You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

NGHIÊN CỨU VỀ TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ


CỦA BỮA CƠM GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Nguyên.
Danh sách sinh viên - MSSV:
1. Võ Thị Thu Hiền - 31211025141
2. Tô Gia Huy - 31211025138
3. Nguyễn Thanh Lâm - 31211021308
4. Hoàng Đan Nhi - 31211025767
5. Trần Thị Anh Thư - 31211020664
Khóa - Lớp: K47 - ADC05
Mã lớp học phần: 22D1STA50800545

TP. HCM, ngày 18 tháng 3 năm 2022

Ngày tháng năm 2021


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:............................................................................................................................ 1
1. Tóm tắt: ............................................................................................................................ 1
2. Lời cam đoan: .................................................................................................................. 2
3. Lời cảm ơn: ...................................................................................................................... 3
4. Giả thuyết của dự án: ....................................................................................................... 5
4.1. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất: ............................................................................ 5
4.2. Các giả thuyết ứng dụng thống kê: ............................................................................ 5
II. TỔNG QUAN: .................................................................................................................. 5
1. Đặt vấn đề: ....................................................................................................................... 5
2. Mục tiêu của dự án và những câu hỏi nghiên cứu: .......................................................... 6
2.1. Mục tiêu của dự án: .................................................................................................... 5
2.2. Những câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 5
2.3. Ý nghĩa của dự án: ..................................................................................................... 5
3. Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát : ................................................. 6
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 8
1. Các khái niệm của dự án: ................................................................................................ 6
2. Quy trình thực hiện: ......................................................................................................... 6
3. Cơ sở lý thuyết:................................................................................................................ 5
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:............................................................ 8
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát: ............................................................................................ 5
2. Thực trạng bữa cơm gia đình của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh: .......................... 6
3. Giá trị, lợi ích của bữa cơm gia đình: .............................................................................. 6
4. Suy nghĩa, cảm nhận của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong
xã hội hiện đại: ................................................................................................................ 5
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, HẠN CHẾ: .................................................................. 8
1. Tóm tắt kết quả dự án: ..................................................................................................... 5
2. Một số giải pháp, khuyến nghị: ....................................................................................... 6
3. Hạn chế và phương án tiếp theo: ..................................................................................... 6
3.1. Hạn chế về khảo sát và phương pháp thực hiện...................................................... 9
3.2. Hạn chế về đối tượng khảo sát: ............................................................................... 9
3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................................... 9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC: ................................................................... 8
I. MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt:
Trong mỗi con người chúng ta, hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình
yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội
và là một mái ấm hạnh phúc mà bất cứ ai khi đi xa cũng cảm thấy nhớ, mong ước được sống
trong cái cảm giác sum vầy bên gia đình và đặc biệt hơn là sự ấm cúng quây quần bên nhau
trong mỗi bữa cơm gia đình.
Bữa cơm gia đình luôn được duy trì để tạo nên tình cảm gắn kết giữa các thế hệ lại
gần nhau hơn, hình thành nên nề nếp gia phong của gia đình truyền thống mà còn tạo nên
nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa gia đình Việt Nam. Bữa cơm gia đình được xem như là
linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Không khí bữa cơm
chính là thời gian, không gian quý báu để các thế hệ thành viên trong gia đình có thể ngồi
lại tâm sự với nhau, chỉ bảo những điều hay ý đẹp, khích lệ và động viên nhau, …và mỗi
thành viên trong gia đình cùng có trách nhiệm vun đắp cho gia đình ngày càng ấm no, tiến
bộ, hạnh phúc bền vững và phát triển. Thế nhưng ở hiện tại, cuộc sống dần trở nên bận rộn,
tấp nập hơn, chúng ta thường ít dành thời gian cho nhau, ít khi cùng nhau quây quần ăn một
bữa cơm, đặc biệt là các bạn sinh viên phải học xa gia đình. Vậy đã bao lâu rồi các bạn chưa
về ăn một buổi cơm cùng gia đình mình?
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định thực hiện
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối
với giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Nhóm tác giả chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập
thông tin dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ “Google Form” để tạo ra một cuộc khảo
sát với số người tham gia là 181 người, họ là những bạn trẻ hiện đang sinh sống, làm việc và
học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng quát kết quả nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy đa
số các bạn trẻ thường xuyên có những bữa cơm với gia đình và có cảm xúc tích cực hơn với
vấn đề này. Qua đây chúng tôi thấu hiểu hơn và đưa ra được những kết quả khảo sát mang
tính chính xác và thiết thực nhất.
2. Lời cam đoan
Nhóm tác giả chúng tôi xin cam đoan dự án “Tầm ảnh hưởng và giá trị của gia
đình đối với giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu được thực hiện một cách
công khai, minh bạch và không chồng chéo. Các dữ liệu, tài liệu, bài báo, nghiên cứu tham
khảo được thu thập và kết quả điều tra mang lại tính khách quan, trung thực. Nếu phát hiện
có bản sao, nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó trước sự chứng kiến
của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cũng như bộ môn, khoa và nhà trường.

Nhóm tác giả.


3. Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn đến cô Nguyễn Thảo Nguyên – người đã trực tiếp
hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Sự đóng góp ý kiến, nhận xét từ cô là điều
vô cùng trân quý giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện bản thân, nó cũng là hành trang tri
thức giúp chúng tôi phát triển hơn nữa trong học tập và công việc sau này.
Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn trẻ đã tham gia bài khảo
sát, cung cấp cho chúng tôi ngồn dữ liệu phân tích nhằm hoàn thành công trình nghiên cứu
một cách tốt nhất.
Nhóm chúng tôi đã cố gắng áp dụng những kiến thức có được trong học kỳ học vừa
qua để đưa vào và hoàn thành dự án này. Nhưng do kiến thức còn hạn chế và ít kinh nghiệm
thực tế trong quá trình nghiên cứu nên khó tránh khỏi những vướng mắc những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các thầy cô giáo và tất cả mọi người.

Nhóm tác giả.


4. Giả thuyết của dự án:
4.1. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất:
GT1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có tần suất ăn bữa cơm gia
đình Thường xuyên chiếm 40%
GT2: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chọn hình thức Tự nấu ăn
nhiều nhất khi ăn bữa cơm gia đình chiếm 80%.
GT3: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên và luôn luôn
chọn bữa cơm gia đình ở ngoài nếu họ có đủ điều kiện về thời gian, chi phí,… chiếm 30%.
GT4: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh coi bữa cơm gia đình là thói
quen của bản thân chiếm 50%.
GT5: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có cảm xúc tích cực trong
bữa cơm gia đình chiếm 80%.
4.2. Các giả thuyết ứng dụng thống kê:
H1: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất
60% người thường xuyên chia sẻ về chuyện học tập, công việc trong bữa cơm gia đình.
H2: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất
60% người đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia đình giúp tiết kiệm thời gian.
H3: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất
70% khảo sát cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng (nhưng có thể đi ăn ngoài nếu
bận việc).
H4: Có ít nhất 50% giới trẻ hiện nay cho rằng guồng quay vội vã của cuộc sống dần
cuốn họ ra xo khỏi vòng tay gia đình, ra xa khỏi những bữa cơm đầm ấm cùng gia đình.
Mức ý nghĩa kiểm định: α = 0,05.
II. TỔNG QUAN
1. Đặt vấn đề
Đối với người Việt Nam, món ăn là
tấm gương phản chiếu hạnh phúc gia đình.
Duy trì dinh dưỡng cho gia đình là điều
quan trọng trong mỗi ngôi nhà hiện đại
ngày nay. Văn hóa truyền thống phải được
bảo tồn và phát triển. Đó là lý do từ năm
2014, Ngày Gia đình Việt Nam của hàng
triệu gia đình đã lấy chủ đề “Bữa cơm gia
đình đầm ấm, ngon miệng”.
Bữa cơm gia đình là thời gian,
không gian để mọi thành viên trong gia
đình quây quần, chia sẻ yêu thương, là cầu nối tình cảm gia đình, giao lưu, yêu
thương, truyền tải những giá trị văn hóa. Gia đình cũng như xã hội. Tạo ra một gia đình
hạnh phúc là tạo ra một xã hội hạnh phúc. Hạnh phúc của bất cứ gia đình nào cũng phụ
thuộc vào sức lực, trí tuệ, thời gian ... và sự vun đắp của các thành viên trong gia đình bền
bỉ. Hạnh phúc gia đình được hình thành thông qua hành động, sinh hoạt hàng ngày của các
thành viên trong gia đình như ăn uống, nghỉ ngơi, tin cậy, trò chuyện, vui chơi. Bờ vai giữa
các thành viên trong gia đình, sự hỗ trợ…. Nhưng cuộc sống ngày nay bộn bề với bao bộn
bề lo toan khiến đôi khi người ta ít tập trung vào bữa cơm gia đình hơn bao giờ hết. Nhưng
dù xã hội hiện đại có thế nào đi chăng nữa thì những giá trị truyền thống tốt đẹp - bữa cơm
gia đình - luôn chiếm một vị trí quan trọng từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành và về già.
Chúng tôi mong rằng với dự án này, “bữa cơm gia đình” sẽ luôn được duy trì trong mỗi
ngôi nhà Việt, gắn kết mọi thành viên trong gia đình lại với nhau.

