You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN


NHÂN HỌC ĐÔ THỊ
Giảng viên: TS Phan Thị Ngọc

ĐỀ BÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG VẠN PHÚC

Hà Nội, 2023

1
Danh sách thành viên

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ trong nhóm


Trần Trung Hiếu 2103108 Lý do lựa chọn đề tài, kế hoạch nghiên cứu, tính khả
7 thi của đề tài
Nguyễn Thiên 2003111 Mục tiêu nghiên cứu
Dung 2
Lê Thị Thanh 2003116 Đối tượng nghiên cứu
1
Nguyễn Thị Huyền 2003112 Phương pháp nghiên cứu
1
Nguyễn Thanh 2003112 Tổng quan nghiên cứu
Hương 6
Phan Thị Phương 2003113 Nội dung nghiên cứu
Linh 4
Câu hỏi nghiên cứu

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................4
1. Lý do nghiên cứu................................................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................6
4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................9
5. Tính khả thi của đề tài.......................................................................................................................9
6. Kế hoạch nghiên cứu........................................................................................................................11
7. Tổng quan tài liệu.............................................................................................................................11
7. Nội dung chính của đề tài nhóm......................................................................................................12
NỘI DUNG............................................................................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG VẠN PHÚC.............................................................................................................................13
1.1. Những khái niệm liên quan......................................................................................................13
1.2. Những tác động của quá trình đô thị hóa đến làng nghề truyền thống...............................14
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VẠN PHÚC............................................................................................................................................15
2.1. Giới thiệu về làng lụa truyền thống Vạn Phúc, Hà Đông.....................................................15
2.2. Sự biến đổi làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
hiện nay.............................................................................................................................................17
2.2.1. Những biến đổi của nghề dệt lụa Vạn Phúc dưới tác động của đô thị hóa....................17
2.2.2. Những biến đổi về cảnh quan và đời sống con người tại làng lụa Vạn Phúc dưới tác
động của đô thị hóa.....................................................................................................................19
2.2.3. Những biến đổi về phát triển hoạt động du lịch tại làng lụa Vạn Phúc dưới tác động
của đô thị hóa..............................................................................................................................21
2.3. Nhận xét, đánh giá sự tác động của đô thị hóa đến làng nghề truyền thống Vạn Phúc hiện
nay ....................................................................................................................................................22
2.3.1. Nhận xét chung.................................................................................................................22
2.3.2. Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực........................................................................22
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VẠN PHÚC
TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY..................................................................................25
3.1. Nâng cao nhận thức về giá trị của nghề truyền thống tại làng nghề Vạn Phúc hiện nay. .25
3.2. Hỗ trợ đào tạo nghề và khôi phục các điều kiện dệt lụa truyền thống tại làng nghề Vạn
Phúc hiện nay...................................................................................................................................25
3.3. Thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề lụa truyền thống Vạn Phúc.....................................26
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................27

3
4
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm 9 xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phan Thị Ngọc,
người đã giảng dạy nhiệt tình, chi tiết và chia sẻ những kiến thức bổ ích về học phần
nhân học đô thị trong suốt thời gian qua, giúp nhóm có kiến thức và vận dụng chúng
để viết đề cương này.

Trong quá trình viết, vì còn hạn chế về kiến thức, trình độ và kinh nghiệm làm
đề cương nên không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định. Nhóm 9 rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài có thể hoàn thiện thêm.

Lời cuối cùng, nhóm 9 xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2023.

5
1. Lý do nghiên cứu

Hiện nay nền kinh tế thị trường cũng như công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên nhiều
cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, sự hội nhập và nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự
phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng tạo nên những
thách thức mới mà buộc chúng ta phải thích nghi. Với bối cảnh xã hội hiện nay đã có
rất nhiều sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, ít nhiều đã có ảnh hưởng đến
các mô hình kinh tế cũ, cũng như có những sự biến đổi của quá trình đô thị hóa đã có
ít nhiều những sự thay đổi về mọi mặt kinh tế, văn hóa, đời sống của người dân sinh
sống làng nghề truyền thống mà trước giờ cuộc sống của người dân dựa chủ yếu vào
sản phẩm truyền thống đó là lụa. Việc nhóm chọn đề tài này nhằm làm rõ hai vấn đề
chính mà nhóm đã lựa chọn.

Vấn đề thứ nhất: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với làng nghề lụa Vạn Phúc.

Vấn đề thứ hai: Chứng minh sự thay đổi của quá trình đô thị hóa đối với làng nghề lụa
Vạn Phúc

Lý do mà nhóm lựa chọn giải quyết hai vấn đề này đó chính là Làng lụa Vạn Phúc
trước đây là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam. Mang những
giá trị không chỉ về mặt văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là một niềm
tự hào của người dân đối với một nghề truyền thống lâu đời, giúp cho người dân nơi
đây có thể ổn định cuộc sống. Tuy nhiên đặt dưới bối cảnh đô thị hóa hiện nay, sự thay
đổi, chuyển dịch kinh tế thì làng nghề lụa Vạn Phúc cũng có ít nhiều sự thay đổi về đời
sống, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vì vậy nhóm muốn làm rõ vấn đề để có thể thấy được cũng như có cái nhìn khách
quan hơn xem xem là dưới sự tác động to lớn như vậy thì Làng nghề có sự thay đổi
hay không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Tích cực hay tiêu cực, có đảm bảo được
đời sống của người dân nơi đây không? Và họ thích nghi như thế nào?

6
Việc nhóm lựa chọn chứng minh sự thay đổi bản chất là để làm rõ sự thay đổi của làng
nghề lụa Vạn Phúc đối với bối cảnh hiện nay như thế nào? Việc biến đổi nó diễn ra từ
bao giờ, người dân nơi đây đã thích nghi với bối cảnh xã hội hiện nay ra sao. Có sự
thay đổi về dân cư cũng như mô hình buôn bán có theo xu hướng thương mai hay
không? Hay vẫn giữ được những nét truyền thống. Sự kết hợp chuyển giao giữa kinh
tế thị trường và kinh tế truyền thống ở làng nghề lụa Vạn Phúc có thực sự hài hòa hay
chỉ đơn giản là buôn bán thông thường. Đây cũng là những lí do chính để nhóm quyết
định lựa chọn đề tài này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:


• Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn chỉ ra về sự biến đổi của quá
trình đô thị hóa tác động tới sự thay đổi về mọi mặt kinh tế, văn hóa, đời sống của
người dân sinh sống làng nghề truyền thống Vạn Phúc
- Mục tiêu cụ thể:
 Tổng quan một số vấn đề lý thuyết về đô thị hoá và làng nghề truyền thống
 Tìm hiểu thực trạng biến đổi nghề truyền thống tại làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
dưới sự tác động của quá trình đô thị hoá
 Đề xuất giải pháp cho các mô hình buôn bán tại làng nghề Vạn Phúc dưới sự
tác động của quá trình đô thị hóa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những người dân sản xuất và kinh doanh lụa
- Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu chứng minh sự biến đổi của qúa trình đô thị
hóa với làng lụa truyền thống Vạn Phúc - Hà Đông, Địa điểm tại Làng Lụa
truyền thống Vạn Phúc - Hà Đông
 Phạm vi thời gian: Giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là từ tháng 10-> tháng 12
năm 2023.

