You are on page 1of 506

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ


VĂN HÓA SÔNG NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
THE RIVER CULTURES IN SOUTHEAST ASIA
PRESERVATION AND DEVELOPMENT

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ


2019
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Trưởng ban
GS. TS. Hà Thanh Toàn Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ
Phó trưởng ban
PGS. TS. Lê Văn Khoa Trưởng Phòng QLKH Trường ĐHCT
TS. Thái Công Dân Trưởng Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
TS. Bùi Thanh Thảo Phó Trưởng Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
Thành viên
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Nguyễn Huỳnh Mai Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
TS. Huỳnh Văn Đà Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Lê Thị Tố Quyên Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Trần Văn Thịnh Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Lê Thị Nhiên Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
TS. Hứa Hồng Hiểu Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Nguyễn Thị Bé Ba Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
Thư kí
ThS. Tăng Thị Lệ Huyền Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
ThS. Thạch Chanh Đa Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT

BAN NỘI DUNG


Trưởng ban
GS. TS. Hà Thanh Toàn Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ
Phó trưởng ban
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
PGS. TS. Nguyễn Kim Châu Phó Trưởng Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
TS. Bùi Thanh Thảo Phó Trưởng Khoa KHXH&NV, Trường ĐHCT
Thành viên
TS. Thái Công Dân Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Trần Thanh Điện Giám đốc NXB ĐHCT
PGS. TS. Montira Rato Trường ĐH Chulalongkorn, Thái Lan
TS. Saikaew Thipakorn Trường ĐH Chulalongkorn, Thái Lan
TS. Lê Thị Ngọc Điệp Khoa Văn hoá học, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG TP.HCM
TS. Trần Văn Nam Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ
TS. Nguyễn Lâm Điền Trường ĐH Tây Đô
TS. Trần Minh Thuận Khoa Sư phạm, Trường ĐH Cần Thơ
TS. Huỳnh Thị Trang Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
TS. Huỳnh Văn Đà Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
TS. Hứa Hồng Hiểu Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
TS. Lê Văn Phương Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
TS. Nguyễn Thị Nhung Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Trần Văn Thịnh Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Tạ Đức Tú Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Nguyễn Trọng Nhân Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Thạch Chanh Đa Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Lê Thị Tố Quyên Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Trương Thị Kim Thuỷ Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Lê Thị Nhiên Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
ThS. Trần Thị Diễm Cần Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
Thư kí
ThS. Thạch Chanh Đa Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
CN. Võ Văn Thảo Khoa KHXH&NV, ĐH Cần Thơ
LỜI GIỚI THIỆU

Đông Nam Á, bao gồm 11 quốc gia, là một khu vực khá rộng lớn trên
thế giới với diện tích khoảng 4,5 triệu km2, dân số trên 600 triệu người.
Về mặt tự nhiên, Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
hệ thống sông ngòi dày đặc, đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, hệ động thực vật
phong phú đa dạng. Về vị trí địa lý, Đông Nam Á là giao điểm của tuyến
đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là cầu nối
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á với châu Âu và
châu Úc. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển
kinh tế và văn hóa; đồng thời thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ,
giao lưu với các khu vực trên thế giới.
Từ xa xưa, cư dân của các quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo những
nền văn hoá tộc người phong phú trên nền tảng chung của văn hoá sông nước
gắn với nghề trồng lúa, với các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
với hệ thống giao thông đường thủy và những phong tục tập quán, tôn giáo
tín ngưỡng, lễ hội dân gian, văn học nghệ thuật, văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Văn hóa Đông Nam Á vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản
địa truyền thống của các dân tộc trong khu vực, vừa là sự tiếp thu những yếu
tố từ bên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây. Bên cạnh những nét tương
đồng, tạo nên “hằng số chung” của văn hóa sông nước Đông Nam Á, cũng có
không ít những yếu tố đặc thù, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc. Nói cách khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự
đa dạng.
Để góp phần tìm hiểu về văn hóa sông nước Đông Nam Á, Khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa
học quốc tế: “Văn hoá sông nước ở Đông Nam Á – bảo tồn và phát triển”.
Đây là diễn đàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước giao lưu gặp gỡ,
công bố kết quả nghiên cứu, trao đổi về các chủ đề liên quan đến văn hóa
sông nước Đông Nam Á, nhất là vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị
của văn hóa sông nước dưới tác động của biến đổi khí hậu, của cuộc cách
mạng công nghiệp và quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên
toàn cầu hiện nay.
Hội thảo này cũng là dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ (2009-2019), đánh dấu một chặng
đường phấn đấu của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Khoa với mục tiêu
trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của Việt Nam; tăng cường
giao lưu, hội nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng cảm ơn các cơ sở đào tạo và nghiên
cứu trong và ngoài nước đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế này; cảm ơn
các tác giả đã gửi bài tham luận để góp phần vào sự thành công của Hội thảo.
Đồng thời, chúng tôi cũng mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh
viên và quý vị đại biểu về những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức và nội
dung chuyên môn của Hội thảo.
Xin trân trọng cảm ơn.

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ ..........1

1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG VỚI QUÁ TRÌNH
ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA NAM BỘ BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ
THẾ KỶ XVII-XVIII .......................................................................................... 2
ThS. Nguyễn Đình Cơ, ThS. Nguyễn Xuân Trình

2. CẢNG THỊ CÙ LAO PHỐ, MỸ THO ĐẠI PHỐ VÀ NHỮNG


TIẾP BIẾN VĂN HÓA CƯ DÂN VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ ............... 12
PGS. TS. Nguyễn Đức Hòa

3. DẤU ẤN VĂN HÓA TRUNG - ẤN TẠI THƯƠNG CẢNG QUỐC TẾ


ÓC EO ............................................................................................................... 22
NCS. Phạm Thị Huệ

4. DẤU ẤN SÔNG NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CƯ DÂN NAM BỘ


TRƯỚC THẾ KỶ VII QUA CÁC CỨ LIỆU KHẢO CỔ HỌC ....................... 32
ThS. Đào Vĩnh Hợp

5. LANGUAGE CHOICE AND LANGUAGE MAINTENANCE AMONG


CHINESE THAIS WHO LIVE IN LAT KRABANG, BANGKOK ................. 44
Du Xiaoshan

6. THÍCH ỨNG VĂN HÓA VỚI SÔNG NƯỚC CỦA CƯ DÂN


ĐẦU NGUỒN VÀ CUỐI NGUỒN SÔNG MEKONG .................................... 56
ThS. Bùi Thị Hoa

7. DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN MỘT SỐ QUỐC GIA Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ............ 67
ThS. Trương Hoàng Vinh

8. THE DEVELOPMENT OF BANGKOK'S NEW IDENTITY THROUGH


ITS DEVELOPMENT AS A ROAD-BASED CITY ........................................ 77
Chunni Wu

9. DEVELOPMENT AND PRESERVATION OF MEKONG RIVER


CULTURE IN THE CASE OF THE ANGKOR CIVILIZATION AND
LUANG PRABANG ......................................................................................... 89
Zhang Rundong

i
10. THE ROLE OF ETHNIC CHINESE IN THAILAND’S BANKING
SECTOR DEVELOPMENT IN THE EARLY 20th CENTURY....................... 99
Shenglan ZHENG

11. REVIEW OF CHINESE STUDENTS’ INTEGRATION INTO


THAI SOCIETY .............................................................................................. 109
Caoyi Zhang

CHỦ ĐỀ 2: VĂN HÓA SÔNG NƯỚC - SỰ THỐNG NHẤT


TRONG ĐA DẠNG .......................................................................... 119

12. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG VEN
SÔNG ĐÀ TỈNH SƠN LA .............................................................................. 120
ThS. Nguyễn Thị Hạnh

13. “GHE - XUỒNG” TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT
NAM BỘ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ÔNG ĐẠO) ...................... 130
ThS. Nguyễn Trung Hiếu, ThS. Mai Thị Minh Thuy

14. TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI CỦA NGƯ DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ......................................................................................... 140
TS. Trần Hữu Hợp

15. BIỂU TƯỢNG NAGA TRONG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN


SÔNG MEKONG ............................................................................................ 149
ThS. Phạm Trần Quang Hưng, ThS. Nguyễn Thị Yến Liễu,
ThS. Du Quốc Đạo

16. VĂN HÓA ĐÁNH BẮT THỦY SẢN Ở NAM BỘ ........................................ 158
Nguyễn Thanh Lợi

17. AO LÀNG, GIẾNG LÀNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA


CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .................................... 167
ThS. Vũ Hải Thiên Nga

18. VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG Ở TÂY NINH ............ 176
Phí Thành Phát

19. LUẬT TỤC VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI TÀ ÔI ĐỐI VỚI
TÀI NGUYÊN NƯỚC .................................................................................... 186
Trần Nguyễn Khánh Phong

ii
20. THE SPECIFIC CULTURAL VALUES OF PEOPLE IN THE CENTRAL
COASTAL ZONE OF VIETNAM .................................................................. 196
NCS. Nguyễn Thị Hoài Phúc

21. TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC, CẦU MƯA Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG .... 205
TS. Vũ Diệu Trung

22. TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY: BỐI CẢNH


THAY ĐỔI CỦA CƯ DÂN VẠN ĐÒ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(HUẾ, VIỆT NAM) ......................................................................................... 215
ThS. Nguyễn Mạnh Hà

23. DIFFERENCES IN ENVIRONMENTAL AWARENESS IN LEVEL OF


EDUCATION AND BETWEEN ETHNIC GROUPS: A CASE STUDY
OF TWO DISTRICTS IN CA MAU PENINSULA ........................................ 226
Nguyen Hai Minh, BA; Nguyen Anh Minh, MA;
Huynh Van Da, PhD

24. TRI THỨC DÂN GIAN GẮN VỚI YẾU TỐ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ ................................................................... 238
ThS. Lê Thị Diễm Phúc

CHỦ ĐỀ 3. VĂN HÓA SÔNG NƯỚC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN


KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................................... 245

25. TRANSFORMATION FROM A TOURISTIC DESTINATION TO


A CITY OF CONTEMPORARY ART FOR THE INCLUSIVENESS
OF THE LOCAL: THAILAND BIENNALE: KRABI 2018 .......................... 246
Suppakorn Disatapundhu, Vimolluk Chuchat,
Patcha Utiswannakul, Pibool Waijitragum

26. CHARACTERISTICS OF THE WATER SPLASHING FESTIVAL


IN LAO TOURISM DEVELOPMENT........................................................... 255
Nguyen Thị Be Ba, MA; Lobphalak Outhitpanya

27. BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CHỢ NỔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.......................... 264
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh

28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - VĂN HÓA CÙ LAO VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CÙ LAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................... 273
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh, Trần Bá Cường

29. PHIM ẢNH - HÌNH THỨC MARKETING HIỆU QUẢ CHO


HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............. 282
ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

iii
30. PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG QUÊ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
VIỆT NAM ...................................................................................................... 293
TS. Lê Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh

31. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CHỢ NỔI PHỤC VỤ DU LỊCH
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THANG ĐIỂM TỔNG HỢP ........................................................................... 304
ThS. Nguyễn Trọng Nhân

32. PROPOSING SOLUTIONS TO WATERWAY – BASED TOURISM


DEVELOPMENT IN CAN THO CITY .......................................................... 314
Lê Thị Tố Quyên, MA; Lý Mỷ Tiên, MA;
Nguyễn Thị Mỹ Duyên, MA

33. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG DỰA TRÊN VỊ THẾ VĂN MINH SÔNG NƯỚC ........ 323
ThS. Trương Thị Kim Thủy, Đinh Hiếu Nghĩa

34. SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI VĂN HÓA “NƯỚC” Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........... 329
ThS. Trương Thị Kim Thủy

35. CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS TO DEVELOPMENT OF


TOURISM FACILITIES IN CAN THO CITY ............................................... 337
Nguyen Thi Be Ba, MA; Tran My Tien; JyroseArmie D. Dulatre

36. CHARACTERISTICS OF RIVER CULTURE IN TOURISM


DEVELOPMENT IN BINH THANH ISLET, CHAU THANH DISTRICT,
AN GIANG PROVINCE ................................................................................. 347
Nguyen Thi Be Ba, MA; Nguyen Thi Huynh Phuong, MA;
Tieu Thanh Phat; Alyssa Marie B. Querimit

37. NGHỀ THƯƠNG HỒ Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG TỪ GÓC NHÌN


VĂN HÓA MƯU SINH .................................................................................. 358
ThS. Nguyễn Minh Ca

CHỦ ĐỀ 4: VĂN HÓA SÔNG NƯỚC KHÚC XẠ VÀO VĂN HỌC ............... 371

38. THẦN THOẠI CỔ MẪU VỀ NƯỚC, SUỐI, SÔNG, BIỂN, HẢI ĐẢO -
TÍNH TOÀN NHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TRƯNG KHU VỰC .......................... 372
PGS. TS. Nguyễn Thị Huế

iv
39. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN PHỔ THÔNG ............................................................................... 387
TS. Nguyễn Thị Quốc Minh

40. SỰ TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ GIÁO DỤC THÔNG QUA TƯ LIỆU
DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC NAM BỘ VIỆT NAM ........ 398
ThS. Trương Thị Lam Hà

41. RIVER CULTURAL IMPRESSION IN FOLK-SONGS OF


THE MEKONG DELTA ................................................................................. 407
Dr. Nguyen Thi Nhung

42. CẤU TRÚC DIỄN XƯỚNG CA DAO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỐ


CƠ BẢN .......................................................................................................... 419
ThS. Trần Văn Thịnh, TS. Bùi Thanh Thảo

43. MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO NAM BỘ ........................ 429
TS. Đào Duy Tùng, ThS. Đoàn Thị Phương Lam

44. KHÔNG GIAN NƯỚC TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN


NGƯỜI - TIÊN VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á BIỂU TƯỢNG
THẨM MĨ CÙNG GIÁ TRỊ DU LỊCH ĐƯƠNG ĐẠI ................................... 439
PGS. TS. Phạm Thu Yến, NCS. Nguyễn Minh Thu

45. VĂN HÓA DÂN GIAN SÔNG NƯỚC QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC DÂN GIAN CẦN THƠ ................................................................ 451
TS. Trần Văn Nam

46. ÁM ẢNH SÔNG NƯỚC TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ ........... 461
TS. Bùi Thanh Thảo, ThS. Trần Văn Thịnh

47. DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KỶ XIX TRONG HỒI KÝ XỨ ĐÔNG DƯƠNG
CỦA PAUL DOUMER ................................................................................... 471
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh

48. VĂN HÓA SÔNG NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ TRONG VĂN XUÔI
MAI BỬU MINH ............................................................................................ 483
Vũ Trương Thảo Sương

v
CHỦ ĐỀ 1

VĂN HÓA SÔNG NƯỚC


TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

1
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG
VỚI QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA NAM BỘ
BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ THẾ KỶ XVII-XVIII
ThS. Nguyễn Đình Cơ, ThS. Nguyễn Xuân Trình1

TÓM TẮT
Trong khuôn khổ bài tham luận, trên cơ sở phân tích những tư liệu từ các
công trình sử học phong kiến, đồng thời có sự đối sánh với những tư liệu của các
thương nhân và các giáo sỹ phương Tây, cũng như các biên niên sử của các vương
quốc trong khu vực, chúng tôi sẽ làm rõ về sự phát triển của hoạt động thương mại
trên biển Đông ở khu vực Nam Bộ, cũng như sự tác động của hoạt động đó tới quá
trình định hình và phát triển của văn hóa Nam Bộ trong buổi đầu khai phá (thế kỷ
XVII-XVIII).

Từ khóa: biển Đông, hoạt động thương mại, thế kỷ XVII-XVIII, văn hóa Nam Bộ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XVII, công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ được chính quyền
Đàng Trong xúc tiến và đẩy mạnh2. Năm Mậu Dần (1698), Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử vào Nam kinh lược sứ đất Đông
Phố. Phủ Gia Định chính thức ra đời. Quá trình này vẫn tiếp tục được tiến
hành cho đến giữa thế kỷ XVIII mới cơ bản được hoàn thành3. Dòng chảy
Nam tiến của lãnh thổ Đàng Trong đã có sự gặp gỡ với dòng hải thương khu
vực diễn ra rất sôi động và đang có xu hướng dịch chuyển dần về phía Nam.
Sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương đã góp phần làm thay đổi diện mạo
của vùng đất Nam Bộ. Từ một vùng đất hoang hóa chủ yếu là rừng rậm và
thú dữ, gần như vô chủ, chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một vùng
đất phát triển năng động bậc nhất Đàng Trong. Một hệ thống các cảng thị
được thành lập ở khu vực Nam Bộ như: Cù Lao phố, Mỹ Tho đại phố,
Hà Tiên, Sài Gòn, Bãi Xàu… trở thành những trung tâm buôn bán đô hội,
điểm đến thường xuyên của thương nhân các nước khu vực, cũng như thế
giới. Đồng thời những nơi này cũng trở thành điểm hội tụ và giao lưu của

1
Trường CĐSP Trung ương thành phố Hồ Chí Minh; conguyendinh@ncehcm.edu.vn
2
Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả một người con gái của mình cho vua Chân Lạp
Chey Chettha II. Ba năm sau (1623), chúa Nguyễn cử một phái bộ đến Udong yêu cầu được
lập 2 sở thu thuế ở Prey Kôr (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé), đồng thời cử quan quân
đến đây trấn giữ. Sự kiện này chính là viên gạch đầu tiên mà chúa Nguyễn đặt xuống để bắt
đầu cho công cuộc khai phá xác lập chủ quyền ở Nam Bộ.
3
Đến năm 1757, để đền ơn cứu giúp, Ang Tong (Nặc Ton) đã cắt “cả vùng đất phía bắc
Bassac” cho Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, quá trình Nam tiến của chúa Nguyễn về cơ bản
hoàn thành.

2
nhiều nền văn hóa khác nhau có vai trò quan trọng trong việc định hình nên
văn hóa Nam Bộ trong buổi đầu khai phá.

2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu về tác động của hoạt động thương mại trên biển Đông đối
với việc định hình văn hóa Nam Bộ chưa có công trình chuyên khảo nào,
tuy nhiên có một số tác giả đã đề cập đến sự phát triển của hoạt động hải
thương ở thế kỷ XVII-XVIII trên một số khía cạnh. Từ những công trình sử
học thời phong kiến như: “Phủ Biên Tạp lục” của Lê Quý Đôn, “Gia Định
Thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, “Đại Nam nhất thống chí” của quốc
sử quán nhà Nguyễn… đều có nhấn mạnh đến sự phát triển của kinh tế hàng
hóa, hoạt động buôn bán sôi động ở khu vực Nam Bộ, cũng như sự định hình
của văn hóa nơi đây trong buổi đầu khai phá.
Ngoài ra một nguồn tư liệu cùng thời khác không thể bỏ qua là các tập
du ký của các thương nhân - giáo sỹ phương Tây đến Đàng Trong (và Nam
Bộ) truyền giáo, buôn bán như: “xứ Đàng Trong” của giáo sĩ người Ý
Christoforo Borri, Mô tả lịch sử xứ Nam kỳ của Jean Koffler, Công ty Ấn Độ
và Đông Dương của Georges Taboulet… là những điều mắt thấy tai nghe của
các thương nhân, giáo sỹ phương Tây trên con đường buôn bán, truyền giáo ở
Đàng Trong (trong đó có Nam Bộ).
Các nhà nghiên cứu lịch sử Cận, Hiện đại tiếp tục miêu tả làm rõ về sự
phát triển của hoạt động thương mại trên biển Đông cùng với sự dịch chuyển
dần về phía Nam của dòng thương mại khu vực. Các tác phẩm “Bức tranh
kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” của Nguyễn Thanh Nhã, “Người Việt với
biển” do Nguyễn Văn Kim chủ biên, các chuyên khảo của Hoàng Anh Tuấn:
Silk for Silver Dutch – Vietnammese Relations, 1637 -1700; Early Modern
Southeast Asia, 1350 – 1800; Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về
Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII … dù đề cập về thương mại của cả Đại
Việt nói chung nhưng đã phần nào làm rõ sự phát triển của hoạt động buôn
bán trên biển Đông và tác động của nó tới sự hình thành văn hóa của Nam Bộ
trong buổi đầu khai phá.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có những công trình rất đáng
chú ý về dòng thương mại trên biển Đông và tác động của nó đến Nam Bộ,
như: cuốn sách “Những người Châu Âu ở nước An Nam” do Nguyễn Thừa
Hỷ dịch từ hai chương II, IV của chuyên luận Histoire moderne du pays
d’Annam (Lịch sử cận đại xứ An Nam) và một số bài viết của B.Maybon;
hay: “Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”
(Nguyen Cochinchina, Sothern Vietnam in 17thand 18th Centuries) của Li Tana;
Những ghi chép của hải quan ở cảng quốc tế Nagasaki thời kỳ Edo (1600-
1868), được Yoneo Ishii chuyển dịch sang Anh ngữ và giới thiệu với tên gọi:
The Junk Trade from Southeast Asia: Translations from the (Tosen Fusetsu-
gaki, 1674-1723)…

3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là: phương
pháp Lịch sử và phương pháp Logic, ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương
pháp Liên ngành và phương pháp Khu vực học khi tiếp cận vấn đề.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Sự phát triển của thương mại Nam Bộ
Giữa thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lý, các cường quốc thương
mại phương Tây 4 đã xâm nhập và từng bước phá vỡ mối giao thương truyền
thống ở khu vực Châu Á. Trong khi đó ở khu vực Đông Nam Á đầu thế kỷ
XV, hải trình buôn bán trên biển biển Đông đã có sự thay đổi: không giống
như trước đây lộ trình truyền thống là đi dọc theo tuyến biển ven bờ biển
Đông và Vịnh Bắc Bộ, bây giờ có thể đi từ “Nam Kinh đến Phúc Kiến rồi từ
đó thẳng đến Chiêm Thành (cảng Nước Mặn), từ đó đến các quốc gia khác”
(Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, 2009). Chính vì điều này các hải cảng ở
khu vực Đàng Trong trở nên có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thương
của khu vực Châu Á.
Cùng sự hội nhập của Đàng Trong vào nền thương mại biển Đông,
với điều kiện thuận lợi là hệ thống kênh rạch dày đặc và sự phát triển của
nông nghiệp hàng hóa từ sớm, thế kỷ XVII – XVIII, Nam Bộ trở thành
trung tâm buôn bán tấp nập. Khách buôn từ các khu vực khác đến đây thu
mua các loại nông sản, đặc biệt là lúa gạo, đến bán ở các vùng khác.
Vì vùng Gia Định diện tích sản xuất lớn, đất màu mỡ thường xuyên được
mùa nên giá cả ở đây rẻ hơn rất nhiều so với các vùng khác “Giá thóc rẻ,
chưa nơi nào được như thế” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Có thể thấy điều này,
khi đến mãi cuối thế kỷ XVIII (khoảng năm 1770), dật sĩ Ngô Thế Lân
trong bài Luận về tiền tệ có cung cấp số liệu về giá thóc so sánh giữa các
vùng (Trần Văn Giàu và nhóm tác giả, 1987). Có thể thấy khu vực càng gần
với Đàng Ngoài giá lúa càng cao. Điều này là do những vùng đất này đa số
đất hẹp, kém màu mỡ hơn rất nhiều so với vùng Gia Định, Đồng Nai mới
khai phá. Đặc biệt là khu vực xung quanh Chính Dinh thường xuyên thiếu
lương thực, Gia Định chính là nguồn cung cấp chủ yếu đảm bảo cho an ninh
lương thực của thủ phủ Đàng Trong.
Thương nhân từ vùng Thuận – Quảng tìm đến Nam Bộ mua lúa gạo
đem về Phú Xuân bằng đường biển bán lại với giá cao thu lời. Lê Quý Đôn
dù chưa đặt chân tới Gia Định nhưng qua lời kể của một người thương nhân
nhiều lần đến mua hàng tại đây, ông đã miêu tả khá chính xác hành trình,
phương thức mua bán trao đổi ở đây: thương nhân từ Thuận Hóa mỗi năm
vào Gia Định hơn 10 chuyến, thường đi vào tháng 9 tháng 10, về vào tháng 4,
tháng 5, thuận gió không quá 10 ngày đêm là đến. Mỗi chuyến đi thường qua
4
Đi đầu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tiếp đến là Hà Lan, Anh, Pháp.

4
biển Nhật Lệ, trình Trấn quan, vào cửa Eo, trình quan Tào vận, lĩnh giấy
phép ra biển, đến xứ Vũng Tàu ở đầu cõi Gia Định, là chỗ hải đảo có dân cư,
hạ buồm đậu vào, hỏi thăm nơi nào được mùa, mất mùa, biết nơi nào được
mùa mới đến ở. Trên thì có cửa biển Cần Giờ, ở giữa thì vào cửa biển Soài
Rạp, dưới thì vào cửa Đại cửa Tiểu. Đến chỗ nào cũng là thuyền buồn tụ họp,
mặc cả thành giá thì người bán hàng tự sai người nhà khuân hàng xuống
thuyền. Một tiền quý thì mua được 16 đấu thóc, mỗi đấu bằng 3 bát bằng
miệng của Hộ phiên, thành 30 bát quan đồng (Lê Quý Đôn, 2007). Nguyễn
Phúc Nghiệp xác đáng khi cho rằng: nhờ vựa lúa ở Nam Bộ mà “Xứ Đàng
Trong có đủ lương thực cho nhân dân, mặc dù xứ Thuận Hóa và Quảng Nam
có sự gia tăng dân số liên tục; đặc biệt là đầu thế kỷ XVIII khỏi phải nhập
thóc gạo từ Xiêm và Cao Miên” (Nguyễn Phúc Nghiệp, Trần Thị Thanh Huệ,
2010). George Dutton cũng cho rằng: “Tuy nhiên, điều chắc chắn là trung
tâm chính trị của nhà Nguyễn đã trở nên lệ thuộc về kinh tế vào vùng đất
phía Nam của vương quốc Đàng Trong” (George Dutton, 2019). Hay thương
nhân người Pháp P.Poivre trong nhật ký ngày 27.2.1749, cũng có chung nhận
định: ở thế kỷ XVIII, Nam Bộ là một vựa lúa lớn nhất của cả lãnh thổ Đàng
Trong. Vùng này đã cung cấp cho toàn xứ một khối lượng lớn về thóc.
Không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước lúa gạo của vùng Gia Định
còn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đàng Trong ra bên ngoài.
Tuy nhiên thị trường xuất khẩu lúa gạo ở Nam Bộ đa số nằm trong tay
các thương nhân người Hoa. Để tạo nên sự phồn thịnh của các cảng thị Nam
Bộ ở thế kỷ XVII-XVIII, ngoài vai trò của đội ngũ thương nhân người Việt
(nhìn chung còn rất nhỏ bé) đội ngũ thương nhân người Hoa đóng vai trò
quan trọng. Thương nhân người Hoa ở khu vực Gia Định gồm nhiều thành
phần, có thể chia làm hai bộ phận như sau: thứ nhất là lực lượng người Hoa
định cư tại chỗ và những người Hoa từ những nơi khác đến buôn chuyến.
Không nơi nào ở Đàng Trong (và cả Đại Việt) lực lượng lưu dân người Hoa
lại định cư với số lượng đông đảo như ở vùng đất Đồng Nai, Gia Định. Lực
lượng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền thương mại ở vùng
đất Nam Bộ trong buổi đầu. Trịnh Hoài Đức, một người Minh Hương, đã liệt
kê một cách tự hào một số thương nhân người Hoa có tiếng cả vùng Gia Định
và vang danh tới tận triều đình là những người thân trong gia đình mình:
Các nhà phú thương buôn to bán lớn chỉ ở đây (Gia Định) là nhiều hơn, có
người mà cả nước đều biết tiếng (Trịnh Hoài Đức, 2005). Đối với Mạc Cửu,
trước khi đến Chân Lạp ông đã là một thương nhân từng hoạt động khắp
vùng biển phía Nam Trung Quốc. Ngay từ đầu Hà Tiên đã được Mạc Cửu
xây dựng thành một thương cảng sầm uất bậc nhất ở vùng cực Nam của Đàng
Trong (mà người Phương Tây gọi là Cancar, người Trung Quốc gọi là Cảng
khẩu quốc). Để có được thành quả đó chắc chắn vai trò của đội ngũ thương
nhân người Hoa ở đây đóng vai trò quan trọng. Ngoài lực lượng tại chỗ, đội
ngũ thương nhân người Hoa từ những nơi khác tìm đến thu mua hàng hóa
cũng khá đông đảo. Lê Quý Đôn cũng cho rằng: Ở phủ Gia Định lúa thóc

5
không biết bao nhiêu mà kể, những khách buôn người Tàu thường lui tới
những nơi ấy mua đem đi các vùng khác hoặc sang các nước khác tiêu thụ
(Lê Quý Đôn, 2007). Không chỉ lúa gạo, cau cũng là mặt hàng được các
thương nhân người Hoa thu mua và xuất khẩu: một phần thì mang về Quảng
Đông cho người ta ăn thay thứ trà phù, một phần thì được các thương nhân
phương Tây mua đem sang thị trường Châu Âu, bởi vì hạt cau có hàm lượng
tananh cao là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhuộm và thuộc da đang rất
phát triển ở Châu Âu cuối thế kỷ XVIII (Thạch Phương, 2005).
Ngoài thương nhân người Hoa, vùng đất Nam Bộ còn thu hút nhiều
thương nhân ở các nước khác trong khu vực (Nhật Bản, Java, Xiêm…) tìm
đến trao đổi hàng hóa. Những tài liệu ghi chép lại về thương mại ở khu vực
Đồng Nai Gia Định trong buổi đầu khai phá (thế kỷ XVI- XVIII) đề cập rất ít
về sự xuất hiện và hoạt động của thương nhân khu vực, tuy nhiên, sự có mặt
của các thương gia này ở Nam Bộ chắc hẳn là không ít. Một số ghi chép tản
mạn của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức hay các bộ sử nhà Nguyễn phần nào
giúp ta sáng rõ điều này. Ở Hà Tiên, theo ghi nhận của Gia Định thành thông
chí thì sau khi sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, Mạc Cửu đã ra sức xây
dựng nơi đây thành một thương cảng sầm uất bậc nhất ở phương Nam. Và
theo cá nhân tác giả thì Hà Tiên ở đầu thế kỷ XVIII cũng không thua kém
Hội An là bao nhiêu. Cứ theo như Trịnh Hoài Đức có thể thấy một hình ảnh
của Hội An ở vùng cực Nam của Đàng Trong: “Người Hoa, người Phương
Tây, người Nhật, người Đồ Bà (Chà Và), tụ tập tấp nập” (Trịnh Hoài Đức,
2005). Đối với thương nhân người Nhật, trong thời kỳ Châu ấn thuyền (1604-
1635), nhiều thương nhân người Nhật đã tìm đến Nam Bộ buôn bán ngay từ
buổi đầu khai phá (đầu thế kỷ XVII) và tiếp tục gia tăng trong những giai
đoạn sau, cùng với sự phồn thịnh của các hải cảng ở Phương Nam (Nguyễn
Thanh Nhã, 2013).
Ghi chép về thương nhân phương Tây ở khu vực Nam Bộ (thế kỷ
XVII-XVIII) khá mờ nhạt khiến cho chúng ta có cảm giác vùng Đồng Nai,
Gia Định là một vùng trống dấu chân của người Châu Âu. Nhưng thực tế
bằng những cứ liệu lịch sử và những phân tích về điều kiện tự nhiên, cũng
như điều kiện xã hội thì có thể nhận định chắc chắn rằng: Nam Bộ chính là
thị trường thích hợp cho việc buôn bán của những thương nhân Châu Âu
đang thèm khát nguồn hàng và thị trường ở thế kỷ XVI-XVIII. Những ghi
chép của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức hay các sử gia Nhà Nguyễn tuy tản
mạn nhưng phần nào có đề cập đến sự xuất hiện của các thương nhân phương
Tây thời kỳ này. Họ đến buôn bán, định cư ở một số thương cảng của Nam
Bộ, như Cù Lao Phố, Mỹ Tho, đặc biệt là Hà Tiên (như đã trích dẫn ở trên).
Giáo sư Emile Gaspardone cho biết: Hà Tiên từ lâu đã trở thành một địa điểm
buôn bán giàu tiềm năng của người Bồ Đào Nha và là một “hải cảng thương
nghiệp kỳ cựu của người Tây Ban Nha” (Emile Gaspardone, 1952). Charles
B.Maybon thì dẫn lời của giáo sĩ Favre năm 1719 cho rằng: xứ Đồng Nai
(bao gồm cả Nam Bộ) là vùng có nhiều giáo dân nhất ở Đại Việt (Charles

6
Maybon, 2006). Điều này chứng tỏ đây là nơi lý tưởng cho hoạt động truyền
bá Đức tin của các giáo sĩ phương Tây, cùng với đó chắc chắn hoạt động
thương mại cũng được các giáo sĩ - thương nhân này tích cực tiến hành.
Sự phát triển của giao lưu buôn bán hàng hóa dẫn tới sự hình thành của
nhiều khu chợ hoạt động tấp nập ở Nam Bộ. Khu Chợ Sài Gòn (tức Chợ Lớn
sau này): Cách phía nam Trấn (Gia Định) 12 dặm, đường hai bên tả hữu quan
lộ, ấy là đường phố lớn thẳng suốt 3 đường giáp đến bến sông, bề ngang một
con đường giữa và một con đường dọc theo sông. Các con đường ấy xuyên
giáp nhau như hình chữ điền, phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và
người ta ở chung lộn, dài 3 dặm. Chợ Mỹ Tho: nhà ngói cột chạm, đình cao
chùa rộng, ghe thuyền ở các ngã sông biển đến đậu đông đúc, làm thành một
đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Chợ phố Hà Tiên: ghe thuyền ở sông biển
tấp nập qua lại, thật là một nơi đô hội ở nơi góc biển vậy (Trịnh Hoài Đức,
2005). Ngoài ra vùng Nam Bộ còn nhiều khu phố chợ buôn bán tấp nập đô
hội khác nữa. Ở Hà Tiên có chợ Mỹ Đức (huyện Hà Châu), Chợ Sái Phu
(ở huyện Kiên Giang tục gọi là chợ Rạch Giá); Chợ Sân Chim (ở huyện Kiên
Giang) …Ở Gia Định có chợ Điều Khiển, được thành lập dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Chú (1725-1738); Chợ Tân Cảnh “cách huyện lỵ Bình Dương
6 dặm về phía Nam phố xá trù mật”…Ở An Giang có chợ Hòa Mỹ;
Chợ Vĩnh Phúc ở Vĩnh Long (tục gọi là chợ Sa Đéc) (Quốc sử quán triều
Nguyễn, 2006); Ở Vĩnh Long có chợ Long Hồ mở năm Nhâm Tý, Túc Tông
thứ 8 (1732), chợ Thiện Mỹ…
4.2 Dòng thương mại biển Đông với việc định hình văn hóa Nam Bộ
Nam Bộ là một vùng đất mới khai phá, nơi hội tụ của những bộ phận
lưu dân vì cuộc sống phải rời bỏ quê hương bản quán. Cùng với sự phát triển
của hoạt động thương mại, sự hình thành của các cảng thị ở Nam Bộ, thương
nhân các vùng và các quốc gia khác tìm đến đây ngày càng nhiều hơn.
Thương nhân ở mỗi nơi đến đây mang theo những truyền thống văn hóa khác
nhau. Càng mở rộng lãnh thổ về phía Nam, người Việt càng dễ dàng tiếp thu
thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Li Tana gọi đây là tính chất “địa phương
hóa”. Phía Nam là môi trường có nhiều khả năng để chọn lựa, công cuộc mở
cõi chính là “không gian để rèn luyện” và phát triển những yếu tố kinh tế - xã
hội, đặc biệt là văn hóa. Một không gian văn hóa mới rộng mở hơn vượt xa
không gian chật hẹp trong những khuôn khổ chật hẹp của Nho giáo của người
Việt truyền thống (Li Tana, 2013). Theo chúng tôi: đây không chỉ xuất phát
từ tính chất “địa phương hóa” mà cao hơn đây chính là sự gặp gỡ, tiếp xúc và
tiếp biến văn hóa giữa những lưu dân người Việt ảnh hưởng Nho giáo (đã có
sự khúc xạ khi tiếp xúc với văn hóa Chăm ở vùng ngũ Quảng) với những cư
dân bản địa mang đậm văn hóa Ấn Độ hóa, cũng như những thương nhân đến
từ các quốc gia khác nhau. Kết quả của quá trình đó đã hình thành nên tính
cách con người Nam Bộ với nhiều đặc trưng: óc tò mò và cởi mở với cái mới,
với những tư tưởng mới, tính hồn nhiên và khoáng đạt hơn, thái độ không

7
mấy dễ dàng để mình bị ràng buộc bởi lịch sử và truyền thống (Li Tana,
2013). Bởi vậy, trong quá trình khai hoang, lập ấp, dù vẫn mang những nét
“rất quen” của làng xã miền Bắc và miền Trung, nhưng các làng xóm ở Nam
Bộ vẫn mang nhiều yếu tố đặc trưng “rất lạ”.
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại càng làm tăng thêm
sự giao lưu về văn hóa ở vùng đất Nam Bộ. Cũng vì vậy Nam Bộ trở thành
vùng đất rất đa dạng về văn hóa, mỗi cộng đồng có một sắc thái văn hóa
riêng, đồng thời là quá trình giao thoa văn hóa không thể tránh khỏi giữa các
lưu dân trong quá trình cộng cư khai phá vùng đất mới. Ở Nam Bộ “người từ
bốn phương tụ lại mỗi nhà đều có phong tục riêng” (Trịnh Hoài Đức, 2005).
Không ở đâu mức độ “tứ xứ” lại cao như vùng đất phương Nam: “Anh về
Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em”. Với đặc trưng
là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông biển quốc tế: Đông Á – Đông Nam Á,
Phương Đông – Phương Tây, ngã ba đường Thái Bình Dương - Ấn Độ
Dương, tính sông nước là đặc trưng quan trọng của văn hóa Nam Bộ. Sông
nước nuôi sống người dân nơi đây, trở thành một phần khăng khít không thể
tách rời của cuộc sống con người. Người Nam Bộ đặc biệt là Tây Nam Bộ
chủ yếu giao thông, đi lại bằng đường thủy, nên kênh rạch được xem là lộ,
đường. Nhà nhìn ra kênh rạch coi là "nhà mặt tiền quay ra lộ". Nghề đóng
ghe thuyền cũng tương đối phát triển ở nơi đây, phục vụ cho nhu cầu đi lại
của người dân và trao đổi hàng hóa. Sách Gia Định thành thông chí cho biết:
ở Cái Bè thuộc trấn Định Tường cư dân đã đóng được rất nhiều tàu bè lớn
chở hàng sang tận Cao Miên (Camphuchia) (Trịnh Hoài Đức, 2005). Sông
ngòi cung cấp nguồn sống cho người dân nơi đây từ những buổi đầu khai
phá. Nam Bộ có nhiều: “bưng biền, chằm, ao, cá tôm ăn không hết. Cứ đến
tháng 4, tháng 5, khi mưa xuống nước tràn thì cá sinh trưởng đầy dẫy kiếm
ăn ở trong ruộng, trong đầm. Phàm những nơi có nước và có cỏ dù sâu chỉ
độ hơn tấc ta cũng có cá ở; từ tháng 10 trở đi hết mùa mưa, nước rút, cá
xuống sông.” (Trịnh Hoài Đức, 2005)
Có thể thấy Nam Bộ chính là trung tâm điểm hội tụ và là nơi diễn ra sự
giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Cùng với bước chân của người Việt, những tôn
giáo như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Đại thừa được lan tỏa, cùng với
những tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống bản địa từ lâu đời vẫn tồn tại và
có sự biến đổi (Balamôn - Ấn Độ giáo, Phật giáo Tiểu thừa…), ngoài ra còn
có những tín ngưỡng tôn giáo của các cộng đồng người Hoa, Nhật Bản,
Phương Tây, đã hội tụ ở vùng đất mới khai phá. Những tín ngưỡng, tôn giáo
này không bài xích mà có sự hỗn dung tạo nên sự đa dạng, tính mở trong tôn
giáo của vùng đất cực Nam của Đàng Trong. G.Condominas nhận định:
“Sự mở rộng lãnh thổ về phía nam theo chiều dài của Việt Nam đã làm cho
tôn giáo ở đây thêm đa dạng. Trước hết là những người Chăm sống trên một
dải đồng bằng duyên hải nhỏ bé với tín ngưỡng tôn giáo Ba la môn giáo và
Hồi giáo; sau đó là các tín đồ Khmer theo Phật giáo Theravada ở đồng bằng
sông Mekong. Ba tôn giáo này cùng với những yếu tố của nền văn hóa Đông

8
Dương thời sơ khai kết hợp với nhau tạo thành một thuyết hỗn dung chồng
lên nhau một cách sâu sắc có lẽ là hơn Tam giáo của người Việt Nam”
(Georges Condominas, 2003).
Tổng kết về sự đa dạng về văn hóa ở Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức cho
rằng: “Gia Định ở về phía nam nước Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân
nước ta cùng người Đường(tục gọi người nhà Đại Thanh là Đường nhân,
cũng như người dân tộc tứ di gọi người Trung Quốc là Hán nhân, người
Hán đây không phải là Lưu Hán, người Đường đây không phải là Lý
Đường Sách Quảng Đông tự nhận mình là người Đường của đời Đường
Ngu chẳng qua chỉ là lời quá khoa trương). Người Tây Dương (các nước
như Phú Lãng Sa Hồng Mao Mã Cao đều gọi là Tây Dương) Cao Miên,
Đồ Bà (người Sơn man, ở núi đảo theo đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở trong
36 cửa bể Mãn Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người các nước ấy đến
sinh sống chung nhau rất đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân
tộc họ” (Trịnh Hoài Đức, 2005).
Sự phát triển của hoạt động hải thương còn góp phần tạo ra tính mở
của xã hội vùng đất mới, thể hiện trong việc cư dân Nam Bộ dễ dàng chấp
nhận những hành vi khác với truyền thống như: cướp biển, sử dụng tượng
binh, sử dụng lực lượng người Hoa, đặc biệt là buôn bán nô lệ (Li Tana,
2013). Ở cuối thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã miêu tả hiện tượng này diễn ra
rất bình thường ở Nam Bộ, đặc biệt là cùng với sự phát triển của hoạt động
buôn bán. Sau khi sáp nhập phủ Gia Định vào Đàng Trong, chúa Nguyễn
bên cạnh chiêu mộ “dân có vật lực” ở vùng Thuận-Quảng, thì còn cho
“thu con trai con gái người Mọi ở các đầu nguồn, đem bán làm nô tì (người
đen tóc quăn là Mọi thực, giá tiền 20 quan, hơi trắng giá tiền chỉ 10 quan),
cho tự lấy nhau, sinh đẻ nuôi nấng thành người, cày ruộng làm nghề
nghiệp” (Lê Quý Đôn, 2007). Có thể thấy chúa Nguyễn đã quen thuộc với
chế độ nô lệ, và việc buôn bán người Thượng đã trở nên bình thường đến độ
triều đình đã qui định về giá cả rất cụ thể5. Theo Li Tana một gia đình giàu có
ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ XVIII có thể có 50 đến 60 nô lệ.
Và bà còn nhấn mạnh thêm (luận điểm này có thể hơi thái quá): chắc chắn lao
động nô lệ có thể đã là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển và mở rộng
diện tích sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long trong buổi đầu khai
phá (Li Tana, 2013).
Tính mở về văn hóa - xã hội giúp Nam Bộ dễ dàng tiếp thu những yếu
tố thuận lợi từ bên ngoài, hòa nhịp cùng dòng chảy ngoại thương của thế giới
trong “kỷ nguyên đại thương”, dễ dàng tiếp nhận làn sóng người Hoa giàu
tiềm lực đang ồ ạt rời bỏ đất nước sau biến cố chính trị để chạy xuống khu

5
Điều này cũng diễn ra tương tự ở khu vực Thuận Quảng, trong ghi chép của mình năm
1749, thương nhân Poivre cho biết có yêu cầu chúa Nguyễn cung cấp một số người Mọi hay
nô lệ làm thợ thủ công và chúa Nguyễn đã hứa sẽ cung cấp.

9
vực Đông Nam Á… Một bức tranh văn hóa của vùng đất mới phương Nam
được tô điểm thêm rất nhiều màu sắc.

5. KẾT QUẢ
Thế kỷ XVII-XVIII, cùng với sự khởi sắc của nền hải thương khu vực
và thế giới, hoạt động thương mại phát triển làm biến đổi nhanh chóng bộ
mặt của vùng đất Nam Bộ. Từ một vùng đất mà gần như hoang vắng bóng
người cho đến thế kỷ XVI, đến cuối thế kỷ XVII nhiều trung tâm buôn bán,
nhiều đô thị sầm uất đã được hình thành. Hoạt động thương mại của khu vực
này cũng không thua kém so với khu vực Trung Bộ, thậm chí nhiều mặt còn
vượt trội hơn. Sự phát triển của hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, mở
mang thương mại ở cực Nam của Đàng Trong đã tạo nên một xung lực quan
trọng của chính quyền chúa Nguyễn trong quá trình hoàn thành sự nghiệp
Nam tiến. Đồng thời với các hoạt động trao đổi về kinh tế còn là các hoạt
động giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng cư dân đến từ nhiều khu
vực, nhiều quốc gia khác nhau. Một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc nhưng
cũng mang những đặc trưng rất riêng của một vùng đất mới khai phá đã được
khởi phát từ các cảng thị (Cù Lao Phố, Sài Gòn, Mỹ Tho, Hà Tiên…) sau đó
lan tỏa ra khắp các vùng đất Nam Bộ theo bước chân mở đất của các cộng
đồng cư dân nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cristophoro Bori, 1621. Xứ Đàng Trong. Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên và
Nguyễn Nghị dịch, chú thích. NXB. TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh.
2. Georges Condominas, 2003. Tôn giáo Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo
số 2.
3. George Dutton, 2019. Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn (The Tây Sơn Uprising). Lê
Nguyễn dịch và và giới thiệu. Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. Tp Hồ Chí Minh.
4. Lê Quý Đôn, 2007. Phủ biên tạp lục. Viện Sử học dịch. Nxb Khoa học xã hội.
Hà Nội.
5. Trịnh Hoài Đức, 2005. Gia Định thành thống chí. Lý Việt Dũng dịch. Nxb
Tổng hợp Đồng Nai. Biên Hòa.
6. Emile Gaspardone, 1952. Un Chinois des Mers du Sud le Fondateur de Ha Tien
(Người Trung Hoa ở biển Nam, người sáng lập Hà Tiên). Tạp chí journal
Asiatique. Bản dịch, Trương Minh Đạt hiệu đính.
7. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình, 1987. Địa chí văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh: Nxb Tp Hồ Chí Minh. Tr.160.
8. Charles Maybon, 2000. Những người Châu Âu ở nước An Nam. Nxb Thế giới.
Hà Nội.
9. Nguyễn Phúc Nghiệp, Trần Thị Thanh Huệ, 2010. Nông sản hàng hóa ở Nam
Bộ thế kỷ XVII-XVIII. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 9/2010.

10
10. Nguyễn Thanh Nhã, 2013. Bức tranh kinh tế của Việt Nam vào những thế kỷ
XVII và XVIII. Nguyễn Nghị dịch. Hà Nội: Nxb Trí Thức.
11. Thạch Phương, 2005. Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.
12. Li Tana, 2013. Xứ Đàng Trong: Lịch sử Kinh tế - xã hội thế kỷ 17 -18. Nguyễn
Nghị dịch. Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh.
13. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, 2009. Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ
Việt Nam đến cuối thế kỷ XIX. Nxb Thế giới. Hà Nội. tr.126.
14. Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006. Đại Nam nhất thống chí. Tập 5. Nxb Thuận
Hóa. Huế.

COMMERCIAL ACTIVITIES IN THE EAST SEA


WITH THE EARLY SOUTHERN VIETNAMESE CULTURAL
ESTABLISHMENTIN THE SEVENTEENTH
AND EIGTHTEENTH CENTURIES

Abstract: Based on the analysis of the Feudal historical documents, comparison


with those of Western merchants and clergymen, as well as chronicles of the
countries in the region, the paper presents the development of trading activities on
the East Sea at the Southern region of Vietnam. Moreover, this paper also clarifies
the impacts of these commercial activities on the shaping and developing of the
early Southern Vietnamese culture (XVII-XVIII centuries).

Keywords: Commercial activities, East Sea, XVII-XVIII centuries, Southern Vietnamese


culture.

11
CẢNG THỊ CÙ LAO PHỐ, MỸ THO ĐẠI PHỐ
VÀ NHỮNG TIẾP BIẾN VĂN HÓA
CƯ DÂN VÙNG SÔNG NƯỚC NAM BỘ
PGS. TS. Nguyễn Đức Hòa1

TÓM TẮT
Môi trường sông nước Nam Bộ với các con sông lớn và kênh rạch chằng chịt
đã tạo nên các loại hình cư trú, các hoạt động kinh tế, cũng như những sáng tạo văn
hóa của cư dân địa phương, cũng giống như cư dân vùng sông nước ở Đông Nam Á.
Chủ đề và nội dung của bài nghiên cứu liên quan tới sự hình thành, phát triển và
giao thương của các cảng thị Cù Lao Phố, Mỹ Tho và ảnh hưởng tới tiếp biến văn
hóa của cư dân vùng sông nước Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18. Bằng phương
pháp lịch sử, so sánh lịch sử, tiếp cận khu vực lịch sử dân tộc học, văn hóa học, tác
giả trình bày hoạt động thương mại, giao lưu, tiếp biến văn hóa của cư dân, thông
qua giao tiếp với các thương nhân nước ngoài, cũng như đưa ra những đề xuất
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vùng sông nước Nam Bộ.

Từ khóa: cảng thị, Đông Nam Á, môi trường sông nước, Nam Bộ, văn hóa sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu lịch sử, hoạt động kinh tế, sáng tạo văn hóa của cư dân
Nam Bộ dưới tác động, ảnh hưởng của môi trường sông nước trở nên toàn
diện hơn khi đặt trong sự đối sánh với cư dân vùng sông nước khác ở Đông
Nam Á. Môi trường sông nước tạo ra sự tương đồng trong sự phát triển kinh
tế và sinh hoạt văn hóa ở Nam Bộ và một số nơi ở khu vực Đông Nam Á.
Môi trường sông nước ở Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, trao
đổi hàng hóa và hình thành, phát triển, hoạt động của Cù Lao Phố, Mỹ Tho
Đại Phố. Giao thương và hoạt động kinh tế thương mại của các cảng thị lại có
nhiều tác động, ảnh hưởng tới tiếp biến văn hóa của cư dân vùng sông nước
Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Văn hóa sông nước Nam Bộ gắn liền với hoạt động thương mại của các
cảng thị, sự tiếp xúc, tiếp biến văn hóa của cư dân luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều giới nghiên cứu, đặc biệt là các học giả trong và ngoài nước như
Cristophoro Borri, Thích Đại Sán, Li Tana, Poivre Pierre, Lê Quý Đôn, Trịnh
Hoài Đức… Trong thời gian ở Đàng Trong, linh mục Cristophoro Borri đếm
được ở đây có hơn sáu mươi cảng trên một trăm dặm và tất cả đều rất thuận tiện
để tàu bè cập bến buôn bán (Cristophoro Borri, 2014). Theo Cristophoro Borrithì

1
Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn.

12
Chúa Đàng Trong “cho tự do và cho mở cửa cho tất cả người ngoại quốc”
(Poivre Pierre, 1884). Qua mô tả của các giáo sĩ cho thấy có nhiều thương nhân
Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu đến các cảng thị Nam Bộ tiến hành các hoạt
động giao thương, mua bán hàng hóa. Trong Hải ngoại kỷ sử (事紀外海) nhà
sư kiêm thương nhân Thích Đại Sán đã trích lời Chúa Nguyễn Phúc Chu nhận
xét sự thịnh vượng kinh tế Đàng Trong chính là số tàu, thuyền nước ngoài đến
buôn bán đã tạo ra “tiêu dùng trong nước được dư dật” (Thích Đại Sán, 1963).
Li Tana nhận xét nền kinh tế Đàng Trong được hướng về thương mại ở một
mức độ đáng kể, không mang đặc điểm một nền kinh tế tự túc tiêu biểu của
Đông Nam Á (Li Tina, 1999). Các nhà nghiên cứu mô tả môi trường sông nước
đã tạo sự phát triển thương mại và các cảng thị ở Nam Bộ.
Sau năm 1975 đã có những nghiên cứu về Nam Bộ của Trần Văn Giàu,
Trần Đức Cường, tổng tập nghiên cứu về Nam Bộ do Phan Huy Lê chủ biên
đã trình bày phát triển kinh tế, vai trò hoạt động các cảng thị, sự tiếp xúc và
biến đổi văn hóa xã hội Nam Bộ qua các giai đoạn lịch sử.
Nhìn chung, sự giao thương, hoạt động của các cảng thị, cùng sự giao
lưu văn hoá của cư dân vùng sông nước Nam Bộ với khu vực Đông Nam Á
đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc
độ khác nhau. Vẫn rất cần thêm những bài viết và các công trình khoa học đi
sâu nghiên cứu thêm về mảng đề tài lý thú trên.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bài viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như
phương pháp so sánh lịch sử kết hợp với phương pháp logic cho phép xem
xét, nghiên cứu các vấn đề kinh tế thương mại, cảng thị, biến đổi văn hóa cư
dân vùng sông nước Nam Bộ (thế kỷ XVII-XVIII). Tiếp cận văn hóa học cho
phép nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế, xã hội đến biến đổi văn hóa, đến đời
sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân vùng sông nước Nam
Bộ. Phương pháp tiếp cận khu vực học cho phép nghiên cứu lịch sử, văn hóa
vùng sông nước Nam Bộ là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố đặc thù
bản địa với các yếu tố bên ngoài trong chỉnh thể của khu vực Đông Nam Á.
Từ phạm vi không gian vùng sông nước Nam Bộ có thể nghiên cứu mở rộng
ra phạm vi khu vực Đông Nam Á trong sự đối sánh.

4. NAM BỘ SÔNG NƯỚC TRONG CHỈNH THỂ KHU VỰC ĐÔNG


NAM Á
Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và
nằm trong chỉnh thể không gian địa lí Đông Nam Á với đủ phức thể tạo nên
sắc thái văn hóa đồng bằng, văn hóa sông nước và văn hóa có yếu tố biển.
Khi nghiên cứu về phát triển kinh tế, văn hóa của cư dân sông nước Nam Bộ
đều không tách rời những đặc điểm có tính phổ quát của khu vực Đông Nam
Á trong tiến trình lịch sử.

13
Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới,
gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc
người và địa phương phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp lúa
nước. Cư dân Đông Nam Á tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt kết nối với
các con sông vừa phục vụ tưới tiêu, canh tác lúa nước, vừa tạo thành con
đường giao thương tiện lợi. Cũng như cư dân khu vực Đông Nam Á, người
dân Nam Bộ sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa nước, giao thương chủ
yếu qua hệ thống kênh, rạch vùng sông nước. Do làm nông nghiệp nên cư
dân Nam Bộ, cũng như cư dân nhiều khu vực Đông Nam Á sống tập trung tại
các khu vực có nguồn nước, tạo nên những điểm quần cư hình thành nên
những làng xóm bên bờ sông, kênh rạch. Đó là loại hình cư trú đặc trưng của
cư dân văn minh Nam Á trên vùng sông nước Bộ và Đông Nam Á. Nông
nghiệp canh tác lúa nước liên quan đến tín ngưỡng, văn hóa, thờ các vị thần
tự nhiên liên quan đến sông nước như bà Thủy, hà bá. Tục thờ rồng, rắn
(naga) - chính là biểu tượng của những con sông được nhân cách hóa thành
các vị thần sông, thần nước. Sự sùng kính vị thần này trong các lễ hội đã biểu
thị sự khao khát của người Việt cổ mong có nước, không hạn hán, không lụt
lội. Phương tiện đi lại của cư dân chủ yếu là thuyền trên các con kênh rạch.
Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma,
Indonesia, Thái Lan… có tục thờ rắn, hạc, rùa, voi, cá sấu… với đua thuyền
rồng, lễ hội cúng trăng OcOm Bok….
Lễ hội ở Nam Bộ và Đông Nam Á thường xuyên được tổ chức suốt cả
năm xoay quanh chu trình sinh trưởng của cây lúa nước: vào thời điểm đầu
mùa vụ mới có lễ hội té nước (cầu mưa), lễ hội cầu nắng (thả diều) vào mùa
thu, hoặc lễ cơm mới sau các vụ thu hoạch để tế lễ thần linh phù hộ cho các
mùa vụ bội thu và để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả.
Khu vực Nam Bộ đa dạng các hình thức hát xướng dân gian; âm nhạc truyền
thống gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo (chủ đạo
là tôm, cá, vịt) gắn liền với đời sống cư dân trên môi trường sông nước.
Điều kiện sông nước có yếu tố gắn với biển ở Nam Bộ, cũng như ở
Đông Nam Á đã tạo nên các loại hình sinh hoạt văn hóa, giao thương, buôn
bán, trao đổi, tạo cơ sở hình thành và phát triển các cảng thị như Oc Eo,
Surabaya, Malacca, Bankok, Nông Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố…

5. CẢNG THỊ CÙ LAO PHỐ, MỸ THO ĐẠI PHỐ VÀ SỰ TIẾP


BIẾN VĂN HÓA
Cảng thị Cù Lao Phố: Cảng thị Cù lao Phố (còn gọi là Nông Nại đại
phố) nằm bên sông Đồng Nai kết nối với các kênh rạch thuận lợi cho giao
thương, buôn bán giữa vùng sông nước Nam Bộ xuất hiện vào cuối thế kỷ
XVII. Theo mô tả của Trịnh Hoài Đức, Cù Lao Phố có vị trí là nơi sông sâu,
theo sông Đồng Nai có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ
sản và xuống phía Nam có thể ra biển Cần Giờ hay sang tận Chân Lạp lại

14
“thông đến trấn lỵ” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Hệ thống giao thông đường thủy
nối kết trên sông Đồng Nai tạo ưu thế đặc thù cho phát triển kinh tế và
thương mại của dải đất cù lao này. Cù Lao Phố trở thành cảng thị phát triển
thương mại sầm uất nhất vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVIII.
Các điều kiện tự nhiên thuận lợi thu hút đông đảo các luồng cư dân
(lưu dân Việt, di dân người Hoa) đến đây khai khẩn. Trước khi nhóm người
Hoa tới đây, đã có người Việt từ miền Trung đến núi Dinh (Mô Xoài) vùng
Bà Rịa từ năm 1658 và vùng Long Thành (Sơn Nam, 1998). Những điểm cư
trú tập trung của họ tập trung bên bờ sông Đồng Nai và các con kênh, rạch
tiện cho việc di chuyển và trao đổi các sản phẩm làm ra. Vào năm 1679,
nhóm người Hoa Quảng Đông do Trần Thượng Xuyên (nguyên là Tổng binh
ba châu Cao – Lôi - Liêm của triều Minh) và Trần An Bình cầm đầu đã đem
3.000 quân cùng gia đình trên 50 chiếc thuyền sang xin thần phục chúa
Nguyễn (Trịnh Hoài Đức, 2005). Sự hình thành cảng thị Cù Lao Phố gắn liền
với quá trình tụ cư của lưu dân Việt, sau đó là di dân người Hoa bên bờ sông,
kênh rạch, gắn với hoạt động của các bến, hệ thống chợ, hoạt động sản xuất,
hình thành thị trường trao đổi, mua bán hàng hóa tạo cho hoạt động thương
mại ở cảng thị Cù Lao Phố phồn thịnh vào cuối thế kỷ XVII đến XVIII.
Trịnh Hoài Đức viết rằng: “Gia Định tục gọi là Đồng Nai, người Thanh
(Trung Quốc) gọi Gia Định là Nông Nại” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Nông Nại
Đại Phố (仝 狔大舖), tức là "Chợ phố lớn của xứ Đồng Nai" (同柰) do Đồng
Nai phát âm theo tiếng Quảng Đông là “Nông Nại” (người Hoa không phát
âm được chữ “Đ” chỉ địa danh Đồng Nai). Nông Nại Đại Phố theo cách gọi
của người Hoa để chỉ cảng thị có bến đỗ tàu thuyền, phố xá, kho hàng lớn
nhất khu vực Đông Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII. Sau khi phủ Gia Định (嘉定
) được lập vào 1698, người Việt vẫn gọi phố thị bến cảng đó là Cù Lao Phố
(劬劳舖) [10]. Phố (舖) của người Hoa để chỉ cửa hàng, cửa tiệm giao dịch,
buôn bán sản phẩm hàng hóa ở Nông Nại Đại Phố.
Cảng thị là nơi các cộng đồng cư dân sống bên nhau, thông qua giao
tiếp văn hóa tạo nên mối quan hệ kinh tế gắn bó. Cũng như Mỹ Tho Đại Phố,
cảng thị Cù Lao Phố do “Người Việt cùng với người Hoa vỡ đất hoang, dựng
phố xá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản,
Chà Và đi lại tấp nập” (Sơn Nam, 1998). Cù Lao Phố là cảng thị lớn nhất ở
vùng Đồng Nai, Gia Định trước năm 1776; và nó cũng được coi là một trong
các cảng thị bậc nhất ở vùng Nam Á vào thế kỷ XVIII - nhờ có ưu thế của
một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại hàng hoá
(Nhà Bảo tàng Đồng Nai, 2007).
Về cấu trúc và hoạt động thương mại của cảng thị, Trịnh Hoài Đức
viết: “Nông Nại (tức Đồng Nai) đại phố, lúc đầu do Trần Thượng Xuyên (tức
Trần Thắng Tài) khai phá, chiêu tập người buôn nước Tàu đến kiến thiết phố
xá mái ngói tường vôi, lầu cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên lạc dài

15
5 dặm, chia và vạch làm 3 đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường
phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lát gạch xanh, đường rộng bằng
phẳng, kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu, ấy là một
chỗ đại đô hội mà những nhà buôn bán giàu có ở đây là nhiều nhất hơn thảy
những nơi khác” (Trịnh Hoài Đức, 2005).
Sau sự kiện người Hoa của nhóm Hòa Nghĩa của Lý Tài về Trấn Biên
phản lại Tây Sơn, dẫn tới chiến sự dữ dội làm Cù Lao Phố bị tàn phá nặng nề
(1776-1778) (Trịnh Hoài Đức, 2005). Tuy nhiên, theo Sơn Nam, thương cảng
Cù Lao Phố suy thoái cũng còn bởi lý do là thiếu hàng hóa xuất ra ngoài, và
đó cũng là trường hợp xảy ra với cảng Hà Tiên thời cha con Mạc Cửu
(Sơn Nam, 1998). Đến cuối thế kỷ XVIII, các cảng thị Cù Lao Phố, Mỹ Tho
Đại phố cùng tàn lụi do nguyên nhân chiến tranh.
Mỹ Tho Đại Phố: Khu vực Vũng Gù - Mỹ Tho vốn đã có lưu dân Việt
đến khẩn hoang và tạo lập các cơ sở kinh tế vào đầu thế kỷ XVII. Sau đó,
vào năm 1679, nhóm người Hoa vùng Quảng Tây đứng đầu là Dương Ngạn
Địch (Tổng binh Long Môn) và Hoàng Tiến được Chúa Nguyễn Phúc Tần
cho phép đã ngược cửa Tiểu, cửa Đại trên sông Tiền lên định cư vùng đất Mỹ
Tho. Họ đã cùng người Việt, người Khmer, tiến hành khẩn hoang, sản xuất,
buôn bán lập nên Chợ phố lớn hay thường gọi là Mỹ Tho Đại Phố (美萩大浦
). Nhờ nằm ở vị trí ngã ba sông Bảo Định, sông Tiền, Mỹ Tho Đại Phố thu
hút nhiều ghe thuyền trong vùng chở sản vật tới mua bán. Các phố xá, chợ,
kho hàng được mở mang và hoạt động thương mại đã biến Mỹ Tho thành
cảng thị sầm uất. Người Hoa đã cùng người Việt và cư dân địa phương phát
triển Mỹ Tho Chợ phố lớn, lôi cuốn thương nhân, tàu thuyền các nước Trung
Hoa, Nhật Bản, Chân Lạp, Xiêm La, Chà Và (Java) v.v… đến buôn bán.
Sự phồn thịnh Mỹ Tho được Trịnh Hoài Đức mô tả: “Phía Nam lỵ sở là chợ
phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói đục chạm, thuyền bè sông biển ra vào, buồm
thuyền trông như mắc cửi, thật là một nơi đô hội lớn phồn hoa huyên náo”
(Trịnh Hoài Đức, 2005).
Cảng thị Mỹ Tho Đại Phố cùng với Cù Lao Phố (Nông Nại Đại Phố)
trở thành những tâm thương mại lớn nhất vùng đất Nam Bộ trong thế kỷ
XVII-XVIII. Nơi đây đã diễn ra sự giao tiếp văn hóa của cộng đồng cư dân
với bên ngoài qua hoạt động giao thương của thương nhân các nước. Cảng
thị có tác động, ảnh hưởng to lớn đến các thành tố văn hóa của cộng đồng cư
dân vùng sông nước Nam Bộ.

