You are on page 1of 126

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ BẢO YẾN

QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN


TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ BẢO YẾN

QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN


TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

Ngành: Lịch sử Việt Nam


Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. KIM NGỌC THU TRANG

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Quan hệ Việt Nam - Thái
Lan từ năm 2009 đến năm 2016” dưới sự hướng dẫn của TS. Kim Ngọc Thu
Trang là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực, không trùng lặp với những công trình đã công bố trước đây.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Bảo Yến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo -
TS Kim Ngọc Thu Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử
Việt Nam và Thế giới khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban Thái Lan, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thư viện
Quốc gia Việt Nam và một số cơ quan khác đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả
trong quá trình tìm tư liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Thị Bảo Yến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN ...................8
1.1. Cơ sở tự nhiên, kinh tế, văn hóa và tộc người .............................................. 8
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................. 8
1.1.2. Kinh tế, văn hóa ......................................................................................... 9
1.1.3. Quan hệ tộc người.................................................................................... 10
1.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trước năm 2009.......................................... 11
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954 ....................................................................... 11
1.2.2. Giai đoạn 1954 - 1975 ............................................................................. 14
1.2.3. Giai đoạn 1976 - 2009 ............................................................................. 16
1.3. Bối cảnh thế giới và khu vực của quan hệ Việt Nam - Thái Lan ............... 22
1.3.1. Sự chuyển biến của tình hình thế giới ..................................................... 22
1.3.2. Bối cảnh khu vực ..................................................................................... 27
1.3.3. Tình hình Việt Nam và Thái Lan ............................................................ 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN (2009 - 2016) ...... 33
2.1. Quan hệ chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan ........................................ 33
2.1.1. Về chính trị .............................................................................................. 33
2.1.2. Về an ninh - quốc phòng.......................................................................... 43
2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan ........................................................ 50
2.2.1. Quan hệ thương mại và đầu tư ................................................................ 50
2.2.2. Hợp tác phát triển du lịch ........................................................................ 57
2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Thái Lan ....................................... 63
2.3.1. Về văn hóa ............................................................................................... 63
2.3.2. Về giáo dục .............................................................................................. 70
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 73
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN (2009 - 2016) ...... 75
3.1. Thành tựu và hạn chế của quan hệ Việt Nam - Thái Lan ........................... 75
3.1.1. Thành tựu ................................................................................................. 75
3.1.2. Hạn chế .................................................................................................... 79
3.2. Tác động của quan hệ Việt Nam - Thái Lan .............................................. 81
3.2.1. Đối với khu vực ....................................................................................... 81
3.2.2. Đối với Việt Nam và Thái Lan ................................................................ 83
3.3. Triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Thái Lan ........................... 86
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 86
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................... 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 90
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN..................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 94
PHỤ LỤC.............................................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACMECS : Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao


Phraya - Mê Kông
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
ĐH KHXV&NV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
EAS : Hội nghị cấp cao Đông Á
EWEC : Hành lang kinh tế Đông - Tây
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GASS : Học viện Khoa học Xã hội
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
GMS : Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
KHKT : Khoa học kĩ thuật
MICE : Hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho
nhân viên, đối tác
Nxb : Nhà xuất bản
PRD : Cục Quan hệ công chúng Thái Lan
TAT : Tổng cục du lịch Thái Lan
Tr : Trang
VHTT&DL : Văn hóa thể thao và du lịch
VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch buôn bán hàng năm của Thái Lan với Việt Nam
(2009 - 2017)............................................................................................ 51
Bảng 2.2: Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan 6
tháng đầu năm 2016 ...................................................................... 52
Bảng 2.3: Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 6 tháng
đầu năm 2016 ................................................................................ 53
Bảng 2.4: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2016........ 55
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt
Nam (2009 - 2016) ........................................................................ 59
Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng khách du lịch Việt Nam đến Thái
Lan (2009 - 2016) .......................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự gần kề về vị trí địa lí, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, có những
nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo tiền đề hình thành
quan hệ Việt Nam và Thái Lan.
Quan hệ Việt Nam và Thái Lan (Xiêm) chính thức được xác lập ngày
6/8/1976 trong chuyến đi thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Thái Lan - Bhichai
Rattacun. Trong chuyến thăm này, Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan đã được kí kết tại Hà Nội. Kể từ đó,
quan hệ hai nước trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, có lúc hợp
tác tốt đẹp, có khi đối đầu gay gắt, nhất là vào cuối những năm 1980, xoay
quanh “Vấn đề Campuchia”. Năm 1995, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN,
quan hệ hai nước vượt qua nhiều thách thức, ngày càng được củng cố và phát
triển, nhất là từ khi ra Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Thái
Lan trong thập niên đầu thế kỷ XXI tháng 2/2004. Tháng 6/2013 trong chuyến
thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Thái Lan đã
chính thức nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược” và trở thành hai nước đầu
tiên trong khối ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhau. Tiếp đó,
trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan - Prayut
Chanocha tháng 11/2014, hai bên đã ký Chương trình hành động triển khai
quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018.
Để tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác, hai nước cũng thường
xuyên trao đổi các đoàn cấp cao thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau.
Thông qua đó, nhiều cơ chế hợp tác song phương đã được thông qua và hoạt
động rất hiệu quả. Đến nay, hai nước đã ký hơn 50 hiệp định, thỏa thuận hợp
tác, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Đặc
biệt, lãnh đạo cấp cao hai nước chỉ đạo rất sát sao việc thực hiện tất cả 21 lĩnh
vực hợp tác đã được thỏa thuận trong Chương trình hành động triển khai quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014 - 2018. Đầu năm 2015, hai bên nhất trí
mở kênh hợp tác lao động - một lĩnh vực mới mà hai nước đang phối hợp chặt
chẽ để triển khai.
Mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai
nước và khu vực. Thông qua quan hệ song phương, Việt Nam và Thái Lan là
yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nhau. Cùng là thành viên của
ASEAN, quan hệ này đóng vai trò nổi bật và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các xu
thế phát triển quan hệ ở Đông Nam Á. Việc nghiên cứu về quan hệ Việt Nam -
Thái Lan từ 2009 đến 2016 không chỉ góp phần làm rõ về cơ sở và quá trình
hình thành quan hệ hai nước mà quan trọng hơn là đi sâu nghiên cứu thực trạng
và những thành tựu quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, giáo dục, xã hội. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm thúc
đẩy quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong tương lai.
Với ý nghĩa lịch sử như vậy, chúng tôi chọn“ Quan hệ Việt Nam - Thái
Lan từ năm 2009 đến năm 2016” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hi
vọng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra ở trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các tác giả Việt Nam
Các nhà khoa học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về quan hệ Việt
Nam - Thái Lan nhưng số lượng các công trình nghiên cứu chưa nhiều và cho đến
nay chưa có một công trình riêng biệt nào về quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ năm
2009 đến năm 2016. Có thể dẫn ra đây một số tác giả và công trình tiêu biểu như:
Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90” do tác giả
Nguyễn Tương Lai chủ biên, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã
hội xuất bản năm 2001 đề cập đến quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong các lĩnh
vực chủ yếu: chính trị, kinh tế, văn hóa, đồng thời phân tích chính sách của các
nước lớn cũng như triển vọng, thách thức của quan hệ hai nước trong thế kỉ XXI.
Cuốn sách “Hội thảo quan hệ Việt Nam - Thái Lan hướng tới tương lai”,
do tác giả Vũ Dương Huân chủ biên, Học Viện Quan hệ quốc tế xuất bản năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2001 là công trình tập hợp các bài viết tại Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt
Nam- Thái Lan: Hướng tới tương lai”. Các bài viết đã khái quát lại những bước
phát triển của quan hệ hai nước trong một phần tư thế kỉ qua, rút ra những bài
học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Cuốn sách “Việt Nam - ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương” của
Giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004
đã khái quát quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó quan hệ Việt
Nam - Thái Lan là một nội dung quan trọng được giáo sư phân tích và đánh giá
cụ thể.
Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976 - 2000” của tác giả Hoàng
Khắc Nam,Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007 đã đề cập đến các cơ sở hình thành và quan hệ Việt Nam - Thái Lan
qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cuốn sách “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan” của
tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã
hội xuất bản năm 2007 đã giới thiệu về Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói
chung và ở Thái Lan nói riêng, góp phần vào việc làm rõ hơn nữa vai trò của
Cộng đồng người Việt ở Thái Lan trong sự phát triển mối quan hệ Việt - Thái.
Công trình “Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: Việt Nam - Thái Lan: Xây
dựng quan hệ đối tác chiến lược vững chắc thời kỳ hội nhập quốc tế và liên kết
khu vực” do Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
2017 là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả đề cập đến các lĩnh vực; lịch sử,
chính trị, văn hóa, kinh tế, quan hệ ngoại giao, văn học, ngôn ngữ, tập trung
làm sáng tỏ mối quan hệ hai nước Việt Nam - Thái Lan trong 40 năm qua và
rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước
trong tương lai.
Ngoài ra, còn phải kể đến các bài báo đăng trên các tạp chí như: “Việt
Nam và Thái Lan: Tiến tới mối quan hệ đối tác ổn định, lâu dài trong thế kỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
21” của tác giả Lê Văn Lương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3, năm
2001 đã khái quát lại chặng đường 25 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa hai nước từ 1976 đến nay. “Vài nét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan
những năm đầu thế kỉ XXI” của Nguyễn Thị Hoàn, đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á số 1 năm 2005 trình bày đôi nét về quan hệ hợp tác chính trị
ngoại giao, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai
nước Việt Nam - Thái Lan trong những năm đầu thế kỉ XXI. “30 năm quan hệ
Việt Nam - Thái Lan”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm
2006 của Nguyễn Thị Quế đã khái quát lại những mốc lịch sử trong quan hệ hai
nước 30 năm qua trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ
thuật... và những hợp tác của hai nước; “Cơ sở và triển vọng mở rộng quan hệ
hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong thế kỉ 21” của tác giả Luận Thùy Dương,
đăng trên Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, số 3, năm 2001 đã trình bày về mối quan
hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX và đánh giá triển
vọng của mối quan hệ hợp tác này; “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan”,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 4 năm 2015 của tác giả Hà Lê Huyền, tập trung
phân tích lĩnh vực thương mại và đầu tư, từ đó đưa ra những nhận xét tổng
quan về thành tựu và tồn tại trong quan hệ kinh tế của Việt Nam - Thái Lan
trong vòng 20 năm (1991-2011).
Ngoài ra, còn phải kể đến các đề tài, luận văn, luận án của các tác giả cũng
góp phần cung cấp thêm kiến thức để chúng tôi nghiên cứu, hoàn thành luận
văn: Luận án “Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-2000)”
của tác giả Hoàng Khắc Nam, 2004; Luận văn Thạc sĩ “Quan hệ Việt Nam-
Thái Lan 2000-2009” của tác giả Hà Lê Huyền; Đề tài cấp Viện “Quan hệ
chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan10 năm đầu thế kỉ XXI” của tác giả Hà
Lê Huyền, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2015; Luận án Tiến sĩ
“Quan hệ Thái Lan- Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011” của tác giả Hà Lê
Huyền, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2016.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2. Các tác giả Thái Lan
Để nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi đã tiếp cận với một số
công trình nghiên cứu của người Thái.
Bài viết “25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan - Việt Nam”,
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6, năm 2001 của tác giả
người Thái - Thanyathip Sripanana. Bài viết đã khái quát mối quan hệ bang
giao giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan và đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1976-2004)” của
tác giả Thái Lan - Thananan Boonwanna, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, 2008 đã khái quát quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1989, đưa ra những quan điểm của nhân dân và lãnh đạo Thái Lan về lịch sử
quan hệ hai nước.
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan
và Việt Nam từ năm 1995 đến nay” của tác giả Jirayoot Seemung, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2014 đã làm rõ mối quan hệ hai nước
về vấn đề thương mại và đầu tư, từ đó dự báo và đưa ra các giải pháp cụ thể
thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài,
tôi nhận thấy các nguồn tài liệu trên đã đề cập khá toàn diện và sâu sắc về mối
quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ trước năm 1945 đến thập niên đầu thế kỉ XXI,
nhưng chưa có công trình riêng biệt nào nghiên cứu về quan hệ hai nước từ
năm 2009 đến 2016. Tuy nhiên, những công trình trên là nguồn tài liệu vô cùng
quý giá, có ý nghĩa với tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nguồn tư liệu đó, đề tài “Quan hệ Việt
Nam - Thái Lan từ năm 2009 đến năm 2016” góp phần làm rõ mối quan hệ Việt
Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - giáo dục
và đưa ra những nhận định về mối quan hệ này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ
năm 2009 đến năm 2016.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về mối quan hệ hợp tác giữa
hai nước Việt Nam và Thái Lan. Luận văn làm rõ các vấn đề sau:
- Khái quát cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam - Thái Lan.
- Phân tích mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ năm 2009 đến 2016 trên
các lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Rút ra các nhận xét, đánh giá mối quan hệ Việt Nam- Thái Lan và những
triển vọng, thách thức.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Việt Nam và Thái Lan
- Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2016. Tuy nhiên, để đảm bảo tính
khoa học và chặt chẽ, chúng tôi đã mở rộng phạm vi thời gian về trước năm 2009
nhằm tìm hiểu cơ sở hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Thứ nhất, các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn bản chính
thức của Chính Phủ, Bộ ngoại giao hai nước, các Báo cáo của Bộ văn hóa thể
thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và Thái Lan trên
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục,...đặc biệt là trong thời
kì lịch sử mà Luận văn hướng tới.
Ngoài ra, chúng tôi cũng dựa trên các nguồn tài liệu của Thông tấn xã Việt
Nam, các thông tin trên trang web của Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngược lại, một số bài viết trên các báo chính thống của Việt Nam,... để phục vụ
cho đề tài nghiên cứu của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, còn sử dụng các
phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm rút ra những nhận
định và đánh giá khoa học.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống
về hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội giữa Việt Nam - Thái
Lan từ 2009 đến 2016.
- Luận văn có thể sử dụng như một công trình tham khảo, phục vụ cho
việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Đông Nam Á,
lịch sử Thái Lan,...
- Luận văn là cứ liệu lịch sử khẳng định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Thái
Lan trong quá khứ và hiện tại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam - Thái Lan
Chương 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam - Thái Lan (2009 - 2016)
Chương 3: Nhận xét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan (2009 - 2016)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN

1.1. Cơ sở tự nhiên, kinh tế, văn hóa và tộc người


Mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan vốn được hình thành từ rất sớm trong
lịch sử thông qua những cuộc tiếp xúc buôn bán đầu tiên giữa hai bên (thế kỉ
XIII) và được kéo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử [71]. “Mối quan hệ giữa Việt
Nam và Thái Lan không chỉ vì việc quan tâm đầy đủ đến quan hệ láng giềng là
cần thiết và vô cùng quan trọng. Có sự hội nhập tốt trong khu vực mới có điều
kiện thuận lợi cho sự hội nhập với thế giới mà ở cả hai quốc gia đều tìm thấy
được những điểm tương đồng, lợi ích đôi bên và tiếng nói chung từ trong quá
khứ đến thời điểm hiện tại” [71].
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Việt Nam và Thái Lan đều là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á
và có vị trí địa lý khá gần nhau. Hơn nữa, giữa hai nước lại có các đường giao
thông tự nhiên tương đối thuận lợi như sông Mê Công và đường biển ven bờ. Đó
là một trong những điều kiện thuận lợi để mối quan hệ này được hình thành trong
lịch sử cả về mặt giữa nhân dân với nhân dân và giữa nhà nước với nhà nước, cả
về quan hệ kinh tế lẫn quan hệ về chính trị. Tình gần gũi này được thể hiện trong
các thư từ qua lại giữa vua Xiêm và chúa Nguyễn, đều thấy sự xuất hiện những
lần ghi nhận về tính chất “láng giềng” hay “hàng xóm” giữa hai nước. Trong một
bức thư vua Xiêm gửi cho chúa Nguyễn đã từng viết rằng “Nước An Nam và nước
Xiêm cùng ở về một dải đường biển, cùng chung một trời. Hai nước tuy xa cách
nhau nhưng cũng như đứng một đất nước” [36, tr. 22].
Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Thái Lan và Việt Nam cùng có kiến tạo địa lý tương đối
giống nhau, cùng có độ dốc thoai thoải ra phía biển, có địa hình đa dạng gồm
các vùng rừng núi, cao nguyên và đồng bằng, trong đó đồng bằng là chủ yếu.

8
Về khí hậu: Việt Nam và Thái Lan đều nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới gió mùa rất thuần lợi cho nghề trồng trọt. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Một
năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Về sông ngòi: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với khoảng 2360
con sông nhưng phải kể đến hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long
đã tạo nên những lưu vực lớn, những vựa lúa trù phú cho đất nước. Trong khi
đó, những con sông lớn như Chao Phraya và Mê Công cũng đem lại khả năng
thủy nông và nguồn thủy lợi phong phú cho Thái Lan.
Về khoáng sản: Ở Việt Nam, khoáng sản được phân bố ở nhiều nơi, khá
phong phú và đa dạng như: than đá bôxít, thiếc, sắt, vàng, bạc, đồng,
apatit,...Thái Lan cũng thuộc khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là
giàu vonphram, thiếc, ga tự nhiên, chì, thạch cao…
Không những thế, hệ sinh thái của hai nước cũng có những điểm tương
đồng. Đều có hệ sinh thái động thực vật phát triển phong phú, đa dạng về
chủng loại, số lượng và chất lượng.
1.1.2. Kinh tế, văn hóa
Những yếu tố về địa hình và điều kiện tự nhiên đã quy định điểm giống
nhau về hệ sinh thái và cơ cấu cây trồng khiến cho cơ cấu kinh tế của hai nước
cũng có nét tương đồng. Đó là cơ cấu kinh tế đa dạng gồm nông, lâm, ngư
nghiệp, chủ yếu là nông nghiệp lúa nước.
Do yếu tố địa lí và kinh tế, nền văn hóa cổ truyền của người Việt và người
Thái đều mang đậm màu sắc nông nghiệp - nền văn hóa lúa nước. Hơn thế nữa,
Việt Nam và Thái Lan đều nằm trong khu vực giao thoa của văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ trên nền văn hóa bản địa, nên cùng tiếp nhận giáo lý Phật giáo.
Sau này, cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây.
Sự gần gũi và tương đồng về văn hóa giữa hai nước hiện diện trong suốt
quá trình lịch sử, từ quá khứ đến hiện tại đã tạo cơ sở cho mối quan hệ giao lưu
giữa cư dân hai nước trở nên gần gũi hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện cần thiết
để phát triển quan hệ và hạn chế những tranh chấp.

9
Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi nước lại có những nét văn hóa đặc
sắc, hấp dẫn riêng. Nói đến Việt Nam, nhân dân Thái Lan vô cùng khâm phục
một dân tộc anh hùng, bất khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, từ các thế
lực phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cùng với đó là
những nét ẩm thực độc đáo mang đặc trưng của từng vùng miền; các lễ hội
truyền thống như Tết cổ truyền, lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội
chùa Bái Đính, hội Lồng Tồng,....; tà áo dài truyền thống của người Việt. Còn
nhắc đến Thái Lan, nhân dân Việt Nam ấn tượng về một “Đất nước của áo cà
sa vàng”, một đất nước tuyệt đại đa số dân chúng theo đạo Phật, với những
ngôi chùa tháp nổi tiếng, những địa danh nổi tiếng thu hút hàng nghìn khách du
lịch từ khắp thế giới đến thăm quan (Chiang Rai, Chiang Khong, Chiang Saen),
với những lễ hội truyền thống như lễ hội Hoàng gia, Tết Thái Lan, lễ hội Khao
Phansa... Những sự khác biệt này tạo điều kiện cho nhân dân hai nước có thêm
cơ hội tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo của nhau.
Như vậy, cơ sở về kinh tế và văn hóa cũng góp phần xây dựng nên mối
quan hệ Việt Nam - Thái Lan với đặc trưng nền nông nghiệp lúa nước, từ đó
cũng tạo nên những nét tương đồng về văn hóa, tạo điều kiện giao lưu văn hóa
giữa hai dân tộc.
1.1.3. Quan hệ tộc người
Sự gần gũi về mặt địa lý, tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hóa đã tạo nên mối quan hệ cộng đồng giữa hai nhà nước. Trong lịch sử, đã có
nhiều cuộc thiên di của người Thái sang đất Việt và người Việt sang đất Thái.
Trước khi lập quốc trên phần đất Thái Lan ngày nay vào thế kỉ XIII, người
Thái đã có một quá trình sinh sống lâu dài ở phía bắc Đông Dương và miền
Nam Trung Quốc, cùng địa vực với tộc Bách Việt [40, tr. 279]. Quá trình tiến
xuống phía Nam đã giúp họ hòa nhập dần với cư dân bản địa và các tộc người
Việt. Từ thế kỉ VIII và nhất là trong đợt thiên di thế kỷ IX - X, người Thái đã di
cư đến thượng nguồn sông Đà và hình thành những điểm tụ cư ở vùng Tây Bắc
Việt Nam [36, tr. 28].

10
Ngược lại, người Việt cũng thiên di sang Thái Lan từ lâu đời. Lịch sử đã
ghi nhận một số đợt di cư của người Việt đến Xiêm (Thái Lan). Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng những nhóm người Việt đầu tiên định cư ở Ayuthaya từ
thế kỉ XVII. Đến thời kì Thônburi (1767 - 1782), thời kỳ Băng Cốc (từ triều đại
Rama I đến Rama III) đã hình thành một cộng đồng người Việt đông đảo ở
Thái Lan [43, tr. 6], xuất hiện các “Làng Việt Nam” hay “Trại Việt Nam”.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -
1914), chính sách bóc lột nặng nề của Pháp đã khiến hàng loạt người dân ở
miền Bắc và miền Trung phải bỏ chạy sang Thái Lan. Thêm vào đó, sự thất bại
của các phong trào yêu nước như Duy tân năm 1908, Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930
- 1931 và những cuộc khởi nghĩa khác, nhiều người yêu nước Việt Nam đã
sang Thái Lan tránh sự đàn áp của Pháp. Thái Lan cũng là địa bàn có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, là nơi Nguyễn Ái Quốc đã
dừng chân một thời gian để hoạt động cách mạng. Như vậy, từ đầu thế kỉ XX
cho đến năm 1945, người Việt nhập cư vào Thái Lan mang cả màu sắc chính trị
chứ không chỉ đơn thuần về kinh tế.
Trong những năm 1945 - 1946, diễn ra đợt di cư lớn nhất của người Việt
vào vùng Đông Bắc Thái Lan. Theo số liệu thống kê của cảnh sát Thái Lan, số
lượng người Việt di cư từ Lào và Campuchia sang Thái Lan giai đoạn 1945 -
1946 khoảng 46.700 người và khoảng 13.000 gia đình [43, tr. 7]. Chính sự
thiên di đó đã tạo nên những giao thoa kinh tế, văn hóa, là sợi dây liên hệ giữa
hai quốc gia và tạo cơ sở cho mối quan hệ kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội
giữa hai nhà nước.
Như vậy, với những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và vai trò của cộng đồng các tộc người ở mỗi nước đã tạo nên
mối liên hệ giữa hai quốc gia và tạo sự gần gũi giữa hai cộng đồng.
1.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trước năm 2009
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Quan hệ Việt Nam - Thái Lan được hình thành từ rất sớm thông qua con
đường buôn bán. Dưới vương triều Sukhothai (1238 - 1583), thương nhân

11
Xiêm đã vào cảng Vân Đồn để tiến hành trao đổi các sản phẩm có giá trị
thương mại như gốm sứ và tơ lụa…Trên cơ sở các quan hệ về thương mại,
quan hệ bang giao cũng được thiết lập thông qua những hoạt động trao đổi sứ
giả [18, tr. 17]. Dưới thời Lý Cao Tông, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Việt Nam
để đặt quan hệ ngoại giao [33, tr. 328]. Dưới thời Trần, thuyền buôn của nước
Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán, dâng các vật lạ. Thời Lê sơ, triều đình còn
tuyên bố giảm một nửa thuế buôn bán cho thương nhân Xiêm. Mối quan hệ này
được duy trì nhiều thế kỉ sau đó. Trong thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh đến
thời kì Tây Sơn, quan hệ giữa Xiêm và Đại Việt chủ yếu diễn ra ở Đàng Trong.
Quan hệ Thái Lan và Việt Nam được xác lập chính thức từ những năm
đầu thời kì Băng Cốc của Thái Lan (tương đương với thời kì Gia Long - Minh
Mạng của Việt Nam những năm 1782 - 1833). Năm 1789 và 1793, khi Xiêm có
nạn đói và yêu cầu được mua gạo, Nguyễn Ánh đã ra lệnh cho hơn 8.800
phương gạo (1 phương = 13 thăng hoặc 30 bát gạo gạt bằng miệng) hoặc ra
lệnh bán gạo cho người Xiêm [36, tr. 31].
Đặc biệt, từ thời Gia Long, quan hệ thương mại diễn ra khá sôi nổi, đặc
biệt thế kỷ XIX, hằng năm có khoảng 40 đến 50 thuyền buôn của Xiêm đến
buôn bán tại Việt Nam [18, tr. 17].
Thế kỉ XIX, cũng chứng kiến sự lớn mạnh của hai nhà nước phong kiến
Xiêm - Đại Việt trên bán đảo Trung - Ấn với những mối quan hệ lúc hòa hiếu,
lúc căng thẳng. Mối quan hệ thời kì này chủ yếu là mối quan hệ thù địch bởi vì
cả hai nhà nước phong kiến này đều có chung một tham vọng là bành trướng
thế lực và gây ảnh hưởng sang các nước nhỏ xung quanh. Những cuộc chiến
tranh Xiêm - Việt đã xảy ra ở Chăm Pa, Lào, trên vùng đất Hà Tiên và đặc biệt
là cuộc chiến kéo dài suốt 15 năm (1818 - 1833) ở Campuchia [29, tr. 59].
Khi thực dân phương Tây đặt ách thống trị lên các nước Đông Nam Á (từ
năm 1883 đến năm 1945) thì mối quan hệ Việt Nam- Thái Lan có nhiều điểm
mới. Lúc này Việt Nam (cùng với Lào và Campuchia), bị thực dân Pháp xâm
chiếm và đô hộ, nhân dân ba nước đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp

