You are on page 1of 212

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

ĐỖ ANH HÕA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI


LOẠN TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Công tác xã hội


Mã số: 976.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị


TS. Bùi Thị Mai Đông

HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Đỗ Anh Hòa
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
Giám đốc, Khoa Công tác xã hội, các thầy, cô giáo thuộc Học viện Khoa học
xã hội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hữu
Nghị và TS. Bùi Thị Mai Đông - hai nhà giáo là người hướng dẫn khoa học
đã tận tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Tác giả xin được cảm ơn chân thành tới các học viên và gia đình, người
thân của các học viên cũng như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Công tác xã
hội tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,
khảo sát, thu thập thông tin cho luận án.
Dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên,
bản luận án này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính
mong các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo và mọi người phản
biện, góp ý cho luận án được hoàn thiện hơn.

Tác giả luận án

Đỗ Anh Hòa
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................. 12
1.1.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần ................................................ 12
1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần ........................................................................................................................ 13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................. 16
1.2.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần ............................................. 16
1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần ........................................................................................................................ 20
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ....................... 24
1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện ......................... 24
1.3.2. Những vấn đề chƣa đƣợc các công trình quan tâm nghiên cứu .................... 25
1.3.3. Những vấn đề tập trung giải quyết ................................................................ 25
Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................................... 26
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN ........................................................ 28
2.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 28
2.1.1. Khái niệm Công tác xã hội ............................................................................ 28
2.1.2. Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội ............................................................... 29
2.1.3. Khái niệm tâm thần, rối loạn tâm thần ......................................................... 30
2.1.4. Khái niệm trẻ em, trẻ em rối loạn tâm thần .................................................. 33
2.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần ............. 37
2.2. Các loại dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần ................ 37
2.2.1. Sàng lọc, can thiệp sớm cho trẻ em rối loạn tâm thần .................................. 37
2.2.2. Tham vấn, tƣ vấn cho gia đình trẻ em rối loạn tâm thần .............................. 40
2.2.3. Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách .......................................................... 41
2.2.4. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo ................................... 42
2.3. Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em .................................................................. 43
2.4. Khó khăn và nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần ....................................... 45
2.4.1. Khó khăn của trẻ em rối loạn tâm thần ......................................................... 45
2.4.2. Nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần ........................................................... 48
2.5. Lý thuyết ứng dụng trong thực hành cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em rối loạn tâm thần ..................................................................................... 50
2.5.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................................................... 50
2.5.2. Thuyết hệ thống ............................................................................................. 51
2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn
tâm thần ..................................................................................................................... 52
2.6.1. Yếu tố chính sách, pháp luật ......................................................................... 52
2.6.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội ............................ 53
2.6.3. Yếu tố từ đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần .......................................... 54
2.6.4. Yếu tố từ gia đình trẻ rối loạn tâm thần ........................................................ 55
2.6.5. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ ................................................................... 55
2.7. Khung lý thuyết của luận án ............................................................................. 57
Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................................... 57
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ
EM RỐI LOẠN TÂM THẦN TẠI TỈNH QUẢNG NINH ................................... 59
3.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn tỉnh Quảng Ninh và khách thể nghiên cứu . 59
3.1.1. Đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh............ 59
3.1.2. Khái quát các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối
loạn tâm thần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 60
3.1.3. Mô tả khách thể nghiên cứu .............................................................................. 62
3.2. Khái quát tình hình trẻ em rối loạn tâm thần ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 65
3.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần tại
Quảng Ninh ................................................................................................................ 77
3.3.1. Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho trẻ em rối loạn tâm thần ..................... 78
3.3.2. Dịch vụ tham vấn, tƣ vấn cho gia đình trẻ em rối loạn tâm thần .................. 86
3.3.3. Dịch vụ kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách ............................................. 94
3.3.4. Dịch vụ truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo ....................... 99
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em rối loạn tâm thần tại tỉnh Quảng Ninh............................................................ 108
3.4.1. Yếu tố chính sách, pháp luật ....................................................................... 111
3.4.2. Yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội ........................................ 115
3.4.3. Yếu tố từ đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần ........................................ 119
3.4.4. Yếu tố từ gia đình trẻ em rối loạn tâm thần ................................................ 120
3.4.5. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ ................................................................. 122
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 125
CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TRANG BỊ KIẾN
THỨC, KỸ NĂNG HƢỚNG DẪN TRỢ GIÖP TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM
THẦN CHO CHA, MẸ, NGƢỜI NUÔI DƢỠNG TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM
THẦN ...................................................................................................................... 127
4.1. Căn cứ thực hiện thực nghiệm ........................................................................ 127
4.3. Các bƣớc và nội dung tiến hành thực nghiệm ............................................... 129
4.4.1. Kết quả ............................................................................................................ 131
4.5.1. Những tác động ............................................................................................... 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 156
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

CTXH Công tác xã hội


HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
PVS Phỏng vấn sâu
RNTT Rối nhiễu tâm trí
RLTT Rối loạn tâm thần
SKTT Sức khỏe tâm thần
TE Trẻ em
TGXH Trợ giúp xã hội
TLN Thảo luận nhóm
TTCTXH Trung tâm Công tác xã hội
TTK Trẻ tự kỷ
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Tổng hợp thông tin về đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH ............................ 63
Bảng 3.2: Tổng hợp thông tin về cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em rối loạn tâm
thần ............................................................................................................................... 64
Bảng 3.3: Độ tuổi của trẻ bị RLTT .......................................................................................... 66
Bảng 3.4: Chẩn đoán vấn đề trẻ gặp phải trong RLTT ........................................................... 67
Bảng 3.5: Thứ tự trẻ bị RLTT trong gia đình .......................................................................... 68
Bảng 3.6: Ngƣời cung cấp thông tin trẻ bị RLTT ........................................................ 70
Bảng 3.7: Khoảng thời gian cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng đƣa trẻ đi khám từ thời điểm biết
trẻ có dấu hiệu bị RLTT ........................................................................................................... 71
Bảng 3.8: Địa điểm cha mẹ đƣa trẻ bị RLTT đến khám .......................................................... 72
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với việc tìm hiểu trƣớc dấu hiệu của
trẻ trƣớc khi đƣa trẻ đi khám ....................................................................................... 74
Bảng 3.10: Nguồn thông tin tìm hiểu dấu hiệu của trẻ trƣớc khi đƣa đi khám ....................... 75
Bảng 3.11: Lý do không tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng của trẻ trƣớc khi đƣa trẻ đi khám .... 76
Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về hiệu quả của dịch vụ sàng lọc TE có
RLTT tại cộng đồng ................................................................................................................. 81
Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ sàng lọc RLTT ở TE ..................82
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về hiệu quả của việc sử dụng
dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ ....................................................................................... 84
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ can thiệp sớm cho TE RLTT 85
Bảng 3.16: Trạng thái xuất hiện cảm xúc của cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng khi
chăm sóc TE RLTT trong 1 tháng gần đây .............................................................................. 86
Bảng 3.17: Nhu cầu đƣợc chia sẻ khi xuất hiện những trạng thái cảm xúc tiêu cực khi
chăm sóc TE RLTT ................................................................................................................... 88
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ tham vấn trợ giúp gia đình TE
RLTT ........................................................................................................................................ 91
Bảng 3.19: Đánh giá cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về mức độ thƣờng xuyên thực hiện
dịch vụ tƣ vấn, cung cấp thông tin ........................................................................................... 92
Bảng 3.20: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ tƣ vấn, cung cấp thông tin về
RLTT ở TE ................................................................................................................................ 93
Bảng 3.21: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến dịch vụ
chuyên sâu ................................................................................................................................ 96
Bảng 3.22: Hiểu biết của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về dịch vụ hỗ trợ chính sách cho TE
RLTT đang thực hiện trên địa bàn tỉnh.................................................................................... 97
Bảng 3.23: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ hỗ trợ chính sách ............................ 98
Bảng 3.24: Mức độ cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH thực hiện các dịch vụ truyền thông,
nâng cao nhận thức ................................................................................................................ 100
Bảng 3.25: Mức độ hiểu biết của ngƣời sử dụng về các dịch vụ truyền thông đang thực
hiện trên địa bàn tỉnh ............................................................................................................. 102
Bảng 3.26: Mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ truyền thông ................................. 102
Bảng 3.27: Đánh giá của gia đình trẻ về mức độ tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn
trang bị kiến thức, kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng
trẻ ....................................................................................................................................... 107
Bảng 3.28: Đánh giá của bên cung cấp dịch vụ về mức độ ảnh hƣởng đến hiệu
quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT ............................................................. 109
Bảng 3.29: Đánh giá của bên sử dụng dịch vụ về mức độ ảnh hƣởng đến hiệu
quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT ............................................................. 110
Bảng 3.30: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về chính sách chăm sóc, trợ giúp
TE RLTT ..................................................................................................................... 112
Bảng 3.31: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ ảnh hƣởng của trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ tới hiệu quả hỗ trợ ........................................................... 116
Bảng 3.32: Tỷ lệ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH phải làm thêm việc ngoài giờ ................. 118
Bảng 3.33: Tình hình làm thêm việc ngoài giờ để cung cấp dịch vụ ........................ 118
Bảng 3.34: Đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần ảnh hƣởng đến hiệu quả cung
cấp dịch vụ ................................................................................................................. 119
Bảng 3.35: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ khó khăn trong xác
định nguyên nhân và loại RLTT của trẻ ...................................................................... 120
Bảng 3.37: Tỷ lệ cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng dành thời gian 60-120 phút để giáo
dục, hƣớng dẫn trị liệu cho trẻ thƣờng xuyên tại nhà ............................................... 121
Bảng 3.38: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ đầy đủ của các dịch
vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình ............................................................................... 122
Bảng 3.39: Mức độ phối hợp với các cơ sở, đơn vị khác ...................................................... 124
Bảng 4.1: Nhu cầu đƣợc đào tạo, tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng can thiệp, trợ
giúp trẻ em RLTT cho cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng ............................................................... 128
Bảng 4.2: Mức độ hiểu biết các kiến thức về SKTT và RLTT ở TE của cha, mẹ,
ngƣời nuôi dƣỡng trẻ trƣớc và sau thực nghiệm ....................................................... 142
Bảng 4.3: Mức độ thực hiện một số kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho TE RLTT của
cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ thông qua các bài tập tình huống trƣớc và sau thực
nghiệm ........................................................................................................................ 144
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 3.1: Mức độ chăm sóc chính cho trẻ bị RLTT .................................................... 69
Biểu 3.2: Cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng tìm hiểu dấu hiệu của trẻ trƣớc khi đƣa trẻ đi
khám ............................................................................................................................. 73
Biểu 3.3: Mức độ sử dụng dịch vụ sàng lọc TE có RLTT tại cộng đồng của đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH .................................................................................................................... 79
Biểu 3.4: Mức độ sử dụng các dịch vụ sàng lọc và tƣ vấn của cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH....................................................................................................................... 80
Biểu 3.5: Mức độ sử dụng dịch vụ can thiệp sớm thƣờng xuyên cho trẻ của cán bộ,
NVCTXH, bác sĩ ....................................................................................................................... 83
Biểu 3.6: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về hiệu quả sử dụng
dịch vụ tham vấn trợ giúp gia đình TE RLTT .............................................................. 91
Biểu 3.7: Mức độ sử dụng dịch vụ kết nối chuyển gửi của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH . 95
Biểu 3.8: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về mức độ thƣờng xuyên
của dịch vụ trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em
RLTT ........................................................................................................................... 104
Biểu 3.9: Đánh giá của gia đình trẻ về mức độ sử dụng dịch vụ trang bị, cung cấp
kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục TE ............................................................. 105
Biểu 3.10: Đánh giá của gia đình trẻ về hiệu quả của dịch vụ trang bị,
cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục TE RLTT ................................... 106
Biểu 3.11: Hiểu biết của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về những dịch vụ CTXH trợ giúp
TE RLTT tại Quảng Ninh ........................................................................................... 115
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của TE từng bước được nâng cao,
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận
thức đến chính sách và phương pháp tổ chức thực hiện, Việt Nam đã đạt được
những tiến bộ lớn cho TE và trong thời gian khá ngắn [78, tr.17]. Thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng người dân đã nhận thức rõ các quyền lợi và bổn
phận của TE được ghi trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Luật Trẻ
em năm 2016. Đời sống văn hóa tinh thần cho TE đang dần dần được chăm lo tốt
hơn, tỷ lệ tử vong TE dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi giảm, tỷ lệ TE được đến trường và
tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học tăng, số lượng TE có HCĐB được chăm
sóc ngày càng tăng lên [78, tr. 20-21].
Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, một mặt mang lại
nhiều cơ hội, đưa đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, mặt khác cũng tạo ra
môi trường có nhiều diễn biến phức tạp và thách thức mới đối với công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục TE. TE có HCĐB đang có xu hướng gia tăng, theo báo cáo
của các địa phương đến cuối năm 2015, cả nước có hơn 26 triệu TE, trong đó có
khoảng 1,5 triệu TE có HCĐB và gần 2,5 triệu TE có nguy cơ rơi vào HCĐB. TE
khuyết tật trên 1,2 triệu TE, chiếm khoảng 1,4% tổng số dân và 3,1% tổng số TE
[19, tr.1]. Trong số những trẻ khuyết tật về trí tuệ thì TE bị RLTT là một trong
những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất [19, tr.1]. Hiện nay số lượng TE được
chuẩn đoán bị mắc RLTT khá lớn, theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ
lệ TE bị RLTT trong cộng đồng đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10% đến
20% ở các nước phát triển [46, tr.13]. Với các nước đang phát triển nơi còn rất
nhiều TE đang phải sống trong nghèo khổ, thiếu ăn, bệnh tật, bạo lực và chiến
tranh, ước tính tỷ lệ này ít nhất cũng ở mức tương tự. Tại Việt Nam qua một số
nghiên cứu, điều tra của các nhà nghiên cứu và tổ chức có hoạt động trợ giúp TE
cho thấy tỷ lệ trẻ có các vấn đề SKTT nói chung nằm trong khoảng tỷ lệ ở các nước
đang phát triển từ 13% - 20%, đặc biệt theo kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe
tinh thần TE của thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Dung và cộng sự
thực hiện đã đưa ra một kết quả rất đáng lưu ý với tỷ lệ TE có vấn đề SKTT ở thành
phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% [46, tr.13]. Qua đó có thể thấy là hiện nay số lượng
TE có RLTT tại cộng đồng là tương đối cao. Trong khi đó, không ít người Việt
Nam hiện nay vẫn còn xa lạ với bệnh RLTT ở TE, họ thường nhầm lẫn với một số
bệnh khác như: Thiểu năng trí tuệ, down, thần kinh...Nhiều phụ huynh thường mang
tâm lý khó chấp nhận và giấu giếm mọi người xung quanh, từ đó họ nuôi con trong
một môi trường khép kín, không biết làm gì để giúp con khỏi la hét hay tự làm đau
1
bản thân. Chính sự mù mờ trong nhận thức, trong đường hướng chăm sóc và giáo
dục TE RLTT vô hình chung đã khiến cho những hành vi bất thường ở trẻ tăng
thêm và khoảng cách giữa những đứa trẻ này với xã hội cũng ngày càng lớn.
Nghiên cứu về TE RLTT và các dịch vụ trợ giúp trẻ và gia đình trong thời
gian qua được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở nhiều chiều
cạnh khác nhau. Khi nghiên cứu về chủ đề này, mỗi tác giả đều đã có những phát
hiện, những đóng góp riêng và đã góp phần làm rõ được bức tranh chung về vấn đề
dịch vụ CTXH đối với TE RLTT. Bên cạnh đó các nghiên cứu cho thấy: Nhiều
chứng RLTT có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Ước chừng 1/5 (khoảng 20%) TE và
thanh thiếu niên có các rối loạn về SKTT và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị.
Một số RLTT của TE thường gặp bao gồm: Các chứng rối loạn cảm xúc lo âu; Các
chứng rối loạn hành vi phá rối và thiếu tập trung chú ý; Các chứng rối loạn ăn uống;
Các chứng rối loạn tâm trạng…Trẻ mắc RLTT sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển về
thể chất, giảm sút hiệu quả học tập, thường có những hành vi hiếu chiến hoặc rút lui
khỏi các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt với một số RLTT còn khiến trẻ có những
hành vi tự tử hoặc tự làm hại bản thân…
Công tác xã hội với lịch sử ra đời và phát triển chuyên nghiệp trên một thế kỷ
nay trên thế giới đã chứng minh được vai trò và trọng trách của nghề nghiệp trong
lĩnh vực chăm sóc SKTT, đặc biệt là đối với những vấn đề RLTT ở TE. Các hoạt
động cung cấp dịch vụ CTXH với TE RLTT trên thế giới cho thấy, ngoài các dịch
vụ về y tế, hiện nay các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ TE RLTT còn mở rộng theo hướng
toàn diện và linh hoạt hơn rất nhiều. Có thể kể đến các dịch vụ như: Dịch vụ can
thiệp hỗ trợ khủng hoảng cho trẻ, dịch vụ can thiệp sớm với một số bệnh tâm thần
đặc thù, dịch vụ can thiệp nhanh, dịch vụ trị liệu và tham vấn tâm lý cho trẻ, dịch vụ
xây dựng năng lực và hỗ trợ cho gia đình, dịch vụ đánh giá và tư vấn cung cấp
thông tin, dịch vụ trị liệu chuyên sâu…Thực tiễn đã chứng minh, các dịch vụ toàn
diện trên không những mang lại hiệu quả trong các can thiệp mà còn là nền tảng
vững chắc giúp trẻ RLTT phục hồi chức năng xã hội và hòa nhập cộng đồng tốt
hơn. Việc áp dụng và phát triển các dịch vụ toàn diện trên cũng đã khắc phục được
một số hạn chế của mô hình can thiệp truyền thống trước kia khi tập trung vào các
dịch vụ y tế [dẫn theo 76].
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với diện tích
611.081,3 km2, dân số trên 1,2 triệu người, gồm 13 huyện, thị xã, thành phố với
177 xã, phường, thị trấn. Có đường bờ biển dài 250 km, đường biên giới dài 132 km
giáp với Trung Quốc và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Nằm trong vùng trọng điểm
phát triển kinh tế khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có khu
công nghiệp than lớn nhất cả nước, có Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan
2
thiên nhiên của thế giới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với lợi thế về
địa lý: Cảng biển, biên giới và nguồn tài nguyên, đây là thế mạnh để các ngành kinh
tế của Quảng Ninh phát triển như: Công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương
mại và dịch vụ. Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về
việc thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nghề CTXH, Đề án chăm sóc và phục
hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trợ giúp cho các đối
tượng yếu thế góp phần đảm bảo anh sinh xã hội [1]
Tại tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
năm 2019, toàn tỉnh hiện có 319.807 TE độ tuổi từ 0-16 tuổi [59]. Và theo số liệu
điều tra của TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai để thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu
tâm trí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” thì tỷ lệ RLTT ở TE tỉnh Quảng Ninh là
10,1% trên tổng số 3.656 trẻ được điều tra [70, tr.21].
Hiện nay, các dịch vụ CTXH can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT và gia đình
được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn ít, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được
nhu cầu của gia đình có TE RLTT, cộng đồng và đặc biệt tại các cơ sở y tế, cơ sở
TGXH công lập và ngoài công lập tại Quảng Ninh cung cấp các dịch vụ CTXH
còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của
các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư [60].
Trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Ninh đã có một số nghiên cứu liên quan
đến TE có HCĐB và lĩnh vực CTXH có đề cập đến nhóm TE RLTT. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT từ
góc độ lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy, việc thiết kế các chương trình hay đề án chăm
sóc bảo vệ, trợ giúp TE RLTT ở tỉnh Quảng Ninh còn thiếu căn cứ khoa học. Điều
này dễ dẫn tới việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, can thiệp, trị liệu tâm lý
kém hiệu quả, thậm chí gây ra hậu quả tiêu cực; mặt khác, gây ra nhiều khó khăn cả
về thời gian, kinh tế lẫn sức khỏe của TE RLTT lẫn gia đình trong sàng lọc, chuẩn
đoán và can thiệp sớm.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT còn rất
hạn chế và mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Do vậy tác giả lựa chọn
đề tài "Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh
Quảng Ninh" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ

3
năng của cha mẹ, người chăm sócTE RLTT và các khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
dịch vụ CTXH đối với TE RLTT; các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng
Ninh và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh.
- Tổ chức thực nghiệm tác động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp cho cha mẹ, người chăm sóc TE RLTT.
- Đưa ra một số khuyến nghị về các dịch vụ CTXH trong chăm sóc, trợ giúp
TE RLTT đạt hiệu quả hơn.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh đã có các dịch vụ CTXH nào đối với
TE RLTT?
Câu hỏi 2: Có những yếu tố nào ảnh hƣởng tới dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh?
Câu hỏi 3: Cha , mẹ, ngƣời chăm sóc TE RLTT cần có kiến thức, kỹ năng gì
trong việc chăm sóc, trợ giúp TE RLTT tại gia đình?
Câu hỏi 4: Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH
trong hỗ trợ TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay có một số dịch vụ CTXH để can thiệp, trợ giúp cho TE
RLTT đã đƣợc thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh nhƣ: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE
RLTT; Tham vấn, tƣ vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính
sách; Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
Giả thuyết 2: Dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh
hƣởng bởi nhiều yếu tố: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH;
Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung cấp dịch vụ…
Giả thuyết 3: Cha, mẹ, ngƣời chăm sóc TE RLTT tại Quảng Ninh đang thiếu
kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và giáo dục trẻ, bởi vậy, họ cần đƣợc đào tạo, trang
bị kiến thức, kỹ năng để chăm sóc TE RLTT tốt hơn.
Giả thuyết 4: Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH
trong hỗ trợ TE RLTT tỉnh Quảng Ninh cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về chính
sách, cung cấp dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cung cấp dịch vụ...

4
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
3.2. Khánh thể nghiên cứu
- 110 cha, mẹ, người chăm sóc TE RLTT.
- 90 cán bộ, bác sĩ, NVCTXH (các nhân viên chăm sóc, trị liệu tâm lý tại các
cơ sở TGXH; cán bộ tâm lý lâm sàng; giáo viên mầm non).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Có nhiều dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, tuy nhiên đề tài tập trung nghiên
cứu các dịch vụ cơ bản, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là: Sàng lọc, can thiệp
sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển
tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo. Đồng
thời phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại
Quảng Ninh: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH; Đặc điểm
của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung cấp dịch vụ.
TE RLTT được đề cập trong phạm vi của luận án là TE từ 0 đến dưới 16 tuổi
đã được các cơ sở y tế, cơ sở TGXH có chức năng chuẩn đoán mắc RLTT.
Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở một số cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT ở tỉnh Quảng Ninh: Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh; Trung tâm
Y tế huyện Vân Đồn; Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh; Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe
tâm thần; một số phòng LĐTB&XH cấp huyện, thị xã, thành phố; một số cơ sở
TGXH tư nhân; hệ thống Văn phòng CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2019; Các số liệu, dữ
liệu về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT được thu thập, tổng hợp từ năm 2011.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận.
Cụ thể như sau:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ
phận của học huyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Đặc
trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng
trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật
và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy
vật kết hợp với phép biện chứng. Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện
chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy
5
vật của Ludwig Andreas von Feuerbach. Để giúp TE RLTT phát triển tốt hơn đề
tài phải tiếp cận nghiên cứu theo các quy luật, các nguyên lý, đặt các vấn đề của
TE RLTT trong mối quan hệ phổ biến, trong môi trường sống với các yếu tố tác
động [82]. Nghiên cứu các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trong mối quan hệ
biện chứng với các dịch vụ xã hội. Dịch vụ CTXH đối với TE RLTT chịu sự tác
động của nhiều yếu tố: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH;
Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung cấp dịch vụ…
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm,
duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào
việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không
nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội
với tất cả các mặt, các quy luật tồn tại xã hội. Các quá trình có liên hệ nội tại và tác
động lẫn nhau của xã hội [83]. Đề tài nghiên cứu quá trình, quy luật của sự phát triển
các dịch vụ CTXH và các yếu tố ảnh hưởng của dịch vụ đối với TE RLTT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát những lý thuyết
cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước (86 tác giả) và ngoài
nước (24 tác giả) đăng tải trên sách chuyên khảo, tạp chí, báo, luận án, luận văn, đề tài
nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến: Thực trạng TE RLTT; dịch vụ CTXH đối
với TE RLTT, những vấn đề lý luận về CTXH đối với TE RLTT. Phương pháp phân
tích tài liệu nhằm hiểu rõ hơn về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, xây dựng những
luận cứ khoa học để chứng minh vấn đề nghiên cứu được cụ thể và rõ ràng hơn.
- Phƣơng pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên
cứu bằng cách quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện, hành vi bất thường của TE
RLTT tại gia đình và tại các phòng trị liệu của cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và
ngoài công lập; Quan sát hoạt động sàng lọc, can thiệp trị liệu tâm lý của đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH; Quan sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn trẻ của gia
đình trong quá trình tương tác với trẻ; Quan sát những thay đổi của trẻ trước và sau khi
có sự can thiệp, hỗ trợ bằng các kỹ năng CTXH chuyên nghiệp. Kết quả quan sát được
ghi lại bằng biên bản quan sát. Kết quả xử lý được sử dụng bổ sung cho những kết quả
nghiên cứu khác trong điều tra, là căn cứ bổ sung thông tin về dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ.

6
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia
hướng dẫn khoa học, các chuyên gia đánh giá, sàng lọc và can thiệp, trị liệu tâm
lý đối với TE RLTT; các bác sĩ của các bệnh viện, trung tâm y tế có chức năng
sàng lọc, chuẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân có các biểu hiện RLTT; chuyên
gia CTXH, tâm lý, giáo dục và các giảng viên Đại học về các dịch vụ CTXH
chính đối với TE RLTT và các yếu tố ảnh hướng đến dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT và gia đình.
- Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả xây dựng 2 loại phiếu khảo sát:
Phiếu số 1: Dành cho đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH (phụ lục 1);
Phiếu số 2: Dành cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT (phụ lục 2).
+ Mục đích: Đánh giá thực trạng TE RLTT và thực trạng các dịch vụ CTXH chủ
yếu đang cung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; những khó khăn, các yêu tố ảnh
hưởng và giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp TE RLTT và gia đình.
+ Nội dung của phiếu khảo sát: Tập trung khai thác các vấn đề sau:
Những thông tin cơ bản về người trả lời;
Thực trạng TE RLTT;
Nhu cầu được hỗ trợ các dịch vụ để chăm sóc, giáo dục TE RLTT;
Thực trạng các dịch vụ CTXH chủ yếu đang cung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh;
Những khó khăn trong cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp TE RLTT và gia đình
+ Phương thức chọn mẫu:
Phiếu số 1 (Nhóm đội ngũ cung cấp các dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT): Cán
bộ quản lý, NVCTXH thuộc các cơ sở TGXH thuộc ngành LĐTBXH cấp tỉnh và
huyện; Cán bộ quản lý, bác sĩ, nhân viên CTXH của Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện
Vân Đồn; Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần; Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, cán
bộ hệ thống Văn phòng công tác xã hội các cấp, cán bộ phụ trách công tác trẻ em
thuộc 9 xã, phường trên địa bàn tỉnh tham gia phối hợp với Trung tâm Công tác xã
hội tỉnh trong hoạt động sàng lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý cho TE RLTT tại cộng
đồng: 116 người (theo số liệu cung cấp bởi Trung tâm Công tác xã hội năm 2016).
Cỡ mẫu cho nghiên cứu của phiếu số 1:
N
-------------------------
n =
1 + N (e)2
116

7
-------------------------
n = = 90
1 + 116 (0,25)2
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn 5%
Nhƣ vậy cơ mẫu khảo sát của phiếu số 1 là 90 phiếu.
Phiếu số 2 (Nhóm người chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình): Cha, mẹ, người
nuôi dưỡng TE RLTT đang được can thiệp, trị liệu tâm lý tại: Bệnh viện Sản nhi
Quảng Ninh, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện
Vân Đồn, Trường Giáo dục trẻ tự kỷ Giếng Đồn, Trường Mầm non tư thục Vì Ngày
Mai, Lớp mầm non Ánh Dương: 153 người (theo số liệu cung cấp bởi Trung tâm
Công tác xã hội năm 2016)
Cỡ mẫu cho nghiên cứu của phiếu số 2:
N
-------------------------
n =
1 + N (e)2

153
-------------------------
n = = 110,6
2
1 + 153 (0,25)
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn 5%
Nhƣ vậy cơ mẫu khảo sát của phiếu số 2 lấy tròn là 110 phiếu.
Tổng cộng: 200 phiếu hỏi cho 2 mẫu phiếu số 1, 2
+ Cách thức tiến hành: Các khách thể tham gia khảo sát được trả lời độc lập,
theo nhận định của cá nhân, với những gì họ nghĩ và thực hiện thường ngày. Tiến hành
khảo sát theo từng nhóm nhỏ để có thể làm sáng tỏ các câu hỏi của người khảo sát nếu
cần thiết.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả xây dựng 2 đề cương gợi ý phiếu phỏng vấn sâu:
Phiếu số 1: Dành cho đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH (phụ lục 3);
Phiếu số 2: Dành cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT (phụ lục 4).
+ Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu
được từ khảo sát thực tiễn
+ Nguyên tắc phỏng vấn: Khách thể được trả lời tự do dựa trên những câu hỏi
mở, có gợi ý. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi
dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của câu trả lời cũng như
làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.
+ Phương thức chọn mẫu:

8
Với phiếu số 1: PVS 11 người, bao gồm: 01 Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ
em - Sở Lao động TB và XH; 01 Chuyên viên công tác xã hội - Sở Lao động TB và
XH; 01 Lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em; 03 cán bộ, nhân viên công tác xã hội - Trung
tâm Công tác xã hội; 03 bác sĩ, nhân viên CTXH - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn; 01
bác sĩ - Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh; 01 chủ cơ sở trợ giúp TE RLTT ngoài
công lập.
Với phiếu số 2: PVS 07 người là cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh có con đang can thiệp, trị liệu tâm lý tại Trung tâm Công
tác xã hội, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, cơ sở
TGXH ngoài công lập.
Tổng cộng: PVS 18 người.
+ Cách thức tiến hành: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị đề cương trước một
cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả quan tâm. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn
về các nội dung chuẩn bị trước đó.
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm:
+ Mục đích: Làm căn cứ bổ sung thông tin về thực trạng dịch vụ CTXH chủ yếu
đang cung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng
và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE
RLTT và gia đình trẻ trong thời gian tới.
+ Đối tượng thảo luận nhóm gồm 2 nhóm:
Nhóm cung cấp dịch vụ CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng
Ninh (gồm có 6 người tham gia thảo luận);
Nhóm cung cấp dịch vụ CTXH tại Mô hình cơ sở phòng và trị liệu RNTT -
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn (gồm có 7 người tham gia thảo luận)
Tổng cộng: 13 ngƣời tham gia TLN.
- Phƣơng pháp thống kê toán học:
Kết quả thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS phiên
bản 21.0 trong môi trường Windows, kiểm định bằng Chi-square Alpha. Các thông số
và phép toán thống kê được sử dụng trong đề tài này là phân tích thống kê mô tả và
phân tích thống kê suy luận.
- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu đính tính:
Kết quả thu được từ PVS 18 người và thảo luận 02 nhóm với 13 người tham gia
được thực hiện gỡ băng phỏng vấn dưới dạng chữ, nhập liệu, quản lý số liệu và kiểm
tra tính xác thực của số liệu thu được thông qua việc trao đổi với các thành viên có hiểu
biết về các cá nhân tham gia PVS và 02 nhóm tham gia thảo luận.

9
- Phƣơng pháp thực nghiệm:
Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm nguyên nhân chính tác động tới dịch
vụ CTXH cung cấp cho TE RLTT. Vận dụng những lý thuyết, kỹ năng và thực hiện
hoạt thực nghiệm đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ,
người chăm sóc TE RLTT. Thực nghiệm được tiến hành trên nhóm gồm 10 cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian tiến
hành thực nghiệm từ tháng 6-11/2018 tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Chương trình thực nghiệm gồm 2 nội dung chính: Tác giả và giảng viên trang bị cho học
viên những kiến thức về SKTT, TE RLTT (02 đợt, mỗi đợt 3 ngày); Thực hành rèn
luyện kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT trên lớp học và tại các phòng trị liệu
tâm lý tại Trung tâm Công tác xã hội. Sau thời gian thực nghiệm so sánh kết quả trước và
sau thực nghiệm để thấy rõ việc áp dụng biện pháp tác động thực nghiệm đã nâng cao
hiểu biết về kiến thức RLTT TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha,
mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
Tác giả thực hiện phân tích và đánh giá 02 ca điển hình để minh họa cho thực
nghiệm, để thấy được ý nghĩa quan trọng của việc áp dụng biện pháp tác động nhằm
nâng cao hiểu biết về kiến thức RLTT TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ
CTXH cho TE RLTT.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án hệ thống hóa về mặt lý luận vấn đề dịch vụ CTXH đối với TE RLTT,
làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan và bổ sung một số khái niệm, lý thuyết ứng
dụng trong CTXH đối với TE RLTT; tầm quan trọng của dịch vụ CTXH và vai trò của
đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trong hoạt động can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT và
gia đình. Qua nghiên cứu, đề xuất giải pháp cần thường xuyên thực hiện hoạt động đào
tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE
RLTT để tăng cường hiệu quả trong công tác trợ giúp TE RLTT. Kết quả nghiên cứu là
cơ sở để đề xuất chính sách và có thể được ứng dụng trong lĩnh vực phát triển các mô
hình can thiệp, các dịch vụ CTXH hỗ trợ đối với TE RLTT tại các cơ sở y tế, cơ sở
TGXH công lập và ngoài công lập tại tỉnh Quảng Ninh và trong cả nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu“Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em có rối loạn tâm thần từ thực
tiễn tỉnh Quảng Ninh” có một số đóng góp:
Nghiên cứu khái quát hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT; làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan; bổ sung một số khái niệm và các lý
thuyết ứng dụng trong CTXH đối với TE RLTT.
10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, chỉ ra
được thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại
Quảng Ninh, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo, trang bị kiến
thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT. Kết quả
nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích để giảng dạy và học tập CTXH đối
với người có vấn đề về SKTT nói chung, hoạt động cung cấp các dịch vụ CTXH trợ
giúp cho TE RLTT nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Mặt
khác, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để tham mưu, đề xuất với các cơ quan
có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chính sách đối với TE RLTT và các dịch vụ
CTXH cung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình đã
công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
rối loạn tâm thần
- Chương 3: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm
thần tại tỉnh Quảng Ninh
- Chương 4: Thực nghiệm hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng,
hướng dẫn trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em
rối loạn tâm thần

11
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về TE nói chung và TE có HCĐB nói riêng là một đề tài luôn được
các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam quan tâm. Trong nghiên cứu về TE
có HCĐB thì nghiên cứu về TE khuyết tật trí tuệ, TE RLTT được quan tâm đặc biệt
vì đây là nhóm TE gặp rất nhiều khó khăn trong hòa nhập cộng đồng. Trên cơ sở
nghiên cứu và tổng hợp của tác giả đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ
tiến sĩ, thạc sĩ, các công trình khoa học thuộc nhiều cấp khác nhau đã được in thành
sách, giáo trình cũng như các bài viết khoa học, các bản tin được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành đề cập nội dung liên quan đến CTXH và dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT của các học giả trong và ngoài nước (cập nhật đến tháng 9/2019). Qua tìm hiểu
và tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước về CTXH và
dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
Nghiên cứu về thực trạng TE RLTT; dịch vụ CTXH đối với TE RLTT.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần
Trên thế giới, có tới 7 đến 10% TE và thanh thiếu niên mắc phải các RLTT
cần điều trị. Tỷ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã hội
không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những trạng thái tâm lý TE thường gặp là:
Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ lệ mắc là 3-
5%; Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp là 2-5%; Những trở
ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%. Các báo cáo nghiên cứu gần đây
cho thấy vấn đề SKTT có xu hướng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế
giới, trên 25% dân số thế giới bị RLTT và hành vi tại một thời điểm nào đó trong
cuộc đời [109].
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp
và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng SKTT kém ở các học sinh Trung
Quốc, không những thế, áp lực học tập cao cũng có thể dẫn đến bạo lực và các vấn
đề phát triển [dẫn theo 2].
Nhóm tác giải Jane D. McLeod và Michael J. Shanahan (1993), trong 2 nghiên
cứu “Nghèo đói, vấn đề của bố mẹ và sức khỏe tâm thần của trẻ em” và “Những
con đƣờng nghèo đói và sức khỏe tâm thần của trẻ em” đã phát hiện ra mối quan hệ
giữa việc TE phải sống trong hoàn cảnh khó khăn với vấn đề SKTT. Những TE
sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có nhiều vấn đề SKTT hơn so với những
nhóm trẻ không trải qua hoàn cảnh khó khăn. Nếu như việc sống trong hoàn cảnh
khó khăn diễn ra trong một thời gian dài thì các dấu hiệu, triệu chứng của các RLTT
sẽ chủ yếu xuất hiện và ảnh hưởng âm thầm từ bên trong, trong khi những TE mới
12
trải qua việc sống trong hoàn cảnh khó khăn thường chỉ có một vài dấu hiệu bên
ngoài dễ nhận diện [96].
Trong nghiên cứu “Trầm cảm của bố mẹ, các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em
và sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế” của nhóm tác giả Mark Olfson, Steven C.
Marcus, Benjamin Druss, Harold Alan Pincus and Myrna M. Weissman, (2003)
phát hiện ra nhóm TE sống với những bố mẹ có mắc chứng trầm cảm thường gặp
các vấn đề khác nhau liên quan đến SKTT nhiều hơn gấp 2,8 lần so với nhóm trẻ
sống trong các gia đình bình thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra những TE sống trong
gia đình có bố mẹ mắc chứng trầm cảm thường phải chi trả nhiều chi phí cho việc
khám chữa bệnh với các cuộc gặp đối với bác sĩ vì các vấn đề y tế và các vấn đề về
SKTT nhiều hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa vấn đề trầm cảm của
cha mẹ với vấn đề SKTT của con cái. Nghiên cứu chỉ ra nhóm trẻ này nằm trong
nhóm có nguy cơ cao xuất hiện các vấn đề về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra mối quan hệ giữa trầm cảm ở phụ huynh
với tình trạng SKTT ở TE từ đó tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tác động và giải
pháp để hỗ trợ vấn đề này [100].
1.1.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực dịch vụ
từ đầu thập niên 1980 trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa,
giáo dục. Tuy nhiên, dưới góc độ CTXH thì đây còn là lĩnh vực cần được quan tâm,
nghiên cứu sâu hơn. CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, vì thế có
nhiều công trình nghiên cứu CTXH, các chính sách an sinh xã hội. Về dịch vụ
CTXH và cách thức triển khai dịch vụ CTXH hầu như được phát triển mạnh ở các
nước phát triển.
Nhóm tác giả Elizabeth M. Z. Farmer, Barbara J. Burns, Mimi V. Chapman,
Susan D. Phillips, Adrian Angold and E. Jane Costello (2001), trong bài nghiên cứu
“Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của giới trẻ đƣợc tiếp cận dịch vụ xã
hội” đã có những so sánh nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc RLTT và áp dụng
những dịch vụ này giữa ba nhóm trẻ: Nhóm trẻ có tiểu sử đã từng được sắp xếp
nhận nuôi, nhóm trẻ có liên hệ với các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội nhưng
chưa được sắp xếp các dịch vụ phù hợp và nhóm trẻ từ các gia đình nghèo chưa
từng có liên hệ với các dịch vụ xã hội. Cả ba nhóm này đều có vấn đề về SKTT ở
mức nguy cơ cao tuy nhiên nhóm trẻ được nhận nuôi hoặc có liên hệ với các dịch
vụ xã hội thì nhận được các hỗ trợ về SKTT tốt hơn so với nhóm trẻ từ các gia đình
nghèo [93].
Trong nghiên cứu “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em bị bạo
hành gia đình” tác giả Betsy McAlister Groves (1999), chỉ ra rằng những TE phải
13
chứng kiến các vấn đề bạo lực trong gia đình thường gặp các vấn đề như hành vi
gây hấn, năng lực xã hội bị giảm sút, trầm cảm, các nỗi sợ, sự quấy rầy giấc ngủ và
các vấn đề trong quá trình học tập. Những phản ứng về cảm xúc của trẻ đối với các
hành vi bạo lực thường là nỗi sợ về cái chết, nỗi sợ mất mát bố, mẹ. TE phải chứng
kiến những sự kiện đau thương trong đó bao gồm những sự kiện liên quan đến bạo
lực gia đình có thể cảm thấy vô dụng và nhìn thế giới một cách vô định và đáng sợ.
Để cải thiện vấn đề SKTT cho các trẻ này thì cần có các hoạt động can thiệp, trị liệu
tâm lý trực tiếp cho trẻ và kết nối, thay đổi môi trường sống của trẻ [89].
Trong phát hiện, can thiệp và trị liệu tâm lý cho TE có vấn đề RLTT thì vai trò
của NVCTXH và các hoạt động, mô hình CTXH tại cộng đồng đóng một vai trò
quan trọng. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu “Công tác xã hội và sức khỏe
tâm thần trẻ em: Những nguyên tắc tâm lý xã hội khi làm việc tại cộng đồng” của
tác giả Br J Soc Work (2003), nghiên cứu phát hiện ra NVCTXH đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định những nhu cầu của nhóm TE và gia đình. Vai trò của
NVCTXH trong việc quản lý khu dân cư, quản lý việc chăm sóc nhóm trẻ có vấn đề
về SKTT là chưa đủ. Nghiên cứu này thể hiện được vai trò của CTXH đối với TE
và vị thành niên có vấn đề về SKTT, đề nghị đưa ra những bộ quy chuẩn tổng hợp
mang tính tâm lý xã hội và thực hành tại cộng đồng tạo điều kiện tốt nhất cho việc
áp dụng mô hình đánh giá và can thiệp theo tiến trình CTXH đối với TE và vị thành
niên có vấn đề về SKTT [91].
Hiệp hội NVCTXH Quốc gia Mỹ cũng có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề
RLTT của TE, nổi bật trong các nghiên cứu là những phát hiện, kết quả cụ thể sau:
Gần 20% thanh niên tại Mỹ có vấn đề về SKTT tuy nhiên chỉ có ít hơn 1 trong 5
thanh niên được điều trị các vấn đề này. Vấn đề này ảnh hưởng một cách sâu sắc
đến khả năng học tập và sự thành công sau này của thanh niên. Hiệp hội NVCTXH
Quốc gia Mỹ cùng với các đối tác về vận động chính sách hỗ trợ nâng cao các dịch
vụ chăm sóc SKTT cho TE tại Mỹ. Khi TE có một vài dấu hiệu có khả năng liên
quan đến các vấn đề về SKTT thì cần được tạo điều kiện để gặp NVCTXH như là
sự trì hoãn trong quá trình phát triển, các vấn đề liên quan đến hành vi (tức giận thái
quá, rối loạn ăn uống,…), điểm số (ví dụ điểm kém đi so với trước), trải qua sự đau
buồn và trầm cảm, sự tách biệt xã hội, giảm hứng thú với các trò chơi hay hoạt động
trước đây; chứng chán ăn hoặc rối loạn giấc ngủ,…bên cạnh đó NVCTXH cũng cần
đến sự hỗ trợ từ phía những người chăm sóc, giáo viên để xác định vấn đề về SKTT
của trẻ từ đó tìm ra nguyên nhân nhằm giải quyết vấn đề [101].
Trong nghiên cứu “Rối loạn sức khẻ tâm thần ở trẻ em và vị thành niên” của
tác giả Susan Frauenholtz and Amy Mendenhall (2014), đã đề cập rất rõ đến vai trò,
nhiệm vụ của của NVCTXH trong can thiệp, hỗ trợ cho TE RLTT. NVCTXH đóng
14
vai trò chủ chốt trong đánh giá việc sử dụng phương pháp lấy gia đình làm trung
tâm, hành động mang tính cộng tác đối với TE, gia đình, giáo viên và những bên
liên quan nhằm đánh giá những hành vi của TE; NVCTXH cung cấp các dịch vụ về
quản lý trường hợp, điều phối dịch vụ, hỗ trợ và vận động chính sách; NVCTXH
nên trau dồi kiến thức bên cạnh quan tâm đến luật pháp và chính sách trong chăm
sóc và điều trị SKTT [104].
Viện UC Davis MIND chuyên nghiên cứu về biện pháp can thiệp giúp cải thiện
nhận thức ở TE RLTT đã ghi nhận hiệu quả của phương pháp tương tác xã hội đối với
TE RLTT. Nghiên cứu này được thực hiện tại một trường đại học ở Washington, nằm
trong chuỗi chương trình chuyên biệt nhằm tìm hiểu về các phương pháp cải thiện nhận
thức và phản ứng của bộ não TE RLTT. Đứng đầu nhóm nghiên cứu, bà Geraldine
Dawson cho biết: “Quá trình lớn lên và tiếp thu của một đứa trẻ đang tập đi ảnh
hƣởng rất nhiều đến khả năng tƣơng tác xã hội hàng ngày của các em. Riêng đối với
những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thì sự can thiệp sớm của cộng đồng sẽ giúp các bé
nhận đƣợc sự tƣơng tác, quan tâm của cộng đồng” [84].
Trong một nghiên cứu quốc gia về “Nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và trẻ vị thành niên” của tác giả Barbara
J.Burns (2011), đã chỉ ra gần một nửa (47,9%) TE và trẻ vị thành niên tuổi từ 2-14
năm (N = 3.803) có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi sai lệch. TE và trẻ vị thành niên
có nhu cầu chăm sóc SKTT (được xác định bởi một số đánh giá lâm sàng) đều mong
muốn được nhận các dịch vụ xã hội tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế trong việc nhận
dịch vụ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ (2-5 tuổi) bị lạm dụng tình dục và trẻ bị sao nhãng
thì việc tiếp cận dịch vụ là rất hạn chế do các em không được quan tâm hoặc bố mẹ
trẻ chỉ muốn giữ kín vấn đề này. Đối với trẻ vị thành niên là người Mỹ gốc Phi, việc
tiếp cận dịch vụ cũng là một vấn đề lớn do các yếu tố văn hóa và kỳ thị vẫn còn tồn
tại trong cộng đồng như là một hạn chế cần phải can thiệp [dẫn theo 76].
CTXH trong chăm sóc SKTT đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước phát triển
thên thế giới. Tại Mỹ, việc lồng ghép chuyên môn CTXH vào hoạt động chữa trị,
can thiệp nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc SKTT được xem là một lĩnh vực sớm
nhất của CTXH. CTXH trở thành một dịch vụ tại bệnh viện Manhattan State tại
New York năm 1906 và tại Bệnh viện tâm thần Boston năm 1910. Tại Canada,
NVCTXH đã tham gia vào cung cấp dịch vụ cho những người có vấn đề về tâm
thần và gia đình từ những năm đầu đời của CTXH và từ đó đến nay CTXH trong
chăm sóc SKTT đã trải qua nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều kết quả
minh chứng cho tính hiệu quả của nghề nghiệp này.
Tác giả Kimberly Hoagwood và các cộng sự (2012) đã triển khai một nghiên
cứu về “Can thiệp cung cấp dịch vụ dựa trên bằng chứng với trẻ em và trẻ vị thành
15
niên”. Các tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng, các khó khăn, thuận lợi cũng
như chất lượng dịch vụ dựa trên những bằng chứng trong các hoạt động cung cấp
dịch vụ cho TE RLTT. Một số tiêu chí đã được vận dụng nhằm đưa ra những đánh
giá cụ thể về các can thiệp và hỗ trợ cho TE RLTT. Tác giả đã mô tả rất chi tiết các
chiều cạnh quan trọng về các bằng chứng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để từ đó cung
cấp các kết luận hữu ích về các dịch vụ chăm sóc TE RLTT. Một trong những đóng
góp quan trọng mà nghiên cứu chỉ ra rằng các dịch vụ toàn diện như y tế, dịch vụ cơ
bản, dịch vụ tâm lý và các dịch vụ chuyên sâu trong CTXH cần phải được phối hợp
chặt chẽ để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ [dẫn theo 76]
Mary McKernan McKay (2011), đã có bài viết về “Đánh giá các can thiệp về
các dịch vụ đối với trẻ tâm thần và gia đình tại các khu đô thị”. Bài viết này trình
bày các kết quả của một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hai can thiệp tại thời
điểm ban đầu và thời điểm duy trì các dịch vụ chăm sóc SKTT cho TE (mẫu là 109
TE RLTT). Cả hai sự can thiệp kết hợp (điện thoại và phỏng vấn đầu tiên) và sự can
thiệp qua điện thoại độc lập đều có tác động tích cực tới việc tiếp cận và sử dụng
dịch vụ chăm sóc SKTT. Gợi ý của nghiên cứu và kiến nghị đưa ra là cần sửa đổi
các thủ tục tại các trung tâm SKTT nội trú và ngoại trú để nâng cao các dịch vụ
chăm sóc.
M.Duggan (2002) đã chỉ ra những lý do mà người ta sử dụng CTXH trong thúc
đẩy chăm sóc SKTT bởi CTXH: Nhấn mạnh khía cạnh chính sách với sự hợp tác và sự
tham gia của các bên; phát triển môi trường và hệ thống cung cấp dịch vụ và sử dụng
dịch vụ; thúc đẩy khía cạnh nhiều chiều, đa yếu tố của chương trình chăm sóc SKTT
trong cộng đồng; cung cấp minh chứng cho việc sử dụng CTXH tạo nên tính thân
thiện, hiệu quả và sự bình đẳng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần.
Sự tham gia của CTXH trong việc nghiên cứu, hỗ trợ TE RLTT cũng như gia
đình có TE RLTT đã và đang dành được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạt động
CTXH cũng như các tổ chức xã hội khác. Điều này khẳng định tầm quan trọng của
chuyên ngành CTXH trong lĩnh vực chăm sóc SKTT. Nghiên cứu về dịch vụ CTXH
đối với TE RLTT trong thời gian qua của các nhà nghiên cứu trên thế giới chủ yếu
được đề cập tới các hoạt động, mô hình cung cấp dịch vụ cụ thể, cũng như vai trò của
NVCTXH và nghề CTXH. Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cung
cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình chưa thu hút nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Một số nghiên cứu về trẻ em rối loạn tâm thần
Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát thuộc dự án chăm sóc
SKTT học sinh tại trường học Hà Nội (2009). Đây là một dự án hợp tác quốc tế
16
giữa Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương với Trường Đại học
Melbourne (Australia) được thực hiện từ 21.960 thanh niên Hà Nội cho thấy: Gần
20% số học sinh trong độ tuổi vị thành niên gặp trục trặc về SKTT, trong đó 3,7%
có rối loạn hành vi [46, tr.13].
Nhóm tác giả Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú (2009), nghiên cứu sử
dụng công cụ YRS thực hiện khảo sát trên 1.727 học sinh, lứa tuổi từ 11-15, ở 2
trường Trung học cơ sở ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề SKTT là 10,9%
[46, tr.13].
Khảo sát thực trạng sức khỏe tinh thần TE thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Lê Thị Ngọc Dung và cộng sự. Nghiên cứu trên 200 TE thành phố Hồ Chí Minh là
học sinh cấp Trung học phổ thông lứa tuổi từ 15-19 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ TE
có vấn đề sức khỏe tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% [46, tr.13].
Điều tra tỷ lệ TE và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề SKTT của tác giả
Nguyễn Cao Minh. Nghiên cứu lấy mẫu ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa
Bình cho thấy tỷ lệ trẻ em gặp phải các vấn đề SKTT là không nhỏ, 18% trẻ gặp
phải các vấn đề về SKTT. Đối với từng vấn đề SKTT cụ thể, trong 8 hội chứng, tỷ
lệ TE mắc các vấn đề này dao động trong khoảng từ 6,6% (vấn đề thu mình trầm
cảm) đến 2,7% (vấn đề chú ý). Hành vi hung tính là một vấn đề đang được xã hội
rất quan tâm xếp thứ 4 với 5,4% [46, tr.13].
Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh
Hồi (2007), về vấn đề SKTT học sinh tại Hà Nội. Khảo sát SKTT của học sinh
THCS Hà Nội, đề tài khoa học, 01/9/2010; Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng
đến SKTT của học sinh ở một trường THCS của tác giả Lê Thị Kim Dung và các
cộng sự, đề tài nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007 [46, tr.13].
Như vậy, đa phần các kết quả nghiên cứu dịch tễ SKTT ở TE Việt Nam cho
thấy tỷ lệ trẻ có các vấn đề SKTT nói chung nằm trong khoảng tỷ lệ ở các nước
đang phát triển theo nghiên cứu của WHO, từ 13% - 20%.
Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu về TE RLTT, thì việc nghiên cứu về
tự kỷ ở TE là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu cả thế giới và
Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Cụ thể: Kết quả tìm kiếm từ “autism” (tự kỷ) trên
PsyINFO là 38.250 bài báo, sách, luận văn, luận án. Nếu giới hạn “autism” ở tên
của nghiên cứu thì có 12.174 kết quả. Như vậy có thể nói là số lượng và chủ đề
nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới là vô cùng rộng lớn, phong phú. Tự kỷ đã, đang và
sẽ rất được quan tâm nghiên cứu [dẫn theo 19, tr.3-4].
Kết quả một khảo sát của Bộ Y tế (2009), có đến 19,46% học sinh trong độ
tuổi 10-16 gặp trục trặc về SKTT. Trong số các trường hợp tự tử, 10% ở độ tuổi 10
- 17. Nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” (2013 - 2014) cho thấy tỷ lệ RLTT ở
17
học sinh tiểu học là 20% và tỷ lệ ở bà mẹ đang cho con bú (6 -18 tháng) cũng là
20%. 10% đến 15% phụ nữ ở các nước phát triển mắc trầm cảm sau sinh với hậu
quả xấu cho mối quan hệ mẹ - con ở giai đoạn đầu và cho sự phát triển tâm lý của
trẻ. Ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ trầm cảm trong giai đoạn mang thai cao hơn
các nước phát triển. Một trong hai nghiên cứu được xuất bản về SKTT của bà mẹ ở
Việt Nam cho thấy 33% phụ nữ đến phòng khám sức khỏe tổng quát tại thành phố
Hồ Chí Minh bị trầm cảm và 19% có ý định tự tử.
Tác giả Trần Tuấn (2006), đã có tài liệu viết tổng quan về “Yếu tố ảnh hƣởng
đến sức khỏe tâm trí ở trẻ em” tại Hội nghị cập nhật kiến thức nhi khoa lần thứ ba,
chuyên đề “rối loạn tâm thần ở trẻ em - Phát hiện và điều trị” Hội Nhi khoa Việt
Nam; Đại học Y Hà Nội, 5/10/2006. Tác giả đã đưa ra nhóm yếu tố liên quan đến
sức khỏe tâm trí TE ở cả hai khía cạnh là: Nguy cơ phát triển RNTT (vai trò tăng
bệnh) và nguy cơ giảm RNTT (vai trò giảm bệnh) [70, tr.5]. Kết quả của nghiên cứu
là cơ sở quan trọng để các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, hệ thống bảo vệ chăm sóc
TE tại cơ sở nghiên cứu, áp dụng trong quá trình can thiệp, trị liệu tâm lý để giảm
thiểu hành vi bất thường của trẻ.
Trong nghiên cứu “Rối nhiễu tâm trí và sự liên hệ đến các hành vi vi phạm nội
quy, bạo lực trong trƣờng học của học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng” của tác giả
Nguyễn Đình Chắt (2015), đã phân tích thực trạng RNTT của 809 học sinh trung
học của tỉnh Lâm Đồng về các mặt: Rối nhiễu chung, các loại rối nhiễu thành phần,
rối nhiễu theo giới tính, bậc học, hoàn cảnh gia đình; đồng thời chỉ ra RNTT là một
trong những nguyên nhân của tình trạng học sinh vi phạm nội quy, bạo lực học
đường. Có thể nói kết quả nghiên cứu của tác giả đã phác họa một bức tranh về vấn
đề RNTT của học sinh trung học, từ đó có những đề xuất để phòng ngừa, trợ giúp
có hiệu quả cho học sinh [11].
Năm 2009, công trình nghiên cứu về TE rối nhiễu rất đáng chú ý đó là nghiên
cứu tại Khánh Hòa và Đà Nẵng do Sở Y tế của hai tỉnh kết hợp với Trung tâm
Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng (RTCCD) thực hiện từ nguồn kinh phí
của dự án đổi mới hệ thống chăm sóc SKTT dựa vào cộng đồng do tổ chức Atlantic
Philanthropies (AP) tài trợ thông qua Hội cựu chiến binh Mỹ (VVAF). Nghiên cứu
này cũng sử dụng bộ công cụ SDQ25 và tỷ lệ RNTT qua điều tra cộng đồng ở trẻ 11-
17 tuổi chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn tỉnh ở vào khoảng xấp xỉ 15%.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về TTK cũng mới được triển khai, tiêu biểu
có các nghiên cứu:
Theo tác giả Nguyễn Thị Mai Lan (2012), nghiên cứu về “Tâm trạng của cha
mẹ có con em tự kỷ” chỉ ra rằng: Gia đình khi có con mắc bệnh tự kỷ, các bậc cha
mẹ có những tâm trạng khác nhau, nhưng đa số là có tâm trạng tiêu cực như lo âu,
18
buồn rầu, tự ty, suy sụp về tinh thần. Trong nghiên cứu “Một số yếu tố tác động đến
hội chứng tự kỷ ở trẻ em qua đánh giá của giáo viên, nhân viên y tế và phụ huynh
có con bị tự kỷ” nhận thấy rằng những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ ở TE
là vấn đề chưa có những thống nhất của các nhà khoa học. Tuy vậy bước đầu các
nhà khoa học đã đưa ra một số yếu tố tác động nhiều hơn đến hội chứng tự kỷ ở TE
là: 1) Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển; 2) Yếu tố di truyền; 3) Yếu tố
môi trường [33], [34].
Trong nghiên cứu “Những dấu hiệu cơ bản nhận biết hội chứng tự kỷ” của tác
giả Nguyễn Thị Hoa Mai (2012), thì dấu hiệu nhận biết được thể hiện ở 3 nhóm dấu
hiệu: 1) Nhóm các dấu hiệu về chất lượng giao tiếp; 2) Nhóm các dấu hiệu về hành
vi; 3) Nhóm các dấu hiệu về quan hệ xã hội [47].
Nghiên cứ “Một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 đến 36 tháng tuổi”
của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2010). Nghiên cứu chỉ ra hiện nay ở Việt
Nam các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của TTK còn hạn chế, chưa có những
nghiên cứu mô tả lâm sàng một cách toàn diện ở lứa tuổi nhỏ trước 3 tuổi. Kết quả
cho thấy tỷ lệ TTK ở mức độ nặng còn cao. TTK thường có khiếm khuyết về chất
lượng quan hệ xã hội như: Không giao tiếp bằng mắt (86,9%), không biết gật đầu
hay lắc đầu khi đồng ý hoặc phản đối (97,6%), thích chơi một mình (94,8%), không
biết khoe khi được đồ vật (97,6%), không đáp ứng khi được gọi tên (96,8 %).
Khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp: Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường
(82,1%), không biết chơi giả vờ (98,4%)….[dẫn theo 19, tr.7].
Nghiên cứu“Hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5-6 tuổi” của tác giả Đào Thị
Thu Thủy (2012), nghiên cứu chỉ ra can thiệp hành vi ngôn ngữ cho TTK sẽ giúp trẻ
tăng cường khả năng nhận thức, tương tác và hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu cũng
mô tả thực trạng hành vi ngôn ngữ của TTK tuổi mẫu giáo nhằm giúp giáo viên hỗ
trợ, chuyên gia giáo dục TTK… xác định được mức độ hành vi ngôn ngữ của TTK
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục TTK, giúp TTK tham gia học hòa nhập. Có
thể thấy kết quả nghiên cứu này đã đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong
nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của TTK độ tuổi 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên đây mới chỉ là
sự đóng góp ở khía cạnh chuyên môn dành cho các chuyên gia, giáo viên hỗ trợ trẻ
còn về phía gia đình do chuyên môn giáo dục can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt còn
hạn chế nên ngoài mặt lý luận, những gia đình có TTK cũng cần một sự hỗ trợ cụ
thể hơn [19, tr7-8].
Tác giả Vũ Thị Bích Hạnh (2004) trong cuốn sách “Trẻ Tự kỷ - phát hiện sớm
và can thiệp sớm” đã nêu ra các nội dung khá toàn diện liên quan đến TTK: Giới
thiệu về TTK, phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ, can thiệp sớm cho trẻ bị tự kỷ, dạy trẻ vui
chơi, can thiệp về hành vi, tăng cường kỹ năng xã hội cho TTK, tăng cường khả
19
năng ngôn ngữ và giao tiếp, hỗ trợ trẻ kỹ năng tự chăm sóc…Tài liệu này đã cung
cấp một số thông tin, quan điểm can thiệp hiện nay của thế giới và Việt nam tới các
nhân viên y tế, giáo viên đang dạy trẻ. Tài liệu nhấn mạnh đến khía cạnh phát hiện
sớm và can thiệp sớm trước 3-4 tuổi có thể thay đổi hẳn tương lai của trẻ [24].
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân người Úc gốc Việt (2004), đã xuất bản cuốn sách
"Nuôi con bị Tự kỷ" và "Để hiểu Tự kỷ" giúp hiểu rõ về tự kỷ ở TE và giúp cho các phụ
huynh biết cách chăm sóc, nuôi con tự kỷ cũng như cách trị liệu tâm lý cho TTK [85].
Câu lạc bộ gia đình TTK Hà Nội được thành lập năm 2002 và mở trang web
có tên là www.tretuky.com. Đây là nơi chia sẻ thông tin, tài liệu và kinh nghiệm
chăm sóc, giáo dục cho TTK của phụ huynh và các cán bộ chuyên môn. Bên cạnh
đó, Câu lạc bộ còn tổ chức nhiều các khóa tập huấn do các chuyên gia trong nước
và nước ngoài giảng dạy nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tự kỷ, giúp cho
TTK hòa nhập cộng đồng [19, tr.8].
Tác giả Nguyễn Nữ Tâm An (2009) và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu
trong bài báo khoa học “Bƣớc đầu ứng dụng phƣơng pháp TEACCH trong can
thiệp cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội”. Bài báo cho thấy được một góc nhìn về vấn đề định
hướng và điều trị TTK thông qua giao tiếp, cách vận dụng phương pháp TEACCH
(Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped
Children) trong quá trình can thiệp sớm cho TTK [19, tr.8].
Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát triển giao
tiếp tổng thể cho trẻ Tự kỷ tuổi mầm non”, đề tài đã thiết kế 20 bài tập phát triển
giao tiếp cho trẻ tự kỷ 24 - 36 tháng dành cho phụ huynh. Tuy nhiên chưa tiến hành
thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các bài tập phát triển giao tiếp tổng
thể [19, tr.9].
Năm 2009, tác giả Ngô Xuân Điệp trong đề tài “Nghiên cứu nhận thức trẻ Tự
kỷ tại Thành Phố Hồ Chí Minh” đã cho thấy được thực trạng mức độ nhận thức của
TTK và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận
thức của TTK [19, tr.9].
Và gần đây nhất tác giả Phạm Toàn Thắng và Lâm Hiếu Minh (2014), đồng
xuất bản cuốn sách "Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ" đây được coi như cuốn cẩm nang
cho những gia đình có con em mắc hội chứng tự kỷ [19, tr.9].
1.2.2. Một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
RLTT là một vấn đề được sự quan tâm lớn từ các cơ quan, đoàn thể của nhiều
quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt, TE RLTT thuộc vào nhóm trẻ yếu thế
trong xã hội và là đối tượng của ngành CTXH. Vì vậy đã có rất nhiều chương trình
hành động của ngành CTXH dành cho nhóm TE RLTT.
Các tác giả Trần hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) từ nghiên cứu “Lý luận về dịch
20
vụ xã hội và thực trạng dịch vụ xã hội ở Việt Nam” đã đưa ra những khuyến nghị
mang tính định hướng về đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ xã hội ở góc độ khái
quát nhất về dịch vụ ở Việt Nam trong thời gian tới [76].
Nghiên cứu năm 2009 được thực hiện bởi tổ chức UNICEF và Bộ
LĐTB&XH cho thấy tại mỗi tỉnh đều có các trung tâm BTXH thực hiện chức
năng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng yếu thế như trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, người
già cô đơn, người khuyết tật, người tâm thần…Khảo sát cho thấy hầu hết các cơ
sở này đề cung cấp các dịch vụ chăm sóc tập trung dài hạn tuy nhiên chất lượng
còn hạn chế và chưa đa dạng.
Bàn về “Mạng lƣới cung cấp dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tƣợng yếu thế”
trong đó có người tâm thần, tác giả Nguyễn Hải Hữu (2011) đã đưa ra những
khuyến nghị về phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam như các dịch vụ cần
được thiết lập và cung cấp cho các đối tượng có vấn đề xã hội ở các cấp và tại cộng
đồng. Các cơ sở ngoài việc cung cấp dịch vụ trực tiếp như tư vấn, tham vấn, cung
cấp kỹ năng nâng cao năng lực còn thực hiện các hoạt động kết nối dịch vụ để trợ
giúp các nhóm đối tượng trong đó có người tâm thần [76].
Năm 2014, trong cuốn tài liệu“Kỹ năng tƣ vấn, can thiệp, trị liệu cho trẻ em
rối nhiễu tâm trí dành cho nhân viên công tác xã hội” do TTCTXH tỉnh Quảng
Ninh thực hiện đã đưa ra những thông tin cơ bản về các vấn đề RNTT thường gặp ở
TE; những kiến thức kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và quy trình khám, đánh giá và
điều trị, cải thiện tình hình cho TE RNTT [71].
Năm 2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Unicef ban hành tài liệu
“Chăm sóc sức khỏe tâm trí phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình đào tạo bồi
dưỡng nghề CTXH cho cán bộ tuyến cơ sở (xã, phường; thôn, ấp, bản) đề cập đến
khái niệm cơ bản, quy trình và công cụ sử dụng trong CTXH dành cho người bị
RNTT là phụ nữ và TE [6].
Tháng 11/2010, tại Hội nghị về phát triển nghề CTXH tổ chức tại Đà Nẵng
(Bộ LĐTBXH-UNICEF-AP, 03-04/11/2009), đã có bài trình bày chuyên đề của
Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng về nội dung “Công tác xã
hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần”. Tiếp sau đó, tại hội nghị triển khai Đề án
Phát triển nghề CTXH (Bộ LĐTBXH-UNICEF-AP, 09-10/9/2010), Trung tâm
Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng phát trỉển chi tiết hơn bài phân tích về
nhu cầu phát triển CTXH trong phòng chống RNTT và chỉ ra cụ thể các dạng hoạt
động cần có. Bài viết làm sáng tỏ ba vấn đề: (1) vai trò đặc thù của dịch vụ CTXH
trong chăm sóc sức khỏe tâm trí; (2) Cơ sở khoa học cho sự tham gia của CTXH
trong chăm sóc SKTT; (3) các loại hình dịch vụ cơ bản do CTXH cung cấp trong
phòng chống RNTT. Mặc dù bài viết này không cụ thể nêu về CTXH trong phòng
21
chống RNTT ở TE, nhưng xét thấy các nội dung tác giả nêu về cơ bản cũng áp dụng
được cho đối tượng TE [70, tr.6].
Tác giả Nguyễn Hiệp Thương (2015), luận án tiễn sĩ “Kỹ năng tham vấn cho
gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội” đã chỉ ra những kỹ năng tham vấn
cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của NVCTXH khi làm việc với gia
đình TTK và đưa ra các giải pháp tác động để nâng cao một số kỹ năng tham vấn
chuyên biệt cho gia đình TTK của NVCTXH [68].
Nghiên cứu về “Dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho trẻ em rối loạn tâm
thần và gia đình từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh” của tác
giả Đỗ Anh Hòa (2016), đã giới thiệu khái quát tình hình RLTT TE tại Quảng Ninh,
các dịch vụ CTXH TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đang cung cấp cho TE RLTT và gia
đình như: Tư vấn, tham vấn; sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp, trị liệu; kết nối nguồn
lực trợ giúp; trang bị kiến thức, kỹ năng cho người chăm sóc…Thông qua bài viết,
tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm đa dạng các dịch vụ CTXH trợ giúp
cho TE RLTT và gia đình, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng thụ
hưởng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong
nghiên cứu cùng năm của tác giả “Thực trạng và dịch vụ hỗ trợ trẻ em rối loạn tâm
thần tại tỉnh Quảng Ninh: Chia sẻ kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị” đã
đưa ra thực trạng và các yếu tố liên quan đến RLTT ở TE tại Quảng Ninh, từ đó đưa
ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tuyên truyền, phòng ngừa, can thiệp trợ giúp TE
RLTT và gia đình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
[27], [28].
Nghiên cứu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh (2015) “Hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” với mục tiêu chung là hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên
địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng giáo dục hòa nhập; thực
hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật, TTK được chăm sóc, giáo dục thường
xuyên, có chất lượng [58].
Luận văn nghiên cứu về CTXH đối với TE tự kỷ, TE RNTT ở nhiều phạm vi
khác nhau của một số tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà (2015), Tô Thị Hoa (2016), Đỗ
Lan Ly (2016), Nguyễn Thị Phương (2016), Phùng Thị Thơm (2016), những nghiên
cứu trên đã xác định được cơ sở lý luận về CTXH đối với TTK, trẻ RNTT; phân
tích thực trạng CTXH đối với với TTK, trẻ RNTT trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp giúp cho hoạt động CTXH đối với với TTK, trẻ RNTT trên một số điạ bàn
nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn [19], [25], [41], [53], [64].

