You are on page 1of 76

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH
LỚP HP: 23111511013904
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ, VĂN HOÁ, MÔI TRƯỜNG,
CHÍNH TRỊ TẠI QUẢNG NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. LÊ THỊ LAN ANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN


1. VŨ THỊ VÂN MSSV: 2221004602
2. ĐẶNG THỊ KIM ANH MSSV: 2221004422
3. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO MSSV: 2221004565
4. NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG ANH MSSV: 2221004429
5. NGUYỄN THỊ NHỰT HOA MSSV: 2221004466

TP.HCM, tháng 04 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH
LỚP HP: 23111511013904
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ, VĂN HOÁ, MÔI
TRƯỜNG, CHÍNH TRỊ TẠI QUẢNG NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ LAN ANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN


1. VŨ THỊ VÂN MSSV: 2221004602
2. ĐẶNG THỊ KIM ANH MSSV: 2221004422
3. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO MSSV: 2221004565
4. NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG ANH MSSV: 2221004429
5. NGUYỄN THỊ NHỰT HOA MSSV: 2221004466

Bài làm gồm có: 59 trang

TP.HCM, tháng 04 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan bài tiểu luận là kết quả của một công trình nghiên
cứu của các thành viên trong nhóm với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Thị
Lan Anh. Bên cạnh đó, chúng em có sự tham khảo từ các nguồn sách, tài liệu điện tử,
thông tin đại chúng khác. Các số liệu và biểu đồ đều rõ ràng, trung thực, chính xác.
Nhóm chúng em xin chịu trách nhiệm nếu có phát hiện sai sót hay bất kỳ gian dối nào
trong quá trình thực hiện bài tiểu luận.

TP. HCM, Ngày 26 Tháng 04 Năm 2023

i
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Du lịch, Trường đại học Tài
chính - Marketing đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho chúng em học tập và
nâng cao kỹ năng, hiểu rõ hơn về ngành nghề mà chúng em đang theo học. Chúng em
cảm ơn các thầy cô đã giúp chúng em trong học tập và đặc biệt chúng em gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Lan Anh đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em
trong quá trình làm bài tiểu luận.

Bài tiểu luận này chúng em đã cố gắng vận dụng hết những kiến thức đã được học
trong học kỳ vừa qua để hoàn thành bài tiểu luận. Tuy nhiên, do kiến thức vẫn còn khá
hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên vẫn có một số lỗi sai trong quá trình làm
bài. Rất kính mong sự góp ý của các thầy cô để bài chúng em được hoàn thiện hơn và
rút kinh nghiệm cho tương lai sau này.

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, tràn đầy hạnh
phúc, mãi luôn vui tươi và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

ii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn : ……………… Điểm chữ : ……………….

iii
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Tỷ lệ đóng góp


- Nghiên cứu và tìm hiểu sơ
lược về danh lam thắng cảnh
và văn hoá ở Quảng Nam -
1 Vũ Thị Vân chương 1 mục 1.2.2 + mục 100%
1.2.3
- Tổng hợp và kiểm tra hình
thức bố cục bài
- Tìm hiểu phần cơ sở lý
luận, đưa ra ý nghĩa, tác
động, giải pháp của đề tài
trong chương 1 lịch sử hình
2 Đặng Thị Kim Anh 100%
thành Quảng Nam - chương
1 mục 1.1
- Tổng hợp và kiểm tra hình
thức bố cục bài
- Nghiên cứu, xem xét chung
về thực trạng của du lịch
Quảng Nam và các tác động
của du lịch ảnh hưởng đến
3 Trần Thị Phương Thảo 100%
kinh tế - xã hội và môi
trường - chương 2
- Tổng hợp và kiểm tra hình
thức bố cục bài
4 Nguyễn Quỳnh Phương - Nghiên cứu và tìm hiểu sơ 100%
Anh lược về lịch sử hình thành và
văn hoá của Quảng Nam -
chương 1 mục 1.2.1 + mục
1.2.2
- Phần mở đầu và kết luận

iv
- Tổng hợp và kiểm tra hình
thức bố cục bài
- Tìm hiểu về giải pháp khắc
phục và đưa ra định hướng
phát triển các tiềm năng du
5 Nguyễn Thị Nhựt Hoa lịch ở Quảng Nam - chương 100%
3
- Tổng hợp và kiểm tra hình
thức bố cục bài

v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………….…………………………………..………....i

LỜI CẢM ƠN…………………………..………..…………………...……………….ii

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...……..


………………..iii

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC…………………………………..


……………..iv

MỤC LỤC……………………………………………………..………………………v

DANH MỤC BẢNG ……...……………………………………..


………………......viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………..viii

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DU


LỊCH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA QUẢNG NAM......................................3

1.1. Cơ sở lý luận về các tác động chủ yếu của du lịch..........................................3

1.1.1. Ý nghĩa của hoạt động du lịch...................................................................3

1.1.2. Các tác động tích cực của du lịch đến kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị
và môi trường.......................................................................................................4

1.1.3. Tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị và
môi trường............................................................................................................7

1.1.4. Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn
hoá - xã hội, chính trị và môi trường..................................................................9

1.2. Giới thiệu sơ lược về Quảng Nam..................................................................11

1.2.1. Lịch sử hình thành....................................................................................11

1.2.2. Văn hóa......................................................................................................14


vi
1.2.3. Danh lam thắng cảnh...............................................................................15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH QUẢNG NAM VÀ CÁC TÁC


ĐỘNG CỦA DU LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢNG NAM................................19

2.1. Thực trạng của du lịch Quảng Nam..............................................................19

2.1.1. Tài nguyên du lịch....................................................................................19

2.1.2. Cơ sở hạ tầng............................................................................................20

2.1.3. Tình hình khách du lịch đến Quảng Nam...............................................21

2.2. Các tác động chủ yếu của du lịch đến Quảng Nam......................................23

2.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế kinh tế................................................23

2.2.2. Tác động của du lịch đến văn hoá xã hội................................................26

2.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường.....................................................28

2.2.4. Tác động của du lịch đến chính trị..........................................................31

2.3. Phân tích SWOT.............................................................................................34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


CÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NAM...................................39

3.1. Giải pháp khắc phục tình trạng du lịch Quảng Nam...................................39

3.1.1. Xây dựng, cải tiến, nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý du lịch...39

3.1.2. Đáp ứng nhu cầu tinh thần của du khách bằng sản phẩm du lịch tốt và
lành mạnh...........................................................................................................40

3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và công tác
phòng chống ô nhiễm du lịch cho cộng đồng....................................................40

3.1.4. Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát
triển kinh tế du lịch……..………………………………………………………41

3.1.5. Khai thác giá trị đi đôi với trùng tu và bảo vệ các di sản văn hóa thế
giới....................................................................................................................... 42

3.1.6. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương............................43

vii
3.1.7. Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng
cường công tác thông tin đến người dân...........................................................44

3.1.8. Về thu hút đầu tư du lịch.........................................................................44

3.1.9. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội trong tình hình mới
............................................................................................................................. 45

3.2. Định hướng phát triển các tiềm năng du lịch ở Quảng Nam.......................46

3.2.1. Định hướng khai thác du lịch văn hóa nhằm phát triển du lịch...........46

3.2.2. Định hướng khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới vật thể..........47

3.2.3. Định hướng phát triển thị trường – sản phẩm du lịch...........................47

3.2.4. Định hướng tổ chức không gian du lịch..................................................51

KẾT LUẬN................................................................................................................ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..57

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng: Thống kê số lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Nam từ năm 2019 đến 9
tháng đầu năm 2022…………………………………………………………………21

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: Số lượng khách du lịch đến Quảng Nam từ năm 2019 đến 9 tháng đầu
năm 2022……………………………………………………………………..………22

ix
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quảng Nam - khúc ruột miền Trung đầy nắng và gió, là vùng đất làm người ta
say bởi chính hương vị nồng nàn, mặn mà của nó cũng như của con người nơi đây.
Quảng Nam là một trong số rất ít địa phương mang trong mình hầu như tất cả những
vẻ đẹp của tạo hóa, là vùng đất có sông, núi, biển; nơi đây là cái eo của Tổ Quốc, là
nơi giao thoa của hai nền văn hóa Bắc - Nam và có những truyền thống văn hóa vô
cùng đặc sắc. Chính những điều đó đã mang lại cho Quảng Nam một sức hút riêng biệt
mà không nơi nào có được.

Quảng Nam là địa phương duy nhất của Việt Nam có hai di sản văn hóa thế giới
là tháp Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An cùng với Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới; Quảng Nam được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt” - nơi đã sản
sinh ra biết bao nhiêu nhân tài, hào kiệt cho đất nước, là tỉnh có truyền thống văn hóa
và đấu tranh cách mạng kiên cường. Đặc biệt, Quảng Nam vinh dự có Tượng đài Mẹ
Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ,…
Nhằm đi sâu để tìm hiểu về vùng đất “địa linh nhân kiệt này” nhóm đã tìm tòi, khai
thác vẻ đẹp nơi đây dựa trên các hoạt động du lịch.

Dựa trên cơ sở lý thuyết “Tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội
và môi trường”, nhóm đã đi sâu vào tìm hiểu “Những tác động của du lịch Quảng Nam
đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường”. Đồng thời, nhóm cũng muốn
giới thiệu về lịch sử, văn hóa cũng như những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng
đất liêu xưa đầy mê hoặc này. Từ đó nêu lên thực trạng cũng như là đề ra những định
hướng, giải pháp để phát triển du lịch nơi đây.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được các tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội
và môi trường Quảng Nam.

- Tìm ra các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch đến Quảng
Nam, từ đó đưa ra định hướng phát triển du lịch Quảng Nam.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1
Các tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa, chính trị, môi trường của tỉnh Quảng
Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích SWOT, so sánh và tổng hợp số liệu.

KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA BÀI: gồm 3 phần:

- Phần Mở đầu (lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp,…).

- Phần Nội dung:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về các tác động chủ yếu của du lịch và lịch sử hình
thành của Quảng Nam.

+ Chương 2: Thực trạng của du lịch Quảng Nam và các tác động của du lịch ảnh
hưởng đến Quảng Nam.

+ Chương 3: Giải pháp khắc phục và định hướng phát triển các tiềm năng du lịch
của tỉnh Quảng Nam.

- Phần Kết luận.

2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DU LỊCH VÀ LỊCH
SỬ HÌNH THÀNH CỦA QUẢNG NAM

1.1. Cơ sở lý luận về các tác động chủ yếu của du lịch

1.1.1. Ý nghĩa của hoạt động du lịch

a) Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người

Ngày nay với sự phát triển và hiện đại của xã hội, con người càng trở nên căng
thẳng, khẩn trương với nhịp sống hối hả, cường độ lao động của con người, thêm vào
đó là sự gia tăng của ô nhiễm môi trường buộc con người cần phải nghỉ ngơi và khôi
phục thể lực. Vì thế hoạt động du lịch đáp ứng những nhu cầu giải trí, giảm sự mệt
mỏi, tăng cường sức khoẻ cho con người, giúp con người cảm thấy cân bằng, thư
giãn và tìm lại động lực cho bản thân.

b) Hoạt động du lịch nhằm nâng cao và làm phong phú kiến thức con người

Cha ông ta nói: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hoạt động du lịch
cũng là một hình thức học tập đặc biệt. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, thiên
nhiên phong phú, du khách không chỉ tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ, giải trí, mà
còn có cơ hội được trải nghiệm thực tế. Thông qua hoạt động thưởng ngoạn, phỏng
vấn, khảo sát, du khách sẽ thu thập được nhiều kiến thức bổ ích về các lĩnh vực như
lịch sử, địa lý, sinh học, nghệ thuật, văn hoá hay các phong tục tập quán độc đáo.

c) Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người

Trong quá trình đi du lịch, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng những danh
lam thắng cảnh tuyệt đẹp, vẻ đẹp của đất nước còn quyến rũ hơn bởi đi tới nơi đâu
chúng ta cũng có thể được thưởng thức ẩm thực đa dạng với những món ăn giàu
hương vị mà độc đáo, đượm bản sắc và tinh hoa đất Việt. Thông qua đó càng làm
tăng thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước, với niềm tự hào về tổ quốc, những
con người nồng hậu và tình cảm đối với cuộc sống.

3
1.1.2. Các tác động tích cực của du lịch đến kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị và
môi trường

a) Tác động kinh tế

* Du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc gia và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể
cho quốc gia và vùng

Khác với việc xuất khẩu hàng hoá thông thường là đưa hàng hoá ra nước ngoài
để thu ngoại tệ về, xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ từ việc khách trả tiền cho các hoạt
động của mình khi họ đến một nước du lịch.

Khách từ nước ngoài đến Việt Nam du lịch được xem là hoạt động xuất khẩu du
lịch, khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam đồng nghĩa với
việc nguồn ngoại tệ đã chảy vào Việt Nam, hoạt động tiêu tiền của du khách nước
ngoài tại Việt Nam là hoạt động xuất khẩu du lịch. Càng nhiều lượng khách nước
ngoài đến Việt Nam thì dòng ngoại tệ Việt Nam càng tăng đã góp phần làm tăng dự
trữ ngoại tệ của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2022, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, tổng số du khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt.
Tổng thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng.

* Du lịch tác động đến cán cân thanh toán

Trong xuất nhập khẩu du lịch, một điều cần lưu ý ở nước ta cũng như những
nước kém phát triển khác, do nhu cầu bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc
tế, chính phủ một mặt kích thích xuất khẩu du lịch (tạo khả năng thu hút khách du lịch
quốc tế), mặt khác hạn chế cư dân nước mình đi du lịch nước ngoài.

* Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương

Du lịch là hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên nó không giống những hoạt động xuất
khẩu hàng hoá khác nhưng lại đem lại nguồn hiệu quả cao.

Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công
nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế,…và có lợi trên nhiều mặt:

+ Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hoá đó
đem xuất khẩu theo đường ngoại thương.

4
+ Hàng hoá du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con
đường ngoại thương là giá bán buôn.

+ Giúp giảm thiểu những rủi ro, tiết kiệm được chi phí đóng gói, và quá trình
vận chuyển, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế
quan mậu dịch quốc tế.

* Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển

Sản phẩm du lịch được tạo thành từ nhiều sản phẩm đơn lẻ khác: vận chuyển,
lưu trú, ăn uống,… là sản phẩm của nhiều ngành kinh doanh. Hoạt động du lịch càng
phát triển sẽ càng kích thích các ngành nghề kinh doanh phát triển theo.

* Vốn đầu tư

Để phát triển du lịch cần có tiền để đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng nên các
quốc gia đều dùng chính sách mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng và lợi nhuận của họ chuyển về nước của mình.

* Tạo cơ hội giải quyết việc làm

Tạo ra nhiều việc làm trực tiếp như lễ tân, hướng dẫn viên du lịch.

Tạo ra việc làm gián tiếp như lái xe taxi, cung cấp lương thực thực phẩm.

Tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc nhất thời.

  Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm toàn ngành cần 40.000 lao động.
Đến năm 2020, cần trên 2 triệu lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở du lịch.

* Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng

Du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng, địa phương khó
khăn như các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Để phát triển du lịch ở các vùng
đặc biệt này, nhà nước phải đầu tư, giúp đỡ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết
lập các trạm phát thanh, mạng lưới thông tin liên lạc,…

Mặt khác, do phát triển các khu du lịch làm cho người dân địa phương trước đây
không muốn sinh sống ở những vùng kém phát triển đã nhận thức được lợi ích mà du
lịch mang lại với nguồn thu nhập cao, đời sống được cải thiện đã khiến họ yên tâm
định cư tại các vùng này.

