You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CÁO
KIẾN TẬP CHÍNH TRỊ NĂM HỌC 2021 – 2022

Tìm hiểu một số cơ quan Truyền thông tại tỉnh Quảng

Ninh

Giảng viên hướng dẫn : T.S Bùi Thị Vân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Trà My
Lớp : QHQT & TTTC K39
Mã sinh viên : 1956140024

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1
Lời cảm ơn ............................................................................... 4
BÁO CÁO CHUYẾN ĐI KIẾN TẬP TẠI HẠ LONG ...................... 5
MỞ ĐẦU.............................................................................................. 5
1. Lý do tổ chức chuyến đi .............................................................. 5
2. Mục tiêu cá nhân đạt được sau chuyến đi................................. 5
3. Chuẩn bị cá nhân trước chuyến đi ............................................ 5
BÁO CÁO PHẦN NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHUYẾN ĐI KIẾN
TẬP THỰC TẾ TẠI 3 CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG – ĐỐI NGOẠI
TẠI TỈNH QUẢNG NINH ........................................................... 7
PHẦN I: Tìm hiểu khái quát về tỉnh Quảng Ninh .......................... 7
1. Tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 7
1.1. Vị trí địa lý ................................................................................. 7
1.2. Dân số ......................................................................................... 8
1.3. Kinh tế - xã hội .......................................................................... 8
2. Thành phố Hạ Long .......................................................................... 9
2.1. Vị trí địa lý................................................................................. 9
2.2. Địa hình.................................................................................... 10
2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................... 10
2.4. Du lịch ...................................................................................... 12
PHẦN II : Tìm hiểu chi tiết về một số cơ quan truyền thông &
đối ngoại tại tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 13
1. Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh ..................................... 13
1.1. Lịch sử hình thành.................................................................. 13
1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................... 14
1.3. Thông tin các kênh Phát thanh – Truyền hình ................... 15

2
1.4. Một số hình ảnh báo cáo kiến tập tại Đài PTTH Quảng
Ninh ................................................................................................. 17
2. Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh ................................. 18
2.1. Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm vụ............................ 18
2.2. Mô hình thí điểm hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí
cấp tỉnh ........................................................................................... 20
2.3. Thành tựu đạt được của Trung tâm Truyền thông tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................... 22
2.4. Những khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình
vận hành ......................................................................................... 24
2.5. Các kênh truyền thông và báo chí hoạt động tại trung tâm
.......................................................................................................... 26
2.6. Một số hình ảnh kiến tập tại Trung tâm Truyền thông tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................... 30
3. Sở ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 31
3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Ngoại vụ tỉnh
Quảng Ninh: ................................................................................... 31
3.2. Tổ chức, bộ máy ...................................................................... 32
3.3. Các hoạt động đối ngoại tại tỉnh Quảng Ninh ..................... 33
3.4. Một số hình ảnh kiến tập tại Sở ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh
.......................................................................................................... 38
KẾT LUẬN BÁO CÁO KIẾN TẬP ............................................. 39

3
Lời cảm ơn
Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà trường và khoa Quan
hệ Quốc tế đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia chuyến đi thực tế, kiến
tập chính trị tại một sôs cơ quan truyền thông, đối ngoại quan trọng tại thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào giữa tháng 5 vừa rồi.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô Lưu Thúy Hồng - Phó trưởng khoa Quan hệ
Quốc tế và cô Bùi Thị Vân – Cố vấn học tập Lớp Quan hệ Quốc tế và Truyền thông
Toàn cầu K39 đã luôn đồng hành cùng đoàn chúng em trong suốt chuyến đi. Không
chỉ dẫ đoàn mà các cô còn chỉ bảo tận tình, hướng dẫ chúng em khi đến từng cơ
quan cũng như địa điểm kiến tập.

Chuyến đi kiến tập đã đem lại cho chúng em rất nhiều điều bổ ích và thuận lợi.
Không chỉ được vui chơi gắn bó với lớp mà chúng em còn được học hỏi và quan
sát nhiều điều bổ ích và thuận lợi. Khảo sát thực tế trong đời sống và kinh nghiệm
công việc trong tương lai. Kiến tập thực tế là một cách học hoàn toàn mới mẻ và
hữu ích cho sinh viên. Không chỉ học lý thuyết ở trên lướp mà sự kết hợp với những
buổi thực hành đã giúp chúng em hiểu rõ hơn bài học, công việc tương lai của
mình sẽ phải làm những gì.

Thật may mắn khi chúng em được học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và
đặc biệt là khoa Quan hệ Quốc tế. Em vô cùng cảm kích trước những điều mà nhà
trường hay các thầy cô đã dành cho chúng em. Được học và trải nghiệm tại nơi
đây đã giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Em xin trân thành cảm ơn!

SINH VIÊN

Nguyễn Phương Trà My

4
BÁO CÁO CHUYẾN ĐI KIẾN TẬP TẠI HẠ LONG
MỞ ĐẦU
1. Lý do tổ chức chuyến đi
Nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp tận thực tế à có điều kiện quan sát,
tìm hiểu trực tiếp tại các cơ quan truyền thông và kiểm nghiệm lý thuyết đã đã
học tại trường lớp. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành. Qua
đây cũng là cơ hội giúp sinh viên làm quen với môi trường công việc trước khi ra
trường, hình thành các kĩ năng cần thiết cho công việc liên quan tới truyền thông,
quan hệ, hợp tác quốc tế trong tương lai. Tạo thời gian để các bạn trong lớp gần
gũi, hiểu nhau và nâng cao tinh thân đoàn kết.

2. Mục tiêu cá nhân đạt được sau chuyến đi


 Vận dụng được khả năng quan sát, lắng nghe từ thực tế để rút ra những
kiến thức kinh nghiệm từ thực tế, có cái nhìn thực tế về ngành nghề công
việc trong tương lai.
 Nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tra cứu thông tin, rút ra bài học thiết
thực cho bản thân, có cái nhìn cụ thể về môn học chuyên ngành mà mình
đã lựa chọn.
 Là cơ hội tốt nâng cao mối quan hệ bạn bè với mọi người, tham gia hoạt
động giải trí ngoại khóa với lớp tạo không khi gần gũi, cởi mở, thân mật
với bạn bè thầy cô.

