You are on page 1of 71

LỜI CAM ĐOAN

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thành Danh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
TS. Nguyễn Thành Danh – Thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Trong thời gian làm việc với Thầy, em
không những tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm
việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả.
TS. Đặng Chí Hiền - Phòng Công nghệ Hóa Dược, Viện Công nghệ Hóa học -
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, hóa chất
cũng như môi trường nghiên cứu trong quá trình em thực hiện đề tài.
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Tôn Đức Thắng, đặc biệt là các Thầy, Cô Khoa
Khoa Học Ứng Dụng đã nỗ lực truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Anh Th.S Lê Văn Dũng và các anh chị trong Phòng Công nghệ Hóa Dược đã hỗ
trợ và giúp đỡ em những lúc khó khăn giúp em hoàn thành để tài.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn bên cạnh và hỗ trợ em cả về
vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!


Chu Thị Hương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3

1.1. Khái quát chung về nano........................................................................................ 3

1.1.1. Nguồn gốc của công nghệ nano ...................................................................... 3

1.1.2. Khái niệm về công nghệ nano ......................................................................... 4

1.1.3. Khái niệm về khoa học nano ........................................................................... 4

1.1.4. Khái niệm vật liệu nano .................................................................................. 4

1.1.5. Cơ sở khoa học của công nghệ nano ............................................................... 4

1.2. Giới thiệu về hạt nano ............................................................................................ 6

1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 6

1.2.2. Phân loại hạt nano ........................................................................................... 6

1.2.3. Tính chất của hạt nano .................................................................................... 7

1.2.4. Nguyên tắc tổng hợp hạt nano......................................................................... 8

1.3. Giới thiệu về hạt nano kim loại .............................................................................. 8

1.3.1. Nguồn gốc của hạt nano kim loại .................................................................... 8

1.3.2. Hạt nano kim loại bạc ..................................................................................... 9

1.3.3. Sơ lược về kim loại bạc ................................................................................... 9

1.3.4. Đặc tính và ứng dụng của nano bạc ................................................................ 9

1.3.5. Nano bạc trên chất mang ............................................................................... 11

1.4. Khái quát về nguyên liệu tổng hợp xanh nano bạc trên hệ mang Alginate/CD .. 12

1.4.1. β – Cyclodextrin (β-CD) ............................................................................... 12


1.4.2. Sodium Alginate ............................................................................................ 14

1.4.3. Bạc nitrat- AgNO3 ......................................................................................... 17

1.4.4. Cây Quao Bình Châu .................................................................................... 17

1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................................... 19

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 19

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 22

1.6. Điểm mới của đề tài ............................................................................................. 23

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ..................................................................................... 24

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị thực nghiệm ..................................... 24

2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................... 24

2.1.2. Hóa chất......................................................................................................... 24

2.1.3. Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................ 24

2.2. Chuẩn bị mẫu ....................................................................................................... 25

2.3. Quy trình tổng hợp hệ mang Alginate/β-CD không chứa ion bạc (Nano Blank) 26

2.4. Quy trình tạo nano bạc trên hệ mang Alginate/β–CD ......................................... 27

2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nano bạc bằng phương
pháp quang phổ UV-Vis................................................................................................. 28

2.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng so với thể tích dịch chiết lên quá
trình hình thành nano .................................................................................................. 28

2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên quá trình hình thành nano
bạc…… ....................................................................................................................... 29

2.6. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của AgNPs........................................................ 30

2.7. Các phương pháp phân tích sản phẩm ................................................................. 31


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 33

3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng so với thể tích dịch chiết lên quá trình
hình thành nano .............................................................................................................. 33

3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên quá trình hình thành nano bạc . 35

3.3. Kích thước hạt bởi TEM ...................................................................................... 37

3.4. Kết quả phân tích kích thước hạt ......................................................................... 38

3.5. Kết quả phân tích thế Zeta ................................................................................... 39

3.6. Kết quả phân tích FTIR........................................................................................ 40

3.7. Kết quả phân tích phổ EDX ................................................................................. 41

3.8. Kết quả phân tích nhiệt ........................................................................................ 42

3.9. Kết quả phân tích kính hiển vi điện tử truyền qua độ phân giải cao ................... 45

3.10. Kết quả kháng khuẩn của AgNPs.................................................................. 45

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 49

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 51

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 56

........................................................................................................................................ 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhà vật lí Richard Feynman, cha đẻ của công nghệ nano. .................... 3

Hình 1.2: Hình ảnh hiển thị các hạt nano của hợp kim vàng (màu vàng) và
palladium (màu xanh) với acid hỗ trợ carbon (màu xám). Các hạt này được sử
dụng làm chất xúc tác cho sự hình thành hydrogen peroxide từ hydrogen (trắng)
và oxy (màu đỏ). .................................................................................................... 7

Hình 1.3: Một số sản phẩm nano bạc chống khuẩn. ............................................ 11

Hình 1.4: Cây Quao Bình Châu-Stereospermum binhchauensis V.S. Dang. ...... 18

Hình 2.1: Quy trình tổng hợp hệ mang Alginate/β-CD không chứa ion bạc. ...... 26

Hình 2.2: Quy trình tạo AgNP/Alginate/ β-CD. .................................................. 27

Hình 2.3: Kết quả khảo sát thời gian: A- mẫu dịch chiết ban đầu, B- Mẫu dịch
chiết sau khi khử bạc. ........................................................................................... 30

Hình 3.1: Kết quả đo UV-Vis của khảo sát tỉ lệ mgel:Vdịch chiết............................. 33

Hình 3.2: Đồ thị biểu thị cường độ hấp thụ cực đại giữa các tỉ lệ phản ứng. ...... 34

Hình 3.3: Kết quả đo UV-Vis của khảo sát thời gian. ......................................... 35

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn cường độ hấp thụ cực đại của từng thời gian phản ứng.
.............................................................................................................................. 36

Hình 3.5: Kết quả đo TEM của Nano Blank........................................................ 37

Hình 3.6: Kết quả đo TEM của AgNPs. .............................................................. 37

Hình 3.7: Kết quả đo kích thước hạt của mẫu Nano Blank và AgNPs. ............... 38

Hình 3.8: Kết quả phân tích thế Zeta của nano trống và AgNPs. ........................ 39

Hình 3.9: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR) sự tồn tại của các nhóm chức
trong các chất. ...................................................................................................... 40
Hình 3.10: Thành phần hóa học tồn tại trong hệ AgNPs. .................................... 41

Hình 3.11: Bề mặt của vật liệu AgNPs trên chất mang Alg/β-CD. ..................... 42

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự phân hủy bằng nhiệt của các chất bởi TGA. ...... 42

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn nhiệt vi sai của các chất .......................................... 43

Hình 3.14: Hình ảnh ở HR-TEM của các hạt AgNPs. ......................................... 45

Hình 3.15: Hoạt tính kháng khuẩn ở 7,776 μg/mL. ............................................. 46

Hình 3.16: Hoạt tính kháng khuẩn ở nồng độ 7,776μg/mL -11,664μg/ mL........ 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phân tích nhiệt .................................................................................. 43

Bảng 3.2: Kích thước vòng kháng khuẩn của AgNPs ................................................... 47
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CD Cyclodextrin
FTIR Fourier-transform infrared spectroscopy
SEM-EDX Scanning Electron Microscope- Energy Dispersive X-ray spectrum
TG-DTA Thermogravimetric analysis- Differential thermal analysis
UV-Vis Ultraviolet–visible spectroscopy
AgNPs Nano Bạc
HR-TEM High-Resolution Transmission Electron Microscopy
E. coli Escherichia coli
P. aeruginosa Pseudomonas aeruginosa
PVA/SA Polyvinyl alcol / sodium alginate
IC50 half maximal inhibitory concentration
MIC Minimum Inhibitory Concentration
1

LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng của khoa học ứng dụng hiện nay là tích hợp lại để cùng nghiên cứu các
đối tượng nhỏ bé có kích thước tiến đến kích thước của nguyên tử. Hàng ngàn năm trước
đây đối tượng của khoa học lúc bấy giờ là các vật thể vĩ mô. Cùng với thời gian, hiểu
biết của con người càng tăng lên và do đó, độ phức tạp cũng gia tăng, khoa học một lần
nữa lại tích hợp với nhau khi nghiên cứu các vật thể ở cấp độ nano mét.
Trong những năm gần đây nano bạc là một ứng dụng hoàn thiện của khoa học và
công nghệ nano đối với vật liệu bạc đã được đưa vào đời sống ngày càng rộng rãi trên
khắp các lĩnh vực từ y tế đến hàng tiêu dùng, từ hàng công nghệ đến các mặt hàng phục
vụ cho nền nông nghiệp sạch với tính chất đặc trưng là phòng và tiêu diệt vi khuẩn, vi
rút, nấm… khử mùi hiệu quả và an toàn hiệu quả cao và tác động nhanh chóng.
Hiện có nhiều phương pháp chế tạo nano bạc, các phương pháp thường được sử
dụng như điện hóa, khử hóa học, sinh học, khử nhiệt… Nguyên tắc chung của hầu hết
các phương pháp này là khử ion kim loại có trong muối thành các nguyên tử kim loại rồi
các nguyên tử này liên kết và phát triển về mặt kích thước tạo thành các hạt nano với sự
có mặt của chất ổn định, thông thường nhất là polymer.
Ưu điểm của tất cả các phương pháp trên là sản xuất nhanh mang lại hiệu suất
cao và có thể thực hiện trên quy mô lớn tuy nhiên chi phí cao do sử dụng thiết bị đắt,
dung môi độc hại ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh. Vì vậy từ những
lý do trên, tổng hợp nano bạc theo hướng hóa học xanh (tổng hợp sinh học) ra đời và
được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây. Cây Quao Bình Châu - Stereospermum
binhchauensis V.S. Dang là một loại mới được tìm thấy gần đây, với khả năng có tính
dược học trong việc chữa bệnh xơ gan viêm gan, bổ phổi trừ ho, chữa ngộ độc, sỏi thân.
Từ những cơ sở khoa học đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổng hợp
xanh nano bạc trên nền CD/Alginate sử dụng dịch chiết cây trồng”.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


2

Mục tiêu đề tài


Tổng hợp ra hạt nano bạc kết hợp với hệ chất mang kép bằng phương pháp hóa
học xanh. Khảo sát các đặc tính của nano bạc trên đối tượng nghiên cứu là cây Quao
Bình Châu- Stereospermum binhchauensis V.S. Dang.
Nội dung đề tài
- Tổng hợp lý thuyết của các dữ liệu liên quan đến đề tài
- Tổng hợp nano bạc trên nền Alginate/β-CD
- Kháo sát các ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nano bạc
- Phương pháp phân tích sản phẩm nano bạc: FTIR, TEM, SEM-EDX, TG-DTA,
thế Zeta
- Ứng dụng của hệ nano bạc.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong báo cáo này, phương pháp tổng hợp nano bạc từ dịch chiết của cây Quao
Bình Châu với hệ chất mang lai ghép Alginate/β-CD. Đây là nguồn nguyên liệu sẵn trong
tự nhiên và hóa chất sử dụng mang tính chất thân thiện môi trường.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Khái quát chung về nano
1.1.1. Nguồn gốc của công nghệ nano
Nano có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (nanos) có nghĩa là rất nhỏ bé. Tiền tố của
nano xuất hiện trong tài liệu khoa học lần đầu tiên là vào năm 1908, khi Lohmann sử
dụng nó để chỉ những sinh vật rất nhỏ với đường kính 200nm. Nhà vật lí Richard
Feynman, cha đẻ của công nghệ nano. Vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Feynman có bài
phát biểu nổi tiếng “There is a plenty room at the bottom” (Có rất nhiều chỗ trống ở miệt
dưới) trong một hội nghị khoa học của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ tại Học viện Công nghệ
California (CalTech) vào ngày 29 tháng 12 năm 1959. Trong đó, ông cho biết quan điểm
về khả năng nghiên cứu, thao tác và kiểm soát các nguyên tử và phân tử ở cấp độ riêng
lẻ. Hơn một thập kỷ sau, khi khám phá ra công nghệ gia công siêu chính xác, giáo sư
Norio Taniguchi đã đặt ra thuật ngữ công nghệ nano (nanotechnology). Đến năm 1981,
với sự phát triển của kính hiển vi quét xuyên hầm (scanning tunneling microscope) có
thể "nhìn thấy" các nguyên tử riêng biệt, công nghệ nano hiện đại bắt đầu phát triển [6,7].