5
b) Tác động văn hoá - xã hội

* Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hoá dân gian

Khách du lịch rất thích mua các món đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các
sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Họ thường đi tham quan các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các
di tích ấy ngày càng được quan tâm hơn. Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc
phục vụ cho mục đích có điều kiện phục hồi và phát triển hơn (nghề khảm; khắc; sơn
mài; làm tranh lụa v.v…). Ngoài ra doanh thu từ vé tham quan và vé xem biểu diễn
được sử dụng một phần để tu bổ, khôi phục các cơ sở hạ tầng tại các điểm đến du lịch.

 * Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần

Du lịch ngày nay đã trở thành một loại nhu cầu phổ biến của đông đảo người
dân. Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách sẽ được
mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và tu
dưỡng đạo đức cho con người.

Ngoài ra phát triển du lịch còn góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, nền
văn hoá dân tộc, đất nước và con người nơi đây đến với bạn bè năm châu nhằm tăng
cường sự hiểu biết, xây dựng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hoà bình với các dân tộc
khác trên toàn thế giới. Nhờ vậy mà tinh thần yêu quê hương, yêu tổ quốc được tăng
lên và có tinh thần trách nghiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và
ý thức bảo vệ môi trường.

* Du lịch là một trong những hình thức nhằm phục hồi sức lao động của con người
sau thời gian lao động vất vả cần nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí. Nhiều chuyên gia cho
rằng, du lịch là một hình thức nghỉ ngơi và giải trí tích cực cho con người không chỉ
giúp con người phục hồi sức khoẻ mà còn chữa một số bệnh như stress, trầm cảm
v.v…

* Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với
bên ngoài

Thông qua du lịch thúc đẩy việc giao lưu giữa con người với con người để trao
đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực thông tin, kỹ thuật, công nghệ và
nguồn vốn. Những năm qua, du lịch phát triển góp phần vào mở rộng hợp tác thương
6
mại và đầu tư ở nước ta. Ngoài ra, để đảm bảo thu hút nguồn đầu tư bên ngoài, cần coi
trọng công tác bảo vệ môi trường, coi trọng lễ phép văn minh, coi trọng xây dựng pháp
chế để tạo một môi trường đầu tư tốt.

c) Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường

Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường, tu bổ các
đền đài kiến trúc.

  Gia tăng nhận thức đối với môi trường: du lịch đem con người lại gần với thiên
nhiên hơn, nhất là các loại hình du lịch sinh thái giúp con người hiểu hơn về giá trị
thiên nhiên, từ đó sẽ có những hành vi hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường. Cộng
đồng dân cư nơi có khách du lịch đến tham quan bắt buộc phải giữ gìn môi trường
xanh - sạch - đẹp. Các doanh nghiệp du lịch và cơ sở bán hàng cần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải đúng cách, giữ một môi trường trong
lành.

Bảo vệ và giữ gìn môi trường: tạo ra hiệu quả tốt với việc sử dụng hợp lí và
bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường.

d) Tác động của du lịch đến chính trị

Thông qua hoạt động du lịch, du khách sẽ có cơ hội được giao lưu, hiểu biết về
nhau nhằm tăng tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc; đó là điều kiện
để đảm bảo được sự an toàn đến tính mạng và sức khoẻ của du khách.

1.1.3. Tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị và môi
trường

a) Về mặt kinh tế

* Phát triển du lịch không có quy hoạch đồng bộ dẫn tới mất cân bằng giữa cung và
cầu trong việc cung ứng lương thực, thực phẩm và các hàng hoá nhu cầu thiết yếu
khác nhằm phục vụ cho đời sống của dân cư địa phương.

* Số lượng khách nước ngoài đến đông, dịch vụ tại các khu du lịch, các điểm du lịch
không được tổ chức chu đáo dẫn tới việc buôn lậu, đổi tiền chui, bán hàng giả ảnh
hưởng đến nền kinh tế của địa phương.

7
* Tạo ra sự mất cân bằng và ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng nguồn
lao động của du lịch. Do ngành du lịch có liên hệ mật thiết đến những ngành của nền
kinh tế khác mà du lịch lại là một ngành nghề có tính chất thời vụ cao. Chính tính thời
vụ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lao động khi đến mùa thấp điểm
không biết làm việc gì để kiếm sống.

b) Về mặt văn hoá - xã hội

* Hàng hoá hoá, tầm thường hoá nền văn hoá dân tộc

Để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã tự ý cải
tạo và sáng tạo mới rất nhiều thứ vốn có trong bản sắc văn hoá dân tộc, làm mất đi ý
nghĩa, giá trị cốt lõi và ra sức chế tạo thành hàng hoá để kiếm tiền. Các kiến trúc
phỏng cổ, các đồ giả cổ, các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, các nghi thức tôn
giáo trở thành trò diễn mua vui cho khách du lịch đã làm tổn thương đến lòng tự hào
dân tộc.

* Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước sùng ngoại

Một số khách du lịch nước ngoài với nếp sống sinh hoạt, văn hoá khác với
truyền thống văn hoá của địa phương dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của
người dân đặc biệt là tầng lớp trẻ.

Du lịch tác động xấu đến quan niệm đạo đức truyền thống xã hội. Truyền bá
những điều phi văn hoá khiến cho cư dân địa phương dần nảy sinh những biến đổi tiêu
cực trong hành vi. Những hủ tục lạc hậu, hủ bại, những tệ nạn xã hội như ma tuý, mại
dâm, buôn lậu dần xuất hiện ảnh hưởng không chỉ đối với trật tự xã hội mà còn tác
động đến những quan niệm đạo đức truyền thống của cộng đồng dân cư tại điểm du
lịch.

* Sự tham quan, tập trung quá đông du khách tại các lễ hội truyền thống, tại các di
tích tôn giáo đã làm mất đi tính linh thiêng, trang trọng của các nghi lễ, tôn giáo,
phong tục; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cư dân địa phương.

* Do không được đào tạo và giáo dục đạt chuẩn trong ngành Du lịch nên phần lớn
người dân địa phương thường làm những công việc có thu nhập thấp, làm những công
việc như mang vác, vận chuyển hành khách, dẫn đường v.v… việc làm không ổn định,
họ có nguy cơ trở thành đối tượng bị bóc lột sức lao động.
8
c) Về mặt môi trường

* Với tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi
trường, nhận thức của con người và biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về môi
trường còn hạn chế dẫn đến việc gia tăng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn.

* Môi trường sinh thái cảnh quan của cư dân địa phương vốn lâu nay rất đẹp. Khi
khách du lịch đến tham quan quá đông có thể phá huỷ làm hư hại cảnh quan sinh
thái mà người dân và chính quyền sở tại phải mất nhiều ngày mới phục hồi lại được.

d) Về mặt chính trị

Một số du khách lợi dụng con đường du lịch để tìm cách phá hoại chính trị, xã
hội, kinh tế, văn hoá của các quốc gia mà họ thù ghét. Ngoài ra du lịch cũng gây
ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn ở những nơi du lịch.

1.1.4. Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn hoá -
xã hội, chính trị và môi trường

* Quản lý nhà nước về du lịch

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên
cứu, sửa đổi và bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi phát triển du
lịch.

- Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa
phương đáp ứng yêu cầu phát triển; tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với
các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, địa phương để phát triển du lịch.

- Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra,
giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, qua đó tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

- Đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hoá
toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du lịch có
tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc
biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa.

* Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch

9
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm du
lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm quảng bá du lịch gắn liền với quảng bá hình
ảnh quốc gia.

- Phát triển các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, xây dựng các sản phẩm du
lịch đa dạng độc đáo, có chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, của
từng vùng địa phương có sức cạnh tranh với các sản phẩm du lịch của các nước
trong khu vực và trên thị trường quốc tế.

* Phải có một chương trình phát triển du lịch được quy hoạch một cách chu đáo,
khoa học

- Đề ra quy hoạch phát triển du lịch khoa học hợp lý và nghiêm chỉnh chấp hành
trong quá trình phát triển thực tế thì có thể phòng ngừa và hạn chế thấp nhất những
tác động tiêu cực.

- Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông,
môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát
triển du lịch; hiện đại hoá mạng lưới giao thông công cộng, quy hoạch không gian
công cộng.

- Ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể để giải quyết ô
nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trực tiếp cho
cộng đồng xã hội ở cả hiện tại và tương lai; đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa
học công nghệ mới về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch.

- Cần xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụ
thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch.

* Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch
và kinh doanh du lịch

Việc tham gia của cộng đồng du lịch địa phương vào các hoạt động du lịch và
kinh doanh du lịch không những mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng
cao chất lượng du lịch. Họ sẽ trở thành đối tác tích cực, thông qua việc khuyến
khích làm chủ các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các dịch vụ đặc thù ở địa phương,
người dân được chia sẻ lợi ích kinh tế do ngành Du lịch mang lại, tự họ sẽ có trách
nghiệm với nghề nghiệp và môi trường tại địa phương.
10
* Ra sức đẩy mạnh giáo dục ý thức chống ô nhiễm du lịch

- Giáo dục đội ngũ nhân viên du lịch về đạo đức nghề nghiệp.

- Hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách
khoa học, hợp lý.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch gắn với tuyên truyền công tác bảo vệ
môi trường nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc
gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý
kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tuyên truyền đến các du khách về việc giữ gìn thiên nhiên tài nguyên, bản sắc văn
hoá nơi họ đến du lịch.

1.2. Giới thiệu sơ lược về Quảng Nam

1.2.1. Lịch sử hình thành

    Lúc trước Quảng Nam là đất Chiêm Thành, vào năm 1306 theo thỏa ước giữa
vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế
Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam
Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân.
Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất
còn lại phía Nam của vương quốc.

  Năm 1402, nhà Hồ đã thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu
nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.

    Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông,
vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm
3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.

        Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt
(Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm Pa, người Hoa.

11
Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt
(Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).

      Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có
thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở
thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng
Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là
điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay
gọi là Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến
trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng.
Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm,
(chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều
an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến
nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”.

    Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn
chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng,… Quan
lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh
đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ.
Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã
phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam)
đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách,
… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn
phong kiến Trịnh - Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp
rất lớn của nhân dân Quảng Nam.

        Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước
thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ - Quảng Đức, Quảng Bình,
Quảng Trị và Quảng Nam doanh.

    Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính
thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm
Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên
Phước.

12
      Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái, Đà Nẵng bị tách khỏi Quảng Nam để trở
thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.

    Sau Hiệp định Giơnevơ, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam
(1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang,
Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, Thường
Tín và Quảng Tín; ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp
Đức và Tam Kỳ.

        Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng
thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lỵ. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng
Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.

        Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được
chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiện
(nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế
Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay
là Bắc Trà My và Nam Trà My), Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành
phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An).

* Lịch sử về sự ra đời của danh xưng Quảng Nam

    Danh xưng Quảng Nam ra đời vào năm 1471 từ sau chiến thắng Trà Bàn của Lê
Thánh Tông và tồn tại cho đến ngày nay.

    Quảng có nghĩa là mở rộng; Nam là về Nam, hướng Nam; một sự lựa chọn, một
định hướng mang tính chiến lược có tầm nhìn xa, về sự phát triển. Từ thế kỷ XV, trong
sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi gọi đất này là “Tiên nữ phú hà duy nam giới” và xếp vào
loại “phên giậu thứ 5” của quốc gia Đại Việt. (Phên giậu: nơi chia cách, nơi biên giới).

   Một điều không thể không lưu ý khi đề cập đến lịch sử Quảng Nam là cần phân
biệt địa danh này ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau.

  Giai đoạn danh xưng Quảng Nam, với phạm vi rộng, bắt đầu từ Lê Thánh Tông
(1471) cho đến năm 1803, kéo dài 332 năm. Lúc đầu có tên là đạo thừa tuyên Quảng
13
Nam, sau đổi thành xứ Quảng Nam (1490), rồi sang trấn Quảng Nam (1520), lại đổi
sang doanh (hay dinh) Quảng Nam (1602). Dù mang tên gọi đơn vị hành chính khác
nhau, nhưng khái niệm Quảng Nam thời kỳ này bao gồm đất của 3 phủ Thăng Hoa
(nam Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định), trải dài từ bờ
nam sông Thu Bồn đến phía bắc đèo Cù Mông.

  Giai đoạn danh xưng Quảng Nam với phạm vi hẹp. Một năm sau khi lên ngôi
vua, Gia Long tiến hành cải cách hành chính trong cả nước (1803). Dinh Quảng Nam
(lớn) chia thành 3 dinh (nhỏ). Hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa được tách ra thành một
dinh lấy tên là dinh Quảng Nam.

1.2.2. Văn hóa


     Ngôn ngữ và chữ viết

Quảng Nam có tiếng nói và cách nói của các dân tộc vùng cao Cơ Tu, So Dan,
Gyi Trien, Kol và Bunun. Trung du và đồng bằng có chữ viết là chữ Hán, Việt Nam,
Pháp và một số nước phương Tây. Quảng Nam nói riêng là một trong những cái nôi
hình thành chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII và là nơi có những đóng góp quan trọng
cho sự hoàn thiện của chữ Quốc ngữ sau này.

     Văn học dân gian

Các huyện, thành phố Quảng Nam lưu truyền một số lượng lớn các đơn vị như
tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện dân gian liên quan đến địa bàn cư trú và đặc điểm lịch
sử - văn hóa của địa phương, vùng đất. Quảng Nam có một loại vần Quảng đặc biệt.
Đây là lối kể có vần điệu, dễ nhớ, giải thích được nhiều nội dung. Từ đó, Vè Quảng
Nam trở thành bài hát phổ biến trong các loại hình diễn xướng dân gian địa phương. Ở
vùng cao có sử thi, hát ru, hát trữ tình của các dân tộc có cuộc sống gắn bó với Mẹ Núi
rừng.

    Nghệ thuật diễn xướng dân gian

Quảng Nam là địa phương lưu giữ và bảo tồn nhiều loại hình nghệ thuật diễn
xướng dân gian quý, trong đó có loại hình đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa và đại diện của nhân loại đó là nghệ thuật bài chòi. Ngoài ra, nhiều loại hình diễn
xướng như hát Bát lao, hát Lí, đàn Kotutantun, múa Dada,... đã được công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bên trên là những loại hình diễn xướng gắn liền

14
với nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và là một bộ phận quan trọng
góp phần làm cho văn hóa Quảng Nam thêm phong phú, đặc sắc.

        Phong tục tập quán xã hội, tín ngưỡng

Do là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, nhiều địa bàn dân cư, có những đặc điểm
địa - sinh thái khác nhau nên ở Quảng Nam xuất hiện nhiều phong tục tập quán xã hội,
tín ngưỡng khác nhau. Tập quán và quyền theo phong tục liên quan đến đời sống và
điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, thể hiện tác phong chủ động và
mức độ hòa nhập cao của con người với môi trường tự nhiên. Vùng Trung du, Đồng
bằng và Hải đảo gồm các làng Phong tục như làng hương Việt, làng Hoa và làng Minh
Phụng. Các tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ của đời người, tâm lý kính sợ, tôn kính
các thế lực tự nhiên, các vị thần tự nhiên, thần thánh,… cũng rất đa dạng và chứa đựng
nhiều thông tin thú vị về lịch sử, văn hóa.