6. CẢNG THỊ TRONG TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÙNG SÔNG NƯỚC
NAM BỘ
Yếu tố sông nước chi phối hoạt động giao thương của cảng thị, cũng
như các thành tố văn hoá của cộng đồng cư dân Nam Bộ, điển hình qua loại
hình cư trú và phương tiện giao thông, buôn bán.

16
Nhà ở men theo sông nước, ban đầu người Việt, Khmer làm nhà sàn
giống cư dân Phù Nam (nhà cao cẳng) day mặt sông cho tiện di chuyển và
trao đổi hàng hóa. Sau đó xuất hiện nhà nền đất ở vùng đất bằng phẳng quay
mặt ra phía đường (nhà day mặt lộ). Vào các thế kỷ XVII-XVIII, cư dân
Khmer, Việt, Hoa đã xây làng, lập ấp ven kênh, rạch và men các con sông
như Đồng Nai, Bảo Định, sông Tiền để xây dựng các cảng thị Cù Lao Phố,
Mỹ Tho Đại Phố. Người dân họp chợ, buôn bán, trao đổi hàng hóa đều ở mặt
tiền nhà giáp mé nước của sông (Phan Huy Lê, chủ biên, 2016). Ở các khu
vực cảng thị Cù Lao Phố và Mỹ Tho Đại Phố đã diễn ra sự tiếp biến văn hóa
của cư dân cảng thị, thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc và tiếp xúc
văn hóa với cư dân khu vực Đông Nam Á như Chân Lạp, Mã Lai, Java v.v...
Giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Việt chủ thể với người Chăm
thể hiện rõ qua ghe xuồng – phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa quan
trọng nhất của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Thuyền kiểu Mã Lai còn gọi
là ghe bầu được người Việt sử dụng rộng rãi ở Đàng Trong thế kỷ XVI -
XVIII. Lưu dân Việt vượt biển đến vùng sông nước Nam Bộ trên những
chiếc ghe bầu với kỹ thuật chế tác học từ người Chăm. Qua nghiên cứu của
La Tina chiếc ghe bầu theo cách gọi của người Việt là biến âm vốn có gốc từ
tiếng Mã Lai: ghe (gai - thuyền có dây néo cột buồm), bàu (Prahu - chiếc
thuyền nhỏ) (Li Tina, 1999). La Tina dẫn lại John Barrow ghi chép vào 1793
khi ông so sánh thấy thuyền cư dân ở Touran (Đà Nẵng) sử dụng giống hệt
như loại Proaes của cư dân Mã Lai từ thân tàu đến cột buồm.
Khách thương hồ người Việt, Hoa, Chăm, Khmer thường sử dụng ghe
thuyền (một loại ghe bầu) để chuyên chở được nhiều loại hàng hóa trên
những dòng sông lớn (sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu). Tuy nhiên,
xuồng ba lá (tam bản) trở thành phương tiện di chuyển cá nhân tiện dụng nhất
vùng sông nước, do nó nhỏ gọn dễ luồn lách qua kênh rạch chằng chịt tới
khắp các thôn, ấp, lân, nậu để thu gom, hoặc mua bán, trao đổi mọi loại hàng
hóa, trái cây, nông sản. Lưu dân người Việt cũng như người Hoa sau này đã
đóng được nhiều loại ghe, xuồng khác nhau để chuyên chở hàng hóa rất tiện
dụng và phù hợp với địa hình sông nước, kênh rạch của Nam Bộ. Chiếc
xuồng ba lá thực sự là sản phẩm văn hóa vật chất sáng tạo và độc đáo của các
cộng đồng cư dân Việt, Chăm, Khmer, Hoa trên vùng đất Nam Bộ.
Sự giao tiếp văn hóa là yếu tố tạo nên sự chung sống hòa bình giữa các
tộc người khác biệt nhau về chủng tộc, ngữ hệ ở Nam Bộ. Cảng thị là bức
tranh thu nhỏ về sự đa tộc người của Nam Bộ nơi tồn tại văn hóa của các tộc
người Khmer, người Chăm và người Hoa. Trịnh Hoài Đức viết: “Gia Định là
đất phương Nam của người Việt; khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng
người kiều ngụ như người Đường (Tàu), người Cao Miên, người Tây
phương, người Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh), Mã Cao (người
Tây ở Ma-cao đến), người Đồ-Bà (Java) ở lẫn lộn, nhưng người nước nào
theo tục nước ấy” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Dù có nhiều khác biệt về nguồn

17
gốc và sinh hoạt văn hóa, nhưng trong quá trình sống xen kẽ, người Việt,
người Khmer, người Hoa và người Chăm luôn có mối quan hệ thân thiện.
Người Việt là chủ thể và chiếm số lượng đông đảo, tiếng Việt trở thành ngôn
ngữ giao tiếp chung. Bên cạnh đó tiếng Hoa, tiếng Khmer cũng được sử dụng
trong một số trường hợp và tiếng Việt cũng vay mượn một số vốn từ Hoa,
Khmer và ngược lại (Ngô Đức Thịnh, 2004). Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ
giao tiếp cho thương nhân và các cộng đồng tộc người khác nhau tạo nên sự
thống nhất trong đa dạng văn hóa của cư dân Nam Bộ.
Tuy người Việt có số lượng đông đảo nhất (90% dân số), đóng vai trò
chủ thể ở vùng đất mới, nhưng các cộng đồng cư dân chung sống tự do, hòa
thuận, tiếp thu văn hóa lẫn nhau, để rồi trở thành một yếu tố văn hóa chung
phù hợp với điều kiện sống ở các cảng thị Nam Bộ và các vùng ngoại vi.
Người Hoa gia nhập vào xã hội bằng cách ăn mặc trang phục Việt, nói tiếng
Việt và sống theo phong cách người Việt và thậm chí một số người Hoa
Minh Hương (nhất là nhóm Bình Dương thị xã) đã giữ những chức vụ cao
trong chính quyền Gia Định. Thông qua hôn nhân giữa người Việt và người
Hoa, một số đứa trẻ Minh Hương mất đi ý thức về người gốc Trung Quốc,
nhưng khi đăng ký là thành viên Minh Hương chúng vẫn là hậu duệ của
người Trung Quốc (Choi Byung Wook, 2011). Nhìn chung người Hoa vẫn
giữ được đặc tính dân tộc gắn kết nhau chặt chẽ qua gia đình, bang, hội quán
ở các cảng thị.
Sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng thể hiện giao lưu, tiếp biến văn hóa
giữa các cộng đồng cư dân. Trong đám cưới của người Khmer, của người
Việt, hay của người Hoa có các yếu tố văn hóa của người Hoa và người Việt
như việc xuất hiện các cặp kim hui, đùi heo (trong lễ hỏi và lễ cưới); cổng
đám cưới treo bảntân hôn (新婚) hoặc vu qui (于歸), phòng tân hôn được
trang trí bằng giấy đỏ, có cả với những dòng chữ chúc mừng hôn lễ (祝贺新
婚) hoặc viết chữ phúc (福) bằng chữ Hán. Chữ song hỷ (喜喜) trở thành phổ
biến trong các đám cưới Hoa, Việt hay Khmer biểu đạt chuyện vui gấp bội.
Đó là những dấu hiệu mang tính biến đổi văn hóa của các cộng đồng Khmer,
Hoa, Việt do sự tiếp biến văn hóa.
Người Việt vào đất mới mang theo những di sản văn hóa từ văn nghệ
dân gian đặc sắc. Nghệ thuật biểu diễn sân khấu của người Việt và có một số
ảnh hưởng của Việt kịch Quảng Đông và Triều kịch người Tiều thể hiện sự
giao thoa văn hóa giữa hai cộng đồng. Người Việt Nam Bộ tiếp tục phát triển
nhạc lễ, các điệu lý, dân ca Nam Bộ. Các loại hình nghệ thuật hát xướng của
người Việt Nam Bộ là những sản phẩm độc đáo trong quá trình tiếp biến văn
hóa cộng đồng. Nghệ thuật diễn xướng của người Khmer ở Nam Bộ cũng
mang tính biến đổi và tạo nên các nét mới như của người Việt. Đó là sự xuất
hiện của dù kê. Loại hình này được xem là sự pha trộn giữa loại hình rò băm
truyền thống (kịch múa cung đình xưa của người Khmer) với các loại hình ca

18
ra bộ của người Việt và sân khấu Triều kịch và Quỳnh kịch của người Hoa
sau này. Sắc thái diễn xướng và sân khấu của người Việt Nam Bộ đã biến đổi
dần (Phan Huy Lê, chủ biên, 2016).
Nhìn chung sự biến đổi về các loại hình văn hóa của các cư dân ở Nam
Bộ là do quá trình tiếp xúc lâu dài giữa các nền văn hóa. Kết quả này dẫn đến
sự pha trộn văn hóa giữa các cư dân, trong đó có những yếu tố văn hóa mang
tính nổi trội (văn hóa của người Việt và của người Hoa). Tuồng San Hậu
thường được trình diễn trong diễn xướng hát bội cúng đình làng (ba năm một
lần) thu hút đông đảo khán giả người Hoa, người Việt ở Cù Lao Phố.
Hát bóng rỗi cũng khá phổ biến ở cảng thị Cù Lao Phố thể hiện sự tiếp biến
văn hóa liên quan nghi thức thờ Mẫu của người Việt, cũng như của người
Chăm và của người Hoa. Hình thức diễn xướng có chức năng thực hành nghi
lễ thờ các nữ thần như Bà Chúa Xứ, Bà Thiên YA Na, Năm Bà Ngũ Hành và
cả các cô, các Tài, cậu Quí con bà Thiên YA Na (mẹ xứ sở). Bà Chúa Ngọc
nương nương, hay bà Hồng ở Nam Bộ, bắt nguồn từ Bà Mẹ xứ sở của người
Chăm. Sự nổi trội văn hóa của các cư dân này đã chi phối đến các tộc người
khác là do sự tác động của yếu tố kinh tế và chính trị. Chính vì có sức mạnh
về kinh tế, nên văn hóa của người Việt và người Hoa đã chi phối đến các cư
dân khác ở Nam Bộ (Phan Huy Lê, chủ biên, 2016). Định cư xen kẽ ở cảng
thị tạo nên sự pha trộn văn hóa giữa các cư dân và trong đó có những yếu tố
tiếp biến văn hóa. Chẳng hạn như tại đình Long Qưới ở cảng thị Cù Lao Phố,
có hai bàn thờ “Tiền thứ Việt Nam” và “Trung Hoa hậu” (trước là Việt Nam
sau là Trung Hoa).
Trong tín ngưỡng thờ phụng của người Việt và người Hoa, người Chăm
cũng thể hiện sự tiếp biến văn hóa. Người Việt và người Hoa có chung tục
thờ gia thần, chẳng hạn Thập Nhị Huê Bà (mười hai bà mụ) vì đó là những
nữ thần trong thế giới thần linh của Hoa - Việt ở Nam Bộ. Trong thờ thần độ
mạng, nam thờ Quan Công (Trung Hoa), Cậu Tài, Cậu Quý (văn hóa
Chămpa); nữ thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Tiên, Chúa Ngọc (tín ngưỡng
Chăm), Phật Bà Quán Thế Âm (Phật giáo). Người Hoa cũng thờ Ngũ công
vương Phật (còn gọi là Ngũ Đế), nhưng Ngũ công vương Phật đối với người
Khmer, người Việt có lẽ là những vị thần Khmer đã được Việt hóa (Nhà Bảo
tàng Đồng Nai, 2007). Các tộc người Việt, Khmer, Hoa, Chăm sinh sống hòa
đồng, dù tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của họ khác nhau. Đó cũng là yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng các cư dân
cảng thị Nam Bộ.

7. KẾT LUẬN
Văn hóa sông nước Nam Bộ vừa mang tính đặc thù độc đáo, vừa mang
đặc điểm chung của văn hóa dân tộc, cũng như văn hóa của khu vực Đông
Nam Á trong tiến trình lịch sử.

19
Sông nước trở thành đặc trưng, yếu tố chủ đạo chi phối các hoạt động
kinh tế, sản xuất, cũng như đời sống, sinh hoạt văn hoá vật chất, tinh thần của
các cộng đồng cư dân Nam Bộ. Nam Bộ vừa mang đặc điểm riêng của vùng
đất mới, văn minh sông nước, văn minh miệt vườn, vừa mang đặc điểm
chung của lịch sử dân tộc gắn liền với quá trình mở cõi về phương Nam và
hình thành quốc gia. Việc giao thương của cư dân từ các chợ nổi, cho
đến cảng thị như Nông Nại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố được hình thành bên
bờ sông, kênh rạch, thuận lợi cho hoạt động thương mại mang đặc trưng của
vùng sông nước Nam Bộ. Sự phát triển của Nam Bộ không tách rời mối liên
hệ với khu vực, mang đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á - thống nhất
trong đa dạng dựa trên cơ tầng văn hóa lúa nước.
Sông nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống,
sinh hoạt, kinh tế, văn hóa xã hội của người dân Nam Bộ. Sự biến đổi khí hậu
và các hoạt động của con người, không chỉ gây thiệt hại kinh tế, mà còn hủy
hoại các di tích lịch sử liên quan đến văn hóa ở Nam Bộ. Đô thị hóa và những
hoạt động kinh tế không bền vững đang làm biến dạng, mất đi các thành tố
văn hóa ở Nam Bộ. Cần phải có nhiều phương án, giải pháp cấp thiết cho đến
dài hạn để đảm bảo nguồn nước, ngăn mặn, trữ nước, chuyển đổi vật nuôi cây
trồng để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn những di sản văn hóa sông nước
Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Choi Byung Wook, 2011. Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng. NXB Thế
giới. Hà Nội.
2. Cristophoro Borri, 2014. Xứ Đàng Trong năm 1621. NXB Tổng hợp TP.HCM.
3. Trịnh Hoài Đức, 2005. Gia Định thành thông chí, Bản dịch Lý Việt Dũng. NXB
Tổng hợp Đồng Nai.
4. Phan Huy Lê, chủ biên, 2016. Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát
triển. Tập 2. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội.
5. Li Tina, 1999. Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18.
NXB Trẻ. TP.HCM.
6. Sơn Nam. 1998. Cù lao Phố-Cảng biển đầu tiên ở Nam Bộ. Tạp chí Xưa Nay.
52B.
7. Nhà Bảo tàng Đồng Nai, 2007. Lịch sử và văn hóa Cù lao Phố.NXB Đồng Nai.
8. Poivre Pierre, 1884. Mémoires divers sur la Cochinchina 1774, Review de
l’Extrême Orient. Tome II.
9. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, 2001. Đại cương lịch sử
Việt Nam toàn tập.NXB Giáo dục. Hà Nội.
10. Thích Đại Sán, 1963. Hải ngoại kỷ sử. Viện Đại học Huế. Quyển 3.
11. Ngô Đức Thịnh, 2004. Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam.
NXBTrẻ. TP. HCM

20
CU LAO PHO AND MY THO DAI PHO PORT CITIES
AND ACCULTURATION OF RESIDENTS
IN THE SOUTHERN RIVER REGION

Abstract: Waterway environment of the Southern Vietnam with big rivers and
interlacing canals has created types of residence, economic activities and cultural
creations of local residents like those in the Southeast Asian countries. This
research topic and objectives are aimed at analysing the commercial activities of Cu
Lao Pho, My Tho Dai Pho port cities as well as their influences on acculturation of
residents in the Southern region from 17th to 18th centuries. Using cultural,
ethnological and historical document analysis, this paper is to present commercial
activities, exchanges and acculturation of residents through contacting to foreign
traders as well as propose some suggestions on preserving and promoting cultural
values of the Southern river region.

Keywords: Port city, river culture, riverway environment, Southeast Asia, Southern
Vietnam

21
DẤU ẤN VĂN HÓA TRUNG - ẤN
TẠI THƯƠNG CẢNG QUỐC TẾ ÓC EO
NCS. Phạm Thị Huệ1

TÓM TẮT
Là một cảng thị vào loại lớn nhất Đông Nam Á đồng thời là thương cảng
quốc tế, Óc Eo có đủ những điều kiện cần thiết để trở thành trung tâm giao lưu kinh
tế, văn hóa. Với lợi thế trên, tại thương cảng Óc Eo, một nền văn hóa bản địa dần
được hình thành và từng bước giao lưu với các quốc gia khác như Trung Quốc,
Ấn Độ, La Mã, Miến Điện,.... Trong đó, hai nền văn hóa lớn của phương Đông là
Trung – Ấn có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Óc Eo; tạo nên sự giao lưu và tiếp biến
văn hóa khu vực lẫn quốc tế tại thương cảng này. Từ đó, góp phần tạo nên tính
“mở” cho vùng đất Nam Bộ trong quá trình khai phá và phát triển.

Từ khóa: Ấn Độ, dấu ấn, Óc Eo, thương cảng quốc tế, Trung Hoa, văn hóa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nét nổi bật trong lịch sử cổ đại ở Nam bộ là có thương cảng Óc Eo.
Đây là “một cảng thị nằm trên bờ Lung Lớn, có một vòng thành bằng đất,
hào nước xung quanh dạng chữ nhật, dài 3 km, hướng Đông Bắc – Tây Nam,
rộng 1,5 km. Lung Lớn chạy xuyên qua trục dọc của thành phố theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam, với tiền cảng của nó là Nền Chùa – cách 15 km về
hướng Tây Nam và đổ ra vịnh Thái Lan” (Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 2005).
Với vị thế đó, trong một thời gian ngắn, vùng đất này đã tiếp thu tinh hoa của
văn hóa Trung - Ấn. Mặt khác, do vị trí đồng bằng duyên hải, miền này đã có
nhiều quan hệ quốc tế. Quan hệ hàng hải đã biến Óc Eo thành một thương
điểm nhưng đô thị vẫn giữ được những nét độc đáo của địa phương và tinh
hoa của văn hóa nguyên thủy. Quan hệ ấy khiến cho văn hóa Nam bộ thời cổ
giao lưu và tiếp biến dưới nhiều hình thức với nhiều mức độ khác nhau,
có khi với áp lực của uy quyền, có khi bằng hoạt động trao đổi mua bán
nhưng đã tạo thành văn hóa bản địa rất đặc sắc. Đặc biệt văn hóa Trung - Ấn
đã xâm nhập vào Óc Eo theo lộ trình lấn dần: ban đầu là dưới hình thức thúc
đẩy kinh tế, nó không vấp phải một sự phản ứng nào đáng kể của nhân dân
địa phương nên quá trình ảnh hưởng liên tục và sâu sắc; sau đó là bằng những
hoạt động chính trị có ý thức của các nhà cầm quyền đương thời. Chính quá
trình giao lưu và tiếp biến của hai nền văn hóa lớn ở phương Đông đã tạo ra
một văn hóa bản địa đặc sắc ở cảng thị quốc tế Óc Eo.

1
NCS Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

22
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về văn hóa Óc Eo ở Nam bộ đã có từ thời cổ qua các thư
tịch của Trung Quốc như các sách “Tấn thư”, “Lương thư”, “Nam tề thư”,
“Tân đường thư”…. Và người đầu tiên thu thập, dịch những tư liệu này chính
là nhà nghiên cứu người Pháp P.Pelliot. Ông đã thu thập từ 22 tư liệu cổ
Trung Quốc liên quan đến vương quốc Phù Nam. Đây là nguồn tư liệu chữ
viết quý giá, các thông tin vô cùng phong phú, cho ta thấy được toàn cảnh đời
sống xã hội của cư dân Phù Nam lúc bấy giờ. Nửa sau thế kỷ XVIII đầu thế
XIX, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp và các học giả phương Tây đã phát
hiện một số bia ký và thu thập hàng loạt di vật khảo cổ học có niên đại
khoảng thế kỷ I đến thế kỷ X ở nhiều tỉnh Nam Bộ: năm 1879, A.Corre đã
thu thập được một số cổ vật và thấy hai tấm bia đá khắc chữ Phạn; đến năm
1912, O.Connel đã phát hiện một pho tượng thần Vishnu khổng lồ; trong
các năm 1922, 1928, 1936 Suzanne, Karpeles, Jean Bouchot, F.Fraisse,
H.Parmenlier đã lần lượt tìm thấy nhiều di tích, di vật mà phần lớn là tượng
thần, linh vật thờ bằng đá, tấm đá có chạm trổ. Chính từ những phát hiện
này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp,
trong đó, nhà khảo cổ học người Pháp L. Malleret - là người có những đóng
góp quan trọng trong việc phát hiện và có những nghiên cứu tiên phong cho
nền văn hóa này. Ông đã bỏ nhiều công sức và khá thành công trong việc
nghiên cứu văn hóa Óc Eo. Cuối năm 1944, nhà khảo cổ học người Pháp này
đã tiến hành khai quật di tích văn hóa Óc Eo. Đây là cuộc khai quật cổ có ý
nghĩa hết sức quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu về Óc
Eo. Kết quả Louis Malleret đã cho ra đời bộ sách gồm 4 tập Khảo cổ học
đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, Louis Malleret đã trình bày rất cụ thể
về Văn hóa vật chất Óc Eo trong tập 2. Đây là những tư liệu, di vật, hiện vật
quý giá cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung – Ấn đến Óc Eo.
Từ năm 1954-1975, do tình hình chiến tranh nên việc nghiên cứu văn
hóa Óc Eo của các học giả nước ngoài bị gián đoạn.
Sau năm 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa
bình thống nhất, việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ trong cả nước được
nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học, các
cuộc hội thảo đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi học thuật giữa
các nhà khoa học, quản lý trên những lĩnh vực khác nhau cùng tìm hiểu,
nghiên cứu lịch sử tồn tại cũng như giá trị của nền văn hóa Óc Eo, nhiều hội
thảo khoa học liên quan đã được tổ chức như: Văn hóa Óc Eo và các văn hóa
cổ ở đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, 1984).Văn hóa Óc Eo và Vương
quốc Phù Nam (TP. Hồ Chí Minh, 2004), Văn hóa Óc Eo – nhận thức và giải
pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích (An Giang -2009).Đây là những hội thảo
công bố những phát hiện mới và kết quả nghiên cứu mới về Óc Eo của các
nhà khoa học Việt Nam. Nó có ý nghĩa làm sống dậy những giá trị tinh hoa
của một nền văn hóa từng tồn tại ở đất Nam bộ. Trên nền tảng những kết quả

23
khoa học khả quan ấy, năm 2016, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn phối hợp với ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang tổ chức
Hội thảo cấp quốc gia Giá trị di sản văn hóa Óc Eo – An Giang trong tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội, sau đó đã cho phát hành sách về chủ đề này.
Trong tác phẩm này, có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã đề cập đến di sản
văn hóa Óc Eo từ góc nhìn lịch sử, một số bình diện vè văn hóa Óc Eo, giá trị
kinh tế - xã hội của di sản văn hóa Óc Eo. Trong đó, có những bài tham luận
khẳng định vai trò thương cảng quốc tế của Óc Eo trong thời cổ đại.
Năm 2017, Đặng Văn Thắng chủ biên sách Các trung tâm tôn giáo
thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam bộ. Tác phẩm này góp phần nhận biết đầy đủ
hơn, sâu sắc, toàn diện và chính xác hơn về văn hóa Óc Eo. Từ đó, thấy rõ
những ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ đối với Óc Eo trong lĩnh vực tôn giáo.
Tóm lại, phần lớn các công trình tập trung tiếp cận dưới góc độ nghiên
cứu khảo cổ học, hoặc theo hướng nghiên cứu lịch sử. Những bài nghiên cứu
và quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa tại cảng thị Óc Eo vẫn được đề cập
đến nhưng không nhiều. Tuy vậy, những thành quả nghiên cứu của các công
trình đi trước sẽ là những viên gạch đặt nền móng cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo, có tác dụng định hướng, gợi mở các hướng nghiên cứu mới,
là nguồn tư liệu bổ ích và quý giá để chúng tôi kế thừa và nghiên cứu về dấu
ấn của văn hóa Trung - Ấn tại cảng thị Óc Eo.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Phương pháp lịch sử là nhằm phục dựng lại những tiến trình sự kiện
xảy ra theo đúng lịch sử ở cảng thị Óc Eo.
- Phương pháp lôgic là đi vào phân tích, đánh giá những nét độc đáo
của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa Óc Eo, Trung Quốc và Ấn
Độ. Đồng thời, qua đó rút ra những dấu ấn của hai nền văn minh lớn ở
phương Đông tại cảng thị quốc tế Óc Eo.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương
pháp điền dã, liên ngành, sưu tầm tư liệu, so sánh, phân tích... nhằm phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài có chiều sâu và khái quát được vấn đề nghiên cứu
về giao lưu văn hóa tại cảng thị Óc Eo.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Nguyên nhân văn hóa Trung - Ấn ảnh hưởng sâu sắc tại cảng thị
quốc tế Óc Eo thời cổ
Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh về chức năng của các miền ven duyên hải
trong quá trình phát triển của các hình thái văn minh. Bởi hầu hết các trào
lưu văn minh lớn trên thế giới đều phát sinh trên các đồng bằng hoặc các bán

24
đảo. Vùng cửa sông Mêkong không thể thoát ra ngoài quy luật này. Vị trí
truyền thống của các vùng bờ biển đã được nhà nghiên cứu O.G.S.Crawford
giải thích trong bài Prehistoric Geography (Địa lý thời tiền sử). Tác giả nhấn
mạnh về vai trò trung gian trong hoạt động thương mại, giữa nội địa và ngoại
bang của các nước gần biển. Văn hóa ở các nước này mang nhiều tính chất
sáng tạo. Ở những nơi này, hiện vật nhập khẩu phong phú hơn nội địa,
đất của những người canh tác và chăn nuôi. Công nghiệp miền duyên hải
phát triển nhanh. Đời sống xã hội ở đây chứa nhiều yếu tố thành thị hơn là
nông thôn, văn hóa chứa nhiều nhân tố ngoại lai, thể hiện bằng những tập
quán hoặc hiện vật du nhập từ phương xa. Một tầng lớp những người nhập cư
hình thành; đồng thời cũng nảy nở ý đồ bành trướng về chính trị của một
hạng người đầy tham vọng. Những sắc thái văn hóa nước ngoài dần xâm
nhập vào địa phương và hòa vào văn hóa bản địa. Văn hóa Óc Eo đã phát
sinh và phát triển đúng như thế. Vì vậy, đã có rất nhiều dấu ấn của Trung -
Ấn định hình và phát triển tại Óc Eo góp phần tạo nên một nền văn hóa đa
dạng ở cảng thị này.
Đặc biệt, Óc Eo vừa là trung tâm kinh tế - văn hóa của Đồng bằng sông
Cửu Long thời cổ và vừa là đầu mối giao thương quan trọng trên con đường
mậu dịch biển ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời là con đường bắt buộc đi từ
Trung Hoa đến Ấn Độ và ngược lại. Cảng thị Óc Eo mang đặc điểm của một
thành phố ven biển với tiền cảng Tà Keo (Cạnh Đền) cách đó khoảng 15 km
như đã đề cập. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu cho rằng: “Tính chất cảng
thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di vật có nguồn gốc
từ Ấn Độ, Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo
mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là
nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển văn hóa này” (Nhiều tác giả, 2016).
Đồng thời, thế kỉ VI-VII, Óc Eo là cảng biển sâu, ăn thông qua tới vịnh Thái
Lan. Nhờ đó, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng
cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp hơn hay đi dọc bờ biển. Vì vậy,
họ chọn Óc Eo để làm cảng biển quốc tế để trung chuyển hàng hóa qua các
khu vực thương mại lớn trên thế giới.
Ngoài vị thế về vị trí trung chuyển mậu dịch ấy, Óc Eo còn là địa điểm
dừng chân hấp dẫn cho các thương lái bởi nó đáp ứng được nhu cầu lớn về
thực phẩm cho các khách du hành đi lại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo
định luật gió mùa thổi, các thương thuyền Ấn Độ phải mất vài tháng ở lại các
cảng Đông Nam Á, chờ khi gió chuyển hướng thổi vào đất liền mới đi tới
Trung Quốc và ngược lại. Do thời gian ở lại hải cảng mất từ 3-5 tháng nên
cần có một số lượng lương thực lớn để trú ngụ. Thương cảng Óc Eo của Phù
Nam đáp ứng được điều đó nên được các thương lái Ấn, Trung, La Mã,…
chọn làm điểm dừng chân và trú ngụ. Từ đó, góp phần vào quá trình giao lưu
và tiếp biến văn hóa với địa phương.

25
Bên cạnh đó, Óc Eo có một hệ thống đường giao thông thủy dày đặc mà
trục kênh đào Ba Thê – Châu Đốc là trục sinh hoạt của dân cư cổ miền Tây
sông Hậu. Con kênh này dài khoảng 100km, nối từ thị xã Châu Đốc qua Núi
Sam, Bảy Núi, Ba Thê, Lung Lớn đến Nền Chùa (Kiên Giang). Hệ thống
kênh đào rộng lớn này chảy tỏa khắp vùng. Từ đó, cho thấy mức độ di
chuyển, trao đổi hàng hóa (cả ngoại sinh lẫn nội địa) ở cảng thị Óc Eo vào
loại phát triển thời kì đó.

Hình ảnh: Hệ thống kênh rạch Óc Eo


(Nguồn: http://baotanglichsu.vn)

Theo nhà nghiên cứu Lương Ninh thì: “Các nghiên cứu cho thấy con
kênh này cùng với các kênh nối ba thành thị với nhau có thể là phố của thành
thị, ở đó người ta lập chợ trên sông, phố trên kênh, trung tâm thành thị cũng
là trung tâm tôn giáo, văn hóa, chính trị” (Nhiều tác giả, 2016). Các cuộc
khai quật từ thời L.Mallerrt (1944) đã tìm thấy dấu tích khoảng 30 “đường
nước cổ” là các kênh đào ngang dọc chảy qua thị trấn Óc Eo. Với hệ thống
kênh đào trên đã tạo nên sự thuận tiện cho giao thông đường thủy là cũng là
hệ thống thủy lợi cho phát triển nông nghiệp. Từ đó, cư dân Óc Eo có thể sản
xuất ra lượng lương thực không những đủ để phục vụ cho người dân địa

26
phương mà còn thỏa mãn nhu cầu cung cấp dự trữ thực phẩm cho khách du
hành. Điều này được nhà nghiên cứu Vickery Michael khẳng định trong tác
phẩm “Society, Economics, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the VIII-
VIIIth centuries”: “Nguồn nước thuận lợi, đất đai và thời tiết theo mùa cho
phép nền nông học của Phù Nam ở vùng đồng bằng phía trên và hạ lưu sông
Cửu Long (tức khu vực thương cảng Óc Eo) thu hoạch được nhiều vụ lúa
hàng năm, cung cấp đầy đủ một lượng sản phẩm thặng dư để dễ dàng nuôi
sống thương nhân nước ngoài cư trú tại các cảng và cung cấp tàu của họ.”
(Đặng Văn Thắng (chủ biên), 2017). Nhờ vào ưu thế trên, cảng thị Óc Eo đã
hội tụ những thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Địa Trung Hải đến giao lưu
và buôn bán, thiết lập con đường thương mại quốc tế.
4.2 Những dấu ấn của văn hóa Trung - Ấn tại cảng thị quốc tế Óc Eo
thời cổ
4.2.1 Dấu ấn văn hóa Trung Quốc ở cảng thị Óc Eo
Dấu ấn của văn hóa Trung Quốc ở cảng thị Óc Eo qua các thư tịch cổ.
Các thư tịch cổ Trung Quốc viết rất nhiều về Phù Nam (mà đô thị cảng nổi
bật của nó là Óc Eo) chứng tỏ có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa
Trung Quốc và Óc Eo. “Theo tài liệu Trung Quốc, đất Phù Nam rộng hơn
3.000 lý, chắc là theo hướng từ Đông Nam đến Đông Bắc, khoảng từ
1.300 đến 1.700 cây số, tức là toàn bộ các xứ ở khu vực bờ bắc Vịnh Thái
Lan ngày nay, kể cả vùng hạ lưu sông Mê Nam đến Miến Điện, diện phân bố
của những đồng bạc mang hình thù và, và hình mặt trời giống như những
đồng đã tìm thấy khá nhiều ở Óc Eo” (Louis Malleret, 1970).
Qua nghiên cứu nhiều năm, Louis Malleret cũng từng khẳng định:
“Các tài liệu Trung Quốc đều quy định cho xứ này một vị trí miền duyên hải,
cụ thể hơn là ở ngay bờ biển, đặc biệt là bút ký của các người đi biển và lái
buôn. Theo Tần thư (Tsin-chou, tức Lịch sử nhà Tần), xứ này nằm trên một
vịnh lớn; - Theo Nam ts’I chou, nằm trên một vịnh ở phía Tây Đại dương; -
Theo Lương Thư, tức Lịch sử nhà Lương (Leang), nằm trên một vịnh lớn ở
phía Tây Đại dương” (Louis Malleret, 1970). Sự khẳng định này, cho ta thấy
đã có hoạt động buôn bán bằng đường biển giữa Trung Quốc và Óc Eo ngay
từ thời cổ đại. Sản phẩm trao đổi phần lớn thường là những sản vật địa
phương như: đồ trang sức, thủy tinh, gốm, tượng đá. Chính điều này, làm cho
Óc Eo nổi bật lên tính cách của một nền văn hóa biển và văn hóa thương mại.
Trong đó, có sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc từ rất sớm. Sử Trung Quốc
còn chép là đất ở đây phẳng và thấp, ý muốn nói đây là một vùng đồng bằng,
cụ thể muốn nói đến Nam Bộ. Điều này từng được Louis Malleret nhận định:
“Đúng là ở đây, từ mũi Ô – Cấp đến Kampot, ngoài mấy mỏm đá thưa thớt,
không có một dãy núi nào ngăn cách miền duyên hải với đồng bằng trong nội
địa. Sử cũng chép là ở đây có một con sông lớn chảy từ Tây Bắc ra biển,
chắc là chỉ sông Mékong, hoặc nhánh chính của nó là Bassac, con đường

27
thiên nhiên đi vào nội địa của các tàu thuyền Trung Quốc từ Đông Bắc đến”
(Louis Malleret, 1970).
Cũng theo các tác giả Trung Quốc, năm 357, vua Phù Nam đã cử sứ
thần sang tận triều cống Trung Quốc một con voi; họ cũng chép rằng, ở Phù
Nam, các vợ vua cũng như nhân dân, đều vùng voi để đi, và ngà voi là một
trong những sản vật chủ yếu của nước chư hầu. Một số tài liệu khác ghi nhận
là vua Rudravarman đã triều cống Trung Quốc một con tê ngưu sống.
Hình con vật này được thể hiện trên một chiếc nhẫn bằng thiết của Louis
Malletret khai quật được.
Đặc biệt, dấu ấn của văn hóa Trung Quốc ở cảng thị Óc Eo thể hiện qua
các hiện vật khảo cổ. Qua khai quật, đã tìm thấy tại Óc EO những hiện vật
như: các loại tiền tệ, con dấu, hàng hóa của Trung Quốc như tượng đồng thời
Hậu Hán (22-220 AD), tượng Phật thời Bắc Ngụy (386-557 AD), bên cạnh
đó còn có một chiếc “hồ” kiểu Trung Hoa, một khuôn bằng diệp thạch, con
dấu bằng đồng huy hiệu bằng thiết. Các di vật này đều có niên đại khoảng thế
kỉ II đến V.
Tất cả tư liệu từ cổ sử đến di vật khảo cổ nói trên, cho phép chúng ta
khẳng định vai trò của cảng thị Óc Eo nói riêng và văn hóa Óc Eo nói chung
trong quá trình giao lưu và tiếp bến với văn minh Trung Quốc thời cổ.
4.2.2 Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ tại cảng thị Óc Eo
Nhìn một cách khái quát, chúng ta nhận thấy một nền tảng văn hóa địa
phương mang màu sắc riêng của các miền duyên hải, được bồi bổ dần dần
bằng những hình thái văn hóa du nhập từ nhiều hướng, đặc biệt từ Ấn Độ.
Lộ trình Ấn Độ hóa ấy cũng diễn biến qua nhiều giai đoạn, có lẽ từ hình thức
thương mại tiến dần đến hình thức chính trị. Sau đó, mặc dù uy thế của văn
hóa Ấn đang còn mạnh, ảnh hưởng của văn hóa lục địa (chủ yếu là văn hóa
Khmer) từ thế kỷ VI và nhất là thế kỷ VII, VIII, đã xâm nhập và tạo nên một
văn hóa bản địa tại Óc Eo thời cổ.
Đầu tiên, dấu ấn Ấn Độ được thể hiện qua chữ viết và tôn giáo do các
thương nhân, các tu sĩ Ấn Độ giáo và Phật giáo đem đến. Văn tự được tìm thấy
trên những di vật và minh văn từ những di tích Óc Eo là chữ Sanskrit, chữ
Phạn. Đây là những loại chữ cổ của người Ấn Độ. Nhà khảo cổ học người
Pháp Malleret tìm thấy 36 chữ Phạn khắc trên mặt ngọc, thiếc, 3 chữ Sanskrit
khắc trên gốm đã mờ. Các chữ thường gặp là om (tiếng hô), deva (thần),
dayadanam (quà tặng nhận từ), dhannada (người cho, thí chủ), dhanapati
(sở hữu). Đồng thời, sự truyền bá Phật giáo và Ấn Độ giáo là động lực thúc đẩy
sự phát triển của kiến trúc chùa chiền, đền thờ, mộ táng trong xã hội mà nông
nghiệp và thương nghiệp phát triển, có những dấu hiệu của nền kinh tế hàng
hóa. Các vị thần tối cao của Ấn giáo như Brahma, Vishnu, Shiva và các hình
thức của những vị thần này cùng các dạng biểu trưng như linga, yoni, linga-yoni
là những biểu hiện cụ thể cho sự du nhập của yếu tố Ấn Độ ở Óc Eo.

28
Bên cạnh đó, văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc trong phong cách
thể hiện nghệ thuật điêu khắc và chế tác đồ trang sức của cư dân Óc Eo.
Do Óc Eo từ sớm đã có người Ấn Độ, thương nhân, những thợ thủ công lành
nghề cho thấy ảnh hưởng của Ấn Độ trong văn hóa Óc Eo. Về nghệ thuật
điêu khắc, cư dân Óc Eo đã tiếp thu và phát triển nghệ thuật điêu khắc tượng
tròn của người Ấn và chủ yếu tập trung vào đề tài tôn giáo thông qua các tác
phẩm thánh tượng của Phật giáo, Hindu giáo và đồng tiền. Bên cạnh đó, với
đầu óc sáng tạo, tiếp thu văn hóa Ấn cùng kỹ thuật đỉnh cao, cư dân Óc Eo đã
tạo đồ trang sức (bằng vàng, đá quý, thủy tinh) đạt đến trình độ tuyệt mỹ.
Những hiện vật trong khảo cổ học đã chứng minh: “những chiếc nhẫn có mặt
hình bò u, bò quỳ được tạo hình với dáng vẻ duyên dáng; những hạt chuỗi
đeo có các cạnh sắc nét, cân đối; bông tai vành khuyên khớp lại từ hai nửa,
những mảnh vàng dát mỏng chạm hình đạo sĩ Bà La Môn, … một linga-yoni
bằng vàng trên bệ đồng với sự tỉ mỉ trong chi tiết” (Nhiều tác giả, 2016).
Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ đối với Óc Eo còn được thể hiện ở phổ hệ
các vị vua cai trị đế chế Phù Nam. Thực tế lịch sử chứng minh, trong phổ hệ
vua Phù Nam, ngoài Hỗn Điền trong thời kì hình thành nhà nước sơ khai,
còn có hai vị vua người Ấn Độ theo đạo Bà La Môn là Thiên Trúc Chiên Đàn
(Chandra) và Kiều Trần Như (Kaundinya). Không những vậy, từ thế kỉ IV-
đầu thế kỉ V, tên các vua đều có đuôi Bạt Ma (Varman) theo sau. Với việc
làm này, các vua đã chuyển từ cách gọi truyền thống sang các “vương hiệu”
hòa đồng với thần quyền theo phong tục các vương triều Ấn Độ. Từ đó, thế
chế chính trị cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ.
Không những vậy, văn hóa Ấn Độ còn thể hiện trên bình diện phong
tục hỏa táng. Tập tục táng người chết của cư dân Óc Eo có những nét tương
đồng với tập tục táng người chết của người Ấn Độ thời Vệ Đà. Đó là chọn
một trong bốn cách: “thủy táng tức ném thi hài xuống dòng sông. Hỏa táng
tức thiêu xác ra tro. Thổ táng tức chôn xuống đất. Điểu táng tức bỏ xác ngoài
đồng choc him ăn” (Đặng Văn Thắng (chủ biên), 2017). Tuy vậy, với cư dân
Óc Eo có chút khác biệt. Nếu người Ấn theo Ấn Độ giáo, sau khi hỏa sẽ đem
tro cốt rải xuống dòng sông để nước sông thanh tẩy cho linh hồn người chết;
thì người Óc Eo lại cho tro cốt vào các “tope” hay “stupa” rồi xây mộ nguyệt
một cách kiên cố với ý nghĩa mộ sẽ trường tồn với thời gian. Thực tế, tại di
tích Óc Eo (An Giang) phong tục này được biểu hiện bằng những khu mộ
táng. Trong đó, các nhà khảo cổ học tìm thấy than tro và những vật tùy táng.
Như vậy, do điều kiện khách quan lẫn chủ quan đem lại, cảng thị Óc Eo đã
ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ trên nhiều bình diện.
Tóm lại, do những điều kiện khách quan và chủ quan, Óc Eo đã sớm bị
ảnh hưởng của văn hóa Trung - Ấn. Tuy vậy, với sự sáng tạo của mình cư
dân Óc Eo lại có sự tiếp biến để phù hợp hơn với chính mình. Từ đó,
góp phần hình thành nền văn hóa cảng thị Óc Eo bản địa độc đáo.

29
Qua những minh chứng lịch sử, ta nhận thấy được văn hóa Óc Eo thật
đa dạng, đa sắc thái: Đây là một nền văn hóa cổ có nhiều nguồn pha trộn, tiếp
biến văn hóa nội sinh – ngoại sinh, nhiều trào lưu văn hóa đến từ nội địa theo
đường sông – đường bộ lẫn đường biển đã gặp nhau và hòa trộn lẫn nhau.
Trong đó sự giao lưu, tương hỗ về kinh tế, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo,
chính trị của hai nền văn hóa Trung - Ấn đã tạo nên giá trị đặc biệt cho Óc Eo
nói riêng và Nam bộ cổ nói chung. Quá trình tiếp biến 2 nền văn hóa lớn đó,
cư dân Óc Eo đã tạo dựng một tiềm lực kinh tế, một môi trường văn hóa có ý
nghĩa cho việc thành lập và tạo điều kiện cho 1 số quốc gia khác ở Đông
Nam Á phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp sau.
Văn hóa Óc Eo xứng đáng là một trung tâm nhận và chuyển giao văn
hóa ở khu vực và thế giới. Như ta đã biết, dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ, Hindu giáo được cư dân Óc Eo tiếp nhận. Từ đây, Hindu giáo được
truyền bá ra nhiều nơi như: Chân Lạp, Champa, Indonesia,.. Biểu hiện chính
là hình thức Harihara (Shiva kết hợp Vishnu) được tìm thấy ở các nơi này.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho rằng: cư dân Óc Eo đã cải tiến chữ Ấn Độ
thành ngôn ngữ của tộc người mình. Sau đó, loại chữ này được truyền bá vào
Champa (bằng chứng là các bia kí chữ Phạn (bia Võ Cạnh). Ngoài ra, do vị
trí địa kinh tế và địa văn hóa đặc biệt, văn hóa Óc Eo thuộc phạm trù của một
nền văn hóa đô thị mang màu sắc Ấn Độ mạnh mẽ. Nó được thể hiện nổi bật
tính chất của một nền văn hóa biền và thương mại qua các hiện vật, di tích, di
vật khai quật khảo cổ.
Với những vị thế trên, Óc Eo được biết đến là một trung tâm quan
trọng nhất của hệ thống miền Tây sông Hậu và cũng có thể nói là lớn nhất
khu vực Đông Nam Á. Điều này đã góp phần cho thương cảng Óc Eo từng
bước hội nhập và trở thành nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của Đế chế
Phù Nam thời cổ.

5. KẾT LUẬN
Với vị trí đặc biệt của mình, cảng thị Óc Eo có điều kiện đón nhận các
ảnh hưởng văn hóa bên ngoài. Chính nhờ vị trí trung tâm trên con đường
hàng hải Trung - Ấn, nhờ tài nguyên nội địa phong phú, mà cảng thị Óc Eo
đã sớm trở thành một thương điếm quốc tế. Đây là cơ sở hình thành những
quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Quốc, Ấn Độ,
Đông Nam Á, …Nó được ví như “thương cảng Venice (Hy Lạp) ở phương
Đông”. Quả thật: “Óc Eo được nhìn nhận là cảng thị quốc tế quan trọng nhất
của vương quốc Phù Nam; nó luôn giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa;
là trạm dừng chân trên tuyến đường biển nối liền Nam Á và Bắc Á với hai
trung tâm văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa” (Nguyễn Thị
Song Thương, 2015). Dựa vào vị thế này, cư dân Óc Eo đã tiếp thu những
nền văn hóa lớn của nhân loại (đặc biệt là Trung - Ấn) nhưng biết chọn lọc và
biến cái của người khác thành cái của mình, phù hợp với bản sắc dân tộc và

30
điều kiện dân cư. Chính điều này, đã tạo nên một môi trường giao lưu và tiếp
biến văn hóa rất có ý nghĩa trong những giai đoạn phát triển tiếp sau của Nam
bộ. Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi có nhiều yếu tố văn hóa khác xâm
nhập thì bài học về gạn lọc và gìn giữ lại văn hóa phù hợp với bản sắc dân tộc
còn mãi tính giá trị và thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 2005. Một số thông tin văn hóa Óc Eo. Tạp chí Di
sản văn hóa. 2(11).
2. Louis Malleret, 1970. Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long. Tập 3. Bảo tàng
lịch sử Việt Nam.
3. Nhiều tác giả, 2016. Giá trị của di sản văn hóa Óc Eo – An Giang trong tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
4. Đặng Văn Thắng, chủ biên, 2017. Các trung tâm tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo
ở Nam bộ. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Đặng Văn Thắng, chủ biên, 2017. Các tiểu vương quốc Phù Nam ở Nam bộ.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Song Thương, 2015. Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây
Nam Bộ (Qua tư liệu khảo cổ học). Luận án tiến sĩ văn hóa học. Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội.

THE IMPRESSION OF CHINESE - INDIAN CULTURES EXISTS


OC EO’S INTERNATIONAL PORT

Abstract: “Oc Eo” was not only the largest port in Southeast Asia but also an
international port. Therefore, it hadmost of conditions to become a center of
economic and cultural exchanges. With those advantages at Oc Eo’s international
port, an indigenous culture had gradually been formed and exchanged with other
countries such as China, India, Rome, Burma, etc. Among those countries, China –
India (two major cultures of the East) were the most influence on Oc Eo’s
international port; createdits exchange opportunities as well asregion and
international acculturation. Since then, it makes the Southern Vietnamese people
more "open" in their process of exploiting and development.
Keywords: China, culture, impression, India, international port, Oc Eo

31
DẤU ẤN SÔNG NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
CƯ DÂN NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ VII
QUA CÁC CỨ LIỆU KHẢO CỔ HỌC
ThS. Đào Vĩnh Hợp1

TÓM TẮT
Nam Bộ là khu vực có điều kiện tự nhiên đặc biệt với hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt và diện tiếp xúc với biển lớn. Thực tế, sông nước đã ảnh hưởng
sâu đậm của đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ từ khá sớm.
Những nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ VII đã chứng minh cho sức
mạnh của con người trong buổi đầu chiếm lĩnh vùng đất phương Nam. Quá trình
chinh phục thiên nhiên miền sông nước cũng chính là sự khởi đầu cho nền văn hóa
sông nước đặc sắc của Nam Bộ nói riêng và của cả khu vực Đông Nam Á ngày nay
nói chung. Bài viết tập trung thể hiện những dấu ấn của sông nước đối với đời sống
cư dân Nam Bộ giai đoạn trước thế kỷ VII thông qua nguồn tư liệu chính là các cứ
liệu khảo cổ học.

Từ khóa: Nam Bộ, khảo cổ học, trước thế kỷ VII, văn hóa sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ VII đã trải qua hai thời kỳ lớn: thời kỳ
tiền sơ sử: từ nguyên thủy cho đến đầu công nguyên và thời kỳ tồn tại vương
quốc cổ Phù Nam: từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII sau công nguyên
gắn với sự phát triển rực rỡ của văn hóa Óc Eo. Vùng đất Nam Bộ được thiên
nhiên ưu đãi với 2 hệ sông lớn là sông Mekong và sông Sài Gòn – Đồng Nai.
Từ những tài liệu văn hóa vật chất vô cùng phong phú và đa dạng của khảo
cổ học kết hợp với các nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, văn hóa học,
tôn giáo học, khoa học tự nhiên… cho phép phác thảo về bức tranh đời sống
văn hóa vật chất, tinh thần cũng như như sự ứng phó rất thực tiễn của cư dân
Nam Bộ trước thế kỷ VII. Qua đó cũng cho thấy dấu ấn sông nước đã hiện
diện trong các lĩnh vực của đời sống cư dân Nam Bộ từ khá sớm.

2. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ XVII


Các tài liệu địa chất đã cho biết quá trình kiến tạo Nam Bộ diễn ra lâu
dài, phức tạp gắn với các đợt biển tiến (hải xâm, nước dâng) và biển thoái
(hải thoái, nước hạ) thời Holocene (từ khoảng 5000 năm TCN đến nay). Có 4
đợt nước dâng và 4 đợt nước hạ qua các giai đoạn: hải xâm Holocene I (từ
năm 4.850 - 1.650 TCN); hải thoái Holocene I (từ năm 1.650 - 1.150 TCN);
hải xâm Holocene II (từ năm 1.150-850 TCN), hải thoái Holocene II (từ năm

1
Trường ĐH Sài Gòn.

32
850 - 200 TCN), hải xâm Holocene III (từ năm 200 - 50 TCN), hải thoái
Holocene III và hải xâm Holocene IV (từ năm 350 - 1.150 SCN) (Liêu Kim
Sanh, 1984). Cùng với đó còn có quá trình bồi đắp liên tục của sông, mà trực
tiếp là hệ thống sông: sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long.
Sau thời kỳ kiến tạo lâu dài, phức tạp hàng triệu năm, đến giai đoạn
cuối Holocenne giữa – đầu Holocenne muộn, tương ứng với pha biển thoái
biên độ xảy ra trong thời gian 3.500 – 2.700 năm BP2, mực nước biển hạ
thấp khoảng 5 - 6m so với đường bờ biển hiện tại, lục địa đới ven bờ được
mở rộng về phía đông, một số đảo ven bờ trở thành núi như núi Sam, vùng
Thất Sơn và các gò đất thấp có điều kiện nhô cao lên, các cánh rừng ngập
mặn cũng di chuyển tịnh tiến về phía biển. Trên cơ sở đó đã hình thành
đồng bằng Nam Bộ với địa hình cơ bản đã ổn định như ngày nay (Lê Xuân
Diệm & NNC, 1991). Ứng với giai đoạn biển thoái này đã mở ra những
điều kiện thuận lợi để cho một bộ phận cư dân tiền sử chuyển dịch từ vùng
cao xuống vùng thấp, từ trên gò đồi xuống gần các thềm sông, đồng bằng và
đầm lầy ven biển hay các vịnh đảo ven bờ. Dấu vết hoạt động của con
người thể hiện ở các di tích như: Rạch Núi (2.400±100 BP), An Sơn,
Gò Đình, Lò Gạch (Long An); Gò Cây Tung, Gò Cây Sung, An Phú
(An Giang); Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Am (TP.HCM); Giồng Nổi
(Bến Tre); Gò Minh Sư (Đồng Tháp).
Vào khoảng 2.500 năm BP, mực nước biển bắt đầu dâng cao trở lại,
cao hơn 2 - 2,5m so với đường bờ biển hiện tại, diện tích ĐBSCL bị thu hẹp,
một số các di tích bị nhấn chìm: di chỉ Cái Lăng, Cái Vạn, Rạch Lá
(Đồng Nai); Rạch Rừng, Lò Gạch (Long An); Giồng Nổi (Bến Tre); Gò Minh
Sư (Đồng Tháp). Thế nhưng bấy giờ người xưa đã biết chọn những gò đất cao
gần nơi có nước ngọt để cư trú và kiếm thức ăn, di chuyển bằng các loại
thuyền bè, thuyền mảng... tạo cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra sôi động.
Trên cơ sở một nền kinh tế, văn hóa và xã hội, nước Phù Nam đã ra đời
vào khoảng thế kỷ II sau công nguyên (SCN) ở khu vực hạ lưu, châu thổ
sông Mekong. Phù Nam không chỉ là một vương quốc mà trong giai đoạn
phát triển (thế kỷ III đến thế kỷ VI) đã thực sự trở thành một cường quốc,
một đế quốc cổ đại ở Đông Nam Á (Lương Ninh, 2006).

3. DẤU ẤN SÔNG NƯỚC ĐỐI VỚI DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ, HOẠT
ĐỘNG SỐNG CỦA CƯ DÂN NAM BỘ
3.1 Các hoạt động kinh tế gắn với sông nước
Hoạt động kinh tế thời kỳ trước thế kỷ VII ở Nam Bộ bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau mang dấu ấn của môi trường sông nước.

2“BC” Before Christ = trước Công Nguyên, “AD”: Anno Domini = sau Công Nguyên, “BP:
Before present = cách ngày nay. Đây là những ký hiệu thường được dùng trong khảo cổ học.