12
giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong khi đó, Xiêm (Thái Lan) vẫn giữ
được độc lập nhưng trở thành “khu vực đệm” giữa hai nước Anh và Pháp nên
ngoại giao có phần hạn chế. Thời kì này, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên
cơ sở quan hệ nhà nước - nhà nước đã không còn nhưng thay vào đó là quan hệ
nhân dân - nhân dân. Nhiều người Việt Nam bị đàn áp hoặc không chịu nổi sự
bóc lột của thực dân Pháp đã sang Xiêm sinh sống. Khi phong trào trong nước
bị thực dân Pháp đàn áp, nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Quảng,
Đặng Tử Kính....đã sang Xiêm nương náu. Xiêm còn là cơ sở quan trọng cho
hoạt đông cách mạng của Việt Nam. Năm 1925, sau khi thành lập Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã cử Hồ Tùng Mậu sang Xiêm
để gây dựng và tổ chức lực lượng. Chính vì vậy, trong năm 1925, chi hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên đã được thành lập ở Xiêm. Năm 1928, Nguyễn Ái
Quốc đến Xiêm vận động kiều bào tham gia cách mạng, lập Hội Thân ái Việt
Nam và ra tờ tuần báo “Thân ái ”. Như vậy, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan
tuy bị chi phối bởi các thế lực bên ngoài nhưng vẫn thể hiện sự đoàn kết và
tương trợ lẫn nhau trong thời kì này.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đánh dấu Việt Nam trở thành một nước độc lập tự do.
Mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan cũng bước sang một chương mới, đó là quan
hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền ở Đông Nam Á.
Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. Nhân dân Việt
Nam tiếp tục đứng lên đấu tranh chống Pháp xâm lược. Khi thực dân Pháp mở
cuộc tấn công lớn vào Lào, hàng vạn kiều bào Việt Nam ở Lào đã di cư sang
đất Thái. Tại đây, người Việt được Chính phủ và nhân dân Thái Lan tạo điều
kiện và giúp đỡ về chỗ ở, lương thực, thuốc men, đất đai và việc làm. Trong
thời gian cầm quyền của chính phủ tiến bộ Pridi Phanomyong và chính phủ
dân sự Khuong Apaivong, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đặt được
cơ quan đại diện đầu tiên tại Băng Cốc và đi vào hoạt động từ ngày

13
14/4/1947. Tháng 2/1948, cơ quan thông tin của Việt Nam được thiết lập tại
Băng Cốc [36, tr. 52].
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô
điều kiện đã làm cho Nghị viện Thái Lan vô cùng hoang mang bởi Thái Lan là
một nước thân Nhật. Lợi dụng cơ hội này, Anh đã vào chiếm đóng Thái Lan
với âm mưu khôi phục địa vị của mình ở Thái Lan. Tuy nhiên, Mĩ đã tìm mọi
cách gạt Anh và Pháp ra khỏi Thái Lan và tuyên bố không coi Thái Lan là nước
bại trận thù địch mà là nước bị phát xít Nhật chiếm đóng cần được giải phóng.
Do đó, Thái Lan bước ra khỏi chiến tranh mà không chịu sự trừng phạt và bắt
đầu từ đây đã hoàn toàn chịu sự tác động trực tiếp của Mỹ [30, tr. 61] .
Cuộc đảo chính ngày 8/11/1947 ở Thái Lan của Phibun đã hoàn toàn loại
bỏ phái Pridi và chấm dứt giai đoạn ngắn ngủi tốt đẹp về mối quan hệ Việt
Nam - Thái Lan mà thay vào đó là mối quan hệ thù địch. Tháng 2/1950, Phibun
công khai bày tỏ lập trường chống cộng sản, tuyên bố công nhận chính quyền
bù nhìn Bảo Đại do Pháp lập nên. Năm 1951, Phibun yêu cầu Việt Nam chấm
dứt các hoạt động tuyên truyền chống Pháp của Việt Nam trên toàn lãnh thổ
Thái Lan và buộc Việt Nam đóng cửa cơ quan đại diện ở thủ đô Băng Cốc.
Tháng 9 - 1952, chính phủ Thái Lan ban hành “Luật chống cộng sản” và tiến
hành đàn áp và thu hẹp phạm vi cư trú của Việt kiều, mở đầu thời kì căng thẳng
trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan.
1.2.2. Giai đoạn 1954 - 1975
Thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 và Hiệp định
Giơnevơ đã chấm dứt sự tồn tại của Pháp ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến
chống Pháp của Việt Nam đã giành thắng lợi. Tuy nhiên, ngay sau đó Mĩ nhảy
vào xâm lược, Việt Nam đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Lúc này, Thái Lan là một nước theo chủ nghĩa tư bản và ngày càng lệ thuộc đế
quốc Mĩ. Vì vậy, trong suốt thời kì Việt Nam kháng chiến chống Mĩ, mối quan
hệ Việt Nam - Thái Lan chủ yếu là quan hệ đối đầu.

14
Sau năm 1954, giới cầm quyền Thái Lan tiếp tục tăng cường đàn áp Việt
kiều, hợp tác chặt chẽ với Mĩ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình
Diệm - chính quyền tay sai của Mĩ. Ngoài ra, Nhật Bản, Tây Đức và Anh cũng
tăng viện trợ cho Thái Lan. Với sự thâu tóm về kinh tế và căng thẳng về chính
trị, từ những năm 60 của thế kỷ XX, Thái Lan đã thực sự trở thành một căn cứ
quân sự của Mĩ. Trên lãnh thổ Thái Lan, 6 sân bay quân sự được xây dựng
trong đó có sân bay Utapao có thể đón nhận máy bay chiến lược B52 lên
xuống. Cảng Satahip trở thành quân cảng lớn nhất ở Thái Lan dành cho tàu
chiến Mĩ. Từ các căn cứ này, máy bay và tàu chiến Mĩ xuất kích đánh phá các
nước Đông Dương. Hơn thế nữa, Thái Lan còn trực tiếp tham gia vào cuộc
chiến tranh Đông Dương. Tháng 3/1967, một bộ phận sư đoàn “Rắn hổ mang”
gồm 2.300 lính Thái Lan được điều sang miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1968,
số binh lính Thái Lan ở chiến trường Việt Nam lên đến 5.200 người [18, tr.21].
Mức độ đối đầu trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan bắt đầu được giảm bớt
khi Hiệp định Pari được kí kết năm 1973. Với sự thay đổi về tình hình thế giới,
Thái Lan buộc phải xem xét lại chính sách với các nước Đông Dương. Tháng
3/1973, Thái Lan rút hoàn toàn quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam. Sự thất
bại của Mĩ ở Việt Nam và sự phản đối của dư luận về sự có mặt của Mĩ ở Thái
Lan đã khiến việc rút quân của Mĩ ở đây trở nên nhanh chóng. Bên cạnh những
tác động từ các nhân tố bên ngoài thì ngay trong nội bộ đất nước Thái Lan cũng
có những thay đổi dẫn đến sự điều chỉnh chính sách với các nước Đông Dương,
trong đó có Việt Nam. Tháng 2/1973, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần đầu
tiên nêu ra vấn đề quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, hội nghị
ngày 16/9/1973 đã kêu gọi thiết lập chương trình viện trợ và ủy ban phối hợp
về tái thiết Đông Dương. Một loạt các nước trước kia đứng cùng Thái Lan nay
đã bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Australia (26/2/1973),
Malaysia (18/3/1973), Singapo (1/8/1973), Nhật Bản (21/9/1973)...[36, tr. 67].
Trước cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975, căn cứ vào tình hình và yêu
cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lúc đó, chính phủ Việt Nam dân chủ

15
cộng hòa đã chủ trương cải thiện quan hệ với Thái Lan. Ngày 27/11/1974, Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi thư cho ngoại trưởng Thái Lan nêu
các vấn đề cải thiện quan hệ giữa hai nước và có sự phản hồi tích cực. Tháng
12/1974, Bộ Ngoại giao Thái Lan ra tuyên bố sẵn sàng đáp ứng đề nghị trao đổi
văn hóa của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Với tinh thần thiện chí,
ngày 25/1/1975, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam gửi thư cho Ngoại trưởng
Thái Lan nêu rõ sự sẵn sàng từ phía Việt Nam và đề nghị ba nguyên tắc cơ bản
đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Đó là bước quan trọng đầu
tiên trên phương diện nhà nước - nhà nước nhằm bình thường hóa quan hệ Việt
Nam - Thái Lan [36, tr. 69].
Đặc biệt, sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy năm 1975, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng có chuyển biến
theo chiều hướng tích cực hơn. Ngày 5/9/1975, Thủ tướng Thái Lan Kukrit
Pramoj đã phát biểu một cách rõ ràng và cụ thể: “Chúng ta vẫn theo đuổi chính
sách làm bạn với các nước láng giềng ...Thái Lan hi vọng sớm mở một cơ quan
liên lạc ở Hà Nội” [36, tr. 73].
1.2.3. Giai đoạn 1976 - 2009
Sau khi thoát khỏi chiến tranh, thống nhất đất nước, Việt Nam rất cần một
môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, chính sách ngoại
giao của Việt Nam là muốn hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có
Thái Lan. Tình hình quốc tế và khu vực cũng buộc Thái Lan phải điều chỉnh
chính sách ngoại giao của mình. Vì vậy, ngày 6/8/1976, Bộ trưởng ngoại giao
Thái Lan - Bhichai Rattakul đã tới Hà Nội cùng Bộ trưởng ngoại giao Việt
Nam Nguyễn Duy Trinh kí Thông cáo chung thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại
giao trên cơ sở Chính sách 4 điểm của Việt Nam đưa ra. Việc kí kết này đã thể
hiện rõ quyết tâm và thiện chí của hai nước muốn xóa bỏ những bất đồng trước
đó, bắt tay vào xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác cùng phát triển. Tuy
nhiên, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan duy trì tốt đẹp chưa được bao lâu thì
ngày 6/10/1976, Chính phủ thủ tướng Seni Pramoj bị thay bởi Chính phủ

16
Thanin Kraivichien - một nhân vật chống cộng rất cực đoan. Như vậy, mối
quan hệ Việt Nam - Thái Lan lại rơi vào bế tắc. Nhưng chỉ một năm sau, ngày
29/10/1977, Tướng Kriangsak Chomanan lên làm Thủ tướng và đã có chính
sách ngoại giao khuyến khích quan hệ hợp tác tìm hiểu lẫn nhau, chung sống
hòa bình. Ngày 2/12/1977, hai nước đã ra Thông cáo chung về quyết định bình
thường hóa quan hệ ngoại giao Thái Lan- Việt Nam [30, tr. 76]. Đặc biệt, trong
chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hai bên đã kí Tuyên bố
chung, mở ra một thời kỳ mới cho tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước.
Hai bên thoả thuận đẩy mạnh buôn bán, hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và
khuyến khích việc trao đổi văn hóa, hàng không dân dụng, bưu điện viễn
thông,y tế, thể dục thể thao, du lịch. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên hai nước
thiết lập được những quan hệ kinh tế chính thức về mặt nhà nước thông qua
việc kí những hiệp định thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong quan
hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan.
Tuy nhiên, từ 1979 đến 1985 quan hệ Việt Nam - Thái Lan lại rơi vào tình
trạng căng thẳng. Trước tội ác diệt chủng tàn bạo của Khơme Đỏ đối với nhân
dân Campuchia, ngày 7/1/1979, Việt Nam đưa quân tình nguyện sang
Campuchia nhằm giúp lực lượng yêu nước Campuchia đánh đổ chế độ Polpot,
cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Nhưng lòng tốt của Việt
Nam đã bị xuyên tạc thành “Việt Nam xâm lược Campuchia” hay “Mối đe dọa
của chủ nghĩa cộng sản”. Thái Lan có thái độ vô cùng gay gắt và cho rằng việc
quân đội của Việt Nam có mặt ở Campuchia đã đe dọa tới nền an ninh của Thái
Lan như lời tướng Prasong Soonsiri - Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia
Thái Lan nói: “Mối đe dọa trước mắt đối với Thái Lan là từ phía Việt Nam”
[36, tr. 108]. Vì vậy, Thái Lan đã dùng các hoạt động về chính trị, ngoại giao,
kinh tế để gây sức ép cho Việt Nam. Hơn thế nữa, Thái Lan còn tiếp tay cho
Trung Quốc ủng hộ Khơme Đỏ chống Việt Nam và Cộng hòa nhân dân
Campuchia.

17
Trong xu thế đối thoại hòa hoãn từ năm 1986 đến năm 1990, quan hệ Việt
Nam - Thái Lan ngày càng có xu hướng tăng cường đối thoại. Việc quân tình
nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia tháng 9/1989 đã làm mất lí do đối đầu
chính trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Cùng với đó, nhu cầu phát triển
trong nước đã thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng đi lên. Thủ
tướng Chatichai Choonhavan trong một cuộc họp báo ở Băng Cốc ngày
22/12/1988 đã tuyên bố: “Việc nhích lại gần với Việt Nam là một trong những
ưu tiên hàng đầu của tôi” [29, tr. 405]; “Biến Đông Dương từ chiến trường
thành thị trường”. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 2 - 1990, Ngoại trưởng
Siddhi khẳng định chính sách của Thái đối với Việt Nam đã chuyển từ giai
đoạn đối đầu sang giai đoạn hợp tác. Hai bên xúc tiến hợp tác trên một số lĩnh
vực như: dầu khí, ngân hàng, du lịch, chế biến nông sản, xuất khẩu
gạo.....Tháng 2/1988, hai bên mở thêm đường bay Thành phố Hồ Chí Minh -
Băng Cốc [24, tr. 36].
Từ năm 1991 đến 1995, quan hệ Việt Nam và Thái Lan đã có bước phát
triển mang tính bước ngoặt. Sau Chiến tranh lạnh, nhiều nhân tố mới đã tác
động đến quan hệ chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan. Sự hòa dịu trong môi
trường quốc tế, sự ổn định trong khu vực, sự thuận lợi trong nội tình của hai
nước đã thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Hai bên trao đổi nhiều đoàn
cấp cao, kí kết nhiều Hiệp định quan trọng. Đáng chú ý là các chuyến thăm
Việt Nam của Thái tử Vajiralongkorn (11/1992), Công chúa Sirindhorn
(2/1993), các Thủ tướng Anand Panyarachun (1/1992), Chuan Leekpai
(3/1994), Banharn Silapa - Archa (10/1995). Về Việt Nam có các chuyến thăm
của Tổng bí thư Đỗ Mười (10/1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (9/1991 và
7/1992) [24, tr. 36]. Nhiều hiệp định quan trọng đã được kí kết tạo cơ sở vững
chắc cho việc phát triển và tăng cường mối quan hệ song phương Việt Nam -
Thái Lan. Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư cũng tăng khá nhanh. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1995 gần 508,8 triệu USD [36, tr. 217]. Vấn đề

18
Việt kiều ở Thái Lan từng bước được giải quyết. Năm 1990, Thái Lan đề ra
chính sách cấp quốc tịch Thái cho con cháu Việt kiều tức là thế hệ thứ hai và
thứ ba.
Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Banda Seri Begawan của Brunei, Việt Nam đã
chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này đã mở ra cho mối quan
hệ Việt Nam - Thái Lan thêm nhiều cơ hội và điều kiện để tiếp tục phát triển.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước được tăng cường. Hai nước đã lập
Tổng Lãnh sự, Văn phòng thương mại, trao đổi tùy viên quân sự, các phái đoàn
văn hóa, khoa học, quân sự, an ninh... Các tổ chức hữu nghị như Hội hữu nghị
Thái Lan - Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan cũng đã được thành
lập ở mỗi nước. Về quan hệ kinh tế, tính đến 20/1/1997 đã có 94 dự án đầu tư
của Thái Lan vào Việt Nam, đưa tổng số vốn đầu tư của Thái Lan và Việt Nam
đạt 1.044 triệu USD, đứng trong hàng ngũ 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam. Lĩnh vực ngành đầu tư cũng được mở rộng. Ngoài nông nghiệp, dịch vụ
du lịch đã có thêm các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng, viễn thông.
Trong một số ngành, Thái Lan có đủ sức cạnh tranh với những đối tác nước
ngoài [45, tr.9]. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra từ tháng 7/1997 đã
làm cho Thái Lan lâm vào khó khăn trầm trọng: kinh tế giảm sút, tình trạng
nghèo đói, thất nghiệp gia tăng,... Mặc dù vậy, quan hệ Việt Nam - Thái Lan
vẫn được duy trì và đẩy mạnh. Để bày tỏ sự cảm thông và mong muốn cùng
nhau tìm biện pháp khôi phục kinh tế, ngày 6/10/1998, chủ tịch nước Trần Đức
Lương đã có chuyến thăm Thái Lan. Trong chuyến thăm này, hai chính phủ đã
kí kết Hiệp định hợp tác về tư pháp, pháp lý và Hiệp định về hợp tác phòng
chống ma túy. Hai bên còn thống nhất kế hoạch xây dựng và phát triển con
đường thương mại và công nghiệp nối bờ biển phía Đông của Thái Lan với
cảng Đà Nẵng của Việt Nam thông qua Lào [45, tr. 10].
Từ năm 2000 đến năm 2009, hai bên đã có nhiều chuyến thăm nhằm thắt
chặt tình đoàn kết và hữu nghị.Có thể kể đến các chuyến thăm của Việt Nam

19
tới Thái Lan: Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn An (9/2003), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006). Về phía Thái Lan:
Chuyến thăm chính thức của Ngoại trưởng Thái Surakiart Sathirathai thăm
chính thức (07/03/2001). Thủ tướng Surayud Chulanont đã thăm chính thức
Việt Nam sau khi nhậm chức (26/10/2006), dự Hội nghị cấp cao APEC 14 (18 -
19/11/2006). Thủ tướng Samak thăm chính thức Việt Nam (24/03/2008), Ngoại
trưởng Thái Lan - Kasit Piromya thăm chính thức Việt Nam (25/02/2009). Thủ
tướng Abhisit Vejjajiva thăm chính thức Việt Nam (10/07/2009). Đặc biệt,đã
diễn ra các chuyến thăm của Hoàng gia Thái như: Thái tử Maha Vajiralongkorn
(11/1992, 9/1997, 12/2007, 01/2008 và tháng 5/2008) và Công chúa Sirindhorn
(2/1993, 4/2000); Công chúa Chulabhond (11/1998, 5/1999, 6/2000, 11/2001,
2/2003, tháng 12/2003 và tháng 7/2008), Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hoàng gia
(4/2002). Ngoài ra, hai bên cũng đã có nhiều cuộc trao đổi đoàn giữa các Bộ,
ngành và địa phương.
Từ ngày 20 - 21/2/2004, Chính phủ hai nước đã tiến hành cuộc họp Nội
các chung lần thứ nhất tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) và tỉnh Na-khon
Phan-nom (Thái Lan). Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính
phủ Phan Văn Khải dẫn đầu và Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Thái Lan
do Thủ tướng Thaksin Shinawatra dẫn đầu.
Sau đảo chính quân sự tại Thái Lan ngày 19/9/2006, mức độ hoạt động
trong quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nước có phần chững lại song quan hệ
hợp tác trong các lĩnh vực khác nhất là kinh tế thương mại và đầu tư vẫn phát
triển tốt. Sau khi quân đội Thái Lan trao lại quyền hành cho Chính phủ dân sự,
ta tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ với Thái Lan. Hai nước chủ trương nối lại
một số cơ chế hợp tác, trong đó có cuộc họp Nhóm Công tác chung Chính trị -
An ninh Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3 đã được tổ chức tại Thái Lan từ 03 -
04/7/2008.

20
Năm 2009 là năm Thái Lan trải qua nhiều biến động về chính trị, cộng
thêm tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho nền kinh tế
Thái Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó, tình hình chính trị của Thái
Lan luôn trong tình trạng bất ổn kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 19/9/2006 -
lật đổ chính phủ của Thaksin Shinawatra và cuộc chiến đấu căng thẳng giữa
phe “áo đỏ” - những người ủng hộ Thaksin với phe “áo vàng” - gồm các lực
lượng bảo hoàng, tầng lớp trung lưu của khu vực thành thị và một số ít doanh
nhân muốn gạt bỏ tận gốc rễ những ảnh hưởng của Thaksin tới chính trị Thái
Lan. Phe áo đỏ đã tổ chức các cuộc biểu tình, gây ra các cuộc bạo loạn thách
thức quân đội, chiếm giữ các con đường xung quanh tòa nhà chính phủ, tấn
công vào các cơ quan công quyền... Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi
1000 người đã đột nhập vào trung tâm nơi tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN,
gây náo loạn, khiến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN phải tạm hoãn, buộc các nhà
lãnh đạo nước ngoài phải di tản. Sự kiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hình ảnh của Thái Lan trên trường quốc tế, vốn đã xấu đi từ năm 2006. Vai trò
của ASEAN và quan hệ giữa Thái Lan với các nước trong khu vực từ đó cũng
suy giảm theo. Tình hình đối ngoại cũng không mấy khả quan đó là tình trạng
căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia khi Thủ tướng Campuchia Hunsen đã
chính thức chỉ định cựu Thủ tướng Thaksin đến Campuchia lưu trú và làm cố
vấn kinh tế cho mình vào tháng 11/2009. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi
xảy ra sự kiện ngôi đền cổ Preah Vihear mà Thái Lan đòi giành chủ quyền
trong khi phán quyết quốc tế cho Campuchia được quyền làm chủ. Hai nước đã
có những hành động trả đũa lẫn nhau như: trục xuất đại sứ hai nước, chấm dứt
các hiệp định mua bán dầu mỏ, đóng cửa biên giới,...Tình hình kinh tế cũng
gặp đầy khó khăn và thử thách. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Phát triển
kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDB), tăng trưởng GDP của Thái Lan
trong quý I giảm 7,1 % so với cùng kỳ năm 2008, đây là mức giảm GDP lớn

21
nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 [27, tr. 4] Trước tình
hình đó, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách kích cầu, nhờ đó mà kinh
tế bắt đầu phục hồi kể từ quý III năm 2009.
Thái Lan và Việt Nam là hai nước láng giềng đều là thành viên của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á, có quan hệ ngoại giao từ lâu đời. Vì vậy, mọi
hành động của Thái Lan ít nhiều đều có ảnh hưởng đến Việt Nam và ngược lại.
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, kim ngạch
thương mại hai nước đến tháng 8/2009 đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 22,7% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan 808 triệu USD và
nhập gần 2,6 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến tháng 8/2009, Thái Lan có 208 dự án
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 5,7 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 88
quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam [70]. Hai nước tích cực hợp tác
tốt trong ASEAN, các diễn đàn khu vực và quốc tế; Tiếp tục duy trì cơ chế hợp
tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang
Đông - Tây, cũng như hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS,
GMS; Tăng cường hợp tác phát triển mạng giao thông kết nối qua Lào và
Campuchia; Đồng thời, có chính sách tích cực đối với cộng đồng người Việt.
1.3. Bối cảnh thế giới và khu vực của quan hệ Việt Nam - Thái Lan
1.3.1. Sự chuyển biến của tình hình thế giới
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng
Về chính trị: Cục diện chính trị thế giới đã có những thay đổi quan trọng.
Trật tự thế giới mới dần hình thành theo hướng “đa cực”, với sự vươn lên của
các cường quốc như Mĩ, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc… Các nước
lớn tiếp tục điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để phù hợp với tình hình
khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh tổng hợp.
Vị thế, sức mạnh và khả năng hành động đơn phương của Mĩ suy giảm.
Chiến tranh Iraq và chiến tranh chống khủng bố - trước hết là chống Al-Qeada -
Taliban không đem lại kết quả như Mĩ đề ra. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng

22
kinh tế từ năm 2008 đã khiến Mĩ phải điều chỉnh căn bản chiến lược toàn cầu
của mình, cụ thể: Rút khỏi Iraq để tập trung vào các vấn đề như mặt trận chống
Al-Qaeda - Taliban tại Afghanistan, vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, vấn đề vũ
khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên... Ngày 17/9/2009 Mĩ đi thêm một nước cờ
chiến lược nữa là quyết định rút bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu để tăng
thêm hòa hoãn với Nga (đã được Nga hưởng ứng) và tập trung cố gắng tìm
kiếm các khả năng xử lý vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran. Bước đi này còn
nhằm phân hóa bớt các thế lực gây sức ép khác đối với Mĩ. Quan hệ Mĩ - Nga
ấm hẳn lên cho thấy tầm vóc của quyết định 17/ 09/ 2009. Những cải cách
trong đối nội của nước Mĩ đang diễn ra càng làm rõ những thay đổi trong chiến
lược đối ngoại của nước này. Đối với vẫn đề Biển Đông, Mĩ khuyến khích giải
quyết những tranh chấp trên Biển Đông trên diễn đàn đa phương giữa các nước
liên quan ở Đông Nam Á. Trong cuộc điều trần về Biển Đông tháng 7/2009,
Thượng viện Mĩ đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Mĩ về tình hình Trung
Quốc ngày càng lấn át về kinh tế và quân sự ở khu vực này [73].
Liên minh châu Âu (EU) thể hiện vai trò độc lập hơn với Mĩ, các nước lớn
khác như Nga, Ấn Độ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò và lập
trường riêng của mình trong giải quyết các vấn đề về quốc tế. Xu thế đa cực
ngày càng phát triển rõ nét, quá trình liên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới
tiếp diễn mạnh mẽ, đa dạng, đan xen lẫn nhau.
Trong thập niên đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc là điểm nhấn
mang tính bước ngoặt của trật tự quyền lực ở Đông Á, đưa đến thay đổi cục
diện chính trị tại châu Á, tác động mạnh mẽ đến chính sách và chiến lược của
các nước lớn cũng như các nước khác trong khu vực. Kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng vượt bậc khi so sánh với nhiều quốc gia cùng khu vực như Nhật Bản,
Hàn Quốc... Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Trung Quốc
đã có mức tăng trưởng trung bình 9,6% trong vòng liên tục 10 năm (1990 -
2010) và từng bước vượt mặt các quốc gia phát triển Tây Âu là Pháp, Anh,