Hình 1.1: Nhà vật lí Richard Feynman, cha đẻ của công nghệ nano.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


4

1.1.2. Khái niệm về công nghệ nano


Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế
tạo, ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích
thước trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10-9 m). Ở kích thước nano, vật liệu có những
tính năng đặc biệt mà vật liệu truyền thống không có được đó là do sự thu nhỏ kích thước
và việc tăng diện tích mặt ngoài [3].
1.1.3. Khái niệm về khoa học nano
Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng, sự can thiệp vào
các vật liệu với quy mô nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Quy mô này tương ứng với
kích thước vào cỡ vài nanomet cho đến vài trăm nanomet. Tại các quy mô đó, tính chất
của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn, quy mô này cũng
mang lại tên gọi cho môn khoa học này [3].
1.1.4. Khái niệm vật liệu nano
Là loại vật liệu có kích cỡ nanomet. Đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học
và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Tính chất của vật liệu nano
bắt nguồn từ kích thước của chúng vào cỡ vài nanomet, đạt tới kích thước tới hạn của
nhiều tính chất hóa lý của vật liệu thông thường. Đó là lý do mang lại tên gọi cho vật
liệu. Kích thước vật liệu nano trải một khoảng từ vài nanomet đến vài trăm nanomet và
phụ thuộc vào bản chất vật liệu với tính chất cần nghiên cứu [1].
1.1.5. Cơ sở khoa học của công nghệ nano
Công nghệ nano dựa trên những cơ sở khoa học sau:
- Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử: Đối với vật liệu vĩ mô
gồm nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên
tử (1 µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng
các cấu trúc nano thì có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn
[3].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


5

- Hiệu ứng bề mặt: Khi vật liệu có kích thước nm, các số nguyên tử nằm trên cùng
một bề mặt sẽ chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy mà các hiệu
ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng làm cho
tính chất của vật liệu có kích thước nanomet khác biệt so với vật liệu ở dạng khối [3].
- Kích thước tới hạn: Các tính chất vật lý, hóa học của vật liệu đều có một giới hạn
về kích thước. Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn
bị thay đổi. Người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là
do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các tính chất của
vật liệu [3].
1.1.6. Ứng dụng của công nghệ nano
Do kích thước và tính chất, công nghệ nano được sử dụng trong các lĩnh vực khác
nhau cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, trong mỹ phẩm chúng hoạt động như bộ lọc
tia cực tím, trong kem đánh răng chúng chống lại sự hình thành màng sinh học, trong
các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chúng giúp cải thiện các tính chất hóa lý
khác nhau của các thực phẩm như tính ngon miệng, sinh khả dụng dinh dưỡng và sự
phóng thích các thành phần hoạt tính sinh học kéo dài. Ngoài ra, công nghệ nano là một
phần không thể tách rời của ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm vì chúng không chỉ
tăng sức mạnh cơ học của vật liệu bao gói mà còn là thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Gần đây, công nghệ nano cũng đã được sử dụng để chế tạo cảm biến nano để phát hiện
ô nhiễm vi sinh vật và thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Không những thế, công nghệ nano
cũng đã trở thành một công cụ tuyệt vời trong chẩn đoán và điều trị các bệnh đe doạ đến
tính mạng khác nhau như ung thư vì tỷ lệ tập hợp trên bề mặt, tính chất lượng tử và khả
năng hấp thụ và mang các hợp chất khác như thuốc, đầu dò và protein tới vị trí mục tiêu
cao. Để có kết quả hiệu quả, công nghệ nano giúp vượt qua các rào cản sinh học để phân
phối các chất điều trị đến các tế bào và các mô tham gia vào quá trình sinh bệnh học [8].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


6

1.2. Giới thiệu về hạt nano


1.2.1. Khái niệm
Hạt trong khoảng kích thước 1-100 nm được gọi là hạt nano. Các hạt này thường
chứa khoảng 106 nguyên tử hoặc các phân tử liên kết với nhau, đưa các kích thước của
chúng vào một vị trí nào đó trong khoảng giữa của các nguyên tử riêng lẻ và các khối
lớn đủ để được coi là vật liệu rời [23].
1.2.2. Phân loại hạt nano
Phân loại dựa vào hình dáng vật liệu [6]
Thông thường người ta phân thành các loại sau:
 Vật liệu nano không chiều: là vật liệu mà cả ba chiều (không gian) đều có kích
thước nano, không còn chiều tự do cho điện tử. Ví dụ: đám nano, hạt nano…
 Vật liệu nano một chiều: là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, điện
tử được tự do trên một chiều. Ví dụ: dây nano, ống nano…
 Vật liệu nano hai chiều: là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, hai
chiều tự do. Ví dụ: màng mỏng….
Ngoài ra hiện nay còn có vật liệu tổ hợp cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó
chỉ có một phần vật liệu có kích thước nano, hoặc cấu trúc của nó có cấu trúc nano không
chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau [6].
Phân loại theo tính chất vật liệu thể hiện sự khác biệt ở kích thước nano: Với cách
phân loại này, người ta phân ra thành nhiều nhóm vật liệu nano như: vật liệu nano kim
loại, vật liệu nano bán dẫn, vật liệu nano từ tính, vật liệu nano sinh học... [6]
Phân loại theo cách khác: Trong cách phân loại này, người ta thường dựa vào cách
phối hợp hai cách phân loại khác nhau hoặc phối hợp hai khái niệm nhỏ để tạo ra khái
niệm mới. Ví dụ: Tên gọi “hạt nano kim loại” trong đó “hạt” được phân loại theo hình
dáng, “kim loại” được phân loại theo tính chất hoặc “vật liệu nano từ tính sinh học” trong
đó cả “từ tính” và “sinh học” đều là khái niệm có khi được phân loại theo tính chất [6].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


7

1.2.3. Tính chất của hạt nano


Khi các cấu trúc trở nên nhỏ bé, chúng cho thấy các đặc tính vật lý, hóa học, cơ
học và quang học thú vị và hữu ích khác với các vật liệu dạng khối ở quy mô lớn hơn. Ở
chế độ nano (1-100 nm), tính chất của vật liệu chủ yếu được xác định không chỉ bởi bản
chất của vật liệu mà còn bởi kích thước vật lý của chúng. Những khác biệt về tính chất
vật lý là kết quả của tỷ lệ bề mặt lớn hơn khối lượng, hiệu ứng kích thước lượng tử,
tương tác điện động lực và kết quả là chúng cung cấp cho các hạt nano một số đặc tính
quang học, từ tính, hóa học và điện tử đáng chú ý. Ví dụ, một đồng xu vĩ mô có tính chất
mềm, dẻo dai và dễ uốn, trong khi các hạt nano đồng cực kỳ cứng. Các hạt nano kim loại
quý hiếm, cụ thể là vàng, bạc và palladium thể hiện các dải hấp thụ mạnh trong vùng
nhìn thấy và gần phổ hồng ngoại cung cấp các màu sắc đặc trưng của chúng [23].

Hình 1.2: Hình ảnh hiển thị các hạt nano của hợp kim vàng (màu vàng) và palladium
(màu xanh) với acid hỗ trợ carbon (màu xám). Các hạt này được sử dụng làm chất xúc
tác cho sự hình thành hydrogen peroxide từ hydrogen (trắng) và oxy (màu đỏ).
Có ba đặc tính vật lý chính của các hạt nano và tất cả đều liên quan với nhau: (1)
chúng có tính di động rất cao trong trạng thái tự do, (2) chúng có những diện tích bề mặt
cụ thể khổng lồ và (3) chúng có thể biểu lộ ra, các hạt nano có thể được phân loại là cứng

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


8

(ví dụ: titan dioxit, các hạt silica dioxidhiệu ứng lượng tử. Ngoài ra các chất đầy đủ) hoặc
mềm (ví dụ, liposome, túi khí, và nano). Do đó, các hạt nano có rất nhiều thành phần,
tùy thuộc vào việc sử dụng hoặc sản phẩm [15].
1.2.4. Nguyên tắc tổng hợp hạt nano
Xét một cách tổng thể có hai phương pháp chung để chế tạo hạt nano: Phương
pháp từ trên xuống (top - down) và phương pháp từ dưới lên (bottom - up) [4].
Phương pháp từ trên xuống (top – down): Trong phương pháp này sử dụng kĩ
thuật nghiền và biến dạng để biến khối vật liệu có kích thước lớn tạo thành các vật liệu
có kích thước nanomet. Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, khá hiệu quả, có thể
tạo một lượng lớn nano khi cần. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra vật liệu có tính đồng
nhất không cao, cũng như tốn nhiều năng lương, trang thiết bị phức tạp. Chính vì vậy,
phương pháp này ít được sử dụng trong thực tế [4].
Phương pháp từ dưới lên (bottom – up): Đây là phương pháp phổ biến hiện nay
để chế tạo hạt nano. Nguyên lí của phương pháp này là dựa trên việc hình thành các hạt
nano từ các nguyên tử hay ion. Các nguyên tử hay ion được xử lí bằng các tác nhân vật
lí, hóa học sẽ kết hợp với nhau tạo thành các hạt có kích thước nanomet. Ưu điểm của
phương pháp này là tiện lợi, các hạt tạo ra có kích thước nhỏ và đồng đều. Đồng thời,
các trang thiết bị phục vụ cho phướng pháp này rất đơn giản. Tuy vậy, phướng pháp này
khi có yêu cầu điều chế một lượng lớn vật liệu nano sẽ rất khó khăn và tốn kém [4].
1.3. Giới thiệu về hạt nano kim loại
1.3.1. Nguồn gốc của hạt nano kim loại
Các hạt nano kim loại đã được biết đến trong một thời gian dài kể từ khi phát
minh ra kính cranberry có chứa các hạt nano vàng vào cuối Đế quốc La Mã, mặc dù mới
chỉ được hiểu trong thời đại của chúng ta. Các hạt kim loại quý biểu hiện các tính chất
quang học có thể điều chỉnh được do cộng hưởng plasmon bề mặt, phụ thuộc rất nhiều
vào kích thước và hình dạng của các hạt như vậy [40].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


9

1.3.2. Hạt nano kim loại bạc


Hạt kim loại cấu trúc nano hay còn gọi là hạt nano kim loại là một khái niệm để
chỉ các hạt có kích thước nano được tạo thành từ các kim loại, cụ thể kim loại là bạc [1].
1.3.3. Sơ lược về kim loại bạc
Bạc có ký hiệu là Ag, số nguyên tử 47 thuộc phân nhóm IB trong bảng tuần hoàn
của các nguyên tố hóa học, bạc có khối lượng phân tử là 107.868 (đơn vị C).
Cấu hình electron [Kr]4d105s1, có số oxi hóa là +1 và +2, phổ biến nhất là trạng
thái oxi hóa +1. Nhiệt độ nóng chảy là 961,930C.
Bạc là kim loại chuyển tiếp, màu trắng sáng, dễ dàng dát mỏng, có tính dẫn điện
dẫn nhiệt cao nhất và điện trở thấp nhất trong các kim loại. Kim loại bạc có những tính
chất đặc trưng của kim loại nói chung như có ánh kim, khối lượng tương đối lớn, dễ kéo
dài và dát mỏng, có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt.
Trong tự nhiên, bạc tồn tại hai dạng đồng vị bền là Ag-107(52%) và Ag-
109(48%). Bạc không tan trong nước và môi trường kiềm nhưng có khả năng tan trong
một số acid mạnh như acid nitric sulfuric đặc nóng….
Các loại bạc trong thương mại có độ tinh khiết ít nhất 99,99% và có khi cao hơn
99,999%.
1.3.4. Đặc tính và ứng dụng của nano bạc
Bạc nano là những hạt bạc có kích thước nhỏ nằm trong khoảng từ 0.1 đến 100nm.
Bạc nano thường ở dưới dạng dung dịch keo với các chất bảo vệ được ưu tiên hàng đầu
là polymer vì cấu trúc linh hoạt của chúng với các nhóm chức thích hợp trên chuỗi
polyme dài cho phép kết hợp và cố định các hạt nano được tạo thành [39].
Trong số rất nhiều hạt nano kim loại, hạt nano bạc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng vì
đặc tính riêng biệt về quang học, độ dẫn, ổn định hóa học, và hoạt động xúc tác. Bạc ở
kích thước nano có những tính chất đặc trưng rất khác so với bạc bình thường [30].
- Hiện nay, các hạt nano bạc chủ yếu được sử dụng để xúc tác, vận chuyển, cảm
biến và nhiều ứng dụng sinh học và y học khác [28]. Các hạt nano bạc (Ag) có hoạt tính

