You are on page 1of 132

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

LÊ TRẦN ANH HÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã số ngành: 60340103

TP. HCM - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

LÊ TRẦN ANH HÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã số ngành: 60340103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG

TP. HCM - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Phƣơng

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2 TS. Đoàn Liêng Diễm Phản biện 1
3 TS. Nguyễn Văn Lƣu Phản biện 2
4 TS. Trần Văn Thông Ủy viên
5 PGS.TS Phạm Trung Lƣơng Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LÊ TRẦN ANH HÙNG Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 09/10/1993 Nơi sinh: Cà Mau
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành MSHV: 1541890013
I- Tên đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái cộng đồng
- Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc khai thác phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
trong thời gian tới.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/8/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Phƣơng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Lê Trần Anh Hùng


LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Công
nghệ TP HCM, Viện Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm để tôi hoàn thành tốt các học phần và luận văn tốt nghiệp. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Hồ Ngọc Phƣơng - ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn, hỗ trợ tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Sở văn hóa, thế thao và du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc
tiến Du lịch, Vƣờn quốc gia U Minh Hạ, Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau, Ban quản lý khu du
lịch Đất Mũi, các hộ du lịch cộng đồng nhƣ: Mƣời Ngọt, Tƣ Nhuần, Tƣ Ngãi,…và các doanh
nghiệp lữ hành đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tiếp cận thực tế và cung cấp thông
tin để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

Tác giả luận văn

Lê Trần Anh Hùng


TÓM TẮT

Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau” đƣợc thực
hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa và cộng đồng địa phƣơng để làm
cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phù hợp.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển du
lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau nói riêng. Do nhiều nguyên
nhân trong đó có nguyên nhân yếu kém của cơ sở vật chật kĩ thuật du lịch và chất lƣợng
phục vụ du lịch gây ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách đối với việc thu hút khách
du lịch và khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp để khai thác du lịch
sinh thái cộng đồng tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
ABSTRACT

Project "Development solution on the Community Ecotourism in Ca Mau Province"


was conducted by interviewing directly domestic tourists and local communities in order to
have a basis for evaluating the current situation and proposing reasonable solutions for these
situation.
The result of this study shows the overall picture of the development of tourism in
general and the community-based ecotourism in Ca Mau province in particular. There are
many reasons including poor infrastructure of tourism facilities and the quality of tourism that
affect to the tourist satisfaction, tourists attraction and the exploit of community-based
ecotourism in Ca Mau province.
Through research results, the author proposes reasonanle solutions to exploit
community-based ecotourism in Ca Mau province in the future.

`
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
. T nh cấp thi t của đề tài ....................................................................................................... 1
. Mục tiêu đ i tư ng và phư ng pháp nghiên cứu............................................................... 2
M t u u ....................................................................................................... 2
Đố tượ u ..................................................................................................... 3
2.3 Đố tượ ả s t ........................................................................................................... 3
4 P ạm v u......................................................................................................... 3
3. Phư ng pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3 P ươ p p u................................................................................................ 3
3 N u t t ............................................................................................................... 4
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................. 4
5. Lư c khảo tài tiệu nghiên cứu .............................................................................................. 5
5 Tì ì ut ế ớ ........................................................................................ 5
5 Tì ì u tr ướ .................................................................................. 8
6. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................................... 10
CHƯƠNG . CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ......................................................................................... 11
1.1 C sở l luận về du lịch ................................................................................................ 11
1.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................................................ 11
1.1.2 Phân loại về du lịch ................................................................................................. 12
1.1.3 Sản phầm du lịch ..................................................................................................... 16
1.2 C sở l luận về du lịch sinh thái cộng đồng .............................................................. 17
1.2.1 Du lịch sinh thái....................................................................................................... 17
1.2.2 Du lịch cộng đồng ................................................................................................... 18
1.3 Bài học vận dụng cho tỉnh Cà Mau ............................................................................. 27
1.3.1 Tại vƣờn quốc gia Gunnung Halimun – Indonesia ................................................. 27
1.3.2 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal. ......................... 28
1.3.3 Du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn (Vƣờn quốc gia Ba Bể) ......................................... 29
1.3.4 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai ................................................................................. 30
1.3.5 Du lịch cộng đồng tại Kon Tum .............................................................................. 31
Tiểu k t chư ng .................................................................................................................... 33
CHƯƠNG . TI M NĂNG TH C TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG
ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU ...................................................................................................... 34
2.1 Phư ng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 34
T u t ập u t ấp ........................................................................................................... 34
2.2 Khái quát về du lịch và tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Cà Mau ......... 35
2.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................... 35
2.2.2 Hành chính ............................................................................................................... 35
2.2.3 Kinh tế - văn hóa xã – hội ....................................................................................... 35
2.2.4 Khí hậu .................................................................................................................... 37
2.2.5 Giao thông ............................................................................................................... 38
2.2.6 Tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau .................................................. 39
2.2.7 Tài nguyên du lịch thiên nhiên ................................................................................ 40
2.2.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể) ..................................................................... 43
2.2.9 Tài nguyên du lịch nhân văn (phi vật thể) ............................................................... 45
2.2.10 Các làng nghề .......................................................................................................... 46
2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ........................ 48
2.3.1 Lƣợng khách ............................................................................................................ 48
2.3.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch...................................................... 53
2.3.3 Chất lƣợng phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng ................................. 58
2.3.4 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch......................................................................... 60
2.3.5 Môi trƣờng du lịch ................................................................................................... 61
2.3.6 Nhận thức về du lịch cộng đồng của ngƣời dân địa phƣơng ................................... 63
2.3.7 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng địa phƣơng .................................. 67
2.3.8 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ........... 74
Tiểu k t chư ng .................................................................................................................... 76
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT S GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU .............................................................................. 77
3.1 Những tiền đề định hướng phát triển DLST cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ............... 77
3.1.1 Công tác quy hoạch, thu hút đầu tƣ phát triển du lịch theo hƣớng bền vững .......... 78
3.1.2 Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch .................................................................... 79
3.1.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch phát triển ...................... 81
3.1.4 Huy động các nguồn đầu tƣ phát triển du lịch ......................................................... 82
3.1.5 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch .......................................................... 82
3.1.6 Tăng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của
đoàn thể và nhân dân ............................................................................................................. 82
3.2 Một s giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ............... 84
3.2.1 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. ...................... 84
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phƣơng ...................................... 85
3.2.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ..................................................... 87
3.2.4 Giải pháp đầu tƣ phát triển du lịch .......................................................................... 89
3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến, quảng bá ............................................................... 90
3.2.6 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ..................................................................... 93
3.2.7 Quản lý và bảo tồn tài nguyên cải thiện môi trƣờng sống ....................................... 94
3.3 Ki n nghị ........................................................................................................................ 97
3.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng............................................. 97
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp lữ hành ........................................................................... 98
3.3.3 Đối với cộng đồng địa phƣơng ................................................................................ 99
Tiểu k t chư ng 3 .................................................................................................................. 100
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 103
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI KHÁCH DU LỊCH TỚI
TỈNH CÀ MAU. ......................................................................................................................... 107
PHỤ LỤC : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI HỘ DU LỊCH CỘNG
DỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU. ................................................................................................... 111
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................. 114
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu


CĐĐP: Cộng đồng địa phƣơng
CSHT: cơ sở hạ tầng
CSVC: cơ sở vật chất
DLCĐ: Du lịch cộng đồng
DLST: Du lịch sinh thái
DLSTCĐ: Du lịch sinh thái cộng đồng
HST: Hệ sinh thái
IUCN: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
KDTSQ: Khu dự trữ sinh quyển
NQ: Nghị quyết
TNTN: Tài nguyên tự nhiên
TU: Tỉnh ủy
UBND: Ủy ban nhân dân
VCKT: vật chất kĩ thuật
VQG: Vƣờn quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Lƣợng khách du lịch đến Cà Mau ………………………………………..……48


Bảng 2.2 Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện tự nhiên……………..….………..52
Bảng 2.3 Tình hình doanh thu của cơ sở lƣu trú tại tỉnh Cà Mau…………………..……54
Bảng 2.4 Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng, vật chất kí thuật……...……..57
Bảng 2.5 Mức độ hài lòng của du khách về chất lƣợng dịch vụ…………………..……..59
Bảng 2.6 Mức độ hài lòng của du khách về môi trƣờng du lịch…………..……….…….63
Bảng 2.7 Tình hình bƣu chính viễn thông của tỉnh Cà Mau…………………….……….72

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ khách đến theo khu vực……………………………………..………..50


Biểu đồ 2.2 Số ngày lƣu trú của du khách nội địa………………………………..……...51
Biểu đồ 2.3 các kênh thông tin ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các điểm DLSTCĐ
tại tỉnh Cà Mau…...………………………………………………………………….…...61
Biểu đồ 2.4 Nhận thức của ngƣời dân về DLSTCĐ…………………………….….…….64
Biểu đồ 2.5 Nhận thức của ngƣời dân về công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và các giá
trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng…………….…………………………….……..66
Biểu đồ 2.7 Các yếu tố trở ngại và khó khăn của ngƣời dân địa phƣơng………...………67
MỞ ĐẦU

. T nh cấp thi t của đề tài


Hiện nay du lịch cộng đồng đang đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi
ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp
ngƣời dân bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy
những nét văn hoá độc đáo của địa phƣơng. Ở một số địa phƣơng trên cả nƣớc có rất
nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có
đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ ở Lào Cai, Hà Giang, vùng đồng bằng
sông Cửu long nhƣ: An Giang, Cần Thơ,..v.v... Những mô hình này đã mang lại hiệu
quả thiết thực, không chỉ phát huy đƣợc thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà
còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều ngƣời dân địa phƣơng.
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới đƣợc khai phá khoảng trên 300
năm. Cà Mau là vùng đất địa đầu cực nam Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía
Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp
với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng
sinh thái ven biển ngập mặn đƣợc phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên
cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U
Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà
Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau
mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào
loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau đƣợc
chia thành 2 mùa, là mùa mƣa và mùa khô. Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Cà
Mau đạt gần 1.214.900 ngƣời, mật độ dân số đạt 229 ngƣời/km², trong đó dân số sống
tại thành thị đạt gần 261.800 ngƣời.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản với diện tích thủy sản trên 270,000 ha

1
(trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240,000 ha). Hơn thế nữa, Cà Mau còn thế mạnh
về tài nguyên rừng. Đây chính là cơ hội giúp nghành du lịch tỉnh nhà tạo ra sản phẩm
du lịch đặc trƣng, làm nên thƣơng hiệu mà không giẫm chân lên những lối mòn cũ.
Hiện tại các điểm đến tham quan nhƣ: các điểm phụ cận Khu du lịch Đất Mũi, Vƣờn
Quốc gia U Minh Hạ, các công ty lữ hành “hợp tác” với ngƣời dân để đƣa khách du
lịch tham gia khám phá trải nghiệm cùng với các hộ gia đình cho thuê nhà để du khách
lƣu trú, có phục vụ cả ăn và “dịch vụ” làm vuông, tát ao, chụp đìa, bắt cá, đục hàu, ăn
ong, câu cá,.…
Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này có hiệu quả lâu dài và bền vững,
tạo thành “thƣơng hiệu” rất riêng của du lịch Cà Mau, đòi hỏi các ngành, các cấp phải
cùng nhau phối hợp chặt chẽ toàn diện.
Vì vậy, xem xét việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà
Mau trong chiến lƣợc phát triển du lịch nhằm xây dựng hình ảnh du lịch của Cà Mau,
là một việc làm có ý không chỉ đối với Cà Mau mà còn ở nhiều địa phƣơng khác ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nƣớc. Xuất phát từ cơ sở trên, nhận thấy
việc nghiên cứu “G ả p pp t tr u s t tạ t C M u ,
đề xuất các gợi ý về giải pháp để nâng cao chất lƣợng và phát triển du lịch tại tỉnh Cà
Mau là một việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân

. Mục tiêu đ i tư ng và phư ng pháp nghiên cứu


M t u u
M c t u t n qu t: Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà
Mau, qua đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
trong thời gian tới.
M c t u c t : Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến du lịch sinh thái cộng
đồng

2
Đánh giá thực trạng việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa bàn tỉnh Cà
Mau

Đố tượng nghiên c u
Đề tài này tập trung nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng về việc khai thác du
lịch sinh thái cộng đồng thông qua các hộ dân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du
lịch sinh thái cộng đồng tại VQG U Minh Hạ, VQG Mũi Cà Mau và các điểm phụ cận.

3 Đố tượ ả s t
Cộng đồng cƣ dân sinh sống tại các hộ DLSTCĐ xung quanh khu vực vƣờn
quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau
Khách du lịch nội địa tại địa bàn tỉnh Cà Mau

2.4. Phạm vi nghiên c u


Về không gian: Vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi
có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà
Mau. Với lợi thế về sinh thái trù phú, vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi
Cà Mau là nơi đặc trƣng cho địa bàn tỉnh
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài là 7 tháng, từ tháng 02/2017 đến
tháng 08/2017.

3. Phư ng pháp nghiên cứu


3 P ươ p p u
n p pn n cứu n tn Tài liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
định tính là các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, các văn bản, báo cáo và sử
dụng phƣơng pháp quan sát, thảo luận nhóm,…
n p p t u t ập số l ệu: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế
thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thông tin có liên quan

3
một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng phân tích đƣợc thu thập trong khoảng (2010-2016) từ
Cục thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà
Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du
lịch thế giới, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel) và một số
nghiên cứu trƣớc đó.
n p p os tt c đây là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống
để khảo sát thực tế, áp dụng lý luận gắn với thực tiễn
n p p p ân t c t ốn mô t Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó
các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, tóm tắt dữ liệu.

3 N u t t
Đề tà sử d n ồn t ờ n uồn t ôn t n: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn
thông tin sơ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp (second source) là các nguồn thông tin có
sẵn dễ khai thác nhƣ các báo cáo, các văn bản, các bài nghiên cứu, báo, Niên giám
thống kê của Cục thống kê Cà Mau, báo cáo của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh
Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức
du lịch thế giới, Các công ty lữ hành nhƣ: Vietravel, Benthanhtourist,
Saigontourist,…và một số nghiên cứu trƣớc đó có đề cập đến nội dung của đề tài.
Nguồn thông tin sơ cấp (Primary source) bao gồm các thông tin đƣợc thu thập từ phỏng
vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi các đối tƣợng nghiên cứu. Do nguồn thông tin thứ cấp
có liên quan đến đề tài rất hạn chế, nên nguồn thông tin sơ cấp là nguồn đƣợc sử dụng
chủ yếu trong nghiên cứu này.

4. Ý nghĩa của đề tài


Ý nghĩa khoa học:
Đề xuất giải pháp phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp
phần thúc đẩy du lịch Cà mau phát triển

4
Ý nghĩa thực ti n:
Góp phần và tạo thêm sản phẩm du lịch đặc thù cho du lịch tỉnh Cà Mau
Tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, ổn định thu nhập cho ngƣời dân sống
quanh khu vực hai vƣờn quốc gia
Phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nƣớc.
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những lợi thế,
khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau tƣơng xứng
với tiềm năng sẵn có

5. Lư c khảo tài tiệu nghiên cứu


5.1. Tình hình nghiên c u thế giới
Kan Set Aung và Sukwan Tirasatayapitak (2009), “Sự phát triển của du lịch
cộng đồng ở Bagan, Myanmar”: Bên cạnh đánh giá thực trạng hoạt động du lịch có sự
tham gia của ngƣời dân địa phƣơng ở Bagan, Myanmar và đƣa ra hƣớng phát triển hoạt
động du lịch cộng đồng hiện tại ở địa phƣơng, đề tài cũng đã phân tích và xác định
động cơ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng tại địa phƣơng nhằm
phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với Bagan, Myanmar. Nhóm tác giả đã sử dụng
cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng cho những mục tiêu mà vấn đề
nghiên cứu đã đặt ra. Tác giả đã thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn ngƣời dân ở
Bagan đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại địa phƣơng, đồng
thời phỏng vấn chuyên gia, những bộ phận chức năng thuộc chính phủ Myanmar ở
Bagan, những nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch ở Bagan. Tác giả cũng đã sử
dụng thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, và kiểm định T để phân tích số liệu. Kết quả
nghiên cứu của đề tài đã cho biết ngƣời dân địa phƣơng thƣờng tham gia những hoạt
động nào của kinh doanh du lịch tại Bagan, và cũng đã nêu rõ những động cơ giúp
ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phƣơng. Dựa vào những kết quả này,
nhóm tác giả đã có những đề xuất hữu ích cho chính phủ và những nhà quản lý hoạt
động du lịch ở Bagan, Myanmar khai thác hiệu quả tiềm năng tham gia kinh doanh du

5
lịch của ngƣời dân địa phƣơng nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch của
địa phƣơng.
Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach, Routledge”.
Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn về du lịch với phƣơng pháp tiếp cận về sinh
thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh
vực cho ngƣời dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng dựa trên nguồn tài
nguyên vốn có của địa phƣơng
Philip L.Pearce (1997), “Tourism Community Relationships”, Emerald Group
Publishing đã kết hợp nhiều phƣơng pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm
nghiên cứu những khía cạnh mới của du lịch và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và
hành động về du lịch
Rhonda Phillips (2012), “Tourism, Planning and Community Development”
Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng
đồng, vƣợt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
Bandit Santikul và Manat Chaisawat (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng
đồng tại miền Đông của đảo Phuket, Thái Lan”: Đề tài tập trung phân tích tình hình
hoạt động du lịch, xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch phía
đông của đảo Phuket, Thái Lan. Đề tài cũng đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch
cộng đồng ở phía đông đảo Phuket, Thái Lan nhằm đề ra nhiều giải pháp phát triển du
lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu áp dụng cả phƣơng pháp
nghiên cứu định tính và định lƣợng để giải quyết những mục tiêu trên. Đối tƣợng
nghiên cứu của đề tài là những ngƣời dân địa phƣơng đang sinh sống và tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch tại khu vực phía đông đảo Phuket. Thông tin phục vụ cho
phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc thu thập bằng phỏng vấn chuyên sâu chuyên
gia và nhà quản lý hoạt động du lịch của khu vực. Đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
thống kê mô tả, kiểm định t, và kiểm định ANOVA để phân tích số liệu. Kết quả của
đề tài chỉ rõ khu vực phía Đông đảo Phuket có nhiều tiềm năng để phát triển của du
lịch cộng đồng, tác giả cũng đã đƣa ra nhiều đề xuất liên quan đến hoạt động hỗ trợ
ngƣời dân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời tổ chức nhiều chƣơng trình huấn

6
luyện, đào tạo để du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả và góp phần phát triển du lịch khu
vực bền vững.
Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong
việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm những
mục tiêu chính nhƣ sau: (1) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng trong việc phát
triển du lịch bền vững ở Angkor; (2) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền
vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (3) Phân tích ảnh hƣởng của
cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (4) Đề xuất
giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu
đã sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để giải quyết những
mục tiêu trên. Mƣời cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 380 bảng câu hỏi đã thu thập thông
tin cần thiết cho đề tài. Các kỹ thuật phân tích của SPSS đƣợc sử dụng để phân tích số
liệu sơ cấp đối với nghiên cứu định lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời gian
qua hoạt động tham gia vào kinh doanh du lịch của cộng đồng ở Angkor, Campuchia là
khác cao. Trong thời gian tới, chính phủ Campuchia nên khuyến khích cộng đồng tham
gia nhiều hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Bên cạnh đó chính phủ
và các tổ chức quản lý du lịch nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở
vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển chung của địa phƣơng. Ngoài ra, cần phải quan tâm
đến nhận thức và trình độ của ngƣời dân địa phƣơng nhằm phát huy tối đa nguồn lực
sẵn có để phát triển du lịch Angkor, Siem Reap, Campuchia một cách hiệu quả và bền
vững
Sue Beeton (2006) “Community Development Through Tourism”. Tác giả đã
tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đƣa ra các trƣờng hợp minh họa cụ
thể giúp ngƣời đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lƣợc cho DLCĐ, cách tiếp thị DLCĐ cũng
nhƣ đối phó khủng hoảng DLCĐ.

7
5.2. Tình hình nghiên c u tr ước
Từ những năm 1990 du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những
công trình nghiên cứu về du lịch đƣợc thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Vào cuối thập
kỷ 90, DLCĐ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dƣới dạng các bài viết trên tạp chí hay
báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên cứu về DLCĐ đƣợc thực hiện một cách bài
bản hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn sau này nhƣ: TS. Võ
Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths.
Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt
Nam…Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ nhƣ đề tài: “Nghiên cứu xây
dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hƣơng - Hà Tây” của tiến
sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô
hình bảo vệ môi trƣờng du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát 10 triển
du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” của PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng (Viện
nghiên cứu và phát triển du lịch); Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề
án Phát triển DLCĐ kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn đến năm 2020…v.v.

Một số đề tài luận văn thạc sĩ nhƣ:


Trần Thị Kim Trang (2009), “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các điểm du
lịch cộng đồng Tiền Giang đối với nông dân”. Số liệu sử dụng trong nghiên
cứu đƣợc thu thập tại tỉnh Tiền Giang. Bằng phƣơng pháp thống kê, so sánh,
hồi quy tƣơng quan, bài viết đã phân tích thực trạng của loại hình du lịch cộng
đồng và hiệu quả kinh tế mà du lịch cộng đồng mang lại cho ngƣời dân tại khu
vực triển khai mô hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, mô hình hồi quy tƣơng
quan các yếu tố tác động đến lợi nhuận du lịch đƣợc xây dựng dựa trên kết quả
phỏng vấn trực tiếp từ 15 hộ điển hình. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ du lịch
có mối tƣơng quan mật thiết với yếu tố “tổng chi phí”, tổng chi phí kinh doanh
tăng lên thì lợi nhuận sẽ tăng. Trong tổng chi phí kinh doanh chủ yếu là chi phí
mua nguyên vật liệu, các chi phí đầu tƣ cơ sở vật chất, thuê mƣớn lao

8
động…thấp, chủ yếu là tận dụng cơ sở sẵn có và lao động gia đình nên dễ dàng
hơn khi bắt đầu kinh doanh. Đồng thời kết quả còn cho thấy, yếu tố “sức chứa”
tác động làm giảm lợi nhuận nên ngƣời dân cần thận trọng khi đầu tƣ.
Vƣơng Tuấn Anh (2008), đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng du
lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham
quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang”. Đề tài thu thập số liệu phỏng vấn
từ tất cả các du khách đang du lịch tại Hậu Giang, gồm 125 mẫu, đánh giá mức
độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Hậu Giang, khảo sát nhu cầu đi du
lịch sinh thái văn hóa với ý kiến của du khách về loại hình du lịch này. Tác giả
đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đánh giá mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái văn hóa ở tỉnh Hậu Giang và nhu cầu của du
khách nội địa; và phƣơng pháp Willingness To Pay (WTP) để phân tích mức
độ thõa mãn nhu cầu của du khách. Kết quả cho thấy, trong 60 mẫu phỏng vấn
phân tích về mục đích khách du lịch đến Hậu Giang thì có 70% là du lịch thuần
túy, 11,7% là du lịch kết hợp với học tập nghiên cứu. Còn trong 65 mẫu phỏng
vấn trực tiếp khách ở các tỉnh lận cận thì có 49,2% khách thú vị với việc khám
phá thiên nhiên; 44,6% hứng thú với các lễ hội truyền thống của địa phƣơng và
các văn hóa lịch sử bản địa; 35,4% khách thú vị với việc ôn lại truyền thống
xƣa.
Các nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL,
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình
du lịch dựa vào cộng đồng… nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên thông qua
phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi, khu bảo tồn,
VQG… mà chƣa đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng vào các
hoạt động du lịch nơi có TNDL. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những
nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích điều kiện và thực
trạng phát triển DLST cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, từ đó đƣa ra những giải pháp khả
thi, phù hợp với những đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của
cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hoá của cộng đồng

9
góp phần phát triển du lịch, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế - xã hội tại
địa phƣơng

6. Cấu trúc đề tài


Kết cấu đề cƣơng theo hƣơng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, tài liệu tham
khảo, phụ lục. Luận văn có kết cấu 03 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng.
Chƣơng 2: Tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh
Cà Mau
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng
đồng tại tỉnh Cà Mau

10
CHƯƠNG . CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1 C sở l luận về du lịch


1.1.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con
ngƣời trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của ngƣời du
lịch và bản thân ngƣời làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan
niệm giữa những ngƣời nghiên cứu và những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên
gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hoà bình.
Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm
tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn cũng nhƣ
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhƣng không
quá một năm ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ nhƣng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là kiếm tiền.
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm t hời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ

11
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa.
Theo Điều 4, Chƣơng I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Điều 3, Chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày
14/06/2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nƣớc
này sang một nƣớc khác mà không thay đổi nơi cƣ trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang
đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Phân loại về du lịch


Că v p ạm v ã t ổ: Theo tiêu thức này thì du lịch đƣợc phân loại
thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa:
Du l c quốc tế ( ntern t on l tour sm): Là loại hình du lịch mà ở đó khách du
lịch xuất phát từ một quốc gia và đi du lịch đến một quốc gia khác. Khách du lịch phải
đi qua biên giới, thủ tục xin thị thực xuất nhập cảnh, chi dùng ngoại tệ và sử dụng
ngoại ngữ… Du lịch quốc tế đƣợc chia thành hai loại hình:

12
Du lịch quốc tế đến (inbound tourism): Là hình thức mà ở đó khách du
lịch là ngƣời đang sinh sống tại nƣớc ngoài đến nƣớc sở tại du lịch
Du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (outbound tourism): Là hình thức du lịch
mà ở đó khách du lịch là công dân hoặc ngƣời đang sinh sống ở nƣớc sở tại đi
sang một nƣớc khác du lịch
Du l c nộ (domest c tour sm): Là loại hình du lịch mà ở đó công dân hoặc
ngƣời đang sinh sống tại một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó.

Că v m í uyế
Du l c t uần túy Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi với mục đích thuần
túy là để giải trí, nghỉ dƣỡng, tham quan, tìm hiểu, khám phá.
Du lịch tham quan: Là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến
những nơi có danh lam, thắng cảnh để thƣởng ngoạn vẻ đẹp của tự nhiên hoặc
các công trình nhân tạo có sức hấp dẫn.
Du lịch giải tr : Là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến những
nơi có thể nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí, đem lại sự thoải mái, thƣ
thái cho tâm hồn, giảm bớt những áp lực của công việc và cuộc sống thƣờng
ngày.
Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi đến những
vùng có nét văn hóa đặc trƣng độc đáo, phong tục tập quán khác lạ, di tích lịch
sử hoặc di sản văn hóa hấp dẫn… để tham quan và tìm hiểu văn hóa truyền
thống địa phƣơng.
Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến
những nơi khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên
bình…để thƣ giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm
việc mệt mỏi.
Du lịch mạo hiểm: Là loại hình du lịch mà ở khách du lịch có thể thử
sức với những trò chơi, thử thách nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá, rèn luyện
và tự hoàn thiện bản thân.

13
Du lịch l hội: Là loại hình du lịch mà ở đó khách đi du lịch chủ yếu tìm
hiểu các lễ hội đặc trƣng của địa phƣơng.
Du l c ết ợp: Là loại hình du lịch mà mục đích chính của khách đi là để thỏa
mãn một nhu cầu khác, nhƣng có kết hợp để thỏa mãn nhu cầu du lịch trong chuyến đi
đó
Du lịch công vụ: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục
đích chính là để thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, có
kết hợp mục đích đi du lịch. Nhƣ: đi công tác, tham dự hội thảo, hội nghị, tham
gia các khóa đào tạo chuyên môn, tham dự hội chợ, triển lãm...
Du lịch chữa bệnh: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch
với mục đích chính là để điều trị bệnh. Thƣờng các du khách sẽ đến những nơi
có suối khoáng, suối nƣớc nóng, bùn khoáng, biển, hồ rộng hoặc nơi có khí
hậu trong lành, dễ chịu để điều trị bệnh.
Du lịch thăm thân: Là loại hình du lịch phát sinh chủ yếu từ mục đích
về thăm quê hƣơng của những ngƣời xa quê, hoặc đi thăm hỏi họ hàng, dự lễ
cƣới, lễ tang hay dự các ngày lễ đặc biệt khác... của ngƣời thân quen ở xa.
Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục
đích chính là để tham gia hoặc xem các hoạt động thể thao, các cuộc thi thể
thao thế giới, khu vực...
Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch vì
mục đích chính là để thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng.