23
Đức. Năm 2010, Trung Quốc chính thức thay thế Nhật Bản để trở thành quốc
gia đứng thứ hai thế giới về kinh tế, chỉ sau Mĩ [69]. Vị thế của Trung Quốc
đang ngày càng được củng cố mạnh mẽ thông qua các chỉ số phát triển kinh tế
và là một trong hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có
tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới, tích cực tham gia vào nhiều diễn đàn, tổ
chức khu vực và quốc tế như đồng sáng lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải -
SCO (2001) nhằm thúc đẩy hợp tác với các nước Trung Á, lập ra Diễn đàn
châu Á - Bác Ngao (Boao Forum for Asia - BFA) thu hút sự tham gia ngày
càng nhiều của các quốc gia ở châu lục này. Trung Quốc cũng đã đưa ra khái
niệm An ninh mới (New Concept of Security - NCS 1998) chủ trương xây
dựng một trật tự thế giới đa cực và đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc
giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán. Bên cạnh đó, Trung Quốc là
quốc gia sở hữu hạt nhân trên thế giới, một trong ba cường quốc hàng đầu về
vũ trụ (cùng Mĩ và Nga), tiềm lực quân sự ngày càng vượt trội với chi phi ngân
sách tăng cao trong những năm gần đây cũng khiến thế giới không thể không
quan tâm, lo ngại... Đồng thời, Trung Quốc tiến hành các động thái nhằm
khẳng định chủ quyền trên Biển Đông tạo ra sự căng thẳng với các quốc gia
Đông Nam Á.
Để kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ những năm cuối thập niên
đầu thế kỉ XXI, Mĩ đã chuyển trọng tâm từ cuộc chiến chống khủng bố toàn
cầu sang chiến lược “tái cân bằng” tại châu Á. Mĩ tăng cường các mối quan hệ
đồng minh an ninh song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Thái Lan,
Philíppin; thiết lập và mở rộng quan hệ với các quốc gia mới nổi và các quốc gia
tiềm năng như: Ấn Độ, Inđônêxia, Xingapo, Niu Dilân, Malaixia, Mông Cổ, Việt
Nam, Brunây và các quốc đảo ở Thái Bình Dương; tăng cường can dự các thể chế
khu vực bằng cách tiến hành tham gia đầy đủ các diễn đàn và tổ chức như ASEAN,
APEC, EAS... và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự
của các diễn đàn này.....nhằm mục đích bao vây và kìm chế Trung Quốc. Đối với

24
vấn đề biển Đông, Mĩ chuyển từ thái độ “trung lập” sang giúp đỡ các nước tranh
chấp với Trung Quốc.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện vào khoảng những năm
70 thế kỉ XX, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng
điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Kết quả, đã kéo theo sự
thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản
xuất và tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển, vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng
này. Hiện nay, con người đang bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp các
công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học
với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), rôbốt, Internet kết nối
vạn vật (IoT), điện toán đám mây, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di
động không dây, công nghệ nano, tự động hóa, công nghệ in 3 chiều (3D), khoa
học mang tính liên ngành sâu rộng…với nền tảng là đột phá của công nghệ số,
đáp ứng đòi hỏi của xã hội tri thức, nền kinh tế tri thức. Khoa học - công nghệ
sẽ biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Năng suất, chất
lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng; chi phí thương mại giảm làm
tăng doanh thu toàn cầu, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế,
nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này
cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức. Đó là sự bất bình đẳng, là việc phá
vỡ thị trường lao động, là tình trạng thất nghiệp khi tự động hóa thay thế lao
động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh
vực. Những bất ổn về kinh tế dẫn đến những bất ổn về đời sống và chính trị.
Trên thế giới hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới thông qua quá trình mở rộng thị
trường, buôn bán, giảm bớt sức ép về thuế. Các quốc gia có điều kiện để học hỏi

25
kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, tạo việc làm,
nâng cao nhận thức và mức sống của dân cư. Bên cạnh những lợi ích, toàn cầu
hóa cũng mang lại những tiêu cực như: Làm trầm trọng thêm sự bất công của
xã hội, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; Toàn cầu
hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn, hoặc
tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự
chủ của các quốc gia...
Như vậy, trước bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế mở cửa, giao lưu và hội nhập
đã trở thành nhu cầu bức thiết của các dân tộc. Hơn thế nữa, tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các quốc gia cần chủ động hội nhập, tăng
cường hợp tác về mọi mặt, để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về kinh tế: Cuộc chạy đua về kinh tế, khoa học công nghệ giữa các nước
diễn ra quyết liệt hơn. Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của mọi quốc
gia. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sức mạnh kinh tế của một quốc gia
ngoài việc phụ thuộc vào quy mô tổng cầu của nền kinh tế quốc nội, còn được
quyết định chủ yếu bởi mối quan hệ thương mại của nước đó với các nước
khác. Các nước không ngừng áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào
sản xuất để nâng cao năng suất, nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia. Toàn cầu
hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ với những tác động tích cực
và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc
gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao
động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá
trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau,
hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.
Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành
nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Năm 2008, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ
cuộc Đại khủng hoảng 1929 - 1933. Mĩ là điểm xuất phát và là trung tâm của

26
cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng lan rộng sang châu Âu, châu Á, trở
thành cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua, bộc lộ
bất cập của “cơ chế kinh tế thị trường tự do” và hệ thống tài chính thế giới, tác
động sâu sắc đến cục diện thế giới. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã
đẩy nhanh quá trình thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các trung tâm
kinh tế cũ với các nền kinh tế mới nổi; vai trò chi phối kinh tế thế giới của Mỹ,
nhóm G7 giảm sút, trong khi vai trò của các quốc gia mới nổi như Trung Quốc
được nâng cao, nhóm G20 đang nổi lên. Tình trạng khủng hoảng tài chính và
nguy cơ suy thoái kinh tế mang tính hệ thống toàn cầu, tác động tới mọi quốc
gia, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết, buộc các nước, ngoài
việc quyết định các giải pháp riêng, phải hợp tác, tìm kiếm giải pháp chung.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tuy đã
thoát ra khỏi giai đoạn tồi tệ, bắt đầu phục hồi nhưng chưa thực sự vững chắc đã
tiếp tục tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt về kinh tế,
chính trị, xã hội cũng như chiều hướng phát triển của cục diện thế giới.
1.3.2. Bối cảnh khu vực
Trong hơn 5 thập niên qua, ASEAN từ một tổ chức hợp tác lỏng lẻo, một
thực thể nhỏ bé ở Đông Nam Á đã trở thành một tổ chức liên kết chặt chẽ, một
bộ máy hoàn chỉnh và một đối tác không thể thiếu của các nước lớn cũng như
các tổ chức quốc tế quan trọng. Ngày 31/12/2015, ASEAN đã chính thức thành
lập một Cộng đồng chung với ba trụ cột Chính trị - An ninh (APSC), Kinh tế
(AEC) và Văn hóa - Xã hội (ASCC), thể hiện tinh thần đoàn kết vì mục tiêu
xây dựng “một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng
trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung”. Sau khi hình thành
Cộng đồng chung, trong năm 2016, ASEAN đã và đang tích cực triển khai
“Tầm nhìn ASEAN 2025”, trong đó xác định và cụ thể hóa các ưu tiên theo
từng giai đoạn, thiết lập các cơ chế giám sát nâng cao hiệu quả và tiến độ thực
thi. Mục tiêu hướng tới một ASEAN hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn

27
vào năm 2025, vì vậy, ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế nội khối, các nhà
lãnh đạo ASEAN tăng cường thúc đẩy đàm phán với các nước đối tác, như:
ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Australia, New Zealand,
ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Hong Kong, ASEAN -
Canada, ASEAN - Hoa Kỳ, ASEAN - Nga, triển khai các sáng kiến hỗ trợ hội
nhập kinh tế khu vực trong các khuôn khổ ASEAN+3 và Đông Á.....Ngoài ra,
ASEAN hợp tác chống khủng bố được đánh giá là một trong những dấu ấn nổi
bật của khu vực. Trong các cuộc họp nội khối và quốc tế các nước đều nhấn
mạnh quyết tâm cùng nhau hợp tác chặt chẽ đối phó với nạn khủng bố. Các
nước như Inđônêxia, Thái Lan và Philippin đã ban hành luật chống khủng bố.
Khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên của thế kỉ XXI đang trở thành
một trong những điểm nóng trên thế giới với những vấn đề như: ly khai dân
tộc, khủng bố bạo lực, xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp chủ quyền và chạy
đua vũ trang.Tình trạng gia tăng bạo lực, quá khích và đòi ly khai dân tộc dưới
nhiều dạng khác nhau liên tục xảy ra ở miền Nam Philippin, Nam Thái Lan, ở
các đảo lớn nhỏ của Inđônêxia, nhất là ở Aceh, Malacu, Kalimanta, Irian Jaya,
Bali... Tranh chấp chủ quyền Biển Đông diễn ra rất phức tạp giữa 4 nước Đông
Nam Á (Việt Nam, Philippin, Malaixia và Brunay) với Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa; Tranh chấp lãnh thổ và nguồn nước của các con sông giữa: Thái
Lan và Mianma, Inđônêxia và Malaixia, Malaixia và Xingapo, Việt Nam và
Campuchia... đã và đang tác động tiêu cực. Đồng thời, đặt ra nhiều thách thức
đối với ASEAN trong liên kết hợp tác nội khối và với các đối tác ngoài khu
vực. Trong khi, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU, Ôtrâylia và Niu Dilân đều tìm
cách tăng nhanh ảnh hưởng về kinh tế và an ninh tại khu vực ở các mức độ
khác nhau. Mĩ gia tăng sự hiện diện và tái can dự của mình ở Đông Nam Á, tìm
cách quay trở lại; Trung Quốc không đặt điều kiện chính trị trong hoạt động
viện trợ, đầu tư và thương mại cho các nước. Vì vậy, Trung Quốc đã thắt chặt
quan hệ với từng nước, thúc đẩy quan hệ với một số nước như: Malaysia, Thái

28
Lan, Philippines, Indonesia, ủng hộ chính quyền Myanmar, Singapore, Brunei,
tăng khoản đầu tư, viện trợ lớn cho Campuchia, Lào. Như vậy, việc các nước
lớn quan tâm tới khu vực làm cho vị trí Đông Nam Á được nâng cao, mở ra
nhiều cơ hội tăng cường hợp tác, góp phần duy trì cân bằng lực lượng, có lợi
cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, song cũng đặt ra lo ngại rằng
trong tương lai có thể xuất hiện hai tập đoàn thân Mĩ và Trung Quốc, tạo nên sự
canh tranh khốc liệt giữa Mĩ và Trung Quốc, các nước trong khu vực có thể bị
ảnh hưởng khi thực hiện các chính sách đối ngoại với hai nước và các đối tác
khác. Điều này khiến cho tình hình quốc tế và khu vực dễ biến động, nhân tố
bất ổn gia tăng. Trước những thách thức của tình hình khu vực, ASEAN nói
chung, Thái Lan và Việt Nam nói riêng tiếp tục phát huy vai trò của mình nhằm
tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hội nhập khu vực, tăng cường khả năng cạnh tranh
của các nền kinh tế, cải cách nâng cao hiệu quả của Hiệp hội dựa trên hai nguyên
tắc cơ bản là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Có thể nói, bước sang thế kỉ XXI, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế chủ đạo trên bình diện thế giới. Tuy nhiên, tình hình chính trị, an ninh và kinh
tế thế giới cũng như khu vực có nhiều biến động phức tạp đã và đang làm thay đổi
sâu sắc cục diện thế giới, khu vực, và quan hệ giữa các nước, từ đó cũng tác động
trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Thái Lan và Việt Nam. Thời cơ cho
phát triển và nâng cao vị thế của hai nước đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy,
yêu cầu nắm bắt và tận dụng các thời cơ này trở nên cấp thiết để đưa mối quan hệ
hai nước ngày càng bền vững và phát triển hơn nữa.
1.3.3. Tình hình Việt Nam và Thái Lan
Việt Nam
Thế kỷ XXI đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất
nhiều thách thức. Sau hơn ba thập kỉ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, thế
và lực của Việt Nam đã lớn mạnh hơn nhiều. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản
ổn định; Tiềm lực kinh tế được tăng cường; Môi trường hoà bình, sự hợp tác,

29
liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để
Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn là tụt hậu xa hơn về kinh tế
so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ
nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; diễn biến hoà bình do các thế lực thù
địch gây ra, thiên tai, dịch bệnh lớn gây thiệt hại nặng nề xảy ra hàng năm; cơ
sở hạ tầng yếu kém.
Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt và vươn tới mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế,
chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là
đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển" [10, tr.119]. Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, một lần
nữa khẳng định “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách
nhiệm trong cộng động quốc tế”[11, tr. 138-139]
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ
hợp tác nhiều mặt, nhiều hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới
trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung
Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với Indonesia... Các mối quan hệ
song phương và đa phương đó đã giúp Việt Nam củng cố môi trường hoà bình,
ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
Hiện nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa đang nổi lên và Việt Nam không nằm
ngoài xu thế phát triển chung đó. Chính vì vậy, đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta là: chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế
quốc tế.

30
Thái Lan
Truyền thống ngoại giao của Thái Lan là mềm dẻo, linh hoạt, năng động,
theo chính sách “Lựa theo chiều gió” . Nhờ đó, Thái Lan là nước duy nhất
trong khu vực còn giữ được nền độc lập tương đối của mình mặc dù bị biến
thành “khu đệm” giữa Anh và Pháp.
Thái Lan là một trong những nước phát triển nhất khu vực Đông Nam Á,
luôn đóng vai trò quan trọng trong khu vực nhưng đồng thời cũng là nước chịu
nhiều biến động về chính trị.
Từ năm 2009 đến năm 2011, dưới thời của thủ tướng Abhisit, Thái Lan
phải đối mặt với hai vấn đề: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tới
tận thời của thủ tướng Abhisit; Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có
tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế và xã hội của Thái Lan. Do vậy,
chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các
nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ
tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu Âu và Bắc Mỹ); tích cực
tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…) nhằm
nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Thái Lan.
Từ 2011 đến 2014, dưới thời của thủ tướng Yingluck Shinawatra tiếp tục
thực hiện chính sách ngoại giao vốn có, không ngừng tiến hành các hoạt động
ngoại giao nhằm tăng cường củng cố và mở rộng các mối quan hệ với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Thái Lan cố gắng giải quyết xung đột với
Campuchia, Mianma một cách hòa bình, tránh những xung đột đổ máu; thực
hiện các cuộc viếng thăm cấp chính phủ tới các nước ở Đông Nam Á; duy trì
các mối quan hệ mang tính truyền thống với các nước như Mĩ, Trung Quốc,
Ấn Độ...; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao tới các nước châu Phi, khu vực
Mỹ Latinh.

31
Từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đặt dưới sự cai trị của Hội đồng Hòa bình
và Trật tự Quốc gia Thái Lan - một chính quyền độc tài quân sự dưới sự chỉ
huy của Tướng Prayuth Chanocha, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007,
tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp
chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp
đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Mặc dù chính trị Thái Lan có nhiều bất ổn nhưng Thái Lan vẫn tiếp tục
duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo, đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác tại các
diễn đàn khu vực và quốc tế, nhằm nâng cao vị thế và ảnh hưởng của đất nước,
thực hiện tham vọng vươn lên trở thành lãnh đạo khu vực.
Như vậy, những diễn biến của tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới
và khu vực đều có ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước, qua đó
tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam và Thái Lan.
Tiểu kết chương 1
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á
với những tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Đó chính là những tiền đề
dẫn tới quan hệ Việt Nam - Thái Lan xuất hiện từ sớm.
Trước năm 2009, cùng với những chuyển biến chung của khu vực và thế
giới, quan hệ hai nước trải qua không ít thăng trầm, lúc thì đối đầu khi thì hòa
hữu, hợp tác. Hiện nay, sự bất ổn của tình hình chính trị Thái Lan là nhân tố tác
động tới sự phát triển mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Tuy nhiên, chúng ta
không thể phủ nhận những cố gắng hàn gắn nối lại quan hệ giữa hai nước và xu
thế hòa bình cùng hợp tác phát triển là điều mà các nước đang hướng tới.

32
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN (2009 - 2016)

2.1. Quan hệ chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan


2.1.1. Về chính trị
Hơn 40 năm qua, kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976) đến
nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Thái Lan đã có bước phát triển nhanh chóng
và vững chắc. Quan hệ hợp tác hai nước đi vào ổn định, phát triển cả về bề rộng
lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nổi bật về chính trị và an ninh.
Từ năm 2009 đến nay, các cuộc viếng thăm cấp cao giữa những người
đứng đầu hai nước thường xuyên diễn ra. Khi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lên
nắm quyền (từ tháng 12 - 2008 đến năm 2011) các nhà lãnh đạo Thái Lan đã
sang thăm Việt Nam như chuyến thăm của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva ngày
10/7/2009, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan - Chai Chidchob ngày 21/7/ 2009,
Ngoại trưởng Thái Lan - Kasit Piroma ngày 25/12/ 2009. Chuyến thăm của Thủ
tướng Abhisit Vejjajiva tháng 7/2009 là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên
cương vị là thủ tướng, là chuyến thăm và chào xã giao theo thông lệ của các
nước ASEAN. Hai nước nhất trí và tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học kĩ thuật, an ninh, quốc
phòng; tiếp tục tiến hành điều tra chung trên biển; tăng cường hợp tác ngăn
chặn các hoạt động khủng bố, các loại tội phạm xuyên quốc gia.... Hai bên
khẳng định lại nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử
dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh của nước kia và phá
hoại quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Trước khi chuyển giao
nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN sang Việt Nam bắt đầu từ năm 2010, Thủ tướng
Abhisit khẳng định: "Thái Lan sẽ là thành viên ủng hộ hết mình cho Việt Nam
trong ASEAN".

33
Về phía Việt Nam, nhận lời mời của chính phủ Thái Lan, Đoàn đại biểu
cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính
trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu, thăm chính thức Thái Lan từ ngày 1 đến
4/3/2010. Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hợp tác Việt Nam - Thái
Lan, góp phần nâng quan hệ giữa các cơ quan hữu quan hai nước lên một tầm
cao mới và xác định các lĩnh vực cũng như phương hướng hợp tác hiệu quả
hơn. Hai nước nhấn mạnh ý nghĩa của việc tăng cường quan hệ trong lĩnh vực
chính trị và an ninh, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang
có những biến động nhanh chóng và phức tạp.
Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam - Thái Lan,
cuộc Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ nhất được tổ chức từ ngày
26 - 27/3/2010 tại Băng Cốc, Thái Lan. Tiếp đó, hai bên đã tổ chức tiếp xúc lần
thứ 2 (24/8/2012), lần thứ 3 (26 - 28/5/2013), lần thứ 4 (17/7/2014), lần thứ 5
(29/6/2015). Cuộc họp Tham khảo chính trị Việt Nam - Thái Lan lần thứ 1 do
Thứ trưởng Đào Việt Trung và Phó Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái
Lan Apichart Chinwanno đồng chủ trì. Các cuộc tiếp xúc và trao đổi giữa hai
bên diễn ra trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên
nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các
cấp giữa hai nước, đặc biệt là đoàn cấp cao cũng như việc tăng cường gặp gỡ
giữa các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước nhằm góp phần tăng
cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực. Việt
Nam và Thái Lan nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh,
quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, giao thông vận tải, du lịch và
lao động. Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu
vực và quốc tế; Cùng phối hợp với các nước ASEAN khác nhằm duy trì vai trò
và lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực; Đẩy
mạnh hợp tác tại các khuôn khổ hợp tác khuôn khổ hợp tác khu vực như Tiểu
vùng sông Mê-công mở rộng (GMS), ACMECS, Hành lang Đông - Tây và các

34
diễn đàn quốc tế khác. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác Hành lang Đông -
Tây, đặc biệt là hợp tác kết nối mạng lưới giao thông vận tải; hợp tác trong
quản lý và sử dụng khoa học và hiệu quả nguồn nước sông Mê Công.
Trong năm 2011, hai nước đã tổ chức trọng thể các hoạt động kỷ niệm 35
năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976 - 6/8/2011). Hai bên thường
xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc các cấp. Về phía Việt Nam: Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bên lề
Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 (Bali, 17 - 19/11/2011). Về phía Thái Lan: Chủ
tịch Hạ viện sang thăm Việt Nam (8 - 11/10/2011), Thủ tướng Yingluck
Shinawatra thăm chính thức Việt Nam (30/11/2011); Chủ tịch Thượng viện
thăm Việt Nam (22 - 23/12/2011). Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng, ngày 30/11/2011 Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái
Lan Yingluck Shinawatra đã thăm chính thức Việt Nam. Sau lễ đón trọng thể,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Vương
quốc Thái Lan tại Văn phòng Chính phủ. Tại cuộc hội đàm này, hai Thủ tướng
bày tỏ hài lòng về những bước phát triển của quan hệ Việt Nam - Thái Lan
trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao
mới hướng tới đối tác chiến lược. Việt Nam và Thái Lan đã nhất trí thông qua
các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước
trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch. Việt Nam
và Thái Lan nhất trí tiếp tục khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều
tiềm năng như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nguồn nhân lực, kết
nối giao thông và hợp tác xuất khẩu gạo. Lãnh đạo hai nước cũng thảo luận vấn
đề hợp tác trong lĩnh vực gạo và giao cho Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng
Nông nghiệp của mỗi nước phụ trách trao đổi thông tin. Hai Thủ tướng cũng
khẳng định tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước, đồng ý
sớm tổ chức cuộc họp Nội các chung và Tiểu ban Hỗn hợp về Hợp tác thương
mại; Tiến hành tuần tra chung trên biển; Thúc đẩy hợp tác khai thác 3 bên tại

35
vùng chồng lấn trên biển giữa Thái Lan - Việt Nam - Ma-lai-xi-a. Hai bên nhất
trí tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, các loại tội phạm
xuyên quốc gia, không để các thế lực thù địch dùng lãnh thổ nước này chống
nước kia.
Việt Nam và Thái Lan cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và
quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong ASEAN
nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò xứng đáng
ở khu vực và trên thế giới; tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả các cơ
chế hợp tác trong tiểu vùng Mê Công (GMS, Hành lang Đông - Tây,
ACMECS). Hai Thủ tướng cùng nhất trí việc tăng cường phối hợp các nước
Việt Nam - Thái Lan - Lào - Campuchia nhằm bảo đảm việc sử dụng bền vững
nguồn nước sông Mê Công, vì lợi ích và sự phát triển bền vững chung trong
tiểu vùng của các nước hạ nguồn và thượng nguồn; nhấn mạnh hòa bình, ổn
định, an ninh, tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của khu
vực và tất cả các nước; ủng hộ các nỗ lực của ASEAN thúc đẩy thực hiện luật
pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (1982) và Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như sớm xây dựng Bộ Quy tắc
ứng xử (COC).
Sang năm 2012, phía Việt Nam có các chuyến thăm của Phó Chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan thăm chính thức Lào - Thái Lan từ 18 - 24/6/2012; Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Thái Lan (06/02 /2012);
Đồng chí Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế về “Cân bằng Tăng trưởng Kinh tế
và ổn định Xã hội châu Á và Toàn cầu” tại Băng Cốc từ 12 đến 14/3/2012. Về
phía Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan - Theera
Wongsamut tham dự Hội nghị khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 31 từ
15 đến 16/3/2012 tại Hà Nội. Những chuyến thăm và làm việc của hai nước đều
đi đến thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên mọi lĩnh vực:

36
chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa - giáo dục; thúc đẩy mối quan hệ hai nước
lên tầm đối tác chiến lược và công tác chuẩn bị cho cuộc họp Nội các chung lần
thứ 2 Việt Nam - Thái Lan. Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần
hai (27/10/2012) sẽ đánh giá việc thực hiện những thỏa thuận đạt được tại Cuộc
họp Nội các chung lần thứ nhất Việt Nam - Thái Lan (2004); trao đổi về một số
vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm và các biện pháp tăng cường
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng
thăm chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 25 đến 27/6/2013. Đánh dấu ý
nghĩa lịch sử của chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã quyết định đưa quan hệ
Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác chiến lược nhằm mở ra triển vọng mới cho
mối quan hệ hợp tác gần gũi hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình,
ổn định và phát triển trong khu vực, cũng như góp phần vào việc xây dựng
Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh với 5 trụ cột chính: Về quan hệ chính
trị: Tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau thông qua trao đổi các chuyến
thăm cấp cao và đối thoại chính trị chiến lược; duy trì mối quan hệ chính trị tốt
đẹp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tăng cường hợp tác trong các
lĩnh vực khác. Về hợp tác quốc phòng và an ninh: Tăng cường, mở rộng và
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng và an ninh; tăng cường hợp tác để xử lý
các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác về
lãnh sự; và tái khẳng định cam kết không cho phép bất kỳ một cá nhân hoặc tổ
chức nào sử dụng lãnh thổ của nước mình thực hiện các hoạt động chống lại
nước kia. Về hợp tác kinh tế: Tăng cường hợp tác về đầu tư, thương mại, năng
lượng, viễn thông, công nghệ thông tin và giao thông vận tải; phấn đấu tăng
kim ngạch thương mại hai nước hàng năm đạt trên 15 tỷ USD vào năm 2020;
tăng cường kết nối giao thông giữa hai nước và với các nước trong khu vực
thông qua các mạng lưới giao thông đường bộ hiện có và hành lang kinh tế, đặc
biệt là Hành lang kinh tế Đông-Tây, tuyến đường số 8 và tuyến đường số 12.

