You are on page 1of 100

VIỆN HÀN LÂM

1. KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN

“CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN


Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”
(Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương)

N ội học
931 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN

HÀ NỘI - 2020
LỜI CA ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tôi thực hiện.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách
nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một
cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong
luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận
án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác.

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN


LỜI CẢ ƠN

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội
học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, hoàn
thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Bình Dương,
đơn vị quản lý tôi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả
về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần
Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận
án nghiên cứu này. Trong quá trình cô hướng dẫn nghiên cứu, tôi không chỉ
học được những kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo
đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu.
Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những
người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn,
giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này.

Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
C ươ 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 14
1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù. ....................... 14
1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam .............................. 33
1.3. Các văn bản, chính sách liên quan ......................................................................... 37
1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra ..... 41
C ươ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................. 44
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 44
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG
NHÂN ĐƠN THÂN..................................................................................................... 70
3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân.................................................. 70
3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân ............................................... 81
3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân .................................. 87
3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội............................. 95
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ
CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG .......................................................................................................... 105
4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội ................................................................................ 105
4.2. Hoàn cảnh gia đình............................................................................................... 109
4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp. 120
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 139
TÀI LIỆUTHAM KHẢO ......................................................................................... 146
PHỤ LỤC .........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNLĐ Công nhân lao động


BMĐT Bà mẹ đơn thân
CSXH Chính sách xã hội
ASXH An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NCS Nghiên cứu sinh
NQ/TW Nghị quyết/Trung ương
CT/TW Chỉ thị/Trung ương
BCH TW Ban Chấp hành trung ương
TT-BLĐTBXH Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội
NĐ-CP Nghị định- Chính phủ
CT-TLĐ Chỉ thị - Tổng Liên đoàn
KH-TLĐ Kế hoạch – Tổng Liên đoàn
ĐA-TLĐ Đề án - Tổng Liên đoàn
CNLĐ Công nhân lao động
CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động
CN Công nhân
NLĐ Người lao động
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
PVS Phỏng vấn sâu
Tổng LĐLĐ VN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cty FDI Công ty có vốn nước ngoài
DANH MỤC BIỂU

Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân .................................................... 71


Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân ................................... 73
Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân .............................................. 75
Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân .............................................. 78
Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86
Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế.......................................... 89
Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ............................... 91
Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ..... 92
Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình ..................................................... 99
Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân ................................... 100
Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân .................................. 101
Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................... 110
Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân........................ 111
Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn
thân .................................................................................................................... 112
Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 113
Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 115
Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................. 116
Biểu 18: trình độ chuyên môn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ........... 117
Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân .............. 118
Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân.......................... 119
Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................... 119
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân ............................................ 74


Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân ......................................................... 75
Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân .......................... 76
Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân ....................... 82
Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân ........................... 83
Bảng 6: Diện tích nhà ở ...................................................................................... 88
Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân................................................... 89
Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân .... 96
Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương............. 106
Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình ........................................... 107
Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở ............................................. 109

DANH MỤC HỘP

Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72
Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương .............................. 77
Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình ........................... 108
Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở ........................................... 123
Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân .............................. 127
Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách ........................................ 128
Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách ................................................................... 133
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt
Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai,
người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng
biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những
thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh
Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm
trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ
Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ
có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này
đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình
mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống
và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo
kiểu “single mom” [9].
Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một
là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm
thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp
luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm,
nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia
đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh
được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn
chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong
bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội
truyền thống.
Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các
nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ
quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi không có

1
chồng vì nhiều lý do mà một trong những số đó là tình trạng mất cân bằng
giới tính trong các tập thể lao động. Tiếp theo đó, cũng theo tác giả Lê Thi
những vấn đề về cuộc sống của những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ sự
mất cân bằng giới tính tại các cộng đồng và những nơi làm việc với nhiều loại
hình khác nhau, từ tình trạng nhiều người chồng bỏ vợ con đi kiếm sống ở
những nơi khác nhưng không liên lạc với gia đình cũng như hậu quả mà ly
hôn hay sự chia tách gia đình để lại đối với phụ nữ và con cái của họ cũng đã
được phản ánh trong nhiều nghiên cứu [96][119].
Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, do yêu cầu và tính
chất công việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển lao động nữ, dẫn tới tình
trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một địa bàn làm việc. Cùng với
cường độ và thời gian làm việc căng thẳng, nhiều nữ công nhân khó kiếm
được người bạn đời của mình. Mặt khác, do sống xa gia đình, nhu cầu tình
cảm với người thân không được đáp ứng, cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm
nam nữ, khiến cho nhiều nữ công nhân có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Trong nhóm những nữ công nhân không chồng mà có con, có không ít người
do quan niệm sống hay vì điều kiện riêng mà không lấy được chồng nhưng
cũng vẫn muốn có con nên đã chấp nhận những cuộc tình không hứa hẹn
v.v… Tất cả những điều đó tạo nên những nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
một mình, mà trong thực tế, người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi
con” hay “mẹ đơn thân”
Cùng là những người mẹ đơn thân nuôi con một mình, tuy nhiên, xã hội
lại có những góc nhìn khác nhau về các nhóm phụ nữ này. Tác giả Lê Thi chỉ
ra dù đã có cách nhìn cởi mở hơn, nhưng những trường hợp bà mẹ đơn thân là
những người có chồng đã mất hoặc ly dị thường được xã hội chấp nhận là một
gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ. Còn đối với những phụ nữ
không chồng mà có con, họ khó lòng nhận được tình cảm tương tự từ những

2
người xung quanh và cũng không nhận được sự hỗ trợ xã hội, nhìn từ góc độ
thể chế [99].
Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung nhiều
khu công nghiệp lớn của cả nước. Tổng số công nhân lao động toàn tỉnh hiện có
khoảng 1.200.000 người (dân số trên 2,2 triệu), trong đó lao động ngoài tỉnh
chiếm hơn 80%, lao động nữ khoảng 57%. Với 29 khu công nghiệp, Bình Dương
có 410.312 lao động công nghiệp tập trung, trong đó lao động nữ là 279.612
người (68%). Như vậy, lao động nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công
nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương [126].
Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là sự phát triển các khu, cụm công nghiệp
ở Bình Dương đã nhanh chóng hình thành các hộ gia đình có nữ công nhân
đơn thân. Theo khảo sát từ các cấp công đoàn hiện có 2.584 nữ công nhân đơn
thân nuôi con nhỏ, tập trung nhiều ở các Huyện Dĩ An là 774 người; Thuận An
297; Tân Uyên 562; TDM 194; Bến Cát 225...do đây là những địa bàn tập trung
nhiều khu công nghiệp [127].
Ở Bình Dương, theo quan sát từ thực tế, những “làng”1 [195] công nhân và
những gia đình công nhân ngày càng tăng và đang có xu hướng thay đổi nhanh
chóng, vấn đề nữ công nhân trở thành mẹ đơn thân nuôi con một mình cũng trở
nên phổ biến, không còn lẻ tẻ, ngẫu nhiên như trước, đây có thể xem như một
hiện tượng mới trong sự phát triển gia đình công nhân ở các khu công nghiệp.
Những gia đình bà mẹ công nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội
mong manh dễ bị tổn thương sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc
từ một loạt các hệ lụy của sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia
đình này thường không được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm
giác an toàn, ấm áp, không có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn
thương hơn so với những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách

1
Làng công nhân là từ thường được người dân ở Bình Dương dùng khi nói tới những khu ở của công nhân
nhập cư quanh các khu công nghiệp.

3
giáo dục, nuôi dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ
đơn thân không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô vàn những
khó khăn mà họ phải đối mặt.
Phụ nữ đơn thân nuôi con nói chung và bà mẹ công nhân đơn thân nói
riêng như là một hiện tượng xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi
xã hội không nên nhìn nhận như là câu chuyện của cá nhân nữa, mà là một
trách nhiệm xã hội đối với nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em). Việc nghiên cứu
hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu công nghiệp có ý nghĩa rất
to lớn trong việc quan tâm tới số phận của những cá nhân đang nỗ lực đóng
góp cho sự phát triển của xã hội và con cái họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên
kiến, thiệt thòi.
Thứ hai, về mặt cơ sở và phương pháp luận, ngay từ những năm 90 của
thế kỷ trước, các nghiên cứu xã hội học gia đình ở trên thế giới đã thay đổi
quan niệm về gia đình cha mẹ đơn thân, theo đó họ không coi loại hình gia
đình này là một kiểu “gia đình lệch lạc” hay “gia đình có nguy cơ”, mà coi nó
như “một loại gia đình thực sự” bình đẳng với các loại gia đình khác [77].
Điều này đã phản ánh không chỉ trong những quan điểm về lý luận mà cả
trong hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong
thời gian gần đây, tuy nhiều nghiên cứu đã phản ánh về sự đa dạng hóa các
loại hình gia đình dưới tác động của sự biến đổi xã hội, nhưng loại hình gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn chưa được đề cập tới nhiều, kể cả tiếp cận
chính sách lẫn tiếp cận phân tích đời sống của họ. Điều này xuất phát từ quan
niệm cho rằng, gia đình là phải bao gồm ít nhất hai đơn vị đối ngẫu với vai trò
vợ chồng (như những gì người ta quan sát thấy và trong giá trị của văn hóa
truyền thống), nên những gia đình nào không giống vậy, thường được gọi là
“gia đình khuyết” hay “gia đình không đầy đủ” [121][15][129]. Đó cũng
chính là lí do vì sao, những vấn đề của gia đình loại này tuy được coi là “vấn
đề xã hội” nhưng chỉ được xếp vị trí khá khiêm tốn trong hệ thống xuất bản

4
phẩm khoa học về gia đình. Đồng thời, kể cả khi được đề cập đến trong
những nghiên cứu thực nghiệm, chúng cũng được coi như một phần phụ được
bổ sung theo nghĩa là một biến thể cho sự đa dạng các loại hình gia đình.
Như đã trình bày, ở Việt Nam, sau khi đất nước được thống nhất, nổi lên
những vấn đề có liên quan tới hệ quả của chiến tranh, chẳng hạn như vấn đề
việc làm cho bộ đội và thanh niên xung phong, tình trạng thanh niên không có
cơ hội lập gia đình tại các tập thể lao động do có sự chênh lệch về giới tính
của lao động và tuy không nhiều, nhưng chúng cũng đã được đề cập tới trong
các xuất bản phẩm nghiên cứu của Lê Thi và Trần Thị kim Xuyến [97][119].
Tuy nhiên, những nghiên cứu ở thời điểm đó, các tác giả mặc dù đã nỗ lực đặt
vấn đề trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở quan niệm và thực hành về giá
trị gia đình trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhưng vẫn bị giới hạn ở chỗ
thiếu cơ sở lý luận về xã hội học gia đình, đặc biệt là quan điểm coi những
người “phụ nữ bị tước cơ hội lấy chồng”, hay phụ nữ đơn thân nuôi con một
mình như một “nạn nhân” và cần được sự giúp đỡ. Trong khi đó, trong bối
cảnh đương đại, “những biến đổi của xã hội, liên quan tới kinh tế, văn hóa,
không gian đô thị có tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các cá
nhân hiện diện trong một nhóm người quan hệ với nhau bởi huyết thống hoặc
hôn nhân. Nhưng ngược lại, gia đình cũng không chỉ đơn thuần chịu sự tác
động của cái cấu trúc xã hội đó mà thay đổi, nó còn tham gia vào một cách
chủ động” (Martine Segalen)[77].
Đề tài nghiên cứu “Cuộc s ng của những bà mẹ đơ t â ở các khu
công nghiệp nhìn từ óc độ chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp
khu công nghiệp sóng thần tỉ Bì Dươ ” sẽ là một phần đóng góp về
mặt lý luận cho nghiên cứu về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam,
đồng thời cung cấp thêm cơ sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở
hàm ý chính sách cho việc bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự
phát triển của con người và gia đình Việt Nam.

5
2. Mục đíc v iệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các
khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng
cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hoàn thiện những vấn đề
lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân; Đặc biệt rà soát các
văn bản chính sách hiện có liên quan đến đời sống của lao động nữ, lao động
là bà mẹ đơn thân có con nhỏ ở các khu công nghiệp hiện nay.
- Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời
sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích những
thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần
của các bà mẹ đơn thân.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm nâng
cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.
3. Đ i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều
cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân đang
sống và làm việc tại khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu
công nghiệp Sóng Thần, doanh nghiệp và cán bộ ban ngành thực thi chính
sách liên quan đến nữ công nhân là mẹ đơn thân ở tỉnh Bình Dương.

6
3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích
từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp
tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa
tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương.
- Địa bàn nghiên cứu: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu
công nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất và
tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh
thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
- Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất
lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
- Công nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ chuyên môn
không cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập thấp, họ cũng chủ
yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn
về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần.
- Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, công việc không
ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân.
- Thể chế, các chính sách và môi trường sống (Nhà nước, công đoàn và
chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều khoảng trống
và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.

7
4. P ươ p áp luậ v p ươ p áp iê cứu
4.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời sống công
nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn thân.
Về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác -
Lênin Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm:
Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu sự vật, hiện
tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán đoán chủ quan mà các kết
luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy.
Thứ hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có quá trình nảy sinh, vận
động và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến
bản chất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ
thống, đặt sự vật, hiện tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó.
Thứ ba, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm
chứng nhận thức.
Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và bằng
chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu đáo các
vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.
Ngoài ra đề tài luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu và có tính phổ biến như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương
pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa… nhằm làm rõ
đối tượng nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.

8
Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng được
quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến
nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát
định tính và định lượng, hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin
này sẽ cho phép NCS tổng hợp các nguồn tài liệu sách, tạp chí, số liệu thống kê,
và các thông tin sơ cấp từ các phỏng vấn, bảng hỏi tại thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và
nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản
của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Dương, các chính sách về công nhân, nữ
công nhân; các tài liệu viết về một số lý thuyết xã hội học, phương pháp
nghiên cứu xã hội học; các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình công
nhân, công tác công đoàn phạm vi toàn quốc và của tỉnh Bình Dương; các
công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước về vấn đề có liên quan... Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so
sánh để xử lý, phân tích các thông tin có được từ nguồn tài liệu này.
- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối
tượng là bà mẹ đơn thân nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) đặc điểm
xã hội của bà mẹ đơn thân; thực trạng cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn
thân; (2) một số nhân tố ảnh hưởng cuộc sống và giải pháp cần thiết góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Các kết quả khảo sát định lượng
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0 dành cho các nghiên cứu
khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử
dụng đối với bà mẹ đơn thân là công nhân để thu thập những thông tin định

9
tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho
các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ
công đoàn cấp tỉnh và công đoàn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh
nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ
đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc
chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp
bốc thăm; Chúng tôi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và
chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể
mẫu.
Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty
Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng,
công ty Liên Phát,
Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng Thần
là 774 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại
các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là
150 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành,
cán bộ công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân
nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà
mẹ đơn thân tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương.
Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một
số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng
vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết
phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng
vấn bà mẹ đơn thân là công nhân.

10
Khung phân tích
Các chính sách xã hội; môi trường,
điều kiệ lao động trong doanh nghiệp
công nhân, bà mẹ đơ t â

Đặc điểm xã hội: Các chính sách đối


- Tuổi, Học vấn, với bà mẹ đơn
chuyên môn thân:
- Nơi làm việc,
Thu nhập Đời sống vật chất - Chính sách về việc
- Hoàn cảnh gia làm , nhà ở….
đinh, Số con Đời sống tinh thần
- Số năm công tác,
hợp đồng lao động.
-Chính sách về tiếp
…. cận dịch vụ xã
hội….

Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống


nơi bà mẹ đơn thân ở

5. Đó óp mới v ý ĩa t ực tiễn của luận án


5.1. Đó óp mới
Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn
thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong
bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà
mẹ đơn thân công nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung
sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong
cuộc sống hiện nay.
Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của
bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối
chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các
chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở
quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng
mô hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người

11
lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa
phương.
6. Ý ĩa lý luận v ý ĩa t ực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận
nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã
hội học lao động ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp
phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học
vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng
góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan
điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là
công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những
thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm
việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là
công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện chính sách,
huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện
hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc
sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và
ở Bình Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các
khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chăm
lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.

12
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án
bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân
Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân
đơn thân ở khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương

13
C ươ 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về chủ đề nữ đơn thân nuôi con một
mình nói chung và mẹ đơn thân là công nhân nói riêng, tác giả luận án gặp
không ít trở ngại do sự hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học
chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì vấn đề mà tác giả đã chọn lại là sự
giao thoa giữa hai lĩnh vực: thứ nhất là nghiên cứu gia đình, trong đó gia đình
có chủ hộ là phụ nữ đơn thân như một loại hình đặc thù của sự đa dạng các
dạng thức gia đình trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, nghiên cứu về nữ công
nhân tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này, hai nội dung
lớn sẽ được đề cập tới là những nghiên cứu về gia đình có đề cập tới gia đình
có phụ nữ đơn thân ở nước ngoài và ở Việt Nam, những vấn đề liên quan tới
đời sống của những người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ tại các khu
công nghiệp.
1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù
Từ các nguồn tài liệu sẵn có trên thế giới mà NCS tiếp cận được có thể
nhận thấy, các gia đình có mẹ đơn thân thường xuất hiện nhiều hơn, đồng thời
những gia đình cha mẹ đơn thân do người đối ngẫu đã mất ngày càng giảm đi
kể cả theo thực tế và theo thống kê, có nghĩa là những gia đình chủ hộ đơn
thân do ly hôn hoặc không kết hôn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ở khía
cạnh này các tác giả phương Tây cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa
phương tây đã mang đến một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc và hình
thái gia đình. Gia đình hạt nhân có đầy đủ bố mẹ và con cái ngày càng giảm,
thay vào đó tỉ lệ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con do ly dị, sống thử
ngày càng tăng (Klett-Davies) [154] .
Bà mẹ đơn thân là ai?

14
Các tác giả (Gucciardi, Celasun, Stewart. Wendy Wang và cộng sự)
cho rằng mẹ đơn thân là những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn hay
đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt
pháp lý [147].
Các nguồn tư liệu trên thế giới cho thấy, trong những năm 2000, mối
liên hệ giữa gia đình có mẹ đơn thân và tình cảnh sống bấp bênh được quan
sát thấy ở những bà mẹ trẻ. Mẹ đơn thân thường có trình độ học vấn thấp hơn
(so với nhóm mẹ sống có chồng). Họ thường sinh con sớm trong bối cảnh
người cha đứa trẻ thường là công nhân hoặc viên chức (Martine
Segalen)[77].
Giới trẻ Mỹ đều có xu hướng muốn sau này họ sẽ kết hôn
(Cherlin)[145]. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2013 của Hoa Kỳ thì có đến 40%
trẻ em sinh ra trong gia đình không hôn nhân [156]. Theo như Shattuck và
Kreider cho biết thì có đến 60% phụ nữ sinh con nhưng không kết hôn trong
độ tuổi từ 20-24 [179]. Trong khi đó ở nước Anh gia đình truyền thống không
còn chiếm ưu thế và được thay thế bằng cuộc sống hiện đại hóa, không theo
tiêu chuẩn, việc sống chung hoặc chấp nhận làm mẹ đơn thân đang dần phổ
biến trong xã hội Anh và những người này là nhóm trẻ trong xã hội
(Berrington, Perelli-Harris & Trevena)[138]. Kết quả nghiên cứu định tính
của Jason Deparle và cộng sự cũng cho thấy, các bà mẹ đơn thân trong nghiên
cứu đều có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có con từ 1-6 tuổi, 2/3 số trẻ em ở Mỹ
được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 30 tuổi [178].
Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, vào năm 1960 tỷ lệ ông bố,
bà mẹ đơn thân chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng số hộ gia đình của nước này,
đến năm 2000 là 20%, và đến năm 2007 tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên đến năm
2011 có khoảng 12 triệu hộ gia đình đơn thân và trong số này có đến 80% là
bà mẹ đơn thân. Điều đặc biệt ở đây là có khoảng 45% bà mẹ làm mẹ đơn
thân chưa bao giờ kết hôn. Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu năm 2005

15
của Amato, Paul [140]. Tại Australia có 31% đứa trẻ khi sinh ra ở trong gia
đình bà mẹ chưa bao giờ kết hôn vào năm 2001, có 14% bố mẹ đơn thân vào
năm 2003, và đến năm 2011 tỷ lệ bố mẹ đơn thân ở quốc gia này chiếm
15,9% tổng số hộ gia đình của nước này (Văn phòng Thống kê Australia,
2011). Khi nhắc đến bố mẹ đơn thân không thể không nhắc đến Thụy Điển,
một đất nước phát triển, trình độ dân trí cao, quyền phụ nữ được tôn trọng, và
cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đơn thân cao. Quốc gia này
có những chính sách về phúc lợi xã hội cho người mẹ đơn thân và những đứa
trẻ sinh sống trong gia đình bà mẹ đơn thân [140].
Xét về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ đơn thân từ các kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn bà mẹ đơn thân đều có tình trạng kinh tế
- xã hội thấp và sinh con đầu ở độ tuổi còn trẻ (Shattuck và Kreider) [161].
Với những phụ nữ đơn thân sinh con sớm sẽ cản trở việc học hành và dẫn đến
hạn chế năng lực kiếm tiền của họ (Budig và England) [143], kết quả này
cũng giống với số liệu của văn phòng thống kê Mỹ năm 1997 (U.S. Census
Bureau) [196].
Ở một nghiên cứu khác của Hyunjoon Park phát hiện rằng, không có sự
khác biệt nhiều về trình độ giáo dục của bà mẹ đơn thân cũng như những phụ
nữ không phải bà mẹ đơn thân nhưng lại khác nhau nhiều về ham muốn học
hỏi giữa hai nhóm bà mẹ này [180].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài
hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình.
Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen,
E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân
trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng
có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ
cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã

16
hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, nhiều bà mẹ đơn thân
việc làm không ổn định, thậm chí thất nghiệp và không có thu nhập. Vì vậy,
sự giúp đỡ của người thân và gia đình về vật chất, tinh thần là phương thức hỗ
trợ mẹ đơn thân chăm sóc tốt cho con của họ.
Nếu nhìn theo quan điểm thị trường lao động, tỷ suất hoạt động lao
động của phụ nữ đơn thân cao hơn so với tỷ suất hoạt động của phụ nữ có
chồng. Tức là mẹ đơn thân để có thể trang trải chi phí cho gia đình, thường
phải đi làm nhiều hơn.
Một đặc điểm nữa của nhóm các gia đình có mẹ đơn thân là sự tích hợp
các yếu tố dễ bị tổn thương như: tuổi người mẹ có con sớm thường còn trẻ;
không được hưởng đời sống lứa đôi; thiếu sự giúp đỡ của người cha đứa trẻ;
trình độ nghề nghiệp thấp; thất nghiệp. Do vậy, các nước phương Tây có các
hình thức trợ cấp cho những phụ nữ này. Thông thường những người mẹ đơn
thân do việc làm bấp bênh, hay thu nhập thấp, hay không có thời gian trông con
nên họ thường nhận trợ cấp theo chế độ thu nhập thấp (Martine Segalen) [77].
Vì sao nghèo thường gắn với những gia đình nữ đơn thân? Wang
Shijun2[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh
tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn
thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc
gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ
nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi
kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục. Đó cũng là lý do có
khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ đơn thân.
Khi nghiên cứu về gia đình có mẹ đơn thân trong tiến trình ly hôn và
sau ly hôn, Claude Martin [149] chỉ ra rằng, người nuôi con có được hỗ trợ
hay không còn tùy thuộc vào cách thức mà mối liên hệ với người chồng cũ

2
(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”

17
còn duy trình hay đứt quãng. Trong số những người trong mẫu nghiên cứu
của ông chỉ có 75% cặp thuận tình ly hôn được nhận tiền trợ cấp. Còn trong
trường hợp chấm dứt mối liên hệ hoàn toàn, thì có 58% người không được
nhận. Ly hôn áp đặt cho hai vợ chồng, nhất là người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng con cái những lựa chọn về chỗ ở hay về công việc tạo thu nhập, mà
không phải ai cũng có được sự lựa chọn tối ưu. Đó chính là lý do gia đình mẹ
đơn thân thường gắn với nhóm nghèo hơn.
Mặc dù tình hình chung như vậy, nhưng các tác giả cho rằng, trong số
những người mẹ đơn thân vẫn có sự phân tầng nhất định. Những người thuộc
tầng lớp trên khá phù hợp với hình thức gia đình mới này, còn những tầng lớp
nghèo phải trả giá cho sự tan vỡ hôn nhân của họ. Chẳng hạn, những phụ nữ có
bằng cấp và thu nhập ổn định không nhất thiết rơi vào hoàn cảnh như vậy. Họ có
thể vẫn đi làm tạo thu nhập rồi thuê người trông con. Martine Segalen [77].
Những con đường để trở thành mẹ đơn thân
Ly hôn là một trong những cách nhanh nhất để biến một gia đình đầy
đủ thành một gia đình đơn thân. Như đã trình bày, sau ly hôn, nam giới có xu
hướng tái hôn nhiều hơn so với phụ nữ. Trong bối cảnh của các nước phương
Tây, các tác giả cho rằng, ly hôn dẫn tới nhiều sự đứt đoạn khác ngoài sự cắt
đứt mối liên hệ vợ chồng, chẳng hạn như sự gián đoạn về lĩnh vực xã hội, lĩnh
vực tình cảm, kinh tế v.v… Đường đời của cá nhân như vậy tạo ra sự đứt
quãng, nhiều khi dẫn tới hệ quả không mong muốn, vì không phải ai cũng có
thể “làm lại cuộc đời mình” bằng việc tái hôn. Cụ thể, từ cuộc khảo sát qua
điện thoại với 321 người đã ly hôn, Claude Martin đã nêu ra một số trường
hợp như:
1. Nhóm những người mẹ đơn thân và không muốn tái hôn. Nhóm này dù
mong muốn có được vị thế độc lập nhưng có cảm giác khó thực hiện được.
2. Nhóm những người mẹ rơi vào hoàn cảnh bấp bênh và đơn độc.

18
3. Nhóm những người chừng 50 tuổi ly hôn với tình huống con cái họ đã
rời khỏi nhà, thường không có ý định tái hôn.
4. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thấp, tương đối đơn độc nhưng
được bố mẹ hỗ trợ sau khi chấm dứt hôn nhân.
5. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thường có xu hướng tái hôn.
Họ vẫn giữ mối liên hệ với vợ hay chồng cũ.
Như vậy, sau khi ly hôn, sự độc lập về tài chính sẽ giúp cho những
người cha hay mẹ đơn thân không băn khoăn khi sống độc thân. Họ muốn giữ
vị thế độc thân hơn là dự kiến tái hôn. Tuy nhiên, với những người có tuổi và
có trình độ chuyên môn thấp, kinh tế bấp bênh sẽ khiến họ bị phụ thuộc nhiều
vào gia đình và xã hội hơn. Những phân tích vừa nêu thuộc về tiếp cận chủ
thể. Trong nghiên cứu với quan điểm tổng thể luận, các nhà nghiên cứu vẫn
chỉ ra một chiều kích khác. Đó là quan điểm cho rằng, những sự thay đổi của
hôn nhân, gia đình có nguồn gốc từ sự thay đổi cấu trúc xã hội.
Tập hợp những nghiên cứu xã hội học gia đình của các quốc gia
phương Tây, Martin Segalen đã thực hiện một phân tích lịch đại về diễn biến
của các kiểu hôn nhân. Theo ông, trong những năm 1960, xã hội học thường
quan tâm tới tính quyết định mang tính văn hóa xã hội và địa lý của tỷ lệ kết
hôn, rằng kết hôn do tình yêu tương đương với các cuộc hôn nhân bình đẳng.
Giai đoạn 1950-1970 việc kết hôn đòi hỏi cả tình yêu và hôn nhân hợp pháp
như là sự bổ sung cho nhau. Sự lôi cuốn cá nhân vẫn là biện minh duy nhất
cho việc kết hôn. Nhưng đến những năm 70, xã hội học lại tập trung vào việc
phân tích những nguyên nhân, những đặc trưng và hậu quả của việc mất lòng
tin vào hôn nhân. Ông cho rằng, các tác giả đã sai lầm khi giải thích sự giảm
sút số lượng đám cưới vào năm 1973 bằng biểu hiện của “sự trì hoãn hôn
nhân”. Ông nhận định, cần phải xem xét lại cách giải thích này, khi nhiều tác
giả cho rằng các cặp đôi chỉ lùi lại dịp kết hôn của họ, sau khi “sống thử”.
Thật ra ở đây không phải là vấn đề thời điểm, mà là một cách ứng xử mới đã

19
được đặt vào đúng vị trí của nó. Nhận thấy sự gia tăng bất ngờ của hiện tượng
ly hôn cũng vào thời điểm đó, ông cho rằng, đồng thời với việc mất niềm tin
vào hôn nhân, người ta cũng ly hôn nhiều hơn. Hiện tượng này diễn ra trong
bối cảnh phong trào nữ quyền nổi lên và quyền bình đẳng về giới được công
nhận trong xã hội phương Tây.
Các nhà xã hội học chứng kiến hiện tượng này đã đặt ra câu hỏi phải
chăng tình yêu là sự lựa chọn của cái riêng tư, mà nhà nước không nên can
thiệp vào? Họ lý giải rằng sự lựa chọn tạm thời sẽ thay thế cho khái niệm lứa
đôi với sự cam kết lâu dài. Việc kết hôn dần dần xuất hiện như thủ tục đơn
giản, sống chung không hôn thú (kết hôn thử) là một thực hành hợp lý [148].
Có lẽ vì vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà xã hội học đã không
còn quan tâm tới hình thái của cuộc sống lứa đôi, mà quan tâm nhiều hơn tới
những gì diễn ra trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, xu hướng nghiên cứu
dưới tiếp cận tâm lý xã hội và xã hội học vi mô lại nổi lên trong thời gian này.
Chẳng hạn, Frangxoa De Singly và Jean-Claude Kaufmann đã chủ trì một
công trình nghiên cứu nổi tiếng: vai trò của sự hình thành cá tính và bản sắc
cá nhân trong cuộc sống lứa đôi (Martine Segalen)[150].
Từ thời gian này trở đi, theo cách nói của Martine Segalen, thuật ngữ
sống chung không hôn thú (sống thử) đã bị xóa khỏi vốn từ vựng của các nhà
xã hội học. Các tác giả mô tả sự tranh luận trong lý luận và thực tiễn khá chi
tiết trong phần tổng quan nghiên cứu của mình và cuối cùng đưa ra một khái
niệm được nhiều người chấp nhận nhất, đó là từ “bạn đời”.
Đồng thời, nếu như ly hôn và tái hôn giống như một trò chơi đu quay, nơi
người ta có thể bước lên, rời khỏi nó và cũng có thể quay trở lại3 (Cherlin, 2009).
Tuy nhiên, có một vấn đề, nếu như ở châu Âu, vào khoảng những năm 1980,
người ta coi hôn nhân là một giai đoạn nằm trong chu trình đời sống gia đình,
3
Trong nghiên cứu của mình, Cherlin nhắc đến những nghiên cứu về hệ quả ly hôn trong bối cảnh nước Mỹ,
trong đó họ nhấn mạnh về cái giá phải trả đối với trẻ em, và những cảnh báo đối với những ai có ý định kết
hôn. (Cherlin, 2009; trích theo Martine Segalen, 2013).

20
bao gồm kết hôn, ly hôn rồi tái hôn4, tức là ly hôn đã trở thành thường xuyên và
coi như hiện tượng xã hội được chấp nhận, thì cái mà người ta cũng quan sát
được là tỷ lệ những người tái hôn ngày càng ít đi. Như vậy, ly hôn không phải là
sẽ xếp những người làm cha mẹ đơn thân vào nhóm những người chuẩn bị tái
hôn, mà có khả năng cao đẩy họ tới hoàn cảnh làm cha mẹ đơn thân.
Tình hình này cũng đã diễn ra tại châu Á. Phân tích sự thay đổi Xã hội và
Gia đình ở Đài Loan, Arland Thornton và Hui Shenglin [141] đã chỉ ra tác động
của sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng tới gia đình đương đại. Họ đã chỉ ra lý do
quan trọng của sự gia tăng tình trạng mẹ đơn thân là sự thay đổi về giá trị cũng
như thực hành hôn nhân. Xã hội Đài Loan đã chứng kiến sự thay đổi, từ những
cuộc hôn nhân do sắp đặt đã dần thay thế bằng nhưng cuộc hôn nhân do tình
yêu. Đồng thời, trong qua trình tiến tới hôn nhân, người ta cũng quan sát được
những thay đổi trong cách hẹn hò và hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Sự thay đổi trong quan niệm về giá trị đứa con, về số con, giới tính đứa
con hay thậm chí tầm quan trọng của tính vẹn toàn của gia đình v.v….cũng là
những nội dung phản ánh trong những nghiên cứu của các tác giả này. Do đó,
việc nghiên cứu mối quan hệ tình cảm, giao tiếp, khả năng giải quyết những mâu
thuẫn nẩy sinh trong quan hệ vợ chồng, sự chung thủy về tình dục... là những
vấn đề gợi mở cho luận án tiếp tục nghiên cứu và so sánh.
Thực tế cũng đã chứng minh, khi một trong hai người đối ngẫu mất đi
thì người còn lại đương nhiên rơi vào cảnh sống đơn thân dù họ có muốn hay
không. Tuy nhiên, từ những phân tích thống kê, các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng, nhóm này chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong số những gia đình có
cha mẹ đơn thân và tỷ lệ này ngày cảng giảm (Algava) [142]. Trong phân tích
thống kê về các loại hình gia đình ở Pháp nêu rõ: vào năm 1962 trong số
700.000 gia đình cha mẹ đơn thân, trong đó có tới 50% gia đình góa vợ hoặc

4
Martine Segalen, (2013) đưa ra con số thống kê: Trong những năm 1990 cứ 20 cuộc kết hôn thì có một
người ly hôn (1/20). Tỷ lệ này vào năm 1975 là 1/6 và vào năm 1980 là 1/3.

21
chồng, còn vào năm 1990 con số này là 1.175.000 hộ, năm 1999 là 1.500.000
hộ, và cuối Thế Kỷ XX chỉ có 11% người góa bụa trong số những người làm
cha mẹ đơn thân.
Bên cạnh việc đưa ra những con số về sự giảm dần của các hộ gia đình
có chủ hộ là người góa, các tác giả phương Tây cũng đưa ra những dẫn chứng
về sự tăng dần của các cặp đôi không tái hôn sau khi ly hôn. Họ cố gắng
chứng minh rằng, tình trạng độc thân của những người sau ly hôn không phải
là giai đoạn “chờ đợi” cho cuộc tái hôn, mà là một sự lựa chọn mang tính
quyết định cho cuộc sống gia đình của mình.
Như vậy, con đường dẫn tới cuộc sống độc thân không chỉ là do ly hôn,
không chỉ do góa bụa mà do quan niệm và thực hành cuộc sống lứa đôi. Với sự
“lựa chọn tạm thời” được thay thế cho khái niệm lứa đôi có sự cam kết lâu dài,
thì việc chia tách các cặp đôi dường như trở nên dễ dàng hơn. Cùng với sự hỗ trợ
của các chính sách xã hội, với sự độc lập về kinh tế, việc phụ nữ nuôi con một
mình dù có khó khăn hơn nhưng cũng vì thế mà ngày càng tăng lên.
Hệ quả của sự tan vỡ gia đình
Nhiều nghiên cứu trên thế giới không chỉ dừng lại ở chỗ mô tả tình
hình đời sống của những gia đình có mẹ đơn thân, mà còn chỉ ra những hệ
quả của những hoàn cảnh đó. Họ phân tích những tác động khác nhau của tính
dễ bị tổn thương về kinh tế của nam giới và phụ nữ, khi gặp những thay đổi
về đặc điểm gia đình như khi kết hôn hoặc khi ly hôn. Martine Segalen [77]
khi nghiên cứu về gia đình và các quan hệ của gia đình ở châu Âu đã đặt gia
đình và sự biến đổi gia đình trong các quan hệ với dòng họ, thân tộc, xã hội
và đề cao vị thế thiết chế xã hội của gia đình, dòng họ và nhấn mạnh vai trò
giáo dục, xã hội hoá gia đình. Ông nêu rõ những sự đứt đoạn khi có chia tách
gia đình, dẫn tới những sự gián đoạn trong mạng lưới hỗ trợ từ phía dòng họ
đối với một người trong cặp vợ chồng ly tán. Trước khi ly hôn, mỗi khi có
vấn đề khó khăn, kể cả về kinh tế lẫn những vấn đề phi kinh tế, các bên đối

22
ngẫu có thể nhờ cậy phần nào ở họ hàng từ hai phía, nhưng sau khi ly hôn, sự
hỗ trợ này giảm hẳn đi một nửa.
Cuộc sống của những cặp đôi sau ly hôn cũng thường được các tác giả
mô tả bằng tính bấp bênh của thu nhập. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn tham gia
vào việc tạo thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình và những đứa con.
Điều đó giúp họ duy trì sự độc lập. Tuy nhiên, vì phải thực hiện vai trò kép,
vừa giành thời gian cho việc kiếm tiền, vừa cần thời gian để chăm sóc cho con
cái và làm việc nhà, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn. Mặc dù vậy,
nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu so với những người đàn ông sau khi ly hôn,
dường như ly hôn đẩy phụ nữ vào lĩnh vực nghề nghiệp và tham gia cộng
đồng tốt hơn so với nam giới. Bertaux (1977) lập luận, vào giai đoạn trưởng
thành, ít nhất đối với người đàn ông, một lối sống ổn định được xây dựng trên
ba trụ cột là nhà ở, việc làm (bao hàm cả thu nhập và sự hòa nhập xã hội) và
gia đình. Khi một trong ba thành tố này biến mất, những người đàn ông này
thấy mình bị “tổn thương”, thậm chí còn hơn cả phụ nữ, họ thấy mình bị mất
cân bằng và thường bị rơi vào nghiện ngập rượu bia, thất nghiệp và cuối cùng
dẫn tới mất chỗ ở. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra tỷ lệ khá cao, những người
đàn ông sau ly hôn gia nhập hàng ngũ những người vô gia cư.
Trong bối cảnh văn hóa phương Đông đối với gia đình chia tách, tình
hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi sự hỗ trợ từ mạng lưới họ hàng thân
tộc luôn được đề cao. Các tác giả châu Á cũng đã chỉ ra tình trạng bị giới hạn
sự giúp đỡ khi các cặp đôi chia tay. Ít nhất, họ mất hẳn một nửa sự hỗ trợ của
mạng lưới gia đình, dòng họ.
Nghiên cứu về vấn đề khó khăn ở những gia đình bà mẹ đơn thân và
nguyên nhân nghèo khổ của họ Li Hongtao5 [166] đã dựa trên tiếp cận về vai

(李洪涛) 单亲母亲现状研究“Tình hình hiện tại của bà mẹ độc thân”.


5

23
trò giới để chỉ ra hoàn cảnh của các bà mẹ đơn thân khi họ phải đối mặt với
các vấn đề kinh tế, gia đình, tinh thần, con cái mà không có người hỗ trợ.

Về hệ quả của ly hôn có liên quan tới trẻ em, Xu Anqi(徐安琪) và Ye

Wenzhen (叶文振) [163] cho rằng, việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và sự

phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Nghiên cứu của họ chỉ ra những sự khác biệt
ở trẻ em từ 7-13 tuổi của các gia đình cha mẹ đơn thân do ly dị so với những
gia đình đầy đủ. Những ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống mới tới sự phát triển trí
tuệ của trẻ thể hiện rõ qua các hành vi của trẻ trong hoạt động xã hội như trầm
cảm, kết quả học tập và khả năng giao tiếp xã hội thấp hơn so với những trẻ
cùng trang lứa sống trong môi trường gia đình hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, những biến cố về hoàn cảnh gia đình không chỉ dẫn tới
những hệ quả tiêu cực, ngược lại hoàn cảnh đó cũng có thể dẫn tới kết quả

tích cực khác. Chẳng hạn, Sun Li Ping (孙立萍6 [175] đã đưa ra những bằng

chứng để xác nhận rằng, chính những trẻ em trong các gia đình mẹ đơn thân
lại được giáo dục tốt hơn, rằng chúng có tính tự lập rất cao.
Trong khi một số tác giả nhấn mạnh hệ quả kinh tế của việc chia tách
gia đình dẫn tới sự nghèo khó của gia đình mẹ đơn thân, một số khác lại nhìn
nhận vấn đề của những người mẹ đơn thân dưới tiếp cận nhu cầu. Tang
Weijun7[168] là một trong số đó. Tác giả cho rằng, một người mẹ đơn thân
cần 4 vấn đề: một là nhu cầu giúp đỡ về kinh tế, thứ hai cần có sự nhìn nhận
khoan dung, thứ ba cần loại bỏ tính tiêu cực, thứ tư là trẻ em ở những gia đình
này cần phải được điều chỉnh.
Một vài nghiên cứu ở Nam Hàn - đất nước chịu ảnh hưởng của hệ tư
tưởng Khổng giáo, việc một người phụ nữ nước này mang thai và sinh con

Sun Li Ping (孙立萍) 当前我国离婚式单亲家庭与其子女社会化


6

7
(唐文军) 单亲母亲的处境和需要“Tình hình và nhu cầu của các bà mẹ đơn thân”