        Lễ hội

Từ núi cao đến biển đảo, Quảng Nam là vùng đất của những lễ hội độc đáo
mang đậm nét riêng. Một trong số đó, như lễ hội rước Cô Ba chợ Được đã được công
nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Các lễ hội gắn với quá trình canh tác nông
nghiệp như lễ hội trồng bông, lễ hội chăn cừu,… Đối với đánh cá thì có ngày hội của
ngư dân. Bên cạnh đó còn có một số lễ hội truyền thống như lễ hội bà Thu Bồn, hội
rước Thần Nông,... Đồ thủ công mỹ nghệ như đồ gỗ lưu niệm Kim Bồng, đồ đồng
Phuk Kew, gốm Tanha,...

        Nghề truyền thống

  Do lịch sử và đặc điểm nhân khẩu, Quảng Nam là nơi tập trung nhiều ngành
nghề truyền thống. Trong bất kỳ ngành nghề nào, rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm
sản xuất và chế biến khác nhau được lưu giữ. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài
thích nghi, hòa nhập với môi trường tự nhiên và sáng tạo, tiếp thu văn hóa và giao lưu
văn hóa. Những nghề này được thực hiện bởi các cộng đồng có liên quan trong nhiều
lĩnh vực và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như sau: nghề dệt thổ cẩm của
người Cơ Tu, nghề nuôi yến Thanh Châu, nghề mộc Kim Bồng - cả ba nghề này đã
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra, còn có nghề đúc

15
đồng Phước Kiều, dệt Mạch Châu; nghề chiếu Bàn Thạch, nghề làm nước mắm ở Duy
Hải, Duy Xuyên; Buôn bán, trầu cau, làm quế ở Hội An,...

1.2.3. Danh lam thắng cảnh


Về danh thắng

* Bãi biển Cửa Đại: là một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng tại Hội An, thuộc

phường Cẩm An, điểm gặp gỡ giữa 3 con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng.
Nơi đây thu hút du khách với bãi tắm lý tưởng, rộng vài chục ha với dải cát trắng mịn,
nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời.

* Bãi biển An Bàng: Được bình chọn là một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, hoà
chung với không khí thơ mộng của phố cổ Hội An, biển An Bàng thu hút du khách với
làn nước trong vắt và bãi cát dài dưới nắng vàng lấp lánh.

* Cù Lao Chàm: Quảng Nam sở hữu hòn đảo 'thiên đường' mang tên Cù Lao Chàm,
với thời tiết mát mẻ quanh năm, những rạn san hô đẹp ngất ngây và hải sản phong phú.
Cù Lao Chàm còn là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Du lịch Cù Lao Chàm chắc chắn
sẽ thu hút những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của biển.
Ngoài ra, tại đây còn có nhiều hoạt động ngoài trời thú vị như chèo thuyền kayak, lặn
ngắm san hô và nhảy dù. Đây là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau, người dân chủ
yếu sống bằng nghề biển. Đây cũng là nơi chim yến làm tổ và sinh sống.

* Sông Thu Bồn: sông chảy qua nhiều vùng có thắng cảnh đẹp, nhiều làng quê nổi
tiếng. Là nơi lý tưởng để du lịch bằng thuyền vừa và nhỏ.

* Bãi Rạng: là một bãi tắm đẹp, còn nguyên sơ với những ghềnh đá và đồi thấp ăn
thông ra biển. Đây là một nơi lý tưởng để thư giãn và giải nhiệt, với những bãi biển dài
đầy đá gồ ghề và những con sóng mạnh vỗ vào bờ biển trắng rộng lớn, hùng vĩ và
vắng vẻ.

* Hòn Kẽm Đá Dừng: cảnh sông núi hữu tình, trên vách núi có những dòng chữ cổ
Chiêm Thành.

* Hồ Phú Ninh: là công trình thủy lợi quy mô lớn, với 3.433 ha diện tích mặt nước và
23.000 ha rừng phòng hộ, cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Có hệ động thực vật
vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đặc biệt có nguồn nước
khoáng thiên nhiên chứa hàm lượng khoáng chất và dinh dưỡng cao.
16
* Khu du lịch miệt vườn Cẩm Nam: là một làng nhỏ được bồi lên bằng phù sa của con
sông Hoài. Cẩm Nam nổi tiếng khắp vùng bởi món bắp luộc (ngô luộc) thơm ngọt và
dẻo như nếp nương. Cẩm Nam còn nổi tiếng với nghề cào hến cùng cách chế biến món
hến. Chẳng thế mà bà con địa phương còn gọi địa danh này bằng một cái tên dân dã là
“Cồn Hến”.

* Du lịch sinh thái Thuận Tình: là một ốc đảo nằm gần cửa biển Cửa Ðại, nơi sông
Thu Bồn và Trường Giang gặp nhau trước khi đổ ra biển. Trên đảo có những ngôi nhà
nghỉ bằng gỗ ẩn giữa rừng dừa nước bạt ngàn hướng ra sông.

* Khe Lim: Nằm ở độ cao khoảng 882 mét so với mực nước biển, Khe Lim mang
trong mình vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và hùng vĩ. Ngoài những dòng suối hùng vĩ
quanh năm đổ xuống núi, Khe Lim còn có những tảng đá lớn nhỏ phủ đầy rêu xanh tạo
nên một khung cảnh mê hồn.

Về di tích

* Di sản Văn hóa thế giới Hội An: Khu phố cổ Hội An là mẫu hình tiêu biểu về một
cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ XV - XIX. Cảng thị này có
mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hóa Sa Huỳnh được tiếp tục
phát triển dưới thời Champa (thế kỷ II sau Công nguyên - thế kỷ XV) và cực thịnh
trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ XV - thế kỷ XIX). Tháng 12 năm 1999,
UNESCO đã đưa tên Hội An vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Tính đến tháng 12
năm 1999, toàn thị xã Hội An có 1.360 di tích nằm ở 12 xã, phường. Trong đó, khu
phố cổ là tâm điểm của Di sản văn hóa Hội An nằm trọn trong địa phận phường Minh
An, diện tích khoảng 2 km2.

* Di sản văn hoá thế giới Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn là niềm tự hào của
người dân Quảng Nam. Khu thánh địa Mỹ Sơn đã được xếp hạng di sản thế giới với
hơn 70 ngôi đền cổ và chùa tháp Chăm có từ thế kỷ thứ 4, trong đó có 20 ngôi tháp
như tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ,… vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ
nguyên thủy. Bên cạnh đó, đến với thánh địa Mỹ Sơn chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng
sự kết hợp hài hòa giữa những nét chạm khắc tinh xảo và hoa văn trên tường gạch
nung tạo nên một kiệt tác kiến trúc rất độc đáo của nền văn hóa Chămpa lâu đời.

Một số địa điểm nổi tiếng ở Hội An

17
- Chùa - miếu - nhà thờ: chùa Cầu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, miếu Quan
Công, nhà thờ Trà Kiệu,…

- Kiến trúc cổ: hội quán Quảng Đông, hội quán Phước, tháp Bằng An, tháp Chiên Đàn,
tháp Khương Mỹ, kinh đô cổ của vương quốc Chămpa - Trà Kiệu,…

- Các khu di tích, nhà lưu niệm: khu Di tích Cách mạng Khu ủy Khu V, khu di tích
Nước Oa, di tích Núi Thành, nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng,…

- Một số làng nghề truyền thống như: làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng
đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu Bàn Thạch, làng lụa Duy Trinh, làng trống Lâm
Yên, làng bích họa Tam Thanh, làng rau Trà Quế ở Hội An,…

18
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH QUẢNG NAM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU
LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢNG NAM

2.1. Thực trạng của du lịch Quảng Nam

2.1.1. Tài nguyên du lịch


     Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn,
tài nguyên văn hóa với 307 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, danh thắng, trong đó
có 48 di tích quốc gia, 256 di tích cấp tỉnh, hai di sản văn hóa thế giới - di tích quốc
gia đặc biệt là Phố cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn, Khu Dự trữ sinh quyển thế
giới Cù Lao Chàm. Tỉnh Quảng Nam còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như quế Trà My,
tiêu Tiên Phước, lòn bon Đại Lộc, yến sào Hội An,… Bên cạnh đó còn có những làng
nghề truyền thống, lễ hội văn hóa dân gian đã hiện diện trên mảnh đất Quảng Nam trên
500 năm.

    Đặc biệt, thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vô cùng quý giá. Với 125 km bờ biển kéo dài từ Điện
Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện
Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo
Cù Lao Chàm là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng, được nhiều du khách lựa chọn
là điểm dừng chân khi họ đến Quảng Nam du lịch.

    Ngoài ra, đến Tam Kỳ còn có Hồ Phú Ninh là một danh thắng có cảnh quan hiền
hòa; hệ động thực vật phong phú, đa dạng; có nguồn nước khoáng có thể khai thác
dịch vụ tắm nước nóng hiệu quả, là nơi thích hợp để du khách thư giãn, nghỉ ngơi sau
những ngày làm việc mệt mỏi. Tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em
Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor,… cũng góp phần tạo nên sự đa dạng,
phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam.

    Sự kết hợp yếu tố thiên nhiên và di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng
Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
mạnh ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam. Góp phần làm tăng doanh thu, quảng bá di
tích, di sản, truyền thống, văn hóa của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước Việt Nam
nói chung.

19
2.1.2. Cơ sở hạ tầng

a) Hạ tầng về điều kiện giao thông

    Tỉnh Quảng Nam có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với các hệ
thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển trực thuộc trục giao
thông quốc gia:

     Đường hàng không: Nằm giữa hai sân bay quốc tế lớn của miền Trung là sân
bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế
trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang
Nga,… Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay
trung chuyển hàng hóa quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay
hạng nặng duy nhất của Việt Nam.

     Đường biển: Nằm giữa hai hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà,
gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa với các
tuyến trong nước và quốc tế, trong đó cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000
DWT, tàu container 3.000 Teus; Cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu
20.000 DWT.

Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ
1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng -
Hội An - Chu Lai, các tuyến quốc lộ thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các
tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với
tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

     Đường sắt: Hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và
hàng hóa đi tất cả các địa phương trong nước.

b) Hạ tầng điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, chất thải

     Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được
đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp.

     Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu
gom xử lý chất thải rắn theo quy định.

c) Dịch vụ tiện ích

20
     Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, công
nhân lao động và gia đình của họ.

Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết các địa
phương, trong đó các ngân hàng cấp quốc gia như Vietcombank, BIDV, Agribank,
ACB,…

     Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có quy mô 500 giường tiêu chuẩn
quốc tế được xây dựng từ nguồn vốn ODA Hàn Quốc đã đi vào hoạt động từ tháng
07/2012.

   Toàn tỉnh Quảng Nam có hơn 4.000 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, là
một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch miền Trung Việt Nam.

2.1.3. Tình hình khách du lịch đến Quảng Nam


Bảng: Thống kê số lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Nam từ năm 2019 đến 9
tháng đầu năm 2022.

(Đơn vị: 1.000.000 lượt khách)

        Năm 2019 2020 2021 2022 (9 tháng

Nội dung đầu năm)

Khách nội địa 3.089.000 703.500 330.200 3.889.000

Khách quốc tế 4.579.000 763.900 22.600 411.000

Tổng 7.668.000 1.467.400 352.800 4.300.000

21
Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch đến tỉnh
Quảng Nam từ năm 2019 đến 9 tháng đầu năm 2022
9,000,000
(Đơn vị: 1.000.000 lượt
8,000,000 khách)
7,000,000

6,000,000
4,579,000
5,000,000

4,000,000 411,000

3,000,000

2,000,000 3,889,000
3,089,000
1,000,000 763,900
703,500 22,600
0 330,200
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 (9
tháng đầu năm)
Khách nội địa Khách quốc tế

(Số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam)

   Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, trong năm 2019, hoạt
động du lịch của tỉnh Quảng Nam đã thu hút 7.668.000 lượt khách, tăng 17,61% so với
cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách nội địa ước đạt 3.089.000 lượt khách, tăng
13,57% so với cùng kỳ năm 2018; khách quốc tế ước đạt 4.579.000 lượt khách, tăng
20,5% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2019
của Quảng Nam ước đạt 6 nghìn tỷ đồng, tăng 27,66% so với cùng kỳ năm 2018, tổng
thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 14 nghìn tỷ đồng. Theo thống kê của tỉnh, 10 thị
trường khách trọng điểm đến Quảng Nam du lịch năm 2019 lần lượt gồm: Hàn Quốc,
Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật, Malaysia và Đài Loan; trong đó, khách
Hàn Quốc đến tham quan, lưu trú chiếm phần lớn.

    Trong năm 2020, với lĩnh vực du lịch, do chịu ảnh hưởng phức tạp của đại dịch
COVID - 19, nhiều hoạt động du lịch bị tạm dừng. Các chỉ tiêu về lượng khách tham
quan, lưu trú du lịch đạt 1.467.400 lượt khách, giảm 81% so với cùng kỳ năm 2019,
giảm 82% so với kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 763.900 lượt khách, giảm
83,6% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 84,3% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt
703.500 lượt khách, giảm 77,5% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 78,4% so với kế
hoạch. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2020 ước đạt 1.068 tỷ đồng, giảm
22
82,7% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 85% so với kế hoạch. Thu nhập xã hội từ du
lịch năm 2020 ước đạt 2.510 tỷ đồng.

     Năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID - 19 và thiên tai, lượng khách
du lịch đến Quảng Nam đã giảm một nửa so với năm 2020. Cụ thể, năm 2021 tổng
lượng khách lưu trú tại địa phương ước đạt hơn 476 nghìn lượt khách, giảm 52,8% so
với năm 2020. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 13 nghìn lượt khách, giảm 96,6%;
khách trong nước đạt hơn 463 nghìn lượt khách, giảm 24,5% so với năm 2020; doanh
thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt gần 6,5 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7%; doanh thu
dịch vụ lữ hành ước đạt gần 11 tỷ đồng, giảm 81%. Riêng doanh thu hoạt động vận tải,
kho bãi và dịch vụ hỗ trợ ước đạt trên 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm 14,5%.

   Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết,
trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch tại Quảng
Nam ước đạt gần 4,3 triệu lượt, tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
khách quốc tế ước đạt 411 nghìn lượt khách, tăng gấp 26 lần so với cùng kỳ năm
trước; khách nội địa ước đạt gần 3,9 triệu lượt khách, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ.
Theo đó, ngành dịch vụ 9 tháng đầu năm tăng trưởng cao, đạt mức 33,5% so với cùng
kỳ năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt hơn 6,6 nghìn tỷ đồng,
trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 796 tỷ đồng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Có
thể thấy sau đại dịch COVID - 19, lĩnh vực hoạt động du lịch đã có sự phục hồi nhanh
chóng, tăng trưởng vượt bậc.

2.2. Các tác động chủ yếu của du lịch đến Quảng Nam

2.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế kinh tế

   * Tích cực:

     Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam và đã góp
phần làm tăng doanh thu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Bên
cạnh đó còn góp phần tăng nguồn thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Du lịch còn có đóng góp không nhỏ trong việc phục hồi nền kinh tế tỉnh Quảng Nam
sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID - 19.

    Du lịch cộng đồng ở vùng sâu trong đất liền Quảng Nam đang mở ra hướng phát
triển mới trên cơ sở kết nối nền tảng các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể,

23
phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhằm tạo ra chuỗi
sản phẩm du lịch có giá trị cao, thu hút được nhiều du khách nội địa và quốc tế đến
Quảng Nam.

