You are on page 1of 111

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN HỌC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
NƯỚC RỬA TAY KHÔ GREEN CROSS CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2019 ĐẾN NAY

Người hướng dẫn: Th.S HÀ ĐỨC SƠN


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trần Gia Linh (Nhóm trưởng)
2. Phan Vương Kim Ngân
3. Dương Thị Cúc Phương
4. Trương Thị Quế Trân
5. Lê Nguyễn Ngọc Trân
6. Lâm Thị Giang Ý

TP. HCM, Tháng 9, 2020


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN HỌC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
NƯỚC RỬA TAY KHÔ GREEN CROSS CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2019 ĐẾN NAY

Người hướng dẫn: Th.S HÀ ĐỨC SƠN


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trần Gia Linh (Nhóm trưởng)
2. Phan Vương Kim Ngân
3. Dương Thị Cúc Phương
4. Trương Thị Quế Trân
5. Lê Nguyễn Ngọc Trân
6. Lâm Thị Giang Ý

TP. HCM, Tháng 9, 2020


LỜI CẢM ƠN

----------

Đầu tiên, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến nhà trường vì đã tạo điều kiện học tập
đầy đủ, năng động và sáng tạo để sinh viên chúng tôi có thể phát triển mình, học được nhiều kĩ năng
cũng như những kiến thức quý báu. Những kiến thưc đó sẽ là hành trang vô cùng cần thiết trong cuôc
sống và tương lai nghề nghiệp của chúng tôi sau này. Cảm ơn quý Thầy, Cô đã truyền đạt nhiều kiến
thức bổ ích cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường. Vì để hoàn thành được bài
nghiên cứu này cũng là sự kết hợp linh hoạt kiến thức của nhiều môn học khác nhau.

Đặc biệt chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Hà Đức Sơn-người đã đồng hành
cùng chúng tôi từ những bước đi khập khiểng khi lần đầu học đến khi hoàn thành được một công trình
nghiên cứu hiện tại. Thầy đã tận tình giúp đỡ, góp ý từng chi tiết và chỉ rõ những lỗi sai để chúng tôi có
thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách hoàn thiện. Chính nhờ sự nhiệt huyết và nghiêm túc trong sự
nghiệp giáo dục của thầy đã truyền cảm hứng để chúng tôi luôn cố gắng trong học tập.

Và cuối cùng, để hoàn thiện được bài nghiên cứu như ngày hôm nay không thể không nhắc đến
sự giúp đỡ về mặt vật chất cũng như tinh thần từ gia đình và bạn bè của chúng tôi.

Với những nỗ lực hết mình, chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình và rất
mong được nhận sự đóng góp từ phía thầy cô để công trình nghiên cứu ngày một hoàn thiện hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, ngày 14 tháng 09 năm 2020

Nhóm tác giả


NHẬN XÉT

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TPHCM, tháng 09 năm 2020
Mục lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................................1


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................1
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN..............................................1
1.3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..........................................................2
1.3.1 Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................................2
1.4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................3
1.4.1 Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................................3
1.4.2 Nhiệm vụ của đề tài...................................................................................................................3
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................................................3
1.5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.5.2 Đối tượng khảo sát.....................................................................................................................4
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................4
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................................................4
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.........................................................................................4
1.6.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi..................................................................4
1.6.4 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu.....................................................................................4
1.7 TÍNH MỚI VÀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................5
1.7.1 Tính mới và tính sáng tạo của đề tài..........................................................................................5
1.7.2 Những đóng góp của đề tài........................................................................................................5
1.7.3 Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................................6
1.7.4 Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................................6
1.8 KẾT CẤU ĐỀ TÀI......................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................7
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN................................................................................................7
2.2.1 Ý định........................................................................................................................................7
2.1.2 Ý định mua................................................................................................................................7
2.2.3 Người tiêu dùng.........................................................................................................................7
2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT...................................................................................................7
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (theory of reasoned action- TRA)...................................................7

i
2.2.2 Thuyết hành vi dự định (theory of planned behavior – TPB)....................................................8
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...................................................................................9
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.....................................................................................15
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................................................15
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................................15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...........................................................................................18
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................................18
3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ.............................................................................................................19
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................................19
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ........................................................................................................19
3.3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO.........................................................................19
3.3.1 Giá cả.......................................................................................................................................19
3.3.2 Thương hiệu.............................................................................................................................20
3.3.3 Chất lượng...............................................................................................................................20
3.3.4 Chuẩn chủ quan.......................................................................................................................21
3.3.5 Tính tiện dụng..........................................................................................................................21
3.3.6 Ý định......................................................................................................................................21
3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC................................................................................................22
3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu.........................................................................................................22
3.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu..................................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................27
4.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỬA TAY KHÔ GREEN CROSS................................................27
4.1.1 Nước rửa tay khô.....................................................................................................................27
4.1.2 Giới thiệu về nước rửa tay khô GREEN CROSS....................................................................27
4.1.3 Thông tin thương hiệu.............................................................................................................27
4.1.4 Tình hình kinh doanh...............................................................................................................27
4.2 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU....................................................................................29
4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO.........................................................................................................30
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)..........................................................................31
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến độc lập.........................................................31
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc....................................................32
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY.............................................................................................................33
4.5.1 Kiểm định hệ số tương quan....................................................................................................33
4.5.2 Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu......................................................34
ii
4.5.3 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy.......................................................37
4.6 KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN HỌC
..............................................................................................................................................................39
4.6.1 Kiểm định theo độ tuổi............................................................................................................39
4.6.2 Kiểm định theo trình độ...........................................................................................................40
4.6.3 Kiểm định theo nghề nghiệp....................................................................................................41
4.6.4 Kiểm định theo thu nhập.........................................................................................................42
CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN.....................................................................44
5.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................44
5.1.1 Kết quả đo lường và ý nghĩa....................................................................................................44
5.1.2 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến ý định mua nước rửa tay khô Green Cross của người tiêu
dùng tại TP.HCM từ năm 2019 đến nay...........................................................................................44
5.1.3 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến hành vi...........................................................................45
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH.............................................................................................................45
5.2.1 Kiến nghị cho doanh nghiệp....................................................................................................45
5.2.2 Những lưu ý trong quá trình lựa chọn sản phẩm nước rửa tay khô trước khi mua:................46
5.3 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................................46
5.3.1 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................46
5.3.2 Kết luận....................................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................49
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................................................51
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................................55

iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình nghiên cứu.............................................................................................13
Bảng 3.1: Các biến quan sát đo lường “Giá cả - GC”..............................................................................20
Bảng 3.2: Các biến quan sát đo lường “Thương hiệu – TH”...................................................................20
Bảng 3.3: Các biến quan sát đo lường “Chất lượng – CL”......................................................................20
Bảng 3.4: Các biến quan sát đo lường “Chuẩn chủ quan – CCQ”...........................................................21
Bảng 3.5: Các biến quan sát đo lường “Tính tiện dụng – TTD”.............................................................21
Bảng 3.6: Các biến quan sát đo lường “Ý định – YD”............................................................................21
Bảng 4.1: Thông tin về mẫu khảo sát......................................................................................................29
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu...............................................30
Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 1...........................................................................32
Bảng 4.4: Kết quả EFA các biến phụ thuộc.............................................................................................33
Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan........................................................................................................34
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình hồi quy.........................................................................................................35
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy..............................................................35
Bảng 4.8: Các thông số thống kê của mô hình hồi quy...........................................................................36
Bảng 4.9: Kết luận các giả thuyết các yếu tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng..................37
Bảng 4.10: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm theo biến độ tuổi...................................38
Bảng 4.11: ANOVA.................................................................................................................................39
Bảng 4.12: Kruskal-Wallis.......................................................................................................................39
Bảng 4.13: Test Statisticsa,b......................................................................................................................39
Bảng 4.14: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo trình độ..................................39
Bảng 4.15: ANOVA.................................................................................................................................40
Bảng 4.16: Kruskal-Wallis Test...............................................................................................................40
Bảng 4.17: Test Statisticsa,b......................................................................................................................40
Bảng 4.18: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo nghề nghiệp...........................40
Bảng 4.19: ANOVA.................................................................................................................................40
Bảng 4.20: Kruskal-Wallis Test...............................................................................................................41
Bảng 4.21: Test Statisticsa,b......................................................................................................................41
Bảng 4.22: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo thu nhập................................41
Bảng 4.23: ANOVA.................................................................................................................................41
Bảng 4.24: Kruskal-Wallis Test...............................................................................................................42
Bảng 4.25: Test Statisticsa,b......................................................................................................................42

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA....................................................................................8
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định TPB........................................................................................8
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc cá nhân organic.....................................9
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dầu gội Sunsilk của người tiêu
dùng tại thành phố Biên Hòa, Việt Nam................................................................................................ 10
iv
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước hoa cao cấp của người tiêu
dùng ở Algeria: Một nghiên cứu điển hình về người tiêu dùng ở hai thành phố Tlemcen và Sidi Bel
Abbes.......................................................................................................................................................11
Hình 2.6: Mô hình phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mỹ phẩm dựa vào
xuất xứ sản phẩm.....................................................................................................................................12
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm tại Malaysia...............13
Hình 2.8: Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN
CROSS của người tiêu dùng tại Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay................................................15

v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
----------

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


ANOVA
Analysis of Variance Phân tích phương sai
Exploratory Factor
EFA Phân tích nhân tố khám phá
Analysis
GPS
Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
Chỉ số được dùng để xem xét sự thích
KMO Kaiser-Meyer-Olkin
hợp của phân tích nhân tố
GC
Giá cả
CL
Chất lượng
TH
Thương hiệu
CCQ
Chuẩn chủ quan
TTD
Tính tiện dụng
YD
Ý định
Statistical Package for the
SPSS Phần mềm xử lý số liệu và thống kê
Social Sciences
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh

VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai

vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong môi trường ô nhiễm như hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt
là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với dân cư đông, việc tiếp xúc với không khí cùng các bề mặt dính
bẩn nếu không cẩn thận để tiếp xúc với mắt mũi miệng sẽ gây ra nhiều bệnh về tay chân miệng hoặc
nặng hơn là các loại bệnh nhiễm khuẩn. Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có
nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) mà không hề hay biết như tay nắm cửa,
nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Bàn tay thường là nơi trực tiếp tiếp
xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng
ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác. Bên cạnh đó là tình hình
dịch bệnh nghiêm trọng nhất hiện nay là Covid 19 - một loại dịch bệnh xuất hiện từ cuối năm 2019 tới
nay. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm chịu ảnh hưởng nặng về mặt kinh tế, xã hội
từ dịch bệnh, bởi Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi có mật độ dân cư đông. Cùng với đó là sự biến động
của môi trường không khí tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Trong tình hình đại dịch
hoành hành như hiện nay, một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng
và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan là sử dụng nước rửa tay khô.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), nước rửa tay diệt khuẩn là một loại dung dịch (có thể là
nước, gel hoặc bọt) chứa cồn, được tạo ra để sử dụng lên tay nhằm bất hoạt các loại vi khuẩn hoặc kiềm
chế sự tăng trưởng của chúng. WHO khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà
phòng/nước rửa tay… có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp. Chính vì thế nhu cầu sử
dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm tẩy rửa vệ sinh cá nhân ngày càng cao. Đặc biệt trong đó là nhu cầu
sử dụng nước rửa tay khô. Khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 và lan rộng trên
toàn cầu, thị trường nước rửa tay khô sát khuẩn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng trở nên sôi động bởi
nhu cầu tiêu thụ tăng vọt trong mục tiêu vệ sinh, giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa sự lây lan của virus
corona. Nắm bắt được ý thức bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa
mỹ phẩm vệ sinh cá nhân đua nhau tung ra thị trường các loại nước rửa tay sát khuẩn, trong đó bao
gồm cả mặt hàng nước rửa tay khô (gel rửa tay khô). Nổi bật nhất là sản phẩm nước rửa tay khô
GREEN CROSS, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về các dòng hóa mỹ phẩm tẩy rửa vệ sinh cá
nhân, được nhiều người tin dùng và lựa chọn với ưu điểm diệt vi khuẩn dến 99.9%. Các sản phẩm nước
rửa tay nổi bật nhất hiện nay là gel rửa tay GREEN CROSS, dung dịch rửa tay GREEN CROSS.

Với những biến động về môi trường và tình hình dịch bệnh như hiện nay chính là nguyên nhân
mà nhóm tác giả cảm thấy cần thiết nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019
đến nay”. Nhóm tác giả muốn xác định những yếu tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng từ
năm 2019 đến nay với mục đích sau bài nghiên cứu sẽ định lượng hóa giúp các doanh nghiệp biết được
các yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn nước rửa tay khô.

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Có khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ý định mua các sản phẩm dầu gội,
nước hoa, sữa rửa mặt,... Các nghiên cứu này tiếp cận trên nhiều hướng với các quan điểm khác nhau,
mức độ nghiên cứu khác nhau. Nhưng trên tất cả, mọi nghiên cứu đều chỉ ra được những yếu tố ảnh
1
hưởng đến ý định mua những sản phẩm về dầu gội, mỹ phẩm có liên quan đến đề tài mà chúng tôi
nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, nhóm tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu
sau:

 Đề tài nghiên cứu: “Consumer purchase intention for organic personal care products” của
Hee Yeon Kim và Jae-Eun Chung (2011) (tạm dịch: “Ý định mua sản phẩm chăm sóc cá nhân
organic của người tiêu dùng”). Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về hành vi
của người tiêu dùng liên quan đến các sản phẩm chăm sóc cá nhân organic bằng cách xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm chăm sóc cá
nhân organic và ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng.

 Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing consumers’ purchase intention toward sunsilk
shampoo in Bien Hoa city, Viet Nam” của tác giả Bùi Thị Xuân Tiến (2014) (tạm dịch: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dầu gội Sunsilk của người tiêu dùng tại thành phố Biên Hòa,
Việt Nam”). Công trình đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của sản phẩm là: Nhận
thức thương hiệu, chất lượng cảm nhận, giá cả, chứng thực từ người nổi tiếng, ảnh hưởng xã
hội.

 Đề tài nghiên cứu: “Factors affecting consumer purchase intention of luxury perfumes in
Algeris: A case study of consumers in the twin cities of Tlemcen and Sidi Bel Abbes” của
tác giả Zaidi Oussama Chihab (2016) (tạm dịch: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước
hoa cao cấp của người tiêu dùng ở Algeria: Một nghiên cứu điển hình về người tiêu dùng ở hai
thành phố Tlemcen và Sidi Bel Abbes”).

 Đề tài nghiên cứu: “The analysis of consumer purchase intention towards cosmetic
products based on product origin” của nhóm tác giả Anastasia Cherry Sulu, David P. E.
Saerang và James D. D. Massie năm 2016 (tạm dịch: “Phân tích ý định mua hàng của người tiêu
dùng đối với sản phẩm mỹ phẩm dựa vào xuất xứ sản phẩm”). Công trình chỉ ra và phân tích ý
định mua hàng của người tiêu dùng với 6 yếu tố : Giá cả, Khuyến mãi, thương hiệu, bao bì, chất
lượng, tính tiện lợi.

 Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing consumers’ purchase intention of cosmetic


products in Malaysia” của tác giả Teoh Khar Chin & Siti Haslina Md Harizan (2017) (tạm
dịch: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm mỹ phẩm của người tiêu dùng tại
Malaysia”). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm mỹ
phẩm gồm: Chứng thực từ người nổi tiếng, bao bì sản phẩm, thương hiệu, giá cả hợp lí, cảm
nhận chất lượng.

1.3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Vấn đề nghiên cứu

Với sự nhận thức việc bảo vệ sức khỏe của người dân và tình hình dịch bệnh Covid-19 tại thành
phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả muốn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay
khô của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

2
Những câu hỏi nghiên cứu liên quan đến đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước
rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến
nay”:
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay?
2. Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này như thế nào?
3. Người tiêu dùng biết đến nước rửa tay khô GREEN CROSS qua đâu?
4. Từ năm 2019 đến nay, người tiêu dùng đã và đang sử dụng hay có ý định mua nước rửa tay
khô GREEN CROSS chưa?
5. Nếu có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản
phẩm có mùi hương nào?
6. Nếu có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản
phẩm có dung tích là bao nhiêu?

1.4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa
tay khô của người tiêu dùng trong môi trường ô nhiễm và trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay
tại Thành phố Hồ Chí Minh với những thuộc tính nhân khẩu học khác nhau như giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, thu nhập. Thông qua khảo sát và nghiên cứu có hệ thống để đưa ra những đánh giá có tính khoa
học và thực tiễn nhằm giúp các doanh nghiệp biết được người tiêu dùng thường quan tâm đến yếu tố
nào khi lựa chọn mua sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS.

1.4.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài bao gồm những nhiệm vụ như sau:
 Hệ thống hóa lý thuyết hành động hợp lí (TRA) và thuyết hành vi dự định (TPB) về ý
định mua của người tiêu dùng.
 Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu ý định mua nước rửa tay khô GREEN
CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố dựa trên phương pháp định tính và
từ đó điều chỉnh lại mô hình phù hợp với thực tế.
 Đề xuất ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho các nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS tại thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh.

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1.5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tìm hiểu và thu thập thông tin về những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến ý định mua

3
nước rửa tay khô GREEN CROSS. Những yếu tố được xác định bao gồm: giá cả, thương hiệu, chất
lượng, chuẩn chủ quan, tính tiện dụng.