3. Chuẩn bị cá nhân trước chuyến đi


 Chuẩn bị kinh phí cho chuyến đi
 Lập kế hoạch cho bản thân chuẩn bị trước – trong – sau chuyến đi
 Tìm hiểu trước thông tin liên quan tới các trụ sở, cơ quan sẽ được tham
quam quan kiến tập tại Hạ Long

5
 Ổn định sức khỏe các nhân kĩ càng, test Covid trước chuyến đi cùng tập
thể
 Sắp xếp chuẩn bị tư trang cá nhân đầy đủ, hạn chế mang qua nhiều đồ đạc,
quần áo trong ngày đi kiến tập tránh trường hợp lỉnh kỉnh, thất lạc đồ dùng.
 Sắp xếp lịch trình cá nhân, công việc làm thêm để không ảnh hưởng tới
thời gian tham gia chuyến đi
 Lên kế hoạch địa điểm ăn uống, ngủ nghỉ cùng lớp, lịch trình của lớp cùng
các thành viên trong lớp

6
BÁO CÁO PHẦN NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHUYẾN
ĐI KIẾN TẬP THỰC TẾ TẠI 3 CƠ QUAN TRUYỀN
THÔNG – ĐỐI NGOẠI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
PHẦN I: Tìm hiểu khái quát về tỉnh Quảng Ninh

1. Tỉnh Quảng Ninh


1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào
núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ
biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40'
đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc
từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ
Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã
Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương
và xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông
bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và
TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây
với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3
ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở
6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

7
1.2. Dân số
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1.320.324
người, mật độ dân số trên địa bàn tỉnh là 207 người/km2. Trong đó dân số sống
tại thành thị đạt gần 846.254 người, chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh, dân số sống
tại nông thôn đạt 474.070 người, chiếm 35,91% dân số.
Hiện Quảng Ninh là tỉnh đông dân thứ 23 cả nước, với 43 dân tộc, trong đó dân
tộc kinh chiếm 87,7%, dân tộc thiểu số chiếm 12,3%

1.3. Kinh tế - xã hội


Theo Tổng cục Thống kê, GRDP năm nay của tỉnh Quảng Ninh ước tăng 10,28%
- mức cao thứ 2 cả nước (sau TP Hải Phòng). Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách
tăng cao, đạt trên 360.000 tỷ đồng. Trong đó, thu hút FDI thế hệ mới đạt trên 1 tỷ
USD, gấp 2,67 lần cùng kỳ năm trước.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị
thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là
đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu
vực. Năm 2017 và 2018, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 2 lần có chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam.

Là trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, cơ khí,
xi măng, vật liệu xây dựng, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ đông nhất cả
nước, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.

8
Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam
thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 95%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nguyên
liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản
xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng
trưởng GDP của tỉnh. Quảng Ninh còn là trung tâm nhiệt điện của cả nước với sản
lượng nhiệt điện chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của cả nước.

Quảng Ninh là nơi sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều các tài năng nghệ thuật, đặc
biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Có thể kể đến các nghệ sĩ thế hệ đầu như Nghệ sĩ
ưu tú Dương Phú, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ, Nghệ
sĩ ưu tú Đức Long và sau này là những Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Bích Phương,
Kim Tiểu Phương, Tuấn Anh, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu, Hoàng Tùng, Tô Minh
Thắng, Trang Nhung, Hồng Chinh, Đen Vâu, nhạc sĩ Huy Tuấn, người mẫu
Nguyễn Oanh, Nguyễn Hợp v.v..

Quảng Ninh nổi bật với các món chế biến từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, cù kỳ, tu
hài, hàu, móng tay, giun biển, sam, sò, ngán. Nhưng đặc biệt không thể không kể
đến Chả mực giã tay của Hạ Long, cá thu một nắng, sá sùng,.... Ngoài ra còn có
miến dong, mật ong Bình Liêu, rượu Ba Kích, gà đồi Tiên Yên, khâu nhục,…

2. Thành phố Hạ Long


2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc
lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài
50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện
tích 434km2.

9
2.2. Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực
hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70%
diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ
Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển,
độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.

Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá.
Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2km.

Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là
đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2,5
đến 4,5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội


Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long nằm ở trung
tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần
50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên,
bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh
Hạ Long với chiều dài 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố
Cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía
Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển
kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.

10
5 năm qua, mặc dù tình hình thế giới, khu vực và nước ta diễn biến phức tạp, suy
thoái kinh tế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, song thành phố Hạ
Long đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các
lĩnh vực:

- Kinh tế của thành phố phát triển ổn định và tăng trưởng ở mức cao (bình quân
19,4%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng
dịch vụ từ 44,2% năm 2010 lên 55,9% năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5
năm đạt trên 50.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng
lớn trên 60% trong tổng thu ngân sách của toàn tỉnh. Công tác đảm bảo an sinh xã
hội được quan tâm; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, giáo dục đào
tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân được cải thiện rõ nét.

- Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông và du lịch và đô
thị: Một số công trình trọng điểm, động lực về giao thông được nâng cấp và đầu tư
xây dựng như: Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Uông Bí, cao tốc Hạ Long - Hải
Phòng, đường tỉnh 337 và các công trình Bảo tàng, Thư viện, Cung quy hoạch triển
lãm, Trung tâm thương mại Vincom, Công viên hoa Hạ Long, Công viên Đại
Dương,...đã tạo bước chuyển mạnh mẽ về diện mạo và vị thế mới cho đô thị trung
tâm của tỉnh.

- Công tác quản lý nhà nước được chú trọng, nâng cao thông qua thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ của tỉnh ủy quyền và phân cấp như lập, phê duyệt quy hoạch,
quản lý dự án, quản lý đô thị, tổ chức lễ hội Carnaval,… đã khẳng định năng lực
chỉ đạo, quản lý và trách nhiệm của hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nước
thành phố, cũng là tiền đề để tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy đối với các ngành và địa
phương toàn tỉnh.

11
- Công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị được triển khai bài bản và trọng tâm theo
hướng văn minh, văn hóa, hiện đại trên các phường, tuyến phố; sau 20 năm thành
lập, xây dựng và phát triển, thành phố Hạ Long luôn khẳng định là đô thị hạt nhân,
là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm
thành lập tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long được Chính phủ ban hành quyết định công
nhận là đô thị loại 1.