22
Nghiên cứu của tác giả Trần Thành Nam (2014) “Các yếu tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả trị liệu đa hệ thống trên trẻ vị thành niên bị rối loạn hành vi”, đã đưa ra
nhận định việc trị liệu đa hệ thống hiện được đánh giá rất có hiệu quả trong can
thiệp rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
chỉ rõ điều kiện nào thì trị liệu đa hệ thống phát huy được hiệu quả tốt. Kết quả
phân tích cũng đã xác định được một số yếu tố ảnh hưởng như tuổi của trẻ, thu nhập
của gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay SKTT của cha mẹ [49].
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát triển dịch vu chăm sóc xã hội đối
với trẻ em mắc bệnh tâm thần” của Trường Đại học Lao động Xã hội (2017), đã
đưa ra những vấn đề về thực trạng cung cấp dịch vụ xã hội tại các cơ sở cung cấp
dịch vụ chăm sóc xã hội trong và ngoài công lập và các yếu tố ảnh hưởng: Các dịch
vụ chăm sóc xã hội bằng những hình thức khác nhau đã được triển khai tại các cơ
sở cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội. Tuy nhiên mức độ triển khai các dịch vụ này
là khác nhau trong các loại hình cơ sở khác nhau. Đối với các cơ sở công lập, phần
lớn các dịch vụ đòi hỏi chuyên môn sâu như: Tham vấn/trị liệu tâm lý là chưa được
thực hiện đúng bài bản. Đối với các cơ sở ngoài công lập có triển khai các dịch vụ
chuyên sâu thì cũng chưa được toàn diện. Đối với các cơ sở công lập, cơ sở vật chất
còn hạn chế, tuy nhiên diện tích thường khá rộng và đảm bảo duy trì trong thời gian
dài. Điều này giúp triển khai các dịch vụ phục hồi chức năng thể chất cho trẻ tâm
thần rất tốt. Với các cơ sở ngoài công lập, cơ sở vật chất thường hạn chế hơn do
phần lớn các địa điểm mà cơ sở đang triển khai việc cung cấp dịch vụ là đi thuê.
Chất lượng dịch vụ được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên với việc còn nhiều dịch vụ
chưa được triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ, do đó còn nhiều nhu cầu của trẻ
và gia đình chưa được đáp ứng và giải quyết. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ được liệt kê ở các mức độ khác nhau và yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
là sự phối hợp giữa các ban ngành và các phòng ban với nhau [76, tr.150-151].
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp
nhằm giảm thiểu hội chứng rối nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bản tỉnh Quảng Ninh”
do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thực hiện (2013), đã mô
tả được thực trạng RNTT TE trên địa bàn tỉnh; nguyên nhân trẻ RNTT, các yếu tố
nguy cơ và yếu tố bảo vệ; khả năng đáp ứng của hệ thống CTXH trong công tác
phòng chống RNTT TE. RNTT là hậu quả của tác động đa chiều của nhiều yếu tố
đến từ ba nhóm lớn: Sinh học, tâm lý và xã hội. Trong đó, có yếu tố đóng vai trò
bảo vệ giúp hạn chế quy mô lưu hành bệnh và có yếu tố làm tăng tỷ lệ [70].
Tóm lại, lĩnh vực CTXH và dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trong thời gian qua
tại Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà quản lý, nhân
viên tại các cơ sở TGXH, các nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy, nghiên cứu về
23
chuyên ngành CTXH, tâm lý học…Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đề xuất các giải
pháp, các hoạt động để trợ giúp ngày càng có hiệu quả cho TE RLTT và gia đình.
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đã được thực hiện
1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện
Có thể thấy, các nghiên cứu về chủ đề RLTT ở TE đã được quan tâm ở nhiều
chiều cạnh khác nhau. Khi nghiên cứu về chủ đề này, mỗi tác giả đều đã có những
phát hiện, những đóng góp riêng và đã góp phần làm rõ được bức tranh chung về
vấn đề CTXH với TE RLTT: Tỷ lệ TE có RLTT giao động trong khoảng từ 10% -
20% và chỉ có số ít TE có RLTT được điều trị về vấn đề này, điều này sẽ ảnh hưởng
một cách sâu sắc đến khả năng học tập và sự phát triển sau này của TE; Các dạng
RLTT ở TE và nguyên nhân gây ra RLTT do một hoặc nhiều yếu tố gây ra, bao
gồm di truyền, sinh học, sang chấn tâm lý và Stress từ môi trường và giữa các yếu
tố này phụ thuộc qua lại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau; Thực hiện các can thiệp
hành vi trong can thiệp, trị liệu cho TE RLTT sẽ giúp trẻ tăng cường nhận thức,
tương tác và hòa nhập cộng đồng; Dấu hiệu sơ bộ để chuẩn đoán TE RLTT: Về chất
lượng giao tiếp, về hành vi, về chất lượng quan hệ xã hội. Nghề CTXH đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tham gia cung cấp các dịch vụ CTXH để can thiệp, trợ
giúp cho bệnh nhân tâm thần nói chung và TE RLTT nói riêng [11], [33], [34], [46],
[49], [100].
Các tác giả đi trước còn chỉ ra vai trò quan trọng của NVCTXH trong cung
cấp các dịch vị trị liệu, can thiệp cho TE RLTT và gia đình qua các nhiệm vụ cụ
thể: Cung cấp các dịch vụ về quản lý trường hợp, điều phối dịch vụ, hỗ trợ và vận
động chính sách…hướng đến những ảnh hưởng tích cực đối với TE và gia đình;
Mối quan hệ giữa trầm cảm của cha mẹ trẻ với vấn đề RLTT ở TE, từ đó tìm ra
những nguyên nhân, yếu tố tác động và giải pháp để hỗ trợ vấn đề này [87], [103].
Bên cạnh đó, các tác giả có những đánh giá cơ bản hướng tới việc tiếp cận về
dịch vụ CTXH và đánh giá tổng quan, mặt khác cũng đề xuất nhiều giải pháp để
nâng cao hiệu quả, đa dạng các dịch vụ, hoạt động, mô hình CTXH để trợ giúp cho
TE RLTT [19], [25], [41], [53], [64],[76].
Những đánh giá, phân tích cụ thể về thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT và các yếu tố ảnh hưởng còn chưa được đề cập và nghiên cứu nhiều [76].
Trong điều kiện nguồn tài liệu khoa học phục vụ nghiên cứu đề tài dịch vụ
CTXH đối với TE RLTT từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh còn quá ít ỏi. Trên cơ sở
tham khảo các tư liệu mà luận án thu thập được, kết hợp với quá trình công tác và
khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Ninh, tác giả sẽ có những hiểu biết thực tiễn về các
dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT và gia đình tại tỉnh Quảng Ninh, cũng như

24
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp các dịch vụ CTXH, từ đó đề xuất các
giải pháp bảo đảm hiệu quả trong hoạt động trợ giúp TE RLTT.
1.3.2. Những vấn đề chƣa đƣợc các công trình quan tâm nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy, chủ đề CTXH đối với TE
RLTT là chủ đề nghiên cứu rộng, còn rất nhiều mảng nghiên cứu chưa được các nhà
nghiên cứu chỉ ra một cách cụ thể:
(1) Nghiên cứu về thực trạng các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT và gia đình.
(2) Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp các dịch vụ
CTXH đối với TE RLTT và gia đình.
(3) Nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong trợ giúp
cho TE RLTT.
(4) Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp cho TE RLTT và
gia đình.
(5) Nghiên cứu về nhu cầu, nguyện vọng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
CTXH của trẻ, cha, mẹ và người nuôi dưỡng TE RLTT.
(6) Nghiên cứu so sánh về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trong hệ thống
chính trị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
1.3.3. Những vấn đề tập trung giải quyết
Thực hiện đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, luận án kế thừa những kết quả của các công
trình nghiên cứu đã thực hiện về CTXH đối với TE RLTT và tập trung nghiên
cứu và giải quyết là: Lý luận và thực trạng về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT,
các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp, mô hình đào tạo trang
bị kiến thức, kỹ năng cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT nhằm giúp cho hoạt
động cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt
được hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu khái quát hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ
CTXH đối với TE RLTT; làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan; bổ sung một số
khái niệm và các lý thuyết ứng dụng trong CTXH đối với TE RLTT.
Với các nội dung cần tập trung nghiên cứu mà luận án đã nêu, đã cơ bản đáp ứng
những khoảng trống, mảng nghiên cứu chưa được các nhà nghiên cứu trước đây
quan tâm thực hiện như: Thực trạng các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT và gia đình;
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
và gia đình; vai trò, tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong trợ giúp cho TE
RLTT; các giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp cho TE RLTT và gia đình; nhu
cầu, nguyện vọng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH của trẻ, cha, mẹ và người
25
nuôi dưỡng TE RLTT. Luận án “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn
tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” được nghiên cứu thực chứng mang tính
lý luận và đặc biệt là thực hành sẽ góp phần cho sự phát triển về lý luận và thực
tiễn cho sự phát triển nghề nghiệp và các mô hình, dịch vụ công tác xã hội phù
hợp để trợ giúp TE RLTT và gia đình.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này thì những tài liệu, nghiên cứu cả trong
và ngoài nước đã được công bố nói trên luôn là những tài liệu tham khảo quan trọng
và bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu.
Tiểu kết Chƣơng 1
Nghiên cứu về TE nói chung và TE có HCĐB nói riêng là một đề tài luôn
được các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam quan tâm. Trong nghiên cứu
về TE có HCĐB thì nghiên cứu về TE RLTT được quan tâm đặc biệt vì đây là
nhóm TE gặp rất nhiều khó khăn trong hòa nhập cộng đồng.
Các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước về chủ đề CTXH
và dịch vụ CTXH đối với TE RLTT đã có những nghiên cứu, phát hiện và đóng góp
riêng với các vấn đề như: Thực trạng, các dạng RLTT ở trẻ em, nguyên nhân, dấu
hiệu chuẩn đoán TE RLTT, các hoạt động can thiệp trị liệu cho trẻ; Vai trò quan
trọng của nghề CTXH và NVCTXH trong cung cấp các dịch vụ trị liệu, can thiệp
trợ giúp TE RLTT và gia đình giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải...Qua
nghiên cứu các tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và đa
dạng các dịch vụ, các mô hình CTXH trợ giúp cho TE RLTT.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài về TE RLTT,
CTXH và dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, song vẫn còn nhiều khoảng trống chưa
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học như: Thực trạng các dịch vụ CTXH trợ
giúp cho TE RLTT và gia đình; Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
cung cấp các dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình; Nghiên cứu về vai trò,
tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp cho TE RLTT; Nghiên cứu
về các giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp cho TE RLTT và gia đình; Nghiên
cứu về nhu cầu, nguyện vọng tiếp cận và sử dụng dịch vụ CTXH của trẻ, cha, mẹ và
người nuôi dưỡng TE RLTT…
Có thể nói những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tác giả đi sâu thực hiện nghiên
cứu, giải quyết vấn đề: Thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT trên địa bàn

26
tỉnh Quảng Ninh; Yếu tố tác động ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
và gia đình; Hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho
cha, mẹ, người chăm sóc TE RLTT trong đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”.

27
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn ứng dụng trong hệ
thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới từ gần một thế kỷ nay. Tuy nhiên
ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hoá khác nhau, sự phát triển CTXH không
đồng đều thì CTXH được hiểu và định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số định
nghĩa về CTXH:
- Trên thế giới:
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống
nhất một định nghĩa về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia
vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con ngƣời và thúc đẩy sự thay
đổi xã hội, tăng cƣờng sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất
lƣợng sống của con ngƣời. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con ngƣời và
lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tƣơng tác của con ngƣời với môi trƣờng
sống” [7, tr.6].
Theo các nhà nghiên cứu về CTXH Philippines: “Công tác xã hội là một nghề
bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối
quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trƣờng xã hội để có
xã hội tốt đẹp hơn” [dẫn theo 42]
Tổ chức Quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức tình nguyện Liên
Hợp Quốc (NASW): “Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp, nhằm
mục đích giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự
phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
họ đạt đƣợc những mục đích cá nhân” [dẫn theo 62].
Theo Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế (IASSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada vào tháng 7/2000: “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con ngƣời, sự
tăng quyền lực và giải phóng cho con ngƣời, nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và
các hệ thống xã hội. Công tác xã hội can thiệp ở những điểm tƣơng tác giữa con
ngƣời và môi trƣờng của họ. Nhân quyền và công bằng là nguyên tắc căn bản
của Công tác xã hội”.
Theo Hiệp hội các trường đào tạo CTXH thế giới (IFSW) và Hiệp hội nhân
viên CTXH Quốc tế (IASSW) (2014) định nghĩa như sau: “Công tác xã hội là
28
một nghề và một khoa học ứng dụng, nhằm thúc đẩy sự thay đổi, phát triển, gắn
kết của xã hội cũng nhƣ trao quyền và giải phóng con ngƣời. Trọng tâm của
công tác xã hội là đảm bảo nguyên tắc công bằng, quyền con ngƣời, trách nhiệm
tập thể và tôn trọng sự đa dạng. Dƣới nền tảng lý thuyết của công tác xã hội,
khoa học xã hội và nhân văn và tri thức bản địa, công tác xã hội thu hút sự tham
gia của mọi ngƣời và các thiết chế để giải quyết các thách thức cuộc sống và
nâng cao phúc lợi”.
- Tại Việt Nam:
Tác giả Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang tính
tổng hợp cao, đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc và phƣơng pháp nhất định nhằm
hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của
họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con ngƣời và tiến bộ
xã hội” [50].
Theo Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, CTXH được định nghĩa
như sau: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn, đƣợc thực hiện theo
các nguyên tắc và phƣơng pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã
hội và cộng đồng dân cƣ trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó công tác
xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con ngƣời và tiến bộ xã hội” [12].
Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan (2015): “Công tác xã hội là một hoạt động
thực tiễn xã hội, đƣợc thực hiện theo những nguyên tắc và phƣơng pháp nhất định
và đƣợc vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá
nhân và các nhóm ngƣời trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì
phúc lợi và hạnh phúc con ngƣời và tiến bộ xã hội” [38].
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Bùi Thị Xuân Mai
làm khái niệm công cụ nghiên cứu: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các các nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình
và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an
sinh xã hội [42].
2.1.2. Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội
Khái niệm dịch vụ CTXH đang được thảo luận nhiều. Một khái niệm thống nhất
về dịch vụ xã hội cho người yếu thế là rất cần thiết và đó cũng là cơ sở để thiết kế hệ
thống dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng này.
Theo tác giả Hà Thị Thư (2016): “Dịch vụ xã hội cho ngƣời yếu thế là các hoạt
động có chủ đích của con ngƣời nhằm phòng ngừa - hạn chế và khắc phục rủi ro,
29
đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng,
xã hội cho nhóm đối tƣợng yếu thế” [67]
Trong nghiên cứu “Phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội đối với trẻ em mắc
bệnh tâm thần” của Trường Đại học Lao động Xã hội (2017): “Dịch vụ chăm sóc
xã hội là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời từ đó giúp họ đảm
bảo thực hiện tốt các chức năng xã hội trong cuộc sống. Dịch vụ chăm sóc xã hội
do đó bao hàm những nhóm dịch vụ tập trung vào các lĩnh vực xã hội nhƣ dịch vụ
công tác xã hội hƣớng tới hỗ trợ và giải quyết những vấn đề xã hội mà đối tƣợng
gặp phải và dịch vụ hòa nhập cộng đồng nhằm đảm bảo đáp ứng những nhu cầu
cho đối tƣợng phát triển hòa nhập trong cuộc sống” [76, tr.20].
Theo tác giả Tán Văn Thanh: “Dịch vụ công tác xã hội là việc cung cấp các
hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp cho các trƣờng hợp là cá nhân, gia đình và cộng
đồng nhằm phòng ngừa, khắc phục và hƣớng đến hòa nhập cộng đồng trên cơ sở
đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, vấn đề tồn tại hƣớng đến đảm bảo an sinh xã
hội” [61, tr.14].
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, dịch vụ xã hội bao hàm cả dịch vụ CTXH:
“Dịch vụ công tác xã hội là các dịch vụ trợ giúp xã hội cho những ngƣời yếu thế
trong xã hội, đặc biệt là những ngƣời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
ngƣời cao tuổi, ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, ngƣời bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS, ngƣời bị bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán ngƣời, ngƣời vô gia
cƣ, ngƣời nghiện chất, ngƣời gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần” [45].
Tổng hợp từ nhiều quan điểm chúng tôi cho rằng: Dịch vụ công tác xã hội là
những dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội mà ở đó nhân viên
công tác xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp chuyên môn nhằm
trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cƣờng thực hiện chức năng xã hội; đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.3. Khái niệm tâm thần, rối loạn tâm thần
2.1.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa khái niệm “Sức khỏe”: “… là trạng
thái hoàn toàn thỏa mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng
không bệnh tật hay đau yếu”. Định nghĩa này thể hiện rất rõ ràng rằng: SKTT là
một phần rất quan trọng của sức khỏe nói chung; SKTT là một khái niệm rộng chứ
không phải chỉ là không có bệnh tâm thần (mental illnesses) và SKTT có mối liên
quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. Đưa ra định nghĩa SKTT là rất quan
trọng, mặc dù không dễ dàng để có được sự thống nhất do những khác biệt về giá trị và
30
văn hóa giữa các quốc gia. Năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm về
“Sức khỏe tâm thần”: “… là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết
đƣợc các khả năng của bản thân, có thể đƣơng đầu đƣợc với những căng thẳng thông
thƣờng trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham
gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [dẫn theo 32, tr.10].
Theo một số nhà nghiên cứu trên thế giới:
Các tác giả Merikangas, Nakamura & Kessler cho rằng: “SKTT là trạng thái
tâm thần tích cực, khi một ngƣời có thể đƣơng đầu với các tác nhân gây căng thẳng
thông thƣờng trong cuộc sống, cũng nhƣ có thể học tập và làm việc hiệu quả; Các
vấn đề tâm thần tác động đến một phần bốn trẻ em và thanh niên” [dẫn theo 52].
Theo một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam:
Các chuyên gia tâm thần học của Việt Nam cũng có những khái quát tương
tự về khái niệm SKTT. “Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối
loạn về tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thỏai mái. Muốn có
trạng thái tâm thần nhƣ vậy thì cần đƣợc nuôi dƣỡng tốt, có đƣợc sự cân bằng và
hòa hợp giữa cá nhân và môi trƣờng tự nhiên - xã hội xung quanh”. Dựa vào các
tiêu chí về SKTT mà WHO đã nêu ra, tác giả Nguyễn Viết Thiêm (2002) cũng
nhấn mạnh SKTT ở cộng đồng đạt được hay không khi thỏa mãn các tiêu chí sau:
“Có cuộc sống thực sự thỏa mãn; Có đƣợc niềm tin vào giá trị bản thân, vào
phẩm chất và giá trị của ngƣời khác; Có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp
lý trƣớc mọi tình huống; Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng
các mối quan hệ; Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có stress hay
các sự cố gây căng thẳng” [63].
Theo tác giải Nguyễn Việt: “Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái
không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn
toàn thoải mái, muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần
phải có chất lƣợng nuôi sống tốt, có đƣợc sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá
nhân, môi trƣờng xung quanh và môi trƣờng xã hội” [52].
Tóm lại, SKTT chính là: Trạng thái hài lòng mà tại đó, mỗi cá nhân nhận ra
tiềm năng của chính ngƣời đó, có thể đƣơng đầu với những Stress bình thƣờng
trong cuộc sống, có thể làm việc một cách tích cực và đóng góp cho cộng đồng.
Như vậy, qua một số các định nghĩa khác nhau về “sức khỏe tâm thần” có thể
thấy được rằng định nghĩa của một số nhà nghiên cứu Việt Nam khá đầy đủ và gần
như bao quát định nghĩa về “sức khỏe tâm thần” của tổ chức y tế Thế giới (WHO)
và định nghĩa của một số nhà nghiên cứu trên thế giới.

31
2.1.3.2. Khái niệm rối loạn tâm thần
Đối với khái niệm “rối loạn tâm thần” thì cũng có rất nhiều những định nghĩa
khác nhau của các nhà nghiên cứu, tổ chức ở trong và ngoài nước:
Trên thế giới:
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ: “Rối loạn tâm thần (Mental disorders) là một
hành vi hoặc hội chứng hành vi có ý nghĩa về mặt lâm sàng xuất hiện ở một cá nhân
gây ra sự đau khổ, bất lực, rối loạn chức năng làm gia tăng hành vi nguy cơ, tự hủy
hoại bản thân, làm cho cá nhân mất khả năng kiểm soát bản thân” [51].
Theo chuẩn của thang đo ICD10: “RLTT chỉ sự tồn tại của một nhóm các triệu
chứng hoặc hành vi có thể nhận ra đƣợc về mặt lâm sàng trong đa số các trƣờng
hợp, kết hợp với sự đau khổ và sự cản trở các hoạt động của cá nhân” [69]
Theo chuẩn của thang đo DSM-V: “RLTT là một hội chứng tâm lý hoặc hành
vi rõ rệt về mặt lâm sàng cùng với sự đau khổ hoặc loạn bản năng, kết hợp với một
nguy cơ rõ rệt chịu đựng cái chết sắp đến, đau đớn, loạn bản năng hoặc mất tự do
nghiêm trọng. Không chỉ là một sự đáp ứng đang đƣợc trông đợi và đƣợc chấp
nhận về mặt văn hóa với một sự kiện đặc biệt. Không phải là hành vi lệch lạc, cũng
không phải các xung động tiên phát giữa cá nhân và xã hội” [52].
Theo tác giả Thomas Szasz (1974): “Rối loạn tâm thần không giống các bệnh
liên quan đến tâm trí hay não bộ - không phải đơn thuần là các vấn đề sinh học.
Hầu hết các rối loạn liệt kê trong DSM đều có thể chia thành hai loại: (a) các vấn
đề sống hàng ngày đòi hỏi sự chú ý chuyên môn nhƣng không phải là bệnh và (b)
nghi ngờ bệnh não mà nguyên nhân có thể bị phát hiện nhƣng hiện vẫn chƣa đƣợc
biết” [108].
Theo tác giả Spitzer & Williams (1982): Các chuyên gia y tế tâm thần không
phải là bác sĩ tâm thần cũng đã lên tiếng chỉ trích về thuật ngữ này trong chừng mực
có thể cho thấy rằng chỉ có các chuyên gia tâm thần học mới được đào tạo về chẩn
đoán và quản lý các tình trạng này. Những lời chỉ trích này có thể đủ để đảm bảo
duy trì các khái niệm về "rối loạn tâm thần" và thực sự các tác giả của bài viết này
không thể đi đến một sự đồng thuận về vấn đề này. Một khả năng thỏa hiệp là đề
nghị một thuật ngữ "mental/psychiatric" khó hiểu và có thể là chuyển tiếp. Cách
tiếp cận bảo thủ hơn là giữ lại cụm từ "rối loạn tâm thần" phù hợp với DSM-IV,
nhưng để nhấn mạnh trong văn bản rằng đó là các rối loạn não bộ - tâm trí [101].
Theo Đạo luật về SKTT của Vương quốc Anh (1983): “Rối loạn tâm thần
đƣợc định nghĩa là “sự ốm yếu về mặt tinh thần, sự phát triển không toàn diện của
tâm trí, bệnh tâm thần hoặc sự khiếm khuyết/sự khuyết tật về tâm trí”. Trong đạo luật
chia RLTT thành 4 loại bao gồm: Sự ốm đau về mặt tâm thần ví dụ như tâm thần
phân liệt và rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưng trầm cảm); RLTT "nghĩa là sự rối loạn
32
bền vững hoặc sự khiếm khuyết về tâm trí bao gồm hoặc không bao gồm những yếu
kém về mặt trí tuệ…"; Sự suy yếu về tâm thần "nghĩa là sự phát triển không toàn
diện về tâm trí (không bao gồm những suy yếu tâm trí nghiêm trọng) không bao gồm
sự suy yếu về trí tuệ và thực hiện các chức năng xã hội…”; Sự suy yếu nghiêm trọng
về mặt tâm thần "nghĩa là sự phát triển không toàn diện bao gồm sự suy yếu về trí tuệ
và thực hiện các chức năng xã hội…” [94].
- Tại Việt Nam:
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Rối loạn tâm thần là những rối
loạn liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi của con ngƣời, khiến họ bị lệch
khỏi chuẩn mực thông thƣờng về các niềm tin và văn hóa, nhân cách và ảnh hƣởng
tiêu cực đến cuộc sống của họ hoặc của gia đình họ” [4].
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai: “RLTT gây ra cho cá nhân sự xáo trộn về
nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi dẫn đến rối loạn chức năng tâm lý, sinh lý và xã
hội. RLTT thƣờng đi kèm với vấn đề trầm trọng về tƣơng tác xã hội, học tập, lao
động, việc làm hay những hoạt động quan trọng khác trong cuộc sống cá nhân.
Những ngƣời mắc chứng RLTT nếu không đƣợc can thiệp phục hồi, họ không
những không có khả năng sống độc lập và phát triển bản thân, mà gia đình và xã
hội còn phải tốn kém chữa trị đối với họ” [43].
Như vậy từ một số khái niệm về “rối loạn tâm thần”, có thể thấy rằng có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về rối loạn tâm tâm thần, tổng kết chung lại: Rối loạn
tâm thần là một nhóm triệu chứng hoặc hành vi dẫn đến rối loạn chức năng tâm lý,
sinh lý và xã hội, gây ra những khó khăn, xáo trộn về tƣơng tác xã hội, học tập, lao
động. Nếu nhƣ bản thân không có sự tự điều chỉnh thì khi vƣợt ngƣỡng giới hạn cần
có sự can thiệp của chuyên môn.
2.1.4. Khái niệm trẻ em, trẻ em rối loạn tâm thần
2.1.4.1. Khái niệm trẻ em
Trên thế giới:
Trong nghiên cứu của tác giả Rose Smart (2003) cho rằng: “Trẻ em là những
đứa trẻ có tâm trí, ý nghĩa đạo đức khác biệt với ngƣời lớn và đòi hỏi mọi ngƣời
cần đối xử với chúng cũng khác biệt với ngƣời lớn” [dẫn theo 37, tr.1].
Tại Congo Brazzaville, trong Bộ luật Bảo vệ Trẻ em, 2010 quy định tại Điều
1: “Trẻ em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới mƣời tám tuổi và chƣa đến tuổi trƣởng
thành” [dẫn theo 37, tr.1-5].
Tại Egypt cho rằng: “Trẻ em trong phạm vi chăm sóc và phúc lợi, có nghĩa là
tất cả các cá nhân chƣa đủ 18 tuổi tính đến năm dƣơng lịch. Tuổi của đứa trẻ đƣợc
xác nhận bằng giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân thân hoặc bất kỳ tài liệu chính

33
thức nào khác”. Trong khi đó Burundi cho rằng: “Trẻ em là những đứa trẻ trong
tuổi vị thành niên chƣa đủ 21 tuổi” [dẫn theo 37, tr.1-5].
Tại Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) khẳng định: “Trẻ em là
chủ thể của các quyền và của quá trình phát triển chứ không phải là đối tƣợng đƣợc
hƣởng sự quan tâm, thƣơng hại hay lòng từ thiện thuần túy và trẻ em là những con
ngƣời nhƣng là một nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng, có những nhu cầu đặc biệt, và có
quyền đƣợc hƣởng sự chăm sóc, bảo vệ một cách đặc biệt” [10, tr.54].
Trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có quy định tại Điều 1 “Trẻ
em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em
đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [10, tr.259].
Tại Việt Nam:
Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau về TE mà có những định nghĩa khác
nhau; đồng thời, trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tùy theo từng lĩnh vực, phân
biệt TE và người chưa thành niên theo độ tuổi khác nhau 14, 15, 16 tuổi để xác định
tính pháp lý, sự bảo vệ thích hợp cho từng lứa tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng khái niệm “trẻ em” Luật Trẻ em (2016) tại Điều 1 đã quy định: “Trẻ em
là ngƣời dƣới 16 tuổi” [56].
Có sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc quy định độ tuổi của TE, nhưng
nhìn chung, về mặt thực tiễn, mọi quốc gia đều công nhận rằng TE là những công
dân nhỏ tuổi, đang trong giai đoạn phát triển về thể chất, tâm sinh lý, năng lực xã
hội và trình độ nhận thức. Do đó, TE là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ,
được toàn xã hội quan tâm và hỗ trợ.
Do vậy, trong phạm vi của luận án này: TE là ngƣời dƣới 16 tuổi đang trong
giai đoạn phát triển thể chất, tâm sinh lý, chƣa đủ năng lực chịu trách nhiệm hình
sự và đƣợc pháp luật bảo vệ.
2.1.4.2. Trẻ em rối loạn tâm thần
- Khái niệm TE RLTT:
Trên cơ sở phân tích những khái niệm về TE, SKTT, RLTT, đề tài đưa ra khái
niệm TE RLTT như sau: Trẻ em rối loạn tâm thần là những ngƣời dƣới 16 tuổi có
một nhóm triệu chứng hoặc hành vi dẫn đến rối loạn chức năng tâm lý, sinh lý và
xã hội, gây ra những khó khăn, xáo trộn về tƣơng tác xã hội, học tập, lao động. Nếu
nhƣ bản thân không có sự tự điều chỉnh thì khi vƣợt ngƣỡng giới hạn cần có sự can
thiệp của chuyên môn.
- Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần ở trẻ em:
Các nguyên nhân sinh học: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tâm thần có thể là
gen, chấn thương não, u não, mất cân bằng hoá học trong não, nhiễm khuẩn, dùng

34
thuốc, rượu hoặc ma túy liều cao hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinh dưỡng, bệnh mãn
tính như bệnh tim, suy giảm chức năng thận và gan, đái tháo đường [52].
Các nguyên nhân tâm lý cá nhân: Các yếu tố tâm lý cá nhân như thiếu tự tin
vào bản thân, suy nghĩ tiêu cực về một ai đó cũng sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến
vấn đề về SKTT vì họ luôn ở trong trạng thái lo lắng sợ hãi khi tham gia một công
việc bất kỳ hoặc tự ra quyết định về một việc gì đó. Nếu không có sự hỗ trợ kịp
thời, trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài này dễ dàng đẩy họ vào những rối nhiễu
tâm thể và ảnh hưởng lớn tới SKTT [52].
Trong thời kỳ thơ bé, vì hoàn cảnh gia đình khác nhau, TE sẽ trải qua những
sự kiện khác nhau. Trong đó, nhiều trẻ có những trải nghiệm đau buồn như trẻ trong
gia đình có bạo lực, cha mẹ chết, hoặc trẻ bị bỏ rơi, bị đánh đập, thiếu sự quan tâm
của người nuôi dưỡng. Những sự kiện này sẽ tác động tiêu cực đến không chỉ sức
khỏe thể chất và tinh thần của trẻ tại giai đoạn tuổi thơ mà còn đến SKTT ở các giai
đoạn sau này.
Nguyên nhân xã hội và môi trường: Các yếu tố môi trường và xã hội của mỗi
cá nhân được xem như là sự bao bọc đồng thời cũng là những nguyên nhân gây ra
các vấn đề về SKTT. Một xã hội an toàn, môi trường lành mạnh sẽ đảm bảo đời
sống tinh thần của người dân cộng đồng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đang có
nhiều nguy cơ rình rập từ tự nhiên và xã hội như thiên tai, lũ lụt hay bạo lực học
đường, tai nạn giao thông. Chúng tác động trực tiếp và sâu sắc tới đời sống kinh tế
và tình cảm của mỗi chúng ta, các vấn đề về SKTT cũng từ đó nảy sinh. Các yếu tố
xã hội như vấn đề tội phạm, các sự kiện gây căng thẳng như xung đột gia đình, thất
nghiệp, mất người thân, khó khăn kinh tế, vô sinh và bạo lực là các yếu tố căng
thẳng có thể gây ra mất cân bằng hóa chất trong não bộ, dẫn đến các RLTT và sẽ
tiến triển thành bệnh khi xảy ra các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống [52].
Nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với những thay đổi kinh tế và xã
hội sâu sắc. Cơ cấu xã hội của cộng đồng đang thay đổi do sự phát triển và mở rộng
nhanh chóng của các thành phố, sự di dân, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn hơn,
mức độ gia tăng của tình trạng thất nghiệp và bạo lực ngày càng cao. Tất cả các yếu
tố này là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tiêu cực tới SKTT của mỗi
cá nhân, gia đình và cộng đồng hiện nay.
- Thang đánh giá, sàng lọc rối loạn tâm thần ở trẻ em:
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn chung để sàng lọc, chuẩn đoán và can thiệp, trị
liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho TE RLTT, ở mỗi Bệnh viện, Trung tâm Y tế,
cơ sở TGXH ngành Lao động TB&XH, cơ sở TGXH ngoài công lập có những hướng
tiếp cận và quy trình thực hiện, quy định khác nhau. Thông thường, các nhà tâm lý
lâm sàng, trị liệu, tham vấn, nghiên cứu sẽ tham chiếu những điều quan sát thấy ở trẻ
35
vào các bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh: ICD - 10 hoặc DSM - IV - TR (2000) để
đưa ra những kết luận chẩn đoán. Tại một số cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập
tại Việt Nam đang sử dụng Test Denver II và PEP R, thang Gars-2, PSSI, GAD-7,
PHQ-9…được sử dụng đánh giá sàng lọc nhằm phát hiện sớm RLTT cho TE.
Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài và theo hướng tiếp cận chuyên ngành
CTXH, tác giả đề cập đến một số thang đánh giá, sàng lọc chính đang sử dụng tại
một số cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập để đánh giá, phát hiện sớm TE
RLTT để có những can thiệp, trị liệu tâm lý như: Test Denver, thang đánh giá PEP -
R, Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ.
Test Denver còn được gọi là Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận
động cho trẻ nhỏ. Nhóm tác giả xây dựng test Denver là William K. Pranken Burg,
Josian B. Doss và Alma W. Fandal thuộc Trung tâm Y học Denver (Colorado, Hoa
Kỳ). Test Denver được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967, được tiêu chuẩn hoá
trên 20 quốc gia và đã được áp dụng cho hơn 50 triệu TE trên toàn thế giới. Tại Việt
Nam, test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch
Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là test Denver I). Từ năm 2000, Khoa Tâm thần,
Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hoá thành test Denver II và
từ đó đến nay đã có nhiều đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện. Test
Denver II có một số thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver I cho phù hợp với
môi trường và văn hoá Việt Nam và bao gồm nhiều item hơn (Test Denver I: 105
item; Test Denver II: 125 item).
Thang đánh giá PEP - R: Trắc nghiệm bao gồm 174 tiết mục: Gồm 131 câu hỏi,
nhằm khảo sát và xác định mức độ phát triển tâm lý của TE. Trong suốt tiến trình làm
việc người cán bộ có trách nhiệm lượng giá, quan sát hành vi của TE để trả lời thêm 43
tiết mục có liên hệ tới các triệu chứng RLTT. Những câu hỏi được sắp đặt theo thứ tự
từ dễ đến khó, tùy theo lứa tuổi khôn lớn và phát triển của TE từ 0 tháng (0 tuổi) đến 84
tháng (7 tuổi). Với 131 câu hỏi thuộc 7 lĩnh vực phát triển khác nhau, được hòa trộn lẫn
lộn vào nhau, trong giai đoạn khảo sát TE. Qua đánh giá xác định được cụ thể tháng
tuổi của trẻ tương đương từng lĩnh vực. Thang đánh giá đo lường mức độ RLTT trong
bốn lĩnh vực sau: Rối loạn về quan hệ (R). Rối loạn về giác quan (S): Khả năng và thể
thức tiếp cận các loại dụng cụ. Rối loạn về ngôn ngữ (L). Rối loạn về ý thích và quan
tâm đến vật liệu (M). Xác định mức độ hạn chế của trẻ qua tỷ lệ % thông qua đánh giá
hành vi. Qua đó tính chỉ số trí tuệ của trẻ và khả năng can thiệp đạt hiểu quả ngưỡng
nào từ đó chúng ta lên kế hoạch chi tiết trị liệu tâm lý cho trẻ.
Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ (Strength and Difficulties
Questionnaire): Gồm 25 mục do Viện nghiên cứu Sức khoẻ tâm trí, Vương Quốc Anh
đưa ra và đã được sử dụng rộng rãi trên 40 nước trên thế giới và đã được dịch ra 60 thứ
36
tiếng trên thế giới. Bộ câu hỏi bao gồm các thước đo để đo lường tình trạng sức khỏe
tâm trí của trẻ về 5 khía cạnh: Biểu hiện cảm xúc, hành vi, sự hiếu động của trẻ, quan
hệ đồng đẳng và quan hệ xã hội. Cách cho điểm dựa vào từng nhóm câu hỏi, điểm cao
nhất trẻ đạt được là 40 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Bộ câu hỏi đã được dịch ra tiếng Việt,
đã được được kiểm định khả năng sàng lọc ở cộng đồng [14].
2.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
Trên cơ sở phân tích những khái niệm về TE RLTT, khái niệm CTXH, khái niệm
dịch vụ CTXH, đề tài đưa ra khái niệm về dịch vụ CTXH đối với TE RLTT như sau:
Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần là dịch vụ chuyên
nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội đƣợc cung cấp bởi cơ sở y tế, các cơ sở trợ
giúp xã hội mà ở đó bác sĩ, nhân viên công tác xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ
năng, phƣơng pháp chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm lý, xã hội nhằm
trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cƣờng thực hiện chức năng xã hội; đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết
và phòng ngừa các vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em
rối loạn tâm thần và gia đình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2.2. Các loại dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
2.2.1. Sàng lọc, can thiệp sớm cho trẻ em rối loạn tâm thần
Dịch vụ này được coi là dịch vụ rất quan trọng trong can thiệp trợ giúp TE
RLTT và gia đình trẻ giải quyết vấn đề RLTT ở trẻ. Vì thông qua sàng lọc, đánh giá
sẽ xác định được mức độ phát triển của trẻ theo từng lứa tuổi và các rối loạn cũng
như các vấn đề có liên quan để đánh giá nhu cầu toàn diện và khả năng của trẻ
RLTT cũng như gia đình trẻ, từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch can thiệp trợ gúp sát thực và đạt hiệu quả.
Sàng lọc, đánh giá SKTT của trẻ là phần quan trọng trong việc ra quyết định
điều trị. Đánh giá toàn diện không chỉ bao gồm đánh giá triệu chứng; thông tin về
sự phát triển của trẻ, gia đình, sức khỏe, quá trình học và quan hệ xã hội của trẻ
cũng rất cần thiết để hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng. Quan sát trẻ trong quá
trình phỏng vấn, cũng như ở nhà và ở trường, có thể cung cấp thông tin giá trị để
đánh giá. Thông tin từ đánh giá được sử dụng để thiết lập kế hoạch can thiệp cá
nhân hóa cho từng trẻ.
Đánh giá có thể bao gồm nhiều cấu phần như (1) phỏng vấn lâm sàng với trẻ
và gia đình, (2) quan sát trẻ trong quá trình phỏng vấn, cũng như tại nhà và ở
trường, và (3) công cụ đánh giá cung cấp thông tin về triệu chứng của trẻ.
Khi đánh giá một trẻ hoặc thiếu niên về SKTT, cần thu thập thông tin giúp
nhân viên cung cấp dịch vụ CTXH hiểu được đâu là những yếu tố dẫn tới sự phát
37
triển và duy trì vấn đề tâm thần. Với trẻ nhỏ, thông tin này thường được thu thập từ
bố mẹ. Với trẻ lớn hơn và thiếu niên, thông tin có thể thu thập được từ cả trẻ và phụ
huynh. Giáo viên và thành viên khác trong gia đình đôi khi cũng có thể cung cấp
thông tin giá trị.
Phỏng vấn lâm sàng bao gồm các thông tin sau: (1) mô tả vấn đề hiện tại bao
gồm lịch sử vấn đề, vấn đề tư duy, cảm xúc và hành vi hiện tại, tác động của vấn đề
đến hoạt động hàng ngày, (2) tiền sử phát triển, gia đình, y tế, học tập và xã hội, (3)
điểm mạnh và nguồn lực của trẻ và gia đình, (4) quan sát hành vi của trẻ và gia
đình trong quá trình phỏng vấn
Công cụ sàng lọc và đánh giá có thể cung cấp thông tin một cách có cấu trúc về
triệu chứng SKTT của trẻ. Nhìn chung, công cụ sàng lọc hỏi trẻ hoặc gia đình về sự
hiện diện của một loạt triệu chứng trong khoảng thời gian gần đây. Như vậy, đội ngũ
cung cấp dịch vụ CTXH có thể thu thập thông tin hiệu quả về triệu chứng của trẻ và
nắm được mức độ nghiêm trọng của vấn đề như: Nhẹ, trung bình hay nặng [76, tr. 50].
Dịch vụ can thiệp sớm, trị liệu tâm lý là một hoạt động thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định để giúp phụ huynh nắm vững những kỹ năng và kiến
thức trong quá trình áp dụng chương trình chăm sóc, giáo dục, can thiệp cho trẻ một
cách thích hợp với tình trạng của trẻ và hoàn cảnh gia đình.
Dịch vụ này được cung cấp theo tiến trình sau: (1) Tiếp nhận ca, đánh giá sơ
bộ ban đầu (2) Thu thập thông tin, sàng lọc bằng các thang đánh giá; đánh giá nhu
cầu toàn diện (3) Xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp.
- Tiếp nhận thông tin ban đầu:
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH tiếp đón, tư vấn, hỗ trợ đối tượng; Hướng
dẫn đối tượng quy trình thực hiện; Thu thập các thông tin hành chính; Thực hiện
hoạt động tư vấn, sàng lọc, đánh giá trẻ ban đầu; Ghi chép thông tin tiếp nhận vào
sổ theo dõi hoạt động
- Khám sàng lọc, xác định vấn đề và đánh giá nhu cầu toàn diện của trẻ và gia
đình
Trước khi thực hiện sàng lọc đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH căn cứ vào
thông tin tại sổ theo dõi đối tượng đã được ghi chép lại từ buổi tiếp nhận thông tin
và trực tiếp phỏng vấn phụ huynh, quan sát trẻ để có những nhận định ban đầu về
vấn đề trẻ gặp phải.
Khám sàng lọc, đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo lứa tuổi; Dùng các
công cụ sàng lọc để chẩn đoán mức độ RLTT ở trẻ.
Đánh giá nhu cầu toàn diện của TE RLTT và gia đình, sau đó thông báo kết
quả tình trạng và nhu cầu của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp:
38
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH căn cứ vào kết quả chẩn đoán và đánh giá
nhu cầu của từng trẻ, các nguồn nội lực và ngoại lực của trẻ và gia đình, tiến hành
xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp cho từng TE RLTT. Bao gồm các hoạt động:
Tham vấn, tư vấn; Trị liệu tâm lý; Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng; Kết nối, huy
động nguồn lực dịch vụ trợ giúp; Biện hộ, bảo vệ chính sách.
Xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý cho TE RLTT hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý;
Nhân viên trị liệu tâm lý phải soạn giáo án can thiệp hàng ngày cho trẻ
(1,5h/ngày/trẻ) đưa ra được mục tiêu, nội dung hoạt động, phương pháp, công cụ,
thời gian, người thực hiện;
Xây dựng kế hoạch can thiệp, trị liệu tâm lý tại gia đình dựa trên nhu cầu, khả
năng của trẻ và gia đình;
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH thực hiện trị liệu tâm lý tại gia đình để
hướng dẫn cho cha, mẹ trẻ;
Tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật dạy trẻ tại gia đình cho cha, mẹ,
người nuôi dưỡng trẻ.
Trong dịch vụ này, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH có vai trò là người đánh
giá, điều phối, kết nối, vì vậy cần phải có kiến thức và kỹ năng tốt, có trình độ chuyên
môn sâu, biết đánh giá các nhu cầu mong muốn đích thực của cha, mẹ TE RLTT, xác
định được những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của gia đình có con bị RLTT để từ
đó cung cấp, kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó.
- Thực hiện can thiệp sớm cho TE RLTT:
Trên cơ sở kế hoạch can thiệp tổng thể của trẻ, đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý 03 tháng, từng tháng, từng tuần cho từng
trẻ dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu toàn diện của từng trẻ, xác định mục tiêu, hoạt
động, phương pháp, thời gian và người thực hiện. Căn cứ kế hoạch tuần, đội ngũ
cung cấp dịch vụ CTXH xây dựng giáo án trị liệu tâm lý hàng ngày cho trẻ.
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH thực hiện hoạt động trị liệu tâm lý cho trẻ
hàng ngày, mỗi ngày trị liệu 1ca/trẻ; Trị liệu nhóm: 1 buổi/tuần;
Thời gian trị liệu: 1,5 tiếng/buổi, vào thứ 2, 3,4,5, 6 hàng tuần; Trị liệu nhóm:
2 tiếng/buổi vào chủ nhật hàng tuần.
Hướng dẫn phụ huynh giáo dục, trị liệu tâm lý tại gia đình cho trẻ theo giáo án
sau mỗi buổi trị liệu tại cơ sở TGXH.
Đánh giá kết quả trị liệu tâm lý: Sau 1 quý trị liệu tâm lý cho trẻ tại cơ sở y tế,
cơ sở TGXH, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH tổ chức đánh giá mức độ phát triển
của trẻ:

39
Nếu trẻ có chuyển biến tích cực, hiệu quả cao: Kết thúc quá trình trị liệu tâm
lý thường xuyên tại cơ sở TGXH; Tư vấn, xây dựng kế hoạch giáo dục, trị liệu tâm
lý tại gia đình cho phụ huynh; Giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình trẻ để hỗ
trợ kịp thời;
Nếu trẻ chuyển biến chậm chưa có chuyển biến: Đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH điều chỉnh, xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý mới hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý và tiến hành trị liệu tâm lý tiếp [73].
2.2.2. Tham vấn, tƣ vấn cho gia đình trẻ em rối loạn tâm thần
Tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe, tinh thần hay nguyên tắc
về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống
về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, phát triển của cá nhân,
phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Dịch vụ tham vấn cho gia đình TE
RLTT hết sức quan trọng, đây là một quá trình tương tác giữa đội ngũ cung cấp
dịch vụ CTXH, nhà trị liệu tâm lý (những người có chuyên môn, có phẩm chất đạo
đức) với gia đình của trẻ (người đang gặp khó khăn về tâm lý khi biết con mình bị
RLTT). Từ đó, giúp cho gia đình trẻ RLTT có những thay đổi về suy nghĩ, hành
động theo hướng tích cực để trực tiếp giúp đỡ trẻ dần phục hồi sau này.
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH của các cơ sở y tế, cơ sở TGXH sử dụng các
kỹ năng lắng nghe, khích lệ, đặt câu hỏi, tóm tắt và phản hồi để giúp gia đình TE
RLTT chia sẻ mối quan tâm, sự lo lắng, băn khoăn của họ, qua đó giúp giải tỏa
được các lo lắng, bức xúc, biết chấp nhận thực tế rằng con mắc bệnh từ đó mới tìm
cách can thiệp hành vi, trị liệu tâm lý của con. Hiện nay các cơ sở y tế, cơ sở TGXH
đang thực hiện hoạt động tham vấn cho gia đình có TE RLTT bằng hình thức trực
tiếp tại các đơn vị, cơ sở và gián tiếp qua tổng đài điện thoại tư vấn miễn phí
18001769, số điện thoại hành chính của các cơ sở y tế, cơ sở TGXH.
Khi áp dụng thuyết phát triển nhu cầu của Abraham Maslow đối với dịch vụ
tham vấn cho gia đình có TE RLTT có thể thấy rằng, học thuyết này giúp nhà tham
vấn xác định được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, từ đó mới xây dựng lên
chiến lược để giúp đỡ thân chủ; hay hiểu theo một nghĩa khác chính là nhà trị liệu
tâm lý, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cần trò chuyện, tham vấn với gia đình trẻ
để tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của gia đình đối với việc điều trị của trẻ, từ đó mới
xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý phù hợp nhất với hoàn cảnh và sự mong muốn đó.
Trong các dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT thì tham vấn, tư vấn luôn là hoạt
động chủ đạo vì nó hướng tới mục đích nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề cho
cha, mẹ có con bị RLTT. Quy trình tham vấn với gia đình:
Bước 1: Tạo lập mối quan hệ với gia đình

40
Bước 2: Gặp gỡ các thành viên thảo luận nguyên nhân vấn đề; thảo luận về
suy nghĩ hành vi tình cảm của các thành viên về sự kiện đã xảy ra.
Bước 3: Lựa chọn, quyết định giải pháp được các thành viên trong gia đình
chấp nhận và đồng ý thử áp dụng.
Bước 4: Áp dụng thử: Nhất trí ai sẽ làm gì và khi nào.
Bước 5: Đánh giá lại giải pháp, kết quả trong lần họp sau của cả gia đình [76,
tr.53-54].
Trong hoạt động tham vấn, tư vấn đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH đóng vai trò
là nhà tham vấn, cung cấp thông tin kiến thức, kỹ năng, tạo sự thay đổi. Để hoạt động
tham vấn, tư vấn đạt hiệu quả, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cần có kiến thức toàn
diện, kỹ năng tốt và sẵn sàng giúp cha, mẹ TE RLTT xử lý mọi tình huống xảy ra trong
cuộc sống của trẻ và gia đình.
2.2.3. Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Đây là hoạt động mà đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT, gia
đình hoặc người nuôi dưỡng tiếp cận các nguồn lực hoặc các dịch vụ tại cộng đồng,
xã hội. Hoạt động này yêu cầu đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH sẽ phải có một
mạng lưới các dịch vụ để có thể kết nối khi cần thiết. Chẳng hạn như: Nhà tạm lánh,
dịch vụ y tế cho những đối tượng bị xâm hại, các bệnh viện đa khoa, viện tâm thần,
nhóm thanh niên tình nguyện hỗ trợ học tập, hoặc đưa đón đi học cho một trẻ gặp
vấn đề tâm thần thể nhẹ, chương trình vay vốn cho gia đình trẻ tâm thần gặp khó
khăn từ ngân hàng chính sách [76, tr.54].
Đối với những TE có RLTT ở mức độ phức tạp cần có sự sàng lọc, chuẩn
đoán của các cơ sở Y tế và trợ giúp xã hội tuyến trên, đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển gửi trẻ và gia đình tới các dịch vụ chuyên sâu.
Trong nhiều trường hợp đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH phối hợp chặt chẽ
với gia đình TE RLTT để đảm bảo quyền lợi của TE bị RLTT, ví dụ như quyền đảm
bảo học tập, được hòa nhập với cuộc sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, được
hoàn thiện hồ sơ và hưởng các chế độ BTXH theo chính sách chung của Trung
ương và chính sách riêng của địa phương theo quy định.
Vì vậy, trong hoạt động này, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH sẽ không trực
tiếp cung cấp các dịch vụ cần thiết cho TE có vấn đề RLTT mà chỉ làm nhiệm vụ
chuyên môn kết nối tới các nguồn tài nguyên và theo dõi để bảo đảm những tài
nguyên đó được sử dụng đúng khi cung cấp dịch vụ cần thiết cho đối tượng. Ví dụ
nếu đối tượng không có chỗ ở và mất các giấy tờ cần thiết, đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH sẽ kết nối để hỗ trợ đối tượng làm lại giấy tờ cần thiết để họ được vào sống
trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội địa phương…[76, tr.54].