37
Về hợp tác xã hội, văn hóa, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực hai bên cùng
quan tâm: thành lập các Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Thái Lan tại một
số trường đại học của mỗi nước; tăng cường hợp tác về lao động; nâng cao vai
trò của các tổ chức hữu nghị như cộng đồng người Thái Lan tại Việt Nam và
người Việt Nam tại Thái Lan cũng như thúc đẩy hợp tác ở các cấp địa phương;
và tăng cường giao lưu nhân dân thông qua Hội Hữu nghị Việt Nam-Thái Lan
và Thái Lan-Việt Nam. Về hợp tác khu vực và quốc tế: Tăng cường các nỗ lực
chung nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh
tế và trách nhiệm xã hội, phát huy vai trò trung tâm Hiệp hội trong cấu trúc khu
vực, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực; phối hợp chặt chẽ tại các diễn
đàn khu vực và tăng cường phát triển kinh tế vùng và tiểu vùng, bao gồm cả
Diễn đàn Mekong với các đối tác phát triển, thu hẹp khoảng cách phát triển
trong khu vực Đông Nam Á; phối hợp ủng hộ các ứng cử viên của nhau trong
Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực [62, tr. 7-9]. Lập trường của
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong đó
có Thái Lan, Việt Nam khẳng định “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với
các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược” [11. tr. 50].
Như vậy, đối với Việt Nam, Thái Lan là quốc gia có tầm quan trọng đặc
biệt trong chính sách đối ngoại, là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á mà Việt
Nam nâng tầm quan hệ ngoại giao lên thành Đối tác chiến lược. Việc hai nước
chính thức nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược là một sự kiện quan trọng trong
quá trình hợp tác, không chỉ làm cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc,
mà còn tạo điều kiện cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển ở khu vực và trên thế giới, cùng chung tay xây dựng một Cộng đồng
ASEAN vững mạnh.
Ngày 27/11/2014, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan - Prayut
Chan-ocha cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Vương quốc
Thái Lan đã sang thăm chính thức Việt Nam. Hai bên nhất trí phối hợp chặt
chẽ, tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, cũng như triển khai tốt các cơ

38
chế hợp tác song phương quan trọng như họp Nội các chung, Ủy ban hợp tác
song phương Việt Nam - Thái Lan; nhất trí chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương
hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận của cấp cao hai nước; rà soát, bổ sung hoàn
thiện các cơ chế, chính sách hợp tác hiện có, ký kết các thỏa thuận hợp tác mới
theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy đầu tư và
thương mại giữa hai nước; tiếp tục phối hợp tích cực nhằm giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình. Cũng ngay sau buổi hội đàm, hai Thủ tướng đã
cùng chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện hợp tác gồm: Chương trình Hành động
triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 -
2018; Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 -
2016; Thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Cần Thơ và tỉnh Chachongsao, Thái
Lan. Như vậy, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng phát
triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Ngày 23/7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt
Nam đã tiến hành chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm hẹp với Thủ tướng Prayut Chan-ocha;
cùng các thành viên Chính phủ hai nước tiến hành Cuộc họp Nội các chung
Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3, kỳ họp Nội các chung đầu tiên kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 6/2013.
Hai Thủ tướng đã thống nhất đề ra những định hướng hợp tác lớn trong
thời gian tới nhằm làm sâu sắc và tăng cường hơn nữa tính hiệu quả của quan
hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan. Về chính trị, hai bên nhất trí tăng
cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; thực hiện tốt Chương trình hành
động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014
- 2018; phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác như họp Nội các chung, Ủy ban Hỗn
hợp về Hợp tác song phương (JCBC), họp hẹp cấp Ngoại trưởng, Nhóm Công
tác chung về Hợp tác Chính trị - An ninh (JWG/PSC); phối hợp chặt chẽ trong
tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976 - 2016). Về quốc

39
phòng và an ninh, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp
tác quốc phòng song phương; sớm thiết lập và triển khai hoạt động các Cơ chế
đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Bí
thư thường trực Bộ Quốc phòng Thái Lan, cơ chế Đối thoại An ninh cấp cao
giữa Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, cũng như thúc
đẩy việc đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực
này như hiệp định dẫn độ tội phạm. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện
nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh
thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia. Về kinh tế, trên cơ
sở những thành tựu hợp tác ngày càng đa dạng, hiệu quả, trong đó có việc Thái
Lan nằm trong số 10 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là đối
tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong các nước ASEAN, hai nước nhất
trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỉ USD vào năm
2020. Hai bên nhất trí tăng cường đầu tư vào các ngành Thái Lan có thế mạnh
và Việt Nam có nhu cầu, đặc biệt là du lịch biển, công nghiệp dệt may, da giầy;
sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí chế tạo, hóa chất, nguyên vật
liệu. Nhất trí tăng cường hợp tác hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực hợp tác
khác như lao động, văn hóa, thể thao, giáo dục, thủy sản, khoa học công nghệ
và kết nối; trong đó có việc phối hợp mở dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến
cố định giữa hai nước, cũng như về hợp tác vận tải biển ven bờ giữa Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ để bảo đảm cho
ngư dân hai nước không vi phạm trong đánh bắt hải sản, đồng thời phối hợp
giải quyết các vi phạm của ngư dân trên tinh thần hữu nghị, hợp tác. Nhất trí
tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, cũng như đẩy mạnh giao lưu
nhân dân thông qua việc phát huy vai trò của Hội hữu nghị Việt Nam - Thái
Lan và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam. Về vấn đề quốc tế và khu vực hai
bên cùng quan tâm. Hai bên khẳng định lại quan điểm đã được nêu trong Tuyên
bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 26 tại Kuala Lumpur, Malaysia
(tháng 4 - 2015); khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với

40
các nước ASEAN khác nhằm thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu thành lập Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và giai đoạn tiếp theo; đồng thời duy trì vai
trò lãnh đạo và trung tâm của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực.
Hai bên cũng chia sẻ quan ngại về diễn biến gần đây tại Biển Đông đang đe dọa
an ninh, hòa bình trong khu vực và nhất trí giải quyết các tranh chấp thông qua
các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS); đề nghị tăng cường đối thoại và
tham vấn để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) [3].
Kết thúc cuộc họp, hai Thủ tướng cùng chứng kiến Lễ ký kết 5 thỏa thuận
hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan
lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về Tuyển dụng lao
động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái
Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon
Ratchathani (Thái Lan).
Ngày 9/8 /2016, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội
Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (6/8/1976 - 6/8/2016). Đến dự lễ kỉ
niệm có các đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước và đại diện các Đại sứ quán các
nước ASEAN ở Việt Nam. Lễ kỉ niệm khái quát quá trình hợp tác, phát triển
của Việt Nam và Thái Lan; đồng thời thể hiện thiện chí của Việt Nam và mong
muốn quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp trên cơ sở mối quan hệ truyền thống
vốn có và những cố gắng trong thời gian tới. Việt Nam và Thái Lan trở thành
đối tác chiến lược từ năm 2013 và càng được khẳng định chắc chắn hơn trong
năm 2014. Mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Việt Nam đã bao
trùm lên tất cả lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn
hóa, giáo dục cũng như giao lưu nhân dân.
Hướng tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tăng cường trong tương lai
và kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã nhất trí đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với những trọng tâm như: Thứ nhất, tích cực thực hiện

41
hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai
đoạn 2014 - 2018, nâng cao chất lượng của các cơ chế hợp tác. Xây dựng mối
quan hệ Việt Nam - Thái Lan trở thành biểu tượng của sự phát triển mối quan
hệ giữa các nước láng giềng, không chỉ vì lợi ích chung của hai nước mà còn vì
sự ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của người dân trong khu vực.
Trong Cộng đồng ASEAN, hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước
thành viên ASEAN nói chung và với nhau nói riêng để phát huy hiệu quả vai
trò của Cộng đồng, duy trì vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN trong giải
quyết các vấn đề chiến lược ở khu vực. Thứ hai, tăng cường các hoạt động
ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại, đầu tư, trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc
đẩy hoạt động thương mại; tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư
vào các ngành thế mạnh của mình và Việt Nam có tiềm năng, như du lịch, công
nghiệp dệt may, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, máy móc, thiết bị...; tăng cường
khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sang thị trường Thái
Lan với các hình thức hội thảo, trao đổi thông tin doanh nghiệp hoặc tổ chức
các đoàn khảo sát thị trường lẫn nhau; tăng cường công tác thông tin, quảng bá
hình ảnh về một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, có những thế mạnh về
những mặt hàng tiềm năng để thu hút hơn nữa sự chú ý của các doanh nghiệp
và người dân Thái Lan. Thứ ba, tích cực hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, như
đẩy mạnh hoạt động hợp tác hai bên và nhiều bên trên GMS, EWEC, đường bộ
xuyên Á, ACMECS; gia tăng hợp tác trên lĩnh vực y tế cộng đồng, tiếp tục hợp
tác trong việc phòng, chống các bệnh lây nhiễm, như SARS, cúm gia cầm,
HIV/AIDS; chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên; thúc đẩy nhanh việc thương lượng và ký kết Hiệp định hợp
tác lao động song phương; tạo điều kiện cho các lĩnh vực hợp tác khác, như văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, lao động,... phát triển [72].
Như vậy, từ năm 2009 đến 2016, quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên lĩnh
vực chính trị, ngoại giao đã có những bước tiến vượt bậc. Vượt qua những nghi

42
ngại do quá khứ để lại, hai bên đã chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược và không ngừng triển khai có hiệu quả mối quan hệ này.
Sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước còn thể hiện ở hành động hỗ trợ
nhau trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế. Trong hợp tác về các vấn đề khu vực,
hai bên phối hợp với nhau trong nhiều diễn đàn, nhiều tổ chức mà cả hai nước
là thành viên như Liên Hợp Quốc, WTO, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC)…
Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã thể hiện sự hợp
tác khá toàn diện và phát triển trong quan hệ hai nước, góp phần nâng cao vị
thế và ảnh hưởng hai bên trên các diễn đàn quốc tế và khu vực
2.1.2. Về an ninh - quốc phòng
Thế kỉ XXI, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các nước nhưng
cùng với đó là những thách thức rủi ro, nguy hiểm về vấn đề an ninh như khủng
bố, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng năng lượng,
khủng hoảng lương thực... Chính vì vậy, hợp tác an ninh - quốc phòng song
phương không ngừng được thúc đẩy, trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình; không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; hợp tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra chung
trên biển, các cuộc thăm lẫn nhau của các đoàn quân sự, an ninh hai nước diễn
ra thường kì và ngày càng đạt hiệu quả cao[37, tr. 30]
Trên cơ sở Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Thái Lan
trong Thập kỉ đầu thế kỉ XXI (kí năm 2004), hai bên đã nhất trí thông qua “Kế
hoạch hành động chung về hợp tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan
giai đoạn 2008 - 2010” và “Chương trình công tác để triển khai Kế hoạch
hành động chung về hợp tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan giai
đoạn 2008 - 2010”. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao sang thăm và
trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội

43
phạm ma túy, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, tội phạm mua bán người,…
Trước tình hình biến động của khu vực và thế giới, Việt Nam và Thái Lan
không ngừng nâng cao tầm kiểm soát về vấn đề an ninh thông qua tổ chức
Nhóm Công tác chung về hợp tác chính trị, an ninh (JWG). Đây là hình thức
hợp tác, duy trì liên tục luôn phiên giữa hai nước, được tổ chức lần đầu tiên vào
năm 2004 và lần thứ 8 vào năm 2016, đến 2018 là lần thứ 10. Hai Bên duy trì
cơ chế họp nhóm công tác chung về chính trị - an ninh (JWG). Trong cuộc họp
nhóm công tác chung về chính trị - an ninh lần thứ 5 (07 - 08/8/2012) tại Hủa
Hỉn (Thái Lan), hai Bên đã thông qua Văn kiện “Tầm nhìn an ninh Thái Lan -
Việt Nam giai đoạn 2012-2016”. Trong cuộc họp Nội các chung Việt Nam -
Thái Lan lần thứ 2 (27/10/2012), hai Bên đã ký kết “Tuyên bố chung về Tầm
nhìn an ninh Thái Lan - Việt Nam giai đoạn 2012-2016”. Nhóm Công tác
chung luôn căn cứ vào tình hình thế giới, khu vực có tác động đến an ninh mỗi
nước, đánh giá những tiến triển hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao và
an ninh giữa hai nước. Hai bên tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh
truyền thống và phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác về lãnh sự và tái khẳng định
cam kết không cho phép bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của
nước này thực hiện các hoạt động chống lại nước kia. Hai bên phối hợp giải quyết
các vấn đề an ninh khu vực.
Vấn đề Việt kiều ở Thái Lan: Trong quan hệ hai nước Việt Nam - Thái
Lan, vấn đề Việt kiều luôn là vấn đề lớn trong chương trình nghị sự của quan
hệ hai nước. Việt kiều ở Thái Lan là một trong những nhóm người Việt Nam ở
nước ngoài đầu tiên. Từ trước năm 1976, cuộc sống của người Việt kiều ở Thái
Lan bị chi phối trực tiếp bởi chính sách kì thị của chính phủ Thái Lan. Chính
phủ Thái Lan cho rằng người Việt ở Thái Lan là đồng minh của Đảng Cộng sản
Thái Lan, ủng hộ miền Bắc Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, vì thế họ là
mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia Thái Lan. Tuy nhiên, sau khi Việt
Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là khi “Vấn đề Campuchia”
được giải quyết, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách đối xử với Việt

44
kiều bớt căng thẳng, chế độ quản lí nới lỏng dần, công việc làm ăn sinh sống
của Việt kiều cũng dễ dàng, thuận lợi hơn trước. Lần đầu tiên, ngày 25/5/1990,
chính phủ Thái quyết định cấp quốc tịch cho thế hệ con và cháu của người Việt
tản cư. Năm 1998, hai bên đã có thỏa thuận và phía Thái Lan đã có quyết sách
cấp giấy tờ, quốc tịch cho công dân người Thái gốc Việt, những người Việt
Nam định cư lâu năm ở Thái Lan. Dưới thời Thủ tướng Thaksin, tiếp tục chủ
trương “hòa nhập cộng đồng người Việt vào xã hội Thái”. Chính phủ Thái Lan
cũng đã tạo điều kiện cho Việt kiều tiếp tục duy trì đời sống văn hóa của mình
như duy trì và phát huy các phong tục tập quán; cho phép Việt kiều Thái Lan
xây dựng các công trình văn hóa mang bản sắc dân tộc như: xây dựng công
viên Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam được khánh thành vào năm 2008, xây dựng
làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tại bản Nachoọc khánh thành vào năm
2004, tại Udon Thani, xây dựng công trình “Khu du lịch và nghiên cứu lịch sử
Hồ Chí Minh”. Hiện nay, với sự chấp thuận của Chính phủ Thái Lan, cộng
đồng người Việt có tổ chức riêng của mình đó là Tổng Hội người Việt toàn
Thái Lan. Hầu hết các tỉnh đều có Chi hội. Tổ chức này nhằm kết nối bà con
Việt kiều, vận động bà con tuân thủ luật pháp nước sở tại, có trách nhiệm với
Chính phủ Thái Lan và cũng có nhiều chính sách của Thái Lan muốn thông tin
đến cộng đồng người Việt. Như vậy, người Việt kiều Thái Lan đã có rất nhiều
đóng góp tích cực trong quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước, thúc đẩy
quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng gắn bó, xây dựng tình hữu nghị thân
thiện giữa hai dân tộc.
Vấn đề ma túy: Ma túy là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Với
tình hình buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy diễn ra phức
tạp trên cả 3 tuyến là đường biển, đường hàng không và biên giới. Tội phạm
ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, manh động, tính chất ngày càng nghiêm
trọng, quy mô ngày càng lớn, hoạt động xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài.
Xu hướng mua bán và sử dụng ma túy đá diễn ra ngày càng phổ biến ở các
thành phố lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, giới trẻ, kéo theo số

45
lượng tụ điểm phức tạp tăng nhanh. Không những thế, tội phạm sẵn sàng sử
dụng vũ khí nóng để chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ.
Trước diễn biến phức tạp của tội phạm ma túy cho thấy, việc hợp tác giữa Việt
Nam-Thái Lan trong việc chống phòng chống ma túy là hết sức cần thiết. Kể từ
khi kí Hiệp định song phương giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái
Lan về hợp tác phòng chống ma túy và kiểm soát tiền chất, chất hướng thần ký
ngày 7/10/1998 và Hiệp định về hợp tác kiểm soát ma túy vào năm 2001 đến
nay, hai bên thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin quan trọng của các đối
tượng, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy có liên quan, tổ chức nhiều hoạt
động trao đổi kinh nghiệm về phòng chống ma túy, cai nghiện tập trung và
quản lý sau cai nghiện.
Trên lĩnh vực trao đổi thông tin về tội phạm ma túy, thời gian qua Việt
Nam và Thái Lan đã cung cấp cho nhau nhiều thông tin có giá trị về các nhóm
tội phạm ma túy nước ngoài hoạt động trên địa bàn, giúp cho cảnh sát hai nước
làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ma túy xuyên quốc gia. Kết quả đã phát
hiện 3 vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không, bắt 6 đối tượng, thu giữ
gần 10kg cocaine… Trong năm 2015, 2 nước đã chia sẻ nhiều thông tin về các
hoạt động liên quan đến buôn bán ma túy, xuất khẩu tinh dầu xá xị, trong đó
điển hình có vụ điều tra 3 container hàng tinh dầu xá xị bị Hải quan Hoàng gia
Thái Lan bắt giữ... [64]
Từ ngày 29 đến 30/3/2016, Đoàn đại biểu liên ngành Việt Nam do đồng
chí Trung tướng Đỗ Kim Tuyến làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị song
phương Việt Nam - Thái Lan về Hợp tác phòng, chống ma túy lần thứ 10, do
Văn phòng Ủy ban quốc gia kiểm soát ma túy Thái Lan (ONCB) tổ chức tại
Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan, Thái Lan. Hội nghị song phương lần thứ
10 một lần nữa khẳng định quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam và Thái Lan
trong hợp tác phòng, chống ma tuý; hội nghị này cũng là dịp để hai bên nhìn lại
chặng đường đã qua và tìm ra các phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

46
Về phần mình, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, huy động sức
mạnh toàn xã hội; dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy;
tuyên truyền đi vào chiều sâu; “đánh” mạnh tội phạm này. Thái Lan bắt đầu
thực hiện Chiến dịch Liên minh nhân dân chống ma túy từ ngày 1/4/2008, cho
thấy, đất nước này dốc sức cho việc phòng chống ma túy. Thái Lan thực hiện
chiến lược “Ba giảm, ba tăng và ba tập trung” trong giải quyết vấn đề ma túy
[26, tr. 128] Ba giảm: giảm người bán, giảm người nghiện, giảm số thanh thiếu
niên trong nhóm nguy cơ cao. Ba tăng: tăng cường hoạt dộng của nhân viên
nhà nước, tăng vai trò của tổ chức xã hội, tăng cường công tác cộng động. Ba
tập trung: tập trung khu vực Bangkok và lân cận, tập trung vùng biên giới miền
Nam, tập trung vùng đã từng buôn bán ma túy. Cuộc đấu tranh phòng, chống
ma túy của Việt Nam cũng như trên toàn cầu còn có nhiều khó khăn, vất vả.
Nhưng với quyết tâm của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới sẽ đẩy
lùi được vấn nạn ma túy, tìm ra biện pháp phòng, chống ma túy để đáp ứng với
yêu cầu của tình hình mới.
Vấn đề an ninh lương thực: Trong thời điểm hiện nay, nhất là sau cuộc
khủng hoảng lương thực năm 2008, tất cả các quốc gia trên thế giới càng nhận
thức rõ tầm quan trọng sống còn của vấn đề an ninh lương thực trong chiến
lược phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia. Những tác động đến đời
sống xã hội do giá lương thực thế giới tăng cao thời gian qua đặt ra yêu cầu cấp
thiết là các quốc gia phải tăng cường đầu tư xây dựng chiến lược đảm bảo an
ninh lương thực có tính bền vững cao. Hiện nay, đất nông nghiệp ở nhiều nước,
đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam đang bị đô thị hóa, bị các ngành công nghiệp
xây dựng lấn chiếm, đe dọa tới sự bền vững của nguồn lương thực cung cấp
cho xã hội. Mặt khác, các vấn nạn trên còn dẫn đến các ảnh hưởng xấu như ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đất, mất cân đối cây trồng… đã khiến
sản lượng lương thực giảm đáng kể. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mĩ đã công bố
số liệu cho thấy, lượng gạo tồn kho tại ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế

47
giới là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam sẽ giảm xuống còn khoảng 19 triệu tấn
vào cuối năm 2016. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2003 trở lại đây. Về
giá gạo, nhà kinh tế học James Fell thuộc Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (IGC) cho
rằng, dù bị ảnh hưởng của nắng nóng, giá gạo hiện nay vẫn được bình ổn vì còn
những kho dự trữ lớn ở Ấn Độ và Thái Lan, song tình trạng này sẽ không kéo
dài. Theo nhận định của IGC, sản lượng gạo thế giới năm 2016 ở mức khoảng
473 triệu tấn, giảm so với mức 479 triệu tấn trong năm 2015 và cũng là lần đầu
tiên bị sụt giảm trong vòng 6 năm qua [66]. Chính vì vậy, Việt Nam và Thái
Lan cần hợp tác dự trữ gạo vì điều này nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an
sinh xã hội cho hai nước, cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Hai
nước đang tích cực tham gia khuôn khổ hợp tác giữa 5 nước xuất khẩu gạo lớn
là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Trong khuôn khổ
Chiến lược hợp tác kinh tế ba con sông Ayayewady - Chao Phraya - Mekong
(ACMECS), các nước thành viên đang thảo luận cơ chế hợp tác gạo ACMECS
nhằm tăng cường trao đổi thông tin và hỗ trợ kỹ thuật. Việt Nam và Thái Lan
luôn xem xét các biện pháp, hình thức thích hợp để tăng cường hợp tác giữa hai
nước để vừa bảo đảm an ninh lương thực của mỗi nước, vừa bảo vệ lợi ích cho
người sản xuất, xuất khẩu và người tiêu dùng gạo [18, tr. 58].
Vấn đề tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan: Vịnh Thái Lan giới hạn bởi bờ
biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Malaixia và Campuchia, nằm dọc theo
dải Malacca, Singapore và Biển Đông, là một trong những tuyến đường liên lạc
trên biển quan trọng nhất thế giới. Khu vực này được biết đến như hành lang
trung chuyển hàng lậu và các hoạt động trái phép, đồng thời cũng là tuyến
đường giao thương chủ yếu giữa các nước công nghiệp ở Đông Bắc Á và Trung
Đông. Trên Vịnh Thái Lan vẫn diễn ra nhiều hoạt động tội phạm có tính chất
quốc tế như buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới; xuất nhập
cảnh trái phép; xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; buôn bán, vận
chuyển ma túy; cướp có vũ trang...

48
Để khắc phục tình trạng đó, Việt Nam đề xuất cần tăng cường thực hiện
các thỏa thuận, điều ước quốc tế hiện có thông qua các hình thức tuần tra
chung, thiết lập đường dây nóng, tích cực tổ chức hội nghị, hội thảo, huấn
luyện; viện trợ trang bị, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện; tổ chức diễn tập chung. Hai
nước đã thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm đồng thời triển khai hợp tác tổ
chức điều tra nguồn lợi biển giữa hai nước. Bắt đầu từ năm 2002, hai nước đã
thực hiện tuần tra chung trên biển. Đến năm 2014, Việt Nam và Thái Lan đã
triển khai được 29 chuyến tuần tra chung trên biển. Bên cạnh đó, hai nước đã
thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển, Ủy
ban này đã họp nhiều vòng và có những đóng góp nhất định trong việc giữ gìn
môi trường hòa bình trên biển. Đồng thời hai bên đã thỏa thuận phối hợp trong
việc giáo dục ngư dân của hai nước không được xâm phạm vùng biển của nhau
để đánh bắt hải sản trái phép. Qua đó đã góp phần xây dựng vùng biển giáp
ranh hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, tạo điều kiện cho ngư dân hai
nước làm ăn trên vùng biển của mình.
Vấn đề nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Buôn bán người
là một dạng nô lệ thời hiện đại, vi phạm đặc biệt tới quyền của con người.
Trung bình mỗi năm, cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện khoảng 500
vụ, lừa bán 1.000 nạn nhân. Từ năm 2013 đến tháng 8/2016, phát hiện gần
1.700 vụ, lừa bán 3.400 nạn nhân [67]. Nhận thức được tính chất nghiêm trọng
của vấn đề này, Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác cùng nhau phòng và chống
nạn buôn người. Năm 2008, Chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan đã ký
Hiệp định hợp tác song phương nhằm loại trừ nạn mua bán người, đặc biệt là
phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị mua bán. Đến năm 2009, tại Đà Nẵng,
cơ quan chức năng hai nước đã họp triển khai Hiệp định và năm 2013, tại Hủa
Hin (Thái Lan), họp tổng kết 05 năm thực hiện Hiệp định (2008 - 2013) và
thống nhất Kế hoạch ưu tiên phối hợp thực hiện Hiệp định giai đoạn 2013 -
2015. Ngày 16/9/2016, tại Hà Nội, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Phát triển
xã hội và An ninh con người Vương quốc Thái Lan tổ chức Hội nghị đánh giá
kết quả phối hợp thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về phòng,

49
chống mua bán người giai đoạn 2013 - 2016 và tiếp tục kí Hiệp định giai đoạn
2017 - 2020.
Như vậy, thực tế hơn 40 năm quan hệ hợp tác đã minh chứng, Việt Nam
và Thái Lan là những đối tác quan trọng, giàu tiềm năng của nhau. Những
thành tựu đạt được của hai nước trong lĩnh vực chính trị, an ninh đã tạo nền
tảng vững chắc để quan hệ giữa Việt Nam - Thái Lan ngày càng phát triển tốt
đẹp. Với sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, nhu cầu hợp tác để cùng phát triển và
tiềm năng phát triển của hai nước, quan hệ Việt Nam - Thái Lan sẽ có nhiều
bước tiến mới tích cực, tạo động lực mới để phát triển toàn diện và vững chắc
hơn nữa trong tương lai, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa
bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á cũng như trên thế giới.
2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Việt Nam và Thái Lan đã có quan hệ giao lưu kinh tế từ lâu đời. Kể từ khi
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 đến nay, quan hệ kinh tế ngày càng phát
triển, từ đối đầu chuyển sang đối thoại và hợp tác kinh tế bình đẳng.
2.2.1. Quan hệ thương mại và đầu tư
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam và Thái Lan đã đẩy mạnh những chuyến
thăm và kí kết các văn bản hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế trên
cả phương diện song phương và đa phương. Từ năm 2009 đến nay, hai nước đã
kí các văn bản như: Chiến lược Kinh tế chung Việt Nam - Thái Lan (JSEP)
(5/2009); Tuyên bố chung về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần
thứ hai (2012); Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt
Nam và Việt Nam - Thái Lan (2012); Chương trình hành động triển khai quan
hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018 (11/2014);
Tuyên bố chung về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ ba
(2015). Đây chính là những cơ sở pháp lí quan trọng cho quan hệ kinh tế Việt
Nam - Thái Lan phát triển.
Lĩnh vực thương mại
Hoạt động thương mại được xem là điểm sáng trong mối quan hệ ngày
càng phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Với tư cách là một nền kinh tế phát triển

50
mạnh, đứng thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan đã có nhiều động thái xâm nhập
sâu hơn vào các nền kinh tế mới nổi ở khu vực, trong đó có nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi là Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đang thực hiện
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để hiện thực hóa mục tiêu
này, Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh nội lực, đồng thời kêu gọi đầu tư từ bên
ngoài, trong đó có Thái Lan.
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là một chỉ số khá quan trọng trong việc
phản ánh sự phát triển của quan hệ kinh tế Thái Lan và Việt Nam. Từ năm
2009 đến năm 2016, nhìn chung tổng kim ngạch hai nước khá cao.
Bảng 2.1: Kim ngạch buôn bán hàng năm của Thái Lan với Việt Nam
(2009 - 2017)
Đơn vị tính: Triệu USD
Việt Nam Việt Nam Mức tăng XK chiếm
Năm Tổng KN
xuất nhập % %
2009 1,266 4,514 5,780 -8.20% 21.90%
2010 1,182 5,602 6,785 17.40% 17.40%
2011 1,792 6,383 8,175 20.50% 21.90%
2012 2,832 5,792 8,624 5.49% 32.84%
2013 3,103 6,311 9,414 9.2% 32%
2014 3,475 7,118 10,594 12.5% 32.8%
2015 3,176 8,283 11,461 8.18% 27.73%
2016 3,693 8,795 12,488 8.98% 29.57%
2017 4,786 10,495 15,281 22.37% 31.32%
Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan 3/2018 ( https://vcci-hcm.org.vn)
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu 2.1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai
nước từ năm 2009 đạt 5,78 tỷ USD tăng lên 9,41 tỷ USD (năm 2013). Năm
2014, kim ngạch xuất - nhập khẩu của hai nước đạt 10,59 tỷ USD (tăng 12,5%
so với năm 2013), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,48 tỷ USD và nhập