     Ở làng cổ Lộc Yên, từ ngày thực hiện đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế
trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái làng quê”, làng cổ Lộc Yên đã có sự thay
đổi nhưng vẫn giữ nguyên được cốt cách, bản sắc làng quê truyền thống của mình,
nhất là trong giao lưu, ứng xử. Đây chính là điểm độc đáo để làng cổ Lộc Yên trở
thành điểm đến thu hút lượng lớn khách tham quan trong nước và quốc tế. Trong dịp
nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, làng cổ Lộc Yên đón trên 4.000 lượt khách đến tham
quan, du lịch. Qua đó, người dân trong làng cổ có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ
việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Nhiều năm qua, làng cổ Lộc Yên không chỉ là điểm
đến của du khách mà còn là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch
cộng đồng, chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch cộng đồng của nhiều địa phương
trong cả nước.

     Kỳ vọng về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng sâu trong đất liền, Phó
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hùng Cường, doanh nghiệp vận hành
Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh Nguyễn Thị Ngọc Lan chia sẻ cùng với các giải
pháp kích cầu, hạ giá các loại hình dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng để thu hút khách,
Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh đã xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới gắn
liền với thiên nhiên như leo núi, chèo thuyền, lướt sóng mặt hồ để “Hòn Ngọc Xanh”
của miền Trung thật sự là điểm đến của du khách, trước mắt là thị trường khách du
lịch trong nước. Trong dịp nghỉ lễ, trung bình mỗi ngày Khu du lịch sinh thái Hồ Phú
Ninh đón trên 3000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và lưu trú. Đây là những
tín hiệu hết sức khả quan để du lịch vùng sâu trong đất liền phát triển, lấy lại vị thế của
mình.

    Tỉnh Quảng Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đến
năm 2025 thu hút được hơn 12 triệu lượt khách, trong đó có 5,5 - 6 triệu lượt khách
quốc tế; tỷ lệ đóng góp của du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh
đạt hơn 5% và tạo ra khoảng 30 nghìn việc làm cho xã hội; đến năm 2030 du lịch
Quảng Nam sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ lệ đóng góp của du
lịch vào GRDP của tỉnh đạt từ 7 - 8% và tạo ra hơn 50 nghìn việc làm cho người dân.

24
     Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến
du lịch Xanh” bao gồm chuỗi 212 sự kiện, hoạt động diễn ra xuyên suốt trong năm
2022, trong đó riêng Quảng Nam tổ chức 73 sự kiện, góp phần lan tỏa vai trò, hiệu quả
của du lịch đối với nền kinh tế Quốc gia.

   Việc tổ chức thành công Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 góp phần vào
thành công chung của Du lịch Việt Nam trong năm 2022, theo đó khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam năm 2022 ước đạt 3,5 triệu lượt. Tổng số khách du lịch nội địa ước
đạt trên 101,3 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng. Riêng đối
với Quảng Nam, việc tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2022 đã góp phần phục hồi
ngành du lịch Quảng Nam sau ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, theo đó,
tổng lượt khách tham quan lưu trú du lịch năm 2022 ước đạt gần 4,8 triệu lượt, tăng 13
lần so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu du lịch năm 2022 ước đạt 3.800 tỷ đồng, tăng
8 lần so với cùng kỳ năm 2021; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 8.900 tỷ đồng; đã
tạo công ăn việc làm cho hơn 16.000 người lao động trong lĩnh vực du lịch.

     Số doanh nghiệp hoạt động du lịch đã tăng trở lại, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, kinh doanh du lịch “ấm” lên theo đà phục hồi, góp phần tăng nguồn
doanh thu cho địa phương. Thành công của Năm du lịch Quốc gia cùng với kết quả đạt
được và vượt tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022 đã tạo tiền đề
để tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn trong thời gian tới, trong đó
có ngành Du lịch.

   * Tiêu cực:

     Du lịch thường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước và được mệnh danh là
“ngành công nghiệp không khói”. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang
lại cho nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam cũng như mang lại cho đất nước Việt Nam thì
nó cũng đem lại một phần tiêu cực cho nền kinh tế của địa phương.

     Du lịch có thể gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các bãi biển,
các khu du lịch nổi tiếng tập trung đông người. Lượng khách du lịch gia tăng làm phát
sinh một khối lượng lớn các loại chất thải ra môi trường. Các loại chất thải, rác thải
không được xử lý đúng quy định đã dẫn tới ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số bãi
tắm ven bờ, khu dân cư, khách sạn,… và gây hại cho sức khỏe con người. Một số cơ
sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở ăn uống, bán đồ lưu niệm vẫn còn sử dụng
25
túi nilon để gói đồ cho khách du lịch. Các khí thải ra từ các phương tiện giao thông
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên
cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân và khách du lịch còn nhiều
hạn chế, khiến cho tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm. Đây được xem
là một trong những nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và làm nảy sinh các xung đột không đáng có trong xã hội.

     Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm tiếng ồn trong các hoạt động
du lịch đã diễn ra dai dẳng và có xu hướng ngày một gia tăng. Tiếng ồn từ các phương
tiện giao thông và du khách tham quan sẽ gây phiền cho người dân địa phương và các
khách du lịch khác kể cả các loài động vật. Một vài cá nhân, cơ sở kinh doanh các
khách sạn, homestay, villa,… đã sử dụng các dịch vụ karaoke di dộng, các loa thùng
kẹo kéo tổ chức ca hát với tần số âm thanh vượt mức quy định đã làm ảnh hưởng trầm
trọng đến môi trường văn hóa đô thị, môi trường du lịch và đời sống của người dân nơi
đây.

    Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số địa điểm du lịch đã khiến cho nhiều du
khách tỏ ra ngán ngẩm, chán chường khi thường xuyên bị kẹt xe. Đặc biệt là vào
những mùa cao điểm, những ngày cuối tuần tình trạng kẹt xe càng diễn ra thường
xuyên hơn làm mất điểm trong mắt du khách. Bên cạnh đó, du lịch càng phát triển thì
càng làm phát sinh những tệ nạn như bắt chẹt, cò mồi, cạnh tranh về giá, tăng giá
thành các sản phẩm du lịch, làm tăng tính thực dụng trong một bộ phận người dân.

     Các nguyên nhân nói trên có thể sẽ làm giảm lượng khách du lịch đến Quảng
Nam, từ đó làm giảm doanh thu của người dân, các doanh nghiệp du lịch. Các tác nhân
tiêu cực đó sẽ làm giảm giá trị hình ảnh, truyền thống, văn hóa Quảng Nam trong mắt
du khách trong nước và quốc tế. Nó sẽ làm cho ngành Du lịch chậm phát triển, thậm
chí là đình trệ vì mất đi một lượng khách du lịch lớn, làm cho nền kinh tế của Quảng
Nam nói riêng và Việt Nam nói chung rơi vào tình trạng phát triển kém hiệu quả.

2.2.2. Tác động của du lịch đến văn hoá xã hội


   * Tích cực:

     Quảng Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển
kinh tế - xã hội. Do đó, bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, trong quá trình tự
“làm mới” mình, ngành du lịch Quảng Nam chú trọng nhiều hơn đến du lịch cộng
26
đồng vùng sâu trong đất liền để sản phẩm ở vùng đất rộng lớn, con người hiền lành
mến khách và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa, truyền thống độc đáo này trở thành sản
phẩm đặc trưng, được nhiều du khách biết đến.

    Miền núi Quảng Nam gồm 9 huyện, trải dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, với
tổng diện tích hơn 783 nghìn ha, chiếm hơn 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi cư
trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cor và nhiều dân
tộc anh em khác. Vùng đất ở vùng sâu trong đất liền này là nơi lưu giữ nhiều giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức độc đáo. Dưới chân đại ngàn còn là vùng địa
hình sinh thái đa dạng, hệ động thực vật phong phú, cảnh quan đa dạng. Tiềm năng to
lớn này đang từng bước được khai thác. Bên cạnh đó, với sự thành công của Năm du
lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần
quảng bá bản sắc văn hóa, truyền thống của Quảng Nam cho du khách cả trong và
ngoài nước.

    Từ đầu tháng 12, trên khắp địa bàn tỉnh sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động trước,
trong và sau lễ bế mạc Năm du lịch Quốc gia 2022. Tại Hội An sẽ có Liên hoan hát
dân ca và hô hát bài Chòi thành phố, liên hoan ẩm thực toàn quốc, lễ hội văn hóa trà
lần thứ nhất, trình diễn nghệ thuật “Hội An - Sắc màu của lụa”,… Tại thành phố Tam
Kỳ diễn ra triễn lãm tranh - tượng nghệ thuật Quảng Nam. Ở Khu đền tháp Mỹ Sơn
(Duy Xuyên) diễn ra chương trình “Huyền thoại Apsara”. Tiên Phước khai trương sản
phẩm du lịch cộng đồng Làng văn hóa du lịch làng cổ Lộc Yên. Tây Giang tổ chức
Tuần lễ văn hóa Tây Giang,…

     Quảng Nam không chỉ nổi tiếng với phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, khu
dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, những món ăn đậm đà Xứ Quảng,… mà còn
được biết đến với nhiều sản phẩm OCOP chan chứa tình quê, nhiều khu du lịch quyến
rũ, nhiều làng du lịch cộng đồng đặc sắc đã và đang hình thành gắn với văn hóa địa
phương của đồng bào dân tộc thiểu số giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

    Điểm nhấn đặc biệt của chuỗi hoạt động này là phần lớn dựa trên nền tảng giá trị
văn hóa. Là các điểm đến gắn với giá trị bản địa. Là các làng nghề, làn điệu dân ca gắn
với quá trình hình thành vùng đất. Và cả việc khơi gợi nét đẹp của các sản vật đặc
trưng của quê xứ từng một thời nức tiếng xa gần. Thông qua du lịch, các yếu tố, giá trị

27
văn hóa bản địa được kỳ vọng sẽ lan tỏa mạnh mẽ hơn đến du khách trong và ngoài
nước.

     Các hoạt động du lịch phải được thiết lập trên nền tảng văn hóa, nương tựa phát
huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn các giá trị đặc trưng. Đây cũng là lối mở để
giảm áp lực cho di sản, giữ gìn, tái tạo môi trường bền vững cho các giá trị văn hóa
truyền thống.

   * Tiêu cực:

     Du lịch đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương thông
qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, tại
nhiều địa phương, do việc làm du lịch chỉ mang tính tự phát nên vẫn chưa phát huy
được hết tiềm năng thế mạnh và đang phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại.

     Có không ít hộ dân làm du lịch cộng đồng phải rơi vào tình cảnh khó khăn, do
các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng, đến nay vẫn phải tự trang trải kinh phí sửa
chữa, cải tạo nhà ở, chỉnh trang khuôn viên sân vườn,… Cùng với đó, hệ thống cơ sở
vật chất hạ tầng như đường giao thông, công nghệ thông tin, cơ sở lưu trú, nơi vui chơi
giải trí,… ở các điểm du lịch cộng đồng còn ít và chưa có sự đồng bộ. Số lượng và
chất lượng lao động tham gia làm du lịch cộng đồng còn ít và trình độ chưa cao. Một
số nơi chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan còn chậm vào cuộc, người dân
nhiều khi quá sốt sắng, dẫn đến làm du lịch với tâm lý “mạnh ai nấy làm”, hoặc theo
kiểu phong trào, với tầm nhìn ngắn hạn, không được hoạch định có bài bản khiến việc
phát triển du lịch cộng đồng xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế.

     Phát triển du lịch đã tác động tích cực, mang lại nhiều đổi thay lớn lao đối với
vùng đất và con người nơi phố cổ nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn, thách
thức khó lường, để lại nguy cơ tiềm tàng đối với công tác bảo tồn di sản. Tốc độ đô thị
hóa, phát triển du lịch sẽ tác động mạnh lên tính toàn vẹn, chuẩn xác, giá trị văn hóa và
cảnh quan khu phố cổ,… Ngoài ra, Hội An còn đứng trước các nguy cơ cháy, nổ do
hoạt động quá tải bởi các dịch vụ kinh doanh du lịch, những áp lực của vấn đề dân số
và thành phần dân cư là mặt trái của tốc độ phát triển du lịch và cũng là những vấn đề
đặt ra hiện nay cho phố cổ Hội An và tỉnh Quảng Nam.

28
     Quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi, đặc biệt là những di
sản nổi tiếng ở Quảng Nam đang gieo rắc không ít những tác động về nhiều mặt như
sự khai thác thương mại hóa quá mức, quá tải về lượng khách, truyền thống văn hóa bị
mai một, sự lạm dụng di sản, phục dựng sai cách, làm mới di sản khiến di sản nhanh
xuống cấp, méo mó, không còn giá trị như trước,…

2.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường


   * Tích cực:

    Với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, các sự kiện, hoạt động trong
Năm Du lịch Quốc gia 2022 do Quảng Nam đăng cai tổ chức đều được xây dựng theo
tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường. Đây cũng là hướng đi đang được toàn ngành
du lịch tập trung đẩy mạnh nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững ở hiện tại và
cả tương lai.  

     Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Thanh
Hồng cho biết, Sở đã xây dựng đề án phát triển du lịch xanh đến năm 2025 để đưa
Quảng Nam  trở thành trung tâm du lịch xanh của cả nước. Trong Năm Du lịch Quốc
gia 2022, hàng loạt sự kiện về du lịch xanh sẽ được địa phương xúc tiến, như: giới
thiệu tour trải nghiệm các sản phẩm du lịch xanh tại Quảng Nam; hội thảo phát triển
du lịch xanh Quảng Nam; công bố tuần lễ du lịch xanh; khảo sát và tổ chức hội thảo
phát triển du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn mới,… Ông nhấn mạnh: “Đến Quảng
Nam không chỉ có Hội An, Mỹ Sơn, các bờ biển đẹp,… chúng tôi còn muốn đưa du
khách tới các điểm du lịch sinh thái, cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường,
sử dụng sản phẩm tái chế,…”.

     Là địa phương tiên phong trong phát triển du lịch xanh, thời gian qua, một số
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng những sản phẩm du lịch
đáp ứng tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường, tiêu biểu như tour chèo thuyền kayak
kết hợp vớt rác trên sông Hoài, các tour trải nghiệm du lịch xanh tuần hoàn và tái chế
tại các làng du lịch cộng đồng; hay hành trình trải nghiệm thực đơn xanh không rác
thải,… Sự hưởng ứng, đánh giá cao từ du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch này
đã khẳng định hướng đi đúng đắn của du lịch Quảng Nam trong xây dựng chuỗi liên
kết bền vững để tạo nên những giá trị “xanh” trong cung ứng dịch vụ du lịch, hướng

29
đến tái tạo tài nguyên, bảo đảm lợi ích của cộng đồng và tạo dựng hình ảnh Quảng
Nam xanh trong lòng du khách.

     Đến với Hội An, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi nhà xanh để đựng rác.
Những chai nhựa, lon bia, ống hút, túi nilon giờ đây không chỉ được sử dụng một lần,
mà được kéo dài vòng đời trở thành những vật hữu ích. Làng chài Tân Thành là một
trong những nơi triển khai mô hình tuần hoàn rác đầu tiên hưởng ứng phong trào du
lịch không rác thải, có trách nhiệm. Những túi rác này đã được anh Lê Quốc Việt - Phó
Giám đốc Hợp tác xã Du lịch Làng chài Tân Thành phân loại ngay tại nhà và điểm đến
của chúng không phải là những bãi rác thông thường. Những tấm ván được tạo ra từ
rác tái chế lại trở thành mái lợp cho 54 ngôi nhà xanh hiện đang được đặt trên toàn
thành phố. Điều đặc biệt, dự án ngôi nhà xanh chú trọng xử lý loại rác thải reform - rác
thải giá trị thấp, bao gồm túi nilon, hộp nhựa, vỏ hộp xốp,… lâu nay vốn không được
quan tâm tái chế. Từ đó, giảm thiểu 30 - 40% lượng rác thải sử dụng một lần ra bãi rác
thành phố.