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu:

7
- Câu hỏi nghiên cứu chính: Sự tác động của đô thị hóa tới mọi mặt trong kinh tế, văn
hóa, đời sống của người dân sinh sống làng nghề truyền thống Vạn Phúc diễn ra như
thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu phụ:

+ Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất tại làng nghề truyền thống Vạn Phúc vào khoảng
thời gian nào?

+ Thực trạng những biến đổi trong các mặt kinh tế, đời sống, văn hóa trong thời kì đô
thị hóa tại làng nghề Vạn Phúc đang diễn ra như thế nào?

+ Những nguyên nhân nào đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại làng nghề Vạn Phúc?

+ Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đô thị hóa mà người dân sinh sống tại đây
gặp phải là gì?

+ Liệu có giải pháp nào có thể đề xuất để hạn chế một phần những khó khăn, thách
thức trên hay không?

4.2. Câu hỏi phỏng vấn sâu:

- Anh/chị là người gốc sinh sống tại làng nghề này hay là người di cư từ nơi khác đến?
Nếu là người di cư từ nơi khác đến thì khoảng thời gian sinh sống tại đây là bao nhiêu
năm, lí do di cư là gì?

- Vạn Phúc từng là một làng nghề truyền thống, anh/ chị có thấy sự khác biệt gì với
làng nghề Vạn Phúc hiện tại hay không? Nếu có hãy kể tên một vài sự khác biệt mà
anh/chị nhận thấy?

- Anh/ chị thấy rằng những điểm khác biệt đó bắt nguồn từ đâu và từ khi nào, lí do là
gì?

- Cơ cấu dân số dân cư nơi đây đã trải qua những thay đổi nào trong quá trình đô thị
hóa? Dân số tăng lên hay giảm đi, có xu hướng già hóa hay trẻ hóa? Có xu hướng di
cư đi nơi khác nhiều hơn hay ngược lại?

8
- Theo anh/chị, đô thị hóa có ảnh hưởng đến nền kinh tế và ngành công nghiệp lụa
truyền thống của làng nghề Vạn Phúc hay không? Nếu có thì ảnh hưởng thế nào? (mô
hình buôn bán, quy mô sản xuất, quá trình thu mua,...)

- Những ảnh hưởng về kinh tế đó dẫn đến sự thay đổi về sản xuất, thu nhập, việc làm
như thế nào và gây ảnh hưởng tới bản thân anh/chị ra sao?

- Những giải pháp, chính sách nào đã được địa phương hoặc Nhà nước áp dụng để bảo
tồn và phát triển làng lụa Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa? Việc tiếp cận các chính
sách, giải giáp ấy đối với anh chị dễ dàng hay khó khăn? Việc tuyên truyền các giải
pháp, chính sách ấy đến người dân có phổ biến, rộng rãi hay không?

- Gia đình anh/chị đã từng sản xuất lụa hoặc bản thân anh/chị đã từng tìm hiểu hay
chứng kiến quá trình sản xuất lụa truyền thống tại làng nghề mình hay chưa? Anh/chị
thấy rằng quy trình sản xuất lụa đó có thay đổi không sau quá trình đô thị hóa? Nếu có
thì những thay đổi đó là gì?

- Theo anh/chị, quá trình đô thị hóa tại làng lụa Vạn Phúc có gặp phải những thách
thức, rào cản hay không? Nếu có thì những thách thức hay rào cản đó là gì?

- Anh/chị có gặp phải những rào cản, thách thức đó không? Anh/chị đã vượt qua
những khó khăn ấy bằng cách nào và như thế nào?

- Theo anh/chị, đô thị hóa có ảnh hưởng đến văn hóa và truyền thống của làng lụa Vạn
Phúc không? Nếu có thì những ảnh hưởng là gì? (Ví dụ như một số nghi lễ, tập tục,
thói quen đời sống của người dân có sự thay đổi như thế nào)

- Đô thị hóa có những ảnh hưởng to lớn về văn hóa và truyền thống của làng lụa Vạn
Phúc đến vậy, vậy anh/chị có ý thức được trách nhiệm của bản thân về việc giữ gìn
bản sắc văn hóa nơi đây hay không? Theo anh/chị thì làm thế nào để đảm bảo rằng quá
trình đô thị hóa không gây mất mát về bản sắc văn hóa của làng lụa Vạn Phúc?

- Bên cạnh những khó khăn, thách thức, theo anh/chị, đô thị hóa có mang lại những
thuận lợi gì cho làng lụa Vạn Phúc hay không? Nếu có thì những thuận lợi đó là gì?
Anh chị đã lợi dụng những thuận lợi ấy để phát triển gia đình, bản thân như thế nào?

9
5. Phương pháp nghiên cứu

 Quan sát, tham gia: nhóm nghiên cứu thực hiện quan sát bằng các giác quan
hoặc bằng một số công cụ hỗ trợ như máy ảnh, máy quay, điện thoại một cách
có mục đích, theo kế hoạch để thu thập các dữ liệu cần thiết cho bài nghiên cứu.
Quan sát những người buôn bán tại chợ, các mô hình cửa hàng, các phương
thức trao đổi mua bán, các sản phẩm được bày bán qua đó ghi chép thu thập
thông tin cơ bản về tình trạng làng lụa Vạn Phúc hiện nay.
 Phỏng vấn sâu: Đối tượng là người dân sản xuất và kinh doanh lụa tại làng Vạn
Phúc, số lượng từ 4 đến 5 người với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn phục vụ
cho đề tài nghiên cứu để làm rõ những biến đổi của nghề dệt lụa tại làng Vạn
Phúc hiện nay. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn từ 20 đến 30 phút, nhóm nghiên cứu
chuẩn bị trước nội dung câu hỏi và linh hoạt các câu hỏi trong khi phỏng vấn để
có thể khai thác được nhiều thông tin liên quan đến đề tài. Trước khi phỏng
vấn, nhóm giải thích rõ ràng cho người tham gia phỏng vấn về đề tài nghiên tài
và mục đích của buổi phỏng vấn, chỉ ghi âm khi được sự cho phép của người
tham gia và đảm bảo các thông tin cá nhân của người tham gia được bảo mật.
Tất cả các kết quả thu thập được sau khi phỏng vấn sẽ chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu tài liệu: mục tiêu nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu những khái
niệm, những yếu tố tác động đến nghề dệt lụa truyền thống và những phương
hướng phát triển nghề dệt lụa truyền thống. Tài liệu bao gồm tài liệu sơ cấp và
tài liệu thứ cấp do nhóm tìm hiểu và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau từ dó
nhóm có thể thu thập được các cơ sở lý luận trên các bài báo, sách chuyên khảo,
tạp chí… hình thành các từ khóa xoay quanh đề tài để từ đó hệ thống hóa các
khái niệm, định nghĩa, xây dựng khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu phù
hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu tài liệu là một phương pháp quan trọng để nhóm
nghiên cứu tìm hiểu số liệu, những thông tin đã được nghiên cứu trước liên
quan đến đề tài, rút kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của nhóm.