Că v t ờ uyế
Du l c n ắn n ày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch trong
khoảng thời gian tƣơng đối ngắn (thƣờng là dƣới 2 tuần), chẳng hạn nhƣ khách tham
gia các chƣơng trình du lịch nửa ngày, hay một ngày (thƣờng dành cho khách du lịch
công vụ hoặc những điểm du lịch nhỏ), các chƣơng trình du lịch cuối tuần (weekend
holiday)...

14
Du l c dà n ày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch có thể tham gia
những chuyến du lịch tƣơng đối dài ngày (thƣờng là trên 2 tuần), có thể lên tới một
tháng, với lịch trình có nhiều điểm du lịch trên một phạm vi rộng.

M t số ạ ì u
Du l c s n t : Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có
tính giáo dục môi trƣờng và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.
Du l c cộn ồn : Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng ngƣời dân phối
hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ đƣợc môi trƣờng
chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trƣng của địa phƣơng (phong
cảnh, văn hóa…).
Du l c vũ tr : Là loại hình du lịch mà khách du lịch đƣợc sử dụng phƣơng tiện
vận chuyển hiện đại là tàu vũ trụ và đi vào khoảng không gian ngoài trái đất.
Du l c tàu b n: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi du lịch chủ yếu bằng
phƣơng tiện vận chuyển là tàu biển, có thể dừng và xuống tham quan một số điểm du
lịch nổi tiếng trên đất liền, nhƣng chủ yếu sử dụng dịch vụ lƣu trú, ăn uống và vui chơi
giải trí ngay trên tàu trong khi tàu di chuyển.
Du l c MICE: Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện, du lịch khen thƣởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt
của Meeting (hội họp), Incentive (khen thƣởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và
Exhibition (triển lãm) hoặc sự kiện (Event). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive
Convention Event.
Du l c tâm l n : Là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch tham gia vào
những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nhằm đạt đƣợc sự gia tăng về niềm
tin và chất lƣợng cho cuộc sống tâm linh của mình, tăng cƣờng sợi dây gắn bó, kết nối
mối quan hệ cá nhân với những ngƣời đồng đạo

15
1.1.3 Sản phầm du lịch
K ệm: Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Sản phẩm du lịch có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những
hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất và cung
ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Đặ m:
S n p ẩm du l c p ần là d c v : Phần lớn các sản phẩm du lịch tồn tại dƣới
dạng vô hình nhƣ dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách du lịch,
dịch vụ làm đẹp, dịch vụ hƣớng dẫn, dịch vụ giải trí… Tỉ lệ sản phẩm là dịch vụ xét về
mặt giá trị chiếm tới hơn 80% tổng doanh thu của ngành du lịch.
S n p ẩm du l c có t n cố n : Trong kinh doanh thông thƣờng các nhà sản
xuất hay cung cấp các sản phẩm thƣờng có xu hƣớng phân phối các sản phẩm của
mình đến càng gần với ngƣời tiêu dùng càng tốt. Tuy nhiên, trong kinh doanh du lịch,
sản phẩm du lịch đƣợc tạo ra dựa trên sự khai thác của yếu tố tài nguyên du lịch, do đó
các đơn vị kinh doanh du lịch thƣờng sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch gắn liền
với nơi có tài nguyên du lịchKhách du lịch bắt buộc phải đi khỏi nhà và đến tận nơi sản
xuất để sử dụng các sản phẩm du lịch, mà không có hiện tƣợng chuyển dịch sản phẩm
du lịch đến với khách.
S n p ẩm du l c có t n t ờ v : Do đặc tính sản xuất và tiêu dùng trùng nhau
nên các sản phẩm du lịch chỉ đƣợc cung cấp khi có nhu cầu du lịch xuất hiện, mà nhu
cầu du lịch cũng có tính thời vụ nên dẫn đến việc sản phẩm du lịch cũng bị ảnh hƣởng
bởi đặc tính này.
S n p ẩm du l c có t n t n ợp: Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn thể
hiện ở việc có nhiều đơn vị kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau cùng tham gia sản
xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Do đó cần có sự kết hợp với
nhau giữa các bộ phận, các đơn vị, các lĩnh vực kinh doanh có liên quan một cách đồng
bộ và hợp lý để có thể tạo ra những sản phẩm chất lƣợng đảm bảo đáp ứng nhu cầu du
lịch của xã hội.

16
1.2 C sở l luận về du lịch sinh thái cộng đồng
1.2.1 Du lịch sinh thái
L sử u
Trên th giới.
Du lịch sinh thái đƣợc phát triển rất mạnh ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển
trên thế giới nhƣ khối cộng đồng Châu Âu, Canada, Australia, … Trong nhóm các
nƣớc phát triển, DLST đã đƣợc tiến hành ở Nepal, Kenya, một số vùng ở Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia và Trung Mỹ. Các nƣớc này đã xây dựng thành công những mô
hình DLST nhƣ Ecomost của EU, làng DLST của Áo, mô hình Hoàng Sơn ở Trung
Quốc, mô hình DLST trên cộng đồng Nepal
Năm 2002 đƣợc đại hội đồng liên hợp quốc chọn làm “Năm quốc tế du lịch sinh
thái – International Year of Ecotourism”. Liên hợp quốc kêu gọi các nƣớc đẩy mạnh
nghiên cứu, áp dụng DLST và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về DLST, tổ chức các hội
nghị, hội thảo, chƣơng trình DLST ở các nƣớc, các khu vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu
quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về DLST tổ chức vào năm 2002. Chủ trƣơng này đã
thúc đẩy nhiều nƣớc đang phát triển, muốn dựa vào DLST để cải thiện nền kinh tế còn
thấp kém của mình. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc, nhiều quốc gia nhƣ:
Mexico, Úc, Malaysia,…đã xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch DLST quốc gia.

Ở Việt Nam.
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, DLST đã gây đƣợc sự chú ý ở cấp độ quốc gia
với sự tham gia của các tổ chức lớn nhƣ Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, … Với sự
tài trợ của các tổ chức quốc tế, chúng ta đã mở nhiều lớp tập huấn, nhiều hội thảo về
DLST. Tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên nhƣ: Cúc Phƣơng, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã, …
Đã có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu và áp
dụng DLST ở Việt Nam, ví dụ năm 2004, Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đã phối hợp với tổ chức phát triển bền vững Fundeso và cơ
quan hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang quản lý phát triển

17
DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Trong các tài liệu chính thức này, những vấn đề
quy hoạch điểm DLST, quy định kiếm trúc, kết cấu điểm DLST, đào tạo nguồn nhân
lực, tiếp thị du lịch, … đƣợc trình bày rất rõ ràng.

K ệm DLST: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng (Hội thảo “Xây d n c ến
l ợc quốc về p t tr n DLST tạ V ệt N m”, Hà Nội, tháng 9/1999)
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phƣơng, có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trƣờng
(Quốc ộ V ệt n m, Luật du l c V ệt N m số 09/2017/QH14)
Điều kiện phát triển DLST: DLST chỉ đƣợc phát triển trong điều kiện điểm đến
có sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời yêu
cầu đội ngũ hƣớng dẫn viên hiểu biết, ngƣời điều hành nguyên tắc và DLST chỉ đƣợc
tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa

1.2.2 Du lịch cộng đồng


K ệm: Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản
năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục, tập quán,
cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách muốn khám phá hệ sinh thái núi
non – mà thƣờng đƣợc gọi là DLST.
Hiện nay, có rất nhiều tên gọi khác nhau có liên quan đến phát triển du lịch và
tham gia ít nhiều của cộng đồng đến phát triển du lịch nhƣ:
Community – Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng)
Community – Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào du
lịch)
Community – Based Ecotourism (Phát triển DLST dựa vào cộng đồng)
Community – Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng)

18
Tuy có các tên gọi khác nhau nhƣng có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tƣơng
đƣơng về phƣơng pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển của du lịch
cộng đồng. Một số điểm cơ bản giống nhau của các khái niệm nêu trên:
Loại hình du lịch đƣợc tạo bởi khách du lịch đến tham quan các khu vực
có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực, điểm có
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú có sức hấp dẫn, thu hút du
khách.
Vấn đề cộng đồng đƣợc nhắc đến là các tầng lớp dân cƣ đang sinh sống
trong vùng hoặc vùng liền kề với tài nguyên thiên nhiên nhƣ là các khu bảo tồn
quốc gia hoặc là các vùng rừng núi nơi có nhiều tiềm năng để thu hút khách du
lịch
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas đƣa ra khái niệm: “Du lịch
cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng đứng ra
phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có đƣợc từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phƣơng”. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của ngƣời dân đại phƣơng trong
vấn đề phát triển du lịch ngay trên đại bàn họ quản lý.
Viện nghiên cứu phát triển miền núi Mountain Institude (2003) đƣa ra khái niệm
về DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón
khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyên khích sự
tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho
cộng đồng”.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sĩ Võ Quế
đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của mình.
“Du lịch cộng đồng là phƣơng thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cƣ tổ
chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và môi trƣờng, đồng thời cộng đồng đƣợc hƣởng quyền lợi về vật chất và
tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”

19
DLCĐ nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là môi trƣờng tự nhiên và con ngƣời.
DLCĐ hƣớng đến con ngƣời và không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và
môi trƣờng. Nguyên lý cơ bản trên đây cho thấy hoạt động kinh doanh du lịch cộng
đồng là chính cộng đồng địa phƣơng tham gia, làm chủ và quản lý, đồng thời chính họ
là ngƣời quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng, nơi
gắn liền với sự tồn tại của cá nhân họ, gia đình họ và cả cộng đồng.
Theo Điều 3, Chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày
14/06/2017, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cƣ quản lý, tổ chức khai thác và hƣởng lợi
Bên cạnh đó theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du
lịch sinh thái cộng đồng là "phƣơng thức tổ chức du lịch đề cao về môi trƣờng, văn hóa
xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và
cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời
thƣờng của họ".
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) tuân theo nguyên tắc và nhấn
mạnh hơn nữa về mặt xã hội. WWF xác định CBET là "Hình thức du lịch sinh thái nơi
cộng đồng địa phƣơng có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia, vào phát triển và quản lý, và
phần lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng".
Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do cộng
đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phƣơng với mục tiêu bảo vệ môi
trƣờng. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu,
nâng cao nhận thức về môi trƣờng và giao lƣu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng
ngày của cộng đồng. Nhƣ vậy, DLSTCĐ chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và
du lịch bền vững. DLSTCĐ nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trƣờng, du lịch và cộng
đồng.

20
Ý ĩ p t tr u sinh thái :
Đối với du lịch, DLSTCĐ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút
khách du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch
Đối với cộng đồng, DLSTCĐ phân chia một cách công bằng lợi ích từ hoạt
động du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa phƣơng. DLSTCĐ
mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các
dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng đƣợc hƣởng lợi từ sự đóng
góp của hoạt động du lịch vào môi trƣờng, kinh tế - xã hội và văn hóa địa phƣơng.

N uy tắ p t tr u sinh thái :
Côn bằn về mặt xã ộ : các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên
kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng, ở đây cần nhấn
mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng vào quá trình tổ chức và thực hiện
các hoạt dộng du lịch. Từ đó lợi ích kinh tế sẽ đƣợc chia sẻ công bằng và rộng khắp,
không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng đồng
Tôn trọn c c tr văn o củ cộn ồn : thực tế cho thấy chƣơng trình du
lịch nào cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến cộng đồng địa phƣơng. Điều quan trọng là các
giá trị văn hoá của cộng đồng phải đƣợc bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của
tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cƣ dân địa phƣơng bởi
không đối tƣợng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá tốt hơn chính họ.
Cộng đồng địa phƣơng phải nhận thức đƣợc vai trò và vị trí của mình cũng nhƣ những
lợi, hại mà việc phát triển du lịch mang đến.
C sẻ lợ c từ du l c c o cộn ồn : Theo nguyên tắc này cộng đồng cùng
đƣợc hƣởng lợi nhƣ các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung
cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch đƣợc phân chia
công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng đƣợc trích
một phần thông qua “Quỹ cộng đồng” để sử dụng cho lợi ích chung của cộng đồng: tái
đầu tƣ cho cộng đồng xây dựng đƣờng sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo
dục v.v..

21
X c lập quyền sở ữu và t m củ cộn ồn đối với việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá hƣớng tới sự phát triển bền vững.

Đ ều ệ p t tr u sinh thái :
Với tƣ cách là một loại hình du lịch, việc phát triển du lịch cộng đồng cũng cần
một số điều kiện cơ bản bên cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan đến cộng đồng.
Những điều kiện cụ thể để phát triển loại hình du lịch này bao gồm:
Cần có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn hấp dẫn có khả năng thu hút
khách du lịch. Đây là điều kiện cơ bản vì tài nguyên du lịch chính là tiền đề hay cơ sở
để tổ chức các hoạt động du lịch. Tuy nhiên mức độ thu hút khách của một điểm đến
phụ thuộc rất nhiều vào số lƣợng, chủng loại, tính độc đáo,…của nguồn tài nguyên.
Đồng thời khả năng duy trì và phát triển nguồn khách phụ thuộc vào vai trò của cộng
đồng dân cƣ ở địa phƣơng trong việc bảo tồn, tôn tạo những giá trị của tài nguyên tại
điểm đến.
Cần có khả năng tiếp cận điểm đến du lịch cộng đồng. Cũng tƣơng tự nhƣ đối
với việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển du lịch không thể
thực hiện đƣợc nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm tài nguyên. Đây là đặc điểm rất đặc
trƣng của du lịch khi sản phẩm du lịch đƣợc xây dựng và tiêu thụ tại chỗ. Điều này
khác với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi sản phẩm thƣơng mại có thể đƣợc sản
xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị trƣờng tiêu thụ ở nơi khác. -Cần có sự hiện diện
củacộng đồng dân cƣ sinh sống tại điểm đến hoặc tại khu vực liền kề phát triển du lịch.
Phong tục tập quán, lối sống, trình độ học vấn, quy mô cộng đồng, cơ cấu nghề nghiệp
... là những yếu tố cần đƣợc xác định và đánh giá rõ ràng trƣớc khi quyết định xây
dựng điểm đến du lịch cộng đồng.
Cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển du lịch cộng đồng.
Đây là điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển du lịch cộng đồng bởi loại
hình du lịch này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng về
trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào hoạt động du lịch.

22
Cần có nhu cầu đối với sản phẩm du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch nói
chung và du lịch cộng đồng nói riêng phải phù hợp với quy luật “Cung - Cầu”. Thị
truờng khách đủ lớn về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng (khả năng chi trả), ổn định cho
vùng, từ đó đảm bảo khối lƣợng công ăn việc làm cho cộng đồng, thu nhập đều đặn
cho họ.
Điểm đến du lịch cộng đồng cần đƣợc quy hoạch và đƣa vào hệ thống tuyến
điểm du lịch của lãnh thổ. Đây là điều kiện chung để phát triển bất kỳ một điểm đến du
lịch nào, trong đó có điểm đến du lịch cộng đồng. Tuy nhiên trong trƣờng hợp du lịch
cộng đồng, điều kiện này trở nên quan trọng hơn bởi bản than cộng đồng thƣờng không
có khả năng tự tổ chức quy hoạch và kết nối với hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh
thổ.

Đặ m ủ u sinh thái :
Là một phƣơng thức hoạt động trong kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ là
ngƣời cung cấp chính các sản phẩm du lịch cho du khách, họ giữ vai trò chủ đạo phát
triển và duy trì các dịch vụ.
Các khu điểm tổ chức phát triển DLSTCĐ là những khu vực có tài nguyên
hoang dã còn nguyên vẹn, đang bị tác động hủy hoại, cần đƣợc bảo tồn.
Phát triển du DLSTCĐ tại điểm đang có sức thu hút khách du lịch đến tham
quan.
Cộng đồng phải là ngƣời dân địa phƣơng sinh sống, làm ăn trong đó hoặc liền
kề các điểm tài nguyên thiên nhiên, nhân văn:
Cộng đồng dân cƣ là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài
nguyên du lịch và môi trƣờng nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động bởi khách du
lịch và khai thác của chính bản thân cộng đồng dân cƣ.
Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng
đồng đƣợc quyền tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và
bảo tồn tài nguyên môi trƣờng.

23
Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với sự đảm bảo công bằng trong
việc chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia.
Do đặc điểm tài nguyên, điều kiện cộng đồng nên xem xét đến các yếu tố
giúp đỡ, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó có vai trò của các tổ chức
chính phủ, NGOs trong và ngoài nƣớc, không phải làm thay cộng đồng.

M í ủ u sinh thái :
Mục đích của DLSTCĐ là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo tồn các di sản, văn hóa, nâng cao đời sống cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, tạo ra
thu nhập cho ngƣời dân, mang lại doanh thu cho du lịch ngày càng tăng
Ngoài ra, DLSTCĐ còn khuyến khích sự tham gia của CĐCP với sự tự nguyện,
giúp họ chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch. Phát
triển DLSTCĐ có nghĩa là trả lại cho cộng đồng địa phƣơng quyền làm chủ thực sự các
giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nơi họ sinh sống, và hƣớng dấn họ cùng tổ chức
các hoạt động du lịch, từ đó đem lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cƣ.
Một số mục đích, mục tiêu chính của DLSTCĐ đã đƣợc coi là kim chỉ nam cho
loại hình phát triển du lịch này, bao gồm:
DLSTCĐ phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bao
gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nƣớc, rừng, bản sắc văn hóa,…
DLSTCĐ phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phƣơng thông qua
việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa
phƣơng.
DLSTCĐ phải có sự tham gia ngày càng tăng của CĐĐP
DLSTCĐ mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm
đối với môi trƣờng và xã hội.

24
Mố qu ệ ữ p ươ v ạt u :

Nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa


(Natural & Cultural Resources)

Hoạt động (Action) Thu nhập (Income)

Các khuyến khích


(Incetives)
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch (Nguồn: Tổ chức bảo vệ tài nguyên
hoang dã)

Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động của
cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, tức là: có tài nguyên
du lịch là đối tƣợng để phục vụ cho việc thu hút khách du lịch tạo ra thu nhập cho cộng
đồng và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ cung cấp khách du lịch, đồng thời cộng
đồng tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và ngƣợc
lại tài nguyên môi trƣờng tốt hấp dẫn khách du lịch đến tham quan hay nói cách khác
đây là vòng tuần hoàn trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
CĐĐP trong hoạt động du lịch là tập thể ngƣời có mối quan hệ với nhau, sống
trên lãnh thổ nơi có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn mà các nhà du lịch
đang khai thác và sử dụng nhằm mục đích kinh doanh du lịch. Những nguồn tài nguyên
này bao gồm: đất đai, sản vật của rừng, thủy hải sản ở hồ, biển,… vốn trƣớc đây là
nguồn sống của CĐĐP hiện nay đã bị chia sẻ vì nhiều mục đích.

25
Môi trƣờng và hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết mật thiết với
nhau. Môi trƣờng bao gồm nguồn tài nguyên vốn là nguồn sống của CĐĐP nay đã bị
chia sẻ cho du khách. Nghĩa là: các điểm du lịch đƣợc hình thành dần dần tại các vị trí
có tiềm năng du lịch trong không gian kinh tế - văn hóa – sinh thái. Có trƣớc và tồn tại
song song với hoạt động du lịch và hoạt động sinh hoạt sản xuất hàng ngày của cƣ dân
địa phƣơng.
Một trong những đặc trƣng cơ bản của lãnh thổ du lịch có tính đan xen ghép.
Hầu hết các điểm du lịch: du lịch làng quê, DLST, du lịch làng nghề…đều đồng thời là
các điểm dân cƣ, hoặc gần khu dân cƣ có hoạt động kinh tế sôi động, mạnh mẽ. Đặc
tính đan xen ghép khiến không gian du lịch và không gian kinh tế, xã hội của CĐĐP
không thể phân biệt rạch ròi, tác động qua lại của môi trƣờng và du lịch cũng khó phân
định rõ ràng. Đặc tính đan xen ghép khiến cho việc quản lý môi trƣờng, quản lý kinh
tế, xã hội tại điểm du lịch phức tạp và kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt
động du lịch phải đảm bảo tính chính thể, thống nhất với chiến lƣợc phát triển kinh tế,
xã hội của mỗi địa phƣơng. Hoạt động du lịch không đƣợc tách rời mà phải có sự tác
động tƣơng hỗ với hoạt động kinh tế, xã hội của CĐĐP. Cần phải thu hút CĐĐP vào
hoạt động du lịch, đồng thời tạo ra động lực kinh tế xóa đói giảm nghèo và nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của CĐĐP.
Du lịch cũng nhƣ nhiều nghành kinh tế khác đều hƣớng tới mục tiêu phát triển
bền vững về kinh tế - môi trƣờng - xã hội, phát triển du lịch cần đảm bảo:
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ văn hóa và phúc lợi của CĐĐP.
Tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.
Nhƣ vậy, một trong những đối tƣợng mà du lịch cộng đồng hƣớng tới là CĐĐP
bởi họ chính là chủ nhân của tài nguyên du lịch nơi họ sinh sống và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của CĐĐP là một mục tiêu rất quan trọng.

26
V trò ủ CĐĐP tr ạt u :
Trƣớc khi có hoạt động du lịch, CĐĐP đã sinh sống và gắn bó với mãnh đất
quen thuộc, họ làm chủ và gắn chặt cuộc sống với nơi đây. Đồng thời, chính họ tạo ra
những văn hóa bản địa đặc sắc, điều này đã tạo ra sự thu hút đối với du khách.
Tiếp nối nhau, các thế hệ luôn tìm cách bảo tồn và phát triển các giá trị tự nhiên
và văn hóa của nơi diễn ra hoạt động du lịch. Khi diễn ra hoạt động du lịch, CĐĐP
phải chia sẻ một phần tài nguyên với du khách, với những ngƣời làm du lịch chuyên
nghiệp, vốn là nguồn sống của họ trƣớc đây. Cần phải tạo cho họ một vị thế làm chủ
thật sự, không chỉ dừng lại ở những công việc làm hƣớng dẫn viên, bán hàng lƣu niệm,
vận chuyển khách,… mà họ sẽ có vai trò quản lý tài nguyên du lịch, tham gia vào quá
trình quy hoạch du lịch ở vùng đất họ đã sinh sống. Sự tham gia không đầy đủ của
CĐĐP và ngƣời làm du lịch khổng phải là duy nhất mà còn có nhiều bên tham gia:
giữa ngƣời dân địa phƣơng và nhà quản lý, giữa ngƣời dân và du khách…Do đó, cần
điều hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên.
Trong hoạt động DLCĐ, việc lôi kéo sự tham gia của CĐĐP là một vấn đề phức
tạp và rất quan trọng nếu muốn tổ chức chuyến du lịch thành công. Mặc dù có nhiều
lựa chọn và giải pháp khác nhau ở mỗi vùng khác nhau và các cộng đồng khác nhau
những có một nguyên tắc quan trọng là phải làm việc với các tổ chức xã hội và cộng
đồng, mọi ý kiến của CĐĐP cần đƣợc coi trọng

1.3 Bài học vận dụng cho tỉnh Cà Mau


1.3.1 Tại vƣờn quốc gia Gunnung Halimun – Indonesia
Vƣờn Quốc gia Gunnung Halimu.
3n đƣợc xây từ năm 1992 với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động vật trong
đó có nhiều loài quý hiếm. Trong vƣờn quốc gia có ngƣời dân sinh sống. Phát triển loại
hình DLST cộng đồng tại đây là điều cần thiết do đây là vƣờn quốc gia có vùng đất
nguyên sơ, hệ sinh thái đa dạng, du lịch phát triển nhƣng ngƣời dân không đƣợc hƣởng
lợi gì từ việc phát triển đó. Vấn đề bảo vệ tài nguyên không đảm bảo đã dẫn đến xung
đột giữa du khách và ngƣời dân bản xứ. Để cân bằng bảo tồn, phát triển và lợi ích cho

27
cộng đồng từ hoạt động du lịch, các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với ban quản lý
xây dựng mô hình phát triển DLST cộng đồng.

Các bài học kinh nghiệm:


Du lịch cộng đồng nhận đƣợc sự giúp đỡ của tổ chức phát triển du lịch,
gồm 5 tổ chức tham gia: câu lạc bộ sinh học, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới, trƣờng đại học indonesia và nhà hàng Mc Donald’s ở Indonesia. Các tổ
chức đã tạo điều kiện giúp đỡ khu du lịch và cộng đồng dân cƣ về tài chính và
kinh nghiệm nên đã huy động đƣợc những ngƣời dân tham gia cung cấp dịch
vụ cho khách, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
.Thành lập ban quản lý tham gia với cộng đồng. Ban quản lý này chủ
động hỗ trợ cộng đồng thực hiện các việc hoạch định, quản lý, thực thi các kế
hoạch phát triển DLST dựa vào cộng đồng nhờ nâng cao chất lƣợng cuộc sống,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc nhƣ: phát triển nhà
nghỉ cộng đồng, cơ cấu nhân sự phục vụ trong nhà nghỉ, ăn uống, hƣớng dẫn
viên,…
Phát triển du lịch đi đôi với quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn để thu hút khách du lịch.
Đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ quyền lợi từ phát triển du lịch.
Giao quyền cho cộng đồng, đảm bảo họ đƣợc khuyến khích tham gia và
đảm nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến việc phát triển du lịch và
bảo vệ tài nguyên.

1.3.2 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal.
Làng Ghandruk thuộc quần đảo Annapura, Nepal. Dân cƣ thuộc các sắc tộc và
tôn giáo khác nhau, nguồn thu nhập chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và
khai thác nguồn tài nguyên có sẵn trong khu bảo tồn. Họ làm nhà ở bằng gỗ khai thác ở
trong rừng, khai thác gỗ làm nhiên liệu. Năm 1986, đƣợc sự hỗ trợ của dự án bảo tồn
thiên nhiên tại vùng Annapura, vùng đã phát triển hoạt động DLST cộng đồng.

28
Bài học kinh nghiệm:
Nhận đƣợc sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh
nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hƣớng dẫn cho cộng đồng ngay
từ khi triển khai các vấn đề của dự án.
Chú trọng công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn
thông qua các tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho
cộng đồng.
Trong quá trình tổ chức, cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hóa bản địa
của cộng đồng trong suốt quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc,
nêu kế hoạch và triển khai.
Có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích
đƣợc hƣởng từ du lịch.
Tăng quyền cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch.