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


10

diệt khuẩn tuyệt vời chống lại 650 loại vi khuẩn, vi rút, nấm và có khả năng hạn chế sự
phát triển của các dòng vi khuẩn kháng thuốc ở nồng độ thấp đặc biệt với độc tính thấp
động vật có vú [39].
- Dura'n và cộng sự (2007) báo cáo rằng các hạt nano (NPs) của bạc không độc đối
với tế bào người và có sự ổn định ở nhiệt độ cao (Muhammad và cộng sự, 2014). Ngoài
tính không độc, đặc điểm độc đáo của nano bạc bao gồm quang học (Evanoff và
Chumanov, 2005), điện (Dapeng et al., 2009) và tính chất từ tính (Adnan và cộng sự,
năm 2015). Những điều này đã làm cho nano bạc sở hữu các ứng dụng khác nhau, từ
chất xúc tác (Salehi-Khojin và cộng sự, 2013) và cảm nhận quang học, các chất kháng
khuẩn, các chất chống oxy hoá và dữ liệu lưu trữ (Kholoud và cộng sự, 2010, Chen và
cộng sự, 2009, Rai và cộng sự, 2009; Chandra Mohan và cộng sự, năm 2014). Đặc biệt,
các hạt nano bạc (AgNPs) có tiềm năng kháng khuẩn tuyệt vời và có thể được sử dụng
trong y học về vật liệu nha khoa, điều trị bỏng, xử lý nước và phủ các vật liệu bằng thép
không rỉ [25].
Tính kháng khuẩn của nano bạc được giải thích theo cơ chế sau:
- Hạt nano bạc có khả năng xâm nhập vào các tế bào vi khuẩn và sau đó thâm nhập
vào nó nên gây thay đổi cấu trúc trong màng tế bào như tính thấm của màng tế bào và
gây chết tế bào [31,34].
- Sự hình thành các gốc tự do của các hạt nano bạc có thể được coi là một cơ chế
làm chết tế bào của vi khuẩn. Nghiên cứu quang phổ cộng hưởng điện tử cho thấy sự
hình thành các gốc tự do bằng các hạt nano bạc khi tiếp xúc với vi khuẩn và các gốc tự
do có khả năng gây tổn hại các màng tế bào và làm cho nó xốp rồi cuối cùng là làm chết
tế bào [9,20].
- Bạc nano có khả năng giải phóng ra các ion bạc. Các ion này có thể tương tác với
các nhóm thiol của nhiều enzyme, protein quan trọng và vô hiệu hóa chúng. Với các loại
vi khuẩn hô hấp bằng oxi, các ion bạc gây sự ức chế enzyme hô hấp và tấn công các tế
của của nó [27,16].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


11

- Các hạt nano bạc có kích thước nhỏ chui vào trong tế bào, kết hợp với các enzyme
hay DNA có chứa nhóm sunfua hoặc phosphate gây bất hoạt enzyme hay DNA làm rối
loạn quá trình sao chép DNA làm chết vi khuẩn [38,28].

Hình 1.3: Một số sản phẩm nano bạc chống khuẩn.


1.3.5. Nano bạc trên chất mang
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã cho thấy sự quan tâm ngày
càng tăng đối với việc nghiên cứu, chuẩn bị và ứng dụng các hạt nano. Lý do chính là
các hạt nano kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim và palladium có nhiều ứng
dụng tiềm năng trong các lĩnh vực như điện tử, quang học, y sinh học và xúc tác [18].
Trong quy mô nano, các tính chất hóa học và vật lý của các hạt nano vô cơ phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố như kích thước và hình dạng. Đầu tiên là các vật liệu nano
có diện tích bề mặt lớn hơn cho cùng một khối lượng của vật liệu tương tự làm cho chúng
phản ứng hóa học nhiều hơn. Thứ hai là các hạt nano dưới 50 nm thì các quy luật vật lý
cổ điển hoạt động khác biệt so với các vật liệu cùng loại trên quy mô lớn [18].
Hơn nữa, việc tổng hợp các hạt nano trong dung dịch keo đòi hỏi phải sử dụng
các phương pháp để có sự kiểm soát chính xác về kích cỡ và hình dạng của hạt nano.
Những phương pháp này đã tạo được các hạt đơn phân tán với một đặc tính rất cụ thể.
Hóa học giảm các muối tiền chất chuyển tiếp kim loại, trong sự có mặt chất ổn định và

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


12

giảm hóa chất là một trong những phương pháp phổ biến để chuẩn bị các hạt nano.
Phương pháp này có lợi thế là khả năng tái sản xuất và khả năng thu được chất keo đơn
phân tán, với sự phân bố hẹp trong kích thước hạt [18]. Việc sử dụng các chất ổn định
gắn với mặt nano sẽ cải thiện tính ổn định và khả năng ướt và rất cần thiết để ngăn ngừa
sự tập hợp của các hạt nano bạc, đảm bảo phóng thích bền vững và tạo ra sự ổn định của
Ag [1].
Trong trường hợp này, polyme là vật liệu ưu tiên hàng đầu vì cấu trúc linh hoạt
của chúng với các nhóm chức thích hợp trên các chuỗi polyme dài để cho phép kết hợp
và cố định các hạt nano tạo thành các nanocomposite [39]. Sự kết hợp của các hạt nano
bạc với các polyme hòa tan trong nước sẽ tạo ra các kháng sinh mới. Dựa vào đó, các
polyme tự nhiên khác nhau như keo kẹo cao su, tinh bột, gelatine, natri alginat, carboxy
methyl cellulose...đã được sử dụng để chế tạo các vật liệu nano polyme bạc tương thích
sinh học [24].
1.4. Khái quát về nguyên liệu tổng hợp xanh nano bạc trên hệ mang Alginate/CD
1.4.1. β – Cyclodextrin (β-CD)
1.4.1.1. Nguồn gốc và cấu tạo của cyclodextrin
Nguồn gốc: β – cyclodextrin được tổng hợp từ carbohydrat với xúc tác bởi một
enzym tự nhiên là Cyclomaltodextrin glucanotransferase, bài tiết bởi vi khuẩn Bacillus
macerans được phát hiện vào năm 1891. β - cyclodextrin có nhiều đặc điểm lý hóa và
sinh học tương tự như dextrin mạch thẳng [26,11].
Công thức cấu tạo: (C6H10O5)7. Kích thước của β-CD: Cao 0,78 nm, đường kính
ngoài 1,53 nm, đường kính trong 0,78 nm [29].
Cấu trúc hóa học: β-cyclodextrin là một oligosaccharide cyclic được hình thành
gồm có bảy đơn vị α-1,4 liên kết D-glucopyranose với một khoang kị nước bên trong
[13]. β-CD có dạng hình nón cụt thay vì một hình trụ vì cấu trúc hình ghế của các đơn
vị glucopyranose [27]. Định hướng của các đơn vị glucopyranose gồm các nhóm
hydroxyl bậc 1 tại các vị trí C6 phía ngoài vành hẹp, trong khi các nhóm hydroxyl bậc 2

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


13

ở các vị trí C2 và C3 phía ngoài vành rộng hơn của hình nón cụt. Phân tử β-CD có bề mặt
bên ngoài ưa nước và khoang bên trong kỵ nước [5].
Các cặp điện tử không liên kết của các cầu oxy hướng vào bên trong khoang, do
đó tạo ra mật độ điện tử cao [22]. Sự phân cực của khoang β-CD được ước tính tương tự
như sự phân cực của ethanol, do liên kết hydro nội phân tử giữa các nhóm OH ở C2 và
C3 tương đối mạnh làm cho β-CD kém tan trong nước [29].
Phân tử này có khoang trung tâm kị nước và bề mặt bên ngoài ưa nước với các
nhóm hydroxyl, có thể cho phép sự hòa tan của các chất không cực và các phân tử hữu
cơ phân cực thấp có kích thước và hình dạng thích hợp thông qua sự hình thành các phức
hợp hòa tan trong nước [1]. "Khoang bên trong" là một tính năng cấu trúc chính của β –
cyclodextrin vì nó cung cấp khả năng hình thành phức hợp với các phân tử khác có tính
chất khác nhau. Tuy nhiên, các phân tử này phải có kích thước tương thích với khoang
bên trong của β – cyclodextrin để tạo thành một "phức chất" ổn định [18]. Vì vậy đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến β – cyclodextrin đã tăng lên vì khả năng hỗ
trợ hòa tan cho các chất kém tan khác trong nước và khả năng tự lắp ráp với các phân tử
có kích thước thương thích khác [35].
1.4.1.2. Tính chất và ứng dụng của β – cyclodextrin
Người ta biết rõ rằng cấu trúc của β – cyclodextrin tạo ra một khả năng đáng kể
để hình thành phức với phân tử hữu cơ thông qua các tương tác chủ-khách (hoste-guest).
Có hai cách để tổng hợp các chất hấp phụ: Thứ nhất, các phân tử β – cyclodextrin có thể
được trùng hợp với một chất kết dính để tạo ra các polyme liên kết không hòa tan. Thứ
hai dựa vào sự liên kết cộng hóa trị của các phân tử β – cyclodextrin với một chất nền
không hòa tan [13].
Các phân tử β – cyclodextrin có khả năng hình thành các mạng chéo bởi một phản
ứng giữa các nhóm hydroxyl của nó với một chất kết hợp để tạo thành các cấu trúc
polyme không tan. Một trong những liên kết chéo thường xuyên được sử dụng nhất là
epichlorohydrin (EPI) [13].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


14

 Tính chất hóa lý


β – cyclodextrin ổn định với các dung dịch kiềm về mặt hóa học, dễ bị thủy phân
trong acid mạnh. Tuy nhiên, có nhiều khả năng chịu được sự thủy phân với acid là xúc
tác hơn so với các dextrin tuyến tính [10].
Độ hòa tan của β-cyclodextrin trong nước thấp hơn so với các dextrin tuyến tính
hoặc nhánh và thấp hơn so với các saccharide không vòng [10,32,44]. Điều này là do có
sự liên kết tương đối mạnh giữa các phân tử β-cyclodextrin ở trạng thái tinh thể. Hơn
nữa, β-cyclodextrin có liên kết hydro nội phân tử giữa các nhóm hydroxyl bậc hai, chính
điều này làm giảm số lượng các nhóm hydroxyl có khả năng hình thành liên kết hydro
với các phân tử nước xung quanh [11]. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên thì độ tan tăng
nhanh. Sự thay thế bất kỳ liên kết hydro khi hình thành nhóm hydroxyl hoặc thậm chí
bằng nhóm chức methoxy ưa chất béo thì sẽ đưa đến kết quả là cải thiện độ tan trong
nước của chúng [32].
 Độc tính:
Bởi vì các ứng dụng tiềm năng của chúng, nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động
của β-cyclodextrin trong dẫn xuất thuốc thì an toàn đối với dược động học [36].
 Ứng dụng:
Các dẫn xuất β-cyclodextrin có đặc tính tốt hơn các cyclodextrin mẹ, làm tăng
phạm vi và hiệu quả ứng dụng của chúng. β-cyclodextrin được ứng dụng trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, y học, thực phẩm, hóa học hằng ngày, phân tích hóa học và nông
nghiệp [36].
1.4.2. Sodium Alginate
1.4.2.1. Nguồn gốc
Công thức hóa học: (C6H7O6Na)n
Alginate là một loại polymer anion tự nhiên thu được từ rong biển nâu, và đã
được nghiên cứu rộng rãi và sử dụng cho nhiều ứng dụng y sinh học, do tính tương thích

