You are on page 1of 100

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TỔNG HỢP HỆ NANO HPCD/ALGINATE


LÀM CHẤT MANG THUỐC TRỊ UNG
THƯ ANASTROZOLE

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THÀNH DANH


Người thực hiện: BÙI MỘNG THANH HOÀNG
Lớp : 13060202
Khoá : 17

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng
dẫn khoa học của TS.NGUYỄN THÀNH DANH. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trƣờng đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 2 năm 2018.

Tác giả

(ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến,

TS. Nguyễn Thành Danh, Th.S Nguyễn Cao Hiền. Các Thầy đã tận tình truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, đã dành nhiều thời gian và công sức hƣớng
dẫn và định hƣớng cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

TS. Đặng Chí Hiền, TS. Nguyễn Thành Danh -Phòng Công nghệ Hóa Dƣợc,
Viện Công Nghệ Hóa học – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện về trang thiết bị, hóa chất cũng nhƣ môi trƣờng nghiên cứu, hƣớng dẫn tận tình về
kỹ thuật thực hành và hơn hết là dành nhiều thời gian, công sức để đọc, tìm hiểu và
hƣớng dẫn cho đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Quý thầy cô Khoa Khoa học ứng dụng trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.

Các anh chị phòng Công nghệ Hóa Dƣợc và các bạn trong nhóm nano đã tạo hỗ
trợ và giúp đỡ để em có thể hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, ngƣời thân trong gia đình đã luôn bên cạnh
động viên, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện
khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn!

Bùi Mộng Thanh Hoàng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................ 4

1.1. Tổng quan về ung thƣ vú ....................................................................................... 4

1.1.1. Ung thƣ vú ...................................................................................................... 4

1.1.2. Tình hình ung thƣ vú trong và ngoài nƣớc ...................................................... 4

1.1.3. Nguyên nhân gây ra ung thƣ vú ..................................................................... 6

1.1.4. Các triệu chứng của ung thƣ vú ...................................................................... 7

1.1.5. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú .............................................................. 8

1.2. Tổng quan về nano............................................................................................... 10

1.2.1. Công nghệ nano ............................................................................................. 10

1.2.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano ............................................................. 10

1.2.3. Vật liệu nano ................................................................................................. 11

1.2.4. Phƣơng pháp chung chế tạo vật liệu nano ..................................................... 13

1.2.4.1. Phƣơng pháp từ trên xuống ..................................................................... 13

1.2.4.2. Phƣơng pháp từ dƣới lên ......................................................................... 14

1.2.5. Định nghĩa về hạt nano .................................................................................. 15

1.2.6. Tính chất hạt nano ......................................................................................... 15

1.2.7. Phân loại hạt nano ......................................................................................... 16

1.2.8. Ứng dụng công nghệ nano và hạt nano ......................................................... 17

1.3. Vật liệu nano trong y học..................................................................................... 17

1.4. Khái quát về các nguyên liệu để tổng hợp nano HPCD – alginate – anastrozole18
1.4.1.β-cyclodextrin và dẫn xuất của nó 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin............. 18

1.4.1.1. Khái quát về β-cyclodextrin .................................................................... 18

1.4.1.2. 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HPCD) .............................................. 22

1.4.2. Khái quát về alginate ..................................................................................... 23

1.4.3. Anastrozole .................................................................................................... 26

1.5. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 30

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................. 30

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................. 32

1.6. Điểm mới của đề tài ............................................................................................ 32

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ....................... 34

2.1. Dụng cụ, thiết bị và nguyên liệu hóa chất ........................................................... 34

2.1.1. Dụng cụ ......................................................................................................... 34

2.1.2. Thiết bị .......................................................................................................... 34

2.1.3. Nguyên liệu và hóa chất ................................................................................ 36

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 36

2.3. Thực nghiệm ........................................................................................................ 37

2.3.1. Tiến hành pha hóa chất phục vụ thí nghiệm.................................................. 37

2.3.2. Quy trình tổng hợp nano trống HPCD/Alginate ........................................... 38

2.3.3. Quy trình tổng hợp nano mang thuốc HPCD-alginate-anastrozole .............. 40

2.3.4. Tiến hành thí nghiệm theo quy trình ............................................................. 42

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm.................................................................. 44

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 48


3.1. Khảo sát sự ảnh hƣởng % thuốc đến hiệu suất tổng hợp nano HPCD-alginate-
anastrozole .................................................................................................................. 48

3.2. Đặc điểm cấu trúc và hình dạng hạt nano HPCD-alginate và HPCD-alginate-
anastrozole .................................................................................................................. 49

3.2.1. Đặc điểm cấu trúc hạt nano trống HPCD-alginate ........................................ 49

3.2.2. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ 1%


anastrozole ............................................................................................................... 50

3.2.3. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ 5%


anastrozole ............................................................................................................... 51

3.2.4. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ 10%


anastrozole ............................................................................................................... 52

3.2.5. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ 20%


anastrozole ............................................................................................................... 53

3.3. Kết quả phổ hồng ngoại IR .................................................................................. 54

3.3.1. Phổ hồng ngoại của các chất tham gia phản ứng .......................................... 54

3.3.2. Phổ hồng ngoại của nano HPCD-alginate-anastrozole ở các tỷ lệ khác nhau
................................................................................................................................. 56

3.4. Đánh giá khả năng mang thuốc anastrozole của vật liệu composite ................... 58

3.5. Phân tích nhiệt vi sai TG-DTA ............................................................................ 61

3.6. Kết quả đo điện thế zeta và kích thƣớc hạt .......................................................... 66

3.6.1. Thế zeta ......................................................................................................... 66

3.6.2. Kích thƣớc hạt ............................................................................................... 67

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 69


KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 71

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 75


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Lƣu đồ 2.1. Quy trình tổng hợp nano HPCD/ alginate. ................................................. 38

Lƣu đồ 2.2. Quy trình tổng hợp nano mang thuốc HPCD-alginate-anastrozole. .......... 40
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Triệu chứng bệnh ung thƣ vú. .......................................................................... 7

Hình 1.2 Công thức cấu tạo của Tamoxifen. ................................................................... 9

Hình 1.3. Ống nano carbon 2 chiều. .............................................................................. 12

Hình 1.4. Mô hình phân tử của β-cyclodextrin. ............................................................. 19

Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của β-cyclodextrin. ............................................................ 20

Hình 1.6. Cấu trúc theo hình học 3D của β-cyclodextrin. ............................................. 20

Hình 1.7. Hình ảnh minh họa sự kết họa của cyclodextrin (host) và chất nền (guest) để
tạo thành phức chất cyclodextrin ................................................................................... 22

Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của HPCD .......................................................................... 23

Hình1.9. Cấu trúc hóa học của sodium alginate ............................................................ 24

Hình 1.10. Thuốc Arimidex (trái) và công thức cấu tạo của anastrozole (phải)............ 27

Hình 2.1. Mẫu nano HPCD-alginate sau khi đông khô. ................................................ 39

Hình 2.2. Mẫu nano HPCD-alginate-anastrozole sau khi đông khô. ............................. 42

Hình 2.3. Mẫu gel nano HPCD-alginate-anastrozole (các tỷ lệ khảo sát) sau khi ly tâm.
........................................................................................................................................ 44

Hình 3.2. Ảnh TEM của nano trống HPCD-alginate ở độ phóng đại 500nm (trái) và ở
độ phóng đại 200nm (phải). ........................................................................................... 49

Hình 3.3. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 1% anastrozole ở 200nm
(A), ở 500nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C). ............................................. 50

Hình 3.4. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 5% anastrozole ở 100nm
(A), ở 200nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C). ............................................. 51
Hình 3.5. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 10% anastrozole ở
100nm (A) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (B). ....................................................... 52

Hình 3.6. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 20% anastrozole ở
100nm (A), ở 200nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C).................................. 53

Hình 3.7. Phổ IR của các chất tham gia phản ứng và nano load thuốc 10%. ................ 54

Hình 3.8. Phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole ở các tỷ lệ. ............................. 56

Hình 3.9. Đồ thị đƣờng chuẩn của anastrozole. ............................................................. 58

Hình 3.10. Hàm lƣợng anastrozole trong nƣớc ly tâm của các mẫu bằng phƣơng pháp
HPLC.............................................................................................................................. 59

Hình 3.11. Khả năng load anastrozole của hệ nano ở các tỷ lệ khảo sát. ...................... 60

Hình 3.12. Giản đồ TGA. ............................................................................................... 61

Hình 3.13. Giản đồ DTA. ............................................................................................... 62

Hình 3.14. Kết quả phân tích thế zeta của nano trống và nano chứa 10% anastrozole. 66

Hình 3.15. Kết quả đo kích thƣớc hạt. ........................................................................... 67


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại ung thƣ chiếm tỉ lệ cao trong năm 2012 trên toàn thế giới (ở nữ) .... 5

Bảng 1.2. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú .............................................................. 8

Bảng 2.1 Các hóa chất sử dụng ...................................................................................... 36

Bảng 2.2. Khối lƣợng và thể tích các hóa chất sử dụng................................................. 42

Bảng 2.3. Khối lƣơng và thể tích anastrozole ở các tỷ lệ khảo sát ................................ 43

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hiệu suất sau đông khô ở các mẫu ..................................... 48

Bảng 3.2. Kết quả tạo phức của anastrozole với composite dựa vào phƣơng pháp HPLC
........................................................................................................................................ 59

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nhiệt TG-DTA .................................................................. 62


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Anas anastrozole

DT-TGA Phân tích nhiệt vi sai (Differential thermal analysis-Thermogravimetric


analysis)

IR Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy)

HPCD 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin

HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao ( High Performance Liquid Chromatography)

PNPs Hạt nano polime ( Polimer Nano Particles)

TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy)


1

LỜI MỞ ĐẦU
Khoảng trong 20 năm qua, công nghệ nano luôn đƣợc coi là ngành mũi nhọn và
phát triển nhƣ vũ bão. Hằng năm đều có rất nhiều phát minh mới trên thế giới dựa trên
công nghệ nano. Và trong những năm gần đây ngƣời ta nhìn thấy đƣợc kỹ thuật nano
sinh học sẽ là tiềm năng chính trong phát triển nền công nghệ y học.

Trong các quá trình nghiên cứu phát triển thuốc thì vấn đề còn tồn động là các
thành phần dƣợc phẩm trong thuốc có hoạt tính điều trị cao nhƣng độ hòa tan thì lại
thấp. Việc kém hòa tan của thuốc ảnh hƣởng đến sinh khả dụng không đủ, làm xuất
hiện các triệu chứng lâm sàng xấu, gây tác dụng phụ. Ngƣời ta cũng ƣớc tính đƣợc
rằng khoảng 25-40% thuốc đã đƣợc phát triển trƣớc đây có độ hòa tan kém. Đối với
các loại thuốc có giá thành cao thì độ hòa tan kém sẽ gây ra lãng phí cho ngƣời sử
dụng. Vì vậy để đảm bảo và tiết kiệm chi phí trong quá trình điều trị cũng nhƣ là tránh
gây ra các tác dụng phụ của thuốc chúng ta cần phải tìm ra giải pháp để nâng cao độ
hòa tan của dƣợc chất.

Những năm gần đây, phƣơng pháp tạo phức nano trên vật liệu sinh học đƣợc sử
dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong các ứng dụng dẫn truyền thuốc nhằm tăng
cƣờng hiệu quả và tính an toàn của thuốc đối với bệnh nhân sử dụng. Ở kích thƣớc
nano mét thì cấu trúc của nó tƣơng thích với kích thƣớc các đơn vị trong sinh vật sống,
do đó các hạt nano tƣơng tác đƣợc với các phân tử sinh học. Trong đó, phức nano 2-
hydroxypropyl--cyclodextrin (HPCD)/alginate đƣợc các nhà khoa học rất quan tâm vì
chúng đáp ứng đƣợc hầu hết các tính chất cần thiết của vật liệu nano dẫn truyền thuốc.
HPCD là một dẫn xuất hydroxyalkyl của --cyclodextrin nó có khả năng hòa tan trong
nƣớc cao hơn, ít độc tính, ổn định thuốc, an toàn sinh học và nó có khả năng dung nạp
tốt vào cơ thể ngƣời bằng cách uống.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
2

Đối với việc điều trị bệnh ung thƣ, chi phí thuốc bỏ ra cho bệnh nhân là rất cao
mà hiệu suất chữa bệnh từ thuốc lại thấp vì các lý do nói trên. Do đó trong bài luận văn
này chúng tôi sẽ nghiên cứu "Tổng hợp hệ nano 2-hydroxypropyl--
cyclodextrin/alginate làm chất mang thuốc trị ung thƣ anastrozole".

Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu tổng hợp nano anastrozole trên chất nền HPCD/alginate để ứng
dụng trong y sinh học.

Chứng minh sự có mặt của anastrozole trong nano HPCD-alginate-anastrozole


tổng hợp đƣợc.

Khảo sát một số đặc tính của nano HPCD-alginate-anastrozole tổng hợp đƣợc.

Nội dung nghiên cứu

Tổng hợp nano HPCD-alginate-anastrozole ứng dụng trong y sinh học.

Xác định đặc điểm hình dạng, kích thƣớc hạt nano đã tổng hợp bằng phƣơng
pháp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM.

Dùng phƣơng pháp phân tích phổ IR để chứng minh sự có mặt của các chất
tham gia tổng hợp nano HPCD-alginate-anastrozole.

Xác định hàm lƣợng anastrozole có trong nƣớc ly tâm nano HPCD-alginate-
anastrozole bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

Khảo sát một số đặc tính của nano HPCD-alginate-anastrozole bằng TG-DTA,
thế Zeta, size.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
3

Ứng dụng phƣơng pháp mới trong tổng hợp nano HPCD-alginate-anastrozole.
Có nhiều phƣơng pháp để tổng hợp, ở đề tài này chúng tôi ƣu tiên chọn phƣơng pháp
rẻ tiền, dễ, đơn giản, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam và có ứng dụng thực tế. Đây là
đề tài mới, góp phần làm cho lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y sinh học ở
trong nƣớc ngày càng phát triển.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về ung thƣ vú

1.1.1. Ung thƣ vú


Ung thƣ vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính
là tập hợp các tế bào ung thƣ có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có
thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thƣ vú chủ yếu bắt nguồn từ các tế bào ống dẫn, một số bắt nguồn từ tế bào
tiểu thùy , và lƣợng nhỏ bắt nguồn từ các mô khác. Ngoài ra hệ thống bạch huyết là
một đƣờng lan tỏa của ung thƣ vú. Nếu các tế bào ung thƣ này lan tỏa tới các hạch
bạch huyết, có nguy cơ cao các tế bào cũng có thể đi vào máu và di căn tới các vị trí
khác của cơ thể chúng ta. Tế bào ung thƣ lan tỏa tới càng nhiều hạch bạch huyết, ung
thƣ càng tồn tại ở nhiều cơ quan khác của cơ thể. Vì thế, việc tìm thấy ung thƣ ở một
hoặc nhiều hạch bạch huyết thƣờng ảnh hƣởng tới phƣơng pháp điều trị. Tuy nhiên,
không phải ở tất cả các bệnh nhân có tế bào ung thƣ vú tại hạch bạch huyết đều dẫn tới
di căn và cũng có những trƣờng hợp không có tế bào ung thƣ tại hạch bạch huyết
nhƣng vẫn xuất hiện di căn sau đó.