2.4. Du lịch
Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch,trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Năm 2012 số du khách đến Vịnh Hạ Long đạt trên 7 triệu lượt người. Vịnh Hạ
Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra vào lúc
2 giờ của ngày 12 tháng 11 năm 2012 (theo giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ
chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
Hạ Long đã được nhận Cúp quốc gia về môi trường là Thành phố xanh - sạch -
đẹp.

Gắn liền với vịnh Hạ Long, phường Bãi Cháy và các phường Tuần Châu, Hùng
Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàng và xây dựng các công trình
du lịch. Hạ Long có khoảng 20 khách sạn lớn nhỏ với nhiều khách sạn 4, 5 sao,
trang thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn 300 khách sạn nhỏ. Các bãi tắm Bãi
Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển, ngoài ra một công
viên vui chơi đã hình thànhCụm di tích lịch sử và danh thắng ở trung tâm thành
phố bao gồm Núi Bài Thơ, Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương Trần Quốc
Nghiễn, Chùa Long Tiên ở bên núi Bài Thơ. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn
hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để
đón hơn 1 triệu khách trong những năm tới.

12
PHẦN II : Tìm hiểu chi tiết về một số cơ quan truyền thông & đối
ngoại tại tỉnh Quảng Ninh

1. Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh

Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh (tên gọi tắt: QTV) là Đài Phát thanh -
Truyền hình trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có nhiệm vụ thực hiện chức năng
là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh, phục
vụ mọi đối tượng khán, thính giả trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.

Từ ngày 2/1/2019, với việc sắp xếp lại các cơ quan truyền thông trong tỉnh, QTV,
cùng với báo Quảng Ninh, cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh (trực thuộc
UBND tỉnh) và báo Hạ Long (thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh) đã trở thành một
bộ phận trong cơ quan truyền thông mới của tỉnh là Trung tâm Truyền thông tỉnh
Quảng Ninh (tiếng Anh: Quang Ninh Media Group; tên gọi tắt: QMG)

1.1. Lịch sử hình thành


Buổi đầu tiên của Đài truyền hình Hòn Gai được phát thanh tới người dân từ ngày
2-0-1956. Ngày 30-10-1963, Nhà nước quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh với khu
Hồng quảng thành tỉnh Quảng Ninh, Đài truyền thanh của hai địa phương hợp nhất
thành Đài truyền thanh Quảng Ninh.

Trong thời kì đầu mới hình thành còn nhiều thiếu thốn cho đên snhuwngx năm
tháng chiến tranh chống Mỹ gian khó, khốc liệt, cán bộ, công nhân viên của Đài
đã khắc phục khó khăn, gắn bó với dân, không ngại nguy hiểm, giữ cho tiếng loa
của Đài không bao giờ tắt, cổ vũ, động viên cán biij, chiến sĩ, nhân dân hăng say

13
lao động sản xuất, dũng cảm chiến đấu lập nhiều chiến công, sản xuất thật nhiều
than cho Tổ quốc.

Đến năm 1976: Đài truyền thanh Quảng Ninh được Đài Tiếng nói Việt Nam
chuyển giao Đài A4 với máy phát sóng trung GZ-10-2, công suất 10KW, tần số
750KHZ. Từ đây, Đài có tên mới là Đài phát thanh tỉnh Quảng Ninh, Và đến 19
giờ ngaygf 2/9/1983: Chương trình truyền hình Quảng Ninh phát sóng buổi đầu
tiên trên kênh 12. Từ đó, Đài có tên mới là Đài PTTH Quảng Ninh.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đài PTTH Quảng Ninh đã
gắn bó, đồng hành cùng những nhiệm vụ to lớn hơn của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân trong tỉnh. Quá trình hoạt động của mình, Đài cũng góp tiếng nói quan
trọng trong giám sát, phản biện xã hội, là kênh thông tin hữu ích trong công tác
quản lý của chính quyền các cấp. Những năm gần đây, nắm bắt xu thế phát triển
cua truyền thông hiện đại, Đài đã có chuyển động mạnh mẽ, kịp thời, khẳng định
bản sắc thương hiệu của QTV.

Đến nay, Đài có quy mô phát triển khá toàn diệnvới 2 kênh truyền hình, 2 kênh
phát thanh, trang thong tin điện tử qtv.vn, đặc san đối ngoại song ngữ Hoa Sen,
Đài cũng không ngừng mở rộng diện phủ sóng và đa dạng hóa các phương thức
truyền dẫn phát sóng trên các hạ tầng như truyền hình vệ tinh, truyền hình cap.
MyTV; đưa các chương trình phát thanh lên cổng điện tử, các chương trình truyền
hình lên Youtube và mạng xã hội.

1.2. Cơ cấu tổ chức


 Giám đốc: Mai Vũ Tuấn (từ năm 2019)

14
Ông Mai Vũ Tuấn - Bí thư huyện ủy Bình Liêu đã được trao quyết định bổ
nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh từ năm 2019.

 Phó Giám đốc:

1. Đỗ Ngọc Bích

2. Nguyễn Văn Hùng

3. Nguyễn Thế Lãm

4. Nguyễn Thị Thiện

5. Hoàng Chí Dũng

6. Nguyễn Văn Trường

7. Bùi Thị Thu Hương

1.3. Thông tin các kênh Phát thanh – Truyền hình


 Các kênh Phát thanh - Truyền hình

 QTV1: Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp. Phát sóng 18/24h trên VTVcab,
VTC, HTVC, SCTV, THVLc, LAcab, Vinasat-1, DTV

 QTV3: Kênh Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế. Phát sóng 18/24h trên
VTVcab, VTC, HTVC, LAcab, Vinasat-1, DTV

15
 FM 97,8 MHz: Kênh phát thanh tổng hợp phát sóng từ 19, 5 đến 24/24h.

 FM 94.7 MHz: Kênh phát thanh thông tin, đối ngoại phát sóng 18,24h.