2. Mục tiêu của dự án và những câu hỏi nghiên cứu:


2.1. Mục tiêu của dự án:
“Cuộc nghiên cứu về tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ
ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích hướng đến:
1) Tìm hiểu về sự quan tâm của giới trẻ sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh về giá trị của bữa cơm gia đình trong thời buổi hiện nay.
2) Biết được mức độ nhận thức về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình của giới
trẻ.
3) Biết được thực trạng của bữa cơm gia đình trong đời sống hiện tại.
4) Tim hiểu mức độ sẵn lòng ăn một bữa cơm gia đình trọn vẹn của giới trẻ.
5) Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến việc một bộ phận giới trẻ đang dần
dần rời xa bữa cơm gia đình, từ đó đề ra giải pháp để có được một bữa cơm
gia đình trọn vẹn, hạnh phúc.
2.2. Những câu hỏi nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng về bữa cơm gia đình của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh:
○ Bạn có thường xuyên ăn cơm cùng gia đình hay không?
○ Bạn hiện tại đang sinh sống với ai và mỗi bữa cơm có đầy đủ các thành viên
trong gia đình không?
○ Khi ăn thì bạn chọn hình thức nào nhiều nhất?
○ Người phụ trách dọn dẹp sau mỗi bữa ăn là ai?
2.2.2. Giá trị, lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.
○ Bạn thường chia sẻ chuyện gì khi ăn cơm cùng gia đình?
○ Những giá trị và lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.
○ Giả sử rằng bạn có đủ điều kiện về thời gian, chi phí thì bạn sẽ ưu tiên?
2.2.3. Suy nghĩ, cảm nhận của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình
trong xã hội hiện đại?
○ Đối với bạn, bữa cơm gia đình là một hình thức? (bắt buộc, thói quen, truyền
thống,…)
○ Cảm xúc của giới trẻ khi ăn bữa cơm gia đình?
○ Bữa cơm gia đình có quan trọng hay không? Và hình ảnh bữa cơm gia đình
đối với giới trẻ.
○ Nguyên nhân dẫn tới việc một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm
gia đình?
2.3. Ý nghĩa của dự án:
Thông qua cuộc khảo sát để nắm bắt được suy nghĩ của giới trẻ về mâm cơm gia
đình trong đời sống hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển văn
hoá mâm cơm của người Việt, gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng
gia đình tiến bộ hạnh phúc.

3. Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát:
○ Địa điểm: Online qua các trang mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).
○ Phạm vi khảo sát: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
○ Đối tượng khảo sát: Giới trẻ (độ tuổi từ 15 đến 30).
○ Số lượng: 181
○ Thời gian: Từ ngày 22/2/2022 đến ngày 1/3/2022.
○ Cách lấy mẫu: Khảo sát online qua Google biểu mẫu.
○ Phương pháp lấy mẫu: Phi ngẫu nhiên.
○ Phương pháp phân tích: sử dụng các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ
liệu bằng bảng biểu, đồ thị,...) và suy diễn thống kê (ước lượng khoảng).

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


1. Các khái niệm của dự án:
a. Khái niệm “Giới trẻ”:
“Giới trẻ” hẳn là một cụm từ khá quen thuộc trong đời
sống chúng ta. Tuy thuộc vào từng lĩnh vực mà “giới trẻ” có
thể được định nghĩa theo những cách khác nhau. Trong nghiên
cứu này, thì họ là những người có độ tuổi từ 15-30, đã có suy
nghĩ và nhận thức không còn non nớt, ấu trĩ nhưng vẫn chưa
đạt đến độ chín muồi, trưởng thành một cách hoàn toàn.

b. “Bữa cơm gia đình” được định nghĩa như thế nào:
“Bữa cơm gia đình” là nơi, là khoảnh khắc mà các thế hệ,
các thành viên của một gia đình quây quần, sum họp với nhau
bên mâm cơm sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Đó
cũng là nơi để các thành viên chia sẻ, quan tâm nhau cũng như
là nơi để ông bà, cha mẹ dạy cho con trẻ những văn hóa, cách
cư xử trên bàn ăn cũng như trên xã hội.

2. Quy trình thực hiện:

Quan Đặt ra vấn Đặt ra mục Đặt câu


sát thực đề cần tiêu nghiên hỏi cho bài
tế nghiên cứu cứu khảo sát

Kết luận Xử lý và Thu nhập Khảo sát


phân tích dữ liệu
dữ liệu

3. Cơ sở lý thuyết:
Các thang đo được sử dụng

STT Câu hỏi Thang đo

Độ tuổi Danh nghĩa


Từ 16 đến 20 tuổi
1
Từ 21 đến 25 tuổi
Từ 26 đến 30 tuổi

2 Giới tính Danh nghĩa


Nam
Nữ

Bạn hiện tại đang sống với ai? Danh nghĩa


3 Ông, bà, bố, mẹ, bạn bè, anh chị em ruột, người yêu, cô dì chú
bác, anh chị em họ, vợ (chồng), ở một mình,...

Bạn hiện tại đang ở? Danh nghĩa


4
Nhà riêng, trọ, chung cư, ký túc xá,...

Công việc hiện tại của bạn là? Danh nghĩa


5
Học sinh, sinh viên, đã đi làm, chưa đi làm,...

Bữa cơm gia đình của bạn như thế nào?

Bạn có thường xuyên ăn bữa cơm gia đình không? Thứ bậc
Không bao giờ
Hiếm khi
6
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn

Bữa cơm gia đình bạn có thường xuyên đầy đủ các thành viên Thứ bậc
không?
Không bao giờ
7 Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn

Hiện tại, bạn thường chọn hình thức nào nhiều nhất khi ăn cơm Danh nghĩa
cùng nhau?
Đi ăn ở ngoài
8
Đặt thức ăn giao tận nhà
Tự nấu ăn
Khác

Người phụ trách nấu ăn, dọn dẹp thường xuyên sau mỗi bữa ăn Danh nghĩa
9
là ai?
Chủ yếu là nữ giới.
Chủ yếu là nam giới.
Những người trong gia đình thay phiên nhau nếu rảnh.
Khác.

Bạn cảm thấy bữa cơm gia đình đối với bạn là… Danh nghĩa
Thói quen
10 Truyền thống
Bắt buộc
Khác

Cảm xúc của bạn trong bữa cơm gia đình như thế nào? Danh nghĩa
Tích cực
11
Tiêu cực
Khác

Bạn thường chia sẻ những chuyện gì trong bữa cơm gia đình? Danh nghĩa
Không chia sẻ
Chuyện học tập, công việc
12 Chuyện tình cảm
Các vấn đề về mối quan hệ xung quanh
Tin tức, thời sự
Khác

Tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ
1 - Hoàn toàn không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Trung lập
4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý

Tầm ảnh hưởng của bữa cơm gia đình đối với bạn? Bữa cơm gia Thứ bậc
đình sẽ…
13 Giúp bạn tiết kiệm chi phí và an toàn.
Giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Là nơi để bạn giải tỏa căng thẳng, trò chuyện với mọi người.
Là bí quyết để gia đình thêm gắn kết.
Là một trong những cách dạy con tốt.

Suy nghĩ của bạn về giá trị của bữa cơm gia đình trong xã hội Thứ bậc
hiện nay. Bữa cơm gia đình…
Quan trọng, nhưng có thể đi ăn ngoài nếu bận việc.
Không quan trọng lắm, vì cuộc sống giờ bận rộn hơn.
Là giá trị văn hóa của người Việt, cần được giữ gìn và phát huy.
14
Giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhưng khá tốn thời gian.
Luôn phải đầy đủ thành viên mới là một bữa cơm đúng nghĩa.
Biểu tượng cho sự sum họp, đoàn viên, là không gian kết nối
yêu thương.

