You are on page 1of 75

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO THU HOẠCH


THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ 1

NHÓM 10 – XE 03
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN CHẤT
THS. LÊ HẢI NGUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM 10 - XE 03

STT MSSV Họ và tên Ghi chú


1 2156180047 Trần Chí Nguyên Nhóm trưởng
2 2156180058 Nguyễn Thị Xuân Phương
3 2156180068 Huỳnh Thu Thảo
4 2156180077 Lê Từ Đoan Trang
5 2156180087 Lê Hà Vy
6 2156180099 Danh Vĩnh Thái
7 2156180123 Lê Thị Đào
8 2156180151 Phạm Thị Thu Huyền
9 2156180170 Trịnh Văn Nam
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, sinh viên nhóm 10 – xe 3 xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến quý Thầy/Cô dẫn đoàn nói chung và Thầy TS. Nguyễn Văn Chất, Thầy ThS. Lê
Hải Nguyên nói riêng vì đã đồng hành và hỗ trợ chúng em hết mình trên chuyến hành trình
vừa qua.
Sự hỗ trợ của quý Thầy/Cô đã tạo điều kiện vô cùng to lớn để sinh viên có cơ hội học
hỏi, cọ xát và tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ, thú vị và hữu ích trên hành trình 3 ngày 2
đêm mà mở rộng ra là hành trình trên giảng đường Đại học sau này.
Cuối cùng, báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót xuất phát từ hạn chế về thời
gian, nguồn lực và kinh nghiệm. Nhóm rất mong nhận được những góp ý từ quý Thầy/Cô,
nhóm sẽ tích cực lắng nghe và hoàn thiện hơn.
NHÓM 10 – XE 3
MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................... i

PHẦN 1. BÁO CÁO THU HOẠCH NHÓM................................................................... 1

1. Dẫn nhập .................................................................................................................... 1

2. Nhật ký hành trình .................................................................................................... 1

2.1. Sơ đồ cung đường ........................................................................................ 1

2.2. Những hoạt động chính của hành trình ........................................................ 3

3. Nhận diện tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch thuộc tuyến hành trình ........ 8

3.1. Tài nguyên du lịch ....................................................................................... 8

3.2. Sản phẩm du lịch ........................................................................................ 13

3.3. Quy trình và chất lượng dịch vụ tại điểm đến ........................................... 15

4. Thảo luận .................................................................................................................. 21

4.1. Những kiến thức và kỹ năng đã học được qua chuyến thực tập thực tế .... 21

4.2. Những điểm yếu/hạn chế của các thành viên trong nhóm cần được khắc phục
................................................................................................................................... 24

5. Kết luận .................................................................................................................... 25

6. Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 26

7. Phụ lục ...................................................................................................................... 27

PHẦN 2. BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ........................................................... 30

1. Trần Chí Nguyên – 2156180047 – Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du
lịch sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư ............................................................................... 30

2. Nguyễn Thị Xuân Phương – 2156180058 - Tiềm năng khai thác và phát triển du lịch
văn hóa ở An Giang ....................................................................................................... 36

i
3. Huỳnh Thu Thảo – 2156180068................................................................................ 41

4. Lê Từ Đoan Trang – 2156180077 – Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Chùa Prey
Veng – ngôi chùa cổ kính lâu năm tại vùng đất địa linh, nhân kiệt An Giang. ............ 45

5. Lê Hà Vy – 2156180087 ........................................................................................... 49

6. Danh Vĩnh Thái - 2156180099 .................................................................................. 53

7. Lê Thị Đào – 2156180123 – Du lịch sinh thái ở Rừng tràm Trà Sư ......................... 57

8. Phạm Thị Thu Huyền – 2156180151 – Du lịch làng nghề gốm tại Vĩnh Long ........ 62

9. Trịnh Văn Nam – 2156180170 – Loại hình du lịch sinh thái ở Đồng bằng Sông Cửu
Long ............................................................................................................................... 66

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Nhà dừa trên Cù lao An Bình ........................................................................ 8


Hình 2. Sinh viên trải nghiệm đổ bánh xèo hến tại Út Trinh homestay..................... 8
Hình 3. Rừng tràm Trà Sư .......................................................................................... 9
Hình 4. Các công trình xây dựng phục vụ phim "Đất rừng phương Nam"................ 9
Hình 5. Rừng tràm Trà Sư nhìn từ tháp cao ............................................................... 9
Hình 6. Kiến trúc tổng thể Thánh đường ................................................................... 9
Hình 7. Cổng vào khu vực nghĩa trang ...................................................................... 9
Hình 8. Cổng chính Lăng Thoại Ngọc Hầu ............................................................. 10
Hình 9. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam về đêm ............................................................ 10
Hình 10. Lối vào chánh điện chùa Tây An .............................................................. 10
Hình 11. Lầu chuông trong Thiền viện .................................................................... 11
Hình 12. Sân giữa chánh điện .................................................................................. 11
Hình 13. Văn hóa ẩm thực đặc sắc trên sông ........................................................... 12
Hình 14. Cổng chào và tạm biệt quen thuộc ............................................................ 12

iii
PHẦN 1. BÁO CÁO THU HOẠCH NHÓM
1. Dẫn nhập
Trong khuôn khổ chương trình đào tạo trình độ Đại học chính quy của khoa Du lịch, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên sẽ
được tham gia những chuyến hành trình thực tế ở những tour du lịch cơ bản trong nước nhằm
tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát, làm quen với môi trường hoạt động du lịch năng
động, hội nhập và trên đà phát triển.
Học phần thực tập thực tế cơ sở gắn với hành trình 3 ngày 2 đêm tại vùng Đồng bằng sông
Cửu Long trang bị các kỹ năng thực hành để tiến hành khảo sát tiềm năng và hiện trạng phát
triển du lịch của các địa phương trên tuyến: các điều kiện chung, tài nguyên du lịch, nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các tuyến điểm tham quan, các sản phẩm du lịch, trạm
dừng chân cho du khách, điểm vui chơi giải trí...; tìm hiểu các chủ trương, chính sách phát triển
du lịch của các địa phương.
Với lịch trình đa dạng và tương đối khoa học, sinh viên đã được trải nghiệm và tiếp xúc với
đa dạng các loại hình tài nguyên du lịch, từ tự nhiên đến văn hóa. Có cơ hội tham quan và trải
nghiệm dịch vụ du lịch tại cái điểm đến hàng đầu khu vực Tây Nam bộ. Lưu trú tại các cơ sở
kinh doanh uy tín, chất lượng cao và nhiều cơ hội học hỏi.
Chuyến hành trình 3 ngày 2 đêm đã kết thúc, báo cáo này nhằm mục đích tổng kết lại hành
trình vừa qua dưới sự ghi nhận nghiêm túc và trách nhiệm của sinh viên nhóm 10 – xe 3. Báo
cáo phác thảo lại từ những nét chính đến những nét cơ bản về lịch trình hoạt động, sơ đồ cung
đường trong suốt 3 ngày hành trình. Đồng thời nhận diện cơ bản những tài nguyên du lịch tự
nhiên, văn hóa, những sản phẩm du lịch được khai thác phục vụ khách du lịch, đánh giá sơ bộ về
quy trình và chất lượng dịch vụ tại các điểm đến, nhất là điểm đến lưu trú và ăn uống. Bên cạnh
đó cũng là thảo luận của nhóm về những kiến thức và kỹ năng học được trong chuyến hành trình,
những điểm yếu, hạn chế của các thành viên cần được khắc phục và hoàn thiện hơn.
2. Nhật ký hành trình
2.1. Sơ đồ cung đường

Thời Địa điểm Thời Tuyến đường di Phương tiện


gian đến gian rời chuyển di chuyển

1
Ngày 01 (Thứ 2 ngày 26/12): TP. Hồ Chí Minh – An Giang, khoảng 187km.
5:30 KTX Đại học Quốc Gia
7:45 Mekon Reststop - Tiền Giang 8:45 QL1A
10:40 Trạm dừng chân Út Thẳng - 11:00 QL80, CT Trung
Đồng Tháp Lương - Mỹ Thuận
12:00 Nhà hàng, khách sạn Đông 12:55 Đ. Hà Hoàng
Xuyên - TP. Long Xuyên - An Hổ/ĐT943
Giang
Xe khách
14:30 Lưu trú Khách sạn Đông Nam -
TP. Châu Đốc - An Giang
15:45 Thánh đường Hồi giáo Masjid Al 16:55 QL91, ĐT951
Ehsan - TX. Tân Châu - An
Giang
17:25 Lăng Thoại Ngọc Hầu - TP. Châu 18:00 Tân Lộ Kiều Lương
Đốc - An Giang
18:05 Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - TP. 18:25 Tân Lộ Kiều Lương
Châu Đốc - An Giang
18:27 Chùa Tây An - TP. Châu Đốc - 18:50 Tân Lộ Kiều Lương
An Giang
19:05 Ăn tối Nhà hàng, Khách sạn 19:35
Đông Nam - TP. Châu Đốc - An
Giang
19:40 Lưu trú khách sạn Đông Nam -
TP. Châu Đốc - An Giang
Ngày 2 (Thứ 3 ngày 27/12): An Giang - Cần Thơ, khoảng 132 km.
6:30 Buffet sáng Nhà hàng Khách sạn 7:30
Đông Nam - TP. Châu Đốc - An
Giang
8:05 Rừng Tràm Trà Sư – H. Tịnh 9:55 Tân Lộ Kiều Lương Thuyền
Biên - An Giang
10:55 Chùa Prey Veng – H. Tri Tôn - 11: 25 ĐT 948, Trần Hưng Xe khách
An Giang Đạo/ĐT943

2
12:55 Nhà Hàng, khách sạn Long 13:55 TL941 Xe khách
Xuyên - TP. Long Xuyên - An
Giang
15:35 Thiền viện Trúc lâm Phương 16:30 QL91, QL91B Xe khách
Nam - H. Phong Điền - TP. Cần
Thơ
17:10 Khách sạn Đông Hà Fortuneland Đ. Trần Hưng Đạo/ Xe khách
– Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ Đ. 30 Tháng 4
19:10 Nhà Hàng Du Thuyền Cần Thơ - 21:10 Xe khách
Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
22:25 Lưu trú khách sạn Đông Hà Xe khách
Fortuneland - Q. Ninh Kiều - TP.
Cần Thơ
Ngày 03 (Thứ 4 ngày 28/12): Cần Thơ - Vĩnh Long (khoảng 45km), Vĩnh Long - TP. Hồ
Chí Minh (khoảng 133km).
5:45 Chợ nổi Cái Răng - Q. Cái Răng 6:30 Đ. Trần Hưng Đạo/ Thuyền
- TP. Cần Thơ Đ. 30 Tháng 4
7:30 Buffet sáng Nhà hàng, Khách sạn 9:00
Đông Hà Fortuneland - Q. Ninh
Kiều - TP. Cần Thơ
Cơ Sở Sản Xuất Gạch Thuyền
Ngói - Gốm Tân Vĩnh
Hưng – Phường 5 – Vĩnh
10:40 Cù Long 14:35
Lao Lò cốm Cửu Long – H. Thuyền
An Long Hồ - TP. Vĩnh Long
Bình
Út Trinh Homestay – H. Thuyền
Long Hồ - TP. Vĩnh Long
16:15 Chợ nổi Cái Bè – H. Cái Bè – 16:25 Thuyền
Tiền Giang
20:15 KTX Đại học Quốc gia TPHCM QL1A Xe khách

2.2. Những hoạt động chính của hành trình

Stt Địa điểm Vị trí địa lí Hoạt động

3
1 KTX Đại học Tô Vĩnh Diện, Tập trung và ổn định sinh viên, bắt đầu di chuyển
Quốc Gia Đông Hòa, Dĩ An, cuộc hành trình.
Bình Dương
2 Mekong Quốc lộ 1A, huyện - Dùng điểm tâm sáng tại trạm dừng chân.
Reststop Châu Thành, tỉnh - Thực hiện khảo sát, nhận diện các hoạt động phục
Tiền Giang vụ du khách tại điểm.
- Thực hiện đánh giá chất lượng môi trường cảnh
quan, chất lượng dịch vụ có sẵn.
3 Trạm dừng Quốc lộ 80, xã - Tham quan và nhận diện hoạt động, dịch vụ tại trạm
chân Út Long Thịnh, huyện dừng chân.
Thẳng Lai Vung, tỉnh - Khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường, cơ sở, hạ
Đồng Tháp tầng và dịch vụ có sẵn.
- Tiến hành đánh giá, so sánh hai cơ sở địa điểm dừng
chân vừa tham quan.
4 Nhà hàng, 9A Lương Văn Cù, - Dùng điểm tâm trưa tại nhà hàng.
khách sạn Mỹ Long, thành - Khảo sát cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, phục vụ
Đông Xuyên phố Long Xuyên, về dịch vụ ăn uống.
tỉnh An Giang - Quan sát nhận dạng nghiệp vụ chuyên ngành có liên
quan đến nhà hàng khách sạn: Nhận diện cách thức
bày trí bàn tiệc, kháng phòng, bố cục thực đơn, phục
vụ du khách.
5 Lưu trú Tân Lộ Kiều - Thực hiện công tác check-in nhận phòng, kiểm tra
Khách sạn Lương, Khóm 8, sơ bộ về phòng ở đầu buổi.
Đông Nam Phường Châu Phú - Bước đầu khảo sát dịch vụ lưu trú, cơ sở hạ tầng có
A, thành phố Châu sẵn tại Khách sạn.
Đốc, tỉnh An Giang - Nghỉ ngơi ngắn, chuẩn bị cho hành trình điểm đến
tiếp theo.
6 Thánh đường Làng Chăm Đa - Giới thiệu điểm hành hương, nghe thuyết minh
Hồi giáo Phước, xã Đa hướng dẫn tại điểm từ giảng viên hướng dẫn và sinh
Masjid Al Phước, huyện An viên.
Ehsan Phú, tỉnh An Giang - Nhận diện về nét tín ngưỡng tôn giáo, tìm hiểu nét
đặc trưng, kiến trúc thánh đường, truyền thống dân
tộc.
- Sau khi rời khỏi thánh đường, sinh viên có cơ hội
tham quan, trải nghiệm về cuộc sống, nét văn hóa,
sinh hoạt, lao động, đời sống cộng đồng của đồng bào
Chăm tại làng Chăm Đa Phước.
7 - Lăng Thoại Phường Núi Sam, - Thăm viếng điểm hành hương, thắp hương cầu
Ngọc Hầu thành phố Châu nguyện.
Đốc, tỉnh An Giang

4
- Miếu Bà - Lắng nghe giới thiệu, những tích truyện về điểm
Chúa Xứ núi hành hương qua giảng viên hướng dẫn và sinh viên
Sam thuyết minh tại điểm.
- Chùa Tây - Khảo sát kiến trúc, không gian, các dịch vụ du
An khách có mặt tại điểm.
8 Ăn tối - Lưu Tân Lộ Kiều - Dùng điểm tâm tối tại nhà hàng.
trú tại Nhà Lương, Khóm 8, - Khảo sát, đánh giá chất lượng và phục vụ bữa ăn.
hàng, Khách Phường Châu Phú - Khảo sát chất lượng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ buồng
sạn Đông A, thành phố Châu phòng tại khách sạn.
Nam Đốc, tỉnh An Giang - Quan sát nhận dạng nghiệp vụ chuyên ngành có liên
quan đến nhà hàng khách sạn.
- Đánh giá tổng quan về chất lượng dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn lưu trú.
- Khám phá, trải nghiệm, khảo sát các loại hình dịch
vụ ăn uống, giải trí về đêm tại Châu Đốc.
- Qua đêm tại khách sạn.
9 Buffet sáng Tân Lộ Kiều - Dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng khách sạn Đông
Nhà hàng Lương, Khóm 8, Nam.
Khách sạn Phường Châu Phú - Trải nghiệm hình thức dịch vụ ăn uống: Buffet.
Đông Nam A, thành phố Châu - Khảo sát, đánh giá chất lượng món ăn và phục vụ.
Đốc, tỉnh An Giang - Check-out trả phòng và tiến hành di chuyển đến địa
điểm tiếp theo.
10 Rừng Tràm Xã Văn Giáo, - Giới thiệu tuyến điểm du lịch, thuyết minh và hoạt
Trà Sư huyện Tịnh Biên, náo trên xe.
tỉnh An Giang - Tham quan, trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái,
các dịch vụ di chuyển, ăn uống, phục vụ du khách có
tại điểm đến.
- Khảo sát môi trường sinh thái, nhận diện các tài
nguyên du lịch tự nhiên, tìm hiểu hiện trạng hoạt
động tại điểm.
- Đánh giá chất lượng loại hình sản phẩm du lịch, cơ
sở hạ tầng, môi trường cảnh quan và chất lượng các
dịch vụ phục vụ tại điểm.
11 Chùa Prey Đường Trần Hưng - Lắng nghe thuyết minh, giới thiệu điểm đến từ
Veng Đạo, huyện Tri giảng viên hướng dẫn và sinh viên tại điểm.
Tôn, tỉnh An Giang - Tìm hiểu, tích lũy kiến thức, khám phá nét đẹp tín
ngưỡng tôn giáo phật giáo Nam tông, kiến trúc Chùa
Khmer, đời sống, văn hóa, tập tục dân tộc Khmer.
12 Nhà Hàng, Số 19, Nguyễn Văn - Dùng điểm tâm trưa tại nhà hàng.
khách sạn Cưng, thành phố - Khảo sát cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, phục vụ
Long Xuyên về dịch vụ ăn uống.

5
Long Xuyên, tỉnh - Quan sát nhận dạng nghiệp vụ chuyên ngành có liên
An Giang quan đến nhà hàng khách sạn: Nhận diện cách thức
bày trí bàn tiệc, kháng phòng, bố cục thực đơn, phục
vụ du khách.
- Đánh giá tổng quan chất lượng trải nghiệm. Đồng
thời tiến hành so sánh chất lượng trải nghiệm, dịch
vụ với các nhà hàng đã dừng chân.
13 Thiền viện Ấp Nhơn Mỹ, xã - Thăm viếng điểm hành hương, thắp hương cầu
Trúc lâm Mỹ Khánh, huyện nguyện.
Phương Phong Điền, thành - Lắng nghe giới thiệu, những tích truyện về điểm
Nam phố Cần Thơ hành hương qua giảng viên hướng dẫn và sinh viên
thuyết minh tại điểm.
- Khảo sát kiến trúc, không gian, các dịch vụ du
khách có mặt tại điểm.
14 Nhà Hàng Đường Hai Bà - Thưởng thức buổi tối trên Du thuyền.
Du Thuyền Trưng, phường Tân - Trải nghiệm, khảo sát dịch vụ ăn uống, giải trí cho
Cần Thơ An, quận Ninh du khách trên sông.
Kiều, thành phố - Khám phá, trải nghiệm, khảo sát các loại hình dịch
Cần Thơ vụ ăn uống, giải trí về đêm tại Cần Thơ.
- Ghi nhận những điểm đặc biệt thu hút, tích cực và
cả tiêu cực tại loại hình dịch vụ ăn uống mới.
15 Khách sạn Số 141 Trần Văn - Lưu trú tại khách sạn.
Đông Hà Khéo, phường Cái - Khảo sát tự do, nhận diện các hoạt động, dịch vụ tại
Fortuneland Khế, quận Ninh nhà hàng khách sạn 4 sao.
Kiều, thành phố - Quan sát nhận dạng nghiệp vụ chuyên ngành có liên
Cần Thơ quan đến nhà hàng khách sạn.
- Đánh giá tổng quan kết quả so sánh trải nghiệm lưu
trú tại hai khách sạn: Đông Nam và Đông Hà tại hai
địa điểm khác nhau.
16 Chợ nổi Cái 95 Ngô Quyền, Lê - Giới thiệu điểm du lịch, thuyết minh, hoạt náo trên
Răng Bình, Cái Răng, xe.
thành phố Cần Thơ - Trải nghiệm loại hình dịch vụ di chuyển bằng
đường thủy đến với điểm du lịch.
- Lắng nghe thuyết minh từ giảng viên hướng dẫn và
sinh viên tại điểm.
- Trải nghiệm, tham quan khảo sát, nhận diện loại
hình sản phẩm du lịch trên sông.
- Khám phá nét đặc trưng của Chợ Nổi, tham quan,
mua sắm tìm hiểu về các nghề truyền thống của
người dân địa phương: làm hủ tiếu, kẹo dừa,..