6. Tính khả thi của đề tài

10
Trong nghiên cứu của nhóm chúng tôi, đối tượng được chúng tôi lựa chọn đó chính là
những hộ dân, hộ kinh doanh mà hiện tại đang buôn bán, kinh doanh mặt hàng lụa
truyền thống. Vì thế nhóm chúng tôi trong quá trình nghiên cứu có thể phát sinh một
số vấn đề như sau.

 Khoảng thời gian đầu khi đi thực tế tại làng lụa Vạn Phúc hiện nay chủ yếu là
những hộ kinh doanh họ sẽ không có quá nhiều thời gian để có thể trò chuyện
cũng như chia sẻ về lịch sử làng nghề, những cái khó khăn trong giai đoạn biến
đổi thị trường. Họ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc buôn bán và mời chào khách
hàng.
 Với nền kinh tế thị trường hiện nay không phải hoàn toàn 100% các hộ buôn
bán, kinh doanh là người gốc tại làng lụa Vạn Phúc mà có thể họ đến làng lụa
để kinh tế, dựa vào danh tiếng của làng để bán sản phẩm. Vì vậy có thể họ biết
hoặc không rõ về quá trình thay đổi cũng như tác động về việc đô thị hóa đối
với làng nghề.
 Khó khăn nữa là đối với các hộ buôn bán lâu năm khi nhóm mới đến địa
phương chưa gây dựng được lòng tin đối với các hộ kinh doanh dễ gây hiểu
nhầm cho nhóm là đang khảo sát địa phương để đến thực hiện việc kinh doanh,
có thể làm đối thủ cạnh tranh của họ khó có thể có thêm nhiều thông tin.

Cách khắc phục:

Để khắc phục những khó khăn trên nhóm sẽ thực hiện những biện pháp như:

Nếu người dân khó có thể tiếp cận nhóm sẽ xin giấy giới thiệu từ trường để thực hiện
nghiên cứu tiếp cận hoặc có thể nhờ tiếp cận đến ban quản lí của địa phương để nhờ sự
giúp đỡ.

Nhóm có thể trở thành khách hàng để thực hiện việc quan sát cũng như tiếp cận các hộ
kinh doanh có thể trải nghiệm mua hàng để có cái nhìn thực tế về các hộ kinh doanh
tại đây. Để có thể khai thác thêm thông tin cũng như hiểu hơn về đời sống kinh doanh
của các hộ gia đình.

Có thể nhóm sẽ chọn một hộ kinh doanh nào đó tiềm năng sau khi đã khảo sát địa
phương để thực hiện xin thông tin nhờ sự giúp đỡ.

11
7. Kế hoạch nghiên cứu

Thời gian Công việc cụ thể

15/10/2023 Viết đề cương nghiên cứu

25/10/2023 Tiến hành thực địa

17/11/2023 Phỏng vấn đối tượng

22/11/2023 Phỏng vấn + Tổng hợp các phỏng vấn

27/11/2023 Tiến hành viết báo cáo

4/12/2023 Nộp báo cáo

8. Tổng quan tài liệu

Trong cuốn sách “Văn hóa Việt Nam-tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng.
Cuốn sách được coi là một trong những công trình tổng hợp với 6 chủ đề chính từ khái
niệm, không gian, thời gian văn hóa, con người văn hóa đến các thành tố văn hóa,...
Với mỗi chủ đề tác giả đã sử dụng những khái niệm để dẫn dắt giúp ta khám phá được
chân lý khách quan và khái quát toàn bộ lịch sử của nền văn hóa dân tộc.
Cuốn sách “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” do Trương Minh
Hằng chủ biên bao gồm 6 tập, tổng hợp nhiều công trình, sách của nhiều tác giả bàn về
nghề, làng nghề truyền thống. Trong đó ngành nghề dệt có liên quan đến nội dung luận
văn được đề cập đến trong tập 5: Nghề đan lát, nghề thêu dệt, nghề làm giấy, đồ mã và
nghề làm tranh dân gian do Trương Minh Hằng chủ biên. Cuốn sách này cho thấy
nghề dệt xuất hiện từ thời Hùng Vương thông qua một số công cụ dệt được làm từ chất
liệu gốm (di chỉ gò Cây Táo, Thanh Trì, Hà Nội). Đây là một trong những hiện vật liên
quan đến nghề dệt, người Việt cổ biết dùng sản phẩm dệt để tạo nên những trang phục
đặc sắc. Các tác giả cũng khẳng định rằng, cùng với nghề thủ công như đúc đồng, đan

12
lát, chế tác vàng bạc,… thì nghề dệt được coi là nghề thủ công quan trọng nhất của
nước ta.
Cuốn sách “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của Dương Bá Phượng. Tác giả đã nêu lên những nguyên nhân về sự
biến đổi của các làng nghề thủ công, tìm ra được mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống
và yếu tố hiện đại trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát hiện những khó
khăn thuận lợi và các tiềm năng phát triển những làng nghề truyền thống ở vùng đồng
bằng sông Hồng, đồng thời đề xuất một phương hướng trong việc bảo tồn và phát triển
các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Cuốn sách “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay” (trường hợp làng Đồng Kỵ,
Trang Liệt và Đình Bảng) của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm chủ yếu đi nghiên
cứu rõ về sự biến đổi làng nghề truyền thống thông qua ba làng. Tác giả đã trình bày
bối cảnh lý thuyết và thực tiễn của quá trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và những
xu hướng biến đổi của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của làng Đồng Kỵ, Trang
Liệt và Đình Bảng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đưa ra giải
pháp cần thiết cho chiến lược phát triển bền vững ở ba làng cũng như các khu vực
nông thôn Bắc Ninh.
Luận án tiến sĩ triết học với đề tài “Văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng
bằng sông Hồng hiện nay” của Phạm Quỳnh Chinh, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề lý
luận liên quan đến sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông
Hồng hiện nay và chỉ ra những thực trạng đang diễn ra để từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng
bằng sông Hồng hiện nay.
Luận án tiến sĩ ngành văn hóa học với đề tài “Sự biến đổi văn hóa của làng nghề
truyền thống ở Hà Nội hiện nay” của Nguyễn Thị Bích Thùy, tác giả cũng trình bày
một số khái niệm cơ bản và lý thuyết về sự biến đổi văn hóa. Từ đó khảo sát thực trạng
về sự biến đổi của văn hóa làng nghề thông qua 2 trường hợp là làng dệt Triều Khúc
và làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Ứng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và
phát huy thông qua hai làng nghề truyền thống nói riêng và làng nghề truyền thống nói
chung trên địa bàn Hà Nội.
Luận án tiến sĩ ngành văn hóa học đề tài “Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La
(huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)” của Bùi Thị Dung. Đề tài này đã được tác giả làm

13
rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến sự biến đổi văn hóa của làng nghề nói chung
cũng như làng nghề dệt Phương La nói riêng. Khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi,
dự báo xu hướng của văn hóa và từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa của
làng nghề dệt khăn Phương La trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tạp chí giáo dục nghệ thuật với tiêu đề “Biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc - Sự
thay đổi tất yếu khi gắn với phát triển du lịch hiện nay “của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Loan. Tác giả đã làm rõ những khái niệm liên quan đến văn hóa. Đồng thời, chỉ rõ sự
thay đổi của làng nghề Vạn Phúc khi gắn với du lịch.