     Mô hình “Ngôi nhà xanh” xuất hiện đã khiến việc phân loại và tái chế rác đúng
cách dần trở thành một trong những thói quen sinh hoạt của các hộ gia đình. Du lịch
xanh - loại hình du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài
nguyên tự nhiên, văn hóa gắn với bảo vệ môi trường được xác định là “chìa khóa” để
phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng theo hướng an toàn,
thân thiện, bền vững. Qua đó cũng lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường tới các du khách
khi đến đây du lịch.

    Để hướng đến mục tiêu năm 2025 thành phố Hội An sẽ không phát thải nhựa sử
dụng một lần, UBND TP. Hội An và Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đã xây dựng
“Khung kế hoạch Doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An - Điểm đến xanh giai
đoạn 2021 - 2023”. Cho đến nay, đã có 47 doanh nghiệp ký cam kết thực hiện các giải
pháp giảm thiểu rác thải. Một số cơ sở kinh doanh đã chuyển đổi sang sử dụng các vật
dụng thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút giấy/inox, dùng chai thủy tinh
thay cho chai nhựa một lần.

     Bên cạnh đó, UBND. TP Hội An vừa ban hành phương án về việc tăng cường
công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An. Theo đó từ ngày
15/05/2023, TP. Hội An sẽ áp dụng bắt buộc việc mua vé tham quan tại các quầy vé
30
trước khi vào phố cổ đối với tất cả du khách trong và ngoài nước. Giá vé áp dụng như
hiện hành (từ năm 2012 đến nay): 80.000 đồng/vé đối với khách trong nước và
120.000 đồng/vé đối với khách quốc tế. Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao và
Truyền thanh - Truyền hình TP. Hội An, hơn 25 năm qua, Hội An đã tổ chức bán vé
tham quan trọn gói khu phố cổ Hội An cho du khách. Nguồn thu từ vé tham quan đã
góp phần hết sức quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo, trùng tu các di tích. Đồng
thời, cũng từ nguồn thu này, thành phố cũng đầu tư cho công tác nghiên cứu về di sản
- di tích, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,…
Chính vì vậy, uy tín và thương hiệu của du lịch Hội An không ngừng được nâng cao,
Hội An luôn xứng đáng là một điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia, khu vực và thế
giới.

* Tiêu cực:

     Bên cạnh những mặt tích cực mà du lịch mang lại cho môi trường tỉnh Quảng
Nam, thì ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế về công tác
quản lý môi trường du lịch như: chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ vai trò
đảm bảo môi trường được cải thiện; văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
vẫn còn tình trạng ô nhiễm rác thải, nước thải.

    Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho biết, mỗi năm khối lượng
rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 240.000 tấn, tương ứng gần 660
tấn/ngày, trong đó 20 - 25% là rác thải nhựa. Riêng thành phố Hội An, bình quân
khoảng 92 tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày. Lượng rác thải này đến từ nhiều
nguồn, trong đó các cơ sở kinh doanh du lịch và thương mại chiếm tỷ lệ đáng kể. Các
bãi rác tập trung của Hội An thường xuyên bị quá tải, trong đó rác thải phát sinh từ
dịch vụ du lịch chiếm tới 40%, phần lớn là các loại túi nilon, rác thải nhựa dùng một
lần. Theo số liệu thống kê năm 2021 cho thấy, tỷ lệ rác thải nhựa dùng một lần vẫn
chiếm khoảng 23% tổng khối lượng rác thải phát sinh hằng ngày trên địa bàn thành
phố Hội An.

    Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại điểm du lịch cũng trở thành mối quan tâm của các
doanh nghiệp lưu trú, lữ hành Quảng Nam. Nhiều năm qua tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
từ hoạt động karaoke, loa kẹo kéo với âm lượng lớn trở thành vấn nạn của các địa
phương. Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh homestay, villa,… đã sử dụng dàn
31
karaoke di động, loa kẹo kéo tổ chức ca hát, âm thanh vượt mức quy định. Ô nhiễm
tiếng ồn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường văn hóa đô thị, môi trường du
lịch và đời sống của người dân.

     Bên cạnh đó, áp lực ách tắc giao thông cũng là một trong những vấn đề nhức
nhối của đô thị cổ Hội An khi du lịch phục hồi. Những ngày cuối tuần, mọi nẻo đường
vào phố cổ Hội An lại kín người, xe. Sau hai năm tạm “ngủ yên” bởi dịch bệnh, thực
trạng ách tắc giao thông đô thị di sản hiển hiện trở lại. Khi du lịch phục hồi người dân
dường như đành chấp nhận thực tế rằng, nội thị Hội An không thể không kẹt xe.

2.2.4. Tác động của du lịch đến chính trị


   * Tích cực:

   Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt khẳng định, với
những kết quả đáng ghi nhận của Năm du lịch Quốc gia 2022, tỉnh Quảng Nam đã tạo
nên những nét đẹp trên bức tranh đầy màu sắc, sống động và hấp dẫn của ngành du
lịch Việt Nam. Theo ông, thành công của Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022
mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt
động xúc tiến quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Minh chứng cho điều
này, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đã cho biết, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới
năm 2022 - Khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, ngành Du lịch Việt Nam đã nhận 16
giải thưởng du lịch, tiếp tục khẳng định thương hiệu, vai trò và vị thế của du lịch Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới. Các kết quả quan trọng này còn khẳng định vai trò
quan trọng của ngành Du lịch trong phục hồi kinh tế sau đai dịch COVID - 19, phát
huy vai trò của cộng đồng - chủ thể tham gia du lịch để tạo nên một năm du lịch với
các kết quả vượt xa kỳ vọng, góp phần không nhỏ trong việc tăng sự đoàn kết, hữu
nghị giữa các dân tộc, các vùng, các quốc gia.

     Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022, Cục hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan trung ương, Sở ngành tại Quảng
Nam tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu, điển hình như Hội nghị lần
thứ 57 Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN tại Hội An với chủ đề “Chuyển đổi số: Cơ
hội tiếp cận cho mọi người” có sự tham dự của đại biểu từ các Bộ, cơ quan phụ trách
văn hóa, thông tin các quốc gia thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Liên đoàn
quốc tế các hội đồng nghệ thuật và cơ quan văn hóa (IFACCA) và được Lãnh đạo tỉnh
32
Quảng Nam đánh giá là một trong những sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất tại
Quảng Nam năm 2022.

    Trong các sự kiện văn hóa, du lịch Việt Nam tại nước ngoài như Triển lãm Thế
giới EXPO tại Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất), Tuần Văn hóa Việt
Nam tại Lào 2022; Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản 2022; Ngày Văn
hóa Việt Nam tại Ấn Độ 2022,… Cục Hợp tác quốc tế đã sáng kiến tổ chức nhiều hoạt
động với các hình thức đa dạng nhằm giới thiệu, quảng bá về Năm Du lịch Quốc gia
Quảng Nam 2022. Nhằm hỗ trợ tích cực công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến,
giới thiệu về Năm Du lịch Quốc gia 2022 nói chung và Du lịch Quảng Nam nói riêng,
Cục Hợp tác quốc tế đã chủ trì đón, hướng dẫn 06 đoàn phóng viên, báo chí nước
ngoài vào đưa tin, viết bài. Cùng với đó, Cục Hợp tác quốc tế đã phối hợp với các cơ
quan tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch lớn tại Quảng Nam trong đó có Ngày
quốc tế Yoga năm 2022 lần thứ 8, Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam 2022, Diễn đàn Du
lịch Mê Công 2022, Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022,…

     Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, địa phương của tỉnh
Quảng Nam triển khai các dự án hợp tác quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông
qua những hoạt động văn hóa, du lịch quốc tế, du khách sẽ được giao lưu, hiểu biết
thêm về văn hóa truyền thống, giá trị của các di sản văn hóa thế giới tại Quảng Nam,
làm tăng sự đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các vùng miền, các quốc gia, các dân tộc.
Du khách quốc tế sẽ thấy được một tinh thần văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp
phần thực hiện hiệu quả hơn nữa chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam nói
chung và Quảng Nam nói riêng.

   * Tiêu cực:

    Tình trạng lợi dụng du lịch để nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam hiện nay
đang trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến an ninh của Việt Nam nói chung và Quảng
Nam nói riêng. Những tên tội phạm này tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của ngành
công nghiệp du lịch ở Quảng Nam để tiếp cận khách du lịch và sử dụng các phương
tiện này để nhập cảnh trái phép. Sự lợi dụng này gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho an ninh và sức khỏe cộng đồng,...

33
    Những đối tượng nhập cảnh trái phép có thể là khủng bố, tội phạm, những người
buôn bán vũ khí, các chất gây nghiện vào địa phương khiến cho tình hình an ninh trật
tự bị đe dọa; các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống
người dân địa phương. Việc nhập cảnh trái phép có thể dẫn đến bùng phát các loại
bệnh truyền nhiễm, gây ra nguy cơ nhiễm bệnh cho người dân địa phương và khách du
lịch và còn làm tổn hại cho cơ sở hạ tầng du lịch ở Quảng Nam. Ngoài ra, nó còn gây
thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế địa phương, gây ra sự bất ổn định và làm suy yếu
nền kinh tế; khiến các nhà đầu tư và khách du lịch cảm thấy bất an, ảnh hưởng đến
doanh thu của ngành du lịch và kinh doanh địa phương. Bên cạnh đó, cũng sẽ có
những người lợi dụng con đường du lịch để tìm cách phá hoại chính trị, xã hội, kinh tế,
văn hóa; truyền bá những tư tưởng sai lầm, lệch lạc; xuyên tạc sự thật lịch sử của tỉnh
Quảng Nam nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Vì vậy, tình trạng nhập cảnh trái
phép sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng; gây nguy hiểm cho an ninh
trật tự, y tế, kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh và cả nước.

     Điển hình như vụ việc 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng
Nam. Thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất nhập cảnh đối với người
nước ngoài, ngày 18/07/2020, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công An tỉnh Quảng
Nam phát hiện một nhóm đối tượng người Trung Quốc có dấu hiệu nhập cảnh trái
phép đang lưu trú tại biệt thự du lịch Thành Đạt (Villa Hà My Beachside), địa chỉ Hà
My Đông A, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong quá trình
làm việc, một số đối tượng người Trung Quốc không chấp hành yêu cầu của cơ quan
chức năng, đồng thời bỏ trốn khỏi nơi lưu trú. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phối
hợp với Công an thành phố Hội An, Công an thị xã Điện Bàn tổ chức truy tìm và đưa
vào cơ sở cách ly tập trung 21 đối tượng người Trung Quốc.

2.3. Phân tích SWOT


    Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động du lịch, từ đó phân tích
được thuận lợi, cơ hội, thách thức trong việc phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam.
Việc phân tích được dựa theo phương pháp phân tích SWOT.

  Strengths – Điểm mạnh (S):

1. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, thích hợp phát triển loại hình
du lịch sinh thái.
34
2. Tài nguyên nhân văn, tài nguyên văn hóa phong phú với 307 di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng, danh thắng; có hai di sản văn hóa thế giới là Phố
cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ Sơn.

3. Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới.

4. Tỉnh Quảng Nam là một điểm đến ẩm thực hấp dẫn cho du khách với
nhiều đặc sản nổi tiếng như quế, tiêu, mì quảng, cao lầu, yến sào,…

5. Có nhiều khu du lịch sinh thái, rừng và đồi núi, vùng nông thôn là những
điểm đến thu hút du khách khám phá, trải nghiệm.

6. Nhiều làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa dân gian tồn tại lâu đời ở
Quảng Nam đã thu hút lượng lớn khách du lịch.

7. Có nhiều dân tộc thiểu số, văn hóa đa dạng như người Chăm, người Cơ
Tu,… Với nhiều nét đặc trưng trong văn hóa, truyền thống và ẩm thực,
đây là điểm đến thu hút du khách muốn tìm hiểu và khám phá văn hóa địa
phương.

8. Cơ sở hạ tầng tương đối ổn định, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi
lại.

9. Quảng Nam nằm ở trung tâm của miền Trung Việt Nam, là một vị trí
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách và các nhà
đầu tư vào ngành du lịch.

10. Có đường bờ biển dài 125 km, với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Hà
My, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Bãi Rạng,…

11. Người dân thân thiện, hiếu khách.

12. Có nhiều khách sạn, homestay, nhà nghỉ,… có chất lượng cao, đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các dịch vụ như hướng dẫn viên du
lịch, dịch vụ vận chuyển,… đều được nâng cao chất lượng để phục vụ nhu
cầu của khách hàng.

           Weaknesses - Điểm yếu (W)

1. Môi trường bị ô nhiễm.


35
2. Ô nhiễm tiếng ồn do các dịch vụ karaoke, dàn loa xe kẹo kéo.

3. Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở những địa điểm du lịch nổi tiếng.

4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở địa phương còn yếu về chất lượng
và hạn chế về số lượng.

5. Việc quy hoạch quỹ đất cho hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa được
tập trung thực hiện quyết liệt.

6. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch chưa được
thỏa đáng. Một số địa điểm thiếu các cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà
hàng, đường xá,… gây rắc rối cho du khách khi đi lại và lưu trú tại địa
điểm này.

7. Các điểm du lịch vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh vốn có
của địa phương mình để giữ chân khách lưu lại lâu hơn.

8. Giá cả dịch vụ cao, không phù hợp với khách du lịch có mức thu nhập
trung bình.

9. Một số địa điểm du lịch ở Quảng Nam cách xa nhau, nên việc di chuyển
giữa các địa điểm này sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc, khiến du khách
cảm thấy chán nản và mất hứng thú tham quan, khám phá Quảng Nam.

Opportunities - Cơ hội (O)

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có Quảng
Nam đang ngày càng được cải thiện, đời sống của người dân được nâng
cao, nhu cầu hoạt động du lịch của con người cũng ngày càng tăng, tạo cơ
hội cho địa phương phát triển các dịch vụ kinh doanh du lịch.

2. Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình chính trị - xã hội ổn
định và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trong khi đó, tình hình chính trị, an ninh của thế giới có những diễn biến
phức tạp. Chính vì vậy, du khách sẽ có xu hướng chọn những nơi có an
ninh chính trị, xã hội ổn định để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng
của mình.

36
3. Quảng Nam có diện tích đất rộng lớn, gồm núi, biển và đồng bằng thuận
tiện cho việc phát triển các loại hình du lịch.

4. Việt Nam đang tích cực mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế, điều này đã mở
ra cho tỉnh Quảng Nam cơ hội tiếp cận với các thị trường tiềm năng nhằm
thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động du lịch cũng như góp phần thu hút
một lượng lớn khách du lịch quốc tế.

5. Quảng Nam có nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm Tường
Phương, làng nghề thủ công mỹ nghệ Kim Bồng…Việc tăng cường khai
thác và phát triển du lịch địa phương sẽ giúp quảng bá các sản phẩm thủ
công truyền thống của Quảng Nam được nhiều người biết đến hơn.