Ung thƣ vú thƣờng xảy ra ở phụ nữ chủ yếu ở các nƣớc công nghiệp tuy nhiên ở
nam giới cũng có thể mắc bệnh này nhƣng chỉ chiếm số ít.[7]

1.1.2. Tình hình ung thƣ vú trong và ngoài nƣớc


Ung thƣ vú là loại ung thƣ thƣờng gặp nhất (nó chiếm trên 20% trong tổng các
loại ung thƣ) và gây ra tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nƣớc công nghiệp và trên thế
giới. Tại Việt Nam, ung thƣ vú chiếm 20– 30% trong số các loại bệnh ung thƣ. Tỉ lệ
ung thƣ vú ngày càng gia tăng và có xu hƣớng trở thành loại ung thƣ thƣờng gặp nhất.
Bệnh ung thƣ vú cũng dần bị trẻ hóa và gia tăng ở các nƣớc đang phát triển.[41]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
5

Theo thống kê năm 2012, trên thế giới ung thƣ vú ở nữ chiếm tỉ lệ khoảng 25 %,
cao nhất trong các bệnh ung thƣ. Tính từ năm 2008 đến năm 2012, tỉ lệ mắc bệnh ung
thƣ vú trên toàn thế giới tăng 20 %, tỉ lệ ngƣời chết vì bệnh ung thƣ vú tăng 14 %.[41]

Bảng 1.1. Các loại ung thƣ chiếm tỉ lệ cao trong năm 2012 trên toàn thế giới (ở nữ)
Số ca mắc bệnh Tỉ lệ phần trăm
Số thứ tự Loại ung thƣ
(x 1000 ca) (%)

1 Vú 1677 25,52

2 Đại trực tràng 614 9,2

3 Phổi 583 8,8

4 Cổ tử cung 528 7,9

5 Dạ dày 320 4,8

Thống kê trong năm 2015 trên toàn nƣớc Mỹ có 231,480 ngƣời bị mắc bệnh ung
thƣ vú bao gồm cả nam lẫn nữ, trong đó nam giới có khoảng 2,350 số ngƣời mắc bệnh.
Số ca tử vong ở nữ giới là 40,290, ở nam giới là 440. Dự đoán trong năm 2016, trên
toàn nƣớc Mỹ sẽ có khoảng 246,660 nữ giới và 2600 nam giới bị mắc bệnh ung thƣ. Số
ngƣời chết vì ung thƣ vú 40,890 ngƣời.

Việt Nam có khoảng 86 triệu dân, nữ giới chiếm 51%. Ung thƣ vú là một loại
ung thƣ phổ biến nhất ở phụ nữ, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những nơi có tỷ
lệ ung thƣ vú cao nhất nƣớc. Theo số liệu thống kê trong năm 1996, cứ 100 000 phụ nữ
ở Hà Nội thì có 26,7 ngƣời ung thƣ vú và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 12,2 ngƣời.
Hàng năm có thêm 14,000 phụ nữ bị ung thƣ vú. Theo thống kê, phần lớn ung thƣ vú
xảy ra ở độ tuổi từ 35 - 45, tuy nhiên ngay cả những phụ nữ độ tuổi từ 20 - 30 cũng có
thể mắc bệnh ung thƣ vú và tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.[10]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
6

Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên
cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là
việc phát hiện sớm ung thƣ vú qua sự kiểm soát ở những phụ nữ bình thƣờng đã làm
thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh ung thƣ vú cũng nhƣ cải thiện đƣợc đáng kể
tiên lƣợng bệnh. (Nguồn: Wikipedia)

1.1.3. Nguyên nhân gây ra ung thƣ vú


Tuổi tác: Đối với phụ nữ có độ tuổi từ 70-74 tuổi có khả năng bị ung thƣ vú cao
nhất. Điều đó cho thấy phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mắc bệnh càng cao (trên 30
tuổi).

Đối với những phụ nữ chƣa mang thai hoặc lần đầu mang thai sau 30 tuổi, thì có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc cho con bú cũng góp phần làm giảm tỷ lệ ung thƣ ở
nữ giới. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thƣ vú ở phụ nữ càng thấp.

Nếu có kinh trƣớc 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi, thì ngƣời đó có nguy cơ mắc ung
thƣ vú cao hơn.

Liệu pháp estrogen hậu mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ này, đặc biệt những ngƣời
sử dụng kết hợp estrogen và progestin.

Những ngƣời có liên quan huyết thống với ngƣời đã mắc bệnh ung thƣ vú, thì có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nếu đó là quan hệ huyết thống gần gũi nhƣ mẹ, chị em gái,
con gái.

Những ngƣời phụ nữ có tiền sử tiếp xúc với tia phóng xạ.

Chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, uống rƣợu bia, hút thuốc và ít rèn luyện thân thể
cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thƣ vú.

Ngoài ra còn bị đột biến gen: BRCA1. BRCA2, BRCA3, p53. (Nguồn: Wikipedia)

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
7

1.1.4. Các triệu chứng của ung thƣ vú


Đa phần ung thƣ vú đƣợc phát hiện là do chính ngƣời bệnh, khi họ cảm nhận
một sự thay đổi ở tuyến vú. Thƣờng gặp nhất đó là một khối bƣớu hay một chỗ dày
cứng lên không đau ở vú. Hoặc cũng có thể do bác sĩ phát hiện qua lần khám sức khỏe
định kỳ. Cần phải nghi là ngờ ung thƣ vú khi thấy bất kỳ bƣớu nào ở vú của phụ nữ
trên 30 tuổi cho đến khi có triệu chứng chính xác ngƣợc lại mặc dù khoảng 80% khối
bất thƣờng ở vú là lành tính.

Các dấu hiệu sau đây cho thấy khối bƣớu là ác tính: cứng, không đau (chiếm
khoảng 80-90%), không đồng nhất, bờ không rõ, dính vào thành ngực hoặc da trên vú,
khó di động, núm vú bị lõm vào, chảy máu núm vú. (Nguồn: Wikipedia)

Hình 1.1. Triệu chứng bệnh ung thƣ vú.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
8

1.1.5. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú

Bảng 1.2. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú


Phẫu thuật Dùng hình thức cắt bỏ khối u ung thƣ và một số mô xung quanh
(surgery) nó.

Hóa trị Sử dụng thuốc để diệt các tế bào ung thƣ trong vú và các phần khác của
(chemotherapy) cơ thể.

Xạ trị
Điều trị bằng phóng xạ khu vực tìm thấy đƣợc khối u ung thƣ
(radiotherapy)

Liệu pháp kích


Dùng thuốc ngăn chặn sự tăng trƣởng của ung thƣ vú thụ thể kích thích
thích tố (hormone
tố dƣơng tính (hormone receptor-positive)
therapy)

Dùng thuốc ngăn chặn sự tăng trƣởng của một số loại ung thƣ vú nhất
Trị liệu đích
định, nhƣ ung thƣ vú HER-2-dƣơng tính (HER-2-positive breast
(targeted therapy)
cancer)

Bệnh nhân có thể sử dụng một, một vài hoặc tất cả các phƣơng pháp điều trị
trên nhƣng tùy vào thể trạng của bệnh nhân, loại ung thƣ vú và giai đoạn phát triển của
ung thƣ vú cũng nhƣ sức khỏe của bệnh nhân có đủ để thực hiện các biện pháp nêu
trên. [13]

Trong phần này, chúng tôi trình bày về phƣơng pháp điều trị bằng kích thích tố
(hormone therapy):

Estrogen đƣợc sản xuất chủ yếu từ buồng trứng trƣớc giai đoạn mãn kinh. Sau
khi mãn kinh, estrogen đƣợc sinh ra từ các tuyến thƣợng thận và mô mỡ. Khi estrogen
đi vào tế bào vú, nó gắn vào các thụ thể estrogen có trên bề mặt tế bào, làm các tế bào
phát triển nhanh đến bất thƣờng, dẫn đến nguy cơ mắc ung thƣ vú cao. [32]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
9

Liệu pháp kích thích tố giúp ngăn chặn các tế bào ung thƣ tăng trƣởng. Liệu
pháp này làm giảm lƣợng estrogen trong cơ thể, hoặc ngăn cản estrogen đi vào các tế
bào ung thƣ. Các liệu pháp kích thích tố nào đƣợc đề nghị sẽ phải tùy thuộc vào bệnh
nhân đã mãn kinh hay chƣa. Liệu pháp kích thích tố ở dạng các thuốc viên đƣợc dùng
hàng ngày, thƣờng trong năm năm hoặc lâu hơn. Phƣơng pháp này hiệu quả trong cả
giai đoạn ung thƣ đầu và cả giai đoạn di căn.

Trong các liệu pháp kích thích tố để điều trị ung thƣ vú thì có thể chia thành 2
nhóm thuốc chính:[39]

+ Tamoxifen: ngăn cản kích thích tố estrogen đi vào các tế bào ung thƣ vú.
Nó giúp ngăn chặn các tế bào ung thƣ vú tăng trƣởng. Tamoxifen có thể
dùng để điều trị phụ nữ thuộc bất kỳ tuổi nào, bất kể ngƣời phụ nữ đó đã
mãn kinh hay chƣa.
+ Các chất ức chế Aromatase (Aromatase Inhibitors): nhƣ Arimidex,
Femara, Aromasin. Các chất ức chế aromatase ức chế quá trình sinh tổng
hợp estrogen trong cơ thể. Các chất ức chế Aromatase chỉ thích hợp cho các
phụ nữ đã mãn kinh vĩnh viễn.

Hình 1.2 Công thức cấu tạo của Tamoxifen.

Trong các loại thuốc ức chế aromatase đƣợc chia thành 2 nhóm chính: nhóm có
cấu trúc tƣơng tự steroid, nhóm có cấu trúc không giống steroid.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
10

Các liệu pháp kích thích tố thƣờng đƣợc dùng sau các quá trình trị liệu khác nhƣ
phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu.[39]

1.2. Tổng quan về nano


Những thuật ngữ với tiền tố là "nano" và các cụm từ nhƣ "khoa học nano hoặc
công nghệ nano" xuất hiện từ hai thập niên trƣớc trong các cộng đồng nghiên cứu khoa
học và dần dần chúng trở thành từ ngữ thông dụng hằng ngày. Chúng ta đang sống
trong một thời đại mà ba cuộc cách mạng công nghệ đang âm thầm diễn ra. Trong đó
có cuộc cách mạng vật liệu nano và cách mạng công nghệ sinh học đƣợc đặt trên nền
tảng của công nghệ nano. Công nghệ nano đó là những công trình nghiên cứu nghiêm
túc trong nhiều năm qua của các nhà khoa học lỗi lạc trong các nhóm nghiên cứu trên
toàn thế giới. [4]

1.2.1. Công nghệ nano


Công nghệ nano (nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết
kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều
khiển hình dáng, kích thƣớc trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10−9 m). Công nghệ
nano bao gồm các vấn đề chính sau đây: cơ sở khoa học nano, phƣơng pháp quan sát
và can thiệp ở quy mô nanomet, chế tạo vật liệu nano, ứng dụng vật liệu nano.(Nguồn:
Wikipedia)

1.2.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano


 Chuyển tiếp từ các tính chất cổ điển đến tính chất lƣợng tử: Đối với những
loại vật liệu vĩ mô bao gồm rất nhiều nguyên tử. Các hiệu ứng lƣợng tử sẽ đƣợc
trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có
thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhƣng các cấu trúc nano mà có ít
nguyên tử hơn thì các tính chất lƣợng tử càng thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ nhƣ
một chấm lƣợng tử có thể đƣợc coi là một đại nguyên tử, nó có các mức năng
lƣợng giống nhƣ một nguyên tử.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
11

 Hiệu ứng bề mặt: Khi vật liệu có kích thƣớc nanomet thì các số nguyên tử nằm
trên bề mặt sẽ chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng số nguyên tử. Do vậy mà diện tích
bề mặt của các vật liệu nano tăng lên rất nhiều so với các vật liệu truyền thống
thông thƣờng. Vì thế, khi sử dụng các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt nhƣ:
khả năng hấp phụ, độ hoạt động bề mặt...của vật liệu nano sẽ lớn hơn rất nhiều
các vật liệu dạng khối. Điều này đã và đang mở ra những ứng dụng kỳ diệu cho
nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đang quan
tâm nghiên cứu. (Nguồn: Wikipedia)
 Kích thƣớc tới hạn: Khác với hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thƣớc của vật
liệu nano đã làm cho loại vật liệu này trở nên kì lạ hơn nhiều so với các vật liệu
truyền thống. Đối với một vật liệu, mỗi một tính chất đều có một độ dài đặc
trƣng nhất định. Độ dài đặc trƣng của rất nhiều các tính chất của vật liệu đều rơi
vào kích thƣớc nm. Các vật liệu truyền thống thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi một số
các đại lƣợng vật lý, hóa học không đổi nhƣ độ dẫn điện của kim loại, nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi,…Tuy nhiên, các đại lƣợng vật lý và hóa học này chỉ là
bất biến nếu kích thƣớc của vật liệu đủ lớn (thông thƣờng là lớn hơn 100 nm).
Khi giảm kích thƣớc của vật liệu xuống đến thang nano (nhỏ hơn 100 nm) thì
các đại lƣợng vật lý, hóa học ở trên không còn là bất biến nữa, ngƣợc lại chúng
sẽ thay đổi theo kích thƣớc.Ngƣời ta gọi đó là kích thƣớc tới hạn. Vật liệu nano
có tính chất đặc biệt là do kích thƣớc của nó có thể so sánh đƣợc với kích thƣớc
tới hạn của các tính chất của vật liệu. Không phải bất cứ vật liệu nào có kích
thƣớc nano cũng đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc chủ yếu vào tính
chất mà nó đƣợc nghiên cứu.[2]

1.2.3. Vật liệu nano


Vật liệu nano là một loại vật liệu có cấu trúc các hạt, các sợi, các ống, các tấm
mỏng,...có kích thƣớc đặc trƣng khoảng từ 1 nanomet đến 100 nanomet.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
12

Vật liệu nano là loại vật liệu trong đó có ít nhất một chiều có kích thƣớc là
nanomet. Về trạng thái của vật liệu, ngƣời ta phân chia thành ba trạng thái, rắn, lỏng và
khí. Vật liệu nano đƣợc tập trung nghiên cứu hiện nay, chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó
mới đến chất lỏng và khí.

Về hình dáng vật liệu, ngƣời ta phân ra thành các loại sau:

 Vật liệu nano không chiều: cả ba chiều đều có kích thƣớc nano, không còn chiều
tự do nào cho điện tử. Ví dụ: đám nano, hạt nano.
 Vật liệu nano một chiều: vật liệu trong đó 2 chiều có kích thƣớc nano, điện tử sẽ
đƣợc tự do trên một chiều và hai chiều còn lại bị cầm tù. Ví dụ: dây nano, ống
nano.
 Vật liệu nano hai chiều: vật liệu trong đó một chiều sẽ có kích thƣớc nano, hai
chiều còn lại tự do. Ví dụ: màng mỏng, ống nano carbon, dây nano. Trong đó
ống nano carbon là một hình thức mới của các phân tử carbon. Ống này có thể
có một lớp hoặc nhiều lớp của trụ đồng và trục đƣờng kính tăng dần theo trục
chung. Còn dây nano có đƣờng kính thuộc nm. [11]

Hình 1.3. Ống nano carbon 2 chiều.

Cũng theo cách phân loại theo hình dáng của vật liệu, một số ngƣời đặt tên theo số
chiều bị giới hạn ở kích thƣớc nano. Nhƣ vậy thì hạt nano là vật liệu nano ba chiều, dây

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
13

nano là vật liệu nano hai chiều và màng mỏng là vật liệu nano một chiều. Tuy nhiên
cách này ít phổ biến hơn cách ban đầu.

Ngoài ra còn có dạng vật liệu có cấu trúc là nano hoặc là dạng nanocomposite.
Trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thƣớc nm, hoặc cấu trúc của nó có nano
không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.

Đối với vật liệu dạng nanocomposite thì đƣợc phân loại theo tính chất của vật liệu
nền nhƣ: nền polymer, nền gốm, nền kim loại và hợp kim, nền carbon. Nó thƣờng đƣợc
ứng dụng trong kỹ thuật nhƣ là vật liệu bán dẫn, xây dựng cũng nhƣ là dân dụng. [11]

1.2.4. Phƣơng pháp chung chế tạo vật liệu nano


Vật liệu nano đƣợc chế tạo bằng hai phƣơng pháp là: phƣơng pháp từ trên xuống
(top-down), phƣơng pháp từ dƣới lên (bottom-up). Phƣơng pháp từ trên xuống là
phƣơng pháp tạo hạt có kích thƣớc nano từ các hạt có kích thƣớc lớn hơn; phƣơng pháp
từ dƣới lên là phƣơng pháp hình thành hạt nano từ các nguyên tử.