1.3.3 Du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn (Vƣờn quốc gia Ba Bể)
Vƣờn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm trong địa phận huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn,
cách khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội . Ba Bể là một trong huyện nghèo của tỉnh
Bắc Kạn. Năm 1988, Ban Quản lý VQG Ba Bể đã thành lập Phòng Du lịch với nhiệm
vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch nhƣ xây dựng các tuyến đi bộ leo núi, các
homestay ở các bản làng ngƣời dân tộc ở các bản Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002,
khoảng 28.500 du khách trong đó có 8.500 khách du lịch nƣớc ngoài đã lựa chọn nghỉ
đêm tại một trong những bản này. Bản ngƣời Tày ở Pác Ngòi, và bản ngƣời Dao ở Bó
Lù cùng có 111 hộ gia đình, mƣời trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều
các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan
bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt
động làm đồ mỹ nghệ. Khoảng hai mƣơi nhăm ngƣời dân tộc thiểu số làm hƣớng dẫn
viên cho Vƣờn. Trong mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ nhƣ: nhóm
hƣớng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi,

29
giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trƣởng của mỗi nhóm này sẽ phải làm
việc với những ngƣời có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vƣờn để trao đổi ý kiến.
Sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực Vƣờn quốc gia Ba Bể hỗ trợ
rất nhiều cho công tác bảo tồn thiên nhiên và các bản sắc văn hóa. Bản thân các thành
viên trong cộng đồng đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế lớn từ hoạt động du lịch, họ đã có ý
thức chịu trách nhiệm về các chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng cảnh quan, gìn giữ bản
làng rất sạch sẽ và du lịch cộng đồng đã thực sự trở thành loại hình du lịch giữ vai trò
chủ chốt và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

1.3.4 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai


Những năm gần đây huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chú trọng phát triển "du lịch
cộng đồng", gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị
văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày... Cũng từ hoạt động
này, đời sống ngƣời dân từng bƣớc nâng cao, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa
đói, giảm nghèo ở địa phƣơng.
Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở hƣớng đông bắc của tỉnh Lào Cai, có hơn 52
nghìn dân, thuộc 14 dân tộc, trong đó ngƣời Mông, Dao, Phù Lá, La Chí... chiếm hơn
80% số dân, cƣ trú ở 236 thôn, bản của 21 xã, thị trấn. Mỗi dân tộc, bản, làng nơi đây
đều có những nét văn hóa riêng. Chính bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng
và bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế đã tạo điều kiện để vùng đất này phát triển du lịch.
Thực hiện Chƣơng trình phát triển dịch vụ-du lịch giai đoạn 2006-2010, huyện Bắc Hà
hƣớng trọng tâm hoạt động vào "du lịch cộng đồng". Trong giai đoạn này, Bắc Hà huy
động hơn 100 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ-du lịch
khu vực trung tâm huyện và các điểm du lịch vệ tinh là các làng, bản; xây dựng làng,
bản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng và tổ chức các chƣơng trình lễ hội
văn hóa du lịch hằng năm. Huyện cũng đầu tƣ phát triển và xây dựng thƣơng hiệu cho
các làng nghề truyền thống ở xã Bản Phố và Tả Van Chƣ, nhƣ nấu rƣợu ngô đặc sản,
rèn đúc nông cụ, dệt thổ cẩm dân tộc Mông; đầu tƣ hơn 10 tỷ đồng để mở và nâng cấp,
đƣa vào sử dụng hai tuyến đƣờng du lịch: Bắc Hà-Na Hối-Bản Phố và Bắc Hà-Tả

30
Chải-Bản Phố tới xã Bản Phố, xây dựng tuyến đƣờng du lịch Tả Van Chƣ-Hang Rồng
Nhù - Cồ Ván trị giá hơn năm tỷ đồng; hơn 800 triệu đồng xây dựng Làng văn hóa-du
lịch đồng bào Mông xã Tả Van Chƣ. Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, một thôn có 82 hộ
dân tộc Tày, 427 nhân khẩu hiện đang lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống
giàu bản sắc, điển hình là lễ hội Lồng tồng, nơi đây còn có Đền thờ quốc công Vũ Văn
Mật - di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, tới nay, thôn Trung Đô đã có 35 hộ gia đình
ngƣời Tày làm du lịch cộng đồng rất hiệu quả.
Các hộ gia đình làm nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi tại nhà, làm dịch vụ
ẩm thực tại chợ văn hóa, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Điển hình là nghệ nhân Vàng Seo Pao (thôn Na Kim) đã truyền dạy cho thanh niên
nam nữ những điệu múa, điệu trống, kèn, hát giao duyên, thành lập đội xòe chuyên
biểu diễn phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phƣơng và phục vụ khách
du lịch vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, đem lại thu nhập ổn định.
Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phƣơng phát triển mạnh du lịch
cộng đồng với các điểm du lịch bản làng đƣợc du khách tham quan nhiều nhƣ bản Cát
Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã góp
phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển
hình nhƣ bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%.
Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch.

1.3.5 Du lịch cộng đồng tại Kon Tum


Ở Kon Tum, chỉ có một số làng đƣợc phép cho du khách đƣợc nghỉ qua đêm và
phát triển du lịch cộng đồng nhƣ: Kon Kơ Tu, Kon Jơ Ri, Kon Klor 2 (thị xã Kon
Tum), Kon Bil, Kon Du, Kon Vi Vang (huyện Kon Rẫy); Kon Tu Ran, Kon Vong, Kon
Sut, Kon Ke, Kon Chốt, Đăk Sô (huyện Kon Plông); Đắk Răng (huyện Ngọc Hồi);
Kon Pin (huyện Đăk Tô). Vì vậy muốn tăng doanh thu cần phải tạo ra nhiều loại hình
vui chơi giải trí ở bản làng để níu chân du khách, mặt khác cần tăng cƣờng đầu tƣ sản
xuất các mặt hàng lƣu niệm, hàng đặc sản mang thƣơng hiệu Kon Tum. Vấn đề cấp
bách là xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa - sinh thái.

31
Chính quyền tại các điểm du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch
cộng đồng. Ban này xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để phát triển du lịch đúng hƣớng. Tổ
chức cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số điểm du lịch trong tỉnh,
trong nƣớc, nơi thành công trong phát triển du lịch cộng đồng. Sở Văn hóa thông tin tổ
chức các lớp tập huấn cho từng đối tƣợng làm du lịch cụ thể. Chọn các nhà rông văn
hóa tiêu biểu, hội đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, hoạt động văn hóa văn nghệ,
gần đƣờng giao thông, an toàn, an ninh để du khách có thể lƣu trú qua đêm. Mặt khác
phải bảo tồn một số nhà sàn cổ truyền với cảnh quan tự nhiên để làm nơi lƣu trú và
sinh hoạt cho du khách khi đến tham quan.
Bên cạnh đó, chính quyền các cấp tranh thủ các nguồn vốn 134, 135 để xây
dựng các cơ sở hạ tầng. Ngân sách địa phƣơng cũng nên dành một khoản cho ngƣời
dân vay, thực hiện các dự án nhỏ nhƣ: xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nƣớc sạch, phát
triển nghề thổ cẩm, đan lát, hàng lƣu niệm… Ngành quản lý du lịch, các đơn vị kinh
doanh du lịch đƣa khách đến các điểm du lịch cộng đồng cần có các cam kết thỏa thuận
rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên, giá cả các dịch vụ… tạo điều kiện cho cộng đồng
dân cƣ nơi có điểm du lịch có nguồn thu nhập chính đáng đồng thời học tập đƣợc cách
làm du lịch bài bản. Một điều hết sức cơ bản để phát triển bền vững hoạt động du lịch
và giúp ngƣời dân sở tại đƣợc hƣởng lợi từ việc khai thác bản sắc văn hóa địa phƣơng
phục vụ du lịch; trong quá trình khai thác du lịch ngành Du lịch khi tuyển dụng cần
dành ƣu tiên một phần nguồn nhân lực là ngƣời địa phƣơng để tạo công ăn việc làm
cho họ, đồng thời, gián tiếp đào tạo họ về chuyên môn để làm hạt nhân cho công cuộc
phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo cho cộng đồng dân cƣ nơi có điểm du lịch.

32
Tiểu k t chư ng
Chƣơng 1 đã giải quyết đƣợc hai vấn đề: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
loại hình du lịch sinh thái cộng đồng.
Trong phần cơ sở lý luận đã nhấn mạnh giải quyết khái niệm DLSTCĐ làm nền
tảng lý luận cho luận văn. Tôi đã nêu lên ý nghĩa , nguyên tắc, điều kiện của việc phát
triển DLSTCĐ, ngoài ra cũng đề cập đến đặc điểm, mục đích và mối quan hệ giữa
CĐĐP và hoạt động du lịch.
Trong phần cơ sở thực tiễn, tôi đã đƣa ra những bài học kinh nghiệm với 5 ví dụ
điển hình tại Indonexia, Nepal, Lào Cai, Bắc Kạn và Kon Tum. Đó là những cơ sở làm
tiền đề cho việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLSTCĐ ở tỉnh Cà Mau
sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2.

33
CHƯƠNG . TI M NĂNG TH C TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU

2.1 Phư ng pháp nghiên cứu


T u t ập u t ấp
Các nguồn thông tin có sẵn dễ khai thác nhƣ các báo cáo, các văn bản, các bài
nghiên cứu, các báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, Niên giám thống kê của Cục thống
kê Cà Mau, báo cáo của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm
thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Các
công ty lữ hành nhƣ: Vietravel, Benthanhtourist, Saigontourist,…và một số nghiên cứu
trƣớc đó có đề cập đến nội dung của đề tài.

T u t ập u sơ ấp
Mục đích của mục này trình bày thông tin về mẫu đã tiến hành phỏng vấn, kết
quả phân tích dữ liệu với mẫu khảo sát đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận
tiện với các phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để tính tỷ lệ phần trăm các yếu tố
ảnh hƣởng đến du lịch sinh thái cộng đồng Cà Mau
Để thu thập số liệu sơ cấp, Trong nghiên cứu thì kích thƣớc mẫu càng lớn càng
tốt, Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp tổng thể bị hạn chế số lƣợng thì còn có cách giới
hạn lại, đối với phân tích nhân tố khám phá thì tỷ lệ mẫu và biến quan sát là 5:1 có
nghĩa là 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu là 5 quan sát, trong nghiên cứu sử dụng 20 biến
để đo lƣờng vậy 20*5 100 quan sát là phù hợp. Tuy nhiên tác giả chọn cỡ mẫu
nghiên cứu là 160 quan sát dành chu du khách nội địa đang có mặt tại các hộ DLSTCĐ
tại tỉnh Cà Mau, bên cạnh đó là 110 phiếu khảo sát dành cho các ngƣời dân địa phƣơng
tại các hộ du lịch sinh thái cộng đồng. Kết quả thu đƣợc 250 phiếu khảo sát hợp lệ, còn
lại 20 phiếu khảo sát bị lỗi và không thu lại đƣợc. Trong 250 phiếu khảo sát hợp lệ thu
đƣợc, các câu hỏi khách du lịch trả lời mang tính khách quan, trung thực.

34
2.2 Khái quát về du lịch và tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh
Cà Mau
2.2.1 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam trong khoảng từ 8 o33’ đến
9o34’ vĩ độ Bắc và 104o32’ đến 105o24’ kinh độ Đông. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp
giáp với biển: phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Phía Bắc Cà Mau giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

2.2.2 Hành chính


Là tỉnh mới đƣợc tái lập năm 1997, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 5.329km2, chiếm 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bằng
1,58% diện tích cả nƣớc. Tỉnh Cà Mau bao gồm thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới
Bình, U Minh, Cái Nƣớc, Phú Tân, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển.
Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hoá của cả tỉnh.
Nằm ở tâm điểm vùng biển các nƣớc Đông Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận
lợi trong giao lƣu, hợp tác kinh tế với các nƣớc trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm
trong hành lang kinh tế phía Nam của chƣơng trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng, với trục giao thông xƣơng sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xía) - quốc lộ 63 -
Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi trong đó khu vực Mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến
giao thông này từ đó mở ra những khả năng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói
riêng, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn.

2.2.3 Kinh tế - văn hóa xã – hội


Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với những lợi thế của địa
phƣơng, Cà Mau đã đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao ổn định, đặc biệt với sự hình
thành của cụm khí - điện - đạm.
Giai đoạn 1996-2005 tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,57%, trong
đó giai đoạn 2001-2007 đạt trên 12,45%/năm. GDP 2008 tăng trên 13% so với 2007.
Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2009 là 11,52%, giá trị GDP đạt 19.150 tỷ đồng. GDP

35
đầu ngƣời đạt trên 1.000 USD/năm. Đặc biệt sơ bộ năm 2016, Giá trị GDP đạt 44.850
tỷ đồng, GDP đầu ngƣời đạt trên 1.800 USD/năm Cơ cấu kinh tế có những bƣớc
chuyển biến mạnh mẽ với tỷ trọng của khối công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày
càng cao. Kinh tế Nông, lâm nghiệp vàthủy sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, chiếm 30% GDP. Năm 2016, tổng diện tích thả nuôi thủy sản của tỉnh
Cà Mau đạt trên 300 nghìn ha tăng 0,56% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích thả nuôi nuôi
tôm nƣớc lợ đạt 278 nghìn ha. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 282 nghìn
tấn, trong đó tôm đạt 146 nghìn tấn tƣơng đƣơng so cùng kỳ; năng suất tôm nuôi bình
quân 521kg/ha/năm. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 34 nhà máy chế biến thủy
sản xuất khẩu, với công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm. Trong năm 2016 Kim
ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD.
Năm 2016, tốc độ tăng trƣởng GRDP đạt 5,2%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực, đúng hƣớng; thu nhập bình quân của ngƣời dân dự kiến đạt 37,7 triệu đồng, tăng
so với mức 35,36 triệu đồng đạt đƣợc của năm 2015. Bên cạnh đó, Cà Mau liên tục
xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, giá trị đạt 5,6 tỷ USD.
Đây cũng là địa phƣơng đẫn đầu về kim nghạch xuất khẩu mặt hang tôm, đạt 1,1 tỷ
USD mỗi năm
Tỉnh đã thực hiện đƣợc 21/24 nhiệm vụ kế hoạch cải cách hành chính năm
2016 để ra, đạt trên 87%. Đến nay, có 1.836 thủ tục hành chính đang còn hiệu lực. Kết
quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp tỉnh đạt
99,99%, cấp huyện đạt tỷ lệ 99,33%, cấp xã đạt tỷ lệ 99,96%
Trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của tỉnh đạt 18.032 tỷ đồng, bằng 35,6% kế hoạch, giảm 6,2% so cùng kỳ năm
trƣớc. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Sản lƣợng chế biến hàng thuỷ sản 74.861
tấn, bằng 47,96% kế hoạch, tăng 9,56% so cùng kỳ năm trƣớc; sản lƣợng điện đạt
4.669 triệu KWh, bằng 54,9% kế hoạch, giảm 0,45% so cùng kỳ năm trƣớc; sản lƣợng
đạm đạt 414.604 tấn, bằng 51,8% kế hoạch, giảm 8,7% so cùng kỳ năm trƣớc
Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đƣợc quan tâm đầu tƣ. Nhiều dự án,
công trình quy mô lớn, trọng điểm đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng nhƣ: tuyến đƣờng

36
Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi, tuyến đƣờng hành lang ven biển phía Nam,
cầu Hòa Trung trên tuyến đƣờng Cà Mau – Đầm Dơi, góp phần thay đổi diện mạo cả
khu vực đô thị và nông thôn
Tính từ đầu năm 2016 đến tháng 10/2016, Cà Mau đã thu hút đƣợc 30 dự án
đầu tƣ, với tổng số vốn 6.629 tỷ đồng. Số dự án và tổng vốn đầu tƣ đều tăng so với
cùng kỳ.
Thu ngân sách của tỉnh đạt 4.380 tỷ đồng, bằng 103,1% dự toán (4250 tỷ
đồng). Chi ngân sách đạt 7.846 tỷ đồng, bằng 106,3 dự toán (7380 tỷ đồng). hoạt động
của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đáp ứng đƣợc yêu cầu vốn cho các thành phần
kinh tế, Tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng đạt trên 36.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn
vốn huy động tại địa phƣơng đến cuối năm 2016 đạt gần 24.078 tỉ đồng, tăng trên
16,2% so với đầu năm, bằng 78,6% tổng dƣ nợ cho vay (30.645 tỷ đồng)
Hoạt động lĩnh vực văn hoá – xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, các chính
sách an sinh xã hội đƣợc triển khai kịp thời và có hiệu quả. Các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực
văn hóa - xã hội nhƣ: giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ hộ nghèo
đều đạt và vƣợt kế hoạch. Cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng kinh doanh đƣợc
quan tâm chỉ đạo sát sao và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả tích cực, tạo đƣợc niềm
tin và ủng họ của ngƣời dân và doanh nghiệp. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc đẩy
mạnh.

2.2.4 Khí hậu


Do chịu ảnh hƣởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trƣng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Nhiệt độ trung
bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5oC, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng
sông Cứu Long.
Trong năm, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng IV với nhiệt độ trung bình tháng đạt
khoảng 27,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 25oC và rơi vào
tháng I. Biên độ dao dộng nhiệt năm trên toàn tỉnh khoảng hơn 2oC.

37
Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân
thành hai mùa mƣa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mƣa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng V
đến tháng XI và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Tổng
lƣợng mƣa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa mƣa
(chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165
ngày mƣa/năm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm thƣờng đạt 85,6% với cực tiểu rơi
vào tháng 3 hàng năm(đạt xấp xỉ 80%).
Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khô hƣớng gió thịnh hành là
hƣớng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m - 2,8m/s. Mùa mƣa hƣớng gió
thịnh hành là hƣớng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8m- 4,5m/s. Cà Mau
nằm trong khu vực ít chịu ảnh hƣởng của bão nhƣng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc
lốc xoáy.

2.2.5 Giao thông


Đườ b : quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và
thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long dễ dàng. Hiện tuyến đƣờng mới kết nối Cà Mau - Cần Thơ qua
Hậu Giang đã hoàn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thơ tới Cà Mau. Quốc lộ 63
là tuyến đƣờng quan trọng thứ 2 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và
Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ đƣợc kéo dài tới đất mũi nhằm hoàn tất kết nối
đƣờng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện
trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đƣờng có
mặt cắt rất nhỏ.
Đườ t ủy: Cà Mau có các sông lớn nhƣ: sông Bảy Háp, sông Gành Hào,
sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đƣờng thủy đi lại khắp vùng đồng
bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đƣờng thủy tỉnh Cà
Mau có 1.886 sông, kênh, rạch với tổng độ dài gần 6.000 km; trong đó trên 700 km có
tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau

38
với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phƣơng khác trong vùng. Giao thông đƣờng
thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phƣơng tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.
Đườ : đƣờng bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã
đƣợc mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành
phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện
có thể khôi phục và đƣa vào sử dụng.
Cả b : Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng
ở đồng bằng sông Cửu Long đƣợc đầu tƣ xây dựng ở vị trí vòng cung đƣờng biển của
vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng
giao thƣơng với các nƣớc trong vùng nhƣ: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay,
năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. Đặc biệt Thủ tƣớng Chính phủ
đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công
Thƣơng về chủ trƣơng xây dựng cơ chế đặc thù của dự án đầu tƣ xây dựng Cảng biển
Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

2.2.6 Tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau


Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của hầu hết khách du lịch khi đến thăm Cà
Mau trƣớc đây đƣợc biết, họ đến với Cà Mau vì ao ƣớc, khát khao đƣợc một lần đặt
chân đến Mũi Cà Mau – nơi cực Nam Tổ quốc. Tuy nhiên, đến nay, nhu cầu du lịch
không dừng ở đó, họ thích khám phá nơi từng mệnh danh “dƣới sông sấu lội, trên rừng
cọp um” và thích đƣợc “sống – ăn – ở cùng dân”, “một ngày đƣợc làm nông dân”.
Những khách sạn cao cấp không còn là lựa chọn hàng đầu, những món ăn nhà hàng
sang trọng không còn là niềm ƣa thích, họ dần ƣu ái cho những ngôi nhà sàn chênh
vênh vách lá, những món ăn đồng quê, dân dã.
Hiện nay, các công ty du lịch lữ hành tại Cà Mau nhƣ Công ty Cổ phần Du lịch
Minh Hải, công ty du lịch Vietravel chi nhánh Cà Mau, công ty Benthanhtourist chi
nhánh Cà Mau,… đã đƣa loại hình du lịch này đến với du khách và nhận đƣợc nhiều sự
phản hồi đáng phấn khởi. So với những tỉnh, thành khác trong khu vực, Cà Mau đƣợc
thiên nhiên ƣu ái là vùng đất lắm tôm, nhiều cá, có rừng, có biển, hệ sinh thái rừng

39
ngập mặn… sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Cà Mau xây dựng sản phẩm du lịch sinh
thái – cộng đồng.
Phát triển Du lịch cộng đồng sẽ mang đến hiệu quả kinh tế cho nhiều phía. Nó
nhƣ “đòn bẩy” không chỉ góp phần phát kinh tế tỉnh nhà mà còn góp phần giúp ngƣời
dân tạo thêm thu nhập, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Đơn cử, một gia đình có vài chục đến vài trăm công đất làm vuông, cuộc sống
hằng ngày chủ yếu dựa vào mảnh đất vuông nhà. Đối với dân trong vùng thì không xa
lạ, nhƣng với những ngƣời dân chốn thị thành, vốn luôn phải bận rộn với cuộc sống tấp
nập ra vào với tần suất làm việc cao độ, thì một ngày đƣợc thỏa sức trải nghiệm cuộc
sống dân dã ở quê thì thật thú vị.
Một bạn trẻ đến từ TP Hồ Chí Minh, từng tham gia chuyến hành trình du lịch
khám phá tự túc của nhóm bạn học, chia sẻ: “Không chỉ riêng bản thân tôi mà tất cả
các bạn trẻ hiện nay đều thích đƣợc tham gia những chuyến hành trình thực tế. Khác
với du lịch theo tour đến những điểm tham quan thắng cảnh đẹp ƣa chuộng nhƣ Đà
Lạt, Nha Trang…, đến du lịch tại Cà Mau không phải gò bó theo sắp xếp của công ty
lữ hành. Thông qua sự giới thiệu, chúng tôi đƣợc ở nhà dân, ăn những món ăn dân dã
đơn thuần nhƣ canh chua cá đồng, ơ cá kho khô với vài cọng rau rừng, vài ba con tép
luộc nhƣng đậm đà hƣơng vị. Rồi tối đến cùng gia đình quây quần nhâm nhi vài ly
rƣợu đế, ngân nga mấy câu vọng cổ, chờ con nƣớc xổ tôm rồi ăn uống, tâm sự cho tới
sáng”.

2.2.7 Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học và đa
dạng sinh thái cao. Song có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái là các hệ sinh thái đất ngập nƣớc và các sân chim ở đây. Cà Mau có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau đƣợc tổ
chức UNESCO công nhận vào tháng 5/2009 với diện tích tự nhiên 371.506ha, bao gồm
Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau, Vƣờn quốc gia U Minh Hạ,

40
Vườ quố Mũ C M u (P ì ả )
Rừng phòng hộ và bãi bồi ven biển Tây. Đây là rừng ngập mặn lớn nhất Việt
Nam và nổi tiếng trên thế giới, lƣu giữ đƣợc diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng
ngập mặn trên đất mới bồi tụ. Những giá trị tự nhiên quý hiếm của Khu Dự trữ sinh
Quyển thế giới Mũi Cà Mau tạo ra những thế mạnh lớn phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học, bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch sinh thái.
Nằm trong toạ độ địa lý từ 8o34’ đến 8o41’ vĩ độ Bắc và 104o41’ đến 104o48’
kinh độ Đông với diện tích trên 41 ngàn ha. Vƣờn Quốc gia Đất Mũi có 21 trên tổng số
51 loài thực vật ngập mặn trên cả nƣớc. Trong đó, chiếm ƣu thế là các loài nhƣ đƣớc,
mắm, vẹt, bần… đặc biệt ở một số nơi trong Vƣờn quốc gia (VQG) còn bảo tồn đƣợc
rừng đƣớc già tự nhiên cao tới hơn 30m. VQG Mũi Cà Mau là một trong những địa
điểm quan trọng thuộc Chƣơng trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt
Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nƣớc ven biển cuả Việt Nam và cùng Châu Á -
Thái Bình Dƣơng. Vƣờn là một địa điểm độc đáo về địa lí tự nhiên, địa chất địa mạo,
tạo nên một vùng sinh thái cửa sông ven biển có một không hai ở Việt Nam
Khu hệ động vật trong VQG gồm khoảng 65 loài, trong đó có 7 loài bị đe
doạ và sắp bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu nhƣ cò trắng Trung Quốc, choắt
chân màng, cò quắm đầu đen, te vàng v.v... Đáng chú ý đây là nơi trú ngụ của
hơn 1% quần thể thế giới của cò trắng Trung Quốc và choắt chân màng lớn.
Ngoài ra trong VQG còn có nhiều loài chim khác nhƣ diều cá, cò bợ, cò lửa, cổ
rắn, diệc Xumatra, già đẫy Giava, sả khoang cổ, cốc đế nhỏ, hạc cổ trắng...
Các loài bò sát thƣờng gặp ở đây có kỳ đà hoa, trăn mốc, trăn gấm, rắn
lục miền Nam, rắn sọc dƣa, cá sấu nƣớc lợ, rùa hộp lƣng đen, rùa ba gờ... Các
loài thú không phong phú về chủng loại nhƣng số lƣợng cá thể khá lớn nhƣ
chuột dúi Bengan, cầy lỏn, rái cá họng trắng, khỉ nƣớc, dơi đen...
Dƣới nƣớc là cả một quần thể các loài động vật thuỷ sinh phong phú với
nhiều loài tôm cá nhƣ cá đối, cá bống, cá nhụ... tôm thẻ, tôm sú, tôm càng
xanh... và nhiều loài khác nữa.

41
Mố tọ quố GPS 000 , Mũi Cà Mau cũng là cột mốc phía
Nam địa đầu của Tổ quốc, là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không chỉ
riêng của ngƣời dân Cà Mau mà bất kỳ ngƣời dân Việt Nam nào cũng mong
ƣớc một lần đƣợc đặt chân đến đây. Có nhiều di tích lịch sử, nơi ghi dấu những
chiến công hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc cứu nƣớc. Bên trái
là biển Đông, bên phải là biển Tây, du khách khi đến nơi đây, ngoài cảm giác
đƣợc đứng ở nơi thiêng liêng của Tổ quốc, sẽ còn cảm giác nhƣ đứng trên mũi
tàu khổng lồ rẽ sóng ra khơi. Nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách
trong và ngoài nƣớc đến tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí...

Vườ Quố UM Hạ (P ì ả )
Cùng với hệ sinh thái ngập mặn, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng ngập ngọt tại
Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 40.744ha, trong đó có 8.527,8ha là rừng
nguyên sinh. Du khách có thể theo chân những ngƣời thợ gác kèo ong vào rừng ăn ong,
lấy mật và tham gia vào các thú vui dân dã nhƣ chụp đìa, giăng lƣới, câu cá, đặt lờ, thả
câu...thƣởng thức các món ăn đặc sản của xứ sở rừng tràm, nhâm nhi ly rƣợu trái giác,
thứ nho rừng trứ danh của vùng đất U Minh. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U
Minh là căn cứ kháng chiến của nhân dân ta và quân giải phóng vùng đất Cà Mau.
VQG U Minh Hạ có 3 phân khu chính:
Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, với diện tích:
2.593ha.
Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái với diện tích
5.134ha.
Phân khu dịch vụ hành chính với diện tích: 801ha.
Động vật trong Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ khá phong phú. Một số loài
thú điển hình đã phát hiện ở đây là nai, sóc đỏ, khỉ, rái cá, dơi quả... các loài bò
sát phổ biến là cá sấu nƣớc ngọt, rắn sọc dƣa, rắn ráo trâu, tắc kè, nhông xanh,
thằn lằn chân ngắn, kỳ đà hoa, trăn đất, rùa hộp lƣng đen, rùa ba gờ, ếch cua,
cóc nƣớc sần...

42
Do phân bố gần biển và các rừng ngập mặn nên thành phần các loài chim
cƣ trú ở đây không khác mấy so với các loài trong rừng đƣớc. Đáng chú ý là
các loài gà nƣớc, vịt trời, chim rẽ, choắt, hạc cổ trắng...

