You are on page 1of 55

Ngày nhận hồ sơ

Do P.ĐN&QLKH ghi
Mẫu: SV00

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN Ý

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TẾT


NGUYÊN ĐÁN VIỆT NAM VÀ TẾT DƯƠNG
LỊCH Ý

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG ĐÌNH GIAI


THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
TT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỊU ĐIỆN EMAIL
TRÁCH THOẠI
NHIỆM
1 PHAN NGỌC
TRANG
2 VŨ HOÀNG LY
LY
3 Mai Lâm Vy 2257080050
1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................5

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................6

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................6

3. Ý nghĩa đề tài...................................................................................................6

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................7

6. Bố cục đề tài.....................................................................................................7

CHƯƠNG I..............................................................................................................9

TỔNG QUAN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ TẾT Ở Ý.......................9

1. Tổng quan về Tết Nguyên Đán ở Việt Nam...................................................9


1.1. Định nghĩa...................................................................................................9
1.2. Nguồn gốc...................................................................................................9
1.3. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán....................................................................10

2. Tổng quan về Tết ở Ý....................................................................................12


2.1. Định Nghĩa................................................................................................12
2.2. Nguồn gốc.................................................................................................12
2.3. Ý nghĩa......................................................................................................14

Tiểu kết chương 1..............................................................................................15

CHƯƠNG II..........................................................................................................16

NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÀ ẨM THỰC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN VIỆT
NAM VÀ TẾT CỦA NGƯỜI Ý............................................................................16

2
1. Những phong tục tập quán và món ăn truyền thống của người Việt Nam
trong Tết Nguyên Đán.......................................................................................16
1.1. Phong tục..................................................................................................16
1.2. Món ăn ngày tết.........................................................................................20

2. Những phong tục tập quán và món ăn truyền thống của người Ý trong Tết
Dương lịch..........................................................................................................22
2.1 Phong tục...................................................................................................22
2.2. Ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết............................................................26

Tiểu kết chương 2..............................................................................................28

CHƯƠNG III.........................................................................................................28

GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
DU LỊCH TRONG DỊP TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM...................................28

1. Giá trị Tết Nguyên Đán của người Việt........................................................28


1.1. Giá trị kinh tế của Tết trong du lịch...........................................................28
1.2. Giá trị kinh tế của Tết trong việc bảo tồn và phát triển các phong tục tập quán
Tết.................................................................................................................... 29

2. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa Tết Nguyên Đán vào khai thác du
lịch....................................................................................................................... 30
2.1.Những thuận lợi.........................................................................................30
2.2. Những khó khăn........................................................................................31

3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán
trong du lịch.......................................................................................................32
3.1. Cần có những nghiên cứu khoa học tổng thể về lễ hội Tết Nguyên Đán...32
3.2. Duy trì bảo tồn và phát triển các phong tục cổ truyền ngày Tết khuyến khích
các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân dân..................................................33
3.3. Đa dạng các loại hình du lịch, các chương trình tour trong dịp Tết...........34
3.4. Nâng cao chất lượng phục vụ trong dịp Tết..............................................36

4. Giải pháp gìn giữ giá trị truyền thống trong Tết cổ truyền........................38

Tiểu kết chương 3..............................................................................................40


3
KẾT LUẬN............................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43

PHỤ LỤC............................................................................................................... 45

4
LỜI CẢM ƠN

Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, chúng tôi sẽ không thể nào tự mình
hoàn thành tốt công việc của mình nếu như không có sự hướng dẫn, giúp đỡ về kiến
thức, cách tìm kiếm tài liệu và phương pháp nghiên cứu đến từ Thạc sỹ Trương Đình
Giai, người thầy hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Chúng
tôi xin chân thành được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy!
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi cũng đã nhận được rất
nhiều sự động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tận tình từ các quý thầy cô trong Bộ
môn Ngữ văn Ý trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy
cô!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng do sự
hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm, chắc chắn trong đề tài nghiên cứu khoa học
này không thể tránh khỏi sự thiếu sót và khiếm khuyết.
Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và nhận xét, đóng góp ý kiến đến từ
quý thầy cô giúp chúng tôi nhận ra những hạn chế trong đề tài nghiên cứu khoa học
của nhóm để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả thực hiện

Phan Ngọc Trang

5
LỜI CAM ĐOAN
Trải qua thời gian miệt mài làm đề tài nghiên cứu, sơ suất có, sai sót có. Được
sự thông cảm và tạo điều kiện từ phía nhà trường và ThS. Trương Đình Giai, một lần
nữa, tôi xin được cam đoan đề tài này là thành quả của quá trình nghiên cứu của nhóm
chúng tôi. Những thông tin thu thập trong bài đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn
chính thống để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả thực hiện

Phan Ngọc Trang

6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ giữa Việt Nam - Ý đang dần được mở rộng và hướng đến tinh thần
giao lưu và hội nhập giữa hai nước. Trong đó việc giao lưu văn hóa là không thể thiếu,
tuy nhiên việc tìm hiểu phong tục tập quán của Việt Nam và Ý còn bị hạn chế và
không có nhiều cơ hội giao lưu. Chính vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết về nhau
nhiều hơn, đặc biệt sự chia sẻ, hiểu biết văn hoá.
Vấn đề về các lễ hội truyền thống của Việt Nam và Ý luôn được quan tâm hàng
đầu. Nước ta ngày càng có nhiều chương trình giới thiệu văn hóa dân gian của Việt
Nam tới Ý thông qua các hoạt động chung của hai nước, từ đó giúp nhân dân hai nước
hiểu rõ lẫn nhau hơn và có thể tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhau. Đồng thời
cũng giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp trong phong tục tập quán ngày Tết
của cả hai nước để không bị phai nhòa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu này.
Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nhỏ
vào chương trình giao lưu của hai nước nhằm bảo tồn cũng như phát triển văn hóa
giữa Việt Nam và Ý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày những nội dung, khái niệm cơ bản và những đặc điểm văn hoá, ẩm
thực ngày Tết ở hai nước. Giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của dân
tộc Việt Nam và gợi ý phương pháp thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch trong dịp Tết.
Làm cơ sở và tiền đề cho các công trình nghiên cứu có liên quan trong tương lai.
3. Ý nghĩa đề tài
Qua việc tìm hiểu nét tương đồng và khác biệt của Tết Nguyên Đán Việt Nam
và Tết Dương lịch ở Ý, góp phần giúp những cá nhân có hứng thú về đề tài này hiểu
biết thêm về nét đẹp văn hóa, giá trị truyền thống tinh thần to lớn của ngày lễ truyền
thống chào mừng năm mới ở cả hai đất nước. Công trình nghiên cứu này có thể sẽ là
một tài liệu tham khảo cho những công trình có nội dung tương tự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong đó chúng tôi thu thập tài liệu, phân tích và
tổng hợp lý thuyết về cái khái niệm, định nghĩa cũng như nguồn gốc của Tết Nguyên
Đán của người Việt và Tết Dương lịch của người Ý. Đây là phương pháp nghiên

7
cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này,
chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó,
bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể. 
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đây là phương pháp nghiên cứu
được sử dụng để hệ thống lại những luật tục trong Tết truyền thống Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở đề tài này là Tết Cổ truyền Việt Nam và
Tết Dương lịch của Ý. Do đặc thù của nghiên cứu mang tính tổng hợp nên chúng tôi
chia mảng nội dung theo hướng phân tích về cách thức giới thiệu tết cổ truyền bao
gồm các khái niệm, nguồn gốc, ý ghĩa của ngày Tết; phong tục tín ngưỡng trong ngày
tết, ẩm thực ngày tết… của cả hai nước.
Qua đó, gợi ý, đề xuất phương pháp duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
dân gian trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và nêu lên các cách thức khai thác các yếu
tố, chất liệu văn hóa, phong tục, ẩm thực truyền thống trong dịp tết tạo hình ảnh ấn
tượng để thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước tham gia lễ hội mừng đón năm
mới, lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt - Tết Nguyên Đán.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài
nghiên cứu được kết cấu làm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về Tết Cổ truyền Việt Nam và Tết Dương lịch ở Ý
- Chương 2: Nét đặc trưng văn hoá và ẩm thực của Tết Nguyên Đán Việt Nam và Tết
Dương lịch của người Ý
- Chương 3: Giá trị và một số đề xuất về nâng cao hiệu quả khai thác du lịch trong dịp
Tết Cổ truyền Việt Nam

8
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ TẾT Ở Ý
1. Tổng quan về Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
1.1. Định nghĩa
Tết Nguyên Đán (hay được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch,… hay gọi đơn
giản là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam.  “Tết” là
cách đọc theo phiên âm Hán – Việt của chữ “tiết”. Văn hoá Đông – Á thuộc văn minh
nông nghiệp lúa nước,  do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong
một năm thành 24 tiết khác nhau. Trong đó khởi đầu của một chu kỳ canh tác là tiết
quan trọng nhất.Sau này, "tiết' được chuyển thành nghĩa "ngày tết, dịp cúng lễ, vui
mừng".. Còn “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm, cũng là sự
khởi đầu của một ngày mới. Vậy nên đọc đúng cái tên là “Tiết Nguyên Đán” – là sự
khởi đầu mới của một năm. 
Theo người Việt, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, các gia
đình làm lễ cúng rước gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm "uống nước nhớ nguồn".
Trong ba ngày Tết diễn ra ba cuộc gặp gỡ lớn nhất trong nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ
giữa các gia thần, Tiên sư hay Nghê sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang
làm. Thổ công - thần giữ đất nơi đang sống và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của gia
đình. Thứ hai là cuộc gặp gỡ tổ tiên, ông bà những người đã khuất. Cuối cùng là cuộc
gặp gỡ của những người trong nhà.
Ngày tết là thời điểm hội tụ của những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc,
trong đó có dân tộc Việt Nam. Những nét văn hóa đó đã trở nên riêng biệt và được
duy trì qua nhiều thời kỳ trở thành triết lí sống và hình thành những tư tưởng quan
trọng cho dân tộc. Trong một năm có những khúc thăng trầm khác nhau nhưng tết
người ta luôn hướng đến việc ấm no, sung túc và đầy đủ nhất trong năm.
1.2. Nguồn gốc
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý và khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển các
cây nông nghiệp. Người Việt ta sống nương nhờ, tận dụng những ưu thế mà thiên
nhiên ban tặng, từ đó hình thành một nghệ thuật ẩm thực riêng. Khí hậu mưa thuận gió
hoà và đất đai màu mỡ, là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng cây lúa nước. Đến tận thời
điểm hiện tại, người Việt chúng ta đã kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống trồng

9
lúa nước ấy. Tết có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước của người Việt cổ, mang ý
nghĩa ăn mừng một vụ mùa bội thu sau một năm cày cấy vất vả và mừng gieo trồng vụ
mùa mới. Hay theo nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam đã
có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Còn theo sự tích “Bánh chưng, bánh giầy"
Tết Nguyên Đán đã có thể xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng
Lang Liêu và bánh chưng bánh dày. Sự tích đó kể lại rằng trong thời Vua Hùng
Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền lại ngôi cho con. Nhân
dịp đầu Xuân, Vua mới hội các con đến và bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon
lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho.” và cuối cùng
Lang Liêu là chàng hoàng tử thứ 18 đã dâng lên vua những chiếc bánh chưng bánh
dày làm từ gạo, được nặn thành hình vuông và hình tròn tượng trưng cho Trời và Đất
và lấy lá bọc ngoài, nhân trong ruột bánh tượng trưng cho việc Cha Mẹ sinh thành, vì
ý nghĩa đó nên nhà vua đã chọn Lang Liêu làm người kế vị tiếp theo. Sự tích bánh
chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời
nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Bên
cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.
Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng
trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương,
tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn
thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dày còn mang ý nghĩa của
sự sinh sôi, nảy nở. Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dày dương dành cho cha. Trên
mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng,
bánh dầy  biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng
đồng dân tộc Lạc Việt sau này.
1.3. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết là để trở về: Tết là nơi lưu giữ kỉ niệm - Tết đoàn viên. Tết đến Xuân về là mùa
đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình gắn kết với nhau sau một thời gian dài
xa cách vì đi làm xa, đi học, dù bận bịu như thế nào cũng đều cố gắng về nhà vào dịp
Tết. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả những người con xa nhà. Trong tiềm thức của mỗi
người con đất Việt, đây là những buổi gia đình sum họp, quây quần bên nhau thời
khắc đầu tiên của năm mới. Tết luôn là dịp tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc nhất