33
3.1.1 Hoạt động kinh tế khai thác tự nhiên
Để có thể tồn tại và phát triển, cư dân Nam Bộ đã tạo dựng một lối
sống thích hợp với những điều kiện đặc thù, biết và dám chấp nhận, đồng
thời khai thác những mùa nước nổi, nước lên theo chu kỳ hàng năm để mang
lại nguồn lợi cho mình. Vào buổi đầu khai phá thiên nhiên của thời kỳ đồ đá
mới, con người phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn
là khai thác, nông nghiệp chưa đủ cơ sở để phát triển. Từ đó cũng quy định
các đặc trưng văn hóa ở đây – văn hóa đá mới (Phạm Quang Sơn, 1984).
Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm được những xương, răng động vật
trong các di tích cho thấy khai thác sản vật tự nhiên là hoạt động kinh tế đầu
tiên của cư dân Nam Bộ. Họ khai thác các loài động vật, chim thú hay các
thủy sinh vật gắn với môi trường sông nước. Bên cạnh xương cốt của nhiều
loài gia súc như chó, heo, gà, động vật hoang dã trên cạn như hươu, báo,
chồn, voi còn có động vật sống gần đầm lầy như rái cá, tê giác và động vật
sống ở nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá sấu, ốc xoắn, rùa, vích…
(Bùi Phát Diệm, 1997). Trong tầng văn hóa và trong mộ táng còn tìm được
nhiều mai rùa, xương và vảy cá. Trong số các di cốt động vật tìm được phần
lớn là động vật hoang dã đã cho thấy tầm quan trọng của nghề săn bắn và
khai thác nguồn lợi từ rừng và sông rạch trong thời kỳ này (Ngô Thế Phong
& Bùi Phát Diệm, 1997). Sự có mặt của các loại rùa, cá và có cả chì lưới
bằng gốm trong các di tích khảo cổ nói lên sự tồn tại của sông ngòi,
đầm nước trong vùng và hoạt động khai thác đánh bắt cá của cư dân.
Các điều kiện sinh thái khác nhau đã quy định sự có mặt của các loại
động vật khác nhau và và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động khai thác của
con người từng khu vực. Trong khi cư dân vùng đồng bằng, triền phù sa cổ
thường săn bắn các loài thú trong rừng rậm và đánh bắt các loài sống ở nước
ngọt thì cư dân Cần Giờ lại phát triển hoạt động khai thác biển. Ở Giồng Cá
Vồ và Giồng Phệt có dấu tích của vỏ hàu, vỏ nghêu sò bị vôi hóa trong lớp
đất gia cố đáy mộ chum, những mảnh vỏ sò, vỏ ốc, càng cua... rải rác trong
tầng văn hóa. Nổi bật hơn cả là sự phong phú và đa dạng của các loại đồ
trang sức được làm từ vỏ các loại nhuyễn thể như ốc, hàu, đốt sống cá…
Có thể nói, các loài nhuyễn thể nước mặn và nước lợ là một trong những
nguồn thực phẩm chính của cư dân cổ Cần Giờ và họ đã tận dụng vỏ của các
loại nhuyễn thể này làm ra các loại sản phẩm mang đặc trưng của riêng mình.
Nghề đánh bắt cá cũng là hoạt động quan trọng của cư dân Cần Giờ tồn tại
cho đến ngày nay.
3.1.2 Hoạt động kinh tế nông nghiệp
Nước ngọt chủ yếu ở các ao, vũng, bàu và một số nguồn nước khác là
tài nguyên quý giá không thể thiếu cho sự sống. Sông rạch đã cung cấp
nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân cổ. Từ rất sớm, cư dân Nam Bộ
đã tiến hành các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ nguồn nước ngọt dồi
dào từ sông Mekong và sông Sài Gòn - Đồng Nai mà từ lâu ở Nam Bộ người

34
dân đã xây đắp nên những đồng lúa rộng lớn. Dấu vết của kinh tế nông
nghiệp được thể hiện rất rõ trong tầng văn hóa các di tích khảo cổ là nơi cư
trú, bếp lửa hay mộ táng. Ngoài ra, còn thể hiện trong bộ sưu tập hiện vật,
dấu vết hạt lúa, vỏ trấu trên đất nung và mảnh gốm, gạch…
Tại vùng Đông Nam Bộ, 5000 - 4000 năm BP, cư dân văn hóa Đồng
Nai đã bắt đầu trồng các loại cây lương thực. Vì không thấy lưỡi cày đồng và
đại gia súc thuần dưỡng dùng trong nông nghiệp ruộng nước nên rất có khả
năng là lúc bấy giờ họ làm nông nghiệp ruộng khô (Trần Văn Giàu, Trần
Bạch Đằng chủ biên, 1987). Còn ở vùng Tây Nam Bộ, dấu vết của nền nông
nghiệp được tìm thấy có niên đại tương đương hoặc muộn hơn so với Đông
Nam Bộ chút ít, trên dưới 4000 năm BP. Đến khoảng 3000 năm BP, ở lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và cả ở những giồng đất cao nằm rải
rác giữa vùng trũng Đồng Tháp Mười lần lượt được thâm nhập khai thác bởi
cư dân nông nghiệp có truyền thống canh tác trên ruộng cao, săn bắn và hái
lượm. Dấu vết ấy được tìm thấy ở di tích An Sơn, Lộc Giang, Rạch Núi,
Rạch Rừng… (Bùi Phát Diệm, 1997).
Người Óc Eo trồng trọt trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau và chủ
yếu trồng lúa với nhiều giống khác nhau tùy theo địa hình, môi trường, có
loại hạt tròn (lúa bản địa), có loại hạt dài (lúa ngoại nhập), có loại lúa hoang
dại. Họ vừa canh tác nông nghiệp trồng lúa nổi (Oryza sativa) vừa giữ thói
quen khai thác lúa trời (Oryza prosativa và Oryza nivara) (Nguyễn Văn Kim,
2004). Ngoài ra, cũng đã tìm thấy lúa gạo trong các di tích, như trên đất nung
và mảnh gốm, gạch ở Gò Cây Tung, Gò Ô Chùa, Gò Tư Trăm…. Bên cạnh
đó, họ còn trồng kê, dừa, mía, cau và nhiều loại cây ăn quả khác. Hoạt động
chăn nuôi thuần dưỡng khá phát triển. Ở các di tích đã tìm thấy nhiều di cốt
động vật như trâu, bò, lợn, chó… Cư dân lúc bấy giờ không chỉ tránh lụt trên
các giồng cao mà còn biết tích trữ lúa gạo tại nơi thu hái thông qua sáng tạo
hình thức “nhà sàn”.
3.1.3 Hoạt động thủ công nghiệp
Tại vùng Nam Bộ, phù sa cổ - sản phẩm của môi trường sông nước
chính là nguồn cung cấp sét để sản xuất gốm tại chỗ. Từ rất sớm, cư dân cổ
đã có ý thức rõ ràng về tính chất của nguyên liệu trong sản xuất đồ gốm. Đó
là trường hợp của người cổ Rạch Núi: hai mẫu sét lấy ở Cần Giuộc, gần gò
Rạch Núi hoặc ngay cạnh gò cũng cho thấy thành phần sét rát cao: chiếm tỉ lệ
96% limon và sét (Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên, 1987). Đồ gốm
và nghề làm gốm đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại lâu dài trong tất cả các di
tích của văn hóa Đồng Nai. Qua phân tích các đồ gốm ở đây đã cho thấy:
nguyên liệu làm gốm của cư dân được lấy tại chỗ, có loại sét núi và sét phù sa
sông và còn có cả loại sét cao lanh có thành phần khoáng chính là thạch anh...
(Lê Xuân Diệm &NNC, 1991). Cư dân văn hóa Đồng Nai trở thành những
thợ gốm khéo tay (Bến Đò), biết dùng bàn xoay để sản xuất đồ dùng,

35
vật đựng bằng gốm. Đồ gốm là di vật phổ biến trong các di tích khảo cổ học
văn hóa Óc Eo.
3.1.4 Hoạt động trao đổi buôn bán
Xét về mặt vị trí địa lý, Nam Bộ vốn là vùng đất “mở”, hướng ra vùng
biển nông, tương đối êm dịu, ít sóng gió. Bờ biển dài với nhiều cửa sông rộng
là điều kiện thuận lợi hình thành các cảng sông biển, đầu cầu giao lưu thương
mại với các vùng lãnh thổ quanh vùng biển Đông hay xa hơn.
Cư dân văn hóa Đồng Nai trong thiên niên kỷ I-II TCN đã biết đến hoạt
động trao đổi buôn bán. Tại vùng cửa sông Đồng Nai có những dấu tích của
một nhóm cư dân đặc biệt sinh sống bằng nghề này, đó là chủ nhân các di
tích mộ chum ở Cần Giờ - TP.HCM. Trong khoảng 2500 - 2000 năm BP,
“cảng thị sơ khai” Cần Giờ đã ra đời và phát triển thương mại qua đường
sông, đường biển với nhiều nơi như với khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở miền
Trung, các đảo ở Philippine, Indonesia, đặc biệt quan hệ kinh tế, kỹ thuật với
Ấn Độ đã thể hiện rõ nét từ rất sớm.
Đến thời kỳ vương quốc Phù Nam và văn hoá Óc Eo, buôn bán trở
thành hoạt động kinh tế nổi trội. Một bộ phận dân cư Phù Nam sinh sống ở
các đô thị, các khu vực ven biển thiên về hoạt động khai thác kinh tế biển,
phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương. Cư dân cổ Phù Nam là
những người thích nghi rất cao với sông nước, đặc biệt họ cũng thành thạo
trong kỹ thuật đóng thuyền đi biển, khai thác hải sản và phát triển kinh tế hải
thương (Trần Đức Cường, 2004, tr 331). Nhiều cảng thị lớn, khu đô thị,
chợ… đã được phát hiện, trong đó các khu di chỉ lớn như “thị cảng Óc Eo”,
“thị cảng Trăm Phố”, “tiền cảng Nền Chùa” là những dấu vết của hoạt động
thương nghiệp.
Khu vực trung tâm Óc Eo – Ba Thê (AnGiang) trở thành cảng biển - đô
thị sầm uất của vương quốc Phù Nam. Theo Maleret, Óc Eo là “bộ phận
duyên hải của vương quốc cổ Ấn Độ hóa Phù Nam” và là “cảng thị” đại diện
cho Phù Nam tiếp xúc với bên ngoài, là một đầu mối của đường mậu dịch
hàng hải quốc tế. Trong đó, khu vực Gò Tháp gắn liền với cảng thị Óc Eo –
Ba Thê và trở thành một trung tâm kinh tế, tôn giáo lớn và đạt đến đỉnh cao
của kiến trúc, điêu khắc Hindu giáo, Phật giáo thế kỷ VI – VIII.Bên cạnh đó,
còn có một số thành thị nữa. Những đô thị này nối với nhau bằng những con
kênh và cùng nối với kênh chính, chạy dọc miền tây sông Hậu theo hướng
Đông – Tây (Lương Ninh, 2004).
3.2 Ứng phó với sông nước qua hệ thống kênh đào
Bằng chứng nghiên cứu địa chất và khảo cổ học đã chứng minh cư dân
Nam Bộ cách nay trên dưới hai ngàn năm, cư dân cổ đã tận dụng địa hình để
đào những con kênh nhằm thoát nước, dẫn nước và phục vụ giao thông đi lại.
Thực ra, trước khi Louis Malleret tổ chức khai quật khảo cổ trên cánh đồng

36
Óc Eo (1938 - 1944) thì các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến các đường nước
nhân tạo cổ đan dọc, đan ngang trên đồng bằng châu thổ Cửu Long. Trong
báo cáo của Pierre Paris (1931, 1941) có đề cập đến các dòng sông đào cổ nơi
các tỉnh Tà Keo, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá và cả ở bên kia sông Tiền
nơi các tỉnh Long An, Đồng Tháp ngày nay – dựa trên bộ ảnh máy bay được
người Pháp chụp trước đó. Qua nghiên cứu thì các đường nước cổ này đã bị
vùi lấp bên dưới các lớp phù sa của các kỳ biển lấn biển lùi và giữa các sông
đào cổ và các luồng lạch thiên nhiên trên đồng bằng Nam Bộ có mối quan hệ
gần gũi nhau (Hoàng Xuân Phương, 2009). Nhìn chung, các cuộc khai quật
từ thời L.Malleret đã tìm thấy dấu tích khoảng 30 “đường nước cổ” là các
kênh đào ngang dọc ở vùng thấp trũng tứ giác Long xuyên. Đây vừa là hệ
thống đường giao thông lợi dụng thủy triều ra vào cảng thị Óc Eo, vừa là hệ
thống thủy lợi thoát nước trong mùa nước nổi ở ĐBSCL.
Dấu tích các đường nước này đã hình thành tạo một mạng lưới đan xen,
lan tỏa, nối liền các khu vực cư trú với nhau hay các khu vực này với biển và
núi. Ngoài tăng cường giao thông, đường nước còn mang chức năng thủy lợi
có tác dụng tích cực trong việc tiêu, thoát nước cho đồng bằng ngập lụt và
mở ra những vùng đất lớn cho việc trồng lúa. Từ đó đã tạo điều kiện cho sự
phát triển kinh tế, đặc biệt nông nghiệp, thương nghiệp và giao lưu văn hóa
của cư dân Óc Eo thời bấy giờ. Hệ thống đường nước nhân tạo độc đáo này
còn là điều kiện cho sự hiện hữu của một thương cảng Óc Eo giữa lòng đồng
bằng Nam Bộ. Trấu đã được tìm thấy phổ biến trong gạch và gốm ở Óc Eo,
và không ảnh trong những năm 1950-1960 cho thấy vài khuôn mẫu ruộng lúa
dường như đi cùng với mạng lưới kênh đào… (Bùi Phát Diệm, 2009). Chức
năng của những kênh đào này chắc chắn vẫn còn là vấn đề phức tạp nhưng
cần phải thừa nhận đây chính đó quả là thành tựu vượt bậc của cư dân cổ
Nam Bộ.

4. DẤU ẤN SÔNG NƯỚC TRONG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG


NAM BỘ
Có thể thấy, bên cạnh việc thích ứng với mọi hoàn cảnh và môi trường
sông nước để tạo lập cuộc sống ổn định, cư dân cổ Nam Bộ còn phát triển
nền văn hoá đặc sắc của mình qua các giai đoạn lịch sử và thông qua nhiều
hoạt động khác nhau.
4.1 Qua các hoạt động: ăn, mặc, ở, đi lại
4.1.1 Ăn, mặc
Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho hoạt động sống. Mạng lưới
sông rạch tự nhiên chằng chịt đã cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ nhu
cầu vận tải… (Lê Bá Thảo, 2007).

37
Vì những chứng cứ về vấn đề ăn uống của người xưa gắn với các chất
hữu cơ dễ phân hủy nên hiện nay chúng ta chỉ có những tài liệu gián tiếp về
ẩm thực của cư dân cổ. Điển hình là dấu vết vỏ trấu lưu lại trên đồ gốm tìm
được tại các di tích khảo cổ như ở Gò Ô Chùa (Long An). Từ đó cho thấy
việc trồng lúa đã rất phát triển và lúa đã là nguồn lương thực vô cùng quan
trọng của cư dân cổ ở Nam Bộ. Một nguồn thực phẩm khá rất quan trọng
trong bữa ăn của của cư dân là các loại động vật. Nguồn đạm thủy sản giữ vị
trí khá quan trọng, chúng được phát hiện hầu hết trong các lớp văn hóa và có
số lượng đáng kể, trong đó có các đốt xương cá, vẩy cá, ngạnh cá, các loài
nhuyễn thể, cá sấu, rùa… Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: các vùng nằm
sâu trong đất liền thường ăn các loại cá nước ngọt có ngạnh như tại di tích
Gò Cây Tung, Lò Gạch, Gò Ô Chùa...; còn vùng cận biển, bên cạnh thực
phẩm là các loại cá nước mặn, nước lợ còn có rất nhiều các loài nhuyễn thể
như ở di tích Giồng Cá Vồ.
Dựa trên tư liệu khảo cổ, đặc biệt là những tượng người, tượng thần đã
phát hiện, về ẩm thực của cư dân Nam Bộ cổ, Võ Sĩ Khải cho rằng phụ nữ
mặc váy dài, phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần
trên để trần, cả nam lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa đeo. Người giàu
có dùng trang sức vàng bạc, kim cương, đá quý; người nghèo đeo trang sức
bằng đồng, thiếc, các loại hợp kim chì, thuỷ tinh, đất nung… (Võ Sĩ Khải,
2007). Sông nước cũng đóng vai trò trong chế tạo phục sức của cư dân.
Ngoài các chất liệu có sẵn trong tự nhiên, cư dân còn sử dụng thêm các loại
nhuyễn thể, xương cá, xương thú, sừng, ngà, cả đất sét… để chế tạo đồ trang
sức, song do tính chất dễ bị phân hủy nên qua thời gian đến nay chúng đã ít
để lại dấu vết dấu.
4.1.2 Cư trú, đi lại
Về không gian cư trú
Tài liệu nghiên cứu đã chứng minh, buổi ban đầu cư dân Nam Bộ
chưa thích ứng và chinh phục được với môi trường chưa ổn định của vùng
thấp –vùng ĐBSCL (độ cao 1 – 2m so với mực nước biển) mà chỉ giành
được một không gian nhỏ hẹp của vùng cao, họ sinh sống ở vùng đất cao
miền Đông Nam Bộ (độ cao từ 10m trở lên đến 200m) (Nguyễn Công Bình
& NNC, 1990).
Qua những di tích cư trú dày đặc, quy mô lớn, tầng văn hóa dày chứng
tỏ cư dân Đông Nam Bộ thời kỳ văn hóa Đồng Nai đã cư trú chủ yếu và lâu
dài ở những vùng đất đỏ badan, lưu vực các con sông Đồng Nai, sông Bé,
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông – Tây. Phần lớn các di tích nằm trên đồi
gò đất đỏ badan, cạnh các khe suối của miền trung du và ở trên các ven bờ hạ
lưu sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ (Hoàng Xuân Chinh, 1984). Họ triệt để
khai thác những vùng đất đai màu mỡ, sông nước nhiều, sản vật phong phú.
Đồng thời, cư dân cũng đã mở rộng diện tích cư trú lan tỏa về nhiều hướng.

38
Đến những thế kỷ đầu công nguyên, khi thiên nhiên ĐBSCL mở ra
điều kiện tương đối thuận lợi thì địa bàn cư trú của cư dân cổ được mở
rộng. Cư dân Óc Eo đã tràn xuống làm chủ toàn vùng đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long, mật độ cư trú tương đối dàn trải hơn so với giai đoạn trước,
dân số gia tăng, các di tích được phát hiện có diện tích rộng từ ½ km2 như
Tráp Đá, Núp-Lê đến trên 10 km2 như Óc Eo – Ba Thê. Địa bàn chủ yếu
của văn hóa Óc Eo là khu vực châu thổ sông Cửu Long bao gồm nhiều vùng
sinh thái khác nhau: tiểu vùng tứ giác Long Xuyên; vùng Đồng Tháp Mười;
vùng ven biển Tây Nam (Vùng U Minh - Năm Căn); vùng rừng sác Duyên
hải; vùng ven biển Đông - từ sông Tiền đến Minh Hải và vùng Đông Nam
Bộ (Hán Văn Khẩn, 2009). Nhìn chung, cảnh quan làng mạc Nam Bộ bấy
giờ cũng có nét độc đáo riêng với hình thức phân bố trải dài theo sông
nước, cư dân cổ cư trú dọc kênh đào, nhà cửa quay mặt ra sông rạch nhằm
đón gió mát khi nước lớn.
Về hình thức cư trú
Môi trường sông nước ảnh hưởng không những địa bàn cư trú mà cả
hình thức cư trú của cư dân. Để thích ứng và chế ngự thiên nhiên, đặc biệt là
trong các môi trường có địa hình thấp hay quanh năm ngập nước, cư dân
Nam Bộ đã xây dựng các kiến trúc vật liệu nhẹ, tiêu biểu như cách thức dựng
“nhà sàn” trên cọc gỗ. Loại hình di tích nhà sàn này có dấu tích từ thời tiền sử
muộn (di tích ND11, Rạch Rừng, di tích Bưng Bạc, Bưng Thơm) tiếp tục tồn
tại trong thời sơ sử (di tích Phú Chánh…). Tại Cái Lăng (Long Thành - Đồng
Nai) gần bên bờ phải sông Thị Vải, trong địa hình vùng cận biển đã phát hiện
nhiều cọc gỗ dài 1,5 - 2,5m, có chiếc dài 3,5 - 4m, đường kính 15 - 35cm,
có đầu vát nhọn và có ngàm ở thân. Ngoài ra còn có khúc cây lớn được khoét
rỗng ở giữa thành hình lòng chảo, có thể là một phần của chiếc thuyền độc
mộc của cư dân thời bấy giờ (Lê Xuân Diệm & NNC, 1991). Tại vùng trũng
Lê Minh Xuân (TP.HCM) cũng tìm thấy dấu vết cọc gỗ dưới lòng kênh.
Kế thừa truyền thống trước đó, cư dân Óc Eo điển hình đã tạo dựng
một lối sống thích hợp với những điều kiện đặc thù với điểm nổi bật là lối cư
trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo. Kiến trúc nhà
sàn được làm bằng vật liệu nhẹ có cột gỗ, mái lợp lá hoặc ngói. Tại các di
tích Nền Chùa, Mớp Văn, Đá Nổi, Nhơn Thành… đã ghi nhận dấu vết của
nhiều cọc gỗ kích thước lớn chôn đứng, còn cao từ 2m - 3m, cách nhau
3m - 5m. Tại Óc Eo, nhiều cọc gỗ xếp thành hàng hiện vẫn còn quan sát được
trên các thửa ruộng ở khu vực giữa Gò Đế và Gò Giồng Cát; cọc gỗ có đường
kính rộng trên 0.30m dài gần 3m chôn đứng phát hiện trong cuộc khai quật
Gò Óc Eo năm 1999…
Ngoài ra, để chế ngự thiên nhiên, cư dân Nam Bộ giai đoạn này ngoài
việc xây dựng các nhà sàn hay đắp những nền đất cao thành gò để ở, họ còn
đắp những gò rộng làm nền móng cho các công trình kiến trúc. Đây là phương
pháp hữu hiệu nhất thời bấy giờ để khắc phục nền đất sình lầy, tạo ra những

39
địa điểm cố định, vững chắc và được bảo vệ để chống lại sự tàn phá của nước
ngầm, nước lũ trong điều kiện địa hình thấp trũng hay bị ngập nước.
Tóm lại, tập quán cư trú trên nhà sàn rõ ràng là một sự ứng phó khéo
léo của các cộng đồng dân cư với môi trường sông nước. Đồng thời, kiểu nhà
này còn có thể giúp chống lại sự tấn công của các loài thú dữ hoang dã và
những người láng giềng. Các nhà sàn Nam Bộ trở thành nơi cư ngụ đồng thời
tích trữ lương thực, đánh dấu bước khởi đầu nền văn minh sông nước.
Về giao thông đi lại
Đến nay, tài liệu khảo cổ học rất ít chứng cứ cung cấp thông tin trực
tiếp về việc các cư dân vùng Nam Bộ trong thời kỳ này đã đi lại bằng những
phương tiện gì. Tuy nhiên, do sinh sống ở vùng đất vùng đất thấp, sông ngòi
chằng chịt nên có lẽ ngoài hình thức đi bộ, thì chắc hẳn ghe thuyền là phương
tiện giao thông quan trọng mà cư dân Nam Bộ đã sử dụng. Phương tiện đi lại
của người óc Eo chủ yếu bằng thuyền, ngựa, voi thông qua các hệ thống
đường thủy, đường bộ (Nguyễn Quang Ngọc, 2006). Từ khoảng 2.000 năm
trở lại đây, cư dân cổ Nam Bộ đã sử dụng hệ thống giao thông thủy bộ,
trong đó chủ yếu vẫn là ghe xuồng nương theo con nước thủy triều lên
xuống, các bến neo đậu ghe xuồng chờ nước lớn, nước ròng dần trở thành thị
tứ, chợ búa.
4.2 Đời sống văn hóa tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật
Lớp cư dân đầu tiên ở Nam Bộ trước thế kỷ VII đã xây dựng được một
nền văn minh nông nghiệp và một nền văn hóa nghệ thuật mang đậm sắc thái
vùng miền, chịu sự chi phối của môi trường sông nước. Tại vùng cao bên bờ
trái sông Vàm Cỏ Đông, cư dân có hoạt động sản xuất theo truyền thống
nông nghiệp ruộng rẫy và tìm kiếm sản vật trong vùng châu thổ, đầm lầy ven
các dòng chảy sông, suối. Còn ở những vùng thấp, cuộc sống cư dân hầu như
gắn liền với vùng thấp trũng, đầm lầy “nước nổi”, với phương tiện đi lại hẳn
bằng thuyền, xuồng, cư trú trên những nhà sàn cọc gỗ. Điều đặc biệt, dù ở
môi trường địa hình nào thì cư dân cổ toàn Nam Bộ vẫn có chung một loại
hình di vật gốm độc đáo là bếp gốm (cà ràng), vật dụng của cư dân sống trên
nhà sàn và trên ghe xuồng (Nguyễn Thị Hậu, 2007). Đây chính là di vật độc
đáo gắn liền với văn hóa sông nước Nam Bộ xưa và nay. Hình ảnh của thiên
nhiên sông nước còn được phản ánh vào các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật
của cư dân như hình tượng nghệ thuật có đề tài “chó săn mồi” bằng đồng
hoặc “heo rừng” bằng đá, những đồ án hoa văn sóng nước... cuộc khai quật
khảo cổ tại Nền Chùa (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang)
đã tìm thấy các lá vàng có khắc họa các đề tài động vật và thảo mộc.
Tang ma là một nghi lễ quan trọng nhất của đời người, gắn liền với
quan niệm sự chết, sự sống, thế giới bên kia. Phù hợp với từng môi trường
sinh sống của dân cư mà đã hình thành nên những truyền thống chôn cất khác
nhau: vùng ven biển Đông Nam Bộ, mà tiêu biểu là di tích Giồng Cá Vồ phổ

40
biến truyền thống chôn người chết trong chum gốm hơn là chôn mộ huyệt
đất. Cư dân vùng lưu vực sông Vàm Cỏ rất phổ biến truyền thống chôn người
chết trong mộ huyệt đất, chôn theo các xương động vật lớn: cư dân Gò Ô
Chùa, 10 ngôi mộ chôn nguyên, đủ bộ cốt ở An Sơn, 12 bộ cốt ở ngay Óc Eo,
24 bộ cốt chôn nguyên ở Gò Cây Tung, 40 một đất ở di chỉ Dốc Chùa…
(Lương Ninh, 2006).
4.3 Đối với giao lưu văn hóa
Hệ thống sông ngòi cùng vị trí địa lý giáp biển, đắc địa trên hải trình
quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để cư dân Nam Bộ trước thế kỷ VII giao
lưu kinh tế, văn hóa với khu vực và thế giới.
Vài ngàn năm trước, con đường giao lưu thuận tiện nhất giữa hai miền
Đông – Tây là nhờ vào hệ thống sông: sông Sài Gòn/sông Đồng Nai – sông
Nhà Bè – sông Soài Rạp – sông Vàm Cỏ Đông – Tây. Mối quan hệ này phát
triển trên quy mô lớn và rất thường xuyên trên cả hai chiều, tiêu biểu cho sự
giao lưu này là trường hợp Cần Giờ. Thực tế, tại Cần Giờ rất hiếm nguồn
nước ngọt, vào mùa khô hoàn toàn phải mua nước ngọt chở bằng ghe theo
đường sông từ Đồng Nai – Sài Gòn xuống. Do vậy, nhờ có nguồn lương thực
và nước ngọt của hậu phương Đồng Nai chở đến theo đường sông mà cư dân
cổ Cần Giờ đã tạo dựng được một “cảng thị” dạng các bến – chợ. Ngược lại,
các sản phẩm đồ gốm sản xuất tại Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt cũng theo đường
thủy mà đã có mặt tận Dốc Chùa, Phú Hoà, Suối Chồn, Long Bửu của lưu
vực Đồng Nai. Từ thời đại kim khí, cư dân cổ ở đây cũng đã có sự giao lưu
với văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh cùng các nền văn hoá ở Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á. Còn với vương quốc Phù Nam, vị trí địa lý cũng đã giúp
cho quốc gia này phát triển các hoạt động kinh tế, tiếp tục đón nhận nhiều
luồng di cư và kéo theo cả những tác động văn hóa của nhiều khu vực trên
thế giới. Trong số đó phải kể đến ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ
(Phan An, 2004).

5. KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ VII đã góp
phần chứng minh lịch sử văn minh sông nước ở Nam Bộ thực sự đã bắt đầu
khá sớm và liên quan mật thiết đến quá trình chinh phục tự nhiên của các lớp
cư dân cổ. Hệ thống đường nước cổ nhân tạo là bằng chứng sinh động về khả
năng trị thủy, hiểu rõ quy luật vận động của tự nhiên của cư dân cổ. Dựa vào
hệ thống kênh rạch khá phát triển cho phép thừa nhận một nền nông nghiệp
trồng lúa có trình độ cao ở Nam Bộ trước thế kỷ VII. Nhà sàn được coi là đặc
hữu của Nam Bộ và là một trong những biện pháp ứng phó lũ bên cạnh việc trị
thủy bằng hệ thống các kênh đào thoát nước. Tất cả đã cho thấy tầm mức của
xã hội tiên tiến thời bấy giờ cũng như trình độ cao trong tổ chức, quản lý cộng
đồng cùng những kỹ thuật dân sự mang tính chìa khóa cho việc hình thành,
phát triển và bảo tồn nền văn minh sông nước cho tới ngày nay.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan An, 2004. Vương quốc Phù Nam-tiếp cận dưới góc độ dân tộc học. Kỷ yếu
hội thảo khoa học 60 năm phát hiện văn hoá Óc Eo (1944 – 2004). NXB Thế
giới. Hà Nội.
2. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm & Mạc Đường, 1990. Văn hoá và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long. NXB KHXH. Hà Nội.
3. Hoàng Xuân Chinh, 1984. Đông Nam Bộ - một trung tâm văn hóa thời đại kim
khí. Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long.
4. Trần Đức Cường, 2004. Vùng đất Nam bộ thời kỳ vương quốc Phù Nam.
Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm
phát hiện văn hoá Óc Eo (1944 – 2004). NXB Thế giới. Hà Nội.
5. Bùi Phát Diệm, 1997. Những phát hiện khảo cổ học ở Long An. Một số vấn đề
khảo cổ học ở miền nam Việt Nam. NXB KHXH. Hà Nội.
6. Bùi Phát Diệm, 2009. Văn hóa Óc Eo – nhận thức về sự phát triển buổi đầu trao
đổi với Ấn Độ, những nỗ lực kiểm soát đồng bằng ngập nước và sự phát triển
thành thị. Những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học Nam bộ năm 2009.
7. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn & Bùi Chí Hoàng. 1991. Khảo cổ học Đồng
Nai. NXB Đồng Nai.
8. Trần Văn Giàu & Trần Bạch Đằng (chủ biên). 1987. Địa chí văn hoá thành phố
HCM. Tập 4: Tư tưởng và tín ngưỡng. NXB TP. HCM.
9. Nguyễn Thị Hậu, 2007. Khảo cổ Nam bộ nhìn từ môi trường sinh thái. Nam bộ
đất và người (Tập V). Hội KHLS TP. HCM.
10. Võ Sĩ Khải, 2007. Văn hóa Óc Eo sáu mươi năm nhìn lại. Văn hóa Óc Eo và
vương quốc Phù Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 60 năm phát hiện văn hoá Óc
Eo (1944 – 2004). NXB Thế giới. Hà Nội.
11. Hán Văn Khẩn chủ biên, 2009. Cơ sở khảo cổ học. NXB ĐHQG Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Kim, 2004. Óc Eo – Phù Nam vị thế lịch sử và các mối quan hệ
khu vực. Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm phát hiện văn hoá Óc Eo (1944 –
2004). NXB Thế giới. Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Ngọc, 2006. Tiến trình Lịch sử Việt Nam. NXB Giáo dục.
Hà Nội.
14. Lương Ninh, 2004. Nam bộ Việt Nam từ thời tiền sử và sơ sử. Văn hóa Óc Eo
và vương quốc Phù Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm phát hiện văn hoá
Óc Eo (1944 – 2004). NXB Thế giới. Hà Nội.
15. Lương Ninh, 2006. Nước Phù Nam. NXB Đại học Quốc gia.
16. Ngô Thế Phong & Bùi Phát Diệm, 1997. Báo cáo khai quật di chỉ Gò Ô Chùa
năm 1997. Bảo tàng lịch sử Việt Nam - Bảo tàng Long An.
17. Hoàng Xuân Phương, 2009. Địa lịch sử quần thể văn hóa Ba Thê – Óc Eo.
Hội thảo khoa học: Văn hóa Óc Eo – Nhận thức và giải pháp bảo tồn phát huy
giá trị di tích.
18. Liêu Kim Sanh, 1984. Hải xâm hải thoái xưa ảnh hưởng đến vùng đồng bằng
Nam bộ. Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Sở Văn hóa Thông tin An Giang. Long Xuyên.

42
19. Phạm Quang Sơn, 1984. Một số đặc trưng văn hóa đá mới ở Nam bộ. Văn hóa
Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long.
20. Lê Bá Thảo, 2007. Những công trình khoa học địa lý tiêu biểu. NXB Giáo dục.
Hà Nội.

THE WATERWAYS LIFE CHARACTERISTICS OF THE PEOPLE


IN THE SOUTHERN VIETNAM BEFORE 7TH CENTURY
FROM ARCHEOLOGICAL DOCUMENTS

Abstract: The Southern Vietnam has special natural conditions with an interlacing
canal and river system and a long coastline (about 828 km). From the early time, the
waterways culture has actually effected on the land history and contributed to
making its cultural identity. The research works on the South during 1st – 7th
centuries has pointed out the man’s effort to conduct this region in the early time.
Coming and winning the desolate and waste land, by itself, is the beginning of a
special waterways culture of the southern Vietnam, of the Southeast Asian region as
well. This paper concentrates on the life characteristics of people in the South
before the 7th century depending on archeological documents.

Keywords: The Southern Vietnam, archeology, before the 7th century, waterways culture

43
LANGUAGE CHOICE AND LANGUAGE
MAINTENANCE AMONG CHINESE THAIS WHO LIVE
IN LAT KRABANG, BANGKOK
Du Xiaoshan 1

ABSTRACT
There are a few places in Bangkok where Chinese immigrants live and
become assimilated to Thai culture, but still maintain their original native
languages. Lat Krabang has a large number of Chinese Thais who mostly migrated
from Yunnan, China and have become Thai citizens. For a long time, they have
been bilingual Thai-Chinese (Yunnan dialect). However, today it can be noticed that
many Chinese Thais in Lat Krabang are adopting Mandarin as their new language
for communicating with Chinese tourists, whose destination is Suvarnabhumi
Airport, which is very close to Lat Krabang. Therefore, there are three main
languages used by Chinese Thais in Lat Krabang now, but no report or study is
available as to which language is chosen in each situation and to what extent
Yunnan dialect is maintained. This study thus aims to investigate what language
(Thai, Mandarin and Yunnan dialect) is chosen for communication in the family,
friendship, neighborhood, school, work and market domains and to determine the
degree of Yunnan dialect maintenance among Chinese Thais living in Lat Krabang.
The data was collected from the questionnaire about language choice in various
domains and language proficiency self-evaluation. The results of the study show
that Yunnan dialect is used most in family and neighborhood, that Mandarin is
found most in work domain, and that Thai is used the most in the friendship, school
and market domains, This study also shows that the younger generation still
have high language fluency of Yunnan dialect. This seems to imply that the Chinese
Thai community in Lat Krabang has a high degree of language maintenance.

Keywords: Language choice, language maintenance, Chinese Thais

1. RESEARCH QUESTIONS
This study is based on two following research questions:
What is the pattern of language choice among Chinese Thais in Lat
Krabang in various domains?
How much is Yunnan dialect maintained by Chinese Thais of
Yunnan origin in Lat Krabang, Bangkok?

2. LITERATURE REVIEW

1
Chulalongkorn University, Thailand, duxiaoshan321@gmail.com.

44
2.1 Language choice
Buda (1991) stated that although most of the world's population can
speak only one language, a sizable minority is able to communicate in two
or more. Whenever speakers of two or more languages come together, a
decision has to be made about which of these languages is to be used. Several
recent studies have been conducted about language choice in Thailand,
which include ethnic minority languages and foreign languages. For
example, Tomioka (2009) investigated Northeastern Thai people’s patterns of
language choice between Northeastern Thai and Standard Thai by focusing
the speakers’ age. Data was collected by using questionnaire from 849
people who were born in the Northeastern part of Thailand and perceive
themselves as Northeastern-Thai people. It is found that age related to
language attitude and language choice. Panichakul (2011) studied the
language use among Thai-Mon people in Bang Khan Mak, Lop Buri
Province, Thailand. The data was collected by observing and recording the
patterns of language choice in real-life conversations of 180 Thai-Mon
people in seven purposely selected communities in Ban Khan Mak. Six
domains of language use were focused: tradition, religion, family, friend,
work and market domain. It is found that Thai-Mon people use Mon most
frequently in tradition and religion domains, followed by family domain,
friend domain, work domain and market domain, respectively. Dersingh
(2017) examined the pattern of language choice in the domains of family,
friendship, work, temple, school, and market among Thai Sikhs in Bangkok.
Data was collected in four Thai-Sikh communities in Bangkok by using five
questionnaires. The results show that Punjabi is the most preferred language
in the temple domain only, that Thai is used most in family, work and
market domains, and that English is found most in friendship and school
domains.
Choices of language around the world has also attracted some attention
from scholars and researchers. Eng (2016) explored how Mainland Chinese
in Singapore perceive their language choices compared to Singapore
Chinese, focussing on how the participants perceive the politeness of their
language choices during service encounters and on identifying the factors that
affect the participants’ language choices more generally. Through a
questionnaire and interviews with 50 participants, it is founded that overall,
both groups perceive their language choices similarly in terms of
politeness during service encounters and that a common language, language
proficiency and a desire to improve their English are factors that influence
Mainland Chinese participants’ language choices towards Singapore
Chinese. Yusmawati, Lestari, Hidayah (2018) focused on language selection
Indonesia in a Chinese family in Langsa. The interesting thing is founded
that members in the family are from the Chinese ethnic group and speakers

45
of native Chinese but the language used to communicate with the community
in the chosen environment is Indonesian.
2.2 Language maintenance
With the increased mobility of today's world, trans-border migration
has become a common phenomenon. Immigrants bring their heritage
languages and cultures to the host countries. Several researchers studied the
maintenance of Mandarin or Chinese dialects around the world. Junhui
(2009) investigated the influence of Chinese grandparents on the Chinese
development and maintenance of their preschool-aged grandchildren during
their stays in Montreal. On the basis of analysis of interviews with the
Chinese grandparents and parents, provided the evidence that Chinese
grandparents helped their grandchildren acquire oral and initial literacy skills,
and the role of Chinese grandparents as educating agents was of great
importance to their grandchildren's development and maintenance of Chinese
as a heritage language. Another researcher named Djihartono (2017) found
the parents had positive attitudes toward Mandarin language and they did
some efforts to maintain Mandarin language. The data were collected by
questionnaire on Chinese Indonesian in Kalimantan, who still used Mandarin
as daily language. It is found that family is an important factor in Chinese
language maintenance. It has been observed that speakers of Chinese dialects
are merely limited to the elderly population with fewer young Singaporeans
speaking the languages having given way to language and education policies
such as the “Speak Mandarin Campaign” and the “Bilingual Education
Policy” that were put in place by Lee (2015). He made in-depth interviews
with 10 young Singaporeans to obtain a richer understanding of the dialect
situation in Singapore based on their perceptions and experiences. Results of
the study do not point to an overly optimistic chance of revival or
maintenance of Chinese dialects in Singapore, but not all is lost if conditions
are optimal. Zulfadli (2016) worked on the language maintenance of
Hokkien Chinese in Kota Langsa. The participants of this study are 50
Hokkien Chinese people that are divided in second generation and third
generation. Data were collected by giving questionnaires and interviews. The
author found it that the factors which supported Hokkien Chinese
maintenance in Kota Langsa were using frequently in family domain,
neighborhood domain and religion domain.
2.3 Yunnan Chinese in Thailand
According to Bisalputra and Sng (2015), Thai-Chinese communities
have had a tremendous impact on Siamese history and modern-day Thailand
slightly more than half of the ethnic Chinese population in Thailand trace
their ancestry to eastern Guangdong. Baker & Phongpaichit (2005)
mentioned in their book named A History of Thailand that some minor
groups trace their ancestry to Hakka and Hainanese immigrants. As for

46
Yunnan Chinese, they have a long history of immigrating to northern
Thailand. Thongchai (1983) believed the time that Yunnan People did
business in Lan Na should be before the establishment of the Mangrai
dynasty (13th century AD). Hill (1984) also agreed that Yunnan people may
have been temporarily settled down in some market towns in the northern
countries of Southeast Asia since 13th century. Mote (1967) reported that
Yunnan people mainly gathered in the two provinces of Chiangmai and
Chiang Rai after a field visit to the Yunnanese communities in northern
Thailand. Shun (1989) stated that Yunnan people in northern Thailand also
organized a Yunnan Association in the late 1960s to seek common
development.
Wen-Chin (2002) analyzed the leader-follower relationship among the
KMT Yunnan Chinese in northern Thailand through the application of
patron-client theories. It is argued that the relationship has been embedded in
a particular socio-cultural context, which incorporates both Han Chinese
culture and the native ethos of long-distance caravan trade, and that it is
characterised by both instrumental and emotional forms. Shu-Min (2009)
discussed how popular rituals are used to achieve cultural reproduction in
Banmai, a Yunnan Chinese village in northern Thailand where the empirical
fieldwork was conducted between 2002 and 2007. Most Banmai villagers
were local militias originally associated with the Chinese Nationalist Party in
western Yunnan Province. They went into exile on the Burmese side of the
Golden Triangle in or shortly after 1949 when the People's Liberation Army
swept through this region, and they ultimately settled in northern Thailand's
hill regions in early 1960s. As the self-proclaimed preservers of authentic
Chinese culture, Banmai villagers vigorously instituted many traditional
practices, following the imagined Confucian orthodoxy, to build a reified
community that represents an idealized Chinese spiritual world. Through
their participation in popular rituals, we see clearly how villagers have been
able to attain the cultural unification that has played a crucial role in meeting
their spiritual needs at various levels: the individual, the family, the kin
group, and the community.
Regarding to the language use for ethnic Chinese in Thailand, Skinner
(1957) observed that the level of assimilation of the descendants of Chinese
immigrants in Thailand disproved the "myth about the 'unchanging Chinese'",
noting that "assimilation is considered complete when the immigrant's
descendant speaks Thai language habitually and with native fluency, and
interacts by choice with Thai more often than with Chinese." Fang (2007)
made a study on the use of Yunnan dialects in Mae Salong, Northern
Thailand. It is found that there are three dialects spoken in there: the Mae
Salong Lancang dialect, the Mae Salong Tengchong dialect and the Mae
Salong Guogan dialect. The results from the field study show that the spoken
form prevailing in Mae Salong is a mixture formed by mixing western

47
Yunnan dialects. And at present, the daily life of the residents of Mae
Salong is still dominated by the Yunnan dialects.

3. METHODOLOGIES
3.1 Selection of community
I chose Lat Krabang Soi 54 for data collection because there are
many Yunnan Chinese living there.
3.2 Selection of participants
Lat Krabang is home to a large number of people from Chinese ethnic
origin, the vast majority come from Yunnan province, China. The target
participants are those who live in Lat Krabang, Bangkok and with Yunnan
blood. I used purposive sampling method for sampling. A total of 114
participants answered the questionnaires. They were classified in to three
groups: the second generation, the third generation and the fourth
generation. In this study, The first Chinese coming to Thailand are
recognized as the first generation.

Table 1: The categories of immigration generation


Immigration The second The third The fourth Total
generation generation generation generation
Number 48 54 13 115

3.3 Data collection


Data collection includes backgrounds of the participants and language
choice in relation to the immigration generation. The quantitative method
was used for this study. Data was collected through observation the
questionnaires.
3.3.1 Observation
Observation will be used as a method for collecting data. The
advertising signs in the street, the native language(s) of older generation, the
food Chinese Thais in Lat Krabang eat, their clothes, their kinship, their
custom and religion will be observed.
3.3.2 Questionnaires
All questionnaires were available in two language: Thai and Chinese.
The participants chose the language of questionnaires according to their own
preferences.
The first part of the questionnaires is to collect basic background of
participants and to test whether they meet the criteria mentioned above at the
same time.

48
Gender: ☐male ☐female

Nationality: ☐ Thai ☐ Chinese ☐ Other

Blood of Yunnan, China: ☐ Yes ☐ No

Living in Lat Krabang ☐ Yes ☐ No

Immigrant Generation: ☐ the first generation ☐ the second generation


☐ the third generation ☐ the fourth generation

(The first Chinese to come to Thailand are recognized as the first generation in this
study.)

The second part of the questionnaires concerns choices of language


among Thai, Mandarin and Yunnan dialect of Chinese in six domains. Below
is a description of the questionnaire regarding language choice and domains.
Choices of languages provided in the questionnaire were as follows:
Thai, Mandarin, Yunnan dialect of Chinese and other languages. The
participants are requested to select the language(s) used in each of these six
domains: family, friendship, neighborhood, school, work and market
domains.
Different interlocutors and a variety of topics or situations of
conversation are provided in each domain. This is to observe the
consistency in language selection when only the speaker is provided and
when both a speaker and a topic are provided. The participants are allowed
to choose only one option.
Family domain: Mainly family members include: grandparents,
parents, brothers or sisters, spouses, sons or daughters. If the participant had
no such relative, they are requested to imagine what language they would use
if they were talking to such a family member. For example, if the participants
do not have children, they have to imagine what language they would use to
speak to their son or daughter. The situation designed in this domain is when
having dinner at home. The topic given is related to family matters.

49
Friendship domain: Friends are categorized into two groups: friends
with the same ethnicity and friends with a different ethnicity. Each group
consists of close friends and ordinary friends, and topics are related to
personal matters and general topics in this domain.
Neighborhood domain: Neighbors are categorized into two groups:
familiar and unfamiliar neighbors. Topics are related to daily greetings and
borrowing things.
School domain: The interlocutors of this domain include class teachers
and classmates. In addition, the participants have to choose the language(s)
they use in discussing school grades, educational matters, assignments, and
chatting at lunch.
Work domain: The participants are asked what language(s) they use
when they speak to their boss or supervisors, colleagues and clients or
customers. Situations are design are reporting works, discussing in a
company meeting, and talking about business.
Market domain: The interlocutors of this domain include sellers and
people who go shopping with. When inquiring about products, bargaining
and commenting about products are asked in this domain.

4. FINDINGS AND DISCUSSIONS


The origins of Chinese Thais of Yunnan descent who live in Lat
Krabang of Bangkok go back to the end of the Chinese Civil War. At the
conclusion of the Chinese Civil War in 1949, some remnants of the anti-
communist Kuomintang (KMT) forces refused to surrender. The troops
fought their way out of Yunnan in south-western China, and its soldiers
lived in Burma's (now Myanmar) jungles. The army grew and part of it
returned to Taiwan under international pressure. The remaining troops sought
asylum in Mae Salong later. In exchange for their asylum, they fought for
Thailand until 1982, helping to counter the communist insurgency on the
Thai frontier. In reward, Thai government granted citizenship to most of the
KMT soldiers and their families. The village of Santikhiri, formerly known
as Mae Salong, is the most representative of Chinese villages in northern
Thailand. As late as the mid-1970s, Mae Salong was strictly off-limits to
outsiders. The former soldiers had settled down, some of them having
married ethnic Chinese brides who crossed the border after the fighting
stopped, and others having married local Thais. The old soldiers carry on
their normal lives peacefully now, but still retain their Chinese identity; the
main language spoken remains Yunnan dialect. Among their local-born
descendants, some have adopted a Thai identity and no longer identify with
their Chinese ancestry.

50
That period of history has been precipitated into a heavy memory.
With the rapid development of tourism in Thailand, a large proportion
younger generation, and who already have Thai citizenship came to
Bangkok from northern Thailand in search of more work opportunities and a
better life. The advantageous geographical position and cost-effective
housing prices make Lat Krabang the first choice. Lat Krabang is one of the
eastern districts of Bangkok, Thailand. It is close to Bang Phli (Samut Prakan
Province), which is home to Suvarnabhumi Airport, a popular destination for
a large number of Chinese tourists from more than 30 Chinese cities. Chinese
tourists are attracted by some places to visit in Lat Krabang, such as
Siam Serpentarium, which is an immersive snake museum; Vanessa
Cabaret Show, where beautiful lady boys performing their stunning shows,
and shopping stores for tourists, such as jewelry stores, souvenir stores. In
Lat Krabang district, some people put Fai Chun in the doorways. It is a
traditional decoration that is frequently used during Chinese New Year. It can
create jubilant festive atmosphere since the phrases written on red paper
means good luck and prosperity. Although Chinese elements here are not as
obvious as in Yaowarat Road, it can still be seen that there are traces of
Chinese living here.
Chinese Thais of Yunnan descent in Lat Krabang are observed to
speak three languages: Thai, Mandarin and Yunnan dialect. This study focus
on the maintenance of Yunnan dialect in this region.
A total of 115 participants of Yunnan origin in Lat Krabang answered
the questionnaire about language choice in six domains: family, friendship,
neighborhood, school, work and market domains.
The patterns of language choice in different domains vary in
different domains. The selected six domains react the various situations that
the participants encounter in their daily life.

Table 2: Patterns of language choice in each domain


Domains T* M* Y* N* E* Total
Family P* 22.36% 9.32% 63.48% 4.84% 0 100%
Friendship P 54.46% 9.78% 35.11% 0.65% 0 100%
Neighborhood P 45.94% 3.48% 50.58% 0 0 100%
School P 74.35% 5.65% 14.93% 0 5.07% 100%
Work P 30.29% 44.20% 25.51% 0 0 100%
Market P 68.40% 5.80% 25.80% 0 0 100%
Total P 49.30% 13.03% 35.90% 0.92% 0.85% 100%
*T: Thai language *M: Mandarin *Y: Yunnan dialect
*N: Northern Thai language *E: English *P: Percent of the participants

51
Thai is used the most of Chinese Thai in Lat Krabang, it account
for about 50%. With regard to the use of Mandarin, the frequency of
selection in work domain is prominent, up to 44.2%. Northern Thai language
is found in family domain and friendship domain, and English is found in
school domain. However, these two languages just account for less 1%.
It is surprisedly that the use of Yunnan dialect among Chinese Thais
in Lat Krabang is frequent at 35.9%, particularly in family, neighborhood
domains. In Lat Krabang, Chinese Thais with the same personal background
are sensitive to their own history, so they tend to live in neighborhood like
they used to be in the villages in northern Thailand, or work in a family
business.
As for the use of Yunnan dialect among the three groups, the
secondgeneration group uses the most, followed by the third generation group
and the fourth generation group. The percentage of Yunnan dialect use in
each generation group shows a decreasing trend. In family domain, the use
of Yunnan dialect among the participants of the fourth generation still
account for 47.25%.

Table 3: Choices of Yunnan dialect in six domains according to immigration


generation groups
Immigration Domains
generation Family Friendship Neiborhood School Work Market
G2* 72.02% 41.16% 60.07% 18.06% 30.56% 29.86%
G3* 59.79% 35.19% 47.84% 14.51% 22.84% 25.31%
G4* 47.25% 12.50% 26.92% 5.13% 17.95% 12.82%
*G2: the second generation *G3: the third generation *G4: the fourth generation

Language choice of Chinese Thais of Yunnan origin who live in Lat


Krabang is related to residential area and educational concept. When they
used to live in northern Thailand, they gathered in one closed village, the
vast majority villagers around them are of the same ethnicity, or a small
group of people speak Thai, even Northern Thai language. After they moved
to Bangkok, they began to contact more Bangkok people, more Chinese who
speaking Mandarin because of working relationship. The choices of language
changed due to their residential area. Regarding to educational concept, more
and more parents send their children to go to international schools, that is
why some participants chose other language as English in school domain. As
a global language, English is considered a must-learn language by many
parents. While as for other Chinese Thais families in Lat Krabang, they are
sending their children to Mandarin language schools in hopes to take
advantage of business opportunities in Mainland China.The rise of China's

52
global economic prominence has prompted many Thai Chinese business
families to see Mandarin as a beneficial asset in partaking in economic links
and conducting business between Thailand and Mainland China. Differences
in educational concepts will directly lead to children's language choices.
Under the impact of the increasing use of mandarin and English, the
use of Yunnan dialect presents a small downward trend. Chinese culture
attaches a very high value to continuing relationships based on family and
other ties such as clan, home village, education, and other shared
experiences(Lockett, 1987). Yunnan dialect as a link of family members and
people from one hometown who together to overcome difficulties and settle
down in Thailand, it illuminates the culture of those Chinese Thais,
improving the intimacy between fellow villagers. Yunnan dialect will not
be disappeared in those Chinese Thais who are at the fourth generation at
present.

5. CONCLUSIONS
Through the questionnaire on language choice in six domains among
115 participants, it is found that the use Yunnan dialect in family domain
accounts for 63.48%, and at a high frequency at 50.58% in neighborhood
domain. By comparing choice of Yunnan dialect with people of different
generations, the data show that Chinese Thais of younger generation speak a
little less than older generation. The comradeship of the ancestors and the
connections of families make Yunnan dialect often use. For now, Yunnan
dialect will be maintained among Chinese Thais of Yunnan origin in Lat
Krabang.

REFERENCES
1. Baker, C & Phongpaichit, P., 2005. A History of Thailand. Cambridge
University Press. p. 93. Bisalputra, P. & Sng, J. (2015). A History of the Thai-
Chinese. Didier Millet, Csi; 1st edition. Buda, J. K. (1991). Language Choice.
Ōtsuma Review, No. 24. Retrieved from:
http://www.f.waseda.jp/buda/texts/language.html
2. Dersingh, R., 2017. Language choice and language maintenance among Thai
Sikhs in Bangkok. (Doctor thesis), Chulalongkorn university, Bangkok,
Thailand.
3. Djihartono, F. L., 2017. The study of Chinese Indonesia students' parents'
attitudes and efforts toward language maintenance in kalimantan. (Other
thesis), Unika Soegijapranata Semarang.
4. Eng, L. M., 2016. Language Choice Of Chinese Migrants In Singapore.
(Master Thesis), National University Of Singapore.

53
5. Fang, Y., 2007. Study on the Yunnanese Chinese Dialects of Mae Salong,
Northern Thailand. (Master Thesis), Xiamen University, China.
6. Junhui, Z., 2009. Chinese heritage language maintenance: a grandparents'
perspective. (Master thesis), McGill University, Canada, North America.
7. Hill, A. M., 1984. Familiar Strangers: The Yunnanese Chinese in Northern
Thailand. University Microfilms International; 1984. Retrieved from
https://search.ebscohost.com/login.aspx?
direct=true&db=cat05085a&AN=chu.b1046490&site=eds-live
8. Lee, F. Q. X., 2015. Language attitudes and maintenance of young
Singaporeans who speak Chinese dialects. (Master thesis), Nanyang
technological university, Singapore. Lockett, M. (1987). The Factors Behind
Successful It Innovation, Oxford institute of information management, research
and discussion paper 87/9
9. Mote, F. W., 1967. The Rural ‘Haw’ (Yunnanese Chinese) of Northern Thailand.
Peter Kunstadter, Southeast Asian Tribes, Minorities, And Nations. Princeton
University Press.
10. Shu-min H., 2009. Religion as a means of cultural reproduction: popular
rituals in a Yunnan Chinese village in northern Thailand. Asian Ethnicity, 10:2,
155-176, Retrieved from DOI: 10.1080/14631360902906847
11. Shun, S., 1989. The history of The Yunnan Association in Thailand. Yunnan
Qiaoshi Tongxun. Skinners, G. W. (1957). Chinese Assimilation and Thai
Politics. The Journal of Asian Studies. 16 (2). p. 237-250.
12. Thongchai, U., 1983 Ayuthya-Lanna relation, 1296-1767. (Master thesis),
Chulalongkorn university, Bangkok, Thailand.
13. Tomioka, Y., 2009. Language attitudes and language choice of Northeastern
Thai people of different ages. (Master thesis), Chulalongkorn university,
Bangkok, Thailand.
14. Wen-Chin C., 2002. Identification of Leadership among the KMT Yunnanese
Chinese in Northern Thailand. Journal of Southeast Asian Studies, 2002,33(1)
:123-146.
15. Yusmawati, Y. Lestari, C.I., Hidayah, N., 2018. Language Choice Used by
Chinese Family in Langsa. Language Literacy: Journal of Linguistics,
Literature, and Language Teaching, Vol 2, Iss 2, Pp 166-174.
16. Zulfadli., 2016. The language maintenance of hokkien Chinese in Kota langsa.
(Master thesis), Digital Repository Universitas Negeri Medan, Indonesia.

54
LỰA CHỌN NGÔN NGỮ VÀ DUY TRÌ NGÔN NGỮ
GIỮA NGƯỜI THÁI GỐC HOA SINH SỐNG
Ở LAT KRABANG, BANGKOK

Tóm tắt: Có một vài nơi ở Bangkok nơi người nhập cư Trung Quốc sống và bị đồng
hóa với văn hóa Thái Lan, nhưng vẫn duy trì ngôn ngữ bản địa gốc. Lat Krabang có
một số lượng lớn người Thái gốc Hoa di cư từ Vân Nam, Trung Quốc và đã trở
thành công dân Thái Lan. Trong một thời gian dài, họ đã được song ngữ Thái-Trung
(phương ngữ Vân Nam). Tuy nhiên, ngày nay có thể nhận thấy rằng nhiều người
Thái ở Lat Krabang đang sử dụng tiếng Quan thoại làm ngôn ngữ mới để giao tiếp
với khách du lịch Trung Quốc, điểm đến là sân bay Suvarnabhumi, rất gần với Lat
Krabang. Do đó, hiện có ba ngôn ngữ chính được người Thái gốc Hoa sử dụng ở
Lat Krabang, nhưng không có báo cáo hay nghiên cứu nào về ngôn ngữ nào được
chọn trong mỗi tình huống và phương ngữ Vân Nam được duy trì ở mức độ nào.
Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra ngôn ngữ nào (tiếng địa phương của
tiếng Thái, tiếng Quan Thoại và tiếng Vân Nam) được chọn để giao tiếp trong gia
đình, tình bạn, khu phố, trường học, nơi làm việc và thị trường và để xác định mức
độ duy trì phương ngữ Vân Nam của người Thái sống ở Lat Krabang. Dữ liệu được
thu thập từ bảng câu hỏi về lựa chọn ngôn ngữ trong các lĩnh vực khác nhau và tự
đánh giá trình độ ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương ngữ Vân Nam
được sử dụng nhiều nhất trong gia đình và khu vực lân cận, tiếng Quan thoại được
tìm thấy nhiều nhất trong lĩnh vực công việc và tiếng Thái được sử dụng nhiều nhất
trong các lĩnh vực hữu nghị, trường học và thị trường, Nghiên cứu này cũng cho
thấy thế hệ trẻ vẫn có sự lưu loát ngôn ngữ cao của phương ngữ Vân Nam. Điều này
dường như ngụ ý rằng cộng đồng người Thái gốc Hoa ở Lat Krabang có mức độ
duy trì ngôn ngữ cao.

Từ khóa: Lựa chọn ngôn ngữ, duy trì ngôn ngữ, người Thái gốc Hoa

55
THÍCH ỨNG VĂN HÓA VỚI SÔNG NƯỚC CỦA CƯ DÂN
ĐẦU NGUỒN VÀ CUỐI NGUỒN SÔNG MEKONG
Qua khảo sát đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của cư dân ở đôi bờ sông Lan Thương
(Vân Nam, Trung Quốc) và sông Cửu Long (Tây Nam Bộ, Việt Nam)

ThS. Bùi Thị Hoa1

TÓM TẮT
Dựa trên quan điểm thuyết sinh thái văn hóa của Steward, tìm hiểu cách ứng
xử với nguồn nước của cư dân sống đôi bờ sông Lan Thương (Thượng nguồn
Mekong) ở Vân Nam - Trung Quốc và cư dân sống ở miệt vườn (Hạ nguồn Mekong)
ở Việt Nam2. Bài viết kiến giải: cùng sinh sống trên một dòng sông, chỉ khác nhau ở
vị trí địa lý, nhưng chủ thể văn hóa ở đầu và cuối sông lại có cách thích ứng khác
nhau với nguồn nước. Cách sử dụng văn hóa như một phương cách thích ứng với
môi trường nước, cư dân đôi bờ sông Mekong đã kiến tạo nên hai sắc thái văn hóa
nước: nguồn nước thiêng (Lan Thương) và nguồn nước sự sống (Cửu Long) theo
giới hạn của môi trường, làm nên bản sắc một dòng sông, trở thành dòng sông
chung của biểu tượng địa lý nhân sinh.

Từ khóa: miệt vườn Nam Bộ, sông Mekong, thích ứng, thích ứng văn hóa, văn
hóa nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward (1902-1972) cho rằng:
"các nền văn hóa có thể tiến hóa theo nhiều mẫu hình khác nhau tùy thuộc
vào những điều kiện môi trường của nó" (Mạc Đường và nhóm tác giả,
1990). Giữa môi trường và văn hóa có mối quan hệ biện chứng, có thể lý giải
những đặc tính của văn hóa như là kết quả của một đặc tính sinh thái cụ thể
nào đó. Và sự thích ứng văn hóa (cultural adaptation) cho phép con người có
những cách thích ứng với những giới hạn mà môi trường đó đặt ra.
Dựa trên quan điểm đó, bài viết nhấn mạnh, với những chiều kích của
môi trường sinh thái, gồm: lãnh thổ, môi trường địa lý (cấu trúc địa lý và hệ
sinh thái...) thì trong quá trình sinh tồn con người đã phụ thuộc vào tự nhiên,
có quá trình tương tác qua lại với tự nhiên, để lại dấu ấn trong cấu trúc xã hội
và thực hành văn hóa của cộng đồng. Quá trình đó cũng chính là kết quả
thích nghi với môi trường sinh thái nước đặc thù của vùng Thượng nguồn và
1
Phân viện VHNT Quốc gia tại TP.HCM.
2
Bài viết dựa trên tài liệu thực địa mà tác giả được tham gia vào của Dự án nghiên cứu “Đời
sống kinh tế, văn hóa xã hội của cư dân dọc sông Mekong” hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Vân Nam, Trung Quốc năm 2011. Đoàn
nghiên cứu đã thực hiện khảo sát tại Vân Nam, Trung Quốc và khảo sát, nghiên cứu tại hai
tỉnh An Giang và Bến Tre (Việt Nam) năm 2013.

