You are on page 1of 217

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


------------

Đinh Huy Dương

CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,


HÀNH VI VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRƯỚC SINH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2016

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01

Hà Nội, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


------------

Đinh Huy Dương

CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,


HÀNH VI VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRƯỚC SINH
TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2013-2016

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê


2. PGS.TS. Lưu Bích Ngọc

Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế
Công cộng, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc
Khuê và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lưu Bích Ngọc, là giáo viên tâm huyết đã tận tình
hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi
trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị
Thu Hà, là giáo viên đã tận tâm chỉ bảo và dành rất nhiều quan tâm giúp đỡ tôi trong
thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải
Dương và tỉnh Hà Nam; Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội người cao tuổi, Đoàn Thanh niên của thành phố Hải Dương, huyện Thanh
Miện thuộc tỉnh Hải Dương và thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam;
cán bộ trạm y tế, cộng tác viên dân số và nhân dân các địa phương đã nhiệt tình hỗ trợ
và tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA),
Công ty Mekong Economics và Depocen cùng nhiều cán bộ của các tổ chức này đã
luôn phối hợp cùng tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố Mẹ tôi, những người đã cho tôi
cuộc sống, luôn khích lệ để tôi tiến bước trên con đường chinh phục trí thức. Cám ơn
anh trai tôi đã luôn là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới vợ, các con tôi, những người đã luôn
chia sẻ, ủng hộ và truyền nhiệt huyết để tôi có thể hoàn thành luận án này.

Tác giả

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 4
1.2. Xu hướng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
và Việt Nam ............................................................................................................... 5
1.2.1. Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới........................................................... 5
1.2.2. Sự khác biệt về TSGTKS theo một số đặc trưng ........................................ 7
1.2.3. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam ........................................................ 11
1.2.4. Tỷ số giới tính khi sinh tại Hải Dương và Hà Nam ................................. 16
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến LCGTTS ........................................................ 17
1.3.1. Các yếu tố cơ bản....................................................................................... 17
1.3.2. Các yếu tố phụ trợ ..................................................................................... 18
1.3.3. Các yếu tố trực tiếp .................................................................................... 19
1.4. Những hậu quả của lựa chọn giới tính trước sinh ........................................ 20
1.4.1. Thừa nam thiếu nữ.................................................................................... 20
1.4.2. Tác động tới thị trường hôn nhân ............................................................ 21
1.4.3. Ảnh hưởng xã hội...................................................................................... 22

iii
1.5. Các giải pháp can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát
MCBTSGTKS ở một số nước trên thế giới và Việt Nam .................................... 23
1.5.1. Nhóm giải pháp 1: Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi
hành vi.................................................................................................................. 24
1.5.2. Nhóm giải pháp 2: Các giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật ........ 26
1.5.3. Nhóm giải pháp 3: Các giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ và
bé gái ..................................................................................................... 30
1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS .................... 32
1.7. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS ........ 33
1.8. Thông tin tóm tắt về dự án triển khai tại Hải Dương giai đoạn
2013-2016 ........................................................................................... 37
1.9. Vai trò của nghiên cứu sinh trong nghiên cứu .............................................. 39
1.10. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu....................................................... 40
1.10.1. Thông tin chung về địa bàn can thiệp .................................................... 40
1.10.2. Thông tin chung về địa bàn đối chứng................................................... 42
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ............................................................ 44
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ............................................................... 45
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 45
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 45
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 45
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 46
2.3.1. Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (2013) ......................................... 47
2.3.2. Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động can thiệp (2013-2016) ............... 47
2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (2016) ............................................ 48
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................... 48
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................... 48
iv
2.4.2. Chọn mẫu cho đánh giá định lượng và định tính ................................... 50
2.5. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................. 54
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định lượng ................................... 54
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định tính ...................................... 54
2.5.3. Thử nghiệm công cụ thu thập số liệu ....................................................... 55
2.6. Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 55
2.7. Điều tra viên, giám sát viên ............................................................................. 57
2.7.1. Điều tra viên .............................................................................................. 57
2.7.2. Giám sát viên ............................................................................................. 57
2.7.3. Người dẫn đường ...................................................................................... 57
2.8. Quy trình thu thập số liệu ............................................................................... 57
2.8.1. Chuẩn bị cho nghiên cứu tại địa phương ................................................ 57
2.8.2. Một số quy định ......................................................................................... 58
2.8.3. Các bước tiến hành thu thập .................................................................... 58
2.8.4. Quy trình giám sát ..................................................................................... 60
2.9. Chương trình can thiệp .................................................................................. 60
2.9.1. Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi ...................... 61
2.9.2. Tăng cường tuân thủ pháp luật ................................................................ 63
2.9.3. Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái........................................................ 65
2.10. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu ................................................................... 67
2.10.1. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định lượng ........................................ 67
2.10.2. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định tính ............................................ 67
2.10.3. Theo dõi, giám sát và đánh giá ............................................................... 68
2.11. Xử lý và phân tích thông tin, số liệu............................................................. 68
2.11.1. Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng ................................................... 68
2.11.2. Xử lý và phân tích dữ liệu định tính ....................................................... 70
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 70
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................................. 72
v
3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi trong đánh giá trước can thiệp về
LCGTTS tại Hải Dương và Hà Nam năm 2013 ................................................... 72
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá
trước can thiệp ..................................................................................................... 72
3.1.2. Sinh con và mong muốn có con trai trong đánh giá trước can thiệp ..... 77
3.1.3. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước can
thiệp ....................................................................................................... 79
3.1.4. Nguồn thông tin về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước
can thiệp .............................................................................................................. 82
3.1.5. Thái độ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp ............................... 83
3.1.6. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp ................................... 88
3.2. Đánh giá thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS tại Hải Dương sau can thiệp ........................ 89
3.2.1. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp tại Hải Dương
và tỉnh đối chứng Hà Nam .................................................................................. 89
3.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá sau
can thiệp ............................................................................................................... 90
3.2.3. Sinh con và mong muốn có con trai ......................................................... 98
3.2.4. Thay đổi kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau can
thiệp (2016) ........................................................................................................ 103
3.2.5. Tăng cường nguồn thông tin về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS .... 106
3.2.6. Chuyển biến thái độ về BĐG và LCGTTS trong đánh giá sau can thiệp
(2016) ................................................................................................................. 109
3.2.7. Hành vi LCGTTS .................................................................................... 119
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 121
4.1. Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu ...................................... 121

vi
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp tại Hải Dương và
Hà Nam ....................................................................................................... 122
4.2.1. Người quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS ..................... 122
4.2.2. Mong muốn có con trai/con gái .............................................................. 124
4.2.3. Lý do cần có con trai ............................................................................... 125
4.2.4. Kiến thức về LCGTTS và MCBGTSGKS .............................................. 129
4.2.5. Thái độ về LCGTTS................................................................................. 130
4.2.6. Hành vi LCGTTS .................................................................................... 131
4.3. Thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ sau can thiệp ............................................................................................. 132
4.3.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS .............................................................. 132
4.3.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS .................................................................. 133
4.3.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS ................................................................. 135
4.4. Hiệu quả của chương trình can thiệp .......................................................... 138
4.4.1. Về khung lý thuyết của nghiên cứu ........................................................ 138
4.4.2. Về hoạt động can thiệp ............................................................................ 139
4.4.3. Về hiệu quả của chương trình can thiệp ................................................ 143
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 145
4.5.1. Những điểm mới và ưu điểm của nghiên cứu ....................................... 145
4.5.2. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
1. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ trước can thiệp ......................................................................................... 148
1.1. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước
can thiệp ................................................................................. 148
1.2. Thái độ về LCGTTS.................................................................................... 148
1.3. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp .................................... 149
vii
2. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ sau can thiệp ............................................................................................. 149
2.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS ................................................................. 149
2.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS ..................................................................... 149
2.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS .................................................................... 150
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN .................................................................................................................. 164
Phụ lục 1: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI
SINH ĐẺ (18-40) ....................................................................................................... 165
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ....................................................... 175
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .................................................. 180
Phụ lục 4: TỔNG HỢP CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN LCGTTS .......................................................... 183
Phụ lục 5: KẾT QUẢ CÁC CAN THIỆP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ................... 187

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa


BĐG Bình đẳng giới
BPTT Biện pháp tránh thai
CBYT Cán bộ y tế
CLB Câu lạc bộ
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
DEPOCEN Trung tâm nghiên cứu phát triển
DS Dân số
DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
ĐTN Đoàn Thanh niên
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ĐTV Điều tra viên
GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
HCCB Hội cựu chiến binh
HIV/AIDS Nhiễm virus suy giảm miễn dịch của người/Hội chứng suy giảm
miễn dịch (Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired
Immunodeficiency Syndrome)
HNCT Hôi người cao tuổi
HND Hội Nông dân
HPN Hội Phụ nữ
KT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành vi
LCGTTN Lựa chọn giới tính thai nhi
LCGTTS Lựa chọn giới tính trước sinh
MCBCCGT Mất cân bằng cơ cấu giới tính
MCBTSGTKS Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh

ix
MOH Bộ Y tế (Ministry of Health)
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NCT Người cao tuổi
NFHS Điều tra sức khỏe gia đình quốc gia (National Family Health
Survey)
NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental Organization)
NTL Người trả lời
PVS Phỏng vấn sâu
SKSS/SKTD Sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục
THPT Trung học phổ thông
TLN Thảo luận nhóm
TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh
TT Truyền thông
TTGDTT Thông tin-giáo dục-truyền thông
TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi
UBND Ủy ban nhân dân

x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ước lượng số phụ nữ bị thiếu tính đến năm 2010 ....................................21
Bảng 1.2. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố Hải Dương và huyện Thanh
Miện ..........................................................................................................................40
Bảng 1.3. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố Phủ Lý và huyện Duy
Tiên ...........................................................................................................................42
Bảng 2.1. Các xã, phường được chọn vào nghiên cứu .............................................50
Bảng 2.2. Các đối tượng của điều tra phỏng vấn sâu ................................................52
Bảng 2.3. Mẫu điều tra thảo luận nhóm ....................................................................53
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu .............................................72
Bảng 3.2. Mong muốn có con trai tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá trước
can thiệp (2013).........................................................................................................78
Bảng 3.3. Kiến thức đúng về phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh
giá trước can thiệp (2013) .........................................................................................79
Bảng 3.4. Hồi quy logistic về Kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS trong đánh giá trước
can thiệp (2013).........................................................................................................81
Bảng 3.5. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin.....................................................82
Bảng 3.6. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về bình đẳng giới của đối tượng
trong đánh giá trước can thiệp (2013) .......................................................................83
Bảng 3.7. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về vai trò, trách nhiệm của con
trai, con gái trong gia đình của đối tượng trong đánh giá trước can thiệp (2013) ....84
Bảng 3.8. Hồi quy logistic về thái độ phản đối với hành vi LCGTTS trong đánh giá
trước can thiệp (2013) ...............................................................................................87
Bảng 3.9. Phá thai lựa chọn giới tính trong đánh giá trước can thiệp (2013) ...........88
Bảng 3.10. Tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp .......................................89

xi
Bảng 3.11. Phân bổ của các đối tượng trước và sau can thiệp theo phường/xã tại hai
tỉnh .............................................................................................................................91
Bảng 3.12. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá sau can thiệp
(2016) ........................................................................................................................92
Bảng 3.13. Người ra quyết định chính liên quan đến vấn đề sinh đẻ và kế hoạch hóa
gia đình trong đánh giá sau can thiệp (2016) ..........................................................100
Bảng 3.14. Lý do chọn con trai trong đánh giá sau can thiệp (2016) .....................102
Bảng 3.15. Kiến thức tốt về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau can
thiệp (2016) .............................................................................................................105
Bảng 3.16. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Kiến thức về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS .....................106
Bảng 3.17. Nguồn thông tin về MCBTSGTKS trong đánh giá sau can thiệp (2016) 108
Bảng 3.18. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS ............................109
Bảng 3.19. So sánh thay đổi thái độ về BĐG trong đánh giá sau can thiệp (2016) 112
Bảng 3.20. So sánh thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong
gia đình của đối tượng .............................................................................................115
Bảng 3.21. So sánh thái độ với người sinh con một bề của đối tượng ...................118
Bảng 3.22. Hành vi về lựa chọn giới tính của đối tượng nghiên cứu .....................119

xii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tỉ số giới tính khi sinh tại các quốc gia năm 2011 .....................................5
Hình 1.2. TSGTKS tại Việt Nam qua các năm 1999-2016.......................................12
Hình 1.3. TSGTKS của tỉnh Hải Dương và Hà Nam qua các năm 2009-2016 ........16
Hình 1.4. Khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto về điều kiện tiên quyết dẫn
đến LCGTTS .............................................................................................................35
Hình 1.5. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS ......36
Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương .........................................................41
Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ...............................................................43
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..........................................................................47
Hình 2.2. Sơ đồ mô tả kết quả theo 3 giai đoạn của nghiên cứu đánh giá KT-TĐ-TH
về LCGTTS ...............................................................................................................66
Hình 3.1. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam .........74
Hình 3.2. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam ...............75
Hình 3.3. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong gia đình tại Hải Dương và
Hà Nam .....................................................................................................................76
Hình 3.4. Phân bổ người quyết định chính trong sử dụng BPTT và dịch vụ SKSS
trong gia đình tại Hải Dương và Hà Nam .................................................................77
Hình 3.5. TSGTKS giai đoạn 2013-2016 tại Hải Dương và Hà Nam ......................90
Hình 3.6. Phân bổ độ tuổi theo giới tính tại tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh
giá sau can thiệp (2016) ............................................................................................94
Hình 3.7. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong
đánh giá sau can thiệp (2016)....................................................................................95
Hình 3.8. Phân bổ dân tộc theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá
sau can thiệp (2016) ..................................................................................................96

xiii
Hình 3.9. Phân bổ tôn giáo theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá
sau can thiệp (2016) ..................................................................................................96
Hình 3.10. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam trong
đánh giá sau can thiệp (2016)....................................................................................97
Hình 3.11. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong gia đình tại Hải Dương và
Hà Nam trong đánh giá sau can thiệp (2016)............................................................98
Hình 3.12. Thay đổi điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS của đối tượng tại
từng tỉnh ..................................................................................................................110
Hình 4.1. TSGTKS qua các năm 2013-2016 ..........................................................138

xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ

MCBTSGTKS xảy ra chủ yếu là do các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực
hiện hành vi lựa chọn giới tính trước sinh (LCGTTS) để có được đứa con theo giới tính
mong muốn [37], [81]. Nguyên nhân của các hành vi này khá phức tạp, song nhiều
nghiên cứu cho rằng có thể phân thành ba nhóm chính: Nhóm “các yếu tố cơ bản” liên
quan đến những phong tục tập quán, quan niệm văn hóa truyền thống, ưu thích con
trai....; nhóm “các yếu tố phụ trợ” như áp lực giảm sinh, chế độ an sinh xã hội, một số
loại hình công việc đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai...; và nhóm “các yếu tố
trực tiếp” là sự tiếp cận dễ dàng tới công nghệ lựa chọn giới tính [82], [83].
Xu hướng gia tăng TSGTKS cũng được quan sát thấy ở Việt Nam trong hơn
thập kỷ qua. Qua 3 cuộc Tổng điều tra Dân số, TSGTKS của Việt Nam đã tăng từ 105
(năm 1979) lên 106 (năm 1989) và 107 (năm 1999). Như vậy, cứ 10 năm TSGTKS lại
tăng 1 điểm. Vấn đề MCBTSGTKS thực sự trở thành thách thức với Việt Nam từ năm
2006 khi TSGTKS tăng lên 110 và liên tục tăng qua các năm lên 112,2 vào năm 2016
[35], [44], [53], [54]. Trong số các địa phương phải đối mặt với tình trạng
MCBTSGTKS nghiêm trọng có tỉnh Hải Dương nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng
thuộc phía Bắc Việt Nam. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009,
TSGTKS toàn quốc là 110,8 trong khi đó tỷ số này ở Hải Dương là 120,3 - cao thứ hai
trên toàn quốc và năm 2013 là 118,9 [39].
Các dự báo nhân khẩu học cho thấy rằng nếu TSGTKS tiếp tục tăng sau năm
2010 thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất cân bằng cơ cấu giới tính
(MCBCCGT). Đến năm 2050 sẽ có 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không thể kết hôn [44].
Nếu hành vi LCGTTS ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng không được ngăn
chặn thì các tác động tiêu cực sẽ nảy sinh. MCBCCGT có thể làm tăng nguy cơ xung
đột xã hội giữa người nghèo và người giàu, làm gia tăng bất bình đẳng giới (BĐG),

1
phát triển các tệ nạn xã hội, tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế,
đe dọa cho sự phát triển bền vững của xã hội và thậm chí an ninh quốc tế [27], [59].
Trong thời gian qua, ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng một số can
thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát tình trạng MCBTSGTKS đã được triển
khai. Tuy nhiên, do tính chất khó khăn và phức tạp của việc kiểm soát MCBTSGTKS
trong bối cảnh của một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị Nho giáo, nhận
thức của nhân dân còn hạn chế, các vi phạm về LCGTTS có xu hướng lan rộng, những
biện pháp can thiệp còn lẻ tẻ, chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ, đặc biệt nguồn lực thiếu
nên kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng MCBTSGTKS chưa được kiềm chế, vẫn tiếp
tục tăng [9], [16], [25], [40].
Để giảm nhanh tốc độ gia tăng TSGTKS và dần đưa tỷ số này trở lại mức cân
bằng tự nhiên càng sớm càng tốt là một đòi hỏi cấp thiết, cần được thực hiện bằng hệ
thống các giải pháp phòng chống LCGTTS đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh Hải Dương với sự
trợ giúp của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tiến hành chương trình can thiệp
đồng bộ phòng chống LCGTTS nhằm giải quyết vấn đề MCBTSGTKS trong giai đoạn
2013-2016 trong khuôn khổ Dự án VNM8P08 "Phòng chống bạo lực gia đình, giải
quyết tình trạng mất cân bằng giới tinh khi sinh và chăm sóc người cao tuổi tại tỉnh Hải
Dương" [9].
Nghiên cứu sinh tham gia trong tất cả các giai đoạn triển khai can thiệp tại Hải
Dương và được phép của Chi cục DS-KHHGĐ Hải Dương sử dụng các số liệu thu thập
phục vụ cho đề tài nghiên cứu: “Can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi về lựa
chọn giới tính trước sinh tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2016”. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả các can thiệp thông qua phân tích, đánh giá các
thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS trước và sau khi triển khai can thiệp
tại tỉnh Hải Dương và so sánh với địa bàn không can thiệp là tỉnh Hà Nam để rút ra các
bài học và kinh nghiệm cho việc triển khai các can thiệp tương tự tại các địa phương có
tình trạng MCBTSGTKS khác trên toàn quốc.

2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ (18-40) về lựa chọn giới tính trước sinh và một số yếu tố liên quan tại 2
huyện thuộc tỉnh Hải Dương và 2 huyện thuộc Hà Nam năm 2013.
2. Đánh giá thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ (18-40) về lựa chọn giới tính trước sinh tại 2 huyện thuộc tỉnh Hải
Dương sau can thiệp.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm


1. Tỷ số giới tính là tỉ lệ số nam trên số nữ của một dân số, thường được biểu đạt
số nam trên 100 nữ [36].
2. Tỷ số giới tính khi sinh là một chỉ số thống kê được xác định bằng số bé trai
được sinh ra còn sống so với 100 bé gái được sinh ra còn sống trong thời gian nhất
định, thường là một năm tại một quốc gia hay địa phương cụ thể. TSGTKS chỉ tin cậy
cao khi tính với mẫu từ 10.000 trẻ sinh sống trở lên [36].
3. Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh là số trẻ em trai sinh ra còn sống cao
hơn hoặc thấp hơn ngưỡng sinh học tự nhiên so với 100 trẻ em gái. Mất cân bằng tỷ số
giới tính khi sinh xảy ra khi số trẻ nam sinh ra còn sống lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103
so với 100 trẻ em gái [36].
4. Lựa chọn giới tính trước sinh là hành vi bao gồm việc áp dụng các biện pháp
áp dụng ngay từ trước lúc thụ thai như chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…; trong
lúc thụ thai như chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh
trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…; hoặc khi đã có thai như sử dụng siêu
âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối… để chẩn đoán giới tính và phá bỏ thai có giới tính
không mong muốn. Hành vi lựa chọn giới tính sẽ dẫn tới mất cân bằng giới tính khi
sinh [80].
5. Khủng hoảng hôn nhân là hiện tượng mất cân bằng nhân khẩu học khi mà số
lượng các cô dâu tiềm năng không xấp xỉ bằng với số của chú rể tương lai. Khi không
phải ai cũng có cơ hội lập gia đình, một số sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường hôn nhân [86].
6. Cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là cặp vợ chồng đã kết hôn có vợ trong độ
tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) [95].

4
1.2. Xu hướng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước trên thế
giới và Việt Nam
Tỷ số giới tính khi sinh trở nên mất cân bằng chủ yếu là do hành vi LCGTTS.
Dưới đây là tổng quan các nghiên cứu về LCGTTS và MCBTSGTKS ở một số
nước trên thế giới và Việt Nam.

1.2.1. Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới


Tỷ số giới tính của dân số trên thế giới khoảng 101 nam trên 100 nữ. Năm 2012,
thư viện của cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA) đã bổ sung TSGTKS vào các chỉ số về
con người và Chartbin đã sử dụng số liệu này để mô tả khái quát bức tranh về
TSGTKS trên toàn thế giới với số liệu tại các quốc gia từ những năm 2011 trở về trước
(Hình 1.1). Theo đó, đa số các quốc gia ở Châu Phi, Mỹ La Tinh có TSGTKS thấp ở
mức dưới 103 trong khi đó các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ có
TSGTKS ở mức trên 106 [70].

Hình 1.1. Tỉ số giới tính khi sinh tại các quốc gia năm 2011 [70]

Số liệu của các cuộc điều tra về dân số của các nước cho thấy trong mấy thập kỷ
qua đã chứng kiến MCBCCGT, bé trai nhiều hơn bé gái ở các nước khu vực Nam Á,
Đông Á và Trung Á. Xu thế này ngày càng lan rộng, bắt đầu từ các nước Châu Á như

5
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc vào thập niên 80 của thế kỷ 20, sau đến các nước vùng
Cáp-ca (Gruzia, Azerbaijan và Armenia) vào thập niên 90 của thế kỷ 20 và sau đó là
Montenegro, Albania và Việt Nam [71], [83], [88], [89], [96].
Năm 1950 TSGTKS của 3 vùng Tây Á, Đông Nam Á và Nam-Trung Á ở mức tự
nhiên, còn ở vùng Đông Á thì TSGTKS đã ở mức 109. TSGTKS ở các khu vực này
không đổi đến giữa những năm 80 thế kỷ 20. Sau đó, bắt đầu có sự gia tăng TSGTKS ở
khu vực Đông Á vào những năm 1980-85 và ở Nam-Trung Á vào những năm 1985-90,
trong khi tình hình vẫn bình thường ở những nơi khác ở Châu Á [86], [104].
Ở khu vực Đông Á, TSGTKS lên tới 114 vào những năm 2000-2005 do ảnh
hưởng MCBTSGTKS của Trung Quốc và Hàn Quốc. Vào những năm 60 và 70 thế kỷ
20, TSGTKS ở Trung Quốc vẫn ở mức bình thường 106/100. Tuy nhiên, số lượng các bé
trai đã tăng nhiều từ thập niên 80 cùng với chính sách KHHGĐ, sử phổ biến rộng rãi
công nghệ có thể xác định giới tính thai nhi và văn hóa truyền thống Trung Quốc “ưa
thích con trai” đã làm cho TSGTKS tăng nhanh và cao bất thường [99], [105], [117].
Suốt từ những năm1990 cho đến nay, TSGTKS ở Trung Quốc luôn ở mức cao và rất
cao: Năm 1990 là 111,3, năm 1995 là 116,8, năm 2000 là 119,9, năm 2005 là 120,5 và
giai đoạn 2009-2011vẫn ở mức118,1. Đỉnh cao của MCBTSGTKS ở Trung Quốc dường
như đã đạt vào năm 2005, ở ngưỡng 120,5. TSGTKS ở một số tỉnh của Trung Quốc vẫn
cao hơn nhiều so với mức trung bình của quốc gia. Ở các vùng phía Tây, TSGTKS ở
mức bình thường, trong khi đó các tỉnh ở phía Đông như tỉnh như Hà Nam, Quảng Đông
và An Huy tỷ số này thậm chí vượt xa mức 130 [116], [119].
Ở khu vực Đông Á có Hàn Quốc là trường hợp duy nhất thành công trong việc
đưa TSGTKS về đúng với quy luật sinh sản tự nhiên. Vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ
20, Hàn Quốc bị MCBTSGTKS nghiêm trọng, có lúc lên cao nhất là 116 năm 1990.
Đến năm 2007, TSGTKS đã trở về mức 107 [72], [75]. Dường như tập hợp nhiều yếu
tố tạo nên sự chuyển biến tích cực này. Đó là sự phát triển kinh tế nhanh chóng, quy
mô gia đình nhỏ trở lên phổ biến, đô thị hóa nhanh, sự tham gia của phụ nữ nhiều hơn

6
vào lực lượng lao động, cha mẹ có lương hưu, vị trí của phụ nữ được cải thiện đáng kể,
một số luật được sửa đổi đảm bảo sự BĐG, việc xử phạt nghiêm khắc cán bộ y tế sử
dụng công nghệ vào xác định giới tính thai nhi [81], [89].
Ở khu vực Nam Á, quốc gia bị ảnh hưởng MCBTSGTKS nhất là Ấn Độ. Tuy
nhiên, mức độ MCBCCGT còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Tại Ấn Độ,
TSGTKS ở mức 107 vào những năm 1960 và tăng lên đến 113,3 vào năm 2001–2006,
tỷ số này cũng có xu hướng giảm khi giai đoạn 2007-2009 là 110,5. TSGTKS của Ấn
Độ bắt đầu tăng ngay khi công nghệ và thiết bị chẩn đoán giới tính thai nhi được đưa
vào sử dụng vào những năm 80 của thế kỷ 20 tạo điều kiện cho hành vi LCGTTS được
thực hiện dễ dàng [89], [94], [105], [110]. Cũng tương tự như ở Trung Quốc, sự khác
biệt giữa các vùng cũng xảy ra tại Ấn Độ. Ở các vùng phía Tây của Ấn Độ thuộc các
bang như Gujarat, Punjab và Haryana TSGTKS ở mức 120 hoặc cao hơn. Từ năm
2001, MCBTSGTKS đã lan ra các khu vực mới ở phía Bắc và miền trung Ấn Độ như
Uttar Pradesh [74], [110].
Ở khu vực Đông Nam châu Âu và Tây Á, MCBTSGTKS cũng xảy ra ở một số
nước như Albania, Montenegro, Azerbaijan, Armenia và Georgia với mức trên 110.
Tại Nam Caucasus (Azerbaijan và Armenia), TSGTKS có thời điểm lên tới 118 trong
thập kỷ trước. TSGTKS ở Georgia duy trì ở mức bình thường cho đến năm 1991, sau
đó tăng lên 111 vào cuối thế kỷ 20 [83], [104].

1.2.2. Sự khác biệt về TSGTKS theo một số đặc trưng


Ngay trong một quốc gia, TSGTKS cũng khác biệt đáng kể tùy thuộc vào đặc
điểm kinh tế, văn hóa xã hội của từng nhóm dân số. Phân tích thống kê sự khác biệt
này tạo nên một bức tranh phức tạp và khó phiên giải nhưng vẫn cần thực hiện để tập
trung can thiệp vào nhóm có TSGTKS cao hơn và xác định những yếu tố ảnh hưởng
đến TSGTKS.

7
1.2.2.1. Thứ tự sinh và giới tính của trẻ sinh trước đó
Shuzhuo Li nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy TSGTKS ở mức bình thường đối
với con đầu lòng, nhưng tăng tới 146 đối với con thứ hai. Tại các tỉnh nông thôn Trung
Quốc, nơi cho phép có con thứ hai nếu đứa con đầu là gái, TSGTKS tăng tới 160 [113].
Theo kết quả Điều tra sức khỏe gia đình quốc gia (NFHS) của Ấn Độ, TSGTKS
của con đầu lòng đã cao hơn mức bình thường ở cả ba cuộc đánh giá NFHS và đã tăng
đều kể từ NFHS-1. Điều này cũng đúng cho những đứa con thứ hai. TSGTKS của
những đứa con thứ hai cao nhất, cao hơn đứa con thứ nhất và các con sinh sau đó. Điều
này cho thấy tỉ lệ đáng kể các cặp vợ chồng có hai hoặc ba con, họ dừng lại khi sinh
được con trai. Việc xem xét TSGTKS của lần sinh cuối cùng cho phép biết được có
hiện tượng ưu thích con trai hay không. Nếu cặp vợ chồng muốn có con trai thì họ sẽ
sinh con cho đến khi sinh được con trai, như vậy TSGTKS của lần sinh cuối sẽ cao
hơn các lần sinh trước [76], [88], [105], [110]. Trong cả ba cuộc điều tra, TSGTKS của
lần sinh cuối cùng cao hơn nhiều so với TSGTKS chung. Trong NFHS-1, TSGTKS
chênh lệch 12,5%, trong NFHS-2 là 17,7% và trong NFHS-3 sự chênh lệch lên tới
24,3%. Trong hầu hết mọi trường hợp, các số liệu thống kê cho thấy TSGTKS tăng
theo số lần sinh. Giới tính của những lần sinh trước, nếu có, trở thành một chỉ báo
thuyết phục hơn về TSGTKS của lần sinh sau: Những cha mẹ chưa có con trai thường
có xu hướng tìm cách tác động tới giới tính hay sự sinh tồn của đứa con tiếp theo nhiều
nhất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ số giới tính của lần sinh cuối ở Ấn Độ năm
2005 tăng cao tới 132 [83], [89], [110].
Tại Trung Quốc, phân tích theo thứ tự số sinh cho thấy rất rõ tâm lý thích sinh
con trai, tỉ lệ giới tính khi sinh của lần sinh thứ nhất là 108,41. Tác động của chính sách
hạn chế sinh đẻ được thể hiện sau lần sinh con đầu, cũng như số ca sinh con trai tăng
mạnh trong lần sinh con thứ hai. TSGTKS của con thứ hai đã tăng lên 143,22, đây là
mức MCBTSGTKS nghiêm trọng, cao hơn mức TSGTKS chung là 122,49. TSGTKS
rất cao ở đứa con thứ hai ở An Huy - 190, Giang Tô - 192, Thượng Hải - 175 và ở Bắc

8
Kinh là 149. Đối với lần sinh thứ ba, TSGTKS đã tăng vọt lên hơn 200 ở bốn tỉnh,
trong đó tại Bắc Kinh lên tới gần 300. Riêng ở vùng Tây Tạng không có hiện tượng
MCBTSGTKS xảy ra [86], [88], [119].
Tại Hàn Quốc, có thể quan sát thấy mối quan hệ tương quan thuận rõ rệt giữa
TSGTKS và thứ tự sinh. Giống như ở các nước khác, TSGTKS đã luôn duy trì ở mức
bình thường ở các lần sinh con đầu, sau đó tăng dần lên tới 200-240 ở các ca sinh con
thứ hai, đặc biệt con thứ ba trở lên [71], [75].

1.2.2.2. Vùng miền, khu vực thành thị-nông thôn


Ấn Độ là một trong số những quốc gia xảy ra hiện tượng MCBTSGTKS nghiêm
trọng trong khu vực Nam Á. TSGTKS tại Ấn Độ có sự khác biệt giữa các bang,
khoảng từ 113 lên tới 137 và sự chênh lệch này vẫn đang tiếp tục tăng. Mức TSGTKS
khoảng 120 là khá phổ biến ở các bang Punjab, Haryana và Gujarat. Từ năm 2001,
chênh lệch về TSGTKS đã lan sang những khu vực mới ở phía Bắc và miền trung Ấn
Độ như bang Uttar Pradesh [74], [110]. Sự phân biệt đối xử đối với các bé gái nặng nề
hơn ở dân cư đô thị, ở cha mẹ có học vấn và gia đình khá giả tại Ấn Độ. Theo kết quả
đánh giá NFHS 2000-2004 cho thấy TSGTKS rất khác nhau giữa các bang ở Ấn Độ,
cụ thể tại bang Punjab là 137 và Haryana - 132, trong khi đó tại bang Jharkhand chỉ là
91. Chỉ có 5 bang Chhattisgarh, Madhya Pradesh, Uttar Pradesh, West Bengal và
Nagaland là có TSGTKS nằm trong giới hạn bình thường (103-106) và 6 bang có
TSGTKS thấp hơn bình thường - Sikkim, Assam, Arunachal Pradesh, Manipur,
Nagaland, Jharkhand, Madhya Pradesh [85], [105]. Tất cả ngoại trừ bang Jharkhand
đều nằm ở phía Đông Bắc của Ấn Độ. Như vậy, có 18/29 bang ở Ấn Độ có TSGTKS
cao hơn mức bình thường. Đáng chú ý, tất cả 4 bang miền Nam, bao gồm cả Kerala
đều có TSGTKS cao [74], [82], [110].
Trong khi đó, kết quả phân tích dữ liệu tương tự tại Trung Quốc cho thấy
LCGTTS xuất hiện rõ hơn ở những người sống ở nông thôn, tuy nhiên, theo thời gian,
TSGTKS ở tất cả các vùng đều có xu hướng tăng lên. Năm 2005, TSGTKS ở vùng
9
nông thôn là 122,9, khu vực thị trấn - 119,9 và ở các thành phố là 115,2. Cả các tỉnh có
thu nhập cao và thu nhập thấp đều có TSGTKS tăng. Ba thành phố Thượng Hải, Bắc
Kinh và Thiên Tân có GDP cao nhất thì có TSGTKS tương ứng là 115,5, 114,5 and
113 và ba tỉnh có GDP thấp nhất là Quý Châu, Cam Túc và Quảng Tây có TSGTKS
tương ứng là 105,7, 114,4 and 117,8 [103], [113], [114].
Tại Hàn Quốc, theo kết quả đánh giá năm 1991 cho thấy hơn 30% phụ nữ Hàn
Quốc ủng hộ hành vi lựa chọn sinh con trai đặc biệt là ở các vùng nông thôn và có tới
66 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống. Kết quả này cho thấy phần lớn phụ nữ mang thai
thực hiện xác định giới tính trước khi sinh và nhiều trong số đó lựa chọn phá thai lựa
chọn giới tính [71].

1.2.2.3. Dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo


Sự khác biệt đáng kể về TSGTKS cũng được quan sát thấy giữa các nhóm tôn
giáo, sắc tộc. Tại Hàn Quốc, chênh lệch trong TSGTKS quan sát được trong thập niên
1990 giữa các tỉnh gắn liền với những đặc điểm vùng miền và sự phân bố của các
nhóm tôn giáo. Một số vùng có TSGTKS cao được cho là do các phong tục tập quán
văn hóa bảo thủ của họ và việc gia tăng phá thai gái [72].
Ở Trung Quốc, tại các vùng tập trung đông dân tộc thiểu số thì TSGTKS ở mức
khá bình thường. Sáu tỉnh Xizang, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Quảng Tây và Ninh Hạ
có nhiều người dân tộc thiểu số tập trung nhưng TSGTKS ở ngưỡng 110, chỉ cao hơn
mức bình thường một chút. Mặc dù TSGTKS ở các vùng tập trung đông dân tộc thiểu
số không cao như đối với nhóm dân tộc chiếm đa số là người Hán, nhưng vẫn tồn tại sự
khác biệt lớn về TSGTKS giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Trong số 36 dân
tộc thiểu số lớn nhất của Trung Quốc thì có các dân tộc Choang, Đồng, Yao, Tujia là
có TSGTKS cao hơn 120 [88], [113], [114].

10
1.2.2.4. Mức sống
Tại Ấn Độ, TSGTKS có sự khác biệt đáng kể theo điều kiện kinh tế hộ gia đình.
TSGTKS ở 5 năm trước NFHS-3 của nhóm nghèo nhất là 105. TSGTKS ở nhóm có
điều kiện kinh tế trên nhóm nghèo nhất vẫn trong phạm vi bình thường là 106. Tuy
nhiên, TSGTKS của các nhóm giàu hơn càng tăng dần và ở nhóm giàu nhất là 117
[80]. Phân tích 250,000 trường hợp sinh tại Ấn Độ trong thời gian 1990 - 2005 cho
thấy phá thai lựa chọn giới tính phổ biến hơn ở những gia đình giàu và trình độ học vấn
cao hơn. Điều này có thể do nhóm này dễ tiếp cận với thông tin và kỹ thuật lựa chọn
giới tính trước khi sinh hơn [88], [105].
Ở Trung Quốc, TSGTKS cao được quan sát ở cả nhóm có thu nhập cao nhất và
nhóm có thu thập thấp nhất. Các ước tính từ đánh giá dân số giữa kỳ năm 2005 cho
thấy những tầng lớp có học thức và giàu có nhất thường có TSGTKS thấp (111) so với
mức bình quân cả nước (120). Tuy những gia đình giàu nhất có mức sinh thấp và dễ
dàng tiếp cận với công nghệ là những yếu tố dẫn tới tăng tỉ lệ sinh con trai, nhưng lý do
khiến TSGTKS giảm có thể do mức độ định kiến đối với con gái thấp hơn [97], [103].
Tại Hàn Quốc, TSGTKS lúc đầu cao ở nhóm có địa vị xã hội tốt hơn vào giữa
những năm 1980, sau đó chuyển sang ở nhóm có thu nhập thấp hơn và nhóm lao động
chân tay [71], [75].

1.2.3. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam


Năm 2017, dân số Việt Nam hơn 93 triệu với 54 nhóm dân tộc, trong đó dân tộc
Kinh chiếm đa số, khoảng 85,8% tổng dân số. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt
Nam là 73,6. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 12 trên 1.000 trẻ đẻ sống [54].
Xã hội Việt Nam được xây dựng trên nền tảng văn hóa, truyền thống làng xã, tổ
tiên. Các giá trị của gia đình và cộng đồng được đánh giá cao. Một số yếu tố của văn
hóa dân tộc có nguồn gốc Trung Quốc, dựa trên các yếu tố của Nho giáo và Đạo giáo
trong triết học và hệ thống chính trị truyền thống [79], [99].

11
MCBTSGTKS ở Việt Nam xuất hiện muộn nhưng tốc độ gia tăng nhanh hơn so
với một số nước Châu Á. Theo kết quả của các cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở và
Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ hàng năm, TSGTKS năm 1999 ở mức 107 và
có sự biến động qua từng năm (Hình 1.2).

TSGTKS tại Việt Nam qua các năm 1999-2016


113,8 112,8
111,6
112,1 111,9 112,3 112,2 112,2
111,2
110,5
109,8
109
108
107 107,3 107
106

104

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hình 1.2. TSGTKS tại Việt Nam qua các năm 1999-2016 [44], [45], [46],
[47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54]
Như vậy, TSGTKS của Việt Nam bắt đầu gia tăng sau các nước nói trên khoảng
20 năm, nhưng tốc độ gia tăng lại nhanh hơn. TSGTKS đã có dấu hiệu gia tăng từ năm
1999, nhưng bắt đầu từ 2006 TSGTKS bắt đầu tăng và trở thành thách thức lớn với
công tác dân số. Trong những năm gần đây, TSGTKS vẫn tiếp tục tăng và ở mức cao
(từ 110,5 năm 2009 đến 112,2 năm 2016) [54], [84].

1.2.3.1. TSGTKS khác biệt giữa các vùng, miền


Sự khác biệt TSGTKS theo khu vực địa lý là khá lớn. Giá trị trung bình TSGTKS
trong giai đoạn 2010-2014 là 111,6. Ba vùng Trung du và vùng núi phía Bắc, Tây
Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có TSGTKS ở mức cân bằng tự nhiên là 105.
Riêng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mức TSGTKS tăng nhẹ. Trong khi đó, vùng

12
Đồng bằng sông Hồng có TSGTKS cao nhất ở mức 117,4 trong giai đoạn 2010-2014. Ở
hai vùng khác là Đông Nam Bộ (110,7) và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
(111) có TSGTKS gần với mức trung bình cả nước (111,6) [86], [87].
TSGTKS trung bình của cả nước tăng từ 109,3 giai đoạn 2005-2009 lên 111,6
giai đoạn 2010-2014. So sánh sự khác biệt của TSGTKS trung bình giữa các vùng trong
cả nước của 2 giai đoạn 2005-2009 và 2010-2014 có thể thấy sự gia tăng TSTGKS có
thể quan sát thấy ở hầu hết các vùng. Phân bố địa lý của tình trạng MCBTSGTKS tại
Việt Nam hầu như không thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Vùng Đồng bằng sông
Hồng có TSGTKS cao nhất từ trước năm 2009 trong khi vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung của Việt Nam
đều duy trì mức TSGTKS thấp nhất trong cả nước [43], [117].

1.2.3.2. TSGTKS khác biệt giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị
Ở Việt Nam TSGTKS không khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn và khu vực
thành thị. TSGTKS tại khu vực thành thị cao hơn một chút so với khu vực nông thôn,
trong giai đoạn 2010-2014, tương ứng là 112,2 và 111,2. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là hiện tượng MCBTSGTKS ở khu vực nông thôn và thành thị là tương tự nhau.
Có sự khác biệt về TSGTKS giữa khu vực thành thị và nông thôn tại mỗi vùng.
TSGTKS tại khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn tại các vùng Trung du
và miền núi phía Bắc (111,9 > 109,2), vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
(113,5 > 110,2), Tây Nguyên (113,4 > 105,8) và Đông Nam Bộ (112,8 > 110,7). Trong
khi đó TSGTKS ở khu vực nông thôn lại cao hơn khu vực thành thị tại vùng Đồng bằng
sông Hồng (119,4 >113,2) và Đồng bằng sông Cửu Long (109,3 >107,7) [43], [86].

1.2.3.3. TSGTKS khác biệt theo thứ tự sinh và giới tính của trẻ sinh trước đó
TSGTKS cao ngay từ lần sinh thứ nhất
Kết quả Đánh tra biến động DS-KHHGĐ năm 2011 cho thấy TSGTKS qua các
lần sinh ở Việt Nam như sau: Lần sinh thứ nhất 109,7; lần sinh thứ hai 111,9; lần sinh

13
thứ 3 trở lên là 119,7. Như vậy, ngay từ lần sinh thứ nhất đã xẩy ra MCBTSGTKS ở
mức khá cao. Nhiều chuyên gia nghiên cứu nhân khẩu học khi xem xét TSGTKS qua
các lần sinh ở Việt Nam cho rằng một số cặp vợ chồng có thể đã thực hiện LCGTTS
ngay trong lần mang thai đầu [84], [85]. Điều này ít khi được ghi nhận ở các quốc gia
có hiện tượng MCBTSGTKS khác. Thông thường ở các quốc gia này, TSGTKS bình
thường ở lần sinh thứ nhất, tăng cao dần trong những lần sinh tiếp theo [83].
TSGTKS cao ở lần sinh cuối cùng
Trước đây, muốn có con trai chỉ có cách đẻ nhiều cho tới khi có con trai mới thôi,
do vậy TSGTKS ở lần sinh cuối cùng rất cao. Đây chính là “quy luật dừng” trong nhân
khẩu học hay nói một cách khác là yếu tố giới tính đã quyết định việc dừng sinh đẻ hơn
là số con đã có. Khi mức sinh cao, với tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) khoảng 6 con, chỉ có khoảng 1,5% phụ nữ không có con
trai. Chính vì thế ở Việt Nam giai đoạn 1988-1997, mặc dù TSGTKS ở lần sinh cuối
cùng lên tới 134,2 nhưng TSGTKS chung cũng chỉ lên tới 107 [109], [117].
Từ đầu những năm 2000, do mức sinh giảm nhanh cùng với việc tiếp cận dễ
dàng các kỹ thuật lựa chọn giới tính, “quy luật dừng” ở Việt Nam cũng đã có những sự
thay đổi: Một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm các phương pháp lựa chọn giới
tính ngay từ lần sinh thứ nhất [109].
TSGTKS trung bình cho giai đoạn 2010-2014 cho thấy TSGTKS của lần sinh
thứ nhất đã khá cao (110,2), cao hơn nhiều so mức sinh học tự nhiên là 105. TSGTKS
không tăng đối với những ca sinh ở lần sinh thứ 2 và chỉ tăng mạnh ở lần sinh thứ 3 trở
đi. TSGTKS ở lần sinh thứ 3 trở đi trong giai đoạn 2010-2014 đã vượt ngưỡng 120,
cao hơn nhiều so với TSGTKS trung bình của cả nước (111,6) [80], [84].
TSGTKS cao ở nhóm trẻ có chị gái trước đó
Kết quả các cuộc điều tra về biến động DS-KHHGĐ trong giai đoạn 2010-2014
cho thấy TSGTKS ở lần sinh thứ hai sau khi đã có một con trai ở mức hoàn toàn bình

14
thường là 105,4, nhưng nếu lần sinh trước là con gái thì TSGTKS tăng lên 111. Mức
này gần như bằng với mức TSGTKS của lần sinh đầu [51], [52], [85].
Khi xem xét các ca sinh ở lần thứ ba trở đi có thể thấy hai tình huống: Nếu các
cặp vợ chồng đã có một con trai hoặc hơn một con trai thì TSGTKS gần như ở mức
bình thường là 107. Tình huống thứ hai là những cặp vợ chồng chưa có con trai từ lần
sinh thứ nhất hoặc thứ hai thì TSGTKS của lần sinh tiếp theo tăng vọt lên 148,4 [86].
TSGTKS khác biệt theo mức sống
Các nghiên cứu và điều tra trước đây cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa
mức sống và TSGTKS. Theo số liệu Đánh giá biến động dân số và KHHGĐ năm 2014,
TSGTKS của nhóm nghèo nhất có ở mức 107,3, gần với mức sinh học tự nhiên.
TSGTKS tăng rõ rệt theo mức tăng của mức sống, từ mức 107,3 ở nhóm nghèo nhất
lên tới 109,9 ở nhóm nghèo, 111,5 ở nhóm trung bình và đạt đỉnh điểm gần 113 ở
nhóm giàu và rất giàu [51].
TSGTKS khác biệt theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn thường là một trong những nhân tố quyết định đến hành vi
nhân khẩu học. TSGTKS phân theo trình độ giáo dục của người mẹ có sự khác biệt
đáng kể. Các nghiên cứu và điều tra trước đây cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
trình độ học vấn của phụ nữ và TSGTKS. TSGTKS ở nhóm phụ nữ không biết chữ là
thấp nhất - 106. Khi trình độ học vấn của phụ nữ tăng lên, TSGTKS cũng tăng lên, từ
mức 106 đến 111 ở bậc tiểu học, đến mức 113 ở bậc trung học phổ thông và cuối cùng
là 114,6 ở bậc đại học [79], [108].
Nhóm những bà mẹ với thời gian đi học ít hơn 3 năm, TSGTKS ở mức sinh học
tự nhiên là 105. Tuy nhiên, TSGTKS tăng theo số năm đi học của bà mẹ, lên mức
108,1 nếu bà mẹ có số năm đi học từ 3-5 năm, lên 111,1 với số năm đi học là 6-8 năm,
112,3 với 9-10 năm đi học và 113 với hơn 12 năm đi học hoặc hơn. Học vấn càng cao,
mức sinh càng giảm, lựa chọn giới tính thai nhi càng nhiều. TSGTKS tăng theo số năm
đi học của người mẹ có thể lý giải là những phụ nữ có trình độ giáo dục cao hơn
15
thường sinh sống ở các khu vực thành thị, có mức sinh thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn
với công nghệ chẩn đoán trước sinh, vì vậy họ dễ dàng thực hiện LCGTTS [87], [108].

1.2.4. Tỷ số giới tính khi sinh tại Hải Dương và Hà Nam


Hải Dương là một trong những tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng có tình trạng
MCBTSGTKS nghiêm trọng.