Giả sử rằng bạn có đủ điều kiện về thời gian, chi phí thì bạn sẽ Danh nghĩa
ưu tiên...?
Luôn chọn bữa cơm gia đình tại nhà.
15 Chọn bữa cơm gia đình, có thể là ra ngoài hoặc ở nhà tùy nhu cầu.
Chọn bữa cơm gia đình ở ngoài thường xuyên hơn.
Luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài.

Một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm gia đình, vậy Danh nghĩa
theo bạn nguyên nhân là do đâu?
Khách quan: sự thay đổi quá nhanh về nền kinh tế và xã hội, cuộc
sống trở nên bận rộn tấp nập.
16
Chủ quan: do bản thân của mọi người quyết định rằng có chọn bữa
cơm gia đình không.
Cả hai nguyên nhân.
Khác

Sau khi thực hiện khảo sát này, bạn có muốn có ngay một bữa Danh nghĩa
cơm gia đình với người thân yêu của mình không nè?
Rất muốn.
17
Không cần thiết lắm.
Không muốn.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát:
Với số lượng là 181 người tham gia khảo sát, nhóm đã thu được kết quả như sau:

Giới tính Độ tuổi


8,8%
10,5%

39,8%
60,2% 80,6%

Nam Nữ Từ 15 đến 20 tuổi Từ 21 đến 25 tuổi Từ 26 đến 30 tuổi

Xét theo giới tính: người tham gia khảo sát có giới tính là nữ chiếm tỉ lệ 60,2% với
109 phiếu và giới tính nam chiếm tỉ lệ 39,8% với 72 phiếu.
Xét theo độ tuổi, tỉ lệ học sinh sinh viên tham gia khảo sát là lớn nhất khi có đến
80,6% người tham gia khảo sát thuộc độ tuổi 15-20, cao gấp 8 lần so với tỉ lệ người tham
gia khảo sát có độ tuổi từ 21-25 (10,5%) và xấp xỉ 10 lần so với tỉ lệ người tham gia khảo
sát có độ tuổi từ 26-30 (8,8%).

Công việc hiện tại

5,5%
11,6%

82,9%

Học sinh, sinh viên Đã đi làm Chưa đi làm

Đối với công việc hiện tại của người tham gia khảo sát, chiếm tỉ lệ lớn nhất vẫn là học
sinh sinh viên với 82,9% tương đương 150 phiếu khảo sát, kế đó là 11,6% người tham gia
khảo sát hiện đã đi làm và 5,5% chưa đi làm.- Và cũng do tỉ lệ học sinh sinh viên tham gia
khảo sát chiếm tỉ lệ rất lớn, vẫn còn sống chung với gia đình nên tỉ lệ người khảo sát ở nhà
riêng lên đến 61,9% và phần còn lại ở nhà thuê như là trọ, ký túc xá, chung cư,…
Đặc điểm Tần số Tần suất

Giới tính Nam 72 39,8%

Nữ 109 60,2%

Từ 15-20 tuổi 146 80,6%

Từ 21-25 tuổi 19 10,5%


Độ tuổi

Từ 26-30 tuổi 16 8,8%

Học sinh, sinh viên 150 82,9%


Công việc hiện tại
Đã đi làm 21 11,6%

Chưa đi làm 10 5,5%

Nhà riêng 112 61,9%


Hiện tại đang ở
Nhà thuê (trọ, ký 69 38,1%
túc xá, chung cư,...)

2. Thực trạng bữa cơm gia đình của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh:
2.1. Bạn có thường xuyên ăn cơm cùng gia đình hay không:

Tần suất ăn cơm cùng gia đình


6.1%
9.9%
28.2%

16.6%

39.2%

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
Tần suất ăn cơm cùng gia đình của các đáp viên trong khảo sát chiếm phần trăm khá
lớn lớn với số phiếu thường xuyên (71 phiếu chiếm 39.2%), chúng tôi cho rằng ở nhóm
chọn phiếu này, họ là những người trẻ sống ở thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình, nên họ
có nhiều thời gian hơn trong
Tần suất ăn cơm cùng gia đình của các đáp viên trong khảo sát chiếm phần trăm khá
lớn với số phiếu thường xuyên (71 phiếu chiếm 39.2%), chúng tôi cho rằng ở nhóm chọn
phiếu này, họ là những người trẻ sống ở thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình, nên họ có
nhiều thời gian hơn trong việc cùng gia đình ăn cơm và sinh hoạt chung trong những
khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Nhóm lựa chọn tần suất ăn cơm cùng gia đình là luôn luôn (51 phiếu chiếm 28.2%),
nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng ở nhóm này, họ có lẽ sẽ có cùng thói quen gia đình
như nhóm chọn số phiếu thường xuyên, nhưng họ có điểm khác biệt về tài chính cá nhân
(phụ huynh kiểm soát việc chi tiêu cá nhân hoặc họ chưa có nguồn thu tài chính cá nhân do
chưa đủ năng lực lao động) hoặc gia đình họ coi trọng việc dùng bữa cùng nhau mà biến nó
thành truyền thống, thói quen, gia đạo khiến họ được giáo dục điều này từ bé, hằn sâu trong
nhận thức và trở thành một thói quen thường nhật.
Nhóm thỉnh thoảng (30 phiếu chiếm 16.6%), chúng tôi cho rằng họ là những người
thuộc nhóm đã đủ năng lực lao động và ít khi chịu giới hạn kiểm soát của gia đình, hoặc tới
từ những người có thu nhập thấp và nhu cầu cao về việc kiếm tiền cho gia đình ngay từ khi
còn trẻ, dẫn đến việc chọn phiếu thỉnh thoảng hoặc có thể hơn là hiếm khi (18 phiếu chiếm
9.9%).
Đối với nhóm không bao giờ (11 phiếu chiếm 6.1%), chúng tôi cho rằng họ là
những người đi học xa nhà ở các trường đại học, thoạt nghe điều này có thể vô lý vì số liệu
này quá ít so với lượng học sinh - sinh viên xa quê ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên xét
về lịch sử và bề dày phát triển của một trong những thành phố lớn nhất cả nước, có lẽ hầu
như các bạn trẻ sinh sống và học tập ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có sẵn một nền tảng
và chỗ dựa gia đình như anh chị em, cô dì, chú bác,….

GT1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có tần suất ăn bữa cơm gia
đình Thường xuyên chiếm 40%.

Tần suất ăn cơm cùng gia đình Tần suất phần trăm
Không bao giờ 6.1%
Hiếm khi 9.9%
Thỉnh thoảng 16.6%
Thường xuyên 39.2%
Luôn luôn 28.2%
Với n =181; 𝑝̅ = 0.392; 𝑍𝑎⁄2 = 1.96; mức ý nghĩa α = 0.05

𝑝̅(1 − 𝑝̅ ) 0.392(1 − 0.392)


𝑝̅ ± 𝑍𝑎⁄2 √ = 0.392 ± 1.96√ = 0.392 ± 0.071
𝑛 181
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm (với độ tin cậy 95%) nằm trong khoảng 0.321
đến 0.463 hay khoảng 31.2% đến 46.3%.
Nhận xét: Theo thống kê của chúng tôi, trong số 181 người được khảo sát có 71 người
(chiếm tỉ lệ 39.2%) thường xuyên ăn cơm cùng gia đình. Chúng tôi muốn ước lượng
khoảng của tỷ lệ tổng thể với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ lệ giới trẻ ở
thành phố Hồ Chí Minh ăn cơm cùng gia đình thường xuyên nằm trong khoảng từ 32.1%
đến 46.3%.
Kết luận: Kết quả này phù hợp với giả thuyết 1.

