You are on page 1of 13

ĐHQG-HCM

Trường ĐHKHXH&NV

BÀI TẬP MÔN HỌC


XÂY DỰNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHO CUỘC


ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SÁCH CỦA
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH, CƠ SỞ THỦ ĐỨC

Thông tin nhóm sinh viên

TT MSSV
Họ và tên Email
1. 2056100023 Nguyễn Minh Hiếu 2056100023@hcmussh.edu.vn
1
2. 2056100033 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2056100033@hcmussh.edu.vn
3. 2056100031 Nguyễn Lê Trúc Lan 2056100031@hcmussh.edu.vn
4. 2056100040 Huỳnh Thị Nơ 2056100040@hcmussh.edu.vn
5. 2056100008 Nguyễn Trung Ngọc Thảo 2056100008@hcmussh.edu.vn
6. 2056100012 Đinh Lan Anh 2056100012@hcmussh.edu.vn

TP.HCM, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC:

PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH...............................1


1. Tên đề tài........................................................................................................................ 1
2. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1
3. Tổng quan quá trình đánh giá tài nguyên thông tin của thư viện Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM, Cơ sở Thủ Đức........................................................................1
4. Mục đích đánh giá...........................................................................................................2
5. Mục tiêu/nhiệm vụ..........................................................................................................2
6. Đối tượng........................................................................................................................ 3
7. Phương pháp đánh giá và kế hoạch đánh giá..................................................................3
7.1. Phương pháp đánh giá.....................................................................................................3
7.1.1. Phương pháp đánh giá qua số liệu về nguồn tài nguyên...........................................3
7.1.2. Phương pháp đánh giá theo mức độ sử dụng và phản hồi của người dùng...............3
7.2. Kế hoạch đánh giá...........................................................................................................4
8. Ý nghĩa đánh giá.............................................................................................................6
PHẦN 2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.....................................7
I. Kết quả đánh giá...........................................................................................................7
1. HHH................................................................................................................................... 7
1.1. Đánh giá bằng phương pháp thống kê số liệu của NTNTT sách..................................7
1.2. Đánh giá bằng phương pháp khảo sát người dùng tin..................................................7
2. Những kết quả nổi bật và những tồn tại:...............................................................................9
2.1 Những kết quả nổi bật:..................................................................................................9
2.2 Nhược điểm tồn tại:......................................................................................................9
II. Phương hướng, giải pháp:............................................................................................9
1. Chú trọng phát triển nguồn tài nguyên thông tin sách về lượng:...........................................9
1.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin sách phù hợp..............................9
1.2. Tăng cường chia sẻ nguồn lực....................................................................................10
2. Đảm bảo chất lượng nguồn tài nguyên thông tin sách.........................................................10
2.1. Chú trọng nghiên cứu nhu cầu của người dùng tin.....................................................10
2.2. Có kế hoạch thanh lọc tài liệu sách............................................................................10
3. Các yếu tố khác:.................................................................................................................. 10
3.1. Kiểm định..................................................................................................................10
3.2 Nghiệp vụ.................................................................................................................... 10
3.3 Bảo quản..................................................................................................................... 10
3.4 Công tác khác.............................................................................................................. 10
PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH

1. Tên đề tài

Tên tiếng Việt: Đánh giá nguồn tài nguyên thông tin sách của thư viện trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Thủ
Đức.
Tên tiếng Anh: Evaluation of book information resources of the library of University
of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Thu
Duc campus.
2. Lý do chọn đề tài