41
2.2.4. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo
Một trong những vấn đề hạn chế sự hòa nhập cộng đồng của TE RLTT chính
là việc kỳ thị phân biệt đối xử của một bộ phận người dân trong cộng đồng. Do đó
việc truyền thông nâng cao nhận thức là một hoạt động rất quan trọng. Đối với TE
RLTT, hiện nay các hành vi kỳ thị được thể hiện ở những hoạt động như không cho
con mình chơi với trẻ tâm thần hoặc tìm nhiều lý do để không cho trẻ tham gia vào
các hoạt động giáo dục, đến trường…Điều này sẽ tạo ra những rào cản và làm hạn
chế hiệu quả những can thiệp trong các cơ sở trợ giúp [76, tr.58].
Lĩnh vực SKTT nói chung và dịch vụ sàng lọc, chuẩn đoán, can thiệp và trị
liệu tâm lý cho TE RLTT nói riêng là một lĩnh vực mới, vì vậy để cộng đồng và các
đối tượng có nhu cầu tiếp cận và sử dụng thì rất cần đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông để quảng bá và giới thiệu dịch vụ từ các cơ sở y tế, các cơ sở TGXH công lập
và ngoài công lập.
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo,
giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT và
cộng đồng:
Truyền thông trực tiếp: Tư vấn nhóm; Tư vấn lưu động; hội nghị truyền thông
tại cộng đồng, trường học; Nói chuyện chuyên đề; tập huấn
Truyền thông đại chúng: Báo, Đài, pa nô, tờ rơi, áp phích, sách, Website, tổng
đài. Các hoạt động này giúp cha, mẹ trẻ RLTT hiểu và tự nhìn nhận vấn đề, phân
tích, đánh giá và tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề; tiếp cận các chính sách dành
cho TE RLTT.
Trong các mô hình chăm sóc người tâm thần nói chung và trẻ tâm thần nói
riêng, mô hình chăm sóc tại gia đình và dựa vào cộng đồng được chứng minh là
hiệu quả và giúp trẻ phục hồi, hòa nhập tốt nhất. Tuy nhiên một trong những điều
kiện cần phải có ngoài yếu tố môi trường cộng đồng an toàn/hỗ trợ thì những người
thân trong gia đình trẻ cần phải biết cách chăm sóc trẻ để đảm bảo bệnh của trẻ
được ổn định tiến tới hoàn toàn lành bệnh [76, tr.55].
Dịch vụ đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng can thiệp, hướng dẫn trợ giúp cho
cha, mẹ, người chăm sóc TE RLTT đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp các dịch
vụ CTXH trợ giúp TE RLTT. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì đội ngũ cung cấp
dịch vụ CTXH cần thực hiện thường xuyên việc cung cấp kiến thức, kỹ năng liên
quan đến vấn đề họ cần giải quyết; nâng cao năng lực cho cha, mẹ, người nuôi
dưỡng TE RLTT, cộng đồng thông qua đào tạo, tập huấn, giáo dục để họ hiểu biết,
tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá, phân tích và tìm kiếm nguồn lực giải
quyết vấn đề; chú trọng hoạt động nâng cao nhận thức cho cha, mẹ, người nuôi

42
dưỡng TE RLTT về những vấn đề liên quan và các chính sách pháp luật dành cho
TE RLTT.
2.3. Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em
Phần lớn TE lớn lên khỏe mạnh về tinh thần, nhưng các nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng ngày nay có nhiều TE và thanh niên gặp các vấn đề tâm thần hơn so với
30 năm trước đây. Một số RLTT ở TE có thể chữa hoặc giải quyết, trong khi đó một
số khác có thể không được chữa và trở thành những vấn đề lâu dài. Một số RLTT ở
TE khá phổ biến và mốt số khác lại rất hiếm. Trong giới hạn nghiên cứu này tác giả
tìm hiểu ở một số loại RLTT: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, trầm
cảm, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi.
- Tự kỷ (rối loạn phổ tự kỷ) TE:
Đây là các rối loạn khiến cho TE suy nghĩ lộn xộn và khó khám phá cũng như
hiểu về thế giới xung quanh mình. Bệnh cũng bao gồm kìm hãm sự phát triển các
kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như giao tiếp hoặc tưởng tượng. Tự kỷ (Autism), hay rối
loạn phổ tự kỷ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát triển của não
bộ. Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác xã hội,
giao tiếp bằng lời và không lời và các hành vi sở thích định hình lặp lại.
- Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) TE:
Những TE bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có những vấn đề
trong việc chú ý, tập trung. Chúng dễ chán, thất vọng với những việc hoặc tình
huống nhất định. Ngoài ra, chúng dường như không nghe lời và có xu hướng di
chuyển liên tục. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát
triển thường gặp ở TE, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá
mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê cứ
100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước
tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho TE vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ
tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu. Lứa
tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi
trưởng thành bệnh có xu hướng giảm.
- Rối loạn cảm xúc trẻ em:
Sự rối loạn này liên quan đến tâm trạng và cảm xúc. Nó khiến trẻ dễ thay đổi
tâm trạng một cách nhanh chóng và khó kiểm soát được cảm xúc. Rối loạn cảm xúc
bao gồm bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, thường đi kèm với cảm xúc buồn
kéo dài. Rối loạn cảm xúc ở thanh thiếu niên có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng
buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm [76, tr.23-24]
- Trầm cảm:
43
Trầm cảm là trạng thái TE và thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng
và thờ ơ trong cuộc sống hằng ngày. Trầm cảm có thể khiến họ không muốn tham
gia các hoạt động hằng ngày. Trầm cảm ở TE có thể là những vấn đề chỉ xảy ra một
lần hoặc có thể tiếp tục nhiều lần. Nhiều TE gặp vấn đề trong hằng tuần hoặc hằng
tháng, nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tái diễn và trầm trọng hơn. Ở một
vài khía cạnh, trầm cảm ở TE và thanh thiếu niên có những biểu hiện khác so với
người lớn. Người lớn thường mô tả cảm xúc buồn chán và tuyệt vọng cùng với mệt
mỏi. TE bị trầm cảm thường dễ cáu giận và buồn rầu. Trẻ rất ương bướng, tâm
trạng của chúng có thể thay đổi từ buồn chán đến cáu giận hoặc tức giận đột ngột,
một số TE và thanh niên không biết rằng chúng bị trầm cảm, thay vì việc nói về
cảm giác buồn chán thì trẻ có thể hành động ngay [71, tr.46-47].
- Chậm phát triển ngôn ngữ:
Chậm phát triển ngôn ngữ là sự chậm hơn về sự phát triển hay cơ chế sử dụng
lời nói. Lời nói bao hàm quá trình tạo ra âm thanh, như việc sử dụng các cơ quan
như phổi, dây thanh quản, miệng, môi, lưỡi và răng…Chậm phát triển về ngôn ngữ
là chậm về sự phát triển hay sử dụng ngôn ngữ. TE chậm phát triển ngôn ngữ có thể
gặp một số vấn đề xã hội và cảm xúc như: Ngại giao tiếp, thiếu kỹ năng giao tiếp,
tức giận vì không thể hiện được nhu cầu…và có thể ảnh hưởng đến tâm lý: Tự ti,
thu mình [71, tr.51].
- Rối loạn hành vi:
Rối loạn hành vi chống đối xã hội: TE có thể có hành vi tiêu cực trong khi
khẳng định mình, như những hành vi: Khiêu khích công khai, không hợp tác và
hành vi thù hằn trở thành một vấn đề quan tâm trầm trọng khi nó là những biểu hiện
liên tục thường xuyên hơn so với hành vi của trẻ khác ở cùng lứa tuổi và cùng mức
phát triển khi nó ngăn cản kiểu phát triển bình thường trong các lĩnh vực chính yếu
trong đời sống của trẻ. Các triệu chứng như: Những cơn nổi giận, tranh cãi quá mức
với người lớn, chống đối chủ động với những yêu cầu và luật lệ, cố gắng có chủ ý
làm phiền lòng hay gây tức giận cho người khác, biểu hiện giận dữ và oán trách là
những đặc tính thường gặp của vấn đề này. [71, tr.59-60].
Rối loạn hành vi ứng xử:
TE có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu khích và cảm xúc ở trẻ, những
điểm chính của rối loạn này là sự thờ ơ với người khác, tính xung động và không ổn
định về cảm xúc. Trẻ lớn và trẻ vị thành niên có rối loạn cư xử có khó khăn rõ rệt
khi phải theo luật lệ và cư xử theo cách xã hội chấp nhận. Nhiều yếu tố có thể góp
phần vào việc phát triển của rối loạn cư xử, bao gồm: Hủy hoại não, lạm dụng trẻ,
nhạy cảm về di truyền, thất bại ở trường học, các mối quan hệ không đầy đủ và kinh
nghiệm sang chấn trong cuộc sống. Nhiều trẻ rối loạn có các triệu chứng khác đi
44
kèm theo như rối loạn khí sắc, lo âu, các vấn đề học tập, hội chứng sau sang chấn,
lạm dụng chất, tăng hoạt động kém chú ý, các vấn đề về học tập…[71, tr.62-63].
2.4. Khó khăn và nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần
2.4.1. Khó khăn của trẻ em rối loạn tâm thần
- Kỳ thị phân biệt đối xử:
TE là tương lai của bất kỳ một đất nước nào, song TE cũng là đối tượng yếu
thế. TE sống phụ thuộc vào người chăm sóc và gia đình. TE RLTT càng dễ bị rơi
vào tình trạng bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Theo kết quả của Hội nghị hàng năm
lần thứ 163 của Hội Tâm thần Hoa kỳ diễn ra từ ngày 22 - 26/5/2010, TS. Carole
Bernstein đã đưa ra những vấn đề về kỳ thị đối với người mắc bệnh tâm thần:…“có
lúc tự tách mình sống vào thế giới khác, do đó không muốn tiếp xúc trao đổi; ngƣời
bình thƣờng lẽ ra phải tiếp xúc với họ, kéo họ về với thế giới chung nhƣng lại làm
điều ngƣợc lại - đứng xa ngƣời bệnh tâm thần, nhìn… liên tƣởng và đôi khi cƣời
theo những hiểu biết hạn chế từ những nội dung truyền thông. Rồi ngƣời bệnh
không chịu đi khám bệnh, không chịu uống thuốc, ngƣời thân che giấu ngƣời bệnh
… lâu ngày dẫn đến trị liệu khó khăn mất nhiều tiền, nhiều thời gian… Đây là hậu
quả của hiện tƣợng kỳ thị hóa”.
Dù những nhận định này chỉ về nhóm người tâm thần nói chung song đối với
TE RLTT thì việc bị kỳ thị và phân biệt đối xử diễn ra khá phổ biến.
Trong gia đình TE RLTT bị coi là gánh nặng của gia đình. Với một số nơi như
các vùng nông thôn, miền núi nơi nhận thức của người dân còn hạn chế họ còn coi
TE RLTT là bị ma nhập, là nỗi xấu hổ của gia đình và dòng họ - “nhà vô phúc mới
có con bị điên”. Vì thế, đứa trẻ đó thường xuyên bị đối xử phân biệt so với những
đứa trẻ bình thường khác: Bị nhốt trong nhà, bị xích tay chân để khỏi đi lạc, thậm
chí có những gia đình nhốt trẻ vào trong cũi hoặc phòng tối cách biệt hoàn toàn với
thế giới bên ngoài. Thậm chí đứa trẻ còn không được cung cấp đầy đủ quần áo, đồ
ăn, nước sạch vì đứa trẻ đó không tự làm chủ được hành vi của mình. Báo chí cũng
đã đưa ra rất nhiều thông tin về những vụ việc cha, mẹ nhốt con bị RLTT tại nhà và
đứa trẻ đó không được đối xử công bằng và chăm sóc đúng mức, đứa trẻ sẽ được
cho uống thuốc hoặc không và bị giám sát 24/24h. Ngoài việc bị gia đình kỳ thị và
phân biệt đối xử thì những đứa trẻ này còn bị cộng đồng kỳ thị. Cụ thể ở đây là
hàng xóm, những đứa trẻ xung quanh,… Trẻ bị RLTT dù ở mức nặng hay nhẹ đều
có xu hướng bị loại ra khỏi các hoạt động chung tại trường học hay cộng đồng.
Điều này đã góp phần đẩy tình trạng bệnh tình của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Không được chăm sóc đúng mức về y tế, không được chăm sóc về mặt xã hội đã
đẩy vấn đề tâm thần của những đứa trẻ này trở nên trầm trọng hơn.
45
- Khó hòa nhập cộng đồng:
TE RLTT bị kỳ thị và phân biệt đối xử bởi chính các thành viên trong gia
đình, cộng đồng. Do vậy, việc hòa nhập cộng đồng của nhóm TE này là một khó
khăn lớn đối với bản thân trẻ. Thứ nhất do gia đình che giấu việc trẻ bị RLTT nên
trẻ bị nhốt tại gia, cách ly với mọi người, vì thế trẻ không học được cách cư xử của
mọi người với nhau, không có cơ hội để quan sát và học hỏi khiến cho trẻ không có
hành vi mẫu để bắt chước, khi muốn tham gia vào các hoạt động chung của gia đình
hoặc cộng đồng trẻ không biết phải thực hiện những hành vi nào cho phù hợp. Đó
chính là vấn đề thiếu kỹ năng hòa nhập của trẻ. Thứ hai là chính môi trường cộng
đồng xung quanh trẻ cũng không sẵn sàng đón nhận sự hòa nhập tham gia của trẻ.
Có rất nhiều lý do để dẫn tới việc này, có thể là do nhận thức chưa đúng về vấn đề
RLTT của TE, có thể họ lo sợ rằng con cái họ sẽ bị ảnh hưởng bởi trẻ RLTT nên họ
không muốn cho trẻ RLTT tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng. Vô
hình chung những yếu tố trên đã tước đi cơ hội hòa nhập của TE RLTT. Bên cạnh
đó, đối với những đứa trẻ mắc RLTT nếu ở dạng rối loạn cảm xúc dẫn đến những
hành vi lệch chuẩn thì cha mẹ hay gán mác là nổi loạn hay ngang bướng, nếu ở mức
độ nặng thì thường cho trẻ đi chữa trị tại các cơ sở y tế và chỉ chú trọng về vấn đề
điều trị bằng thuốc mà quên đi phần hòa nhập về mặt xã hội.
- Khó tiếp cận đƣợc với các dịch vụ chăm sóc xã hội:
Khi nói TE RLTT là đối tượng yếu thế, điều này cũng đã phần nào chỉ ra rằng
TE RLTT chính là những người không thể tự bảo vệ bản thân mình, không thể nói
lên tiếng nói để bảo vệ mình hay đưa ra những yêu cầu mong muốn cá nhân. Theo
kết quả điều tra về Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam - Thực trạng và các yếu
tố nguy cơ (Đặng Hoàng Minh và cộng sự, 2013) - đã chỉ ra rằng “Theo cha mẹ báo
cáo, tỷ lệ trẻ vị thành niên trên mức bình thƣờng về vấn đề tình cảm và vấn đề bạn
bè cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà trẻ vị thành niên tự báo cáo”. Như vậy, chính
bản thân các em không nhận biết được rằng bản thân mình đang có vấn đề từ đó
không đưa ra được nhu cầu cá nhân của mình cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ khó
khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc xã hội.
Người chăm sóc trẻ là người phải có trách nhiệm để đảm bảo cho trẻ được
hưởng các dịch vụ chăm sóc xã hội nhưng vì rất nhiều lý do khác nhau mà trẻ
không được thực hiện điều này. Đó có thể là do thiếu thông tin về các cơ sở cũng
cấp dịch vụ chăm sóc, gia đình chỉ chú ý nhiều đến sự chăm sóc về y tế mà cụ thể là
điều trị bằng thuốc, gia đình trẻ chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội sẽ tốt như thế nào đối với việc chữa trị thay đổi

46
tình trạng bệnh của trẻ. Gia đình trẻ có thể ở quá xa nơi cung cấp dịch vụ, không có
người để đưa trẻ đến để tham gia vào các dịch vụ cần thiết. Hoặc một lý do khá phổ
biến là gia đình trẻ không có đủ nguồn lực về tài chính để đưa trẻ đến những lớp
học chuyên biệt dành cho trẻ em tâm thần, đưa trẻ tới những buổi tham vấn và trị
liệu tâm lý, chi phí dành cho trẻ học nghề,…
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn:
Không phải tất cả gia đình/người chăm sóc TE RLTT có vấn đề khó khăn về kinh
tế nhưng khi gia đình có TE RLTT thì kinh tế gia đình sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc này.
Gia đình phải có người chăm sóc trẻ 24/24h nên gia đình đã mất đi một người tạo ra
của cải vật chất cho gia đình. Gia đình cũng phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho việc chữa
trị và chăm sóc trẻ. Thậm chí có những gia đình có nhiều người con bị RLTT.
Gia đình thậm chí còn tốn rất nhiều tiền cho việc cúng bái để mong con mình
thoát khỏi RLTT vì họ quan niệm là con mình bị ma nhập hoặc gia đình mình mắc
tội nào đó với đấng thần linh và sẵn sàng nghe theo những lời khuyên cúng bái của
mọi người xung quanh. Hoặc thay vì chữa trị tại bệnh viện và tham gia các dịch vụ
chăm sóc xã hội thì gia đình lại đưa con mình đi chạy chữa khắp nơi. Điều này
không những gây tổn hại về kinh tế mà còn khiến cho các thành viên trong gia đình
cũng như chính đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi và có thể làm cho tình trạng của đứa trẻ
trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó đứa trẻ khi mắc RLTT có thể đập phá đồ đạc
khiến cho gia đình tốn nhiều tiền để cho việc sắm mới các đồ đạc này.
- Gia đình/ngƣời chăm sóc thiếu kiến thức và phƣơng pháp chăm sóc trẻ:
Liệu rằng có bao nhiêu cha, mẹ, người chăm sóc có đủ kiến thức, kỹ năng,
thời gian và phương pháp chăm sóc TE RLTT đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu
chăm sóc của số lượng trẻ có vấn đề về SKTT. Việc chăm sóc một đứa trẻ bình
thường đã là một thách thức, việc chăm sóc một đứa trẻ RLTT là một thách thức lớn
hơn rất nhiều đối với cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Với những công việc được
liệt kê như trên thì không phải gia đình nào cũng có đủ kiến thức và phương pháp
chăm sóc trẻ đúng đắn. Rất nhiều TE RLTT được sinh ra trong gia đình có cha mẹ
có trình độ dân trí thấp, không có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin về chăm sóc
trẻ hoặc phương pháp chăm sóc trẻ thường không phù hợp. Như đã trình bày ở trên
là họ không đưa trẻ điều trị nội trú hoặc ngoại trú theo đúng hướng dẫn của thầy
thuốc mà họ nhốt con em mình lại hoặc chữa trị theo bất kỳ cách nào mà họ biết.
Những việc làm như vậy đã khiến cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên trầm trọng
hơn. Thậm chí những người lớn trong gia đình không thống nhất quan điểm về chữa
trị hỗ trợ trẻ RLTT, dẫn đến những rối loạn cho chính đứa trẻ này. Việc thiếu kiến

47
thức và kỹ năng chăm sóc trẻ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể
xuất phát từ phía gia đình trẻ như vấn đề về kinh tế, vấn đề thời gian, vấn đề nhận
thức trình độ hoặc xuất phát từ phía khách quan như không có những chương trình
hỗ trợ cũng cấp kiến thức cho gia đình trẻ. Từ những lý do này đã dẫn tới hậu quả
trẻ không được chăm sóc đúng mức [76, tr.29-32].
2.4.2. Nhu cầu của trẻ em rối loạn tâm thần
TE RLTT có những nhu cầu chung giống như bất kỳ một nhóm TE bình thường
nào khác. Tuy vậy bên cạnh đó, nhóm TE RLTT cũng có những nhu cầu riêng cần
được đáp ứng nhằm giải quyết những vấn đề hiện tại của trẻ và giảm bớt các triệu
chứng, dấu hiệu và nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng.
Nhu cầu cơ bản như những TE bình thường:
Xét về mặt nhu cầu của con người, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra
5 bậc thang nhu cầu của con người: (1) Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu cơ thể. Đó là nhu
cầu về mặt sinh lý (ăn, ở, đi lại…); (2) Nhu cầu về an toàn xã hội: Đó là nhu cầu thể
xác và tinh thần. Theo Maslow, khi con người giải quyết được những nhu cầu cơ
bản, thì con người xuất hiện những nhu cầu về mặt xã hội (xây nhà để ở, hưởng các
chế độ xã hội,..); (3) Nhu cầu xã hội: Đó là nhu cầu muốn thuộc về một tổ chức
hoặc cá nhân nào đó. Cá nhân được thể hiện tình cảm, có cảm giác thuộc về một nơi
nào đó; (4) Nhu cầu được quý trọng: Đó là nhu cầu về sự tôn trọng. Khi giải quyết
được những nhu cầu trên thì cá nhân mong muốn được tôn trọng ở trong xã hội; (5)
Nhu cầu được thể hiện mình: Đây là cấp bậc nhu cầu cao nhất. Con người mong
muốn được thể hiện những gì của bản thân bao gồm sự sáng tạo, thể hiện ý
tưởng,…[19].
Như mọi trẻ bình thường, TE có RLTT cũng có các nhu cầu cơ bản nhất như:
Được chăm sóc về thể chất (được chăm lo về dinh dưỡng, nơi cư trú an toàn…),
được chăm sóc về tinh thần (được vui chơi, được học tập, được sinh hoạt trong môi
trường lành mạnh…), được chăm lo về mặt cảm xúc (được cha mẹ yêu thương, tôn
trọng, và củng cố niềm tin vào bản thân…) và nhu cầu được giao tiếp với xã hội.
Những nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng là nhu cầu về sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần. Nhu cầu của TE về sức khỏe thể chất bao gồm thực phẩm đủ dinh
dưỡng, ngủ đủ giấc, nhà trú ẩn an toàn, luyện tập thể thao, hệ miễn dịch và môi
trường sống lành mạnh. Nhu cầu về sức khỏe tinh thần của TE bao gồm tình yêu
thương không điều kiện từ gia đình, sự tự tin và lòng tự tôn cao, có cơ hội vui chơi
với các trẻ khác, được khuyến khích bởi giáo viên và những người hỗ trợ chuyên
nghiệp, khu vực xung quanh an toàn và những chỉ dẫn, quy tắc phù hợp.
Như vậy, đối với TE nói chung, cũng như với TE bị RLTT nói riêng, những
nhu cầu cơ bản nhất cần được đáp ứng một cách đầy đủ. Đó không chỉ là nhu cầu
48
cấp thiết của TE, mà đó còn là những quyền lợi mà các em có quyền được hưởng.
Điều đó sẽ tạo cho các em có cơ hội được phát triển bản thân một cách tốt nhất, hỗ
trợ các em trong việc hoàn thiện sức khỏe thể chất, tinh thần của các em.
Nhu cầu được xã hội chấp nhận:
Để cho một đứa trẻ bị RLTT có cơ hội phát triển tốt nhất, thì những trẻ đó không
chỉ cần được đáp ứng đầy đủ trong môi trường gia đình, mà trẻ RLTT cần được hòa
nhập với xã hội. Đối với môi trường xã hội, mở rộng ra khỏi phạm vi của gia đình, thì
việc để cho một đứa trẻ bị RLTT được hòa nhập là điều hết sức quan trọng. Bởi sẽ rất
khó khăn cho các cá nhân trong một xã hội chấp nhận một người nào đó khác mình. TE
RLTT có nhu cầu được chấp nhận, được chấp nhận tất cả những gì làm nên bản thân
trẻ cho dù em có khác biệt với cha mẹ hay với xã hội đến đâu đi chăng nữa. Bên cạnh
đó, tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho trẻ có thể là nguồn lực mạnh mẽ
giúp trẻ phần nào vượt qua các trở ngại để có thể tự vươn lên trong cuộc sống. Ở đây,
vai trò của đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trong hỗ trợ tâm lý, tư vấn và kết nối cho
trẻ và gia đình rất lớn, là điểm tựa cho trẻ và gia đình trong toàn bộ quá trình trị liệu
tâm lý, phục hồi chức năng và đưa các em dần hòa nhập cộng đồng.
Những người làm công tác cộng đồng có một vai trò vô cùng lớn trong việc hỗ
trợ, kết nối các nhóm đối tượng yếu thế với các nguồn lực. Đội ngũ cung cấp dịch
vụ CTXH chính là một trong những sợi dây kết nối, có thể hỗ trợ TE phát huy
những điểm mạnh sẵn có của bản thân, cũng như bù đắp những thiết hụt về mặt xã
hội, mà TE không thể tự mình xây dựng được.
Các nhu cầu đặc biệt khác:
Ngoài ra, TE RLTT còn có các nhu cầu đặc biệt khác đó là:
Thứ nhất, TE RLTT được tiếp cận các dịch vụ y tế: Được thăm khám, chẩn
đoán và xác định vấn đề RLTT hay mức độ, được can thiệp, trị liệu tâm lý.
Thứ hai, TE RLTT được hưởng chế độ giáo dục đặc biệt. Trẻ được hưởng các
dịch vụ giáo dục như được can thiệp để đến trường có thể là các cơ sở giáo dục
chuyên biệt, các cơ sở giáo dục hòa nhập.
Thứ ba, TE RLTT được tiếp cận dịch vụ CTXH: Nhu cầu được sử dụng các
dịch vụ CTXH và các TGXH bao gồm việc được hỗ trợ các thủ tục hành chính, tìm
kiếm gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ không có điều kiện sống cùng
gia đình.
Thứ tư, TE RLTT cũng có những nhu cầu riêng biệt khác như nhu cầu về dược
phẩm, nhu cầu về sàng lọc, can thiệp sớm.
Thứ năm, nhu cầu được kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách thông qua việc
trẻ được kết nối tới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH chuyên sâu, được hưởng các

49
chế độ BTXH, gia đình trẻ được hỗ trợ tiền và sinh kế cũng như được tiếp cận các
chương trình, cơ chế chính sách liên quan…
2.5. Lý thuyết ứng dụng trong thực hành cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em rối loạn tâm thần
2.5.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của
con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu
nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến
cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Để tồn tại, con người phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho
sự sống, như: Ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế…; để phát triển, con người cần được
đáp ứng các nhu cầu cao hơn, như: Nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu
thương, được tôn trọng và khẳng định.
Abraham Maslow, con người là một thực thể sinh - tâm lý xã hội. Do đó, con
người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu sinh học) và nhu cầu xã hội,
theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 bậc thang từ thấp đến cao:
- Nhu cầu sống còn, bao gồm: Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo,
nhà ở, nghỉ ngơi…;
- Nhu cầu an toàn: Nhà ở, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an ninh;
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Như có gia đình, thuộc về nhóm xã hội
nào đó;
- Nhu cầu được tôn trọng;
- Nhu cầu hoàn thiện: Được học hành, được phát triển những tiềm năng cá
nhân [7, Tr.26-27]
Vận dụng thuyết nhu cầu trong cung cấp dịch vụ CTXH: Hiểu biết về thứ bậc
nhu cầu của Maslow giúp cho đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH phân loại nhu cầu của
TE RLL và ưu tiên cung cấp các dịch vụ CTXH đáp ứng những nhu cầu bức thiết.
Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH đã hiểu
được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu
cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm
giác an toàn phát huy bản ngã,…Do đó trong việc trợ giúp với cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ và TE RLTT, CTXH không chỉ trợ giúp họ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ
bản mà cao hơn nữa phải cung cấp các dịch vụ CTXH có chất lượng và chuyên
nghiệp để giải quyết các vấn đề khó khăn mà trẻ RLTT và gia đình đang gặp phải.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow giúp đề tài xác định nhu cầu, mong muốn của
TE RLTT và gia đình trẻ; đánh giá các nhu cầu, sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên

50
để tìm hiểu xem các dịch vụ CTXH đang được các cơ sở y tế, cơ sở TGXH cung
cấp có đáp ứng các nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ hay không.
2.5.2. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bới nhà sinh học nổi tiếng Ludwing
von Bertalanffy. Ông sinh năm 1901 tại Vienna, mất năm 1972 tại New York - Mỹ.
Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển
như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980) [42, tr.201].
Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ
thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ
thống lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng được
tạo nên từ các phần tử nhỏ hơn. Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết
này được chuyển sang giải quyết những vấn đề của các chuyên ngành khác, trong
đó có các ngành thuộc khoa học xã hội, nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người
với xã hội.
Bertalanffy cho rằng, những hệ thống trong thực tế là hệ thống mở, nghĩa là
chúng có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường. Mỗi thành viên trong
hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau và mỗi hệ thống gia đình lại tương
tác với môi trường xã hội mà nó đang sống, khi tương tác như vậy, mỗi hệ thống gia
đình lại có thể nảy sinh những thuộc tính mới. Như vậy, mỗi hệ thống bản thân nó
là một sự tiến hóa liên tục, không phải bất biến.
Thuyết hệ thống được sử dụng trong CTXH như một công cụ trợ giúp nhân viên
xã hội khi phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được, để xác định
mức độ nghiêm trọng của vấn đề để tìm cách can thiệp. Nhìn nhận ở góc độ xã hội,
thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời của quan điểm sinh thái. Hành vi của
con người không phải bộc lộ tự phát một cách độc lập, mà nằm trong mối quan hệ qua
lại với những hệ thống khác trong xã hội. Có thể thấy con người là một bộ phận của xã
hội, chịu sự tác động của các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắt xích nào trong
hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống nằm trong nó, cụ thể là hệ
thống các cá thể thuộc xã hội đó [42, tr.203-206].
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH hỗ trợ thân chủ sử dụng và tăng cường khả
năng bản thân vào giải quyết vấn đề, xây dựng được mối quan hệ giữa các cá
nhân và các hệ thống nguồn lực và bổ trợ thêm những tác động giữa cá nhân với
hệ thống nguồn lực. Đồng thời cải thiện tương tác giữa các cá nhân trong hệ
thống nguồn lực và giúp đỡ phát triển, thay đổi chính sách, thực hiện như tác
nhân của kiểm soát xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải khi nào thân chủ cũng có thể sử dụng
được các hệ thống trợ giúp trên vì những hệ thống này có thể không tồn tại trong
51
cuộc sống của họ, hoặc không phù hợp với vấn đề mà họ đang gặp phải. Bên cạnh
đó thân chủ là TE RLTT và gia đình có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ CTXH để trợ
giúp nhưng có thể họ không biết và tiếp cận tới hệ thống trợ giúp. Hơn nữa, các
chính sách của hệ thống có thể gây khó khăn cho thân chủ (sự phụ thuộc, mâu thuẫn
về quyền lợi, rườm rà thủ tục). Không những thế hệ thống này xung đột với hệ
thống khác khiến TE RLTT và gia đình khó tiếp cận được các hệ thống liên quan.
Chính vì vậy, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH có vai trò quan trọng trong việc
tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa những người có nhu cầu và các hệ
thống trợ giúp nói trên. Qua đó, giúp những người cung cấp dịch vụ làm việc dễ
dàng với gia đình TE RLTT, xác định nguyên nhân sâu xa từ phía gia đình và tìm
biện pháp can thiệp, trị liệu tâm lý phù hợp, giúp gia đình hòa thuận cùng nhau cố
gắng để cải thiện vấn đề khó khăn gia đình đang gặp phải. Giúp TE RLTT tìm ra
nguồn lực trợ giúp trong quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến SKTT.
Trong nghiên cứu này, lý thuyết hệ thống giúp đề tài xác định được hệ thống
các dịch vụ CTXH cung cấp cho TE RLTT và gia đình; đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố có liên quan đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT và gia đình.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn
tâm thần
Trong quá trình làm công tác quản lý, có nhiều yếu tố tác động tạo nên mặt thuận
lợi nhưng đôi khi cũng là cản trở nếu như các quy định không phù hợp với thực tiễn,
nhất là CTXH lại là một nghề mới ở nước ta, do đó cán bộ quản lý cần chú ý tới những
mặt mạnh để khai thác, phát huy và nhân nó lên, đồng thời cũng phải phát hiện, chỉ ra
được những bất cập, vướng mắc, thiếu xót cần điều chỉnh, bổ sung. Để làm tốt việc
cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, các cơ quan và đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH cần quan tâm đến một số yếu tố tác động chính sau đây:
2.6.1. Yếu tố chính sách, pháp luật
Về mặt chính sách và luật pháp, dịch vụ chăm sóc xã hội với trẻ tâm thần gặp
thuận lợi khi Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản từ cấp độ vĩ mô như các đề án
và chương trình cấp quốc gia đến những văn bản cụ thể. Có thể liệt kê một số luật
pháp chính sách tiêu biểu như: Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020”; “Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn
2016 - 2020” với các mục tiêu chủ yếu hướng tới việc “Mọi trẻ em đều đƣợc bảo
vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để
không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc trợ giúp, chăm sóc để phục
hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển”. Trong lĩnh vực chăm sóc
SKTT nói chung và hỗ trợ TE mắc bệnh tâm thần nói riêng, Việt Nam cũng đã xây
dựng chiến lược quốc gia về chăm sóc SKTT, phấn đấu ban hành luật Sức khỏe tâm
52
thần và đặt ra mục tiêu 50% bệnh nhân RLTT được điều trị vào năm 2025. Đề án số
1215 của Chính phủ được ban hành năm 2011 về việc “Phê duyệt Đề án trợ giúp xã
hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào
cộng đồng giai đoạn 2011-2020” cũng như Dự thảo về “Chiến lƣợc quốc gia về
chăm sóc sức khỏe tâm thần 2016 - 2025” là minh chứng rõ nét về các chính sách ở
cấp độ vĩ mô.
Ngoài ra những văn bản cụ thể hơn cũng đang hỗ trợ tích cực cho việc cung cấp
dịch vụ cho người tâm thần nói chung và TE RLTT nói riêng. Ví dụ như các Nghị
định 67, 13 và gần đây nhất là Nghị định 136/2013 quy định chính sách TGXH đối
với đối tượng BTXH nâng mức trợ giúp cho các đối tượng xã hội lên thành 270.000
đồng. Việc ban hành nhiều chính sách theo hướng tích cực đã giúp các cơ sở chăm
sóc căn cứ vào đó để cung cấp những dịch vụ chất lượng hơn trong quá trình chăm
sóc và hỗ trợ TE RLTT. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ trực tiếp đội ngũ cán bộ chăm
sóc (phụ cấp nghề nghiệp 70%) cũng là những yếu tố tích cực góp phần giúp đội ngũ
cán bộ làm việc trong lĩnh vực tâm thần yên tâm công tác.
Tuy nhiên theo đánh giá, các mức hỗ trợ hiện nay còn thấp. Do đó mức hỗ trợ
về kinh phí cho người tâm thần nói chung và trẻ tâm thần nói riêng vẫn cần được
nâng cao hơn nữa. Ví dụ như những loại thuốc mới hiện nay rất hiệu quả nhưng khá
đắt tiền. Căn cứ theo mức chi cho việc sử dụng thuốc là không đủ dẫn đến dịch vụ
chăm sóc y tế sẽ bị hạn chế.
Ngoài ra các chính sách ở tầm vĩ mô như đề án 1215 TGXH và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011
- 2020; và dự thảo Chiến lược quốc gia về SKTT giai đoạn 2016 - 2025. Tuy nhiên
cần xây dựng những chương trình và chính sách cụ thể hơn và nhấn mạnh tới các
chính sách phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm. Những chính sách và cơ chế cụ
thể cho việc phát triển các dịch vụ có thu và dịch vụ can thiệp tâm lý xã hội cũng
cần được đẩy mạnh. Ví dụ hiện nay có một số cơ sở công lập muốn phát triển các
dịch vụ có thu hướng tới cộng đồng tuy nhiên chưa có những văn bản quy phạm
pháp luật về khung giá dịch vụ nên đó cũng là một trong những khó khăn để mở các
dịch vụ này [76, tr.63-64].
2.6.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Vai trò của đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trong lĩnh vực chăm sóc SKTT ở
TE chính là các hoạt động để thúc đẩy các yếu tố tích cực, giảm yếu tố tiêu cực từ
môi trường xã hội đến người có nguy cơ cao hoặc đang bị RLTT, cũng như các
TGXH giúp người bệnh khi đã ra khỏi giai đoạn bệnh cấp, thích nghi và hòa nhập
trở lại với đời sống xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, trước tiên đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH phải hiểu và nắm chắc các dịch vụ CTXH do cơ sở mình cung
53
cấp để tư vấn, giới thiệu các dịch vụ cho đối tượng có nhu cầu đảm bảo đúng tuyến,
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và vấn đề TE RLTT đang gặp phải.
Đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH với năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm
và kỹ năng giao tiếp là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá
trình can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT. Khi TE RLTT đến các cơ sở y tế, cơ sở TGXH
nhận được sự đánh giá đúng về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, chỉ ra những nhu cầu của
trẻ để trao đổi với gia đình cùng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ, cùng tổ
chức thực hiện, hướng dẫn, giao bài tập cho phụ huynh hằng ngày để phụ huynh biết
cách chăm sóc, giáo dục, trị liệu tâm lý cho trẻ tại nhà. Bên cạnh đó cần có sự đồng
cảm với phụ huynh có trẻ bị RLTT, không gán mác gọi tên, không phân biệt đối xử với
trẻ và gia đình. Khi trẻ có hành vi bất thường, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cần
bình tĩnh và kiên trì tìm cách giải quyết.
Lĩnh vực chăm sóc SKTT nói chung và sàng lọc, chuẩn đoán và can thiệp, trị liệu
tâm lý cho TE RLTT nói riêng là lĩnh vực mới và phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cung cấp
dịch vụ CTXH làm trực tiếp phải bố trí phần lớn thời gian để làm việc với trẻ và gia
đình, vì đây là một lĩnh vực khó đòi hỏi phải có thời gian và sự tập trung cao trong
công việc để đem lại hiệu quả trong trợ giúp TE RLTT và gia đình.
2.6.3. Yếu tố từ đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần
Vấn đề bệnh tâm thần của trẻ là một trong những yếu tố tác động lớn tới hiệu
quả cung cấp dịch vụ. Khác với những đối tượng cần sự giúp đỡ khác, nhóm người
tâm thần nói chung và trẻ tâm thần nói riêng có những đối tượng không thể chữa lành
được và cũng không thể trở thành những người bình thường được. Ví dụ như trẻ bị
bệnh down hoặc những trẻ bị tâm thần do di truyền và được xác định ở dạng nặng và
đặc biệt nặng. Các dịch vụ chủ yếu ở đây chỉ hướng tới chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp
trẻ thực hiện các hoạt động thông thường hàng ngày. Trong quá trình cung cấp dịch
vụ trợ giúp tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập cần lưu ý
đến các đặc điểm của TE RLTT như: Sức khỏe thể chất, kỹ năng sống, có người
chăm sóc, nuôi dưỡng để xây dựng kế hoạch can thiệp, hỗ trợ tại cơ sở cũng như giáo
dục tại nhà có sự tham gia của người nuôi dưỡng cho hiệu quả.
Hơn nữa như đã phân tích ở trên, bệnh tâm thần là khá phức tạp và còn có
nhiều bệnh không rõ nguyên nhân cũng như cách xác định bệnh cũng rất khó. Mặc
dù hiện nay đã có nhiều công cụ khoa học để chuẩn đoán bệnh như DSMV của Mỹ
hoặc ICD 10 của tổ chức y tế thế giới (WHO), tuy nhiên việc sử dụng được những
công cụ này cũng không đơn giản do bệnh tâm thần có những triệu chứng rất phức
tạp và khó xác định. Như vậy khi không xác định được bệnh hoặc xác định chưa
đúng bệnh thì việc cung cấp dịch vụ là rất khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của dịch vụ [76, tr.58-59].
54
2.6.4. Yếu tố từ gia đình trẻ rối loạn tâm thần
Yếu tố đầu tiên phải kể đến là nhận thức của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về
biểu hiện, mức độ và tác động của từng loại RLTT đến sự phát triển của TE. Có
nhiều gia đình không hiểu rõ các dấu hiệu bệnh hoặc không quan tâm đến con nên
đến khi con cái họ có những triệu chứng nặng (bệnh nặng) thì họ mới đưa đến các
cơ sở chăm sóc nên việc cung cấp dịch vụ sẽ khó khăn và mất thời gian hơn nhiều.
Ngoài ra cũng có những gia đình do sợ bị kỳ thị và ảnh hưởng đến họ nên không
muốn đưa con đến các cơ sở và trung tâm điều trị [76, tr.59].
Cha mẹ là người thường xuyên ở bên cạnh và chăm sóc trẻ ngay từ khi trẻ
được sinh ra. Vì vậy mọi dấu hiệu bất thường nảy sinh, mọi khó khăn của trẻ được
cha mẹ quan sát và ghi nhận đầu tiên. Những thông tin cha mẹ quan sát được ở trẻ
chính là căn cứ đầu tiên sát thực và khách quan giúp đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH có cơ sở để chẩn đoán chính xác tình trạng RLTT hiện tại của trẻ. Từ đó
giúp cha mẹ xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp toàn diện và hiệu quả.
Và có thể khẳng định rằng: Gia đình giữ vai trò cơ bản đối với sự phát triển
bình thường cũng như với việc xuất hiện những yếu tố tâm bệnh lý ở trẻ. Gia đình
trẻ với điều kiện kinh tế gia đình khá sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thường xuyên tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH.
Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng nên đưa trẻ đến các cơ sở thăm khám, trị liệu
tâm lý gần nhất để được chăm sóc kịp thời. Gia đình và thầy cô giáo nên trao đổi
với các chuyên gia để được tư vấn về cách thức tiếp xúc giáo dục, hỗ trợ về tâm lý
cho trẻ.
Trong việc can thiệp, trị liệu tâm lý nhằm cải thiện vấn đề cho trẻ RLTT, cha
mẹ và gia đình trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phối hợp với đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH trị liệu tâm lý cho trẻ. Những người cung cấp dịch vụ đóng vai
trò định hướng, hướng dẫn, cha mẹ, người nuôi dưỡng mới là người quyết định sự
cải thiện vấn đề RLTT ở trẻ. Do đó, trong quá trình can thiệp trị liệu tâm lý đối với
những RLTT ở trẻ, bên cạnh những can thiệp và chương trình trị liệu tâm lý của các
nhà chuyên môn thì các biện pháp phối hợp giáo dục thích hợp của phụ huynh áp
dụng cho trẻ tại gia đình có một vai trò quan trọng để thúc đẩy nâng cao hiệu quả trị
liệu tâm lý, giúp trẻ có khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường.
2.6.5. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ
- Tính toàn diện của dịch vụ cung cấp tại các cơ sở:
Khi trẻ gặp các vấn đề về SKTT thì trẻ cần hai dịch vụ chủ yếu. Thứ nhất là
các dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế (sức khỏe thực thể), chăm sóc về nhu
cầu ăn, ở,…Thứ hai là các dịch vụ chăm sóc xã hội chuyên biệt đáp ứng các nhu
cầu cá nhân nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội. Hiện nay để đáp ứng
55
được các nhu cầu của TE tâm thần những dịch vụ chăm sóc xã hội chuyên biệt có
thể đi vào các loại hình như sau: Tham vấn trị liệu tâm lý, chuyển gửi tới các cơ sở
cung cấp dịch vụ, kết nối huy động nguồn lực, tư vấn chính sách, dịch vụ hỗ trợ gia
đình. Bên cạnh đó là các dịch vụ hòa nhập cộng đồng như: Dạy nghề, hướng
nghiệp, phục hồi, phát triển các chức năng xã hội. Các dịch vụ này cần được triển
khai toàn diện trên ba hình thức: Chăm sóc tại trung tâm, chăm sóc kết hợp bán thời
gian và chăm sóc tại gia đình [76, tr.62].
Chất lượng dịch vụ được đo lường bằng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ
dựa trên các tiêu chí về đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ, quy trình triển khai
dịch vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ [76, tr.62].
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ:
Khám sàng lọc, đánh giá và trị liệu tâm lý các bệnh về RLTT (tự kỷ, chậm nói,
tăng động giảm chú ý, trầm cảm, rối loạn hành vi...) có những yêu cầu đặc thù đối với
cơ sở vật chất để đảm bảo rằng quá trình khám sàng lọc và trị liệu tâm lý có kết quả
tốt. Các yêu cầu có thể là: Sự yên tĩnh, một chuyên gia chỉ làm việc với một trẻ tại một
thời điểm trong một phòng trị liệu tâm lý riêng biệt, các đồ dùng luyện tập vận động,
các tiện nghi...
Các cơ sở TGXH cần thực hiện việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất ở mức tối
ưu, đảm bảo các tiêu chuẩn khám sàng lọc, đánh giá, trị liệu tâm lý cho TE RLTT.
- Sự phối hợp với các cơ sở, đơn vị cung cấp dịch vụ khác:
Để sàng lọc, đánh giá, can thiệp trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng, trang bị
kiến thức kỹ năng cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, đòi hỏi cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ sở tiếp nhận trẻ ban đầu như cơ sở y tế hoặc cơ sở TGXH công lập
và ngoài công lập, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, các cơ quan
chức năng. Các cơ sở sẽ có những phối hợp như: Cơ sở vật chất, trị liệu tâm lý, hỗ
trợ thủ tục pháp lý để hưởng trợ cấp, kết nối cho trẻ đi học văn hóa, đào tạo nghề và
kết nối tạo việc làm, kết nối đến cơ sở can thiệp đúng chuyên môn và chức
năng…Trong can thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho TE RLTT cần
nhiều dịch vụ và có sự phối hợp liên ngành của nhiều cơ sở để đem lại những hiểu
quả tốt nhất cho TE RLTT và gia đình.

56
2.7. Khung lý thuyết của luận án

Các yếu tố tác động

Chính sách, pháp luật Đội ngũ cung cấp Đặc điểm của TE
dịch vụ CTXH RLTT

Giải pháp nâng cao hiệu


Dịch vụ CTXH
quả cung cấp dịch vụ
1. Sàng lọc, can thiệp sớm
1. Giải pháp xây dựng,
cho TE RLTT;
hoạch định chính sách;
2. Tham vấn, tư vấn cho gia
2. Giải pháp đối với cơ sở
đình TE RLTT;
cung cấp dịch vụ;
3. Kết nối, chuyển gửi, hỗ
3. Giải pháp đối với nhà
trợ chính sách;
trường;
4. Truyền thông, giáo dục
4. Giải pháp đối với đội
nâng cao nhận thức, đào
ngũ cung cấp dịch vụ;
tạo.
5. Giải pháp đối với cha,
mẹ, người nuôi dưỡng trẻ

Gia đình TE RLTT Cơ sở cung cấp dịch


vụ

Các yếu tố tác động

Tiểu kết Chương 2


Thông qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT, có thể nhận thấy dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
là dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội được cung cấp bởi cơ sở
y tế, các cơ sở trợ giúp xã hội mà ở đó bác sĩ, nhân viên công tác xã hội sử dụng
những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe tâm
thần, tâm lý, xã hội nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng để nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội; đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân,
gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, đảm bảo thực
hiện các quyền cơ bản của trẻ em rối loạn tâm thần và gia đình, góp phần bảo
đảm an sinh xã hội.

57
Các RLTT thường gặp ở TE: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc,
trầm cảm, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi.
Có rất nhiều dịch vụ CTXH nhằm can thiệp, trợ giúp TE RLTT giải quyết các
vấn đề khó khăn như: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn cho
gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thông, giáo
dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
Để làm tốt việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, các cơ quan và đội
ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cần quan tâm đến một số yếu tố tác động, ảnh hưởng
đến dịch vụ công tác xã hội đối với TE RLTT: Chính sách, pháp luật; Đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH; Đặc điểm của TE RLTT; Gia đình TE RLTT; Cơ sở cung cấp
dịch vụ…
Nội dung của chương 2 đã đề cập đến cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu,
vận dụng các lý thuyết vào giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu như thuyết
nhu cầu, thuyết hệ thống. Việc hệ thống hóa lý luận về RLTT và dịch vụ CTXH đối
với TE RLTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ
CTXH cho TE RLTT và gia đình.

58
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI
LOẠN TÂM THẦN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn tỉnh Quảng Ninh và khách thể nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
trên 617.821 ha; đơn vị hành chính gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 07 huyện với
177 xã, phường, thị trấn; trong đó có 113 xã dân tộc, miền núi. Dân số tại thời điểm
năm 2020 là trên 1,2 triệu người, trong đó: Dân số thành thị chiếm 64,1%, dân số
nam chiếm 50,5%. Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, đường biên giới dài 132 km
giáp với Trung Quốc và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái. Với lợi thế về địa lý: Cảng
biển, biên giới và nguồn tài nguyên, Quảng Ninh có các thế mạnh để phát triển các
ngành như: Công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và dịch vụ. Được
xem như là đầu tàu của phía Bắc, Quảng Ninh là nơi tập trung những mỏ khoáng
sản lớn nhất nước ta, chiếm tới 90%. Đây là nguồn tài nguyên bất tận nhằm cung
cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, xuất khẩu nước ta. Bên cạnh đó, lợi
thế du lịch cũng được tỉnh ưu tiên phát triển. Là một trong bốn trung tâm du lịch nổi
tiếng trong và ngoài nước có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh thu hút nhiều nhà đầu tư đến xây dựng và phát triển các khu kinh tế, trung tâm
thương mại,…nối liền huyết mạch với các khu kinh tế trong tỉnh và các thành phố
giáp danh, đặc biệt là mối giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo báo cáo kinh tế xã hội 05 năm 2013 - 2017, giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh tăng trưởng bình quan 05 năm đạt 6,3%/năm. Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh
có xu hướng trẻ hóa với mật độ dân số trung bình 191 người/km2, đặc biệt là thành
phố Hạ Long nơi có mật độ dân số đông nhất lên tới gần 800 người/km2 [1].
Theo xu hướng chung của cả nước, cùng với những mặt tích cực của quá trình
phát triển là những tác động tiêu cực như: Sự phân hóa và khoảng cách giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là ở vùng
sâu, vùng xa. Sự tăng trưởng kinh tế cũng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội và nẩy
sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (tệ nạn ma túy, mại dâm, người nhiễm
HIV/AIDS, tình trạng buôn bán phụ nữ TE, người di cư có xu hướng tăng), đồng
thời trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầu của xã hội về hệ thống phúc lợi và
an sinh xã hội cũng tăng cao. Đặc biệt là đối với các vấn đề như SKTT, bảo vệ,
chăm sóc TE, người khuyết tật, người già cô đơn, người nghèo...
Vì thế, số người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH và các đối tượng yếu
thế cần sự TGXH ở tỉnh Quảng Ninh là rất lớn: Đối tượng thuộc diện nhận trợ cấp
từ ngân sách là 32.615 người. Số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo ở tỉnh Quảng

59
Ninh còn cao, theo tiêu chí mới về nghèo đa chiều, tỉnh có 15.340 hộ nghèo và
10.586 hộ cận nghèo. Ngoài ra còn các đối tượng sống trong gia đình có bạo hành,
ly thân, ly hôn và các vấn đề xã hội như căng thẳng vì cuộc sống nghèo khổ, phải
đối mặt với các tệ nạn xã hội...Đây là những nhóm đối tượng có nhu cầu rất lớn từ
thực tiễn xã hội, đòi hỏi cần có những hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội và phúc
lợi xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [60].
TE là đối tượng còn non nớt về thể chất và tinh thần, cuộc sống phụ thuộc vào
gia đình, là đối tượng trực tiếp bị tác động bởi các vấn đề xã hội và các thành viên
trong gia đình rất cần có các biện pháp để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục kịp thời và
hiệu quả, nhất là đối với nhóm TE có HCĐB.
Theo Báo cáo kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc TE năm 2019 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2020 của Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Quảng
Ninh: “Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh có 3.175 TE có HCĐB, trong đó TE mồ côi cả
cha và mẹ là 396 trẻ, TE không nơi nƣơng tựa là 138 trẻ, TE nhiễm HIV/AIDS là
120 trẻ, TE bị xâm hại tình dục là 20 trẻ, TE vi phạm pháp luật là 29 trẻ, TE bị bạo
lực 10 trẻ (trong đó có 02 trẻ bị tử vong), TE mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải
điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo là 8 trẻ; TE bị mua bán 05 trẻ,
TE bị bỏ rơi 08 trẻ, TE khuyết tật 2.441 trẻ (trong đó có nhóm TE RLTT)” [59]. Có
thể thấy, TE là đối tượng dễ bị tổn thương và cần sự trợ giúp từ các dịch vụ xã hội.
TE RLTT là một trong số đó.
3.1.2. Khái quát các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn
tâm thần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Hiện tại ở Quảng Ninh cung cấp các dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT có các
cơ sở TGXH công lập: TTCTXH tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm
thần tỉnh, cơ sở phòng và trị liệu RNTT - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, khoa đơn
nguyên tâm bệnh phục hồi chức năng của Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh. Bên cạnh
đó, còn có các cơ sở ngoài công lập như: Trung tâm Nghiên cứu Tham vấn và Trị
liệu tâm lý Hải Hà (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long); Trung tâm Tư vấn và
Phát triển tâm lý Việt (phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long); Trung tâm Hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập Hoa Sao (phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long);
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Tâm An (phường Nam
Khê, thành phố Uông Bí); Trung tâm trẻ tự kỷ Minh Tâm (phường Quang Hanh,
thành phố Cẩm Phả); Trường Mầm non tư thục Vì ngày mai (phường Hồng Hải,
thành phố Hạ Long); Trường Giáo dục trẻ tự kỷ Giếng Đồn (phường Trần Hưng
Đạo, thành phố Hạ Long); Lớp Mầm non Ánh Dương (phường Cao Thắng, thành
phố Hạ Long) và một số lớp mầm non chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm
trí ở phường Hồng Hà, phường Giếng Đáy, phường Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long
và 02 lớp ở Thành phố Uông Bí [60].

60
Đây là những cơ sở tư nhân, tự phát thành lập và hoạt động bước đầu cũng đã
có những dịch vụ để hỗ trợ TE RLTT và gia đình trẻ. Tuy nhiên, các hoạt động
chăm sóc, hỗ trợ phát triển cho trẻ tại các cơ sở này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
của các giáo viên vì hiện chưa có giáo trình hay nghiên cứu nào về TE RLTT là
chuẩn mực để tuân thủ, mà hầu hết các hoạt động là do các cơ sở tự mày mò, nghiên
cứu các tài liệu nước ngoài, sau đó áp dụng để chăm sóc, giúp đỡ các cháu. Hiệu
quả của các phương pháp chăm sóc, trị liệu chưa được cơ quan chức năng có
chuyên môn nào thẩm định [60].
Cho đến nay, tỉnh Quảng Ninh chưa có một cơ sở giáo dục công lập nào dành
riêng cho trẻ RLTT. Ngoài ra, hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn
việc thành lập những cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ RLTT nên các cơ sở chăm
sóc trẻ RLTT thường phải mở ra dưới hình thức doanh nghiệp hoặc lớp mầm non tư
thục. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số cá nhân, tổ chức trông giữ TE RLTT mà
chưa được các cơ quan chức năng cấp phép.
Với nhận thức: Phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo an sinh xã hội, một trong
những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội đó là triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Đề
án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề CTXH. Bên cạnh việc thực hiện các
nội dung của Đề án, Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện Phát triển
các hoạt động và các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH: Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh
đã thành lập và đưa TTCTXH vào hoạt động từ năm 2010.
Với các chức năng như phòng ngừa, can thiệp hỗ trợ, phục hồi, thực hiện các
hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, sau một thời gian đi vào hoạt động, đến nay TTCTXH
tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng mô hình phát triển nghề CTXH và đạt được những kết
quả đáng ghi nhận. Việc triển khai mô hình trị liệu cho TE RLTT, từ năm 2011 đến
nay, TTCTXH đã tổ chức khám sàng lọc cho 3.200 trẻ, đã và đang hỗ trợ trị liệu tâm
lý cho trên 100 đối tượng. Bằng các bài tập nhận biết, qua trò chuyện và chơi trò
chơi, các đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH tại Trung tâm đã giúp trẻ phát triển và từng
bước hoàn thiện hơn các khiếm khuyết về tâm lý, từng bước giúp trẻ phát triển ổn
định và toàn diện...Cùng với đó, công tác can thiệp hỗ trợ khẩn cấp, quản lý trường
hợp cũng được Trung tâm đẩy mạnh thực hiện. Hiện Trung tâm đang quản lý trường
hợp đối với trên 950 TE có HCĐB; gần 1.800 đối tượng yếu thế...Cùng với đó, Trung
tâm cũng thành lập các CLB Tình nguyện viên CTXH, CLB Gia đình TTK, CLB
Xanh lại ước mơ để đa dạng hơn các mô hình hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho
các đối tượng yếu thế được tiếp cận các dịch vụ CTXH [72].
Đến nay, Trung tâm vẫn không ngừng phát triển, cải tiến về cơ sở vật chất
cũng như đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cung cấp dịch vụ để có thể triển khai mô
hình ngày một tốt hơn. TTCTXH tỉnh Quảng Ninh được xem là một trong những
trung tâm thành lập sớm và đi đầu trong cả nước.