9. Nội dung chính của đề tài nhóm

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa đến làng nghề truyền thống Vạn
Phúc.

Chương 2: Thực trạng tác động của đô thị hóa đến làng nghề truyền thống Vạn Phúc.

Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Vạn Phúc trong bối
cảnh đô thị hiện nay.

NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN


LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VẠN PHÚC

1.1. Những khái niệm liên quan


Theo Từ điển tiếng Việt: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng
đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã
hội”.
Có thể thấy, Đô thị hóa là quá trình phát triển của các đô thị thể hiện qua sự tập
trung dân số, gia tăng mật độ dân số, diện tích đô thị, sự chuyển đổi phương thức sản
xuất, lối sống, chất lượng cuộc sống người dân... và vai trò của thành phố, đô thị trong
sự phát triển của quốc gia.

14
Làng nghề truyền thống là những làng có nghề thủ công truyền thống, được
hình thành và phát triển từ lâu đời; cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn
tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa
phương1. Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội
và văn hóa của các địa phương như Làng gốm Bát Tràng, Làng thêu Văn Lâm, Làng
tranh Đông Hồ, Làng đá mỹ nghệ Non Nước, Làng lụa Vạn Phúc, v.v..
Theo quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để được công nhận là một Làng nghề truyền
thống, phải đạt 03 tiêu chí sau:

 Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
 Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
 Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Trên góc độ đô thị hóa, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền
thống hiện nay đang phản ánh rõ nét nhất sự biến đổi phức tạp của quá trình đô thị
hóa ở Việt Nam với những đặc thù của sự xen kẽ nông thôn - đô thị. Khi quá trình
đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, đa số các khu vực dân cư nông nghiệp, làng nghề
truyền thống Việt Nam không bị giải thể, xóa nhòa mà lại chuyển đổi song hành với
đô thị. Cả hai khu vực đó cùng chuyển đổi, mang cả những đặc điểm tích cực và tiêu
cực, điển hình cho tính hai mặt của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Các làng nghề hiện nay có rất nhiều nhân tố mới quyết định đến sự hình thành
và tồn tại của chúng, khác biệt với các làng nghề trước đây khi còn nằm trong một
vùng nông thôn khá ổn định chưa có các biến động đô thị hóa mạnh mẽ. Đó là những
khía cạnh về sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi phương thức sản xuất, kinh
doanh, các nhân tố lao động, di cư, chuyển đổi lối sống, các hệ quả biến đổi không
gian, môi trường, chịu tác động của các bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước và cả các
yếu tố quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.

1
Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội, tr.06.

15
1.2. Những tác động của quá trình đô thị hóa đến làng nghề truyền thống
Đô thị hóa là quá trình tác động đến sự phát triển của làng nghề truyền thống
theo cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cụ thể:
Đô thị hóa mang lại những cơ hội phát triển cho làng nghề truyền thống:

 Tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn: Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng
dân số đô thị, tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, trong đó có
sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này tạo điều kiện cho các làng
nghề mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận.
 Hỗ trợ phát triển khoa học - kỹ thuật: Đô thị là nơi tập trung các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Điều này giúp các làng
nghề tiếp cận với các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm.
 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa: Làng nghề truyền thống là một
phần quan trọng của bản sắc văn hóa của các địa phương. Đô thị hóa có
thể góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của làng nghề truyền
thống thông qua việc bảo tồn các nghề thủ công truyền thống, phát triển
du lịch làng nghề.

Bên cạnh đó, Đô thị hóa cũng có các tác động tiêu cực, mang lại những thách
thức đối với làng nghề truyền thống:

 Sự cạnh tranh của hàng hóa công nghiệp: Hàng hóa công nghiệp có giá
thành rẻ, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu thụ.
Điều này khiến các sản phẩm làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn
trong cạnh tranh.

 Sự thay đổi nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường luôn biến động, đòi
hỏi các làng nghề phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều
làng nghề truyền thống vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất truyền
thống, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

 Sự suy giảm nguồn nhân lực: Do tác động của đô thị hóa, nhiều lao động
làng nghề rời bỏ quê hương để tìm kiếm việc làm ở thành phố. Điều này

16
khiến các làng nghề thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ, có
tay nghề cao.

Như vậy, tác động của đô thị hóa đến làng nghề truyền thống là một quá trình
phức tạp, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Để phát huy những mặt tích cực,
hạn chế những mặt tiêu cực của đô thị hóa, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành và cộng đồng dân cư làng nghề nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình đô thị hóa; đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm
đầu tư và thực hiện đồng bộ.
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG VẠN PHÚC

2.1. Giới thiệu về làng lụa truyền thống Vạn Phúc, Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam, nay
thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Làng
nghề này có lịch sử phát triển hơn 1000 năm với nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng, bắt
nguồn từ thời nhà Lý (1009-1225).
Thuyết truyền miệng:
Theo truyền thuyết, bà tổ làng lụa Vạn Phúc là bà A Lã Thị Nương, một người
con gái nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo, cách đây khoảng 1200
năm. Trong thời gian ở trang Vạn Bảo cùng chồng (Vạn Bảo cũng là tên cũ của làng
lụa Vạn Phúc, sau vì kị húy nhà Nguyễn nên mới đổi tên), bà đã dạy dân cách làm ăn
và truyền nghề dệt lụa. Bà đã mang theo nghề dệt lụa của quê hương và truyền dạy cho
người dân trong làng. Do đó, sau khi mất, bà được tôn làm thành hoàng làng.
Sự phát triển của làng lụa Vạn Phúc: Làng lụa Vạn Phúc đã phát triển không
ngừng qua các thời kỳ lịch sử cho đến nay.
Thời nhà Lý, làng lụa Vạn Phúc đã có tiếng là một trong những làng nghề dệt
lụa nổi tiếng nhất của nước ta lúc bấy giờ.
Sang thời nhà Trần, nhà Lê, làng lụa Vạn Phúc tiếp tục phát triển và đạt đến
đỉnh cao. Lụa Vạn Phúc đã theo khách buôn sang phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản,