2.2. Bạn hiện tại đang sinh sống với ai và mỗi bữa cơm có đầy đủ các thành viên
trong gia đình không?

Mẹ 126

Bố 114

Anh, chị, em ruột 108

Bạn bè 25

Bà 23

Ông 15

Ở một mình 11

Cô, dì, chú, bác, anh/chị/em họ 9

Người yêu 7

Vợ (chồng) 3

0 20 40 60 80 100 120 140

Với mẫu khảo sát 181 kết quả, mỗi người được lựa chọn nhiều đối tượng cùng sinh
sống với mình. Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa cùng sinh sống với
gia đình một thế hệ với gia đình hai thế hệ và sinh sống với đối tượng khác hoặc một
mình.
➢ Các đáp viên hiện đang sinh sống trong gia đình một thế hệ nhiều nhất: mẹ (69,6%),
bố (63%), anh chị em ruột (59,7%).
➢ Các đáp viên hiện đang sinh sống trong gia đình hai thế hệ: bà (12,7%), ông (8,3%),
cô, dì, chú, bác (5%).
➢ Các đáp viên sinh sống với đối tượng khác hoặc một mình: ở một mình (6,1%),
người yêu (3,9%), vợ (chồng) (1,7%).
Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho thấy tuyên bố với độ tin
cậy 95% rằng giữa 69,6% và 63%, các đáp viên hiện đang sinh sống cùng với ba, mẹ.
Chiếm phần trăm không kém là sống cùng anh chị em ruột. Bởi khảo sát của chúng tôi
hướng tới đối lượng là giới trẻ nên phần lớn kết quả nhận được từ khảo sát vẫn đang sinh
sống cùng gia đình.

Bữa cơm gia đình của bạn có thường đầy đủ thành viên không?

9.9% 19.3%
3.3%

26.5%

40.9%

Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Không bao giờ Hiếm khi

Ở phần câu hỏi khảo sát về “Bữa cơm gia đình bạn có thường xuyên đầy đủ các
thành viên không?”. Chúng tôi nhận được phần lớn kết quả từ khảo sát là thường xuyên
(74 phiếu chiếm 40,9%). Có lẽ, đây là nhóm người đang sinh sống cùng với gia đình. Tất cả
các thành viên đều coi trọng và có thời gian dành cho bữa cơm của gia đình mình. Bữa cơm
gia đình không chỉ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà còn là thời gian gắn kết các
thành viên trong gia đình lại với nhau. Cùng nhau ăn chung một bữa cơm, cùng trò chuyện
vui vẻ để giải tỏa áp lực hàng ngày.
Bên cạnh đó, nhóm người chọn luôn luôn đầy đủ các thành viên chiếm phần trăm
cũng không kém (48 phiếu chiếm 26,5% trên tổng khảo sát). Có thể, nhóm người này hầu
như có nhiều thời gian hơn và quan tâm hơn về việc cùng ăn cơm với các thành viên trong
gia đình với nhau.
Ngoài ra, có 35 phiếu chiếm 19,33% các đáp viên lựa chọn kết quả thỉnh thoảng.
Chúng tôi cho rằng, đây là nhóm người có ít thời gian.
Phần còn lại, chúng tôi nhận được 18 phiếu ( chiếm 9,9%) kết quả hiếm khi và 6
phiếu (chiếm 3,3%) kết quả không bao giờ. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng nhóm người
này có thể thời gian và tính chất công việc của mỗi thành viên trong gia đình không giống
nhau nên việc ăn cơm mà đầy đủ các thành viên là điều khó có thể xảy ra.
2.3. Khi ăn bạn chọn hình thức nào nhiều nhất?

Hình thức khi ăn cơm cùng nhau

6.6%
10.5%

82.9%

Tự nấu ăn Đặt thức ăn giao tận nhà Ăn ở ngoài

Phần lớn các đáp viên chọn hình thức ăn cơm cùng với gia đình là tự nấu ăn (150
phiếu chiếm 82.9%) . Bởi lẽ, việc tự nấu ăn sẽ đảm bảo việc an toàn vệ sinh, tốt cho sức
khoẻ, giúp tiết kiệm phần lớn về chi phi. Bên cạnh đó, tự nấu ăn cũng giúp gia đình gần gũi
với nhau nhiều hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cả gia đình cùng nhau ăn uống, cùng
nhau vui chơi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nâng cao tình cảm bền chặt giữa các thành
viên với nhau rất nhiều.
19 phiếu tương ứng với 10.5% các đáp viên chọn hình thức đặt thức ăn giao tận
nhà, chúng tôi cho rằng đây là nhóm người có khá ít thời gian để có thể tự nấu ăn hay đi ăn
ở bên ngoài. Các bạn sinh viên sống xa nhà hoặc những người đã và đang đi làm nhưng
không sống cạnh gia đình. Việc chọn hình thức đặt thức ăn giao tận nhà sẽ giúp tiện lợi hơn
rất nhiều, phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Còn 12 phiếu (chiếm 6.6%) số người chọn hình thức đi ăn ở ngoài. Chúng tôi có thể
đưa ra giả thuyết rằng, đây là nhóm người thích trải nghiệm những dịch vụ tại quán, có thể
có bữa cơm nhanh chóng nhưng mà không mất nhiều thời gian, thích hợp với ai có nhu cầu
vội vã. Mỗi người trong gia đình thường có lịch làm việc riêng nên bữa ăn ở nhà nhiều khi
có thể sắp xếp thời gian dành cho việc nấu nướng, đi chợ,...Vì thế, việc lựa chọn hình thức
đi ăn ở ngoài sẽ tiết kiệm thời gian phần nào cho các thành viên.

GT2: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chọn hình thức Tự nấu ăn
nhiều nhất khi ăn bữa cơm gia đình chiếm 80%.

Hình thức khi ăn cơm cùng nhau Tỉ lệ phần trăm


Tự nấu ăn 82.9%
Đặt thức ăn giao tận nhà 10.5%
Ăn ở ngoài 6.6%

Với n =181; 𝑝̅ = 0.829; 𝑍𝑎⁄2 = 1.96; mức ý nghĩa α = 0.05


𝑝̅(1 − 𝑝̅ ) 0.829(1 − 0.829)
𝑝̅ ± 𝑍𝑎⁄2 √ = 0.829 ± 1.96√ = 0.829 ± 0.055
𝑛 181
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm (độ tin cậy 95%) nằm trong khoảng 0.774 đến
0.884 hay khoảng 77.4% đến 88.4%.
Nhận xét: Theo thống kê của chúng tôi, trong số 181 người được khảo sát có 150 người
(chiếm tỉ lệ 82.9%) chọn hình thức tự nấu ăn trong các bữa cơm gia đình. Chúng tôi muốn
ước lượng khoảng của tỷ lệ tổng thể với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ lệ giới
trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh chọn hình thức tự nấu ăn nằm trong khoảng từ 77.4% đến
88.4%.
Kết luận: Kết quả này phù hợp với giả thuyết 2.

2.4. Người phụ trách dọn dẹp sau mỗi bữa ăn là ai?
Xưa nay việc nấu nướng bếp
núc luôn bị coi là công việc của phụ Người phụ trách nấu ăn, dọn dẹp sau
nữ của những người vợ hay những mỗi bữa ăn
đứa con gái trong gia đình. Mọi
người hay gọi là bà nội trợ chứ ít ai
gọi là ông nội trợ cả bởi có lẽ tư 13%
tưởng ăn sâu vào tâm thức của người
Á Châu nói chung và Việt nam nói 46%
riêng luôn coi bếp núc là việc nhỏ 41%
chỉ dành cho đàn bà,còn đàn ông
phải lo việc đại sự hay trụ cột gia
đình nên không cần phải quan tâm.
Tuy nhiên thực ra nấu ăn không phải
là trách nhiệm của riêng ai mà lại là
1 trong những kĩ năng sinh tồn quan Chủ yếu là nữ giới
trọng có khi còn xếp ngang hàng với Chủ yếu là nam giới
kỹ năng chế tác công cụ từ thời tiền Những người trong gia đình thay phiên nhau nếu rảnh
sử nữa kìa.
Có thể thấy được lượng chênh lệch giữa nam và nữ tương đối thấp (46% với 41%),
điều đó thể hiện được sự tiến bộ trong suy nghĩ của xã hội tới bình đẳng giới. Trong cụm từ
“nữ công gia chánh” vốn đã có từ nữ, như một sự phân công việc bếp núc dành cho phái nữ.
Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện đại, thì nam hay nữ đều có thể nấu ăn trong gia
đình.
Số còn lại 13% thấy rằng trong gia đình họ sẽ có sự luân phiên giữa các thành viên,
có thể đây là những gia đình đông người và có sự phân chia rõ ràng trong mọi việc.