TSGTKS của tỉnh Hải Dương và Hà Nam


125 qua các năm 2009-2016
122 121.4
120.3 121
120 118.9 118.3
117 116.8
115
115
112 112.5 112.7
111 111 111.7

110 109

105

100
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hải Dương Hà Nam

Hình 1.3. TSGTKS của tỉnh Hải Dương và Hà Nam qua các năm
2009-2016 [9], [43]
Theo kết quả của Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, TSGTKS ở Hải
Dương lên tới 120,3, đứng thứ 2 trong toàn quốc, cao hơn 10 điểm phần trăm so với cả
nước (120,2/110,5). Liên tục từ năm 2009 đến 2012, TSGTKS của Hải Dương luôn ở
mức trên 121. Bắt đầu từ 2013, TSGTKS của Hải Dương đã có xu hướng giảm từ mức
118,9 và xuống còn 116,8 năm 2016. Còn tỉnh Hà Nam là tỉnh chứng có TSGTKS nhìn
chung thấp Hải Dương có xu thế giảm từ 115 năm 2009 xuống 109 năm 2013, nhưng từ
năm 2014 (111,7) lại tăng liên tục lên 112,7 năm 2016. Giai đoạn này trùng với giai

16
đoạn can thiệp tại Hải Dương và TSGTKS ở Hải Dương trong các năm này liên tục giảm
(Hình 1.4) [9], [43].

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến LCGTTS


Hành vi LCGTTS đã được chứng minh là bắt nguồn từ nhiều yếu tố phức tạp
khác nhau. Có thể phân thành ba nhóm yếu tố chính: Nhóm “các yếu tố cơ bản” liên
quan đến những phong tục tập quán, quan niệm văn hóa truyền thống, ưu thích con
trai...; nhóm “các yếu tố phụ trợ” như áp lực giảm sinh, chế độ an sinh xã hội, chính
sách ưu tiên đối với nữ giới chưa thật thỏa đáng,một số loại hình công việc đòi hỏi sức
lao động cơ bắp của con trai...; và nhóm “các yếu tố trực tiếp” là sự tiếp cận dễ dàng
tới công nghệ lựa chọn giới tính [20], [38], [112].

1.3.1. Các yếu tố cơ bản


Ở các nước có hiện tượng LCGTTS thường quan sát thấy là các giá trị truyền
thống bắt nguồn từ hệ tư tưởng đề cao con trai hơn con gái và tâm lý ưa thích con trai
phổ biến trong xã hội. Chỉ con trai được quyền nối dõi và có vai trò quan trọng trong
việc thờ cúng, ma chay. Tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, tư
tưởng Nho giáo và các nguyên tắc Khổng giáo… càng làm cho tâm lý ưa thích con trai
mãnh mẽ hơn. Các quan niệm xã hội và tôn giáo đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ
cúng tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tôn giáo và tâm linh quan trọng khác. Con trai
giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong cộng đồng, xã hội. Đứa con sinh ra phải mang họ
của bố. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những việc
lớn. Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương chỉ có con trai được thừa kế tài
sản của cha mẹ... Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các
cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ [67], [71], [77], [103]. Trong cuộc sống hiện đại
ngày nay hệ tư tưởng truyền thống bắt nguồn từ Nho giáo và tầm quan trọng của việc
thờ cúng tổ tiên thông qua sự nối dõi của con trai vẫn là chủ đạo trong cuộc sống ở cấp
độ gia đình. Ngay cả khi sống riêng, các cặp vợ chồng trẻ vẫn giữ mối liên lạc chặt chẽ

17
với các thành viên của gia đình lớn của mình, nhất là với gia đình bên chồng. Đồng
thời việc giúp đỡ, hỗ trợ người cao tuổi trong gia đình vẫn được coi là trách nhiệm của
các cặp vợ chồng trẻ. Do vậy, vẫn tồn tại áp lực về việc phải sinh được con trai, kể cả
khi không sống cùng với bố mẹ chồng [79], [99].
Ở Việt Nam, gia đình và cộng đồng vẫn đặc biệt thích có con trai vì những giá
trị của con trai đem lại như con trai giúp nâng cao vị thế, danh dự của gia đình; nâng
cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình nếu sinh được con trai; và xác định vị thế
của người đàn ông trong cộng đồng. Các cặp vợ chồng thường chịu áp lực phải sinh
con trai rất lớn từ người chồng, gia đình nhà chồng và dòng họ [108].
Tại một số nước Nam Á như Ấn Độ, tục thách cưới trở thành gánh nặng kinh tế
cho những gia đình có con gái. Tại Ấn Độ, mặc dù sự ưa thích con trai không bắt
nguồn từ việc thờ cúng tổ tiên nhưng lại nằm trong cội rễ của hệ thống gia trưởng, hôn
nhân và đặc biệt là thừa kế. Trong xã hội Ấn Độ danh dự của gia đình phụ thuộc nhiều
vào hành vi của người phụ nữ, do đó, có con gái sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn. Như vậy,
sự ưa thích có con trai là sự chấp nhận mang tính xã hội hơn là sự áp đặt hay ngăn cấm
bởi những quan niệm đạo đức xuất phát từ tôn giáo, tín ngưỡng [88], [105], [110].

1.3.2. Các yếu tố phụ trợ


Áp lực sinh ít con, do tự nhiên hay do chính sách dân số có tác động lớn đến mất
cân bằng TSGTKS trong xã hội có tâm lý thích con trai và dễ dàng tiếp cận với dịch vụ
phá thai. Số lượng con mong muốn giảm và các gia đình cố gắng có bằng được con trai
trong số con mong muốn. Người ta cho rằng chính sách DS-KHHGĐ là nguyên nhân
dẫn tới TSGTKS cao tại Trung Quốc và Việt Nam [87], [96], [112].
Ở Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam việc ban hành chính sách hạn
chế nghiêm ngặt quy mô gia đình đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc giảm mức sinh,
nhưng cũng ảnh hưởng tới quá trình quyết định LCGTTS như một công cụ để đạt được
cả hai mục tiêu, đó là sinh ít con và có con trai. Mức sinh giảm do tác động của những
thay đổi trong xã hội và sự hỗ trợ của chính sách KHHGĐ đã làm tăng xác suất không
18
có con trai. Các cặp vợ chồng không sẵn sàng chấp nhận mang thai thêm để sinh được
con trai. Kết quả các nghiên cứu cho thấy có những cặp vợ chồng đã thực hiện hành vi
LCGTTS ngay ở lần mang thai đầu tiên để lựa chọn giới tính của đứa con đầu lòng
[72], [85], [114].
Tâm lý chuộng con trai còn gắn liền với một số lý do khác như việc cha mẹ phải
chi trả các chi phí học hành và chăm sóc cho con gái để rồi lớn lên con gái lại đi lấy
chồng, phục vụ nhà chồng, còn con trai sau khi lấy vợ vẫn cùng chung sống và phụng
dưỡng cha mẹ đẻ [99]. Hiện nay khoảng 70% dân số Việt Nam còn sống ở nông thôn,
hầu hết không có lương hưu khi về già, chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, do vậy, họ
cần sự chăm sóc của con cái. Theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ
yếu thuộc về con trai. Họ sẽ cảm thấy lo lắng và rất không an tâm cho tương lai khi
chưa có con trai [58], [108].
Ở nhiều vùng nông thôn, vùng mỏ, duyên hải và hải đảo..., các công việc nặng
nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây
dựng, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao
động cơ bắp của nam giới. Chính vì vậy con trai ngoài việc là trụ cột về tinh thần còn
là chỗ dựa về kinh tế cho cả gia đình [67], [90].
Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bất BĐG chưa
thật thỏa đáng, do vậy, các gia đình vẫn muốn có con trai [99], [112].

1.3.3. Các yếu tố trực tiếp


Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và một số quốc gia có TSGTKS
cao, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến MCBTSGTKS liên quan đến việc lạm dụng
tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện LCGTTS như: Các biện pháp áp dụng ngay từ
trước lúc thụ thai như chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…; trong lúc thụ thai như
chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh
trùng mang nhiễm sắc thể Y…; hoặc khi đã có thai như sử dụng siêu âm, chọc hút dịch
ối… để chẩn đoán giới tính và phá thai nếu là thai gái [24], [58], [59], [75], [89].
19
Các tài liệu và dữ liệu được công bố cho thấy việc tiếp cận ngày càng dễ dàng
tới công nghệ lựa chọn giới tính đang cho phép nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi
sinh sản để có thể sinh con trai như mong ước. Để đạt được mục tiêu sinh sản của mình
là có gia đình quy mô nhỏ nhưng có ít nhất một con trai, các cặp vợ chồng chủ động
tìm kiếm và sử dụng công nghệ lựa chọn giới tính vì mục đích LCGTTN. Ngoài ra,
dịch vụ xác định giới tính thai nhi và phá thai thường dễ tiếp cận do sẵn có với chi phí
chấp nhận được [30], [96]. Ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc đã
phát hiện mối tương quan mạnh mẽ giữa sự xuất hiện lần đầu tiên của thiết bị siêu âm
hiện đại và sự bắt đầu gia tăng TSGTKS [80], [96], [105]. Tư nhân hóa và thương mại
hóa hệ thống chăm sóc y tế đã dẫn đến việc lạm dụng các thiết bị công nghệ để lựa
chọn giới tính. Việc này kết hợp với thực tế rằng việc phá thai ba tháng giữa là hợp
pháp đã tạo ra áp lực cho phụ nữ phải đạt được đầu ra “đúng” cho việc mang thai của
mình là có con trai [93], [112].

1.4. Những hậu quả của lựa chọn giới tính trước sinh
Việc LCGTTS dẫn đến MCBTSGTKS sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số của
các quốc gia. Các mô hình tác động đến cấu trúc dân số cũng như các ảnh hưởng kinh
tế, xã hội do hiện tượng nam giới hóa xã hội có thể rất đa dạng và vẫn đang được tiếp
tục nghiên cứu.

1.4.1. Thừa nam thiếu nữ


Mặc dù sự ưa thích con trai không phải tình trạng chung ở nhiều xã hội, nhưng
nó xuất hiện ở các nước mà đóng góp tới gần nửa dân số trên thế giới, bao gồm Trung
Quốc, Ấn Độ v.v... LCGTTS dẫn đến tình trạng giảm phụ nữ ở tất cả các độ tuổi trong
tương lai. Đàn ông trẻ sẽ khó khăn khi tìm vợ. Kết quả như tại Bảng 1.1 cho thấy tổng
số có 116,8 triệu nam giới dư thừa so với nữ giới tại 13 quốc gia nghiên cứu năm 2010,
trong số đó, 90% tại Trung Quốc và Ấn Độ [3], [7], [24], [88].

20
Bảng 1.1. Ước lượng số phụ nữ bị thiếu tính đến năm 2010 [79]

Thiếu nữ ở tất cả các độ tuổi

Tổng số (nghìn người) Tỉ lệ %

Afghanistan 860 5,7

Albania 45 2,8

Azerbaijan 111 8,3

Bangladesh 2.082 2,8

Trung Quốc 67.589 10,5

Georgia 24 4,6

Ấn Độ 42.687 7,2

Pakistan 28.333 3,3

Hàn Quốc 608 2,5

Việt Nam 139 1,0

Tổng 116.800 8,1

1.4.2. Tác động tới thị trường hôn nhân


Một số nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tập trung vào tỷ số giới tính trong
độ tuổi trưởng thành và cơ chế hình thành gia đình. Tác động tới thị trường hôn nhân
được tính toán dựa trên giả thuyết cơ bản về kết hôn khác giới. Các ước lượng cho thấy
nếu TSGTKS không đổi, tại Trung Quốc sẽ có khoảng 20% nam giới bị dư thừa và Ấn
Độ là 15% [88], [119]. Xu hướng kết hôn muộn và sống độc thân ngày càng phổ biến
như tại Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ khiến tình trạng mất cần bằng giới trở lên nghiêm
trọng hơn. Càng ít phụ nữ được sinh ra thì số người được sinh ra cũng giảm. Nếu tính
cả tỉ lệ sống độc thân và số lượng phụ nữ giảm theo mỗi thế hệ thì ước tính đến năm

21
2050, số lượng nam giới cần kết hôn cao hơn khoảng 50% so với phụ nữ cần kết hôn
tại Trung Quốc và Ấn Độ. Dưới đây là một vài kết quả dự báo đáng lưu ý khi phân tích
các kịch bản dân số trong tương lai [3], [36], [38], [66], [91], [103]:
- MCBTSGTKS tác động tích lũy tới thị trường hôn nhân. Do tác động tích lũy,
mất cân bằng thị trường hôn nhân nhiều hơn đáng kể so với phân tích mất cân bằng
theo cấu trúc tuổi.
- Thị trường hôn nhân vẫn bất ổn sau khi TSGTKS quay trở về mức cân bằng do
thực trạng kết hôn muộn, kết hôn phụ nữ ở nhóm trẻ tuổi hơn.
- Tăng khoảng cách tuổi kết hôn giữa nam giới và phụ nữ có thể giúp cân bằng
thị trường hôn nhân nhưng tỉ lệ phụ nữ lựa chọn sống độc thân tăng có tác động ngược
lại.
- Số lượng nam giới độc thân dư thừa ở Trung Quốc và Ấn Độ quá lớn, kể cả di
dân quốc tế cũng khó có thể giải quyết được thực trạng MCBCCGT tại hai nước này.

1.4.3. Ảnh hưởng xã hội


Hesketh T. đã rà soát một số lợi ích của hiện tượng TSGTKS cao. Có con trai có
thể giảm kỳ thị đối với đứa con gái sinh ra do không mong muốn và giảm tử vong trẻ
em gái. Thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn có thể đem lại lợi ích cho các quốc gia
đang cố gắng kiểm soát số lượng dân số. Số lượng nữ ít hơn có thể tăng vị thế và giá trị
của phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, tại một số xã hội, khi giá trị của người phụ nữ lệ
thuộc vào người đàn ông thì giá trị tăng có thể dẫn tới người phụ nữ bị kiểm soát chặt
chẽ hơn [16], [32], [97].
Tâm lý thích con trai là bằng chứng sự tồn tại của bất BĐG trong xã hội. Tìm
mọi cách để có được con trai, phá thai vì lý do giới tính hay lơ là không chăm sóc,
thậm chí giết trẻ em gái là bạo lực chống lại phụ nữ. Đó là vi phạm BĐG và vi phạm
quyền con người đã được quy định trong rất nhiều các văn kiện quốc tế. Phá thai lựa
chọn giới tính thường được coi là vi phạm đạo đức và không được luật pháp cho phép.

22
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Nepal đã cấm phá thai vì lý do lựa chọn
giới tính. Tuy nhiên, dường như hiệu quả của những chính sách này rất hạn chế. Xiết
chặt luật phá thai có thể làm tăng tỉ lệ phá thai bất hợp pháp, dẫn đến phá thai không an
toàn, tăng tỉ lệ các em gái bị ngược đãi và bị giết [32], [76], [88], [97], [101].
Nam giới Trung Quốc không thể kết hôn là do nghèo và phụ nữ tại địa phương
đa số đi lấy chồng ở thành phố. Họ cảm thấy thiếu mục đích sống, cô đơn, buồn và tức
giận. Một số nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết “dư thừa” số lượng lớn nam giới có thể
khiến công nghiệp tình dục phát triển, tình trạng bạo lực và buôn bán phụ nữ có thể
tăng cao. Đa phần nam giới không lấy được vợ ở nhóm có địa vị kinh tế xã hội thấp.
Không thể kết hôn có thể dẫn tới các hành vi chống đối xã hội và bạo lực như cưỡng
hiếp phụ nữ, trẻ em gái. Nạn nhân là từ các bé gái dưới 6 tuổi đến những phụ nữ trên
60 tuổi, trong đó, phụ nữ trong độ tuổi 18-30 chiếm đa số [32], [76], [88].
Như vậy, MCBCCGT trong xã hội sẽ có những tác động rất tiêu cực tới sự phát
triển xã hội. MCBCCGT tác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đe
dọa cho sự phát triển bền vững của xã hội, làm tăng nguy cơ xung đột xã hội giữa người
nghèo và người giàu, làm gia tăng bất BĐG và phát triển các tệ nạn xã hội [81], [91].

1.5. Các giải pháp can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát
MCBTSGTKS ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Ở các nước có TSGTKS cao hơn mức bình thường, chính phủ đều đã có những
chính sách can thiệp tích cực nhằm phòng chống LCGTTS và đưa TSGTKS trở lại
mức cân bằng tự nhiên. Nói chung, các giải pháp can thiệp có thể được đưa về ba nhóm
chính. Nhóm giải pháp thứ nhất là đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức
của mọi người về hậu quả của LCGTTS. Nhóm giải pháp thứ hai là thực hiện các điều
luật nghiêm cấm sử dụng công nghệ trong xác định giới tính thai nhi và đình chỉ thai
nghén. Nhóm giải pháp thứ ba là thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào
việc cải thiện vấn đề BĐG, nâng cao địa vị phụ nữ, trẻ em gái trong xã hội, từng bước
khắc phục tư tưởng trong nam, khinh nữ. Xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh
23
xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái [1],
[26], [72], [74], [96].
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về các giải pháp phòng chống LCGTTS
và kiểm soát MCBTSGTKS tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.

1.5.1. Nhóm giải pháp 1: Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi
hành vi
Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và cả Việt Nam đều coi trọng
biện pháp tuyên truyền, giáo dục về các vấn đề liên quan đến LCGTTS và
MCBTSGTKS.
Tại Trung Quốc các nỗ lực tập trung vào việc truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt đã triển khai chiến dịch “Chăm sóc trẻ em gái” ban đầu
được thí điểm tại 24 hạt có TSGTKS cao, sau đó được nhân rộng ra các vùng khác có
TSGTKS cao trong cả nước vào năm 2006 với mục tiêu đề ra là đưa TSGTKS về mức
bình thường trong vòng 15 năm. Chiến dịch tập trung vào tuyên truyền nhằm thay đổi
tâm lý và tư tưởng chuộng con trai, tuyên truyền ngăn chặn các hành vi LCGTTS và
phá thai vì mục đích LCGTTN; sử dụng các chính sách khuyến khích khen thưởng cho
các gia đình thực hiện tốt KHHGĐ; phổ biến các thông điệp tích cực về trẻ em gái
[96], [103], [114]. Các can thiệp ở Trung Quốc, đặc biệt là các can thiệp về truyền
thông đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao hiểu biết, kiến thức của người dân về các
vấn đề liên quan đến LCGTTS và MCBTSGTKS.
Tại Ấn Độ, đặc biệt ở các bang có TSGTKS cao đã triển khai các hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống LCGTTS và kiểm soát MCBTSGTKS
và huy động sự tham gia của cộng đồng, sử dụng truyền thông đại chúng như truyền
hình, đài, báo, internet, huy động sự ủng hộ các chức sắc tôn giáo, vận động các nhóm
đối tượng liên quan, tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày đặc biệt dành cho trẻ
em gái, các chiến dịch nâng cao nhận thức, các hoạt động truyền thông thực hiện thông

24
qua các nhân vật nổi tiếng, có uy tín. Quá trình mang thai được theo dõi bằng cách
đăng ký sớm và tiếp tục theo dõi bằng liên hệ qua điện thoại để giảm thiểu các trường
hợp phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính[23], [74], [105].
Còn tại Hàn Quốc nhiều chiến dịch truyền thông rộng rãi từ năm 1991 trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, chuyển
đổi hành vi của người dân không LCGTTS. Đặc biệt trong đó có chiến dịch truyền
thông quy mô quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng chống
LCGTTS mang tên "Hãy yêu con gái của bạn" [72], [75], [81].
Sớm nhận thức được hệ lụy của MCBTSGTKS có thể xảy ra, Việt Nam đã chủ
động triển khai Đề án thí điểm “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”
từ năm 2009 tại 18 tỉnh/thành có TSGTKS cao nhất với các giải pháp: Từ truyền thông
chuyển đổi hành vi, các giải pháp về kinh tế như chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đảm
bảo an sinh xã hội đến việc banh hành, điều chỉnh luật, quy định và xử lý các vi phạm
theo quy định của pháp luật. Trong đó, các giải pháp truyền thông, vận động, giáo dục,
thuyết phục người dân thấy được hậu quả của MCBTSGTKS để mọi người không thực
hiện hành vi LCGTTS được coi là những giải pháp ưu tiên [21], [42], [43], [59].
Các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cũng góp phần quan trọng vào truyền thông ngăn
chặn hành vi LCGTTS thông qua các câu lạc bộ, nhóm phụ nữ/nam nông dân, các hoạt
động truyền thông theo chủ điểm, tổ chức các cuộc thi, hội thảo, biểu diễn văn hóa,
kịch và phổ biến các thông điệp trên các phương tiện thông tin đại chúng [27], [56].
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện thí điểm “Mô hình gia đình đồng bào Phật tử
tham gia khắc phục tình trạng MCBTSGTKS tại Hưng Yên” và “Gia đình đồng bào
Công giáo tham gia khắc phục tình trạng MCBTSGTKS tại Thái Bình”. Mục tiêu của
mô hình là thúc đẩy sự đồng thuận, ủng hộ và cam kết của các vị chức sắc tôn giáo tại
địa phương trong việc giáo dục và thuyết phục giáo dân, phật tử cùng phòng chống
LCGTTS [43], [56].

25
Riêng tại tỉnh Hải Dương từ năm 2009 đã triển khai thực hiện nghiên cứu "Giải
quyết tình trạng MCBTSGTKS của Hải Dương trong giai đoạn 2009-2010" trong
khuôn khổ Đề án "Giải quyết tình trạng MCBTSGTKS giai đoạn 2009-2010" của Tổng
cục DS-KHHGĐ. Các hoạt động truyền thông đã được thực hiện từ cấp tỉnh đến cộng
đồng thông qua các kênh khác nhau cho các nhóm khác nhau trong cộng đồng như các
nhà lãnh đạo, các tổ chức truyền thông đại chúng, các nhà cung cấp dịch vụ và các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Các nhà báo, cán bộ tư pháp xã, cán bộ y tế xã, cộng
tác viên dân số, nhân viên y tế thôn đã được tập huấn về một số nội dung liên quan đến
LCGTTS và MCBTSGTKS.
Nhìn chung, nhận thức và hiểu biết của người dân về các quy định phòng chống
LCGTTS và hậu quả của MCBTSGTKS đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên thái độ
và hành vi về LCGTTS còn chưa thay đổi như kỳ vọng. Các can thiệp cần được nghiên
cứu và thiết kết phù hợp hơn, đặc biệt cần đảm bảo nguồn lực cho triển khai các can
thiệp [40], [57], [69].

1.5.2. Nhóm giải pháp 2: Các giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật
Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt hàng loạt các chính sách và quy định xử lý
rất nghiêm các hình thức LCGTTS như: Phạt tiền, tịch thu trang thiết bị, cấm hành
nghề nếu cán bộ y tế siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi; muốn phá thai phải có xác
nhận của cơ quan y tế vì lý do sức khỏe của mẹ hay của thai nhi hoặc phải có xác nhận
của cơ quan dân số vì lý do KHHGĐ. Mọi hành vi giết hại, từ bỏ hay làm tổn thương
các trẻ em gái đều bị trừng phạt. Việc sử dụng các loại thuốc dùng cho phá thai và công
nghệ có thể xác định giới tính thai nhi được giám sát chặt chẽ [76], [96], [114]. Tuy
nhiên, các nỗ lực của Trung Quốc chưa đem lại kết quả lớn về thay đổi thái độ và hành
vi LCGTTS một phần bởi các chính sách, pháp luật còn chưa tính đầy đủ đến yếu tố
giới trong bản thân các chính sách, pháp luật và trong quá trình thực hiện. Một số quy
định, tiêu chuẩn sử dụng trong luật, chính sách liên quan đến xác định giới tính thai
nhi, phá thai vì mục đích LCGTTN là không khả thi, không có chương trình hành động

26
cụ thể triển khai các văn bản đó, một số nội dung mơ hồ khó triển khai thực hiện.
Trong các văn bản pháp luật còn thiếu các yếu tố cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích
của phụ nữ [96], [103], [112]. Các can thiệp quản lý về pháp lý, hành chính có thể có
tác động ngay nhưng cần phải được xem xét và đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau.
Việc cấm xác định giới tính thai nhi tạm thời có tác dụng, nhưng hiệu quả về lâu dài thì
còn là vấn đề nếu các nguyên nhân phân biệt đối xử với bé gái chưa bị loại bỏ. Các
chương trình hỗ trợ xã hội/khuyến khích nên được triển khai mạnh mẽ để đạt được hiệu
quả lâu dài [112], [113]. Thực tế còn cho thấy có xung đột giữa các luật và chính sách
khác nhau dẫn đến hạn chế hiệu quả của chính các luật và chính sách này so với dự
định ban đầu. Ngoài ra, các chiến dịch phòng chống LCGTTS được thực hiện chủ yếu
bởi Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ và Hội Phụ nữ Trung Quốc. Để đạt hiệu quả tốt hơn
cần có sự tham gia của các ban ngành khác cũng như của các tổ chức xã hội dân sự, sự
tham gia của người dân địa phương cũng rất quan trọng đối với các can thiệp, nó sẽ
tăng cường hiệu quả của các can thiệp [96], [103].
Nhiều bang ở Ấn Độ đã khuyến khích và vận động đội ngũ nhân viên y tế không
tiếp tay cho các hành vi LCGTTS, kiểm tra thường xuyên hồ sơ tại các cơ sở y tế để
phát hiện các vi phạm, thậm trí thực hiện các biện pháp “giăng bẫy” để phát hiện sai
phạm trong cung cấp dịch vụ. Các trường hợp sai phạm bị phát hiện đều được công
khai trên các phương tiện truyền thông [74]. Hiệp hội Y khoa Ấn Độ và các hiệp hội
nghề nghiệp y tế khác đã khởi động chiến dịch “Bác sỹ vì trẻ em gái” với mục tiêu vận
động các bác sỹ và nhân viên y tế chấp hành nghiêm luật pháp không thực hiện các
hành vi LCGTTS và tuyên truyền các cá nhân điển hình có thành tích bảo vệ quyền của
phụ nữ và trẻ em trong ngành y. Trong khuôn khổ chiến dịch còn tổ chức các diễn đàn
như “Bác sỹ chung tay ngăn chặn lựa chọn giới tính” tại cấp quận. Ngoài ra, còn có các
chiến dịch khác như “Chiến dịch ngăn chặn phá thai lựa chọn giới tính thai nhi” của
Hội Phát triển nông thôn phát động và Sáng kiến toàn cầu mang tên “Hội đồng y tế
nhân dân” với sự tham gia của gần 1.200 tổ chức khác ở các cấp khác tại Ấn Độ nhằm

27
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bác sĩ và cán bộ y tế [74], [81], [105]. Tại Ấn
Độ các can thiệp phòng chống LCGTTS và giải quyết vấn đề MCBTSGTKS chưa đạt
được kết qủa như mong đợi vì một số lý do sau thiếu rõ ràng, minh bạch của các văn
bản pháp quy, vai trò trồng chéo của các cơ quan hành pháp và thiếu môi trường thuận
lợi cho các chiến dịch truyền thông. Các luật và chính sách phòng chống LCGTTS
không được thực thi hiệu quả do thiếu nguồn lực để thực hiện kiểm tra, giám sát, thiếu
đội ngũ nhân viên có trình độ, hoạt động kém hiệu quả, không hiểu biết đầy đủ về pháp
luật. Thực tế có hiện tượng nảy sinh xung đột lợi ích trong khi các cán bộ y tế lẽ ra cần
đóng vai trò là người thực hiện, tuân thủ pháp luật thì lại có xu hướng bảo vệ đồng
nghiệp và bảo vệ chính mình vì sợ bị mất đi những quyền lợi từ việc cung cấp dịch vụ
liên quan. Còn thiếu các sáng kiến dựa vào cộng đồng cũng như sự thiếu rõ ràng thậm
chí là trái ngược nhau trong nội dung của các tài liệu truyền thông, thiếu các tài liệu
được thiết kế một cách chuyên nghiệp và phù hợp với từng địa phương. Kết quả là kiến
thức của người dân về phòng chống LCGTTS và hệ lụy của MCBTSGTKS tuy được
cải thiện nhưng chưa đủ mạnh để có thể thay đổi thái độ và hành vi một cách tích cực.
Tỷ lệ phụ nữ có thái độ ủng hộ với quan niệm “Phá thai vì thai nhi nữ cũng chẳng sao
khi gia đình đã có con gái” và “Với phụ nữ đã có hai con gái trở lên thì nên siêu âm và
phá thai nếu là thai nhi nữ, còn hơn là nuôi nhiều con gái” còn khá cao tại Ấn Độ [74],
[76], [82], [86].
Để kiểm soát MCBTSGTKS, tại Hàn Quốc một loạt các các luật, chính sách
được triển khai: Luật phòng chống LCGTTS, Luật Gia đình, Luật Bình đẳng giới và
Luật Y tế năm 1987 (sửa đổi năm 1994) đều hướng về phát triển hệ thống an sinh xã
hội, nghiêm cấm xác định giới tính thai nhi [71], [72]. Hàn Quốc đã áp dụng các biện
pháp và chế tài mạnh nhằm ngăn cấm hành vi phá thai vì mục đích LCGTTN; đình chỉ
giấy phép hành nghề y tế và lên án các bác sỹ có hành vi vi phạm và truy tố trước pháp
luật; và tổ chức đăng ký khai sinh bắt buộc [89]. Cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, Hàn
Quốc đã triển khai những can thiệp ngăn chặn LCGTTS và đã thành công khi đưa

28
TSGTKS trở về mức cân bằng sinh học tự nhiên. Đa số các chuyên gia cho rằng thành
công này là nhờ việc thay đổi thái độ tích cực về các vấn đề giới. Cùng với tiến trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa, cấu trúc gia đình đã thay đổi từ gia đình đa thế hệ sang
gia đình hạt nhân, có thêm các cơ hội việc làm tốt hơn và gia tăng sự tham gia của phụ
nữ vào lực lượng lao động, tiết kiệm cho tuổi hưu trí cũng tăng thêm. Tất cả những
thay đổi này đồng nghĩa với việc giảm sự phụ thuộc vào chế độ phụ hệ truyền thống,
cải thiện BĐG và giảm tâm lý chuộng con trai. Luật pháp và chính sách thúc đẩy BĐG
theo sau hơn hỗ trợ cho những thay đổi này. Những thay đổi như vậy đã diễn ra không
phụ thuộc vào những thay đổi trong hệ thống pháp luật vốn có gốc rễ dựa trên các
truyền thống, phong tục mang tính phụ hệ và không hề được cải cách một cách đáng kể
cho tới trước những năm 2000. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cung cấp nhiều thông tin
tham khảo cho các nước khác và khẳng định tầm quan trọng của BĐG trong nỗ lực xử
lý vấn đề LCGTTS. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ không có giải pháp đơn lẻ nào dẫn
đến thành công. Những thay đổi đó là quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự nỗ lực lâu dài
và thực hiện bằng cam kết chính trị [72], [75], [89].
Để giải quyết tình trạng MCBTSGTKS, Việt Nam cũng đã tăng cường hoàn
thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến BĐG và ngăn chặn LCGTTS.
Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Dân số [60];
Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh Dân số [10]; Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em [11] và Quốc hội đã ban hành Luật Bình
đẳng giới [12]; Chính phủ ban hành Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn
2011 - 2020 [13] và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 [33]
đều quy định nghiêm cấm các hành vi LCGTTS.
Bộ Y tế đã ban hành các văn bản về việc nghiêm cấm lạm dụng kỹ thuật cao để
lựa chọn giới tính [5]. Bộ Y tế cùng với Sở Y tế các tỉnh/thành phố đã tổ chức nhiều
đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các cơ

29
sở siêu âm, các phòng khám sản phụ khoa - KHHGĐ để phát hiện, xử lý những trường
hợp chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lý do LCGTTN [6]. Bộ Y tế cùng với các Bộ
Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra các nhà xuất bản,
các trang thông tin điện tử, các nhà sách, phát hiện, thu hồi những ấn phẩm hoặc yêu cầu
dỡ bỏ những nội dung quảng bá, tuyên truyền, hướng dẫn việc sinh con theo ý muốn [2].
Đối với Việt Nam các nỗ lực phòng chống LCGTTS đã được triển khai ngay từ
khi TSGTKS có dấu hiệu tăng từ năm 2006, nhưng cho đến năm 2016 vẫn chưa đem
lại kết quả như mong đợi một phần là do thực thi chính sách, pháp luật chưa nghiêm.
Hệ thống các can thiệp chưa đồng bộ. Một số can thiệp mới chỉ đề ra nhưng không
triển khai thực hiện do thiết kế chưa cụ thể hoặc địa phương không có ngân sách cho
các hoạt động đó, ví dụ như các chế độ hỗ trợ cho các bé gái, cho các gia đình chỉ có
con gái. Đặc biệt nguồn lực đầu tư của Nhà nước và địa phương rất hạn chế nên các
can thiệp vẫn nhỏ lẻ, không đồng bộ, chưa tạo được tác động đáng kể [40], [57], [69].

1.5.3. Nhóm giải pháp 3: Các giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái
Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái là rất hữu ích trong các nỗ lực phòng chống
LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS. Trung Quốc đã ban hành những chính sách
ưu tiên cho nữ giới như: Miễn học phí cho trẻ em gái, có chế độ hỗ trợ cho những cặp vợ
chồng về già mà chỉ có con gái, tăng tiêu chuẩn nhà cho những gia đình chỉ có con gái,
không chỉ con trai được thừa kế tài sản, chuyển đổi ngành nghề ở các địa phương để phụ
nữ có thể tham gia làm kinh tế tốt. Chiến dịch mang tên "Chăm sóc trẻ em gái" đã được
triển khai để đảm bảo sự bình đẳng nam nữ. Các hoạt động này giúp người dân có nhận
thức tốt hơn về BĐG, loại bỏ thái độ kỳ thị với phụ nữ và trẻ em gái [112], [114].
Một số biện pháp chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái cũng đã được ban hành
tại Ấn Độ nhằm khắc phục tận gốc những vấn đề bất BĐG đằng sau hành vi LCGTTS.
Các quy định pháp luật được thực thi nghiêm khắc hơn để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
về việc làm, cải thiện tình trạng của phụ nữ tại nơi làm việc, cải thiện luật pháp về sở
hữu đất đai và chế độ hưu trí tuổi già cho bố mẹ của các gia đình sinh con một bề là
30
gái. Luật hỗ trợ và phúc lợi cho người cao tuổi năm 2007 đòi hỏi cả con trai và con gái
cùng có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Luật thừa kế Hindu năm 2004 của
Ấn Độ cho phép con gái được thừa kế tài sản giống như con trai. Việc khai sinh cho trẻ
em là trách nhiệm bắt buộc [74], [104].
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã ban hành các chính sách nâng cao vị thế cho phụ
nữ, khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, tuyển dụng phụ nữ
vào làm việc trong khu vực nhà nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ. Các tổ
chức phụ nữ đã được thành lập và các phong trào của xã hội dân sự đã mang lại những
thành công trong dân chủ và các thay đổi về luật pháp liên quan tới việc tổ chức gia
đình [72]. Quy định nam giới đứng đầu hộ gia đình đã được chính phủ bãi bỏ. Phụ nữ
có trách nhiệm và quyền công bằng như nam giới trong việc chăm sóc tổ tiên, hủy bỏ
quy định chỉ có nam giới mới được thừa kế mà cả con trai lẫn con gái đều được thừa
hưởng như nhau. Tạo điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn cho phụ nữ [72], [81]. Quá
trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã mang lại chế độ hưu trí và các lợi ích kinh tế
khác và vì thế tăng thêm khả năng cho các thành viên trong gia đình sống độc lập hơn,
giảm đi đáng kể nhu cầu về cuộc sống dựa vào con trai. Phụ nữ có học vấn và có việc
làm cũng củng cố giá trị của con gái. Nhiều thập kỷ với những sự thay đổi lũy tích này
đã làm giảm đi áp lực phải có con trai [72], [81], [89].
Còn tại Việt Nam các giải pháp can thiệp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ
và bé gái chủ yếu là xây dựng mới hoặc chỉnh sửa các luật, chính sách liên quan đến
BĐG. Các hoạt động can thiệp tại cộng đồng về nội dung này chỉ được thực hiện đơn
lẻ tại một vài địa phương [40], [43].
Tuy nhiên, vì thiếu kinh nhiệm, hạn chế về nguồn nhân lực và nguồn tài chính
nên các hoạt động can thiệp không thể triển khai toàn diện ở quy mô lớn hơn và một
cách có hệ thống. Do vậy, kết quả thu được vẫn bị hạn chế và kém hiệu quả, bằng
chứng là kiến thức của người dân về phòng chống LCGTTS tăng không đáng kể, thái

31
độ và hành vi gần như không thay đổi và TSGTKS của Hải Dương năm 2011 vẫn còn
cao ở mức 120,3 [8], [21], [27], [40].

1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS


Ở các nước xảy ra hiện tượng MCBTSGTKS không có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu về kiến thức, thái độ và hành vi đối với LCGTTS. Đối với Ấn Độ nghiên
cứu sinh chỉ tiếp cận được vài nghiên cứu có liên quan đến kiến thức, thái độ và hành
vi về LCGTTS. Đây là các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành đối với “Đạo
luật cấm lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán trước khi thụ thai và trước khi sinh”. Trong các
nghiên cứu này các tác giả đề cập đến các biến liên quan đến kiến thức, thái độ và hành
vi về LCGTTS như hiểu biết về luật pháp cấm phá thai vì mục đích LCGTTS và hậu
quả của MCBTSGTKS; thái độ thất vọng nếu có con gái vì gánh nặng hồi môn; hành
vi tìm hiểu phương pháp để LCGTTS và thực hiện phá thai vì mục đích LCGTTN [24],
[72], [74].
Tương tự như với Ấn Độ, đối với Trung Quốc số lượng nghiên cứu sâu về kiến
thức, thái độ và hành vi đối với LCGTTS cũng rất hạn chế. Nghiên cứu có nhiều thông
tin liên quan nhất đối với các vấn đề kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS là
nghiên cứu “Thái độ và hành vi lựa chọ giới tính ở Trung Quốc” của Chan C.L. và
cộng sự. Đối với nội dung kiến thức về LCGTTS các tác giả đã tập trung nghiên cứu
các biến về tình trạng LCGTTS; phá thai LCGTTN là vi phạm pháp luật và hậu quả
của LCGTTS. Về thái độ đối với LCGTTS, Chan C.L. và cộng sự phân tích các biến
như: Vai trò của con trai là nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc cha mẹ già.
Còn đối với hành vi LCGTTS, các tác giả xem xét hai hành vi gồm tìm hiểu thông tin
làm sao có được con trai và thực hiện LCGTTS [103], [113], [114].
Nghiên cứu sinh không tiếp cận được nghiên cứu nào chuyên sâu về kiến thức,
thái độ và hành vi đối với LCGTTS tại Hàn Quốc.
Các nghiên cứu liên quan ở các quốc gia này chủ yếu đề cập đến vấn đề kiến
thức và hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về MCBTSGTKS, đặc biệt bàn chủ yếu về
32
nguyên nhân, hệ lụy và các giải pháp ngăn chặn LCGTTS. Rất ít trong số các nghiên
cứu mà nghiên cứu sinh tiếp cận được đề cập toàn diện đến kiến thức, thái độ và hành
vi đối với LCGTTS.
Tại Việt Nam, nghiên cứu sinh tiếp cận được duy nhất một nghiên cứu về kiến
thức, thái độ và hành vi về LCGTTS của Vũ Đức Long năm 2012. Nghiên cứu được
thực hiện trên 996 sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng về LCGTTS với phương
pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai biến nghiên
cứu cho nội dung kiến thức về LCGTTS gồm: Các sản phụ có kiến thức về LCGTTS;
hiểu biết của các sản phụ về hậu quả của việc LCGTTS. Các biến nghiên cứu về thái
độ về LCGTTS gồm : Thái độ của các sản phụ khi mang thai có giới tính không theo ý
muốn; thái độ với bạn bè/ người thân về LCGTTS. Ba biến nghiên cứu về hành vi
LCGTTS gồm: Sản phụ khám thai để phát hiện giới tính thai nhi; sản phụ áp dụng các
biện pháp LCGTTS; và sản phụ LCGTTN ở lần sinh đầu [31].

1.7. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS
Để nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS, nghiên cứu
sinh đã xây dựng mô hình khung lý thuyết dựa trên cơ sở kết hợp mô hình lý thuyết
Ecological Model của McLeroy và khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto về các
nguyên nhân dẫn đến hành vi LCGTTS [68], [83]. Việc kết hợp hai mô hình lý thuyết
này giúp phân tích kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS cả theo chiều dọc là các
cấp độ chủ thể (cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội) và chiều ngang là các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi (chính sách KHHGĐ hạn chế số con, quan niệm truyền thống ưa
thích con trai, tiếp cận dễ dàng tới công nghệ lựa chọn giới tính).
McLeroy và các đồng nghiệp đã đề ra mô hình lý thuyết Ecological Model ứng
dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mô hình Ecological Model nhấn mạnh đến các
mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mô hình chú trọng tới tầm quan trọng của các can thiệp nhằm thay đổi các yếu tố liên
quan đến giữa các cá nhân, thể chế/tổ chức, cộng đồng và chính sách công mà những
33
yếu tố này vốn duy trì những hành vi không lành mạnh. Mô hình giả định là các thay
đổi phù hợp trong môi trường xã hội sẽ tạo các thay đổi ở các cá nhân và chính những
tác động hỗ trợ ngược lại của các cá nhân trong cộng đồng lại là yếu tố then chốt cho
các thay đổi môi trường. Cấu trúc mô hình lý thuyết Ecological Model của McLeroy
[68] có 5 cấp độ như sau:
- Cấp độ cá nhân: Các đặc điểm cá nhân như tri thức, hiểu biết, thái độ, hành vi,
quan niệm cá nhân, kỹ năng… Mô hình hướng tới thay đổi hành vi cá nhân, hiệu quả
thực tiễn, nhận thức nguy cơ.
- Cấp độ giữa các cá nhân: Các mạng lưới xã hội, các hệ thống hỗ trợ xã hội
chính thức và không chính thức như gia đình, họ hàng, gia tộc, nhóm cùng làm việc,
nhóm bạn bè…
- Cấp độ thể chế/tổ chức: Các thể chế có đặc điểm của tổ chức xã hội với những
quy định, quy chế hoạt động chính thức cũng như không chính thức.
- Cấp độ cộng đồng: Các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực xã hội. Quan hệ giữa
các tổ chức, thể chế, các mạng lưới không chính thức được quy định cụ thể.
- Chính sách công: Có thể là các quy chế, quy định pháp luật các cấp khác nhau.
Mô hình lý thuyết Ecological Model được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe, y tế công cộng vì nó giúp tổ chức các ý tưởng, xác định các ưu tiên
cần can thiệp và đánh giá xem các can thiệp có tạo được các tác động như mong muốn
hay không.
Trong khi đó, khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto đề ra ba điều kiện
tiên quyết dẫn đến LCGTTS: Sự ưa thích con trai; mức sinh thấp; và xác định giới tính
trước sinh (Hình 1.4) [83].

34
Nguyên nhân MCBGTKS

Phát triển
Kiểm soát sinh kinh tế
Lựa chọn
giới tính
trước sinh
Biện pháp
2. Giảm 3. Xác định giới
tránh thai sinh tính trước sinh

Dịch vụ
1. Ưa thích phá thai
con trai Khu vực
tư nhân

Gia đình
41
gia trưởng

Hình 1.5. Khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto về


điều kiện tiên quyết dẫn đến LCGTTS
Tâm lý ưa thích con trai rất phổ biến bắt nguồn từ các quan niệm xã hội về vai
trò của nam giới và phụ nữ trong xã hội. Chỉ con trai được quyền nối dõi và có vai trò
quan trọng trong việc thờ cúng, ma chay. Con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong
xã hội. Quan niệm có con trai mới được xem là đã có con rất phổ biến. Đứa con sinh ra
phải mang họ của bố. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết
định những việc lớn. Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương chỉ có con trai
được thừa kế tài sản của cha mẹ [28], [99], [108].
Chính sách hạn chế nghiêm ngặt quy mô gia đình đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
việc giảm mức sinh, nhưng cũng ảnh hưởng tới quá trình quyết định sử dụng việc lựa
chọn giới tính như một công cụ để đạt được cả hai mục tiêu, đó là sinh ít con và có con
trai. Mức sinh giảm do tác động của những thay đổi trong xã hội và sự hỗ trợ của chính
sách KHHGĐ đã làm tăng xác suất không có con trai [87].

35
Việc tiếp cận ngày càng dễ dàng tới công nghệ lựa chọn giới tính cho phép các
cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản để có thể sinh con trai như mong ước. Để vừa
sinh ít con lại có con trai các cặp vợ chồng chủ động tìm kiếm và sử dụng công nghệ
lựa chọn giới tính, kể cả việc phá thai. Việc tư nhân hóa và thương mại hóa hệ thống
chăm sóc y tế đã dẫn đến việc lạm dụng quá mức các thiết bị công nghệ để lựa chọn
giới tính. Từng yếu tố trên có thể bị tác động bởi các yếu tố khác như văn hóa, tôn
giáo, trình độ học vấn, thu nhập v.v…[59], [86].
Trên cơ sở các mô hình và khung lý thuyết nêu trên, nghiên cứu sinh đã xây
dựng Khung lý thuyết nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS để sử
dụng trong nghiên cứu này như mô tả tại Hình 1.5 dưới đây.

Hình 1.6. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS

Khung lý thuyết trên sẽ giúp phân tích các yếu tố tác động đến kiến thức, thái độ
và hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Các can thiệp triển
khai tại tỉnh Hải Dương được thiết kế và triển khai tập trung vào các yếu tố tác động từ
cấp độ cá nhân đến gia đình, cộng đồng và xã hội.

36
Ở cấp độ cá nhân: Hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị tác
động bởi nhiều yếu tố như kiến thức của họ về quy định cấm chẩn đoán giới tính; quy
định phòng chống LCGTTS; về các phương pháp chọn giới tính và công nghệ hiện đại
liên quan đến chọn lựa giới tính; thông tin đúng về MCBTSGTKS và hậu quả của
MCBTSGTKS. Quyết định tới hành vi của họ còn có thái độ, quan điểm của họ về việc
phải có con trai vì lý do kinh tế, lý do văn hóa, phong tục, tập quán.
Ở cấp độ gia đình: Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chịu sức ép phải sinh
con trai của gia đình, của cha/mẹ bên chồng/vợ, của họ tộc vì các lý do lý do văn hóa,
phong tục, tập quán, kinh tế.
Ở cấp độ cộng đồng: Quan điểm bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong
cộng đồng cũng tạo sức ép không nhỏ với các cặp vợ chồng phải sinh con trai.
Ở cấp độ xã hội: Luật và chính sách về BĐG và phòng chống LCGTTS cần
được thực thi nghiêm túc. Nhiều loại dịch vụ chăm sóc y tế sẵn có trong xã hội có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho các cặp vợ chồng thực hiện LCGTTN theo mong muốn.

1.8. Thông tin tóm tắt về dự án triển khai tại Hải Dương giai đoạn 2013-
2016
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA giai đoạn
2013-2016, tỉnh Hải Dương được lựa chọn triển khai Dự án VNM8P08 "Phòng chống
bạo lực gia đình, giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tinh khi sinh và chăm sóc
người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương". Dự án thực hiện các can thiệp theo 3 nội dung:
Phòng chống và giải quyết bạo lực gia đình; giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh;
và chăm sóc cho người cao tuổi. Mục tiêu cụ thể của Dự án về phòng chống LCGTTS
nhằm kiểm soát MCBTSGTKS là "hỗ trợ tỉnh Hải Dương xây dựng triển khai thí điểm
mô hình về kiểm soát MCBGTKS, làm cơ sở cho việc vận động, đề xuất các lựa chọn
chính sách nhằm nhân rộng mô hình trong phạm vi tỉnh và toàn quốc” [9].