56
vùng Hạ nguồn của cư dân đôi bờ Mekong. Đối với cư dân sống dọc sông
Lan Thương, nước được quan niệm là nguồn nước thiêng; đối với cư dân Tây
Nam Bộ: sông nước là không gian sinh tồn và cũng là không gian văn hóa,
nước được xem là nguồn nước sự sống, gắn với kiểu thức thích ứng tận dụng
nước, mà ở đây bài viết tìm hiểu qua đời sống văn hóa của cư dân miệt vườn.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Sông Mekong trải dài trên 6 nước Đông Nam Á lục địa, trong đó có
Việt Nam - là điểm dừng cuối của dòng sông trước khi đổ ra biển, tạo nên
một vùng châu thổ sông Mekong (Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền Tây,
miền Tây Nam Bộ…) trù phú. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về vai trò, vị thế của dòng sông ở các góc độ địa - kinh tế, địa - chính trị và
địa - văn hóa. Tuy nhiên liên quan đến đời sống văn hóa sông nước trong mối
tương quan con người với môi trường sinh thái sông nước mà bài viết cần lưu
ý khi viết, có thể khái quát thành 4 hướng nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu
về môi sinh vùng với những nội dung khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên
(thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi, kinh tế, các vùng địa lý…) đã hình thành
nên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, phải kể đến Địa lý đồng bằng Sông
Cửu Long (Lê Bá Thảo, 1986), Đồng bằng Sông Cửu Long, Tài nguyên - Môi
trường - Phát triển (Nguyễn Ngọc Trân, 1990)…; (2) Những công trình
nghiên cứu về văn hóa vùng, với những sắc thái văn hóa tộc người, thực hành
văn hóa đa dạng… Có thể kể một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn
hóa vùng & Phân vùng văn hóa Việt Nam (Ngô Đức Thịnh, 2004), Vấn đề
dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long (Mạc Đường & nhóm tg, 1991),
Có một vùng văn hóa Mekong (Phạm Đức Dương, 2007), Văn hóa người Việt
vùng Tây Nam Bộ (Trần Ngọc Thêm, 2014)…; (3) Sông nước Cửu Long với
nhiều kênh rạch chằng chịt, tài nguyên địa thế của vùng đất trẻ còn được xem
là một không gian sinh tồn của văn minh sông rạch được nghiên cứu kỹ qua
Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam Bộ (Lê Quốc Sử),
Đồng bằng sông Cửu Long - nghiên cứu phát triển (Nguyễn Công Bình và
nhóm tg, 1995)…; (4). Các dạng khảo cứu về văn hóa Nam Bộ của nhà văn
Sơn Nam - người được ví là ông già Nam Bộ với giọng văn rất Nam Bộ,
những khảo cứu của ông đã phác họa một bức tranh sống động về đời sống
người miền Tây mà ông hay gọi là văn minh miệt vườn, văn minh kênh
rạch... như: Tìm hiểu đất Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long hay là văn
minh miệt vườn, Hương rừng Cà Mau… Tất cả những công trình nghiên cứu
tiêu biểu này được người viết tham khảo, xem như những tư liệu dẫn giải
thực chứng về một nền văn hóa sông nước Tây Nam Bộ nơi mà dòng
Mekong dừng lại mà những biểu hiện về giá trị của dòng sông (lịch sử, kinh
tế, xã hội, văn hóa,...) cho thấy sức sống của dòng sông làm nên đời sống
sung túc, phong lưu cho một cộng đồng sông nước miền Tây Nam Bộ.

57
Để tìm hiểu những biểu hiện sắc thái văn hóa nước đặc thù ở đầu và
cuối dòng Mekong, người viết còn tham khảo Văn hóa nước (Trịnh Hiểu
Vân, 2008, Nguyễn Minh Đức dịch), nghiên cứu về những giá trị, những biểu
hiện của nước, sức sống truyền thống của nước trong đời sống kinh tế, văn
hóa của các tộc người ở thượng nguồn Trung Quốc; cộng tham chiếu với
những tư liệu qua khảo sát, điền dã của tác giả tại các cộng đồng tộc người ở
Vân Nam, Trung Quốc để làm cơ sở kiến giải những khác biệt của giới hạn
môi trường và biểu hiện của những sắc thái văn hóa nước của cư dân ở đầu
và cuối sông Mekong.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bài viết tiếp cận từ Thích ứng văn hóa (cultural adaptation), xem thích
ứng (adapt) là quá trình con người tương tác với môi trường tự nhiên châu
thổ và bộc lộ năng lực thích ứng (adaptive) với những giới hạn của môi
trường và thích ứng (adaptation) cũng chính là sản phẩm văn hóa - tạo nên
một nền văn hóa sông nước qua phương cách sử dụng văn hóa để thích ứng
với môi trường nước, thấy được văn hóa trên một dòng sông. Cụ thể, bài viết
sử dụng phương pháp: (1) Tổng hợp dữ liệu từ các công trình nghiên cứu liên
quan (sinh thái học, dân tộc học, văn hóa học…); (2) Mô tả dân tộc học;
(3) Phân tích và so sánh.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Dòng sông Mekong - dòng sông nhân sinh
Sông Mekong là con sông lớn ở Châu Á và thế giới, hành trình của
dòng sông từ nơi khởi nguồn cao nguyên Tây Tạng đến nơi kết thúc chảy qua
6 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan,
Campuchia và cuối cùng chảy vào Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông.
Một nửa chiều dài của dòng sông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Đi qua
nhiều quốc gia, sông Mekong mang những tên gọi khác nhau: Ở vùng
Thượng nguồn (Vân Nam, Trung Quốc) sông có tên gọi Lan-ts'ang Chiang
có nghĩa là "con sông cuộn sóng" thường gọi là Lan Thương Giang, phần lớn
khúc sông này chảy qua vùng núi - nơi sinh sống chủ yếu là người Thái,
người Cơ nặc, là nơi có các hẻm núi sâu, cao khoảng 500m so với mực nước
biển. Khi sông chảy vào biên giới Lào và Thái Lan, người Lào và người Thái
gọi là Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Chảy vào Campuchia sông
có tên Mekong hay Tông-le Thơm. Rời Phnôm Pênh (Campuchia), Mekong
chia thành hai nhánh lớn chảy vào Việt Nam là Hậu Giang (sông Hậu) và
Tiền Giang (sông Tiền), dài chừng 220 - 250 km tạo thành một vùng đồng
bằng châu thổ rộng lớn và mang tên gọi khác là Sông Cửu Long, Sông Lớn,
Sông Cái hay gọi bằng cái tên gần gũi, thân thương là con Sông Mẹ.
Tương ứng với từng vùng địa lý nơi dòng sông Mekong chảy qua là các
vùng thích ứng sinh kế gắn với hoạt động kinh tế đặc thù: đó là vùng Thượng

58
lưu3 (Trung Quốc) là hẻm núi sâu, nước chảy như thác cuộn là cơ sở cho phát
triển thủy lợi và thủy điện4; chảy qua vùng Trung lưu5/ đồng bằng cao nơi
chuyển tiếp lưu lượng nước (Lào, Thái Lan, Campuchia) có nhiều lưu vực
sâu6 tạo nên một hệ sinh thái nghề cá rất phát triển và xuống đến vùng Hạ
lưu7 là vùng đồng bằng thấp của châu thổ sông Mekong, nguồn nước mang
trầm tích phù sa phát triển thành vùng lúa, vùng cá của Việt Nam và theo
dòng chảy hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, lượng phù sa hàng năm đã bồi
đắp cho đồng bằng sông Cửu Long còn trở thành một một vùng kinh tế miệt
vườn sinh thái nổi tiếng.
Có thể nói, từ khởi thủy đến nay, sông Mekong vẫn là dòng sông chung
của các quốc gia nơi mà nó chảy qua, trở thành một vùng địa lý nhân sinh
quan trọng, đem lại nhiều nguồn lợi sinh kế cho cộng đồng dân cư sống dọc
đôi bờ. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào khả năng, năng lực thích ứng của mình
khai thác tiềm năng của dòng sông này để tạo nên sự khác biệt và đa dạng về
văn hóa. Tuy nhiên, vì cách thức, mục đích khai thác còn khác biệt và nhiều
quốc gia như quên mất bản chất tự nhiên của dòng sông: đó là dòng sông
thuộc về tự nhiên, là dòng sông nhân văn của cư dân đôi bờ và có một
“đời sống” riêng của nó… cần được tôn trọng, chứ không của riêng ai, hay vì
một lý do phát triển của riêng quốc gia đó mà lập nên ranh giới ngăn cách
dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Chính bởi vậy mà vấn đề nguồn nước

3
Tất cả những đặc điểm địa lý của phần Thượng lưu là do độ dốc của nó và hình dạng con
sông tùy thuộc vào địa hình của vùng đất nó chảy qua.
4
Xưa kia, nguồn nước của vùng Thượng lưu chủ yếu chỉ là tưới tiêu, tạo môi trường cảnh
quan, hay nguồn cảm hứng cho thi sĩ, họa sĩ trước một cảnh quan hùng vĩ. Chỉ đến thế kỷ
XX, với sự phát triển của nền văn minh vật chất, thì nguồn nước Thượng lưu sông được tận
dụng làm thủy lực, được xem là nguồn cung cấp một nguồn năng lượng điện tạo ra từ sức
nước. Ngành công nghiệp điện ra đời. Tính trên dòng chính của dòng Mekong có 12 đập
thủy điện và thực chất, câu chuyện thủy điện ở dòng chính chỉ là bề nổi của bức tranh thủy
điện khu vực Mekong. Vì ở các dòng nhánh, các đập thủy điện vẫn cứ hình thành, hiện nay
đã lên đến 94 đập. Theo thống kê của Ủy hội Mekong, đến năm 2015 có 36 đập thủy điện ở
dòng nhánh được đưa vào vận hành, đến năm 2030 có thêm 30 đập nữa được triển khai trên
các dòng nhánh. Và câu chuyện buồn về hàng chục triệu người nghèo sống nhờ vào dòng
Mekong dài đến 4.800 km chỉ mới bắt đầu…
5
Độ dốc của sông đã thoai thoải, tốc độ chảy có phần chậm lại. Sông đã đóng góp nhiều cho
cuộc sống, những người làm nông nghiệp vừa hưởng được lợi ích từ sông và cũng chịu lắm
thiệt thòi từ sông.
6
Hai khu vực được xem là có nhiều vực sâu nhất là đoạn sông chính thuộc tỉnh Kra-chiê
(với 39 vực sâu) và Stung-treng (với 19 vực sâu) của miền Bắc Campuchia. Và khu vực
quanh thác Khôn thuộc tỉnh Cham-pat-sắc (Lào) với gần 7 vực sâu, rất phát triển cho khai
thác nghề cá ở sông Mekong. (Xem: Điều tra của Ủy ban sông Mekong về sinh thái nghề cá
ở vực sâu trên Website: www.mrcmekong.org).
7
Ở phần hạ lưu, dòng sông chảy qua một địa hình bằng phẳng hơn trên đường đổ ra biển và
sông Mekong khi đổ vào Nam Bộ (Việt Nam) kết thúc dòng chảy của nó qua những cửa sông
mà từ đó hòa vào biển. Đó là 9 cửa sông gắn với tên gọi Cửu Long: theo thứ tự từ Bắc vào
Nam là các cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu / Cồn Ngao,
Định An, Ba Thắc, Trần Đề.

59
Mekong hiện nay đang tạo ra nhiều thách thức: biến đổi môi trường, khí hậu,
sinh kế... cho cư dân. Đây cũng là vấn đề nóng đã khiến các quốc gia có
chung dòng sông thành lập ra các tổ chức quốc tế để thống nhất kế hoạch hợp
tác sao cho có lợi nhất. Đó là: Ủy hội sông Mekong (MRC)8, Ủy ban hợp tác
phát triển lưu vực Mekong (AMBDC), tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)...
4.2 Dòng sông Mekong - dòng sông kết nối những sắc thái văn hóa
4.2.1 Văn hóa cư dân Lan Thương: nguồn nước thiêng
Sông Lan Thương chảy qua địa phận Vân Nam (Trung Quốc) chừng
180km, với độ cao từ 800m - 2500m so với mực nước biển. Từ Xishuangbana -
là châu tự trị của dân tộc Thái ở phía Tây Nam tỉnh Vân Nam, giáp giới với
Lào và Myanma. Thủ phủ của châu là Cảnh Hồng (Jinghong) - đây là một
thành phố đẹp, thơ mộng nằm bên bờ sông Lan Thương, được xem là một
trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Nối đôi bờ sông
Lan Thương là chiếc cầu Tây Song Bản Nạp Đại Kiều bằng dây văng được
đưa vào sử dụng từ năm 1990, tạo điểm nhấn cảnh quan cho phát triển du
lịch ở thành phố Cảnh Hồng.
Vân Nam là tỉnh với 96% là diện tích đồi núi và chỉ có 4% là khu vực
đồng bằng. Nơi đây là địa bàn sinh sống của 14 tộc người thiểu số (chiếm
33% dân số toàn tỉnh): Thái (Kadai), Hán, Dao, Hà Nhì, Cơ nặc, Miêu,
Dao, Choang, Bố Y... trong đó người Thái chiếm tỷ lệ cao nhất (34%) và
văn hóa Thái là chủ đạo. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, các tộc
người ở đây đã hình thành nên những quan niệm về nước - với cách thức
đối xử với nguồn nước khác nhau được thể hiện đa dạng trong đời sống văn
hóa tộc người: truyền thuyết (nước liên quan đến quá trình chuyển cư đến
vùng đất mới), tập tục, quy phạm về sử dụng nguồn nước và cách thức bảo
vệ nguồn nước, đời sống tín ngưỡng... Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa
vực cư trú, môi trường địa lý, cơ tầng văn hóa mà giữa các tộc người đã tạo
được những dấu ấn văn hóa nước khác nhau, ví như các tộc người sống gần
lưu vực sông, có tộc người sống ở vùng đồng bằng nhưng lại có tộc người
sống ở vùng núi hay gần vùng hồ, tất cả những điều đó quyết định đến tầng
sâu (nội hàm) văn hóa của các tộc người (Viện Văn hóa nghệ thuật Việt
Nam, 2008). Có nghĩa là sống trong một môi trường với những vùng sinh
thái khác nhau, con người đã có những am hiểu sâu sắc về môi trường sống
của mình và có phương cách thích nghi đa dạng, phù hợp nhằm khắc phục
những giới hạn của môi trường.
Với lưu lượng nước chảy siết trên địa hình đồi núi cao, giá trị nguồn
nước sông Lan Thương ở Vân Nam đối với cộng đồng tại chỗ giữ vai trò
chính trong điều tiết không khí, tạo cảnh quan hùng vĩ, phục vụ cho hoạt
động thủy lợi, tưới tiêu cây công nghiệp mà cụ thể là chuối, cao su và trà phổ

8
Trung Quốc hiện nay chưa tham gia Ủy hội sông Mekong (MRC) mặc dù tổ chức này ra
đời ngày 05/04/1995.

60
nhĩ… là những loại cây công nghiệp chính của vùng, còn nguồn nước Lan
Thương được khai thác trực tiếp làm thủy điện9. Còn ngay tại thành phố
Cảnh Hồng có cảng Cảnh Hồng trên sông Lan Thương được khai thác chính
trong vận chuyển hàng hóa rau củ nông sản và gần đây chính quyền còn khai
thác lại tuyến du lịch đường sông từ Trung Quốc sang Thái Lan. Nguồn nước
phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân Lan Thương chủ yếu là nước giếng
dựa vào nguồn khai thác mạch nước ngầm trong lòng đất hay từ sông,
suối trong núi dẫn về. Vì thế đối với các tộc người sinh sống ở đây, nước rất
quý, hiếm và giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Phải chăng chính sự giới hạn của nguồn nước mà trong trong cuộc sống
và trong văn hóa của các tộc người ở Lan Thương, nước trở thành một biểu
tượng văn hóa, được xem là nguồn nước thiêng thể hiện trong quan niệm và
qua cách thức ứng xử với nguồn nước của cộng đồng. Đối với nước, cư dân
Lan Thương quan niệm vừa tôn kính vừa sợ hãi. Tôn kính nước vì nước là cơ
sở sinh tồn, là sự sống, là nguồn cội tạo nên vạn vật trời đất; còn sợ hãi là do
mặt tác hại của nước, nước có thể nổi giận và hủy hoại cuộc sống của con
người bất kể lúc nào. Cho nên, con người tôn kính nước thì phải bảo vệ nước,
còn sợ hãi là phải thông qua con đường tôn giáo, tín ngưỡng cúng tế để nói
với tự nhiên, cầu khấn nước đừng gây hại cho sự tồn tại của con người.
Khi khảo sát, nghiên cứu tại làng Juno của người Cơ Nặc và các làng
của người Thái như: làng Menglung, làng Matiêu (Mang diu), làng Mạn
Cảnh (Mangjinhan)… nằm gần sông Lan Thương, chúng tôi nhận thấy,
văn hóa của tộc người Thái thấm đẫm yếu tố văn hóa nước và nước ẩn chứa
trong nó bao giá trị văn hóa, trở thành truyền thống xã hội, thành cơ tầng văn
hóa quan trọng của người Thái. Người Thái tín ngưỡng về nước, xem nước là
cội nguồn sự sống và tin rằng con người cũng được sinh ra từ nước. Bởi vậy,
đối với người Thái giếng nước có một vị trí thiêng, thường ở đầu làng, phục
vụ nhu cầu sinh hoạt, cuộc sống của người dân trong làng. Hiện nhiều làng
của người Thái vẫn giữ được những giếng nước cổ này, nó đánh dấu quá
trình lập làng, và từ đây lan tỏa văn hóa cộng đồng. Tuổi đời của giếng nước
cũng gần như là tuổi đời của một ngôi làng (như chúng tôi thăm ngôi làng
Menglung 1000 năm tuổi, ngay đầu làng có một giếng nước cổ rất đẹp cũng
bằng năm tuổi với làng). Người Thái tôn thờ thần nước đến mức khi đào
giếng lấy nước ăn, phục vụ sinh hoạt thì họ thường xây nhà, trang trí bao

9
Theo tài liệu chính thức của Tỉnh ủy Vân Nam, cho đến năm 2009 thì chuỗi đập trên sông
Lan Thương không phải chỉ có 8 mà con số đã lên tới 14 con đập trên dòng chính khúc
thượng nguồn sông Mekong, chưa kể vô số những con đập phụ lưu.
Tên 14 con đập theo thứ tự từ bắc xuống nam đó là 1/ Liutongsiang; 2/ Jiabi;
3/ Wunenglong; 4/ Tuoba; 5/ Huangdeng; 6/ Tiemenkan; 7/Guongguoqio; 8/ Xiaowan/ Tiểu
Loan: hoàn tất 2009; 9/ Manwan/ Mạn Loan: hoàn tất 1993; 10/ Daichaosan/ Đại Chiếu Sơn:
hoàn tất; 11/ Nuozhado; 12/ Jinghong / Cảnh Hồng: hoàn tất; 13/ Gunlanba; 14/ Mengsong
(Xem: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=67&News=3101&CategoryID=8) (truy cập
26-8-2019).

61
quanh bảo vệ miệng giếng và đặt ra những kiêng kỵ khá nghiêm ngặt mà
cộng đồng phải tuân thủ, như: phụ nữ không được tắm cạnh giếng, không
được xả nước dơ bẩn vào giếng và mỗi năm người dân trong làng đều thực
hành cúng tế thần giếng.

H1: Giếng nước ở làng Mang tiêu H2: Giếng nước ở đầu làng Menglung
(Nguồn: tác giả) (Nguồn: tác giả)

Ngoài những giếng làng, thì ở các chùa làng, hình ảnh giếng nước thu
nhỏ, bên cạnh có tượng nữ thần đất (Prah Thorni) trong dáng người phụ nữ
xinh đẹp vặn mái tóc dài của mình10, bước ra từ Phật thoại, được đồng nhất
như một vị thần nước, gắn với tín ngưỡng tôn thờ nước của người Thái.
Nữ thần trở thành một mô típ trang trí ngay trên miệng giếng, thành một phần
kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo tạo nên không gian thiêng và không thể
thiếu trong các ngôi chùa cổ của các làng người Thái, như: chùa Bạch Tháp ở
làng Menglung; chùa Mangchuaman, chùa Mantin trong khu “Dai garden”11
có niên đại 1.400 năm còn tồn tại đến ngày nay… Đồng thời, sự tôn kính
nước còn hiện diện trong hầu hết các lễ thức Phật giáo ở chùa (vẩy nước, tắm
Phật…) và trở thành niềm tin thanh tẩy, may mắn.
Ngoài ra, hàng năm người Thái còn tiến hành cúng tế thần nước tại khu
vực gần bến sông nhằm làm giảm nỗi sợ hãi và mong thần cho người dân có

10
Nữ thần này gắn liền với Phật thoại: đó là nữ thần đã vặn mái tóc của mình, từ đó nước
tuôn ra như một trận lũ lớn cuốn trôi Ma vương - đã ngăn đức Phật thành đạo. Bởi vậy nước
còn biểu tượng cho sự tu hành đắc đạo của Bồ Tát. Có lẽ vậy mà ở các ngôi chùa cổ của
người Thái, tượng nữ thần đất (Prah Thorni) lại được đặt trước giếng nước cổ, và còn được
tôn thờ như vị thần nước của làng.
11
“Dai garden” là một quần thể di tích rộng lớn của các làng người Thái hiện được 1 công ty
du lịch đầu tư khai thác hiệu quả, được đánh giá là khu du lịch nổi tiếng nhất Xishoangbana.
“Dai Garden” được xây dựng trên 5 thôn bản có sẵn bao gồm 369 hộ gia đình, 1365 nhân
khẩu. Các thôn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính quyền hiểu rõ ưu thế này nên năm 2005 đã
hình thành con đường du lịch đi qua 57 thôn bản với 27 km chiều dài. Quần thể du lịch trải
dài trên một không gian rộng nên việc di chuyển chủ yếu bằng xe chuyên chở của khu di
tích. Nhìn chung nơi đây đã trình diễn một cách hoàn hảo về văn hóa Thái trên mọi phương
diện từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần.

62
nguồn nước sạch ăn uống, để làm nông nghiệp và xin bỏ qua nếu con người
có lỡ làm nước nhiễm bẩn; và tổ chức ngày Tết té nước trong ngày đầu năm
để mong cầu may mắn, chúc phúc cho nhau, vì họ tin nước sẽ mang lại điềm
lành. Chính bởi vậy mà ý thức bảo vệ nguồn nước, mà trước tiên là bảo vệ
rừng đầu nguồn luôn được cộng đồng Lan Thương quan tâm. Vùng rừng này
được người dân gọi là “long rừng” hay là “rừng thiêng” và được bảo vệ
nghiêm ngặt, giúp điều tiết sinh thái cho cả vùng Xishuangbana hàng mấy
trăm năm qua. Có thể nói, đối với người Thái, nước ẩn sâu trong quan niệm,
tâm thức tín ngưỡng và gần như một thứ tôn giáo đã làm nên văn hóa Thái.

H3: Thần đất đứng bên cạnh miệng H4: Thần đất trước bể nước
giếng nước ở chùa Bạch Tháp Chùa Mang Tiêu
(Nguồn: tác giả) (Nguồn: tác giả)

4.2.2 Văn hóa cư dân Cửu Long: nguồn nước của sinh kế, văn hóa
Chảy qua nhiều nước và khi về đến Việt Nam, con sông Mekong chia
làm hai nhánh sông chính chảy xuống đồng bằng Nam Bộ là sông Tiền và
sông Hậu. Mỗi nhánh sông theo hành trình phân chia tự nhiên trên đường ra
biển đã tẽ ra thành những nhánh sông như hình rẻ quạt: sông Tiền lòng sông
sâu khi về đến gần Vĩnh Long cách biển chừng 100km đã chia thành hai
nhánh sông là Mỹ Tho và Cổ Chiên. Liền sau đó, sông Mỹ Tho lại chia thành
nhánh lớn là sông Hàm Luông, rồi lại chia tiếp thành sông Ba Lai, sông Cửa
Tiểu và sông Cửa Đại. Còn sông Hậu chảy một dòng thẳng duy nhất không
tách chia như sông Tiền, chỉ khi đến gần biển mới phân dòng chảy theo ba
cửa: Ba Thắc, Định An và Trần Đề ra biển. Có thể thấy, với cách chia tách
những dòng sông theo hình rẻ quạt là cách mà dòng Mekong phân đều lượng
nước và đưa phù sa tràn khắp vùng châu thổ. Từ đây, lòng các dòng sông chỗ
thì phình, chỗ thì thu hẹp, theo thời gian hình thành nên những bãi giữa ở
giữa các con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm mà dân gian
thường gọi là cồn hay cù lao. Và tại vùng hình thành các cửa sông châu thổ
như cách mà con sông Tiền chia nhiều ngã là cấu thành địa lý tự nhiên lý
tưởng cho quá trình bồi lắng phù sa. Đây còn là nhân tố quan trọng cho quá

63
trình thu hút tụ cư, phát triển các thành phố bên bờ sông và hình thành những
vùng chuyên canh trồng cây ăn trái, trồng lúa. Miệt vườn Nam Bộ đã hình
thành trên những cơ sở địa lý sinh thái này.
Về sự hình thành miệt vườn, theo ghi chép của Sơn Nam thì đó phải là
những nơi đất đai màu mỡ, nơi có “sông sâu nước chảy”, nơi hứng bồi lắng
tụ phù sa sau mùa lũ, mà muốn cho phù sa kết tụ (trầm tích) lại thì cần thiết
phải có điều kiện:“Nơi nước ngọt và nước mặn gặp nhau; Trên đất giồng ở
bờ sông có lùm bụi nhiều, như lác, sậy, cỏ tim bấc, lục bình; và sông già,
không chảy thẳng, có nhiều nơi uốn khúc, có doi có vịnh” (Sơn Nam, 2000).
Đối chiếu vào thực tế thì Tiền Giang được xem là con sông già, không chảy
thẳng mà phân ra nhiều nhánh như rẻ quạt nên trầm tích nhiều, kết tụ lâu năm
hình thành nên những cồn bãi, cù lao. Còn sông Hậu Giang chảy thẳng ít ngã
rẽ nên không tích trầm tích. Do vậy khu vực gần hai nhánh sông lớn, đó là
khu vực ven sông Tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến
Tre, Cần Thơ và Sa Đéc là vùng nước ngọt, có nhiều cù lao, là nơi hội đủ
điều kiện cho phát triển kinh tế vườn, trồng các loại cây ăn quả chuyên canh.
Người ta thường gọi khu vực này là miệt vườn / miệt giữa. Do vậy từ sớm,
đây là vùng thu hút tụ cư, người dân đã sớm biết tận dụng nguồn nước ngọt,
mày mò kinh nghiệm để hình thành nên kỹ thuật làm vườn: vét mương lấy
phù sa làm phân, tạo giồng đất cao nơi đất thấp để tránh ngập, lên liếp tạo thế
đất cao (gọi “đào mương lên liếp”)… và lợi dụng chất đất để trồng những
loại cây trái phù hợp, biến trở thành những sản vật nổi tiếng của địa phương,
như: cam Cái Bè, chôm chôm Cái Mơn, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, quýt Sa
Đéc, cam Phong Điền, sầu riêng Cái Mơn…
Bên cạnh đó, nơi miệt vườn còn là nơi di dưỡng, sản sinh những sản phẩm
văn hóa đặc thù của châu thổ sông Cửu Long, như: chợ nổi - chính là mạng lưới
phân bố, giao thương đưa sản vật trái cây miệt vườn đi khắp nơi và loại hình đờn
ca tài tử độc đáo, bác học trong thể thức bài bản, mà bình dân trong thích
nghi, ứng biến với hoàn cảnh sống đã phản ánh một đời sống xã hội ổn định
và sung túc của người dân xứ miệt vườn. Qua đó cho thấy, con người nơi đây
sống nhờ vào sự hào phóng của dòng sông và họ đã lao động, sáng tạo,
và biết cách thích ứng tận dụng môi trường sông nước, biết sử dụng một cách
khôn khéo nguồn lực ấy để biến nước thành những giá trị văn hóa đời sống
đặc thù.
Có thể nói, cùng chung một dòng Mekong nhưng lại mang hai sắc thái
văn hóa nước: cư dân Lan Thương là văn hóa nước phản ánh sự giới hạn
của môi trường nước; trong khi đó văn hóa của cư dân vùng đồng bằng
châu thổ Cửu Long lại là những dạng thức văn hóa tận dụng được hình
thành và sáng tạo trên sự dồi dào của nguồn nước, phụ thuộc chặt chẽ vào
nước nên có sự giới hạn trong bảo vệ nguồn nước. Song tất cả các cư dân
sống trên dòng sông này từ thượng nguồn xuống đến hạ nguồn đều có sự
phụ thuộc lẫn nhau về nguồn nước và đều có quyền sáng tạo riêng cho mình

64
những giá trị văn hóa và dòng sông Mekong chính là dòng sông kết nối các
truyền thống văn hóa ấy.

5. KẾT LUẬN
Hiện nay, cư dân sống dựa vào dòng Mekong đang mang trong nó
nhiều câu chuyện liên quan đến biến đổi của dòng sông (hạn hán, xâm thực
mặn nội đồng, biến đổi sinh kế…) nên vấn đề đặt ra: chỉ khi con người thiết
lập được sự cân bằng với tự nhiên, sống phù hợp với quy luật tự nhiên, và để
đảm bảo cho con người nguồn sống và sáng tạo thì không thể tách dòng sông
Mekong ra khỏi tâm thức, đời sống văn hóa của cư dân đôi bờ. Dòng sông
cần được xem là biểu tượng địa lý nhân sinh của vùng, là dòng sông sinh sôi,
kết nối của các nền văn hóa. Văn hóa nước của đầu và cuối nguồn Mekong
chính là cơ tầng, trở thành di sản quý giá góp phần điều tiết sự phát triển,
kết nối, hợp tác các vùng văn hóa trên đôi bờ sông Mekong.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Đức Dương, 2007. Có một vùng Văn hóa Mekong. NXB KHXH. Hà Nội.
2. Mạc Đường và nhóm tác giả, 1990. Văn hóa và cư dân đồng bằng Sông Cửu
Long. NXB KHXH. Hà Nội.
3. Sơn Nam, 2000. Cá tính miền Nam. NXB Trẻ. TP.HCM.
4. Phan Quang, 2014. Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Lao Động. TP. HCM.
5. R. Jon MC. Gee-Richard L.Warms, 2000. Lý thuyết nhân học, (Bùi Lưu Phi
Khanh dịch), tư liệu Viện Văn hóa Thông tin.
6. Lê Quốc Sử, 1999. Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam Bộ,
NXB KHXH. Hà Nội.
7. Lê Bá Thảo, 2007. Những công trình khoa học địa lý tiêu biểu. NXB Giáo dục.
Hà Nội.
8. Những con sông lớn từ xung đột đến cùng chia sẻ. Tạp chí Người đưa tin
Unesco, số 10/tháng 11-2001.
9. Trường ĐH quốc gia Thành phố HCM (Khoa Nhân học), 2013. Nhân học Đại
cương. NXB ĐH Quốc gia TP. HCM. TP.HCM.
10. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 2008. Trịnh Hiểu Vân. Văn hóa nước
(người dịch Nguyễn Minh Đức). NXB Thế giới. Hà Nội.

65
THE CULTURAL ADAPTATION TO WATER SOURCE
OF PEOPLE ARE LIVING IN THE UPSTREAM AND
DOWNSTREAM OF THE MEKONG RIVER
(Through studying the economic, cultural and social life of the residents along
Lan Thuong River (Yunnan, China) and the Southwest Garden residents
in the Mekong Delta, Vietnam)

Abstract: Based on Steward's cultural ecology theory, studying how to deal with the
water of people living on the banks of the Lan Thuong River (upstream Mekong) in
Yunnan - China and residents are living in the Southwest Garden (downstream
Mekong) in Vietnam. The article wants to explain that living on the same river only
differs in geographical location but the cultural objects at the beginning and end of
the river have different ways to adapt to the water source. Using culture as a way to
adapt to the water environment, Mekong residents have created two nuances of
water culture: sacred water (Lan Thuong) and living water (Cuu Long) according to
the limit of the environment, from that they make the identity of a river and become
the common river of human geographic symbols.

Keywords: The Mekong Delta, the Mekong River, water culture, adaptation, cultural
adaptation

66
DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA CƯ DÂN MỘT SỐ QUỐC GIA
Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
ThS. Trương Hoàng Vinh1

TÓM TẮT
Cuộc sống gắn bó với các dòng sông khiến nền văn hóa cổ truyền của cư dân
Đông Nam Á mang đậm màu sắc nông nghiệp lúa nước, tạo nên nét đặc thù về mặt
loại hình so với những nền văn hóa thuộc các khu vực khác. Yếu tố sông nước đối
với cư dân Đông Nam Á vừa như là yếu tố tự nhiên gắn bó, vừa như là mẫu gốc
trong đời sống tinh thần của mỗi con người sinh sống tại khu vực này. Từ hướng
tiếp cận liên ngành, dưới góc nhìn sinh thái học văn hóa kết hợp lý thuyết cổ mẫu,
qua khảo sát, phân tích, so sánh đối chiếu, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố sông
nước góp phần quan trọng trong việc điều phối một cách tự nhiên cảm thức, tư duy,
nếp nghĩ, lối sống của cư dân bản địa nơi đây, tạo nên những dấu ấn hòa điệu,
thống nhất, tương giao.

Từ khóa: Đông Nam Á, nông nghiệp, tinh thần, văn hóa sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống sông ngòi dày đặc là một trong những yếu tố tự nhiên có tầm
quan trọng đặc biệt đối với cư dân Đông Nam Á. Đây không chỉ là một
nguồn lợi lớn về kinh tế, trước hết là về giao thông vận tải, mà các dòng sông
còn là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người nơi
đây. Chính cuộc sống gắn bó với các dòng sông khiến nền văn hóa cổ truyền
của cư dân Đông Nam Á mang đậm màu sắc nông nghiệp lúa nước, tạo nên
nét đặc thù về mặt loại hình so với những nền văn hóa thuộc các khu vực
khác. Yếu tố sông nước đối với cư dân Đông Nam Á, vì thế, vừa như là yếu
tố tự nhiên gắn bó, vừa như là mẫu gốc trong đời sống tinh thần của mỗi con
người sinh sống tại khu vực này. Trong giới hạn tham luận, bài viết cố gắng
chỉ ra những ánh xạ của yếu tố sông nước, như là dấu ấn, biểu tượng đặc
trưng nổi bật của khu vực, trong đời sống tinh thần của cư dân ở một số quốc
gia nơi đây.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


2.1 Yếu tố sông nước trong đời sống tín ngưỡng, lễ hội truyền thống
của cư dân ở một số quốc gia Đông Nam Á
Sống gắn bó với nghề nông, lấy canh tác lúa nước làm nguồn lương thực
chính tự bao đời, những dòng sông mang nước lẫn phù sa vào đồng ruộng giúp
1
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Trường ĐH Tiền Giang.

67
cư dân Đông Nam Á có được những vụ mùa bội thu, nhưng có lúc lũ lớn
cũng xóa đi hết ruộng vườn, mùa màng, nhà cửa của họ. Sông, đối với cư dân
nơi đây, vì thế, vừa “gần gũi với họ như người mẹ hiền, nhưng cũng có lúc
như một hung thần, làm họ khiếp sợ. Và thế là để được chở che, tránh những
tai ương, cư dân bản địa luôn tìm cách làm vừa lòng mẹ Nước. Thần Sông,
thần Nước trở thành vị thần trong tín ngưỡng dân gian nông nghiệp lúc nào
không hay” (Bùi Thị Ánh Vân, 2012). Ở Indonesia, Myanmar, Lào,
Campuchia, Việt Nam… đều có tục thờ thần Nước, thần Sông. Ngoài ra, liên
quan đến nước là các hiện tượng mây mưa, sấm chớp. Các hiện tượng này
cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống của cư dân nông nghiệp. Do đó,
thần Mưa, thần Mây, thần Sấm, thần Chớp cũng được cư dân Đông Nam Á
tôn thờ ở mọi nơi, từ vùng lục địa, rừng núi của Lào, Myanmar…, đến các
vùng hải đảo Indonesia, Malaysia, Philippin…
Gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Sông, thần Nước, các lễ hội trong khu
vực cũng được nảy sinh từ đấy. Phổ biến và quan trọng nhất vẫn là những lễ
hội liên quan đến cây lúa. Chúng thường gắn với các lễ thức cầu mong đủ
nước để cây lúa phát triển. Lễ “Cướp bưởi cầu mưa, cướp dừa cầu nước”
ở Vĩnh Phú – Việt Nam là một ví dụ. Lễ thức này thể hiện dưới dạng thức
tranh cướp biểu trưng nước. “Người ta chọn một quả bưởi hay một quả dừa
to, mọng nước, đặt giữa một mâm lễ vật và đặt lên một bàn thờ chính của
đình làng. Sau khi làm lễ cầu thần linh, chủ lễ bưng quả bưởi (hay quả dừa)
từ mâm cỗ cúng thần ra đứng ở thềm đình, tung xuống sân. Dân làng ở dưới
đình xô nhau tranh cướp quả vừa được tung xuống. Ai cũng muốn cướp được
nó, vì bưởi hay dừa là biểu trưng của nước, biểu trưng của sự may mắn,
được mùa. Người nào cướp được quả bưởi (dừa) rồi cố giữ để không bị rơi
hay bị người khác cướp mất, trước khi anh ta ném nó xuống ao trước sân
đình. Và như vậy, anh ta – người cướp được quả ném xuống ao – sẽ gặp
nhiều may mắn. Đối với những người khác trong làng, việc tổ chức và tham
gia lễ thức trên đem lại cho họ niềm tin: trời sẽ mưa, đồng sẽ đủ nước, mùa
màng sẽ tươi tốt và niềm tin ấy là nguồn động viên giúp họ chịu đựng những
khó khăn, vất vả, dành lấy vụ mùa bội thu” (Trần Bình Minh, 2000).
Ở Indonesia, lễ hội cầu nước, cầu mưa cũng được thực hiện trong
những khoảng thời gian nắng hạn kéo dài. Cách thức thực hiện lễ thức này là
lập đàn cầu đảo, người dân mời đến một vị pháp sư có tài “hô phong hoán
vũ” về hành lễ tại làng. Ở vùng Batắc – Indonesia, những thầy cúng chuyên
nghiệp (gọi là các Đatu) đảm trách nhiệm vụ này. Các Đatu dùng một cây
gậy thần có bôi chất ma thuật gọi là pupuk (được chế từ xác kẻ thù) như một
vật trung gian để liên lạc với các vị thần trên trời. Vị thầy cúng “tâm sự, nhảy
múa quanh điện thờ cùng chiếc gậy, hút máu từ con gà trống – vật hiến tế và
bôi máu gà lên chiếc gậy như thể ông và gậy là anh em vậy (trong thời gian
hút và bôi máu gà lên gậy, ông còn đọc những lời thần chú cầu mưa).
Kết thúc buổi lễ mà vẫn chưa có mưa thì các Đatu phải trình diễn lại nghi

68
thức. Vì họ cho rằng những “thông điệp” mà họ gửi lên trời qua gậy thần vẫn
chưa đến được các vị thần, nên họ phải “gọi” lại” (Trần Bình Minh, 2000).
Ở một số quốc gia khác trong khu vực, trong rất nhiều các lễ hội lớn,
rước nước cũng là một lễ thức rất quan trọng. Trong các lễ hội như “Song
Kran” ở Thái Lan, “Bun Pi may” ở Lào, “Chol chnam thmay” ở Campuchia,
“Thing yan” ở Myanmar, “Ti lamke san ga” ở Indonesia… nước được coi
như một món quà vô cùng quý giá mà thần linh ban tặng cho con người.
Người ta chúc nhau và vui lòng đón nhận sự chúc mừng bằng những gào
nước té vào nhau.
Như thế đủ thấy đối với cư dân Đông Nam Á, nước như một vật báu.
Vì nhờ có nước, cây lúa mới tươi tốt, mùa màng mới được bội thu, và cuộc
sống mới được no đủ. Song như đã nói, nước đôi khi cũng thật đáng sợ,
khi mưa quá nhiều dễ gây lũ lụt, ngập úng. Do đó, với mong muốn đủ nước
(không quá thừa cho cây lúa), ngoài các nghi lễ cầu mưa trên trời, cư dân
Đông Nam Á còn có những lễ thức cầu nước ở dưới mặt đất, ở các sông,
biển, ao, hồ… Việc cầu nước ở các con sông thực chất gắn liền với niềm tin
tâm linh của cư dân bản địa nơi đây. Bởi họ tin rằng ngoài các thần mưa, thần
sấm ở trên trời, các thần sông, thần suối… cũng là những vị thần gây ra hạn
hán, lũ lụt. Thế nên, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các vị thần ấy trong việc
điều phối nước cân bằng, họ đã tiến hành nhiều hình thức lễ hội khác nhau,
trong đó phổ biến nhất đối với cư dân bản địa nơi đây là lễ hội đua thuyền.
Và điều đáng chú ý được giới chuyên gia nghiên cứu về văn hóa khu vực này
ghi nhận đó là: “Ở các lễ hội đua thuyền, không chỉ có những người dân
Đông Nam Á bình thường yêu thích, tham gia, mà nó còn được tất cả các vua
chúa của các triều đại trên khắp các quốc gia Đông Nam Á hâm mộ và tham
gia. Các tài liệu cho thấy, vua Thái Lan thường đóng vai trò chủ đạo trong lễ
hội này. Vua ra lệnh cho rồng làm theo ý người, chứ không chỉ cầu mong,
cầu xin. Ở Lào và Campuchia, vào ngày lễ hội đua thuyền, người ta dựng tạm
những ngôi nhà ven sông để vua và hoàng tử xem đua thuyền. Ở Việt Nam,
theo sử sách ghi nhận lại, vua Lý, vua Trần… cũng thường có mặt ở các hội
đua thuyền Bạch Hạc, Làng Đăm…” (Trần Bình Minh, 2000). Ở nhiều nước
khác trong khu vực như Myanma, Malaysia, Indonesia, Philippin, lễ hội đua
thuyền cũng được tổ chức với ý nghĩa tương tự, và cũng được vua chúa các
nước này coi như quốc lễ.
Ngoài lễ hội đua thuyền cầu nước, cư dân khu vực Đông Nam Á còn có
nhiều lễ thức tạ ơn thần Nước khác cũng không kém phần sinh động. Theo
nhà nghiên cứu Trần Bình Minh, ở Campuchia có lễ hội “Loipratip”. Vào dịp
lễ hội này, người ta làm một hình đền, trang trí rất đẹp, đặt trên bè chuối,
cùng các đồ dâng cúng, thả trên dòng sông vào các buổi tối ngày trăng tròn.
Giữa trời nước và ánh trăng, con tàu lung linh đầy vẻ trang nghiêm, huyền ảo
trôi theo dòng nước, mang theo lòng biết ơn, nỗi cầu mong của người dân
đây đối với thần Nước. Lễ tạ ơn mẹ Nước còn được tiến hành ở Thái Lan qua

69
lễ hội “Loi Krathoong”, với lễ thức tương tự như lễ hội “Loipratip” của Lào.
Riêng ở Việt Nam, vào những dịp rằm tháng 7 (âm lịch), khi nước đã đủ,
cư dân nông nghiệp thường cảm tạ thần nước bằng những lễ cúng các âm hồn
ở dưới thủy cung và âm cung. Và khi nước đã quá nhiều, người ta tiến hành
tiếp các lễ rước đèn hình cá, hình tôm… Một mặt là để tiếp tục cảm ơn, mặt
khác nhằm ngăn chặn ngư tinh! Lễ rước này thường tổ chức vào dịp rằm
tháng 8 âm lịch hàng năm.
Như vậy, có thể nhận thấy, dù chỉ là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của cư dân Đông Nam Á, nhưng
“SÔNG-NƯỚC” luôn được cư dân nơi đây coi là yếu tố quan trọng nhất có ý
nghĩa quyết định sự sống của con người. Do vậy, không quá lạ khi người ta
nhận thấy hầu như ở lễ hội cổ truyền nào ở Đông Nam Á cũng có những biểu
hiện của dạng thức thờ Nước, và các lễ thức cũng thường được tiến hành trên
không gian sông nước – môi trường sống đặc thù của cư dân nơi đây. Không
phải ngẫu nhiên mà người dân Philippin vào tất cả các ngày lễ Tết cổ truyền
thường kéo nhau ra sông tắm! Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở Indonesia,
cứ trước hai ngày năm mới, người ta lại mang tượng thần cùng một số lễ vật
ra bờ sông hay bờ biển để làm lễ tắm rửa, đồng thời xin nước về nhà…
Những biểu hiện sinh động kể trên phần nào cho thấy vai trò đặc biệt của yếu
tố sông nước trong đời sống tâm thức của người dân khu vực này.
2.2 Yếu tố sông nước trong văn học truyền thống ở một số quốc gia
Đông Nam Á
Sự ánh xạ của yếu tố sông nước trong văn học truyền thống Đông Nam
Á cũng khá rõ nét. Chúng có mặt trong hầu khắp các sáng tác dân gian của cư
dân bản địa nơi đây, từ thần thoại đến cổ tích lẫn trong ca dao, dân ca, trong
các điệu lăm khắp…
Sống gắn bó với nghề trồng lúa nước, lao động của cư dân Đông Nam
Á thực chất vừa tận dụng môi trường tự nhiên, song vừa phải không ngừng
ứng phó với những hiện tượng phức tạp của thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán, bão
giông, thú dữ…). Như một minh chứng cho biểu hiện của thiên tai không
ngừng tác động đến đời sống sinh hoạt của con người, hiện tượng lụt xuất
hiện nhiều trong kho tàng truyện cổ Đông Nam Á. Ở Lào có “Truyện Quả
bầu” để giải thích về nguồn gốc xa xưa của dân tộc, song nội dung truyện kể
này lại gắn liền với huyền thoại lụt. Thần thoại Lào kể rằng: Thẻn Luống bị
loài người từ chối không chịu cung đốn thịt cá nữa, tức giận gây ra mưa lụt
dữ dội, nước dâng lên ngập hết mặt đất. Ba người đứng đầu hùng mạnh dưới
mặt đất biết thế nào Thẻn cũng gây lụt để trả thù, đã ghép sẵn một chiếc nhà
bè để tránh nạn. Nước dâng đến đâu, nhà bè nổi lên đến đó, cho đến khi chạm
phải mường Thẻn. Họ tìm đến Phò Thẻn để kể về tai họa Thẻn gây ra cho
loài người. Phò Thẻn trách móc họ nhưng cũng thương tình, nguôi giận,
cho họ ở lại mường Thẻn tại cồn Thẻn Lò. Ba người này chán cảnh trời, nên
đến khi nước rút lại xin Phò Thẻn trở về mường trần. Phò Thẻn bằng lòng,

70
còn tặng cho họ một con trâu để về cày cấy làm ăn… Từ truyện kể trên có thể
nhận thấy, thực chất không có Thần, Phật nào cứu giúp con người. Bằng trí
khôn ngoan của mình, chính “con người đã dám đương đầu với thần linh để
tự cứu lấy mình. Con người ở đây gần như ngang hàng với thần linh, trừ sức
chi phối điều khiển tự nhiên. Lòng thiết tha trở về với mường trần, để được
làm ruộng làm rẫy, ăn cơm ăn cá như trước càng tô thêm nét đẹp hình ảnh
dân tộc Lào” (Nguyễn Tấn Đắc chủ biên, 1983).
Thần thoại Indonesia khi lý giải về vũ trụ và tổ tiên của họ qua truyện
kể cũng cho rằng, từ khi phân ra đất trời, mọi hiện tượng của tự nhiên
(sấm, chớp, mưa, lũ lụt, động đất, cầu vồng…) đều do những đứa con của
thần cai quản. Người Việt cũng có huyền thoại về lụt với mẫu truyện kể quen
thuộc: Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngoài ra, còn nhiều mẫu truyện khác cho thấy,
gắn liền với những tín ngưỡng xa xưa, từ buổi hồng hoang, người Việt cổ đã
tôn thờ những vị thần của dòng sông. Truyền thuyết Con Rồng – cháu Tiên
ghi dấu biểu hiện đó. Người Việt cổ tôn vinh người cha là Rồng (Lạc Long
Quân), mẹ là Tiên (Âu Cơ), có đủ sức mạnh để chở che cho họ trong bước đi
đầu tiên tạo lập quốc gia khi 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên
non. Biểu hiện ấy cho thấy “người Việt đương thời ý thức rất rõ về sức mạnh
của rồng (dưới nước) và tiên (ở trên trời)” (Bùi Thị Ánh Vân, 2012).
Và, cũng giống như các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á, dân tộc
Bách Việt xa xưa còn thờ thần rắn, thần núi, thần biển và những vị thần linh
thiêng khác đã phù hộ cho họ như thần Tản Viên, thần sông Tô Lịch…
Bên cạnh truyện kể, những điệu tâm hồn được các nghệ sĩ dân gian nơi
đây cất lên từ ngàn xưa qua những bài dân ca, những điệu hò vè, những lời
đối đáp giao duyên…, dẫu mang sắc thái địa phương vẫn có nhiều nét chung,
phản ánh đặc điểm sinh thái nhân văn của cộng đồng khu vực.
Với người dân Lào, môi trường sinh sống là một vùng đất được tạo nên
do sự đối lập thống nhất: sông suối – núi rừng. Chính đặc điểm này đã để lại
dấu ấn sâu sắc trong nền văn hóa văn học của cư dân nơi đây. Những dòng
sông lớn như Nậm U, Mè Khoỏng từng là những con đường đưa người Lào
Thay đi tìm đất mới. Những khi có loạn lạc hay ngoại xâm, mặt sông lại
chuyên chở cả một dòng người đi lánh nạn. Phạ Ngừm cũng từng phải xuôi
bè theo dòng Mè Khoỏng xuống phương Nam tìm đất sống, chờ ngày trở về.
Những ngày hội nước hàng năm, với những cuộc đua thuyền hào hứng sôi
nổi, cũng diễn ra trên mặt sông. Trong dân ca Lào vì thế, ngoài việc xuất hiện
những đoạn thơ “đơn rông” (đi rừng) còn có điệu “Lăm Loòng Khoỏng” - tức
hò chèo thuyền trên sông Khoỏng. Những giai điệu cơ bản này là những phần
đặc sắc nhất trong văn học Lào. Nét duyên của dân ca Lào có thể nhận thấy
rõ nét qua đoạn đối đáp sau trên bối cảnh sông nước:

71
“Nam:
Anh đây như cái bèo dưới nước
Rễ không bám đến đất
Gió đưa qua đưa lại chẳng vướng vào đâu
Đưa qua vướng vào bụi tre, người ta phát
Đưa lại vướng vào cây nang, người ta đốt
Còn khi anh vướng vào em, chẳng biết thế nào
Nữ:
Không có bùn vờ ngã làm chi
Quả sung đã chín bên sông
Hàng trăm con quạ xúm lại ăn, ai biết
Anh có hàng vạn người yêu, ai biết được đâu”
(Anh đây như cái bèo dưới nước) (Tuyết Phượng, Đinh Kim Cương,
Võ Quang Nhơn biên soạn và dịch, 1981)
Với người dân lao động nông nghiệp là như thế, tiếng hát lời ca cũng
cần như cơm gạo. Dân ca Campuchia vì thế cũng quấn lấy khói lam chiều
trên những mái nhà tranh, lan tỏa khắp cánh đồng và vang vọng cả trên
những dòng sông bập bềnh sóng vỗ. Bên cạnh những bài ru con thiết tha ngọt
ngào là những bài hò chèo thuyền tình tứ, những bài hát đối đáp duyên
dáng… đã góp phần làm cho đời sống đôn hậu, chất phác của người dân nơi
đây thêm bội phần tươi mát, ấm cúng.
“Thuyền ta vừa mới đóng xong
Cho ta xuống nước xuôi dòng lênh đênh
Bạn thuyền ta hái dâu xanh
Bên bờ sông nọ cho anh hái cùng
Tình yêu đã gọi trong lòng!
Bên bờ sông nọ anh cùng hái chung…”
(Bài hát người chèo thuyền) (Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc biên
soạn, 1986)
Ở không gian hải đảo, gắn liền với đời sống vùng biển, người dân
Philippin theo nghề chài lưới. Thơ ca dân gian Philippin vì thế có rất nhiều
bài phản ánh không khí lao động sôi nổi, với nhịp điệu khỏe khoắn, vui tươi
đem lại sức dẻo dai, bền bỉ cho con người nơi đây:
“Nào, hãy tươi tỉnh lên
Nào, hãy sảng khoái ra
Nào, chúng ta cùng ra xa đại dương
Nào, chúng ta cùng ra xa đại dương”
(Đức Ninh, 2004)

72
Tất nhiên, những ngư dân chài lưới cũng không quên nói về nỗi khó
nhọc của chính mình:
“Người đánh cá khó nhọc biết chừng nào
Phải quăng những cái lưới nặng nề
Ban đêm cũng không ngủ được
Mệt mỏi dầm mình trong những tia nước mặn thường xuyên”
(Đức Ninh, 2004)
Thường nhật hơn, dấu ấn của nền văn minh sông nước còn hiển hiện
sinh động trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày của cư dân trong cộng đồng khu
vực. Trong “Xú pha xít” của Lào, xuất hiện lặp đi lặp lại khá nhiều hình ảnh
quen thuộc như sông, suối, thuyền, ghe, ao, giếng…:
- “Chèo không đều thuyền kia không chuyển.”
- “Đi thuyền nhờ người lái.”
- “Nước mát cá đến, nước nóng cá bỏ đi.”
- “Mực nước đến đâu, sen nổi đến đấy.”
- “Cả bản uống nước một giếng.”
- “Nước cả cũng nói cạn, đường rậm cũng nói quang.”
- “Nước lên cá ăn kiến, nước xuống kiến ăn cá.”
- “Gần sông mà không có mắm.”
- “Em ở bên kia sông
Anh ở bên này sông
Anh đây quyết đúc thuyền đồng bơi sang.”
(Tuyết Phượng và cộng sự, 1981)
Tục ngữ Campuchia cũng lưu lại nhiều hình ảnh, biểu tượng gắn liền
với sinh thái nhân văn sông nước:
- “Nước chảy xuống thấp
Mối đùn gò cao.”
- “Đã không giúp tay chèo
Đừng lấy chân cản nước.”
- “Có mương nước mới chảy.”
- “Nước chảy theo mương
Thỏ chạy theo đường.”
- “Thuyền đi qua
Bờ sông ở lại.”
- “Muốn vào vũng phải theo sông
Muốn đậu thuyền phải neo bến
Muốn vào nước phải qua biên giới.”
(Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc, 1986)

73
Hợp vào nguồn chung, kho tàng thành ngữ, tục ngữ của người Việt còn
bao chứa trong đó cả một hệ thống những biểu trưng gần gũi, thân quen:
- “Đi sông phải theo dòng uốn.”
- “Gần sông quen với cá
Gần rừng không lạ gì chim.”
- “Chết sông chết suối
Không ai chết đuối đọi đèn.”
- “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.”
- “Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.”
- “Qua đò khinh sóng.”
- “Nước khe đè nước suối”
- “Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.”
(Vũ Ngọc Phan, 2010)
Từ những biểu hiện phong phú, đa dạng nêu trên có thế khẳng định,
sông nước đã thật sự trở thành mẫu gốc trong tâm thức cộng đồng của cư dân
Đông Nam Á. Không chỉ gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày;
“SÔNG-NƯỚC” thật sự sống cùng người dân nơi đây trong lối tư duy,
trong từng điệu cảm, nếp nghĩ.

3. THAY LỜI KẾT


Nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á nói chung và văn hóa sông nước
Đông Nam Á nói riêng là một lĩnh vực hấp dẫn và vẫn là mảnh đất màu mỡ
còn chưa khám phá hết. Khuôn khổ bài viết mới chỉ dừng lại ở bước đầu phác
thảo những dấu ấn của nền văn minh sông nước trong đời sống tinh thần của
các dân tộc cộng cư nơi đây. Kết quả nghiên cứu góp phần minh chứng,
khẳng định tính thống nhất trong sự đa dạng về đời sống văn hóa tinh thần
của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Tính thống nhất ở đây chủ yếu dựa
trên cơ sở của một nền tảng văn hóa bản địa vững chắc – nền văn hóa nông
nghiệp lúa nước – yếu tố quy định sự phát triển của văn hóa tinh thần, văn
hóa vật chất, cơ cấu xã hội, đời sống tâm linh và tư duy triết lý của con người
Đông Nam Á trong suốt quá trình vận động của xã hội Đông Nam Á từ xa
xưa cho đến nay. Chính trên căn bản nền tảng văn hóa nguyên sơ này, các tín
ngưỡng đã xuất hiện, các yếu tố cổ mẫu được sinh thành và xác lập vai trò
quan trọng của chúng trong việc góp phần điều phối một cách tự nhiên cảm
thức, tư duy, nếp nghĩ, lối sống của cư dân bản địa nơi đây, tạo nên những
dấu ấn hòa điệu, thống nhất, tương giao.

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ, 1998. Văn hóa Đông Nam Á. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội.
2. Nguyễn Tấn Đắc chủ biên, Đức Ninh, Vũ Tuyết Loan, Lương Ninh, Vũ Oanh,
1983. Văn học các nước Đông Nam Á. NXB Viện Đông Nam Á. Hà Nội.
3. Bò Xẻng Khâm Vôông Đa La, 1998. Lịch sử văn học Lào. NXB Giáo dục. Đà
Nẵng.
4. Ngô Văn Lệ, 2003. Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông
Nam Á. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh.
5. Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Tấn Đắc biên soạn, 1986. Tuyển tập văn học
Campuchia. NXB Văn học. Hà Nội.
6. Trần Bình Minh, 2000. Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam
Á. NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội.
7. Niels Mulder, 2014. Những thay đổi trong văn hóa và tôn giáo của Đông Nam
Á. NXB Từ điển Bách Khoa. Hà Nội.
8. Đức Ninh, 2004. Nghiên cứu văn học Đông Nam Á. NXB Khoa học Xã hội.
Hà Nội.
9. Vũ Dương Ninh chủ biên, 2008. Lịch sử văn minh thế giới, in lần 10. NXB
Giáo dục. Vĩnh Phúc.
10. Vũ Ngọc Phan, 2010. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, in lần 8. NXB Thời
đại. Hà Nội.
11. Tuyết Phượng, Đinh Kim Cương, Võ Quang Nhơn biên soạn và dịch, 1981.
Hợp tuyển văn học Lào. NXB Văn học. Hà Nội.
12. Lưu Đức Trung chủ biên, 1999. Văn học Đông Nam Á, in lần 2. NXB Giáo dục.
Hà Nội.
13. Bùi Thị Ánh Vân, 2012. Sông nước trong tín ngưỡng dân gian Đông Nam Á,
ngày truy cập: 15/7/2019. http://vhnt.org.vn/tin-tuc/the-gioi-van-
hoa/28545/song-nuoc-trong-tin-nguong-dan-gian-dong-nam-a-

SOME CHARACTERISTICS OF RIVER CULTURES


IN THE RESIDENT'S SPIRITUAL LIFE OF SOME NATIONS
IN SOUTHEAST ASIA

Abstract: It is the life that attaches to the rivers that make the traditional culture of
Southeast Asians imprinted on the wet rice agriculture, creating a distinctive type in
terms of the culture of other regions. The river elements for Southeast Asian
residents, therefore, are both a natural and cohesive ones, as well as being the
archétype in the spiritual life of people in this area. From an interdisciplinary
approach, and from a cultural ecology perspectiv when culture combined with
archétype theory, through surveys, analysis and comparison, the results of the
research showed that river factors play an important role in naturally coordinating

75
the feeling, thinking, way of thinking and lifestyle of indigenous people here,
creating imprints of harmony, unity, and fellowship.

Keywords: Southeast Asia, agriculture, spirit, river culture

76
THE DEVELOPMENT OF BANGKOK'S NEW IDENTITY
THROUGH ITS DEVELOPMENT
AS A ROAD-BASED CITY
Chunni Wu1

ABSTRACT
This paper focuses on the transforming process of Bangkok to be a road-
based between 1782-1910. Since Bangkok was designated to be the seat of royal
government in 1782, the city gradually became a ‘floating city’ with relatively
prosperous network of waterways with continuous efforts of the former three
sovereigns. From 1861 onwards, modern road emerged in this central city and
increasingly could compete with the original waterways, which largely impacted on
the features as well as the function of the city at that time. What is more, Bangkok
began to redefine its role as the ‘real center’ of the kingdom in terms of politics,
economies and culture, which chiefly owed to a series of transformation
formodernizing and centralizing the country during the reign of King Rama Ⅳ-Ⅴ.
In doing this, this article discusses the transformation of transportation means in
Bangkok between 1782-1910. What had the modernization of transport modes
impacted upon development of the capital? What did contribute to the construction
of roads during the reign of King Rama Ⅳ-Ⅴ?

Keywords: Bangkok, Water-based city, Road-based city

1. INTRODUCTION
Bangkok became an important city in Siam, which mainly owed as the
seat of political power from the beginning of Bangkok period (1782). Since
then, waterways as the main transportation means not only provided the ideal
sites for settlement, commercial activities and recreations by the early of
twentieth century, but also contributed to the development of the city as well as
the city’s image. A more comprehensive network of waterways provided
possible accesses for Bangkok to the even distant provinces during the reign of
King Rama Ⅳ-Ⅴ, albeit slow and unperennial for some time [Graham, 1924].
Furthermore, the construction of roadways in this period led the
communication more convenient and faster than the former ways, which
impacted this central city as well as the centralization of kingdom to a large
extent. In doing so, Bangkok by degrees became the real center of Siam in
this period.

1
Chulalongkorn University, Thailand.

77
This article represents and discusses the modernization of Bangkok to
be a road-based city as well as the factors contributing to the construction of
roads in between 1782-1910. Transportation means largely influenced even
the transformation of this capital city. In doing this, the studies on the
changes of communication means of Bangkok let us understand the
transforming process of the capital city to be road-based city.