3. Giá trị, lợi ích của bữa cơm gia đình:


3.1. Bạn thường chia sẻ chuyện gì khi ăn cơm cùng gia đình?
Với 181 người tham gia khảo sát, thu được tổng cộng 409 câu trả lời, trong đó có
173 câu trả lời của đáp viên nam và 236 câu trả lời của đáp viên nữ với nhiều chủ đề được
chia sẻ với nhau. Dưới đây là bảng dữ liệu thể hiện rõ hơn về những chủ đề thường được
chia sẻ trong bữa cơm gia đình.

Không Chuyện Tin tức, Các vấn đề về Chuyện học tập,


Khác
chia sẻ tình cảm thời sự các mối quan hệ công việc
Nam 8 8 23 45 45 44
Nữ 0 24 21 56 58 77
Tổng 8 32 44 101 103 121

Những vấn đề thường được chia sẻ trong bữa ăn


66.9%
Chuyện học tập, công việc 42.5%
24.4%

56.9%
Các vấn đề về các mối quan hệ 32.0%
24.9%

58.9%
Tin tức, thời sự 30.9%
24.9%

24.3%
Chuyện tình cảm 11.6%
12.7%

17.7%
Không chia sẻ 13.3%
4.4%

4.40%
Khác 0.00%
4.40%
Tổng Nữ Nam 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

Khi được hỏi rằng “Bạn thường chia sẻ những chuyện gì trong bữa cơm gia đình?”,
chúng tôi nhận được câu trả lời với 66,9% đáp viên lựa chọn chia sẻ về chuyện học tập,
công việc trong bữa cơm, và số đông trong số đó là nữ (chiếm tỉ lệ 42,5% nhiều hơn 18,2%
so với nam giới).
Ngay kế đó là các vấn đề về những mối quan hệ xung quanh (chuyện họ hàng,
hàng xóm,…) với 56,9% (ít hơn 10% so với tỉ lệ cao nhất là chuyện học tập, công việc).
Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, việc nắm bắt thông tin kịp thời và nhanh chóng là
vô cùng quan trọng, vì lý do đó, có 55,8% người tham gia khảo sát đã chọn chủ đề tin tức,
thời sự, chỉ ít hơn 1,1% so với vị trí thứ hai.
Ngoài ra, quan tâm, hỏi han đến tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các thành viên
trong gia đình cũng là một điều thiết yếu, tuy nhiên cũng bởi vì những yếu tố nhạy cảm, mà
chủ đề về chuyện tình cảm không được ưa chuộng lắm trên bàn ăn khi chỉ chiếm 24,3%
với 44 phiếu. Trong khi đó, vẫn có những đáp viên lựa chọn không chia sẻ, nói chuyện gì
trên bàn ăn với tỉ lệ 13,3% (gấp 3 lần so với tỉ lệ nam giới chọn không chia sẻ trên bàn ăn),
một con số đáng quan ngại khi việc hỏi han, quan tâm gia đình trên bàn ăn là điều tất yếu.
Giả thuyết H1: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, có ít nhất 60% người thường xuyên chia sẻ về chuyện học tập, công việc trong bữa
cơm gia đình.
Gọi p: là phần trăm giới trẻ ở TPHCM chia sẻ chuyện học tập, công việc trong bữa
cơm gia đình.
H0: p ≥ 0.6
Ha: p < 0.6
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu là 181 người có 121 người chọn chia sẻ Chuyện học tập, công việc.
Kiểm định giả thuyết
121
𝑝̅ −𝑝0 −0,6
181
𝑧= = = 1.88
𝑝 (1 − 𝑝0 ) 0,6(1−0,6)
√ 0 √
𝑛 181
→ p-value = 0.9699 > α = 0.05
→ Không thể bác bỏ H0
→ Giả thuyết H1 đúng.
Vậy ở giới trẻ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 60%
người thường chia sẻ chuyện học tập, công việc với mọi người trong bữa cơm gia đình. Kết
quả đã phản ánh đúng chủ đề chia sẻ của các đối tượng mà nhóm tiến hành khảo sát.

3.2. Những giá trị và lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.
Bảng tần số những giá trị và lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.

Là nơi để
Là bí Là một
Giúp bạn Giúp bạn bạn giải tỏa
Giúp bạn quyết để trong
tiết kiệm hạnh căng thẳng,
tiết kiệm gia đình những
chi phí và phúc, vui trò chuyện
thời gian thêm gắn cách để
an toàn vẻ hơn với mọi
kết dạy con tốt
người
Hoàn toàn
78 42 59 43 60 55
đồng ý
Đồng ý 58 62 69 72 75 63
Trung lập 24 50 41 48 31 46
Không đồng ý 7 22 8 12 11 12
Hoàn toàn
14 5 4 6 4 5
không đồng ý
Với 81 người tham gia khảo sát khi được hỏi: “Những giá trị và lợi ích của bữa cơm
gia đình đối với bạn?” Nhìn chung, với các “lợi ích và giá trị” được đưa ra, chúng tôi nhận
thấy rằng trên 50% các đáp viên đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý với các lợi ích và giá trị
của bữa cơm gia đình.
Cụ thể là về lợi ích của bữa cơm gia đình rằng Giúp bạn tiết kiệm chi phí và an toàn
chiếm số lượng đồng ý và hoàn toàn đồng ý nhiều nhất với 75,1% người tham gia khảo sát
tán thành (ứng với 136/181 người). Tiếp đó là Là bí quyết để gia đình thêm gắn kết với
74,6% (ứng với 135/181 người). Giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn chiếm 70,7% (ứng với
127/181 người). Là một trong những cách để dạy con tốt chiếm 65.2% (ứng với 118/181
người). Là nơi để bạn giải tỏa căng thẳng, trò chuyện với mọi người chiếm 63.5% (ứng
với 115/181 người). Chiếm thấp nhất với 57,5% người khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng
ý rằng bữa cơm gia đình Giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Giả thuyết H2: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, có ít nhất 60% người đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia đình giúp tiết
kiệm thời gian.
Gọi p: là phần trăm giới trẻ ở TPHCM đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia
đình giúp tiết kiệm thời gian.
H0: p ≥ 0.6
Ha: p < 0.6
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu là 181 người có 104 người đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia
đình giúp tiết kiệm thời gian.
Kiểm định giả thuyết
104
𝑝̅ −𝑝0 −0,6
181
𝑧= = = - 0.70
𝑃 (1−𝑃0 ) 0,6(1−0,6)
√ 0 √
𝑛 181
→ p-value = 0.2420 < α = 0.05
→ Bác bỏ H0, chọn Ha.
Vậy ở giới trẻ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít hơn 60%
người đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia đình giúp tiết kiệm thời gian. Kết quả
đã phản ánh đúng tỷ lệ (chiếm 57.2%) của các đối tượng mà nhóm tiến hành khảo sát.

Bên cạnh đó, những đáp viên có suy nghĩ trung lập đối với các yếu tố về giá trị và
lợi ích mà chúng tôi đưa ra là nằm trong khoảng từ 13.3% đến 27.6%.
Còn lại là ý kiến không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ thấp với kết
quả khảo sát lần lượt là:
✓ Giúp bạn tiết kiệm chi phí chiếm 11.6% (21/181 đáp viên);
✓ Giúp bạn tiết kiệm thời gian chiếm 14.9% (27/181 đáp viên);
✓ Giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn chiếm 6.6% (12/181 đáp viên);
✓ Là nơi để bạn giải tỏa căng thẳng, trò chuyện với mọi người chiếm 9.9% (18/181
đáp viên);
✓ Là bí quyết để gia đình thêm gắn kết chiếm 8.3% (15/181 đáp viên);
✓ Là một trong những cách để dạy con tốt chiếm 9.4% (17/181 đáp viên)