1.2.4.1. Phƣơng pháp từ trên xuống


Sử dụng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến các vật liệu ở thể khối kích thƣớc
lớn với tổ chức hạt thô thành cỡ hạt kích thƣớc nano. Đây là các phƣơng pháp đơn
giản, rẻ tiền nhƣng rất hiệu quả, có thể tiến hành cho nhiều loại vật liệu với kích thƣớc
khá lớn. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay . Các viên bi
cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến khi đạt kích thƣớc nano. Kết quả thu đƣợc là
vật liệu nano không chiều (các hạt nano).

Phƣơng pháp biến dạng đƣợc sử dụng với các kỹ thuật đặc biệt nhằm tạo ra sự
biến dạng cực lớn mà không làm phá huỷ vật liệu. Đó là các phƣơng pháp SPD điển
hình. Nhiệt độ có thể đƣợc điều chỉnh tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể. Nếu nhiệt độ gia
công lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại thì đƣợc gọi là biến dạng nóng, còn ngƣợc lại thì gọi

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
14

là biến dạng nguội. Kết quả thu đƣợc là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc
hai chiều (lớp có chiều dày nm).

Ngoài ra, hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp quang khắc để tạo ra
các cấu trúc nano. (Nguồn: Wikipedia)

1.2.4.2. Phƣơng pháp từ dƣới lên


Hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc các ion. Phƣơng pháp từ dƣới
lên đƣợc phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lƣợng của sản phẩm. Phần
lớn các vật liệu nano mà chúng ta sử dụng hiện nay đƣợc chế tạo từ phƣơng pháp này.
Phƣơng pháp từ dƣới lên có thể là phƣơng pháp vật lý, phƣơng pháp hóa học hoặc kết
hợp cả hai.

 Phƣơng pháp vật lý: là phƣơng pháp tạo ra các vật liệu nano từ nguyên tử hoặc
chuyển pha. Nguyên tử để hình thành vật liệu nano đƣợc tạo ra từ phƣơng pháp
vật lý nhƣ bốc bay nhiệt (đốt, phún xạ, phóng điện hồ quang). Đối với phƣơng
pháp chuyển pha: vật liệu đƣợc nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để
thu đƣợc trạng thái vô định hình. Đây là cách xử lý nhiệt để xảy ra chuyển pha
vô định hình - tinh thể (phƣơng pháp nguội nhanh). Phƣơng pháp vật lý thƣờng
đƣợc dùng để tạo các hạt nano, màng nano.
 Phƣơng pháp hóa học: là phƣơng pháp tạo vật liệu nano từ các ion. Phƣơng
pháp hóa học có đặc điểm là rất đa dạng vì tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà
ngƣời ta phải thay đổi kỹ thuật chế tạo sao cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có thể
phân loại các phƣơng pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu nano từ
pha lỏng (phƣơng pháp kết tủa, sol-gel,...) và từ pha khí (nhiệt phân,...). Phƣơng
pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano,…

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
15

 Phƣơng pháp kết hợp: là phƣơng pháp tạo vật liệu nano dựa trên các nguyên
tắc bao gồm vật lý và hóa học nhƣ: điện phân, ngƣng tụ từ pha khí,... Phƣơng
pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano,..

1.2.5. Định nghĩa về hạt nano


Hạt nano là các hạt kích thƣớc từ 1 tới 100 nanomét và có một lớp giao thoa bọc
xung quanh hạt nano đó. Lớp giao thoa này là một phần có trong vật liệu nano, về cơ
bản nó sẽ ảnh hƣởng đến các đặc tính của hạt nano. Lớp này thông thƣờng có chứa các
ion, các phân tử vô cơ và hữu cơ. [17]

Trong công nghệ nano, một hạt đƣợc định nghĩa là một đối tƣợng nhỏ xem nhƣ
là một đơn vị trọn vẹn về mặt vận chuyển cũng nhƣ là tính chất. Hạt đƣợc phân loại
theo các kích thƣớc, về đƣờng kính: hạt mịn bao gồm khoảng từ 100-2500nm, trong
khi các hạt siêu mịn có kích thƣớc từ 1-100nm. Tƣơng tự nhƣ hạt siêu mịn, các hạt
nano là những hạt phân tán hoặc dạng hạt rắn có kích thƣớc trong khoảng từ 10-
100nm.[38]

Hạt nano cũng có thể đƣợc định nghĩa: đối với các hạt có đƣờng kính nhỏ hơn
100nm sẽ thể hiện tính chất mới hoặc là các tính chất của nó phụ thuốc vào kích thƣớc
khác với tính chất của các hạt có kích thƣớc lớn hơn ở cùng một vật liệu. Các hạt nano
có thể hoặc không thể thể hiện tính chất có liên quan đến kích thƣớc, đối với một số vật
liệu có mối liên quan giữa tính chất và kích thƣớc sẽ cho kết quả khác nhau rõ rệt giữa
hạt nano và vật liệu dạng khối. Tuy nhiên, đối với các phân tử riêng lẻ có đạt đƣợc kích
thƣớc phù hợp cũng không đƣợc gọi là hạt nano.[14]

1.2.6. Tính chất hạt nano


Các hạt nano đƣợc các nhà khoa học quan tâm vì chúng là một cầu nối hiệu quả
giữa các vật liệu rời và cấu trúc nguyên tử hoặc phân tử. Ta có thể quan sát thấy, ở
nguyên liệu rời có các tính chất vật lý không đổi bất kể kích cỡ nào của nó, nhƣng ở

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
16

kích thƣớc nano các tính chất của nó phụ thuộc vào kích thƣớc. Vì vậy, các tính chất
của vật liệu sẽ thay đổi khi kích thƣớc của nó tiến dần đến kích thƣớc nano và khi tỷ lệ
của các nguyên tử ở bề mặt có mối tƣơng quan đáng kể với tỷ lệ khối lƣợng của vật
liệu. Đối với vật liệu rời có kích thƣớc lớn hơn 1μm, tỷ lệ các nguyên tử tại bề mặt là
không đáng kể so với số lƣợng các nguyên tử trong khối vật liệu. Các tính chất tuyệt
vời và bất ngờ của hạt nano chủ yếu là do diện tích của bề mặt vật liệu khá lớn. Ví dụ
các hạt nano vàng nóng chảy ở nhiệt độ thấp (khoảng 300°C đối với kích thƣớc 2,5nm)
so với các miếng vàng có nhiệt độ nóng chảy rất cao (1,064°C). (Nguồn: Wikipedia)
Các hạt nano thƣờng có các tính chất quang học vì chúng có kích thƣớc đủ nhỏ để tạo
ra hiệu ứng lƣợng tử.[24]

1.2.7. Phân loại hạt nano


 Hạt nano polime (PNPs) đƣợc định nghĩa là các hạt phân tán hoặc các hạt rắn có
kích thƣớc nằm trong khoảng 10-1000nm. Bao gồm các polimer tổng hợp hoặc
bán tổng hợp.
 Hạt nano gốm: là những hạt đƣợc tạo thành từ các hộp chất vô cơ nhƣ silica,
titanium vô cơ / kim loại và aluminat. Có kích thƣớc dƣới 50nm, nó giúp chúng
đánh giá đƣợc một phần sâu hơn trong khối vật liệu.
 Hạt nano lipid rắn: là một phƣơng pháp mang thuốc mới. Bao gồm các hạt lipid
rắn hình cầu có kích thƣớc trong phạm vi từ 50-1000 nm, gồm lipid phân tán
trong nƣớc hoặc trong dung dịch chất mang hoạt động bề mặt. Thuốc ở trang
thái hòa tan hoặc phân tán trong nền lipid rắn, bao bọc bên ngoài hạt là chất hoạt
động bề mặt có tác dụng làm ổn định, tránh keo tụ các hạt nano lại với nhau.
 Hạt nano dạng gel: Phƣơng pháp polimer có liên quan đến sự tự gắn (tự dính) và
tự thêm các polimer tự nhiên cholesteroloyl pullulan, cholesteroloyl dextran và
có nhóm cholesterol agarose tạo điểm liên kết ngang.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
17

Xu hƣớng hiện nay, ngƣời ta sử dụng chức năng của hệ mang nano để ứng dụng
trong y học. Các vật liệu sinh học nhƣ protein, emzyme, peptide,… đang đƣợc sử dụng
làm hệ mang cho việc mang thuốc.[38]

1.2.8. Ứng dụng công nghệ nano và hạt nano


Công nghệ nano có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống và là một công nghệ triển
vọng ngay tại thời điểm hiện tại lẫn tƣơng lai. Công nghệ nano hiện nay đƣợc ứng
dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, y tế, môi trƣờng, vật liệu, kỹ thuật, điện
tử... và đã đạt đƣợc kết quả nổi bật. Công nghệ nano đang có ảnh hƣởng đến một số
khía cạnh của khoa học thực phẩm, từ cách chế biến thực phẩm, trồng trọt và cả trong
việc đóng gói thực phẩm. Vật liệu nano tạo ra về hƣơng vị mới cho thực phẩm, an toàn
và có lợi cho sức khỏe ngƣời sử dụng. Nó còn đƣợc ứng dụng cho sản xuất pin mặt trời
giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, còn đƣợc dùng trong pin giúp sạc nhanh hơn bền hơn
so với pin thông thƣờng. Ngoài ra, công nghệ nano có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt
nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu diesel và xăng bằng cách sản xuất nhiên liệu từ các loại
nguyên liệu cấp thấp tiết kiệm hơn, tăng mileage của động cơ và làm cho việc sản xuất
nhiên liệu từ nguyên liệu thông thƣờng trở nên hiệu quả hơn. Giúp cho chất lƣợng
không khí đƣợc tốt hơn nhờ vào việc cải thiện hiệu suất của các chất xúc tác đƣợc sử
dụng để biến đổi khí từ xe ô tô, từ các khu công nghiệp. Giúp cho nƣớc sạch hơn bằng
cách sử dụng các hạt để chuyển hóa chất gây ô nhiễm thông qua một phản ứng hóa học
để làm cho nó trở nên vô hại. Và còn dùng trong thể thao cũng nhƣ may mặc. Ngoài ra,
ứng dụng quan trọng của nano hiện nay là sử dụng trong y học, đặc biệt là dùng để
chẩn đoán và điều trị các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng và ngày càng gia tăng
nhƣ ung thƣ, tim mạch, béo phì, mất trí nhớ,… [12, 42]

1.3. Vật liệu nano trong y học


Trong 20 năm qua vật liệu nano đã có những bƣớc phát triển không ngừng, nó đã
âm thầm vƣơn cao đến lĩnh vực y sinh học giúp mở ra những ứng dụng mới hay cải

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
18

thiện những ứng dụng sẵn có để phục vụ cho sức khỏe, hạnh phúc của con ngƣời. Nó là
sự kết hợp giữa hóa học, vật lý, vật liệu học (materials science) giúp cho các vật liệu
nano mang khả năng chứa thuốc, tải thuốc trị liệu và phát quang tạo ảnh trong mô tế
bào sinh vật. Việc tải thuốc và nhả thuốc ở một "địa chỉ" nhất định trong cơ thể giúp
công phá tế bào bệnh và không gây ảnh hƣởng đến các tế bào bình thƣờng khỏe mạnh
là một trong những nghiên cứu hàng đầu của vật liệu y học. Ngoài ra, vật liệu tải thuốc
nano có khả năng phát quang.[5]

Trong y học phân tử, thao tác đối với tế bào là điều kiện tiên quyết để đánh giá gen
cũng nhƣ mục tiêu điều trị hoặc để chuyển nạp tế bào để phát triển các phƣơng pháp
điều trị cho tế bào. Để đạt đƣợc những mục đích này, cần thiết phải có kỹ thuật chuyển
nạp có khả năng xử lý số lƣợng lớn tế bào trong thời gian ngắn. Khi sử dụng phƣơng
pháp này thì các xét nghiệm trong sinh học đo sự hiện diện hoặc hoạt động của các
chất đƣợc thực hiện nhanh hơn, nhạy hơn và linh hoạt hơn. Các hạt nano từ đƣợc gắn
với kháng thể thích hợp đƣợc sử dụng để chỉ ra các phân tử, cấu trúc hoặc vi sinh vật
cụ thể. Bằng phƣơng pháp chiếu laser sử dụng các hạt nano. [28]

Những hạt nano CaF2 là những ứng cử viên sang giá đƣợc thêm vào các sản phẩm
chăm sóc dùng trong nha khoa. Vì chúng có thể giúp giải phóng ra flo ngăn ngừa sâu
răng trong quá trình tấn công của acid cariogenic ( một trong những vi khuẩn gây sâu
răng). Nano CaF2 gắn kết trên bề mặt men đƣợc tăng lên nhờ vào kích thƣớc nano.[29]

1.4. Khái quát về các nguyên liệu để tổng hợp nano HPCD–alginate– anastrozole

1.4.1. β-cyclodextrin và dẫn xuất của nó 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin

1.4.1.1. Khái quát về β-cyclodextrin


Mặc dù cyclodextrin đã đƣợc biết đến trong 120 năm qua, nhƣng cyclodextrin
chỉ thực sự đƣợc bắt đầu từ những năm 1980 với các ứng dụng đầu tiên trong thực
phẩm và dƣợc phẩm. Sự phát triển mở rộng của cyclodextrin có lẽ đƣợc sản xuất trên

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
19

quy mô công nghiệp của 3 loại cyclodextrin thiên nhiên đó là α –cyclodextrin, β-


cyclodextrin, γ- cyclodextrin. Chúng bắt đầu sản xuất dƣới dạng tinh chế vào năm 1984
làm góp phần vào sự phát triển và giảm giá thành, đặc biệt là đối với β-cyclodextrin
(hình 1.4).[22]

Hình 1.4. Mô hình phân tử của β-cyclodextrin.

Và β-cyclodextrin là một trong các cyclodextrin thiên nhiên đƣợc nêu trên, là
một họ các hợp chất đƣợc tạo thành từ các phân tử đƣờng gắn với nhau trong một vòng
"oligosaccharides vòng". Đƣợc sản xuất từ tinh bột nhờ vào sự chuyển đổi của các
enzyme. ( Nguồn: Wikipedia)

Phân tử β-cyclodextrin chứa bảy đơn vị α-D-glucopyranose đƣợc liên kết bằng
liên kết α-1,4-glycoside.[23, 35, 34]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
20

Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của β-cyclodextrin.

Do có các đơn vị glucopyranose hình thành nên cấu tạo ghế, phân tử β-
cyclodextrin có hình dạng nhƣ một hình nón cắt ngang chứ không giống nhƣ một cái
xylanh hoàn hảo ( hình 1.6 ). Các nhóm chức hydroxyl đƣợc định hƣớng bên mặt ngoài
của khoang, trong đó nhóm hydroxyl bậc nhất ở cạnh hẹp còn nhóm hydroxyl bậc 2 ở
cạnh rộng hơn. Sự khác nhau giữa các nhóm hydroxyl bậc nhất và bậc 2 cho phép hình
thành chức năng chọn lọc trên cạnh bậc nhất và bậc 2. [31, 33, 37]

Hình 1.6. Cấu trúc theo hình học 3D của β-cyclodextrin.

Lỗ hổng trung tâm đƣợc bọc bởi các nguyên tử hydro và các cầu nối oxy của
glucozit, giúp mang lại cho nó đặc tính ƣa béo. Cấu trúc của các không gian ba chiều

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
21

riêng của phân tử β-cyclodextrin đƣợc đặc trƣng bởi bên ngoài ƣa nƣớc, và bên trong
lổ hổng có thể là kị nƣớc, và có trách nhiệm về khả năng hòa tan trong nƣớc và có khả
năng các phân tử kị nƣớc sẽ bị đóng kín một phần hoặc toàn bộ trong lỗ hổng nếu kích
thƣớc của nó phù hợp.