51
khẩu đạt 7,11 tỷ USD; năm 2015, kim ngạch xuất - nhập khẩu hai chiều đạt
11,5 tỷ USD (tăng 8,6% so với năm 2014), trong đó xuất khẩu của Việt Nam
đạt 3,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 8,3 tỷ USD; năm 2016, kim ngạch xuất nhập
khẩu 2 chiều Việt Nam - Thái Lan đạt 12,49 tỷ USD (tăng 9% so với năm
2015), trong đó nhập khẩu từ Thái Lan trị giá 8,8 tỷ USD (tăng 6,2%), xuất
khẩu sang Thái Lan đạt 3,7 tỷ USD (tăng 16,3%)... Kim ngạch trao đổi thương
mại hai chiều Thái Lan - Việt Nam cũng có xu hướng tăng, nhưng thất thường
và không đồng đều ở các năm. Tuy nhiên, các số liệu nêu trên cho thấy những
bước phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong quan hệ hợp tác thương mại
Việt Nam - Thái Lan. Hai bên đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau.
Việt Nam trở thành bạn hàng nhập khẩu thứ 9 và đối tác xuất khẩu thứ 17 của
Thái Lan, là đối tác thương mại quan trọng thứ 4 trong nhóm các nước ASEAN
còn Thái Lan đang ở vị trí thứ 3 trong số các nước ASEAN có quan hệ thương
mại với Việt Nam. Hai bên hiện đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại
hai chiều lên mức 20 tỷ USD vào năm 2020.
Bảng 2.2: Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan
6 tháng đầu năm 2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Việt Nam xuất khẩu sang 6 tháng đầu năm Cả năm 2015
Thái Lan 2016
Điện thoại, linh kiện 397 576
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 179 297
Phương tiện vận tải và phụ tùng 158 338
Hàng thủy sản 111 216
Dầu thô 56 163
Sắt thép các loại 56 189
Xăng dầu các loại 44 15
Xơ, sợi dệt các loại 31 71
Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan 6/2016 (https://vcci-hcm.org.vn)

52
Theo bảng 2.2, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu
gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; hạt
tiêu; cà phê; hàng thủy sản; sắt thép các loại; xăng dầu các loại; xơ và sợi dệt
các loại… Trong 6 tháng đầu năm 2016, nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
cao nhất là điện thoại các loại và linh kiện với 397 triệu USD, chiếm 38,5%
tổng các mặt hàng chính xuất khẩu sang Thái Lan. Đứng thứ hai trong bảng
xuất khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá đạt
179 triệu USD, chiếm 17,3% tổng các mặt hàng chính xuất khẩu sang Thái
Lan. Phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu đứng
thứ ba đạt 158 triệu USD, chiếm 15,3 % tổng các mặt hàng chính xuất khẩu
sang Thái Lan.
Bảng 2.3: Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan
6 tháng đầu năm 2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 6 tháng đầu năm 2016 Cả năm 2015
Hàng điện gia dụng và linh kiện 560 695
Linh kiện, phụ tùng ô tô 317 602
Chất dẻo nguyên liệu 251 541
Xăng dầu các loại 142 1,158
Hoá chất 104 286
Vải các loại 95 296
Giấy các loại 78 158
Xơ, sợi dệt các loại 52 107
Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan 6/2016 (https://vcci-hcm.org.vn)
Trong số rất nhiều chủng loại hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Thái Lan,
thì nhóm hàng điện gia dụng và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch 560 triệu USD;

53
tiếp đến linh kiện, phụ tùng ô tô 317triệu USD; chất dẻo nguyên liệu 251 triệu
USD; xăng dầu các loại 142 triệu USD; xơ, sợi dệt các loại 52 triệu USD. Nhìn
vào bảng số liệu 2.2 và 2.3, tỉ lệ nhập khẩu các sản phẩm từ Thái Lan về Việt
Nam rất cao so với xuất khẩu.
Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước từ năm 2009 đạt
5,78 tỷ USD đến năm 2016 đạt 12,49 tỷ USD, tăng 6,71 tỷ trong vòng 7 năm.
Mức độ xuất khẩu và nhập khẩu của Thái Lan sang Việt Nam nhìn chung tăng
đều qua các năm. Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa hai nước vẫn chênh lệnh
như: Việt Nam vẫn là nước nhập siêu và Thái Lan vẫn là nước xuất siêu.
Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu mặt hàng của hai nước tương đối
giống nhau, trong khi đó một số mặt hàng của Thái Lan có tính cạnh tranh cao
hơn, thậm chí ngay tại thị trường nội địa Việt Nam; nhu cầu nhập khẩu nguyên
liệu đầu vào từ Thái Lan của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà
đầu tư Thái Lan tăng cao; Thái Lan thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại rất
mạnh và hiệu quả, có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Vì vậy, Việt Nam cần có
chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm, thu
hút thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, từ thực tế quan hệ thương mại hai nước
cho thấy vấn đề khắc phục tình trạng lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam
và Thái Lan là không hề đơn giản.
Lĩnh vực đầu tư
Có thể nói, trong tổng thể mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam, nếu
quan hệ chính trị - ngoại giao có mục đích chỉ lối, dẫn đường, quan hệ thương
mại đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung cho nền kinh tế hai nước những
mặt hàng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng thì quan hệ
đầu tư thể hiện sức mạnh của hai nước trong hợp tác kinh tế với nhau. Thông
thường, các nền kinh tế có một sức mạnh nhất định ở khả năng nguồn vốn,
nhân lực và kinh nghiệm quản lý điều hành mới có thể đầu tư ở các nước khác.
Mối quan hệ đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam thường không có sự cân đối,

54
bởi Thái Lan là nước đầu tư sang Việt Nam nhiều hơn là ở chiều ngược lại.
Trong những năm qua, chính phủ và nhân dân Thái Lan luôn dành cho Việt
Nam sự giúp đỡ hiệu quả thông qua các dự án hợp tác, phát triển và hỗ trợ kĩ
thuật nông nghiệp, y tế, giáo dục... Hai nước đã và đang ngày càng phối hợp
chặt chẽ và cùng đóng góp giải quyết nhiều vấn đề vì lợi ích của hai nước và
các nước trong khu vực (Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khối
ASEAN).
Bảng 2.4: Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2016
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số dự án 27 20 36 25 44 41 35 35
Tổng số vốn
102,8 166,2 212,4 199,4 204,7 232,8 337,4 732
(triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội, từ năm
2009 đến năm 2016
Qua bảng số liệu 2.4, cho thấy số vốn đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam
có tăng nhưng không đều qua các năm và sự bấp bênh, không ổn định của số
lượng các dự án đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam.
Năm 2009, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh, có 27 dự án
được cấp phép với tổng số vốn đăng kí là 102,8 triệu USD so với năm 2008 có
32 dự án với số vốn đầu tư là 4.046,2 triệu USD. Năm 2010, tổng số dự án đầu
tư vào Việt Nam là 20 dự án với số vốn đầu tư là 166,2 triệu USD. Đến năm
2011, tổng số dự án Thái Lan đầu tư vào Việt Nam tăng lên 36 dự án với số
vốn đăng kí là 212,4 triệu USD. Năm 2012, giảm xuống còn 25 dự án với tổng
số vốn đăng kí 199,4 triệu USD. Năm 2013, tăng lên 44 dự án đầu tư được cấp
phép với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 204,7 triệu USD. Năm 2014, tổng số vốn
đầu tư lên tới 232,8 triệu USD với 41 dự án được cấp phép. Năm 2015, giảm
còn 35 dự án với tổng số vốn đăng kí là 337,4 triệu USD. Năm 2016, có 35 dự
án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 732 triệu USD. Nguyên

55
nhân dẫn tới tình trạng bấp bênh không ổn định vì còn phụ thuộc vào tình hình
chính trị, kinh tế nội tại của nước đó.
Thái Lan đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, với 205 dự
án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 7,037 tỷ USD; chiếm 87,2% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Riêng dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam quy mô vốn đầu tư lên tới
3,77 tỷUSD; dự án kinh doanh sản xuất ô tô, xe máy tại Vĩnh Phúc quy mô vốn
đầu tư cũng đạt 410 triệu USD; hay dự án Công ty Honda Việt Nam tại Khu
Công nghiệp tỉnh Hà Nam quy mô vốn đầu tư 120 triệu USD. Ngoài ra một số
dự án sản xuất giấy cũng có quy mô đầu tư vài trăm triệu USD như dự án Công
ty trách nhiệm hữu hạn Giấy KraftVina tại tỉnh Bình Dương hay dự án
Unicharm-Diana tại tỉnh Bắc Ninh [5].
Lĩnh vực hóa dầu, xi măng - vật liệu xây dựng phải nhắc đến Công ty trách
nhiệm hữu hạn xi măng Siam (SGC) của Thái Lan. SCG bắt đầu xuất hiện tại
Việt Nam từ năm 1992 và hiện đã có SCG có 22 công ty đang hoạt động kinh
doanh với hơn 6.500 nhân viên. Theo báo cáo quý I/2016, SCG tại Việt Nam sở
hữu tổng tài sản lên đến 14.845 tỷ đồng (675 triệu USD), tăng 2% so với cùng
kỳ năm trước. Doanh thu bán hàng Quý I/2016 của tập đoàn đạt 3.336 tỷ đồng
(150 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động
của ngành bao bì và gạch men. Những công ty con của SCG hiện có vị trí quan
trọng trong ngành có thể kể đến như Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, nhựa
Thiếu niên Tiền Phong, giấy Kraft Vina, Prime Group, Bao bì Alcamax...[68].
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với 88 dự án đăng ký cấp mới với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 268,78 triệu USD, chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư. Về
lĩnh vực này, không thể không nhắc đến tập đoàn Berli Jucker trong đó công ty
lõi là Thai Charoen Corp (TCC Holdings). Năm 2013, tập đoàn này sở hữu
64,55% cổ phần Phú Thái Group bằng việc sở hữu 65% cổ phần công ty cổ
phần Thái An Việt Nam - đơn vị sở hữu 99% Phú Thái Group. Phú Thái vốn là
doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ khu vực phía Bắc do

56
doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Đoàn sáng lập. Tiếp đến năm 2015, chính tập
đoàn này cũng mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ tập đoàn
Metro của Đức với trị giá 655 triệu Euro tương đương hơn 879 triệu USD [68].
Lĩnh vực nông nghiệp, trong số các nước ASEAN thì Thái Lan có tỷ trọng
vốn đầu tư nhiều nhất (33 dự án và 261 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 44%
tổng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp ASEAN). Về địa bàn, Thừa Thiên Huế
là địa phương thu hút được nhiều dự án nông nghiệp của Thái Lan nhất, với 3
dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 49,2 triệu USD; chiếm 26,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký của Thái Lan vào lĩnh vực nông nghiệp [68].
Lĩnh vực hạ tầng, không thể không nhắc đến tập đoàn Amata. Tập đoàn
đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp với đầy đủ dịch vụ tại Biên Hòa với dự án
Amata City với tổng diện tích 700 ha. Trong năm 2016, tập đoàn này tiếp tục
được cấp phép dự án Thành phố Amata Long Thành với tổng vốn đầu tư hơn
309 triệu USD với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy hoạch
tại Đồng Nai. Đây là dự án lớn thứ 4 trong năm nay sau dự án LG Display Hải
Phòng, LG Innotek Hải Phòng, Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và khu công
nghiệp tại khu vực đầm nhà Mạc tại Quảng Ninh [68].
Thái Lan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt
Nam từ rất sớm, ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thu hút
đầu tư nước ngoài. Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam góp phần quan trọng
vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của cả hai nước, tạo điều kiện việc làm
cho hàng nghìn lao động. Thái Lan hiện là đối tác đầu tư quan trọng của Việt
Nam. Vì vậy, ngoài việc thu hút đầu tư nước ngoài từ các đối tác trọng điểm
như các nước EU và Hoa Kỳ, Việt Nam cần phải có các biện pháp thu hút vốn
đầu tư từ Thái Lan.
2.2.2. Hợp tác phát triển du lịch
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các
nước đã và đang phát triển. Đối với Thái Lan và Việt Nam, du lịch có vai trò

57
hết sức đặc biệt, không chỉ đem lại nguồn thu, nâng cao đời sống nhân dân mà
còn có ý nghĩa quảng bá hình ảnh đất nước và con người đến các nước khác
trên thế giới. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác du lịch
Việt Nam - Thái Lan cũng là xu hướng phát triển phù hợp với chiến lược hợp
tác quốc tế của ngành du lịch Việt Nam và Thái Lan.
Ngày 16/3/1994, Hiệp định hợp tác du lịch được kí kết giữa hai nước. Tuy
nhiên, để phát triển hơn nữa về hợp tác du lịch, ngày 6/11/2000 Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam và Bộ trưởng văn phòng thủ tướng vương
quốc Thái Lan đã tiếp tục ký Biên bản ghi nhớ nhằm triển khai hoạt động hợp
tác du lịch giữa hai nước. Đến năm 2010, ký Biên bản ghi nhớ nhằm triển khai
Hiệp định hợp tác du lịch đã ký kết năm 1994 và Chương trình trao đổi 1 triệu
khách du lịch giữa Thái Lan và Việt Nam đến năm 2015. Ngoài ra, hai nước
còn tham gia một số hợp tác du lịch trong ASEAN như: Các thỏa thuận chung
về tiêu chuẩn chuyên môn các ngành dịch vụ và Thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau về
trình độ chuyên môn các ngành dịch vụ trong ASEAN, ký kết tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 tại Bali - Indonesia, tháng 12/2003. Thỏa thuận
thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA) về nghề Du lịch, ký kết tại Hội nghị
Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Manado - Indonesia, ngày 11/1/2012.
Đây là những cơ sở pháp lí quan trọng, làm nền tảng cho sự hợp tác phát triển
du lịch giữa hai nước.
Năm 2010 là năm du lịch Việt Nam kết thúc giai đoạn phát triển chiến
lược 2001 - 2010 và chuẩn bị kế hoạch chiến lược phát triển cho 10 năm tới.
Trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009, du lịch Việt Nam nói riêng cũng như du
lịch của Thái Lan và thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
đến từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2009, du
lịch Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và đặc biệt sang năm 2010 đã
tăng trưởng trở lại, nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
thế giới. Trong 9 tháng năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
đã đạt hơn 3,7 triệu lượt, tương đương lượng khách của cả năm 2009, tăng
trưởng 34,2% so với cùng kỳ [75].

58
Những năm trở lại đây, số lượng khách Thái Lan đến Việt Nam ngày càng
nhiều đặc biệt trong các ngày nghỉ, ngày lễ, dịp tết Dương lịch và tết Té nước
của Thái Lan vào ngày 13-15/4 hàng năm. Điều này cho thấy du khách Thái
Lan đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đất nước và con người Việt Nam.
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam
(2009 - 2016)
Số lượng khách Xếp thứ tự thị
Tăng trưởng so
Năm (nghìn lượt trường khách quốc
với năm trước (%)
người) tế vào Việt Nam
2009 159.568 12,5 9
2010 222.839 39,7 8
2011 181.820 -8,4 10
2012 225.866 24,2 9
2013 268.968 19 10
2014 246.874 -8,2 10
2015 214.645 -13,1 11
2016 266.984 124,4 9

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam (http://vietnamtourism.gov.vn)


Theo bảng thống kê 2.5, năm 2009 Việt Nam mới đón được 159.568 lượt
khách thì năm 2016 ta đón 266.984 lượt khách. Như vậy, lượng khách du lịch
Thái Lan đến Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Thái lan đứng thứ 9 trong
bảng xếp thứ tự thị trường khách quốc tế vào Việt Nam. Năm 2016, Thái Lan
đứng thứ 9 trong 10 quốc gia có lượng khách du lịch nhiều nhất đến Việt Nam
chỉ sau Trung Quốc 2.696.848 nghìn lượt người, Hàn Quốc 1.543.883 nghìn
lượt người, Nhật Bản 740.592 nghìn lượt người, Hoa Kỳ 552.644 nghìn lượt
người, Đài Loan 507.301 nghìn lượt người, Nga 433.987 nghìn lượt người,
Malaysia 407.574 nghìn lượt người, Úc 320.678 nghìn lượt người, Singapo
257.041 nghìn lượt người [75].

59
Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng du lịch Việt Nam là lượng khách Thái
Lan đi bằng đường bộ vào miền Trung Việt Nam, tập trung chủ yếu qua các
của khẩu quốc tế như: Lao Bảo (đường 9); Cầu Treo (đường 8); Cha Lo (đường
12); Nậm Cắn (đường 7). Năm 2007 là 110.000 lượt khách; năm 2011 là hơn
113.000 lượt khách; giữa năm 2015, lượng khách Thái Lan đến Huế dẫn đầu,
chiếm tỉ lệ 18,05% trong tổng lượng khách quốc tế đến khu vực này. [73]
Có thể thấy, nguồn khách đường bộ Thái Lan đến miền Trung trong những
năm qua là một trong những nguồn cơ bản và lớn nhất. Du khách Thái Lan
thường đến miền Trung bằng đường hành lang kinh tế Đông - Tây qua 3 nước
Việt Nam - Lào - Thái Lan (bằng phương tiện xe tự lái), phần lớn là caravan
tay lái nghịch đến từ Thái Lan, do các đơn vị lữ hành quốc tế khu vực miền
Trung khai thác. Loại hình du lịch này từ khi có quyết định hợp tác du lịch của
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL các nước tiểu vùng sông Mê Kông về thực hiện visa
chung cho 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan ngày
càng được nhiều du khách chọn lựa bởi sự chủ động, thoải mái, phương tiện dễ
dừng đỗ, nghỉ ngơi tham quan du lịch theo ý thích.
Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng khách du lịch Việt Nam đến Thái Lan
(2009 - 2016)
Năm Số lượng khách (nghìn lượt người)
2009 363.029
2010 401.188
2011 430.000
2012 530.000
2013 787.301
2014 557.000
2015 751.091
2016 830.394
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam [59]

60
Bảng thống kê 2.6, cho thấy mức tăng trưởng của khách du lịch Việt Nam
sang Thái Lan, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009, lượng khách Việt
Nam sang Thái Lan là 363.029 nghìn người đến năm 2012 là 530000 nghìn
người. Năm 2014, Thái Lan lâm vào bất ổn về chính trị, các cuộc bạo động nổ
ra liên tiếp, số lượng khách giảm mạnh so với năm 2013 nhưng vẫn cao hơn so
với năm 2012, lượng khách đến Thái Lan đạt 557.000. Năm 2015, 2016 số lượng
khách Việt Nam sang Thái Lan lần lượt là 751.091, 830.394 nghìn người.
Qua 2 bảng thống kê 2.4 và 2.5, cho thấy lượng khách từ Thái Lan đến Việt
Nam và từ Việt Nam sang Thái Lan vẫn có sự chênh lệch lớn.
Sở dĩ lượng khách từ Việt Nam sang Thái Lan nhiều là do TAT đã tạo ra
những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc. Thái Lan xây dựng sản phẩm du lịch
theo các chủ đề, với khẩu hiệu “Seven Amazing Wonders”: (1)Thainess: các sản
phẩm liên quan đến nghệ thuật, truyền thống, phong cách và văn hóa Thái, (2)
Treaure: di sản và lịch sử, các di sản thế giới, các di tích lịch sử, đền chùa và
bảo tàng, (3) Beaches: Các khu du lịch biển nổi tiếng của Thái Lan, (4) Nature:
Các sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm, vườn Quốc gia, (5) Health and
Wellness: du lịch chữa bệnh, các khu nghỉ dưỡng và làm đẹp, (6) Trends: các
khách sạn phong cách riêng, các trung tâm mua sắm, cuộc sống về đêm, (7)
Festivals: các sự kiện và lễ hội trong nước và quốc tế. Trong chính sách
marketing du lịch, Thái Lan chú trọng đến yếu tố chất lượng hơn là số lượng.
Để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, lần đầu tiên vào năm 1987,
Thái Lan phát động chiến dịch quảng bá với tên gọi “Năm du lịch Thái Lan”.
Sau khủng hoảng tài tính năm 1999 trong khu vực, ngành du lịch Thái Lan đã
phát động chiến dịch xúc tiến du lịch mới với khẩu hiệu “Thái Lan kỳ diệu” -
“Amazing Thailand”. Triển khai các chủ đề của năm Du lịch đã được lựa chọn,
Tổng cục Du lịch Thái Lan thực hiện các chiến dịch truyền thông trong nước,
tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, khôi phục và
tổ chức các lễ hội truyền thống của Thái Lan, đầu tư thiết kế, sản xuất các ấn

61
phẩm quảng bá như sách, tập gấp, bản đồ, băng video, quà lưu niệm. Tất cả ấn
phẩm, vật phẩm, các sự kiện trong nước đều phải sử dụng tiêu đề biểu tượng
của chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch quốc gia. Trong khuôn khổ chiến dịch
“Amazing Thailand”, dể thúc đẩy sức chi tiêu mua sắm, Tổng cục Du lịch Thái
Lan chủ trương phát phiếu giảm giá từ 15-20% tại các cửa khẩu chính của Thái
Lan, tại các khách sạn, địa điểm khác…Để hỗ trợ cho chiến dịch giảm giá này,
Thái Lan thực hiện nhiều phương thức khác nhau như tài trợ, tặng phiếu mua
sắm và thẻ giảm giá, thiết lập hệ thống thuế VAT và hoàn thuế. Ngoài ra, các
hoạt động về quảng bá du lịch ẩm thực, du lịch MICE …luôn được đẩy mạnh
và được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, các Trung tâm thương
mại, hãng hàng không, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành…[1, tr. 11-12].
Về phía mình, Việt Nam đã đưa ra đề án thu hút khách du lịch Thái Lan
bằng các biện pháp: Một là, đầu tư các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du
lịch Thái đến Việt Nam bằng đường bộ: sản phẩm du lịch biển Việt Nam, sản
phẩm du lịch tìm hiểu dấu chân Bác, Sản phẩm du lịch gắn với khai thác các di
sản văn hoá thế giới, sản phẩm du lịch gắn với các điểm du lịch khác của các
nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; Phát triển các sản phẩm du lịch
khác nhằm thu hút khách du lịch Thái đến Việt Nam bằng đường không và
đường bộ, đường biển: sản phẩm du lịch MICE, sản phẩm du lịch các nước
Tiểu vùng sông Mê kông. Hai là, về cơ chế chính sách: Nâng cấp, hoàn thiện
cơ sở hạ tầng giao thông; xây dựng các trạm dừng chân dọc tuyến đường dẫn
đến điểm du lịch; cần cụ thể hóa chủ trương ưu đãi về nhập khẩu phương tiện,
thiết bị theo quy định của Luật Du lịch để khuyến khích các doanh nghiệp du
lịch nhập xe du lịch chất lượng cao phục vụ du khách; quy hoạch phát triển hệ
thống cơ sở dịch vụ đạt chuẩn; bổ sung việc phát triển các khách sạn cấp hạng
trung bình (2-3 sao) ở vị trí trung tâm thành phố hay ven biển (nhất là các tỉnh
thành phố khu vực miền Trung nước ta) khi xây dựng Quy hoạch phát triển hệ
thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Thái; đào tạo

62
nguồn nhân lực sử dụng tiếng Thái trong các khách sạn, cơ sở mua sắm, cơ sở
ăn uống, dịch vụ phục vụ khách du lịch Thái và phát triển lực lượng hướng dẫn
viên sử dụng tiếng Thái, nâng cao nghiệp vụ du lịch của các cán bộ làm việc tại
các đầu mối cửa khẩu tiếp xúc với khách du lịch; tiếp tục ưu tiên phát triển
nhanh loại hình du lịch đường bộ; tăng cường hợp tác với Hàng Không trong
việc xúc tiến quảng bá điểm đến Du lịch Việt Nam đối với thị trường khách
Thái; chủ động tham gia các phiên họp, diễn đàn, sự kiện chung trong hợp tác
phát triển du lịch của ASEAN. Ba là, Xúc tiến quảng bá: cần xây dựng tổ chức
bộ máy và cơ chế duy trì hoạt động xúc tiến thường xuyên tại Thái Lan; xây
dựng kế hoạch xúc tiến trên cơ sở phân khúc thị trường khách Thái; xây dựng
kế hoạch xúc tiến căn cứ thời gian du lịch của khách Thái; xây dựng kế hoạch
xúc tiến căn cứ hình thức tổ chức chuyến đi, kênh thông tin tiếp cận và địa bàn
phân bổ dân cư;, xây dựng kế hoạch xúc tiến căn cứ phương tiện đi du lịch của
khách Thái. Bốn là, liên kết phát triển thị trường khách: Xây dựng kế hoạch thu
hút khách du lịch đến từ nước thứ ba; xây dựng kế hoạch liên kết với Lào,
Campuchia, Trung Quốc để xây dựng các sản phẩm du lịch liên quốc gia nhằm
thu hút khách du lịch Thái.
Như vậy, hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan đã đạt được nhiều hiệu
quả, quá trình này không những thắt chặt hơn tình hữu nghị của nhân dân hai
nước mà còn tạo thuận lợi cho bộ mặt đất nước thay đổi.
2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Thái Lan
Cùng với sự phát triển của các quan hệ chính trị, kinh tế, hợp tác về mặt
văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam - Thái Lan ngày càng có
tầm quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai nước.
2.3.1. Về văn hóa
Ngày 8/8/1996, Việt Nam và Thái Lan chính thức kí Hiệp định hợp tác
văn hóa. Đây là Hiệp định hợp tác trong khuôn khổ giáo dục, khoa học và kĩ
thuật, nghệ thuật biểu diễn, thể thao, thông tin, là cơ sở cho việc triển khai các
hoạt động hợp tác chuyên môn giữa hai nước.