3.3. Giả sử rằng bạn có đủ điều kiện về thời gian, chi phí thì bạn sẽ ưu tiên?

Mức độ ưu tiên nếu có đủ điều kiện về thời gian, chi phí

Luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài

Chọn bữa cơm gia đình ở ngoài thường


xuyên hơn

Luôn chọn bữa cơm gia đình tại nhà

Chọn bữa cơm gia đình, có thể là ra ngoài


hoặc ở nhà tùy nhu cầu

0 20 40 60 80 100 120
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thu được kết quả trả lời từ đáp viên có lượt chọn
nhiều nhất từ số phiếu “Chọn bữa cơm gia đình, có thể là ra ngoài hoặc ở nhà tùy nhu cầu”
(97 phiếu chiếm 53.6%). Nhóm nghiên cứu chúng tôi cho rằng đây là nhóm đáp viên có nền
tảng gia đình trẻ và có nhu cầu cao trong sự đổi mới, giải trí như trong các dịp lễ tết sẽ
thường đi du lịch hoặc chọn các hoạt động giải trí khác gần với thế hệ trẻ.
Tiếp theo đó là phiếu “Luôn chọn bữa cơm gia đình tại nhà” (57 phiếu chiếm 31.5%).
Chúng tôi cho rằng nhóm này có nền tảng gia đình là những phụ huynh lớn tuổi với tiêu chí
“cơm nhà’. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy trong hầu hết các gia đình có phụ huynh sinh
từ những năm 1980 đổ về trước (GenX 1965-1980), họ là con của “thế hệ im lặng” và hầu
hết là bố mẹ của GenZ. Vì vậy dựa vào nền tảng giáo dục từ thế kỉ trước và bối cảnh lịch sử
khi họ trong quá trình trưởng thành - sự chuyển giao xã hội thời kì hậu chiến tranh khiến họ
có xu hướng tìm về sự ổn định hơn và trân trọng các giá trị gia đình.
Nhóm “Chọn bữa cơm gia đình ở ngoài thường xuyên hơn” (17 phiếu chiếm 9.4%)
và “Luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài” (10 phiếu chiếm 5.5%), nhóm nghiên cứu cho
rằng những người chọn các phiếu này, họ rất có thể là những người trẻ đang trong độ có nền
tảng tài chính vững chắc và dồi dào. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ có
ít thời gian dành cho việc nấu ăn hoặc dành thời gian ăn với gia đình hơn, và tất nhiên
những sự lựa chọn nhanh gọn và đa dạng hơn sẽ được sử dụng - ăn ngoài.

GT3: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên và luôn luôn
chọn bữa cơm gia đình ở ngoài nếu họ có đủ điều kiện về thời gian, chi phí,…chiếm 30%.

Mức độ ưu tiên nếu có đủ điều kiện về thời Tần số Tỉ lệ phần trăm


gian, chi phí,…
Chọn bữa cơm gia đình ở ngoài thường xuyên hơn 17 9.4%
Luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài 10 5.5%
Tổng 27 14.9%

Với n =181; 𝑝̅ = 0.149; 𝑍𝑎⁄2 = 1.96; mức ý nghĩa α = 0.05

𝑝̅(1 − 𝑝̅ ) 0.149(1 − 0.149)


𝑝̅ ± 𝑍𝑎⁄2 √ = 0.149 ± 1.96√ = 0.149 ± 0.052
𝑛 181
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm (độ tin cậy 95%) nằm trong khoảng 0.097 đến
0.201 hay khoảng 9.7% đến 20.1%.
Nhận xét: Theo thống kê của chúng tôi, trong số 181 người được khảo sát có 27
người (chiếm tỉ lệ 14.9%) sẽ thường xuyên và luôn luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài
nếu họ có đủ điều kiện về thời gian, chi phí,… Chúng tôi muốn ước lượng khoảng của tỷ lệ
tổng thể với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 9.7%
đến 20.1%.
Kết luận: Kết quả này không phù hợp với giả thuyết 2.
4. Suy nghĩ, cảm nhận của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong xã
hội hiện đại?
4.1. Đối với bạn, bữa cơm gia đình là một hình thức? (bắt buộc, thói quen, truyền
thống,…)

Bạn cảm thấy bữa cơm gia đình đối với bạn là?

3.9%
13.3%

47.0%

35.9%

Thói quen Truyền thống Bắt buộc Khác

Phần lớn các đáp viên cảm thấy bữa cơm gia đình đối với họ là một thói quen (85
phiếu chiếm 47%). Vì từ xưa tới nay, người Người Việt gọi bữa ăn gia đình là “mâm cơm”,
thường xuyên dọn và ăn cơm cùng nhau, dần dần hình thành như một thói quen.
Nhóm người chọn bữa cơm gia đình đối với họ là truyền thống chiếm phần trăm
không kém (65 phiếu chiếm 35.9%). Chúng tôi có thể đưa ra giả thuyết rằng hầu hết các gia
đình Việt Nam đều có truyền thống tốt đẹp là cùng ăn cơm chung. Trong mỗi bữa cơm gia
đình, mọi người ngồi quây quần quanh một mâm cơm, từ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt
cùng ăn cơm với nhau. Nên với nhóm người này, họ xem bữa cơm gia đình là một truyền
thống đã hình thành từ trước.
Đối với nhóm người cảm nhận bữa cơm gia đình là bắt buộc (24 phiếu phiếm chiếm
13.3% trên tổng số khảo sát), chúng tôi cho rằng đây là nhóm người chán ghét việc ngồi ăn
cơm cùng gia đình. Có thể, họ là những người trẻ năng động, bận rộn với cuộc sống.
Lượng còn lại đưa ra những ý kiến mang tính khá tương đồng và chiếm phần trăm
tương đối thấp. Nhóm người cảm nhận bữa cơm gia đình là hạnh phúc, niềm vui, điều
quan trọng hay bình thường chiếm 3.9%.

GT4: Tỷ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh coi bữa cơm gia đình là
thói quen của bản thân chiếm 50%.

Bữa cơm gia đình là một hình thức? Tỷ lệ phần trăm


Thói quen 47.0%
Truyền thống 35.9%
Bắt buộc 13.3%
Khác 3.9%
Với n =181; 𝑝̅ = 0.47; 𝑍𝑎⁄2 = 1.96; mức ý nghĩa α = 0.05

𝑝̅(1 − 𝑝̅ ) 0.47(1 − 0.47)


𝑝̅ ± 𝑍𝑎⁄2 √ = 0.47 ± 1.96√ = 0.47 ± 0.037
𝑛 181
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm (với độ tin cậy 95%) nằm trong khoảng
0.433 đến 0.507 hay khoảng 43.3% đến 50.7%.
Nhận xét: Theo thống kê của chúng tôi, trong số 181 người được khảo sát có 85
người (chiếm tỉ lệ 47.0%) coi bữa cơm gia đình là một thói quen của bản thân. Chúng tôi
muốn ước lượng khoảng của tỷ lệ tổng thể với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ
lệ giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh coi bữa cơm gia đình là một thói quen của bản thân
nằm trong khoảng từ 43.3% đến 50.7%.
Kết luận: Kết quả này phù hợp với giả thuyết 3.

4.2. Cảm xúc của giới trẻ khi ăn bữa cơm gia đình?
Cảm xúc của bữa cơm trong gia đình cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, không
những giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được mức độ hài lòng của các đáp viên trong bữa
cơm gia đình mà còn giúp chúng tôi đánh giá được tần suất cũng như độ yêu thích của các
đáp viên tham gia khảo sát.
Phần lớn là cảm xúc tích cực
trong bữa cơm gia đình (144 phiếu
5.5%
chiếm 80%), điều này là một dấu hiệu 14.9%
đáng mừng vì số liệu thể hiện được tình
cảm và mức độ gắn bó của giới trẻ
ngày nay với các thế hệ trước dường 79.6%
như vẫn ổn định và có vẻ gắn bó hơn
nhờ “bình thường mới”, khi mà con
người ta sống gần nhau hơn trong ngôi
nhà của mình.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
những cảm xúc tiêu cực (27 phiếu Tích cực Tiêu cực Khác
chiếm 15%), nhóm nghiên cứu cho
rằng những đáp viên lựa chọn phiếu này có thể như đã đề cập ở trên, thuộc nhóm lựa chọn
không chia sẻ chuyện gì trong bữa cơm gia đình, bởi lẽ họ nhà những người không thực sự
được ủng hộ, hay “black sheep”, khác biệt so với phần lớn thành viên gia đình đặc biệt là
anh chị em, hoặc chỉ đơn giản không có chung một quan điểm và khoảng cách thế hệ.
Nhóm khác (10 phiếu chiếm 5%) có thể thuộc nhóm những người “không biết nói
gì’ trong các buổi sinh hoạt chung (chia sẻ chuyện “khác” trong bữa cơm gia đình).