1.5.1.2 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ đầu tháng 07 năm 2020 đến giữa tháng 9
năm 2020.

1.5.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng sẽ được khảo
sát về các thông tin khác nhau như độ tuổi (từ 18 đến 25 tuổi, từ 26 đến 35 tuổi, từ 36 đến 45 tuổi, từ
trên 45 tuổi, trình độ học vấn (dưới đại học, đại học, trên đại học), nghề nghiệp (sinh viên, nhân viên
văn phòng, công nhân, công chức nhà nước và nghề nghiệp khác), và mức thu nhập hàng tháng (dưới 2
triệu, từ 2 triệu – dưới 4 triệu, từ 4 triệu – dưới 6 triệu, trên 6 triệu).

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính (bằng kĩ năng thảo luận nhóm tập trung). Thông tin thu thập
từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua khảo sát người tiêu dùng bằng bảng câu
hỏi chi tiết. Sẽ phân đoạn người tiêu dùng theo độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập,.. để sàng lọc
đối tượng người tiêu dùng chính xác và đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước
rửa tay khô GREEN CROSS.

1.6.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi

Dựa vào kết quả thu được từ việc thảo luận và đề xuất 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước
rửa tay khô GREEN CROSS. Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để người
tiêu dùng đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm và cho biết sự hài lòng của mình
đối với sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức
độ, từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý đến 5 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn đồng
ý. Bảng câu hỏi được phỏng vấn thử 60 người tiêu dùng xem họ có hiểu đúng từ ngữ, ý nghĩa, mục
đích của câu hỏi không? Họ có đồng ý cung cấp những thông tin được hỏi hay không? Sau khi được
điều chỉnh ở bước này, bảng câu hỏi được sử dụng cho công việc phỏng vấn chính thức. Như nhiều
nghiên cứu trong lĩnh vực khác, do tổng thể nghiên cứu quá rộng, khó tiếp cận nên nghiên cứu này sử
dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Tuy nhiên để đạt được mức độ tin cậy cao trong
nghiên cứu cỡ mẫu trong nghiên cứu chính thức là 672 mẫu và tỷ lệ hồi đáp dự kiến là 90%.

1.6.4 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

4
Nghiên cứu sử dụng thống kê suy diễn phân tích kết quả thu thập từ mẫu. Thông tin thu thập từ
nghiên cứu định lượng này đầu tiên sẽ sàng lọc các biến quan sát không đạt chất lượng (biến rác) sử
dụng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua công cụ là phần
mềm SPSS. Sau đó phân tích hồi quy dựa trên chỉ số beta chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa, tiếp tục kiểm
định vi phạm giả định hồi quy của mô hình thông qua các kiểm định: Kiểm định hiện tượng tương quan
giữa các phần dư, Kiểm định đa cộng tuyến, Giả định không có tương quan giữa các phần dư, Các phần
dư có phân phối chuẩn, Phương sai của phần dư không đổi.

1.7 TÍNH MỚI VÀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI

1.7.1 Tính mới và tính sáng tạo của đề tài

Tuy là nghiên cứu định lượng thuộc diện nghiên cứu khoa học, cụ thể là nghiên cứu ứng dụng,
bài nghiên cứu có một số tính mới và tính sáng tạo, cụ thể như sau:

1.7.1.1 Tính mới:

Là nghiên cứu ứng dụng về dòng sản phẩm chưa được nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, bài
nghiên cứu có bổ sung một số yếu tố ảnh hưởng khác cùng những tiêu chí cụ thể được định lượng hóa
giúp các doanh nghiệp có thể tối đa hóa độ thỏa mãn của người tiêu dùng.

1.7.1.2 Tính sáng tạo:

Nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ lý thuyết hành vi, có kết hợp thêm thuyết hành động
hợp lý và các mô hình nghiên cứu liên quan, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu ứng dụng.

1.7.2 Những đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết:

Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về quyết định mua, các mô hình
liên quan đến lý thuyết về hành vi người tiêu dùng.

Về mặt thực tiễn:

1. Nghiên cứu là một dạng thang đo của quá trình thu thập, phân tích thông tin để rồi từ đó xây
dựng lên các thang yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay. Hy vọng các yếu tố được chỉ
ra trong bài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cho các nhà bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh và định hướng được cách tiếp cận khách hàng của mình.

2. Các kết quả nghiên cứu tạo cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh mặt
hàng nước rửa tay khô trong việc hoạch định chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, đặc
biệt là định vị thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Thúc đẩy khả năng cạnh tranh, xây dựng
các chiến lược tiếp thị dài hạn, ngắn hạn nhằm thu hút, thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng
và xây dựng các chương trình chiêu thị đúng hướng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu
của doanh nghiệp.
5
3. Nghiên cứu vận dụng, tổng hợp nhiều phương pháp. Từ hệ thống hóa, phân tích, đến tổng
hợp, của những phương pháp truyền thống đến những phương pháp định lượng, phân tích
Cronbach Alpha, và phân tích hồi quy đa biến. Hy vọng tài liệu sẽ là một nguồn tài liệu tham
khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong tương lai.

1.7.3 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu tìm hiểu và kiểm chứng lại những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay
khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay thông qua
những lí thuyết, cơ sở khoa học đã được xác nhận.

Thông qua việc xử lí và phân tích dựa trên số liệu thu thập từ khảo sát thực tế, nghiên cứu đã hệ
thống hóa lý thuyết về thị trường người tiêu dùng và ý định mua sắm của khách hàng. Đồng thời chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của họ.

1.7.4 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS
của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay sẽ giúp các nhà quản trị nâng cao
khả năng thu hút người tiêu dùng cho nhà sản xuất và phân phối sản phẩm nước rửa tay khô GREEN
CROSS tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra đề tài còn có thể là tài liệu tham khảo cho những bài nghiên cứu có chủ đề tương tự
trong tương lai. Đề tài cũng có thể được xem là một bài khảo sát, thăm dò về suy nghĩ, ý định của
người tiêu dùng trong việc mua nước rửa tay khô. Từ những thực trạng được phát hiện, nghiên cứu có
thể sẽ góp phần đề xuất những khuyến nghị hợp lí, khoa học đưa ra những cơ sở giúp cho doanh nghiệp
xây dựng các chiến lược nhằm tạo điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng
trong tương lai.

1.8 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu


Chương 2: Cơ sở lí luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý chính sách

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Nhu cầu tiêu dùng nước rửa tay khô GREEN CROSS tại TP.HCM luôn là sự quan tâm lớn đối
với nhà sản xuất của công ty GREEN CROSS và các nhà phân phối. Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh từ 2019 đến nay” của nhóm có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc cung cấp thông tin cần
thiết giúp cho nhà quản trị các đơn vị kinh doanh nước rửa tay khô GREEN CROSS có cái nhìn tổng

6
quát về các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng. Đồng thời, giúp nhóm có
nhiều hiểu biết hơn về nhu cầu tiêu dùng của 1 bộ phận khách hàng.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.2.1 Ý định

Ý định được cho là chứa đựng những yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng đến hành vi, nó chỉ ra mức độ
mà một người sẵn sàng thử, mức độ nỗ lực thực hiện để hoàn thành hành vi. Khi con người có ý định
mạnh mẽ để tham gia vào một hành vi nào đó thì họ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn
(Ajzen 1991, trang 181).

2.1.2 Ý định mua

Theo Ajzen, I. (1991, tr. 181) ý định mua được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh
hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân: các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá
nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. (Nguyên tác “ Intention are assumed to capture the motivational
factors that influence a behavior: they are indications of how people are willing to try, of how much are
effort they are planning to exert, in order to perform the behacior”).

Theo Blackwell và cộng sự (2001), ý định mua là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực
hiện hành vi trong tương lai, thường được xem là một trong hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết
định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ý định mua là hành động của con người được hướng
dẫn bởi việc cân nhắc 3 yếu tố: Niềm tin vào hành vi, niềm tin vào chuẩn mực và niềm tin vào sự kiểm
soát (Ajzen, 2002).

2.2.3 Người tiêu dùng

Tại Việt Nam, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, điều 1 quy định: “Người
tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình
và tổ chức”.

Theo Solomon và cộng sự (1995), người tiêu dùng là nghiên cứu “các quá trình liên quan khi các
cá nhân hoặc nhóm lựa chọn, mua, sử dụng hoặc loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc trải
nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn”.

2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT

2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (theory of reasoned action- TRA)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được hiệu
chỉnh, mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện
hành vi đó. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định đó là thái độ đối với hành động hoặc hành vi và
chuẩn chủ quan.

7
Thái độ đối với hành động
hoặc hành vi
Ý định
thực hiện Hành vi
hành vi
Chuẩn chủ quan

Thuyết hành động hợp lý cho rằng hành vi được tác động bởi ý định thực hiện hành vi. Trong
khi đó, ý định thực hiện hành vi lại chịu sự tác động bởi thái độ thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan về
việc thực hiện một hành vi cụ thể. Thái độ bao hàm những cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân
về kết quả của hành động, cũng như độ hấp dẫn của của những kết quả này.

Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý


(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)

Chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về việc những người xung quanh nghĩ gì về một hành
vi, hoặc hành động. Ví dụ, một người muốn mua một sản phẩm nước hoa sẽ có động lực mua sản phẩm
đó cao hơn nếu người thân và bạn bè của họ đang sử dụng và ủng hộ việc mua sản phẩm nước hoa đó.
Ngược lại người đó sẽ ít có mong muốn mua hơn nếu như mọi người người xung quanh đều không
dùng và không ủng hộ việc mua sản phẩm nước hoa đó.

2.2.2 Thuyết hành vi dự định (theory of planned behavior – TPB)

Được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng
một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các
xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định
nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó.

Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là
đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến
sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi
dự định được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình
TRA. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành
vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề
nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi, và nếu đương sự
chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì nhận thức kiểm soát hành vi còn dự báo
cả hành vi.

Thái độ đối với


hành vi 8

Ý định thực
Chuẩn chủ quan Hành vi
hiện hành vi
Nhận thức kiểm
soát hành vi

Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định


(Nguồn: Ajzen, 1991)

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3.1 Đề tài nghiên cứu: “Consumer purchase intention for organic personal care products” của
Hee Yeon Kim và Jae-Eun Chung (2011) (tạm dịch: “Ý định mua sản phẩm chăm sóc cá nhân
organic của người tiêu dùng”).

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về hành vi của người tiêu dùng liên quan
đến các sản phẩm chăm sóc cá nhân organic bằng cách xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của
người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm chăm sóc cá nhân organic và ý định mua sản phẩm của
người tiêu dùng.

Giá trị khách hàng Thái độ đối với


Ý thức về sức khoẻ H1-H3 việc mua sản phẩm H4 Ý định mua sản
Ý thức về môi chăm sóc da/tóc phẩm chăm sóc
trường organic da/tóc organic
Ý thức về ngoại hình
H8

H6
Kiểm soát hành
vi nhận thức

H5

Tiêu chuẩn chủ H7


quan

Trải nghiệm trước


đây đối với sản
phẩm organic 9
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc cá nhân organic
Nguồn: Hee Yeon Kim and Jae-Eun Chung (2011)

2.3.2 Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing consumers’ purchase intention toward sunsilk
shampoo in Bien Hoa city, Viet Nam” của tác giả Bùi Thị Xuân Tiến (2014) (tạm dịch: “Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định mua dầu gội Sunsilk của người tiêu dùng tại thành phố Biên Hòa, Việt
Nam”).

Nghiên cứu khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi trực tiếp và khảo sát trực tuyến với
312 phụ nữ được hỏi có độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi. Công trình đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua của sản phẩm là: Nhận thức thương hiệu, chất lượng cảm nhận, giá cả, chứng thực từ người nổi
tiếng và ảnh hưởng xã hội.

Nhận thức thương hiệu

Cảm nhận chất lượng

Giá cả Ý định mua

Chứng thực từ người


nổi tiếng

Ảnh hưởng xã hội

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dầu gội Sunsilk của người
tiêu dùng tại thành phố Biên Hòa, Việt Nam
Nguồn: Bùi Thị Xuân Tiến (2014)

2.3.4 Đề tài nghiên cứu: “Factors affecting consumer purchase intention of luxury perfumes in
Algeris: A case study of consumers in the twin cities of Tlemcen and Sidi Bel Abbes” của tác giả
Zaidi Oussama Chihab (2016) (tạm dịch: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước hoa cao cấp
10
của người tiêu dùng ở Algeria: Một nghiên cứu điển hình về người tiêu dùng ở hai thành phố
Tlemcen và Sidi Bel Abbes”).

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 400 người tiêu dùng tại các cửa hàng nước hoa sang trọng trong
hai tháng (tháng 3 và tháng 4 năm 2016) ở mỗi thành phố Tlemcen và Sidi Bel Abbes nằm ở phía tây
của Algeria. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước hoa cao cấp của người
tiêu dùng ở Algeria gồm: Giá trị xã hội, giá trị chất lượng, nhu cầu cá nhân, hành vi trong quá khứ, thái
độ, hình ảnh thương hiệu và tiêu chuẩn chủ quan.

Giá trị xã
hội

Giá trị chất


lượng
Hành vi
trong quá
khứ
Nhu cầu cá
nhân

Ý định
Thái độ
mua

Tiêu chuẩn
chủ quan

Hình ảnh
thương hiệu
11
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước hoa cao cấp của người
tiêu dùng ở Algeria: Một nghiên cứu điển hình về người tiêu dùng ở hai thành phố Tlemcen và
Sidi Bel Abbes
Nguồn: Techmind Research Society (2016)

2.3.5 Đề tài nghiên cứu: “The analysis of consumer purchase intention towards cosmetic products
based on product origin” của nhóm tác giả Anastasia Cherry Sulu, David P. E. Saerang và James
D. D. Massie năm 2016 (tạm dịch: “Phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với sản
phẩm mỹ phẩm dựa vào xuất xứ sản phẩm”).

Công trình chỉ ra và phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng với 6 yếu tố : Giá cả,
Khuyến mãi, thương hiệu, bao bì, chất lượng, tính tiện lợi.

Ý định mua hàng của


người tiêu dùng

Khuyến Thương Bao bì sản Tính tiện


Giá cả hiệu Chất lượng
mãi phẩm lợi

In-đô-nê-
Mỹ Hàn Quốc
xi-a

Hình 2.6. Mô hình phân tích ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mỹ phẩm
dựa vào xuất xứ sản phẩm
Nguồn: A. C. Sulu, D.P.E. Saerang, J.D.D. Massie (2016)

2.3.6 Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing consumers’ purchase intention of cosmetic products
in Malaysia” của tác giả Teoh Khar Chin & Siti Haslina Md Harizan (2017) (tạm dịch: “Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm mỹ phẩm của người tiêu dùng tại Malaysia”).

12
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm mỹ phẩm gồm:
Chứng thực từ người nổi tiếng, bao bì sản phẩm, thương hiệu, giá cả hợp lí, cảm nhận chất lượng.

Chứng thực từ người nổi


tiếng

Bao bì sản phẩm

Thương hiệu Ý định mua mỹ phẩm

Giá cả hợp lí

Cảm nhận chất lượng

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm tại Malaysia
Nguồn: Chin & Harizan (2017)

Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình nghiên cứu


Bùi Thị Teoh Khar Techmind Hee Yeon A. C. Sulu,
Xuân Tiến Chin & Siti Research Kim and D.P.E.
(2014) Haslina Md Society Jae-Eun Saerang, J.D.D.
Harizan (2016) Chung (2011 Massie (2016)
(2017)
Nhận thức X
thương hiệu
13
Cảm nhận X X
chất lượng
Giá cả X X

Chứng thực X X
từ người nổi
tiếng
Ảnh hưởng X
xã hội
Bao bì sản X X
phẩm
Thương hiệu X X

Giá cả hợp lí X

Giá trị xã hội X

Giá trị chất X


lượng
Nhu cầu cá X
nhân
Thái độ X

Tiêu chuẩn X X
chủ quan
Hình ảnh X
thương hiệu
Hành vi trong X
quá khứ
Giá trị khách X
hàng
- Ý thức về
sức khoẻ
- Ý thức về
môi
trường
- Ý thức về
ngoại hình
Thái độ đối X
với việc mua
sản phẩm
chăm sóc
da/tóc từ
thiên nhiên
Kiểm soát X
hành vi nhận
thức
Trải nghiệm X
14
trước đây đối
với sản phẩm
từ thiên nhiên
Khuyến mãi X

Chất lượng X

Tính tiện lợi X

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các mô hình lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan. Nhóm tác giả đã kế thừa có chọn
lọc và từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố, cụ thể như sau: (1) Giá cả, (2) Thương hiệu, (3)
Chất lượng, (4) Chuẩn chủ quan, (5) Tính tiện dụng được xem xét là phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Giá cả
H1

Thương hiệu
H2
Ý ĐỊNH MUA
H3 NƯỚC RỬA
Chất lượng
TAY KHÔ
H4 GREEN
Chuẩn chủ quan CROSS
H5

Tính tiện dụng

Hình 2.8. Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô
GREEN CROSS của người tiêu dùng tại Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay
(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu lý thuyết và đề xuất)

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.2.1 Giá cả

Giá cả là tổng các chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra để đổi lấy những lợi ích của việc sử dụng
sản phẩm hoặc dịch vụ (Philip Kotler, 2005). Giá cả sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác
động tới hoạt động tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ
15
thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Từ những lập luận trên, ta có giả
thuyết H1.

Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS
của người tiêu dùng ở TP.HCM.

2.4.2.2 Thương hiệu

Theo American Marketing Association, thương hiệu được định nghĩa là tên, thuật ngữ, biểu
tượng hoặc thiết kế hoặc một sự kết hợp giữa chúng nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người
bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt chúng với những đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu cũng
là nhân tố của mối quan hệ giữa công ty và khách hàng (Kotler và Armstrong, 2010). Qua thực tiễn và
sự hiểu biết con người ta có được niềm tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ
vì vậy doanh nghiệp phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình. Từ những
lập luận trên, ta có giả thuyết H2.

Giả thuyết H2: Thương hiệu ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của
người tiêu dùng ở TP.HCM.

2.4.2.3 Chất lượng

Chất lượng quy định những lợi ích mà sản phẩm mang lại đồng thời ảnh hưởng đến phản ứng
người tiêu dùng đối với sản phẩm đó.

Chất lượng của một sản phẩm là mức độ mà nó đáp ứng các mong đợi của khách hàng hiện tại
hoặc tương lai. Do đó, chất lượng của sản phẩm được định nghĩa về các thuộc tính của sản phẩm và
phản ứng của người mua với những thuộc tính đó. Các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào khách
hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm được cung cấp bởi công ty của họ (Mentzer và cộng sự,
2001). Dựa trên kiến thức này, các nhà tiếp thị cung cấp cho khách hàng của họ những gì họ dự đoán
khách hàng cần (Anderson, 1983). Đối với sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS thì yếu tố này
cũng không ngoại lệ, yếu tố chất lượng được người tiêu dùng ở TP.HCM quan tâm. Từ những lập luận
trên, ta có giả thuyết H3.
Giả thuyết H3: Chất lượng ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của
người tiêu dùng ở TP.HCM.

2.4.2.4 Chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân về chuẩn mực xã hội, áp lực bạn bè, hoặc niềm
tin của những người khác có lien quan như bạn bè và người than, cho rằng người đó nên thực hiện hành
vi như thế nào. Là một nhân tố xuất hiện trong các thuyết nghiên cứu hành vi của Ajzen và
Fishbein (TRA, TPB, và RAA). Chuẩn chủ quan xem xét khả năng ảnh hưởng của những người có liên
quan như bạn bè, người thân và đồng nghiệp của một cá nhân đến ý định thực hiện hay không thực hiện
hành vi của cá nhân đó.
Giả thuyết H4: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS
của người tiêu dùng ở TP.HCM.

16
2.4.2.5 Tính tiện dụng

Tính tiện dụng đề cập đến một tình huống mà một sản phẩm được cho là tiện lợi cho việc sử
dụng. Tính tiện dụng của nước rửa tay khô Green Cross có thể đề cập đến khả năng sử dụng mọi lúc,
mọi nơi, với thiết kế nhỏ gọn và nắp bật tiện lợi cho việc vệ sinh tay bạn ngay sau khi tiếp xúc với
những bề mặt công cộng. Đặc biệt là với dạng nước rửa tay khô không cần rửa lại với nước sau khi sử
dụng. Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H4.

Giả thuyết H5: Tính tiện dụng ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS
của người tiêu dùng ở TP.HCM.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô
Green Cross của người tiêu dùng tại TP.HCM từ năm 2019 đến nay nhưng phải nghiên cứu và tiến
hành ra sao thì đó là mối quan tâm của nhóm tác giả. Mọi yếu tố có thể ảnh hưởng hay tác động người
tiêu dùng có ý định mua dù là ít hay nhiều thì nhóm tác giả cũng cần tìm hiểu và đưa ra những yếu tố
hợp lý và chính xác nhất cho mục đích nghiên cứu.
Vì thế trong chương 2, nhóm tác giả đã xác định được các lý thuyết kèm theo đó là các mô hình
về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định mua nước rửa tay khô Green Cross của
người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm như sau: giá cả; chất lượng; thương hiệu; chuẩn chủ quan, tính
tiện dụng. Từ đó, nhóm tác giả đã tổng hợp và đưa ra được mô hình đề xuất đúng với mục đích mà
nhóm nghiên cứu.

17
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của nghiên cừu


 Các lý thuyết
 Các nghiên cứu thực nghiệm vể các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng

Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp

Thang đo Thảo luận nhóm tập trung


nháp 2

Khảo sát bằng biểu mẫu 60 người


Thang đo
chính thức
Khảo sát bằng biểu mẩu 672 người

Cronbach Kiểm tra tương quan biến tổng, kiệm tra hệ


số Cronbach’s alpla

EFA Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương


sai trích

18
Phân tích Kiểm định độ phù hợp và mức độ giải
hồi quy thích mô hình, các hệ số hồi quy và các giả
thuyết nghiên cứu

Kiểm định Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua của
khác biệt người tiêu dùng

Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị
3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 8 năm 2020 thông qua phương
pháp nghiên cứu thăm dò, khám phá các đề tài về ý định mua hàng tiêu dùng của người dân. Mục đích
của thảo luận nhóm tập trung nhằm:
 Khám phá các yếu ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô và các biến quan sát đo lường các
yếu tố này.
 Khẳng định các yếu tố yếu ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô của người tiêu dùng
được tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2; các biến quan sát đo lường các yếu tố
này được tác giả phát triển trong thang đo nháp, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố yếu
ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng và phát triển thang đo chính thức.
Thang đo nháp được sử dụng để thiết kế bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn khảo sát thử 60
người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
của các phát biểu (các câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên (người được phỏng vấn),
trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.
Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào đầu tháng 8 năm 2020. Kết quả thảo luận
nhóm tập trung là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất trong chương 2 và
thang đo được tác giả phát triển dựa vào các khái niệm nghiên cứu được tổng kết từ lý thuyết và các
nghiên cứu trước.
Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
 Đáp viên (người dân) có hiểu được các phát biểu hay không?
 Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?
 Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp và ngôn ngữ được sử
dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên
khi được khảo sát. Việc khảo sát thử được tác giả thực hiện vào giữa tháng 8 năm 2020 qua Google
biểu mẫu.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

19
3.2.2.1 Kết quả thảo luận nhóm tập trung
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất khẳng định:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua được tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2 là
những yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua.
Như vậy, với kết quả này, mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua và các giả
thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp
theo.
3.3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO

3.3.1 Giá cả

Là thang đo Likert năm bậc từ 1 ÷ 5 (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý)
được tác giả phát triển dựa vào các thuộc tính đo lường các yếu tố tác động đến ý định mua nước rửa
tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng được trình bày trong chương 2, kết hợp tham khảo thang
đo của các nghiên cứu trước có liên quan. Cụ thể là:
Bảng 3.1: Các biến quan sát đo lường “Giá cả - GC”
STT Kí hiệu Biến quan sát
1 GC1 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS hiện nay là hợp lý
2 GC2 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS ổn định
Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS phù hợp với chất lượng công
3 GC3
bố
Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS phù hợp với khả năng tài
4 GC4
chính của Anh/Chị
Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS có tính cạnh tranh (không mắc
5 GC5
hơn sản phẩm nước rửa tay khác
Nguồn: Nhóm tác giả
3.3.2 Thương hiệu

Bảng 3.2: Các biến quan sát đo lường “Thương hiệu – TH”
STT Kí hiệu Biến quan sát
1 TH1 GREEN CROSS là thương hiệu nước rửa tay được nhiều người biết đến.
2 TH2 GREEN CROSS là một thương hiệu uy tín trên thị trường.
Khi lựa chọn nước rửa tay khô, Anh/Chị sẽ chọn GREEN CROSS đầu
3 TH3
tiên.
4 TH4 Nước rửa tay khô GREEN CROSS giúp an tâm khi sử dụng.
Dòng sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS này được Anh/Chị
5 TH5
quan tâm nhiều nhất.

20
Nguồn: Nhóm tác giả
3.3.3 Chất lượng
Bảng 3.3: Các biến quan sát đo lường “Chất lượng – CL”
STT Kí hiệu Biến quan sát

1 CL1 Nước rửa tay khô GREEN CROSS có tác dụng diệt khuẩn cao
2 CL2 Nước rửa tay khô GREEN CROSS giúp bảo vệ da tay không bị khô rát
Nước rửa tay khô GREEN CROSS có thành phần lành tính, không có hóa
3 CL3
chất độc hại
4 CL4 Nước rửa tay khô GREEN CROSS có độ an toàn cao
Nước rửa tay khô GREEN CROSS mau khô, không gây nhờn dính sau
5 CL5
khi sử dụng.
Nguồn: Nhóm tác giả
3.3.4 Chuẩn chủ quan
Dựa vào thuyết TRA và TPB, thang đo chuẩn chủ quan được thể hiện qua các biến: CCQ1,
CCQ2, CCQ3, CCQ4.
Bảng 3.4: Các biến quan sát đo lường “Chuẩn chủ quan – CCQ”
STT Kí hiệu Biến quan sát
Mọi người xung quanh khuyên Anh/Chị dùng nước rửa tay khô GREEN
1 CCQ1
CROSS.
2 CCQ2 Anh/Chị có tham khảo ý kiến của người bán tại các cửa hàng.
Nước rửa tay khô GREEN CROSS được các bác sĩ và chuyên gia y tế
3 CCQ3
khuyên dùng.
4 CCQ4 Anh/Chị bị ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo trên thị trường.
Nguồn: Nhóm tác giả
3.3.5 Tính tiện dụng
Bảng 3.5: Các biến quan sát đo lường “Tính tiện dụng – TTD”
STT Kí hiệu Biến quan sát
Nước rửa tay khô GREEN CROSS dễ sử dụng và không cần rửa lại với
1 TTD1
nước
2 TTD2 Nước rửa tay khô GREEN CROSS được đóng chai nhỏ gọn, dễ mang đi
3 TTD3 Nước rửa tay khô GREEN CROSS thiết kế nắp bật tiện lợi, dễ sử dụng
Nước rửa tay khô GREEN CROSS có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa
4 TTD4
hàng tiện lợi, đại lí,…
Nguồn: Nhóm tác giả
3.3.6 Ý định
Bảng 3.6: Các biến quan sát đo lường “Ý định – YD”
Kí hiệu Biến quan sát
STT
21
Anh/Chị có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS trong thời gian
1 YD1
tới vì những yếu tố trên.
Các yếu tố trên khiến Anh/Chị cân nhắc về ý định mua nước rửa tay khô
2 YD2
GREEN CROSS.
Vì những yếu tố trên Anh/Chị có ý định sẽ mua thêm nhiều sản phẩm
3 YD3
nước rửa tay khô của GREEN CROSS trong tương lai.
Dựa vào các yếu tố trên, Anh/Chị có ý định sẽ mua nước rửa tay khô
4 YD4
GREEN CROSS thay vì các nhãn hiệu khác
Anh/Chị có ý định sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân cùng mua nước
5 YD5
rửa tay khô GREEN CROSS vì thấy được lợi ích từ những yếu tố trên
Nguồn: Nhóm tác giả
3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu được khảo sát bằng bảng câu hỏi, trong đó bao gồm 28 biến quan sát và một số câu
hỏi đặc trưng. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác
suất.

Để tính toán cỡ mẫu cho bài nghiên cứu này nhóm tác giả dựa vào 2 cách tính kích cỡ mẫu như
sau:
Cách 1: Nhóm tác giả sử dụng cỡ mẫu theo công thức n=50+8*m (m: số biến độc lập)
(Tabachnick và Fidell, 1996). Như vậy n ≥ 50 + 8*23 = 234 (1)
Cách 2: Nhóm tác giả dùng công thức sau để tính toán kích thước mẫu1:
z 2
n= p x q x
ε ()
Trong đó:

 z = giá trị z liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy (nếu chọn mức độ tin cậy là 95%,
thì giá trị z sẽ là 1.96). Điều này miêu tả mức độ không tin cậy của trung bình hoặc tần số
của mẫu khi là ước lượng của trung bình và tần suất tổng thể. Giá trị tham khảo: 1.96 (cho
mức độ tin cậy 95%)

 p = ước tính phần trăm trong tập hợp. Thông thường p sẽ thấy ở một vài nghiên cứu trước
đó hoặc một vài nguồn thông tin. Trong trường hợp chúng ta không có thông tin trước liên
quan đến p, chúng ta thường thiết lập giá trị của p tới 0.5. Điều này sẽ dẫn đến một phân
tách 50%-50% để nắm bắt biến số lớn nhất có thể trong tập hợp ⇒ q = (1- p)

 𝜀 = sai số (ví dụ: tham gia vào giá trị +/- 3, 4, 5 phần trăm). Chiếm một nửa độ rộng của
khoảng tin cậy. Sai số càng nhỏ thì kích thước mẫu càng lớn. Giá trị tham khảo: 0.05

1Tính kích thước mẫu, xem 9.9.2014, <http://vidac.org/en/cong-cu-ho-tro/tinh-kich-thuoc-mau>.


22
Như vậy ta giả sử độ biến động của dữ liệu ở mức lớn nhất hay biến số lớn nhất có thể trong tập
hợp ⇒ đặt u = p × q = p ×(1 – p)  u’ = 1 – 2p = 0 p = 0.5.
Ta chọn giá trị tham khảo sai số 𝜀 = 5% hay 𝜀 = 0.05.
Chọn độ tin cậy 95% ⇒Tra bảng z α =1,96
2
1,96 2
Như vậy ta có kích thước mẫun=0,5 x 0,5 x ( )
0,05
=384,16 ≈ 385(2)
Từ (1) và (2) nhóm tác giả sẽ chọn cỡ mẫu tối thiểu là 385 đơn vị (n ≥ 385).

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.

Thu thập dữ liệu:


Nhóm tác giả quyết định thu thập dữ liệu bằng cách và khảo sát trực tuyến theo đường link:
https://bom.to/xPY0Fi2

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu đề tài.

• Dùng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ
số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
thông qua phần mềm xử lý SPSS 20 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu
chuẩn độ tin cậy (biến rác). Trong đó:

Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho
một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) thông qua hệ số Cronbach
alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên
cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0,7 trở lên là sử dụng được. Trong khi đó,
nhiều nhà nghiên cứu ((ví dụ: Nunally (1978;0 Peterson (1994); Slater (1995)) đề nghị hệ số
Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên
cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo re et al (1994), hệ số Cronbach alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ
và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số
tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) và những biến nào có tương quan biến
tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ.

• Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau
(interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối
tương quan giữa các biến, được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng,
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân
tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các
thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu.
23
Phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp trích Principal Component với phép xoay
Varimax2. Khi phân tích nhân tố, nhóm tác giả quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

 Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định
Bartlett ≤ 0.05.
 Thứ hai: Khi phân tích nhân tố EFA chính thức thì nhóm tác giả chỉ chọn những biến
có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 (Do cỡ mẫu > 100). Nếu biến quan sát nào
có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 sẽ bị loại nhằm đảm bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa
cho phân tích nhân tố.
 Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có
giá trị lớn hơn 1.
 Thứ tư: Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để
đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố.

• Kiểm định tương quan

Tương quan (correlation) cho biết mối liên hệ tương đối giữa hai biến. Hệ số tương quan
(correlation coefficient) sẽ cho biết độ mạnh hay mức độ liên hệ giữa hai biến. Hệ số tương quan
có thể xác định qua 2 phương pháp: Hệ số tương quan Pearson và tương quan hạng Spearman.
Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả dùng phương pháp hệ số tương quan Pearson trước khi
phân tích hồi quy, nhằm mục đích phát hiện một số trường hợp đa cộng tuyến sẽ xảy ra ở đâu. 3

Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến: Phân tích hồi quy được thực hiện với phương pháp
đưa và một lượt, kết quả hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R 2 điều chỉnh – Adjusted R
Square (đánh giá độ phù hợp mô hình). Đồng thời tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
thông qua Tolerance (độ chấp nhận) và VIF (Hệ số phóng đại phương sai), nếu Tolerance nhỏ và
VIF > 10 thì có dấu hiệu hiện tượng đa cộng tuyến.

• Phân tích hồi quy:

Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy bội, nhằm mục đích xác
định các nhân tố chủ yếu tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng, cũng như tầm quan trọng của
từng nhân tố đó. Mô hình hồi quy bội theo nhóm tác giả đề xuất có dạng như sau:
Y = β0 + β1F1 + β2F2 + … +βnFn + εi
Trong đó:
 Y là mức độ ý định mua của người tiêu dùng
 F1, F2, …, Fn là các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng
(Y)

2Phép xoay Varimax dựa trên ý tưởng tính toán giải pháp trực giao tốt nhất, sau đó nới lỏng rành buộc về tính
trực giao để tách nhóm với các vectơ nhân tố (cấu trúc đơn giản hơn).
3Trong việc kiểm định tương quan, nhóm tác giả đã tham khảo một số giảng viên đang du học và làm nghiên
cứu sinh tại ĐH Cao Hùng tại Đài Loan, tất cả đều có chung một quan niệm cho rằng Pearson chưa chắc đã
phản ánh đúng vì một số lý do (như cỡ mẫu…), do đó không nên vội loại biến ngay sau Pearson, vì tồn tại một
số trường hợp Pearson không có ý nghĩa nhưng khi chạy hồi quy vẫn thỏa và kiểm định vãn có ý nghĩa thống
kê. Chính vì vậy, nhóm tác giả cho rằng không nên vội kết luận sau Pearson và mà cần phải phân tích hồi quy
để đưa ra kết luận mới chính xác.
24
 β1, β2, …, βn là hệ số hồi quy từng phần (Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng
hệ số β chưa chuẩn hóa)
 εi là sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình bằng 0, phương sai không đổi và
độc lập.