 Thời lượng phát sóng


 QTV1: 18/24h.
 QTV3: 18/24h.
 FM 97,8 MHz: 19,5/24h.
 FM 94,7 MHz: 17,18/24h
 QTV: kênh hòa sóng từ 0h ngày 29 tết (30 tết) đến mừng 3 tết.
 Các chương trình trên QTV
- Thời sự Quảng Ninh - Công nghiệp mỏ - Khoa giáo
- Chào ngày mới - Vì chủ quyền an ninh - Tác giả - Tác phẩm
- Dự báo thời tiết biên giới - Vườn tri thức
- Bản tin Tiếng Anh - Đảng trong cuộc sống - Tiểu phẩm ATGT
- Bản tin Tiếng Trung hôm nay Đất & người Quảng
- Bản tin Tiếng Pháp - Đại đoàn kết Ninh
- Bản tin 5 phút - Xây dựng Đảng - Ẩm thực Quảng Ninh
- Bản tin 10 phút - Xây dựng nông thôn mới - Nụ cười Hạ Long
- Nhịp sống thể thao - Cựu chiến binh - Quảng Ninh xưa &
- Thế giới 24h - Nông nghiệp nông thôn nay
- Bản tin tài chính hội nhập - Trang văn hóa
- Nhịp sống 365 - Đại biểu dân cử với cử tri - Tạp chí du lịch
- Dân tộc miền núi - Truyền hình thanh niên - Sắc màu điện ảnh
- Truyền hình TP Hạ - Vấn đề bạn quan tâm - Tiếp sức mỗi ngày
Long - Giao lưu - Đối thoại - Chuyện cùng bác sỹ
- Truyền hình TP Cẩm - Khoa học & Công nghệ - Ô cửa tuổi xanh
Phả Công nghệ & Cuộc sống - Truyền hình Móng
Cái

16
1.4. Một số hình ảnh báo cáo kiến tập tại Đài PTTH Quảng Ninh

17
2. Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp báo chí trực thuộc
Tỉnh ủy Quảng Ninh. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 1276-QĐ/TU
ngày 18/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất các
cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh gồm: Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh Quảng Ninh, Cổng thông tin điện tử tổng hợp tỉnh Quảng Ninh (thuộc
Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND tỉnh Quảng Ninh), Báo Hạ Long (thuộc
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh). Đây là mô hình đầu tiên trong cả nước
thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí cấp tỉnh và hiện có tới
30 địa phương trên toàn quốc đến tham quan

2.1. Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm vụ


2.1.1. Cở sở hình thành
Năm 2019, Trung tâm Truyền thông tỉnh thành lập theo Quyết định số 1276-
QĐ/TU ngày 18/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh. Đây là mô
hình thí điểm đầu tiên của cả nước thực hiện hợp nhất các cơ quan thông tin, báo
chí cấp tỉnh. Sau khi thành lập, Trung tâm đã nhanh chóng kiện toàn Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Đảng ủy và các đoàn thể chính trị, xã hội, sắp xếp tổ chức
bộ máy và cán bộ các phòng chuyên môn trực thuộc Trung tâm. Theo đó, bộ máy

18
Trung tâm giảm từ 22 đầu mối phòng chuyên môn xuống còn 14 phòng trực thuộc.
Các phòng trong Trung tâm vận hành theo mô hình “Tòa soạn hội tụ đa phương
tiện”.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Qua 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, mô hình cơ quan báo chí hợp nhất đã
thể hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong thực
hiện mục tiêu đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động của cơ quan báo chí của tỉnh. Mô hình Trung tâm
Truyền thông tỉnh đã hội tụ được nguồn lực về con người và cơ sở vật chất của
các cơ quan báo chí cùng thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền trên một địa
bàn. Bước đầu đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm báo chí, nhất là các sản phẩm
truyền thông hiện đại; nâng cao số lượng tin, bài tự sản xuất hơn 30% so với trước
khi hợp nhất. Đội ngũ cán bộ, phóng viên của Trung tâm thường xuyên được bồi
dưỡng cập nhật kiến thức mới, nhanh chóng tiếp cận được với mô hình “Tòa soạn
hội tụ đa phương tiện”, tác nghiệp đa loại hình.

Hiện nay, Trung tâm đang đảm bảo hoạt động 2 kênh truyền hình QTV1, QTV3
phát sóng 24/24h hằng ngày; 2 kênh phát thanh QNR1, QNR2 phát sóng
18h/ngày/kênh, báo Quảng Ninh hằng ngày, báo Quảng Ninh cuối tuần, báo Hạ
Long (2 số/tháng), Đặc san Hoa Sen (1 số/tháng), báo Quảng Ninh điện tử, Cổng
thông tin điện tử tổng hợp, các trang thông tin Quảng Ninh trên mạng xã hội,
youtube... Hình thức thể hiện các sản phẩm báo chí chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu
hút công chúng. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của tỉnh về hoạt động của
Trung tâm Truyền thông, 92,9% người được hỏi đánh giá “Rất hài lòng” và “Hài
lòng” về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

19
Các thông tin được đăng tải phát sóng với tần suất cao, đồng bộ, thống nhất trên
tất cả các nền tảng truyền thông đã nâng cao nhận thức cho người dân, từ đó tạo
được sự đồng thuận cao trong thực hiện các chủ trương, quyết sách, các chỉ đạo
của tỉnh và Trung ương. Qua đó, góp phần thực hiện các chủ trương Nghị quyết,
Chỉ thị, chương trình hành động... của tỉnh, đóng góp tích cực vào quá trình triển
khai các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhiệm kỳ mới, đặc biệt là
trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh đã khẳng định
là mô hình đổi mới sáng tạo, phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí
toàn quốc. Đến nay, Trung tâm đã có những kết quả bước đầu quan trọng về nâng
cao chất lượng, đổi mới sáng tạo trong hoạt động, đáp ứng được yêu cầu thông tin
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Truyền thông tỉnh tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức ấn phẩm báo
chí trên các loại hình và có sự so sánh, tiếp thu tính ưu việt, hiện đại của báo chí
thế giới. Tập trung đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là gắn
với việc chuyển đổi số. Đồng thời, làm tốt chức năng định hướng dư luận, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng môi trường thông tin lành mạnh,
phản ánh chân thực, khách quan, kịp thời những tồn tại, hạn chế trong mọi mặt
của đời sống, xã hội.

2.2. Mô hình thí điểm hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí cấp tỉnh

Trước xu thế phát triển, hội nhập, sự đổi mới trong công tác quản lý điều hành
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ máy, việc hợp nhất
các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng là tất yếu đáp ứng yêu
cầu phát triển, tinh gọn đầu mối và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời khắc
phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm

20
lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là của người
đứng đầu cơ quan chủ quản. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên
tập viên có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình
hình mới. Tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng thông tin, chất
lượng nguồn nhân lực hoạt động báo chí của tỉnh Quảng Ninh trên các kênh truyền
thông: Báo Quảng Ninh, Đài PTTH Quảng Ninh, phù hợp với xu thế phát triển
của nền báo chí thế giới và xu hướng vận động của báo chí cách mạng Việt Nam;
tăng tính chủ động về tài chính đối với hoạt động của Trung tâm thông qua cơ chế
tỉnh đặt hàng thông tin; tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất hạ tầng, do việc thống
nhất các dự án về hạ tầng riêng rẽ của các đơn vị thành một dự án chung.