61
3.1.3. Mô tả khách thể nghiên cứu
- Nhóm khách thể đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội:
Hiện nay các dịch vụ trợ giúp cho TE RLTT và gia đình đang được cung cấp
bởi đội ngũ thuộc các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập thuộc ngành
LĐTBXH, y tế. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-
BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH, trong đó nêu cụ thể với các tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp: Công tác xã hội viên chính, công tác xã hội viên, nhân viên công
tác xã hội có quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải có: Có trình
độ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học, giáo
dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ
CTXH. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội ban hành; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư
số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đạt chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-
BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp NVCTXH (hạng IV). Tuy nhiên trong thực tiễn triển khai
nghề CTXH tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng tại các cơ sở
cung cấp dịch vụ CTXH chưa đảm bảo được đội ngũ này và đặc biệt trong cung cấp
các dịch vụ trợ giúp cho TE RLTT và gia đình thì đội ngũ tham gia vào quá trình,
cũng như cả hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm nhiều nhóm khác nhau như: Cán
bộ LĐTB&XH, bác sĩ, nhân viên CTXH, giáo viên mầm non, giáo viên chuyên
biệt...Tuy trong đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH này, hiện tại một số nhân sự chưa
đảm bảo đầy đủ hết các tiêu chí, nhưng đã được tham gia các khóa bồi dưỡng
nghiệp vụ CTXH, tập huấn kiến thức cơ bản để làm việc và cung cấp dịch vụ
CTXH cho TE RLTT.
Dựa trên cơ sở lý luận, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của để tài và thực tiễn
đội ngũ nhân sự tham gia vào cung cấp dịch vụ CTXH tại các cơ sở TGXH công lập
và ngoài công lập thuộc ngành LĐTBXH, y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tác giả
đã lựa chọn 90 cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH để thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu được triển khai tại Quảng Ninh với sự tham gia của đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH thuộc các cơ sở TGXH thuộc ngành LĐTBXH cấp tỉnh và
huyện; Cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH của Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện Vân
Đồn; Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần; Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, cán bộ
hệ thống Văn phòng công tác xã hội các cấp, cán bộ phụ trách công tác trẻ em thuộc

62
9 xã, phường trên địa bàn tỉnh tham gia phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh trong hoạt động sàng lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý cho TE RLTT tại cộng đồng.
90 phiếu hỏi được phát ra để khảo sát đối với đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ
CTXH trực tiếp cho TE RLTT. Những cán bộ y tế, cán bộ điều dưỡng, y tá thuần
túy thuộc các cơ sở y tế và cán bộ phụ trách các lĩnh vực khác của ngành
LĐTB&XH sẽ không được lựa chọn vào nghiên cứu này.
Sau khi rà soát và làm sạch phiếu, 7 phiếu đã được loại bỏ do có nhiều câu hỏi
không được trả lời. Số phiếu còn lại là 83 được sử dụng trong việc phân tích thực
trạng các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các
giải pháp để cung cấp có hiệu quả dịch vụ CTXH đối với TE RLTT và gia đình trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mô tả về đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu là đội
ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trực tiếp cho TE RLTT và gia đình, bảng tổng hợp
dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy được bức tranh tổng quát về nhóm cán bộ.
Bảng 3.1: Tổng hợp thông tin về đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH
Các tiêu chí Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%)
Nam 15 18,1
Giới tính
Nữ 68 81,9
25 - 35 53 63,8
Độ tuổi
36 - 50 27 32,5
> 50 3 3,7
Cán bộ 30 36,1
Nhân viên CTXH 23 27,7
Vị trí công
việc hiện tại Bác sĩ 19 22,9
Giáo viên trị liệu tâm lý tại các cơ sở
TGXH ngoài công lập 11 13,3
Cơ sở khám chữa bệnh tại cộng đồng 2 2,4
Bệnh viện 13 15,7
Nơi làm việc Cơ sở TGXH ngoài công lập 8 9,6
Văn phòng CTXH 24 28,9
Cơ quan làm việc công sở, hành chính
36 43,4
sự nghiệp
Y 19 22,9
Chuyên Công tác xã hội 43 51,8
ngành đào Các ngành: Tâm lý học, xã hội học, giáo
14 16,9
tạo dục đặc biệt
Khác 7 8,4
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

63
Về giới tính, trong nghiên cứu này đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH là nữ
giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới, cụ thể tỷ lệ cán bộ nữ chiếm 81,9% so
với nam giới là 18,1%. Lý giải về tỷ lệ này có thể thấy các dịch vụ sàng lọc, can
thiệp, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho TE RLTT khá phù hợp với nữ giới.
Đối với đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cho thấy tỷ lệ đội ngũ cán bộ trẻ lại
chiếm tỷ lệ khá cao, cụ thể độ tuổi đội ngũ cán bộ từ 25-35 tuổi chiếm 63,8% và
trên 50 tuổi chỉ có 3 người chiếm 3,7%.
Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE
RLTT chiếm tỷ lệ cao nhất là CTXH (51,8%), sau đó đến chuyên ngành Y (22,9%),
các ngành khác như: Tâm lý học, xã hội học, giáo dục đặc biệt (16,9%). Tỷ lệ đội
ngũ cung cấp dịch vụ được khảo sát có chuyên ngành đào tạo khác không liên quan
nhiều đến chuyên ngành SKTT chiếm tỷ lệ thấp 8,4%. Điều này cho thấy, trong thời
gian gần đây các cơ sở y tế và các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập đã chú
trọng công tác tuyển dụng nhân sự và thực hiện đào tạo và đào tạo lại về lĩnh vực
trợ giúp TE RLTT, đặc biệt là chuyên ngành CTXH kể từ khi Đề án 32 Phát triển
nghề CTXH được Chính phủ phê duyệt.
- Nhóm khách thể cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em rối loạn tâm thần:
Nghiên cứu được triển khai tại Quảng Ninh với sự tham gia của cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT đang được can thiệp, trị liệu tâm lý tại: Bệnh viện Sản
nhi Quảng Ninh, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y tế
huyện Vân Đồn, Trường Giáo dục trẻ tự kỷ Giếng Đồn, Trường Mầm non tư thục
Vì Ngày Mai, Lớp mầm non Ánh Dương. 110 phiếu hỏi được phát ra để khảo sát
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Sau khi rà soát và làm sạch phiếu, cả 110 phiếu phát ra đều đạt yêu cầu để thực
hiện phân tích thực trạng các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT, các yếu tố ảnh hưởng
và đề xuất các giải pháp để cung cấp có hiệu quả dịch vụ CTXH đối với TE RLTT và
gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mô tả về đặc điểm của nhóm khách thể nghiên
cứu là cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT, bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp chúng ta
thấy được bức tranh tổng hợp về nhóm người nuôi dưỡng TE RLTT.
Bảng 3.2: Tổng hợp thông tin về cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em rối
loạn tâm thần
Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam 18 16,4
Giới tính
Nữ 92 83,6
26 - 35 52 47,3
Độ tuổi 36 - 59 54 49,1
62 - 69 4 3,6

64
Tiểu học 5 4,5
Trung học cơ sở 4 3,6
Trình độ Trung học phổ thông 13 11,8
học vấn Trung cấp/cao đẳng 28 25,5
Đại học 57 51,8
Sau đại học 3 2,7
Nghèo/cận nghèo 0 0
Kinh tế gia
Bình thường 103 93,6
đình
Khá/giàu 7 6,4
Hạ Long 42 38,2
Cẩm Phả 40 36,4
Khu vực Uông Bí 15 13,6
làm việc Thị xã Quảng Yên 9 8,2
Huyện Tiên Yên 2 1,8
Huyện Ba Chẽ 2 1,8
Phường 102 92,7
Khu vực
Thị trấn 6 5,5
sống
Xã 2 1,8
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Về giới tính: Từ số liệu của bảng tổng hợp, tỷ lệ giới tính người trả lời bảng hỏi
đại diện cho gia đình trẻ là nữ giới 83,6%, nam giới là 16,4%. Ta có thể thấy tỷ lệ giới
tính người trả lời phiếu khảo sát là nữ giới nhiều hơn nam giới với sự chênh lệch rõ rệt.
Về độ tuổi: Kết quả khảo sát cho thấy không có ai tham gia trả lời dưới 25
tuổi, nhóm tuổi trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 36-59 tuổi chiếm 49,1%, nhóm
thấp nhất là nhóm 62-69 tuổi chiếm 3,6%.
Về tiêu chí trình độ học vấn, 51,8% người trả lời có trình độ Đại học chiếm tỷ
lệ cao nhất; 25,5% là trình độ Trung cấp, Cao đẳng; trình độ học vấn tiểu học và
trung học cơ sở lần lượt là 4,5% và 3,6%. Như vậy có sự chênh lệch rõ rệt về trình
độ học vấn của các gia đình tham gia khảo sát.
Về khu vực các gia đình tham gia khảo sát làm việc: Phần lớn người trả lời
làm việc tại các thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với tỷ lệ lần lượt:
Hạ Long (chiếm 38,2%), Cẩm Phả (chiếm 36,4%), Uông Bí (chiếm 13,6%), Quảng
Yên (chiếm 8,2%), riêng 2 huyện miền núi Ba Chẽ và Tiên Yên chỉ chiếm mỗi
huyện 1,8% số gia đình tham gia trả lời khảo sát.
3.2. Khái quát tình hình trẻ em rối loạn tâm thần ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
TE là nguồn sinh khí của một quốc gia. TE sinh ra có quyền được hưởng
những lợi ích tốt đẹp nhất. Tuy nhiên có rất nhiều TE sinh ra gặp phải những khó
khăn về mặt sức khỏe thể chất cũng như SKTT. Điều đó không chỉ ảnh hưởng trực

65
tiếp bản thân trẻ trong việc tiếp cận kiến thức và tiếp cận các cơ hội trong cuộc
sống, mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan như: TE bị RLTT ảnh hưởng việc
cha mẹ cần có thời gian chăm sóc trẻ nhiều hơn, ảnh hưởng về mặt kinh tế, cũng
như cần cung cấp các dịch vụ y tế giáo dục đặc biệt nhiều hơn,...
Trong năm 2012 - 2013 Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng
Ninh đã phối hợp với các Sở, ban, ngành và hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH các
cấp và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) tiến hành
điều tra, khảo sát và khám sàng lọc bằng thang đo ECST, PSC, SDQ25, DSM - IV
tại 90 thôn, bản, khu phố của 90 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện, thị xã, thành
phố của tỉnh Quảng Ninh, tại mỗi thôn, các hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi 2-16
tuổi, với tổng số là 3.656 TE, trong đó có nhóm TE có HCĐB. Kết quả, trong tổng
số 3.656 trẻ được sàng lọc, tỷ lệ RLTT nói chung chiếm 10,1%. Nói cách khác, cứ
10 trẻ thì có 1 trẻ mắc RLTT, trong đó tỷ lệ cao nhất là nhóm trẻ từ 11-16 tuổi
(chiếm gần 17%), tiếp đến là nhóm trẻ 2-5 tuổi (chiếm khoảng 12%) [70].
Tại thời điểm nghiên cứu hiện nay, trong số lượng mẫu cha, mẹ, người nuôi
dưỡng tham gia khảo sát về độ tuổi trẻ trong gia đình gặp vấn đề RLTT đã được các
cơ sở y tế, các cơ sở TGXH có chuyên môn sàng lọc, chuẩn đoán và kết luận có vấn
đề về RLTT, thì kết quả thu được là:
....................................................................................Bảng 3.3: Độ tuổi của trẻ bị RLTT
Độ tuổi Số lƣợng
Từ 0 - 2 tuổi 11
Từ 2 - 5 tuổi 55
Từ 6 - 10 tuổi 43
Từ 11 - 16 tuổi 1
Tổng 110
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Trong số lượng mẫu tham gia khảo sát tại thời
điểm hiện tại, độ tuổi mà TE bị RLTT tham gia khảo sát nhiều nhất là trong độ tuổi
từ 2 đến 5 tuổi (chiếm 55 trẻ). Trong đó, số TE bị RLTT tham gia khảo sát ít nhất ở
độ tuổi 11 đến 16 tuổi (chiếm 1 trẻ).
Trích PVS về độ tuổi mà trẻ bị RLTT thì như sau:
Cháu T có các biểu hiện bất thƣờng khoảng vào lúc hơn 2 tuổi. Đợt đấy chị
có cho đi khám. Bác sĩ có chẩn đoán là tăng động, rối loạn tăng động. Thế thì đợt
đấy chị cũng chỉ nghĩ là nhƣ thế thôi, không biết rõ về rối nhiễu tâm trí hay rối loạn
tâm thần ở trẻ em. Càng về sau chị mới càng tìm hiểu, thì mới biết đấy là một trong
những dạng của rối loạn tâm thần.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ trẻ có con bị tăng động)

66
Một số phỏng vấn khác:
Là cháu thứ 2, đứa con trai nhà chị. Thời điểm đó con nhà chị chƣa đƣợc 2
tuổi còn bây giờ cháu 5 tuổi rồi. Thì năm 2015 chị có cho đi khám Bệnh viện Nhi
trung ƣơng thì con chƣa đến cái mốc để đánh giá mà lúc đó con chƣa đƣợc 2 tuổi
nên chƣa thể đánh giá đƣợc. Rồi họ có hẹn thời gian sau khi mà con đủ 2 tuổi thì
lên để đánh giá. Thế nhƣng sau khi về Quảng Ninh chị có tìm hiểu thì thấy ở
TTCTXH ở đây cũng có đánh giá sàng lọc thì chị sang đây thì họ có đánh giá con là
rối nhiễu về vấn đề ngôn ngữ. Thế sau một thời gian cũng đƣợc biết là Trung tâm
mở ra mô hình can thiệp cho các con ở tại trung tâm thì gia đình có nguyện vọng
muốn trực tiếp các cô ở đây can thiệp. Thì sau một thời gian các cô cũng sắp xếp
cho con can thiệp trực tiếp tại đây.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ trẻ có con bị rối nhiễu về vấn đề ngôn ngữ)
Từ thực trạng số liệu thu được, cùng với một số PVS cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ bị RLTT thì có thể thấy rằng độ tuổi thường bị RLTT là khoảng từ 2 tuổi
trở lên. Tuy nhiên mầm mống của vấn đề trẻ gặp phải có thể phải xuất hiện từ trước
đó. Phải chăng từ 2 tuổi trẻ gặp phải phổ biến là do khi đó trẻ bắt đầu có nhận thức
rõ nét, nên những biểu hiện của các triệu chứng mới trở nên rõ ràng.
RLTT là chỉ sự tồn tại của một nhóm triệu chứng hoặc hành vi có thể nhận ra
về mặt lâm sàng trong đa số các trường hợp kết hợp với các khó khăn và sự cản trở
của các hoạt động cá nhân. Chính vì vậy TE bị RLTT có thể có một hoặc một nhóm
triệu chứng khác nhau cùng tồn tại một thời điểm. Khi được khảo sát về chẩn đoán
trẻ bị loại gì trong RLTT thì nhận được câu trả lời như sau:
Bảng 3.4: Chẩn đoán vấn đề trẻ gặp phải trong RLTT
Chẩn đoán Tần số Tần suất (%)
Rối loạn hành vi 11 10
Rối loạn ngôn ngữ 21 19,1%
Tăng động, giảm chú ý 25 22,7%
Tự kỷ 22 20%
Chậm phát triển 65 59,1%
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu cho thấy rằng: Vấn đề trẻ gặp phải chiếm nhiều nhất là chậm
phát triển (chiếm 59,1%). Đặc biệt là chậm phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó vấn đề
trẻ rối loạn hành vi chiếm tỷ lệ thấp trong các vấn đề mà trẻ gặp phải (chiếm 10%).
Chậm phát triển ngôn ngữ diễn ra nhiều nhất trong các vấn đề trẻ gặp phải. Điều đó
phải chăng là cha mẹ chưa quan tâm đầy đủ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong

67
giai đoạn trẻ bắt chước tập nói. Khoảng giai đoạn hơn 1 tuổi thì trẻ đã bắt đầu tập
nói. Nhiều trẻ có thể nói được sớm hơn, tuy nhiên cũng có nhiều trẻ nói muộn.
Nhiều cha mẹ đã chủ quan rằng con chỉ bị chậm nói nên đã không đưa con đi đánh
giá, sàng lọc. Điều đó có thể vô hình trung dẫn đến những vấn đề trẻ gặp phải tồn
tại lâu hơn và có sự can thiệp muộn hơn đối với trẻ.
Trong một số PVS được thực hiện, thì cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị RLTT có
trả lời về dấu hiệu quan sát được ở TE bị RLTT như sau:
Dấu hiệu của cháu là cháu không ổn định tâm lý, hay nhảy hay đánh bạn.
Rồi thì cũng không hẳn là đánh bạn nhƣng mà nó chơi không hòa đồng. Nó không
biết thiết lập các mối quan hệ, nó nghịch ngợm, nó không kiểm soát đƣợc hành vi
rồi học hành nhận biết màu sắc một số thứ, mọi cái đều không ổn. Và vấn đề rõ
nhất là khi bắt đầu đi học lớp 1, khi học lớp 1 thì cháu không thể học đƣợc. Cháu
không thể học đƣợc đấy là vấn đề chính là nằm ở chỗ đấy. Chứ còn tất cả những
cái kia thì mình cũng chỉ cho rằng là, nhƣ kiểu là nghịch quá thôi chứ mình không
nghĩ đấy là một bệnh lý. Khi mà cháu đi học thì cháu không thể học đƣợc, ngồi
cháu không tập trung, vẽ này rồi thì trèo lên bàn, chui gầm bàn này, rồi thì nó
không định hƣớng không tập trung. Mà quan trọng nhất là cháu không có khả năng
lƣu đƣợc thông tin, không xử lý đƣợc thông tin.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, trẻ bị rối nhiễu tâm trí, tăng động giảm chú ý)
Họ kết luận cháu bị tự kỷ, rồi tăng động với chậm phát triển ngôn ngữ đó.
(Trích PVS, nữ, 65 tuổi, bà của trẻ, trẻ bị tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ)
Bảng 3.5: Thứ tự trẻ bị RLTT trong gia đình
Con Tần số Tần suất (%)
Con cả 32 29,1
Con thứ 17 15,5
Con út 38 34,5
Con một 22 20
Không trả lời 1 0,9
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Dựa vào bảng số liệu thu được có thể thấy rằng tỷ lệ các trẻ mắc phải RLTT
rất đa dạng ở thứ tự con trong gia đình, trong những người được hỏi thì tỷ lệ con út
bị RLTT chiếm 38 trẻ (34,5%).
Khi được hỏi về người chăm sóc chính cho trẻ bị RLTT thì thu được kết quả
như sau:

68
0%
1%
15%

4%
Mẹ
Cha
Ông bà
Họ hàng
80%

Biểu 3.1: Mức độ chăm sóc chính cho trẻ bị RLTT


(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu thu được thì thấy rằng: Phần lớn người chăm sóc chính cho trẻ
bị RLTT là người mẹ (chiếm 80%). Trong đó việc nhờ họ hàng chăm sóc chính cho
trẻ thì chiếm một tỷ lệ rất thấp (chiếm 1%). Bên cạnh đó người chăm sóc chính cho
trẻ bị RLTT là cha cũng chiếm một tỷ lệ thấp (chiếm 4%). Ngoài ra thì tỷ lệ phần
trăm ông bà là người chăm sóc chính cũng chiếm một tỷ lệ lớn sau người chăm sóc
chính là mẹ (chiếm 15%). Như vậy, từ bảng số liệu thu được có thể thấy được một
bức tranh là trong số người tham gia khảo sát, thì hiện nay mẹ là người chăm sóc
chính cho trẻ bị RLTT. Trường hợp mà cha mẹ bận công việc, thì ông bà là người
chăm sóc chính cho trẻ bị RLTT. Nhưng nó cũng cho thấy thiếu sự cân bằng trong
việc phân chia trách nhiệm chăm sóc chính cho trẻ bị RLTT giữa cha và mẹ.
Tất nhiên là chị. Còn ông bà thì cũng không hỗ trợ đƣợc nhiều tức là cái sự
quan tâm không nhƣ chị. Tức là khi mà chị đi làm thì ở nhà bà là ngƣời chăm sóc
chính nhƣng chỉ là chăm về ăn uống và giấc ngủ thôi còn về dạy, chơi, giao tiếp với
cháu thì chị thấy gia đình chị bị hạn chế cái đó.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối nhiễu về vấn đề ngôn ngữ)
Hay một số phỏng vấn sâu khác như:
Cũng không nhiều, bởi vì tất cả chỉ có chồng chị với chị thôi. Thì chồng chị cũng
có hỗ trợ ví dụ như buổi chiều anh cho cháu đi tập thể dục, đi đạp xe cho đầu óc nó
thoải mái, cho đi ngoài bờ hồ cho nó vui chơi. Đấy, còn chị thì dạy ở nhà là chủ yếu.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị RNTT, tăng động giảm chú ý)

69
Trong một số gia đình có tình trạng ly hôn, thì cha mẹ vẫn có sự san sẻ đối với
việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, phần trách nhiệm chính vẫn về phía người mẹ:
Đúng rồi, chị nuôi con một mình. Đƣợc cái anh chị có một cái thỏa thuận
ngầm với nhau. Nói thỏa thuận thì cũng không phải. Bố cháu yêu cháu cũng chả
khác gì mẹ. Ở với ông bà ngoại, nhƣng đại khái là lúc nào cháu cũng về với bố, vì
cháu là cháu trai. Bây giờ nó đang tuổi dậy thì. Chị cũng có trao đổi với bố là: Mẹ
dạy, mẹ chăm mẹ chiếc. Nhƣng mà về cái tính chất đàn ông, nam thì học bố là
ngƣời phải nhiều. Bây giờ con nó dậy thì, thì nó có rất nhiều cái sự tìm hiểu.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối loạn tăng động, hội chứng tự kỷ)
Phỏng vấn khác:
Nhà chị không có giúp việc, hai vợ chồng trƣớc ở với ông bà nhƣng ngƣời
dạy cháu trực tiếp vẫn là vợ chồng chị, cụ thể là chị.
(Trích PVS, nữ, 31 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ)
Nguồn cung cấp thông tin trẻ bị RLTT:
Sự phát triển của trẻ là một tổng thể những giai đoạn nhạy cảm. Chính vì vậy
để có thể biết trẻ có bị RLTT hay không thì cần có sự quan sát, theo dõi sát sao của
bậc cha, mẹ. Đồng thời kết hợp với lĩnh vực chuyên môn của các y bác sĩ, cũng như
hỗ trợ chuyên môn trị liệu của các chuyên gia tâm lý, NVCTXH. Khi khảo sát về
việc người cung cấp thông tin trẻ bị RLTT thì kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6: Ngƣời cung cấp thông tin trẻ bị RLTT
Biết vấn đề của trẻ qua ai Tần số Tần suất (%)
Từ bác sĩ (khi đến khám) 37 33,6
Từ nhân viên công tác xã hội khi đến sàng lọc, đánh giá 28 25,5
Tự bản thân tìm hiểu 79 71,8
So sánh con mình với trẻ con xung quanh 62 56,4
Ông, bà 20 18,2
Hàng xóm, họ hàng 34 30,9
Đồng nghiệp tại cơ quan 12 10,9
Bạn bè của mình 12 10,9
Nhà trường (thầy/cô giáo) 13 11,8
Các bạn học ở trường của con mình 1 0,9
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu có thể thấy được rằng: Lựa chọn về người cung cấp thông tin
trẻ bị RLTT nhiều nhất là do bản thân tự tìm hiểu (chiếm 71,8%). Tiếp đó là đến so
sánh con mình với trẻ con xung quanh (chiếm 56,4%). Lựa chọn nhiều thứ 3 đó là
biết được từ bác sĩ khi đến khám (chiếm 33,6%). Việc biết con mình bị RLTT qua
NVCTXH khi đến sàng lọc, đánh giá được lựa chọn chỉ (chiếm 25,5%). Trước
những số liệu trên có thể thấy được rằng bản thân cha, mẹ, người nuôi dưỡng đã có

70
ý thức rất tốt trong việc tìm hiểu những triệu chứng của con mình. Việc cha mẹ tìm
hiểu về nguồn bệnh của con mình là một điều vô cùng quan trọng. Điều đó thể hiện
tính chủ động của bản thân người nuôi dưỡng đối với trẻ trong gia đình.
Từ bảng 3.6 ta thấy, việc cha, mẹ tự quan sát những dấu hiệu của con rồi tự
tìm hiểu khá là phổ biến: Đối với việc so sánh con cái mình với những trẻ xung
quanh cũng là một cách thực tiễn để biết rằng con mình có những dấu hiệu của
RLTT hay không. Bên cạnh những lựa chọn của cha mẹ về việc biết con mình bị
RLTT qua ai, thì lựa chọn biết được thông qua bác sĩ, hay NVCTXH chiếm một tỷ
lệ ở mức trung bình. Điều này phải chăng là các bậc cha, mẹ đã có được sự am hiểu
kiến thức chuyên môn nhiều. Hay phải chăng là dịch vụ y tế, đánh giá sàng lọc của
các cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập chưa thực sự phổ biến đối
với các bậc cha, mẹ, người nuôi dưỡng.
Đánh giá, phát hiện, cũng như sàng lọc TE bị RLTT là điều cần thiết và càng
được làm sớm thì sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ. Khi
các gia đình có con có dấu hiệu bị RLTT, thì các bậc cha mẹ cần thực hiện sớm việc
đưa con đi khám để có sự đánh giá chuẩn xác về mặt chuyên môn và thực hiện can
thiệp sớm đối với trẻ. Để khảo sát đối với nhóm cha, mẹ, người nuôi dưỡng có con
bị RLTT về khoảng thời gian đưa con đi khám, tính từ thời điểm cha, mẹ, người
nuôi dưỡng thấy con mình có dấu hiệu của RLTT, thì nhận được câu trả lời:
Bảng 3.7: Khoảng thời gian cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng đƣa trẻ đi khám từ thời điểm biết trẻ có
Thời gian Tần số Tần suất (%)
Từ 1 - 20 ngày 25 22,7
Từ 1 - 6 tháng 62 56,4
Từ 6 - 12 tháng 4 3,6
Từ 12 - 30 tháng 16 14,5
Không trả lời 3 2,7
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Bảng số liệu trên cho thấy: Phần lớn cha, mẹ, người nuôi dưỡng lựa chọn
khoảng thời gian tính từ khi nhận thấy có dấu hiệu của RLTT ở trẻ đến lúc đưa trẻ
đi khám trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng (chiếm 56,4%). Chỉ có khoảng
22,7% cha, mẹ, người nuôi dưỡng lựa chọn rằng cho con đi khám ngay khi có dấu
hiệu của bệnh, trong khoảng thời gian dưới 20 ngày. Bên cạnh đó cũng có khoảng
14,5% người trả lời lựa chọn rằng sau khoảng 1 năm đến hơn 2 năm thì mới đưa
con đi khám. Từ những số liệu trên cho thấy một thực trạng rằng phần lớn cha, mẹ,
người nuôi dưỡng để theo dõi thêm tình hình của con khoảng một thời gian là vài
tháng trước khi đưa con đi khám. Có một nhóm các cha, mẹ thì đưa con đi khám
ngay lập tức. Trong hai trường hợp này thì khoảng thời gian cha, mẹ đưa con đi
71
khám đã kịp thời, trong khoảng thời gian không quá lâu. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn có rất nhiều cha mẹ để con mình có những dấu liệu đó trên 1 năm. Điều đó làm
cản trở việc phát hiện sớm, cũng như ảnh hưởng nặng hơn đối với những đứa trẻ đó.
Vậy phải chăng một bộ phận cha, mẹ, người nuôi dưỡng chưa nhận thức đầy đủ về
mức độ quan trọng của việc sàng lọc, đánh giá, cũng như có các kế hoạch can thiệp,
trị liệu tâm lý sớm nhất với trẻ để đạt hiệu quả cao.
Trường hợp trẻ bị RLTT thì cần đưa đến các cơ sở phù hợp để có những
chẩn đoán kịp thời, cũng như có những kế hoạch can thiệp, trị liệu tâm lý sớm. Khi
được hỏi về nơi mà các cha mẹ đưa con đến khám, sàng lọc, đánh giá thì kết quả thu
về từ nhóm khảo sát như sau:
Bảng 3.8: Địa điểm cha mẹ đƣa trẻ bị RLTT đến khám
Địa điểm Tần số Tần suất (%)
Trung tâm Công tác xã hội 38 34,5
Bệnh viện tỉnh, sản nhi 17 15,5
Bệnh viện tuyến trung ương 54 49,1
Không trả lời 1 0,9
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

Qua bảng số liệu có thể thấy phần lớn cha mẹ có con bị RLTT ở tỉnh Quảng
Ninh đưa con đến khám ở bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 49,1%). Ngoài ra
cũng có một phần lớn cha mẹ đưa con đến TTCTXH khám (chiếm 34,5%), đưa đến
bệnh viện tỉnh, sản nhi (chiếm 15,5%). Điều này có thể thấy một thực trạng phải
chăng có những cha, mẹ, người nuôi dưỡng không biết về tình trạng của con mình,
hay có biết nhưng không sâu. Chính vì vậy các cha, mẹ thường đưa con về tuyến
trung ương để thăm khám, gây ra tình trạng quá tải. Song bên cạnh đó có những
cha, mẹ đã biết hoặc có những bước đầu phỏng đoán là con bị RLTT, thì đưa ngay
đến TTCTXH để sàng lọc, đánh giá.
Tìm hiểu về dấu hiệu của trẻ trước khi đưa đi khám: Tìm hiểu dấu hiệu vấn
đề của trẻ trước khi đưa trẻ đi khám là một điều quan trọng. Điều đó giúp cho các
bậc cha, mẹ, người nuôi dưỡng có được những hiểu biết ban đầu, cũng như một góc
nhìn tổng quát về những dấu hiệu của trẻ. Từ đó cha mẹ xác định được tư tưởng rõ
ràng về những triệu chứng của con mình, để có thể tìm cách giải quyết cho phù hợp,
làm sao để trẻ được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Để tìm hiểu về thực trạng việc
tìm hiểu trước của cha, mẹ, người nuôi dưỡng những dấu hiệu của con trước khi
đưa con đi khám, thì kết quả khảo sát đó là:

72
17,30%

82,70%

Có Không

Biểu 3.2: Cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng tìm hiểu dấu hiệu của trẻ trƣớc khi đƣa trẻ đi
khám
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

Dựa vào biểu đồ cho thấy rằng phần lớn cha, mẹ, người nuôi dưỡng có tìm
hiểu trước các dấu hiệu của trẻ trước khi đưa con đi khám (chiếm 82,7%). Trong đó
chỉ có 17,3% số cha, mẹ không tìm hiểu trước các triệu chứng của con. Trước
những số liệu trên đã cho ta thấy một thực trạng ở tỉnh Quảng Ninh đó là phần lớn
cha, mẹ đã chủ động tìm hiểu về dấu hiệu của con trước khi đưa con đi khám. Việc
tìm hiểu trước dấu hiệu của trẻ sẽ giúp cho cha mẹ có thời gian chuẩn bị về mặt tâm
lý, cũng như xác định được cơ bản vấn đề mà trẻ gặp phải. Từ sự chuẩn bị đó sẽ
giúp cho cha mẹ có những kế hoạch cơ bản ban đầu đối với trẻ nhà mình.
Có tìm hiểu. Sau đó chị mới đƣa lên Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, khoa Tâm
học, khi đấy là bác sĩ M làm Trƣởng khoa. Các bác sĩ ở trên đấy mới cho cả con, cả
mẹ vào làm những cái chẩn đoán, bài test chuyên môn này thì bắt đầu mới phát
hiện là con mình bị nhƣ thế.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối loạn tăng động, xuất hiện hội
chứng tự kỷ)
Một số phỏng vấn khác về sự tìm hiểu của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trước khi
đưa con đi khám như:
Thì cái thời điểm tầm khoảng 22 -23 tháng thì con cũng chƣa nói đƣợc. Mà
theo nhƣ chị tìm hiểu trên mạng thì thời điểm đó con cũng phải nói đƣợc câu 1 đến
73
2 từ nhƣng mà nhƣ con nhà chị thời điểm đó nó chƣa nói đƣợc câu nào rõ ràng ví
dụ nhƣ: Ông bà, bố mẹ. Sau đó thì cũng lại lên mạng tìm hiểu về trẻ chậm nói thì nó
ra rất là nhiều thông tin thì chị thấy cái vấn đề của con nó liên quan nhiều thì lúc
đấy chị rất là lo thì chị sợ liên quan đến vấn đề chậm nói của TTK đấy thế nên là
chị cho đi khám ngay. Nhƣng mà cái thời điểm chị đi khám thì trên kia họ mới chỉ
là theo dõi cái vấn đề của con thôi và lúc đấy họ mới chỉ nói là ngôn ngữ của con
có vấn đề chứ chƣa kết luận con có biểu hiện tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ thì chƣa. Sau
khi về đây thì tìm hiểu chị biết mô hình sàng lọc đánh giá ở đây rất là chi tiết, cô
làm gần nhƣ cả buổi sáng cô vừa quan sát cô vừa đánh giá thì chị thấy yên tâm thế
nên là có kết quả ở đây rồi chị không quay lại ở kia làm cái bảng đánh giá ở trên
bệnh viện kia nữa bởi vì trên kia rất là đông nên họ làm rất là nhanh mà có những
cái con mình đạt đƣợc thì họ lại cho rằng không đạt đƣợc. Còn về đây thì cô dành
cả buổi sáng vừa chơi vừa quan sát thì cô đánh giá nên chị nghĩ nó xác thực với
vấn đề của con hơn.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối nhiễu về vấn đề ngôn ngữ)
Trước thực tế tại tỉnh Quảng Ninh đa phần cha, mẹ, người nuôi dưỡng trong
mẫu khảo sát tìm hiểu về dấu hiệu các triệu chứng trẻ gặp phải. Điều đó phải chăng
các bậc cha, mẹ ở đây có một trình độ hiểu biết cao, nên chính vì thế họ có sự nhạy
cảm trước những vấn đề của con mình. Để tìm hiểu điều đó, khi hỏi các cha, mẹ,
người nuôi dưỡng tham gia khảo sát về việc tìm hiểu trước dấu hiệu của trẻ trước
khi đưa trẻ đi khám cùng với mối liên hệ với trình độ học vấn thì kết quả thu được:
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với việc tìm hiểu trước dấu
hiệu của trẻ trước khi đưa trẻ đi khám
Trình độ học vấn
Tìm hiểu
Trung
dấu hiệu Trung Trung cấp, Sau đại
Tiểu học học phổ Đại học
trƣớc học cơ sở Cao đẳng học
thông
Có 3 3 8 21 53 3
Không 2 1 5 7 4 0
Tổng 5 4 13 28 57 3
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu ta thấy: Đa phần các cha, mẹ, người nuôi dưỡng tham gia khảo
sát là có trình độ học vấn ở trình độ Đại học chọn rằng có tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng
của con trước khi đưa con đi khám (chiếm 53/57 người). Trong số những người trả lời
thì có 3/3 người có trình độ sau Đại học đều tìm hiểu trước dấu hiệu của con trước khi
đưa con đi khám, có 8/13 số người trả lời có trình độ học vấn trung học phổ thông
không tìm hiểu trước dấu hiệu triệu chứng của con trước khi đưa con đi khám. Ngoài ra
74
thì cũng có đến 2/5 người trả lời ở trình độ tiểu học không tìm hiểu dấu hiệu triệu
chứng của con trước khi đưa con đi khám. Có thể thấy trình độ học vấn của cha mẹ có
ảnh hưởng đến việc cha mẹ chủ động tìm hiểu trước xem con mình gặp vấn đề gì, sau
đó mới đưa con đi khám. Sự chủ động của cha mẹ như vậy là một yếu tố góp phần
quan trọng trong quá trình sàng lọc, phát hiện sớm đối với trẻ RLTT.
Việc tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng của trẻ thì có thể diễn ra ở rất nhiều
nguồn khác nhau. Vậy thực trạng về TE RLTT ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay thì đối
với cha, mẹ, người nuôi dưỡng đâu là nguồn thông tin tìm hiểu chủ yếu của họ. Để
biết được nguồn thông tin nào mà cha mẹ tiếp cận nhiều nhất, khi được hỏi về
nguồn thông tin tìm hiểu dấu hiệu của trẻ câu trả lời thu được đó là:
Bảng 3.10: Nguồn thông tin tìm hiểu dấu hiệu của trẻ trƣớc khi đƣa đi khám
Tần suất
Nguồn Tần số
(%)
Các trang mạng trên internet 74 67,2
Thông tin từ người quen biết, họ hàng 29 26,3
Thông qua đọc sách/phương tiện thông tin đại chúng 54 49,1
Thông qua nhân viên công tác xã hội/cán bộ địa phương 53 48,2
Từ phụ huynh có con khác 38 34,5
Từ bác sĩ (trước khi mang con đến khám) 29 26,3
Hàng xóm láng giềng 30 27,3
Phát thanh của xã, phường 1 0,9
Cán bộ y tế 14 12,7
Từ giáo viên chủ nhiệm của con mình 12 10,9
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Nguồn thông tin được cha, mẹ, người nuôi dưỡng tìm hiểu nhiều nhất đó là
thông qua mạng internet (67,2%). Ngoài ra nguồn thông tin là “thông qua đọc sách,
phương tiện thông tin đại chúng” cũng được cha, mẹ, người nuôi dưỡng tìm hiểu
nhiều (chiếm tỷ lệ 49,1%). “Thông qua NVCTXH, cán bộ địa phương” cũng được
chọn với (tỷ lệ 48,2%). Bên cạnh những nguồn tiếp cận nổi bật, thì có thể thấy cha
mẹ, người nuôi dưỡng tìm hiểu thông tin qua phát thanh của xã, phường chiếm một
tỷ lệ rất thấp (chiếm 1,1%). Như vậy, đó là những con số thống kê nổi bật về nguồn
thông tin mà cha mẹ, người nuôi dưỡng tìm hiểu nhiều nhất trước khi đưa con đi
khám. Có thể thấy trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nguồn
thông tin trên mạng internet trở nên gần gũi đối với mọi người trong việc tìm hiểu
mọi vấn đề, Internet là một công cụ đắc lực đối với nhiều người và vô cùng tiện lợi.
Trích phỏng vấn sâu:
Chị thì chị chƣa đi khám ngay. Chị làm về du lịch, nên chị cũng tiếp xúc với
máy tính nhiều. Thế thì mới search trên mạng những biểu hiện đấy thì liệu có phải
là chậm không hay là nhƣ thế nào. Thế khi mình search trên mạng, thì mình mới bắt
đầu thấy là: À, có những thông tin về cái bệnh đấy, thì không biết liệu con mình có
75
phải bị bệnh đấy không. Thế bây giờ mình cứ để con ở nhà rồi mình tự chẩn đoán
thì không đƣợc, thì bắt buộc mình phải đi khám.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối loạn tăng động, xuất hiện hội
chứng tự kỷ)
Bên cạnh phần lớn cha, mẹ, người nuôi dưỡng có tìm hiểu dấu hiệu vấn đề của
trẻ trước khi đưa con đi khám, thì cũng có một bộ phận cha, mẹ không có sự tìm hiểu
dấu hiệu của con trước khi đi khám. Để lý giải nguyên nhân này thì kết quả đó là:
Bảng 3.11: Lý do không tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng của trẻ trƣớc
khi đƣa trẻ đi khám
Lý do không tìm hiểu Tần số
Không biết đấy là dấu hiệu của bệnh 85
Không biết tìm hiểu từ nguồn nào 4
Bản thân cho là không quan trọng 4
Không để ý đến những dấu hiệu bệnh đó, nên không chủ động 8
tìm hiểu
Không bao giờ nghĩ là con mình lại mắc rối loạn tâm thần 9
Tổng 110

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)


Từ bảng có thể thấy rằng: Phần lớn số người trả lời rằng do “không biết đấy
là dấu hiệu của bệnh” (chiếm 85 người trả lời). Đối với trẻ RLTT, thì khi mới chớm
có những dấu hiệu vấn đề, tức là tình trạng của trẻ chưa phải là quá nặng, thì hầu
như cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ đều không biết đấy là dấu hiệu của bệnh. Điển
hình là cha mẹ, người nuôi dưỡng cho rằng trẻ nhà mình chỉ là bị chậm nói hơn
những trẻ khác, hoặc là trẻ nghịch ngợm, hiếu động hơn trẻ khác. Chính vì vậy cha
mẹ, người nuôi dưỡng vẫn cứ để trẻ sinh hoạt bình thường. Việc đánh giá được trẻ
có dấu hiệu của RLTT thì cần có chuyên môn của các y, bác sĩ, các chuyên gia tâm
lý, NVCTXH. Chính vì vậy cha mẹ, người nuôi dưỡng không tìm hiểu dấu hiệu của
trẻ vì không biết đấy là dấu hiệu của bệnh diễn ra phổ biến. Cha mẹ cần được tập huấn
thì mới có những kiến thức cơ bản khi nhìn các dấu hiệu bất thường của trẻ.
Ở cái thời điểm cháu hơn 2 tuổi, thì nhẽ ra là nhƣ con của ngƣời ta thì sẽ
đƣợc, ví dụ nhƣ ở mức độ thế này nói đƣợc bi bô nhƣ thế nào đó. Cái cử chỉ về tay,
những cái ánh mắt, hay là chủ động về giao tiếp về mắt với mẹ, với ngƣời thân, thì
cháu không có. Thế nên là chị cũng nghĩ, mới đầu cũng nghĩ nhƣ các cụ ngày xƣa
nói là chậm ăn, chậm nói, hay là gì đó. Thế nhƣng mà mình cứ ỉ lại, thời gian đó
chị lại công tác bên ngành du lịch rất bận. Vì vậy nên đi ca thì cứ để con ở nhà với
ông bà ngoại. Cứ một mình con với cái xe, cái ti vi, thì cứ nghĩ là một mình con nhƣ
thế là hơi chậm. Thì cũng không nghĩ nhiều. Thời gian đó tự kỷ mới chỉ là thứ gì đó
hơi mơ hồ chƣa nhiều ngƣời biết nhƣ bây giờ.

76
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối loạn tăng động, hội chứng tự kỷ)
Phỏng vấn khác:
Tức là đến bây giờ nhìn lại quá trình nuôi dƣỡng thì mới sinh ra nó đã bị rối
loạn rồi. Bây giờ mình nhìn lại tại mình không có kinh nghiệm mà. Mình chắp lối
các cái hành vi của nó thì đúng là nó rối loạn từ nhỏ mà mình không có kinh
nghiệm phát hiện ra.
(Trích PVS, nữ, 65 tuổi, bà của trẻ, trẻ bị tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ).
Không chị không, có nghĩa là nghe ngƣời ta nói tăng động, giảm chú ý nghe
cứ nhƣ trên trời. Cũng không để ý.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối nhiễu tâm trí, tăng động giảm chú ý)
Ngoài ra thì có 9 người trả lời rằng “không bao giờ nghĩ là con mình lại mắc
bệnh RLTT”. Chuyện cha, mẹ, người nuôi dưỡng không bao giờ nghĩ trẻ nhà mình
bị mắc RLTT, thì đó là tâm lý bình thường của người làm cha làm mẹ. Đối với cha
mẹ, thì ai cũng mong muốn con cái mình luôn luôn được khỏe mạnh và vui vẻ. Họ
không bao giờ nghĩ con mình bị RLTT, nên vì vậy họ có thể chủ quan trong việc
quan sát hoạt động của trẻ hàng ngày.
Trong những PVS đối với cha mẹ, thì có một số PVS như:
Thực ra là chị cũng hơi bảo thủ, cũng đã ý thức đƣợc rằng là con mình
chậm nói, thế nhƣng vẫn thiếu để ý và sự quan tâm cần thiết. Chồng chị thì thời
điểm ấy dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về các biểu hiện của con và có trao
đổi, chia sẻ lại với chị nhƣng chị không tin và không chấp nhận vấn đề của con.
Nhƣng rồi lâu dần chị cũng chủ động tìm hiểu và so sánh, đối chiếu với các biểu
hiện của con mình, thấy cháu nó có nhiều biểu hiện về chậm phát triển ngôn ngữ
(Trích PVS, nữ, 31 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ)
Như vậy lý do mà cha, mẹ, người nuôi dưỡng không tìm hiểu dấu hiệu của trẻ
phần lớn ở hai nguyên nhân là không biết đấy là dấu hiệu và không bao giờ nghĩ
con mình bị. Điều đó cho thấy rằng cha, mẹ cần thiết được thường xuyên tập huấn,
trang bị chuyên môn về đánh giá dấu hiệu của trẻ. Đồng thời cha mẹ cần thường
xuyên quan sát trẻ nhà mình hơn.
3.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần
tại Quảng Ninh
Trong quá trình triển khai thực hiện phát triển nghề CTXH tại tuyến tỉnh, từ
góc độ thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả xin trình bày một số dịch vụ
CTXH tại tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện để trợ giúp TE RLTT và gia đình.
Hiện nay, các dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT gồm có nhiều dịch vụ, trong
phạm vị đề tài nghiên cứu tập trung vào một số dịch vụ chính: Sàng lọc, can thiệp sớm
cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ
chính sách; Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
77
3.3.1. Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho trẻ em rối loạn tâm thần
3.3.1.1. Dịch vụ sàng lọc
Việc sàng lọc, đánh giá RLTT ở TE hết sức quan trọng, là cơ sở để tiến hành
các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm nhanh chóng hồi phục cho trẻ. Hiện nay, đối với
các cơ sở y tế, cơ sở TGXH, việc thực hiện dịch vụ trên như sau: Trước hết là tuyên
truyền đến các trường mầm non, các khu dân cư, cộng đồng tiếp đến là lồng ghép
vào các cuộc họp, các khóa đào tạo kỹ năng chăm sóc, giáo dục TE RLTT cho phụ
huynh:
TTCTXH Quảng Ninh chủ yếu phối hợp Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, TS.
Nguyễn Thị Kim Quý và các trƣờng mầm non để đánh giá, sàng lọc và can thiệp trị
liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho trẻ
(Trích TLN, nam, Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ)
Bọn chị có sự tuyên truyền đến các trƣờng mầm non. Nhƣ năm 2016 bọn chị
đã làm việc với trẻ, chị đi xuống các trƣờng tiểu học và mầm non sàng lọc các trẻ
tại trƣờng mầm non trên địa bàn các huyện
(Trích PVS, nữ, 29 tuổi, nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện)
Hay: Trƣớc hết thí điểm ở thành phố Hạ Long, bọn chị sàng lọc ở các trƣờng
mầm non, thứ nhất là qua đánh giá của cô giáo, ngƣời tiếp xúc với con nhiều nhất
hàng ngày sau bố mẹ”
(Trích PVS, nữ, tư vấn viên).
Sau khi tuyên truyền đến người dân, đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH sẽ
đánh giá, sàng lọc trẻ theo các bài test, công cụ đánh giá chuyên môn:
Bọn chị sẽ sử dụng các test, các công cụ để chị sàng lọc và thông qua các
test đấy và qua quan sát cùng với việc phỏng vấn phụ huynh thì chị sẽ tổng hợp lại
và đƣợc ghi chép cẩn thận
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, chuyên viên công tác xã hội).
Thực trạng dịch vụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE không chỉ thể
hiện ở mức độ hiểu biết của đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH mà còn được thể hiện
ở mức độ sử dụng của họ đối với các dịch vụ trên.

78
4,8% 3,6%

Không bao giờ


22,9% 27,7% Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất thường xuyên
41%

Biểu 3.3: Mức độ sử dụng dịch vụ sàng lọc TE có RLTT tại cộng đồng của
đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Thứ nhất, về mức độ sử dụng dịch vụ sàng lọc TE có RLTT tại cộng đồng, qua
kết quả khảo sát 90 cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và giáo viên trị liệu trẻ RLTT thì
chúng tôi thu về được 83 bảng hỏi hợp lệ (chủ yếu là những người làm công việc
chuyên môn: Bác sĩ, nhân viên CTXH), trong đó có 27,7% người được hỏi hiếm khi
sử dụng dịch vụ trên, bên cạnh đó có 22,9% người trả lời cho rằng họ thường xuyên
sử dụng dịch vụ và 41% đánh giá về mức độ sử dụng dịch vụ sàng lọc trẻ của mình
là thỉnh thoảng. Có thể thấy, địa bàn tỉnh Quảng Ninh khá rộng, gồm nhiều địa hình
như đồng bằng, miền núi và hải đảo vì thế nên việc tiếp cận đến từng trẻ khám, sàng
lọc và tư vấn là điều khó thực hiện được:
Trong năm 2017: TTCTXH phối hợp với trƣờng mầm non và nhiều khu phố,
phát hiện đƣợc những trẻ có biểu hiện khác thƣờng, sau đó bố trí việc sàng lọc và
trị liệu tâm lý cho trẻ
(Trích TLN, nam, Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ)
Thƣờng đa phần thì bọn chị sẽ thực hiện những buổi sàng lọc đánh giá và tƣ
vấn rất là kỹ đối với trẻ để làm sao mà gia đình nắm đƣợc những vấn đề của trẻ
đang gặp phải để gia đình có những quyết định sẽ tham gia trị liệu tâm lý và trị liệu
ở mức độ nào
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, NVCTXH)
Ngoài ra, tình trạng thiếu đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH cùng với đó mỗi
người lại đảm nhận nhiều vị trí và vai trò khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến
việc triển khai sàng lọc cho TE có RLTT tại cộng đồng chưa được thường xuyên.

79
Trong thời gian qua, Trung tâm chị đã tập trung đào tạo, trang bị kiến
thức chuyên sâu để sàng lọc và can thiệp, trị liệu tâm lý cho TE RLTT, nhưng có
rất ít bạn gắn bó với nghề, làm việc được một thời gian lại chuyển công tác sang
cơ quan khác, rồi lại chuyển sang phòng khác ngay tại Trung tâm. Việc đào tạo
cán bộ làm việc chuyên sâu nhưng chưa bố trí đúng vị trí làm việc và chưa có
chế độ đãi ngộ thu hút đáp ứng được mong muốn của người lao động đã dẫn đến
việc thiếu nhân lực để thực hiện các hoạt động sàng lọc để phát hiện sớm TE có
RLTT thời gian qua.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, NVCTXH)
Thứ hai, dịch vụ sàng lọc và tư vấn cho trẻ tại cộng đồng, mức độ sử dụng
các dịch vụ sàng lọc và tư vấn không quá thường xuyên, cụ thể: 35 người trả lời cho
rằng họ sử dụng dịch vụ sàng lọc tư vấn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 42,2% nhưng
bên cạnh đó cũng có đến 30,1% người được hỏi sử dụng thường xuyên các dịch vụ
sàng lọc tư vấn và chỉ có 6% chưa bao giờ sử dụng dịch vụ trên. Có thể thấy, tương
tự như dịch vụ phát hiện sớm trẻ tại cộng đồng, tỷ lệ đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH sử dụng rất thường xuyên các dịch vụ sàng lọc và tư vấn khá thấp (chỉ 6%)
thế nhưng lại có 72,3% người có mức độ sử dụng thỉnh thoảng và thường xuyên.
Điều đó cho thấy khác với việc phải đi xuống cộng đồng khám cho từng trẻ thì việc
sàng lọc và tư vấn được sử dụng nhiều hơn.

6% 6%

15.7% Không bao giờ

30.1% Hiếm khi


Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất thường xuyên
42.2%

Biểu 3.4: Mức độ sử dụng các dịch vụ sàng lọc và tƣ vấn của
cán bộ, bác sĩ, NVCTXH
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Nghiên cứu về thực trạng các dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại Quảng Ninh,
cụ thể tìm hiểu về dịch vụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện TE RLTT tại cộng đồng tác giả
80
không chỉ tìm hiểu mức độ hiểu biết của đội ngũ cung cấp về dịch vụ hay tìm hiểu mức
độ sử dụng dịch vụ mà chúng tôi còn phân tích dựa trên những đánh giá của họ về tính
hiệu quả mà dịch vụ này mang lại. Kết quả thu về như sau:
Đầu tiên là về dịch vụ sàng lọc trẻ có RLTT tại cộng đồng
Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về hiệu quả của
dịch vụ sàng lọc TE có RLTT tại cộng đồng
Mức độ N Tỷ lệ (%)
Rất không hiệu quả 5 6,0
Ít hiệu quả 8 9,6
Hiệu quả 49 59,0
Rất hiệu quả 21 25,4
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Theo bảng số liệu trên, 59% người trả lời cho rằng dịch vụ sàng lọc trẻ có
RLTT tại cộng đồng đang được thực hiện hiệu quả, trong khi chỉ có 9,6% và 6%
người trả lời cho rằng dịch vụ trên được thực hiện ít hiệu quả và rất không hiệu quả.
Điều đó cho thấy, mặc dù mức độ sử dụng dịch vụ sàng lọc trẻ tại cộng đồng không
cao nhưng lại được các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH sử dụng khá hiệu quả:
Vì cộng đồng dân cƣ hiểu biết về vấn đề RLTT của TE cũng chƣa thực sự là
đầy đủ vì vậy trong bƣớc đầu này thì hoạt động phòng ngừa, sàng lọc để phát hiện
là bƣớc quan trọng nhất và anh thấy cái này đang thực hiện rất hiệu quả
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, NVCTXH).
Thứ hai, về mức độ hiệu quả của dịch vụ sàng lọc và tư vấn, kết quả thu
được cho thấy đa số người trả lời đều cho rằng dịch vụ sàng lọc và tư vấn đang
được thực hiện hiệu quả và rất hiệu quả chiếm đến 95,2%. Đặc biệt, không có ai cho
rằng dịch vụ đó rất không hiệu quả. Nhằm đánh giá kỹ hơn về kết quả trên, tác giả
đã tiến hành các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với 2 đối tượng là đội ngũ
cung cấp dịch vụ CTXH và gia đình có trẻ bị RLTT về mức độ hiệu quả của dịch vụ
sàng lọc và tư vấn như sau:
Theo tôi thì chất lƣợng của dịch vụ sàng lọc TE có RLTT cơ bản đƣợc ngƣời
dân ghi nhận và chủ động liên hệ với Trung tâm qua sự giới thiệu của các phụ
huynh đã sử dụng dịch vụ trƣớc đó. Nhiều phụ huynh chia sẻ đƣợc cán bộ, nhân
viên CTXH của Trung tâm sàng lọc và tƣ vấn, hƣớng dẫn cho gia đình nhiều nội
dung rất kỹ, gia đình hiểu ra nhiều vấn đề và đã áp dụng trong quá trình hỗ trợ trẻ
tại nhà cũng thấy có những tiến triển và chuyển biến tích cực hơn trƣớc.
(Trích TLN, nam, Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ)
81
Cá nhân mình nhận thấy dịch vụ sàng lọc TE có RLTT trong thời gian qua đã
thực hiện tốt tại bệnh viện, để mà đánh giá hiệu quả trên thang 10 thì mình cho 8 điểm
(Trích PVS, nữ, 28 tuổi, NVCTXH trong bệnh viện)
Theo tôi nhận thấy dịch vụ sàng lọc phát huy hiệu quả trong đánh giá, chuẩn
đoán để từ đó phối hợp với bệnh viện, gia đình xây dựng kế hoạch hỗ trợ tâm lý và
phục hồi chức năng cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay với số lƣợng trẻ em bị RLTT trên
địa bàn tỉnh khá lớn, nhƣng số lƣợng thống kê tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH
công lập và ngoài công lập về tình hình sàng lọc, đánh giá cho TE RLTT thì số
lƣợng không đƣợc nhiều, nhiều gia đình có nhu cầu nhƣng không biết đƣa trẻ đến
đâu để có thể đánh giá đúng.
(Trích PVS, nam, lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em)
Đề tài thực hiện tìm hiểu về hiệu quả của dịch vụ thông qua mức độ hài lòng
của người sử dụng đối với dịch vụ sàng lọc về RLTT ở TE:
Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ sàng lọc RLTT ở TE

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 6 5,4
2 Hài lòng 65 59,1
3 Bình thường 34 30,9
4 Không hài lòng 5 4,6
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng 3.13 có thể thấy, số người sử dụng dịch vụ được hỏi đánh giá ở mức
độ hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất (59,1%), trong khi tỷ lệ không hài lòng chiếm tỷ lệ
thấp (4,6%) và rất không hài lòng chiếm tỷ lệ 0%. Về đánh giá hiệu quả của dịch vụ
sàng lọc về RLTT ở TE có sự tương đồng giữa bên cung cấp và bên sử dụng, cơ bản
đều đánh giá cáo, tạo ra sự hài lòng.
Khi biết con mình có những biểu hiện khác thường so với các trẻ khác gia đình
tôi lo lắng lắm, được giới thiệu của người quen, tôi đã đưa con tới khám, sàng lọc và
chuẩn đoán tại Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn. Tại đây, hai mẹ con tôi được tiếp đón,
tư vấn và khám, sàng lọc cho cháu rất kỹ, mất gần hết buổi sáng. Sau khi có kết quả
được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn rất tỉ mỉ, gia đình tôi cảm thấy rất hài lòng.
(Trích PVS, nữ 35 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Bà thì không hiểu lắm về chuyên môn, nhưng khi đưa cháu nội đến Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh thì được nhân viên tại đây hỗ trợ rất nhiệt tình, quan
sát, hỏi han về cháu rất nhiều, cả 2 bà cháu đều thực hiện và làm theo các hướng dẫn

82
của cán bộ. Khi đánh giá và cán bộ tư vấn xong, anh Lãnh đạo của cơ quan còn xuống
gặp gỡ, trò chuyện và động viên bà, bà thấy rất gần gũi và có sự chia sẻ.
(Trích PVS, nữ, 65 tuổi, bà nội của trẻ RLTT)
Như vậy, dịch vụ sàng lọc TE có RLTT đã và đang được thực hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, các dịch vụ trên đều đang phát huy hiệu quả của nó trong việc phát
hiện và tư vấn chuyên sâu cho gia đình TE RLTT, được cả đội ngũ cán bộ cung cấp
dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đánh giá cao; tuy nhiên lại không được sử dụng
thường xuyên, điều này có thể do sự hiểu biết của người dân, cũng như việc chưa có
thói quen tiếp cận và sử dụng các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực chăm sóc SKTT.
3.3.1.2. Dịch vụ can thiệp sớm
Được sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia Văn phòng tham vấn và trị liệu
Tâm lý trẻ em thuộc TW Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, các cán bộ,
NVCTXH của TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp cùng phụ huynh để tư vấn,
trị liệu tâm lý thường xuyên tại gia đình cho 82 TE có RLTT; Trị liệu tâm lý cho TE
RLTT thường xuyên tại các cơ sở TGXH cho 80 lượt trẻ em. Bước đầu điều trị cho
thấy những kết quả hết sức khả quan, trẻ có những chuyển biến tích cực về giao
tiếp, tiếp nhận thông tin từ người khác, vận động và phát triển cảm xúc, biết vui
cười với mọi người có những tiến bộ hơn so với thời gian trước đây. Hoạt động này
đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá rất cao của gia đình trẻ và cộng đồng dân cư.
Đầu tiên, về mức độ sử dụng các dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ trên địa bàn
tỉnh quảng Ninh.