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


15

sinh học của nó, độc tính thấp, chi phí tương đối thấp và gel nhẹ bằng cách bổ sung
cation hóa trị hai như Ca 2+ [21].
Alginate có trong thương mại thường được chiết xuất từ tảo nâu (Phaeophyceae),
bao gồm Laminaria hyperborea, Laminaria digitata, Laminaria japonica, Ascophyllum
nodosum và Macrocystis pyrifera và bao gồm axit α-L-guluronic (G) và lượng acid β-
D-mannuronic (M) dư, liên kết tuyến tính bằng các liên kết 1,4-glycosidic và được xử lý
bằng các dung dịch kiềm điển hình với NaOH. Chiết xuất được lọc và natri hoặc canxi
clorua được trộn để kết tủa. Muối alginate này có thể chuyển thành axit alginic bằng
cách xử lý với HCl pha loãng. Sau khi tinh chế và chuyển đổi, alginate natri hòa tan
trong nước được tạo ra [19,23,17].
1.4.2.2. Tính chất và ứng dụng
 Tính chất
Alginate thì không độc hại, phân huỷ sinh học, chi phí thấp, sẵn có, và đã được
tìm thấy là một chất kết dính, tương thích sinh học, và không gây miễn dịch [33].
Các đặc tính hóa lý của gel alginate phụ thuộc vào loại kết nối chéo, mật độ liên
kết chéo, thành phần của alginate và trọng lượng phân tử. Sự hiện diện của các chất phức
tạp như phosphate hay citrat là một yếu tố quan trọng. Phương pháp phổ biến nhất cho
sự hình thành của alginate gel là do ion liên kết chéo với các cation nhiều hóa trị. Alginat
có thể dễ dàng bị gel hóa với các cation nhiều hóa trị trong điều kiện không quá khắc
nghiệt, làm cho nó có thể áp dụng cho việc bắt các vật liệu nhạy cảm. Hầu hết các hạt
alginate gel được mô tả đều có đường kính lớn hơn 100 μm, các hạt alginate nhỏ hơn
nhiều (<1 µm) có nhiều ưu điểm hơn so với các hạt alginat lớn hơn. Các hạt nhỏ có độ
bền cơ học cao hơn và diện tích bề mặt cụ thể lớn hơn. Chúng có thể dễ dàng chảy qua
các vòi phun và các ống hẹp trong khi đó các hạt lớn hơn sẽ bị chặn [33].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


16

 Ứng dụng
Alginate có thể dễ dàng biến đổi dưới bất kỳ hình thức nào ví dụ như hydrogel,
viên micro, viên nén nhỏ, bọt biển, bọt và sợi. Tính chất này có thể làm tăng các ứng
dụng của alginate trong các lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật mô và phân phối thuốc [19].
Thay đổi tính chất hóa – lý của alginate để có thể điều chỉnh được các tính chất và
chức năng của nó như khả năng phân hủy sinh học, sức mạnh cơ học, khả năng gel và
sự liên kết tế bào đối với các ứng dụng tương ứng. Thay đổi hóa- lý có thể được thực
hiện bằng cách kết hợp các phân tử khác như các yếu tố tăng trưởng và peptides để tái
tạo mô xương [19,20].
Một số ứng dụng y sinh học của alginate:
- Vận chuyển protein: Alginate là một chất tuyệt vời cho vận chuyển protein, vì
protein có thể được đưa vào công thức alginate dựa trên các điều kiện tương đối mà
không làm giảm thiểu đáng kể sự biến tính của protein, và gel có thể bảo vệ protein khỏi
suy giảm cho đến khi nó được giải phóng. Nhìn chung, tỷ lệ giải phóng của các protein
từ gel alginate là nhanh chóng, do độ xốp vốn có và bản chất ưa nước của gel [21].
- Vận chuyển thuốc hóa học có kích cỡ nhỏ: Alginate gel đã được nghiên cứu để
phân phối các loại thuốc có trọng lượng phân tử thấp và hữu ích nhất là khi mối liên kết
giữa thuốc và alginate có thể được khai thác để điều chỉnh động học của việc phóng thích
thuốc [21].
- Nuôi cấy tế bào: Gel alginate đang ngày càng được sử dụng như một hệ thống
cho mô hình nuôi cấy tế bào động vật có vú trong nghiên cứu y sinh [21].
- Băng bó vết thương: Việc điều trị các vết thương cấp tính và mãn tính là nhu cầu
cấp bách trong nhiều khía cạnh y học và băng vết thương bằng alginate cung cấp nhiều
tính năng thuận lợi. Băng alginate được tạo ra bởi ion liên kết ngang của dung dịch
alginate với ion canxi để tạo thành một loại gel, tiếp đến là xử lý để tạo thành tấm xốp
đông lạnh khô và các loại gạc không dệt sợi. Băng alginate theo hình thức khô hấp thụ
chất lỏng của vết thương và gel sau đó có thể cung cấp nước cho vết thương khô tạo môi

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


17

trường sinh lý ẩm và giảm thiểu nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương. Các chức năng này
cũng có thể thúc đẩy sự hình thành hạt mô, biểu mô nhanh chóng [21].
1.4.3. Bạc nitrat- AgNO3
Tính chất hóa-lý: Khối lượng phân tử 169,87 g/mol, điểm nóng chảy là 2120C,
mật độ 4,35 g/cm³, điểm sôi ở 4400C. Có thể hòa tan trong nước, kiềm và ít tan trong
ether.
Đặc tính: Phản ứng mạnh với kim loại kiềm, amoniac, cồn, magiê, vật liệu dễ
cháy hoặc phát nổ.
Ứng dụng: Dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác,
khử trùng, vật liệu cảm quang và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu…
1.4.4. Cây Quao Bình Châu
Trong chương trình nghiên cứu đa dạng thực vật của khu vực Nam Bộ nhằm thu
thập bổ sung các mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, các nhà khoa học Viện
Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện
và mô tả một loài thực vật mới thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu-Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Được đặt tên là Quao Bình Châu-
Stereospermum binhchauensis V.S. Dang [41].
Chi Stereospermum có khoảng 20 loài phân bố từ châu Phi, Madagascar tới khu
vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam có 6 loài kể cả loài mới này, và đây cũng là phát hiện bổ
sung cho họ Quao (Bignoniaceae) ở khu vực Đông Dương sau hơn 30 năm kể từ công
bố của Santisuk & Vidal (1985) [41].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


18

Hình 1.4: Cây Quao Bình Châu-Stereospermum binhchauensis V.S. Dang.


Loài mới Stereospermum binhchauensis V.S. Dang có đặc điểm Cây gỗ lớn, cao
10–18 m; cành non có lông. Lá kép lông chim 1 lần; lá chét hình bầu dục hay xoan bầu
dục, kích thước 8–18 x 5–7,5 cm, gốc tròn không cân, đầu nhọn có đuôi, bìa nguyên, có
lông cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa dạng xim, mọc ở đầu cành; đài hình chuông, dài 0,8–
1,2 cm, có lông, với 5 thùy hình tam giác; tràng màu tím vàng, dài 4–5 cm, có lông, phía
dưới dạng ống trụ hẹp, phía trên rộng dạng hình chuông, cong nhẹ, có khía; nhị 4, hai
cặp so le nhau, vàng ở phía trên, dài 1,5–2 cm. Quả hình trụ, mảnh, cong rủ xuống, kích
thước 60–80 x 0,5–1 cm, có 4 cạnh thấp, nhiều đám trắng trên vỏ quả; hạt nhiều, màu
trắng đục, kích thước 2–3 x 0,5–0,8 cm kể cả cánh [41].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


19

1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.5.1.1. Phân hủy chất gây ô nhiễm và chất nhuộm hữu cơ do con người gây ra
bằng tổng hợp nano bạc từ lá Cicer arietinum (CAL-AgNPs)
Năm 2017, trên tạp chí Journal of Photochemistry & Photobiology, B: Biology,
Geeta Arya cùng các cộng sự đã báo cáo phương án phân hủy chất gây ô nhiễm và chất
nhuộm hữu cơ do con người gây ra bằng tổng hợp nano bạc từ lá Cicer arietinum (CAL-
AgNPs). Sau khi thực hiện tối ưu hóa: nồng độ bạc nitrat, tỷ lệ chất phản ứng, thời gian
phản ứng và nhiệt độ để tổng hợp các hạt nano bạc, người ta thấy rằng các hạt nano bạc
tối ưu có thể được tổng hợp ở nồng độ 1mM dung dịch bạc nitrat ở 250C trong vòng 40
phút với chiết xuất tỷ lệ 1:10. Tính chất hóa lý của hạt nano bạc cũng được thể hiện thông
qua quang phổ UV-Vis, kích thước hạt và thế zeta tương ứng là: 420nm, 88,8 nm, -13,6
mV. Hoạt tính kháng khuẩn của các hạt nano bạc được thực hiện ở nồng độ khác nhau
đối với E. coli và P. aeruginosa bằng phương pháp khuếch tán đĩa. Hơn nữa, hiệu quả
của xúc tác CAL-AgNPs cũng nhanh chóng khắc tình trạng gây ô nhiễm môi trường do
con người gây ra chủ yếu liên quan đến nitro amine và thuốc nhuộm azo. Vì vậy, nghiên
cứu này cung cấp một phương pháp kinh tế, hiệu quả và thân thiện với môi trường [14].
1.5.1.2. Tổng hợp, đặc tính và tính tương thích sinh học của các hạt nano bạc
được tổng hợp từ chiết xuất lá Nigella sativa so với các hạt nano bạc hóa
học
Năm 2015, trên tạp chí Ecotoxicology and Environmental Safety nhóm tác giả
gồm Rayhaneh Amooaghaie và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu so sánh giữa hạt nano
bạc được tổng hợp từ chiết xuất lá Nigella sativa so với các hạt nano bạc hóa học. Tác
giả thấy rằng chiết xuất lá của Nigella sativa có rất nhiều chất chuyển hóa có thể trợ giúp
trong việc cắt giảm cũng như ổn định ion bạc trong phương pháp tổng hợp xanh. Thử
hoạt tính được thực nghiệm trên tế bào gốc tạo xương của chuột, sự nảy mầm của hạt và
sự phát triển của 6 cây non khác (Lolium, lúa mì, đậu xanh và cỏ Vetiver, rau diếp và

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


20

cải dầu). Đặc tính chi tiết của hạt nano bạc qua quang phổ UV-Vis với bước sóng 440
nm, kích thước hạt trung bình là 15 nm và thường kết tụ thành những tập hợp nhỏ [31].
1.5.1.3. Đánh giá các hoạt động kháng khuẩn của hạt nano bạc được tổng hợp
bằng lá dứa (Ananas comosus)
Năm 2013, công trình nghiên của Elemike Elias Emeka cùng với các cộng sự đã
thực hiện báo cáo đánh giá các hoạt động kháng khuẩn của hạt nano bạc được tổng hợp
bằng lá dứa. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng lá dứa được coi là chất thải đã biến đổi bạc
nitrat thành các hạt nano với độ ổn định lớn. Sự hình thành các hạt nano bạc dường như
được hiển thị trong vòng 2 phút với bước sóng nằm trong khoảng 440 đến 460 nm, kích
thước hạt 12,4 nm. Việc sử dụng các hạt nano tổng hợp như các chất chống vi khuẩn có
kết quả dương tính trên Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Proteus
mirabilis và Escherichia coli [12].
1.5.1.4. Nghiên cứu cấu trúc và hình thái của các hạt nano bạc trên nền β-
cyclodextrin
Năm 2014, công trình nghiên cứu của Patricia Fernanda Andrade và cộng sự được
đăng trên tạp chí Colloids and Surfaces B: Biointerfaces về việc nghiên cứu cấu trúc và
hình thái của các hạt nano bạc trên nền β- cyclodextrin. Hạt nano bạc phân tán tốt với
đường kính 28,0 ± 8,5 nm và dạng hình cầu đã được điều chế bằng cách giảm lượng
AgNO3 với sự có mặt của glucose như một chất khử, NaOH làm chất xúc tác phản ứng
và β-CD làm chất ổn định. Kết quả cho thấy các hạt nano bạc có độ dày trung bình của
7 nm. Hoạt tính kháng khuẩn cũng được nghiên cứu và các hạt nano bạc có lớp vỏ bọc
β-CD cho thấy hoạt tính diệt khuẩn như sau: có thể làm giảm hơn 99% E. coli và các
đơn vị hình thành của P. aeruginosa. Tuy nhiên, hiệu quả diệt khuẩn với S. aureus thấp
hơn khoảng 69,0 ± 8,6% khi so sánh với E. coli và P. aeruginosa. Kết quả này hứa hẹn
và hướng tới khả năng sử dụng các hạt nano này như các chất phụ gia kháng khuẩn cho
các ứng dụng khác nhau như bao bì thực phẩm chống vi khuẩn và màng siêu lọc [29].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