 Tính chất β-cyclodextrin

β-cyclodextrin là dạng phức chất. Và đƣợc cân bằng pha động trong dung dịch
với các thành phần của nó. Các cyclodextrin tự nhiên, đặc biệt là β-cyclodextrin có độ
hòa tan trong nƣớc bị giới hạn, do các liên kết hydro giữa các nhóm hydroxyl bậc 2 bên
trong phân tử tƣơng đối mạnh, làm giảm khả năng hình thành liên kết hydro với các
phân tử nƣớc xung quanh. Do đó, một số dẫn xuất của cyclodextrin đƣợc cải tiến nhằm
khắc phục các tính chất hóa lý của cyclodextrin gốc. Sự thay thế ngẫu nhiên các nhóm
hydroxyl trong cyclodextrin sẽ cải thiện đƣợc độ tan của cyclodextrin bằng cách biến
đổi tinh thể cyclodextrin thành hỗn hợp vô định hình từ các dẫn xuất dạng đồng vị và
ngăn ngừa sự hình thành liên kết hydro trong phân tử. Hơn nữa, còn giúp cho khoang
kỵ nƣớc của cyclodextrin đƣợc mở rộng.[18, 30, 21]

β-Cyclodextrin ổn định trong các dung dịch kiềm, dễ bị thủy phân trong acid
mạnh. β-cyclodextrin có khả năng chịu đƣợc sự thủy phân trong acid có chất xúc tác
hơn so với dextrin tuyến tính. Sự thủy phân trong acid của β-cyclodextrin đƣợc nghiên
cứu bởi Schonberger et al. (1988). Liên kết glycoside trong β-cyclodextrin ổn định nhƣ
các liên kết glycoside trong oligosaccharide tuyến tính.[19]

Đặc trƣng quan trọng của β-Cyclodextrin là có khả năng tạo phức chất, các
thành phần lồng vào nhau ở trạng thái dung dịch và rắn theo loại chủ thể- khách thể
(hình 1.7). Tuy nhiên các phân tử này phải có kích thƣớc tƣơng thích với lỗ hổng bên
trong của cyclodextrin để tạo thành một phức chất ổn định. [25]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
22

Hình 1.7. Hình ảnh minh họa sự kết họa của cyclodextrin (host) và chất nền (guest) để
tạo thành phức chất cyclodextrin.[22]

 Ứng dụng

β-Cyclodextrin sử dụng nhiều trong nghiên cứu vì có kích thƣớc của lỗ hổng lớn
hơn (0,60 – 0,65 nm), ít độc tính hơn so với các cyclodextrin tự nhiên khác. Ngoài ra,
β-Cyclodextrin đƣợc ứng dụng và quan tâm trong ngành thực phẩm và dƣợc phẩm do ít
gây độc tính và tƣơng thích sinh học với cơ thể ngƣời cũng nhƣ giá thành phù hợp hơn.
Bên cạnh đó nó còn đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ hóa học, sắc ký, xúc
tác, công nghệ sinh học, nông nghiệp, mỹ phẩm, vệ sinh, y học, dệt may và môi
trƣờng.[20, 22, 33]

1.4.1.2. 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HPCD)


Công thức phân tử: C63H112O42

Phân tử khối: 1541,540

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
23

β-Cyclodextrin là loại rẻ nhất, nhƣng không may độ hòa trong nƣớc kém và các
phức của nó chỉ hơi tan trong nƣớc. Do đó β-Cyclodextrin thƣờng đƣợc biến đổi về
mặt hóa học để tăng độ hòa tan trong nƣớc. Một trong những dẫn xuất của nó là 2-
hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HPCD) đã đƣợc tìm thấy và có khả năng hòa tan trong
nƣớc cao.[40]

Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của HPCD

2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HPCD) là một dẫn xuất hydroxyalkyl của -


cyclodextrin đƣợc nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực thuốc vì khả năng hòa tan trong
nƣớc cao, ít độc tính, giảm tác dụng phụ, ổn định thuốc, an toàn sinh học và dễ tạo
phức với các hợp chất khác. Ngoài ra, các nghiên cứu về độc tính chỉ ra rằng HPCD
dung nạp tốt vào cơ thể con ngƣời bằng cách uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Rất nhiều
sản phẩm mỹ phẩm trong chăm sóc da và chăm sóc tóc có chứa HPCD.

1.4.2. Khái quát về alginate


Alginate đƣợc phát hiện đầu tiên bởi nhà hóa học ngƣời anh ECC Stanford vào
năm 1881. Alginate còn đƣợc gọi là acid alginic đƣợc chiết xuất từ tảo nâu
(Phaeophyceae) bao gồm các loại vi khuẩn Laminaria hyperborea, Laminaria digitata,

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
24

Laminaria japonica, Ascophyllum nodosum và Macrocystis pyrifera bằng cách cho xử


lý với các dung dịch kiềm, điển hình cho tác dụng với NaOH. Sau đó các chiết phẩm
đƣợc đem đi lọc, cho thêm natri hoặc canxi clorua để cho alginate đƣợc lắng. Sau khi
tinh chế và chuyển hóa, các sản phẩm natri aginate có khả năng hòa tan trong nƣớc. Do
muối calcium và magnesium của alginic không tan trong nƣớc.[26]

Alginate là copolymer tuyến tính gồm những dãy luân phiên nhau bởi liên kết
1,4 của α-L-guluronic acid và β-D-mannuronic acid.[15]

Hình1.9. Cấu trúc hóa học của sodium alginate

Alginate là một polysaccharide anion tự nhiên thu đƣợc từ rong biển nâu, nó đã
đƣợc nghiên cứu rộng rãi và sử dụng cho các ứng dụng sinh học do tính tƣơng thích
sinh học của alginate cao, chi phí tƣơng đối rẻ, độc tính thấp và có thể tạo thành gel khi
bổ sung một cation hóa trị II nhƣ Ca2+.

 Tính chất và đặc điểm alginate

Alginate có khả năng tan trong nƣớc và tạo thành dạng gel. Và đặc biệt với sự
có mặt của Ca2+ thì muối natri alginate tạo thành gel mà không cần gia nhiệt. Muối
natri alginate không bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ tuy nhiên khi có mặt ion canxi thì gel

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
25

cứng, giòn và không chịu đƣợc nhiệt, nồng độ ion canxi và alginate càng cao thì quá
trình tạo gel càng khó. Ngoài ra độ gel còn phụ thuộc vào chiều dài phân tử alginate.

Alginate có tính kết dính nên có thể sử dụng để sản xuất những hạt gel bằng
cách tập hợp những hạt keo rất nhỏ lại với nhau rồi đem đông đặc trƣớc, sau đó thêm
dung dịch polycationic để làm ra chất có trọng lƣợng phân tử cao, làm lớp vỏ phủ bên
ngoài cho thuốc.[15]

 Ứng dụng alginate

Alginate đƣợc sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong ngành
công nghiệp kỹ thuật, alginate đóng vai trò là chất kết dính và sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp dệt may nhƣ dùng làm chất đặc trong thuốc nhuộm hoạt tính, sản xuất
giày, in ấn. Đối với ngành thực phẩm, alginate dùng làm chất làm đặc trong nƣớc sốt,
kem và sữa chua; chất kết dính cho thức ăn vật nuôi, thức ăn cho cá; chất làm mềm
bánh mì. Trong mỹ phẩm, alginate dùng trong các liệu trình chăm sóc da mặt tại spa,
mặt nạ.

Và đặc biệt là alginate đƣợc ứng dụng rất nhiều trong y sinh học: Alginate đóng vai
trò quan trọng trong các sản phẩm thuốc vì nó giúp ổn định và kiểm soát quá trình giải
phóng thuốc. Alginate thƣờng đƣơc sử dụng cho các loại thuốc uống. Gel alginate đã
đƣợc thử nghiệm mang các loại thuốc có trọng lƣợng phân tử thấp, ứng dụng hữu ích
nhất của liên kết đơn và đôi giữa gel alginate và thuốc đƣợc sử dụng để điều chỉnh khả
năng giải phóng thuốc. Gel alginate thƣờng có cấu trúc nano vì vậy các phân tử sẽ
khuếch tán nhanh. Việc sử dụng gel alginate đã đƣợc oxi hóa có hiệu quả trong việc
điều khiển và định vị khi mang các loại thuốc chống ung thƣ. Gel alginate có thể mang
đƣợc nhiều loại thuốc khác nhau cùng 1 lúc hoặc mang riêng biệt, và cấu trúc hóa học
và dạng liên kết của thuốc sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng giải phóng thuốc sau
đó của gel. [29]

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
26

Alginate còn là một ứng cử viên tuyệt vời cho việc mang các loại protein, vì các
protein có thể lồng vào alginate trong điều kiện tƣơng đối nhẹ làm giảm tối đa sự biến
tính của chúng, và các gel này có thể bảo vệ thuốc tránh bị biến chất cho đến khi thuốc
đƣợc giải phóng. Ngoài ra nó còn đƣợc nghiên cứu dùng làm băng gạc vô trùng giúp
vết thƣơng mau lành hơn. [29]

1.4.3. Anastrozole
Danh pháp: 2,2'-[5-(1H-1,2,4-triazol-1-ylmethyl)-1,3-phenylene]bis(2-
methylpropanenitrile).(Nguồn: Wikipedia)

Phân tử khối: 293,366. (Nguồn: Wikipedia)

Nhóm dƣợc lý: Thuốc chống ung thƣ và tác động vào hệ miễn dịch .[6]

Tên biệt dƣợc: Arimidex.[6]

Dƣợc lực: Anastrozole là một thuốc ức chế men aromatase thuộc nhóm không
steroid, có tính chọn lọc khá cao vào tính dƣợc mạnh. [6]

 Các dƣợc động học:


Hấp thu: Anastrozole đƣợc hấp thu nhanh và thƣờng đạt nồng độ tối đa trong
huyết tƣơng trong vòng khoảng 2 giờ sau khi uống (lúc đói). Anastrozol đƣợc thải trừ
chậm với thời gian bán thải từ 40 đến 50 giờ. Thức ăn có thể làm giảm một ít tốc độ
hấp thu của thuốc. Sự thay đổi nhỏ của tốc độ hấp thu không gây ra một tác động đáng
kể nào về mặt lâm sàng trên nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định trong huyết tƣơng khi
dùng duy nhất một liều anastrozole trong ngày. Khoảng 90-95% nồng độ anastrozol ở
pha ổn định trong huyết tƣơng đạt đƣợc sau 7 ngày với duy nhất một liều trong ngày.
Chƣa có bằng chứng nào cho thấy các tham số về dƣợc động học của anastrozole phụ
thuộc vào liều dùng hoặc thời gian sử dụng. Dƣợc động học của anastrozole không phụ

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
27

thuộc vào độ tuổi của phụ nữ sau mãn kinh và có thể sử dụng với liều lƣợng rất ít ở trẻ
dậy thì sớm ( với sự hƣớng dẫn của bác sĩ).

Phân bố: Anastrozol chỉ gắn kết với 40% protein huyết tƣơng. Đối với bệnh nhân
nữ sau mãn kinh anastrozole đƣợc chuyển hóa mạnh, nhỏ hơn 10% so với liều ban đầu
đã đƣợc bài tiết theo nƣớc tiểu dƣới dạng không đổi trong vòng 72 giờ sau khi uống.

Chuyển hóa: Anastrozole đƣợc chuyển hóa bằng cách N-dealkyl hóa, hydroxy
hóa và glucuronic hóa. Sản phẩm chuyển hóa đƣợc bài tiết chuyển hóa ra nƣớc tiểu.
Triazole, sản phẩm chuyển hóa chính trong huyết tƣơng, không có hiệu quả ức chế men
aromatase.

Thải trừ: Độ thanh thải biểu kiến của anastrozol sau khi uống ở ngƣời bị xơ gan
ổn định hay tổn thƣơng thận thì tƣơng tự với độ thanh thải ở ngƣời khỏe mạnh.[6]

Hình 1.10. Thuốc Arimidex (trái) và công thức cấu tạo của anastrozole (phải).

 Tác dụng của thuốc

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
28

Anastrozole là một thuốc ức chế men aromatase thuộc nhóm không steroid, có
tính chọn lọc cao và tác dụng mạnh. Ở phụ nữ sau mãn kinh, oestradiol đƣợc sản xuất
từ sự chuyển đổi andronstenedione sang oestrone nhờ phức hợp men aromatase ở các
mô ngoại vi. Sau đó oestrone chuyển thành oestradiol. Sự giảm lƣợng oestradiol trong
máu đã đƣợc chứng minh là mang lại tác dụng có lợi cho ngƣời bị ung thƣ vú. Với liều
lƣợng 1mg anastrozole đã làm giảm trên 80% lƣợng oestradiol ở bệnh nhân sau mãn
kinh.

Anastrozole không có các hoạt tính kiểu progesterone, androgen hay oestrogen.

Liều dùng hàng ngày của anastrozole có thể lên tới 10mg cũng không gây bất kỳ
ảnh hƣởng nào đến sự bài tiết cortisol hay aldosterone, do đó không cần phải cung cấp
thêm corticoid. Hiện tại, vẫn chƣa xác định anastrozole có làm tăng khả năng sống ở
bệnh nhân đang dùng hóa trị nhƣ đã đƣợc dùng với tamoxifen hay không. Tính an toàn
khi điều trị dài hạn với anastrozole vẫn chƣa đƣợc biết.

Khi dùng phối hợp giữa tamoxifen và anastrozole, hiệu quả và tính an toàn cũng
chỉ tƣơng tự nhƣ khi dùng tamoxifen riêng lẻ bất luận tình trạng thụ thể nội tiết. Ngƣời
ta không nghĩ rằng điều này là do kết quả giảm khả năng ức chế oestradiol của
anastrozole. [6]

 Chỉ định

Anastrozole đƣợc chỉ định để điều trị hỗ trợ cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thƣ
vú giai đoạn sớm có thụ thể oestrogen dƣơng tính. Hiệu quả của anastrozole trong điều
trị ung thƣ vú giai đoạn sớm đƣợc dựa vào bảng phân tích thời gian sống không bị tái
phát bệnh ở ngƣời đã điều trị trong thời gian bình quân là 31 tháng. Cần tiếp tục theo
dõi các bệnh nhân nghiên cứu để xác định hiệu quả dài hạn của thuốc.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
29

Điều trị ung thƣ vú tiến triển ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở bệnh nhân có thụ thể
oestrogen âm tính, hiệu quả của thuốc chƣa đƣợc chứng minh trừ phi các bệnh nhân
này đã có đáp ứng tích cực trên lâm sàng với tamoxifen trƣớc đó.[6]

 Chống chỉ định:


Bệnh nhân tiền mãn kinh.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Bệnh nhân có tổn thƣơng chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinin <
20ml/phút).
Bệnh nhân có bệnh lý về gan.
Bệnh nhân quá mẫn cảm với anastrozol hoặc các tá dƣợc ghi trên hộp thuốc.
Không nên dùng anastrozol với các trị liệu chứa oestrogen vì sẽ làm mất tác
dụng dƣợc lý của thuốc.
Không điều trị cùng lúc với tamoxifen.
Không nên dùng anastrozole cho trẻ em vì chƣa xác định đƣợc tính an toàn và hiệu quả
ở những bệnh nhân nhỏ tuổi này.
Cần xét nghiệm kỹ đối với phụ nữ mãn kinh bằng sinh hóa ở những bệnh nhân
nghi ngờ về tình trạng nội tiết.[6]
 Tác dụng phụ:
Rất thƣờng gặp (≥ 10%):
Mạch máu: Cơn bốc hỏa, thƣờng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Thông thƣờng (1-10%):
Toàn thân: Bị suy nhƣợc, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Hệ cơ-xƣơng, mô liên kết và xƣơng: Đau,cứng khớp, thƣờng ở mức độ nhẹ hoặc
trung bình.
Hệ sinh sản và tuyến vú: Khô âm đạo, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
30