6
- Khảo sát môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ
buôn bán, không gian văn hóa nổi bật.
17 Buffet sáng Số 141 Trần Văn - Dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng khách sạn Đông
tại Đông Hà Khéo, phường Cái Nam.
Fortuneland Khế, quận Ninh - Trải nghiệm hình thức dịch vụ ăn uống: Buffet.
Kiều, thành phố - Khảo sát, đánh giá chất lượng món ăn và phục vụ.
Cần Thơ - Tiến hành ghi nhận và đưa ra so sánh tổng quan về
dịch vụ ăn uống với cùng loại hình Buffet tại hai nhà
hàng mang hai chất lượng đẳng cấp sao khác nhau.
- Check-out trả phòng và tiến hành di chuyển đến địa
điểm tiếp theo.
18 Lò cốm Cửu Ấp Hòa Quí, xã - Tìm hiểu về nét sinh hoạt của cộng đồng dân cư
Long Hòa Ninh, huyện sống tại Cù lao.
Long Hồ, tỉnh Vĩnh - Tìm hiểu, trải nghiệm khám phá về quy trình làm
Long cốm, kẹo dừa, hoạt động phục vụ, dịch vụ buôn bán
tại điểm.
- Khảo sát cảnh quan, môi trường du lịch.
- Lắng nghe thuyết minh tại điểm để hiểu hơn nét sinh
hoạt, sản xuất tại cộng đồng địa phương.
19 Út Trinh Ấp Hòa Quý, xã - Dùng điểm tâm trưa tại Út Trinh Homestay.
Homestay Hòa Ninh, huyện - Đồng thời tham gia vào các hoạt động đậm chất nét
Long Hồ, tỉnh Vĩnh văn hóa miền tây như: Đổ bánh xèo, văn nghệ Đờn
Long ca tài tử, tham quan vườn trái cây.
- Khảo sát, nhận diện mô hình lưu trú, các hệ thống
cơ sở hạ tầng, buồng phòng.
- Khảo sát môi trường du lịch, cảnh quan sinh thái
điểm, tiếp cận thực tế tổng hòa môi trường du lịch
mở tổng hợp: ăn uống, lưu trú, sinh hoạt đời sống
cộng đồng văn hóa sông nước miền tây.
- Kết thúc điểm, di chuyển ra về tại điểm cuối hành
trình.
20 Chợ nổi Cái Thị trấn Cái Bè, - Khám phá những câu chuyện và đời sống dân cư,
Bè huyện Cái Bè, tỉnh sinh hoạt, nét đẹp văn hóa miền tây tại Cù lao An
Tiền Giang Bình qua hướng dẫn viên và giảng viên hướng dẫn
trên tuyến hành trình đến Chợ Nổi Cái Bè - điểm cuối
hành trình.
- Đánh giá - So sánh tổng quan về quy mô, môi
trường, hiện trạng hoạt động tại hai Chợ Nổi Cái
Răng và Cái Bè.
- Tổng kết chuyến hành trình khám phá Cù lao An
Bình. Gửi lời cảm ơn đến đoàn hướng dẫn.

7
- Kết thúc điểm. Trở về điểm xuất phát.

21 Trở về Điểm Tô Vĩnh Diện, - Tiến hành tập trung và di chuyển trở về điểm xuất
xuất phát Đông Hòa, Dĩ An, phát.
Bình Dương - Tổng kết hành trình, lắng nghe những suy nghĩ và
cảm nhận của sinh viên.
- Giảng viên trưởng xe tổng kết chuyến đi.
- Sinh viên tổng kết và trao tặng quà lưu niệm, thư
cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn trưởng xe.
- Kết thúc chuyến hành trình Thực tập thực tế cơ sở.

3. Nhận diện tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch thuộc tuyến hành trình
3.1. Tài nguyên du lịch
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Cù lao An Bình
Cù lao An Bình là khu du lịch sinh thái Vĩnh long miệt vườn đậm chất Nam Bộ. Đây là
vùng có đất đai trù phú, màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, trái cây, khí hậu trong lành. Ở
đây nổi tiếng với những vườn trái cây bạt ngàn, trĩu quả, mùa nào thức nấy, đến đây ta có thể tự
hái và thưởng thức các loại trái cây tại nhà vườn. Sự đa dạng và phong phú của cây trái đã tạo
nên một điểm đặc trưng cho cù lao An Bình, bởi vậy rất thích hợp cho loại hình du lịch thư giãn,
tham quan, nghỉ dưỡng.

Hình 1. Nhà dừa trên Cù lao An Bình Hình 2. Sinh viên trải nghiệm đổ bánh xèo hến tại
Út Trinh homestay

* Rừng tràm Trà Sư


Rừng tràm Trà Sư là một trong những vùng đất ngập nước nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu
Long, thuộc vùng ngập lũ sâu của vùng tứ giác Long Xuyên. Với diện tích 845 ha, phần lớn loài
cây ở đây là tràm, ngoài ra đây còn đa dạng với nhiều loài động vật và thực vật cho nên tại rừng

8
tràm Trà Sư đã được thành lập khu bảo vệ cảnh quan để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và
phục vụ nghiên cứu bảo tồn môi trường. Ở đây được khai thác du lịch hiệu quả và bảo vệ được
cảnh quan như sử dụng các nguyên liệu gần gũi với môi trường, có thùng rác trên đường tham
quan,… Đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến đi du lịch sinh thái.

Hình 3. Rừng tràm Trà Sư Hình 4. Các công trình xây dựng phục Hình 5. Rừng tràm Trà Sư nhìn từ
vụ phim "Đất rừng phương Nam" tháp cao

3.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa


* Thánh đường Hồi giáo Masjid Al Ehsan
Thánh đường Hồi Giáo An Giang đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc
Chăm Pa theo đạo Hồi từ ngàn đời. Đây không chỉ là một biểu tượng tôn giáo, nơi sinh hoạt tâm
linh, tín ngưỡng của người dân đạo Hồi trong vùng mà còn là địa điểm tham quan đặc sắc thu
hút đông đảo các tín đồ đam mê du lịch tìm đến hằng năm.

Hình 6. Kiến trúc tổng thể Thánh đường Hình 7. Cổng vào khu vực nghĩa trang

* Lăng Thoại Ngọc Hầu


Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc khá đồ sộ có sự kết hợp hài hòa trong bố
cục với khu vực núi Sam cũng là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu thời phong kiến và là một di
tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Khuôn viên lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu

9
(một trong những người có công khai phá bờ cõi, mở rộng vùng Châu Thổ sông Cửu Long nói
chung và Châu Đốc nói riêng). Điểm tham quan này để lại ấn tượng sâu sắc với du khách qua
các tour du lịch Châu Đốc bởi lối kiến trúc và những giá trị văn hoá của nó.
* Miếu Bà Chúa Xứ
An Giang là vùng đất hội tụ của nhiều tín ngưỡng dân gian độc đáo, trong đó có tín ngưỡng
thờ bà chúa Xứ. Miếu thờ bà chúa Xứ Núi Sam gắn liền với lễ hội vía Bà được nhiều người biết
đến. Nơi đây, từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương quen thuộc của đông đảo người dân Nam
bộ và cũng là điểm đến tham quan nổi tiếng của khách trong và ngoài nước. Hiện nay, miếu bà
chúa Xứ Núi Sam đã và đang được khai thác như một sản phẩm du lịch độc đáo. Miếu Bà Chúa
Xứ núi Sam được biết đến bởi sự tâm linh và ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ những di tích vật thể đến
những giai thoại được truyền miệng gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngoài
ra Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam còn là một trong những công trình tôn giáo, văn hóa tôn nghiêm.
* Chùa Tây An
Với nhiều nhà nghiên cứu, chùa Tây An (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) là biểu tượng
điển hình của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa vật chất Việt- Khmer và Chăm Islam trên địa bàn
An Giang, cũng là một trong rất ít ngôi chùa Phật giáo Bắc tông cổ ở Nam Bộ. Kiến trúc chùa
Tây An là sự dung hợp ba luồng văn hóa Việt - Khmer- Chăm qua tay nghề của những nghệ nhân
đương thời, thể hiện sự tiếp nhận hữu thức hay vô thức trong quá trình tổng hợp các biểu tượng
tôn giáo để hình thành nên biểu tượng văn hóa hợp thể Việt - Khmer – Chăm.

Hình 8. Cổng chính Lăng Thoại Ngọc Hầu Hình 9. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam về đêm Hình 10. Lối vào chánh điện chùa
Tây An

* Chùa Prey Veng


Chùa Prey Veng là địa điểm tâm linh được nhiều tín đồ Phật giáo tìm đến khi du lịch An
Giang. Đây là ngôi chùa tồn tại ở Tri Tôn trên 30 năm với kiến trúc độc đáo, mang đậm sắc màu

10
Phật giáo Nam Tông. Chùa có khuôn viên tương đối rộng với những ngọn tháp màu vàng, cam
rực rỡ. Đây là một nét đặc trưng thường thấy của những ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông tại
khu vực Tri Tôn, An Giang.
* Thiền viện Trúc lâm Phương Nam
Theo tài liệu nghiên cứu được biết, Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng
Trần Nhân Tông – vị vua đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm
lược. Thiền viện Trúc lâm Phương Nam mang đậm kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Đây là
một nét đặc trưng rất rõ trong kiến trúc xây dựng của các ngôi Thiền viện ở Việt Nam. Có thể
nói Thiền viện Trúc lâm Phương Nam được xem là một trong những công trình nghệ thuật độc
đáo nhất của xứ Tây Đô.

Hình 11. Lầu chuông trong Thiền viện Hình 12. Sân giữa chánh điện

* Chợ nổi Cái Răng


Chợ nổi với lịch sử hình thành hơn 100 năm. Cùng với những giá trị văn hóa và kinh tế
chính là điểm nhấn của du lịch miền Tây. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông
nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước.
Với những giá trị đặc sắc về văn hóa và kinh tế của chợ nổi Cái Răng, Tạp chí du lịch Rough
Guide (Anh) đã bình chọn Chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, mô
tả là điểm đặc biệt lạ mắt với các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.

11
Hình 13. Văn hóa ẩm thực đặc sắc trên sông Hình 14. Cổng chào và tạm biệt quen thuộc

* Chợ nổi Cái Bè


Chợ nổi Cái Bè mang nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, là địa điểm du
lịch hấp dẫn. Ngày nay, do nhu cầu của người dân, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang không chỉ buôn
bán trái cây hay các loại nông phẩm, mà còn cả các món ăn, nước uống, điểm tâm sáng: bánh
ướt, hủ tiếu, cháo lòng, cà phê, trà đá… So với chợ nổi Cái Răng thì chợ nổi Cái Bè vẫn còn lưu
giữ được nhiều nét văn hoá đặc sắc của loại hình chợ đặc biệt này, nó dường như ít bị thương
mại hoá hơn chợ nổi Cái Răng.
* Cơ sở sản xuất lò gạch ngói gốm - Tân Vĩnh Hưng
Đây là một trong những cơ sở làm gốm nổi tiếng ở Vĩnh Long. Cơ sở sản xuất lò gạch gốm
– Tân Vĩnh Hưng là một trong những cơ sở còn tồn tại và sản xuất gốm. Đến đây du khách sẽ
được chiêm ngưỡng các công đoạn, quy trình làm gốm của các thợ nghề. Những cơ sở làm gốm
này sản xuất các mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài. Ta sẽ thấy được nét đặc trưng của gốm
Vĩnh Long rất khác so với những nơi làm gốm khác và cảm nhận được không khí làng nghề nơi
đây.
* Lò cốm Cửu Long
Đây là cơ sở sản xuất cốm nằm trong khu du lịch cù lao An Bình. Du khách có thể tham
quan trải nghiệm quy trình làm kẹo dừa, làm bánh cốm truyền thống ở đây. Ta không những tận
mắt tham quan quy trình sản xuất thủ công mà còn có thể thực hành làm và thưởng thức ngay
thành quả của mình. Trước khi ra về ta còn có thể mua những món quà lưu niệm được làm thủ
công để làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

12
3.2. Sản phẩm du lịch
Loại Sản phẩm Điểm đến Các dịch vụ, hàng hóa du lịch (được trải nghiệm
hình du lịch trong chuyến đi ) và một số yếu tố khác cấu
thành sản phẩm du lịch
Du lịch Viếng thăm - Lăng Thoại - Thăm viếng điểm hành hương, thắp hương cầu
văn hóa và tìm hiểu Ngọc Hầu nguyện.
tâm linh quần thể di - Giới thiệu, thuyết minh những tích truyện về
tích núi Sam - Miếu Bà Chúa điểm hành hương (tương ứng với từng điểm đến).
(An Giang) Xứ núi Sam - Tham quan tự do kiến trúc, không gian,… xung
quanh các điểm hành hương.
- Tây An cổ tự - Lối kiến trúc độc đáo:
+ Lăng Thoại Ngọc Hầu: theo lối kiến trúc thời
nhà Nguyễn
+ Miếu Bà Chúa Xứ: theo kiểu chữ “Quốc”, kết
hợp giữa kiến trúc cổ kính và hiện đại và màu sắc
dân tộc
+ Tây An cổ tự: phong cách nghệ thuật Ấn Độ và
nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ
Việt Nam
- Các đặc sản của tỉnh, các mặt hàng phục vụ nhu
cầu hành hương, hàng lưu niệm, quán ăn… được
bày bán dọc 2 bên đường đi lên.
- Cơ sở lưu trú tương đối gần quần thể di tích
(Khách sạn Đông Nam, Hoàng Đức): khoảng 10p
di chuyển.
- Khoảng cách giữa các điểm hành hương gần
nhau, thuận lợi cho việc di chuyển.
- Đường di chuyển đến các điểm hành hương được
trải bê tông, thuận lợi cho cả xe 2 bánh hoặc 4 bánh
- Miễn phí vé vào quần thể di tích núi Sam.
Viếng thăm Thiền viện - Thăm viếng Thiền viện Trúc lâm Phương Nam,
và tìm hiểu Trúc lâm thắp hương cầu nguyện.
Thiền viện Phương Nam - Nghe giới thiệu, thuyết minh về Thiền viện (lịch
Trúc lâm sử, ý nghĩa các tượng Phật, ý nghĩa cách thiết kế
Phương lối kiến trúc...)
Nam (Cần - Tham quan tự do kiến trúc, không gian xung
Thơ) quanh Thiền viện.
- Kiến trúc phỏng theo thời Lý – Trần
- Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng
15km, có thể đến Thiền viện bằng xe 2 bánh hoặc
4 bánh

13
Du lịch Khám phá Rừng Tràm Trà - Hệ sinh thái đất ngập nước; sinh cảnh rừng tràm
sinh thái Rừng Tràm Sư ngập nước; sinh cảnh kênh, mương và các loài thực
Trà Sư (An vật tràm, sen, súng, bèo; các loài chim nước,…
Giang) - Nghe thuyết minh về Rừng Tràm Trà Sư
- Di chuyển vào Rừng Tràm Trà Sư bằng xuồng
máy (tắc ráng) và quan sát thiên nhiên dọc theo
chuyến đi.
- Các làng nghề nuôi ong mật
- Dịch vụ ăn uống đa dạng từ nhà hàng đến các
gian hàng nhỏ (bán bánh bò, nước thốt nốt,…)
- Không có phương tiện công cộng để đến Rừng
Tràm Trà Sư nên có thể di chuyển đến đây bằng
phương tiện cá nhân (xe 2 bánh hoặc 4 bánh )
- Vé vào cổng: 100.000vnđ/người và các dịch vụ
trả tiền vé khác (di chuyển bằng xuồng máy, quan
sát bằng kính viễn vọng…)
Trải nghiệm - Cơ Sở Sản - Nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên
du lịch dọc Xuất Gạch - Hệ thống sông ngòi chằng chịt
theo Cù Lao Ngói – Gốm - Nhiều di tích lịch sử văn hóa và các điểm tham
An Bình quan
- Lò cốm Cửu - Tìm hiểu các công đoạn sản xuất gốm, và quy
Long trình làm cốm, kẹo dừa
- Thưởng thức và mua cốm, kẹo dừa, đồ lưu niệm
- Út Trinh tại Lò cốm Cửu Long
Homestay - Di chuyển bằng tàu du lịch và nghe thuyết minh
từ hướng dẫn viên dọc chuyến đi
- Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú (Út Trinh
Homestay) gần gũi, các món ăn đậm chất miền
Tây, thiết kế không gian hòa mình với thiên nhiên.
Du lịch Trải nghiệm Chợ Nổi Cái - Nằm ở hạ lưu sông Cần Thơ
sông văn hóa Răng - Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km,
nước miền Tây thuận lợi cho việc tìm các cơ sở ăn uống và lưu trú
sông nước (Đông Hà Fortuneland)
- Di chuyển trên chợ nổi Cái Răng bằng tàu du lịch
(theo đoàn)
- Nghe thuyết minh về chợ nổi Cái Răng (hình thức
bán hàng, ý nghĩa các cây “bẹo” trên trên ghe…)
- Hình thức mua bán và thưởng thức đồ ăn/nước
uống/trái cây,… trực tiếp trên tàu
- Các cơ sở làm hủ tiếu truyền thống thủ công và
phục vụ mua sắm (kẹo dừa, hủ tiếu, cốm, khô…)
ngay trên sông

14
3.3. Quy trình và chất lượng dịch vụ tại điểm đến
* Mekong Reststop - Tiền Giang
Không gian: rộng rãi, mát mẻ, thoáng đãng, vô cùng nhiều cây xanh, hoa và các tiểu cảnh
được đầu tư kỹ lưỡng (như cầu khỉ, ao sen, ao súng, hồ nước nhỏ…)→ Tạo nên một khung cảnh
rất giống với vùng quê miền Tây sông nước thu nhỏ.
Khu vực bếp: mở, có bồn chứa nguyên liệu tươi sống, vô cùng vệ sinh.
Cơ sở vật chất, hạ tầng: hiện đại, khoảng cách giữa các bàn rộng rãi thuận tiện di chuyển,
sân trước rộng thuận lợi cho việc đậu đỗ các loại xe ô tô xe du lịch.
Trước khi lên món: cách ghi món cho đoàn còn thiếu chuyên nghiệp, nhân viên đều loay
hoanh gọi món không theo trật tự và dẫn đến trình trạng khách đến trước có sau khách đến sau,
gọi món đến tận 4-5 lần mới nhận được.
Chất lượng bữa ăn: tương đối tốt và đồ ăn lên khá nhanh.
Nhân viên phục vụ có đồng phục đẹp mắt, thái đồ hòa nhã, thân thiện và sẵn sàng giải đáp
thắc mắc. Tuy nhiên ở bộ phận lễ tân làm việc chưa tốt: thờ ơ và đùa giỡn cả khi khách vừa vào
lẫn khi ra về.
Giá các loại dịch vụ chính: Đoàn được lựa chọn giữa bánh canh, hủ tiếu và cơm tấm. Dùng
cùng đá chanh, lipton, nước ngọt. Nhìn chung món ăn ổn, phần ăn giá giao động từ 80.000đ trở
nên thì khá hợp lý với một điểm dừng chân có không gian đẹp.
Bảo vệ môi trường: có sử dụng bao bì giấy cho các dụng cụ ăn uống. Đồng thời thùng rác
được trang bị tương đối nhiều và vị trí thuận tiện.
* Trạm dừng chân Út Thẳng - Đồng Tháp
Bày trí đơn giản, không có các trang trí mà chỉ đơn giản là từng khu vệ sinh, mua bán, ăn
uống liên tiếp nhau.
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: hiện đại, mới mẻ, một vài điểm như nhà vệ sinh, bậc tam cấp
vẫn còn đang trong quá trình tu sửa và nâng cấp gây khó khăn có việc đi lại.
Vệ sinh: khu nhà vệ sinh rất nhiều phòng vệ sinh, nhưng cả bên ngoài sảnh chờ lẫn trong
phòng vệ sinh đều quá bẩn, không có người dọn dẹp, nhà vệ sinh có mùi hôi khá nặng và khó
chịu.
Chất lượng phục vụ: Nhân viên có trang phục với màu sắc nổi bật, ý nghĩa (màu hồng tượng
trưng cho vùng đất sen hồng - Đồng Tháp).