21

1.5.1.5. Hỗn hợp hạt nano bạc-alginate được sử dụng để khử trùng nước uống
Năm 2012, Shihong Lin và các cộng sự đã nghiên cứu về việc khử trùng nước
uống bằng hỗn hợp hạt nano bạc-alginate. Có 3 phương pháp thực hiện: Phương pháp
thứ nhất là các ion bạc được hấp thụ bởi hạt alginate đầu tiên và sau đó khử bởi natri
borohydrit (NaBH4) với kích thước hạt thu được là 2,45 ± 0,62 nm. Trong phương pháp
thứ hai, các hạt nano bạc được tổng hợp trước rồi được phủ bằng các ion citrate được kết
hợp vào hạt alginate trong suốt quá trình gel với kích thước hạt là 28,56 ± 13,45 nm.
Cuối cùng ở phương pháp thứ ba các ion bạc đã được khử đồng thời với sự gel hóa của
alginate với kích thước hạt là 2,61 ± 0,92 nm. Hỗn hợp các hạt ở phương pháp thứ 1 và
3 có thể đạt được hiệu quả khử trùng trên 5 log với HRT 1 phút, cho thấy các hạt hỗn
hợp hạt Ag-alginate có thể là một phương tiện hữu hiệu để làm sạch nước đóng chai
[37].
1.5.1.6. Polyvinyl alcol / sodium alginate (PVA/SA) tích hợp với các hạt nano bạc
như là giải pháp để làm sạch nước bị nhiễm khuẩn
Năm 2017, M.A. Abu-Saied cùng với các cộng sự đã thực hiện tổng hợp nano bạc
trên hệ mang kép là polyvinyl alcol / sodium alginate với mục đích làm sạch nước nhiễm
khuẩn. Hoạt động kháng khuẩn của các hạt nano bạc trên PVA/SA với dòng vi khuẩn bị
ảnh hưởng nhiều nhất là Staphylococcus aureus - Gram dương dương tính với vùng rõ
nét là 21 mm. Các chủng coliform tiêu cực Gram âm (Enterobacter sp. Và Escherichia
coli) gần như bị ảnh hưởng bởi mức độ ức chế tương tự lần lượt khoảng 19 và 18 mm.
Mặt khác, các hạt nano polymer-bạc hiệu quả không cáo đồi với bệnh viêm phổi
Klebsiella. Hơn nữa, hoạt tính kháng nấm của các hạt nano bạc chống lại Candida
albicans cũng tương đồng với hoạt tính của bệnh viêm phổi Klebsiella và vùng ghi rõ là
14 mm [24].
Hoạt tính kháng khuẩn của liều không gây độc tế bào của PVA / SA với các hạt
nano bạc sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa. Giá trị IC50 của PVA / SA với các hạt
nano bạc có thể hình thành các vùng rõ ràng với các đường kính khác nhau đối với tất

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


22

cả các vi khuẩn và nấm men được xét nghiệm. Loài bị ảnh hưởng nặng là Candida sp.
đường kính vùng 15 mm rõ ràng, tiếp theo là E. coli cho thấy 12 mm, phần còn lại của
các chủng gần như bị ảnh hưởng bởi cùng nồng độ và cho thấy các vùng rõ ràng với
đường kính khoảng 11 và 10 mm [24].
Dữ liệu thu được cho thấy rằng tất cả các vi khuẩn và nấm men đã được thử
nghiệm bên cạnh mẫu nước uống không thể phát triển hoặc thậm chí hình thành nên một
khuẩn lạc duy nhất trên đĩa. Mặt khác, các tấm thạch dinh dưỡng thiếu PVA / SA với
các hạt nano bạc cho thấy một số lượng lớn các vi khuẩn và nấm men được kiểm tra
cùng với vi khuẩn của mẫu nước uống. Số lượng các khuẩn lạc đang phát triển gần như
ở khoảng ≥ 650 khuẩn lạc [24].
1.5.1.7. Tổng hợp và tính chất của hạt nano β-Cyclodextrin / alginate như một hệ
thống phân phối thuốc mới
Năm 2015, T.-D. Nguyen cùng với cộng cự của mình đã báo cáo về một hệ mang thuốc
mới bằng hạt nano β-Cyclodextrin / alginate. Mục tiêu của nghiên cứu này là để nghiên
cứu một hệ thống nano mới được tạo ra từ hỗn hợp alginate và β-cyclodextrin bằng
phương pháp gel - ion hóa và để đánh giá khả năng của chúng trong việc kết hợp và phân
phối thuốc. Hình ảnh SEM cho thấy hình thái học của hạt nano được nạp thuốc là vật
rắn dày đặc. Ngoài ra, các hạt nano có cấu trúc giống như bó với kích cỡ từ 50 - 80 nm
dường như hình thành từ sự kết tụ của các đơn vị nano nhỏ hơn [38].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong báo cáo luận văn thạc sĩ khoa học của Huỳnh Thị Mỹ Linh năm 2013 tại
trường Đại học Đà Nẵng đã thực hiện tổng hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng
tác nhân khử dung dịch nước lá bàng với mục đích là có thể tổng hợp một vật liệu nano
vốn đa ứng dụng trong đời sống bằng phương pháp hóa học lành tính, không gây độc hại
đối với con người và môi trường. Tác giả đã chỉ ra rằng lượng bạc được tạo ra tốt nhất
khi sử dụng 2ml dịch chiết, hạt nano bạc tạo ra có dạng hình cầu với kích thước từ 9,25
nm đến 26 nm và hạt nano tạo ra là tinh khiết [2].

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


23

1.6. Điểm mới của đề tài


Nền tảng của việc tạo ra các hạt nano hiện nay là nhấn mạnh vào các đặc tính và
ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y tế và môi trường. Tuy nhiên, nhu cầu của các nhà
khoa học là tập trung vào phương pháp mới và hiệu quả cao trong việc tổng hợp nano.
Nhiều phương pháp vật lý và hóa học đã được báo cáo cùng với nhiều nhược điểm hạn
chế cho việc sử dụng các hạt nano trong các ứng dụng sinh học, những bất lợi bao gồm
việc sử dụng các dung môi độc hại, tạo ra các sản phẩm phụ độc hại và tiêu thụ nhiều
năng lượng. Từ những bất cập trên thì tổng hợp xanh nano sử dụng dịch chiết của thực
vật là phương pháp được áp dụng vì ion bạc có mối liên quan với các phân tử sinh học
có chứa lưu huỳnh hoặc photpho có trong tế bào lá cây. Vì thế, các protein chứa lưu
huỳnh hoặc photpho trong màng tế bào hoặc bên trong các tế bào được coi là vị trí ưu
tiên cho liên kết nano bạc. Phương pháp này mang lại với nhiều lợi ích như đơn giản,
tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, không độc hại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm
năng lượng. Thêm một điểm mới trong báo cáo này là sử dụng hệ mang lai ghép
alginate/β-CD, bản thân của hai chất này cũng thân thiện với môi trường và chi phí thấp.
Hệ mang này giúp cho kích thước các hạt nano được ổn định và phân tán đều trên toàn
bộ diện tích bề mặt tăng cường hoạt tính kháng khuẩn.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


24

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM


2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị thực nghiệm
2.1.1. Nguyên liệu
Lá của cây Quao Bình Châu đem đi phơi khô rồi nghiền nhỏ. Tiếp theo cân 10g
khô cùng với 100ml nước cất 2 lần. Hỗn hợp được đun hồi lưu với hệ thống bao gồm:
bếp cách nhiệt, ống sinh hàn và bình cầu. Sau khi đun hồi lưu 1 giờ thì hỗn hợp được
làm nguội rồi đem lọc qua qua phểu Buchner để thu dịch chiết.
2.1.2. Hóa chất
 Hóa chất công nghiệp
- Nước cất 2 lần
- Aceton.
 Hóa chất Trung Quốc
- Sodium alginate: (C6H7NaO6)n.
 Hóa chất Acros
- Calcium acetate hydrate, 99%: (CH3COO)2Ca x H2O.
 Hóa chất Pháp
- β-Cyclodextrin: (C6H10O5)7.
 Hóa chất Sigma
- Bạc nitrate: AgNO3.
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị
- Erlen: 100ml, 250ml
- Becher: 100 ml, 250 ml, 500 ml
- Ống đong: 50ml, 100ml
- Bình cô quay: 500ml
- Ống tiêm xi lanh: 10ml
- Ống sinh hàn

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


25

- Milipore: 0.45µm
- Ống li tâm: 15ml
- Ống hút, đũa thủy tinh, pipet, cá từ, lọ thủy tinh, chai đựng mẫu.
- Máy khuấy từ gia nhiệt OMNILAB, type RCT S26 batch Inpected UPAE 117537
- Bồn siêu âm
- Máy li tâm Centrifuge Machine-Model EBA 20-Hettich (Đức)
- Cân kĩ thuật và cân phân tích điện tử: Mettler Toledo Ab204, Sartorious GP 1503P
- Máy cô quay chân không Heidolph Laborota 4001
- Tủ sấy
- Máy bơm chân không.
2.2. Chuẩn bị mẫu
- Alginate được pha theo tỉ lệ 0,7g/ml nước cất, khuấy từ 60 phút với tốc độ khuấy
1200 vòng/phút. Sau đó đánh siêu âm 30 phút nữa.
- (CH3COO)2Ca x H2O được pha theo tỉ lệ 0,65g/ml nước cất, khuấy từ 60 phút với
tốc độ khuấy 1200 vòng/phút. Sau đó đánh siêu âm 30 phút nữa.
- β-CD được pha theo tỉ lệ 0,16g/ml nước cất, khuấy từ 60 phút với tốc độ khuấy
là 1200 vòng/phút. Sau đó đánh siêu âm 30 phút.
- AgNO3 được pha theo tỉ lệ 0,625g/20ml nước cất, khuấy 60 phút với tốc độ khuấy
1200 vòng/phút. Sau đó đánh siêu âm 15 phút.
- Tỉ lệ các hóa chất dùng trong quá trình thực nghiệm đã được khảo sát ở các tỉ lệ
khác nhau để chọn ra tỉ lệ tối ưu:
 Tỉ lệ giữa β-CD: Alginate=1:8
 Tỉ lệ giữa Alginate: (CH3COO)2Ca x H2O = 4:1
 Nồng độ của AgNO3 là 5% so với tổng nồng độ của Alginate và β-CD
Tất cả đều áp dụng theo tỉ lệ khối lượng giữa các chất và sử dụng khối lượng
alginate làm chuẩn.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


26

2.3. Quy trình tổng hợp hệ mang Alginate/β-CD không chứa ion bạc (Nano
Blank)
 Sơ đồ

Alginate

Khuấy từ, siêu âm, li tâm,để (CH3COO)2Ca x H2O


qua đêm

Gel β-CD

Khuấy từ, siêu âm, li tâm,để


qua đêm

Alginate/β-CD

Hình 2.1: Quy trình tổng hợp hệ mang Alginate/β-CD không chứa ion bạc.
 Thuyết minh
- Nhỏ từ từ 23,08ml (CH3COO)2Ca x H2O vào erlen có chứa sẵn 100ml alginate,
khuấy từ 60 phút tốc độ 1200 vòng/phút, đánh siêm âm 30 phút giúp làm tăng khả năng
phân tán đều của các phân tử có trong hỗn hợp. Sản phẩm thu được ở dạng gel không
màu trong suốt, dung dịch được để qua đêm.
- Sau đó, hỗn hợp được li tâm lần đầu để loại bỏ những hóa chất và nước còn dư ra
khỏi hỗn hợp, tiếp theo rửa lại với nước cất và li tâm thêm 2 lần để loại bỏ các chất còn
sót, quá trình li tâm diễn ra trong vòng 10 phút với tốc độ quay 4000 vòng/phút. Thu
được gel sạch.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


27

- Tiếp đến cho 46,875ml dung dịch β-CD vào hỗn hợp gel đem khuấy từ 60 phút
với tốc độ khuấy là 1200 vòng/phút tiếp tục đem siêu âm 30 phút rồi để qua đêm.
- Hỗn hợp đem li tâm lần đầu để loại bỏ hóa chất và nước dư, tiếp tục cho thêm
nước cất để rửa và li tâm thêm 3 lần để bỏ các chất còn sót lại, mỗi lần li tâm diễn ra
trong vòng 10 phút với tốc độ quay 5000 vòng/phút.
2.4. Quy trình tạo nano bạc trên hệ mang Alginate/β–CD
 Sơ đồ