2. LITERATURE REVIEW
In the book titled Khlong in Bangkok, Piyanat (1982) introduces the
development of Khlong in Bangkok and its adjacent areas from 1782 to 1982,
which chiefly owed for various purposes of defense, transportation and
irrigation needs as well as economic imperatives with the growth of
commercial trades. However, in this book very little can be found on how to
maintain or revitalize canals for practical purposes in present-day Bangkok.
Other publications go further and analyze the revitalizationand maintenance
of canals in modern Bangkok for practical purposes. Dolruthai (2015)
classifies the uses of canals to present Bangkok in terms of wastewater
sewerage, transportation, irrigation, historic heritage and tourism.
Furthermore, she highlights the necessity to maintain and revitalize the
canals. And Montira (2012) emphasizes the significance of canals in
revitalizing the ecological and socio-cultural sustainability in modern
Bangkok rather than only for aesthetic purpose, but as supplementary
transportation channels to ease the traffic pressure in the city.
The questions about roads in Bangkok have been discussed by some
scholars. Nij (1982) explains the evolution of roads and bridges of Bangkok
in the past 200 years. He argues that the first road of Bangkok was the Rama
Ⅳ Road built in 1857 as a result of the petition of westerners. However, the
economic patterns brought about by roads are found less in the article even
though the construction of shop-houses are touched upon. The article of
PorphantOuyyanont (1999) goes further, which not only explains the
physical changes of Bangkok from 1851 to 1925 by examining the
development of transportation means, but also analyzes the new economic
patterns brought about by the expansion of roads. He points out that roads
influenced the settlement pattern in the city, which became more and more
visible by the 1890s. In addition, Piyanat (1975) introduces all types of
communication system by water and by land in the reign of King Rama Ⅴ.
The causes, objectives, developmental processes and obstacles concerning to
the communication system are analyzed in her book. And she argues that the
most important causes for construction of communication system was to be
“highcentralization”. Anyway, the change of transportation means in
Bangkok had great influences on the modernization of Bangkok.

78
3. METHODOLOGIES
Marc Askew (2002) points out that the physical and ecological aspects
had great influences on the transformation of Bangkok, which represents the
relationships between the interests of the state, the capital, historic conditions
and the demands of urban residents for the growth. In addition, the
relationships between the city’s identity and transportation have also attracted
attention of scholars and researchers. Gerhard Hitge and Andile Gqaji (2001)
points out the interplay between city transportation systems and urban
landscape. Transportation systems are of great importance in “shaping the
societal characteristics of a city’s inhabitants”. In addition, Crystal (2017)
argues that “transportation shapes the cities”.
This research carries and combines the above arguments. According to
the relationships between city’s identity and transportation as well as the
relationships between the interests of the state, historical conditions and the
demands of urban residents, Bangkok by degrees transformed to be a road-
based city and even the ‘real center’ of Siam due to the transformation of
communications.

4. RESEARCH CONTENTS
4.1 Waterways and water-based city (prior to 1851)
Bangkok was the seat of royal power from 1782. Since the relocation of
Siam’s new capital, Siam’s rulers gave special concerns on digging canals as
so did in the former dynasties. As a result, a comparatively complete network
of waterways had been formed in Bangkok with continuous efforts of the
former three sovereigns, which to some extent facilitated the communication
and conveyance for residents in the city.
A visible aquatic capital had been seen as George and Edmund wrote in
1822 and 1833 respectively:
The houses rarely extend more than one more two hundred yards from
the river… there are but few, I had almost said, no roads or even pathways.
To every house, floating or not, there is attached a boat, generally very small,
for the use of the family…the principal shops, however, and the most
valuable merchandise, are found along the river in the floating-houses.
(George Finlayson, 1988)
The river at all times has a great number of boats upon it; but in the
morning, when the bazar is being made ready, there are many hundreds,
probably thousands…Roads there are none. [Edmund Roberts, 1972]
Noticeably, waterways were mainly to use for the defense and
transportation purposes as well as entertainments, but few for commercial
trades during the former three sovereigns [Piyanat, 1982]. Since then,

79
waterways dominated the transportation for several decades not until the
early of twentieth century, which impacted all aspects of the city in the past
largely. However, new canals at that time were chiefly to facilitate the
communication within Bangkok, there were some but few for the connection
between the capital and the nearby provinces. Then the degree of control by
the capital over the remote provinces was quite weak due to the poor
transportation [Walter, 1955]. Therefore, it could be said that Bangkok was
just the ‘nominal capital’ for those remote provinces to some extent in that
period.
4.2 Transformation of transportation means and the emergence of
road-based city (1851-1910)
Waterways construction
It was the 1850s onwards, principally canals were to serve for
transportation and communication purposes rather than defense. A multitude
of new canals were made to meet the growing demand in terms of
communication, trading and agricultural irrigation in the reign of King Rama
Ⅳ-Ⅴ, many of which were mainly to be done for linking Bangkok to other
regions [Piyanat, 1982]. In doing so, the communication among the capital
and subordinates as well as dependencies could be accessible by water,
which were conducive to the development of the capital to some certain
extent.
Indeed, with the great efforts a more comprehensive network of
waterways had been formed, which had great influences on the development
of this central city in this period. However, it is impossible to exaggerate the
centralization degree of the kingdom with this central city by water, albeit
great improvement than the former sovereigns, by water was slow and
nonperennial particularly in the drought seasons [Walter, 1954].
Anyway, great changes took place in the city especially after the
Bowring Treaty, which represented that the city became preliminarily
‘modernized’. as The Argus reported that:
A huge ungainly building, brisk jets of steam and the whirr of wheels
reveal the one steam rice mill… There is more traffic and stir in the river…
The foreign premises look prosperous, but the number of firms has latterly
been reduced, and those who remain tell of diminished business and smaller
profits. (The Argus, 1861)

80
Table 4.2.1 The main canals inside Bangkok
Time excavation
1783 Khlong KhuMeaungDerm (the first canal ring) was redredged.
1783 The excavation of Khlong Rop Krung (the second canal ring)2
1797 Khlong Mahanakwas made.
1840 The construction of Khlong San saeb.
1851 Khlong Phadung Krung Kasemwas dug as a new outer canal for expanding
the city.
1857 The excavation of Khlong ThanonTrong.
(Source: The information in the table mostly obtained from Piyanat,1982.)
Roads construction and a preliminary road-based city
It was in 1861, the traditional phenomena in Bangkok had been broken
due to the advent of the first road3, which took place under the circumstance
of Siam’s reorientation and ‘western’ at that time (Walter, 1955). From then
onwards, dual transport modes coexisted and competed with each other,
which had great influences on the capital in terms of landscape, trading and
settlement patterns.
Prior to 1861, there were some streets but few in the city, as George
described in 1822:
The few streets that Bangkok boasts are passable on foot only in dry
weather: the principal shops, however, and the most valuable merchandise,
are found along the river in the floating-houses. [George, 1988]
In 1855, Sir John Bowring wrote:
Much inconvenience is experienced by the inhabitants from the want of
highways or paths, for, with the exception of some principal streets within
the walls, and a smaller number without, the land passages are scarcely
passable, and frequently will not allow two persons to walk abreast. [Sir John
Bowring, 1969]
Four roads were constructed in Bangkok during King Rama IV era,
namely, Charoen Krung Road also known as New Road (1861), Bamrung
Muang Road (1863), Fuang Nakhon Road (1863), Silom Road (1861);

2
Thadeus mentions that Khlong Rop Krung was dug in A.D.1783. See The Dynastic Chronicles
Bangkok Era: The First Reign, Volume One: Text. By Chaophraya Thiphakorawong Edition.
1978. P.59. While Piyanat Boonnak point soutthatitwasexcavatedin 1785. See Piyanat
Boonnak, 1982. P.30.
3
Nij argued that the first road in Bangkok was ThanonTrong built in 1857. See, Nij,1982,
pp16. While OuyyanontPorphant argued that it was not a “road” in the western sense but a
by product of canal digging. See, OuyyanontPorphant,1999. In my opinion, I agree with
Ouyyanont, it appeared that ThanonTrong was a walkway rather than anactualroad.

81
besides, the earth for some roads building was provide by canals excavation
at that time [Thiphakorawong,1965,1966; Nij,1982]. Noticeably, New Road
run parallel with Chao Phraya River for the most part, which provided an
example for the following roads construction in Bangkok. From then on,
most of new roads were to be done in this way for several decades, such as
ThanonSathon parallel with Khlong Sathon. In addition, 17 new bridges were
built crossing the aforementioned roads by nobles and wealthy Chinese for
merit after the completion of roads in this period [Thiphakorawong, 1966].
The new roads and bridges formed an initial network of roads in the city,
which were of great importance in the transforming process of Bangkok.
It can be considered that the 1860s was a prologue for Bangkok as a road-
based city.
What is more, the land-based commercial pattern took place at that time
along the New Road. AsThiphakorawongwrote:
An order was given to build brick buildings and market-places along
both sides of the road. These were to be rented out to merchants.
[Thiphakorawong, 1966]
Besides, a foreigner served in King Chulalongkorn’s government
described New Road in his diary:
The general layout of the city, especially New Road, a long and sinuous
street, without greenery, bordered by stores and rental exits and two entries,
one by road, the other from the water. [Emile Jottrand, 1996]
However, roads construction in the city was rather tardy within the first
two decades of King Rama V era, and it is impossible to exaggerate the
significance of roads because of only four roads in the city at that time.
Merely Bamrung Muang Road was widened in 1870, simultaneously, the
sides of which were occupied by row houses imitating the Singaporean style
[Royal Gazette, 1997]. Roads building may be constrained by Bangkok’s
geography, which caused bad damage to the roads by flood in the rainy
seasons [Emile, 1996]; and high maintenance costs may also affect the roads
building since the canals maintenance costed less than the former
[Ouyyanont, 1999]. By the 1880s, only some principal roads could compete
with canals owing to a certain percentage of residents beside them as shown
in Table 4.2.2, while most of residents still settled along the banks of rivers
and canals since roads were still subordinate to waterways.

82
Table 4.2.2 Ethnic Distribution along Main Roads in Bangkok in 1883

The tardy phenomenon was completely altered in the early 1890s.


Between the 1890s-1900s, it could be estimated that over 129 roads were
made in Bangkok with the government expense as well as private funds from
wealthy merchants and nobilities, which meant that around 6 new roads were
built per year within last two decades of the fifth reign [Ouyyanont, 1999].
And some new roads were built without a canal, which differed from what
they used to be parallel with canals or rivers, such as SiphyaRoad (1906)
[Steve, 2008]. In addition, Chalerm Bridges Series were put into effect by
new technique donated by the king from 1895 onwards, in total seventeen
bridges with one new bridge for each year including the last one donated by
his son [Kanokwalee, 2005]. With the great efforts in this period, the bridges
of Bangkok boosted to over 2000 bridges in 1900 from the original 9 old-
fashion bridges in 1883[Steve, 2008; Wilson, 1989]. Therefore, it could be
said that a relatively comprehensive network of roadways had taken shape in
the beginning of the 1900s, which made it more available to move about in
the city by roads. A consul from America ever described this change of
Bangkok in 1900:
Thirty-five years ago there were no streets in Bangkok. All traffic was
carried on by boats. Numerous canals still compete with the street traffic. At
later as 10 years ago, there were no more than nine miles of paved streets in
the whole city. Today, there are over 47 miles and many new streets are
being opened up each year. Moreover, the old iron and wooden bridges are
being replaced by modern steel bridges. [Hamilton King, 1900]
Noticeably, communities and commercial trades already took initial
shape and increasingly became dense along the main roads especially New
Road in the 1890s. As Lucien and Jottrand wrote in the 1890s respectively:
This long artery is bordered by houses of all kinds, sometimes Siamese,
sometimes European: the consulates, the trading houses and private mansions
are scattered here and there. [Lucien, 1998]

83
On both sides of the street, Chinese shops follow each other with a
perfect regularity and an absolute symmetry in construction……Since the
creation of New Road, since there are legations, trading houses, a tram, a
railway, all the activity has fully shifted to the left bank. [Jottrand, 1996]
However, commercial activities along the banks of rivers and canals
especially Chao Phraya River were still prosperous, which mostly relied on
traditional waterways. What is more, no any canal was ever filled with earth
prior to 1910, and quite a number of people still moved around by boats in the
city [Piyanat, 1982]. It could be proved by the records of Jottrand in 1892:
An immense waterway where traffic is as intense as in the streets and
likewise bordered with stores, workshops, banks, offices, consulates, and
legations. Countless khlongs end in it and form a close network of small
waterways on which one sails past an uninterrupted series of houses on
pillars, or floating houses that are often stores with properly aligned displays.
Chinese junks, small rowing barges, rowboats, steam-launches, and sampans
cross, avoid each other, join, and overtake, just like in any street with heavy
traffic. (Jottrand, 1996) Indeed, by the end of the fifth reign a comparatively
prosperous network of roads had taken shape in Bangkok, which had great
influences on the development of the capital. The road-based image in this
central city became more and more visible. Besides, the existing roadways
and waterways connected the central city to the even distant provinces much
more available, which had great influences on the development of the capital
to be a ‘real center’ of the kingdom.
4.3 Factors of Roads Construction in 1861
In the reign of King Rama Ⅳ, some improvements had been clearly
seen in Bangkok, of which the most prominent change was the advent of road
in 1861. By 1910, Bangkok had been a relatively visible road- based city.
It is said that the petition of western consuls contributed to the first road
building, however, there were also other factors which led Siam’s king to
make decision to build a road.
Petition of western consuls
Western countries were allowed to trade in Siam due to the Bowring
Treaty, of which six countries established foreign consulates in Bangkok
between 1856-1860 [Bangkok Calendar, 1862]. It is recorded that foreign
consuls complained about sickness because no road was to ride horses for
exercise in the city as they usually did in their countries. Thus, they asked the
King to build a road. And Charoen Krung Road was ordered to build as a
response to the petition [Thiphakorawong, 1966]. Furthermore, Siam was
under western pressure at that time, it is sensible that building a road in 1861
connecting consulate district and foreign residential area to the Grand Palace
in order to avoid conflict with consuls representing those western countries.

84
Canals without enough water during the drought season
Prior to 1861, canals and rivers as arteries provided transportation and
communication for people and the city. Thus, it is hard to imagine that such
kind daily life and activities depending on canals and rivers in the city could
carry under water-starved condition of waterways. This phenomenonwas
described by Sir John Bowring for his visit to Bangkok in 1955:
In April, May, and June, many of the canals are dry during several hours
of the day, when communication is interrupted. These canals, which are
multitudinous, are the principal means of intercourse. Much inconvenience is
experienced by the inhabitants from the want of highways or paths, for, with
the exception of some principal streets within the walls, and a smaller number
without, the land passages are scarcely passable, and frequently will not allow
two persons to walk abreast. [Sir John Bowring, 1969]
According to Sir John’s description, canals were lack of enough water
during drought season, which hindered the conveyance and communication
in the city. Since it was impossible to avoid drought season, thus it can be
said that the normal life of the city’s residents had been influenced due to
lack of water by waterways during drought seasons.
The demand of transportation for commercial trades
In addition, more and more westerners came to Bangkok to trade even
reside due to the British Bowring Treaty in 1855, which brought about a big
expansion of commercial trades in the city. An Australia Newspaper reported
the situation of Bangkok after five years of the treaty in 1861:
Spacious foreign stores and neat foreign houses ornament the part
where most of the foreigners reside; the British consular buildings look
imposing, if not handsome; a huge ungainly building…... There is more
traffic and stir in the river, and there is doubtless a freer circulation of money
among the common people, as might be expected from the fact that the
quantity of rice sent from the country has increased from an average of
200,000 piculs a year before 1856, to nearly 1,500,000 piculs already in
1861. (The Argus, 1861)
With the expansion of commercial trades, the existing transportation
mode in the city could not meet the demand of growing commercial trades,
which impacted upon the trading activities to some extent. As a result, a
more comprehensive network of transportation was needed to facilitate the
commercial trades.
Thus, taking into account these factors, street traffic like western
countries may be a rational and available transportation mode, which not
only could address this tough problem of transportation in drought seasons,
but also provide a new transportation mode for the city facilitating the

85
commercial trades. Therefore, these two internal factors as well as the
petition of western consuls contributed to the first road building of Bangkok
in 1861.

5. CONCLUSIONS
Rivers and canals as arteries contributed to form a prominent image of
Bangkok as a water-based city since the beginning. However, the emergence
of road-based city owed to roads construction since 1861, in which dual
transportation means coexisted and competed with each other for about one
century by the 1960s. Roads as the vital factor, had great impact upon the
changes of Bangkok’s image. In addition, it is reasonable to believe that,
mainly due to the demand of local transportation and commercial trades, as
well as the petition of western consuls, the king made decision to
transform the status quo of transportation in the city by adapting the
western-style street traffic to build the first road in Bangkok, so as to provide
a better transportation network for commercial trades which was conducive
to develop the city and the country in order to maintain independence of
Siam. As a result, Bangkok became a preliminary road-based city, which had
been even more the seat of royal government but the ‘real center’ of the
country with the respects of politics, economies and culture.

REFERENCES
1. Crystal Legacy, 2017. Transport Planning in the urban age. Planning Theory &
Practice, Vol.18, No.2, pp177- pp180.
2. ChaophrayaThiphakorawong, 1965. The Dynastic Chronicles Bangkok Era:
The Fourth Reign, B.E.2394-2411(A.D.1851-1868), Volume One: Text.
Translated by Chadin (Kanjanavanit) Flood. Tokyo Press Co., LTD. pp261.
3. ChaophrayaThiphakorawong,1966. The Dynastic Chronicles Bangkok Era:
The Fourth Reign, B.E.2394-2411(A.D.1851-1868), Volume Two: Text.
Translated by Chadin (Kanjanavanit) Flood. Tokyo Press Co., LTD. pp228,
pp308-309, pp262-265.
4. Edmund Roberts, 1972. Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam,
and Muscat. Scholarly Resources, ING. The United States of America, pp235-
pp274.
5. DolruthaiJiarakul, 2015. Khlong: Bangkok canals revitalization. Doctoral
thesis. Silapakorn University. Thailand. George Finlayson, 1988. The Mission
to Siam and Hue 1821-1822. Oxford University Press. London: pp212.
6. Gerhard Hitge, Andile Gqaji, 2011. Impact of a Transport System and Urban
from on the Population of a City. Proceedings of the 30thSouthern African
Transport Conference (SATC 2011), 11-14 July 2011, Pretoria, South Africa.
Document Transformation Technologies cc.

86
7. Hamilton King,1900. Bangkok Times, June
1900.http://www.payer.de/thailandchronik/chronik1900.htm.
KanokwaleeChuchaiya, 2005. Dictionary on the Thai Proper Nouns:
monasteries, palaces, roads, bridges, and forts. The Royal Institute. Bangkok:
pp60-pp74.
8. Lucien Fournereau, 1998. Bangkok in 1892. Translated by Walter E.J.Tips.
White Lotus Co., Ltd. Bangkok: pp37. MontiraHorayanguraUnakul, 2012.
Reconnecting Bangkok’s Heritage Landscape: Urban Waterways and the
Modern City. Journal of the Siam Society. Vol.100: pp183-pp208.
9. Marc Askew, 2002. Bangkok: Place, Practice and Representation. Routledge.
London: pp13-pp106.
10. Mr. and Mrs. Emile Jottrand, 1996. In Siam: The Diary of a Legal Adviser of
King Chulalongkorn’s Government. Translated by Walter E.J.Tips. White
Lotus Co., Ltd. Bangkok: pp11.
11. Nit Hinchiranan, 1982. Road: Evolution Within 200 Years. Bangkok: Seminar
on the Occasion of Rattanakosin 200 Years “Road: Evolution within 200
Years”, 21-22 June,1982, Chulalongkorn University.
12. NijHincheeranun, 1982. Road: Evolution within 200 Years. Academic Seminar
on the Occasion of RattanakosinSompoj 200 Years. 21-22 June,1982,
Chulalongkorn University, Bangkok. pp16.
13. OuyyanontPorphant, 1999. Physical and Economic Change in Bangkok, 1851-
1925. Southeast Asian Studies, Vol.36, No.4. pp437-pp474.
14. PiyanatBoonnak, 1975. The Foundation of Communications in the Reign of
King Chulalongkorn. Chulalongkorn University. Bangkok, pp123-pp147.
15. PiyanatBoonnak, 1982. Khlong in Bangkok. Chulalongkorn University.
Bangkok.
16. Royal Gazette: The Fifth Reign, Volume Four, 1997. The Original Press
Co.,Ltd. Bangkok: pp307-pp308. Royal Gazette: The Fifth Reign, Volume
Five, 2006.The Original Press Co.,Ltd. Bangkok: pp14-pp15. Steve Van
Beek,2008. Bangkok Then & Now. Wind & Water Ltd. Hong Kong: pp27-
pp56.
17. The Argus, Monday, September 23. 1861. Bangkok. pp7.
https://trove.nla.gov.au/newspaper/page/202288.
18. Walter F. Vella, 1955. The Impact of the West on Government in Thailand.
University of California Press. California: pp326-327, pp330, pp333.
19. W.A.Graham, 1924. Siam, Volume Ⅱ. Alexander Moring Limited, The De La
More Press. London: pp127.

87
SỰ PHÁT TRIỂN BẢN SẮC MỚI CỦA THỦ ĐÔ BANGKOK
THÔNG QUA SỰ PHÁT TRIỂN “THÀNH PHỐ ĐƯỜNG BỘ”

Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào quá trình biến đổi của Bangkok thành một thành
phố đường bộ 1782-1910. Kể từ khi Bangkok được chỉ định là trụ sở của chính phủ
hoàng gia vào năm 1782, thành phố dần trở thành một thành phố nổi với mạng lưới
đường thủy tương đối thịnh vượng với những nỗ lực liên tục của ba triều đại trước
đây. Từ năm 1861 trở đi, con đường hiện đại đã xuất hiện ở thành phố trung tâm
này và ngày càng có thể cạnh tranh với các tuyến đường thủy nguyên thủy, điều này
ảnh hưởng lớn đến các tính năng cũng như chức năng của thành phố lúc bấy giờ.
Hơn thế nữa, Bangkok bắt đầu xác định lại vai trò là 'trung tâm thực sự' của vương
quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa, chủ yếu nhờ vào một loạt các chuyển đổi để
hiện đại hóa và tập trung hóa đất nước dưới thời vua Rama. Để làm điều này, bài
viết này thảo luận về việc chuyển đổi phương tiện giao thông ở Bangkok trong
khoảng thời gian 1782-1910. Điều gì đã hiện đại hóa các phương thức vận tải đã
tác động đến sự phát triển của thủ đô? Điều gì đã góp phần vào việc xây dựng các
con đường trong triều đại của vua Rama IV-V.

Từ khóa: Bangkok, thành phố trên sông, thành phố đường bộ

88
DEVELOPMENT AND PRESERVATION OF MEKONG
RIVER CULTURE IN THE CASE OF THE ANGKOR
CIVILIZATION AND LUANG PRABANG
Zhang Rundong1

ABSTRACT
This article concentrates on development and preservation of Mekong River
culture in the case of the Angkor, Tonle Sap in Cambodia and Luang Prabang in
Laos. To do so, we would like to review documentaries—Tong Yin Yi Jiang Shui
( 同饮一江水 ,“Nourished by the Same River”) produced by CCTV in 2008, The
Mekong River with Sue Perkins produced by BBC in 2014. By analyzing and
comparing CCTV and BBC documentaries, we could examine social development
and cultural diversity of the Mekong River from perspectives of the two
documentaries. It would also present a visual cultural panorama. Through this
Mekong River culture panorama contained different time periods and spatial
dimensions, this study would try to portrayed homogeneity and diversity of the
Mekong River culture. We also encourage people come to experience colorful
natural and cultural landscapes of the Mekong River.

Keywords: Comparative Documentary Analysis, Cultural Preservation and


Development, Mekong River, Social Culture

1. RESEARCH PROBLEM
Southeast Asia is a region of diverse cultures and the crossroads of
many civilizations. In mainland Southeast Asia, there is a great ancient
civilization—Angkor Civilization which was the origin of modern Cambodia
as well as the greatest civilization in Southeast Asia during 800-1400 BC
(Osborne, 2001). The architecture and cultural mythology of the Angkor have
long been attracts people from all over the world to explore and travel.
Nearby the Angkor heritage is the largest lake in Southeast Asia, also a most
powerful natural freshwater lake in the world—the Tonle Sap. The rise and
fall the the Tonle Sap Lake has highly connected to waters of the Mekong
River. Further up the Mekong River is another famous World Culture
Heritage—Luang Prabang in Laos. What runs through and interconnecting
Siem Reap and Luang Prabang is the Mekong River. It is the twelfth longest
river (4350 km) in the world, longest river in Southeast Asia, with a drainage
area of 795,000 km2. The Mekong River Basin is located in the east of
Ganges River Basin in India and southwest of the Yangzi River Basin in
China and it is regarded as part of the most diverse region in the world.

1
Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand, 6087565320@student.chula.ac.th

89
The Mekong River passes through six countries – China, Myanmar, Laos,
Thailand, Cambodia and Vietnam. Considering great nature and culture
diversities of the river basin, it has long been recorded in various materials by
explorers and cultural travelers. One new way to shown this variety in the
21st century is documentary films. Documentary films are one important way
that the diverse cultures on the Mekong are being developed and preserved in
our time. They deserve more attention. By analyzing documentaries on the
Mekong, we can better understand how the social development and cultural
diversity of the Mekong River being shown and being preserve from different
perspectives.
Little research has been done on documentaries which deal with the
whole of the Mekong River. Since the start of the 21st century, two important
and influential multi-part documentaries examined the whole of the Mekong
River. One, Tong Yin Yi Jiang Shui was produced by CCTV in 2008 and
another, The Mekong River with Sue Perkins was done by the BBC in 2014.
These two documentaries, one made by an influential media group, another
made by a significant media company in our world, examined the Mekong in
perspective as ‗the other‘ in different ways. In this article, by doing content
analyzing and comparing of the two documentaries, we will be able to have a
better understanding on how socio-cultural variety of the Mekong River is
portrayed at different time periods and in spatial dimensions. This article also
wants to portray the distinct ways that homogeneity and diversity are
represented of the Mekong River‘s diverse cultures.

2. LITERATURE REVIEW
In history, cultures and customs of the Mekong River was recorded by
many scholars and adventures. There were Chinese records from thirteenth
century when Mongol Empire envoy Chou Ta-Kuan 周达观 to the Angkor
Kingdom. He noted that ―a great lake provided an essential supply of food for
local people‖ (Ta-Kuan 1993) which is likely pointed to the Tonle Sap. Until
now, Tonle Sap Lake is still one of the most productive freshwater fisheries in
the world (Keskinen1 2016). We could know from Chou‘s travel book that
Tonle Sap Lake was a main source of lives to people who build the Angkor
Kingdom and the Angkor Wat. Except Chinese traveler, Francis Garnier was
well-known by published Voyage d'explorationen Indo-Chine in Paris in 1873
(F. Garnier 1996). The reports significant in expressed details in traveling
along the Mekong River and its diverse cultures in the late of 20th century. In
contemporary period, many scholars of Southeast Asian studies also traveled
the Mekong River and wrote books at histories, cultures and societies of the
river. It makes contributions in categories and collected previous expeditions
and studies at the Mekong River.

90
In addition to earlier interpretations about the Mekong River, nowadays,
people would like to focus more on new interpretations, such as documentary
films. According to the film scholar—Bill Nichols, documentaries told us
about how things changed and who produces these changes (Nichols 2001;
2010, p. 10). As a medium, documentaries can also promote social changes
(Keil 2014, p. 104). To the outside, there is also a social purpose or
propaganda function of documentaries. In talking about social change, this
article will mentioned that in the Tonle Sap part.
In comparative film studies, according to Yoshimoto, western
standpoint in comparative film study is stronger than eastern view, to develop
and create diverse perspectives in compare films is one of a direction in the
future (Yoshimoto 2013). In Latin America, documentary was also being
used as a tool in recordings a region‘s diverse cultures. Followed Kate, he
mentioned that despite its flaws, Matto Grosso has become an archival record
for the communities, both as personal history and as primary source material
(POURSHARIATi 2013). As for interpretation of environment of a region,
documentary also functioned in public engagement. According to Caty
Borum Chattoo & Lauren Feldman, documentaries influenced public
engagement in global poverty, and emotions audience perceptions of
entertainment value, too (Feldman 2017).
Documentary and social cultures and changes is a broad and emerging
area of research. Most research in this area is conducted by social scientists
and critical scholars who engaged in assessing the reception, learning and
collective processes facilitated by documentaries (Landreville 2009). But
some scholars also pointed out when people study functions and impacts of a
documentary, they need to consider more deeply in audiences and
engagements (Aufderheide 2009). And, with development of internet, the
spreading of documentary would gradually show its role. These documentary
films provide a clear example of the ability of documentary to generate new
social movement organizations as the Internet becomes a more significant
tool in daily life (Aguayo 2013).

3. METHODOLOGIES
The article will do a comparative analysis of three segments of two
documentaries on the Mekong River Tong Yin Yi Jiang Shui done by CCTV
and the BBC‘s The Mekong River with Sue Perkins. The Three segments of
the river deal with the Angkor and Tonle Sap in Cambodia and Luang
Prabang in Laos. The paper will focus on how cultures in those sections
along the river are being developed and preserved by examining their content
before comparing them.

91
Content Analysis
This article will first analyze the contents of the two documentaries.
I analyze scenes from the documentaries to discover how the Angkor, Tonle
Sap in Cambodia, and Luang Prabang in Laos are portrayed. In doing
analysis, I will find what, why and how the Mekong River cultures are
portrayed in them. I will focus on how the images and the narration depict the
cultures in these places on the Mekong and then examine how the textual and
visual material interacts in each scene.
Comparative Analysis
Comparative analysis is the key to this article. By comparing the
contents of the CCTV and BBC documentaries in how they examine and
depict three sections of the Mekong River, we could know how homogeneity
and diversity of Mekong River cultures are being portrayed in different
perspectives.

4. RESEARCH CONTENTS: COMPARATIVE ANALYSIS OF


MEKONG DOCUMENTARIES
This section will first analyze and then compare three sections from the
documentaries Tong Yin Yi Jiang Shui and The Mekong River with Sue
Perkins. After providing general overview of the main similarities and
differences in perspective of the two documentaries, the paper will focus on
analyzing how Siem Reap and Tonle Sap in Cambodia and Luang Prabang in
Laos are portrayed in each. In doing so, I would like to illustrate and summit
general perspectives of the CCTV documentary and BBC documentary first.
Then, I will concentrate on content analysis of scenes talked about the
Angkor civilization, Tonle Sap and Luang Prabang. In the end, by analyzing
the two documentaries, I will give a conceptual visual cultural panorama of
the Mekong River. In doing so, we will see how documentaries present the
development and preservation of Mekong River culture in the 21st century.

5. GENERAL PERSPECTIVES OF THE TWO DOCUMENTARIES


ON SOCIAL DEVELOPMENT AND CULTURAL DIVERSITY
OF MEKONG RIVER CULTURES
The CCTV Perspective
Tong Yin Yi Jiang Shui is a long documentary of 20 episodes produced
by CCTV with the full support and involvement of all six countries
encompassed by the Mekong River Basin. The perspective of this CCTV
documentary can be simply interpreted by the title of Tong Yin Yi Jiang Shui
documentary—Nourished by the Same River or 同饮一江水 in Chinese. The
entire documentary tries to convey the notion that the different places in the
Great Mekong Sub-region have many similarities in its environment,

92
lifestyles and social cultures. In this way, the CCTV documentary strongly
encourages people and government of the six countries‗develop together‘ and
‗towards a bright future‘. The documentary presents many scenes to suggest
that there are many unknown or unnoticed similarities and neglected
connections shared by the peoples and cultures around the Mekong River
hinting at a view on ‗the other‘ of the peoples and cultures on the Mekong as
those of long-lost relatives. Therefore, we can conclude that Tong Yin Yi
Jiang Shui documentary focused more on Mekong River culture‘s
homogeneity.
The BBC Perspective
The Mekong River with Sue Perkins documentary is much shorter
consisting of only four episodes, River culture through the perspective as ‗the
other‘ as full of interesting but exotic peoples and cultures. The host is a
completely foreign outsider in this Mekong journey, who sees herself as
being out of her depth who is interested in what is going on round her, but
not seeking to fit into the scene on a long term basis. She experienced these
diverse cultures by her intense involvement into local people‘s lives for the
duration of the filming. Generally speaking, The Mekong River with Sue
Perkins concentrated more on the diversity of Mekong River cultures.

6. CONTENT ANALYSIS OF SCENES ON THE ANGKOR


CIVILIZATION
The Angkor Heritage in Tong Yin Yi Jiang Shui
The Angkor architecture is given special focus in the Tong Yin Yi Jiang
Shui‘s thirteenth episode, named ‗the Smile of Angkor‘. This episode
introduces how the great ancient Angkor city was been built and how it been
first recorded in Chinese texts during China‘s Yuan dynasty. The building of
the Angkor heritage and its marvelous architecture construction and
distinctiveness in its features are known as one of four great miracle
architectures of ancient Eastern civilizations. In the introduction episode, it
also introduces histories of Angkor heritages and show the Mekong River is
connected to Angkor civilization. It also presents Angkor is connected to
China. We could say that the Angkor heritage is the most distinctive and
representative cultural heritage among Mekong River cultures, one with deep
but neglected connections to China.
The Angkor Mythology on The Mekong River with Sue Perkins
The Mekong River with Sue Perkins did not specifically mention
Angkor heritage. But the host of this documentary made a special visit to
Kuampang Pluk village which is floating on the great lake of Tonle Sap. In
the night, the host has a chance to watch a traditional public comedy show
that presented unique aspects of Cambodian culture in the time of the

93
Angkor. By using lights and shadows made by fire and textile, the paper-
dancing show describes mythology of Ramayana comes from Khmer
people‘s oral history. It told a fascinating story of ancient fairytale of
Cambodia on stage. At this point, the BBC documentary is different to Tong
Yin Yi Jiang Shui, The Mekong River with Sue Perkins offering to audience a
livelier view of ancient Angkor civilization. It also stressed that Angkor
civilization is not only found in its great architecture, but also integrated by
the lives of people in Cambodia today. From this part, we can know the
Mekong River culture can be built in beautiful architectures and can also be
passed through generations by telling stories.
Content Analysis of Scenes on Tonle Sap Lake
Tonle Sap Lake in Tong Yin Yi Jiang Shui
In Tong Yin Yi Jiang Shui, Tonle Sap in Cambodia is portrayed as the
heart‘ of the Mekong River. As the largest lake in Southeast Asia, and one of
the most productive freshwater fisheries in the world, Tonle Sap is a globally
unique lake-floodplain system that forms an integral part of the Mekong
River system (Keskinen 2016). In the Tong Yin Yi Jiang Shui documentary,
Tonle Sap is the special focus of the third episode— ―Living on Water. This
episode examines living situation of residents living on and by the water.
Besides considering Tonle Sap, this episode also discusses and compares the
conditions of fishermen‘s livelihood of different areas along the Greater
Mekong Sub-region.
Abundant freshwater on the Mekong and harvesting fish in Tonle Sap
gave birth to Angkor civilization in ancient times. The UNESCO World
Heritage site—Angkor Wat—is located near Tonle Sap. Currently, however,
fishermen‘s traditional life is changing due to changes in the environment
since this also is influencing the productive freshwater fishery. This
documentary interprets the role of water and its relation to people who live on
the water. The significance of water can be seen by one of its passages, where
it says: ―The heavy rain finally arrived, and the fishing boat was finally ready
to move. The rain made Nhim Kimly‘s family happy. There is nothing in the
lake without water. If there is water, there is hope (于坚 2008). Although
today fishing might not be as a profitable way of making a living in the past,
it still remains as a unique and important way of living for many people. This
kind of lifestyle also crystallizes the wisdom of human beings living around
Tonle Sap Lake from ancient times to the present.
Tonle Sap Lake in The Mekong River with Sue Perkins
The BBC documentary devotes nearly half of the second episode on
Tonle Sap in Cambodia. The opening scene on Tonle Sap provides general
information and a definition about the lake while Sue Perkins is eating on a
boat. ―This is Tonle Sap Lake, which is the largest lake in Southeast Asia

94
and biggest freshwater lake in the world. Accompanying this narrative are
many different short clips and images showing the vitality of life on Tonle
Sap and lively water pictures. Together they present the power of the great
lake. The documentary shows the abundant water of Mekong and Tonle Sap,
the role of water and fish in people‘s lives. The lake is interpreted as the
world‘s largest freshwater fishery where both people and fish are endangered.
In addition to segments about fishing and environment changes of
Tonle Sap. There are five scenes left, nevertheless, they emphasized Sue
Perkins‘ standpoint as ‗the other‘, shown local religious activities, unique
folk customs and meaningful festivals. Generally, Sue Perkins spend two
days in Kuampang Pluk village, she experienced the ‗life on the boat‘ in the
perspective of a western outsider who integrated into local life. Although the
time is short, Tonle Sap parts of the documentary interpreted both material
and spiritual life of villagers in Tonle Sap Lake in the case of Kuampang
Pluk village. For TV audiences, they could get knowledge of villagers‘ life in
different aspects in this episode. For this research, life of inhabitance on the
boat, standpoint of the host, interview to Mr. Li and segments about religious
are worth noticing. On the one hand, they are key elements of this part, on the
other, they are essential in compare other documentaries and considering
environmental issues on the Mekong River Basin.

7. CONTENT ANALYSIS OF SCENES ON LUANG PRABANG


Luang Prabang in Tong Yin Yi Jiang Shui and The Mekong River
with Sue Perkins
Apart from the ancient city of Angkor located besides the greatest lake
in Southeast Asia, Luang Prabang was also an ancient capital city founded in
the 14thcentury surrounded by Mekong River and Nam Khan River which is
a tribute to the Mekong. Luang Prabang was once the center of the old
Lanxiang Kingdom (古澜沧王国). Now, it is one of the most famous tourist
destinations in the world. More than twenty years ago, Luang Prabang had
already listed in the World Cultural Heritage. Culture heritages of Luang
Prabang could be known from its beautiful architectures, these cultures can
also be experienced in the morning giving ceremony.
The giving ceremony in Luang Prabang presented in both BBC
documentary and the CCTV one. In The Mekong River with Sue Perkins, the
host even experienced this thousand of years‘ ceremony. This might help her
in better involved into Lao people‘s life and have a deeper understanding to
Buddhist cultures. In the opposite, Tong Yin Yi Jiang Shui documentary does
not have a host, it spend many scenes at portrayed the morning giving
ceremony, this emphasized the harmony relationship between monks and

95
local people in Luang Prabang, but it may increase the gap between local
customs and the audience.
The host of the BBC documentary said in the scene on Luang Prabang:
―Laos has been through a turbulent history, but what remind are
unchangeable Buddhist beliefs in people‘s lives. “The Mekong River with
Sue Perkins also discusses the architecture of Luang Prabang, like in Tong
Yin Yi Jiang Shui: temples are centers of Buddhism, homes to monks. In
conclude, we might tell the importance of Buddhism to people live in this
ancient capital city of Mekong kingdom. Furthermore, we could say that
Buddhism is one of the core unifying forces of Mekong River cultures.

8. DISCUSSION
In the previous section, I analyzed scenes on the Angkor civilization,
Tonle Sap and Luang Prabang through perspectives of both BBC and CCTV.
Generally, the CCTV documentary examined the Mekong River as a whole
portrayed more on histories and the meanings of the two World Cultural
Heritages. From This perspective, we could gain basic knowledge of
histories, architectures and religious of Angkor civilization, Tonle Sap and
Luang Prabang as an old capital city. Followed the journey of the host, social
cultures along the Mekong River are be experienced and shown livelier in
The Mekong River with Sue Perkins documentary. Nevertheless, both CCTV
documentary and the BBC documentary portrayed homogeneity and
diversities of cultures and costumes along the Mekong River in the first two
decades of 21st century. Broadcasting of the two documentaries could not
only rouses people‘s interesting in travel along the Mekong River, but also
effectively encourage the public in development and preservation of Mekong
River culture today.

9. CONCLUSION
By reviewing documentaries made by CCTV and BBC in 2008 and
2014, this article presents a visual cultural panorama of Mekong River
cultures in the case of two most famous World Cultural Heritages in the
Makong River Basin—the Angkor and Luang Prabang. We analyzed scenes
on the Angkor civilization and Luang Prabang in the two documentaries
examines the whole of the Mekong River. From perspectives of the CCTV
and BBC as the other‘, homogeneity and diversity of the Mekong River
culture are compared in the contents. This helps us in sustainable
development and effectively preservation of homogeneity and diversity of
social cultures along the 21st century Mekong.

96
Appendix: Episodes of the Two Mekong Documentaries
2008: Tong Yin Yi Jiang Shui (CCTV, 20 episodes)
- Episode 1 – Colorful River System
- Episode 2 – Man and Elephant
- Episode 3 – Living on Water
- Episode 4 – Treasures from the Earth
- Episode 5 – A Home in the Rainforest
- Episode 6 – Fruit Paradise
- Episode 7 – Fragrant Rice
- Episode 8 – Eternal Celebrations
- Episode 9 – Lasting Faith
- Episode 10 – Dragon Boat Races
- Episode 11 – Life in Flowers
- Episode 12 – Handicraft Traditions
- Episode 13 –The Smile of the Angkor
- Episode 14 – Women of a New Age
- Episode 15 – Growing Together
- Episode 16 – Market Diversity
- Episode 17 – Roads to Development
- Episode 18 – A Passage on Water
- Episode 19 – An Era of change in the Golden Triangle
- Episode 20 – A Common Homeland
2014: The Mekong River with Sue Perkins (BBC, 4 episodes)
- Episode 1 – Vietnam
- Episode 2 – Cambodia
- Episode 3 – Laos
- Episode 4 – China

REFERENCES
1. Angela Aguayo, 2013. Paradise Lost and found: Popular documentary,
collective identification and participatory media culture. Studies in
Documentary film, 233-248.
2. Charlie Keil, 2014. Documenting the Documentary. Wayne State University
Press. Detroit, the United States. 103-122.
3. Chattoo Feldman Borum& Caty Lauren, 2017. Storytelling for Social Change:
Leveraging Documentary and Comedy for Public Engagement in Global
Poverty. Journal of Communication, 678-710.

97
4. Chou Ta-Kuan, 1993. The Customs of Cambodia. The Siam Society. Bangkok,
Thailand.
5. Francis Garnier, 1996. Travel in Cambodia and Part of Laos: The Mekong
exploration commission report (1866-1868) - Volume 1. White Lotus Press.
Bangkok, Thailand.
6. Keskinen Salmivaara&Kummu Matti & Olli Varis& Marko Aura, 2016. Socio-
Economic Changes in Cambodia’s Unique Tonle. Applied Spatial Analysis,
413-422.
7. La MarreLandreville & D.Heather Kristen, 2009. When is Fiction as Good as
Fact? Comparing the Influence of Documentary and Historical Reenactment
Films on Engagement, Affect, Issue Interest, and Learning. Education in
Journalism and Mass Communication. 537-555.
8. Milton Osborne, 2001. The Mekong: Turbulent Past, Uncertain Future. Allen
& Unwin. Crow Nest, Australia.
9. Mitsuhiro Yoshimoto, 2013. A Future of Comparative Film Studies. Inter-Asia
Cultural Studies. 54-61. NisbetAufderheide& Matthew Patricia, 2009.
Documentary Film: Towards a Research Agenda on Forms, Functions, and
Impacts. Mass Commun 2.

PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA SÔNG MEKONG


QUA NỀN VĂN MINH ANGKOR VÀ LUÔNG PHA BĂNG

Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào phát triển và bảo tồn văn hóa sông Mê Kông
trong trường hợp của Angkor, Tonle Sap ở Campuchia và Luông Pha Băng ở Lào.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi muốn xem lại phim tài liệu: Tong Yin Yi Jiang Shui
(同 饮 一 “, Được nuôi dưỡng bởi cùng một dòng sông) do đài CCTV sản xuất năm
2008, và Sông Mê Kông với Sue Perkins do đài BBC sản xuất năm 2014. Bằng cách
phân tích và so sánh phim tài liệu của CCTV và BBC, chúng tôi có thể kiểm tra sự
phát triển xã hội và sự đa dạng văn hóa của sông Mê Kông từ góc độ của hai bộ
phim tài liệu. Nó cũng sẽ trình bày một bức tranh toàn cảnh văn hóa trực quan.
Thông qua bức tranh toàn cảnh văn hóa sông Mê Kông này bao gồm các khoảng
thời gian và kích thước không gian khác nhau, và nghiên cứu này sẽ cố gắng mô tả
sự đồng nhất và đa dạng của văn hóa sông Mê Kông. Chúng tôi cũng khuyến khích
mọi người đến để trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đầy màu sắc của
sông Mê Kông.

Từ khóa: Phân tích tài liệu so sánh, bảo tồn và phát triển văn hóa, sông Mê Kông,
văn hóa xã hội

98
THE ROLE OF ETHNIC CHINESE
IN THAILAND’S BANKING SECTOR DEVELOPMENT
IN THE EARLY 20th CENTURY
Shenglan ZHENG1

ABSTRACT
In the history of Thailand’s banking sector development, ethnic Chinese has
been thought of as a key factor in the formative years of local commercial banks.
The purpose of this study is to investigate the role of ethnic Chinese in the
Thailand’s banking sector development in 1888-1945. This study finds that ethnic
Chinese attempted establish commercial banks in Thailand before WWII but failed
in competition with European capitals, while the European- owned banks could not
succeed without hiring Chinese compradors to bridge the banks with local markets.
During WWII, ethnic Chinese successfully built some local commercial banks such
as the Bangkok Bank in Thailand, which are still the pillars of the banking industry
till nowadays. It is hoped that this study will provide the basis for improved
understanding of the ethnic Chinese’ contribution to Thailand’s banking sector
development in the early 20th century. Expectations are that improved understanding
will be of value for future investigation of the role of ethnic Chinese in Thailand’s
economic society.

Keywords: Banking sector development, Ethnic Chinese, Thailand

1. RESEARCH QUESTION AND AIM


As China and Siam have enjoyed a long-standing economic relationship
since the 13th century, the Chinese traders and immigrants influenced
Thailand deeply and subtly. Previous studies of Chinese business in Thailand
and the history of Thailand banking industry have not dealt with the relation
between ethnic Chinese and Thailand’s banking sector development.
However, the establishment of the banking industry in Thailand in the early
20 th century was mainly based on the contributions of ethnic Chinese. The
central question in this study asks what the role of ethnic Chinese is in
Thailand’s banking sector development in the early 20th century? The main
aim of this study is to develop an understanding of the role of ethnic Chinese
in the development of Thailand’s banking sector in 1888-1945.

1
Chulalongkorn University, Thailand, zhengshenglan2404@163.com

99
2. LITERATURE REVIEW
A considerable amount of literature has been published on overseas
Chinese business in Thailand. A significant study on Chinese society in
Thailand was undertaken by Skinner (1957). The study clearly depicts the
main problems such as the Sino-Thai relations, Chinese migration and
assimilation, and Chinese position in Thai economy to explore the role of
overseas Chinese in the economic development and social evolution of
Thailand. Skinner claims that the major developments affecting the private
Chinese sector of the urban economy during the century before the First
World War include the entry of the Chinese into modern banking. A recent
study of Sng and Pimpraphai (2015) approaches the successive waves of
Chinese immigration along with business activities and a series of individual
or family stories of prominent Thai-Chinese. The social roles of Chinese
changed with their participating in developing the economy in Thailand. The
authors hold the view that the Chinese capitalist gained hegemony over the
rice industry between 1855 and 1930, while the Thai Rice Mills opened under
the government’s nationalist economic policy, which made Chinese business
people to alternate their business into commercial banking and insurance
services. The study of Sithi-Amnuai (1964) is a must to understand the
history of Thailand’s banking sector development, which fully covers the
evolution of commercial banks and other financial institutions from the
period of the first establishment of a commercial bank in Thailand to the
postwar developments in currency and banking. Overall, these studies
provide the foundation and highlight the need for investigating the role of
ethnic Chinese in Thailand’s banking sector development.

3. METHODOLOGY
The methodological approach taken in this study is mainly based on
documentary research, including books, thesis, and academic journals.
I referred books in both Chinese and English, mainly related to the overseas
Chinese in Thailand, the history of Thailand banking industry, and the
characteristics of Chinese capitalism. Besides, I collected some statistics of
Thailand’s banking sector from online newspaper and accredited websites.

4. RESEARCH CONTENTS
4.1 The introduction of commercial banks after the Bowring Treaty
After signing of the Bowring Treaty in 1855, foreign capitals were
allowed to access the Thai market directly, which largely stimulated the
import and export trade in Siam. The increasing commercial interests of
European traders in Siam led to the establishment of banks to deal with their
business. In 1888, the history of Thailand banking industry started with the
open of a branch of the Hong Kong and Shanghai Banking Corporation. The

100
reason why Britain pioneered Thailand banking industry was to maintain the
dominance in the field of commerce in Thailand as this country was the
buffer state separating British Burma and Malaya from French Indochina
(Sithi-Amnuai, 1964). In 1889, the bank introduced the first banknotes into
Siam with the permission of Siamese authorities. These notes were used
widely to pay debts and taxes among traders, customs officials, and other
government offices, which brought many conveniences for business. The
second bank- a branch of the Chartered Bank of India, Australia, and China-
was established in Siam in 1894. This Bank granted drafts and bought and
received for collection bills of exchange on London and the major
commercial centers in Europe, India, Australia, America, China and Japan,
and transacted every description of banking and exchange business. In 1897,
a branch of the Banque de L’Indochine was established to deal with French
financial interests, which conducted all the usual banking business and issued
drafts and letters of credit on all principal cities of the world.
In the first few decades after these European banks opened branches in
Bangkok, as Chinese merchants played essential roles in the business of
Siam’s major exports and the European banks’ primary business concerned
the purchase from the Chinese rice millers in Bangkok of dollar bills drawn
against shipments to Hong Kong and the Straits (Ueda, 1994), all the
European banks hired Chinese compradors to expand their business. The use
of Chinese compradors was not newly created in Siam’s banking industry, but
a common phenomenon in the bank branches in developing countries and
regions such as Singapore and Hong Kong to overcome their lack of business
practices and local language. The comprador usually had deep connections
with ethnic Chinese merchants and local government officials, who had the
ability to solicit the banking business. Typically, the comprador guaranteed
loans made on his recommendations, as well as the cash balance at the end of
each day. The comprador received a nominal salary from the bank but liberal
commissions from the customers he introduced. According to the study of
Lowy Stephen (2007), in the early 1900s, important Chinese compradors
included Wong Hang Chow (Hong Kong and Shanghai Banking Corporation),
Sam Hing Si (Banque de L’Indochine), and Cheah Chee Seng (The Chartered
Bank of India, Australia, and China). The Chinese compradors played
important roles as late as the mid-1950s and later the position of comprador
became the business development officer in the banks. In short, the European
Banks could not succeed in the banking business in Siam without the help of
Chinese compradors.
However, these European banks had a reputation for treating Siamese
and Chinese merchants with little respect. Besides, Siamese needed to
finance their own state projects, including railways, large-scale irrigation
projects for rice, and the development of military (Stephen, 2007). In 1904,
H.R.H. Prince Mahisara launched a small Siamese-owned private trust named

101
the Book Club, which became the first Thai bank- Siam Commercial Bank in
1906. The capital of the Bank came from the Prince and his friends, most
likely influential Chinese- Siamese merchants such as Kim Seng Lee, Chin
Yuan, Eng Liang Yong, and Seow Yu Seng. In the early years, the Bank
hired western managers2 to run its business due to their rich experience in
bank operation.
In addition to working as compradors in foreign banks, ethnic Chinese
also established some commercial banks in the prewar period to deal with their
business, mainly the rice exports and the remittances to China. These banks
were mostly family operated with the capital subscribed by ethnic Chinese
merchants and millers. As early as the second half of the 19th century,
remittance shops sprang up in Siam as China-born immigrants regularly sent
money back to support their families in China. The gross profits of the
remittance shop came from fees, from interests on the sum entrusted to it
before the actual transmissions of money, and sometimes from fluctuations
in the exchange rate. Merchants with business in China also remitted money
for a variety of reasons: capital investment in China, the purchase of goods to
be shipped to Siam, safe-keeping as deposits, etc. (Chen T, 1940). These
remittance shops could be the predecessors of Chinese-owned banks in Siam.
Later Mr. Joo Seng Heng established the first Chinese-owned bank in
Siam - Joo Seng Heng Bank, which was reorganized as Chino-Siamese Bank
in 1908. In the 1890s, Joo Seng worked as a clerk and later became a
manager at the Bangkok Opium Farm. After collecting some fortune from
work, he opened his own business firm and bank- the Joo Seng Company in
1904. Later in 1908, he converted his company into Chino-Siamese Bank.
At the same time, Joo Seng cooperated with Luang Chitchamnongwat to run
the Siam Rice Milling Company at the same building of the Bank. The
Chino-Siamese Bank had a number of major Chinese entrepreneurs as
shareholders, including Lee Tech Oh, the rice miller who in 1910 controlled
40 percent of Siam’s rice trade, Kim Seng Lee, a prominent revenue farmer,
and Tan Siang Kee Chan, another revenue farmer and rice miller (Brown,
1943). As an enormous amount of business was in the hands of ethnic
Chinese in Siam, the bank became a big success in Siam’s financial circle,
which opened many branches in Siam in the first two years. In 1909,
Bangkok City Bank was established by Hoon Kim Huat, whose family
business, the H. Swee Ho Dispensary, started by his father in 1868 to deal
with imports, sales-commission business, and drugs and chemicals
2
In 1906, SCB hired a German national Felix Kilian who had been working for Deutsch-
Asiatishce Bank’s Shanghai office as the foreign manager. Later, another German national
P. Schwarze was hired as the foreign manager in 1908-1913. Then SCB engaged a British
manager, George Henry Ardron, for 13 years till 1927. After the left of Ardron, SCB got
American managers- J.H. Brett. And W.K. LeCount- to work for the Bank till 1941
(Stephen, 2007).

102
manufacturing. Due to mismanagement, the Bank failed in 1910 while being
heavily indebted to the Chino-Siamese Bank. So, the Chino-Siamese Bank had
no choice but to take over the newly-formed Bangkok City Bank to avoid the
bankruptcy of both banks. However, this alliance only increased the Chino-
Siamese Bank’s liabilities. By 1910, the Chino- Siamese Bank had almost run
out of capital. To save his bank, Joo Seng tried to use the Siam Rice Milling
Company to hide the growing losses of the Chino-Siamese Bank and
provided more loans to assist local rice traders. After struggling three more
years, the Bank’s was on the brink of bankruptcy while Joo Seng’s trade
partner did not allow him to use the Siam Rice Milling Company3 to save the
Bank anymore. In December 1913, the Chino-Siamese Bank failed and
ended operation. The experience of the Chino-Siamese Bank made a great
impression in Siam and had significant consequences for commercial
banking. It goes far to explain the absence of a local Chinese bank until the
1930s (Brown, 1943).
While in the 1910s-1930s, four ethnic-Chinese owned banks 4 in
Singapore and Hong Kong opened branches in Bangkok as Siam’s major
export markets were Singapore and Hong Kong. These four banks were
successful and large-scale, so they expanded their business abroad in Siam.
Later since the administrative changes in Thailand happened in 1932, Thai
exports increased, and the commercial banking business thrived again. With
the rise of Thai nationalistic economic policies, Chinese merchants and
business owners moved into Thailand banking industry. A number of Chinese
merchants and business owners applied for licenses to establish banks 5 .
However, these banks were short of capital and skilled banking staffs. Almost
all of them soon terminated their operations and ended up in failure due to
lacking competitiveness with European banks and the branches of
Singaporean and Hong Kong banks.

3
The Chino-Siamese Bank’s failure also caused a desperate trouble for the Siam Rice
Milling Company as the latter lost all its deposits at the Bank. But since the Siam Rice
Milling Company was the largest rice firm that accounted for forty percent of Siam’s rice
exports in 1913, its close-down could influence the whole commercial sector in this country.
The government forced SCB and three European banks to provided loans to the company to
survive. While after one year, the Siam Rice Milling Company was still forced into
bankruptcy as it was not able to repay the loans.
4
Two Singaporean banks were Sze Hai Tong Bank and Overseas Chinese Bank that opened
branches in Bangkok in 1910 and 1932; two Hong Kong banks- Bank of Canton and Chin
Saeng Bank- established their business in Bangkok in 1919 and 1931.
5
In 1933, Liew Yong Heng Bank, Thye San Bank, Hai Shua Bank, Kuang Ko Long Bank,
Wang Lee Chan Bank, and Kuang Sun Li Bank were established; In 1934, Tan Pang Chun
Bank and Thai Pattana Bank were found; In 1938, Sun Hok Seng Bank was formed; In 1939,
Asia Bank for Industry and Commerce was opened, and in 1941, Siam City Bank was
established.

103
4.2 The establishment of local commercial banks during WWII
With the outbreak of the Second World War, Japanese invasion into
Thailand resulted in a complete suspension of Western business operation in
Thailand as Thailand declared war against Great Britain and the United
States. The Thai government confiscated all the property of the “enemy”
following universal custom. This resulted in the halt of the operation of
European banks in Thailand because they were a part of that confiscated
property. During the wartime, only one foreign bank operated in Siam, that
was Yokohama Specie Bank owned by Japan. The government’s prohibition
on the running of western banks created a vacuum for ethnic Chinese to fill in
the local commercial banking sector. Moreover, the government’s Thai
nationalist economic policy in the 1930s expelled ethnic Chinese out of many
business sectors, which also forced the ethnic Chinese to grab the available
business opportunity to run the local commercial banks to provide the sudden
shortage of banking services. The war also gave rise to a boom in internal
and external trade, especially the trade in strategic materials, such as copper
wire, rubber, and tin. Consequently, ethnic Chinese merchants developed their
business in banking industry during the Second World War.
In 1942, Mr. Lek Viriyaphan, who was born in a Chinese business
family, established Monthon (Provincial) Bank Limited, which was later
merged with the Agriculture Bank and changed its name to Krung Thai
Bank. Before entering into the banking industry, Lek Viriyaphan family
business covered drugstores and Chinese-Thai language newspaper. In 1944,
Bangkok Bank was established by a Teochiu Chinese group led by Chin
Sophonpanich. Chin was born in Thonburi with a Teochiu father and a Thai
mother and sent back to Shantou to get education till the age of seventeen. In
1939, Chin founded his own shop named “Asia Trading” to deal in lumber,
hardware, and canned goods. In war years, the increasing demand for precious
metals made gold and foreign exchange market very lucrative. So, Chin
established the Bangkok Bank with a group of Techiou merchants such as
Tae Keng Ung, Lim Pek Kee, and Kuay Shik Shiu who were mainly engaged
in the import-export and gold trade business. The Bangkok bank’s main
business included gold trade, money exchange, remittance, and insurance. In
April 1945, another Teochiu Chinese group led by Luan Buasuwan
established the Bank of Ayudhaya (later known as the Krungsi Bank). Luan
had been engaged in rice business and became the general manager of the
large-scale Wing Seng Rice Mill in Udonthani Province. The bank’s leaders
were upcountry rice-millers and members of Northeast Rice Millers
Association or the Northeast Saw Millers Association. To seek political
patronage, the Bank gained support from Generals Phin and Phao, the
leaders of “Soi Ratchakhru” military clique in 1947-57 by inviting the
generals to be the advisory directors of the Bank’s affiliate firms in insurance.
Also, Luan Buasuwan served as a promoter, director, and shareholder of

104
military- involved or state-sponsored companies to help the latter’s business.
In this way, the Bank expanded rapidly into one of the largest military-
associate conglomerates that dealt with the war arm business. The Ayudhya
group and the military firms led by Field Marshal Phin cooperated to
monopolize the major lucrative business of the country. Important areas that
they dominated by the early 1950s included the rice business, hog
slaughtering and the pork trade, timber export, the jute and gunny bag
business, and the local distribution of liquor and tobacco (Suehiro, 1992). In
1956, when Luan died in an airplane accident, the Auyudhaya Bank was
taken over by another ethnic Chinese- Chuan Rattanarak. In June 1945,
Thai Farmers’ Bank (later known as Kasikorn Bank) was established by a
Hakka Chinese family- Lamsam family and later combined with a Teochiu
Chinese family-Wang Lee family. The Bank’s business varied from
shipping, life insurance, and trading to mining and manufacturing. Lamsam
family was one of the oldest business groups in Thailand. Before opening
the Thai Famers’ Bank in 1945, Lamsam family started a business in rice
milling and export, then moved into forestry and sawmilling, shipping,
rubber exports, and established the Lamsam Insurance Co., Ltd in 1932.
Wanglee family traces its origins to Tan Tsue Huang, who arrived in Siam
during the reign of King Mongkut and succeeded in the rice milling business.
By 1920, Tan’s second son became one of Siam’s largest rice millers and
exporters. The combination of Lamsam family and Wanglee family
constituted the most extensive Chinese business block in Siam before the
1950s. With the help of Hakaa and Teochiu communities and the patronage
of Pridi Phanomyong’s political group, the Thai Farmers’ Bank had 26
affiliate firms with a total registered capital of 14.8 million baht in 1948-49.
As a result, during the 1960s, banking ownership concentrated in the
hands of Chinese families. The largest institution was the Bangkok Bank,
controlled by the Sophonpanich family. The three others were the Lamsam
family (Thai Farmers’ Bank), Tejapaibu (Bangkok Metropolitan Bank, Thai
Development Bank [later, First Bangkok City] and Bank of Asia), and
Ratanarak (Bank of Ayudhya and Siam City Bank). Most of the remaining
banks were also Chinese-Thai family enterprises. They served as bases for
these groups to invest in other types of financial enterprises (insurance,
investment finance, consumer finance, etc.) and non- financial activities
(Muscat, 1994).

