Nhóm yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị .......................................... 29
1.6. NGHIÊN CỨU VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI .......................................................................................................................... 30
1.7. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN .................... 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 33
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ............................................................................ 33
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 33
2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 33
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 34
2.3.4. Tiêu chí chọn đối tượng .............................................................................. 34
vi
2.3.5. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 34
2.3.6. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân .............................. 34
2.3.7. Phương pháp đánh giá kiến thức về bệnh của bệnh nhân ......................... 35
2.3.8 Phương pháp đánh giá niềm tin vào điều trị của bệnh nhân ..................... 36
2.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................................... 41
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .............................................. 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN ......................................... 42
3.1.1. Thông tin về giới tính, tuổi tác ..................................................................... 42
3.1.2. Thông tin về các yếu tố kinh tế xã hội .......................................................... 44
3.1.3. Thông tin về các yếu tố liên quan đến bệnh ................................................. 45
3.1.4. Thông tin về các yếu tố liên quan đến điều trị.............................................. 47
3.1.5. Thông tin về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân ........................................ 49
3.1.6. Thông tin các yếu tố liên quan đến đội ngũ chăm sóc sức khỏe .................. 49
3.1.7. Thông tin về tình trạng hôn nhân và bảo hiểm y tế ...................................... 50
3.1.8 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 gặp trong nghiên cứu ... 50
3.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN ... 51
3.2.1. Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu................................................................ 51
3.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân ...... 52
3.3. MỐI LIÊN HỆ CỦA TỪNG YẾU TỐ VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU
TRỊ ............................................................................................................................ 53
3.3.1. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị ................................. 53
3.3.2. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị .............................. 53
3.3.3 Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị ..................... 54
3.3.4 Mối liên hệ giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị.................................. 55
3.3.5 Mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị .......... 56
3.3.6 Mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và
mức độ tuân thủ điều trị .......................................................................................... 58
3.3.7. Mối liên hệ giữa số loại thuốc uống điều trị đái tháo đường sử dụng trong
một đơn thuốc và mức độ tuân thủ điều trị ............................................................. 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 73
5.1KẾT LUẬN .......................................................................................................... 73
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ xiii
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................xvii
vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Chẩn đoán tiền ĐTĐ ....................................................................................... 4


Bảng 1.2. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ ................................................................................. 5
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu trong điều trị đái tháo đường týp 2 ............................................. 7
Bảng 2.1. Đặc điểm bệnh nhân theo mức độ tuân thủ điều trị ...................................... 35
Bảng 2.2. Phân nhóm thức ăn theo chỉ số đường huyết ................................................ 38
Bảng 2.3: Nhu cầu về năng lượng (theo cân nặng lý tưởng) [8] ................................... 39
Bảng 2.4. Khuyến cáo về tỉ lệ các chất trong chế độ ăn [8] .......................................... 40
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.................................................................. 42
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ......................................................................... 43
Bảng 3.3. Mô tả thông tin về trình độ học vấn, trình trạng nghề nghiệp và thu nhập
bình quân của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. .......................................................... 44
Bảng 3.4. Mô tả thông tin về thời gian điều trị bệnh và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu. ................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Mô tả thông tin về số loại thuốc uống điều trị ĐTĐ, tần suất sử dụng và tác
dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu........................................... 47
Bảng 3.6. Mô tả thông tin về niềm tin đối với việc điều trị và kiến thức về bệnh đái
tháo đường của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu......................................................... 49
Bảng 3.7. Thông tin về mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. ......... 49
Bảng 3.8. Thông tin về tình trạng hôn nhân và bảo hiểm y tế trong mẫu nghiên cứu. . 50
Bảng 3.9. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 gặp trong nghiên cứu .................. 50
Bảng 3.10. Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu .............................................................. 51
Bảng 3.11. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu. .......................................................................................... 52
Bảng 3.12. Mô tả mối liên hệ giữa giới tính và sự tuân thủ của bệnh nhân. ................. 53
Bảng 3.13. Mô tả mối quan hệ giữa nhóm tuổi và sự tuân thủ của bệnh nhân. ............ 53
Bảng 3.14. Mô tả mối liên hệ giữa trình độ học vấn và sự tuân thủ của bệnh nhân. .... 54
Bảng 3.15. Mô tả mối liên hệ giữa thu nhập và sự tuân thủ của bệnh nhân.................. 55
Bảng 3.16. Mô tả mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và sự tuân thủ của bệnh. .. 56
Bảng 3.17. Mô tả mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh
nhân và sự tuân thủ của bệnh nhân. ............................................................................... 58
Bảng 3.18. Mô tả mối liên hệ giữa số loại thuốc đều trị đái tháo đường và sự tuân thủ
của bệnh nhân. ............................................................................................................... 59
Bảng 3.19. Mối liên hệ tuân thủ giữa tần suất sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ điều
trị .................................................................................................................................... 60
Bảng 3.20. Mô tả mối liên hệ giữa tác dụng phụ và sự tuân thủ của bệnh nhân ........... 60
Bảng 3.21. Mô tả mối liên hệ giữa niềm tin của bệnh nhân vào việc điều trị và sự tuân
thủ điều trị ...................................................................................................................... 61
viii
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và sự
tuân thủ điều trị. ............................................................................................................. 62
Bảng 3.23. Mô tả mối liên hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân và sự tuân thủ của bệnh nhân.. 63
ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc mới SGLT2. (các chất ức chế SGLT2 -
Tiến sĩ Mathew John 2016 ) [7] ...................................................................................... 15
Hình 1.2. Phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 – Hội NT và ĐTĐ VN (Nguyễn Thy Khuê,
2016) [14] ........................................................................................................................ 16
Hình 1.3. (American Diabetes Association, 2018) Liệu pháp hạ đường huyết trong
bệnh tiểu đừờng týp 2 [29] .............................................................................................. 17
Hình 1.4. Sơ đồ hướng dẫn vị trí tiêm insulin (Nguyễn Thy Khuê, 2016) [14] .............. 19
Hình 1.5. Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2, cách tiếp cận tổng quát (theo hướng
dẫn của ADA năm 2019) [6] ........................................................................................... 22
Hình 1.6. Tỉ lệ dân số trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường (Tạp chí Đái tháo đường
2017).[52] ........................................................................................................................ 23
Hình 1.7. Đánh giá toàn diện tình trạng bệnh khi đã chẩn đoán xác định ĐTĐ (hình 1.1
và 1.2) [29] ...................................................................................................................... 24
Hình 1.8. Tháp dinh dưỡng đái tháo đường týp 2 ( Nguyễn Thy Khuê 2016) [14] ........ 27
Hình 1.9. Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên ................................................................ 31
Hình 1.10. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 32
Hình 3.1. Sự phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu. ................................................... 42
Hình 3.2. Sự phân bố về nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu............................................. 43
Hình 3.3. Tỉ lệ bệnh kèm theo ......................................................................................... 46
Hình 3.4. Tỉ lệ tác dụng phụ ............................................................................................ 48
Hình 3.5. Tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2. ............................ 51
Hình 3.6. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ diều trị ................................. 54
Hình 3.7. Mối liên hệ giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị. .................................. 56
Hình 3.8. Mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị ............ 57
Hình 3.9. Mối liên hệ giữa thời gian đều trị ĐTĐ và mức độ tuân thủ điều trị. ............. 59
Hình 3.10. Mối liên hệ giữa niềm tin về thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị. ...... 61
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết Tiếng việt Tiếng Anh


tắt
ĐTĐ Đái tháo đường
WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization
ADA Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ American Dental Association
IDDM Đái tháo đường phụ thuộc insulin Insulin-dependent diabetes
mellitus
NIDDM Đái tháo đường không phụ thuộc Non – insulin-dependent diabetes
Insulin mellitus

BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index


ACR Albumin/ Creatinin Ratio
PPARα Peroxysomal proliferator activated
receptor α
GLP-1 Glucagon – like peptide 1
DPP-4 Dipeptidyl peptidase – 4
HMI Human insulin
IM Intramuscular
NPH Neutral protamin hagedorn
PZI Protamin zinc insulin
BTMXV Bệnh tim mạch xơ vữa động mạch Atherosclerotic cardiovascular
disease
FPG Glucose huyết tương lúc đói Fasting plasma glucose
PG Glucose huyết tương Plasma glucose
GLUT Chất vận chuyển Glucose Glucose transporters
FFA Acid béo tự do Free fatty acids
BN Bệnh nhân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây đái tháo đường đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn
đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng [31]. Theo tổ chức Y tế thế giới
WHO, số người mắc bệnh đái tháo đường năm 1980 là 108 triệu người và đến năm
2014 là 422 triệu người; chỉ trong năm 2012, bệnh đái tháo đường đã gây ra cái chết
trực tiếp cho 1,5 triệu người, và 2,2 triệu người tử vong vì lượng đường trong máu
tăng cao (thống kê về tiểu đường – 17/ 10/ 2016). Ở nước ta, tỉ lệ người bệnh đái tháo
đường gia tăng một cách nhanh chóng; năm 2002, tỉ lệ mắc chiếm 2,7% dân số cả
nước [13] và đến năm 2012, tỉ lệ mắc đã chiếm 5,4% dân số [3].
Đái tháo đường là bệnh chuyển hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng
của bệnh là tăng đường huyết mạn tính cùng rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protein
do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau [48].
Hệ quả của tăng đường huyết mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: Thận, đáy
mắt, thần kinh, tim mạch…[23], [37], [43]. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân vẫn còn
rất kém và hiện là vấn đề toàn cầu [31], [51]. Nhìn chung, ở bệnh nhân đái tháo đường
họ chưa có cái nhìn một cách trực quan và tổng quát về bệnh, cũng như các hệ lụy mà
bệnh đái tháo đường mang lại, cũng như họ không đánh giá cao được vai trò của việc
thay đổi lối sống trong việc cải thiện tiến triển bệnh [3].
Tỉnh Sóc Trăng đang có tốc độ phát triển cao, đời sống người dân ngày càng
được cải thiện tuy nhiên kèm theo đó lối sống của người dân cũng có nhiều thay đổi,
điều đó làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp... Thời gian
qua đã có một số đề tài nghiên cứu về tỉ lệ người mắc đái tháo đường trên địa bàn tỉnh
và đã cho thấy xu hướng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng lên. Hiện nay,
khoa khám chữa bệnh đang quản lý và theo dõi việc điều trị ngoại trú hơn 200 BN
ĐTĐ trong một tháng, trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2.
Đó là lý do tôi thực hiện đề tài “Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Điều
Trị Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Týp 2 Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên
Năm 2019 - 2020” với mong muốn giúp đỡ những người bệnh có những nhận biết
đúng đắn về đái tháo đường, đồng thời giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống qua những
thay đổi tích cực trong chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện cũng như những hiểu biết
về thuốc điều trị đái tháo đường.
Mục tiêu
1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường týp 2.
2. Đánh giá tỉ lệ tuân thủ ở BN ĐTĐ týp 2.
2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính [1], gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa
glucid làm tăng đường huyết do thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả
của insulin hoặc phối hợp cả hai. Bệnh thường kèm theo rối loạn chuyển hóa protid và
lipid.
Nhiệm vụ chính trong điều trị đái tháo đường là quản lý tốt mức đường huyết vì
điều này liên quan đến những biến chứng nguy hiểm cấp và mạn tính, có thể đe dọa
tính mạng hoặc để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã
hội.
1.2. DỊCH TỄ HỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trên thế giới: Theo tổ chức y tế thế giới WHO trên thế giới hiện có hơn 30 triệu
người mắc ĐTĐ (năm 1985), năm 2000 con số này đã lên tới 150 triệu người, tăng gấp
5 lần. Ước tính đến năm 2025 sẽ là 333 triệu người mắc ĐTĐ. ĐTĐ được xem là 1
trong 3 bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới. Theo các số liệu thống kê khác
của IDF năm 2017, có 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới, nghĩa là cứ 11
người lớn thì sẽ có 1 người mắc bệnh và có 4,0 triệu ca tử vong do ĐTĐ trên toàn cầu.
Dự đoán đến năm 2045, sẽ có 629 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới. Ước tính
trên bao gồm cả bệnh ĐTĐ được chẩn đoán và chưa được chẩn đoán trong độ tuổi từ
20 – 79 [29].
Tại Việt Nam: Qua các công tác điều tra được thực hiện, số người mắc đái tháo
đường khá cao và gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội,
năm 1991, tỉ lệ người mắc ĐTĐ trong dân số> 15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỉ lệ
này đã là 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỉ lệ mắc trên 3%. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
năm 1993, tỉ lệ người mắc là 2,52%. (Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Khoa Diệu Vân,
2013). Ở Việt Nam, khoảng 6% dân số mắc ĐTĐ, số người mắc bệnh trong độ tuổi từ
20 - 70 là 3,5 triệu người, trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm đa số với tỷ lệ 90%. Bệnh diễn
biến phức tạp theo thời gian và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không
được kiểm soát tốt [29].
1.3. HIỂU BIẾT VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.3.1. Phân loại đái tháo đường
Theo ADA năm 2018 [30], ĐTĐ được chia thành 4 loại như sau:
a) Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin (insulin-
dependent diabetes melitus = IDDM) gây ra bởi sự phá hủy tế bào beta đảo tụy dẫn
đến thiếu hoàn toàn insulin, việc thiếu insulin trầm trọng có thể dẫn đến nhiễm toan
ceton và bệnh nhân bắt buộc phải điều trị với insulin.
Có hai cơ chế được đề cập: Tự miễn hoặc vô căn.
3

Bệnh thường gặp ở những người trẻ dưới 40 tuổi, nhưng ít gặp hơn ở những
người lớn tuổi.
b) Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin
(non-insulin dependent diabetes melitus = NIDDM), đây là loại đái tháo đường thường
gặp nhất đặc biệt ở những người lớn tuổi (>40) nhưng hiện nay đái tháo đường týp 2
đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đôi khi còn gặp cả ở trẻ em.
Ở đái tháo đường týp 2 có sự giảm tiết insulin tương đối phối hợp với kháng
insulin của thụ thể trên tế bào beta đảo tụy.
Bệnh thường khó được phát hiện do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng vì mức
độ tăng glucose máu không trầm trọng; bệnh thường được phát hiện muộn, đôi khi có
những trường hợp là tình cờ phát hiện.
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2:
- Người> 40 tuổi.
- Béo phì (BMI> 23).
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn lipid máu.
- Ít vận động thể lực.
- Tiền sử đái tháo đường thai kì.
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường.
c) Đái tháo đường thai kì
Thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của
thời kì thai kì, thời kì này thai phát triển rất nhanh, nhu cầu cung cấp năng lượng của
người mẹ cũng tăng cao hơn và vì vậy lượng insulin cần phải tăng hơn gấp 3 – 4 lần so
với bình thường để đưa đường từ máu vào tế bào dẫn đến sự thiếu insulin tương đối.
Mặt khác trong khi có thai cơ thể người mẹ cũng sinh ra một số nội tiết tố có tác dụng
đề kháng insulin.
Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kì:
- Phụ nữ> 25 tuổi.
- Gia đình có người bị đái tháo đường hoặc lịch sử y tế cá nhân bị tiền tiểu
đường, đái tháo đường thai kì trong kì thai trước đó.
- Thừa cân BMI ≥ 30.
- Chủng tộc: Phụ nữ da đen, gốc Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ hay Châu Á dễ bị đái
tháo đường thai kì [18].
d) Các loại đái tháo đường đặc trưng do những nguyên nhân khác
Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di
truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.
Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp
bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể
điều trị.
4

1.3.2. Tiêu chí chẩn đoán


a. Chẩn đoán tiền ĐTĐ
Bảng 1.1. Chẩn đoán tiền ĐTĐ

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương
lúc đói từ 100 (5,6mmol/ L) đến 125 mg/ dL (6,9 mmol/ L)
Hoặc
Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết
tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường
uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/ L) đến 199 mg/ dL (11 mmol/ L)
Hoặc
HbA1c từ 5,7% (39 mmol/ mol) đến 6,4% (47 mmol/ mol)
Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn
đoán đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch
máu lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes).

(American Diabetes Association, 2017) [29]


Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán ĐTĐ týp 2:
- Phần lớn BN trên 40 tuổi và bị béo phì.
- Đái nhiều và khát nhiều. Vào thời điểm được chẩn đoán thì ceton niệu và sụt
cân thường chưa thể hiện rõ. Ở phụ nữ biểu hiện đầu tiên có thể là viêm âm đạo, nấm
Candida. Nhiều BN có ít hoặc không có triệu chứng gì.
- Hơn một lần phát hiện đường huyết bằng hoặc cao hơn 126 mg/ dL sau nhịn đói
qua đêm. Sau khi uống 75g glucose, giá trị chẩn đoán là 200 mg/ dL hoặc kéo dài hơn
2 giờ sau khi uống glucose và ít nhất một lần trong khoảng thời gian từ 0 đến 2 giờ.
Thường có bệnh kèm theo: Tăng huyết áp, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch.
b) Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2017
Nếu không có triệu chứng lâm sàng của tình trạng tăng đường huyết mạn tính,
cần lặp lại xét nghiệm lần thứ hai.
Những điểm cần lưu ý:
- Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/ hoặc nghiệm pháp
dung nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày khác nhau.
- Có những trường hợp được chẩn đoán là ĐTĐ nhưng lại có glucose huyết tương
lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ
“ĐTĐ týp 2.
- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống” [5].
5

Bảng 1.2. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ


Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ: 1 trong 4 tiêu chuẩn
FPG ≥ 126 mg/ dL (7 mmol/ L)
Đường huyết đói xác định khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ
Hoặc
2-h PG ≥ 200 mg/ dL (11,1 mmol/ L)
Thử nghiệm dung nạp glucose, dùng 75 g đường pha trong nước
Hoặc
HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/ mol)
Xét nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn NGSP
Hoặc
Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/ dL (11,1 mmol/ L)
Ở những bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt
(American Diabetes Association, 2017) [29]
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a) Triệu chứng lâm sàng [11].
Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, triệu chứng lâm sàng thường không điển hình
(mệt mỏi, giảm thị lực, giảm tình dục, liệt dương, chuột rút bắp chân về đêm; người
già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt, giảm trí nhớ) và thường được phát hiện một cách
tình cờ (khám sức khỏe định kì, vào viện vì lý do khác: Tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim, tăng huyết áp...). Nhiều trường hợp đến muộn với các triệu chứng lâm
sàng không điển hình nhưng nổi bật các triệu chứng của các biến chứng nặng nề: Biến
chứng tim mạch, bệnh lý thần kinh ngoại vi, nhiễm khuẩn…
b) Xét nghiệm cận lâm sàng [11].
- Glucose huyết lúc đói ≥ 126 mg/ dl (≥ 7 mmol/ l), sau ít nhất hai lần thử có giá
trị chẩn đoán.
- Đường niệu dương tính: Ít có giá trị chẩn đoán.
- HbA1c ≥ 6,5% (HbA1 và HbA1c phản ánh tổng chỉ số đường huyết ở một giai
đoạn khoảng 8 - 12 tuần, vì vậy phản ánh được quá trình tăng đường huyết trước cả
thời điểm xét nghiệm và có tính ổn định cao, rất có ý nghĩa trong việc đánh giá kết quả
điều trị) [11].
1.3.4. Biến chứng
Đặc điểm của các biến chứng của bệnh đía tháo đường týp 2 là gắn liền với quá
trình phát sinh và phát triển của bệnh, về phân loại biến chứng, có thể phân ra các biến
chứng cấp tính, man tính. Trong các biến chứng mạn tính lại chia ra các biến chứng
mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [2], [27].
6

a) Biến chứng cấp tính [1], [27].


Nhiễm toan ceton:
- Đây là một biến chứng cấp tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
Tuy nhiên cũng có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi bị chấn thương,
nhiễm trùng.
- Chú ý: Tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu:
- Thường gặp ở đái tháo đường týp 2.
- Đây là hội chứng rối loạn đường huyết nặng nhưng không có thể ceton trong
máu và nước tiểu. Biểu hiện bằng tình trạng mất nước và tăng áp lực thẩm thấu.
- Đây là biến chứng nặng, nếu không chẩn đoán sớm và điều trị tích cực thì bệnh
nhân có thể tử vong nhanh chóng. Nếu vượt qua được cũng để lại nhiều di chứng: Tổn
thương chức năng cơ bản của thận, suy tim sung huyết.
Hạ đường huyết:
- Glucose huyết< 3,5 mmol/ l.
- Bệnh nhân có những biểu hiện như vã mồ hôi lạnh, da nhợt nhạt, run rẩy, tim
đập nhanh, cảm giác đói. Ngoài ra còn có các triệu chứng liên quan đến thiếu oxy não:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng, hồi hộp, kích động. Trường hợp nặng: Lơ đãng,
co giật và hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Có hai nguyên nhân chính:
- Do thuốc: Do sử dụng insulin hoặc thuốc chống đái tháo đường dạng uống (hay
gặp ở dạng có tác dụng kéo dài) quá liều. Hoặc có thể do tương tác thuốc (chẹn β giao
cảm).
- Không do thuốc: Bỏ bữa, dùng bia rượu mà ăn ít hoặc tập luyện nhiều mà
không tăng thêm năng lượng.
Nhiễm toan lactic:
- Là một biến chứng hiếm và rất nặng ở người bị đái tháo đường týp 2.
- Thường gặp ở người cao tuổi; dùng nhóm thuốc metformin, vì vậy để giảm
nguy cơ này cần tuân thủ chặt chẽ các chống chỉ định của nhóm thuốc này.
- Được đặc trưng bởi toan chuyển hóa do tăng acid lactic trong máu (Nồng độ
lactat trong máu ≥ 5,0 mEq/ lít; pH< 7,35).
b) Biến chứng mạn tính [1], [27].
- Biến chứng mạch máu lớn:
- Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp).
- Tai biến mạch máu não.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Viêm tắc động mạch chi dưới, thủ phạm gây ra bệnh
lý bàn chân ở người bị đái tháo đường.
- Biến chứng mạch máu nhỏ:
- Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể.
7

- Biến chứng thận: Bệnh thận, hoại tử gai thận; việc xác định tổn thương thận qua
hệ số ACR (Albumin/ Creatinin Ratio).
- Microalbumin: ACR ≥ 2,5 mg/ mmol (nam) và 3,5 mg/ mmol (nữ).
- Macroalbumin (protein niệu) khi ACR> 30 mg/ mmol hoặc nồng độ albumin
trong nước tiểu> 200 mg/ L.
- Biến chứng thần kinh ngoại vi: Liên quan đến các rối loạn cảm giác, vận động
và tự động [11].
1.3.5. Điều trị đái tháo đường [11]
a) Mục tiêu điều trị đái tháo đường
Với ĐTĐ týp 2:
- Kiểm soát glucose máu tốt.
- Kiểm soát tốt chế độ ăn và vận động thể lực giảm cân (nếu béo phì).
- Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ phối hợp (THA, rối loạn lipid máu) và biến
chứng (đặc biệt là nhiễm trùng).
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu trong điều trị đái tháo đường týp 2

Hướng dẫn châu Á Thái Bình Hiệp hội đái tháo đường Hoa
Chỉ tiêu
Dương (2005) Kỳ (2009)

HbA1c< 6,5% HbA1c<7,0%

Glucose máu mao mạch lúc


Glucose máu lúc đói: đói:
4,4-6,1 mmol/ L (80-110 mg/ dl) 5,0-7,2 mmol/ L (90-130 mg/
dl)
Glucose máu
Đỉnh glucose máu mao mạch
Glucose máu 2h sau ăn:
(1-2h sau ăn):
4,4-8,0 mmol/ L (80-145 mg/ dl)
<10,0 mmol/ L (180 mg/ dl)

Huyết áp <130/ 80 mmHg <130/ 80 mmHg

Cholesterol toàn phần<4,5 mmol/ l Không nêu

LDL<2,5 mmol/ L LDL<2,6 mmol/ L


Lipid máu
Triglycerid<1,5 mmol/ L Triglycerid<1,7 mmol/ L

HDL>1,0 mmol/ L HDL>1,0 mmol/ L

Nam: BMI< 25 kg/ m2


BMI Không nêu
Nữ: BMI< 24 kg/ m2

(Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J. Brouwers, 2012) [11]