Alginate

(CH3COO)2Ca x
Khuấy từ, siêu âm,ly tâm, để qua đêm H2 O

Gel
AgNO3+ β-CD
Khuấy từ, siêu âm,ly tâm, để qua đêm Khuấy từ,siêu âm,để qua đêm

Ag+/β-CD/Alginate

Khuấy từ gia nhiệt 900C, để qua đêm Dịch chiết Quao bình châu

Khảo sát tỉ lệ m Ag+/β-CD/Alginate : V dịch Đo TEM, HR-TEM


chiết Nano bạc Đo SEM-EDX, FTIR
Đo TG-DTA, Size, Zeta, Raman
Khảo sát thời gian

Thử hoạt tính

Hình 2.2: Quy trình tạo AgNP/Alginate/ β-CD.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


28

 Thuyết minh
- Nhỏ từ từ 23,08ml (CH3COO)2Ca x H2O vào erlen có chứa sẵn 100ml alginate,
khuấy từ 60 phút tốc độ 1200 vòng/phút, đánh siêm âm 30 phút giúp làm tăng khả năng
phân tán đều của các phân tử có trong hỗn hợp. Sản phẩm thu được ở dạng gel không
màu trong suốt, dung dịch được để qua đêm.
- Sau đó, hỗn hợp được li tâm lần đầu để loại bỏ những hóa chất và nước còn dư ra
khỏi hỗn hợp, tiếp theo rửa lại với nước cất và li tâm thêm 2 lần để loại bỏ các chất còn
sót, quá trình li tâm diễn ra trong vòng 10 phút với tốc độ quay 5000 vòng/phút. Thu
được gel sạch.
- Cho 1,7ml dung dịch AgNO3 vào 46,875ml β-CD khuấy từ 60 phút với tốc độ
khuấy 1200 vòng/phút. Sau đó siêu âm 30 phút rồi để sản phẩm qua đêm.
- Tiếp theo cho hỗn hợp Ag+/β-CD vào gel rồi khuấy từ 60 phút với tốc độ khuấy
1200 vòng/phút, sau đó siêu âm 30 phút rồi để yên qua đêm. Tiến hành li tâm lần đầu để
loại bỏ các hóa chất còn sót lại, quá trình li tâm diễn ra trong vòng 10 phút với tốc độ
quay 5000 vòng/phút.
2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nano bạc bằng
phương pháp quang phổ UV-Vis
2.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng so với thể tích dịch chiết lên quá
trình hình thành nano
 Mục tiêu: Xác định màu sắc, bước sóng hấp thụ cực đại và độ hấp thụ cực đại của
quá trình khử Ag+ thành Ag để chọn tỉ lệ khảo sát tối ưu.
 Chọn cố định các dữ liệu sau:
- Dịch chiết: 10g/100ml nước cất 2 lần
- Nồng độ AgNO3: 0,625g/20ml
- Tốc độ khuấy: 1200 vòng/phút
- Thời gian phản ứng: 2 giờ
- Nhiệt độ phản ứng: 900C

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


29

- Dịch chiết Quao Bình Châu và nano ion Ag+ theo tỉ lệ mgel:Vdịch chiết như sau: 20:1,
4:1, 2:1, 1.3:1, 1:1.
 Thực nghiệm
Cho dịch chiết Quao Bình Châu và lượng gel nano ion Ag+ theo tỉ lệ như
trên và 5ml nước cất 2 lần vào 5 hủ thủy tinh. Sau đó để phản ứng diễn ra bằng
cách khấy từ liên tục trong 2 giờ với tốc độ khuấy là 1200 vòng/phút, nhiệt độ
khuấy ở 900C dung dịch sẽ chuyền màu từ màu nâu sang xanh đen.
2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên quá trình hình thành nano
bạc
 Mục đích: Xác định bước sóng hấp thụ cực đại và độ hấp thụ cực đại của quá
trình khử Ag+ thành Ag để chọn ra thời gian phản ứng tối ưu.
 Chọn cố định các dữ liệu sau:
- Dịch chiết: 10g/100ml nước cất
- Nồng độ AgNO3: 0,625g/20ml
- Tốc độ khuấy: 1200 vòng/phút
- Thời gian phản ứng: 2 giờ
- Nhiệt độ phản ứng: 900C
- Khảo sát ở các khoảng thời gian sau: 0 phút, 10 phút, 20 phút, 40 phút, 60 phút,
80 phút, 100 phút, 120 phút.
 Thực nghiệm:
Từ khảo sát tỉ lệ khối lượng so với dịch chiết, chọn ra được tỉ lệ tối ưu để tiến
hành làm khảo sát thời gian như sau: Cho dịch chiết Quao Bình Châu và lượng gel nano
ion Ag+ cùng với nước cất, sau đó để phản ứng diễn ra bằng cách khuấy từ liên tục trong
2 giờ với tốc độ khuấy là 1200 vòng/phút, nhiệt độ khuấy ở 900C.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


30

2 giờ ở 900C

Hình 2.3: Kết quả khảo sát thời gian: A- mẫu dịch chiết ban đầu, B- Mẫu dịch chiết sau
khi khử bạc.
2.6. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của AgNPs
 Chuẩn bị
 Tại pH=7
Chuẩn bị ba mẫu lỏng gồm:
 Mẫu AgNPs 1mg/ml
 Mẫu Nano Blank 1mg/ml
 Dịch chiết.
 Tại pH = 4,5
Chuẩn bị hai mẫu lỏng gồm:
 Mẫu AgNPs 1mg/ml
 Hệ dung dịch đệm p H = 4,5.
 Thực nghiệm:
- Nuôi Agrobacterium tumefaciens trong dung dịch Luria Bertani (LB)
 Lấy một lượng vi khuẩn nhỏ cho vào 1mL dung dịch LB
 Để tủ nuôi cấy 370C trong vòng 8h-14h.
- Chuẩn bị dung dịch Ampicillin (100mg/ml) làm đối chứng dương

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


31

- Dung dịch LB là đối chứng âm


- Pha loãng vi khuẩn đã được nuôi tới nồng độ mong muốn bằng dung dịch LB.
Pha loãng hỗn hợp 100 µL vi khuẩn được pha với 900 µL LB trước đó
 Pha loãng mốc 10-3 (pha loãng lần 3 với hỗn hợp trên)để thực hiện kiểm
tra kháng khuẩn
 Pha loãng mốc 10-8 (lần thứ 8), 10-9 (lần thứ 9) để ước tính lượng vi
khuẩn
 Lượng vi khuẩn ở ống pha loãng 10-3 dùng để kiểm tra tính kháng khuẩn
khoảng 106 khuẩn lạc.
- Dùng 1mL vi khuẩn đã được pha loãng trải đều lên đĩa thạch, đợi 10 phút -15phút
cho đĩa thạch khô
- Sử dụng giấy lọc Whatman đường kính 6mm đặt lên đĩa.
2.7. Các phương pháp phân tích sản phẩm
Đăc điểm của các hạt nano bạc sau khi tổng hợp được phân tích bằng FTIR, TEM, HR-
TEM, SEM-EDX, kích thước hạt, thế Zeta, Raman, TG-DTA.
 Kích thước và hình dạng hạt nano được đo bằng kính hiển vi điện tử truyền
qua (TEM) JEM-1400 sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu
vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn, điện áp gia
tốc được sử dụng ở 120 kV. Được đặt tại Trường Đại học Bách Khoa địa chỉ số 268 Lý
Thường Kiệt, Quận 10, Tp. HCM.
 Kính hiển vi điện tử truyền qua độ phân giải cao (HRTEM) JEM2100 đặt
ở 200 kV dùng để quan sát vi cấu trúc của các hạt nano với độ phân giải rất cao đủ quan
sát được sự tương phản của các lớp nguyên tử trong vật rắn có cấu trúc tinh thể. Nơi đo
Viện Khoa Học Vật Liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
 Máy quang phổ hồng ngoại IR được đo trên máy EQUINOX55 ở vùng
hồng ngoại của bức xạ điện từ với mục đích để xác định các nhóm chức hóa học hữu cơ

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


32

tồn tại trong hợp chất. Nơi đo Viện Hóa học-Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam địa chỉ: số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Tp.HCM.
 Máy đo thế Zeta, Raman và kích thước hạt dùng để xác định khoảng phân
bố kích thước của từng hạt nano, cân bằng điện hóa trên bề mặt và sự rung động của
phân tử. Nơi đo Viện Khoa học vật liệu và ứng dụng, Tp.HCM.
 Phổ tán sắc năng lượng EDX có trong kính hiển vi điện tử (EMAX
ENERGY EX-400) dùng để phân tích thành phần hóa học của vật rắn và sự phân bố của
các phân tử AgNP dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các
bức xạ được đo tại Viện vễ sinh dịch tễ địa chỉ: Số 1 Yersin, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Thiết bị phân tích nhiệt (DTA/ DSC/TGA) Labsys Evo S60/58988 sử dụng
3 phép đo phân tích nhiệt vi sai (DTA), nhiệt lượng quét vi sai (DSC) và phân tích nhiệt-
trọng lượng (TGA). Mục tiêu là để xác đinh độ tinh khiết của hệ nano bạc và nhiệt độ
phân hủy của các nguyên tố có trong hệ nano bạc. Nơi đo Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam địa chỉ số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng so với thể tích dịch chiết lên quá
trình hình thành nano

Hình 3.1: Kết quả đo UV-Vis của khảo sát tỉ lệ mgel:Vdịch chiết.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


34

Hình 3.2: Đồ thị biểu thị cường độ hấp thụ cực đại giữa các tỉ lệ phản ứng.
Từ đồ thị kết quả đo UV-Vis của khảo sát tỉ lệ mgel:Vdịch chiết, chúng tôi thấy rằng
cường độ hấp thụ tăng dần khi thay đổi lượng gel. Tỉ lệ 1:1 thì có cường độ hấp thụ thấp
nhất tức là lượng gel không đủ để xảy ra quá trình khử bạc còn cao nhất là tỉ lệ 4:1 và
20:1, tuy nhiên tỉ lệ 4:1 là tỉ lệ tối ưu với cường độ hấp thụ ở bước sóng 426 nm còn đối
với tỉ lệ 20:1 thì cường độ hấp thụ thay đổi không đáng kể so với tỉ lệ 4:1 chứng tỏ dù
có sử dụng một lượng lớn gel thì quá trình khử vẫn không xảy ra vì đã đạt giới hạn cực
đạt của nó ở tỉ lệ 4:1. Tỉ lệ 4:1 được dùng làm tỉ lệ tối ưu để thực hiện các khảo sát khác.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


35

3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên quá trình hình thành nano
bạc

Hình 3.3: Kết quả đo UV-Vis của khảo sát thời gian.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


36

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn cường độ hấp thụ cực đại của từng thời gian phản ứng.

Từ kết quả đo UV-Vis của khảo sát ảnh hưởng thời gian lên quá trình hình
thành nano bạc, chúng tôi thấy rằng cường độ hấp thụ hay là khả năng khử bạc tăng
dần theo thời gian từ 0 đến 80 phút tương ứng với nồng độ nano bạc được tăng lên
trong dung dịch và đạt giá trị không đổi ở 100-120 phút.

Cường độ hấp thụ từ 60-80 phút là thời gian khử bạc đặc trưng của nano bạc với
80 phút có cường độ hấp thụ cao nhất với bước sóng là 426nm là bước sóng phù hợp
với khả năng hấp thụ của nano bạc. Từ 0-40 phút chưa xuất hiện cường độ hấp thụ vì
thời gian chưa đủ để xảy ra phản ứng khử ion bạc. Tuy nhiên khi tăng thời gian thì
cường độ hấp thụ không đổi và có xu hướng giảm cường độ hấp thụ tức là quá trình
khử bạc đã kết thúc. Vì vậy thời gian tối ưu cho phản ứng khử bạc xảy ra là 80 phút và
được chọn để thực hiện các phản ứng tiếp theo.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


37

3.3. Kích thước hạt bởi TEM

Hình 3.5: Kết quả đo TEM của Nano Blank.

Hình 3.6: Kết quả đo TEM của AgNPs.