15
Giá các loại dịch vụ chính: Khu vực ăn uống: các món ăn tương đối đa dạng, đậm chất miền
Tây đồng thời giá cả cũng không quá(dao động từ 30.000 đến 350.000dd) so với các trạm dừng
chân khác. Giá có phần thấp hơn so với Mekong Reststop.
Các loại dịch vụ bổ trợ: Quầy đặc sản: giá của các sản phẩm không quá cao, nem chả chỉ
dao động từ 30.000 đến 180.000đ cho một hộp, một chục, một ký. Mắm cũng tương tự, giá không
quá cao, chỉ từ 40.000 đến 180.000đ.
* Nhà hàng, khách sạn Đông Xuyên - TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Không gian: sang trọng, sức chứa lớn và có cả sân khấu dùng để phục vụ cho tiệc cưới,
cơm đoàn du lịch, hội nghị – hội thảo… Tuy không gian nhà hàng là không gian kín nhưng được
trang bị rất nhiều cửa sổ để nhìn cảnh quan bên ngoài tạo cảm giác không gian rộng hơn và
thoáng đãng.
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: hiện đại, đầy đủ, có hầm để xe nhưng không quá rộng, đôi
lúc phải để phía trước khách sạn, đối với xe du lịch thì hoàn toàn phải để bên ngoài.
Vệ sinh: Dụng cụ ăn uống được bọc giấy kĩ càng. Nhà vệ sinh sạch sẽ có tấm bình phong
che trước cửa đảm bảo vệ sinh và tế nhị. Nhà vệ sinh không có mùi hôi, số lượng phòng cũng
tương đối, không quá ít.
Chất lượng bữa ăn: đồ ăn ngon, các món ăn đều là món ăn gia đình thường ngày của người
miền Tây.
Nhân viên phục vụ: đồng phục trắng đen, nhiệt tình, tương đối chủ động trong việc chăm
thêm đá, nước. Nhân viên lễ tân ở sảnh luôn cúi chào, hướng dẫn vị trí khi hành khách vừa đến
và trước khi hành khách ra về.
Các loại dịch vụ bổ trợ: nhà hàng và khách sạn thì Đông Xuyên còn cung cấp các loại dịch
vụ massage, karaoke…
* Lưu trú Khách sạn Đông Nam - TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang
Khu vực tiền sảnh tương đối nhỏ, nhưng được trang bị đầy đủ bàn ghế, cây cảnh trang trí…
Đến với khu vực phòng thì tương đối rộng rãi, hầu như phòng nào cũng đều có cửa sổ to hoặc có
cả ban công tảo cảm giác thoáng đãng không ngột ngạt.
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: đầy đủ các trang thiết bị tuy nhiên các vật dụng đã có phần
hơi cũ và lỗi thời. Thang máy chỉ có 1 thang máy duy nhất, tương đối nhỏ, gây nhiều khó khăn
và bất tiện.

16
Quy trình phục vụ: Quy trình check-in và check-out đều diễn ra rất nhanh chóng. Loại trừ
thời gian ổn định ra thì chỉ mất tầm 10-15 phút là mọi người đều có phòng. Có sự chuẩn bị các
thẻ phòng được đặt từ trước để khi khách đến có thể dễ kiểm soát.
Chất lượng phục vụ: Nhân viên chào đón tận tình hỗ trợ việc sắp xếp, di chuyển vali, hướng
dẫn vị trí vào check in. Nhân viên lễ tân luôn tươi cười, quan tâm khách. Giải quyết các vấn đề
của khách hàng nhanh chóng. Sau khi thông báo tivi của phòng có vấn đề thì chỉ khoảng 5 phút
sau nhân viên đã lên kiểm tra và giải quyết. Các vật dụng trong phòng được trang bị đầy đủ,
không thiếu những món đồ ăn thiết.
Hình thức trình bày: quầy lễ tân nằm ngay cửa, thuận tiện cho việc kiểm soát cũng như dễ
dàng cho khách biết quầy check-in check-out. Khu vực phòng các vật dụng cá nhân được để ngay
ngắn, ngăn nắp.
Các loại dịch vụ hỗ trợ: như hội trường, nhà hàng.
* Ăn tối tại Nhà hàng - Khách sạn Đông Nam
Không gian: Rộng rãi, được chia làm hai khu ăn uống. Ấm cúng với tông màu và ánh đèn
vàng. Sang trọng với nhiều bức tranh trang trí và cây cảnh.
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: hiện đại nhưng một vài tiểu cảnh trang trí như tranh, tủ trưng
bày có phần hơi cũ, xuống cấp.
Quy trình phục vụ: chuyên nghiệp, bàn đủ người sẽ bắt đầu lên món ăn.
Chất lượng phục vụ: Nhân viên có sự linh hoạt, chủ động, thân thiện. Món ăn đa dạng, nhà
hàng còn tặng thêm cho đoàn, chất lượng đồ ăn ngon, vừa miệng, nhiều món ăn đặc trưng của
vùng sông nước.
Hình thức trình bày: gọn gàng, theo chuẩn nhà hàng, có sử dụng bao giấy cho dụng cụ ăn
uống.
* Buffet sáng tại Nhà hàng - Khách sạn Đông Nam
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: Quầy buffet với dụng cụ hiện đại. Tuy nhiên lối đi và khoảng
cách khá hẹp, không chia từng khu vực rõ ràng dẫn tới tình trạng mọi người đều tập trung rất
đông vào một khu.
Quy trình phục vụ: Thực hiện kiểm soát bằng phiếu ăn đã được đưa khi nhận phòng. Món
ăn được lên liên tục.

17
Chất lượng phục vụ: Nhân viên có sự linh hoạt, chủ động, thân thiện. Món ăn tương đối đa
dạng, mỗi món đều ngon, vừa miệng.
Hình thức trình bày: đồ ăn được chia theo từng khu vực khác nhau: khu vực nước, món
chính, món phụ, tráng miệng, dụng cụ ăn uống và cuối cùng là khu vực để dụng cụ ăn uống đã
qua sử dụng. Nhìn chung, cách trình bày theo một dãy dễ nắm bắt, không bị lẫn lộn.
* Rừng tràm Trà Sư – Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Khi đến Rừng Tràm Trà Sư du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp kì vĩ của
một không gian rừng tràm xanh mát, tận hưởng bầu không khí trong lành và thoáng đãng
Du khách được nhân viên du lịch tại điểm, đưa vào trung tâm với thuyền máy, trong suốt
chặng hành trình, du khách được tận mắt ngắm nhìn rừng tràm đổ bóng hai bên, các loài chim
nước, động vật xuất hiện.
Tuy là điểm đến du lịch nổi tiếng, nhưng môi trường du lịch ở đây vô cùng sạch sẽ, không
gây cái nhìn tiêu cực cho khách du lịch khi nhắc về nhà vệ sinh “công cộng”.
Giá vé để vào Rừng Tràm Trà Sư vô cùng hợp lý, phù hợp phục vụ cho nhiều đối tượng
khách có thể đến đây tham quan. Đồng thời có nhiều ưu đãi cho đoàn giáo viên, học sinh, sinh
viên.
Các loại dịch vụ bổ trợ: bên cạnh là điểm tham quan tự nhiên Rừng tràm trà sư còn cung
cấp nhiều món ăn đặc sản của vùng sông nước, cùng với đó là những sản phẩm thiên nhiên như
dầu tràm, mật ong…Đồng thời đây còn là nơi thích hợp cho các tín đồ đam mê chụp ảnh.
* Nhà hàng - khách sạn Long Xuyên
Không gian: được xây dựng rộng rãi, lộng lẫy và đầy sự trang trọng.
Cơ sở vật chất: Nhà hàng Khách sạn trang bị nhiều bàn tiệc, ngăn cách thành các khu vực
ăn riêng.
Quy trình phục vụ: Nhà hàng sẽ lên món liên tục và sau khi dùng bữa, được dọn dẹp các
dĩa hoặc thức ăn thừa. Sau khi dùng món, tất cả đều được dọn dẹp sạch sẽ và tất cả đảm bảo sự
hài lòng của du khách.
Chất lượng dịch vụ: Thực đơn phong phú, đa dạng, các món ăn được trang trí bắt mắt, đảm
bảo vệ sinh. Chất lượng phục vụ ở mức tốt, nhân viên phục vụ nhiệt tình, ân cần và lịch sự.
* Nhà hàng Du thuyền Cần Thơ

18
Không gian: Du thuyền được bố trí với nhiều tầng khu vực ăn uống, với nhiều bàn tiệc và
cả không gian giao lưu văn nghệ. Nhà hàng được thiết kế mang hơi hướng cổ điển pha lẫn nét
hiện đại của thời đại.
Cơ sở vật chất: Nhà hàng đảm bảo có sự ngăn cách các khu vực ăn uống tạo cảm giác riêng
tư, thoải mái. Nhà vệ sinh với các thiết bị cần thiết, tuy nhiên vì là không gian mở, nhưng đôi lúc
sẽ gây cảm giác không thoải mái và tự nhiên. Các thiết bị âm thanh phục vụ giao lưu văn nghệ
cũng được trang bị đầy đủ.
Quy trình phục vụ: khi một bàn đủ người thì nhân viên sẽ lên món và bắt đầu phục vụ, các
món ăn được cập nhật và dọn dẹp liên tục.
Chất lượng dịch vụ: các món ăn được chế biến hợp vệ sinh, trang trí nổi bật, mức giá hợp
lý. Thêm vào đó du khách sẽ được phục vụ và chìm đắm trong không gian âm nhạc văn hóa dân
tộc với đờn ca tài tử Nam Bộ, Bolero hay các bài hát vang danh một thời.
* Lưu trú - Buffet tại khách sạn Đông Hà Fortuneland
Không gian: được thiết kế sang trọng, hiện đại. Với kiến trúc phòng ngủ được trang bị đầy
đủ những nội thất.
Cơ sở vật chất: đầy đủ tiện nghi với danh hiệu khách sạn 4 sao. Khách sạn có 2 thang máy
chính và 1 thang máy nhỏ phụ.
Quy trình phục vụ: Quầy buffet lớn và đa dạng các món ăn, có sẵn đầu bếp đứng để chiên
trứng cho khách, đảm bảo đồ ăn nóng. Không gian ăn uống rộng rãi, sang trọng được chia thành
nhiều khu vực, phòng vip…
Chất lượng món ăn ngon, sạch sẽ, phù hợp khẩu vị với đa số thực khách. Đồ ăn, nước uống
luôn được mang lên thêm liên tục. Nhân viên phục vụ lẫn tiếp tân đều mang trang phục đồ vest
sang trọng, chuyên nghiệp, nhiệt tình, thân thiện, phục vụ chuyên nghiệp, đón tiếp vui vẻ, nhiệt
tình, hỗ trợ khách.
An ninh - trật tự: Bảo vệ, nhân viên an ninh làm việc liên tục 24/24, có hệ thống camera an
ninh được lắp đặt, bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm, hệ thống phòng cháy được trang bị đầy đủ.
Các loại dịch vụ bổ trợ: Dịch vụ khác: massage - spa, hồ bơi, gym đều đầy đủ đáp ứng nhu
cầu của du khách. Phòng tập gym thì khá nhỏ, chỉ đáp ứng được số lượng nhỏ du khách, hồ bơi
thì chưa được vệ sinh sạch sẽ ở phần nước hồ, đáy hồ…
* Chợ nổi Cái Răng

19
Cơ sở vật chất thuyền máy, xuồng: Dịch vụ thuyền, xuồng ghe, tham quan đều đảm bảo
được an toàn cho du khách bởi trang bị đồ cứu hộ, phao cứu sinh đầy đủ.
Thời gian lý tưởng nhất là từ 5 giờ đến 8 giờ sáng.
Dịch vụ vận chuyển: Tàu đưa khách từ bến Ninh Kiều đến tham quan chợ nổi Cái Răng.
Mức giá giao động từ 350.000 - 750.000đ/tàu tùy số lượng du khách.
Dịch vụ tham quan: du khách có thể ngắm bình minh trên sông, tận mắt được nhìn thấy đời
sống người dân miền sông nước, đặc biệt là mỗi chiếc ghe sẽ có cây bẹo để du khách biết được
loại hành mà mình buôn bán.
Dịch vụ ăn uống: Đa dạng, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của miền
sông nước Nam bộ trên ghe như: trái cây, cà phê, sữa đậu nành… Những hoạt động mua bán vô
cùng phong phú với các loại nông sản chủ yếu là khoai lang, củ sắn,...
Dịch vụ mua sắm tại điểm đến: Đến với chợ nổi Cái Răng khách du lịch có thể đến mua ở
những gian hàng bán quà lưu niệm, các món đặc sản của miền Tây như kẹo dừa, mứt, các loại
khô, trái cây đem về làm quà biếu cho gia đình, bạn bè.
* Út Trinh Homestay
Út Trinh Homestay là kiểu nhà cổ Nam Bộ, với ba gian truyền thống và nền lót gạch tàu
đặc trưng. Xung quanh homestay trồng rất nhiều rau, cây ăn quả để phục vụ cho du khách. Không
gian yên tĩnh, sự mát mẻ mang đậm chất miệt vườn Nam bộ mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu
cho du khách.
Các phòng được thiết kế rất đơn giản, kiến trúc hài hòa, cổ điển có sự pha trộn tuyệt vời
của các yếu tố nước, gỗ và đá. Các phòng rất rộng cùng với đó là phòng tắm lộ thiên ở phía sau
vườn các căn phòng cũng tạo điểm nhấn tạo nên điểm đặc biệt cho homestay.
Nhân viên phục vụ đồng phục bà bà gần gũi tạo cảm giác đúng chất nam bộ, miền quê, thái
độ vui vẻ, nhiệt tình, khá chuyên nghiệp.
Hoạt động lên món và dọn bàn khá nhanh. Khi đoàn đến, một số món ăn đã được dọn lên
sẵn nhưng không bị nguội lạnh khi ăn.
Các loại dịch vụ hỗ trợ: du khách lựa chọn đi bộ hoặc đi xe đạp dạo xung quanh để cảm
nhận được không khí trong lành, mát mẻ của cù lao.
* Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang

20
Chợ nổi Cái Bè Rộng vừa phải nằm ở khu vực ngã 3 sông giao với Bến Tre và Vĩnh Long
dọc theo Cù lao Tân Phong Tiền Giang, rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh
lân cận Đây là một trong các ba chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam bộ.
Dịch vụ ăn uống: Có nhiều mặt hàng ngon nổi tiếng như: bánh ướt, hủ tiếu, cháo lòng, bánh
canh, bún giò, cà phê… nhưng thay vì thưởng thức ở trên bờ, trong quán ăn thì du khách sẽ được
thưởng thức “nổi” ngay trên những chiếc thuyền, bè xuôi ngược.
Tuy nhiên, hiện nay chợ nổi Cái Bè không còn hoạt động tấp nập, đông đúc như trước nữa
bởi các yếu tố về kinh tế, xã hội, người dân chọn lên bờ tìm kiếm các công việc tốt hơn thay vì
tiếp tục các hoạt động buôn bán trên ghe thuyền.
4. Thảo luận
4.1. Những kiến thức và kỹ năng đã học được qua chuyến thực tập thực tế
4.1.1. Kiến thức
* Kiến thức về nhận diện và tiếp cận với các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa
Thánh đường Hồi giáo Masjid Al Ehsan: Tìm hiểu về các nguồn gốc của người Chăm, các
lễ hội, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh. Tìm hiểu về lịch sử, thành tựu của tôn giáo, của người
Chăm.
Lăng Thoại Ngọc Hầu: Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, lịch sử dựng nước và giữ nước.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam: Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng; quá trình hình thành, những ảnh
hưởng vào đời sống dân cư.
Chùa Tây An: Kiến trúc Phật giáo Bắc tông, văn hóa tín ngưỡng, quá trình hình thành tên
gọi và phát triển của chùa.
Rừng tràm Trà Sư: Tìm hiểu mô hình hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông
Hậu, hoạt động khai thác và phát triển du lịch tại đây.
Chùa Prey Veng: Vẻ đẹp rạng rỡ mang đậm sắc màu Phật giáo Nam Tông.
Thiền viện Trúc lâm Phương Nam: Kiến trúc kết cấu mái lợp ngói, các khung cột đều sử
dụng gỗ lim, tường gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu. Các bức tượng thờ được tạo tác từ
bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề, mỗi bức tượng đều toát lên vẻ thần thái riêng.
Cù lao An Bình: Tìm hiểu đặc trưng địa hình của vùng Tây Nam bộ, hệ thống rất nhiều
kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Trải nghiệm hoạt động tham quan trên ghe, nghe thuyết minh
về nếp sống dân cư, về hệ động thực vật phong phú, đa dạng.