8

- Mục tiêu điều trị ở người bệnh ĐTĐ có thể khác nhau, cần thiết phải cá thể
hóa, phụ thuộc tình trạng sức khỏe, tuổi, biến chứng của bệnh, thời gian mắc bệnh…
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c< 6,5% (48 mmol/ mol) nếu
có thể đạt được và không có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng
không mong muốn của thuốc: Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh
ĐTĐ týp 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc
không có bệnh tim mạch quan trọng.
- Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt: HbA1c< 8% (64 mmol/ mol)
phù hợp với những người bệnh có tiền sử hạ đường huyết trầm trọng, lớn tuổi, có các
biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại
mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi người bệnh bắt đầu ăn.
* Đánh giá về kiểm soát glucose huyết:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp
ứng mục tiêu điều trị (và những người có glucose huyết được kiểm soát ổn định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu
pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để
tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
b) Các thuốc điều trị đái tháo đường [1]
Các thuốc điều trị ĐTĐ bằng đường uống
Thuốc làm tăng tác dụng insulin Nhóm biguanid
Có 3 nhóm biguanid phân loại theo cấu trúc hóa học: Buformin, phenformin
(dibotin) và metformin (glucophage).
Hiện nay chỉ còn metformin được sử dụng.
Viên glucophage 500 mg, 850 mg và 1000 mg dùng cùng bữa ăn và bắt đầu bằng
liều thấp 500 mg/ ngày, liều có tác dụng là 2000 mg/ ngày và liều tối đa có thể 3000
mg/ ngày.
Cơ chế tác dụng:
- Làm tăng nhạy cảm của insulin với mô ngoại vi.
- Ức chế tân sinh glucose ở gan.
- Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ, giảm hấp thu glucose ở ruột non.
- Tăng tổng hợp glucogen, giảm tân tạo glucogen trong gan. Gây ức chế tổng hợp
lipid nên giảm cholesterol và triglycerid máu, gây ra tình trạng chán ăn nên rất tốt cho
bệnh nhân ĐTĐ có béo phì.
- Giảm LDL cholesterol.
- Giảm hấp thu triglycerid tại tổ chức mô mỡ.
- Cải thiện tình trạng vi mạch.
9

Chỉ định:
- ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ ở người lớn trên 30 tuổi).
- Ưu tiên người có BMI> 25 kg/ m2.
- Có thể được sử dụng phối hợp với nhóm sulfonylurea hoặc nhóm ức chế men α-
glucosidase.
- Dùng phối hợp với insulin.
Chống chỉ định:
- ĐTĐ nặng, có tăng ceton máu hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Đang nhiễm khuẩn (đặc biệt với nhiễm khuẩn huyết).
- Suy thận, xơ gan.
- Suy tim.
- Suy hô hấp.
- Có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính.
Tác dụng không mong muốn:
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm toan acid lactic khi điều trị liều cao, kéo dài (do biguanid sẽ dẫn đến
phân hủy quá nhiều glucogen tạo ra nhiều acid lactic).
Thuốc kích thích tiết insulin nhóm sulfonylurea (được dùng phổ biến nhất hiện nay):
Có 3 thế hệ:
Thế hệ 1: Tolbutamid 500 mg (ngày uống 2 viên, chia đôi sáng chiều);
chlopropamid (diabinese) viên 100, 250 mg (ngày 2 viên); tolazamid (tolinase) viên
100, 250, và 500 mg...
Thế hệ 2: Các sulfonylurea hay dùng ở Việt Nam.
- Nhóm glibenclamid: Daonil 5 mg, glyburid 5 mg, glibelhexal 3,5 mg dùng từ 1-
4 viên/ ngày.
- Nhóm gliclazid: Diamicron 80 mg, predian 80 mg, hiện nay hay sử dụng
diamicron MR 30 mg, dùng từ 1-3 viên/ ngày (uống 1 lần trong ngày). Diamicron MR
được sử dụng rộng rãi để điều trị ĐTĐ 2, ngoài tác dụng làm hạ glucose máu còn có
tác dụng trên vi mạch như: Giảm kết dính và ngưng tập tiểu cầu, hạn chế đông máu và
tắc mạch, khôi phục tính tiêu sợi huyết, làm giảm hoạt tính gốc tự do.
- Nhóm glipizid: Minidiab 5 mg.
Thế hệ 3: Nhóm glimepiride: Amaryl 2 mg, 4 mg dùng 2-3 viên/ ngày. Cơ chế
tác dụng của sulfonylurea dựa trên 2 tác dụng cơ bản là kích thích TB beta đảo tụy tiết
insulin và tăng hiệu quả tác dụng của insulin nội và ngoại sinh.
10

Chỉ định điều trị:


- ĐTĐ týp 2.
- Những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã được điều trị bằng chế độ ăn nhưng không hiệu
quả.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Dị ứng thuốc.
- Bệnh nhân trẻ (ĐTĐ týp 1).
- ĐTĐ nặng có biến chứng tiền hôn mê, hôn mê do nhiễm toan ceton.
- Thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Đang bị nhiễm khuẩn cấp, nhiễm khuẩn huyết.
- Đang can thiệp phẫu thuật.
- Viêm gan, xơ gan, suy thận.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Ăn không tiêu, đau vùng thượng vị, ăn không ngon.
- Dị ứng: Ngứa, nổi mề đay, đỏ da toàn thân.
- Giảm bạch cầu, tiểu cầu, tan máu.
- Kháng thuốc.
- Hạ glucose máu.
Tương tác thuốc:
- Các thuốc này khi sử dụng chung với sulfonuyurea sẽ làm tăng tác dụng làm
giảm đường huyết: Thuốc chẹn beta giao cảm, clofibrate, aspirin, thuốc chống đông
coumarin, rượu, ronitidin, phenylbutazone, reserpin, clonidine, sulfamide.
- Các thuốc làm giảm tác dụng của sulfonylurea (tăng đường huyết): Thiazide,
glucocorticoid, hormon tuyến giáp, estrogen, progesteron, dẫn xuất nicotinic.
Nhóm kích thích tiết insulin không phải sulfonylurea: Meglitinide
Cơ chế tác dụng: Gắn vào receptor của sulfonylurea và làm đóng kênh kali nhạy
với ATP.
Dược động học
- Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và chuyển hóa hoàn toàn ở gan. Thời
gian bán hủy dưới 1 giờ nên gây tăng insulin nhanh và trong thời gian ngắn.
Liều dùng:
- Liều lượng bắt đầu với liều 0,3 mg 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn. Có thể tăng
tới liều tối đa 16 mg/ ngày.
- Có thể dùng kết hợp với nhóm biguanid.
- Có thể dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân có tuổi.
Tác dụng phụ:
- Giảm đường máu nhưng ít hơn nhóm sulfonylurea, có thể gây tăng cân.
11

Nhóm thuốc thiazolidinediones (Glitazones)


Cơ chế tác dụng:
- Làm tăng chất vận chuyển glucose (GLUT 1 và GLUT 4).
- Giảm acid béo tự do (FFA).
- Giảm tân tạo glucose ở gan.
- Tăng biệt hóa các tiền acid béo thành các acid béo.
Chỉ định:
- Điều trị kết hợp với sulfonylurea và metformin.
- Điều trị đơn trị liệu: Chưa được chắc chắn, cần phải theo dõi thêm.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân bị bệnh gan (ALT> 2,5 lần giới hạn cao của bình thường).
- Bệnh nhân suy tim.
Liều lượng:
- Thuốc Pioglitazone (Pioz viên 15 mg), liều dùng 15 mg – 45 mg/ngày, thuốc
dùng 1 lần/ ngày, xa bữa ăn, có thể dùng trước bữa ăn sáng.
Tác dụng không mong muốn:
- Tăng cân.
- Giữ nước và mất xương.
- Tăng nguy cơ suy tim.
- Trước khi dùng phải đánh giá chức năng gan và thường xuyên kiểm tra chức
năng gan.
- Thuốc rosiglitazon (avandia 4 mg x 1-2 viên/ngày).
Cơ chế tác dụng:
- Tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPARα
(peroxysomal proliferator activated receptor α).
- Làm giảm sự đề kháng insulin tại mô đích.
- Phục hồi chức năng tế bào β của tuyến tụy.
Chỉ định: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các
thuốc chống đái tháo đường khác.
Tác dụng không mong muốn:
- Tăng cân, giữ nước.
- Rối loạn chức năng gan.
Khi dùng cần theo dõi cân nặng và chức năng gan định kì 1 tháng/ 1 lần.
Nhóm benfluorex (Mediator 150 mg)
Cơ chế tác dụng:
- Cải thiện đề kháng insulin ở gan và cơ trong điều trị ĐTĐ týp 2 có béo phì.
- Không làm thay đổi insulin huyết thanh.
- Độ nhạy cảm với insulin được cải thiện.
12

- Làm giảm triglycerid máu.


Chỉ định:
- Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có béo phì.
- ĐTĐ týp 2 có rối loạn lipid máu.
Chống chỉ định:
- Đang có nhiễm khuẩn (đặc biệt nhiễm khuẩn huyết).
- Suy thận.
- Xơ gan.
- Nhiễm toan ceton.
- Trẻ em, phụ nữ có thai.
- Viêm tụy cấp hoặc mạn tính.
Kết quả: Hạ glucose máu từ từ sau 1 tháng điều trị và ổn định những tháng tiếp
theo. Có thể dùng phối hợp với các thuốc hạ glucose huyết khác.
Các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu glucose Nhóm ức chế men α-glucosidase
(acarbose)

Thế hệ 1 (nhóm acarbose): Glucobay 50 mg, 100 mg. Hiện nay ít được sử dụng.
Thế hệ 2 (voglibose): Basen 0,2 mg, 0,3 mg. Được sử dụng rộng rãi, nên uống
trong khi ăn và phối hợp với 1 loại thuốc hạ glucose máu khác.
Cơ chế tác dụng: Ức chế phân hủy glucose làm chậm quá trình hấp thu bằng
cách ức chế men α-glucosidase ở ruột, làm giảm glucose máu sau khi ăn, giảm HbA1c,
có tác dụng điều trị cho ĐTĐ týp 1 và 2. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị kém hơn 2 nhóm
trên nên thường được dùng phối hợp với 1 thuốc khác.
Chỉ định:
- Dùng đơn độc khi glucose máu tăng nhẹ.
- Dùng phối hợp với biguanid hoặc sulfonylurea.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Suy thận.
- Xơ gan.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm toan ceton.
Tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, sinh hơi ruột, chậm tiêu, dị ứng, độc với
gan.
Nhóm các thuốc incretin
Các thuốc đồng phân GLP – 1 (Glucagon-like Peptide 1)
Cơ chế tác dụng: Kích thích tiết insulin khi nồng độ đường máu tăng lên sau ăn.
GLP- 1 cũng làm giảm tiết glucagon, làm chậm trống dạ dày và giảm cảm giác ngon
miệng giúp làm giảm đường máu sau ăn.
Chỉ định: ĐTĐ týp 2 và tăng đường máu sau ăn.
13

Liều lượng và cách dùng: Thuốc exenatide (byetta dạng bút tiêm), tiêm dưới da 5
µg hoặc 10 µg, dùng 2 lần/ ngày, trước bữa ăn 60 phút.
Thuốc ức chế DPP – 4
Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym phân hủy GLP – 1 là DPP – 4(dipeptidyl
peptidase) nhờ đó làm tăng nồng độ và tác dụng của GLP – 1 nội sinh.
Chỉ định: ĐTĐ týp 2, tăng đường huyết sau ăn.
Liều lượng và cách dùng: Đa số các thuốc được sử dụng 1 lần duy nhất trong
ngày.
- Sitegliptin (januvia viên 25 mg, 50 mg và 100 mg).
- Vidagliptin (galvus 50 mg).
- Saxagliptin (ongliza 5 mg).
- Linagliptin (tradjenta 5 mg).
Tác dụng phụ: Buồn nôn (nhưng ít hơn so với thuốc đồng phân GLP – 1), đau
đầu, đau họng.
Nhóm thuốc SGLT2 trong điều trị đái tháo đường týp 2 [19]
Việt Nam là một trong số quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế
giới, gây ra những gánh nặng về vật chất và thể chất cho bệnh nhân cũng như ngành y
tế. Số người mắc bệnh mà không biết mình mắc bệnh đang chiếm tới 65%. Có tới hơn
85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng, chỉ có khoảng 8% số bệnh
nhân phát hiện được bệnh khi khám sức khoẻ định kỳ. Tiến triển âm thầm, cùng tỉ lệ tử
vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/ phút trên toàn cầu), ĐTĐ vẫn được xem như
“kẻ giết người thầm lặng” của toàn nhân loại.
Khó khăn trong kiểm soát đường huyết tăng lên theo thời gian mắc bệnh. Theo
diễn tiến tự nhiên của bệnh ĐTĐ, chức năng tế bào Beta sẽ suy giảm theo thời gian, do
đó, số lượng insulin tiết cũng giảm gây ra tình trạng tăng đường huyết của bệnh nhân.
Theo 1 thống kê dịch tễ (JADE), hơn 70% bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam có mức
đường huyết chưa được kiểm soát tốt (HbA1c<7%). Việc dùng đơn độc một thuốc
trong điều trị ĐTĐ sẽ không còn đem lại lợi ích giảm đường huyết như mong đợi. Nói
cách khác, với những bệnh nhân mắc ĐTĐ lâu năm hoặc có mức đường huyết quá cao
(HbA1c>7,5%) bệnh nhân sẽ có xu hướng thất bại điều trị với việc sử dụng chỉ 1 thuốc
điều trị duy nhất. Những khuyến cáo điều trị của thế giới cũng như Việt Nam đặt ra là
cần thiết phải phối hợp các thuốc điều trị với những cơ chế khác nhau, bổ sung cho
nhau để đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
Nhóm thuốc mới với cơ chế khác biệt đã có mặt tại Việt Nam và lợi ích đi kèm.
Cuối năm 2015, hoạt chất dapagliflozin với tên thương mại FORXIGA là thuốc
đầu tiên trong nhóm ức chế chất đồng vận chuyển Natri Glucose 2 (hay ức chế kênh
SGLT2) được cấp phép và phê duyệt tại thị trường Việt Nam. Trước đó, thuốc đã được
phê duyệt tại châu Âu (năm 2012) và tại Mỹ (2014).
Đây là thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế kênh SGLT-2 được đưa vào thực hành
điều trị. Khác với các thuốc hiện hành, thay vì tác động phụ thuộc insulin (liên quan
14

đến cung cấp hay sử dụng insulin), nhóm thuốc ức chế kênh SGLT-2 có vị trí tại thận,
tác động hoàn toàn độc lập insulin. Với cơ chế của thuốc dẫn đến tăng bài tiết ra khỏi
cơ thể qua nước tiểu. Kết quả là làm giảm lượng đường trong máu và giảm được lượng
calories thừa.
Sự phát minh ra thuốc ức chế kênh SGLT-2, được hiện thực hóa bằng sự xuất
hiện thuốc FORXIGA trong thực hành vào năm 2012, đã được nhìn nhận là một trong
“10 bước tiến của y học năm 2012” do 1700 nhà khoa học đến từ các các lĩnh vực
khác nhau bầu chọn, được tổ chức bởi viện trường danh tiếng Cleveland Clinic của
Hoa Kỳ.
Theo nghiên cứu, liều Forxiga 10mg/ ngày có tác dụng đào thải lên đến 70g
glucose qua đường niệu (tương đương 280kcal)/ ngày. Bên cạnh hiệu quả kiểm soát
đường huyết tốt, ổn định và dài hạn, Forxiga còn mang lại lợi ích trong việc kiểm soát
huyết áp, giảm béo bụng và cân nặng. Đây là điểm khác biệt với các nhóm thuốc điều
trị truyền thống.
Bên cạnh đó, Forxiga giúp giảm tỉ lệ các cơn hạ đường huyết bất thường. Khi sử
dụng các thuốc như Sulfonylurea, Insulin… người bệnh có thể gặp phải cơn hạ đường
huyết bất thường gây chóng mặt, run chân tay… xấu nhất có thể dẫn đến hôn mê, thậm
chí gây tử vong. Nguy hiểm hơn, theo thống kê, gần 90% bệnh nhân có hạ đường
huyết mà không nhận biết, hoặc báo cáo với bác sĩ điều trị.
Lợi ích của thuốc phù hợp với đặc điểm dân số ĐTĐ châu Á.
So với bệnh nhân da trắng, châu Âu, bệnh nhân ĐTĐ châu Á có những đặc điểm
khác biệt. Cụ thể là:
- ĐTĐ được chẩn đoán ở bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng gia tăng điều trị đái tháo
đường.
- Bệnh nhân gầy tuy nhiên vòng bụng to, nhiều mỡ bụng.
- ĐTĐ thường đi kèm các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, gout…
Qua các dữ liệu nghiên cứu trên dân số ĐTĐ nói chung và dân số Châu Á, có bao gồm
Việt Nam, Forxiga cho thấy đem lại những lợi ích phù hợp với nhu cầu cũng như đặc
điểm trên.
Cụ thể là:
- Hiệu quả giảm đường huyết từ 0,5 -2% HbA1c tùy thuộc vào các thuốc phối
hợp cùng và mức nền HbA1c. Có thể dùng Forxiga ở mọi giai đoạn bệnh, bất kể tình
trạng tế bào Beta tụy như thế nào. Có thể phối hợp với tất cả các thuốc điều trị ĐTĐ
khác.
- Giảm cân nặng 2-3kg. Trong đó giảm mỡ, đặc biệt là mỡ tạng (mỡ bụng) chiếm hơn
60%. Việc giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ góp phần tích cực trọng việc giúp kiểm soát
đường huyết tốt hơn.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp: Giảm huyết áp tâm thu và
huyết áp tâm trương, rối loạn lipid máu: Giảm triglicerid, tăng HDL; acid uric: Giảm
nồng độ acid uric trong huyết thanh.
15

Lưu ý khi sử dụng thuốc:


Không sử dụng Forxiga cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1.
Không khuyến cáo sử dụng Forxiga cho bệnh nhân ĐTĐ suy thận trung bình đến
nặng.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhiễm trùng tiết niệu/ sinh dục nhưng có thể
khắc phục nhờ vệ sinh sạch sẽ và phát hiện, điều trị kịp thời. Người bệnh khi sử dụng
thuốc Forxiga, nên uống nhiều nước, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Số liệu từ IDF Diabetes Atlas 2017 đã chỉ ra rằng, ở bệnh nhân mắc đái tháo
đường týp 2 nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 77%, bệnh thận chiếm
9%, bệnh thần kinh chiếm 6%, bệnh võng mạc chiếm 4% và 4% là do nguyên nhân
khác. Có thể nói bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong chính ở trên bệnh nhân
đái tháo đường. Do đó, các chiến lược mới để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là cần thiết [7].
SGLT2i là một nhóm thuốc mới nhất trong các nhóm thuốc được sử dụng để
điều trị đái tháo đường týp 2. Nhiều nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của nhóm
thuốc này đã được tiến hành. Tất cả đều đưa ra luận, SGLT2i được lợi ích trên tim
mạch vượt trội so với các thuốc điều trị đái tháo đường khác. Từ đó giúp cải thiện tình
trạng tim mạch ở trên bệnh nhân mắc đái tháo đường [7].
Ngoài mang lại lợi ích trên tim mạch, nhóm thuốc này còn có những ưu điểm
khác như nguy cơ hạ đường huyết thấp, giảm cân, hạ huyết áp, hạ HbA1c và tăng
cường đào thải acid uric.
Bên cạch những ưu điểm mà SGLT2i mang lại, nhóm thuốc này cũng có những
tác dụng phụ đáng lưu ý và cẩn trọng. Trong đó, nhiễm trùng đường tiết niệu là tác
dụng phụ phổ biến và nghiêm trọng nhất khi sử dụng nhóm thuốc này [7].

Hình 1.1. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc mới SGLT2. (các chất ức chế SGLT2 -
Tiến sĩ Mathew John 2016 ) [7]
16

Nhóm thuốc Glinide


Nhóm thuốc Glinide là một loại thuốc uống làm tăng tiết insulin từ tuyến tụy và
làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc có hiệu quả đối với những bệnh nhân có
tuyến tụy vẫn còn khả năng sản xuất insulin ở một mức độ nào đó. Đây là loại thuốc
có đặc trưng là hiệu quả xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc và thời gian tác dụng
ngắn nên thuốc này phù hợp để cải thiện tăng đường huyết sau bữa ăn.
Insulin được tạo thành từ các tế bào beta tuyến tụy. Nhóm thuốc Glinide hoạt
động trên tế bào này và làm tăng tiết insulin. Thuốc này có tác dụng gần giống với
nhóm thuốc sulfonylurea (SU), nhưng thuốc đặc trưng là hiệu quả nhanh sau khi dùng
thuốc và thời gian tác dụng ngắn hơn thuốc sulfonylurea (SU). Vì lý do này, bằng cách
uống ngay trước bữa ăn, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau
bữa ăn.
Bước 1 Thay đổi lối
sống

SU nếu không dung


nạp metformin hay
Metformin (đặc biệt không thừa cân
Bước 2 là ở BN thừa cân/
béo phì)

SU+ ức chế DPP4 hay


Metformin + ức TZD hay ức chế α-
Metformin + SU chế DPP4 hay glucosidase
Bước 3
(hoặc Glinide) TZD

Metformin + SU +
ức chế DPP4 Khởi đầu dung insulin
Bước 4 Metformin + SU + nền
insulin nền hay metformin
+ SU + TZD

Insulin hỗn hợp hay


insulin nền – insulin
nhanh trước bữa ăn

Hình 1.2. Phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 – Hội NT và ĐTĐ VN (Nguyễn Thy Khuê, 2016) [14]
17

Hình 1.3. (American Diabetes Association, 2018) Liệu pháp hạ đường huyết trong
bệnh tiểu đừờng týp 2 [29]
1.3.6 Insulin
Insulin do tế bào β của tiểu đảo Langerhans tiết ra, được chiết xuất từ tuyến tụy
của lợn, bò. Ngày nay bằng các phương pháp sinh học đã sản xuất ra insulin người:
Human insulin (HMI).
Chỉ định:
Chỉ định bắt buộc đối với ĐTĐ týp 1. Đối với ĐTĐ týp 2:
- Cấp cứu tiền hôn mê, hôn mê do ĐTĐ.
- Ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trước, trong, sau phẫu thuật.
- Nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn huyết.
- Có nhiều biến chứng, đặc biệt là các biến chứng cơ quan đích.
- Phối hợp với các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống.
18

- Bệnh nhân sút cân nhiều, suy dinh dưỡng.