105
Table 4.1: Banks Founded in Bangkok between 1888-1945
Year of Name of the Bank Nationality
Establishment
1888 Hongkong and Shanghai Banking British
Corporation
1894 The Chartered Bank of India, Australia, and British
China, Ltd.
1897 The Banque de L’Indochine French
1904 Joo Seng Heng Bank Ethnic Chinese
1906 Siam Commercial Bank Thai
1908 Chino-Siamese Bank Ethnic Chinese
1909 Bangkok City Bank Ethnic Chinese
1910 Sze Hai Tong Bank Singapore
(Teochiu)
1919 Bank of Canton Hong Kong
1923 Mercantile Bank British
1931 Chin Saeng Bank Hong Kong
1932 Overseas Chinese Bank Singapore
(Ethnic Chinese)
1933 Liew Yong Heng Bank Ethnic Chinese
1933 Thye San Bank Ethnic Chinese
(Wenzhou)
1933 Kuang Ko Long Bank Ethnic Chinese
1933 Wang Lee Chan Bank Ethnic Chinese
(Teochiu)
1933 Kuang Sun Li Bank Ethnic Chinese
(Guangdong)
1934 Tan Pang Chun Bank Ethnic Chinese
(Teochiu)
1936 Yokohama Specie Bank Japan
1938 Sung Hok Seng Bank Ethnic Chinese
(Teochiu)
1939 Asian Bank for Industry and Commerce Ethnic Chinese
1941 Siam City Bank Thai
(Hainan)
1942 Bank of Thailand Thai

106
1942 Monthon (Provincial) Bank Thai
(Ethnic Chinese)
1944 Bangkok Bank Thai
(Teochiu)
1945 Bank of Ayudhya Thai
(Teochiu)
1945 Thai Farmers’ Bank Thai
(Hakka & Teochiu)
(Source: Organized from the studies of Narong, Sithi-Amuai, Supoj, Wang Zhumin,
and Thai Bank Museum)

5. CONCLUSIONS
In summary, in the period of 1888-1941, Western capitals dominated
the commercial banking sector in Thailand, but whose business depended
heavily on the ethnic Chinese compradors. The ethnic Chinese bridged
Thailand’s banking sector with local markets. Some ethnic Chinese also
attempted to establish their own banks to support their family business but
failed due to lack of skills and capital. Nevertheless, with the outbreak of the
Second World War, foreign banks were prohibited in operating in Thailand,
which provided the source of growth for domestic commercial banks
established by ethnic Chinese to fill the vacuum in Thailand banking
industry. From the view of history, the birth of these Ethnic Chinese-owned
commercial banks during wartime in Thailand was the turning point for
Thailand to get rid of the financial monopoly by the Western powers.

REFERENCES
1. Brown, Rajeswary Ampalavanar, 1943. Capital and Entrepreneurship in South-
East Aisa, TheMacmillan Press LTD, Houndmills, Basingstoke, Hampshire, pp
160-161.
2. Chen, Ta, 1940. Emigrant Communities in South China, a study of overseas
migration and its influence on standards of living and social change, Institute of
Pacific Relations, New York, pp 31-79.
3. Narong Phetphrasert, 1981. ‘The Expansion of Capitalism in Thailand since
1945 until the Present’, Thai Economic Review, Vol.4, No. 1.
4. Muscat, Robert J., c1994. The Fifth Tiger: A Study of Thai Development Policy,
United Nations University Press, Tokyo, pp115.
5. Sithi-Amnuai, Paul, 1964. Finance and Banking in Thailand, Thai Watana
Panich, Bangkok.
6. Sng, Jeffery and Pimpraphai Bisalputra, 2015. A History of The Thai-Chinese,
Editions Didier Millet, Singapore.

107
7. Skinner, George William, c1957. Chinese Society in Thailand: An Analytical
History Cornell University Press, Ithaca, New York.
8. Stephen, Lowy, 2007. Century of Growth: The First 100 Years of Siam
Commercial Bank, Editions Didier Millet, Singapore.
9. Suehiro Akira, 1992. ‘Capitalist Development in Postwar Thailand:
Commercial Bankers, Industrial Elite, and Agribusiness Groups’ in Ruth
McVey(ed.), Southeast Asian Capitalists, Cornell University, pp 35-63.
10. Supoj Rojpibulstit, 1976. ‘Bank Competition in Thailand’, Master thesis,
Thammasat University, Thailand.
11. Thai Bank Museum, http://www.thaibankmuseum.or.th/eng/museum001.php.
12. Ueda Yoko, 1994. ‘The Development of Commercial Banking and Financial
Business in the Province of Thailand’, Southeast Asia Studies, Vol. 31, No. 4,
pp 385-411.
13. Wang, Zhumin, 2015. ‘Chinese Business Investment and Banking Industry in
Thailand in Early 20th Century’, Beyond the Silk Road: Asian Maritime History
and Culture, 王竹敏,’20 世纪 前叶泰国华商的投资与银行业’,丝路的延伸
:亚洲海洋历史与文化,pp 112-123.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THÁI GỐC HOA TẠI THÁI LAN
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG
ĐẦU THẾ KỶ XX

Tóm tắt: Trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng Thái Lan, người Trung Quốc đã
được coi là nhân tố chính trong những năm hình thành của các ngân hàng thương
mại địa phương. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra vai trò của người gốc Hoa
trong sự phát triển ngành ngân hàng Thái Lan vào năm 1888-1945. Nghiên cứu này
cho thấy người thiểu số Trung Quốc đã cố gắng thành lập các ngân hàng thương
mại ở Thái Lan trước Thế chiến thứ hai nhưng thất bại trong việc cạnh tranh với
các thủ đô châu Âu, trong khi các ngân hàng thuộc sở hữu châu Âu không thể thành
công nếu không thuê các công ty Trung Quốc làm cầu nối với các ngân hàng địa
phương. Trong Thế chiến II, người thiểu số Trung Quốc đã xây dựng thành công
một số ngân hàng thương mại địa phương như Ngân hàng Bangkok ở Thái Lan, vẫn
là trụ cột của ngành ngân hàng cho đến ngày nay. Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ
cung cấp cơ sở để cải thiện sự hiểu biết về đóng góp của người thiểu số Trung Quốc
đối với sự phát triển của ngành ngân hàng Thái Lan vào đầu thế kỷ 20. Kỳ vọng là
sự hiểu biết được cải thiện sẽ có giá trị cho cuộc điều tra trong tương lai về vai trò
của người gốc Hoa trong xã hội kinh tế Thái Lan.

Từ khóa: Phát triển ngành ngân hàng, người Thái gốc Hoa, Thái Lan

108
REVIEW OF CHINESE STUDENTS’ INTEGRATION
INTO THAI SOCIETY
Caoyi Zhang1

ABSTRACT
International students may not integrate as successfully and smoothly as has
been assumed. These students may experience multiple challenges in their new
social and academic host environments, including establishing new friendship
networks, coping with financial issues and adapting to local linguistic, cultural and
pedagogical differences. According to the research of Institute of Asian Studies in
Chulalongkorn University, there are about 30,000 Chinese students studying in
Thailand. While the number of Chinese students in Thailand is relatively small
compared to that in more popular destinations such as the US, the UK and
Australia. However, the number of Chinese students studying in Thailand is
growing. The problems encountered by Chinese students have also attracted the
attention of many researchers. As Chinese student is the majority and the main
source of international students in Thailand, promotion for their better integration
into Thai society should be done. The existing papers are mainly about the social
integration of Chinese students in Western countries. The point is that language
proficiency that facilitates communication with local people is a crucial factor in
gaining a more profound understanding of cultural characteristics. Social
integration refers to their social networks and involvement in local communities and
may include activities in the neighbourhood, academic organisations, student
organisations, leisure time clubs, voluntary organisation and so on. Little have
been done on the integration of Chinese student into Asian and non-English
speaking society. Thailand is an Asian country with cultural similarity to China. It
should facilitate integration of Chinese students to the country. However, Thai
language is predominant language in the society. Language might be the main
obstacle of this integration. So major argument of my thesis is language and social
networks are the factors affecting integration of Chinese student into Thai Society.
The author will use theories of defining of integration and theories of domains of
integration to do research on the topic. At the same time, qualitative research will
become the main method of this research. Chulalongkorn University and Dhurakij
Pundit University are selected as case studies because of their different university
life environment.

Keywords: Chinese students, Thai society, integration

1
Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand, milkyz1995@gmail.com

109
1. RESEARCH AIMS
Purpose of this study are: To explore number and livelihood of Chinese
students in Thailand and to explain the extent to which English and Thai
language proficiency and social network could facilitate Chinese students
integration into Thai society.

2. LITERATURE REVIEW
2.1 Defining of integration
About Integration issues arising from educational mobility, integration
is significant both as a policy goal and as a widely debated research issue
(Nlessen& Schible, 2014). Integration is a process and a goal at the same
time, for international students to become competent and active members of
the host society. Integration is defined as one of the four acculturation
strategies of sojourners; integration takes place when the non-dominant group
has an interest in maintaining their own home culture while still participating
as an integral part of the larger host society and interacting with other groups
within (Berry, 2011). Successful integration pertains to the process or state
where the international students have tapped their potential to reach their
capabilities of leading a life close to or at the same level as natives. When it
comes to social relations, they have established relatively robust relationships
with the host community, while maintaining both their home community
relationships and ethnic identities (Li, 2018). British Council (2014) pointed
out “simply having a diverse student body does not mean the education or
even, the campus is global in nature, what comes as an essential part of a
global education is the inclusion of international students in communities and
classes. Integration of all students is an elemental factor in the expanding
concept of internationalism.” It refers to a situation where international
students have attained at least a moderate level of language and possess the
cultural competence to ensure their ability to thrive within their country of
settlement.
2.2. Domains of integration
According to the available literature, domains of integration is divided
into four dimensions–the cultural, structural, social and emotional processes
(Esser, 2016). The cultural dimension denotes the acquisition of knowledge
and skills, norms, customs, lifestyles and so on. The structural dimension
refers to the position and participation of migrants in relevant spheres within
the receiving society. The social dimension refers to interaction and contact
with the autochthonous population and, finally, the emotional dimension
concerns aspects of identity and belonging. (Li, 2018). In previous studies,
the following four aspects were mainly discussed with regard to the
integration of students into the local community: academic, economic, social

110
and cultural integration (Li, 2018). At the same time, Tinto’s (1993) student
integration theory is the most widely cited retention theory, he founded that
the integration of students emphasizes the integration of academic and social
into universities, it will greatly influence students’ persistence in their
studies. Following the rapid growth of the Chinese international student
population in the past decade, it is commonly recognized that lack of
integration is a challenging issue, which not only impedes students’ learning
and academic development abroad but also has a negative impact on their
opportunities to gain work experience (Thøgersen, 2016).
In scientific debate, several theoretical perspectives and conceptual axes
exist, which elaborate some aspects of integration. Considering the existing
literature on Chinese students in Thailand, this paper will talk about social
and cultural integration.
2.3 The Integration of Chinese overseas students
About the integration of Chinese overseas students, In the words of
Yajing Chen and Heidi Ross: "All too often, administrators and media outlets
have fallen back on staid stereotypes – the meek, quiet, or standoffish
Chinese student unwilling to integrate into the 'rest' of campus life" (Chen
and Ross, 2015). At the same time, Chinese students also realize the problem.
According to the survey from Education International Corporation Group
(EIC), a Chinese international student agency, the report shows that when
imagining potential difficulties overseas, 38.2 per cent worried about their
integration into the host society, which was an even higher proportion than
those who feared language barriers (36 per cent) or academic difficulties
(35.9 per cent), two factors that are often identified as the major obstacles for
Chinese students overseas (EIC, 2015). Much of the information now focuses
on Western countries where Chinese overseas students study, such as the
United Kingdom, Canada and the United States. From the research of
Chinese overseas students who study in British, Chinese overseas students
are less satisfied with their opportunities for friendships with British students
and with other international students than students of other nationalities.
Some also feel that they have greater difficulty than other students in making
friends with non-Chinese students (Daniel Dauber, 2017). Because of the
unfamiliar language and academic atmosphere, it is difficult for Chinese
students to integrate into the social and academic circles abroad (Li, 2017).
Especially in non-English-speaking countries, the familiarity with the local
language has left Chinese students in a difficult position, leaving them with
little contact with the local population (Li, 2017). Meanwhile, because of
the different languages, it is difficult for Chinese students to re-establish a
new social network in the host university. Lack of social support and
loneliness make them feel trouble (Lin, 2014).

111
In addition to the difficulties of language, Chinese overseas students
perceive a range of barriers to social integration; some of which are
contextual (e.g. the large number of Chinese overseas students on the campus
and limited opportunities to meet people from the local community), but
many of which stem from personal preferences. Factors such as personality,
preference for an “easy option”, emotional satisfaction from mixing with
people with a similar background and language factors all interact to mitigate
against high levels of social integration (Daniel Dauber, 2017). In an
atmosphere of similar culture, such as Singapore, Chinese overseas students
are rarely involved in the social activities and festivals of other ethnic groups
in the local community, and they rarely have contact with people other than
Chinese (Tran Nhi Bach Van, 2016).
2.4 Attitudes and Values of Chinese Students in Overseas
International students as “individuals who temporarily reside in a
country other than their country of citizenship, in order to participate in
international educational exchange as students” (paige, 2008). Many Western
universit researcher found the common phenomenon: “silent Chinese
student”, which explains the fact that the majority of international Chinese
students without language confidence usually keep quiet during classes or
extracurricular activities (Tran Nhi Bach Van, 2016). Therefore, this behavior
impedes the interaction of international Chinese students with their teachers
and peers restricting collaboration and limiting their educational achievement
(Hodkinson & Poropat, 2014). According to some researcher, Mainland
Chinese students arrive in great numbers, and tend to form their own circle of
friends. They do not interact with the rest of the students foreign or otherwise
in the same way as other foreign students. They seem withdrawn from the
local life and perhaps a little too sheltered. There is definitely some naivete
that goes beyond most foreign students, but is not insurmountable. While
most Chinese are not extraordinarily wealthy, there is a significant and highly
visible new rich class of student who give off a bad image.
The existing papers are mainly about the social integration of Chinese
students in Western countries. Little have been done on the integration of
Chinese student into Asian and none-English society. Thailand is an Asian
country with cultural similarity to China. It should facilitate integration of
Chinese students to the country. However, Thai language is predominant
language in the society. Language might be the main obstacle of this integration.

3. METHODOLOGIES
3.1 Selection of case study
Chulalongkorn University and Dhurakij Pundit University are selected
as case studies. Chulalongkorn University is one of the best universities in

112
the Thailand. As a long-established public university, Chulalongkorn
University has a high degree of internationalization. Last year Chulalongkorn
University ranked first in QS 2018 in Thailand compared to other
universities. The international student ratio is one of the criteria for QS
scoring, so Chulalongkorn University could be representative research object
on the issue of international student integrationin into Thailand. On the other
hand, Dhurakij Pundit University is the university which has the most
Chinese student in Thailand about more than 2,000 Chinese students. DPU
provide a more familiar living environment for Chinese students. SO it could
be representative research object on the issue of Chinese students intergration
into Thailand. I chose the two universities to collect data because the
language environment of the two universities is different. Chulalongkorn
University is highly internationalized and the language environment is mainly
Thai and English. DPU has many Chinese students, the use of Chinese in
schools is much higher than other schools. Comparing the data collected from
these two schools can examine whether language has an impact on student
integration.
3.2 Data collection
3.2.1 Observation
In order to collect information, I will go to the school to participate in
the life of Chinese students, and observe the living environment after their
daily activities.
3.2.2 Interview
In-depth interview of 40 students (20 students in each university) will
be conducted. Among these respondents are the head of Chinese student
association in each university. Researcher will select students with different
level of Thai and English language ability. Respondents will be invited to do
self-evaluate of the level of the integration. Respondents will include who
integrates into society very well and not well.

4. FINDINGS
4.1 Social integration
It is clear that many Chinese students wish to have cross-cultural
communication and companionship while studying abroad. However, it is not
easy to establish a network of friendships with locals or international
students, especially if the language skills of the students are not fluent. I have
some very good Chinese friends here. They are like my family. I don't share
some of the issues in research and relationships with foreign friends because
they have difficulty understanding cultural differences. However, I can
always discuss these issues with my Chinese friends. Interviewees discussed
how Chinese students often support each other in academic work, such as

113
planning timetables, discussing assignments, sharing research experience,
helping proofreading, exchanging supervision, writing papers and so on.
Chinese students have also established mutual help students and social life
organizations. In the two universities I surveyed, they all have their own
Chinese student unions. Many interviewees have participated in the Chinese
Students and Scholars Association to celebrate China's major festivals and
Chinese cultural activities.
However, such a situation has also led to the situation in which Chinese
students are in groups, and rarely participate in other clubs in the university,
thus hindering the improvement of language ability and reducing interaction
with the local society and local culture:
Our school is more like a Chinese community, full of Chinese
restaurants, Chinese supermarkets, you can even find Chinese express here.
This comfortable living circle makes it difficult for us to try to experience the
local life circle, because we prefer to communicate in Chinese compared to
our fluent English and Thai.
Some of the Chinese student interviewees reported difficulties in
building social networks with Thai students. They mentioned some reasons.
First of all, some of the projects that Chinese students study are projects that
few Thai students participate in, which makes Chinese students rarely
establish relationships with Thai students. Second, because of the differences
between Chinese and Thai cultures, it is difficult for most Chinese students to
integrate into some of the more core social circles. Another important reason
is that because of the different languages, some interviewees mentioned that
it is easier to communicate with Thai students if the level of Thai and English
is higher.
However, there are also some interviewees also mentioned that they
have several close Thai friends. Their experience shows that positive attitude
and personal effort are also important factors in integration. The Confucius
Institute often holds some events to help new students establish friendships
with Thai students to make Chinese students expand their social networks.
Some interviewees started from such activities and gradually tried to
establish a social network with Thai students.
4.2 Cultural integration
As mentioned before, language ability, especially Thai language ability,
is very important for Chinese students to successfully integrate into Thai
society. However, most of the Chinese students studying in Thailand are
taught in English, and even some courses are taught in Chinese. Most of the
students interviewed do not speak Thai, and only a few students who study
projects in Thailand can use Thai fluently. They mentioned that it is a little
difficult to take the time to learn a new language, and they can use English

114
and a small amount of Chinese in their daily life in Thailand, which will not
affect their lives without using Thai language. One of the master students
interviewed expressed the dilemma:
Although the project I studied does not require me to use Thai, but I
have studied and lived in Thailand for many years, I cannot understand Thai
society through newspapers and radio. I am estranged from the Thai society.
I can only go online to read Chinese and English websites. Even If I studied
and lived here for many years, I am still a Chinese. If I want to live here,
I must learn Thai.
One of the interviewees said that she realised that the importance of
learning Thai language was not just in terms of communication but also for
learning the Thai culture. The Chinese students mentioned several aspects of
their lives that were influenced by the Thai culture and its values. Unlike
China, Thailand is a Buddhist country, and the influence of religion
permeates all aspects of society. Cultural differences often bring cultural
shocks to Chinese students, making it difficult for them to adapt to life in
Thailand.
When I first came to Thailand, It was difficult for me to adapt to the
social culture here. This made me rarely try to get involved in the society and
local people, so as to avoid unnecessary misunderstanding due to cultural
differences. Differences between cultures often lead to misunderstandings
when the two sides communicate, which will also kill the willingness of
Chinese students to try to integrate. In the end, Chinese students still choose
to return to the same cultural circle. Some interviewees said that they often
face “Cultural Shocks” when they first came to Thailand to study and live,
and they feel overwhelmed and lose the enthusiasm for trying to integrate.
But at the same time, they also mentioned that this "Cultural Shock" will
slowly fade.

5. CONCLUSIONS
The survey findings from our study provide a clear answer to our first
research question, what is livelihood of Chinese Student in Thailand? The
degree of integration of Chinese students in Thailand is not high. They
reported that it’s hard for them to integrate into Thai society. This led us to
second question, what barriers the Chinese students themselves perceive in
becoming more integrated into the Thai soceity? The limited findings from
the open comments indicate that poor language skills and closed social
network could be barriers they perceived.
The overall contribution of this study to existing literature is twofold.
First, one research finding is the mediating role of both English and the host
language. As mentioned before, some papers also indicate the relationship

115
between English and host language. But almost all of them make research in
Western countries, and the popularity of English in Western countries is
much higher than in Southeast Asia. This study proposes that proficiency in
both English and the host culture’s local language is crucial for Chinese
student integration in Thailand. Lack of host language proficiency may
inhibit students from socialising with the host community as well as from
gaining full access to opportunities and facilities both within and outside the
university. For students wishing to stay in the host country after graduation,
knowledge of the local language is a topical factor, while competence in
English is an important facilitating factor for integration in new
environments.
Second, the findings show that impact of cultural distance. Cultural
distance will have significant impact on students. Although the influence of
Chinese culture in Southeast Asia is very deep, it is still different from the
cultural education accepted by contemporary Chinese students. As mentioned
in literature review some researchers believe that the reasons why Chinese
students are increasingly studying in Southeast Asia include cultural
proximity, but this reason It does not help Chinese students to integrate in the
local society. Instead, it causes some students to feel fear and loss because of
cultural shocks. The lack of social support makes them difficult to integrate
into the local society and make them become marginalized people in society.

REFERENCES
1. Berry, JW, 2011. Integration and multiculturalism: ways towards social
solidarity, Papers on Social Representations, vol. 20, no. 2, PP. 1-20.
2. Bers, TH & Smith, KE, 1991. Persistence of community college students: the
influence of student intent and academic and social integration, Research in
Higher Education, vol. 32, no. 5, PP. 539-556.
3. Bochner, S, McLeod, BM & Lin, A, 1977. Friendship patterns of overseas
students: a functional model, International Journal of Psychology, vol. 12, no.
4, PP. 277-294.
4. Church, AT, 1982. Sojourner adjustment, Psychological Bulletin, vol. 91, no. 3,
P. 540.
5. Global Times, 2007. Going to study non-English speaking countries become a
new trend among Chinese students, Available from: < http://language.china
daily.com.cn/2007-02/16/content_811152.htm>. [Last accessed 7.6.2017].
6. Hendrickson, B, Rosen, D & Aune, RK, 2011. An analysis of friendship
networks, social connectedness, homesickness, and satisfaction levels of
international students. International Journal of Intercultural Relations, vol. 35,
no. 3, PP. 281-295.

116
7. Hanwei Li & Pirkko Pitkänen, 2018. UNDERSTANDING THE
INTEGRATION OF MAINLAND CHINESE STUDENTS: The Case of
Finland. Nordic Journal of Migration Research, vol. 8, no. 2. Lewthwaite, M
1996, ‘A study of international students’ perspectives on cross-cultural
adaptation’, International Journal for the Advancement of Counselling, vol. 19,
no. 2.
8. Mannan, MA, 2007. Student attrition and academic and social integration:
application of Tinto’s model at the University of Papua New Guinea. Higher
Education, vol. 53, no. 2, PP. 147-165. Montgomery, C & McDowell, L 2009,
‘Social networks and the international student experience: an international
community of practice?’ Journal of Studies in International Education, vol. 13,
no. 4, PP. 455-466.
9. UNESCO Institute for Statistics, 2016. Global Flow of Tertiary-Level Students,
UNESCO Institute for Statistics, Available from: <http:// uis.unesco.org/en/uis-
student-flow>. [Last accessed 9.8.2016].
10. Valle, RC, Normandeau, S & Gonzalez, GR, 2015. Education at a glance
interim report: update of employment and educational attainment indicators’,
OCDE, Paris, January 2015.
11. Wang, KT, Heppner, PP, Fu, C, Zhao, R, Li, F & Chuang, C, 2012. Profiles of
acculturative adjustment patterns among Chinese international students, Journal
of Counseling Psychology, vol. 59, no. 3, PP. 424.

TÌM HIỂU VIỆC SINH VIÊN TRUNG QUỐC HÒA NHẬP


VÀO XÃ HỘI THÁI LAN

Tóm tắt: Sinh viên quốc tế có thể không hòa nhập thành công và suôn sẻ như đã
được giả định. Những sinh viên này có thể gặp nhiều thách thức trong môi trường
xã hội và học thuật mới với nước chủ nhà, bao gồm thiết lập mạng lưới tình bạn
mới, đối phó với các vấn đề tài chính và thích nghi với sự khác biệt về ngôn ngữ,
văn hóa và học tập. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu châu Á tại Đại học
Chulalongkorn, có khoảng 30.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Thái Lan.
Trong khi số lượng sinh viên Trung Quốc ở Thái Lan tương đối ít so với ở các điểm
đến phổ biến hơn như Mỹ, Anh và Úc. Tuy nhiên, số lượng sinh viên Trung Quốc
học tập tại Thái Lan đang tăng lên. Những vấn đề mà sinh viên Trung Quốc gặp
phải cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vì sinh viên Trung Quốc
chiếm đa số và là nguồn sinh viên quốc tế chính ở Thái Lan, nên khuyến khích họ
hòa nhập tốt hơn vào xã hội Thái Lan. Các bài báo hiện có chủ yếu là về sự hòa
nhập xã hội của sinh viên Trung Quốc ở các nước phương Tây. Vấn đề là sự thành
thạo ngôn ngữ tạo điều kiện giao tiếp với người dân địa phương là một yếu tố quan
trọng để có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các đặc điểm văn hóa. Hòa nhập xã
hội đề cập đến các mạng xã hội và sự tham gia của họ vào cộng đồng địa phương và
có thể bao gồm các hoạt động trong khu phố, tổ chức học thuật, tổ chức sinh viên,
câu lạc bộ thời gian giải trí, tổ chức tự nguyện, v.v. Một chút ít được thực hiện về sự
hòa nhập của sinh viên Trung Quốc vào xã hội nói tiếng các nước Châu Á và không

117
nói tiếng Anh. Thái Lan là một quốc gia châu Á có nét tương đồng về văn hóa với
Trung Quốc. Nó sẽ tạo điều kiện hội nhập của sinh viên Trung Quốc vào đất nước
này. Tuy nhiên, tiếng Thái là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong xã hội. Ngôn ngữ có thể
là trở ngại chính của sự hòa hợp này. Vì vậy, lập luận chính của luận án của tác giả
là ngôn ngữ và mạng xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hội nhập của sinh
viên Trung Quốc vào xã hội Thái Lan. Tác giả sẽ sử dụng các lý thuyết về xác định
tích hợp và lý thuyết về các lĩnh vực thích hợp để nghiên cứu về chủ đề này.
Đồng thời, nghiên cứu định tính sẽ trở thành phương pháp chính của nghiên cứu
này. Đại học Chulalongkorn và Đại học Dhurakij Pundit được chọn làm nghiên cứu
điển hình vì môi trường sống đại học khác nhau.

Từ khóa: Sinh viên Trung Quốc, xã hội Thái Lan, hòa nhập

118
CHỦ ĐỀ 2

VĂN HÓA SÔNG NƯỚC


SỰ THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG

119
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA
DÂN TỘC THÁI VÙNG VEN SÔNG ĐÀ TỈNH SƠN LA
ThS. Nguyễn Thị Hạnh1

TÓM TẮT
Vùng ven sông Đà ở tỉnh Sơn La có nhiều cư dân sinh sống, trong đó chủ yếu
là dân tộc Thái. Đồng bào đã cư trú ở đây từ lâu và họ đã sáng tạo một số nghề
truyền thống. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã phải di dời đến nơi ở mới do xây dựng nhà
máy thủy điện Sơn La. Do đó, các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven
sông Đà đã có sự biến đổi, từ canh tác lúa nước đồng bào chuyển sang nuôi trồng
thủy sản và phát triển du lịch lòng hồ. Để làm rõ được sự biến đổi các nghề truyền
thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà ở tỉnh Sơn La, chúng tôi tiến hành khảo
sát, phỏng vấn sâu tại một số bản ở huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La, tỉnh
Sơn La. Qua đó chúng tôi xác định được những thuận lợi và khó khăn của người
dân nơi đây trong việc phát triển các nghề mới. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp cụ thể.

Từ khóa: Biến đổi, dân tộc Thái, nghề truyền thống, phát triển du lịch, vùng ven
sông Đà

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Sơn La là nơi cư trú của 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái
là chủ yếu (số lượng dân tộc Thái chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh). Trên địa
bàn tỉnh có 527 km sông Đà chảy qua. Vùng ven sông này tương đối thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nước, đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản,…). Do đó, từ rất sớm người Thái Sơn La đã lựa chọn vùng ven sông Đà
để sinh sống. Nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên sông nước, đồng bào
dân tộc Thái Sơn La đã sáng tạo một số nghề, đó là nghề canh tác lúa nước,
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đan các dụng cụ đánh bắt…Tuy nhiên, trong
giai đoạn hiện nay, sau khi nhà máy thủy điện Sơn La xây dựng thì cuộc sống
của dân tộc Thái vùng ven sông Đà đã có những thay đổi nhất định. Trong
đó, những nghề truyền thống của đồng bào đang có xu hướng thu hẹp, song
bên cạnh đó, người dân nơi đây đã tận dụng lợi thế sông nước để khai thác
phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách trong nước, quốc tế, mang lại thu
nhập và hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc tìm hiểu những biến đổi các nghề
truyền thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà ở tỉnh Sơn La trong giai
đoạn hiện nay vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó tìm ra những thuận lợi, khó
khăn từ sự biến đổi các nghề truyền thống trên và có căn cứ để đề xuất những
giải pháp cụ thể.
1
Trường Cao đẳng Sơn La.

120
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Những năm qua, đã có một công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề
văn hóa các dân tộc vùng ven sông Đà, như: Nguyễn Hoàng Yến (2018),
Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn
La; Lò Văn Hặc (2009), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa
các dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La; Đỗ Thị Mùi (2010), Tổ chức lãnh thổ
du lịch Sơn La; Phạm Văn Lợi (2018), Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy
vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc;
Nguyễn Huy Hoàng (2014), Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô
hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hoá, giảm nghèo và bảo
vệ môi trường tỉnh Sơn La,… Tuy nhiên, có thể khẳng định những biến đổi
trong việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng
ven sông Đà tỉnh Sơn La chưa được nhiều tác giả đề cập đến. Do vậy, vấn đề
này cần được nghiên cứu và đánh giá, từ đó chúng tôi đề xuất những giải pháp
nhằm khắc phục những hạn chế trong việc bảo tồn và phát triển các nghề
truyền thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để hoàn thành bài viết, chúng tôi đã tiến hành tổng quan tài liệu, khảo
sát và phỏng vấn sâu cán bộ xã, bản và người dân địa phương (100 phiếu),
phân tích. Thông qua việc khảo sát, phỏng vấn sâu, chúng tôi xác định rõ một
số bất cập trong việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc
Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số
giải pháp cụ thể nhằm phát huy hiệu quả các nghề truyền thống và phát triển
những nghề mới của đồng bào Thái vùng ven sông Đà ở Sơn La trong thời
điểm hiện tại và tương lai.

4. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN


CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG
VEN SÔNG ĐÀ TỈNH SƠN LA
4.1 Một số nét khái quát về tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích
14.125km², chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số
63 tỉnh thành phố. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu;
phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện
Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hua phanh (Lào); phía Tây
Nam giáp tỉnh Luang pra bang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài
250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn
vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Địa hình tỉnh Sơn La chia cắt mạnh, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Sơn La là nông - lâm nghiệp, lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ phát triển còn chậm nên đời sống của đồng bào còn

121
nhiều khó khăn. Sông Đà có chiều dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km) với
diện tích lưu vực là 52.900 km².
Đoạn sông Đà ở Việt Nam có chiều dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km)
và chảy qua một số tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Các dân tộc ở tỉnh Sơn La cư trú vùng ven sông
Đà đã sáng tạo nhiều giá trị văn hóa truyền thống (nghề trồng lúa nước,
đánh bắt thủy sản,…) và được đồng bào gìn giữ cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nhà
máy thủy điện Sơn La, nhiều hộ gia đình vùng ven sông Đà đã phải di dời
đến nơi ở mới. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống vùng sông nước của đồng bào. Đồng thời, trong giai đoạn
hiện nay, các dân tộc vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La đã phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống kết hợp với tiềm năng sông nước để phát triển du lịch,
mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào.
4.2 Những biến đổi trong việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền
thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La
Các dân tộc cư trú vùng ven sông Đà của tỉnh Sơn La chủ yếu thuộc hai
huyện Quỳnh Nhai và Mường La. Do vậy, để hiểu rõ những biến đổi trong
việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven
sông Đà tỉnh Sơn La, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu người
dân địa phương của bản Bỉa Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai) và xã
Mường Trai (huyện Mường La). Với câu hỏi: Ông (Bà) cho biết những nghề
truyền thống của dân tộc Thái cư trú vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La? Chúng
tôi thu được kết quả là 100% ý kiến cho rằng những nghề truyền thống của
dân tộc Thái cư trú vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La là nghề trồng lúa nước,
nghề đánh bắt thủy sản, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan dụng cụ đánh bắt thủy
sản,…Trong đó, nghề trồng lúa nước, đánh bắt thủy sản là chủ đạo. Tuy
nhiên, khi nhà máy thủy điện Sơn La được triển khai xây dựng, những nghề
truyền thống của đồng bào nơi đây đã có sự biến đổi nhất định. Tiếp đó,
chúng tôi đặt câu hỏi: Khi nhà máy thủy điện Sơn La được triển khai xây
dựng, những nghề truyền thống của đồng bào cư trú vùng ven sông Đà có sự
biến đổi như thế nào? Kết quả chúng tôi thu được là 100% ý kiến cho rằng
những nghề truyền thống của đồng bào cư trú vùng ven sông Đà có sự biến
đổi lớn sau khi nhà máy thủy điện Sơn La được triển khai xây dựng. Cụ thể là
tại bản Bỉa Ban, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, nơi có 100% người
Thái sinh sống và xã Mường Trai có hai dân tộc cư trú (chủ yếu dân tộc Thái,
dân tộc La Ha chiếm tỷ lệ rất nhỏ). Trong truyền thống, đồng bào nơi đây chủ
yếu canh tác lúa nước. Họ khai thác lợi thế địa hình ven sông, đất đai màu
mỡ để trồng lúa nước và mang lại năng suất cao nhằm đảm bảo sinh kế và
duy trì cuộc sống của cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi nhà máy thủy điện Sơn
La xây dựng, diện tích trồng ruộng lúa nước của đồng bào trở thành vùng
lòng hồ trữ nước của thủy điện, 100% các hộ gia đình phải di rời hoặc di vén

122
đến nơi ở mới cao hơn. Đối với xã Mường Trai 30% số bản di vén, 70% số
bản di cư đến các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thành phố Sơn La
và một số xã khác của huyện Mường La. Do đó, diện tích lúa nước nơi ở mới
được một số hộ khai hoang và cải tạo để canh tác. Chính vì thế, diện tích
trồng lúa nước tại vùng này bị thu hẹp, số hộ trồng lúa nước cũng giảm. Tại
bản Bỉa Ban, xã Chiềng Bằng, hiện nay trong bản chỉ còn 30% số hộ gia đình
trong bản bảo tồn nghề canh tác lúa nước (khoảng 60 hộ). Với xã Mường
Trai hiện nay chỉ còn 30 hecta trồng lúa nước, trong đó 15% số hộ gia đình
trong xã còn bảo tồn nghề này (khoảng 73 hộ/489 hộ). Hiện nay, cả xã
Mường Trai chỉ còn duy nhất một bản (Búng Cuổng) còn duy trì 100% nghề
trồng lúa nước. Trước đây, đồng bào trồng hai vụ lúa/năm thì hiện nay họ chỉ
còn 1 vụ/năm. Do đó, vấn đề đặt ra là sau khi nhà máy thủy điện Sơn La triển
khai xây dựng diện tích trồng lúa bị thu hẹp, bản Bỉa Ban có đến 70% số hộ
gia đình và xã Mường Trai có đến 85% số hộ gia đình đã mất hẳn nghề trồng
lúa nước.
Vì vậy, để thích nghi với cuộc sống mới đồng bào cư trú vùng ven sông
Đà phải thực hiện chuyển đổi kinh tế. Với câu hỏi: Chính quyền địa phương
đã hỗ trợ Ông (Bà) chuyển đổi kinh tế gia đình như thế nào để thích nghi với
cuộc sống mới? 100% ý kiến chúng tôi thu được là sau khi nước lên đồng bào
đã được chính quyền địa phương hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế đẩy mạnh
chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn hơn trước đây, đẩy mạnh đánh
bắt thủy sản, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, trồng ngô, trồng sắn, một số
hộ thực hiện sản xuất đóng thuyền sắt (bản Bỉa Ban)… Đặc biệt, ngoài việc
đánh bắt thủy sản, đồng bào vùng ven sông Đà đã tận dụng môi trường sông
nước để nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, tại xã Chiềng Bằng (huyện Quỳnh
Nhai), đồng bào dân tộc Thái nơi đây thực hiện thường xuyên việc đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ tập trung chủ yếu ở các bản: Ba nhất,
Nậm Lán, bản Ngáy, bản Chạ Lóng, bản Khoan. Trên địa bàn xã có hai hợp
tác xã thủy sản được thành lập từ năm 2008 với 24 thành viên. Những thành
viên trong hợp tác xã dần mở rộng quy mô nuôi trồng, hộ nhiều nhất trên
20 lồng cá, hộ ít nhất có 6-8 lồng cá. Sản lượng cá đồng bào thu được từ
3-4 tạ/lồng với nhiều loại cá khác nhau. Sản phẩm đó bước đầu mang lại thu
nhập cho các hộ gia đình nơi đây. Huyện Quỳnh Nhai đã thành lập trung tâm
giới thiệu nông sản. Hàng năm, các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đạt tiêu
chuẩn Vietgap, sau khi sản phẩm được thu hoạch sẽ được trung tâm giới
thiệu nông sản của huyện giới thiệu đến mọi vùng miền trong và ngoài tỉnh.
Với xã Mường Trai (huyện Mường La) hiện nay có trên 374 lồng cá, trong đó
105 lồng của Công ty cá tầm một thành viên Sơn La thực hiện, còn lại
189 lồng cá của 90 hộ gia đình trong xã. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là bà
con nuôi cá nhưng hợp tác xã và chính quyền địa phương chưa bao tiêu sản
phẩm cho bà con, đa phần người dân tự tìm đầu ra, nên nhiều hộ gia đình rất
khó khăn để bán được sản phẩm cá. Do đó, có những lứa cá không bán được
họ vẫn phải duy trì song rất tốn kém kinh phí và mất công sức, thời gian.

123
Khi mới thực hiện nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ, đồng bào gặp phải
những khó khăn nhất định. Ban đầu, họ chưa có kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
nên cá chết hàng loạt, tất cả những lồng cá họ đầu tư bị mất trắng, gây thiệt
hại về kinh tế, vốn đầu tư không thu lại được và công sức người dân nuôi
trồng không có kết quả. Với câu hỏi: Chính quyền địa phương có tổ chức các
lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho Ông (Bà) không? 100% ý
kiến đều cho rằng hàng năm Ủy ban nhân dân xã Chiềng Bằng và xã Mường
Trai đều phối hợp với phòng Khuyến nông của huyện Mường La và huyện
Quỳnh Nhai để mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con
(mỗi năm mở 2-3 lớp). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các lớp tập huấn kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản thời gian học ngắn nên kiến thức người dân thu được
không nhiều, họ phải tự tìm hiểu và học hỏi thêm. Đồng thời, nghề đánh bắt
thủy sản đã được đồng bào thực hiện từ lâu và đến nay vẫn được duy trì.
Nhưng đồng bào sử dụng ngư cụ nhỏ, tự làm nên hiệu quả khai thác không
cao. Do vậy, người dân nơi đây rất cần được tham gia các lớp tập huấn tiếp
cận ngư cụ hiện đại. Bên cạnh đó, Sơn La là tỉnh miền núi, thiên tai bão lũ
thường xuyên xảy ra nên có những năm các lồng cá đến khi thu hoạch bị mưa
lũ cuốn trôi hết.
Ngoài ra, vùng lòng hồ với địa hình Karst phổ biến tạo nên nhiều cảnh
quan hấp dẫn với các hang động tự nhiên đẹp, các đảo lớn, đảo nhỏ nhấp nhô,
lòng hồ rộng lớn, nước hồ trong xanh, cảnh quan núi đá xung quanh có giá trị
thu hút khách du lịch. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển du lịch thể
thao nước, leo núi, tham quan khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái,
dã ngoại… tạo ra sản phẩm khác biệt so với vùng lân cận như Mù Cang Chải,
Sapa, Điện Biên, Lai Châu. Do vậy, khi nghề trồng lúa nước bị thu hẹp, dân
tộc Thái cư trú vùng ven Sông Đà ở Sơn La phát huy nghề nuôi trồng thủy
sản và khai thác vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch sông nước.
Chúng tôi phỏng vấn lãnh đạo địa phương: Địa phương Ông (Bà) khai thác
vùng lòng hồ sông Đà phục vụ phát triển du lịch từ khi nào và hiện nay có
bao nhiêu hộ làm dịch vụ này? Ý kiến chúng tôi nhận được là: tại xã Chiềng
Bằng, huyện Quỳnh Nhai địa phương khai thác vùng lòng hồ phục vụ phát
triển du lịch từ năm 2016, có 4 hộ gia đình thuộc bản Bỉa Ban, xã Chiềng
Bằng làm dịch vụ du lịch sông nước với loại hình dịch vụ vận tải du lịch
đường sông và thành lập Hợp tác xã Quynh Nhai Travel. Các thuyền du lịch
được đóng đảm bảo vận chuyển trên 20 khách/chuyến với các tour du lịch
hấp dẫn tham quan lòng hồ, du khách được trải nghiệm câu cá, chèo
thuyền… với sản phẩm du lịch du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.
Hiện nay, hợp tác xã Quynh Nhai Travel đã hoàn thiện nhà hàng nổi trên
sông với dịch vụ bể bơi, dịch vụ ăn uống phục vụ du khách... Loại hình du
lịch này được thiết kế cho những khách du lịch có nhu cầu thư giãn, vừa nằm
nghỉ ngơi trên thuyền vừa ngắm cảnh, khám phá vẻ đẹp tự nhiên vùng lòng
hồ và thưởng thức các món ăn ẩm thực dân tộc bản địa bổ dưỡng phục hồi
sức khỏe sau những ngày làm việc mệt mỏi. Khách du lịch ở nhiều độ tuổi

124
khác nhau (học sinh, sinh viên, người cao tuổi, trung tuổi,…). Bởi đây là sản
phẩm du lịch độc đáo chỉ có ở vùng lòng hồ của tỉnh Sơn La nên nhiều du
khách rất ưa thích và đến trải nghiệm tại đây. Tại bản Phiêng Hua Là,
xã Mường Trai, huyện Mường La có 2 hộ gia đình khai thác lòng hồ phát
triển du lịch. Cụ thể là, họ thiết kế nhà nổi phục vụ nhu cầu ăn uống tham
quan của du khách và bản Cang Bó Ban, xã Mường Trai có hai thuyền đưa
đón khách du lịch với sức chứa 100 người. Đối tượng khách chủ yếu là công
chức làm việc tại huyện Mường La, số ít là học sinh trong và ngoài huyện.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là lượng khách đến chưa nhiều, đối tượng khách
chưa đa dạng, chủ yếu khách nội địa. Việc quảng bá điểm đến chủ yếu qua
mạng facebook, một số phương tiện thông tin đại chúng nhưng rất ít nên
nhiều du khách chưa biết đến những điểm du lịch này. Đồng thời, nhân lực
du lịch được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm du lịch rất thiếu, vốn đầu tư
ít nên ảnh hưởng đến việc mở rộng dịch vụ du lịch trên sông,…
Với bản Bỉa Ban (xã Chiềng Bằng) là một bản di vén, nghề trồng lúa
nước đã mất hẳn. Vì thế, hiện nay đồng bào chủ yếu nuôi cá lồng và sản xuất
các sản phẩm chế biến từ tôm, cá sông để đảm bảo cuộc sống. Do đó, khách
du lịch đến tham quan tại đây sẽ được trải nghiệm hoạt động nuôi cá lồng kết
hợp nghỉ dưỡng ven hồ. Với loại hình dịch vụ này, đồng bào khai thác được
tối ưu nguồn tài nguyên sông nước tự nhiên và văn hoá của bản để thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển hài hoà giữa lĩnh
vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường. Sản phẩm du lịch thể hiện được
nét đặc trưng riêng về tài nguyên thiên nhiên mặt hồ và sự biến đổi trong giao
thoa văn hoá giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên sự độc đáo, khác biệt với
sản phẩm du lịch ở nơi khác. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu và tâm lý của
khách du lịch là muốn khám phá, trải nghiệm những giá trị truyền thống, hiện
đại nhưng vô cùng độc đáo của cư dân vùng ven sông Đà ở Sơn La.
Hoạt động du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đang ở quy mô nhỏ,
chưa thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đối tượng khách chủ yếu là
khách Tây ba lô, phượt và khách công vụ kết hợp du lịch. Năm 2017, vùng
lòng hồ đón khoảng 170.000 lượt khách, trong đó chủ yếu là khách tham
quan nhà máy thủy điện Sơn La (khoảng 78,8% tổng khách du lịch). Phần lớn
khách du lịch đi tham quan các điểm du lịch khác: Điện Biên, Mù Cang Chải,
Sapa,… Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chỉ là điểm dừng chân của khách du
lịch, họ không lưu lại qua đêm. Đối với huyện Quỳnh Nhai, lượng khách bắt
đầu tăng nhanh từ năm 2015, 2016, bởi lẽ sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn
La ban hành Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, các
hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy
mạnh và được du khách nhiều nơi biết đến. Tiếp đến năm 2017 lượng khách
tăng đột biến do huyện Quỳnh Nhai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội
truyền thống và quảng bá trên truyền hình đã thu hút được đông đảo khách du
lịch đến Quỳnh Nhai. Đặc biệt vùng lòng hồ với lợi thế phong cảnh đẹp, nơi
đây được ví như Hạ Long trên núi, du khách có thể tự chèo thuyền trên sông

125
vãn cảnh. Do đó, đồng bào đã thiết kế các thuyền nhỏ cai rắc có thể ngồi
được hai người và khách du lịch có thể tự chèo thuyền ngắm cảnh trên sông.
Ngoài ra, tại vùng ven sông Đà ở Sơn La có các bản du lịch cộng đồng,
là nơi cư trú của người Thái Đen (bản Bó Ban, xã Chiềng Bằng), người Thái
Trắng (bản Bon, xã Mường Chiên và xã Mường Trai) với nhiều truyền thống
văn hóa độc đáo được đồng bào gìn giữ: kiến trúc nhà sàn, nghệ thuật hát đối
đáp, điệu múa nón, múa xòe, hát đàn tính tẩu, lễ hội gội đầu, lễ hội đua thuyền,
lễ hội King Pang Then,…trong đó đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Với câu hỏi:
Trong thời gian qua, đồng bào nơi đây đã bảo tồn nghề dệt thổ cẩm như thế
nào? Chúng tôi thu được kết quả là 100% ý kiến cho rằng chính quyền địa
phương khuyến khích bà con gìn giữ những khung dệt truyền thống và tuyên
truyền bà con dệt những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho gia đình, bán
cho khách du lịch: túi, khăn, mũ, áo,…Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sản phẩm dệt
không bán được nhiều nên hiện nay đồng bào ít làm và đa số họ tự mua các sản
phẩm sẵn có trên thị trường về sử dụng. Những hộ gia đình còn duy trì nghề
này chỉ còn rất ít (mỗi bản 4-5 hộ). Ngoài ra nghề trồng lúa nước của đồng bào,
hiện nay ít hộ gia đình duy trì nghề dệt thổ cẩm nên việc du khách trải nghiệm
hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định.
Vậy Ông (Bà) đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi khai thác lòng
hồ phát triển du lịch? Ý kiến chúng tôi nhận được là: khi khai thác lòng hồ
phát triển du lịch, đồng bào nơi đây có những thuận lợi: Lòng hồ có sẵn
phong cảnh đẹp, bản làng ven hồ giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc,
các thành viên hợp tác xã đều trẻ có kiến thức, có nhiệt huyết làm du lịch,
chính quyền địa phương và người dân ủng hộ,… Bên cạnh đó, những khó
khăn mà họ gặp phải không hề nhỏ: địa phương mới phát triển du lịch nên
chưa có nhiều du khách biết đến, cơ sở hạ tầng (điện, nước, bến cảng chưa
đáp ứng được), chưa được hỗ trợ nhiều về nguồn vốn, nhận thức về du lịch
của bà con chưa cao, thiếu nguồn nhân lực phục vụ chuyên nghiệp trong du
lịch. Việc khai thác dịch vụ phụ thuộc vào mực nước của lòng hồ, việc quảng
bá chủ yếu tự làm chưa được sự hỗ trợ nhiều từ các cơ quan truyền thông, các
hộ gia đình không có nhiều vốn để đầu tư mở rộng dịch vụ du lịch,… Do vậy,
để khẳng định được thương hiệu du lịch lòng hồ rất cần có những giải pháp
để tháo gỡ những khó khăn đó.

5. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TRUYỀN


THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI VÙNG VEN SÔNG ĐÀ TỈNH
SƠN LA
Để bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng
ven sông Đà tỉnh Sơn La mang lại hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp như sau:

126
- Một là, hiện nay nghề trồng lúa nước của đồng bào vùng ven sông Đà
bị thu hẹp, do vậy để giúp du khách có thể trải nghiệm hoạt động này, chính
quyền địa phương cần thành lập tổ canh tác lúa nước. Khi có khách du lịch
muốn trải nghiệm thì tổ này sẽ cử người hướng dẫn du khách làm công việc
trồng lúa. Đồng thời, xã nên có một diện tích nhất định để duy trì nghề này và
khu ruộng đó chỉ phục vụ khách du lịch trải nghiệm.
- Hai là, cư dân vùng ven sông Đà ở tỉnh Sơn La nuôi cá lồng nhưng
hợp tác xã và chính quyền địa phương chưa bao tiêu sản phẩm cho bà con,
đa phần người dân tự tìm đầu ra, nên nhiều hộ gia đình rất khó khăn để bán
được sản phẩm cá. Do vậy, để giúp đồng bào bán được sản phẩm này, rất cần
sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cần kết nối với các doanh nghiệp để tìm
đầu ra cho sản phẩm cá của đồng bào.
- Ba là, hàng năm Ủy ban nhân dân xã Chiềng Bằng và xã Mường Trai
đều phối hợp với phòng Khuyến nông của huyện Mường La và huyện Quỳnh
Nhai mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con
(mỗi năm mở 2-3 lớp). Tuy nhiên, các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản thời gian học ngắn nên kiến thức người dân thu được không nhiều, họ
phải tự tìm hiểu và học hỏi thêm. Do vậy, các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản cần tăng thời gian tập huấn để bà con học hỏi được nhiều kiến
thức. Sau khi tập huấn, họ bắt tay vào làm trong thực tế sẽ mang lại hiệu quả
thật sự.
- Bốn là, cá sông Đà và cá lồng là sản phẩm rất ngon và bổ dưỡng.
Tuy nhiên, hàng năm, bà con xuất bán nhiều nhưng không có thị trường tiêu
thụ. Do vậy, chính quyền địa phương tại hai huyện cần kết nối với các doanh
nghiệp để họ sản xuất, làm đồ hộp,… trở thành sản phẩm bán cho khách du
lịch trong và ngoài tỉnh.
- Năm là, nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng
ven sông Đà tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sản phẩm dệt đồng bào làm ra không
bán được nên ngày càng ít người làm và họ tự mua các sản phẩm sẵn có trên
thị trường về sử dụng, giá thành rẻ, không mất thời gian. Những hộ gia đình
còn duy trì nghề này chỉ còn rất ít (mỗi bản 4-5 hộ). Do đó chính quyền địa
phương cần khuyến khích đồng bào gìn giữ nghề truyền thống này với chính
sách cụ thể để nghề dệt thổ cẩm không bị mất đi trong xã hội hiện đại như
ngày nay.
- Sáu là, khi nghề truyền thống (trồng lúa nước) bị thu hẹp, dân tộc
Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La đã khai thác lòng hồ phát triển du lịch.
Tuy nhiên, nhân lực để phát triển du lịch rất thiếu, nhiều người dân chưa
được đào tạo bài bản. Do vậy, nơi đây cần có những người trẻ tuổi tham gia
học nghề du lịch để phát triển du lịch lòng hồ. Tuy nhiên bất cập đặt ra là
nhận thức về du lịch của bà con chưa cao, nhiều phụ huynh không muốn cho
con đi học nghề du lịch. Do vậy, chính quyền địa phương cần phối hợp với

127
Trường Cao đẳng Sơn La tổ chức tuyên truyền, quảng bá nghề du lịch hiện
nay thông qua các buổi họp xã, các sự kiện văn hóa tại xã, huyện, các hội
thi,… để các bậc phụ huynh, học sinh hiểu rõ về về vai trò, vị trí, cơ hội việc
làm. Từ đó, các em học sinh sẽ đăng ký học nghề du lịch và sau khi ra trường
các em trở về quê hương phát triển du lịch lòng hồ phục vụ khách du lịch.
- Bảy là, việc quảng bá chủ yếu bà con tự làm chưa được sự hỗ trợ nhiều
từ các cơ quan truyền thông,… Do vậy, để khẳng định được thương hiệu du
lịch lòng hồ rất cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan
thông tấn báo chí, truyền hình, các trường đào tạo về nghề du lịch để giúp bà
con quảng bá hình ảnh đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

6. KẾT LUẬN
Trong những năm qua tỉnh, những nghề truyền thống của dân tộc Thái
vùng ven sông Đà ở tỉnh Sơn La đã có những biến đổi nhất định. Từ việc
nghề trồng lúa nước bị thu hẹp, nghề du lịch, nghề nuôi cá lồng được phát
triển đã mở ra nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nơi
đây. Đặc biệt, Sơn La đã đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những sản phẩm du lịch đặc trưng của Sơn La, du lịch lòng hồ góp
phần quan trọng tạo nên sự đa dạng về sản phẩm du lịch của địa phương.
Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
sự biến đổi nghề những nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven sông
Đà ở tỉnh Sơn La có nhiều thuận lợi, song khó khăn đồng bào gặp phải cũng
không hề nhỏ. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể.
Những giải pháp đó nếu được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa
phương, các ban, ngành, cơ sở đào tạo trong tỉnh, cư dân vùng lòng hồ thì
việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven
sông Đà tỉnh Sơn La sẽ mang lại hiệu quả và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lò Văn Hặc, 2010. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân
tộc tái định cư thủy điện Sơn La, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Sơn La,
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La.
2. Nguyễn Huy Hoàng, 2014. Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô
hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hoá, giảm nghèo và bảo vệ
môi trường tỉnh Sơn La, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Sơn La, Trường
Cao đẳng Sơn La, tỉnh Sơn La.
3. Phạm Văn Lợi, 2018. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng
đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Chương trình
KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2013 – 2018 “Khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Viện Việt Nam học và khoa
học phát triển, Hà Nội.

128
4. Đỗ Thị Mùi, 2010. Tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La, Luận án Tiến sĩ Khoa học
Địa lý, Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La.
5. Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2005 V/v Ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện
Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân dân tỉnh
Sơn La.
6. Nguyễn Hoàng Yến, 2018. Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững
vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Sơn La,
Trường Đại học Tây Bắc.

CHANGES IN PRESERVING AND DEVELOPING TRADITIONAL


PRACTICES OF THAI ETHNICITY IN THE DA RIVER AREA
IN SON LA PROVINCE

Abstract: Along the Da River in Son La province, there are many ethnic groups, of
which the majority is Thai. They have been there for a long time and created some
traditional occupations. However, many families have moved to a new place due to
the construction of the Son La hydroelectric plant. Therefore, the traditional
occupations of the Thai people along the Da River have changed, from wet rice
cultivation to shifting to aquaculture and lake tourism development. In order to
clarify the changes in the traditional occupations of the Thai people along the Da
river in Son La province, the in-depth surveys and interviews are conducted in some
villages in Quynh Nhai and Muong La districts, Son La province. The study helps to
identify the advantages and difficulties of the people there in developing their new
professions. Some specific solutions are also proposed in this study.

Keywords: Change, Da River area, Thai ethnicity, traditional occupations, tourism


development

129
“GHE - XUỒNG” TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ÔNG ĐẠO)
ThS. Nguyễn Trung Hiếu1, ThS. Mai Thị Minh Thuy2

TÓM TẮT
“Ghe, xuồng” từ một phương tiện vật chất đơn thuần đã được “chuyển hóa”
thành đối tượng tín ngưỡng và được thờ phụng bên cạnh các đối tượng thờ khác
trong chùa. Bài viết đi vào nghiên cứu hình tượng “ghe, xuồng” trong đời sống tâm
linh của người Việt Nam Bộ qua hiện tượng các ông Đạo.
Là đối tượng tín ngưỡng và thờ phụng xuất phát từ quá trình “chuyển hóa”
niềm tin tâm linh của tín đồ các tôn giáo bản địa, do vậy, trong bài viết, bên cạnh kế
thừa một số tư liệu lịch sử, chúng tôi còn sử dụng cách tiếp cận liên ngành trong
nghiên cứu Văn hóa học, Dân tộc học, lý thuyết Chức năng, Tâm lý học tôn giáo,
Sinh thái học văn hóa,... để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu: (1) Cho thấy sự đa dạng trong tín ngưỡng và tôn giáo của
người Việt Nam Bộ - chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện sinh thái; (2) Góp
phần nhận diện hiện tượng tín ngưỡng trong tôn giáo cũng như những yếu tố tiêu
cực khác nếu có.

Từ khóa: Các ông Đạo ở Nam Bộ, ghe xuồng Nam Bộ, người Việt Nam Bộ, tín
ngưỡng và tôn giáo Nam Bộ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ông Đạo là một hiện tượng văn hóa đặc biệt ở vùng Nam Bộ. Theo tác
giả Phạm Bích Hợp: “Ông Đạo là để chỉ những người có khả năng đặc biệt
như khả năng chữa bệnh, tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh, dẫn dắt
mọi người theo một chủ thuyết nào đó. Tóm lại, là người có khả năng làm
những điều mà người bình thường không làm được và mang màu sắc thần bí”
(Phạm Bích Hợp, 2007).
Ngoài việc thờ phụng các ông Đạo và các linh thể khác trong chùa -
cũng là nơi thờ phụng của các tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương,
Tứ Ân Hiếu Nghĩa, thì ở các ngôi chùa này còn thờ một di vật rất độc đáo,
gắn liền với quá trình hình thành, truyền đạo và thể hiện đặc điểm tư tưởng
của các tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ. Đó là hình tượng những chiếc
“ghe” hoặc “xuồng”. Những chiếc ghe, xuồng được thờ có nguồn gốc lịch
sử và ý nghĩa tâm linh như thế nào trong tâm thức người dân? Có hay

1
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang.
2
Khoa Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM.

130
không đây là một dạng thức “mê tín” mới trỗi dậy? Bài viết sẽ đi vào giải
quyết các vấn đề này.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN


ĐỀ TÀI
Hiện tượng “á/cận tôn giáo” - các ông Đạo nói riêng hay những tôn giáo
nội sinh ở Tây Nam Bộ nói chung đã có nhiều công trình sưu khảo, nghiên
cứu. Tuy nhiên, liên quan đến tín ngưỡng thờ ghe, xuồng của người Việt là
tín đồ của các ông Đạo và những tôn giáo nội sinh Bửu Sơn Kỳ Hương,
Tứ Ân Hiếu Nghĩa hiện chưa có công trình nào nghiên cứu, ngoại trừ các
khảo cứu có đề cập đôi nét về lịch sử của những chiếc “ghe”. Các sưu khảo
này bước đầu đã cung cấp những thông tin cần thiết cho nội dung bài viết của
chúng tôi.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Với đặc thù của nội dung nghiên cứu, ở bài viết này, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu điền dã: Thực hiện một số cuộc khảo sát ở các địa
phương là nơi có vật tích những chiếc ghe, xuồng liên quan đến các ông Đạo
đang được tín đồ trưng bày, thờ phụng trong chùa. Từ các cuộc điền dã khảo
sát, chúng tôi tìm hiểu về những nội dung liên quan đến bài viết; thực hiện
phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu, phỏng vấn tập trung...