Nguồn tài nguyên thông tin (NTNTT) là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện
(TV). Cùng với sự phát triển của vật mang tin, công nghệ in ấn và các phương tiện kỹ thuật,
các nguồn tài liệu trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Các nguồn tài liệu dưới các hình
thức vật mang tin khác nhau và được sử dụng thông qua các phương thức khác nhau được
gọi chung là NTNTT. Như vậy, NTNTT của TV là tập hợp của các nguồn tài liệu được TV
xây dựng và phát triển hoặc cung cấp các liên kết nhằm phục vụ cho những đối tượng sử
dụng nhất định cũng như đáp ứng những chức năng và nhiệm vụ nhất định của TV.
Công tác xây dựng và phát triển NTNTT trong các cơ quan thông tin - thư viện là
một quá trình nhằm có được các NTNTT khác nhau đáp ứng được nhu cầu tin đa dạng của
người dùng tin một cách kịp thời và ít tốn kém nhất. Quá trình này là một chuỗi các công tác
bao gồm thiết lập chính sách và lên kế hoạch, lựa chọn và thu thập các nguồn tài liệu, đánh
giá và thanh lọc các nguồn tài liệu, phối hợp và hợp tác giữa các TV và cơ quan thông tin
trong việc thu thập, chia sẻ và sử dụng các NTNTT. Nói một cách khác, không có các
NTNTT phục vụ cho các nhu cầu tin khác nhau thì không có sự tồn tại của TV và cơ quan
thông tin.
Trong thực trạng hiện nay, nhu cầu của người dùng tin có sự thay đổi, sự phát triển
không ngừng của xã hội và khoa học; mức độ sử dụng của tài liệu có tần suất sử dụng chênh
lệch (nhiều tài liệu có mức sử dụng cao, nhiều tài liệu có mức sử dụng thấp và có những tài
liệu không được sử dụng do nội dung có thể là bị lỗi thời và không đem lại giá trị thông tin
cho người sử dụng). Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy được giá trị của NTNTT
trong TV nên đã làm nghiên cứu đánh giá NTNTT để có thể hệ thống lại TV và biết được
tình trạng vật lý của nguồn tài liệu đang có, từ đó thực hiện việc duy trì, thay mới, bảo quản,
chuyển kho hoặc thanh lọc tài liệu được chính xác và hiệu quả. Vì vậy nhóm đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Thực hiện đánh giá nguồn tài nguyên thông tin sách của thư viện trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở
Thủ Đức” để đánh giá NTNTT nhằm đưa ra được những phương hướng và giải pháp phát
triển cho TV, đáp ứng tốt NTNTT cho nhu cầu của người dùng tin.
3. Tổng quan quá trình đánh giá tài nguyên thông tin của thư viện Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM, Cơ sở Thủ Đức.