GT5: Tỉ lệ giới trẻ ở sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có cảm xúc tích cực trong
bữa cơm gia đình 80%.
Cảm xúc khi ăn bữa cơm gia đình Tỷ lệ phần trăm
Tích cực 79.6%
Tiêu cực 14.9%
Khác 5.5%

Với n =181; 𝑝̅ = 0.796; 𝑍𝑎⁄2 = 1.96; mức ý nghĩa α = 0.05

𝑝̅(1 − 𝑝̅ ) 0.796(1 − 0.796)


𝑝̅ ± 𝑍𝑎⁄2 √ = 0.796 ± 1.96√ = 0.796 ± 0.059
𝑛 181

Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm (với độ tin cậy 95%) nằm trong khoảng 0.737
đến 0.855 hay khoảng 73.7% đến 85.5%.
Nhận xét: Theo thống kê của chúng tôi, trong số 181 người được khảo sát có 144 người
(chiếm tỉ lệ 79.6%) có cảm xúc tích cực trong bữa cơm gia đình. Chúng tôi muốn ước
lượng khoảng của tỷ lệ tổng thể với độ tin cậy khoảng 95%, chúng tôi tin rằng tỷ lệ giới trẻ
ở thành phố Hồ Chí Minh có cảm xúc tích cực trong bữa cơm gia đình nằm trong khoảng từ
73.7% đến 85.5%.
Kết luận: Kết quả này phù hợp với giả thuyết 4.

4.3. Bữa cơm gia đình có quan trọng hay không? Và hình ảnh bữa cơm gia đình
đối với giới trẻ.
Với 181 người tham gia khảo sát khi được hỏi: “Suy nghĩ của bạn về giá trị của bữa
cơm gia đình trong xã hội hiện nay?”
Tổng kết có 3 yếu tố trên 70%, chúng tôi nhận thấy rằng đa số đáp viên đồng ý và
hoàn toàn đồng ý bữa cơm gia đình quan trọng, nhưng có thể đi ăn ngoài nếu có việc
bận với tỷ lệ 75,1% (tương ứng với 136/181 người khảo sát), bởi lẽ tính chất công việc hiện
tại và đa số đối tượng khảo sát của nhóm là các bạn trẻ đang trong độ tuổi học sinh, sinh
viên. Đứng thứ hai với tỷ lệ 74,4% (135/181; ít hơn 0,7% so với yếu tố đầu) là yếu tố luôn
phải đầy đủ thành viên mới là một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Và khi cuộc sống dần
trở nên bận rộn, tấp nập hơn, chúng ta thường ít dành thời gian cho nhau thì với 128 phiếu
suy nghĩ cho rằng bữa cơm gia đình là giá trị văn hóa của người Việt, cần được giữ gìn
và phát huy chiếm 70,6%.
Hai yếu tố giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhưng khá tốn thời gian và biểu tượng
cho sự sum họp, đoàn viên, là không gian kết nối yêu thương lần lượt chiếm tỷ lệ 63,6%
và 65,2% (hai suy nghĩ trái ngược nhau và chênh lệch nhau 1,6%). Tỷ lệ 57,5% (với 104
phiếu) là số lượng đồng ý thấp nhất khi cho rằng bữa cơm gia đình không quan trọng lắm,
vì cuộc sống giờ bận rộn hơn.
Bên cạnh đó, có những đáp viên có suy nghĩ trung lập về bữa cơm gia đình chiếm từ
13,3% - 27,6% đối với từng yếu tố. Còn lại hai sự lựa chọn không đồng ý và hoàn toàn
không đồng ý chiếm tỷ lệ ít nhất xấp xỉ khoảng 10,2%.

Giả thuyết H3: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, có ít nhất 70% khảo sát cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng (nhưng có thể đi ăn
ngoài nếu bận việc).
Gọi p: là phần trăm giới trẻ ở TPHCM cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng.
H0: p ≥ 0.7
Ha: p < 0.7
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu là 181 người có 136 người cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng.
Kiểm định giả thuyết
136
𝑝̅ −𝑝0 −0,7
181
𝑧= = = 1.51
𝑝 (1 − 𝑝0 ) 0,7(1−0,7)
√ 0 √
𝑛 181
→ p-value = 0.9345 > α = 0.05
→ Không thể bác bỏ H0
→ Giả thuyết H3 đúng.
Vậy ở giới trẻ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 70%
người cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng (nhưng có thể đi ăn ngoài nếu bận việc). Kết
quả đã phản ánh đúng chủ đề chia sẻ của các đối tượng mà nhóm tiến hành khảo sát.
4.4. Nguyên nhân dẫn tới việc một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm
gia đình?

Nguyên nhân giới trẻ dần dần rời xa bữa cơm gia đình
2.2%

29.3%
39.8%

28.7%

Khách quan Chủ quan Cả hai nguyên nhân Khác

Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần đa người tham gia khảo sát cho rằng
các nguyên nhân khách quan (sự phát triển quá nhanh của kinh tế và xã hội đã thúc ép con
người ta gắn bó với công việc nhiều hơn, dành ít thời gian cho gia đình và bản thân) với xấp
xỉ 39,8% số phiếu (72 phiếu). Kế đó, số người chọn nguyên nhân chủ quan (do chính bản
thân chúng ta không còn muốn ở bên gia đình nữa, sự chán ghét những rập khuôn được
truyền lại từ nhiều đời trước và cả những lễ nghi khắc khe trên bàn ăn có nhiều thế hệ gia
đình) với số người cho rằng nguyên nhân chính là do sự kết hợp của cả khách quan lẫn chủ
quan chiếm một tỉ lệ gần ngang nhau, xấp xỉ 29,2% với 53 phiếu dành cho “Cả hai nguyên
nhân” và 52 phiếu với tỉ lệ 28,7% dành cho “Chủ quan”.