2,4%
6%

26,5% Không bao giờ


Hiếm khi
31,3%
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
33,7% Rất thường xuyên

Biểu 3.5: Mức độ sử dụng dịch vụ can thiệp sớm thƣờng xuyên cho trẻ
của cán bộ, NVCTXH, bác sĩ
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
83
Có thể thấy, mức độ sử dụng các dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh thường xuyên với 31,3% người trả lời chủ yếu là đội ngũ cung cấp
dịch vụ CTXH thường xuyên áp dụng và 33,7% người sử dụng dịch vụ ở mức thỉnh
thoảng. Chỉ có 5 người trả lời chiếm 6% tổng số cho rằng họ không bao giờ sử dụng
dịch vụ trên. Tại Quảng Ninh, dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ TE RLTT đang được
thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên, do thời gian và đội ngũ cung cấp dịch vụ
CTXH không đủ để đáp ứng hết nhu cầu của trẻ nên dịch vụ được diễn ra có thường
xuyên nhưng đối với cá nhân từng trẻ thì vẫn chưa đạt được mong muốn:
Ngày nào bọn chị cũng can thiệp, trị liệu tâm lý cho các trẻ. Tuy nhiên mỗi
trẻ chỉ điều trị trong một khoảng thời gian nhất định thôi
(Trích PVS, nữ, 32 tuổi, NVCTXH)
Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu đánh giá của người sử dụng đối với mức độ hiệu
quả mà các dịch vụ này đem lại cho TE RLTT và thấy rằng: 54 người trả lời chiếm
65,1% cho rằng dịch vụ này hiệu quả trong quá trình điều trị cho trẻ. Cùng với đó cũng
có 22 người đánh giá dịch vụ trên khá hiệu quả và rất hiệu quả chiếm 26,5 %. Điều
đáng nói ở đây chính là chỉ có 5 người trả lời cho rằng dịch vụ này ít hiệu quả chiếm
6%. Trao đổi trực tiếp với các cán bộ, NVCTXH và bác sĩ về tính hiệu quả của dịch vụ
này, nhóm nhận được một số ý kiến phản hồi rất tích cực như sau:
Thời gian can thiệp đƣợc khoảng 3 năm rồi, còn đi học ở kia chắc đƣợc hơn
2 năm tý thôi. Còn tiến triển thì chị thấy cháu nói bây giờ đƣợc nhiều và cơ bản
đƣợc hết tất cả các cái rồi
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, cán bộ nhân sự)
Chất lượng dịch vụ được đo trên mức độ hài lòng, vì vậy việc tự đánh giá không
khách quan. Tuy nhiên,những trẻ đến với trung tâm có nhiều trẻ tiến triển vượt bậc
(Trích TLN, nam, 32 tuổi, Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ)
NVCTXH trị liệu khác so với giáo viên mầm non do có tính tổng hợp, đánh
giá tổng quan với môi trƣờng sống. Vì vậy có thể họ đánh giá những mô hình này
hiệu quả hơn
(Trích TLN, nam, 32 tuổi, Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ)
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về hiệu quả của việc sử
dụng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ
Mức độ N Tỷ lệ (%)
Rất không hiệu quả 2 2,4
Ít hiệu quả 5 6,0
Hiệu quả 54 65,1
Khá hiệu quả 17 20,5
Rất hiệu quả 5 6,0
Tổng 83 100.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
84
Kết quả trên cho thấy, có trên 90% cán bộ, bác sĩ, NV CTXH khi được khảo
sát cho rằng việc các cán bộ chuyên môn sử dụng can thiệp sớm cho TE RLTT là từ
hiệu quả đến rất hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ sở y tế,
cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập đều thực hiện thường xuyên các hoạt động
can thiệp sớm thường xuyên hằng ngày cho TE RLTT khi đến các cơ sở, bên cạnh đó
các cơ sở y tế còn kết hợp dùng thuốc và các liệu pháp chuyên ngành phù hợp.
Đánh giá thực trạng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ RLTT trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, tác giả không chỉ tìm hiểu về mức độ sử dụng, đánh giá của NVCTXH,
cán bộ, bác sĩ về tính hiệu quả của dịch vụ mà tác giả còn xem xét cụ thể các dịch vụ
can thiệp sớm được mọi người sử dụng như: Đánh giá, sàng lọc, chuẩn đoán và can
thiệp; trị liệu tâm lý và vận động; kết nối và chuyển gửi; tham vấn cho trẻ; biện hộ;
điều phối các dịch vụ xã hội để trợ giúp trẻ và can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.
Để có đánh giá khách quan về hiệu quả dịch vụ, nghiên cứu thực hiện khảo
sát người sử dụng dịch vụ:
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ can thiệp sớm cho
TE RLTT

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 15 13,6
2 Hài lòng 61 55,4
3 Bình thường 23 21,0
4 Không hài lòng 11 10,0
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả cho thấy, số người sử dụng dịch vụ can thiệp sớm cho TE RLTT đều
đánh giá dịch vụ ở mức hài lòng và rất hài lòng (chiếm 55,4% và 13,6%), trong đó
đánh giá rất không hài lòng có 0% và không hài lòng là 10%.
Tôi rất hài lòng về những dịch vụ mà con chúng tôi đang sử dụng bởi vì:
con đƣợc chăm sóc chu đáo; con có môi trƣờng giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa
và con đƣợc các cô giáo, nhân viên can thiệp hƣớng dẫn tận tình hằng ngày tại cơ
sở. Kết thúc các buổi trị liệu tâm lý tại cơ sở, các cô còn tỉ mỉ hƣớng dẫn gia đình
các nội dung phối hợp giáo dục cho trẻ tại nhà.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Con tôi 7 tuổi và bị tăng động giảm chú ý từ bé. Khi đến cơ sở để can thiệp
hỗ trợ, cháu đƣợc chăm sóc và các cô giáo rất quan tâm dạy dỗ. Trƣớc kia cháu
không biết làm gì nhƣng bây giờ đã làm đƣợc việc vệ sinh cá nhân và phụ giúp bố
mẹ. Điều đó làm chúng tôi rất vui.
(Trích PVS, nữ, 38tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)

85
Có thể nói, với xã hội đang phát triển, hội nhập, việc can thiệp sớm các dạng
RLTT mới bắt đầu phát triển, mức độ hài lòng và rất hài lòng đạt tổng tỷ lệ cao như
trên là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, với tỷ lệ đánh giá ở mức độ bình thường
và không hài lòng chiếm tổng tỷ lệ 31,0%. Con số này không vượt quá tổng tỷ lệ
đánh giá hài lòng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, điều đó cho thấy các cơ sở y tế và cơ
sở TGXH công lập và ngoài công lập vẫn cần có sự trau dồi chuyên môn, nâng cao
chất lượng dịch vụ để hiệu quả can thiệp, điều trị ngày càng nâng cao, tỷ lệ đánh giá
bình thường và không hài lòng ngày càng thấp trong tương lai.
3.3.2. Dịch vụ tham vấn, tƣ vấn cho gia đình trẻ em rối loạn tâm thần
3.3.2.1. Dịch vụ tham vấn cho gia đình có trẻ em rối loạn tâm thần
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng TE RLTT, thì cha, mẹ, người nuôi
dưỡng gặp rất nhiều những khó khăn. Trước áp lực của cuộc sống, cùng khó khăn
của việc chăm sóc trẻ bị RLTT thì bản thân cha mẹ, người nuôi dưỡng có thể xuất
hiện rất nhiều những trạng thái cảm xúc khác nhau. Vậy những cảm xúc mà họ gặp
phải gồm những gì và ở những mức độ khác nhau như thế nào. Kết quả khảo sát thu
được về mức độ xuất hiện các trạng thái cảm xúc của cha, mẹ, người nuôi dưỡng
khi chăm sóc trẻ bị RLTT như sau:
Bảng 3.16: Trạng thái xuất hiện cảm xúc của cha, mẹ, ngƣời nuôi
dƣỡng khi chăm sóc TE RLTT trong 1 tháng gần đây
Tần suất xuất hiện
Xuất hiện cảm Chƣa Hiếm Thỉnh Thƣờng Rất thƣờng
bao giờ khi thoảng xuyên xuyên Mean
xúc
(1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm)
3 34 0 57 16
Hạnh phúc 3.44
2,7% 30,9% 0% 51,8% 14,5%
1 2 33 59 15
Vui vẻ 3.77
0,9% 1,8% 30% 53,6% 13,6%
8 22 48 24 8
Âu lo 3.02
7,3% 20% 43,6% 21,8% 7,3%
Căng 7 24 47 24 7
2.97
thẳng/stress 6,4% 22% 43,1% 22% 6,4%
9 23 61 16 1
Giận dữ 2.79
8,2% 20,9% 55,5% 14,5% 0,9%
54 23 24 8 1
Thất vọng 1.90
49,1% 20,9% 21,8% 7,3% 0,9%
16 27 38 27 1
Mệt mỏi 2.70
14,7% 24,8% 34,9% 24,8% 0,9%
53 25 24 5 1
Bế tắc 1.82
49,1% 23,1% 22,2% 4,6% 0,9%
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 5; với cảm xúc tích cực:
Hạnh phúc và vui vẻ điểm càng cao trạng thái cảm xúc càng tích cực; với cảm xúc

86
tiêu cực: Âu lo, căng thẳng, giận dữ, thất vọng, mệt mỏi, bế tắc điểm càng cao
trạng thái cảm xúc càng tiêu cực
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng 3.16 cho thấy: Trạng thái xuất hiện cảm xúc tích cực của cha,
mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT trong 1 tháng gần đây ở mức độ thường xuyên và
rất thường xuyên. Trong đó trạng thái cảm xúc vui vẻ có tần suất xuất hiện thường
xuyên cao nhất vì đây là cảm xúc có điểm trung bình cao nhất (mean = 3.77). Tiếp
theo là trạng thái cảm xúc hạnh phúc (mean = 3.44) cũng xuất hiện thường xuyên.
Điều này phải chăng là sự tiến bộ của trẻ trong quá trình chăm sóc của cha, mẹ,
người nuôi dưỡng hay những niềm vui mà trẻ đem lại cho cha mẹ, khiến cho cha mẹ
xuất hiện những cảm xúc này trong lúc chăm sóc trẻ. Ngoài ra thì niềm hạnh phúc
và vui sướng ở đây còn có thể là cảm giác của sự thành công. Trong quá trình chăm
sóc trẻ, nếu trẻ có những tiến bộ tích cực thì đó chính là nguồn động viên lớn cho
cha mẹ, cảm giác thành công xuất hiện khi thấy con ngày một tiến bộ và tốt hơn.
Bên cạnh những trạng thái cảm xúc tích cực xuất hiện như hạnh phúc, vui vẻ
thì cũng thi thoảng cha, mẹ, người nuôi dưỡng có những trạng thái cảm xúc tiêu cực
điển hình như: Âu lo, căng thẳng, giận dữ, mệt mỏi (mean lần lượt = 3.02, 2.97,
2.79 và 2.70). Điều này cho thấy phải chăng là trong quá trình chăm sóc trẻ, sự
không hợp tác cùng với những biểu hiện của trẻ khiến trẻ có những hành vi làm
cha mẹ khó có thể kiểm soát, vì vậy mà cha mẹ, người nuôi dưỡng có những
trạng thái cảm xúc đó xuất hiện. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến mặt
tâm lý của cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT, nó đặt ra một nhu cầu đối với
cha mẹ là được chia sẻ, giải tỏa cảm xúc. Mặc dù là có những trạng thái cảm xúc
tiêu cực xuất hiện, nhưng phần lớn cha mẹ, người nuôi dưỡng không xuất hiện
trạng thái cảm xúc bế tắc hay thất vọng (mean = 1.82 và 1.90). Điều đó cho thấy
phải chăng là bản thân cha, mẹ, người nuôi dưỡng luôn có sự hy vọng, có niềm
tin vào tương lai về sự tiến bộ của con mình.
Một số phỏng vấn chia sẻ về cảm xúc tiêu cực khi chăm sóc trẻ bị RLTT:
Có chứ em, nhiều lắm! Có nghĩa là, gần nhƣ là mẹ stress, con cũng stress ý!
Có nghĩa là khi mình bình tĩnh thì chị nghĩ là không nên nóng giận ý, nhƣ là kiểu
nhiều khi mình đi làm cả ngày về mình cũng mệt ý, con cái hai đứa cũng dầy, chồng
chị thì cũng kiểu hay tiếp khách tiếp khứa nọ kia. Có những lúc, những thời điểm
mà mình không đƣợc nóng với nó, kiểu bản thân nó cũng thiệt thòi ý, nhiều lúc cáu
do chị cũng không chịu đƣợc, hò hét hò hét rồi gầm rú lên ý, thế là nó cũng biết, nó
cũng….Thƣờng con chị nó có một tâm lý là nhiều đứa trẻ con khi bị đánh hay gì
đấy thì nó sẽ chạy, nhƣng đặc biệt bạn ấy thì mẹ quát hay mẹ gì đấy thì càng lao
vào ôm mẹ, bạn ấy thì thế cơ.
(Trích PVS, nữ, 31 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ)

87
Phỏng vấn khác:
Ức chế, bực bội có thể đánh cháu nhƣng mà sau đó nếu mà cháu khóc thì lại
thƣơng nó. Đƣợc cái là mình nghĩ mình cũng là phụ nữ có nghị lực thì mình suy
nghĩ là mình không thƣơng nó thì ai thƣơng nó, ngoài xã hội ai thƣơng nó. Mình
nghĩ thế thì mình lại quên hết những cái khó khăn thì mình nghĩ rằng chắc là ông
trời ngƣời cho cái này, ngƣời lấy cái kia. Thôi thì cứ cố gắng hết sức có thể, cứ
nghĩ nhƣ thế thì lại cố gắng dạy nó học rồi cho nó đi chơi rồi bảo ban nó.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối nhiễu tâm trí, tăng động giảm chú ý)
Tuy nhiên có cha mẹ cho rằng bản thân họ không có những cảm xúc tiêu cực
vì chưa biết vấn đề RLTT là gì, điều này bị hạn chế bởi kiến thức chuyên môn mà
cha mẹ có.
Không, mới đầu không buồn. Vì chƣa thấm, chƣa biết cái độ nguy hiểm của
bệnh tự kỷ. Chỉ buồn khi mà đã cùng con, theo con đi bao nhiêu nơi tha phƣơng
cầu thực, ăn đến mức độ mà ngồi ở ngoài chờ con mà không nuốt nổi cơm, cầm
cái ngô luộc mua buổi sáng, trƣa cũng ăn tiếp cái ngô luộc ấy. Vì sao, thứ nhất là
tiền không còn, trên Hà Nội nó tốn tiền lắm, thuê nhà thuê nhiếc. Ví dụ mình cầm
mấy triệu đi, mình phải chia ra mỗi ngày đƣợc mấy trăm thôi, thế con ăn ở trên
đấy thì không thể nào ăn một cái tý tý cơm nhƣ thế đƣợc. Sau rồi mình thấm, mình
thấy nó cơ cực thế, mình bảo là: Ơ sao cái bệnh gì mà nó kỳ quái thế. Sau rồi
mình bảo là giá nhƣ nó chỉ là một cái cuộc phẫu thuật cắt béng cái gì đó là xong
hay nhƣ thế nào đó
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối loạn tăng động, hội chứng tự kỷ)
Khi bản thân cha mẹ, người nuôi dưỡng có những trạng thái cảm xúc tiêu cực thì
việc xuất hiện nhu cầu được chia sẻ là điều hoàn toàn bình thường; Vậy khi xuất hiện
những trạng thái cảm xúc tiêu cực họ thường chia sẻ với ai, câu trả lời thu được đó là:
Bảng 3.17: Nhu cầu đƣợc chia sẻ khi xuất hiện những trạng thái
cảm xúc tiêu cực khi chăm sóc TE RLTT

Chƣa Thỉnh Thƣờng Rất thƣờng


Hiếm khi
Mức độ chia sẻ bao giờ thoảng xuyên xuyên Mean
(2 điểm)
(1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm)
8 4 9 46 43
Chia sẻ với vợ/chồng 4.02
7,3% 3,6% 8,2% 41,8% 39,1%
Người thân trong gia 1 5 20 48 36
4.03
đình 0,9% 4,5% 18,2% 43,6% 32,7%
50 31 20 4 4
Họ hàng 1.89
45,9% 28,4% 18,3% 3,7% 3,7%
25 40 35 8 2
Bạn bè thân thiết 2.29
22,7% 36,4% 31,8% 7,3% 1,8%
88
12 6 60 26 5
Cô giáo của trẻ 3.03
11% 5,5% 55% 23,9% 4,6%
Các phụ huynh khác 31 26 47 5 1
có con em bị rối loạn 2.26
tâm thần 28,2% 23,6% 42,7% 4,5% 0,9%
Một người lạ mặt qua 99 8 2 1 0
1.14
trang mạng xã hội 90% 7,3% 1,8% 0,9% 0%
53 17 33 5 1
Bác sĩ điều trị 1.92
48,6% 15,6% 30,3% 4,6% 0,9%
78 17 9 5 1
Chuyên gia tâm lý 1.49
70,9% 15,5% 8,2% 4,5% 0,9%
Nhân viên công tác xã 10 10 53 31 6
3.12
hội 9,1% 9,1% 48,2% 28,2% 5,5%
100 4 2 0 1
Không chia sẻ với ai 1.08
90,9% 3,7% 1,9% 0% 0,9%
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 5; điểm càng cao cha, mẹ,
ngƣời nuôi dƣỡng TE RLTT càng có nhu cầu đƣợc chia sẻ
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu có thể thấy rằng: Phần lớn cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE
RLTT thường xuyên và rất thường xuyên chia sẻ với vợ, chồng, những người thân
trong gia đình khi xuất hiện những trạng thái cảm xúc tiêu cực (mean = 4.02 và
4.03). Điều đó cho thấy rằng việc chia sẻ với những người thân trong gia đình là
điều vô cùng cần thiết, bởi vì khi có được sự chia sẻ của những người thân trong
gia đình, thì người nuôi dưỡng có được cảm giác chia sẻ gần gũi. Đó chính là
nguồn động lực và sức mạnh khi chăm sóc trẻ bị RLTT. Ngoài ra trong số những
người trả lời thì thỉnh thoảng họ cũng lựa chọn chia sẻ với những đối tượng như
cô giáo của trẻ (mean = 3.03), các phụ huynh khác có con em bị RLTT (mean =
2.26), nhân viên công tác xã hội (mean = 3.12). Việc chia sẻ với người dạy cho
con mình, hay những cha mẹ khác có con bị RLTT giúp cho bậc cha mẹ tìm
được tiếng nói đồng cảm, đồng thời hiểu rõ hơn vấn đề của con mình. Ở đây cha
mẹ, người trả lời có lựa chọn chia sẻ với NVCTXH chiếm một tỷ lệ tương đối
lớn. Điều đó cho thấy vai trò của NVCTXH chiếm một phần khá quan trọng
trong việc hỗ trợ không chỉ đối với nhóm đối tượng là TE RLTT, mà còn cả với
đối tượng là cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ bị RLTT.
Các nhóm đối tượng ít được cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT chia sẻ
khi xuất hiện các cảm xúc tiêu cực trong quá trình nuôi dưỡng trẻ lần lượt là:
Người lạ mặt qua trang mạng xã hội và chuyên gia tâm lý (mean = 1.14 và 1.49).
Việc không chia sẻ với ai khi xuất hiện trạng thái cảm xúc tiêu cực được ít cha,
mẹ, người nuôi dưỡng lựa chọn (mean = 1.08).

89
Như vậy từ bảng số liệu có thể thấy được rằng các cha mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ bị RLTT chủ yếu vẫn là chia sẻ với những người thân trong gia đình là
chủ yếu; Bên cạnh đó họ cũng có sự chia sẻ với những đối tượng khác là
NVCTXH. Điều này là cần thiết, vì có sự chia sẻ với nhóm đối tượng là
NVCTXH thì họ có chuyên môn, kiến thức, nên có thể sẽ có những giải pháp hỗ
trợ cha mẹ, người nuôi dưỡng được giải tỏa tâm lý một cách tốt nhất.
Một số trường hợp người chăm sóc trẻ không chia sẻ với ai, vì suy nghĩ rằng
đó là điều gia tăng sự tiêu cực:
Không, chị khó chia sẻ lắm, thỉnh thoảng thôi, bởi vì anh chồng chị anh ấy
không, anh chồng chị anh lại là người thuộc tuýp suy nghĩ dễ tiêu cực lắm, đấy chính vì
thế chị không chia sẻ được. Nếu mà càng chia sẻ tiêu cực với anh, anh buồn anh nói nọ
kia chẳng hạn, anh ấy còn sầu hơn chị. Nên chính vì chị thế, dường như chị phải vực
cả nhà dậy. Chị có lo cho người thì chị chỉ để trong người thôi hoặc chị chia sẻ, ví dụ
như chị chia sẻ với cô Th. Vì người ta cùng lĩnh vực nên người ta sẽ hiểu hơn, người ta
làm công tác về tâm lý nên người ta sẽ chỉa sẻ cho mình đúng những điều mình đang
cần. Chứ anh chồng nói anh còn tiêu cực hơn, còn mệt hơn.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, mẹ của trẻ, trẻ bị rối nhiễu tâm trí, tăng động giảm chú ý)
Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu đánh giá của gia đình trẻ về thực trạng dịch vụ
tham vấn gia đình trẻ cùng với hiệu quả mà nó mang lại thì hầu hết đều nhận được
sự ủng hộ và đánh giá cao về tính hiệu quả mà dịch vụ này mang lại, cụ thể:
Hiệu quả chứ, cháu đến nay điều trị cũng đƣợc hơn tháng rồi và đã có một
số thay đổi
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, công nhân mỏ)
Hay: Bà lúc đầu cũng không hiểu và không tin cháu mình bị nhƣ này, sau
đấy các cô tƣ vấn cho thì cũng hiểu ra và mọi ngƣời cùng giúp đỡ con.
(Trích PVS, nữ, nội trợ)
Trong nghiên cứu, tác giả thực hiện trao đổi với người sử dụng dịch vụ tham vấn
và người cung cấp dịch vụ về hình thức tham vấn và vai trò của tham vấn, kết quả:
- Hình thức: Tham vấn trực tiếp tại cơ sở y tế và cơ sở TGXH công lập và
ngoài công lập; tham vấn gián tiếp qua tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 hiện tại
mới đang thực hiện tại Trung tâm Công tác xã hội;
- Vai trò dịch vụ tham vấn:
Tham vấn để trợ giúp gia đình TE RLTT, giải quyết những vấn đề đang tồn tại;
Tham vấn giúp các thành viên trong gia đình có TE RLTT cải thiện, giải quyết
những vấn đề khó khăn của mình;
Tham vấn hướng tới tạo nên sức mạnh của gia đình và củng cố khả năng giải
quyết vấn đề của gia đình với mục tiêu là giúp họ tương tác với nhau để cùng nhau giải
90
quyết vấn đề của gia đình; giúp các thành viên trong gia đình có cơ hội chia sẻ cảm
xúc, suy nghĩ; thay đổi cách ứng xử tiêu cực để cải thiện bầu không khí trong gia đình;
hỗ trợ các thành viên trong gia đình sử dụng các kỹ năng để cùng nhau đối phó với các
vấn đề trong gia đình.
Với dịch vụ tham vấn, tác giả tìm hiểu tính hiệu quả qua đánh giá của đội ngũ
cung cấp và người sử dụng, cụ thể:

4,4%

37,8%
Bình thường
Hiệu quả
Rất hiệu quả
57,8%

Biểu 3.6: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về hiệu quả
sử dụng dịch vụ tham vấn trợ giúp gia đình TE RLTT
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Đa số người cung cấp dịch vụ đều đánh giá cao tính hiệu quả mà dịch vụ này
mang lại, không có ai cho rằng dịch vụ trên không hiệu quả và ít hiệu quả cả. Có đến
57,8% người trả lời đánh giá hiệu quả và 37,8% đánh giá dịch vụ này rất hiệu quả.
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ tham vấn trợ giúp
gia đình TE RLTT

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 8 7,3
2 Hài lòng 56 51,0
3 Bình thường 31 28,2
4 Không hài lòng 15 13,5
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả cho thấy, số người sử dụng dịch vụ tham vấn đều đánh giá dịch vụ ở
mức hài lòng và rất hài lòng (chiếm 51,0% và 7,3%), trong đó đánh giá rất không
91
hài lòng có 0% và không hài lòng là 13,5%. Có thể thấy cả người cung cấp dịch vụ
và người sử dụng đều đánh giá cao về hiệu quả của dịch vụ, một phụ huynh đến
tham vấn chia sẻ:
Khi biết con bị tự kỷ và ở bên chăm sóc con hằng ngày, mình cũng tự hứa với
bản thân phải cố gắng để cùng với các bác sĩ, cán bộ và nhân viên tại cơ sở trị liệu
tâm lý hỗ trợ cho cháu. Tuy nhiên đôi lúc mình gặp phải những vấn đề nhƣ căng
thẳng, cáu, rất mệt mỏi, những lúc này mình liên hệ và đến Trung tâm Công tác xã
hội, đƣợc nhân viên tại đây chia sẻ, động viên, tƣ vấn tâm lý…Qua đó mình trấn
tĩnh lại, cảm xúc của mình cũng có những thay đổi và cùng họ nhìn nhận lại vấn đề
để có thể đƣa ra các hƣớng giải quyết liên quan đến gia đình mình. Mình hài lòng
về dịch vụ này, đã có hiệu quả tốt, theo mình nghĩ nhiều gia đình tại cộng đồng gặp
những hoàn cảnh giống mình những không có điều kiện tiếp cận và đƣợc hỗ trợ, do
đó thời gian tới các cơ quan có thể hỗ trợ tại gia đình.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, phụ huynh trẻ RLTT)
Như vậy, dịch vụ CTXH trợ giúp gia đình TE RLTT trong đó, dịch vụ tham vấn
cho gia đình trẻ đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dịch vụ trên được
các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đánh giá rất cao về tính hiệu quả mà nó mang lại. Không
chỉ vậy, đối với gia đình trẻ có con mắc RLTT cũng hoàn toàn ủng hộ về tính hiệu quả
mà dịch vụ này mang lại và đề nghị cần thực hiện tốt và mở rộng mô hình dịch vụ tham
vấn để có thể tiếp cận đến cả với những gia đình không có điều kiện đưa con em mình
đến các cơ sở tư vấn tâm lý hay cơ sở trị liệu tâm lý dành cho trẻ RLTT.
3.3.2.2. Dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin cơ bản về rối loạn tâm thần ở trẻ em
Dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở TE đang được đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập sử dụng
khi người nuôi dưỡng trẻ tìm đến các cơ sở trợ giúp nhằm cung cấp cho gia đình trẻ các
thông tin liên quan đến RLTT một cách kịp thời, để giúp cho gia đình trẻ giảm các cảm
xúc tiêu cực, sợ hãi, từ đó phối hợp với các cơ sở trong hoạt động trợ giúp sau này.
Bảng 3.19: Đánh giá cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về mức độ thường
xuyên thực hiện dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin

STT Mức độ tƣ vấn, cung cấp thông tin Số lƣợng


1 Rất thường xuyên 10
2 Thường xuyên 65
3 Thỉnh thoảng 8
4 Hiếm khi 0
Tổng 83
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng 3.19 cho thấy, có 75/83 người trả lời cho rằng thường xuyên và
rất thường xuyên thực hiện tư vấn, cung cấp thông tin về RLTT ở TE cho cha, mẹ,

92
người nuôi dưỡng trẻ. Có thể thấy, việc tư vấn, cung cấp những thông tin cơ bản về
RLTT ở TE để cho gia đình trẻ nắm bắt và phối hợp sau này đang được đội ngũ làm
việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH sử dụng thường xuyên; theo chia sẻ của
đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH thì đây là nhiệm vụ bắt buộc được quy định
cụ thể trong Quy trình tiếp nhận và can thiệp, hỗ trợ cho đối tượng TE RLTT.
Đi sâu vào thực tế sử dụng dịch vụ CTXH này trên địa bàn tỉnh, tác giả đã có
một cuộc phỏng vấn sâu với gia đình có trẻ bị RLTT và thu được một số đánh gía
như sau:
Đầu tiên là về mức độ sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở TE
Chị không hiểu rõ dịch vụ cung cấp thông tin về chăm sóc trẻ RLTT là nhƣ
thế nào nhƣng theo thực tế khi chị đƣa con đến đây thì các cán bộ ở đây nhiệt tình
lắm, họ tƣ vấn cho chị rồi bà nội cháu về tình hình hiện tại của con, trấn an bà nội
và gia đình,…
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, cán bộ nhân sự, phụ huynh)
Lúc đầu thấy chẩn đoán con mình bị tăng động giảm chú ý anh cũng không
biết gì nhiều, đƣa lên Bạch Mai, Nhi trung ƣơng khám và họ kết luận nhƣ thế. Họ
bảo là những dấu hiệu đấy của trẻ là chứng tăng động giảm chú ý hay là tự kỷ đấy,
khi anh đƣa cháu về đây, các cô họ cũng tƣ vấn nhiệt tình về tình hình của con cho
gia đình biết để có thể cùng hỗ trợ trong quá trình điều trị, can thiệp.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, công nhân mỏ, phụ huynh)
Đề tài thực hiện tìm hiểu về hiệu quả của dịch vụ thông qua mức độ hài lòng của
người sử dụng đối với dịch vụ vụ tư vấn, cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở TE:
Bảng 3.20: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ tư vấn, cung cấp
thông tin về RLTT ở TE

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 9 8,2
2 Hài lòng 78 70,9
3 Bình thường 20 18,2
4 Không hài lòng 3 2,7
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng 3.20 có thể thấy, số người sử dụng dịch vụ được hỏi đánh giá ở mức
độ hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất (70,9%), trong khi tỷ lệ không hài lòng chiếm tỷ lệ
thấp (2,7%) và rất không hài lòng chiếm tỷ lệ 0%. Nhìn chung với dịch vụ tư vấn,
cung cấp thông tin này người sử dụng dịch vụ đánh giá cao, tạo ra sự hài lòng.

93
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu về hiệu quả mà dịch vụ cung cấp thông
tin về RLTT này mang lại cùng với những sự thay đổi về nhận thức sau khi được
phổ biến kỹ hơn về tình trạng của con từ phía cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ:
Có trƣờng hợp khi chị tƣ vấn, bà nội bé không hiểu và không tin cháu mình
bị RLTT đâu, mẹ bé phải gọi cả bà nội vào, rồi chị tƣ vấn, nói rõ cụ thể về tình hình
hiện tại của con, phân tích cho ngƣời nhà hiểu RLTT là nhƣ thế nào này, có chữa
đƣợc không này, ngƣời nhà cần phối hợp nhƣ thế nào này…nhƣng rồi cũng đạt
đƣợc hiệu quả mình mong muốn.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, NVCTXH).
Nhờ các cô ở đây nói, tƣ vấn về cái bệnh này của cháu chứ. Ví dụ nhƣ là,
con sẽ khó chịu, muốn gì đòi bằng đƣợc nhƣng gia đình không đƣợc chiều theo ý
con, phải để con tự lập,…để mà đánh giá có hiệu quả hay không thì rất hiệu quả.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, cán bộ nhân sự, phụ huynh)
Có thể thấy, dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin về RLTT ở trẻ cho gia đình,
là một dịch vụ đã và đang mang lại hiệu quả lớn trong việc điều trị cho trẻ. Với hiệu
quả to lớn mà dịch vụ này mang lại nên việc thường xuyên sử dụng dịch vụ này đối
với gia đình trẻ là điều hết sức cần thiết và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang thực
hiện rất tốt vấn đề trên. Có lẽ đó là lý do vì sao TTCTXH tỉnh Quảng Ninh; khoa
Đơn nguyên, Tâm bệnh và phục hồi chức năng, Bệnh viện Sản Nhi; Cơ sở phòng và
trị liệu rối nhiễu tâm trí, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn - Sở Y tế được đánh giá là
các cơ sở đi đầu trên cả nước về chăm sóc SKTT cho TE.
3.3.3. Dịch vụ kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
3.3.3.1. Dịch vụ kết nối, chuyển gửi trẻ em rối loạn tâm thần đến các dịch vụ
đánh giá chuyên sâu
Đây là hoạt động, dịch vụ quan trọng của các cơ sở TGXH công lập và ngoài
công lập của Quảng Ninh trong quá trình can thiệp, trợ giúp TE RLTT. Trong quá
trình cán bộ, bác sĩ, NVCTXH của các cơ sở TGXH này tiếp nhận và thực hiện hoạt
động sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE với những trường hợp phức tạp thì
sẽ thực hiện kết nối trẻ và gia đình đến Văn phòng tham vấn và trị liệu Tâm lý trẻ
em thuộc TW Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam; Bệnh viện Nhi trung
ương; Một số cơ sở trị liệu tâm lý thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trung
tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng để được tư vấn, chẩn đoán và có
kế hoạch can thiệp, trị liệu tâm lý cụ thể. Tính đến tháng 8 năm 2018 đã có trên 70
trẻ và gia đình được các cơ sở TGXH kết nối để tiếp cận các dịch vụ CTXH chuyên
sâu để cải thiện vấn đề khó khăn đang gặp phải [72]. Tác giả tìm hiểu về mức độ sử
dụng dịch vụ kết nối chuyển gửi của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đối với TE RLTT
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
94
2,4% 2,4%

10,8
Không bao giờ
32,5% Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
51,8 Rất thường xuyên

Biểu 3.7: Mức độ sử dụng dịch vụ kết nối chuyển gửi của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Nhìn chung, cán bộ, bác sĩ, NVCTXH, thường xuyên sử dụng dịch vụ kết
nối, chuyển gửi TE RLTT, từ biểu đồ 3.7 cho thấy 32,5% người trả lời thường
xuyên sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi trẻ và có hơn 51% sử dụng dịch vụ ở
mức độ thỉnh thoảng. Bên cạnh đó, vẫn còn số ít người được hỏi cho rằng họ không
bao giờ sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi trên. So sánh với cơ cấu mẫu người trả
lời gồm cán bộ, NVCTXH, bác sĩ và có cả giáo viên giáo dục trẻ đặc biệt thì dễ
dàng lý giải được giáo viên mầm non ở các lớp giáo dục đặc biệt với vai trò là trông
giữ và nuôi dạy trẻ là những người chưa bao giờ sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển
gửi trên. Chúng tôi đã có một buổi thảo luận nhóm về dịch vụ kết nối, chuyển gửi
TE RLTT đến các dịch vụ đánh giá chuyên sâu đã có một số ý kiến như sau:
Nhƣ một số ca đến đây khám này thì thấy vấn đề RLTT phức tạp chẳng hạn
hay là vấn đề sao đó, một số ngƣời tuy nặng nhƣng họ cũng không muốn lên nhƣng
bên mình tƣ vấn là nên chuyển tuyến trên tốt hơn. Khi mà can thiệp có nguy cơ nhƣ
thế sẽ chuyển gửi đánh giá lên trên
(Trích PVS, nữ, 29 tuổi, NVCTXH tại bệnh viện)
Dịch vụ kết nối, chuyển gửi tại Quảng Ninh được thực hiện khi: Trẻ có vấn
đề tăng động hay rối loạn tâm thần nặng thì cần phải chuyển đi nơi khác, nhƣ ở
Quang Hanh, bệnh viện sản nhi hay những nơi khác (Trích TLN, nữ, 32 tuổi,
NVCTXH) và được các cán bộ, NVCTXH, bác sĩ sử dụng thường xuyên.

95
Trong quá trình khảo sát, tác giả tìm hiểu về hiệu quả của dịch vụ thông qua
mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến dịch vụ
chuyên sâu:
Bảng 3.21: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi
đến dịch vụ chuyên sâu
STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)
1 Rất hài lòng 4 3,7
2 Hài lòng 47 42,7
3 Bình thường 47 42,7
4 Không hài lòng 12 10,9
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng số liệu cho thấy, có 42,7% người sử dụng hài lòng với dịch vụ và
cũng tương tự mức độ hài lòng bình thường, trong khi đó số người không hài lòng
chiếm 10,9%. Điều này được lý giải, ban đầu cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ sàng lọc, chuẩn đoán ban đầu tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nhận thấy vấn đề RLTT của trẻ phức tạp, khó khăn trong
công tác chuẩn đoán và xây dựng kế hoạch can thiệp, trị liệu tâm lý sau này, vì vậy đã
thực hiện việc kết nối, chuyển tuyến đến các cơ sở chuyên sâu hơn, trong đó các cơ sở
cách xa Quảng Ninh như Hà Nội. Do vậy, gia đình hiểu về vấn đề thì đánh giá cao sự
kết nối, hỗ trợ này nhưng bên cạnh đó nhiều gia đình cho rằng các cơ sở tại Quảng
Ninh không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ.
Gia đình TE RLTT chia sẻ:
Gia đình rất hài lòng với sự tư vấn, trợ giúp và giới thiệu của Trung tâm Y tế
huyện Vân Đồn để gia đình đưa cháu tới Văn phòng tham vấn và trị liệu Tâm lý trẻ em
thuộc TW Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, địa chỉ chuyên sâu và nhiều kinh
nghiệm về sàng lọc chuẩn đoán và điều trị cho TE RLTT. Gia đình được gặp TS. Nguyễn
Thị Kim Quý, được tư vấn và đánh giá rất cụ thể, sau cùng tiếp nhận cháu vào để điều
trị. Nếu không có sự giới thiệu và kết nối thì gia đình cũng không biết cậy nhờ ai.
(Trích PVS, nữ, 31 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Nhiều khi cán bộ, nhân viên tại đơn vị muốn tốt cho đối tƣợng và gia đình, tƣ
vấn và kết nối tới những dịch vụ, cơ sở chuyên môn tốt hơn để chuẩn đoán và phân
loại chính xác loại RLTT để có hƣớng can thiệp, hỗ trợ. Nhƣng nhiều khi gia đình
đối tƣợng không hài lòng với sự tƣ vấn, gợi ý trên, còn muốn gặp lãnh đạo đơn vị
để phản ánh.
(Trích TLN, nữ, 36 tuổi, nhân viên CTXH trong BV)
96
3.3.3.2. Dịch vụ hỗ trợ chính sách
Thực trạng dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT không chỉ có dịch vụ sàng lọc,
đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; kết nối, chuyển gửi TE RLTT đến các dịch vụ đánh
giá chuyên sâu; can thiệp, trị liệu tâm lý thường xuyên cho trẻ RLTT; trang bị cung
cấp kỹ năng sống mà còn bao gồm cả dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ sơ
hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội. Hằng năm cán bộ, NVCTXH của TTCTXH
tỉnh Quảng Ninh thường xuyên phối hợp với phòng Lao động thương binh và xã hội
các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh thực hiện
hoạt động rà soát, nắm bắt thông tin về các đối tượng là TE RLTT. Đối với những
trẻ theo quy định được hưởng chế độ bảo trợ xã hội nhưng chưa được hưởng thì sẽ
được tư vấn, hướng dẫn, kết nối với chính quyền địa phương hoàn thiện thủ tục hồ
sơ hưởng chế độ trợ cấp xã hội.
Trong quá trình khảo sát tác giả đã lấy ý kiến của cán bộ, bác sĩ và
NVCTXH về điều phối các dịch vụ xã hội để trợ giúp trẻ và gia đình
Bảng 3.22: Hiểu biết của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về dịch vụ hỗ trợ chính
sách cho TE RLTT đang thực hiện trên địa bàn tỉnh

STT Trả lời Tần số Tần suất (%)


1 Có 40 48,2
2 Không 43 51,8
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng 3.22 cho thấy 48,2% tỷ lệ trả lời cho biết tại Quảng Ninh đã và
đang thực hiện dịch vụ này. Tuy nhiên cũng có đến 43 người chiếm 51,8% cho rằng
tại địa phương mình hiện không thực hiện dịch vụ trên. Điều này được lý giải do
dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp xã hội được thực hiện
nhiều tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH công lập, khi đối tượng và gia đình đối
tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tại các cơ sở này sẽ được tư vấn, kết nối đến các
cơ quan chuyên môn, cán bộ LĐTB&XH nơi đối tượng cư trú để thực hiện các thủ
tục, hoàn thiện hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội. Với các cơ sở TGXH
ngoài công lập thì các dịch vụ này hạn chế hơn. Lý do là trong các cơ sở TGXH
công lập thường xuyên phải tiếp nhận và triển khai cũng như tham gia nhiều vào
các lớp tập huấn liên quan tới chính sách nên họ nắm khá chắc về lĩnh vực này cũng
như có điều kiện để triển khai các dịch vụ này. Ngoài ra các cơ sở y tế, cơ sở TGXH
công lập cũng được nhiều người biết hơn và có nhiều TE RLTT tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ.

97
Việc tƣ vấn, kết nối TE RLTT và gia đình đến các cơ quan chức năng để
hoàn thiện thủ tục hồ sơ để hƣởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là chức năng,
nhiệm vụ và đƣợc quy định cụ thể trong quy trình tiếp nhận và hỗ trợ các đối tƣợng
liên quan đến SKTT mà đơn vị tôi đã ban hành. Ngoài việc tƣ vấn về chính sách cho
đối tƣợng và gia đình khi đến trực tiếp, đơn vị tôi còn có tổng đài tƣ vấn miễn phí
18001769 tiếp nhận các thông tin, các vấn đề cần trợ giúp, trong đó có vấn đề liên
quan đến chính sách của TE RLTT.
(Trích PVS, nữ, 33 tuổi, nhân viên CTXH)
Trong quá trình khảo sát, tác giả tìm hiểu về hiệu quả của dịch vụ thông qua
mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ hỗ trợ chính sách:
Bảng 3.23: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ hỗ trợ chính sách

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 2 1,8
2 Hài lòng 24 21,8
3 Bình thường 46 41,8
4 Không hài lòng 35 31,8
5 Rất không hài lòng 3 2,8
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

Kết quả bảng số liệu cho thấy, có 41,8% người sử dụng đánh giá dịch vụ hỗ trợ
chính sách ở mức độ bình thường, trong khi đó số người không hài lòng chiếm 31,8%,
còn mức độ hài lòng và rất hài lòng lần lượt là 21,8%; 1,8%. Do trong Luật người
khuyết tật và Nghị định 28 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
chưa đưa cụ thể một số nhóm TE RLTT vào Điều 2 các dạng tật, vì vậy nhiều gia đình
khi được tư vấn, kết nối đã đến UBND xã, phường, thị trấn để làm hồ sơ. Quá trình làm
hồ sơ gia đình đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên khi căn cứ vào kết quả của
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có những TE RLTT chỉ ở mức độ khuyết tật nhẹ
theo quy định không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Vì vậy, nhiều gia đình
không hài lòng, không đánh giá cao chính sách, cũng như trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị kết nối và thực hiện chính sách.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có một cuộc phỏng vấn sâu với các
phụ huynh trong đó đáng lưu ý tìm hiểu các dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ
sơ hưởng chế độ thì thu được những đánh giá sau:
Cháu nhà anh đƣợc chuẩn đoán tăng động giảm chú ý, nó là một dạng rối
loạn tâm thần nên đƣợc hƣởng chế độ chính sách của nhà nƣớc nhƣng anh không
làm. Nói thật là có đƣợc thì cũng không đáng bao nhiêu nhƣng thấy một số gia đình
98
có cùng hoàn cảnh họ chia sẻ mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục hƣởng trợ cấp,
rồi nhiều cái khác nữa phức tạp lắm, vì thế anh thôi.
Anh cũng nhƣ gia đình không muốn, không muốn cháu bị mang tiếng khi đƣợc
nhận trợ cấp đấy từ nhà nƣớc. Mấy trăm bạc chẳng đáng gì, quan trọng không
muốn con bị mang tiếng.
Phụ huynh khác chia sẻ rằng: Nhiều lần mang hồ sơ của cháu đến UBND xã nhờ
cán bộ LĐTB&XH hƣớng dẫn hoàn thiện để trình cấp trên cho cháu hƣởng trợ cấp xã
hội, đi lại nhiều lần mới gặp đƣợc anh ấy. Khi gặp đƣợc rồi thì anh ấy nói và hƣớng
dẫn cần thực hiện nhiều giấy tờ, nhiều bƣớc lắm bảo theo quy định gì đấy, tôi nghe mà
đau hết cả đầu không hiểu gì; từ đấy tôi cũng không làm hồ sơ nữa.
Như vậy, việc thực hiện dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ sơ hưởng chế
độ trợ cấp xã hội tại Quảng Ninh chưa được cao và người sử dụng dịch vụ cũng
không đánh giá cao hiệu quả mang lại. Nguyên nhân một phần là do chính sách còn
chưa hoàn thiện và cụ thể; thiếu cán bộ chuyên trách; thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp xã hội phức tạp; bên cạnh đó cũng một phần nguyên nhân từ gia đình trẻ.
Với mức trợ cấp của nhà nước đối với người tâm thần trong đó có một số loại là
mức hệ số 2,0 đối với người khuyết tật nặng là trẻ em, cụ thể tại Quảng Ninh là
700.000đ /tháng (mức chuấn trợ giúp xã hội với đối tượng sinh sống tại cộng đồng,
hệ số 1 = 350.000đ cao hơn so với mức chung của Trung ương hệ số 1 = 270.000đ).
Tuy nhiên, gia đình không muốn nhận trợ cấp vì tâm lý sợ con em mình bị mang
tiếng và hy vọng sau này khi con mình khỏi thì vẫn có thể sinh hoạt bình thường
như một công dân khỏe mạnh.
3.3.4. Dịch vụ truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo
3.3.4.1. Dịch vụ truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức
Thực hiện Đề án giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Đề án Trợ giúp xã hội và phục
hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai
đoạn 2011-2020. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa
phương tập trung triển khai tập trung vào 5 nhóm công việc chính là: Xây dựng và
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc và
phục hồi chức năng cho người tâm thần, người RNTT; phát triển nguồn nhân lực;
truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã
hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và hợp tác quốc tế.
Để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về RLTT và các
dấu hiệu nhận biết sớm để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, điều trị kịp thời.
TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Mô hình thí điểm lồng ghép các dịch vụ
SKTT với hệ thống dịch vụ xã hội tại cộng đồng, bao gồm: Sàng lọc, phát hiện sớm,
99
can thiệp tâm lý, hỗ trợ và điều trị trầm cảm dựa vào cộng đồng. Thiết lập một hệ thống
chuyển gửi, trao đổi thông tin giữa các dịch vụ xã hội thuộc ngành Lao động Thương
binh và Xã hội và các dịch vụ SKTT thuộc ngành Y tế. Đồng thời cũng đẩy mạnh công
tác truyền thông giáo dục và chống kỳ thị tại khu phố, cộng đồng dân cư.
Triển khai mô hình, TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành các hoạt động
truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong các hội nghị
truyền thông về nghề CTXH tại các xã, phường, thị trấn để giúp người dân nắm được
các hoạt động của mô hình và tham gia khám, sàng lọc phát hiện trẻ RLTT sớm. Ngoài
ra các cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập khác cũng đẩy mạnh các
hoạt động truyền thông để giới thiệu tới cộng đồng chức năng, nhiệm vụ và các dịch vụ
cơ sở đang cung cấp và tăng tiếp cận tới các đối tượng có nhu cầu.
Đầu tiên, về mức độ thực hiện các dịch vụ truyền thông, giáo dục nâng cao
nhận thức:
Bảng 3.24: Mức độ cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH thực hiện các dịch vụ
truyền thông, nâng cao nhận thức

STT Mức độ thực hiện Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất thường xuyên 20 24,1
2 Thường xuyên 39 47,0
3 Thỉnh thoảng 18 21,7
4 Hiếm khi 6 7,2
5 Không bao giờ 0 0
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên
CTXH thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện các dịch vụ truyền thông, giáo
dục nâng cao nhận thức, cụ thể có 24,1% người trả lời rất thường xuyên thực hiện
và 47,0% thường xuyên, thỉnh thoảng chiếm 21,7%, không bao giờ chiếm 0%. Có
thể thấy, lĩnh vực chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần nói chung và
TE RLTT nói riêng là một lĩnh vực mới, vì vậy nhiều cơ sở y tế, cơ sở TGXH công
lập và ngoài công lập tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để giới thiệu
đến ban, ngành và người dân. Với phương châm, dịch vụ mới phải đẩy mạnh giới
thiệu để đối tượng có nhu cầu biết và sử dụng, các cơ sở TGXH ngoài công lập với
các dịch vụ thu phí hoàn toàn đã đẩy mạnh tuyên truyền để tăng tiếp cận của người
dân sử dụng dịch vụ để đảm bảo kinh phí hoạt động.
Để làm rõ hình thức, nội dung tuyên truyền, tác giả đã thực hiện 2 buổi thảo
luận nhóm với các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh và tại

100
Trung tâm Y tế huyện vân Đồn cùng với các buổi PVS với gia đình trẻ, các cán bộ,
bác sĩ, NVCTXH, tác giả rút ra được các nội dung như sau:
Thứ nhất, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp
với Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tạp chí Gia đình và Trẻ
em, Tạp chí Lao động xã hội, Tạp chí Giáo dục và Xã hội tực hiện trên 20 phóng sự,
đưa hằng chục tin bài về dịch vụ, hoạt động CTXH trợ giúp các đối tượng liên quan
đến lĩnh vực RLTT; Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Đã thực hiện trên 270 hội
nghị truyền thông trực tiếp tại các xã cho khoảng 21.600 đối tượng; thực hiện trên
50 hội nghị tại các trường tiểu học và trung học cơ sở cho khoảng 3.000 giáo viên
và học sinh, phụ huynh tham dự. Duy trì hoạt động của 07 Pano tuyên truyền tại
trục đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, truyền thông qua các sản phẩm truyền thông: In ấn và phát hành đến
cộng đồng hàng ngàn tờ rơi, áp phích...Đặc biệt đã phối hợp với Trường Đại học
Khoa học và Xã hội và Nhân văn biên soạn và in 2 cuốn sách: “Hướng dẫn cách
chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em” để cung cấp cho bố
mẹ và người nuôi dưỡng trẻ; cuốn “Một số kỹ năng cơ bản về tư vấn tâm lý, chăm
sóc sức khoẻ tâm trí cho trẻ em” để cung cấp cho đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH
cung cấp dịch vụ trực tiếp.
Thứ ba, qua các hoạt động truyền thông, nhận thức của cộng đồng về các
dịch vụ CTXH trợ giúp cho các đối tượng TE bị RLTT đã được nâng cao, đồng thời
tạo cơ hội cho các đối tượng trong cộng đồng biết, hiểu và tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc SKTT của các cơ sở y tế, cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bản thân tôi cũng nhƣ gia đình hay nhận đƣợc các tờ rơi với các cuốn sách
nói về trẻ em RLTT, nhà có con em gặp phải vấn đề này vì thế rất hay đƣợc tổ dân,
khu phố mời đến nghe các cán bộ cấp tỉnh, thành phố tuyên truyền và hƣớng dẫn
gia đình; nhiều khi xem ti vi kênh của tỉnh Quảng Ninh có các nội dung nói về các
nơi khám, điều trị cho TE RLTT là tôi hô cả gia đình đến xem.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, phụ huynh trẻ RLTT)
Xác định Đề án 1215 chăm sóc và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần,
ngƣời rối nhiễu tâm trí trong đó có nhóm TE RLTT là đề án mới, cộng đồng chƣa
có nhiều thông tin, với lại hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và
gia đình của Trung tâm Công tác xã hội cũng mới, vì vậy giai đoạn đầu chúng tôi
thống nhất tập trung vào các hoạt động truyền thông đa dạng với nhiều hình thức,
đặc biệt chú trọng vào các hoạt động tổ chức hội nghị truyền thông trực tiếp tại các

101
xã vùng miền núi, đồng bào dân tộc và tại các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở kết
hợp với cấp phát các sản phẩm truyền thông.
(Trích PVS, nam 32 tuổi, lãnh đạo Trung tâm CTXH)
Trong quá trình khảo sát, tác giả quan tâm đến sự phản ánh của người sử
dụng dịch vụ về hiểu biết dịch vụ và hiệu quả mang lại, cụ thể:
Bảng 3.25: Mức độ hiểu biết của người sử dụng về các dịch vụ truyền thông
đang thực hiện trên địa bàn tỉnh

STT Mức độ hiểu biết Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hiểu 10 9,1
2 Hiểu 30 27,3
3 Bình thường 65 59,1
4 Không hiểu 4 3,6
5 Rất không hiểu 1 0,9
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả khảo sát cho thấy, người sử dụng dịch cơ bản hiểu về các dịch vụ
truyền thông với các mức độ rất hiểu, hiểu, bình thường lần lượt là 9,1%; 27,3%;
65%, chỉ có 4,5% là không biết có dịch vụ. Điều này cho thấy, các cơ sở thực hiện
cung cấp dịch vụ đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông và dần dần đã tạo nên
một mạng lưới, giúp người dân nắm được thông tin để liên hệ và nâng cao nhận
thức về chăm sóc và hỗ trợ TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Việc người dân
biết tới các dịch vụ truyền thông do các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập
đang thực hiện, đã giúp họ có thông tin để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khi có
nhu cầu như sàng lọc, can thiệp sớm hay tham vấn, tư vấn; kết nối, chuyển gửi, hỗ
trợ chính sách cho TE RLTT.
Hiệu quả của dịch vụ thông qua mức độ hài lòng của người sử dụng đối với
dịch vụ truyền thông:
Bảng 3.26: Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ truyền thông

STT Mức độ hài lòng Số lƣợng Tần suất (%)


1 Rất hài lòng 9 8,2
2 Hài lòng 61 55,4
3 Bình thường 27 24,5
4 Không hài lòng 13 11,9
5 Rất không hài lòng 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

102
Nhìn chung, người sử dụng dịch vụ đánh giá cao dịch vụ tuyên truyền với
55,4% hài lòng và 8,2% là rất hài lòng, trong đó rất không hài lòng 0%, không hài
lòng là 11,9%.
Tôi rất hài lòng về nội dung tuyên truyền, chị cán bộ đã có những chia sẻ rất
cụ thể về biểu hiện của bệnh, các việc gia đình phải làm, chính sách hỗ trợ của nhà
nƣớc và tỉnh với nhóm đối tƣợng ngƣời khuyết tật, trong đó có nhóm TE RLTT. Gia
đình tôi mong muốn có nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền nhƣ này và phát cho
chúng tôi các cuốn tài liệu nhỏ thôi để bỏ túi và xem dần khi cần, chứ nhiều và kích
cỡ to quá chúng tôi khó mang đƣợc.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, phụ huynh trẻ RLTT)
Các hoạt động và hình thức truyền thông hiện nay chúng ta đang triển khai tốt,
cộng đồng dân cư đã biết đến và tiếp cận sử dụng. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua chúng
ta mới tuyên truyền bằng các hình thức truyền thống như: Tổ chức hội nghị truyền
thông trực tiếp, in tờ rơi, áp phích, sản xuất clip..,theo tôi thời gian tới chúng ta phải
thực hiện đổi mới các hình thức truyền thông để nâng cao hiệu quả, đặc biệt là sự tiếp
cận của đối tượng đích, có thể bằng một số hình thức: Nhắn tin qua SMS; tuyên truyền
và tiếp nhận thông tin, tư vấn qua Fb, Website; In các ấn phẩm như mũ bảo hiểm, bút,
sách, vở phát cho giáo viên và học sinh trong trường tiểu học và THCS; Tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về lĩnh vực SKTT tại trường học và cộng đồng...
(Trích TLN, nam 53 tuổi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn)
3.3.4.2. Dịch vụ đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng can thiệp, hướng dẫn trợ
giúp cho cha, mẹ, người chăm sóc TE RLTT
Từ năm 2013 đến nay, các cơ sở TGXH tại tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng; Văn phòng tham vấn và trị
liệu Tâm lý trẻ em thuộc TW Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam; Bệnh viện
Nhi trung ương tổ chức được 6 khóa tập huấn, đào tạo cung cấp những thông tin về
vấn đề SKTT, trầm cảm, TE RLTT; những kiến thức, kỹ năng cơ bản để chăm sóc,
giáo dục, trị liệu tâm lý cho trẻ. Qua hoạt động này bản thân cha, mẹ và người nuôi
dưỡng TE RLTT đã có những chuyển biến trong nhận thức về vấn đề khó khăn gặp
phải của con em mình; chấp nhận thực tế vấn đề RLTT mà con mình gặp phải, có
những chia sẻ để cùng tìm hướng trị liệu.
Đây là một hoạt động mới tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH tại tỉnh Quảng Ninh,
hoạt động này bước đầu cho thấy tín hiệu tốt từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm
sóc và giáo dục trẻ cho cha mẹ và người nuôi dưỡng TE RLTT, đã giúp các gia đình có
thêm kiến thức và niềm tin trong việc trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng, chăm sóc,
giáo dục trẻ tại nhà.

103
Các cơ sở y tế, cơ sở TGXH tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức được một số hoạt
động cung cấp kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho người nuôi dưỡng trẻ, như: Các
nội dung cơ bản về vấn đề SKTT; Dành thời gian cho bản thân; Giữ sức khỏe; Chia
sẻ cảm xúc với người khác; Giúp đỡ vợ, chồng; Giúp đỡ lẫn nhau trong một gia
đình; Trau dồi kiến thức; Ghi chép sự tiến bộ của trẻ; Gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm
với những phụ huynh có con RLTT. Qua những lớp này, người nuôi dưỡng trẻ có
những chuyển đổi tích cực trong hoạt động chăm sóc, giáo dục TE RLTT.

1,1%

7,8% Rất không thường


xuyên
21,1%
Không thường
xuyên
23,3%
Bình thường

Thường xuyên

46,7% Rất thường xuyên

Biểu 3.8: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH về mức độ thƣờng
xuyên của dịch vụ trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ
em RLTT
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Dịch vụ trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em
RLTT đang được thực hiện tại Quảng Ninh. Bằng chứng là có 46,7% và 21,1%
người được hỏi đánh giá dịch vụ trên thường xuyên và rất thường xuyên được tổ
chức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ. Phải chăng, bên cạnh việc tham vấn, cung
cấp thông tin về RLTT cho gia đình thì việc cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc
và giáo dục cũng là điều rất cần thiết và được xem là yếu tố then chốt để sự kết hợp
giữa các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và gia đình có thể giúp cho quá trình trị liệu cho
trẻ được tốt và nhanh nhất, vì thời gian trẻ tiếp xúc và ở tại gia đình gấp nhiều lần
thời gian trẻ tham gia trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cùng các cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH: Bọn chị hƣớng dẫn, ví dụ hôm nay làm
cái gì thì về nhà hƣớng dẫn phụ huynh làm theo, cũng có thể nhiều gia đình bận đi

104
làm nên không dạy con đƣợc, nên mình hƣớng dẫn hôm nay con học cái gì , về nhà
gia đình dạy thêm tăng cƣờng cho cháu.
(trích PVS, nữ, 29 tuổi, NVCTXH tại bệnh viện)
Theo ý kiến đánh giá từ phía gia đình có trẻ RLTT về mức độ sử dụng dịch
vụ này tại địa phương như sau:
1,1%

15,6%
25,8%
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất thường xuyên
57,8%

Biểu 3.9: Đánh giá của gia đình trẻ về mức độ sử dụng dịch vụ trang bị,
cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục TE
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Mức độ sử dụng dịch vụ trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và
giáo dục TE RLTT tại địa bàn tỉnh khá cao với 57,8% gia đình trẻ nhận định rằng
họ thường xuyên tham gia khi có khóa tập huấn, đào tạo để tiếp cận dịch vụ trên.
Cho thấy rằng, thực trạng dịch vụ trên tại Quảng Ninh đang được phụ huynh đánh
giá cao và sẵn sàng tham gia ở mức độ thường xuyên khi mà được tổ chức. Mức độ
sử dụng thường xuyên là thế nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm hiểu đánh giá của gia
đình trẻ về hiệu quả sử dụng dịch vụ sau khi đã được tiếp cận. Với 90 câu trả lời
trong đó không có ai đánh giá dịch vụ trên rất không có hiệu quả và ít hiệu quả. Có
đến 54/90 gia đình có trẻ RLTT cho rằng dịch vụ này đang có hiệu quả và hơn 30%
số người đánh giá rất hiệu quả khi dịch vụ này đến với các gia đình.
Hƣớng dẫn các gia đình trị liệu con em mình đó là cái bền vững nhất và đó
là cái mang lại hiệu quả phù hợp so với thời điểm đang trong cái cơ chế tinh giảm
105
biên chế cùng với đó thì mình lại đáp ứng đƣợc việc giải quyết các vấn đề xã hội
cũng nhƣ là huy động sự tham gia của gia đình của ngƣời dân vào trong cái hoạt
động trị liệu này
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, NVCTXH)

6,7%

33,3%
Bình thường
Hiệu quả
Rất hiệu quả

60%

Biểu 3.10: Đánh giá của gia đình trẻ về hiệu quả của dịch vụ trang bị,
cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục TE RLTT
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Tương tự như dịch vụ tham vấn cho gia đình có trẻ RLTT, dịch vụ trang bị,
cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục TE RLTT được các gia đình
đánh giá rất cao, không có ai cho rằng dịch vụ trên không có hiệu quả và có đến
93,3% đánh giá dịch vụ này mang lại hiệu quả rất lớn trong việc điều trị trẻ.
Như vậy, cũng như các dịch vụ CTXH trợ giúp gia đình trẻ, dịch vụ đào tạo,
trang bị kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT tại Quảng Ninh đã và
đang được triển khai và được gia đình trẻ đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ,
can thiệp cho trẻ tại gia đình. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức và kỹ
năng cho cha, mẹ người nuôi dưỡng TE RLTT hiện nay đang triển khai chưa được
liên tục và thường xuyên; Theo báo cáo của TT CTXH tỉnh Quảng Ninh, từ năm
2013 đến năm 2018 thực hiện triển khai Đề án TGXH và và phục hồi chức năng cho
người tâm thần, người rồi nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020,
hiện nay bước đầu cũng mới chỉ dừng lại cung cấp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng
trẻ em RLTT một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhận diện vấn đề trẻ gặp phải,
106
cũng như một số kiến thức để chăm sóc, giáo dục trẻ, còn những kiến thức chuyên
sâu hơn về vấn đề TE RLTT và các kỹ năng để hướng dẫn, trợ giúp cho TE RLTT
để cha mẹ, người chăm sóc có thể tự hỗ trợ cho trẻ tại nhà, thực hiện tốt các bài
giảng mà cán bộ, bác sĩ, NVCTXH bàn giao sau các buổi trị liệu tâm lý, phục hồi
chức năng thì hiện nay cũng còn hạn chế; trong thời gian triển khai đề án các cơ sở
y tế, cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng thực hiện tổ chức được 6 khóa đào tạo
cung cấp kiến thức, kỹ năng về SKTT, RLTT cho người chăm sóc trẻ, bình quân 1
khóa đào tạo/năm, tần suất quá ít để cung cấp được những kỹ năng chuyên sâu phục
vụ hoạt động trợ giúp cho TE RLTT tại nhà [72].
Theo ý kiến đánh giá từ phía gia đình có trẻ RLTT về mức độ thực hiện các
hoạt động đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp TE
RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ cụ thể như sau:
Bảng 3.27: Đánh giá của gia đình trẻ về mức độ tổ chức các hoạt động đào
tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha,
mẹ, người nuôi dưỡng trẻ
Mức độ tổ chức các hoạt đông đào
STT Số lƣợng
tạo, tập huấn cho gia đình trẻ
1 Rất thường xuyên 0
2 Thường xuyên 5
3 Thỉnh thoảng 100
4 Hiếm khi 4
Tổng 109
Ghi chú: Rất thƣờng xuyên: 1 tháng tổ chức 1 khóa đào tạo; Thƣờng xuyên: 1 quý
1 khóa đào tạo; Thỉnh thoảng: 2 quý 1 khóa đào tạo; Hiếm khi: 1 năm 1 khóa đào tạo
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Mức độ tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng
hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong thời gian qua
đã có được thực hiện nhưng ở mức độ chưa được thường xuyên, với 100 gia đình trẻ
nhận định rằng thỉnh thoảng họ mới được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo được tổ
chức bởi các cơ sở y tế, cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để cung cấp, trang
bị cho họ kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT. Điều này cho thấy rằng,
hiện nay vấn đề này chưa thật sự được quan tâm và tổ chức một cách thường xuyên và
chuyên sâu để hỗ trợ gia đình trẻ, trong khi ở trên đã phân tích đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH và gia đình trẻ đều đánh giá hoạt động này có vai trò quan trọng trong quá
trình can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT giải quyết vấn đề khó khăn.
Tôi thấy hoạt động đào tạo, tập huấn này có hiệu quả đấy, tốt cho các gia
đình có con em bị tự kỷ, tăng động, chậm nói, tuy nhiên tôi thấy hoạt động tập huấn

107
cho các gia đình nhƣ chúng tôi đƣợc quá ít, thỉnh thoảng mới có 1 cuộc và thời gian
ngắn, vì vậy chúng tôi cũng không có đƣợc nhiều thông tin và kiến thức.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, công nhân mỏ)
Hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp cho TE RLTT
cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ là dịch vụ chuyên nghiệp, mang tới hiệu quả cao
trong công tác can thiệp, trợ giúp trẻ. Tuy nhiên, lĩnh vực SKTT, RLTT ở TE là một
lĩnh vực khó, Quảng Ninh hiện nay đang thiếu các giảng viên có chuyên môn sâu và
thực tiễn trong công tác trị liệu tâm lý để giảng dạy; bên cạnh đó các cơ sở TGXH hiện
nay mới tập trung đến các hoạt động trị liệu tâm lý trực tiếp cho TE RLTT tại các cơ sở
mà chưa quan tâm đúng mức đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp
cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng để can thiệp cho trẻ tại nhà.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, lãnh đạo TTCTXH)
Nguyên nhân của vấn đề này có thể hiểu rằng do hoạt động hướng dẫn, trợ
giúp cho nhóm đối tượng có vấn đề về SKTT, trong đó có nhóm TE RLTT là một
lĩnh vực khó và phức tạp đòi hỏi người học cần phải có kiến thức nền tảng về lĩnh
vực y, CTXH, tâm lý, giáo dục chuyên biệt…; mặt khác các cơ sở y tế, cơ sở
TGXH trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động này với tần suất chưa được thường
xuyên, thời gian tổ chức ngắn và cách xa nhau điều này ảnh hưởng trực tiếp sự tiếp
thu kiến thức của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em RLTT; còn một vấn đề các
khóa đào tạo mới đi vào trang bị những kiến thức cơ bản nhất về SKTT mà chưa tập
trung vào các khóa đào tạo chuyên sâu, mang tính chất cầm tay chỉ việc để cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT có thể tự hướng dẫn hỗ trợ cho trẻ tại nhà. Trong tương
lai, các cơ sở y tế, cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà thực hiện tốt dịch
vụ đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT sẽ góp phần
nâng cao hơn hiệu quả trong việc điều trị và trợ giúp TE RLTT, rút ngắn lại thời
gian can thiệp, trị liệu tâm lý thường xuyên cho trẻ tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH,
từ đó sẽ có nhiều hơn nữa các TE có vấn đề RLTT được tiếp cận các dịch vụ sàng
lọc và can thiệp trị liệu tâm lý tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH mà hiện nay chưa thể
tiếp cận được vì các cơ sở này thiếu nhân lực để trợ giúp trẻ.
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em rối loạn tâm thần tại tỉnh Quảng Ninh
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu được kết quả như sau trong việc
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với TE RLTT tại tỉnh
Quảng Ninh. Các ý kiến trả lời cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT như: Yếu tố chính sách, pháp luật;
Yếu tố từ đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT;
108
Yếu tố từ gia đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...ở các
mức độ khác nhau. Tìm hiểu sâu về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH, kết quả cho thấy:
Đối với người cung cấp dịch vụ: Cán bộ, bác sĩ, NVCTXH:
Bảng 3.28: Đánh giá của bên cung cấp dịch vụ về mức độ ảnh hưởng
đến hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
Khá ảnh Rất ảnh
Ít ảnh hƣởng
hƣởng hƣởng
Yếu tố (1 điểm) Mean
(2 điểm) (3 điểm)
N % N % N %
Chính sách, pháp luật 13 15,7 41 49,4 29 34,9 2.19
Đội ngũ cung cấp dịch
vụ CTXH: Hiểu biết về
dịch vụ cung cấp; 44 53,0 35 42,2 4 4,8 1.51
chuyên môn nghiệp vụ;
khối lượng công việc…
Đặc điểm của TE RLTT 30 36,1 42 50,6 11 13,3 1.77
Gia đình TE RLTT:
Nhận thức; phối hợp 42 50,6 35 42,2 6 7,2 1.56
giáo dục; kinh tế…
Cơ sở cung cấp dịch vụ:
Dịch vụ; CSCV, trang
45 54,2 37 44,6 1 1,2 1.47
thiết bị; phối hợp với cơ
sở khác…
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3; điểm càng cao yếu tố
càng ảnh hƣởng đến hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng 3.28 cho thấy các yếu tố: Yếu tố chính sách, pháp luật; Yếu
tố đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT; Yếu tố từ
gia đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...đều được đánh giá
ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT. Trong đó yếu tố chính sách, pháp luật được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất
đến hiệu quả của dịch vụ CTXH vì đây là yếu tố ảnh hưởng có điểm trung bình
cao nhất (mean = 2.19). Tiếp theo là các yếu tố như đặc điểm của TE RLTT và
yếu tố từ gia đình TE RLTT (mean = 1.77 và 1.56) cũng tác động nhiều tới hiệu
quả cung cấp dịch vụ CTXH.
Đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH cho rằng đôi ngũ nhân viên làm trực
tiếp với hiểu biết về dịch vụ cung cấp, chuyên môn nghiệp vụ, khối lượng công
việc và thời gian dành cho công việc sàng lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý và phục
109
hồi chức năng cho TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả cung cấp
dịch vụ CTXH cho TE RLTT (mean = 1.51).
Yếu tố ít ảnh hưởng hơn tới hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội đó
là cơ sở cung cấp dịch vụ (mean = 1.47). Qua bảng số liệu trên có sự phân chia
thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng nhưng cũng chỉ mang tính chất tương đối vì điểm
trung bình của các yếu tố không quá khác biệt và chênh lệch lớn (mean dao động
từ 1.47 đến 2.19).
Đối với người sử dụng dịch vụ: Cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT:
Bảng 3.29: Đánh giá của bên sử dụng dịch vụ về mức độ ảnh hưởng đến
hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
Khá ảnh Rất ảnh
Ít ảnh hƣởng
hƣởng hƣởng
Yếu tố (1 điểm) Mean
(2 điểm) (3 điểm)
N % N % N %
Chính sách, pháp luật 59 53,6 45 40,9 6 5,5 1.52
Đội ngũ cung cấp dịch
vụ CTXH: Hiểu biết về
dịch vụ cung cấp; 35 31,8 50 45,4 25 22,8 1.91
chuyên môn nghiệp vụ;
khối lượng công việc…
Đặc điểm của TE RLTT 50 45,4 40 36,4 20 18,2 1.73
Gia đình TE RLTT:
Nhận thức; phối hợp 43 39,1 50 45,4 17 15,5 1.76
giáo dục; kinh tế…
Cơ sở cung cấp dịch vụ:
Dịch vụ; CSCV, trang
32 29,1 58 52,7 20 18,2 1.89
thiết bị; phối hợp với cơ
sở khác…
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3; điểm càng cao yếu tố
càng ảnh hƣởng đến hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Từ bảng số liệu đánh giá của cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT về các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ đối với TE RLTT, có thể thấy đa số
người trả lời cho rằng các yếu tố: Yếu tố chính sách, pháp luật; Yếu tố từ đội ngũ
cung cấp dịch vụ CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT; Yếu tố từ gia đình
TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...đều được đánh giá ở mức
rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ CTXH đối với TE RLTT,
tương đồng với đánh giá của bên cung cấp dịch vụ. Trong đó các yếu tố được

110
đánh giá có ảnh hưởng lớn lần lượt là: Yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH,
cơ sở cung cấp dịch vụ (mean = 1.91 và 1.89).
Các yếu tố ít ảnh hưởng hơn là yếu tố từ đặc điểm của trẻ và gia đình trẻ (mean =
1.73 và 1.76). Yếu tố chính sách, pháp luật (mean = 1.52) được bên sử dụng dịch vụ
cho rằng ít tác động hơn đến hiệu quả cung cấp dịch vụ. Mặc dù có sự phân chia thứ
bậc nhưng sự sắp xếp này cũng mang tính chất tương đối vì điểm trung bình của các
yếu tố không quá khác biệt (mean dao động từ 1.52 đến 1.91).
Từ hai bảng số liệu ta có thể thấy được rằng: Đối với nhóm cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH thì đánh giá chính sách, pháp luật; đặc điểm của TE RLTT và gia đình
TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp
cho TE RLTT. Tuy nhiên đối với nhóm cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT đánh
giá yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH, cơ sở cung cấp dịch vụ là những yếu
tố có ảnh hưởng lớn. Điều đó cho thấy rằng đối với các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH
công tác trong lĩnh vực, có kiến thức chuyên sâu nên họ đánh giá được rằng yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ CTXH chính là chính sách và vấn đề bản thân trẻ,
gia đình đang gặp phải. Ngược lại về phía cha mẹ, thì điều họ lựa chọn là ảnh
hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với TE RLTT là bởi yếu tố cơ sở
cung cấp dịch vụ, đội ngũ cung cấp dịch vụ trực tiếp cho trẻ. Có thể thấy yếu tố
chính sách và đội ngũ cung cấp dich vụ CTXH trực tiếp trị liệu cho trẻ có kiến
thức, chuyên môn, dành nhiều thời gian làm việc với trẻ chính là yếu tố thúc đẩy,
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cung cấp các dịch vụ trợ giúp.
3.4.1. Yếu tố chính sách, pháp luật
Hiện tại, Việt Nam chưa có Luật về SKTT nói chung và bộ luật cụ thể về
chăm sóc SKTT của TE nói riêng. Chính phủ chưa có chính sách cụ thể về chăm
sóc SKTT TE, mặc dù chăm sóc sức khỏe cho TE đã được luật hóa một cách hiệu
quả trong hệ thống pháp lý với những chính sách và chương trình liên quan đến
chăm sóc sức khỏe cho TE. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sức khỏe Tâm
thần bắt đầu được triển khai năm 1998 khi Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung Dự
án Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Năm 2001,
Chính phủ phê duyệt Dự án Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng và dự án này đã
được thực hiện cho đến năm 2015. Ngoài ra, năm 2006, Bộ Y tế ban hành “Kế
hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và
thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến 2020”. Trong số các
vấn đề khác “sang chấn tinh thần và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần”

111
được nhìn nhận như là một trong những nguy cơ chính đối với sức khỏe vị thành
niên và thanh niên Việt Nam. Cùng với Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
do Bộ Y tế quản lý, năm 2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Đề
án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối
nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020. Chính phủ cũng thúc đẩy
phát triển nghề công tác xã hội. Từ đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban
hành Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 cung cấp các chỉ dẫn nhằm
nâng cao nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, phường.
Khi được hỏi về mức độ đầy đủ và hoàn thiện của chính sách pháp luật liên
quan đến nhóm đối tượng TE RLTT, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH cho rằng:
Bảng 3.30: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về chính sách chăm sóc,
trợ giúp TE RLTT
Mức độ đầy đủ của chính sách chăm
STT Số lƣợng
sóc, trợ giúp TE RLTT
1 Rất đầy đủ 0
2 Đầy đủ 6
3 Chưa đầy đủ 77
Tổng 83
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, có đa số cán bộ, bác sĩ, NVCTXH khi được
hỏi cho rằng hiện nay chính sách về chăm sóc, trợ giúp TE RLTT còn chưa đầy đủ
(chiếm 77/83) người tham gia trả lời, chỉ có 6/83 người chọn là đầy đủ và không
có cán bộ, bác sĩ, NVCTXH nào lựa chọn rằng chính sách chăm sóc, trợ giúp TE
RLTT hiện nay rất đầy đủ. Có thể thấy, hiện nay chính sách, pháp luật về vấn đề
SKTT đã có nhưng chính sách dành riêng cho TE RLTT còn thiếu. Bên cạnh đó
một số nhóm TE RLTT còn chưa được đưa cụ thể vào Luật nên khó được hưởng
chính sách bảo trợ xã hội, cụ thể là trẻ tự kỷ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu
quả cung cấp dịch vụ CTXH để trợ giúp cho TE RLTT và gia đình.
Ảnh hưởng đầu tiên là việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Do không có chính
sách hỗ trợ cụ thể nên khi sử dụng dịch vụ, gia đình trẻ nếu không thuộc diện hỗ
trợ sẽ phải tốn nhiều kinh phí nếu muốn sử dụng dịch vụ lâu dài. Do đó đối tượng
sẽ không đủ điều kiện tiếp cận dịch vụ hoặc nếu có tiếp cận thì cũng không được
lâu dài. Hơn nữa xét về mức độ bao phủ, hiện nay các cơ sở cung cấp dịch vụ
cũng chưa nhiều và nhiều cơ sở công lập muốn cung cấp dịch vụ dựa trên nhu cầu
của người dân ngoài cộng đồng cũng khó vì chưa có chính sách và cơ chế để họ
được phê duyệt. Đơn cử là biểu giá khung vẫn chưa được phê duyệt nên nhiều cơ
sở không có căn cứ để triển khai.