24
ngoài giá thú sẽ bị áp lực bởi bạn bè, gia đình và xã hội, cho nên phần lớn
những phụ nữ này sẽ lựa chọn phương án phá thai hoặc sau khi sinh con ra sẽ
cho con đi làm con nuôi. Khoảng 90% trẻ em được cho làm con nuôi đều xuất
thân từ con của những phụ nữ không chồng nhưng có con, thậm chí có rất
nhiều phụ nữ không đăng ký cho con của họ vì sợ bị phân biệt đối xử. Tuy
nhiên, do sự thay đổi xã hội Nam Hàn dẫn đến sự gia tăng các gia đình bà mẹ
đơn thân và rất nhiều gia đình này có cuộc sống khó khăn cho nước này đã
ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các gia đình đơn thân [179].
Có thể nói, đây là những nghiên cứu hết sức giá trị giúp cho nghiên cứu
sinh có cái nhìn sâu sắc và cụ thể để định hướng cho luận án cuộc sống của
những bà mẹ công nhân đơn thân họ cũng là những đối tượng được coi là có
thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam hiện nay. Những vấn đề liên quan tới
tình cảnh nghèo khó và sự bấp bênh của cuộc sống, khiến cho nhiều nghiên
cứu chuyển sang xu hướng phân tích các chính sách xã hội đối với những bậc
cha mẹ đơn thân, đặc biệt khi người đó là phụ nữ.
Đời s ng vật chất và tinh thần của bà mẹ đơ t â
Theo thống kê của Bộ Lao Động (Labor Department), năm 2011, có 2,3
triệu phụ nữ có con dưới 18 tuổi thất nghiệp, chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng
số 1,200.000 bà mẹ thất nghiệp tại đất nước này và thu nhập của bà mẹ đơn
thân dưới $25,000/năm ($24,487). Trong khi đó, một gia đình có đủ vợ chồng
thu nhập trung bình là $77,749/ năm. Những bà mẹ đơn thân chỉ nhận được sự
hỗ trợ từ chính phủ khoảng $300/tháng. Tỷ lệ nghèo trong gia đình bà mẹ đơn
thân mẹ chiếm là 40,7% so với 8,8% đối với gia đình có đủ vợ chồng. Đa số
các trẻ em nghèo chiếm 24% và có 3/4 gia đình vô gia cư là những gia đình
người mẹ đơn thân [8]
Hiện nay chính phủ Mỹ có chương trình trợ giúp phiếu thực phẩm dành
cho 2/3 bà mẹ độc thân, có 41% trẻ em của các bà mẹ đơn thân, nhận được
phiếu nhận thực phẩm. Mặc dù 2/5 các bà mẹ đơn thân là người nghèo, nhưng

25
chỉ có 1/10 nhận được trợ cấp từ Chương trình Hỗ trợ tạm thời cho các gia
đình nghèo (Temporary Assistance for Needy Families- TANF). Mục đích
đầu tiên của TANF là “cung cấp hỗ trợ cho các gia đình nghèo để trẻ em có
thể được chăm sóc tại nhà riêng của họ hoặc những người thân. Tuy nhiên,
các khoản trợ cấp hỗ trợ không đủ để đáp ứng mục tiêu này”.
Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley, những người mẹ đơn thân ở quốc
gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số
chung của cả Vương quốc Anh (Tinsley)[162], nhưng tỷ lệ bà mẹ đơn thân có
việc làm (toàn thời gian và bán thời gian) tăng từ 43% (1996) lên đến 60%
(2013) (Klett-Davies) [156].
Trước tình trạng đó, Vương quốc Anh đưa ra chính sách tập trung vào
chăm sóc trẻ em, cụ thể là cung cấp cho trẻ em một khoản tiền để các bà mẹ
có thể nuôi dưỡng con của họ như chi trả cho giáo dục, nhà ở, quần áo và chi
phí cho lương thực của trẻ. Với những đứa trẻ đi học sẽ được cung cấp học
phí đến 16 hoặc 20 tuổi phụ thuộc vào bậc học trung học hay đại học (The
Guardian 2013).
Khi tiến hành tranh cử, các thành viên của các Đảng đều đưa ra một
trong những nhiệm vụ mà họ cần phải giải quyết chính là “Giải quyết nạn đói
nghèo trong các gia đình cha mẹ đơn thân hiện đang nuôi con thông qua hình
thức trả lương khi họ làm việc. Bằng cách như vậy sẽ là cơ hội nâng cao phúc
lợi xã hội và hòa nhập xã hội cho cha mẹ đơn thân” (Klett-Davies)[154].
Ngoài ra nước này còn có chính sách hỗ trợ cho bà mẹ đơn thân như: Chương
trình tiếp cận việc làm, thỏa thuận mới cho cha mẹ đơn thân, thuế làm việc hỗ
trợ cho những gia đình cha mẹ đơn thân làm việc dưới 16 giờ/ tuần và có thu
nhập ở dưới một ngưỡng nhất định sẽ được hưởng khoản trợ cấp thuế và một
số chính sách khác hỗ trợ cho nhóm này… Mặc dù, các hộ gia đình cha mẹ
đơn thân được chính phủ quan tâm và có các chính sách hỗ trợ cho họ cũng
như con cái của họ nhưng những bà mẹ đơn thân có nguy cơ gặp nhiều bất lợi

26
cao hơn gấp 5 lần so với những gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ (Điều tra tài
nguyên và gia đình 2014).
Quyết định trở thành mẹ đơn thân là một trong những quyết định
không dễ, những người phụ nữ này phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi
hơn so với những phụ nữ hiện có chồng (Jennifer và cộng sự)[153], thậm chí
các bà mẹ đơn thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với những bà mẹ
hiện đang sống cùng chồng hoặc bạn trai (Waldfogel, Craigie, & Brooks-
Gunn) và bị bất lợi về kinh tế hơn bà mẹ khác (Kiernan & Mensah). Một số
kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không chỉ người mẹ đơn thân chịu thiệt
thòi hơn những bà mẹ có chồng hay bạn trai bên cạnh mà ngay bản thân đứa
trẻ trong sống trong gia đình bà mẹ đơn thân có nguồn tài chính và trình độ
học vấn thấp hơn những đứa trẻ có cả cha và mẹ. Tình trạng hôn nhân của
cha mẹ trẻ có thể có tác động đến chất lượng sống của trẻ (U.S. Census
Bureau, 1997). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, những bà
mẹ đơn thân họ đưa ra được quyết định chủ động khi mang thai và sinh con
cho nên họ không bị xung đột với người chồng, người cha của đứa trẻ và chủ
động về kinh tế nên ít gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như chăm sóc đứa
trẻ (Hertz; Jadva et al; Murray & Golombok)[151][158].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài
hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình.
Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen,
E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân
trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng
có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ
cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã
hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, có nhiều bà mẹ đơn
thân không có việc làm, thu nhập ổn định, thậm chí thất nghiệp. Trong xã hội

27
hiện đại, đặc biệt là ở khu vực đô thị quan niệm về bà mẹ đơn thân đã cởi mở
hơn rất nhiều so với trước năm 2000, mọi người chia sẻ và có cách nhìn thiện
cảm hơn với bà mẹ đơn thân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số định kiến
và đánh giá tiêu cực về bà mẹ đơn thân. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với nhóm đối tượng này. Những tác
động này mô hình chung gây nên sự bất ổn về mặt tâm lý, gặp khó khăn, hạn
chế trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con và tham gia các hoạt động
xã hội (Nguyễn Thị Thu Vân) [133].
Khi trở thành bà mẹ đơn thân thì họ gặp phải rất nhiều khó khăn, từ khi
đứa trẻ xa cha, tương lai của người mẹ và cách sắp xếp cuộc sống cho tới lúc
đứa trẻ trưởng thành có việc làm và lập gia đình (Nidhi Kotwal và Bharti
Prabhakar)[159]. Những khó khăn của trẻ em dường như phần lớn liên quan
đến các khía cạnh của việc ly hôn hơn là làm cha mẹ đơn thân. Một yếu tố đã
được tìm thấy có liên quan đến các vấn đề điều chỉnh của trẻ em là xung đột
giữa cha mẹ (Amato) [139][140]. Những khó khăn về tài chính thường gặp do
các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề
tâm lý của trẻ em. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ
giữa trầm cảm của cha mẹ, chất lượng bố mẹ kém và kết cục tiêu cực của con
ở các gia đình đơn thân sau ly hôn
Bà mẹ đơn thân nhìn từ góc độ thể chế
Khi quan tâm tới các gia đình có mẹ đơn thân gắn với các chính sách xã
hội, các nhà nghiên cứu cũng thường thực hiện nghiên cứu so sánh giữa các
quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, Klett-Davies Martina so sánh về cuộc sống
của những người mẹ sống đơn thân cùng con cái khi sống dựa vào tiền trợ cấp
của Chính phủ của nước Anh và Đức. Hai vấn đề mà tác giả quan tâm là
những vấn đề của gia đình có mẹ đơn thân làm mẹ đơn thân khi nhận tiền trợ
cấp của chính phủ.

28
Tại Đan Mạch, một trong những quốc gia có chính sách xã hội đối với
gia đình và các cá nhân của cũng nổi lên những vấn đề của nhóm hộ gia đình
đặc thù này. Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov
Therese và Jorrgense Per schultz cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói
nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã
hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố
gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa
ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính
phổ quát cho các gia đình nói chung, quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân
và con cái của họ- những người được coi là những người ngoài lề là một thứ
quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi
của chính mình. Các tác giả cho rằng, giáo dục chính là con đường có thể
giúp các bà mẹ đơn thân thoát khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập, bên
cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết.
Không dừng lại ở việc phân tích những vấn đề về chính sách, nhiều
nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ xã hội đối với các hộ gia đình và
những phụ nữ đơn thân.
Đặc thù văn hóa - xã hội ở châu Á, cũng không tránh hỏi sự tác động
của biến đổi kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề của
gia đình mẹ đơn thân cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà
xã hội học. Sau khi phân tích bối cảnh của những gia đình có cha mẹ đơn thân
và sự hạn chế của các chính sách xã hội ở thời điểm khảo sát, các học giả
châu Á cũng đã nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức, cộng
đồng và mạng lưới xã hội. Họ cũng cho rằng sự khác biệt về giới trong vấn đề
nghề nghiệp và trong cuộc sống phụ nữ đơn thân gặp khó khăn nhiều hơn nên
cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách an sinh xã hội. Đây là những nhận
định rất có giá trị, là những giải pháp hết sức thiết thực để hỗ trợ cho những

29
công nhân khi làm mẹ đơn thân được tạo điều kiện tham gia học tập (Xu Anqi
(2006)8 Guo Li (2002)9) [163] [164].
Trong xã hội chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo như Hàn
Quốc, hiện tượng bà mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện đại thường
trong thời gian đầu bị coi là trái với quan niệm gia đình truyền thống đã tồn
tại lâu đời trong lịch sử. Tuy nhiên gần đây, số lượng những người mẹ đơn
thân có học vấn cao ngày càng nhiều hơn, và cùng với sự ủng hộ của các nhà
hoạt động xã hội, nhóm người mẹ đơn thân bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của
mình. Chính vì vậy, vấn đề các chính sách xã hội hỗ trợ đối với họ cũng đã
được đặt ra.
Chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc được thực
hiện căn cứ theo Luật hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên nói chung, trong
đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ. Luật này được ban hành
năm 2007 với mục đích hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, duy trì sự ổn
định trong cuộc sống cũng như thúc đẩy tính tự lập, hướng tới gia đình khỏe
mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Cụ thể hóa Luật này,
chính sách xã hội của Hàn Quốc đối với người mẹ đơn thân có hai nội dung
chính sau: 1) Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời (thành lập, vận hành các khu nhà
tạm trú) cho các gia đình khuyết một thành viên, trong đó có gia đình người
mẹ đơn thân và con cái của họ, với mục đích giúp họ giải quyết những khó
khăn về nơi cư trú, tạo điều kiện để tự lập; 2) Hỗ trợ cụ thể về vật chất như
chi phí nuôi con, miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đối tượng thụ
hưởng chính sách (Kang Eun-hwa, 2006, trích theo Nguyễn Thị Thu Vân)
[133]. Về chi phí hỗ trợ của chính phủ, trên thực tế thì chưa có một chính sách
cụ thể nào dành riêng cho người mẹ đơn thân, mà chỉ có các quy định thuộc

(徐安琪) 家庭:和谐社会建设中的功能变迁和政策支持(Gia đình: những thay đổi và chính sách hỗ trợ


8

xây dựng một xã hội hài hòa).(2006)


9
郭砾)女户主单亲家庭的社会支持问题 “Gia đình cha mẹ đơn thân phụ nữ làm chủ các vấn đề hỗ trợ xã
hội”(2002)

30
phạm vi các dự án hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, hoặc các gia đình
thu nhập thấp nói chung.
Sự hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội của Hàn Quốc cũng đã tính tới
các khu nhà tạm trú cho những cô gái phải nuôi con một mình mà gặp khó
khăn (Lee Mi-jeong [76]. Các khu nhà tạm trú đều có nhiều chương trình
phong phú, đa dạng, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình
hỗ trợ người mẹ học nghề, chuẩn bị cho quá trình tự lập. Ở các khu nhà này,
những người mẹ đơn thân đều có cùng hoàn cảnh nên đã giúp họ bớt dần mặc
cảm, giải tỏa bớt những âu lo - một tâm lý không tốt cho sức khỏe người mẹ
trước và sau khi sinh con.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân trên thế giới đã chỉ
ra tiến trình phát triển và sự công nhận về xã hội đối với loại hình gia đình có
cha mẹ đơn thân. Với việc liệt kê những nguyên nhân hay nguồn gốc dẫn các
kiểu loại gia đình đơn thân, điểm chung nhất từ những phát hiện của các tác
giả trên thế giới là các hộ gia đình có cha mẹ đơn thân thường gắn với tình
trạng nghèo khó, thiếu hỗ trợ về kinh tế và xã hội, vì vậy hộ cần những chính
sách xã hội phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên,
điều mà nghiên cứu sinh nhận thấy cần lưu ý là, bối cảnh làm nảy sinh tình
trạng gia đình đơn thân của nữ chủ hộ ở phương Tây chủ yếu là do sự thay đổi
những giá trị sống của các nhóm chủ thể này nhiều hơn là do bối cảnh kinh tế
xã hội như ở các quốc gia Á châu. Trong khi bối cảnh kinh tế xã hội ở các
nước phương Tây dần dần làm thay đổi các giá trị, dẫn tới những quan niệm
và thực hành cuộc sống của họ thay đổi theo xu hướng đảm bảo sự tự do cá
nhân, thì bối cảnh của các nước phương đông, đặc biệt là châu Á, sự ảnh
hưởng này có vẻ khắc nghiệt hơn, nó tác động trực tiếp tới hành vi trong cuộc
sống của họ. Buộc họ phải lựa chọn theo hướng duy lý hơn. Những nghiên
cứu của các học giả châu Á cho thấy một bối cảnh tương đồng với Việt Nam,
là những quốc gia đang cố phát triển nhanh từ cái nền kinh tế thấp kém hơn

31
(so với phương Tây). Những điều này làm cho nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi:
phải chăng, dù cho những giá trị về gia đình của họ có được duy trì hay
không, sự tự do của họ có được đề cao hay không, và những điều đó có giúp
họ giảm bớt gánh nặng về áp lực đạo đức của xã hội khi họ bị buộc phải sống
cuộc sống độc thân nuôi con.
Wang Shijun10[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi
và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của
những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính
phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về
việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ
cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục.
Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley [162] chỉ ra rằng, những người
mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học
vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh, còn Klett-Davies tỷ lệ bà
mẹ đơn thân có việc làm toàn thời gian và bán thời gian tăng từ 43% (1996)
lên đến 60% [156].
Amato [139][140] cho thấy những khó khăn về tài chính thường gặp do
các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề
tâm lý của trẻ em.
Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và
Jorrgense Per schultz 11 cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của
người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác.
Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa
làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những
quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát

10
(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”
trong nghiên cứu Diminished rights, Danish lone mother families in internationnal contexts
11

(Quyền lợi bị giảm bớt, Các gia đình người mẹ đơn thân Đan Mạch trong bối cảnh quốc tế) (2001)

32
cho các gia đình nói chung, thì quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và
con cái của họ - những người được coi là những người ngoài lề (do gia đình
họ không phài là gia đình đầy đủ và không có tư cách pháp lý) là một thứ
quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi
của chính mình. Các tác giả cho rằng giáo dục chính là con đường có thể giúp
các bà mẹ đơn thân thoái khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập bên cạnh
đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết [160].
1.2. N ữ iê cứu p ụ ữ đơ t â , b mẹ đơ t â ở Việt Nam
Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con
người không cùng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc
giữa người đàn ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình. Tuy
nhiên, trong xã hội hiện đại vấn đề ly hôn đang xảy ra ngày càng nhiều ở Việt
Nam. Ngày càng nhiều phụ nữ chủ động đứng đơn ly hôn và chấp nhận làm
mẹ đơn thân sau khi chia tay chồng. Theo Kết quả Điều tra Gia đình Việt
Nam năm 2006 cho biết, hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực
về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18-60, thành thị là 3,3%,
nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới.
Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ (Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch, GSO và UNICEP, Viện Gia đình và Giới)[9]
Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ
đơn thân là nhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội.
Trong các nghiên cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung
và phụ nữ đơn thân nuôi con cũng ít được bàn tới. Vấn đề này chỉ được đề cập
đan xen trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu
về ly hôn và các công trình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. Trong quá
trình tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy hiện nay những nghiên cứu riêng về
phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là

33
các bài viết trên các tạp chí và các bài báo.
Tác giả Võ Thị Cẩm Ly [65] trong luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở
nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” đã nhận
diện những đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng như quá trình
tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này trong bối cảnh xã hội
chuyển đổi
Tác giả Chu Thị Thu Trang [110] trong luận văn của mình cũng đã đề
cập đến phụ nữ đơn thân ở vùng trung du miền núi phía bắc, đề tài có cái nhìn
tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu
của những phụ nữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt
động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của những người
làm công tác xã hội.
Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế của các hộ đơn thân ở khu vực
nông thôn phần lớn đều rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Thực trạng
này không phải do người phụ nữ đơn thân họ không có năng lực để phát triển
kinh tế mà thực tế là họ chưa biết cách phát huy năng lực của bản thân hoặc
chưa có cơ hội, điều kiện để phát huy năng lực của mình. Trong cuốn sách
“Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp” của
tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã hội, năm 1998 đã đánh giá các tiềm năng
phát triển ngành nghề phi nông nghiệp của phụ nữ nông thôn, chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn của họ khi kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị giúp người phụ nữ nông thôn phát huy vai trò của mình trong
việc phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn.
Lý giải tình hình phụ nữ đơn thân ngày càng tăng, các tác giả khẳng định
rằng do phụ nữ ngày càng tự chủ được về kinh tế và công việc. Quan niệm của
xã hội cũng đã thoáng hơn trước, phụ nữ không nhất thiết phải kết hôn mới sinh
con. Nhiều phụ nữ do lỡ làng trong chuyện tình cảm, hay có một cú sốc về tâm
lý không muốn lấy chồng nhưng vẫn muốn có con đã chọn giải pháp này. Nhưng

34
cũng không ít phụ nữ chọn giải pháp mẹ đơn thân bởi họ có thể bảo đảm một
cuộc sống đầy đủ cho con mà không cần nửa kia. Ðó cũng là một cách để khẳng
định vai trò tự chủ, bình đẳng của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Những nghiên cứu này phản ánh các nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
tại các vùng nông thôn khác nhau ở miền bắc Việt Nam, nhưng không đề cập
sâu tới nhóm công nhân tại các khu công nghiệp cả ở miền bắc lẫn miền Nam,
tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo
và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân
ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình hay một đề tài
nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống dưới góc nhìn từ chính sách xã
hội cho đối tượng công nhân nữ đơn thân nuôi con, nơi diễn ra công nghiệp
hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ.
Một số nghiên cứu về hoàn cảnh sống của nữ công nhân tại các khu
công nghiệp ở Việt Nam
Trong nguồn tư liệu hiện có ở Việt Nam, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy
nghiên cứu nào chọn nhóm nữ công nhân đơn thân nuôi con tại các khu công
nghiệp làm khách thể nghiên cứu. Mà chủ yếu những nghiên cứu tập trung về
các khía cạnh của lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp như việc làm,
thu nhập, hay những khía cạnh về đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân
tại các khu công nghiệp ... nhưng với những nghiên cứu đó đã giúp tác giả
hiểu được nhiều về điều kiện lao động cũng như hoàn cảnh sống của công
nhân ở các khu công nghiệp trong đó có nữ công nhân đơn thân.
Về giải pháp và kiến nghị
Trong các nghiên cứu, các giải pháp thường được các tác giả đi trước
nêu ra là: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp;
Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; Nâng cao tiền lương và thu nhập

35
cho công nhân lao động; Chăm lo phát triển nhà ở cho công nhân lao động;
Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công
nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp.
Các biện pháp để khắc phục cũng được gợi ý như: các cấp, các ngành
cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng nông thôn nhằm
hạn chế di dân; Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế lạm phát để đời sống
công nhân được ổn định; cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng
khu cư xá, các thiết chế văn hoá phục vụ nhu cần văn hoá tinh thần cho công
nhân ngay tại doanh nghiệp; cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người lao động biết về các loại tệ nạn xã hội để họ phòng tránh
(Hà Thị Dụng) [36].
Mặc dù có đề cập tới tình hình lao động và cuộc sống của nữ công nhân
với những trải nghiệm khó khăn của họ, những nghiên cứu của các tác giả nêu
trên ít nhiều cũng có chỉ ra được lối sống đặc trưng của công nhân thời kỳ
CNH trong đó có lối sống chung, sống thử của công nhân.
Như vậy, có thể thấy trong những nghiên cứu về gia đình đã thực hiện ở
Việt Nam thường tập trung vào những vấn đề của gia đình đầy đủ. Những
hình thái gia đình mới, chẳng hạn như gia đình sau li hôn, gia đình mẹ đơn
thân... vẫn còn ít được đề cập tới, những nghiên cứu chuyên sâu như của tác
giả Lê Thi, đề cập ở trên được coi là trường hợp điển hình của loại nghiên cứu
này và đã được tham khảo, áp dụng trong quá trình thu thập thông tin của đề
tài luận án. Những nghiên cứu về công nhân cũng chưa quan tâm tới nhóm mẹ
đơn thân là công nhân. Từ những phân tích nguồn tư liệu sẵn có đã nêu, tác
giả luận án nhận ra rằng, hiện tượng mẹ đơn thân nuôi con một mình như một
hiện tượng xã hội mới nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
và thực tiễn cho thấy hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Nó không chỉ
nói lên những khó khăn của những người mẹ đơn thân đó mà còn ảnh hưởng
tới thế hệ tương lai, khi các em nhỏ trong các gia đình đó chưa được xã hội