2.2.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể)


Tính đến năm 2015, toàn tỉnh Cà Mau có 40 di tích lịch sử văn hoá. Trong đó
có 5 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia. Có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể
đến các di tích lịch sử chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Hƣng Quảng, Đình Tân Hƣng và
Hồng Anh Thƣ Quán.
Qu Âm Cổ Tự toạ lạc ở số 84/4 đƣờng Rạch Chùa, phƣờng 4 thành phố Cà
Mau. Chùa do Hoà thƣợng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Lúc
bấy giờ chùa chỉ là một am nhỏ để Ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Về sau ngài về
tu tại chùa Kim Chƣơng (Gia Định) và lấy pháp hiệu là Trí Tâm. Năm 1842 vua Thiệu
Trị sắc phong Hoà thƣợng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm.
Kiến trúc ngày nay của chùa là do Hoà thƣợng Thiện Tƣờng và Thiện Đức xây
vào năm 1936. Trong chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp Hoà thƣợng
Trí Tâm. Trong chùa còn một số hiện vật nhƣ tƣợng Phật, tƣợng Bồ Tát, tƣợng La Hán,
các bức hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác nhƣ những di vật Phật giáo của
thời kỳ khẩn hoang. Mặc dù không phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nhƣng đây là
nơi gán liền với đời sống tâm linh của ngƣời dân Cà Mau. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến
tranh, đây là nơi nuôi giấu các chiến sỹ cách mạng và không ít các nhà sƣ của Quan
Âm Cổ Tự đã trở thành liệt sỹ.
C ù Hư Quả toạ lạc ở số 26 đƣờng Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà
Mau. Chùa dƣợc dựng từ những năm 1950 thuộc Tịnh Đô Cƣ Sĩ Phật hội Việt Nam và
đƣợc trùng tu năm 1963. Trong chùa có lập phòng thuốc nam Phƣớc Thiện từ năm
1954 và đã hoạt động cho đến ngày nay.
Chùa Bà Mã Châu: nằm trên phố Lê Lợi thành phố Cà Mau. Chùa đƣợc xây
dựng từ năm 1882 và là biểu tƣợng cho nét văn hoá tâm linh của ngƣời Hoa nơi đây.
Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, ngƣời quê Phù Điều, Phúc Kiến, Trung Quốc. Tƣơng

43
truyền Bà sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ X. Cả cuộc đời Bà dành để cứu giúp
ngƣ dân nghèo và sau khi qua đời Bà vẫn tiếp tục độ cho ngƣ dân vƣợt qua bão táp,
hoạn nạn tới chốn bình yên. Nhờ tài năng, đức độ Bà đƣợc nhân dân tôn thờ là “Thần
Biển” và đến đời vua Càn Long nhà Thanh đã phong cho Bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Hàng năm nhân dân trong vùng đến Chùa Bà tham quan, chiếm bái, tạ ơn, cầu an rất
đông, đặc biệt vào ngày vía Bà 23/3 âm lịch (tƣơng truyền là ngày sinh của Bà).
Đì Tâ Hư cách thành phố Cà Mau 4km về phía Nam, trên tuyến kênh
rạch Rập, đƣờng đi huyện Cái Nƣớc, thuộc địa phận xã Lý Văn Lam, thành phố Cà
Mau. Đình đƣợc xây dựng năm 1907, trải qua chiến tranh đã bị hƣ hỏng toàn bộ. Trên
nền đó, ngƣời dân địa phƣơng cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn, nền xây bằng đá
hộc, mái lợp ngói máng. Mặt trƣớc đình là hàng bốn cột xi măng, dƣới chân các cột
đƣợc kê bằng đá tảng. Cấu trúc mái hình bánh ít và trên nóc đúc hai rồng chầu.
Đình Tân Hƣng là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đầu tiên của Cà
Mau năm 1930. Đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hƣng – mặt trận
chống Pháp tại Cà Mau. Đình đƣợc Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích từ
năm 1992.
H A T ư Qu thuộc căn số 2 nhà số 41 đƣờng Phạm Văn Ký –
phƣờng 2, thành phố Cà Mau. Đây là cơ sở chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội tại Cà Mau làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin
trong mọi tầng lớp nhân dân và tạo điều kiện ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản tại
Cà Mau sau này. Hồng Anh Thƣ Quán đã từng là hiệu sách báo tiến bộ của chi hội tại
tầng 1 của ngôi nhà trên. Hiệu sách phục vụ các loại sách báo tiến bộ xuất bản ở Sài
Gòn trong đó có “Tƣ bản luận” của Mác và Ăng Ghen. Hồng Anh Thƣ Quán trở thành
di tích lịch sử cách mạng đƣợc Nhà nƣớc công nhận vào năm 1992.
K u tí t ế tr Hả Yế - Bì Hư : biệt khu Hải Yến -
Bình Hƣng đƣợc xây dựng trên một diện tích khoảng 30 ha bên bờ sông Cái Đôi Giữa -
ấp Thanh Đạm - huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. Biệt khu này đƣợc thành lập từ cuối năm
1959 đầu năm 1960. Đây là một biệt khu kiên cố do tên Nguyễn Lạc Hoá (ngƣời gốc
Trung Quốc) cầm đầu với sự đỡ đầu và chi viện của chính quyền Diệm và đế quốc Mỹ.

44
Bọn tay sai đã biến nới đây thành nơi giam giữ, tra tấn và hành quyết các chiến sỹ cách
mạng và thảm sát cả những ngƣời dân nghèo vô tội với câu khẩu hiệu “t à ết lầm c ứ
ôn t lầm”. Nơi đây hiện còn lƣu giữ đƣợc một số chứng tích bao gồm cây Cầu
Vĩnh biệt (nơi các tù nhân đƣợc dẫn qua từ nhà giam đến hố chôn ngƣời), các hố chôn
ngƣời tập thể...
L Rừ - một hiện tƣợng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nƣớc của
nhân dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, không chịu nổi sự đàn áp dã man của
đế quốc Mỹ và tay sai, ngƣời dân Cà Mau đã đi sâu vào trong rừng đƣớc lập làng nổi
để sống với Cách mạng. Mỗi làng rừng nhƣ một xã hội thu hẹp với sự phân công tlao
động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng Rừng đƣợc coi là tiền đề đồng khởi do có tác
dụng bảo toàn thực lực cách mạng ở Cà Mau.
Đ m uố ủ ườ H C íM tr b chính là cửa Vàm Lũng thuộc
ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi đã tiếp nhận hơn 3000 tấn vũ
khí từ 77 chuyến tàu cập bến thành công chi viện cho chiến trƣờng miền Nam từ năm
1962 đến năm 1972. Chuyến tàu đầu tiên cập bến Vàm Lũng an toàn có ý nghĩa quan
trọng trong việc khai thông đƣờng Hồ CHí Minh trên biển, góp phần không nhỏ vào sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nƣớc.

2.2.9 Tài nguyên du lịch nhân văn (phi vật thể)


C âu uyệ ủ b B P : Bác Ba Phi (1884-1964) là một tá điền
nghèo nhƣng tính tình vui vẻ, bộc trực, khảng khái và có tài kể chuyện. Các câu chuyện
của ông luôn mang lại cho ngƣời nghetiếng cƣời sảng khoái, trào lộng và đằng sau đó
là những ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên, con ngƣời, cuộc sống... Nhà bác Ba Phi tại ấp
Đƣờng Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là một điểm dừng đƣợc ƣa chuộng
cũng nhƣ những câu chuyện của Bác Ba Phi mà ngƣời dân nơi đây vẫn còn lƣu truyền.

C ợ ổ C M u (P ì ả :) hình thành giữa lòng thành phố Cà Mau


trên sông Gành Hào với hàng trăm chiếc ghe to nhỏ đầy hàng hoá tấp nập bán mua.
Chợ hình thành từ bao giờ không biết nữa nhƣng mang đầm đặc trƣng vùng sông nƣớc.

45
Cùng với chợ nổi ở các địa phƣơng khác trong toàn khu vực châu thổ sông Cứu Long,
chợ nổi Cà Mau là biểu hiện của một nét văn hoá, một kiểu quần cƣ, một phong cách
sống đặc sắc có một không hai trên thế giới của ngƣời Việt nơi đây. Trƣớc kia chợ nổi
nơi đây cũng nhƣ bao chợ nổi khác trong vùng buôn bán đủ các loại mặt hàng thực
phẩm, nhu yếu phẩm... Nhƣng nay chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hoá nông
sản tƣơi, những rau trái miệt vƣờn. Cái vẻ đẹp lạ lùng, đặc trƣng miền sông nƣớc luôn
hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nƣớc và cả các du khách quốc tế đến từ những vùng
xa xôi trên trái đất.

Lễ (P ì ả )
Cà Mau là vùng đất trẻ mới đƣợc khai phá vào cuối thế kỷ XVII với dân số
hình thành nhờ nguồn di dân tự do từ khắp các miền đất nƣớc. Chính vì vậy, trên địa
bàn Cà Mau hiện nay bên cạnh dân tộc Kinh còn có một số lƣợng khá lớn ngƣời Khơ
Me, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm và nhiều dân tộc khác cùng chung sống. Chính nhờ vậy
các truyền thống văn hoá, lễ hội nơi đây có sự hài hoà giữa văn hoá các dân tộc.
Ở Cà Mau, ngoài một số lễ hội chung của cả nƣớc nhƣ Tết nguyên đán cổ
truyền của ngƣời Việt; Hội Phật Đản ... còn một số lễ hội mang tính chất vùng nhƣ lễ
Cầu An (trƣớc tết Châll chhnan Thmei), lễ hội vào năm mới (tết Châll Chhnan Thmei),
lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của ngƣời Khơ Me Nam bộ, lễ hội Nghinh Ông của
ngƣời dân biển. Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của
ngƣời Hoa ở đây.
Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống tâm linh
của con ngƣời nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của ngƣời Việt
Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống và
con ngƣời nơi đây.

2.2.10 Các làng nghề


Tham quan làng chiếu Tân Thành (P ì ả ), nghề chế biến tôm khô
và các nghề truyền thống khác: Nói đến làng nghề truyền thống ở Cà Mau, có lẽ không

46
ai không biết đến một nghề vốn đã tồn tại và nổi tiếng hàng mấy trăm năm qua, đó là
nghề dệt chiếu. Những địa danh một thời làm nghề chiếu nhƣ: chiếu Tân Duyệt Đầm
Dơi, chiếu Tân Lộc Thới Bình... nhƣng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu Tân Thành Cà Mau
Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 6km, làng chiếu Cà Mau thuộc xã
Tân Thành, thành phố Cà Mau, từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống.
Nghề chiếu Cà Mau đã hình thành từ hàng trăm năm trƣớc. Nghề dệt chiếu có nguồn
gốc từ miền ngoài và truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, từ đời vua Lê Thánh
Tôn chiến thắng Chiêm Thành. Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có
lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhƣng chiếu Cà Mau
vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại
Bên cạnh đó còn có các làng nghề chế biến thủy hải sản truyền thống mang
thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ tôm khô Rạch Gốc, nghề làm tôm khô ở đây có từ những
năm 30-40 của thế kỷ trƣớc. Nghề này đặc biệt nhộn nhịp vào dịp giáp Tết. Không chỉ
có mặt trong tỉnh, tôm khô Rạch Gốc còn “du lịch” khắp nơi trong nƣớc, thậm chí còn
đƣợc “xuất ngoại” qua con đƣờng quà biếu.
Nghề làm mắm cá, tôm và dƣa bồn bồn là nghề phổ biến của ngƣời dân nơi đây.
Cà Mau có rất nhiều loại mắm đƣợc chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhƣ: Ba
khía, cá sặc, cá lóc, tôm,… nổi tiếng nhất là ba khía muối Rạch Gốc đã trở thành
thƣơng hiệu nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là món ăn quen thuộc của
ngƣời dân nơi đây. Đặc biệt món gỏi dƣa bồn bồn, tôm xào bồn bồn, bồn bồn nấu
canh… đã đƣợc du khách rất thích thƣởng thức. Nghề làm dƣa bồn bồn ở Cà Mau hiện
nay phát triển rất mạnh để bán ra các tỉnh trong cả nƣớc, tạo thêm việc làm và giúp
ngƣời dân có thêm thu nhập cao từ loại cây này.

Đến thăm các làng nghề, du khách đƣợc trải nghiệm thực tế nhƣ tự mình có thể
dệt chiếu tạo một sản phẩm cầm tay mang về hay đƣợc tận mắt chứng kiến ngƣời dân
bản địa thể hiện từng công đoạn tạo ra món tôm khô ngon nổi tiếng, thƣởng thức các
đặc sản tƣơi ngon tại chỗ. Loại hình này cần sự tham gia góp sức của chính ngƣời dân
tại vùng phát triển du lịch nên đòi hỏi ngƣời dân phải thật sự hiếu khách, hòa đồng và ít

47
nhiều có trang bị một số kiến thức về văn hóa của đối tƣợng tham quan để đáp ứng
đúng thị hiếu của họ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động du lịch. Hiện ở Cà
Mau loại hình này vẫn đang đƣợc đầu tƣ và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đặc
biệt là khách quốc tế.

2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
2.3.1 Lƣợng khách

Bảng . Lư ng khách du lịch đ n Cà Mau


Số ngày khách do các cơ sở
Khách trong nƣớc Khách quốc tế
lƣu trú phục vụ (Ngày)
(Nghìn lƣợt ngƣời) (Nghìn lƣợt ngƣời)
Number of days serviced by
Domestic visitors Foreign visitors
accommodation establishment
(thous.visitors) (Thous.visitors)
(Day)

2014 1.783,18 27,203 1.363

2015 1.857,76 36,2 1.309

Sơ bộ 2016 2.037,94 40,93 1.498


Chỉ số phát triển (Năm trƣớc 100) - %
Index (Previous year = 100) - %

2014 100 100 100

2015 104,18 133,07 96,03

Sơ bộ 2016 109,70 113,07 114,44


N uồn C c t ốn Cà M u năm 2016

48
Khách du lịch qu c t
Mặc dù hằng năm đón một lƣợng không lớn các du khách quốc tế so với các
tỉnh lận cận ở đồng bằng sông cửu long nhƣ Cần thơ, An giang, Kiên giang, … Nhƣng
qua điều tra cho thấy thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến với Cà Mau đã tăng mạnh và
rất đa dạng bao gồm các khách du lịch mang quốc tịch châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản,…Trong vài năm trở lại đây khách quốc tế đến Cà Mau năm sau tăng hơn
năm trƣớc. Tuy nhiên con số cũng khá khiêm tốn so với các tỉnh lân cận. Đồng thời
lƣợng khách đến với Cà Mau chỉ tăng đột biến dịp hè, tết. Bên cạnh đó, vì loại hình
DLSTCĐ tại Cà Mau đang chập chững hoàn thành nên Khách quốc tế đến rất ít.
Nhiều du khách nƣớc ngoài “mê” sự trải nghiệm của vùng đất U Minh Hạ bởi
vẻ đẹp tự nhiên nhƣng điều kiện dịch vụ hạ tầng vẫn còn thiếu nên chƣa thể níu giữ
đƣợc chân họ dài ngày. Đồng thời đa số du khách đƣợc phỏng vấn trả lời họ mong
muốn đƣợc tìm hiểu cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng song do bất đồng ngôn ngữ,
hƣớng dẫn viên cũng chƣa truyền tải hết đƣợc văn hóa nổi bật của Cà Mau nên họ chỉ
đến xem cho biết. Một hạn chế khác khiến du khách quốc tế không cƣ trú lâu dài là do
thời gian họ đi du lịch từ tháng 8 đến tháng 12, nhƣng đây lại là thời gian hay xảy ra
mƣa bão đặc biệt Cà Mau là vùng du lịch sinh thái nên không thuận lợi về mặt thời tiết
đối với du khách.

Khách du lịch nội địa


Cho đến nay, phần lớn khách du lịch đến Cà Mau chủ yếu là khách du lịch
trong nƣớc, phần lớn là khách du lịch đến từ phía Bắc, kế đến là miền trung và các tỉnh
phía Nam. Ngoài ra còn một số đối tƣợng khách là Việt kiều về Cà Mau theo dạng
thăm thân, khách công vụ do các công ty tổ chức họp tổng kết hay sự kiện. Mặc dù cơ
sở dịch vụ còn chƣa phong phú, du lịch vẫn mang tính mùa vụ. Nhƣng vào những ngày
cuối tuần, hoặc các dịp lễ lớn, các sự kiện nổi bật, lƣợng khách du lịch vẫn rất đông.

49
12% 8%

Trong tỉnh Cà
Mau

Miền bắc

29%
Miền trung và
các tỉnh phía
51%
nam

Biểu đồ . Tỷ lệ khách đ n theo khu vực


N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Qua khảo sát cho thấy, khách du lịch nội địa đến Cà Mau chủ yếu tập trung
vào mùa hè, thời gian lƣu trú của khách du lịch nội địa còn thấp hơn du lịch quốc tế, từ
1,5 – 2 ngày chiếm 55%, kế đến là 2 đến 3 ngày (36%). Do đặc thù các tour du lịch của
các công ty lữ hành đến Cà Mau là đi theo tuyến nhiều tỉnh nên chỉ đến Cà Mau lƣu trú
1 ngày rồi lại tiếp tục hành trình. Hoặc chủ yếu khách du lịch tỉnh khác đến Cà Mau là
vì muốn đến điểm cuối cùng của tổ quốc, nên chỉ đến thăm mốc tọa độ mũi Cà Mau rồi
1 vài điểm nổi bật ở tỉnh rồi về. Bên cạnh một số du khách đến Cà Mau với mục đích
công tác và nghiên cứu khoa học nên sẽ ở lại thời gian dài nhƣng chỉ chiếm 9%

50
9% Dưới 2 ngày

2 - 3 ngày

Trên 3 ngày

36% 55%

Biểu đồ . S ngày lưu trú của du khách nội địa


N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết du khách rất thích thú tài
nguyên du lịch tại các điểm DLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau. Với hệ sinh thái đa dạng dƣới
tán rừng nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế cao gần gũi với
đời sống 51ong ngày của ngƣời dân quanh vùng. Hoạt động du lịch cộng đồng nơi đây
có phần mang tính chất dân dã đem đến cho khách du lịch nhiều cảm giác khác nhau từ
mạo hiểm cho đến tò mò, khám phá và cuối cùng là xen lẫn thú vị (P ì ả )
Đặc biệt tại VQG Mũi Cà Mau, khi đi vào sâu trong rừng, du khách sẽ đƣợc
tận mắt quan sát nhiều loài động thực vật hoang dã ở đây. Hệ thực vật ở đây có 27 loài
cây ngập mặn với quần thể gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đƣớc, vẹt,
mắm (trong đó có 2 loài đƣợc ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam là đƣớc đôi và quao
nƣớc). Hệ động vật của Vƣờn cũng không kém phần phong phú, điển hình là lớp thú có
13 loài thuộc 9 họ (trong đó có hai loài trong Sách Đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và
cà khu). Thi thoảng, du khách có thể bắt gặp một số loài sinh vật khác nhƣ rái cá, sóc,
chồn, khỉ… đang sinh sống trong rừng

51
Bảng . Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện tự nhiên
1 2 3 4 5

1. Thắng cảnh tự nhiên đa dạng hấp dẫn 0 1 13 59 27

2. Các loài động thực vật đa dạng 0 8 18 69 5

3. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn 0 2 16 33 49

4. Ngƣời dân địa phƣơng nhiệt tình, hiếu khách 0 2 11 73 14

5. Đa dạng các đặc sản đặc trƣng của địa phƣơng 0 2 12 78 8

N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Cụ thể, 59% du khách cho rằng thắng cảnh tại các điểm DLSTCĐ rất hấp dẫn
và thu hút, 69% du khách ngạc nhiên và thích thú với các loài động thực vật nơi đây,
ngoài ra có đến 73% du khách rất vui, bất ngờ và hết sức thoải mái vì ngƣời dân nơi
đây rất nhiệt tình và hiếu khách. Với lợi thế 3 mặt giá biển, đã cung cấp cho Cà Mau
nguồn lợi thủy hải sản cực kì phong phú, song song với điều đó là lợi thế về rừng ngập
mặn bạt ngàn đã mang đến sự độc đáo và thú vị trong ẩm thực Cà Mau.. Nhiều đặc sản
làm nức lòng du khách khi thƣởng thức: Mắm Ba Khía Rạch Gốc, Cá Kèo nƣớng muối
ớt, Lẩu mắm Cà Mau, Cá lóc nƣớng rơm, Tôm đất hấp xả, Vọp nƣớng, Lƣơng um lá
nhàu, Ốc len xào dừa, Cua biển rang me...là những món ngon đặc trƣng khó có thể
cƣỡng lại khi đến vùng đất này đƣợc bán nhiều ở thành phố Cà Mau, các nhà hàng
trong khu du lịch Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ. Vì vậy có đến 78% du khách trả
lời phỏng vấn cho rằng rất thích và đánh giá cao các đặc sản đặc trƣng của địa phƣơng
Cà Mau (P ì ả )
Bên cạnh đó, khi đến đây du khách đƣợc đi thuyền trải nghiệm các sản phẩm
đặc trƣng vùng rừng tràm U Minh Hạ, len lõi dƣới những tán rừng tìm hiểu nghề gác
kèo ong để tận mắt chứng kiến hàng trăm tổ ong rừng, và thƣởng thức mật ong thiên
nhiên nguyên chất. Ngoài ra, du khách sẽ đƣợc trải nghiệm các thú vui dân dã xứ rừng
nhƣ ăn ong, dỡ lợp bắt cá, rùa rắn, dỡ trúm bắt lƣơn, giăng lƣới, đặt lờ, câu cá,…Phần

52
nào đã khiến cho du khách cảm thấy thú vị, hấp dẫn và có đến 61% du khách cảm thấy
thích thú với những hoạt động vui chơi giải trí mới lạ tại nơi đây. (P ì ả )
Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm các khu vực tự nhiên
còn hoang sơ rất thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động DLSTCĐ, tham quan, tìm
hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trƣờng sinh thái,
cách thức ngƣời dân địa phƣơng làm du lịch. Hiện nay loại hình du lịch sinh thái cộng
đồng này đã đƣợc các công ty lữ hành tổ chức và cho khách đến, các du khách đi theo
loại hình du lịch này chủ yếu là khách phƣơng tây nhƣ Pháp, Anh, Ba Lan, Thụy
Sỹ,…Theo đánh gía của các du khách thì môi trƣờng tự nhiên ở một số điểm DLST
cộng đồng tại tỉnh Cà Mau còn vẫn còn đƣợc nét hoang sơ đậm chất sinh thái, khí hậu
trong lành, hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên phần đông ý
kiến cũng cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và công tác tuyên truyền
quảng bá còn yếu kém. Muốn phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi sự đồng thuận
hơn nữa từ chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời dân.

2.3.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch


D v ưu trú
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế chung của cả nƣớc, nền kinh tế của tỉnh
Cà Mau cũng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, xuất phát điểm của kết
cấu hạ tầng ban đầu còn thấp cho nên đến thời điểm này thì cơ sở vật chất kỹ thuật
chung của toàn tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong bối cảnh chung nhƣ vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch vẫn còn chƣa đáp
ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, các dịch vụ phục vụ khác chƣa đồng bộ nhƣng
đang dần hoàn thiện và tăng lên về số lƣợng.

Qua số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau giai đoạn
2000 – 2012, hệ thống cơ sở lƣu trú của tỉnh đã không ngừng tăng lên. Năm 2000, toàn
tỉnh chỉ có 13 cơ sở lƣu trú đi vào hoạt động với 315 buồng, thì đến năm 2005 số cơ sở
lƣu trú tăng gần gấp 3 lần lên đến 31 cơ sở lƣu trú với 810 buồng và đến năm 2012

53
toàn tỉnh có 1.410 buồng. Tốc độ tăng trƣởng trung bình cho giai đoạn 2000 – 2012 về
cơ sở lƣu trú du lịch là 11,1 %/ năm.

Bảng .3 Tình hình doanh thu của c sở lưu trú tại tỉnh Cà Mau
STT Năm 2014 2015 Sơ bộ 2016

1 Số cơ sở lƣu trú 473 515 568

2 Số phòng 5.125 5.525 6.128

3 Doanh thu 161.093 170.956 201.070


(Triệu đồng)
N uồn C c t ốn Cà M u năm 2016

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở lƣu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau
còn ở các huyện thì rất thƣa thớt và dịch vụ chất lƣợng không cao, cung cách phục vụ
chƣa làm hài lòng khách bởi thiếu tính chuyên nghiệp. Trong thời gian gần đây, hầu
hết các cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh đều đang quan tâm nâng cao chất lƣợng; dịch vụ
du lịch đƣợc nâng cao hơn trƣớc nhƣ: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa
dạng hóa sản phẩm hƣớng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh
doanh, phục vụ khách (P ì ả )
Đến năm 2016, Cà Mau có 36 cơ sở lƣu trú đƣợc phân loại và xếp hạng với
tổng số 1520 buồng trong đó có 18 cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao với 470
buồng; 14 cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 2 sao với 596 buồng; 3 cơ sở lƣu trú đạt
tiêu chuẩn 3 sao với 277 buồng; 1 cơ sở lƣu trú đạt 5 sao với 177 phòng.
Chất lƣợng khách sạn không cao chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣu trú khiêm tốn
của khách chứ không mang tính thụ hƣởng vì các dịch vụ hỗ trợ kèm theo nhƣ hoạt
động văn nghệ, mittinh,… hầu nhƣ không có hoặc rất ít. Điều này đã làm cho thời gian
ở tại khách sạn đối với khách du lịch thật nhàm chán và đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm rút ngắn thời gian lƣu lại của du khách.

54
Gần đây các cơ sở lƣu trú đều đã đƣợc quan tâm nâng cao chất lƣợng dịch vụ
nhƣ tăng cƣờng trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động có tính chuyên
nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là
làm sao xây dựng các khách sạn phải quan tâm đến cảnh quan, kiến trúc vừa hiện đại
vừa gắn với tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh vùng. Đặc biệt các cơ sở lƣu
trú đã quan tâm hơn về việc đầu tƣ cho nhà vệ sinh tại các cơ sở lƣu trú tạo sự thoải
mái, hợp vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của du khách. Tuy vậy một số cơ sở
lƣu trú vẫn thiếu hoặc có khu vệ sinh nhƣng bị xuống cấp tạo tâm lý ngại lƣu lại cho du
khách, làm giảm doanh thu cho ngành du lịch nói chung và cho chính cơ sở đó nói
riêng.