Chống chỉ định:
- Hạ glucose máu.
- Dị ứng ngay sau khi dùng thuốc.
a) Các loại insulin
Insulin tác dụng nhanh
- Insulin thường (Rating Acting Insulin): Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch,
tiêm tĩnh mạch insulin bắt đầu có tác dụng sau 5 phút, tác dụng tối đa từ 20-30 phút và
kéo dài 2 giờ.
- Insulin thường tiêm bắp (Regular Insulin, IM): Bắt đầu tác dụng sau 15- 20
phút, tác dụng cao nhất sau 40-60 phút và có thể kéo dài 4-6 giờ.
- Insulin thường tiêm dưới da: Là loại hay được dùng nhiều trong lâm sàng. Tác
dụng cao nhất vào lúc 4-6 giờ sau tiêm và kéo dài tới 12 giờ.
Insulin tác dụng bán chậm (Inter Mediate acting Insulin)
- NPH (Neutral Protamin Hagedorn).
- Insulin lent.
- Các thuốc này tác dụng sau tiêm 2 giờ, tác dụng đỉnh 4-12 giờ và hết sau 24
giờ.
Insulin tác dụng rất chậm
- PZI (protamin zinc insulin).
- Ultralente.
- Tác dụng sau tiêm 4 giờ, tác dụng đỉnh 8-24 giờ và hết sau 36 giờ.
- Liều khởi đầu: Người lớn 0,25-0,5 đơn vị/ kg/ ngày tiêm dưới da. Có thể trộn
lẫn 1/ 3 insulin tác dụng nhanh với 2/ 3 insulin tác dụng chậm căn cứ vào kết quả
glucose trong máu có thể tăng hoặc giảm liều. Nếu tiêm trên 30 đơn vị/ ngày thì phải
chia đôi sáng và chiều. Nên tiêm trước bữa ăn 30 phút.
- Liều duy trì: Khi glucose máu về bình thường (<7mmol/ l) chuyển sang điều trị
duy trì, liều duy trì bằng ½ liều ban đầu.
Cách tiêm insulin.
Tiêm dưới da là chủ yếu, thay đổi nơi tiêm để tránh biến chứng tại chỗ (teo hoặc
phì đại tổ chức mỡ dưới da).
19

Hình 1.4. Sơ đồ hướng dẫn vị trí tiêm insulin (Nguyễn Thy Khuê, 2016) [14]
Tác dụng không mong muốn.
- Kháng insulin: Glucose máu không hạ khi dùng liều 80-200 đơn vị/ ngày thì
được coi là kháng insulin.
- Dị ứng: Xuất hiện rất nhanh sau tiêm, có thể gặp shock phản vệ, dị ứng toàn
thân, nổi mẩn đỏ, ngứa xuất hiện sau một vài ngày.
- Hạ glucose máu: Do tiêm insulin quá liều, quá xa bữa ăn ở những bệnh nhân
xơ gan hoặc uống nhiều bia rượu.
- Loạn dưỡng mỡ da tại vị trí tiêm: Teo hoặc phì đại tổ chức mỡ dưới da
(thường xuất hiện một vài tháng sau tiêm).
Các dạng insulin: Để thuận tiện cho người bệnh, người ta đã bào chế ra các dạng
insulin khác.
- Insulin dạng uống.
- Insulin dạng khí dung.
- Insulin dạng hít.
Tương tác thuốc và hướng dẫn xử trí
Thông thường, người bệnh ĐTĐ phải sử dụng nhiều thuốc. Bên cạnh thuốc kiểm
soát glucose huyết, người bệnh có thể được điều trị đồng thời các bệnh lý mắc kèm và
phòng ngừa biến chứng tim mạch bằng các nhóm thuốc khác bao gồm: Thuốc điều trị
rối loạn lipid máu, thuốc điều trị tăng HA, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc điều trị
20

rối loạn tâm thần. Các thuốc này có thể ảnh hưởng đến glucose huyết hoặc tương tác
với các thuốc kiểm soát glucose huyết mà người bệnh đang được sử dụng. Giảm thiểu
các nguy cơ do tương tác thuốc cũng là một mục tiêu quan trọng trong chăm sóc thuốc
cho người bệnh ĐTĐ. Đây là lĩnh vực mà người DSLS cần chú trọng.
Trong số các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ, nhóm thuốc SU là nhóm có nguy cơ xảy
ra nhiều tương tác do có đặc tính liên kết protein cao, là cơ chất của CYP2C9 và P-
glycoprotein. Liệt kê các thuốc ảnh hưởng đến glucose huyết và tương tác thuốc -
thuốc thường gặp ở người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ;
do đó, DSLS luôn phải rà soát lại khi người bệnh được thêm hoặc bớt bất kỳ thuốc nào
trong quá trình điều trị.
b) Điều trị cụ thể
(Tham khảo thêm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2
của Bộ Y tế (2014) và của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA 2019) [6].
Thay đổi lối sống.
- Điều trị nền tảng của bệnh ĐTĐ là thay đổi lối sống.
- Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: Đi bộ tổng cộng 150 phút
mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi
tuần nên tập kháng lực 2 - 3 lần (kéo dây, nâng tạ). Mức độ và thời gian luyện tập thể
lực thay đổi tùy theo tuổi, mức độ bệnh và các bệnh lý đi kèm.
- Nên theo chế độ ăn nhạt (theo khuyến cáo của WHO).
- Hạn chế bia, rượu.
- Ngưng hút thuốc lá .
Điều trị ĐTĐ bằng thuốc.
- Metformin vẫn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ĐTĐ týp 2 trừ khi có chống
chỉ định hoặc không dung nạp thuốc (dùng metformin đơn trị khi mới chẩn đoán ĐTĐ
týp 2 nếu không có triệu chứng lâm sàng của tăng glucose huyết, mức glucose huyết
không quá cao với HbA1c cao trên mức mục tiêu không quá 1,5%).
- Lựa chọn thuốc hàng thứ 2 kết hợp vào metformin sau khi metformin đơn trị
không đạt mục tiêu HbA1c sau 3 tháng phụ thuộc vào các bệnh lý đi kèm:
 BTMXV: BMV, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên.
 Suy tim.
 Bệnh thận mạn (BTM).
- Đối với người bệnh ĐTĐ týp 2 có BTMXV, khuyến cáo ưu tiên sử dụng các
thuốc ức chế SGLT-2 và đồng vận thụ thể GLP-1 có bằng chứng bảo vệ tim mạch
(empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin, liraglutid, semaglutid).
- Đối với người bệnh ĐTĐ týp 2 có BTMVX và kèm theo suy tim, khuyến cáo
nên ưu tiên sử dụng thuốc ức chế SGLT-2.
- Đối với người bệnh ĐTĐ týp 2 kèm BTM (có hoặc không có BTMXV kèm
theo), cân nhắc sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 có bằng chứng bảo vệ thận
21

(empagliflozin, canagliflozin). Trong trường hợp chống chỉ định của thuốc ức chế
SGLT-2, có thể sử dụng đồng vận thụ thể GLP-1 có tác dụng bảo vệ thận.
- Trong trường hợp người bệnh ĐTĐ týp 2 không có BTMXV hoặc BTM kèm
theo, cân nhắc lựa chọn các nhóm thuốc sau metformin sẽ dựa trên các mục tiêu cụ thể
cần đạt được: Cân nặng, nguy cơ hạ đường huyết, chi phí điều trị.
 Nhóm thuốc ức chế SGLT-2 và nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 được
khuyến cáo sử dụng trên những người bệnh ĐTĐ týp 2 cần giảm cân. Nhóm thuốc ức
chế DPP-4 có thể sử dụng trong trường hợp cần hạn chế tăng cân.
 Trong trường hợp cần hạn chế tối đa nguy cơ hạ đường huyết thì ưu tiên sử
dụng các nhóm thuốc: Ức chế DPP-4, đồng vận thụ thể GLP-1, ức chế SGLT-2 hoặc
thiazolidinedion (TZD).
 Các nhóm thuốc SU (ưu tiên sử dụng SU thế hệ mới với nguy cơ hạ đường
huyết thấp hơn) hoặc TZD được ưu tiên lựa chọn khi cần tiết kiệm chi phí điều trị.
- Phối hợp thuốc từng bước được ưu tiên lựa chọn khi kiểm soát glucose huyết.
- Tuy nhiên, nếu khi chẩn đoán ĐTĐ týp 2 mà người bệnh có HbA1c> 1,5% so
với mục tiêu điều trị: Cần cân nhắc phối hợp thuốc sớm vì hầu hết các nhóm thuốc
uống đều có hiệu quả giảm HbA1c ít hơn 1,0%.
- Viên phối hợp liều cố định giúp tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị, dễ đạt mục tiêu điều
trị hơn.
- Khi cần sử dụng thuốc đường tiêm để kiểm soát glucose huyết (HbA1c> 86
mmol/ mol (10%) và/ hoặc> 23mmol/ mol (2%) so với mục tiêu điều trị), ưu tiên chọn
lựa đồng vận thụ thể GLP-1 hơn so với insulin. Trong trường hợp không có sẵn đồng
vận thụ thể GLP-1 hoặc không có điều kiện dùng đồng vận thụ thể GLP-1, có thể cân
nhắc dùng insulin. Cân nhắc sử dụng insulin trước nếu HbA1c> 11% hoặc có triệu
chứng của tăng glucose huyết (sụt cân, khát nhiều, tiểu nhiều) hoặc ĐTĐ týp 1.
- Sử dụng insulin khi điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết khác mà không đạt
mục tiêu điều trị, thường bắt đầu bằng thêm insulin nền.
- Người bệnh không đạt mục tiêu điều trị với insulin nền và thuốc uống, có thể
phối hợp thêm đồng vận thụ thể GLP-1, ức chế SGLT2, hoặc các mũi insulin nhanh
(insulin bữa ăn) hoặc chuyển sang insulin trộn sẵn 2 hoặc 3 lần/ ngày (tuy nhiên cần
lưu ý nguy cơ hạ đường huyết và tăng cân).
- Bên cạnh việc kiểm soát glucose huyết đạt mục tiêu, điều trị ĐTĐ cần kiểm
soát toàn diện đa yếu tố: Kiểm soát HA, lipid máu, cân nặng và các biến chứng cũng
như các bệnh lý khác kèm theo.
22

Hình 1.5. Các thuốc điều trị đái tháo đường týp 2, cách tiếp cận tổng quát (theo hướng dẫn
của ADA năm 2019) [6]
23

1.3.7. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường


Bệnh đái tháo đường tuy không phải bệnh lây nhiễm nhưng đang là nguyên nhân
hằng đầu gây tử vong ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bệnh ĐTĐ được mệnh danh
là “kẻ giết người thầm lặng” và đang có xu hướng trở thành đại dịch thứ 4 của nhân
loại, sau tim mạch và AIDS.

Hình 1.6. Tỉ lệ dân số trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường (Tạp chí Đái tháo đường
2017).[52]
Những con số báo động:
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát
triển nhanh. Năm 2010 Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 171 triệu
người mắc ĐTĐ và dự kiến đến năm 2035 số người mắc bệnh đái tháo đường sẽ là 366
triệu người. Tuy nhiên tính từ năm 1980 đến năm 2010 thì con số này đã tăng từ 153
triệu đến 347 triệu người (World Health Organization, 2010). Theo Hiệp hội đái tháo
đường Hoa Kỳ năm 2015 (Association American Diabetes, 2016), số lượng người mắc
bệnh ĐTĐ trên thế giới là 382 triệu người. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là 46% số
bệnh nhân không biết mình mắc bệnh ĐTĐ và không nhận thức được những hậu quả
lâu dài mà bệnh gây ra. Chỉ tính trong năm 2013 đã có 5,1 triệu người chết vì bệnh
ĐTĐ và 548 tỉ đô la đã được chi cho căn bệnh này [28].
Theo thống kê ở Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố
Hà Nội), 2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế), nghiên cứu năm
2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc
ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng
đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu
lúc đói toàn quốc 1,9% (năm 2003). Theo kết quả điều tra Stepwise về các yếu tố nguy
cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69,
cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3.6%.
24

Những con số thống kê trên đây cho thấy ĐTĐ đã và đang trở thành một đại
dịch, một vấn đề lớn của Y tế toàn cầu. Tất cả quốc gia dù nghèo hay giàu đều dang
phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
1.3.8. Đánh giá toàn diện về bệnh đái tháo đường
Mục đích
- Xác định chẩn đoán và phân loại ĐTĐ.
- Phát hiện các biến chứng ĐTĐ và các bệnh đồng mắc.
Xem xét điều trị trước và việc kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ đã được
thiết lập.
- Bắt đầu sự tham gia BN trong xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc.
- Xây dựng kế hoạch về chăm sóc liên tục.

Đánh giá toàn diện tình trạng bệnh tại lần khám đầu tiên khi đã chẩn đoán xác định
ĐTĐ

Bệnh sử Khám thực thể Xét nghiệm


• Tuổi, đặc điểm lúc Tổng trạng, chiều cao, • Bộ thông tin về đường:
khởi phát bệnh ĐTĐ. cân nặng, BMI, quá đường huyết lúc đóim
• Cách ăn uống, luyện trình phát triển và dậy đường huyết sau ăn,
tập thể dục. thì ở trẻ em, thanh HbA1c.
• Khai thác tiền sử thiếu niên. • Bộ thông tin về lipid
bệnh tật. • Đo huyết áp (nếu cần máu: Bao gồm
• Tiền sử sử dụng đo HA nằm và đứng để Cholesterol toàn phần,
thuốc lá, rượu, chất tìm hạ HA tư thế). LDL, HDL và
gây nghiện. • Khám tim mạch: Triglycerides khi cần
• Tầm soát các rối Nghe tim, bắt mạch thiết.
loạn: Trầm cảm, lo chi, đặc biệt chi dưới, • Xét nghiệm chức năng
âu, rối loạn ăn nghe mạch cảnh. thận: Bun, ure, creatinin,
uống… • Khám đáy mắt. acid uric.
• Các bệnh đồng mắc. • Khám tuyến giáp. • Xét nghiệm chức năng
• Hoàn cảnh. • Khám da: Tìm dấu gan: AST, ALT.
• Biến chứng mạch gai đen, các thay đổi • Tỉ số Albumin/ creatinin
máu nhỏ, mạch máu da do ĐTĐ kiểm soát nước tiểu lấy 1 lần vào
lớn. kém, khám các vùng buổi sáng.
• Hành vi sử dụng tiêm chích nếu bệnh • Độ lọc cầu thận.
thuốc uống, tiêm, tuân nhân dùng insulin). • TSH, FT3, FT4 ở bệnh
thủ điều trị. • Khám bàn chân toàn nhân (BN) ĐTĐ týp 1.
diện.
Hình 1.7. Đánh giá toàn diện tình trạng bệnh khi đã chẩn đoán xác định ĐTĐ (hình 1.1 và 1.2) [29]
25

1.4. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG
1.4.1. Chế độ dinh dưỡng
Thực hiện theo chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Glucose 50-60%, protid
15-20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày. Nên chọn loại thực phẩm có chỉ
số tăng đường huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100-200g/ bữa), kiêng đồ ngọt [8],
[1], [10].
Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn
- Ăn nhiều loại thực phẩm, đa dạng.
- Hạn chế ăn nhất béo nhất là mỡ động vật (Chất béo no).
- Ăn thêm các thức ăn có nhiều chất xơ (Các loại rau).
- Không ăn nhiều chất đường ngọt và lạm dụng đồ uống có cồn.
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải, hợp lí, tránh tăng cân quá mức.
Đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết
Tùy từng đối tượng mà sẽ có những mức nhu cầu năng lượng khác nhau (Tùy
mức độ vận động của từng người).
- Người lao động nhẹ: 30 Kcal/ kg cân nặng.
- Người lao động trung bình: 35 Kcal/ kg cân nặng.
- Người lao động nặng: 40 Kcal/ kg cân nặng.
Để có khẩu phần ăn hợp lý cần lưu ý giá trị tạo năng lượng của các chất
- 1g chất béo = 9 Kcal.
- 1g chất đạm = 1g tinh bột = 4 Kcal.
Tổng năng lượng cần cho một người trưởng thành trong 1 ngày vào khoảng
1500 Kcal đến 1700 Kcal.
Vì vậy, người đái tháo đường cần phân bổ bữa ăn trong ngày và chia khẩu phần
ăn một cách hợp lý để tránh đường huyết lên quá cao khi no hoặc xuống quá thấp khi
đói (tốt nhất 3 bữa chính và từ 2 đến 3 bữa phụ). Người bệnh cần ăn uông một cách
điều độ, đúng giờ để có thể ngon miệng hơn, cảm thấy thư thái và nhiều năng lượng
hơn.
Sử dụng các nhóm chất thực phẩm hợp lý
Thực phẩm có chứa tinh bột:
Lưu ý chỉ số đường của thực phẩm để chọn thực phẩm thích hợp cho khẩu phần
ăn.
- Thực phẩm có chỉ số đường cao: Đường cát, sữa có đường, kem, bánh mì,
khoai tây, mật ong và các loại bánh kẹo ngọt.
- Thực phẩm có chỉ số đường trung bình: Cơm, mì, các loại đậu, gạo lức, bắp,
khoai sọ, chuối, nho...
- Thực phẩm có chỉ số đường thấp: Đậu khô, đậu lăng, yaourt, sữa không
đường, cam, táo...
26

Người bệnh nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường trung bình hoặc thấp,
nên tránh ăn các thực phẩm có chỉ số đường cao vì nó gây tăng đường huyết nhanh và
không ổn định.
Nếu thèm ngọt nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo (aspartam, sacharine) thay
cho đường cát trắng.
Đối với chất đạm (Protein):
- Lượng protein lí tưởng 0,8 g/ kg thể trọng/ ngày đối với người trưởng thành.
- Lượng protein nên chiếm 15% - 20% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày.
- Ưu tiên nguồn đạm động vật trong cá, đặc biệt các loại cá nạc ít mỡ.
Đối với chất béo (Lipid):
- Lượng lipid không nên quá 25% - 30% tổng số năng lượng. Lượng cholesterol
chỉ nên dưới 250 mg/ ngày.
- Không nên ăn quá nhiều chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol
sẽ làm tăng cholesterol máu, tiền đề của các bệnh tim mạch và huyết áp.
- Sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè).
Đối với rau, trái cây tươi:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi. Chúng có tác
dụng chống lão hóa, bổ sung vitamin và muối khoáng.
- Một số lưu ý khi dùng trái cây:
- Các loại trái cây chín thường chứa nhiều đường fructose, loại này làm tăng
đường huyết chậm hơn sucrose (đường mía) do đó người bệnh có thể dùng được.
- Nên ăn các loại trái cây có màu đậm vì chúng thường có nhiều loại vitamin và
khoáng chất tốt cho tim mạch và sức khỏe.
- Bản thân chất đường dù là đường trái cây hay đường mía thì đều có khả năng
làm tăng mức đường huyết vì vậy người bệnh chỉ nên dùng ở mức vừa phải và khi đã
ăn thêm trái cây thì nên bớt lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày với liều tương
đương.
- Tuyệt đối không ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
Một số điểm lưu ý khi chế biến thức ăn
- Hạn chế các loại thức ăn chế biến với nhiệt độ cao như chiên, xào. Nên dùng
thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh.
- Khi sử dụng các loại thực phẩm được quảng cáo dành cho người tiểu đường
thì cần phải xem kỹ thành phần và số năng lượng tạo ra của một gói thực phẩm được
in trên nhãn. Không nên tin tưởng hoàn toàn vào các loại thực phẩm được quảng cáo
này [17].
27

Hình 1.8. Tháp dinh dưỡng đái tháo đường týp 2 ( Nguyễn Thy Khuê 2016) [14]
1.4.2. Chế độ tập luyện
Mục đích: Làm giảm lượng mỡ thừa trong các tạng và trong ổ bụng, giảm nhu
cầu insulin và giảm đường máu.
Quy tắc ước lệ: Ví dụ: 30 phút chơi thể thao cần thêm khoảng 2 đơn vị bánh mì
(tương đương 24g đường).
Lợi ích của việc luyện tập thể dục
Việc tập luyện thể dục giúp tiêu hao năng lượng hơn trạng thái tĩnh.
Luyện tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là phương pháp
điều trị quan trọng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường vì nó có nhiều lợi ích như
mang lại nhiều năng lượng hơn, làm giảm cơn, giảm trầm cảm, lo âu và stress. Vì vậy
bệnh nhân cần tư vấn để bệnh nhân hiểu được tập luyện là một phần của quá trình điều
trị đái tháo đường bất kể bệnh nhân có yêu cầu giảm cân hay không.
Cụ thể:
- Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi luyện tập. Không chỉ giúp
kiểm soát đường máu hàng ngày, luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết
một cách lâu dài và tốt hơn.
- Giúp cơ thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin máu, do đó nhu cầu insulin sẽ
giảm đi.
28

- Làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, như: Xơ vữa động mạch, cao huyết
áp.
- Hỗ trợ cho chế độ ăn giảm cân. Giảm trọng lượng cơ thể ở người thừa cân hoặc
béo phì.
- Cải thiện khả năng hô hấp và tuần hoàn.
- Tạo sự hưng phấn dễ chịu.
- Tăng cường thể lực, cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng khỏe mạnh nói
chung.
Cách luyện tập có hiệu quả
- Lựa chọn trang phục, giày dép: Lựa trang phục thoải mái, đủ ấm, phù hợp với
thời tiết và loại hình luyện tập. Giày dép đúng kích cỡ, vừa chân. Nên lựa giày mềm,
ấm và che chắn bàn chân.
- Lựa chọn địa điểm luyện tập: Nên lựa chọn nơi tập luyện bằng phẳng không gồ
ghề. Nên lựa nơi thoáng mát, có nhiều người tập để tạo hứng thú khi tập.
- Lựa chọn thời điểm và thời gian luyện tập
- Có nhiều loại hình luyện tập nhưng nên chọn loại hình phù hợp với sức khỏe và
tuổi tác.
- Bài tập phù hợp nhất với người đái tháo đường là đi bộ. Nên đi bộ lúc chiều mát
hoặc sáng sớm và thời gian vận động nên trên 30 phút. Tuy nhiên, không vận động quá
sức của mình.
- Phương pháp luyện tập: Gồm 3 bước cho tất cả các loại hình luyện tập.
- Bước 1: Khởi động và làm ấm cơ thể (5 – 10 phút).
- Bước 2: Tập luyện thật sự (30 – 40 phút).
- Bước 3: Thư giãn, thả lỏng (5 – 10 phút).
Những lợi ích này có thể thấy được qua sự cải thiện chỉ số HbA1c, ngăn ngừa các yếu
tố nguy cơ gây bệnh tim mạch [26], [32]. Hoặt động thể lực cũng làm giảm cân đặc
biệt khi phối hợp với giảm mực năng lượng thu thập vào [37].
Một số nguy cơ có thể xảy ra trong và sau luyện tập
- Hạ đường huyết: Có thể xảy ra trong lúc tập luyện hoặc sau khi kết thúc tập
luyện.
- Tập luyện nặng, quá sức có thể gây tăng huyết áp.
- Có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, hay nhồi máu cơ tim.
- Làm trầm trọng thêm các biến chứng mãn tính do bệnh đái tháo đường gây ra ở
mắt, thận [4].
1.5. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
1.5.1. Khái niệm
Theo Ranial và Morisky sự tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của một bệnh nhân đối
với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/ hoặc thực hiện thay đổi lối sống
tương ứng với khuyến cáo của nhân viên chăm sóc sức khỏe [33], [46].
29

Tại các nước đang phát triển, tỉ lệ tuân thủ điều trị phác đồ điều trị lâu dài trong dân số
trung bình khoảng 60 – 70% và tỉ lệ này thấp hơn các nước đang phát triển [33].
1.5.2. Phương pháp đo lường sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Đánh giá chính xác thái độ tuân thủ điều trị là cần thiết để lập kế hoạch điều trị hiệu
quả. Có nhiều phương pháp để đo lường mức độ tuân thủ điểu trị của bệnh nhân, tuy
nhiên không có tiêu chuần vàng cho việc đo lường vì mỗi phương pháp đều có ưu và
nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn phương pháp đo lường
cho phù hợp [46].
 Một phương pháp đo lường sự tuân thủ dựa vào đánh giá chủ quan của bệnh
nhân thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng vì
tương đối đơn giản, dễ thực hiện và chi phí không cao.
 Thiết bị theo dõi điện tử (MEMS) ghi lại thời điểm và ngày mà lọ thuốc được
mở, dữ liệu thu được cho phép đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân thông qua
việc kiểm tra số lần dùng thuốc trong ngày, khoảng cách giữa lần dùng thuốc.
 Đếm viên: Đếm số viên thuốc còn lại sau đợt điều trị qua đó đánh giá sự tuân
thủ trong sử dụng thuốc của bệnh nhân.
 Đo nồng độ thuốc huyết tương.
1.5.3. Nhóm yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị
Bao gồm 5 nhóm yếu tố [47]:
 Yếu tố liên đến bệnh nhân: Một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân gây ảnh
hưởng đến sự tuân thủ là: hay quên, tâm lý xã hội căng thẳng; lo lắng về ảnh hưởng có
thể có hại; thiếu động lực; kiến thức không đầy đủ và kỹ năng trong việc quản lý các
bệnh có triệu chứng và điều trị, niềm tin tiêu cực về hiệu quả điều trị, sự hoài nghi
trong chẩn đoán, thiếu nhận thức về các nguy cơ sức khỏe liên quan đến bệnh; hiểu
lầm về hướng dẫn điều trị, thiếu sự chấp nhận của giám sát…
 Yếu tố liên quan đến điều trị: Có nhiều yếu tố liên quan đến điều trị có ảnh
hưởng đến sự tuân thủ. Đáng chú ý nhất là vấn đề có liên quan đến các phác đồ y tế
phức tạp, thời gian điều trị, thất bại điều trị trước đó, thường xuyên thay đổi trong điều
trị, hiệu quả điều trị tức thời, tác dụng phụ…
 Yếu tố kinh tế xã hội: Một số yếu tố có một tác động đáng kể về tuân thủ điều
trị là: tình trạng kinh tế xã hội nghèo, nghèo đói, mù chữ, trình độ học vẫn thấp, thất
nghiệp, thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội hiệu quả, không ổn định điều kiện sinh hoạt, chi
phí vận chuyển cao, chi phí cao của thuốc. Chi phí cao của các loại thuốc và chăm sóc
luôn được báo cáo như là một nguyên nhân quan trọng của sự kém tuân thủ tại các
nước đang phát triển.
 Yếu tố về đội ngũ chăm sóc sức khỏe: Mối quan hệ bệnh nhân – nhân viên
chăm sóc sức khỏe tốt có thể cải thiện sự tuân thủ. Và những yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực đến sự tuân thủ bao gồm dịch vụ y tế kém phát triển, thiếu kiến thức và sự đào tạo
cho nhân viên y tế về vấn đề quản lý bệnh mãn tính…
30

 Yếu tố liên quan đến bệnh tật: Một số yếu tố quyết định sự tuân thủ điều trị là
mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, mức độ thương tật, tỷ lệ tiến triển và mức độ
nghiêm trọng của bệnh, và các bệnh lý đi kèm.
1.6. NGHIÊN CỨU VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
– Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp thực hiên năm 2009 tại bệnh viện đa
khoa khu vực Thống Nhất Đồng Nai [9] trên 138 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều
trị ngoại trú. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về bệnh
ĐTĐ của bệnh nhân trước và sau khi tham gia hội tư vấn, đánh giá hiệu quả của việc
tư vấn trong điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 của nhóm bệnh nhân này. Kết quả cho
thấy có 63.7% bệnh nhân tuân thủ trong việc sử dụng thuốc.
– Nghiên cứu của Sherman và cộng sự thực hiện năm 2011 tại đông bắc Ohio,
Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ tuân thủ điều trị là 89.5% [49], trong đó niềm tin của bệnh nhân
vào việc điều trị được khẳng định là có liên quan đến tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc.
– Nghiên cứu hồi cứu gộp năm 2013 với hơn 444.000 bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 của Bryson và cộng sự tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị là 81% [35].
1.7. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN
Địa chỉ: Số 51 Triệu Nương, Ấp Châu Thành, Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng.
" Vì sức khỏe Cộng đồng, không ngừng cải tiến chất lượng "
Theo Quyết định số 6858/ QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành 83 tiêu chí được áp dụng cho Bệnh viện Nhà nước và bệnh viện tư nhân,
bao gồm:
Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
- Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí)
- Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Mỗi tiêu chí được đánh giá với 5 mức độ chất lượng, cụ thể:
- Mức 1: Chất lượng kém
- Mức 2: Chất lượng trung bình
- Mức 3: Chất lượng khá
- Mức 4: Chất lượng tốt
- Mức 5: Chất lượng rất tốt
31