Việc thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 03/03/2015 “về đổi mới phương thức, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên
chế”; Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 05/02/2018 “về thực hiện các
Nghị quyết 18, 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII”; triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/12/2017 “về một số giải pháp
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong tình hình
mới”, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Tỉnh ủy “về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, xuất
phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu khách quan cần thiết phải đổi mới tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí của
tỉnh.

Do là mô hình mới, chưa có tiền lệ, trong quá trình triển khai xây dựng Đề án
thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Quảng Ninh đã báo cáo, xin ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông
tin và Truyền thông về chủ trương này. Trên cơ sở đó, ngày 07/8/2018, Tỉnh ủy

21
Quảng Ninh đã báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thành lập
Trung tâm Truyền thông tỉnh tại Công văn số 1388-CV/TU ngày 07/8/2018 và
được Ban Bí thư Trung ương Đảng “hoan nghênh, đánh giá cao và đồng ý về chủ
trương thành lập Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh trực thuộc Tỉnh ủy Quảng
Ninh trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh.

Triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Quảng Ninh đã ban hành các quyết định phê duyệt đề án thành lập Trung tâm
Truyền thông tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy; quyết định thành lập ban chỉ đạo, các tiểu
ban giúp việc ban chỉ đạo; quyết định thành lập Trung tâm; ban hành quy định tổ
chức, bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc Trung tâm; quyết định điều động,
phân công và bổ nhiệm đối với các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Truyền thông
tỉnh; đồng bộ kiện toàn tổ chức đảng và các đoàn thể; chỉ đạo tổ chức Lễ công bố
thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2019.

2.3. Thành tựu đạt được của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

Mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã: Khắc phục được tình trạng
chồng chéo trong tổ chức và giảm chi phí sản xuất các chương trình, các tác phẩm
báo chí như trước đây. Bước đầu đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm báo chí,
nhất là các sản phẩm truyền thông hiện đại; nâng cao số lượng tin, bài tự sản xuất
hơn 30% so với trước khi hợp nhất; hình thức, cách thể hiện các sản phẩm báo chí
chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu hút công chúng; nhiều tin, bài có giá trị thông tin tốt,
thể hiện rõ vai trò định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội, giúp củng cố,
tăng cường niềm tin trong nhân dân. Hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh
đóng góp tích cực vào quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội nhiệm kỳ mới, đặc biệt là trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-

22
19 trong 2 năm 2020, 2021. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của trung
tâm có cơ hội trao đổi sâu sắc hơn về nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng, tiếp cận với
môi trường tác nghiệp báo chí rộng lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, trong môi trường
báo chí đa phương tiện, số hóa truyền thông.

Sau gần ba năm thành lập, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã từng bước
đi vào hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả hoạt động theo mô hình "Tòa soạn
hội tụ" ứng dụng công nghệ thông tin, tích hợp truyền thông đa phương tiện, sản
xuất sản phẩm báo chí đa loại hình với tổ chức bộ máy tinh gọn (giảm từ 22 đầu
mối phòng chuyên môn xuống còn 14 phòng trực thuộc (giảm 08 phòng)) hoạt
động hiệu lực, hiệu quả.

Việc thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã giúp tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; xác định
rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo định hướng thông tin báo chí của các cấp ủy
đảng; nâng cao vị thế, vai trò của các cơ quan, báo chí của tỉnh qua đó tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh. Đồng thời bước
đầu khắc phục được tình trạng dàn trải trong đầu tư, tình trạng chồng chéo trong
tổ chức sản xuất các chương trình; duy trì ổn định và ngày càng nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất bản báo, phát sóng các kênh phát thanh, truyền hình.

Đặc biệt, chất lượng các tác phẩm báo chí, các chương trình phát thanh, truyền
hình có sự nâng lên rõ rệt bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thông tin
sâu, đồng bộ, kịp thời, hình ảnh chuyên nghiệp hơn. Phát huy được các sản phẩm
truyền thông báo chí truyền thống, bước đầu đa dạng hóa các loại hình báo chí,
nhất là các sản phẩm truyền thông hiện đại, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, tích
hợp dữ liệu, để xây dựng mô hình "Tòa soạn hội tụ"; số lượng tin bài tăng hơn
30% so với trước khi hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí. Hiện, Trung tâm
tiếp tục duy trì ổn định các kênh truyền thông, gồm: (j1) Truyền hình có 2 kênh
23
QTV1, QTV3; (j2) Phát thanh có 2 kênh QNR1, QNR2; (j3) báo in, gồm: báo
Quảng Ninh hằng ngày, báo Quảng Ninh Cuối tuần, báo Hạ Long, đặc san Hoa
Sen; (j4) báo Quảng Ninh điện tử (baoquangninh.vn, baoquangninh.org.vn,
baoquangninh.com.vn); (j5) Cổng thông tin điện tử (quangninh.gov.vn); (j6) các
trang: QTV tube, QTVFanpage.

Việc hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, thực chất, nhất là với đối tác truyền thống
như Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây, Tập đoàn Truyền thông Nhật báo
Quảng Tây (Trung Quốc), Đài Phát thanh - Truyền hình Gangwon (Hàn Quốc);
tiếp tục mở rộng hợp tác với các tập đoàn truyền thông uy tín khác của thế giới...

Song song với đó, đội ngũ cán bộ, phóng viên của Trung tâm được quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng và đã nhanh chóng tiếp cận được với mô hình “Tòa soạn hội
tụ” phóng viên đa phương tiện. Đời sống, việc làm của cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, nhân viên được đảm bảo và từng bước được nâng lên.

2.4. Những khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình vận hành

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, Trung tâm truyền thông
tỉnh Quảng Ninh còn gặp một số khó khăn, trở ngại như: Do mô hình mới, chưa
có tiền lệ, hợp nhất giữa 02 cơ quan thuộc khối Đảng và chính quyền nên các vấn
đề liên quan đến cơ chế tài chính chưa thể xử lý ngay được; trình độ kỹ năng nghề
nghiệp, công nghệ của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Trung tâm
trình độ chưa đồng đều, đòi hỏi tiếp tục được đào tạo, đào tạo lại...