Từ ảnh TEM, ở mẫu Nano Blank các hạt nano hình thành chưa được rõ ràng. Còn
mẫu AgNPs có thể thấy các hạt nano bạc phân bố rải rác trên hệ chất mang Alginate/β-
CD với hình dạng đặc trưng của các hạt AgNPs là hình cầu ở các kích thước khác nhau,
kích thước trung bình của AgNPs nằm ở 20,6 nm, những hạt có kích thước lớn nằm trong
khoảng 29 nm.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


38

3.4. Kết quả phân tích kích thước hạt

Hình 3.7: Kết quả đo kích thước hạt của mẫu Nano Blank và AgNPs.
Kích thước cụ thể các hạt AgNPs được đo bằng công nghệ tán xạ ánh sáng với
các hạt lơ lửng trong hỗn hợp lỏng chuyển động ngẫu nhiên. Sự phụ thuộc vào thời gian
của cường độ tán xạ cho thấy các hạt đang chuyển động nhanh như thế nào. Từ thông tin
này, có thể tính toán kích thước trung bình của hạt cũng như sự phân bố kích thước.
Kích cỡ trung bình của mẫu AgNPs là 20,6±3,6 nm, kích thước thu được nhều nhất là

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


39

21,5nm đây là kích thước mong muốn trong quá trình tổng hợp AgNPs và phù hợp với
kết quả thu được khi sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua để quan sát bên trong vật
liệu. Kích thước trung bình của các hạt nano Blank là 125,3±10,5nm, kích thước thu
được nhiều nhất là 134,16nm lớn hơn rất nhiều so với kích thước của các hạt AgNPs
điều này chứng tỏ rằng các hạt nano trống có khả năng phân ly thành các hạt có kích cỡ
nhỏ hơn.
3.5. Kết quả phân tích thế Zeta

Hình 3.8: Kết quả phân tích thế Zeta của nano trống và AgNPs.
Thế Zeta của hạt AgNPs được tìm thấy khoảng -27,9mV còn đối các hạt nano
trống nằm trong khoảng -62,5mV cho thấy tương tác điện thế bề mặt của mẫu AgNPs

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


40

tăng lên chứng tỏ trong mẫu AgNPs tồn tại các hạt kim loại nano bạc. Kết quả cho thấy
cả hai hệ bền trong dung dịch nước.
3.6. Kết quả phân tích FTIR

Hình 3.9: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR) sự tồn tại của các nhóm chức trong
các chất.
Kết quả phân tích FTIR của cây Quao Bình Châu chúng tôi thấy sự hiện diện của
nhóm -OH ở tần số 3421 cm-1, nhóm -CH ở tần số 2921 cm-1. Ngoài ra còn có các nhóm
chức -NH2 ở tần số 1616 cm-1, ở tần số 1073 cm-1 là sự hiện diện của một loạt các nhóm
chức C=O.
Kết quả phân tích FTIR của β-CD cho thấy sự hiện diện của các nhóm -OH với
một dải rộng ở tần số 3383 cm-1; nhóm chức -CH2-, COOH ở tần số 2925 cm-1, ở tần số
1648 cm-1 thể hiện sự uốn cong của các phân tử nước được hấp thụ. Tần số 1029 cm-1
cho thấy sự có mặt của nhóm CO kéo dài.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


41

Kết quả phân tích FTIR của alginate cũng như các chất trên có sự dao động kéo
dài của liên kết -OH ở tần số 3427 cm-1; ở tần số 2924 cm-1 có nhóm -CH-, COOH. Ở
tần số 1640 cm-1 có sự tồn tại của nhóm C=C kéo dài, ở tần số 1124 cm-1 có thể là do
các nhóm C-C-H hoặc O-C-H bị biến dạng.
Kết quả phân tích FTIR của Nano Blank cho thấy sự hiện diện của nhóm chức -
OH ở tần số 3425 cm-1; nhóm chức -CH2-, COOH ở tần số 2925 cm-1 tương tự như
Alginate và β-CD. Các nhóm C=C ở tần số 1627 cm-1; các nhóm chức C-OH, CO, -C-
O-C ở tần số 1030 cm-1.
Kết quả phân tích FTIR của AgNPs có sự hiện diện của nhóm -OH và -NH2 ở tần
số 3406 cm-1, nhóm -CH; COOH ở tần số 2928 cm-1. Ở dải tần số 1608 cm-1 chỉ ra sự
liên quan có thể là của các nhóm -C-C- kéo giãn của vòng thơm hoặc C-O kéo giãn trong
carboxyl hoặc C-N uốn cong trong nhóm amit trong tổng hợp các hạt nano, lý do của
việc xuất hiện các nhóm chức như trên là do các hợp chất như flavonoid và terpenoids
có trong dịch chết cây có tác dụng khử bạc. Các nhóm chức còn lại như alcohol bậc một
thẳng C-OH, nhóm CO, nhóm chứa phosphor P-O-C ở tần số 1031 cm-1.
3.7. Kết quả phân tích phổ EDX

Hình 3.10: Thành phần hóa học tồn tại trong hệ AgNPs.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


42

Hình 3.11: Bề mặt của vật liệu AgNPs trên chất mang Alg/β-CD.
Kết quả phân tích phổ X-ray trên bề mặt của vật liệu cho thấy có sự tồn tại của kim loại
Ag ngoài ra còn có C, Ca, O. Kết quả phân tích tại 10 vị trí trên bề mặt vật liệu cho thấy
tại vị trí cao nhất chứa Ag chiếm 16,72% (kl/kl) còn lại O chiếm 22,7% (kl/kl), C chiếm
20,3% (kl/kl), và Ca là 10,53% (kl/kl). Kết quả trung bình cho mẫu AgNPs có khoảng
6,411% (kl/kl). Sự có mặt của Ag, C, O và Ca cho thấy đã tổng hợp thành công AgNPs
trên hệ chất mang Alginate/β-CD.
3.8. Kết quả phân tích nhiệt

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự phân hủy bằng nhiệt của các chất bởi TGA.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


43

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn nhiệt vi sai của các chất
Bảng 3.1: Kết quả phân tích nhiệt
Tên mẫu Giá trị Peak
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Nano Blank Td (0C)/mloss (%) 29-200/2 200-500/50 500-800/23
Texo (0C) - 389,73 626,41
AgNPs Td (0C)/mloss (%) 29-200/8 200-500/39 500-800/20
Texo (0C) - - 683,19
β-CD Td (0C)/mloss (%) 29-200/8 200-800/60 -
Texo (0C) 347,06 653,06 -
Alginate Td (0C)/mloss (%) 31-200/10 200-500/46 500-800/14
Texo (0C) - 357,51 619,43

Chú thích: Td (0C)/mloss (%): Mô tả cho quá trình phân tích nhệt TG ở Hình 3.12
Texo (0C): Mô tả cho quá trình DTA ở Hình 3.13

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


44

AgNPs và các chất liên quan được phân tích nhiệt lượng (TG-DTA) ở 8000C, tỷ lệ nhiệt
là 100C/phút cho kết quả như sau:
 Mẫu β-CD bị phân hủy bởi nhiệt ở hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 29-200 mất
khoảng 8% khối lượng, giai đoạn hai từ 200-8000C là 60% và mỗi giai đoạn oxi hóa tại
nhiệt độ tương ứng với 347,060C và 653,060C trong phổ DTA. Tổng khối lượng các chất
bị phân hủy là 68%.
 Mẫu alginate từ 31-2000C bị mất 10% khối lượng, từ 200-5000C mất 46% khối
lượng, từ 500-8000C mất khoảng 14% khối lượng. Tổng khối lượng bị mất là 70% còn
lại 30% chưa bị phân hủy. Nhiệt oxi hóa của mẫu ở giai đoạn 2 là 357,510C và giai đoạn
3 là 616,430C.
 Mẫu Nano Blank từ 29-2000C mất khoảng 2% khối lượng, từ 200-5000C mất
khoảng 50% và từ 500-8000C mất khoảng 23%. Vậy xuyên suốt quá trình lượng mẫu bị
phân hủy 75% và còn lại 25 % là các chất vô cơ. Qúa trình oxi hóa mẫu xảy ra ở giai
đoạn 2 và 3 tương ứng là 389,730C và 626,410C. Mẫu Nano Blank bị phân hủy nhiều
nhất trong 5 chất.
 Mẫu AgNPs từ 29-2000C mất khoảng 8% khối lượng, từ 200-5000C khối lượng
bị mất 39% và từ 500-8000C khối lượng mất là 20%. Khối lượng bị mất của AgNPs ở
giai đoạn 2 và 3 thấp hơn so với Nano blank. Tổng khối lượng mẫu bị phân hủy bởi nhiệt
là 67% còn lại 33% các chất vô cơ không oxi hóa. Nhiệt oxi hóa tại 689,130C xảy ra giai
đoạn cuối của quá trình phân hủy.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


45

3.9. Kết quả phân tích kính hiển vi điện tử truyền qua độ phân giải cao

Hình 3.14: Hình ảnh ở HR-TEM của các hạt AgNPs.


Thông qua kính hiển vi điện tử truyền qua độ phân giải cao HR-TEM cho thấy sự
xuất hiện các hạt hình cầu trong mẫu AgNPs tuy nhiên bề mặt của hạt lại không nhẵn
mà xuất hiện các khe rãnh lồi lõm đan xen nhau trên bề mặt của hạt. Khoảng cách các
khe trên bề mặt của hạt có kích thước khác nhau như 0,7nm, 0,9nm và 1,14nm.
3.10. Kết quả kháng khuẩn của AgNPs
Khả năng kháng khuẩn của AgNPs được xác định thông qua chỉ số MIC
(Minimum inhibitory concentration) khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên môi
trường lỏng.
Sử dụng phương pháp khuếch tán qua vòng giấy lọc để xác định khả năng kháng
khuẩn của AgNPs chống lại Agrobacterium tumefaciens trong dung dịch Luria Bertani
với Ampicillin làm đối chứng dương. Vi khuẩn được trải đều lên đĩa thạch, sử dụng giấy
lọc Whatman đường kính 6mm đặt lên đĩa rồi tiến hành nuôi ủ trong tủ nuôi cấy.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


46

 Tại pH=7

Hình 3.15: Hoạt tính kháng khuẩn ở 7,776 μg/mL.


Giá trị MIC (μg/mL) = 7,776 μg/mL.
Kết quả: Vòng kháng khuẩn chỉ xuất hiện ở vị trí sử dụng Ampicillin còn tất cả
còn lại không xuất hiện vòng kháng khuẩn, cho thấy mẫu AgNPs không có khả năng
kháng khuẩn tại nồng độ 7,776 μg/mL.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


47

 Tại pH = 4,5

Hình 3.16: Hoạt tính kháng khuẩn ở nồng độ


7,776μg/mL -11,664μg/ mL.
1. Ampicillin (100mg/ml): 0,0199μg/mL
2. Dung dịch Quao_AgNPs: 7,776μg/mL
3. Dung dịch Quao_AgNPs: 9,72μg/mL
4. Dung dịch Quao_AgNPs: 11,664μg/mL
5. Môi Trường Nuôi Cấy (Luria Bertani Medium
or LB Medium): 5μl

Bảng 3.2: Kích thước vòng kháng khuẩn của AgNPs


Nồng Độ Mẫu Thể Tích Sử Dụng Đường kính vòng kháng khuẩn
(mM) (μg/mL) (mm; Đĩa giấy: d=6mm)
11,664μg/mL 25±4 mm
9,72μg/mL 12±2 mm
7,776μg/mL 10±2 mm
10mg/10ml 6,804μg/mL 8±1 mm
5,832μg/mL 6mm (Vùng kháng khuẩn không biểu hiện
rõ- rất mờ)
3,888μg/mL 6mm (Không có vùng kháng khuẩn)
1,944μg/mL 6mm (Không có vùng kháng khuẩn)

Giá trị MIC (μg/mL) = 6,804μg/mL.