Hệ thống quản lý chất lượng

Hình 1.9. Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên


32

Hình 1.10. Sơ đồ tổ chức


33

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhân đái tháo đường tại Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên năm
2019 -2020.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: Từ tháng 11/ 2019 đến tháng 03/ 2020
Cụ thể:
Bước 1: 6/ 2019 - 9/ 2019
- Tham khảo tài liệu, ý kiến, lập kế hoạch, viết đề cương.
- Dự trù kinh phí nghiên cứu.
Bước 2: 10/ 2019 - 11/ 2019
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Thống nhất phương pháp, chỉ tiêu và các mẫu nghiên cứu.
Bước 3: 12/ 2019 – 3/ 2020
- Bảo vệ đề cương, chỉnh sửa đề cương theo ý kiến của hội đồng và người hướng
dẫn.
- Tiến hành nghiên cứu, thu thập, nhập và xử lý số liệu, phân tích đánh giá kết
quả.
Bước 4: 4/ 2020 – 7/ 2020
Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu, viết luận văn dự thảo, thông qua bộ môn, bảo vệ
thử và bảo vệ chính thức.
Địa điểm: Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tại Trung
Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế cắt ngang, mô tả và phân tích.
2.3.2. Cỡ mẫu
Tính theo công thức:
n=
Lấy p = 0.5 với độ tin cậy là 95% ( )
Độ chính xác (sai số cho phép) d = 0,05
p x (1-p)
N = Z 1-
α/ 2
d2

→ Cỡ mẫu tính được theo công thức là 384, lấy tròn 385 bệnh nhânh
34

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu


Chọn mẫu tiện lợi.
2.3.4. Tiêu chí chọn đối tượng
Tác giả chọn tất cả các BN thỏa mãn các tiêu chí sau đây vào nghiên cứu trong
thời gian lấy số liệu:
Tiêu chí đưa vào
- Bệnh nhân có chuẩn đoán xác định là đái tháo đường týp 2.
- Đã điều trị với ít nhất 1 thuốc đái tháo đường trong 6 tháng trước.
- Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm glucose huyết lúc đói và HbA1c tại thời
điểm khảo sát.
- Bệnh lý kèm theo: biến chứng thận, suy van tĩnh mạch, tăng acid uric, biến
chứng thần kinh, viêm dạ dày, thiểu năng tuần hoàn não, viêm khớp gối, tăng men gan,
loãng xương, thiếu máu cơ tim, rối loạn lipit máu, tăng huyết áp
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
- Bệnh nhân không có kết quả xét nghiệm glucose huyết lúc đói và HbA1c tại
thời điểm khảo sát.
- Bệnh nhân không có khả năng tự sử dụng thuốc, không có khả năng trả lời câu
hỏi.
- Bệnh nhân có bệnh lý nặng: Suy tim, suy gan, suy thận, ung thư, nhồi máu cơ
tim, đột quỵ…
- Phụ nữ có thai.
- Các bệnh nhân mất máu cấp tính hoặc mạn tính, các bệnh về máu khác: Thiếu
máu, huyết tán, bệnh sắc tố (F, C, D, S). Các bệnh tăng bilirubin máu và muối mật.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3.5. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập dựa vảo việc phỏng vấn bệnh nhân với tiêu chuẩn lựa chọn tại
Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên.
Thu thập các thông tin về bệnh nhân, bệnh tật và thông tin điều trị, thông qua bảng câu
hỏi đánh giá sự tuân thủ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị trên bệnh
nhân đái tháo đường týp 2.
2.3.6. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Đánh giá tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Đánh giá sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đối với thuốc hạ
đường huyết đường uống, bằng 8 câu hỏi theo thang điểm Morisky Medication
Adherence Scale (MMAS-8-Item) [44], [50].
Bao gồm:
1. Bác/ Anh/ Chị có bao giờ quên uống thuốc chưa?
35

2. Trong vòng 2 tuần qua, có ngày nào Bác/ Anh/ Chị quên uống thuốc không?
3. Khi Bác/ Anh/ Chị phải hay xa nhà hay đi công tác, có khi nào anh chị quên mang
thuốc không?
4. Hôm qua Bác/ Anh/ Chị có uống thuốc không?
5. Có khi nào Bác/ Anh/ Chị cảm thấy phiền phức khi phải uống thuốc thường xuyên,
đúng như chỉ định?
6. Khi Bác/ Anh/ Chị thấy bệnh đã cải thiện (chỉ số đường huyết bình thường), Bác/
anh/ chị có ngưng dùng thuốc không?
7. Bác/ Anh/ Chị có bao giờ tự ngưng thuốc vì thấy bệnh nặng hơn sau khi uống thuốc
mà không nói với bác sĩ?
8. Bác/ Anh/ Chị có hay gặp khó khăn khi phải nhớ các loại thuốc cần uống?
Mỗi câu trả lời đúng = 1 điểm, câu trả lời sai = 0 điểm.
Tổng số điểm đạt từ 7 - 8 tuân thủ tốt, ≤ 6 tuân thủ kém.
Dựa vào dữ liệu thu thập được thống kê tỉ lệ tuân thủ điều trị trên bệnh nhân.
Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố lên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Dựa trên kết quả phỏng vấn thống kê được các yếu tố có liên quan (thúc đẩy hoặc làm
giảm sự tuân thủ điều trị. Kiểm tra mối tương quan của các yếu tố lên sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân.
Bảng 2.1. Đặc điểm bệnh nhân theo mức độ tuân thủ điều trị
Biến Tuân thủ kém Tuân thủ tốt
1. Giới tính
2. Nhóm tuổi
3. Trình độ học vấn
4. Thu nhập
5. Tình trạng nghề nghiệp
6. Thời gian điều trị ĐTĐ
7. Số loại thuốc uống điều trị ĐTĐ
8. Tần suất sử dụng thuốc (lần/
ngày)
9. Tác dụng phụ
10. Kiến thức về bệnh ĐTĐ của
bệnh nhân
11. Niềm tin của bệnh nhân vào việc
điều trị
12. Mối liên hệ bác sĩ - bệnh nhân

2.3.7. Phương pháp đánh giá kiến thức về bệnh của bệnh nhân
Đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân trong nghiên cứu bằng 14
câu hỏi đã được sử dụng khảo sát tại bệnh viện đa khoa Penang, Malaysia [41].
36

Đối với 14 câu hỏi kiến thức, mỗi câu hỏi ghi nhận 1 điểm cho một câu trả lời đúng và
0 điểm cho một câu trả lời sai. Điểm đạt từ ≤ 10: Kiến thức kém, 11 - 12 điểm: Kiến
thức trung bình, 13 - 14 điểm: Kiến thức tốt.
2.3.8 Phương pháp đánh giá niềm tin vào điều trị của bệnh nhân
Đánh giá niềm tin vào điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng 9 câu hỏi đã
được sử dụng khảo sát tại trung tâm y khoa Iowa, Hoa Kỳ năm 2010 [25].
Đối với 9 câu hỏi khảo sát về niềm tin vào điều trị của bệnh nhân, mỗi câu hỏi được
ghi nhận 1 điểm cho một câu trả lời đúng và 0 điểm cho một câu trả lời sai. Điểm đạt
từ ≤ 6 điểm: Niềm tin tiêu cực vào điều trị, 7 - 9 điểm: Niềm tin tích cực vào điều trị.
Nội dung tư vấn cho đối tượng nghiên cứu:
Tư vấn, hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân tuân thủ tốt nhất chế độ điều trị, dùng thuốc
theo sự chỉ định của bác sĩ. Cải thiện tối đa tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
(vd: Sử dụng hộp chia thuốc trong một ngày, một tuần; ghi lịch uống thuốc, lịch tái
khám hàng tháng; củng cố niềm tin vào việc điều trị của bệnh nhân…)
“Tổ tư vấn đái tháo đường” tiến hành tư vấn cho bệnh nhân lợi ích của việc tuân thủ
các chế độ ăn kiêng, luyện tập thể lực và sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ trong việc
kiểm soát đường huyết.
Hình thức tư vấn được tiến hành bằng các buổi tư vấn nhóm, phát tờ rơi cho bệnh
nhân.
- Về bệnh:
Thảo luận về nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tăng đường huyết có thể
gây tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thể: Tổn thương mạch máu, xơ vữa động mạch
vành gây nhồi máu cơ tim, đục thủy tinh thể gây mù mắt, rối loạn nhịp tim, vết thương
lâu lành gây hoại tử mô, tổn thương thần kinh ngoại biên gây mất cảm giác.
- Thuốc sử dụng:
Các tác dụng phụ, các lưu ý khi bảo quản thuốc, tầm quan trọng của việc tuân thủ sử
dụng thuốc.
Giúp bệnh nhân cải thiện việc dùng thuốc đều đặn, đúng giờ bằng phương pháp:
hướng dẫn bệnh nhân chia thuốc sử dụng trong ngày theo phần sáng, trưa, chiều.
Lặp lại tư vấn, theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân trong mỗi kỳ tái khám hàng
tháng. Trong trường hợp cần thiết, có thể điện thoại liên lạc với bệnh nhân để nhắc
nhở họ tái khám đúng hện cũng như dùng thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ định của
bác sĩ
- Về dinh dưỡng:
Không cấm kỵ ăn uống đối với người ĐTĐ nhưng phải kiểm soát tốt đường huyết.
Cần ăn chế độ đa dạng, kèm thoe các vitamin A, D, E; tăng lượng chất xơ và giảm chất
béo có hại cho cơ thể (sữa đặc có đường, phomai…).
Nên ăn nhiều bữa trong ngày: Ngoài 3 bữa chính, có thể ăn thêm 1 - 2 bữa phụ.
Sử dụng nhiều rau tươi, trái cây ít đường.
Ăn cơm, bánh mì, các loại tinh bột vừa đủ.
37

Sử dụng dầu ăn thực vật (dầu olive, mè, đậu nành…), tránh chất béo động vật.
Khẩu phần ăn cần phù hợp, dễ kiếm, giá cả hợp lý cho từng người để giúp bệnh nhân
dễ tuân thủ chế độ dinh dưỡng.
10 lời khuyên ăn đủ chất nhưng không tăng đường huyết:
Ăn nhiều loại thực phẩm (từ 15 đến 20 loại/ ngày)
Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày: 03 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ.
Không để quá đói sẽ gây hạ đường huyết, không ăn quá no, quá nhiều trong 1 bữa sẽ
gây tăng đường huyết sau ăn.
Hạn chế ăn uống các thực phẩm gây tăng đường huyết như: Gạo chà trắng, bánh mì,
trái cây ngọt, nước ép trái cây, chuối chiên, đường tinh luyện, mật ong, bánh kẹo, chè,
nước ngọt…
Có thể ăn thường xuyên với số lượng vừa đủ theo nhu cầu những thực phẩm ít gây
tăng đường huyết như: Cá, thịt nạc, đậu hũ, các loại đậu nguyên hạt, rau, củ, trái cây ít
ngọt (thanh long, bưởi, lê, mận, táo…), yaouet, sữa ít béo và không đường.
Hạn chế ăn mặn (ít hơn 1 muỗng cà phê muối/ ngày) và các thực phẩm chế biến sẵn:
mì gói, chả giò, chả lụa…
Hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá), da, phủ tạng (tim, gan, óc, thận…).
Khi chế biến thức ăn cần chú ý: Không xay nhuyễn và hầm quá nhừ, không chế biến
thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên, nướng…
Hạn chế bia (ít hơn 330 ml/ ngày), rượu (ít hơn 150ml/ ngảy đối với rượu vang; ít hơn
30 ml/ ngày đối với rượu mạnh).
Uống đủ nước (6 - 8 ly mỗi ngày).
Dinh dưỡng hợp lý:
Dinh dưỡng hợp lý là: Ăn đúng, bảo đảm tính “cân đối”, đảm bảo tính “an toàn”.
Ăn đúng là: điều độ và chừng mực, phù hợp tình trạng sức khỏe, đa dạng, thực phẩm
phong phú.
Ăn đủ là: Đủ năng lượng, đủ số lượng, đủ các loại thực phẩm.
Bảo đảm tính “cân đối” về: Thành phần, vi chất dinh dưỡng, phân bố bữa ăn.
Chế biến thực phẩm để làm giảm chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm.
Sơ chế thực phẩm: Nên cắt lớn, hạn chế bằm nhuyễn thực phẩm.
Cách nấu: tránh hầm nhừ, tán nhuyễn, nướng ở nhiệt độ cao, nên chọn cách chế biến
luộc, hấp, chưng, kho (ví dụ: Khoai tây luộc (GI = 95), khoai tây chiên (GI = 525)).
Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường
Carbonhydrat là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, carbonhydrat được tiêu hóa trong cơ
thể tạo thành đường trong máu. Khẩu phần carbonhydrat trong bữa ăn có ảnh hưởng
lớn nhất với mức độ đường trong máu. Bằng cách ăn những bữa ăn thường xuyên và
chia đều các loại thực phẩm chứa carbonhydrat trong ngày, có thể duy trì mức năng
lượng mà không gây tăng lượng đường trong máu.
Chỉ số glycaemic: Một số thực phẩm chứa carbonhydrat giải phóng glucose vào máu
nhanh hơn so với những loại khác. Thực phẩm có mức độ glucose trong máu tăng
38

chậm hơn được mô tả là có chỉ số đường huyết (GI) thấp và có thể có ích trong việc
kiểm soát đường huyết [23].
Bảng 2.2. Phân nhóm thức ăn theo chỉ số đường huyết
Thực phẩm GI Thực phẩm GI
1. Thực phẩm có chỉ số GI thấp< 55 (nên ăn thường xuyên)

Đậu nành 25 Đậu Hà lan khô 32

Cám gạo 27 Đậu tây 42

Lúa mạch 36 Đậu đen 43

Mì spaghetti 53 Quả anh đào 32

Yaourt ít béo, không đường 20 Đậu xanh 47

Sữa tươi, nguyên kem 39 Đậu rằn 55

Sữa gầy 46 Bưởi 36

Đậu lima non 46 Táo 54

Đường trong trái cây 32 Mận 55

Quả mơ khô 44 Trái lê (tươi) 53

2. Thực phẩm có chỉ số GI trung bình = 55 - 69 (nên ăn vừa phải)

Cam vừa chín tới 68 Đậu non 68

Nước trái táo ép 58 Cam 63

Nước dửa ép 66 Nho 66

Nước bưởi ép 69 Quả đào 60

3. Thực phẩm có chỉ số GI cao ≥ 70 (nên ít ăn)

Khoai lang 77 Cà rốt 70

Bắp (ngô) 78 Đậu tằm 113

Bắp nổ 79 Dưa hấu 103

Gạo lức 79 Nước cam ép/ vắt 71

Gạo trắng 83 Chuối 77

Bột bắp (Bột ngô) 98 Quả mơ tươi 82


39

Bột mì 99 Dứa (thơm) 91

Bánh mì nướng 100 Nho 96

Khoai tây chiên 107 Quả chà là 139

Khoai tây nướng 121 Nho khô 94

Kem ít béo 71 Đường mía 92

Kem 87 Bánh quế 109

Mật ong 83 Bánh bột bắp 119

Củ cải đường 91

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thường xuyên thực phẩm có chỉ số đường< 55, ăn
vừa phải thực phẩm có chỉ số đường huyết 56 - 69 và ăn ít những thực phẩm có chỉ số
đường huyết trên 70. Cố gắng ăn ít nhất một loại thực phẩm có chỉ số GI thấp cho mỗi
bữa ăn.
Các bước tính nhu cầu năng lượng
Nhu cầu về năng lượng của bệnh nhân đái tháo đường giống người bình thường, nhu
cầu này tăng hay giảm tùy theo giời, tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy [8].
Bước 1: Tính cân nặng vật lý tưởng (CNLT) = (Chiều cao (cm) - 100) x 0.9
Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng (NCNL)
Bảng 2.3: Nhu cầu về năng lượng (theo cân nặng lý tưởng) [8]
Mức lao động Nhu cầu năng lượng
Nam Nữ
Nhẹ CNLT x 30 kacl/ kg/ ngày CNLT x 25 kcal/ kg/ ngày
Trung bình CNLT x 35 kcal/ kg/ ngày CNLT x 30 kcal/ kg/ ngày
Nặng CNLT x 45 kcal/ kg/ ngày CNLT x 40 kcal/ kg/ ngày
Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng của nam, cao 170cm, lao động nhẹ
Bước 1: Cân nặng lý tưởng = (170 - 100) x 0.9 = 63kg
Bước 2: nhu cầu năng lượng = 63 x 30kcal/ kg/ ngày = 1890 kcal/ kg/ ngày
Những khuyến cáo về tỉ lệ các chất trong chế độ ăn, theo ADA, theo đề nghị của Việt
Nam, cũng như các tài liệu khác:
40

Bảng 2.4. Khuyến cáo về tỉ lệ các chất trong chế độ ăn [8]

Theo đề nghị của Theo các tài liệu


Thành phần Theo ADA (%)
Việt Nam (%) khác (%)
Glucid 50 - 60 60 - 65 55 - 60
Protid 15 - 20 15 - 20 15 - 20
Lipid 35 25 30
- Về vận động thể lực:
Làm các việc trong nhà, đi bộ hoặc đi xe đạp khoảng 30 phút mỗi ngày, tránh vận
động thể lực mạnh và kéo dài nhiều giờ vì có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.
Lợi ích của vận động thể lực và chữa bệnh đái tháo đường
Vận động thể lực có tác dụng làm giảm đường trong máu thông qua việc tăng thu nhận
đường glucose vào cơ từ 7 - 20 lần, giảm sản xuất đường từ gan 22% tùy thuộc vào
mức độ và thời gian vận động.
Bảo vệ tim mạch: Vận động thể lực giúp làm giảm huyết áp tâm thu 11 mmHg, giảm
huyết áp tâm trương 8 mmHg. Những người thường xuyên vân động thể lực làm tăng
lượng LDL cholesterol lên 13%, tăng tiêu thụ acid béo tự do từ 27% đến 47% dù rằng
cân nặng chỉ giảm đi chút ít (1 kg).
Lợi ích về mặt tâm lý: Vận động thể lực còn có tác dụng giảm lo âu, cải thiện trạng
thái tâm lý, tăng cảm giác tự trọng và giảm cảm giác thoải mái, tăng chất lượng cuộc
sống.
Cách tập luyện
Tùy sức khỏe của mỗi người mà thời gian tập luyện được tăng dần.
Tuân theo quy định 3 bước: Khởi động làm ấm cơ thể, giai đoạn vận động tích cực,
giai đoạn làm nguội cơ thể.
Nên lựa chọn cường độ luyện tập từ nhẹ đến trung bình, luyện tập dường độ cao dễ
dẫn đến nguy cơ tim mạch, chấn thương, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Thời gian lý tưởng để tập luyện là buổi sáng, khoảng 30 phút/ ngày. Tần suất tập thích
hợp là 5 lần/ tuần.
Chú ý không để mất nước trước khi tập luyện bao gồm: Đi bộ, xe đạp, yoga, dưỡng
sinh, cầu lông, tennis, khiêu vũ, bơi lội, chạy bộ.
Một số hình thức tập luyện sức bền phổ biến: [37], [15]
+ Đi bộ sức khỏe: Trong số các loại hình thể dục thể thao củng cố và nâng cao
sức khỏe thì đi bộ nhanh có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao, đặc biệt là đối
với những người cao tuổi. Đi bộ có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là đối
với hệ thống tim mạch, hô hấp, giảm cân, cường độ vận động phụ thuộc vào số bước
chân trong 1 phút.
Rất chậm, từ 60 đến 70 bước trong một phút (2.5 - 3 km/ giờ).
Chậm, từ 70 đến 90 bước trong một phút (3 - 4 km/ giờ).
Nhanh, từ 120 đến 140 bước trong một phút (5.5 - 6.5 km/ giờ).
41

Rất nhanh, trên 140 bước trong một phút (trên 6.5 km/ giờ).
Đi bộ nhanh để củng cố và nâng cao sức khỏe có thể áp dụng cho những đối tượng có
chống chỉ định đối với chạy, những đối tượng ở các độ tuổi khác nhau mới bắt đầu
tham gia tập luyện mà có tình trạng thể lực kém. Cùng với sự gia tăng trình độ rèn
luyện, các bài tập đi bộ sức khỏe cần phải được xen kẽ với tập chạy, chạy bước nhỏ.
+ Chạy: Trong những năm gần đây, chạy là một loại hình rèn luyện phổ biến, có
số lượng lớn ngườ tham gia, ở mọi lứa tuổi. Môn chạy là một loại hình vận động phổ
cập nhất để tập thể lực và nâng cao sức khỏe. Trừ một số ngoại lệ, tất cả mọi người
đều có thể tập chạy, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trình độ luyện tập. Môn
chạy rất tự nhiên và đơn giản đến mức không đòi hỏi huấn luyện kỹ thuật đặc biệt,
nhưng nó có hiệu quả cực kỳ tốt đối với cơ thể con người.
+ Bơi: Tiêu hao năng lượng của cơ thể trong khi bơi có một loạt đặc điểm khác
biệt. Ngay từ giây phút đầu khi người bơi xuống nước, chưa thực hiện các động tác
vận động, tiêu hao năng lượng của cơ thể đã tăng thêm 50% so với bình thường để giữ
tư thế trong nước, tiêu hao năng lượng đã tăng 2 - 3 lần, vì tính dẫn nhiệt của nước cao
hơn của không khí 25 lần. Như vậy, tập bơi là một phương pháp tuyệt vời để giảm cân.
Để đạt được hiệu quả rèn luyện sức khỏe của tập bơi, cần phải phát triển tốc độ bơi đủ
lớn để mạch đập đạt trên 130 lần/ phút, tập bơi 3 buổi/ tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút.
+ Thể dục nhịp điệu: Để đạt được hiệu quả củng cố, nâng cao sức khỏe và can
thiệp bệnh tật, chúng ta cần phải tham gia tập luyện thường xuyên, tối thiểu tuần hai
lần và mỗi lần 30 phút với cường độ cao, phù hợp với lứa tuổi của mình, với yêu cầu
có không dưới 2/ 3 số cơ của cơ thể tham gia vào quá trình vận động. Hiệu quả tập
luyện chỉ đạt được khi trong phần tập chính cường độ gánh nặng vận động tương
đương khoảng 65 - 85% của Fmax, trong trường hợp này nhịp tim đạt 139 - 156 nhịp/
phút.
2.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Dữ liệu thu thập được tổng hợp thành bảng tính và biểu đồ, sử dụng phần mềm SPSS
22.0 và Excel 2016 dể xử lý số liệu, xem xét các mối tương quan giữa các yếu tố và sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Kiểm tra mối tương quan của các biến với sự tuân thủ bằng phép kiểm chi bình
phương (đối với biến định tính).
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Tất cả người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu được thông báo trước và giải thích
về mục đích và nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng. Không tiết lộ bất cứ bí mật nào
về người được điều tra, chỉ nghiên cứu viên được phép sử dụng thông tin và chỉ phổ
biến khi được phép của đối tượng cung cấp thông tin.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu,
không làm tổn hại tinh thần, thể chất của các đối tượng tham gia trong nghiên cứu.
- Lợi ích của nghiên cứu được sử dụng cho cộng đồng.
42

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi thực hiện phỏng vấn bệnh nhân đến điều trị đái tháo đường týp 2 tại Trung Tâm Y
Tế Huyện Mỹ Xuyên. Sau khi phỏng vấn, số bệnh nhân với phiếu trả lời đạt yêu cầu
để đưa vào nghiên cứu là 385 bệnh nhân.
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN
3.1.1. Thông tin về giới tính, tuổi tác
Phân bố theo giới tính
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới Tính Tỷ lệ % Số BN
Nam 35,6 45
Nữ 64,4 141
Tổng số 100 385

Trong số 385 bệnh nhân được phỏng vấn có 248 bệnh nhân nữ chiếm 64,4%, bệnh
nhân nam chỉ có 137 chiếm 35,6%.

Giới Tính

35,6%

64,4%

Nam Nữ

Hình 3.1. Sự phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu.