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Khái quát lịch sử về những chiếc “ghe”, “xuồng” được thờ trong
một số ngôi chùa ở Nam Bộ
4.1.1. Chùa Bửu Sơn tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
được thành lập năm 1899. Chùa do tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương xây dựng. Một
hình tượng thờ khá quy mô về kích thước, có ý nghĩa lịch sử và niềm tin tâm
linh là “chiếc ghe Sáu Bổ” của Quản cơ Trần Văn Thành. “Sáu Bổ” là sáu
mái chèo, “sáu bổ chèo” được đặt trên ghe. Người dân địa phương và tín đồ
của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo lấy đặc điểm của ghe để gọi
tên chùa - chùa Ghe Sáu hay chùa Ghe Sáu Bổ.
Ghe có kích thước: Chiều dài hơn 20 mét; chiều ngang nơi rộng nhất
phía trên mặt 2 mét, dưới đáy khoảng 1 mét. Độ dày của ván ghe là 2,5 cm.
Ghe là một khối gỗ liền nhau, bằng cây cổ thụ lớn, được móc khoét thành
một chiếc ghe theo kiểu “thuyền độc mộc”. Ghe mũi nhọn hai đầu và cong.
Phía trước và sau đặt 6 mái chèo lớn (trước 3 và sau 3).
Về lịch sử “ghe Sáu Bổ”, đây là chiếc ghe mà ông Trần Văn Thành
dùng làm phương tiện đi lại, nghỉ ngơi, và cũng là chỗ gặp gỡ, đàm đạo giữa
ông và ông Đạo Lãnh (Nguyễn Văn Hầu, 1956), là chiếc ghe đưa ông đến
con đường học đạo với Phật Thầy Đoàn Minh Huyên. Tương truyền, đây

131
cũng là chiếc ghe mà ông dùng để ra trận đánh Pháp trong cuộc khởi nghĩa
Láng Linh - Bảy Thưa, kết thúc vào ngày 23 tháng 2 năm 1873.
Theo truyền tích của tín đồ, khi cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa
của ông thất bại, thực dân Pháp khủng bố ác liệt nghĩa quân Gia Nghị và tín
đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, tín đồ sợ chiếc ghe Sáu Bổ của ông bị Pháp tìm đốt
phá nên cất giấu nhiều nơi, trong đó có đem về chùa Bửu Sơn “nhận chìm
xuống đìa” để che giấu. Sau khi yên ổn, tín đồ đem ghe về Bửu Hương tự3
thờ phụng, ngôi chùa mà khi xưa ông Trần Văn Thành xây cất để truyền đạo
và trị bệnh cho tín chúng.
Đến năm 1901, ông Trần Văn Nhu (ông Hai Nhà Láng), để có tiền xây
lại chùa Bửu Hương tự làm nơi tu hành cho tín đồ sau một thời gian dài bị
thực dân Pháp đốt phá, ông Hai Nhu “đã bán chiếc ghe Sáu Bổ (tục gọi ghe
Ông Sấm) của Đức Cố Quản để lấy tiền xây chùa” Dật Sĩ & Nguyễn Văn
Hầu. Sau khi ông Trần Văn Nhu qua đời, một nữ tín đồ ở Kiến An, Chợ Mới
đã mua lại chiếc ghe và đem về chùa Bửu Sơn thờ phụng đến nay.
4.1.2. Chùa Phước An Thiền thuộc xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh
An Giang là nơi thờ ông Đạo Gò Mối Phạm Văn Năng (1871 - 1954).
Ông Đạo Gò Mối Phạm Văn Năng là tín đồ của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Những năm 1945, khi về vùng Tân Châu sinh sống, truyền đạo và trị bệnh
cứu người, cuộc đời của ông gắn liền với chiếc ghe: “Lúc bấy giờ, ông giao
du khắp cả vùng Tiền Giang và Hậu Giang trên chiếc ghe cùng với hai người
đệ tử thân tín”. Khi ông qua đời, ông trân trối với tín đồ, nên tẩm liệm và để
quan tài của ông dưới chiếc ghe này (Nguyễn Văn Kiềm, 1966). Hiện nay,
chiếc ghe di tích nơi ông Đạo Gò Mối sinh sống và truyền đạo được tín đồ
bảo dưỡng và thờ phụng trong Phước An Thiền tự. Ghe khá lớn, chiều dài
khoảng 15 mét; chiều ngang 2.5 mét, cao khoảng 1.5 mét. Đây là dạng ghe
bầu thường thấy ở vùng sông nước Tây Nam Bộ.
4.1.3. Ngôi chùa của ông Đạo Cậy Phan Văn Cậy (1872 - 1952), còn
gọi cốc Ông Tư4, là ngôi chùa của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Chùa do ông Đạo
Cậy, là tín đồ của ông Trần Văn Nhu xây cất trong giai đoạn năm 1914.
Chùa có thờ “vị thần” khá quy mô là chiếc ghe Bốn Bổ (bốn chèo) của ông
Trần Văn Nhu. Ghe này được xem là “báu vật” của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
bên cạnh ghe Sáu Bổ ở chùa Bửu Sơn.
Về nguồn gốc: Đây là chiếc ghe do ông Trần Văn Nhu mua của một
người dân để đi lại và sinh sống cùng tín đồ trong thời gian “tá túc” ở Nam
Vang (Phnom Pênh) và nhiều nơi khác nhằm tránh cuộc truy bắt của thực dân
Pháp trong biến cố năm 1913 (Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu, 1955/1973) cho đến
khi ông qua đời ngày 25 tháng 3 năm 1914. Khi ông qua đời, người tín đồ Phan
Văn Cậy đem chiếc ghe dấu tích của “Thầy” về cất giữ và thờ phụng.

3
Thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
4
Thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

132
4.1.4. Ông Đạo Nằm Trần Văn Thế (1904 - 1954) là một tín đồ Phật
giáo, tu theo phái Thiền Lâm Tế. Ông sinh sống, tu hành và truyền đạo chủ
yếu ở vùng Chợ Mới, tỉnh An Giang và Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ngôi chùa hiện nay liên quan đến quá trình tu hành, truyền đạo của ông Trần
Văn Thế là Thành Hoa tự, còn gọi chùa Ông Đạo Nằm5. Bên trong khuôn
viên ngôi chùa, tín đồ Phật tử còn trưng bày, gìn giữ và kính ngưỡng chiếc
ghe dấu tích khi xưa ông làm nơi sinh sống và truyền đạo. Ghe được ông và
tín đồ tôn danh là Thuyền Liên Hoa. Đây là kiểu ghe bầu thường thấy ở vùng
Tây Nam Bộ. Chiều dài khoảng 12 mét, chiều ngang rộng nhất 2.2 mét,
chiều cao từ mui đến lườn ghe khoảng 2.5 mét.
4.1.5. Ông Đạo Trần Lê Văn Mưu (1856 - 1935) là đệ tử của ông Ngô
Lợi - người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa vào năm 1867. Trong giai đoạn
1890, ông Lê Văn Mưu về vùng miền Đông sinh sống và truyền đạo ở Bà
Trau, núi Nứa Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay.
Thời gian di tiến đến miền Đông truyền đạo và sinh sống của ông Đạo
Trần và nhóm tín đồ gắn liền với những chiếc ghe. “Số ghe đó có rất nhiều và
được ông mượn tên những hiện tượng khí hậu và tên các loài chim để đặt tên
như: Ghe Sấm, Ghe Sét, Ghe Phụng, Ghe Dơi... Ngày nay tín đồ chỉ còn thờ
Ghe Sấm đặt ở đầu kinh, ngay sát chợ Long Sơn” (Phan Tất Đại, 1975).
“Ghe đóng bằng gỗ, mũi nhọn cong lên phía trên, đáy phẳng, lái mỏng; toàn
bộ ghe dài 15 mét, rộng 3.2 mét. Hai bên mũi ghe vẽ hai con mắt” (Đinh Văn
Hạnh, Phạm Quang Vinh & Thái Quốc Việt, 1994). Ghe Sấm này được tín đồ
kính ngưỡng, thờ phụng hằng ngày bên cạnh các vị thần linh khác.
4.1.6. Ông Ký - Ông Hai Chim - Nguyễn Văn Chim (1904 - 1949) là
tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, về truyền đạo ở vùng núi Tượng và núi
Dài thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Ông lập ngôi chùa An Bình6 để tín
đồ tu hành, hốt thuốc trị bệnh cho người dân. Cũng như nhiều ông Đạo ở
Nam Bộ thời bấy giờ, phương tiện đi lại truyền đạo, trị bệnh cho người dân
của ông Hai Chim là chiếc ghe. Do vậy, khi ông Hai Chim qua đời, tín đồ đã
đem di vật chiếc ghe của ông về lưu giữ và thờ phụng tại chùa An Bình.
Chiều dài khoảng 10 mét; chiều ngang khoảng 2.5 mét; cao từ mui đến lườn
ghe khoảng 2.5 mét.
4.1.7. Chùa Bửu Linh tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn là ngôi chùa
của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, do ông Đạo Trần Duy Đức (1915 - 1995) xây
cất vào năm 1948 để tu hành và truyền đạo. Ngoài biểu tượng thờ Trần điều
và các đối tượng thờ theo đặc trưng của Bửu Sơn Kỳ Hương, tín đồ nơi chùa
còn đặt trang trọng một chiếc xuồng bên trong - phía hậu chùa để thờ phụng.
Chiếc xuồng này được biến danh thành “Thuyền Bát Nhã”. “Thuyền Bát

5
Thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
6
Nay thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

133
Nhã”: Chiều dài khoảng 6 mét, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 0.7 mét.
Kiểu thuyền “vỏ lãi” hẹp nhọn hai đầu, mui lợp tròn khép kín hai bên.
4.2 Hình tượng ghe, xuồng trong đời sống tâm linh của người Việt
Nam Bộ
4.2.1 Ghe, xuồng qua hoạt động thờ cúng ở chùa
Khởi thủy, những chiếc ghe, xuồng đơn thuần là vật dụng làm phương
tiện đi lại của các ông Đạo trong đời sống hằng ngày trên sông nước để
truyền đạo, trị bệnh cho người dân. Có khi những chiếc ghe là phương tiện
chở gia đình và tín đồ đoàn đi lập nghiệp ở vùng đất mới như trường hợp ông
Đạo Trần Lê Văn Mưu. Nhìn chung, hình tượng ghe, xuồng vào buổi đầu có
chức năng gắn liền với đời sống thế tục của các ông Đạo, tương tự như đời
sống của người nông dân vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, vào thời kỳ này, vì các ông Đạo đóng vai trò “cứu thế”
trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân/tín đồ, cùng với đó là
những truyền tích bí ẩn liên quan đến các ông có ảnh hưởng mạnh mẽ vào
tâm thức người nông dân, nên dần những chiếc ghe, xuồng trở thành biểu
tượng niềm tin tâm linh của người dân/tín đồ. Niềm tin này được củng cố
vững chắc bởi “hành tung” và hành động “kỳ quái” của các ông Đạo sống
trên những chiếc ghe, xuồng; hoặc đó còn xuất phát từ việc các ông Đạo đã
“định danh” - “dán nhãn” vào chiếc ghe, xuồng mà các ông đang sử dụng
bằng các tên gọi thần bí, mang vẻ linh thiêng, từ đó hình thành nên niềm tin
“cứu thế” qua hình tượng các chiếc ghe, xuồng.
Từ quá trình biến đổi tâm linh - “nhân thể linh thiêng” đến “vật thể linh
thiêng” - hai yếu tố này gắn chặt vào nhau, nên ở mỗi chiếc ghe, xuồng trong
các ngôi chùa, tín đồ đã “hóa trang” theo ý niệm là nơi “ngự” của các ông
Đạo hay những “ông Lớn” gắn liền với lịch sử ra đời và tồn tại của các tôn
giáo bản địa ở Tây Nam Bộ như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Ở rất nhiều ngôi chùa, hình tượng những chiếc ghe, xuồng là ngôi thờ biệt lập
và “ẩn trong đó” các chuyện “huyền bí” được lưu truyền. Chẳng hạn như:
“Ghe Sáu Bổ” nơi chùa Bửu Sơn (Kiến An, Chợ Mới), trước mũi ghe, người
dân lập bàn thờ rộng lớn bằng với chiều ngang chiếc ghe, đặt các linh khí:
Lư hương, bộ lư, nhang, đèn, hoa, cặp hạc, chiếu bông - gối dựa, biểu tượng
Trần điều phủ trên các vật thờ... Phía giữa ghe được bao phủ bằng hệ thống
mui che kín đáo theo hình cung tròn, dài khoảng 4 mét, cao khoảng 1,5 mét;
bên trong được bài trí làm nơi “biệt lập” dành cho các ông tu hành, nghỉ ngơi:
Trải chiếu bông - gối dựa, quạt bông, bộ vật dụng thường dùng như bình trà,
ly, chén, đũa, muỗng,... Nhìn cách bài trí bàn thờ ở bên ngoài và “nơi ngự”
bên trong ghe thấy rất rõ ý niệm thiêng liêng từ vật thể và niềm tin về các vị
thần linh - “ông Lớn” hay ông Đạo Thành - Trần Văn Thành đang “ẩn hình”
trong chiếc ghe mà cộng đồng tín đồ tôn giáo đặt vào đó. Ghe này “linh lắm”.
Nghe ông bà xưa truyền lại đó là nơi dành cho các “ông Lớn” ở. “Ông Lớn”

134
là các ông binh gia theo ông Đức Cố Quản kháng chiến. Do vậy mình phải bố
trí thờ đàng hoàng”7. Chính vì niềm tin “ông Lớn”, “ông Cố” ở trên ghe, nên
hằng ngày, tín đồ và người dân đều thực hành cúng lạy 3 thời (sáng, trưa,
chiều). Vào các ngày lễ cúng thường niên ở chùa, tín đồ đều bày biện mâm lễ
vật với các món mặn như: Thịt heo, gà, cơm, canh... đặt trước bàn thờ ở mũi
ghe để dâng cúng các “ông Lớn”. Hay như ở chùa Bửu Linh (Tri Tôn),
thờ xuồng - Thuyền Bát Nhã, hai đầu xuồng được che màn kín như “căn
phòng biệt lập”. Bên trong xuồng-thuyền đặt tổ hợp chiếu bông - gối dựa.
Mũi thuyền được chạm khắc hình rồng. Phía trước cửa mui Thuyền Bát Nhã
tín đồ lập bàn thờ “chư vị”, bài trí: Lư hương, nhang đèn, bình hoa, vải màn
che, bộ ly tách, chén, đũa... để “chư vị” sử dụng (Nguyễn Trung Hiếu, 2019).
Tương tự việc thờ cúng “ghe thiêng” nơi chùa Bửu Sơn, ở các ngôi
chùa khác có trưng bày những chiếc ghe liên quan đến ông Đạo cũng được
tín đồ và người dân thờ phụng, thực hành nghi lễ hằng ngày. Các ngày lễ
cúng hằng năm, những chiếc ghe, xuồng được tín đồ quét dọn sạch sẽ, dâng
mâm lễ vật cúng trên bàn thờ trước ghe; lễ vật dâng cúng chay hay mặn tùy
theo truyền thống tôn giáo. Tuy nhiên, có chùa cũng không thực hiện đầy đủ
cách thức của một bàn thờ, hoặc thực hành nghi lễ thời cúng, nhưng việc bài
trí chiếc ghe trở thành “nơi biệt lập” cho các ông “ngự” được thực hiện trang
trọng. Qua cách thức bày trí này thể hiện rất rõ niềm tin tâm linh của người
dân và tín đồ về linh thể mà họ tôn thờ. Từ niềm tin vào các ông Đạo bền
vững như vậy, nên vật tích của các linh thể mà ông bà truyền lại luôn được
tín đồ kính trọng, thờ phụng.
Niềm tin và “thiêng hóa” vật thờ, nên ở các nơi trưng bày thờ phụng và
trên những chiếc ghe này, tín đồ và người dân không được làm “ô uế” hay
“xâm phạm”, chẳng hạn như: Không được trèo lên ghe, mang dép vào nơi thờ
ghe, không được chạm vào các vật thờ, hằng ngày hoặc hằng tuần, bàn thờ và
ghe được lau dọn sạch sẽ...
Theo khảo sát thực tế của chúng tôi nhiều năm qua ở các ngôi chùa có
đặt những chiếc ghe thờ, xuồng thờ, vào ngày lễ hoặc ngày thường có đông
tín đồ và người dân đến cúng lạy, cầu nguyện, họ còn truyền kể cho nhau
nghe về “thần tích” liên quan đến những chiếc ghe thờ. Niềm tin về các “ông
Lớn khuất mặt” “ngự” trên ghe, về việc truyền đạo và trị bệnh, về sự linh
thiêng liên quan đến hình tượng ghe thờ... những điều này như cứu cánh lan
truyền từ quá khứ đến hiện tại về cuộc sống của tín đồ/người dân đặt vào đó
bên cạnh niềm tin đặt vào các linh thể khác thờ phụng trong chùa.
Có thể nói, quá trình chuyển từ “vật thế tục” đến “vật linh thiêng” của
tín đồ các ông Đạo và các tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ là sự chuyển tiếp
liên tục từ những con người cụ thể sang vật thể, nhằm tìm kiếm cứu cánh cho
cá nhân và cộng đồng tín đồ trước khủng hoảng tâm lý vì chịu nhiều tác động

7
Tư liệu phỏng vấn tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tại chùa Bửu Sơn của nhóm tác giả bài viết.

135
của môi trường sống. Niềm tin tâm linh này tiếp tục “chuyển giao” qua nhiều
thế hệ tín đồ, được tô điểm bằng những thần tích sót lại của lịch sử ở cộng
đồng tín đồ, tạo thành một tín ngưỡng thờ bền vững bên cạnh các đối tượng
thờ khác trong chùa của các ông Đạo, lập thành một hệ thống niềm tin tâm
linh của cộng đồng tín đồ các tôn giáo nội sinh Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo ở Nam Bộ.
4.2.2 Hình tượng thuyền, ghe trong thi giảng của các ông Đạo và sự
tác động của môi trường sống dẫn đến việc chuyển đổi vật thể ghe, xuồng
thành “thuyền cứu thế” trong niềm tin tâm linh
Con đường đặt định tính thiêng và thờ phụng ghe, xuồng vốn là vật
chất thế tục của người dân/tín đồ các ông Đạo hay tín đồ tôn giáo bản địa ở
Tây Nam Bộ còn xuất phát từ những nguyên nhân gián tiếp khác. Đó là:
(1) Trong thi giảng của các ông Đạo truyền dạy cho dân chúng có đề cập đến
hình tượng “thuyền” dùng để “cứu đời”, và (2) Môi trường sinh thái tự
nhiên nơi sinh sống đã tác động đến tâm lý - nhu cầu tâm linh của con
người/tín đồ. Hai nguyên nhân này không tách rời nhau, là căn nguyên biến
hình tượng ghe, xuồng thành “thuyền cứu thế”.
a. Trong hệ thống thi giảng dạy đời tu hành của các ông Đạo (cả ông
Đạo trở thành giáo chủ tôn giáo nội sinh) luôn có đề cập đến biểu tượng
“thuyền”, “thuyền Bát Nhã”, “thuyền chở người đến cõi Bồng Lai”,...
Điển hình là thi giảng của ông Đạo Đoàn Minh Huyên - vị Hoạt Phật ảnh
hưởng rất lớn đến các ông Đạo sau này, biểu tượng “thuyền” thể hiện hai
phương diện lớn - Đó là: 1) Chở “niềm tin tâm linh” cho tín đồ, và 2) Thể
hiện ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo Bắc tông trong tư tưởng của ông Đoàn
Minh Huyên: “Nhiệm mầu vui đạo Thích Ca/Thiền môn hứng chí Di Đà lòng
chuyên/Nương thuyền Bát Nhã cho yên/Vào non ngũ uẩn tín thiềng sùng tu
(...)/Liếc xem thuyền bá bơ vơ/Sóng khơi biển thảm dật dờ sông mê”
(Nguyễn Văn Hầu, 1973). Hoặc như trong thi giảng của ông Sư Vãi Bán
Khoai: “Bớt bớt việc dữ việc hung/Lo làm nhơn đức việc hung đừng
làm/Thời là mới đặng thanh nhàn/Có thuyền Bát Nhã xuê xoang rước về”
(Giảng xưa, 1964)... Hình tượng “thuyền”, “ghe”, “xuồng” xuất hiện khá
nhiều trong thi giảng dạy đời tu hành của các ông Đạo hay thi giảng của giáo
chủ tôn giáo nội sinh vùng Tây Nam Bộ. Qua hình tượng “thuyền”, thuyền
Bát Nhã, thuyền cứu khổ cứu nạn... trong các thi giảng đó, đã kiến lập một
niềm tin tâm linh trong ý thức tập thể người dân/tín đồ và hoán chuyển những
chiếc ghe, xuồng vốn là nơi ở hằng ngày của các ông Đạo thành biểu tượng
tâm linh, mang chức năng cứu khổ cứu nạn - “thuyền cứu thế”. Và cũng từ
niềm tin đó, tín đồ/người dân tiếp tục “thiêng hóa” những chiếc ghe vật chất
thế tục thành tên gọi thể hiện một ý niệm “cứu thế” vừa mang tín ngưỡng dân
gian vừa thể hiện tư tưởng Phật giáo. Cụ thể như trường hợp tên gọi
“Ghe Sấm” của ông Đạo Trần Văn Thành ở chùa Bửu Sơn; đôi Ghe Sấm -
Ghe Sét của ông Đạo Trần Lê Văn Mưu ở Nhà Lớn Long Sơn; chiếc xuồng

136
được định danh bằng “thuyền Bát Nhã” ở chùa Bửu Linh lấy từ biểu tượng
thuyền Bát Nhã trong Phật giáo Bắc tông; Thuyền Liên Hoa (thuyền Hoa
Sen) được phóng chiếu từ hình tượng Hoa Sen - cõi thiêng trong Phật giáo...
Tóm lại, dù mang tên gọi và tư tưởng có khác nhau, tựu trung những chiếc
ghe, xuồng thế tục đóng vai trò, gánh sứ mệnh là “thuyền Bát Nhã”, “thuyền
thiêng”... che chở con người/tín đồ trong thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Pháp,
chở những người biết tu hành vượt qua ba đào, thú dữ,...
Do vậy, có thể khẳng định, việc thờ ghe, xuồng ở các ngôi chùa liên
quan đến các ông Đạo một phần xuất phát từ hình tượng “thuyền Bát Nhã”,
“thuyền Liên Hoa” (thuyền Hoa Sen) “chở đạo”, “chở đời”, “cứu khổ cứu
nạn”,... xuất hiện trong thi giảng.
b. Bên cạnh niềm tin, thần tích, hình tượng thuyền Bát Nhã, thuyền
Liên Hoa, Ghe Sấm - Ghe Sét,... qua định danh và trong thi giảng dẫn đến
việc thờ ghe, xuồng thì một nguyên nhân khác nữa làm nên tín ngưỡng thờ
này là môi trường sinh thái tự nhiên vùng sông nước tác động đến tâm lý -
nhu cầu tâm linh của con người. Định cư ở vùng sông nước, cuộc sống lao
động sản xuất, đi lại... người dân/tín đồ luôn phải đối diện với chết chóc, khó
khăn,... từ sông nước mang lại. Trước tâm lý sợ hãi, người dân ước vọng vịn
vào một hình ảnh nào đó để “cứu rỗi” cho bản thân và gia đình trước muôn
trùng nguy hiểm “sông sâu nước chảy”. Từ khủng hoảng tâm lý - nhu cầu
tâm linh, hình ảnh chiếc “ghe cui”, “xuồng cui” đồng hành với hình ảnh các
ông Đạo “khùng, điên” truyền đạo và trị bệnh cứu người đã biến chuyển
những chiếc “ghe cui”, “xuồng cui” của các ông thành nơi “trú ẩn linh hồn”
của họ, mong được các ông cứu giúp trong đời sống hằng ngày ở vùng sông
nước. Hình ảnh chiếc ghe, chiếc xuồng xuôi ngược dạy người tu hành,
trị bệnh của các ông Đạo có thể xem là thứ “tôn giáo cứu thế” (Nguyễn Xuân
Nghĩa, 1989), “tôn giáo xách tay” (Phan An, 2017). Các nhân vật
“khùng, điên” đồng thời với hình tượng ghe, xuồng có vai trò và chức năng
là “liều thuốc an thần” cho người dân/tín đồ đang bị “bao vây bởi sông
nước”, hiểm nguy rình rập. Đó là lý do vì sao, khi các ông Đạo “tạ thế”,
những chiếc ghe này được “thiêng hóa”, thờ phụng bên cạnh ngôi thờ của
ông và các vị thần khác trong không gian tôn giáo.
Qua trường hợp chuyển đổi “vật thể thế tục” thành “vật linh” - ghe,
xuồng thành “thuyền Bát Nhã”, “thuyền Liên Hoa” theo quan niệm Phật giáo
Bắc tông, “nơi các ông Lớn ngự”, Ghe Sấm - Ghe Sét theo tên các vị thần
Sấm thần Sét như quan niệm dân gian... cho thấy tín đồ các tôn giáo nội sinh
ở Tây Nam Bộ chịu sự tác động của môi trường sinh thái tự nhiên vùng sông
nước vào tâm lý - nỗi sợ hãi đã hình thành nên tín ngưỡng thờ ghe, xuồng
bên cạnh hệ thống các thần linh khác. Sự tác động này theo thời gian cùng
với các “thần tích”, niềm tin giải thoát qua biểu tượng “thuyền Bát Nhã”
trong Phật giáo... đã làm cho tín ngưỡng thờ phụng ghe, xuồng của tín đồ các
tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ được bền vững.

137
5. KẾT LUẬN
Việc thờ ghe, xuồng trong các ngôi chùa của các ông Đạo nằm trong hệ
thống các tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ là dạng thức tín ngưỡng độc đáo.
Những chiếc ghe, xuồng đơn thuần là phương tiện đi lại, tuy nhiên, qua thời
gian, với nhiều nguyên nhân khác nhau đã “truyền dẫn tình cảm tâm linh”
vào đó hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng. Hay có thể nói, việc thờ ghe,
xuồng là sự “tiếp nối” niềm tin tâm linh vào các ông Đạo và lan truyền,
tồn tại trong cộng đồng tín đồ đến ngày nay.
Hình tượng những chiếc ghe thờ trong các ngôi chùa điển cứu ở trên
vừa có ý nghĩa lịch sử gắn liền với sự ra đời các tôn giáo nội sinh ở Tây Nam
Bộ, vừa có ý nghĩa tâm linh đối với tín đồ/người dân. Do vậy, có thể khẳng
định, đây không phải là dạng thức “mê tín”, mà tín ngưỡng này có cơ sở lịch
sử văn hóa về vật thể và lịch sử niềm tin tâm linh. Một vấn đề quan trọng là
tín ngưỡng này hoàn toàn không thoát khỏi những giới hạn nhất định trong
làn ranh so sánh giữa nó với mê tín. Người thờ phụng ghe, xuồng ở các chùa
hoàn toàn không có tác động tiêu cực đến đời sống của chính họ hay cộng
đồng tín đồ tôn giáo. Thể nguyện niềm tin này có thể được xem là “ý thức
nguồn cội lịch sử” về những nhân vật có thật - các nhân vật lịch sử ông Đạo
đóng góp lớn vào lịch sử - văn hóa và quá trình khai hoang, lập làng của
người Việt ở Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay.
Tóm lại, tín ngưỡng thờ ghe, xuồng ở một số ngôi chùa điển hình như
đề cập xuất phát từ các nguyên nhân: (1) Chuyển tiếp từ niềm tin vào các ông
Đạo, thần tích liên quan đến việc truyền dạy tu hành, hốt thuốc trị bệnh;
(2) Tác động từ biểu tượng “thuyền” trong thi giảng của các ông; (3) Sự ảnh
hưởng của môi trường sống hình thành nên nhu cầu tâm linh của con người.
Những nguyên nhân này không tách rời nhau, mà xảy ra đồng thời, tạo thành
tình cảm tâm linh cá nhân, nhóm người và lan truyền trong cộng đồng, hình
thành nên tín ngưỡng thờ ghe, xuồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan An, 2017. Người Việt Nam Bộ. NXB Hồng Đức. Hà Nội.
2. Phan Tất Đại, 1975. Tín ngưỡng thờ Ông Trần tại xã Long Sơn, tỉnh Phước Tuy
(Tiểu luận Cao học Nhân văn, chưa xuất bản). Đại học Văn khoa. Sài Gòn.
3. Giảng xưa, 1964. Sấm giảng người đời của ông Sư Vãi Bán Khoai. Gia Định:
Không ghi tên Nhà xuất bản.
4. Đinh Văn Hạnh, Phạm Quang Vinh & Thái Quốc Việt, 1994. Nhà lớn Long
Sơn. Bà Rịa Vũng Tàu: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu ấn hành.
5. Nguyễn Văn Hầu, 1956. Đức Cố Quản hay là cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. NXB
Tân Sanh. Sài Gòn.

138
6. Nguyễn Văn Hầu, 1973. Tác phẩm Nôm cổ sấm truyền Đức Phật Thầy Tây An.
Thánh địa Phật giáo Hòa Hảo: Ban Quản tự Tòng Sơn Cổ tự & Ban Chẩn tế
giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản.
7. Nguyễn Trung Hiếu, 2019. “Khảo cứu về chùa Bửu Linh, Tri Tôn nơi thờ
phụng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”. Bản thảo bài viết.
8. Phạm Bích Hợp, 2007. Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương
– Cao Đài – Hòa Hảo). NXB Tôn giáo. Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Kiềm, 1966. Tân Châu (1870 - 1964). Tân Châu: Tác giả xuất bản.
10. Nguyễn Xuân Nghĩa, 1989. “Vài nhận xét về các phong trào tôn giáo cứu thế
của nông dân Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ cuối thế kỷ 19 đến trước
ngày giải phóng”, ngày truy cập: 14/6/2018. Địa chỉ: https://sites.google.com/
site/butkyxahoihoc/cong-trinh-va-bai-viet/nguyen-xuan-nghia
11. Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu, 1955/1973. Thất Sơn mầu nhiệm. NXB Từ Tâm.
Sài Gòn.

“BOAT, CANOE” IN THE SPIRITUAL LIFE


OF SOUTHERN VIETNAMESE
(THE CASE STUDY OF ONG DAO)

Abstract: That "boat and canoe" are a pure means of transportation has been
"converted" into objects in beliefs and worshiped next to other objects in pagodas.
The article aims to study the image of "boat and canoe" in the spiritual life of the
Southern Vietnamese through the case of Ong Dao phenomenon. They are objects of
beliefs and worshiped which originate from the process of the converting in the
spiritual faith of believers of indigenous religions. Therefore, the article not only has
inheritance from some historical documents, but also uses interdisciplinary
approach in the study of Cultural Studies, Ethnology, Functional Theory, Religious
Psychology and Cultural Ecology to clarify research issues. This study focuses on
(1) showing the diversity of beliefs and religions of the Vietnamese in the South that
is influenced greatly by ecological conditions, and (2) contributing to identifying
belief phenomenon in religions as well as other negative factors if any.

Keywords: Ong Dao in the Southern Vietnam, boats and canoes in the Southern
Vietnam, Southern Vietnamese and beliefs and religions

139
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI CỦA NGƯ DÂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TS. Trần Hữu Hợp1

TÓM TẮT
Thờ Cá Voi là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến của ngư dân đồng bằng
sông Cửu Long, một vùng đất có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, hải đảo. Người dân
sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân
số của vùng. Tác giả bài viết đã khảo sát điền dã 25 cơ sở tín ngưỡng thờ Cá Voi
vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số đảo trong khu vực, làm việc với Ban
Quản lý các lăng thờ Cá Voi, tổng hợp tài liệu, xem phim tư liệu để tìm hiểu nguồn
gốc, ý nghĩa, giá trị nhân văn của lễ hội Nghinh Ông, ghi nhận tính hỗn dung tín
ngưỡng, tôn giáo thể hiện trong các nghi lễ và cách thờ cúng trong các lăng thờ cá
voi, cùng với việc bảo tồn và phát huy hình thức tín ngưỡng này.

Từ khóa: cá voi, đồng bằng sông Cửu Long, lễ hội, ngư dân, tín ngưỡng

1. NGƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÍN NGƯỠNG


THỜ CÁ VOI
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước, hai mặt giáp biển:
phía Đông Nam tiếp giáp với biển Đông, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
Bảy trong tổng số mười ba tỉnh thành thuộc vùng này có bờ biển là Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Tăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang,
với chiều dài bờ biển lên tới 700km. Nhiều đảo vùng biển khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có ngư dân sinh sống. Ngư trường ở đây nhiều tôm cá, do đó
nghề đánh bắt cá trên biển phát triển. Đời sống tâm linh của ngư dân đồng
bằng sông Cửu Long gắn liền với tín ngưỡng thờ Cá Voi.
Tìm hiểu về sự hình thành tín ngưỡng thờ cá Cá Voi, nhiều tác giả cho
rằng sự ra đời của loại hình tâm linh này gắn liền với lịch sử khai khẩn vùng
đất Nam Bộ. Vào đầu thế kỷ XVI, thời Lê Uy Mạc (1508-1509), thời Lê
Tương Dực (1510-1516) đã có một số ngư dân Trung bộ dùng thuyền vượt
biển đến cư trú ở các vùng ven biển phía Nam. Sang thế kỷ XVII, nhiều ngư
dân đặc biệt là ngư dân Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi,
Quảng Nam, Quảng Tín) đã tổ chức lập làng ở nhiều nơi trong khu vực châu
thổ sông Cửu Long, trong đó có nhiều làng chài ở ven biển, tiếp tục làm nghề
đánh bắt thủy sản. Lưu dân người Việt đến đây không chỉ mang theo phương
tiện, kỹ thuật đánh bắt thủy hải sản mà còn mang theo cả những phong tục
tập quán cổ truyền của dân tộc trong đó có văn hóa tâm linh: tín ngưỡng thờ
Cá Voi.

1
Học viện Chính trị khu vực IV.

140
Cá Voi còn được ngư dân vùng này gọi là cá Ông. Trong các làng chài
ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tương truyền rằng Ông là loài rất
linh thiêng, thường cứu giúp ngư dân gặp nạn trên biển. Người đi biển lúc
lâm nguy, chỉ cần van vái thì Ông sẽ nổi lên, phù hộ độ trì cho thuyền vượt
qua sóng gió, vào bờ bình an. Đi biển là nghề có nhiều hiểm nguy, thường
xuyên phải đương đầu với sóng gió, mưa bão, nên bà con ngư dân có tinh
thần đoàn kết để giúp nhau chống chọi, thích ứng, tồn tại với tự nhiên và
trong môi trường như vậy, ngư dân cũng rất xem trọng tâm linh. Nhiều làng
ven biển Tây Nam Bộ lập lăng thờ Cá Voi. Ông ở đây được tôn sùng như
Tổ nghiệp của những người đánh bắt thủy, hải sản. Hằng năm, vào dịp lễ hội
Nghinh Ông, dân làng chài rước Ông từ biển vào lăng để cúng kiến, bày tỏ
lòng biết ơn Ông đã cứu giúp, tạ ơn biển khơi đã ban cho nhiều tôm cá, gia
đình trù phú, ấm no, hạnh phúc và cũng là dịp cầu cho xóm làng bình yên,
“quốc thới, dân an”. Như vậy, tín ngưỡng thờ Cá Voi do các di dân miền
Trung đưa vào theo bước đường đi khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu
Long, lập nên các làng chài ven sông, ven biển và hải đảo. Theo thời gian sự
giao thoa, dung hợp văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo đã phát triển thành lễ hội.

2. CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG2 THỜ CÁ VOI


Khảo sát 25 cơ sở tín ngưỡng thờ Cá Voi ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long (xem phụ lục: Danh sách lăng thờ Cá Voi các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long), chúng tôi có nhận xét như sau: Về tên gọi của cơ sở tín
ngưỡng thờ Cá Voi được cấu tạo gồm 2 phần: một là, tên cơ sở (được gọi là
lăng, đình, dinh hoặc miếu); hai là, danh xưng của Ông (Ông Nam Hải,
Nam Hải Đại tướng quân, hoặc được gọi đơn giản là Ông gắn với địa danh).
Chẳng hạn như Lăng Ông Nam Hải Đại tướng quân (tại ấp Hòn Mấu, xã
Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang); Lăng Ông Nam Hải (tại xã
Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu); Đình Thần – Nam Hải (tại hòn
Lại Sơn, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang); Dinh Ông Nam Hải
(tại xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang); Lăng Ông Nam Hải Tân
Phước (tại xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang); Miếu
Ông Nam Hải (tại khu vực Thới Ngươn B, phường Phước Thới, quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ)…
Vị trí xây dựng lăng thờ Cá Voi thường ở bờ biển, bờ sông, đầu cồn
gần làng chài. Tại 25 cơ sở tín ngưỡng thờ Cá Voi chúng tôi đã có dịp đến
khảo sát đều không có văn bản ghi lại lịch sử của lăng. Mọi thông tin được
người đi trước ghi nhớ và truyền khẩu lại cho đời sau. Ban đầu là một cái
miếu nhỏ, cất tạm bằng vật liệu nhẹ, một thời gian bờ biển, bờ sông bị xói
mòn, cơ sở bị hư hại nên được trùng tu lại kiên cố, quy mô lớn hơn và vị trí

2
Khoản 4, điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo giải thích: “Cơ sở tín ngưỡng” là nơi thực hiện
hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở
tương tự khác.

141
được dời sâu hơn vào trong đất liền để tránh sạt lở. Sự xuất hiện cơ sở thờ
Cá Voi hầu hết các trường hợp được kể là do “Ông lụy”3 ở ngoài khơi trôi dạt
vào bờ, dân làng đưa Ông vào đất liền, long trọng tổ chức an táng cho Ông và
lập miếu thờ. Sau ba năm hoặc lâu hơn, lăng Ông được xây dựng và người ta
cải táng, đưa cốt Ông vào lăng. Quan niệm của ngư dân, làng nào được Ông
chọn gửi cốt ngọc thì nhân dân làng đó sẽ may mắn, ấm no như câu nói của
họ: “Thấy Ông vào làng như vàng vào tủ”! Cũng có nhiều trường hợp ngư
dân đi biển “đánh bắt” được xương Ông, họ đưa về tắm rửa và gửi vào miếu
Bà để thờ, khi ngành nghề phát triển, đời sống trở nên khấm khá hơn, dân
làng đóng góp kinh phí xây lăng riêng để thờ Ông.
Sự phân bố các cơ sở thờ Cá Voi tỷ lệ thuận với nơi có ngư trường
đánh bắt tốt, ngư dân đông. Hai mươi lăm lăng Ông đã được chúng tôi khảo
sát, phân bố như sau: tỉnh Kiên Giang 8 cơ sở, tỉnh Tiền Giang 4, tỉnh Bến
Tre 3, tỉnh Bạc Liêu 3, tỉnh Trà Vinh 2, Cà Mau 2, thành phố Cần Thơ 2,
tỉnh Sóc Trăng 1 (xem phụ lục: Danh sách lăng thờ Cá Voi các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long).
Để quản lý hoạt động của lăng thờ Cá Voi, dân làng bầu ra một Ban
Quản lý hoặc Ban quản trị lăng. Một số Ban quản trị xây dựng Quy chế tổ
chức hoạt động của lăng.

3. LỄ HỘI NGHINH ÔNG


Lễ hội nghinh Ông còn được gọi bằng nhiều tên khác như lễ Cầu ngư, lễ
Cúng biển, lễ Tế cá Ông. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần, ngày giờ cụ
thể do dân làng chọn, thường thì ngày được chọn là ngày “Ông lụy” trôi vào
bờ. Do đó, mỗi lăng có ngày lễ hội Nghinh Ông riêng. Lễ hội Nghinh Ông là
một tổ hợp các nghi thức và hoạt động diễn ra trong ba ngày, đêm tại khu vực
của lăng Ông. Đến ngày lễ hội Nghinh Ông, một Ban Tổ chức được thành lập
gồm đại diện chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, công an, quân sự địa
phương và Ban quản lý lăng. Kế hoạch và kịch bản lễ hội được xây dựng và tổ
chức thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của ngư dân địa phương, đảm
bảo anh ninh, trật tự, an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân, phát huy
những yếu tố tích cực, hạn chế những hoạt động tiêu cực. Chương trình lễ hội
nghinh Ông, về chi tiết có thể có những điểm khác nhau giữa các lăng, nhưng
về đại thể, có các nội dung chính sau đây: giỗ Tiền chức, lễ nghinh Ông Nam
Hải, lễ tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, lễ tế Bà Chúa Xứ, Múa bóng rỗi,
nghinh Ngũ phương, Tống tàu và các hoạt động vui chơi, giải trí, thi tay nghề,
rèn luyện thân thể, các hoạt động bảo tồn nguồn hải sản4... Những lễ nghi và
hoạt động của lễ hội Nghinh Ông được mô tả như sau:

3
Dân làng chài kỵ từ cá Ông chết, nên cá Ông chết gọi là “Ông lụy”.
4
Đây là chương trình lễ Cúng biển tại xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội
này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia năm 2013.

142
3.1 Giỗ Tiền chức, được tổ chức tại gian thờ Tiền hiền phía sau chánh
điện. Hầu tế là các vị trong Ban quản lý lăng đương nhiệm, có nhạc lễ,
học trò lễ đăng điện và đọc văn tế. Vật cúng gồm xôi, nhang đèn, hoa quả,
trà rượu, vàng bạc được bày biện trên bàn thờ Tiền Hiền. Ý nghĩa của nghi lễ
là tạ ơn công đức của các bậc tiền nhân và cầu mong các vị ban ân huệ cho
con cháu đời nay, như trong văn tế: “Cây có cội, nước có nguồn. Về sau được
an cư lạc nghiệp là nhờ công mở nền, dựng cõi của người trước. Kính nghĩ
rằng: Công lao của tiền nhân còn lưu mãi, đời sau cần phải noi theo…”
3.2 Lễ nghinh Ông Nam Hải, là nghi thức ra biển đón Ông vào lăng. Nghi
lễ được tiến hành lúc 9 giờ sáng. Đoàn Nghinh Ông gồm hai vị bồi bái, hai
pháp sư, một vị hương quan, ba vị chức việc hóa trang Quan Công, Châu
Xương, Quan Bình, đội lân, đội nhạc, một số ngư dân và du khách. Trước khi
Nghinh Ông đoàn vào miếu cử trống nhạc làm lễ xin lệnh Bà. Lễ xong thì
khởi hành, dẫn đầu đoàn là đội lân, nhạc. Tiếp theo là xe chở bàn nghinh, các
hương chức, pháp sư, ba vị Quan Công, Châu Xương, Quan Bình rồi ngư
dân, du khách. Bàn nghinh là một khánh thờ hình dạng như một cái miếu nhỏ
có ghi: Cung thỉnh Nam Hải Ngọc Long Thần. Từ lăng Ông đoàn khởi hành
đi bộ ra bờ biển. Hằng trăm tàu, thuyền đã được chuẩn bị rước đoàn xuống
tàu ra biển. Trên đường đi vị hương quan đọc bài “tán” cúng biển. Đoàn cứ
thế thẳng tiến ra biển, đến nơi thích hợp vị pháp sư làm lễ khấn nguyện rồi
xin keo, khi đủ âm đủ dương là dấu hiệu Ông đã chấp thuận vào lăng, thuyền
quay về kết thúc nghi thức Nghinh Ông Nam Hải. Nghinh Ông là nghi thức
trọng tâm của ngày hội, được chuẩn bị chu đáo, diễn ra một cách trang trọng,
trong không khí sôi động, hoành tráng với hàng trăm tàu thuyền được trang
trí cờ xí, hàng ngàn dân chài và du khách tham dự, rộn ràng trong tiếng trống,
tiếng máy tàu. Tuy nhiên, cũng dễ xảy ra sự cố va chạm hoặc sóng to, gió lớn
làm chìm tàu thuyền gây nguy hiểm cho những người tham dự.
3.3 Lễ tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, diễn ra vào lúc 5 giờ chiều tại
bàn thờ Thần Nông trong lăng Ông, đồng thời một đài tử sĩ cùng bàn thờ
cũng được làm thêm để cúng tế. Ở bàn thờ Thần Nông vật cúng gồm:
đầu heo luộc, gạo, muối, xôi, bánh, rượu, trà, hoa, quả, tiền vàng mã. Ở bàn
thờ chiến sĩ trận vong có cơm canh, trái cây, tiền vàng mã. Tuy là phối tự
nhưng lễ tế Thần Nông được tổ chức quy mô, trang trọng, có học trò lễ, đội
lân, đội nhạc, văn tế. Mục đích nghi lễ là tế Thần Nông vị thần nông nghiệp
và các chiến sĩ trận vong, cầu mong các vị về chứng giám, phù hộ cư dân.
3.4 Lễ tế Bà Chúa Xứ, được tổ chức trong chính điện trước bàn thờ
Bà Chúa Xứ. Lễ được thực hiện vào lúc 10 giờ đêm. Vật cúng lễ là xôi,
heo trắng. Học trò lễ mặc áo choàng xanh, đội mão đen, thắt lưng đỏ gồm ba
cặp: cặp đăng, cặp đài và cặp thài. Trước khi vào lễ ban quý tế thắp hương và
hầu lễ. Trống nhạc nổi lên, các học trò lễ và ban quý tế lần lược tiến hành
hiến tuần hương, tuần hoa, tuần quả, tuần rượu, dâng sớ và tuần trà.
Nghi thức thực hiện từ bàn ngoại nghi đến bàn nội nghi rồi dâng lên bàn thờ.

143
Học trò lễ phải bước đủ 9 bước theo kiểu chữ đinh. Trước khi hiến lễ phải
xây tứ tượng hoán vị ở bốn hướng, dứt nhịp với bài thài ở bước cuối cùng.
3.5 Múa bóng rỗi diễn ra sau lễ tế, đây là hình thức diễn xướng tổng hợp có
chức năng kép, vừa lễ thức vừa giải trí. Múa bóng rỗi gồm múa dâng bông,
dâng mâm. Sau đó là các điệu múa giúp vui gọi chung là múa đồ chơi: múa dù,
múa trống, múa dao, múa ghế, múa lục bình chưng bát tiên, múa khạp…
3.6 Lễ nghinh Ngũ phương, là chào đón Ngũ Thổ Long Thần, Ngũ Hành
Nương Nương, binh gia các đẳng ở năm hướng để đưa ra biển cùng với Ông.
Dẫn đầu đoàn nghinh là đội lân, đội nhạc, kế đến là bàn nghinh cùng hai
thiếu nữ và ba vị chức việc hóa trang Quan Công, Châu Xương, Quan Bình,
theo sau là dân chúng tạo thành một đoàn náo nhiệt. Từ lăng đoàn đi vòng
quanh làng rồi trở về lăng. Trên đường đoàn đi qua nhà nhà đều có đặt một
mẻ gạo muối, giấy vàng bạc để đốt và rải hay cho vào bàn nghinh nhằm tống
tiễn những điều xui rủi của năm qua, đón nhận may mắn sẽ đến. Sau khi đoàn
nghinh trở về đến miếu khoảng 8 - 9 giờ thì tiến hành làm lễ Tống tàu.
3.7 Lễ Tống tàu, là nghi thức tiễn Ông ra biển, chiếc tàu tiễn Ông được
làm cây chuối và nan tre, hoặc bằng ván gỗ theo kiểu tàu đánh cá, chiều dài
khoảng 3,5m chiều ngang 1,5m được trang trí rất tỉ mỉ, trên tàu để các vật
cúng thí như chuối, gạo, muối, bánh, tiền vàng mã .... Trong khoảng thời gian
chuẩn bị làm lễ nhiều bà con đến gởi các vật cúng như muối, gạo, trái cây
vào tàu, đồng thời kính cẩn đặt hai tay vuốt lên thân tàu rồi đặt vào mặt cầu
mong những điều tốt lành. Vào lễ vị pháp sư đóng vai trò điều hành cùng các
vị hương chức tiến hành nghi thức. Nghi lễ thực hiện xong, các vật cúng ở
bàn cúng được đưa vào tàu và tiến hành di chuyển tàu rời lăng trên một chiếc
xe kéo. Đoàn đi cũng có lân, nhạc, trống, chiêng, vị pháp sư, các vị hương
chức, các hầu bóng, ba vị chức việc hóa trang Quan Công, Châu Xương,
Quan Bình cùng đông đảo dân chúng tạo thành đoàn khoảng vài ngàn người.
Từ lăng đoàn đi ra bờ biển. Tàu tiễn ông được hạ thủy và được một thuyền
đánh cá kéo ra khơi cùng với đoàn tàu hộ tống đưa tiễn. Đến vị trí tống tàu
các thuyền dừng lại, vị chủ tế khăn áo chỉnh tề rồi châm ba tuần rượu, một
tuần trà lạy và khấn Đại Càn Quốc Gia Nam Hải rồi ra hiệu lệnh tháo dây
tống tàu. Tàu trôi theo dòng nước mang theo lời nguyện cầu gởi gắm của dân
làng chài một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang. Đoàn người trên
các tàu tham gia lễ tống tàu kính cẩn nhìn theo chiếc tàu theo gió trôi khuất
dần ra biển Đông. Đoàn thuyền quay về, những người trong ban tổ chức hoan
tiễn khách, hẹn lễ hội năm sau.

4. TÍNH HỖN DUNG, TÍCH HỢP TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO


TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI
Tính hỗn dung, tích hợp tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện khá rõ nét trong
tín ngưỡng thờ Cá Voi. Ông là chính thần của loại hình tín ngưỡng thờ
Cá Voi, nhưng nhiều vị thần khác của tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng

144
được thờ trong Lăng Ông như Tiền hiền, Thổ địa, Thần nông, Bà Chúa xứ,
Bà Thiên Hậu, Bà Thủy long, Quan thế âm bồ tát, Tả Ban, Hữu Ban …
Tính hỗn dung, tích hợp tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện trên ba lĩnh vực:
một là, những truyền thuyết liên quan đến cá Voi được truyền tụng trong các
làng chài; hai là, cách bài trí các bàn thờ trong lăng thờ Cá Voi và trong
khuôn viên của lăng; ba là, các lễ nghi thờ cúng.
4.1 Trong truyền thuyết, một số truyện kể ở các làng chài về sự tích
Cá Voi liên quan đến Phật giáo. Truyện kể rằng, thấy người đi biển luôn phải
chịu nhiều sóng gió, tính mạng thật mong manh, xuất phát từ tấm lòng từ bi,
Phật Tổ sai Phật Bà Quan âm lấy chiếc áo cà sa của mình xé ra thành trăm
mảnh thả xuống biển thành đàn cá Ông. Cá Ông có phép thâu đường
(rút ngắn khoảng cách) để kịp thời cứu người mắc nạn trên biển.
Truyền thuyết về vua Gia Long phong Thần cho Cá Voi: chuyện kể
rằng thời kỳ đánh nhau với quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh thua trận phải chạy
ra biển để lẩn trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Trên đường bôn tẩu, tàu
của Nguyễn Ánh bị cơn bão lớn sắp chìm, may thay có “Ông” xuất hiện cứu
giá, đưa thuyền Nguyễn Ánh vào bờ an toàn. Sau khi lên ngôi vua vào năm
1802, Gia Long đã phong cho Cá Voi tước vị “Nam Hải cự tộc, Ngọc lân cự
đẳng thần” và truyền cho các làng chài phải lập lăng thờ Ông Nam Hải.
4.2 Cách bài trí các bàn thờ trong lăng thờ Cá Voi: trong lăng thờ Cá
Voi, bàn thờ chính trong lăng thờ Ông, phía sau bàn thờ chính là bàn thờ Tiền
hiền, hai bên bàn thờ chính là Tả ban, Hữu ban. Tả ban, Hữu ban là những vị
thần tượng trưng, không có danh tính cụ thể. Cạnh lăng Ông có miếu Bà,
trong khuôn viên của lăng có miếu của Thổ địa, một số lăng thờ Quan âm Bồ
tát. Những năm gần đây, trong xu thế hướng về cội nguồn, một số vị anh
hùng dân tộc, có công dựng nước và giữ nước được thờ trong lăng như Vua
Hùng, Nguyễn Trung Trực, Hồ Chí Minh…
4.3 Các lễ nghi thờ cúng trong lễ hội Nghinh Ông được mô tả trong mục 3
của bài tham luận đã nói lên khá rõ tính hỗn dung và sự tích hợp tín ngưỡng,
tôn giáo trong tín ngưỡng thờ Cá Voi. Nó cũng nói lên tâm thức đa thần trong
đời sống tâm linh của ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

5. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI
5.1 Những giá trị nhân văn
Các nghi lễ trong ngày hội Nghinh Ông thấm đẫm những giá trị nhân
văn của dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn và lòng
biết ơn. Những hoạt động có tính chất khuyến khích rèn luyện tay nghề như
thi vá lưới, đua thuyền, đi cà kheo; những hoạt động vui chơi, giải trí, rèn
luyện sức khỏe như kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền được tổ chức xen
kẽ với các lễ nghi vừa tạo sân chơi lành mạnh, không khí thi đua rèn luyện,

145
vừa nâng cao niềm tự hào nghề nghiệp. Qua những nghi lễ và hoạt động hội
góp phần vun đắp tinh thần đoàn kết, tính cố kết cộng đồng của làng chài
được tăng cường, đồng thời mở rộng giao lưu với các làng chài bạn và khách
tham quan, du lịch. Lễ hội Nghinh Ông có ý nghĩa giáo dục lòng yêu biển cả,
ý thức bảo vệ và tái tạo ngư trường, môi trường biển: hàng triệu tôm, cá được
thả về biển, nhiều sinh vật biển quý hiếm được phóng sinh trong lễ hội
nghinh Ông… tinh thần bảo vệ vùng biển của tổ quốc được vun bồi. Lễ hội
Nghinh Ông còn là dịp giao lưu văn hóa, phát triển du lịch, giới thiệu văn hóa
đặc trưng của vùng.
5.2 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ
Cá Voi
Để bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ Cá Voi, chính
quyền đã khuyến khích phục dựng lễ hội Nghinh Ông, thẩm định và công
nhận là văn hóa phi vật thể: 1/ Lễ hội cúng biển Mỹ Long (thị trấn Mỹ Long,
huyện Cần Ngang, tỉnh Trà Vinh) được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 20135; 2/ Lễ hội Nghinh
Ông Gành Hào, huyện Đông Hải, được Ủy ban Nhân dân tỉnh
Bạc Liêu công nhận là lễ hội văn hóa cấp huyện năm 20086.
Một số lăng, dinh, đình thờ Cá Voi đã được khuyến khích trùng tu, tôn
tạo và được chính quyền công nhận là di sản văn hóa. Đó là giá trị văn hóa
vật thể của tín ngưỡng thờ Cá Voi: 1/ Đình miếu Cồn Trứng và Lăng Ông
Cồn Tàu, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh được Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di tích văn hóa quốc gia năm 20157;
2/ Lăng Ông Nam Hải, ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, được
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh năm
20008; 3/ Lăng Ông Nam Hải Tân Phước, xã Tân Phước, huyện Gò Công
Đông, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là di tích văn hóa
cấp tỉnh 20129; 4/ Lăng Ông Nam Hải ấp Cây Bàng, xã Tân Thành, huyện Gò
Công Đông, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là di tích văn
hóa cấp tỉnh tỉnh năm 201410; 5/ Lăng Ông Nam Hải ấp Đèn Đỏ, xã Tân
Thành, huyện Gò Công Đông, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang công
nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2014 11; 6/ Đình thần Nam Hải Đại
Tướng quân, xã lại Sơn (hòn Lại Sơn), huyện Kiên Hải, được Ủy ban Nhân
dân tỉnh Kiên Giang công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh năm 200612.

5
Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL, ngày 31/10/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
6
Công văn số 6114/UBND-VX, ngày 07/01/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
7
Quyết định Số 4482/QĐ-BVHTTDL, ngày 23/12/2015, của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
8
Quyết định số 09/2000/QĐUB, ngày 15/02/2000; của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
9
Quyết định số 1301/QĐ-UBND ngày 4/6/2012, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
10
Quyết định số 2711/QĐ-UBND, ngày 30/10/2014, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
11
Quyết định số 2711/QĐ-UBND, ngày 30/10/2014, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang.
12
Quyến định số:1865-QĐ/UB, ngày 15/11/2006, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.

146
6. THAY LỜI KẾT
Tín ngưỡng thờ Cá Voi phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc
Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, được chính quyền địa phương
đồng tình, ủng hộ nên đang trên đà phát triển. Trên thực tế, chính quyền địa
phương đã tham gia khá sâu vào các hoạt động lễ hội nghinh Ông. Việc điều
chỉnh các hoạt động lễ hội nghinh Ông theo những quy định của luật pháp là
cần thiết để đảm bảo cho lễ hội diễn ra đáp ứng tốt nhu cầu tín ngưỡng, đảm
bảo về an ninh, trật tự, an toàn của lễ hội và hướng các hoạt động của lễ hội
tham gia tích cực vào những vấn đề quốc gia, quốc tế quan tâm như vấn đề
bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, việc tham gia quá sâu và có tính phô
trương của chính quyền địa phương vào các hoạt động lễ hội có tác dụng làm
lu mờ vai trò của cộng đồng ngư dân và làm giảm ý nghĩa đây là lễ hội tín
ngưỡng truyền thống của cộng đồng ngư dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lâm Thành Đắc, 2008. Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh
Bạc Liêu – Kịch bản văn học và phân cảnh, do Ban tổ chức lễ hội Nghinh ông
Gành Hào xây dựng để phục vụ lễ hội năm 2008.
2. Đỗ Quốc Hải, 2012. Nét mới trong lễ hội Nghinh Ông tại huyện Đông Hải năm
2012. Bản Báo cáo tại Hội nghị tổng kết Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải,
tỉnh Bạc Liêu, năm 2012.
3. Trần Hữu Hợp, 2017 – 2018. Tư liệu khảo sát điền dã tại 25 cơ sở tín ngưỡng thờ
Cá Voi ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong 2 năm 2017 và 2018.
4. Nguyễn Thanh Lợi, 2007. Nói thêm về tục thờ cá Ông, ngày truy cập
30/9/2019, http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=0261961d-bd9e-4294-
be41-ebcd3c10b8a1.
5. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội ban hành ngày 18/11/ 2016; Có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2018.
6. Nghị định số: 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
“Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo”.
7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, 2017 và 2018. Danh sách di tích lịch sử văn hóa 13 tỉnh, thành khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.
8. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 2008. Phim tư liệu: “Lễ hội
Nghinh Ông Gành Hào – Đông Hải” tỉnh Bạc Liêu.
9. Thiên Thanh, 2013. Video tư liệu “Lễ hội cúng biển Mỹ Long”. Tỉnh Trà Vinh.
10. Nguyễn Duy Thiệu, 2011. Tín ngưỡng cá Ông – Từ tập tục đến biểu tượng. Tạp
chí Di sản Văn hóa, Số 1(34)-2011, truy cập 30/9/2019,
http://dch.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%2034/3412_Tin%20
nguong%20ca%20Ong%20tu%20tap%20tuc%20den%20bieu%20trung.pdf.

147
WHALE WORSHIP OF FISHERMEN
IN THE MEKONG DELTA

Abstract: Whale worship is a form of beliefs of fishermen in the Mekong Delta,


where it has a long coastline, many rivers and islands. People who make their living
by fishing and aquaculture account for a significant proportion of the region
population. Data reported in this article include a survey questionaire of 25 worship
sites in the Mekong Delta and some Islands, interviews with the managers of whale
mausoleum, document analysis, and movies. The purposes of these methods are to
figure out origin, and humanistic value of the Nghinh Ong festival, uncover the
mixed content of religious beliefs expressed in the rituals and whale worship
shrines, along with the conservation and development of this type of belief.

Keywords: beliefs, festival, fishermen, Mekong Delta, whale

148
BIỂU TƯỢNG NAGA TRONG VĂN HÓA
CỦA CƯ DÂN SÔNG MEKONG
ThS. Phạm Trần Quang Hưng1, ThS. Nguyễn Thị Yến Liễu1,
ThS. Du Quốc Đạo1

TÓM TẮT
Sông Mekong nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với địa hình và thổ
nhưỡng rất thuận tiện cho nhiều loài bò sát sinh sống. Trong số các loài bò sát nơi
đây, rắn chiếm số lượng đông đúc nhất với nhiều chủng loại vô cùng đa dạng và
phong phú. Loài rắn sinh sống khắp nơi trong khu vực, đồng thời chúng đã ảnh
hưởng phần lớn tới đời sống tâm linh và trở thành một dạng tín ngưỡng chiếm vị trí
quan trọng của cư dân sông Mekong. Điều này có thể nhận thấy qua sự xuất hiện
của rắn Naga trong hầu khắp tất cả các lĩnh vực văn hóa như phong tục, lễ nghi, tôn
giáo - tín ngưỡng, điêu khắc, kiến trúc… Với sự ảnh hưởng sâu đậm như vậy, cần
phải có kế hoạch nghiên cứu một cách nghiêm túc bằng việc tổng hợp từ nhiều
nguồn khác nhau về rắn Naga để làm rõ những đặc trưng và yếu tố văn hóa sông
nước của khu vực sông Mekong.

Từ khóa: Đặc trưng, Mekong, rắn Naga, văn hóa sông nước.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông Mekong dài 4.880km (đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài
2600km) bắt nguồn từ suối Lạp Tái Cống Mã ở núi Quốc Trung, Mộc Sách
(Trung Quốc) và đổ ra Biển Đông. Sông Mekong có lưu vực khá rộng lớn với
795.000 km2. Những quốc gia Đông Nam Á có sông Mekong chảy qua được
gọi chung là các quốc gia khu vực sông Mekong. Các quốc gia này nằm ở
Đông Nam Á lục địa, hay còn gọi là bán đảo Trung Ấn (Nguyễn Lân Dũng,
2012). Sông Mekong được gọi bằng nhiều tên khác nhau, ở mỗi vùng, dòng
sông mang một cái tên mới. Người Miến Điện (Myanmar) gọi sông Mekong
là Mae Khaung, người Lào và người Thái Lan gọi nó với tên Mènam Khong
(Mènam nghĩa là sông, Mènam Khong ở đây được hiểu là mẹ của các sông),
đến Campuchia họ gọi nó là sông Mékôngk hay Tol-Lê (ទន្លេ) (Dương Văn
Chung, 2007). Cuối cùng đến Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chảy vào
đồng bằng châu thổ rộng lớn của khu vực Nam Bộ, một nhánh được gọi là
sông Tiền và nhánh kia là sông Hậu, người ta gọi chung nó là sông Cửu Long
bởi chín cửa sông đều đổ ra Biển Đông.
Những điều kiện tự nhiên thuận lợi từ sông Mekong cùng với địa hình
và khí hậu của khu vực đã góp phần hình thành nên loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng lúa nước. Do đó, nét đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng,
1
Trường Đại học Bình Dương.