36
quan tâm thỏa đáng. Khi thực tiễn xã hội thay đổi, các chính sách cũng cần
được thay đổi.
1.3. Các vă bả , chính sách liên quan
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách quan tâm tới công nhân lao động về việc nâng cao trình độ tay nghề, về
sự cải thiện tiền lương, thu nhập. Riêng với lao động nữ, vấn đề bình đẳng
giới trong lao động, việc làm, trong đời sống xã hội đã được quan tâm ngày
càng nhiều hơn. Việc lồng ghép giới đã được thực hiện trong các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong các chương
trình, kế hoạch hành động của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp
gắn với mục tiêu thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và thực hiện Nghị Quyết
11/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số
55-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng của cơ sở đối
với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”; Nghị quyết số: 04 –
NQ/TW năm 2007 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận
động phụ nữ trong tình hình mới”; Nghị quyết 11- NQ/TW ngày 27 tháng 4
năm 2007 về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; Nghị Quyết 20 NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH TW Đảng về
"Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước”. Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em” và những văn bản quan trọng của Đảng đã góp phần định
hướng cho công tác nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chọn ngày
28-6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, là dịp để tôn vinh những giá trị
văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam; tổ chức các hoạt động thiết thực,

37
giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hướng tới sự phát triển bền
vững, nhất là gia đình trong xã hội hiện nay.
Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 1/10/2015, quy định chi tiết một số
điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ, gồm: Quyền
làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc
sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai…; Thông tư 59/2015/TT-
BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 29/12/2015 đã
quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành chế độ thai sản như: điều kiện hưởng
chế độ thai sản, thời gian hưởng chế độ thai sản, mức hưởng chế độ thai sản...
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đến năm 2010 và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011 -2020; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011
-2020; Bộ Chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia; Các nghị định hướng
dẫn thực hiện Bình đẳng giới, xử phạt vi phạm bình đẳng giới, vi phạm phòng
chống bạo lực gia đình…
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1028/QĐ – TTg ngày
8/6/2016, Quyết định phê duyệt Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến
năm 2020, với mục tiêu giáo dục đời sống gia đình nhằm cung cấp cho các
thành viên trong gia đình những kiến thức chung về đời sống gia đình; những
điều cần thiết chuẩn bị cho hôn nhân và gia đình; giáo dục đời sống gia đình
đối với gia đình trẻ, gia đình độ tuổi trung niên, gia đình người cao tuổi, phấn
đấu đạt một trong những mục tiêu “Có 80% cán bộ, công nhân tại các KCN,
KCX được tham gia các sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình”.
Luật Hôn nhân và Gia đình [71] quy định: “Nhà nước có chính sách,
biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia
đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng

38
cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình;
vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc”.
Luật Bình đẳng giới quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí,
vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình
cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành
quả của sự phát triển đó (Điều 5); Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt
đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế -
xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa
nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (Điều 4); Vợ, chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình; Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn
và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian
nghỉ con ốm theo quy định của pháp luật; các thành viên nam, nữ trong gia
đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình” (Điều 18); “Giáo dục các
thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công
việc gia đình” (Điều 33) [68].
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày
29/5/2012 xác định mục tiêu chung là “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc; thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình [73] quy định: Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình; Luật này
quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống

39
bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
(Điều 1)
Bộ Luật Lao động [7] quy định: “Lao động nữ trong thời gian nuôi con
dưới 12 tháng tuổi được nghỉ: mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để
cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi”; “người sử dụng lao động lắp đặt phòng
vắt trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao
động nữ và khả năng của người sử dụng lao động” (Điều 7); quy định về tổ
chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ (Điều 9), (Điều 10).
Chương X của Bộ Luật Lao động 2012 đã có một số điều, khoản quy định về
nguyên tắc bình đẳng giới, cấm phân biệt đối xử về giới, hỗ trợ người sử dụng
lao động sử dụng nhiều lao động nữ.
Luật Bảo hiểm xã hội năm [70] quy định chi tiết về điều kiện, thời gian,
mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của
Luật này như lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con...
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành chế độ thai sản như: điều
kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian hưởng chế độ thai sản, mức hưởng chế
độ thai sản...
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo
trợ xã hội như “Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới
16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến
dưới 18 tuổi” và Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Thông tư
số 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế thì tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được
hưởng chế độ bảo hiểm miễn phí không phân biệt trẻ em trong gia đình có cả
bố và mẹ hay trẻ em không có bố hoặc mẹ (Luật Bảo hiểm Y tế)[67].
Chỉ thị số 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải
quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

40
Có thể nói, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, của tổ chức Công đoàn, các doanh nghiệp đã chú trọng trong việc xây
dựng môi trường, điều kiện việc làm, thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ
chính sách đối với lao động nữ, đã có nhiều nỗ lực quan tâm đến cuộc sống
của gia đình người lao động nói chung theo luật định nhưng chưa có quy định
cụ thể nào buộc doanh nghiệp phải có chính sách bảo vệ hoặc hỗ trợ bà mẹ
công nhân đơn thân.
Các tài liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy hiện tượng bà mẹ đơn
thân trên thế giới và ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và là vấn đề quan
tâm của gia đình và xã hội. Mặc dù, có nhiều ý kiến trái chiều về quan niệm
bà mẹ đơn thân hiện nay nhưng ở mặt chủ quan chúng tôi thấy đời sống của
bà mẹ đơn thân vừa có những thuận lợi và khó khăn riêng mà chỉ những
người trong hoàn cảnh đó mới hiểu được, các chính sách hỗ trợ cho bà mẹ
đơn thân ở Việt Nam vẫn còn chung chung thường lồng ghép với các nhóm
đối tượng bảo trợ xã hội khác và các chính sách hỗ trợ cho nhóm này cũng
chưa được đề cập tới.
1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng tr ng nghiên
cứu đa đặt ra
Có thể thấy, đề tài bà mẹ công nhân đơn thân vẫn là một đề tài mới, còn
nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ chính
sách xã hội và đặt nó trong sự tương quan, so sánh với mô hình gia đình hiện
đại. Với các bài viết, các tài liệu trên đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo
và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân
ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình hay một đề tài
nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cuộc sống của bà mẹ đơn thân
là công nhân tại các khu công nghiệp – nơi tập trung khá đông lực lượng lao
động nữ đơn thân nuôi con dưới góc nhìn và phương pháp tiếp cận của các
chính sách xã hội. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được đề

41
cập trong các công trình, tài liệu kể trên, kết hợp với khảo sát thực tế tại Khu
Công Nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương để thực hiện.
Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước có đề cập đến gia đình cha mẹ đơn thân và những vấn đề liên quan
mà tác giả tiếp cận được thuộc về nhiều hướng tiếp cận của khoa học xã hội
như: Xã hội học, giáo dục học, tâm lý học, nhân khẩu học, tội phạm học, công
tác xã hội và các ngành khoa học khác với nhiều góc độ khác nhau. Xác định
rằng, luận án tiến sĩ này chủ yếu dựa trên tiếp cận xã hội học, tuy nhiên theo
xu hướng liên ngành, một số hướng tiếp cận của các ngành khoa học khác
cũng sẽ được tác giả quan tâm tới.
Do những nguồn tài liệu nghiên cứu từ nước ngoài được dịch ra tiếng Việt
còn hạn chế và trong chừng mực khá khiêm tốn của vốn tiếng Anh và tiếng
Trung của tác giả luận án, nên chỉ một số công trình có liên quan mới được đề
cập tới, vì vậy kết cấu của phần tổng quan này sẽ phân định theo nội dung của
từng chủ đề sẽ giúp tác giả và người đọc dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn.
Việc tổng quan tình hình nghiên cứu về gia đình, giúp cho tác giả hiểu
được những hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về gia đình vì theo
thiển ý của tác giả, gia đình nữ đơn thân chính là một loại hình gia đình trong
bối cảnh đương đại dưới ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, việc
tổng quan về chủ đề này cũng cho thấy vị trí của gia đình phụ nữ đơn thân
trong hệ thống các đề tài nghiên cứu gia đình ở Việt Nam. Còn việc phân tích
về nữ công nhân giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về bối cảnh sống và làm việc
của những người nữ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để từ đó
đặt câu hỏi nghiên cứu một cách phù hợp hơn đối với nhóm khách thể nghiên
cứu đặc thù này.
Mặc dù gia đình, phụ nữ và trẻ em được Đảng và nhà nước quan tâm
nhiều thể hiện qua các văn bản pháp quy, các chính sách. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay chưa có văn bản, chính sách để cập tới đối tượng đặc thù là mẹ đơn

42
thân. Người mẹ đơn thân và con cái của họ chỉ có thể được hưởng sự hỗ trợ
khi họ là hộ nghèo như chúng tôi đã nêu ở trên. Những em nhỏ trong gia đình
này cũng chỉ được hưởng chế độ theo quy định chung dành cho trẻ em thuộc
các nhóm yếu thế trong xã hội. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan hữu quan nên
có chính sách riêng cho đối tượng này. Vì vậy, cần tìm hiểu về cuộc sống thực
tế của bà mẹ đơn thân là công nhân, nắm bắt nhu cầu của họ, tìm hiểu khoảng
trống chính sách để từ đó đề xuất chính sách hoặc huy động các nguồn lực xã
hội giúp bà mẹ đơn thân cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội, đúng với
mong đợi của Đảng và Nhà nước ta là không ai bỏ lại phía sau trong quá trình
phát triển.
Dưới đây, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý luận và thực tế liên quan tới nữ
công nhân ở các khu công nghiệp

43
C ươ 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ ở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
B mẹ đơ t â
Mẹ đơn thân hay bà mẹ đơn thân, hoặc nữa phụ nữ đơn thân là khái niệm
được một số tác giả đã sử dụng trong một số các công trình nghiên cứu như đã
nêu trên phần tổng quan. Chẳng hạn, Lê Thi [100] đưa ra quan điểm chung
nhất về phụ nữ đơn thân là những phụ nữ không có chồng, phụ nữ thiếu, vắng
chồng, những phụ nữ không có chồng sống bên cạnh, do nhiều lý do, nhiều
hoàn cảnh khác nhau. Theo bà, phụ nữ đơn thân được phân thành 02 loại:
Loại thứ nhất, phụ nữ đã lập gia đình gồm số phụ nữ đã góa chồng, ly dị, ly
thân, hoặc chồng đi vắng xa lâu ngày không có tin tức; Loại thứ hai, phụ nữ
chưa lập gia đình chưa lấy chồng nhưng đã nhiều tuổi (bao gồm phụ nữ không
có chồng nhưng có con ngoài giá thú từ 1 đến 3, hoặc 4 con. Họ thường sống
với con cái hay với cha mẹ đẻ; Phụ nữ không có chồng không có con. Họ
sống với cha mẹ đẻ hay anh chị em ruột, họ hàng, số sống độc thân ít). Một
tác giả khác xét về mặt bản chất chia phụ nữ đơn thân thành 2 nhóm: nhóm
những người phụ nữ buộc phải chịu hoàn cảnh đơn thân do hoàn cảnh mang
lại, buộc phải chọn cách sống một mình và nhóm những người phụ nữ chủ
động sống đơn thân12.
Theo Gucciardi và cộng sự, bố/mẹ đơn thân là khái niệm chỉ những
người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn, hay đã ly thân, ly dị và hiện không
sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt luật pháp, hoặc góa bụa

12
Trên trang http://www.baohaiquan.vn/Pages/GS-TS-Le-Thi-Quy-Vien-truong-Vien-
Nghien-cuu-gioi-va-phat-trien-Chong-chenh-phu-nu-don-than.aspx

44
(Gucciardi, Celasun và Stewart, 2004; dẫn theo Võ Thị Cẩm Ly)[65]. Khái
niệm này đề cập đến ba nhóm phụ nữ đơn thân: nhóm có con và đã ly hôn;
nhóm có con và đã ly thân; nhóm có con và chưa từng kết hôn hoặc chồng đã
qua đời.
Có thể nhận thấy gia đình mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội, một mô
hình tổ chức cuộc sống của một nhóm bà mẹ trong xã hội. Trong mô hình
này, chỉ có sự tồn tại của hai nhân tố là người mẹ và đứa con, hoàn toàn thiếu
vắng người cha với tư cách pháp lí phù hợp. Những vai trò về kinh tế, nuôi
dạy con cái của người cha có thể không được thực hiện hoặc thực hiện trong
một giới hạn hết sức hạn chế.
Khi phân loại các hình thái gia đình, Mai Huy Bích [15] cũng đã đưa ra
quan điểm về gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân (one-parent family). Ông cho
rằng, đó là một biến thể của gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ (cha hoặc mẹ và
con cái chưa kết hôn), trong thế hệ thứ nhất (tức thế hệ cha mẹ), không đủ hai
người của cặp vợ chồng, mà chỉ có một người (hoặc cha hoặc mẹ) do nhiều
nguyên nhân khác nhau (ly hôn, góa, hay đơn giản là không hoặc chưa kết
hôn mà có con,…)
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm “Bà mẹ đơn
thân” để đề cập tới những người nữ công nhân vì những lý do khác nhau hiện
tại đang nuôi con một mình làm việc tại các Khu công nghiệp .
Khái niệm cuộc sống
Cuộc sống là một khái niệm khá rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức [39] thì đời sống có 4 cách hiểu
như sau:
+ Tình trạng tồn tại của con người
+ Sự hoạt động của con người trong từng lĩnh vực (Đời sống vật chất,
đời sống tinh thần, đời sống văn hóa, đời sống nghệ thuật)
+ Phương tiện để sống

45
+ Lối sống của cá nhân hay tập thể (Đời sống xa hoa, đời sống cần
kiệm, đời sống chan hòa,....).
Dưới tiếp cận của Xã hội học, “Lối sống là tổng hòa các dạng hoạt động
sống ổn định, có hệ thống và sự thống nhất nội tại, đó là cách thức mà con người
tổ chức hoạt động sống của mình trong những điều kiện sống cụ thể. Các dạng
hoạt động sống đó bao gồm: hoạt động lao động sản xuất, hoạt đông sinh hoạt
vật chất, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động sinh hoạt xã hội”13
Như vậy, cả hai định nghĩa trên cho thấy, các dạng hoạt động cơ bản
nói lên lối sống hay đời sống con người là hoạt động liên quan tới vật chất
(cách họ lao động sản xuất để tạo ra của cải, cách họ sống với những điều
kiện sống (kinh tế-xã hội) mà họ có và hoạt động sinh hoạt (bao gồm sinh
hoạt văn hóa-tinh thần, tham gia hoạt động xã hội…)
Với mục tiêu của đề tài luận án, tác giả tập trung vào hai dạng hoạt
động cơ bản là hoạt động liên quan tới vật chất, được gọi là đời sống vật chất
và các hoạt động văn hóa-tinh thần, được gọi chung là đời sống tinh thần.
Đời sống vật chất
Đời sống vật chất là những sinh hoạt dựa trên những yếu tố vật chất
như những điều kiện sống mà con người có được để tồn tại. Trong đề tài,
những điều kiện mà người công nhân tổ chức hoạt động sống bao gồm: thu
nhập, chi tiêu; việc làm; nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí có giá trị vật
chất như: xe máy, ti vi, tủ lạnh...Nói đến đời sống vật chất là nói đến sự sở
hữu, những thứ có thể nhìn thấy, cầm nắm, tính đếm được.
Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến
lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng,
13
I. T. Lê vư kin, Trần Thị kim Xuyến, Những yếu tố hình thành lối sống của ngườI Việt Nam trong
bối cảnh đổi mới. NXB Viện hàn lâm khoa học Cộng Hòa Liên Bang Nga, 1993

46
quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân
phối, tiêu dùng giá trị tinh thần như phim ảnh, sách báo, tivi, internet, game,
công viên, các câu lạc bộ, ...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi,
giao tiếp tinh thần như gặp gỡ, thăm hỏi...). Nói đến đời sống tinh thần là nói
đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những
hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm
trù đời sống tinh thần được hiểu như sau: Đời sống tinh thần là tất cả những
giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan
hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống.
Khái niệm đời sống tinh thần được sử dụng trong đề tài nói lên các hoạt
động liên quan tới sinh hoạt văn hóa và tinh thần của con người. Tác giả sẽ
quan tâm tới các hoạt động ngoài giờ làm việc của người công nhân như: thời
gian nghỉ ngơi, nội dung và thời lượng tham gia các hoạt động vui chơi giải
trí, các hoạt động thăm viếng gia đình, bạn bè và những người thân hay các
hoạt động hỗ trợ lẫn nhau về tinh thần của những người cùng cảnh ngộ.
Như vậy, trên cơ sở hai chỉ báo lớn là đời sống vật chất và đời sống
tinh thần với các dạng hoạt động, việc phân tích tình hình đời sống của những
bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp trên địa bàn Dĩ An hiện nay
sẽ được xem xét dưới góc độ chính sách xã hội để chỉ ra những điểm được và
chưa được, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm giảm nhẹ những tổn thương
mà họ phải chịu đựng.
K ái iệm Khu công nghiệp
Khái niệm KCN đã được quy định trong Nghị định 36/NĐ-CP ngày
24/4/1997 của Chính phủ về “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, Khu
công nghệ cao”. Theo đó, KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định (có tường rào bao quanh), không có dân cư sinh sống, do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

47
- Trước hết, KCN là một khu vực khép kín, biệt lập với các khu dân cư
và có diện tích xác định. Thứ hai, KCN ra đời và tồn tại trước khi các cơ sở
công nghiệp được xây dựng và sẽ có thời kỳ trong KCN không có bất kỳ một
cơ sở sản xuất công nghiệp nào. Thứ ba, việc thành lập KCN phải do Chính
phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo luật định.
- Hiện nay, đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ, các cụm công
nghiệp ở các địa phương do chính quyền địa phương quyết định thành lập như
ở Bình Dương hiện nay có 29 khu công nghiệp đã được phê duyệt. Mặc dù có
một số đặc điểm đặc thù (quy mô thường nhỏ hơn, ảnh hưởng thường hẹp
hơn), nhưng về bản chất thì các KCN không có sự khác biệt so với các KCN
do Trung ương thành lập. Vậy khái niệm KCN phải bao hàm cả các KCN loại
này (các KCN do chính quyền địa phương thành lập).
Khái niệm Chính Sách xã hội
Khái niệm chính sách xã hội, hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau
nhưng trong nghiên cứu này đề tài tham khảo các khái niệm:
Trong Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại Chính sách xã hội là sự
tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và
tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân
dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội…
Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Trong cuốn giáo trình về chính sách xã hội của Lê Ngọc Hùng [57] có
ba cách định nghĩa về chính sách xã hội.