21
Chợ nổi Cái Răng: Tìm hiểu loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Tham quan các cơ sở sản xuất và buôn bán quà lưu niệm, bánh kẹo, khô, mắm,…
Cơ sở sản xuất gạch ngói - gốm: Tìm hiểu quy trình, nét đẹp sản xuất, những khó khăn thực
tại, hiện trạng hoạt động của nghề làm gạch truyền thống
Lò cốm Cửu Long: Tìm hiểu, trải nghiệm khám phá về quy trình làm cốm, kẹo dừa, hoạt
động phục vụ, dịch vụ buôn bán tại điểm.
* Kiến thức về nhận diện và tiếp cận đến hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm dừng
chân
Mekong Reststop: Học hỏi cách bày trì, phục vụ món ăn, quy trình làm việc và phục vụ du
khách. Thành công trong việc xây dựng cảnh quan độc đáo, đậm chất Nam bộ phục vụ nhu cầu
tham quan, chụp ảnh của du khách.
Trạm dừng chân Út Thẳng: Bày bán cách đồ ăn thức uống đặc trưng của miền Tây giúp
hành khách có thể tiếp cận cũng như người dân kiếm thêm thu nhập.
* Kiến thức về quy trình phục vụ khách du lịch, khách đoàn tại các nhà hàng, khách sạn
Nhà hàng, khách sạn Đông Xuyên: Bàn ăn được sắp xếp chỉn chu: đũa, khăn giấy được đặt
cách dĩa và chén đúng khoảng cách nhất định, đũa được bọc giấy để đảm bảo vệ sinh, bàn ăn có
cả khăn khô và khăn ướt, các chén gia vị được để hợp lý. Phục vụ khá nhanh gọn.
Nhà hàng, khách sạn Đông Nam: Nhà hàng với sức chứa hơn 150 khách phục vụ điểm tâm
sáng tự chọn hơn 20 món ăn với thực đơn phong phú. Với không gian ấm cúng đáp ứng cho hành
khách có bữa ăn ngon với gia đình vào trưa và tối.
Nhà hàng, khách sạn Long Xuyên: Hệ thống phòng nghỉ chuẩn 3 sao được thiết kế sang
trọng, không gian thoải mái và đầy đủ tiện nghi. Vật dụng buồng phòng như khăn tắm, bàn chải,
kem đánh răng. Máy lạnh đầy đủ, không gian phòng ấm áp.
Nhà hàng du thuyền Cần Thơ: Ngoài việc thưởng thức món ngon và ngắm nhìn cảnh đẹp
của sông Hậu, du khách còn được thả hồn trong màn trình diễn đờn ca tài tử trên Nhà hàng du
thuyền Cần Thơ, tạo cho bữa ăn một sự tinh tế, dễ chịu.
* Kiến thức về tiếp cận dịch vụ lưu trú trung cấp và cao cấp tại các cơ sở lưu trú phục
vụ du lịch
Khách sạn Đông Nam: Quy trình phục vụ, quy trình xử lí buồng phòng, quy trình đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

22
Khách sạn Đông Hà Fortuneland: Dịch vụ hạng sang kết hợp với đa dạng dịch vụ khác phục
vụ khách hàng như hồ bơi, phòng tập gym,… Thái độ và cung cách phục vụ chuyên nghiệp, niềm
nở. Cơ sở vật chất buồng phòng đầy đủ, chất lượng.
* Kiến thức về loại hình lưu trú độc đáo trong hành trình tại Út Trinh Homestay
Cách khai thác và xây dựng loại hình du lịch homestay trên Cù lao An Bình. Nghe chia sẻ
quá trình phát triển công ty du lịch Mekong Travel. Trải nghiệm các hoạt động đậm chất nét văn
hóa miền tây như: đổ bánh xèo, văn nghệ Đờn ca tài tử, tham quan vườn trái cây giúp hành khánh
hòa mình vào thiên nhiên, văn hóa miền Tây.
4.1.2. Kỹ năng
Chuyến thực tập thực tế cơ sở miền Tây 3 ngày 2 đêm đã giúp nhiều sinh viên trong khoa
Du lịch K12 có thể phát huy và cải thiện những kỹ năng mềm cần thiết cho chính bản thân mình
và cần thiết cho cả ba chuyên ngành Quản trị Lữ hành, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, Hướng
dẫn du lịch.
Kỹ năng giao tiếp: Trong suốt chuyến hành trình, sinh viên tham gia không chỉ là người
lắng nghe mà còn là người truyền đạt kiến thức thông qua phần thuyết minh trên xe hoặc tại điểm
đến, trao đổi thông tin, ứng xử với thầy cô, bạn bè…, giúp sinh viên trau dồi kỹ năng giao tiếp
từ cách truyền đạt thông tin, cách khai thác thông tin từ các điểm đến.
Kỹ năng điều phối: Bao gồm những việc như điều phối công việc trước và trong chuyến
đi một cách mượt mà, hợp lý, nắm bắt tình huống chung của chuyến đi ở mỗi điểm đến. Kiểm
soát số lượng và các hoạt động của đoàn thực tập, tạo những hoạt động trên xe hoặc tại điểm đến.
Kỹ năng thuyết minh: Khi thuyết minh chúng ta cần tìm hiểu, trang bị đầy đủ kiến thức
về điểm đến,. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, thần thái tự tin, năng động và mang năng lượng
tích cực đến với du khách.
Kỹ năng hoạt náo: Tạo bầu không khí vui vẻ trên xe, hoạt động hoạt náo giúp kết nối các
thành viên trong đoàn, du khách kết nối với nhau, giúp chuyến đi mang năng lượng sôi động, vui
vẻ. Nhưng kỹ năng này đòi hỏi người hoạt náo phải là người có khả năng giao tiếp tốt, hoạt ngôn,
hài hước, tâm lý, biết cách thu hút đám đông.
Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình tham gia chuyến thực tập thực tế, sinh viên được
phân thành những nhóm khác nhau trên xe và phải cùng phối hợp với nhau để hoàn thành bài tập
nhóm một cách tốt nhất.

23
Kỹ năng quan sát, ghi chép, ghi nhớ: Trong quá trình di chuyến suốt chuyến đi chúng ta
phải trải qua rất nhiều cung đường khác nhau, tham quan nhiều điểm du lịch, tiếp nhận được
thêm nhiều kiến thức mới với khoảng thời gian khá hạn chế. Cho nên việc này đòi hỏi chúng ta
cần phải có khả năng quan sát, ghi chép kỹ càng tại điểm đến để làm tài liệu học tập về sau, có
thể dễ dàng học và ghi nhớ những kiến thức mới.
Kỹ năng ứng biến và xử lý tình huống: Bất cứ chuyến hành trình nào đều không thể tránh
khỏi những việc phát sinh ngoài ý muốn với vai trò của một người làm dịch vụ, đặc biệt là người
làm trong ngành du lịch cần phải trạng bị những kỹ năng cần thiết để có thể ứng biến với những
tình huống bất ngờ xảy ra, giữ một tinh thần vững chắc, bình tĩnh dự trù trước những rủi ro và
xây dựng những phương án dự phòng để có thể dễ dàng làm chủ được tình thế, giải quyết kịp
thời.
4.2. Những điểm yếu/hạn chế của các thành viên trong nhóm cần được khắc phục
STRENGTHS WEAKNESSES
- Có tinh thần, mong muốn tìm hiểu tất cả - Còn có sự chậm trễ trong việc tập trung di
những điểm đến trong chuyến hành trình, lắng chuyển đến những địa điểm;
nghe những bài thuyết minh của các bạn và - Lúng túng với những vấn đề xảy ra trong
quý thầy cô ngay tại điểm và cả trên xe; chuyến hành trình;
- Sẵn sàng giúp đỡ những bạn gặp khó khăn - Có sự rụt rè và ngại giao tiếp, có sự thiếu chủ
khi cùng tham gia chuyến thực tập thực tế; động trong việc tìm kiếm thông tin;
- Có sự tích cực trong quan sát, ghi chép dữ - Khả năng ngoại ngữ nhìn chung còn chưa tốt;
liệu nhật ký hành trình; - Khả năng thuyết trình, nói chuyện trước đám
- Tự giác, nhanh chóng tiếp thu những kiến đông vẫn chưa tốt;
thức cũ để bổ sung và điều chỉnh những điều - Thể trạng sức khỏe yếu trong quá trình đi
đã cũ hoặc là không còn phù hợp; tour; nhiều thành viên còn bị say xe; chưa
- Quản lý thời gian tương đối hợp lý. Tình tham gia sôi nổi các hoạt động trên xe;
trạng trễ giờ chung không diễn ra quá nhiều; - Thiếu sự tìm hiểu kỹ càng về điểm đến nên
- Mong muốn và luôn tìm hiểu cái mới, cái chưa cung cấp đầy đủ thông tin.
sáng tạo cho học tập và các công việc bên lề;
- Tinh thần trách nhiệm cao.
OPPORTUNITIES THREATS

24
- Quý Thầy/Cô dẫn đoàn có sự quan tâm, sâu - Nhiều điểm đến không còn giữ được nét bản
sát đến sinh viên; sắc văn hóa, quá trình tìm hiểu của sinh viên
- Quý Thầy phụ trách xe quan tâm, dành nhiều gặp nhiều khó khăn;
lời nhận xét, trao đổi nhiều thông tin có giá trị - Quá trình di chuyển đôi lúc gặp khó khăn;
cho sinh viên ở các điểm đến lẫn trên xe; ảnh hưởng đến tiến độ chung; làm khung thời
- Các điểm đến dành sự quan tâm, ưu ái, trao gian của hành trình bị thay đổi; nhiều sinh viên
đổi tích cực để sinh viên học hỏi; không kịp thích ứng;
- Các anh/chị hướng dẫn đoàn ở các điểm đến - Một vài vấn đề đột xuất chưa xử lý kịp dẫn
chuyên nghiệp, thân thiện; đến thay đổi lịch trình chuyến đi.

5. Kết luận
Nhìn chung, hành trình 3 ngày 2 đêm của sinh viên khóa 12, khoa Du lịch, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp.
Sinh viên đã có cơ hội quý báu để học tập, cọ xát và làm quen với môi trường du lịch năng động,
sáng tạo, hội nhập.
Sinh viên đã được tiếp cận với đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch tương đối đặc thù
của tiểu vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn được trải nghiệm dịch vụ trung
cấp và cao cấp tại các cơ sở lưu trú từ 3 đến 4 sao.
Đây chính là những điều kiện quan trọng để sinh viên làm quen và nhận diện được các điều
kiện chung, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các tuyến điểm
tham quan, các sản phẩm du lịch, trạm dừng chân cho du khách, điểm vui chơi giải trí...; tìm hiểu
các chủ trương, chính sách phát triển du lịch của các địa phương.
Du lịch đã có những bước phục hồi cơ bản sau khủng hoảng trầm trọng từ đại dịch Covid-
19 trong vài năm trở lại đây. Hoạt động kinh doanh du lịch đang trên đà sôi động trở lại bằng sự
vào cuộc tích cực của các bên liên quan, từ phía khách du lịch, đơn vị kinh doanh đến sự quản lý
của nhà nước. Sinh viên trong chuyến hành trình 3 ngày 2 đêm cũng đã nhìn nhận và đánh giá
được khả năng phục hồi đầy tích cực của ngành du lịch và hứa hẹn những thành công lớn cho
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

25
6. Tài liệu tham khảo
Kerg Lindberg & Donalde Hawkins. (1999). Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập
kế hoạch và quản lý. Hà Nội: NXB Môi trường.
Lê Huy Bá et al. (2006). Du lịch sinh thái (Ecotourism). Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
Luyến Nguyễn. (2018). Khám phá khu du lịch núi Sam Châu Đốc - An Giang. Truy cập tại
https://www.vntrip.vn/cam-nang/du-lich-nui-sam-59619.
Nguyễn Ngọc Minh, Ngô Thị Ngọc Thảo, Trần Quang Vy, Châu Xuân Quỳnh & Đặng
Huỳnh Anh. (2019). Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch sinh thái Rừng tràm
Trà Sư. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Văn Tuấn. (2013). Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát
triển. Truy cập từ: http://www.itdr.org.vn/vi/nghiencuutraodoi/726-du-lich-tam-linh-o-viet-nam-
thuctrang-va-dinh-huong-phat-trien.html.
Quang Minh. (2021). An Giang: Đưa rừng tràm Trà Sư thành một điểm du lịch đẳng cấp
quốc gia và quốc tế. Truy cập tại. https://www.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/home/xem-chi-
tiet/an-giang-dua-rung-tram-tra-su-tro-thanh-mot-diem-du-lich-dang-cap-quoc-gia-.
Tuyết Trịnh. (2022). Khám phá cù lao An Bình với không gian miệt vườn đậm chất miền
Tây. Truy cập tại https://mia.vn/cam-nang-du-lich/kham-pha-cu-lao-an-binh-voi-khong-gian-
miet-vuon-dam-chat-mien-tay-9714.
Viễn Nguyệt & Hoài Cát. (2021). Homestay Út Trinh và tấm lòng người cao tuổi. Truy cập
tại https://ngaymoionline.com.vn/homestay-ut-trinh-va-tam-long-voi-nguoi-cao-tuoi-
28207.html.
Võ Văn Thắng, Mai Thị Minh Thuy, Trần Xuân Hải, Nguyễn Thị Ngọc Thơ. (2017). Phát
triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang.

26
7. Phụ lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA DU LỊCH

Số: 01/BB-TTTTCS1-N1

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ 1 – NHÓM 10 LẦN 1

Thời gian bắt đầu: 16:00 ngày 24/12/2022.

Địa điểm: phòng C2-01, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM
(cơ sở Thủ Đức).

Thành phần tham dự: các thành viên nhóm 10 – xe 03.

Chủ trì (Chủ tọa): Trần Chí Nguyên.

Thư ký (người ghi biên bản): Lê Từ Đoan Trang.

Nội dung:

1. Triển khai và thông qua lịch trình hoạt động của hành trình 3 ngày 2 đêm.

2. Thống nhất một số nguyên tắc trên xe và các nguyên tắc làm việc nhóm trong chuyến
hành trình và sau chuyến hành trình.

3. Triển khai một số báo cáo sẽ thực hiện sau thời gian chuyến đi.

Cuộc họp kết thúc vào 16 giờ 30, ngày 24 tháng 12 năm 2022./.

THƯ KÝ CHỦ TỌA

Lê Từ Đoan Trang Trần Chí Nguyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA DU LỊCH

27
Số: 02/BB-TTTTCS1-N1

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ 1 – NHÓM 10 LẦN 2

Thời gian bắt đầu: 11:00 ngày 30/12/2022.

Địa điểm: phòng A1-03, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM
(cơ sở Thủ Đức).

Thành phần tham dự: các thành viên nhóm 10 – xe 03.

Chủ trì (Chủ tọa): Trần Chí Nguyên.

Thư ký (người ghi biên bản): Lê Từ Đoan Trang.

Nội dung:

1. Triển khai và tổng kết chuyến đi thực tập thực tế cơ sở 3 ngày 2 đêm.

2. Thông qua hoạt động sau chuyến đi

- Bài báo cáo nhóm

- Bài bài cáo cá nhân: Hãy giới thiệu một loại hình du lịch có thể được khai thác theo
tuyến hành trình của chuyến thực tập thực tế. Phân tích những lợi thế, hạn chế (nếu có) và những
điều cần lưu ý khác khi khai thác, phát triển loại hình du lịch trên.

3. Triển khai phân công nhiệm vụ cho các thành viên:

1. Phần mở đầu (Chí Nguyên)

2. Nhật ký hành trình

2.1. Sơ đồ cung đường (thời gian, tuyến, điểm, và khoảng cách) (Thu Huyền)

2.2. Những hoạt động chính đã trải qua trên hành trình (Đoan Trang)

3. Nhận diện tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch thuộc tuyến hành trình

3.1. Tài nguyên du lịch (Thu Thảo)

28
3.2. Sản phẩm du lịch (Xuân Phương)

3.3. Quy trình và chất lượng dịch vụ tại điểm đến (Hà Vy)

(Lưu ý: nội dung trình bày cần có hình ảnh minh họa do nhóm tự chụp)

4. Thảo luận

4.1. Những kiến thức và kỹ năng đã học được qua chuyến thực tập thực tế (Văn Nam,
Vĩnh Thái)

4.2. Những điểm yếu/hạn chế của các thành viên trong nhóm cần được khắc phục (Lê
Đào)

5. Kết luận (Chí Nguyên)

6. Tài liệu tham khảo

7. Phụ lục

- Biên bản làm việc nhóm (Đoan Trang)

4. Triển khai tiến độ công việc:

- 6/1 – 8/1: hoàn thành công việc được giao.

- 8/1 – 10/1: nhận xét, chỉnh sửa và phản hồi công việc được giao.

- 11/1: gửi bài báo cáo cá nhân.

- 12/1: tổng hợp bài báo cáo nhóm và báo cáo cá nhân.

- 13/1: nộp bài báo cáo.

Cuộc họp kết thúc vào 11 giờ 45, ngày 30 tháng 12 năm 2022./.

THƯ KÝ CHỦ TỌA

Lê Từ Đoan Trang Trần Chí Nguyên

29
PHẦN 2. BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
1. Trần Chí Nguyên – 2156180047 – Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch
sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư
1.1. Dẫn nhập
Mặc dù du lịch sinh thái mới thật sự phát triển từ những năm cuối của thế kỉ XX nhưng đã
và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của toàn xã hội vì tính ưu việt của nó so với các loại
hình du lịch khác về trách nhiệm đối với con người, thiên nhiên và môi trường (Nguyễn Trọng
Nhân và Lê Thông, 2011). Rừng tràm Trà Sư có sinh cảnh tự nhiên rộng lớn của vùng đồng bằng
sông Cửu Long bởi sở hữu hệ động, thực vật phong phú và nguồn thủy sinh vật đa dạng. Trên cơ
sở nghiên cứu, báo cáo khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức trong phát triển du lịch sinh thái; trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Rừng tràm Trà Sư trong thời gian tới.
1.2. Khái quát chung về du lịch sinh thái
Mô hình về phân loại du lịch của
Mieczkowski năm 1995 được xem là một trong ít
những định nghĩa thời kỳ đầu có đề cập đến khái
niệm du lịch sinh thái. Năm 1993, Lindberg và
Hawkins đã định nghĩa “du lịch sinh thái là loại
hình du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên,
là công cụ để bảo vệ môi trường”.
Hình 15. Mô hình phân loại loại hình du lịch Ở Việt Nam, năm 1999, tại Hội thảo về “Xây
(Mieczkowski, 1995).
dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái” đã định
nghĩa du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo
dục môi trường”. Trong Luật Du lịch 2017, “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo
dục về bảo vệ môi trường”. Nhìn chung, theo Nguyễn Trọng Nhân (2011), du lịch sinh thái có
bốn yếu tố cơ bản. Thứ nhất, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Thứ hai, có hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường. Thứ ba, có đóng góp tài chính cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên, môi
trường tại địa bàn. Thứ tư, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.
1.3. Tiềm năng và hiện trạng khai thác loại hình du lịch sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư

30
Tại Rừng tràm Trà Sư, tài nguyên tự nhiên kết hợp nền văn hóa bản địa tạo ra những sản
phẩm du lịch rất độc đáo, hấp dẫn (Trần Thanh Thảo Uyên, 2017). Hiện nay, Trà Sư đang khai
thác được khá nhiều loại hình du lịch để phục vụ du khách như: du lịch tham quan sinh cảnh
rừng tràm, vui chơi, giải trí, cắm trại; du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học; du lịch câu cá; du
lịch sinh thái kết hợp với khám phá nền văn hóa bản địa; du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.
Triển khai mô hình du lịch sinh thái từ năm 2005, cho đến nay rừng tràm Trà Sư ngày càng
thu hút được nhiều du khách đến tham quan du lịch và nghiên cứu. Năm 2017, lượng du khách
đến với rừng tràm Trà Sư đạt khoảng 130.000 lượt khách. Báo cáo gần nhất từ Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch An Giang năm 2022, lượng khách đến tham quan các điểm du lịch, khu vui chơi
giải trí trên địa bàn tỉnh từ ngày 30/01 đến 06/02/2022 (từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết)
ước đạt 740.000 lượt, trong đó có 30.000 lượt khách du lịch đến Rừng tràm Trà Sư.
Năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo
vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Để đưa Rừng tràm
Trà Sư trở thành điểm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế, năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt
“Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2021-2030”, trong đó coi trọng việc phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển bền vững.
1.4. Phân tích SWOT về khai thác du lịch sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư
Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước của Nguyễn Trần Nhẫn Tánh (2004) về “Quản lý hệ
sinh thái Rừng tràm Trà Sư An Giang”; Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hà Vy, Bùi Xuân An (2013)
về “Nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư”; Phan Thị Dang,
Đào Ngọc Cảnh (2014) về “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo vệ cảnh quan
Rừng tràm Trà Sư”; Nguyễn Trọng Nhân, Phan Thành Khởi (2016) về “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Khu bảo vệ cảnh quan Rừng tràm Trà Sư, huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang”; Đinh Kiệm, Hà Nam Khánh Giao (2021) về “SWOT Analysis of
Eco-Tourism Development at Far South Central Coast”;… và khảo sát thực tế, phát triển mô
hình phân tích SWOT về khai thác du lịch sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư như sau:
Strengths Weaknesses
- S1: nằm ở vị trí trung gian giữa Núi Cấm và Núi - W1: chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho hoạt
Sam, phương tiện giao thông thuận tiện, thị động và các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