1
Công tác đánh giá NTNTT là quá trình giúp TV biết rõ hiện trạng của nguồn tài
nguyên đang có bao gồm số lượng, tính chất và khả năng đáp ứng nhu cầu cho người dùng
của nguồn tài nguyên, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của nguồn tài nguyên,
cũng như tính hiệu quả của việc đầu tư phát triển nguồn tài nguyên, đồng thời đo lường
được mức độ thực hiện chính sách phát triển nguồn tài nguyên của TV. Việc thực hiện đánh
giá NTNTT một cách thường xuyên, định kỳ và có hệ thống sẽ giúp TV xem xét lại giá trị
và tình trạng vật lý của nguồn tài liệu đang có, từ đó thực hiện việc duy trì, thay mới, bảo
quản, chuyển kho hoặc thanh lọc tài liệu được chính xác và hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn
tài nguyên thông tin của thư viện luôn đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó,
thực hiện đánh giá cũng sẽ giúp TV nhận biết được mức độ đáp ứng của nguồn tài nguyên
so với các mục tiêu đặt ra, cũng như tính hiệu quả của các đầu tư vào NTNTT. Đánh giá
NTNTT chính là cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển tiếp tục NTNTT của TV.
Đánh giá tài nguyên thông tin của thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn, ĐHQG TP.HCM, Cơ sở Thủ Đức trong ba năm qua (2018, 2019, 2020). Thông qua
việc sử dụng và phản hồi của người dùng tin:
Năm 2018, TV đã thực hiện đánh giá kho tài liệu báo và tạp chí tiếng việt thông qua
phiếu khảo sát trực tiếp ở các khoa, TV đã tổng hợp và nhận thấy 80% sinh viên đã được
đáp ứng đủ nhu cầu, 20% số lượng sinh viên còn lại chưa được đáp ứng đủ nhu cầu về tài
liệu báo và tạp chí tiếng Việt. Qua cuộc khảo sát này TV nhận ra được phần lớn trong số
20% sinh viên chưa được đáp ứng đang cần đến những tài liệu báo và tạp chí thuộc chuyên
ngành của họ. Qua đó TV cần bổ sung thêm các tài liệu báo và tạp chí liên quan đến chuyên
ngành mà sinh viên đang cần.
Năm 2019, TV đã thực hiện đánh giá kho tài liệu về luận văn, luận án thông qua
phiếu khảo sát trực tiếp ở các khoa, TV đã tổng hợp và nhận thấy 72% số lượng tài liệu
được sinh viên sử dụng, 28% số tài liệu còn lại không được sinh viên sử dụng nữa. Qua đó
TV cần thanh lọc và đổi mới tài liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng tài liệu về luận văn luận án
của sinh viên.
Năm 2020, TV đã thực hiện đánh giá tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học cho sinh
viên và giảng viên, thông qua thống kê số lượng sử dụng từ TV cho thấy 100% tài liệu có ở
TV đã đáp tương đối đầy đủ nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Qua đó, TV tiếp tục cập
nhật và phát triển nguồn tài liệu theo từng năm để luôn đảm bảo đủ số lượng và nhu cầu của
người dùng.
Hầu hết trong các khảo sát đánh giá tài nguyên thông tin của TV trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM cho thấy, TV còn thiếu trong công tác cập
nhật tài liệu và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Trên cơ sở đó thì năm 2021, TV sẽ tiếp
tục đánh giá nguồn tài nguyên này cụ thể là sách giấy thông qua việc khảo sát nhu cầu của
người dùng TV để đảm bảo đạt được 100% đủ về số lượng và chất lượng của thư viện mang
lại cho người dùng tin.
4. Mục đích đánh giá

Mục đích đánh giá nhằm xác định cụ thể mức độ hiệu quả của NTNTT và nắm bắt rõ
về tình trạng vật lý của nguồn tài liệu đang có trong TV.
2
5. Mục tiêu/nhiệm vụ

Xác định mức độ đáp ứng của nguồn tài nguyên sách hiện có.
Xác định ưu thế và nhược điểm của nguồn tài nguyên sách hiện có.
Xác định nhu cầu trong việc thanh lọc và các ưu tiên trong việc bảo quản, tạo cơ sở
cho việc tăng cường kinh phí bổ sung tài liệu.
Cung cấp thông tin thực tế của tài nguyên thông tin sách hiện có trong TV với mục
tiêu TV đã đề ra nhằm đưa ra phương hướng điều chỉnh, bổ sung trong chính sách phát triển
nguồn tài nguyên.
6. Đối tượng

Đối tượng đánh giá: Nguồn tài nguyên thông tin sách.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên, học viên sau đại học, giảng viên, cán bộ.
Phạm vi đánh giá về không gian: Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Thủ Đức.
Phạm vi đánh giá về thời gian: Thời gian từ tháng 11/2021 đến 04/2022.
7. Phương pháp đánh giá và kế hoạch đánh giá

7.1. Phương pháp đánh giá


7.1.1. Phương pháp đánh giá qua số liệu về nguồn tài nguyên
Lý do: Phương pháp thống kê giúp phân tích, giải thích và trình bày dữ liệu một cách chi tiết
và hiệu quả. Và phương pháp này đang là phương pháp tối ưu nhất trong tình hình dịch bệnh đang
phức tạp như hiện nay vì không có điều kiện để làm việc, đối chiếu trực tiếp ở trên giá.
Thống kê vốn tài liệu: thực hiện thống kê để nắm được các số liệu về nguồn tài
nguyên. Các số liệu căn bản bao gồm quy mô, tuổi của tài liệu, ngôn ngữ và hình thức của
tài liệu.
7.1.2. Phương pháp đánh giá theo mức độ sử dụng và phản hồi của người
dùng
Thống kê lưu hành: các dữ liệu thống kê lưu hành góp phần phản ánh chất lượng
nguồn tài nguyên bao gồm thống kê mức độ sử dụng tài liệu, thống kê danh sách tài liệu
không được sử dụng và danh sách tài liệu có mức độ sử dụng cao, giúp xác định nhan đề cần
thanh lọc hoặc chuyển kho, cũng như tăng cường số bản sách đối với những tài liệu có tần
suất sử dụng cao.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Lý do chọn khảo sát bằng bảng hỏi vì trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp
không thể khảo sát bằng phỏng vấn. Vì thế khảo sát bằng bảng hỏi là lựa chọn tối ưu để có
thể đánh giá theo mức độ sử dụng và phản hồi của người dùng.
Mẫu đánh giá:

3
Chọn ngẫu nhiên các cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên đang học
và làm việc tại trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TPHCM, cơ sở Thủ Đức và dùng công
thức của Taro Yamane để tính cỡ mẫu:
N
n=
1+ N (e)2

Trong nghiên cứu này, quần thể nghiên cứu (N) khoảng 15000 cán bộ, giảng viên và
sinh viên, học viên sau đại học; lỗi lấy mẫu được chấp nhận (e) là 5%. Vậy kích cỡ mẫu (n)
cần có là 389.
Để liên lạc với các mẫu, trong bảng hỏi nhóm đánh giá sẽ thêm vào phần email, hay số
điện thoại và thông tin của người tham gia khảo sát sẽ được bảo mật.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp định lượng: Thiết kế 1 bảng hỏi thông qua phần mềm Google Forms với
các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đánh giá mức độ, sau đó dùng mã QR hoặc gửi đường
link đến các khoa của trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TPHCM để làm khảo sát.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Dữ liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel hoặc SPSS. Vì đây là các
phần mềm hay được dùng để đánh giá, tiện lợi và dễ sử dụng.
+ Quy trình:
Bước 1: Từ dữ liệu thô, nhóm đánh giá sẽ hiệu chỉnh lại các phiếu khảo sát không phù
hợp, thiếu dữ liệu.
Bước 2: Mã hóa dữ liệu từ dạng chữ sang dạng số.
Bước 3: Phân tích dữ liệu.
7.2. Kế hoạch đánh giá
BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ

ST NỘI DUNG CÔNG NGƯỜI THỰC THỜI KẾT QUẢ


T VIỆC HIỆN GIAN
HOÀN
THÀNH
THỐNG KÊ VỐN TÀI LIỆU
1 Thống kê vốn tài liệu Nguyễn Minh Hiếu 20 ngày - Thống kê được
sách hiện có trong thư Đinh Lan Anh số lượng nhan đề,
viện Nguyễn Trung Ngọc bản tài liệu
Thảo (Nguồn mua,
nguồn tặng biếu,
nguồn lưu chiểu,
kỷ yếu hội
nghị…).
4
2 Thống kê vốn tài liệu Nguyễn Thị Ngọc 10 ngày - Thống kê được
sách được bảo quản Linh số lượng nhan đề,
Nguyễn Lê Trúc Lan bản tài liệu đã
được bảo quản.
3 Thống kê vốn tài liệu Huỳnh Thị Nơ 7 ngày - Thống kê được
sách đã được xử lý kỹ số lượng nhan đề,
thuật bản tài liệu đã
được xử lý kỹ
thuật.
- Thống kế được
dữ liệu sai mã hóa
nhan đề, năm xuất
bản, ký hiệu phân
loại, thông tin tập
đã được chỉnh
sửa.
THỐNG KÊ LƯU HÀNH
1 Phân tích các dữ liệu Đinh Lan Anh 10 ngày - Thu thập số lần
về lưu hành tài liệu được sử
dụng, số vòng
quay của tài liệu
và mức độ sử
dụng tài liệu bình
quân của người
dùng
KHẢO SÁT NHẬN ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÙNG
1 Lập kế hoạch khảo sát Nguyễn Minh Hiếu 7 ngày - Phân công được
nhân sự, kinh phí,
thời gian.
2 Trình BGĐ duyệt kế Nguyễn Thị Ngọc 3 ngày - Nếu đạt thì
hoạch Linh chuyển qua bước
3, nếu không đạt
thì quay lại bước
1.
3 Tổ chức thu thập Nguyễn Trung Ngọc 20 ngày - Thiết kế mẫu
thông tin từ người Thảo phiếu khảo sát.
dùng tin Nguyễn Lê Trúc Lan - Gửi link khảo
cho đối tượng
tham gia khảo sát.
- Thu thập thông
tin từ người dùng
tin.
4 Xử lý thông tin thu Huỳnh Thị Nơ 10 ngày - Kiểm tra phiếu
thập từ người dùng tin khảo sát: phiếu
5
không đạt tiến
hành loại bỏ,
phiếu đạt nhập dữ
liệu vào phần
mềm.
- Kiểm tra số liệu
nhập vào phần
mềm.
- Xử lý, tổng hợp,
thống kê, phân
tích các số liệu.
5 Tổng hợp, báo cáo kết Cả nhóm 7 ngày - Viết báo cáo
quả, lưu hồ sơ tổng kết đợt khảo
sát.
- Báo cáo kết quả.
- Chuyển kết quả
phân tích đến các
bộ phận liên
quan.
- Đề xuất các biện
pháp khắc phục.
- Viết kế hoạch
cải tiến hoạt động
sau khảo sát.
- Tổ chức thực
hiện kế hoạch cải
tiến.
- Lưu hồ sơ.