48
Thứ nhất, chính sách xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
đào tạo về chính sách xã hội.
Thứ hai, chính sách xã hội là hệ thống các dịch vụ xã hội đảm bảo phúc
lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người.
Thứ ba, chính sách xã hội là quá trình xã hội trong đó chính sách được
xây dựng và thực thi nhằm đạt được các mục tiêu xác định là nâng cao phúc
lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển con người và phát triển xã hội bền vững.
Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ.
Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội
gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng
bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã
hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo…
Vậy khái niệm chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc
phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã
hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục
trên cơ sở mở rộng, bình đằng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử
và cấu trúc xã hội nhất định.
A i x ội
Trong cuốn Từ điển Xã hội học Oxford, an sinh xã hội được hiểu:
những hệ thống duy trì thu nhập do nhà nước quản lý nhằm tránh cho mọi
người khỏi rơi vào tình trạng nghèo hoặc cứ nghèo mãi. Một số hệ thống an
sinh dựa trên quy chế công dân, một số khác thì dự trên nơi cư trú của người
thụ hưởng (Bùi Thế Cường) [28].
Trong cuốn “Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam” do Viện Khoa học
lao động và xã hội cùng với Dự án hỗ trợ giảm nghèo GIZ đưa ra khái niệm
an sinh xã hội: “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã
hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư
nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo

49
vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu
nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội” [152].
Theo Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam 2011-2020, an sinh xã hội là
hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các đối tác xã hội
thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi
xã hội, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản
lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai,
chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập
và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam gồm 3 nhóm chính sách chính:
i) Chính sách thị trường lao động;
ii) Bảo hiểm xã hội;
iii) Trợ giúp xã hội .
Xuất phát từ quan điểm cơ bản rằng hệ thống an sinh xã hội hướng tới
đảm bảo các nguyên tắc: phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với
người dân, do vậy trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh hiểu an sinh xã hội
là: “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước cùng với sự hỗ trợ của
các cá nhân, tổ chức (trong khuôn khổ quy định của luật pháp) nhằm giảm
mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân
và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm
ổn định, phát triển và công bằng xã hội, nâng cao khả năng ứng phó của
người dân đối với các rủi ro, nguy cơ thông qua việc hỗ trợ, trang bị cho họ
các phương thức nhằm nâng cao mức sống cá nhân và hộ gia đình ”.
2.1.2. Các quan điểm lý thuyết được vận dụng
Lý thuyết trao đổi và thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết trao đổi có nguồn gốc từ những người theo tư duy thực dụng
chủ nghĩa trong triết học của những người theo môn phái Epicure, tiếp đó

50
quan điểm này được Jeremy Bentham, John Stuart Mill và G.E. Moore phát
triển hơn trong những thập niên cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Tư duy thực dụng chủ nghĩa phát triển sâu rộng hơn trong khoa học xã
hội vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nó hiển hiện rõ rệt trong lý thuyết
kinh tế vi mô về gia đình (điển hình là tác giả Becker), trong tâm lý học xã
hội với các tác giả (Emerson, Homans, Nye), trong xã hội học tổ chức (tác giả
chính Blau), và lý thuyết lựa chọn hợp lý (mà đại biểu là Coleman, Hechter).
Các tác giả này khác nhau rất nhiều về những điều mà họ nhấn mạnh, đặc biệt
về cách họ đưa động cơ cá nhân vào hợp nhất với quá trình vĩ mô về sự có đi
có lại và biến đổi xã hội. Tuy nhiên, tiêu điểm của tất cả các lý thuyết này là
tập trung vào chủ nghĩa thực dụng hợp lý của cá nhân.
Trong nghiên cứu về gia đình hiện nay, Ivan Nye được xem là đại biểu
tiêu biểu nhất của lý thuyết lựa chọn hợp lý. Luận điểm chính thức về lý
thuyết trao đổi của Nye (1979) dựa rất nhiều vào cách tiếp cận tâm lý học xã
hội của các bậc tiền bối trong lĩnh vực tâm lý học, như là Thibaut and Kelley.
Hiện nay, luận điểm của Nye được áp dụng triệt để và đầy tham vọng vào
nghiên cứu gia đình.
Hai khái niệm cơ bản của lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý là
“reward” and “cost”. Trong công trình nghiên cứu này theo gợi ý của tác giả
Mai Huy Bích (2009) chúng tôi chọn dịch khái niệm “reward” và “cost” với
các hàm nghĩa “được” - “mất”, “lợi”- “hại”, “hơn”- “thiệt”.
“Được”, là bất kỳ thứ gì được coi là có lợi cho người hành động, còn
điều “mất” thường được quan niệm là trái ngược với điều “được”. Mặc dù
điều “mất” thường được quan niệm là phủ nhận của điều “được” tức là những
điều không có lợi cho người hành động nhưng chúng ta cũng nên đưa vào đây
cả những điều mất ngầm ẩn và khó thấy.

51
Kinh tế học vi mô thường tập trung vào những điều “được” và “mất”
trong kinh tế, còn các nhà lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý thường xem
xét “được” và “mất” rộng hơn lý thuyết kinh tế học rất nhiều.
Các nhà lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý thường giải thích rằng
những nhóm xã hội như gia đình có thể tồn tại lâu dài là vì nó đáp ứng được
lợi ích của các thành viên cá nhân. Các cá nhân tập hợp với nhau thành nhóm
đề dành được điều “lợi” cho họ. Tất nhiên, tư cách là thành viên trong nhóm
xã hội cũng có thể đòi hỏi nhất thiết phải có sự thỏa hiệp và thậm chí phải trả
giá đối với các thành viên cá thể. Nếu cái giá phải trả của việc tham gia làm
thành viên trong nhóm vượt quá cái “lợi” và cái “được” thì việc là thành viên
của nhóm không còn là một sự lựa chọn hợp lý nữa. Như vậy, người ta
thường quan niệm nhóm gia đình là nguồn gốc mang lại những điều “lợi” cho
các thành viên riêng lẻ. Trong lý thuyết trao đổi gia đình được coi như là tập
hợp các cá nhân.
Mới thoạt nhìn, thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý có vẻ không phù hợp
với một lĩnh vực tình cảm như tình yêu nam nữ … song suy cho cùng quan hệ
tình yêu, hôn nhân và gia đình giữa nam và nữ xưa nay bị chi phối bởi sự tính
toán và lòng vụ lợi, có điều mức độ và hình thức biểu hiện rất tinh vi.
Con người ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều
được của bản thân, và giảm tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả (Mai Huy
Bích (2003tr.220)[14].
Dựa trên tiếp cận quan hệ trao đổi và lựa chọn hợp lý khi tìm hiểu cuộc
sống của bà mẹ đơn thân, chúng tôi giả định rằng các bà mẹ đơn thân lựa
chọn kiểu sống này dựa trên sự tính toán về cái “được”, và cái “mất” mà họ
có thể có trong cuộc sống. Với quan niệm của người Việt Nam đương đại, dù
chủ nghĩa cá nhân đã được quan tâm hơn, nhưng giá trị của gia đình, của đứa
con vẫn còn được đề cao. Với cách tổ chức và thực hiện hệ thống an sinh xã
hội hiện tại, người ta vẫn cần có đứa con để vừa được bày tỏ tình cảm, vừa có

52
người “chăm sóc mình lúc về già”. Đứa con vẫn có giá trị như một công cụ
bảo hiểm lúc về già. Cái lợi hay cái được của họ không thuộc về hiện tại mà
thuộc về tương lai. Cái mất của họ là sự vất vả khi không có người cùng sẻ
chia việc chăm sóc con cái, là sự thiếu thốn về kinh tế hay thậm chí là cả sự
kỳ thị của xã hội ở chừng mực nhất định nào đó. Vậy là dù họ chủ ý lựa chọn
không cần chồng nhưng có con hay là không cố tình lựa chọn nhưng chấp
nhận tình huống không mong muốn thì lợi ích của họ vẫn là ở chỗ có đứa con
để nương tựa lúc về già. Một điều mà tác giả luận án muốn lưu ý nữa, đó là
bối cảnh thể chế đã thay đổi. Luật pháp Việt Nam tuy không khuyến khích
nhưng vẫn chấp nhận con ngoài giá thú. Mọi trẻ em sinh ra đều là công dân
Việt Nam và đều có quyền được làm giấy khai sinh và theo luật trẻ em năm
2016, trẻ em đều được hưởng chế độ chăm sóc y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
cũng như chế độ phổ cập giáo dục như nhau. Chính khía cạnh pháp lý này đã
giúp cho các bà mẹ có nhiều cơ hội hơn cho lựa chọn mang tính được mất này
của họ. Điều này cũng đã được làm sáng tỏ sau khi thu thập và xử lý thông tin
cũng như trình bày kết quả nghiên cứu.
Lý thuyết v n xã hội
Vốn xã hội (social capital) là khái niệm do James Coleman đề xuất. Nó
được sử dụng để mô tả những kiểu quan hệ tồn tại giữa các cá nhân khi đặt
trong bối cảnh gia đình và cộng đồng, và được coi là có ảnh hưởng lớn tới sự
thành đạt về học vấn của con người nói chung và trẻ vị thành niên (Bùi Thế
Cường và cộng sự, 2010)[28]. Sau này vốn xã hội trở thành một khái niệm
trung tâm trong các nghiên cứu khoa học xã hội. Lý thuyết vốn xã hội của
Coleman được sử dụng để giải thích nhiều hành vi khác nhau về sự tham gia
của mọi công dân đến kết quả giáo dục và sự phát triển của vị thành niên.
Từ tiếp cận phát triển, các nhà khoa học cho rằng, vốn xã hội không tồn
tại độc lập, mà có mối quan hệ chặt chẽ với các loại nguồn vốn khác để con
người có thể sinh kế và tồn tại. Chẳng hạn, trong khung phân tích sinh kế bền

53
vững của DFID “sinh kế bao gồm các khả năng, các nguồn vốn hay nguồn lực
(bao gồm các nguồn vốn vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết kiếm
sống”14. Trong nghiên cứu về sinh kế bền vững, Chamber và Conway 15 và
các tác giả khác sau này, đã nêu rõ các nguồn vốn mà con người có thể sử
dụng để kiếm sống là: vốn con người (giáo dục, kỹ năng, sức khoẻ, số lượng
các thành viên trong hộ gia đình), vốn tài nguyên (đất đai, vườn tược); vốn vật
chất (nhà ở và các phương tiện sống, công cụ, phương tiện sản xuất, công
trình giao thông thuỷ lợi, công nghệ thông tin liên lạc); vốn tài chính (tiền, tiết
kiệm, tín dụng, hàng hoá lưu chuyển, đại gia súc…) và vốn xã hội (mạng lưới
và những hỗ trợ xã hội thuộc về các hộ gia đình). Có được các nguồn vốn này
cho phép các hộ gia đình tăng sự tin tưởng, khả năng làm việc cùng nhau, chia
sẻ và tiếp cận các cơ hội.
Điểm đáng chú ý là có sự quan hệ qua lại giữa các loại vốn. Một loại vốn
vật chất có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu hộ gia đình đã tiếp cận được đến đất
đai (vốn tự nhiên), họ có thể cũng tiếp cận đến tín dụng dễ dàng hơn vì họ
cũng có thể dùng đất cho các hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn dùng để thế
chấp cho các khoản vay. Nếu như một hộ không có cả đất đai, để vay vốn, họ
có thể nhờ vào sự giúp đỡ của hội phụ nữ, hội nông dân hay các nhóm xã hội
nào đó để có thể vay tín chấp. Nghĩa là sự kết hợp các loại vốn theo nhiều
cách khác nhau để tạo ra thu nhập của hộ.
Từ góc nhìn quản lý, vốn xã hội được hiểu như là tổng hợp những mối
quan hệ, liên hệ giữa con người với con người hoặc các chủ thể người với
nhau trong một cộng đồng xã hội xác định mà nhờ đó, con người có thể tạo
dựng lòng tin, tạo mạng lưới xã hội phức hợp và tăng cường khả năng làm

14
DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets,
http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010),
“Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học,
Số 2, tr 3-12.
15
. Chambers, R. and G. Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st
century (Sinh kế nông thôn bền vững

54
việc chung để đạt tới những kết quả cao cho sự phát triển của mỗi con người
và của cả cộng đồng xã hội (Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan, 2009)16.
Theo hướng tiếp cận này, vốn xã hội bao gồm hai thành tố cơ bản. Đó là
mạng lưới quan hệ xã hội và niềm tin. Mạng lưới xã hội, do con người có thể
thiết lập được với những người khác về mặt số lượng và chất lượng. Các nhà
xã hội học, vì vậy thường gắn vốn xã hội với cơ cấu nhóm xã hội, cơ cấu phân
tầng xã hội với các kiểu liên hệ và quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hệ
thống xã hội. Còn niềm tin xã hội được tạo ra bởi hệ thống các giá trị, chuẩn
mực đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán mà mỗi nhóm, mỗi giai tầng, mỗi
cộng đồng xã hội đã xây dựng, đặt nền tảng cho cách tư duy và hành động của
mình. Chính nhờ mạng lưới các quan hệ xã hội và niềm tin xã hội mà mỗi con
người, mỗi chủ thể có những khả năng làm việc chung để nâng cao tối đa
những lợi ích của cá nhân mình cũng như lợi ích của cả cộng đồng.
Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan không dựa trên tiếp cận sinh kế
nên không đề xuất các yếu tố của nguồn vốn sinh kế như Chambers và
Conway [38], mà coi vốn xã hội là một trong những thành tố của hệ thống các
nguồn vốn đảm bảo cho cuộc sống của con người như vốn kinh tế, vốn văn
hóa, vốn chính trị…. Mặc dù vậy họ cũng nhấn mạnh tới mối quan hệ hữu cơ
giữa các nguồn vốn đó. Theo họ, khi người ta sử dụng nguồn vốn xã hội sẽ
phát triển, mở rộng, nâng cao được hiệu quả hoạt động của những vốn khác.
Ngược lại, nhờ các nguồn vốn khác được sử dụng thông qua mạng lưới xã hội
mà vốn xã hội được phát triển. Người ta càng có khả năng sử dụng tốt, có

16
Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan, “Từ quan niệm về vốn xã hội thử phân tích về việc sử dụng
vốn xã hội trong phát triển xã hội bền vững ở nước ta hiện nay” đề tài cấp Nhà nước “Vai trò của
vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Mã số KX.03.09/11-15.

55
hiệu quả những nguồn lực đã huy động được của mình để phát triển sự nghiệp
và góp phần vào sự phát triển xã hội.
Chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và các nguồn lực xã hội, Portes, Van
der Gaag & Snijders, cho rằng ở cấp độ cá nhân, vốn xã hội đề cập đến việc
con người tiếp cận các nguồn lực thông qua mạng lưới xã hội tương hỗ. Các
nguồn lực xã hội cung cấp cho con người hai loại vốn khác nhau. Đó là hỗ trợ
xã hội và đòn bẩy xã hội (Domínguez và Watkins). Theo họ, mối quan hệ hỗ
trợ xã hội giúp đỡ các cá nhân để ứng phó với nhu cầu của cuộc sống hàng
ngày và những căng thẳng khác. Những mối quan hệ này nhằm cung cấp sự
hỗ trợ về mặt cảm thông và chia sẻ cũng như các hình thức trợ giúp cụ thể
như phương tiện đi lại, khoản vay nhỏ, hoặc một nơi để ở trong trường hợp
khẩn cấp. Mặt khác, đòn bẩy xã hội đề cập đến việc sử dụng các mối quan hệ
mạng lưới đối với di động xã hội. Trong nghiên cứu của Hogan, Hao, and
Parish về mạng lưới xã hội cho bà mẹ đơn thân tại Mỹ đã chỉ ra rằng, những
hỗ trợ của gia đình phổ biến hơn cho những bà mẹ đơn thân và đặc biệt là
những bà mẹ đơn thân là người da đen bởi vì những bà mẹ đơn thân da đen
thường sống với người thân và họ nhận được sự hỗ trợ về tài chính cũng như
chăm sóc con cái của họ.
Lý thuyết mạng lưới xã hội với các góc nhìn khác nhau đã được sử
dụng trong quá trình thao tác hóa khái niệm, từ những câu hỏi nghiên cứu đến
các câu hỏi thực nghiệm.
Những điểm mà tác giả đã lưu ý trong khi thu thập thông tin, lập luận,
lí giải thông tin là:
Thứ nhất, vị trí và vai trò của nguồn vốn xã hội trong mối quan hệ với
các thành tố của hệ thống các nguồn vốn khác nhau khác. Ở đây, trong năm
nguồn vốn sinh kế của Chambers và Conway như đã nêu ở trên, nguồn vốn tự
nhiên (đất đai, ruộng vườn…), vốn vật chất (nhà cửa, đồ dùng lâu bền và công
cụ lao động) vốn tài chính (tiền lương và các thu nhập khác) tương thích với

56
những yếu tố về điều kiện sống về vật chất. Vốn xã hội (bao gồm quan hệ,
mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung
cấp các mạng lưới an sinh phi chính thức quan trọng) sẽ được xem xét trong
lĩnh vực sinh hoạt văn hóa-tinh thần. Vốn con người (các kỹ năng, tri thức,
khả năng làm việc và sức khỏe…) là những biến số về nhân khẩu xã hội như
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác hay những vấn đề
liên quan tới sức khỏe đều được chú trọng khảo sát và coi chúng như những
biến độc lập để phân tích và so sánh sự sở hữu và vận dụng các loại nguồn
vốn khác nhau giữa các nhóm công nhân là mẹ đơn thân trong các dạng hoạt
động của họ.
Thứ hai, xác định các chỉ báo của nguồn vốn xã hội. Ở trên, cả hai
nhóm tác giả Domínguez, Watkins và Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan [38]
khi đề cập tới các thành tố của vốn xã hội đều đề cập tới yếu tố mạng lưới xã
hội. Đồng ý với các tác giả này, khi tìm hiểu vốn xã hội của các nhóm nữ
công nhân nuôi con một mình ở Bình Dương, chúng tôi đã xác định mạng
lưới xã hội của họ thông qua việc yêu cầu họ liệt kê những người trong mối
quan hệ xã hội đã từng được thiết lập của mình để có thể xác định được về
mặt số lượng. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các tổ chức xã hội như hội phụ
nữ, tổ công đoàn cũng là những cách thức mà họ sử dụng mạng lưới để mong
nhận được sự hỗ trợ xã hội của mình. Về mặt chất lượng, người trả lời sẽ
được yêu cầu mô tả tính chất của các mối quan hệ đó theo thời gian (trong
quá khứ và hiện tại).
Cũng theo lý thuyết vốn xã hội, khi con người dựa vào mạng lưới xã
hội để tận dụng nguồn vốn xã hội, thì chính họ lại nhận được hai loại vốn
khác nhau. Đó là mối quan hệ hỗ trợ xã hội giúp đỡ các cá nhân để ứng phó
với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và những căng thẳng khác. Những mối
quan hệ này nhằm cung cấp sự hỗ trợ về mặt cảm thông và chia sẻ cũng như
các hình thức trợ giúp cụ thể. Mặt khác, loại vốn thứ hai - đòn bẩy xã hội đề

57
cập đến việc sử dụng các mối quan hệ mạng lưới đối với di động xã hội
(Domínguez and Watkins). Do vậy, trong nghiên cứu, tác giả luận án đã xác
định thêm hai chỉ báo khi thu thập và khái quát hóa thông tin: (1) Những mối
quan hệ hỗ trợ xã hội, theo đó những biểu hiện mang tính hỗ trợ từ những
người khác trong mạng lưới xã hội như phương tiện đi lại, các khoản vay nhỏ,
giúp đỡ lúc mình hay con cái ốm đau, trông con cái lúc có việc khẩn cấp hay
đi làm tăng ca, hoặc một nơi để ở trong trường hợp khẩn cấp v.v...(2) yếu tố
đòn bẩy xã hội, trong đó xem thử, ngoài việc sử dụng những khoản hỗ trợ xã
hội trong cuộc sống thường ngày, những bà mẹ đơn thân có sử dụng các mối
quan hệ trong mạng lưới để được thăng tiến về mặt chuyên môn, tay nghề hay
vị thế xã hội nào đó hay không và nếu có thì như thế nào.
Thứ ba, trong khi quan tâm tới các nguồn vốn, đặc biệt là vốn xã hội,
nghiên cứu sinh cũng đã nhận ra rằng, các loại nguồn vốn mà con người sở
hữu luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu một người, một chủ thể nào
đó khi có vốn xã hội sẽ có thể sử dụng vốn kinh tế, vốn văn hóa v.v… từ
những người khác trong mạng lưới xã hội của mình. Nhờ đó mà làm gia tăng
những khả năng kinh tế, xã hội lên gấp bội. Cũng như vậy, nhờ vốn xã hội,
người ta sẽ tạo dựng được niềm tin vào nhau, củng cố, phát triển bền vững
được những mạng lưới xã hội hiện có. Do đó, họ có thể tăng cường, phát triển
năng lực kinh tế, xã hội theo nhiều hướng, làm được nhiều việc mà nếu chỉ
riêng một chủ thể sẽ không thể làm được (Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị
Lan)[38].Vì vậy, không dừng ở việc mô tả các nguồn vốn đó, mà tác giả luận
án còn phải chỉ ra được cách thức và những bà mẹ đơn thân tận dụng một
cách linh hoạt các nguồn vốn khác vốn dĩ rất hạn hẹp của mình. Tác giả đã giả
định rằng đối với những người nữ công nhân nhập cư nguồn vốn tài nguyên,
vật chất và tài chính (ruộng vườn, nhà cửa và thu nhập) rất hạn chế. Để gia
đình nhỏ của họ có thể tồn tại được, họ phải tận dụng tối đa các nguồn vốn
còn lại là chính bản thân họ với sức khỏe, kiến thức kỹ năng và nguồn vốn xã

58
hội. Nếu người mẹ đơn thân nào tận dụng được tốt nguồn vốn xã hội, họ có
thể làm tăng các nguồn lực mà trước đó còn hạn chế.
Cuối cùng, kết hợp với tiếp cận phân tích chính sách, tác giả luận án đã
phân tích quá trình vận dụng và kết hợp các nguồn vốn đã nêu trong sự phân
tích các văn bản pháp luật, các chính sách và hệ thống dịch vụ liên quan tới an
sinh xã hội đối với nhóm đối tượng đặc thù.
Qua điểm về tiếp cận chính sách xã hội
Theo tác giả Phạm Xuân Nam [84] thì “Chính sách xã hội là sự thể chế
hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương, giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên
những tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ
chính trị – xã hội, phản ánh lợi ích trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói
chung và từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người
và điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con
người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu
ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân”
Tiếp cận chính sách trong nghiên cứu này được thể hiện rõ từ quan điểm
của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta được nêu trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho
rằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong xã hội hiện đại thể hiện rõ nhất ở vai
trò của nhà nước trong việc tái phân phối của cải và các nguồn lực xã hội,
theo đó dành nhiều ưu tiên hơn cho người lao động, cho những người mà vì lý
do nào đó không tự lo cho mình được (trẻ em, người già, người tàn tật), các
nhóm yếu thế (người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người sống ở
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo), những người bị suy giảm thu nhập vì
nhiều lý do khác nhau (thất nghiệp, thiếu việc làm, nông dân, người bị thiên
tai, dịch bệnh) và ở đây là cả nhóm bà mẹ đơn thân. Đây chính là quan điểm
then chốt của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện xuyêt suốt và nhất quán từ
văn kiện Đại hội Đảng cho đến các chính sách xã hội với nhóm yếu thế trong