37
Trên cơ sở Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS
của nghiên cứu và kết quả điều tra trước can thiệp, cũng như đúc rút kinh nghiệm của
các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, chương trình can thiệp phòng chống
LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS tại các địa bàn can thiệp của tỉnh Hải Dương
đã được thiết kế hướng tới nhóm đối tượng đích là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ (18-40). Một số hoạt động can thiệp cũng được xây dựng tác động hướng tới các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thông qua đối tượng trung gian như cha mẹ của
chồng/vợ, người lớn tuổi trong gia đình, chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, trưởng dòng
họ, con cái (học sinh)… Các hoạt động can thiệp được triển khai theo ba nhóm [9],
[17].
Nhóm các hoạt động 1: Tuyên truyền vận động/truyền thông chuyển đổi hành vi
- Đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ năng truyền thông, tuyên truyền vận động cho
cán bộ dân số và cộng tác viên dân số, cán bộ truyền thông, lãnh đạo cộng đồng, tôn
giáo, các tổ chức hội.
- Đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ năng tư vấn, kỹ năng điều hành câu lạc bộ cho
đội ngũ tình nguyện viên, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ của HPN , HND .
- Hỗ trợ các hoạt động truyền thông tập trung vào năm nhóm đối tượng chính:
(i) Các cán bộ quản lý các cấp ủy đảng, chính quyền, hội đồng nhân dân, tổ chức đoàn
thể; (ii) Cán bộ cung cấp dịch vụ y tế; (iii) Các cán bộ làm công tác truyền thông
(thông tin đại chúng, cộng đồng); (iv) Những người có uy tín và ảnh hưởng trong cộng
đồng (các chức sắc tôn giáo, trưởng thôn hoặc trưởng dòng họ); (v) Các cặp vợ chồng,
thành viên gia đình, đặc biệt bố mẹ chồng; (vi) Nam giới, thanh niên nam nữ chuẩn bị
kết hôn.
- Các hoạt động TTGDTT/TTCĐHV với học sinh các trường học.
Nhóm các hoạt động 2: Tăng cường tuân thủ pháp luật
- Đào tạo cán bộ cung cấp dịch vụ y tế về các nội dung liên quan đến qui định
cấm LCGTTN.
38
- Đào tạo nâng cao kiến thức kỹ năng về quản lý, điều phối, theo dõi và giám sát
thực hiện can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát MCBGTKS.
- Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh để phổ biến
thông tin về việc phòng chống LCGTTS, MCBTSGTKS, pháp luật và chính sách liên
quan.
- Nâng cao năng lực cho các quan chức thực thi pháp luật cấp tỉnh có liên quan
và thanh tra y tế.
- Rà soát các hương ước làng, xã hiện có và hướng dẫn thực hiện lồng ghép các
nội dung về phòng chống LCGTTS vào hương ước sẽ được xây dựng.
Nhóm các hoạt động 3: Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái
- Tuyên truyền vận động để tạo điều kiện đào tạo nghề và các cơ hội phát triển
kỹ năng cho nữ thanh niên.
- Hỗ trợ cho cha mẹ chỉ có con gái: Tạo điều kiện cho cha mẹ chỉ có con gái vay
các khoản tín dụng ưu đãi của chương trình do HND và HPN triển khai.

1.9. Vai trò của nghiên cứu sinh trong nghiên cứu
Nghiên cứu sinh là Phó Giám đốc dự án VNM8P02 ”Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện
hiệu quả Chiến lược quốc gia Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-
2020” thuộc Bộ Y tế. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và
UNFPA giai đoạn 2012-2016, dự án VNM8P02 của Bộ Y tế được thiết kế là dự án hỗ
trợ kỹ thuật cho dự án VNM8P08 của tỉnh Hải Dương, trong đó có nội dung
MCBTSGTKS và nghiên cứu sinh với tư cách là Phó Giám đốc dự án VNM8P02 chịu
trách nhiệm trưc tiếp hỗ trợ nội dung này. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương cũng
đã mời nghiên cứu sinh làm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật về nội dung LCGTTS,
MCBTSGTKS cho dự án VNM8P02. Nghiên cứu sinh đã xây dựng Khung lý thuyết
cho nghiên cứu các can thiệp về phòng chống LCGTTS và sử dụng Khung lý thuyết
này trong tất cả các giai đoạn của nghiên cứu: Thiết kế công cụ đánh giá trước can

39
thiệp và sau can thiệp; thiết kế các hoạt động can thiệp; giám sát quá trình triển khai
can thiệp.
Nghiên cứu sinh tham gia vào tất cả các hoạt động ở các giai đoạn của nghiên
cứu và đã sử dụng số liệu thu thập được để phân tích sâu, xem xét các yếu tố liên quan
để so sánh hiệu quả của các can thiệp trước và sau khi can thiệp, cũng như so sánh giữa
địa bàn can thiệp và địa bàn đối chứng.

1.10. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

1.10.1. Thông tin chung về địa bàn can thiệp


Thành phố Hải Dương là trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học
kỹ thuật của tỉnh Hải Dương. Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía
bắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía
tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai
huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ đô Hà Nội 57 km
về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía đông. Thành phố Hải Dương có
21 phường, xã. Diện tích thành phố là 72,7 km² (Hình 1.6) [9].
Bảng 1.2. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố Hải Dương và
huyện Thanh Miện [9]

TP Hải Dương Huyện Thanh Miện


TT Nội dung Đơn vị tính Năm Năm Năm Năm
2013 2016 2013 2016
1 Dân số Người 219.191 225.969 126.527 130.059

2 Tổng số trẻ sinh ra Trẻ 3.639 2.960 2.190 1.736


Tỷ số giới tính khi Trẻ trai/100
3 119,3 114,9 120 112,5
sinh trẻ gái
4 Tổng số phụ nữ có
% 38.913 40.326 23.343 23.244
chồng
Tỷ lệ sử dụng
5 % 68,3 68,5 73,6 70
BPTT

40
Huyện Thanh Miện là huyện đồng bằng, phía tây bắc giáp với huyện Bình
Giang, phía đông bắc Thanh Miện giáp với huyện Gia Lộc, phía đông nam Thanh Miện
giáp với huyện Ninh Giang, phía nam Thanh Miện giáp với tỉnh Thái Bình, phía tây
Thanh Miện giáp với tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hải Dương 23 km ở phía tây
nam. Cách Hà Nội 60 km. Huyện Thanh Miện có 19 xã, thị trấn. Diện tích huyện là
123,5 (Hình 1.6) [4], [9].

Hình 1.7. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương [4]

41
1.10.2. Thông tin chung về địa bàn đối chứng
Tại tỉnh Hà Nam thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên được chọn làm địa bàn
chứng trong nghiên cứu. Thành phố Phủ Lý là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính,
chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh Hà Nam. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A có
tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông Đáy, Sông Châu
Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ. Diện tích thành phố là 8.787 ha diện
tích tự nhiên. Dân số thành phố Phủ Lý hơn 150 nghìn người (Hình 1.7) [60].
Bảng 1.3. Tóm tắt số liệu nhân khẩu học của thành phố
Phủ Lý và huyện Duy Tiên [60]
Thành phố Phủ Lý Huyện Duy Tiên
TT Nội dung Đơn vị tính Năm Năm Năm Năm
2013 2016 2013 2016
1 Dân số Người 87.780 148.584 142.967 126.025
Tổng số trẻ sinh
2 Trẻ 1.286 2.019 2.670 1.992
ra
Tỷ số giới tính Trẻ trai/100
3 114 112,1 111 110,3
khi sinh trẻ gái
4 Tổng số phụ nữ
% 15.845 24.129 23.690 21.074
có chồng
Tỷ lệ sử dụng
5 % 76,9 76,9 80 78,6
BPT

Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, có diện tích tự nhiên
13.765 ha với dân số khoảng 135.000 người, phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên của
thành phố Hà Nội, phía Đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim
Động của tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân, phía Nam giáp
huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, phía Tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng.
Huyện Duy Tiên có tuyến trục giao thông là quốc lộ 1A (Hình 1.7) [60].

42
Hình 1.8. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam [60]

43
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng


Đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng trước can thiệp và sau can thiệp về
LCGTTS bao gồm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (18-40) tại thành phố Hải
Dương, huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương và thành phố Phủ Lý, huyện Duy
Tiên thuộc tỉnh Hà Nam. (Độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ trong dân số Việt Nam hiện được
xác định ở khoảng 15-49 tuổi. Từ năm 2006 trở lại đây, trung bình mỗi phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ có khoảng 2 con (mức sinh thay thế). Mô hình mức sinh đặc trưng theo
tuổi từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và Điều tra biến động Dân số và
KHHGĐ năm 2012 đều cho thấy mức sinh đặc trưng theo nhóm tuổi lớn nhất ở nhóm
tuổi 25-29, tiếp đến là 30-34. Mức sinh đặc trưng theo nhóm tuổi ở các nhóm tuổi 15-
19 và 44-49 hiện rất thấp. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, nữ giới được phép kết hôn
ở tuổi 18. Với những luận giải trên, nghiên cứu này chỉ thực hiện thu thập thông tin với
các cặp vợ chồng có vợ đang ở khoảng tuổi sinh đẻ từ 18-40 tuổi).
- Tiêu chí chọn:
+ Đối tượng sinh sống tại các phường/xã thuộc thành phố Hải Dương, huyện
Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương và thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên thuộc tỉnh
Hà Nam.
+ Có thời gian sống tại địa bàn ít nhất là 3 năm trước nghiên cứu.
+ Đối tượng có khả năng giao tiếp thông thường.
- Tiêu chí loại trừ:
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Mắc bệnh nặng không thể tham gia nghiên cứu.
44
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính (chỉ thực hiện ở thành phố Hải Dương
và huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương) cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
trước và sau can thiệp:
+ Đối với phỏng vấn sâu: Trưởng dòng họ, cán bộ UBND xã, trưởng thôn, cộng
tác viên dân số, cán bộ trạm y tế, cán bộ chuyên trách của Báo Hải Dương và Đài phát
thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương, thanh thiếu niên, đại diện gia đình chỉ có con
trai và gia đình chỉ có con gái.
+ Đối với thảo luận nhóm: Đại diện Mặt trận Tổ quốc, HPN , HND , ĐTN,
HNCT, cán bộ pháp lý, cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ, cán bộ UBND xã, cán bộ y tế.
- Tiêu chí chọn:
+ Đối tượng sinh sống/làm việc tại các phường/xã thuộc thành phố Hải Dương,
huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương.
+ Có mặt tại địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian triển khai nghiên cứu.
- Tiêu chí loại trừ:
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Mắc bệnh nặng không thể tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2016, trong đó đánh giá
trước can thiệp thực hiện từ tháng 01 đến tháng 3/2013; các can thiệp được triển khai từ
tháng 4/2013 đến tháng 6/2016; và đánh giá sau can thiệp thực hiện trong tháng 7/2016.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Hải Dương và tỉnh Hà Nam. Hai tỉnh được
lựa chọn dựa theo các tiêu chí sau: (1) đều nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, (2)
có nhiều điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội tương đồng; (3) có nhiều đặc điểm nhân

45
khẩu học cũng gần giống nhau, đặc biệt đều có TSGTKS cao so với các tỉnh, thành phố
khác trong cả nước.
Theo phân bổ tỷ lệ đối tượng nông thôn/ thành thị tại các tỉnh tiến hành nghiên
cứu (2/3 là đối tượng sống tại nông thôn), nghiên cứu tiến hành chọn chủ đích 2 thị
trấn/phường tại khu vực đô thị và 3 xã tại khu vực nông thôn. Vì vậy, địa bàn nghiên
cứu được chọn như sau:
Địa bàn can thiệp: Nghiên cứu chọn 2 phường/thị trấn tại tỉnh Hải Dương là
phường Ngọc Châu thuộc thành phố Hải Dương và thị trấn Thanh Miện thuộc huyện
Thanh Miện và 3 xã là Tứ Cường, Ngô Quyền, Chi Lăng Bắc thuộc huyện Thanh Miện.
Địa bàn đối chứng: Nghiên cứu chọn phường Lê Hồng Phong và xã Tiên Tân
của thành phố Phủ Lý và xã Trác Văn, Yên Nam và Châu Giang của huyện Duy Tiên.

2.3. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế giả thực nghiệm (quasi-experimental design) kết hợp định lượng và
định tính trên hai tỉnh được chọn.
Nghiên cứu định lượng nhằm mô tả thực trạng và đánh giá thay đổi sau khi can
thiệp về kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về
LCGTTS. Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu và bổ sung các thông tin về yếu tố liên
quan kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về
LCGTTS.

46
Nghiên cứu được triển khai theo 3 giai đoạn (Hình 2.1):

Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

2.3.1. Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (2013)


Đánh giá trước can thiệp sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và
định tính, trong đó điều tra định lượng (được thực hiện tại tỉnh Hải Dương và Hà Nam)
để đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi
của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS trước can thiệp. Điều tra định
tính tại Hải Dương nhằm tìm hiểu và bổ sung các thông tin về yếu tố liên quan (yếu tố
thuận lợi và rào cản) để thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS.

2.3.2. Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động can thiệp (2013-2016)
Các hoạt động can thiệp được thiết kế và triển khai dựa trên Khung lý thuyết
đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS nêu ở Mục 1.7, Chương 1.
Đa phần các hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBTSGTKS tại tỉnh Hải Dương
đều hướng tới đối tượng đích là các cặp vợ chồng tuổi trong độ tuổi sinh đẻ nhằm thay
đổi kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS. Đồng thời, một số can thiệp tác động tới
người thân (đối tượng trung gian) của các cặp vợ chồng như cha mẹ, người lớn tuổi trong
gia đình, chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, trưởng dòng họ, con cái... Các hoạt động can
thiệp phòng chống LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS được triển khai theo ba
47
nhóm: Nhóm 1: Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi; Nhóm 2:
Tăng cường tuân thủ pháp luật; Nhóm 3: Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái. Các hoạt
động được mô tả chi tiết tại Phụ lục 5.
Tại địa bàn được chọn làm nhóm chứng tại tỉnh Hà Nam không triển khai bất kỳ
can thiệp nào của chương trình can thiệp tại Hải Dương. Các can thiệp ngăn chặn
LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS tại Hà Nam được thực hiện chủ yếu theo các
chương trình dân số do Tổng cục DS-KHHGĐ hướng dẫn chung cho cả nước. Các can
thiệp tại Hà Nam biến là các chương trình, phóng sự, thông điệp…về phòng chống
LCGTTS phát trên hệ thống phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương; các
hoạt động tại cộng đồng như các buổi tọa đàm về MCBGTKS; tuyên truyền cho các cơ ở
y tế để không cung cấp các dịch vụ LCGTTS… Tuy nhiên, các can thiệp này thường
mang tính dàn trải, không được cung cấp đủ ngân sách để triển khai như thiết kế [39],
[40].

2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp (2016)


Đánh giá sau can thiệp sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và
định tính như đánh giá trước can thiệp. Điều tra định lượng và định tính sau can thiệp
cũng được thực hiện tại đúng các địa bàn đã triển khai trong đánh giá trước can thiệp.
Điều tra định lượng nhằm so sánh giữa tỉnh có can thiệp và tỉnh đối chứng cũng như so
sánh với kết quả trước can thiệp để đánh giá kết quả của các can thiệp. Điều tra định
tính được triển khai tại Hải Dương nhằm tìm hiểu những bài học kinh nghiệm (yếu tố
thuận lợi và rào cản) trong can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các đối
tượng đích.

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng


Cỡ mẫu: Nghiên cứu sử dụng công thức tính mẫu hai tỉ lệ cho nhóm can thiệp.
Cân nhắc mục đích của nghiên cứu và các chỉ số, nghiên cứu sinh chọn chỉ số kiến

48
thức về „Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật“ của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ để tính cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu.
Công thức tính cỡ mẫu:

Trong đó,
- n: cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm
- p1 và q1 là tỷ lệ biết và không biết „Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật“
trước can thiệp. Chọn p1 = 70% theo đánh giá của Vũ Đức Long tại Bệnh viện phụ sản
Hải Phòng năm 2012 [31].
- p2 và q2 là tỷ lệ biết và không biết „Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật“
sau can thiệp. Ở đây ước tính can thiệp sẽ giúp tăng 10% tỷ lệ đối tượng có kiến thức
về „Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật“, vì vậy p2 = 80%
- p và q là giá trị tỷ lệ biết và không biết „Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp
luật“ trong quần thể mẫu: p = (p1+p2)/2 = 75%
- Z1-α/2 = 1,96 với hệ số tin cậy 95% và α = 0,05
- Z1-β = 0,84 với mức sai sót là β = 0,2 (tương đương với lực mẫu là 0,8)
Theo công thức này thì cỡ mẫu cần thiết là 292. Sau khi đã dự trù các tỷ lệ bỏ
cuộc, từ chối và làm tròn, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu định lượng tại mỗi địa bàn
chọn làm can thiệp và làm chứng là 340 chồng/vợ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nghiên cứu chọn 5 xã/phường ở thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên thuộc
tỉnh Hà Nam làm nhóm chứng. Với tỉ số can thiệp:chứng là 1:1, cỡ mẫu cần thiết cho
nghiên cứu định lượng ở nhóm chứng là 340 đối tượng.
Như vậy, tổng số đối tượng cần cho đánh giá là 680 người với từng đánh giá
trước và sau can thiệp. Trên thực tế, số nam giới và phụ nữ kết hôn trong độ tuổi sinh

49
đẻ tham gia nghiên cứu ở đánh giá trước can thiệp là 800 người và sau can thiệp là 683
người. Trong đánh giá trước can thiệp tổng số đối tượng tham gia cao hơn so với số
lượng cần thiết là do nhà tài trợ UNFPA yêu cầu số lượng dự phòng lớn.

2.4.2. Chọn mẫu cho đánh giá định lượng và định tính

2.4.2.1. Chọn mẫu cho đánh giá định lượng


Giai đoạn 1: Chọn xã theo phương pháp phân tầng
Bảng 2.1. Các xã, phường được chọn vào nghiên cứu

Tỉnh Hải Dương Tỉnh Hà Nam


Thành
Thành phố Huyện Duy
Quận/huyện phố Hải Huyện Thanh Miện
Phủ Lý Tiên
Dương
Phường Trị trấn Thanh Miện, Phường Lê Xã Trác Văn,
Ngọc Châu xã Tứ Cường, xã Ngô Hồng Phong, xã Yên Nam,
Xã, phường Quyền và xã Chi Lăng xã Tiên Tân xã Châu Giang
Bắc
(01) (04) (02) (03)
Tổng số xã,
5 5
phường
Để đánh giá được hiệu quả các can thiệp một cách toàn diện nghiên cứu đã lựa
chọn 01 quận và 01 huyện tại tỉnh Hải Dương (thành phố Hải Dương và huyện Thanh
Miện) và tại tỉnh chứng Hà Nam (thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên). Tỉnh Hải
Dương có gần 30% dân số sinh sống tại khu vực thành thị và hơn 70% sống ở vùng
nông thôn nên mẫu điều tra và can thiệp cũng được chọn theo tỉ lệ tương ứng là 02
phường tại khu vực đô thị và 03 xã tại khu vực nông thôn. Như vậy tổng số xã, phường
tham gia nghiên cứu là 5. Các xã, phường cụ thể được trình bày cụ thể tại Bảng 2.1.
Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
Mẫu điều tra của nghiên cứu này được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn sử dụng hàm RANDOM của phần mềm Microsoft Excel. Nhóm nghiên
cứu căn cứ vào danh sách cập nhật nhất các cặp vợ chồng có vợ nằm trong độ tuổi sinh

50
đẻ từ 18-40 tuổi được lập ngẫu nhiên và bước nhảy về khoảng cách giữa các đơn vị
mẫu đã lần lượt chọn các hộ gia đình theo danh sách từ trên xuống dưới cho đến khi đủ
số các cặp vợ/chồng cho mỗi xã/phường được chọn. Khi các điều tra viên đến các hộ
gia đình để thực hiện điều tra, chỉ người chồng hoặc người vợ được mời tham gia
phỏng vấn. Trong điều tra đầu kỳ, việc đảm bảo thu thập cơ số mẫu cân bằng về tỷ lệ
nam giới và phụ nữ thực hiện được (một hộ phỏng vấn người chồng, đến hộ kế tiếp
phỏng vấn người vợ). Tuy nhiên, trong điều tra sau can thiệp, cơ cấu giới tính của mẫu
điều tra thu được đã lệch nhiều về nữ giới do các ông chồng tham gia lao động sản xuất
trong thời gian chính vụ canh tác.

2.4.2.2. Chọn mẫu cho đánh giá định tính


Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố liên
quan khác đến hành vi LCGTTS. Điều tra định tính chỉ thực hiện tại địa bàn can thiệp
là tỉnh Hải Dương. Trong số 5 xã thuộc địa bàn nghiên cứu thì xã Tứ Cường và xã Chi
Lăng Bắc được chọn chủ đích là địa bàn tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
cho cả trước và sau can thiệp vì đây là 2 xã có những đặc điểm về nhân khẩu học, kinh
tế, văn hóa, xã hội mang tính đại diện. Đánh giá định tính sử dụng hình thức phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm để thu thập thông tin.
* Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu giúp tìm hiểu sức ép và kỳ vọng của xã hội về có con trai. Đây là
nguyên nhân gốc rễ của hành vi LCGTTS dẫn đến tình trạng MCBTSGTKS. Phỏng
vấn sâu cũng giúp tìm hiểu việc thay đổi quan niệm về thích con trai trong cấu trúc gia
đình hiện đại của Việt Nam. Cuối cùng, phỏng vấn sâu giúp tìm hiểu các biện pháp can
thiệp hiệu quả nhằm đáp ứng các nỗ lực của địa phương trong việc phòng chống
LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS. Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với
nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là những đối tượng được phỏng vấn sâu ở mỗi
xã/phường trong tổng số 2 xã được chọn (Bảng 2.2). Các đối tượng này không nằm
trong nghiên cứu định lượng.
51
Bảng 2.2. Các đối tượng của điều tra phỏng vấn sâu cho mỗi đợt
đánh giá trước và sau can thiệp

Đối tượng phỏng vấn Số người/xã

Cán bộ UBND xã 01

Trưởng dòng họ 01

Cộng tác viên dân số 01

Cán bộ trạm y tế 01

Trưởng thôn 01

Vợ chồng chỉ có con trai hoặc con gái (1 chỉ có con 02


trai, 1 chỉ có con gái)

Thanh thiếu niên (15-17) (1 nam, 1 nữ) 02

Tổng số người PVS/xã 09

Tổng số người PVS 9 người x 2 xã = 18 người


Như vậy, tại 2 xã có 18 người được phỏng vấn cho mỗi đợt đánh giá trước và
sau can thiệp.
Trong đánh giá sau can thiệp cũng tiến hành phỏng vấn sâu với thành phần
tương tự như trước can thiệp tại cùng địa bàn, nhưng các đối tượng cụ thể do cán bộ
chuyên trách dân số giới thiệu với điều kiện phải là những người tham gia hoặc hưởng
lợi từ các can thiệp của chương trình.
* Thảo luận nhóm
Có nhóm ba đối tượng khác nhau được mời tham gia các thảo luận nhóm. Nhóm
đầu tiên bao gồm các đại diện chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể liên quan
và những nhà cung cấp dịch vụ y tế (UBND xã, MTTQ, HPN, HND, HNCT, ĐTN, cán
bộ pháp lý, cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ cung cấp dịch vụ y tế). Hai thảo luận

52
nhóm nữa được tiến hành với nhóm chỉ bao gồm các nam giới đã có gia đình và nhóm
chỉ bao gồm những phụ nữ đã có gia đình. Bảng 2.3 giới thiệu cụ thể hơn về đối tượng
tham gia thảo luận nhóm ở 02 xã được chọn.
Bảng 2.3. Mẫu điều tra thảo luận nhóm cho mỗi đợt
đánh giá trước và sau can thiệp

Loại nhóm Số nhóm/xã

Nhóm 1: Cán bộ của UBND xã, MTTQ, HPN, HND, 01


HNCT, ĐTN, cán bộ pháp lý, cán bộ chuyên trách dân
số, cán bộ cung cấp dịch vụ y tế (9 người). Tại mỗi xã,
phường tiến hành 1 thảo luận nhóm.
Nhóm 2: Nam giới đã kết hôn (5 người). Tại mỗi xã, 01
phường tiến hành 1 thảo luận nhóm.
Nhóm 3: Phụ nữ đã kết hôn (5 người). Tại mỗi xã, 01
phường tiến hành 1 thảo luận nhóm.
Tổng số nhóm/xã 03
Tổng số nhóm 3 nhóm x 2 xã = 6 nhóm
Như vậy, tại 2 xã có 6 buổi thảo luận nhóm cho mỗi đợt đánh giá trước và sau
can thiệp.
Những cuộc thảo luận nhóm này cho phép điều tra thu nhận những thông tin
kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS, những hoạt động can thiệp liên quan đến vấn
đề này, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của những nỗ lực ngăn chặn LCGTTS
nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS tại địa bàn can thiệp.
Trong đánh giá sau can thiệp cũng tiến hành thảo luận nhóm với thành phần
tương tự như trước can thiệp tại cùng địa bàn. Các thành phần ở nhóm 1 được giữ
nguyên như trước can thiệp song các đối tượng tham gia thảo luận ở nhóm 2 và 3 do

53
cán bộ chuyên trách dân số giới thiệu với điều kiện là những người tham gia hoặc
hưởng lợi từ các can thiệp của chương trình.

2.5. Công cụ thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định lượng
Chủ đề nghiên cứu gồm các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, sức khỏe
sinh sản, các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng... Do vậy, bộ
công cụ đánh giá định lượng được xây dựng trên cơ sở lựa chọn những nội dung phù
hợp của hai bộ công cụ: 1) Bảng hỏi nghiên cứu đa quốc gia về sức khỏe phụ nữ và bạo
lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được Henrica A.F.M. Jansen (WHO,
Geneva) và Charlotte Watts (Trường Y khoa nhiệt đới và vệ sinh London, Anh Quốc)
xây dựng [111] và 2) Bộ đánh giá về bình đẳng giới (GEM Scale) do Pulerwitz, Julie
và Gary Barker xây dựng [118].
Đánh giá định lượng sử dụng Bảng hỏi phỏng vấn có cấu trúc về kiến thức, thái
độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS. Tuy nhiên, trong
đánh giá sau can thiệp một số câu hỏi được bổ sung, chủ yếu là để thu thập thêm thông
tin về thái độ và hành vi về LCGTTS. Bảng hỏi phỏng vấn cùng các điều chỉnh cụ thể
sau can thiệp được trình bày tại Phụ lục 1.

2.5.2. Công cụ thu thập số liệu cho điều tra định tính
Đánh giá định tính được thực hiện với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm nhằm bổ sung thông tin cho điều tra định lượng. Đánh giá định tính sử dụng
Hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 2) và Hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 3) cho
cả trước và sau can thiệp.

54
2.5.3. Thử nghiệm công cụ thu thập số liệu
Bảng hỏi phỏng vấn được thử nghiệm với 10 nam giới đã kết hôn có vợ trong độ
tuổi 18-40 và 10 phụ nữ đã kết hôn trong độ 18-40 tại huyện Thanh Miện trong tháng
1-2013.
Bộ công cụ Hướng dẫn phỏng vấn sâu và Hướng dẫn thảo luận nhóm cũng được
thử nghiệm với 5 nam giới và 5 phụ nữ đã kết hôn, 2 cán bộ lãnh đạo xã, 2 cán bộ
chuyên trách dân số xã, 2 cán bộ y tế tại địa bàn huyện Thanh Miện để chỉnh sửa cho
phù hợp.
Quá trình thử nghiệm bao gồm thử nghiệm nội dung Bảng hỏi phỏng vấn, Hướng
dẫn phỏng vấn sâu và Hướng dẫn thảo luận nhóm; phương pháp thu thập số liệu và cách
tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Sau thử nghiệm bộ công cụ đã được chỉnh sửa cho phù
hợp để tiến hành điều tra chính thức.

2.6. Các biến số nghiên cứu


Trên cơ sở Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS
của nghiên cứu và bài học kinh nghiệm của một số nước, đồng thời dựa vào hoàn cảnh
cụ thể tại địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã xây dựng các biến nghiên cứu sau
đây cho các nội dung kiến thức, thái độ và thực hành về LCGTTS.
* Đối với kiến thức liên quan đến LCGTTS, các biến sau đây được chọn để nghiên
cứu:
- Biết về tình trạng MCBTSGTKS ở Việt Nam.
- Biết phá thai LCGTTN là vi phạm pháp luật.
- Biết các quy định về nghiêm cấm LCGTTS (Bác sĩ thông báo giới tính thai nhi
là vi phạm pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến phương pháp sinh con trai là vi phạm
pháp luật; Hương ước quy định về có con trai là vi phạm pháp luật; Quy định của dòng
họ về có con trai là vi phạm pháp luật).
- Biết hậu quả của LCGTTS và MCBTSGTKS ảnh hưởng tới xã hội.

55
* Đối với thái độ liên quan đến LCGTTS, các biến sau đây được chọn để nghiên
cứu:
- Tiếp cận việc làm bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
- Nam giới/phụ nữ nên được học cao hơn.
- Nam giới chịu trách nhiệm về giới tính của đứa trẻ.
- Sinh con trai chứng tỏ chồng là người đàn ông đích thực.
- Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là sinh con trai.
- Cặp vợ chồng chỉ toàn con gái là kém may mắn.
- Xem thường đàn ông không có con trai; đàn ông không có con trai chưa hoàn
thành nghĩa vụ.
- Bỏ một người vợ không đẻ được con trai là chính đáng. Gia đình chồng có lý
do chính đáng để gây sức ép bỏ vợ không đẻ được con trai.
- Mong muốn có con trái vì lý do văn hóa, tôn giáo; sức ép và định kiến xã hội.
- Vai trò và trách nhiệm của con trai: Chăm sóc bố mẹ khi tuổi già; chăm lo mồ
mả và thờ cúng; con trai là lao động chính.
- Quyền thừa kế: Chia cho con trai nhiều hơn; Phân chia đều giữa con trai và con
gái.
- Con gái/con trai là một gánh nặng về tài chính.
* Đối với hành vi liên quan đến LCGTTS, các biến sau đây được chọn để nghiên cứu:
- Phá thai giới tính nếu con đầu đã là gái (giả định).
- Người xung quanh tìm hiểu thông tin để sinh được con trai (gián tiếp).
- Người xung quanh phá thai LCGTTN (gián tiếp).
- Tự tìm hiểu các thông tin để sinh được con trai.
- Đã từng thực hiện theo thông tin làm sao có được con trai.

56
2.7. Điều tra viên, giám sát viên

2.7.1. Điều tra viên


Điều tra viên là các cán bộ của Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm tư vấn dịch
vụ DS-KHHGĐ thành phố Hải Dương và huyện Thanh Miện. Tương tự như vậy với
Hà Nam, điều tra viên là các cán bộ của Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm tư vấn
dịch vụ DS-KHHGĐ thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên. Đây là những người đã có
nhiều kinh nghiệm trong thực địa cộng đồng và các nghiên cứu về DS-KHHGĐ.

2.7.2. Giám sát viên


Giám sát viên là các chuyên gia có kinh nghiệm công tác tại Chi cục
DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương và Hà Nam, bản thân nghiên cứu sinh cũng thực hiện
công tác giám sát cùng một số chuyên gia độc lập của UNFPA. Giám sát viên có nhiệm
vụ phỏng vấn ngẫu nhiên 10% số phiếu điều tra viên đã phỏng vấn, giám sát quy trình
thu thập số liệu và kiểm tra phiếu, nhận phiếu do điều tra viên thu thập.

2.7.3. Người dẫn đường


Người dẫn đường là cộng tác viên dân số nơi đối tượng nghiên cứu cư trú.

2.8. Quy trình thu thập số liệu

2.8.1. Chuẩn bị cho nghiên cứu tại địa phương


- Liên hệ với Sở Y tế; Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Hải Dương và Hà Nam;
Trung tâm tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ thành phố Hải Dương, huyện Thanh Miện
thuộc tỉnh Hải Dương, thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam thông
báo về nghiên cứu.
- Xây dựng bộ công cụ điều tra và tiến hành chọn mẫu trước khi triển khai thu
thập số liệu tại thực địa.
- Tập huấn cho điều tra viên, giám sát viên về các nội dung liên quan như cách
sử dụng bộ công cụ điều tra, quy trình thu thập số liệu và thực hành phỏng vấn.
57
- Chuẩn bị đủ Bảng hỏi phỏng vấn, Hướng dẫn phỏng vấn sâu, Hướng dẫn thảo
luận nhóm, danh sách mẫu nghiên cứu và chuẩn bị các công tác hậu cần khác.

2.8.2. Một số quy định


- Điều tra viên chỉ được phép phỏng vấn đúng đối tượng đã được cung cấp trong
danh sách.
- Với những trường hợp không thể gặp được đối tượng như trong danh sách điều
tra viên phải báo cáo ngay cho giám sát viên của địa bàn mình. Giám sát viên có trách
nhiệm báo cáo lại cho nhóm nghiên cứu để có điều chỉnh kịp thời.
- Khi thấy đối tượng nghiên cứu bận không thể trả lời phỏng vấn hoặc đối tượng
nghiên cứu không có nhà tại thời điểm đó, thì điều tra viên phải quay lại vào dịp khác
thuận tiện hơn.
- Điều tra viên sử dụng Bảng hỏi phỏng vấn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu.
- Điều tra viên không được để lại Bảng hỏi phỏng vấn tại hộ gia đình.
- Điều tra viên có trách nhiệm phản ảnh kịp thời về các vấn đề kĩ thuật liên quan
đến công tác tổ chức và chất lượng điều tra cho các giám sát viên để kịp thời giải
quyết.
- Giám sát viên và điều tra viên phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của
nghiên cứu.

2.8.3. Các bước tiến hành thu thập

2.8.3.1. Quá trình tiến hành thu thập số liệu định lượng
- Bước 1: Tiến hành tiếp cận cặp vợ/chồng theo danh sách đã chọn. Giới thiệu
về mục đích ý nghĩa của nghiên cứu.

58
- Bước 2: Giải thích cho đối tượng phỏng vấn về quy định bảo mật thông tin,
những thông tin mà đối tượng cung cấp được giữ bí mật và chỉ có nhóm nghiên cứu
mới được tiếp cận thông tin này.
- Bước 3: Điều tra viên chỉ bắt đầu phỏng vấn sau khi đối tượng nghiên cứu
đồng ý tham gia nghiên cứu. Điều tra viên lần lượt đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi cho
đối tượng phỏng vấn nghe và trả lời. Điều tra viên ghi nhận lại thông tin trên phiếu một
cách chính xác, trung thực.
- Bước 4: Kết thúc cuộc phỏng vấn, điều tra viên hỏi lại đối tượng phỏng vấn có
cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin hay không, có thắc mắc gì không. Nếu có, điều tra
viên phải giải đáp các thắc mắc đầy đủ.
- Bước 5: Điều tra viên cảm ơn đối tượng và chào ra về.
Trung bình, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 phút. Cuối ngày thu thập số
liệu thực địa, điều tra viên tập hợp phiếu đã phỏng vấn và chuyển cho giám sát viên.

2.8.3.2. Quá trình tiến hành thu thập thông tin định tính
- Bước 1: Mời đối tượng tham dự theo danh sách đã chọn. Giới thiệu mục
đích nghiên cứu và cách thức triển khai.
- Bước 2: Điều tra viên sẽ giới thiệu bản thân và ghi nhận sự đồng tình
bằng miệng từ người được phỏng vấn/người tham gia thảo luận nhóm cũng như
sự cho phép của người tham gia trong việc ghi âm lại cuộc thảo luận.
- Bước 3: Điều tra viên chỉ bắt đầu phỏng vấn/thảo luận nhóm sau khi các
đối tượng tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đồng ý tham gia vào cuộc
khảo sát và cho phép được ghi âm.
- Bước 4: Kết thúc cuộc phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm, điều tra viên hỏi lại đối
tượng tham gia có cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin hay không, có thắc mắc gì
không. Nếu có, điều tra viên phải giải đáp các thắc mắc đầy đủ.
- Bước 5: Điều tra viên cảm ơn đối tượng và chào ra về.

59
Trung bình, mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng 30 phút và thảo luận nhóm
kéo dài 60-90 phút.
2.8.4. Quy trình giám sát

Giám sát viên là người giám sát, kiểm tra việc thu thập số liệu của điều tra viên
để đảm bảo sự chính xác theo đúng như yêu cầu của nghiên cứu.

Nhiệm vụ của giám sát viên:


- Giám sát kế hoạch làm việc của các điều tra viên.
- Đi cùng điều tra viên để hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu.
- Nhận phiếu của điều tra viên và kiểm tra các phiếu của điều tra viên thu thập
xem có ghi đầy đủ, chính xác thông tin không.
- Bốc thăm ngẫu nhiên 10% số phiếu đã thu thập và đến tận nhà các đối tượng
phỏng vấn lại và rút kinh nghiệm với điều tra viên.
- Cuối ngày rà soát tiến độ của từng điều tra viên nắm bắt các khó khăn thuận
lợi, biện pháp khắc phục và bàn giao phiếu cho nghiên cứu viên chính.

2.9. Chương trình can thiệp


Chương trình can thiệp phòng chống LCGTTS và giảm thiểu MCBTSGTKS tại
tỉnh Hải Dương được xây dựng trên cơ sở Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thái độ và
hành vi về LCGTTS của nghiên cứu và thông tin cung cấp từ đánh giá trước can thiệp.
Chương trình can thiệp được xây dựng trên cơ sở có tính đến các đặc thù cụ thể của địa
phương như các loại hình sinh hoạt cộng đồng rất phổ biến; cộng đồng gắn kết; mạng
lưới hoạt động của cộng tác viên dân số hoạt động hiệu quả; có thể lồng ghép các hoạt
động của chương trình can thiệp vào các loại hình CLB sẵn có của HPN, HND, HCCB,
HNCT; người dân có thể tiếp cận thông tin qua nhiều kênh, đặc biệt là hệ thống loa của
xã, phường được sử dụng hiệu quả... Các hoạt động can thiệp phòng chống LCGTTS
đều hướng tới đối tượng đích cuối cùng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (18-
40). Một số can thiệp tác động tới các cặp vợ chồng thông qua đối tượng trung gian

60
như cha mẹ của chồng/vợ, chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, trưởng dòng họ, con cái, cán
bộ y tế.... Các hoạt động can thiệp phân thành 03 nhóm: Tuyên truyền vận động, truyền
thông chuyển đổi hành vi; tăng cường tuân thủ pháp luật; nâng cao vị thế của phụ nữ và
bé gái.

2.9.1. Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi
Các hoạt động chính bao gồm:

*) Tập huấn nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng khác nhau về các nội
dung liên quan đến LCGTTS và MCBTSGTKS:

- 01 lớp tập huấn cho 15 cán bộ giảng viên nguồn cấp tỉnh về kỹ năng TTCĐHV
phòng chống LCGTTS, MCBTSGTKS và BĐG.

- 02 lớp tập huấn cơ bản cho 46 cán bộ truyền thông dân số cấp tỉnh, huyện để
cung cấp và nâng cao kiến thức kỹ năng viết tin, bài truyền thông về BĐG, phòng
chống LCGTTS và MCBTSGTKS.

- 12 lớp tập huấn cho toàn bộ 263 cán bộ chuyên trách công tác dân số xã để
cung cấp kiến thức cơ bản về BĐG, phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS và kỹ
năng thực hiện buổi truyền thông tại cộng đồng.

- 01 lớp tập huấn nâng cao cho 25 cán bộ báo, đài để cung cấp và nâng cao kiến
thức kỹ năng viết tin, bài truyền thông về BĐG, phòng chống LCGTTS và
MCBTSGTKS.

- 01 khóa tập huấn hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu “Hỏi và đáp về
MCBTSGTKS” cho 49 cán bộ dân số, y tế.

- 01 lớp tập huấn cung cấp thông tin về BĐG, phòng chống LCGTTS và
MCBTSGTKS cho 54 giáo viên bộ môn sinh học từ tất cả các trường trung học phổ
thông để lồng ghép vào trong các môn học ngoại khóa tại trường.

61
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng chống LCGTTS và
MCBTSGTKS ở 8 trường trung học phổ thông.

*) Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến LCGTTS và
MCBTSGTKS:

- 02 hội thảo cho 400 người là trưởng các dòng họ nhằm cung cấp thông tin về
thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của MCBTSGTKS và thảo luận nội dung: Vai trò
của trưởng các dòng họ trong việc tham gia, góp phần giải quyết về tình trạng
LCGTTS.

- 02 hội thảo với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và các sư thầy trụ trì
nhằm cung cấp kiến thức về phòng chống LCGTTS, thực trạng MCBTSGTKS và
tuyên truyền vận động sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng.

- 04 hội thảo nâng cao nhận thức cho các chức sắc tôn giáo.

*) Truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đài phát thanh xã
phường và các hình thức truyền thông trực tiếp như tư vấn, thảo luận nhóm, CLB:

- 02 tọa đàm về BĐG, phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS cho các cặp vợ
chồng trong độ tưởi sinh đẻ.

- 7 phóng sự truyền hình về BĐG, phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS.

- 46 tin, 90 bài và phát 326 lần trên đài phát thanh huyện, xã về về nguyên nhân,
hệ quả về mặt xã hội và các hệ quả khác do ưa thích con trai, về LCGTTS và
MCBTSGTKS.

- Chương trình giao lưu nghệ thuật “Vì nòi giống Việt không LCGTTN” hưởng
ứng ngày quôc tế trẻ em gái được tổ chức thu hút được hơn 2.000 người tham dự.

- 02 buổi mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới được tổ chức thu
hút sự quan tâm của các đối tượng về chương trình.

62
- Hàng năm tại tổ chức một chiến dịch đặc biệt cho trẻ em gái tại cộng đồng, tập
trung vào việc đề cao vai trò của bé gái, phụ nữ trong xã hội thông qua các vở kịch
đường phố, chương trình video, hội chợ làng, các cuộc thi tài năng, trò chơi tương tác,
trao đổi, thảo luận.

- Truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa về BĐG, phòng chống LCGTTS và
MCBTSGTKS thu hút hơn 1.000 người tham gia.

- Phối hợp chặt chẽ với các CLB nhiều thế hệ tại Hải Dương nâng cao nhận thức
cho người cao tuổi thông qua các cuộc họp hàng tháng và các hoạt động văn hóa/ xã
hội, đào tạo tình nguyện viên làm việc với người cao tuổi về phòng chống LCGTTS.

- Có 86 cặp nam nữ sắp kết hôn đã nhận được tư vấn tiền hôn nhân về
SKSS/KHHGĐ và không LCGTTS.

*) Xây dựng và phân phát các loại tài liệu truyền thông như sách mỏng, tờ rơi,
áp phích, đĩa VCD:

- 77.500 tờ rơi, sách gập, 3.391 áp phích, 300 đĩa được cung cấp cho địa bàn can
thiệp tuyên truyền về BĐG, phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS tới các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

- 800 bộ tài liệu “Hỏi và đáp về MCBTSGTKS” đã được in, cấp phát cho người
cung cấp dịch vụ và cán bộ dân số để tư vấn cho khách hàng không LCGTTS.

- Một đĩa DVD các bài giảng của các chức sắc tôn giáo về hậu quả của
LCGTTS và MCBTSGTKS được sản xuất và phổ biến rộng rãi.

2.9.2. Tăng cường tuân thủ pháp luật


Các hoạt động chính bao gồm:

*) Tập huấn nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho các nhóm đối tượng khác
nhau về các nội dung liên quan đến LCGTTS:

63
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo tập huấn cho 281 cán bộ tuyên giáo ở địa
phương về BĐG, phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS thông qua hội nghị ban
khoa giáo tỉnh ủy.

- 3 khóa đào tạo nâng cao nhận thức cho các nhà cung cấp dịch vụ về BĐG,
nguyên nhân, hậu quả của LCGTTS.

- 01 lớp tập huấn 25 cán bộ trực tiếp làm công tác khám, siêu âm và cán bộ
Trung tâm DS-KHHGĐ để nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn về BĐG, phòng chống
LCGTTS theo bộ tài liệu “Bác sĩ vì trẻ em gái”.

- 01 lớp tập huấn cho cán bộ xã, cán bộ tư pháp, trưởng thôn, khu dân cư về việc
triển khai và giám sát thực hiện các hương ước, quy ước về nội dung BĐG, phòng
chống LCGTTS.

*) Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến tuân thủ pháp
luật không LCGTTS:

- 02 hội thảo cho 62 người thuộc các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm và
KHHGĐ với nội dung: Vai trò và trách nhiệm của các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm
và KHHGĐ trong ngăn chặn LCGTTS.

- 03 hội thảo nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế về việc không tiếp tay cho
hành vi LCGTTS.

*) Tổ chức các hoạt động truyền thông:

- Tuyên truyền về Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 29/7/2014 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề LCGTTS, MCBTSGTKS
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Chỉnh sửa và biên soạn tài liệu “Bác sĩ vì trẻ em gái” của UNFPA Ấn Độ cho
phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và được sử dụng để tuyên truyền nâng cao nhận thức
về tuân thủ pháp luật cho các cán bộ y tế về cấm cung cấp các dịch vụ LCGTTS.

64
- Hướng dẫn rà soát, sửa đổi hương ước, quy ước làng, khu dân cư để loại bỏ các
nội dung khuyến khích sinh con trai.

- Lồng ghép nội dung về BĐG, phòng chống LCGTTS vào trong hương ước, quy
ước làng, khu dân cư tại 03 xã tại huyện Thanh Miện và đã được ban hành.

- 7.500 tờ rơi cho cán bộ y tế được in và cung cấp đến các cơ sở cung cấp dịch vụ.

2.9.3. Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái


Các hoạt động chính bao gồm:

- Hỗ trợ hoạt động truyền thông lồng ghép nội dung về BĐG, phòng chống
LCGTTS vào sinh hoạt của 20 CLB truyền thông lồng ghép thuộc HND, HPN, HNCT,
HCCB.

- Phối hợp với HPN tổ chức hội diễn kịch truyền thông sáng tạo về phòng chống
LCGTTS và MCBTSGTKS thu hút trên 700 người tham dự trực tiếp.

- Phối hợp với HND tổ chức đêm giao lưu nghệ thuật với chủ đề chung tay giải
quyết MCBTSGTKS thu hút trên 800 người tham dự.

- Phối hợp tổ chức hội nghị biểu dương 265 gia đình sinh con một bề là gái có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và
giá trị của trẻ em gái.

- Phối hợp với HPN để đào tạo nghề và tạo việc làm cho nữ thanh niên.

Các hoạt động chi tiết và kết quả được mô tả tại Phụ lục 5.
Dưới đây là sơ đồ tổng hợp các hoạt động của nghiên cứu cho cả 3 giai đoạn:
Đánh giá trước can thiệp; triển khai các hoạt động can thiệp; và đánh giá sau can thiệp
(Hình 2.2).