17
Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á qua con đường giao thương tại các cửa biển
Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội An2...
Đến thời Nguyễn, làng lụa Vạn Phúc vẫn tiếp tục giữ được vị thế của mình. Lụa
Vạn Phúc thậm chí được chọn để may quốc phục và được các tôn thất trong hoàng gia
cùng gia đình các quan lại, huân quý trong triều đình yêu thích.
Trong hai năm 1931 và 1936, thợ dệt làng nghề Vạn Phúc đã hai lần mang sản
phẩm lụa sang dự “đấu xảo” ở Marseille và Paris (Pháp). Lụa Vạn Phúc nhận được sự
đánh giá cao trên thế giới, nhất là mặt hàng lụa hàng vân. Sau đó, sản phẩm lụa Vạn
Phúc được xuất khẩu sang hầu hết các nước Đông Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2012, làng nghề Vạn Phúc đã được tổ chức kỉ lục Việt Nam đề cử vào Top
10 làng nghề truyền thống lâu đời nhất. Năm 2014, làng Vạn Phúc đã được công nhận
là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do
Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam trao tặng.
Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc vẫn là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của
Việt Nam. Lụa Vạn Phúc được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, với
những hoa văn tinh xảo và độc đáo. Lụa Vạn Phúc được sử dụng để may trang phục,
chăn ga gối đệm, đồ lưu niệm,…
Những sản phẩm nổi bật của làng lụa Vạn Phúc: Làng lụa Vạn Phúc có sản
phẩm đa dạng, phong phú, được phân biệt theo cách dệt, chất liệu và hoa văn. Loại lụa
phổ biến nhất là lụa tơ tằm, được dệt thủ công trên khung cửi. Lụa Vạn Phúc có chất
liệu mềm mại, mịn màng, màu sắc tươi sáng, hoa văn tinh xảo.
Đến nay, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa
như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa
trước đình. “Lụa Hà Đông”, lụa vân... của Vạn Phúc vẫn thường được nhắc đến trong
thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung
dệt cơ khí hiện đại.
Như vậy, qua việc giới thiệu sơ lược và lịch sử phát triển của làng lụa Vạn
Phúc, có thể thấy đây là một làng nghề lụa truyền thống lâu đời, có giá trị lịch sử và

2
Nguyễn Thắng (2010), Ngàn năm quê lụa Vạn Phúc, Báo điện tử Người lao động, Truy cập ngày 28/11/2023
tại URL: https://nld.com.vn/phong-su-ky-su/ngan-nam-que-lua-van-phuc-20101008033531328.htm

18
văn hóa to lớn. Lụa Vạn Phúc là một sản phẩm thủ công tinh xảo, mang đậm bản sắc
văn hóa Việt Nam.
2.2. Sự biến đổi làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc trong quá trình đô thị hóa
ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những biến đổi của nghề dệt lụa Vạn Phúc dưới tác động của đô thị hóa

Dưới tác động của đô thị hóa, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có những biến đổi đáng
kể cả về quy mô, kỹ thuật sản xuất và sản phẩm.
Về quy mô:
Số lượng hộ gia đình sản xuất lụa ở làng Vạn Phúc đã giảm đáng kể. Trước đây,
toàn làng có hơn nghìn hộ gia đình sản xuất lụa, thì đến nay, con số này chỉ còn
khoảng 800 hộ làm nghề dệt lụa3, tuy nhiên con số này vẫn chiếm phần đông (chiếm
khoảng 60%) trên tổng số hộ sinh sống tại nơi đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc, Hà
Đông đã sản xuất ra khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải các loại, tương đương với
gần 63% doanh thu (khoảng gần 30 tỷ đồng) của toàn bộ làng nghề này.
Diện tích đất sản xuất lụa ở làng Vạn Phúc (diện tích trồng dâu, nuôi tằm) ngày
càng bị thu hẹp do những năm tơ rớt giá, người dân trốc gốc trồng những loại cây
khác. Chất lượng trứng tằm thấp cũng là một vấn đề khiến nguyên liệu dệt lụa suy
giảm.

Về kỹ thuật sản xuất:


Kỹ thuật sản xuất lụa ở làng Vạn Phúc đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại
hóa. Các máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại đã được đưa vào sử dụng, giúp tăng năng
suất và giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số hộ gia đình vẫn giữ
nguyên phương pháp sản xuất truyền thống, với các công đoạn được thực hiện thủ
công.
Khi còn hoạt động mạnh và sôi nổi nhất, cả làng có tới hơn 1000 máy dệt. Khi
đi vào làng, âm thanh những khung cửi, tiếng thoi đưa rộn ràng tiếng dệt lụa. Thế
nhưng hiện tại, số máy dệt đang hoạt động không quá 300 máy. Một phần ba trong đó
là các máy dệt lụa thường. Tình trạng này xảy ra phần lớn do đô thị hoá diễn ra với tốc
độ nhanh.

3
Tham khảo tại Cổng thông tin điện tử Phường Vạn Phúc: http://vanphuc.hadong.hanoi.gov.vn/lang-lua-van-
phuc-va-net-dep-van-hoa-truyen-thong-tu-hang-nghin-nam [truy cập ngày 29/11/2023].

19
Về sản phẩm:
Sản phẩm lụa Vạn Phúc ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu
cầu của thị trường như: mây bay, long phượng, đũi hoa, vân thọ đỉnh, tứ quế... Hình
dạng hoa văn trên lụa đã được thể hiện dưới đôi tay điêu luyện và óc nhìn tinh tế, sáng
tạo của người nghệ nhân lụa Vạn Phúc.
Mỗi một cửa hàng ở lụa Vạn Phúc lại có cách bài trí sáng tạo riêng để giới thiệu
và quảng bá sản phẩm, nhưng điểm chung tại khu chợ này đó là các mẫu mã sản phẩm
đa dạng từ khăn, áo, quần, áo dài, cũng như rất nhiều sản phẩm trang trí đều được làm
từ lụa với màu sắc rực rỡ, tươi mới.
Bên cạnh đó, khác với trước thời nhà Nguyễn, lụa Vạn Phúc chỉ dành cho tầng
lớp trung lưu trở lên, đến hiện đại thì làng nghề này càng sản xuất thêm nhiều sản
phẩm phù hợp với đại chúng. Các sản phẩm lụa Vạn Phúc không chỉ được sử dụng làm
quần áo, khăn, mũ mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nội thất,
trang trí,...
Nếu như ngày xưa, lụa Vạn Phúc chỉ may chủ yếu là áo cánh, áo sơ mi thì hiện
tại, cũng với chất liệu chính là tơ tằm, người nghệ nhân đã sáng tạo hơn khi biết kết
hợp để may vest, các bộ váy hiện đại… để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra,
để phong phú hơn thì lụa tơ tằm còn được kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để cho
ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhờ thế, những sản phẩm lụa mới phong phú, độc đáo và tính thẩm mỹ cao đến
như vậy. Với những đặc tính nổi bật, lụa Hà Đông luôn được chọn làm quà tặng cho
người thân và bạn bè khi du khách về đây. Với chất lượng đã được khẳng định qua
hàng nghìn năm, vượt qua những giá trị hàng hóa đơn thuần, các sản phẩm lụa Vạn
Phúc đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của vùng đất Hà Đông cũng
như của người dân Việt Nam.