59
xã hội, thể hiện ý trí quyết tâm trong đường lối phát triển không có ai bị bỏ
quên trong quá trình phát triển, và mọi người đều được hưởng lợi công bằng
từ quá trình phát triển đất nước.
2.2. Cơ ở thực tiễn
2.2.1. Khái quát đặc điểm chung khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và dân s
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam thuộc khu
vực phát triển năng động nhất của cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,
phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh; phía
Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh Bình Dương có dân số khoảng 2.2 triệu người, diện tích tự nhiên
2.694.4km2, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như Quốc
lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, vành đai 4, đường xuyên Á,
cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 đến 30 km. Với
vị trí địa lý thuận lợi, Bình Dương là đầu mối giao lưu quan trọng giữa các
tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tình hình kinh tế của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua tiếp tục tăng
trưởng ổn định. Tăng trưởng GRDP năm 2018 của tỉnh tăng 9,01% (kế hoạch:
8,5%). GRDP bình quân đầu người đạt 130,8 triệu đồng (kế hoạch 130 triệu
đồng); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu
với tỷ trọng tương ứng là 63,87% - 23,94% - 3,08% - 9,11% (kế hoạch
63,80% - 24,41% - 3,49% - 8,30%).
Với đặc điểm là vùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có
tiềm năng lớn, luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư được cộng
đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hoan nghênh, hưởng ứng. Bình
Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh Bình Dương trong

60
thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam nói riêng.
Bình Dương hiện có 7 trung tâm thương mại, 11 siêu thị và trên 100
chợ truyền thống, giúp người dân, công nhân tại các nhà máy xí nghiệp thuận
tiện trong việc mua sắm.
Bình Dương có lực lượng lao động tại chỗ gần 1,3 triệu người và có hệ
thống đào tạo nhân lực có chất lượng tốt với 8 trường Đại học, 7 trường cao
đẳng, 16 trường trung cấp, 45 trung tâm dạy nghề cơ bản đáp ứng việc đào
tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
Bình Dương có 29 KCN; 12 cụm công nghiệp, thu hút hơn 35.548
doanh nghiệp, trong đó 3.397 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 64 quốc
gia, vùng lãnh thổ, giải quyết từ 40 đến 50 nghìn chỗ làm việc mỗi năm, thu
nhập bình quân từ 5,5 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Toàn tỉnh hiện có trên 1,2
triệu lao động, chiếm trên một nửa dân số của tỉnh, trong đó có trên 80% lao
động đến từ các tỉnh, thành phố khác [126].
Gia tăng dân số
Qui mô dân số so với các tỉnh, thành khác trong vùng Đông Nam Bộ,
Bình Dương có quy mô dân số thấp nhưng tốc độ gia tăng dân số cao. Khi
mới thành lập tỉnh (năm 1997), dân số có Bình Dương có 679.044 người đến
năm 2010 dân số tăng lên 1.619.930 người và đến cuối năm 2018 dân số Bình
Dương tăng lên 2.300.000 người [19].
Ở Bình Dương gia tăng dân số tự nhiên theo quy luật: sinh thô giảm,
tốc độ gia tăng tự nhiên chậm và giảm dần. Năm 1999 gia tăng tự nhiên là
1,53% đến năm 2010 là 1,06%. Và đến năm 2017 là 0,8%. Tỉ lệ gia tăng dân
số tự nhiên thấp hơn so với cả nước. Đó là kết quả của sự nỗ lực đúng hướng
với nhiều biện pháp. Trước hết, đó là sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự
tiến bộ trong nhận thức và những thành tích đạt được trong công tác kế hoạch
hóa gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

61
Bình Dương là một tỉnh có diện tích và số dân thuộc loại nhỏ so với các
tỉnh, thành trong cả nước, song mật độ dân số trung bình (năm 2017 là 741
người/km2) lại cao hơn mức bình quân của cả nước (404 người/km2). Trên
địa bàn tỉnh, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện thị. Sự chênh
lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất và thấp nhất lên tới 35 lần (so với
huyện Dầu Tiếng huyện có mật độ dân số thưa nhất). Nguyên nhân: các thành
phố, thị xã kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung đa số
các trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vì vậy thu hút nhiều lao động
trong và ngoài tỉnh về đây làm việc (mật độ dân số cao một phần do dân nhập
cư nhiều). Còn ở các huyện như Dầu Tiếng, Phú Giáo hoạt động kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, kinh tế chưa thực sự phát triển mạnh nên một bộ phận lao
động di cư sang các thành phố, thị xã kiếm việc làm, trong khi diện tích đất
đai lại tương đối lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với các huyện, thành phố,
thị xã, khác.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể nhưng số dân tăng hàng
năm vẫn không giảm. Có thể nói dân số Bình Dương có sự biến động không
chỉ phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên mà còn phụ thuộc vào gia tăng cơ học.
Tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là do gia tăng cơ học. Nguyên nhân do
kinh tế phát triển nhanh. Trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều người
dân từ các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc. Trung bình
mỗi năm tỉnh Bình Dương có thêm 40 đến 50.000 người nhập cư, phần lớn là
những người trong tuổi lao động và tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh -
nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp như thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và
thành phố Thủ Dầu Một.
Lực lượng lao động của tỉnh Bình Dương hiện nay.
Bình Dương hiện có hơn 35.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp này đã
tạo việc làm cho hơn 1.2 triệu lao động trong và ngoài tỉnh. Công tác chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho

62
công nhân đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương là mối quan tâm đặc
biệt của lãnh đạo và các cấp, các ngành trong tỉnh. Ngoài các chính sách hỗ
trợ cho người lao động như dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hàng năm
tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa khác nhằm đẩy mạnh công tác
vận động các ngành các cấp, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân
trong tỉnh cùng quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân.
Mỗi năm Bình Dương thu hút từ 400 - 500 dự án đầu tư mới với nhu cầu lao
động hơn 50.000 người, lực lượng lao động trong tỉnh không đủ đáp ứng, thị
trường trong tỉnh luôn sôi động, người lao động có nhiều cơ hội để lựa chọn
việc làm. Vì vậy, ngoài giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, Bình
Dương còn trở thành điểm đến của lao động ngoài tỉnh và có không ít lao
động đã chọn Bình Dương là quê hương thứ hai. Hiện nay, số lao động ngoài
tỉnh đến lao động làm việc chiếm hơn 80% so với tổng số lao động đang làm
việc. Với nguồn lao động nhập cư và lao động của tỉnh đã đáp ứng tương đối
nhu cầu lao động của các doanh nghiệp về số lượng cho hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã từng bước sử dụng máy
móc công nghiệp tiên tiến trong hoạt động sản xuất, nên đòi hỏi người lao
động phải có tay nghề nhưng thực tế cho thấy chất lượng lao động trong các
doanh nghiệp còn thấp, phần lớn lao động được tuyển từ vùng nông thôn, hạn
chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, chưa có tác phong công
nghiệp, tính tổ chức kỷ luật và tính ổn định việc làm của người lao động chưa
cao, người lao động chưa thật sự gắn bó với việc làm. Vì thế tình trạng
chuyển dịch lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác vẫn xảy
ra, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp do khó
ổn định được lực lượng lao động trong sản xuất.
Đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương
Cùng với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (gọi chung là khu
công nghiệp) hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang hình thành các

63
“làng” công nhân sinh sống xung quanh các khu công nghiệp, với quy mô dân
số và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hầu hết công nhân là những người
đến từ các địa phương khác mà chủ yếu xuất thân từ nông thôn. Do vậy, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân là vấn đề mà các cấp, các
ngành tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm.
Toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 26 khu công nghiệp tập trung và 12
cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 35.500 doanh nghiệp vốn
trong nước và gần 3.400 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó,
số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm trên 90%. Những năm qua, lực
lượng công nhân ở các khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng đồng thời đã kéo theo những hệ
lụy, tình hình an ninh, trật tự ở địa phương có đông công nhân không được
bảo đảm, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của
công nhân tạm bợ; đời sống tinh thần nghèo nàn,... Nguyên nhân của vấn đề
này, một phần do kết cấu hạ tầng ở những địa phương có khu công nghiệp còn
hạn chế; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần
cho công nhân.
Đa số công nhân luôn có áp lực công việc căng thẳng, không có thời
gian và điều kiện để học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng
như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao, sinh hoạt cộng đồng. Trong khi, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan
tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Một số doanh nghiệp
còn cho rằng doanh nghiệp chỉ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và chăm lo đời
sống vật chất cho người lao động, còn chăm lo về mặt văn hóa tinh thần
không thuộc trách nhiệm của họ.
Công nhân có tâm lý là làm việc và tăng ca để kiếm thêm tiền trang trải
cuộc sống hoặc gửi về phụ giúp gia đình, nên không có thời gian nắm bắt
thông tin về những vấn đề chính trị - xã hội, đường lối, chủ trương, chính sách

64
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều dễ nhận thấy là, công nghiệp đã đem
lại cho công nhân cuộc sống ngày càng khá hơn, mức sống của công nhân
từng bước được cải thiện, nhưng sự giao thoa và biến đổi văn hóa cũng đã
làm nảy sinh không ít tiêu cực trong nếp sống đã phá vỡ một phần trong quan
hệ đạo đức truyền thống.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Bình Dương cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp và là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, vì vậy, những năm
tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhanh về công nghiệp và hằng năm
cần thu hút trên 40.000 người lao động. Theo đó, dự báo đến năm 2020, lực
lượng lao động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng trên 1,4 triệu người, đây là lực
lượng có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của tỉnh; đồng thời, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải
quyết, đặc biệt là vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của lực lượng này.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn Thị xã Dĩ An
Thị xã Dĩ An nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh thành là Bình Dương, thành phố
Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, Đồng Nai nên Dĩ An có vị trí hết sức
thuận lợi, có hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường thủy, đường sắt
dễ dàng thu hút nguồn vốn, nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật, đồng thời lại sử
dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của thành phố Hồ Chí Minh như: sân
bay, nhà ga, bến cảng, đường bộ. Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi
mới của Đảng với tư duy kinh tế dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo, đặc biệt Bình
Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng, “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư trong
nước và nước ngoài nên kinh tế tỉnh có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là
trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng.
Dĩ An là điểm xuất phát đầu tiên về phát triển KCN của tỉnh Bình Dương
với khu công nghiệp Sóng Thần 1 vào năm 1995 đến nay thị xã Dĩ An có 6 khu
công nghiệp đang hoạt động, việc phát triển KCN ở thị xã Dĩ An ảnh hưởng rất

65
lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Bình
Dương nói chung.
Hiện nay thị xã Dĩ An có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
và nhiều nhất là: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc. Vốn FDI
nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất
kinh doanh, dịch vụ trong đó nhiều nhất là sản xuất công nghiệp, chủ yếu là
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, điện tử…
Thị xã Dĩ An là đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh Bình Dương với diện
tích 60,05 km2 chỉ chiếm 2,2% diện tích toàn tỉnh. Thị xã Dĩ An có 7 phường
gồm: Phường An Bình, Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân
Đông Hiệp.
Cơ sở hạ tầng ở các KCN hoàn chỉnh đứng đầu trong tỉnh, đáp ứng nhu
cầu sản xuất và thu hút đầu tư, ngoài ra thị xã Dĩ An đã tập trung phát triển hệ
thống giao thông công cộng, bến bãi đậu xe, kết hợp với chỉnh trang đô thị làm
cho diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại, xứng tầm với một đô thị
loại III. Bên cạnh việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, việc thực hiện
hạ tầng điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cũng được thị
xã Dĩ An hết sức quan tâm, đầu tư. Việc đầu tư đồng bộ các kết cấu này nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh sống của người dân trên địa bàn, tạo sức hút
lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Dĩ An là đô thị đông dân thứ 2 trong toàn tỉnh, với vị trí nằm ngay ngã ba
của 3 thành phố lớn và đông dân là: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên
Hòa, thành phố Thủ Dầu Một nên có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, đây là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong các KCN
trên địa bàn.
Mặc dù Dĩ An là địa phương có diện tích nhỏ nhất trong tỉnh nhưng có
dân số đông đứng thứ 2 trong 9 huyện, thị của toàn tỉnh và có mật độ dân số
cao nhất tỉnh 6568 người/km2 cao gấp gần 10 lần mật độ trung bình của toàn

66
tỉnh 723 người/km2. Dân số thị xã Dĩ An tăng nhanh có nguyên nhân chủ yếu
do công nghiệp phát triển mạnh nên thu hút lao động từ các địa phương khác.
Cơ cấu dân số theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn, tỉ lệ nữ giới cao
hơn nam giới, nguyên nhân chủ yếu do các ngành công nghiệp trong các KCN
trên địa bàn thị xã Dĩ An chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ: may mặc,
giày da cần lao động nữ nên lượng lao động nhập cư chủ yếu là lao động nữ,
từ đó dẫn tới có sự chênh lệch lớn về cơ cấu dân số theo giới tính, Tỉ lệ giới
tính nữ chiếm 59,2% và Nam chiếm 40,8 %. Cao hơn mức trung bình của tỉnh
Bình Dương (Nữ 56,6% nam 43,4%).
Dĩ An có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ số người trong tuổi lao động cao
75,6%, do nhu cầu của sự phát triển các ngành công nghiệp, KCN nên cần
nguồn lao động trẻ từ địa phương cũng như lao động nhập cư từ các địa
phương khác đến.
Tì ì oạt độ các k u cô iệp trê địa b T ị x Dĩ A
Vị trí các k u cô iệp
Dĩ An chiếm tỷ lệ khá lớn và trong số 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư vào tỉnh Bình Dương riêng thị xã Dĩ An có khoảng 30 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào nhiều nhất là: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung
Quốc. Vốn FDI nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ
tầng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong đó nhiều nhất là sản xuất công
nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, điện tử…
Đất sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đó đất xây dựng các
KCN là 1075,9 ha chiếm 17,9% tổng quỹ đất gồm: KCN Sóng Thần 1 (178
ha), KCN Bình Đường (16,5) ha, KCN Sóng Thần 2 (279,27 ha), KCN Tân
Đông Hiệp A (52,8 ha), KCN Tân Đông Hiệp B (169,9 ha), KCN dệt may
Bình An (25,9 ha).
Về qui mô, tổng quy mô các KCN trên địa bàn thị xã Dĩ An có diện
tích 715,46 ha, qui mô đa dạng có thể chia làm 2 loại:

67
Qui mô lớn trên 150 ha: Có 3 KCN là KCN Sóng Thần 2, Sóng Thần 1
và Tân Đông Hiệp B chiếm 86,7% .
Qui mô nhỏ: 3 KCN là Bình An, Tân Đông Hiệp A và Bình Đường
chiếm 13,3%. Trong đó KCN Bình Đường là KCN đầu tiên và cũng là KCN
có qui mô nhỏ nhất trong toàn tỉnh Bình Dương với diện tích chỉ 16,5 ha.
Sản phẩm trong các KCN đa dạng và phong phú trong đó có một số
ngành có thế mạnh chủ yếu thuộc nhóm ngành CN nhẹ, CN chế biến hàng
tiêu dùng: CN may mặc, CN giày da ...Các sản phẩm chủ lực trong các KCN
dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguyên liệu nhập, nguồn
nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư.
Hiện nay nhờ vận dụng tốt các chính sách của Đảng, nghị quyết của
Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và ở Dĩ An.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn
với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công
chức và chính quyền địa phương các cấp, lãnh đạo địa phương thực sự quan
tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, nỗ lực cải thiện môi trường
đầu tư và xúc tiến thương mại… Đã tạo ra một môi trường đầu tư thông
thoáng, thu hút mạnh nguồn lực đầu tư cả trong và ngoài nước nhờ đó các
KCN ở thị xã Dĩ An có tỷ lệ lấp đầy cao nhất trong tỉnh.
Tình trạng công nhân, mô tả v i ét ơ bộ về s lượng CNLĐ trê
địa bàn thị x Dĩ An.
* Về quy mô: Dĩ An hiện có trên 2.240 doanh nghiệp sản xuất nằm
trong và ngoài khu, cụm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho trên
200.000 lao động chiếm khoảng 52% dân số.
Về độ tuổi: lao động dưới 35 tuổi chiếm hơn 80%, lao động ngoài tỉnh
chiếm 72%. Các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã phần lớn là doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Quá trình hoạt động, người lao động cũng biến động nhưng không đáng kể.

68
* Về tiền lương và thu nhập: Công nhân lao động khu vực doanh nghiệp,
tiền lương có tăng lên do Nhà nước hàng năm có điều chỉnh tiền lương tối thiểu
vùng, địa bàn thị xã Dĩ An thuộc vùng I, hiện nay mức lương bình quân là 5,2
triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, trước tình hình giá cả các mặt hàng thiết
yếu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, thu nhập
không đủ trang trải các chi phí trong sinh hoạt, nên đời sống công nhân còn gặp
nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn thị xã đều có xây
dựng thang bảng lương, có chế độ nâng lương, nâng bậc cho người lao động
theo qui định của pháp luật lao động, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp
chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm như trong xây dựng thang lương,
bậc lương và tỷ lệ nâng lương thấp để làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động
nhằm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thấp, ảnh
hưởng đến quyền lợi của người lao động.
* Về điều kiện lao động, môi trường lao động, an toàn lao động: Các
doanh nghiệp có đông lao động đã có các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc
cho người lao động, quan tâm trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, khám sức
khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho CNLĐ… Tuy nhiên, vẫn còn một số
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực hiện nghiêm về pháp luật Bảo hộ lao
động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp gỗ là chủ yếu) …
dẫn đến tai nạn lao động, thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp và tính mạng,
sức khỏe của người lao động.
* Về nhà ở: Đa phần công nhân từ nơi khác đến thuê nhà trọ ở các khu
vực lân cận gần công ty để dễ đi lại làm việc, trên địa bàn hiện có trên 34.000
phòng trọ giải quyết cho hơn 82.000 công nhân lao động.

69
CHƯƠNG 3
CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA
BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN

Trong chương này, luận án sẽ tập trung tìm hiểu các đặc điểm xã hội và
cuộc sống của bà mẹ đơn thân là công nhân. Nội dung của chương sẽ phác
thảo chân dung xã hội về họ, nêu lên những đặc điểm nhân khẩu xã hội của bà
mẹ đơn thân và tìm hiểu xem đời sống vật chất và tinh thần của họ. Dựa trên
những bằng chứng thực nghiệm thu được chúng tôi cố gắng làm rõ chân dung
xã hội với các đặc điểm xã hội như nguồn gốc gia đình và đặc điểm cá nhân
của bà mẹ đơn thân; đồng thời cũng tìm hiểu rõ điều kiện sống như nhà ở,
trang thiết bị, và hoạt động giải trí của bà mẹ đơn thân. Trước tiên, chúng tôi
muốn làm rõ đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân. Đặc điểm nhân khẩu xã hội
phản ánh chân dung của con người. Theo lý thuyết vốn xã hội, những đặc
điểm này chính là nguồn vốn con người. Nó là những đặc điểm của chủ thể
hành động. Với những nét đặc trưng về chân dung của mình sẽ được mô tả
dưới đây, những người nữ công nhân nuôi con một mình sẽ vận dụng các
nguồn vốn khác để đảm bảo cho gia đình đơn thân của mình như thế nào
chính là những nội dung sẽ được trình bày trong chương này.
3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ cô â đơ t â
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đây là bà mẹ đơn thân là công nhân có đặc
điểm nhân khẩu xã hội như thế nào? Dựa vào kết quả khảo sát mẫu định tính
và định lượng công nhân là bà mẹ đơn thân đang làm việc ở các công ty thuộc
khu công nghiệp Sóng thần 1, Sóng Thần 2, Khu Bình Đường, trong phần này
nghiên cứu sẽ làm rõ tuổi, học vấn, trình độ chuyên môn, thu nhập.
Tuổi, học vấn và trình độ chuyên môn

70
Tuổi, học vấn và trình độ chuyên môn là những yếu tố thuộc về nguồn
vốn con người như trong phần lý thuyết về nguồn vốn xã hội đã xác định.
Qua khảo sát 150 bà mẹ đơn thân, kết quả cho thấy độ tuổi của bà mẹ đơn
thân từ trong mẫu phỏng vấn có độ tuổi từ 19 đến 49, trong đó có 1/5 người có
độ tuổi trung bình từ 19 tuổi đến 25 tuổi (chiếm 21,3%). Nhóm tuổi từ 26 đến 35
chiếm phân nửa (51,3%) và nhóm còn lại, từ 36 tuổi trở lên là 27,3%.
Biểu 1: Độ tuổi của bà mẹ đơn thân (Đơn vị:%)

Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018


Thông tin từ cuộc phỏng vấn sâu cán bộ Sở Lao động Thương binh và
xã hội cũng xác nhận rằng, phần lớn các trường hợp mẹ đơn thân mà họ nắm
được chủ yếu rơi vào độ tuổi 26 đến 36, trong khi các trường hợp nhóm tuổi
trẻ hơn như dưới 20 tuổi và trên 36 tuổi ít hơn (xem hộp 1).