10
trong năm của mỗi người con xứ Việt vì có thể đoàn tụ với gia đình. Đối với những
người con không thể trở về nhà, Tết gợi lại nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ quê hương, nhớ
gia đình da diết. Trong ba ngày nghỉ lễ, mọi người tạm gác những lo lắng, muộn
phiền, dành thời gian để sum vầy và hưởng thụ trọn vẹn khoảng thời gian ấm áp bên
người thân.
Ngoài ra, Tết còn là dịp để vui chơi sau một năm lao động, là dịp để tất cả mọi người
có thể gặp nhau, không chỉ là người thân trong gia đình mà còn là dịp gặp gỡ những
người bạn cùng quê hương nhưng làm việc ở xa đã quen biết từ trước. Tết còn là dịp
để chữa lành và hàn gắn những xích mích của năm cũ và cũng là dịp để chuộc lại lỗi
lầm. Mọi người qua nhà nhau và dành cho nhau những lời chúc, những cái ôm và
những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tấm lòng để duy trì mối quan hệ thắm thiết
cũng như hàn gắn lại những hiềm khích trong năm qua. Sau đó hòa mình vào những
cuộc chơi cũng như lễ hội ngày Tết. Họ cùng nhau nâng chén rượu chúc mừng và chơi
những trò chơi tại gia cùng với nhau cho đến hết Tết. 
Tết là dịp hướng về cội nguồn và phát huy những truyền thống văn hoá: Tết không
những hướng về gia đình mà còn hướng về tổ tiên. Mỗi gia đình Việt Nam vào dịp Tết
có những phong tục như tảo mộ vào những ngày cuối năm. Trong đêm giao thừa, trên
bàn thờ ông bà tổ tiên nghi ngút khói hương để thể hiện lòng biết ơn của con cháu
dành cho ông bà của mình cũng như cầu khấn những điều tốt nhất cho năm mới. Bàn
thờ lúc nào cũng đầy ắp mứt, bánh, hoa quả để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên.
Không chỉ vậy, nhiều gia đình thường đi chùa, nhà thờ,... như thể hiện sự biết ơn đối
với tổ tiên, cũng như cầu may mắn, an lạc cho cả một năm sắp tới.  
Tết cũng là ngày để Tạ ơn. Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa
của mình với những gì mình đã được hưởng trong năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ,
cha mẹ tạ ơn ông bà. Những người đi làm tạ ơn tổ nghiệp và cảm ơn cấp trên của
mình.
Người dân Việt Nam có truyền thống hướng về nguồn cội và phát huy những truyền
thống văn hoá tốt đẹp có từ thời cha ông đến  nay như gói bánh chưng, bánh tét, muối
củ kiệu, tục chúc tết, chưng mâm ngũ quả... Không chỉ cùng nhau làm những món ăn
truyền thống ngày Tết mà người Việt còn cúng Tất niên cùng với người thân, xông đất
đầu năm và cùng cầu chúc một năm mới an lành, may mắn. Người Việt tin rằng, Tết

11
phải đổi mới mọi thứ, tất cả phải khác so với năm cũ, từ ngoại vật cho đến lòng người,
họ kiêng kỵ cãi cọ và xích mích với nhau trong dịp Tết vì Tết đánh dấu sự khởi đầu
cho một năm với những hy vọng mới cho năm sau, với niềm tin Tết là ngày đoàn tụ,
ngày tạ ơn người dân Việt Nam luôn làm những điều may mắn, suôn sẻ nhất trong
tiềm thức của họ được truyền từ bao đời để có một năm như ý.
2. Tổng quan về Tết ở Ý
2.1. Định Nghĩa
Ngày lễ chúc mừng đầu năm ở Ý được biết tới với tên gọi là “Capodanno"
(tiếng Ý) hay còn được dịch Việt ngữ hoá là Tết Dương lịch ở Ý, Tết của người Ý,…
thuật ngữ này chỉ ngày đầu tiên của năm, ngoài ra có các cụm danh từ như “la Vigilia
di Capodanno”, hay “Notte di San Silvestro”, tiếng Việt còn gọi là đêm giao thừa, để
chỉ đêm giao giữa năm cũ và năm mới, đêm giữa ngày 31 tháng 12 và ngày 1 tháng 1.
Lý do cho tên gọi “Notte di San Silvestro" là vì ngày 31 tháng 12 năm 335 chính là
ngày mất của Giáo hoàng Sylvester, vị Giáo hoàng thứ 33 của Giáo hội Công giáo
dưới thời hoàng đế Đông La Mã - Constantinus. Giáo hoàng Sylvester là một nhân vật
quan trọng trong lịch sử Cơ đốc giáo, nhờ vào những đóng góp của ông, La Mã ngoại
giáo đã dần dần nhường chỗ cho Cơ đốc giáo, tuy nhiên một số nghi thức và nghi lễ
của ngoại giáo vẫn được giữ lại và Cơ đốc hoá. Tên ông được đặt cho đêm Giao thừa
như một cách để vinh danh các đóng góp to lớn của Giáo hoàng.
2.2. Nguồn gốc 
Ngày lễ chúc mừng năm mới có lẽ là ngày lễ lâu đời nhất và ở Ý nó được cho
là nguồn gốc ngoại đạo. Giống như nhiều ngày lễ khác trong lịch Cơ đốc giáo, bao
gồm cả Giáng sinh, nó được xếp chồng lên các lễ kỷ niệm liên quan đến nghi thức
chuyển mùa mà người La Mã đã lần lượt đồng hóa và điều chỉnh theo tín ngưỡng của
họ. Người La Mã cổ đại sử dụng lịch âm là loại lịch được tính theo chu kỳ mặt trăng
và du nhập ngày Tết của người Babylon diễn ra vào khoảng năm 2000 TCN.
Năm mới của người La Mã ban đầu cũng tương ứng với xuân phân (diễn ra vào tháng
1/3). Lịch La Mã sơ khai có 304 ngày chia thành 10 tháng: Martis, Aprilis, Maius,
Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November, December, với mỗi năm
mới bắt đầu từ điểm xuân phân. Theo truyền thống, lịch được tạo ra bởi Romulus,
người sáng lập Rome, vào thế kỷ thứ tám trước Công nguyên.

12
Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, lịch La Mã cổ đại không đồng bộ với chu kỳ của Mặt trời
nên vào năm 46 trước Công nguyên, hoàng đế Julius Caesar đã quyết định giải quyết
vấn đề bằng cách tham khảo ý kiến của các nhà thiên văn học và toán học lỗi lạc nhất
trong thời đại của ông, một trong số đó chính là Sosigenes . Hoàng đế Caesar đã giới
1

thiệu lịch Julian, một loại lịch dựa theo chu kỳ Mặt trời gần giống với lịch Gregorian 2

hiện đại mà hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng ngày nay. Lịch Julian gồm có
12 tháng, tháng 1 (Januarius) và tháng 2 (Februarius) được thêm vào, trong đó tháng
Một (January) được gọi theo tên của vị thần La Mã Janus. Ông là vị thần của cánh
cửa, của sự chuyển giao, biểu tượng cho sự khởi đầu và kết thúc. Thần Janus có hai
khuôn mặt, một mặt nhìn về tương lai và một mặt nhìn về quá khứ. Thật không có vị
thần nào thích hợp hơn Janus để đại diện của khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và
năm mới.
Do đó Hoàng đế Caesar đã thiết lập ngày 1 tháng 1 là ngày đầu tiên của năm. Người
La Mã sẽ ăn mừng ngày 1 tháng 1 bằng cách cúng tế thần Janus với hy vọng gặp
nhiều may mắn trong năm mới, trang trí nhà cửa bằng cành nguyệt quế và tham dự các
bữa tiệc náo nhiệt. Ngày này được coi là tiền đề cho 12 tháng tới, và thông thường bạn
bè và hàng xóm sẽ có một khởi đầu tích cực trong năm bằng cách trao cho nhau những
lời chúc tốt đẹp và những món quà là quả sung và mật ong.
Tuy nhiên, đến thời Trung Cổ, việc ăn mừng năm mới (Tết Dương lịch) vào ngày 1/1
không còn được tuân thủ nghiêm ngặt. Lí do vì, tuy đã bớt sai sót hơn so với các hệ
thống lịch trước, nhưng lịch của Hoàng đế Caesar không tính được giá trị chính xác
của một năm dương lịch là 365,242199 ngày. Việc lịch Julian coi một năm có 365,25
ngày đã tạo sai chênh 11 phút mỗi năm, dẫn đến việc cần phải cộng dồn thêm 7 ngày
cho năm 1000 và thêm 10 ngày cho năm giữa thế kỷ 15.
Nhà thờ La Mã đã nhận thức được vấn đề này. Vào những năm 1570, Giáo hoàng
Gregory XIII đã ủy thác cho nhà thiên văn học Christopher Clavius xây dựng một hệ
thống lịch mới nhằm khắc phục các nhược điểm của lịch Julian. Giáo hoàng tái ấn
định ngày đầu của năm mới là ngày 1/1 hàng năm, bất chấp sự chống đối của nhiều
hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.
Năm 1582, lịch Gregorian bắt đầu được áp dụng, Ý là một trong các quốc gia  đồng
thuận sử dụng lịch và đón mừng dịp Tết vào ngày 1/1 hàng năm.

13
Ngày nay, ngày 1/1 gần như đã được công nhận như là thời điểm đánh dấu sự khởi
đầu của năm mới tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vào những thời khắc đầu tiên của
ngày đầu năm, ở nhiều nơi trên nước Ý, pháo hoa được bắn sáng rực bầu trời, mọi
người cùng nâng ly chúc tụng nhau một năm hạnh phúc, an lành và may mắn. (“Ngày
này năm xưa: Nguồn gốc ra đời của Tết Dương lịch,” n.d.)
2.3. Ý nghĩa
Tết Dương Lịch của Ý là dịp chuyển giao từ năm cũ sang năm mới vì thế nên
đây là một dịp đặc biệt để tất cả mọi người trong gia đình hoặc bạn bè gặp gỡ và có
những hoạt động vui chơi, du lịch cùng với nhau sau những ngày tháng không thể gặp
mặt. Vào đêm giao thừa, gia đình và bạn bè tụ họp và cùng nhau xem bắn pháo hoa có
thể là ở tại gia hoặc đi đến những địa điểm bắn pháo hoa ở quảng trường trung tâm
của các thành phố lớn như: Roma, Venezia, Firenze, Napoli,… Người dân sẽ cùng
nhau đếm ngược để bước vào khoảnh khắc đầu tiên của năm mới và trao nhau những
món quà ý nghĩa mang lại sự may mắn và tốt đẹp. Khi chúc Tết nhau, họ thường phải
kèm theo bài hát, câu nói mừng năm mới “ Buon anno nuovo”. Và không thể thiếu
những lời thể hiện tình cảm yêu thương cho người thân, người yêu và bạn bè. Vì thế
đây cũng là dịp để người Ý có thể thể hiện sự yêu thương, gắn kết cùng với những
người xung quanh. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Italy thi nhau nhảy
xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với đức tin hành động sẽ này mang lại may
mắn và thành công cho họ trong năm mới.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 nhóm nghiên cứu đã nêu được tổng quan về Tết Nguyên Đán và
Tết Ý từ đó nên rõ được cơ sở hình thành của Tết cổ truyền truyền của người Việt
Nam và Tết của người Ý, qua đó hiểu rõ hơn về nguồn gốc khác biệt và thời gian diễn
ra Tết Việt và Tết Ý cùng với những điểm tương đồng giữa hai nước như có nguồn
gốc từ rất xa xưa và đều là dịp đặc biệt để nghỉ dưỡng cũng như sum họp cùng với gia
đình. Bên cạnh đó còn chỉ ra sơ lược về những phong tục và không gian ngày Tết của
hai nước. Ngoài ra đã nhận diện được cấu tạo và những thuật ngữ liên quan đến Tết
của hai nước, từ đó làm căn cứ để ta có thể hiểu rõ hơn về chương 2: Những phong tục
tập quán trong Tết và món ăn truyền thống của người dân Việt Nam trong dịp Tết
Nguyên Đán và Tết Dương Lịch của người Ý.