• Phân tích sự khác biệt về ý định mua của người tiêu dùng theo các đặc điểm cá nhân

Đối với so sánh sự khác biệt giữa ý định mua của người tiêu dùng với đặc điểm cá nhân: độ
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức thu nhập. Nhóm tác giả dùng phân tích phương sai
ANOVA (Analysis of variance). Nhóm tác giả sử dụng giá trị Sig. trong bảng Homogeneity of
Variances với độ tin cậy 95%, khi đó ta có 2 trường hợp sau:

 Trường hợp 1: Sig. < 0.05  phương sai đánh giá ý định mua của người tiêu dùng theo các
đặc điểm cá nhân khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó nhóm tác giả dừng
phân tích.

 Trường hợp 2: Sig. ≥ 0.05  phương sai đánh giá ý định mua của người tiêu dùng theo các
đặc điểm cá nhân không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó nhóm tác giả sử
dụng kết quả phân tích ANOVA.

Nếu rơi vào trường hợp 2 (Sig. ≥ 0.05), nhóm tác giả dựa vào kết quả ở bảng ANOVA để
phân tích. Nhóm tác giả tiếp tục sử dụng giá trị Sig. với độ tin cậy 95%, khi đó có 2 trường hợp
sau:

 Trường hợp 1: Sig. ≥ 0.05  Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua của
người tiêu dùng theo đặc điểm cá nhân. Khi đó nhóm tác giả dừng lại ở đây.

 Trường hợp 2: Sig. < 0.05  Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua của người
tiêu dùng theo đặc điểm cá nhân. Khi đó nhóm tác giả tiếp tục tìm sự khác biệt dựa vào
phép kiểm định Kruskal Wallis ở độ tin cây 95%. Khi đó giá trị Sig. có ý nghĩa quan trọng
trong việc kết luận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (Cụ thể nếu Sig. >
0.05 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, ngược lại nếu Sig. < 0.05
 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm), kế tiếp nhóm tác giả dựa vào giá trị
trung bình mẫu trong bảng Descriptives để đánh giá cụ thể về sự khác biệt.

• Kiểm định thống kê One - Samples T-Test

Để phân tích mối liên hệ giữa giá trị trung bình của một tổng thể định lượng với một giá trị
cụ thể xác định (µ0=3) cho các thành phần trong các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua, nhóm tác
giả sử dụng phép Kiểm định trung bình 1 mẫu độc lập (One Samples T-Test). Khi thực hiện kiểm
định, nhóm tác giả tiến hành so sánh giá trị Sig. (sig. (2 tailed)) trong kiểm định t. Nếu sig. (2
tailed) > 0.05: kết luận giá trị trung bình của tổng thể bằng với giá trị xác định. Nếu sig. (2 tailed)
≤ 0.05: kết luận giá trị trung bình của tổng thể khác với giá trị xác định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

25
Hình thành nên mô hình nghiên cứu là rất quan trọng với bài nghiên cứu vì từ mô hình nghiên
cứu, nhóm tác giả sẽ khảo sát các đối tượng trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát này
sẽ thu về những dữ liệu quan trọng phục vụ cho bài nghiên cứu. Mỗi câu hỏi liên quan đến từng yếu tố
là một quan điểm riêng của từng cá nhân, và quan điểm đó được định lượng hóa cụ thể. Từ đó tác giả
sẽ phân tích một cách cụ thể và khoa học để cho thấy được sự tác động của từng yếu tố lên Ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến
nay. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ hình thành nên những lưu ý khi chọn mua sản phẩm nước rửa tay
khô, tránh những tình trạng mua sản phẩm kém chất lượng. Những lưu ý và giải pháp đều dựa trên
những quan điểm ban đầu, chính vì vậy công việc thu thập thông tin (khảo sát) là rất quan trọng.
Những thay đổi nhỏ từ môi trường bên ngoài có tác động sâu sắc đến chất lượng của cuộc khảo sát
(thời gian khảo sát, người xung quanh...), bởi thế đòi hỏi sự khảo sát một cách độc lập và phù hợp với
thực tế.
Trong chương 3 này, tác giả đã hình thành nên mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
cỡ mẫu, thang đo cho cuộc khảo sát, sự hỗ trợ bởi các dụng cụ phân tích... đây là cơ sở cho sự hình
thành nên kết quả ở chương 4.
Ở chương kế tiếp, tác giả xin được trình bày kết quả nghiên cứu đúc kết được thông qua việc
thu thập và xử lí dữ liệu theo mô hình và các thang đo đã đề xuất. Kết quả trong chương sắp tới sẽ là cơ
sở để đưa ra kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến nay.

26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỬA TAY KHÔ GREEN CROSS

4.1.1. Nước rửa tay khô

Nước rửa tay khô là sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch có thể là dạng xịt hoặc dạng
gel dùng để làm sạch tay khi bị dính bẩn, sát khuẩn mà không cần dùng đến nước.

4.1.2. Giới thiệu về nước rửa tay khô GREEN CROSS

Nước rửa tay GREEN CROSS là dạng nước rửa tay khô, tiện lợi và không cần rửa lại với nước,
được sản xuất từ các hoạt chất an toàn như ethanol, water, glycerine, carbomer, fragrance,... có tác
dụng diệt khuẩn cao, bảo vệ làn da tay khỏi những vi khuẩn có hại. Hoạt chất có trong sản phẩm giúp
giữ ẩm và làm mềm da, đem lại hương thơm tự nhiên rất dễ chịu tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu đem
lại mùi hương nhẹ nhàng cho da tay người sử dụng.

Sản phẩm được đóng chai nhỏ gọn, với thiết kế nắp bật tiện lợi cho việc vệ sinh tay bạn ngay
sau khi tiếp xúc với những bề mặt công cộng.

4.1.3. Thông tin thương hiệu

GREEN CROSS được thành lập bởi một người Trung Hoa nhập cư - ông Co Ay Tian vào năm
1952, công ty lúc đó được đặt tên là Gonzalo Laboratories (Viện bào chế Gonzalo). Vào năm 1980,
viện bào chế Gonzalo đã chuyển đổi để trở thành GREEN CROSS. Đứng trước những khó khăn, thử
thách, bằng sự chăm chỉ, quyết tâm trong công việc kèm theo đó là việc tập trung quảng bá thương
hiệu, GREEN CROSS đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành một cái tên quen thuộc trong thị
trường.

27
Ngày nay, công ty có những sản phẩm cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sức khỏe & vệ sinh
như :
 SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH – Green Cross Alcohol, Green Cross Soap, Green Cross
Sanitizing Gel, Green Cross Total Defense, Green Cross Insect Repellent Lotion.
.
 CHĂM SÓC CÁ NHÂN – Lewis & Pearl ScentShop Cologne and Lewis & Pearl Face
and Body Powder.

 HÀNG VẢI VÀ CHĂM SÓC GIA ĐÌNH – Zonrox Bleach, Zonrox Plus, Zonrox
Colorsafe, Greenex All Purpose Cleaner, Del Fabric Softener, Glide Ironing Aid.

Với hơn 60 thành công về chất lượng sản phẩm và đồng hành cùng người tiêu dùng, Green
Cross Inc mong muốn sẽ tiếp tục phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng ở hiện tại và cả các thế
hệ tiếp theo.
Hoạt động xã hội gần nhất: Ngày 1/6/2019, Green Cross là 1 trong những nhà tài trợ chính của
sự kiện thể thao Le Fruit Triathlon lần thứ 16 tại khu nghỉ mát bãi biển Hồ Cốc, thành phố Bà Rịa
Vũng Tàu, Việt Nam

4.1.4 Tình hình kinh doanh

Theo Investing.com tóm tắt thông tin tài chính của tập đoàn Green Cross qua báo cáo thu nhập
hàng năm và hàng quý từ 2019 đến nay.

Theo báo cáo thu nhập hàng năm, tổng doanh thu năm 2019 tính đến 31/12/2019 là 1524799.07
trong đó lợi nhuận gộp là 429787.5, thu nhập hoạt động là 13302.58, thu nhập ròng là 2957.45.

Theo báo cáo thu nhập hàng quý:

 Quý 1 (1/1/2020- 31/3/2020): tổng doanh thu là 359484.26, lợi nhuận gộp là
105197.53, thu nhập hoạt động là 5638.53 và thu nhập ròng là -2453.62.

 Quý 2 (1/4/2020- 30/6/2020): tổng doanh thu là 418642.36, lợi nhuận gộp là
124597.72, Thu nhập hoạt động là 10519.71 và thu nhập ròng là 27464.21.

28
Nguồn: Investing.com

Tổng doanh thu cuối kì 30/06/2020 so với cuối kì 30/03/2020 tăng khá đáng kể (cụ thể tăng
59158.1), tăng 41025.83 so với cuối kì 31/12/2019o với cuối kì 30/09/2019 tăng 6752.28.

Lợi nhuận gộp cuối kì 30/06/2020 tăng 19400.19 so với cuối kì 31/03/2020, tăng mạnh so với
cuối kì 31/12/2019 (tăng 25811.32 nhưng lại giảm 6985.1 so với cuối kì 30/09/2019).

Từ bảng ta thấy thu nhập hoạt động của cuối kì 30/06/2020 giảm mạnh (giảm 25443.62) so với
cuối kì 30/09/2019 tuy nhiên thu nhập ròng của cuối kì 30/06/2020 lại tăng mạnh (tăng 21572.3) so với
30/09/2019.

4.2 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU


tuổi đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 16.7%), có 97 là độ
tuổi Trên 45 (chiếm tỷ lệ 14.4%). Như vậy số
Nhóm tác giả tiến hành khảo sát với 709 người trong độ Từ 36 đến tuổi đến 45 tuổi và Trên
mẫu (khảo sát online). Trong 709 mẫu khảo sát, 45 tham gia khảo sát không nhiều, do tác giả khó
tác giả thu về được 672 mẫu hợp lệ, 37 mẫu còn tiếp cận cũng như đối tượng này ít sử dụng mạng
lại không đạt độ tin cậy sử dụng (do không đúng internet hơn các nhóm độ tuổi khác.
đối tượng khảo sát và nhiều mẫu chỉ chọn 1 đáp án
duy nhất từ đầu đến cuối). Về trình độ: Trong 672 người tham gia
khảo sát có 119 là dưới đại học (chiếm tỷ lệ
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy: 17.7%), có 523 là đại học (chiếm tỷ lệ 77.8%), có
Về độ tuổi: Trong 672 người tham gia 30 là trên đại học (chiếm tỷ lệ 4.5%). Như vậy,
khảo sát có 259 là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (chiếm nhóm có trình độ đại học tham gia khảo sát chiếm
tỷ lệ 38.5%), có 204 là độ tuổi Từ 26 đến 35 tuổi đa số, dưới đại học và trên đại học tham gia khảo
(chiếm tỷ lệ 30.4%), có 112 là độ tuổi Từ 36 đến sát không nhiều.

29
Về nghề nghiệp: Trong 672 người tham
gia khảo sát có 247 là sinh viên (chiếm tỷ lệ
36.8%), có 200 là nhân viên văn phòng (chiếm tỷ
lệ 29.8%), có 22 là công nhân (chiếm tỷ lệ 3.3%),
có 21 là công chức nhà nước (chiếm tỷ lệ 3.1%),
có 182 là nghề nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 27%).
Như vậy, nhóm là sinh viên và nhân viên văn
phòng tham gia khảo sát chiếm đa số, các nhóm
còn lại tham gia khảo sát không nhiều.
Về thu nhập: Trong 672 người tham gia
khảo sát có 166 là dưới 2 triệu (chiếm tỷ lệ
24.7%), có 90 là từ 2 triệu đến dưới 4 triệu (chiếm
tỷ lệ 13.4%), có 56 là từ 4 triệu đến dưới 6 triệu
(chiếm tỷ lệ 8.3%), có 360 là trên 6 triệu (chiếm tỷ
lệ 53.6%). Như vậy, nhóm có thu nhập trên 6 triệu
tham gia khảo sát chiếm đa số.

Bảng 4.1. Thông tin về mẫu khảo sát


Tần Phần
số trăm
Độ tuổi
Từ 18 đến 25 tuổi 259 38.5
Từ 26 đến 35 tuổi 204 30.4
Từ 36 đến 45 tuổi 112 16.7
Trên 45 tuổi 97 14.4
Trình độ
Dưới đại học 119 17.7
Đại học 523 77.8
Trên đại học 30 4.5
Nghề nghiệp
Sinh viên 247 36.8
Nhân viên văn phòng 200 29.8
Công nhân 22 3.3
Công chức nhà nước 21 3.1
Khác 182 27
Thu nhập
Dưới 2 triệu 166 24.7
Từ 2 triệu – dưới 4 triệu 90 13.4
Từ 4 triệu – dưới 6 triệu 56 8.3
Trên 6 triệu 360 53.6
(Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả
9/2020)

30
Nhìn chung mẫu khảo sát được phân bổ tương đối đa dạng về trình độ, độ tuổi, nghề nghiệp và
mức thu nhập… chính vì vậy đạt độ tin cậy và khách quan để tiếp tục phân tích các dữ liệu.

4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Kết quả đánh giá Cronbach’s alpha được thể hiện trên bảng 4.2 cho thấy các thang đo đều có hệ
số alpha đạt yêu cầu [> 0.6: thấp nhất là thang đo yếu tố Giá cả có alpha = .816 và cao nhất là thang đo
Ý định có alpha = .834].
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu
Trung bình Phương sai Hệ số tương
Biến quan thang đo nếu thang đo nếu quan biến α nếu loại
Kết luận
sát Xi loại biến μ∑(- loại biến tổng biến α(-xi)
xi) σ2∑(-xi) R(xi,∑x)

Thang đo yếu tố Giá cả (GC): α = .816


GC1 15.88 5.468 .627 .773 Chấp nhận
GC2 15.89 5.451 .563 .794 Chấp nhận
GC3 15.77 5.676 .620 .776 Chấp nhận
GC4 15.78 5.439 .636 .770 Chấp nhận
GC5 15.88 5.571 .587 .785 Chấp nhận

Thang đo yếu tố Thương hiệu (TH): α = .823


TH1 15.61 6.412 .527 .812 Chấp nhận
TH2 15.53 6.119 .658 .779 Chấp nhận
TH3 15.78 5.510 .653 .777 Chấp nhận
TH4 15.55 5.983 .621 .786 Chấp nhận
TH5 15.85 5.481 .639 .782 Chấp nhận
Thang đo yếu tố Chất lượng (CL): α = .817
CL1 15.97 6.214 .465 .819 Chấp nhận
CL2 16.03 4.840 .672 .761 Chấp nhận
CL3 15.99 5.124 .689 .757 Chấp nhận
CL4 15.98 4.708 .685 .757 Chấp nhận
CL5 15.74 5.670 .542 .800 Chấp nhận
Thang đo yếu tố Chuẩn chủ quan (CCQ): α = .827

31
CCQ1 11.29 5.258 .680 .770 Chấp nhận
CCQ2 11.19 5.091 .690 .765 Chấp nhận
CCQ3 11.14 5.445 .666 .777 Chấp nhận
CCQ4 11.17 5.361 .583 .816 Chấp nhận

Thang đo yếu tố Tính tiện dụng (TTD): α = .829

TTD1 12.70 3.414 .646 .789 Chấp nhận


TTD2 12.63 3.357 .719 .756 Chấp nhận
TTD3 12.64 3.616 .600 .809 Chấp nhận
TTD4 12.58 3.434 .662 .782 Chấp nhận

Thang đo biến phụ thuộc Ý định (YD): α = .834

YD1 15.72 6.124 .608 .808 Chấp nhận


YD2 15.70 5.920 .641 .799 Chấp nhận
YD3 15.79 5.580 .687 .785 Chấp nhận
YD4 15.96 5.659 .607 .810 Chấp nhận
YD5 15.82 5.793 .633 .801 Chấp nhận
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
Nhìn vào bảng 4.2, các hệ số Cronbach’s Alpha đều khá cao (>0.6)  Các hệ số α đều lớn hơn
0.6 nên ta không loại thành phần nào.
Sau khi kiểm định thang đo, tác giả quyết định đưa tất cả các nhóm này vào phân tích nhân tố
khám phá EFA ở bước tiếp theo.

4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến độc lập

Sau khi đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha, các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân
tố khám phá (EFA) bằng phương pháp trích Principal Components và phép xoay Varimax. Phân tích
EFA lần đầu tổ hợp của 23 biến quan sát cho được kết quả như bảng 4.3. Kết quả EFA các thang đo
cho thấy:
- Chỉ số KMO = 0.903 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) và hệ số Bartlett's có mức ý nghĩa quan sát
sig = 0.000% < 0.05 đã khẳng định rằng phương pháp phân tích EFA là phù hợp
(hay thỏa mãn điều kiện cho phân tích nhân tố).