71
Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà
mẹ đơn thân
Hiện nay theo số liệu của ngành lao động thương binh xã hội chúng tôi
nắm được thì Bình Dương đang có trên 584 ngàn lao động nữ và ở độ tuổi từ
18 – 40 có tỉ lệ trên 85%. Còn về số lượng lao động nữ là bà mẹ đơn thân
nuôi con nói chung CNLĐ ở các khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh
Bình Dương thì cũng có và tuổi của họ còn rất trẻ. Về góc độ ngành chúng tôi
chưa khảo sát để có số liệu cụ thể và cũng chưa có chính sách, chế độ để hỗ
trợ cho đối tượng này nhưng chúng tôi có chế độ chính sách cho người nghèo
nếu người lao động là người của địa phương và thuộc diện hộ nghèo thì cũng
được hưởng chế độ này còn chế độ riêng thì chưa có. (Nam, 51 tuổi, Sở
LĐTB&XH tỉnh Bình Dương).
Hiện nay công đoàn Bình Dương đang rất quan tâm đến hiện tượng bà
mẹ đơn thân là công nhân nuôi con ngày càng nhiều, tuổi của bà mẹ đơn thân
thường ở độ 26, 27 tuổi, số ít còn lại là những phụ nữ tuổi trên 30 tuổi. Nhóm
bà mẹ đơn thân ở các độ tuổi này thường có con vẫn còn rất nhỏ, các cháu
đang học ở mẫu giáo hoặc tiểu học (Nữ 42 tuổi, LĐLĐ tỉnh Bình Dương).

Thực tế cho thấy những công nhân khi mới đến các khu công nghiệp tuổi
đời rất trẻ, họ chỉ học hết cấp 2 hoặc mới tốt nghiệp cấp 3. Do sống xa nhà
thiếu thốn tình cảm, quan hệ yêu đương với bạn trai, có quan hệ tình dục
nhưng thiếu kiến thức về phòng tránh thai nên nhiều trường hợp lỡ có thai và
không thể bỏ, sau khi có thai, công việc thường khó khăn và người bạn trai
cũng bỏ và họ rơi vào cảnh đơn thân một mình nuôi con. Một số trường hợp
họ chủ động trở thành bà mẹ đơn thân, nhưng thực tế số này không nhiều.
Trình độ học vấn;
Trình độ học vấn của bà mẹ đơn thân cũng là một chỉ báo quan trọng
được nghiên cứu này quan tâm. Bởi chỉ báo này sẽ có liên quan không chỉ

72
công việc mà còn là các hệ quả trở thành bà mẹ đơn thân. Điều này cũng cho
thấy bà mẹ đơn thân ở nhiều cấp học khác nhau, làm mẹ đơn thân là lựa chọn
của không riêng bất kì phụ nữ ở trình độ nào. Kết quả khảo sát cho thấy bà mẹ
đơn thân có trình độ: Tiểu học ít (5,3%), chủ yếu là THCS 47,3% và THPT
47,3%, điều đáng quan tâm là trong mẫu khảo sát nhóm có trình độ trung học
cơ sở khá đông. Với trình độ học vấn này sẽ liên quan trực tiếp công việc, thu
nhập mà bà mẹ đơn thân đang làm hiện nay.
Biểu 2: Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân (Đơn vị %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Các số liệu vừa cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ đơn thân thấp. Các
thông tin phỏng vấn sâu khi hỏi hồi cố về quá khứ của họ cho thấy điều kiện
kinh tế gia đình khó khăn nên đã buộc họ phải nghỉ học sớm để tham gia mưu
sinh giúp đỡ gia đình. Điều quan trọng là học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến ổn định
công việc cũng như cuộc sống của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân.
Trình độ chuyên môn;
Bên cạnh các yếu tố về tuổi, trình độ học vấn, nghiên cứu cũng quan
tâm đến yếu tố trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân là công nhân đang
làm việc ở các doanh nghiệp ở Bình Dương hiện nay.

73
Bảng 1 Trì độ chuyên môn của bà mẹ đơ t â (Đơ vị %)
Chuyên môn Chưa qua Đào tạo Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng
đào tạo tại DN nghề
Trường hợp 53 65 10 5 17 150
Tỷ lệ % 35,3 43,3 6,7 3,3 11,3 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Bảng 1: cho thấy trình độ chuyên môn của bà mẹ công nhân đơn thân
thấp, họ chủ yếu là lao động giản đơn được tuyển dụng vào doanh nghiệp
được tham gia đào tạo trước khi làm việc. Trong số bà mẹ đơn thân được
phỏng vấn có đến 35,3% chưa qua các lớp đào tạo nghề, và có 43,3% công
nhân đã được đào tạo nghề tại doanh nghiệp; điều đáng quan tâm là số công
nhân có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên rất ít, trong đó số bà mẹ có
trình độ trung cấp có 6,7%, cao đẳng có 3,3% và đại học có 11,3% .
Thực tế khảo sát cho thấy do nhu cầu của doanh nghiệp về sử dụng lao
động không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, công việc chủ yếu chỉ cần các thao tác
quen tay, quen việc là có thể đáp ứng được công việc gia công may mặc, giày
da, lắp ráp linh kiện điện tử, v.v… nên không đòi hỏi phải đào tạo lao động
chất lượng cao có trình độ cao đẳng, đại học. Hơn nữa, doanh nghiệp luôn đề
cao vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy giá thành thuê một lao động
phổ thông bao giờ cũng ưu đãi hơn một lao động trình độ cao trong một công
việc không đòi hỏi nhiều về trình độ.
3.1.2 . Số con
Số con cùng với lý do ban đầu làm mẹ đơn thân tỉ lệ thuận với nhau.
Theo kết quả điều tra mẫu 150 bà mẹ đơn thân ở địa phương cho thấy, có
65% là mẹ một con; 33% là mẹ 2 con, chỉ 2% là có 3 con ngoài ra không có
trường hợp khác như 4 con trở lên.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến khác biệt số con giữa các phụ nữ
chúng tôi cho rằng hoàn cảnh của họ là khác nhau, có con ngoài hôn nhân
thường là do tình yêu sau đó mang thai xong không được cưới, một số khác là
do phụ nữ quá lứa, lỡ thì mong muốn có một đứa con để có chỗ nương tựa về

74
sau nên thường chuyện đó chỉ diễn ra một lần. Còn đối với những gia đình
đơn thân có từ 2 đến 3 con thường là do họ chung sống với nhau nhưng không
được hạnh phúc dẫn đến chia tay. Để khảo sát kỹ hơn hoàn cảnh của bà mẹ
đơn thân, chúng tôi đã tìm hiểu tuổi con của bà mẹ đơn thân ở Bình Dương.
Biểu 3: Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Số con cũng là một chỉ báo về chân dung của bà mẹ đơn thân, bởi điều
này sẽ liên quan rất nhiều đến những khó khăn trong công việc và cuộc sống
của họ khi số thành viên trong gia đình gia tăng.
Độ tuổi của con cái;
Kết quả khảo sát cho thấy, tại thời điểm điều tra, 86.7% nữ công nhân
có con dưới 6 tuổi, chỉ 13.3% là con trên 6 tuổi. Vấn đề này đơn thuần chỉ là
độ tuổi của con chứ nó không mang nhiều ý nghĩa bởi lẽ nó phụ thuộc vào đối
tượng điều tra, thời điểm điều tra.
Bảng 2: Độ tuổi của con cái trong gia đình mẹ đơn thân
Độ tuổi Dưới 6 tuổi Trên 6 tuổi Tổng
Trường hợp 130 20 150
Tỉ lệ % 86,7 13,3 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

75
Số liệu trên cho thấy rõ phần lớn tuổi con của bà mẹ đơn thân là rất nhỏ,
điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vật chất, tinh thần của
bản thân họ, bởi giai đoạn con cái nhỏ, các bà mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian
cũng như phải chi phí nhiều hơn bao gồm các chi phí như học phí gửi con,
tiền sữa, thuốc thang khi con ốm, v.v…Các thông tin này sẽ được phân tích
kỹ hơn ở các phần tiếp theo của luận án.
3.1.3 Hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình cũng là một chỉ báo phản ánh đặc điểm của bà mẹ
đơn thân hiện nay. Bà mẹ đơn thân có nguồn gốc xuất thân như thế nào? Các
thông tin dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân
Nguồn gốc xuất Người Người địa Tổng
thân địa phương phương khác
Trường hợp 36 114 150
Tỉ lệ % 24 76 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Kết qủa khảo sát cho thấy nguồn gốc cư trú của nhóm bà mẹ công nhân
đơn thân ở địa bàn khảo sát chỉ có 24% là người dân địa phương, còn lại là
người từ các địa phương khác. Các bằng chứng này có thể khẳng định là
nguồn gốc xuất thân của bà mẹ đơn thân chủ yếu là ở các địa phương bên
ngoài đến sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Với một tỉnh công nghiệp lớn
như Bình Dương không thể nào người dân địa phương đáp ứng đủ số lượng
lao động, nhập cư cũng là một xu thế của sự phát triển khu công nghiệp.
Không chỉ tại Bình Dương mà tất cả các khu công nghiệp nói chung thì nguồn
lao động chủ yếu đều từ nơi khác đến. Họ đều xuất thân từ những vùng quê
còn nhiều khó khăn và đi tìm mảnh đất tốt nhằm cải thiện cuộc sống. Thông
tin PVS ở các hộp trên cũng cho thấy bà mẹ đơn thân đến từ các tỉnh thành
khác nhau trên cả nước, trong đó có những địa phương gần Bình Dương,

76
nhưng có những công nhân đến từ những tỉnh thành rất xa ngoài phía Bắc như
Thanh Hóa, Nam Định, Hòa Bình.
Hộp 2. Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương
“Em vào Nam năm 2012 nhưng đến Bình Dương thì mới từ năm ngoái
năm 2017 tới giờ. Vì ở Bình Dương cũng dễ sống hơn, công việc làm ở đây
lương cũng tương đối sống đủ cho 2 mẹ con.” (LTO, 33 tuổi, Thanh Hóa)
“Một người bạn em ở quê rủ em vào Bình Dương làm công nhân tại công
ty giày Liên Phát. Em xin phép anh chị và theo bạn vào xin làm công nhân.
(LTMD, 30 tuổi, Bình Định).

Thế nhưng cuộc sống không chỉ êm đềm là miếng cơm, manh áo mà
còn có những thứ khác đó là tình cảm, thứ khó định hình, định dạng ấy lại vô
cùng phức tạp, nó không thuận chiều là yêu, cưới rồi kết hôn mà đôi khi tách
dòng có những trường hợp đặc biệt lại là mẹ đơn thân.
3.1.4 Lý do làm mẹ đơn thân
Câu hỏi tiếp tục đặt ra là lý do vì sao dẫn đến việc họ trở thành bà mẹ
công nhân đơn thân, nhiều nghiên cứu trước đã cho thấy hoàn cảnh của người
phụ nữ nuôi con một mình xảy ra ở các trường hợp như: ly hôn, ly thân, có
con ngoài hôn nhân, góa… Vậy bà mẹ đơn thân là công nhân ở Bình Dương
có hoàn cảnh tương tự không?
Cho đến nay, số lượng công nhân làm mẹ đơn thân tại Bình Dương vẫn
chưa được thống kê chính thức, tuy nhiên, qua nắm bắt số liệu báo cáo từ các
công đoàn cơ sở có đông lao động nữ ở Bình Dương cho thấy, số lượng nữ
công nhân đơn thân đang ngày càng tăng lên. Ngoài ra một xu hướng mới có
con ngoài hôn nhân của bà mẹ đơn thân là chủ động có con mà không tiến tới
xác lập hôn nhân và khảo sát đề tài cũng cho thấy bà mẹ đơn thân tại các
doanh nghiệp hiện nay tuổi đời rất trẻ, con cái còn rất nhỏ và hoàn cảnh người

77
thân, gia đình ở xa nơi làm việc. Học vấn, trình độ chuyên môn của bà mẹ
đơn thân không cao có quan hệ mật thiết với mức thu nhập và tình trạng hợp
đồng lao động của bà mẹ đơn thân đang làm việc trong các khu công nghiệp ở
Bình Dương.
Kết hôn sớm và ly hôn sớm ở giới trẻ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề
cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng phản ánh được phụ nữ trẻ hiện nay
dễ dàng đưa ra quyết định và chấp nhận làm mẹ đơn thân hơn so với phụ nữ
trong xã hội trước kia. Tuy biết trước đời sống gia đình công nhân đơn thân sẽ
gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn chấp nhận và những bà mẹ công nhân đơn
thân với mức thu nhập như hiện nay sẽ khó khăn nhiều trong việc tổ chức và
nuôi dạy con và con số này hiện nay là rất nhiều trong các khu công nghiệp và
địa bàn đông lao động như Bình Dương.
Biểu 4. Lý do ban đầu trở thành mẹ đơn thân (Đơn vị %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Kết quả định lượng cho thấy, những người phụ nữ xác nhận tình trạng
đơn thân do có con ngoài hôn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3%). Tiếp theo là
nhóm đã li hôn hoặc li thân (30,7%). Bên cạnh đó, một số người xác nhận
rằng họ không sống chung với chồng nhưng không nói rõ lý do (15,3%). Các

78
trường hợp còn lại chiếm 6,7%. Những dữ liệu định tính cũng cho thấy có
khoảng 1/3 những bà mẹ đơn thân tại khu vực khảo sát đã từng có gia đình
nhưng sau đó ly hôn hoặc ly thân. Nhóm những người phụ nữ này được coi là
“danh chính ngôn thuận” vì họ đã từng kết hôn. Tuy vậy, hầu hết các bà mẹ
này đều không được người chồng hỗ trợ cho việc nuôi con.
Tại các khu tập thể hay các khu nhà trọ tự phát, người ta không ngần
ngại nói về hoàn cảnh sống chung không hôn thú hoặc có quan hệ thân thiết
như đôi lứa của các cô gái lao động nhập cư. Có những người đã sống với
nhau như vợ chồng, nhưng khi thấy các cô gái có con, họ đã bỏ đi. Những
người phụ nữ này hoàn toàn không có tư cách pháp lý gì để buộc người cha
của đứa trẻ chia sẻ về kinh tế hay thăm hỏi con cái. Chị ĐTL bày tỏ: “Chị với
ổng lúc đầu thấy được thì ở chung thôi, đâu có cưới hỏi gì lúc đó chị cũng 30
tuổi rồi, biết chị có thai 3,4 tháng nhà ảnh phản đối giữ lắm, nhà ảnh ở miền
Tây họ nó chị ở miền Bắc xa lắm họ không thích, lúc chị mang thai gần đến
ngày sinh thì anh bỏ đi. Nghe nói đâu theo con nhỏ nào đó vì mình không có
gì ràng buộc mà.”( ĐTL, 31 tuổi). Tương tự như vậy, LTMD “Đã từng quen
và sống chung 2 năm như vợ chồng với một thanh niên kém 5 tuổi, mang thai
và sinh con một mình. Không được sự ủng hộ và chăm sóc của gia đình,
người thân. Về quê sinh con, được 5 tháng thì cùng con trở lại Bình Dương
làm việc. Từ khi sinh con đến nay đối tác không một lời hỏi han, chăm sóc,
không chu cấp, trước tự sống bằng tiền trợ cấp thai sản, sau tự đi làm, tự
trang trải nuôi con”.(LTMD, 30 tuổi).
Cũng có người có quan hệ tình dục với người yêu, nhưng đã không
muốn có trách nhiệm với cái thai của người mình yêu như THL, một cô gái
mới lên Bình Dương làm hơn một năm: “Em quen bạn trai cùng chỗ làm và
khi biết có thai bạn trai bỏ đi luôn, Hiện con trai em đã được 26 tháng
tuổi”.(THL, 18 tuổi).

79
Như vậy có thể thấy, luật hôn nhân và gia đình mới chỉ bảo vệ những
người mẹ và những trẻ em trong các gia đình có các cặp vợ chồng được công
nhận về mặt pháp lý. Tức là chỉ có những người mẹ đã kết hôn mới có tư cách
pháp lý để ra tòa buộc người cha phải chia sẻ trách nhiệm nuôi con.
Từ một góc độ khác, khi chấp nhận hoàn cảnh, những người mẹ đơn
thân đã rất nỗ lực vượt qua những thách thức để nuôi con cái của mình. Tuy
không được hỗ trợ về mặt vật chất nhưng họ cũng được hỗ trợ về mặt tinh
thần. Khi trả lời phỏng vấn, nhiều chị chia sẻ rằng họ cũng không ngại khi
không có chồng mà có con vì xung quan họ cũng có nhiều người như vậy,
rằng họ thấy xã hội bây giờ cũng không quá khắt khe với việc nuôi con một
mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được nhiều sự chia sẻ, thông cảm hơn từ
những người xung quanh. Một nữ công nhân 30 tuổi là người nhập cư nói:
“Lý do để trở thành mẹ đơn thân do cũng được anh chị trong gia đình
khuyên, bạn bè khuyên, một phần do thai đã quá lớn một phần do lớn tuổi và
bản thân cũng nghĩ sẽ không ai dám quen và lấy mình nữa nên muốn giữ lại
thai nhi và quyết định trở thành bà mẹ đơn thân” (LTMD, 30 tuổi).
Một phần do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc kiếm tiền của phụ
nữ cũng khá thuận lợi khi các nhà máy xí nghiệp mọc lên và họ trở thành
những công nhân. Tuy không hề nhàn hạ nhưng thu nhập hàng tháng có thể tự
nuôi con mặc dù có nhiều khó khăn. “Em thấy xung quanh mình nhiều người
có hoàn cảnh như mình lắm, nhiều nhiều lắm nói chung thời buổi này người
ta làm kinh tế có thu nhập rồi nên người ta không phụ thuộc vào đàn ông, nếu
người đàn ông đó mà như thế nào thì sẽ ly thân hoặc là ly hôn chứ không như
hồi xưa như ông bà mình là phải cam chịu vì con tại vì hồi xưa mẹ mình, bà
mình đâu có đi làm kinh tế được nên phải phụ thuộc vào chồng hà còn bây
giờ thời nay không có như vậy đàn ông thấy mà không hợp là chia tay tại vì
thời nay mình làm kinh tế được có thể tự lo cho mình được cho con mình
được mắc chi phải ôm thêm một cục nợ vào mình nữa em nói thấy có đúng

80
không? Bản thân em cực lo cho ở con còn phải cực chỗ chồng nữa.”(PTT, 36
tuổi, Quảng Bình).
Hay bạn Q, 22 tuổi “chị ơi có chồng chưa chắc sướng đâu, như một chị
ở cùng dãy phòng trọ với em nè, mang tiếng có chồng chứ toàn phải làm nuôi
chồng thôi, còn chồng thì chỉ biết nhậu và đánh vợ thôi mà đánh dã man lắm
còn chẳng biết làm gì, nên thôi em chẳng cần chồng như vậy, ở vậy với con tự
do hơn”.
Từ những phân tích trên cung cấp cái nhìn rõ hơn những bà mẹ đơn
thân là công nhân, đây là nhóm xã hội mới, đang gia tăng về số lượng, nhóm
phụ nữ này thiếu sự hỗ trợ từ phía người chồng và họ hàng, gia đình nhà
chồng trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực kinh tế hộ gia đình nói riêng.
Điều này có thể tạo nên những điểm khác biệt trong cuộc sống của họ so với
nhóm phụ nữ khác trong xã hội. Ngoài ra, những nghiên cứu còn cung cấp cơ
sở khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc
xây dựng, điều chỉnh và triển khai các chính sách hỗ trợ cho nhóm phụ nữ này.
3.2. Đặc điểm công việc của bà mẹ cô â đơ t â
3.2.1. Loại hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động của bà mẹ đơn thân đang làm việc trong các doanh
nghiệp ở địa phương hiện nay cũng là một chỉ báo được quan tâm nhằm làm rõ
công việc hiện tại của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân có ổn định không? Qua
số liệu điều tra cho thấy 96,3% công nhân được kí hợp đồng lao động với phía
doanh nghiệp, và chỉ 3.3% không kí hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là
một chứng từ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên đặc biệt là người lao động.
Đa phần những nữ công nhân là mẹ đơn thân không xác định được mình đã kí
loại hợp đồng nào (70,7%) đây là biểu hiện rõ nhất cho những thiệt thòi của
công nhân khi trình độ thấp. Còn lại chủ yếu phía doanh nghiệp sẽ kí với người
lao động hợp đồng làm việc có giá trị từ 1 đến 3 năm. Một số trường hợp khác
với hợp đồng dưới 1 năm thuộc vào dạng lao động thời vụ nhưng con số này

81
chiếm tỉ lệ thấp (2%). Như vây, kết quả cho thấy phần lớn bà mẹ đơn thân là
công nhân không xác định được hợp đồng lao động họ đang ký với doanh
nghiệp, thực tế này có 2 khả năng có thể xảy ra đó là hợp đồng dài hạn hoặc hợp
đồng ngắn hạn, và nếu đúng là hợp đồng ngắn hạn thì họ có thể mất việc bị đuổi
việc bất cứ khi nào doanh nghiệp không cần, điều này sẽ tác động đến cuộc sống
của bản thân họ và con cái.
Bảng 4: Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)
Loại hợp Không Dưới Từ Không Tổng
đồng ký 1 năm 1-3 năm xác định
Trường hợp 5 3 36 10 150
6
Tỉ lệ % 3,3 2,0 24,0 70,7 100
%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Có thể thấy, không phải hoàn toàn thời gian làm việc lâu thì được kí hợp
đồng dài hạn. Điều này phụ thuộc vào những chiến lược phát triển từ phía doanh
nghiệp. Còn những người lao động phải phụ thuộc cuộc sống vào sự sống còn
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, doanh nghiệp phát đạt thì
cuộc sống của những nữ công nhân ổn định, lâu bền, tuy nhiên nếu doanh nghiệp
xảy ra khó khăn thì cuộc sống của người lao động trong đó có nhóm bà mẹ đơn
thân cũng sẽ chao đảo.
3.2.2 Tiền lương và thu nhập
Thu nhập cũng là một chỉ báo quan trọng có liên quan đến đời sống vật
chất, tinh thần của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân. Trong lý thuyết về vốn xã
hội, thu nhập chính là nguồn vốn tài chính. Nó được coi là nguồn lực quan
trọng để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động. Trong phần này, cách
sinh kế chính của những người mẹ đơn thân là làm công nhân với các ngành