Để có được kết quả bước đầu nêu trên, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Quảng
Ninh Mai Vũ Tuấn chia sẻ. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các ban, bộ ngành Trung
ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Ban Thường vụ, Thường
trực Tỉnh ủy; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, sở ngành chức năng của tỉnh Quảng
Ninh và sự chủ động, năng động, quyết tâm của tập thể lãnh đạo Trung tâm Truyền
24
thông tỉnh Quảng Ninh trong xây dựng khối đoàn kết thống nhất, tạo đồng thuận
trong Trung tâm trên cơ sở cơ chế vận hành dân chủ, công khai, minh bạch; gắn
trách nhiệm và đề cao vai trò của từng cá nhân, bộ phận với các công việc, nhiệm
vụ được giao, trong tập trung thực hiện đổi mới mô hình hoạt động “Toàn soạn
hội tụ” phóng viên đa phương tiện, áp dụng khoa học kỹ thuật để cho ra đời các
sản phẩm báo chí đa phương tiện.

Cũng theo ông Mai Vũ Tuấn, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mô
hình ứng dụng khoa học công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền
thông hiện đại và sự đa dạng, bùng nổ về thông tin tác động sâu rộng đến mọi mặt
đời sống xã hội. Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh được định hướng phải
trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện, mỗi sản phẩm báo chí có nhiều loại
hình thông tin được kết hợp với nhau, như văn bản, hình ảnh, video, đồ họa… để
mang lại tính tương tác cao, cung cấp thông tin cho độc giả một cách linh hoạt.
Những kết quả thời gian vừa qua của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
trong sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện thể hiện quyết tâm lớn của
Tỉnh ủy, Ban lãnh đạo Trung tâm, sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, phóng
viên. Tuy nhiên, để tạo ra được đội ngũ phóng viên, nhà báo đa phương tiện, đòi
hỏi đội ngũ phóng viên, nhà báo phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; hoặc
phải được đào tạo lại một cách chính quy, hiện đại; để góp phần sản xuất ra được
những tác phẩm báo chí đa phương tiện có chất lượng cao.

Để đáp ứng tốt nhiệm vụ trước yêu cầu mới, Ban lãnh đạo Trung tâm Truyền
thông tỉnh Quảng Ninh xác định: Tiếp tục duy trì ổn định hoạt động, nâng cao
chất lượng tác phẩm báo chí, xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tác phẩm báo chí
đa phương tiện; Tăng cường thông tin về tỉnh Quảng Ninh trên mạng xã hội bằng
ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp); Đổi mới công tác quản lý hoạt
động quảng cáo, dịch vụ bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; xây dựng cơ chế

25
đặt hàng sát thực tiễn phù hợp với cơ quan báo chí hiện đại; Đón đầu xu hướng
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và vai trò của báo điện tử, mạng xã
hội xây dựng lộ trình, kế hoạch thu hút quảng cáo, dịch vụ trên các loại hình báo
chí; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và thực hiện
các nhiệm vụ ở tất cả các vị trí công tác; Nâng cao chất lượng quản lý sản lượng
báo phát hành, chất lượng sản xuất và phát sóng chương trình theo tiêu chuẩn HD,
mở rộng vùng và kênh phủ sóng phát thanh, truyền hình Quảng Ninh.

2.5. Các kênh truyền thông và báo chí hoạt động tại trung tâm
Hiện nay, Trung tâm đang đảm bảo hoạt động 2 kênh truyền hình QTV1, QTV3
phát sóng 24/24h hằng ngày; 2 kênh phát thanh QNR1, QNR2 phát sóng
18h/ngày/kênh, báo Quảng Ninh hằng ngày, báo Quảng Ninh cuối tuần, báo Hạ
Long (2 số/tháng), Đặc san Hoa Sen (1 số/tháng), báo Quảng Ninh điện tử, Cổng
thông tin điện tử tổng hợp, các trang thông tin Quảng Ninh trên mạng xã hội,
youtube... Hình thức thể hiện các sản phẩm báo chí chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu
hút công chúng. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của tỉnh về hoạt động của
Trung tâm Truyền thông, 92,9% người được hỏi đánh giá “Rất hài lòng” và “Hài
lòng” về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

2.5.1. Kênh truyền hình


Kênh truyền hình QTV1, QTV3 phát sóng 24/24h hằng ngày.

Các chương trình phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của Đài PTTH
đã kịp thời phản ánh không khí thi đua sôi nổi của các cấp, các ngành, nhân dân
tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các giải pháp đổi mới, phát triển tiên phong, đột
phá của tỉnh, nhất là về xây dựng Đảng, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông
thôn mới…, qua đó góp phần đưa hình ảnh về một Quảng Ninh năng động, đổi
mới, đầy khát vọng đến với công chúng và báo giới cả nước.

26
2.5.2. Kênh phát thanh
Kênh radio Quảng Ninh QNR1 có tần số phát sóng 97,8MHz là kênh phát thanh
tập trung chính các thông tin tổng hợp thời sự, chính trị tại tỉnh Quảng Ninh, có
thời lượng phát sóng là 20 giờ mỗi ngày.

QNR2 là kênh phát thanh thứ hai tỉnh Quảng Ninh, phát sóng trên tần số FM
94,7MHz hay còn được biết đến là chương trình "Giai điệu Hạ Long" với thời
lượng phát sóng 18 giờ mỗi ngày.

2.5.3. Báo chí


Giới thiệu Tên báo
Đặc san Hoa sen là ấn phẩm song ngữ Việt Đặc san Hoa Sen
– Trung được xuất bản lần đầu tiên vào
tháng 8/2012 do Đài Phát thanh Truyền hình
Quảng Ninh, nay là Trung tâm Truyền thông
tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, phối hợp với
Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Tây,
Trung Quốc, thực hiện. Tính đến nay ấn
phẩm đã ra 57 kì. Ấn phẩm nhằm tuyên
truyền, quảng bá các lĩnh vực hợp tác, giao
lưu văn hóa, du lịch, khoa học – kỹ thuật của
hai quốc gia.
Đến nay, với 65 số được xuất bản, những nội
dung, bài viết, hình ảnh được đăng tải trong
đặc san Hoa Sen đã giới thiệu các nét đặc
sắc trong ẩm thực, văn hóa, du lịch của hai
quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Qua đó,
góp phần thúc đẩy kết nối du lịch và quảng

27
bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
nói chung, Quảng Ninh nói riêng đến với
nước bạn Trung Quốc.