2.2.2. Những biến đổi về cảnh quan và đời sống con người tại làng lụa Vạn Phúc
dưới tác động của đô thị hóa

Về cảnh quan:

20
Quận Hà Đông có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam, cách trung tâm
Thủ đô hơn 10 km, với diện tích gần 5.000 ha. Dưới sự gia tăng nhanh chóng tốc độ đô
thị hóa ở Hà Nội, quận Hà Đông sớm trở thành nơi vui chơi, tụ điểm ăn uống cùng các
hàng quán đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư, phát triển đô thị “ồ ạt”
đổ về quận này, nhiều công trình được xây dựng, mạng lưới giao thông xuyên suốt…
đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận. Làng Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông,
nằm ngay sát con sông Nhuệ, vốn là trung tâm đô thị hoá của quận nên chắc chắn chịu
ảnh hưởng rất lớn từ quá trình đô thị hóa này. Do đó, Làng lụa Vạn Phúc vốn nổi danh
với nghề truyền thống, nay đã như đô thị với những khu phố bán hàng sầm uất.
Ở làng Vạn Phúc hiện nay, nhà cửa cao tầng mọc lên san sát, các tiểu thương
buôn bán tập trung trên con đường tiến vào làng để thu hút khách du lịch. Dù vẫn còn
giữ được một số nét cổ xưa của làng truyền thống như đình làng, ao làng, cây đa...
nhưng cả làng đã bị bao bọc bởi những toà nhà cao tầng, giữa những công trình hiện
đại.
Ngoài ra, cảnh quan của làng lụa Vạn Phúc cũng chịu tác động từ các vấn đề ô
nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tự
nhiên của làng, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống tại làng nghề
này.

Về đời sống con người:


Thứ nhất, Sự biến đổi công việc của người dân: Trong các hộ dệt lụa từ xưa của
làng nghề Vạn Phúc, một số hộ hiện tại đã chuyển sang làm những công việc khác
mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với dệt lụa truyền thống. Đó là những công việc buôn
bán, kinh doanh quán xá, kinh doanh các mặt hàng đời sống... phục vụ cho du lịch
ngày càng phát triển ở nơi đây trong sự tác động của quá trình đô thị hóa. Cũng từ đó
dẫn đến vấn đề đất đai dùng cho dệt lụa của làng Vạn Phúc ngày càng thu hẹp và vấn
đề thiếu nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao theo nghề dệt lụa truyền thống của làng,
khiến làng lụa Vạn Phúc đang “chơi vơi” giữa dòng đô thị hoá đang ập vào làng ngày
càng lớn.
Thứ hai, Sự biến đổi về đời sống kinh tế của người dân: Kinh tế làng lụa Vạn
Phúc vẫn phát triển nhờ những doanh thu trong hoạt động du lịch kết hợp quảng bá
văn hóa dệt lụa truyền thống, đời sống vật chất và tinh thần của nghệ nhân, người dân

21
nơi đây được quan tâm hơn, sản phẩm làng nghề được lan tỏa đi khắp mọi nơi bằng
con đường ngoại giao, du lịch. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng tạo ra thị trường
tiêu thụ rộng lớn hơn cho sản phẩm lụa Vạn Phúc, giúp thu nhập của người dân làng
nghề đã được cải thiện và nâng cao hơn.
Thứ ba, Sự biến đổi về đời sống văn hóa của người dân: Hình ảnh làng nghề
truyền thống dệt lụa Vạn Phúc gắn kết với hoạt động du lịch văn hóa nghề dệt lụa Việt
Nam luôn xuất hiện trên các phương tiện thông tin, truyền thông. Góp phần giới thiệu
và quảng bá sản phẩm nghề truyền thống tới bạn bè quốc tế để khẳng định những giá
trị văn hóa truyền thống thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Quá trình đô
thị hóa đã góp phần thúc đẩy các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian, lễ hội
truyền thống của làng nghề Vạn Phúc được tổ chức thường xuyên hơn (dù là phục vụ
mục đích kinh doanh là chủ yếu), thu hút đông đảo người dân tham gia và cũng phần
nào giữ gìn các bản sắc văn hóa truyền thống của lễ hội, nghệ thuật dân gian nơi đây.

2.2.3. Những biến đổi về phát triển hoạt động du lịch tại làng lụa Vạn Phúc dưới
tác động của đô thị hóa

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có cả nghìn năm. Trong quá khứ, trong sách báo
và trong những câu ca dao, thì tên lụa Vạn Phúc đã có một sức hút đặc biệt. Nằm bên
bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa
như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa
trước đình. Nhiều địa điểm mới cũng được tôn tạo lại, để chào đón kỉ niệm 1000 năm
Thăng Long. Làng lụa Vạn Phúc có nền văn hoá lâu đời, con người ở đó thật thà hiền
lành, dễ mến. Các nếp sống và văn hoá vẫn còn lưu lại chút hình ảnh cổ xưa 4. Do đó,
cảnh quan làng nghề lụa truyền thống Vạn Phúc vừa mang nét đô thị, lại pha trộn
những yếu tố hoài cổ là địa điểm lý tưởng cho du khách đến tham quan không gian nơi
đây và trải nghiệm những giá trị văn hóa đặc biệt.
Bên cạnh đó, do làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội không xa (hơn
10 km), lại nằm trên trục đường chính cạnh quốc lộ 6A, và nằm trên đường đi một số
địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội như Chùa Thầy, Chùa Hương, Đường Lâm

4
Lụa Vạn Phúc (2018), Bài tham luận hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề truyền thống trong
phát triển du lịch”, Truy cập ngày 30/11/2023: http://luavanphuc.com/Lich-su-hinh-thanh/Bai-tham-luan-hoi-
thao-Phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-lang-nghe-truyen-thong-trong-phat-trien-du-lich

22
(Ba Vì)… nên làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi để tạo các tour du lịch dài ngày cũng
như ngắn ngày. Làng cũng có nhiều địa điểm đáng để du khách quan tâm và muốn ghé
thăm như chùa Tiên Linh (tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc), con đường ô
Vạn Phúc hay bức tường bích họa... Trong làng Vạn Phúc cũng có một miếu thành
làng, thờ bà Lã Thị Nương, tổ sư của nghề dệt lụa. Đây là những địa điểm cũng giúp
thúc đẩy dịch vụ du lịch ngày càng phát triển ở làng Vạn Phúc.
Thông qua hoạt động du lịch, mỗi một làng nghề là một địa chỉ du lịch sẽ giới
thiệu được những nét văn hoá, sản phẩm nghề, các lễ hội, các phong tục tập quán... để
phục vụ nhu cầu tìm hiểu của du khách trong và ngoài nước. Có thể nói, du lịch là một
trong những phương thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của làng lụa Vạn Phúc hiện
nay gắn liền với sản xuất hàng hóa, cùng với đó là việc khôi phục những phong tục tập
quán tốt đẹp của một làng nghề lụa truyền thống đã có lịch sử hơn nghìn năm.
2.3. Nhận xét, đánh giá sự tác động của đô thị hóa đến làng nghề truyền thống
Vạn Phúc hiện nay
2.3.1. Nhận xét chung

Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho làng lụa Vạn Phúc.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay sát trung tâm thành phố Hà Nội, làng lụa Vạn
Phúc đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong
và ngoài nước. Điều này đã góp phần quảng bá sản phẩm lụa Vạn Phúc đến với nhiều
người hơn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng mang lại những thách thức đối với nghề dệt lụa
Vạn Phúc. Sự phát triển của các đô thị đã dẫn đến sự gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng
đất đai ngày càng cao. Điều này đã khiến cho diện tích đất sản xuất lụa ở làng Vạn
Phúc ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại
cũng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, thu hút một bộ phận lao động trẻ trong làng
rời bỏ nghề dệt lụa truyền thống.
Như vậy, có thể thấy, ta cần phải đánh giá những biến đổi của làng nghề truyền
thống lụa Vạn Phúc trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay có cả hai mặt tích
cực và tiêu cực.

23
2.3.2. Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực

Những biến đổi tích cực trong quá trình đô thị hóa đến làng lụa Vạn Phúc:
Thứ nhất, Nâng cao thu nhập, đời sống vật chất của người dân: Quá trình đô thị
hóa đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân làng lụa Vạn Phúc. Làng
nghề đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, giúp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lụa ở đây; cũng như phát
triển kinh tế du lịch cho làng. Nhờ đó, thu nhập của người dân làng nghề lụa Vạn Phúc
đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Thứ hai, Phát triển du lịch làng nghề, tạo thêm việc làm cho người dân: Làng
lụa Vạn Phúc là một điểm đến du lịch hấp dẫn của thành phố Hà Nội. Mỗi năm, làng
nghề đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.
Điều này đã tạo thêm việc làm cho người dân làng nghề, giúp họ có thêm thu nhập.
Thứ ba, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống: Quá trình đô thị hóa
đã góp phần thúc đẩy quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của
làng lụa Vạn Phúc. Bằng việc thu hút được nhiều du khách, tạo điều kiện để quảng bá,
giới thiệu sản phẩm và văn hóa làng nghề đến với đông đảo người dân trong và ngoài
nước. Bên cạnh đó, để phục vụ du lịch thì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian,
lễ hội truyền thống của làng nghề Vạn Phúc cũng được tổ chức thường xuyên hơn,
phát huy những nét đẹp truyền thống nơi đây.
Thứ tư, Thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thị trường, người dân làng lụa Vạn
Phúc đã không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng mẫu mã, hoa văn và tích cực đổi
mới công nghệ sản xuất. Các loại máy móc, thiết bị hiện đại được ứng dụng vào sản
xuất lụa nơi đây, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, đô thị hóa đã mang lại những biến đổi tích cực không thể phủ nhận
đến đời sống và nghề lụa tại làng lụa Vạn Phúc. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng
đặt ra những thách và ảnh hưởng tiêu cực cho làng nghề này.
Những biến đổi tiêu cực trong quá trình đô thị hóa đến làng lụa Vạn Phúc:
Thứ nhất, Giảm nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề dệt lụa truyền thống: Sự gia
tăng dân số, nhu cầu về đất đai, giá đất tăng cao đã khiến nhiều hộ gia đình trong làng
phải chuyển đổi nghề nghiệp, làm mất đi nguồn nhân lực dệt lụa truyền thống. Bên

24
cạnh đó là lao động làm nghề này đang dần bị già hóa, đa số thợ lành nghề tại các
xưởng sản xuất lụa Vạn Phúc chủ yếu là những người trên 50 tuổi. Theo thống kê của
UBND phường Vạn Phúc, độ tuổi tham gia nghề dệt lụa ở địa phương hiện nay đều
trên 35 tuổi và để lại nỗi lo về lớp trẻ thiếu đam mê, sự mai một về thế hệ kế thừa nghề
truyền thống đã có hơn nghìn năm tuổi của làng5.
Thứ hai, Sự cạnh tranh của các loại lụa công nghiệp và nguy cơ hàng giả, hàng
nhái: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của các loại lụa
công nghiệp với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng. Điều này đã khiến cho sản phẩm lụa
Vạn Phúc gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ. Nhiều hộ gia đình trong làng đã phải
chuyển sang sản xuất các mặt hàng lụa công nghiệp, sử dụng máy móc hiện đại để
giảm chi phí sản xuất. Điều này đã làm giảm đi chất lượng và giá trị của sản phẩm lụa
Vạn Phúc. Bên cạnh đó, các sản phẩm lụa Vạn Phúc hiện nay đang bị thay thế hoặc bị
áp đảo bởi sản phẩm có xuất xứ từ nơi khác, nhất là các mặt hàng lụa Trung Quốc.
Thứ ba, Sản phẩm du lịch tại làng lụa Vạn Phúc đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và
thiếu tính liên kết cả. Sản phẩm hữu hình (hàng lưu niệm, hàng tơ lụa truyền thống
thành phẩm) của làng nghề hiện đang chịu nguy cơ bởi các hàng hoá chưa rõ xuất xứ
với mẫu mã đẹp, giá thành rẻ như phân tích trên. Trong khi hàng truyền thống của làng
mặc dù chất lượng tốt, nhưng giá thành lại cao hơn khá nhiều, chưa được bảo hộ, định
vị về thương hiệu. Còn về sản phẩm vô hình (chương trình du lịch, dịch vụ du lịch)
cũng còn đơn điệu, chủ yếu do chưa kết nối được các loại tài nguyên với nhau như văn
hoá vật thể, phi vật thể, ẩm thực... trong nội bộ vùng, liên vùng; chưa thiết kế được
những tour mới để khách du lịch có khả năng trải nghiệm các không gian văn hoá một
cách sống động và thực tiễn.
Thứ tư, Môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nặng nề: Ngày nay, do các hoạt
động của làng nghề ngày càng được cơ khí hoá, công nghiệp hoá, nên người sản xuất
đã sử dụng nhiều hoá chất trong tẩy, nhuộm sản phẩm lụa và tất cả lại xả thải ra môi
trường. Ít hộ sử dụng thuốc nhuộm màu hoặc tẩy trắng bằng những nguồn nguyên liệu
dân gian từ thực vật. Bởi thế, dòng sông Nhuệ vốn êm đềm xa xưa, giờ đã bị ô nhiễm
nặng nề, thậm chí còn bốc mùi khi mùa khô đến. Gây ảnh hưởng đến cảnh quan và sức
khỏe, môi trường sinh sống của người dân tại làng nghề Vạn Phúc hiện nay.
5
Phạm Thị Bích Thủy (2018), “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp làng
lụa Vạn Phúc – Hà Đông)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Thủ đô, Số 23/108, tr.200.