Các khu vui ch i giải tr và các dịch vụ khác:


Nhằm tăng cƣờng quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến với du khách trong và
ngoài nƣớc Cà Mau đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, đầu tƣ xây dựng
mới các khu du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí trong khu du lịch. Khu du lịch Mũi
Cà Mau đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách, đến
đây du khách còn tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tƣợng mũi Cà Mau, ngắm
toàn cảnh mũi Cà Mau từ vọng lâm đài, thăm khu mô phỏng làng rừng kháng chiến.
Đến đây du khách có thể cùng lúc ngắm bình minh và hoàng hôn, ngắm nhìn trọn vẹn
vẻ đẹp của đảo Hòn Khoai,… ngoài ra còn có khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập
mặn Cà Mau; Vƣờn quốc gia U Minh Hạ, Lâm ngƣ trƣờng Sông Trẹm, Khu du lịch Lý
Thanh Long,…
Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung nhƣ dịch vụ massage, karaoke, vũ trƣờng, câu
lạc bộ giao lƣu đờn ca tài tử, các hoạt động tổ chức sự kiện kèm theo trong chuyến đi
tham quan của du khách còn rất ít, thiếu tiện nghi và đơn điệu. Các khu vui chơi hiện
có gần nhƣ đa phần bị xuống cấp làm hạn chế tính hấp dẫn và tính an toàn không cao.
Những chiếc xuồng chở du khách len lõi trong rừng để tham quan vẻ đẹp hoang sơ
cùng nghề nuôi ong của ngƣời dân rừng U Minh cũng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp mới
hơn, trang bị tính chuyên nghiệp hơn không những cho ngƣời hƣớng dẫn mà còn cho

55
cả ngƣời chèo xuồng nhƣ dùng những mẹo vặt xử lý nhanh vết côn trùng cắn, ong
chích, muỗi đốt,… chính những điều tƣởng chừng nhƣ rất nhỏ ấy nhƣng nó sẽ góp
phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho ngành du lịch Cà Mau

Tại các điểm Du lịch Sinh Thái Cộng Đồng


Nhìn chung, cơ sở vật chất kĩ thuật tại các hộ du lịch cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
hiện còn rất yếu kém. Hầu hết các trang thiết bị trong gia đình đều do các hộ tự mua
sắm. Mỗi hộ tùy vào điều kiện kinh tế gia đình đầu tƣ trang thiết bị riêng, không chỉ
phục vụ khách du lịch mà bên cạnh đó còn phục vụ ngay chính sinh hoạt hằng ngày
của mình. Hiện tại các hộ DLSTCĐ đều có tivi, truyền hình cáp, nhiều hộ có tủ lạnh,
máy giặt, công trình vệ sinh sạch sẽ, có dịch vụ đờn ca tài tử Nam bộ, đảm bảo phục vụ
đƣợc các nhu cầu cần thiết cho du khách. Đặc biệt tại Điểm DLSTCĐ Mƣời Ngọt (P
ì ả ), với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du khách khá đầy đủ và đƣợc các
chuyên gia hỗ trợ bài bản, hứa hẹn sẽ là một điểm đến cực kì thu hút du khách.
Du khách trải nghiệm CLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau là ngủ lại nhà ngƣời dân, trải
nghiệm văn hóa và các nét đặc trƣng của ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Ở một số hộ
DLCĐ có trang bị thêm các các lều, nhà lá, hệ thống tum,…để du khách có thể lƣu trú
lại qua đêm, với giá 100.000đ/phòng/đêm có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của du
khách, nhƣng đa phần đơn giản và chƣa đầy đủ tiện nghi. Cụ thể, qua khảo sát có đến
45% du khách ở các hộ DLSTCĐ tại VQG U Minh Hạ và VQG Mũi Cà Mau cho rằng
cơ sở vật chất ở đây còn yếu kém chƣa thể giữ chân khách. Kế đến có đến 47% du
khách cho rằng hệ thống giao thông đến điểm tham quan còn quá khó khăn, vì đa phần
các hộ DLSTCĐ là ở những nơi xa xôi, những xã còn nghèo nàn hoặc ở trong những
cánh rừng nguyên sinh cho nên cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng. Điển hình
nhƣ: tại điểm du lịch Mƣời Ngọt tại VQG U Minh Hạ hiện chƣa có đƣờng giao thông
cho xe ô tô vào đến mà chỉ đậu bên ngoài cách đó khoảng 500m, và đƣờng đến các hộ
DLCĐ trên tuyến đƣờng T19 cũng rất khó khăn chỉ đi đƣợc xe dƣới 16 chỗ, các hộ
DLCĐ ở xã Đất Mũi nhƣ: DLCĐ Nguyễn Văn Nhuần, DLCĐ Trần Văn Hƣớng,…hiện
nay cơ bản đã hoàn thành đƣờng bộ từ Khu du lịch Đất Mũi đến các hộ DLCĐ tuy

56
nhiên vẫn còn một số hộ chƣa có giao thông đƣờng bộ lƣu thông, phải xử dụng tàu,
xuồng, đi từ Đất Mũi ra.

Bảng .4 Mức độ hài lòng của du khách về c sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
1 2 3 4 5

1. Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi 15 45 37 3 0

2. Hệ thống giao thông đến điểm tham quan


0 47 38 15 0
thuận lợi
3. Nhiều phƣơng tiện đi lại trong điểm du lịch:
0 16 43 36 5
thuyền, xe,…
4. Các công trình xây dựng trong khu du lịch:
chỗ giữ xe, phòng vé; quầy bán hàng lƣu niệm, nhà 4 26 46 17 7
hàng, nhà vệ sinh,…

5. Thông tin liên lạc 8 35 39 14 4

N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Về hệ thống phƣơng tiện đi lại tham quan trong điểm du lịch và các công trình
xây dựng trong khu du lịch đƣợc du khách đánh giá ở mức trung bình với 43% và 46%.
Do hiện tại ở các hộ DLCĐ về trang bị vật chất vẫn chƣa nhiều nên vào những mùa cao
điểm không đủ xuồng, tàu hoặc xe máy để phục vụ cho du khách đi lại tham quan. Còn
nhà vệ sinh đa phần là vẫn chƣa đầu tƣ cao chỉ mang tính tạm bợ vừa phục vụ du khách
và vừa phục vụ cho sinh hoạt của gia đình hằng ngày nên vẫn chƣa đƣợc hợp lý và
sạch sẽ. Các bãi giữ xe cũng chƣa đƣợc đầu tƣ rộng rãi, đa số là đậu xe ngoài đƣờng
hoặc chỗ đậu nhỏ không đủ cho xe lớn.
Mặc dù vẫn còn ở mức thấp vì đa phần các điểm DLSTCĐ là ở vùng sâu vùng
xa nên thông tin liên lạc có phần không tốt, tuy nhiên gần đây nghành bƣu chính viễn
thông đã có nhiều tiến bộ. Các xã trong dự án hiện tại đã phủ sóng điện thoại, các hộ
gia đình tổ chức đón khách đều có điện thoại liên lạc, các trang thiết bị nhƣ tivi, truyền

57
hình cáp đều đƣợc các hộ sắm đầy đủ. Tuy vậy, tại các điểm này, đa phần sóng điện
thoại rất yếu và chập chờn không ổn định. Do đó có đến 39% du khách qua khảo sát
cho rằng cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc tại các điểm ở mức trung bình thấp. Hiện
tại, khu du lịch còn phủ sóng wifi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây cũng là vấn
đề cần đầu tƣ hơn nữa không chỉ của cơ quan quản lý mà còn của riêng hộ gia đình
trong quá trình tạo ra sự hài lòng của khách

2.3.3 Chất lƣợng phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng
Tại các điểm DLSTCĐ các nhà hàng còn đơn sơ, phục vụ hơn 100 khách, các
dịch vụ nơi đây chủ yếu là ẩm thực, nhân viên phục vụ hầu hết là ngƣời dân quen với
cuộc sống lao động nông nghiệp, chƣa có chuyên môn nghiệp vụ, chƣa qua đào tạo, lần
đầu tiên tham gia đón và phục vụ du khách du lịch nên trong quá trình phục vụ khách
bộc lộ nhiều hạn chế. Hầu hết, tại các gia đình đã từng đón khách này, bất đồng ngôn
ngữ cũng lại là một cản trở không nhỏ tới chất lƣợng phục vụ khách. Ngăn cách lớn
nhất chính là ngôn ngữ. Ngoài mấy câu giao tiếp thông thƣờng nhƣ “Hello” “goodbye”
hoặc khá hơn là “How are you?” thì ngƣời dân hầu nhƣ không thể nói gì hơn đƣợc với
khách. Điển hình nhƣ công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau có lợi thế về du lịch
sinh thái biển và là điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc Việt Nam, nhƣng việc thu
hút khách du lịch đến đây hàng năm còn rất khiêm tốn. Trong đó có nhiều nguyên
nhân, nhƣng nguyên nhân chính là chất lƣợng dịch vụ du lịch chƣa thỏa mãn đƣợc nhu
cầu của du khách. Nhƣng do đặc điểm loại hình du lịch cộng đồng là khách cùng ăn,
cùng ở, cùng sinh hoạt với ngƣời dân bản địa nên du khách cũng dễ chấp nhận tình
trạng phục vụ không chuyên nghiệp của các hộ tham gia đón khách. Cụ thể có 53% du
khách trả lời phỏng vấn đánh giá phong cách của nhân viên phục vụ ở mức trung bình
và có 48% du khách đánh giá dịch vụ lƣu trú tại đây ở mức trung bình thấp.
Ngƣợc lại với điều đó du khách lại rất thích thú với những món ăn, ẩm thực
nơi đây. Ẩm thực Cà Mau mang hƣơng sắc đậm đà của biển và rừng, điều đó đã đƣợc
in dấu rõ nét trong văn hóa ẩm thực. Ngƣời dân nơi đây đã tận dụng nguồn lợi có sẵn

58
từ thiên nhiên để làm nguồn thực phẩm chính, đồng thời qua nhiều cách chế biến phù
hợp đã tạo nên hƣơng vị những món ăn quê hƣơng đặc sắc, nổi tiếng gần xa.
Đa phần các món ăn tại các điểm DLSTCĐ đều là tƣơi sống nhƣ: cho du
khách trải nghiệm câu cá, sau khi có cá mang vào chế biến ngay tại chỗ, hoặc tận dụng
nguồn thiên nhiên có sẵn tại đây, nhƣ cá đồng, rắn, rùa,...nên tiêu chí an toàn vệ sinh
thực phẩm cũng đƣợc du khách phần nào tin tƣởng. Vì vậy có đến 67% du khách đánh
giá cao về những món ăn, ẩm thực nơi đây và 45% đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm
tốt.
Bảng .5 Mức độ hài lòng của du khách về chất lư ng phục vụ

1 2 3 4 5

1. Nhiều món ăn ngon, đa dạng phong phú 0 7 12 67 14

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm 3 11 37 45 3

3. Phong cách phục vụ của nhân viên


4 18 53 17 8
chuyên nghiệp

4. Dịch vụ lƣu trú đầy đủ tiện nghi 9 29 48 11 3

5. Giá cả 2 6 31 42 19

N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Đặc biệt, du khách có thể thoải mái thƣởng thức các loại hình dịch vụ du lịch
tại các hộ DLSTCĐ với giá cả rất tốt. Có đến 42% du khách trả lời phỏng vấn cho rằng
giá cả tại đây khiến họ rất bất ngờ vì đa phần là ăn những thức ăn vừa tự nhiên lại hiếm
có nhƣng lại rất rẻ. Các loại hình phục vụ cũng có giá rất là phải chăng khiến du khách
có những trải nghiệm thích thú và thú vị.

59
2.3.4 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Hiện nay, tại các hộ DLSTCĐ đã thực hiện hình thức quảng bá nhƣ: lắp biển
quảng cáo, in tờ rơi và liên kết với Trung tâm thông tin xúc tiến Du Lịch tỉnh Cà Mau
để đăng hình ảnh trên website của trung tâm giới thiệu về khu di lịch của mình, các
tuyến du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch, những thông tin, hình ảnh liên quan đến
Vƣờn. Các lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục về môi trƣờng đối với ngƣời dân sống
quanh các hộ du lịch. Một số lƣợng tài liệu rất lớn về thông tin và hình ảnh đƣợc in và
phát cho ngƣời dân thông qua nhiều hình thức khác nhau. Những cuốn tập vở đƣợc in
bìa là thông tin về GDMT đƣợc phát cho học sinh các trƣờng trong khu vực giáp ranh
với khu vực 2 VGG. Quảng bá trên các phƣơng tiện truyền thống, báo chí cũng mang
lại hiệu quả cao. Nhiều chƣơng trình truyền hình đƣa tin giới thiệu về hộ du lịch nhƣ
chƣơng trình S Việt Nam của VTV 1, chƣơng trình du lịch qua ống kính của đài CTV,
clip cảnh thiên nhiên của đài VTV2... Các đài khác cũng đã đƣa tin nhƣ Cần Thơ, TP
Hồ Chí Minh,…Ngoài ra, còn có một số hãng truyền hình của các nƣớc: Đức, Pháp,
Nhật. Về phía báo chí có rất nhiều tờ báo đã đƣa tin và ảnh về DLSTCĐ Cà Mau nhƣ:
báo Cà Mau, báo tuổi trẻ, Tạp chí du lịch Vietraveler, Tạp chí du lịch Ngƣời lữ hành
Benthanhtourist..v.v.

35%
31%
30%

25% 23%

20% 18%
16%
15%

10% 8%
4%
5%

0%
Tivi, radio Sách báo, tạp chí Bạn bè, người Internet Hội chợ du lịch Công ty lữ hành
thân

Biểu đồ .3 Các kênh thông tin ảnh hưởng đ n việc lựa chọn các điểm
DLSTCĐ tại tình Cà Mau
N uồn T c ều tr , t ốn 2017
60
Tuy nhiên qua khảo sát du khách tại các hộ DLSTCĐ cho thấy, có đến 31% du
khách biết đến DLSTCĐ tại Cà Mau qua bạn bè và ngƣời thân, điều này cho thấy đƣợc
công tác quảng bá xúc tiến các điểm DLSTCĐ tại Cà Mau chƣa đƣợc rộng rãi hoặc vì
đây là mô hình mới tại tỉnh Cà Mau chƣa đƣợc khai thác triệt để. Tiếp đến là Internet
với 23% lƣợt bình chọn, ngày nay, với tốc độc phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông
tin, việc nối mạng, truy cập tìm hiểu thông tin trên mạng internet không còn xa lạ đối
với đa số ngƣời đặc biệt là giới trẻ với trào lƣu “phƣợt” hiện nay thì Internet hầu nhƣ
không thể thiếu trong suốt chặng đƣờng. Các nguồn thông tin khác nhƣ Tivi, radio và
công ty lữ hành cũng lần lƣợt chiếm 18% và 16%, cho thấy các công ty lữ hành và các
đài truyền hình đã tác động phần nào đến du khách trong việc lựa chọn các điểm
DLSTCĐ tại Cà Mau

2.3.5 Môi trƣờng du lịch


Đối với cƣ dân tại tỉnh Cà Mau, dự án phát triển DLST cộng đồng mở ra một
hy vọng mới cho ngƣời dân nơi đây, bởi họ không những có thể tạo cho mình nhiều cơ
hội việc làm, tăng thêm thu nhập và có cơ hội đƣợc giới thiệu những nét đẹp văn hóa
của dân tộc mình đến khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, họ vẫn có thể
phát huy hơn nữa vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chính vì lẽ đó, ngay từ
khi dự án đi vào hoạt động đã đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia hƣởng ứng rất nhiệt
tình, hứa hẹn một sự thay đổi mang tích cực đối với đời sống cƣ dân nơi đây.
Đối với bất kỳ dự án du lịch nào, vấn đề cần quan tâm đầu tiên vẫn là những
tác động của du lịch đến các môi trƣờng sống và đời sống dân cƣ tại điểm diễn ra hoạt
động du lịch đó. Đặc biệt là các dự án đƣợc xây dựng tại các khu dân cƣ thì sự thay đổi
môi trƣờng sống và văn hóa bản địa luôn là vấn đề đƣợc xem xét hàng đầu. Điều đó
đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà du lịch đang cố gắng đạt đƣợc.
Thực tế cho thấy, qua khảo sát có đến 58% du khách đƣợc phỏng vấn cho rằng
ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân nơi đây khá tốt, 56% đánh giá mức độ ô nhiễm
tại đây rất thấp. 48% du khách cho rằng đây là nơi nghỉ dƣỡng rất tuyệt vì hầu hết tại
các điểm DLST cộng đồng rất sạch sẽ, khí hậu rất trong lành, đặc tính hoang sơ với

61
môi trƣờng sinh thái đa dạng làm cho du khách cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu, nếu
có cơ hội sẽ chọn nơi đây làm nơi nghỉ dƣỡng mỗi khi mệt mỏi. Tuy nhiên, tại các
điểm du lịch, đa phần vẫn chƣa có giải pháp để xử lý rác thải, đa phần đào hố chôn đợi
tiêu hủy, tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng rất cao. Để giữ vững đƣợc môi trƣờng
du lịch bền vững phải cần đến sự quan tâm không chỉ của ngƣời dân nơi đây mà cần có
sự tham gia của các cấp chính quyền để khi vào mùa cao điểm, lƣợng khách tăng cao
sẽ xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, gây ra hậu quả xấu để cảnh quan thiên nhiên và đặc
biệt là đến đời sống của ngƣời chính ngƣời dân nơi đây.
Bên cạnh đó, khi đến đây, du khách sẽ đƣợc trải nghiệm truyền thống văn hóa
của ngƣời dân Cà Mau vô cùng thú vị. Theo ông Du Tố Tuấn, Giám đốc Công ty du
lịch Vietravel Cà Mau cho biết: “Sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (trong
đó có Cà Mau) đƣợc du khách đánh giá ở góc độ văn hóa tốt, họ rất thích văn hóa miền
Tây: mua bán, phong tục tập quán ở quê và cảm tình đặc biệt với đờn ca tài tử,...” có
đến 54% du khách trả lời phỏng vấn cho rằng cảm thấy thích thú với truyền thống văn
hóa địa phƣơng nơi đây, đƣợc nghe những câu chuyện về Bác Ba Phi, hoặc ngồi ngâm
nga đôi lời câu vọng cổ, hoặc thƣởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ, khiến cho du khách
phần nào ấn tƣợng và không quên mảnh đất nơi đây.

62
Bảng .6 Mức độ hài lòng của du khách về môi trường du lịch
1 2 3 4 5

1. Ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời


4 6 14 58 18
dân địa phƣơng cao

2. Mức độ ô nhiếm môi trƣờng thấp 2 5 12 25 56

3. Truyền thống văn hóa của địa phƣơng 4 3 20 54 19

4. Khí hậu trong lành, môi trƣờng sinh


3 5 12 32 48
thái đa dạng

5. Điều kiện an ninh 2 5 10 67 16

N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Về vấn đề an ninh trật tự, có thể nói, bất kì du khách nào đến Cà Mau tham
quan đều nhận thấy nơi đây chính là điểm đến an toàn, thân thiện của khách du lịch.
Tình hình an ninh trật tự tại đây luôn đƣợc đảm bảo. Du khách đến đây không chỉ cảm
nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây mà còn cảm nhận đƣợc chất tình ngƣời trong mỗi
con ngƣời nơi tận cùng tổ quốc. Tình trạng chèo kéo khách, trộm cƣớp, chặt chém
đƣợc quản lý rất nghiêm ngặt hiếm khi xảy ra. Vì thế có đến 67% du khách đồng tình
với việc điều kiện an ninh ở nơi đây cao, khiên du khách phần nào yên tâm trong suốt
hành trình.

2.3.6 Nhận thức về du lịch cộng đồng của ngƣời dân địa phƣơng
Ngƣời dân xác định du lịch là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm
và tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cƣ khi cùng tham gia phát
triển các dịch vụ phục vụ du lịch và phục vụ trực tiếp khách du lịch. Chính vì vậy cần
đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đầu tƣ cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
63
Khuyến khích con em học các nghiệp vụ du lịch và và tham gia công tác du lịch tại địa
phƣơng, liên kết với các gia đình sản xuất cung ứng sản phẩm lƣu niệm thành chuỗi
các giá trị đáp ứng cho khách du lịch.
Tại địa bàn tỉnh Cà Mau cũng cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đầu tƣ cơ
sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, mở rộng các tuyến tham quan, sản xuất các sản vật địa
phƣơng, các hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống quê hƣơng. Khuyến
khích con em học các nghiệp vụ du lịch và và tham gia công tác du lịch tại địa phƣơng,
liên kết với các gia đình sản xuất cung ứng sản phẩm lƣu niệm thành chuỗi các giá trị
đáp ứng cho khách du lịch. CĐĐP trực tiếp tham gia vào việc giữ bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa của mình, đồng thời
góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhằm thúc đẩy cho du
lịch phát triển.


18%

Không biết Biết chút ít


53% Không biết

Biết chút ít
29%

Biểu đồ .4 Nhận thức của người dân về DLSTCĐ


N uồn T c ều tr , t ốn kê 2017

64
Tham gia vào hoạt động du lịch trực tiếp nhằm tạo thu nhập cải thiện đời sống
thông qua một số làng nghề hiện có tại địa phƣơng. Việc đo hiểu biết của ngƣời dân về
DLCĐ khá khó. Một là do khái niệm DLCĐ còn khá mới mẽ với ngƣời dân, hai là do
đặc điểm tâm lý e dè của ngƣời dân, nên có xu hƣớng trả lời cho qua. Có đến 53%
ngƣời dân nơi đây trả lời không biết về DLSTCĐ và 29% biết chút ít, chỉ có 18% trả
lời có hiểu biết về DLSTCĐ. Điều này cho thấy bộ phận rất lớn chƣa hiểu về
DLSTCĐ, qua tìm hiểu đa phần những ngƣời dân làm việc nơi đây là họ hàng cũng
nhƣ ngƣời thân trong gia đình của chủ hộ DLCĐ, đƣợc giao cho công việc làm và nhận
lƣơng với các công việc nhƣ: phục vụ nhà hàng, trồng cây, chăm sóc cây ăn trái, lái
xe,…Chỉ đa phần là chủ hộ có chút hiểu biết về DLSTCĐ.
Các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam và VQG là tài sản vô giá gắn
kết cộng đồng với môi trƣờng tự nhiên, là cốt lõi để bảo tồn giá trị tài nguyên thiên
nhiên và bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới. Sự coi trọng và bảo
tồn, kế thừa, phát huy những giá trị ấy là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây
dựng và phát triển kinh tế của địa phƣơng và đất nƣớc. Cộng đồng dân cƣ tích cực
tham gia các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trƣờng, hƣởng ứng các
chính sách của nhà nƣớc cùng nhau bảo vệ tài nguyên rừng và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống xây dựng các khu bảo tôn thiên nhiên, tham gia tích cực vào các hoạt
động văn hóa, văn nghệ của địa phƣơng, tham gia công tác xây dựng và phát triển quê
hƣơng.

65
19%

4%

77%

Có Không Quan tâm nhưng chưa được hướng dẫn

Biểu đồ .5 Nhận thức của người dân về công tác bảo tồn tài nguyên tự
nhiên và các giá trị văn hóa truyền th ng của địa phư ng
N uồn T c ều tr , t ốn 2017

Qua bảng hỏi đƣợc lấy ý kiến từ các đáp viên, khi trả lời các câu hỏi về “tham
gia vào công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống…”
chiếm tỉ lệ khá cao: gần 80% bên cạnh đó có đến 19% trả lời rằng quan tâm nhƣng
chƣa đƣợc hƣớng dẫn, thể hiện công tác tuyên truyền giáo dục ý thức và trách nhiệm
giữ gìn và bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa cần đƣợc đẩy mạnh và
nâng cao.
Ngoài ra, kết quả tích cực cũng đƣợc thể hiện qua việc ngƣời dân địa phƣơng
chia sẻ mong muốn có đƣợc nhiều khách hơn nhƣng lại gặp nhiều vấn đề trở ngại và
khó khăn. Qua kết quả điều tra, yếu tố tác động cao nhất chính là vốn với 33%, điều
này cho thấy đƣợc đa phần các hộ DLSTCĐ là nông dân chất phát, trƣớc khi làm du
lịch họ vẫn là những ngƣời nông dân với thu nhập rất thấp nên vốn để phát triển là yếu
tố cực kì quan trọng. Kế đến ngƣời dân nhìn nhận đƣợc trở ngại của địa phƣơng họ
xuất phát từ CSVCKT, CSHT (chiếm 26% và 21%), tiếp đó là trình độ quản lý và
nguồn nhân lực là 11% và 9%. Ngƣời dân đƣợc phỏng vấn hầu nhƣ đều có mong muốn
việc nhà nƣớc, chính quyền hỗ trợ về vốn cho họ trong việc làm du lịch, hƣớng dẫn cho

66
họ những cách thức hoạt động du lịch sao cho hiệu quả thông qua các chƣơng trình
huấn luyện, đào tạo của những chuyên gia về ngành du lịch, cũng nhƣ đầu tƣ sửa chữa
CSHT và CSVCKT nơi họ sinh sống.