63
Giao lưu nhân dân
Để củng cố hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước, tại Việt Nam, ngày 1/8
/1996, Hội hữu nghị Việt - Thái được thành lập. Tại Thái Lan, năm 1997, Hội
hữu nghị Thái - Việt cũng được thành lập. Đây chính là cầu nối để hai bên cùng
nhau thực hiện các chương trình hợp tác về văn hóa, tạo điều kiện để hai bên
tuyên truyền và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nhằm tăng cường hiểu
biết, hợp tác và góp phần vào sự phát triển của kinh tế và văn hóa của hai nước.
Hàng năm, Hội hữu nghị Việt - Thái đã tổ chức và triển khai nhiều hoạt động
có văn hóa có ý nghĩa. Vào dịp Quốc khánh Thái Lan, Tết cổ truyền Thái Lan,
kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Thái Lan,...Hội đã
tổ chức họp mặt, tổ chức giao lưu biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranh ảnh về
đất nước, con người Thái Lan, về quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Hội còn tổ
chức trao tặng học bổng cho các học sinh khuyết tật nhân dịp Quốc khánh Thái
Lan, mời chuyên gia của các trường đại học tại Thái Lan đến giao lưu, cử sinh
viê, cán bộ đến nghiên cứu tại các trường Đại học ở Thái Lan. Đây là cơ hội để
giới thiệu cho người dân Việt Nam về lịch sử, những nét đẹp văn hóa của Thái
Lan. Qua đó, thắt chặt tình hữu nghĩa giữa nhân dân hai nước. Hội hữu nghị
Thái - Việt ra đời nhằm mục tiêu tăng cường giao lưu hợp tác với Việt Nam để
đẩy mạnh hợp tác về mọi mặt như văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế... Chính vì
vậy, Hội cũng đã có những việc làm rất thiết thực như: tổ chức việc dạy tiếng
việt tại Thái Lan, giới thiệu về cuộc đời của Hồ Chí Minh và các tác phẩm của
Người, luôn quan tâm ủng hộ đối với người Việt ở Thái Lan...Hội là cầu nối
giúp cho người dân Thái hiểu biết thêm về Việt Nam, về tình cảm hữu nghị của
người Việt Nam dành cho người dân Thái Lan.
Trong mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam thì vai trò của cộng đồng
người Việt tại Thái Lan chính là nền tảng vững chắc để hai nước xây dựng mối
quan hệ bền vững này. Là một trong những nhịp cầu nối hai nền văn hóa Việt
Nam và Thái Lan, được thể hiện ở hai khía cạnh: Họ tiếp thu những giá trị văn

64
hóa đặc sắc của Thái Lan và tích cực giữ gìn, quảng bá văn hóa Việt Nam trên
đất Thái.
Kiều bào Việt Nam gồm trên 100.000 người, định cư tại nhiều địa phương
khắp đất nước Thái Lan, đông nhất là ở các tỉnh vùng Đông Bắc như Udon
Thani, Nakhon Phanom (30% kiều bào Việt Nam sinh sống tại đây), Noong
Kai [23, tr. 97]. Kiều bào đã hỗ trợ hiệu quả để nhiều tỉnh, thành phố của hai
nước xây dựng quan hệ kết nghĩa anh em, thúc đẩy nhiều hình thức kết nối, hợp
tác kinh tế, giáo dục, du lịch...trực tiếp giữa các địa phương như: hỗ trợ tổ chức
các hội nghị, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp, giảng dạy tiếng Việt tại
Thái Lan,... Đồng thời, kiều bào ở Thái Lan cũng luôn hướng về quê hương,
đất nước, luôn giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, xây dựng
các công trình văn hoá mang bản sắc dân tộc ở Thái Lan. Việt kiều Thái Lan là
một bộ phận người Việt Nam hiện đang sinh sống ở Thái Lan. Trải qua thời
gian, họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộ. Mặt khác, họ cũng
là một bộ phận trong cộng đồng dân cư đang sinh sống trên đất Thái, nên họ
cũng đã phần nào làm phong phú thêm cho nền văn hóa Thái Lan. Tóm lại,
Việt kiều ở Thái Lan đã và đang là nhịp cầu nối quan trọng trong quá trình hợp
tác hữu nghị ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Thái Lan.
Giao lưu nghệ thuật: Văn hóa văn nghệ là món ăn tinh thần không thể
thiếu của nhân dân, đồng thời cũng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của
mỗi quốc gia. Là một trong những dấu ấn quan trọng trong quan hệ hữu nghị
của hai nước.
Tối ngày 29/5/2009, tại khu du lịch Đại Nam, Bình Dương đã diễn ra
chương trình Duyên dáng truyền hình ASEAN 2009, với 20 đại diện của 10
nước ASEAN. Thông qua chương trình này, các nước đã giới thiệu về văn hóa
và phong tục của mình với những tiết mục văn nghệ. Đây là dịp để Việt Nam
và Thái Lan quảng bá văn hóa, du lịch đến thế giới.
Năm 2011, lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thái Lan do đại sứ
quán Việt Nam tại Thái Lan và Bộ Ngoại giao Thái Lan tổ chức nhằm kỷ niệm

65
35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (6/8/1976 đến 6/ 8
/2011) và chào mừng 66 năm Quốc khánh 2/9. Trong dịp này, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã cử đoàn ca múa nhạc Nhà hát Tuổi Trẻ tới Thái Lan, Ðoàn
được Ðại sứ quán Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động trong Tuần Văn hóa.
Các nghệ sĩ mang đến các tiết mục âm nhạc dân tộc truyền thống, đặc sắc của
Việt Nam và những bài hát ưa chuộng của Thái Lan.
Ngày 10/8/2016, lễ khai mạc Những ngày văn hóa Việt Nam tại Thái Lan,
do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa Thái Lan
tổ chức, diễn ra trọng thể tại Nhà hát quốc gia Thái Lan ở thủ đô Băng Cốc
nhằm kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chương trình
nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” mang đậm bản sắc dân tộc ta, ca ngợi Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej cũng như đất nước,
con người Việt Nam và Thái Lan, do các nghệ sĩ nước ta biểu diễn, được quan
khách, kiều bào và bạn bè Thái nhiệt liệt hưởng ứng và đánh giá cao.
Đặc biệt, ngày 19/5/2016, Việt Nam và Thái Lan đã long trọng tổ chức lễ
khánh thành Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Na-khom Pha-
nom. Công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 3 năm thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan, góp phần làm sâu sắc hơn nữa
quan hệ hợp tác giao lưu nhân dân, hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân
dân hai nước.
Như vậy, thông qua các hoạt động văn nghệ đã góp phần tăng cường tình
cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác
chiến lược song phương. Đồng thời, tạo nhiều đóng góp tích cực xây dựng
Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh.
Giao lưu văn hóa nghệ thuật còn được biểu hiện ở hình thức liên kết sinh
viên giữa các trường đại học của Thái Lan và Việt Nam. Sinh viên cáctrường tổ
chức các buổi giao lưu văn nghệ, qua đó, hiểu thêm về truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Tối 5/4/2014, tại Hội trường số 3, Bộ môn

66
Quản trị du lịch - Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang đã tổ chức đêm giao lưu
văn hóa Việt Nam - Thái Lan dành cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành với sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
(Đại học Udon Thani Rajabhat). Tại buổi giao lưu, sinh viên hai trường đã biểu
diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam và Thái Lan.
Giúp cho sinh viên Thái Lan hiểu biết sâu rộng về văn hóa Việt Nam và có điều
kiện học tập, nâng cao trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Ngày
9/12/2016, tại Hội trường A1, phòng Hợp tác và Đào tạo quốc tế đã tổ chức
Chương trình Giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên
nước ngoài trong đó có sinh viên Thái Lan. Gần đây nhất, 6/2018, Trường Đại
học Văn hóa TP. HCM vinh dự được đón tiếp đoàn giảng viên và sinh viên
Trường Đại học Silpakorn, Thái Lan đến Trường Đại học Văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật và tham dự
khóa học “Quản lý du lịch cộng đồng theo kinh nghiệm Việt Nam” do tiến sĩ
Nattana Leelaharattanarak.
Ngoài ra, triển lãm mỹ thuật cũng là một hình thức giao lưu nghệ thuật
của hai nước Thái Lan và Việt Nam. Điển hình như Triển lãm mỹ thuật Việt
Nam - Thái Lan diễn ra tháng 10/2013 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Chương trình do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học tổng hợp
Naresuan - Thái Lan và nhóm nghệ sĩ Asia Art Link phối hợp tổ chức. Trong
những năm 2014 - 2018 cũng đã diễn ra các triển lãm mỹ thuật do các cơ quan
chuyên trách hai nước tổ chức, các tác phẩm của họa sĩ người Thái Lan và Việt
Nam có dịp được công chúng hai nước và bạn bè quốc tế biết đến. Các triển
lãm là cơ hội để hai nước giới thiệu và quảng bá đến nhau những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần đặc sắc nhất của mình. Thông qua các triển lãm, nhân dân
hai nước được mở rộng hiểu biết về văn hóa, gắn kết văn hóa giữa hai dân tộc.
Hợp tác trong lĩnh vực báo chí, truyền thanh, truyền hình
Ngày 28/5/1993, Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo Thái Lan đã kí
thỏa thuận hợp tác, đánh dấu sự hợp tác trong lĩnh vực báo chí giữa Việt Nam

67
và Thái Lan. Nhà báo hai nước thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm, cử các nhà báo sang thăm tìm hiểu về đất nước, con người, các thành
tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội để giới thiệu với nhân dân hai nước. Tháng
11/2013, tại Băng Cốc, Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn báo chí Thái Lan
đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày thiết lập quan hệ hợp tác (1993 -
2013). 20 năm hợp tác giữa Hội nhà báo Việt Nam và Liên đoàn báo chí Thái
Lan cùng với các hoạt động trao đổi, tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa hai
nước ngày càng sâu rộng và phát triển đã góp phần không nhỏ thúc đẩy tình
đoàn kết hữu nghị giữa hai nước trong nhiều mặt như chính trị, kinh tế, văn
hóa… vì lợi ích chung và vì sự ổn định của hai nước. Hơn nữa, Việt Nam và
Thái Lan còn là thành viên của Liên Đoàn Báo chí ASEAN, do đó sự hợp tác
báo chí giữa hai nước không chỉ thể hiện sự hợp tác giữa hai bên mà còn ở sự
hợp tác trong khối ASEAN. Năm 2014, Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo
Thái Lan đã kí kết biên bản ghi nhớ về Chương trình trao đổi báo chí với nhiều
nội dung nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước. Đặc biệt, ngày
27/11/2015 tại Hà Nội “Thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn 5 năm 2016 -
2021” giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan được ký kết.
Theo thỏa thuận, hai bên hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy thông tin một
cách toàn diện và tích cực về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
Việt Nam và Thái Lan, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân
dân hai nước, tích cực tham gia các hoạt động báo chí của Liên đoàn các nhà
báo ASEAN (CAJ), hướng tới việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh
vượng, đoàn kết và phát triển.
Những cuộc gặp gỡ trao đổi giữa những đại diện lãnh đạo về truyền thông
của Việt Nam và Thái Lan đã mở đường cho sự hợp tác báo chí ngày càng
thuận lợi hơn. Sự hợp tác không chỉ ở lĩnh vực báo chí mà còn ở lĩnh vực
truyền thanh.
Ngày 15/3/1999, Cục Quan hệ công chúng Thái Lan (PRD) và Đài Tiếng
nói Việt Nam (VOV) ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phát thanh. Với
mục đích mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phát thanh, sáng ngày 3/8/2009, tại

68
trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam 58 Quán Sứ, Hà Nội diễn ra cuộc họp lần thứ
nhất giữa Ủy ban hỗn hợp giữa Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Cục Quan hệ
công chúng Thái Lan. Hai bên đã xem xét, thảo luận lại Văn bản Hợp tác giữa
VOV và Đài Phát thanh Quốc tế Thái Lan về lĩnh vực phát thanh được ký kết
năm 1999; Thảo luận dự thảo Văn bản Hợp tác giữa PRD và VOV trên lĩnh vực
thông tin và phát thanh truyền hình. Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều nhấn
mạnh vào việc mở rộng quan hệ hợp tác trên lĩnh vực truyền thông, trong đó,
cần khai thác thế mạnh của mỗi bên cả về phát thanh, truyền hình, báo điện
tử… để tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh hai nước Việt Nam và
Thái Lan. Cho đến nay, hợp tác giữa hai bên ngày càng tiến triển nhanh, không
chỉ dừng ở lĩnh vực phát thanh, hai bên còn hợp tác trong lĩnh vực truyền hình.
Năm 2010, tại cuộc họp Ủy ban kỹ thuật chung lần thứ hai giữa Cục quan
hệ công chúng (PRD) và Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) ở Băng Cốc, hai bên
đã thảo luận về soạn thảo Bản ghi nhớ mới, mở rộng lĩnh vực hợp tác không chỉ
trong phát thanh mà còn cả trong lĩnh vực truyền hình, thông tin.
Thái Lan đã cử một đoàn làm phim sang Việt Nam để thực hiện bộ phim
tài liệu “Hồ Chí Minh - con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam”. Bộ phim được
công chiếu từ cuối tháng 10/2008 đến cuối tháng 1/2009. Ban truyền hình đối
ngoại của Đài truyền hình Việt Nam đã mua bản quyền và cho phát sóng bộ
phim này trong dịp 2/9/2009 trên kênh VTV4. Tháng 5/2010,Thái Lan tiếp tục
cử một đội làm phim truyền hình làm phóng sự về cuộc đời và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thước phim giới thiệu về nhân vật lịch
sử, các đoàn làm phim Thái - Việt còn phối hợp khai thác ở các khía cạnh khác
như giới thiệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, du lịch của Việt Nam và
Thái Lan.
Năm 2013, VOV và PRD họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 5. Kết thúc cuộc
họp, hai bên đã thống nhất trong năm 2013 sẽ cùng thực hiện các chương trình
phát thanh truyền hình như: Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan; Hành

69
lang kinh tế Đông - Tây và phim tài liệu về quá trình hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan.
Như vậy, sự phát triển của hợp tác báo chí, truyền thanh, truyền hình ở hai
nước có ý nghĩa không nhỏ trong sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan,
góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa
tới nước bạn từ đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
2.3.2. Về giáo dục
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Thái Lan trước hết được thể hiện thông qua
một số dự án hợp tác song phương giữa hai nước.
Quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan được đẩy mạnh hơn,
từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 6/2013. Năm
2004, hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục. Trong khuôn khổ Bản
ghi nhớ này, từ ngày 28/2 - 2/3/2014, Bộ GD&ĐT đã đón tiếp đoàn cán bộ giáo
dục Thái Lan do Chaturon Chaisang - Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan dẫn đầu
sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT Việt Nam coi trọng chương trình học bổng sau đại học mà
Chính phủ Thái Lan dành cho Việt Nam. Mặc dù số lượng học bổng chưa
nhiều, nhưng cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
giảng dạy của Việt Nam.
Song song với chương trình học bổng dài hạn, Thái Lan cũng mời Việt
Nam tham gia nhiều hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn ngắn hạn, các chương
trình giao lưu tại Thái Lan. Ngày 12 - 13 /9 /2013, Thái Lan tổ chức và mời đại
diện các nước thành viên Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á
(SEAMEO) tham dự Hội thảo về Hướng tới giáo dục cho những nhóm đối
tượng chưa được tiếp cận giáo dục trong khu vực, tại Băng Cốc. Năm 2014, Bộ
Giáo dục Thái Lan mời một đoàn gồm 10 cán bộ, giảng viên của Việt Nam
sang tỉnh Sakorn Nakhon, Thái Lan trong thời gian 10 ngày để tìm hiểu về
ngôn ngữ và văn hóa Thái Lan.
Thái Lan tổ chức các chương trình hỗ trợ giảng dạy tiếng Thái tại các
trường đại học Việt Nam và Việt Nam cũng tổ chức bồi dưỡng phương pháp

70
giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Thái Lan. Thông qua các hoạt động thiết
thực này, đã phần nào đáp ứng nhu cầu đào tạo tiếng Thái của học sinh, sinh
viên Việt Nam và nhu cầu học tập, bồi dưỡng tiếng Việt của giáo viên, học viên
Thái Lan. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác tổ chức Chương trình giao lưu thanh
niên luân phiên tại Thái Lan và Việt Nam từ năm 2009 đến nay. Đặc biệt, ngày
8/6/2012, Việt Nam đã phê chuẩn Hiến chương AIT do Viện Công nghệ châu
Á (AIT) của Thái Lan khởi xướng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan cũng như với
các nước tham gia Hiến chương
Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã cung cấp cho Thái Lan một số ảnh tư liệu
trong quá trình thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và
thiếu niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương” nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày
sinh Công chúa Thái Lan. Và cũng trong dịp này, Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ
chức tuyển chọn giáo viên đề cử với phía Thái Lan.
Ngày 16/6/ 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam đã có cuộc hội
đàm với Phó Thủ tướng Thái Lan - Thanasak Patimaprakorn. Trong cuộc hội đàm
này, hai bên khẳng định một lần nữa đẩy mạnh hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch.
Hợp tác giáo dục đại học
Việt Nam và Thái Lan đã đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp
tác, đẩy mạnh giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, tăng cường mở rộng
và chính thức hóa các hoạt động hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên giữa các
trường đại học, phát triển hoạt động liên doanh, liên kết trong việc tuyển sinh,
đào tạo đại học cho sinh viên Việt Nam và Thái Lan. Phát triển các dự án
nghiên cứu nhằm tăng cường học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Hai
nước cũng đẩy mạnh xúc tiến các chương trình hợp tác xây dựng giáo dục
chung giữa các trường đại học. Ở cả hai nước đều có các trường đại học dạy
Tiếng Việt và Tiếng Thái [2, tr. 44]. Ở Thái Lan có các trường dạy tiếng Việt
như: trường Đại học Chulalongkon, Đại học Thammasat, Đại học Khonken,
Đại học Chiang Mai....Ở Việt Nam có những trường dạy tiếng Thái như: Đại

71
học Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa, Đại học
Vinh, Đại học Đà Nẵng,...
Ngày 22/4/2009, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập quan hệ ngoại
giao giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan, Đoàn trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đã phối hợp tổ
chức họp báo phát động cuộc thi hùng biện tiếng Thái Lan lần thứ nhất trên
phạm vi toàn quốc.
Hợp tác giáo dục giữa Trường Đại học Rajabhat Nakhon Phanom - Thái
Lan và Trường Đại học Vinh của Việt Nam. Hai trường đã tiến hành các
chương trình đào tạo và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học với
các đề tài mang tính xã hội cao.
Ngày 22/10/2010, đại diện trường Đại học Chulalongkon - Khoa Thương
mại và kế toán đã có buổi làm việc tại Khoa kinh tế và Kinh doanh quốc tế -
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lãnh đạo hai trường đã cùng
nhau trao đổi, tập trung vào việc hợp tác, nghiên cứu đào tạo giữa hai trường.
Ngày 21/7/2011, Trường Đại học Srinakharinwirot với 14 thành viên do bà
Kittima Sungkasem - Trưởng khoa Khoa học xã hội dẫn đầu đã đến thăm và làm
việc với Học viện Khoa học xã hội (GASS). Chuyến thăm này của Trường Đại
học Srinakharinwirot nhằm mục đích giao lưu, tìm hiểu và tiến tới hợp tác lâu
dài về đào tạo với GASS. Ngày 3/5/2012, GASS tiếp tục có buổi làm việc với
Khoa Kinh tế và Chính sách Công thuộc Trường Đại học Srinakharinwirot.
Trong cuộc họp lần này, phía Trường Đại học Srinakharinwirot mong muốn
phối hợp với GASS để cùng nhau trao đổi, tìm hiểu về cơ hội hợp tác nghiên
cứu đào tạo tiến tới sự hợp tác lâu dài, đồng thời mời GASS tham gia dự án
nghiên cứu tác động của “Hành lang Đông - Tây” giữa 4 nước Việt Nam, Lào,
Thái Lan, Mianma.
Hợp tác giữa trường Đại học Udon Thani Rajabhat (UDRU) và Trường
Đại học Nha Trang. Trong các năm 2011, 2012, 2014, hai trường đã có những
chương trình liên kết và hợp tác với nhau trong lĩnh vực đào tạo, giao lưu văn
hóa, nghệ thuật.

72
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội (ĐH KHXV&NV)
là một trường đại học ở Việt Nam có nhiều bản thỏa thuận và liên kết hợp tác
với các trường đại học ở Thái Lan. Trong giai đoạn 2000 - 2014, đã có đến 20
văn bản được kí kết bao gồm các trường: Chiang Mai, Silpakorn, Rajabhat
Chiangrat, Rajabhat Sakon Nakhon, Nakhon Pathom Rajabhat, Rajabhat
Phranakhon, Bangsomdeji Chaopraya Rajabhat, Ubon Rajathanee, Loei
Rajabhat, E-sarn, Valaya Alongkorn Rajabhat, Spripatum, Chulalongkon,
Thamasat, Mahidol, Nakhon Ratchasima Rajabhat. Các thỏa thuận hợp tác
thường có hiệu lực từ 3 đến 5 năm. Hàng năm có 50 đến 60 sinh viên sang
Trường ĐH KHXH&NV và ngược lại có khoảng 10 sinh viên của các trường
sang học tập tại các trường Đại học của Thái Lan [19, tr. 54]. Mục đích liên kết
giữa hai trường nhằm phát triển hữu nghị, hợp tác giữa hai nước, thông qua các
chương trình hợp tác như: Trao đổi giảng dạy và nghiên cứu, trao đổi sinh viên,
cộng tác về giáo dục và đào tạo, phối hợp các khóa huấn luyện ngắn, trao đổi
tài liệu khoa học (Tạp chí, sách, chương trình giảng dạy), các dự án nghiên cứu
và đồng tổ chức các hội thảo quốc tế.
Như vây, hợp tác giáo dục giữa các trường Đại học Thái Lan và Việt Nam
đã giúp cho hai nước có thêm sự hiểu biết về ngôn ngữ văn hóa của nhau, cũng
như tiếp thu từ nhau những kinh nghiệm và phương pháp giáo dục tiên tiến;
Đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của cả hai nước trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế. Thúc đẩy hợp tác giáo dục được tiến hành đồng thời trên
cả quan hệ song phương và đa phương qua các chương trình ASEAN vừa góp
phần củng cố quan hệ Việt Nam - Thái Lan nói riêng vừa thể hiện tinh thần
đoàn kết khu vực nói chung.
Tiểu kết chương 2
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan ngày càng phát triển tốt đẹp, thể
hiện đầu tiên và rõ nét nhất trong lĩnh vực chính trị. Hai bên thường xuyên trao
đổi các đoàn cấp cao, nhiều cơ chế hợp tác song phương đã được hai nước
thông qua và hoạt động rất có hiệu quả, tăng cường hợp tác chặt chẽ và luôn hỗ

73
trợ nhau trong các khuôn khổ hợp tác tiểu khu vực và trong quan hệ đa phương
tại các diễn đàn quốc tế.
Cùng với chính trị, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Thái Lan có nhiều kết
quả tích cực. Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam và Thái Lan tăng
trưởng nhanh do tác động tích cực của chính sách mở cửa và việc thực hiện
những biện pháp giảm rào cản, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa. Chính
sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam, cùng với tình hình chính trị
ổn định đã giúp Việt Nam tạo ra một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài, trong đó có Thái Lan.
Quan hệ hợp tác của hai nước trên các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo
dục, du lịch cũng không ngừng được phát triển và mở rộng. Tăng cường giao
lưu văn hóa để góp phần hiểu biết hơn những tinh hoa văn hóa của dân tộc,
đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hợp tác trên các lĩnh
vực khác phát triển sẽ tác động và thúc đẩy hợp tác kinh tế và chính trị giữa
hai nước.

74
Chương 3
NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN (2009 - 2016)

3.1. Thành tựu và hạn chế của quan hệ Việt Nam - Thái Lan
3.1.1. Thành tựu
Từ năm 2009 đến năm 2016, quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan đã có
những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị -
an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục
Về chính trị - an ninh: Quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện.
Những chuyến thăm và làm việc thường xuyên của các nhà lãnh đạo cấp cao
hai nước càng thể hiện rõ những thiện chí và nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hai
nước phát triển. Hai bên cũng đã thành lập nhiều cơ chế hợp tác như: Họp Nội
các chung, Cơ chế Tư vấn chung, Ủy ban Hợp tác song phương, Ủy ban Hỗn
hợp về thương mại, Nhóm công tác chung về hợp tác chính trị và an ninh,
Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao…. Đặc biệt, năm 2013, hai nước
chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Cùng với các cơ chế hợp tác đa
phương trong khu vực như GMS, ACMECS, EWEC… mà cả Việt Nam và
Thái Lan đều là thành viên tham gia đã và đang góp phần đưa mối quan hệ phát
triển hơn nữa, nhất là sự kiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính
thức thành lập vào cuối năm 2015. Trên cơ sở đó, nhiều văn kiện đã được kí kết
giữa hai nước: Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược
Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018; Chương trình hợp tác văn hóa Việt
Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2016; Thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố
Cần Thơ và tỉnh Chachongsao, Thái Lan; Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các
chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa
thuận về Tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An
(Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon
Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan); Kế hoạch hành động

75
chung về hợp tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2008 -
2010 và Chương trình công tác để triển khai Kế hoạch hành động chung về hợp
tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2008 - 2010; Bản Ghi
nhớ về hợp tác quốc phòng. Đặc biệt, trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN chính
thức được thành lập từ ngày 31/12/ 2015, lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường
phối hợp, góp phần củng cố đoàn kết, hợp tác trong ASEAN, phát huy vai trò
trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế. Ngoài
ra, hai nước còn hỗ trợ nhau trong các vấn đề Việt kiều ở Thái Lan; vấn đề ma
túy; tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan và nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em.
Về kinh tế: Hai nước đều đang thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, coi
đây là hợp tác trọng tâm để làm động lực thúc đẩy các quan hệ khác.
Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, Thái Lan là một đối tác quan trọng
của Việt Nam cũng như Việt Nam là một trong các đối tác thương mại chủ yếu
của Thái Lan ở châu Á. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và
Thái Lan trong nhiều năm qua không ngừng gia tăng, từ 5,78 tỷ USD (năm
2009) đến năm 2016 đạt 12,49 tỷ USD, tăng 6,71 tỷ trong vòng 7 năm. Hai bên
hiện đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 20 tỷ
USD vào năm 2020. Đây là những con số có ý nghĩa cho phép chúng ta tin
tưởng trong tương lai quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ đạt
mực cao hơn nữa trong thời gian tới. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam sang Thái Lan gồm: điện tử và thiết bị điện, sắt thép các loại, nhiên liệu,
thuỷ sản, cà phê, chè, …và nhập lại các mặt hàng tiêu dùng, điện tử, điện lạnh...
Cùng với đó, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam ngày càng nhiều thể hiện ở số
lượng các dự án và tổng số vốn đầu tư. Năm 2009, đầu tư của Thái Lan vào
Việt Nam đã giảm mạnh do tác dộng của cuộc khủng hoảng kinh tế, có 26 dự
án với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD (bằng 2% so với cùng kỳ năm
2008). Năm 2010, tình hình có tiến triển tốt hơn với 26 dự án và 326 triệu USD

76
tổng vốn đầu tư. Từ năm 2013, với nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư
chung cho cả nước nên tình hình thu hút FDI khả quan hơn. Năm 2013 là năm
có kết quả thu hút FDI từ Thái Lan khá cao trong giai đoạn này với 47 dự án và
597 triệu USD tổng vốn đầu tư. Đến năm 2016, theo thống kê của Cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến nay, các nhà đầu tư Thái Lan đã
đầu tư vào 440 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 7,7 tỷ USD, đứng thứ
10/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam [76]. Như vậy,
đến năm 2016, Thái Lan trở thành 1 trong 10 quốc gia đầu tư lớn tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch: Hợp tác phát triển du lịch ngày càng được quan
tâm nhất là khi Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan được kí kết vào
năm 1994. Hai bên luôn có sự trao đổi về hướng hợp tác, xúc tiến du lịch song
phương và trong khu vực như: ký các hiệp định hợp tác phát triển du lịch; xây
dựng nâng cấp các tuyến đường bộ nối từ quốc lộ đến khu di tích, địa điểm du
lịch, từ Thái Lan sang Việt Nam; đường hàng không. Từ năm 2005, khi Thái
Lan và Lào hợp tác mở cây cầu Hữu nghị bắc qua sông MêKông nối Thái Lan
với Lào thì hợp tác phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan
ngày càng phát triển, tuyến du lịch đường bộ thường xuyên giữa ba nước Thái
Lan - Lào - Việt Nam qua đường số 8 xuyên Lào và đường số 1 xuyên Việt.
Đặc biệt, tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây đã, đang đóng vai trò quan trọng
phát triển du lịch đường bộ đi qua bốn nước Việt Nam - Lào - Thái lan và
Myanmar. Ngoài ra, sự ra đời của các hãng hàng không và hàng không giá rẻ
tăng lên, cũng góp phần giúp du lịch hai nước tăng lên. Hiện nay, ngoài hai
hãng hàng không truyền thống là Vietnam Airlines và Bangkok Airways, thì ở
Việt Nam và Thái Lan cũng xuất hiện thêm nhiều hãng hàng không giá rẻ khác
như: Vietjet, Thai Airasia, Nokair, .... Những hãng hàng không này không chỉ
có tuyến bay từ Băng Cốc đến Hà Nội và Hồ Chí Minh mà còn có các tuyến
bay sang Huế, Đà Nẵng hay từ Hà Nội và Hồ Chí Minh tới Chiengmai,
Phuket,..của Thái Lan.