43

Phân bố theo độ tuổi


Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi Tỷ lệ % Số BN
<50 11,7 45
50-60 36,6 141
61-70 35,1 135
>70 16,6 64
Tổng số 100 385
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung bình
60,3±10,15, số tuổi lớn nhất là 92 và số tuổi nhỏ nhất là 40.
Trong mẫu nghiên cứu bệnh nhân phân bố nhiều nhất ở độ tuổi từ 50–60 chiếm tỉ lệ
36,6%, tiếp theo là số bệnh nhân trong độ tuổi 61–70 và trên 70 chiếm tỉ lệ lần lượt là
35,1% và 16,6%. Số bệnh nhân dưới 50 tuổi chiếm ít nhất khoảng 11,7%.

Tuổi
40
36,6%
35,1%
35

30

25
Tỉ lệ (%)

20
16,6%
15
11,7%
10

0
<50 50-60 61-70 >70

Hình 3.2. Sự phân bố về nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu.


44

3.1.2. Thông tin về các yếu tố kinh tế xã hội


Bảng 3.3. Mô tả thông tin về trình độ học vấn, trình trạng nghề nghiệp và thu
nhập bình quân của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Thông tin Tần suất Tỉ lệ (%) p
Trình độ học Tiểu học 74 19,2
vấn Trung học 161 41,8

Cao đẳng, đại 117 30,4 > 0,05


học

Sau đại học 33 8,6

Tình trạng Kinh doanh 22 5,7


nghề nghiệp Nội trợ 38 9,9

CB – CC 81 21,0 < 0,05

Nghĩ hưu 235 61,0

Khác 9,0 2,3

Thu nhập <4 triệu 43 11,2

4–10 triệu 230 59,7

>10 triệu 91 23,6 < 0,05

Không có thu 21 5,5


nhập

Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có trình độ trung học với tỉ lệ
41,8%, bệnh nhân với trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ thấp hơn 30,4%, còn lại là
tiểu học và sau đại học là 19,2% và 8,6%, không có sự khác biệt giữa các nhóm trình
độ học vấn (p>0,05). Số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đa số gặp ở các đối tượng đã
nghỉ hưu chiếm 61,0%, số bệnh nhân vẫn còn đi làm gồm CB-CC và nội trợ chiếm
21% và 9,9% tương ứng, còn lại là các bệnh nhân kinh doanh và khác lần lượt là 5,7%
và 2,3%. Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thu nhập bình quân 4–10 triệu đồng/
tháng chiếm 59,7%, bệnh nhân có thu nhập>10 triệu chiếm 23,6%. Trong đó bệnh
nhân có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/ tháng và không có thu nhập lần lượt là 11,2%
và 5,5%.
.
45

3.1.3. Thông tin về các yếu tố liên quan đến bệnh


Bảng 3.4. Mô tả thông tin về thời gian điều trị bệnh và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu.
Thông tin Tần suất Tỉ lệ (%)
<1 năm,>6 tháng 36 9,4

1-3 năm 91 23,6


Thời gian điều trị
4-7 năm 96 24,9
bệnh
8-11 năm 71 18,4

>11 năm 91 23,6

Có 369 95,8
Bệnh lý kèm theo
Không 16 4,2

Thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh nhân
Thời gian điều trị bệnh được tính là thời gian từ lúc phát bệnh đái tháo đường týp 2 và
bắt đầu điều trị cho đến thời điểm nghiên cứu.
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu có thời gian điều trị đái tháo đường týp 2 từ
4–7 năm với tỉ lệ 24,9% (kết quả thấp hơn trong nghiên cứu tại bệnh viện 115 [22]),
bệnh nhân điều trị từ 1–3 năm và>11 năm chiếm tỉ lệ 23,6% và 23,6%. Bệnh nhân điều
trị 8-11 năm là 18,4%. Nhóm bệnh nhân có khoảng thời gian điều trị<1 năm,>6 tháng
có tỉ lệ thấp nhất chiếm khoảng 9,4%.
Phân loại theo bệnh lý kèm theo
Qua khảo sát ta thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với các bệnh lý kèm theo
chiếm tỉ lệ cao 95,8%, còn lại 4,2% bệnh nhân chỉ đang điều trị đái tháo đường.
Hình 3.3 mô tả tỉ lệ các bệnh lý đi kèm mà bệnh nhân đang điều trị song song với điều
trị đái tháo đường. Trong đó, bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp
chiếm 35,2%, tiếp theo là bệnh rối loạn lipid huyết, thiếu máu cơ tim, loãng xương,
tăng men gan, viêm khớp gối chiếm tỉ lệ lần lượt là 30,4%, 10,0%, 3,8%, 3,8%, 3,5%.
Các bệnh lý khác như viêm dạ dày, biến chứng thần kinh, tăng acid uric, suy van tĩnh
mạch, biến chứng thận... được ghi nhận với tỉ lệ thấp hơn 8%.
46

40

35,2%
35

30,4%
30

25
Tỉ lệ (%)

20

15

10,0%
10

5 3,5% 3,8% 3,8% 3,8%


1,9% 2,2% 2,4%
1,1% 1,4%
0,5%
0
Biến Suy van Tăng Biến Viêm Thiểu Viêm Tăng Loãng Thiếu Rối Tăng Khác
chứng tĩnh acid chứng dạ dày năng khớp men xương máu cơ loạn huyết
thận mạch uric thần tuần gối gan tim lipit áp
kinh hoàn máu
não

Khác bao gồm: Viêm mũi, suyễn, COPD, đau thắc ngực, rối loạn tiền đình, trĩ, bệnh
tuyến giáp, u xơ tiền liệt tuyến, viêm tay giữa.

Hình 3.3. Tỉ lệ bệnh kèm theo


47

3.1.4. Thông tin về các yếu tố liên quan đến điều trị
Bảng 3.5. Mô tả thông tin về số loại thuốc uống điều trị ĐTĐ, tần suất sử dụng và tác
dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Thông tin Tần suất Tỉ lệ (%)
S loại thuốc uống 1 127 33,0
điều trị ĐTĐ
2 223 57,9

≥3 35 9,1

Tần suất sử dụng 1 86 22,3

(lần/ ngày) 2 219 56,9

3 80 20,8

Tác dụng phụ Có 101 26,2

Không 284 73,8

Số loại thuốc uống điều trị đái tháo đường trong 1 đơn thuốc
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu phần lớn được chỉ định kết hợp 2 loại thuốc đái tháo
đường với tỉ lệ 57,9%, bệnh nhân đơn trị chiếm 33,0%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân
điều trị kết hợp từ 3 loại thuốc đái tháo đường trở lên chiếm khoảng 9,1%.
Tần suất sử dụng thuốc (lần/ ngày)
Bệnh nhân chủ yếu được kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường 2 lần trong ngày với tỉ lệ
cao nhất 56,9%. Số bệnh nhân được chỉ định uống thuốc 1 lần hoặc 3 lần trong ngày
chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 22,3% và 20,8%.
48

Phân loại theo tác dụng phụ


Phần lớn bệnh nhân (73,8%) được phỏng vấn trả lời họ không gặp tác dụng phụ của
thuốc, số bệnh nhân trả lời có xảy ra tác dụng phụ trong quá trình uống thuốc chiếm tỉ
lệ khoảng 26,2%. Hình 3.4 mô tả tỉ lệ các tác dụng phụ được bệnh nhân báo cáo.
Trong số đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là tiêu chảy (27,7%), tiếp theo là nhức đầu, hạ
đường huyết nhẹ, táo bón, mệt mỏi với tỉ lệ lần lượt là 17,8%, 14,9%, 14,9%, 8,9%, số
ít hơn cho biết họ gặp một số tác dụng phụ với tỉ lệ thấp hơn như buồn nôn, nôn là
5,9%, đau ngực, tim đập nhanh, mất ngủ là 5,9%. Riêng tác dụng phụ nghiêm trọng là
hạ đường huyết nặng, nhập viện chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%.
30
27,7%

25

20
17,8%
Tỉ lệ (%)

14,9% 14,9%
15

10 8,9%

5,9% 5,9%
5 4%

0
Khác Hạ đường Buồn nôn, Mệt mỏi Táo bón Hạ đường Nhức đầu Tiêu chảy
huyết nhập nôn huyết nhẹ
viện

Khác bao gồm các triệu chứng đau ngực, tim đập nhanh, mất ngủ.

Hình 3.4. Tỉ lệ tác dụng phụ


49

3.1.5. Thông tin về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân
Bảng 3.6. Mô tả thông tin về niềm tin đối với việc điều trị và kiến thức về bệnh đái
tháo đường của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Thông tin Tần suất Tỉ lệ (%)
Niềm tin Tích cực 125 32,5

Tiêu cực 260 67,5

Kiến thức Tốt 167 43,4

Trung bình 127 33,0

Kém 91 23,6

Niềm tin của bệnh nhân đối với việc điều trị
Kết quả phỏng vấn cho thấy 67,5% bệnh nhân có niềm tin tiêu cực đối với việc điều trị
bệnh đái tháo đường týp 2, số còn lại chiếm 32,5% có niềm tin tích cực hơn trong việc
điều trị căn bệnh này.
Kiến thức của bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường
Khoảng 76,4% bệnh nhân được khảo sát có kiến thức về bệnh đái tháo đường từ trung
bình trở lên, chiếm đa số là bệnh nhân có kiến thức ở mức tốt với tỉ lệ 43,4% và có
33,0% bệnh nhân có kiến thức trung bình về bệnh đái tháo đường. Còn lại là số bệnh
nhân có kiến thức kém, vẫn còn khá lơ mơ về căn bệnh của họ chiếm tỉ lệ khoảng
23,6%.
3.1.6. Thông tin các yếu tố liên quan đến đội ngũ chăm sóc sức khỏe
Bảng 3.7. Thông tin về mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Thông Tin Tần suất Tỉ lệ (%)
Tốt 344 89,4
Mối quan hệ bác sĩ
Bình thường 40 10,4
và bệnh nhân
Có khoảng cách 1 0,3

Thông qua đánh giá của bệnh nhân, 99,8% bệnh nhân cho rằng mối quan hệ giữa họ và
bác sĩ điều trị là tốt hoặc bình thường. Mặc dù có nhiều than phiền về việc chờ đợi khá
lâu để khám bệnh nhưng không bệnh nhân nào nhận xét bác sĩ điều trị của họ tỏ ra có
khoảng cách với bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cụ thể, 89,4% bệnh nhân tự đáng
giá tốt về mối quan hệ với bác sĩ điều trị, tiếp theo 10,4% cho rằng mối quan hệ giữa
họ và bác sĩ điều trị là bình thường, chỉ có 0,3% bệnh nhân (1 bệnh nhân) nghĩ rằng
mối quan hệ giữa họ và bác sĩ là có khoảng cách.
50

3.1.7. Thông tin về tình trạng hôn nhân và bảo hiểm y tế


Bảng 3.8. Thông tin về tình trạng hôn nhân và bảo hiểm y tế trong mẫu nghiên cứu.
Thông Tin Tần suất Tỉ lệ (%)
Tình trạng hôn Kết hôn 369 95,8
nhân
Độc Thân 16 4,2

Bảo hiểm y tế Tham gia 385 100,0

Không tham gia 0 0,0

Kết quả phỏng vấn cho thấy 95,8% bệnh nhân đã kết hôn còn lại 4,2 bệnh nhân còn
độc thân, ở bảo hiểu y tế thì 100% bệnh nhân tham gia đầy đủ.
3.1.8 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 gặp trong nghiên
cứu
Dưới đây là mô tả tỷ lệ các thuốc được điều trị ĐTĐ type 2 cho các bệnh nhân tại
Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên.
Bảng 3.9. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 gặp trong nghiên cứu
Nhóm thuốc Hoạt chất Tên thương mại Số BN Tỷ lệ
%
Insulin Insulin Novomix30Flexpen100UI/ mlx3ml 231 60
Lantus Solostar 100UI/ 10ml
Mixtard30HM
Actrapid HM
Humulin R
Novorapid Flexpen
Biguanid Metformin Glumeform 500;850;1000 mg 81 21
Glucophage 750 mg

Sulfonylure Gliclazid Diamicron MR 30 66 17,1


Dorocron MR
Glimepirid Amaryl2;4 mg 7 1,9
51
Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm Biguanid,
Sulfonylure và Insulin. Trong đó, Insulin là thuốc được sử dụng nhiều nhất (chiếm
60%) gồm các nhóm Insulin tác dụng nhanh (Novorapid Flexpen, Actrapid HM,
Humulin R), Insulin tác dụng kéo dài (Lantus Solostar 100UI/ 10ml), Insulin hỗn hợp
(Novomix 30 Flexpen 100UI/ mlx3ml, Mixtard 30HM). Metformin là thuốc được sử
dụng tương đối nhiều (chiếm 21%). Tiếp đó, thuốc điều trị dạng uống nhóm
Sulfonylure (chiếm 19%) gồm: Gliclazid (chiếm 17,1%) và Glimeprid (chiếm 1,9%).
3.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ XUYÊN
3.2.1. Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu
Bảng 3.10. Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu
Tuân thủ Tỷ lệ % Số BN
Tuân thủ tốt 71,2 274
Tuân thủ kém 28,8 111
Tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được mô tả bằng Hình 3.5.
Nghiên cứu khảo sát 385 đối tượng là bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị,
kết quả có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo
sát tuân thủ kém với điều trị lần lượt là 274 bệnh nhân tuân thủ tốt và 111 bệnh nhân
tuân thủ kém.

Tốt Kém

28,8%

71,2%

Hình 3.5. Tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
52
3.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị của bệnh
nhân
Bảng 3.11. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu.

Nguyên nhân Tần suất Tỷ lệ (%)


Quên 75 67,6

Quá bận rộn 48 43,2

Sợ tác dụng phụ của 28 25,2


thuốc

Tiền thuốc tốn kém 19 17,1

Thuốc quá nhiều 40 36,0

Uống nhiều lần trong 17 15,3


ngày

Không thích không uống 25 22,5

Khác 25 22,5

Nguyên nhân khác bao gồm: Chia thuốc cho người thân, muốn chuyển qua phương
pháp điều trị khác ít tác dụng phụ hơn…
Trong quá trình phỏng vấn, khi đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến việc bệnh
nhân không thể uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ (kém tuân thủ) 67,6% bệnh
nhân cho biết họ hay quên việc uống thuốc, 43,2% bệnh nhân đưa ra lý do là quá bận
rộn với công việc hay gia đình, 25,2% bệnh nhân cho rằng họ sợ tác dụng phụ của
thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi… Những nguyên nhân khác có thể
dẫn đến việc kém tuân thủ của bệnh nhân có thể là do tiền thuốc quá tốn kém (17,1%),
số lượng thuốc quá nhiều (36,0%), phải uống thuốc nhiều lần trong ngày (15,3%).
Bệnh nhân tỏ ra không thích uống thuốc điều trị đã được khám và kê đơn (22,5%). Có
22,5% bệnh nhân thừa nhận họ kém tuân thủ là do các nguyên nhân khác bao gồm:
Chia thuốc cho người thân, muốn chuyển qua phương pháp điều trị khác ít tác dụng
phụ hơn…
53
3.3. MỐI LIÊN HỆ CỦA TỪNG YẾU TỐ VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU
TRỊ
3.3.1. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.12. Mô tả mối liên hệ giữa giới tính và sự tuân thủ của bệnh nhân.

Giới tính Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p


Nam Tần số 34 103

Tỉ lệ (%) 24,8 75,2


> 0,05
Nữ Tần số 77 171

Tỉ lệ (%) 30,1 69,0

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2

Kết quả phân tích cho thấy, bệnh nhân nam tuân thủ cao hơn với tỉ lệ 75,2%, trong khi
đó bệnh nhân nữ tuân thủ tốt chỉ chiếm 69,0%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,196>0,05).
3.3.2. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.13. Mô tả mối quan hệ giữa nhóm tuổi và sự tuân thủ của bệnh nhân.

Nhóm tuổi Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p


<50 tuổi Tần số 25 20

Tỉ lệ (%) 55,6 44,4

Từ 50 - 60 Tần số 45 96

Tỉ lệ (%) 32,0 68,0

Từ 61 đến 70 Tần số 29 106 <0,001

Tỉ lệ (%) 21,5 78,5

>70 Tần số 12 52

Tỉ lệ (%) 18,7 81,3

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2

Sự tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao nhất trong nhóm bệnh nhân>70
tuổi (81,3%), tiếp theo nhóm 61-70 tuổi và nhóm 50-60 tuổi với tỉ lệ tuân thủ tốt lần
lượt 78,5%, 68,0%.Và tỉ lệ tuân thủ thấp nhất là ở nhóm bệnh nhân<50 tuổi (44,4%).
54
Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tuân thủ điều trị
giữa các nhóm tuổi khác nhau (p=0,000<0,01).
90
81,3%
78,5%
80
68%
70

60 55,6%
Tỉ lệ (%)

50 44,4%

40
32%
30
21,5%
18,7%
20

10

0
<50 50-60 61-70 >70

Tuân thủ kém Tuân thủ tốt

Hình 3.6. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ diều trị
3.3.3 Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.14. Mô tả mối liên hệ giữa trình độ học vấn và sự tuân thủ của bệnh
nhân.
Trình độ học vấn Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Tiểu học Tần số 18 56

Tỉ lệ (%) 24,3 75,7

Trung học Tần số 45 116

Tỉ lệ (%) 28,0 72,0

Cao đẳng – đại Tần số 36 81 > 0,05


học
Tỉ lệ (%) 30,8 69,2

Sau đại học Tần số 12 21

Tỉ lệ (%) 36,4 63,6

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2

Bệnh nhân có trình độ tiểu học có mức độ tuân thủ điều trị tốt nhất 75,7%, tỉ lệ tuân
thủ thấp hơn là ở nhóm có trình độ trung học 72,0%. Tiếp theo là nhóm bệnh nhân sau
55
cao đẳng đại học với tỉ lệ tuân thủ là 69,2%. Cuối cùng nhóm bệnh nhân có tỉ lệ tuân
thủ thấp nhất là nhóm bệnh nhân có trình độ sau đại học chiếm 63,6%. Kết quả kiểm
định không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ giữa bệnh nhân
ở các nhóm trình độ học vấn (p=0,589>0,05).
3.3.4 Mối liên hệ giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.15. Mô tả mối liên hệ giữa thu nhập và sự tuân thủ của bệnh nhân
Trình độ học vấn Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p

Không có thu Tần số 8 35


nhập Tỉ lệ (%) 18,6 81,4

<4 triệu Tần số 54 176


Tỉ lệ (%) 23,5 76,5
<0,001
Từ 4-10 triệu/ Tần số 37 54
tháng
Tỉ lệ (%) 40,7 59,3
Tần số 12 9
>10 triệu/ tháng
Tỉ lệ (%) 57,1 42,9
Tần số 111 274
Tổng
Tỉ lệ (%) 28,8 71,2
Qua bảng mô tả cho thấy tỉ lệ tuân thủ thấp nhất ở nhóm bệnh nhân có thu nhập hơn 4-
10 triệu/ tháng 42,9%. Tỉ lệ tuân thủ cao nhất được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân không
có thu nhập (sống phụ thuộc gia đình, con cái…) là 81,4%. Kết quả phân tích cho thấy
mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập và tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân
(p=0,000<0,01).
56

90
81,4
80 76,5%

70
59,3% 57,1%
60
Tỉ lệ (%)

50
40,7% 42,9%
40

30 23,5%
18,6%
20

10

0
<4 triệu 4-10 triệu >10 triệu không có thu nhập

Tuân thủ kém tuân thủ tốt

Hình 3.7. Mối liên hệ giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị.
3.3.5 Mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.16. Mô tả mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và sự tuân thủ của
bệnh.
Tình trạng nghề nghiệp Tuân thủ kém Tuân thủ tốt
Kinh doanh Tần số 8 14

Tỉ lệ (%) 36,6 63,4

Nội trợ Tần số 7 31

Tỉ lệ (%) 18,4 81,6

CB - CC Tần số 42 39
<0,001
Tỉ lệ (%) 51,9 48,1

Nghỉ hưu Tần số 52 183

Tỉ lệ (%) 22,1 77,9

Khác Tần số 2 7

Tỉ lệ (%) 22,2 77,8

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2


57

90
81,6%
77,9% 77,8%
80

70
63,4%
60
51,9%
48,1%
Tỉ lệ (%)

50

40 36,6%

30
22,1% 22,2%
18,4%
20

10

0
Kinh doanh Nội trợ CB - CC Nghĩ hưu Khác

Tuân thủ kém tuân thủ tốt

Hình 3.8. Mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
Theo quan sát từ bảng mô tả, chúng ta nhận thấy nhóm bệnh nội trợ có tỉ lệ tuân thủ
cao nhất (81,6%). Tiếp theo là nhóm nghĩ hưu và nhóm khác với tỉ lệ tuân thủ lần lượt
là 77,9% và 77,8%. Tỉ lệ này giảm dần ở bệnh nhân kinh doanh với 63,4% và thấp
nhất ở nhóm bệnh nhân CB – CC với tỉ lệ tuân thủ là 48,1%.
58
3.3.6 Mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh nhân
và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.17. Mô tả mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh
nhân và sự tuân thủ của bệnh nhân.
Thời gian điều trị bệnh Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
<1 năm,>6 Tần số 16 20
tháng
Tỉ lệ (%) 44,3 55,7

1-3 năm Tần số 39 52

Tỉ lệ (%) 42,8 57,2


<0,001
4-7 năm Tần số 23 73

Tỉ lệ (%) 24,0 76,0

8-11 năm Tần số 21 50

Tỉ lệ (%) 29,6 70,4

>11 năm Tần số 12 79

Tỉ lệ (%) 12,0 79,0

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2

Kết quả từ bảng mô tả bảng 3.14. cho thấy, tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân
điều trị đái tháo đường trên 11 năm với 79,0%. Theo sau là nhóm bệnh nhân điều trị
4–7 năm và 8-11 năm với tỉ lệ lần lượt là 76,0% và 70,4%. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là
nhóm 1-3 năm với 57,2% và tỉ lệ tuân thủ điều trị tuân thủ thấp nhất là nhóm<1
năm,>6 tháng (55,7%). Thống kê cho thấy thời gian điều trị bệnh có ảnh hưởng đến
mức độ tuân thủ của bệnh (p =0,000<0,01).
59

90
79%
80 76%
70,4%
70

60 55,7% 57,2%
Tỉ lệ (%)

50 44,3% 42,8%
40
29,6%
30 24%
20
12%
10

0
6 tháng - 1 năm 1-3 năm 4-7 năm 8-11 năm Trên 11 năm

Tuân thủ tốt Tuân thủ kém

Hình 3.9. Mối liên hệ giữa thời gian đều trị ĐTĐ và mức độ tuân thủ điều trị.
3.3.7. Mối liên hệ giữa số loại thuốc uống điều trị đái tháo đường sử dụng
trong một đơn thuốc và mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.18. Mô tả mối liên hệ giữa số loại thuốc đều trị đái tháo đường và sự tuân thủ
của bệnh nhân.
Số loại thuốc sử dụng Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Tần số 36 91
1 loại
Tỉ lệ (%) 28,4 71,6

Tần số 69 154
2 loại
Tỉ lệ (%) 30,9 69,1
>0,05
Tần số 6 29
≥ 3 loại
Tỉ lệ (%) 17,1 82,9

Tần số 111 274


Tồng
Tỉ lệ (%) 22,8 71,2

Nhóm bệnh nhân dùng hơn 3 loại thuốc làm hạ đường huyết tỉ lệ tuân thủ cao nhất
(82,9%). Tỉ lệ tuân thủ thấp hơn ở bệnh nhân điều trị với 1 và 2 loại thuốc hạ đường
huyết lần lượt là 71,6%, 69,1%. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa số loại thuốc sử dụng và mức độ tuân thủ điều trị (p=0,243>0,05).
Mối liên hệ tuân thủ giữa tần suất sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ điều trị
60
Bảng 3.19. Mối liên hệ tuân thủ giữa tần suất sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ điều
trị
Số loại thuốc sử dụng Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Tần số 23 69
1 lần
Tỉ lệ (%) 25,0 75,0

Tần số 66 153
2 lần/ ngày
Tỉ lệ (%) 30,1 69,9
>0,05
Tần số 22 58
3 lần/ ngày
Tỉ lệ (%) 27,5 72,5

Tần số 111 274


Tồng
Tỉ lệ (%) 22,8 71,2

Tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc 3 lần/ ngày 72,5%). Tiếp theo là
nhóm bệnh nhân dùng thuốc 1 lần ngày chiếm tỉ lệ 75,0%. Thấp nhất là nhóm bệnh
nhân dùng thuốc 2 lần/ ngày với tỉ lệ tuân thủ đạt 69,9%, kết quả kiểm định không cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ tuân thủ với tần suất sử dụng thuốc
trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường (p=0,805>0,05), điều này có nghĩa là trong
nghiên cứu này, số lần sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân.
Mối liên hệ giữa tác dụng phụ và mức độ tuân thủ điều trị.
Bảng 3.20. Mô tả mối liên hệ giữa tác dụng phụ và sự tuân thủ của bệnh nhân
Tác dụng phụ Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p