Ngày 10/3/1984, Báo Quảng Ninh thứ bảy Báo Quảng Ninh
xuất bản số đầu tiên, đưa số kỳ phát hành
của Báo Quảng Ninh lên 3 kỳ/tuần, mỗi số
4 trang khổ 54x79cm. Sau này, Báo Quảng
Ninh thứ bảy đổi thành Báo Quảng Ninh
Cuối tuần tăng lên 12 trang, 8 trang in màu
như bây giờ; ưu tiên đăng tải các bài viết về
văn hóa, văn nghệ, các sáng tác VHNT. Nhờ
đó, báo quy tụ được đội ngũ cộng tác viên
không chỉ là những nhà báo nghiệp dư mà
cả đội ngũ văn nghệ sĩ. Số lượng cộng tác
viên của Báo Quảng Ninh Cuối tuần vì thế
cũng tăng cao. Chuyên trang văn hóa - văn
nghệ của Báo Quảng Ninh Cuối tuần đã và
đang nhận được sự cộng tác của nhiều cây
bút có uy tín,

Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về Báo Hạ Long


các hoạt động và đời sống văn học nghệ
thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng
tác mới của các hội viên Hội Văn học nghệ
thuật tỉnh và các tác giả tỉnh ngoài.

28
Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập

Cơ quan của đảng bộ đảng cộng sản Việt Báo Quảng Ninh điện tử
Nam tỉnh Quảng Ninh. Tiếng nói của
đảng bộ, chính quyền, nhân dân
tỉnh Quảng Ninh.
Là phương tiện truyền thông online, kênh
tổng hợp mọi chủ đề truyền hình, phát
thanh, báo chí của tỉnh. Được vận hành
bởi trung tam Truyền thông tỉnh Quảng
Ninh.

29
2.6. Một số hình ảnh kiến tập tại Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

30
3. Sở ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh

o Địa chỉ : Tầng 16 – Khu Liên cơ quan số 3, đường Nguyễn Văn Cừ, phường
Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

o Điện thoại : (0203) 3839 858 (thêm mã vùng 0203 nếu gọi từ tỉnh thành khác
ở Việt Nam, thêm đầu số 0084 203 nếu gọi từ nước ngoài)

o Fax : (0203) 3839 858

o Email : sngv@quangninh.gov.vn

o Website : https://www.sngv.quangninh.gov.vn

3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng
Ninh:
Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số
1016/2005/QĐ- UBND ngày 12/4/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo Quyết định 2550/QĐ-UBND ngày
12/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh, theo
đó Sở Ngoại vụ có chức năng, nhiệm vụ như sau:

31
3.1.1.. Vị trí
Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có
chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước vê
công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thố quốc gia (sau đây gọi
chung là công tác đối ngoại) của địa phương; các dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ


Sở Ngoại vụ thực hiện chức năng tham mưu cho Tỉnh Uỷ thông qua
Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trương hội nhập quốc tế,
định hướng mở rộng quan hệ và triển khai toàn diện công tác đối ngoại
của địa phương; tổ chức, quản lý công tác đối ngoại Đảng tại địa phương
theo các quy định của Đảng.

3.2. Tổ chức, bộ máy


Cơ cấu tổ chức của Sở gồm 04 phòng chuyên môn ( Văn phòng Phòng
lãnh sự - Hợp tác quốc tế; Phòng lễ tân - -Biên phiên dịch; Phòng Quản
lý biên giới) và 01 đơn vị sự nghiệp tự chủ 100% ( Trung tâm Dịch vụ
Đối ngoại). Tuy nhiên theoNghij định 107/2020/NĐ_CP ngày
14/9/2020, Căn cuwsQuyeets định số 14/2021/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh cơ cấu các phòng thuộc Sở giảm 01 phòng so với hiện tại.

Số lượng biên chế được giao: 32 biên chế ( 23 công chức, 03 hợp đồng,
68 và 06 số lượng NLV tại ĐVSN)

32
Số lượng biên chế có mặt: 28 người ( 23 công chức, 03 hợp đồng 8.02
viên chức)

3.3. Các hoạt động đối ngoại tại tỉnh Quảng Ninh
Theo đó, trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo tại Nghị
quyết Đại hội XI, XII, XIII của Đảng về công tác đối ngoại, Nghị quyết
số 28-NQ/TW về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị
quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Kết luận
số 73-KL/TW của Bộ Chính trị về tăng cường quan hệ đối ngoại của
Đảng trong tình hình mới… Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;
chính sách ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan
hệ quốc tế. Trong đó triển khai thống nhất trên hai trục trọng tâm cơ bản
là duy trì quan hệ với đối tác truyền thống, láng giềng và phát triển quan
hệ đối tác mới, lớn, quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá...

Nhờ đó, công tác đối ngoại của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đường lối đối
ngoại của Đảng đã được vận dụng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần xây dựng môi
trường chính trị thuận lợi cho phát triển KT-XH, đưa quan hệ giữa
Quảng Ninh với các đối tác nước ngoài đi vào chiều sâu, ổn định. Đóng
góp nhiều nội dung giá trị vào tổng kết lý luận - thực tiễn để bổ sung
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong hơn 30
năm đổi mới.

33
Điển hình như với các đối tác truyền thống, tỉnh đã phát triển quan hệ
với các địa phương của nước bạn Trung Quốc, trọng tâm là Khu tự trị
Dân tộc Choang Quảng Tây trên cả 3 kênh: đối ngoại Đảng, ngoại giao
chính quyền và đối ngoại nhân dân. Trong đó, trọng tâm là công tác trao
đổi đoàn, hợp tác phát triển du lịch, quản lý biên giới, đào tạo cán bộ,
phát triển hạ tầng giao thông, logistics, thương mại, giáo dục, y tế, du
lịch, tiền tệ và bảo hiểm…

Đặc biệt, 2 năm qua, trước những tác động tiêu cực chưa từng có, khó
lường do đại dịch Covid-19 gây ra, các bên đã thể hiện tinh thần cao cả,
tình đoàn kết, hữu nghị Việt - Trung, phối hợp nhịp nhàng, tương trợ
lẫn nhau, vượt qua khó khăn, thử thách, phòng chống dịch bệnh Covid-
19 hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan qua biên giới; chăm lo, bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân, ổn định KT-XH, phục hồi sản xuất kinh doanh,
giữ được nhịp độ xuất nhập khẩu thông suốt, không để tình trạng hàng
hóa nông sản ùn ứ, lấy lại đà tăng trưởng.