8. Ý nghĩa đánh giá

Đánh giá NTNTT sách giúp TV nhận thấy được mức độ đáp ứng, ưu điểm và nhược điểm
của các tài nguyên sách hiện có trong TV, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo
quản tài liệu sách. Từ đó xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên đáp ứng hiệu quả nhu cầu của
người sử dụng và chính sách, định hướng của TV. Đưa ra các phương hướng và giải pháp phù hợp
để thực hiện việc duy trì, thay mới, bảo quản, chuyển kho hoặc thanh lọc tài liệu được chính xác và
hiệu quả.
Ngoài ra, cuộc đánh giá này khi hoàn thành sẽ làm cho các cán bộ TV có thể xác định và
nắm rõ mức độ sử dụng và nhu cầu sử dụng của người dùng tin, đo lường được số lần sử dụng tài
liệu của người sử dụng để góp phần phong phú nguồn tài nguyên, phục vụ tốt nhất cho người sử
dụng.

6
PHẦN 2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

I. Kết quả đánh giá

1. HHH
1.1. Đánh giá bằng phương pháp thống kê số liệu của NTNTT sách
Công tác xây dựng vốn tài liệu sách– Nguồn tài nguyên thông tin:
Tính đến 2021, kho tài liệu của TV có 223.613 bản tài liệu, tương ứng với 102.857
nhan đề tài liệu về các ngành KHXH&NV. Trong năm học 2020-2021, TV đã bổ sung:
Tổng số 2.327 nhan đề, tương ứng với 3.438 bản tài liệu, trong đó:
+ Từ nguồn mua: 286 nhan đề, tương ứng với 409 bản sách;
+ Từ nguồn tặng biếu: 1.599 nhan đề, tương ứng với 2.412 bản sách;
+Từ nguồn lưu chiểu:
• Giáo trình: 12 nhan đề, tương ứng 180 bản;
• Kỷ yếu hội nghị hội thảo: 01 nhan đề, tương ứng với 02 bản.
Công tác bảo quản tài liệu:
- Trong năm học 2020 - 2021, TV đã bảo quản được 252 tài liệu (giảm 221 tài liệu so
với năm học 2019 – 2020).
Xử lý kỹ thuật tài liệu truyền thống:
Trong năm học 2020-2021, TV đã xử lý kỹ thuật và đưa vào phục vụ 2.677 nhan đề
tài liệu mới (tương ứng với 3.704 bản). Bao gồm xử lý sách được: 2.253 nhan đề (tương ứng
với 3.164 bản);
- Ngoài ra, TV đã chỉnh sửa dữ liệu sai mã hóa nhan đề, năm xuất bản, ký hiệu phân
loại, thông tin tập được 5.337 bản.
1.2. Đánh giá bằng phương pháp khảo sát người dùng tin
Về khảo sát người dùng tin:
Đối tượng khảo sát được chọn theo hình thức chọn ngẫu nhiên các giảng viên, học
viên sau đại học, sinh viên trong trường. Tổng số khảo sát bằng bảng hỏi khi tính kích cỡ
mẫu là 389, số khảo sát khi tổng hợp là 400. Tỉ lệ giữa khảo sát phát ra và thu về đạt 100%.
Nội dung khảo sát nhu cầu tin là mức độ sử dụng TV, lĩnh vực khoa học mà họ quan
tâm, ngôn ngữ tài liệu, đánh giá nội dung tài liệu sách của trường.
Về mức độ sử dụng thư viện:
STT Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Hàng ngày 32 8%
2 Hàng tuần 40 10%
3 Hàng tháng 48 12%
4 Thỉnh thoảng 100 25%
5 Không có ý kiến 160 40%
7
6 Không sử dụng TV 20 5%