- Các biến quan sát còn được trích thành 5 nhân tố (Bảng 4.3) tại Eigenvalue = 1.269
và phương sai trích đạt 63.897% (> 50%)  Phương sai trích thỏa mãn yêu cầu. Vì

32
thế kết quả EFA là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho phân tích hồi quy ở bước tiếp
theo.
Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 1
Biến quan sát Thang đo các yếu tố
1 2 3 4 5
GC4 .793
GC1 .757
GC2 .628
GC3 .612
GC5 .554
CCQ2 .754
CCQ3 .746
CCQ4 .720
CCQ1 .688
TTD2 .845
TTD1 .733
TTD4 .731
TTD3 .673
CL2 .794
CL3 .722
CL4 .637
CL1 .610
CL5 .570
TH1 .806
TH2 .752
TH3 .611
TH5 .589
TH4 .562
Phương sai trích 13.299 26.416 39.222 51.695 63.897
Eigenvalue 8.572 1.921 1.539 1.396 1.269
Cronbach’s alpha .816 .827 .829 .817 .823
KMO .903
Sig. .000
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc

Thang đo liên quan đến Ý định của người tiêu dùng gồm 5 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy
bằng kiểm định Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích EFA. Kết quả kiểm định Bartlett's Test Chỉ
số KMO = 0.826 với giá trị sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu đủ điều kiện để phân tích nhân tố.

Bảng 4.4: Kết quả EFA các biến phụ thuộc

33
Biến quan sát Các nhân tố
1
YD3 .816
YD2 .783
YD5 .773
YD1 .758
YD4 .752
Eigenvalue 3.014
Phương sai trích 60.286
Cronbach’s alpha .834
KMO .826
Sig. .000
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
Quả bảng kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc ở trên (bảng 4.4), ta thấy các biến phụ
thuộc được xếp thành yếu tố Ý định có Eigenvalues = 3.014 >1 và tổng phương sai trích là 60.286%
(>50%), các hệ số tại nhân tố đều lớn hơn 0.5, thang đo đạt yêu cầu về mức hội tụ và giá trị phân biệt.

4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY

Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, các yếu tố cần được kiểm tra mức độ tương
quan với nhau để đưa vào mô hình hồi quy. Dựa vào kết quả của các nhân tố được gom lại từ Bảng 4.4
trên tác giả rút gọn các biến lại như sau:

- Yếu tố Giá cả (GC) gồm 5 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: GC1, GC2, GC3, GC4. Khi
đấy biến mới GC= (GC1 + GC2 + GC3 + GC4 + GC5)/5

- Yếu tố Thương hiệu (TH) gồm 5 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: TH1, TH2 TH3, TH4,
TH5. Khi đấy biến mới TH= (TH1 + TH2 + TH3 + TH4 + TH5)/5

- Yếu tố Chất lượng (CL) gồm 5 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: CL1, CL2, CL3, CL4,
CL5. Khi đấy biến mới CL= (CL1 + CL2 + CL3 + CL4 + CL5)/5

- Yếu tố Chuẩn chủ quan (CCQ) gồm 4 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: CCQ1, CCQ2,
CCQ3, CCQ4. Khi đấy biến mới CCQ= (CCQ1 + CCQ2 + CCQ3 + CCQ4)/4

- Yếu tố Tính tiện dụng (TTD) gồm 4 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: TTD1, TTD2,
TTD3,TTD4. Khi đấy biến mới TTD= (TTD1+ TTD2+ TTD3 + TTD4)/4

- Ngoài ra, biến phụ thuộc “Ý định” được tạo thành từ các nhân tố YD1, YD2, YD3, YD4,
YD5. Khi đấy YD= (YD1 + YD2 + YD3 + YD4 + YD5)/5

4.5.1 Kiểm định hệ số tương quan

34
Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan

GC TH CL CCQ TTD YD
Pearson
1 .541** .565** .556** .419** .581**
Correlation
GC
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
Pearson
.541** 1 .518** .541** .505** .572**
Correlation
TH
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
Pearson
.565** .518** 1 .499** .507** .625**
Correlation
CL
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
Pearson
.556** .541** .499** 1 .419** .620**
Correlation
CCQ
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
Pearson
.419** .505** .507** .419** 1 .596**
Correlation
TTD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
Pearson
.581** .572** .625** .620** .596** 1
Correlation
YD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 672 672 672 672 672 672
** Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 ( cả 2 đuôi).
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
Kết quả kiểm tra hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng với biến phụ
thuộc bằng phương pháp Pearson được thể hiện trên Bảng 4.5. Ở trên cho thấy, các yếu tố tác động
đến ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, tương quan
giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc dao động từ 0.572 đến 0.625 và đều có mức ý nghĩa sig nhỏ
hơn 0.05 (Với độ tin cậy 95%) => đạt yêu cầu về mặt thống kê; tương quan giữa các biến độc lập dao
động từ 0.419 đến 0.565 (< 0.85). Điều này chứng tỏ các biến độc lập có nhiều khả năng giải thích cho
biến phụ thuộc, đồng thời các biến độc lập đạt giá trị phân biệt (ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến). Vì thế, chúng ta có thể dự đoán mô hình hồi quy.
YD= β0+ β1GC + β2TH + β3CL+ β4CCQ + β5TTD+ ei
4.5.2 Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu

Thực hiện lệnh hồi quy trong phần mềm SPSS và phương pháp Stepwise cho kết quả như sau:

35
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình hồi quy
Mô R R bình R bình R bình phương Dubin-
hình phương phường Watson
điều Mức độ Mức Bậc Mức
chỉnh thay đổi độ tự do độ
R bình thay của thay
phương đổi F mẫu đổi
số mức ý
nghĩa
F
1 .625a .391 .390 .4613518 .391 1b .000
2 .719b .517 .516 .4109798 .126 1c .000
3 .762c .580 .578 .3835563 .036 1d .000
4 .772d .596 .593 .3767874 .016 1e .000
5 .776e .602 .599 .3742597 .006 1f .000 1.733

a. Dự đoán (hằng số): CL


b. Dự đoán (hằng số): CL, CCQ
c. Dự đoán (hằng số): CL, CCQ, TTD
d. Dự đoán (hằng số): CL, CCQ, TTD, GC
e. Dự đoán (hằng số): CL, CCQ, TTD, GC, TH
f. Biến phụ thuộc: YD
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Từ Bảng 4.6 ở trên, ta thấy khi số biến được thêm dần vào thì R 2 cũng tăng theo. Điều đó cho
phép tác giả kết luận các mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với mẫu phân tích.
Mô hình thứ 5 gồm hằng số, biến CL, CCQ, TTD, GC, TH: Trị số R 2= 0.602 > R2 điều chỉnh =
0.599. Chứng tỏ, mô hình hồi qui được xây dựng có biến độc lập CL, CCQ, TTD, GC, TH giải thích
được 59.9% sự biến thiên của ý định mua của người tiêu dùng.

36
4.5.2.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng bình df Trung bình F Sig.
phương bình
phương
Hồi quy 91.554 1 91.554 430.141 .000b
1 Phần dư 142.606 670 .213
Tổng cộng 234.160 671
Hồi quy 121.163 2 60.581 358.673 .000c
2 Phần dư 112.997 669 .169
Tổng cộng 234.160 671
Hồi quy 135.887 3 45.296 307.892 .000d
3 Phần dư 98.273 668 .147
Tổng cộng 234.160 671
Hồi quy 139.467 4 34.867 245.594 .000e
4 Phần dư 94.693 667 .142
Tổng cộng 234.160 671
Hồi quy 140.873 5 28.175 201.146 .000f
5 Phần dư 93.287 666 .140
Tổng cộng 234.160 671

a. Dự đoán: (Hằng số), CL


b. Dự đoán: (Hằng số), CL, CCQ
c. Dự đoán: (Hằng số), CL, CCQ, TTD
d. Dự đoán: (Hằng số), CL, CCQ, TTD, GC
e. Dự đoán: (Hằng số), CL, CCQ, TTD, GC, TH
f. Biến phụ thuộc: YD
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trên bảng trên (Bảng 4.7) cho thấy giá trị kiểm định F (=
201.146) có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 < 0.05). Nghĩa là, giả thiết tập hợp các biến độc lập không
có mối liên hệ với biến phụ thuộc bị bác bỏ. Vì thế, mô hình hồi quy số 5 là phù hợp dữ liệu nghiên
cứu và có thể suy rộng cho tổng thể.

4.5.2.2 Mô hình hồi quy biểu thị các yếu tố ảnh hưởng

Bảng 4.8: Các thông số thống kê của mô hình hồi quy


Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn t Sig. Thống kê đa
hóa cộng tuyến
B Độ lệch Beta Độ chấp VIF
chuẩn nhận
(Constant) 1.337 .127 10.505 .000
1
CL .656 .032 .625 20.740 .000 1.000 1.000
2 (Constant) .978 .117 8.394 .000

37
CL .441 .032 .421 13.577 .000 .751 1.331
CCQ .325 .025 .410 13.240 .000 .751 1.331
(Constant) .436 .122 3.592 .000
CL .317 .033 .302 9.669 .000 .643 1.554
3
CCQ .273 .024 .344 11.609 .000 .714 1.400
TTD .293 .029 .298 10.004 .000 .706 1.417
(Constant) .239 .126 1.904 .057
CL .258 .034 .246 7.532 .000 .568 1.760
4 CCQ .229 .025 .289 9.253 .000 .624 1.604
TTD .276 .029 .282 9.559 .000 .697 1.434
GC .168 .033 .163 5.022 .000 .573 1.744
(Constant) .169 .127 1.336 .182
CL .241 .034 .230 7.006 .000 .555 1.803
CCQ .208 .025 .263 8.216 .000 .584 1.713
5
TTD .253 .030 .258 8.515 .000 .653 1.532
GC .144 .034 .140 4.234 .000 .546 1.833
TH .104 .033 .104 3.169 .002 .551 1.813

Bảng 4.6 và Bảng 4.8, nhóm tác giả rút ra một số nhận định sau:
- Mô hình thứ 5 có thể giải thích được nhiều nhất cho vấn đề nghiên cứu (R 2 điều chỉnh của mô
hình số 5 là 59.9%). Hơn nữa, ta có thể khẳng định là mô hình này không xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến vì chỉ số VIF của các biến đều bé hơn 2.
- Vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy thứ 5.
Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trên Bảng 4.8 cho thấy, các yếu tố được dự đoán
trong mô hình hồi quy đều có tác động (có ý nghĩa thống kê) đến ý định mua của người tiêu dùng với
hệ số B lần lượt cho các yếu tố CL= 0.241; CCQ = 0.208; TTD = 0.253; GC= 0.144; TH=0.104. Bởi
vậy, mô hình hồi quy biểu thị các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ của người dân được xác định
như sau:
YD=0.169 + 0.241CL + 0.208CCQ + 0.253TTD + 0.144GC + 0.104TH

Về so sánh cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố đến ý định mua của người tiêu
dùng được xác định thông qua hệ số Beta. Vì thế, căn cứ vào kết quả trên Bảng 4.8 cho chúng ta thấy:
yếu tố có cường độ tác động (tầm quan trọng) mạnh nhất là TTD (Beta= 0.253); tiếp đến là CL (Beta =
0.241); thứ ba là CCQ (Beta = 0.208); thứ tư là GC (Beta=0.144) và cuối cùng là TH (Beta = 0.104).

4.5.2.3 Kiểm định giả thuyết

Nhìn vào bảng 4.9 mà tác giả thống kê lại các giả thuyết Hn (với n = {1,2,3,4,5}), trong đó các
giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận với mức ý nghĩa α < 0.05 hay 5% - Tương ứng với
độ tin cậy 95%.
Bảng 4.9: Kết luận các giả thuyết các yếu tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng.

38
Giả thuyết Nội dung Mối quan Kết luận
hệ

H1 Giá cả có quan hệ cùng chiều với ý định ↑↑ Chấp nhận


H2 Thương hiệu có quan hệ cùng chiều với ý định ↑↑ Chấp nhận
H3 Chất lượng có quan hệ cùng chiều với ý định ↑↑ Chấp nhận
H4 Chuẩn chủ quan có quan hệ cùng chiều với ý định ↑↑ Chấp nhận
H5 Tính tiện dụng có quan hệ cùng chiều với ý định ↑↑ Chấp nhận
Ghi chú: ↑↑ mối quan hệ cùng chiều.

4.4.3 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả
định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định
cần thiết sau đây:

 Liên hệ tuyến tính;


 Phương sai của sai số không đổi;
 Không có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số);
 Phần dư có phân phối chuẩn
 Không có tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến).

39
4.5.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính (Regression Standardized Residual)

4.6 KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN
HỌC

4.6.1 Kiểm định theo độ tuổi

Bảng 4.10: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm theo biến độ tuổi.
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
YD 1.859 3 668 .135
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Qua kết quả phân tích kiểm định Levene (Bảng 4.10), tác giả thấy Sig=0.135 >
0.05, tức là phương sai của các nhóm biến theo độ tuổi bằng nhau nên đủ điều kiện để phân tích tiếp
ANOVA.

Bảng 4.11: ANOVA

40
Tổng bình df Bình phương F Sig.
phương trung bình
Giữa các nhóm 3.783 3 1.261 3.656 .012
YD Trong cùng nhóm 230.377 668 .345
Tổng 234.160 671
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng 4.11, tác giả nhận thấy kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way
ANOVA) có Sig= 0.012 < 0.05 => Bác bỏ giả thiết => các thuộc tính có sự khác nhau => Xét tiếp
bảng Kruskal-Wallis.

Bảng 4.12: Kruskal-Wallis


Ranks
Độ tuổi N Mean Rank
Từ 18 đến 25 tuổi 259 308.68
Từ 26 đến 35 tuổi 204 364.59
YD Từ 36 đến 45 tuổi 112 360.52
Trên 45 tuổi 97 323.98
Tổng 672
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Bảng 4.13: Test Statisticsa,b


YD
Chi-Square 11.987
df 3
Asymp. Sig. .007
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng phân tích KRUSKAL-WALLIS TEST, nhóm tác giả nhận thấy:
 Nhóm có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi có hạng lớn nhất.
 Sig. = 0.007 < 0.05 => Bác bỏ H.
 Kết luận: Ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS ở các nhóm tuổi là khác nhau
và nhóm có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi là nhóm có ý định mua nước rửa tay GREEN
CROSS nhiều nhất.

4.6.2 Kiểm định theo trình độ

Bảng 4.14: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo trình độ
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
YD .815 2 669 .443
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Qua kết quả phân tích kiểm định Levene (Bảng 4.14), tác giả thấy Sig=0.443 >0.05,
tức là phương sai của các nhóm biến theo trình độ bằng nhau nên đủ điều kiện để phân tích tiếp
ANOVA.

41
Bảng 4.15: ANOVA
Tổng bình df Bình phương F Sig.
phương trung bình
Giữa các nhóm 4.091 2 2.045 5.947 .003
YD Trong cùng nhóm 230.069 669 .344
Tổng 234.160 671
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng 4.15 tác giả nhận thấy kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way
ANOVA) có Sig= 0.003 < 0.05 => Bác bỏ giả thiết => các thuộc tính có sự khác nhau => Xét tiếp
bảng Kruskal-Wallis Test.

Bảng 4.16: Kruskal-Wallis Test


Ranks
Trình độ N Mean Rank
Dưới đại học 119 314.79
Đại học 523 334.61
YD
Trên đại học 30 455.53
Tổng 672
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Bảng 4.17: Test Statisticsa,b


YD
Chi-Square 13.120
df 2
Asymp. Sig. .001
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng phân tích KRUSKAL-WALLIS TEST, nhóm tác giả nhận thấy:
 Nhóm có trình độ trên đại học có hạng lớn nhất.
 Sig. = 0.001 < 0.05 => Bác bỏ H.
 Kết luận: Ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS ở nhóm trình độ là khác nhau
và nhóm có trình độ trên đại học có ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS nhiều
nhất.

4.6.3 Kiểm định theo nghề nghiệp

Bảng 4.18: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo nghề nghiệp
Thống kê
df1 df2 Sig.
Levene
YD 1.282 4 667 .276
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

42
Qua kết quả phân tích kiểm định Levene (Bảng 4.18), tác giả thấy Sig=0.276 > 0.05, tức là
phương sai của các nhóm biến theo nghề nghiệp bằng nhau nên đủ điều kiện để phân tích tiếp
ANOVA.
Bảng 4.19: ANOVA
Tổng bình Bình phương trung
df F Sig.
phương bình
Giữa các nhóm 5.010 4 1.252 3.646 .006
YD Trong cùng nhóm 229.150 667 .344
Tổng 234.160 671
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng 4.19, tác giả nhận thấy kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way
ANOVA) có Sig= 0.006 < 0.05. Chứng tỏ có khác biệt về ý định mua giữa các nhóm biến được xác
định theo nghề nghiệp (trung bình không bằng nhau), nên chuyển qua phân tích KRUSKAL-
WALLIS TEST.
Bảng 4.20: Kruskal-Wallis Test
Ranks
Nghề nghiệp N Mean Rank
Sinh viên 247 302.77
Nhân viên văn phòng 200 371.36
Công nhân 22 293.27
YD
Công chức nhà nước 21 345.02
Khác 182 348.21
Tổng 672
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Bảng 4.21: Test Statisticsa,b


YD
Chi-Square 16.075
df 4
Asymp. Sig. .003
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng phân tích KRUSKAL-WALLIS TEST, nhóm tác giả nhận thấy:
 Nhóm có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng có hạng lớn nhất.
 Sig. = 0.003 < 0.05 => Bác bỏ H.
 Kết luận: Ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS ở nhóm nghề nghiệp là khác
nhau và nhóm có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng có ý định mua nước rửa tay
GREEN CROSS nhiều nhất.