112
Thời gian tới, để công tác can thiệp, hỗ trợ TE RLTT ngày càng hiệu quả
thì một mặt cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách mới, mặt khác cần có những
sửa đổi, điều chỉnh các chính sách hiện có nhưng còn nhiều bất cập trong tổ chức
thực hiện. Đơn cử như Nghị định 103 “Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động,
giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội” đã giao quyền tiếp nhận các đối
tượng vào cơ sở cho các lãnh đạo đứng đầu cơ sở. Điều đó đã giúp các cơ sở chủ
động hơn trong việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ. Hoặc việc vận dụng Thông tư
02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011 quy định chế độ
phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế
công lập. Hiện tại thì các cơ sở công lập đã thực hiện theo Nghị định 26/2016/NĐ-
CP của Chính phủ quy định các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên
chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người
sau cai nghiện ma túy và cơ sở công lập với mức phụ cấp cao nhất là 70% áp dụng
đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị,
chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
người khuyết tật đặc biệt nặng. Chính sách này được đưa ra đã khiến đội ngũ cán
bộ được động viên rất nhiều và yên tâm, cam kết hơn trong các hoạt động hỗ trợ
người tâm thần nói chung và TE RLTT nói riêng. Từ đó chất lượng dịch vụ cũng
được nâng cao hơn. Tuy nhiên cũng có những bất cập ví dụ như nhiều trường hợp
do đối tượng nhiều, các bệnh viện, cơ sở TGXH công lập ký thêm hợp đồng giao
khoán để thực hiện các nhiệm vụ sàng lọc, chăm sóc, can thiệp trị liệu tâm lý,
phục hồi chức năng cho TE RLTT nhưng lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi
nghề. Do đó chính sách cũng cần nên rà soát lại cho hợp lý.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp can thiệp, trợ giúp thường xuyên
cho TE RLTT tại đơn vị tôi đang đưởng hưởng thêm 70% phụ cấp ưu đãi nghề theo
NĐ26. Với chính sách này của Chính phủ đã góp phần động viên đội ngũ cán bộ, nhân
viên hăng say làm việc, có nhiều trợ giúp mang lại hiệu quả tích cực cho TE RLTT và
gia đình. Tuy nhiên, có một vấn đề bất cập, NĐ26 ưu đãi nghề chỉ áp dụng với đội ngũ
cán bộ, nhân viên trong chỉ tiêu biên chế được giao, trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, đối tượng TE RLTT có nhu cầu được can thiệp, trị liệu tâm lý tại đơn vị tôi số
lượng nhiều, chúng tôi thực hiện ký hợp đồng giao khoán công việc với những lao
động có chuyên môn nhưng ngoài mức tiền lương giao khoán được nhận thì lao động
không được hưởng chính sách ưu đãi nghề, điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhiệt
huyết, cũng như sự gắn bó với nghề với đơn vị.
(Trích PVS, nam, 32 tuổi, TP Can thiệp Hỗ trợ)
Vấn đề chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cho TE RLTT nói chung và trẻ tự kỷ
nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, rào cản và định kiến xã hội. Nơi
thăm khám, sàng lọc, đánh giá và điều trị chứng tự kỷ hiện chỉ có ở các thành phố

113
lớn với lịch khám và điều trị dày đặc, trong khi ở những khu vực nông thôn, đặc biệt
là ở khu vực miền núi tại các vùng sâu, vùng xa hoàn toàn chưa có cơ sở khám chữa
bệnh đặc thù này. Hiện nay các chính sách đối với trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ
mới chỉ được quy định lồng ghép trong hệ thống văn bản, chương trình chung về bảo
trợ xã hội, hệ thống chương trình chính sách đối với TE; hệ thống các chương trình,
chính sách đối với người khuyết tật và TE khuyết tật nói chung; hệ thống các chương
trình, chính sách chăm sóc đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội…Theo tôi để TE
RLTT nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng có những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho quá
trình hòa nhập cộng đồng thì về mặt chính sách lâu dài cần có sự điều chỉnh trong
Luật người khuyết tật, phân nhóm TE RLTT thành nhóm riêng sẽ giúp cho cộng đồng
nhận thức rõ ràng hơn về RLTT, nhận thức được mức độ nghiêm trọng và có chính
sách rõ ràng hơn cho nhóm khuyết tật này, thì hiệu quả trợ giúp và quá trình hòa
nhập của TE RLTT sẽ được nâng cao hơn.
(Trích PVS, nữ, 48 tuổi, TP BVCSTE)
Tuy nhiên với các cơ sở ngoài công lập thì hiện nay gần như chưa có cơ chế
chính sách nào dành cho nhóm cơ sở này nên họ cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động từ đó hạn chế việc cung cấp dịch vụ cũng như hiệu quả của dịch vụ.
Cơ sở chúng tôi hoạt động đều là sự chủ động của cơ sở. Gần nhƣ không có
chính sách nào hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập. Chúng tôi biết là các cơ sở công lập
có phần phụ cấp trong công việc nhƣng chúng tôi thì không hề có gì. Đối tƣợng ở đây
cũng không có hỗ trợ gì từ chính sách nên nhiều gia đình khó khăn không tiếp cận
đƣợc và không sử dụng đƣợc dịch vụ lâu dài. Điều đó ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả của
các dịch vụ chăm sóc. Do đó chúng tôi mong muốn không nên phân biệt giữa cơ sở
công lập hay ngoài công lập vì đối tƣợng chăm sóc là nhƣ nhau. Cần bổ sung các
chính sách dành cho cả các cơ sở ngoài công lập để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.
(Trích PVS, nam, 39 tuổi, chủ cơ sở TGXH ngoài công lập)
Theo tôi nghĩ, với những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ chúng tôi,
khi đƣợc nhà nƣớc quan tâm, có những chính sách hỗ trợ cho con em bị RLTT nhƣ
gia đình chúng tôi thì sẽ đỡ khó khăn hơn về kinh tế. Con em chúng tôi sẽ đƣợc
tham gia điều trị, phục hồi chức năng bài bản theo đúng chuyên môn tại các cơ sở
điều trị này thì hiệu quả sẽ đƣợc tốt hơn.
(Trích PVS, nữ 31 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Trong các hoạt động chuyên môn hỗ trợ người tâm thần nói chung và trẻ tâm
thần nói riêng, đội ngũ cán bộ cũng gặp nhiều khó khăn do không có quy trình cụ thể
và thống nhất chung (đặc biệt là với cơ sở ngoài công lập). Trong những năm vừa qua
Cục BTXH đã ban hành thông tư 01/2015 hướng dẫn Quản lý trường hợp với người
khuyết tật trong đó có người tâm thần. Đây là thông tư rất hữu ích làm căn cứ chuyên
môn để đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực này có thể thực hiện một cách thống

114
nhất về các hoạt động và quy trình trợ giúp từ đó tạo ra hiệu quả cao hơn trong việc
cung cấp dịch vụ. Căn cứ vào đó, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tâm thần
cũng mong muốn có những văn bản pháp lý Hướng dẫn về những quy trình chuyên
môn như vậy đối với nhóm Người tâm thần chứ không dùng chung với Người khuyết
tật. Hiện nay Cục BTXH đã xây dựng bộ tài liệu CTXH với người tâm thần, tuy
nhiên đó chưa phải là các văn bản pháp lý nên vẫn chưa tạo ra sự đồng nhất trong
việc áp dụng. Hiện nay đội ngũ cán bộ vẫn đang vận dụng thông tư 01/2015 trong
việc hỗ trợ trẻ tâm thần. Tuy nhiên thông tư này cũng khá phức tạp đặc biệt với
những cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn về CTXH. Theo đội ngũ cán bộ,
thường họ chỉ thực hiện được biểu mẫu 01,02 còn bắt đầu từ biểu mẫu 03 trở đi là họ
gặp nhiều khó khăn. Do đó cũng cần rà soát chỉnh sửa cho đơn giản hơn để từ đó họ
có thể vận dụng dễ dàng hơn nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc.
Như vậy có thể thấy yếu tố chính sách, pháp luật ảnh hưởng khá lớn tới hiệu
quả của các dịch vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình. Các Bộ, ban ngành cần quan tâm
hơn nữa trong việc rà soát, điều chỉnh lại và bổ sung thêm các chính sách cho phù
hợp với điều kiện thực tế. Cần quan tâm hơn nữa tới các cơ sở TGXH ngoài công lập.
3.4.2. Yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Hiểu biết về những dịch vụ trợ giúp:
Để đánh giá về tác động của đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đến việc cung
cấp dịch vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về mức
độ hiểu biết của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đối với các dịch vụ trên tại Quảng
Ninh. Dưới đây là kết quả khảo sát:

95,20% 94%
89,20%
80,70% 79,50%
66,30%
51,80%

Sàng lọc, can Tham vấn, tư Trị liệu tâm lý, Cung cấp Kết nối Truyền Hỗ trợ CS
thiệp sớm vấn cho gia phục hồi CN dịch vụ chăm chuyển gửi, hỗ thông, đào
đình sóc tại gia trợ chính sách tạo
đình

Biểu 3.11: Hiểu biết của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về những dịch vụ CTXH
trợ giúp TE RLTT tại Quảng Ninh
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

115
Theo kết quả khảo sát, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH tại các cơ sở y tế và
cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập đều biết đến các dịch vụ CTXH hiện nay
các cơ sở đang cung cấp, dịch vụ biết đến nhiều nhất là trị liệu tâm lý, phục hồi
chức năng với 95,2%, bên cạnh dịch vụ truyền thông với 94%. Không chỉ vậy, các
dịch vụ như tham vấn, tư vấn cho gia đình, sàng lọc, can thiệp sớm và dịch vụ kết
nối chuyển gửi cũng có tỷ lệ cao lần lượt là 89,2%; 80,7%; 79,5% được hỏi cho
rằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các dịch vụ này. Đối với dịch vụ hỗ trợ chính
sách là 51,8% số cán bộ, NVCTXH, bác sĩ cho rằng có trên địa bàn tỉnh, điều này
cho thấy việc cán bộ, bác sĩ, NVCTXH tại các cơ sở cung cấp dịch vụ trực tiếp hiểu
biết và có nhiều thông tin về các dịch vụ đang triển khai sẽ giúp tư vấn, tham vấn và
kết nối các dịch vụ tốt và phù hợp với từng trẻ và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
Bác sĩ, nhân viên tại mô hình cơ sở phòng và trị liệu RNTT của chúng tôi
thường xuyên được chia sẻ, cập nhật các thông tin, hoạt động sàng lọc, chuẩn đoán và
can thiệp cho TE RNTT của các cơ sở trong tỉnh cũng như tại Hà Nội qua nhiều hình
thức khác nhau. Khi đội ngũ cán bộ, nhân viên có đầy đủ thông tin sẽ tư vấn, tham vấn,
giới thiệu và kết nối các dịch vụ và cơ sở phù hợp cho trẻ và gia đình để tiếp cận và sử
dụng, điều này sẽ đem lại hiệu quả cho bệnh nhân và gia đình người bệnh.
(Trích TLN, Trung tâm Y tế huyện VĐ)
Khi mới phát hiện cháu nhà tôi bị tăng động, giảm chú ý, cả nhà rất lo lắng
đƣa cháu đến Trung tâm Công tác xã đội để nhờ có sự can thiệp thƣờng xuyên tại
Trung tâm. Đến Trung tâm đƣợc nhân viên CTXH tiếp đón, chia sẻ các thông tin về
vấn đề tăng động, giảm chú ý của con tôi và điều quan trọng là đã hƣớng dẫn, kết
nối cháu đến Mô hình phòng và trị liệu RNTT của Trung tâm Y tế Vân Đồn gần nhà
tôi để thuận tiện cho việc đƣa đón cháu đến can thiệp, trị liệu hằng ngày và chất
lƣợng thì vẫn đƣợc đảm bảo.
(Trích PVS, nữ 35 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Bảng 3.31: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ ảnh hưởng
của trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tới hiệu quả hỗ trợ
Mức độ ảnh hƣởng của trình độ
STT Số lƣợng
chuyên môn tới hiệu quả hỗ trợ
1 Rất ảnh hưởng 44
2 Khá ảnh hưởng 34
3 Ít ảnh hưởng 5
Tổng 83
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu cho thấy, có 78/83 người trả lời cho rằng trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch
116
vụ CTXH. Trong quá trình khảo sát và kết hợp với các câu hỏi mở trong PVS và thảo
luận nhóm của đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH của Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy sự tác động của yếu
tố trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau: Đa số tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH
công lập và ngoài công lập có các dịch vụ sàng lọc, đánh giá, can thiệp, trị liệu tâm lý
và phục hồi chức năng cho TE RLTT hiện nay đội ngũ nhân viên có chuyên môn tốt,
được đào tạo bài bản, được thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng và bồi dưỡng lại do các ban, ngành Trung ương và địa phương tổ chức. Điều
này góp phần tác động tích cực đến việc cung cấp dịch vụ như: Tạo điều kiện cho
nhiều TE RLTT và gia đình được tiếp cận các dịch vụ do các cơ sở cung cấp; Cung cấp
các dịch vụ chất lượng và chuyên môn cao cho TE RLTT; Xây dựng mối liên hệ giữa
cơ sở cung cấp và gia đình trẻ; Hỗ trợ, kết nối gia đình trẻ cùng chung tay trong hoạt
động can thiệp, trợ giúp trẻ.
Ở Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh con tôi đang theo điều trị, bác sĩ T có
chuyên môn rất tốt, thấy bảo theo nhiều hóa tập huấn chuyên sâu của các chuyên
gia đầu ngành trên Hà Nội; bác sĩ khám, đánh giá và trị liệu phục hồi chức năng
cho cháu. Ngoài ra bác sĩ còn nhiệt tình hƣớng dẫn tôi về các bài tập, phƣơng
pháp chăm sóc, giáo dục và tiếp cận trẻ để tôi và gia đình hỗ trợ cháu tại nhà.
Gia đình tôi rất vui mừng, cảm thấy yên tâm với trình độ cúa bác sĩ điều trị cho
cháu và những hiệu quả tích cực mang lại.
(Trích PVS, nữ, 38 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Trong quá trình nghiên cứu, một số ý kiến cho rằng, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trị liệu tâm lý không đảm bảo, chưa có kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh vực SKTT sẽ cản trở việc cung cấp các dịch vụ trợ
giúp chuyên nghiệp cho trẻ và gia đình.
Cách đây mấy tháng, khi phát hiện con mình chậm phát triển ngôn ngữ, được
sự giới thiệu của hàng xóm tôi đã đưa con đến nhờ lớp mầm non tư thục S. M hỗ trợ.
Trong thời gian đưa con đến lớp mầm non này để hỗ trợ tâm lý tôi thấy toàn mấy cô trẻ
trẻ mới ra trường trông cháu, chứ không thấy có các hoạt động hỗ trợ trị liệu ngôn ngữ
và hướng dẫn phụ huynh làm tại nhà. Sau một thời gian tôi thấy không yên tâm về chất
lượng cũng như chuyên môn can thiệp của giáo viên, tôi đã cho cháu nghỉ và đưa cháu
đến Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh để khám và điều trị.
(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Khối lƣợng công việc đảm nhận:
Đối với đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH ngoài những yếu tố hiểu biết về
các dịch vụ trợ giúp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình thì khối lượng công
việc đảm nhận tại cơ sở y tế hay cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập cũng ảnh
117
hưởng nhiều đến hiệu quả trợ giúp TE RLTT. Kết quả bảng 3.32 cho thấy, mặc dù
công việc chính của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH là cung cấp dịch vụ trợ giúp, tuy
nhiên có tới 66,3% ý kiến trả lời là ngoài công việc cung cấp dịch vụ trợ giúp trên,
họ còn phải thực hiện nhiều công việc khác.
Bảng 3.32: Tỷ lệ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH phải làm thêm việc ngoài giờ

STT Trả lời Tần số Tần suất (%)


1 Có 55 66,3
2 Không 28 33,7
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Đi sâu tìm hiểu mức độ phải làm thêm việc ngoài giờ để cung cấp dịch vụ
CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình. Tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.33: Tình hình làm thêm việc ngoài giờ để cung cấp dịch vụ

STT Mức độ Tần số Tần suất (%)


1 Rất thường xuyên 23 27,8
2 Thường xuyên 22 26,5
3 Thỉnh thoảng 8 9,6
4 Ít khi 2 2,4
5 Không bao giờ 28 33,7
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu cho thấy có đến trên 50% đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH cho rằng họ thường xuyên hoặc rất thường xuyên phải làm việc ngoài
giờ. Trong thảo luận nhóm và PVS nhiều cán bộ, bác sĩ, NVCTXH chia sẻ: Đội
ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn, căng thẳng: Có
rất ít các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp liên quan đến lĩnh vực SKTT trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, nên các cơ sở phải gánh một khối lượng công việc lớn ngoài
một số công việc thường xuyên, gây ra tình trạng căng thẳng. Áp lực của công
việc can thiệp, hỗ trợ TE RLTT, nghề độc hại được hưởng ưu đãi và phụ cấp.
Nhiều cán bộ, bác sĩ, NVCTXH còn phải làm các công việc khác tại cơ sở, để giải
quyết xong các công việc họ phải thực hiện ngoài giờ với mực độ thường xuyên
và rất thường xuyên. Điều này cho thấy có rất nhiều áp lực về khối lượng công
việc với đội ngũ cán bộ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối
với TE RLTT và gia đình.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH những
vấn đề về sự hiểu biết các dịch vụ cung cấp, chuyên môn, nghiệp vụ và khối lượng
công việc phải thực hiện đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả trợ giúp TE RLTT và
118
gia đình. Điều này đòi hỏi các ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và xã hội, gia
đình trẻ cần có sự chia sẻ, hỗ trợ để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình từ đó giúp
nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH.
3.4.3. Yếu tố từ đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần
Như đã tìm hiểu ở trên, vấn đề RLTT ở TE là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ. RLTT ở TE là một vấn đề phức tạp và còn
nhiều loại RLTT không rõ nguyên nhân hay việc đưa trẻ đến sàng lọc và can thiệp,
trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng sớm hay muộn cũng gây khó khăn cho công tác
sàng lọc, đánh giá, chuẩn đoán và cung cấp các dịch vụ CTXH phù hợp.
Với các đặc điểm của TE RLTT như: Sức khỏe thể chất, kỹ năng sống, có người
chăm sóc, nuôi dưỡng đều ảnh hướng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ, cụ thể:
Bảng 3.34: Đặc điểm của trẻ em rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hiệu
quả cung cấp dịch vụ

Mức độ ảnh hƣởng


Đặc điểm của Không Ảnh
STT Bình Ảnh Rất ảnh
TE RLTT ảnh hƣởng
thƣờng hƣởng hƣởng Mean
hƣởng ít
(3 điểm) (4 điểm) (5 điểm)
(1 điểm) (2 điểm)
Sức khỏe thể 0 0 8 21 54
1 4.55
chất 0% 0% 9,6% 25,3% 65,1%
0 7 23 38 15
2 Tâm lý tình cảm 3.73
0% 8,4% 27,7% 45,8% 18,1%
0 10 25 28 20
3 Kỹ năng sống 3.70
0% 12,1% 30,1% 33,7% 24,1%
Có người chăm 0 0 10 16 57
4 4.57
sóc, nuôi dưỡng 0% 0% 12,0% 19,3% 68,7%
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 5; điểm càng cao đặc điểm của
TE RLTT càng ảnh hƣởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH tham gia trả lời cho
rằng cả 4 đặc điểm của TE RLTT như: Sức khỏe thể chất, tâm lý tình cảm, kỹ năng
sống, có người chăm sóc, nuôi dưỡng đều ảnh hướng và rất ảnh hưởng đến hiệu quả
cung cấp dịch vụ, trong đó trẻ có người chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm sức khỏe
thể chất của trẻ rất ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ cho TE RLTT lần lượt là
(mean = 4.57 và 4.55). Việc có người chăm sóc, nuôi dưỡng để phối hợp với đội ngũ
cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thực hiện các bài hướng dẫn trị liệu tâm lý và phục hồi chức
năng tại nhà là rất quan trọng trong quá trình can thiệp, hỗ trợ trẻ, vì thời gian trẻ ở với
gia đình rất nhiều. Mặt khác, trẻ em RLTT có sức khỏe tốt sẽ tham gia quá trình can
thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH được
119
thường xuyên và liên tục; tham gia thực hiện tốt các bài tập, liệu pháp hỗ trợ vận động
cá nhân và nhóm sẽ đem lại những kết quả tích cực trong cung cấp dịch vụ.
Đặc điểm ảnh hưởng ở mức thấp hơn là đặc điểm kỹ năng sống và tâm lý tình
cảm (mean = 3.70 và 3.73). Mặc dù có sự phân chia thứ bậc nhưng sự sắp xếp này
cung mang tính chất tương đối vì điểm trung bình của các đặc điểm không quá khác
biệt (mean dao động từ 3.70 đến 4.57).
Giai đoạn đầu năm 2017, con em mới đến đánh giá và tham gia can thiệp trị
liệu tâm lý tại Trung tâm Công tác xã hội với lịch đăng ký 5 buổi/tuần, mỗi buổi từ
180 phút đến 240 phút. Tuy nhiên, lúc đó con em sức khỏe yếu, ốm đau suốt, không
tham gia đƣợc các buổi can thiệp thƣờng xuyên và cá nhân em cũng không đến để
gặp các NVCTXH tại đây để trao đổi các kỹ năng, phƣơng pháp trợ giúp cháu ở nhà,
vì vậy thời kỳ này gia đình em rất vất vả và cháu cũng không có nhiều tiến triển tích
cực. Gia đình em cảm thấy rất lo lắng, những vấn đề trên đã ảnh hƣởng nhiều đến kế
hoạch đã thống nhất với Trung tâm, cũng nhƣ hiệu quả hỗ trợ đối với con em.
(Trích PVS, nữ, 31 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Một vấn đề nữa cũng được đề cập liên quan đến đặc điểm của TE RLTT ảnh
hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH, đó là khó khăn trong xác định nguyên
nhân và RLTT cụ thể mà trẻ gặp phải, cụ thể:
Bảng 3.35: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ khó khăn
trong xác định nguyên nhân và loại RLTT của trẻ
STT Mức độ khó khăn Số lƣợng
1 Rất khó khăn 53
2 Khá khó khăn 28
3 Ít khó khăn 2
Tổng 83
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả thu được từ bảng số liệu cho thấy, đa số cán bộ, bác sĩ, NVCTXH
cho rằng gặp khó khăn trong xác định nguyên nhân và loại RLTT cụ thể của trẻ
chiếm 81/83 người trả lời, chỉ có 2/83 người trả lời là ít khó khăn. Điều này cho
thấy, SKTT nói chung và RLTT ở TE là một vấn đề phức tạp, nhiều loại rối loạn
không rõ nguyên nhân và phân chia ra các loại cụ thể gây khó khăn cho đội ngũ
cán bộ, bác sĩ, NVCTXH trong công tác sàng lọc, chuẩn đoán và can thiệp, trị liệu
tâm lý, phục hồi chức năng cho đối tượng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả cung cấp dịch vụ.
3.4.4. Yếu tố từ gia đình trẻ em rối loạn tâm thần
TE là nhóm đối tượng phụ thuộc nhiều vào gia đình, vì vậy mọi quyết định
của gia đình liên quan đến quá trình tiếp cận, sử dụng dịch vụ CTXH sẽ ảnh

120
hưởng nhiều đến hiệu quả hỗ trợ TE RLTT. Đi sâu tìm hiểu tỷ lệ cha, mẹ, người
nuôi dưỡng đưa trẻ đi khám, đánh giá khi lần đầu phát hiện những bất thường của
trẻ. Tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.36: Tỷ lệ cha, mẹ, người nuôi dưỡng đưa trẻ đi khám, đánh giá khi
lần đầu phát hiện những bất thường của trẻ

STT Trả lời Tần số Tần suất (%)


1 Có 43 39,1
2 Không 67 60,9
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Kết quả bảng 3.37 cho thấy có đến 60,9% cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ
không đưa trẻ đi khám, đánh giá khi lần đầu phát hiện những bất thường của trẻ.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra có nhiều gia đình không hiểu rõ các dấu hiệu
của RLTT ở TE hoặc không dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ với những biểu
hiện, triệu chứng bất thường ở giai đoạn ban đầu, phải đến khi trẻ có những triệu
chứng nặng, biểu hiện rõ rệt mới hỏi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế và cơ sở TGXH.
Nhiều trường hợp khi đến đã qua thời điểm vàng, quan trọng để can thiệp, trị liệu
tâm lý và phục hồi chức năng nên việc cung cấp dịch vụ trợ giúp sẽ gặp nhiều khó
khăn và mất thời gian, hiệu quả đem lại không cao.
Do phần lớn thời gian trong ngày trẻ ở với gia đình, vì vậy trong can thiệp, trị
liệu tâm lý nhằm cải thiện vấn đề của TE RLTT thì người nuôi dưỡng trẻ đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong phối hợp với cán bộ, bác sĩ, NVCTXH tham gia trị liệu tâm
lý và phục hồi chức năng cho trẻ.
Bảng 3.37: Tỷ lệ cha, mẹ, người nuôi dưỡng dành thời gian 60-120 phút để
giáo dục, hướng dẫn trị liệu cho trẻ thường xuyên tại nhà
STT Trả lời Tần số Tần suất (%)
1 Có 55 47,3
2 Không 58 52,7
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu cho thấy, có 52,7% phụ huynh được khảo sát cho rằng
mỗi ngày họ không dành được 60-120 phút để giáo dục, hướng dẫn trị liệu cho trẻ
tại nhà. Con số trên có thể được lý giải là người chăm sóc trẻ không có thời gian
hoặc không có kiến thức, kỹ năng để giáo dục, hướng dẫn trẻ tại nhà. Điều đó
cũng ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả cung cấp dịch vụ, giúp trẻ có khả năng hòa
nhập cuộc sống bình thường do thiếu sự phối hợp thường xuyên trong hoạt động
hỗ trợ của người nuôi dưỡng.
Ở gia đình bà, việc chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ bạn M bố mẹ cháu gần nhƣ
giao khoán cho bà. Bà thì tuổi đã cao, cũng không có nhiều kiến thức và chuyên
121
môn để hỗ trợ cháu theo hƣớng dẫn của các cô giáo trị liệu tại Trung tâm Công
tác xã hội chia sẻ. Bà chủ yếu đƣa đi, đón cháu về hằng ngày và cho cháu ăn, ngủ,
vui chơi an toàn thôi.
(Trích PVS, nữ, 65 tuổi, bà của trẻ RLTT)
Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế gia đình trẻ cũng được cho rằng ảnh hưởng nhiều
đến hiệu quả cung cấp dịch vụ, theo số liệu tại bảng 3.15“Tƣơng quan giữa sử
dụng dịch vụ can thiệp trị liệu tâm lý thƣờng xuyên cho trẻ với tình trạng kinh tế
gia đình” cho thấy: Những gia đình có kinh tế khá giả thì họ thường xuyên đưa trẻ
đến các cơ sở y tế và cơ sở TGXH để tiếp cận và sử dụng dịch vụ chiếm 45,3%,
còn những gia đình bình thường có 11% người trả lời nói rằng gia đình chưa bao
giờ sử dụng dịch vụ can thiệp, trị liệu tâm lý cho TE RLTT. Điều này cho thấy,
điều kiện kinh tế gia đình trẻ gặp khó khăn trẻ sẽ không có điều kiện để tiếp cận
thường xuyên với các dịch vụ trợ giúp, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hỗ
trợ các cơ sở trợ giúp cần tham mưu với cơ quan có thẩm quyền có những quy
định về việc hỗ trợ miễn phí hoặc giảm một phần kinh phí cho các gia đình có TE
RLTT nhưng gia đình thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo.
Như vậy, mặc dù gia đình, người nuôi dưỡng trẻ đã có nhiều sự quan tâm, để
ý tới các dấu hiệu, triệu chứng bệnh của trẻ và thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại
nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ phát hiện và đưa trẻ đi khám, chuẩn đoán sớm và
thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục, phục hồi chức năng thường xuyên cho
trẻ tại nhà thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng từ đội ngũ cung cấp dịch
vụ. Kinh tế gia đình trẻ khó khăn, trẻ không thường xuyên được tiếp cận các dịch
vụ trợ giúp là những cản trở ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cung cấp các
dịch vụ trợ giúp.
3.4.5. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ
- Tính toàn diện của dịch vụ cung cấp tại cơ sở:
Để đánh giá về tác động của cơ sở cung cấp dịch vụ đến việc cung cấp dịch vụ
trợ giúp TE RLTT và gia đình, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về mức độ đầy đủ
của các dịch vụ trợ giúp. Dưới đây là kết quả khảo sát:
Bảng 3.38: Đánh giá của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH về mức độ đầy đủ của
các dịch vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình

STT Mức độ khó khăn Số lƣợng


1 Rất đầy đủ 5
2 Khá đầy đủ 34
3 Còn thiếu 44
Tổng 83
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)

122
Qua số liệu được thể hiện tại bảng 3.38 có thể thấy đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH tham gia trả lời cho rằng các dịch vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình còn
thiếu 44/83 người trả lời. Để lý giải cho kết quả này có thể dựa vào thực trạng cung
cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình mới dừng lại ở một số dịch vụ
chính như: Sàng lọc, can thiệp sớm; Tham vấn, tư vấn cho gia đình TE; Kết nối,
chuyển gửi, hỗ trợ chính sách; Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và đào tạo.
Có thể thấy hiện nay các cơ sở y tế và cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ tập trung vào các dịch vụ sàng lọc, chuẩn đoán và
can thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng tại cơ sở, còn các dịch vụ hòa nhập
cộng đồng như: Dạy nghề, hướng nghiệp, phục hồi phát triển các chức năng xã hội và
hình thức trợ giúp tại nhà đang chưa được quan tâm thực hiện, điều này gây ra những
hạn chế nhất định trong quá trình cung cấp dịch vụ trợ giúp.
Hiện tại nhƣ tôi đƣợc biết, một số bệnh viện, cơ sở trợ giúp nhƣ Trung tâm
Y tế Vân Đồn, Trung tâm Công tác xã hội và một số trƣờng mầm non tƣ thục chƣa
có hoạt động cử nhân viên tới nhà để can thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức
năng cho trẻ. Gia đình tôi cách Trung tâm Công tác xã hội 16 cây số, 2 vợ chồng
hằng ngày đều phải đi làm ở cơ quan, việc nhờ đƣợc ngƣời đƣa cháu đi lại để
tham gia hoạt động là hết sức khó khăn. Rất mong trong thời gian tới có thêm việc
nhận chăm sóc cháu cả ngày hoặc có ngƣời đến nhà để hỗ trợ cháu là điều vợ
chồng tôi mong mỏi.
(Trích PVS, nam 32 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ:
Để đánh giá về tác động của yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ
sở cung cấp tới hiệu quả cung cấp dịch vụ, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu qua đội
ngũ cung cấp dịch vụ và cả người sử dụng dịch vụ. Những kết quả chính thu được:
Các cơ sở đã bố trí các phòng riêng biệt: Phòng để sàng lọc, chuẩn đoán;
phòng để trị liệu tâm lý; phòng phục hồi chức năng; phòng trị liệu nhóm; phòng đào
tạo cho người nuôi dưỡng...
Có các dụng cụ, đồ dùng trị liệu tâm lý và luyện tập vận động;
Một số đồ dùng trị liệu tâm lý và luyện tập vận động đã hỏng chưa được thay thế;
Chưa bố trí được số lượng đồ dùng trị liệu tâm lý đủ để cùng lúc nhiều TE
RLTT cùng sử dụng;
Các phòng trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng bố trí quá gần nhau, đôi khi
trẻ không có sự hợp tác sẽ gây ảnh hưởng đến các trẻ khác.
Trong quá trình con tôi tham gia trị liệu tâm lý tại cơ sở, có buổi học nhân viên
trị liệu cho cháu vận động bằng hình thức leo thang và đạp xe đạp, nhưng của phòng trị
liệu của cháu không có lại phải lấy ở các phòng khác, đôi khi các trẻ khác cũng đang sử
123
dụng thế là phải đợi. Theo tôi thiết nghĩ các cơ sở cũng cần quan tâm đầu tư thêm các
dụng cụ này và các tiện nghi cần thiết khác để phục vụ tốt hơn cho con em chúng tôi,
nhiều khi nhóm phụ huynh chúng tôi cũng tặng một số đồ chơi cho cơ sở.
(Trích PVS, nữ 35 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Như vậy, có thể thấy rằng trong quá trình đánh giá, chuẩn đoán và can thiệp,
trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho TE RLTT tại các cơ sở y tế và cơ sở TGXH
ngoài công lập, vai trò của nhân viên thực hiện, dịch vụ cung cấp thì cơ sở vật chất
tối ưu, đảm bảo các chuẩn trong cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo hiệu quả. Trong thời
gian tới các cơ sở cung cấp dịch vụ cần lưu ý để đầu tư cơ sở vật chất theo hướng
đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn.
- Sự phối hợp với các cơ sở, đơn vị khác:
Trong quá trình tiếp nhận và can thiệp, trợ giúp TE RLTT cần có sự phối hợp của
nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, nghiên cứu đã tìm hiểu mức
độ phối hợp với các cơ sở khác của đội ngũ cung cấp dịch vụ trực tiếp, cụ thể:
Bảng 3.39: Mức độ phối hợp với các cơ sở, đơn vị khác
STT Mức độ Tần số Tần suất (%)
1 Rất thường xuyên 8 9,6
2 Thường xuyên 46 55,4
3 Thỉnh thoảng 10 12,0
4 Ít khi 12 14,5
5 Không bao giờ 7 8,5
Tổng 83 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Qua bảng số liệu cho thấy, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thường xuyên có sự
phối hợp với các cơ sở khác, chiếm 55,4% người trả lời. Việc các đơn vị, cơ sở thường
xuyên phối hợp và phối hợp chặt chẽ sẽ đem lại hiệu quả trong công tác hỗ trợ.
Nội dung trong phối hợp với các cơ sở khác:
- Chuẩn đoán, phân loại RLTT ở trẻ;
- Xây dựng kế hoạch, nội dung can thiệp, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng;
- Liên hệ cho trẻ đi học văn hóa;
- Phối hợp chuyển tuyến trẻ đến cơ sở chuẩn đoán và điều trị phù hợp hơn;
- Liên hệ địa phương để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ bảo trợ xã hội
cho TE RLTT;
- Truyền thông, trao đổi chuyên môn;
- Tập huấn, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT.

124
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp giữa đội ngũ cán
bộ, bác sĩ, NVCTXH đang thực hiện điều trị, can thiệp cho trẻ với các cơ sở, đơn vị
khác phần nhiều dựa trên mối quan hệ cá nhân.
Nhiều lần đơn vị chúng tôi kết nối, giới thiệu gia đình TE RLTT tới UBND các
xã, phường để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho
trẻ. Tuy nhiên, nhiều lần gia đình trẻ đến không gặp được cán bộ LĐTB&XH, nhiều
khi cán bộ LĐTB&XH còn giải quyết nhiều công việc khác vì vậy giải quyết chế độ
cho trẻ bị chậm. Theo tôi nghĩ, các cơ sở y tế và cơ sở TGXH cần tham mưu cho cơ
quan chủ quản báo cáo lãnh đạo tỉnh xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp trong
cung cấp dịch vụ trợ giúp TE RLTT và gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(Trích TLN, nhóm 1 Trung tâm CTXH)
Đƣợc sự giới thiệu của nhân viên tại Trung tâm Y tế Vân Đồn, tôi đƣa con
đến Trung tâm Công tác xã hội để đƣợc sàng lọc, đánh giá liên quan đến vấn đề
RLTT của cháu nhà tôi. Tuy nhiên, mất cả tuần không hẹn và đƣa cháu nhà tôi đến
đánh giá tại Trung tâm Công tác xã hội đƣợc, hỏi ra mới biết 2 cán bộ CTXH có
chuyên môn sâu của cơ sở lại đang đi cộng đồng tại các huyện miền đông của tỉnh
nghe đâu để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các đối tƣợng yếu thế tại cộng đồng. Gia
đình tôi đành phải chờ thôi nhƣng cảm thấy rất lo lắng.
(Trích PVS, nữ 31 tuổi, phụ huynh của trẻ RLTT)
Đối với yếu tố ảnh hưởng này, đội ngũ cung cấp dịch vụ trực tiếp đề xuất về
lâu dài và để nâng cao hiệu quả trợ giúp TE RLTT và gia đình cần có văn bản pháp
lý của nhà nước như Thông tư của các Bộ, ngành quy định về việc tổ chức cung cấp
dịch vụ CTXH trợ giúp đối tượng liên quan đến SKTT TE, trong đó có sự phối hợp
giữa các cơ sở liên quan để triển khai cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả hơn.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua việc thu thập, nghiên cứu các thông tin định tính và định lượng từ 2 mẫu
khảo sát là cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT tác
giả đã rút ra được một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về thực trạng dịch vụ CTXH đối với TE RLTT:
Cung cấp dịch vụ CTXH là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở y tế, cơ sở
TGXH công lập và ngoài công lập của Quảng Ninh trong quá trình can thiệp, trợ
giúp TE RLTT và gia đình.
Dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được đội ngũ cung cấp
dịch vụ CTXH của cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập thực hiện
với các dịch vụ chính: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn
cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thông,
giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
125
Trong các dịch vụ CTXH do cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công
lập đang cung cấp có dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm; tham vấn cho gia đình TE
RLTT được cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và gia đình có trẻ RLTT đánh giá rất cao về
mức độ sử dụng và tính hiệu quả mà dịch vụ này mang lại. Bên cạnh đó, các dịch vụ
như: Cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở trẻ; kết nối, chuyển tuyến; truyền thông,
đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT được cha, mẹ,
người nuôi dưỡng trẻ, cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ
trị liệu cho trẻ. Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo, trang bị, kiến thức, kỹ năng hướng dẫn
trợ giúp cho TE RLTT hiện nay còn gặp một số hạn chế chưa phát huy hết hiệu quả
của dịch vụ do tần suất đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, điều đó làm giảm đi
hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa việc điều trị tâm lý của cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ tại nhà
để đảm bảo trong can thiệp, hỗ trợ trẻ được rút ngắn thời gian trị liệu và mang đến
kết quả tích cực hơn. Dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp
xã hội gia đình đối tượng không đánh giá cao do chưa hoàn thiện về chính sách, hồ
sơ thủ tục phức tạp trong thực hiện và tâm lý e ngại từ gia đình người thụ hưởng.
Thứ hai, thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ CTXH đối với TE
RLTT tại tỉnh Quảng Ninh:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Yếu tố chính sách, pháp luật; Yếu tố từ
đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT; Yếu tố từ gia
đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...ở các mức độ khác nhau.
Đối với nhóm cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thì đánh giá chính sách, pháp luật;
đặc điểm của TE RLTT và gia đình TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hiệu
quả cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT. Tuy nhiên đối với nhóm cha,
mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT đánh giá yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH,
cơ sở cung cấp dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng lớn. Điều đó cho thấy rằng
đối với các cán bộ, bác sĩ, NVCTXH công tác trong lĩnh vực, có kiến thức chuyên
sâu nên họ đánh giá được rằng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ CTXH chính
là chính sách và vấn đề bản thân trẻ, gia đình đang gặp phải. Ngược lại về phía cha
mẹ, thì điều họ lựa chọn là ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH đối với
TE RLTT là bởi yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ, đội ngũ nhân viên trị liệu tâm lý
trực tiếp cho trẻ. Có thể thấy yếu tố chính sách và đội ngũ bác sĩ, nhân viên CTXH
trực tiếp trị liệu tâm lý cho trẻ có kiến thức, chuyên môn, dành nhiều thời gian làm
việc với trẻ chính là yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cung cấp các
dịch vụ trợ giúp.

126
CHƢƠNG 4
THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TRANG BỊ KIẾN THỨC, KỸ
NĂNG HƢỚNG DẪN TRỢ GIÚP TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN CHO
CHA, MẸ, NGƢỜI NUÔI DƢỠNG TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN
4.1. Căn cứ thực hiện thực nghiệm
- Từ kết quả nghiên cứu thực trạng dịch vụ CTXH cung cấp cho TE RLTT và gia
đình TE RLTT chúng tôi lựa chọn ra một số dịch vụ CTXH còn hạn chế để tiến hành
thực nghiệm tác động nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH.
- Một số dịch vụ CTXH còn hạn chế xuất phát từ việc cha mẹ, người nuôi dưỡng
chăm sóc TE RLTT chưa có kiến thức, kỹ năng về vấn đề TE RLL, đặc biệt là chưa thể
tự hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT tại nhà.
- Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả can thiệp và mức độ tiến triển
của TE RLTT là việc ngoài thời gian TE RLTT được can thiệp, trị liệu tâm lý tại các cơ
sở y tế, cơ sở TGXH thì cần có các hoạt động phối hợp hướng dẫn trợ giúp trẻ tại nhà
của cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
- Trong số các đề xuất của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và cha mẹ, người nuôi dưỡng
trẻ: Cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn trang bị cho cha mẹ, người
nuôi dưỡng TE RLTT những kiến thức, kỹ năng về hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT.
- Nhu cầu được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để hướng dẫn trợ
giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ là rất lớn vì hiệu quả của hoạt động
này mang lại, mặt khác đa số cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ đã được tham dự một vài
khóa tập huấn trong thời gian qua, nhưng không được thường xuyên và kiến thức chưa
đáp ứng được mong mỏi của họ.
- Theo ý kiến đánh giá từ phía gia đình có trẻ RLTT về mức độ thực tổ chức các
hoạt động đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT
cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong thời gian qua đã có được thực hiện nhưng ở
mức độ chưa được thường xuyên, với 100 gia đình trẻ nhận định rằng thỉnh thoảng họ
mới được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo được tổ chức bởi các cơ sở y tế, cơ sở
TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để cung cấp, trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng
hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT; còn một vấn đề các khóa đào tạo mới đi vào trang bị
những kiến thức cơ bản nhất về SKTT mà chưa tập trung vào các khóa đào tạo
chuyên sâu, mang tính chất cầm tay chỉ việc để cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE
RLTT có thể tự hướng dẫn hỗ trợ cho trẻ tại nhà. Điều này cho thấy rằng, hiện nay
vấn đề này chưa thật sự được quan tâm và tổ chức một cách thường xuyên và chuyên
sâu để hỗ trợ gia đình trẻ, trong khi ở trên đã phân tích đội ngũ cán bộ, bác sĩ,
127
NVCTXH và gia đình trẻ đều đánh giá hoạt động này có vai trò quan trọng trong quá
trình can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT giải quyết vấn đề khó khăn.
- Kết quả điều tra về nhu cầu được đào tạo, tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ được hiển thị:
Bảng 4.1: Nhu cầu đƣợc đào tạo, tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng can
thiệp, trợ giúp trẻ em RLTT cho cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng
STT Mức độ nhu cầu Số lƣợng %
1 Rất mong muốn 89 81,7
2 Mong muốn 20 18,3
3 Bình thường 0 0
4 Không mong muốn 0 0
Tổng 109 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)


Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động qua biện pháp tập
huấn: Tổ chức lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
4.2. Thiết kế thực nghiệm
- Mục đích thực nghiệm: Thử nghiệm chương trình tập huấn nâng cao một số
kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi
dưỡng trẻ.
- Giả thuyết thực nghiệm: Hiện nay cha mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT tại
Quảng Ninh còn hạn chế về một số kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT. Có thể nâng cao các kiến thức, kỹ năng đó thông qua việc tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng cho cha mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT.
- Khách thể thực nghiệm: 10 cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT ở thành
phố Hạ Long được lựa chọn từ các phụ huynh có trẻ em đang theo trị liệu tâm lý,
phục hồi chức năng tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện Vân
Đồn, Trung tâm Công tác xã hội, cơ sở TGXH ngoài công lập.
- Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018, tại
TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
- Biện pháp tác động:
+ Mục tiêu biện pháp: Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong 02 đợt, mỗi đợt
03 ngày.
+ Nội dung biện pháp: Mời chuyên gia về đánh giá, can thiệp, trị liệu tâm lý cho
TE RLTT, Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý, Trưởng Phòng Tham vấn Gia
đình và Trẻ em Va La, Trung ương Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam -
128
Nguyên Giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TS.
Nguyễn Thị Kim Quý là Giảng viên và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong
đánh giá, chuẩn đoán và can thiệp trị liệu tâm lý cho các nhóm trẻ em RLTT để thực
hiện cung cấp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ những kiến thức về TE RLTT, kỹ năng
hướng dẫn, trợ giúp TE RLTT tại nhà; Tổ chức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ
quan sát các ca mẫu (xem qua các video, học viên và giảng viên đóng vai) và thực
hành đối với TE RLTT; Tổ chức cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ luyện tập các
kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp
và trong các phòng phòng trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.3. Các bước và nội dung tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị và xây dựng chương trình thực nghiệm
- Chuẩn bị thực nghiệm:
Xác định đối tượng tham gia tập huấn: Tác giả thực hiện liên hệ, gặp gỡ và tìm
hiểu đối tượng (nhu cầu, thực trạng hoạt động hướng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà,
mong muốn đạt được qua lớp tập huấn…); Thống nhất nội dung, thời gian và địa
điểm tập huấn.
- Xây dựng chương trình thực nghiệm:
Tác giả cùng phối hợp xây dựng nội dung tập huấn với giảng viên TS. Nguyễn
Thị Kim Quý.
Nội dung tập huấn: Gồm 2 mảng nội dung chính:
+ Những kiến thức về TE RLTT:
Sự hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE: RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT
thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả); Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ
trong hoạt động nhận biết và phòng tránh RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm
vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở,
trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
Kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT: Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước
một số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát
triển nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô; Hướng dẫn trẻ các
bài tập vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và mắt; Hướng dẫn
trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng ngôn ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập; Hướng dẫn trẻ
các bài tập phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường
ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi ngủ…; Thực
hiện hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).