82
nghề khác nhau, cùng với nó là nguồn thu nhập của họ sẽ được mô tả và phân
tích bằng các dữ liệu định lượng và định tính.
Công nhân lao động khu vực doanh nghiệp, tiền lương có tăng lên do
Nhà nước hàng năm có điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, địa bàn thị xã Dĩ
An thuộc vùng I, hiện nay mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/người/tháng.
Nếu tính cả tiền hiệu suất, chuyên cần, tăng ca thường xuyên thì mức lương từ
6,5 triệu – 8 triệu [19].
Không chỉ vậy, có những công ty hiện nay trả lương cho công nhân theo
hình thức sản phẩm, người công nhân muốn kiếm được nhiều tiền phải ra sức
làm việc cật lực, thậm chí không dành thời gian nghỉ ngơi vì nếu nghỉ ngơi thu
nhập sẽ ít đi, hoặc họ chấp nhận làm việc do không có điều kiện để lựa chọn
hoặc do những áp lực về những chi phí trong cuộc sống của họ và con cái buộc
phải làm việc.
Trường hợp chị VTN, 34 tuổi, công nhân công ty CT, quê Kiên Giang,
nuôi 2 con 13 tuổi và 8 tuổi, cho biết:
Về công việc, “giờ với tuổi này cũng khó đi tìm công việc, phần mình
cũng không có học hành gì vào làm được trong công ty này cũng là nhờ có
người quen giới thiệu, giờ mà đi tìm việc chỗ khác cũng khó lắm”
Kết quả nghiên cứu định lượng của đề tài luận án cũng cho thấy lương
phổ biến của nhóm mẹ đơn thân khoảng từ năm đến mười triệu. Thực tế tổng
thu nhập của người lao động đa số chỉ ở mức 7,5 triệu. Số người có mức lương
trên 10 triệu chưa tới 1/10 trong số 150 người trả lời.
Bảng 5: Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân
Mức thu Dưới 5 Từ 5-10 Trên 10 Tổng
nhập triệu triệu triệu
Trường hợp 18 121 11 150
Tỉ lệ % 12,0 80,7 7,3 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

83
Có thể thấy thu nhập của công nhân là không thấp nếu so sánh với một
số ngành nghề khác tại địa phương như lao động tự do hoặc lĩnh vực dịch vụ.
Tuy nhiên, để có thể nuôi con, chăm sóc về y tế, sức khỏe và học hành cho
con cái của họ thì số thu nhập đó hoàn toàn không đủ. Còn đối với nhóm có
thu nhập dưới 5 triệu (12%) tức là chỉ nhận ở mức lương cơ bản thuộc vào
những trường hợp như học việc, không đạt hiệu suất, mất chuyên cần thì sẽ
càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, phần lớn những người mẹ công nhân nuôi
con một mình này coi tăng ca là một cơ hội. Người có thu nhập cao như chị
DTNT không phải là nhiều: “Lương của chị không có tiền độc hại nhưng mà
có tăng ca lương được tháng 7 triệu, không tăng ca khoảng 6 triệu/tháng.”
(DTNT, 46 tuổi, Kiên Giang). Đa số các chị đều bày tỏ“Tháng mà ít tăng ca
được 5,8 triệu”. (ĐTL, 41 tuổi, Hà Tĩnh); “Tháng tăng ca đầy đủ cũng được
7 triệu, không tăng ca thì chỉ 5,2 triệu đến 5,5 triệu thôi” (PTH, 26 tuổi,
Thanh Hóa).
Với mức thu nhập như vậy nên đối với bà mẹ công nhân đơn thân, khó
khăn về kinh tế là vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải. Trưởng Ban nữ công công
đoàn công ty ZYK cho biết: “Mặt bằng lương chung trong các công ty may,
giày da chỉ trên 5,5 triệu, nếu có tăng ca thì khoảng 7 triệu, trong khi theo quy
định của nhà nước thì quy định điều chỉnh lương 1 lần trong năm nhưng tỉ lệ
điều chỉnh lại giảm, lúc trước một lần tăng từ 11,3% rồi dần dần mỗi năm tăng
tỉ lệ càng thấp như hiện giờ tăng chỉ có 5,4%, nghĩa là mội lần tăng công nhân
không được bao nhiêu chỉ vài chục ngàn nhưng mà giá cả nhà trọ của công
nhân thì tăng vùn vụt. Giá cả hàng tiêu dùng cũng tăng theo lương”.
Nghịch lý đối với các bà mẹ đơn thân nằm ở chỗ, nếu vì phải chăm sóc
con mà không tăng ca được thì thu nhập sẽ thấp, mà nếu đi làm tăng ca thì
không ai chăm sóc con cho họ. Nếu gửi con đi nhà trẻ thì lại thêm một khoản
chi nữa mà thu nhập của họ khó có thể cân đối nổi.

84
Vì cuộc sống luôn phụ thuộc vào kinh tế, điều kiện kinh tế sẽ chi phối
mọi mặt hoạt động của con người từ đời sống vật chất như nhà ở, trang thiết
bị gia đình, trang phục mặc, ăn uống, phương tiện đi lại, cho đến tiếp cận các
dịch vụ giáo dục, y tế và vui chơi, giải trí…
3.2.3 Điều kiện làm việc
Trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện có 06 khu và 01 cụm công nghiệp tập
trung với diện tích 828,64 ha. Có 5/6 khu công nghiệp tỷ lệ lấp kín đạt 100%,
riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B đạt 90%, thu hút 214 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng vốn 1.367 triệu USD và 211 dự án đầu tư trong nước
đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 8.094 tỷ đồng giải quyết việc làm
cho trên 200.000 lao động.
Số công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ
An hiện có trên 200.000 người, chiếm khoảng 52% dân số của toàn thị xã. Để có
được thông tin về nơi làm việc của nữ công nhân là bà bẹ đơn thân, chúng tôi đã
đưa ra câu hỏi “Chị cho biết Loại hình doanh nghiệp chị đang làm việc hiện nay?”
Qua kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi nhóm bà mẹ
đơn thân cho thấy lý do bà mẹ đơn thân đến tỉnh Bình Dương làm việc và sinh
sống; có lẽ lý do chính Bình Dương là mảnh đất “đất lành chim đậu” với đầy
đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ xã hội,
và ưu đãi của chính quyền địa phương nên đã thu hút được sự đầu tư của các
loại hình doanh nghiệp đến Bình Dương. Mặt khác, cũng phải đề cập đến
những chính sách tuyển dụng và ưu đãi của các công ty về nơi ở, thu nhập và
chế độ phúc lợi xã hội,.... cũng là yếu tố thu hút các nhóm nhân công tìm đến
các doanh nghiệp ở Bình Dương. Có thể thấy chúng bổ trợ cho nhau trên
nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”.

85
Biểu 5. Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm
việc (Đơn vị %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN trên địa
bàn Dĩ An tập trung đầu tư chủ yếu ở 2 KCN Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2,
riêng số doanh nghiệp trong nước ở 2 KCN này chiếm 73,1%, còn các doanh
nghiệp nước ngoài chiếm 89,1% trong tổng 6 KCN trên địa bàn. Đây là 2
KCN có diện tích rộng lớn, có vị trí thuận lợi được đầu tư sớm nên thu hút
đầu tư nhiều, ngoài ra, còn có 2.240 doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu,
cụm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho lao động và đóng góp lớn
cho sự phát triển CN của địa phương cũng như của tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình công nghiệp hóa, Bình Dương đã có thể tự hào là một
tỉnh trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao nhất nước, với mong
muốn gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, tuy nhiên, vì rất nhiều
lý do, dù cho các cấp quản lý ở địa phương và các chủ doanh nghiệp đã chung
tay nỗ lực rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách nhằm mang lại

86
cho người công nhân một đời sống tốt nhất nhưng vẫn còn đó những lo lắng,
bất an của công nhân đối với công việc, tiền lương, điều kiện làm việc chưa
được thực hiện một cách thỏa đáng.
3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ cô â đơ t â
3.3.1. Nhà ở
Nhà ở và đồ dùng lâu bền theo lý thuyết về nguồn vốn xã hội là nguồn
lực vật chất (tài sản) mà con người cần có để sinh tồn.
Về nhà ở, theo giá cả thị trường nhà ở tại Bình Dương, nhà ở xã hội cho
lao động có thu nhập thấp có giá từ 115 đến 150 triệu đồng cho một căn hộ
chung cư diện tích 30m2 nhà ở riêng đất nền tại các phường ven thành phố có
giá từ 550 triệu đồng trở lên cho một nền đất có diện tích 100m2. Như đã biết
mức thu nhập của công nhân phải rất tiết kiệm mới đủ trang trải chi tiêu cho
bản thân và con cái. Đối với một công nhân bình thường, để sở hữu một ngôi
nhà riêng cho mình tại Bình Dương là điều không dễ dàng thì với công nhân
đơn thân nuôi con chắt chắn là điều không thể vì chi phí bỏ ra để mua nhà là
rất cao trong khi thu nhập hàng tháng của bà mẹ đơn thân rất thấp tiết kiệm
lắm mới đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày của mẹ con và họ hoàn toàn
không có một chút vốn tích lũy nào.
Ở Bình Dương, đa phần công nhân từ nơi khác đến thuê nhà trọ ở các
khu vực lân cận gần công ty để dễ đi lại làm việc, trên địa bàn Dĩ An hiện có
trên 34.000 phòng trọ giải quyết cho hơn 82.000 công nhân lao động.
Công nhân tại các doanh nghiệp nói chung và là mẹ đơn thân nói riêng
đại đa số là người nhập cư nên phải thuê nhà trọ của người dân ở quanh khu
công nghiệp, kết quả điều tra cho thấy có 95/150 trường hợp chưa có nhà
riêng cho bản thân (Chiếm 63,7%), hiện vẫn lựa chọn cư trú là thuê nhà riêng
hoặc phòng trọ, (18%) trường hợp nương dựa vào người thân, chủ yếu là nhà
bố mẹ và anh, chị em, và (4%) được thuê nhà của doanh nghiệp. Số công
nhân ở tại địa phương có nhà riêng chỉ chiếm 14,7%.

87
Thông thường, các khu nhà trọ của công nhân không đảm bảo các điều
kiện sinh hoạt tối thiểu như diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nước
sạch. Về diện tích phòng trọ chủ yếu là dưới 14m2 chiếm 43,3%, 15-25m2
chiếm 35,5%. Còn không gian từ 26-150m2 chủ yếu thuộc vào nhà ở của tư
nhân chiếm tỉ lệ không cao (21,3%).
Bảng 6: Diện tích nhà ở
Diện tích Dưới 14m2 15-25m2 26-150 m2 Tổng
Trường hợp 65 53 32 150
Tỉ lệ % 43,3 35,3 21,3 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Qua phỏng vấn sâu một số trường hợp như chị TTTN, 35 tuổi: “Em ở
trọ cùng với mẹ, em đi làm bà chăm cháu, diện tích phòng trọ 9m2, cộng cả
điện, nước mỗi tháng hết 1,2-1,3 triệu” Như vậy chia trung bình mỗi người
chỉ có vẻn vẹn diện tích phòng ở là 3m2, bao gồm cả vệ sinh và sinh hoạt,
khang trang hơn là trường hợp của chị ĐTNT, 46 tuổi cũng thuê một phòng
trọ 9m2 chị chỉ sống một mình cùng với con: “Chị lên đây ở trọ phòng nhỏ
9m2, ở bên Thạnh Bình. Ở có mình với con. Tại chị cũng hơi khó tính nên ở
mình, không ở với ai.”
Theo thống kê của Bộ xây dựng năm 2016 cho biết, diện tích trung
bình của 1 người đạt khoảng 20m2 có khi là hơn. Nhưng của những người
công nhân thuê trọ chỉ xoay quanh dưới 15m2 cho một gia đình. Nếu gia đình
có cả cha lẫn mẹ, nguồn thu nhập gấp đôi, chi phí sinh hoạt tăng lên không
đáng kể thì ắt hẳn họ sẽ lựa chọn cho mình một căn phòng thuê, nhà thuê có
diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, mẹ một mình nuôi con sẽ tiết kiệm đáng kể chi
phí, họ cố gồng mình sống tạm trong không gian nhỏ một chút nhưng có thể
đấp ứng được chi phí cho con hai mẹ con là tốt rồi.
Kết quả kháo sát định lượng cũng cho thấy phần lớn bà mẹ đơn thân là

88
công nhân đang sinh sống trong các khu nhà trọ, số bà mẹ đơn thân có sở hữu
nhà ở riêng hoặc nhà ở của bố mẹ là rất thấp kết quả này đã phần nào phản
ánh khó khăn về cuộc sống vật chất của họ.
Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân
Nhà ở Nhà riêng Nhà của bố Nhà trọ Nhà doanh Tổng
mẹ nghiệp cho thuê
Trường hợp 22 27 95 6 150
Tỉ lệ % 14,7 18 63,3 4 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
3.3.2 Y tế
Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như dịch vụ y tế cũng là vấn đề phản ánh
thực trạng đời sống của bà mẹ đơn thân và con cái của họ. Để có được những
thông tin về nội dung này, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi như: chị đã gặp
những khó khăn gì trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế hiện nay.
Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Kết quả khảo sát cho thấy, bà mẹ đơn thân ở các nhóm tuổi đều gặp
những khó khăn giống nhau trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Cụ thể, cả 3

89
nhóm đều có tỷ lệ cao nhất và mức độ tương đương nhau về khó khăn thủ tục
bảo hiểm y tế; tiếp đến là nhóm khó khăn liên quan đến thái độ của bác sĩ và
nhân viên y tế không quan tâm đúng mong đợi của họ; nhóm khó khăn bệnh
viện xa nơi ở cũng được đề cập đến, điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ khá
cao bà mẹ đơn thân ở cả 3 nhóm tuổi cho biết khó khăn chi phí khám chữa
bệnh cao so với thu nhập của họ. Với thu nhập của người lao động như hiện
nay thì việc mình bị bệnh hay con bị bệnh đều là vấn đề mà họ rất sợ.
Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế
Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế, tiếp tục cho thấy khó
khăn nổi bật nhất là thủ tục khám bảo hiểm y tế, điều đáng quan tâm là nhóm
học vấn tiểu học gặp khó khăn về thủ tục bảo hiểm y tế cao gấp đôi so với hai
nhóm còn lại. Các khó khăn còn lại như bệnh viện xa, thái độ của bác sĩ và
nhân viên y tế, chi phí khám chữa bệnh có sự khác biệt nhưng không nhiều
giữa các nhóm. Cũng có thể dễ dàng hiểu được khi trình độ học vấn thấp sẽ
gặp rất nhiều trở ngại trong việc đi khám và chữa bệnh. Chị T, 36 tuổi “em
cũng không biết mình có bảo hiểm không nữa vào làm công ty họ đưa cái gì
thì mình biết cái đó thôi chứ không có hỏi, khi em hoặc con em bị bệnh em chỉ
ra nhà thuốc nói họ bán thuốc hoặc cứ để vậy tự khỏi thôi chứ em không đi
bệnh viện vì nếu lỡ nằm viện thì tốn nhiều tiền lắm” T công ty LN; “em trước
cũng có bảo hiểm nhưng hết hạn rồi đâu có thấy ai kêu mình mua gì đâu, em
mới làm ở đây, em cũng ít đi bệnh viện khi nào thấy mệt thì xin lên phòng y tế
nằm một chút đỡ thì lại xuống làm giờ mà đi bệnh viện cực lắm” M, 22 tuổi
công ty CT.

90
Biểu.7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Tải bản FULL (189 trang): https://bit.ly/3kC6TZs
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Hình thức ký hợp đồng lao động:
Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế, cho
thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm. Cụ thể, nhóm bà mẹ đơn thân không
có hợp đồng lao động và nhóm bà mẹ có hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm chủ
yếu gặp khó khăn thủ tục khám bảo hiểm và bệnh viện xa nơi ở điều này cũng
dễ hiểu vì thường chưa ký hợp đồng hay hợp đồng dưới 1 năm người lao động
thường không được doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm trong đó có BHYT,
với nhóm bà mẹ đơn thân có hợp đồng lao động 1-3 năm và hợp đồng lao
động không xác định cũng gặp khó khăn về thủ tục khám bảo hiểm, tuy nhiên,
các khó khăn như bệnh viện xa nơi ở, thái độ phục vụ của bác sĩ và nhân viên
y tế, chi phí khám bệnh cao so với thu nhập có tỷ lệ xấp xỉ nhau. Điều này cho
thấy việc tiếp cận các dịch vụ y tế của bà mẹ công nhân còn gặp nhiều khó
khăn và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

91
Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế

Tải bản FULL (189 trang): https://bit.ly/3kC6TZs


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Mặc dù rất nỗ lực, tuy nhiên công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
lao động nữ còn gặp rất nhiều khó khăn. Với cường độ làm việc cao, đồng
lương chưa đủ trang trải các sinh hoạt thiết yếu; lại phải sống xa nhà, ở trọ
trong các diện tích chật hẹp, không đảm bảo về vệ sinh, môi trường; cùng với
đó là tình trạng mất cân bằng giới tính tại các doanh nghiệp và KCN diễn ra
phổ biến... làm lao động nữ ở các KCN tỉnh Bình Dương đang phải đối diện
với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tương lai. Theo quy định
của Luật Lao động, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động phải
được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Riêng đối với các công việc nặng nhọc
trong môi trường nguy hiểm, độc hại thì người lao động phải được khám sức
khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần. Tuy nhiên, phần lớn lao động trẻ còn thờ ơ
với việc chăm lo sức khỏe cho chính mình. Vì vậy mà cần có sự công bằng
trong ký hợp đồng tuyển dụng của các doanh nghiệp; công nhân cần được
truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đi khám, chữa bệnh; cán
bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ phục vụ trong việc khám
chữa bệnh giữa các hình thức khám dịch vụ khám bảo hiểm.

92
3.3.3 Chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một thông số quan trọng phản ánh
cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Chế độ ăn uống gồm loại thực phẩm và khẩu
phần các bữa ăn trong ngày của họ có 3 bữa sáng, trưa và tối. Thông thường
bà mẹ đơn thân là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp họ được hỗ trợ ăn
trưa tại phân xưởng, nếu làm tăng ca họ sẽ được hỗ trợ thêm bữa ăn phụ nữa,
chính vì vậy mà bữa ăn tại nhà của những nữ công nhân cũng thất thường.
Như chị ĐTNT, 41 tuổi chia sẻ: “đi làm về đến phòng, người mệt rã rời, có
cơm nấu từ sáng, rồi nấu gói mì hay hủ tiếu gì đó trộn trộn vào cho dễ nuốt,
cho đỡ đói, hoặc làm về ghé mua bó rau 2 ngàn nấu canh vậy cũng xong.
Mình ăn vậy chứ là ngon lắm rồi, ăn đồ ngon nhớ tới con ở quê, nó không có
gì ăn. Ở quê không có gì làm, chỉ có tiền mình gửi về thôi”. Họ chủ yếu ăn tạm
bợ để dành tiền nuôi con. Nếu như những đứa trẻ trong những gia đình có đầy
đủ cả cha và mẹ chúng còn uống sữa thay cơm và nước lọc, sữa là nguồn chính
của chúng thế nhưng con của những nữ công nhân chỉ giám uống buổi tối,
uống hà tiện mặc dù biết con trẻ cần sữa cho sự phát triển của chúng “Hàng
tháng em chi tiêu dè xẻn, để có thêm sữa cho con (tháng hơn 800 ngàn) chủ
yếu uống vào ban đêm không dám cho uống ban ngày” (TTTN, 35 tuổi), hay
chị H, 45 tuổi có con trai 12 tuổi bị bệnh úng xương chia sẻ “con chị bị bệnh
không tự ngồi hay đi đứng gì được, khi biết con bị vậy lúc được 3 tuổi ổng bỏ
đi luôn, chị làm ở công ty này cũng hơn mười năm rồi và cũng ở mỗi phòng trọ
này thôi, vì nó ở sát công ty chị làm, hàng ngày cứ tới bữa ăn trưa chị lấy xuất
cơm trong công ty của mình chị mang về hai mẹ con cùng ăn”.
Trường hợp chị NTR, 1983 quê Thanh Hóa, công nhân công ty CT, nuôi
1 con nhỏ 5 tuổi cho biết: Chị một mình nuôi con nhỏ 5 tuổi với đồng lương ít
ỏi dù mình nhịn ăn nhưng cũng cố dành cho con được những gì tốt nhất, chị
tâm sự chia sẻ về thu nhập và cuộc sống của 2 mẹ con “Lương chị làm có trên

6274985
93

You might also like