4.6.4 Kiểm định theo thu nhập

Bảng 4.22: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo thu nhập
Thống kê
df1 df2 Sig.
Levene
YD 1.881 3 668 .131

43
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Qua kết quả phân tích kiểm định Levene (Bảng 4.22), tác giả thấy Sig=0.131 > 0.05, tức là
phương sai của các nhóm biến theo thu nhập bằng nhau nên đủ điều kiện để phân tích tiếp
ANOVA.

Bảng 4.23: ANOVA


Tổng bình Df Bình phương F
Sig.
phương trung bình
Giữa các nhóm 3.953 3 1.318 3.823 .010
Trong cùng 230.207 668 .345
YD nhóm
Tổng 234.160 671
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Nhìn vào bảng 4.23, tác giả nhận thấy kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way
ANOVA) có Sig= 0.010 < 0.05. Chứng tỏ có khác biệt về ý định mua giữa các nhóm biến được xác
định theo thu nhập (trung bình không bằng nhau), nên chuyển qua phân tích KRUSKAL-WALLIS
TEST.
Bảng 4.24: Kruskal-Wallis Test
Ranks
Thu nhập N Mean Rank
Dưới 2 triệu 166 306.06
Từ 2 triệu – dưới 4 triệu 90 296.92
YD Từ 4 triệu – dưới 6 triệu 56 336.23
Trên 6 triệu 360 360.48
Tổng 672
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020

Bảng 4.25: Test Statisticsa,b


YD
Chi-Square 13.631
df 3
Asymp. Sig. .003
Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 9/2020
Nhìn vào bảng phân tích KRUSKAL-WALLIS TEST, nhóm tác giả nhận thấy:
 Nhóm có thu nhập trên 6 triệu đồng có hạng lớn nhất.
 Sig. = 0.003 < 0.05 => Bác bỏ H.
 Kết luận: Ý định mua nước rửa tay GREEN CROSS ở nhóm thu nhập là khác nhau
và nhóm có thu nhập trên 6 triệu là nhóm có ý định mua nước rửa tay GREEN
CROSS nhiều nhất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

44
Từ kết quả phân tích trong chương 4. Kết quả phân tích EFA cho thấy cả 5 yếu tố đều đạt
được giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ 5 yếu tố
được giữ lại.
Kết quả phân tích cũng cho thấy mô hình mà tác giả đưa ra là đáng tin cậy, phù hợp với thực
tế và nghiên cứu của nhóm tác giả. Ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô
Green Cross của người tiêu dùng tại TP.HCM từ năm 2019 đến nay là GC (Giá cả), CL (Chất
lượng), TH (Thương hiệu), CCQ (Chuẩn chủ quan) và TTD (Tính tiện dụng) đều được đánh giá là
liên quan mật thiết đến ý định mua nước rửa tay khô Green Cross của chủ thể thực hiện. Vì thế
nhóm tác giả cho rằng để tăng ý định mua tại TP.HCM doanh nghiệp cần phải nâng cao được giá
cả, chất lượng, thương hiệu, chuẩn chủ quan và tính tiện dụng.
Tóm lại, dựa vào kết quả nghiên cứu trong chương 4 này làm cơ sở để nhóm tác giả đưa ra
các kiến nghị nhằm nâng cao ý định mua nước rửa tay khô Green Cross của người tiêu dùng tại
TP.HCM.

CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN


5.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào thuyết hành động hợp lí TRA, mô hình hành vi dự định TPB, các mô hình nghiên cứu của
Hee Yeon Kim và Jae-Eun Chung, Bùi Thị Xuân Tiến, Zaidi Oussama Chihab, Anastasia Cherry Sulu,

45
David P. E. Saerang và James D. D. Massie, Teoh Khar Chin & Siti Haslina Md Hariza… nhóm tác giả
hình thành nên mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN
CROSS của người tiêu dùng tại TP.HCM bao gồm 5 yếu tố: GC (Giá cả), CL (Chất lượng), TH (Thương
hiệu), CCQ (Chuẩn chủ quan) và TTD (Tính tiện dụng). Nhóm tác giả tóm tắt những kết quả chính như
sau:

5.1.1. Kết quả đo lường và ý nghĩa

Trong phạm vi TP.HCM, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 709 người cho ra 672 mẫu hợp lệ. Kết
quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát đều đạt độ tin cậy với các hệ số α đều lớn
hơn 0.6 nên không thành phần nào bị loại.

Kiểm định EFA cho thấy hệ số KMO = 0.903 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) và hệ số Bartlett's có mức ý nghĩa
quan sát 0.000% < 0.05 đã khẳng định rằng có mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau. Ngoài
ra, 6 nhân tố được rút trích tại Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng phương sai trích là > 50% nên phương sai
trích thỏa mãn yêu cầu.

Với kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tác giả đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng của sinh viên đó là: GC (Giá cả), CL (Chất lượng), TH (Thương hiệu), CCQ
(Chuẩn chủ quan) và TTD (Tính tiện dụng).. Trên cơ sở 5 yếu tố này, nhóm tác giả tiến hành chạy hồi
quy:

Qua phân tích hồi quy R2 (R Square) = 0.602 nghĩa là có 60.2% biến thiên của Ý định mua được
giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính với 5 nhân tố GC, CL, TH, CCQ, TTD. Ngoài ra, ta nhận thấy giá
trị R bình phương điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.599 nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp
với tập dữ liệu với mức 59.9% > 50% (tức mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là
khá chặt chẽ).

5.1.2. Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến ý định mua nước rửa tay khô Green Cross của người tiêu
dùng tại TP.HCM từ năm 2019 đến nay

Về độ tuổi: Trong 672 người tham gia khảo sát có 259 là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (chiếm tỷ lệ
38.5%), có 204 là độ tuổi Từ 26 đến 35 tuổi (chiếm tỷ lệ 30.4%), có 112 là độ tuổi Từ 36 đến tuổi đến 45
tuổi (chiếm tỷ lệ 16.7%), có 97 là độ tuổi Trên 45 (chiếm tỷ lệ 14.4%). Như vậy số người trong độ Từ 36
đến tuổi đến 45 tuổi và Trên 45 tham gia khảo sát không nhiều, do tác giả khó tiếp cận cũng như đối
tượng này ít sử dụng mạng internet hơn các nhóm độ tuổi khác.

Về trình độ: Trong 672 người tham gia khảo sát có 119 là dưới đại học (chiếm tỷ lệ 17.7%), có
523 là đại học (chiếm tỷ lệ 77.8%), có 30 là trên đại học (chiếm tỷ lệ 4.5%). Như vậy, nhóm có trình độ
đại học tham gia khảo sát chiếm đa số, dưới đại học và trên đại học tham gia khảo sát không nhiều.

Về nghề nghiệp: Trong 672 người tham gia khảo sát có 247 là sinh viên (chiếm tỷ lệ 36.8%), có
200 là nhân viên văn phòng (chiếm tỷ lệ 29.8%), có 22 là công nhân (chiếm tỷ lệ 3.3%), có 21 là công
chức nhà nước (chiếm tỷ lệ 3.1%), có 182 là nghề nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 27%). Như vậy, nhóm là sinh
viên và nhân viên văn phòng tham gia khảo sát chiếm đa số, các nhóm còn lại tham gia khảo sát không
nhiều.

46
Về thu nhập: Trong 672 người tham gia khảo sát có 166 là dưới 2 triệu (chiếm tỷ lệ 24,7%), có
90 là từ 2 triệu đến dưới 4 triệu (chiếm tỷ lệ 13,4%), có 56 là từ 4 triệu đến dưới 6 triệu (chiếm tỷ lệ
8,3%), có 360 là trên 6 triệu (chiếm tỷ lệ 53,6%). Như vậy, nhóm có thu nhập trên 6 triệu tham gia khảo
sát chiếm đa số.

Kết quả kiểm đinh Cronbach’s Alpha đều khá cao (>0.6) . Qua bảng kết quả phân tích EFA các
biến phụ thuộc ở trên (bảng 4.5), ta thấy các biến phụ thuộc được xếp thành yếu tố Ý định có Eigenvalues
= 3,014 >1 và tổng phương sai trích là 63,897% (>50%), các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, thang đo
đạt yêu cầu về mức hộ tụ và giá trị phân biệt. Kiểm định kết quả EFA cho thấy hệ số KMO = 0,903 (0,5 ≤
1 ≤ 1) và hệ số Barlett’s có mức ý nghĩa quan sát sig = 0.000% < 0.05 và tổng phương sai trích là
63,897% (>50%) nên phương sai trích thỏa mãn yêu cầu. Từ mô hình hồi quy, có thể thấy rằng cả 5 yếu
tố đề xuất đều ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại
TP.HCM . Trong đó, Tính tiện dụng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất với (β TTD = 0,253). Chất lượng là
nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ nhì (β CL= 0,241). Tiếp đến là Chuẩn chủ quan (β CCQ= 0,208). Giá cả
đứng thứ tư (β GC= 0,144).. Và cuối cùng là Thương hiệu (β TH= 0,104).

5.1.3 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến hành vi

Kết quả kiểm định trung bình và phương sai cho thấy có sự khác biệt về: độ tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập. Đặc biệt, tính tiện dụng mà sản phẩm mang lại có sự khác biệt lớn. Cụ thể, ý định mua nước rửa tay
khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi tính tiện dụng của sản phẩm,
càng tiện lợi và dễ sử dụng càng ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng.

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1: Kiến nghị cho doanh nghiệp

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bên cạnh mục tiêu tìm ra những yếu tố tác động đến ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại TP.HCM và mức độ tác động của chúng thì
đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị cho doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao ý định mua nước rửa
tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại TP.HCM nói riêng và người tiêu dùng cả nước nói
chung.
Qua nghiên cứu cho thấy, tính tiện dụng là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến ý định mua nước
rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng. Doanh nghiệp nên tích cực cải thiện, tìm tòi, sáng
tạo ra những thiết kế mới lạ nhằm đổi mới mẫu mã để sản phẩm dễ được đón nhận và thu hút người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tham khảo ý kiến, feedback của người
tiêu dùng, tích cực làm khảo sát về thái độ của họ sau khi sử dụng sản phẩm để cải thiện tốt hơn nữa.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu hơn nữa thông qua quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông, vận động người dân sử dụng sản phẩm để vệ sinh tay hơn nhằm hạn chế
các bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn,...để sản phẩm được sử dụng phổ biến hơn. Để tăng tính cạnh
tranh với các dòng sản phẩm nước rửa tay khác, doanh nghiệp nên tổ chức thêm những hoạt động
khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, đưa ra mức giá thành phù hợp với thu nhập của đại đa số người
tiêu dùng đi đôi với chất lượng được đảm bảo, an toàn.

47
Nên chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên bán chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình và tôn trọng
khách hàng từ đó tạo ra sự hài lòng, thiện cảm cho người tiêu dùng để họ có phản hồi tốt với sản
phẩm.
5.2.2 Những lưu ý trong quá trình lựa chọn sản phẩm nước rửa tay khô trước khi mua:

Cần đảm bảo thương hiệu và thông tin sản xuất được nêu cụ thể, rõ ràng ở chai: Nước rửa tay
khô đảm bảo tiêu chuẩn là loại được các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản xuất, trên bao bì sản phẩm có địa
chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của
Bộ y tế.
Ngược lại, nước rửa tay khô giả hoặc kém chất lượng là sản phẩm thường in thông tin sơ sài. Đôi
khi, không rõ thành phần, cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối. Không có mã vạch hoặc mã vạch mờ, lem
mực. Khi check mã vạch không hiển thị được thông tin sản phẩm. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ thông tin sản
phẩm và nhận diện thương hiệu trước khi mua để tránh mua sản phẩm giả hoặc kém chất lượng.
Với sự phổ biến của mạng xã hội như hiện nay, các thông tin giả, sản phẩm kém chất lượng có thể
được lan truyền dến hàng trăm người trước khi được giới chức trách tiến hành ngăn chặn và kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Do đó, việc thiết lập những kênh thông tin chính thống, rõ ràng và dễ truy cập là vô
cùng quan trọng.
Cần đảm bảo chất lượng của nước rửa tay khô: Các sản phẩm chính hãng sẽ diệt được đa số các
vi khuẩn bám trên bề mặt da, hạn chế thấp nhất viêm da, kích ứng đỏ, ngứa da khi sử dụng. Một số sản
phẩm còn có tác dụng làm mềm da.
Các loại nước rửa tay khô kém chất lượng thường được rao bán trên các trang mạng xã hội, chưa
được kiểm định bởi Bộ y tế, có sản phẩm được pha chế bởi người dân với các nguyên liệu đầu vào không
rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần và không đảm bảo điều kiện sản xuất. Những loại nước rửa tay khô này
dễ gây tổn hại đến da (gây bỏng ngứa, bong tróc), thậm chí gây nhiều hệ lụy khác nếu thành phần của
chúng chứa nhiều cồn công nghiệp và các chất hóa học gây hại khác không được phép lưu hành, sử dụng.
Người tiêu dùng nên chọn mua các loại nước rửa tay khô ở những cửa hàng, nhà thuốc, chuỗi
cung cấp có uy tín. Trước khi chọn mua sản phẩm, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên
quan về nguồn gốc, thành phần, các tiêu chuẩn thể hiện trên nhãn sản phẩm, xem xét hàng hóa trước khi
thanh toán, yêu cầu có hóa đơn mua hàng...
Cần đảm bảo giá cả của sản phẩm: Những sản phẩm nước rửa tay khô chính hãng thường có giá
niêm yết, ổn định và được nêu một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể ở các trang thông tin chính thống của
các nhãn hiệu. Người tiêu dùng cần tham khảo thông tin về giá ở các trang mạng chính thống để tránh
tình trạng mua với giá cao hơn thị trường, hoặc có thể tham khảo tìm mua ở các cửa hàng, nhà thuốc,
chuỗi cung ứng có uy tín để được đảm bảo về chất lượng lẫn giá thị trường hợp lý.

5.3 KẾT LUẬN CHUNG

5.3.1 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng giống như bao đề tài nghiên cứu, đề tài của nhóm tác giả còn gặp phải nhiều khó khăn hạn
chế nhất định.

48
Về nội dung: Nghiên cứu chỉ được thực hiện với các đối tượng khảo sát là người tiêu dùng đã và
đang sử dụng hoặc có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS với phương pháp lấy mẫu thuận
tiện, do đó kết quả nghiên cứu mang tính đại diện chưa cao. Nghiên cứu này chỉ giải thích được 59.9% sự
biến thiên của ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS bởi sự biến thiên của 05 biến độc lập. Như
vậy, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS mà nghiên cứu
chưa tìm ra. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu sâu hơn để tìm ra một số yếu tố mới ảnh hưởng
ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về mẫu nghiên cứu: Hình thức khảo sát của nghiên cứu phụ thuộc hoàn toàn vào khảo sát trực
tuyết, do vậy, có thể mẫu sẽ có những thiếu sót đặc trưng của phương thức thu thập mẫu này. Bên cạnh
đó, mẫu cũng vẫn còn chưa cân đối giữa các đặc điểm nhân khẩu học như: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và mức thu nhập. Do đó, những ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học này có thể không hoàn
toàn chính xác.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu khá hạn chế, chỉ hơn 1 tháng, từ đầu tháng 8 năm 2020 đến
giữa tháng 9 năm 2020 nên có những hạn chế nhất định về chất lượng mẫu khảo sát và kiến thức lý
thuyết.
Những nghiên cứu sau sẽ cần bổ sung thêm những mẫu nghiên cứu chất lượng hơn bằng cách gia
tăng thời gian khảo sát và thu thập nhiều dữ liệu của nhiều đối tượng khảo sát khác nhau.

5.3.2 Kết luận

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến
nay trên cơ sở kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất vá các kết quả nghiên cứu đã đưa ra những hàm
ý chính sách giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược nhằm tạo điều kiện để đáp ứng
các yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng. Nghiên cứu qua từng chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm xác định tính cấp thiết của đề tài, đưa ra
mục tiêu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đưa ra những nghiên cứu trước nhằm định
hướng đúng mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ban đầu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Giới thiệu các khái niệm cơ bản liên quan
đến nội dung dựa vào thuyết công bằng thủ tục và các nghiên cứu có liên quan... từ đó hình thành nên
mô hình nghiên cứu tổng quát của đề tài, thiết lập quan hệ giữa các yếu tố và lập giả thiết nghiên cứu
để phục vụ cho chương tiếp theo.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trình bày chi tiết những phương pháp nghiên cứu được thực
hiện trong đề tài.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này là trình bày các vấn đề về kiểm định hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu, phân tích nhân tố EFA, kết luận các giả
thuyết nghiên cứu đưa ra trong chương 2. Cụ thể:

 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Các khái niệm đưa ra đều đạt độ tin cậy phân
tích, không loại đi thành phần nào.