Kết quả: Tính kháng khuẩn được thể hiện bằng sự xuất hiện vòng kháng khuẩn
với dung dịch Ampicillin, khả năng ức chế sinh trưởng với vi khuẩn tại giá trị MIC 6,804
μg/mL tại pH=4,5. Kết quả cho thấy rằng ảnh hưởng giá trị pH của môi trường có vai

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


48

trò quan trọng trong hệ nano bạc trên chất mang Alginate/β-CD. Giá trị pH thấp có thể
gây ra sự tương tác bên trong của chất mang làm ảnh hưởng đến khả năng giải phóng
AgNPs vào dung dịch. Tính chất này có ý nghĩa quan trong trong ứng dụng vi sinh.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


49

KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, các hạt nano bạc được mang thành công trên hệ chất mang
Alginate/β-CD bằng phương pháp ion gel hóa. Nano bạc trên hệ mang Alginate/β-CD
được khử hoàn toàn bằng phương pháp tổng hợp xanh từ cây Quao Bình Châu-
Stereospermum binhchauensis V.S. Dang. Từ những kết quả của nghiên cứu này, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
- Sau khi tiến hành khảo sát tỉ lệ phản ứng và thời gian phản ứng, cho thấy
rằng các hạt nano bạc với nồng độ 0.18mM được tạo thành tối ưu nhất ở tỉ lệ 4:1 ở 900C
trong vòng 80 phút.
- Đặc tính chi tiết của các hạt nano bạc được đo bằng máy quang phổ UV-
Vis cho thấy bước sóng đặc trưng tạo 426nm.
- Kết quả đo TEM của các hạt AgNPs có kích thước trung bình ở 20.6 nm,
những hạt có kích thước lớn hơn khoảng 29 nm.
- Kích thước và thế Zeta của hạt nano bạc được xác định trong khoảng
20,6±3,6 nm và -27,9mV
- EDX cho thấy hàm lượng nano bạc trong mẫu là 6.411%.
- TG-DTA cho thấy khả năng bền với nhiệt độ của hạt nano trong khoảng
từ 290-6000C.
- Ứng dụng của các hạt nano bạc được thể hiện thông qua hoạt tính kháng
khuẩn với Agrobacterium tumefaciens với giá trị nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế sự
hoạt động của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens là 6,804μg/mL trong môi trường
pH=4,5.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


50

KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào các kết nghiên cứu đã thực hiện, chúng tôi kiến nghị một số điểm cho
hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài như sau:
Cây Quao Bình Châu- Stereospermum binhchauensis V.S. Dang là loài thực vật
mới được tìm thấy chưa có nhiều nghiên cứu trên loài cây này nên sẽ là hướng đi mới
trong ứng dụng y học. Với mong muốn mở rộng nghiên cứu toàn diện: Tổng hợp nano
bạc trên hệ mang Alginate/β-CD từ dung dịch bạc nitrat với các bộ phận khác của cây
Quao Bình Châu- Stereospermum binhchauensis V.S. Dang vỏ, quả và rễ.
Tiếp tục khảo sát ở nồng độ AgNO3 khác, ứng dụng xúc tác trong các phản ứng
hóa học và khả năng kháng khuẩn ở các chủng vi khuẩn trong các môi trường khác nhau.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


51

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
[1]. Cao Minh Thì, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Văn Việt (2012), “Nano kim loai và oxit
kim loại”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[2]. Huỳnh Thị Mỹ Linh (2013), Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch bạc
nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá Bàng, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học
Đà Nẵng, Việt Nam.
[3]. Nguồn Wikipedia
[4]. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Công nghệ hóa học nano, NXB Khoa học tự nhiên và
công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
[5]. Phùng Đức Truyền (2015), Tổng hợp hydroxyalkyl-β-cyclodextrin ứng dụng làm tá
dược tăng độ tan trong bào chế thuốc, Luận án tiến sĩ dược học.
[6]. Trương Văn Tân (2009), Khoa học vs công nghệ nano, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà
Nội.
[7]. Vân Hà, Công nghệ nano và những ứng dụng nổi bật, Tạp chí Diễn đàn đầu tư,
06/2017.
TIẾNG ANH

[8]. Dinesh Kumar Dahiy, Renuka, Anil Kumar Puniya (2017), “Impact of nanosilver on
gut microbiota: a vulnerable link”, Future Microbiology.

[9]. Danilcauk, M, Lund, A, Saldo, J, Yamada, H, Michalik J (2006), “Conduction


electron spin resonance of small silver particles”, Spectrochimaca. Acta. Part A, 63, pp.
189-191.

[10]. D. Paolino, M. Fresta (2006), “Drug delivery systems”, Encyclopedia of Medical


Devices and Instrumentation, pp.437-495.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


52

[11]. D. Mathew (2009), “A study on suitability of nimesulide-betacyclodextrin complex


in oral and topical dosage forms”, Inter J of Pharm and Pharm Sciences.

[12]. Elemike Elias Emekaa, Oseghale Charles Ojiefoha, Chuku Aleruchi, Labulo
Ayomide Hassan, Owoseni Mojisola Christiana, Mfon Rebeccac, Enock Olugbenga
Darea, Adesuji Elijah Temitope (2013), “Evaluation of antibacterial activities of silver
nanoparticles green-synthesized using pineapple leaf (Ananas comosus)”, Micron.

[13]. Grégorio Crini (2008), “Kinetic and equilibrium studies on the removal of cationic
dyes from aqueous solution by adsorption onto a cyclodextrin polymer”, Dyes and
Pigments, 77, pp.415-426.

[14]. Geeta Aryaa , Nikita Sharmaa , Jahangir Ahmeda , Nidhi Guptab , Ajeet Kumarc ,
Ramesh Chandrad , Surendra Nimesh (2017), “Degradation of anthropogenic pollutant
and organic dyes by biosynthesized silver nano-catalyst from Cicer arietinum leaves”,
Journal of Photochemistry & Photobiology, B: Biology, 174, pp. 90-96.

[15]. Helen Jarvie, Peter Dobson, Stephen King See, Article History, Nanoparticle,
Encyclopaedia Britannica.

[16]. Hatchett DW, Henry S (1996), “Electrochemistry of sulfur adlayers on low-index


facesof silver”, 100, pp. 9854-9859.

[17]. Jerome P. Paques, Erik van der Linden, Cees J.M. van Rijn, Leonard M.C. Sagis
(2014), “Preparation methods of alginate nanoparticles”, Advances in Colloid and
Interface Science.

[18]. Javier Suárez-Cerda, Gabriel Alonso Nuñez, Heriberto Espinoza-Gómez, Lucía Z.


Flores-López (2014), “A comparative study of the effect of α-, β-, and γ-cyclodextrins
as stabilizing agents in the synthesis of silver nanoparticles using a green chemistry
method”, Materials Science and Engineering C, 43, pp. 21–26

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


53

[19]. Jayachandran Venkatesan Ira Bhatnagar Panchanathan Manivasagan Kyong-Hwa


Kang Se-Kwon Kim (2014), “Alginate composites for bone tissue engineering: A
review”, International Journal of Biological Macromolecules.

[20]. Kim JS, Kuk E, Yu K, Kim JH, Park SJ, Lee HJ, Kim SH, Park YK, Park YH,
Hwang CY, Kim YK, Lee YS, Jeong DH, Cho MH (2007), “Antimicrobial effects of
silvernanoparticles”, 3, pp. 95-101.

[21]. Kuen Yong Lee, David J. Mooney (2011), “Alginate: properties and biomedical
applications”, Progress in Polymer Science, 37, pp. 106-126.

[22]. Krzysztof Cal, Katarzyna Centkowska (2008), “Use of cyclodextrins in topical


formulations: Practical aspects”, European Journal of Pharmaceutics and
Biopharmaceutics, 68, pp. 467-478.

[23]. Li Qiu, Ryan McCaffrey, Wei Zhang (2017), “Synthesis of Metallic Nanoparticles
Using Closed-Shell Structures as Templates”, Chemistry an Asian Journal.

[24]. M.A. Abu-Saied, Tarek H. Taha, Nehal M. El-Deeb, Elsayed E. Hafez (2017),
“Polyvinyl alcohol/Sodium alginate integrated silver nanoparticles as probable solution
for decontamination of microbes contaminated water”, International Journal of
Biological Macromolecules.

[25]. Muthukumar Harshiny, Manickam Matheswaran, Gangasalam Arthanareeswaran,


Shanmugam Kumaran, Shanmuganathan Rajasree (2015), “Enhancement of
antibacterial properties of silver nanoparticles– ceftriaxone conjugate through Mukia
maderaspatana leaf extract mediated synthesis”, Ecotoxicology and Environmental
Safety.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


54

[26]. Matsumura Y, Yoshikata K, Kunisaki S, Tsuchido T (3003), “ Mode of bacterial


action of silver zeolite and its comparison with that of silver nitrate”, Appl. Envison
Microbiol, 69, pp. 4278-4281.

[27]. Marcus E. Brewster, Thorsteinn Loftsson (2007), “Cyclodextrins as


pharmaceutical solubilizers”, Advanced Drug Delivery Reviews 59, pp. 645-666.

[28]. Nelson Durán, Camila P. Silveira, Marcela Durán and Diego Stéfani T. Martinez
(2015), “Silver nanoparticle protein corona and toxicity: a mini-review”, Journal of
Nanobiotechnology, pp.13-55.

[29]. Patricia Fernanda Andrade, Andreia Fonseca de Faria, Douglas Soares da Silva,
Juliano Alves Bonacin, Maria do Carmo Goncalves (2014), “Structural and
morphological investigations of β-cyclodextrin-coated silver nanoparticles”, Colloids
and Surfaces B: Biointerfaces, 118, pp. 289-297.

[30]. Priyanka Singh, Yeon Ju Kim, Hina Singh, Chao Wang, Kyu Hyon Hwang,
Mohamed El-Agamy Farh, Deok Chun Yang (2015), “Biosynthesis, characterization,
and antimicrobial applications of silver nanoparticles”, International Journal of
Nanomedicine,10.

[31]. Rayhaneh Amooaghaie, Mohammad Reza Saeri, Morteza Azizi (2015), “Synthesis,
characterization and biocompatibility of silver nanoparticles synthesized from Nigella
sativa leaf extract in comparison with chemical silver nanoparticles”, Ecotoxicology and
Environmental Safety, 120, pp. 400-408.

[32]. R. Arun et al (2008), “Cyclodextrins as Drug Carrier Molecule: A Review”, Sci


Pharm 76, pp.567-598.

[33]. Rijn, Leonard M.C. Sagis (2014), “Preparation methods of alginate nanoparticles”,
Advances in Colloid and Interface Science.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


55

[34]. Shrivastava S, Bera T, Roy A, Singh G, Ramachandrarao P, Dash D (2007),


“Characterisation of enhanced antibacterial effects of novel silver
nanoparticles Nanotechnology”, 18, pp.1-9.

[35]. Sergey V. Kurkov, Thorsteinn Loftsson (2012), “Cyclodextrins”, International


Journal of Pharmaceutics.

[36]. Sergey V. Kurkov, Thorsteinn Loftsson (2012), “Cyclodextrins”, International


Journal of Pharmaceutics.

[37]. Shihong Lin, Rixiang Huang, Yingwen Cheng, Jie Liu, Boris L.T. Lau, Mark R.
Wiesner (2012), “Silver nanoparticle-alginate composite beads for point-of-use drinking
water disinfection”, SciVesi ScienceDirect, pp. 1-7.

[38]. T.-D. Nguyen, T. Hong-Ngan Tran, C.-H. Nguyen, C. Im, C.-H. Danga (2015),
“Synthesis and Characterization of β-Cyclodextrin/alginate Nanoparticle as a Novel
Drug Delivery System”, Chem. Biochem. Eng. Q, 29 (3), pp. 429–435.

[39]. Ummul K. Fatema, M. Muhibur Rahman, M. Rakibul Islam, M. Yousuf A. Mollah,


Md. Abu Bin Hasan Susan (2017),” Silver/ poly(vinyl alcohol) nanocomposite film
prepared using water in oil microemulsion for antibacterial applicationsfile”, Journal of
Colloid and Interface Science.

[40]. Vladimir A. Vinokurov, Anna V. Stavitskaya, Aleksandr P. Glotov, Andrei A.


Novikov, Anna V. Zolotukhina, Mikhail S. Kotelev, Pawel A. Gushchin, Evgenii V.
Ivanov, Yusuf Darrat and Yuri M. Lvov (2017), “Nanoparticles Formed Onto/Into
Halloysite Clay Tubules: Architectural Synthesis and Applications”, The Chemical
Society of Japan,18, pp.1-11.

[41]. Van Son Dang (2015), “A New Species of Stereospermum (Bignoniaceae) from
Southern Viet Nam”, Acta Phytotax. Geobot, 66(2), 91-94.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


56

PHỤ LỤC
1. Kết quả đo TEM

Phụ lục 1: Ảnh TEM của mẫu nano bạc.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


57

1. Kết quả đo HR-TEM

Phụ lục 2: Ảnh HR-TEM của mẫu nano bạc.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


58

2. Kết quả phân tích EDX

Phụ lục 3: Ảnh EDX của mẫu nano bạc.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


59

3. Kết quả phân tích FTIR

Phụ lục 4: Kết quả phổ IR của Alginate.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


60

Phụ lụ 5: Kết quả phổ IR của AgNPs.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


61

4. Kết quả phân tích TG-DTA

Phụ lục 6: Kết quả TG-DTA của Nano Blank.


Phụ lục 5: Kết quả phổ IR của AgNP

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406


62

Phụ lục 7: Kết quả TG-DTA của AgNPs.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Chu Thị Hương-61302406

You might also like