14
15
CHƯƠNG II
NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÀ ẨM THỰC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN VIỆT
NAM VÀ TẾT CỦA NGƯỜI Ý
1. Những phong tục tập quán và món ăn truyền thống của người Việt Nam trong
Tết Nguyên Đán. 
1.1. Phong tục 
1.1.1. Hương khói ngày Tết.
Đã từ rất lâu rồi, người dân Việt Nam luôn xem chuyện thắp nhang trên bàn thờ
tổ tiên là một việc không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng đặc biệt là trong trong
dịp Tết cổ truyền. Người Việt coi thắp hương như là kính nhớ và tạ ơn ông bà tổ tiên
đã phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi và xin họ trợ giúp cho
gia đình, con cái được bình an . Có thể nói hương là mối liên kết thiêng liêng của mỗi
gia đình người dân Việt Nam với những người đã khuất. 
Hương không chỉ được thắp trên bàn thờ của mỗi gia đình mà còn có thể bắt
gặp ở những nơi như đền chùa, miếu mạo,...Ngày tết đi lễ Chùa người Việt thường
thắp hương và cầu khấn năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây là một
nét đẹp văn hóa của người Việt đã tổn tại từ rất lâu nhằm đem lại cảm giác thanh thản
trong tâm hồn. 
1.1.2. Trang hoàng ngày tết 
Tết là dịp quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm nên người Việt rất chú ý
đến việc làm đẹp thôn xóm và nhà cửa. Trước khi Tết đến người dân Việt Nam
thường quét tước cho phong cảnh sạch sẽ và dọn dẹp từng góc trong chính căn nhà
của họ. 
Phiên chợ Tết là nét văn hóa không thể thiếu khi nhắc đến Tết Nguyên Đán. Người
dân Việt Nam tìm kiếm những bức tranh mang về nhà dán lên cửa, vách tường,.. để
trừ tà và mang lại phúc lộc đầy nhà. Những bức tranh mang đậm nét quê hương giản
dị và mộc mạc nhưng chứa đựng văn thơ và sử sách của bao đời.
1.1.3. Mâm Ngũ quả 
Ngũ trong trong mâm ngũ quả tức là con số 5 là biểu hiện chung của sự sống
và cũng là con số trung tâm, ở đây “ngũ quả” được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng
cúng là quả. Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại quả trong đất trời để thờ cúng.

16
Người dân Việt Nam dâng mâm ngũ quả lên ông bà tổ tiên đã khuất trong dịp Tết như
một nghi thức để đề cao tổ tiên. 
Ở miền Nam mâm ngũ quả thường có mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài. Tức là
cầu chúc cho mọi người được như ý, luôn có vừa vừa đủ xài, tiêu xài không thiếu
thốn. Ngoài ra khi cúng tổ tiên còn cúng dưa hấu, táo, đào tiên nhằm mục đích đẹp
mắt. Khác với miền Nam, mâm ngũ quả của miền Bắc có chuối xanh ứng với mùa
xuân, nải chuối như bàn tay ngửa hứng lấy những gì tinh túy nhất từ đất trời để đọng
thành quả ngọt, ngoài ra nải chuối còn mang ý nghĩa che chở và bảo bọc. Thứ hai là
quả Phật thủ màu vàng được đặt trong lòng nải chuối, Phật thủ mang niềm tin được
Phật ban phúc lộc, ngoài ra quả Phật thủ có thể thay bằng quả bưởi vàng cũng mang ý
nghĩa tương tự.  Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ như cam, hồng, quýt, trứng
gà,.. màu trắng như roi, đào,... màu đen như mận, hồng xiêm.
Nếu ở miền Bắc hầu như tất cả các loại quả đều có thể trưng được thì ở miền
Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối vì
chuối có tên gọi giống như chúi thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được
phép trưng trên bàn thờ vì theo người dân Nam Bộ  cam mang nghĩa cam chịu hay
quýt làm cam chịu.
1.1.4. Tục chưng hoa ngày Tết
Mùa Xuân là mùa trăm hoa đua nở nên trong Tết của người Việt không thể
thiếu những cành đào, cây mai, chậu cúc và quất... được đặt ở vị trí bắt mắt nhất trong
nhà. Trong quan niệm xưa, cây đào có thể xua đuổi tà khí giúp gia đình làm ăn phát
đạt. Ngoài ra những năm gần đây nhu cầu chưng hoa Tết của người Việt càng nhiều
nên xuất hiện thêm nhiều giống cây mới trăm hoa đua sắc trong nhà mỗi người dân
Việt Nam.
Do khí hậu Việt Nam, nên các gia đình miền Nam thường chưng hoa mai, bởi
vì hoa mai thường nở trong tiết trời nắng hanh vàng và người dân miền Nam Việt
Nam thường đọc mai thành “may” trong may mắn. Còn các gia đình miền Bắc trưng
hoa đào vì thời tiết miền Bắc se lạnh thích hợp để hoa đào nở.
Ngoài chưng hoa, người Việt còn chưng cây quất đầy quả mọng vàng ở phòng
khách tượng trưng cho sự sung túc, may mắn. Trên bàn thờ chưng những châu cây vạn
thọ với ý nghĩa cầu may mắn với tổ tiên.

17
1.1.5 Đón giao thừa
Theo tiếng Hán, “giao’ nghĩa là “xen kẽ, thay nhau” còn “thừa” là “kế thừa, kế
tiếp”. Vì vậy, giao thừa tức là khoảnh khắc lúc 12 giờ đêm ngày 30 tháng giêng âm
lịch. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm vì là thời khắc chuyển giữa năm cũ
và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, tổ tiên trở về sum họp với
con cháu. Theo tục lệ cổ truyền giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên Bình, lúc
đó họ đi thị sát dưới hạ giới rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được nên bàn
cúng thường đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Người Việt cúng giao thừa tại tư gia hoặc
đình miếu. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời với những đồ cúng như gà,
bánh chưng hoặc bánh tét, mứt, kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và vàng mã. Đến giờ phút
trừ tịch chuông trống vang lên người chủ lễ ra khấn lễ rồi mọi người làm theo sau đó
thành tâm cầu xin các vị thần phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Ý nghĩa của
việc cúng này là đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp
của năm mới. 
Bữa cơm tất niên là bữa cơm tối cuối cùng vào thời khắc giao mùa giữa năm cũ
và năm mới.  Đây là bữa cơm đoàn viên với sự góp mặt của tất cả các  thành viên
trong gia đình và cùng nhau nâng ly rượu cầu chúc một năm mới như ý, thành công và
may mắn. Thời xưa “Tất niên” còn có nghĩa là từ biệt năm cũ và trân trọng những
tháng ngày còn lại vì thế mà tập tục này còn được lưu truyền đến bây giờ.
1.1.6. Nghi thức cúng gia tiên
Trong các lễ cúng ngày Tết lễ nào cũng có một mâm cỗ để cúng gia tiên. Cúng gia
tiên là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để cúng tổ tiên trong nhà nhằm tỏ lòng biết
ơn và hiếu thảo đối với tổ tiên của mình.
Cúng gia tiên là một đạo “Đạo thờ cúng ông bà” gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở ở đây là
đạo làm con trong gia đình lấy tình cảm máu thịt ra làm trụ. Cúng gia tiên không quan
trọng ở đồ cúng mà quan trọng ở tấm lòng thành kính của gia đình đối với ông bà. Khi
cúng gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, hai tay chắp lạy và khấn. 
1.1.7. Tục xông đất ngày Tết
Theo quan niệm của người Việt, buổi sáng mồng một Tết rất quan trọng. Họ
mong buổi sáng đầu năm có người hợp "mệnh", ăn ở hiền lành, làm ăn phát đạt đến
nhà của họ đầu tiên đó gọi là xông đất hay một số nơi gọi là đạp đất đầu năm. Người

18
Việt tin rằng việc xông đất ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình cả năm. Giờ xông
xông đất tính từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm
mới đến. 
Thời gian xông đất tốt nhất là sáng mồng một Tết. Ngoài những lời chúc tốt
đẹp, người xông đất cũng phải chuẩn bị cho gia chủ một món quà nhỏ không quan
trọng giá trị mà tùy vào mức độ thân thiết với gia chủ. Xông đất xong còn mừng tuổi
và chủ nhà sẽ mời người xông đất vào nhà thiết đãi món ngon hay thức uống. Người
đi xông đất xong có niềm vui vì làm việc phước tuy nhiên họ cũng lo ngại sợ vía của
mình không hợp dẫn đến việc gia chủ làm ăn thất bát. Vì vậy nên việc chọn người hợp
vía rất quan trọng đối với mỗi gia đình, nhiều người có kinh nghiệm họ không chọn
người hợp tuổi mà chọn người có vía nhẹ, ăn ở hiền lành, tính tình dễ chịu để đến
xông đất vào sáng mồng một. 
1.1.8. Tục thăm viếng chúc tết và mừng tuổi 
Thăm viếng và chúc Tết là một phong tục đẹp được gìn giữ cho tới ngày nay
của người dân Việt Nam, tục này giúp cho các thành viên trong gia đình có dịp để sum
vầy với nhau. "Mồng một Tết cha" nghĩa là con cháu sau khi làm lễ gia tiên thì cha mẹ
được mời để con cháu lần lượt chúc Tết, "mồng hai Tết mẹ": cha mẹ và con cháu phải
sang nhà ngoại để chúc Tết theo những nghi thức như trên. Sau khi chúc Tết thì gia
đình nán lại để ăn bữa tiệc đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm gia đình. "Mồng ba Tết
thầy": Sau công ơn đấng sinh thành thì là công dạy dỗ của thầy cô, đến chúc tết thầy
cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. 
Khi đi chúc tết không thể không có tiền mừng tuổi, hay còn gọi là tiền lì xì.
Vào những ngày tết người lớn thường tặng cho trẻ em một khoản tiền nhỏ bỏ trong
bao lì xì màu đỏ với ý nghĩ may mắn gọi là tiền mừng tuổi. Ngày nay tiền mừng tuổi
đầu năm còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe may mắn thành đạt được đặt trong
bao  màu đỏ hoặc bằng vải nhung đỏ có những trang trí mang ý nghĩa cát tường, hạnh
phúc, những câu chúc an lành phát đạt cho năm mới. Theo tục lệ ở một số địa phương
người nhỏ tuổi không được mừng mừng tuổi cho người lớn hơn vì bị cho là hỗn. Tuy
nhiên ngày nay tục mừng tuổi đã cởi mở hơn đặc biệt là những người con cháu đã lập
gia đình và có thu nhập có thể mừng tuổi cho ông bà và cha mẹ.
1.2. Món ăn ngày tết

19
1.2.1. Bánh chưng, bánh tét. 
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực tết của Việt Nam
nói chung và miền Bắc Việt Nam nói riêng. Bánh chưng là một trong những tinh túy
của tết Việt và có lịch sử lâu đời nhất. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp
dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy. Dưới bàn tay khéo léo của những
nghệ nhân chuyên làm bánh chưng, tất cả những nguyên liệu ấy được gói gọn trong
lớp lá dong xanh mướt, dùng lạt mềm buộc chặt và cho vào nồi luộc chín. Khi vớt ra,
bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo, vị thơm của đậu
xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả cùng hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon,
vừa độc đáo. Bánh chưng không những là một món ăn trong gia đình vào dịp Tết mà
còn được làm quà để đi thăm bạn bè người thân. 
Đi kèm với bánh chưng là bánh tét, bánh tét được sử dụng những nguyên liệu
giống bánh chưng để làm nên. Vì Tét được đọc như Tết nên người dân Việt Nam cho
rằng bánh tét là bánh để ăn vào dịp Tết. Ngoài ra còn có truyền thuyết kể về nguồn
gốc bánh tét, cách gọi tên bánh và tục ăn bánh tét ngày Tết.
Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Huệ và quân ta đi đánh quân Thanh xâm
lược. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số những người lính có
một người lính  được gia đình cử đi lấy một chiếc bánh làm bằng gạo nếp nhân đậu
xanh, hình dáng giống bánh tét ngày nay. Một người lính mang bánh mời vua Quang
Trung. Nhà vua thấy ngon nên hỏi về loại bánh này. Người lính nói rằng vợ anh ta đã
gửi cho anh ta một chiếc bánh từ quê nhà. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương và nhớ
vợ nhiều hơn. Anh vốn bị đau bao tử,  nhưng khi ăn chiếc bánh này, anh không còn
cảm thấy đau nữa. Sau khi nghe câu chuyện cảm động của người lính, nhà vua ra lệnh
cho mọi người gói bánh này để ăn Tết và gọi là bánh tét để kỷ niệm chiến thắng quân
Thanh xâm lược mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình vào mỗi ngày xuân. Đây
được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền.
1.2.2. Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là món ăn phổ biến của người dân miền Nam Việt Nam. Nguyên
liệu làm nên món ăn này là thịt ba chỉ, trứng vịt, nước dừa xiêm, hành, tỏi và các gia
vị thông dụng. Trứng phải chọn những quả trứng phải tròn trịa, không có vết nứt thì
việc làm ăn mới thuận lợi và may mắn. Đầu tiên, thịt sau khi mua phải được làm sạch