Tháng 8/2020, tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây đã vinh dự được Bộ Ngoại giao 2 nước chọn là địa phương tổ chức
Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp định biên giới đất liền và 10 năm thực
hiện 3 Văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc. Đây là sự kiện đối ngoại nổi bật mang ý nghĩa chính trị quan
trọng của 2 nước, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm và nỗ lực của hai bên
trong việc xây dựng biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển.
34
Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Đông
(Trung Quốc) về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu xây
dựng đặc khu kinh tế; cơ chế hợp tác trong hành lang kinh tế Vân Nam
(Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam);
quan hệ với các địa phương khác của Trung Quốc như Hải Nam, Phúc
Kiến, Triết Giang... Thông qua các quan hệ hợp tác này, Quảng Ninh
từng bước xác lập vị trí “cửa ngõ, cầu nối” trong mắt xích hợp tác giữa
Việt Nam - ASEAN - Trung Quốc.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã cụ thể hoá phương châm đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tăng cường
thúc đẩy quan hệ kết nghĩa với 3 địa phương Bắc Lào trên tinh thần
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào...

Cùng với công tác ngoại giao về Đảng, các hoạt động ngoại giao phát
triển kinh tế cũng đã được tỉnh chú trọng vào việc quảng bá xúc tiến du
lịch, thương mại, xúc tiến đầu tư hướng đến các thị trường tiềm năng
(Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Hồng Kông...); mở rộng quan hệ với
các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản
lý của các doanh nghiệp nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới; cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đổi mới các hoạt động xúc tiến
đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng
cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

35
Trong những năm gần đây, tỉnh đã đón và làm việc với hàng trăm lượt
đoàn nhà đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, EU,
Mỹ... đến khảo sát, tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn;
tổ chức, tham dự các đoàn công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch
tại Anh Quốc, Australia, Nhật Bản.

Từ việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác, cải thiện môi trường đầu tư, sản
xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và đổi mới, sáng
tạo phương thức xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các KCN, tạo
điều kiện thuận lợi để các dự án nước ngoài đã được cấp phép triển khai
hoạt động, thu hút FDI của Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến với
nhiều dự án quy mô lớn, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như điện
lực, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ... Đến nay, tại Quảng Ninh
có gần 150 dự án FDI thực hiện bởi các nhà đầu tư từ 20 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, với số vốn gần 7,6 tỷ USD...

Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch,
xuất khẩu lao động… tỉnh cũng đẩy mạnh được công tác ngoại giao văn
hóa. Từ sự thâm nhập, giao lưu văn hóa đối ngoại Quảng Ninh thực hiện
10 năm qua đã phần nào tạo điều kiện để tỉnh mở rộng giao lưu hợp tác
quốc tế. Đến nay, ngoài 6 địa phương của Trung Quốc, tỉnh đã thiết lập
quan hệ với 8 địa phương khác của các nước: Hàn Quốc, Lào, Belarus.
Hiện tỉnh đang xúc tiến phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác tiềm
năng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ba Lan và một số đối tác khác ở châu Âu.

36
Thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Quảng Ninh tăng cường
hoạt động đón và tổ chức các đoàn famtrip, presstrip quốc tế đến khảo
sát các tuyến, điểm du lịch tại tỉnh; xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền
nhiều ngôn ngữ quảng bá về văn hoá, du lịch Quảng Ninh để phát trên
các phương tiện vận chuyển, nhà ga, chuyến bay trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và
cùng phát triển, trong năm 2021 hoạt động đối ngoại biên giới giữa các
địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân biên giới đã được đẩy
mạnh và tăng cường. Đến nay, khu vực biên giới của Quảng Ninh đã ký
kết nghĩa giữa 7 cặp thôn - bản, xã - trấn của Việt Nam với Trung Quốc.

Mối quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp của cư dân 2 bên biên giới
giữa Quảng Ninh với các địa phương của Trung Quốc ngày càng được
bồi đắp. Nhiều cư dân có mối quan hệ thân tộc, họ hàng, nên từ lâu các
địa phương biên giới của tỉnh đã chỉ đạo các thôn, bản, xã giáp biên tăng
cường hoạt động giao lưu, thăm hỏi, hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ đó, tình hình
biên giới trên bộ, trên biển trong năm cơ bản ổn định, chủ quyền biên
giới được giữ vững, hợp tác kinh tế giữa Quảng Ninh và các địa phương,
đối tác từ Trung Quốc được tăng cường, đẩy mạnh.

Để tập hợp sức mạnh người Việt Nam nói chung, người Quảng Ninh
nói riêng ở nước ngoài, tỉnh tổ chức gặp mặt kiều bào về thăm quê
hương, phối hợp động viên kiều bào hướng về quê hương, đầu tư phát
triển kinh tế và tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, an sinh xã

37
hội. Thành lập hội thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài tại các
huyện, thị xã, thành phố. Hiện các hội hữu nghị Việt - Nga, Việt - Trung,
Việt Nam - Thụy Điển, Việt Nam - Ba Lan, Việt Nam - Campuchia
đang hoạt động đều đặn và thường xuyên tại Quảng Ninh.

3.4. Một số hình ảnh kiến tập tại Sở ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh

38
KẾT LUẬN BÁO CÁO KIẾN TẬP
Qua chuyến đi kiến tập thực tế vừa rồi tại tỉnh Quảng Ninh, một lần nữa
em xin cảm hơi quý Học viện, thầy cô đã trợ giúp và tạo cơ hội tìm hiểu,
giao lưu, học tập hữu ích. Đây là bước đẹm hành trang quan trọng cho
bản thân sinh viên năm 3 như chúng em để có thể tự tin hơn trong việc
tiếp cận, lwuaj chọn ngành nghề tương lai.

Được trải nghiệm, trực tiếp quan sát, lắng nghe chia sẻ từ chính những
cơ quan truyền thông đầu não của Tỉnh, em đã rút ra cho mình được
nhiều kiến thức từ sách vở ra thực tiễn công việc cuộc sống.

39

You might also like