Da và mô dƣới da: Tóc thƣa, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Nổi mẩn, thƣờng ở
mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Hệ thần kinh: Nhức đầu, thông thƣờng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Ít gặp (0,1-1%):
Hệ sinh sản và tuyến vú: Xuất huyết âm đạo, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Chuyển hóa và dinh dƣỡng: Biếng ăn, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tăng
cholesterol huyết, thƣờng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tiêu hóa: Nôn mửa, ở mức độ
nhẹ hoặc trung bình.
Hệ thần kinh: Ngủ gà ngủ gật, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Rất hiếm gặp (< 0,01%):
Da và mô dƣới da: Hồng ban đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson).[6]
Liều lƣợng:
Ngƣời lớn (bao gồm ngƣời cao tuổi): 1mg/viên/lần/ngày.
Trẻ em: không đƣợc khuyến cáo dùng.
Tổn thƣơng chức năng thận: không cần thay đổi liều lƣợng ở bệnh nhân tổn
thƣơng chức năng thận nhẹ hoặc trung bình.
Tổn thƣơng chức năng gan: không cần thay đổi liều lƣợng ở bệnh nhân có bệnh lý
gan nhẹ.
Khi mắc bệnh ung thƣ vú ở giai đoạn sớm, thời gian điều trị khuyến cáo là 5 năm.
Chƣa ghi nhận tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khi sử dụng quá
liều anastrozole.[6]

1.5. Tình hình nghiên cứu

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc


Năm 2005, C. Galant và các cộng sự của mình đã nghiên cứu sự biến đổi của
liên kết trong dung dịch nhằm làm thay đổi tính kỵ nƣớc của alginate với sự có mặt của

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
31

các monomer cyclodextrin. Sự hình thành mạng lƣới liên kết trong dung dịch của
alginate phụ thuộc vào sự tƣơng tác giữa các phân tử kỵ nƣớc. Họ thêm các β-
cyclodextrin vào trong hệ thống nhằm tách rời các liên kết này thông qua sự hình thành
phức có các đuôi polimer kỵ nƣớc. Điều này dẫn đến sự giảm đáng kể độ đàn hồi đặc
trƣng của hệ thống và cấu trúc của chuỗi polimer cũng đƣợc mở rộng hơn. Kết quả
chứng minh rằng các liên kết kỵ nƣớc trong hệ thống sẽ giảm xuống khi tăng lƣợng β-
cyclodextrin. Và hệ nano dẫn chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng nhằm cải thiện sự giải phóng
các phân tử thuốc có thể bị giữ lại trong polymer.[16]

Năm 2006, Ahmed S. Zidan và các cộng sự đã nghiên cứu sự kết hợp giữa
poly(d,l-lactic-coglycolic acid) (PLGA) và phân tử thuốc anastrozole dùng để điều trị
ung thƣ vú. Sử dụng phƣơng pháp nhũ tƣơng để tạo ra các hạt phân tử nhỏ có khả năng
phân hủy sinh học và giải phóng ra anastrozole. Tỷ lệ khảo sát kích thƣớc hạt chỉ ở
khoảng m. Sự liên kết giữa anastrole và phân tử PLGA cao nhất bằng phƣơng pháp
điều chỉnh các biến định dạng.[9]

Năm 2008, Kumkum Sarkar và Hu Yang đã nghiên cứu sự mang và giải phóng
thuốc trị ung thƣ anastrozole bằng hạt nano stealth. Hệ mang anastrozole phụ thuộc vào
nồng độ nano stealth và loại dendrimer sẽ góp phần thành công trong việc giải phóng
thuốc kéo dài. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc của nano stealth có khả năng tƣơng thích
sinh học cao để từ đó có thể đạt đƣợc mục tiêu hình thành một hệ mang thuốc chữa trị
ung thƣ. Nghiên cứu này chứng minh rằng các hạt nano stealth bao gồm lõi PAMAM
(polyamidoamine) dendrimers và một lớp PEG bao bọc anastrozole, do đó làm tăng độ
tan của anastrozole. PAMAM dendrimers bao gồm một lõi kị nƣớc và có các nhóm ƣa
nƣớc bọc phía bên ngoài (Yang và Kao 2006).[27]

Năm 2013, Abhinesh Kumar và Krutika K. Sawant đã tiến hành nghiên cứu tối
ƣu hóa quá trình tải thuốc anastrozole vào PLGA dƣới dạng hạt nano. Các hạt nano đã
đƣợc chuẩn bị bằng phƣơng pháp nanoprecipitation (đây là phƣơng pháp đơn giản

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
32

đƣợc sử dụng để bọc cả đầu ƣu nƣớc và kị nƣớc của thuốc trong hạt nano) và tối ƣu
hóa bằng cách phân tích hồi quy nhiều lần. Các biến sau đây không phụ thuộc trong
thuốc bao gồm: hệ số polimer, nồng độ polimer trong pha hữu cơ, nồng độ chất hoạt
động bề mặt trong nƣớc, trong khi các giá trị phụ thuộc là tỷ lệ thuốc đi vào và kích
thƣớc hạt.[8]

Năm 2015, T.-D. Nguyen, và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về một hệ
mang thuốc mới bằng hạt nano trên nền β-Cyclodextrin và alginate. Bài báo này đã
nghiên cứu ra hệ nano mới đƣợc tạo ra từ hỗn hợp β-cyclodextrin và alginate theo
phƣơng pháp gel - ion hóa nhằm đánh giá khả năng của hệ này trong việc mang và giải
phóng thuốc. Hình ảnh SEM cho thấy hình thái học của hạt nano đƣợc tải thuốc là
những vật rắn dày đặc. Ngoài ra, các hạt nano có cấu trúc giống nhƣ bó với kích cỡ từ
50 - 80 nm có thể do sự kết tụ của các phân tử nano nhỏ hơn. Trong bài báo này, họ lựa
chọn sử dụng thuốc ketoprofen lồng vào trong hệ mang nano nói trên, cho hiệu suất
liên kết là 50.7% và hiệu suất tải thuốc là 5.7%. Và thuốc ketoprofen đƣợc giải phóng
ra khỏi hạt nano đạt 57% ở tại pH 7.4 và đạt 69% ở pH 5.0 trong 4h.[36]

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc


Năm 2012, Trần Thị Bé Chính đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp nano
artesunate trên chất nền hydroxypropyl--cyclodextrin-alginate. Ở đề tài này tác giả đã
tổng hợp thành công hệ nano HPCD-Alginate mang ứng dụng làm chất mang thuốc
điều trị sốt rét artesunate.[3]

Năm 2017, Nguyễn Cao hiền và cộng sự tiến hành nghiên cứu tổng hợp hệ nano
HPCD/alginate làm chất mang thuốc trị ung thƣ vú anastrozole. [1]

1.6. Điểm mới của đề tài


Hiện tại thì có rất ít công trình nghiên cứu chế tạo hạt nano từ HPCD hoặc/và
sodium alginate đƣợc sử dụng làm màng bao để chế tạo ra hệ mang kép và chứa trong

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
33

hạt nano đó là thuốc trị ung thƣ vú anastrozole. Nhƣ công trình của Galant (2005), tác
giả đã cải tiến đƣợc độ hòa tan trong nƣớc của alginate với sự có mặt của β-
cyclodextrin. Và bài báo năm 2015, cũng đã tiến hành dùng hệ mang β-
cyclodextrin/alginate để mang thuốc thuốc kháng viêm ketoprofen. Trong đề tài này
chúng tôi sử dụng HPCD là chất cải tiến của β-cyclodextrin kết hợp vớicanxi alginate
tạo hạt nano và mang thuốc trị ung thƣ vú anastrozole.

Có nhiều con đƣờng tổng hợp khác, nhƣng ở đề tài này em ƣu tiên chọn phƣơng
pháp đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam và có những ứng dụng
thực tế. Đề tài này mong góp phần làm cho công nghệ nano ứng dụng trong y sinh học
của nƣớc ta ngày càng phát triển.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
34

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC


NGHIỆM

2.1. Dụng cụ, thiết bị và nguyên liệu hóa chất

2.1.1. Dụng cụ
Các dụng cụ cơ bản sử dụng trong phòng thí nghiệm nhƣ:
 Erlen 50ml, 100ml.
 Becher 25ml, 50ml, 100ml.
 Pipet vạch 1ml, 2ml, 5ml, 10ml.
 Pipet bầu 1ml, 2ml, 5ml.
 Ống đong 25ml, 50ml.
 Bình định mức 25ml, 50ml, 100ml.
 Ống ly tâm
 Đĩa petri nhựa tiệt trùng, ống thủy tinh nhỏ giọt, phễu, giấy lọc, muỗng kim
loại, giá đỡ, cá từ, bóp cao su, …Ngoài ra còn sử dụng ống xylanh và
milipore nylon 0,45 μm, và vial nắp cao su.

2.1.2. Thiết bị
 Cân vi lƣợng (Micro Balance).
 Máy khuấy từ gia nhiệt (Heating Magnetic Stirrer-VELP Scientifica).
 Máy ly tâm (Centrifuge Machine-Model EBA 20-Hettich (Đức)).
 Bồn siêu âm (Ultrasonic Cleaner).
 Tủ sấy thƣờng
 Máy đo TEM (JEM-1400, kính hiển vi Hitachi H8100 có thế gia tốc 200kV,
nguồn phát electron LaB6, độ phân giải 0,14 nm), nơi đo Trƣờng Đại học Bách
Khoa-Đại học Quốc gia TPHCM.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
35

Đó là một thiết bị nghiên cứu về vi cấu trúc ở vật rắn, sử dụng chùm điện tử có
năng lƣợng cao chiếu xuyên qua qua mẫu vật rắn mỏng, sử dụng các thấu kính từ
để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể lên đến hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra
trên màn huỳnh quang hoặc trên film quang học hoặc ghi nhận bằng các máy chụp
kỹ thuật số.

 Phổ hồng ngoại (IR) đƣợc đo trên máy IR-Equinox 55-Bruker (Đức), nơi thực
hiện Viện Công nghệ Hóa học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ VN
(VAST).
 Máy đông khô (Micromodulyo Freeze Dryer-Thermo Electron Corporation), nơi
thực hiện Viện Công nghệ Hóa học-VAST.
Đông khô là quá trình khử nƣớc đƣợc sử dụng để bảo quản vật liệu tốt hơn, nó giúp
tăng tuổi thọ của dƣợc phẩm trong nhiều năm. Đông khô bằng cách làm lạnh vật liệu
và sau đó giảm áp suất để cho nƣớc trong vật liệu đóng băng sau đó thăng hoa trực tiếp
từ pha rắn đến pha khí. Đông khô bao gồm 4 giai đoạn: tiền xử lý, làm lạnh, sấy sơ bộ,
sấy thứ cấp.

 Định tính và định lƣợng anastrozole trên máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Agilent 1100 series, nơi thực hiện Viện Công nghệ Hóa học-VAST.
 Kích thƣớc hạt và thế zeta đƣợc đo trên máy Horiba SZ-100 tại Viện Khoa học
Vật liệu Ứng dụng , -VAST.
 Phép đo: Phân tích nhiệt vi sai (DTA), phân tích nhiệt- trọng lƣợng (TGA) và
đƣợc đo trên thiết bị phân tích nhiệt (DTA/ TGA) Labsys Evo S60/58988, nơi
thực hiện Phòng Hóa vô cơ – Viện Hóa học- Viện Hàn Lâm Khoa Học Công
Nghệ Việt Nam.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
36

2.1.3. Nguyên liệu và hóa chất

Bảng 2.1 Các hóa chất sử dụng


STT Tên hóa chất Công thức hóa Nguồn gốc
học
1 sodium alginate C6H7NaO6 Trung quốc
2 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin C63H112O42 acros
(HPCD)
3 Anastrozole C17H19N5 VAST
4 calcium chloride CaCl2 Trung quốc
5 ethanol đã chƣng cất C2H5OH Việt nam
6 nƣớc khử ion (nƣớc cất 2 lần). Việt Nam

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


Sử dụng HPCD thay cho - cyclodextrin nhằm cải tiến các tính chất nhƣ khả năng
hòa tan, ít độc tính, giảm tác dụng phụ, ổn định thuốc, an toàn sinh học, dễ tạo phức
với chất khác.[28] Và sự có mặt của alginate nhằm giúp tăng khả năng ổn định thuốc
và kiểm soát đƣợc quá trình giải phóng thuốc. Ngoài ra, gel alginate còn giúp điều
khiển và định vị đƣợc khi mang thuốc ung thƣ. Gel alginate phù hợp đối với loại thuốc
uống.[17] Từ những ƣu điểm của 2 vật liệu trên, trong bài luận văn này em tiến hành
tổng hợp hệ mang thuốc anastrozole trên nền HPCD/Alginate.

Khảo sát sự ảnh hƣởng của % thuốc đến hình dạng và kích thƣớc hạt nano HPCD/
alginate/anastrozole.

Khảo sát % thuốc tối ƣu có trong hệ mang HPCD/alginate.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
37

Khảo sát sự ảnh hƣởng của % thuốc đến hiệu suất tổng hợp nano HPCD-alginate-
anastrozole.

2.3. Thực nghiệm

2.3.1. Tiến hành pha hóa chất phục vụ thí nghiệm


 Pha dung dịch CaCl2 (6,5mg/ml)
Lấy 650mg= 0.65g CaCl2 cho vào trong bình erlen 250ml đáy bằng và cho thêm
vào 100ml nƣớc cất 2 lần tiến hành khuấy từ ở 1200 vòng/phút trong 60 phút, sau đó ta
đem đánh siêu âm hỗn hợp trên trong 30 phút nữa, thu đƣợc dung dịch CaCl2.

 Pha dung dịch Alginate (6mg/ml)


Lấy 600mg = 0.6g alginate cho vào trong erlen 250ml đáy bằng sau đó cho thêm
100ml nƣớc cất 2 lần và tiến hành khuấy từ ở 1200 vòng/phút ở 80 phút sau đó đem
hỗn hợp trên đánh siêu âm trong 30 phút, thu đƣợc dung dịch alginate.

 Pha dung dịch HPCD (1.6mg/ml)


Lấy 160mg = 0,16g HPCD cho vào bình erlen 250ml đáy bằng sau đó cho thêm
100ml nƣớc cất 2 lần và tiến hành khuấy từ ở 1200 vòng/phút trong 60 phút sau đó
đem hỗn hợp trên đánh siêu âm trong 30 phút, thu đƣợc dung dịch HPCD.

 Pha dung dịch anastrozole (1.8mg/ml)


Lấy 180mg =0,18g anastrozole tinh khiết cho vào erlen 250ml đáy bằng, thêm
vào 50ml ethanol đã chƣng cất khuấy từ ở 1200 vòng/phút và cho thêm từ từ 50ml
nƣớc cất 2 lần. Khuấy trong 60 phút sau đó đem hỗn hợp trên đánh siêu âm 30 phút,
thu đƣợc dung dịch anastrozole.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
38

2.3.2. Quy trình tổng hợp nano trống HPCD/Alginate

Alginate

CaCl2, khuấy 60 phút


Để yên qua đêm, ly tâm

aginate/CaCl2

Để yên qua đêm, ly tâm HPCD, khuấy 60 phút

Đo size, zeta
Gel alginate/HPCD/CaCl2
Đo TEM
Đông khô

Đo IR
Gel khô alginate/HPCD/CaCl2 Đo DT-TGA

Lƣu đồ 2.1. Quy trình tổng hợp nano HPCD/ alginate.

Thuyết minh quy trình: Cho từ từ dung dịch CaCl2 6.5mg/ml cho vào erlen có
chứa sẵn dung dịch alginate 6mg/ml. Khuấy từ trong vòng 60 phút ở 1200 vòng/phút,
kế tiếp đánh siêu âm khoảng 30 phút nhằm giúp các phân tử phân tán đều. Hỗn hợp thu
đƣợc ở dạng gel không màu, trong suốt và đƣợc để yên qua đêm.