129
+ Thực hành rèn luyện kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT:
Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp và trong các phòng phòng trị liệu tâm lý
tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh. Ban tổ chức lớp tập huấn bố trí cho các phụ huynh
quan sát các ca hướng dẫn sàng lọc, can thiệp, trợ giúp với các ca mẫu (xem băng
ghi hình, giảng viên và NVCTXH đóng vai) và thực hành các kỹ năng hướng dẫn
trẻ đã được trao đổi với các học viên khác trong nhóm.
Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT theo 3 giai
đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Tiếp thu những kiến thức về TE RLTT, kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp cho TE RLTT; Giai đoạn 2: Quan sát và thực hành các kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp cho TE RLTT; Giai đoạn 3: Thực hành rèn luyện kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp cho TE RLTT
Thực hành các kỹ năng riêng biệt trong nhóm và thảo luận lấy ý kiến đóng góp
của lớp, giảng viên. Rèn luyện, phát triển kỹ năng qua thực hành củng cố nhiều lần:
sắm vai trên lớp và hoàn thiện từ góp ý của thảo luận nhóm hay cả lớp, thực hành ca
hướng dẫn trợ giúp cụ thể, ghi lại và sau đó thảo luận kết quả trong nhóm để rút
kinh nghiệm, tìm ra những khó khăn khi thực hành kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cụ
thể và biện pháp khắc phục.
Thực hiện ca hướng dẫn trợ giúp đối với TE RLTT tại TTCTXH tỉnh Quảng
Ninh.
Bƣớc 2: Lƣợng giá trƣớc thực nghiệm
Tác giả sử dụng bảng hỏi (phụ lục 6), quan sát, PVS và TLN để xác định các
kiến thức về lĩnh vực RLTT nói chung và các kiến thức, hiểu biết về RLTT ở trẻ em
nói riêng và mức độ thực hiện các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà của
10 phụ huynh tham gia 02 khoa tập huấn.
Bƣớc 3: Triển khai tập huấn
Trong 02 khóa tập huấn với thời gian 06 ngày, được sự phối hợp và tạo điều kiện
của Trung tâm Công tác xã hội, sự phối hợp của giảng viên TS. Nguyễn Thị Kim Quý
và 10 phụ huynh đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo chương trình thực nghiệm đã
thiết kế với sự nhiệt tình và tập trung cao, đã hoàn thành tốt các nội dung:
- Cung cấp những kiến thức về TE RLTT, sàng lọc phát hiện, hướng dẫn trợ
giúp cho TE RLTT (bao gồm những kiến thức chung và 11 kỹ năng cụ thể hướng
dẫn thực hành với TE RLTT).
- Thực hiện quan sát các ca mẫu (xem qua các video, học viên và giảng viên
đóng vai) và thực hành đối với TE RLTT: Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước một
số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát triển
nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô; Hướng dẫn trẻ các bài tập
130
vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và mắt; Hướng dẫn trẻ các
bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng ngôn
ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập; Hướng dẫn trẻ các bài tập
phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường ngày: Ăn
uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi ngủ…; Thực hiện hoạt
động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).
- Tổ chức luyện tập kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT trên lớp và trong
các phòng phòng trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh: 10 phụ huynh được
chia thành các cặp để tự tập luyện 11 kỹ năng hướng dẫn trẻ dưới sự giám sát, hỗ trợ
của giảng viên TS. Nguyễn Thị Kim Quý và các NVCTXH có kinh nghiệm của Trung
tâm Công tác xã hội. Tiếp đến, các học viên được tham gia thực hành với các trẻ em
RLTT đang trị liệu thường xuyên hằng ngày tại 03 phòng tâm lý trị liệu tại Trung tâm
Công tác xã hội dưới sự giám sát, quan sát của giảng viên, NVCTXH của Trung tâm
Công tác xã hội và các học viên. Kết thúc quá trình thực hành đối với TE RLTT, giảng
viên và học viên có những trao đổi, chia sẻ về việc áp dụng những kỹ năng cụ thể đối
với từng trẻ có biểu hiện RLTT khác nhau, để từ đó có những lưu ý, rút kinh nghiệm cụ
thể. Ngoài thời gian tập huấn và thực hành trên lớp, các phụ huynh còn chủ động
nghiên cứu, tìm hiểu thêm các tài liệu về lĩnh vực SKTT tại nhà và thực hành hướng
dẫn con mình với những bài tập cơ bản như: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, các bài tập về
tư duy, thúc đẩy mối quan hệ, hoạt động mát xa thư giãn…
Bước 4: Lượng giá sau tập huấn và kết thúc thực nghiệm
Tác giả sử dụng bảng hỏi (phụ lục 7), quan sát, PVS, TLN và thông qua một
số ca TE RLTT đang được can thiệp, trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh
để đánh giá kiến thức về lĩnh vực RLTT nói chung và các kiến thức, hiểu biết về
RLTT ở TE nói riêng và mức độ thực hiện các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT đối với cha, mẹ, người nuôi dưỡng sau khi kết thúc 6 ngày tập huấn.
Thực hiện đánh giá 02 ca điển cứu để thấy được ý nghĩa quan trọng của hoạt
động thực nghiệm.
4.4. Kết quả thực nghiệm
4.4.1. Kết quả
Sau 6 ngày tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp cho TE RLTT cho 10 cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ RLTT đang can thiệp, trị
liệu tâm lý tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH trên địa bàn thành phố Hạ Long, có hạn
chế một số kiến thức và kỹ năng về hướng dẫn trợ giúp để tiến hành thực nghiệm
tác động, kết quả cụ thể như sau:

131
Mức độ hiểu biết và thực hiện kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho TE RLTT của cha,
mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ trƣớc và sau thực nghiệm
Bảng 4.2: Mức độ hiểu biết các kiến thức về SKTT và RLTT ở TE của cha,
mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trước và sau thực nghiệm
Mức độ hiểu biết về Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm
STT
SKTT và RLTT ở TE Số lượng Số lượng
1 Mức độ kém 2 0
2 Mức độ yếu 2 0
3 Mức độ trung bình 5 3
4 Mức độ khá 1 6
5 Mức độ tốt 0 1
6 Mức độ rất tốt 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
Để đánh giá, đo lường mức độ hiểu biết về SKTT và RLTT ở trẻ em cho 10
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT tham gia tập huấn, tác giả đã xây dựng
phiếu lượng giá với đầy đủ các thông tin, chỉ tiêu rất cụ thể và phù hợp với nội
dung tập huấn về: Rối loạn tâm thần ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở
TE, nguyên nhân, hậu quả); Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt
động nhận biết và phòng tránh RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động
ở TE; Các công cụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung
tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT…
để phụ huynh có thể lựa chọn theo 6 mức độ khác nhau từ kém đến rất tốt.
Kết quả trên cho thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở mức độ hiểu biết và thực hiện
kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT của cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE
RLTT sau thực nghiệm: Phần lớn cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT đạt mức độ
khá 6 người (trước thực nghiệm là 1 người); số cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE
RLTT có mức độ hiểu biết và kỹ năng ở mức trung bình giảm từ 5 người (trước
thực nghiệm) xuống còn 3 người (sau thực nghiệm), không còn cha, mẹ, người nuôi
dưỡng TE RLTT ở mức độ yếu và kém sau thực nghiệm (trước thực nghiệm là 2
người có mức độ hiểu biết kém và 2 người có mức độ hiểu biết yếu).
Một phụ huynh sau khi tập huấn đã chia sẻ:
Trong quá trình tập huấn tôi đã đƣợc giảng viên trên Hà Nội cung cấp những
kiến thức và thông tin liên quan trực tiếp đến các vấn đề con tôi đang gặp phải, tôi
nhận thấy rất cần thiết đối với các gia đình có con bị các vấn đề nhƣ chúng tôi. Bên
cạnh đấy, giảng viên và các cán bộ, NVCTXH của TTCTXH tỉnh cũng đã hƣớng
dẫn theo kiểu cầm tay chỉ việc, để chúng tôi có thể thực hiện đƣợc những bài tập cụ
thể để có thể tự hỗ trợ cho con chúng tôi tại nhà, nhƣ mát xa và thực hiện các bài
tập thúc đẩy cho sự phát triển của trẻ. Chúng tôi thấy những hoạt động hƣớng dẫn
cho trẻ rất thiết thực và học cũng nhanh không khó nhƣ tôi nghĩ; thời gian tới
132
chúng tôi sẽ tự hƣớng dẫn, trợ giúp cho con chúng tôi tại nhà theo kiến thức tôi đã
đƣợc học qua 02 khóa tập huấn, tôi nghĩ sẽ thực hiện tốt các bài tập này.
Chia sẻ của phụ huynh khác trong nhóm tham gia tập huấn:
Kiến thức của lớp tập huấn rất hay và bổ ích đối với các phụ huynh nhƣ chúng
tôi, đƣợc tham gia thực hành trực tiếp tại các phòng trị liệu dƣới sự hỗ trợ của
giảng viên và nhân viên công tác xã hội của Trung tâm Công tác xã hội là điều vô
cùng may mắn. Bên cạnh đó, đối với cá nhân tôi khi tham gia lớp tập huấn, đƣợc
gặp gỡ và trao đổi với nhân viên CTXH của Trung tâm Công tác xã hội, đƣợc kết
nối để tham gia Hội viên Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ, đƣợc gặp bác sĩ phụ trách
và đƣa trẻ đến khám tại Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh là những
điều hết sức ý nghĩa với cá nhân và gia đình tôi, mở ra những hy vọng trong can
thiệp và phục hồi chức năng cho con tôi, để con tôi sớm đƣợc đi học văn hóa cùng
các bạn. Tôi vô cùng biết ơn và trân trọng sự hỗ trợ của đơn vị tổ chức.
Một NVCTXH chia sẻ:
Tôi cũng tham gia cùng 10 phụ huynh trong 02 khóa tập huấn của TS. Nguyễn
Thị Kim Quý, khi mới tham dự các phụ huynh hầu nhƣ chƣa có nhiều thông tin và
kiến thức về vấn đề RLTT ở TE cũng nhƣ không biết và cũng không thực hiện đƣợc
các bài tập hƣớng dẫn trợ giúp cho TE RLTT. Tuy nhiên, sau quá trình 6 ngày tập
huấn tôi thấy các phụ huynh đã có những sự chuyển biến, thay đổi khá nhiều và
theo hƣớng tích cực, cơ bản các phụ huynh đã nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về
vấn đề RLLTT ở trẻ em và biết liên hệ đến cơ sở, đơn vị nào tại Quảng Ninh khi họ
cần sự hỗ trợ. Mặt khác, nhiều phụ huynh cũng đã thực hiện khá tốt các bài tập
hƣớng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà, nhiều phụ huynh đã có thể thực hiện độc lập mà
không cần sự trợ giúp từ giảng viên và các NVCTXH, có thể thấy các phụ huynh đã
có sự thay đổi các kỹ năng qua tập huấn và điều này ai tham dự khóa tập huấn từ
đầu đều có thể nhận ra sự thay đổi.
Lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội chia sẻ:
Qua lớp tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần,
RLTT ở TE và thực hành những kỹ năng cơ bản cho TE RLTT trong thời gian
không dài, tuy nhiên những kết quả mang lại rất khả quan, mở ra những phương
pháp, hướng can thiệp trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho TE RLTT có sự
phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và cha,
mẹ, người nuôi dưỡng trẻ. Hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức kỹ năng, hướng
dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ là một trong những giải
pháp hiệu quả trong can thiệp và phục hồi chức năng cho TE RLTT, trong thời
gian tới các Sở, ngành chức năng cần nghiên cứu cụ thể, đề xuất nhân rộng và
thường xuyên có sự phối hợp với các giảng viên có chuyên môn để tổ chức thường
133
xuyên các hoạt động tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng nâng dần từ
cơ bản đến chuyên sâu để nhiều phụ huynh có con em bị RLTT được tham gia.
Điều này cho thấy, lĩnh vực RLTT ở TE là lĩnh vực phức tạp, người dân và
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT không công tác trong lĩnh vực này và không
được đào tạo bài bản chính vì thế trước tập huấn những thông tin, kiến thức và kỹ
năng đều thấp là phù hợp và kết quả sau 02 đợt tập huấn với thời gian 6 ngày, được
TS. Nguyễn Thị Kim Quý trao đổi, cung cấp những thông tin, kiến thức cụ thể về:
RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả);
Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng tránh
RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc,
đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có
các hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT, được hướng dẫn 11 kỹ năng trợ
giúp cụ thể: Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước một số hoạt động và việc làm
theo người lớn; Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát triển nhận thức ở trẻ; Hướng
dẫn trẻ các bài tập vận động thô; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh;
Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát
triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng ngôn ngữ;
Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập; Hướng dẫn trẻ các bài tập
phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường ngày: Ăn
uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi ngủ…; Thực hiện hoạt
động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân), được đóng vai và
hướng dẫn thực hành và thực hành cụ thể với các TE RLTT được can thiệp tại
TTCTXH, cho nên đánh giá sau thực nghiệm điểm số tăng cả về kiến thức và kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp cho trẻ là phù hợp.
Bảng 4.3: Mức độ thực hiện một số kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ thông qua các bài tập tình huống trước
và sau thực nghiệm
Mức độ thực hiện kỹ Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm
STT năng hƣớng dẫn trợ
Số lượng Số lượng
giúp
1 Mức độ kém 0 0
2 Mức độ yếu 0 0
3 Mức độ trung bình 7 2
4 Mức độ khá 2 5
5 Mức độ tốt 1 3
6 Mức độ rất tốt 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2018)
134
Để đánh giá, đo lường mức độ thực hiện một số kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
cho TE RLTT của cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT tham gia tập huấn, tác
giả đã xây dựng phiếu lượng giá với đầy đủ các thông tin, chỉ tiêu rất cụ thể và
phù hợp với nội dung tập huấn về: Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước một số
hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát triển nhận
thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận
động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập
phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng ngôn ngữ;
Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát
triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường ngày: Ăn uống,
vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi ngủ; Thực hiện hoạt động mát
xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân)…để phụ huynh có thể lựa chọn
theo 6 mức độ khác nhau từ kém đến rất tốt.
Như đã phân tích ở trên, tác động thực nghiệm đã làm thay đổi về kiến thức
RLTT TE, các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp đều tăng lên, nghĩa là sự hiểu biết, kỹ
năng thực hiện đều cao hơn so với trước tác động.
Kết quả thực tiễn được hiển thị ở bảng 4.3 cho thấy, sau thực nghiệm kết quả
xử lý, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp các ca tình huống giả định của cha, mẹ, người
nuôi dưỡng TE RLTT cao hơn trước thực nghiệm, điều đó chứng tỏ cha, mẹ, người
nuôi dưỡng TE RLTT đã có kiến thức và kỹ năng hướng dẫn trợ giúp tốt hơn so với
trước thực nghiệm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên.
Nhìn chung, mức độ hiểu biết về RLTT ở TE và kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
của cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT có sự chuyển biết rõ nét so với trước thực
nghiệm, sau thực nghiệm đa số cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT có hiểu biết
và kỹ năng đạt mức độ tốt, chỉ còn 2/10 phụ huynh có hiểu biết và kỹ năng ở mức
độ trung bình. Điều đó cho thấy, thông qua biện pháp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo
có thể giúp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT nâng cao hiểu biết về RLTT ở
TE, thực hiện tốt các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp đối với trẻ.
Kết quả sau tập huấn đã cho thấy những chuyển biến theo hướng tích cực của 10
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT về cả kiến thức, hiểu biết chung, cũng như các
kỹ năng thực hành cụ thể đối với trẻ. Tuy nhiên, lĩnh vực SKTT nói chung và lĩnh vực
can thiệp, trợ giúp TE RLTT nói riêng rất phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư thời gian và
công sức lớn, chính vì vậy với những kiến thức đơn giản được trang bị qua lớp tập
huấn cũng rất khó khăn cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT có thể chủ động
đánh giá, can thiệp và trị liệu tâm lý thường xuyên cho trẻ tại gia đình. Trong thời gian

135
tới các cơ quan, ban, ngành liên quan thường xuyên có sự quan tâm, hỗ trợ gia đình TE
RLTT trên nhiều khía cạnh để hòa nhập xã hội cho trẻ, trong đó có hoạt động đào tạo,
trang bị kiến thức kỹ năng chuyên sâu cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT.
Trưởng phòng Can thiệp Hỗ trợ TTCTXH chia sẻ:
Hoạt động đào tạo, tập huấn cho cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng TE RLTT bƣớc
đầu đã cho thấy những tín hiệu tích cực, tuy nhiên về lâu dài cần thƣờng xuyên tập
huấn, đào tạo cho ngƣời nuôi dƣỡng TE RLTT không chỉ những kiến thức đơn giản
mà cần đi vào những kỹ năng chuyên sâu để hỗ trợ trẻ em RLTT, kết hợp giữa các
kỹ năng trị liệu tâm lý cá nhân từ nhân viên CTXH với các kỹ năng, bài tập phục
hồi chức năng bên y tế và trị liệu nhóm với các phƣơng pháp tiên tiến đã chứng
minh đƣợc hiệu quả nhƣ âm nhạc, kể chuyện, dã ngoại…tạo tƣơng tác và giao tiếp
xã hội. Theo tôi, để làm đƣợc những điều trên cần thời gian dài và sự kiên trì, quyết
tâm, đồng hành cùng trẻ của nhóm cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng và nhiều yếu tố
thuận lợi khác nữa…mới hy vọng có những đột phá trong công tác can thiệp trợ
giúp TE RLTT sớm giải quyết khó khăn và hòa nhập xã hội, đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm tác động chứng tỏ giả thuyết của thực nghiệm là
đúng. Sau thực nghiệm sự hiểu biết về RLTT ở TE, thực hiện tốt các kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp đối với trẻ đã có sự chuyển biến rõ rệt, đa số cha, mẹ, người nuôi
dưỡng TE RLTT đạt mức độ hiểu biết và thực hiện kỹ năng ở mức khá, tốt, không
còn cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT hiểu biết và thực hiện ở mức độ yếu, tỷ lệ
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT hiểu biết và thực hiện các kỹ năng hướng dẫn
trợ giúp ở mức trung bình giảm đáng kể.
4.4.2.Phân tích 02 trường hợp điển hình minh họa cho kết quả thực nghiệm
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động can thiệp, trị liệu và hòa nhập cộng
đồng cho TE RLTT, tác giả đã lựa chọn 10 cha, mẹ, người chăm sóc có trẻ RLTT
đang trị liệu tâm lý thường xuyên tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long, có
hạn chế một số kiến thức và kỹ năng về hướng dẫn trợ giúp để tiến hành thực
nghiệm tác động thông qua biện pháp: Tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
Dưới đây, tác giả sẽ thực hiện các công đoạn khác nhau để phân tích 02 trường
hợp điển hình, một là phụ huynh nữ tên Đ.T.M, có con bị tăng động giảm chú ý, hai
là phụ huynh nữ tên H.T.V, có con được chuẩn đoán bị rối loạn chứng tự kỷ. Sau
khi tham gia thực nghiệm, cả 02 trường hợp đã nâng cao được mức độ hiểu biết các
kiến thức về RLTT ở TE và thực hiện tốt các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ RLTT

136
tại nhà, giúp trẻ có những chuyển biến, thay đổi tích cực hơn so với thời gian trước
ở các mức độ khác nhau với những sự khác biệt nhất định.
4.4.2.1. Trường hợp chị Đ.T.M
Quá trình thực nghiệm tác động đối với chị M được tác giả tiến hành qua 3 công
đoạn
a) Công đoạn 1: Xác định thực trạng hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp trẻ
Qua một số buổi PVS, quan sát và tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, tác
giả tìm hiểu mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp thực tế tại nhà đối với con mình là cháu N.P.T
* Thực trạng hiểu biết các kiến thức về RLTT ở TE và thực hiện tốt các kỹ năng
hướng dẫn trợ giúp trẻ RLTT của Đ.T.M: Sự hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở trẻ em ở mức
độ yếu, còn các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà ở mức độ trung bình.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiểu biết và thực hiện kỹ năng hướng dẫn của
Đ.T.M: Phân tích hoàn cảnh, những khó khăn của M và quá trình can thiệp, trợ giúp cho
T khiến mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT TE ở mức yếu và kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp trẻ ở mức độ trung bình, tác giả nhận thấy có những nguyên nhân sau:
- Lĩnh vực RLTT ở TE là một lĩnh vực khó, bản thân chị M đã tham dự một số
khóa tập huấn của các cơ sở TGXH tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhưng kiến
thức khá rộng và nhiều, trong khi thời gian tổ chức ngắn và các lần cách xa nhau.
- Chị M được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, công việc không liên quan nhiều
đến lĩnh vực SKTT hay CTXH vì thế không có nhiều thông tin về RLTT ở TE.
- Chị M ít được tham dự các khóa tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực RLTT ở TE
và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ tại nhà.
- Cháu T con chị M được can thiệp và trị liệu tâm lý thường xuyên hằng ngày, mỗi
ngày 1,5h tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh, việc trao đổi giáo án hướng dẫn, trợ giúp trẻ
cũng đã được các NVCTXH trao đổi thường xuyên với chị M mỗi lần đến đón trẻ.
Từ kết quả khảo sát thực tế này, tác giả xác định mục tiêu của các biện pháp tác
động đến sự hiểu biết và kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ đối với M là:
- Tăng cường kiến thức về lĩnh vực RLTT ở TE cho M, cụ thể: RLTT ở TE
(Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả); Vai trò của
cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng tránh RLTT ở
TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc, đánh giá,
phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các hoạt
động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.

137
- Tăng cường hướng dẫn M thực hiện các kỹ năng trợ giúp cho T: Hướng dẫn
trẻ các bài tập bắt chước một số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng dẫn
trẻ các bài tập để phát triển nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô;
Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và
mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập
phát triển kỹ năng ngôn ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập;
Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt
động thường ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi
ngủ…; Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).
- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về
RLTT ở TE, các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
- Tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho
TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
Trên cơ sở kết quả quan sát, phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi cá nhân và
xác định mục tiêu của các biện pháp tác động, tác giả lập kế hoạch hành động đối với
chị Đ.T.M.
b) Công đoạn 2: Thực hiện các biện pháp tác động
- Thứ nhất, cung cấp cho chị Đ.T.M và 9 phụ huynh khác trong lớp những kiến
thức về: RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân,
hậu quả); Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và
phòng tránh RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công
cụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng
Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
- Thứ hai, tổ chức cho chị M và các phụ huynh khác quan sát các ca hướng dẫn
can thiệp, trợ giúp TE RLTT với các ca mẫu (xem băng ghi hình, giảng viên và
NVCTXH đóng vai) và thực hành các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT: Hướng
dẫn trẻ các bài tập bắt chước một số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng
dẫn trẻ các bài tập để phát triển nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động
thô; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp
tay và mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các
bài tập phát triển kỹ năng ngôn ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự
lập; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các
hoạt động thường ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi
đi ngủ…; Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).

138
- Thứ ba, tổ chức cho chị M cùng các phụ huynh khác trong nhóm luyện tập 11
kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp và trong các
phòng trị liệu tâm lý cho TE RLTT tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
c) Công đoạn 3: Lượng giá và kết thúc
Sau khi tham gia khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, chị Đ.T.M đã có những chuyển biến
tích cực về hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp, cụ
thể: Chị M đã tăng mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE từ mức độ yếu trước khi
tập huấn lên mức độ khá sau tập huấn, dưới đây là một số thay đổi cụ thể:
- Chị M đã có những hiểu biết khá cơ bản về kiến thức về RLTT ở TE mà TS.
Nguyễn Thị Kim Quý và NVCTXH của TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp về:
RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả);
Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng tránh
RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc,
đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các
hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
- Chị M đã có thể phân biệt được loại RLTT mà con chị là cháu T đang gặp
phải; thực hiện được việc tư vấn cho các phụ huynh khác có con bị RLTT, kết nối
cho các phụ huynh khác tìm đến các cơ sở TGXH có các hoạt động tư vấn, sàng lọc,
can thiệp, trợ giúp TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Chị M đã hướng dẫn được cháu T những bài tập cơ bản tại nhà như các hoạt
động thường ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi
ngủ…; hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân); các hoạt động
bắt trước, vận động và các bài tập về phát triển tư duy, thúc đẩy mối quan hệ xã hội;
thực hiện được các bài tập tại nhà mà NVCTXH của TTCTXH trao đổi sau mỗi ca
cháu T trị liệu tâm lý tại TTCTXH.
4.4.2.2. Trường hợp chị H.T.V
Với trường hợp của chị H.T.V có cháu N.T.B 36 tháng tuổi được chuẩn đoán
bị rối loạn chứng tự kỷ.
Quá trình thực nghiệm tác động đối với chị V cũng được tác giả tiến hành theo
các công đoạn giống với chị M, bao gồm 3 công đoạn.
a) Công đoạn 1: Xác định thực trạng hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp trẻ

139
Qua một số buổi PVS, quan sát và tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cá nhân,
chúng tôi tìm hiểu mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp thực tế tại nhà đối với con mình là cháu N.T.B
* Thực trạng hiểu biết các kiến thức về RLTT ở TE và thực hiện tốt các kỹ năng
hướng dẫn trợ giúp trẻ RLTT của H.T.V: Sự hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở trẻ em ở mức
độ trung bình, còn các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho trẻ tại nhà ở mức độ trung bình.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiểu biết và thực hiện kỹ năng hướng dẫn
của H.T.V: Phân tích hoàn cảnh, những khó khăn của V và quá trình can thiệp, trợ
giúp cho B khiến mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT TE ở mức trung bình và kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp trẻ ở mức độ trung bình, tác giả nhận thấy có những nguyên
nhân sau:
- Lĩnh vực RLTT ở TE là một lĩnh vực khó, bản thân chị V đã tham dự một số
khóa tập huấn của các cơ sở TGXH tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đã chủ
động tìm hiểu về hội chứng tự kỷ thông qua mạng Internet và một số cha, mẹ có con
em bị tự kỷ khác.
- Gia đình chị V có công việc kinh doanh ổn định tại nhà, cá nhân chị dành
nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc cho cháu B là con gái duy nhất của anh chị.
- Chị V thường xuyên tham gia các khóa tập huấn về lĩnh vực RLTT ở TE do
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở TGXH công
lập và ngoài công lập tổ chức.
- Cháu B con chị V được can thiệp và trị liệu tâm lý thường xuyên hằng ngày, mỗi
ngày 1,5h tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh, việc trao đổi giáo án hướng dẫn, trợ giúp trẻ
cũng đã được các NVCTXH trao đổi thường xuyên với chị V mỗi lần đến đón trẻ.
Từ kết quả khảo sát thực tế này, tác giả xác định mục tiêu của các biện pháp tác
động đến sự hiểu biết và kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ đối với V là:
- Tăng cường kiến thức về lĩnh vực RLTT ở TE cho V, cụ thể: RLTT ở TE
(Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả); Vai trò của
cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng tránh RLTT ở
TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc, đánh giá,
phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các hoạt
động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
- Tăng cường hướng dẫn V thực hiện các kỹ năng trợ giúp cho B: Hướng dẫn
trẻ các bài tập bắt chước một số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng dẫn
trẻ các bài tập để phát triển nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô;
Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay và

140
mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các bài tập
phát triển kỹ năng ngôn ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự lập;
Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các hoạt
động thường ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi
ngủ…; Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).
- Tham vấn, tư vấn cho chị V cho cháu B thăm khám tại Bệnh viện Sản nhi
Quảng Ninh để được tiếp cận các trị liệu về y tế và các hoạt động phục hồi chức năng.
- Kết nối chị V thực hiện các thủ tục để tham gia Hội viên Câu lạc bộ Gia đình
trẻ tự kỷ Quảng Ninh để có thể chia sẻ thông tin, tài liệu và kinh nghiệm chăm sóc,
giáo dục trẻ tự kỷ của phụ huynh và cán bộ, nhân viên có chuyên môn. Bên cạnh đó
khi tham gia Câu lạc bộ chị V có cơ hội tham gia nhiều các khóa tập huấn do các
chuyên gia trong nước và ngoài nước giảng dạy nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn
về trẻ em tự kỷ và giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho
TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
Trên cơ sở kết quả quan sát, phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi cá nhân và
xác định mục tiêu của các biện pháp tác động, chúng tôi lập kế hoạch hành động đối
với chị H.T.V
b) Công đoạn 2: Thực hiện các biện pháp tác động
- Thứ nhất, cung cấp cho chị H.T.V và 9 phụ huynh khác trong lớp những kiến
thức về: RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân,
hậu quả); Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và
phòng tránh RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công
cụ sàng lọc, đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng
Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
- Thứ hai, tổ chức cho chị V và các phụ huynh khác quan sát các ca hướng dẫn
can thiệp, trợ giúp TE RLTT với các ca mẫu (xem băng ghi hình, giảng viên và
NVCTXH đóng vai) và thực hành các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT: Hướng
dẫn trẻ các bài tập bắt chước một số hoạt động và việc làm theo người lớn; Hướng
dẫn trẻ các bài tập để phát triển nhận thức ở trẻ; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động
thô; Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh; Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp
tay và mắt; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tư duy; Hướng dẫn trẻ các
bài tập phát triển kỹ năng ngôn ngữ; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng tự
lập; Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ năng quan hệ xã hội; Hướng dẫn trẻ các

141
hoạt động thường ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi
đi ngủ…; Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân).
- Thứ ba, tổ chức cho chị M cùng các phụ huynh khác trong nhóm luyện tập 11
kỹ năng hướng dẫn trợ giúp trẻ: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp và trong các
phòng trị liệu tâm lý cho TE RLTT tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh.
- Tư vấn, kết nối chị V gặp gỡ và làm việc với bác sĩ T phụ trách Khoa Tâm
bệnh của Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh để tìm hiểu và bố trí đưa cháu B đến tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ trị liệu về y tế và các hoạt động phục hồi chức năng của
Bệnh viện.
- Tư vấn, kết nối chị V gặp gỡ chị L phụ trách Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ
Quảng Ninh để thực hiện các thủ tục tham gia.
c) Công đoạn 3: Lượng giá và kết thúc
Sau khi tham gia khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp
cho TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, chị H.T.V đã có những chuyển biến
tích cực về hiểu biết hơn về lĩnh vực RLTT ở TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp,
cụ thể: Chị V đã tăng mức độ hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE từ mức độ trung bình
trước khi tập huấn lên mức độ tốt sau tập huấn, dưới đây là một số thay đổi cụ thể:
- Chị V đã có những hiểu biết khá sâu về kiến thức về RLTT ở TE mà TS.
Nguyễn Thị Kim Quý và NVCTXH của TTCTXH tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp về:
RLTT ở TE (Khái niệm, các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên nhân, hậu quả);
Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng tránh
RLTT ở TE; Kiến thức về sự phát triển tâm vận động ở TE; Các công cụ sàng lọc,
đánh giá, phát hiện RLTT ở TE; Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng Ninh có các
hoạt động can thiệp, trợ giúp TE có RLTT.
- Chị V đã có thể phân biệt được hầu hết các loại RLTT ở TE; thực hiện được
việc tư vấn cho các phụ huynh khác có con bị RLTT, kết nối cho các phụ huynh
khác tìm đến các cơ sở y tế, cơ sở TGXH có các hoạt động tư vấn, sàng lọc, can
thiệp, trợ giúp TE RLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hướng dẫn các phụ huynh
có trẻ tự kỷ tham gia thành viên Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Quảng Ninh.
- Ngoài hướng dẫn cháu B thực hiện những bài tập cơ bản tại nhà như các phụ
huynh khác: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi học, đi dạo, trước khi đi ngủ…;
hoạt động mát xa cho trẻ (mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân); các hoạt động bắt
trước, vận động và các bài tập về phát triển tư duy, thúc đẩy mối quan hệ xã
hội…chị V còn thực hiện được các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện
Sản nhi Quảng Ninh để hướng đến phục hồi các kỹ năng cơ bản nhất cho cháu B

142
như: Nhìn vào mắt người giao tiếp, phát được các âm cơ bản a, u, i…có thể hiểu
được các khẩu lệnh cơ bản nhất; bắt chước các thao tác cơ bản: Chỉ tay, vỗ tay, có
thể phân biệt được bố, mẹ với trẻ, phân biệt được tên của bố, mẹ và tên của trẻ; vận
động giơ tay và lấy hoặc nhặt đồ, cũng như thực hiện được các việc vệ sinh cá nhân
cơ bản nhất.
Tóm lại, chị Đ.T.M có con bị RLTT, chị chưa có nhiều kiến thức về vấn đề
RLTT ở TE, cũng như các kỹ năng hướng dẫn, trợ giúp trẻ tại nhà mặc dù chị cũng
đã nghe và tham gia một số khóa đào tạo từ các cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. Bản thân chị M có mong muốn và nguyện vọng được tham gia các
khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về RLTT ở TE và các kỹ năng
hướng dẫn và trợ giúp TE RLTT tại nhà và sau 02 đợt với 6 ngày tham dự khóa tập
huấn chị đã có những chuyển biễn rõ rệt so với trước khi tham dự, về kiến thức chị
đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan tới vấn đề RLTT mà
con chị là cháu T đang gặp phải, chị cũng đã tập luyện và thực hiện khá tốt một số
kỹ năng để hướng dẫn trợ giúp cho cháu T tại nhà.
Đối với trường hợp chị H.T.V có con bị hội chứng tự kỷ, chị có thời gian và
điều kiện kinh tế ổn định, đã có những kiến thức cơ bản về vấn đề RLTT và tự kỷ ở
trẻ em qua tìm hiểu, nghiên cứu trên Internet và qua các phụ huynh khác có cùng
hoàn cảnh. Qua khóa tập huấn bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về RLTT ở TE và
các kỹ năng hướng dẫn và trợ giúp TE RLTT tại nhà và sau 02 đợt với 6 ngày tham
dự. Mặt khác chị được cán bộ tại Trung tâm Công tác xã hội tư vấn, tham vấn, kết
nối chị tham gia Hội viên Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Quảng Ninh; kết nối đưa
cháu B đến khám tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh, kết quả bản thân chị đã có
những kiến thức rất cơ bản về kiến thức RLTT trẻ em, những kỹ năng hướng dẫn,
hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ ngoài thời gian cháu được trị liệu tâm lý tại Trung
tâm Công tác xã hội và phục hồi chức năng tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh.
Đây là điểm nhấn cho thấy sự thay đổi rõ rệt của chị H.T.V, hy vọng mang lại niềm
hạnh phúc cho gia đình, hướng đến khả năng phục hồi và hòa nhập xã hội cho cháu
B trong tương lai.
Có thể nói sau quá trình tập huấn chị M, chị V đã có những thay đổi rất tích
cực mặc dù ở mức độ khác nhau, đây là điều đáng mừng đối với các bậc phụ huynh
có trẻ bị RLTT như chị M, chị V, điều này sẽ mở ra hướng can thiệp, trợ giúp cho
TE RLTT với sự phối hợp chặt chẽ giữa sàng lọc, đánh giá và can thiệp trị liệu tâm
lý của các NVCTXH chuyên nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH; phục hồi chức
năng tại Bệnh viện chuyên môn và quá trình hướng dẫn trợ giúp bài bản của các bậc

143
phụ huynh tại gia đình; tham gia các Hội, nhóm CLB có cùng hoàn cảnh với mình
để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hỗ trợ nhau giải quyết các khó khăn,
hướng đến phục hồi và hòa nhập xã hội cho TE RLTT.
4.5. Những tác động và bài học về mô hình can thiệp thực nghiệm
4.5.1. Những tác động
Mô hình can thiệp thực nghiệm đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn
trợ giúp TE RLTT cho 10 cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT trong thời gian 6
ngày tại Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy những kết quả tích cực từ
phụ huynh tham gia, điều này sẽ giúp nhiều cho quá trình cung cấp dịch vụ CTXH
để trợ giúp TE RLTT, hướng đến nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ sở TGXH
công lập và ngoài công lập tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành những chính
sách, cơ chế cụ thể trong triển khai cung cấp dịch vụ trợ giúp TE RLTT.
Kết quả của mô hình can thiệp thực nghiệm là cơ sở để các cơ sở TGXH công
lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu và áp dụng thường
xuyên trong thời gian tới để hỗ trợ cho phụ huỳnh bên cạnh các hoạt động cung cấp
các dịch vụ CTXH trực tiếp cho TE RLTT.
Việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT
đem lại những sự thay đổi và kết quả khác nhau đối với từng phụ huynh tham gia.
Sự khác biệt này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực
SKTT; thời gian, tinh thần tham gia các khóa tập huấn; vấn đề của TE RLTT đang
gặp phải; hoàn cảnh gia đình…
Kết quả thực nghiệm, thông qua 02 ca điển hình với quá trình can thiệp và kết
quả can thiệp cũng có sự khác nhau dựa trên những đặc điểm riêng và hoàn cảnh,
vấn đề 2 gia đình gặp phải cũng khác nhau, sự tác động cũng có sự khác biệt chứ
không giống nhau hoàn toàn. Từ kết quả của mô hình thực nghiệm, trong tương để
can thiệp, trợ giúp cho TE RLTT, các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập có
thể nghiên cứu hướng hỗ trợ kết hợp giữa can thiệp và trị liệu tâm lý tại các cơ sở
TGXH của ngành LĐTB&XH kết hợp với các hoạt động phục hồi chức năng tại các
bệnh viện cho TE RLTT và sự hỗ trợ cho phụ huynh thông qua các hoạt động của
các nhóm có cùng hoàn cảnh tương đồng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả của mô hình, từ đó cho thấy đội
ngũ cung cấp dịch vụ CTXH tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH cần thường
xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để sau này có thể chủ động
xây dựng chương trình và trực tiếp thực hiện các hoạt động tập huấn, trang bị kiến

144
thức kỹ năng hỗ trợ TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ; các chuyên gia
như giảng viên TS. Nguyễn Thị Kim Quý sẽ hỗ trợ, tư vấn về phương pháp và hỗ
trợ kỹ thuật trong quá trình các cơ sở cung cấp dịch vụ.
4.5.2. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian 6 ngày thực hiện thực nghiệm đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho 10 cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT,
tác giả nhận thấy đây mà mô hình can thiệp thực nghiệm có hiệu quả trong cung cấp
dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT. Dựa trên các bước và nội dung tiến hành thực
nghiệm và kết quả mang lại sẽ giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ TE RLTT, đây là một
mô hình hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy rằng có những bất cập đã
gặp phải trong khoảng thời gian triển khai mô hình can thiệp thực nghiệm, hy vọng
có thể giúp ích cho các NCS, giảng viên, nhà khoa học đang làm việc trong lĩnh vực
CTXH, SKTT.
- Đối với cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT:
+ Do công việc và cuộc sống đa số cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT
không có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và thực hiện các kỹ năng hướng
dẫn, can thiệp, trợ giúp trẻ tại nhà.
+ Một số cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT không tham gia đẩy đủ thời
lượng 6 ngày tập huấn, trong quá trình tập huấn còn e dè, ngại tham gia vào các
hoạt động đóng ca thực hành những kỹ năng cụ thể để hỗ trợ trẻ TE RLTT.
- Đối với đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH: Hiện nay đang phụ trách nhiều
công việc chuyên môn khác nhau, mới dừng ở việc hỗ trợ các phụ huynh tham gia
tập huấn rèn luyện các kỹ năng trợ giúp TE RLTT trên lớp và trong các phòng trị
liệu tâm lý tại Trung tâm Công tác xã hội, chưa dành được khoảng thời gian nào để
theo sát và hướng dẫn phụ huynh làm việc với trẻ tại nhà.
- Chương trình tập huấn:
+ Tác giả và giảng viên xây dựng chương trình tập huấn khá chuyên sâu và
nhiều kiến thức, kỹ năng đặc thù phù hợp hơn với việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
cho đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT tại cộng đồng, cũng
như tại các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập.
+ Chương trình tập huấn với sự tham gia 10 phụ huynh có con em đang gặp
các vấn đề về RLTT, tuy nhiên trong 10 phụ huynh này thì mỗi phụ huynh có con
lại gặp những vấn đề RLTT khác nhau, vì vậy nội dung và chương trình phù hợp
hơn với một vài người.

145
Tiểu kết Chương 4

Hoạt động thực nghiệm tác động qua biện pháp tập huấn: Tổ chức lớp tập
huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho cha, mẹ,
người nuôi dưỡng trẻ đươc thực hiện với sự tham gia của 10 cha, mẹ, người nuôi
dưỡng TE RLTT trên địa bàn thành phố Hạ Long với thời gian 02 khóa học trong 6
ngày.
Kết quả thực nghiệm tác động nâng cao hiểu biết và kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT cho thấy, sau thực nghiệm, sự hiểu
biết về kiến thức SKTT, RLTT TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp của cha, mẹ,
người nuôi dưỡng đã được cải thiện rõ rệt, đa số cha, mẹ, người nuôi dưỡng đạt
mức độ hiểu biết và thực hiện khá, tốt, không còn cha, mẹ, người nuôi dưỡng thực
hiện ở mức độ yếu, tỷ lệ cha, mẹ, người nuôi dưỡng hiểu biết và thực hiện các kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp ở mức trung bình giảm đáng kể.
Như vậy, thông qua biện pháp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo có thể giúp cho
cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT nâng cao hiểu biết về SKTT và RLTT ở TE
và thực hiện tốt các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp đối với trẻ.
Kết quả phân tích hai trường hợp điển hình về người nuôi dưỡng TE RLTT đã
làm rõ hơn những biểu hiện, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cho
TE RLTT và gia đình trẻ ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, có thêm thông
tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu.
Việc áp dụng biện pháp tác động thực nghiệm đã nâng cao hiểu biết về kiến
thức RLTT TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người
nuôi dưỡng trẻ.

146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Nghiên cứu lý luận cho thấy dịch vụ CTXH đối với TE RLTT là dịch vụ
chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội được cung cấp bởi cơ sở y tế, các cơ
sở trợ giúp xã hội mà ở đó bác sĩ, nhân viên công tác xã hội sử dụng những kiến
thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm lý, xã
hội nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng để nâng cao năng lực đáp ứng
nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội; đồng thời thúc đẩy môi trường
xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản
của trẻ em rối loạn tâm thần và gia đình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
1.2. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài đề cập đến một số loại RLTT: Tự kỷ, tăng
động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành
vi.
1.3. Dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được đội ngũ cán bộ,
bác sĩ, NVCTXH của cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập thực hiện
với các dịch vụ chính: Sàng lọc, can thiệp sớm cho TE RLTT; Tham vấn, tư vấn
cho gia đình TE RLTT; Kết nối, chuyển tuyến, hỗ trợ chính sách; Truyền thông,
giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo.
Trong các dịch vụ CTXH do cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công
lập đang cung cấp có dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm; tham vấn cho gia đình TE
RLTT được cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và gia đình có trẻ RLTT đánh giá rất cao về
mức độ sử dụng và tính hiệu quả mà dịch vụ này mang lại. Bên cạnh đó, các dịch vụ
như: Cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở trẻ; kết nối, chuyển tuyến; truyền thông,
đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT được cha, mẹ,
người nuôi dưỡng trẻ, cán bộ, bác sĩ, NVCTXH đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ
trị liệu cho trẻ. Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo, trang bị, kiến thức, kỹ năng hướng dẫn
trợ giúp cho TE RLTT hiện nay còn gặp một số hạn chế chưa phát huy hết hiệu quả
của dịch vụ do tần suất đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, điều đó làm giảm đi
hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa việc điều trị tâm lý của cán bộ, bác sĩ,
NVCTXH tại các cơ sở y tế, cơ sở TGXH và cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ tại nhà
để đảm bảo trong can thiệp, hỗ trợ trẻ được rút ngắn thời gian trị liệu và mang đến
kết quả tích cực hơn. Dịch vụ kết nối, hoàn thiện thủ tục hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp
xã hội gia đình đối tượng không đánh giá cao do chưa hoàn thiện về chính sách, hồ
sơ thủ tục phức tạp trong thực hiện và tâm lý e ngại từ gia đình người thụ hưởng.
147
1.4. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dịch vụ CTXH đối với TE RLTT
đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Yếu tố chính sách, pháp luật; Yếu tố từ
đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH; Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT; Yếu tố từ gia
đình TE RLTT; Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH...ở các mức độ khác nhau.
Đối với nhóm cán bộ, bác sĩ, NVCTXH thì đánh giá chính sách, pháp luật; đặc
điểm của TE RLTT và gia đình TE RLTT là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả
cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp cho TE RLTT. Tuy nhiên, đối với nhóm cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT đánh giá yếu tố nhân viên CTXH, cơ sở cung cấp dịch
vụ là những yếu tố có ảnh hưởng lớn. Có thể thấy yếu tố chính sách và đội ngũ cán
bộ, bác sĩ, nhân viên CTXH trực tiếp trị liệu cho trẻ có kiến thức, chuyên môn, dành
nhiều thời gian làm việc với trẻ chính là yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả cung cấp các dịch vụ trợ giúp.
1.5. Việc áp dụng biện pháp tác động thực nghiệm qua biện pháp tập huấn: Tổ
chức lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT cho
cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ đươc thực hiện với sự tham gia của 10 cha, mẹ,
người nuôi dưỡng TE RLTT trên địa bàn thành phố Hạ Long với thời gian 02 khóa
học trong 6 ngày, với sự tham gia giảng dạy của TS. Nguyễn Thị Kim Quý và sự hỗ
trợ của cán bộ, NVCTXH của Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh. Chương trình tập
huấn gồm các nội dung: Cung cấp những kiến thức về TE RLTT, sàng lọc phát
hiện, hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT; Thực hiện quan sát các ca mẫu (xem qua
các video, học viên và giảng viên đóng vai) và thực hành đối với TE RLTT; Tổ
chức luyện tập kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT trên lớp và trong các
phòng phòng trị liệu tâm lý tại TTCTXH tỉnh Quảng Ninh. Kết quả đã nâng cao
hiểu biết về kiến thức RLTT TE và các kỹ năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho
cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ.
1.6. Kết quả phân tích hai trường hợp điển hình về người nuôi dưỡng TE
RLTT đã làm rõ hơn những biểu hiện, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội trợ
giúp cho TE RLTT và gia đình trẻ ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, có
thêm thông tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu. Với kết quả nghiên cứu
trên cho tác giả khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong
luận án và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các cơ quan xây dựng, hoạch định chính sách
- Chính phủ:
Sớm thông qua Chiến lược Quốc gia về sức khỏe tâm thần;

148
Sửa đổi Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật người khuyết tật để đưa cụ thể một số nhóm TE RLTT vào Điều 2 các
dạng tật để thuận lợi cho trẻ và gia đình trong hoàn thiện thủ tục hồ sơ hưởng chế độ
bảo trợ xã hội;
Sửa đổi Nghị định 26/2016/NĐ-CP Quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với
công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện
ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập để đưa cơ sở
TGXH ngoài công lập có cung cấp các dịch vụ trợ giúp người tâm thần trong đó có TE
RLTT vào Điều 2 đối tượng áp dụng.
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan:
Sửa đổi Thông tư 01/2015 ngày 06/01/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội Hướng dẫn về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật sao cho phù hợp với
điều kiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và đơn giản các biểu mẫu để đội ngũ cung
cấp dịch vụ CTXH có thể thực hiện tốt nhất và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ
CTXH trợ giúp TE RLTT;
Ban hành văn bản hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với TE RLTT;
Ban hành tài liệu hướng dẫn cơ sở y tế, cơ sở TGXH cung cấp dịch vụ CTXH trợ
giúp TE RLTT và gia đình.
- HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh:
Ban hành cơ chế miễn phí, miễn giảm một phần kinh phí khi sử dụng dịch vụ
CTXH trợ giúp TE RLTT đối với các gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia
đình chính sách;
Ban hành cơ chế khuyến khích xây dựng và hình thành các cơ sở trợ giúp xã
hội ngoài công lập để chăm sóc, can thiệp, trợ giúp TE RLTT và gia đình; tạo điều
kiện thuận lợi, không có sự phân biệt giữa cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập
để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ, hướng tới nhà nước đặt hàng các dịch vụ
CTXH cung cấp cho TE RLTT và gia đình với sự tham gia cung cấp của cả cơ sở
TGXH công lập và ngoài công lập;
Ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và địa phương trong thực
hiện cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình;
Đầu tư xây dựng trường học dành riêng cho TE RLTT hoặc Trung tâm giáo
dục, dạy nghề để các TE RLTT vượt quá khó khăn để hòa nhập cộng đồng;
Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện hoạt động trợ giúp TE
RLTT cần phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và nhu cầu của cha, mẹ,
người nuôi dưỡng trẻ;

149
Ban hành chính sách thu hút đội ngũ cung cấp dịch vụ CTXH có chất lượng
cao và yêu nghề vào làm việc tại các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Thực hiện kiểm tra, rà soát các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực can thiệp, trợ
giúp cho TE RLTT và sẽ có những hướng dẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý đối với những
cơ sở hoạt động có hiệu quả; Tổ chức đào tạo, cung cấp kiến thức kỹ năng cho các
giáo viên tại các cơ sở này; Cung cấp giáo trình hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc,
giáo dục cho trẻ RLTT đã được các chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
2.2. Đối với các cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội
Thực hiển đẩy mạnh triển khai các dịch vụ CTXH cung cấp cho TE RLTT và
gia đình trẻ có hiệu quả trong thời gian quan như: Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm;
tham vấn cho gia đình TE; cung cấp thông tin cơ bản về RLTT ở trẻ; kết nối,
chuyển tuyến; truyền thông, đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp TE RLTT được cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ;
Nghiên cứu và thực hiện kết hợp giữa can thiệp và trị liệu tâm lý tại các cơ sở
TGXH của ngành Lao động TB&XH kết hợp với các hoạt động phục hồi chức năng
tại các bệnh viện cho TE RLTT và hỗ trợ cho phụ huynh thông qua các hoạt động
của các nhóm có cùng hoàn cảnh tương đồng;
Mở rộng mô hình cơ sở y tế, cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập tại 13
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để trợ giúp trong lĩnh vực
SKTT;
Có sự đổi mới trong cách thức cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và
gia đình theo hướng cung cấp dịch vụ toàn thời gian tại cơ sở hoặc cung cấp dịch vụ
tại gia đình;
Cần quy hoạch lại cơ sở vật chất, sắp xếp lại việc sử dụng các phòng, ban cũng
như các trang thiết bị cơ sở vật dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc
cung cấp dịch vụ cho TE RLTT. Nên phân chia các khu vực theo các loại hình dịch
vụ CTXH đối với TE RLTT. Cần có những khu dành riêng cho trị liệu, phục hồi
chức năng thể chất, phục hồi chức năng tâm thần. Khu tham vấn tâm lý nên có sự
tách biệt và yên tĩnh nhất định nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình cung cấp
dịch vụ;
Thực hiện việc trang sắm đầy đủ và hiện đại, tối ưu, đảm bảo các quy chuẩn
của trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác sàng lọc, can thiệp và trị liệu tâm
lý, phục hồi chức năng cho TE RLTT;

150
Rà soát, sửa đổi bổ sung quy trình nghiệp vụ sàng lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý
cho TE RLTT cho phù hợp tình hình thực tiễn, lưu ý nâng cao thời gian trị liệu hằng
ngày đối với trẻ;
Phối hợp với các cơ sở đào tạo và giảng viên xây dựng các chương trình và tài
liệu đào tạo phù hợp và thiết thực về lĩnh vực RLTT TE cho đội ngũ cung cấp dịch
vụ CTXH và cha, mẹ, người nuôi dưỡng TE RLTT;
Rà soát, sắp xếp lại vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH trực
tiếp cung cấp dịch vụ đảm bảo dành phần lớn thời gian để làm việc với TE RLTT và
gia đình;
Tạo cơ hội để cán bộ, bác sĩ, NVCTXH được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ qua việc tham gia các khóa học ngắn hạn, dài hạn, tham gia
tập huấn, tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về SKTT, RLTT ở TE;
Thường xuyên có sự phối hợp và trao đổi lẫn nhau trong quá trình tiếp nhận và
cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT và gia đình;
Triển khai cung cấp các dịch vụ về dạy nghề, hướng nghiệp, phục hồi chức
năng và phát triển các chức năng xã hội để hỗ trợ TE RLTT hòa nhập cộng đồng;
Thường xuyên tổ chức hằng quý các khóa tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ
năng hướng dẫn trợ giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ;
Xây dựng và đề xuất, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương thực
hiện mô hình đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cha, mẹ, người nuôi
dưỡng TE RLTT.
Đổi mới và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của
cộng đồng, đặc biệt là sự tiếp cận của đối tượng đích, có thể bằng một số hình thức:
Nhắn tin qua SMS; tuyên truyền và tiếp nhận thông tin, tư vấn qua Fb, Website; In
các ấn phẩm như mũ bảo hiểm, bút, sách, vở phát cho giáo viên và học sinh trong
trường tiểu học và THCS; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lĩnh vực SKTT tại
trường học và cộng đồng...
2.3. Đối với nhà trường
Phối hợp với các cơ sở y tế, cơ sở TGXH thường xuyên tổ chức các hoạt động
truyền thông về lĩnh vực SKTT tại trường học;
Xây dựng, hình thành Văn phòng CTXH trong trường học để kịp thời sàng lọc,
phát hiện, can thiệp, trợ giúp kịp thời các học sinh gặp phải các vấn đề về SKTT;
Đào tạo, trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản về SKTT cho đội ngũ giáo
viên nhà trường.

151
2.4. Đối với cán bộ, bác sĩ, nhân viên công tác xã hội
Đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH cần ý thức rõ trách nhiệm và giá trị nghề
nghiệp, thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn đạo đức và quy định về y đức trong cung
cấp dịch vụ CTXH trợ giúp TE RLTT;
Bản thân cần chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, tự đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm trợ giúp cho TE RLTT và gia đình
trẻ ngày càng hiệu quả;
Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc hệ thống văn bản chính sách pháp luật,
các cơ sở cung cấp dịch vụ và các dịch vụ để tư vấn, tham vấn kịp thời cho gia đình
TE RLTT;
NVCTXH, bác sĩ cần có sự say mê, hứng thú, nhiệt huyết với công việc cung
cấp dịch vụ CTXH nhằm trợ giúp cho TE RLTT và gia đình trẻ;
Bố trí tới gia đình để cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc TE
RLTT những kỹ năng, bài tập để trợ giúp trẻ tại nhà.
2.5. Đối với cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em rối loạn tâm thần
Các thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ, hỗ trợ nhau trong hoạt động
hướng dẫn, trợ giúp, chăm sóc TE RLTT để hạn chế xuất hiện các cảm xúc tiêu cực
như: Âu lo, căng thẳng, giận dữ, thất vọng, căng thẳng, mệt mỏi, bế tắc;
Bản thân các thành viên trong gia đình cũng cần nâng cao nhận thức về vấn đề
RLTT ở TE, tích cực tự học hỏi để tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để
chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ trẻ tại nhà; Thực hiện việc ghi chép, quay lại các video về
việc áp dụng các kỹ năng hỗ trợ trẻ tại nhà để chia sẻ với đội ngũ chuyên gia có kinh
nghiệm về hỗ trợ TE RLTT để điều chỉnh và chuẩn hóa các kỹ năng;
Tích cực tự tìm hiểu và tham gia đầy đủ các khóa tập huấn, đào tạo về kiến
thức, kỹ năng hướng dẫn trợ giúp cho TE RLTT;
Tăng cường các hoạt động chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các phụ huynh
có trẻ bị RLTT;
Cha mẹ, người nuôi dưỡng bố trí dành thời gian phù hợp ở bên trẻ, khi phát
hiện trẻ có những bất thường về tâm lý, hành vi cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế,
cơ sở trợ giúp xã hội để sàng lọc, chuẩn đoán và can thiệp sớm.
Bố trí thời gian vui chơi, giải trí cho trẻ phù hợp để giảm những căng thẳng
trong học tập và cuộc sống.

152
3. Các giải pháp để thực hiện khuyến nghị

- Tham mưu Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở
Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh trình cấp có thẩm quyền để
nghiên cứu và điều chỉnh, sửa đổi, ban hành các chính sách mới về TE RLTT.

- Tăng cường và đa dạng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
cộng đồng về vấn RLTT TE; Huy động các nguồn lực xã hội trong công tác can
thiệp, hỗ trợ TE RLTT và gia đình.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ trợ giúp TE RLTT của các
cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất thực
hiện nhà nước đặt hàng để các cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập cung cấp
dịch vụ trợ giúp cho TE RLTT.

- Đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong hoạt động của các cơ
sở TGXH công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ

Bài báo:
1. Đỗ Anh Hòa. 2016. “Thực trạng và dịch vụ hỗ trợ trẻ em rối loạn tâm thần
tại tỉnh Quảng Ninh: Chia sẻ kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị”, Hội
thảo khoa học quốc tế “Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: Kinh nghiệm
của một số quốc gia”, Nxb Giáo dục Việt Nam. Số ĐKXB: 3749-
2016/CXBIPH/3-1379/GD, ISBN: 978-604-0-09664-7, tháng 11/2016, trang
293-301.
2. Đỗ Anh Hòa. 2016. “Mô hình hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội
của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh”, Hội thảo khoa học “Công
tác xã hội với thanh thiếu nhi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát
triển”, Nxb Thanh niên. Số ĐKXB: 4514-2016/CXBIPH/27-174/TN, tháng
12/2016, trang 47-56.
3. Đỗ Anh Hòa. 2016. “Dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho trẻ em rối loạn
tâm thần và gia đình (từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng
Ninh)”, Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác xã hội với gia đình và trẻ em”,
Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Số ĐKKHXB: 2310-
2016/CXBIPH/06-147/ĐHQGTPHCM, ISBN: 978-604-73-4461-1, qúy
III/2016, trang 351-360.
4. Đỗ Anh Hòa. 2018. “Tổng quan về nghiên cứu công tác xã hội đối với trẻ em
rối loạn tâm thần”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, GPXB số 1690/CBC-BCTU
ngày 17/11/2018 - Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, ISSN: 1859 -
3917, tháng 8/2018, trang 346-352.
5. Đỗ Anh Hòa. 2018. “Nhận biết về rối loạn tâm thần ở trẻ em”, Tạp chí Giáo
dục và Xã hội, GPXB số 1392/CBC-BCTU ngày 06/11/2018 - Cục Báo chí,
Bộ Thông tin và Truyền thông, ISSN: 1859 - 3917, tháng 11/2018, trang
275-277.
6. Đỗ Anh Hòa. 2018. “Mô hình chăm sóc trẻ em rối loạn tâm thần ở Quảng
Ninh”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, GPXB số 1392/CBC-BCTU ngày
06/11/2018 - Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, ISSN: 1859 -
3917, tháng 11/2018, trang 292-297.

154
Các công trình khác:
7. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn). 2014. Kỹ năng chăm sóc trẻ em rối nhiễu
tâm trí dành cho ngƣời chăm sóc trẻ, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng Ninh.
8. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn) 2014. Kỹ năng chăm sóc trẻ em rối nhiễu
tâm trí dành cho nhân viên công tác xã hội, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng
Ninh.
9. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn). 2015. Hƣớng dẫn nhận biết, chăm sóc,
phòng tránh hội chứng tự kỷ ở trẻ em, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng
Ninh.
10. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn và sửa bản in). 2015. Một số kỹ năng trong
trƣờng hợp cần can thiệp hỗ trợ khẩn cấp, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng
Ninh.
11. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn và sửa bản in). 2015. Chính sách pháp luật
dành cho ngƣời khuyết tật, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng Ninh.
12. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn và sửa bản in). 2016. Cẩm nang cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em, Nxb Tổ hợp in Hồng Sơn, Quảng Ninh.
13. Đỗ Anh Hòa (tham gia biên soạn). 2017. Tài liệu kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ,
ngƣời trầm cảm và tâm thần dành cho gia đình đối tƣợng, cán bộ làm công
tác trợ giúp xã hội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. GPXB số: 3873-
2017/CXBIPH/28-91/HĐ, ISBN: 978-604-89-1521-6, quý IV/2017.

155
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo Quảng Ninh. 2008. “Giới thiệu chung về tỉnh Quảng
Ninh”<http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-
chinh/201810/gioi-thieu-chung-ve-tinh-quang-ninh-2284365/index.htm>,
(25/10/2018).
2. Trương Đình Bắc. 2016. Đề tài Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở và các yếu tố liên
quan”.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2017. Thông tƣ số 01/2017/TT-
BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với ngƣời làm
công tác xã hội, ban hành ngày 02/02/2017, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2011. Hƣớng dẫn triển khai Đề án trợ
giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí
dựa vào cộng đồng (giai đoạn 2011-2020), Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam. 2013. Tài liệu
hƣớng dẫn thực hành dành cho cán bộ công tác cấp cơ sở công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam. 2017. Tài liệu
hƣớng dẫn thực hành (dành cho cán bộ cấp xã) Chăm sóc sức khỏe tâm thần
phụ nữ và trẻ em.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam. 2016. Tài liệu
hƣớng dẫn thực hành nhập môn CTXH, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ. 2013. Thông tƣ liên tịch
số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công
lập, ban hành ngày 10/6/2013, Hà Nội.
9. Bộ Y tế. 2011. Hƣớng dẫn phát hiện sớm can thiệp sớm khuyết tật, Nxb Y
học, Hà Nội.
10. Hà Đình Bốn. 2016. “Báo cáo tham luận Đề xuất xây dựng luật công tác xã
hội”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế - Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ
em: kinh nghiệm của một số quốc gia, tr. 9-18, Hà Nội.

156
11. Nguyễn Đình Chắt. 2015. “Rối nhiễu tâm trí và sự liên hệ đến các hành vi vi
phạm nội quy, bạo lực trong trường học của học sinh trung học tỉnh Lâm
Đồng”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 8 (74) năm 2015.
12. Chính phủ . 2010. Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, ngày
ban hành 25/3/2010, Hà Nội.
13. Chính phủ. 2011. Quyết định số 1215/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê
duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời
rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020, ngày ban hành
22/7/2011, Hà Nội.
14. Cục Y tế dự phòng. 2015. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu sức
khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở và các yếu tố liên quan.
15. Cục Bảo trợ xã hội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2016. Tài
liệu hội thảo khoa học chăm sóc sức khỏe: Những vấn đề xã hội học và công
tác xã hội.
16. Cục Bảo trợ xã hội. 2014. Hệ thống văn bản và tài liệu kỹ thuật trợ giúp xã hội
và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Cục Bảo trợ xã hội. 2009. Định hƣớng chính sách và hệ thống văn bản pháp
luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
18. FHI360. 2015. Tài liệu hƣớng dẫn cho cán bộ cung cấp dịch vụ tại các Trung
tâm công tác xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Ngọc Hà. 2015. Công tác xã hội đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn
tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
20. Lê Thị Minh Hà. 2013. “Thực trạng trẻ có rối loạn giảm chú ý tại thành phố
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm TPHCM, số 46 năm 2013.
21. Lê Thị Minh Hà. 2012. “Hướng nghiên cứu về trẻ có rối loạn tăng động giảm chú
ý (ADHD)”, Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm TPHCM, số 39 năm 2012.
22. Đặng Hoàng Hải. 2010. Giáo trình Dịch tễ học tâm thần, Nxb Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Trung Hải. 2013. Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào
tạo Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, Hà Nội.
24. Vũ Thị Bích Hạnh. 2007. Trẻ Tự kỷ - phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y
học, Hà Nội.

157
25. Tô Thị Hoa. 2016. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Thăng Long.
26. Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên), Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Hiệp Thương &
cộng sự. 2014. Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà
Nội.
27. Đỗ Anh Hòa. 2016. “Thực trạng và dịch vụ hỗ trợ trẻ em rối loạn tâm thần tại
tỉnh Quảng Ninh: Chia sẻ kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em”, số tháng
11, tr. 293-301.
28. Đỗ Anh Hòa. 2016. “Dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho trẻ em rối loạn tâm
thần và gia đình (từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Công tác xã hội với gia đình và trẻ em”,
số quý III, tr. 351-360.
29. Nguyễn Văn Hồi. 2014. Tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép phòng và trị liệu rối
nhiễu tâm trí với mô hình Trung tâm Công tác xã hội, Hà Nội.
30. Ngô Thanh Hồi và cộng sự. 2007. Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trƣờng
học thành phố Hà Nội, Hội thảo quốc tế Phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em
có vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.
31. Trần Thu Hương. 2015. Bộ tài liệu tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thanh Hương. 2010. Báo cáo chuyên đề về sức khỏe tâm thần của
vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Mai Lan. 2012. “Tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ”, Tạp chí
Tâm lý học, số 5 (158), 5 - 2012.
34. Nguyễn Thị Mai Lan. 2012. “Một số yếu tố tác động đến hội chứng tự kỷ ở trẻ
em”, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (163), 10 - 2012.
35. Nguyễn Thị Thái Lan. 2008. Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai. 2011. Giáo trình Công tác xã hội cá
nhân và gia đình, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
37. Ngân Thị Liên. 2012. Ứng dụng phƣơng pháp nhóm nhằm nâng cao khả năng
giao tiếp xã hội cho nhóm trẻ mồ côi tại nhà trẻ Hữu Nghị - Lạc Trung - Hai Bà
Trƣng - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.

158
38. Nguyễn Hồi Loan. 2015. Công tác xã hội đại cƣơng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
39. Nguyễn Hồi Loan - Nguyễn Thị Kim Hoa. 2015. Giáo trình công tác xã hội
đại cƣơng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Nguyễn Hồi Loan. 2014. “Hiểu và áp dụng đúng lý thuyết phân tâm vào Công
tác xã hội”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội.
41. Đỗ Lan Ly. 2016. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn Trung
tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học
viện Khoa học Xã hội.
42. Bùi Thị Xuân Mai .2010. Giáo trình Nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
43. Bùi Thị Xuân Mai. 2016. Vai trò nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe tâm thần và vấn đề đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
44. Bùi Thị Xuân Mai. 2014. Phát triển mạng lƣới cung cấp dịch vụ xã hội và
nhân viên công tác xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
45. Bùi Thị Xuân Mai. 2013. Đề tài NCKH cấp Bộ Phát triển mạng lƣới cung cấp
dịch vụ công tác xã hội và Nhân viên công tác xã hội.
46. Trịnh Thị Mai. 2013. Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh
trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc, Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Hoa Mai. 2012. “Những dấu hiệu cơ bản nhận biết hội chứng tự
kỷ ở trẻ em”, Tạm chí Tâm lý học, số 12 (165), 12 - 2012.
48. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú. 2009. “Thực trạng sức khỏe tâm thần của
học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường”,
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, 2009, trang 106-112.
49. Trần Thành Nam. 2014. “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu đa hệ
thống trên trẻ vị thành niên bị rối loạn hành vi”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Nghiên cứu Giáo dục, tập 30, số 2 (2014) 1-10.
50. Nguyễn Thị Oanh. 1999. Công tác xã hội đại cƣơng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Amie Alley Pollack. 2016. Tài liệu sức khỏe tâm thần trẻ em và thiếu niên, Hà
Nội.
52. Nguyễn Sinh Phúc. 2013. Giáo trình đại cƣơng chăm sóc sức khỏe tâm thần,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

159
53. Nguyễn Thị Phương. 2016. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ trị liệu
tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Thăng Long.
54. Nguyễn Doãn Phương, Cao Tiến Đức. 2014. “Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm
thần trong cơn ở bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp”, Tạp chí Y - Dƣợc học
quân sự, số 2 - 2014.
55. Quốc Hội. 2010. Luật Ngƣời khuyết tật số 51/2010/QH12, ban hành ngày
17/6/2010, Hà Nội.
56. Quốc Hội. 2016. Luật Trẻ em số 102/2016/QH13, ban hành ngày 05/4/2016,
Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Kim Quý. 2015. Bộ tài liệu tƣ vấn cho gia đình có trẻ em rối
nhiễu tâm trí, Hà Nội.
58. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. 2015. Đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.
59. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2019. Kết quả công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2019 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2020,
Quảng Ninh.
60. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2017. Đánh giá kết quả
triển khai Đề án 1215 giai đoạn 2011-2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Quảng
Ninh.
61. Tán Văn Thanh. 2018. Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại
cộng đồng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa
học Xã hội.
62. Mai Thị Kim Thanh. 2011. Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
63. Nguyễn Viết Thiêm. 2002. Sức khỏe tâm thần cộng đồng - Tài liệu đào tạo
sau đại học, Nxb Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
64. Phùng Thị Thơm. 2016. Dịch vụ Công tác xã hội đối với trẻ em tự kỷ từ thực
tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Học viện
Khoa học Xã hội.
65. Hà Thị Thư. 2013. Sách chuyên khảo Kỹ năng công tác xã hội nhóm, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
66. Hà Thị Thư. 2016. “Đặc điểm nghề Công tác xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Công tác xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

160
67. Hà Thị Thư. 2016. Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ công tác xã hội đối với các
nhóm đối tƣợng yếu thế, Hà Nội.
68. Nguyễn Hiệp Thương. 2015. Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
69. Tổ chức Y tế Thế Giới. 1992. Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-
10). Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chuẩn đoán, Bản dịch của Viện
Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Tâm thần Trung ương Hà Nội, Hà Nội.
70. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2013. Báo cáo Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối
nhiễu tâm trí trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
71. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2014. Tài liệu Kỹ năng chăm sóc
trẻ em rối nhiễu tâm trí dành cho nhân viên công tác xã hội, Quảng Ninh.
72. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2018. Đánh giá kết quả 5 năm
thực hiện hoạt động Mô hình sàng lọc, can thiệp, trị liệu trẻ em rối nhiễu tâm
trí, tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
73. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh. 2019. Quy trình tiếp nhận, sàng
lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
74. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và chăm sóc trẻ em. 2011. Tài liệu những
điều cần biết về hội chứng tự kỷ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
75. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và chăm sóc trẻ em. 2011. Tài liệu hỗ trợ
kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỷ, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
76. Trường Đại học Lao động Xã hội. 2017. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:
Phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội đối với trẻ em mắc bệnh tâm thần.
77. Trần Tuấn. 2013. Bài phát biểu tại Hội thảo phát triển Đề án Công tác xã hội
trong lĩnh vực Y tế, Hà Nội.
78. UNICEF. 2010. Báo cáo tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010, Hà Nội.
79. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. 2011. Kết quả thực hiện Chƣơng trình
hành động vì trẻ em Quảng Ninh giai đoạn 2001- 2010, phƣơng hƣớng nhiệm
vụ giai đoạn 2011-2020, Quảng Ninh.
80. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. 2011. Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết
định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, Quảng Ninh.