25
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG VẠN PHÚC TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY

3.1. Nâng cao nhận thức về giá trị của nghề truyền thống tại làng nghề Vạn Phúc
hiện nay
Thứ nhất, Chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu
được giá trị lịch sử, văn hóa của nghề dệt lụa Vạn Phúc. Người dân cần nhận thức
được rằng nghề dệt lụa là một nghề quý báu, cần được gìn giữ và phát huy.
Thứ hai, Tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo, triển lãm,... để giới thiệu về
nghề dệt lụa Vạn Phúc. Đồng thời, cần đẩy mạnh giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ,
để họ có ý thức gìn giữ và phát huy nghề dệt lụa của cha ông.
Thứ ba, Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về giá trị của nghề dệt lụa Vạn
Phúc, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn và
phát triển nghề truyền thống.

3.2. Hỗ trợ đào tạo nghề và khôi phục các điều kiện dệt lụa truyền thống tại làng
nghề Vạn Phúc hiện nay
Thứ nhất, Hỗ trợ các hộ gia đình sản xuất lụa tiếp cận với các nguồn vốn, công
nghệ mới, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, Chính quyền cần phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề
để mở các lớp đào tạo nghề dệt lụa truyền thống cho người dân trong làng lụa Vạn
Phúc. Các lớp đào tạo cần chú trọng truyền dạy các kỹ thuật dệt lụa truyền thống, đồng
thời cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các lớp đào tạo nghề dệt lụa truyền
thống. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề
hoạt động hiệu quả.
Thứ tư, Điều kiện đầu tiên để giữ gìn, phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc, là phải
tạo được nguyên liệu ổn định, không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Để tạo
nguồn nguyên liệu cho việc phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thì phải tạo được
vùng trồng dâu nuôi tằm và hỗ trợ người dân ở đây trong việc phát triển cây giống, kĩ

26
thuật trồng dâu và nuôi tằm. Bên cạnh đó là phát triển các nhà máy xử lý nguyên liệu
và đào tạo người dân có kiến thức về xử lý nguyên liệu.

3.3. Thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề lụa truyền thống Vạn Phúc
Thứ nhất, Chính quyền cần xây dựng kế hoạch phát triển du lịch làng nghề Vạn
Phúc, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Các
doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm phục vụ du
khách.
Thứ hai, Cần quy hoạch phát triển khu du lịch làng nghề Vạn Phúc. Đồng thời,
cần hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở du lịch, dịch vụ phục vụ du
khách.
Thứ ba, Tăng cường quảng bá lụa Vạn Phúc không chỉ trong nước mà cả thế
giới; nâng cao định vị và nhận diện thương hiệu cho lụa Vạn Phúc bằng các ấn phẩm
truyền thông trên Internet và các mạng xã hội.
Thứ tư, Các công ty du lịch cần phối hợp với làng nghề, tạo ra các mô hình du
lịch sinh thái làng nghề do chính người bản địa hướng dẫn, tạo điều kiện trải nghiệm
một khâu sản xuất lụa, nuôi tằm, v.v.. hấp dẫn du khách cũng như phù hợp với sự phát
triển của làng nghề lụa truyền thống như Vạn Phúc.

Bên cạnh đó, Phải có các giải pháp, công nghệ xử lý chất thải và tình trạng ô
nhiễm của làng hiện nay. Cần có quy định về xả thải an toàn, tách khu vực sản xuất
khỏi nơi cư trú của người dân để đảm bảo môi trường sinh sống cũng như hoạt động
du lịch tại làng nghề Vạn Phúc không bị ảnh hưởng.
Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, nghề dệt lụa Vạn Phúc sẽ tiếp tục
phát triển bền vững, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của làng nghề
truyền thống.
KẾT LUẬN

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thanh Loan (2021), “Biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc - sự thay
đổi tất yếu khi gắn với phát triển du lịch hiện nay”, Tạp chí Giáo dục & Nghệ
thuật, Số 39/2021.
2. Phạm Thị Bích Thủy (2018), “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội
(Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông)”, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Thủ đô, Số 23/108.
3. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
4. Phạm Hùng Cường (2020), Làng nghề dưới góc nhìn đô thị hóa, Website Di sản
làng Việt 28/11/2023: https://disanlangviet.com/newsdetail/lang-nghe-duoi-goc-
nhin-do-thi-hoa-121-399.html
5. Lụa Vạn Phúc (2018), Bài tham luận hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa
làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch”, Truy cập ngày 30/11/2023 tại
URL: http://luavanphuc.com/Lich-su-hinh-thanh/Bai-tham-luan-hoi-thao-Phat-
huy-gia-tri-di-san-van-hoa-lang-nghe-truyen-thong-trong-phat-trien-du-lich
6. Phường Vạn Phúc (2017), Làng lụa Vạn Phúc và nét đẹp văn hóa truyền thống từ
hàng nghìn năm, Cổng thông tin điện tử Phường Vạn Phúc, Truy cập ngày
29/11/2023 tại URL: http://vanphuc.hadong.hanoi.gov.vn/lang-lua-van-phuc-va-
net-dep-van-hoa-truyen-thong-tu-hang-nghin-nam
7. Nguyễn Thắng (2010), Ngàn năm quê lụa Vạn Phúc, Báo điện tử Người lao động,
Truy cập ngày 28/11/2023 tại URL: https://nld.com.vn/phong-su-ky-su/ngan-nam-
que-lua-van-phuc-20101008033531328.htm
8. TRẦN QUỐC VƯỢNG (2000), VĂN HÓA VIỆT NAM TÌM TÒI VÀ SUY
NGẪM, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC.
9. TRƯƠNG MINH HẰNG (2011), TỔNG TẬP NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM, NXB KHOA HỌC XÃ HỘI.
10. DƯƠNG BÁ PHƯỢNG (2001), BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG
NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, NXB NXB KHOA HỌC
XÃ HỘI.

28
11. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM (2009), BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở CÁC
LÀNG QUÊ HIỆN NAY, NXB VĂN HÓA - THÔNG TIN, HÀ NỘI.
12. PHẠM QUỲNH CHINH (2018), VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY, LUẬN ÁN TIẾN
SĨ TRIẾT HỌC, ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
13. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (2015), SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY, LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH VĂN HÓA HỌC, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH.
14. BÙI THỊ DUNG (2012), BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG DỆT PHƯƠNG LA
(HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH), LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA
HỌC, ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI.
15. NGUYỄN THỊ THANH LOAN (2021), BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ
VẠN PHÚC - SỰ THAY ĐỔI TẤT YẾU KHI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HIỆN NAY, TẠP CHÍ GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT, HÀ NỘI.

29

You might also like