Tần số 28 73

Tỉ lệ (%) 28,0 72,0

Tần số 83 201
Không >0,05
Tỉ lệ (%) 29,9 70,1

Tần số 111 274


Tồng
Tỉ lệ (%) 22,8 71,2

Qua bảng 3.17. ta thấy tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân xảy ra tác dụng phụ và
nhóm không xảy ra tác dụng phụ của thuốc là tương đương nhau lần lượt là 72,0% và
70,1%. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm có và không có tác dụng phụ (p=0,775>0,05). Mối liên hệ giữa niềm tin của
bệnh nhân vào việc điều trị và sự tuân thủ điều trị
61
Bảng 3.21. Mô tả mối liên hệ giữa niềm tin của bệnh nhân vào việc điều trị và sự tuân
thủ điều trị
Niềm tin của bệnh nhân Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Tiêu cực Tần số 52 73

Tỉ lệ (%) 41,6 58,4

Tích cực Tần số 59 201


<0,001
Tỉ lệ (%) 22,7 77,3

Tần số 111 274


Tổng
Tỉ lệ (%) 22,8 71,2

90

79,5%
80
74,2%

70

60
Tỉ lệ (%)

50

40

30
25,8%

20,5%
20

10

0
Tiêu cực Tích cực
Tiêu cực kém Tuân thủ tốt

Hình 3.10. Mối liên hệ giữa niềm tin về thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị.
Tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân có niềm tin tích cực vào điều trị là khá cao 77,3%.
Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm bệnh nhân có niềm tin tiêu cực vào việc điều trị với
62
58,4%. Thống kê trong nghiên cứu này cho thấy niềm tin vào việc điều trị ảnh hưởng
lên sự tuân thủ của bệnh nhân (p=0,000<0,01).
Mối liên hệ giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và sự tuân thủ
điều trị.
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và sự
tuân thủ điều trị.
Kiến thức của bệnh nhân Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Kém Tần số 52 115

Tỉ lệ (%) 31,1 68,9

Trung bình Tần số 37 90

Tỉ lệ (%) 29,2 70,8


>0,05
Tốt Tần số 22 69

Tỉ lệ (%) 24,1 75,9

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 28,8 71,2

Bảng 3.19. cho thấy nhóm bệnh nhân có kiến thức về bệnh ở mức độ tốt có tỉ lệ tuân
thủ cao nhất là 75,9%. Tiếp theo là nhóm có kiến thức trung bình về bệnh nhân với
mức độ tuân thủ là 70,8%. Chiếm tỉ lệ tuân thủ thấp nhất lại là nhóm bệnh nhân có
kiến thức kém về bệnh với 68,9%. kết quả kiểm định trong nghiên cứu này không cho
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường và tỉ lệ
tuân thủ của bệnh nhân (p=0,497>0,05), có thể do các bệnh nhân trong nghiên cứu có
kiến thức về bệnh từ kém trở lên là khá cao (theo mục 3.1.5) nên không có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa kiến thức về bệnh với mức độ tuân thủ điều trị.
63
Mối liên hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân và sự tuân thủ
Bảng 3.23. Mô tả mối liên hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân và sự tuân thủ của bệnh nhân.
Mối liên hệ bác sĩ - bệnh nhân Tuân thủ kém Tuân thủ tốt p
Tốt Tần số 107 237

Tỉ lệ (%) 31,1 68,9

Bình thường Tần số 4 36

Tỉ lệ (%) 10,0 90,0

Có khoảng <0,05
Tần số 0 1
cách
Tỉ lệ (%) 0 100

Tổng Tần số 111 274

Tỉ lệ (%) 22,8 71,2

Trong nghiên cứu này, với 385 bệnh nhân tham gia phỏng vấn chỉ có 1 bệnh nhân cho
rằng mối liên hệ giữa họ và bác sĩ điều trị là có khoảng cách, tuy nhiên bệnh nhân này
lại có sự tuân thủ tốt với điều trị đạt tỉ lệ tuân thủ 100%. Nhóm bệnh nhân trả lời rằng
họ có mối liên hệ bình thường với bác sĩ điều trị có tỉ lệ tuân thủ tốt là 90,0%.
Cuối cùng bệnh nhân cho rằng mối liên hệ giữa họ với bác sĩ là tốt có tỉ lệ tuân thủ
thấp nhất 68,9%.
64

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Đái tháo đường là căn bệnh ngày càng phổ biến, việc kiểm soát đường huyết vô
cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng và làm giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh
nhân.
Nhằm nâng cao việc kiểm soát đường huyết, tuân thủ điều trị đang được quan
tâm. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị là cần thiết để từ đó đề ra
những biện pháp nhằm cải thiện sự tuân thủ trên bệnh nhân. Chính vì thế, đề tài tài
“Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Điều Trị Bệnh Nhân Đái Tháo
Đường Týp 2 Tại Trung Tâm Y Tế Huyện Mỹ Xuyên Năm 2019 - 2020” là đề tài
có tính cấp thiết cao.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 08/ 2013 đến tháng 02/ 2014, với 385
bệnh nhân được khảo sát, tôi đã hoàn thành nghiên cứu của mình và có kết luận sau:
1. Khảo sát sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị: Nhóm tuối, thu nhập,
nghề nghiệp, thời gian điều trị bệnh đái tháo đường và niềm tin về thuốc điều trị đái
tháo đường của bệnh nhân. Còn lại, không tìm thấy mối liên hệ giữa giới tính, trình độ
học vấn, số loại thuốc đái tháo đường được chỉ định, tần suất sử dụng, tác dụng phụ,
kiến thức của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường, mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân và
mức độ tuân thủ.
Giới tính
Tỷ lệ BN mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở 2 giới (nữ chiếm 64,4%, nam chiếm 35,6%). Kết quả
này khá phù hợp với nghiên cứu ở Việt Nam, nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu
vực Thống nhất Đồng Nai năm 2009 bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2 chiếm ưu thế
với tỉ lệ 73% [9]. Một nghiên cứu năm 2012 của Brittany Smalls và cộng sự tại Đông
Nam Hoa Kỳ, với 378 bệnh nhân, bệnh nhân nữ cũng chiếm phần lớn 69,1% [34]. Và
với 526 bệnh nhân trong nghiên cứu năm 2014 tại Urban, Hoa Kỳ, tỉ lệ nữ chiếm ưu
thế hơn 67% [36]. Tuy nhiên nghiên cứu tại Palestine của Raniah và cộng 2011 lại ghi
nhận được tỉ lệ nam giới chiếm đến 63,8% [46].
Tuổi
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung bình
60,0±10,0, số tuổi lớn nhất là 92 và số tuổi nhỏ nhất là 40. Do bệnh đái tháo đường týp
2 thường gặp ở người lớn tuổi và đa số bệnh nhân có bảo hiểm y tế lâu năm tại bệnh
viện nên tỉ lệ bệnh nhân tên 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao trong mẫu nghiên cứu là hợp lý.
Điều này cũng phù hợp với kết quả nhiều nghiên cứu gần đây [19], [22], [46]. Một
nghiên cứu của Al-Qazaz năm 2011 tại bệnh viện Pulau Penang, Malaysia cho thấy
với 540 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có độ tuổi trung bình là 58,15±9,16 [26],
tương đương với nghiên cứu của tôi.
65

Kinh tế xã hội
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có trình độ trung học với tỉ lệ
41,8%, bệnh nhân với trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ thấp hơn 30,4%, còn lại là
tiểu học và sau đại học là 19,2% và 8,6%. Số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đa số
gặp ở các đối tượng đã nghỉ hưu chiếm 61,0%, số bệnh nhân vẫn còn đi làm gồm CB-
CC và nội trợ chiếm 21% và 9,9% tương ứng, còn lại là các bệnh nhân kinh doanh và
khác lần lượt là 5,7% và 2,3%. Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thu nhập bình
quân 4–10 triệu đồng/ tháng chiếm 59,7%, bệnh nhân có thu nhập>10 triệu chiếm
23,6%. Trong đó bệnh nhân có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/ tháng và không có thu
nhập lần lượt là 11,2% và 5,5%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm
thu nhập và tình trạng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Mẫu khảo sát chủ yếu bao gồm các bệnh nhân đã nghỉ hưu với trình độ trung học và có
thu nhập thấp (dưới 4 triệu/ tháng). Nguyên nhân có thể do nghiên cứu được tiến hành
ở khu vực khám bảo hiểm với lượng bệnh nhân đến khám khá đông nên việc chờ đợi
khám bệnh mất nhiều thời gian. Chính vì thế, những bệnh nhân đã nghỉ hưu với thu
nhập thấp và có nhiều thời gian rảnh rỗi sẽ thuận tiện hơn trong việc khám chữa bệnh
ở khu vực này.
Thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh nhân
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu có thời gian điều trị đái tháo đường týp
2 từ 4–7 năm với tỉ lệ 24,9%, bệnh nhân điều trị từ 1–3 năm và>11 năm chiếm tỉ lệ
23,6% và 23,6%. Bệnh nhân điều trị 8-11 năm là 18,4%. Nhóm bệnh nhân có khoảng
thời gian điều trị<1 năm,>6 tháng có tỉ lệ thấp nhất chiếm khoảng 9,4%.
Phân loại theo bệnh lý kèm theo
Qua khảo sát ta thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với các bệnh lý kèm
theo chiếm tỉ lệ cao 95,8%, còn lại 4,2% bệnh nhân chỉ đang điều trị đái tháo đường.
Trong đó, bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp chiếm 35,2%, tiếp theo
là bệnh rối loạn lipid huyết, thiếu máu cơ tim, loãng xương, tăng men gan, viêm khớp
gối chiếm tỉ lệ lần lượt là 30,4%, 10,0%, 3,8%, 3,8%, 3,5%. Các bệnh lý khác như
viêm dạ dày, biến chứng thần kinh, tăng acid uric, suy van tĩnh mạch, biến chứng
thận... được ghi nhận với tỉ lệ thấp hơn 8%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc
Diệp năm 2009 tại bệnh viện đa khoa khu vực Thống nhất Đồng Nai, số bệnh nhân
không có bệnh kèm theo chiếm ưu thế, với tỉ lệ 68,12% [9]. Có sự khác biệt nhiều so
với nghiên cứu của tôi. Lý do có thể là do trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc
Diệp, nhóm bệnh nhân mắc bệnh từ 1–5 năm chiếm đa số, trong đó bệnh nhân mắc
bệnh từ 1–2 năm chiếm nhiều nhất (63,77%). Với thời gian mắc bệnh đái tháo đường
ngắn, độ tuổi trung bình thấp hơn trong nghiên cứu của tôi nên tỉ lệ bệnh nhân không
có bệnh kèm theo chiếm ưu thế là có thể giải thích được.
66

Số loại thuốc uống điều trị đái tháo đường trong 1 đơn thuốc
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu phần lớn được chỉ định kết hợp 2 loại thuốc đái tháo
đường với tỉ lệ 57,9%, bệnh nhân đơn trị chiếm 33,0%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân
điều trị kết hợp từ 3 loại thuốc đái tháo đường trở lên chiếm khoảng 9,1%. Theo
nghiên cứu của Wabe và cộng sự tại bệnh viện đại học y Jimma, Ethiopia năm 2011,
cho thấy bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đơn trị liệu chiếm ưu thế với 88,9% [51].
Tần suất sử dụng thuốc (lần/ ngày)
Bệnh nhân chủ yếu được kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường 2 lần trong ngày với tỉ lệ
cao nhất 56,9%. Số bệnh nhân được chỉ định uống thuốc 1 lần hoặc 3 lần trong ngày
chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 22,3% và 20,8%. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
việc chỉ định nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường (≥3 loại) và uống thuốc 3 lần/
ngày được hạn chế trong quá trình kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường, bằng chứng
là số bệnh nhân được kê ≥3 loại thuốc cũng như phải uống 3 lần/ ngày chiếm tỉ lệ khá
thấp (9,1% và 20,8% tương ứng). Điều này cho thấy bác sĩ cũng đã rất chú trọng đến
việc đơn giản hóa trong điều trị cho bệnh nhân giúp bệnh nhân dễ dàng, thuận tiện
trong việc uống thuốc, đồng thời giảm nhẹ chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Phân loại theo tác dụng phụ
Phần lớn bệnh nhân (73,8%) được phỏng vấn trả lời họ không gặp tác dụng phụ
của thuốc, số bệnh nhân trả lời có xảy ra tác dụng phụ trong quá trình uống thuốc
chiếm tỉ lệ khoảng 26,2%.
Trong số đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là tiêu chảy (27,7%), tiếp theo là nhức đầu, hạ
đường huyết nhẹ, táo bón, mệt mỏi với tỉ lệ lần lượt là 17,8%, 14,9%, 14,9%, 8,9%, số
ít hơn cho biết họ gặp một số tác dụng phụ với tỉ lệ thấp hơn như buồn nôn, nôn là
5,9%, đau ngực, tim đập nhanh, mất ngủ là 5,9%. Riêng tác dụng phụ nghiêm trọng là
hạ đường huyết nặng, nhập viện chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%. %. Và cũng trong nghiên
cứu của Wabe và cộng sự tại bệnh viện đại học y Jimma, Ethiopia năm 2011, tỉ lệ bệnh
nhân có gặp tác dụng phụ của thuốc viên uống hạ đường huyết chiếm 29,2% [51],
tương đương với nghiên cứu của tôi.
Niềm tin của bệnh nhân đối với việc điều trị
Kết quả phỏng vấn cho thấy 67,5% bệnh nhân có niềm tin tiêu cực đối với việc
điều trị bệnh đái tháo đường týp 2, số còn lại chiếm 32,5% có niềm tin tích cực hơn
trong việc điều trị căn bệnh này.
Kiến thức của bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường
Khoảng 76,4% bệnh nhân được khảo sát có kiến thức về bệnh đái tháo đường từ trung
bình trở lên, chiếm đa số là bệnh nhân có kiến thức ở mức tốt với tỉ lệ 43,4% và có
33,0% bệnh nhân có kiến thức trung bình về bệnh đái tháo đường. Còn lại là số bệnh
nhân có kiến thức kém, vẫn còn khá lơ mơ về căn bệnh của họ chiếm tỉ lệ khoảng
23,6%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp năm 2009 tại bệnh viện đa khoa
khu vực Thống nhât Đồng Nai, tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức về bệnh đái tháo đường từ
trung bình trở lên chiếm 55,92%, còn lại 44,08% bệnh nhân có kiến thức kém về bệnh
67

của họ [9]. Có thể do nghiên cứu này được thực hiện năm 2009, cách nghiên cứu của
tôi 11 năm nên các nghiên cứu gần về thời gian sau này, khi trình độ dân trí được nâng
cao cũng như các thông tin về bệnh đái tháo đường ngày càng được phổ cập cho người
dân trên báo đài, trong các cơ sở khám chữa bệnh, tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức kém về
bệnh đái tháo đường đã giảm đi đáng kể. Do đó tỉ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
của tôi có kiến thức từ trung bình trở lên khá cao có thể khẳng định là hợp lý.
Mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân
Thông qua đánh giá của bệnh nhân, 99,8% bệnh nhân cho rằng mối quan hệ giữa
họ và bác sĩ điều trị là tốt hoặc bình thường. Mặc dù có nhiều than phiền về việc chờ
đợi khá lâu để khám bệnh nhưng không bệnh nhân nào nhận xét bác sĩ điều trị của họ
tỏ ra có khoảng cách với bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cụ thể, 89,4% bệnh nhân
tự đáng giá tốt về mối quan hệ với bác sĩ điều trị, tiếp theo 10,4% cho rằng mối quan
hệ giữa họ và bác sĩ điều trị là bình thường, chỉ có 0,3% bệnh nhân (1 bệnh nhân) nghĩ
rằng mối quan hệ giữa họ và bác sĩ là có khoảng cách.
Thông tin về tình trạng hôn nhân và bảo hiểm y tế
Kết quả phỏng vấn cho thấy 95,8% bệnh nhân đã kết hôn còn lại 4,2 bệnh nhân
còn độc thân, ở bảo hiểm y tế thì 100% bệnh nhân tham gia đầy đủ.
Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát 385 đối tượng là bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị,
kết quả có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo
sát tuân thủ kém với điều trị lần lượt là 274 bệnh nhân tuân thủ tốt và 111 bệnh nhân
tuân thủ kém. Tỉ lệ tuân thủ trong nghiên cứu này cao hơn trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Trung Kiên năm 2010 tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bạc Liêu (44,62%)
[12], và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp năm 2009 tại bệnh viện đa
khoa khu vực Thống Nhất Đồng Nai (63,7%) [9], tương đồng với nghiên cứu khác tại
bệnh viện lão khoa trung ương năm 2012 cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc là 71,2%
[9]. Tuy nhiên, tỉ lệ tuân thủ trên bệnh nhân trong mẫu khảo sát vẫn còn thấp so với
các nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Cụ thể, một nghiên cứu của Sherman và cộng
sự thực hiện tại Đông Bắc Ohio, Hoa Kỳ năm 2011 ghi nhận tỉ lệ tuân thủ điều trị là
89,5% [45], một nghiên cứu hồi cứu gộp năm 2013 ở Hoa Kỳ tỉ lệ tuân thủ là 81%
[49].
Chúng ta có thể nhận thấy tỉ lệ tuân thủ chung của Việt Nam thấp hơn thế giới, điều
này có thể lý giải do vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân chưa được nâng cao.
Tuy nhiên sự tuân thủ có thể được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau và
chính điều này có thể dẫn đến những kết quả đo lường sự tuân thủ cũng khác nhau
giữa các nghiên cứu.
Những nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Trong quá trình phỏng vấn, khi đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến việc bệnh
nhân không thể uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ (kém tuân thủ) 67,6% bệnh
nhân cho biết họ hay quên việc uống thuốc, 43,2% bệnh nhân đưa ra lý do là quá bận
68

rộn với công việc hay gia đình, 25,2% bệnh nhân cho rằng họ sợ tác dụng phụ của
thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi… Những nguyên nhân khác có thể
dẫn đến việc kém tuân thủ của bệnh nhân có thể là do tiền thuốc quá tốn kém (17,1%),
số lượng thuốc quá nhiều (36,0%), phải uống thuốc nhiều lần trong ngày (15,3%).
Bệnh nhân tỏ ra không thích uống thuốc điều trị đã được khám và kê đơn (22,5%). Có
22,5% bệnh nhân thừa nhận họ kém tuân thủ là do các nguyên nhân khác bao gồm:
Chia thuốc cho người thân, muốn chuyển qua phương pháp điều trị khác ít tác dụng
phụ hơn… Theo nghiên cứu của Wabe và cộng sự năm 2011 tại bệnh viện đại học y
Jimma, Ethiopia [51], nghiên cứu của Ranial Jamous tại trung tâm y khoa ở Nablus,
Palestine năm 2011 [46], nghiên cứu của Prem Adhien và cộng sự năm 2013 tại
Amsterdam, Hà lan [45], đây cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc kém
tuân thủ.
Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị
Kết quả phân tích cho thấy, bệnh nhân nam tuân thủ cao hơn với tỉ lệ 75,2%,
trong khi đó bệnh nhân nữ tuân thủ tốt chỉ chiếm 69,0%, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,196>0,05). Kết quả này chưa đủ cơ sở để kết luận
rằng giới tính có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ điều trị, kết quả tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Đoàn Minh Trà My năm 2008 tại bệnh viện đại học y dược
Tp.HCM [16], và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ranial Jamous năm 2011 tại
trung tâm y khoa ở Nablus, Palestine [46].
Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị
Sự tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao nhất trong nhóm bệnh
nhân>70 tuổi (81,3%), tiếp theo nhóm 61-70 tuổi và nhóm 50-60 tuổi với tỉ lệ tuân thủ
tốt lần lượt 78,5%, 68,0%.Và tỉ lệ tuân thủ thấp nhất là ở nhóm bệnh nhân<50 tuổi
(44,4%).
Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tuân thủ
điều trị giữa các nhóm tuổi khác nhau (p=0,000<0,01). Như vậy có nghĩa là bệnh nhân
càng lớn tuổi càng tuân thủ điều trị tốt hơn nhóm bệnh ít tuổi. Các nghiên cứu trước
đây cũng ghi nhận sự ảnh hưởng của độ tuổi bệnh nhân lên mức độ tuân thủ. Kết quả
này khác với nghiên cứu hồi cứu gộp của I.Patel năm 2010 tại Hoa Kỳ, cho thấy bệnh
nhân có độ tuổi càng cao càng tuân thủ tốt điều trị, đặc biệt là nhóm bệnh nhân>65
tuổi [38]. Tương tự, một nghiên cứu của Ahmad tại bệnh công ở Malaysia năm 2013
cũng khẳng định sự ảnh hưởng của nhóm tuổi đến mức độ tuân thủ điều trị, các bệnh
nhân càng lớn tuổi càng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn [24].
Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị
Bệnh nhân có trình độ tiểu học có mức độ tuân thủ điều trị tốt nhất 75,7%, tỉ lệ
tuân thủ thấp hơn là ở nhóm có trình độ trung học 72,0%. Tiếp theo là nhóm bệnh
nhân sau cao đẳng đại học với tỉ lệ tuân thủ là 69,2%. Cuối cùng nhóm bệnh nhân có tỉ
lệ tuân thủ thấp nhất là nhóm bệnh nhân có trình độ sau đại học chiếm 63,6%. Kết quả
kiểm định không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ giữa bệnh
69

nhân ở các nhóm trình độ học vấn (p=0,589>0,05). điều này có nghĩa là trong nghiên
cứu này trình độ học vấn không ảnh hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân.
Mối liên hệ giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị
Tỉ lệ tuân thủ thấp nhất ở nhóm bệnh nhân có thu nhập hơn 4-10 triệu/ tháng 42,9%. Tỉ
lệ tuân thủ cao nhất được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân không có thu nhập (sống phụ
thuộc gia đình, con cái…) là 81,4%. Kết quả phân tích cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa
thống kê giữa thu nhập và tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân (p=0,000<0,01). Như vậy có
nghĩa là, nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân càng có thu nhập càng thấp càng tuân thủ
dung thuốc do bác sĩ kê toa. Vì nghiên cứu được tiến hành ở khu vực bảo hiểm y tế,
chi phí điều trị hàng tháng theo giá dành cho bệnh nhân bảo hiểm là không cao, nên
ngay cả các bệnh nhân có thu nhập thấp vẫn có thể chi trả được chi phí điều trị. Bên
cạnh đó, các bệnh nhân có thu nhập thấp càng gắn bó với việc khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế để tiết kiệm chi phí và bảo đảm bệnh của mình được điều trị tốt nhất có thể.
Họ thường xuyên tái khám theo đúng lịch hẹn hàng tháng và cố gắng dùng thuốc đầy
đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ hơn.
Mối liên hệ giữa trình trạng nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
Theo quan sát từ bảng mô tả, chúng ta nhận thấy nhóm bệnh nội trợ có tỉ lệ tuân
thủ cao nhất (81,6%). Tiếp theo là nhóm nghĩ hưu và nhóm khác với tỉ lệ tuân thủ lần
lượt là 77,9% và 77,8%. Tỉ lệ này giảm dần ở bệnh nhân kinh doanh với 63,4% và
thấp nhất ở nhóm bệnh nhân CB – CC với tỉ lệ tuân thủ là 48,1%. Kết quả kiểm định
cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ với nghề nghiệp của bệnh
nhân (p=0,000<0,01). Theo nghiên cứu này, các bệnh nhân có nhiều thời gian rỗi
(nhóm nghỉ hưu) có khuynh hướng tuân thủ điều trị tốt hơn các nhóm bệnh nhân còn
lại
Mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và
mức độ tuân thủ điều trị
Tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân điều trị đái tháo đường trên 11 năm với
79,0%. Theo sau là nhóm bệnh nhân điều trị 4–7 năm và 8-11 năm với tỉ lệ lần lượt là
76,0% và 70,4%. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm 1-3 năm với 57,2% và tỉ lệ tuân thủ
điều trị tuân thủ thấp nhất là nhóm<1 năm,>6 tháng (55,7%). Thống kê cho thấy thời
gian điều trị bệnh có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của bệnh (p =0,000<0,01). Như
vậy, theo nghiên cứu này, bệnh nhân có thời gian điều trị>11 năm có khuynh hướng
tuân thủ tốt hơn các nhóm bệnh nhân điều trị còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng có thể
giải thích là do khi bệnh nhân càng điều trị lâu năm, họ cho rằng bệnh có thể đã ở mức
nghiêm trọng và vì thế họ phải uống thuốc đều đặn và đầy đủ. Điều này thúc đẩy bệnh
nhân tuân thủ cao hơn với điều trị. Một nghiên cứu tại Palestine năm 2011 của Ranial
và cộng sự đồng kết luận rằng có mối liên hệ giữa thời gian điều trị bệnh và tỉ lệ tuân
thù điều trị của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [46].
70