65
Hình 2.2. Sơ đồ mô tả kết quả theo 3 giai đoạn của nghiên cứu đánh giá KT-TĐ-HV về LCGTTS

1. TTVĐ, TTCĐHV
- Các khoa tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực TTVĐ,
TTCĐHV, hiểu biết về về MCBTSGTKS, không LCGTTS và BĐG
cho các nhóm đối tượng khác nhau (Giảng viên nguồn; cán bộ TT Xã hội: Cam kết của cơ sở
Xã hội: Hiểu biết và thực thi y tế tuân thủ pháp luật
pháp luật về phòng chống DS tỉnh, huyện; cán bộ chuyên trách DS xã; phóng viên báo, đài;
phòng chống LCGTTS. Nhân
LCGTTS còn hạn chế (cơ sở cán bộ YT; giáo viên bộ môn sinh; hc sinh các trường THPT)
dân hiểu biết tốt hơn về các
y tế và nhân dân) - Các loại hoạt động TT, tiếp cận nhiều đối tượng đích khác nhau điều luật cấm hành vi này.
(người cung cấp dịch vụ YT, cán bộ DS; người dân; chức sắc tôn
giáo, các sư thầy trụ trì chùa; trưởng các dòng; NCT; phật tử;
nam, nữ thanh niên; nam nữ sắp kết hôn; trẻ em gái) thông qua
các kênh khác nhau (truyền thông đại chúng, đài xã, chương trình
Cộng đồng: Quan niệm về
nghệ thuật, mít tinh; chiến dịch TT; CLB; tư vấn trực tiếp)
- Phân phát các loại tài liệu TT (tờ rơi, sách gập, áp phích, Cộng đồng: Nâng cao
cần có con trai; sức ép, định hiểubiết, đã có thái độ phê
kiến xã hội phổ biến băng/đĩa, bộ tài liệu) cho nhiều đối tượng (người dân; người cung phán mạnh mẽ hơn hành vi
cấp dịch vụ YT, cán bộ DS; các sư thầy trụ trì chùa) LCGTTS
2. Tăng cường tuân thủ pháp luật
- Các khóa tập huấn, hội thảo nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
Gia đình: Quan niệm về phòng chống LCGTTS cho các nhóm đối tượng khác nhau (cán
cần có con trai: chăm bộ tuyên giáo; người cung cấp dịch vụ YT; bộ trực tiếp khám, Gia đình: Nâng caohiểu
sóc tuổi già, thờ cúng; siêu âm và cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ; cán bộ xã, cán bộ tư biết nhưng mong muốn
ma chay; sức lao động; con trai vẫn còn tồn tại
thừa kế … còn phổ biến
pháp, trưởng thôn/ khu dân cư)
- Các hoạt động TT; tài liệu TT cho người dân ở địa bàn can
thiệp; lồng ghép hương ước, quy ước các làng, xã của H. Thanh
Vợ chồng độ tuổi
Miện Vợ chồng độ tuổi
sinh đẻ: KT-TĐ-HV 3. Nâng cao vai trò của phụ nữ và bé gái sinh đẻ: KT-TĐ-HV
về giới; cần có - Các hoạt động TT ở các CLB của HND , PN, NCT, CCB. về giới; cần có con
con trai chăm sóc - Hội nghị biểu dương các gia đình sinh con một bề trai chăm sóc tuổi
tuổi già, thờ cúng; già, thờ cúng;
LCGTTS … hạn
- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nữ thanh niên LCGTTS cải thiện,
chế nhưng vẫn tồn tại

66
2.10. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu

2.10.1. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định lượng


Thiết kế Bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục đích nghiên cứu và được thử
nghiệm, hoàn thiện trước khi tiến hành điều tra nghiên cứu.
Giám sát viên được lựa chọn là những người có chuyên môn về công tác y tế,
dân số, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giám sát và đã được tập huấn kỹ về mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung các phiếu hỏi, kỹ năng phỏng vấn. Giám sát viên
chịu trách nhiệm tổ chức và sắp xếp các buổi phỏng vấn, liên lạc với địa phương, phân
chia công việc cho các điều tra viên, giám sát các buổi phỏng vấn, hướng dẫn và giải
thích trong trường hợp điều tra viên không hiểu đầy đủ về các câu hỏi điều tra, đảm
bảo quá trình phỏng vấn, tổng hợp và ghi nhận tình hình sau mỗi ngày làm việc cũng
như điều chỉnh lịch làm việc và kế hoạch làm việc cho ngày tiếp theo.
Giám sát chặt chẽ quá trình điều tra, thu thập số liệu, thông tin phiếu điều tra.
Số liệu thu thập được làm sạch 2 lần (lần thứ nhất thực hiện ngay tại thực địa,
lần thứ hai được thực hiện trước khi nhập liệu), loại bỏ phiếu không đạt yêu cầu.

2.10.2. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu định tính


Thiết kế Hướng dẫn phỏng vấn sâu và Hướng dẫn thảo luận nhóm phù hợp với
mục đích nghiên cứu. Bộ công cụ được thử nghiệm và hoàn thiện trước khi tiến hành
điều tra nghiên cứu.
Các cán bộ thực hiện phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn thận
trọng đảm bảo có hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên quan đến LCGTTS, có nhiều kinh
nghiệm, kỹ năng trong thực hiện các hoạt động tương tự và đã được tập huấn về mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Các nội dung
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm và gỡ băng chính xác.
Các bước của quá trình thu thập thông tin định tính được giám sát chặt chẽ.

67
2.10.3. Theo dõi, giám sát và đánh giá
Dự án đã tiến hành đánh giá trước can thiệp tại Hải Dương và tỉnh đối
chứng Hà Nam để thiết lập một cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi và đánh giá kết
quả thực hiện của các can thiệp của dự án. Khi dự án kết thúc, đánh giá tương tự
như vậy cũng được thực hiện tại hai tỉnh nhằm chỉ ra những thay đổi, tác động của
dự án, từ đó cung cấp cho các bên liên quan những bài học kinh nghiệm, những
điểm đã đạt được và khuyến nghị cần xem xét để áp dụng trên toàn quốc.
Trong thời gian triển khai các can thiệp, các hoạt động theo dõi, giám sát và
đánh giá chỉ được triển khai tại Hải Dương. Trong khuôn khổ dự án đã xây dựng,
đưa vào sử dụng công cụ giám sát và đánh giá các hoạt động can thiệp của dự án
về phòng chống LCGTTS và kiểm soát MCBGTKS. Các khóa tập huấn đào tạo
nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát và đánh được triển khai, trong đó có đào tạo
xây dựng năng lực thu thập, cập nhật xử lý số liệu về TSGTKS. Hoạt động này
giúp nâng cao kỹ năng của đội ngũ làm công tác thu thập, báo cáo số liệu. Đồng
thời thông qua chế độ báo cáo tiến độ được thực hiện hàng quý, sáu tháng và
hàng năm giúp việc quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp phòng
chống LCGTTS theo dõi đầy đủ và điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

2.11. Xử lý và phân tích thông tin, số liệu

2.11.1. Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng


Tất cả số liệu sau khi làm sạch được nhập vào phần mềm Epi Data 3.0 và phân
tích bằng phần mềm SPSS 24.0. Phân tích mô tả được thực hiện trước khi nhóm tiến
hành các phân tích suy luận.
Chúng tôi tiến hành các phân tích thống kê mô tả với các biến đã được làm sạch,
và mã hóa lại. Sau đó, với đánh giá trước can thiệp, chúng tôi thực hiện thực hiện phân
tích đa biến với mô hình hồi quy logistic (logistic regression) để đánh giá các yếu tố

68
liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
về LCGTTS.
Để phân tích hiệu quả can thiệp, chúng tôi gộp các biến có liên quan để tính
điểm kiến thức, điểm thái độ và thực hành cho đối tượng (xem thêm Phụ lục 4). Ví dụ
với biến thái độ về hành vi LCGTKS, chúng tôi lựa chọn các biến trong bộ câu hỏi có
liên quan và tính tổng điểm các biến (lấy điểm được đánh giá nếu đó là biến hỏi về thái
độ tích cực và lấy 5 trừ đi điểm được đánh giá nếu đó là biến hỏi về thái độ tiêu cực).
Các biến thái độ đều được đánh giá theo thang điểm từ 1-5 tương đương với câu trả lời
Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý. Biến thái độ về hành vi LCGTKS sau
đó được phân loại thành Phản đối và Không phải đối với hành vi LCGTKS với điểm
cắt là trung bình của giá trị min và max. Đồng thời chúng tôi vẫn sử dụng Biến liên tục
thái độ về hành vi LCGTKS trong phân tích so sánh thái độ trước và sau can thiệp cũng
như so sánh giữa địa bàn can thiệp và địa bàn không can thiệp.
Với biến kiến thức, những đối tượng trả lời đúng 2/3 câu hỏi về kiến thức trong
đánh giá trước can thiệp và 3/4 câu hỏi về kiến thức trong đánh giá sau can thiệp sẽ
được coi là có kiến thức tốt. Với biến thực hành, những đối tượng có thực hành ít nhất
một trong ba hành vi liên quan tới LCGTTS được coi là có thực hành.
Chúng tôi sử dụng các kiểm định nhằm so sánh trước - sau can thiệp cũng như
so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm can thiệp. Do các đối tượng được lựa chọn độc
lập trong đánh giá trước và sau can thiệp, chúng tôi kiểm định phân phối chuẩn của
biến liên tục rồi sử dụng kiểm định t-test độc lập (independent sample t-test) với biến
có phân bố chuẩn hoặc kiểm định Mann-Whitney với biến không có phân bố chuẩn.
Với biến phân loại, chúng tôi sử dụng kiểm định Khi bình phương (χ2). Với những
biến bổ sung trong đánh giá sau can thiệp, chúng tôi không thực hiện so sánh trước và
sau can thiệp mà chỉ thực hiện so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm can thiệp. Phụ
lục 4 tổng hợp mã hóa các biến và phân loại thang đo tương ứng.

69
Chúng tôi thực hiện phương pháp khác biệt trong sự khác biệt (Difference in
Differences) hay phương pháp sai biệt kép nhằm kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc là biến có can thiệp hay không (địa bàn) và biến thời điểm can thiệp (trước và
sau can thiệp) tới hiệu quả của can thiệp. Nếu biến phụ thuộc là liên tục, chúng tôi sử
dụng mô hình được sử dụng để phân tích khác biệt kép là mô hình hồi quy đa biến
(regression) sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square). Với
biến phụ thuộc là biến phân loại, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy logistic (logistic
regression) với phương pháp Enter của phần mềm SPSS 24.0.

2.11.2. Xử lý và phân tích dữ liệu định tính


Các thông tin từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được gỡ băng, mã hoá theo
chủ đề và tổng hợp, phân tích nhằm bổ sung thông tin cho kết quả định lượng. Nghiên
cứu sinh thực hiện các phân tích định tính bằng phần mềm Microsoft Word và Excel.
Ngoài ra, từ kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, phương pháp lựa chọn thông tin
xây dựng nghiên cứu trường hợp cũng được áp dụng nhằm phân tích sâu về nhận thức,
hành vi của đối tượng nghiên cứu với LCGTTS và MCBTSGTKS.

2.12. Đạo đức trong nghiên cứu


Nghiên cứu được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu theo
Quyết định số 251/2014/YTCC-HD3 ngày 29/7/2014 của Hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y tế Công cộng.
Nghiên cứu sinh được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương mời tham gia hỗ
trợ kỹ thuật cho cấu phần “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” thuộc Dự án
VNM8P08 "Phòng chống bạo lực gia đình, giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tinh
khi sinh và chăm sóc người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương" theo Quyết định số 708/QĐ-
CCDS ngày 10/10/2012. Nhiệm vụ và quyền lợi của nghiên cứu sinh gồm hỗ trợ kỹ
thuật, xây dựng kế hoạch hoạt động, giám sát, tham gia điều hành và sử dụng các số

70
liệu liên quan đến cấu phần “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” thuộc Dự án
VNM8P08 để nghiên cứu và thực hiện các nội dung trên.
Việc tổ chức tập huấn các đánh giá viên, triển khai phỏng vấn, thảo luận nhóm
được tiến hành nghiêm túc. Thông tin thu thập đảm bảo tính trung thực. Quá trình
phỏng vấn, thảo luận được thực hiện khách quan, không áp đặt. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, được thông báo về nghiên cứu và đề nghị chấp thuận
tham gia trước khi tiến hành bất kỳ quy trình nào của nghiên cứu.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, khi các đối tượng có bất kỳ thắc mắc gì
cần hỏi liên quan đến chủ đề, các nội dung của nghiên cứu đều đã được nhóm nghiên
cứu trả lời đầy đủ, rõ ràng.
Tôn trọng và đảm bảo thông tin bí mật riêng tư cho đối tượng; ghi chép đầy đủ,
chi tiết và cẩn thận các thông tin thu thập được, các thông tin cá nhân được mã hóa và
xử lý chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi trong đánh giá trước can
thiệp về LCGTTS tại Hải Dương và Hà Nam năm 2013

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá
trước can thiệp
Tổng số có 400 đối tượng tham gia nghiên cứu ở Hải Dương và 400 đối tượng
tại Hà Nam. Bảng 3.1 trình bày chi tiết thông tin cơ bản về các đặc điểm nhân khẩu học
và kinh tế - xã hội của những đối tượng tham gia đánh giá định lượng trước can thiệp
tại hai tỉnh Hải Dương và Hà Nam.
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố Hải Dương (n=400) Hà Nam (n=400) p-value

n % n %
Giới tính
Nữ 200 50,0% 200 50,0%
1,000
Nam 200 50,0% 200 50,0%
Độ tuổi
<25 tuổi 22 5,5% 34 8,5%
25-29 tuổi 97 24,3% 89 22,3%
0,358
30-34 tuổi 129 32,3% 121 30,3%
35-40 152 38,0% 156 39,0%
Tôn giáo
Không tôn giáo 392 98,0% 348 87,0%
0,000*
Có tôn giáo (thiên 8 2,0% 52 13,0%
chúa, phật giáo…)

72
Các yếu tố Hải Dương (n=400) Hà Nam (n=400) p-value

n % n %
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở (cấp 224 56,0% 269 67,6%
II) trở xuống
Trung học phổ thông 96 24,0% 60 15,1% 0,001*
(cấp III)
Trung cấp/ cao đẳng/ 80 20,0% 69 17,3%
Đại học trở lên
Nghề nghiệp
Nông dân/ thợ thủ 160 40,0% 160 40,0%
công/ Nội trợ
Viên chức/ Công 40 10,0% 38 9,5%
0,179
chức
Làm tư nhân/ tự do 125 31,3% 147 36,8%
Tự kinh doanh 75 18,8% 55 13,8%
Hoàn cảnh gia đình
Hộ nghèo 30 7,5% 42 10,5% 0,295
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05

3.1.1.1. Giới tính


Nam và nữ được phân bổ đều trong cả hai địa bàn đánh giá tại đánh giá trước
can thiệp (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính giữa 2 tỉnh
(p>0,05) (Bảng 3.1).

3.1.1.2. Độ tuổi
Nhóm đối tượng ở lứa tuổi 35-40 chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là 30-34 và 25-
29. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm tuổi giữa 2 tỉnh (p>0,05). Độ
73
tuổi và nhóm tuổi theo nam và nữ tương đồng ở hai địa bàn đánh giá. Tuy nhiên, xét
theo giới tính, nam giới có xu hướng cao tuổi hơn so với nữ giới. Tại Hải Dương,
khoảng một nửa nam giới (49%) tham gia nghiên cứu thuộc độ tuổi từ 35 đến 40, trong
khi đó, tỉ lệ này thấp hơn ở nữ giới (27%). Nữ giới tham gia khảo sát có phân bố khá
đồng đều giữa các nhóm tuổi với 30% nằm trong độ tuổi 25-29; 35,5% nằm trong độ
tuổi 30-34; và 27% nằm trong độ tuổi từ 35 đến 40. Tại Hà Nam, tỉ lệ phân nhóm tuổi
cũng khá tương tự (Bảng 3.1).

3.1.1.3. Trình độ học vấn


Trình độ học vấn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh Hải Dương và
Hà Nam (p<0,05). Trong đó người có trình độ cao đẳng/đại học và trung học chuyên
nghiệp cao hơn ở Hải Dương so với Hà Nam (20,0%>17,3%; 24,0%>15,1%).
Chia theo giới tính, phần đông số người tham gia khảo sát có trình độ học vấn
trung học cơ sở (44% nam giới và 66% nữ giới tại Hải Dương, 65,8% nam giới và
69,3% nữ giới tại Hà Nam). Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn trung học phổ thông
(cấp III) và trung cấp/cao đẳng/ đại học trở khá tương đương với khoảng 1/4 (Hình 3.1).

Hình 3.1. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam

74
3.1.1.4. Dân tộc và tôn giáo
Dân tộc Kinh chiếm đa số (99,5% nam giới và 99% nữ giới tại Hải Dương, 99%
nam giới và 99,5% nữ giới tại Hà Nam). Về tôn giáo, phần lớn những người tham gia
không theo tôn giáo nào (97,5% nam giới và 98,5% nữ giới tại Hải Dương, tương ứng
là 86,5% và 87,5% tại Hà Nam). Tại Hà Nam, 10% nam giới và 10% nữ giới tham gia
khảo sát theo Thiên chúa giáo, 3,5% nam giới và 2,5% nữ giới theo đạo Phật
(Bảng 3.1).

3.1.1.5. Nghề nghiệp


Phân nhóm nghề nghiệp không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tỉnh
(Bảng 3.1). Đối với nam giới tham gia khảo sát đầu kỳ, nhóm nghề nghiệp phổ biến
nhất là làm cho tư nhân/lao động tự do (40% tại Hải Dương và 47% tại Hà Nam), nông
dân/thợ thủ công/nội trợ (29% tại Hải Dương và 30% tại Hà Nam). Đối với nữ giới,
nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là nông dân/thợ thủ công/nội trợ (khoảng 1/2 số
đối tượng ở cả Hải Dương và Hà Nam). Nhóm tự kinh doanh chiếm khoảng 1/5 số đối
tượng tham gia (Hình 3.2).

Hình 3.2. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam
75
3.1.1.6. Thu nhập và hoàn cảnh gia đình
Bảng 3.1 cho thấy về tỷ lệ hộ nghèo, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Hải Dương là 7,5% và tại tỉnh Hà Nam là
10,5% (p>0,05). Gần 2/3 số đối tượng trả lời rằng người chồng là người đóng góp nhiều
nhất (60,5% tại Hải Dương và 58,3% tại Hà Nam). 24,5% đối tượng phỏng vấn tại Hải
Dương và 28,0% tại Hà Nam chia sẻ rằng cả người chồng và vợ đều đóng góp vào thu
nhập của gia đình. Tỉ lệ gia đình có người thân đóng góp chính vào thu nhập (bố mẹ
chồng, bố mẹ vợ, con cái) là 8,8% tại Hải Dương và 7,2% tại Hà Nam (Hình 3.3).

Hình 3.3. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong
gia đình tại Hải Dương và Hà Nam

76
3.1.2. Sinh con và mong muốn có con trai trong đánh giá trước can thiệp

3.1.2.1. Người ra quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS trong đánh
giá trước can thiệp (2013)
Kết quả đánh giá cho thấy không có sự khác biệt giữa hai tỉnh trong đánh giá
trước can thiệp về người quyết định chính về KHHGĐ và các vấn SKSS khác. Phần
lớn người tham gia đều cho biết cả hai vợ chồng cùng nhau ra quyết định (68,8% tại
Hải Dương và 72,5% tại Hà Nam). Người chồng là người ra quyết định chính chiếm
17,8% số người trả lời tại Hải Dương và 17,5% tại Hà Nam. Người vợ là người ra
quyết định chính chiếm tỉ lệ nhỏ hơn với tỉ lệ 9,3% tại Hải Dương và 7,8% tại Hà Nam.
Bên cạnh đó, khoảng 4,3% người thân (chủ yếu là bố mẹ hai bên) có ảnh hưởng đến
việc ra quyết định cuối cùng về vấn đề SKSS và KHHGĐ (Hình 3.4).

Hình 3.4. Phân bổ người quyết định chính trong sử dụng BPTT và
dịch vụ SKSS trong gia đình tại Hải Dương và Hà Nam

3.1.2.2. Mong muốn có con trai


Mong muốn phải có ít nhất con trai hoặc con gái của các đối tượng tại Hà Nam
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các đối tượng tại Hải Dương (p<0,05). Bảng 3.2 cho
thấy tại cả Hải Dương và Hà Nam, có hơn 1/2 số đối tượng cho rằng phải có ít nhất một
77
con trai (57,8% tại Hải Dương và 68,3% tại Hà Nam) và phải có ít nhất một con gái
(58,8% tại Hải Dương và 65,0% tại Hà Nam).
Tiếp đó, các đối tượng được hỏi về quan điểm về tất cả các lý do quan trọng phải
có con trai. Có sự khác biệt trong các lý do quan trọng của việc có con trai khi so sánh
giữa hai tỉnh. Tỉ lệ phần trăm số người tham gia đồng ý và không đồng ý được trình bày
trong Bảng 3.2. Lý do quan trọng nhất được các đối tượng chọn là các lý do văn hóa và
tôn giáo (49,3% số người tham gia tại Hải Dương đồng ý rằng việc có con trai là quan
trọng vì các lý do văn hóa và tại Hà Nam tỉ lệ này là 46,5%. Tỉ lệ người cho rằng việc có
con trai là quan trọng vì sức ép và định kiến xã hội thấp (<9% ở cả hai tỉnh).
Bảng 3.2. Mong muốn có con trai tại Hải Dương và Hà Nam trong
đánh giá trước can thiệp (2013)

Hải Dương (n=400) Hà Nam (n=400)


Các yếu tố p-value
n % n %
Mong muốn có con trai/con gái
Phải có ít nhất một con trai 231 57,8% 252 68,3% 0,007*
Phải có ít nhất một con gái 219 58,8% 260 65,0% 0,007*
Lý do chọn con trai
Kinh tế 33 8,3% 50 12,5%
Sức ép và định kiến xã hội 35 8,8% 26 6,5%
Văn hóa, tôn giáo 197 49,3% 186 46,5% 0,021*
Khác 49 12,3% 71 17,8%
Không có ý kiến 86 21,5% 67 16,8%
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Ngoài ra, trong các buổi thảo luận nhóm, việc có con trai cũng được nhấn mạnh
với các lý do về văn hóa, xã hội:

78
“Phần lớn phụ thuộc vào lý do tôn giáo, văn hóa “nối dõi tông đường” đồng
thời lo việc thờ cúng ma chay, cưới hỏi trong gia đình. Một phần nhỏ nhưng vẫn có đó
là do áp lực định kiến từ xã hội, họ hàng như khích bác, chê bai, kỳ thị trong quan hệ
xã hội ví dụ mỉa mai rằng không có con trai thì không được ngồi cùng mâm, đẻ con gái
thì mày ngồi xuống mâm dưới đi, khi nào đẻ được con trai thì hẵng ngồi mâm trên.
Ngoài ra, do nhận thức không muốn thua kém bạn bè, đi đâu ăn uống thấy người ta
chê bai là chỉ đẻ được con gái là về quyết phải đẻ bằng được” (TLN phụ nữ đã kết
hôn, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

3.1.3. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước can thiệp
Bảng 3.3. Kiến thức đúng về phòng chống LCGTTS và MCBTSGTKS trong
đánh giá trước can thiệp (2013)
Hải Dương Hà Nam
(n=400) (n=400)
Kiến thức p-value
n % n %
Tình trạng MCBTSGTKS ở Việt Nam 342 85,5% 344 86,0% 0,840
Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật 275 68,8% 277 69,3% 0,878
Biết trường hợp phá thai vì mục đích 162 40,5% 102 25,5% 0,000*
LCGTTN.
Hậu quả của LCGTTS tới xã hội 339 84,8% 346 86,5% 0,481
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 3.3 trình bày kiến thức về bốn câu hỏi kiến thức trong đánh giá trước và
sau can thiệp đó là “Biết về tình trạng MCBTSGTKS ở Việt Nam”, “Biết về phá thai vì
lựa chọn giới tính là vi phạm pháp luật”, “Biết một trường hợp phá thai vì bào thai là
nữ” và “Hậu quả của LCGTTS tới xã hội”. Nhìn chung, hiểu biết của người dân về
MCBTSGTKS là tương đồng nhau ở hai địa bàn nghiên cứu (85,5% tại Hải Dương và
86,0% tại Hà Nam). Khoảng 2/3 số đối tượng biết rằng việc phá thai này là không hợp
pháp (68,8% tại Hải Dương và 69,3% tại Hà Nam). Đa số đối tượng phỏng vấn

79
(khoảng 85%) ở cả hai tỉnh cũng có hiểu biết khá tốt về các tác động tiêu cực của
LCGTTS tới tương lai của xã hội. Tuy vậy, vẫn còn có tới 1/3 số đối tượng không biết
rằng phá thai vì mục đích LCGTTN là hành vi vi phạm pháp luật và số đối tượng biết
một trường hợp phá vì mục đích LCGTTN thai là thấp, đặc biệt tại Hà Nam (25,5%).
Trong các cuộc thảo luận nhóm, các đối tượng cũng chia sẻ việc hiểu biết về tiết
lộ giới tính của thai nhi và phá thai vì mục đích LCGTTN là không hợp pháp và bị xử
phạt hành chính.
“Đi siêu âm tư ở ngoài thì chính phủ cũng (làm) triệt để. Nếu phát hiện ra bác sĩ
nào siêu âm nói con trai con gái cho các cặp vợ chồng thì có thể bị phạt hành chính
hoặc thu chứng chỉ hành nghề” (TLN cán bộ, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện,
tỉnh Hải Dương).
Đáng lưu ý, các đối tượng đều biết họ cần phải đi đâu để biết được giới tính thai
nhi như đến khám tại các phòng khám tư nhân.
“Ở Hải Dương, có rất nhiều phòng khám tư nhân. Chỉ cần mình đưa tiền là
người ta nói (giới tính thai nhi). Chính quyền có ai đứng ở đấy trực tiếp mà can thiệp
đâu. Nếu ở bệnh viện thì còn có quy định này quy định kia.” (TLN phụ nữ đã kết hôn,
xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
“Việc phá thai lựa chọn giới tính họ đi các cơ sở tư nhân, có nhưng không quản
lý được. Mấy ông bác sĩ tư là tiếp tay đấy” (PVS cán bộ dân số, xã Tứ Cường, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
Bảng 3.4 trình bày mô hình hồi quy logistic đánh giá các yếu tố liên quan tới
“Kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS” trong đánh giá trước can thiệp. Kết quả cho thấy
chỉ có trình độ học vấn là yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê tới “Kiến thức tốt về
vấn đề LCGTTS” (nhóm có trình độ cao đẳng hoặc cao hơn có kiến thức tốt hơn 1,7 lần
tại Hải Dương và 1,2 lần tại Hà Nam so với nhóm có trình độ trung học cơ sở hoặc
thấp hơn (p < 0,05).

80
Bảng 3.4. Hồi quy logistic về Kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp (2013)
Hải Dương (n=400) Hà Nam (n=400)
Các yếu tố
B SE OR (CI 95%) p B SE OR (CI 95%) p
Giới tính

Nam Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref

Nữ 0,42 0,30 1,52 (0,84-2,75) 0,167 0,26 0,3 1,30 (0,72-2,34) 0,384

Học vấn của vợ

Trung học cơ sở (cấp II) trở xuống Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref

Trung học phổ thông (cấp III) 0,39 0,35 1,47 (0,74-2,93) 0,272 1,03 0,54 2,81 (0,97-8,15) 0,057

Trung cấp/ cao đẳng/ Đại học trở lên 1,68 0,77 5,36 (1,20-24,04) 0,028* 1,19 0,54 3,28 (1,13-9,48) 0,029*

Mong muốn có ít nhất 1 con trai 0,17 0,36 1,19 (0,58-2,42) 0,637 0,27 0,44 1,04 (0,54-3,16) 0,549

Mong muốn có ít nhất 1 con gái -0,12 0,35 0,89 (0,45-1,78) 0,740 0,04 0,44 1,04 (0,44-2,43) 0,932

* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05

81
3.1.4. Nguồn thông tin về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước
can thiệp
Bảng 3.5. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin
Hải Dương Hà Nam
(n=400) (n=400)
Kênh truyền thông p-value
n % n %

Thông tin đại chúng (Báo, đài phát


319 93,5% 317 92,4% 0,563
thanh, truyền hình)
Loa phát thanh của phường/xã 169 49,6% 89 25,9% 0,000*
Truyền miệng từ người thân/ bạn bè 113 33,1% 112 32,6% 0,872
Bác sĩ, CBYT tại các cơ sở y tế 76 22,4% 89 25,4% 0,355
Các cuộc họp thôn/tổ dân phố 17 5,0% 20 5,8% 0,625
Băng rôn, khẩu hiệu 21 6,2% 13 3,8% 0,154
Tờ rơi 5 1,5% 0 0,0% 0,720
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Đánh giá trước can thiệp hỏi các đối tượng về các kênh thông tin phổ biến tại
địa phương. Bảng 3.5 cho thấy phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo, ti vi,
đài) là nguồn thông tin phổ biến nhất nhất trong tất cả các nguồn (>90% ở cả Hải
Dương và Hà Nam). Kênh thông tin phổ biến thứ hai mà qua đó mọi người biết được
thông tin về tình trạng MCBTSGTKS tại Hải Dương là thông qua loa phường xã
(49,6% tại Hải Dương và 25,9% tại Hà Nam) và kênh thứ ba là truyền miệng qua bạn
bè và người quen (khoảng 1/3 đối tượng chọn ở cả Hải Dương và Hà Nam). Băng rôn,
khẩu hiệu và tờ rơi chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ tại hai tỉnh và tỉ lệ này cao hơn ở Hải Dương so
với Hà Nam.

82
3.1.5. Thái độ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp

3.1.5.1. Thái độ về bình đẳng giới trong đánh giá trước can thiệp (2013)
Bảng 3.6. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về bình đẳng giới của
đối tượng trong đánh giá trước can thiệp (2013)

Hải Dương Hà Nam


(n=400) (n=400)
Đồng ý với các nhận định p-value
n % n %

Thái độ về bình đẳng giới

Tiếp cận việc làm bình đẳng giữa phụ nữ


392 98,0% 395 98,8% 0,402
và nam giới
Nam giới nên được học cao hơn 184 46,0% 212 53,0% 0,048*
Phụ nữ nên được học cao hơn 173 43,3% 191 47,8% 0,201
Nam giới chịu trách nhiệm về giới tính
176 44,0% 213 53,3% 0,009*
của đứa trẻ (chứ không phải phụ nữ).
Sinh con trai chứng tỏ anh (hay chồng
90 22,5% 110 27,5% 0,102
chị) là người đàn ông đích thực.
Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là
117 29,3% 133 33,3% 0,222
sinh con trai
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 3.6 trình bày các câu hỏi về kiến thức về giới gồm các biến hỏi thái độ về
bình đẳng trong công việc, học hành và sinh con trong gia đình. Về thái độ BĐG, các
đối tượng tại Hà Nam có hai nhận định là “Nam giới nên được học cao hơn” và “Nam
giới chịu trách nhiệm về giới tính của đứa trẻ” cao hơn so với các đối tượng ở Hải
Dương, tương ứng là là 53% so với 46% và 53,3% so với 44% (kết quả này có ý nghĩa
thống kê, p<0,05). Đáng lưu ý là ngoại trừ gần 100% các đối tượng bày tỏ thái độ tích
cực với nhận định “Tiếp cận bình đẳng với công ăn việc làm giữa nam và nữ giới”,
vẫn có từ 1/3 – 3/4 số đối tượng được điều tra có thái độ phân biệt đối xử giữa nam và
83
nữ. Ví dụ, khoảng 1/4 số đối tượng vẫn cho rằng “Sinh con trai chứng tỏ anh (hay
chồng chị) là người đàn ông đích thực” hay “Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là
sinh con trai”.
3.1.5.2. Thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong gia đình
trong đánh giá trước can thiệp (2013)
Bảng 3.7. Tỷ lệ đồng ý với các nhận định thái độ về vai trò, trách nhiệm của con
trai, con gái trong gia đình của đối tượng trong đánh giá trước can thiệp (2013)
Hải Dương Hà Nam
Đồng ý với các nhận định (n=400) (n=400) p-value
n % n %
Quyền thừa kế
Cho con trai nhiều hơn 183 47,2% 181 45,9%
0,731
Phân chia đều giữa con trai và con gái 205 52,8% 213 54,1%
Chăm sóc bố mẹ khi tuổi già
Con trai tốt hơn 307 76,8% 324 81,0% 0,141
Con gái không đủ 200 50,0% 212 53,0% 0,396
Con trai lao động chính (đồng áng, thu
248 62,0% 276 39,0% 0,037*
nhập chính)
Gáng nặng tài chính
Con trai thu nhập chính 196 49,0% 218 54,5% 0,120
Con gái là một gánh nặng về tài chính. 27 6,8% 60 15,0% 0,000*
Con trai là một gánh nặng về tài chính. 103 25,8% 104 26,0% 0,936
Thờ cúng
Con trai chăm lo mồ mả 334 83,5% 349 87,3% 0,133
Con gái cũng có thể chăm lo mồ mả 370 92,5% 381 95,3% 0,105
Con trai thờ cúng 365 91,3% 360 90,0% 0,016*
Con gái cũng có thể thờ cúng 335 83,8% 352 88,0% 0,006*
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05

84
Bảng 3.7 trình bày về thái độ của người dân về vai trò và trách nhiệm của con
trai và con gái trong gia đình. Các loại thái độ được hỏi bao gồm các chủ đề: Quyền
thừa kế, chăm sóc khi tuổi già, lao động chính, gánh nặng tài chính và thờ cúng. Nhìn
chung, các đối tượng được hỏi ở cả Hải Dương và Hà Nam đều có thái độ khá giống
nhau về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong gia đình. Theo đó, họ phân
biệt con trai có vai trò làm các công việc quan trọng của gia đình bao gồm sống cùng
và chăm sóc cha mẹ khi về già (76,8% ở Hải Dương và 81,0% ở Hà Nam), lao động
chính (62,0% ở Hải Dương và 39,0% ở Hà Nam), đóng góp tài chính nhiều hơn (49,0%
ở Hải Dương và 54,5% ở Hà Nam) và chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên (91,3% ở Hải
Dương và 95,5% ở Hà Nam). Còn con gái sau khi lấy chồng sẽ thuộc về gia đình nhà
chồng và làm công việc nhà. Vì thế con trai thường được hưởng nhiều quyền lợi hơn
như có gần 1/2 số đối tượng cho rằng con trai nên được thừa kế nhiều hơn trong khi đó
không có đối tượng nào cho rằng con gái nên được thừa kế nhiều hơn.
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy rõ hơn các quan niệm của
người dân về sự khác biệt trong vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình như con
trai là trụ cột và gánh trách nhiệm nặng nề:
“Theo em truyền thống của người Việt Nam, vai trò trách nhiệm của con trai,
con gái khác nhau. Con trai là trụ cột gia đình và chịu trách nhiệm nặng nề hơn, giúp
đỡ gia đình, tạo ra cuộc sống gia đình (kinh tế) đầy đủ và hạnh phúc, con gái không
được đầu tư nhiều, lấy chồng rồi thì thôi.” (PVS trưởng dòng họ, xã Tứ Cường, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
“Theo em những phần về tâm linh người phụ nữ chưa hẳn đứng lên gánh vác
trọn vẹn được, mình chỉ phụ giúp thôi. Ở Hải Dương em chưa thấy có. Khi mà chồng
bận hay đi xa thì nhờ anh em trai thứ hai thứ ba chứ người vợ cũng chưa thể tự đứng
lên cúng giỗ ma chay. Chưa hẳn thoái thác được cho người vợ được. Hoán đổi hỗ trợ
thì được chứ hoàn toàn quyết định là chưa có, chỉ phần nhỏ thôi. Tục lệ của người Việt

85
Nam là chỉ có con trai mới làm tộc trưởng được.” (TLN nam giới đã kết hôn, xã Chi
Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)

3.1.5.3. Yếu tố liên quan tới thái độ phản đối với hành vi LCGTTS trong đánh
giá trước can thiệp
Bảng 3.8 trình bày kết quả phân tích từ mô hình hồi quy logistic trong đánh giá
các yếu tố liên quan tới “Thái độ phản đối với hành vi LCGTTS” trong đánh giá trước
can thiệp. Kết quả cho thấy “trình độ học vấn”, “người ra quyết định chính liên quan
tới KHHGĐ” và “mong muốn có ít nhất 1 con trai” có liên quan có ý nghĩa thống kê
tới “Thái độ phản đối với hành vi LCGTTS”. Chúng tôi chỉ quan sát được tác động của
trình độ học vấn với thái độ phản đối với hành vi LCGTTS tại Hải Dương. Nhóm có
trình độ cao đẳng trở lên có tỷ lệ phản đối cao hơn 4,3 lần so với nhóm có trình độ
trung học cơ sở hoặc thấp hơn. Đáng lưu ý là những cặp vợ chồng phụ thuộc vào
người thân trong những “Quyết định chính liên quan tới KHHGĐ” có tỷ lệ đồng ý thấp
hơn so với vợ/chồng tự ra quyết định (p<0,05). Tương tự, những cặp vợ chồng “Mong
muốn có ít nhất 1 con trai” cũng có xu hướng chấp nhận cao hơn với hành vi
LCGTTS.

86
Bảng 3.8. Hồi quy logistic về thái độ phản đối với hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp (2013)
Hải Dương (n=400) Hà Nam (n=400)
Các yếu tố
B SE OR (CI 95%) P B SE OR (CI 95%) P
Giới tính
Nam Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref
Nữ -0,15 0,28 0,87 (0,50 – 1,50) 0,607 -0,47 0,27 0,62 (0,37-1,07) 0,084
Học vấn của vợ
Trung học cơ sở (cấp II) trở xuống Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref
Trung học phổ thông (cấp III) 0,99 0,33 2,68 (1,42 - 5,09) 0,002* -0,06 0,40 0,94 (0,43-2,06) 0,879
Trung cấp/ cao đẳng/ Đại học trở lên 1,46 0,45 4,29 (1,79 - 10,29) 0,047* 0,61 0,44 1,85 (0,79-4,33) 0,158
Người quyết định chính về KHHGĐ
Chồng Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref Ref
Vợ 0,36 0,59 1,44 (0,46-4,53) 0,534 0,01 0,66 1,01 (0,27-3,72) 0,988
Cả vợ và chồng 0,95 0,38 2,58 (1,22-5,48) 0,013* 0,61 0,38 1,85 (0,87-3,92) 0,110
Người thân khác (bố mẹ) 0,80 0,25 0,30 (0,21-0,84) 0,029* 0,92 0,28 0,40 (0,18-0,74) 0,007*
Mong muốn có ít nhất 1 con trai 0,40 0,21 0,08 (0,05-0,15) 0,000* 0,35 0,20 0,11 (0,06-0,23) 0,000*
Mong muốn có ít nhất 1 con gái 0,17 0,31 1,19 (0,64-2,19) 0,585 0,96 0,35 2,61 (1,31-5,21) 0,007*
* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05

87
3.1.6. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp
Trong đánh giá trước can thiệp, một câu hỏi giả định được đặt ra cho đối tượng
phỏng vấn là nếu đã có một con gái đầu thì liệu đối tượng có ý nghĩ bỏ cái thai tiếp
theo nếu biết thai nhi là con gái. Bảng 3.9 cho thấy có một phần nhỏ các đối tượng nói
”có” khi được hỏi sẽ phá thai lựa chọn giới tính nếu con đầu đã là nữ (tại Hải Dương
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tại Hà Nam, 6,1% > 2,0%, p<0,05).
Bảng 3.9. Phá thai lựa chọn giới tính trong đánh giá trước can thiệp (2013)

Hải Dương Hà Nam


Đồng ý với nhận định (n=400) (n=400) p-value
n % n %

Phá thai giới tính nếu con đầu đã là gái 24 6,1% 8 2,0% 0,003*

* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Kết quả của nghiên cứu định tính cũng khẳng định cũng khẳng định hiện tượng
phá thai khi biết là thai nữ.
“Tôi nghe mọi người kháo nhau rằng một số người sau khi đi siêu âm biết được
thai nhi là con gái vào độ tháng thứ ba thì đã đi phá thai bằng thuốc hoặc phương
pháp Kovac. Tôi nghe nói các bệnh viện tư nhân có thể phá thai, nhưng tôi không biết
tên, nhiều người thậm chí còn đi Hưng Yên để phá thai.” (PVS vợ chồng chỉ có con
trai, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
“Nhiều phụ nữ đến trạm y tế chúng tôi có hỏi sao đi nạo hút nhiều thế mà
không để đẻ. Không thể đẻ được nhiều đứa nên chồng ép nên đành phải bỏ đi để
đẻ được con trai.” (PVS cán bộ trạm y tế, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện,
tỉnh Hải Dương)

88
3.2. Đánh giá thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ về LCGTTS tại Hải Dương sau can thiệp

3.2.1. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp tại Hải
Dương và tỉnh đối chứng Hà Nam
Chương trình can thiệp phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát MCBTSGTKS
được triển khai bước đầu đã đạt những chuyển biến tích cực về giảm TSGTKS tại tỉnh
Hải Dương khi tính đến cuối năm 2016 giảm xuống còn 116,4, riêng tại hai huyện triển
khai can thiệp là thành phố Hải Dương và huyện Thanh Miện thì TSGTKS giảm đáng
kể. Trong khi đó, TSGTKS có xu hướng dao động và tăng tại tỉnh Hà Nam; còn tại hai
huyện đối chứng là thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên thì TSGTKS chỉ giảm nhẹ
trong cùng giai đoạn 2013-2016 (Bảng 3.10 và Hình 3.5). Ở đây cũng cần lưu ý
TSGTKS chỉ tin cậy cao khi tính với mẫu từ 10.000 trẻ sinh sống trở lên. Ở các huyện
nghiên cứu, số sinh không đạt được mức trên, tuy nhiên, TSGTKS theo dõi qua các
năm ở từng huyện vẫn có thể giúp có câu trả lời về xu thế chung của TSGTKS và phần
nào phản ánh hiệu quả các can thiệp.
Bảng 3.10. Tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp
TSGTKS trước can thiệp TSGTKS sau can thiệp
Địa bàn năm 2013 năm 2016
(số bé trai/100 bé gái) (số bé trai/100 bé gái)
Tỉnh Hải Dương 118 116,4
TP Hải Dương 119,3 114,9
Huyện Thanh 120 112,5
Miện
Tỉnh Hà Nam 109 112,7
Thành phố Phủ Lý 114 112,1
Huyện Duy Tiên 111 110,3

89
TSGTKS giai đoạn 2013-2016 tại Hải Dương và Hà Nam
118 118
117 116.4

112.5 112.7

109 109

2013 2014 2015 2016


Hải Dương Hà Nam

Hình 3.5. TSGTKS giai đoạn 2013-2016 tại Hải Dương và Hà Nam

3.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu trong đánh giá sau
can thiệp

3.2.2.1. Phân bổ của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn
Các đối tượng được lựa chọn độc lập vào nghiên cứu với đánh giá trước và sau
can thiệp. Cỡ mẫu cả trước can thiệp là tương đương giữa hai tỉnh trong đó trước can
thiệp cỡ mẫu là 400 với từng tỉnh còn sau can thiệp là khoảng 340 (341 tại tại Hà Nam
và 342 tại Hải Dương). Phân bổ của các đối tượng cũng tương đồng theo 10 xã/phường
tham gia vào đánh giá với khoảng 80 đối tượng/xã, phường tại đánh giá trước can thiệp
và 68 đối tượng/xã, phường tại đánh giá sau can thiệp (Bảng 3.11).

90
Bảng 3.11. Phân bổ của các đối tượng trước và sau can thiệp
theo phường/xã tại hai tỉnh
Trước can thiệp (2013) Sau can thiệp (2016)
Phường/xã
n % n %
Hải Dương 400 100% 342 100%
Phường Ngọc Châu 80 10% 69 10,1%
Thị trấn Thanh Miện 80 10% 67 9,8%
Xã Tứ Cường 79 9,9% 69 10,1%
Xã Ngô Quyền 80 10% 67 9,8%
Xã Chi Lăng Bắc 81 10,1% 70 10,2%
Hà Nam 400 100% 341 100%
Phường Lê Hồng Phong 80 10% 68 10,0%
Xã Tiên Tân 80 10% 68 10,0%
Xã Trác Văn 80 10% 68 10,0%
Xã Yên Nam 80 10% 70 10,2%
Xã Châu Giang 80 10% 67 9,8%
Tổng cộng 800 100% 683 100%
Phần tiếp theo trình bày các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội của
những đối tượng tham gia đánh giá định lượng trong so sánh giữa hai tỉnh tại thời điểm
sau can thiệp.

3.2.2.2. Giới tính


Bảng 3.12 trình bày tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia đánh giá sau can thiệp.
Phân bổ nam và nữ giới có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tỉnh (p<0,05). Nữ
giới có tỷ lệ cao hơn ở tỉnh Hải Dương so với tỉnh Hà Nam (86,0% > 77,6%). Phân bổ
giới tính cũng có thay đổi lớn so với trước can thiệp khi nữ giới chiếm phần lớn (>3/4)
trong đánh giá sau can thiệp, trong khi đó tỉ lệ nam và nữ giới là tương đương ở đánh
giá trước can thiệp.
91
Bảng 3.12. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu trong
đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương (n=342) Hà Nam (n=341)
Các yếu tố p-value
n % n %
Giới tính
Nữ 294 86,0% 263 77,6%
0,005*
Nam 48 14,0% 76 22,4%
Độ tuổi
<25 tuổi 30 8,8% 30 8,8%
25-29 tuổi 86 25,1% 85 24,9%
0,461
30-34 tuổi 112 32,7% 95 27,9%
35-40 tuổi 114 33,3% 131 38,4%
Trình độ học vấn
Vợ
Trung học cơ sở (cấp 159 45,9% 169 50,0%
II) trở xuống
Trung học phổ thông 88 25,2% 90 27,1%
0,488
(cấp III)
Trung cấp/ cao đẳng/ 95 28,9% 81 22,8%
ĐH trở lên
Chồng
Trung học cơ sở (cấp 151 50,0% 164 48,7%
II) trở xuống
Trung học phổ thông 113 29,2% 98 25,0%
0,450
(cấp III)
Trung cấp/ cao đẳng/ 78 20,8% 77 26,3%
ĐH trở lên
Nghề nghiệp
Vợ
Nông dân/ thợ thủ 114 37,6% 90 27,4%
0,001*
công/ nội trợ

92
Hải Dương (n=342) Hà Nam (n=341)
Các yếu tố p-value
n % n %
Viên chức/ công 69 22,8% 44 13,4%
chức
Làm tư nhân/ tự do 48 15,8% 116 35,4%
Tự kinh doanh 72 23,8% 78 23,8%
Nghề nghiệp
Chồng
Nông dân/ thợ thủ 65 22,3% 76 22,8%
công/ nội trợ
Viên chức/ công 44 15,1% 37 11,1%
chức 0,144
Làm tư nhân/ tự do 120 41,1% 163 48,8%
Tự kinh doanh 63 21,6% 58 17,4%
Hoàn cảnh gia đình
Hộ nghèo 3 0,9% 6 1,8% 0,295
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê với p<0,05
3.2.2.3. Độ tuổi
Tỉ lệ phân bổ độ tuổi không có sự khác biệt giữa hai tỉnh (p>0,05), trong đó
nhóm độ tuổi 35-40 chiếm tỉ lệ cao nhất với khoảng 38,0% tại cả hai tỉnh. Đứng thứ hai
là nhóm đối tượng ở độ tuổi 30-34 với tỉ lệ khoảng 28-32% số đối tượng nghiên cứu.
Nhóm độ tuổi <25 tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất với dưới 10% ở cả hai tỉnh (Bảng 3.12).
Hình 3.6 minh họa tỉ lệ nam giới và nữ giới phân loại theo độ tuổi ở hai tỉnh
trong đánh giá sau can thiệp. Nam giới và nữ giới có phân bổ không tương đương theo
các nhóm độ tuổi ở hai tỉnh. Tại Hải Dương, khoảng 3/4 nam giới tham gia đánh giá
nằm trong độ tuổi từ 25 đến 34, trong khi đó chỉ khoảng 1/2 nữ giới thuộc độ tuổi này.
Trong khi đó, tại Hà Nam, nam giới có phân bổ độ tuổi khá đồng đều ở cả 3 nhóm tuổi
(25-29, 30-34 và 35-40) còn nữ giới tại Hà Nam có độ tuổi khá cao với hơn 40% nằm

93
trong trong tuổi 35-40. Nam giới và nữ giới ở nhóm tuổi <25 đều có tỉ lệ thấp<10%,
trong đó không có nam giới <25 tuổi ở Hải Dương.

Hình 3.6. Phân bổ độ tuổi theo giới tính tại tại Hải Dương và Hà Nam
trong đánh giá sau can thiệp (2016)

3.2.2.4. Trình độ học vấn


Trình độ học vấn của người vợ và người chồng không có khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai tỉnh. Phân bổ của nhóm có trình độ cao nhất (trung cấp/cao đẳng/ đại
học trở lên) chiếm khoảng 20-25% ở từng tỉnh và tỷ lệ này tương tự như đánh giá trước
can thiệp. Tuy nhiên, phân bổ của nhóm tỷ trọng nhóm có trình độ học vấn thấp nhất
(trung học cơ sở (cấp II) trở xuống) vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất ở vợ và chồng (khoảng
45% tại Hải Dương và 50% tại Hà Nam) có giảm mạnh so với nhóm trước can thiệp
(từ hơn 60% xuống còn 45% tại tỉnh Hải Dương và từ 67,6% xuống còn khoảng 50%
tại tỉnh Hà Nam) (Hình 3.7).

94
Hình 3.7. Phân bổ trình độ học vấn theo giới tính tại Hải Dương và Hà
Nam trong đánh giá sau can thiệp (2016)

3.2.2.5. Dân tộc và tôn giáo


Như được minh họa trong Hình 3.8 và Hình 3.9, phân bổ dân tộc và tôn giáo ở cả
hai tỉnh tương tự như đánh giá trước can thiệp (p>0,05). Về dân tộc, ở cả nam và nữ, dân
tộc Kinh đều chiếm đa số (khoảng 99%) ở cả hai tỉnh. Về tôn giáo, phần lớn những
người tham gia không theo tôn giáo nào (97,9% nam giới và 97,3% nữ giới tại Hải
Dương, 88,2% nam giới và 79,8% ở nữ giới tại Hà Nam). Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê trong phân bổ tôn giáo ở các đối tượng nghiên cứu (khác biệt cả trong từng
nhóm nữ giới và nam giới) khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp
(p<0,05).