20
và để ráo nước, tiếp theo cắt thịt thành những miếng vuông và ướp gia vị để thịt thấm.
Trứng vịt phải được luộc chín và bóc sạch vỏ. Sau đó kho trứng và thịt chung với
nước dừa xiêm, sao cho cả hai hòa quyện và có màu vàng và mùi thơm đặc trưng. 
1.2.3. Khổ qua dồn thịt
Khổ qua dồn thịt là món ăn quen thuộc trong bữa ăn ngày thường của người
dân Việt Nam và cũng là món ăn được sử dụng trong ngày Tết mang ý nghĩa đẩy lùi
khó khăn. Để làm món ăn này cần chuẩn bị khổ qua, thịt nạc băm nhuyễn, hành tím,
mộc nhĩ, miến và các loại gia vị. Khổ qua rửa sạch, cắt cuốn và rạch một đường ở
bụng để dồn thịt băm đã được trộn với mộc nhĩ, hành tím, miến cùng với các loại gia
vị. Sau đó cho vào hầm với nước hầm xương đã chuẩn bị trước cho khổ qua chín vừa
ăn. Khổ qua dồn thịt là món ăn trên bàn cơm ngày Tết của người dân miền Nam Việt
Nam và cũng là món ăn không thể thiếu trên những mâm cúng Tết.
1.2.4. Gà luộc
Thịt gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình
Việt. Gà phải được luộc thật khéo, giữ được lớp da vàng óng, mượt mà, được tạo dáng
đẹp và chắc chắn. Thông thường gà sẽ được luộc nguyên con để dâng cúng tổ tiên. Gà
sau khi cúng được chặt miếng thật đẹp, ăn cùng lá chanh, muối tiêu và xôi. Gà vốn là
loài vật quen thuộc với con người, biểu trưng cho sự cương trực và mạnh mẽ, mang
đến sức khỏe và công danh. Gà luộc cũng tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang
và cầu gì được nấy. Đồng thời hình ảnh con gà còn có ý nghĩa đánh thức mặt trời
trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, từ đó nhận về nhiều may mắn.
Với nhiều gia đình, gà luộc xé phay rau răm là phiên bản ẩm thực quen thuộc cho
mâm cơm ngày Tết. Món ăn này có cách làm đơn giản. Người chế biến xé gà thành
miếng nhỏ, trộn đều với hỗn hợp nước mắm chua ngọt. Hành tây, giá đỗ, rau răm…
cũng được kết hợp mang đến hương vị thanh đạm, giúp bạn chống ngán.
1.2.5. Dưa món 
Dưa món tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa, phú quý trong năm mới. Dưa
món được làm từ trái đu đủ, cà rốt, củ kiệu, củ cải,... cát nhỏ sau đó đem phơi nắng
cho khô và ngâm với nước mắm. Dưa món là món không thể thiếu trong mâm cơm
Tết vì nó được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét. Dưa món mang hương vị đậm đà
giúp các món ăn hòa quyện với nhau mang hương vị lạ miệng nhưng không ngán.

21
1.2.6. Giò chả
Các khoanh giò chả được cắt đẹp mắt trên các mâm cỗ và mâm cúng cũng là
một tinh hoa ẩm thực Tết của người dân Việt Nam. Theo quan niệm dân gian giò chả
mang ý nghĩa trong ấm ngoài êm tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, phúc lộc
đến nhà. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng
lá chuối rồi luộc chín. Ngoài ra, giò chả còn có thể làm quà khi đi chúc Tết và là một
món ăn được ưa chuộng của nhiều gia đình Việt Nam. 
2. Những phong tục tập quán và món ăn truyền thống của người Ý trong Tết
Dương lịch. 
2.1 Phong tục
Năm Mới đại diện cho sự kết thúc của một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới,
vì lý do này, vô số nghi thức và phong tục đã được liên kết với nó từ thời cổ đại để thu
hút hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng . Ở nước Ý, một số phong tục bắt nguồn từ
thời La Mã cổ đại, ngoài ra còn có các phong tục được du nhập từ các nền văn hóa
khác.  bữa tối, buổi hòa nhạc, khiêu vũ và tiệc tùng không bao giờ thất bại để chào
đón năm mới đến với niềm vui và hy vọng.

2.1.1. Mutandine rosse - Mặc đồ lót (trang phục) màu đỏ 


Nguồn gốc của phong tục này xuất hiện kể từ thời La Mã, màu đỏ luôn gắn liền
với quyền lực và uy tín: Octavian Augustus, Hoàng đế La Mã,  thường mặc một tấm
vải có màu đỏ vào dịp chúc mừng năm mới của người La Mã. Vào thời Trung cổ, màu
đỏ còn được coi là có khả năng xua đuổi vận rủi, tà ma và phù thủy… Còn ngày nay,
màu đỏ gắn liền với sức mạnh, sự giàu có, năng lượng tích cực và sự may mắn, điều
mà ai cũng mong muốn trong năm mới sắp tới. Vì vậy, người Ý thường mặc đồ lót
hoặc trang phục có màu đỏ (chúng phải là đồ mới hoặc được người khác tặng như một
món quà) vào buổi tối giao thừa và vất chúng đi ngay lập tức vào ngày hôm sau.
2.1.2. Ăn những món ăn may mắn
Người rất coi trọng bữa ăn tối đêm giao thừa, mỗi vùng miền ở Ý đều có những
đặc sản ẩm thực riêng. Trong số những món ăn không thể thiếu trong thực đơn lễ hội
trong đêm đặc biệt này, chắc chắn không thể thiếu cotechino với đậu lăng (Cotechino

22
e lenticchie), biểu tượng của sự dư dả và giàu có, ngoài ra còn có nho, lựu và trái cây
sấy khô.
Quả nho mang ý nghĩa sự sung túc, theo phong tục của người La Mã cổ đại,
vào đêm giao thừa họ sẽ ăn 12 quả nho, mỗi một quả tượng trưng cho 1 tháng trong
năm, để đảm bảo sự giàu có và thịnh vượng trong suốt năm mới.
Mặt khác, quả lựu được coi là mang đến sự tốt lành vì hạt màu đỏ của nó và vì trong
thần thoại Hy Lạp và La Mã, lựu là một loại trái cây yêu thích của nữ thần Aphrodite
và Hera, hai vị nữ thần tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực và sự sinh nở, do đó
quả lựu còn là biểu tượng của khả năng sinh sản, thịnh vượng và giàu có.
Các loại trái cây sấy khô như quả phỉ, đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, nho
khô, chà là và quả sung được coi là thực phẩm tốt lành từ thời La Mã cổ đại, nơi
chúng được dùng trong những dịp đặc biệt như chúc mừng năm mới. Trong bàn tiệc
đêm giao thừa của người ý không thể nào thiế vang sủi bọt, họ nâng ly thưởng thức và
chờ đợi mọt năm hoàn toàn mới cùng nhau. Ngoài ra có người Ý có sự kiêng kỵ cho
một số món ăn có các loại động vật như tôm, cua, tôm hùm vì những động vật giáp
xác trên đi giật lùi và do đó người Ý quan niệm điều này tượng trưng cho sự thụt lùi,
không may mắn trong năm mới.
2.1.3. Lancio dei Cocci - Ném mảnh vỡ và đồ cũ từ ban công
Đây là một truyền thống đón năm mới cổ xưa ở Ý, đặc biệt phổ biến ở vùng
Lazio và Campania, đó là phong tục ném đồ cũ ra khỏi ban công của ngôi nhà vào lúc
nửa đêm giao thừa. Đồ vật bị ném đi có thể là những đồ sành, sứ cũ ví dụ như những
chiếc cốc, đĩa, dụng cụ và ghế vỡ, quần áo,... Phong tục này là một cách ẩn dụ mang ý
nghĩa loại bỏ đi những vấn đề và tiêu cực để nhường chỗ cho những thứ đẹp đẽ và
mới mẻ.
Ngoài ra, Ở Bologna và một số thị trấn ở phía bắc nước Ý, những đồ vật cũ bị
loại bỏ bằng nghi lễ đốt lửa. Il faló del vecchione (lửa trại) được dựng lên và thường
là một hình rối khổng lồ, thường mang hình dáng của một ông già (vecchione) là
tượng trưng của năm cũ, người ta đốt một con rối theo sự mê tín như để rũ bỏ sự xấu
xí của nó và với hy vọng năm sau sẽ tốt hơn, vào những năm nhuận, người ta thường
đốt một con rối có nét phụ nữ (La vecchia). 

23
Tuy nhiên, hiện nay, phong tục này không còn quá phổ biến vì lý do đảm bảo
sự an toàn và bảo vệ môi trường, thay vì vứt đồ ra khỏi cửa sổ ban công của ngôi nhà,
họ khuyến khích loại bỏ những thứ thừa hoặc những thứ không còn sử dụng vào cuối
năm bằng cách cho đi hoặc tái chế nó. 
2.1.4. Nụ hôn dưới cây tầm gửi
Nụ hôn dưới cây tầm gửi là truyền thống không thể bỏ lỡ vào lúc nửa đêm của
các cặp tình nhân. Chúng được trang trí trước cửa nhà người dân. Theo thần thoại
Celtic, người ta thuật lại rằng nữ thần tình yêu Frigg, bà có hai người con trai, Balder
và Loki. Người đầu tiên hào phóng và được mọi người yêu mến, trong khi Loki lại
ghen tị và nuôi dưỡng cảm giác căm ghét anh trai mình. Loki muốn giết anh trai mình
nhưng nữ thần đã phát hiện ra kế hoạch xấu xa của con trai, bà yêu cầu tất cả các sinh
vật động vật và thực vật bảo vệ người con lớn của mình. Tuy nhiên, Frigg quên mất
cây tầm gửi và Loki đã sử dụng nó để làm một mũi tên đâm vào ngực Balder.
Ngay khi nữ thần Frigg nhìn thấy xác của đứa con trai yêu dấu của mình, bà bắt
đầu khóc và những giọt nước mắt biến trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng làm
Balder hồi sinh một cách kỳ diệu.
Nữ thần quá đỗi vui mừng, bà bắt đầu hôn bất cứ ai đi qua dưới tán cây nơi cây
tầm gửi mọc. Nụ hôn của nữ thần không chỉ là một lá bùa may mắn mà còn là niềm
vinh dự và sự bảo vệ cho tất cả những ai nhận được nó. Bất cứ ai được nữ thần hôn sẽ
được hưởng một cuộc sống hạnh phúc lâu dài.
Do đó, theo truyền thống, bất cứ cặp đôi nào có nụ hôn dưới cây tầm gửi sẽ
nhận được sự bảo vệ vĩnh cửu từ nữ thần Frigg và tránh xa được những khó khăn, sự
phản bội và những điềm xấu.
2.1.5. Đón giao thừa
Đêm giao thừa ở Ý được tổ chức một cách rất hoàng tráng và trang trọng, họ
chú trọng việc thưởng thức bữa tối đêm giao thừa cùng nhau, nên việc trang trí bàn ăn
cho sao thật đẹp và ấn tượng sẽ là công việc đầu tiên của người Ý khi chuẩn bị cho
đêm giao thừa, thường thì màu sắc của bàn ăn năm mới là vàng hoặc bạc, vì chúng tạo
cảm giác trang nhã và mang ý nghĩa tốt lành cũng như sự giàu có của năm tới. Sẽ có
rất đông khách cho bữa tiệc cuối năm này, cả người thân lẫn bạn bè, trong dịp này tất
cả mọi người sẽ cùng quây quần dùng bữa tối cùng nhau tại nhà gia chủ. Sau bữa tối