31
trường khách lớn. Đồng thời nằm gần kề với biên - W2: người dân địa phương và khách du lịch
giới Campuchia. chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.
- S2: Rừng tràm Trà Sư có tính đa dạng sinh học - W3: hạn chế về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
cao, mang vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên của vùng đất thuật phục vụ cho du lịch sinh thái (chưa có hệ
ngập nước. thống điện và nước sạch vào khu vực trung tâm,
- S3: khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tốt cho chưa có phòng trưng bày, phòng giới thiệu về Trà
việc tổ chức hoạt động du lịch. Sư cho du khách).
- S4: phương tiện tham quan các tuyến trong rừng - W4: chưa có hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại
tràm thuận lợi (vỏ lãi, xuồng chèo tay, xe đạp). khu du lịch.
- S5: có sự tham gia của người dân trong việc phát - W5: các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa
triển du lịch tại địa phương. phong phú.
- S6: người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách. - W6: thiếu sự liên kết giữa các bên tham gia vào
- S7: địa bàn cư trú của dân tộc Khmer và Hoa với du lịch: cơ quan quản lí về du lịch, chính quyền
địa phương với doanh nghiệp và cộng đồng địa
nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc.
phương.
- S8: có các đặc sản từ cây Thốt Nốt như đường
Thốt Nốt, nước Thốt Nốt, trái Thốt Nốt,… và mật - W7: công tác quảng bá, tiếp thị và liên kết du
lịch còn hạn chế, chính sách quảng bá và giới
ong thiên nhiên.
thiệu với du khách yếu.
- S9: đội ngũ nhân viên quản lý rừng được huấn
- W8: hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn
luyện tốt trong công tác bảo vệ rừng.
còn thô sơ.
- S10: môi trường ít bị ô nhiễm.
- W9: chưa khai thác sâu mảng lưu trú.
- S11: nền tảng cơ sở hạ tầng cơ bản đã có.
- W10: khu vực ăn uống còn nhỏ hẹp, không thể
phục vụ đồng thời lượng khách lớn.
- W11: phân bố cơ sở hạ tầng thiếu hợp lí, rời rạc.
Opportunities Threats
- O1: du lịch sinh thái là loại hình được ưu tiên - T1: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm suy
trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, xu giảm các giá trị đa dạng sinh học, thậm chí sẽ mất
thế hướng tới các điểm du lịch tự nhiên, sinh thái đi một số loài quý hiếm do mất môi trường sống.
còn nguyên vẹn, hoang sơ ngày càng cao. - T2: cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển
- O2: du khách du lịch sinh thái ở Việt Nam và du lịch và du lịch sinh thái ngày càng trở nên gay
trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng. gắt.
- O3: Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới - T3: du khách ngày càng đòi hỏi cao về chất
và độc đáo của khách du lịch quốc tế. lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch.
- O4: số lượng du khách đến Trà Sư không ngừng - T4: nhà điều hành tour thiếu kinh nghiệm,
gia tăng. chuyên môn về du lịch sinh thái.
- O5: UBND tỉnh có chính sách ủng hộ phát triển - T5: hoạt động của du khách làm ảnh hưởng đến
hoạt động sinh thái tại rừng tràm Trà Sư. hệ sinh thái tự nhiên của rừng.

32
- O6: các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang - T6: vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô
quan tâm các dự án phát triển du lịch sinh thái. nhiễm không khí trong hoạt động du lịch là không
- O7: tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người tránh khỏi.
lao động địa phương. - T7: sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá
- O8: giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh và có thể
phương đến du khách và đồng thời tiếp thu, học tác động đối với hệ sinh thái tự nhiên.
hỏi những nét văn hóa mới.
- O9: công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ các
di sản thiên nhiên và văn hóa đang được Chính
phủ quan tâm.

1.5. Một số đề xuất và điểm cần lưu ý trong việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại
Rừng tràm Trà Sư
Tuy nhiên, Rừng tràm Trà Sư là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi đây có nhiều loài
động, thực vật quý hiếm, nếu phát triển du lịch mà không có sự tính toán kỹ và cụ thể sẽ gây ra
nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động, thực vật. Nếu không có địa điểm thu
gom xử lý rác thải thì ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, dẫn đến sự thay
đổi môi trường sống của các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa
phương,… Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở lưu trú trong khu vực chưa được
đầu tư xây dựng, vì vậy du khách đến tham quan chỉ đi trong ngày, nên nguồn doanh thu du lịch
thấp. Lượng hướng dẫn viên du lịch còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Công
tác bảo tồn nguồn tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, do lực lượng kiểm lâm còn mỏng,
sức ép dân số ngày càng lớn ở khu vực xung quanh rừng. Bên cạnh đó, do mới được đưa vào
phát triển du lịch nên công tác quảng bá còn nhiều hạn chế, du khách thiếu thông tin, cần quan
tâm xây dựng bộ thông tin hoặc kênh thông tin chính thống, cập nhật thường xuyên những thông
tin mới về địa điểm và tour du lịch để du khách tìm hiểu.
Một số đề xuất trong việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại Rừng tràm Trà Sư ứng
dụng từ mô hình phân tích SWOT: xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý; lập dự
án kêu gọi đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái; liên kết phát triển về du lịch sinh thái với các
loại hình du lịch khác; mở các khóa huấn luyện về công tác bảo vệ rừng cho nhân viên quản lý
rừng, hướng dẫn viên du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; đây mạnh đầu tư phát triển những
sản phẩm du lịch đặc trưng; xúc tiến quảng bá hình ảnh Rừng tràm Trà Sư thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng.

33
1.7. Tài liệu tham khảo
Đinh Kiệm & Hà Nam Khánh Giao. (2021). SWOT Analysis of Eco-Tourism Development
at Far South-Central Coast. Tạp chí Phát triển kinh tế. doi:
https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3847138
Kerg Lindberg & Donalde Hawkins. (1999). Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập
kế hoạch và quản lý. Hà Nội: NXB Môi trường.
Lê Huy Bá et al. (2006). Du lịch sinh thái (Ecotourism). Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hà Vy & Bùi Xuân An. (2013). Nghiên cứu và định hướng
phát triển du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư.
Nguyễn Trần Nhẫn Tánh. (2004). Quản lý hệ sinh thái Rừng tràm Trà Sư An Giang. Tạp
chí Thông tin khoa học, Đại học An Giang, 16, 38-40.
Nguyễn Trọng Nhân. (2011). Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội, 5(153), 70-74.
Nguyễn Trọng Nhân & Lê Thông. (2011). Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (18a), 228-
239. Truy xuất từ https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/997.
Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi. (2016). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển du lịch sinh thái Khu bảo vệ cảnh quan Rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, 9(1), 93-100.
Phan Thị Dang & Đào Ngọc Cảnh. (2014). Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Khu
bảo vệ cảnh quan Rừng tràm Trà Sư. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 33, 46-55.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2017). Luật Du lịch.
Trần Thanh Thảo Uyên. (2017). Phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. Tạp chí Du
lịch.
UBND tỉnh An Giang. (2016). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh
quan rừng tràm Trà Sư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
UBND tỉnh An Giang. (2021). Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo vệ
cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2021-2030.
1.8. Phụ lục hình ảnh (Nguồn: Tác giả, 2022)

34
35
2. Nguyễn Thị Xuân Phương – 2156180058 - Tiềm năng khai thác và phát triển du lịch văn
hóa ở An Giang
Việt Nam là đất nước có nhiều ưu thế cả về mặt tự nhiên và xã hội, do đó, việc nghiên cứu
và tìm ra các hướng đi thích hợp cho du lịch rất được chú trọng. Nắm bắt được xu hướng du lịch
không ngừng thay đổi mà trong đó nổi bật là xu hướng tìm hiểu, khám phá nền văn hóa nước nhà
và nước bạn, kết hợp với lợi thế sẵn có là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vô
cùng phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tập trung khai thác để phát triển loại hình du lịch
văn hóa ở Việt Nam rất cần được chú trọng và hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường du lịch tiềm năng
nếu khai thác đúng hướng.
Theo Luật Du lịch 2017, “Du lịch văn hóa” được định nghĩa là loại hinh du lịch được phát
triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loạị. Còn “Tài nguyên du lịch văn hóa” bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ
dân gian và các giá trị văn hóa khác, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng
cho mục đích du lịch.
Như vậy, du lịch văn hóa có thể hiểu một cách đơn giản loại hình du lịch có sử dụng yếu tố
văn hóa, nền tảng để xây dựng sản phẩm của loại hình này là các tài nguyên du lịch văn hóa. Đối
tượng khách của loại hình du lịch này thường là những người có mong muốn trải nghiệm, tham
quan, khám phá, tìm hiểu và cảm nhận về nền văn hóa, lịch sử các dân tộc thông qua các phong
tục tập quán, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn, nghề thủ công truyền thống, lối sống, ẩm
thực, cách tổ chức cộng đồng, di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể (các công trình kiến trúc như
đình, chùa, đền, lăng tẩm …) của một dân tộc, một quốc gia. Mục đích của họ nhằm tăng sự hiểu
biết và kinh nghiệm cho bản thân hay rộng hơn là nâng cao mối quan hệ hữu nghị. Tùy vào các
sản phẩm cụ thể mà trong loại hình du lịch văn hóa sẽ được chia nhỏ thành nhiều loại du lịch
khác như: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di sản văn hóa nổi tiếng,
du lịch ẩm thực… (Nguyễn Đình Hòa, 2016) hay một loại hình khá phổ biến khác là du lịch văn
hóa tâm linh.
Giống như tên gọi, mỗi loại hình thuộc du lịch văn hóa đều gắn với các hoạt động và mục
đích cụ thể (ví dụ du lịch ẩm thực là trải nghiệm các món ăn ngon, đặc sắc của một quốc gia, một
địa phương (thường là các món truyền thống) hay tham gia vào công đoạn chế biến món ăn; du

36
lịch lễ hội với hoạt động chính là hành hương, thực hành các nghi thức, nghi lễ trong phần lễ và
tham gia các trò chơi trong phần hội…). Đối với du lịch văn hóa tâm linh thì mang nhiều ý nghĩa
đặc biệt hơn, nó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người
trong khi du lịch (Nguyễn Văn Tuấn, 2013). Khách du lịch khi đến với loại hình du lịch tâm linh
thường tìm đến hành hương hoặc tham quan tìm hiểu các hoạt động và giá trị văn hóa của các lễ
hội tôn giáo tại các cơ sở thờ tự, các thánh địa tôn giáo hoặc kết hợp với các mục đích du lịch
thuần túy khác. Du khách khi tìm đến loại hình du lịch này phần lớn với mong muốn cầu bình
an, tiền tài, sức khỏe… hoặc nhận phước lành, tăng thêm đức tin từ thần linh.
Một số lợi thế khai khai thác loại hình du lịch văn hóa
- Lợi thế của du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung:
Thứ nhất, Việt Nam sở hữu lượng di sản văn hóa đáng kể (cả nước hiện có hơn 40.000 di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có, 3.601 di tích quốc gia, 123 di tích quốc
gia đặc biệt, 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới; 433 di sản được đưa vào Danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 14 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; 07 di
sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh.
Thứ hai, có lịch sử dân tộc hào hùng với các chiến tích vang dội, các chứng tích chiến tranh
được phục dựng, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày chân thật và thu hút du khách; cùng
nhiều công trình kiến trúc vẫn còn giữ được nét cổ xưa, đặc biệt là lối thiết kế của các đình, lăng,
tẩm, chùa, đền, miếu mạo.
Thứ ba, nước ta là một quốc gia có 54 dân tộc với những phong tục tập quán, thói quen sinh
hoạt khác nhau, do đó rất đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lễ hội, món ăn, các làng
nghề thủ công truyền thống mang nét riêng của mỗi dân tộc; đồng thời cũng là đất nước có nền
văn hóa đặc sắc, vừa đậm nét phương Đông vừa dung hòa với văn hóa phương Tây nhưng vẫn
giữ được các nét đẹp truyền thống dân tộc.
Thứ tư, Việt Nam chưa chịu sự tác động nhiều của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nên nhiều hình thái tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục và lối sống của xã hội truyền thống
vẫn được duy trì và bảo lưu.
Thứ năm, tình hình an ninh ổn định, người dân hiếu khách, cơ sở hạ tầng & cơ sở vật chất
kỹ thuật ngày càng được đầu tư tạo sự an tâm và thuận tiện cho du khách.
- Lợi thế của du lịch văn hóa tại An Giang:

37
An Giang không chỉ là vùng đất tâm linh nổi tiếng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà
còn là nơi sinh sống của nhiều dân tốc thiểu số (Kinh, Chăm, Hoa, Khmer), do đó, nơi đây được
đánh giá là rất đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo, các cơ sở thờ tự cũng vì vậy mà chiếm một số
lượng đáng kể.
Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở An Giang phổ biến có thể kể đến như: tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên thiên thần (thờ Bà Chúa Xứ…), tín ngưỡng thờ cúng nhân thần, anh hùng dân tộc (Thoại
Ngọc Hầu…), tôn giáo địa phương (Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài…), tôn giáo thế giới (Phật
giáo Bắc tông – Tây An cổ tự…; Phật giáo Nam tông của người Khmer – Chùa Prey Veng…;
Hồi giáo – thánh đường Hồi giáo Masjid Al Ehsan…)…
Tại An Giang còn có quần thể di tích núi Sam, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia, trong đó Lễ hội Vía bà Chúa Xứ được công nhận là Di sản lịch sử văn hóa phi vật
thể quốc gia. Tại đây, hàng năm không chỉ thu hút du khách đến hành hương, thăm viếng vào
các dịp lễ lớn mà còn cả những ngày thường với mong muốn cầu bình an, may mắn, tài lộc. Bên
cạnh đó, An Giang còn nổi tiếng với Thất Sơn Bảy Núi linh thiêng, rất thích hợp trong việc xây
dựng các điểm du lịch tâm linh kết hợp với khám phá, thư giãn. Điểm thu hút tại các điểm du
lịch tâm linh ở An Giang còn nằm ở lối kiến trúc độc đáo, Một số nơi vừa theo lối kiến trúc ở
chế độ cũ vừa mang nét hiện đại (miếu Bà Chúa xứ) hay là sự kết hợp của phong cách nghệ thuật
ở nhiều nơi với dân tộc (chùa Tây An)… Các ngôi chùa Khmer ở đây cũng cực kỳ nổi bật, vừa
là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong khu vực, vừa mang nét đặc trưng hiếm có ở đồng
bằng. Kiến trúc của chùa kết hợp nhiều hoa văn, phù điêu chạm khắc tinh xảo những vị thần
trong tôn giáo hay hình tượng chim thần, chằn tinh… Giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa
Khmer có thể tự do viếng thăm mà không cần xin phép, thể hiện sự hiếu khách, thân thiện của
người dân nơi đây.
Bên cạnh các cơ sở hành hương, thờ tự trên, do An Giang là nơi sinh sống của nhiều dân
tộc, trong đó phải kể đến dân tộc Chăm, mà nổi tiếng là làng Chăm Đa Phước, cũng có nhiều
tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Tại đây, du khách sẽ được tham quan Thánh đường Hồi
giáo Masjid Al Ehsan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của người Chăm ở An Giang, cách tổ
chức với thiết kế nhà sàn nối nhau bằng cầu gỗ, nghề dệt thổ cẩm với các sản phẩm được bán ở
mức giá rất rẻ, hay những món ăn địa phương độc đáo…
Một số hạn chế khi khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa ở An Giang

38
Do loại hình du lịch văn hóa chủ yếu ở An Giang là du lịch tâm linh nên du khách rất ít khi
sử dụng dịch vụ lưu trú và ăn uống tại địa phương (trừ khi có nhu cầu qua đêm). Hình thức kinh
doanh các quán ăn cũng chưa được chú trọng, chẳng hạn như ở quần thể di tích núi Sam phần
lớn là kinh doanh nhỏ lẻ. Tương tự tại các điểm chùa Khmer hay làng Chăm Đa Phước, các cơ
sở lưu trú và ăn uống vẫn chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu để phục vụ khách du lịch. Hoạt
động mua sắm hầu như cũng không khả quan bởi giá cả khá cao nhưng chưa tạo được sự an tâm
về chất lượng đối với khách du lịch. Hoạt động vui chơi giải trí ở những địa điểm này hầu như
không có do chỉ chú trọng nhiều về việc thăm viếng và hành hương. Ngoài thánh đường Hồi giáo
và nghề thủ công truyền thống, làng Chăm Đa Phước hầu như không có yếu tố gì nổi bật khác.
Những địa điểm này chưa thể đáp ứng đa dạng nhu cầu du lịch nên lượng khách đến đây chưa
cao, đặc biệt là khách nước ngoài.
Một số điểm cần lưu ý khi khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa
Thứ nhất, phát triển đi đôi với giữ gìn và bảo vệ: du lịch văn hóa là một trong những yếu tố
góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của quốc gia, tuy nhiên nhiều nơi để phát triển loại hình này
đã tu sửa, nâng cấp và xây dựng thêm nhiều dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu du
khách, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không quan tâm đến việc bảo tồn di sản, dẫn
đến hư hại và mất dần giá trị truyền thống của điểm đến. Do đó, trong quá trình phát triển, phải
đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn và tôn tạo các tài nguyên.
Thứ hai, “hòa nhập chứ không hòa tan”: sự giao lưu và du nhập của các nền văn hóa mới
dễ làm mai một văn hóa, bản sắc dân tộc, do đó cần lưu ý tiếp thu đúng đắn, có chọn lọc.
Thứ ba, tích cực quan tâm đến việc bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi thờ tự và kiểm soát
tệ nạn xã hội: việc phát triển du lịch thường kéo theo sự xuất hiện tự phát của các gian hàng bày
bán đồ ăn, thức uống, v.v và tình trạng chặt chém giá, chèo kéo du khách cũng như nạn cướp
giật, móc túi… vào mỗi dịp lễ lớn. Nếu không có sự quản lí chặt chẽ sẽ dần làm mất đi ý nghĩa
linh thiêng tại nơi thờ tự.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đình Hòa. (2016). Phát triển du lịch bền vững với du lịch văn hóa. Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

39
Võ Văn Thắng, Mai Thị Minh Thuy, Trần Xuân Hải, Nguyễn Thị Ngọc Thơ. (2017). PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở AN GIANG HIỆN NAY. Tạp chí khoa học Trường Đại học
An Giang, 16(4), 86-96.
Nguyễn Văn Tuấn. (2013). Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát
triển. Truy cập từ: http://www.itdr.org.vn/vi/nghiencuutraodoi/726-du-lich-tam-linh-o-viet-nam-
thuctrang-va-dinh-huong-phat-trien.html
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2017). Luật Du lịch.