6. Sau một thời gian dài cách ly do đại dịch COVID - 19, nhu cầu muốn đi ra
ngoài, đi đây đi đó của người dân tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phục hồi ngành Du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách
hỗ trợ, phục hồi, phát triển các hoạt động du lịch sau đại dịch.

7. Quảng Nam có nhiều núi non, suối, đèo dốc nhận được quan tâm bởi
những du khách thích sự mạo hiểm. Phát triển du lịch mạo hiểm như leo
núi, đua xe địa hình, khám phá hang động,… sẽ tạo ra một sự lựa chọn mới
cho du khách muốn trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ.

Threats - Thách thức (T)

1. Quảng Nam nằm trong khu vực du lịch trung tâm của miền Trung và Đà
Nẵng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam, ngoài
ra còn có Huế, Nha Trang,… Vì vậy, Quảng Nam phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các địa phương khác trong việc thu hút khách du lịch.

2. Tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động, những vấn đề về an ninh
chính trị, xã hội hay thiên tai, dịch bệnh,… làm cho lượng khách du lịch
giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Quảng Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung.

3. Sự phát triển không đồng đều của các khu du lịch như Hội An và Mỹ Sơn
được phát triển và quảng bá rộng rãi thì vẫn còn nhiều di tích, di sản khác

37
vẫn chưa được khai thác. Dẫn đến việc tập trung khách du lịch ở một điểm,
gây áp lực cho cơ sở hạ tầng và môi trường.

4. Việc quản lý, bảo tồn các di tích, di sản cũng như nhận thức của một số
người dân địa phương và khách du lịch vẫn còn hạn chế, khiến cho một số
công trình bị tổn thất, hư hại do tác động của thời tiết, môi trường và đặc
biệt là con người.

5. Việc bảo tồn môi trường là một trong những thách thức quan trọng cho du
lịch Quảng Nam. Sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch đồng nghĩa với
việc áp lực về môi trường cũng tăng theo, dẫn đến môi trường có thể bị ô
nhiễm nặng nề.

6. Ngành du lịch Việt Nam cũng như Quảng Nam vẫn còn non trẻ, sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập do nhiều yếu tố như
nguồn nhân lực thiếu trình độ, kỹ năng; tài nguyên du lịch chưa được khai
thác đúng mức; khả năng cạnh tranh còn yếu kém.

    Việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như biết được cơ hội, thách thức
của hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Nam, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đưa
ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế cũng như thúc đẩy ngành du lịch ở địa
bàn tỉnh ngày càng phát triển.

38
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TIỀM
NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Giải pháp khắc phục tình trạng du lịch Quảng Nam

3.1.1. Xây dựng, cải tiến, nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý du lịch

Khi xã hội hóa du lịch càng rộng và sâu, xu thế toàn cầu hóa du lịch, nhiệm vụ của
các đối tượng quản lí sẽ ngày càng trở nên nặng và nhiều hơn. Vì vậy, phải tăng cường
chất lượng công tác quản lí của bộ máy tổ chức quản lý du lịch đến các cấp, sở, ngành,
địa phương. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế du lịch, đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảng, tăng cường bộ máy quản lý và khuyến khích thêm nhiều thành phần kinh tế
tham gia vào thị trường.

        Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về vai trò của ngành Du
lịch, chủ trương phát triển du lịch xanh, bền vững.

         Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài
nước. Ngoài ra còn đảm bảo được tính chặt chẽ, chính xác, thống nhất; tiếp tục xây dựng
và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về du lịch; tạo cơ chế chính sách đồng bộ; triển khai
thực hiện tích cực các pháp lệnh, các văn bản pháp quy liên quan.

        Tổ chức, hoàn thiện các bộ máy quản lý để kiểm soát điểm đến, các hoạt động kinh
doanh du lịch, nghiêm khắc trong việc tuân thủ và chấp hành các chính sách của Đảng
và nhà nước, có các biện pháp xử lý những đối tượng và tổ chức không chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định được ban hành gây ảnh hưởng xấu đến nền du lịch nước nhà.

        Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tạo động lực cải cách hành
chính phục vụ phát triển du lịch trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đổi mới
phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính;
thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đẩy mạnh
ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ
số trong lĩnh vực du lịch nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục
vụ của các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch. Trước mắt hoàn chỉnh một số quy
chế về quản lý cơ sở lưu trú, quản lý các hoạt động du lịch trên biển, quản lý các di
tích,...
39
        Đánh giá kết quả triển khai thu hút và đón khách quốc tế tại địa phương; kịp thời
hỗ trợ và hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

3.1.2. Đáp ứng nhu cầu tinh thần của du khách bằng sản phẩm du lịch tốt và lành
mạnh

      Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm
chủ đạo, đặc thù theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh
tranh cao; xây dựng những sản phẩm du lịch mới; trùng tu, nâng cấp các sản phẩm du
lịch cũ; khôi phục, làm mới và dàn dựng công phu các sản phẩm văn hóa nghệ thuật
tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng của thị trường du lịch.
Ngoài ra, còn có thể khai thác các giá trị không gian văn hóa, lịch sử, âm nhạc, nghề
thủ công, ẩm thực truyền thống, phong tục tập quán, nếp sống thường ngày của đồng
bào dân tộc miền núi phía Tây, vùng ven biển, nông thôn của tỉnh. Khai thác những
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tổ chức tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các đặc
sản địa phương.

      Xử lý các hành vi cung cấp sản phẩm du lịch kém chất lượng, gây tiêu cực đến
với du khách và người dân địa phương. Lên án các doanh nghiệp có hành vi dung túng
cho các đối tượng gây xấu đến bộ mặt chung của ngành Du lịch để thu lợi cho bản
thân.

3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và công tác
phòng chống ô nhiễm du lịch cho cộng đồng

        Địa phương phối hợp với chuyên gia tập huấn cho bà con địa phương phân loại
rác thải hữu cơ để làm phân bón. Phòng Tài nguyên và môi trường nghiên cứu, xây
dựng các mô hình nhỏ về thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa trong khu phố cổ, như mô
hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng giải khát, nhà hàng, hàng lưu niệm, shop
vải, trường học, chi hội phụ nữ thực hiện tốt việc giảm thiểu rác thải nhựa dùng một
lần như: "Văn phòng xanh", "Ngôi nhà xanh", "Chi hội phụ nữ xách giỏ đi chợ",... Hay
tổ chức phát động chương trình “Cộng đồng giảm thiểu sản phẩm nhựa dùng một lần,
hướng đến xây dựng Hội An trở thành Điểm đến xanh”.

40
        Chỉ thị cũng yêu cầu các sở, ban ngành khác theo chức năng và phần việc liên
quan cần vào cuộc tích cực, phối hợp tốt để đẩy mạnh công tác quản lý môi trường du
lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

        Tại Nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân thành phố về bảo vệ môi
trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong thời gian đến, Hội An sẽ tập
trung nguồn lực để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường. Đối với khu phố cổ, thành
phố sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề để bàn giải pháp giải quyết những vấn đề “nóng”,
bức xúc về môi trường còn tồn tại trong khu phố cổ; phân tích nguyên nhân của từng
vấn đề để đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả.

      Trong những năm qua, nhận thức được tác hại của sản phẩm nhựa sử dụng một
lần đối với môi trường và sức khỏe, từ năm 2009 UBND thành phố Hội An đã phát
động chiến dịch hạn chế và nói không với việc sử dụng túi nilon trên toàn địa bàn
thành phố, đồng thời lấy ngày 9/9 là Ngày “Hội An nói không với túi nilon” nhằm
nâng cao nhận thức cho cộng động địa phương về tác hại của túi nilon đối với sức
khỏe của con người và môi trường sống.

      Theo thống kê của UBND thành phố, sau 13 năm phát động và triển khai, Hội
An đã nhận được nhiều phản hồi tích cực trong việc kéo giảm rác thải nhựa dùng một
lần và túi ni lông với sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng địa phương và doanh
nghiệp.

      Thời gian qua, Hội An là địa phương tiên phong trong việc giảm thải rác thải
nhựa với nhiều điển hình trong thực hành xử lý rác thải như: chuyển đổi dầu ăn đã qua
sử dụng thành xà phòng, dùng giấy tái chế, vật dụng dễ tiêu hủy thân thiện môi trường,
… Đặc biệt, một số doanh nghiệp cũng đã biến rác thải thành một sản phẩm du lịch
cho du khách trải nghiệm.

3.1.4. Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát
triển kinh tế du lịch
        Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ và thông tin về các
thị trường du lịch mới như: Ấn Độ, Trung Quốc,… Ngoài bồi dưỡng về chuyên môn
lực lượng lao động trong ngành du lịch cần tu bổ về năng lực ngoại ngữ và các kỹ
năng khác để phục vụ tốt cho cả khách hàng trong và ngoài nước. Xây dựng các

41
phương án tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng để phát triển lực lượng này nhằm phục
vụ cho du khách quốc tế.

        Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ,
công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội.

      Tăng cường kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các Sở, ban ngành, địa
phương trên địa bàn tỉnh; bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành
chính phục vụ cho phát triển du lịch.

3.1.5. Khai thác giá trị đi đôi với trùng tu và bảo vệ các di sản văn hóa thế giới

        Mặc dù có những bất cập trong quá trình khai thác giá trị các di sản văn hóa thế
giới thời gian qua nhưng cũng đã phần nào thúc đẩy du lịch miền Trung phát triển. Do
đó, để tiếp tục dựa vào nguồn lực vô giá này để khai thác phục vụ cho khách du lịch
cần đảm bảo tính nguyên vẹn của các di sản, tiếp tục truyền lại cho các thế hệ mai sau.

      Các di sản văn hóa thế giới là những tài nguyên vô giá, vì vậy để gìn giữ và tồn
tại mãi theo thời gian thì các nhà quản lý phải hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và
giá trị của chúng từ đó đưa ra những kế hoạch bảo vệ, trùng tu và phát triển các di sản
văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch. Nhờ đó, các di sản sẽ được truyền lại cho
các thế hệ sau chiêm ngưỡng, thưởng thức hơn hết là nhận được những lợi ích nhất
định từ đó. Các giá trị di sản được khai thác một cách tối ưu trong mối quan hệ tương
quan giữa văn hóa và du lịch; giữa văn hóa du lịch và phát triển kinh tế; giữa phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường, sinh thái,… mà ở đó sự tôn vinh các giá trị văn hóa
cùng chuẩn mực khai thác và bảo tồn có chung mục đích và trách nhiệm đối với cả quá
khứ, hiện tại và tương lai. Để thực hiện được việc khai thác hợp lý các di sản văn hóa
thế giới cần có sự phối hợp giữa ngành Văn hóa và ngành Du lịch. Đây là sự liên kết
có vai trò nòng cốt để phát triển hiệu quả các giá trị vốn có của chúng cũng từ đó được
nâng cao, nhân rộng thông qua sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về di sản
văn hóa thế giới trong lòng khách du lịch.

      Ở miền Trung Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng có nhiều tiềm năng về
di sản văn hóa thế giới được công nhận bởi UNESCO, đây là những tài nguyên phục
vụ cho du lịch miền Trung và nước ta nhưng trong quá trình khai thác vẫn còn nhiều
lãng phí, các giá trị của chúng vẫn chưa thật sự được phát huy tối đa. Tuy có nhiều di

42
sản độc đáo, đa dạng với số lượng không ít nhưng tỷ lệ được đưa vào khai thác là quá
nhỏ. Vì thế, trong thời gian tới các nhà quản lý cần xem xét lập kế hoạch tôn tạo để
đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Tại Hội An có các di tích miếu Thần Nông,
miếu Hà Tân, Văn Thánh, miếu Cẩm Phô, miếu Xuân Quang, miếu Ngũ Hành Cẩm
Phô, mộ Chu Kỳ Sơn, mộ Trần Ngọc Sơn, Hội An Tiên Tự,… Ngoài ra còn có các di
tích đặc sắc bên ngoài phố cổ cũng cần được khai thác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch ở Hội An. Trong quá trình trùng tu, bảo vệ diễn ra vật liệu được sử dụng cần phải
đảm bảo về chất lượng, số lượng, quy cách, kích thước để khi hoàn tất tiến trình tôn
tạo các di sản vẫn giữ được tính chân thực, nguyên vẹn của mình.

    Hiện tại, công việc bảo tồn các di sản đã được các địa phương chú trọng hơn và
thành lập các bộ máy chuyên trách phục vụ cho công việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy
những giá trị của các di sản văn hóa thế giới như Trung tâm bảo tồn di tích, di sản tỉnh
Quảng Nam, Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích
Hội An. Các trung tâm này đã lập nên các dự án để kêu gọi hỗ trợ từ các nhà đầu tư
trong và ngoài nước để nhận được sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia để có thể thực
hiện các công tác bảo tồn một cách hiệu quả hơn.

3.1.6. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương

      Các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng các kế
hoạch, chương trình để kết nối với thị trường, đối tác trong thị trường truyền thông và
thị trường tiềm năng.

      Thúc đẩy sự hình thành và phát triển du lịch tại các vùng, địa phương, điểm đến
trong và ngoài tỉnh, nâng cao vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong hệ sinh thái
du lịch.

      Tăng cường tổ chức các chương trình gặp gỡ, khảo sát, hoạt động giới thiệu sản
phẩm, du lịch, đón các đoàn famtrip, KOL từ các thị trường quốc tế truyền thống của
Quảng Nam và các thị trường tiềm năng.

      Tham gia các gian hàng quảng bá tại các Hội chợ du lịch quốc tế. Xây dựng các
chương trình kích cầu. Hợp tác với các đại lý, đơn vị bán phòng khách sạn, tour du
lịch, vé máy bay,… Trên nền tảng trực tuyến để đẩy mạnh công tác bán sản phẩm du
lịch tại tỉnh Quảng Nam.

43
      Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá để tiếp cận gần
hơn với thị trường du lịch. Tổ chức các chương trình quảng bá trực tuyến trên các nền
tảng mạng xã hội, phát triển các website giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch, dịch
vụ tại các doanh nghiệp và địa phương bằng nhiều thứ tiếng để mở rộng vùng tiếp cận
đến với khách hàng.

    Sản xuất các ấn phẩm du lịch với hình ảnh ấn tượng, độc đáo thể hiện được giá
trị văn hóa, nét đặc trưng của địa phương bằng nhiều ngôn ngữ ứng với các thị trường
mục tiêu để thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế.

3.1.7. Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường
công tác thông tin đến người dân

        Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư tại các điểm du lịch; tập trung nguồn
lực đầu tư tại các điểm có tài nguyên du lịch đặc trưng và có khả năng thu hút khách
du lịch tới các điểm du lịch phụ cận; thu hút đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái
cộng đồng với quy mô lớn, chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo được sự tham gia và
hưởng lợi của cộng đồng từ sản phẩm du lịch này. Tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch.

        Khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia các ứng
dụng tiện ích như Smart Quảng Nam và Tổng đài 1022 để dễ dàng kết nối với chính
quyền, phản ánh các vấn đề bất cập trong đời sống, an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn
thực phẩm ,… trên địa bàn tỉnh. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý du lịch
sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin, tiếp cận gần hơn với nhân dân và đưa ra các cách giải
quyết, xử lý, hỗ trợ giúp đỡ người dân một cách kịp thời, nhanh chóng. Nhờ vậy, kéo
gần khoảng cách giữa người dân địa phương và cơ quan quản lý giúp họ dễ dàng tin
tưởng, hỗ trợ lẫn nhau hơn.