95
Hình 3.8. Phân bổ dân tộc theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam
trong đánh giá sau can thiệp (2016)

Phân bổ tôn giáo theo giới tính trong đánh giá sau
can thiệp (2016)
97.9 97.3
88.2
79.8

20.2
11.8
2.1 2.7

Nam Nữ Nam Nữ
Hải Dương Hà Nam

Không theo tôn giáo Theo tôn giáo

Hình 3.9. Phân bổ tôn giáo theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam
trong đánh giá sau can thiệp (2016)

3.2.2.6. Nghề nghiệp


Theo Hình 3.10 nghề nghiệp hiện tại không có khác biệt giữa người chồng
(p>0,05) nhưng có khác biệt giữa người vợ (p<0,05) khi so sánh giữa hai tỉnh. Tại Hải

96
Dương, đối với người chồng, hai nghề nghiệp phổ biến nhất theo thứ tự là: Làm tư
nhân/lao động tự do (34,3%), nông dân/thợ thủ công/nội trợ (34,3%). Trong khi đó,
nghề nghiệp phổ biến nhất ở người vợ là nông dân/ thợ thủ công/ nội trợ (38,1%) còn
tỷ lệ lao động tự do lại có tỷ lệ thấp nhất (13,4%). Tại Hà Nam, nghề nghiệp phổ biến
nhất là làm tư nhân/ tự do (58,3% với nam và 28,7% với nữ).

Hình 3.10. Phân bổ nghề nghiệp theo giới tính tại Hải Dương và Hà Nam
trong đánh giá sau can thiệp (2016)

3.2.2.7. Thu nhập và hoàn cảnh gia đình


Có sự khác biệt giữa hai tỉnh về tỷ lệ người đóng góp thu nhập chính trong gia
đình trong đánh giá sau can thiệp giữa hai tỉnh (p<0,05). Tuy vậy, người chồng vẫn là
đối tượng đóng góp chính vào thu nhập trong gia đình (62,6% tại Hải Dương và 55,9%
tại Hà Nam). Tại Hải Dương 24% số đối tượng phỏng vấn chia sẻ rằng cả người chồng
và vợ đều cùng đóng góp chính vào thu nhập của gia đình, còn tỉ lệ này tại Hà Nam là
32,1% (Hình 3.11).

97
Hình 3.11. Phân bổ người đóng góp thu nhập chính trong gia đình tại
Hải Dương và Hà Nam trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Bảng 3.12 trình bày tỷ lệ hộ gia đình nghèo trong đánh giá sau can thiệp tại hai
tỉnh không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hộ nghèo giữa hai tỉnh, trong đó tại Hải
Dương là 0,9% và tại Hà Nam là 1,8%. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn nhiều so với
tỷ lệ hộ nghèo tương ứng tại từng tỉnh trong đánh giá trước can thiệp (2013) (7,5% tại
tỉnh Hải Dương và 10,5% tại tỉnh Hà Nam).

3.2.3. Sinh con và mong muốn có con trai

3.2.3.1. Người ra quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS trong đánh
giá sau can thiệp (2016)
Bảng 3.13 cho thấy trong đánh giá trước can thiệp tỷ lệ vợ/chồng/cả vợ chồng ra
quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS khá tương đồng giữa hai tỉnh Hải
Dương và Hà Nam.
Tương tự đánh giá trước can thiệp, Bảng 3.13 cũng cho thấy không có sự khác
biệt giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp về người quyết định chính về KHHGĐ

98
và các vấn đề SKSS khác (p>0,05). Phần lớn người tham gia đều cho biết cả hai vợ
chồng cùng nhau ra quyết định (74,6% tại Hải Dương và 73,9% tại Hà Nam).
So sánh trước và sau can thiệp trong từng tỉnh, tỷ lệ cả vợ chồng cùng ra quyết
định tăng nhưng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tuy vậy, tại Hải Dương, tỷ lệ người chồng ra quyết định chính vấn đề sinh đẻ
giảm có ý nghĩa thống kê từ 17,8% xuống còn 10,2% và tỷ lệ người vợ ra quyết định
chính tăng có ý nghĩa ý nghĩa thống kê từ 9,3% lên 14,0% (p<0,05). Trong khi đó, tỷ lệ
người chồng và cả hai vợ chồng ra quyết định chính về SKSS và KHHGĐ không có
thay đổi giữa trước và sau can thiệp tại Hà Nam.

99
Bảng 3.13. Người ra quyết định chính liên quan đến vấn đề sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình
trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương Hà Nam
So sánh
Trước can Sau can thiệp Trước can Sau can thiệp hai tỉnh
Kiến thức thiệp (n=400) (n=342) thiệp (n=400) (n=341)
n % n % n % n %
Người quyết định chính về sinh đẻ
Vợ 37§ 9,3% 48§ 14,0% 31 7,8% 40 11,7%
Chồng 71§ 17,8% 35§ 10,2% 62 15,5% 49 14,4%
0,069
Cả hai vợ chồng 275 68,8% 255 74,6% 290 72,5% 252 73,9%
Người thân 17§ 4,3% 4§ 1,2% 17 4,3% 0 0,0%
§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước - sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

100
3.2.3.2. Mong muốn có con trai
Khác với đánh giá trước can thiệp, mong muốn phải có ít nhất con trai hoặc con
gái của các đối tượng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai tỉnh trong đánh giá
sau can thiệp (p>0,05). Bảng 3.14 cho thấy tại cả Hải Dương và Hà Nam, có khoảng
1/2 số đối tượng cho rằng phải có ít nhất một con trai (46,2% tại Hải Dương và 48,5%
tại Hà Nam) và phải có ít nhất một con gái (48,5% tại Hải Dương và 46,3% tại Hà
Nam). Khi so sánh trong từng tỉnh, đánh giá trước và sau can thiệp cho thấy mong
muốn phải có ít nhất một con trai giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05), giảm từ 57,8%
xuống 46,2% tại Hải Dương và giảm từ 68,3% xuống 48,5% tại Hà Nam.
Về lý do thích con trai, tương tự như đánh giá trước can thiệp, văn hóa và tôn
giáo là lý do chiếm tỉ lệ cao nhất khi được hỏi (khoảng 2/3), tiếp theo là lý do sức ép và
định kiến xã hội đứng thứ hai với khoảng 1/4 số đối tượng trả lời đồng ý (Bảng 3.14).
Bên cạnh đó, kinh tế và các lý do khác đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ và giảm mạnh so với
trước can thiệp, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh trong đánh giá
sau can thiệp (p>0,05).
Lý do lựa chọn con trai cũng có khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cả 4 nhóm
lý do khi so sánh trước và sau can thiệp tại từng tỉnh trong đó tăng mạnh ở hai nhóm lý
do liên quan đến sức ép và định kiến xã hội (tăng từ 8,8% lên 26,6% tại Hải Dương và
tăng từ 6,5% lên 25,5% tại Hà Nam) và văn hóa, tôn giáo (tăng từ 49,3% lên 67,0% tại
Hải Dương và tăng từ 46,5% lên 68,6% tại Hà Nam). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc
tăng mạnh tỷ trọng lý do liên quan đến văn hóa và tôn giáo là do tỷ lệ người trả lời
không có ý kiến giảm mạnh trong đánh giá sau can thiệp (từ 33,8% xuống 2,9% tại
Hải Dương và 34,6% xuống 0,6% tại Hà Nam).

101
Bảng 3.14. Lý do chọn con trai trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương Hà Nam
So sánh
Trước can thiệp Sau can thiệp Trước can thiệp Sau can thiệp hai tỉnh
Kiến thức (n=400) (n=342) (n=400) (n=341)
n % N % n % n %

Mong muốn có con trai/con gái


Phải có ít nhất một con trai 231§ 57,8% 158§ 46,2% 252§ 68,3% 165§ 48,5% 0,542
Phải có ít nhất một con gái 219 58,8% 166 48,5% 260§ 65,0% 158§ 46,3% 0,564
Lý do chọn con trai
Kinh tế 33§ 8,3% 12§ 3,5% 50§ 12,5% 18§ 5,3%
Sức ép và định kiến xã hội 35§ 8,8% 91§ 26,6% 26§ 6,5% 87§ 25,5%
0,083
Văn hóa, tôn giáo 197§ 49,3% 229§ 67,0% 186§ 46,5% 234§ 68,6%
Khác/Không có ý kiến 135§ 33,8% 10§ 2,9% 137§ 34,6% 2§ 0,6%

§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước - sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

102
3.2.4. Thay đổi kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau
can thiệp (2016)
Bảng 3.15 trình bày thay đổi kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS
thông qua so sánh trước và sau trong từng tỉnh và so sánh giữa hai tỉnh tại thời điểm
sau can thiệp (2016). Nhìn chung, các đối tượng trong đánh giá sau can thiệp có kiến
thức tốt về LCGTTS và MCBTSGTKS. Các đối tượng tại Hải Dương có kiến thức tốt
về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các đối
tượng ở Hà Nam (78,4% so với 70,1%). Đa phần (>85%) các đối tượng tham gia đánh
giá có “Biết về tình trạng MCBTSGTKS tại Việt Nam”, “Biết rằng phá thai vì mục đích
LCGTTN là vi phạm pháp luật” và “Biết hậu quả của LCGTTS tới xã hội”. Có sự tăng
nhanh hơn về kiến thức của đối tượng tại địa bàn can thiệp (tỉnh Hải Dương) khi các
đối tượng ở đây có hiểu biết tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với các đối tượng tại tỉnh
không can thiệp (Hà Nam). Ví dụ, nhiều đối tượng ở Hải Dương có kiến thức tốt về
hậu quả của LCGTTS so với Hà Nam (90,1% so với 84,8%).
Thông tin từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy hiểu biết của người dân về LCGTTS
và MCBTSGTKS đã cải thiện nhiều sau can thiệp.
“Tôi có được nghe tuyên truyền trên các đài báo hay đọc báo Hải Dương, báo
Nhân Dân, xem truyền hình, nghe đài phát thanh xã. Tôi thấy nói mức độ chênh lệch
trẻ trai với trẻ gái ở Hải Dương rất cao và mức độ này đã ở mức báo động.” (PVS
cán bộ UBND xã, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
“Tôi biết rằng tình trạng LCGTTS là phổ biến, MCBGTKS hiện đang ở mức
báo động. Mọi người đồn đại rằng trong vòng 20 năm nữa, sẽ có khoảng 3 triệu đàn
ông Việt Nam phải đi Châu Phi để tìm vợ.” (PVS trưởng thôn, xã Chi Lăng Bắc, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
Đa phần các đối tượng có hiểu biết về “Các quy định cụ thể về nghiêm cấm
LCGTTS”, nhưng ở Hải Dương cao hơn Hà Nam có ý nghĩa thống kê (39,8% >

103
14,1%). Câu hỏi liên quan đến quy định trong hương ước về việc có con trai và quy
định của dòng họ về sinh con trai chỉ được được đưa vào trong đánh giá sau can thiệp.
Kiến thức các đối tượng ở Hải Dương tốt hơn Hà Nam, tuy nhiên vẫn còn khá thấp. Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở đối tượng trong hai tỉnh về hiểu biết “Hương ước
quy định có con trai là vi phạm pháp luật” (3,5% > 1,2%, p<0,05).
Kiến thức của đối tượng tốt hơn ở địa bàn được can thiệp (Hải Dương) so với
địa bàn không can thiệp (Hà Nam). Các đối tượng ở Hải Dương biết được nhiều quy
định về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến LCGTTS hơn so với người tham
gia khảo sát ở Hà Nam. Ví dụ, hiểu biết về hành vi vi phạm pháp luật như “Bác sĩ
thông báo giới tính thai nhi khi đi siêu âm thai” (82,5% > 70,0%, p<0,05) và “Tuyên
truyền, phổ biến phương pháp sinh con trai” (63,5% > 54,2%, p<0,05).
Trong các câu hỏi về kiến thức, chỉ có hiểu biết về phá thai vì mục đích
LCGTTN là vi phạm pháp luật tăng mạnh từ gần 70% lên hơn 86% ở cả hai tỉnh với sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá trước và sau can thiệp (từ 68,8% lên 86,3%
tại Hải Dương và 69,3% lên 86,8% tại Hà Nam).

104
Bảng 3.15. Kiến thức tốt về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương Hà Nam
So sánh
Trước can Sau can thiệp Trước can Sau can thiệp hai tỉnh
Kiến thức
thiệp (n=400) (n=342) thiệp (n=400) (n=341)
n % n % n % n %
a
Kiến thức tốt về LCGTTS và MCBTSGTKS 343 85,8% 268 78,4% 346 86,5% 239 70,1% 0.013*
Hiểu biết chung về LCGTTS, MCBTSGTKS
Tình trạng MCBTSGTKS ở VN 342 85,5% 303 88,6% 344 86,0% 290 85,0% 0,170
Hậu quả của LCGTTS tới xã hội 339 84,8% 308 90,1% 346 86,5% 289 84,8% 0,037*
Hiểu biết về quy phạm pháp luật liên quan LCGTTS
Phá thai LCGTTS là vi phạm pháp luật 275§ 68,8% 295§ 86,3% 277§ 69,3% 296§ 86,8% 0,834
Quy định về nghiêm cấm LCGTTS - - 136 39,8% - - 48 14,1% 0,000*
Bác sĩ thông báo giới tính thai nhi là vi phạm
- - 282 82,5% - - 238 70,0% 0,000*
pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến phương pháp sinh con trai
- - 217 63,5% - - 178 52,4% 0,08*
là vi phạm pháp luật
Hương ước về có con trai là vi phạm pháp luật - - 12 3,5% - - 4 1,2% 0,044*
Quy định của dòng họ về có con trai là vi phạm - - 16 4,7% - - 14 4,1% 0,715
pháp luật
a
Đánh giá 2/3 câu hỏi kiến thức trong đánh giá trước can thiệp, và 3/4 câu hỏi kiến thức trong đánh giá sau can thiệp
§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

105
Bảng 3.16 trình bày phân tích khác biệt kép (DID) trong đánh giá nhằm kiểm
soát tương tác của hai biến phụ thuộc là biến có can thiệp hay không can thiệp (địa
bàn) và biến thời điểm can thiệp (trước và sau can thiệp) tới hiệu quả của can thiệp tới
“Kiến thức tốt về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS”. Kết quả cho thấy không có tương
tác giữa hai biến và việc thay đổi kiến thức của các đối tượng có liên quan chặt chẽ tới
việc được can thiệp và thời gian can thiệp (p<0,05).
Bảng 3.16. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Kiến thức về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS

Biến đánh giá B SE OR (CI 95%) p


Tỉnh 0.44 0.18 1.55 (1.09-2.19) 0.014*
Thời điểm can thiệp 1.00 0.19 2.74 (1.89-3.95) 0.000*
Tỉnh * Thời điểm can thiệp -0.498 0.27 0.61 (0.36-1.03) 0.065
* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05

3.2.5. Tăng cường nguồn thông tin về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS


Với các đối tượng biết về LCGTTS và MCBTSGTKS ở Việt Nam, họ được hỏi
tiếp về ba nguồn thông tin phổ biến nhất họ được nghe. Bảng 3.17 trình bày các nguồn
thông tin này và so sánh giữa hai tỉnh tại thời điểm sau can thiệp (2016). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở cả hai tỉnh liên quan đến các nguồn thông tin về LCGTTS và
MCBTSGTKS. Tại Hải Dương, ba nguồn thông tin được các đối tượng tiếp cận nhiều
nhất là mít tinh (91,4%), họp câu lạc bộ (86,8%) và tờ rơi (81,2%). Hơn nữa, các buổi
sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể hay cộng đồng cũng là dịp để người dân được
truyền thông về LCGTTS và MCBTSGTKS. 2/3 số đối tượng trả lời cho biết tiếp cận
thông tin từ các tổ chức đoàn thể. Trong các cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ trạm y tế ở
Hải Dương, cán bộ y tế cũng chia sẻ rằng họ thường lồng ghép thông tin trong các đợt
đến thăm khám và tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và cho con
bú. Đồng thời, việc tuyên truyền còn được lồng ghép vào các cuộc họp của các đoàn
thể như HPN và HND. Không chỉ như vậy, rất nhiều người dân có tiếp cận thông tin về

106
LCGTTS và MCBTSGTKS thông qua các tấm băng rôn, khẩu hiệu (66,7% sau can
thiệp tại Hải Dương và 26,3% tại Hà Nam) hay được phát tờ rơi (81,2% sau can thiệp
tại Hải Dương và 45,5% tại Hà Nam).
Tương tự, tỷ lệ người tiếp cận thông tin tại Hải Dương từ truyền thông đại
chúng như báo, đài phát thanh và truyền hình, loa phát thanh và internet đều cao hơn
nhiều lần so với Hà Nam. Tuy nhiên, số người tiếp cận qua các phương tiện truyền
thông đại chúng còn thấp như qua loa phát thanh chỉ đạt 29,7% còn qua internet chỉ đạt
41,3% tại Hải Dương.
Về tư vấn trực tiếp, các bác sĩ, cán bộ y tế tại các cơ sở cũng thường xuyên cung
cấp các thông tin liên quan đến các vấn đề về dân số và kế hoạch hoá gia đình ở Hải
Dương. Có 58,4% người trả lời ở Hải Dương cho biết tiếp cận thông tin từ nguồn này,
tăng hơn hai lần so với đầu kỳ (Bảng 3.17).

107
Bảng 3.17. Nguồn thông tin về MCBTSGTKS trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương Hà Nam
Trước can So
Trước can Sau can thiệp Sau can thiệp sánh
Kênh truyền thông thiệp
thiệp (n=400) (n=342) (n=341) hai
(n=400)
tỉnh
n % n % n % n %
Thông tin đại chúng (Báo, đài phát
319§ 93,5% 41§ 13,5% 317§ 92,4% 15§ 5,1% 0,000*
thanh, truyền hình)
Loa phát thanh của phường/xã 169§ 49,6% 90§ 29,7% 89§ 25,9% 5§ 4,2% 0,000*
Internet - - 89,7 41,3% - - 5 3,7% 0,000*
Truyền miệng từ người thân/ bạn bè 113 §
33,1% 163 § §
50,5% 112 32,6% 5 §
3,8% 0,000*
Bác sĩ, CBYT tại các cơ sở y tế 76 §
22,4% 177 §
58,4% 89 §
25,4% 11 §
13,1% 0,000*
Các cuộc họp đoàn thể 17 §
5,0% 185 §
61,1% 20 §
5,8% 10 §
12,2% 0,000*
Các cuộc họp thôn/tổ dân phố - - 190 62,7% - - 11 17,5% 0,000*
Tập huấn, hội nghị, hội thảo - - 226 74,6% - - 11 28,9% 0,000*
Mít tinh - - 277 91,4% - - 11 61,1% 0,000*
Họp câu lạc bộ - - 263 86,8% - - 11 55,0% 0,000*
Băng rôn, khẩu hiệu 21 §
6,2% 202 §
66,7% 13 §
3,8% 10 §
26,3% 0,000*
Tờ rơi 5 §
1,5% 246 §
81,2% 0 §
0,0% 10 §
45,5% 0,000*
2
§ Kiểm định Khi bình phương (χ ) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước - sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

108
3.2.6. Chuyển biến thái độ về BĐG và LCGTTS trong đánh giá sau can thiệp
(2016)
Bảng 3.18 cho thấy “Thái độ phản đối với hành vi LCGTTS” có thay đổi tích
cực khi so sánh trước và sau can thiệp tại từng tỉnh. Tuy nhiên, mô hình phân tích khác
biệt kép (DID) chỉ ra rằng không có khác biệt giữa hai tỉnh về “Thái độ phản đối với
hành vi LCGTTS” (p>0,05).
Bảng 3.18. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của hai biến phụ
thuộc tác động tới Điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS
Biến đánh giá Trước can thiệp Sau can thiệp
p-value
So sánh khác biệt TB (SD) TB (SD)
43,9 45,3
Hải Dương 0,000*
(6,4) (4,8)
43,1 45,0
Hà Nam 0,000*
(6,4) (4,7)
p-value 0,932 0,217
Phân tích DID B SE CI 95% p

Tỉnh 0,24 0,49 -1,20 - 0,72 0,624

Thời điểm can thiệp -1,39 0,45 -2,27 - -0,50 0,002*


Tỉnh * Thời điểm can thiệp -0,46 0,64 -1,71 – 0,80 0,473

* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05

109
Hình 3.12. Thay đổi điểm thái độ phản đối với hành vi LCGTTS
của đối tượng tại từng tỉnh

3.2.6.1. Thái độ về bình đẳng giới trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Bảng 3.19 trình bày thay đổi về thái độ trong quan niệm về BĐG và hành vi bạo
lực trong gia đình thông qua so sánh trước và sau can thiệp tại từng tỉnh và so sánh
giữa hai tỉnh sau can thiệp. Nhìn chung, đã có sự thay đổi rõ rệt liên quan đến thái độ
về BĐG ở cả hai địa bàn đánh giá khi so sánh trước và sau can thiệp. Ví dụ, tại Hải
Dương, tỉ lệ người cho rằng “Nam giới nên được đi học cao hơn nữ giới” đã giảm từ
46,0% trong đánh giá trước can thiệp xuống còn 19,9% (p<0,0001). Tuy nhiên, vẫn
chưa có sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ người có thái độ tiêu cực liên quan việc “Sinh
con trai mới chứng tỏ người chồng là đàn ông đích thực” (19,3% so với 22,5% trước
can thiệp) và “Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là sinh con trai” (28,4% so với
29,3% trước can thiệp).
Khi so sánh Hải Dương với Hà Nam có thể thấy các đối tượng tại tỉnh đối chứng
cũng có thay đổi tích cực về thái độ trong một số nhận định so với các đối tượng tại

110
Hải Dương. Ví dụ, với nhận định “Nam giới nên được học cao hơn phụ nữ”, các đối
tượng ở Hà Nam có tỷ lệ đồng ý thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các đối tượng tại
Hải Dương (14,4% so với 19,9%, p<0,05).
Đa phần các đối tượng đều có quan điểm tích cực về việc phụ nữ và nam giới
cần được bình đẳng trong việc tiếp cận việc làm (>96%) ở cả đánh giá trước và sau can
thiệp. Tỷ lệ có quan điểm tích cực về bình đẳng này cao hơn có ý nghĩa thống kê tại
tỉnh Hải Dương (p<0,05).

111
Bảng 3.19. So sánh thay đổi thái độ về BĐG trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Hải Dương Hà Nam
So
Trước can Sau can Trước can Sau can sánh
Thái độ thiệp (n=400) thiệp (n=342) thiệp (n=400) thiệp (n=341) hai
n % n % n % n % tỉnh

Thái độ về bình đẳng giới


Tiếp cận việc làm bình đẳng giữa phụ nữ và 392 98,0% 334 97,7% 395 98,8% 314 92,1% 0,001*
nam giới
Nam giới nên được học cao hơn 184§ 46,0% 68§ 19,9% 212§ 53,0% 48§ 14,1% 0,045*
Phụ nữ nên được học cao hơn 173§ 43,3% 60§ 17,5% 191§ 47,8% 36§ 10,6% 0,009*
Nam giới chịu trách nhiệm về giới tính của 176§ 44,0% 122§ 35,7% 213§ 53,3% 130§ 38,1% 0,507
đứa trẻ (chứ không phải nữ giới).
Sinh con trai chứng tỏ anh (hay chồng chị) là 90 22,5% 66 19,3% 110 27,5% 54 15,9% 0,241
người đàn ông đích thực.
Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là sinh con 117 29,3% 97 28,4% 133 33,3% 90 26,4% 0,564
trai
§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016)
với p<0,05

112
3.2.6.2. Thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong gia đình
trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Bảng 3.20 trình bày thay đổi về thái độ trong vai trò và trách nhiệm của con trai
và con gái thông qua so sánh trước và sau can thiệp tại từng tỉnh và so sánh giữa hai
tỉnh sau can thiệp. Nhìn chung, thái độ về vai trò và trách nhiệm có thay đổi tích cực ở
cả hai tỉnh khi so sánh trước và sau can thiệp. Tuy nhiên, về thái độ về BĐG, chúng tôi
không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉnh Hải Dương và Hà Nam.
Trong các cuộc thảo luận nhóm đầu kỳ, có nhiều ý kiến cho rằng nếu nhà có cả
con trai và con gái thì bố mẹ thường để lại tài sản cho con trai hoặc phân chia cho các
con trai nhiều hơn, còn con gái thì “được ít nào hay ít ấy”. Điều này ảnh hưởng tới
quyết định sinh con của các cặp vợ chồng. Mặc dù vậy, kết quả đánh giá cho thấy quan
điểm của người dân về việc phân chia tài sản thừa kế trong đánh giá sau can thiệp đã
tích cực hơn nhiều. Quyền thừa kế, có sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp khi tỉ lệ
đối tượng cho rằng quyền thừa kế nên phân chia đều giữa con trai và con gái tăng
mạnh ở cả hai tỉnh (từ 50% lên 63%, p<0,05). Phần lớn người được đánh giá đều cho
biết sẽ “Phân chia đều giữa các con mà không phân biệt giới tính” (63%) (Bảng 3.20).
Quan niệm phải có con trai đã có thay đổi tích cực trong nhiều câu hỏi đánh giá
như trong Bảng 3.14 ở trên. Yếu tố quyết định đối với các gia đình trong việc sinh con
trai không phải là do kinh tế hay do sức ép và định kiến xã hội mà quan trọng là quan
niệm văn hóa và phong tục (như cần có người thờ cúng, ma chay, nối dõi tông đường) đã
ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Dù còn cao, nhưng so với đánh giá trước
can thiệp, quan niệm con trai là cần thiết chăm lo mồ mả và thờ cúng đã giảm có ý nghĩa
thống kê (từ 83,5% xuống 71,6% tại Hải Dương và 87,3% xuống 75,1% tại Hà Nam).
Đáng lưu ý là đánh giá sau can thiệp cũng cho thấy việc giảm đáng kể
(p<0,0001) đối tượng không đồng ý với nhận định “Giúp đỡ của con gái khi ốm đau,
tuổi già không đủ”. Tuy vẫn còn gần 2/3 số người được hỏi vẫn đồng ý rằng sẽ tốt hơn
nếu có con trai chăm sóc bố mẹ khi ốm đau, tuổi già, nhưng tỷ lệ này đã giảm có ý
113
nghĩa thống kê so với đánh giá trước can thiệp ở từng tỉnh nghiên cứu (p<0,05). Điều
này cho thấy định kiến của người dân trong quan điểm, thái độ về vai trò của con trai,
con gái trong gia đình. Người dân vẫn thích, mong muốn có con trai với lý do chính là
có người chăm sóc khi về già, nối dõi tông đường và thờ cúng, ma chay.
Thông tin định tính thu được từ thảo luận nhóm cũng cho thấy thái độ của người
dân về vai trò của con gái đã có cải thiện so với trước can thiệp nhưng vẫn còn những
lo lắng về việc con gái khó chủ động thực hiện được vai trò của mình thay con trai.
“Tôi thấy con gái cũng có thể làm được việc hơn cả con trai, nhiều khi con trai
cũng ganh tỵ nhau, không được đoàn kết, thế là chả làm được việc gì ra trò. Con gái thờ
cúng cũng được nhưng hạn chế hơn. Người con gái thờ cúng còn bị phụ thuộc vào người
con rể.” (TLN phụ nữ đã kết hôn, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
Đánh giá định tính sau can thiệp vẫn cho thấy nhiều người còn có quan điểm
cho rằng việc có con trai là cần thiết để là chỗ dựa cho bố mẹ khi ốm đau tuổi già cũng
như là trụ cột đóng góp vào thu nhập của gia đình. Nhiều người còn giữ quan điểm là
“con gái sau khi đi lấy chồng là con nhà khác” hoặc “dâu là con rể là khách”, tức là con
trai phải có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ còn con gái sau khi đi lấy chồng thì phải chăm
sóc bố mẹ chồng. Trong các cuộc thảo luận nhóm sau can thiệp người dân vẫn cho thấy
việc sinh con trai là “để về già có người phụng dưỡng và sau này thờ cúng”.
“Có gia đình sinh con nhiều quá, sinh con một bề, quan niệm từ xưa là sinh con
một bề mất nối dõi tông đường dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Nghe tuyên truyền nhiều
rồi mà người ta vẫn vậy, khó thay đổi lắm.” (TLN cán bộ, xã Chi Lăng Bắc, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
“Mình toàn con gái. Nếu không đẻ nữa thì đất của mình thì phải cho đứa em
dâu. Phải có con trai là đúng, gia đình chồng bao giờ cũng có nguyện vọng, có cháu
đích tôn để mai sau được chăm sóc và thờ cúng.” (TLN phụ nữ đã kết hôn, xã Tứ
Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

114
Bảng 3.20. So sánh thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong gia đình của đối tượng

Hải Dương Hà Nam


So
Trước can Sau can thiệp Trước can Sau can thiệp sánh
Đồng ý với các nhận định
thiệp (n=400) (n=342) thiệp (n=400) (n=341) hai
tỉnh
n % n % n % n %
Quyền thừa kế
Cho con trai nhiều hơn 183§ 47,2% 123§ 36,2% 181§ 45,9% 118§ 36,0%
0,887
Phân chia đều giữa con trai và con gái 205 §
52,8% 215 §
63,2% 213 §
54,1% 207 §
63,1%
Chăm sóc bố mẹ khi tuổi già
Con trai tốt hơn 307§ 76,8% 223§ 65,2% 324§ 81,0% 242§ 71,0% 0,106
Con gái không đủ 200 §
50,0% 108 §
31,6% 212 §
53,0% 93 §
27,4% 0,226
Con trai thu nhập chính 196§ 49,0% 140§ 40,9% 218§ 54,5% 125§ 36,8% 0,264
Thờ cúng
Con trai chăm lo mồ mả/ thờ cúng 334§ 83,5% 245§ 71,6% 349§ 87,3% 256§ 75,1% 0,310
Con gái cũng có thể chăm lo mồ mả/ thờ cúng 370§ 92,5% 280§ 81,9% 381 95,3% 296§ 86,8% 0,076
§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước - sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

115
Trong các cuộc phỏng vấn sâu, nhiều ý kiến cho biết quan điểm sinh con để nối
dõi là khá rõ nét và phổ biến. Sinh con trai là áp lực đối với cả nam và nữ giới.
“Lần đầu đẻ đứa con gái thì nguyện vọng đứa con trai cao lắm. Áp lực từ gia
đình vì anh ấy là con trưởng. Mình thì không có vấn đề gì vì được nghe nhiều rồi, hiểu
rồi, nhưng gia đình nhà chồng lúc nào cũng nói phải đẻ được con trai” (PVS vợ chồng
chỉ có con gái, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

3.2.6.3. Thái độ với người sinh con một bề trong đánh giá sau can thiệp (2016)
Bảng 3.21 trình bày thay đổi về thái độ trong quan niệm với người sinh con một
bề thông qua so sánh trước và sau can thiệp tại từng tỉnh và so sánh giữa hai tỉnh sau
can thiệp. Nhìn chung, người dân đã có sự thay đổi tích cực về thái độ đối với những
gia đình không có con trai ở cả hai địa bàn đánh giá khi so sánh trước và sau can thiệp,
đồng thời thay đổi nhiều hơn diễn ra tại tỉnh can thiệp. Ví dụ, tỷ lệ cho rằng “Đàn ông
không có con trai là chưa hoàn thành nghĩa vụ” giảm mạnh từ 5,8% trước can thiệp
xuống còn 1,8% sau can thiệp tại tỉnh Hải Dương và thấp có ý nghĩa thống kê so với
4,7% của tỉnh Hà Nam.
Thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp
cho thấy có những thay đổi tích cực về việc sinh con gái.
“ Nhà tôi thằng con trai lại đẻ hai đứa con gái, nhưng tôi không gây áp lực, đứa
thứ hai chồng tôi bắt con dâu nạo thai để đẻ con trai. Nghe tuyên truyền và tham gia
câu lạc bộ phụ nữ nên tôi hiểu, tôi động viên ông ấy: “Tất cả phúc phần đều là của
nhà ông hết. Đẻ nữa vẫn con gái. Cứ thế mà nuôi cho con cái khỏe mạnh.” (TLN phụ
nữ đã kết hôn, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
“Gia đình bà C. có hai con gái đều ngoan, giỏi giang, rất hạnh phúc. Trai
gái không quan trọng, tôi nghĩ có ba điểm quan trọng đó là sức khỏe, ngoan, tiền
bạc. Trai hay gái mà không ngoan thì cũng không hạnh phúc.” (PVS trưởng
thôn, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

116
“Thời gian qua tôi nghe liên tục về cấm phá thai để chọn con trai rồi. Mình
thấy không nên làm. Tôi khuyên con cái đẻ con nào cũng được, không phải cố đẻ con
trai.” (TLN nam giới đã kết hôn, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
Tuy vậy, vẫn có một số đối tượng phỏng vấn đồng ý rằng các định kiến của xã
hội với các cặp vợ/chồng sinh con một bề là một sức ép khi họ sinh con. Gần 3/4 số
người trong cả đánh giá đầu và cuối kỳ đều cho rằng “Phần lớn các gia đình thích con
trai hơn”. Ngoài ra, quan điểm “Một gia đình không có con trai là kém may mắn” dù
giảm rõ rệt nhưng vẫn có nhiều người đồng ý (14,0% tại Hải Dương và 20,2% tại Hà
Nam). Cả ở hai tỉnh tỉ lệ người trả lời còn có quan điểm rằng “Người chồng không có
con trai là không hoàn thành nghĩa vụ” hoặc có thái độ “Xem thường người chồng
không có con trai” vẫn còn tồn tại, thậm chí vẫn có đối tượng có quan niệm mặc dù
không phổ biến là “Bỏ một người vợ không đẻ được con trai là chính đáng” hoặc “Gia
đình chồng có lý do chính đáng để gây sức ép bỏ vợ không đẻ được con trai”(Bảng
3.21).
Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu vẫn cho thấy cách suy nghĩ này vẫn tồn tại
sau can thiệp.
“Nhà mình, hoặc anh ấy đi ra ngoài xã hội bị nói thậm tệ như nhà mày không có
người cúng cơm. Có ít nhất ba người chửi nhà mình như thế rồi, nguyên do là cạnh
tranh làm ăn rồi họ chửi thẳng vào mặt nhà mình, vô ý thức, cứ vặn vào cái đó để
chửi.” (PVS vợ chồng chỉ có con gái, xã Tứ Cường, Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

117
Bảng 3.21. So sánh thái độ với người sinh con một bề của đối tượng
Hải Dương Hà Nam
Sau can Trước can Sau can So
Trước can
Đồng ý với các nhận định thiệp thiệp thiệp sánh
thiệp (n=400) hai
(n=342) (n=400) (n=341)
tỉnh
n % n % n % n %
Đàn ông không có con trai chưa hoàn thành
23§ 5,8% 6§ 1,8% 24 6,0% 16 4,7% 0,030*
nghĩa vụ
Xem thường đàn ông không có con trai 10§ 2,5% 1§ 0,3% 3 0,8% 2 0,5% 0,561
Cặp vợ chồng chỉ toàn con gái là kém may mắn 126§ 31,5% 48 14,0% 126§ 31,5% 69§ 20,2% 0,032*
Bỏ một người vợ không đẻ được con trai là
8 2,0% 8 2,3% 7 1,8% 14 4,1% 0,191
chính đáng
Gia đình chồng có lý do chính đáng để gây sức
22 5,5% 22 6,4% 17 4,3% 16 4,7% 0,191
ép bỏ vợ không đẻ được con trai
§ Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau can thiệp trong từng tỉnh với p<0,05
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016) với
p<0,05

118
3.2.7. Hành vi LCGTTS
Bảng 3.22 trình bày các hành vi liên quan đến việc sinh con trai của người dân.
Chỉ có một câu hỏi giả định (Phá thai lựa chọn giới tính nếu con đầu lòng là nữ) được
hỏi trong đánh giá trước can thiệp. Trong đánh giá sau can thiệp, tỷ lệ người đồng ý với
“Phá thai bởi vì bào thai là nữ” có sự giảm mạnh có ý nghĩa thống kê so với trước can
thiệp tại cả hai tỉnh (tại Hải Dương giảm từ 6,1% xuống còn 4,2%, p<0,05; tại Hà Nam
giảm từ 2,0% xuống còn 1,1%, p<0,05).
Còn các câu hỏi khác do không có câu hỏi tương ứng trong đánh giá trước can
thiệp nên chúng tôi chỉ so sánh giữa hai tỉnh trong đánh giá sau can thiệp (2016). Câu
hỏi về việc có thực hiện hành vi LCGTTS hay không là rất nhạy cảm, không phải tất cả
các cặp vợ chồng đều trả lời đúng hành vi thực tế mà họ đã làm nên trong đánh giá sau
can thiệp chúng tôi có bổ sung một số câu hỏi gián tiếp về hành vi LCGTTS của những
người xung quanh khác để nắm bắt thêm thông tin về vấn đề này.
Bảng 3.22. Hành vi về lựa chọn giới tính của đối tượng nghiên cứu

Hải Dương (n=342) Hà Nam (n=341)


Các hành vi p-value
N % N %
Phá thai nếu bào thai là nữ 12 4,2% 3 1,1% 0,023*
Người xung quanh tìm hiểu
thông tin để sinh được con 105 30,7% 67 19,6% 0,001*
trai.
Người xung quanh phá thai để
132 38,6% 70 20,5% 0,000*
LCGTTN.
Tìm hiểu các thông tin để sinh
55 16,1% 57 16,7% 0,823
được con trai.
Thực hiện theo các thông tin
tìm hiểu được để sinh được 19 5,6% 16 4,7% 0,609
con trai.
* Kiểm định Khi bình phương (χ2) có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai tỉnh
trong đánh giá sau can thiệp (2016) với p<0,05

119
Trả lời câu hỏi: ”Người xung quanh tìm hiểu thông tin để sinh được con trai?”
thì có tới 30,7% đối tượng nghiên cứu tại Hải Dương và 19,6% tại Hà Nam khẳng định
là có, sự khác biệt ở hai tỉnh có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Và 38,6% số người được
hỏi tại Hải Dương cho là ”Người xung quanh phá thai để LCGTTN”, con số này tại Hà
Nam là 20,5%.
Tìm hiểu các biện pháp để sinh được con trai không phải là hành vi phổ biến ở
các đối tượng đánh giá. Khi được hỏi bản thân họ có ”Tìm hiểu các thông tin liên quan
để sinh con trai” thì khoảng 16% trả lời có cả ở hai tỉnh Hải Dương và Hà Nam và
khoảng 5% trong số đó đã ”Thực hành theo thông tin hướng để sinh được con trai” cả
ở hai tỉnh (Bảng 3.22).
Thông tin từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cũng phản ánh thực tế phá thai để
sinh được con trai vẫn tồn tại sau can thiệp.
“Người dân đều biết rõ về hậu quả của lựa chọn giới tính thai nhi và mất cân
bằng giới tính khi sinh đấy, nhưng vẫn thấy có người đi phá thai. Chắc lâu nữa mới
làm họ thay đổi được.” (TLN cán bộ, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương).
“Thường thì gia đình vẫn giấu phá thai nhi là con gái. Cán bộ dân số đến nói
nhiều lắm, nhưng vẫn có nhà đi phá thai, vẫn nặng nề lắm, phải cố đẻ con trai”(TLN
cán bộ, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
“Thông thường việc phá thai lựa chọn giới tính được thực hiện ở các cơ sở tư
nhân. Họ được tuyên truyền hết cả đấy nhưng vẫn làm, kiếm tiền mà. Chúng tôi có biết
nhưng không thể theo dõi, quản lý được.” (PVS cán bộ y tế, xã Tứ Cường, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

120
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Cỡ mẫu trong hai đánh giá đảm bảo số lượng yêu cầu trong công thức tính cỡ
mẫu. Cỡ mẫu trong đánh giá cả trước và sau can thiệp là tương đương giữa hai tỉnh và
được phân bổ đều vào 10 phường/xã trong đó cỡ mẫu trước can thiệp cao hơn so với
sau can thiệp (400 so với 340). Trong thiết kế can thiệp, các đối tượng được lựa chọn
ngẫu nhiên từ các cặp vợ chồng đã kết hôn có vợ trong độ tuổi 18-40 tham gia vào
trong điều tra đánh giá trước và sau can thiệp. Các đặc điểm nhân khẩu học có một số
khác biệt trong điều tra trước và sau can thiệp. Về giới tính, phân bổ giới tính có khác
biệt so với trước can thiệp khi nữ giới chiếm phần lớn (>3/4) trong đánh giá sau can
thiệp so với tỷ lệ tương đương (1/2) trong đánh giá trước can thiệp.
Về độ tuổi, phân bổ độ tuổi không có sự khác biệt giữa hai tỉnh trong cả đánh
giá trước và sau can thiệp (p>0,05), trong đó nhóm độ tuổi 35-40 chiếm tỉ lệ cao nhất
với khoảng 38,0% tại cả hai tỉnh.
Về trình độ học vấn, tương tự như phân bổ theo độ tuổi, học vấn không có khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa chồng và vợ cũng như giữa hai tỉnh. So với đánh giá
trước can thiệp nhóm có trình độ học vấn thấp nhất (trung học cơ sở (cấp II) trở xuống)
giảm mạnh so với nhóm sau can thiệp nhưng nhóm trình độ cao nhất (trung cấp/cao
đẳng/ đại học trở lên) chiếm khoảng 20-25% và tương tự như đánh giá trước can thiệp.
Mặt bằng chung về học vấn ở hai tỉnh nhỉnh hơn mức trung bình của cả nước theo số
liệu Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ năm 2016, đặc biệt là nhóm trình độ cao
nhất (trung cấp/ cao đẳng/ đại học trở lên) lại cao hơn đáng kể so với mức trung bình
của cả nước là 15,6% và tương đương với mức trung bình của vùng Đồng bằng sông
Hồng là 21,9% [54].