Mối liên hệ giữa số loại thuốc uống điều trị đái tháo đường sử dụng trong
một đơn thuốc và mức độ tuân thủ điều trị
Bệnh nhân dùng hơn 3 loại thuốc làm hạ đường huyết tỉ lệ tuân thủ cao nhất
(82,9%). Tỉ lệ tuân thủ thấp hơn ở bệnh nhân điều trị với 1 và 2 loại thuốc hạ đường
huyết lần lượt là 71,6%, 69,1%. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa số loại thuốc sử dụng và mức độ tuân thủ điều trị (p=0,243>0,05).
Điều này có nghĩa là nghiên cứu không ghi nhận được ảnh hưởng của số loại thuốc hạ
đường huyết bệnh nhân được kê đơn lên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.Theo
nghiên cứu tại Raniel tại Palestine năm 2011 [51], cho thấy sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không bị ảnh hưởng bởi chế độ đơn hoặc đa trị liệu.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Wabe và cộng sự thực hiện năm 2011 tại bệnh viện đại
học y Jimma, Ethiopia cho thấy bệnh nhân đơn trị liệu có tuân thủ tốt nhất chiếm tỉ lệ
88,9% và số loại thuốc hạ đường huyết được kê đơn có ảnh hưởng đến mức độ tuân
thủ điều trị của bệnh nhân. Và một nghiên cứu của Ahmad tại bệnh viện công ở
Malaysia năm 2013 kết luận rằng chế độ đa trị liệu dẫn đến việc kém tuân thủ của
bệnh nhân [24].
Mối liên hệ tuân thủ giữa tần suất sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ điều
trị
Tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc 3 lần/ ngày 72,5%). Tiếp theo là
nhóm bệnh nhân dùng thuốc 1 lần ngày chiếm tỉ lệ 75,0%. Thấp nhất là nhóm bệnh
nhân dùng thuốc 2 lần/ ngày với tỉ lệ tuân thủ đạt 69,9%, kết quả kiểm định không cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ tuân thủ với tần suất sử dụng thuốc
trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường (p=0,805>0,05). điều này có nghĩa là trong
nghiên cứu này, số lần sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân.
Mối liên hệ giữa tác dụng phụ và mức độ tuân thủ điều trị.
Tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân xảy ra tác dụng phụ và nhóm không xảy ra
tác dụng phụ của thuốc là tương đương nhau lần lượt là 72,0% và 70,1%. Kết quả
kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và
không có tác dụng phụ (p=0,775>0,05). Điều này có nghĩa là nghiên cứu không ghi
nhận được ảnh hưởng của tác dụng phụ lên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường. Điều này có thể là do bệnh nhân đã được bác sĩ điều trị giải thích rõ ràng về
các tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống thuốc hạ đường huyết, vì thế bệnh nhân
không tỏ ra lo lắng hay bỏ thuốc nếu gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, nghiên cứu
của David P. Nau năm 2007 tại Hoa Kỳ lại cho rằng có mối liên quan giữa tác dụng
phụ và mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Theo nghiên cứu của David thì tác dụng phụ
xảy ra do thuốc hạ đường huyết làm bệnh nhân kém tuân thủ với điều trị.
71

Mối liên hệ giữa niềm tin của bệnh nhân vào việc điều trị và sự tuân thủ
điều trị
Tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân có niềm tin tích cực vào điều trị là khá cao 77,3%.
Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm bệnh nhân có niềm tin tiêu cực vào việc điều trị với
58,4%. Thống kê trong nghiên cứu này cho thấy niềm tin vào việc điều trị ảnh hưởng
lên sự tuân thủ của bệnh nhân (p=0,000<0,01). Các nghiên cứu gần đây trên thế giới,
như nghiên cứu của Marzec năm 2013, của Sherman tại đông bắc Ohio năm 2011, đều
khẳng định niềm tin tích cực vào việc điều trị ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ tuân thủ của
bệnh nhân theo chiếu hướng làm tăng mức độ tuân thủ trong việc dùng thuốc, từ đó
giúp giảm chỉ số glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điểu trị. Vì vậy,
việc nâng cao và củng cố niềm tin của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có vai trò quan
trọng trong việc cải thiện sự tuân thủ trong điều trị căn bệnh này.
Mối liên hệ giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân và sự tuân thủ
điều trị.
Bệnh nhân có kiến thức về bệnh ở mức độ tốt có tỉ lệ tuân thủ cao nhất là 75,9%. Tiếp
theo là nhóm có kiến thức trung bình về bệnh nhân với mức độ tuân thủ là 70,8%.
Chiếm tỉ lệ tuân thủ thấp nhất lại là nhóm bệnh nhân có kiến thức kém về bệnh với
68,9%. kết quả kiểm định trong nghiên cứu này không cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường và tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân
(p=0,497>0,05). có thể do các bệnh nhân trong nghiên cứu có kiến thức về bệnh từ
kém trở lên là khá cao (theo mục 3.1.5) nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kiến
thức về bệnh với mức độ tuân thủ điều trị.
Tuy nhiên kiến thức về bệnh đái tháo đường cũng được xem là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị. Đã có nghiên cứu ghi nhận mối liên hệ này. Trong
nghiên cứu tại bệnh viện đại học y Pulau, Malaysia năm 2011 của Al-Qazaz, kết quả
cho thấy bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh thì có mức độ tuân thủ điều trị và chỉ số
glucose huyết mục tiêu đạt được tốt hơn. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung
Kiên tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bạc Liêu năm 2010 chỉ ra rằng những bệnh
nhân có kiến thức tốt về dinh dưỡng, dùng thuốc và dự phòng biến chứng thì cũng có tỉ
lệ thực hành tốt về các lĩnh vực này cao hơn các bệnh nhân khác. Một nghiên cứu khác
cua Admad tại bệnh viện công ở Malaysia năm 2013 cũng cho rằng việc có kiến thức
tốt về thuốc (tác dụng phụ, nhận biết hạn dùng của thuốc…) cũng ảnh hưởng đến mức
độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho bệnh nhân đái
tháo đường có thể có một vai trò nhất định, tác động dến nhận thức về tầm quan trọng
của việc chữa bệnh, góp phần tác động lên mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Mối liên hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân và sự tuân thủ
Trong nghiên cứu này, với 385 bệnh nhân tham gia phỏng vấn chỉ có 1 bệnh
nhân cho rằng mối liên hệ giữa họ và bác sĩ điều trị là có khoảng cách, tuy nhiên bệnh
nhân này lại có sự tuân thủ tốt với điều trị đạt tỉ lệ tuân thủ 100%. Nhóm bệnh nhân trả
lời rằng họ có mối liên hệ bình thường với bác sĩ điều trị có tỉ lệ tuân thủ tốt là 90,0%.
72

Cuối cùng bệnh nhân cho rằng mối liên hệ giữa họ với bác sĩ là tốt có tỉ lệ tuân thủ
thấp nhất 68,9%. Kết quả thống kê cho thấy có sự ảnh hưởng của mối quan hệ bác sĩ –
bệnh nhân lên sự tuân thủ điều trị đái tháo đường týp 2 (p=0,017< 0,05). Kết quả này
giống với nghiên cứu của Sherman và cộng sự tại đông bắc Ohio, Hoa Kỳ năm 2011
cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa bác sĩ, nhân viên tư vấn và bệnh nhân giúp thúc đẩy
sự tuân thủ điều trị tốt hơn.
73

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 385 BN ĐTĐ týp 2 tác giả thu được kết quả như sau:

Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Trong số 385 bệnh nhân được phỏng vấn có 248 bệnh nhân nữ chiếm 64,4%,
bệnh nhân nam chỉ có 137 chiếm 35,6%.
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung bình
60,3±10,15, số tuổi lớn nhất là 92 và số tuổi nhỏ nhất là 40.
Trong mẫu nghiên cứu bệnh nhân phân bố nhiều nhất ở độ tuổi từ 50–60 chiếm tỉ
lệ 36,6%, tiếp theo là số bệnh nhân trong độ tuổi 61–70 và trên 70 chiếm tỉ lệ lần
lượt là 35,1% và 16,6%. Số bệnh nhân dưới 50 tuổi chiếm ít nhất khoảng 11,7%.
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong mẫu nghiên cứu có trình độ trung học với
tỉ lệ 41,8%, bệnh nhân với trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ thấp hơn 30,4%,
còn lại là tiểu học và sau đại học là 19,2% và 8,6%, không có sự khác biệt giữa
các nhóm trình độ học vấn (p>0,05). Số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đa số
gặp ở các đối tượng đã nghỉ hưu chiếm 61,0%, số bệnh nhân vẫn còn đi làm gồm
CB-CC và nội trợ chiếm 21% và 9,9% tương ứng, còn lại là các bệnh nhân kinh
doanh và khác lần lượt là 5,7% và 2,3%. Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thu
nhập bình quân 4–10 triệu đồng/ tháng chiếm 59,7%, bệnh nhân có thu nhập>10
triệu chiếm 23,6%. Trong đó bệnh nhân có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/ tháng
và không có thu nhập lần lượt là 11,2% và 5,5%.
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu có thời gian điều trị đái tháo đường týp
2 từ 4–7 năm với tỉ lệ 24,9% (kết quả thấp hơn trong nghiên cứu tại bệnh viện
115 [22]), bệnh nhân điều trị từ 1–3 năm và>11 năm chiếm tỉ lệ 23,6% và 23,6%.
Bệnh nhân điều trị 8-11 năm là 18,4%. Nhóm bệnh nhân có khoảng thời gian
điều trị<1 năm,>6 tháng có tỉ lệ thấp nhất chiếm khoảng 9,4%.
Qua khảo sát ta thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với các bệnh lý kèm
theo chiếm tỉ lệ cao 95,8%, còn lại 4,2% bệnh nhân chỉ đang điều trị đái tháo
đường.
Hình 3.3 mô tả tỉ lệ các bệnh lý đi kèm mà bệnh nhân đang điều trị song song với
điều trị đái tháo đường. Trong đó, bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng
huyết áp chiếm 35,2%, tiếp theo là bệnh rối loạn lipid huyết, thiếu máu cơ tim,
loãng xương, tăng men gan, viêm khớp gối chiếm tỉ lệ lần lượt là 30,4%, 10,0%,
3,8%, 3,8%, 3,5%. Các bệnh lý khác như viêm dạ dày, biến chứng thần kinh,
tăng acid uric, suy van tĩnh mạch, biến chứng thận... được ghi nhận với tỉ lệ thấp
hơn 8%.
74

Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu phần lớn được chỉ định kết hợp 2 loại thuốc đái
tháo đường với tỉ lệ 57,9%, bệnh nhân đơn trị chiếm 33,0%, tiếp theo là nhóm
bệnh nhân điều trị kết hợp từ 3 loại thuốc đái tháo đường trở lên chiếm khoảng
9,1%.
Bệnh nhân chủ yếu được kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường 2 lần trong ngày
với tỉ lệ cao nhất 56,9%. Số bệnh nhân được chỉ định uống thuốc 1 lần hoặc 3 lần
trong ngày chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 22,3% và 20,8%.
Phần lớn bệnh nhân (73,8%) được phỏng vấn trả lời họ không gặp tác dụng phụ
của thuốc, số bệnh nhân trả lời có xảy ra tác dụng phụ trong quá trình uống thuốc
chiếm tỉ lệ khoảng 26,2%. Trong số đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là tiêu chảy
(27,7%), tiếp theo là nhức đầu, hạ đường huyết nhẹ, táo bón, mệt mỏi với tỉ lệ lần
lượt là 17,8%, 14,9%, 14,9%, 8,9%, số ít hơn cho biết họ gặp một số tác dụng
phụ với tỉ lệ thấp hơn như buồn nôn, nôn là 5,9%, đau ngực, tim đập nhanh, mất
ngủ là 5,9%. Riêng tác dụng phụ nghiêm trọng là hạ đường huyết nặng, nhập
viện chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%.
Kết quả phỏng vấn cho thấy 67,5% bệnh nhân có niềm tin tiêu cực đối với việc
điều trị bệnh đái tháo đường týp 2, số còn lại chiếm 32,5% có niềm tin tích cực
hơn trong việc điều trị căn bệnh này.
Khoảng 76,4% bệnh nhân được khảo sát có kiến thức về bệnh đái tháo đường từ
trung bình trở lên, chiếm đa số là bệnh nhân có kiến thức ở mức tốt với tỉ lệ
43,4% và có 33,0% bệnh nhân có kiến thức trung bình về bệnh đái tháo đường.
Còn lại là số bệnh nhân có kiến thức kém, vẫn còn khá lơ mơ về căn bệnh của họ
chiếm tỉ lệ khoảng 23,6%.
Thông qua đánh giá của bệnh nhân, 99,8% bệnh nhân cho rằng mối quan hệ giữa
họ và bác sĩ điều trị là tốt hoặc bình thường. Mặc dù có nhiều than phiền về việc
chờ đợi khá lâu để khám bệnh nhưng không bệnh nhân nào nhận xét bác sĩ điều
trị của họ tỏ ra có khoảng cách với bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cụ thể,
89,4% bệnh nhân tự đáng giá tốt về mối quan hệ với bác sĩ điều trị, tiếp theo
10,4% cho rằng mối quan hệ giữa họ và bác sĩ điều trị là bình thường, chỉ có
0,3% bệnh nhân (1 bệnh nhân) nghĩ rằng mối quan hệ giữa họ và bác sĩ là có
khoảng cách.
Kết quả phỏng vấn cho thấy 95,8% bệnh nhân đã kết hôn còn lại 4,2 bệnh nhân
còn độc thân, ở bảo hiểu y tế thì 100% bệnh nhân tham gia đầy đủ.
Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm
Biguanid, Sulfonylure và Insulin. Trong đó, Insulin là thuốc được sử dụng nhiều
nhất (chiếm 60%) gồm các nhóm Insulin tác dụng nhanh (Novorapid Flexpen,
Actrapid HM, Humulin R), Insulin tác dụng kéo dài (Lantus Solostar 100UI/
10ml), Insulin hỗn hợp (Novomix 30 Flexpen 100UI/ mlx3ml, Mixtard 30HM).
Metformin là thuốc được sử dụng tương đối nhiều (chiếm 21%). Tiếp đó, thuốc
75

điều trị dạng uống nhóm Sulfonylure (chiếm 19%) gồm: Gliclazid (chiếm 17,1%)
và Glimeprid (chiếm 1,9%).
Nghiên cứu khảo sát 385 đối tượng là bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều
trị, kết quả có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân
được khảo sát tuân thủ kém với điều trị lần lượt là 274 bệnh nhân tuân thủ tốt và
111 bệnh nhân tuân thủ kém.
Nguyên nhân khác bao gồm: Chia thuốc cho người thân, muốn chuyển qua
phương pháp điều trị khác ít tác dụng phụ hơn…
Trong quá trình phỏng vấn, khi đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến việc bệnh
nhân không thể uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ (kém tuân thủ) 67,6%
bệnh nhân cho biết họ hay quên việc uống thuốc, 43,2% bệnh nhân đưa ra lý do
là quá bận rộn với công việc hay gia đình, 25,2% bệnh nhân cho rằng họ sợ tác
dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi… Những
nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc kém tuân thủ của bệnh nhân có thể là do
tiền thuốc quá tốn kém (17,1%), số lượng thuốc quá nhiều (36,0%), phải uống
thuốc nhiều lần trong ngày (15,3%). Bệnh nhân tỏ ra không thích uống thuốc
điều trị đã được khám và kê đơn (22,5%). Có 22,5% bệnh nhân thừa nhận họ
kém tuân thủ là do các nguyên nhân khác bao gồm: Chia thuốc cho người thân,
muốn chuyển qua phương pháp điều trị khác ít tác dụng phụ hơn…
Kết quả phân tích cho thấy, bệnh nhân nam tuân thủ cao hơn với tỉ lệ 75,2%,
trong khi đó bệnh nhân nữ tuân thủ tốt chỉ chiếm 69,0%, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,196>0,05).
Sự tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao nhất trong nhóm bệnh
nhân>70 tuổi (81,3%), tiếp theo nhóm 61-70 tuổi và nhóm 50-60 tuổi với tỉ lệ
tuân thủ tốt lần lượt 78,5%, 68,0%.Và tỉ lệ tuân thủ thấp nhất là ở nhóm bệnh
nhân<50 tuổi (44,4%).
Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tuân thủ
điều trị giữa các nhóm tuổi khác nhau (p=0,000<0,01).
Bệnh nhân có trình độ tiểu học có mức độ tuân thủ điều trị tốt nhất 75,7%, tỉ lệ
tuân thủ thấp hơn là ở nhóm có trình độ trung học 72,0%. Tiếp theo là nhóm
bệnh nhân sau cao đẳng đại học với tỉ lệ tuân thủ là 69,2%. Cuối cùng nhóm
bệnh nhân có tỉ lệ tuân thủ thấp nhất là nhóm bệnh nhân có trình độ sau đại học
chiếm 63,6%. Kết quả kiểm định không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỉ lệ tuân thủ giữa bệnh nhân ở các nhóm trình độ học vấn (p=0,589>0,05).
Tỉ lệ tuân thủ thấp nhất ở nhóm bệnh nhân có thu nhập hơn 4-10 triệu/ tháng
42,9%. Tỉ lệ tuân thủ cao nhất được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân không có thu
nhập (sống phụ thuộc gia đình, con cái…) là 81,4%. Kết quả phân tích cho thấy
mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập và tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân
(p=0,000<0,01). Theo quan sát từ bảng mô tả, chúng ta nhận thấy nhóm bệnh nội
trợ có tỉ lệ tuân thủ cao nhất (81,6%). Tiếp theo là nhóm nghĩ hưu và nhóm khác
76

với tỉ lệ tuân thủ lần lượt là 77,9% và 77,8%. Tỉ lệ này giảm dần ở bệnh nhân
kinh doanh với 63,4% và thấp nhất ở nhóm bệnh nhân CB – CC với tỉ lệ tuân thủ
là 48,1%. , tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân điều trị đái tháo đường trên
11 năm với 79,0%. Theo sau là nhóm bệnh nhân điều trị 4–7 năm và 8-11 năm
với tỉ lệ lần lượt là 76,0% và 70,4%. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm 1-3 năm với
57,2% và tỉ lệ tuân thủ điều trị tuân thủ thấp nhất là nhóm<1 năm,>6 tháng
(55,7%). Thống kê cho thấy thời gian điều trị bệnh có ảnh hưởng đến mức độ
tuân thủ của bệnh (p =0,000<0,01).
Nhóm bệnh nhân dùng hơn 3 loại thuốc làm hạ đường huyết tỉ lệ tuân thủ cao
nhất (82,9%). Tỉ lệ tuân thủ thấp hơn ở bệnh nhân điều trị với 1 và 2 loại thuốc
hạ đường huyết lần lượt là 71,6%, 69,1%. Kết quả thống kê cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số loại thuốc sử dụng và mức độ tuân thủ điều
trị (p=0,243>0,05). Mối liên hệ tuân thủ giữa tần suất sử dụng thuốc và mức độ
tuân thủ điều trị.
Tỉ lệ tuân thủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc 3 lần/ ngày 72,5%). Tiếp
theo là nhóm bệnh nhân dùng thuốc 1 lần ngày chiếm tỉ lệ 75,0%. Thấp nhất là
nhóm bệnh nhân dùng thuốc 2 lần/ ngày với tỉ lệ tuân thủ đạt 69,9%, kết quả
kiểm định không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ tuân thủ với
tần suất sử dụng thuốc trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường (p=0,805>0,05),
điều này có nghĩa là trong nghiên cứu này, số lần sử dụng thuốc không ảnh
hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân xảy ra tác dụng phụ và nhóm không xảy ra
tác dụng phụ của thuốc là tương đương nhau lần lượt là 72,0% và 70,1%. Kết quả
kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và
không có tác dụng phụ (p=0,775>0,05). Mối liên hệ giữa niềm tin của bệnh nhân
vào việc điều trị và sự tuân thủ điều trị.
Tỉ lệ tuân thủ tốt ở nhóm bệnh nhân có niềm tin tích cực vào điều trị là khá cao
77,3%. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm bệnh nhân có niềm tin tiêu cực vào việc
điều trị với 58,4%. Thống kê trong nghiên cứu này cho thấy niềm tin vào việc
điều trị ảnh hưởng lên sự tuân thủ của bệnh nhân (p=0,000<0,01).
Nhóm bệnh nhân có kiến thức về bệnh ở mức độ tốt có tỉ lệ tuân thủ cao nhất là
75,9%. Tiếp theo là nhóm có kiến thức trung bình về bệnh nhân với mức độ tuân
thủ là 70,8%. Chiếm tỉ lệ tuân thủ thấp nhất lại là nhóm bệnh nhân có kiến thức
kém về bệnh với 68,9%. kết quả kiểm định trong nghiên cứu này không cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về bệnh đái tháo đường và tỉ
lệ tuân thủ của bệnh nhân (p=0,497>0,05).
Trong nghiên cứu này, với 385 bệnh nhân tham gia phỏng vấn chỉ có 1 bệnh
nhân cho rằng mối liên hệ giữa họ và bác sĩ điều trị là có khoảng cách, tuy nhiên
bệnh nhân này lại có sự tuân thủ tốt với điều trị đạt tỉ lệ tuân thủ 100%. Nhóm
77

bệnh nhân trả lời rằng họ có mối liên hệ bình thường với bác sĩ điều trị có tỉ lệ
tuân thủ tốt là 90,0%.
Cuối cùng bệnh nhân cho rằng mối liên hệ giữa họ với bác sĩ là tốt có tỉ lệ tuân
thủ thấp nhất 68,9%.
5.2 KIẾN NGHỊ
Ưu điểm: Nghiên cứu sử dụng các bộ câu hỏi đã được thẩm định trong điều kiện
nghiên cứu tại Việt Nam nên đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên tránh bị mất mẫu BN như các phương
pháp gián tiếp (email, gọi điện thoại...). Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là
nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc trên cả đối tượng BN
dùng thuốc uống và BN tiêm insulin và là một trong những nghiên cứu xác định
rào cản sử dụng insulin đầu tiên tại Việt Nam.
Hạn chế: Nghiên cứu mới chỉ đánh giá được tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc và rào
cản sử dụng insulin tại 1 cơ sở y tế nên chưa thể ngoại suy ra toàn bộ BN ĐTĐ
týp 2 tại Việt Nam. Kết quả HbAlC và FPG chưa lấy liên tục 3 tháng trước/ sau
phỏng vấn nên chưa đánh giá được hiệu quả điều trị trên nhóm BN tuân thủ và
không tuân thủ sử dụng thuốc.
Đề nghị:
Tỷ lệ BN tuân thủ sử dụng thuốc trong nghiên cứu cần được cải thiện, do đó cần
có sự phối hợp của nhân viên y tế (dược sỹ lâm sàng và bác sỹ điều trị) để tăng
cường giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng trong tuân thủ sử đụng
thuốc cho BN. Từ đó giúp cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của BN, nâng cao
hiệu quả điều trị bệnh [8].
Việc xác định rõ rào cản của BN trong việc sử dụng insulin giúp các bác sĩ có thể
hiểu, tư vấn cho BN giúp họ vượt qua rào cản dễ dàng hơn, từ đó BN được chuẩn
bị tâm lý sẵn sàng để chuyển sang sử dụng insulin khi cần thiết.
78

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2013). Tổng kết dự án đái tháo
đường.
2. Bộ môn nội tiết Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2003). Cải thiện và
phòng ngừa bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lí và tập thể dục. NXB Y học.
3. Bộ Y Tế ( 2014) Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống – ĐTĐ týp 2.
4. Bộ Y Tế (2014). Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA 2019
5. Bùi Thị Khánh Thuận (2009). Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập
luyện ở người bệnh ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện Nhân dân 115 Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ
Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, tr 63-65.
6. CLB Sinh Viên Dược Lâm Sàng – CPC. Nhóm thuốc sglt2-i trong điều trị đái
tháo đường týp 2 2018.
7. Đoàn Minh Trà My (2008). Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I,
Đại học Y Dược TP.HCM, tr 34-36.
8. Đỗ Đình Tùng. Lợi ít của nhóm điều trị đái tháo đường mới ức chế kênh SGLT2
2017.
9. Đỗ Quang Tuyển (2012). Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân
thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh
viện lão khoa trung ương. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, đại học y tế công cộng Hà
Nội, tr. 38-40
10. Đỗ Trung Quân (2007). Bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp. NXB Y học, Hà
Nội.
11. Hoàng Thị Kim Huyền. J.R.B.J. Brouwers (2012). Những nguyên lý cơ bản và sử
dụng thuốc trong điều trị. tập 2. NXB Y học. Hà Nội. tr.265 – 284.
12. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh nội khoa. NXB Y học, tr. 411-417.
13. Nguyễn Quốc Anh. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2013). Nội tiết cơ bản. Bộ Y tế. Hà
Nội. tr.1.
14. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2010). Đánh giá hiệu quả tư vấn trong điều trị bệnh
ĐTĐ týp 2 tại BV. Đa khoa khu vực Thống nhất Đồng Na. Luận văn tốt nghiệp chuyên
khoa I, Đại học Y Dược TP.HCM, tr 35-38.
15. Nguyễn Thy Khuê. Đái Đái tháo đường týp 2: Cập nhật chẩn đoán và điều trị
2016.
16. Nguyễn Trung Kiên (2010). Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo
đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bạc Liêu. Tr. 34-37
17. Nguyễn Văn Lành (2014). Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường
ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệ. Luận
án Tiến sĩ Y học, viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội, tr. 56-58
79