3.1.8. Về thu hút đầu tư du lịch

        Để các di sản văn hóa thế giới tại các điểm đến du lịch được bảo vệ, phát triển
thì việc tu sửa, nâng cấp là không thể bỏ qua. Với khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề
về kinh phí, do đó cần phải tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và về kỹ thuật trong việc trùng
tu, tôn tạo và bảo vệ các di sản độc đáo này. Nguồn vốn được sử dụng cho việc trùng
tu và tôn tạo các di sản hiện nay được trích từ kinh phí của địa phương, chủ yếu là từ

44
doanh thu bán vé tham quan, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa đủ cho công
tác trùng tu, sửa chữa. Vì thế, để nâng cao hơn nữa ý thức của các doanh nghiệp du
lịch trong vấn đề khai thác và bảo tồn các di sản văn hóa thế giới, trước hết cần yêu
cầu các doanh nghiệp lữ hành có đưa khách tham quan di sản trích một phần lợi nhuận
của mình đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các
công ty, các đơn vị cung ứng dịch vụ cho du lịch cần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu, để mang lại hiệu quả trong hoạt động. Ngoài ra, cần có
những đề án có khả thi cao để dễ dàng xin tài trợ và thuyết phục các nhà đầu tư từ các
tổ chức phi chính phủ, các đơn vị, cá nhân trong nước và quốc tế.

        Lập kế hoạch, tổ chức các chương trình thu hút khách du lịch bằng các di sản
văn hóa, nét đặc sắc của địa phương nhằm quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa, tài
nguyên và sản phẩm du lịch độc đáo để các nhà đầu tư nhận thấy được tiềm năng phát
triển du lịch ở tỉnh, từ đó đầu tư, góp vốn kinh doanh thúc đẩy được sự phát triển của
ngành.

3.1.9. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội trong tình hình mới

        Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan bảo đảm an ninh quốc gia, trong các
hoạt động đầu tư, xúc tiến, quảng bá và kinh doanh du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm,
khu du lịch an toàn làm cho du khách thật sự yên tâm khi đến du lịch ở Quảng Nam.
Tiếp tục xây dựng Hội An trở thành thị xã văn hóa; xây dựng các làng, xã văn hóa ở
các điểm du lịch. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, không có tình trạng ăn xin,
chèo kéo du khách, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

        Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức cho
cộng đồng dân cư và du khách tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, an ninh trật
tự, an toàn xã hội, ứng xử văn minh, thân thiện với du khách, cam kết không tham gia
hoặc tiếp tay cho các hành vi xâm hại du khách tại các khu, điểm du lịch.

        Tổ chức các lớp tập huấn về ứng xử văn minh du lịch, du lịch xanh, bền vững
cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng và các đơn vị, cá nhân phục vụ khách du
lịch trên địa bàn; đồng thời phát động phong trào xây dựng môi trường du lịch xanh
sạch, an toàn, văn minh, thân thiện.

45
        Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về môi trường du
lịch, an ninh trật tự, an toàn giao thông, các quy định về quản lý, niêm yết công khai
giá, phí đối với các dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch;
kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch nâng cao chất
lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn cho du khách; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật theo quy định.

      Có giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do một số tổ chức, cá nhân
kinh doanh homestay, villa sử dụng dàn karaoke di động, loa kẹo kéo để giải trí ca hát,
mở nhạc với âm thanh vượt mức cho phép gây ảnh hưởng tới những hộ dân lân cận và
gây mất trật tự an ninh trong thời gian lưu trú.

      Tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch, bến
thuyền, bến tàu du lịch,…

        Trong những năm gần đây, TP.Hội An cũng đã nỗ lực hoàn thành đầu tư nhiều
công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội để giải tỏa một phần áp lực giao
thông đô thị như: cầu dân sinh Cẩm Kim, nâng cấp đường Hải Thượng Lãn Ông, mở
rộng nâng cấp đường Tống Văn Sương, bãi đỗ xe tại làng rau Trà Quế,… Trước mắt,
chính quyền địa phương đang lên phương án mở thêm các tuyến đường không có
phương tiện cơ giới hoặc thực hiện biện pháp hạn chế xe. Cụ thể hơn là với hai tuyến
đường Phan Châu Trinh và Trần Hưng Đạo.

      Đồng thời, lực lượng công an cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường
hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp
luật, lừa đảo, gây mất an ninh trật tự; kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du
lịch, các khu, điểm du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng
chống cháy nổ, phòng ngừa trộm cắp, cướp giật, bảo vệ tài sản của du khách; phát hiện
và xử lý kịp thời các hành vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường,…

3.2. Định hướng phát triển các tiềm năng du lịch ở Quảng Nam

* Tổng quát

46
Xây dựng Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước.
Xây dựng thương hiệu, sản phẩm dịch vụ du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Bảo tồn
và phát huy hiệu quả tài nguyên, lợi thế phát triển du lịch; chú trọng phát triển du lịch
hơn nữa về phía Nam và phía Tây của tỉnh.

3.2.1. Định hướng khai thác du lịch văn hóa nhằm phát triển du lịch

- Hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Nam như du lịch văn hóa, du
lịch văn hóa di sản, gắn với các giá trị văn hóa làm tăng khả năng hấp dẫn du khách
đến du lịch Quảng Nam.

- Hình thành các tuyến du lịch gắn kết các di sản với nhau.

- Đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, gìn giữ, bảo vệ các di sản, di tích, phát huy giá trị di
sản, khôi phục lễ hội, các làng nghề.

- Thực hiện chương trình truyền thông quảng bá về di sản đến khách hàng mục tiêu.

- Chú trọng xây dựng môi trường du lịch hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài
nước.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch để có đủ nguồn cung lao động cho ngành dịch vụ,
đào tạo nguồn lao động có trình độ đáp ứng được nhu cầu khách du lịch hiện nay.

3.2.2. Định hướng khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới vật thể

- Chú trọng tăng cường giá trị của các di sản văn hóa thế giới để tăng tính hấp dẫn, thu
hút của các sản phẩm du lịch văn hóa tại Quảng Nam, thông qua các hoạt động tuyên
truyền, quảng bá để giúp du khách có thêm nhiều thông tin, hiểu rõ hơn về các giá trị
đặc sắc, từ đó giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đó.

- Tăng cường huy động các nguồn vốn, nguồn đầu tư từ các tổ chức phi lợi nhuận,
doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong ngành du lịch để dùng cho hoạt động trùng tu,
bảo vệ, nâng cấp các di sản văn hóa thế giới.

- Xác định rõ trách nhiệm của chủ thể quản lý và khai thác giá trị các di sản văn hóa
thế giới.

- Quan tâm, chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề an ninh, chính trị, an toàn
xã hội tại khu vực di tích.

47
3.2.3. Định hướng phát triển thị trường - sản phẩm du lịch

        a) Định hướng thị trường du lịch

- Thị trường khách quốc tế: Phục hồi và duy trì các thị trường du lịch truyền thống
của Quảng Nam, đặc biệt là thị trường khách Tây Âu, Bắc Âu (Thụy Điển), Bắc Mỹ
bởi đây là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và do vậy sẽ góp
phần nâng cao được hiệu quả kinh doanh du lịch trong khi hạn chế được sự “quá tải” ở
một số điểm đến ở Quảng Nam, đặc biệt là thành phố Hội An làm ảnh hưởng đến môi
trường du lịch song chưa đem lại hiệu quả kinh doanh du lịch cao như mong muốn.

+ Tây Âu: bao gồm khách du lịch chủ yếu đến từ các quốc gia là Đức, Anh, Pháp, Hà
Lan. Trong nhóm các nước Tây Âu, Đức là thị trường du lịch quan trọng nhất. Theo
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Đức là một trong những thị trường gửi khách
quan trọng nhất trên thế giới chỉ sau Mỹ.

+ Bắc Âu: gồm các nước Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy. Đây là những thị
trường gửi khách tuy không lớn song luôn là thị trường mục tiêu của nhiều điểm đến
bởi khả năng chi tiêu và lưu trú dài ngày.

+ Bắc Mỹ: Chủ yếu là Mỹ, Canada. Khách du lịch Bắc Mỹ ưu thích thiên nhiên và
những điểm đến có cảnh quan đẹp với các khu nghỉ dưỡng sang trọng đầy đủ tiện nghi.

+ Thị trường Đông Bắc Á: chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản. Khách Đông Bắc Á
thường đến với mục đích thương mại, tham quan phong cảnh thiên nhiên.

+ Trung Quốc: đây là thị trường khách vào loại lớn nhất trên thế giới cần đươc duy trì.
Tuy nhiên cần chú trọng thu hút phân khúc thị trường cao cấp từ các đô thị lớn trong
nội địa Trung Quốc, khách từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan thay vì phân khúc thị
trường đại chúng bởi hiệu quả kinh doanh du lịch bị hạn chế và kèm theo đó là những
tác động tiêu cực đến môi trường du lịch.

+ Thị trường ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Trong mấy năm gần đây
khách Thái Lan đến Quảng Nam ngày càng tăng.

+ Châu Úc: Chủ yếu là Úc và New Zealand. Thị trường khách du lịch Úc đến Quảng
Nam với số lượng không nhiều và có xu hướng giảm. Những loại hình du lịch thu hút
khách Úc và New Zealand theo thứ tự: du lịch văn hóa; du lịch làng quê; du lịch thiên
nhiên; du lịch mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng.
48
+ Thị trường mở rộng: Tiếp cận thị trường khách cao cấp Trung Đông. Để thu hút thị
trường này, cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch “Quảng Nam - Một điểm đến, hai
Di sản” đến Trung Đông, phát triển các nhà hàng, món ăn phục vụ nhóm khách du lịch
theo đạo Hồi.

- Thị trường khách nội địa

Thị trường khách mục tiêu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, là những thị trường nội địa khá
ổn định và có nhu cầu đối với những sản phẩm du lịch cao cấp. Mặt khác, do nằm kề
với vùng Tây Nguyên nên khách du lịch từ thị trường này cũng như khách du lịch đến
với Tây Nguyên có nhu cầu “nối tour” xuống vùng Duyên hải Nam Trung mà cụ thể là
Quảng Nam là khá lớn.

b) Sản phẩm du lịch

* Sản phẩm du lịch đặc thù

- Đây là những sản phẩm mang tính khác biệt với các địa phương khác. Sản phẩm du
lịch đặc thù được xây dựng trên cơ sở các giá trị tài nguyên du lịch chỉ có duy nhất ở
Quảng Nam hoặc có tính đặc sắc, nổi trội hơn so với ở những địa phương khác. Đây là
những sản phẩm tạo ra đặc trưng riêng của địa phương, có khả năng phát triển thương
hiệu du lịch Quảng Nam.

- Sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Quảng Nam là: “Một điểm đến xanh - 3 trải nghiệm
đẳng cấp quốc tế”.

- Quảng Nam là địa phương duy nhất trong cả nước có được những giá trị văn hóa và
thiên nhiên ở tầm quốc tế là: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và khu dự trữ
sinh quyển Cù Lao Chàm. Tính hấp dẫn của sản phẩm đặc thù mang tầm quốc tế này
của Quảng Nam còn được nâng lên với sự bổ sung trải nghiệm về con người và lối
sống của cộng đồng người dân đất Quảng.

* Sản phẩm du lịch chính

Là các sản phẩm có khả năng phát triển mạnh, thu hút khách du lịch từ các thị
trường mục tiêu, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho địa phương. Các sản phẩm này
phát triển dựa trên những tiềm năng du lịch đặc sắc của Quảng Nam và có thể khai
thác được thường xuyên, liên tục.

49
- Du lịch nghỉ dưỡng:

Đây là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Nam, nơi có khí hậu ấm áp
quanh năm, nhiều bãi biển đẹp trải dài, cảnh quan hấp dẫn và môi trường còn tương
đối hoang sơ.

Bên cạnh đó phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực đồng bằng dọc theo sông
Thu Bồn, bên hồ Phú Ninh nơi có khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp để tạo thêm sự
phong phú về du lịch nghỉ dưỡng.

- Du lịch tham quan:

Đây là dòng sản phẩm truyền thống phổ biến ở bất cứ điểm đến du lịch nào dưới
dạng các chương trình trọn gói đến các điểm thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá,
các làng nghề,...

- Du lịch thể thao -  mạo hiểm:

Đây là dòng sản phẩm du lịch ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch phân khúc trẻ, thích khám phá và mạo hiểm có khả năng
phát triển rất tốt ở Quảng Nam. Du lịch thể thao mạo hiểm có thể tổ chức ở các vùng
địa lý khác nhau từ biển đến đồng bằng và đồi núi với những địa hình khác nhau. Một
số loại sản phẩm chính cần được tập trung phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch khi đến với Quảng Nam bao gồm: dù bay, lướt ván có mái chèo, lướt
ván buồm, lướt ván diều, lặn biển, nhảy bungee, bơi thuyền Kayak, trakking,…

- Du lịch MICE - du lịch tổ chức sự kiện:

Quảng Nam nói chung và đặc biệt là Tam Kỳ và Hội An hiện nay đã hội tụ được
những điều kiện cơ bản để có thể phát triển tốt dòng sản phẩm du lịch này. Để hỗ trợ
cho phát triển dòng sản phẩm du lịch này, các hoạt động lễ hội như: Festival Di sản
Quảng Nam, Đêm rằm phố cổ Hội An, lễ hội Bà Thu Bồn,… Đặc biệt cần duy trì,
nâng cấp và lan tỏa Show diễn “Thực cảnh Ký ức Hội An”.

- Du lịch sinh thái:

Quảng Nam là điểm đến có khu dự trữ sinh quyển thế giới với vùng lõi là khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm, vườn quốc gia Sông Thanh, khu bảo tồn loài và sinh cảnh

50
Sao La, nơi bảo tồn nhiều giá trị sinh thái, đa dạng sinh học là những tiềm năng lớn
cho phát triển nhóm sản phẩm du lịch sinh thái.

- Du lịch vui chơi giải trí:

Du lịch vui chơi giải trí có ý nghĩa quan trọng đối với việc tạo sức hấp dẫn của
điểm đến du lịch, tạo giá trị gia tăng trong kinh doanh du lịch tại điểm đến. Dựa vào
mục tiêu phát triển của du lịch Quảng Nam, đặc biệt là mục tiêu về thị trường, một số
sản phẩm du lịch vui chơi giải trí chính cần được chú trọng phát triển tại Quảng Nam
bao gồm: du lịch chơi golf, Casino, Công viên chuyên đề,…

- Du lịch mua sắm:

Đây được xem là yếu tố “kích cầu” du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và
cạnh tranh du lịch giữa các điểm đến.

Hiện tại ở TP. Tam Kỳ và TP. Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung du
lịch mua sắm chưa phát triển. Vì vậy đây là loại sản phẩm cần được khuyến khích đầu
tư phát triển.

* Sản phẩm du lịch bổ trợ

- Là các sản phẩm du lịch có khả năng tạo nên tính đa dạng và hấp dẫn hơn cho các
sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch chính qua đó thực hiện mục tiêu đa dạng
hóa sản phẩm du lịch của địa phương đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của các thị
trường mục tiêu cũng như thu hút các thị trường quan tâm đặc biệt tới các loại sản
phẩm này.