Về nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin:


a. Nội dung, chủ đề của tài liệu:
STT Nội dung, chủ đề Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 CN Mác-Lenin, tư tưởng HCM 16 4%
2 Môi trường 12 3%
3 Nông-lâm-nghiệp 12 3%
4 Xã hội học 16 4%
5 Lịch sử - Khảo cổ 20 5%
6 Kinh tế 16 4%
7 Chính trị 32 8%
8 Nhà nước-pháp luật 16 4%
9 Quân sự 12 3%
10 Văn hóa-Giáo dục 24 6%
11 Ngôn ngữ học 24 6%
12 Văn học 32 8%
13 Nghệ thuật 20 5%
14 Tôn giáo 28 7%
15 Triết học 32 8%
16 Tâm lý 28 7%
17 Chủ đề khác 20 5%
18 Không có ý kiến 40 10%

Nội dung tài liệu sử dụng phụ thuộc rất lớn vào chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu của
giảng viên và chuyên ngành học của học viên sau đại học và sinh viên. Ngoài ra mức độ sử
dụng tài liệu về văn hóa - giáo dục, lịch sử - khảo cổ, xã hội học, tôn giáo, văn học, chính trị,
triết học, ngôn ngữ học, tâm lý tương đối cao.
b. Ngôn ngữ tài liệu thường được sử dụng:
STT Ngôn ngữ Số ý kiến Tỷ lệ%
1 Việt 208 52%
2 Trung 40 10%
3 Anh 100 25%
4 Pháp 32 8%
5 Ngôn ngữ khác 20 5%

c. Đánh giá về nội dung tài liệu sách của thư viện trường:
Loại hình Tốt và rất tốt khá Trung bình Kém Không ý
tài liệu kiến
Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ Số ý Tỷ
kiến % kiến % kiến % kiến lệ % kiến lệ %

8
Sách 300 75% 48 12% 20 5% 12 3% 20 5%

2. Những kết quả nổi bật và những tồn tại:  


2.1 Những kết quả nổi bật: 
- Công tác bổ sung tiến hành thường xuyên, kịp thời, chất lượng vốn tài liệu đảm bảo,
đúng các chuyên ngành đào tạo của trường, đáp ứng nhu cầu của giảng viên, sinh viên của
trường, phục vụ tốt cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; 
- Công tác xử lý tài liệu mới được tiến hành nhanh chóng; 
- Việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ người sử dụng TV được tiến hành đều
đặn; 
- Công tác kiểm kê và bảo quản tài liệu được tiến hành thường niên;
2.2 Nhược điểm tồn tại: 
- Giá cả của tài liệu trên thị trường cao, đồng thời nhu cầu tài liệu của người sử dụng
tăng lên không ngừng, nhưng kinh phí bổ sung được cấp hiện nay còn ít, chưa thể đáp ứng
được nhu cầu; 
Tổng kết lại, mặc dù còn một số hạn chế nhưng với những thành tích mà TV đã đạt được
trong năm 2021 đã phản ánh được sự cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Nhà trường nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học, phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lĩnh
vực KHXH&NV.
II. Phương hướng, giải pháp:

1. Chú trọng phát triển nguồn tài nguyên thông tin sách về lượng:
1.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin sách phù hợp
Đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc thực hiện công tác bổ sung NTNTT sách, là
công cụ làm cho việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thông tin thư viện trở nên dễ
dàng.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với phòng Đào tạo, các khoa/bộ môn và bạn đọc để
thực hiện tốt công tác bổ sung NTNTT sách để đáp ứng chương trình đào tạo mới. Đồng
thời ưu tiên bổ sung sách cho các khoa/bộ môn có chỉ số đáp ứng sách thấp.
Tăng cường bổ sung NTNTT sách thuộc chuyên ngành KHXH&NV góp phần phục
vụ đào tạo trực tiếp và đẩy mạnh công bố quốc tế.
1.2. Tăng cường chia sẻ nguồn lực
Có thể thấy TV trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang chia sẻ
nguồn lực tài nguyên thông tin sách với TV các trường nằm trong khối ĐHQG và một vài
TV khác.

9
Tiếp tục tăng cường chia sẻ nguồn lực với các TV nước ngoài, đồng thời mở rộng
liên kết với Liên hiệp TV các trường Đại học phía Nam (VILASAL) nhằm chia sẻ NTNTT
sách.
Tiếp tục đặt quan hệ đối ngoại với TV các nước (như TV Quốc gia Đài Loan, TV
Quốc gia Hàn Quốc, Quỹ Châu Á, TV Quốc hội Mỹ,....) để trao đổi tài nguyên thông tin
sách. Đồng thời cùng với Hệ thống TV ĐHQG-HCM tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế với Mạng lưới TV các trường Đại học trong khối ASEAN.
2. Đảm bảo chất lượng nguồn tài nguyên thông tin sách
2.1. Chú trọng nghiên cứu nhu cầu của người dùng tin
Trước khi bổ sung tài liệu cần phải triển khai việc điều tra nhu cầu tin của người
dùng để xây dựng, bổ sung cho vốn tài liệu của TV, có như vậy mới nâng cao chất lượng,
hiệu quả phát triển NTNTT sách.
2.2. Có kế hoạch thanh lọc tài liệu sách
Những tài liệu người dùng tin không có nhu cầu sử dụng nữa, hư hỏng không thể
khôi phục, tái bản quá cũ thì cần phải tiến hành lọc và thanh lý.
Thư viện cần xây dựng kế hoạch thanh lọc với thời gian quy định cụ thể.
3. Các yếu tố khác:
3.1. Kiểm định
Thường xuyên cập nhật và lưu trữ thông tin sách rõ ràng và chi tiết.
Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo số liệu của nguồn tài nguyên thông tin sách
trong công tác phục vụ và nghiệp vụ theo yêu cầu của Nhà trường, Hệ thống TV Đại học
Quốc gia và Vụ TV (theo quý, học kỳ và năm học, …).
3.2 Nghiệp vụ
Thường xuyên và nhanh chóng xử lý kỹ thuật NTNTT sách mới nhập về TV.
Tiếp tục triển khai kết nối nguồn học liệu sách với các Khoa còn chậm tiến độ chưa
hoàn thành cụ thể.
3.3 Bảo quản
TV có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo
quản an toàn NTNTT sách lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ.
Thường xuyên rà soát, xem xét tình trạng vật lý của sách, để có kế hoạch và đề xuất
thực hiện việc bảo quản sách.
3.4 Công tác khác
Công tác tài chính đảm bảo công khai minh bạch theo đúng quy định của Nhà trường.
Công tác quản lý NTNTT sách phải luôn được chú trọng theo dõi.

10
11

You might also like