77
Về văn hóa, giáo dục:
Từ năm 2009 đến 2016, quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Thái Lan
không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể. Hai nước tích cực
chủ động trong các hoạt động giao lưu văn hóa như : giao lưu nhân dân, giao
lưu nghệ thuật, hợp tác báo chí, truyền thanh, truyền hình. Các cơ quan chuyên
trách văn hóa cũng như các địa phương ở hai nước đã chủ động tăng cường
giao lưu, hợp tác văn hóa. Thông qua các hoạt động văn hóa, hai nước có cơ
hội hiểu rõ hơn về lịch sử, đất nước, phong tục tập quán và truyền thống văn
hóa của nhau, qua đó càng góp phần thắt chặt hơn tình hữu nghị, gắn bó keo
sơn giữa hai nước Việt - Thái.
Hai nước đã xúc tiến các chương trình hợp tác giáo dục chung và tăng
cường hợp tác giữa các trường đại học. Thái Lan đã dành cho Việt Nam những
nguồn viện trợ thiết thực và hữu ích ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình hợp
tác. Thông qua các dự án đào tạo ngắn hạn, chương trình học bổng sau đại học,
dự án hỗ trợ giảng dạy tiếng Thái ở các trường Đại học ở Việt Nam, các
chương trình hội nghị, hội thảo về giáo dục, những lớp cán bộ, học sinh, sinh
viên hai nước đã có thêm cơ hội được cọ sát, được tiếp cận với nhiều phương
pháp giảng dạy hiện đại và được học tập và nghiên cứu trong môi trường mang
tính quốc tế. Qua đó, chất lượng nguồn nhân lực hai nước từng bước được nâng
lên, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong nước và dần tiến kịp với
xu thế của khu vực [2, tr. 67]. Hợp tác giữa các trường đại học cũng được đẩy
mạnh, qua đó, các trường đại học có cơ hội tiếp xúc với chương trình giáo dục,
chiến lược đào tạo từ phía trường bạn, từ đó học tập kinh nghiệm, tăng cường
cơ hội học tập cho các cá nhân, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển, đào tạo
được nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu của hai bên.
Có thể thấy rằng, quan hệ Việt Nam - Thái Lan (2009 - 2016) đang ngày
càng phát triển. Mối quan hệ đã từng bước được nâng lên tầm chiến lược và
được cả hai nước thúc đẩy. Sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ này góp phần

78
to lớn vào quá trình xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cộng đồng
Đông Á bền vững trong tương lai.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ Việt Nam - Thái Lan vẫn
tồn tại những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, các cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp tới các
chỉ số thương mại và đầu tư trong quan hệ hai nước. Năm 2009, tình hình chính
trị Thái Lan bất ổn cộng thêm tác động của cuộc khủng hoảng đã là cho nền
kinh tế Thái Lan suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số thương mại và
đầu tư. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 là 6,25 tỷ USD
nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 5, 78 tỷ USD giảm 8, 20%. Năm 2009,
đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh, có 27 dự án được cấp phép
với tổng số vốn đăng kí là 102,8 triệu USD [50, tr. 122] so với năm 2008 có 32
dự án với số vốn đầu tư là 4.046,2 triệu USD [49, tr. 111].
Thứ hai, Quan hệ thương mại của Việt Nam và Thái Lan, bộc lộ rõ nét sự
mất cân đối. Việt Nam là nước nhập siêu chủ yếu từ Thái Lan. Nguyên nhân do
cơ cấu các mặt hàng gần giống nhau nhưng cùng một mặt hàng thì hàng của
Thái Lan được đánh giá cao hơn; Nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được
nhưng các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu từ Thái Lan; Người Việt Nam vẫn có
tâm lý ưa chuộng hàng Thái Lan, cả về giá cả, mẫu mã và chất lượng, đặc biệt
là các mặt hàng điện, điện tử, sản phẩm gia dụng, hoa quả và hàng tiêu dùng
khác; Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng của Thái
Lan là đầu vào của sản xuất tại Việt Nam. Hơn nữa, các hoạt động xúc tiến
thương mại hàng Thái tại Việt Nam cũng được tổ chức bài bản và liên tục.
Hàng năm, có 12 - 20 hội chợ hàng Thái được Bộ Thương mại Thái Lan đứng
ra tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố của Việt
Nam với quy mô lớn. Thêm vào đó, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam vẫn còn

79
tiến triển chậm, đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư
chưa cảm thấy an tâm với môi trường đầu tư của Việt Nam, các thủ tục hành
chính của Việt Nam còn rườm rà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Thứ ba, vấn đề ngư dân hai nước xâm phạm vùng biển của nhau. Trong
thời gian gần đây, một số vụ va chạm đáng tiếc xảy ra giữa cảnh sát biển, hải
quân Thái Lan với ngư dân Việt Nam, có trường hợp dẫn tới chết người. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra là hai nước cần nâng cao hiệu quả của đường dây nóng để
giải quyết các vấn đề phát sinh trên biển, đặc biệt là chống cướp biển và gian
lận thương mại; cư dân của hai nước cũng cần phải nâng cao hiểu biết của mình
để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Thứ tư, hợp tác giáo dục và văn hóa Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm
năng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn hợp tác của nhân dân
hai nước. Trên thực tế, trong hợp tác giáo dục và đào tạo, hợp tác giữa các cơ
sở hướng nghiệp của hai nước còn rất hạn chế, trong khi đó nhu cầu nguồn
nhân lực lành nghề, có kĩ năng và thành thạo tiếng Anh ở hai nước nói riêng và
khu vực nói chung lại rất lớn. Tình trạng “Thừa thầy thiếu thợ” là một vấn đề
phổ biến mà Việt Nam và Thái Lan đang gặp phải. Đây là vấn đề cần được giải
quyết trong hợp tác giáo dục giữa hai nước trong giai đoạn kế tiếp. Bên cạnh
đó, vẫn còn tồn tại một thực tế là các bài giảng cho học sinh, sinh viên về lịch
sử quan hệ Việt Nam - Thái Lan của các trường ở Thái Lan phần lớn chỉ đề cập
đến giai đoạn hai nước nghi kị, đối lập trước đây mà ít nói đến sự hợp tác hữu
nghị của hai nước trong giai đoạn hiện nay, những thiện chí của Việt Nam
trong việc xây dựng quan hệ đối tác và láng giềng hữu nghị cũng ít được đề cập
tới. Điều này ở một mức độ nhất định đã khiến cho hình ảnh đất nước và con người
Việt Nam thiếu đi tính khách quan và toàn diện trong suy nghĩ và hiểu biết của nhân
dân Thái Lan. Đây cũng chính là một nguyên nhân căn bản khiến cho sự giao lưu,
chia sẻ lẫn nhau giữa nhân hai nước bị hạn chế, gây ra những trở ngại không đáng
có trong hợp tác giáo dục và văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan [2, tr. 70]

80
3.2. Tác động của quan hệ Việt Nam - Thái Lan
3.2.1. Đối với khu vực
Đông Nam Á không chỉ là nơi có tầm quan trọng về vị trí địa - chiến lược
mà còn là một khu vực kinh tế năng động với sự vươn lên của những nước công
nghiệp mới (NICs) và sự phát triển của các mối quan hệ song phương, đa phương
trong khu vực. Sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với mỗi nước mà còn có tác động đối với khu vực.
Thứ nhất, những thành quả đạt được trong mối quan hệ Việt Nam - Thái
Lan đã có tác động tích cực đến sự phát triển hòa bình và thịnh vượng chùng
của cả khu vực Đông Nam Á trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị,
an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục. Trên cơ sở đó, góp phần vào sự phát
triển kinh tế, xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực.
Các chuyến viếng thăm cấp cao giữa hai nhà nước, Bộ, ngành đã làm cho
Việt Nam và Thái Lan thấu hiểu nhau hơn, cùng nhất trí với mục tiêu hòa bình,
ổn định, hợp tác phát triển nhằm giải quyết các vấn đề của khu vực như xung
đột sắc tộc, tôn giáo, phong trào li khai, khủng bố bạo lực và tranh chấp biển
Đông. Hai bên đã kí các văn kiện: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam
Á (TAC); Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ); Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hay
thông qua các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM);
Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR); Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF); Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR); Diễn đàn Biển
ASEAN (AMF) và AMF Mở rộng (EAMF)… Các văn kiện trên là công cụ
quan trọng góp phần kiến tạo, giữ vững hòa bình, an ninh khu vực. Thái Lan và
Việt Nam là hai quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc quyết định cục diện
khu vực. Mối quan hệ nhiều năm giữa Việt Nam và Thái Lan với hai quốc gia
lớn là Trung Quốc và Mỹ đã tạo ra một động lực mới trong khu vực giúp hai
nước khẳng định tầm ảnh hưởng chiến lược tại khu vực.

81
Như vậy, sự đồng thuận của Thái Lan và Việt Nam góp phần quan trọng
cho hòa bình, ổn định trong khu vực, tạo những điều kiện thuận lợi để cộng
đồng chính trị - an ninh ASEAN hình thành, đồng thời là dấu mốc quan trọng,
tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu
sắc hơn hợp tác chính trị - an ninh, liên kết nội khối, duy trì được vai trò trung
tâm của ASEAN.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Thái Lan góp phần giảm bớt sự chi phối của
Trung Quốc về biển Đông. Những năm gần đây, tranh chấp Biển Đông ngày
càng trở nên nổi cộm trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, phá vỡ quan hệ hợp
tác này nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, đe dọa tới hòa bình và thịnh vượng
khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là nước không tham gia trực tiếp các tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông và có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc nên
đóng vai trò là điều phối viên hòa giải những bất đồng của Trung Quốc với
các nước ASEAN. Thái Lan tích cực đóng vai trò trung gian, cùng tìm ra
hướng giải quyết thích hợp nhất cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông dựa
trên một số điểm cơ bản như: giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật
pháp quốc tế; duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải ở
Biển Đông; thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN và Tuyên bố
Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC), sớm thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc
Ứng xử ở Biển Đông (COC) bền vững, được thể chế hóa dựa trên các luật lệ,
đáp ứng lợi ích đa dạng và khác nhau của các bên ở khu vực.
Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Thái Lan góp phần vào sự phát triển Cộng đồng
ASEAN, hướng tới Cộng đồng Đông Á. Cùng là thành viên tích cực của ASEAN,
Thái Lan và Việt Nam đã nỗ lực cho việc hình thành cộng đồng ASEAN vào ngày
31/12/2015. Cộng đồng ASEAN 2015 ra đời là bước chuyển mới về chất của một
ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung; liên kết chặt chẽ
trên cả 3 trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội với vai trò và vị
thế ngày càng cao ở trong khu vực và trên thế giới. Trong Cộng đồng ASEAN, hai

82
nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các thành viên ASEAN để phát huy
hiệu quả vai trò của Cộng đồng, duy trì vai trò trung tâm và dẫn dắt ASEAN trong
giải quyết các vấn đề chiến lược ở khu vực.
Thứ tư, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Việt Nam và Thái Lan đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), thỏa thuận về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT),
khu vực đầu tư tự do (AIA) và xây dựng Cồng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Kí
kết các hiệp định: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định thương mại tự
do giữa ASEAN với các nước đối tác và thành lập quỹ hạ tầng ASEAN. Với
việc hình thành thị trường chung, thương mại nội khối sẽ được thúc đẩy, theo
đó hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn, đầu tư và lao động có kỹ năng sẽ được dịch
chuyển tự do trong thị trường nội khối. Là thành viên của cộng đồng ASEAN
và các tổ chức tiểu vùng khác, Thái Lan và Việt Nam được ví như một “động
cơ lõi kép” có thể giúp nâng tầm kinh tế khu vực và tiểu vùng sông Mê Công vì
mỗi quốc gia có các hành lang kinh tế riêng kết nối với Myanmar, Lào và
Campuchia. Chính vì thế, hai quốc gia cần điều chỉnh các kế hoạch phát triển
kinh tế vĩ mô, tăng khả năng hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo các các kế hoạch được
triển khai thực hiện hiệu quả.
3.2.2. Đối với Việt Nam và Thái Lan
Thứ nhất, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã tạo môi
trường hòa bình an ninh hợp tác khu vực cho hai nước.
Thế giới thế kỉ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó
lường, mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức
mà các nước phải đối mặt. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo
của thế giới. Xu thế toàn cầu hóa tác động sâu rộng đến tất cả các nước, trong
đó có Việt Nam và Thái Lan. Trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước Việt
Nam vẫn kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế với phương châm Việt Nam là bạn,
đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế được vạch ra tại Đại hội lần thứ XI.

83
Là hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan
đã ngày càng xích lại gần nhau nhằm tạo ra môi trường an ninh hợp tác khu vực
cho Việt Nam, ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010;
ngược lại, hợp tác tốt với Việt Nam, Thái Lan sẽ hạn chế được những thách
thức liên quan đến tình hình an ninh khu vực, tăng cường hợp tác chống khủng
bố Hồi giáo cực đoan ở châu Á hay nhận dạng các mối đe dọa về an ninh mạng
mới, tình hình phức tạp ở bán đảo Triều Tiên, hay các vấn đề về công nghệ
quân sự, thách thức an ninh liên quan đến việc di cư, làm giảm sự lôi kéo của
các nước lớn đối với Thái Lan.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và
ổn định cũng như an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; nhấn mạnh các bên
cần bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC); xây dựng, duy trì và nâng cao lòng tin và sự tin cậy
lẫn nhau; tôn trọng các nguyên tắc tự kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải
quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với
luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
nhất trí sớm xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC). Và trên những
vấn đề của sông Mê Kông sự đồng thuận giữa Thái Lan và Việt Nam đã kiềm
chế bớt sức ép của Trung Quốc không chỉ với Việt Nam mà còn đối với các
nước khác trong khu vực. Tạo nên một môi trường an ninh bền vững để cùng
phát triển.
Có thể thấy, lợi ích của Việt Nam và Thái Lan có những điểm tương đồng
khi cùng phải đối phó với Trung Quốc, nhằm hướng tới xây dựng hòa bình khu
vực. Bởi vậy, cả hai nước đều cần tranh thủ sự ủng hộ của nhau và của cộng đồng
quốc tế để đảm bảo lợi ích riêng mỗi nước cũng như lợi ích chung của an ninh
khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cần mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo, thực hiện cân
bằng lợi ích trong quan hệ với Thái Lan cũng như các nước lớn, tranh thủ sự ủng

84
hộ và hợp tác trên nguyên tắc nền tảng là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam và Thái Lan góp phần thúc đẩy mối quan hệ
đối tác chiến lược quan trọng giữa hai nước. Về kinh tế: Thái Lan là đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2
của Thái Lan, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt 12,5 tỉ
USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 3,7 tỷ USD. Hai bên
đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD vào năm
2020. Về đầu tư, Thái Lan hiện là quốc gia đứng thứ 10/116 quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 458 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký đạt gần 8,2 tỷ USD. Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh
vực lao động và đang triển khai hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc
tại Thái Lan. Trong hợp tác giữa các địa phương hai nước, hiện có 16 tỉnh,
thành phố của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hoặc kết nghĩa với các địa
phương Thái Lan. Hai bên cũng hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế
như Liên hợp quốc, ASEAN, hợp tác tiểu vùng; hợp tác trong APEC [17]. Về
văn hóa - xã hội: Hai bên cam kết nhất trí tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác văn
hoá, giáo dục, giao lưu nhân dân, trong đó có việc tăng cường hợp tác giảng
dạy tiếng Việt và tiếng Thái tại mỗi nước, ủng hộ hoạt động của các Hội Hữu
nghị Việt Nam - Thái Lan và Thái Lan - Việt Nam.
Thứ ba, việc thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai nước cũng tạo ra khả năng
phối hợp và cạnh tranh trong một số ngành hàng xuất khẩu. Cả Thái Lan và
Việt Nam đều có thị trường tiêu thụ khá lớn khi Việt Nam có dân số tới 94 triệu
người và Thái Lan có dân số gần 70 triệu người. Vì vậy, cả hai nước đều muốn
những hàng hóa của mình có mặt tại nước bạn. Việt Nam và Thái Lan có nhiều
mặt hàng tương đồng có thể hợp tác với nhau như gạo, hồ tiêu, đường, hải sản,
may mặc, hàng tiêu dùng...Vì vậy, mức độ cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam
và Thái Lan trên thị trường trong nước và thế giới là điều dễ xảy ra.

85
3.3. Triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Thái Lan
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan phụ thuộc vào nhiều
yếu tố và có những thuận lợi cơ bản:
Trước hết, quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển trong bối cảnh hòa
bình, hợp tác là xu thế chủ đạo của khu vực và thế giới. Toàn cầu hóa, khu vực
hóa là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các mối quan hệ trong cùng một khu
vực. Các nước sẽ thúc đẩy hợp tác dựa trên lợi ích của quốc gia và khu vực. Sự
phát triển của khu vực kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương tạo ra
những cơ hội thuận lợi cho quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Thái Lan
trong tương lai.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển dựa trên những nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó
nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đây là cơ sở
pháp lí quan trọng đảm bảo mối quan hệ hai nước phát triển đúng hướng và
hiệu quả hơn trong tương lai.
Thứ ba, hai nước có cùng những lợi ích trong hợp tác để phát triển. Đó là
những lợi ích về kinh tế, thương mại, giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học - kĩ
thuật và cả những lợi ích mang tính khu vực, toàn cầu như hòa bình, ổn định và
hợp tác phát triển khu vực, giải quyết các tranh chấp chung trên cơ sở luật pháp
quốc tế… Cơ sở cũng cũng như tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và
dó đó mối quan hệ còn có thể phát triển tốt đẹp hơn nữa. Hơn nữa, những ràng
buộc về lợi ích kinh tế giữa hai nước sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển quạn
hệ, góp phần hòa giải những bất đồng và nghị kị do quá khứ để lại.
Thứ tư, quan hệ Việt Nam - Thái Lan được đặt trong tổng thể của chính
sách đối ngoại mỗi nước, trong đó đối với Việt Nam là rộng mở, đa phương

86
hóa, đa dạng hóa, hội nhập thế giới, coi trọng quan hệ với các đối tác chiến
lược. Đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam, Thái Lan tiếp tục là một nhân tố,
một thành viên tích cực trong Cộng đồng ASEAN.
Thứ năm, sự đồng thuận của hai nước trong việc giải quyết các vấn đề an
ninh khu vực và quốc tế (khủng bố, li khai, vấn đề Biển Đông…) không những
tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển mà còn giúp cho hai
nước có tiếng nói quan trong trong các tổ chức và diễn đàn khu vực. Trên cơ sở
đó, các quốc gia trong khu vực ngày càng có điều kiện và cơ hội tăng cường
hợp tác đa phương, gắn kết khu vực, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Thứ sáu, lãnh đạo hai nước có quyết tâm cao trong việc tăng cường quan hệ
thể hiện thông qua việc thiết lập và nâng tầm mối quan hệ chiến lược trong hàng
loạt các chuyến thăm và tuyên bố chung từ thập niên đầu thế kỉ XXI đến nay.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan còn tồn tại
những khó khăn, thách thức cơ bản.
Thứ nhất, các xu thế chủ đạo của thế giới vừa mang lại cơ hội vừa đặt các
quốc gia trong những thách thức. Đó là sự cạnh tranh về thị trường, các vấn đề
an ninh truyền thống và phi truyền thống, các vấn đề khủng bố, dịch bệnh, ma
túy, buôn lậu vũ khí, chủ nghĩa khủng bố và li khai. Cùng với đó là nững vấn
đề mang tính khu vực như hạt nhân, vấn đề biển đảo giữa các nước…Bởi vậy,
Việt Nam và Thái Lan cũng không nằm ngoài sự tác động của xu thế chung đó.
Thứ hai, về mặt lịch sử, Việt Nam và Thái Lan đã từng là hai nước đối đầu
trong một thời kì dài của lịch sử, đặc biệt giai đoạn diễn ra “vấn đề
Campuchia”. Mặc dù quá khứ đã đi qua và cả hai nước đều đang hướng tới
tương lai nhưng ở một mức độ nhất định, hậu quả và hệ lụy của thời kì căng
thẳng đó tác động không ít đến quan hệ hai nước. Dư âm của thời kì Thái Lan
trở thành hậu cứ quân sự của Mĩ và những hành động lên án Việt Nam khi đưa
bộ đội vào giúp đỡ nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Khơme
Đỏ vẫn ít nhiều im đậm trong lòng người dân Việt Nam đến tận ngày nay.

87
Thứ ba, sự chênh lệch về trình độ phát triển và ý thức hệ, sự khác biệt về
chế độ chính trị, hệ tư tưởng cùng với những khó khăn, bất ổn trong tình hình
chính trị Thái Lan những năm gần đây cũng có ảnh hưởng to lớn tới quan hệ
hợp tác giữa hai nước.
Như vậy, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan hiện nay vẫn còn nhiều khó
khăn, thách thức lớn. Khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi là yêu cầu
đặt ra đối với mỗi nước và là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của sự
hợp tác phát triển giữa hai nước trong tương lại.
3.3.2. Triển vọng phát triển
Trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam - Thái Lan vẫn sẽ tiếp tục được hai
bên quan tâm và thúc đẩy. Nhận định này dựa trên các cơ sở: Thứ nhất: hợp tác
hai nước có truyền thống từ lâu đời, mối quan hệ trên mọi lĩnh vực giữa Thái
Lan và Việt Nam ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Sự tin cậy và
hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc. Thứ hai, sự ra đời của hàng loạt các Hiệp
định đã được Chính phủ hai nước ký kết trong thời gian qua tạo ra những cơ sở
pháp lý quan trọng để củng cố và mở rộng hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong
những năm tới. Thứ ba, Việt Nam - Thái Lan tuy có chế độ chính trị xã hội
khác nhau nhưng ngày càng hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ với nhau nhiều điểm
chung trên các vấn đề an ninh và hợp tác ở khu vực và quốc tế, phấn đấu cho
một thế giới đa cực, bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Thứ tư, Việt Nam - Thái
Lan không có tranh chấp với nhau về vấn đề lãnh thổ nên có thể hợp tác lâu dài.
Thứ năm, là thành viên của ASEAN, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác giữa hai
nước trong khuôn khổ ASEAN, Thái Lan không coi Việt Nam là một đối thủ cạnh
tranh mà là một đối tác kinh tế bình đẳng [26, tr. 131-132]. Thứ sáu, tiềm lực kinh
tế của Việt Nam và Thái Lan ngày càng tăng. Những vấn đề còn tồn tại trong hợp
tác thương mại và đầu tư giữa hai nước đã được lí giải, từ đó chính phủ và các nhà
kinh tế của hai nước đưa ra những giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế phát triển.
Trước những cơ sở và thành quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo,
quan hệ Việt Nam - Thái Lan sẽ có nhiều triển vọng:

88
Về chính trị: Các cuộc viếng thăm cấp cao giữa những người đứng đầu hai
nước thường xuyên diễn ra để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo không
khí chính trị thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt. Tiếp tục
hợp tác chặt chẽ trong các diễn đàn an ninh - chính trị khu vực và quốc tế,
khẳng định hợp tác chặt chẽ trong ASEAN, cùng nhau giải quyết các tranh
chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế,
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (1982) và Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC) cũng như sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).
Về kinh tế, để hợp tác thương mại và đầu tư phát triển hơn nữa, hai bên
cần tăng cường các hoạt động ngoại giao kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội trao
đổi, tiếp xúc lẫn nhau, không chỉ giữa hai chính phủ mà còn giữa các địa
phương với nhau để phát huy hết mọi nguồn lực; khuyến khích doanh nghiệp
hai nước hợp tác; phấn đấu đến năm 2020, đưa kim ngạch thương mại hai nước
lên 20 tỷ USD. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kết nối tiểu
vùng, đặc biệt là kết nối giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ và hàng
không giữa Việt Nam và Thái Lan cũng như giữa các nước ASEAN lục địa.
Về văn hóa, giáo dục: Tăng cường hơn nữa các giao lưu văn hóa góp phần
hiểu biết hơn những phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa của dân tộc, đồng
thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường hợp tác giáo dục,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác kinh tế và
chính trị giữa hai nước.
Tiểu kết chương 3
Quan hệ Việt Nam - Thái Lan có bề dày lịch sử, đã thu được những thành
tựu to lớn hơn 40 thập kỉ qua, có đầy đủ cơ sở và những điều kiện thuận lợi để
củng cố quan hệ ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, quan hệ này vẫn chịu tác động
sâu sắc của những nhân tố trong nước và ngoài nước. Vì vậy, Thái Lan và Việt
Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết tiềm lực vốn có của mỗi nước,
đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho mỗi
dân tộc.