40
3. Huỳnh Thu Thảo – 2156180068
Đại dịch Covid - 19 đã hạn chế sự đi lại của mọi người cũng như các hoạt động du lịch vì
vậy khi dịch bệnh đã được kiểm soát thì nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên, họ có xu
hướng lựa chọn những loại hình du lịch mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn, không gian trong
lành, mát mẻ chính vì vậy mà loại hình du lịch sinh thái có thể có khả năng nhận được sự lựa
chọn của nhiều người.
I.Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (The International Ecotourism
Society - TIES, 2005): “Du lịch sinh thái (Ecotourism) là du lịch có trách nhiệm đối với các khu
vực tự nhiên nhằm bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương đồng thời
liên quan đến việc diễn giải, giáo dục thúc đẩy nhận thức về giá trị tự nhiên, môi trường và văn
hóa địa phương.”
Từ lâu, khu vực miền tây đã nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên trù phú, hệ thống sông
ngòi dày đặc quanh năm bồi đắp phù sa cho những vườn trái cây bên sông Tiền và sông Hậu hay
những khu rừng tràm bất tận ở Long An, An Giang. Tại đây, du khách có thể tham quan cảnh
sắc trù phú mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, thưởng thức những món ăn đậm đà
phong vị vùng miền hoặc trực tiếp trải nghiệm bơi xuồng, bắt cá, nấu ăn, làm bánh, hái trái cây…
hòa nhập vào không gian giàu truyền thống văn hóa.
Sau khi trải nghiệm tour miền tây ba ngày hai đêm từ Thành phố Hồ Chí Minh đến An
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và sau đó trở lại Thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy rằng loại hình
du lịch sinh thái tại miền tây nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển, hiện nay loại hình này cũng
đang được khai thác một cách có hiệu quả và ngày càng phát triển ở khu vực này ví dụ như tại
rừng tràm Trà Sư, nơi đây thu hút khá nhiều khách du lịch không chỉ là khách nội địa mà còn có
cả khách quốc tế. Rừng tràm Trà Sư được bao phủ bởi một màu xanh tươi mát cùng với đó là hệ
sinh thái động thực vật đa dạng. Trải qua nhiều biến động và thay đổi nhưng nó vẫn giữ được sự
hoang sơ với vẻ đẹp thiên nhiên tươi mát, nơi đây còn bày trí những gian hàng bán quà lưu niệm,
thức ăn, nước uống, đài quan sát vừa ngắm nhìn rừng tràm vừa trông thấy cả thành phố Châu
Đốc hay như một địa điểm khác nữa là cù lao An Bình đây cũng là một địa điểm tiềm năng giúp
phát triển loại hình du lịch sinh thái, trên cù lao có rất nhiều điểm đến mang nét văn hóa truyền
thống như lò làm gạch gốm, nơi sản xuất cốm, kẹo hay những homestay mang phong cách miệt

41
vườn với khuôn viên được bao phủ bởi vườn cây ăn trái. Tại Cần Thơ - đô thị sông nước, thành
phố trực thuộc Trung ương đặc biệt chú trọng du lịch sinh thái, quảng bá văn hóa bằng nhiều
hình thức. Tại đây du khách có thể trải nghiệm dịch vụ dùng bữa trên du thuyền hay tham quan
chợ nổi Cái Răng vừa có thể tìm hiểu thêm về văn hoá chợ đặc biệt này vừa có thể hòa mình vào
không gian sông nước yên bình.
Tận dụng tiềm năng vốn có đó mà loại hình du lịch sinh thái đã trở thành hình thức du lịch
phát triển từ nhiều năm qua, thu hút đông đảo khách du lịch đến và trải nghiệm.
II.Lợi thế.
- Điểm đến hấp dẫn: Sau khi trải nghiệm tour du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang
- Cần Thơ - Vĩnh Long - Thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy rằng khu vực miền Tây có rất nhiều
điểm tham quan với hệ sinh thái động thực vật đa dạng, phong phú cùng với đó là cách tổ chức
chuyên nghiệp mang lại cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên theo đúng với bản chất của
loại hình sinh thái như cù lao An Bình, rừng tràm Trà Sư hay những ngọn núi cao cùng với những
câu chuyện đầy bí ẩn tại vùng đất Thất Sơn... Bên cạnh đó là các dịch vụ lưu trú kết hợp với thiên
nhiên như tại homestay Út Trinh nhà kinh doanh đã biết tận dụng ưu thế của vùng sông nước mà
xây dựng nên một homestay nằm hoà mình với thiên nhiên đất trời, cả homestay được bao phủ
bởi vườn trái cây vô cùng hấp dẫn.
- Tài nguyên đa dạng, phong phú: Miền Tây là một khu vực nổi tiếng với những vườn cây
trái xum xuê, đặc biệt là Tiền Giang, trong dọc chuyến hành trình của chuyến thực tập thực tế
tuy không được dừng chân trực tiếp tại những vườn trái cây này nhưng có thể thấy đây cũng là
một trong những yếu tố, hoạt động góp phần làm cho loại hình du lịch sinh thái trở nên khác biệt
hơn so với những loại hình khác. Bên cạnh đó còn có những điểm đến khác vô cùng hấp dẫn
như: Rừng ngập nước tại An Giang - nơi sinh thống của nhiều loài động thực vật, cù lao sông tại
Vĩnh Long hay những ngọn núi đồ sộ tại Châu Đốc, cây cảnh, sông nước mang một vẻ đẹp rất
riêng của miền Tây chất phát.
- Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp: Tại các địa điểm du lịch thường sẽ bố trí
dịch vụ hướng dẫn viên tại điểm, những người này được đào tạo chuyên nghiệp giúp cho chuyến
hành trình tham quan của khách du lịch trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, tạo sự hài lòng cho du
khách nhằm để nâng cao khả năng quay trở lại của khách.

42
- Có những hoạt động, dịch vụ kết hợp góp phần làm cho tuyến đi của khách du lịch trở nên
hấp dẫn và thú vị hơn như: hoạt động ngồi thuyền tham quan khu rừng tràm xanh mướt, đài quan
sát có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Châu Đốc và cũng là nơi chụp ảnh lý tưởng của du
khách, dịch vụ thưởng thức trà miễn phí hay tại cù lao An Bình du khách cũng sẽ được trải
nghiệm đi phà, thuyền được nghe các hướng dẫn viên tại điểm thuyết minh về những điểm đến
trong chuyến hành trình của mình, hay khi tham quan chợ nổi tại Cần Thơ du khách sẽ được trực
tiếp nhìn thấy người dân nơi đây làm ra những đặc sản tại vùng quê của họ như các loại hủ tiếu
hay bánh kẹo. Các hoạt động dịch vụ kết hợp đó không chỉ tồn tại ở những điểm tham quan mà
nó còn xuất hiện tại nơi du khách lưu trú, homestay Út Trinh là một trong những nơi dừng chân
nghỉ ngơi trong chuyến thực tập thực tế lần này tại đây sinh viên trong đoàn đã được trải nghiệm
những điều thú vị như được trực tiếp đổ bánh xèo, tham quan các khu vườn trái cây và thưởng
thức đờn ca tài tử...
III.Hạn chế.
Dịch vụ du lịch chưa có sự mới mẻ: Sau khi trải nghiệm chuyến thực tập cơ sở, trên thực tế
những dịch vụ du lịch tại những điểm tham quan thuộc về loại hình sinh thái chưa có sự mới mẻ,
hấp dẫn và sáng tạo. Đây cũng là một trong những lý do mà khách quốc tế ít quay trở lại trải
nghiệm lần nữa. Điển hình như việc đi thuyền ở cù lao hay rừng tràm nó không quá mới mẻ và
hấp dẫn với khách nước ngoài còn đối với khách nội địa dịch vụ này có thể gây sự nhàm chán.
Chưa có đặc sản đặc thù: Trừ những đặc sản nổi bật tại tỉnh, thành phố đó như các loại
mắm, thốt nốt tại An Giang thì tại các điểm tham quan du lịch sinh thái chưa có một đặc sản đặc
thù để khách du lịch có thể nếm hay trải nghiệm thử. Bên cạnh đó, khi đi du lịch du khách sẽ có
xu hướng mua đặc sản về làm quà và một điểm du lịch không có sản phẩm đặc thù sẽ hạn chế
cầu của khách du lịch. Theo quan điểm cá nhân, khi đến rừng tràm Trà Sư, tại đây người dân địa
phương bán rất nhiều món ăn và đặc sản khác như bán dừa thốt nốt, hột vịt lộn, mật ong tuy
nhiên những món này đều có thể bắt gặp ở những nơi khác, đặc biệt là món “vũ nữ chân dài”
trong chuyến hành trình chúng ta bắt gặp món này không dưới 3 lần tại những điểm đến khác
nhau.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tuy không quá tệ nhưng cũng chưa được đánh giá cao. Một
điểm du lịch nếu muốn thu hút du khách thì cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đi của họ. Biết rằng tại những địa điểm du lịch sinh thái những nhà kinh doanh du

43
lịch không nên khai thác hay xây dựng quá nhiều để đảm bảo giữ được vẻ đẹp hoang sơ nhưng
tại một số điểm đến theo đánh giá cá nhân thì cơ sở hạ tầng chưa mang lại sự hài lòng. Tại vùng
cù lao rộng lớn như vậy nhưng không có một nhà vệ sinh công cộng, cảnh quan xung quanh cũng
gây mất mỹ quan, tại một số điểm đến ở cù lao không bố trí sẵn đường dẫn vào bên trong..., tại
khu rừng Tràm có những con đường bộ đang bị hư hỏng và xuống cấp.
IV.Những điều cần lưu ý.
Phát triển du lịch sinh thái phải đi liền với bảo vệ môi trường vì đây là loại hình liên quan
trực tiếp đến môi trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng
mức và đồng bộ. Nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch quá sơ
sài. Ngoài ra công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch khu vực miền Tây nói chung và du
lịch sinh thái miền Tây nói riêng chưa được chú trọng đúng mức, thiếu sự kết hợp trong quản lý
hoạt động du lịch giữa các tỉnh thành trong khu vực, tạo ra sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong
việc thiết kế tour, Bên cạnh đó các điểm du lịch sinh thái đều có những nét giống nhau về diện
mạo như: Khách có thể đi ngắm vườn trái cây, đi câu cá, tham quan vườn ươm, trải nghiệm hoạt
động đi phà, thuyền... Đó là những điều mà loại hình du lịch sinh thái cần chú ý và tìm ra những
biện pháp, chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp để trong tương lai loại hình du lịch này sẽ
ngày càng phát triển hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
1. (2021). Du lịch sinh thái là gì? Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam. Luanvan99.
2. (2022). Rừng tràm Trà Sư đắm chìm trong không gian xanh mướt mắt. Traveloka.

Rừng tràm Trà Sư (Huỳnh Thu Thảo) Homestay Út Trinh (Huỳnh Thu Thảo)

44
4. Lê Từ Đoan Trang – 2156180077 – Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Chùa Prey
Veng – ngôi chùa cổ kính lâu năm tại vùng đất địa linh, nhân kiệt An Giang.
Sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tại Ninh Bình
(tháng 11-2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai
đã làm cho du lịch tâm linh ở nước ta càng nở rộ. Và với vùng đất tâm linh An Giang, đồng bào
dân tộc Khmer và văn hóa của họ luôn mang lấy nét đẹp tâm linh huyền bí và đặc sắc. Và từ đấy,
loại hình du lịch tâm linh bắt đầu được chú trọng, cụ thể hóa thành các sản phẩm, các điểm du
lịch tâm linh. Trong đó, những ngôi chùa Khmer là một trong những điểm đến nổi bật được đưa
vào phát triển tại loại hình du lịch này.
1. Khái quát chung:
1.1 Du lịch tâm linh:
Du lịch tâm linh là hình thức du lịch dựa trên cơ sở khám phá văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh
vừa có mục đích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Du lịch tâm linh tại vùng đất Nam Bộ
là một trong những loại hình du lịch đặc trưng điển hình và tương đối phát triển. Là một điểm
sáng trong bức tranh tổng hòa về phát triển du lịch tại đây.
1.2 Chùa Prey Veng:
Chùa Prey Veng là ngôi chùa Khmer cổ kính tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, huyện Tri
Tôn, tỉnh An Giang. Chùa Prey Veng còn có tên gọi khác là Trường Lâm Tự hoặc Chùa Dưới.
Cái tên này xuất phát từ mục đích phân biệt với Chùa Xà tón (Chùa Xvayton) hay còn gọi là
Chùa Trên. Từ lâu, cái tên Chùa Dưới đã trở nên dần quen thuộc với người dân địa phương nơi
đây, nên khi đến hành hương, thăm viếng, nếu hỏi “Chùa Prey Veng ở đâu?" thì họ sẽ không
biết. Nhưng nếu hỏi là “Chùa Dưới ở đâu?” thì chắc chắn họ sẽ nhiệt tình chỉ dẫn cho bạn.

Nguồn ảnh: Cá nhân.

45
2. Thực trang khai thác du lịch tâm linh tại Chùa Prey Veng
2.1 Thực trạng:
Ngôi chùa cổ kính tồn tại trong suốt 30 năm tại vùng đất Tri Tôn, uy nghiêm và đặc sắc
muôn phần với lối kiến trúc, nét văn hóa đặc trưng, tính lâu đời của nó. Nhiều năm gần đây, Chùa
Prey Veng đã bắt đầu đón những lượt khách du lịch, đến hành hương, thăm viếng. Và chắc hẵn,
khi du khách bước chân đến nơi đây, tất cả sẽ được hòa mình vào một không gian tín ngưỡng tôn
nghiêm, nhưng lại rất yên bình, thanh tĩnh nơi tâm hồn, khám phá lối kiến trúc Phật giáo Nam
Tông Khmer Nam Bộ.
Tuy nhiên, nhìn chung thì Chùa Prey Veng (Chùa Dưới) lại có vẻ lặng lẽ và ít được du
khách biết đến, nổi tiếng bằng ngôi Chùa Xà Tón (Chùa Trên). Hiện tại, xét về lượt đến tham
quan thì Chùa Dưới lại kém phần nhộn nhịp, và phát triển mạnh mẽ. Đa phần sẽ là các tín đồ
Phật giáo ở địa phương, các đợt tham quan trong thời gian ngắn của các Đoàn khách, các nhà
nghiên cứu đến khảo sát hoặc là các đoàn sinh viên thực tập từ các Trường Đại học.
Ta nhận thấy một hiện thực rằng Chùa Prey Veng hoàn toàn có tiềm năng phát triển “du
lịch tâm linh” tuy nhiên về thực trạng khai thác hoàn toàn không tương xứng với tài nguyên,
những giá trị vẹn nguyên, thiêng liêng mang đậm tín ngưỡng tôn giá sẵn có. Vì thế, cần đề ra
những chính sách, chiến lược khai thác, phát triển tìm năng du lịch, đồng thời góp phần gìn giữ,
bảo tồn nét văn hóa này không bị mai một.
2.2 Điểm mạnh:
Chùa Prey Veng sở hữu nét đẹp cổ kính nhưng lại rất rực rỡ, cuốn hút với sắc màu vàng
rực, bừng sáng giữa vùng trời Tri Tôn. Khuôn viên rộng rãi với cổng chùa, tường thành, chính
điện, sala, tháp để hài cốt, nhà thiêu,… Tuy vậy, khuôn viên chùa vẫn có những mảng xanh điểm
xuyến với các cây xanh nhiều năm tuổi mà các sư sãi đã trồng và chăm sóc.
Ngôi chùa giữ chân du khách vì chính nó như một bảo tàng, nơi lưu dấu, quy tụ những nét
tinh hoa văn hóa, qua quá trình khám phá ta có thể hiểu được về các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng,
lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật,… của đồng bào Khmer. Chính là kết tinh của những tinh
hoa về các giá trị đạo đức và thẩm mỹ.
Hằng năm tại Chùa Prey Veng còn có các Lễ hội lớn của Phật giáo như: Lễ Phật Đản, Pisat
Pochia (Lễ nhớ ơn Phật),.. và các Lễ hội truyền thống của người Khmer như: Tết Chol Chnam
Thmay, Óc Om Boóc…đem đến nhiều nét văn hóa truyền thống thú vị hơn và màu sắc hơn.

46
2.3 Điểm yếu:
Cổng chùa được xây dựng ở bên trong một con hẻm nhỏ, muốn vào bên trong với các xe
khách Đoàn phải để bên ngoài đường năng nóng và kém an toàn.
So với bề mặt nổi tiếng, Chùa Prey Veng, có phần lặng lẽ, chưa thu hút và chưa thật sự
được du khách biết đến nhiều so với các ngôi chùa Khmer còn lại ở An Giang.
Nằm trong khu vực có nhiều địa điểm du lịch tâm linh, sức cạnh tranh cao và chưa làm nổi
bật được nét hấp dẫn riêng của Chùa Prey Veng.
Sự tiếp đón chưa được nồng hậu và kỹ lưỡng, chủ yếu khách đến là tự tham quan không
được sự chỉ dẫn hoặc cung cấp thông tin từ phía Ban quản lý Chùa.
3. Những điều cần lưu ý khi khai thác, phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Chùa
Prey Veng
Về Nhà nước, địa phương cần đưa ra những chính sách nhằm phát triển, và khai thác hợp
lý bền vững. Đồng thời, cần đào tạo kiến thức du lịch cũng như tạo điều kiện cho người dân địa
phương được tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên tại điểm, qua
đó tạo động lực làm việc, công ăn việc làm, an sinh xã hội.
Đối với các hướng dẫn viên đưa du khách tham quan tại điểm, cần phải có sự am hiểu, kiến
thức liên quan đến ngôi chùa, đặc điểm, lịch sử hình thành, kiến thúc, cũng như lễ nghi tại chùa,
nét văn hóa và sinh hoạt cộng đồng của người dân Khmer.
Ban quản lý chùa chủ động gìn giữ vệ sinh, cảnh quan, bảo vệ môi trường, chống trộm
cướp, không thực hiện các nghi thức mê tín dị đoan, phát huy thế mạnh của chùa và đảm bảo
hoạt động du lịch phát triển bền vững.
Về mặt quảng bá truyền thông cần xây dựng các nền tảng, chiến lược quảng bá, giới thiệu
ngôi chùa phổ biến ở nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, các Website, kênh Blog du
lịch,… để tăng lượt tiếp cận và tính thu hút đến với khách du lịch tiềm năng.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Trọng Nhân. (2012). Chùa Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và vấn đề khai
thác du lịch. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Võ Văn Thắng, Mai Thị Minh Thuy, Trần Xuân Hải, Nguyễn Thị Ngọc Thơ. (2017). Phát
triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang.