121
Về dân tộc và tôn giáo, không có sự khác biệt giữa các đối tượng tại hai tỉnh khi
so sánh hai lần đánh giá. Người Kinh là người chiếm đa số. Còn về tôn giáo, có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê trong phân bổ tôn giáo ở các đối tượng nghiên cứu ở hai
tỉnh trong đó ở Hà Nam có tỷ lệ người theo Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ cao hơn.
Về nghề nghiệp, các đối tượng có phân bổ khá tương tự giữa hai tỉnh ở cả đánh
giá trước và sau can thiệp. Nghề nghiệp phổ biến nhất của người chồng trong đánh giá
sau can thiệp là làm tư nhân/lao động tự do (41,1%) tiếp theo là nông dân/thợ thủ
công/nội trợ (22,3%). Trong khi đó, nghề nghiệp phổ biến nhất ở người vợ là nông
dân/thợ thủ công/nội trợ (37,6%), còn tỷ lệ lao động tự do lại có tỷ lệ thấp nhất
(15,8%). Điều này có thể được giải thích khi người chồng được kỳ vọng là người kiếm
tiền chính của gia đình còn người vợ là người làm các công việc nội trợ trong gia đình.
Cơ cấu nghề nghiệp này khá tương đồng với cơ cấu nghề nghiệp nói chung của cả nước
với nông nghiệp và kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ đạo [73].
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp tại Hải Dương và Hà
Nam
4.2.1. Người quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS
KHHGĐ và SKSS bao gồm nhiều nội dung, nhưng trong khuôn khổ Chương
trình DS-KHHGĐ Việt Nam một trong những vấn đang rất được quan tâm và đáng lo
ngại là phá thai vì mục đích LCGTTN. Việc ai ra quyết định liên quan đến KHHGĐ và
các vấn đề SKSS có liên quan trực tiếp với phá thai vì mục đích LCGTTS [65]. Trong
đánh giá trước can thiệp của chúng tôi, không có sự khác biệt giữa hai tỉnh với khoảng
2/3 số người phỏng vấn cho biết cả hai vợ chồng cùng nhau ra quyết định. Tuy nhiên,
tỷ lệ người ra quyết định chính là người chồng vẫn cao hơn 2 lần so với tỷ lệ là người
vợ ở cả hai tỉnh. Kết quả này trong đánh giá của chúng tôi có kết quả tương tự tỷ lệ
63% các cặp vợ chồng cùng ra quyết định về sử dụng các dịch vụ làm mẹ an toàn trong
nghiên cứu của Phạm Văn Tác, Bùi Thị Thu Hà và cộng sự năm 2014 tại 8 tỉnh duyên

122
hải Nam Trung Bộ [69]. Các vấn đề KHHGĐ và SKSS trước đây thường được coi là
“chuyện của phụ nữ”, đàn ông ít hoặc không quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay các chủ đề
về mang thai, sinh đẻ, quyết định nơi sinh… đã được người chồng chia sẻ nhiều hơn và
xu hướng cả vợ chồng cùng ra quyết định ngày càng phổ biến. Tuy vậy, nhiều vấn đề
khác vẫn còn ít được các vợ chồng chia sẻ và cùng ra quyết định như việc sinh con trai,
bạo lực gia đình, phòng tránh HIV... [93]. Việc trao đổi giữa vợ và chồng về KHHGĐ
và SKSS có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng các dịch vụ như biện pháp tránh thai,
đẻ tại cơ sở y tế, chăm sóc sau sinh v.v... Ví dụ, các cặp vợ chồng cùng trao đổi về các
vấn đề CSSKSS có khả năng chọn đẻ tại cơ sở y tế cao hơn 1,7 lần so với các cặp
không trao đổi [79]. Tương tự như các nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu tại các
nước có thu nhập tương tự như Ấn Độ, Nepal, Nigeria, Malawi cũng chỉ ra rằng các
cặp vợ chồng cùng ra quyết định về các vấn đề SKSS và KHHGĐ thường có xu hướng
tìm kiếm và sử dụng dịch vụ tương ứng cao hơn các cặp vợ chồng khác [95], [98],
[101], [105], [115], [116], Việc trao đổi thường xuyên giữa cặp vợ chồng giúp tăng
kiến thức của người vợ và giảm phản đối của người chồng trong các quyết định quan
trọng liên quan đến SKSS và KHHGĐ [99].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng những cặp vợ chồng cùng ra quyết
định về SKSS và KHHGĐ là nhóm có thái độ phản đối cao nhất với việc LCGTTS và
những cặp vợ chồng có bố mẹ là người quyết định chính về SKSS và KHHGĐ là nhóm
có thái độ đồng ý cao nhất với việc LCGTTS. Tác động của bố mẹ chồng cũng đã được
nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu là một yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định
trong việc thích con trai và các thực hành liên quan tại Việt Nam [99] và các nước
Châu Á khác như Trung Quốc và Hàn Quốc [72], [96], [103]. Ảnh hưởng của cha mẹ
chồng cũng là phát hiện trong nghiên cứu của Khuất Thu Hồng và cộng sự được tiến
hành tại Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ngãi và Cần Thơ năm 2010. Nhiều bố mẹ chồng
tham gia vào quá trình ra quyết định và lập kế hoạch về việc sinh cháu trai. Ngay từ khi
mới kết hôn bố mẹ chồng đã nói họ phải sinh cho ông bà nhiều cháu. Khi sinh con đầu

123
lòng là gái thì gia đình chồng bắt đầu can thiệp trực tiếp vào việc sinh con của con trai
và con dâu. Với lần sinh thứ hai, cha mẹ chồng lên kế hoạch cụ thể để có được cháu
trai như chế độ ăn, siêu âm để biết giới tính thai nhi và phá thai nếu là thai nhi nữ. Bố
mẹ chồng thậm chí còn dọa sẽ tìm vợ khác cho con trai nếu con dâu không sinh được
con trai [28].
4.2.2. Mong muốn có con trai/con gái
Trong đánh giá trước can thiệp, tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu sinh con trai
còn hiện hữu tại Việt Nam. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như nhiều điều tra
trước đó ở Việt Nam về tâm lý ưa thích và nhu cầu có con trai [90]. Tỷ lệ đối tượng đồng
ý mỗi gia đình “phải có một con trai” hoặc “phải có một con gái” ở Hà Nam cao hơn
1,2 lần so với các đối tượng tại Hải Dương. Ngày nay, chuẩn mực gia đình hai con đã
được các gia đình chấp nhận nhưng ước muốn phải có con trai vẫn còn “thâm căn, cố
đế” ở nhiều cặp vợ chồng. Con trai là rất quan trọng đối với các gia đình vì con trai tiếp
nối dòng dõi; thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ khi về già. Ngay từ những năm 2000-
2002, trong nghiên cứu của mình về sự ưa thích con trai tại Việt Nam, Belanger đã
phát hiện ra mong muốn có con trai đầu lòng của các cặp vợ chồng trẻ là rất lớn, thậm
chí nặng nề và căng thẳng. Nếu cặp vợ chồng sinh con đầu lòng là gái có nghĩa là cả
gia đình sẽ phải lo lắng cho đến lần sinh thứ hai và có thể nhiều lần sinh tiếp theo [66].
Bên cạnh việc ưa thích có con trai hơn, nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng
xu hướng mong muốn có cả gái lẫn trai trong gia đình khi số đối tượng cho rằng “phải
có một con trai” tương đương tỷ lệ cho rằng “phải có một con gái” ở trong từng tỉnh.
Kết quả này có thể gợi mở những thay đổi trong suy nghĩ về giới tính của con cái khi
nhiều người đồng ý “con nào cũng quý”. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như
nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra sự thay đổi trong suy nghĩ của các gia đình tại Việt Nam
khi con gái cũng được tin cậy và đánh giá cao vì sự gần gũi tình cảm với cha mẹ và có
đóng góp về kinh tế và hỗ trợ đối với gia đình cha mẹ đẻ ngay cả khi đã cưới chồng, nhất
là ở các tỉnh phía Nam con gái được cho là có thể thực hiện tốt vai trò của con trai. Các

124
gia đình có toàn con gái đều có cách giải quyết như cha mẹ già sống chung với con gái
và con rể hoặc sống riêng nhưng được con gái, con rể chăm sóc đầy đủ. Ở nhiều gia
đình, con gái thờ cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ đẻ cũng đã bắt đầu dần được chấp nhận.
Cách nghĩ cởi mở hơn về vai trò của con gái và sự linh hoạt trong mô hình định cư của
các cặp vợ chồng trẻ có thể giúp đưa ra câu trả lời cho các gia đình chỉ có con gái [69].
4.2.3. Lý do cần có con trai
Văn hóa và tôn giáo bao gồm việc nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên được
coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc ưa thích có con trai. Kết quả tương tự
như các nghiên cứu khác tại Việt Nam khi mọi người cho rằng chỉ có con trai có thể
mang họ cha, nối dõi tông đường và đảm nhận trách nhiệm thờ cúng tổ tiên [67], [77].
Các nguyên nhân như kinh tế hoặc sức ép, định kiến xã hội chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
các đối tượng lựa chọn (<10%).
Quan niệm và thực hành về dòng tộc tạo nên cốt lõi của đời sống văn hóa ở
nhiều quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Với các cộng đồng theo chế độ phụ hệ, dòng
họ được kế thừa bởi đàn ông, các thế hệ bắt nguồn từ ông tổ cho đến con cháu và dòng
họ chỉ được nối tiếp bởi nam giới. Tâm lý ưa thích con trai được lý giải do xã hội Việt
Nam được xây dựng trên nền tảng nông nghiệp lúa nước với các giá trị của gia đình,
dòng họ và cộng đồng được rất coi trọng. Tư tưởng thích con trai càng được củng cố
bởi các quan điểm của Nho giáo và Đạo giáo trong triết học Trung Quốc và hệ thống
chính trị truyền thống [28], [67]. Ở Việt Nam, các cặp vợ chồng có xu hướng sống
chung hoặc sống gần với gia đình nhà chồng. Đây là biểu hiện cho sự gắn kết về mặt
xã hội và kinh tế thông qua quan hệ hỗ trợ kinh tế trực tiếp hoặc trợ cấp tiền hỗ trợ bố
mẹ già, thừa kế đất, tài sản và thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo như ma chay, cúng giỗ…
[90]. Trên cơ sở phân tích các số liệu của Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 1999 và
Điều tra Mức sống Dân cư 1997-1998, kết quả nghiên cứu của Barbieri cũng cho thấy
ở Việt Nam mô hình con con trai trưởng thành sống chung với cha mẹ già vẫn là chuẩn
mực khá phổ biến. Khi phải đi làm xa những người con, chủ yếu là con trai gửi tiền về

125
hỗ trợ cho cha mẹ khi tuổi già. Hơn một nửa số người cao tuổi có nguyện vọng sống
chung với con cháu. Muốn có nơi nương tựa lúc tuổi già là lý do quan trọng tại sao cha
mẹ mong muốn có con trai [63].
Trong các lý do về văn hóa và tôn giáo, kế thừa dòng họ thường là nguyên nhân
quan trọng nhất vì con trai sẽ kế thừa, giữ và phát triển dòng tộc. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tâm lý chuộng con trai ở Việt Nam
nơi mà nhiều cộng đồng vẫn ủng hộ chế độ thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội.
Nguyên nhân sâu xa của tâm lý ưa thích con trai là nhu cầu phải có con trai để nối dõi
tông đường [28], [99]. Gia đình và dòng họ được tiếp nối từ tổ tiên đến con cháu đời
sau là do người con trai. Người con trai là sự kết nối thế hệ này với thế hệ kế tiếp tạo
thành dòng họ qua các đời. Sự tồn tại của con trai là một mắt xích quan trọng với vai
trò thờ cúng tổ tiên và tiếp nối dòng tộc bằng cách sinh được con trai [37]. Người con
trai được coi là làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, ông bà khi có con trai để nối dõi tông
đường. Trong điều tra của chúng tôi, nhiều người đàn ông không có con trai cảm thấy
có lỗi vì đã không làm tròn nhiệm vụ đối với cha mẹ và dòng họ do không có người
tiếp nối dòng giống. Một số nghiên cứu khác cũng có cùng phát hiện là việc một gia
đình có nhiều con trai được coi như biểu hiện của phúc đức, còn việc không có con trai
bị coi như kém may mắn, thậm chí coi đó là hình thức trừng phạt do sống thất đức [37],
[87].
Ở đây cũng cần nhấn mạnh khía cạnh khác của mối liên hệ giữa tôn giáo với
mong muốn có con trai và hành vi LCGTTS. Các tôn giáo đều không cho phép và
không khuyến khích phá thai, đặc biệt phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính. Kết quả
của một cuộc điều tra xã hội học tại 4 xã ở 2 huyện Tiền Hải và Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình về KHHGĐ năm 2005 cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với phá thai
dù với bất cứ mục đích gì, kể cả mục đích lựa chọn giới tính. Về thái độ của người dân
Công giáo đối với việc phá thai thì có tới 93,5% số người được hỏi trả lời là có tội, chỉ
có 4,5% trả lời không có tội [29]. Kết quả đánh giá trước can thiệp của chúng tôi cũng

126
phần nào phản ánh mối liên hệ này. Tại Hà Nam có tới 10% nam giới và 10% nữ giới
tham gia khảo sát theo Thiên chúa giáo, 3,5% nam giới và 2,5% nữ giới theo đạo Phật,
trong khi Hải Dương chỉ có 0,5% theo tôn giáo nào đó. Trong đánh giá trước can thiệp
của chúng tôi tỷ lệ đối tượng nói sẽ phá thai lựa chọn giới tính nếu đã có con đầu là nữ
tại tại Hà Nam chỉ 2,0%, thấp hơn nhiều so với tỉnh Hải Dương là 6,1%. Các chức sắc
tôn giáo ở cơ sở có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi sinh sản của bà con. Một số hoạt
động trong gói can thiệp tại Hải Dương nhằm vận động, thu hút các chức sắc tôn giáo
tham gia tuyên truyền ngăn chặn hành vi LCGTTS cũng nhằm mục đích này.
Thờ cúng tổ tiên cũng được coi là một nguyên nhân quan trọng trong nghiên cứu
của chúng tôi trong việc giải thích mong muốn có con trai. Bàn thờ của người Việt
thường được đặt ở gian giữa, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Trên ban thờ là ảnh
của những người đã mất để người thân và con cháu thắp hương tưởng nhớ thể hiện
lòng tôn kính và biết ơn. Những người được thờ cúng thường là tổ tiên của gia đình và
dòng họ nhà chồng, trong khi tổ tiên của người vợ được thờ cúng bên bàn thờ của dòng
nội bên vợ. Trong gia đình, con trai trưởng thường chịu trách nhiệm thờ cúng những
người đã khuất với mong ước và hy vọng họ có được cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc ở
thế giới bên kia và những người đã khuất sẽ mang lại những điều may mắn cho những
người còn đang sống trong dòng họ. Trách nhiệm thờ cúng tổ tiên còn bao gồm trách
nhiệm chăm lo phần mộ của những người đã khuất trong gia đình và dòng họ [106].
Trong đánh giá trước can thiệp của chúng tôi, hầu hết đối tượng cũng cho rằng trong
trường hợp gia đình không có con trai, người con gái có thể thờ cúng tổ tiên. Hiện nay,
khi nhiều cặp vợ chồng trẻ có xu hướng sống trong gia đình hạt nhân hơn là gia đình
nhiều thế hệ. Điều này làm cho việc thờ cúng tổ tiên của gia đình bên vợ trở nên dễ
dàng hơn nếu có sự đồng ý của người chồng. Tuy vậy, dù người vợ có thể thờ cúng cho
tổ tiên trong trường hợp gia đình không có con trai, nhưng con gái không thể nối tiếp
dòng họ và như vậy chi đó của dòng họ bên người vợ bị coi là chấm dứt [37].

127
Về góc độ xã hội, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy áp lực của gia đình và
cộng đồng có tác động tới tâm lý của đàn ông nói chung và tâm lý ưa thích con trai nói
riêng. Các cặp vợ chồng thích có con trai hơn vì sự công nhận về vị trí trong dòng họ,
tăng uy tín của chồng trong cộng đồng và vì áp lực của người thân. Kết quả này cũng
tương tự như nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới và phụ nữ không có con trai
thường phải chịu áp lực rất lớn từ gia đình lớn, nhất là từ cha mẹ chồng và phải chịu
đựng sự mỉa mai, trêu chọc và thậm chí xúc phạm của cộng đồng [87], [99], [107].
Con trai có quyền tham gia, quyết định các công việc quan trọng trong gia đình,
kể cả khi người con trai đó có trình độ hiểu biết và thu nhập không bằng người con gái
trong gia đình. Nhiệm vụ chính của phụ nữ là làm công việc nhà, sinh con và nuôi con
để duy trì dòng dõi cho gia đình nhà chồng [99], [107]. Mặc dù những quan niệm này
đã giảm nhiều và không còn nặng nề như nghiên cứu năm 2005 của Ghuman [80], song
những điều này đã “ăn sâu vào tiềm thức” của nhiều đối tượng tham gia phỏng vấn.
Con trai còn được coi là người sống cùng và chăm sóc cha mẹ khi về già (3/4 đối
tượng), thờ cúng tổ tiên, chăm lo mồ mả. Con trai còn là lao động chính (>2/3 đối
tượng) và tham gia đóng góp tài chính nhiều hơn cho gia đình. Nghiên cứu của chúng
tôi cũng chỉ ra rằng con trai thường được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với nữ giới
như có quyền thừa kế. Hiện nay, khi phúc lợi xã hội (lương và trợ cấp hưu trí, tiền tiết
kiệm, nhà dưỡng lão...) còn nhiều hạn chế đặc biệt với người cao tuổi ở nông thôn,
người sống không có lương hưu, người làm việc trong khu vực phi chính thức thì con
trai vẫn là một chỗ dựa tin cậy cho cha mẹ khi tuổi già [65].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng con trai thường được hưởng nhiều
quyền lợi hơn so với con gái như quyền thừa kế. Vấn đề thừa kế cũng là một trong
những lý do khiến các cặp vợ chồng muốn có con trai. Phân tích số liệu Tổng điều tra
Dân số và nhà ở 2009 đã phát hiện ra mối tương quan thuận giữa TSGTKS và mức
sống. Ở hai nhóm nghèo nhất và nghèo có TSGTKS ở mức tự nhiên trong khi các
nhóm có mức sống trung bình, khá giả và giàu có thì TSGTKS tăng cao [47]. Điều này

128
được lý giải bởi quan niệm chỉ có con trai mới có thể tiếp tục sự nghiệp và thừa kế tài
sản của gia đình, do vậy, những người có điều kiện để tích lũy tài sản càng mong muốn
có con trai hơn. Họ sợ cho con gái thì tài sản sẽ bị thất thoát khỏi gia đình, dòng tộc
[108].
Tóm lại, lý do cần có con trai là tác động của nhiều yếu tố như nối tiếp dòng họ,
thờ cúng tổ tiên, thừa kế tài sản cho con trai, các yếu tố kinh tế - xã hội đặc biệt là mô
hình sống bên nội sau khi kết hôn và chăm sóc bố mẹ đằng nội. Đồng thời, những áp
lực mang tính chuẩn mực của xã hội cũng khiến các cặp vợ chồng phải cố gắng có con
trai nhằm củng cố vị trí trong gia đình và cộng đồng.
4.2.4. Kiến thức về LCGTTS và MCBGTSGKS
Hiểu biết về luật và quy định về cấm LCGTTS nói riêng được coi là một chủ đề
quan trọng vì nó có tác động trực tiếp tới khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
SKSS cũng như quyền lựa chọn và ra quyết định liên quan của các cặp vợ chồng. Ở
Việt Nam, phá thai được pháp luật công nhận từ những năm 1960. Đa số đối tượng có
hiểu biết tốt về LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp (>80%) biết về “tình trạng
MCBTSGTKS ở Việt Nam”, và “phá thai vì lựa chọn giới tính là vi phạm pháp luật”
cũng như “hậu quả của LCGTTS tới xã hội”. Hơn thế nữa, các đối tượng đều cho rằng
họ dễ dàng biết được giới tính thai nhi và cần đến đâu để có được các thông tin này.
Kết quả này tương tự như Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ năm 2010 của Tổng
cục thống kê khi 3/4 phụ nữ mang thai đã biết giới tính của con mình trước khi sinh,
trong đó chủ yếu biết qua siêu âm thai nhi [46]. Không ít cán bộ y tế tham gia khám
thai cho rằng việc thông báo giới tính thai nhi là đáp ứng được mong muốn, nguyện
vọng của người làm cha, làm mẹ. Họ còn chưa ý thức một cách sâu xa rằng, chính việc
thông báo ngày có thể vô tình tiếp tay cho hành vi LCGTTN [77]. Ngoài ra, nhiều cha
mẹ cũng đòi hỏi việc phải cung cấp thông tin về giới tính thai nhi khi đi khám thai tại
các cơ sở y tế nếu không họ sẽ chọn một cơ sở khác có cung cấp dịch vụ này [37].

129
4.2.5. Thái độ về LCGTTS
Đánh giá trước can thiệp chỉ ra quan điểm coi trọng nam giới khi khoảng 1/2-
3/4 số đối tượng có thái độ phân biệt đối xử giữa nam và nữ như 1/2 số đối tượng cho
rằng “nam giới nên được học cao hơn nữ giới”. Kết quả đánh giá trước can thiệp cũng
cho thấy khoảng 1/4 số đối tượng vẫn cho rằng “sinh con trai chứng tỏ anh (hay chồng
chị) là người đàn ông đích thực” hay 1/3 số đối tượng cho rằng “vai trò quan trọng
nhất của phụ nữ là sinh con trai”. Kết quả của chúng tôi tương tự như các đánh giá
trước đó khi nam giới luôn được coi là thế mạnh [104]. Phân biệt đối xử giữa nam giới
và phụ nữ ở Việt Nam đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân và được thể hiện rõ nhất
trong phân công trách nhiệm đối với công việc trong gia đình [14]. Dù rất quan trọng
với cuộc sống, các công việc không được trả lương trong gia đình như nấu nướng, dọn
dẹp, chăm sóc trẻ em, người già và người ốm tại gia đình v.v… thường bị áp đặt là
công việc của phụ nữ trong khi nam giới được làm những công việc có thu nhập bên
ngoài xã hội. Thống kê trên thế giới cũng cho thấy phụ nữ làm các công việc không
được trả lương nhiều hơn ít nhất 2,5 lần so với nam giới [14], [15]. Việc gắn chặt phụ
nữ với vai trò này đã hạn chế các cơ hội của họ trong học tập, theo đuổi sự nghiệp,
tham gia các hoạt động xã hội và chính trị. Nhiều hiến chương, tuyên bố và chương
trình hành động quốc tế đã nhấn mạnh việc cần giảm gánh nặng công việc không lương
và tăng cường hiện thực hoá các quyền của phụ nữ và giảm bất BĐG. Cần thúc đẩy sự
bình đẳng và hài hoà giữa công việc và trách nhiệm gia đình đối với phụ nữ và nam
giới để phụ nữ có cơ hội học tập, phát triển và tham gia các hoạt động xã hội và chính
trị [14], [15].
Theo kết quả đánh giá trước can thiệp có hơn 40% số đối tượng có “thái độ
phản đối với hành vi LCGTTS”. Nghiên cứu cũng cho thấy “trình độ học vấn, người ra
quyết định chính liên quan tới KHHGĐ và mong muốn có ít nhất một con trai” có liên
quan có ý nghĩa thống kê tới “thái độ phản đối với hành vi LCGTTS”.

130
4.2.6. Hành vi LCGTTS
Khi được hỏi về LCGTTS, phần lớn các đối tượng không đồng ý với việc loại
bỏ thai nhi nữ nếu đã có một con gái đầu lòng. Như đã trình bày ở phần trên, tâm lý
mong muốn có con trai rất mãnh liệt do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến MCBTSGTKS ở nước ta. Song trước đây, mong muốn này chỉ được
thực hiện chủ yếu thông qua việc đẻ thêm cho đến khi có con trai hoặc lấy vợ khác. Vì
thế, TSGTKS ít khi bị mất cân bằng. Tuy nhiên, ngày nay các dịch vụ khám thai bao
gồm siêu âm nhằm xác định giới tính thai nhi ngày càng trở nên phổ biến. Việc sinh đẻ
có lựa chọn thành một ngành kinh doanh y tế sinh lời. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các
cặp vợ chồng có xu hướng tìm kiếm hoặc lập kế hoạch để tìm kiếm những lời khuyên
của các chuyên gia y tế để có được con có giới tính theo mong muốn [28]. Khác với kết
quả từ nghiên cứu của chúng tôi, sinh đẻ có lựa chọn đã được chấp nhận một cách rộng
khắp và được xem như là một biện pháp hiện đại đáp ứng những đòi hỏi mang tính
chuẩn mực truyền thống về con cái. Có những nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng áp
dụng biện pháp LCGTTS được đánh giá cao khi các cặp vợ chồng có thể sinh con với
giới tính theo mong muốn [37]. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có
thể do sai số do người trả lời bị sai lệch (social desirability bias) khi trả lời những vấn
đề nhạy cảm.
Bên cạnh đó, khi chuẩn mực gia đình hai con đã được chấp nhận thì hầu hết các
cặp vợ chồng đều chỉ muốn có hai con hoặc ít hơn và mong muốn phải có ít nhất một
con trai. Mong muốn sinh ít con lại vừa muốn có con trai và việc tiếp cận ngày càng dễ
dàng đến công nghệ cao đã tạo điều kiện cho nhiều cặp vợ chồng lạm dụng công nghệ
để lựa chọn giới tính thai nhi để đạt ước mong sinh con trai [37], [112]. Việc lựa chọn
giới tính thai nhi được bắt đầu từ lúc chuẩn bị có thai (thông qua chế độ ăn uống, chọn
ngày phóng noãn...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, sử dụng lọc rửa
tinh trùng...) và sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm chuẩn đoán giới tính, phá thai nếu
là thai nữ). Ngày nay, phụ nữ thường đi siêu âm nhiều lần mỗi khi mang thai và hầu hết

131
trong số họ đều biết giới tính của thai nhi trước khi sinh [77]. Đa số các cặp vợ chồng
trẻ muốn có quy mô gia đình nhỏ nhưng lại muốn có con trai, thậm chí muốn sinh con
trai ngay từ lần đầu cho chắc. Hỗ trợ những người khao khát sinh con trai là một nguồn
lợi của dịch vụ y tế hiện nay. Lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng trở nên phổ biến và
nhận được sự thông cảm của cả người thân, họ hàng và hàng xóm [37]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, dù ít người đồng ý với việc lựa chọn giới tính khi sinh, thực trạng
MCBTSGTKS tại Hải Dương và Hà Nam với TSGTKS rất cao cho thấy với tình trạng
LCGTTS đang “hiện hữu” ở địa bàn can thiệp.
4.3. Thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ sau can thiệp
4.3.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS
Về kiến thức, có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về kiến thức của đối tượng ở
cả hai tỉnh (p<0,05), trong đó các đối tượng tại địa bàn can thiệp (Hải Dương) có hiểu
biết tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với các đối tượng tại tỉnh không can thiệp (Hà
Nam). Các đối tượng ở Hải Dương cũng biết được nhiều quy định về hành vi vi phạm
pháp luật có liên quan đến LCGTTS hơn so với các đối tượng ở Hà Nam (p<0,05).
Phân tích khác biệt kép (DID) giúp kiểm soát tương tác của hai biến phụ thuộc
(biến có can thiệp hay không (địa bàn) và biến thời điểm can thiệp (trước và sau can
thiệp)) cũng khẳng định hiệu quả của can thiệp giúp tăng cường “Kiến thức tốt về
LCGTTS và MCBTSGTKS”. Những thay đổi tích cực về kiến thức ở địa bàn can thiệp
so với địa bàn chứng là nhờ hoạt động truyền thông ở Hải Dương trong thời gian triển
khai các can thiệp được thực hiện mạnh mẽ hơn nhiều so với Hà Nam. Tại Hải Dương,
ba nguồn thông tin được các đối tượng tiếp cận nhiều nhất là mít tinh (91,4%), họp câu
lạc bộ (86,8%) và tờ rơi (81,2%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả hai tỉnh liên
quan đến các nguồn thông tin về LCGTTS và MCBTSGTKS. Tỷ lệ số đối tượng tại
Hải Dương nhận các thông tin từ ba nguồn này đều cao hơn nhiều lần so với các đối
tượng tại Hà Nam. Tỷ lệ số đối tượng được tư vấn trực tiếp bởi bác sỹ, cán bộ y tế tại

132
Hải Dương là 58,4% cao hơn gần 5 lần so với tỷ lệ 13,1% tại Hà Nam (p<0,05), đây là
một trong những hoạt động can thiệp trọng tâm tại Hải Dương.
Chương trình can thiệp triển khai nhiều hoạt động truyền thông giáo dục, ví dụ
như tuyên truyền qua các tọa đàm trên truyền hình tỉnh Hải Dương, tuyên truyền qua
đài phát thanh huyện/xã hay phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách gập v.v...
Cán bộ làm công tác truyền thông của các cơ quan và tổ chức đoàn thể cũng được tham
gia các khóa tập huấn do các chuyên gia và giảng viên nguồn của tỉnh thực hiện. Họ
được nâng cao kỹ năng viết tin bài về giới và MCBTSGTKS, góp phần tạo ra một lực
lượng tuyên truyền đông đảo có kỹ năng tốt thực hiện các hoạt động truyền thông đến
tận cơ sở. Ngoài ra, những người có uy tín trong cộng đồng, gồm các trưởng dòng họ
cũng được cung cấp thông tin về thực trạng LCGTTS, MCBTSGTKS. Với kết quả
đánh giá sau can thiệp cho thấy sau khi được tiếp cận thông tin, kiến thức những người
này đã thực hiện cam kết của mình trong việc giải quyết vấn đề LCGTTS nhằm giảm
thiểu MCBTSGTKS với vai trò là một tác nhân của sự thay đổi.
4.3.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS
Về thái độ liên quan tới LCGTTS, đã có sự thay đổi rõ rệt ở cả hai địa bàn đánh
giá khi so sánh trước và sau can thiệp (p<0,05), tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ khi so sánh hai tỉnh. Điều này có thể giải thích
do tâm lý ưa thích con trai vẫn phổ biến và thời gian can thiệp vẫn còn quá ngắn để
thay đổi được nhận thức và thái độ đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân. Thái độ con
trai là người nối dõi và vai trò thờ cúng tổ tiên và các nghi thức tâm linh khác như cúng
giỗ, ma chay vẫn chưa có thay đổi đáng kể.
Về người quyết định chính về KHHGĐ và các vấn đề SKSS, đánh giá sau can
thiệp không chỉ ra được sự khác biệt giữa hai tỉnh (p>0,05). Tuy nhiên, có khác biệt có
ý nghĩa thống kê trong phân bổ tỷ lệ người ra quyết định chính là người chồng so với
tỷ lệ người ra quyết định chính là người vợ tại tỉnh Hải Dương trong đó tỷ lệ vợ ra
quyết định là cao hơn (14,0% so với 10,2%). Dù tỷ lệ cùng ra quyết định không thay

133
đổi và tương tự như các nghiên cứu khác [93], chúng tôi cho rằng đây vẫn là một kết
quả đáng khích lệ cho thấy sự chủ động hơn của phụ nữ trong việc ra quyết định về
CSSKSS và KHHGĐ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo các chương trình tiếp theo cần
tiếp tục tăng cường việc trao đổi giữa vợ và chồng về KHHGĐ và SKSS do điều này sẽ
giúp tăng sử dụng các dịch vụ có liên quan.
Về mong muốn có con trai/con gái, đánh giá sau can thiệp cho thấy không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ số đối tượng (khoảng 1/2) ở cả 2 tỉnh, vẫn
mong muốn phải có ít nhất một con trai hoặc một con gái (p>0,05). Khi so sánh trong
từng tỉnh, mong muốn phải có ít nhất con trai hoặc con gái đều giảm có ý nghĩa thống
kê trong đánh giá sau can thiệp (p<0,05), dù kết quả vẫn cho thấy bằng chứng về áp lực
văn hoá-xã hội đối với các cặp vợ chồng nhất thiết phải có ít nhất một con trai. Đánh
giá sau can thiệp cũng cho thấy cho tỷ lệ thấp hơn số đối tượng mong muốn có con trai
khi so sánh với nghiên cứu khác được tiến hành tại huyện Chí Linh, Hải Dương (1/2 so
với 2/3 số đối tượng [92]. Trên thực tế, nhiều phụ nữ nói rằng họ muốn có con trai để
làm vừa lòng chồng và cha mẹ chồng. Các nghiên cứu cho thấy thích có con trai có thể
dẫn đến việc đối xử bất công đối với vợ và chồng. Cặp vợ chồng không có con trai có
thể phải chịu đựng những định kiến của xã hội như không có con trai được coi là một
người đàn ông thất bại và họ có thể bị phân biệt đối xử bởi bạn bè và đồng nghiệp của
họ, thậm chí cả quan hệ của họ. Ví dụ, khi xây dựng một ngôi nhà mới, những gia đình
không có con trai thường được ví như xây nhà để "làm từ thiện" bởi vì họ không có
người thừa kế chính thức và tài sản chỉ được truyền cho con rể của họ [86]. Tuy nhiên,
trong đánh giá sau can thiệp của chúng tôi, rất ít đối tượng có các thái độ tiêu cực với
việc không có con trai như “Đàn ông không có con trai ấy là một người bố không hoàn
thành nghĩa vụ” (5,8%) hoặc “Xem thường đàn ông mà không có con trai” (2,5%). Vì
vậy, sau can thiệp, dù mong muốn có con trai vẫn là một ưu tiên nhưng không còn
chiếm ưu thế, các cặp vợ chồng mong muốn có cả con trai và con gái như các cụ xưa
vẫn nói “có nếp, có tẻ”.

134
Về lý do cần có con trai, tương tự như mong muốn có con trai/con gái, đánh giá
sau can thiệp không cho thấy khác biệt giữa hai tỉnh với văn hóa và tôn giáo, đều coi
có con trai để nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên vẫn là lý do quan trọng nhất.
Về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái, tương tự như thái độ về bình
đẳng giới, có thay đổi tích cực trong thái độ về vai trò và trách nhiệm ở cả hai tỉnh khi
so sánh trước và sau can thiệp. Ví dụ, quan niệm “con trai là cần thiết chăm lo mồ mả
và thờ cúng” hay “giúp đỡ của con gái khi ốm đau, tuổi già là đủ” đã giảm có ý nghĩa
thống kê ở cả hai tỉnh. Tuy vậy, định kiến của người dân trong quan điểm, thái độ về
vai trò của con trai, con gái trong gia đình vẫn còn rất sâu sắc. Nhiều người vẫn giữ
quan điểm con trai là trụ cột kinh tế và chỗ dựa cho bố mẹ khi ốm đau tuổi già. Khi
được hỏi về sự khác nhau về vai trò và trách nhiệm giữa con trai và con gái trong gia
đình, trong cộng đồng và trong công việc, và liệu rằng các vai trò này có thể được hoán
đổi giữa nam giới và nữ giới không, phần đông số người tham gia trong các cuộc
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đều cho rằng nam giới và nữ giới có thể hoán đổi vai
trò cho nhau nhưng không hoàn toàn. Ngày nay, phụ nữ có thể đảm nhiệm một số trách
nhiệm của đàn ông như kiếm tiền, làm các công việc nặng, đàn ông có thể làm các
công việc của phụ nữ như làm việc nhà và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, việc chuyển
biến từ ý nghĩ thành hành động đòi hỏi phải có thời gian và tác động từ bên ngoài [79],
[108]. Đây cũng là một điểm cần lưu ý trong các chính sách thúc đẩy bình đẳng nam
nữ. Giải phóng phụ nữ là một chủ đề quan trọng trong các chính sách, chương trình
khác nhau. Tuy nhiên, các nỗ lực này một mặt ủng hộ phụ nữ tiếp cận các công việc
ngoài phạm vi gia đình để có thu nhập và vị thế trong xã hội, mặt khác lại gây áp lực
lớn đối với bản thân họ về việc tiếp tục đảm nhận các vai trò truyền thống trong gia
đình [112].
4.3.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS
Vẫn còn một số người dân tìm hiểu các thông tin liên quan đến sinh con trai
(>15% ở cả hai tỉnh) cũng như thực hành để có được con trai (khoảng 5% số những

135
người tìm hiểu thông tin ở cả hai tỉnh). Trong đánh giá sau can thiệp, tỷ lệ người đồng
ý với “Phá thai bởi vì bào thai là nữ” có sự giảm mạnh có ý nghĩa thống kê so với
trước can thiệp tại cả hai tỉnh (tại Hải Dương giảm từ 6,1% xuống còn 4,2%, p<0,05;
tại Hà Nam giảm từ 2,0% xuống còn 1,1%, p<0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ người đồng ý tại
Hải Dương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với Hà Nam, 4,2% > 1,1%, p<0,05. Điều
này có thể lý giải được là do tỷ lệ người đồng ý với “Phá thai bởi vì bào thai là nữ”
trong đánh giá trước can thiệp tại tỉnh Hải Dương đã cao hơn rất nhiều so với tỉnh Hà
Nam.
Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong các câu hỏi liên quan
đến hành vi liên quan đến sinh con trai của người dân tại hai tỉnh. Đánh giá sau can
thiệp cũng phát hiện một lý do khá mới của việc mong muốn sinh nhiều hơn một con
trai, đó là sinh dự phòng, bởi vì xã hội hiện đại theo quan điểm của người dân hiện nay
là tiềm ẩn nhiều rủi ro (tai nạn xe máy, nghiện hút, chết đuối v.v…). Do vậy, càng có
nhiều con trai thì càng an toàn hơn.
Những truyền thống ăn sâu bén rễ như vậy đã đè nặng sức ép lên người phụ nữ,
với trách nhiệm sinh con đẻ cái, vô hình chung đã ảnh hưởng lên địa vị kinh tế - xã hội
nói chung của họ. Các cặp vợ chồng thực hành lựa chọn giới tính theo nhiều cách khác
nhau như ăn kiêng, siêu âm để biết giới tính thai nhi và phá thai nếu là con gái. Tuy
nhiên, rất khó để thu thập bằng chứng về thực hành lựa chọn giới tính trên quy mô
rộng.
Ở Việt Nam, theo kết quả Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ năm 2011,
TSGTKS qua các lần sinh lần lượt là: lần sinh thứ nhất - 109,7; lần sinh thứ hai - 111,9;
lần sinh thứ 3 trở lên - 119,7. Như vậy, MCBTSGTKS xảy ra ngay từ lần sinh thứ nhất
[48]. Nhiều nghiên cứu khuyến cáo rằng một số cặp vợ chồng có thể đã thực hiện
LCGTTS ngay trong lần mang thai thứ nhất [40], [78]. Tỷ lệ này chứng minh tính
nghiêm trọng khi TSGTKS cao ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng Trung du và miền núi
phía Bắc (116,1) và Đồng bằng sông Hồng (118,0) [51].

136
Nếu như tâm lý mong muốn có con trai là điều kiện “cần” thì việc áp dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ trong y học lại là điều kiện “đủ” dẫn đến thực trạng
MCBTSGTKS ở Việt Nam hiện nay. Nói cách khác, chỉ khi có sự kết hợp hai điều
kiện này mới xảy ra tình trạng MCBTSGTKS cao. Theo kết quả Điều tra biến động
Dân số và KHHGĐ năm 2013, hơn 95% phụ nữ sử dụng dịch vụ khám thai trong lần
mang thai gần nhất, trung bình một phụ nữ khám thai 4,7 lần và 47% phụ nữ mang thai
khám thai hơn 4 lần. Phụ nữ có trình độ đại học có số lần khám thai cao nhất (6 lần)
[78]. Bên cạnh đó, các dịch vụ phá thai ở Việt Nam là hợp pháp và là một phần nội
dung của chương trình SKSS được tiếp cận rộng rãi, có chi phí thấp nên hầu hết mọi
phụ nữ đều có thể chi trả được cũng là nhân tố “hỗ trợ” khá lớn cho hành vi LCGTTS
[77].
Mặc dù còn đối mặt với những thách thức, trở ngại này nhưng trong những năm
gần đây, TSGTKS ở Hải Dương đều đạt năm sau giảm so với năm trước. Mức giảm
không thể mạnh ngay, nhưng đã cho thấy có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tích
cực và bền vững. Theo kết quả Tổng điều tra dân số 2009, TSGTKS của tỉnh Hải
Dương là 120,3 (tỉ lệ chung của cả nước là 110,5/100). Đến năm 2013, TSGTKS của
Hải Dương là 118; đến năm 2016, giảm xuống còn 116,4 [9]. Trong khi đó, TSGTKS
của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn ở mức rất cao và dao động khá mạnh
trong giai đoạn 2013-2016. TSGTKS của Hà Nam duy trì ở ngưỡng 109 năm 2013 và
2014, nhưng có xu hướng tăng lại trong các năm 2015, 2016 (Hình 4.1).

137
TSGTKS qua các năm 2013-2016
126 124.6

124

122 120.7

120
118 118
118 117
116.4
116
113.8 113.7
114 112.8
112.2
112
112.7
110 109 109 112.5
112.2
108
2013 2014 2015 2016

Cả nước Đồng bằng sông Hồng Hải Dương Hà Nam

Hình 4.1. TSGTKS qua các năm 2013-2016 [54]


Như vậy, kết quả thay đổi hành vi về LCGTTS có thể quan sát thấy phần nào ở
xu thế giảm dần đều của TSGTKS ở Hải Dương. Có thể thấy đây chính là kết quả của
các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực cũng như sự vào cuộc tích cực của
chính quyền với sự tham gia của nhiều bên ở Hải Dương cùng sự hỗ trợ, đóng góp của
UNFPA trong thời gian qua.
4.4. Hiệu quả của chương trình can thiệp
4.4.1. Về khung lý thuyết của nghiên cứu
Khung lý thuyết của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên sự kết hợp của mô
hình lý thuyết Ecological Model và khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto. Khung
lý thuyết của nghiên cứu đã kết hợp được thế mạnh của các mô hình và khung lý thuyết
nêu trên. Khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto giúp phân tích ba nhóm nguyên
nhân chính dẫn đến hành vi LCGTTS: 1) Sự ưa thích con trai; 2) Mức sinh thấp và 3)
Xác định giới tính trước sinh. Trong khi đó mô hình Ecological Model nhấn mạnh đến
các mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều các yếu tố khác nhau, chú trọng tới tầm quan
138
trọng của các can thiệp nhằm thay đổi các yếu tố liên quan đến giữa các cá nhân, thể
chế/tổ chức, cộng đồng và chính sách công. Nhờ đó, khung lý thuyết của nghiên cứu
này giúp phân tích một cách hiệu quả các biến liên quan đến kiến thức, thái độ và hành
vi của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; sức ép của gia đình, họ tộc phải sinh con
trai; vấn đề giới; ưa thích con trai; vai trò và vị thế của nam giới/phụ nữ trong gia đình,
xã hội; hiệu lực của các chính sách phòng chống LCGTTS. Để các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ có hành vi đúng đắn không thực hiện LCGTTS đòi hỏi có tác động và
phối hợp của nhiều yếu tố từ cấp cá nhân, gia đình, cộng đồng đến xã hội.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không đưa nhóm nguyên nhân Mức sinh thấp
vào phân tích và xây dựng can thiệp vì yếu tố này liên quan nhiều đến chính sách vĩ
mô, đồng thời nếu triển khai can thiệp sẽ đòi hỏi thời gian rất dài mới tạo được sự
chuyển biến.
Khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto đã được sử dụng ở nhiều nghiên
cứu phân tích về các nguyên nhân dẫn đến LCGTTS [11]. Trong nghiên cứu tại tỉnh
Hải Dương, khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto đã chứng minh càng hiệu quả
hơn trong phân tích kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS khi kết hợp với mô hình
lý thuyết Ecological Model. Đây là có thể là bước đi ban đầu mang tính gợi mở để các
nghiên cứu sau có thể xem xét sử dụng Khung lý thuyết kết hợp như của nghiên cứu
này nhằm mở rộng các biến nghiên cứu, khai thác thêm các yếu tố liên quan đến
LCGTTS…
4.4.2. Về hoạt động can thiệp
Trên cơ sở khung lý thuyết của nghiên cứu và kết quả điều tra trước can thiệp,
chương trình can thiệp phòng chống LCGTTS tại các địa bàn can thiệp của tỉnh Hải
Dương đã được thiết kế hướng tới nhóm đối tượng đích là các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ (18-40). Một số can thiệp tác động tới các cặp vợ chồng qua đối tượng trung
gian như cha mẹ của chồng/vợ, người lớn tuổi trong gia đình, chức sắc tôn giáo, trưởng
thôn, trưởng dòng họ, con cái (học sinh)… Các hoạt động can thiệp phòng chống

139
LCGTTS nhằm giảm thiểu MCBTSGTKS được triển khai theo ba nhóm: Tuyên truyền
vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi; tăng cường tuân thủ pháp luật; nâng cao vị
thế của phụ nữ và bé gái.

Các hoạt động tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi được triển
khai từ cấp tỉnh tới cơ sở thông qua nhiều kênh khác nhau hướng tới nhóm đối tượng
chính là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy
các hoạt động can tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi mang lại hiệu
quả cao. Hiểu biết của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và người dân về LCGTTS
tại tỉnh can thiệp cao hơn nhiều so với đầu kì và so với tỉnh đối chứng.

Các hoạt động tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng khác
nhau về các nội dung liên quan đến LCGTTS, MCBTSGTKS đã giúp hình thành đội ngũ
giảng viên nòng cốt, cán bộ tuyên truyền của các ban ngành, giáo viên, phóng viên, cán
bộ dân số, y tế... phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của chương trình can
thiệp tại cơ sở.

Các hoạt động như hội họp, tọa đàm, sinh hoạt CLB cung cấp thông tin rất hiệu
quả đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và người dân trong cộng đồng. Đây là
các hoạt động vừa được thiết kế mới và vừa được lồng ghép vào chương trình hoạt
động sẵn có của các tổ chức đoàn thể như HPN, HND, HNCT, HCCB. Các hình thức
hoạt động này giúp người tham gia cảm thấy gần gũi, thân thiện, dễ trao đổi những vấn
đề tế nhị, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến SKSS hay LCGTTS.

Tư vấn trực tiếp của các bác sĩ, cán bộ y tế tại các cơ sở y tế cũng là nguồn
thông tin quan trọng liên quan đến LCGTTS đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ và người dân. Kênh thông tin này là điểm sáng của chương trình can thiệp. Các
bác sĩ đã được tập huấn và tạo điều kiện để có thể dành thời gian tư vấn cho các cặp vợ
chồng, cung cấp cho họ những thông tin hữu ích để chăm sóc cho thai nhi, đồng thời
cam kết không tiếp tay cho hành vi LCGTTN. Tuy nhiên, đối với cán bộ y tế và phụ nữ

140
mang thai, cần được tuyên truyền rõ hơn về quyền được sử dụng dịch vụ siêu âm vì
mục đích chăm sóc sức khỏe cho thai nhi và vấn đề lạm dụng công nghệ để xác định
giới tính thai nhi.

Việc thu hút trưởng các dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng và chức sắc
tôn giáo trong việc giải quyết vấn đề LCGTTS có ý nghĩa quan trọng trong công tác
truyền thông tại tỉnh Hải Dương. Khi bản thân họ thay đổi được quan niệm cũ và ủng
hộ những cách nghĩ mới về BĐG, không LCGTTS thì rất thuận lợi cho việc thay đổi
hành vi của các cặp vợ chồng, hơn nữa các cặp vợ chồng cũng không phải chịu sức ép
phải sinh con trai để nối dõi tông đường của chính những người trong dòng tộc. Đây là
cách tiếp cận hiệu quả có thể xem xét nhân rộng ở các địa bàn khác. Tuy nhiên, trên
thực tế việc huy động trưởng các dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng và chức sắc
tôn giáo để họ ủng hộ và trở thành nhân tố tích cực trong vận động họ hàng và cộng
đồng không thực hiện LCGTTS hoàn toàn không dễ dàng vì phần lớn trong số họ đã có
tuổi và khó thay đổi được cách suy nghĩ cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Các sự kiện như chương trình giao lưu nghệ thuật “Vì nòi giống Việt không
LCGTTN” hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái, mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày
Dân số Thế giới, chiến dịch đặc biệt cho trẻ em gái tại cộng đồng, diễn các vở kịch
đường phố, chương trình chiếu video, hội chợ làng, các cuộc thi tài năng, trò chơi
tương tác, trao đổi, thảo luận... đều tập trung vào việc đề cao vị thế và vai trò của bé
gái, phụ nữ trong xã hội, qua đó kêu gọi, vận đồng cộng đồng chung tay phòng chống
LCGTTS. Các hình thức hoạt động này dễ tạo được phong trào và hình thành được nếp
nghĩ tích cực về các vấn đề BĐG, không LCGTTS.

Việc rà soát, sửa đổi hương ước, quy ước làng, khu dân cư để loại bỏ các nội
dung khuyến khích sinh con trai và lồng ghép nội dung về BĐG, phòng chống
LCGTTS là những hoạt động thiết thực vì trên thực tế nhiều cặp vợ chồng không muốn
phá thai hoặc sinh thêm con để có con trai nhưng do bị ràng buộc bởi các quy định
trong hương ước, quy ước nên vẫn bắt buộc phải tuân theo.
141
Các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về vấn đề LCGTTS và MCBTSGTKS ở
một số trường trung học phổ thông đã được triển khai. Những đối tượng trẻ dễ dàng
chấp nhận những tư tưởng mới, tiến bộ nếu được tuyên truyền, thuyết phục một cách
phù hợp. Do vậy, các hoạt động ngoại khóa là cách tiếp cận phù hợp nhằm tuyên truyền
cho học sinh hiểu biết về các vấn đề BĐG, LCGTTS và MCBTSGTKS đẻ các em hình
thành suy nghĩ tích cực về các vấn đề như không nhất thiết phải có con trai nối dõi tông
đường, con trai hay con gái đều có thể thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, với những hiểu biết
của mình về hệ lụy của LCGTTS các em có thể tạo những tác động tích cực tới cha mẹ,
ông bà về các vấn đề này tại gia đình.

Sản xuất và cung cấp các sản phẩm truyền thông là điểm nổi bật của chương
trình can thiệp tại Hải Dương. Các sản phẩm rất đa dạng về chủng loại như tờ rơi, sách
gập, áp phích, đĩa VCD, DVD, các tài liệu hỏi đáp về các vấn đề LCGTTS và
MCBTSGTKS, đặc biệt tài liệu “Bác sĩ vì trẻ em gái” về vai trò trách nhiệm của cán bộ
y tế đối với vấn đề LCGTTS và đĩa DVD ghi các bài giảng của các chức sắc tôn giáo
về hậu quả của LCGTTS là những sản phẩm rất hữu ích cho công tác truyền thông.

Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy tuy các hoạt động can thiệp đã đạt được
những kết quả nhất định, đặc biệt trong việc nâng cao hiểu biết của người dân về vấn
đề LCGTTS và MCBTSGTKS nhưng vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện.

Tỷ lệ người tiếp cận thông tin tại Hải Dương từ truyền thông đại chúng như báo,
đài phát thanh và truyền hình, loa phát thanh và internet còn chưa cao. Lý do chính là
nội dung của các bài báo, phóng sự, tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng
vẫn chưa thực sự hấp dẫn người đọc và người xem, còn khô khan, thiếu thuyết phục.
Cần cải thiện nhiều về nội dung để phương tiện truyền thông đại chúng trở thành kênh
thông tin thường xuyên và quan trọng đến với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
và người dân tại cộng đồng. Các thông điệp tích cực thông qua các kênh truyền thông
đại chúng được chuyển tải thường xuyên sẽ giúp thay đổi dần được nếp nghĩ ưa thích
con trai đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
142
Sinh hoạt của các CLB chủ yếu thu hút phụ nữ tham gia, nam giới ngại tham
gia vì chủ đề trao đổi thường về gia đình, chăm sóc con cái, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, KHHGĐ, LCGTTS… Các CLB cần đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, đưa các
nội dung hấp dẫn cả nam giới tham gia để họ hiểu được về trách nhiệm của họ đối với
việc phòng chống LCGTTS.

Trong chương trình can thiệp đã tổ chức hội nghị biểu dương cho các gia đình
sinh con một bề là gái có cuộc sống ấm no, hạnh phúc góp phần nâng cao nhận thức
của cộng đồng về vai trò và giá trị của trẻ em gái. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai và
từ góc độ BĐG, chúng tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ khi triển khai hoạt động này vì hỗ
trợ cho các trẻ em gái như vậy có thể vô tình đã vi phạm nguyên tắc BĐG. Thay vì đó
nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các bé gái học tập, đào tạo nghề và tạo việc làm.

4.4.3. Về hiệu quả của chương trình can thiệp


Kết quả nổi bật của chương trình can thiệp là TSGTKS tại tỉnh Hải Dương đã
giảm dần trong giai đoạn can thiệp 2013-2016. Trong khi đó, TSGTKS tại địa bàn đối
chứng là tỉnh Hà Nam lại có xu hướng tăng trong cùng giai đoạn.
Chương trình can thiệp cũng đem lại kết quả rất tích cực trong việc nâng cao
hiểu biết của người dân về LCGTTS và MCBTSGTKS tại địa bàn tỉnh can thiệp khi so
với tỉnh đối chứng. Khác biệt trong kiến thức, nhận thức, hiểu biết pháp luật của người
dân và cán bộ ở Hải Dương là nhờ các hoạt động truyền thông rộng khắp và hiệu quả
chương trình can thiệp. Các biện pháp truyền thông là một trong những biện pháp phổ
biến và hiệu quả nhất được các quốc gia có tình trạng LCGTTS sử dụng [89].
Khi so sánh trước và sau can thiệp, chương trình can thiệp tại tỉnh Hải Dương đã
đem lại những thay đổi tích cực liên quan đến thái độ về BĐG và LCGTTS; tỷ lệ cả hai
vợ chồng cùng quyết định về KHHGĐ và các vấn đề SKSS tăng cao; lý do cần có con
trai để nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên đã giảm; có thay đổi tích cực trong thái
độ về vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái trong gia đình, cũng như thái độ
đối với những gia đình không có con trai.... Tuy nhiên, khi so sánh những thay đổi ở
143
tỉnh Hải Dương với tỉnh Hà Nam thì thay đổi của một số nội dung không khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Đánh giá sau can thiệp cũng cho thấy cả ở hai tỉnh có một số người dân tìm hiểu
thông tin liên quan đến sinh con trai và 1/3 trong số đó thực hành để có được con trai.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh về hành vi liên quan đến
LCGTTS ở hai tỉnh. Thay đổi hành vi là điều khó đạt được hơn so với thái độ và nhận
thức. Việc tìm hiểu các biện pháp để sinh được con trai là phổ biến ở Hải Dương. Kết
quả thay đổi hành vi có thể quan sát thấy phần nào ở xu thế giảm của TSGTKS.
Dù chưa đủ dữ liệu đo lường những thay đổi về hành vi song với những kết quả
về thay đổi của kiến thức và thái độ, nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng khoa
học và thực tiễn làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các hoạt động can thiệp có hiệu
quả tại các địa phương có TSGTKS cao khác trong cả nước nhằm nâng cao kiến thức,
thay đổi thái độ và hành vi về LCGTTS.