Sau đó, hỗn hợp đƣợc ly tâm lần đầu để loại bỏ những hóa chất và nƣớc còn dƣ
ra khỏi hỗn hợp, tiếp tục đem đi rửa lại với nƣớc khử ion 2 lần. Và ly tâm thêm 2 lần
để hỗn hợp gel đƣợc lắng xuống phía dƣới. Mỗi lần ly tâm diễn ra trong 10 phút ở
5000 vòng/phút. Thu gel, đem hòa tan với nƣớc cất 2 lần.

Rổi nhỏ từ từ dung dịch HPCD 1.6mg/ml vào erlen có chứa dung dịch trên,
khuấy từ thêm 60 phút với tốc độ 1200 vòng/phút. Và thu đƣợc hỗn hợp gel trong suốt
và đồng nhất. Để gel qua đêm.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
39

Sau cùng, hỗn hợp đƣợc ly tâm để tách gel và các hóa chất, nƣớc còn dƣ ra khỏi
hỗn hợp. Tiếp tục đem đi rửa lại với nƣớc khử ion 2 lần, ly tâm thêm 2 lần để hỗn hợp
gel đƣợc lắng xuống phía dƣới. Mỗi lần ly tâm diễn ra trong 10 phút ở 5000 vòng/phút.
Thu gel đem đi đông khô. Sản phẩm cuối cùng là nano HPCD/alginate.

Lƣu ý: Các dung dịch sử dụng trên đều phải lọc qua milipore nylon 0,45µm.

Hình 2.1. Mẫu nano HPCD-alginate sau khi đông khô.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
40

2.3.3. Quy trình tổng hợp nano mang thuốc HPCD-alginate-anastrozole

Dung dịch CaCl2

Anastrozole (khảo sát tỷ lệ)


Khuấy 60 phút

CaCl2+ anastrozole

Alginate
Để yên qua đêm, ly tâm Khuấy 60 phút

canxi alginate/anastrozole
HPCD
Khuấy 60 phút

Gel HPCD/alginate/anastrozole

Để yên qua đêm, ly tâm Nƣớc ly tâm Đo HPLC

Đo TEM
Gel Nano HPCD/alginate/anastrozole
Đo zeta, size

Đông khô

Gel khô Nano HPCD/alginate/ Đo IR


anastrozole Đo DT-TGA

Lƣu đồ 2.2. Quy trình tổng hợp nano mang thuốc HPCD-alginate-anastrozole.

Thuyết minh quy trình: Nhỏ từ từ dung dịch anastrozole 1.8mg/ml (theo các tỷ
lệ cần khảo sát) vào erlen có chứa dung dịch CaCl2 6,5mg/ml khuấy từ 60 phút với tốc
độ 1200 vòng/phút. Sau đó đem đánh siêu âm và lọc hỗn hơp qua milipore.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
41

Tiếp đến, nhỏ từ từ hỗn hợp trên vào erlen có chứa dung dịch sodium alginate
6mg/ml, khuấy từ 60 phút ở tốc độ 1200 vòng/phút. Thu đƣợc hỗn hợp gel không màu.
Gel này đƣợc để yên qua đêm.

Hỗn hợp gel trên đƣợc tách ly tâm lần đầu nhằm loại bỏ những hóa chất và nƣớc
còn dƣ ra khỏi hỗn hợp, tiếp tục đem rửa lại với nƣớc khử ion. Ly tâm thêm 2 lần để
hỗn hợp gel đƣợc lắng xuống phía dƣới. Mỗi lần ly tâm diễn ra trong 10 phút ở 5000
vòng/phút. Thu gel, pha loãng với nƣớc cất 2 lần.

Rồi nhỏ tiếp từ từ dung dịch HPCD 1.8mg/ml vào erlen chứa hỗn hợp trên, tiếp
tục khuấy từ 60 phút ở tốc độ 1200 vòng/phút. Lúc này, thu đƣợc hỗn hợp gel hơi có
màu trắng và đồng nhất. Gel này đƣợc để yên qua đêm.

Sau đó, hỗn hợp đƣợc li tâm lần đầu để loại bỏ hoá chất và nƣớc còn dƣ ra khỏi
hỗn hợp, tiếp theo rửa lại với nƣớc khử ion. Ly tâm thêm 2 lần để hỗn hợp gel đƣợc
lắng xuống phía dƣới. Mỗi lần ly tâm diễn ra trong 10 phút ở 5000 vòng/phút. Thu gel,
đem đông khô.

 Lƣu ý:
 Tất cả các dung dịch sử dụng trên đều phải lọc qua milipore nylon
0,45µm.
 Nƣớc ly tâm sau khi loại bỏ từ hỗn hợp gel, đƣợc lƣu giữ vào lọ thủy
tinh.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
42

Hình 2.2. Mẫu nano HPCD-alginate-anastrozole sau khi đông khô.

2.3.4. Tiến hành thí nghiệm theo quy trình


Các hóa chất để tiến hành thí nghiệm theo quy trình nêu trên đƣợc chúng tôi
thực hiện theo tỉ lệ nhƣ sau:

Tỷ lệ giữa Ca2+ : sodium alginate = 1 : 4.2.[36]

Tỷ lệ giữa HPCD : sodium alginate = 1 : 8.[1]

Tất cả các thí nghiệm đều lấy theo tỷ lệ khối lƣợng, và chúng tôi chọn sodium
alginate làm chất chuẩn để tính toán số liệu của các hóa chất còn lại.

Bảng 2.2. Khối lƣợng và thể tích các hóa chất sử dụng
Hóa chất sử dụng Khối lƣợng (mg) Thể tích (ml)
Sodium alginate (6mg/ml) 48mg 8ml
Canxi clorua (6.5mg/ml) 11.7mg 1.8ml
HPCD (1.6mg/ml) 6mg 3,8ml

 Khảo sát % của anastrozole trong hệ Alginate-HPCD-Anastrozole


Chúng tôi khảo sát ở các % là: 1%, 5%, 10%, 20% anastrozole.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
43

% của anastrozole trong hệ alginate-HPCD-anastrozole đƣợc xác định theo công


thức:

% anastrozole = (1)

Trong đó: mALG: khối lƣợng của alginate

mHPCD: khối lƣợng HPCD.

x: khối lƣợng của anastrozole.

Dựa vào công thức trên (1), chúng tôi có đƣợc bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 2.3. Khối lƣơng và thể tích anastrozole ở các tỷ lệ khảo sát
% anastrozole Khối lƣợng Thể tích Tỷ lệ Tỷ lệ
anastrozole anastrozole HPCD/alginate Ca2+/alginate
(mg) (ml)
1% anastrozole 0.54mg 0.3ml
5% anastrozole 2.7mg 1.5ml 1/8 1/4.2
10% anastrozole 6mg 3.3ml
20% anastrozole 13.5mg 7.5ml

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
44

Hình 2.3. Mẫu gel nano HPCD-alginate-anastrozole (các tỷ lệ khảo sát) sau khi ly tâm.

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm


 Phân tích hàm lƣợng anastrozole trong mẫu nƣớc ly tâm bằng HPLC
Để đánh giá hiệu quả tạo phức của vật liệu composite với thuốc trị ung thƣ
anastrozole, chúng tôi dùng phƣơng pháp xác định hàm lƣợng anastrozole thất
thoát trong các mẫu nƣớc ly tâm bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
 Điều kiện phân tích:
Thể tích tiêm: 10µl
Cột sắc ký: C18 150mm x 4.5mm x 5µm.
Tốc độ dòng: 1ml/1phút
Bƣớc sóng phân tích: 215nm.
Pha động: acid formic/acetone nitrine tỷ lệ 6/4
Thời gian lƣu: 6.89 phút
 Pha dung dịch chuẩn:
Pha dung dịch stock (100ppm) anastrozole trong dung môi acetone nitrine: Lấy
10mg anastrozole tinh khiết cho vào bình định mức 100ml, thêm 100ml acetone
nitrine. Lắc đều.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
45

Dung dịch 80ppm: Lấy 4ml dung dịch stock cho vào bình định mức 5ml, thêm
1ml acetone nitrine, lắc đều.
Dung dịch 50ppm: Lấy 25ml dung dịch stock cho vào bình định mức 50ml,
thêm 25ml acetone nitrine, lắc đều.
Dung dịch 25ppm: Lấy 25ml dung dịch 50ppm cho vào ppm, thêm 25ml
acetone nitrine, lắc đều.
Dung dịch 10ppm: Lấy 1ml dung dịch stock cho vào bình định mức 10ppm,
thêm 9ml acetone nitrine.
 Dựng đƣờng chuẩn:
Ổn định cột sắc ký trong 30 phút bằng pha động. Tiêm các dung dịch chuẩn vào
máy HPLC từ nồng độ thấp đến cao. Dƣng đƣờng chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện
tích peak thu đƣợc và nồng độ theo tuyến tính, ta đƣợc phƣơng trình bậc 1: y = ax + b
(y: diện tích peak, x: nồng độ cần xác định)
 Tiêm mẫu thử:
Các mẫu nƣớc ly tâm 1% anastrozole, 5% anastrozole, 10% anastrozole, 20%
anastrozole tiêm lần lƣợt vào máy HPLC.
 Lƣu ý: Sử dụng loại dung môi dùng cho HPLC. Các dung dịch trên đều phải lọc
qua milipore trƣớc khi tiêm mẫu. Sau khi phân tích xong làm sạch hệ thống
HPLC bằng 100% dung môi hữu cơ trong 15 phút.
 Sử dụng phổ IR nhằm chứng minh sự có mặt của anastrozole trong mẫu
nano HPCD-alginate-anastrozole.
Khảo sát các mẫu: Nano trống HPCD/alginate, 1% anastrozole, 5% anastrozole,
10% anastrozole, 20% anastrozole.

 Khảo sát sự ảnh hƣởng của % thuốc đến hình dạng, kích thƣớc hạt nano
Sự phân bố, hình dạng và kích thƣớc hạt nano đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
đo TEM (transmission electron microscopy).

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
46

Khảo sát các mẫu: Nano trống HPCD/alginate, 1% anastrozole, 5% anastrozole,


10% anastrozole, 20% anastrozole.

 Sử dụng phƣơng pháp DT-TGA để phân biệt nhiệt độ oxi hóa hoặc kết tinh của
các chất , và nhiệt độ phân hủy của các nguyên tố có trong hệ nano HPCD-
alginate-anastrozole.
Khảo sát các mẫu: Nano trống HPCD/alginate, 10% anastrozole.

 Đo thế zeta, kích thƣớc hạt


Đo thế zeta xác định tƣơng tác điện thế trên bề mặt hạt nano. Mục tiêu đo thế
zeta nhằm chứng minh dung dịch đƣợc tao ra tồn tại ở hệ keo, các hạt nano phân tán
trong dung dịch. Khảo sát các mẫu: Nano trống HPCD/alginate, 10% anastrozole.

Từ đó, chúng tôi tiến hành đo kích thƣớc trung bình hạt nano. Các mẫu nhƣ sau:
Nano trống HPCD/alginate, 5% anastrozole, 10% anastrozole, 20% anastrozole.

 Cách tính hàm lƣợng thuốc anastrozole có trong nano theo HPLC.

Dựa vào đồ thị hình 3.9, ta có đƣợc phƣơng trình: area= 9.9925631*amt +
21.698984 (2)

(Trong đó: area là diện tích peak, amt là nồng độ anastrozole cần tìm (ppm)).

Hàm lƣợng anastrozole có trong nƣớc ly tâm đƣợc xác định bằng công thức:

mnƣớc ly tâm (mg) = amt (ppm)* tổng thể tích nƣớc ly tâm (L)

Hàm lƣợng anastrozole còn lại trong nano đƣợc xác định bằng công thức:

m anastrozole trong nano (mg)= manastrozole bđ - mnƣớc ly tâm

Phần trăm anas còn lại trong nano so với phần trăm anas ban đầu đƣợc xác định
theo công thức: m anas trong nano /m nano đông khô *100 (%).

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
47

Khả năng loading của anastrozole đƣợc tính theo công thức: % loading = manas
trong nano/manasbđ*100 (%).

Dựa vào cách tính trên ta lập đƣợc bảng kết quả ở các tỷ lệ anas cần khảo sát
(bảng 3.2).

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
48

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Khảo sát sự ảnh hƣởng % thuốc đến hiệu suất tổng hợp nano HPCD-alginate-
anastrozole

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hiệu suất sau đông khô ở các mẫu
Khối lƣợng ban đầu Khối lƣợng sau Hiệu suất (%)
(mg) đông khô (mg)
Nano trống 54 34.4 63.7
1% anastrozole 54.54 34.33 62.9
5% anastrozole 56.7 30.1 54.7
10% anastrozole 60 31 51.7
20% anastrozole 67.5 32.7 48

Hình 3.1. Biểu đồ hiệu suất tổng hợp nano HPCD-alginate-anastrozole.

Phần trăm anastrozole đƣợc khảo sát lần lƣợt ở các tỷ lệ sau: nano trống (0%),
1%, 5%, 10%, 20% anastrozole.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
49

Khi tăng dần % lƣợng anastrozole theo các tỷ lệ cần khảo sát, hiệu suất tổng hợp
nano HPCD-alginate-anastrozole giảm dần (hình 3.1). Điều này có thể do sự tƣơng tác
bên trong thuốc dẫn đến khi tăng lƣợng thuốc lên thì hiệu suất tổng hợp nano giảm dần.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát đến sự ảnh hƣởng của % anastrozole đến hình
dạng và cấu trúc thông qua ảnh TEM.

3.2. Đặc điểm cấu trúc và hình dạng hạt nano HPCD-alginate và HPCD-alginate-
anastrozole

3.2.1. Đặc điểm cấu trúc hạt nano trống HPCD-alginate

Hình 3.2. Ảnh TEM của nano trống HPCD-alginate ở độ phóng đại 500nm (trái) và ở
độ phóng đại 200nm (phải).

Khảo sát trên ảnh TEM của nano trống HPCD-alginate, có kích thƣớc nano tuy
nhiên các hạt phân bố trên bề mặt không đều và có sự ngƣng tụ lại giữa các hạt.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
50

3.2.2. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ


1% anastrozole

Hình 3.3. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 1% anastrozole ở 200nm
(A), ở 500nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C).

Khảo sát kích thƣớc và hình dạng của khoảng 30 hạt nano ở mẫu 1%
anastrozole trên ảnh TEM. Kết quả đƣợc thể hiện trên biểu đồ hình 3.3 C. Mẫu 1%
anastrozole có kích thƣớc trong khoảng từ 90nm đến 168nm. Và đƣờng kính trung bình
hạt nano khoảng 135 đến 140nm. Hình 3.3 A,B cho thấy hình dạng của mẫu không
phải hạt nano. Có thể do sự tƣơng tác giữa các cấu tử theo phƣơng khác nhau làm cho
hạt không phải dạng hình tròn mà là hình hộp chứ nhật.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
51

3.2.3. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ


5% anastrozole

Hình 3.4. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 5% anastrozole ở 100nm
(A), ở 200nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C).

Khảo sát khoảng 30 hạt nano ở mẫu 5% anastrozole trên ảnh TEM. Kết quả
đƣợc thể hiện trên biểu đồ hình 3.4 C. Ở mẫu 5% anastrozole đạt cấu trúc nano hạt tròn
và có kích thƣớc gần đồng đều nhau dƣới 100nm. Kích thƣớc nằm trong khoảng từ
22nm đến 45nm và đƣờng kính trung bình khoảng 35đến 40nm.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
52

3.2.4. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ


10% anastrozole

Hình 3.5. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 10% anastrozole ở
100nm (A) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (B).

Khảo sát khoảng 30 hạt nano ở mẫu 10% anastrozole. Kết quả đƣợc thể hiện
trên biểu đồ hình 3.5 B. Mẫu 10% anastrozole có thể thấy phần lớn hạt có dạng hình
cầu và có kích thƣớc hạt nằm trong khoảng từ 10nm đến 37.5nm. Đƣờng kính trung
bình của hạt khoảng 12.5nm đến 23nm, số hạt trung bình cao nhất là 21nm. Ảnh TEM
trên hình 3.5 A cho thấy hầu nhƣ các hạt nano có sự ngƣng ngụ lại.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
53

3.2.5. Đặc điểm cấu trúc và hình nano HPCD-alginate-anastrozole ở tỷ lệ


20% anastrozole

Hình 3.6. Ảnh TEM của nano HPCD-alginate-anastrozole với 20% anastrozole ở
100nm (A), ở 200nm (B) và biểu đồ phân bố kích thƣớc hạt (C).