47
Hà Thái. (2019). Hội nghị Quốc tế về Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững lần đầu
tiên được UNWTO tổ chức tại Việt Nam. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

48
5. Lê Hà Vy – 2156180087
Dẫn nhập
Ngày nay, du lịch Việt Nam đang ngày càng trở nên đa dạng và phát triển hơn bao giờ hết.
Các loại hình du lịch được khai thác ngày càng nhiều dựa trên nguồn tài nguyên phong phú, bên
cạnh những loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… đã quá quen thuộc với chúng ta.
Thì hiện nay du lịch tâm linh cũng đang dần được biết đến. Dựa trên đặc điểm đa văn hóa, dân
tộc, tôn giáo, từ đó hình thành nên đời sống tâm linh và những tín ngưỡng thờ cùng vô cùng đặc
biệt. Vì thế mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển loại hình du lịch tâm linh.
Thêm vào đó không chỉ riêng Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới cũng có tiềm năng
và chú trọng đầu tư loại hình du lịch tâm linh. Do đó những định nghĩa về du lịch tâm linh là vô
cùng nhiều, nhưng có thể hiểu du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố
văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người
trong đời sống tinh thần. Những biểu hiện nổi bật của đời sống tâm linh được thể hiện qua niềm
tin và việc thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Con người thể hiện niềm tin tôn giáo
của mình thông qua việc thờ cúng, đi hành hương đến các chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm…Đồng
thời du lịch tâm linh không chỉ là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người mà
nó còn giúp con người ta khám phá ra những cái mới, những nét độc đáo của các nền văn hóa
khác nhau.
Tiềm năng trong việc khai thác du lịch tâm linh
Cụ thể là trong tuyến hành trình của chuyến thực tập thực tế lần này tại các điểm tại tỉnh
An Giang đều có nhiều tiềm năng nhất để khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh. An
Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở khu vực biên giới, giáp với Campuchia,
tại đây là nơi mà các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer chung sống lâu đời và hòa thuận lẫn nhau,
cùng nhau tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc cho nơi đây. Đây cũng là nơi hội tụ rất nhiều
tôn giáo khác nhau: Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông, Hồi giáo…kèm theo đó là các
tín ngưỡng thờ cúng vô cùng đa dạng, cả tín ngưỡng thờ tổ tiên, thần như: Sơn Thần, Bà Chúa
Xứ, Bà Mẹ Sanh…đến cả tín ngưỡng thờ những vị có công với cách mạng, có công với Tổ quốc
như Thoại Ngọc Hầu. Nguyễn Hữu Cảnh, các liệt sĩ cách mạng…Bên cạnh đó, An Giang còn có
các tôn giáo địa phương như đạo Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Tứ n
Hiếu Nghĩa. Đối với mỗi tôn giáo, tín ngưỡng thì cơ sở thờ tự không chỉ thể hiện giá trị tâm linh

49
mà còn là những giá trị văn hóa đặc sắc thông qua không gian, lối kiến trúc mang đậm nét truyền
thống văn hóa. Chính vì thế mà An Giang có thể coi là tỉnh có văn hóa tín ngưỡng đa dạng và
phong phú nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng chính từ những giá trị ấy mà du lịch
tâm linh tại An Giang được coi là loại hình du lịch thế mạnh tại vùng đất này. Minh chứng cho
những luận điểm ấy đó chính là những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Đờn ca Tài tử
Nam Bộ, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Hội đua bò Bảy Núi, Tri thức và kỹ thuật viết chữ
trên lá Buông của người Khmer, Lễ hội Kỳ yên ở Đình Thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng đã có đến
2/5 di sản đại diện cho loại hình du lịch tâm linh. Thể hiện được khả năng phát triển loại hình
này tại nơi đây là một điều vô cùng to lớn. Trong tất cả những điểm khác mà chúng tôi được ghé
qua trong chuyến hành trình như: Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ,
Thánh đường Hồi giáo Masjid Al Ehsan, Chùa Prey Veng. Trọng điểm là vùng địa bàn Núi Sam,
Châu Đốc, An Giang, trong đó thì Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những điểm giàu tiềm năng
nhất để phát triển loại hình du lịch tâm linh, đồng thời bên cạnh độ tâm linh cao cùng với đó là
sự công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nên hầu như không riêng mọi người dân
vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cả những tỉnh miền Trung, phía Bắc xa xôi cũng có thể
biết đến điểm đến này. Tuy nhiên, các địa điểm này cách nhau không quá xa vì vậy mà nếu phát
triển loại hình du lịch tâm linh dựa theo những tuyến điểm đã đi trong chuyến thực tập thì du
khách sẽ chỉ mất 1 đến 2 ngày là có thể khám phá được tất cả.
Với văn hóa đa dạng, tín ngưỡng phong phú thì vấn đề tâm linh trở thành vấn đề không
quá xa lạ và hầu như là có tác động rất lớn đến đời sống của mỗi con người Việt Nam. Du lịch
tâm linh là nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, đời sống tinh thần của mỗi con người, mà tinh thần
lại có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe. Vì vậy mà chỉ khi có tinh thần tốt thì sức khỏe mới tốt
được. Ngoài ra du lịch tâm linh không chỉ là hoạt động du lịch thỏa mãn đời sống tinh thần mà
nó còn bao gồm cả hoạt động đi học tập, khám phá tại những điểm đến tâm linh nhằm có cho
mình nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết về các nét văn hóa đặc sắc khác nhau, thì đó cũng được gọi
là du lịch tâm linh. Thêm vào đó, An Giang là nơi giao thoa của nhiều dân tộc, tôn giáo, nằm sát
biên giới vì vậy mà những câu chuyện tâm linh tại đây không phải là ít. Nổi tiếng về độ tâm linh
của vùng Thất Sơn mà từ đó An Giang đã có thể tận dụng tốt được việc ấy để có thể phát triển
loại hình du lịch tâm linh, thu hút du khách.

50
Đồng thời du lịch tâm linh là loại hình có những đóng góp nỗ lực vào việc xây dựng phát
triển du lịch bền vững. Nó giúp phát triển, nâng cao tính đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng
xã hội tốt đẹp, giúp vượt qua các thành kiến văn hóa và tôn giáo... Du lịch tâm linh có thể tăng
doanh thu cho điểm đến du lịch, tạo việc làm và khuyến khích hoạt động kinh doanh ở các điểm
đến đón khách du lịch tâm linh. Qua đó du lịch tâm linh có thể khuyến khích và hỗ trợ các tập
quán bền vững về môi trường sinh thái. Đồng thời trước tình hình thế giới đang có nhiều sự biến
đổi về chính trị, tôn giáo và môi trường, thì văn hóa và tín ngưỡng sẽ là sợi dây kết nối con người
với nhau. Chính vì vậy đầu tư phát triển loại hình du lịch tâm linh tại An Giang sẽ góp phần thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát huy những giá trị tinh thần, tăng cường sự hợp tác, đoàn kết giữa
người dân và các dân tộc, tôn giáo. Thế nên việc phát triển loại hình du lịch tâm linh tại An Giang
là một điều vô cùng hợp lý, tạo nên thế mạnh của vùng và đưa An Giang trở thành trung tâm “du
lịch văn hóa tâm linh”.
Hạn chế trong việc khai thác du lịch tâm linh
Bên cạnh nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển loại hình du lịch tâm linh tại An Giang thì
song song đó việc phát triển du lịch tâm linh tại đây lại vừa có nhiều mặt hạn chế. Tại các điểm
du lịch tâm linh hoạt động vui chơi giải trí chưa phong phú, phần “lễ” rất được chú trọng, trong
khi phần “hội” ít được quan tâm, do đó mà du khách không có quá nhiều lựa chọn, đây cũng
chính là nguyên nhân làm cho khách du lịch đến đây không lưu trú lại lâu. Trung bình có chuyến
đi du lịch tâm linh có thể là trong ngày hoặc 1-3 ngày là cùng, nên nếu đã lựa chọn loại hình là
du lịch tâm linh ở An Giang tại vùng Núi Sam, Châu Đốc, An Giang thì họ chỉ tập trung vào vấn
đề tâm linh là chủ yếu và khi đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu tinh thần thì không còn điểm hay
phần gì đặc sắc để níu chân du khách lại. Dần dần thói quen ấy sẽ trở thành việc chỉ đến đây khi
có nhu cầu về tâm linh và đáp lễ chứ không nhận thấy được thêm bất kỳ “sức hấp dẫn” nào thôi
thúc họ dừng chân lưu lại lâu hơn. Thêm vào đó, các yếu tố tâm linh có thể dễ bị thương mại
hóa, mê tín dị đoan, “buôn thần bán thánh”, lừa đảo du khách mua và sử dụng các “dịch vụ tâm
linh” không cần thiết, hay là các tin đồn “nhảm”, sai sự thật về các điểm đến, gây hoang mang
dư luận. Chính các trải nghiệm tâm linh này sẽ tạo nên nguy cơ bị hiểu sai, gây ấn tượng xấu
trong lòng du khách. Cùng với đó là việc chèo kéo khách mua đồ cúng, lễ vật, ăn xin…làm cho
môi trường xã hội tại điểm đến du lịch tâm linh trở thành một điều ác cảm đối với du khách. Từ
đó dẫn đến việc phát triển loại hình này sẽ gặp nhiều khó khăn.

51
Một số lưu ý trong việc khai thác du lịch tâm linh
Việc phát triển loại hình du lịch tâm linh ở nơi đây cần phải lưu ý phát triển cần phải đi đôi
với bảo vệ và có những giải pháp phù hợp đối với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
nhằm tăng tính nhân văn và thiêng liêng cho điểm du lịch. Tăng cường lực lượng an ninh nhằm
đảm bảo sự an toàn cho du khách và tránh tình trạng mất an toàn, trật tự xã hội diễn ra. Đồng
thời cần phải có những biện pháp thích hợp cho việc tu sửa, bảo dưỡng, quy hoạch lại các điểm
đến vì đa phần những điểm đến tâm linh đều là những điểm có giá trị lâu đời. Vì vậy mà cần có
những kế hoạch cụ thể nhằm bảo tồn và giữ nguyên được những giá trị vốn có. Bên cạnh đó thì
vấn đề về môi trường cũng là một nhân tố quyết định khi phát triển loại hình du lịch tâm linh, sẽ
không có bất kỳ ai muốn hành hương và tin tưởng vào một nơi tâm linh có môi trường không vệ
sinh, sạch sẽ. Thế nên mà cần có những biện pháp thích hợp để bảo đảm vấn đề vệ sinh môi
trường được diễn ra tốt nhất.
Du lịch tâm linh đang trở thành xu hướng phổ biến, nhu cầu không thể thiếu cũng mỗi
người, không chỉ riêng ở An Giang mà ở cả Việt Nam đều có nhiều tiềm năng phát triển du lịch
tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, các dân tộc, tôn giáo hòa cùng nhau tạo nên vẻ
đẹp tâm linh bất tận. Bên cạnh việc thỏa mãn, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân loại hình
này còn đóng góp tích cực vào phát triển bền vững. Từ đó, việc khai thác, phát triển loại hình
này tại An Giang cần phải phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch dựa trên cơ sở
khai thác những giá trị nổi bật về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.
những chính sách phù hợp, sáng tạo, luôn đổi mới để đưa du lịch tâm linh trở thành ngành mũi
nhọn tại tỉnh này.
Tài liệu tham khảo
Hà Thái. 2019. Du lịch tâm linh ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển. Tổng
Cục Du Lịch. Truy xuất tại: http://itdr.org.vn/du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc-trang-va-dinh-
huong-phat-trien/
Quang Minh. 2020. Đưa An Giang trở thành trung tâm “du lịch văn hóa tâm linh” trọng
điểm của cả nước. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh An Giang. Truy xuất tại:
https://angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/an+giang+portal-vi/sa-tintuc/dua-an-giang-tro-thanh-
trung-tam-du-lich-van-hoa-tam-linh-trong-diem-cua-ca-nuoc

52
6. Danh Vĩnh Thái - 2156180099
1. Giới thiệu về rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư diện tích 845 ha, nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang cách Thành phố Châu Đốc khoảng 30km. Đây là nơi cư trú của nhiều loài bò sát, loài
thú và thủy sản. Trong đó còn có các loại cò nằm trong sách đỏ Việt Nam như cò lạo Ấn Độ và
loài cò cổ rắn… Bên cạnh đó, rừng tràm Trà Sư còn là nơi sinh sống của 80 loài dược liệu quý
hiếm. Rừng tràm Trà Sư được phê duyệt là khu bảo vệ cảnh quan theo quyết định số 1530/QĐ –
CTUB ngày 27/03/2005 của UBND tỉnh An Giang.
Rừng tràm Trà Sư mang một hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học cao rừng tràm
Trà Sư đáp ứng đầy đủ tiêu chí của loại hình du lịch sinh thái. Tại đây có các loại hình du lịch
sinh thái, gồm: tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước, giải trí, thư giãn trong một
môi trường trong lành, khám phá các đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên thiên nhiên…). Sự kết
hợp của môi trường ngập nước và các loài sinh vật ở đây tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang
sơ, thanh bình đây là một trong những yếu tố giúp rừng tràm Trà Sư thu hút lượng lớn khách du
lịch. Khi đến đây, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp
bóng, mà còn được tận mắt thấy hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý hiếm. Rừng
tràm Trà Sư như trở thành “ngôi nhà chung” - khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới
đang sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ này.
2. Lợi thế, hạn chế của rừng tràm Trà Sư trong việc phát triển du lịch sinh thái
Theo Luật Du lịch năm 2017, “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về
bảo vệ môi trường”. Với những đặc điểm vốn có của mình, Rừng tràm Trà Sư là một điểm đến
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với hệ thống rừng ngập nước, cảnh quan thiên nhiên hấp
dẫn khách du lịch.
+Lợi thế
Vị trí: Rừng tràm Trà Sư tọa lạc ở phía Tây sông Hậu, cụ thể trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung,
xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên và xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Tài nguyên du lịch: Rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái rừng ngập nước có tài nguyên du lịch
tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng có giá trị sinh học cao. Sự đa dạng và phong phú về tài nguyên
khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu, những người

53
đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến
với rừng tràm. Du khách đi thuyền xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng xanh biếc, với những
bông hoa tràm nở trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng. Ẩn trong
làn nước trong xanh chứa nhiều loài thủy sinh, những chiếc lá lấm tấm màu tím lạ lẫm; những
thân tràm lắt lay bông trắng trong màn nước dập dờn; rừng sen lá xanh thắm, bông đỏ tươi khoe
nở; khóm bông điên điển vàng rập rờn như đàn bướm… Vừa ngắm cảnh đẹp, du khách có thể
hái các loại rau muống, rau dừa, điên điển…
Sản phẩm du lịch: Rừng tràm Trà Sư phát triển đa dạng các loại sản phẩm du lịch. Đầu tiên
du khách được trải nghiệm các loại hình du lịch sinh thái có thể thực hiện như: tham quan các
sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước; giải trí, thư giãn trong môi trường rừng đẹp, yên bình,
trong lành; khám phá các đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học về
rừng tràm và đất ngập nước; trải nghiệm các phong tục, tập quán, nét văn hóa trong sinh hoạt,
ẩm thực của cộng đồng địa phương. Du khách được trải nghiệm đi bộ xuyên rừng để đến với cây
cầu tre được ghi nhận dài nhất Việt Nam. Đứng trên đài quan sát và ngắm nhìn toàn bộ khung
cảnh khu rừng tràm từ trên cao. ở đây còn bán mật ong hoa tràm, rau rừng, có cả dịch vụ nhà
hàng với các chòi lá nhỏ để thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản hấp dẫn.
Cơ sở vật chất: Các tuyến đường đang được nâng cấp và mở rộng, có bãi đỗ xe khá rộng,
có xây dựng hệ thống cầu tàu, tắc ráng, xuồng chèo, vọng gác quan sát,… giúp du khách thuận
tiện hơn trong việc tiếp cận và tham quan rừng tràm Trà Sư.
Chất lượng dịch vụ: Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình hỗ trợ khách tham quan. Đặc
biệt hầu hết nhân viên là người dân địa phương, có hiểu biết về hệ sinh thái của khu vực để giới
thiệu đến khách tham quan rừng tràm.
+Hạn chế
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực ở đây còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Vẫn
chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hướng dẫn cho du khách còn nhiều hạn chế, chưa thông
tin cụ thể, rõ ràng cho du khách.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt hạn chế như chưa có
các hệ thống nước sạch, điện vào những khu vực du khách tham quan.
Thu gom xử lý rác thải còn nhiều hạn chế, không kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều tổn hại ảnh
hưởng đến môi trường, cảnh quan của rừng tràm Trà Sư.

54
Những điều cần lưu ý khi phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch
Phải chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, phát triển đội ngũ
nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho
nhân viên.
Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh của cơ sở ăn,
uống, nhà nghỉ… nhưng phải quản lý tốt và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ. Nên đầu tư xây
dựng thêm những nơi nghỉ mát cho du khách tham quan, đầu tư xây dựng lại con đường vào khu
du lịch.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Rừng tràm Trà Sư cần phải có kế hoạch đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch. Nên mở thêm các điểm trưng bày và gian bán hàng lưu niệm. Dựa trên những đặc điểm, sở
thích của thị trường du khách để phát triển sản phẩm du lịch của rừng tràm Trà Sư,
Tổ chức những hoạt động về giáo dục và bảo vệ môi trường
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bố trí thùng rác trong khu du lịch. Hạn chế hoạt động
du lịch gần nơi cư trú của các loài động vật, tuân thủ vấn đề sức chứa, để không làm lão hóa thổ
nhưỡng ảnh hưởng sự phát triển đến các loại thực vật. Đảm bảo vệ sinh các dịch vụ du lịch, nơi
công cộng.
Bảo tồn và phát triển bền vững rừng tràm Trà Sư
Nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã phê
duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Do vậy, bên cạnh việc rà soát quy mô ranh giới, chức
năng, nhiệm vụ, ngành chức năng; quy hoạch tổng thể không gian các phân khu chức năng; các
nội dung về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm
Trà Sư cũng được quy định trong Quy hoạch.
Đề ra các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế các ấp giáp ranh, đặc biệt, tạo cơ chế để người
dân tộc được tham gia vào các chương trình bảo tồn và phát triển khu bảo vệ cảnh quan như: Bảo
vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng, sử dụng rừng… Trong đó, có các dự án
trồng rừng ở phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính; đề tài nghiên cứu khoa học về

55
điều tra danh mục thực vật rừng; thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và du lịch sinh
thái.
Tài liệu tham khảo
Quang Minh 23/11/2021 An Giang: Đưa rừng tràm Trà Sư trở thành một điểm du lịch đẳng
cấp quốc gia và quốc tế
https://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/du-lich/chi-tiet-du-
lich/!ut/p/z0/fUxLDoIwEL0KG5aTFiTolpViYtCwgW7MpBCowpTPlHh8iwdw8z55H6FEJRT
hZjpkYwkH72uVPvNI5pdDEhfn6HSUj7K8RfciidMsEleh_hf8g3nNs8qE0pa4_bCokILOIHX
BZBfGATYTyhWBDbHToUSCXwyNQ1icF7zguAOszpMF7pF6GC1DY9rR92AwuodmH2m
cYHZW7x8gpreqv5mt3Bw!/
Rừng tràm Trà Sư
http://www.vietnam-tourism.com/index.php/tourism/items/1334
Lê Thương 06/02/2017 Bảo tồn và phát triển bền vững rừng tràm Trà Sư
http://tapchimoitruong.vn/moi-truong-va-cong-dong-84/B%E1%BA%A3o-
t%E1%BB%93n-v%C3%A0-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n--b%E1%BB%81n-
v%E1%BB%AFng-r%E1%BB%ABng-tr%C3%A0m-Tr%C3%A0-S%C6%B0-20833
Trần Thanh Thảo Quyên 12/07/2017 Phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
https://www.vtr.org.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-rung-tram-tra-su.html

56
7. Lê Thị Đào – 2156180123 – Du lịch sinh thái ở Rừng tràm Trà Sư
Du lịch sinh thái đang là một xu hướng của du khách hiện nay, ta không khó để nhận ra các
điểm du lịch sinh thái tiếp nhận rất nhiều khách du lịch. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, đời
dống người dân được nâng cao, người ta lại càng có xu hướng rời bỏ sự ồn ào náo nhiệt của thành
phố để hòa mình vào thiên nhiên. Sau chuyến đi thực tập thực tế, tôi càng nhận thấy được xu
hướng này ngày càng phát triển mà điển hình là du lịch sinh thái ở rừng tràm Trà Sư.
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến du lịch sinh thái nhưng để hiểu một cách đơn giản thì
du lịch sinh thái là một trong những loại hình dựa vào thiên nhiên sẵn có để phát triển du lịch.
Các địa điểm phát triển du lịch sinh thái là nơi mà các du khách đến đây để thưởng ngoạn cảnh
sắc, được hòa mình vào thiên nhiên ở đó.
Rừng tràm Trà Sư là một vùng đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Được thiên
nhiên ưu đãi rừng tràm với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, hệ sinh thái ngập nước
tạo nên bầu không khí trong lành và yên bình. Đặc biệt với các lợi thế về sinh vật, môi trường
như vậy rất thuận lợi phát triển loại hình du lịch sinh thái. Rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái ngập
nước tiêu biểu của vùng Tây sông Hậu, một loại hình sinh thái trọng điểm của tỉnh An Giang.
Du khách có thể trải nghiệm rừng tràm bằng cách đi xuồng máy, tận mắt chiêm ngưỡng cảnh
quan rừng tràm, nếu đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều muộn ta có thể bắt gặp chim hoặc cò ở nơi
đây. Nếu muốn ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh rừng tràm ta có thể lên tượng đài quan sát bằng
kính viễn vọng. Xung quanh có các chòi nghỉ ngơi và bán đồ ăn phục vụ du khách. Bên cạnh đó
ở rừng tràm Trà Sư còn thiết kế những chỗ chup ảnh, phục vụ nhu cầu của du khách. Với giá vé
hơn 200.000 nghìn đồng một người là rất hợp lý để tham quan một nơi có phong cảnh đẹp, gần
gũi với thiên nhiên như vậy.
Lợi thế:
Rừng tràm Trà Sư có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất ngập nước nổi tiếng còn sót
lại của tỉnh An Giang, có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, rất thích hợp
cho việc nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan… Hiện nay ở rừng tràm cũng đã đầu tư cơ sở
vật chất, cải tạo lại cảnh quan để đáp ứng được lượng khách du lịch ngày càng lớn. Địa điểm này
sẽ thu hút được nhiều lượt khách du lịch bởi nó giữ được tính nguyên sơ, khi đến du lịch ta như
được hòa mình vào thiên nhiên, được trải nghiệm cảm giác chân thật nhất khi ngắm nhìn cảnh
quan nơi đây.