Giả thuyết H4: Có ít nhất 50% giới trẻ hiện nay cho rằng guồng quay vội vã của
cuộc sống dần cuốn họ ra xo khỏi vòng tay gia đình, ra xa khỏi những bữa cơm đầm ấm
cùng gia đình.
Gọi p: là phần trăm giới trẻ cho rằng các nguyên nhân khách quan dẫn đến sự xa
rời bữa cơm gia đình của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
H0: p ≥ 0,50
Ha: p < 0,50
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu là 181 người có 72 người chọn nguyên nhân khách quan dẫn đến một bộ
phận giới trẻ dần dần xa rời bữa cơm gia đình.
Kiểm định giả thuyết
72
𝑝̅ −𝑝0 −0,5
181
𝑧= = = -2.75
(1 )
√𝑝0 − 𝑝0 √0,5(1−0,5)
𝑛 181
→ p-value = 0.0030 < α = 0.05
→ Bác bỏ H0, chọn Ha.
Vậy ở giới trẻ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít hơn 50%
đáp viên cho rằng các nguyên nhân khách quan dẫn đến sự xa rời bữa cơm gia đình của
một bộ phận giới trẻ hiện nay. Kết quả đã phản ánh đúng tỷ lệ (chiếm 39.7%) của các đối
tượng mà nhóm tiến hành khảo sát.
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, HẠN CHẾ
1. Tóm tắt kết quả dự án:
Có lẽ, khi nhắc đến bữa cơm gia đình thì
hiện lên trong ẩn sâu tâm thức của mỗi người đều
là những kỉ niệm đẹp đẽ gắn liền với tuổi thơ, là
lúc gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau
hơn. Thế nhưng, thực chất cuộc sống hiện nay
đang trở nên vội vàng hơn đòi hỏi nhiều sự đánh
đổi, liệu những bữa cơm gia đình có còn quan
trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người
hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm đã
thực hiện việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát
do 181 người thực hiện thuộc độ tuổi từ 16 đến 30
tuổi (tuổi được tính bằng năm 2022 trừ đi năm sinh) và hiện đang sinh sống và làm việc trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Theo như kết quả đã khảo sát cho thấy đa số giới trẻ ngày nay cụ thể nằm trong độ
tuổi từ 15-20 tuổi thường xuyên hoặc luôn luôn cùng với gia đình của mình có những bữa
cơm gia đình đầy đủ thành viên. Bởi lẽ những người thuộc đối tượng này chủ yếu là học
sinh, sinh viên đang sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên việc các bạn có bữa cơm
gia đình là hiển nhiên. Bên cạnh đó, vẫn còn một số bạn trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm
gia đình mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hai
khía cạnh: Khách quan là sự thay đổi quá nhanh
về nền kinh tế và xã hội, cuộc sống trở bên bận
rộn tấp nập; Chủ quan: do bản thân của mọi người
quyết định rằng có chọn bữa cơm gia đình
không,..ngoài ra còn do các nguyên nhân khác
như: sự vô tâm, lười ăn hay là bản thân không biết
nên lựa chọn như thế nào. Từ đó cảm xúc trong
những bữa cơm được thể hiện rõ qua những hành
động cũng như thái độ.
Cảm xúc của bữa cơm trong gia đình cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, không
những giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được mức độ hài lòng của các đáp viên trong bữa
cơm gia đình mà còn giúp chúng tôi đánh giá được tần suất cũng như độ yêu thích của các
đáp viên tham gia khảo sát. Theo như kết quả cho thấy phần lớn là cảm xúc tích cực trong
bữa cơm gia đình, điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì số liệu thể hiện được tình cảm và
mức độ gắn bó của giới trẻ ngày nay với các thế hệ trước dường như vẫn ổn định và có vẻ
gắn bó hơn nhờ “bình thường mới”, khi mà con người ta sống gần nhau hơn trong ngôi nhà
của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những
cảm xúc tiêu cực hay những người “không biết nói
gì”, bởi lẽ họ nhà những người không thực sự được
ủng hộ, hay “black sheep”, khác biệt so với phần lớn
thành viên gia đình đặc biệt là anh chị em, hoặc chỉ
đơn giản không có chung một quan điểm và khoảng
cách thế hệ.
Cảm xúc là yếu tố nhạy cảm của mỗi người và nó cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc
các bạn có muốn chia sẻ điều gì trong bữa cơm gia đình hay không. Từ việc phân tích chúng
tôi có thể rút ra rằng đa số những người có cảm xúc tích cực thường sẽ lựa chọn việc chia sẻ
các vấn đề: công việc, học tập, các mối quan hệ, tin tức,.. có lẽ vì nhu cầu giải tỏa áp lực
công việc và bài vở khiến chúng ta dễ mở lòng hơn trong việc chia sẻ áp lực cá nhân tới
người thân, nhất là trong các khoảng thời gian sinh hoạt chung như ăn cơm. Và đương nhiên
việc không chia sẻ gì thuộc nhóm người tiêu cực.
Bữa cơm gia đình dường như là một thói quen và thể hiện được truyền thống có từ xa
xưa của người dân Việt Nam. Vậy liệu nó có tầm ảnh hưởng và giá trị như thế nào đối với
giới trẻ ngày nay?
➢ Thông qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy tầm ảnh hưởng của bữa cơm gia
đình là vô cùng quan trọng khi có đầy đủ thành viên và tự nấu ăn cùng với nhau, bởi điều
này không những giữ gìn hạnh phúc gia đình, giá trị truyền thống mà còn đảm bảo được
sự an toàn về thực phẩm. Tuy nhiên bởi tính chất công việc bận rộn nên một số người cho
rằng việc để có bữa cơm gia đình thì khá tốn thời gian và có thể đi ăn ngoài.
➢ Giá trị và lợi ích là vấn đề khá được
quan tâm, là điều chủ yếu để nhận thấy được bữa
cơm gia đình có thật sự là điều kiện đủ để có tầm
ảnh hưởng tới giới trẻ ngày nay và khiến cho họ
muốn có một bữa cơm trọn vẹn với người thân yêu
của mình ngay lập tức. Và đa số người tham gia
khảo sát chia sẻ rằng bữa cơ, gia đình giúp họ có thể
tiết kiệm được chi phí và an toàn, giúp họ hạnh phúc,
vui vẻ hơn và đặc biệt là bí quyết để gia đình có thể
gắn kết với nhau. Ngoài ra, áp lực về vật chất cũng
như tinh thần trong cuộc sống thì gia đình chính là
nơi để các bạn trẻ có thể tâm sự, giải tỏa căng thẳng
và cũng là một điều tốt để người trẻ có thể học hỏi
được những điều hay, ý đẹp từ những thế hệ đi trước.
Chung quy lại, bữa cơm gia đình có một tầm ảnh hưởng và giá trị không hề nhỏ đối
với giới trẻ hiện nay. Nó thể hiện sự gắn kết, truyền thống của dân tộc, là cái nôi nuôi
dưỡng mỗi tâm hồn nhỏ trưởng thành cảm nhận được những sự yêu thương, đắng, cay,
ngọt, bùi trong cuộc sống. Dù cuộc sống hiện tại có thay đổi nhiều hay không nhưng chắc
hẳn rằng ai ai trong kí ức của mình cũng có thể cảm nhận được sự ấm cúng và hạnh phúc
khi có bữa cơm cùng với những người thân yêu trong gia đình.

2. Một số giải pháp, khuyến nghị:

1. Thu hẹp khoảng cách thế hệ: 2. Sắp xếp thời gian và công việc
tìm hiểu sở thích, tính cách mỗi hiệu quả
người..
3. Đa dạng thực đơn trong mỗi 4. Quan tâm, trò chuyện, chia sẻ
bữa ăn với nhau

5. Chia sẻ công việc với mọi


người trong gia đình

3. Hạn chế và phương án tiếp theo:


3.1. Hạn chế về khảo sát và phương pháp thực hiện:
Đầu tiên là về phương pháp thực hiện, việc lấy mẫu ngẫu nhiên khó lòng đảm bảo
mức độ đại diện của mẫu cho tổng thể mà chúng tôi đang hướng tới. Đây chỉ là bài khảo sát
dựa trên cảm nhận, suy nghĩ của riêng người dùng nên khó lòng phản ánh thực tế. Dữ liệu
mà chúng tôi thu thập được đa số là dữ liệu định tính nên mang rất ít thông tin. Về kết quả
của bài khảo sát, chúng tôi đa số dừng lại ở phương pháp thống kê mô tả, nên kết quả của
bài khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo.
Trong tương lai, nếu có cơ hội phát triển dự án này, chúng tôi sẽ đặt ra các câu hỏi đa
dạng thang đo để có nhiều dữ liệu hơn. Đồng thời, chúng tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp
thống kê hơn để khai thác thông tin một cách hiệu quả.
3.2. Hạn chế về dối tượng khảo sát:
Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là giới trẻ trong độ tuổi từ 15-20 tuổi. Tuy nhiên,
dư phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên đa số người được khảo sát là học sinh, sinh viên,
nên các nhóm tuổi trên 20 chưa được phản ánh một cách rõ nét.
Trong tương lai, nếu có cơ hội phát triển dự án này, chúng tôi sẽ có phương án, đối
tượng lấy mẫu một cách đa dạng hơn để dữ liệu có thể phản ánh được mọi lứa tuổi cũng như
thu nhập.
Đồng thời, trong quá trình khảo sát, đáp viên có thể đưa ra những câu trả lời chưa thực
sự chính xác.
3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những hạn chế kể trên - cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo - nhóm đã rút ra một
vài kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai:
a) Thứ nhất, cần đầu tư thời gian, nhân lực để mở rộng phạm vi khảo sát và chú trọng
trải đều qua các độ tuổi, từ đó góp phần giúp tăng tính đại diện của bài khảo sát để đạt độ tin
cậy cao hơn.
b) Thứ hai, đẩy mạnh hình thức khảo sát trực tiếp đồng thời kết hợp hài hòa giữa các
hình thứ khác nhau như khảo sát trực tuyến, qua điện tử hoặc điện thoại nhằm kiểm soát và
thu được kết quả có độ chính xác và thực tế cao.
c) Thứ ba, học hỏi và nghiên cứu các bài nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để
trau dồi kiến thức, từ đó đưa ra các nhận định có tính khoa học cao và không bỏ sót các yếu
tố quan trọng.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC:


1. Tài liệu tham khảo:
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1626
&Itemid=76

https://text.123docz.net/document/9984270-tieu-luan-khao-sat-anh-huong-cua-chi-
chi-16-den-doi-song-cua-nguoi-dan-tai-tphcm.htm

https://123docz.net/document/9602973-kha-o-sa-t-a-nh-hu-o-ng-cu-a-chi-chi-16-de-
n-do-i-so-ng-cu-a-ngu-o-i-da-n-ta-i-tphcm.htm

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/bua-com-gia-dinh-net-van-hoa-bieu-tuong-dep-
cua-nep-nha-viet-nam-n20180628082011155.htm

http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-
/asset_publisher/LTKhIEQ3Qmto/content/nhung-gia-tri-cua-bua-com-gia-inh-viet

https://www.khoahocdautufree.com/bidvertiser-
khoahoc?utm_campaign=DirectAds_M_PC1

https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/2020/Bieu_18_E.pdf
2. Phụ Lục:
Check đạo văn

You might also like