CSVCKT, 26%
Vốn, 33%

Nguồn nhân lực, CSHT, 21%


9%

Trình độ quản
lý, 11%

Biểu đồ .6 Các y u t trở ngại và khó khăn của người dân địa phư ng
N uồn T c ều tr , t ốn 2017

2.3.7 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng địa phƣơng
T tí ự
K n tế - xã ộ :
Với sự phát triển của du lịch, cuộc sống của ngƣời dân sống dƣới tán rừng
quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ nói riêng và đời sống ngƣời dân Cà Mau nói
chung đã có sự thay đổi về mọi mặt, đó là cơ sở hạ tầng: Đƣờng xá giao thông, hệ
thống điện nƣớc,… đƣợc cải thiện, nhờ đó mà chất lƣợng đời sống ngƣời dân đƣợc
nâng cao rất nhiều. Ngƣời dân có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đƣợc
giao lƣu tiếp xúc văn hóa khắp mọi nơi.
Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá, đặc biệt là các giá trị văn hoá vật thể và
giá trị văn hoá phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phƣơng và của cộng đồng cần
67
đƣợc gìn giữ không chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại. Cả tỉnh có trên 10
di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh, 1 thắng cảnh đƣợc UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, 1 khu ramsar. Có 37 làng nghề truyền
thống và nhiều loại hình văn hoá phi vật thể có giá trị khác. Phát triển du lịch nhằm
khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm
mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng nhƣ mua những sản phẩm này.
Khôi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ để sản xuất
ra các sản phẩm lƣu niệm bán và để xuất khẩu mà mỗi một làng nghề là một điểm tham
quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch. Những giá trị này không thể mang ra thị
trƣờng bán đƣợc mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngƣỡng.
Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị văn hoá và thiên nhiên này không mất
đi, mà ngày càng đƣợc tôn tạo và gìn giữ tốt hơn
Tầng lớp dân cƣ và làm tăng giá trị của hàng hoá. Khách du lịch nội địa đem
tiền kiếm đƣợc từ các địa phƣơng khác đến tỉnh Cà Mau tiêu dùng, tạo điều kiện thu
nhập cho dân cƣ tại tỉnh Cà Mau từ việc bán hàng hoá và dịch vụ cho khách. Hàng hoá
và dịch vụ này nếu bán cho cƣ dân của địa phƣơng thì giá sẽ rẻ, nhƣng khi bán cho
khách du lịch tại các khách sạn , nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến làm gia tăng giá trị
của hàng hoá và dịch vụ
Về phía ngƣời dân họ cũng nhận ra rằng sự tham gia vào hoạt động du lịch
đem lại cho họ những thu nhập mà quanh năm suốt tháng cực nhọc lam lũ cũng không
thể có đƣợc. Vì vậy họ càng gắn bó với du lịch hơn. Số lƣợng khách đến Cà Mau ngày
càng tăng, do đó đã kéo theo những nghành nghề khác phát triển theo
Nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu ăn uống và lƣu trú của khách du lịch, các
khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh đều đã và đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Tính đến
năm 2016, toàn tỉnh có hơn 500 cơ sở lƣu trú với trên 6000 phòng nghỉ trong đó có hơn
1500 phòng đã đƣợc phân loại và xếp hạng. Các địa điểm du lịch cộng đồng có đầy đủ
các dịch vụ ăn uống, điểm vui chơi, mua sắm,… Nhìn chung phát triển du lịch đã mang
lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng tại tỉnh Cà mau, với sự tham gia của

68
nghành du lịch, theo chỉ tiêu đề ra cho năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Cà Mau đã
giảm 1,5%

T ủ côn n ệp
Du khách đến với Cà Mau đã khiến nghành thủ công nghiệp phát triển đáng kể.
Chế biến thủy hải sản khô phục vụ khách du lịch luôn ở mức khá cao. Hiện nay, công
nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Các
mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao,
đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, Nhật, Úc và EU... Năm
2016, Cà Mau có 34 nhà máy chế biến thủy sản, công suất 150.000 tấn thành
phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất
khẩu tôm của cả nƣớc, giải quyết việc làm cho 300.000 ngƣời.
Các sản phẩm đƣợc du khách ƣa chuộng nhƣ: mật ong rừng u minh hạ (P
ì ả ), cua cà mau, tôm khô, dƣa bồn bồn, mắm ba khía,…tiếp tục đƣợc giới thiệu,
quảng bá tiêu thụ trên thị trƣờng và còn theo chân du khách nƣớc ngoài xuất khẩu.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tƣ thực
hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá, cá khô, nƣớc
mắm nhằm phục vụ cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách trong và ngoài nƣớc.
Tỉnh Cà Mau hiện có 37 làng nghề truyền thống, phân bố ở tất cả 9 huyện, thành
phố trong tỉnh. Trong nhiều năm qua, các ngành nghề truyền thống này chƣa đƣợc quy
hoạch, đầu tƣ thỏa đáng, quy mô sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, doanh thu còn thấp.
Nhằm phục vụ du lịch, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch mở rộng quy mô sản xuất và đầu tƣ
phù hợp để phát triển các ngành nghề truyền thống, đăng ký nhãn hiệu, tạo thƣơng hiệu
uy tín cho các sản phẩm, đồng thời tăng cƣờng đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao
động nông thôn, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động tham gia nghề truyền
thống, phấn đấu nâng mức thu nhập cho lao động từ 1,5 đến 5 triệu đồng/ngƣời/tháng.
Cụ thể, vùng ngọt hóa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình phát
triển mô hình nuôi cá đồng để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào phục vụ nghề
chế biến mắm cá đồng. Phát triển nghề truyền thống chế biến tôm khô, vót đũa đƣớc và

69
hầm than đƣớc ở vùng rừng ngập mặn thuộc huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và bảo tồn
phát triển làng nghề dệt chiếu cói ở huyện Đầm Dơi và thành phố Cà Mau

Đờ sốn văn ó - xã ộ
Phát triển du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội. Thực hiện xoá đói,
giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói. Du lịch là một ngành dịch vụ
nên cần rất nhiều ngƣời phục vụ, không chỉ những ngƣời trực tiếp phục vụ mà cả
những ngƣời gián tiếp phục vụ. Mặt khác, các khu du lịch, các khu nghỉ dƣỡng ở
những vùng ven biển, vùng rừng, vùng dân cƣ vẫn còn nghèo đã làm thay đổi diện mạo
của khu vực và tạo ra thị trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phƣơng giúp ngƣời
dân có việc làm, có thu nhập.
Trong năm nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo về chủ đề “Giải pháp phát triển
du lịch Cà Mau” và “Phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau phục
vụ phát triển Du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trƣờng” đã thu hút đông đảo
các tầng lớp tham gia. Các cuộc hội thảo này có mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của
cộng đồng về phát triển du lịch, một trong những biện pháp quan trọng để xoá đói,
giảm nghèo và mang lại những cơ hội phát triển cho thông qua việc trực tiếp cũng nhƣ
gián tiếp phục vụ khách du lịch..
Du lịch cộng đồng cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và
cải tạo môi trƣờng văn hóa, xã hội, làm cho môi trƣờng này khởi sắc, tƣơi mới, làm
cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trƣờng. Hoạt
động DLSTCĐ góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang
còn ẩn chứa khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Du khách đƣợc hiểu sâu hơn về truyền thống,
văn hóa, con ngƣời Cà mau, đƣợc tận mắt chứng kiến, trải nghiệm những sản phẩm đặc
thù của địa phƣơng.
Nhiều sản phẩm nông lâm và thủ công nghiệp do dân cung cấp đƣợc tiêu thụ
mạnh, tạo hình ảnh độc đáo về bản sắc cộng đồng trong lòng du khách, đồng thời tạo
nguồn thu đáng kể, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cộng đồng dân cƣ đã tham
gia trực tiếp vào hoạt động này. Bằng sự khéo léo và cần cù, họ đã chuyển các giá trị

70
văn hóa, tinh thần thành sản phẩm du lịch, tạo ra quá trình xuất khẩu tại chỗ thông qua
việc cung ứng các dịch vụ phục vụ du khách. Quá trình ấy cũng đồng thời góp phần
đẩy nhanh về lối sống, nếp nghĩ, phép ứng xử cũng nhƣ phép tắc làm ăn trong các cộng
đồng dân cƣ. Tất nhiên cần hết sức quan tâm đến mặt trái của hoạt động này, vì nó có
thể thay đổi môi trƣờng xã hội, văn hóa và tự nhiên. Đặc biệt du lịch phát triển cũng
đồng nghĩa với nguy cơ “mờ đi” của bản sắc văn hóa địa phƣơng, bởi sự mới mẻ và du
nhập tràn lan trên nhiều phƣơng tiện và du lịch đem tới. Đây là thực tế đã đƣợc cảnh
báo, đòi hỏi trƣớc hết những ngƣời làm công tác quản lý du lịch cần hết sức quan tâm.

G o t ôn vận t
Trong vài năm trở lại đây. Tỉnh Cà Mau đã không ngừng đầu tƣ kinh phí để
nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện nhiều tuyến đƣờng chính cũng nhƣ cải thiện hệ thống
thông tin liên lạc. Nhờ hoạt động du lịch phát triển, công tác xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh cũng đƣợc cải thiện. Nổi bật là tuyến đƣờng Hồ Chí Minh tới vùng Đất Mũi
của tổ quốc đã đƣợc lƣu thông, rút ngắn thời gian di chuyển của du khách từ thành phố
Cà Mau đến Đất Mũi. Trƣớc đó muốn đến Đất Mũi, du khách phải đi bằng tàu đi lại
bằng tàu đò 1 đoạn đƣờng khá xa trên những con sông nƣớc chảy mạnh, thêm sóng to
gió lớn cũng có những lúc khá nguy hiểm nên nhiều ngƣời ở xa, đặc biệt là khách du
lịch họ cũng ngại đi về đây. Vì thế, giờ đây quá trình đi lại của ngƣời dân và du khách
cũng đã thuận tiện, bớt khó khăn vất vả hơn trƣớc. Ngoài ra các tuyến đƣờng lƣu thông
trong nội ô tỉnh Cà Mau đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhựa hóa và bê tông hóa, các bến tàu
cầu cảng cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng…

B u c n v ễn t ôn , côn n ệ t ôn t n p t tr n
Cùng với giao thông, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã
đƣợc thông suốt và không còn tình trạng mất sóng hay nghẽn sóng khi du khách đi sâu
vào trong rừng hoặc tham quan các lễ hội ngoài biển nhƣ trƣớc đây nữa. Chỉ riêng năm
2016 đã phát triển thêm 40000 thuê bao internet, hơn 50000 thuê bao cố định, 80000
thuê bao di động trả trƣớc và trả sau của các mạng Mobifone, Vietel, Vinaphone,…

71
Bảng 2.7 Tình hình bƣu chính viễn thông của tỉnh Cà Mau
Tỷ lệ hộ Tỷ lệ
S thuê gia đình dân s Tỷ lệ dân
S thuê bao S thuê
bao điện có máy sử dụng s sử
Năm điện thoại bao
thoại c điện điện dụng
di động Internet
định thoại c thoại di Internet
định động
2011 163.250 66% 1.236.000 65% 28.000 14%
2012 209.000 76% 1.290.000 66% 42.000 20%
2013 246.000 91% 1.330.000 68% 64.000 30%
2014 292.000 100% 1.370.000 68% 85.000 40%
2015 334.000 100% 1.400.000 70% 110.000 50%
2016 385.000 100% 1.480.000 78% 150.000 58%
N uồn Sở t ôn t n truyền t ôn Cà M u năm 2017

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ: Tổ chức 428 lớp tập huấn có
trên 12.840 nông dân tham dự, tƣ vấn sản xuất cho nông dân về các lĩnh vực: trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản… Phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và
nông dân trong tỉnh tham dự toạ đàm trực tiếp Bàn chuyện Nhà nông 12 kỳ/năm, tổ
chức trên 25 cuộc Hội thảo nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, Hội thảo chuyên
đề cấp tỉnh, cấp huyện, có trên 2.800 nông dân tham dự...Hiệu quả từ các lớp tập huấn
đã tạo ra nguồn nguyên liệu “sạch” phục vụ nghành du lịch đang rất phát triển tại Cà
Mau.

T t u ự
Hoạt động du lịch phát triển góp phần đem lại sự phát triển kinh tế xã hội của
địa phƣơng. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế địa phƣơng thì còn có các tác động đến văn
hóa – xã hội của vùng, nhất là xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), xã khánh bình tây bắc
(huyện Trần Văn Thời,…Nơi hoạt động du lịch diễn ra sôi động, trực tiếp thì sự thay
đổi này càng rõ ràng hơn. Sự thay đổi này phần lớn đem lại sự thay đổi tích cực nhƣng
không thể tránh đƣợc những tác động xấu tới ngƣời dân nhƣ: sự ô nhiễm môi trƣờng,
phá vỡ cảnh quan song đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề văn hóa bị ảnh hƣởng nghiêm
trọng. Chính sự tiếp xúc của khách du lịch (phần lớn là những ngƣời có thu nhập khá,
72
văn hóa, phong tục đa dạng,...) bên cạnh giúp cho những ngƣời dân ở đây nhanh nhạy,
hòa nhập vào sự buôn bán, trao đổi, có nhận thức tốt hơn thì nó cũng làm cho quan hệ
giữa những ngƣời dân thay đổi. Cụ thể là: vì mục đích lợi nhuận và tình làng nghĩa
xóm trở nên phai nhạt hơn, ngƣời dân coi trọng đồng tiền hơn, cạnh tranh nhau giành
giật khách,…những nét văn hóa cổ dần biến mất, thay vào đó là sự lai căng. Không ít
các thanh niên kiếm đƣợc tiền do làm dịch vụ du lịch, khi có tiền lại đua đòi, sống
hƣởng thụ sinh ra các tệ nạn xã hội khác gây mất trật tự an ninh địa phƣơng và tại khu
du lịch.
Cũng xuất phất từ suy nghĩ vật chất mà nảy sinh những thái độ phân biệt giữa
khách nội địa và khách nƣớc ngoài, giữa khách châu Âu và khách Á, khách có nhiều
tiền và ít tiền,…
Hiện tƣợng buôn bán động thực vật vẫn còn xuất hiện ở Cà Mau, Chim, rùa,
rắn đang có bán cho khách du lịch, cũng nhƣ cho các nhà hàng, khách sạn có nhu cầu
phục vụ khách. Sự gia tăng khách du lịch chắc chắn làm tăng nhu cầu đối với mặt hàng
này. Nạn chặt phá rừng cũng thƣờng xuyên xảy ra ra. Vì vậy công tác bảo vệ rừng,
biển và các sản vật dƣới tán rừng là một việc làm cần đƣợc sự quan tâm của chủ rừng
và các cơ quan quản lý địa phƣơng có đầu tƣ và kế hoạch cụ thể, để giúp cho việc quản
lý và bảo vệ tài nguyên tốt hơn khi mà sự phát triển mạnh mẽ của nghành du lịch đang
gây sức ép lên môi trƣờng tự nhiên nơi đây.
Việc khai thác đánh bắt thủy hải sản quá mức, đôi khi dùng chất nổ và xung
điện trong thời gian trƣớc đây và hiện tại vẫn tái diễn, gây nhiều áp lực đến môi
trƣờng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Phần lớn ngƣời dân sinh sống bằng nghề nông – lâm – ngƣ nghiệp, thu nhập
bấp bênh phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết. Mức sống còn thấp, đời sống còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó tình trạng khai thác gỗ và săn bắt trái phép trong phạm vi hai
VQG vẫn liên tục diễn ra, tuy không phải là mạnh mẽ.
Hiện tƣợng xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra biển và trong rừng vẫn thƣờng gặp
không chỉ ở các hộ DLST cộng đồng hoặc VQG mà ngay tại trung tâm thành phố vẫn
diễn ra tình trạng xả rác bừa bãi gây ảnh hƣởng đến cảnh quan và ngƣời dân địa

73
phƣơng. Khi lƣợng khách đông vẫn đề ô nhiễm môi trƣờng là nguy cơ trông thấy trƣớc
mắt.

2.3.8 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh
Cà Mau
N ữ ạ ế tr vệ p t tr DLST
Trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, năng lực và khả năng
tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến còn hạn chế, hiểu biết về du lịch ít, trình độ
ngoại ngữ thiếu và yếu.
Do đặc thù của tỉnh, dân cƣ phân tán trên một không gian rộng, nên việc đầu tƣ
kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá – thông tin, tuyên truyền, tri thức còn hạn chế,
nhiều khó khăn và yêu cầu đầu tƣ lớn. Đặc biệt là sự tuyên truyền nhằm nâng cao ý
thức của cộng đồng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch tại tỉnh Cà Mau.
Nhìn chung ở nhiều hộ DLCĐ, dân trí còn hạn chế, nguồn nhân lực làm du lịch chƣa
qua đào tạo là chủ yếu, lao động phổ thông còn đang phổ biến.
Khó khăn trong việc cung ứng các dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất. Do địa
bàn tỉnh các hộ DLST cộng đồng phân bố không đều, gồm các xã vùng sâu vùng xa
nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch không thuận lợi. Việc đáp
ứng các nhu cầu về dịch vụ du lịch cơ bản của du khách còn chƣa tốt. Ví dụ về dịch vụ
lƣu trú tại các điểm DLSTCĐ còn yếu kém, đầu tƣ nhỏ lẻ, sơ sài, chƣa mang tính
chuyên nghiệp cao dẫn đến chất lƣợng còn thấp.
Việc quảng bá chƣa sâu rộng cũng là lý do khiến các điểm DLST cộng đồng
mới này chƣa lọt vào tầm ngắm của số đông du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài,
đối tƣợng rất ƣa chuộng loại hình du lịch sinh thái.
Các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, TNDL chƣa đƣợc khai thác và phát
triển mạnh nên chƣa tạo ra đƣợc sản phẩm hấp dẫn đặc trƣng cho khu du lịch: Các tour
tham quan đến các hộ DLSTCĐ chƣa thuận lợi trong việc tổ chức đƣa khách đến, hầu
nhƣ rất ít hộ đƣợc các công ty lữ hành quan tâm, đa phần các hộ chỉ phục vụ ăn uống là

74
chính chƣa tạo dựng đƣợc sản phẩm du lịch nhiều. Tình trạng săn, bắt thú rừng trái
phép vẫn chƣa ngăn chặn đƣợc

N ữ ạ ế tr sự ó óp ủ u p ươ
t C M u
Chƣa tạo đƣợc sinh kế bền vững cho số đông các thành viên cộng đồng địa
phƣơng.
Tuy đã xây dựng đƣợc các công trình phúc lợi công cộng, đầu tƣ và nâng cấp
hạ tầng du lịch nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của cộng đồng nhƣng chƣa đồng
bộ.
Quá trình thực hiện các dự án phát triển cộng đồng còn nhiều bất cập. Do mới
tiếp xúc với các hoạt động phát triển định hƣớng bảo tồn nên trong cộng đồng địa
phƣơng còn tồn tại nhiều quan niệm và hành vi không phù hợp với tiêu chí bảo tồn,
dẫn đến hiệu quả bảo tồn của các dự án này chƣa cao.
Đầu tƣ nhân lực và tài chính vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Nhìn chung Cà Mau có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển DLSTCĐ nhƣng
hiện nay kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Lợi ích
từ hoạt động du lịch chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng
đồng địa phƣơng, ngƣời dân còn chƣa tích cực tham gia vào hoạt động DLST cộng
đồng của tỉnh.

75
Tiểu k t chư ng
Những vấn đề trên đã giải quyết đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là phân
tích tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. Đã nêu lên đƣợc
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội với các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên,
du lịch nhân văn phong phú và hấp dẫn đồng thời phân tích thực trạng hoạt động
DLSTCĐ tại địa bàn tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó chƣơng 2 đã nêu lên đƣợc khái quát về tình hình chung của hoạt
động du lịch và nhấn mạnh thực trạng đang diễn ra ở các hộ DLST cộng đồng trên địa
bàn tỉnh, từ đó rút ra những nhận xét về hạn chế trong sự đóng góp của du lịch vào
cộng đồng địa phƣơng. Đây là cơ sở đƣa ra những giải pháp cho phát triển DLST cộng
đồng đƣợc trình bày ở chƣơng 3

76
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT S GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU

3.1 Những tiền đề định hướng phát triển DLST cộng đồng tại tỉnh Cà
Mau
Tiêm năng du lịch của Cà Mau đa dạng và phong phú cả về tài nguyên tự nhiên
nhân văn và vị trí địa lý (trong đó có những tài nguyên điển hình mang tầm cỡ quốc gia
nhƣ khu du lịch biển Khai Long, khu Ramsar Mũi Cà Mau, Vƣờn quốc gia Đất Mũi,
Vƣờn quốc gia U Minh Hạ,…) với hai hệ sinh thái là ngập mặn và ngập ngọt cho phép
Cà Mau phát triển nhiều sản phẩm DLST đặc trƣng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Du lịch Cà mau đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát còn
thấp so với du lịch khu vực và cả nƣớc Hoạt động du lịch còn yếu chủ yếu dựa vào tự
nhiên, chƣa đƣợc tôn tạo thông qua bàn tay con ngƣời. Kinh nghiệm quản lý, kinh
doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động trong nghành còn nhiều bất
cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ.
Tài nguyên du lịch và môi trƣờng đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng
thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai nhƣ: hiệu ứng nhà kính, thủy triều
dâng,...Trong đó đáng chú ý là sự suy thoái về thảm thực vật rừng tràm, đƣớc trên địa
bàn tỉnh, sự suy thoái của một số sân chim của Cà Mau, sự ô nhiễm của biển,…đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến việc xây dựng sản phẩm du lịch
Vốn đầu tƣ phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó, đầu tƣ lại chƣa đồng bộ,
kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của nghành
DLST cộng đồng tại tỉnh Cà Mau
Thực hiện Nghị quyết số 04 – NQ/TU ngày 10 tháng 10 năm 2016 của ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và
định hƣớng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cà Mau đến năm

77
2020 và định hƣớng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch về phát
triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 nhƣ sau:
Đến năm 2020: Đón 1,7 triệu lƣợt khách, trong đó có 50 ngàn lƣợt khách
quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 2.600 tỷ đồng. Tạo việc làm hơn 26.000
lao động trong lĩnh vực du lịch. Có 5800 buồng khách sạn, có 100% cán bộ
quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp
vụ về du lịch.
Đến năm 2030: Đón khoảng 2,8 triệu lƣợt khách, trong đó có 110.000
lƣợt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 7.200 tỷ đồng, tạo việc làm
53.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, có 11.700 buồng khách sạn.

3.1.1 Công tác quy hoạch, thu hút đầu tƣ phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững
Năm 0 7 – 2020:
Quý III/2017 hoàn thành quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Khai
Long. Quý IV năm 2017 hoàn thành và phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc
gia Năm Căn
Quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của khu, điểm du lịch:
Quý IV/2017: Điểm du lịch di tích Bác Ba Phi
Quý IV/2017: Khu du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia U Minh Hạ
Quý I/2018: Điểm du lịch – di tích Hòn Đá Bạc
Quý II/2018: Khu du lịch quốc gia Năm Căn
Quý II/2018: Điểm du lịch Sông Trẹm
Quý IV/2017 – II/2018: Quy hoạch chi tiết xây dựng Điểm du lịch sinh
thái Đầm Thị Tƣờng
Quý I/2018 – III/2019: Điểm du lịch sinh thái cum đảo Hòn Khoai. Các
khu vui chơi giải trí, bán hàng lƣu niệm, khu mua sắm tại trung tâm thành phố
Cà Mau

78
Năm 0 8: Đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống cấp nƣớc sạch tuyến T19 ấp Vồ Dơi
xã Trần Hợi phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao chất
lƣợng tại các hộ du lịch cộng đồng đang khai thác. Đầu nối giao thông điểm du lịch di
tích Bác Ba Phi vào tuyến Hòn Đá Bạc
Năm 0 8 – 2020: Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện
các dự án đầu tƣ phát triển du lịch trọng điểm: Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà
Mau, Khu du lịch Khai Long, mở rộng tuyến đƣờng đến Hòn Đá Bạc, Sông Trẹm.
Kêu gọi đầu tƣ các điểm du lịch đã quy hoạch. Khai thác có hiệu quả lễ hội
Nghênh Ông Sông Đốc, các di tích lịch sử tại trung tâm thành phố Cà Mau phục vụ du
lịch, nâng cấp hệ thống thông tin viễn thông tại các điểm du lịch đảm bảo đƣờng truyền
cao.

Năm 0 0 – 2030:
Rà soát đánh giá các quy hoạch điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo
các điểm du lịch phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thích ứng với việc biến đổi khí
hậu để tạo thêm những sản phẩm du lịch mới.
Rà soát nâng cấp các công trình hạ tầng các điểm đang khai thác. Kêu gọi đầu
tƣ và đầu tƣ mới: Điểm du lịch Vƣờn quốc gia U Minh Hạ, khu du lịch quốc gia Năm
Căn, điểm du lịch di tích Bác Ba Phi,…

3.1.2 Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch


Xác định sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh là DLST: Tìm hiểu và trải nghiệm
các giá trị sinh cảnh đất ngập nƣớc ven biển (rừng ngập mặn), sinh cảnh rừng tràm trên
đất than bùn. Năm 2018, triển khai xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà
Mau và chiến lƣợc xây dựng, phát triển thƣơng hiệu du lịch Cà Mau năm 2020, định
hƣớng đến năm 2030. Trƣớc mắt, trong giai đoạn này tập trung phát triển các sản phẩm
du lịch chính, các dịch vụ du lịch. Đặc biệt, ƣu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ du
lịch tham quan, trải nghiệm, giải trí tại các điểm du lịch.

79
Vườn qu c gia Mũi Cà Mau
Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau
bằng đƣờng thủy xuyên rừng, phát triển dịch vụ du lịch dọc bờ biển, tổ chức hoạt động
trải nghiệm lƣớt bùn, trồng cây lƣu niệm và tham quan khu vực bãi bồi. Khám phá hệ
sinh thái ven biển, tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản,…và các hoạt động khác.
Xây dựng một số tuyến giao thông đƣờng bộ phục vụ cho khách tham quan,
khám phá bằng xe đạp. Định hình và đƣa vào khai thác một số tuyến đƣờng thủy (chỉ
phục vụ xuồng nhỏ từ 4 – 6 ngƣời) vào rừng và bãi bồi phục vụ tham quan, khám phá.
Hình thành điểm mua sắm sản phẩm đặc trƣng của vùng Đất Mũi tại khu vực
chợ xã Đất Mũi. Ban quản lý khu du lịch Đất Mũi bố trí các quầy hàng lƣu niệm theo
tiêu chuẩn.

Vườn qu c gia U Minh Hạ và phụ cận


Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng bằng xuồng xuyên rừng tràm bằng xe
đạp (theo mùa), trồng cây lƣu niệm theo khu vực đƣợc quy hoạch, câu cá giải trí, trải
nghiệm thu hoạch cá đồng và các hoạt động khác, du lịch nghỉ dƣỡng.
Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng (Hỗ trợ các hộ dân tuyến T19, huyện
Trần Văn Thời. HTX 19/5 huyện U Minh), phục vụ các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu
các giá trị văn hóa, thiên nhiên, ẩm thực,…của địa phƣơng.

Khu vực thành ph Cà Mau


Tổ chức nhiều loại hình giải trí trong Trung tâm thành phố Cà Mau, tập trung
đôn đốc, sớm hoàn thành các dự án đã có chứng nhận đầu tƣ. Chợ đêm, khu vui chơi
giải trí ban đêm, du lịch tâm linh, du lịch trên sông,…
Rà soát sắp xếp, bố trí các điểm đỗ xe, phát huy giá trị các di tích, các điểm
tham quan trên địa bàn thành phố.
Hình thành sản phầm du lịch nông nghiệp, du lịch vƣờn nhƣ: Trồng rau màu
khu vực xã Lý Văn Lâm, trồng kiểng, vƣờn cây ăn trái, nuôi cá khu vực Tân Thành.

80
Dịch vụ phục vụ du lịch khác
Chợ đầu mối hàng thủy sản đặc trƣng, hàng lƣu niệm, trung tâm mua sắm,…
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ, xây dựng các làng nghề truyền thống,
trạm dừng chân, các cửa hàng bán sản phẩm lƣu niệm và các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ về Cà Mau trên tuyến du lịch.
Khuyến khích đầu tƣ sản xuất và tổ chức mạng lƣới kinh doanh đặc sản địa
phƣơng nhƣ: Rƣợu ong, sản phẩm từ chuối, các loại thủy sản khô và đặc sản đặc trƣng
của Cà Mau, rƣợu Tân Lộc,…từng bƣớc xây dựng và đăng kí thƣơng hiệu để nâng cao
chất lƣợng sản phẩm.
Hƣớng dẫn, khuyến khích, các vƣờn chim tƣ nhân tổ chức khai thác du lịch
theo hƣớng chuyên nghiệp.
Đầu tƣ dịch vụ tàu, xuồng đƣa khách tham quan khu vực bãi bồi, trong Vƣờn
quốc gia Mũi Cà Mau. Hƣớng dẫn trải nghiệm du lịch thả lƣới ven biển khu vực Hòn
Đác Bạc và đê biển Tây. Bơi xuồng đƣa khách tham quan trong Vƣờn quốc gia U Minh
Hạ.

3.1.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch phát triển
Tổ chức truyền thông, quảng bá hình ảnh, giới thiệu du lịch Cà Mau nhân các
sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn của tỉnh trƣớc khi diễn ra khoảng 12 – 16
tháng.
Xây dựng phóng sự chuyên đề về du lịch, phát sóng định kỳ trên Đài phát
thanh và Truyền hinh địa phƣơng và trong khu vực. Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ
hành, báo, đài trong và ngoài tỉnh du lịch giới thiệu về du lịch địa phƣơng.
Tập trung giới thiệu điểm đến du lịch Cà Mau vào những thị trƣờng trọng điểm
nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tây Bắc và Tây Nguyên.
Phát huy tốt các hoạt động xúc tiến quảng bá thông qua các chƣơng trình liên
kết phát triển du lịch các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long,
chƣơng trình liên kết du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bạc Liêu và các
tỉnh thành trọng điểm du lịch.

81
3.1.4 Huy động các nguồn đầu tƣ phát triển du lịch
Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tăng khả năng tiếp cận
nơi có tài nguyên du lịch, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch của tỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch.
Tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng nhƣ nguồn vốn hạ tầng
du lịch, nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu về văn hóa, nguồn vốn ODA cùng với ngân
sách của địa phƣơng theo phân cấp ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác để đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch.

3.1.5 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch


Từ năm 2017 – 2018, tập trung xây dựng và triển khai đề án phát triển nguồn
nhân lực phục vụ du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 theo hƣớng xã hội
hóa và thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức, chú trọng chất lƣợng đào tạo cả về
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng.
Đào tạo cán bộ quản lý, hƣớng dẫn viên du lịch, lực lƣợng tiếp thị quảng bá,
giới thiệu sản phẩm du lịch và cung ứng cho các đơn vị hoạt động du lịch sinh thái trên
địa bàn cho du khách.
Trong giai đoạn 2017- 2020, ngân sách nha nƣớc cần hỗ trợ từ 40% - 50% chi
phí, tổ chức mỗi năm 3 – 4 lớp bồi dƣỡng chuyên đề ngắn ngày về kiến thức nghề, kỹ
năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho lực lƣợng là nhân viên phục vụ nhà hàng, khách
sạn, các điểm du lịch cộng đồng.
Thành lập Hiệp hội du lịch nhằm tăng cƣờng mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch
phát triển.