Khảo sát khoảng 30 hạt nano ở mẫu 20% anastrozole. Kết quả đƣợc thể hiện trên
biểu đồ hình 3.6 C. Mẫu 20% anastrozole phần lớn có dạng hình cầu và có đƣờng kính
dƣới 50nm. Các hạt nano có kích thƣớc trong khoảng từ 25nm đến 47nm, và đƣờng
kính trung bình là 37nm. Tuy nhiên có sự ngƣng tụ lại giữa các hạt nano với nhau.

 Nhận xét: ở mẫu 5% anastrozole cho hạt nano có kích cỡ đồng đều và dƣới
50nm và sự không có sự ngƣng tụ giữa các hạt nano. Đạt kết quả tốt hơn các
mẫu TEM khác. Ở mẫu 10% vẫn cho kích thƣớc hạt nano và hầu nhƣ các hạt có

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
54

kích thƣớc gần giống nhau nhƣng ở đây có sự ngƣng tụ ở vài vị trí. Mẫu 20%
anastrozole hầu nhƣ đều có sự ngƣng tụ giữa các hạt nano. Còn mẫu nano trống
và 1% anastrozole không có kích thƣớc và hình dạng hạt nano.

3.3. Kết quả phổ hồng ngoại IR

3.3.1. Phổ hồng ngoại của các chất tham gia phản ứng

Hình 3.7. Phổ IR của các chất tham gia phản ứng và nano load thuốc 10%.

 Phổ IR của HPCD


Quan sát phổ IR của HPCD (hình 3.7) cho thấy nhóm –OH có tần số dao động ở
3405cm-1. Có sự hiện diện của nhóm –CH ở tần số 2929 cm-1. Tần số dao động hấp
thu của nhóm C=C ở 1646 cm-1. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhóm C-O-C dao
động ở tần số 1032 cm-1.
 Phổ IR của alginate (ALG)

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
55

Phổ IR của alginate đƣợc trình bày hình 3.7 cho thấy mũi dao động ở 1124 cm-1
tƣơng ứng với C-O-C đặc trƣng cho cấu trúc saccharide của sodium alginate. Và
peak 1640 đƣợc ấn định đối với dao động hấp thu của nhóm carboxylate bất đối
xứng và đối xứng của muối (-COO-). Sự hiện diện nhóm –OH có tần số dao động
hấp thu ở 3472 cm-1.

 Phổ IR của nano trống HPCD-alginate

Quan sát phổ IR của nano trống (hình 3.7) cho thấy nhóm –OH có tần số dao
động hấp thu ở 3421cm-1, nhóm C=C có tần số dạo động hấp thu ở 1614 cm-1, ngoài
ra còn có sự hiện diện của nhóm –CH ở tần số 2928.44 cm-1.

 Phổ IR của anastrozole


Trên phổ IR của anastrozole (hình 3.7) có mũi dao động ở tần số 2235 cm-1 của
nhóm –CN, nhóm amin bậc 2 ở nhánh vòng thơm có tần số dao động trong phạm vi
3438 cm-1. Các nhóm –C=C trong vòng thơm có tần số dao động từ 1606-1427 cm-
1
.
 Phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole
Kết quả phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole (hình 3.7) cho thấy peak
có tần số dao động 3442.22 cm-1 của nhóm amin bậc 2 trên nhánh vòng. Nhóm
C=C có tần số dao động ở 1629 cm-1. Mũi dạo động ở tần số 2361 cm-1 của nhóm –
CN thể hiện trong nano HPCD-alginate-anastrozole có hàm lƣợng anastrozole trong
mẫu tƣơng đối ổn định.
 Nhận xét:
Khi so sánh phổ IR của nano trống với phổ IR của HPCD và alginate cho thấy
rằng: tần số dao động hấp thu của nhóm –OH nằm trong khoảng dao động của HPCD
và alginate ( tƣơng ứng là 3421 cm-1 nằm trong khoảng 3405 cm-1 - 3472 cm-1), trong
nano trống sự hiện diện của nhóm –CH tƣơng tự nhƣ HPCD nhƣng có sự dịch chuyển
với tần số lần lƣợt là 2928 cm-1 và 2929 cm-1, tƣơng tự nhƣ nhóm C=C trong nano

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
56

trống cũng có sự dịch chuyển tần số so với HPCD và alginate lần lƣợt là 1614 cm-
1
,1646 cm-1 và 1640 cm-1.
Phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole có sự thay đổi tần số dao động
nhƣ: Phổ anastrozole có mũi dao động ở tần số 2235 cm-1 của nhóm –CN nhƣng trong
nano mũi dao động ở tần số 2361 cm-1 do có sự tƣơng tác giữa nhóm chức trong
anastrozole và hệ nano HPCD-alginate-anastrozole, tần số dao động của các nhóm
chức khác trong nano HPCD-aginate-anastrozole cũng có sự dịch chuyển. Nhƣ vậy các
chất tham gia phản ứng có tƣơng tác lẫn nhau dẫn đến sự dịch chuyển tần số của các
nhóm chức trong nano HPCD-alginate-anastrozole.

3.3.2. Phổ hồng ngoại của nano HPCD-alginate-anastrozole ở các tỷ lệ khác


nhau

Hình 3.8. Phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole ở các tỷ lệ.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
57

Kết quả phổ IR của nano trống HPCD-alginate (hình 3.8) cho thấy nhóm –OH ở
tần số 3421 cm-1, nhóm C=C ở tần số dạo động 1614 cm-1, ngoài ra còn có sự hiện diện
của nhóm –CH ở tần số 2928.44 cm-1.

Kết quả phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole tỷ lệ 1% anastrozole (hình


3.8) có nhóm –OH ở tần số dao động hấp thu 3441.21 cm-1, nhóm –CH ở tần số
2925.57 cm-1 , nhóm C=C ở tần số 1611 cm-1. Và có sự xuất hiện của nhóm –CN đặc
trƣng cho chất anastrozole ở tần số 2359 cm-1.

Phân tích phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole tỷ lệ 5% anastrozole


(hình 3.8) có nhóm –OH ở tần số dao động hấp thu 3441.88 cm-1, nhóm –CH tồn tại ở
tần số 2925.36 cm-1, nhóm C=C ở tần số 1630.39 cm-1. Ngoài ra, có sự xuất hiện nhóm
–CN khá rõ ở tần số 2361 cm-1.

Phân tích phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole tỷ lệ 10% anastrozole


(hình 3.8) có nhóm –OH tồn tại ở bƣớc sóng 3442 cm-1, nhóm C=C có tần số dao động
hấp thu ở 1629 cm-1, và có sự hiện diện của nhóm –CN ở tần số 2361.79 cm-1.

Phân tích phổ IR của nano HPCD-alginate-anastrozole tỷ lệ 20% anastrozole (hình


3.8) có nhóm –OH ở tần số 3447 cm-1, nhóm C=C có tần số dao động hấp thu ở 1629
cm-1, và nhóm-CN tồn tại ở bƣớc sóng 2361 cm-1.

 Nhận xét: ở phổ IR của nano trống không có sự xuất hiện của nhóm chức –CN,
mẫu 1% anastrozole nhóm-CN có tần số 2359 cm-1 và peak rất thấp, nhƣng ở
mẫu 5%, 10%, 20% xuất hiện nhóm –CN với tần số dao động hấp thu 2361 cm-1
và peak khá rõ so với mẫu 1%. Khi tăng tỷ lệ anastrozole, tần số của nhóm –CN
sẽ bị dịch chuyển ít, vì vậy có sự tƣơng tác giữa tỷ lệ thuốc và các chất trong hệ
nano HPCD-alginate-anastrozole. Các nhóm chức khác có sự dịch chuyển tần số
không đáng kể giữa các mẫu.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
58

3.4. Đánh giá khả năng mang thuốc anastrozole của vật liệu composite
Để đánh giá khả năng tạo phức của thuốc anastrozole trong composite, chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp HPLC đo hàm lƣợng anastrozole có trong mẫu nƣớc ly tâm ở các
tỷ lệ.

Sau khi dựng đƣờng chuẩn tại các điểm 10, 25, 50, 80, 100ppm. Chúng tôi có đƣợc
đồ thị sau (hình 3.9).

Compound #1, DAD1 A


Area = 9.99256317*Amt +21.698984
Area Rel. Res%(1): -5.703

1000
5
800 4

600 3

400
2

200 1

0 Correlation: 0.99725
0 25 50 75 Amount[ng/ul]

Hình 3.9. Đồ thị đƣờng chuẩn của anastrozole.

Dựa vào đồ thị trên (hình 3.9), ta có đƣợc phƣơng trình: area= 9.9925631*amt +
21.698984 (2)

(Trong đó: area là diện tích peak, amt là nồng độ anastrozole cần tìm).

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
59

Hình 3.10. Hàm lƣợng anastrozole trong nƣớc ly tâm của các mẫu bằng phƣơng pháp
HPLC.

Từ hình 3.9, 3.10 và công thức (2) kết quả đƣợc biểu diễn trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả tạo phức của anastrozole với composite dựa vào phƣơng pháp HPLC
Percent of area ppm Vnƣớc ly manas(bđ msau manas manas/ms manas/
anastrozole tâm (ml) ) đông khô (mg) au đông manasb
(mg) (mg) khô(%) đ (%)

1% 42.69 1.8004 27 0.54 54.54 0.49 0.90 90.7

5% 593.91 56.9634 32.5 2.7 30.1 0.848 2.8 31.4

10% 991.924 96.7945 52 6 31 0.966 3.12 16.1

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
60

7
20% 2264.58 224.155 56.5 13.5 32.7 1.17 2.5 8.7
4 2

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.2, % mang anastrozole tạo phức tối ƣu nhất ở điểm
10%. Khi tăng dần từ 1% đến 10% anastrozole thì tỷ lệ tạo phức giữa anas và vật liệu
composite cũng tăng theo. Nhƣng khi tiếp tục tăng lên đến 20% anastrozole thì tỷ lệ tạo
phức giảm xuống. Vì vậy, theo phƣơng pháp HPLC tỷ lệ anas trong hệ nano HPCD-
alginate-anastrozole ở 10% là tối ƣu nhất trong dãy tỷ lệ khảo sát.

Hình 3.11. Khả năng load anastrozole của hệ nano ở các tỷ lệ khảo sát.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
61

Dựa vào hình 3.11 cho thấy khi gia tăng tỷ lệ thuốc trong hệ nano thì khả năng
load thuốc giảm dần. Nhƣ vậy, khả năng load thuốc của hệ phụ thuộc vào tỷ lệ
anastrozole khảo sát.

3.5. Phân tích nhiệt vi sai TG-DTA

Hình 3.12. Giản đồ TGA.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
62

Hình 3.13. Giản đồ DTA.

Dựa vào giản đồ TGA (hình 3.12) và giản đồ DTA (hình 3.13), kết quả phân
tích nhiệt đƣợc biểu diễn trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nhiệt TG-DTA


Tên Mẫu Giá trị Peak
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Td(0C)/mloss 31-200/10 200-500/46 500-800/14
alginate (%)
Texo (0C) - 357.78 619.58
Td(0C)/mloss 29-200/3.3 200-400/76 400-800/15.6

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
63

HPCD (%)
Texo (0C) - 353.22 476.4
Td(0C)/mloss 250- - -
Anastrozole (%) 350/98.2
Texo (0C) 529.79 - -
Td(0C)/mloss 30-200/16 200-540/40.4 540-800/22.5
Nano blank (%)
Texo (0C) - - 586
Td(0C)/mloss 29-200/26 200-540/33.5 540-800/18.4
10% (%)
anastrozole Texo (0C) - - 578.04
Chú thích: Td(0C)/mloss (%): mô tả cho giản đồ nhiệt TGA (hình 3.12)

Texo (0C): mô tả cho giản đồ phân tích nhiệt vi sai DTA (hình 3.13).

Nano trống, nano chứa 10% anastrozole và các chất có liên quan đƣợc phân tích
nhiệt lƣợng DT-TGA ở 8000C, tỷ lệ nhiệt tƣơng ứng 100C/phút.

 Mẫu alginate
Giai đoạn 1: Nhiệt độ khảo sát ban đầu từ 310C đến 2000C, khối lƣợng đã bị
phân hủy là 10%.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ khảo sát từ 2000C đến 5000C, khối lƣợng bị phân hủy là
khoảng 46%. Và có xảy ra sự tỏa nhiệt ở 357.780C.
Giai đoạn 3: Nhiệt độ khảo sát từ 5000C đến nhiệt độ cuối quá trình là 8000C,
khối lƣợng bị phân hủy là 14%. Trong giai đoạn này có sự tỏa nhiệt ở 619.580C.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
64

 Sau 3 giai đoạn khối lƣợng bị phân hủy tƣơng ứng là 70%, vậy còn lại 30% là
các chất vô cơ. Sự phân hủy nhiệt tại khoảng nhiệt độ trên là do sự oxi hóa của các hợp
chất hữu cơ có trong hệ nano.

 Mẫu HPCD
Giai đoạn 1: Nhiệt độ khảo sát ban đầu từ 290C đến 2000C, khối lƣợng đã bị
phân hủy là 3.3%.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ khảo sát từ 2000C đến 4000C, khối lƣợng bị phân hủy là
khoảng 76%. Và có xảy ra sự tỏa nhiệt ở 353.220C.
Giai đoạn 3: Nhiệt độ khảo sát từ 4000C đến nhiệt độ cuối quá trình là 8000C,
khối lƣợng bị phân hủy là 15.6%. Trong giai đoạn này có sự tỏa nhiệt ở 476.40C.

 Sau 3 giai đoạn khối lƣợng bị phân hủy tƣơng ứng là 94.9%, và còn lại 5.1% là
các chất vô cơ. Sự phân hủy nhiệt tại khoảng nhiệt độ trên là do sự oxi hóa của các hợp
chất hữu cơ có trong hệ nano.

 Mẫu anastrozole:
Nhiệt độ khảo sát ban đầu từ 300C đến nhiệt độ cuối quá trình, khối lƣợng bị
phân hủy là 98.2% và còn rất ít các tạp chất còn lại. Sự phân hủy nhiệt tại khoảng nhiệt
độ trên là do sự oxi hóa của các hợp chất hữu cơ có trong hệ nano. Lƣợng nhiệt tỏa ra
là 529.790C.
 Mẫu nano trống
Giai đoạn 1: Nhiệt độ khảo sát ban đầu từ 300C đến 2000C, khối lƣợng đã bị
phân hủy là 16%.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ khảo sát từ 2000C đến 5400C, khối lƣợng bị phân hủy là
khoảng 40.4%.
Giai đoạn 3: Nhiệt độ khảo sát từ 5400C đến nhiệt độ cuối quá trình là 8000C,
khối lƣợng bị phân hủy là 22.5%. Trong giai đoạn này có sự tỏa nhiệt ở 5860C.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
65

 Sau 3 giai đoạn khối lƣợng bị phân hủy tƣơng ứng là 78.9%, và còn lại 21.1% là
các chất vô cơ. Sự phân hủy nhiệt tại khoảng nhiệt độ trên là do sự oxi hóa của các hợp
chất hữu cơ có trong hệ nano.
 Mẫu 10% anastrozole
Giai đoạn 1: Nhiệt độ khảo sát ban đầu từ 290C đến 2000C, khối lƣợng đã bị
phân hủy là 26%.
Giai đoạn 2: Nhiệt độ khảo sát từ 2000C đến 5400C, khối lƣợng bị phân hủy là
khoảng 33.5%.
Giai đoạn 3: Nhiệt độ khảo sát từ 5400C đến nhiệt độ cuối quá trình là 8000C,
khối lƣợng bị phân hủy là 18.4%. Trong giai đoạn này có sự tỏa nhiệt ở 578.040C.
 Sau 3 giai đoạn khối lƣợng bị phân hủy tƣơng ứng là 77.9% và còn lại 22.1 các
chất vô cơ. Sự phân hủy nhiệt tại khoảng nhiệt độ trên là do sự oxi hóa của các hợp
chất hữu cơ có trong hệ nano.