Chúng tôi cho rằng chương trình can thiệp chưa thu được nhiều kết quả như
mong đợi, nhất là thay đổi rõ rệt về hành vi vì thời gian can thiệp ngắn chưa đủ để thay
đổi nếp nghĩ về việc phải có con trai để nối dõi tông đường vốn đã ăn sâu, bén dễ hàng
nghìn năm trong nhân dân. Việc thay đổi nhận thức, quan điểm, thái độ ưa thích con
trai và hành vi liên quan tới LCGTTS sẽ đòi hỏi nỗ lực liên tục trong thời gian dài hơn
nữa. Kết quả của một số nghiên cứu tại Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cho thấy cần có
thời gian đủ dài để tạo được sự thay đổi trong cách nghĩ và quan niệm về có con trai
của người dân [34]. TSGTKS chỉ có thể giảm khi tâm lý ưa thích con trai giảm đi.
Những nghiên cứu về gia đình phụ hệ và tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam vẫn chưa
đầy đủ, đặc biệt khi niềm tin và giá trị xã hội đang thay đổi nhanh chóng cùng với sự
thay đổi của kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Trong tương lai cần thêm các nghiên
cứu về tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy sự thay đổi này.
Cơ hội bình đẳng về giáo dục và việc làm, nâng cao địa vị kinh tế - xã hội cho
phụ nữ và trẻ em gái là những giải pháp được khuyến cáo giúp phòng chống LCGTTS

144
ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Hàn Quốc [72], [74], [114]. Trong chương
trình can thiệp tại Hải Dương, một số can thiệp theo hướng này đã được triển khai
nhưng còn rất ít và chưa đủ mạnh. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do làm hạn
chế phần nào hiệu quả của chương trình can thiệp. Trong tương lai khi xây dựng và
triển khai các can thiệp phòng chống LCGTTS cần chú trọng tới các hoạt động nâng
cao vị thế và vai trò của phụ nữ và trẻ em gái.

4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

4.5.1. Những điểm mới và ưu điểm của nghiên cứu


Nghiên cứu sinh đã xây dựng Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên sự
kết hợp khung lý thuyết của Christope Z. Guilmoto về các nguyên nhân dẫn đến hành
vi LCGTTS và mô hình lý thuyết Ecological Model. Khung lý thuyết mới phân tích
kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS với cách tiếp cận cả theo chiều dọc là các cấp
độ chủ thể (cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội) và chiều ngang là các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi (chính sách KHHGĐ hạn chế số con, quan niệm truyền thống ưa
thích con trai, tiếp cận dễ dàng tới công nghệ lựa chọn giới tính).
Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan của một số nước và Việt Nam trước đây,
đồng thời dựa vào hoàn cảnh cụ thể tại địa bàn tại tỉnh Hải Dương, nghiên cứu sinh đã
xây dựng danh mục các biến nghiên cứu phù hợp cho từng nội dung kiến thức, thái độ,
hành vi về LCGTTS (bộ tiêu chí đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS). Các
biến nghiên cứu này giúp thu thập, phân tích và hiểu sâu các thông tin và số liệu về
kiến thức, thái độ, thực hành về LCGTTS tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu đã chứng
minh tính thực tiễn ứng dụng của bộ tiêu chí đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về
LCGTTS và kiểm định phương pháp thực nghiệm y học cộng đồng can thiệp về kiến
thức, thái độ, hành vi đối với LCGTTS.
Bộ công cụ nghiên cứu định lượng được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội
dung phù hợp của hai bộ công cụ gồm: 1) Bảng hỏi nghiên cứu đa quốc gia về sức

145
khỏe phụ nữ và bạo lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới và 2) Bộ đánh giá về bình
đẳng giới (GEM Scale) của Pulerwitz, Julie và Gary Barker. Bộ công cụ của nghiên
cứu được xây dựng khoa học với việc tính đến các đặc điểm về văn hóa, truyền thống
của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Chương trình can thiệp được xây dựng phù hợp với đặc thù của địa bàn can thiệp
trên cơ sở các bằng chứng của đánh giá trước can thiệp cung cấp, đó là tính gắn kết của
cộng đồng với nhiều hoạt động sinh hoạt chung; các cộng đồng, dòng họ có hương ước,
quy ước với những nội dung về sinh con, trách nhiệm của con trai; mạng lưới cộng tác
viên dân số hoạt động hiệu quả; nhiều hình thức CLB của HPN, HND, HNCT đã được
triển khai; hệ thống loa của xã, phường là kênh thông tin hiệu quả tại cộng đồng...
Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế đánh giá trước và sau can thiệp có nhóm chứng, do
vậy, đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng hơn về hiệu quả của các can thiệp so với
những nghiên cứu trước đây không so sánh trước và sau can thiệp, không có nhóm chứng.
Nhiều hoạt động can thiệp nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và nhân dân ở địa bàn can thiệp. Các hoạt động
đã thực sự mang lại thay đổi đáng kể về hiểu biết, phần nào thay đổi thái độ và hành vi
của người dân về LCGTTS.
Đây là một nghiên cứu đóng góp minh chứng về nhiều khía cạnh cho khuyến
nghị chính sách phòng chống LCGTTS nhằm kiểm soát MCBTSGTKS, trong đó có
khía cạnh về truyền thống văn hoá, tôn giáo, khía cạnh về kỹ thuật y tế hiện đại...
Kết quả và bài học của chương trình can thiệp tại Hải Dương có thể sử dụng
nhân rộng trong chương trình, đề án phòng chống lựa chọn giới tính thai nhi và kiểm
soát MCBTSGTKS tại các địa phương có TSGTKS cao trong cả nước.
4.5.2. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này không đưa biến “mức sinh thấp “ hay “chính sách hạn chế số
con” vào xem xét nên có thể phần nào ảnh hưởng đến phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi LTGTTS. Ngoài ra, có một số yếu tố về văn hóa chưa thể can thiệp nên
146
có thể phần nào hạn chế đến hiệu quả của chương trình can thiệp. Các nghiên cứu sau
này cần xem xét đưa các nội dung trên vào nghiên cứu để phân tích sâu sắc thêm các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi LTGTTS và nâng cao hiệu quả các can thiệp.
Đây là một nghiên cứu được thiết kế gồm đánh giá trước và sau can thiệp với
khó khăn rất lớn trong đánh giá đầu ra hoạt động liên quan đến hành vi LCGTTS. Rất
khó để thu thập bằng chứng về hành vi LCGTTS trên quy mô rộng. Trả lời về việc
thực hiện hành vi LCGTTS là rất nhạy cảm. Phụ nữ ít khi chấp nhận nói thật về hành
vi này dù đã thực hiện trên thực tế. Để khắc phục vấn đề này trong đánh giá sau can
thiệp đã bổ sung một số câu hỏi về hành vi LCGTTS của những người xung quanh
khác để nắm bắt thêm thông tin về vấn đề này.
Trong quá trình triển khai các can thiệp tại thành phố Hải Dương và huyện
Thanh Miện từ năm 2013 đến 2016 thì vẫn có một số hoạt động truyền thông về ngăn
chặn LCGTTS và giảm thiểu MCBTSGTKS của “Đề án can thiệp giảm thiểu
MCBTSGTKS trong năm 2011-2015” với nguồn kinh phí từ Chương trình Mục tiêu
Quốc gia được triển khai. Đề án này dù chỉ có ngân sách hạn hẹp nhưng các hoạt động
truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng phủ trên quy mô cả nước vẫn có tác
động nhất định đến nhận thức, hành vi của các nhóm đối tượng tại địa bàn can thiệp và
địa bàn đối chứng. Do vậy, rất khó để tách biệt hiệu quả của từng chương trình, từng
nhóm giải pháp can thiệp.
Điều tra thực địa sau can thiệp được thực hiện vào tháng 7/2016, đây là thời
điểm kết thúc vụ lúa xuân và bắt đầu vào vụ lúa hè thu của nông dân vùng đồng bằng
sông Hồng. Do vậy, việc tiếp cận các cặp vợ chồng là đối tượng nghiên cứu ở khu vực
nông thôn phục vụ cho điều tra gặp nhiều khó khăn và ở nhiều hộ gia đình chỉ gặp
được người vợ để phỏng vấn.

147
KẾT LUẬN

1. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ trước can thiệp

1.1. Kiến thức về LCGTTS và MCBTSGTKS trong đánh giá trước can thiệp

- Đa số đối tượng phỏng vấn (khoảng 85%) ở cả hai tỉnh có hiểu biết khá tốt về
hậu quả của LCGTTS và MCBTSGTKS, nhưng vẫn còn có tới 1/3 số đối tượng không
biết phá thai vì mục đích LCGTTN là vi phạm pháp luật.

1.2. Thái độ về LCGTTS

- Phần lớn đối tượng nghiên cứu phản đối bất BĐG, tuy nhiên, vẫn còn có thái
độ phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong một số quan niệm tại hai tỉnh.

- Phần lớn cả hai vợ chồng cùng ra quyết định về KHHGĐ và các vấn đề SKSS
(tương ứng ở Hải Dương và Hà Nam là 68,8%, 72,5%); người chồng ra quyết định chính
tương ứng là 17,8% và 17,5%; người vợ ra quyết định chính, tương ứng là 9,3% và 7,8%.

- Lý do quan trọng nhất phải có con trai là văn hóa và tôn giáo (49,3% tại Hải
Dương và 46,5% tại Hà Nam). Lý do sức ép và định kiến xã hội thấp (<9%) ở cả hai tỉnh.

- Thái độ khá giống nhau về vai trò và trách nhiệm của con trai/con gái tại hai
tỉnh: Vai trò của con trai chăm sóc cha mẹ khi về già (76,8% ở Hải Dương và 81,0% ở
Hà Nam); lao động chính (tương ứng là 62,0% và 39,0%); đóng góp tài chính nhiều
hơn (49,0% và 54,5%) và chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên (91,3% và 95,5%). Khoảng
1/2 số đối tượng cho rằng con trai nên được thừa kế nhiều hơn con gái.

- Hơn 1/2 số đối tượng cho rằng phải có ít nhất một con trai (57,8% tại Hải Dương
và 68,3% tại Hà Nam) và phải có ít nhất một con gái, tương ứng là 58,8% và 65,0%.

148
1.3. Hành vi LCGTTS trong đánh giá trước can thiệp

- Có một phần nhỏ các đối tượng nói sẽ phá thai lựa chọn giới tính nếu đã có
con đầu là nữ (6,1% tại Hải Dương và 2,0% tại Hà Nam).

2. Kiến thức, thái độ, hành vi về LCGTTS của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ sau can thiệp

Sau khi thực hiện can thiệp, các chỉ báo ở Hải Dương - địa bàn nhận can thiệp,
đều tốt hơn so với trước khi can thiệp và nhiều chỉ báo tốt hơn so với Hà Nam - địa bàn
đối chứng. Dưới đây là một số kết quả cụ thể:
2.1. Thay đổi kiến thức về LCGTTS

- Các đối tượng tại Hải Dương có kiến thức tốt hơn về LCGTTS và
MCBTSGTKS so với các đối tượng ở Hà Nam (78,4% > 70,1%).
- Tỷ lệ các đối tượng có hiểu biết về “Các quy định cụ thể về nghiêm cấm
LCGTTS” ở Hải Dương cao hơn Hà Nam (39,8% > 14,1%). Kiến thức liên quan đến
“quy định trong hương ước về việc có con trai và quy định của dòng họ về sinh con trai”
ở Hải Dương cũng tốt hơn Hà Nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- So với Hà Nam thì các đối tượng khảo sát ở Hải Dương biết được nhiều hơn
các quy định về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến LCGTTS (p<0,05).
- Tỷ lệ hiểu biết về phá thai vì mục đích LCGTTN là vi phạm pháp luật tăng
mạnh từ 68,8% lên 86,3% tại Hải Dương so với đầu kỳ.

2.2. Thay đổi thái độ về LCGTTS

- Đã có sự thay đổi rõ rệt liên quan đến thái độ về BĐG ở cả hai địa bàn, đặc
biệt tại Hải Dương, tỉ lệ người cho rằng “Nam giới nên được đi học cao hơn nữ giới”
đã giảm từ 46,0% xuống còn 19,9% (p<0,0001).

149
- Tại Hải Dương tỷ lệ người chồng ra quyết định chính giảm và tỷ lệ người vợ ra
quyết định chính tăng có ý nghĩa ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi đó, các tỷ lệ này
không có thay đổi giữa trước và sau can thiệp tại Hà Nam.

- Quan niệm “phải có con trai” đã có thay đổi tích cực. Mong muốn có con trai
trong đánh giá sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê tại cả hai tỉnh (p<0,05).

- Lý do cần có con trai để nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên vẫn là lý do quan
trọng nhất và đã giảm có ý nghĩa thống kê, tại Hải Dương giảm từ 83,5% xuống 71,6%.

- Đã có sự thay đổi tích cực về thái độ đối với những gia đình không có con trai.
Tại Hải Dương tỷ lệ đối tượng cho rằng “Đàn ông không có con trai là chưa hoàn thành
nghĩa vụ” giảm mạnh từ 5,8% xuống 1,8%. Quan điểm “Gia đình không có con trai là
kém may mắn” giảm rõ rệt, chỉ còn 14,0% đồng ý ở Hải Dương so với 20,2% ở Hà Nam.

- Về thái độ liên quan tới LCGTTS, có thay đổi tích cực khi so sánh trước và
sau can thiệp tại từng tỉnh.

2.3. Thay đổi hành vi về LCGTTS

- Trong đánh giá sau can thiệp, tỷ lệ người đồng ý với “Phá thai bởi vì bào thai
là nữ” có sự giảm mạnh tại cả hai tỉnh, riêng tại Hải Dương giảm từ 6,1% xuống còn
4,2% có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Kết quả thay đổi hành vi về LCGTTS có thể quan sát thấy phần nào ở xu thế
giảm dần của TSGTKS tại tỉnh Hải Dương trong suốt giai đoạn can thiệp 2013-2016.
Trong khi đó, tỷ số này tại địa bàn đối chứng là tỉnh Hà Nam lại có xu hướng tăng.

150
KHUYẾN NGHỊ

Đối với Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế:


- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chương trình can thiệp đã có kết quả trong
việc nâng cao kiến thức và thay đổi thái độ, hành vi của cộng đồng về LCGTTS. Do
vậy, cần chia sẻ và nhân rộng những kết quả và kinh nghiệm từ thực hiện chương trình
từ Hải Dương ra các tỉnh khác có tỷ lệ MCBTSGTKS cao.
Đối với tỉnh Hải Dương:
- Quan niệm về cần có con trai trong gia đình đã hình thành từ rất lâu đời, cho
nên việc thay đổi là khó khăn và lâu dài. Chương trình can thiệp cần phải tiến hành
đồng bộ tới nhiều đối tượng đích, có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và nhiều
bên liên quan: cộng đồng, gia đình, nam, nữ, các cơ quan, đoàn thể chính quyền.
- Các chương trình truyền thông cần được triển khai rộng rãi, hướng tới đối
tượng đích là nam giới, thu hút nam giới tham gia các CLB và có trách nhiệm đối với
các vấn đề BĐG trong gia đình, từ đó không tạo sức ép với vợ phải sinh con trai.
- Các kênh truyền thông phải đa dạng, phong phú. Tài liệu truyền thông cần sinh
động, hấp dẫn, dễ hiểu, chuyển tải các nội dung liên quan nhằm chuyển đổi nhận thức
đã ăn sâu vào suy nghĩ và tiềm thức của người dân về cần có con trai để thờ cúng, ma
chay, nối dõi tông đường. Cần truyền thông để thay đổi nhận thức, nhấn mạnh về vai
trò bình đẳng của nữ và nam trong công việc xã hội cũng như gia đình.
- Đội ngũ thực hiện công tác truyền thông từ ngành dân số, y tế và các ban
ngành, tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương cần phải được đào tạo liên tục để nâng
cao năng lực tư vấn và tuyên truyền về BĐG, không LCGTTS.
- Cần tiếp tục duy trì và kết hợp thanh tra, kiểm tra để việc tuân thủ các quy định
về cấm chẩn đoán giới tính trước sinh tại các cơ sở y tế được thực hiện tốt.

151
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Quốc Anh (2005), "Thực trạng và giải pháp về tỷ số giới tính khi sinh ở
Việt Nam hiện nay", Tạp chí Dân số và Phát triển. 9(54), tr. 17-20.
2. Nguyễn Quốc Anh (2008), Bài học kinh nghiệm và một số gải pháp khuyến
khích về bình đẳng giới góp phần khắc phục mất cân bằng giới tính ở Việt Nam,
Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi
sinh, Hà Nội, tr. 30-37.
3. Nguyễn Quốc Anh (2013), "Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh: Thực trang,
hệ lụy và giải pháp", Tạp chí Dân số và Phát triển. 7(148), tr. 16-21.
4. Bản đồ hành chính (2018), Bản đồ hành chính Hải Dương,
https://bandohanhchinh.wordpress.com/category/b%E1%BA%A3n-d%E1%
BB%93-hanh-chinh-t%E1%BB%89nh-h%E1%BA%A3i-d%C6%B0%
C6%A1ng/, truy cập ngày 9-3-2018.

5. Bộ Y tế (2009), Công văn của Bộ Y tế số 3121/BYT-BMTE ngày 21/5/2009 cấm


việc lạm dụng công nghệ cao cho mục đích lựa chọn giới tính trước sinh.

6. Bộ Y tế (2009), "Hướng dẫn về dự án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới
tính khi sinh.".
7. Branigan Y. (2012), "Khủng hoảng giới tại Trung Quốc", Tạp chí Dân số và
Phát triển. 3(132), tr. 28-31.
8. Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Hải Dương (2016), Báo cáo tổng kết năm về công
tác Dân số-KHHGĐ của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương năm 2016, Hải
Dương.
9. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình Hải Dương (2016), Báo cáo tổng kết
chương trình can thiệp giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh thuộc dự án
VNM8P08 tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2016, Hải Dương.

152
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.
11. Chính phủ (2006), Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.
12. Chính phủ (2010), Quyết định số 2351/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
13. Chính phủ (2011), Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chiến
lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, 2013/QĐ-
TTg.
14. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (2016),
Công việc chăm sóc không được lương: Những vấn đề đặt ra và gợi ý chính
sách cho Việt Nam, UN Women, Hà Nội.
15. Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ và Bộ Lao
động Thương binh Xã hội (2016), Thực tiễn và số liệu về phụ nữ và nam giới ở
Việt Nam 2010-2015, UN Women, Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Cử (2008), "Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thực trạng, nguyên
nhân, hậu quả và giải pháp", Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các
yếu tố ảnh hưởng GTKS, Hà Nội, tr. 10-16.
17. DEPOCEN và UNFPA (2016), Báo cáo cuối kỳ về tình hình Mất cân bằng giới
tính khi sinh tại Hà Nam, UNFPA, Hà Nội, Việt Nam.
18. Đinh Huy Dương (2004), "Tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc", Tạp chí Dân
số và Phát triển. 7(40), tr. 46-49.
19. Đinh Huy Dương, Bùi Thị Thu Hà và Đoàn Thị Thùy Dương (2016), "Quan
điểm về việc cần thiết phải có con trai và một số yếu tố liên quan đến việc có
con trai là út tại Hà Nam và Hải Dương năm 2013", Tạp chí Y học thực hành
12(1030), tr. 204-205.

153
20. Đinh Huy Dương, Bùi Thị Thu Hà, and Đoàn Thị Thùy Dương (2016), "Tỷ số
giới tính khi sinh cao: Thực trạng và một số yếu tố tác động", Tạp chí Y học
thực hành 9(1021), tr. 31-35.
21. Đinh Huy Dương (2017), "Các nhóm giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016", Tạp chí Dân số và
Phát triển, 1(189), tr. 19-22.
22. Đinh Huy Dương (2017), "Thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi sau can thiệp
giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Khảo sát tại Hải Dương ", Tạp chí
Dân số và Phát triển, 10(198), tr. 21-26
23. Lương Quang Đảng (2010), "Giới trẻ Ấn Độ lên tiếng về tình trạng loại bỏ thai
nhi để lựa chọn giới tính khi sinh", Tạp chí Dân số và Phát triển. 3(108), tr. 33.
24. Lương Quang Đảng (2011), "Ưa thích con trai và giới tính khi sinh của Ấn Độ
qua điều tra sức khỏe gia đình quốc gia", Tạp chí Dân số và Phát triển. 10(127),
tr. 11-15.
25. Thanh Hà (2013), "Thực trạng và giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính
khi sinh trên địa bàn tỉnh", Sở Y tế tỉnh Hải Dương, Hải Dương, truy cập ngày
28-8-2013-2013, tại trang web
http://soyte.haiduong.gov.vn/ThongTinChuyenNganh/
DanSoKHHGD/Pages/dgfg.aspx.
26. Nguyễn Thái Hà (2008), "Ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng giới tính ở Việt
Nam", Tạp chí Dân số và Phát triển. 10(91), tr. 29-31.
27. Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(2016), Bài học kinh nghiệm mô hình truyền thông lồng ghép và truyền thông
vận động chính sách về phòng chống bạo lực gia đình, mất cân bằng giới tính
khi sinh, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
28. Khuất Thu Hồng (2010), "Có con trai và giữ gia đình quy mô nhỏ: thách thức
lớn đối với gia đình Việt Nam", Tạp chí Dân số và Phát triển. 11(116), tr. 15.

154
29. Hà Thị Lãm (2005), Chất lượng công tác kế hoạch hóa gia đình tại vùng
đồng bào Công giáo tỉnh Thái Bình. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Đại Học
Y Hà Nội 34 (2), tr. 25-29.
30. Việt Linh (2011), "Trung Quốc có quá nhiều nam giới độc thân", Tạp chí Dân
số và Phát triển. 2(131), tr. 25.
31. Vũ Đức Long (2014), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới lựa chọn giới tính
khi sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng năm
2012", Y học thực hành, 914(4), tr. 68-70.
32. Người lao động (2017), "Tủi nhục phận phụ nữ ở Ấn Độ", https://nld.com.vn
/thoi-su-quoc-te/tui-nhuc-phan-nu-o-an-do-20160928215404525.htm, truy cập
ngày 12-9-2017.
33. Quốc Hội (2006), Luật bình đẳng giới.
34. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2009), Những biến đổi gần đây về tỷ số giới tính
khi sinh ở Việt Nam. Tổng quan các bằng chứng, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc,
Hà Nội, Việt Nam.
35. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2010), Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam:
Bằng chứng từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.
36. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2010), Tỷ số giới tính khi sinh ở Châu Á và Việt
Nam: Tổng quan tài liệu nhằm hướng dẫn nghiên cứu về chính sách, Quỹ Dân
số Liên Hợp Quốc, Hà Nội, Việt Nam.
37. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2011), Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn
thâm căn, công nghệ tiên tiến, UNFPA, Hà Nội.
38. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2011), "Tự chấm dứt lựa chọn giới tính - Mối đe
dọa với cuộc sống của phụ nữ", Báo cáo tham luận tại Hội thảo quốc tế về mất
cân bằng giới tính khi sinh: Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai.

155
39. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2015), Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
năm 2014: Xu hướng, các yếu tố và sự khác biệt, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc,
Hà Nội, Việt Nam.
40. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2012), Báo cáo đề án kiểm soát mất
cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020 và kế hoạch triển khai các can
thiệp giảm thiểu MCBGTKS năm 2012, Hà Nội.
41. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2012), "Báo cáo tổng quan về mất
cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam", Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới
tính khi sinh, Hà Nội, tr. 2-12.
42. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2013), "Tỷ số giới tính khi sinh,
2000-2012", Hà Nội, truy cập ngày 19-82013-2013, tại trang web
http://www.gopfp.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=2cfc82af-e5c1-
4424-8d16-6dc0c4e4b2ff&groupId=18.
43. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2016), Báo cáo Đánh giá hoạt động
mô hình, đề án về cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2011-2016,
đề xuất các hoạt động giai đoạn 2016-2020 (Kèm theo công văn số 83 /CCDS
ngày 14 tháng 6 năm 2016).
44. Tổng cục Thống kê (2009), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2008 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
45. Tổng cục Thống kê (2010), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2009 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
46. Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2010 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
47. Tổng cục thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Tỷ số
giới tính khi sinh ở Việt Nam: Các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và
những khác biệt, Tổng cục thống kê, Bộ KH-ĐT, Hà Nội.
48. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2011 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
156
49. Tổng cục Thống kê (2013), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2012 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
50. Tổng cục Thống kê (2014), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2013 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
51. Tổng cục Thống kê (2015), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2014 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
52. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2015 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
53. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2015, Hà Nội.
54. Tổng cục Thống kê (2017), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2016 - Những kết quả chú yếu, Hà Nội.
55. Trần Doãn Thắng (2008), Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam từ các cuộc điều
tra, Tổng quan kết quả nghiên cứu, điều tra về cơ cấu dân số theo độ tuổi và
giới tính, Hà Nội, tr. 71-88.
56. Võ Thu (2010 ), "Vận động chính sách, nguồn lực cho công tác chăm sóc SKSS:
Khẳng định vai trò của chức sắc tôn giáo", http://giadinh.net.vn, Hà Nội, truy
cập ngày 09-8-2013-2013, tại trang web http://giadinh.net.vn/dan-so/khang-
dinh-vai-tro-cua-chuc-sac-ton-giao-20101124081953802.htm.
57. Đỗ Thị Hạnh Trang, Nguyễn Thanh Hà (2015), "Một số yếu tố ảnh hưởng việc
thực hiện chính sách cấm chẩn đoán giới tính trước sinh tại Việt Nam", Tạp chí
Y học thực hành. 5(964), tr. 52-56.
58. Đỗ Thị Hạnh Trang, Nguyễn Thanh Hà (2015), "Phân tích quá trình thực hiện
chính sách cấm chẩn đoán giới tính trước sinh tại Việt Nam", Tạp chí Y học
thực hành. 5(963), tr. 27-31.
59. Dương Quốc Trọng (2011), "Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: Các đặc điểm
cơ bản và giải pháp", Tạp chí Dân số và Phát triển, 7, tr. 13-20.

157
60. UBND tỉnh Hà Nam (2018), Bản đồ hành chính Hà Nam, http://hanam.gov.vn/
Pages/Ban-%C4%91o-hanh-chinh-tinh-Ha-Nam497386353.aspx, truy cập ngày
9-3-2018.

61. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Dân số.

Tiếng Anh
62. Adeleye O.A., Aldoory L. and Parakoyi D.B.(2011), "Using local culture and
gender roles to improve male involvement in maternal health in southern
Nigeria" Health Community, 16 (10): pg. 1122-35.
63. Aguiar, C. and L. Jennings, Impact of Male Partner Antenatal Accompaniment
on Perinatal Health Outcomes in Developing Countries: A Systematic
Literature Review. Maternal Child Health, 2015. 19(9): pg. 2012-9.
64. Barbieri Magali (2009), Doi Moi and Older Adults: Intergenerational Support
Under the Constrains of Reform; Stanford University Press: Stanford,
California, USA.
65. Barry K. (1996), Vietnam's Women in Transition, Macmillan.
66. Bélanger D. (2002), "Sex selective abortions: short-term and long-term
perspectives", Reprod Health Matters. 10(19), pg. 194-6.
67. Bélanger D. (2002), "Son Preference in a Rural Village in North Vietnam",
Studies in Family Planning. 33(4), pg. 321-334.
68. Bibeau D. McLeroy KR, Steckler A, Glanz K (1988), "An ecological
perspective on health promotion programs", Health Education Quarterly. 15,
pg. 351-377.
69. Bui H. T. T. et la. (2018), "The Association Between Gender Inequalities and
Women's Utilization of Maternal Health Services: A Cross-Sectional Survey in
Eight South Central Coast Provinces, Vietnam", Public Health Management
Pract. 24 Sutrl 2 Sutrlement, Public Health in Vietnam, pg. S19-27.

158
70. ChartsBin statistics collector team (2011), Worldwide Human Sex Ratio at
Birth, accessed on 18 June-2017, web http://chartsbin.com/view/2332.
71. Chun H., Il-Ho KIm và Young-Ho Kang (2009), "Trends in Sex Ratio at Birth
according to Parental Social Positions: Results from Vital Statistics Birth,
1981-2004 in Korea", Prev Med Public Health 42(2), pg. 143-150.
72. Chung W. and Gupta M.D. (2007), "The Decline of Son Preference in South
Korea: The Roles of Development and Public Policy", Population and
Development Review. 33(4), pg. 757-783.
73. Cunningham, W. and Pimhidzai O. (2004), Vietnam’s future jobs leveraging
mega-trends for greater prosperity, World Bank: Ha Noi, Viet Nam.
74. CYDA Joseph J. (2007), Reflections on the Campaign Against Sex Selection and
Exploring Ways Forward, Maharashtra, India.
75. Edlund L. (2009), Son Preference, Sex Selection and Economic Development:
Theory and Evidence from South Korea, Columbia University, New York.
76. Farina G. A., Shaikh B. T. and Narjis R. (2009), "And they kill me, only because
I am a girl’…a review of sex-selective abortions in South Asia", The European
Journal of Contraception and Reproductive Health Care. 14(1), pg. 10-16.
77. Gammeltoft T. (2002), "Between "science" and "superstition": moral
perceptions of induced abortion among young adults in Vietnam", Cult Med
Psychiatry. 26(3), pg. 313-38.
78. Gammeltoft T. and Hanh T.T.N. (2007), "The Commodification of Obstetric
Ultrasound Scanning in Hanoi, Viet Nam", Reproductive health matters. 15(29),
pg. 163-171.
79. Gammeltoft, T.M. (2014), Haunting Images: A Cultural Account of Selective
Reproduction in Vietnam. 1 ed.: University of California Press.
80. Ghuman S. (2005), "Attitudes about sex and marital sexual behavior in Hai
Duong Province, Vietnam", Studies in family Planning. 36(2), pg. 95-106.

159
81. Guilmoto C.Z. (2007), Sex-ratio imbalance in Asia: Trends, consequences and
policy responses, The 4th Asia Pacific Conference on Sexual and Reproductive
Health, LPED/IRD, Paris.
82. Guilmoto C..Z. (2007), Characteristics of sex ratio imbalance in India and
future scenarios, The 4th Asia Pacific Conference on Reproductive and Sexual
Health and Rights, UNFPA, Hyderabad, India.
83. Guilmoto, C.Z. (2009), The Sex Ratio Transition in Asia. Population and
Development Review, 35(3): pg. 519-549.
84. Guilmoto C..Z., Jang X. và Ngo V.T. (2009), The recent increase in Sex Ratio
at Birth in Vietnam, Hanoi, Vietnam.
85. Guilmoto C..Z. (2010), Recent Trends in birth masculinity in Viet Nam
according to the 2009 Census Sample: Preliminary results, Hanoi, Viet Nam
86. Guilmoto C..Z. (2012), Sex Imbalances at Birth: Current trends, consequences
and policy implications, UNFPA, Bangkok, Thailand.
87. Guilmoto C..Z. (2012), Sex selection, son preference and kinship structure in
Vietnam, Centre Population et Development, Paris, France.
88. Guilmoto C..Z. (2012), "Skewed sex ratios at birth and future marriage squeeze
in China and India, 2005-2100", Demography. 49(1), pg. 77-100.
89. Gupta M.D. et al.(2003), "Why is Son Preference So Persistent in East and
South Asia? A Cross-Country Study of China, India and the Republic of Korea",
Journal of Development Studies, 40, 2, pg. 153-187.
90. Haughton, J. and D. Haughton (1995), Son preference in Vietnam. Stud Fam
Plann, 26(6): pg. 325-7.
91. Hesketh Xing Z. W. (2006), "Abnormal sex ratios in human populations: causes
and consequences", Proc Natl Acad Sci USA, . 103(36), pg. 13271-5.
92. Hoang V.H. and Vui L.T. (2006), "Sex ratio at birth and related factors in the
area of CHILILAB, Chi Linh District, Hai Duong Province in 2005", Vietnam
Journal of Public Health, 9.
160
93. Institute for Social Development Studies (2007), "New Common Sense: Family-
Planning Policy and Sex Ratio in Viet nam. Findings from a Qualitative study in
Bac Ninh, Ha Tay and Binh Dinh.", UNFPA, Ha Noi.
94. James W. H. (1987), "The human sex ratio. Part 1: A review of the literature",
Human Biology 59(5), pg. 721-752.
95. Jennings L. et al. (2014), Women's empowerment and male involvement in
antenatal care: analyses of Demographic and Health Surveys (DHS) in selected
African countries. BMC Pregnancy Childbirth, 2014. 14: pg. 297.
96. Jian S. (2009), "Rising Sex Ratio at Birth in China: Responses and Effects of
Social Policies", Population Research. 33(4), pg. 1-9.
97. Juan S. (2013), Sex ratio may cause marriage squeeze,
http://www.chinadaily.com.cn, China, accessed on 25 August-2013.
98. Kavita S. et la. (2012), "Gender Equality and Childbirth in a Health Facility:
Nigeria and MDG5", African Journal of Reproductive Health. 16(3), pg. 123-
129.
99. Knodel J. et al. (2004), Gender Roles in the Family: Change and Stability in
Vietnam, Ha Noi, Viet Nam.
100. Kululanga L. I. et la. (2012), "Male involvement in maternity health care in
Malawi", African Journal Reproductive Health. 16(1), pg. 145-57.
101. Lewis S., Lee A. and Simkhada P. (2015), "The role of husbands in maternal
health and safe childbirth in rural Nepal: a qualitative study", BMC Pregnancy
Childbirth. 15, pg. 162.
102. MOH (2009), "Instructive number 3121/BYT-BMTE dated 21/5/2009 on abuse
of high technological advances for sexselection purpose".
103. Murphy R., Tao R. and Lu X. (2011), "Son Preference in Rural China:
Patrilineal Families and Socioeconomic Change". Population and Development
Review, 37(4): pg. 665-690.

161
104. Nanda, P., et al. (2012), Study on Gender, Masculinity and Son Preference in
Nepal and Vietnam, Hanoi, Vietnam: International Center for Research on
Women (ICRW).
105. Pande R. and Malhotra A. (2006), Son Preference and Daughter Neglect in
India: What Hatrens to Living Girls? , The International Center for Research on
Women (ICRW).
106. Pham, V.B. (1999), The Vietnamese Family in Change: The Case of the Red
River Delta, Curzon Press Nordic Institute of Asian Studies.
107. Pham B. N. et la. (2008), "Analysis of socio-political and health practices
influencing sex ratio at birth in Viet Nam", Reprod Health Matters. 16(32), pg.
176-84.
108. Pham B.N et al (2010), "Maternal Socioeconomic and Demographic Factors
Associated with the Sex Ratio at Birth in Vietnam Analysis", Journal of
Biosocial Science(42), pg. 757–772.
109. Pham B. N. et al. (2012), "The Impact of the Stotring Rule on Sex Ratio of Last
Births in Vietnam", Journal of Biosocial Science(44), pg. 181–196.
110. Prabhat Jha et la. (2011), "Trends in selective abortions of girls in India:
analysis of nationally representative birth histories from 1990 to 2005 and
census data from 1991 to 2011", The Lancet. 377(9781), pg. 1921-1928.
111. Pulerwitz Julie and Gary Barker (2008), Gender-Equitable Men Scale (GEM
Scale)
112. Shuler S.R. et la. (2006), "Constructions of gender in Vietnam: In pursuit of the
‘Three Criteria’", Culture, Health & Sexuality. 8(5), pg. 383-394.
113. Shuzhuo Li (2007), Imbalanced Sex Ratio at Birth and Comprehensive
Intervention in China, China.
114. Shuzhuo Li (2011), Policy Responses of Gender Imbalance in China:The
"Care for Girls" Campaign, Xi’an Jiaotong University, Xi’an, China.

162
115. Singh, K. et al. (2012), "Gender Equality and Childbirth in a Health Facility:
Nigeria and MDG5", African Journal of Reproductive Health, 16(3): pg. 123-
129.
116. Thapa D.K. and Niehof A. (2013), "Women's autonomy and husbands'
involvement in maternal health care in Nepal", Soc Sci Med. 93, pg. 1-10.
117. Vui T.L. et la. (2017), "Sex Ratio at Birth in Vietnam: Results From Data in
CHILILAB HDSS, 2004 to 2013", Asia Pacific Journal of Public Health.
29(5_sutrl), pg. 25S-34S.
118. World Health Organization (2008), Multi-country Study on Women’s Health
and Domestic Violence developed by Henrica A.F.M. Jansen and Charlotte
Watts, Geneva.
119. Zhu WX. , L. Lu and Hesketh. (2009), "China excess males, sex selective
abortion, and one child policy: analysis of data from 2005 national intercensus
survey", BMJ. 338.

163
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1. Đinh Huy Dương, Bùi Thị Thu Hà, Đoàn Thị Thùy Dương và Bùi Thị Mỹ
Anh (2016), "Tỷ số giới tính khi sinh cao: Thực trạng và một số yếu tố tác động", Tạp
chí Y học thực hành 9(1021), tr. 31-35.
2. Đinh Huy Dương, Bùi Thị Thu Hà và Đoàn Thị Thùy Dương (2016), "Quan
điểm về việc cần thiết phải có con trai và một số yếu tố liên quan đến việc có con trai
là út tại Hà Nam và Hải Dương năm 2013", Tạp chí Y học thực hành 12(1030), tr.
204-205.
3. Đinh Huy Dương (2017), "Các nhóm giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016", Tạp chí Dân số và Phát triển,
1(189), tr. 19-22.
4. Đinh Huy Dương (2017), "Thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi sau can thiệp
giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Khảo sát tại Hải Dương", Tạp chí Dân số
và Phát triển, 10(198), tr. 21-26.
5. Đinh Huy Dương, Dương Minh Đức và Bùi Thị Thu Hà (2018), "Hiệu quả
của chương trình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hải Dương
giai đoạn 2013-2016", Tạp chí Y học thực hành 9(1080), tr. 40-44.
6. Đinh Huy Dương (2019), "Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về lựa chọn giới tính trước sinh tại Hải Dương và
Hà Nam năm 2013", Tạp chí Y học thực hành 1(1089), tr. 39-42.

164
Phụ lục 1: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CẶP VỢ CHỒNG
TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ (18-40)

Cán bộ khảo Mã
Họ và tên Ngày/tháng/năm
sát số

Phỏng vấn viên _____________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Giám sát viên _____________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Biên tập số liệu _____________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Nhập liệu viên _____________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Thông tin địa phương: Mã số

Tỉnh:___________________________________________ __ __

Thành phố/Huyện:_________________________________ __ __ __

Phường/Xã:______________________________________ __ __ __ __ __

Phố/Thôn/Xóm/Tổ/Đội: __________________________________________________

Điện thoại/Thông tin liên hệ khác: __________________________________________

Lời giới thiệu:


Chào anh/chị! Tôi tên là …. Theo yêu cầu của Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ
Dân số LHQ, chúng tôi đang thực hiện cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu về xu hướng thích
con trai, vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh và thực trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh (MCBTSGTKS) tại địa phương. Chúng tôi sẽ phỏng vấn nam và nữ giới đã kết
hôn ở độ tuổi từ 18 đến 40 ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Cuộc phỏng vấn sẽ
diễn ra trong khoảng 30 phút. Tôi xin đảm bảo với các anh/chị rằng tất cả những câu

165
trả lời của anh/chị sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các
thông tin này sẽ giúp chúng tôi đưa ra các chương trình có sự tham gia của nam giới
trong cộng đồng của các anh/chị. Anh/chị có đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vấn này
không?
1. Có (tiếp tục thực hiện phỏng vấn) 2. Không (dừng phỏng vấn)
Phần A: Thông tin chung về người được phỏng vấn

Q1. Họ, Tên người được phỏng vấn: _________________________________


Giới tính người được phỏng vấn? 1. Nam
Q2. (PVV quan sát tự khoanh vào số 2. Nữ
thích hợp)
1. Từ 17 đến 19
Độ tuổi (tính đến ngày điều tra 2. Từ 20 đến 24
Q3. của tháng 1/2013) của Anh/Chị? 3. Từ 25 đến 29
4. Từ 30 đến 34
5. Từ 35 đến 40

Q4. Năm sinh: _____________________________


1. Chưa học hết lớp 1/không biết đọc, viết
2. Tiểu học
3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
Trình độ học vấn cao nhất của 5. Dạy nghề
Q5. Anh/chị ? 6. Trung cấp
7. Cao đẳng
8. Đại học
9. Sau đại học
10. Khác (nêu rõ) ______
11. Không trả lời
1. Con cả
Anh/chị là con thứ mấy trong gia 2. Con thứ
Q6.
đình? 3. Con một
4. Khác (nêu rõ) _______
1. Con cả
Vơ/chồng anh/chị là con thứ mấy 2. Con thứ
Q7.
trong gia đình? 3. Con một
4. Khác (nêu rõ) _______
Q8. Anh/chị thuộc dân tộc gì? 1. Kinh
166
2. Hoa
3. Khác (nêu rõ) _______
1. Không tôn giáo
2. Thiên chúa giáo
Q9. Anh/chị thuộc tôn giáo nào? 3. Phật giáo
4. Không trả lời
5. Khác (nêu rõ) _______
1. Nông dân
2. Sinh viên
3. Giáo viên
4. Bộ đội/cảnh sát
5. Công nhân viên chức nhà nước
6. Nhân viên doanh nghiệp
Q10. Nghề nghiệp của Anh/Chị là gì?
7. Lao động tự do
8. Tự kinh doanh
9. Làm nghề thủ công mỹ nghệ
10. Nghỉ hưu/mất sức/cựu chiến binh
11. Nội trợ
12. Khác (Nêu rõ) ______
1. Hộ nghèo
Theo xếp loại/đánh giá của chính
2. Trung bình
Q11. quyền xã/thôn, hoàn cảnh gia
3. Khá
đình của anh/chị thuộc loại nào?
4. Không xếp loại
1. Một thế hệ (Tôi và vợ /chồng tôi)
2. Hai thế hệ (Tôi, vợ/chồng và con cái hoặc
bố mẹ)
Có những ai sống trong gia đình
3. Ba thế hệ (Tôi, vợ/chồng tôi, con cái và
Q12. anh/chị?
bố mẹ)
4. Mở rộng (Tôi, vợ/chồng tôi, con cái, bố
mẹ, ông bà, anh em và họ hàng)
5. Khác (nêu rõ) _____
1. Tôi
2. Vợ/chồng tôi
3. Cả hai vợ chồng
Ai là người đóng góp nhiều nhất
Q13. 4. Bố mẹ tôi
vào thu nhập của gia đình?
5. Bố mẹ vợ/chồng tôi
6. Các con tôi
7. Khác (nêu rõ) _______

167
1. Tôi
Ai là người ra quyết định liên 2. Vợ/chồng tôi
quan đến vấn đề sinh đẻ và kế 3. Cả hai vợ chồng
hoạch hóa gia đình? (ví dụ: kế
Q14. hoạch sinh con, chọn tuổi cho 4. Bố mẹ tôi
con…) 5. Bố mẹ vợ/chồng tôi
6. Cả hai vợ chồng và bố mẹ
7. Khác (nêu rõ) _______

Phần B. Kiến thức, thái độ và hành vi về LCGTTS và MCBTSGTKS


Bây giờ chúng tôi sẽ hỏi ý kiến và suy nghĩ của Anh/Chị đối với vấn đề BĐG,
tính ưa thích con trai và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Không có câu trả lời
đúng hay sai, chúng tôi chỉ quan tâm đến những suy nghĩ của Anh/Chị về các vấn đề
đó. Anh/Chị có thể lựa chọn: (1) hoàn toàn đồng ý, (2) đồng ý, (3) không đồng ý, (4)
hoàn toàn không đồng ý với những nhận định dưới đây……:
B.1 Quan điểm về giới
Hoàn
Hoàn
Đồng Không toàn
Các nhận định toàn Khác
ý đồng ý không
đồng ý
đồng ý
Việc đàn ông và phụ nữ trong
phường/xã/thôn của anh/chị có cơ
Q15.
hội tiếp cận bình đẳng với công ăn
việc làm là rất quan trọng.
Đàn ông thì nên được đi học cao
Q16.
hơn.
Phụ nữ thì nên được đi học cao
Q17.
hơn.
Người đàn ông là người chịu trách
Q18. nhiệm về giới tính của đứa trẻ
(chứ không phải nữ giới).
Sinh được con trai chứng tỏ anh
Q19. (hay chồng chị) là người đàn ông
đích thực.
Trong số các vai trò như làm vợ,
Q20. làm mẹ, làm con thì vai trò quan
trọng nhất của một người phụ nữ
168
là sinh con trai cho gia đình
chồng.
Anh/chị có đồng ý với việc chồng
Q21.
đánh vợ không?
Anh/chị có đồng ý với việc vợ
Q22.
đánh chồng không?
Anh/chị có đồng ý với việc bố mẹ
Q23.
đánh con trai?
Anh/chị có đồng ý với việc bố mẹ
Q24.
đánh con gái?

B.2 Quan điểm về nhân khẩu học


Tiếp tục sử dụng mức độ đo Hoàn
Hoàn
lường quan điểm của anh/chị Đồng Không toàn
toàn Khác
để hỏi một số câu hỏi khác về ý đồng ý không
đồng ý
lí do chuộng con trai. đồng ý
Với anh/chị việc có con trai
quan trọng bởi vì lí do kinh tế
Q25.
(sức lao động, chăm sóc bố mẹ
về giá)
Với anh/chị việc có con trai
quan trọng bởi vì sức ép và
Q26. định kiến của xã hội (họ hàng
xem thường, trong đám cỗ
không được ngồi cùng mâm...)
Với anh/chị việc có con trai
quan trọng bởi vì lí do văn hóa
Q27.
tôn giáo (thờ cúng, nối dõi tông
đường).
Với anh/chị việc phải có ít nhất
Q28.
một con gái là rất quan trọng.
Với anh/chị việc phải có ít nhất
Q29.
một con trai là rất quan trọng.
1. Lí do kinh tế
Trong số những lí do phải đẻ
2. Lí do sức ép và định kiến xã hội
được con trai, lí do nào là quan
Q30. 3. Lí do văn hóa, tôn giáo (thờ cúng, nối dõi
trọng nhất trong các lý do sau
tông đường)
đây?
4. Khác (nêu rõ) _____

169
B.3 Lí do kinh tế xã hội để có con trai
Hoàn
Hoàn
Anh/chị có đồng ý với các ý Đồng Không toàn
toàn Khác
kiến sau ý đồng ý không
đồng ý
đồng ý
Sẽ tốt hơn nếu vợ chồng có ít
Q31. nhất một con trai để chăm sóc bố
mẹ khi ốm đau, tuổi già.
Sự giúp đỡ của con gái khi ốm
Q32.
đau, tuổi già là không đủ.
Sẽ tốt hơn nếu có ít nhất một đứa
con trai để có sức lao động (làm
Q33. việc đồng áng, việc nặng trong
gia đình, thu nhập chính cho gia
đình)
Con trai có thể đóng góp nhiều
Q34.
hơn vào thu nhập của gia đình.

Việc có con gái là một gánh


Q35.
nặng về tài chính.