18. Nguyễn Văn Nghị (2014). Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị đái tháo
đường. Chuyên đề dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. NXB Thanh Niên. tr. 3-6.
19. Nguyễn Văn Tùng (2013). Đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại BV. Đa khoa huyện Chuâ Thành - Bến Tre. Luận văn tốt
nghiệp chuyên khoa I, Đại học Y Dược TP.HCM, tr 13-17.
20. Phạm Hữu Trí (2008). Kiến thức, thái độ, thực hành về chế độ điều trị của bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 điều trị tại phòng khám BV, đa khoa khu vực Thủ Đức. Luận án
chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP.HCM, tr, 23-25.
21. Quốc Khánh (2010). Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam: Tăng
nhanh nhất thế giới.
22. Trần Hữu Dàng (2008). Giáo trình sau đại học chuyên nghành nội tiết - chuyển
hóa. Nhà xuất bản đại học Huế, tr: 221-246, 304
23. Trần Thị Thu Hằng (2012). Dược lực học. NXB Phương Đông, tr 361-367
TIẾNG ANH
24. Ahmad. Mur Sufiza ; Ramli, Azuana ; Paraidathathu, Thomas (2013).
Medication adherence in patients with týp 2 diabetes mellitus treated at primary health
clinics in Malaysia. Patient Preference and Adherence, Vol. 7, Issue 6: 525
25. Alan J. Christensen, M. Bryant Howren, Gary E. Rosenthal (2010). Patient and
physician beliefs about control over health: association of symmetrical beliefs with
medication regimen adherence. Journal of General Internal Medicine, Vol. 25, Issue
5: 397-402
26. Al-Qazaz. Harith ; Sulaiman, Syed ; Saleem, Fahad (2011). Diabetes knowledge,
medication adherence and glycemic control among patients with týp 2 diabetes.
International Journal of Clinical Pharmacy, Vol. 33, Issue 6: 1028-1035
27. American Diabetes Association (2014). Standards of medical care in diabetes.
Diabetes Care, Vol. 37, Issue 1: 14-80
28. American Diabetes Association (2016), “Standards of medical care in diabetes –
2016”, Diabetes Care 47, (Suppl.l)
29. American Diabetes Association (2017), “Classification and diagnosis of diabetes
mellitus”, Diabetes care, volume 39, supplement 1, S11-S25.
30. American Diabetes Association (2018), “Standards of medical care in diabetes –
2018”, Diabetes Care 41, (Suppl.l)
31. Asche, Carl ; LaFleur, Joanne ; Conner, Chris (2011). A review of diabetes
treatment adherence and the association with clinical and economic outcomes. Clinical
Therapeutics, Vol. 33, Issue 1: 74-109
32. Bacchi, Elisabetta; Negri, Carlo; Lanza, Massimo (2012). Differences in the
acute effects of aerobic and resistance exercise in subjects with týp 2 diabetes: results
from the randomized trial. Plos One, Vol.7, Issue 12: p.e49937
80

33. Beverly Mielke Kocarnik, Chuan-Fen LiuEdwin, S. WongMark (2012). Does the
presence of a pharmacist in primary care clinics improve diabetes medication
adherence? BMC health services research, Vol 12: 391
34. Brittany L. Smalls, Rebekah J. Walker, Leonard E. Egede (2012). Associations
between coping, diabetes knowledge, medication adherence and self-care behaviors in
adults with týp 2 diabetes. General Hospital Psychiatry, Vol. 34, Issue 4: 485-389
35. Bryson, Chris L. ; Au, David H. ; Maciejewski, Matthew L (2013). Wide Clinic-
level variation in adherence to oral diabetes medications in the VA. Journal of General
Internal Medicine, Vol. 28, Issue 5: 698
36. Erica Shreck, Jeffrey S. Gonzalez and Elizabeth A. Walker (2014). Risk
perception and self-management in Urban, diverse adults with týp 2 diabetes - the
improving diabetes outcomes study. International ournal of Behavioral Medicine, Vol.
21, Issue 1: 88-98
37. Franciele R. Figueira, Daniel Umpierre and Beatriz D. Schaan (2013). Aerobic
and combined exercise sessions reduce glucose variability in týp 2 diabetes:crossover
randomized trial. PloS One, Vol 8, Issue 3: p.e57733
38. I. Patel, J. Chang, R. Balkrisman (2010). Medication adherence in low income
alderly týp -2 diabetes patients: A retrospective cohort study. International Journal of
Diabetes Mellitus, Volume 2, Issue 2: 122-124
39. International Diabete Federation (2017), “Diabetes Atlas eighth edition”.
40. Jingdong Chao, David P. Nau, James E. Aikens (2007). Patient-reported
perceptions of side effects of antihyperglycemic medication and adherence to
medication regimens in persons with diabetes mellitus. Clinacal Therapeutics, Volume
29, Issue 1: 177-180
41. Lai Shin Yun, Yahaya Hassana and Rozina Ghazali (2007). A comparison of
knowledge of diabetes mellitus between patients with diabetes and health adults: A
survey from north Malaysia. Patients education and counseling, Vol. 69, Issues 1-
3:47-54
42. Marzec, Lucas ; Maddox, Thomas (2013). Medication adherence in patients with
diabetes and dyslipidemia: sociated factors and Strategies for improvement. Current
Cardiology Reports, Vol. 15, Issue 11: 1-7
43. Misa Adachi, Kazue Yamaoka and Toshiro Tango (2013). Effects of lifestyle
education program for týp 2 diabetes patients in clinics: a cluster randomized
controlled trial. BMC Public Health, Vol. 13: 467
44. Park, Kyung-ae; Kim, Jung-guk; Hyun, Sung-taek (2010). Factors that affect
medication adherence in elderly patients with diabetes mellitus. Korean Diabetes
Journal, Vol. 34, Issue 1: 55-65
45. Prem Adhien, Liset van Dijk, Jacqueline G. Hugtenburg (2013). Evaluation of a
pilot study to influence medication adherence of patients with diabetes mellitus týp -2
81

by the pharmacy. International Journal of Clinical Pharmacy, Vol. 35, Issue 6: 1113-
1119
46. Ranial M. Jamous, Waleed M. Sweileh and Donald E. Morisky (2011).
Adherence and satisfaction with oral hypoglycemic medications: a study in Palestine.
International Journal of Clinical Pharmacy, Vol 33, Issue 6: 942-948
47. Rebekah J. Walker, Brittany L. Smalls, Leonard E. Egede (2012). Effect of
diabetes fatalism on medication adherence and self-care behaviors in adults with
diabetes. General Hospital Psychiatry, Vol. 34, Issue 6: 598-603
48. Robert A. Gabbay, M.D,Ph.D, And Kendra Durdock,R.N., B.S.N., CDE (2010).
Strategies to increase adherence through diabetes technology. Journal of diabetes
Science and Technology, Vol 4, Issue 3: 661-665
49. Sherman B.W., Sekili A., Prakash S.T., Rausch C.A (2011). Physician-Specific
variation in medication adherence among diabetes patients. American Journal of
Managed Care, Vol. 17: 729-736
50. Soloman Mekonnen Abebe, Yemane Berhane and Alemayehu Worku (2014).
Barriers to diabetes medication adherence in North West Ethiopia. SpringerPlus, Vol.
3:195
51. Wabe, Nasir T ; Angamo, Mulugeta T ; Hussein, Sadikalmahdi (2011).
Medication adherence in diabetes mellitus and self management practices among týp -
2 diabetics in Ethiopia. North American Journal of Medical Sciences, Vol. 3, Issue 9:
418-423
52. Tạp chí đái tháo đường 2016 https:/ / suckhoenoitiet.vn/ atlas-benh-dai-thao-
duong-lan-thu-7.html
xiii

PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Ngày STT:
Phần 1: thông tin bệnh nhân
1. Họ và tên:..................................................... Năm sinh: ........ (tuổi:…) Nam/ Nữ
Mã BN: ............................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................... Số ĐT: ...........................
2. Nghề nghiệp:
 Kinh doanh  Nội trợ  CB-CC  Nghỉ hưu
 Khác
3. Tình trạng hôn nhân:
 Kết hôn  Độc thân
4. Trình độ học vấn:
 ≤ Tiểu học  Trung học  Đại học  Sau đại học
5. Thu nhập: < 4 triệu 4-10 triệu > 10 triệu
6. Tham gia BHYT  Có  Không
7. Anh/ chị đã điều trị đái tháo đường trong bao lâu?
< 1 năm  1-3 năm  4-7 năm > 11 năm
8. Tiền sử gia đình:  Có  Không
9. Anh/ chị có mắc thêm bệnh lý nào khác? Điều trị như thế nào?

10. Số lượng thuốc được kê đơn:.....................................................................................


Thuốc chích điều trị đái tháo đường: ................................ Số mũi/ ngày: ..............
Số loại thuốc điều trị ĐTĐ (đường uống) được kê đơn:…Số lần dùng
thuốc/ ngày:….
11. Sau khi uống thuốc điều trị đái tháo đường, những triệu chứng nào thường làm
bác/ anh/ chị khó chịu?
 Tim đập nhanh  Nhức đầu  Mệt mỏi
 Buồn nôn, nôn  Táo bón  Tiêu chảy
 Hạ đường huyết áp nhẹ  Đau bụng  Hạ ĐH nặng, NV
Khác (ghi rõ): ..........................................................................................................
xiv

Phần 2: Bác/ Anh/ Chị trẻ lời “Có” hoặc “Không”

Có Không

1. Bác/ anh/ chị có bao giờ quên uống thuốc chưa?

2. Trong vòng 2 tuần qua, có ngày nào bác/ anh/ chị quên uống thuốc
không?

3. Khi bác/ anh/ chị phải hay xa nhà hay đi công tác, có khi nào anh
chị quên mang thuốc không?

4. Hôm qua bác/ anh/ chị có uống thuốc không?

5. Có khi nào bác/ anh/ chị cảm thấy phiền phức khi phải uống thuốc
thường xuyên, đúng như chỉ định?

6. Khi bác/ anh/ chị thấy bệnh đã cải thiện (chỉ số đường huyết bình
thường), Bác/ anh/ chị có ngưng dùng thuốc không?

7. Bác/ anh/ chị có bao giờ tự ngưng thuốc vì thấy bệnh nặng hơn sau
khi uống thuốc mà không nói với bác sĩ?

8. Bác/ anh/ chị có hay gặp khó khăn khi phải nhớ các loại thuốc cần
uống?

Phần 3: Bác/ anh/ chị trả lời “Đúng”, “Sai” hoặc “Không biết”
Đúng Sai Không
biết

1. Đái tháo đường là bệnh tăng lượng đường trong máu

2. Đái tháo đường là do thiếu insulin

3. Đái tháo đường là 1 bệnh lây nhiễm

4. Có những loại đái thóa đường khác nhau

5. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ là 1 yếu tố


nguy cơ

6. Béo phì là 1 yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ

7. triệu chứng của ĐTĐ: uống nhiều, tiểu nhiều, mệt


mỏi…

8. ĐTĐ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính: huyết áp,
tim mạch, thận, giảm thị lực.
xv

9. Tập thể dục có thể kiểm soát tình trạng của bệnh ĐTĐ

10. Kiểm soát tốt cân nặng là cần thiết để kiểm soát bệnh
ĐTĐ

11. Người bị ĐTĐ không nên uống rượu và hút thuốc lá

12. Người bị ĐTĐ thường chậm lành vết thương

13. Không cần thơ dõi mức đường huyết và huyết áp

14. Không cần xét nghiệm nước tiểu (theo dõi đạm niệu)

Phần 4: Bác/ anh/ chị trả lời “Đúng”, “Sai” hoặc “Không biết”

Đúng Sai Không


biết

1. Bác/ anh/ chị có lo lắng càng uống thuốc thì sẽ mất tác
dụng

2. Bác/ anh/ chị không biết gì về thuốc mình đang uống

3. Uống thuốc đều đặn sẽ làm sức khỏe bác/ anh/ chị tốt hơn

4. Uống thuốc có thể gây ra nhưng triệu chứng khó chịu (vd:
đau đầu, ho …)

5. Bác/ anh/ chị nghĩ rằng sức khỏe của mình phụ thuộc vào
thuốc (hiện tại, tương lai)

6. Những liệu pháp thiên nhiên, cách điều trị thiên nhiên tốt
hơn dùng thuốc

7. Khi chỉ số đường huyết ổn định bác/ anh/ chị có thể ngưng
uống thuốc?

8. Quên uống thuốc 1 vài lần sẽ không ảnh hưởng xấu đến
bệnh

9. Tất cả các thuốc đều có hại

Những lý do khiến bác/ anh/ chị không uống thuốc: (BN có thể chọn nhiều câu trả
lời)
a. Không thể mua thuốc thường xuyên do giá tiền tốn kém
b. Quá bận rộn
c. Sợ tác dụng phụ của thuốc
xvi

d. Không thích uống thuốc


e. Thuốc quá nhiều
f. Quên
g. Uống nhiều lần trong ngày
h. Khác: ........................................................
Phần 5: Các yếu tố về đội ngũ nhân viên y tế
1. Bác/ anh/ chị hãy tự đánh giá về mối quan hệ của anh/ chị với bác sĩ điều trị:
 Tốt  Bình thường  Có khoảng cách lớn
2. Bác/ anh/ chị có tin tuyệt đối vào bác sị điều trị:
 Có  Không  Không ý kiến
xvii

PHỤ LỤC 2
CÁC BẢNG CHẠY DỮ LIỆU KHẢO SÁT SPSS
GioiTinh
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nu 248 59.6 64.4 64.4
Nam 137 32.9 35.6 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0

NhomTuoi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <50 Tuoi 45 10.8 11.7 11.7
50-60 Tuoi 141 33.9 36.6 48.3
61-70 Tuoi 135 32.5 35.1 83.4
>70 Tuoi 64 15.4 16.6 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
Độ tuổi trung bình
Standard
Mean Deviation
DoTuoiTrungBinh 60 10
TrinhDoHocVan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tieu Hoc 74 17.8 19.2 19.2
Trung Hoc 161 38.7 41.8 61.0
Cao Dang, Dai Hoc 117 28.1 30.4 91.4
Sau Dai Hoc 33 7.9 8.6 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
xviii

TinhTrangNgheNghiep
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Kinh Doanh 22 5.3 5.7 5.7
Noi Tro 38 9.1 9.9 15.6
CB - CC 81 19.5 21.0 36.6
Nghi Huu 235 56.5 61.0 97.7
Khac 9 2.2 2.3 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
ThuNhap
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <4 Trieu 43 10.3 11.2 11.2
4-10 Trieu 230 55.3 59.7 70.9
>10 Trieu 91 21.9 23.6 94.5
Khong Co Thu Nhap 21 5.0 5.5 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
ThoiGianDieuTriBenh
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <1 Nam,>6 Thang 36 8.7 9.4 9.4
1-3 Nam 91 21.9 23.6 33.0
4-7 Nam 96 23.1 24.9 57.9
8-11 Nam 71 17.1 18.4 76.4
>11 Nam 91 21.9 23.6 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
xix

BenhLyKemTheo
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 16 3.8 4.2 4.2
Co 369 88.7 95.8 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
BienChungThan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 367 88.2 99.5 99.5
Co 2 .5 .5 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
SuyVanTinhMach
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 365 87.7 98.9 98.9
Co 4 1.0 1.1 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
TangAcidUric
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 364 87.5 98.6 98.6
Co 5 1.2 1.4 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
xx

BienChungThanKinh
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 362 87.0 98.1 98.1
Co 7 1.7 1.9 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
ViemDaDay
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 361 86.8 97.8 97.8
Co 8 1.9 2.2 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
ThieuNangTuanHoanNao
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 360 86.5 97.6 97.6
Co 9 2.2 2.4 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
ViemKhopGoi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 356 85.6 96.5 96.5
Co 13 3.1 3.5 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
xxi

TangMenGan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 355 85.3 96.2 96.2
Co 14 3.4 3.8 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
LoangXuong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 355 85.3 96.2 96.2
Co 14 3.4 3.8 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
ThieuMauCoTim
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 332 79.8 90.0 90.0
Co 37 8.9 10.0 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
RoiLoanLipidMau
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 257 61.8 69.6 69.6
Co 112 26.9 30.4 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
TangHuyetAp
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 239 57.5 64.8 64.8
Co 130 31.3 35.2 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
xxii

Khac
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong 355 85.3 96.2 96.2
Co 14 3.4 3.8 100.0
Total 369 88.7 100.0
Missing System 47 11.3
Total 416 100.0
SoLoaiThuocUong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 1 Loai 127 30.5 33.0 33.0
2 Loai 223 53.6 57.9 90.9
>3 Loai 35 8.4 9.1 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
TanSuatSuDung
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 1 lan/ ngay 86 20.7 22.3 22.3
2 lan/ ngay 219 52.6 56.9 79.2
3 lan/ ngay 80 19.2 20.8 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
TacDungPhu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 101 24.3 26.2 26.2
Khong 284 68.3 73.8 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
xxiii

HaDuongHuyet
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 97 23.3 96.0 96.0
Khong 4 1.0 4.0 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
BuonNon
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 95 22.8 94.1 94.1
Khong 6 1.4 5.9 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
MetMoi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 92 22.1 91.1 91.1
Khong 9 2.2 8.9 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0

TaoBon
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 86 20.7 85.1 85.1
Khong 15 3.6 14.9 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
xxiv

HaDuongHuyetNhe
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 86 20.7 85.1 85.1
Khong 15 3.6 14.9 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
NhucDau
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 83 20.0 82.2 82.2
Khong 18 4.3 17.8 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
TieuChay
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 73 17.5 72.3 72.3
Khong 28 6.7 27.7 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0

Khac2
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 95 22.8 94.1 94.1
Khong 6 1.4 5.9 100.0
Total 101 24.3 100.0
Missing System 315 75.7
Total 416 100.0
xxv

NiemTin
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tich cuc 125 30.0 32.5 32.5
Tieu cuc 260 62.5 67.5 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
KienThuc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tot 167 40.1 43.4 43.4
Trung binh 127 30.5 33.0 76.4
Kem 91 21.9 23.6 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
MoiQuanHeBacSiVaBenhNhan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tot 344 82.7 89.4 89.4
Binh Thuong 40 9.6 10.4 99.7
Co Khoang Cach 1 .2 .3 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
TinhTrangHonNhan
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Lap Gia Dinh 369 88.7 95.8 95.8
Doc Than 16 3.8 4.2 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
BaoHiemYTe
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 385 92.5 100.0 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
xxvi

TiLeTuanThu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tot 274 65.9 71.2 71.2
Kem 111 26.7 28.8 100.0
Total 385 92.5 100.0
Missing System 31 7.5
Total 416 100.0
Quen
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 75 18.0 67.6 67.6
Khong 36 8.7 32.4 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0

QuaBanRon
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 48 11.5 43.2 43.2
Khong 63 15.1 56.8 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0

SoTacDungPhuCuaThuoc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 28 6.7 25.2 25.2
Khong 83 20.0 74.8 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0
xxvii

TienThuocQuaTonKem
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 19 4.6 17.1 17.1
Khong 92 22.1 82.9 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0
ThuocQuaNhieu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 40 9.6 36.0 36.0
Khong 71 17.1 64.0 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0

UongThuocNhieuLanTrongNgay
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 17 4.1 15.3 15.3
Khong 94 22.6 84.7 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0

KhongThichUongThuoc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 25 6.0 22.5 22.5
Khong 86 20.7 77.5 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0
xxviii

Khac3
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 25 6.0 22.5 22.5
Khong 86 20.7 77.5 100.0
Total 111 26.7 100.0
Missing System 305 73.3
Total 416 100.0

GioiTinh * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
GioiTinh Nu 171 77 248
Nam 103 34 137
Total 274 111 385

Chi-Square Tests
Asymp. Sig. Exact Sig. (2- Exact Sig. (1-
Value df (2-sided) sided) sided)
a
Pearson Chi-Square 1.670 1 .196
Continuity Correctionb 1.380 1 .240
Likelihood Ratio 1.694 1 .193
Fisher's Exact Test .240 .120
Linear-by-Linear
1.665 1 .197
Association
N of Valid Cases 385

NhomTuoi * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
NhomTuoi <50 Tuoi 20 25 45
50-60 Tuoi 96 45 141
61-70 Tuoi 106 29 135
>70 Tuoi 52 12 64
Total 274 111 385
xxix

Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 23.040 3 .000
Likelihood Ratio 21.823 3 .000
Linear-by-Linear
18.890 1 .000
Association
N of Valid Cases 385

TrinhDoHocVan * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
TrinhDoHocVa Tieu Hoc 56 18 74
n Trung Hoc 116 45 161
Cao Dang, Dai Hoc 81 36 117
Sau Dai Hoc 21 12 33
Total 274 111 385

Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 1.920 3 .589
Likelihood Ratio 1.903 3 .593
Linear-by-Linear
1.860 1 .173
Association
N of Valid Cases 385

ThuNhap * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
ThuNhap <4 Trieu 35 8 43
4-10 Trieu 176 54 230
>10 Trieu 54 37 91
Khong Co Thu Nhap 9 12 21
Total 274 111 385
xxx

Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 19.812 3 .000
Likelihood Ratio 18.833 3 .000
Linear-by-Linear
18.061 1 .000
Association
N of Valid Cases 385
TinhTrangNgheNghiep * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
TinhTrangNgheNghiep Kinh Doanh 14 8 22
Noi Tro 31 7 38
CB - CC 39 42 81
Nghi Huu 183 52 235
Khac 7 2 9
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 28.874 4 .000
Likelihood Ratio 27.222 4 .000
Linear-by-Linear
4.023 1 .045
Association
N of Valid Cases 385
ThoiGianDieuTriBenh * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
ThoiGianDieuTriBen <1 Nam,>6 Thang 20 16 36
h 1-3 Nam 52 39 91
4-7 Nam 73 23 96
8-11 Nam 50 21 71
>11 Nam 79 12 91
Total 274 111 385
xxxi

Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 24.986 4 .000
Likelihood Ratio 25.828 4 .000
Linear-by-Linear
20.213 1 .000
Association
N of Valid Cases 385
SoLoaiThuocUong * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
SoLoaiThuocUong 1 Loai 91 36 127
2 Loai 154 69 223
>3 Loai 29 6 35
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 2.829 2 .243
Likelihood Ratio 3.073 2 .215
Linear-by-Linear
.419 1 .517
Association
N of Valid Cases 385
TanSuatSuDung * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
TanSuatSuDung 1 lan/ ngay 63 23 86
2 lan/ ngay 153 66 219
3 lan/ ngay 58 22 80
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square .434 2 .805
Likelihood Ratio .435 2 .804
Linear-by-Linear
.016 1 .901
Association
N of Valid Cases 385
xxxii

TacDungPhu * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
TacDungPhu Co 73 28 101
Khong 201 83 284
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig. Exact Sig. (2- Exact Sig. (1-
Value df (2-sided) sided) sided)
a
Pearson Chi-Square .082 1 .775
Continuity Correctionb .025 1 .874
Likelihood Ratio .082 1 .774
Fisher's Exact Test .800 .440
Linear-by-Linear
.082 1 .775
Association
N of Valid Cases 385
NiemTin * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
NiemTin Tich cuc 73 52 125
Tieu cuc 201 59 260
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig. Exact Sig. (2- Exact Sig. (1-
Value df (2-sided) sided) sided)
a
Pearson Chi-Square 14.708 1 .000
Continuity Correctionb 13.801 1 .000
Likelihood Ratio 14.269 1 .000
Fisher's Exact Test .000 .000
Linear-by-Linear
14.670 1 .000
Association
N of Valid Cases 385
xxxiii

KienThuc * TiLeTuanThu Crosstabulation


Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
KienThuc Tot 115 52 167
Trung binh 90 37 127
Kem 69 22 91
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 1.400 2 .497
Likelihood Ratio 1.428 2 .490
Linear-by-Linear
1.309 1 .253
Association
N of Valid Cases 385
MoiQuanHeBacSiVaBenhNhan * TiLeTuanThu Crosstabulation
Count
TiLeTuanThu
Tot Kem Total
MoiQuanHeBacSiVaBen Tot 237 107 344
hNhan Binh Thuong 36 4 40
Co Khoang Cach 1 0 1
Total 274 111 385
Chi-Square Tests
Asymp. Sig.
Value df (2-sided)
a
Pearson Chi-Square 8.185 2 .017
Likelihood Ratio 9.965 2 .007
Linear-by-Linear
8.109 1 .004
Association
N of Valid Cases 385

You might also like