 Nhận xét: Tổng khối lƣợng mất đi trong nano trống (78.9%) nằm giữa khối
lƣợng mất đi của các chất tham gia là alginate (70%) và HPCD (94.9%). Đối với mẫu
10% anastrozole có khối lƣơng mất đi (77.9%) xấp xỉ với khối lƣợng mất đi của nano
trống ( 78.9%) và sự chênh lệch đó có khả năng do sự có mặt của thuốc trong mẫu 10%
anastrozole. Kết quả này cho thấy thành phần hữu cơ trong 2 mẫu nano gần nhƣ là
đồng nhất.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
66

3.6. Kết quả đo điện thế zeta và kích thƣớc hạt

3.6.1. Thế zeta

Hình 3.14. Kết quả phân tích thế zeta của nano trống và nano chứa 10% anastrozole.

Thế zeta của nano trống tổng hợp đƣợc nằm trong khoảng -70mV đến -18mV và
thế trung bình ở -40.5mV. Còn thế zeta của nano HPCD-alginate-anastrozole với 10%
anastrozole nằm trong khoảng -100mV đến 50mV và thế trung bình đạt ở -25mV. So
sánh 2 mẫu, ta thấy tƣơng tác điện trên bề mặt của mẫu nano 10% anastrozole tăng lên.
Kết quả thế zeta cho thấy dung dịch tồn tại ở hệ keo có các hạt phân tán trong đó và ở 2

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
67

mẫu bắt đầu có tính ổn định về điện khó có khả năng đông tụ nhanh. Từ đó, chúng tôi
tiến hành đo kích thƣớc trung bình của hạt trong dung dịch.

3.6.2. Kích thƣớc hạt

Hình 3.15. Kết quả đo kích thƣớc hạt.

Kích thƣớc trung bình của hạt nano trống nằm trong 2 khoảng là 28.3nm và
1250.3 nm.

Kích thƣớc trung bình hạt nano HPCD-alginate-anastrozole với 5% anastrozole


khoảng 288.5nm.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
68

Kích thƣớc trung bình hạt nano HPCD-alginate-anastrozole với 10%


anastrozole khoảng 282.5nm.

Kích thƣớc trung bình hạt nano HPCD-alginate-anastrozole với 20% anastrozole
khoảng 267.1nm.

 Nhận xét: Dựa vào kết quả đo kích thƣớc hạt (hình 3.14) cho thấy ở các mẫu
khảo sát có kích thƣớc hạt trung bình không đồng đều nhau. Chứng tỏ hàm lƣợng
thuốc có ảnh hƣởng đến kích thƣớc hạt trung bình, có sự tƣơng tác giữa thuốc và hệ
nano.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
69

KẾT LUẬN
Đề tài đã ứng dụng thành công hệ nano HPCD/alginate làm chất mang thuốc trị
ung thƣ anastrozole. Một số kết quả trong đề tài đạt đƣợc có thể tóm tắt nhƣ sau:
Hiệu suất tổng hợp nano HPCD/alginate/anastrozole giảm dần khi tăng dần tỷ lệ
anastrozole (0%, 1%, 5%, 10%, 20% anastrozole). Hiệu suất trung bình của hệ nano
HPCD/alginate/anastrozole từ 48% đến 64%.
Kết quả phân tích TEM cho thấy cấu trúc hình dạng và kích thƣớc hạt nano bị
ảnh hƣởng khi thấy đổi tỷ lệ anastrozole. Tỷ lệ ở 5% anastrozole, 10% anastrozole cho
hình dạng và kích thƣớc hạt tốt nhất, kích thƣớc trung bình lần lƣợt là 21nm, 37nm.
Tuy nhiên ở mẫu 10% anastrozole, 20% anastrozole có sự đông tụ.
Kết quả phổ FTIR chứng minh đƣợc sự hiện diện của thuốc anastrozole có trong
hệ nano HPCD-alginate-anastrozole. Diện tích peak của nhóm –CN ở tần số khoảng
2235cm-1 đến 2361 cm-1 lớn dần khi tăng tỷ lệ anastrozole. Và tần số dao động hấp thu
của một số nhóm chức còn lại cũng bị dịch chuyển ít khi thay đổi tỷ lệ anastrozole.
Trong kết quả HPLC, chúng tôi đánh giá đƣợc khả năng của anastrozole tạo
phức với HPCD-alginate. Ở tỷ lệ 10% anastrozole cho hiệu quả tạo phức khoảng 3.2%
anastrozole trong khối lƣợng đông khô. Ở tỷ lệ này cho hiệu quả tạo phức cao nhất
trong dãy cần khảo sát. Và khả năng load thuốc anastrozole vào hệ nano cũng giảm dần
khi tăng tỷ lệ anas từ 1, 5, 10, 20% anas lần lƣợt là 90.7, 31.4, 16.1, 8.7%. Nhƣ vậy,
khả năng load thuốc của hệ phụ thuộc vào tỷ lệ anas khảo sát.
DT-TGA cho thấy độ bền nhiệt của hạt nano HPCD-alginate và nano HPCD-
alginate-anastrozole trong khoảng 30 đến 8000C và khối lƣợng bị phân hủy xấp xỉ
78%.
Cuối cùng, thế zeta cho thấy các hạt nano HPCD-alginate và HPCD-alginate-
anastrozole có độ bền cao, để trong thời gian lâu khó bị đông tụ.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
70

KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm,
chúng tôi kiến nghị một số điểm cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nhƣ sau:

Cần nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc ở các pH khác nhau trong cơ thể.

Nghiên cứu nano HPCD-alginate làm chất mang đối với các loại thuốc khác.

Nghiên cứu tổng hợp nano mang thuốc anastrozole trên các hệ mang khác.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
71

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

[1] Nguyễn Cao Hiền, Đinh Phƣớc Lộc, Đặng Thị Kim Thoa, Đặng Chí Hiền, Nguyễn
Thành Danh (2017), "Tổng hợp hệ nano 2-hydroxylpropyl-β-cyclodextrin/alginate làm
chất mang thuốc trị ung thƣ vú anastrozole", Tạp chí hóa học, 34(5), 127-131.

[2] Nguyễn Hoàng Hải (2010), "Vật liệu nano và tính chất đặc biệt của nó",
Vietsciences.

[3] Trần Thị Bé Chính (2012), Nghiên cứu tổng hợp nano artesunate trên chất nền
hydroxypropyl-β-cyclodextrin-alginate, Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Trƣờng Đại học
Cần Thơ.

[4] Trƣơng Văn Tân (2013), Khoa học và công nghệ nano, Nhà xuất bản tri thức, Hà
Nội.

[5] Trƣơng Văn Tân (2008), "Vật liệu nano trong y học: hiền mẫu hay tử thần?",
vietscience.

[6] Anastrozole, thuốc biệt dƣợc.

[7] Thái Thị Hậu (2017), Ung thƣ vú đƣợc hiểu nhƣ thế nào?, Báo Vietnamnet.

Tài liệu nƣớc ngoài

[8] Abhinesh Kumar, Krutika K. Sawant (2013), "Application of multiple regression


analysis in optimization of anastrozole-loaded PLGA nanoparticles", Informa
Healthcare.

[9] Ahmed S. Zidan, Omaima A. Sammour, Mohammed A. Hammad, Nagia A.


Megrab, Muhammad D. Hussain, Mansoor A. Khan, Muhammad J. Habib (2006),

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
72

"Formulation of Anastrozole Microparticles as Biodegradable Anticancer Drug


Carriers", AAPS PharmSciTech, 7 (3).

[10] Anh P. T. H., Duc N. B. (2002), “The Situation with Cancer Control in Vietnam.
Japanese Journal of Clinical Oncology”, 32 (supplement 1), S92-S97.

[11] A. I. Gusev (2005), "Nanomaterials, Nanostructures, and Nanotechnologies", G.


P. Shveikin (2006), Inorganic Materials 42 (6), 696-697.

[12] Andrew Owen, Christine Dufès, Davide Moscatelli, Eric Mayes, Jonathan F
Lovell, Kattesh V Katti, Konstantin Sokolov (2014), "The application of
nanotechnology in medicine: treatment and diagnostics", Nanomedicine, 9(9), 1291-
1294.

[13] “Breast cancer treatments”, 2010, Breast Cancer Network Australia.

[14] B. Sarmento, D. Ferreira, F. Veiga, A. Ribeiro (2006), “Characterization of


insulin-loaded alginate nanoparticles produced by ionotropic pre-gelation through DSC
and FTIR studies”, Carbohydrate Polymers, 66, 1-7.

[15] C. M. Silva, A. J. Ribeiro, I. V. Figueiredo, A. R. Goncalves, F. Veiga (2006),


“Alginate microspheres prepared by internal gelation: Development and effect on
insulin stability”, International Journal of Pharmaceutics, 311, 1-10.

[16] Ce´line Galant, Anna-Lena Kjøniksen, Giao T. M. Nguyen, Kenneth D. Knudsen,


Bo Nystrom (2005), "Altering Associations in Aqueous Solutions of a
Hydrophobically Modified Alginate in the Presence of beta-Cyclodextrin Monomers",
J. Phys. Chem. B, 110, 190-195.

[17] Carlos A. Silvera Batista, Ronald G. Larson, Nicholas A. Kotov (2015),


"Nonadditivity of nanoparticle interactions", sciencemag, 350, 176-170.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
73

[18] D. Duchêne (1991), "New Trends in Cyclodextrins and Derivatives", Editions de


Santé.

[19] D. Paolino, M. Fresta (2006), “Drug delivery systems”, Encyclopedia of Medical


Devices and Instrumentation, 437-495.

[20] E. M. Martin Del Valle (2003), "Cyclodextrins and their uses: A review, Process
Biochemistry".

[21] F.Maestrelli, M.Cecchi, M.Cirri, G Capasso, N.Mennini, P. Mura (2009),


"Comparativestudy of oxaprozin complexation with natural and chemically modified
cyclodextrins in solution and in the solid state", J. Incl. Phenom. Macrocycl.Chem, 63,
17–25.

[22] Grégorio Crini (2014), "Review: A History of Cyclodextrins", ACS publication,


114, 10940-10975.

[23] H. Dodziuk (2006)," Cyclodextrins and their complexes", Wiley-VCH.

[24] Hewakuruppu, Y. L. Dombrovsky, L. A. Chen, C. Timchenko, V. Jiang, X. Baek,


S. Taylor, R. A. (2013), "Plasmonic "pump–probe" method to study semi-transparent
nanofluids", Applied Optics, 52 (24), 6041–6050.

[25] Javier Suárez-Cerda, Gabriel Alonso Nuñez, Heriberto Espinoza-Gómez, Lucía Z.


Flores-López (2014), "A comparative study of the effect of α-,β-, and γ-cyclodextrins
as stabilizing agents in the synthesis of silver nanoparticles using a green chemistry
method", Materials Science and Engineering C, 43, 21-26.

[26] Kuen Yong Lee, David J. Mooneya (2012), "Alginate: Properties and biomedical
applications", Progress in Polymer Science, 37, 106-126.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
74

[27] Kumkum Sarkar, Hu Yang (2008), "Encapsulation and Extended Release of Anti-
Cancer Anastrozole by Stealth Nanoparticles", Informa Healthcare.

[28] Markus Schomaker, Dag Heinemann, Stefan Kalies, Saskia Willenbrock,


Siegfried Wagne, Ingo Nolte, Tammo Ripken (2015), "Characterization of nanoparticle
mediated laser transfection by femtosecond laser pulses for applications in molecular
medicine", Journal Nanobiotechnology, 1-3.

[29] Matthias Wasem, Joachim Köser, Sylvia Hess, Enrico Gnecco, Ernst Meyer
(2014), "Exploring the retention properties of CaF2 nanoparticles as possible additives
for dental care application with tapping-mode atomic force microscope in liquid",
Beilstein Journal of nanotechnology.

[30] M.D. Veiga, M.Merino, M. Cirri, F. Maestrelli, P. Mura (2005), "Comparative


study on triclosan interactions in solution and in the solid state with naturally and
chemically modified cyclodextrins", J. Incl. Phenom. Macrocycl. Chem, 53, 77–83.

[31] Paola Mura (2014), "Analytical techniques for characterization of cyclodextrin


complexes in aqueous solution: A review".

[32] Pike M. C., Spicer D. V., Dahmoush L., Press M. F. (1993), “Estrogens
progestogens normal breast cell proliferation and breast cancer risk”, Epidemiologic
reviews, 15 (1), 17-35.

[33] R. Arun et al (2008), "Cyclodextrins as Drug Carrier Molecule: A Review", Sci


Pharm, 76, 567-598.

[34] R. Cavalli, F. Trotta, W. Tumiatti (2006), “Cyclodextrin-based Nanosponges for


Drug Delivery”, Journal of Inclusion Phenomena and Macrocyclic Chemistry, 56,
209-213.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng-61302374
75 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

[35] R. W. Seidel, B. B. Koleva (2009), “β-Cyclodextrin 10.41 hydrate”, Acta Cryst,


65, 3162-3163.

[36] T.-D. Nguyen, T. Hong-Ngan Tran, C.-H. Nguyen, C. Im, C.-H. Dang (2015),
"Synthesis and Characterization of β-Cyclodextrin/alginate Nanoparticle as a Novel
Drug Delivery System", Chem. Biochem. Eng. Q., 29 (3), 429-435.

[37] T. Loftsson, D. S. Petersen (1998), “Drug Dev and Indus”, Pharmacy, 24 (4),
365-370.

[38] V. J. Mohanraj, Y. Chen (2006), “Nanoparticles-A Review”, Tropical Journal of


Pharmaceutical Research , 5(1), 561-573.

[39] Wood, A. J.; Smith, I. E.; Dowsett, M. (2003), “Aromatase inhibitors in breast
cancer”, New England Journal of Medicine, 348 (24), 2431-2442.

[40] Xiaojiang Wang, Mark L. Brusseau (1993), "Solubilization of Some Low-Polarity


Organic Compounds by Hydroxy propyl- -cyclodextrin", Environ. Sci. Technol, 27,
2821-2825.

[41] "Information about world cancer statistics for the most common cancers
(excluding non-melanoma skin cancer) in 2012", the latest year available, 2015.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
76 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

PHỤ LỤC
1. Ảnh TEM ở các mẫu khảo sát

Phụ lục 1: Ảnh TEM của nano trống.

Phụ lục 2: Ảnh TEM của mẫu nano 1% anastrozole.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
77 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ Lục 3: Ảnh TEM của mẫu nano 5% anastrozole.

Phụ lục 4: Ảnh TEM của mẫu nano 10% anastrozole.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
78 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 5: Ảnh TEM của mẫu nano 20% anastrozole.

2. Phổ FT-IR

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
79 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 6: Phổ FT-IR của nano trống

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
80 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 7: Phổ FT-IR của nano 1% anastrozole

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
81 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 8: Phổ FT-IR của nano 5% anastrozole

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
82 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 9: Phổ FT-IR của nano 20% anastrozole

3. Phổ HPLC

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
83 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 10: Phổ HPLC của nano 1% anastrozole.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
84 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 11: Phổ HPLC của nano 10% anastrozole.

4. Phổ DT-TGA

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
85 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 12: DT-TGA của nano trống

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
86 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 13: DT-TGA của nano 10% anastrozole

5. Thế zeta

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
87 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 14: Thế zeta của nano trống.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374
88 GVHD: TS. Nguyễn Thành Danh

Phụ lục 15: Thế zeta của nano 10% anastrozole.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Mộng Thanh Hoàng -61302374

You might also like