24
sẽ là thời gian để có những hoạt động giải trí như cùng nhau xem xim, trò truyện, nghe
nhạc, khiêu vũ,… Đến nửa đêm, thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao từ
năm cũ sang năm mới, nếu ở nhà thì họ có thể xem tivi chiếu trực tiếp cảnh bắn pháo
hoa, đếm ngược cho tới thời gian sang năm mới, ngày 1/1. Nếu chọn đi ra ngoài, thì sẽ
có các buổi hoà nhạc được tổ chức ở quảng trường, ngắm pháo hoa trực tiếp.
2.1.6. Pháo hoa chúc mừng năm mới
Theo quan niệm của người Ý, tiếng động lớn được phát ra khi bắn pháo hoa
cùng ánh sáng và tia lửa có thể xua đuổi ma quỷ, bóng tối và sự tiêu cực. Tuy nhiên,
ngày nay, pháo hoa đã gây ra nhiều nguy hiểm cho cả con người và vật nuôi, vì vậy
nhiều thành phố của Ý đã cấm sử dụng chúng. 
2.1.7. Ra khỏi nhà với tiền trong túi vào ngày 1 tháng Giêng
Theo quan niệm dân gian nước Ý, việc ra khỏi nhà vào ngày 1 tháng 1 với tiền
trong túi sẽ thu hút nhiều may mắn và nhiều tiền. Người Ý quan niệm rằng người đầu
tiên họ gặp sau nửa đêm sẽ ảnh hưởng đến diễn biến của những tháng sắp tới trong
năm mới. Sẽ là một sự may mắn nếu bạn gặp một người lớn tuổi, họ là biểu tượng của
sự trường thọ và thịnh vượng, ngược lại, xui xẻo sẽ chờ đợi bạn nếu bạn gặp thầy tu
hoặc trẻ em.
2.2. Ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết
Cũng như Việt Nam người Ý coi trọng bữa ăn trong thời khắc giao thừa, họ có
đa dạng và nhiều lựa chọn về các món ăn, tất cả đều mang ý nghĩa may mắn và sức
khỏe. 
2.2.1. Thịt lợn
Trong văn hóa nước Ý, lợn được coi là biểu tượng cho sự thịnh vượng. Một
trong những món ăn nổi tiếng đặc biệt phổ biến ở Ý là Cotechino, một loại xúc xích
lớn tẩm gia vị, được ninh ở nhiệt độ rất thấp và sau đó được thái thành những viên
tròn. Thịt lợn béo ngậy dùng làm nhân bánh dự đoán sự giàu có trong năm tới. Một
đặc sản của Emilia-Romagna, Cotechino di Modena đã đạt được chứng nhận IGP (chỉ
dẫn dịa lý được bảo hộ) của Liên minh Châu Âu. Một món ăn phổ biến khác là
Zampone, một loại xúc xích độc đáo được tạo ra bằng cách nhồi hỗn hợp thịt lợn xay
đã tẩm gia vị vào chân lợn rút xương thay vì vỏ xúc xích thông thường hơn là một đặc
sản khác của Modena ở Emilia-Romagna. Như với cotechino, nó được nấu trong

25
nhiều giờ trên ngọn lửa nhỏ và được cắt thành từng viên tròn. Cả hai món ngon này đã
được tạo ra từ nhiều thế kỷ trước khi điều quan trọng là không được lãng phí bộ phận
nào của lợn. Với nghệ thuật và các loại gia vị được lựa chọn cẩn thận, những thứ ít giá
trị hơn đã được tích hợp vào những sáng tạo ẩm thực được đánh giá cao trong ngày lễ.
2.2.2. Đậu lăng
Đậu lăng được coi là món ăn may mắn vì hình dạng tròn và dẹt của chúng
giống như đồng xu và theo truyền thống của Ý, mỗi một hạt đậu tương ứng với một
xu. Vì vậy, người ta cho rằng bạn càng ăn nhiều, bạn càng có nhiều tiền. Đậu lăng
thường được dùng với zampone hoặc cotechino, người Ý thường ăn đậu lăng vào lúc
nửa đêm giao thừa. Ngoài ra đậu lăng còn là biểu tượng hoàn hảo cho tuổi thọ và sức
khỏe. Bởi vì chúng rất bổ dưỡng và tương đối rẻ, nhất là trong quá khứ, những người
dan nghèo nhất thường đảm bảo cho gia đình họ một bữa ăn lành mạnh, ăn no với một
số tiền ít ỏi. Cũng chính vì lý do này mà đậu lăng có mối liên hệ chặt chẽ với quan
niệm về chúc người ăn có sức khỏe và hạnh phúc.
2.2.3. Cá
Ở miền nam nước Ý và đặc biệt là Napoli, "Bữa tối lớn của năm mới", Cenone di
Capodanno, giống như bữa tối đêm Giáng sinh, theo truyền thống là một thực đơn
gồm nhiều món cá khác nhau. Một “cenone” điển hình có thể bắt đầu với món khai vị
hải sản gồm hàu, sau đó là món mì spaghetti sốt nghêu, tiếp theo là món cá nướng
nguyên con có thể được phục vụ với một món rau ngâm cổ điển mà họ gọi là l'insalata
di rinforzo, “xà lách tăng cường.” Cái tên này có thể bắt nguồn từ sự hỗ trợ mà nó
mang lại cho chất lượng và hương vị của phần còn lại của bữa ăn.
2.2.4. Risotto
Trong nhiều nền văn hóa, hạt gạo nở ra và lớn lên khi nấu, tượng trưng cho sự
phong phú và giàu có. Theo đó, ở miền bắc nước Ý, đặc biệt là Piemonte, Friuli và
Lombardia, theo phong tục, người ta sẽ phục vụ món risotto đầu tiên trong đêm giao
thừa để cầu mong sự thịnh vượng đến trong năm tới.
2.2.5. Món tráng miệng
Các loại bánh ngày lễ truyền thống như panettone và pandoro cũng được phục
vụ vào Năm mới. Truyền thống của Ý quy định rằng bảy loại trái cây và hạt khô được
ăn để cầu may vào đêm giao thừa: hạnh nhân, quả phỉ, đậu phộng, quả óc chó, quả chà

26
là, nho khô và quả sung khô. Một số người cũng ăn quả lựu, vô số hạt của nó cho thấy
khả năng sinh sản và sự giàu có từ thời La Mã cổ đại.
Một món tráng miệng phổ biến khác trong ngày lễ là món struffoli cổ điển của
người Neapolitan, là món ăn truyền thống được làm từ bột của vùng Napoli. Những
viên bột sẽ được chiên giòn và phủ mật ong, bột quế, chocolate vụn, vỏ cam thái nhỏ. .
- biểu tượng của sự sung túc và tiền bạc.
Bữa tiệc tự chọn đồ ngọt đón Năm mới truyền thống của vùng Campagna bao
gồm các loại bánh quy cổ điển của Neapolitan như: susamielli – bánh quy gia vị hạnh
nhân; raffioli – bánh quy xốp đá hình bầu dục; roccocò - hoàn hảo để ngâm những
vòng gia vị hạnh nhân cứng này có từ những năm 1300; mostaccioli – hình bình hành
xốp mềm phủ sô cô la. Những đồ ngọt này, cùng với spasso - nho khô và hạt thông
bọc trong lá nho - được nhấm nháp khi mọi người chơi các trò chơi như Tombola
trong khi chờ đến nửa đêm. ( Francine Segan, 31/10/2020)
Tiểu kết chương 2
Ở chương 2, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra chi tiết về các tục lệ của Tết cổ truyền
giữa hai nước, hệ thống một cách ngắn gọn về những phong tục tập quán và món ăn
truyền thống đặc sắc của Tết Nguyên Đán và Tết Ý để thấy rõ hơn những giá trị
truyền thống và nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết và cho thấy sự tương đồng và
khác biệt giữa hai nền văn hóa của và hai nước, qua đó thấy được dịp khởi đầu năm
mới ai cũng muốn trang hoàng lại bản thân và làm mới mọi thứ cũng như thích những
điều may mắn mang tính tâm linh trong dịp quan trọng này. Từ đó đi vào chương cuối
với những lợi ích kinh tế mang lại đến cho hai nước trong dịp Tết Nguyên Đán và Tết
Dương Lịch của người Ý.
CHƯƠNG III
GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
DU LỊCH TRONG DỊP TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
1. Giá trị Tết Nguyên Đán của người Việt
1.1. Giá trị kinh tế của Tết trong du lịch
Việt Nam đang chú trọng phát triển và quảng bá ngành kinh tế du lịch nhằm
đưa du lịch Việt đến gần với đại chúng hơn. Tết là dịp thu hút rất nhiều khách du lịch
từ khắp mọi miền đất nước và đón tiếp những đoàn khách nước ngoài lớn, vì Tết được

27
nghỉ lễ dài và cũng là dịp để người dân sum họp cùng gia đình rất thích hợp phát triển
các hoạt động du lịch Tết. Người dân Việt Nam chọn Tết để đi du lịch vì đây là thời
điểm tốt và quan trọng nhất là cả đại gia đình đều có thể đi cùng với nhau như một
hình thức tăng tình cảm thân nhân với nhau. Có thể thấy các điểm du lịch nổi tiếng
của Việt Nam hàng năm vào dịp Tết đón hàng ngàn khách du lịch nội địa đến tham
quan và nghỉ dưỡng nhằm tăng nguồn thu cho người dân và nhà nước vào dịp quan
trọng này. 
Đối với các du khách nước ngoài Tết là dịp để  đến du lịch Việt Nam và tìm
hiểu ngày lễ quan trọng nhất ở đây. Qua dịp Tết, du khách có thể biết được những văn
hóa và phong tục truyền thống được truyền từ bao đời của người dân Việt Nam qua
các hội chợ truyền thống, các sự kiện được tổ chức trong Tết và tìm hiểu Tết của các
vùng miền qua hình thức du lịch bằng tour. Ngoài ra, Tết là thời gian kho tàng ẩm
thực truyền thống đồ sộ của Việt Nam được xuất hiện cùng lúc mà những thời gian
khác không có. Qua đây có thể giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè quốc tế
nhằm hình thành nhiều giá trị, nhiều ‘dòng tiền’ gắn Tết vào du lịch. Vì thế không thể
không nói du lịch trong dịp Tết là nhân tố quan trọng cần được quảng bá nhằm phát
triển kinh tế trong dịp Tết. 
Bởi vì theo truyền thống nhiều ngàn năm, đối với người Việt Nam, những gì tốt
đẹp nhất đều được dành cho những ngày Tết. Văn minh làng xã, hội làng, tín ngưỡng
dân gian, sản vật nông nghiệp… được hội tụ và thăng hoa vào những ngày Tết. Việt
Nam cũng đang được xếp hạng cao về du lịch cộng đồng, đây là điểm thu hút khách
du lịch và cũng là tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch Việt Nam lên
một tầm cao mới. 
1.2. Giá trị kinh tế của Tết trong việc bảo tồn và phát triển các phong tục tập
quán Tết. 
Các phong tục cổ truyền ngày Tết và các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân
dân vừa là cơ sở để tạo ra các sản phẩm vừa là yếu tố thúc đẩy động cơ mua sắm của
mọi nhà. Tết là dịp để đổi mới mọi thứ trong gia đình và cũng là dịp người dân mua
sắm nhiều nhất trong năm. Nhà nhà đều muốn trang hoàng tổ ấm của mình bằng
những sản phẩm phục vụ những phong tục truyền thống trong lễ Tết Nguyên Đán. Để
khai thác triệt để nền kinh tế trong dịp Tết, người Việt đã toàn lực xuất khẩu và sản

28
xuất các sản phẩm nhằm mục đích phục vụ nhân dân có một cái Tết ấm no và đẹp đẽ.
Điều này thể hiện ở việc các chợ hoa và hội chợ chuyên bán những đồ vật trang trí nhà
cửa trong lễ Tết luôn được tổ chức đúng thời gian để có thể mua bán và trao đổi hàng
hóa Tết. Để có những sản phẩm như hoa Tết, những nghệ nhân trồng hoa đã chuẩn bị
rất lâu và tận tâm để có thể ra đời những chậu hoa Tết đáp ứng thẩm mỹ và nhu cầu
của mỗi nhà. Các sản phẩm khác như tranh Tết, quần áo mới,... cũng được bán trong
dịp này nhằm thúc đẩy và khai thác kinh tế triệt để. 
Những mặt hàng Tết còn được xuất khẩu sang cho các nước, bởi ngày nay rất
nhiều đồng bào Việt Nam đã di cư sang nước ngoài nhưng cái nôi văn hóa của họ ở
Việt Nam nên họ vẫn hướng về Tết truyền thống của người Việt. Cụ thể là hoa mai
Việt Nam, trong 10 năm gần đây đã vượt qua hàng rào giống cây trồng khắt khe của
nước Mỹ, có mặt ở chợ Little Saigon tại Orange County. Một mặt hàng Tết khác đó là
bánh chưng, sau nhiều năm vận động cuối cùng đã được cho phép bày trên kệ hàng
siêu thị người Việt tại Mỹ, và cùng với giò chả, nem, dưa chua… là hàng chục sản
phẩm ngày Tết. Tổng hoà thiết chế này sẽ hình này một nền kinh tế xuất khẩu Tết Việt
ra khắp thế giới trong một tương lai không xa.
2. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa Tết Nguyên Đán vào khai thác du
lịch
2.1.Những thuận lợi 
Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 4000 năm, với sự đa dạng và phong phú về
truyền thống văn hóa, tinh hoa ẩm thực và đời sống tín ngưỡng của một quốc gia
phương Đông. Nước ta có cộng đồng 54 dân tộc, rất đa dạng và phong phú về cách tổ
chức và đón Tết. Mỗi cộng đồng dân tộc đều có một nét văn hóa và ẩm thực riêng,
góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Nam như một bức
tranh nhiều màu sắc, làm nổi bật bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền
Ngoài ra Việt Nam còn có nền an ninh chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển du lịch.
Lễ Tết cổ truyền là “chất liệu" tạo ra những sản phẩm du lịch rất độc đáo được
phân vào loại hình du lịch văn hoá. Vì vậy nếu biết khai thác, sử dụng các giá trị của
văn hóa truyền thống để phát triển du lịch thì đây sẽ là một tiềm năng vô cùng to lớn
và là một thế mạnh của du lịch Việt Nam.