49
 Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kết quả cho thấy 6 thành phần đều đạt được độ tin
cậy và giá trị.

 Kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu: Các yếu tố đều tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng.

 Phân tích đa nhóm: Kết quả cho thấy có sự khác biệt về ý định mua nước rửa tay khô
GREEN CROSS theo độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
Chương 5: Kết luận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những nghiên cứu liên quan, tác giả
đã đưa ra những hàm ý chính sách nhằm gia tăng ý định mua nước rửa tay khô của người tiêu dùng.

Như vậy, với đề tài nghiên cứu hàn lâm lặp lại (Loại III) kết quả nghiên cứu trong bài đã trả
lời cho câu hỏi nghiên cứu ban đầu:

 Yếu tố Tính tiện dụng (TTD) tác động mạnh nhất đến Ý định (YD)
 Thứ hai là yếu tố Chất lượng (CL)
 Thứ ba là yếu tố Chuẩn chủ quan (CCQ)
 Thứ tư là Giá cả (GC)
 Và cuối cùng là Thương hiệu (TH)

Từ cơ sở đó, kết hợp với những nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả cho rằng cần phải
tích cực tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp nên tích cực cải thiện, tìm tòi, sáng tạo ra những
tính năng mới của sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng cảm nhận được sự tiện lợi trong việc sử
dụng sản phẩm, qua đó giúp cho sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS dễ được đón nhận và
nhận được sự thu hút người tiêu dùng, để sản phẩm được sử dụng phổ biến hơn, tạo ra ảnh hưởng tích
cực tới người tiêu dùng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 5


Chương 5 khái quát lại kết quả nghiên cứu từ chương 4, đưa ra những lưu ý cho người tiêu dùng
trong quá trình lựa chọn mua nước rửa tay khô . Từ kết quả chương 4, tác giả đã đưa ra một số lưu
ý cùng giải pháp giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng chính hãng, tránh các sản phẩm
nước rửa tay kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Do hạn chế về nguồn lực, thời gian, và mẫu nghiên cứu nên bài nghiên cứu không thể khẳng định
rằng đã đánh giá chính xác hoàn toàn các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, đây là một cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo
mở rộng quy mô và phạm vi nghiên cứu, khảo sát, từ đó xây dựng nên cơ sở vững chắc và những
giải pháp hiệu quả để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm chất lượng, chính hãng cũng như
phòng tránh, hạn chế việc mua các loại nước rửa tay khô từ các cơ sở sản xuất không có nguồn gốc
rõ ràng tại thành phố Hồ Chí Minh.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

 Báo cáo Thu nhập 005250 B (2020), từ https://vn.investing.com/equities/green-cross-


income-statement
 Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB
Lao Động Xã Hội
 Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2015), Nghiên cứu thị trường, NXB Kinh
Tế TPHCM
 Giới thiệu về GREEN CROSS (2020), từ http://greencross.com.vn/index.php/gioi-thieu/
 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999), từ https://thukyluat.vn/vb/phap-
lenh-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-nam-1999-b0e8.html
 Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc ((2005, tr.257, 258), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS
 Tính kích thước mẫu, (2014), http://vidac.org/en/cong-cu-ho-tro/tinh-kich-thuoc-mau

51
Tiếng Anh

 Ajzen and Fishbein (1975), Theory of Reasoned Action- TRA


 Ajzen (1985), Theory of Planned Behavior – TPB
 Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), 179-211
 American Marketing Association, Branding definition
 Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A
review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411–
423.
 Anastasia Cherry Sulu, David P. E. Saerang và James D. D. Massie (2016), The
analysis of consumer purchase intention towards cosmetic products based on product
origin
 Blackwell and partner (2001), The Theory of Consumer Behavior.
 Bui Thi Xuan Tien (2014), Factors influencing consumers’ purchase intention toward
sunsilk shampoo in Bien Hoa city, Viet Nam
 Hee Yeon Kim & Jae-Eun Chung (2011), Consumer purchase intention for organic
personal care products
 Kotler và Armstrong (2010), Principles of Marketing
 MA: Harvard University Press by Anderson, J.R. (1983), The architecture of
cognition. Cambridge
 Nunally (1978;0 Peterson (1994); Slater (1995)), Cronbach alpha
 Philip Kotler (2005), Marketing Management
 Solomon and partner (1995), The Theory of Customer
 Teoh Khar Chin & Siti Haslina Md Harizan (2017), Factors influencing consumers’
purchase intention of cosmetic products in Malaysia
 Zaidi Oussama Chihab (2016), Factors affecting consumer purchase intention of
luxury perfumes in Algeris: A case study of consumers in the twin cities of Tlemcen
and Sidi Bel Abbes

52
PHỤ LỤC 1
(Bản câu hỏi điều tra khảo sát)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA NƯỚC RỬA TAY KHÔ
GREEN CROSS CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2019
ĐẾN NAY
Xin chào Anh/Chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên năm 2 thuộc khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing
TP.HCM.

Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
nước rửa tay khô GREEN CROSS của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2019 đến nay” nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua nước rửa tay khô
GREEN CROSS của người tiêu dùng. Đây là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựng các chiến lược
nhằm tạo điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng.

Kính mong quý Anh/Chị dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây.

Chúng tôi cam kết những thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Rất
mong nhận được sự cộng tác chân tình của Anh/Chị.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

I. SÀNG LỌC ĐỐI TƯỢNG


Câu 1: Anh/Chị có đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM không?
o Có (Tiếp tục khảo sát)
o Không (Anh/Chị có thể dừng khảo sát tại đây. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị)

Câu 2: Anh/Chị có biết đến nước rửa tay khô GREEN CROSS không?
o Có (Tiếp tục khảo sát)
o Không (Anh/Chị có thể dừng khảo sát tại đây. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị)

Câu 3: Từ năm 2019 đến nay, Anh/Chị đã và đang sử dụng hay có ý định mua nước rửa tay khô
GREEN CROSS không?
o Có (Tiếp tục khảo sát)
o Không (Anh/Chị có thể dừng khảo sát tại đây. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị)

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

53
Dưới đây là các phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nước rửa tay khô GREEN
CROSS của người tiêu dùng tại TP.HCM từ năm 2019 đến nay. Anh/Chị xin vui lòng khoanh tròn
vào ô điểm phù hợp với ý kiến của Anh/Chị:
Giải thích:
1 – Hoàn toàn không đồng ý
2 – Không đồng ý
3 – Trung lập (không có ý kiến)
4 – Đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý

ST YẾU TỐ MỨC ĐỘ ĐỒNG


T Ý

1 2 3 4 5
Giá cả
1 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS hiện nay là hợp lý 1 2 3 4 5
2 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS ổn định 1 2 3 4 5
3 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS phù hợp với chất 1 2 3 4 5
lượng công bố
4 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS phù hợp với khả năng 1 2 3 4 5
tài chính của Anh/Chị
5 Giá của nước rửa tay khô GREEN CROSS có tính cạnh tranh 1 2 3 4 5
(không mắc hơn sản phẩm nước rửa tay khác)
Thương hiệu
6 GREEN CROSS là thương hiệu nước rửa tay được nhiều người 1 2 3 4 5
biết đến
7 GREEN CROSS là một thương hiệu uy tín trên thị trường 1 2 3 4 5
8 Khi lựa chọn nước rửa tay khô, Anh/Chị sẽ chọn GREEN 1 2 3 4 5
CROSS đầu tiên
9 Nước rửa tay khô GREEN CROSS giúp an tâm khi sử dụng 1 2 3 4 5
10 Dòng sản phẩm nước rửa tay khô GREEN CROSS này được 1 2 3 4 5
Anh/Chị quan tâm nhiều nhất
“Chất lượng” của nước rửa tay khô GREEN CROSS
11 Có tác dụng diệt khuẩn cao 1 2 3 4 5
12 Giúp bảo vệ da tay không bị khô rát 1 2 3 4 5
13 Có thành phần lành tính, không có hóa chất độc hại 1 2 3 4 5
14 Có độ an toàn cao 1 2 3 4 5
15 Mau khô không gây nhờn dính sau khi sử dụng 1 2 3 4 5
Chuẩn chủ quan
16 Mọi người xung quanh khuyên Anh/Chị dùng nước rửa tay khô 1 2 3 4 5
GREEN CROSS
17 Anh/Chị có tham khảo ý kiến của người bán tại các cửa hàng 1 2 3 4 5
18 Nước rửa tay khô GREEN CROSS được các bác sĩ và chuyên gia 1 2 3 4 5
y tế khuyên dùng
19 Anh/Chị bị ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo trên thị trường 1 2 3 4 5
“Tính tiện dụng” của nước rửa tay khô GREEN CROSS
54
20 Dễ sử dụng và không cần rửa lại với nước 1 2 3 4 5
21 Được đóng chai nhỏ gọn, dễ mang đi 1 2 3 4 5
22 Thiết kế nắp bật tiện lợi, dễ sử dụng 1 2 3 4 5
23 Có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lí,… 1 2 3 4 5
Ý định
24 Anh/Chị có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS trong 1 2 3 4 5
thời gian tới vì những yếu tố trên
25 Các yếu tố trên sẽ khiến Anh/Chị cân nhắc về ý định mua nước 1 2 3 4 5
rửa tay khô GREEN CROSS
26 Vì những yếu tố trên Anh/Chị có ý định sẽ mua thêm nhiều sản 1 2 3 4 5
phẩm nước rửa tay khô của GREEN CROSS trong tương lai
27 Dựa vào các yếu tố trên, Anh/Chị có ý định sẽ mua nước rửa tay 1 2 3 4 5
khô GREEN CROSS thay vì các nhãn hiệu khác
28 Anh/Chị có ý định sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân cùng 1 2 3 4 5
mua nước rửa tay khô GREEN CROSS vì thấy được lợi ích từ
những yếu tố trên

III. CÂU HỎI PHỤ


Câu 1: Anh/Chị biết đến nước rửa tay khô GREEN CROSS qua đâu? (Có thể chọn hơn 1)
o Phương tiện truyền thông (tivi, quảng cáo)
o Mạng xã hội
o Bạn bè, người thân
o Khác:…

Câu 2: Nếu có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS, Anh/Chị sẽ lựa chọn sản phẩm có
dung tích là bao nhiêu? (Có thể chọn hơn 1)
o 100 ml
o 250 ml
o 500 ml

Câu 3: Nếu có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS, Anh/Chị sẽ lựa chọn sản phẩm có
mùi hương nào? (Có thể chọn hơn 1)
o Hương trà xanh
o Hương tự nhiên
o Hương dưa táo
o Hương trái cây

Câu 4: Khi có ý định mua nước rửa tay khô GREEN CROSS, Anh/Chị thường lựa chọn sản phẩm
dựa trên yếu tố nào: (Có thể chọn hơn 1)
o Giá cả
o Thương hiệu
o Chất lượng (tính sát khuẩn, bảo vệ da tay, không hóa chất độc hại,...)
o Chuẩn chủ quan
o Tính tiện dụng
o Khác:….

55
IV. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Anh/Chị vui lòng cho biết độ tuổi ?
o Từ 18 đến 25 tuổi
o Từ 26 đến 35 tuổi
o Từ 36 đến 45 tuổi
o Trên 45 tuổi

Câu 2: Trình độ học vấn của Anh/Chị:


o Dưới đại học
o Đại học
o Trên đại học

Câu 3: Vị trí/Nghề nghiệp của Anh/Chị:


o Sinh viên
o Nhân viên văn phòng
o Công nhân
o Công chức nhà nước
o Khác:….

Câu 4: Mức thu nhập hàng tháng của Anh/Chị trong khoảng bao nhiêu?
o Dưới 2 triệu
o Từ 2 triệu – dưới 4 triệu
o Từ 4 triệu – dưới 6 triệu
o Trên 6 triệu

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý Anh/Chị.
Kính chúc quý Anh/Chị sức khỏe và thịnh vượng!

---o0o---

56
57
PHỤ LỤC 2
(Kết quả xử lý dữ liệu)
GET

FILE='C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav'.

DATASET NAME DataSet1 WINDOW=FRONT.

RELIABILITY

/VARIABLES=GC1 GC2 GC3 GC4 GC5

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

58
Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.816 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

GC1 15.88 5.468 .627 .773

GC2 15.89 5.451 .563 .794

GC3 15.77 5.676 .620 .776

GC4 15.78 5.439 .636 .770

GC5 15.88 5.571 .587 .785

RELIABILITY

/VARIABLES=TH1 TH2 TH3 TH4 TH5

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

59
Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.823 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

TH1 15.61 6.412 .527 .812

TH2 15.53 6.119 .658 .779

TH3 15.78 5.510 .653 .777

TH4 15.55 5.983 .621 .786

60
TH5 15.85 5.481 .639 .782

RELIABILITY

/VARIABLES=CL1 CL2 CL3 CL4 CL5

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

61
Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.817 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

CL1 15.97 6.214 .465 .819

CL2 16.03 4.840 .672 .761

CL3 15.99 5.124 .689 .757

CL4 15.98 4.708 .685 .757

CL5 15.74 5.670 .542 .800

RELIABILITY

/VARIABLES=CCQ1 CCQ2 CCQ3 CCQ4

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

62
Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.827 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

CCQ1 11.29 5.258 .680 .770

CCQ2 11.19 5.091 .690 .765

CCQ3 11.14 5.445 .666 .777

CCQ4 11.17 5.361 .583 .816

RELIABILITY

63
/VARIABLES=TTD1 TTD2 TTD3 TTD4

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.829 4

64
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

TTD1 12.70 3.414 .646 .789

TTD2 12.63 3.357 .719 .756

TTD3 12.64 3.616 .600 .809

TTD4 12.58 3.434 .662 .782

RELIABILITY

/VARIABLES=YD1 YD2 YD3 YD4 YD5

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Reliability

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

65
N %

Valid 672 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 672 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.834 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

YD1 15.72 6.124 .608 .808

YD2 15.70 5.920 .641 .799

YD3 15.79 5.580 .687 .785

YD4 15.96 5.659 .607 .810

YD5 15.82 5.793 .633 .801

FACTOR

/VARIABLES GC1 GC2 GC3 GC4 GC5 TH1 TH2 TH3 TH4 TH5 CL1 CL2 CL3 CL4 CL5 CCQ1 CCQ2 CCQ3 CCQ4
TTD1 TTD2 TTD3 TTD4

/MISSING LISTWISE

66
/ANALYSIS GC1 GC2 GC3 GC4 GC5 TH1 TH2 TH3 TH4 TH5 CL1 CL2 CL3 CL4 CL5 CCQ1 CCQ2 CCQ3 CCQ4
TTD1 TTD2 TTD3 TTD4

/PRINT INITIAL KMO EXTRACTION ROTATION

/FORMAT SORT BLANK(.5)

/CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25)

/EXTRACTION PC

/CRITERIA ITERATE(25)

/ROTATION VARIMAX

/SAVE REG(ALL)

/METHOD=CORRELATION.

Factor Analysis

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .903

Approx. Chi-Square 7626.375

Bartlett's Test of Sphericity df 253

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

GC1 1.000 .644

67
GC2 1.000 .545

GC3 1.000 .584

GC4 1.000 .687

GC5 1.000 .543

TH1 1.000 .726

TH2 1.000 .710

TH3 1.000 .657

TH4 1.000 .567

TH5 1.000 .597

CL1 1.000 .500

CL2 1.000 .707

CL3 1.000 .675

CL4 1.000 .675

CL5 1.000 .570

CCQ1 1.000 .672

CCQ2 1.000 .691

CCQ3 1.000 .697

CCQ4 1.000 .588

TTD1 1.000 .651

TTD2 1.000 .771

TTD3 1.000 .587

TTD4 1.000 .652

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

68
Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 8.572 37.270 37.270 8.572 37.270 37.270

2 1.921 8.352 45.622 1.921 8.352 45.622

3 1.539 6.691 52.313 1.539 6.691 52.313

4 1.396 6.068 58.381 1.396 6.068 58.381

5 1.269 5.516 63.897 1.269 5.516 63.897

6 .824 3.583 67.480

7 .719 3.127 70.607

8 .685 2.978 73.585

9 .646 2.807 76.392

10 .630 2.741 79.133

11 .550 2.390 81.522

12 .530 2.306 83.829

13 .490 2.132 85.961

14 .458 1.992 87.953

15 .413 1.797 89.750

16 .398 1.729 91.479

17 .351 1.527 93.006

18 .313 1.360 94.365

19 .288 1.252 95.618

20 .279 1.215 96.833

21 .262 1.139 97.972

22 .248 1.079 99.051

23 .218 .949 100.000

69
Total Variance Explained

Component Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 3.059 13.299 13.299

2 3.017 13.117 26.416

3 2.945 12.806 39.222

4 2.869 12.473 51.695

5 2.806 12.201 63.897

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

70
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

CL4 .710

GC3 .684

CCQ1 .678

TH3 .670

TH5 .670

CL3 .664

GC5 .661

TH4 .655

CCQ3 .649

TH2 .633

CCQ2 .623

TTD4 .595 .516

CL2 .595

TTD1 .586 .520

GC1 .573

TTD3 .569

GC4 .563 .518

CL5 .562

GC2 .562

CCQ4 .554

CL1

71
TTD2 .566 .585

TH1

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

GC4 .793

GC1 .757

GC2 .628

GC3 .612

GC5 .554

CCQ2 .754

CCQ3 .746

CCQ4 .720

CCQ1 .688

TTD2 .845

TTD1 .733

TTD4 .731

TTD3 .673

CL2 .794

CL3 .722

CL4 .637

CL1 .610

72
CL5 .570

TH1 .806

TH2 .752

TH3 .611

TH5 .589

TH4 .562

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 7 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5

1 .471 .460 .416 .452 .435

2 -.368 -.456 .790 -.047 .173

3 .235 -.293 .129 .602 -.693

4 .716 -.588 -.072 -.295 .222

5 .273 .386 .425 -.587 -.501

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

FACTOR

/VARIABLES YD1 YD2 YD3 YD4 YD5

/MISSING LISTWISE

/ANALYSIS YD1 YD2 YD3 YD4 YD5

/PRINT INITIAL KMO EXTRACTION ROTATION

73
/FORMAT SORT BLANK(.5)

/CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25)

/EXTRACTION PC

/CRITERIA ITERATE(25)

/ROTATION VARIMAX

/SAVE REG(ALL)

/METHOD=CORRELATION.