- Sản phẩm du lịch bổ trợ tại Quảng Nam rất đa dạng, gồm: du lịch gắn với ẩm thực
đường phố, du lịch nông thôn; du lịch cộng đồng; du lịch làng nghề,…

 Như vậy có thể thấy định hướng phát triển hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng
Nam đảm bảo được tính hệ thống và tổng quát, khai thác đầy đủ nhất tiềm năng du lịch
của tỉnh và đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của các thị trường mục tiêu đã được xác
định đối với tỉnh Quảng Nam.

3.2.4. Định hướng tổ chức không gian du lịch

Không gian phát triển du lịch các di sản văn hóa - lịch sử:  trên địa bàn thành phố Hội
An và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên.

51
    Các khu, điểm du lịch chính trong không gian du lịch này gồm:

  Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và vùng phụ cận: Định hướng phát triển thế
mạnh du lịch văn hoá (tham quan các di tích, công trình kiến trúc, nghiên cứu di chỉ
khảo cổ, tham dự các lễ hội, các chương trình nghệ thuật dân tộc), tham quan Công
viên Văn hoá Du lịch Hội An, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, du thuyền
trên sông, tham quan làng nghề, du lịch hội nghị, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái. Ưu tiên phát triển đảo Cù Lao Chàm thành khu nghỉ dưỡng biển cao cấp.
Ven biển Điện Ngọc - Cẩm An và ven sông Cổ Cò phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu
giải trí cao cấp, khách sạn từ 3 sao trở lên.

  Khu di sản thế giới Mỹ Sơn và vùng phụ cận: hướng phát triển của du lịch Mỹ
Sơn là khai thác thế mạnh du lịch văn hoá, tham quan di tích, du lịch nghiên cứu văn
hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh, di tích lịch sử cách mạng.

Các loại hình du lịch chính có thể phát triển ở địa bàn này bao gồm:

+ Du lịch di sản

+ Du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế

+ Du lịch sinh thái biển đảo

+ Du lịch thể thao biển với nhiều loại hình

+ Du lịch cộng đồng

+ Du lịch vui chơi giải trí

+ Du lịch cuối tuần

Không gian phát triển du lịch cộng đồng: phát triển ở vùng đồng bằng các làng quê,
làng nghề, làng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa
truyền thống hấp dẫn du lịch. Tùy theo từng đặc điểm của mỗi vùng mà phát huy thế
mạnh để khai thác du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân địa phương.

Các loại hình du lịch chính có thể phát triển ở địa bàn này bao gồm:

+ Du lịch cộng đồng

+ Du lịch nông thôn - nông nghiệp

52
+ Du lịch làng nghề

+ Du lịch tham quan

+ Du lịch cuối tuần

Không gian phát triển du lịch văn hóa - lịch sử kết hợp thương mại, vui chơi giải trí:

Trên địa bàn các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh, Đại Lộc,
thành phố Tam Kỳ, với các điểm du lịch chính: Vùng ven biển Nam Cửa Đại đến giáp
Quảng Ngãi, đảo Tam Hải quy hoạch xây dựng các trung tâm hội thảo, hội nghị, trung
tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí và các khu nghĩ dưỡng, sân golf cao cấp kết
hợp tham quan các di tích văn hóa - lịch sử, những nơi có phong cảnh đẹp như: hồ,
thác nước,...

Các loại hình du lịch chính có thể phát triển ở địa bàn này bao gồm:

+ Du lịch tham quan

+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chơi giải trí

+ Du lịch MICE

+ Du lịch thể thao Golf

+ Du lịch cuối tuần

Không gian phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc:
trên địa bàn các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Đây là nơi có nhiều tiềm năng để
phát triển các loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu gồm: tham quan di tích lịch sử, du lịch
nghỉ dưỡng núi, tham quan các hang động tự nhiên, rừng nguyên sinh. Đặc biệt thu hút
du khách tham quan làng văn hoá các dân tộc thiểu số, gắn du lịch đường Hồ Chí
Minh với tuyến du lịch đường bộ qua cửa khẩu Đắk Tà Ốc.

Các loại hình du lịch chính có thể phát triển ở địa bàn này bao gồm:

+ Du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số

+ Du lịch nông thôn - nông nghiệp

+ Du lịch sinh thái

+ Du lịch thể thao núi với nhiều loại hình

53
54
KẾT LUẬN
Quảng Nam là vùng trung tâm cách mạng, điểm du lịch văn hóa lịch sử cấp
quốc gia, nơi có danh lam thắng cảnh, chùa chiền, lễ hội, làng nghề và làn điệu Bài
Chòi say đắm lòng người.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch vùng du lịch một
cách đồng bộ và có hệ thống. Nhờ đó, mục tiêu phát triển du lịch đã đạt được. Ngoài
ra, nó còn có tác động tích cực đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa, môi trường và
chính trị. Dù vẫn còn những mặt chưa tốt, nhưng không thể phủ nhận tỉnh Quảng Nam
đã có những cách làm du lịch đúng đắn, đáng để các tỉnh bạn học hỏi, làm theo.

        Với những tác động của du lịch Quảng Nam đến với kinh tế - văn hóa, chính
trị, xã hội và môi trường đã được trình bày ở trên, ta có thể thấy những tác động mà du
lịch mang lại có cả những tác động tích cực và tiêu cực. Du lịch là một ngành công
nghiệp không khói đem lại doanh thu cho Quảng Nam nói riêng và cho Việt Nam nói
chung. Du lịch góp phần quảng bá được những nét văn hóa đặc sắc của Quảng Nam, là
cầu nối kết nối các dân tộc Việt Nam với nhau đồng thời du lịch cũng góp phần kết nối
Việt Nam với bạn bè quốc tế. Với những thành quả đã đạt được của du lịch Quảng
Nam trong thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác đầu tư, khai thác, thúc đẩy
sự phát triển của du lịch đã góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của du lịch
Quảng Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Tuy du lịch ở Quảng Nam có những
phát triển nhưng Quảng Nam vẫn chưa tận dụng khai thác hết những tiềm năng của du
lịch sẵn có trong khu vực, thiếu sản phẩm du lịch đặc sắc. Bên cạnh đó du lịch cũng
mang lại cho Quảng Nam những tác động tiêu cực như do ý thức của du khách và
người dân địa phương vẫn còn chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến hiện trạng của các danh
lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng du lịch của vùng. Thậm chí một số các cơ sở hạ tầng còn
bị phá hủy để làm mới lại làm mất đi giá trị vốn có của nó. Du lịch làm cho cơ sở hạ
tầng bị xuống cấp nặng nề, làm mất trật tự an ninh, an toàn xã hội và du lịch cũng ảnh
hưởng đến việc làm tăng mức ô nhiễm môi trường của Quảng Nam.

         Sau quá trình phân tích những tác động của du lịch, nhóm cũng đã đưa ra những
giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực cũng như những định hướng để phát triển
du lịch Quảng Nam trong tương lai. Với những biện pháp cụ thể sẽ giúp giải quyết

54
trước mắt những mục tiêu, yêu cầu cơ bản của cả chính quyền, người dân và doanh
nghiệp du

56
lịch. Nhưng để có thể đạt được sự phát triển theo hướng bền vững thì nhất thiết cần
phải có những biện pháp lâu dài giúp cho tiềm năng du lịch Quảng Nam được bảo tồn
giá trị. Để phát huy được thế mạnh của các tiềm năng du lịch ở Quảng Nam cũng như
hạn chế những tác động tiêu cực đòi hỏi các ngành, các cấp, chính quyền địa phương
có liên quan cũng như cá nhân mỗi người dân phải cùng chung tay góp sức nâng cao
tinh thần, trách nhiệm. Mỗi địa điểm du lịch theo thời gian sẽ bị xuống cấp, hư hỏng,...
nên cần đến sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và hơn hết là
cần sự đóng góp tu bổ của mỗi người dân ở trong và ngoài nước. Quảng Nam là một
vùng đất “vàng” để phát triển du lịch, vì vậy hãy cùng chung tay góp một phần sức
nhỏ của mình từ những hành động đơn giản như không vứt rác bừa bãi khi đi du lịch
để góp phần phát triển du lịch Quảng Nam nói riêng cũng như du lịch Việt Nam nói
chung.

      Trong quá trình làm bài tiểu luận với kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận chưa
thể đưa ra các giải pháp đầy đủ và cụ thể nhưng cả nhóm hy vọng rằng nó sẽ đóng góp
một phần vào việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung nhằm xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Nhóm
cũng mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện và
có thể đưa những giải pháp này sớm trở thành hiện thực. 

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách
1. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế
giới vật thể - TS. Nguyễn Thị Thống Nhất.
2. Giáo án Tổng quan du lịch, Trường đại học Tài chính - Marketing -
TS.Đoàn Liêng Diễm 2022.
3. Tổng quan du lịch, NXB Văn hoá - Văn nghệ - Võ Văn Thành 2015.
4. Giáo trình Tổng quan du lịch (Dành cho chuyên ngành du lịch, khách
sạn, nhà hàng trình độ cao đẳng) - NXB Đà Nẵng 2014.
5. Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Lao
động - Xã hội.
6. Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản lao động - Đoàn
Huyền Trang.
7. Kế hoạch 1713/KH-UBND 2023 thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Nam giai đoạn mới (24/03/2023).
8. Sách tổng quan du lịch - TS. Đoàn Liêng Diễm.
* Website
1. Tin tức Quảng Nam Online - Giới thiệu về du lịch Quảng Nam. Tiềm
năng du lịch Quảng Nam (06/12/2018): http://eqn.com.vn/gioi-thieu-ve-
du-lich-quang-nam-tiem-nang-du-lich-quang-nam/
2. Cổng thông tin điện tử Sở Công thương Quảng Nam - Cơ sở hạ tầng
(25/01/2021):
https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/socongthuong/pages_tin-tuc/
chi-tiet?dDocName=PORTAL020422
3. Cổng Thông tin Điện tử Công An tỉnh Quảng Nam - Thông tin báo chí:
Về việc người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam (27/07/2020):

56
4. https://congan.quangnam.gov.vn/Default.aspx?
tabid=63&Group=50&NID=6079&thong-tin-bao-chi-ve-vu-viec-nguoi-
nuoc-ngoai-vi-pham-

56
phap-luat-tren-dia-ban-tinh-quang-
nam&dnn_ctr384_Main_rg_danhsachmoiChangePage=7
5. Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tìm giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch tại Quangt Nam
(22/10/2021):
https://bvhttdl.gov.vn/quang-nam-tim-giai-phap-thao-go-kho-khan-cho-
doanh-nghiep-du-lich-20211025151141499.htm
6. Trả lời chất vấn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (02/12/2021):
https://dbnd.quangnam.gov.vn/Files/TLKH/TRa_loi_chat_van_cua_So_
VHTT_va_DL.pdf
7. VTV8 - Đài Truyền hình Việt Nam - Năm 2021 khách du lịch đến
Quảng Nam giảm gần 53% (05/01/2022):
https://vtv.vn/vtv8/nam-2021-khach-du-lich-den-quang-nam-giam-gan-
53-20220105173332661.htm
8. VTV8 - Đài Truyền hình Việt Nam - Du khách quốc tế đến Quảng Nam
tăng 26 lần (08/10/2022):
https://vtv.vn/vtv8/du-khach-quoc-te-den-quang-nam-tang-26-lan-
202210081511355.htm
9. Thư viện Pháp luật - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, du lịch
Việt Nam:
CVv266S052022055.pdf (vista.gov.vn)
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1713-
KH-UBND-2023-thu-hut-khach-du-lich-quoc-te-den-Quang-Nam-giai-
doan-moi-560606.aspx
10. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Quảng Nam - Lịch sử hình thành của tỉnh
Quảng Nam:
https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd 
11. Cổng Thông tin Điện tử Thành phố Đà Nẵng - Lịch sử hình thành của
tên gọi Quảng Nam:
https://www.danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=2925&_c=36 

57
12. Cổng Thông tin Điện tử huyện Tiên Phước - Đẩy mạnh cải cách hành
chính phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam (07/10/2022):

58
https://tienphuoc.quangnam.gov.vn/webcenter/portal/tienphuoc/
pages_tin-tuc/chi-tiet?dDocName=PORTAL360427
13. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước - Quảng Nam phát
triển du lịch cộng đồng vùng sâu thành sản phẩm đặc trưng
(25/05/2022):
https://baobinhphuoc.com.vn/news/20/133438/quang-nam-phat-trien-
du-lich-cong-dong-vung-sau-thanh-san-pham-dac-trung
* Báo
1. Báo Điện tử Chính Phủ - Bế mạc năm du lịch Quốc gia 2022 “Quảng
Nam - Điểm đến du lịch xanh” (22/12/2022):
https://baochinhphu.vn/be-mac-nam-du-lich-quoc-gia-2022-quang-nam-
diem-den-du-lich-xanh-10222122221022795.htm
2. Báo Quảng Nam - Thúc đẩy du lịch văn hóa (18/11/2022):
https://baoquangnam.vn/du-lich/thuc-day-du-lich-van-hoa-134917.html
3. Báo Dân tộc và Phát triển - Mặt trái của du lịch cộng đồng(25/02/2021):
https://baodantoc.vn/mat-trai-cua-du-lich-cong-dong-nhieu-homestay-
roi-vao-tinh-trang-song-do-chet-do-bai-2-1613797438383.htm
4. Báo điện tử Đài Truyền Hình Việt Nam - Quảng Nam trong hành trình
nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh (11/11/2022):
https://vtv.vn/xa-hoi/quang-nam-trong-hanh-trinh-no-luc-tro-thanh-
diem-den-du-lich-xanh-2022111110434177.htm
5. Báo Nhân Dân - Quảng Nam nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an
toàn cho du khách (10/04/2023):
https://nhandan.vn/quang-nam-nang-cao-chat-luong-dich-vu-bao-dam-
an-toan-cho-du-khach-post747054.html
6. Báo điện tử Gia Lai - Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022: Thúc
đẩy du lịch xanh (03/03/2022):
https://baogialai.com.vn/nam-du-lich-quoc-gia-quang-nam-2022-thuc-
day-du-lich-xanh-post198757.html

58
7. Báo Quảng Nam Online - Du lịch Quảng Nam hướng đến không rác thải
nhựa (09/09/2019):

58
https://baoquangnam.vn/du-lich/du-lich-quang-nam-huong-den-khong-
rac-thai-nhua-69502.html
8. Báo Quảng Nam Online - Chấn chỉnh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại các
cơ sở lưu trú du lịch (01/05/2022):
https://baoquangnam.vn/du-lich/chan-chinh-tinh-trang-o-nhiem-tieng-
on-tai-cac-co-so-luu-tru-du-lich-126596.html
9. Báo Quảng Nam Online - Giải tỏa áp lực giao thông đô thị du lịch
(03/06/2022):
https://baoquangnam.vn/giao-thong-xay-dung/giai-toa-ap-luc-giao-
thong-do-thi-du-lich-127893.html
10. Báo Điện tử Chính Phủ - Từ ngày 15/5, du khách phải mua vé khi tham
quan khu phố cổ Hội An (2023):
https://baochinhphu.vn/tu-ngay-15-5-du-khach-phai-mua-ve-khi-tham-
quan-khu-pho-co-hoi-an-102230404005456526.htm
11. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam - Khách du lịch đến với Quảng
Nam ngày một tăng (26/12/2019):
https://dangcongsan.vn/kinh-te/khach-du-lich-den-voi-quang-nam-ngay-
mot-tang-545665.html

59

You might also like