3.1.6 Tăng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, phát
huy vai trò của đoàn thể và nhân dân

82
Tăng cường công tác quản l nhà nước về du lịch
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và phối hợp liên nghành. Tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý của cơ quan
quản lý nhà nƣớc về du lịch, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo để đáp ứng yêu cầu
phát triển nghành du lịch trở thành nghành kinh tế quan trọng.
Liên kết chặt chẽ khu vực tƣ nhân và mô hình hợp tác công – tƣ. Khuyến khích
sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ
và cộng đồng dân cƣ trong phát triển du lịch.
Thực hiện tốt việc tổ chức, quản lý, kiếm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và
chất lƣợng các dịch vụ du lịch. Đồng thời tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng,
hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuận lợi để phát triển.
Nâng cao năng lực giám các dự án đầu tƣ nhằm giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên
thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo việc phát triển các dự án du lịch không
làm mất đi các giá trị văn hóa, phá vỡ cảnh quan tự nhiên, không gây ô nhiễm môi
trƣờng.

Môi trường du lịch


Năm 2017, các khu, điểm du lịch sinh thái có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch. Đến năm, 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch.
Tỷ lệ gom và xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh tại các khu, điểm du lịch hàng
năm đạt 100% vào năm 2020.

Phát huy vai trò của mặt trận tổ qu c và các đoàn thể
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đoàn thể phối hợp cơ quan quản lý
nhà nƣớc về du lịch tăng cƣờng công tác vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tích cực tham gia vào quá trình phát triển du lịch của địa phƣơng. Theo chức năng,

83
từng đơn vị xây dựng kế hoạch, đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, nghề truyền
thống, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh.

3.2 Một s giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà
Mau
3.2.1 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
Nhìn chung, cơ sở lƣu trú ở các điểm DLST cộng đồng còn thƣa thớt, dịch vụ
tẻ nhạt nên chƣa có khả năng giữ chân đƣợc du khách ở lại quá một ngày. Du khách
khi đến tham quan các hộ DLSTCĐ tại VQG Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ hầu
nhƣ đều trở lại nghỉ đêm ở thành phố Cà Mau. Điều kiện ngủ - nghỉ của du khách ở các
khu vực này cũng chƣa đƣợc đảm bảo. Tại VQG U Minh Hạ không có khách sạn hay
nhà nghỉ phục vụ du khách nghỉ đêm. Du khách muốn nghỉ đêm lại Đất Mũi thì hiện có
khu nhà nghỉ ở KDL Lí Thanh Long (bãi biển Khai Long) và các khách sạn ở Năm
Căn, nằm khá xa Đất Mũi.
Hầu hết các điểm DLST cộng đồng là một khu vực nằm ở vùng sâu, vùng xa,
kinh tế đang khó khăn, phát triển chậm, vùng cần xây dựng chƣơng trình phát triển các
cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, hệ thống điện, thông tin liên lạc...
Tuy nhiên, các công trình xây dựng điều phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn các
HST tự nhiên (xây đƣờng đi, đƣờng dẫn nƣớc thải phải chú ý không để ảnh hƣởng đến
cảnh quan thiên nhiên, đời sống động - thực vật hoang dã: đƣờng đi của thú hoang, các
dòng chảy ngầm, hệ thống ao hồ,…). Hạn chế tối đa mức độ ảnh hƣởng, việc làm thay
đổi giá trị tự nhiên khi xây dựng các công trình, cần sử dụng các vật liệu gần gũi, phù
hợp với địa chất, khí hậu của địa phƣơng, màu sắc hài hòa với khung cảnh xung quanh.
Các cơ sở lƣu trú nên sử dụng các dụng cụ làm từ thiên nhiên trong nhà nghỉ,
nhà hàng: muỗng gỗ, đũa, gáo dừa múc nƣớc, các đồ dùng bằng cây gỗ đặc trƣng: tre,
nứa, Đƣớc, Dà (sọt để đồ, vách ngăn, khung ảnh...). Chú ý đảm bảo vấn đề vệ sinh tại
các khu nhà nghỉ.
Hệ thống giao thông cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy phải đƣợc quy hoạch chi tiết
sao đảm bảo việc tuần tra dễ dàng và các hoạt động tham quan, tiếp cận, hòa nhập với

84
tự nhiên, với các loại động - thực vật hoang dã mà vẫn đảm bảo đƣợc cuộc sống bình
thƣờng của chúng diễn ra - đặc biệt vào mùa sinh sản
Khuyến khích áp dụng chính sách ƣu đãi đầu tƣ phát triển du lịch đặc biệt ở
khu vực bảo tồn. Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với hệ thống kết cấu hạ
tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, bƣu chính viễn
thông. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phải phù hợp với mục tiêu phát
triển bền vững trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng:
Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt ƣu tiên đầu tƣ các tuyến giao thông
theo tuyến du lịch chính và kết nối các điểm DLSTCĐ.
Xây dựng một số nhà ăn, quán uống nƣớc, nơi vui chơi công cộng phù hợp với
thuần phong mỹ tục của địa phƣơng.
Đầu tƣ cho ngƣời dân xây dựng nhà trọ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, không
gây lãng phí tài nguyên và vẫn bảo tồn đƣợc cảnh quan xung quanh.
Xây dựng khu bán hàng lƣu niệm, đặc sản, bản đồ, sách ảnh, đĩa tài liệu, quy
hoạch khu riêng cho việc tập trung quảng cáo, bày bán, định mức giá cả đồng nhất và
nghiên cứu làm phong phú sản phẩm du lịch
Đầu tƣ mạnh vào hệ thống điện nƣớc và thông tin liên lạc, đặc biệt ở các xã
đảo
Cần xây dựng hệ thống xử lí, tái sinh rác thải (vô cơ, hữu cơ...) ở nơi thích hợp
vừa giữ đƣợc vệ sinh cũng nhƣ vẻ mỹ quan khung cảnh vừa có thể tái chế tái sử dụng.
Đặc biệt hệ thống nhà vệ sinh phải đƣợc xây dựng, xử lí tốt. Có đội ngũ nhân viên giữ
Xây dựng nhà trƣng bày hình ảnh, tiêu bản động - thực vật.

3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phƣơng
Nhiệm vụ cơ bản của những ngƣời trực tiếp hoạt động DLSTCĐ là giới thiệu
cho du khách về nếp sống, văn hóa và các phong tục tập quán của địa phƣơng. Phát
huy và khai thác các điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của nhân dân,
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do dân địa phƣơng sản xuất ra phục vụ khách du lịch. Qua
đó, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân.

85
Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể đồng thời nhằm xóa đói, giảm
nghèo mà chủ thể là cộng đồng bản địa.
Phát triển làng nghề gắn liền với du lịch nhƣ dệt, đan, sản xuất hàng lƣu
niệm,…đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Điều đó có nghĩa là bản thân ngƣời
dân địa phƣơng tại tuyến du lịch, khu du lịch và điểm du lịch phải là đối tƣợng ƣu tiên
hàng đầu trong việc tuyển chọn nhân lực hoạt động du lịch, không chỉ ở địa phƣơng mà
cả vùng. Có nhƣ vậy, đội ngũ lao động này mới gắn bó lâu dài với du lịch, với quê
hƣơng, cộng đồng của mình. Cũng từ đó, ý thức trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa
dân tộc, văn hóa bản địa cũng nhƣ bảo tồn các giá trị tài nguyên tự nhiên trong họ mới
sâu sắc và cụ thể. Qua phỏng vấn về sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du
lịch cho thấy cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch còn hạn chế. Một
trong những nguyên nhân của sự hạn chế này là do trình độ học vấn của cộng đồng,
khả năng giao tiếp hạn chế. Ý thức đƣợc điều đó hầu hết đáp viên đều muốn đƣợc tập
huấn về kỹ năng giao tiếp và nói chuyện với khách du lịch bằng chính ngôn ngữ mà
khách sử dụng làm tiếng nói
Nguồn nhân lực giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, chất lƣợng dịch
vụ phục vụ khách du lịch. Để đảm bảo tăng cƣờng và phát triển bền vững, hiệu quả,
cần có các biện pháp nhƣ:
Tăng cƣờng năng lực cho cán bộ quản lý. Cử cán bộ đi tu nghiệp hằng
năm. Tổ chức cho cán bộ công nhân viên du lịch đi tham quan du lịch ở các
vùng du lịch lân cận và nƣớc ngoài,…để giao lƣu học hỏi kinh nghiệm, nhằm
nâng cao trình độ của công nhân viên
Đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ tại các điểm DLSTCĐ,
để có thể làm thuyết trình viên và phục vụ du khách quốc tế hiệu quả hơn
Triển khai công tác đào tào chuyên nghành du lịch và quản lý du lịch cho
các cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch, văn hóa thông tin.
Triển khai các lớp đào tạo nghiệp vụ (nghề) về các lĩnh vực về dịch vụ
trong du lịch, huấn luyện đặc biệt cho hƣớng dẫn viên và ngƣời dân địa
phƣơng tham gia hoạt động du lịch. Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo ngắn

86
hạn cho những ngƣời tham gia trực tiếp và không trực tiếp vào hoạt động du
lịch, để ngƣời dân hiểu rõ hơn về bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên du lịch, cảnh
quan thiên nhiên, an ninh xã hội,…
Lập kế hoạch đào tạo lâu dài với chính sách phù hợp để xây dựng đội ngũ
cán bộ chuyên nghành du lịch phục vụ cho phát triển tại địa phƣơng.
Có chính sách thu hút chất xám bên ngoài bằng hình thức: mời gọi cán bộ
có trình độ khoa học về hoạt động trong du lịch trong thời gian 5 – 10 năm.
Thƣờng xuyên mời những chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch.
Có chính sách mở cho các sinh viên đang theo học tại các trƣờng đại học, cao
đẳng du lịch về công tác tại quê nhà sau khi tốt nghiệp nhằm thay dần lực
lƣợng du lịch chƣa qua đào tạo.
Ngoài ra, khuyến lâm khuyến ngƣ là chƣơng trình không thể thiếu trong
quá trình xây dựng và phát triển DLSTCĐ. Chuyển giao khoa học - kỹ thuật –
công nghệ tới ngƣời sản xuất
Các biện pháp trên cần tổ chức triển khai thƣc hiện đồng bộ để đảm bảo
đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trong quá trình phát triển và hội
nhập, đảm bảo cho nghành du lịch Cà Mau có đội ngũ lao động trực tiếp tham
gia vào du lịch đạt chuẩn.

3.2.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng
Chủ động xây dựng các phƣơng án đầu tƣ, khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng
tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên và các khâu trong công tác phục vụ DLST.
Mặt khác công tác đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và cộng
đồng cũng phải đặc biệt đƣợc chút trọng. Trƣớc mắt cần tăng cƣờng giáo dục môi
trƣờng cho ngƣời dân địa phƣơng, du khách, song song với việc nâng cao trình độ dân
trí, từng bƣớc cải thiện đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Có kế hoạch giữ gìn, bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng rừng vốn rất đặc sắc của Cà Mau.

87
Cần tạo điều kiến thuận lợi để CĐĐP có thể tham gia vào quá trình quy hoạch
và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển DLST tại vƣờn quốc gia và khu bảo tồn nơi
họ sinh sống.
Tăng cƣờng nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ giá trị tự
nhiên và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trƣờng, thông qua việc tham gia vào
hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trƣờng và tự nhiên do chính
họ bảo vệ. Tổ chức các buổi hƣớng dẫn trang bị kiến thức sơ đẳng về môi trƣờng, về
phân loại các chất gây ô nhiễm nhƣ chất thải, rác thải, trang bị cho ngƣời dân hiểu về
tác hại của chất độc hại cuộc sống con ngƣời và hệ sinh thái. Hƣớng dẫn cho cộng
đồng phƣơng pháp thu gom, xử lý chất thải, rác thải và nƣớc thải,…
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại các khu vực có tài nguyên thiên nhiên
hoang dã nhƣ các khu rừng nguyên sinh, vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia
Mũi Cà Mau để cho họ không tham gia vào khai thác rừng, đốn gỗ làm than, săn bắt
các loại động vật quý hiếm ảnh hƣởng đến tài nguyên thiên nhiên.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng là cán bộ của các cơ quan nhà nƣớc cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
chế biến và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí
có ý thức bảo vệ môi trƣờng nơi đơn vị hoạt động và trong công việc hàng ngày. Để
đạt đƣợc vấn đề này cần có sự phối hợp giữa cơ quan chủ quản và chủ doanh nghiệp.
Vận động ngƣời dân tham gia vào các buổi hƣớng dẫn cách tổ chức đón tiếp,
bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá phong tục, tập quán của
ngƣời dân và các hoạt động lao động, sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng; Tham gia
các buổi tập huấn kỹ năng giao tiếp, tổ chức nhà nghỉ và vệ sinh môi trƣờng xung
quanh, thành lập các đội văn nghệ tại thôn, bản, sẵn sàng biểu diễn phục vụ khi du
khách có nhu cầu
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các chƣơng trình lồng ghép bảo
vệ môi trƣờng du lịch với các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội là giải pháp nhằm
phối hợp các nguồn lực của xã hội vào vấn đề bảo vệ môi trƣờng với mục tiêu đảm bảo
phát triển bền vững ở Cà Mau. Thực hiện giải pháp này cần có nghiên cứu các chiến

88
lƣợc phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến môi trƣờng chẳng hạn nhƣ chính sách
xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng, chính sách trồng cây gây rừng,…
Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên
và môi trƣờng du lịch trong các VQG, khu BTTN đến ngƣời dân. Tổ chức thƣờng
xuyên các hoạt động cụ thể về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng, đặc biệt
là giới trẻ.
Tăng cƣờng thực hiện các chính sách và giải pháp thích hợp để phát triển du
lịch và mô hình DLCĐ tại địa phƣơng nhƣ: ƣu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp
cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch trong thời gian ban đầu. Hƣớng dẫn
ngƣời dân sửa chữa nâng cấp và xây cất nhà nghỉ, chỉnh trang cảnh quan môi trƣờng để
đón khách lƣu trú, mua sắm trang thiết bị phục vụ du khách, đƣợc tham gia các lớp đào
tạo ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, hƣớng dẫn du lịch, biểu diễn văn nghệ cộng
đồng, chế biến món ăn và phục vụ khách du lịch.
Cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phƣơng để đảm
bảo một phần từ thu nhập DLST sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng động và công tác bảo
tồn, phát triển tài nguyên.
Muốn gắn kết và thu hút ngƣời dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các
hoạt động du lịch thì phải cho họ thấy lợi ích và những đóng góp thiết thực từ du lịch
đem đến cho cộng đồng không chỉ về mặt phát triển kinh tế, văn hóa, môi trƣờng và an
ninh, an toàn xã hội… sao cho mỗi ngƣời dân đều trở thành chủ thể và đƣợc hƣởng lợi
từ các hoạt động du lịch. Đó là điểm mấu chốt để thu hút cộng đồng tham gia vào các
hoạt động du lịch, phát huy hiệu quả và phát triển DLCĐ bền vững.

3.2.4 Giải pháp đầu tƣ phát triển du lịch


Do loại hình DLSTCĐ đƣợc xác định là một loại hình du lịch hƣớng đến sự
bền vững, loại hình du lịch góp phần phát triển cộng đồng, loại hình du lịch xóa đói
giảm nghèo nên việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển DLST cộng đồng là việc
cần làm và phải làm của những nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phƣơng.

89
Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, đầu
tƣ nƣớc ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tƣ nhân, cộng đồng... trong đó ƣu tiên thu
hút và khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào công tác bảo tồn các nguồn tài
nguyên, môi trƣờng VQG, công tác khảo cổ và bảo tồn di tích... Khu vực VQG cần huy
động nhiều nguồn vốn nhằm mục đích phát triển du lịch và dịch vụ, trong đó coi trọng
nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vào sản phẩm du lịch có
chất lƣợng cao. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển
du lịch, các khu DLST tổng hợp.
Chính sách phát triển không chỉ thể hiên ở hành lang pháp lý thông thoáng
trong luật du lịch hay chú trọng phát triển trong các văn bản hành chính mà phải đƣợc
thể hiện thiết thực bằng những chính sách nhƣ cơ quan quản lý miễn thu phần trăm lợi
nhuận trong những năm đầu để khuyến khích tái đầu tƣ, hỗ trợ kinh phí hoặc ƣu tiên
quyền vay để ngƣời dân nâng cấp, cái tạo nơi lƣu trú, nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hợp tác với các tổ chức khác để tranh thủ nguồn vốn, kỹ
thuật, kinh nghiệm,…
Nghiêm cấm và có các hình thức quản lí đối với hoạt động DLST nhƣ cấp giấy
phép, thƣờng xuyên kiểm tra và phạt nặng hoặc đóng cửa các đơn vị vi phạm nguyên
tắc bền vững, xâm hại tài nguyên KDTSQ. Thƣờng xuyên tham khảo phƣơng thức hoạt
động và quản lí ở các KDTSQ ở các nƣớc khác trên thế giới
Giám sát các hoạt động DLST: nhắc nhở du khách trƣớc khi tham quan, tổ
chức các hoạt động ở trung tâm tiếp khách, hoạt động ngắm động vật hoang dã, hƣớng
dẫn viên,…

3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến, quảng bá


Hoạt động xúc tiến quảng bá đã trở thành một phần không thể thiếu trong
chiến lƣơc phát triển một sản phẩm. Nhằm quảng bá du lịch hiệu quả, Cà Mau cần tập
trung vào một số giải pháp sau:

90
Đầu tƣ cho những nghiên cứu chuyên đề về thị trƣờng DLSTCĐ, đa dạng
hóa các loại hình quảng cáo, quảng bá DLSTCĐ, quảng bá rộng rãi hình ảnh
logo và khẩu hiệu thể hiện đƣợc ý nghĩa của KDTSQ thế giới Mũi Cà Mau
Cà Mau cần đầu tƣ kinh phí và nhân lực vào việc điều tra, phân tích và
xác định thị trƣờng mục tiêu ƣa thích loại hình DLSCĐ. Theo thực tế, khách
tham gia loại hình du lịch này chủ yếu là khách châu Âu,…Từ đó, xây dựng
những chiến lƣợc xúc tiến và chƣơng trình du lịch phù hợp để tập trung mọi
nguồn lực xúc tiến vào những thị trƣờng trọng điểm.
Tham gia học hỏi và đầu tƣ hơn nữa cho việc quảng bá DLSTCĐ tỉnh Cà
Mau trong gian hàng của tỉnh tại các Hội chợ trong nƣớc và quốc tế, điển hình
nhƣ: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, hội chợ du lịch quốc tế
ITE,...Thƣờng xuyên mở các hội chợ Thƣơng mại - Du lịch chất lƣợng, phong
phú sản phẩm, các đợt triển lãm ảnh, giới thiệu sản phẩm du lịch, quà lƣu
niệm...có sự liên kết sản phẩm với các tỉnh lân cận nhƣ: Kiên Giang, Bạc Liêu,
Sóc Trăng...để góp phần đa dạng sản phẩm cho loại hình DLSTCĐ của
ĐBSCL.
Ngoài ra, Cà mau cần nghiên cứu lựa chọn các kênh thông tin để quảng
bá sản phẩm. Có một thực tế là khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế
đến Cà Mau với động cơ tham gia DLSTCĐ và khám phá những bản sắc văn
hóa giàu truyền thống nhƣng thông tin về Cà mau quá ít, nếu có trên website
thì cũng chỉ là một vài dòng giới thiệu không đầy đủ và mang chỉ tính chất
thông tin.
Liên kết với các đài truyền hình, đoàn làm phim xây dựng phim video
theo các chuyên đề tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn, khoa
học kỹ thuật, khuyến lâm – ngƣ, vệ sinh nông thôn và phát triển đài truyền
hình tỉnh. Xây dựng các bảng tuyên truyền về Bảo tồn thiên nhiên tại những
nơi nhiều ngƣời qua lại trong các tuyến dân cƣ quanh các điểm DLSTCĐ.

91
Tại các điểm du lịch đặt các bảng chỉ dẫn đƣờng đi, chú thích ý nghĩa của
các điểm tham quan (ý nghĩa lịch sử, sinh thái, văn hóa...), các bảng kêu gọi ý
thức bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên...
Công ty du lịch với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu, am hiểu thị hiếu
khách du lịch phải đóng vai trò tƣ vấn, hỗ trợ về cách thức quảng bá và thị
trƣờng mục tiêu. Kết hợp với các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng nhiều hơn
các chƣơng trình tour đặc sắc, hấp dẫn.
Duy trì hay phát triển quan hệ với các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh việc
giới thiệu, cung cấp miễn phí thông tin tour tới từng cơ quan, trƣờng học bằng
các thƣ ngỏ hoặc gặp gỡ tƣ vấn trực tiếp.
Ngƣời dân địa phƣơng cũng là những chủ thể thực hiện quảng bá bằng
cách ngày càng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và kỹ năng nghiệp vụ nhằm tối đa
hóa sự hài lòng của khách du lịch về sản phẩm DLSTCĐ khiến khách du lịch
trở thành nhà quảng cáo không chuyên đầy uy tín và tin cậy cho điểm du lịch
này. Vì vậy, chất lƣợng sản phẩm cũng là một trong những phƣơng cách quảng
bá đặc biệt mà hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Việc xây dựng thƣơng hiệu yêu cầu cần có một kế hoạch tổng thể và chi tiết để
có thể đem lại kết quả tích cực, lâu dài cho điểm đến trong chiến lƣợc phát triển du lịch
của địa phƣơng. Nghiên cứu cho thấy DLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau vẫn chƣa xây dựng
đƣợc nhận diện thƣơng hiệu do đó cần thực hiện xây dựng thƣơng hiệu riêng cho
DLSTCĐ và tiến hành xúc tiến, quảng bá du lịch một cách chuyên nghiệp, nhắm vào
thị trƣờng mục tiêu là các quốc gia cụ thể. Lấy điểm đến, sản phẩm du lịch, thƣơng
hiệu DLSTCĐ tỉnh Cà Mau làm đối tƣợng xúc tiến đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của
Ngành du lịch và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ để đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của du lịch Cà Mau đến với các quốc gia trên thế giới.

92
3.2.6 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
Sự xuất hiện hàng loạt các khu du lịch, khu nghỉ mát, du lịch cuối tuần với
nhiều loại hình du lịch hấp dẫn thời gian vừa qua đã tạo cho du khách có thêm nhiều
lựa chọn. Bên cạnh đó cũng chính là sự cạnh tranh trong việc thu hút khách đến với
tỉnh Cà Mau. Do vậy cần có những chiến lƣợc cụ thể và thích hợp với xu thế phát triển
hiện nay.
Việc đẩy mạnh hoạt động doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp các sản
phẩm du lịch là vô cùng cần thiết. Từ đó, nhà nƣớc cùng doanh nghiệp có thể thực hiện
các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch nhƣ sau:
Phát triển loại hình du lịch homestay trên cơ sở các dịch vụ lƣu trú thuộc
sở hữu của ngƣời dân địa phƣơng để du khách có thể “ba cùng”: Cùng ăn, cùng
ở, cùng sinh hoạt với ngƣời dân là điều hết sức thú vị.
Đẩy mạnh loại hình DLSTCĐ trên nền tảng đầu tƣ khai thác hợp lý
nguồn TNDL phong phú của động thực vật cũng nhƣ phong tục tập quán của
ngƣời dân địa phƣơng. Đây là loại hình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch
thân thiện với môi trƣờng mang tính giáo dục cao đối với khách du lịch và
CĐĐP.
Xây dựng những sản phẩm du lịch văn hoá gắn với phong tục tập quán,
nếp sống sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng, sản phẩm của làng nghề truyền
thống, nghệ thuật ẩm thực độc đáo để phục vụ khách du lịch. Cần quy hoạch
một cách hợp lý các hộ gia đình sản xuất mặt hàng thủ công, nên có nhà trƣng
bày các sản phẩm mà do cộng đồng dân cƣ tạo ra nhƣ: mật ong, tôm khô, trái
cây,…Sản phẩm thủ công cần tạo ra nét đặc trƣng văn hóa và cảnh quan vùng
rừng để lôi cuốn và hấp dẫn du khách tham quan và mua sản phẩm.
Phát huy tối đa văn hóa ẩm thực địa phƣơng, đặc biệt là các món ăn dân
dã mang hƣơng vị của ngƣời dân nơi đây và món đặc sản của vùng. Tuy nhiên
cần có thêm các món ăn kiên, chay và hiện đại theo yêu cầu của khách.
Cần có các chƣơng trình văn nghệ để phục vụ khách khi khách có nhu
cầu và có các tiết mục ca ngợi ngƣời dân nơi đây về lòng nhiệt tình, hiếu

93
khách, phục vụ khách chu đáo trong thời gian khách lƣu trú và những ca khúc
ca ngợi tài nguyên tự nhiên, đờn ca tài tử mang đậm nét văn hóa nơi đây.
Mở rộng thêm các dịch vụ nhƣ: dẫn đƣờng, vận chuyển, xem thú đêm...
cho khách du lịch, các dịch vụ vật chất thô sơ phục vụ khách đi lại tham quan
thuận lợi hơn nhƣ: Xe đạp, xuồng, quần áo nông dân, nƣớc uống,…
Tăng cƣờng các hoạt động du lịch có sự tham gia của khách du lịch đi
vào sinh hoạt cùng ngƣời dân để họ hòa mình và hiểu hơn về cuộc sống của ngƣời dân
nơi đây nhƣ: Khách sẽ trực tiếp tham gia nấu ăn, bắt cá, ăn ong, nấu rƣợu,…
Các chƣơng trình du lịch nên đặt tên gọi sao cho hấp dẫn gây sự tò mò và
mới lạ nhƣ: “Thử thách lòng can đảm với đàn ong”, “Chinh phục rừng đại ngàn”, “Một
ngày làm nông”,…

3.2.7 Quản lý và bảo tồn tài nguyên cải thiện môi trƣờng sống
Vấn đề cần quan tâm hiện nay đối với việc phát triển DLSTCĐ trên địa bàn
tỉnh Cà Mau là vấn đề nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là tại các khu du lịch
trọng điểm, khi vào mùa du lịch với lƣợng khách quá tải đã xảy ra tình trạng rác thải
bừa bãi, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng suy giảm nguồn lợi hải
sản biển, tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái do khai thác chƣa có quy hoạch cũng
đang là trở ngại lớn cho phát triển DLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, vấn đề xử lý rác thải cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm, phần lớn các
hộ dân cƣ ở đây đều vứt rác ở khu vực gần nhà. Tức là chƣa có một hệ thống thu gom
rác thải nào ở đây. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi mà lƣợng rác thải ngày càng
nhiều và ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng của ngƣời dân. Vì vậy, giải pháp thu gom
và xử lý rác tiến hành càng sớm càng tốt nhằm tránh ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.
Giải pháp này vừa giúp bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, tăng khả năng hấp dẫn khách
du lịch, vừa giúp ngƣời dân có một môi trƣờng trong sạch, cải thiện điều kiện và chất
lƣợng cuộc sống của chính mình.