29
Vào dịp Tết Nguyên Đán người dân được nghỉ Tết dài ngày và tập trung, đây là
điều kiện tất yếu cần phải có để tham gia vào hoạt động du lịch. Ngoài ra, trong thời
gian gần đây xuất hiện không chỉ ở người trẻ tuổi mà còn ở cả người lớn tuổi có xu
hướng chuyển từ “ ăn Tết” sang “chơi Tết”. Do trong năm bận rộn không có điều kiện
đi du lịch cùng gia đình nên họ tranh thủ nghỉ Tết dài ngày để cùng gia đình đi du lịch.
Tất cả những điều kiện trên đã thúc đẩy hoạt động du lịch Tết phát triển. 
Trong dịp Tết Nguyên đán chúng ta có thể phát triển các loại hình du lịch dựa vào sự
phong phú và đặc sắc của các phong tục, truyền thống có sẵn của nước ta như: chợ
hoa ngày Tết, ẩm thực 3 miền, các nghi lễ và phong tục chuẩn bị Tết và ăn Tết như thế
nào. Ví dụ như khuyến khích khách du lịch đi tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa ngày Tết
của người Việt ở chợ Tết kết hợp với khu du lịch mua sắm quà lưu niệm truyền thống
chỉ có trong dịp Tết. Thu hút sự quan tâm của khách du lịch cả trong và ngoài nước
quan tâm đến lễ hội truyền thống lớn nhất của Việt Nam. 
Ngoài ra nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết đến Xuân về nên phát triển loại
hình du lịch lễ hội, City tour, đường phố từ các thành phố lớn cho tới các tỉnh lẻ đều
có thể thiết kế dựa trên đặc trưng của mỗi vùng miền giúp du khách có sự đa dạng và
phong phú trong việc lựa chọn…
2.2. Những khó khăn 
Tết Nguyên Đán của người Việt là thời gian hướng về gia đình, người dân
mong muốn có một khoảng thời gian quây quần, tụ họp bên nhau thật chất lượng sau
một năm dài miệt mài làm việc vậy nên đa số các cửa hàng sẽ đóng cửa không hoạt
động ít nhất cho đến Mồng 3 Tết. Điều đó có nghĩa là thiếu phần lớn nguồn nhân lực
để phục vụ nhu cầu du lịch của khách trong dịp Tết. Điều này gây ra sự quá tải tại các
địa điểm du lịch trong nước khi du khách thì đông mà lại thiếu nhân lực, nhất là
khoảng thời gian từ 29 Tết đến Mồng 3 Tết, tại các công ty du lịch nhất là tại các công
ty lữ hành có uy tín lượng khách du lịch đông khiến cho các công ty không đáp ứng
nổi đã phải từ chối nhận thêm khách gây lãng phí nguồn khách du lịch. 
Mặt khác sự tập trung đông khách cũng làm cho các đơn vị kinh doanh du lịch
khó có thể đảm bảo tốt được chất lượng phục vụ, khó có thể đáp ứng tốt các nhu cầu
của tất cả các khách du lịch. Tại các khách sạn, nhà hàng do lượng khách quá đông đã
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không đảm bảo được an ninh cho du

30
khách. Các công ty du lịch, các khách sạn nhà hàng chưa chủ động được mức giá làm
cho giá cả tăng lên. Các giá tour nội địa lên cao đã làm cho lượng khách tham gia các
tua du lịch không cao đặc biệt là lượng khách quốc tế. 
Dịch vụ kém dẫn đến chi tiêu của du khách thấp hơn khá nhiều so với các nước
trong khu vực, tỷ lệ du khách quay lại Việt Nam trong những năm gần đây rất ít. Vì
lợi ích kinh tế mà các chương trình hoạt động Tết đã bị thương mại hóa, các hoạt động
văn hóa truyền thống ngày tết được trình diễn một cách thiếu tự nhiên, gây nên sự
nhàm chán cho du khách. Các giá trị truyền thống dần bị lu mờ do bị lạm dụng bởi
mục đích kinh tế. Nhiều điểm đến du lịch do lượng khách quá đông trong dịp tết đã
xảy ra tình trạng bắt chẹt khách, an ninh không được đảm bảo, hàng nhái, hàng giả,
được bày bán khắp nơi mà không có sự quản lý,...  
Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển du lịch. Bài toán ùn tắc giao thông do lượng khách đông, thiếu kết nối trong
cơ sở hạ tầng cũng tạo ra những thách thức có thể làm giảm sức cạnh tranh của du lịch
Việt Nam. Ô nhiễm môi trường cũng là vấn nạn của hệ thống kinh doanh du lịch và
cũng là điểm yếu nổi bật của ngành du lịch Việt Nam.
3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán trong
du lịch 
3.1. Cần có những nghiên cứu khoa học tổng thể về lễ hội Tết Nguyên Đán
Để có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên Tết Nguyên Đán thì
cần có một nghiên cứu khoa học và tổng thể về lễ hội truyền thống Tết Nguyên Đán.
Trong đó phải chỉ ra giá trị tích cực của lễ hội. Phải chỉ ra đâu là tín ngưỡng dân gian,
đâu là mê tín dị đoan, đâu là những giá trị vốn có. Cần nghiên cứu đánh giá xem lễ hội
Tết Nguyên Đán đáp ứng nhu cầu gì cho xã hội đương đại và xã hội tương lai, sức bền
vững của nó đến đâu, có phải là nguồn tài nguyên vô tận hay không, sức hấp dẫn của
lễ hội trong những yếu tố, hoạt động, lễ thức nào…? Để từ đó người làm du lịch lựa
chọn biến thành sản phẩm du lịch như thế nào? Sản phẩm đó phục vụ cho đối tượng
khách nào? Phục vụ vào thời điểm nào cho phù hợp. Đưa du khách đến với các
chương trình du lịch lễ hội nhằm mục đích giới thiệu với họ về đất nước và con người
Việt Nam, giới thiệu các giá trị văn hoá tín ngưỡng của lễ hội Tết Nguyên Đán cho du
khách. Hay nói cách khác là giới thiệu các giá trị “chìm”, bóc tách các lớp tín ngưỡng

31
văn hoá ẩn tàng sâu trong các trò diễn của lễ hội. Tổ chức lễ hội Tết Nguyên Đán
nhằm tôn vinh và quảng bá những giá trị văn hoá truyễn thống của quê hương. Du lịch
Việt Nam muốn phát triển được tất yếu phải khai thác và sử dụng các giá trị truyền
thống, cách tân và hiện đại hoá sao cho phù hợp, hiệu quả. Hãy sử dụng lợi thế, ưu thế
có sẵn của văn hoá, truyền thống Việt Nam trong việc thu hút và phục phụ khách du
lịch. 
3.2. Duy trì bảo tồn và phát triển các phong tục cổ truyền ngày Tết khuyến khích
các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân dân 
Các phong tục cổ truyền ngày Tết và các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân
dân vừa là cơ sở để tạo ra các sản phẩm du lịch vừa là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du
lịch của con người. Bảo tồn các phong tục cổ truyền của Tết Nguyên Đán là nhiệm vụ
của mỗi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và những người Việt Nam định cư
ở nước ngoài. Cần tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của nhân dân
nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước về những giá trị đặc sắc,
những nét văn hoá truyền thống của Tết Nguyên Đán. Du lịch phải có vai trò góp phần
bảo vệ các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết cổ truyền của
người Việt, đồng thời phục vụ cho chính ngành của mình. Các công ty du lịch cần có
kế hoạch nghiên cứu thật kỹ lưỡng thị trường Tết Nguyên Đán để đưa ra các sản phẩm
du lịch độc đáo trong dịp Tết. Tổ chức các tour du lịch ăn Tết tại nhà dân với những
nghi thức đón Tết truyền thống cho du khách tự thẩm nhận và tìm hiểu các phong tục
tập quán ngày Tết và đảm bảo những lợi ích kinh tế cho người dân…. Tăng cường tổ
chức các hội chợ ngày xuân, hội hoa xuân, các buổi triển lãm tranh Tết, tranh dân
gian, thư pháp ngày Tết, hay hội chợ tham gia chế biến ẩm thực ngày Tết… vừa là để
làm sống dậy bản sắc truyền thống vừa là để thu hút khách du lịch tham gia. Nhưng
không nên lợi dụng nó biên nó trở thành một sản phẩm của thời đại kinh tế thị trường.
Tổ chức lễ hội ngày xuân như lễ hội bánh chưng, bánh Tét, tổ chức lễ hội đường hoa
ngày Tết hay lễ hội đường phố ngày Tết bao gồm các yếu tố như ẩm thực, tranh dân
gian, câu đối, thư pháp, hoa được trưng bày và bán hai bên đường phố …. 
Những hoạt động như trên vừa có thể phục vụ nhu cầu vui chơi ngày Tết vừa
có tác dụng làm sống dậy những nét văn hoá cổ truyền ngày Tết đã bị lãng quên như
tranh dân gian, câu đối ngày Tết, các trò chơi dân gian, các buổi trình diễn nghệ thuật

32
dân gian, nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng… để chúng không bị mai một trong cuộc
sống hiện đại và thu hút khách du lịch những người có sự tò mò về truyền thống và
phong tục của nước ta, họ sẽ rất ấn tượng với những trải nghiệm ý nghĩa, hoạt động xã
hội mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc. 
3.3. Đa dạng các loại hình du lịch, các chương trình tour trong dịp Tết 
Để thu hút được khách du lịch đến với Việt Nam thì việc xây dựng hình ảnh
của mình trong tâm trí du khách là một điều quyết định thành công của ngành du lịch.
Du khách tham gia du lịch Tết cổ truyền thông qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên
sẽ có những hiểu biết về phong tục ngày Tết, họ được thưởng thức các món ăn ngày
Tết, được tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn ngày Tết. 
Các công ty du lịch tham gia kinh doanh trong dịp Tết cần lập ra các chương
trình hấp dẫn mang đặc trưng ngày Tết với những cái tên thật ấn tượng như: : “sắc
xuân hội ngộ”, “đảo ngọc Côn Sơn”, “Nha Trang biển gọi”, “Tết miệt vườn”, “Xuân
về trên đất cố đô”…..vì ngay cai tên cũng làm cho du khách cần phải chú ý. Các
khách sạn cần đưa ra những món ăn ngày Tết được chế biến công phu đẹp mắt. Các
khu vui chơi giải trí cần giới thiệu các chương trình đặc sắc đề cao yếu tố cổ truyền
cùng các trò chơi hấp dẫn. Sau đó phối hợp quảng bá để tạo ra một chiến dịch quảng
bá, tập hợp các sản phẩm du lịch Tết của các công ty du lịch, các khách sạn nhà hàng,
các khu vui chơi giải trí để đưa lên giới thiệu trên trang web giối thiệu về Tết Nguyên
Đán. Ngành du lịch cần phải chú trọng tổ chức lễ khai trương mùa du lịch Tết có qui
mô lớn, hoành tráng đẹp mắt được truyền hình trực tiếp, đưa lên các trang mạng xã
hội lớn như: Facebook, instagram, twitter,... để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của
du khách. Lễ khai trương mùa du lịch Tết cần được tổ chức có kịch bản trong đó phần
giới thiệu về các phong tục, các thú chơi, ẩm thực ngày Tết được minh họa qua các
chương trình biểu diễn nghệ thuật như hát múa, tổ chức các chương trình nghệ thuật
tái hiện lại khung cảnh ngày Tết như thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, thi sắp mâm
ngũ quả… Cần tổ chức một chương trình lễ hội hoành tráng và ấn tượng mang tên
“Tết xưa- Tết nay”. Với những chương trình tái hiện Tết xưa tổ chức liên tục: tái hiện
Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam thông qua chương trình ẩm thực truyền thống và bán
hàng rong lưu động bằng gióng, thúng, đòn gánh; biểu diễn cờ người, múa sạp, đi cà
kheo, biểu diễn võ thuật; luân phiên biểu diễn các loại hình hội trống mừng xuân, ca