Factor Analysis

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .826

Approx. Chi-Square 1214.394

Bartlett's Test of Sphericity df 10

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

YD1 1.000 .574

74
YD2 1.000 .613

YD3 1.000 .665

YD4 1.000 .565

YD5 1.000 .597

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.014 60.286 60.286 3.014 60.286 60.286

2 .687 13.735 74.021

3 .526 10.527 84.548

4 .390 7.807 92.355

5 .382 7.645 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

YD3 .816

YD2 .783

YD5 .773

75
YD1 .758

YD4 .752

Extraction Method:
Principal Component
Analysis.a

a. 1 components
extracted.

Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component was
extracted. The
solution cannot
be rotated.

COMPUTE GC=(GC4 + GC1 + GC2 + GC3 + GC5) / 5.

EXECUTE.

COMPUTE CCQ=(CCQ2 + CCQ3 + CCQ4 + CCQ1) / 4.

EXECUTE.

COMPUTE TTD=(TTD2 + TTD1 + TTD4 + TTD3) / 4.

EXECUTE.

COMPUTE CL=(CL2 + CL3 + CL4 + CL1 + CL5) / 5.

EXECUTE.

COMPUTE TH=(TH1 + TH2 + TH3 + TH5 + TH4) / 5.

76
EXECUTE.

COMPUTE YD= (YD3 + YD2 + YD5 + YD1 + YD4) / 5.

EXECUTE.

CORRELATIONS

/VARIABLES=YD GC CCQ TTD CL TH

/PRINT=TWOTAIL NOSIG

/MISSING=PAIRWISE.

Correlations

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Correlations

YD GC CCQ TTD CL TH

Pearson Correlation 1 .581** .620** .596** .625** .572**

YD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

Pearson Correlation .581** 1 .556** .419** .565** .541**

GC Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

77
Pearson Correlation .620** .556** 1 .419** .499** .541**

CCQ Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

Pearson Correlation .596** .419** .419** 1 .507** .505**

TTD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

Pearson Correlation .625** .565** .499** .507** 1 .518**

CL Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

Pearson Correlation .572** .541** .541** .505** .518** 1

TH Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 672 672 672 672 672 672

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

REGRESSION

/DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG N

/MISSING LISTWISE

/STATISTICS COEFF OUTS CI(95) R ANOVA COLLIN TOL ZPP

/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)

/NOORIGIN

/DEPENDENT YD

/METHOD=STEPWISE GC CCQ TTD CL TH

/SCATTERPLOT=(*ZRESID ,*ZPRED)

/RESIDUALS DURBIN HISTOGRAM(ZRESID)

/SAVE ZPRED ZRESID.

78
Regression

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

YD 3.9500 .59074 672

GC 3.9601 .57433 672

CCQ 3.7325 .74544 672

TTD 4.2124 .60270 672

CL 3.9857 .56339 672

TH 3.9155 .59426 672

Correlations

YD GC CCQ TTD CL TH

YD 1.000 .581 .620 .596 .625 .572

GC .581 1.000 .556 .419 .565 .541

CCQ .620 .556 1.000 .419 .499 .541


Pearson Correlation
TTD .596 .419 .419 1.000 .507 .505

CL .625 .565 .499 .507 1.000 .518

TH .572 .541 .541 .505 .518 1.000

Sig. (1-tailed) YD . .000 .000 .000 .000 .000

79
GC .000 . .000 .000 .000 .000

CCQ .000 .000 . .000 .000 .000

TTD .000 .000 .000 . .000 .000

CL .000 .000 .000 .000 . .000

TH .000 .000 .000 .000 .000 .

YD 672 672 672 672 672 672

GC 672 672 672 672 672 672

CCQ 672 672 672 672 672 672


N
TTD 672 672 672 672 672 672

CL 672 672 672 672 672 672

TH 672 672 672 672 672 672

Variables Entered/Removeda

Model Variables Variables Method


Entered Removed

Stepwise
(Criteria:
Probability-of-F-
1 CL . to-enter <= .050,
Probability-of-F-
to-remove >= .
100).

Stepwise
(Criteria:
Probability-of-F-
2 CCQ . to-enter <= .050,
Probability-of-F-
to-remove >= .
100).

80
Stepwise
(Criteria:
Probability-of-F-
3 TTD . to-enter <= .050,
Probability-of-F-
to-remove >= .
100).

Stepwise
(Criteria:
Probability-of-F-
4 GC . to-enter <= .050,
Probability-of-F-
to-remove >= .
100).

Stepwise
(Criteria:
Probability-of-F-
5 TH . to-enter <= .050,
Probability-of-F-
to-remove >= .
100).

a. Dependent Variable: YD

Model Summaryf

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .625a .391 .390 .46135

2 .719b .517 .516 .41098

3 .762c .580 .578 .38356

4 .772d .596 .593 .37679

5 .776e .602 .599 .37426 1.733

81
a. Predictors: (Constant), CL

b. Predictors: (Constant), CL, CCQ

c. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD

d. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD, GC

e. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD, GC, TH

f. Dependent Variable: YD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 91.554 1 91.554 430.141 .000b

1 Residual 142.606 670 .213

Total 234.160 671

Regression 121.163 2 60.581 358.673 .000c

2 Residual 112.997 669 .169

Total 234.160 671

Regression 135.887 3 45.296 307.892 .000d

3 Residual 98.273 668 .147

Total 234.160 671

Regression 139.467 4 34.867 245.594 .000e

4 Residual 94.693 667 .142

Total 234.160 671

Regression 140.873 5 28.175 201.146 .000f

5 Residual 93.287 666 .140

Total 234.160 671

a. Dependent Variable: YD

82
b. Predictors: (Constant), CL

c. Predictors: (Constant), CL, CCQ

d. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD

e. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD, GC

f. Predictors: (Constant), CL, CCQ, TTD, GC, TH

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.


Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 1.337 .127 10.505 .000


1
CL .656 .032 .625 20.740 .000

(Constant) .978 .117 8.394 .000

2 CL .441 .032 .421 13.577 .000

CCQ .325 .025 .410 13.240 .000

(Constant) .436 .122 3.592 .000

CL .317 .033 .302 9.669 .000


3
CCQ .273 .024 .344 11.609 .000

TTD .293 .029 .298 10.004 .000

(Constant) .239 .126 1.904 .057

CL .258 .034 .246 7.532 .000

4 CCQ .229 .025 .289 9.253 .000

TTD .276 .029 .282 9.559 .000

GC .168 .033 .163 5.022 .000

5 (Constant) .169 .127 1.336 .182

83
CL .241 .034 .230 7.006 .000

CCQ .208 .025 .263 8.216 .000

TTD .253 .030 .258 8.515 .000

GC .144 .034 .140 4.234 .000

TH .104 .033 .104 3.169 .002

Coefficientsa

Model 95.0% Confidence Interval for B Correlations Collinearity


Statistics

Lower Bound Upper Bound Zero-order Partial Part Tolerance

(Constant) 1.087 1.587


1
CL .594 .718 .625 .625 .625 1.000

(Constant) .749 1.207

2 CL .377 .505 .625 .465 .365 .751

CCQ .277 .373 .620 .456 .356 .751

(Constant) .198 .675

CL .253 .381 .625 .350 .242 .643


3
CCQ .227 .319 .620 .410 .291 .714

TTD .235 .350 .596 .361 .251 .706

(Constant) -.007 .486

CL .191 .325 .625 .280 .185 .568

4 CCQ .180 .277 .620 .337 .228 .624

TTD .220 .333 .596 .347 .235 .697

GC .102 .234 .581 .191 .124 .573

5 (Constant) -.080 .418

CL .174 .309 .625 .262 .171 .555

84
CCQ .159 .258 .620 .303 .201 .584

TTD .194 .311 .596 .313 .208 .653

GC .077 .211 .581 .162 .104 .546

TH .039 .168 .572 .122 .077 .551

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

VIF

(Constant)
1
CL 1.000

(Constant)

2 CL 1.331

CCQ 1.331

(Constant)

CL 1.554
3
CCQ 1.400

TTD 1.417

(Constant)

CL 1.760

4 CCQ 1.604

TTD 1.434

GC 1.744

5 (Constant)

CL 1.803

CCQ 1.713

TTD 1.532

85
GC 1.833

TH 1.813

a. Dependent Variable: YD

Excluded Variablesa

Model Beta In t Sig. Partial Collinearity Statistics


Correlation
Tolerance VIF

GC .334b 9.758 .000 .353 .680 1.470

CCQ .410b 13.240 .000 .456 .751 1.331


1
TTD .375b 11.782 .000 .415 .743 1.347

TH .339b 10.345 .000 .371 .732 1.367

GC .198c 5.752 .000 .217 .581 1.722

2 TTD .298c 10.004 .000 .361 .706 1.417

TH .211c 6.388 .000 .240 .625 1.600

GC .163d 5.022 .000 .191 .573 1.744


3
TH .135d 4.151 .000 .159 .580 1.725

4 TH .104e 3.169 .002 .122 .551 1.813

Excluded Variablesa

Model Collinearity Statistics

Minimum Tolerance

1 GC .680b

CCQ .751b

86
TTD .743b

TH .732b

GC .581c

2 TTD .643c

TH .625c

GC .568d
3
TH .580d

4 TH .546e

a. Dependent Variable: YD

b. Predictors in the Model: (Constant), CL

c. Predictors in the Model: (Constant), CL, CCQ

d. Predictors in the Model: (Constant), CL, CCQ, TTD

e. Predictors in the Model: (Constant), CL, CCQ, TTD, GC

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition Index Variance Proportions

(Constant) CL CCQ TTD

1 1.990 1.000 .00 .00


1
2 .010 14.230 1.00 1.00

1 2.970 1.000 .00 .00 .00

2 2 .020 12.085 .28 .04 .90

3 .009 17.856 .72 .95 .10

3 1 3.959 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .022 13.517 .12 .01 .91 .06

87
3 .010 19.894 .51 .03 .01 .89

4 .009 20.659 .37 .96 .08 .06

1 4.949 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .022 15.112 .11 .01 .79 .06

4 3 .011 20.826 .02 .03 .07 .67

4 .009 22.884 .77 .41 .11 .05

5 .008 24.695 .09 .55 .04 .22

1 5.939 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .022 16.554 .11 .01 .74 .05

3 .011 22.759 .04 .04 .03 .55


5
4 .010 23.850 .11 .03 .14 .08

5 .009 25.093 .67 .47 .07 .06

6 .008 27.231 .07 .45 .02 .26

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Variance Proportions

GC TH

1
1
2

2 2

2
3
3

88
1 .00

2 .00

4 3 .38

4 .04

5 .58

1 .00 .00

2 .00 .00

3 .37 .05
5
4 .02 .88

5 .03 .02

6 .59 .06

a. Dependent Variable: YD

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.3723 4.8706 3.9500 .45820 672

Residual -1.21015 1.04678 .00000 .37286 672

Std. Predicted Value -3.443 2.009 .000 1.000 672

Std. Residual -3.233 2.797 .000 .996 672

a. Dependent Variable: YD

89
Charts

90
ONEWAY YD BY Dotuoi

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS.

Oneway

91
[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.859 3 668 .135

ANOVA

YD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 3.783 3 1.261 3.656 .012

Within Groups 230.377 668 .345

Total 234.160 671

NPAR TESTS

/K-W=YD BY Dotuoi(1 4)

/MISSING ANALYSIS.

NPar Tests

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

92
Kruskal-Wallis Test

Ranks

Dotuoi N Mean Rank

Tu 18 den 25 tuoi 259 308.68

Tu 26 den 35 tuoi 204 364.59

YD Tu 36 den 45 tuoi 112 360.52

Tren 45 tuoi 97 323.98

Total 672

Test Statisticsa,b

YD

Chi-Square 11.987

df 3

Asymp. Sig. .007

a. Kruskal Wallis Test

b. Grouping Variable:
Dotuoi

ONEWAY YD BY Trinhdo

/STATISTICS HOMOGENEITY

93
/MISSING ANALYSIS.

Oneway

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.815 2 669 .443

ANOVA

YD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 4.091 2 2.045 5.947 .003

Within Groups 230.069 669 .344

Total 234.160 671

NPAR TESTS

/K-W=YD BY Trinhdo(1 3)

/MISSING ANALYSIS.

NPar Tests

94
[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Kruskal-Wallis Test

Ranks

Trinhdo N Mean Rank

Duoi dai hoc 119 314.79

Dai hoc 523 334.61


YD
Tren dai hoc 30 455.53

Total 672

Test Statisticsa,b

YD

Chi-Square 13.120

df 2

Asymp. Sig. .001

a. Kruskal Wallis Test

b. Grouping Variable:
Trinhdo

95
ONEWAY YD BY Nghenghiep

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS.

Oneway

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.282 4 667 .276

ANOVA

YD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 5.010 4 1.252 3.646 .006

Within Groups 229.150 667 .344

Total 234.160 671

NPAR TESTS

/K-W=YD BY Nghenghiep(1 5)

/MISSING ANALYSIS.

96
NPar Tests

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Kruskal-Wallis Test

Ranks

Nghenghiep N Mean Rank

Sinh vien 247 302.77

Nhan vien van phong 200 371.36

Cong nhan 22 293.27


YD
Cong chuc nha nuoc 21 345.02

Khac 182 348.21

Total 672

Test Statisticsa,b

YD

Chi-Square 16.075

df 4

97
Asymp. Sig. .003

a. Kruskal Wallis Test

b. Grouping Variable:
Nghenghiep

ONEWAY YD BY Thunhap

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS.

Oneway

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.881 3 668 .131

ANOVA

YD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 3.953 3 1.318 3.823 .010

98
Within Groups 230.207 668 .345

Total 234.160 671

NPAR TESTS

/K-W=YD BY Thunhap(1 4)

/MISSING ANALYSIS.

NPar Tests

[DataSet1] C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoi.sav

Kruskal-Wallis Test

Ranks

Thunhap N Mean Rank

Duoi 2 trieu 166 306.06

Tu 2 trieu - duoi 4 trieu 90 296.92

YD Tu 4 trieu - duoi 6 trieu 56 336.23

Tren 6 trieu 360 360.48

Total 672

99
Test Statisticsa,b

YD

Chi-Square 13.631

df 3

Asymp. Sig. .003

a. Kruskal Wallis Test

b. Grouping Variable:
Thunhap

SAVE OUTFILE='C:\Users\Asus\Downloads\DataGC_bancuoichinhthuc.sav'

/COMPRESSED.

Baker, J., Grewal, D. and Parasuraman, A. (1994). The influence of store environment on quality
inferences and store image. Journal of the Academy Marketing Science, 22(4), pp. 328-339.

Environment, V. A. (2019). Use eco-friendly straws to eliminate plastic waste. Retrieved Nov 16,
2021, from https://moitruong.net.vn/su-dung-ong-hut-than-thien-voi-moi-truong-de-loai-bo-
rac-thai-nhua/

Nielsen. (2017). “Green” and “Clean” consumption trends of Vietnamese consumers. Retrieved
from https://www.nielsen.com/wp-
content/uploads/sites/3/2019/04/Nielsen_Sustainability20in20Vietnam_Apr2017_VN.pdf

Nielsen. (2018, Oct 11). Explore Generation Z in Vietnam – The Consumer of Tomorrow. Retrieved
Nov 16, 2021, from https://www.nielsen.com/apac/en/insights/video/2018/explore-
generation-z-in-vietnam-consumer-of-tomorrow/

100
Research, I. M. (2019). Current Situation Using Plastic Straws. Retrieved from
https://www.ipsos.com/sites/default/files/2019-09/vn_plastic_waste_deck_-_final_-
_eurocham_-_en.pdf

Research, P. (2021). Gen Z, Millennials Stand Out for Climate Change Activism, Social Media
Engagement With Issue. Retrieved Nov 16, 2021, from
https://www.pewresearch.org/science/2021/05/26/gen-z-millennials-stand-out-for-climate-
change-activism-social-media-engagement-with-issue/

Coakes, Steed & Price. (2008). SPSS 15.0, Analysis without Anguish. Hoboken - New Jersey: John
Wiley & Sons.

Kothari, C.R.. (2004). Research methodology : Methods and techniques (2nd revised edition). New


Delhi: New Age International (P) Limited, Publishers.

Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: Harper Collins.

Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994) The Assessment of Reliability. Psychometric Theory, 3, 248-292.

nu

101

You might also like