Việc có con trai là một gánh


Q36.
nặng về tài chính

B.4 Các yếu tố về mặt văn hóa, phong tục tập quán
Hoàn
Hoàn
Đồng Không toàn
toàn Khác
ý đồng ý không
đồng ý
đồng ý
Có con trai thì sẽ tốt hơn trong
Q37.
việc chăm lo mồ mả và ma chay.
Con gái chăm lo chuyện mồ mả
Q38. và ma chay cũng được (nếu
anh/chị chỉ có con gái)
Có ít nhất một đứa con trai thì sẽ
Q39.
tốt hơn trong chuyện thờ cúng.
Con gái chăm lo việc thờ cúng
Q40.
cũng được (nếu anh/chị chỉ có

170
con gái).
1. Tất cả cho con trai cả
2. Phần lớn cho con trai cả
3. Phân chia giữa các con trai
4. Phân chia đều giữa con trai và gái
Theo anh/chị ai nên được quyền
5. Phân chia giữa các con trai và gái, nhưng con
Q41. thừa kế tài sản trong trường hợp
trai được nhiều hơn
bố mẹ qua đời?
6. Phân chia giữa con gái
7. Phần lớn cho con gái đầu
8. Tất cả cho con gái đầu
9. Khác (nêu rõ) _______
Bố mẹ anh/chị hay bố mẹ 1. Có
vợ/chồng có bao giờ tạo sức ép 2. Không
Q42. lên anh/chị hoặc nói bóng gió về 3. Không biết
việc phải có ít nhất một đứa con 4. Từ chối trả lời
trai không?
Họ hàng, gia tộc anh/chị có bao 1. Có
giờ tạo sức ép lên anh/chị hoặc 2. Không
Q43.
nói bóng gió về việc phải có ít 3. Không biết
nhất một đứa con trai không? 4. Từ chối trả lời

B.5 Quan điểm về quy chuẩn xã hội


Q44. Nếu một người chồng mà không có con trai, anh/chị có 1. Có
xem anh ấy là một người bố không hoàn thành nghĩa vụ 2. Không
không? 3. Không biết
4. Từ chối trả lời
Q45. Nếu một người chồng mà không có con trai thì anh/chị 1. Có
có xem thường anh ấy không? 2. Không
3. Không biết
4. Từ chối trả lời
Q46. Nếu một cặp vợ chồng chỉ có toàn con gái thì anh/chị 1. Có
có xem họ là kém may mắn hay không? 2. Không
3. Không biết
4. Từ chối trả lời
Q47. Bỏ một người vợ không đẻ được con trai có chính đáng 1. Có
không? 2. Không
3. Không biết
4. Từ chối trả lời
Q48. Gia đình chồng có lý do chính đáng để gây sức ép bỏ 1. Có

171
vợ không đẻ được con trai không? 2. Không
3. Không biết
4. Từ chối trả lời

B.6 Nhận thức, quan điểm và hành vi về LCGTTS


1. Có
Anh/chị có biết đang có tình trạng mất cân bằng về
2. Không
Q49. giới tính khi sinh ở Việt Nam, đặc biệt là vùng nông
thôn không? 3. Từ chối trả lời

1. Hợp pháp
2. Không hợp pháp
Anh/chị có biết tính chất pháp lý của việc phá thai vì
Q50. 3. Tùy thuộc hoàn cảnh
lựa chọn giới tính không?
4. Khác (nêu rõ) _______
5. Không biết
1. Có
Bác sĩ thông báo giới tính thai nhi có vi phạm pháp 2. Không
Q51.
luật không? 3. Từ chối trả lời

Tuyên truyền, phổ biến phương pháp sinh con trai là 1. Có


Q52. vi phạm pháp luật không? 2. Không
3. Từ chối trả lời

1. Có
Anh/chị có nghĩ tình trạng quá nhiều con trai có thể 2. Không
Q53. gây hậu quả không tốt cho xã hội trong tương lai
không? 3. Không biết
4. Từ chối trả lời
1. Giảm thu nhập gia đình
2. An ninh xã hội (tệ nạn
xã hội, nghiện hút, cờ bạc,
Hậu quả đó là hậu quả gì? cưỡng hiếp, v.v…)
Q54.
(Anh/chị hãy lựa chọn tối đa 2 phương án) 3. Ảnh hưởng đến quan hệ
vợ chồng
4. Giảm chất lượng dân số
5. Khác (ghi rõ) …………

172
1. Có
2. Không
Trong hương ước của địa phương (các quy định của 3. Không biết nội dung
làng/thôn/xóm), có nội dung nào liên quan đến vấn đề
Q55. sinh con gái hoặc sinh con trai hay không? hương ước
4. Không có hương
ước/không biết có hương
ước hay không
1. Truyền miệng từ bạn
bè, người thân
2. Loa phường/xã
3. Băng rôn, khẩu hiệu
4. Tờ rơi
Nếu có, thì biết từ những nguồn nào?
Q56. 5. Tập huấn, họp công tác
(Anh/chị lựa chọn 3 phương án phổ biến nhất)
đoàn thể
6. Báo, đài phát thanh
truyền hình
7. Cán bộ y tế tiếp cận
8. Khác (nêu rõ) ______
1. Có
Anh/chị đã bao giờ được cán bộ y tế thôn xã tiếp cận 2. Không
Q57. tại nhà và tuyên truyền kiến thức sức khỏe sinh sản và
tỉ lệ giới tính khi sinh không? 3. Không biết
4. Từ chối trả lời
Theo chương trình DS-KHHGĐ, mỗi gia đình chỉ nên 1. Có
có từ 1 hoặc 2 con, giả sử như anh/chị đã có một con 2. Không
Q58. gái đầu, khi có đứa thứ hai liệu anh/chị có quyết định 3. Không biết
hoặc có ý nghĩ bỏ cái thai đó đi nếu anh/chị biết thai là
nữ? 4. Từ chối trả lời

1. Nhiều người
2. Chỉ có một số
Anh/chị có thấy những người xung quanh tìm hiểu
Q59. 3. Không có ai
làm sao để sinh được con trai hay không?
4. Không biết
5. Từ chối trả lời
1. Có
Anh/chị có thấy người xung quanh phá thai bởi vì bào
Q60. 2. Không
thai là nữ không?
3. Không biết
173
4. Từ chối trả lời

1. Đã từng
Anh/chị có bao giờ tìm hiểu các thông tin làm sao để 2. Chưa bao giờ
Q61.
sinh được con trai hay không

1. Đã từng
Nếu đã từng tìm hiểu những thông tin như vậy,
Q62. Anh/chị đã bao giờ thực hiện theo những thông tin đó 2. Chưa bao giờ
không?

(Các câu Q51, Q52, Q55, Q59, Q60, Q61 và Q62 được bổ sung trong đánh giá
sau can thiệp).
Cuộc phỏng vấn đến đây là kết thúc, xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian chia
sẻ thông tin. Chào anh/chị! Những câu trả lời của anh/chị sẽ giúp chúng tôi rất nhiều
trong việc hiểu được thực trạng và nguyên nhân của việc chuộng con trai và mất cân
bằng giới tính tại Việt Nam. Những thông tin này có thể có ích trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

174
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

Cán bộ khảo Mã
Họ và tên Ngày/tháng/năm
sát số

Phỏng vấn viên ______________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Giám sát viên ______________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Biên tập số liệu ______________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Nhập liệu viên ______________________________ __ __ __ __ /__ __ /__ __

Thông tin địa phương: Mã số

Tỉnh: ______________________________________ __ __

Thành phố/Huyện:_________________________________ __ __ __

Phường/Xã:______________________________________ __ __ __ __ __

Phố/Thôn/Xóm/Tổ/Đội: _________________________________________________

Điện thoại/Thông tin liên hệ khác: _________________________________________

175
Lời giới thiệu:
Chào anh/chị! Tôi tên là …. Theo yêu cầu của Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ
Dân số LHQ, chúng tôi đang thực hiện cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu về xu hướng thích
con trai, vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh và thực trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh (MCBTSGTKS) tại địa phương. Chúng tôi sẽ phỏng vấn các nam giới ở độ tuổi từ
18 đến 45 ở cả khu vực nông thôn và thành thị, theo tính toán ngẫu nhiên chúng tôi
chọn anh/chị tham gia nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút.
Tôi xin đảm bảo với các anh rằng tất cả những câu trả lời của anh sẽ được giữ bí mật
và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các thông tin này sẽ giúp chúng tôi đưa ra
các chương trình có sự tham gia của nam giới trong cộng đồng của các anh/chị.
Anh/chị có đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vấn này không?
Sau đây tôi xin được phép bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng các câu hỏi về thông tin
chung của anh/chị.
A. Thông tin chung về người được phỏng vấn
Đối tượng được phỏng vấn:
Q1.
(PVV tự điền vào) _______________________________________
Q
Tên người được phỏng vấn: _______________________________________
Q2.
Giới tính người được phỏng 1. Nam
Q3. vấn?(PVV quan sát tự đánh 2. Nữ
dấu)
3. Từ 17 đến 19
4. Từ 20 đến 24
Q4. Độ tuổi (tính đến 2012)? 5. Từ 25 đến 29
6. Từ 30 đến 34
7. Từ 35 đến 40
Q
Năm sinh: _______________________________________
Q5.
8. Chưa học hết lớp 1/không biết đọc và viết
9. Tiểu học
Trình độ học vấn cao nhất 10. Trung học cơ sở
Q6.
của người trả lời? 11. Trung học phổ thông
12. Dạy nghề
13. Trung cấp

176
14. Cao đẳng
15. Đại học
16. Sau đại học
17. Khác (nêu rõ) ______
18. Không trả lời
19. Con cả
Anh/chị là con thứ mấy 20. Con thứ
Q7.
trong gia đình? 21. Con một
22. Khác (nêu rõ) _______
23. Con cả
QVơ/chồnganh/chị là con thứ 24. Con thứ
Q8. mấy trong gia đình? 25. Con một
26. Khác (nêu rõ) _______
27. Kinh
Q9. Dân tộc? 28. Hoa
29. Khác (nêu rõ) _______
30. Không tôn giáo
31. Thiên chúa giáo
Q10. Tôn giáo? 32. Phật giáo
33. Không trả lời
34. Khác (nêu rõ) _______
13. Nông dân
14. Sinh viên
15. Giáo viên
16. Bộ đội/cảnh sát
17. Công nhân viên chức nhà nước
18. Nhân viên doanh nghiệp
Q11. Nghề nghiệp
19. Lao động tự do
20. Tự kinh doanh
21. Làm nghề thủ công mỹ nghệ
22. Nghỉ hưu/mất sức/cựu chiến binh
23. Nội trợ
24. Khác (Nêu rõ) ______
Theo xếp loại của chính 35. Hộ nghèo
quyền địa phương, hoàn 36. Hộ trung bình
Q12.
cảnh gia đình anh/chị thuộc 37. Hộ khá
loại: 38. Không xếp loại

177
B.Kiến thức, thái độ và hành vi về BĐG, ưa thích con trai, LCGTTS và
MCBTSGTKS
Q13 Theo quan điểm của anh/chị, vai trò và trách nhiệm của con trai và con gái
trong gia đình khác nhau như thế nào?
Q14 Xin anh/chị chia sẻ quan điểm của mình về câu nói sau đây “Trong số nhiều
vai trò của người phụ nữ như làm mẹ, làm vợ, làm con, thì vai trò quan
trọng nhất của phụ nữ là sinh con trai cho gia đình chồng.”
Q15 Xin anh/chị chia sẻ quan điểm của mình về câu nói sau đây “Việc nâng cao địa
vị xã hội cho phụ nữ trong thôn/xã/phường anh/chị là rất quan trọng.”. Nếu
đồng ý, thì cần phải nâng cao như thế nào?
Q16 Anh/chị có nghĩa rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề trong xã
hội không? Tại sao? Làm sao để thay đổi tình trạng này?

Q17 Theo anh/chị lợi thế và hạn chế (về mặt kinh tế xã hội) của một gia đình có ít
nhất một con trai so với việc chỉ có toàn con gái khác như như thế nào?
Q18 Theo anh/chị việc thừa kế tài sản ảnh hưởng như thế nào đến việc một cặp vợ
chồng quyết định phải sinh được con trai? Tại sao?
Q19 Theo anh/chị việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường có ảnh hưởng như thế
nào đến quyết định phải sinh được con trai của cặp vợ chồng?
Q20 Theo anh/chị lợi ích về kinh tế (có thêm lao động và chăm lo bố mẹ lúc già yếu)
có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của cặp vợ chồng là phải sinh được
một con trai?
Q21 Anh/chị có biết cặp vợ chồng nào chỉ có con gái mà vẫn thành đạt và hạnh phúc
trong cuộc sống không? Anh/chị cho ví dụ cụ thể và nghĩ như thế nào về những
gia đình đó?
Q22 Anh/chị có thể chia sẻ quan điểm của mình đối với câu nói sau “Một cặp vợ
chồng nên tìm mọi cách để có thể sinh ít nhất một đứa con trai.”

178
Q23 Nếu một người phụ nữ không sinh hạ được ít nhất một đứa con trai, quan điểm
và thái độ của gia đình nhà chồng cũng như của xã hội sẽ thay đổi như thế nào?
Tại sao lại thay đổi?
Q24 Anh/chị đã, đang và sẽ làm gì trong thôn/xã/phường/tỉnh của mình để làm giảm
quan niệm trọng nam khinh nữ và tính thích con trai? Thuận lợi và khó khăn?
Q25 Anh/chị có biết về tình trạng lựa chọn giới tính trước sinh và mất cân bằng giới
tính khi sinh hiện nay ở Việt Nam không? Đến mức nào?
Q26 Anh/chị nghĩ thế nào về những nỗ lực tuyên truyền, vận động của nhà nước và
chính quyền địa phương (thôn/xã/phường/tỉnh) trong việc hạn chế tình trạng
chọn giới tính trước sinh và mất cân bằng về giới tính khi sinh hiện nay? Có
hiệu quả không? Tại sao hiệu quả và tại sao không hiệu quả? Anh/chị có gợi í gì
để việc tuyên truyền (đối tượng nào, theo kênh nào, như thế nào) hiệu quả hơn?
Q27 Theo quan điểm của anh/chị, để ngăn chặn chọn giới tính trước sinh và giảm
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Chính quyền địa phương cần phải
làm gì? Và mỗi cặp vợ chồng và gia đình họ cần phải làm gì?
Q28 Ai là những người quan trọng/gây ảnh hưởng đến việc thay đổi quan điểm
chuộng con trai trong thôn/xã của anh/chị? Như thế nào? Và tại sao lại là những
người đó?
Q29 Nhóm người nào là nhóm nên được tác động để ngăn chặn lựa chọn giới tính
trước sinh ? Hành vi của họ nên được thay đổi như thế nào, theo kênh nào và ai
chịu trách nhiệm để chuyển đổi hành vi của họ?

Cuộc phỏng vấn đến đây là kết thúc, xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian chia
sẻ thông tin. Chào anh/chị! Những câu trả lời của anh/chị sẽ giúp chúng tôi rất nhiều
trong việc hiểu được thực trạng và nguyên nhân của việc chuộng con trai và mất cân
bằng giới tính tại Việt Nam. Những thông tin này có thể có ích trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

179
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM

Lời giới thiệu:


Chân thành cảm ơn các cô/chú/bác/anh/chị đã đồng ý dành thời gian để tham gia
vào cuộc thảo luận nhóm ngày hôm nay này.
Đoàn nghiên cứu chúng tôi được sự ủy quyền của Tổng cục DS-KHHGĐ và
Quỹ Dân số LHQ về địa phương tổ chức cuộc thảo luận nhóm ngày hôm nay để xin ý
kiến của các cô/chú/bác/anh/chị về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng
mất cân bằng về giới khi sinh cũng như đánh giá thuận lợi và khó khăn của mô hình
can thiệp của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện.
Chúng tôi đảm bảo rằng những thông tin mà cô/chú/bác/anh/chị chia sẻ theo đây
cũng như thông tin cá nhân sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Vì vậy, rất mong nhận được nhiều ý kiến bổ ích của mọi người để tình trạng mất cân
bằng giới tính có thể thay đổi và cải thiện hơn trong tương lai.
Cuộc thảo luận nhóm sẽ diễn ra trong khoảng 60-90 phút. Chúng tôi xin phép
bật máy ghi âm và ghi lại nội dung để giúp ghi nhớ tất cả những thông tin và ý kiến
được nêu ra trong cuộc thảo luận. Xin cảm ơn!
Đầu tiên, chúng ta sẽ giới thiệu lẫn nhau để làm quen.
Câu hỏi chính Câu hỏi thăm dò
 Làm nóng cuộc thảo luận
1. Anh/chị có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và
chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm nếu anh/chị đã
tham gia vào bất kỳ một thảo luận nhóm nào trước
đây chưa?
 Câu hỏi về quan điểm về giới  Tình trạng này tốt hơn, xấu hơn
2. Tại sao phụ nữ và đàn ông lại có trách nhiệm và hay không thay đổi so với 5 năm
nghĩa vụ khác nhau? Liệu họ có thể hoán đổi vị trí trước đây? Sự khác biệt này có lợi
cho nhau được không? cho anh/chị và gia đình anh/chị
3. Hiện nay thì có sự khác nhau về cơ hội công ăn không?
việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tham gia
công tác chính trị giữa đàn ông và phụ nữ hay

180
không? Tại sao lại có sự khác biệt này?
4. Xin anh/chị chia sẻ quan điểm của mình về câu
nói sau đây “Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ
là sinh con trai cho gia đình chồng.”
5. Xin anh/chị chia sẻ quan điểm của mình về câu
nói sau đây “Việc nâng cao địa vị xã hội cho phụ
nữ trong cộng đồng anh/chị là rất quan trọng.”
 Lí do chuộng con trai  Có con trai thì có bất lợi gì
6. Anh/chị có biết gì về thực trạng hiện nay của không?
việc chuộng sinh con trai trong thôn/xã/phường/tỉnh  Anh chị có quen gia đình nào
của anh/chị? Lợi thế/Hạn chế của việc có ít nhất chỉ có con gái mà rất thành đạt,
một con trai? Như thế nào và tại sao? hạnh phúc không? Anh chị có biết
7. Có những lí do nào để một gia đình phải sinh tại sao họ không ngại chỉ có con
được ít nhất một đứa con trai? Lí do nào là quan gái hay không?
trọng nhất theo anh/chị?  Anh/chị có khuyên con mình phải
8. Ai là người gây áp lực đối với việc phải sinh con có con trai hay không? Anh/chị có
trai trong gia đình (ông bà, trưởng dòng tộc)? Bằng biết làm thế nào để tăng cơ hội có
cách nào? con trai hay không?
9. Ai là nhóm người gây áp lực đối với việc phải
sinh con trai ngoài xã hội? Và bằng cách nào họ có
thể gây ảnh hưởng lên việc lựa chọn giới tính trước
khi sinh? Tại sao?
 Nhận thức và thực hành về vấn đề lựa chọn  Nếu không, chuyển sang câu 12
giới tính trước sinh và mất cân bằng giới tính  Anh chị có được những thông tin
khi sinh này từ đâu? (a) báo chí truyền
10. Anh/chị có biết về tình trạng lựa chọn giới tính thông, (b) thông tin tuyên truyền từ
trước sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh hiện chính quyền địa phương, (c) tờ rơi
nay tại Việt Nam nói chung và thôn/xã/phường/tỉnh hoặc (d) bạn bè người thân…?
của anh/chị nói riêng?  Anh/chị có biết Chính phủ VN
11. Anh/chị biết như thế nào về luật/chính sách đối đang ra sức vận động giải quyết
với việc lựa chọn và quyết định giới tính trước khi vấn đề cấm lựa chọn giới tính
sinh cũng như những mô hình can thiệp của nhà trước sinh và mất cân bằng giới
nước trong vấn đề này? tính khi sinh không?
12. Theo anh/chị việc thay đổi quan niệm thích con  Anh/chị có nghĩa những
trai có khả thi hay không? Tại sao? luật/chính sách này là có hiệu quả
13. Nhóm người nào là nhóm nên được tác động để hay không có hiệu quả trong việc
làm giảm ảnh hưởng đến tính thích con trai và cấm ngăn ngừa lựa chọn giới tính trước
lựa chọn giới tính trước sinh? Hành vi của họ nên sinh và tình trạng lựa chọn giới
được thay đổi như thế nào, theo kênh nào và ai chịu tính trẻ trước khi sinh?
trách nhiệm để chuyển đổi hành vi của họ?  Việc thay đổi mất cân bằng giới
14. Anh/chị có thể cho biết hiện nay có những kênh tính khi sinh có khó khăn hay
181
tuyên truyền về cấm lựa chọn giới tính trước sinh không? Tại sao?
và mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương
mình? Theo anh/chị kênh nào là kênh hiệu quả
nhất?
15. Anh/chị đã gặp phải những khó khăn/vấn đề gì
khi thực hiện các chính sách và mô hình can thiệp
này? Tại sao?
 Câu hỏi thêm
16. Theo ý kiến của anh/chị có những biện pháp gì
để ngăn chặn hành vi lựa chọn giới tính trước sinh
và giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
như hiện nay?
17. Theo anh/chị cần phải làm gì để thuyết phục các
gia đình rằng việc có con trai cũng giống như có
con gái? Như thế nào?
18. Nhà nước và chính quyền (thôn/xã/phường) địa
phương nên làm gì để nâng cao chiến dịch tuyên
truyền về cấm lựa chọn giới tính trước sinh và mất
cân bằng giới tính khi sinh? Như thế nào?

Chân thành cảm ơn mọi người đã tham gia vào cuộc thảo luận nhóm, cuộc thảo
luận đến đây là kết thúc, ngoài những câu hỏi đã thảo luận, anh/chị có ý kiến nào thêm
để chia sẻ với chúng tôi nữa không?

182
Phụ lục 4: TỔNG HỢP CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN LCGTTS

Mã các Biến bổ Tóm tắt thông tin Phân loại thang đo


biến sung sau
nghiên can thiệp
cứu
I. THÁI ĐỘ VỀ LCGTTS
Thái độ về bình đẳng giới
Q14 Người quyết định chính về sử dụng Định danh
BPTT và SKSS
Q15 Tiếp cận việc làm bình đẳng giữa Khoảng cách
phụ nữ và nam giới
Q16 Nam giới nên được học cao hơn Khoảng cách
Q17 Phụ nữ nên được học cao hơn Khoảng cách
Q18 Nam giới chịu trách nhiệm về giới Khoảng cách
tính của đứa trẻ (chứ không phải
nữ giới).
Q19 Sinh con trai chứng tỏ anh (hay Khoảng cách
chồng chị) là người đàn ông đích
thực.
Q20 Vai trò quan trọng nhất của phụ nữ Khoảng cách
là sinh con trai
Q21 Chồng có thể đánh vợ Khoảng cách
Q22 Vợ có thể đánh chồng Khoảng cách
Q23 Bố mẹ có thể đánh con trai Khoảng cách
Q24 Bố mẹ có thể đánh con gái Khoảng cách
2. Mong muốn có con trai

183
Mã các Biến bổ Tóm tắt thông tin Phân loại thang đo
biến sung sau
nghiên can thiệp
cứu
Q25 Kinh tế Khoảng cách
Q26 Sức ép và định kiến xã hội Khoảng cách
Q27 Văn hóa, tôn giáo Khoảng cách
Q28 Phải có ít nhất một con trai Khoảng cách
Q29 Phải có ít nhất một con gái Khoảng cách
Q30 Lí do quan trọng nhất phải đẻ được Định danh
con trai.
2. Thái độ về vai trò và trách nhiệm của con trai, con gái
Q31-Q32 Chăm sóc bố mẹ khi tuổi già Khoảng cách
Q33 Con trai là lao động chính. Khoảng cách
Q34 Con trai đóng góp nhiều hơn vào Khoảng cách
thu nhập của gia đình.
Q35-Q36 Gánh nặng tài chính của con trai/ Khoảng cách
con gái.
Q37-Q40 Chăm lo mồ mả và thờ cúng. Khoảng cách
Q41 Chia tài sản thừa kế. Định danh
Q42-Q43 Gia đình, họ hàng tạo sức ép lên về Khoảng cách
việc phải có ít nhất một đứa con
trai.
3. Thái độ với người sinh con một bề
Q44 Đàn ông không có con trai chưa Khoảng cách
hoàn thành nghĩa vụ.
Q45 Xem thường đàn ông không có con Khoảng cách
trai.

184
Mã các Biến bổ Tóm tắt thông tin Phân loại thang đo
biến sung sau
nghiên can thiệp
cứu
Q46 Cặp vợ chồng chỉ toàn con gái là Khoảng cách
kém may mắn.
Q47 Bỏ một người vợ không đẻ được Khoảng cách
con trai là chính đáng.
Q48 Gia đình chồng có lý do chính Khoảng cách
đáng để gây sức ép bỏ vợ không đẻ
được con trai.
II. KIẾN THỨC VỀ LCGTTS VÀ MCBTSGTKS
Q49 Tình trạng LCGTTS và Khoảng cách
MCBTSGTKS ở Việt Nam.
Q50 Phá thai LCGT là vi phạm pháp Khoảng cách
luật.
Q51 Bổ sung Bác sĩ thông báo giới tính thai nhi Khoảng cách
sau can là vi phạm pháp luật.
thiệp
Q52 Bổ sung Tuyên truyền, phổ biến phương Khoảng cách
sau can pháp sinh con trai là vi phạm pháp
thiệp luật.
Q53-Q54 Hậu quả của LCGTTS tới xã hội Khoảng cách
Q55 Bổ sung Hương ước của địa phương (các Khoảng cách
sau can quy định của làng/thôn/xóm) có
thiệp nội dung về sinh con trai.

185
III. HÀNH VI VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH
Q58 Giả định đã có một con gái đầu thì Khoảng cách
có bỏ cái thai kế tiếp nếu biết thai
là nữ.
Q59 Bổ sung Người xung quanh tìm hiểu cách Khoảng cách
sau can để sinh được con trai.
thiệp
Q60 Bổ sung Người xung quanh phá thai để Khoảng cách
sau can LCGTTN.
thiệp
Q61 Bổ sung Tìm hiểu thông tin để sinh được Khoảng cách
sau can con trai.
thiệp
Q62 Bổ sung Đã từng thực hiện theo thông tin Khoảng cách
sau can để sinh được con trai.
thiệp

186
Phụ lục 5: KẾT QUẢ CÁC CAN THIỆP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi


Đối
Thời Số
STT Hoạt động Địa điểm tượng Kết quả
gian lần
đích
I Tập huấn nâng cao năng lực
Tập huấn cho 15 5/2013 TP Hải 1 Giảng Giảng viên
cán bộ giảng Dương khóa viên nguồn được
viên nguồn cấp nguồn trang bị các kỹ
tỉnh về kỹ năng cấp năng TTCĐHV
1 TTCĐHV về tỉnh về phòng chống
phòng chống LCGTTS,
LCGTTS, MCBTSGTKS
MCBTSGTKS và BĐG.
và BĐG.
Tổ chức 02 lớp 7/2013 TP Hải 2 Cán bộ Cán bộ truyền
tập huấn cơ bản Dương khóa truyền thông DS cấp
cho 46 cán bộ thông tỉnh, huyện
truyền thông dân dân số được cung cấp
số cấp tỉnh, cấp và nâng cao kiến
huyện để cung tỉnh, thức kỹ năng
cấp và nâng cao huyện. viết tin, bài
2
kiến thức kỹ truyền thông về
năng viết tin, bài BĐG, phòng
truyền thông về chống LCGTTS
BĐG, phòng và
chống LCGTTS MCBTSGTKS.

MCBTSGTKS.

3 Tổ chức 12 lớp Từ TP Hải 12 Cán bộ Cán bộ chuyên


tập huấn cho 8/2013 chuyên trách DS xã

187
toàn bộ 263 cán đến Dương lớp trách được cung cấp
bộ chuyên trách 12/2014 công kiến thức cơ bản
công tác DS cấp tác DS về BĐG, phòng
xã để cung cấp Huyện Thanh cấp xã chống LCGTTS
kiến thức cơ bản Miện và
về BĐG, phòng MCBTSGTKS
chống LCGTTS và kỹ năng thực
và hiện buổi truyền
MCBTSGTKS thông tại cộng
và kỹ năng thực đồng.
hiện buổi truyền
thông tại cộng
đồng
Tổ chức 01 lớp 8/2013 TP Hải 1 Cán bộ Cán bộ báo, đài
nâng cao cho 25 Dương khóa báo, được cung cấp
cán bộ báo, đài đài. và nâng cao kiến
để cung cấp và thức kỹ năng
nâng cao kiến viết tin, bài
thức kỹ năng truyền thông về
4
viết tin, bài BĐG, phòng
truyền thông về chống LCGTTS
BĐG, phòng và
chống LCGTTS MCBTSGTKS.

MCBTSGTKS.
Tổ chức 01 khóa 2/2014 TP Hải 01 Cán bộ Cán bộ DS, y tế
tập huấn hướng Dương khóa dân số, được hướng dẫn
dẫn sử dụng bộ y tế sử dụng và nâng
5 tài liệu “Hỏi và cao kỹ năng
đáp về truyền thông, tư
MCBTSGTKS” vấn về phòng
cho 49 cán bộ chống LCGTTS
dân số, y tế đã và các kiến thức

188
được hướng dẫn liên quan đến
sử dụng và nâng giới.
cao kỹ năng
truyền thông, tư
vấn về phòng
chống LCGTTS
và các kiến thức
liên quan đến
giới.
Phối hợp với Sở 12/2013 Tỉnh Hải 1 54 giáo Giáo viên môn
Giáo dục và Đào Dương khóa viên bộ Sinh được cung
tạo tổ chức tập môn cấp thông tin về
huấn cung cấp Sinh BĐG, phòng
thông tin về học từ chống LCGTTS
BĐG, phòng tất cả và
chống LCGTTS các MCBTSGTKS
và trường và biết cách
MCBTSGTKS trung lồng ghép vào
6
cho 54 giáo viên học trong các môn
bộ môn sinh học phổ học ngoại khóa
từ tất cả các thông tại trường.
trường trung học
phổ thông để
lồng ghép vào
trong các môn
học ngoại khóa
tại trường
Phối hợp với Sở Từ TP Hải Học Học sinh hiểu
Giáo dục và Đào 1/2014 Dương sinh ở biết rõ hơn về
7 tạo tổ chức hoạt đến 8 nguyên nhân,
động ngoại khóa 6/2016 trường hậu quả của
cho học sinh về Huyện Thanh trung MCBTSGTKS.
MCBTSGTKS ở Miện học TP

189
8 trường trung Hải
học. Dương;
huyện
Thanh
Miện
II Hội thảo chia sẻ thông tin
Tổ chức 02 hội 8/2013 Huyện Thanh 02 hội 400 Trưởng các
thảo cho 400 Miện thảo trưởng dòng họ được
người là trưởng các cung cấp thông
các dòng họ tại 1/2014 dòng tin và có nhận
huyện Thanh họ tại thức tốt hơn về
Miện nhằm cung huyện nguyên nhân, hệ
cấp thông tin về Thanh quả về mặt xã
thực trạng, Miện hội và các hệ
nguyên nhân, quả khác do ưa
hậu quả của thích con trai
MCBTSGTKS đem lại; hiểu
và thảo luận nội biết tốt hơn về
dung: vai trò của pháp luật, để tạo
1 trưởng các dòng môi trường ủng
họ trong việc hộ cho những
tham gia, góp thay đổi mới và
phần giải quyết để có cam kết
về tình trạng giải quyết vấn
MCBTSGTKS đề
MCBTSGTKS
và vai trò của
trưởng các dòng
họ trong việc
tham gia, góp
phần giải quyết
về tình trạng
MCBTSGTKS

190
Phối hợp với 8/2014 TP Hải 02 hội Đại Đại biểu các ban
UBMTTQ tổ Dương thảo biểu ngành, đoàn thể
chức 02 hội thảo các ban và các sư thầy
với sự tham gia 10/2014 ngành, trụ trì chùa được
của các ban Huyện Thanh đoàn cung cấp thông
ngành, đoàn thể Miện thể và tin và nhận thức
và các sư thầy các sư tốt hơn về
trụ trì nhằm cung thầy trụ MCBTSGTKS
2
cấp kiến thức về trì và tích cực tham
MCBTSGTKS chùa. gia TTVĐ sự
và tuyên truyền tham gia của
vận động sự những người có
tham gia của uy tín trong
những người có cộng đồng.
uy tín trong cộng
đồng
Tổ chức 4 hội 4- TP Hải 4 hội Các Các chức sắc
thảo nâng cao 6/2014 Dương thảo chức tôn giáo hiểu
nhận thức cho sắc tôn biết tốt hơn và
các chức sắc tôn giáo đồng tình tham
giáo. Khuyến gia giảng về
khích các chức BĐG, phòng
3
sắc tôn giáo chống LCGTTS
giảng về vấn đề và
này tại chùa hay MCBTSGTKS
các dịp đặc biệt tại chùa.
như trong dịp
Tết.
Hoạt động truyền thông (tọa đàm, phóng sự, tin bài, tài liệu truyền thông,
III
tư vấn)
02 tọa đàm về 10/2014 Đài TH tỉnh Mỗi Người Người dân được
1 BĐG, phòng tọa dân nâng cao nhận
chống LCGTTS đàm tỉnh thức và hiểu biết

191
và 6/2015 phát 2 Hải về BĐG, phòng
MCBTSGTKS. lần Dương chống LCGTTS

MCBTSGTKS.
7 phóng sự về 8/2013 Đài TH tỉnh Mỗi Người Người dân được
BĐG, phòng 2/2014 phóng dân nâng cao nhận
chống LCGTTS sự tỉnh thức và hiểu biết
và 7/2014 phát 2 Hải về BĐG, phòng
MCBTSGTKS. 11/2014 lần Dương chống LCGTTS
2 và
6/2015
MCBTSGTKS
12/2015
1/2016

46 tin, 90 bài và Từ Đài phát Phát TP Hải Nhân dân ở TP


phát 326 lần trên 4/2013 thanh huyện, 326 Dương Hải Dương;
đài phát thanh đến xã lần Huyện Thanh
huyện, xã về về 6/2016 Miện được nâng
nguyên nhân, hệ Huyện
Thanh cao hiểu biết về
quả về mặt xã nguyên nhân,
hội và các hệ Miện
hậu quả về mặt
quả khác do ưa xã hội và các hệ
thích con trai quả khác do ưa
3 đem lại; sự hiểu thích con trai
biết tốt hơn về đem lại; sự hiểu
pháp luật, để tạo biết tốt hơn về
môi trường ủng pháp luật, để tạo
hộ những thay môi trường ủng
đổi mới và để có hộ những thay
cam kết giải đổi mới và để có
quyết vấn đề cam kết giải
phòng chống quyết vấn đề
LCGTTS và phòng chống

192
MCBTSGTKS LCGTTS và
MCBTSGTKS.
77.500 tờ rơi, Từ TP Hải Người Người dân được
sách gập, 3.391 4/2013 Dương dân ở nâng cao nhận
áp phích, 300 đĩa đến TP Hải thức về về
được cung cấp 6/2016 Dương; BĐG, phòng
cho địa bàn can Huyện Thanh chống LCGTTS
Miện Huyện
thiệp tuyên Thanh và
4
truyền về BĐG, Miện MCBTSGTKS.
phòng chống
LCGTTS và
MCBTSGTKS
tới các đối
tượng.
800 bộ tài liệu 8/2014 Tỉnh Hải Người Người cung cấp
“Hỏi và đáp về Dương cung dịch vụ và cán
MCBTSGTKS” cấp bộ DS được
đã được in, cấp dịch vụ phân phát TL và
phát cho người và cán dùng TL để tư
5
cung cấp dịch vụ bộ DS vấn cho khách
và cán bộ DS để hàng về phòng
tư vấn cho khách chống LCGTTS.
hàng không
LCGTTS.
Một đĩa DVD 8/2014 Phật tử, Phật tử, người
các bài giảng của người dân hiểu và tin
các chức sắc tôn dân hơn nhờ các bài
giáo về hậu quả tỉnh giảng của các
6 của LCGTTS và Hải chức sắc tôn
MCBTSGTKS Dương giáo về hậu quả
được sản xuất và của LCGTTS và
phổ biến rộng MCBTSGTKS.
rãi.

193
Chương trình 10/2016 TP Hải 1 lần Nhân Hiểu biết và
giao lưu nghệ Dương dân và nhận thức của
thuật “Vì nòi nam, nhân dân về
giống Việt nữ BĐG, phòng
không thanh chống LCGTTS
LCGTTS” niên và
hưởng ứng ngày MCBTSGTKS
7
quôc tế trẻ em được nâng cao.
gái được tổ chức
thu hút được hơn
2.000 người
tham dự, đặc biệt
nam, nữ thanh
niên
02 buổi mít tinh, 7/2014 TP Hải 2 lần Nhân Hiểu biết và
diễu hành hưởng 7/2015 Dương dân địa nhận thức của
ứng ngày Dân số phương nhân dân về
thế giới được tổ phòng chống
8
chức thu hút sự LCGTTS và
quan tâm của các MCBTSGTKS
đối tượng về được nâng cao.
chương trình
Hàng năm tại tổ 2013 Huyện Thanh Hàng Trẻ em Các bé gái hiểu
chức một chiến 2014 Miện năm gái biết và nhận
dịch đặc biệt cho 2015 thức tốt hơn về
trẻ em gái ở cấp vai trò của bé
thôn, tập trung gái, phụ nữ
9 vào việc đề cao trong xã hội; về
vai trò của bé giới và BĐG.
gái, phụ nữ trong
xã hội thông qua
các vở kịch
đường phố,

194
chương trình
video, hội chợ
làng, các cuộc
thi tài năng, trò
chơi tương tác,
trao đổi, thảo
luận
Truyền thông 9/2015 Huyện Thanh 1 lần Người Hiểu biết và
bằng hình thức Miện dân 4 nhận thức của
sân khấu hóa về xã người dân được
BĐG, phòng huyện nâng cao về
chống LCGTTS Thanh nguyên nhân,
và Miện hậu quả của
10 MCBTSGTKS MCBTSGTKS.
thu hút hơn
1.000 người
tham gia tại 04
xã.

Phối hợp chặt Từ TP Hải Người Người cao tuổi


chẽ với các CLB 8/2013 DươngHuyện cao được nâng cao
nhiều thế hệ tại đến Thanh Miện tuổi nhận thức về
Hải Dương nâng 6/2016 MCBTSGTKS,
cao nhận thức vận động con
cho người cao cái, cháu không
11 tuổi thông qua thực hiện
các cuộc họp LCGTTS.
hàng tháng và
các hoạt động
văn hóa/ xã hội,
đào tạo tình
nguyện viên làm
việc với người

195
cao tuổi về
phòng chống
LCGTTS và
MCBTSGTKS.

Có 86 cặp nam Từ Huyện Thanh Nam Nam nữ sắp kết


nữ sắp kết hôn 1/2014 Miện nữ sắp hôn hiểu rõ hơn
đã nhận được tư đến kết hôn về
vấn tiền hôn 6/2016 SKSS/KHHGĐ
12 nhân về và nhận thức tốt
SKSS/KHHGĐ hơn về hậu quả
và phòng chống của LCGTTS,
LCGTTS và MCBTSGTKS
MCBTSGTKS.

2. Tăng cường tuân thủ pháp luật


Đối
Thời Địa Số
STT Hoạt động tượng Kết quả
gian điểm lần
đích
I Tập huấn nâng cao năng lực
Phối hợp với Ban TP Hải 5 281 cán Cán bộ tuyên giáo
Tuyên giáo tập Dương khóa bộ tuyên ở địa phương
huấn cho 281 cán giáo ở địa được nâng cao
11/2013
bộ tuyên giáo ở địa phương hiểu biết và nhận
12/2013
phương về BĐG, thức về nguyên
3/2014
1 phòng chống nhân, hậu quả của
4/2014
LCGTTS và MCBTSGTKS.
6/2014
MCBTSGTKS
thông qua hội nghị
ban khoa giáo tỉnh
ủy.
Tổ chức 3 khóa đào TP Hải 3 Người Nhận thức và hiểu
tạo nâng cao nhận Dương khóa cung cấp biết của người
10-
2 thức cho các nhà dịch vụ cung cấp dịch vụ
11/2014
cung cấp dịch vụ về trong tỉnh được nâng cao về
BĐG, nguyên nhân, Hải BĐG, nguyên

196
hậu quả của Dương nhân, hậu quả của
MCBTSGTKS, các MCBTSGTKS,
khía cạnh pháp lý, các khía cạnh
các quan niệm sai pháp lý, các quan
lầm, bản chất khoa niệm sai lầm, bản
học của tư vấn, y chất khoa học của
đức. tư vấn, y đức.
Tổ chức tập huấn TP Hải 1 25 cán bộ Cán bộ trực tiếp
cho 25 cán bộ trực Dương khóa trực tiếp làm công tác
tiếp làm công tác làm công khám, siêu âm
khám, siêu âm và tác khám, được nâng cao
cán bộ Trung tâm siêu âm kiến thức, kỹ năng
DS-KHHGĐ để và cán bộ tư vấn về BĐG,
3 nâng cao kiến thức, 5/2014 Trung phòng chống
kỹ năng tư vấn về tâm DS- LCGTTS và
BĐG, phòng chống KHHGĐ MCBTSGTKS.
LCGTTS và
MCBTSGTKS theo
bộ tài liệu “Bác sĩ
vì trẻ em gái”.
Tổ chức 01 lớp tập Huyện 1 Cán bộ Việc thực hiện các
huấn cho cán bộ xã, Thanh lớp xã, cán bộ hương ước, quy
cán bộ tư pháp, Miện tư pháp, ước về nội dung
trưởng thôn, khu trưởng phòng chống
dân cư về việc triển thôn, khu LCGTTS và
4 khai và giám sát 8/2014 dân cư MCBTSGTKS
thực hiện các hương được giám sát.
ước, quy ước về nội
dung BĐG, phòng
chống LCGTTS và
MCBTSGTKS.
II Hội thảo chia sẻ thông tin
Tổ chức hội thảo TP Hải 1 62 người Cán bộ thuộc các
cho 62 người thuộc Dương hội thuộc các cơ sở cung cấp
các cơ sở cung cấp thảo cơ sở dịch vụ được nâng
dịch vụ siêu âm và cung cấp cao nhận thức về
1 KHHGĐ với nội 9/2014 dịch vụ vai trò và trách
dung: Vai trò và siêu âm nhiệm của các cơ
trách nhiệm của các và sở cung cấp dịch
cơ sở cung cấp dịch KHHGĐ vụ siêu âm và
vụ siêu âm và KHHGĐ trong
197
KHHGĐ trong kiểm soát không
kiểm soát không LCGTTS và
LCGTTS và MCBTSGTKS.
MCBTSGTKS. Hội
thảo tập trung
nghiên cứu, thảo
luận về tình hình
MCBTSGTKS,
nguyên nhân, hậu
quả, các luật pháp
chính sách có liên
quan và vai trò
trách nhiệm trong
kiểm soát
MCBTSGTKS
Tổ chức 3 hội thảo TP Hải 3 Cán bộ y Cán bộ y tế được
nâng cao nhận thức Dương hội tế nâng cao nhận
9/2013
cho cán bộ y tế về thảo thức cho cán bộ y
2 10/2014
việc không tiếp tay tế về việc không
11/2015
cho hành vi tiếp tay cho hành
LCGTTS vi LCGTTS.
III Hoạt động truyền thông (chỉ thị, tài liệu truyền thông)
Ban Thường vụ TP Hải Đảng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy đã ban Dương viên và Tỉnh ủy tổ chức
hành Chỉ thị số 38- nhân dân Hội nghị quán
CT/TU ngày tỉnh Hải triệt Chỉ thị số 38-
29/7/2014 về tăng Dương CT/TU tới các cấp
cường sự lãnh đạo ủy, chính quyền
1 7/2014
của Đảng đối với và các ban, ngành,
vấn đề đoàn thể từ tỉnh
MCBTSGTKS trên đến tuyến huyện.
địa bàn tỉnh Hải
Dương.

Tài liệu “Bác sĩ vì TP Hải Người Nhận thức và hiểu


trẻ em gái” do Dương cung cấp biết về tuân thủ
UNFPA Ấn Độ dịch vụ pháp luật, không
2 biên soạn đã được 10/2014 trong tỉnh cung cấp các dịch
chỉnh sửa cho phù Hải vụ LCGTTS của
hợp với hoàn cảnh Dương người cung cấp
Việt Nam và được dịch vụ được nâng
198
sử dụng để tuyên cao.
truyền nâng cao
nhận thức về tuân
thủ pháp luật cho
các nhà cung cấp
dịch vụ về cấm
cung cấp các dịch
vụ LCGTTS
Phối hợp với Sở Tư TP Hải Sở Tư Hương ước, quy
pháp rà soát, sửa Dương pháp ước làng, khu dân
3 đổi hương ước, quy 5/2014 cư được rà soát,
ước làng, khu dân sửa đổi.
cư.
Lồng ghép nội dung Huyện 03 xã tại Nội dung về
về BĐG, phòng Thanh huyện BĐG, phòng
chống LCGTTS và Miện Thanh chống LCGTTS
MCBTSGTKS vào Miện và
trong hương ước, MCBTSGTKSđã
quy ước làng khu 6- được đưa vào
4
dân cư tại 03 xã tại 9/2014 trong hương ước,
huyện Thanh Miện quy ước làng khu
và đã được ban dân cư tại 03 xã
hành. tại huyện Thanh
Miện và đã được
ban hành.
7.500 tờ rơi cho Tỉnh Người Người từ cơ sở
người cung cấp dịch Hải cung cấp cung cấp dịch vụ
vụ cũng được in và Dương dịch vụ y (công và tư) đã
cung cấp đến các cơ tế. được nâng cao
5 10/2014
sở cung cấp dịch vụ kiến thức về luật
pháp, chính sách
liên quan đến
LCGTTS.

3. Nâng cao vị thế của phụ nữ và bé gái


Đối
Thời Địa Số
STT Hoạt động tượng Kết quả
gian điểm lần
đích
I Hoạt động truyền thông

199
Hỗ trợ hoạt động 7/2013 Huyện Hàng Thành Hiểu biết và nhận
truyền thông lồng Thanh tháng viên các thức của thành viên
ghép nội dung về 6/2016 Miện CLB các CLB về BĐG,
BĐG, phòng chống truyền phòng chống
LCGTTS và thông LCGTTS và
MCBTSGTKS vào lồng MCBTSGTKS
1 sinh hoạt của 20 ghép được nâng cao.
CLB truyền thông thuộc
lồng ghép thuộc HND ,
HND , HPN , HPN ,
HNCT, HCCB HNCT,
đúng theo Cẩm HCCB
nang truyền thông.
Phối hợp với HPN 5/2015 TP Hải 2 lần Thành Hiểu biết và nhận
tổ chức hội diễn Dương viên thức của thành viên
kịch truyền thông 3/2016 và HPN HPN và nhân dân
2 sáng tạo về Huyện và nhân về BĐG, phòng
MCBTSGTKS thu Thanh dân địa chống LCGTTS và
hút trên 700 người Miện bàn can MCBTSGTKS
tham dự trực tiếp. thiệp được nâng cao.
Phối hợp với HND 7/2014 Huyện 2 lần Thành Hiểu biết và nhận
tổ chức đêm giao Thanh viên thức của thành viên
lưu nghệ thuật với 11/2015 Miện HND HND và nhân dân
chủ đề chung tay và nhân về phòng chống
3
giải quyết dân địa LCGTTS và
MCBTSGTKS thu bàn can MCBTSGTKS
hút trên 800 người thiệp được nâng cao.
tham dự
Phối hợp tổ chức 12/2014 Huyện 3 lần Gia Hiểu biết và nhận
hội nghị biểu Thanh đình thức của nhân dân
dương 265 gia đình 12/2015 Miện sinh tại địa bàn can thiệp
4
sinh con một bề là con một được nâng cao về
gái có cuộc sống 6/2016 bề là vai trò và giá trị của
ấm no, hạnh phúc gái và trẻ em gái; về hậu

200
góp phần nâng cao nhân quả của LCGTTS
nhận thức của cộng dân tại và MCBTSGTKS.
đồng về vai trò và địa bàn
giá trị của trẻ em can
gái. thiệp
II Đào tạo nâng cao tay nghề
Phối hợp với HPN 5- Huyện 5 đợt Nữ Nữ thanh niên được
để đào tạo nghề và 6/2014 Thanh thanh đào tạo các kỹ năng
tạo việc làm cho nữ Miện niên nghề phù hợp và tạo
thanh niên các gia 5- các cơ hội việc làm
đình nghèo. 8/2015 thích hợp, đặc biệt
ưu tiên đào tạo cho
1
nữ thanh niên
những ngành nghề,
chuyên môn phù
hợp như: Khuyến
nông, kinh doanh
nhỏ.

201

You might also like