33
Huế, hát bội, hát cải lương; trưng bày các tác phẩm hoa, cây cảnh cổ thụ; các nghệ
nhân viết thư pháp mừng xuân; hát sắc bùa mừng xuân... 
Trong dịp Tết lượng khách đến du lịch rất đông vì vậy cần phải nâng cao chất
lượng phục vụ của nhân viên là một yếu tố quyết định lớn tới chất lượng phục vụ
khách du lịch trong dịp Tết nguyên Đán.  Du lịch cũng như các ngành kinh tế-văn
hoá-xã hội khác. Người dân cần phải được giáo dục để làm du lịch, xây dựng hình ảnh
thân thiện với khách du lịch quốc tế. Các cơ sở dịch vụ thì cần có kế hoạch chuẩn bị
đầy đủ sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh tốt về giá cả và chất lượng với các
nước bạn. Các hiệp hội với vai trò trung gian lại phải thể hiện được nhiệm vụ điều
phối và thống nhất các hội viên của mình. Cần phải gây dựng ấn tượng tốt ban đầu
cho du khách. Ngay từ những khâu đầu tiên khi du khách bước chân đến Việt Nam
như: Giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính cho du khách để lấy visa, người
Việt cần tạo không khí làm việc thân thiện, thái độ nhiệt tình giúp đỡ du khách trong
quá trình làm thủ tục hành chính. Tại các sân bay, bến cảng cần làm tốt các khâu
chuẩn bị ban đầu khi đón tiếp ngay từ khâu nhỏ nhất như khâu vệ sinh. Những điều ấy
tuy nhỏ nhặt nhưng sẽ gây ấn tượng xấu cho khách du lịch. Người được giao nhiệp vụ
đón khách cần phải có nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng giao tiếp tạo được ấn
tượng ngay từ phút ban đầu thông qua nụ cười tươi tắn trên môi. 
Các công ty lữ hành cần phải ít nhiều tạo ra những tour Tết khá “độc” cho riêng
mình. Khi xây dựng tour điều quan trọng nhất là phải nắm bắt và đánh trúng tâm lý
của du khách: 
- Đối với những du khách đến Việt Nam hướng sự quan tâm đến đời sống tâm
linh và đạo Phật thì cần tổ chức những tour dành cho du khách có thể thắp hương cầu
năm mới tốt lành tại các ngôi chùa có lịch sử tương đối lâu đơì ở Việt Nam. 
- Đối với những du khách muốn tìm hiểu và muốn có trải nghiệm tết cổ truyền
của Việt Nam thì phải làm cho du khách cảm nhận được không khí chuẩn bị đón Tết
đặc trưng của bà con tại những nơi như chợ tết, chợ hoa ngày tết…tạo điều kiện cho
du khách gói bánh chưng, bénh tét, trang trí nhà cửa, bày mâm ngũ quả cùng các gia
đình người Việt; hướng du khách đến các lễ hội truyền thống đầu năm mới của người
Việt, kết hợp với việc chú trọng tạo bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc bên người than
trong khoảnh khắc giao thừa với những cảm xúc thú vị trên dường du xuân.

34
- Đối với những du khách đến Việt Nam để thưởng thức ẩm thực các nhà hàng,
khách sạn cần chuẩn bị chương trình ẩm thực đặc trưng phục vụ du khách trong và
ngoài nước. Tổ chức các thực đơn đặc trưng ngày Tết gồm các món ăn ngon ngày tết
cổ truyền, tiệc giao thừa với đầy đủ giò lụa, bánh chưng (bánh tét), bánh dày… 
Ở miền Bắc có thể phát triển các loại hình du lịch liên quan đến tài nguyên du
lịch nhân văn như: du lịch lễ chùa, du lịch thăm quê hương, du lịch dã ngoại, sau tết là
mùa xuân với nhiều lễ hội diễn ra khắp miền Bắc của nhiều dân tộc vì vậy mà có thể
kết hợp du xuân với du lịch lễ hội. Ở miền Nam, khí hậu ấm áp hơn vì thì có thể phát
triển nhiều loại hình du lịch hơn ở miền Bắc. Đó là các loại hình du lịch kết hợp giữa
toàn nhiên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch lễ hội,... 
3.4. Nâng cao chất lượng phục vụ trong dịp Tết 
Việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ trong dịp tết Nguyên Đán là rất
quan trọng vì vào thời điểm diễn ra Tết Nguyên Đán luôn xảy ra tình trạng tập trung
nhiều khách du lịch trong các phương tiện giao thông, ở các nơi du lịch các khu vui
chơi giải trí gây ra giảm chất lượng phục vụ khách từ đó làm cản trở hoạt động du lịch
phát triển. Mặt khác vào thời vụ du lịch Tết số lượng du khách đông đảo gồm cả trong
và ngoài nước, Việt Kiều nên việc tạo ra chất lượng phục vụ không tốt không chỉ có
tác dụng quảng cáo cho chất lượng phục vụ trong dịp Tết mà góp phần quảng cáo cho
chất lượng phục vụ của ngành du lịch nước ta trong suốt một năm. Việc nâng cao chất
lượng phục vụ không phải nhiệm vụ của riêng công ty du lich hay khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí cũng không phải nhiệm vụ riêng lẻ của bên gửi khách hay
bên nhận khách mà là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên. 
Đối với công ty du lịch: Giảm cường độ tiếp xúc giữa khách với khách trên
phương tiện vận chuyển tức là đảm bảo đúng công suất của phương tiện vận chuyển
để tạo ra sự thoải mái cho du khách nhất là đối với tour dài ngày. Để thực hiện biện
pháp này các công ty có thể tăng số lượng phương tiện vận chuyển của mình, các công
ty nhỏ hơn cần bảo đảm uy tín, chất lượng tour du lịch, các công ty chưa khai thác Tết
Nguyên Đán nên tham gia đồng thời đảm bảo uy tín chất lượng để góp phần khắc
phục tình trạng quá tải tại các công ty lớn. Tăng cường tiện nghi trên xe như máy điều
hòa, ti vi… để du khách cảm thấy an toàn và thoải mái vì họ không phải hao tổn sức

35
khỏe trên cuộc hành trình. Đưa nhiều loại hình du lịch vào tour du lịch Tết của du
khách để tránh sự nhàm chán tạo ra sức hấp dẫn như các tour ăn Tết cùng người dân ở
vùng nông thôn thì kết hợp với du khảo đồng quê, tham quan phong cảnh dã ngoại ở
đây hay các tour du lịch city tour ngày Tết thì kết hợp với du lịch mua sắm tại các
phiên chợ Tết và tham gia vui chơi giải trí tại các khu công viên. Đáp ứng mọi nhu
cầu chính đáng cho du khách kịp thời. Tăng thêm những lợi ích cho du khách khi
tham gia tour du lịch của công ty như miễn phí bữa ăn sáng hay “lì xì” cho du khách.
Hoa là nét độc đáo của ngày Tết ở Việt Nam. Việc tặng du khách một bó hoa vào đầu
và cuối chương trình du lịch cũng có tác dụng làm tăng chất lượng phục vụ. 
Đối với khách sạn: Đa dạng các loại hình dịch vụ vì khách du lịch trong dịp
này thuộc nhiều lứa tuổi và nhiều ngành nghề khác nhau, mặt khác khách du lịch
trong nước vào dịp này thường đi theo nhóm gia đình còn khách nước ngoài cũng đến
từ nhiều quốc gia như mỹ, Anh, Nhật, Singapore…là những khách cao cấp do đó các
dịch vụ cũng phải có chất lượng cao. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp tương
ứng với thứ hạng của khách sạn, đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu của đối tượng khách.
Tăng cường ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vự du lịch,
phục vụ khách sạn trong dịp này tùy theo khả năng của mình. Cân đối hợp lý giữa
cung và cầu sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm tổ chức sản xuất và cung ứng kịp thời các
nhu cầu của khách. Việc kinh doanh thực khách trong dịp này cần tổ chức các bữa ăn
có nhiều món ngày Tết để du khách có cảm giác giống như đón Tết ở nhà. Đối với
những món ăn khác cần chế biến theo cách khác nhau từ đó tạo ra cho du khách cảm
giác mới và phong phú trong các món ăn. Các bữa ăn có thể tổ chức theo hình thức
tiệc hay buffet và đi kèm là các hình thức giải trí như ca nhạc, múa…Trong thực đơn
cần cố gắng đáp ứng các nhu cầu riêng của từng khách.
Đối với khu vui chơi giải trí (khu công viên giải trí): Giảm cường độ tiếp xúc
giữa các khách để tạo không gian cho khách thư giãn. Đảm bảo các cơ sở vật chất, kỹ
thuật phải vận hành tốt và không xảy ra trục trặc. Đội ngũ nhân viên phục vụ là yếu tố
quyết định đến chất lượng phục vụ đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán cần phải được
trau dồi kỹ năng, thuần thục ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc để phục vụ cho khách quốc
tế thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ngoài ra là sức khỏe tốt, am hiểu về ngày Tết cổ
truyền của dân tộc. Thái độ phục vụ phải luôn niềm nở, vui phải được nêu cao tinh

36
thần trách nhiệm, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và có các hình thức khen thưởng kỷ
luật nghiêm minh để tránh tình trạng chán nản trong công việc do cường độ làm việc
cao. 
4. Giải pháp gìn giữ giá trị truyền thống trong Tết cổ truyền 
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nét đẹp, giá trị
truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam. Mỗi cá nhân cần nhận thức sâu sắc rằng, nét
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Dù đời sống vật chất và đời
sống tinh thần, cấu trúc xã hội có thay đổi, nhưng hơn bao giờ hết, cần tiếp tục vun
trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị tốt đẹp của giá trị truyền thống. Đặc biệt,
cần chú trọng giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa xưa bằng cách tích cực,
tăng cường tham gia những lễ hội đậm nét văn hóa cổ truyền như: Ngày hội gói bánh
chưng, bánh giày; tham gia các chợ Hoa, chợ Chữ; các trò chơi dân gian đầu năm,...
Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông hướng về đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển
rộng khắp của các phương tiện nghe, nhìn hiện đại như hiện nay và ở một mức độ nào
đó, là sự không kiểm soát nổi nhiều nội dung mà các phương tiện đó chuyển tải, ít
nhiều đã ảnh hưởng đến việc nhận thức các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và
tuyên truyền lối sống phương Tây. Không ít người đã bị những lợi ích vật chất cám
dỗ, làm tha hoá, biến chất, chạy theo lối sống hưởng thụ, mà hầu như không quan tâm
đến truyền thống văn hóa dân tộc, đến lối sống truyền thống của người Việt Nam. Do
vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử
nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ –
những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc - cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách và sức mạnh của con
người Việt Nam. 
Hai là, đẩy mạnh xây dựng gia văn hóa mới trên cơ sở kế thừa, phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, tiếp biến
những giá trị tiến bộ, hiện đại. giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống phải luôn
gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật. Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh
hưởng đến văn hóa dân tộc trước thời đại hội nhập văn hóa bởi gìn giữ bản sắc văn

37
hóa trong thời hội nhập, cũng chính là bảo vệ những “giá trị gốc” hay phần giá trị tinh
hoa nhất của nền văn hóa dân tộc. 
Ba là, xác lập bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hoá, hiện nay, chúng ta đang có những cơ hội, điều kiện thuận
lợi để tiếp nhận các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm giàu thêm, phong phú
thêm các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhưng, như đã nói ở trên, toàn cầu hoá
không chỉ tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi, mà còn đặt ra vô vàn thách thức,
khó khăn đối với mọi quốc gia, dân tộc. 
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, về phương diện văn hoá,
chúng ta cần tiếp thu các giá trị văn hoá của nhân loại để hiện đại hoá nền văn hoá dân
tộc, đây là xu thế khách quan, nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy những nhân tố
tích cực của văn hoá truyền thống, khắc phục những mẫu thuẫn trong nền văn hoá
hiện nay để hoà nhập nhưng không hoà tan. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác lập
được bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay để làm giàu thêm,
phong phú thêm nội dung các giá trị truyền thống nhằm tạo nên nền tảng văn hoá tinh
thần cho sự phát triển bền vững của đất nước. 
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3 tác giả đã chỉ ra được giá trị kinh tế và giá trị kinh tế của Tết trong
việc bảo tồn và phát triển các phong tục tập quán Tết của người Việt mang lại cho
ngành du lịch của cả nước. khái quát một cách rõ nét nhất, đưa ra những giải pháp,
cách thức nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác du lịch trong dịp Tết cổ truyền
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Qua đó nhằm thúc đẩy sự phát triển quy mô
kinh tế không chỉ riêng ngành du lịch mà còn đối với sự phát triển kinh tế toàn diện
của cả nước thông qua “ngành công nghiệp không khói” này!