94
Để làm đƣợc điều này, cần phải:
Các cấp lãnh đạo cần có quy hoạch hợp lý về địa điểm và mục tiêu phát
triển, đặc biệt khi tiếp nhận những hồ sơ xin đầu tƣ khai thác nguồn lợi thủy,
hải sản, đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh và các vùng và các vùng lân
cận. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần phải tính đến phƣơng thức sử
dụng, khai thác nguồn lợi theo hƣớng phát triển bền vững và vì sự phát triển
của thế hệ mai sau. Nên tập trung vào các chiến lƣợc thích ứng du lịch có cân
nhắc đến các mối đe dọa tiềm tàng của ngành du lịch đối với các sản phẩm du
lịch có trách nhiệm và dịch vụ tại điểm đến. Giảm nhẹ tác động của BĐKH sẽ
gắn với những thay dổi công nghệ và đặc biệt là công nghệ năng lƣợng có hàm
lƣợng phát tán các-bon thấp
Các doanh nghiệp du lịch địa phƣơng có thể xem xét và xác định cách
thức áp dụng các nguyên tắc “du lịch có trách nhiệm và biến đổi khí hậu”. Các
chính sách BĐKH/môi trƣờng bền vững của công ty đã đƣợc thiết lập chƣa và
có nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện không? Khách du lịch cũng nhƣ các
công ty du lịch có nhận thức đƣợc mục tiêu và hành động của công ty về
BĐKH/tính bền vững không? Các nhà thầu trong nƣớc và hàng hóa địa
phƣơng có đƣợc sử dụng một cách tối đa không? Khách du lịch và nhân viên
của công ty có đƣợc khuyến khích tiết kiệm năng lƣợng và nƣớc, giảm ô nhiễm
và chất thải không? Thêm vào đó, các công ty du lịch và các khách sạn có thể
xây dựng Kế hoạch tiếp tục kinh doanh để đảm bảo rằng họ đƣợc chuẩn bị kỹ
càng để đối phó với bất kỳ thảm họa thiên nhiên hoặc tình huống khẩn cấp nào
do BĐKH hoặc các yếu tố khác gây ra
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) có một số nghiệp vụ về quản
lý sự cố và các tình huống khẩn cấp, thực hiện các hoạt động du lịch có trách
nhiệm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn khủng hoảng.
Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ngành du lịch và văn hóa, đƣợc
học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên ở nƣớc ngoài và trong
nƣớc. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức

95
của những ngƣời tham gia hoạt động du lịch của CĐĐP. Tuyên truyền, quảng
bá các giá trị của TNDL thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hƣớng
dẫn, mạng Internet, các cuộc hội chợ, triển lãm…mở rộng mối quan hệ quốc tế
trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác TNDL để tranh thủ sự trợ giúp quốc tế để
phát triển bền vững
Định vị ngƣ trƣờng đánh bắt hải sản của ngƣời dân. Bảo vệ nghiêm ngặt
rừng và tài nguyên khu vực bãi bồi Khai Long (nghêu giống, sò huyết...). Tăng
cƣờng khâu kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, tạo mỹ quan và văn hóa ứng xử tại
các điểm du lịch trong KDTSQ và VQG.
Kêu gọi các tổ chức cử chuyên gia giúp ngƣời dân cải thiện hệ thống
nƣớc ngọt sinh hoạt nhƣ hỗ trợ vốn cho ngƣời dân xây bể nƣớc chứa
mƣa,…Những công trình này cũng có thể phát động khách du lịch tự nguyện
quyên góp.
Kêu gọi hỗ trợ vốn cho các cơ sở nhà dân phục vụ du khách sửa sang, xây
mới nhà vệ sinh, phòng tắm đủ điều kiện phục vụ du khách du lịch và bản thân
ngƣời trong gia đình, cải thiện điều kiện lƣu trú vừa thu hút thêm khách vừa
nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

96
3.3 Ki n nghị
3.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng
Về CSHT –CSVCKT du lịch: Cần ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ
thuật du lịch cho nhân dân địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tham gia
phát triển mô hình DLSTCĐ có điều kiện xây dựng cơ sở của mình đạt yêu cầu Cần
nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tƣ, xây dựng các công trình, CSVCKT phục vụ
phát triển DLSTCĐ. Đầu tƣ CSHT – CSVCKT du lịch tại các xã trọng điểm: Phát triển
các khu, cụm, điểm du lịch; Xây dựng CSHT du lịch theo hƣớng bền vững, phù hợp
với cảnh quan môi trƣờng, mở rộng các tuyến và loại hình du lịch tham quan tại khu
vực VQG U Minh Hạ và VQG Mũi Cà Mau với các xã khác trong địa bàn huyện. Khẩn
trƣơng xây dựng mới bến tàu khách tại khu IV tại khu du lịch Mũi Cà mau, sữa chữa
nâng cấp tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và tuyến đƣờng Khai long – Mũi Cà Mau, tuyến
đƣờng T19. Quy hoạch đầu tƣ xây dựng các khu trƣng bày và bán sản phẩm của các
làng nghề truyền thống, nâng cấp hệ thống giao thông thôn, xã. Xây dựng các khu vui
chơi giải trí ở các trung tâm huyện, thành lập các khu nhà vƣờn để phục vụ nhân dân và
khách du lịch tham quan. Thƣờng xuyên trùng tu các di tích lịch sử, các nét văn hóa
truyền thống tại địa phƣơng.
Về cơ chế, chính sách: Xây dựng, cơ chế chính sách quy định theo thẩm quyền
phù hợp với tình hình phát triển du lịch tại địa phƣơng để tạo nguồn lực cho hoạt động
kinh doanh du lịch. Hỗ trợ các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch bằng các chính
sách, giảm thuế, chậm thu thuế đất, thuế dịch vụ, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các quy
hoạch, đề án về du lịch. đào tạo nguồn nhân lực
Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu và sản phẩm cho ngƣời dân. Liên kết các điểm
DLSTCĐ lại với nhau để tạo ra sự đồng bộ trong việc quản lý, phát triển sản phẩm, đào
tạo,…nhằm tránh hiện tƣợng trùng lặp với các địa phƣơng khác.
Thƣờng xuyên tổ chức Hội thảo, Hội nghị bàn về loại hình DLSTCĐ trong tỉnh
có so sánh với các địa phƣơng khác, tạo cho các nhà quản lý hộ DLCĐ hiểu biết nhau
hơn, để từ đó họ cùng nhau hoạch định và tổ chức cho hoạt động của mô hình
DLSTCĐ tại tỉnh nhà đƣợc đồng bộ và đảm bảo chất lƣợng.

97
Xúc tiến du lịch: Tổ chức chƣơng trình xúc tiến điểm đến thông qua các hoạt
động của các cơ quan truyền thông và hãng lữ hành; Tổ chức các sự kiện du lịch xanh,
văn hóa du lịch, sản xuất và phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch gồm tờ rơi về các
sự kiện du lịch, tập gấp về các tuyến, điểm du lịch, sách. Giới thiệu về DLSTCĐ Cà
Mau trên các báo viết và báo điện tử và bản đồ du lịch bỏ túi để tại các khách sạn, các
văn phòng du lịch.
Đào tạo nguồn nhân lực: tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đào tạo du lịch. Đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý
đào tạo nhân lực du lịch. Định hƣớng đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về đào tạo du lịch; có cơ chế, chính sách quản lý đào tạo, bồi dƣỡng, đãi ngộ
nhân tài, sử dụng hiệu quả lao động. tăng cƣờng liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Về cải tạo môi trƣờng tự nhiên: Tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng sinh
thái và môi trƣờng xã hội nhân văn của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý bảo tồn hệ sinh thái động thực vật
trƣớc nguy cơ cháy rừng, chặt phá cây rừng và săn bắn động vật hoang dã. Tổ chức
kiểm kê đánh giá chi tiết TNDL tự nhiên và xã hội nhân văn để xác định tuyến điểm
tham quan trong ranh giới rừng quốc gia để có cơ sở đầu tƣ nâng cấp hạ tầng và
CSVCKT phục vụ du lịch. Ban quản lý VQG cùng các cơ quan ban ngành có những
cơ chế khuyến khích ngƣời dân tham gia phát triển du lịch nhằm góp phần tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho địa phƣơng. Đồng thời thông qua
đó cần tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng của VQG

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp lữ hành


Quảng bá, tiếp thị du lịch tại tỉnh Cà Mau đến với khách du lịch, đƣa DLSTCĐ
Cà Mau thành một điểm đến trong chƣơng trình du lịch của doanh nghiệp. Chủ động
xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc marketing hợp lý, hiệu quả, đúng thời điểm giúp cho

98
sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận với du khách tại các vùng, miền lân cận và cả du khách
quốc tế.
Khảo sát tour tuyến du lịch, Hỗ trợ kiến thức, giúp đỡ các hộ DLSTCĐ trong
phục vụ khách du lịch, là cầu nối giữa khách du lịch và các hộ DLSTCĐ, hỗ trợ xây
dựng sản phẩm.

3.3.3 Đối với cộng đồng địa phƣơng


Tăng cƣờng giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cƣ về gìn giữ và
bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch, qua đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng
trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trƣờng, phòng chống các tệ nạn xã
hội trong cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phƣơng.
Đối với các hộ cung cấp dịch vụ ăn uống cần lƣu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm cho du khách. Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng.

99
Tiểu k t chư ng 3
Từ thực trạng trong hoạt động DLSTCĐ tại địa phƣơng trong chƣơng hai,
trong chƣơng ba luận văn đã lần lƣợt đƣa ra các quan điểm, mục tiêu và định hƣớng
phát triển theo thực tế của địa phƣơng. Từ đó lần lƣợt đề ra các giải pháp tƣơng ứng
phù hợp
Các kiến nghị lần lƣợt đƣợc nêu ra cho các đối tƣợng liên quan: Đối với cơ
quan quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng, về các lĩnh vực cơ chế chính sách, xây
dựng CSHT, CSVCKT trong đó có lồng ghép với các chƣơng trình quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến du lịch, thông tin truyền
thông. Đối với các công ty lữ hành trong vai trò vừa là cầu nối giữa khách du lịch và
cộng đồng vừa là một kênh thông tin quảng bá cho các hộ du lịch. Đối với cƣ dân địa
phƣơng trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm đối với môi trƣờng với tƣ cách là chủ
thể trong sản phẩm DLSTCĐ.

100
KẾT LUẬN

Tỉnh Cà Mau là nơi chứa đựng những giá trị tuyệt vời của thiên nhiên hoang sơ
và nhiều nét văn hóa độc đáo tạo nên tính hấp dẫn đối với khách du lịch và các nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên trên thực tế thì tỉnh chƣa khai
thác tƣơng xứng tiềm năng to lớn của tỉnh vào hoạt động du lịch của địa phƣơng.
Việc phát triển du lịch trên địa bàn còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp du lịch và nhất là CĐĐP. Trong khi đó
nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh có nhiều cơ hội và lợi thế, đặc biệt là nguồn lực
của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
DLSTCĐ là một cách tiếp cận nhằm tạo ra thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng
do vậy, CĐĐP đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, giữa chính quyền và cộng
đồng dân cƣ địa phƣơng, sự phối kết hợp phát triển du lịch còn khập khiểng, chƣa đồng
bộ bài bản dẫn đến chƣa lôi kéo đƣợc cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch.
Do lợi ích từ hoạt động du lịch chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho công tác bảo tồn và
phát triển CĐĐP, ngƣời dân còn chƣa tích cực tham gia vào hoạt động DLST. Các hình
thức tham gia hầu nhƣ mang tính tự phát.
Phát triển DLSTCĐ sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trƣờng; duy trì và phát triển nền văn hóa bản địa. Ngƣời dân
tại điểm du lịch thông qua việc cung cấp các dịch vụ phục vụ khách và sản xuất các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các món ăn, đồ uống đặc sản của địa
phƣơng…từ đó đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ địa phƣơng đƣợc cải thiện
đáng kể, góp phần tạo ra công ăn việc làm và giảm nghèo tại địa phƣơng.
Để có thể phát huy đƣợc thế mạnh của tỉnh thì đòi hỏi phải có những giải pháp
toàn diện định hƣớng phát triển, thu hút và tận dụng nguồn nhân lực địa phƣơng tham
gia hoạt động du lịch, thu hút sự tha gia của chính CĐĐP, góp phần bảo vệ môi trƣờng,
hơn thế nữa cần cải thiện môi trƣờng và điều kiện sống của ngƣời dân bản địa. Đồng
thời các cơ quan quản lý cần tạo lập các chính sách phát triển phù hợp và tăng cƣờng
quảng bá hình ảnh và hoạt động DLSTCĐ tại địa phƣơng

101
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp tài liệu và quá trình khảo sát thực tế tại địa
phƣơng, tác giả đã tiến hành đánh giá kiến nghị một số giải pháp để phát triển
DLSTCĐ tại đây. Hi vọng trong tƣơng lai không xa Cà mau sẽ trở thành một trung tâm
DLSTCĐ không chỉ của đồng bằng sông Cửu Long mà còn là mô hình mẫu của Việt
Nam.

102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ti ng Việt
Bùi Thị Hà (2010), t tr n du l c s n t d vào cộn ồn tạ Vân Đồn –
Qu n N n . Khóa luận tốt nghiệp. Trƣờng đại học du lịch Hải Phòng.
Bùi Thị Hải Yến – Phạm Thị Ngọc Diệp – Nguyễn Thúy Hằng - Lê Thị Hiền Thanh
– Phạm Bích Thủy (2012), Du l c cộn ồn , Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bùi Thị Hải Yến (2006), Tà n uy n du l c , Nxb Giáo dục.
Lê Bá Thảo (2008), T nn n V ệt N m, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du l c bền vữn , Nxb Đại học Quốc gia
HN.
Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê
Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2012), Đ lý Du l c , Nxb TP. HCM.
Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng
(1996), Đ lý Du l c , Nxb TP.HCM.
Nguyễn Ngọc Thơ (2015). Du lịch sành điệu thời hiện đại, Kỷ yếu hội thảo quốc tế
“Toàn cầu hóa du lịch và địa phƣơng hóa du lịch”, ISBN: 978-604-73-3180-2,
Nxb.ĐHQG-HCM: 442.
Nguyễn Quyết Thắng (2015), Tập bài giảng, Khoa Quản trị - Nhà hàng - Khách sạn,
Trƣờng Đại học Công nghệ TP HCM.
Nguyễn Quyết Thắng, Tạp chí DLVN số tháng 6/2010.
Phạm Thế Tri (2016), C c yếu tố t en c ốt n ởn ến c ất l ợn du l c tạ tỉn
Cà Mau, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cà Mau.
Phạm Trung Lƣơng “ t tr n du l c ắn vớ cộn ồn và mô tr ờn ớn
t c ện C n trìn N s 21 về p t tr n bền vữn ở V ệt N m” Tài
liệu tập huấn “Quản lý nhà nƣớc về du lịch”, Hà Nội, 2007.
Phạm Trung Lƣơng, t tr n du l c V ệt N m vớ s t m củ cộn ồn H ện
trạn và n ữn vấn ề ặt r . Tuyển tập Hội thảo quốc gia “Sự tham gia của
ngƣời dân trong lĩnh vực du lịch”, Đà Lạt, Lâm Đồng, 17-19/9/2008.

103
Phạm Trung Lƣơng, Tà n uy n và mô tr ờn du l c V ệt N m, Nxb G o d c V ệt
Nam 2001.
Phạm Việt Hƣng (2008), N n cứu p t tr n du l c s n t tỉn Cà M u, Luận
văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Phùng Anh Kiên (2015), t tr n du l c tạ u R ms r Mũ Cà M u, t c trạn
và p p, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội.
Quốc hội Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 có hiệu
lực ngày 01/01/2018.
Quốc hội Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có hiệu
lực ngày 01/01/2006.
Quỹ Châu Á – VIRI Việt Nam, Tà l ệu ớn dẫn p t tr n du l c cộn ồn , Hà
Nội 2012.
Tỉnh ủy Cà Mau, Số 04-NQ/TU, N quyết củ b n c ấp àn n bộ tỉn ó XV
về p t tr n du l c tỉn Cà M u ến năm 2020 và n ớn ến năm 2030 .
Tổ chức lao động Quốc tế, Bộ côn c ớn dẫn mn èo t ôn qu du l c , Hà
Nội 2012.
Tổng cục du lịch (2004), Non n ớc V ệt N m, Nxb Văn hóa Thông tin.
Tổng cục du lịch (2011), Đề n p t tr n du l c cộn ồn ết ợp vớ xó ó, m
n èo và c uy n d c c cấu n tế nôn t ôn ến năm 2020.
Trần Đức Thanh (1998), N ập môn khoa ọc du l c , Nxb Đại học Quốc gia HN.
Trần Thị Kim Trang (2009), Đ n ệu qu n tế củ c c m du l c cộn
ồn T ền G n ố vớ nôn dân.
Trần Văn Thông (2003), T n qu n du l c , Nxb Giáo dục.
Trần Văn Thông (2016), Tập bà n Qu n tr c ến l ợc do n n ệp d c v du
l c và lữ àn , Tr ờn Đạ ọc côn n ệ T HCM.
UBND tỉnh Cà Mau, QĐ số 1363 (2015), Về v ệc p duyệt Đề n xây d n , p t tr n
s n p ẩm du l c Đất Mũ oạn 2015-2020.

104
UBND tỉnh Cà Mau, số 199/BC-UBND, B o c o ết qu côn t c c ỉ ạo, ều àn
p t tr n n tế - xã ộ củ UBND tỉn Cà M u năm 2016 và một số y u cầu
c ủ yếu về t c ức t c ện n ệm v năm 2017.
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Đề án “ t tr n du l c cộn ồn ết ợp vớ
xó ó m n èo và c uy n d c c cấu n tế nôn t ôn ến năm 2020”.
Hà Nội, 2010.
Võ Quế - Lƣơng Hồng Quang – Võ Chí Công (2016), Du l c cộn ồn lý t uyết và
vận d n , Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Võ Quế (2003), N n cứu xây d n mô ìn p t tr n du l c d vào cộn ồn
tạ c ù H n - Hà Tây.
Võ Quế (2006), Du l c cộn ồn – lý t uyết và vận d n . NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
Vũ Đức Cƣờng (2014), t tr n du l c cộn ồn ở u v c v ờn quốc C t
Tiên – tỉn Đồn N . Luận văn thạc sĩ du lịch. Trƣờng đại học khoa học xã hội
và nhân văn.
Vƣơng Tuấn Anh (2008), Đ n t ềm năn du l c và xây d n mô ìn du l c s n
t văn ó cộn ồn ết ợp vớ t m qu n, ọc tập và n n cứu ở Hậu
Giang. Trƣờng đại học Cần Thơ.

Ti ng Anh
Bandit Santikul & Manat Chaisawat (2009), Community-Based Tourism
Development at the East Coast of Phuket Island. Prince of Songkla University.
Beeton, S. (2006). Community development through tourism. Collingwood, Vic:
CSIRO Publishing..
Butler, R. W. (1999). “Sustainable Tourism: a state-of-the-art review”. Tourism
Geographies, U.K., Routledge.
Derek Hall (2003), Tourism and Sustainable Community Development,
Routledge

105
George, E. W., Mair, H., & Reid, D. G. (2009). Rural tourism development:
Localism and cultural change.
Gianna Moscardo (2008), Building Community Capacity of Tourism
Development, C.A.B International.
Hall, D. R., Kirkpatrick, I., & Mitchell, M. (2005). Rural tourism and
sustainable business.
I.I. Pirogionic (1985), Tourism and The Environment: A Sustainable
Relationship, Routledge.
Kan Set Aung và Sukwan Tirasatayapitak (2009), “Development on the
commun ty b sed tour sm n B n, My nm r”.
Kang Santran and Tirasatayapitak, A. 2008. “Community Participation for
Sustainable. Tourism in Heritage Site: A Case of Angkor, Siem Reap Province,
Cambodia”
MacCannell, D. (1999). The Tourist. A New Theory of the Leisure Class.
University of California Press.
Mowforth, M. and Munt, I. (1998). Tourism and Sustainability: New Tourism in
the Third World.
Murphy, P. E. (1993). Tourism: A community approach.
Nicole Hausle and Wolfgang Strasdas (2000), “Community Based Sustainable
Tour sm A Re der”.
Paul F.J.Eagles, S.F.McCool (2003), Tourism in National Parks and Protected
Areas: Planning and Management, CABI.
Philip L.Pearce (1997), Tourism Community Relationships, Emerald Group
Publishing.
Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning and Community Development.
World Travel & Tourism Council (WTTC) (2012), The Economic Impact of
Travel & Tourism 2012, http://www.wttc.org. London.

106
PHỤ LỤC : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI KHÁCH
DU LỊCH TỚI TỈNH CÀ MAU.
Số phiếu :
Ngày thu thập:
Ngƣời thu thập :
BẢNG KHẢO SÁT MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
TẠI CÀ MAU
Kính thƣa Quý Ông (Bà),
Tôi đang thực hiện đề tài G ả p pp t tr u s t tạ
t C M u, nhằm giúp các cơ quan quản lý và các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng
tìm ra giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Ý kiến của quý Ông (Bà) sẽ là cơ sở
quan trọng cho đề tài nói riêng và sự phát triển du lịch cộng đồng Cà Mau nói chung.
Chúng tôi cam kết những thông tin này đƣợc bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
Câu 1. Giới tính: 1.Nam 2. Nữ
Câu 2.Độ tuổi:
Từ 18 – 24 tuổi 1 Từ 41-60 tuổi 4
Từ 25 - 40 tuổi 2 Từ 60 trở lên 5

Câu 3. Ông (Bà) đang sinh sống ở đâu ?


Trong tỉnh Cà Mau 1
Tỉnh/thành khác (Tỉnh/thành phố nào?) ……………………… 2
Nƣớc ngoài: (Nƣớc nào?)…………………………………… 3

Câu 4. Nghề nghiệp:


Công chức, viên chức nhà nƣớc 1 Học sinh, sinh viên 3
Hoạt động kinh tế 2 Khác (Xin khi rõ) … 4

107
Câu 5. Thu nhập trung bình/ tháng của Ông (Bà) nằm trong mức nào dƣới đây:
Dƣới 5 triệu đồng 1 Trên 10 đến 15 triệu 4
Trên 5 đến 10 triệu 2 Trên 15 triệu 5

Câu 6. Mục đích chuyến đi của Ông (Bà):


Vui chơi, nghỉ dƣỡng 1 Thăm bạn bè, ngƣời thân 4
Công việc 2 Khác (Xin ghi rõ) 5
Khám phá tài nguyên thiên nhiên 3

Câu 7. Ông (Bà) đã đến Cà Mau đƣợc bao nhiêu lần?.............. lần?

Câu 8. Ông (Bà) muốn lƣu trú tại Cà Mau bao lâu?
Dƣới 2 ngày 1 Trên 3 ngày 3
2 – 3 ngày 2

Câu 9. Ông (Bà) biết đến Cà Mau qua kênh thông tin nào?
Tivi, radio 1 Internet 4
Sách báo, tạp chí 2 Hội chợ du lịch 5
Bạn bè, ngƣời thân 3 Công ty lữ hành 6

Câu 10. Xin vui lòng đánh giá về điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Cà Mau qua các
tiêu chí sau: (Với 1: Rất ém; 5:Rất tốt).
1. Điều kiện tự nhiên
1. Thắng cảnh tự nhiên đa dạng hấp dẫn 1 2 3 4 5
2. Các loài động thực vật đa dạng 1 2 3 4 5
3. Truyền thống, văn hóa địa phƣơng 1 2 3 4 5
4. Ngƣời dân địa phƣơng nhiệt tình, hiếu khách 1 2 3 4 5
5. Đa dạng các đặc sản đặc trƣng của địa phƣơng 1 2 3 4 5

108
2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
1. Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi 1 2 3 4 5
2. Hệ thống giao thông đến điểm tham quan thuận lợi 1 2 3 4 5
3. Nhiều phƣơng tiện đi lại trong điểm du lịch: thuyền, xe,… 1 2 3 4 5
4. Hệ thống nhà vệ sinh đƣợc bố trí hợp lý và sạch sẽ 1 2 3 4 5
5. Hệ thống thông tin liên lạc 1 2 3 4 5

3. Chất lƣợng dịch vụ


1. Nhiều món ăn ngon, đa dạng phong phú 1 2 3 4 5
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5
3. Phong cách phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp 1 2 3 4 5
4. Dịch vụ lƣu trú đầy đủ tiện nghi 1 2 3 4 5
5. Giá cả 1 2 3 4 5

4. Môi trƣờng du lịch


1. Ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân địa phƣơng cao 1 2 3 4 5
2. Mức độ ô nhiếm môi trƣờng thấp 1 2 3 4 5
3. Truyền thống văn hóa của địa phƣơng 1 2 3 4 5
4. Khí hậu trong lành, môi trƣờng sinh thái đa dạng 1 2 3 4 5
5. Điều kiện an ninh 1 2 3 4 5

Câu 11. Ông (Bà) có đồng ý với những nhận định sau đây? (Với 1: Rất ôn
ồn ý; 5:Rất ồn ý)
Ông (Bà) sẽ quay lại điểm du lịch cộng đồng 1 2 3 4 5
Ông (Bà) sẽ giới thiệu điểm du lịch cho bạn bè, ngƣời thân 1 2 3 4 5

109
Q14. Ngoài những ý kiến trên, Ông (Bà) có góp ý về các điểm du lịch cộng
đồng tại Cà Mau ?
…………………………………………………………………………………...

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC QUÝ BÁU CỦA QUÝ ÔNG (BÀ)!

110
PHỤ LỤC : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI HỘ DU
LỊCH CỘNG DỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU.
Số phiếu :
Ngày thu thập:
Ngƣời thu thập :

BẢNG PHỎNG VẤN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG


TẠI CÀ MAU
Ngày phỏng vấn:…………………. Điểm du lịch:

Kính thƣa Quý Ông (Bà),


Tôi đang thực hiện đề tài G ả p pp t tr u s t tạ
t C M u, nhằm giúp các cơ quan quản lý và các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng
tìm ra giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Ý kiến của quý Ông (Bà) sẽ là cơ sở
quan trọng cho đề tài nói riêng và sự phát triển du lịch cộng đồng Cà Mau nói chung.
Chúng tôi cam kết những thông tin này đƣợc bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!

Q1. Ông bà kinh doanh theo mô hình nào?


Tự kinh doanh 1 Đƣợc tổ chức hệ thống 2

Q2. Nếu tự đánh giá, theo Ông/Bà thu nhập hiện tại của mình:
Cao 1 Thấp 4
Trung Bình 2

Q3. Ông/Bà có hiểu về DLST cộng đồng không?


Có 1 Không biết 4
Biết chút ít 2
111
Q4. Ông/Bà hiện có đang tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và
các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng nơi mình sinh sống không?
Có 1 Quan tâm nhƣng chƣa đƣợc hƣớng dẫn 3
Không 2

Q5. Ông/Bà có sẵn sàng tham gia hoạt động DLST cộng đồng không
Rất sẵn sàng 1 Không muốn 3
Băn khoăn 2
Q6. Phát biểu nào dƣới đây phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ông (Bà)
trong vòng hai năm tới:
Có kế hoạch giảm qui mô
Có kế hoạch tăng qui mô kinh doanh 1 3
kinh doanh
Sẽ tiếp tục kinh doanh với qui mô hiện Có kế hoạch đóng cửa
2 4
tại doanh nghiệp

Q7. Ông/Bà vui lòng cho biết ít nhất 3 thế mạnh về điểm du lịch của mình?
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………
Q8. Ông/Bà vui lòng cho các yếu tố trở ngại và khó khăn tại điểm du lịch của
mình?
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………

112
Q9. Để phát triển điểm du lịch của mình, Ông/Bà có kiến nghị gì đối với các
đơn vị quản lý du lịch tỉnh Cà Mau?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC QUÝ BÁU CỦA QUÝ ÔNG (BÀ)!

113
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Vườ quố Mũ C M u (Ả t ả)

Vườ quố UM Hạ (Ả t ả)

114
C ợ Nổ C M u (Ả I ter et)

Lễ H N Ô (Ả t ả)

115
L

Làng ếu Tâ T (Ả Tru tâm t t xú t ế u t C


Mau)

Du V ệt K ều trả ệm “C p Đì (Ả T ả)

116
Ẩm t ự ặ sả C M u (Ả T ả)

Du quố tế trả ệm “C N (Ả Tru tâm t t xú


tế u t C M u)
117
K sạ Mườ T C M u (Ả T ả)

Đ m u s t Mườ N ọt (Ả T ả)

118
Mật Rum CM, Sả p ẩm ệp t t u b u ấp t ăm
0 5 (Ả T ả)

119

You might also like