57
Với vị trí thuận lợi, nằm trong tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, rừng tràm Trà Sư nằm trong
chiến lược phát triển của tỉnh, là một trong những vùng trọng điểm, có thế mạnh về đầu tư, do
được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Với lợi thế về vị trí chiến lược như vậy sẽ thuận tiện
trong việc hình thành cung đường, tuyến điểm tham quan liên kết với các địa điểm trong tỉnh và
ở trong vùng.
Hạn chế:
Rừng tràm Trà Sư là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi đây có nhiều loài động, thực
vật quý hiếm, nếu phát triển du lịch mà không có sự tính toán kỹ và cụ thể sẽ gây ra nhiều bất lợi
ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động, thực vật. Việc tiến hành phát triển, đầu tư cơ sở
vật chất cũng cần tính toán đến cảnh quan, môi trường xung quanh, bởi nếu không động thực vật
và môi trường xung quanh sẽ bị tổn hại, đánh mất tính đa dạng và gây ô nhiễm môi trường.
Vì là khu vực từng bị nhiễm phèn nặng thì vấn đề môi trường cũng rất được quan tâm. Nếu
vấn đề bảo vệ môi trường như thu gom rác thải không được xử lý thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước,
thay đổi môi trường sống của các loài động, thực vật, cảnh quan xung quanh cũng bị thay đổi và
cuộc sống của người dân cũng bị tác động.
Việc không có cơ sở lưu trú lại khiến việc phát triển du lịch sinh thái gặp nhiều khó khăn.
Du khách sẽ không trải nghiệm được hết những đặc sắc của hệ sinh vật nơi đây mà phải đi về
trong ngày, khiến cho doanh thu du lịch thấp. Lực lượng hướng dẫn viên còn ít nên chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó công tác bảo tồn nguồn tài nguyên còn gặp nhiều khó
khăn.
Để thu hút du khách, rừng tràm Trà Sư cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch như có các gian hàng bán đồ lưu niệm, hàng thủ công; cần kết hợp linh hoạt giữa các loại
hình du lịch với nhau như loại hình văn hóa, ẩm thực thôn quê, đờn ca tài tử,… Cần nâng cao
chất lượng đời sống người dân, nâng cao kiến thức về phát triển du lịch và nhận thức về bảo vệ
môi trường. Cần đào tạo nguồn nhân lực có năng lực và chất lượng để tham gia phục vụ du khách.
Cần xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp với cảnh quan du lịch sinh thái để vừa đáp ứng được nhu
cầu của du khách vừa giữ được cảnh quan môi trường. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bố trí
thùng rác trong khu du lịch. Hạn chế hoạt động du lịch gần nơi cư trú của các loài động vật, tuân
thủ vấn đề sức chứa, để không làm lão hóa thổ nhưỡng ảnh hưởng sự phát triển đến các loại thực
vật.

58
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Hiệp, (2012), Các khái niệm về du lịch sinh thái, culaochammpa.com.vn
https://www.culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2
16:cac-khai-nim-v-du-lch-sinh-thai&catid=38:tai-liu-vn-bn&Itemid=74&lang=vi
2. Trần Thanh Thảo Uyên, (2017), Phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, tạp
chí điện tử du lịch https://www.vtr.org.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-rung-tram-tra-su.html
3. Nguyễn Ngọc Minh, Ngô Thị Ngọc Thảo, Trần Quang Vy, Châu Xuân Quỳnh,
Đặng Huỳnh Anh, (2019), Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch sinh thái rừng
tràm Trà Sư. Tạp chí nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế trường đại học Tây Đô
https://tai-lieu.com/tai-lieu/danh-gia-su-hai-long-cua-du-khach-doi-voi-khu-du-lich-sinh-
thai-rung-tram-tra-su-61407/

59
60
61
8. Phạm Thị Thu Huyền – 2156180151 – Du lịch làng nghề gốm tại Vĩnh Long

(Cơ Sở Sản Xuất Gạch Ngói - Gốm Tân Vĩnh -Vĩnh Long)
Đặt vấn đề
Vĩnh Long - là một trong số các tỉnh có tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch khác
ở ĐBSCL.Trong đó, tổ chức cho khách tham quan và trải nghiệm thực tế tại các làng nghề gốm,
cơ sở sản xuất truyền thống đang là một trong những sản phẩm du lịch ấn tượng. Tuy nhiên, loại
hình du lịch làng nghề hiện nay vẫn ít người biết đến, quy mô nhỏ và chưa được khai thác hiệu
quả ở Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
1. Khái quát chung
a. Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề một loại hình du lịch sinh thái nhân văn nhằm giúp khách du lịch tìm
hiểu về văn hóa truyền thống, các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trong các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và được xem là một trong những phương tiện phát triển du lịch ở địa phương đó, cụ thể là
ở Vĩnh Long.
b. Làng nghề, cơ sở sản xuất về làm gạch, gốm ở Vĩnh Long
Vĩnh Long là một trong số ít địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long có nghề, lò nung
gạch gốm, tồn tại đã hàng trăm năm. Từng có thời điểm, men theo ven sông Cổ Chiên, Mang

62
Thít, kênh Thầy Cai đoạn qua Vĩnh Long là rất nhiều cơ sở sản xuất gạch, gốm. Với số lượng lò
gạch, gốm thủ công lớn nhất vùng, với trên 1.200 cơ sở, khoảng 2.000 miệng lò gạch gốm, tạo
công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở địa phương và là nghề truyền thống chủ lực của
tỉnh. Tuy hiện nay nghề nung gạch gốm nơi đây cũng đang thoái trào do xu hướng sử dụng các
loại vật liệu mới. Tuy nhiên, nếu biết khai thác, những lò còn lại có thể kết hợp để phát triển du
lịch.
2. Thực trạng du lịch làng nghề gốm tại Vĩnh Long
a. Thực trạng làng nghề
Gạch, gốm - nghề truyền thống chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, ngành
nghề “xương sống” Vĩnh Long đã trở nên nguội lạnh. Lý do là quy định hạn chế các lò nung thủ
công, đốt nguyên vật liệu gây khói, bụi, ô nhiễm môi trường, khuyến khích sử dụng các vật liệu
không nung trong xây dựng. Cùng với đó, chi phí vật liệu tăng cao đẩy giá sản phẩm cao hơn,
nên không thể cạnh tranh được sản phẩm từ các vật liệu khác có giá thành rẻ hơn.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, hiện nay Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cũng đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án di sản đương đại Mang Thít
nhằm duy trì và bảo tồn trên 1.200 lò gạch còn lại, qua đó gắn kết nơi đây với phát triển du lịch
của tỉnh, nhằm vừa bảo tồn làng nghề có truyền thống trên 100 năm, và mong muốn từ một làng
nghề truyền thống, sẽ nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong
và ngoài nước.
b. Điểm mạnh
Làm gạch, làm gốm là những nghề truyền thống lâu đời, là một trong nét đẹp trong văn hóa
của người dân “Vương quốc đỏ Vĩnh Long, cộng với người dân làng nghề đều rất ủng hộ việc
phát triển du lịch tại các cơ sở sản xuất, lò gạch gốm nên thu hút được khách du lịch khách trong
và ngoài nước đến tìm hiểu và trải nghiệm.
Vị trí giao thông thuận lợi, vì phần lớn các lò gạch, gốm là nằm ven con sông, khách du
lịch có thể dễ dàng di chuyển bằng thuyền, ghe. Bên cạnh đó, loại hình du lịch làng nghề này
làm đa dạng, phong phú cho các loại hình du lịch ở Vĩnh Long nói riêng và đồng bằng sông Cửu
Long nói chung. Thu hút sự chú ý của khách du lịch quan tâm đến loại hình còn khá mới ở miền
Tây.

63
Hoạt động du lịch làng nghề, tại các cơ sở sản xuất có thể tổ chức bán sản phẩm bằng gốm
của người làng nghề góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa
phương.
Gần với làng nghề truyền thống, khách du lịch sau đó có thể thuận lợi, ghé thăm những địa
điểm du lịch gần đó như Cù lao An Bình, Cần Thơ, An Giang,... và hơn hết người dân địa phương
rất thân thiện, cởi mở, hiếu khách tạo nên sự gần gũi, thân thiện, thoải mái cho du khách.
c. Hạn chế
Việc phát triển loại hình này chưa tập trung, mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Nên chưa được
quảng bá, phổ biến rộng rãi, chưa thu hút du khách và các công ty lữ hành; Còn khách tự túc thì
rất ít tìm đến.
Vì phải di chuyển trên sông, phương tiện như thuyền phải phụ thuộc vào mực nước, đôi khi
nước rút quá thấp khiến cho việc du lịch trở nên khó khăn và gặp nhiều bất cập.
Cơ sở vật chất, và cảnh quan của các cơ sở sản xuất còn nghèo nàn, thô sơ, và chưa được
thẩm mỹ để thu hút khách ở lại lâu. Kèm với đó là hoạt động du lịch còn hạn chế, chủ yếu chỉ là
chỉ được xem qua các công đoạn của quá trình làm ra sản phẩm là chủ yếu và “check–in”.
Vấn đề ô nhiễm môi trường là một hạn chế lớn, cần có biện pháp để có thể phát triển loại
hình này một cách an toàn.
3. Một số điểm cần lưu ý khi khai thác du lịch làng nghề gốm
Thứ nhất không thực hiện phát triển theo hướng thương mại hóa, làm biến dạng các giá trị
văn hóa truyền thống. Thứ hai, tổ chức du lịch, khai thác tour cần kết hợp, đan xen giữa nhiều
địa điểm, nhiều loại hình du lịch khác nhau của vùng, để tránh việc mất cân bằng và lu mờ các
giá trị khác. Thứ ba khi du lịch các tổ chức, công ty, cơ sở du lịch cần đảm bảo nắm được số
lượng khách du lịch đến nhằm đảm bảo sức chứa, sức chịu đựng của điểm du lịch. Cuối cùng,
quan trọng là vấn đề môi trường, cần khai thác, phát triển lò gạch, gốm tốt, đảm bảo các công tác
khí đốt thải ra để bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp để phát triển du lịch làng nghề gốm
Đầu tiên, đẩy mạnh công tác chuyển đổi từ sản xuất truyền thống, thủ công sang sản xuất
bằng lò nung gạch liên hoàn theo công nghệ mới, vừa nâng cao chất lượng, tăng giá thành sản
phẩm, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

64
Tiếp đó, đầu tư vào cơ sở vật chất và cảnh quan của các lò gốm, trùng tu. Đa dạng hóa các
hoạt động du lịch tại điểm như, bán hàng lưu niệm, và bố trí khu vực và người hướng dẫn cho
du khách có thể trải nghiệm tự mình làm ra sản phẩm.
Tiếp tục, tăng cường công tác quảng bá, truyền thông loại hình du lịch làng nghề này đến
với mọi người dưới nhiều hình thức phù hợp, đa dạng và hiệu quả. Hơn hết, trau dồi kỹ năng, bổ
trợ kiến thức cho hướng dẫn viên, người dân địa phương và người dân làng nghề, tạo hiệu ứng
“tiếng lành đồn xa” dành cho địa điểm, cơ sở sản xuất gạch, gốm.
Cuối cùng, cần phát triển du lịch theo hướng bền vững, gìn giữ được bản sắc, truyền thống
văn hóa của địa phương.
Tóm lại, phát triển du lịch gắn với làng nghề ở Vĩnh Long nói riêng và cả nước nói chung
chắc chắn là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay trong định hướng phát triển
du lịch. Vì quá trình phát triển còn gặp nhiều thách thức và khó khăn nên để làm được điều đó,
rất cần sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa lĩnh vực du lịch và các làng nghề. Cần có sự quan tâm,
chính sách từ chính quyền, cơ quan và người dân để định hướng và phát triển du lịch cho tỉnh
nhà. Vì bởi bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, loại hình du lịch này sẽ góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc, làng nghề không bị mai một.
Tài liệu tham khảo
1. Phát triển du lịch Vĩnh Long cần lắm sự gắn kết với làng nghề truyền thống. (3/2021).
Vinh Long Tourist. Retrieved January 9, 2022, from : Phát triển du lịch Vĩnh Long cần lắm sự
gắn kết với làng nghề truyền thống (vinhlongtourist.vn)
2. Câu chuyện về nghề gạch, gốm đỏ Vĩnh Long. Vinh Long Tourist. (01/2021). Retrieved
January 9, 2022, from: CÂU CHUYỆN VỀ NGHỀ GẠCH, GỐM ĐỎ VĨNH LONG
(vinhlongtourist.vn)
3. Ảnh : Tự chụp.

65
9. Trịnh Văn Nam – 2156180170 – Loại hình du lịch sinh thái ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1. Giới thiệu về loại hình du lịch sinh thái ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Việt Nam là một đất nước mà được mẹ thiên nhiên ưu ái ban cho rất nhiều lợi thế để phát
triển du lịch, từ đường bờ biển dài, những khu rừng hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên
hay vườn quốc gia. Không những thế, nước ta còn có sự đa dạng sinh học cao, là ngôi nhà của
nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm, các loài chim quý hiếm và các loài thú đặc trưng của
vùng nhiệt đới như : tê giác, vượn, tê tê, voi,... Tất cả những lợi thế trên đã khiến cho loại hình
du lịch sinh thái ở Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo
dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi
trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và
cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu
cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa
phương.
Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích 40.000km2, là một bộ phận của châu thổ sông
Mekong, với những cảnh quan sinh thái đặc trưng thì nơi đây có tiềm năng rất lớn để phát triển
loại hình du lịch sinh thái. Với lợi thế là có 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu kết
hợp với cảnh quan núi rừng, kênh rạch chằng chịt đã tạo nên cho nơi đây những điểm đến du lịch
sinh thái vô cùng hấp dẫn, một vài trong số đó có thể kể đến là Rừng tràm Trà Sư ( An Giang )
và Cù lao An Bình (Vĩnh Lon ).
2. Rừng tràm Trà Sư (An Giang)

66
Rừng tràm Trà Sư tọa lạc tại huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được biết đến như là
một điểm đến du lịch vô cùng thú vị cũng như tuyệt đẹp giành cho những du khách muốn tránh
xa chốn thành thị tấp nập. Được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái điển hình của vùng ngập
nước phía tây sông Hậu, rừng tràm Trà Sư có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thậm chí
đã và đang trở thành một điểm đến du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn mỗi khi du khách đặt chân
đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bước vào rừng tràm Trà Sư du khách như được hòa mình vào thiên nhiên nơi đây, không
khí trong lành với nhiều loài thực vật cũng như bèo nổi xanh cả mặt nước, xung quanh còn có
nhiều loài chim quý hiếm cũng như các loài thú hoang dã. Khu du lịch rừng Tràm Trà Sư có các
tài nguyên du lịch sinh thái tiêu biểu có thể kể đến như : cảnh quan thiên nhiên hệ sinh thái đất
ngập nước; sinh cảnh rừng tràm ngập nước; sinh cảnh kênh, mương và các loài thực vật sen,
súng, bèo; sinh cảnh đồng cỏ, đầm lầy ngập nước theo mùa; các loài chim nước, thủy sản và
động vật hoang dã vùng đất ngập nước...

3. Cù lao An Bình ( Vĩnh Long )

67
Cù lao An Bình tọa lạc tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nơi đây đã và đang là một địa
điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đặt chân đến Vĩnh Long. Cù lao An Bình có diện tích khoảng
60km2, gồm 4 xã là An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước và Đồng Phú, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu.
Đến với cù lao An Bình du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi trên thuyền ngắm
nhìn những cảnh vật của vùng sông nước, ngồi trên chiếc thuyền đi trên con sông trải dài là một
trải nghiệm tuyệt vời tại cù lao An Bình. Nơi đây giúp cho những du khách muốn xa chốn thành
thị tấp nập mà đến với vùng quê sông nước, trải nghiệm sự yên bình cũng như không khí trong
lành, mát mẻ. Trên chuyến đi tham quan cù lao An Bình, du khách còn được ngắm nhìn cầu Mỹ
Thuận, đây được coi là biểu tượng của tỉnh Vĩnh Long.
Nơi đây còn sở hữu những khu vườn trái cây với đa dạng và phóng phú như chôm chôm,
mít, sầu riêng, nhãn,... tha hồ cho các du khách thưởng thức. Nhắc đến thực vật, khi trải nghiệm
cù lao An Bình, du khách có thể ngắm nhìn hai bên bờ là những cây thủy liễu xanh thắm, hay
còn được gọi là cây bần, hoặc có thể ngắm nhìn những cây dừa cao chót vót.

4. Lợi thế và hạn chế của loại hình du lịch sinh thái
4.1. Lợi thế
Lợi thế của loại hình du lịch sinh thái khi phát triển ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long
đó chính là thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những cảnh quan đặc sắc và hùng vĩ; những hệ
thống kênh rạch chằng chịt giao thoa với núi rừng và biển đảo tạo nên cho nơi đây một vùng sinh
thái đa dạng như rừng ngập mặn, sinh cảnh kênh, mương, sinh cảnh đồng cỏ,... Cùng với đó thì

68
đây là ngôi nhà của rất nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới và nhiều loài động
thực vật quý hiếm. Kết hợp với đó là những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây đã giúp
những điểm du lịch sinh thái được gắn kết với du khách hơn, những là trị văn hóa bản địa kèm
theo khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ là điều không thể thiếu với loại hình du lịch sinh thái. Ở
Việt Nam nói chung là loại hình du lịch sinh thái cũng đang phát triển mạnh mẽ, với lợi thế
đường bờ biển dài, những khu rừng hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc
gia, đó là một lợi thế cực lớn để nước ta có thể phát triển thêm loại hình du lịch này.
4.2. Hạn chế
Lợi thế là vậy tuy nhiên du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng
như Việt Nam nói chung vẫn có những hạn chế nhất định như: hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất,
kỹ thuật phục vụ cho du lịch sinh thái còn hạn chế; việc quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái còn
hạn chế; còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ chức quản lý; nguồn nhân lực cho
du lịch sinh thái như hướng dẫn viên, điều hành quản lí tour còn hạn chế; đầu tư phát triển du
lịch sinh thái còn hạn chế và chưa có chiến lược quy hoạch lâu dài.
5. Những lưu ý khi khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch, đầu tư bảo vệ tài nguyên du lịch một cách chuẩn
mực và nghiêm túc, không để suy giảm tài nguyên bởi các hoạt động dân sinh, kinh tế và ô nhiễm
môi trường.
- Phát triển du lịch sinh thái gắn liền thiên nhiên với văn hóa để tạo nên nét đặc trưng riêng.
- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch sinh thái.
- Tích cực quảnh bá cả hình ảnh và nội dung, phát triển chương trình marketing ra toàn cầu.
- Cần phát triển hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất cho du lịch sinh thái.
- Phát triển nhận thức cộng đồng về du lịch sinh thái bằng những vấn đề về biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học,...

69

You might also like