89
KẾT LUẬN

1. Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có lịch sử quan
hệ lâu đời, có mối liên hệ về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa
và quan hệ tộc người. Mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan vốn được hình thành từ
rất sớm trong lịch sử thông qua những cuộc tiếp xúc buôn bán đầu tiên giữa hai
bên (thế kỉ XIII) và được kéo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Giai đoạn trước
năm 1954, mối quan hệ giữa hai nước tuy bị chi phối bởi các thế lực bên ngoài
nhưng vẫn thể hiện sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Giai đoạn từ năm 1954
đến 1975, bao trùm lên toàn bộ mối quan hệ là tình trạng căng thẳng, đối đầu gay
gắt. Giai đoạn từ năm 1976 đến 2009, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong quan hệ
Việt Nam - Thái Lan. Đó là sự kiện 6/8/1976, hai nước chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao. Từ đó, quan hệ Việt Nam - Thái Lan bước sang một trang sử mới.
Mặc dù, có những thời kì mối quan hệ trở nên căng thẳng nhưng bao trùm lên
vẫn là nhu cầu hợp tác, xích lại gần nhau giữa hai nước. Hai nước đã dần xóa bỏ
những mối nghi ngại, khép lại những ngờ vực trong quá khứ và mở rộng quan hệ
hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ năm 2009
đến 2016 ngày càng được củng cố, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương
và đa phương vì lợi ích của hai dân tộc cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển của khu vực và thế giới.
2. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có những bước tiến vượt bậc cả về
chất và lượng được thể hiện thông qua các thành tựu và tính chất cơ bản trong
quan hệ hai nước là đoàn kết, hữu nghị, hợp tác.
Để tăng cường mối quan hệ chính trị - an ninh, hai nước luôn trao đổi
những chuyến thăm cấp cao, đối ngoại chính trị - ngoại giao chiến lược, giải
quyết các vấn đề người Việt kiều ở Thái Lan. Tích cực phối hợp trong các vấn
đề an ninh phi truyền thông như: ma túy, tuần tra chung trên vịnh Thái Lan và
nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Về kinh tế, hai nước đẩy
mạnh các hợp tác thương mại và đầu tư. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước

90
không ngừng tăng qua các năm. Số lượng dự án đầu tư của Thái Lan vào Việt
Nam cũng liên tục tăng. Số lượng khách du lịch hàng năm của hai nước ngày
càng nhiều, mang lại sự phát triển ngày càng cao về kinh tế. Về văn hóa - xã
hội, hai nước thúc đẩy giao lưu văn hóa, nghệ thuật để tăng cường mối quan hệ
nhân dân với nhân dân, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân
tộc. Các hợp tác giáo dục cũng được hai nước quan tâm, việc trao đổi cán bộ,
học sinh, sinh viên, hợp tác giáo dục giữa các trường đại học đã tạo ra nguồn
nhân lực cho hai nước. Thông qua những hoạt động văn hóa - xã hội giúp cho
nhân dân hai nước hiểu rõ hơn về lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc của nhau,
đồng thời quảng bá hình ảnh của hai nước với nhân dân trong nước và thế giới.
3. Mặc dù, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu, phát
triển rất khả quan nhưng vẫn chưa hoàn toàn xứng đáng với tiềm năng và mong
muốn của cả hai bên. Những hạn chế đó đều tác động, ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả của quá trình hợp tác, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của
mỗi nước. Nguyên nhân của những hạn chế trên là hai nước đều chịu tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Trong thương mại và đầu tư,
hai nước vẫn mang tính chất cạnh tranh quyết liệt và Việt Nam luôn trong tình
trạng nhập siêu, cán cân thương mại không cân bằng giữa hai nước. Trong lĩnh
vực văn hóa - giáo dục, sự giao lưu, hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau giữa hai nước
còn nhiều hạn chế. Việt Nam và Thái Lan cần phải có những giải pháp khắc
phục những hạn chế để khai thác hết những lợi thế vốn có nhằm thúc đẩy hơn
mối quan hệ hai nước.
4. Nhìn chung, xu hướng hợp tác nổi bật trong quan hệ hai nước từ năm
2009 đến năm 2016 là hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây cũng là xu thế
chung của thế giới hiện nay. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị về chính trị - an
ninh tạo điều kiện để hai nước thúc đảy hơn nữa mối quan hệ kinh tế và văn
hóa, giáo dục. Những thành tựu đã đạt được sẽ là cơ sở, nền tảng để hai nước
củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam - Thái Lan lên một tầm cao mới trong tương lai, góp phần vào hòa bình,
ổn định trong khu vực, củng cố và phát triển Cộng đồng ASEAN.

91
5. Để khắc phục những hạn chế và thúc đẩy quan hệ hợp tác chính trị - an
ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam - Thái Lan tiếp tục phát triển đạt
được những bước tiến mới, hai bên cần tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục các hợp tác chính trị thông qua việc tăng cường các
cuộc tiếp xúc cấp cao, các cuộc tham khảo ý kiến thường kỳ ở các cấp để tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo không khí chính trị thuận lợi cho việc phát
triển quan hệ hợp tác nhiều mặt, nâng cao hơn nữa hiệu quả cơ chế Nhóm Công
tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh.
Thứ hai, Việt Nam và Thái Lan cùng là thành viên của ASEAN vì vậy, hai
bên cần phối hợp quốc tế có hiệu quả trong các diễn đàn an ninh - chính trị của
khu vực, đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thống nhất, hòa bình
và thịnh vượng trong tình hình chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục diễn
biến phức tạp và bất ổn.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại, đầu tư, không chỉ trao đổi
thương mại, đầu tư giữa hai chính phủ mà còn thúc đẩy quan hệ thương mại,
đầu tư giữa các địa phương và các doanh nghiệp. Có chính sách và kế hoạch
đồng bộ về tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước theo tiến trình tự do
thương mại khu vực và thế giới.
Thứ tư, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, tăng cường giao lưu văn
hóa để góp phần hiểu biết hơn những tinh hoa văn hóa dân tộc của nhau, đồng
thời giúp nhau giữ vững bản sắc dân tộc trước các thách thức của toàn cầu.
Thứ năm, tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, bên cạnh các nguồn đầu tư từ Thái Lan, hai nước cần mở rộng hợp tác song
phương giữa các trường đại học. Chủ động trong việc biên soạn các tài liệu phổ
thông về Việt Nam bằng tiếng Thái và tiếng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu
học tập, đào tạo được nguồn nhân lực lành nghề, có kĩ năng.

92
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Kim Ngọc Thu Trang, Phạm Thị Bảo Yến (2019), "Quan hệ chính trị -
an ninh Việt Nam - Thái Lan (2009 - 2016)", Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, Số 5 (230), tr. 31-39.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2012), Đề án: Đẩy mạnh thu hút khách
du lịch Thái Lan đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, Hà Nội.
2. Hà Thị Bia (2018), Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1986
- 2015), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Thái Nguyên.
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (23/7/2015), Thủ tướng thăm chính thức
Thái Lan và đồng chủ trì họp nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Văn
phòng chính phủ.
4. Đặng Văn Chương (2010), Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
giữa thế kỷ XIX, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Cục đầu tư nước ngoài (8/2018), Đánh giá 25 năm quan hệ hợp tác đầu tư
của Việt Nam - Thái Lan và tầm nhìn trong thời gian tới, Tin tình hình đầu
tư các nước.
6. D.G.E.HALL (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đinh Đức Duy (2016), "Nhìn lại 40 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan
(1976-2016)", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2016, tr. 47-53.
8. Đỗ Thùy Dương, "Việt Nam - Thái Lan: Hướng tới quan hệ đối tác chiến
lược tăng cường", Tạp chí Cộng sản, số 886 (8/2016), tr. 97- 98.
9. Nguyễn Tiến Dỵ (chủ biên) (2009), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam
(2006- 2010), NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Jirayoot Seemung (2014), Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan
và Việt Nam từ năm 1995 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
13. Trương Duy Hòa (2009), Kinh tế Thái Lan - Một số chính sách công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, NXB
Thế giới, Hà Nội.

94
14. Nguyễn Thị Hoàn (2005), "Vài nét về quan hệ Việt Nam- Thái Lan những
năm đầu thế kỉ XXI", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr. 61-65
15. Nguyễn Thị Hoàn (2005), "30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan",
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số (5) tr. 68-72.
16. Đình Hiệp (2013), Bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan, Sự
kiện và Nhân vật, số 7, tr. 37-40.
17. Ánh Huyền (17/8/2017), Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -
Thái Lan, Đài tiếng nói Việt Nam VOV5 - Ban đối ngoại.
18. Hà Lê Huyền (2010), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan, Luận văn Thạc sĩ lịch
sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
19. Hà Lê Huyền (2015), Quan hệ chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan 10
năm đầu thế kỷ XXI, Đề tài cấp Viện, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
20. Hà Lê Huyền (2012), Hợp tác và phát triển du lịch Việt Nam - Thái Lan
2000 - 2010, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2012, tr.76 - 82.
21. Hà Lê Huyền (2015), "Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa các trường đại học
của Thái Lan và Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2015, tr.50- 55.
22. Hà Lê Huyền (2015), "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan", Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 4/2015, tr.65 - 70.
23. Hà Lê Huyền (2016), Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2011, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
24. Vũ Dương Huân (2001), Hội thảo quan hệ Việt Nam - Thái Lan hướng tới
tương lai, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
25. Nguyễn Diệu Hùng (2001), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ đầu thập kỉ
90 (thế kỉ XX) đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số (4) tr.52-61.
26. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2017), Việt Nam - Thái Lan xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược vững chắc thời kỳ hội nhập quốc tế và liên kết
khu vực, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

95
27. Nguyễn Ngọc Lan (2009), "Những vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội nổi
bật của Thái Lan trong những năm 2009 và tác động tới quan hệ hợp tác
với Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, (11) tr. 1-10
28. Nguyễn Ngọc Lan (2011), "Tác động của khủng hoảng chính trị Thái Lan
đến Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, tr. 23-30.
29. Nguyễn Tương Lai - Phạm Nguyên Long (1998), Lịch sử Thái Lan, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Tương Lai (chủ biên) (2001), Quan hệ Việt Nam- Thái Lan trong
những năm 90, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Lê Tuấn Lộc (2016), "Xu hướng thương mại quốc tế giữa Việt Nam và
Thái Lan trong Cộng đồng ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
5, tr. 31-40.
32. Lê Thị Linh (2015), Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Thái Lan từ
1990 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
33. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
34. Hoàng Bá Lưu (2016), Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế,
văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ khoa
học Lịch sử, Trường Đại học Vinh.
35. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt
Nam đến 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hoàng Khắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ năm 1976-
2000, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
37. Hoàng Khắc Nam, Đỗ Thùy Dương (2013), "Quan hệ Việt Nam - Thái
Lan: Hướng tới tầm cao mới", Tạp chí Đối ngoại, số 5, tr. 28-32.
38. Lương Ninh (2008), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Vũ Dương Ninh (1994), Lịch sử Vương quốc Thái Lan, NXB Giáo dục,
Hà Nội.

96
40. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2004), Việt Nam - ASEAN: Quan hệ đa
phương và song phương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đào Huy Ngọc (chủ biên) (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Hồng Quang (2005), "Bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam-
Thái Lan từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, (26) tr.138- 142.
43. Nguyễn Hồng Quang (2013), Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng
người Việt ở Đông Bắc Thái Lan (Trường hợp tỉnh Sakôn Nakhon), Luận
án Tiến sĩ Nhân học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
44. Nguyễn Hồng Quang (2018), Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan thời kỳ
nữ thủ tướng Yingluck, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Quế Thương (2005),
Quan hệ chính trị, ngoại giao Thái Lan - Việt Nam những năm cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
46. N.V.Rêbơricôva (1962), Lịch sử hiện đại Thái Lan, NXB Sự thật, Hà Nội.
47. Thananan Boonwanna (2008) Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1976-2004)
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
48. Phạm Thanh Tịnh (chủ biên) (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Thái Lan,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
49. Tổng cục thống kê (2009), Niên giám Thống kê 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.
50. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám Thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.
51. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám Thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.
52. Tổng cục thống kê (2012), Niên giám Thống kê 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
53. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám Thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
54. Tổng cục thống kê (2014), Niên giám Thống kê 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.
55. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám Thống kê 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
56. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám Thống kê tóm tắt 2015, NXB Thống
kê, Hà Nội.

97
57. Tổng cục thống kê (2017), Niên giám Thống kê tóm tắt 2016, NXB Thống
kê, Hà Nội.
58. Vũ Phạm Quyết Thắng (1994), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Thống kê.
59. Nguyễn Quế Thương (2017), Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan từ 2000
đến nay, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á.
60. Kim Ngọc Thu Trang (2018), "Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Thái
Lan giai đoạn 1996 - 2015", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.
23-30.
61. Nguyễn Thị Tú Trinh (2018), "Hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong
khuôn khổ Tiểu vùng Mekông mở rộng từ 1992 - 2016", Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 4, tr. 26-42.
62. Tuyên bố chung Việt Nam - Thái Lan (2013), Tạp chí Đối ngoại, số 7,
tr. 7-9.
63. Nguyễn Khắc Viện (1998), Thái Lan: Một số nét chính về chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa và lịch sử, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

Các trang web


64. http://baodientu.chinhphu.vn/An-ninh-trat-tu/Viet-Nam-Thai-Lan-hop-tac-
phong-chong-toi-pham-ma-tuy/223040.vgp, 14:44, 24/03/2015
65. http://baoquocte.vn/quan-he-hop-tac-viet-nam-thai-lan-ngay-cang-phat-
trien-manh-me-33954.html
66. http://baoquocte.vn/dam-bao-an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai-
37576.html, 09:37, 14/10/2016.
67. http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/toi-pham-mua-ban-nguoi-co-xu-
huong-tang-va-xuyen-quoc-gia-195034.html, 7:49, 17/09/2016
68. https://doanhnghiepvathuonghieu.vn/hon-20-nam-co-mat-tai-viet-nam-
nguoi-thai-da-am-tham-thau-tom-nhung-bigc-metro-nguyen-kim-va-sap-
toi-la-vinamilk-22788.html

98
69. http://kxhnv.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/103/1432/su-troi-day-
cua-trung-quoc-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-khu-vuc-dong-nam-a-
trong-boi-canh-hien-nay-tran-xuan-hiep
70. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns
070801102436
71. https://nghiencuulichsu.com/2017/07/06/nhung-nhan-to-thuc-day-quan-
he-viet-nam-thai-lan-giai-doan-1976-2016/
72. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Doi-ngoai-va-hoi
nhap/2016/41013/Viet-Nam-Thai-Lan-Huong-toi-quan-he-doi-tac-
chien.aspx
73. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201018_NguyenTrung.htm
74. http://www.tapchisonghuong.com.vn/hue/p1/c13/n13240/Day-manh-khai-
thac-thi-truong-khach-du-lich-Thai-Lan.html
75. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/6989, Khách quốc tế đến
Việt Nam tháng 12 và cả năm 2016, truy cập ngày 26/8/2018
76. www.huykhangco.com/blogs/news/tinh-hinh-dau-tu-va-nhap-khau-hang-
hoa-thai-lan-vao-vn-nam-2016

99
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Một số hình ảnh hợp tác chính trị, an ninh Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc
Thái Lan, Đại tướng Prawit Wongsuwon ngày 1/7/2009
Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva
sang thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Thái
Lan, ngày 10/7/2009 (Nguồn:http://www.mofa.gov.vn/)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng
đoàn đại biểu cấp cao Thái Lan đang thăm chính thức Việt Nam. 30/11/2011
Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha.
27/11/2011
Nguồn: https://baonghean.v
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
Nguồn: http://tuyengiao.vn

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
25/6/2013
Nguồn: https://www.tienphong.vn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Thanasak Patimapragorn ký Biên bản ghi
nhớ 20/3/2015 (Nguồn: https://www.vietnamplus.vn)

Cuộc họp nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ ba. 23/7/2015
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn
Học viện cảnh sát nhân dân Việt Nam và Học viện cảnh sát hoàng gia Thái Lan
phối hợp tổ chức Hội thảo phòng chống tội phạm.
Nguồn: http://baochinhphu.vn

Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có
buổi tiếp Đoàn đại biểu Thái Lan do Đại tướng Thawip Netniyom, Tổng Thư
ký Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan (NSC), làm Trưởng đoàn đang trong
chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. 24/8/2016
Nguồn: http://tuyengiao.vn
Phụ lục 2
Một số hình ảnh, số liệu thống kê về hợp tác kinh tế

Bản đồ Hành lang kinh tế Đông - Tây


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp ông Charoen Sirivadhanabhakdi
- Chủ tịch Tập đoàn Thai Charoen Corporation (TCC). 08/07/2016
Nguồn: https://vtv.vn

Dự án Thành phố Amata Long Thành


Nguồn: https://baodautu.vn/
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Thái Lan tháng
12/2009 và năm 2009
Đơn vị: USD
Kim ngạch % tăng, giảm
Kim ngạch
XK tháng kim ngạch
Mặt hàng XK năm 2009
12/2009 XK năm
(USD)
(USD) 2009/2008
Tổng 92.590.219 1.266.058.059 - 6,1
Hàng thuỷ sản 4.209.103 67.258.820 + 7,8
Hàng rau quả 1.088.941 8.354.616 - 20,2
Hạt điều 1.244.777 10.034.087 - 1,3
Cà phê 4.445.461 - 85,1
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1.138.426 10.700.055
Than đá 2.936.800 49.150.044 + 141,8
Dầu thô 343.409.897 + 142,7
Xăng dầu các loại 275.725 3.052.086
Quặng và khoáng sản 50.918
Hoá chất 47.607 1.651.520
Sản phẩm hoá chất 2.251.624 18.485.661
Chất dẻo nguyên liệu 883.792 10.112.613
Sản phẩm từ chất dẻo 992.244 10.372.233 - 9,9
Sản phẩm từ cao su 558.780 3.673.198
Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù 127.315 2.479.143 - 62,1
Gỗ và sản phẩm gỗ 237.859 2.488.292 - 31,3
Giấy và các sản phẩm từ giấy 552.251 4.727.676
Hàng dệt, may 1.475.281 19.599.001 + 9,1
Giày dép các loại 432.935 6.639.152 - 6,2
Kim ngạch % tăng, giảm
Kim ngạch
XK tháng kim ngạch
Mặt hàng XK năm 2009
12/2009 XK năm
(USD)
(USD) 2009/2008
Sản phẩm gốm, sứ 439.624 7.304.018 + 5,9
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 171.934 2.384.805 - 41,9
Sắt thép các loại 1.810.242 19.390.798
Sản phẩm từ sắt thép 876.473 10.811.400
Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện 23.418.933 288.087.464 - 28,8
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 8.231.742 69.053.643
Dây điện và dây cáp điện 978.874 9.115.329 - 28,3
Phuơng tiện vận tải và phụ tùng 2.526.019 23.397.595
Nguồn: Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ công thương
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Thái
Lan năm 2009 và 11 tháng năm 2010
Đơn vị: USD
Trị giá (USD)
STT Mặt hàng chủ yếu ĐVT
Năm 2009 1-11/2010
1 Hàng thủy sản USD 67.258.820 58.531.516
2 Hàng rau quả USD 8.354.616 9.029.584
3 Hạt điều Tan 10.034.087 21.089.312
4 Cà phê Tan 4.445.461 14.422.781
5 Bánh kẹo và các sản phẩm từ USD 10.700.055 8.982.213
ngũ cốc
6 Than dá Tan 49.150.044 38.221.477
7 Dầu thô Tan 343.409.897 51.124.896
8 Xăng dầu các loại Tan 3.052.086 7.731.512
9 Quặng và khoáng sản khác Tan 50.918 142.049
10 Hóa chất USD 1.651.520 495.588
11 Sản phẩm hóa chất USD 18.485.661 24.916.841
12 Chất dẻo nguyên liệu Tan 10.112.613 11.597.758
13 Sản phẩm từ chất dẻo USD 10.372.233 20.626.295
14 Sản phẩm từ cao su USD 3.673.198 3.961.933
15 Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù USD 2.479.143 2.221.867
16 Gỗ và sản phẩm gỗ USD 2.488.292 6.080.934
17 Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 4.727.676 5.873.045
18 Hàng dệt may USD 19.599.001 20.056.081
19 Giày dép các loại USD 6.639.152 6.135.820
20 Sản phẩm gốm, sứ USD 7.304.018 13.367.011
21 Ðá quý, kim loại quý và sản phẩm USD 2.384.805 2.340.037
Trị giá (USD)
STT Mặt hàng chủ yếu ĐVT
Năm 2009 1-11/2010
22 Sắt thép các loại Tấn 19.390.798 47.816.433
23 Sản phẩm từ sắt thép USD 10.811.400 9.100.949
24 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và USD 288.087.464 158.516.882
linh kiện
25 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ USD 69.053.643 106.616.443
tùng khác
26 Dây điện và dây cáp điện USD 9.115.329 13.573.438
27 Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 23.397.595 44.532.155

Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan tháng 12/2010


Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan năm 2015
Đơn vị: triệu USD
2015 Mức thay đổi
Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan
(triệu USD) % so với 2014
Chất dẻo nguyên liệu 541 4.7
Linh kiện, phụ tùng ô tô 602 12.3
Hàng điện gia dụng và linh kiện 695 43.30
Xăng dầu các loại 1,158 153.39
Hoá chất 286 6.32
Vải các loại 296 37.67
Giấy các loại 158 -18.56
Xơ, sợi dệt các loại 107 -25.69
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan năm 2015
Đơn vị: triệu USD
2015 Mức thay đổi
Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan
(triệu USD) % so với 2014
Điện thoại, linh kiện 576 -15.04

Dầu thô 163 -66.73

Phương tiện vận tải và phụ tùng 338 6.29

Sắt thép các loại 189 -24.40

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện 297 87.97

Hàng thủy sản 216 18.68

Xơ, sợi dệt các loại 71 -5.33

Xăng dầu các loại 15 -50.00


Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về nhập khẩu của Việt Nam
từ Thái Lan năm 2015 - 2016
ĐVT: USD
+/ -(%)
Năm 2016
Mặt hàng Năm 2016 Năm 2015
so với năm
2015
Tổng kim ngạch 8.795.618.702 8.283.968.745 +6,18
Hàng điện gia dụng và linh kiện 939.305.806 695.562.117 +35,04
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác 811.220.682 796.074.533 +1,90
Linh kiện, phụ tùng ô tô 668.623.143 602.830.933 +10,91
Ô tô nguyên chiếc các loại 640.752.148 440.554.354 +45,44
Xăng dầu các loại 638.403.948 1.158.195.194 -44,88
Chất dẻo nguyên liệu 538.046.076 541.294.086 -0,60
Hàng rau quả 410.132.602 206.666.605 +98,45
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện 398.450.666 305.202.800 +30,55
Hóa chất 255.799.799 296.512.542 -13,73
Sản phẩm hóa chất 219.496.370 198.045.763 +10,83
Sản phẩm từ chất dẻo 218.764.008 186.337.981 +17,40
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 211.233.581 208.739.390 +1,19
Vải các loại 206.487.677 211.646.521 -2,44
Giấy các loại 173.020.872 158.434.491 +9,21
Sản phẩm từ sắt thép 156.425.553 164.682.080 -5,01
Xơ, sợi dệt các loại 102.499.397 107.096.218 -4,29
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 98.282.299 104.114.137 -5,60
+/ -(%)
Năm 2016
Mặt hàng Năm 2016 Năm 2015
so với năm
2015
Sắt thép các loại 97.741.630 58.229.745 +67,86
Gỗ và sản phẩm gỗ 91.035.750 91.029.456 +0,01
Kim loại thường khác 89.374.090 84.787.707 +5,41
Dược phẩm 88.411.262 72.011.862 +22,77
Sản phẩm từ giấy 83.306.882 84.232.255 -1,10
Sản phẩm từ cao su 70.225.109 73.734.156 -4,76
Sữa và sản phẩm sữa 69.828.688 70.953.461 -1,59
Dây điện và dây cáp điện 69.122.358 70.860.457 -2,45
Sản phẩm từ kim loại thường khác 68.155.400 37.072.313 +83,84
Quặng và khoáng sản khác 62.210.367 71.733.560 -13,28
Cao su 60.678.283 48.352.075 +25,49
Chất thơm, mỹ phẩm và chế
phẩm vệ sinh 60.238.859 80.704.430 -25,36
Thủy tinh và các sản phẩm từ
thủy tinh 49.135.646 41.190.540 +19,29
Chế phẩm thực phẩm khác 44.967.301 41.273.498 +8,95
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 41.213.166 36.155.963 +13,99
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 33.653.422 32.889.096 +2,32
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 29.127.754 61.591.339 -52,71
Ngô 20.841.208 27.060.263 -22,98
Hàng thủy sản 18.552.980 13.759.934 +34,83
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 12.201.316 7.632.154 +59,87
Phân bón các loại 9.361.974 4.235.677 +121,03
+/ -(%)
Năm 2016
Mặt hàng Năm 2016 Năm 2015
so với năm
2015
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 6.731.683 7.119.226 -5,44
Khí đốt hóa lỏng 6.095.451 0 *
Dầu mỡ động thực vật 4.458.702 8.018.016 -44,39
Nguyên phụ liệu dược phẩm 3.816.137 10.531.625 -63,76
Nguyên phụ liệu thuốc lá 43.963 46.740 -5.94
Nguồn: http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/tinh-hinh-dau-tu-va-nhap-khau-hang-
hoa-thai-lan-vao-vn-nam-2016-662185.html
Phụ lục 3
Một số hình ảnh về hợp tác văn hóa, giáo dục Việt Nam - Thái Lan

Tháp Việt kiều lưu niệm nằm ở trung tâm của con đường sầm uất ven sông Mê Công
Nguồn: https://baonghean.vn

Sinh viên Nhạc viện Trường Tổng hợp Ma-hi-đôn tìm hiểu đàn bầu,
nhạc cụ độc đáo của Việt Nam. 29/08/2011
Nguồn: https://www.nhandan.com.vn
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cùng ký thỏa thuận hợp tác với
Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan. 28/11/2015
Nguồn: https://baonghean.vn

Bộ trưởng và các lãnh đạo SEAMEO, mạng lưới TROPMED và Trung tâm
TROPMED Thái Lan trò chuyện với cô Nguyễn Thị Linh Hà (người mặc áo
dài) - cán bộ Trường ĐH Dược Hà Nội đang học tập tại Trung tâm TROPMED
Thái Lan. 6/3/2015
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn
Sinh viên Học viện ngoại giao Việt Nam và Đại học Thammasat. 06/10/2015
Nguồn: https://dav.edu.vn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Thái Lan thăm triển lãm "sắc
màu Việt Nam". 13/08/2016
Nguồn: https://dulichvietnam.com.vn

You might also like