161
81. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. 2012. Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã
hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh.
82. Vi.Wikipedia. 2020. “Chủ nghĩa duy vật biện chứng”
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_duy_v%E1%
BA%ADt_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng, (08/11/2020).
83. Vi.Wikipedia. 2020. “Chủ nghĩa duy vật lịch sử”
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_duy_v%E1%
BA%ADt_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD, (27/12/2020)
84. https://vnexpress.net/can-thiep-xa-hoi-som-giup-tre-tu-ky-cai-thien-nhan-thuc-
2863612.html, (02/9/2013)
85. Võ Nguyễn Tinh Vân. 2004. Chứng Asperger và chứng NLD”, Nxb Bamboo,
Australia.
86. Nguyễn Thị Hoàng Yến. 2012. "Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
87. Nguyễn Thị Hoàng Yến. 2013. Tự kỷ những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Tiếng Anh
88. Barnes C.& Mercer G. 2003. Rehabilitation for Disabled People, Disability,
London Polity Press.
89. Betsy McAlister Groves. 1999. Mental Health Services for Children Who
Witness Domestic Violence, Published by, Princeton University.
90. Brandon, M., Sidebotham, P., Ellis, C., Bailey, S., and Belderson. 2011.
“Child and family practitioners understanding of child development, Lessons
learnt from a small sample of serious case reviews”, Department for
Education, Research Report DFE-RR110.
91. Br J Soc Work. 2003. Social Work and Child Mental Health: Psychosocial
Principles in Community Practice
92. Charles Zastrow. 1993. Introduction to social work and social welfare, 5th
Edition, Brooks/Cole, USA.
93. Elizabeth M. Z. Farmer, Barbara J. Burns, Mimi V. Chapman, Susan D.
Phillips, Adrian Angold and E. Jane Costello. 2001. Use of Mental Health
Services by Youth in Contact with Social Services, Published by, The
University of Chicago Press.
94. Hamilton, John R. 1983. “Mental Health Act”, British medical journal.
95. Hepworth D.J. 1997. Direct social work practice - theory and skills,
Brooks/Cole publishing Company.
162
96. Jane D. McLeod and Michael J. Shanahan. 1993. “Poverty, Parenting, and
Children's Mental Health”, Published by: American Sociological Association.
97. Jane D. McLeod and Michael J. Shanahan. 1996. “Trajectories of Poverty and
Children's Mental Health”, Published by: American Sociological Association.
98. Judit Ennew. 1996. Street Children and child labor.
99. Kanner L. 1968. Autistic disturbances of affective contact, Nerv Child. 1943
100. Mark Olfson, Steven C. Marcus, Benjamin Druss, Harold Alan Pincus and
Myrna M. Weissman. 2003. Parental Depression, Child Mental Health
Problems, and Health Care Utilization, Published by, Lippincott Williams &
Wilkins.
101. Orvaschel, Helen, et al. 1982. “Retrospective assessment of prepubertal major
depression with the Kiddie-SADS-E”, Journal of the American Academy of
Child Psychiatry.
102. Sicile - Kira C .2004. Autism Spectrum Disorders, The Berkley Publishing
Group, New York, U.S.A.
103. Samuel Davis. 2011. Children’s Right Under the law.
104. Susan Frauenholtz and Amy Mendenhall. 2014. Child and Adolescent Mental-
Health Disorders, National Association, Social Work Press and Oxford
University Press.
105. S.Pronina. 2012. Protecting the family, protecting the children - preserving
our future.
106. Stahmera, A.C., Schreibmanb, L., Cunninghamb. 2011. Toward a technology
of treatment individualization for young children with autism spectrum
disorders, Brain Research.
107. Stalker, K., Green Lister, P., Lerpiniere, J., and McArthur, K. 2010. Child
protection and the needs and rights of disabled children and young people: A
scoping study, University of Strathclyde.
108. Szasz, T. S.1974. “The myth of psychotherapy”, Psychotherapy and
psychosomatics.
109. WHO. 2001. The world health report 2001 - Mental Health: New
Understanding, New Hope.
110. Wolff S. 2004. The history of autism, Eur Child Adolesc Psychiatry.
111. Uri Aviram PhD. 1997. “Social Work in Mental Health”, Social Work in
Health Care.

163
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

A. PHIẾU DÀNH CHO CÁN BỘ, BÁC SĨ, NVCTXH


***
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TÌNH QUẢNG NINH

Kính thưa anh/chị!


Nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ninh” được thực hiện nhằm thu thập những dữ liệu khoa học để tìm hiểu, phân tích thực trạng
trẻ em rối loạn tâm thần ở tỉnh Quảng Ninh và thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em rối loạn tâm thần, để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác trị
liệu.
Chúng tôi kính mời anh/chị tham gia cuộc nghiên cứu này bằng cách trả lời một số câu hỏi
liên quan đến việc đánh giá, can thiệp trị liệu và chăm sóc trẻ em rối loạn tâm thần.
Những câu trả lời của anh/chị được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và được hoàn toàn giữ
bí mật.
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của anh/chị!
Ghi chú: Trẻ bị rối loạn tâm thần là trẻ có những dấu hiệu như: Chậm nói, giảm chú ý, tự kỷ,
tăng động,…

Xin đánh dấu  hoặc khoanh tròn phƣơng án trả lời phù hợp với ý kiến của anh/chị!
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Tuổi: ………………………
2. Giới tính:…………………..
3. Trình độ học vấn
 Không biết chữ  Trung học phổ thông
 Tiểu học  Trung cấp, cao đẳng
 Trung học cơ sở  Đại học, trên đại học
4. Nghề nghiệp của anh chị là: ………………………………………………………
PHẦN II. THÔNG TIN CÔNG VIỆC
5. Xin cho biết nơi làm việc của anh/chị hiện nay?
Cơ sở khám chữa bệnh tại cộng đồng Cơ quan làm việc công sở, cơ quan
Bệnh viện sản xuất,…
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Cơ sở chăm sóc tư nhân Khác (ghi rõ) …………………
Văn phòng CTXH (chuyển 5a)
5a. Anh/ chị làm việc tại văn phòng CTXH nào?
Trung tâm CTXH của tỉnh Văn phòng CTXH của xã/phường
Văn phòng CTXH của huyện Văn phòng CTXH của trường học
6. Anh/chị đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chăm sóc SKTT ở chuyên ngành đào tạo
nào?
 Chăm sóc sức khỏe tâm thần
1
 Công tác xã hội
 Các ngành: Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục đặc biệt
 Khác (ghi rõ)…………………………………………………………………………
7. Trình độ cao nhất về CTXH, chăm sóc sức khỏe tâm thần mà anh chị đƣợc đào tạo
 Ngắn hạn (vài ngày, vài tuần)
 Trung câp, sơ cấp
 Cao đẳng, đại học
 Sau đại học
8. Thời gian làm việc liên quan đến chăm sóc SKTT 1 ngày của anh/chị là ?
 2 - 4 tiếng
 4 - 6 tiếng
 6 - 8 tiếng
9. Trung bình 1 ngày, anh/chị đón tiếp bao nhiêu trẻ em bị RLTT?
 0-5
 5 - 10
 >10
10. Theo anh/chị, vấn đề trẻ thƣờng gặp phải là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
 Rối loạn lo âu  Tự kỷ
 Trầm cảm  Tâm thần phân liệt
 Rối loạn hành vi  Chậm phát triển
 Rối loạn ngôn ngữ  Khác (ghi rõ) …………………...
 Tăng động giảm chú ý
11. Đối với anh/chị nguyên nhân nào khiến trẻ gặp phải những tổn thƣơng trên? (chọn 3
nguyên nhân quan trọng nhất và xếp thứ tự từ 1 đến 3)
Nguyên nhân Thứ tự
Không xác định được nguyên nhân
Nguyên nhân sinh học
Nguyên nhân tâm lý cá nhân (suy nghĩ tiêu cực, tự ti,…)
Sang chấn tâm lý
Môi trường sống (nghèo đói, tội phạm,…)
Ảnh hưởng bởi các sự kiện thời thơ bé (gia đình bạo lực, bị lạm dụng từ nhỏ, bị bỏ
rơi,..)
Khác (ghi rõ)……………………………………………………………………
12. Theo anh/chị trẻ thƣờng gặp phải những nguyên nhân sinh học nào? (có thể chọn tối
đa 3 đáp án)
 Bẩm sinh  Thiếu dinh dưỡng
 Di truyền  Khác (ghi rõ) ……………………..
 Đẻ non
13. Mức độ xuất hiện cảm xúc của anh/chị khi chăm sóc trẻ em bị rối loạn tâm thần là?
(Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Chƣa bao Hiếm Thỉnh Thƣờng Rất thƣờng
Cảm xúc
giờ khi thoảng xuyên xuyên
Cảm giác hạnh phúc
Cảm giác vui vẻ
Cảm giác âu lo
Cảm giác căng thẳng
2
Cảm giác giận dữ
Cảm giác thất vọng
Cảm giác mệt mỏi
Khác (ghi rõ)………………
14. Anh/chị có thƣờng xuyên gặp áp lực trong công việc không?
 Có (chuyển 14a)
 Không (chuyển 15)
14a. Khi gặp áp lực trong công việc anh/chị thƣờng chia sẻ với ai?
 Không chia sẻ với ai Với gia đình, họ hàng
 Với đồng nghiệp Với người bệnh mà mình đang chữa trị
 Với bạn bè Khác (ghi rõ) ……………………
15. Mối quan hệ giữa anh/chị với gia đình trẻ RLTT hiện nay nhƣ thế nào?
Rất không tốt Không tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt
    
PHẦN III. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI LOẠN
THÂM THẦN TỈNH QUẢNG NINH
16. Anh/chị cho biết hiện nay ở Quảng Ninh có những dịch vụ công tác xã hội hay mô
hình nào dƣới đây để trợ giúp trẻ em RLTT và gia đình trẻ? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
 Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho TE  Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
RLTT cao nhận thức
 Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình  Khác (ghi rõ) ……………………
TE RLTT
 Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
16a. Trong các dịch vụ kể trên, mức độ sử dụng các dịch vụ của anh chị như thế nào? (Trả
lời hết tất cả các phƣơng án)
Rất
Không Thỉnh Thƣờng
Dịch vụ Hiếm khi thƣờng
bao giờ thoảng xuyên
xuyên
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho TE
RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
Khác (ghi rõ)……………………
17. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về sự hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp
trẻ em RLTT dƣới đây? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)

Rất Rất
Ít hiệu Hiệu Khá
Dịch vụ không hiệu
quả quả hiệu quả
hiệu quả quả
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho TE
RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
3
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
Khác (ghi rõ)……………………
18. Tại địa phƣơng anh/chị đã thực hiện đƣợc những dịch vụ phát hiện sớm trẻ em có rối
loạn tâm thần tại cộng đồng nào dƣới đây? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
 Tuyên truyền
 Đánh giá, sàng lọc, tư vấn
 Xây dựng và vận động các chính sách nhằm hỗ trợ trẻ em RLTT
 Trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thần cho trẻ và gia đình
 Khác (ghi rõ)……………………………………………………………………
19. Tại địa phƣơng anh/chị đã thực hiện đƣợc những dịch vụ can thiệp trị liệu nào dƣới
đây? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
 Đánh giá, sàng lọc, chuẩn đoán và
can thiệp
 Trị liệu tâm lý và vận động
 Kết nối và chuyển gửi
 Tham vấn cho trẻ và gia đình
 Biện hộ
 Điều phối các dịch vụ xã hội để trợ
giúp trẻ và gia đình
 Can thiệp trong trường hợp khẩn cấp
 Khác (ghi rõ)………………………..

4
20. Tại địa phƣơng anh/chị đã thực hiện đƣợc những dịch vụ phục hồi nào dƣới
đây? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
 Trang bị, cung cấp cho trẻ kỹ năng giao tiếp
 Trang bị, cung cấp cho trẻ kỹ năng hòa nhập cộng đồng
 Trang bị cho cha mẹ, người nuôi dưỡng kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ
 Trang bị cho cha mẹ, người nuôi dưỡng các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ trẻ phục hồi
chức năng và hòa nhập cộng đồng
 Khác (ghi rõ)…………………………………………………………………………
21. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của những cơ quan, ban ngành dƣới
đây trong việc can thiệp, trợ giúp cho trẻ em RLTT và gia đình? (Trả lời hết tất cả các
phƣơng án)
Rất
Không Rất
không Bình Quan
Cơ quan, ban ngành quan quan
quan thƣờng trọng
trọng trọng
trọng
Dịch vụ việc làm
Các cơ quan giám hộ
Các cơ sở giáo dục
Các cơ sở y tế
Các cơ sở dịch vụ xã hội cho trẻ em và
trẻ vị thành niên
Giám sát bộ máy của các cơ sở trợ
giúp xã hội
Tổ chức đoàn thể chính trị xã hội của
những nhóm thiểu số và bảo vê quyền
lợi của những nhóm này
22. Theo anh/chị, mức độ quan trọng trong các vai trò của cán bộ, bác sĩ, nhân
viên CTXH đối với trẻ em RLTT nhƣ thế nào? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Rất
Không Rất
không Bình Quan
quan quan
Vai trò quan thƣờng trọng
trọng trọng
trọng
Phát hiện sớm trẻ em có rối loạn tâm
thần tại cộng đồng
Nhà tham vấn, tư vấn, giáo dục
Người tạo khả năng
Người tạo môi trường thuận lợi
Đánh giá nhu cầu, tham gia vào quá
trình xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ
Vai trò đánh giá và giám sát quá trình
can thiệp, trị liệu hỗ trợ trẻ
Vai trò trợ giúp và kết nối các nguồn
lực, dịch vụ trợ giúp
Vai trò là người biện hộ, bảo vệ chính
sách
Đào tạo, cung cấp kỹ năng nuôi dưỡng
cho trung tâm nuôi dưỡng
5
Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận
thức của gia đình trẻ và cộng đồng
23. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các kỹ năng
CTXH đối với trẻ em RLTT của mình? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Rất
Không Hiếm Thỉnh Thƣờng
Kỹ năng thƣờng
bao giờ khi thoảng xuyên
xuyên
Các kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng cung cấp thông tin
Kỹ năng vận động và kết nối nguồn
lực
Kỹ năng điều phối
Kỹ năng tuyên truyền
Kỹ năng biện hộ
Kỹ năng phản hồi và cung cấp thông
tin
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thấu cảm
24. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng
CTXH đối với trẻ em RLTT của mình? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Không Rất
Rất không Bình Thành
Kỹ năng thành thành
thành thạo thƣờng thạo
thạo thạo
Các kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng cung cấp thông tin
Kỹ năng vận động và kết nối nguồn
lực
Kỹ năng điều phối
Kỹ năng tuyên truyền
Kỹ năng biện hộ
Kỹ năng phản hồi và cung cấp thông
tin
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thấu cảm
24a. Theo anh/chị kỹ năng nào là quan trọng nhất trong việc điều trị trẻ em RLTT và
gia đình?
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng cũng cấp thông tin
 Kỹ năng điều phối
 Kỹ năng tuyên truyền
 Kỹ năng biện hộ
 Kỹ năng phản hồi và cung cấp thôngtin
 Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng thấu cảm

6
PHẦN IV: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ HỖ TRỢ
TRẺ EM RLTT
25. Anh/chị đã gặp phải những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ CTXH đối
với trẻ em RLTT hay không?
 Có (chuyển 25a)
 Không (chuyển 26)
25a. Những khó khăn anh/chị đang gặp phải là?
 Cán bộ, bác sĩ, NVCTXH không được đào tạo chuyên nghiệp
 Thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
 Chế độ đãi ngộ không phù hợp
 Áp lực trong công việc
 Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng chưa đạt hiệu quả
 Khó khăn trong việc kết nối trẻ em và gia đình với các mạng lưới dịch vụ xã hội phù
hợp
 Khác (ghi rõ)…………………………………………………………………….
26. Theo anh/chị, đâu là mức độ ảnh hƣởng đến hiệu quả của dịch vụ công tác xã
hội đối với trẻ em RLTT? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Rất ảnh Khá ảnh Ít ảnh
Yếu tố
hƣởng hƣởng hƣởng
Yếu tố chính sách, pháp luật
Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH: Hiểu biết
về dịch vụ cung cấp; chuyên môn nghiệp vụ,
khối lượng công việc…
Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT
Yếu tố từ gia đình trẻ RLTT: Nhận thức; phối
hợp giáo dục; kinh tế…
Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ: Dịch vụ;
CSVC, trang thiết bị; phối hợp với cơ sở
khác…
Khác (ghi rõ)…………………
27. Anh/chị có thể nêu 1 số giải pháp để nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ
CTXH đối với trẻ em RLTT đƣợc không?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Cảm ơn anh/chị đã tham gia cuộc phỏng vấn.

7
Phụ lục 2:

B. PHIẾU DÀNH CHO CHA, MẸ, NGƢỜI NUÔI DƢỠNG


TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM THẦN
***
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM RỐI LOẠN TÂM
THẦN TẠI QUẢNG NINH
Kính thưa anh/chị!
Nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ninh” được thực hiện nhằm thu thập những dữ liệu khoa học để tìm hiểu, phân tích thực trạng
trẻ em rối loạn tâm thần ở tỉnh Quảng Ninh và thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em rối loạn tâm thần, để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác trị
liệu.
Chúng tôi kính mời anh/chị tham gia cuộc nghiên cứu này bằng cách trả lời một số câu hỏi
liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ em rối loạn tâm thần.
Những câu trả lời của anh/chị được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và được hoàn toàn giữ
bí mật.
Trân trọng cảm ơn sự tham gia của anh/chị!
Chú thích: Trẻ bị rối loạn tâm thần là trẻ có những dấu hiệu như: Chậm nói, giảm chú ý, tự
kỷ, tăng động,…

Xin đánh dấu  hoặc khoanh tròn phƣơng án trả lời phù hợp với ý kiến của anh/chị!
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ANH/CHỊ
1. Giới tính:  Nam  Nữ
2. Năm sinh: .................................................................................................................
3. Nơi ở hiện tại: ..........................................................................................................
4. Nghề nghiệp hiện tại: ..............................................................................................
5. Chi phí trung bình của gia đình: ............................................... (triệu đồng/tháng)
6. Tổng thu nhập hiện tại của gia đình: ......................................... (triệu đồng/năm)
7. Khu vực ở hiện tại của anh/chị:
 Phường
 Thị trấn
 Xã
8. Trình độ học vấn:
 Không đi học, không biết chữ  Trung cấp/cao đẳng
 Tiểu học  Đại học
 Trung học cơ sở  Sau đại học
 Trung học phổ thông
9. Tình trạng hôn nhân:
 Đang có vợ/chồng
 Độc thân
 Khác (ghi rõ): .....................................................................................................................
10. Gia đình hiện tại có mấy ngƣời con:
 1 con  3 con
 2 con  ≥ 4 con
11. Sống trong gia đình mấy thế hệ:
 Gia đình 2 thế hệ  Gia đình 4 thế hệ
 Gia đình 3 thế hệ  Gia đình đơn thân 2 thế hệ
12. Tình trạng của gia đình hiện nay:
 Xung đột  Mâu thuẫn
8
 Bình thường  Yêu thương
 Gắn kết
13. Kinh tế gia đình hiện nay:
 Nghèo
 Bình thường
 Khá/giàu
14. Loại hình nhà ở của gia đình:
 Nhà tranh, tường đất mái lá  Nhà mái bằng, nhà cao tầng
 Nhà cấp 4  Biệt thự
PHẦN 2: NỘI DUNG
15. Hiện tại trẻ em bị rối loạn tâm thần trong gia đình anh/chị ở độ tuổi nào?
 Từ 0 đến 2 tuổi  Từ 11 đến 16 tuổi
 Từ 2 đến 5 tuổi  Trên 16 tuổi
 Từ 6 đến 10 tuổi  Khác: ……………
16. Trẻ gặp vấn đề về rối loạn tâm thần trong gia đình của anh/chị là con thứ mấy?
 Con cả  Con út
 Con thứ  Con một
17. Ngƣời chăm sóc chính trẻ rối loạn tâm thần trong gia đình là ai?
 Mẹ  Anh/chị/em ruột
 Cha  Họ hàng
 Ông bà  Người khác
18. Anh/chị biết đƣợc trẻ nhà mình gặp vấn đề về rối loạn tâm thần qua đâu?
(có thể chọn nhiều đáp án)
 Từ bác sỹ (khi đến khám)  Hàng xóm, họ hàng
 Từ nhân viên công tác xã hội khi đến  Đồng nghiệp tại cơ quan
sàng lọc, đánh giá.  Bạn bè của mình
 Tự bản thân tìm hiểu.  Nhà trường (thầy cô giáo)
 So sánh con mình với trẻ con xung  Các bạn học ở trường của con mình
quanh  Khác: ……………….
 Ông bà
19. Sau bao lâu thì anh/chị cho con đi khám?
20. Anh/chị đã đƣa con đi khám tại bệnh viện tâm thần (Khoa Tâm thần) lần đầu
là tháng, năm nào?
21. Địa chỉ anh/chị đƣa con đến khám là ở đâu?
 Trung tâm Công tác xã hội  Bệnh viện tuyến Trung ương
 Bệnh viện tỉnh  Các trung tâm can thiệp trẻ có rối nhiễu
 Bệnh Sản nhi
22. Con của anh/chị đƣợc chẩn đoán là gặp vấn đề gì trong các vấn đề sau?
 Rối loạn lo âu  Tự kỷ
 Trầm cảm  Tâm thần phân liệt
 Rối loạn hành vi  Chậm phát triển
 Rối loạn ngôn ngữ  Khác
 Tăng động, giảm chú ý
23. Trƣớc khi đƣa cháu đi khám, anh/chị có tìm hiểu về dấu hiệu bệnh của trẻ mắc
phải là bệnh gì không?
 Có (chuyển sang 24)  Không (chuyển sang 25)
24. Anh/chị tìm hiểu dấu hiệu bệnh của trẻ ở nguồn thông tin nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
 Các trang mạng trên Internet.  Thông qua đọc sách/phương tiện thông
 Thông tin từ người quen biết, họ hàng. tin đại chúng

9
 Thông qua nhân viên Công tác xã
hội/cán bộ địa phương
 Từ phụ huynh có con khác
 Từ bác sĩ (trước khi mang con đến
khám).
 Hàng xóm láng giềng
 Phát thanh của xã, phường.
 Cán bộ y tế
 Từ giáo viên chủ nhiệm của con mình.
 Khác (xin ghi rõ):……………..……

10
25. Lý do gì khiến anh/chị không tìm hiểu về các dấu hiệu lạ của trẻ? (có thể
chọn nhiều đáp án)
 Không biết đấy là dấu hiệu của bệnh
 Không biết tìm hiểu từ nguồn nào
 Bản thân cho là không quan trọng
 Không để ý đến những dấu hiệu đó, nên không chủ động tìm hiểu
 Không bao giờ nghĩ là con mình lại mắc bệnh RLTT
 Khác (xin ghi rõ): ...............................................................................................................
26. Anh/chị đã sử dụng dịch vụ nào của CTXH trong việc hỗ trợ trẻ bị rối loạn
tâm thần? (Có thể chọn cả 2 đáp án).
 Dịch vụ công tác xã hội trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần. (chuyển sang 27a)
 Dịch vụ công tác xã hội trợ giúp gia đình trẻ em rối loạn tâm thần. (chuyển sang 27b)
(Nếu chọn cả 2 đáp án, thì trả lời cả 27a và 27b).
27a. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về tần suất sử dụng dịch vụ công tác xã hội
trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần? (trả lời tất cả các đáp án)

Rất
Chƣa Hiếm Thỉnh Thƣờng
Loại hình dịch vụ thƣờng
bao giờ khi thoảng xuyên
xuyên
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho
TE RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
27a1. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ hiệu quả khi sử dụng dịch vụ
công tác xã hội trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần? (trả lời tất cả các đáp án)
Rất
Ít Rất
không Bình Hiệu
Loại hình dịch vụ hiệu hiệu
hiệu thƣờng quả
quả quả
quả
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho
TE RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
27a2. Mức độ hài lòng của anh/chị khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội trợ
giúp trẻ em rối loạn tâm thần? (trả lời tất cả các đáp án)
Rất
Không
không Bình Hài Rất hài
Loại hình dịch vụ hài
hài thƣờng Lòng lòng
lòng
lòng
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho
TE RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
11
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
27b. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ hiệu quả của dịch vụ công tác xã
hội trợ giúp gia đình trẻ em rối loạn tâm thần? (trả lời tất cả các đáp án)

Rất
Ít Rất
không Bình Hiệu
Loại hình dịch vụ hiệu hiệu
hiệu thƣờng quả
quả quả
quả
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho
TE RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
27b1. Mức độ hài lòng của anh/chị khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội trợ
giúp gia đình trẻ em rối loạn tâm thần? (trả lời tất cả các đáp án)
Rất
Không
không Bình Hài Rất hài
Loại hình dịch vụ hài
hài thƣờng Lòng lòng
lòng
lòng
Dịch vụ sàng lọc, can thiệp sớm cho
TE RLTT
Dịch vụ tham vấn, tư vấn cho gia đình
TE RLTT
Kết nối, chuyển gửi, hỗ trợ chính sách
Truyền thông, đào tạo, giáo dục nâng
cao nhận thức
28. Đâu là điểm cần khắc phục của các dịch vụ trợ giúp trẻ em và gia đình trẻ
em rối loạn tâm thần?
 Tốn kém chi phí kinh phí
 Khung thời gian không phù hợp
 Không có sự hiệu quả đối với con mình
 Thủ tục phức tạp
 Đi lại khó khăn
 Khác (xin ghi rõ): .........................................................................................................
29. Anh/chị đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trang bị
các kiến thức, kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho trẻ em RLTT?
 Rất thường xuyên
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Hiếm khi
30. Anh/chị có nhu cầu đƣợc tham gia các khóa đào tạo, tập huấn trang bị các
kiến thức, kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp trẻ em RLTT?
 Rất mong muốn
12
 Mong muốn
 Bình thường
 Không mong muốn
31. Cảm nhận của anh/chị trƣớc và sau khi con mình đƣợc sử dụng các dịch vụ
CTXH?
Rất không Bình Rất hài
Cảm nhận Ít hài lòng Hài lòng
hài lòng thƣờng lòng
Trước khi sử dụng     
Sau khi sử dụng     
32. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng
công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH trực
tiếp cung cấp dịch vụ cho trẻ? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)
Rất
Không Rất
không Bình Thành
Kỹ năng thành thành
thành thƣờng thạo
thạo thạo
thạo
Các kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng cung cấp thông tin
Kỹ năng vận động và kết nối
nguồn lực
Kỹ năng điều phối
Kỹ năng tuyên truyền
Kỹ năng biện hộ
Kỹ năng phản hồi và cung cấp
thông tin
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thấu cảm
33. Theo anh/chị, đâu là mức độ ảnh hƣởng đến hiệu quả của dịch vụ công tác
xã hội đối với trẻ em RLTT? (Trả lời hết tất cả các phƣơng án)

Rất ảnh khá ảnh Ít ảnh


Yếu tố
hƣởng hƣởng hƣởng
Yếu tố chính sách, pháp luật
Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH: Hiểu biết
về dịch vụ cung cấp; chuyên môn nghiệp vụ,
khối lượng công việc…
Yếu tố từ đặc điểm của TE RLTT:
Yếu tố từ gia đình trẻ RLTT: Nhận thức; phối
hợp giáo dục; kinh tế…
Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ: Dịch vụ;
CSVC, trang thiết bị; phối hợp với cơ sở
khác…
Khác (ghi rõ)…………………
34: Đâu là khó khăn của anh/chị khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ trẻ
em rối loạn tâm thần?
 Không có điều kiện kinh tế
 Không có thời gian

13
 Chưa có thông tin nhiều về dịch vụ công tác xã hội
 Không biết ở địa phương có dịch vụ công tác xã hội
 Đi lại không thuận tiện
 Ngại chia sẻ
 Lo sợ hàng xóm xì xào, bàn tán
 Khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………
35. Anh/chị có thể nêu 1 số giải pháp để nâng cao chất lƣợng CTXH đối với trẻ
em RLTT đƣợc không?
........................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát!

14
Phụ lục 3:
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 1
(Dành cho cán bộ, bác sĩ, NVCTXH)
 Họ và tên người phỏng vấn: ………………………………………………..
 Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………..
 Thời gian phỏng vấn: …………………………………………………
 Ngày tháng năm phỏng vấn: …………………………………………
Một số vấn đề cần trao đổi trƣớc khi phỏng vấn: Giới thiệu, làm quen, thông báo về
mục đích, nội dung phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (tuổi,
trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, thời gian tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ công tác
xã hội trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần và gia đình giải quyết vấn đề khó khăn...)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN:
A. Vai trò của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH và kỹ năng công tác xã hội đối với trẻ em rối
loạn tâm thần
1. Vai trò của cán bộ, bác sĩ, NVCTXH trong việc sàng lọc, chuẩn đoán và can thiệp, trị
liệu cho trẻ em rối loạn tâm thần
1.1. Việc phát hiện sớm trẻ em có rối loạn tâm thần tại cộng đồng giúp ích gì cho việc can thiệp,
trị liệu?
1.2. Trong việc điều trị cho trẻ em rối loạn tâm thần thì nhà tham vấn, tư vấn, giáo dục, bác
sĩ, NVCTXH sẽ phối hợp với nhau như thế nào?
1.3. Anh/chị làm gì để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sàng lọc và can thiệp, trị liệu
cho trẻ em rối loạn tâm thần?
1.4. Anh/chị gặp khó khăn gì trong việc kết nối các nguồn lực, dịch vụ trợ giúp?
1.5. Những phương pháp truyền thông nào mà anh/chị cho là hiệu quả để giáo dục, nâng
cao nhận thức của gia đình trẻ và cộng đồng?
2. Kỹ năng công tác xã hội
2.1. Theo anh chị kỹ năng nào quan trọng nhất của một cán bộ, bác sĩ, nhân viên công tác
xã hội khi làm việc với trẻ em rối loạn tâm thần?
2.2. Anh/chị có gặp khó khăn gì đối với những kỹ năng trên?
2.3. Phương pháp nào giúp anh/chị cải thiện kỹ năng trên?
B. Dịch vụ công tác xã hội
3. Anh/chị cho biết hiện nay ở quảng Ninh có những dịch vụ công tác xã hội hay mô hình
gì để trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần và gia đình trẻ?
4. Theo anh/chị, các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp trẻ em rối loạn tâm thần hiện nay có
hoạt động hiệu quả không?
Anh/chị đánh giá thế nào về sự hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội và mô hình trợ
giúp trẻ em RLTT và gia đình trẻ?

15
5. Anh/chị đánh giá thế nào về dịch vụ đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trợ
giúp TE RLTT cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ?
6. Những khó khăn mà anh/chị gặp phải khi thực hiện các dịch vụ là gì?
7. Anh/chị thường làm gì để vượt qua khó khăn trên?
8. Ngoài vai trò của ngành lao động TB&XH nói chung, Trung tâm CTXH nói riêng,
anh/chị đánh giá thế nào về vai trò của các ngành như Y tế, giáo dục và các đoàn thể khác
trong việc can thiệp, trợ giúp cho trẻ em RLTT và gia đình?
9. Theo anh/chị những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả các dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em RLTT tại tỉnh Quảng Ninh? Trong các nhân tố đó theo anh/chị những nhân tố
nào là trọng tâm?
10. Theo anh/chị thời gian tới để cung cấp các dịch vụ CTXH hỗ trợ trẻ em RLTT và gia
đình được hiệu quả hơn thì cần thực hiện những giải pháp gì?

16
Phụ lục 4:
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 2
(Dành cho cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ)

 Họ và tên người phỏng vấn: ………………………………………………..


 Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………..
 Thời gian phỏng vấn: …………………………………………………
 Ngày thángnăm phỏng vấn: …………………………………………
Một số vấn đề cần trao đổi trƣớc khi phỏng vấn: Giới thiệu, làm quen, thông báo về
mục đích, nội dung phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (tuổi,
trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, thời gian tham gia hoạt động tham vấn, một số thông
tin cá nhân của người được phỏng vấn (tuổi, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, tình trạng
hôn nhân, số con trong gia đình, tình trạng trẻ RLTT...)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN:
1. Anh/chị có quan hệ như thế nào với trẻ bị mắc bệnh?
2. Con của anh/chị được chẩn đoán là mắc loại bệnh nào về rối loạn tâm thần?
3. Cháu năm nay cháu bao nhiêu tuổi?
4. Cháu được chẩn đoán là mắc bệnh về rối loạn tâm thần được bao lâu rồi?
5. Tại sao anh/chị biết là cháu mắc bệnh này?
6. Trước khi đưa cháu đi khám, thì anh/chị có biết, hoặc đoán là cháu bị bệnh gì không?
7. Ai là người chăm sóc chính cho trẻ bị rối loạn tâm thần trong gia đình anh/chị?
8. Việc chăm sóc cho trẻ có chiếm nhiều thời gian của anh/chị không?
9. Chi phí điều trị cho trẻ có tốn kém không?
10. Có ai như các thành viên khác trong gia đình, họ hàng hỗ trợ anh/chị trong việc chăm
sóc trẻ không?
11. Anh/chị có biết đến các loại hình dịch vụ của công tác xã hội không?
12. Anh/chị đã sử dụng loại hình dịch vụ nào trong số các dịch vụ của công tác xã hội?.
13. Anh/chị có đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ công tác xã hội?
14. Anh/chị đánh giá như thế nào về dịch vụ đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng hướng
dẫn trợ giúp TE RLTT?
15. Trẻ nhà anh/chị có thay đổi gì khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội?
16. Anh/chị đánh giá thế nào về kỹ năng của các nhân viên công tác xã hội đã can thiệp,
trợ giúp con mình?
17. Đánh giá của anh/chị về các dịch vụ công tác xã hội và mô hình hỗ trợ trẻ em rối loạn
tâm thần tại Quảng Ninh?
18. Theo anh/chị trong quá trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội anh/chị
thấy yếu tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ cháu nhà mình như: Chính sách, pháp
luật; đội ngũ cán bộ, bác sĩ, NVCTXH; đặc điểm của TE RLTT; gia đình TE RLTT; cơ sở
cung cấp dịch vụ…?
19. Anh/chị có suy nghĩ hay đề xuất gì để hoạt động hỗ trợ trẻ em rối loạn tâm thần và gia
đình trẻ tại Quảng Ninh ngày cảng phát triển và có hiệu quả hơn?

17
Phụ lục 5:

DANH SÁCH THỐNG KÊ PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM


Địa điểm: TTCTXH tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn.
Thời gian: Từ ngày 31/3/2108 đến 02/4/2018
Tổng số: 11 PVS cán bộ, bác sĩ, NVCTXH. 7 PVS cha mẹ; 2 TLN (18 PVS và 2 TLN)
1. PVS cán bộ, NVCTXH, bác sĩ
Trình
Giới Vị trí/nghề
Mã Tuổi độ học Nơi công tác
tính nghiệp
vấn
Trưởng phòng Sở Lao động Thương
Sau đại
ID01_CG01 Nữ 48 Bảo vệ và chăm binh và Xã hội tỉnh
học
sóc trẻ em Quảng Ninh
Nhân viên
Sau đại TTCTXH tỉnh Quảng
ID01_CG02 Nữ 33 Phòng Can thiệp
học Ninh
Hỗ trợ
Sau đại Nhân viên công Trung tâm Y tế huyện
ID01_CG03 Nữ 29
học tác xã hội Vân Đồn
Sau đại Chuyên viên TTCTXH tỉnh Quảng
ID01_CG04 Nữ 38
học công tác xã hội Ninh
Chủ cơ sở
TGXH tư nhân
ID01_CG05 Nam 39 Đại học điều trị cho trẻ Cơ sở TGXH
em rối loạn tâm
thần
Sau đại Nhân viên công Trung tâm Y tế huyện
ID01_CG06 Nữ 28
học tác xã hội Vân Đồn
Sau đại Trưởng phòng TTCTXH tỉnh Quảng
ID01_CG07 Nam 32
học Can thiệp Hỗ trợ Ninh
Phó Giám đốc
Sau đại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
ID01_CG08 Nam 35 Quỹ Bảo trợ trẻ
học Quảng Ninh
em
Trung tâm Y tế huyện
ID01_CG09 Nam 30 Đại học Bác sĩ
Vân Đồn
Sau đại Chuyên viên Sở Lao động Thương
ID01_CG10 Nam 28
học công tác xã hội binh và Xã hội
Bệnh viện Sản nhi tỉnh
ID01_CG11 Nam 30 Đại học Bác sĩ
Quảng Ninh
2. PVS cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ
Tình trạng
Trình Tình
Số con trẻ em rối
Giới độ Nghề trạng
Mã Tuổi trong gia loạn tâm
tính học nghiệp hôn
đình thần trong
vấn nhân
gia đình
Phó Rối loạn
Đại Đã ly
ID02_CG01 Nữ 35 phòng 1 tăng động,
học hôn
kinh xuất hiện
18
doanh hội chứng
tự kỷ
Chậm phát
Đại Đã kết
ID02_CG02 Nữ 31 Cán bộ 2 triển ngôn
học hôn
ngữ
Nhân Rối nhiễu
Đại viên Đã kết tâm trí, tăng
ID02_CG03 Nữ 38 2
học hành hôn động giảm
chính chú ý
Cao Cán bộ Đã kết Rối nhiễu
ID02_CG04 Nữ 35 2
đẳng nhân sự hôn về ngôn ngữ
Bà chăm sóc trẻ bị Tự kỷ, tăng
rối loạn tâm thần động, chậm
Đại
ID02_CG05 Nữ 65 Hưu trí (trẻ là con thứ 2 phát triển
học
của người con thứ ngôn ngữ
3 của bà)
Chậm phát
Công Đã kết
ID02_CG06 Nam 32 3 triển ngôn
nhân mỏ hôn
ngữ
Công Đã kết Tăng động
ID02_CG07 Nam 32 1
nhân mỏ hôn giảm chú ý
3. Thảo luận nhóm tập trung
3.1. Thảo luận nhóm 1:
Đáp Giới Trình độ Vị trí/nghề Nơi công
Mã Tuổi
viên tính học vấn nghiệp tác
Sau đại Phó Giám
1 Nam 32
học đốc phụ trách
Trưởng
Sau đại
2 Nam 32 phòng Can
học
thiệp Hỗ trợ
Nhân viên
3 Nữ 36 Đại học công tác xã
hội TTCTXH
ID03_CG01 Nhân viên tỉnh Quảng
Sau đại
4 Nữ 29 công tác xã Ninh
học
hội
Nhân viên
Sau đại
5 Nữ 38 công tác xã
học
hội
Nhân viên
Sau đại
6 Nữ 33 Công tác xã
học
hội

19
3.2. Thảo luận nhóm 2:
Đáp Giới
Mã Tuổi Vị trí/nghề nghiệp Nơi công tác
viên tính
Nhân viên công tác xã
1 Nữ 36
hội
Nhân viên công tác xã
2 Nữ 29
hội Trung tâm Y tế
3 Nam 30 Bác sĩ khoa nội huyện Vân Đồn
ID03_CG02
4 Nam 27 Y sĩ đa khoa
5 Nữ 31 Hành chính đón tiếp
6 Nam 53 Giám đốc
Phó Giám đốc phụ TTCTXH tỉnh
7 Nam 32
trách Quảng Ninh

20
Phụ lục 6:
PHIẾU LƢỢNG GIÁ TRƢỚC TẬP HUẤN
LỚP TẬP HUẤN “NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN TRỢ GIÚP
CHO CHA, MẸ, NGƯỜI NUÔI DƯỠNG TRẺ EM RLTT”

Kính thƣa anh/chị!


Để giúp chúng tôi tìm hiểu về hiểu biết, kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho cha,
mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em RLTT, bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm trong chăm
sóc, giáo dục TE RLTT, xin anh/chị hãy vui lòng cho biết mức độ hiểu biết và thực
hiện của anh/chị về các nội dung trong bảng dƣới đây nhƣ thế nào?(trong mỗi
hàng, anh/chị hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất với anh/chị và đánh dấu X vào ô
tƣơng ứng). Những câu trả lời của anh/chị chỉ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu khoa
học và đƣợc hoàn toàn giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị.

Các mức độ lựa chọn


Mức
Mức Mức
Mức độ Mức độ Mức
độ độ rất
độ yếu trung khá độ tốt
kém tốt
bình
Nội dung
I) Sự hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE
1. Rối loạn tâm thần ở trẻ em (Khái niệm,
các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên
nhân, hậu quả)
2. Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng
trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng
tránh RLTT ở trẻ em
3. Kiến thức về sự phát triển tâm vận động
ở TE
4. Các công cụ sàng lọc, đánh giá, phát
hiện RLTT ở TE
5. Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng
Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp
TE có RLTT
II) Kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT
1. Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước một
số hoạt động và việc làm theo người lớn
2. Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát triển
nhận thức ở trẻ
3. Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô
4. Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh
5. Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay
và mắt
21
6. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng tư duy
7. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng ngôn ngữ
8. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng tự lập
9. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng quan hệ xã hội
10. Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường
ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi
học, đi dạo, trước khi đi ngủ…
11. Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ
(mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân)

Chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh/chị!

22
Phụ lục 7:
PHIẾU LƢỢNG GIÁ SAU TẬP HUẤN
LỚP TẬP HUẤN “NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN TRỢ GIÚP
CHO CHA, MẸ, NGƯỜI NUÔI DƯỠNG TRẺ EM RLTT”

Kính thƣa anh/chị!


Để giúp chúng tôi có thể tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ
năng can thiệp, hƣớng dẫn trợ giúp cho cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em RLTT
hiệu quả hơn, xin anh/chị hãy vui lòng cho biết mức độ hiểu biết và thực hiện của
anh/chị về các nội dung trong bảng dƣới đây nhƣ thế nào?(trong mỗi hàng, anh/chị
hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất với anh/chị và đánh dấu X vào ô tƣơng ứng).
Những câu trả lời của anh/chị chỉ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu khoa học và đƣợc
hoàn toàn giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị.

Các mức độ lựa chọn


Mức
Mức Mức
Mức độ Mức độ Mức
độ độ rất
độ yếu trung khá độ tốt
kém tốt
bình
Nội dung
I) Sự hiểu biết về lĩnh vực RLTT ở TE
1. Rối loạn tâm thần ở trẻ em (Khái niệm,
các loại RLTT thường gặp ở TE, nguyên
nhân, hậu quả)
2. Vai trò của cha, mẹ, người nuôi dưỡng
trẻ trong hoạt động nhận biết và phòng
tránh RLTT ở trẻ em
3. Kiến thức về sự phát triển tâm vận động
ở TE
4. Các công cụ sàng lọc, đánh giá, phát
hiện RLTT ở TE
5. Các cơ sở, trung tâm, đơn vị tại Quảng
Ninh có các hoạt động can thiệp, trợ giúp
TE có RLTT
II) Kỹ năng hƣớng dẫn trợ giúp cho TE
RLTT
1. Hướng dẫn trẻ các bài tập bắt chước một
số hoạt động và việc làm theo người lớn
2. Hướng dẫn trẻ các bài tập để phát triển
nhận thức ở trẻ
3. Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động thô
4. Hướng dẫn trẻ các bài tập vận động tinh
5. Hướng dẫn trẻ các bài tập phối hợp tay
và mắt
23
6. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng tư duy
7. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng ngôn ngữ
8. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng tự lập
9. Hướng dẫn trẻ các bài tập phát triển kỹ
năng quan hệ xã hội
10. Hướng dẫn trẻ các hoạt động thường
ngày: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đi
học, đi dạo, trước khi đi ngủ…
11. Thực hiện hoạt động mát xa cho trẻ
(mát xa: Đầu, tay, ngực, lưng, chân)

Chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh/chị!

24
Phụ lục 8:

25
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ CPRS-R (Dành cho cha mẹ)

Họ và tên trẻ………………………………..Tuổi……………………...Nam/Nữ………
Lớp ………..Trường……………………….Tên cha mẹ……………………………….
Ngày làm test………………………………………………………………….
Hƣớng dẫn: Dưới đây là một loạt những biểu hiện hành vi, trạng thái tâm lý. Xin
anh/chị hãy đọc kỹ và xác định xem con mình có những biểu hiện đó không và biểu
hiện ở mức độ nào. Sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp (từ 0-3) biểu thị đúng
nhất hành vi của con mình.
STT Những biểu hiện hành vi Không Đôi Thường Hoàn
đúng khi xuyên toàn
đúng đúng đúng

1 Hay bực tức, nổi khùng 0 1 2 3


2 Có khó khăn khi phải làm hoặc hoàn 0 1 2 3
thành những công việc được giao về
nhà.
3 Luôn trong tư thế nhấp nhổm hoặc hành 0 1 2 3
động như bị thúc đẩy
4 Rụt rè hay lo sợ 0 1 2 3
5 Đòi hỏi mọi thứ phải diễn ra theo đúng ý 0 1 2 3
mình
6 Không có bạn 0 1 2 3
7 Hay kêu đau bụng 0 1 2 3
8 Hay gây gổ, đánh nhau 0 1 2 3
9 Trốn tránh,miễn cưỡng hoặc có khó 0 1 2 3
khăn khi thực hiện những nhiệm vụ đòi
hỏi sự nỗ lực về tâm trí
10 Khó tập trung chú ý khi thực hiện các 0 1 2 3
nhiệm vụ học tập, vui chơi
11 Hay cãi lại người lớn 0 1 2 3
12 Không hoàn thành các bài tập được giao 0 1 2 3
về nhà
13 Vì trẻ quá hiếu động nên khó kiểm soát 0 1 2 3
được khi đưa trẻ đi chơi vào cửa hàng,
siêu thị
14 Sợ gặp người lạ 0 1 2 3
15 Có thói quen kiểm tra đi, kiểm tra lại 0 1 2 3
mọi thứ
16 Mất bạn rất nhanh (vì trẻ không thích 0 1 2 3
bạn hoặc bạn không thích chơi với trẻ
nữa)
17 Hay kêu đau, nhức mỏi cơ thể 0 1 2 3
18 Không lúc nào để yên chân tay hoặc quá 0 1 2 3
hiếu động

26
BẢNG TỔNG KẾT PEP-R

Họ tên: Lớp:
Giới tính: Trƣờng:
Ngƣời kiểm tra: Địa chỉ:

Năm Tháng Ngày


Ngày trắc nghiệm:
Ngày sinh:
Tuổi thực:

Thang hành vi A M S Thang phát triển P E F


Quan hệ (R) Bắt chƣớc (I)
Vật liệu (M) Tri giác (P)
Cảm giác (S) Vận động tinh (FM)
Ngôn ngữ (L) Vận động thô (GM)
*Ghi điểm Tay – Mắt (EH)
A: Phù hợp Nhận thức thể hiện (CP)
M: Bất thường mức độ nhẹ Nhận thức ngôn ngữ (CV)
S: Bất thường mức độ nặng Điểm số phát triển
P: Đạt Tuổi phát triển
E: Có khả năng
F: Không đạt
Mô tả thể chất:

Những hạn chế:

Quan sát hành vi:

Mẫu giao tiếp tự phát:


.............................................................................................................................................
…. ........................................................................................................................................

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Thổi bong bóng R M S L I P FM GM EH CP CV
1. Vặn nắp lọ
2. Thổi bong bóng
3. Di chuyển mắt theo quả bong bóng

27
4. Duy trì tầm nhìn qua đường giữa
Các khối xúc giác
5. Xem xét các khối xúc giác
Kính vạn hoa
6. Thao tác với kính vạn hoa
7. Thể hiện mắt nhìn thuận
Chuông gõ
8. Đập nhẹ chuông 2 lần
Đất nặn và que gỗ
9. Tạo dấu bằng các ngón tay
10 Cắm que gỗ vào đất nặn (Điểm số P
nếu 12=P)
11. Lăn đất thành dải
12. Nặn đất thành hình chiếc bát
Rối chó và mèo
13. Thao tác con rối bằng tay
14. Bắt chước âm thanh động vật
15. Bắt chước hành động với đồ vật (3)
16. Chỉ vào bộ phận con rối (mắt, mũi,
tai, mồm) (3)
17. Chỉ các bộ phận trên cơ thể mình (mắt,
mũi, tai, mồm) (3)
18. Chơi bằng 2 con rối (câu chuyện).
(điểm số F nếu 13=F)

# 0 0 1 0 # 6 3 5 0 0 3 0
A P
M E
S F
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 1

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Bảng khối hình học R M S L I P FM GM EH CP CV
19. Chỉ ra các ô ghép đúng
20. Ghép hình vào các ô đúng
21. Nghe hiểu tên 3 hình dạng
22. Nói tên hình dạng
Bảng xếp hình 1 miếng (4 hình)
23. Ghép các hình vào bảng
28
24. Với ngang qua trước lấy miếng ghép
Bảng hình kích thƣớc
25. Chỉ ra việc sắp xếp các miếng ghép
26. Hoàn thành bảng sắp xếp hình kích
cỡ
27. Nói được vật lớn hay nhỏ
28. Nghe hiểu vật lớn hay nhỏ
Xếp hình con mèo
29. Chỉ ra việc sắp xếp các mảng hình
(Điểm số F nếu 23=F)
30. Kết hợp chính xác các mảnh hình
(Điểm số F nếu 23=F)
Xếp hình con bò
31. Hoàn thành xếp hình con bò (Điểm số
F nếu 23=F)
Đĩa màu và cốc
32. Kết hợp các cốc màu vơi các đĩa màu
(5)
33. Nói tên các màu sắc (5)
34. Nghe hiểu tên các màu sắc (5)
Lách cách
35. Nghe và định hướng tới âm thanh của
lách cách
36. Phản ứng với âm thanh của chuông
(A/M/S), lách cách

# 0 0 1 0 # 0 5 0 1 3 5 3
A P
M E
S F
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 2

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Các hoạt động thể chất R M S L I P FM GM EH CP CV
37. Đi bộ một mình
38. Vỗ tay
39. Đứng trên một chân (Điểm số F nếu
37=F hay E)
40. Nhảy lên bằng cả 2 chân
41. Bắt chước các vận động thô

29
42 Chạm ngón tay cái vào các ngón tay
còn lại
Chơi với bóng
43. Bắt bóng
44. Ném bóng
45. Đá bóng
46. Chân thuận thể hiện
47. Mang bóng (4 bước) (Điểm số F nếu
37=F)
48. Đẩy bóng (Điểm số P nếu 44=P)
Đi cầu thang
49. Leo cầu thang sử dụng 2 chân luân
phiên (Điểm số F nếu 37=F)
Ghế
50. Ngồi lên ghế
Xe đẩy
51. Tự đẩy xe đẩy
Khăn mặt, cốc/đồ chơi ƣa thích
52. Trò chơi xã hội (Điểm số P nếu 18=P)
53. Tìm những vật bị dấu (Điểm số P nếu
108=P)
Gƣơng
54. Phản ứng với hình ảnh của mình trong
gương (A/M/S)
Tiếp xúc thể chất
55. Phản ứng với sự tiếp xúc thể chất
(A/M/S)

# 2 0 0 0 # 2 0 1 13 0 1 0
A P
M E
S F
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 3
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 4

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Cù lét R M S L I P FM GM EH CP CV
56. Phản ứng khi bị cù (A/M/S)
Huýt sáo
57. Nghe và định hướng với âm thanh của
tiếng còi
30
58. Phản ứng với âm thanh của tiếng còi
(A/M/S)
Cử chỉ điệu bộ
59. Phản ứng với cử chỉ điệu bộ
Cốc và nƣớc hoa quả
60. Uống nước trong cốc
Lọ và những đồ vật yêu thích
61. Cử chỉ cần sự giúp đỡ
Các hạt, dây và cột xâu hạt
62. Phản ứng với sợi dây (A/M/S)
63. Xâu chuỗi hạt (1)
64. Lắc chuỗi hạt
65. Lấy hạt ra khỏi cột (6)
66. Xâu hạt vào cột (3) (Điểm số P nếu
63=P)
67. Sử dụng tay kết hợp
68. Đưa đồ vật từ tay này sang tauy khác
Nhận biết
69. Tên con là gì?
70. Nhận biết là trai hay gái
Sách viết của trẻ
71. Viết nguyệch ngoạc tự ý
72. Thể hiện tay thuận

# 0 1 2 0 # 0 2 4 4 1 0 3
A P
M E
S F
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 5
Tiểu mục Hành vi Phát triển
Sách ngôn ngữ R M S L I P FM GM EH CP CV
73. Copy đường thẳng đứng (1 trong 3)
(Điểm số F nếu 71= F)
74. Copy đường tròn (1 trong 3) (Điểm số
F nếu 71= F)
75. Copy hình vuông (1 trong 3) (Điểm
số F nếu 73= F)
76. Copy hình tam giác (1 trong 3) (Điểm số
F nếu 73= F)

31
77. Copy hình kim cương (1 trong 3) (Điểm
số F nếu 73= F)
78. Tô màu trong đường viền (1 trong 3)
(Điểm số F nếu 71= F)
79.Tô theo hình dạng (1 trong 3) (Điểm số P
nếu 74-77= P hay E)
Thẻ lôtô bảng chữ cái
80. Xếp chữ vào ô (9)
81. Gọi tên các chữ cái (9)
82. Nghe hiểu các chữ cái (9)
83. Copy chữ cái (7) (Điểm số F nếu 73=F)
84. Vẽ hình người (Điểm số F nếu 73=F)
85. Viết được tên mình (Điểm số F nếu 83=F)
Giấy và kéo
86. Dùng kéo cắt giấy
Túi nhỏ với 5 vật
87. Nhận biết và cầm các đồ vật (4) (có
thể cần nhìn hình)
88. Nhận biết đồ vật bằng xúc giác (4)
(không cần nhìn hình)
Ghép hình em bé
89. Ghép hình em bé
Chơi tự do
90. Chơi một mình (A/M/S)
91. Khởi đầu tương tác xã hội (A/M/S)
92 .Phản ứng với giọng nói của người
kiểm tra (A/M/S)
# 2 1 0 0 # 0 0 3 0 9 4 1
A P
M E
S F

PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 6


Tiểu mục Hành vi Phát triển
Các khối gỗ và hộp R M S L I P FM GM EH CP CV
93. Xếp khối gỗ thành cột (8)
94. Xếp các khối gỗ vào hộp
95. Đếm 2 và 7 khối
96. Nghe hiểu khái niêm 2 và 6 khối
Cốc và các khối gỗ
32
97. Thực hiện theo hướng dẫn 2 bước
Các khối, quân cờ và hộp
98. Sắp xếp theo 2 cách (6) (Điểm số F
nếu 94=F)
99. Bỏ vào hộp (Điểm số P nếu 98=P hay
E)
Nhắc lại các con số
100. Nhắc lại chuỗi 2 và 3 số
101. Nhắc lại chuỗi 2 và 3 số (lần thử 1:
7-9; 2-4; lần thử 2: 7-1-4; 7-4-8
102. Nhắc lại chuỗi 4 và 5 số (Điểm số F
nếu 100=F)
103. Nhắc lại chuỗi 4 và 5 số (lần thử 1:
5-8-6-1; lần thử 2: 7-1-4-2; 7-4-8-3-1)
Đếm vẹt
104. Đếm to (1-10)
Thẻ số
105. Gọi tên các con số (10)
Cộng và trừ
106. Giải quyết bài toán dạng 1 (Điểm số
F nếu 95=F)
107. Giải quyết bài toán dạng 2 (Điểm số
F nếu 95=F)

# 0 0 0 0 # 2 0 1 0 2 3 7
A P
M E
S F

PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 7

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Ba cốc và kẹo R M S L I P FM GM EH CP CV
108. Tìm kẹo dưới cốc (2) (Điểm số F
nếu 53= F hay E)
109. Lấy vật bằng các ngón tay nắm chắc
Các thẻ chức năng
110. Ra hiệu cách sử dụng đồ vật (5)
Chuông
111. Nghe và định hướng âm thanh của
tiếng chuông
33
112. Phản ứng với âm thanh của tiếng
chuông (A/M/S)
Chuông rung tay, thìa và cái lách cách
113. Bắt chước tạo âm thanh (3)
Thẻ phân loại
114. Lựa chọn các thẻ theo màu hay theo
hình dạng (12) (Điểm số F nếu 32=F hay
E)
Kết hợp tranh với đồ vật
115. Kết hợp đồ vật với tranh (5)
116. Gọi tên các đồ vật (5)
117. Đưa các đồ vật theo yêu cầu (3)
118. Giải thích hành động chức năng của
các đồ vật (4)
Bật đèn
119. Tắt và bật đèn
Sách ngôn ngữ
120 Thể hiện sự quan tâm tới sách tranh
121. Nghe hiểu các bức tranh (14)
122. Gọi tên các bức tranh (14)
Lặp lại âm thanh, từ và câu
123. Nhắc lại âm thanh (3) (mmm, baba,
lala)
124. Nhắc lại từ (2) (trên, cốc, bé)

# 0 0 1 0 # 3 3 2 0 0 6 2
A P
M E
S F

PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 8

Tiểu mục Hành vi Phát triển


Lặp lại âm thanh, từ ngữ và câu R M S L I P FM GM EH CP CV
125. Nhắc lại những câu hay những đoạn
ngắn (2) (Điểm số F nếu 124=F)
126. Nhắc lại những câu đơn giản (2) (Điểm
số F nếu 125=F hay E)
127. Nhắc lại những câu phức tạp (2) (Điểm
số F nếu 126=F hay E)
Hộp, con rối, cốc, chai và bóng

34
128. Đáp ứng với các hướng dẫn bằng
ngôn ngữ nói (4)
Bắt chƣớc
129. Phản ứng với sự bắt chước hành động của
chính mình (Điểm số P nếu 41=P)
130. Phản ứng với sự bắt chước âm thanh
của chính mình (Điểm số P nếu 124=P)
Yêu cầu
131. Thực hiện những yêu cầu đơn giản (3)
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ
132. Sử dụng câu 2 từ (3)
133. Sử dụng câu 4 đên 5 từ (1)
134. Sử dụng số nhiều (từ “Những”) (2)
135. Sử dụng đại từ và từ sở hữu (1)
Sách ngôn ngữ
136. Đọc những từ một tiếng (từ ngắn) (3)
137. Đọc những câu ngắn (Điểm số F nếu
136=F hay E)
138. Đọc mắc ít lỗi (Điểm số F nếu
137=F hay E)
139. Đọc hiểu (Điểm số F nếu 137=F
hay E) (2)
140. Đọc và làm theo hướng dẫn (Điểm
số F nếu 137=F hay E)
Rổ cất đồ
141. Xếp nhanh các đồ vật hàng ngày vào
rổ
Vẫy tay
142. Vẫy tay tạm biệt (Điểm số P nếu 41=P)
Véo
143. Phản ứng khi bị véo (A/M/S)
# 0 0 1 0 # 3 0 0 0 0 4 11
A P
M E
S F

35
PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 9

Những hành vi đƣợc quan sát thấy Hành vi


R M S L
144. Khám phá môi trường kiểm tra
145. Kiểm tra vật liệu đánh giá
146. Tương tác với mắt l
147. Phản ứng thị giác
148. Phản ứng thính giác
149. Quan tâm đến cấu tạo đồ vật
150. Phản ứng vị giác
151. Phản ứng khứu giác
152. Đáp ứng với người kiểm tra
153. Hành vi khi tham gia vào các bài tập
154. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người kiểm tra
155. Phản ứng sợ hãi
156. Vận động và phong cách riêng
157. Nhận thức về sự có mặt của người kiểm tra
158. Hợp tác với người kiểm tra
159. Phạm vi chú ý
160. Khả năng chấp nhận sự xen ngang
161. Ngữ điệu và sự chuyển giọng
162. Bập bẹ

# 7 4 6 2
A
M
S

PHIẾU GHI ĐIỂM PEP - R 10


Hành vi
Những hành vi đƣợc quan sát thấy
R M S L
163. Sử dụng từ
164. Sử dụng ngôn ngữ theo phong cách riêng và biệt
ngữ
165. Nhại lời trì hoãn

166. Nhại lời ngay lập tức

36
167. Kéo dài từ hoặc âm thanh

168. Sử dụng đại từ

169. Tính dễ hiểu của lời nói

170. Năng lực ngữ pháp

171. Giao tiếp tự nhiên

172. Tạo động cơ bởi những phần thưởng hiện hữu

173. Tạo động cơ bởi những củng cố có tính xã hội

174. Tạo động cơ bởi những củng cố thực chất

# 1 2 0 9
A
M
S

37
38
39

You might also like