38
KẾT LUẬN
Mục tiêu khi tham gia nghiên cứu đề tài khoa học sự tương đồng và khác biệt
giữa Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Tết Dương lịch của ý là mong muốn tìm được
điểm chung và khác biệt giữa nền văn hoá, phong tục, ẩm thực của hai nước thông qua
dịp Tết chào đón năm mới, một trong những ngày lễ mang ý nghĩa to lớn về mặt tinh
thần đối với cả người dân hai đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập và phân tích tài liệu chúng tôi nhận thấy
rằng cả hai lễ Tết của Việt Nam và Ý đều có các điểm chung như:
Nguồn gốc của ngày Tết có từ rất lâu đời, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và được
giữ lại cho tới tận ngày nay. Dịp lễ Tết của hai nước đều cùng chung một ý nổi nổi bật
đó là một khoảng thời gian đặc biệt để người dân của hai nước được tận hưởng không
khí lễ hội, được quây quần, tụ tập bên gia đình, người thân, bạn bè, cùng nhau thưởng
thức bữa ăn tối linh đình và ấm áp trong đêm giao thừa.
Trong phong tục ngày Tết có những sự tương đồng về mặt tâm linh như việc bắn pháo
hoa có thể giúp xua đuổi tà ma, điềm xấu, bảo về sự an lành của người dân, đảm bảo
cho một năm mới rực rỡ và thành công hay như màu đỏ, màu sắc đặc trưng thấy màu
đỏ là thấy Tết, nó đóng vai trò quan trọng là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng
hay thậm trí là cho việc sinh nở, được thể hiện qua việc trang trí nhà cửa, quần áo
mang sắc đỏ khác nhau đa dạng tuỳ theo quan niệm của mỗi nước tạo lên một phong
tục thú vị, độc đáo…
Ngoài ra còn những sự khác biệt của dịp Tết giữa hai nước đó là thời gian tổ
chức khác nhau, Việt Nam tổ chức lễ Tết theo âm lịch còn Ý thì theo dương lịch. Về
khía cạnh ẩm thực của hai nước nhìn chung các món ăn đều mang ý nghĩ mong cho
con người có sức khoẻ dồi dào, sự may mắn, thịnh vượng cho một năm mới sắp tới,
tuy vậy Ý và Việt Nam đều có những món ăn đặc sắc riêng, được chế biến theo nhiều
kiểu, phong phú dựa theo truyền thuyết cũng như thói quen ăn uống khắc biệt giữa hai
nước.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Tết Nguyên Đán là một ngày lễ không chỉ
quan trọng về mặt văn hoá, lễ hội truyền thống mà dịp Tết còn đem lại giá trị du lịch
không hề nhỏ cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
Nhóm tác giả cho rằng Tết Nguyên Đán là “chất liệu”, là nguồn tài nguyên du lịch văn

39
hoá cực kỳ quý giá và hấp dẫn mà các ban ngành, tổ chức kinh doanh liên quan tới du
lịch cũng như chính những công dân của Việt Nam cần phải bảo tồn, phát huy những
giá trị thuyền thống chỉ có duy nhất ở Tết Nguyên Đán của người Việt. Giúp chúng ta
tự hào về một đất nước có bề dày lịch sử 4000 năm văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra cần đẩy mạnh và đổi mới phương thức khai thác hợp lý và đúng đắn nguồn
tài nguyên này với những tiềm năng du lịch vốn có của nó, tạo điều kiện thuận
lợi mang tới những trải nghiệm đa dạng đậm nét đặc trưng văn hóa truyền thống,  cho
ra đời các sản phẩm tour độc đáo, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Đóng
góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là giúp
ngành du lịch phục hồi sau đại dịch Covid-19.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triều Sơn (2010). Phong tục cổ truyền ngày tết, Nhà xuất bản Thời đại.
2. Toan Ánh (1988), Tìm hiểu về phong tục Việt Nam qua Tết – Lễ - Hội – Hè,
NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
3. Chính phủ (2023) Xây dựng chính sách pháp luật, Nguồn gốc, ý nghĩa Tết
Nguyên đán
<https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nguon-goc-y-nghia-tet-nguyen-dan-
cua-nguoi-viet-119230121183831146.htm>, xem 25/12/2022
4. Loan Nguyễn (2021), Nguồn gốc và ý nghĩa sự tích bánh chưng bánh dày ngày
Tết cổ truyền,
<http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nguon-goc-va-y-nghia-su-tich-banh-
chung-banh-day-ngay-tet-co-truyen/20210128095439717?
fbclid=IwAR32PTARolDzw0EEBY-
8VuXsh7sPl1SMwf5yNLDQPwX46B5ZjOUfWvjyGDg>, xem 10/01/2023
5. https://thuvienphapluat.edu.vn/nguon-goc-va-y-nghia-cua-banh-chung-banh-
day?fbclid=IwAR2d8-
UgXttWFdYOW2gk56PcIKaPVWIPBwy6X5rnlwKCIPMssAvbC0iM3Qg,
xem 10/01/2023
6. Nguyễn Thị Minh Thái (2012), Người Việt với văn minh lúa nước,
https://vnexpress.net/nguoi-viet-voi-van-minh-lua-nuoc-2751918.html,
7. Bạn có thực sự hiểu được ý nghĩa các món ăn ngày Tết
<https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/cong-thuc-nau-an-tot-cho-suc-
khoe/y-nghia-cua-cac-mon-an-ngay-tet/?
fbclid=IwAR2kkCl_pBGSOoXhyi1YY9jKVQltp5gb5CrhA41q6DTjaeBwOPL
0ytgIWGY>, xem 10/01/2023

8. John Copeland (2023). Celebrating New Year’s, the Oldest of Hamanity’s


Holidays, [online] Available at: https://malibutimes.com/celebrating-new-
years-the-oldest-of-hamanitys-holidays [Accessed 3 march 2023]

41
9. Joanna Gillan (2021) The Ancient Origins of New Year’s Celebrations.
Ancient Origins, 31/12/2021

10. Francesca Bezzone (2021). New year’s in Italy, [online] Available at:
https://lifeinitaly.com/new-years-in-italy/ [Accessed 3 march 2023]
11. (2022). Tradizioni di Capodanno in Italia portafortuna, [online] Available at:
https://www.grandchef.net/magazine/tradizioni-e-usanze-di-capodanno
[Accessed 3 march 2023]

12. Francine Segan (2020). A Guide to Italy’s New Year’s Good Luck Foods and
Traditions, [online] Available at: https://www.lacucinaitaliana.com/italian-
food/italian-dishes/a-guide-to-italys-new-years-good-luck-foods-and-
traditions?refresh_ce=%29 [Accessed 3 march 2023]
13. (2019). Il falò del vecchione: tradizioni di capodanno a Bologna, [online]
Available at: https://www.travelsandotherstories.com/2019/12/27/il-falo-del-
vecchione-tradizioni-di-capodanno-a-bologna/ [Accessed 3 march 2023]
14. Tung, L.T. (2020). TOURISM DEVELOPMENT IN VIETNAM: NEW
STRATEGY FOR A SUSTAINABLE PATHWAY. GeoJournal of Tourism and
Geosites, 31(3), 1174–1179. https://doi.org/10.30892/gtg.31332-555
15. Pham Thi Lan Huong et al. HCMCOUJS-Economics and Business
Administration, 12(1), 125-138 125
16. Trương Thị Thùy Linh (2022), Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam
ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.

PHỤ LỤC

42
Hương khói ngày Tết 
( Khói nhang ngày Tết, nét đẹp văn hóa của người Việt | Tạp chí điện tử Thế
giới Di sản (thegioidisan.vn) )

Mâm ngũ quả miền Nam


(Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam 2023 (vietjet.net) )

43
Mâm ngũ quả miền Bắc
(Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc theo phong tục cổ truyền -
Kênh review mỹ phẩm (baamboo.com) )

Chưng hoa ngày Tết (hoa mai)


(https://trangtriphong.vn/cach-trang-tri-nha-ngay-tet/)

44
Chưng hoa ngày Tết (hoa đào)
https://hoangvugia.com/trang-tri-cay-dao-tet/

Pháo hoa giao thừa


https://suckhoedoisong.vn/nhieu-dia-phuong-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tet-
mau-tuat-169141484.htm

45
Cúng gia tiên
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ngay-giao-thua-2022-nghi-
thuc-le-vat-can-chuan-bi-va-luu-y-khi-cung-giao-thua-1146508

Bữa cơm tất niên


https://zingnews.vn/y-nghia-bua-com-tat-nien-voi-phong-tuc-tet-cua-nguoi-viet-
post1164113.html

46
Xông đất ngày Tết
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ngay-giao-thua-2022-nghi-
thuc-le-vat-can-chuan-bi-va-luu-y-khi-cung-giao-thua-1146508

Thăm viếng chúc Tết


https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ngay-giao-thua-2022-nghi-
thuc-le-vat-can-chuan-bi-va-luu-y-khi-cung-giao-thua-1146508

47
Mừng tuổi 
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ngay-giao-thua-2022-nghi-
thuc-le-vat-can-chuan-bi-va-luu-y-khi-cung-giao-thua-1146508

Bánh chưng bánh tét


https://eva.vn/suc-khoe/banh-chung-banh-tet-cuc-doc-voi-nhung-nguoi-nay-
neu-muon-an-phai-tuan-thu-quy-tac-sau-c131a419824.html

48
Thịt kho tàu
https://kids.pops.vn/blog/mon-an-ngay-tet/

Khổ qua dồn thịt


https://kids.pops.vn/blog/mon-an-ngay-tet/

49
Gà luộc
https://kids.pops.vn/blog/mon-an-ngay-tet/

Dưa món
https://kids.pops.vn/blog/mon-an-ngay-tet/

50
Giò chả 
https://kids.pops.vn/blog/mon-an-ngay-tet/

Mutandine rosse - Mặc đồ lót hoặc những trang phục có màu đỏ 
https://www.chedonna.it/2018/12/31/capodanno-ecco-perche-vestirsi-di-rosso-
porta-fortuna/

51
Ăn những món ăn may mắn
https://www.google.com.vn/amp/s/www.ilgiornaledelcibo.it/cibi-portafortuna-
per-capodanno/amp/

Ném mảnh vỡ và đồ cũ từ ban công


https://www.jammway.it/capodanno-a-napoli-i-riti-e-le-usanze-dell-ultimo-dell-
anno/

52
Nụ hôn dưới cây tầm gửi
https://www.google.com.vn/amp/s/www.mammastyle.it/2021/12/02/bacio-
sotto-il-vischio-scopri-come-nata-questa-bellissima-tradizione/amp/

Pháo hoa chúc mừng năm mới


https://www.jammway.it/capodanno-a-napoli-i-riti-e-le-usanze-dell-ultimo-dell-
anno/

53
Ra khỏi nhà với tiền trong túi vào ngày 1 tháng Giêng
https://www.ilgiornale.it/news/viaggi/pi-belle-tradizioni-capodanno-italia-
2100205.html

Thịt lợn và đậu lăng


https://www.lacucinaitaliana.com/italian-food/italian-dishes/a-guide-to-italys-
new-years-good-luck-foods-and-traditions?refresh_ce=

54

https://www.google.com.vn/amp/s/www.foodblog.it/cenone-di-capodanno-
menu-siciliano/amp/

Risotto
https://www.delish.com/cooking/recipe-ideas/a29786303/risotto-rice-recipe/

55

You might also like