149
nghệ thuật các quốc gia thuộc vùng sông Mekong ít nhiều được tái hiện qua
biểu tượng Naga – một linh vật rất thiêng được tôn thờ ở vùng này.
Rắn là loài sinh vật có mặt nhiều nơi trên trái đất. Trong một số nền
văn hóa, rắn là một siêu biểu tượng, biểu trưng cho sự sống, cho vật tổ
(totem) của tộc người, cho nước và lửa, cho linh hồn và nhục dục, huỷ diệt và
tái sinh, sự linh hoạt và thụ động, quyết đoán và đa nghi… Chính nét đặc
trưng sinh học của loài rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó:
sự uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi biểu trưng cho sức
mạnh; nọc độc của rắn có liên hệ đến đặc tính xấu; tính lưỡng giới tượng
trưng cho khởi nguồn của vũ trụ; thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo
kéo dài vô tận hoặc là một đường tròn thể hiện tính luân hồi của sự sống và
cái chết (Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2016). Hầu như các nền văn hóa
sông nước đều cho rằng rắn tượng trưng trường sinh bất tử, hồi sinh, trẻ mãi
không già, vì rắn có đặc tính lột da hàng năm. Rắn cũng tượng trưng cho sức
khỏe dồi dào, dục tính mãnh liệt và việc sinh con đẻ cái phong phú
(tín ngưỡng phồn thực) cũng như trị được nhiều bệnh tật.
Hình tượng rắn đã xuất hiện ở khắp các nền văn hóa trên thế giới.
Nó đã sớm trở thành một biểu tượng văn hóa của nhân loại. Đặc biệt tại các
quốc gia phương Đông, nơi các nền văn hóa gắn với nông nghiệp vốn rất
quan tâm đến các hiện tượng thời tiết, điều này cho thấy rắn có một vị trí
quan trọng trong thế giới biểu tượng. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của
khu vực sông Mekong đã tạo môi trường cư trú lý tưởng cho nhiều loài rắn.
Những tác động lợi và hại của rắn đã có ảnh hưởng quan trọng đến tâm thức
của cư dân nông nghiệp nơi đây, hình thành nên những huyền thoại về rắn.
Có thể nói, rắn đóng vai trò đặc biệt đối với các cư dân trồng lúa ở lưu vực
sông Mekong. Tại đây, người dân không chỉ thờ rắn mà còn sùng bái, kính
trọng nó như một vị thần gắn với nguồn nước, những truyền thuyết và những
huyền thoại đầy bí nhiệm. Nó đã góp phần hình thành nên tín ngưỡng nông
nghiệp của người dân vùng sông Mekong. Tất cả những tín ngưỡng này vẫn
còn hiện diện đến thời đại ngày nay dưới hình thức văn hóa dân gian.
Và cũng xuất phát từ nhận thức đó, rắn đã trở thành một giá trị biểu tượng đầy
ý nghĩa, mang lại sự bình an và may mắn cho cuộc sống của người dân trong
vùng. Chính vì vậy, cần phải phân tích hình tượng rắn Naga trong khu vực để
góp phần làm rõ hơn những đặc trưng văn hóa sông nước Đông Nam Á.
Việc nghiên cứu về rắn cũng đã xuất hiện trong các bài viết, công trình
của một số học giả Việt Nam. Trong hầu hết các đề tài đó, các học giả chỉ đề
cập ở các lĩnh vực kiến trúc, văn học, nghệ thuật… hoặc chỉ viết về rắn Naga
ở một quốc gia đơn lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần rắn Naga
qua lăng kính văn hóa nông nghiệp cũng như chưa đề cập đến những đặc
trưng văn hóa sông nước của khu vực.

150
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa
học để phân tích, giải thích các hiện tượng, tín ngưỡng nông nghiệp có liên
quan đến hình tượng rắn trong đề tài. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như: áp dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử nhằm nghiên cứu hình tượng rắn trong văn hóa của cư dân
sông Mekong theo lịch đại; áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm
so sánh, đối chiếu các đặc điểm và tín ngưỡng thờ Naga ở các khu vực khác
nhau. Đồng thời, kết hợp với việc tổng hợp những dữ liệu thu thập được
nhằm rút ra nhận xét, kết luận về những đặc trưng của biểu tượng Naga trong
văn hóa của cư dân sông Mekong.

3. ĐẶC TRƯNG VÀ Ý NGHĨA CỦA RẮN THẦN NAGA TRONG


VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN SÔNG MEKONG
3.1 Đặc điểm của rắn thần Naga ở một số quốc gia khu vực Đông Nam Á

Naga được tôn thờ ở các nền văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á lục địa,
trong đó bao gồm khu vực sông Mekong. Naga có hình dáng của một con rắn
mang bành lớn. Naga có một hoặc nhiều đầu, đầu có bờm, có vòi, mắt tròn
to, răng nhỏ và đều, thân rắn rất dài có vảy, không có chân. Từ “Naga” theo
tiếng Phạn có nghĩa là rắn hổ mang (chúa tể của các loài rắn) tuy xuất phát từ
Ấn Độ, nhưng ở khu vực sông Mekong nó được hiểu là một từ dùng để chỉ
rắn thần. Ở một vài quốc gia khu vực sông Mekong như Thái Lan hay
Campuchia, rắn thần Naga có được quyền năng biến hóa thành người.
Dù xuất phát từ hình tượng của con rắn dưới nước nhưng thần tính của nó là
sự kết hợp của những đặc trưng về tôn giáo và tín ngưỡng nông nghiệp trong
đời sống văn hóa sông nước nói chung. Do đó, loài rắn này có ảnh hưởng rất
lớn đến tâm thức con người.
3.1.1 Rắn Naga ở Tây Nam Bộ (Việt Nam)
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quan niệm rắn thần là rắn
khổng lồ có chiếc mào trên đầu nhưng không phân biệt rắn sống trên cạn hay
dưới nước. Nhiều thư tịch của Việt Nam có nói đến thuồng luồng và mô tả
linh vật này như một con rắn nước có mào. Loài thuồng luồng có khi bị cho
là thủy quái hại người, nhưng lại có khi được người Việt tôn làm thần canh
giữ các dòng sông (Đặng Tiến, 2001).
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Naga hiện diện trong văn hóa
Khmer được xem là một dạng tín ngưỡng bản địa thờ một loài vật dưới nước.
Người Khmer gọi Naga là Neak (phiên âm tiếng Việt: Niệk). Neak là cách
gọi thông dụng của người Khmer với biểu tượng mang hình dáng như một
con rắn lớn. Từ “Neak” có nguồn gốc từ tiếng Sankrit. Nhiều trí thức dân
gian Khmer cho biết Neak được giới học giả phương Tây gọi là Naga
(được hiểu nghĩa là rồng). Họ xem Neak là một sinh vật siêu nhiên có khả

151
năng cai quản trông giữ phum-sroc (đơn vị cư trú của người Khmer tương
đương với ấp của người Kinh ở Nam Bộ), Neak còn được xem là thần cai
quản dưới nước (thủy thần) có năng lực siêu phàm chi phối nguồn nước. Biểu
tượng Neak ở đây có một ý nghĩa đặc biệt, chính vì vậy người Khmer đã thể
hiện biểu tượng này bằng nghệ thuật tạo hình trên những chiếc ghe ngo có
biểu tượng uốn lượn như con rắn hay kiến trúc ở các ngôi chùa (Thạch Nam
Phương, 2015). Tạo hình Naga ở các công trình nhà ở rất ít khi được sử dụng,
nếu có thì chỉ được trang trí ở bàn thờ trước nhà. Ta sẽ dễ bắt gặp biểu tượng
Naga tại các chùa Khmer, nó thường được tạo hình hoành tráng nơi đầu cầu
thang, hành lang, trên các cột, kèo, trên góc mái, các bức phù điêu hay hai
bên cổng chùa. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, rắn thần Naga như một
biểu tượng quyền lực, được sử dụng để trang trí trên mái công trình, trên các
lối đi vào chánh điện để làm nổi bật lên vẻ uy nghi, tôn nghiêm cho ngôi
chùa. Trong đó, kết thúc từng lớp mái chùa là sự kết hợp với diềm mái bằng
thân rắn Naga như bò từ trên trời xuống rồi ngóc đầu lên, vừa tạo vẻ nhẹ
nhàng cho mái chùa vừa tạo nét nghệ thuật đặc sắc cho kiến trúc chùa Khmer
Nam Bộ. Về biểu tượng Naga trên ghe ngo có thể nhận thấy rằng người
Khmer Nam bộ quanh năm phải bươn chải, sinh sống trên sông rạch. Trong
tâm thức của họ, Naga là một con vật đặc biệt. Nó di chuyển nhanh chóng
trên sông nước, thể hiện sức mạnh săn bắt vừa nhanh vừa mãnh liệt. Chính vì
vậy, biểu tượng Naga thường xuất hiện trên ghe ngo để thể hiện sự nhanh
nhẹn, mãnh liệt trong khi thi đấu.
Trong văn hóa Khmer Nam bộ, biểu tượng rắn thần có hai thuộc tính:
tốt và xấu. Rắn là vị thần nước giúp mưa thuận gió hòa, mang điềm lành và
đảm bảo cuộc sống ấm no cho con người nhưng đồng thời cũng đại diện cho
tính ác phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Tuy vậy, dù rắn có
mang thuộc tính nào đi chăng nữa thì với cư dân nơi đây vẫn một lòng kính
trọng và sùng bái. Với người Khmer, Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ
tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết, gần gũi với tín ngưỡng dân gian.
Do đó, người Khmer Nam Bộ cho rằng nó là vật tổ của mình cũng là điều tất
yếu. Mặc dù ở một số quốc gia khu vực sông Mekong rắn Naga gắn với sự
xuất hiện của các vị vua khai quốc nhưng mức độ biểu trưng quyền lực không
tuyệt đối như rồng của người Trung Hoa.
3.1.2 Rắn Naga ở Thái Lan
Tín ngưỡng thờ Naga xuất phát từ tục thờ thuồng luồng, một giống
sinh vật tưởng tượng của người Thái Lan và cư dân Đông Nam Á vốn liên
quan đến tín ngưỡng nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tục thờ thuồng
luồng hay Naga đều xuất phát từ hình tượng có thật là những con rắn lớn
sống dưới nước.
Truyền thuyết của người Thái Lan cho rằng kinh đô của Naga nằm ở
dưới lòng sông Mekong. Từ kinh đô này sẽ dẫn ra ao, hồ, sông ngòi, biển cả
ra khắp thế giới. Trong văn hóa sông nước ở Đông Nam Á, người Thái Lan

152
và Lào tôn thờ rắn vì họ cho rằng thần Naga là chúa tể cai quản dòng sông
Mekong. Sông Mekong - đoạn biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan
(chảy qua tỉnh Nong Khai - Thái Lan và Pakngum - Lào) hàng năm người
dân Thái Lan và Lào đều tổ chức lễ cúng tế thần rắn Naga. Những cư dân
sống dọc theo sông Mekong tin rằng cúng tế thần Naga sẽ được thần rắn bảo
hộ tai qua nạn khỏi lúc làm ăn trên sông, trên nước. Mỗi năm vào ngày 15
tháng 11 theo Phật lịch, người ta đều tổ chức lễ cúng tế thần rắn Naga một
cách trọng thể với pháo hoa rực rỡ vào ban đêm.
Theo huyền thoại lập quốc của nước này, vị vua đầu tiên của triều đại
Sukhothai là Po Khun Si Indrathit (hay Intradit) ở vương quốc Xiêm
(Thái Lan) vào thế kỷ XIV đã tự nhận là con của một thủ lĩnh Thái và một
nàng tiên rắn (Nagini) để hợp thức hóa việc lên ngôi. Đây cũng là truyền thuyết
lập quốc của vương quốc Xiêm lúc bấy giờ. Hiện nay, tượng rắn Nagini dễ
dàng được tìm thấy tại các bậc thang trước cửa chùa Phra Keo, Bangkok.
Trong văn hóa tâm linh của người Thái Lan, rắn là con vật linh thiêng,
nó mang lại những điều may mắn cho con người. Đó là lý do tại sao ở Thái
Lan có khá nhiều ngôi chùa thờ rắn. Trong chùa, họ thường đặt một đôi rắn
vàng và rắn trắng. Rắn vàng tượng trưng cho đất. Rắn trắng tượng trưng cho
nước. Sự giao hoà của chúng sẽ tạo ra cuộc sống yên lành, sự no ấm đủ đầy
của con người. Ở miền Bắc Thái Lan, một dẫn chứng cụ thể nhất là tại chùa
Phumin, nơi có hai con rắn khổng lồ nằm trải dài từ dưới sân lên đến phần nền
của chính điện. Ở đây, biểu tượng nước (tức con rắn) nằm trải dài theo trục
Bắc - Nam và gặp nhau tại nơi giao điểm nhìn ra bốn hướng của ngôi chùa. Sơ
đồ của chùa Phumin tạo thành một hình chữ thập hoàn hảo với bốn chiếc cổng
có mái che dẫn đến bốn pho tượng Phật nằm giữa chính điện. Trên các trục cầu
thang này hàng loạt các biểu tượng nằm trải dài theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Khởi đầu là mái chùa năm tầng trang trí biểu tượng rắn Naga ở đoạn cuối mái
và một cầu thang hình rắn Naga. Trong vai trò bảo hộ, thần rắn Naga còn được
tạo hình dưới dạng trượt trên diềm mái chùa; cuộn quấn dưới mái hiên và bao
quanh khung cửa tò vò; trượt trên mặt tiền cột hay trụ; và lượn sóng dọc theo
lan can chính điện phức hợp... Trong vài trường hợp, Naga có những cái đầu
dựng đứng tạo hình bốc lửa xung quanh, miệng chúng mở to, thè lưỡi và
những hàng răng sắc nhọn, cách điệu hóa cao. Từ cổ thân hình Naga thường
hay rũ xuống thành dải uốn cong đều đặn làm dịu bớt tính hung dữ của con mắt
tròn rực cháy và dãy vây lưng tua tủa (Carol Stratton, 2004).
3.1.3 Rắn Naga ở Campuchia
Ở Campuchia, thần Naga có một vai trò rất quan trọng. Vị thần này
xuất hiện từ khi lập quốc, và từ đó luôn đồng hành trong suốt chiều dài lịch
sử với tư cách là vị thần bảo hộ đất nước. Chủ thể ở đây là người Khmer nên
người ta cũng gọi Naga với tên là Neak. Với người dân Campuchia, Neak
không đơn thuần là một vị thần tối thiêng mà còn đồng nghĩa với tính liên tục
của đất nước này.

153
Ở Campuchia, rắn được khắc trong đền thờ, tượng rắn được đặt chung
quanh đền, rắn được xem là linh vật canh gác bảo vệ nơi linh thiêng như đền
đài. Tại Angkor với những ngôi đền nổi tiếng như Angkor-Thom, Preah
Khan, Banteay Chhmar có những con đường, cầu cổ với lan can dạng rắn
Naga tượng trưng cho cầu vồng, thần sấm sét và mưa…Hình dạng uốn lượn
của Naga tạo nên những cung vòm quanh các tiền cột, những lan can quanh
các “ao thần” và lối đi. Những lối đi đó thường được gọi là “cầu Naga”,
người Campuchia xem thân hình dài của rắn Naga tượng trưng cho cầu vồng
nối liền thiên giới và hạ giới.
Nhờ các tác phẩm nghệ thuật này mà các khu đền tháp tăng thêm phần
tráng lệ và linh thiêng. Việc đặt các tượng rắn Naga để bảo vệ đền đài cũng
có thể lý giải bởi một số quan niệm cho rằng trong số các loài rắn, có một số
loài như rắn đuôi chuông (rattlesnake) và rắn hổ mang (cobra) biết bảo vệ
lãnh thổ nơi nó làm hang cư trú, nó sẵn sàng chiến đấu chứ không lẩn trốn
khi có sinh vật khác xâm phạm.
Trong nền văn hóa Campuchia, rắn Naga được tạo hình nhiều đầu hơn
so với rắn Naga ở các quốc gia khác. Số đầu rắn thần thường là số lẻ, chẳng
hạn như có rắn Naga 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu và mỗi đầu đều có một quan
niệm khác nhau. Người Campuchia còn giải thích rắn Naga có số đầu lẻ
tượng trưng cho phái nam với năng lực, vô hạn, vô biên và bất tử.
3.1.4 Rắn Naga ở Lào và Myanmar
Trong tín ngưỡng của người Lào cổ thì Naga đã có từ hơn 2.000 năm
nay. Nó được bắt đầu xuất hiện dưới triều đại vương quốc Thẻn (hay được
gọi là vương quốc Nỏng Sẻ) ở vùng phía Nam Trung Quốc. Người Lào ở
vùng này chọn thuồng luồng là biểu tượng và là vật tổ của tộc người mình.
Sở dĩ Naga được xem là vật tổ vì người Lào ở lưu vực sông Mekong sống
gắn bó với sông nước, ven theo dòng sông, là nơi đất đai trù phú thuận lợi
cho canh tác nên chịu nhiều ảnh hưởng của thủy thần. Bên cạnh đó, việc chọn
Naga làm vật tổ còn giúp cho sự đoàn kết thống nhất trong người Lào, bởi có
cùng một quan hệ huyết thống đều là con cháu của Naga. Chính vì lẽ đó mà
cho đến ngày nay, hình ảnh về rắn Naga vẫn được tìm thấy trên một số hiện
vật cổ mang tính tôn giáo cũng như luôn gắn liền với các hoạt động tâm linh,
tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc Lào với mục đích cầu cho mưa thuận,
gió hòa, để sản xuất nông nghiệp thuận lợi, mùa màng tốt tươi. Người Lào
cho rằng thần rắn Naga thương dân mùa khô hạn không có nước cày cấy nên
thường nổi lên giữa dòng Mekong phun nước gọi trời mưa đúng dịp Tết Lào.
Khi mùa mưa kết thúc, Thần rắn Naga phun lửa chào mừng. Vùng Kaeng
Aa-Hong, nơi sâu nhất của lòng sông Mekong - được cho là kinh đô vương
quốc của Naga với các quả cầu lửa xuất hiện to nhất, đẹp nhất và cả hào
quang ánh xanh, đỏ. Theo truyền thuyết Lào, những quả cầu lửa này là được
xem là thần rắn huyền thoại Naga phun lửa mừng mùa chay kết thúc.
Những quả cầu lửa là hơi thở của vua Naga (vị vua rắn linh thiêng khổng lồ

154
cai quản sông Mekong, bảo vệ các loài thủy tộc và cả con người sống ven bờ
sông) tỉnh dậy sau 3 tháng thiền định mà người Lào và người Thái gọi là mùa
chay “Bun Khao Phan Sa”. Việc tin tưởng vào thế lực siêu nhiên là cách giải
thích về những quả cầu lửa vùng này.
Giống như người Thái Lan, người Lào cũng coi rắn là con vật mang lại
điều may mắn cho con người. Trong niềm tin của người Lào, nếu đi đâu mà
gặp rắn sẽ được may mắn còn nếu gặp hươu nai, hoẵng hoặc gà rừng sẽ là
điềm gở và nên quay về.
Trong văn hóa Myanmar, người Miến Điện có tín ngưỡng thờ Nát là
những thần rắn có hình dạng nửa người nửa rắn. Theo tín ngưỡng vạn vật
hữu linh Myanmar, loài Nát cư ngụ trong cây cối, sông suối, đất đai và nhà
cửa… Có 36 vị thần Nát và khi đạo Phật truyền bá vào Myanmar, Đức Phật
đã trở thành vị thần Nát thứ 37 và là vị Nát có quyền lực cao nhất trong thần
điện Myanmar.
3.2 Đặc trưng văn hóa của cư dân khu vực sông Mekong qua biểu
tượng rắn Naga
Nhìn chung, vùng sông Mekong là một khu vực đa quốc gia, đa tộc
người với một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Chủ thể ở đây là cư dân
gốc nông nghiệp nên đặc biệt sùng bái nước. Trong văn hóa của cư dân sông
Mekong, nước đóng vai trò quan trọng liên quan đến đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân. Vì thế họ hình dung ra rằng, phải có một linh vật nào đó
sinh ra nước và mang nước đến cho con người. Linh vật đó được hiểu là rắn,
một biểu tượng của nước. Do rắn là loài bò sát thuộc về thế giới nước, nó
được đồng hóa với nước vì sự tương đồng về hình dáng. Ngoài những tác
động tiêu cực, nó còn mang đến những lợi ích cho con người trong sản xuất
nông nghiệp. Hoạt động của rắn lại gắn với chu kì trồng lúa nên rắn sớm ảnh
hưởng đến tín ngưỡng nông nghiệp vùng sông Mekong. Sự xuất hiện của rắn
thường được xem như một dấu hiệu báo trước của những cơn mưa mùa nên
rắn thường được xem là linh vật làm mưa.
Tục thờ rắn thần là một cách tôn thờ khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới và mỗi nơi đều gắn với một thần tích, một sự huyền bí riêng nhưng
chung quy lại rắn thần là một biểu tượng gắn với nông nghiệp. Tục thờ Naga
là một trong những tín ngưỡng tự nhiên của người dân vùng sông Mekong và
được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn
liền với điều kiện sông nước, đầm phá, ao hồ, khe suối... bản chất của cư dân
nông nghiệp lại cần tới nước để tưới tiêu nên người ta rất tôn sùng nước và
cần một thế lực đủ mạnh để cai quản nguồn nước, dẫn đến tục thờ rắn đại
diện cho thủy thần. Không những xem Naga với tư cách là thần, một số tộc
người ở khu vực sông Mekong còn chọn Naga làm vật tổ.

155
Trong tâm thức của người dân vùng sông Mekong, Naga còn là biểu
tượng của may mắn vì thần rắn luôn ban phước lành cho loài người. Sự xuất
hiện của một con rắn chính là điềm báo về vận may của một con người nên
Naga rất được sùng kính. Người dân nơi đây quan niệm rằng loài rắn thần tồn
tại vĩnh cửu với thời gian và liên quan mật thiết đến tôn giáo, chính vì vậy
Naga xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện hay điển tích Phật giáo. Chúng
ta có thể dễ dàng tìm thấy qua các kho truyện cổ Phật giáo cũng như những
tác phẩm nghệ thuật đặc sắc giữa Naga và Đức Phật trong văn hóa Phật giáo
Khmer, Thái, Lào... Do vậy, rắn được xem là một biểu tượng vĩnh cửu trong
văn hóa tiểu vùng sông Mekong.
Ngoài ra, cư dân nông nghiệp khu vực sông Mekong xem rắn như biểu
tượng phồn thực do những đặc điểm sinh lý của nó được cho là mang lại sự
phì nhiêu của đất đai, làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Biểu tượng phồn thực
trong văn hóa của cư dân sông Mekong còn được thể hiện qua hình tượng rắn
sinh ra cây cối và thực vật như một biểu tượng về sự sống trên mặt đất. Biểu
tượng phồn thực này còn ảnh hưởng đến tâm thức và đời sống tinh thần của
họ qua những quan niệm về rắn liên quan đến hôn nhân. Bên cạnh đó, rắn
sinh sản rất nhanh, rất nhiều, đặc điểm này phù hợp với quan niệm của cư
dân nông nghiệp là mong muốn gia đình có nhiều con cháu để nối dõi và làm
nguồn nhân lực cho lao động, sản xuất. Vì vậy, sự xuất hiện của tín ngưỡng
thờ thần rắn có thể xuất phát từ tục sùng bái nước và hoạt động nông nghiệp
của người dân nơi đây.
Nói tóm lại, hình tượng rắn thần Naga với người dân khu vực sông
Mekong không những thể hiện qua các huyền thoại, truyền thuyết được lưu
lại từ ngàn đời nay mà trên các tín ngưỡng dân gian, kiến trúc, văn học –
nghệ thuật cũng được thể hiện phong phú và đa dạng…Chính vì vậy, những
giá trị về tinh thần và vật chất mà nó mang lại cho người dân sở tại là không
thể phủ định. Nó góp phần hình thành đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nông
nghiệp ở khu vực từ xa xưa cho đến tận ngày nay.

4. KẾT LUẬN
Có thể nói hình tượng rắn thần Naga đã có từ lâu đời và tục thờ rắn đã
sớm trở thành tín ngưỡng tự nhiên quan trọng trong tâm thức và đời sống của
người dân vùng sông nước Đông Nam Á. Tín ngưỡng này xuất phát từ quá
trình lao động, sản xuất và lý giải các hiện tượng tự nhiên, đi kèm với sự
khao khát đó là mong muốn được bảo vệ, sinh sôi, phát triển. Vì vậy,
người ta đã nhân cách hóa rắn thành thần thánh và cho đó là vật thiêng đại
diện cho một thế lực có thể giải quyết được vấn đề mà con người chưa bao
giờ lý giải được, đó là sự sợ hãi trước hiện tượng tự nhiên.
Bài viết góp phần vào việc xác định nguồn gốc, quá trình hình thành
những yếu tố văn hóa và vai trò tín ngưỡng thờ rắn trong văn hóa của cư dân
sông Mekong. Ngày nay, biểu tượng Naga là một sự kế thừa từ nhiều hình

156
tượng rắn trong tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người cư trú tại khu vực văn
hóa sông Mekong và cả những phong cách nghệ thuật đặc sắc được sáng tạo
qua nhiều thời đại. Tuy mỗi quốc gia có những hình tượng Naga khác nhau
nhưng suy cho cùng cũng xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp truyền thống.
Vì vậy, Naga không còn là biểu tượng thiêng liêng của riêng một dân tộc nào
đó mà nó đã trở thành hình tượng thống nhất của tất cả các dân tộc trong văn
hóa của cư dân sông Mekong. Nghiên cứu biểu tượng Naga trong văn hóa
của cư dân sông Mekong cũng nhằm mong muốn được góp phần vào nghiên
cứu sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Carol Stratton, 2004. Buddhist sculpture of northern Thailand. NXB Buppha.
2. Dương Văn Chung, 2007. Sông Bassac. Truy cập ngày 16/6/2019. Nguồn:
http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/SongBassac.htm
3. Nguyễn Lân Dũng, 2012. Tìm hiểu về sông Mê Công. Truy cập ngày 08/6/2019.
Nguồn: https://nongnghiep.vn/tim-hieu-ve-song-me-cong-post99542.html
4. Trần Minh Hường, 2010. Hình tượng rắn qua tục thờ và huyền thoại. NXB Văn
hóa nghệ thuật.
5. Trần Minh Hường, 2017. Hình tượng rắn trong truyện cổ dân gian Việt Nam.
NXB Hội Nhà văn. Hà Nội.
6. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2016. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới.
Tái bản lần 3. NXB Đà Nẵng.
7. Thạch Nam Phương, 2015. Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam
Bộ. Tạp chí Di sản văn hóa. 3(2015).
8. Đặng Tiến, 2001. Con rắn trong huyền thoại và văn học, Tạp chí Diễn đàn
Paris.104.

THE SYMBOLISM OF NAGA IN MEKONG DELTA CULTURE

Abstract: The Mekong Delta is located in the tropical monsoon area which is the
main reason why there are a range of animals, especially reptiles flourish. Among
all, snakes are the most outstanding creature in terms of diversity and population.
They spot all over the areas and play an important role in people’s spirituality and
belief in The Mekong Delta. The appearance of the Naga, that is a Snake God and
can be seen in almost all cultural fields such as customs, rituals, architecture and
sculptures, is a good example illustrating the belief of the residents for the snack
here. Therefore, proper research should be conducted by synthesizing various
sources of the Naga to clarify the features and elements of river culture in the
Mekong Delta.

Keywords: Feature, Mekong, Naga snake, river culture

157
VĂN HÓA ĐÁNH BẮT THỦY SẢN Ở NAM BỘ
Nguyễn Thanh Lợi1
TÓM TẮT
Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ có một mạng lưới sông ngòi, kinh rạch
chằng chịt, bao phủ khắp khu vực. Tại đây đã hình thành nên một nền văn hóa sông
nước khá đa dạng, gắn liền với đời sống của cộng đồng cư dân ở khu vực trên cả
bình diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong việc mưu sinh, người dân nơi
đây đã sáng tạo ra nhiều công cụ, ghe xuồng, phương thức đánh bắt thủy sản và
kèm theo đó cũng sản sinh ra một “nền văn hóa đánh bắt”, với nhiều biểu hiện
phong phú, từ biển khơi cho đến nội đồng. Đó là những truyền thuyết, địa danh, tri
thức về con nước, về thời tiết, về các sinh vật dưới nước cho đến các tín ngưỡng liên
quan. Bài viết này cố gắng nhận diện một cách đầy đủ về một mảng văn hóa quan
trọng trong việc bảo đảm đời sống vật chất của các cư dân ở Nam Bộ xưa và nay:
văn hóa đánh bắt thủy sản.

Từ khóa: Thủy sản, sông nước, văn hóa đánh bắt, Nam Bộ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của đất nước, có ưu thế về sông nước
với hệ thống sông ngòi và kinh rạch có độ bao phủ rất lớn, nhất là khu vực
châu thổ sông Cửu Long với hai con sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông
bằng 9 cửa. Một nền văn hóa sông nước đa dạng đã tác động rất lớn đến đời
sống vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực. Với nguồn lợi thủy
sản dồi dào, phong phú, người Việt Nam Bộ đã biết dựa vào sông nước để
phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ đã sáng tạo ra một “nền văn hóa đánh
bắt” với nhiều kiểu ghe xuồng, ngư cụ, tích lũy những tri thức dân gian liên
quan đến nghề hạ bạc. Đời sống sông nước của cư dân nơi đây cũng đã sản
sinh ra các tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn học dân gian, địa danh… liên quan đến
nghề đánh bắt với nhiều biểu hiện phong phú.
Việc nhận diện văn hóa đánh bắt của người Việt Nam Bộ giúp vào việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng ngư dân
nơi đây trong mối quan hệ văn hóa tộc người. Đó là sắc thái “văn minh kinh
rạch” nổi bật trong bản sắc văn hóa Nam Bộ.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Văn hóa đánh bắt ở Nam Bộ là chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý của
các học giả trên những khía cạnh như nguồn thủy sản, ngư cụ, phương pháp
đánh bắt. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có chuyên khảo nào đề cập một

1
Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM.

158
cách toàn diện và hệ thống, nhất là đời sống văn hóa của ngư dân đồng bằng
sông Cửu Long về hoạt động đánh bắt thủy sản.
Ngư cụ và ngư pháp vùng Đồng Tháp Mười trình bày các ngư cụ và
ngư pháp: ngư cụ di chuyển, ngư cụ cố định, các phương pháp đánh bắt
không dùng ngư cụ ở Đồng Tháp Mười (Phạm Chí Thành, 1973).
Ngư cụ thủ công chủ yếu và nghề cá ở Kiên Giang giới thiệu những
họ nghề đánh bắt: họ lưới kéo, họ lưới vó, họ nghề cố định, họ nghề câu; và
những cách đánh bắt đa dạng ở địa phương (Đoàn Nô, 2003).
Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu
các ngư cụ khai thác thủy sản nội địa theo cách phân loại của ngành thủy sản
(Nguyễn Văn Du, Claire SmallWood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh,
Nguyễn Trọng Tín; 2006).
Nghề cá Đồng Tháp Mười năm xưa đề cập đến nghề đánh cá ở Đồng
Tháp Mười: ngư cụ và hoạt động đánh bắt cá; chính sách đối với nông dân
theo nghề cá; chế biến cá; cá trong ẩm thực (Nguyễn Hữu Hiếu, 2010).
Nghề Bà Cậu văn hóa đánh bắt ở An Giang dành một chương quan
trọng bàn về cách đánh bắt thủy sản ở An Giang, từ bắt tay không đến dùng
dùng ngư cụ như xúc, đãi, tát, nơm, câu, chài, lưới, đáy, vó, hớt, vớt, chất
chà, bò, lết, rù, đăng ven; những kiêng kỵ, kinh nghiệm trong nghề đánh bắt
(Nguyễn Hữu Hiệp, 2015).
Cuốn sách Sông nước trong đời sống văn hóa Nam Bộ dành một số trang
phản ảnh về hoạt động đánh bắt với các ngư cụ; tri thức dân gian về sông nước,
sông nước trong đời sống văn hóa tinh thần (Nguyễn Hữu Hiếu, 2017).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát tài liệu,
kết hợp với điền dã dân tộc học để tìm ra những đặc trưng trong văn hóa đánh
bắt thủy sản ở Nam Bộ.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Sông nước ở Nam Bộ
Hệ thống thủy văn ở Nam Bộ bao gồm 2 hệ thống sông chính là hệ
thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.
Ở Đông Nam Bộ có các con sông lớn như: Đồng Nai, Sài Gòn, Bé,
Vàm Cỏ Đông, Thị Vải… (Lê Thông (chủ biên), 2006). Sông Mekong là một
trong những con sông lớn trên thế giới, dài 4.500km, bắt nguồn từ vùng núi
tuyết Tangkulashan ở độ cao 5.000m trên cao nguyên Tây Tạng với cái tên
Trung Quốc là sông Lan Thương, đi qua Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia
và chảy vào Việt Nam qua hai nhánh sông Hậu (Phạm Đức Dương, 2007).

159
4.2 Đánh bắt thủy sản ở Nam Bộ
4.2.1 Nguồn lợi thủy sản phong phú
Ở Nam Bộ đất đai màu mỡ, sông rạch chằng chịt là điều kiện ưu đãi
cho các loài thủy sinh, đặc biệt là tôm cá phát triển. Đồng bằng sông Cửu
Long được xem như “vựa cá”, đó là cái xứ từ ngàn xưa đã là “trên cơm dưới
cá”, “cá lội vàng tợ mắm nêm”, “có nước là có cá”, “rạch cá ra mà múc
nước”... An Giang đã xây dựng tượng đài cá ba sa ở thành phố Long Xuyên,
xem như một biểu tượng của xứ cá mắm này.
Hệ thống sông Mekong có ít nhất 1.200 loài cá, đại diện cho nhiều họ,
đa dạng về mặt hình thái và đời sống. Nhưng chỉ có 50-100 loài được đánh
bắt thường xuyên, chủ yếu ở vùng đồng bằng màu mỡ, nơi có nhiều dân cư.
Cá đánh được chủ yếu là cá tự nhiên, trong đó đa số là cá trắng di cư (Nhiều
tác giả, 2004).
Mekong là con sông giàu tôm cá đứng hàng thứ hai trên thế giới,
chỉ sau sông Amazon của Nam Mỹ. Ở khu vực hạ lưu sông Mekong thuộc
Việt Nam có hơn 1.200 loài thủy sản, trong đó có hơn 60 loài có giá trị kinh
tế, tập trung ở hai họ cá chép (Cyprinidae) và cá tra (Pangaciidae), sản lượng
ước tính đến 2 triệu tấn/năm. Khu vực này đóng góp đến 85% sản lượng nội
địa khai thác được của cả nước.
Ngược lại, ở khu vực Đông Nam Bộ do mật độ sông rạch ít, nên nghề
cá hầu như không phát triển. Thủy sản đánh bắt được không đủ phục vụ nhu
cầu ở địa phương mà phải mua từ miền Tây lên. Vùng đồng bào dân tộc đánh
bắt cá ở sông suối, số lượng thu hoạch rất hạn chế, chủ yếu là tự cung tự cấp.
Hiện nay việc đánh bắt vẫn còn duy trì ở một số nơi như các miệng đáy ở
sông Nhà Bè hay đánh bắt nhỏ lẻ ở các sông Soài Rạp, Lòng Tàu của huyện
Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
4.2.2 Hệ ngư cụ và ngư pháp đa dạng
Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách phân loại các loại ngư cụ
cũng như phương pháp đánh bắt cá sông ở Nam Bộ. Nhưng chính sự đa dạng
đó đã cho thấy cả một “nền văn hóa đánh bắt” hết sức độc đáo, mang bản sắc
riêng mà không một vùng văn hóa nào có được. Chưa có tài liệu nào thống kê
về số ngư cụ và phương pháp đánh bắt nội đồng ở Đông Nam Bộ. Qua điền
dã, chúng tôi nhận thấy con số đó ít hơn rất nhiều so với khu vực Tây Nam
Bộ bởi khu vực đó kém hơn về mật độ sông rạch, sự giao thoa về văn hóa tộc
người và cả xuyên biên giới, như trường hợp người Khmer ở Tây Nam Bộ và
Campuchia. Ở Tây Nam Bộ, người Hoa và người Chăm cũng tham gia đánh
bắt nên trong ngư cụ và ngư pháp có mối quan hệ giao lưu nhất định giữa các
tộc người.
Phan Văn Phấn phân loại ngư cụ ở Nam Bộ thành 93 loại ngư cụ và
8 kỹ thuật bắt cá. Cụ thể gồm: ngư cụ không hom; ngư cụ có hom; ngư cụ

160
quậy, xúc; ngư cụ có tính sát thương; ngư cụ câu cá; bắt cá bằng tay (Phan
Văn Phấn, 2010).
Các tác giả của công trình Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng
sông Cửu Long chia các loại ngư cụ ở đây thành 120 loại ngư cụ khai thác
thủy sản với 13 nhóm khác nhau (Nguyễn Văn Du, 2006).
Theo phân loại ngư cụ tại Đồng Tháp Mười thì ngư cụ di chuyển gồm:
câu, lưới chài, nôm, lưới dồn, lưới kéo, lưới giựt; ngư cụ cố định có: rớ, vó
cất, vó tràm, lưới đáy, đó, bò, rú, chà, tum, rao, lọp, lờ, bôn, trúm, lưới
giăng, lưới quàng. Các phương pháp đánh bắt cá không dùng ngư cụ có tát
đìa, tát lóng, đắp tàu (hầm nhảy) (Phạm Chí Thành, 1973).
Tại Vĩnh Long, ngư cụ dùng trên ruộng gồm: lọp, lờ, thời (người
Khmer gọi là xà ngôn), nơm, xà no, ống trúm, chĩa lươn, câu (câu giăng,
câu cắm, câu cần, câu rê, câu lươn, câu ếch). Nhóm ngư cụ dùng dưới sông
có chài, đáy, lưới, đăng, vó, bung, chà, câu (câu tôm, câu phao, câu diềm,
câu cắm), móc cá chạch (Đặng Văn Thắng, 2003).
Ở Kiên Giang những họ nghề đánh bắt chủ yếu là: họ lưới kéo,
họ nghề cố định, họ nghề câu (Đoàn Nô, 2003).
Cách khai thác thủy sản truyền thống ở Cà Mau cũng có những nét
riêng, ngư cụ và kiểu đánh bắt rất đa dạng: câu giăng, câu cắm, câu rê, câu
nhắp, câu thược, câu phao, câu cua, câu thòng lọng, câu neo, câu thả; vó,
chìa, lưới kéo, lưới bén, lưới đáy, càng chông, lưới chụp, lưới giăng; nôm, xà
búp, chỉa đinh ba, đăng, nò, xà di, lờ, te-xẻo, ống trúm, móc cua, dao chém,
hầm nhảy, chà, đó, lọp, lú (Vưu Nghị Lực, 1997).
Ngư cụ và phương pháp đánh bắt ở Nam rất đa dạng, nhiều hơn ở miền
Bắc và miền Trung, phù hợp với địa hình sông nước nơi đây. Do các loài
thủy sinh đa dạng, sinh sống ở nhiều địa hình khác nhau (cá đồng, cá sông
rạch), và hình thái sông nước cũng khác, như mùa nước nổi, nên cư dân nơi
đây đã sáng tạo ra nhiều ngư cụ, ngư pháp thích hợp với việc đánh bắt và chỉ
có ở Nam Bộ (câu thòng lọng, câu nhắp, dùng xuồng bắt cá, nhận xuồng bắt
cá chốt, làm hang bắt cá, xắn cá chạch...). Đó là các ngư cụ gọn nhẹ, thao tác
đơn giản, chủ yếu đánh bắt bằng phương pháp thủ công, tính linh hoạt rất
cao. Người đánh bắt phải có kinh nghiệm, hiểu biết về tập tính các loài cá,
con nước, thời tiết. Thủy sản của cộng đồng cư dân ở đây cũng chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu bữa ăn nên nghề cá phát triển.
4.3 Văn hóa đánh bắt thủy sản ở Nam Bộ
4.3.1 Trong địa danh
Nghề chài lưới đã để lại một dấu ấn khó phai, với những sắc thái khá
phong phú trong các địa danh ở Nam Bộ. Qua các địa danh này, chúng ta có
thể hình dung được lịch sử của các cộng đồng dân cư, cách thức mưu sinh,
thế ứng xử với thiên nhiên của các cư dân nơi miền đất mới.

161
Xóm Vạn Chài có miếu Phú Hòa Vạn (miếu Nổi, quận Bình Thạnh,
TP.HCM) thờ bà Thủy Long. Rạch Đáy ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng).
Xóm Câu xưa ở làng Tân Châu, nay thuộc phường 1, quận 5 (TP.HCM),
chuyên sống bằng nghề chài lưới. Rạch Nò ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè,
từ cánh đồng ruộng chảy qua đường Huỳnh Tấn Phát, đổ vào rạch Phú Xuân,
dài khoảng 1.000m. Cầu Rạch Nò bắc qua rạch Nò. Nò là loại lờ có nắp vĩ,
đặt dưới nước, khi cá vô ăn mồi thì vĩ sập xuống (Nguyễn Thanh Lợi, 2019).
Và còn nhiều địa danh liên quan đến nghề chài lưới phổ biến ở khắp Nam Bộ.
4.3.2 Trong ngôn ngữ
Nghề đánh bắt thủy sản đã để lại một dấu ấn khá sâu trong ngôn ngữ
và văn hóa Nam Bộ với số lượng từ ngữ khá phong phú, nhất là tên các loài
thủy sản.
Trong thơ ca dân gian Nam Bộ, các từ ngữ chỉ động vật chiếm số lượng
không nhiều, chỉ có 48 từ (28,6%), với 250 lần xuất hiện (25,05%). Nhưng
trong số từ ngữ địa phương chỉ động vật này, thì có đến 34 từ ngữ dùng để
định danh các loài động vật sống dưới nước là: cá, tôm, tép… theo 5 đặc
trưng chủ yếu là: hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc và hoạt động
(Trần Đức Hùng, Trần Thanh Vân, 2019).
Cá tôm ở Nam Bộ vô cùng phong phú, nên tên gọi của chúng cũng rất đa
dạng, như bài ca dao: Rô, trê, sặt, dầy dầy / Ròng ròng, hủng hỉnh lộn bầy lia
thia. Trong đây đã có đến 7 loài cá: cá rô, cá trê, cá sặt, dầy dầy (cá mỏ dài, có
thân nâu sẫm), ròng ròng (cá lóc con), hủng hỉnh (loại cá nhỏ ở mương, rạch,
có dạng như cá lia thia), lia thia (cá nước ngọt, thân nhỏ, màu xanh đậm hoặc
đen, có vây ngũ sắc) (Trần Đức Hùng, Trần Thanh Vân, 2019).
Từ ghe xuất hiện 163 lần trong thơ ca dân gian Nam Bộ, cho thấy sự
gắn bó về sông nước của người dân nơi đây, các loại ghe liên quan đến nghề
hạ bạc như: ghe cá, ghe tôm, ghe chài, ghe rổi, ghe câu, ghe lưới, ghe đáy,
ghe đục, ghe vó, ghe cào… Một số trong đó đã trở thành biểu trưng theo con
đường hoán dụ (Mồ cha ai đốn cây bần / Chẳng cho ghe cá đậu gần ghe
tôm) (Trần Đức Hùng, Trần Thanh Vân, 2019).
4.3.3 Trong thơ ca dân gian
Một nghiên cứu so sánh ca dao 3 miền Bắc – Trung – Nam cho biết, từ
cá xuất hiện trên tổng số lời ca dao của mỗi miền có từ chỉ thiên nhiên: miền
Bắc xuất hiện 33 lần / 462 câu (7,14%), miền Trung 374 lần / 4.309 câu
(8,67%, chủ yếu là cá biển), miền Nam 141 lần / 1.282 câu (11%). Còn các
loại thủy sản khác ở Nam Bộ, nhất là các loài đặc hữu, tần xuất xuất hiện khá
cao (xếp theo thứ tự 3 miền Bắc –Trung-Nam), cụ thể là: tôm 0 / 26 / 20;
cua 0 / 25 / 17; cá rô 4 / 22 /6; rùa 0 / 20 / 7; tép 1 / 9 / 5; cá bống 0 / 10 / 6;
còng 0 / 8 /3; cá buôi 0 / 5 / 6; cá sâu 0 / 0 / 7; cá lóc 0 / 4 / 7 (Nguyễn Thị
Kim Ngân, 2015).

162
Ca dao, tục ngữ Nam Bộ có một số lượng lớn nói về tôm cá: Gió đưa
gió đẩy về rẫy ăn còng / Về sông ăn cá, về đồng ăn cua; Bao phen quạ nói
với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm; Ví dầu cá bống ở hang /
Tôm càng hát bội, cá he cầm chầu; Con cá lưỡi trâu sầu đâu méo miệng? /
Con cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi; Ví dầu cá bống hai mang / Cá trê hai
ngạnh, tôm càng sáu râu; Cá rô ăn móng, cá rô reo / Có thương anh thì để
dạ, đừng theo mà họ cười; Bạc Liêu là xứ quê mùa / Dưới sông cá chốt trên
bờ Triều Châu…
4.3.4 Trong tri thức dân gian
Làm nghề sông nước, cư dân Nam Bộ buộc phải có một hệ thống tri
thức dân gian về con nước, thủy sản, ngư cụ và ngư pháp. Những tri thức này
giúp họ sinh tồn thông qua việc khai thác nguồn lợi thủy sản, sự thích ứng
với môi trường sông nước, sáng tạo ra các ngư cụ, phương pháp đánh bắt và
sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ.
Vào mùa nước ngập, cá di chuyển lên rừng, lên đồng kiếm ăn và sinh
sản, gọi là cá lên. Khi nước rút, chúng ở lại trên đồng, trên rừng, nên gọi là
cá đồng. Vùng nước lợ là nơi chịu ảnh hưởng giữa hai dòng nước mặn và
ngọt. Gần bãi biển có những nguồn nước ngọt trên sông chảy ra và nước biển
chảy vào, do sự lên xuống của thủy triều, gọi là nước lợ, nước chẻ hai, nước
đôi. Nước ở vùng càng gần biển càng mặn và lạt hơn khi xa biển. Vùng nước
lợ có các loại có các loại: cá thu, cá đối, tôm cua...
Những vùng nước lợ mực nước lên xuống gọi là nước lớn hay nước
ròng. Khi nước đứng gọi là nước ươn và nước xuống thấp gọi là nước kém.
Người dân dựa vào những kinh nghiệm dân gian này để đánh bắt. Như khi
thấy chim bìm bịp kêu là họ biết có nước lớn (Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi /
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê).
Sống bằng nghề hạ bạc, nên ở Tây Nam Bộ đã hình thành những làng
nghề phục vụ cho nghề chài lưới. Làng lưới Thơm Rơm thuộc ấp Tân Lợi 1,
2, 3, xã Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, Cần Thơ) hình thành từ năm 1980, do
những người gốc Huế khai sinh ra. Họ sản xuất lưới cá tôm, vó, chài, bán đi
khắp miền Tây, sang cả Campuchia. Làng lọp tép Thới Long (phường Thới
Long, quận Ô Môn, Cần Thơ) thành lập từ năm 1950, sản xuất các loại lọp,
cung cấp cho khắp vùng đồng bằng (Trần Văn Nam (chủ biên), 2009).
4.3.5 Trong tín ngưỡng
Những người làm nghề chài lưới ở Nam Bộ có nhiều tín ngưỡng gắn
với việc đánh bắt của họ.
Người chuyên môn sống bằng nghề đi coi nò, gọi là thầy nò. Đó là
những người giàu kinh nghiệm trong xây nò, sửa chữa miệng nò, có nhiều bí
quyết độc đáo có thể dẫn dụ cá vào trong nò. Thầy nò được thờ như một vị tổ

163
nghề, dù không có hình tượng nhưng vẫn có bàn thờ, lễ cúng tế (Nguyễn
Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, 1990).
Ngư dân Việt ở Nam Bộ rất tin tưởng tín ngưỡng Bà Cậu, họ gọi nghề
hạ bạc là nghề Bà Cậu. Tìm một chỗ dựa tinh thần trong cuộc mưu sinh,
khi ghe thuyền xuất bến, họ cúng vái Bà Cậu, cầu mong đi biển “mái dầm tốt
bến”, “đánh không thua ai”. Mỗi ngày đều thắp nhang trên ghe để cầu
Bà Cậu cho ghe đánh bắt được nhiều tôm cá hoặc những khi biển nổi sóng
gió (Nguyễn Thanh Lợi, 2015).

5. KẾT LUẬN
Nam Bộ có lợi thế về địa hình sông nước nên nghề cá ở đây rất phát
triển, đặc biệt là ở Tây Nam Bộ với những ưu đãi về thiên nhiên, mật độ sông
rạch, kinh đào dày đặc; lại nằm trong lưu vực thuộc hạ nguồn sông Mekong,
nơi có trữ lượng thủy sản thuộc hàng thứ nhì trên thế giới. Người Việt Nam
Bộ bằng bàn tay và khối óc của mình đã sáng tạo nên một hệ ngư cụ và ngư
pháp vô cùng phong phú để bảo đảm sinh kế. Theo đó là những biểu hiện của
văn hóa đánh bắt thủy sản, được thể hiện với nhiều gam màu qua địa danh,
ngôn ngữ, thơ ca dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng. Trong đó có sự kế
thừa các yếu tố văn hóa từ miền ngoài, nhưng chủ yếu là hình thành từ nền tri
thức bản địa. Văn hóa đánh bắt thủy sản ở Nam Bộ là biểu hiện cao của đặc
tính “sông nước” ở vùng đất này, một sắc thái rất riêng, hình thành nên diện
mạo văn hóa sông nước Nam Bộ, là một bộ phận của văn hóa nước Đông
Nam Á.
Biến đổi khí hậu những năm gần đây; việc xây dựng các đập thủy điện
ở các nước thượng nguồn như Trung Quốc, Lào; trữ nước để mở rộng diện
tích canh tác lúa ở miền đông bắc Thái Lan; việc khai thác thủy sản theo kiểu
“tận diệt” đã tác động tiêu cực đến sinh kế của cư dân đồng bằng sông Cửu
Long. Trong đó tác nhân lớn nhất là việc xây dựng các đập thủy điện, ngoài
việc tích nước gây thiếu nước ở hạ nguồn, còn chặn dòng phù sa, gây sạt lở,
sụt lún nghiêm trọng ở bờ sông và bờ biển, xâm nhập mặn. Đó là những
thách thức rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt, khai thác các nguồn
lợi từ nước như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nguồn nước sinh hoạt trong
tiến trình văn minh của các nước lưu vực sông Mekong. Những xung đột về
nguồn tài nguyên nước dễ dẫn đến những xung đột giữa lợi ích của các quốc
gia, mà các nước ở hạ nguồn thường chịu thiệt thòi.
Nguy cơ biến đổi văn hóa, biến mất văn hóa từ nguồn nước đang dần bị
triệt tiêu đã trở thành hiện thực, tác động xấu đến kinh tế - xã hội, gây mất
sinh kế, tạo ra các luồng di cư về đô thị. Sự biến đổi môi trường sinh thái của
hệ thống sông Mekong đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Tây
Nam Bộ, nên việc nhận thức giá trị văn hóa nước, bảo tồn văn hóa nước
truyền thống và xây dựng văn hóa nước mới là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

164
Việc nghiên cứu văn hóa đánh bắt thủy sản ở Nam Bộ cần được đẩy
mạnh để khẳng định bản sắc văn hóa vùng. Những giá trị văn hóa nước đó có
thể áp dụng để phát triển kinh tế - văn hóa của khu vực, như môi trường, giáo
dục, bảo tồn, du lịch. Thành lập một bảo tàng về ngư nghiệp Nam Bộ,
thực hiện những chuyên khảo, kiểm kê di sản văn hóa đánh bắt ở vùng đất
này là những việc làm hữu ích, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những
giá trị văn hóa sông nước ở Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, 1990. Văn hóa và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Du, Claire SmallWood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh,
Nguyễn Trọng Tín, 2006. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Viện Nghiên cứu Thủy sản II - Ủy hội Sông Mekong. TP. Hồ Chí Minh.
3. Phạm Đức Dương, 2007. Có một vùng văn hóa Mekong. NXB Khoa học xã hội.
Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Hiệp, 2015. Nghề Bà Cậu văn hóa đánh bắt ở An Giang. NXB
Khoa học xã hội. Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Hiếu, 2017. Sông nước trong đời sống văn hóa Nam Bộ. NXB Mỹ
thuật. Hà Nội.
6. Trần Đức Hùng, Trần Thanh Vân, 2019. Từ địa phương trong thơ ca dân gian
Nam Bộ những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Lợi, 2005. Tên ghe xuồng ở Nam Bộ trong Hội Ngôn ngữ học
Việt Nam, Ngữ học trẻ 2005. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam-Sở Giáo dục và Đào
tạo Thừa Thiên Huế. TP. Huế.
8. Nguyễn Thanh Lợi, 2015. Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Nam Bộ. NXB Khoa học
xã hội. Hà Nội.
9. Nguyễn Thanh Lợi, 2019. Dấu ấn nghề cá trong địa danh ở Nam Bộ, Báo Tinh
hoa Việt, số 102, ngày 25/6.
10. Trần Văn Nam (chủ biên), 2009. Văn hóa sông nước Cần Thơ. NXB Văn nghệ.
TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Kim Ngân, 2015. Thiên nhiên với sắc thái văn hóa vùng trong ca
dao trữ tình Trung Bộ. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
12. Thanh Nhàn, 2019. Thời điểm phá hủy hệ sinh thái sông Mekong sẽ tới nhanh
hơn, ngày 6/8, http://tiasang.com.vn/-tin-tuc/Thoi-diem-pha-huy-he-sinh-thai-
song-Mekong-se-toi-nhanh-hon-18526. Truy cập ngày 8/8/2019.
13. Phan Văn Phấn, 2010. Nông ngư cụ Nam Bộ với ca dao tục ngữ… NXB Văn
hóa – Văn nghệ. TP. Hồ Chí Minh.
14. Phạm Chí Thành, 1973. Ngư cụ và ngư pháp vùng Đồng Tháp Mười. Luận văn
tốt nghiệp kỹ sư Súc khoa. Trường Cao đẳng Thú ý và Chăn nuôi. Sài Gòn.
15. Đặng Văn Thắng, 2003. Nông và ngư cụ truyền thống ở Vĩnh Long trong Tìm
hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732-2000). NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

165
16. Lê Thông (chủ biên), 2006. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 6, Các
tỉnh và thành phố đồng bằng sông Cửu Long. NXB Giáo dục. Hà Nội.
17. Trịnh Hiểu Vân, 2008. Văn hóa nước. Nguyễn Minh Đức dịch. NXB Thế giới.
Hà Nội.

FISHERY-BASED CULTURE
IN THE SOUTHERN OF VIETNAM

Abstract: The Southern Vietnam including its Southwest region are formed with
intertwined rivers and canals that also creat diversity river culture related to
physical and mental aspects for its inhabitants. In order to be existent, people have
to make their own fishery tools, boats, fishery hunting ways that originate fishery
hunting Culture in the sea and in the field as well. Those are legends, places,
knowledge about waterway, climate, underwater creatures, and related beliefs. This
article is aimed to explore this vital culture to serve Southern inhabitants' physical
life in the past and present. That is called “Fishery-based culture” in the Southern
of Vietnam.

Keywords: Fishery, fishery-based culture, Southern Vietnam, waterway

166
AO LÀNG, GIẾNG LÀNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ThS. Vũ Hải Thiên Nga1

TÓM TẮT
Ao làng, giếng làng là những không gian mặt nước sinh hoạt chung, mang
tính cộng đồng rất phổ biến, và đặc trưng trong văn hóa làng xã của đồng bằng
Bắc Bộ.
Ao làng và giếng làng rất gần gũi với đời sống người nông dân, nó gắn bó
trong nhiều lĩnh vực: cung cấp nước sinh hoạt, giặt, rửa, nuôi cá, thả bèo nuôi lợn
... là nơi giao lưu, vui chơi, giải trí, và gắm tâm linh của người nông dân.
Những năm gần đây, không gian chung này đang ngày càng mất đi theo sự
phát triển của bộ mặt nông thôn mới. Nét văn hóa làng đặc trưng của đồng bằng
Bắc Bộ cũng đang bị mai một.

Từ khóa: Ao làng, đồng bằng Bắc Bộ, giếng làng, nông dân, văn hóa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi một khu vực, mỗi một vùng miền đều có những nét văn hóa rất
khác nhau, nó được cấu thành từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
cả lịch sử hình thành, nó phản ánh lối sống, phong tục, tập quán của người
dân, đồng thời cũng chi phối hành vi ứng xử của con người.
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có lịch sử khai phá lâu đời nhất trong cả
nước, nó cũng là cái nôi của nền văn hóa làng xã, với biểu tượng rất đặc trưng,
gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân, đó là ao làng và giếng làng.
Trong một thời gian dài, ao làng và giếng làng là nguồn cung cấp nước
cho sinh hoạt của người dân, là nguồn nước tưới cho sản xuất, là nơi vui chơi,
giải trí, ... Song trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa lan rộng về
nông thôn, kết cấu làng truyền thống đang dần bị biến đổi, bị phá vỡ. Do vậy,
việc nghiên cứu ao làng và giếng làng trong nét văn hóa của người nông dân
đồng bằng Bắc Bộ là cần thiết, giúp chúng ta nhận thức sâu hơn các giá trị
cốt lõi, làm cơ sở cho việc giữ gìn và bảo vệ những nét văn hóa truyền thống
tốt đẹp.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Đời sống văn hóa của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ là một chủ đề
được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tìm hiểu và khai thác, như Nguyễn

1
Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương.

167
Ngọc Thanh với tác phẩm “Đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng”;
Huỳnh Công Bá với tác phẩm “Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng và tiểu
vùng ở Việt Nam”; Thân Thị Hạnh với bài viết “Văn hóa làng đồng bằng Bắc
Bộ” … Các bài viết nêu lên rất nhiều những nét văn hóa đặc trưng của vùng,
phân tích các nhân tố hình thành, … Tuy nhiên việc chi tiết, cụ thể với hình
ảnh ao làng, giếng làng trong nét văn hóa của người nông dân đồng bằng Bắc
Bộ thì hầu hết các bài viết chỉ viết sơ lược, khái quát, không phân tích sâu.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Dựa trên kiến thức thực tiễn của tác giả đã có thời gian dài sống tại
vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, cùng với việc thu thập và phân tích tài
liệu liên quan, tác giả tổng quan thành bài viết chi tiết, cụ thể về hình ảnh ao
làng, giếng làng trong nét văn hóa người nông dân đồng bằng Bắc Bộ.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Khái niệm về ao làng và giếng làng
• Ao là danh từ chỉ những vùng chứa nước, đọng lại. Ao lớn hơn
vũng, nhưng nhỏ hơn hồ.
Về nguồn gốc, có 2 loại: ao tự nhiên, và ao nhân tạo. Ao tự nhiên là
vùng đất trũng tự nhiên, bị đọng nước lại do mưa, hoặc các nguồn nước khác
tạo thành. Còn ao nhân tạo là vùng đất được con người đào xuống, làm trũng
hơn các vùng đất xung quanh, sau đó nó được tích tụ nước tạo thành ao.
Ao làng thường là ao nhân tạo, được sử dụng làm nguồn nước chung
cho cả làng.
• Giếng cũng là danh từ chỉ vùng nước đọng.
Thông thường, khi nhắc đến giếng, người ta thường hiểu đó là nơi được
con người đào sâu xuống lòng đất, tới những mạch nước ngầm. Những mạch
nước ngầm được khơi thông làm nước tụ lại, gọi là giếng. Giếng đó gọi là
giếng khơi (khơi thông nguồn nước ngầm).
Tuy nhiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn một loại giếng khác: giếng
không sâu, rộng gần bằng một cái ao nhỏ, miệng tròn, tụ nước, nước khá
trong, sạch, và mọi người trong làng hay dùng nguồn nước đó làm nguồn
nước ăn. Đó là giếng làng.
Giếng làng thường ở những khu đất công, đất chung của cả làng, như ở
khu đất của đình, chùa, ... những chốn linh thiêng, nên người ta thường gắn
cho giếng làng nhưng truyền thuyết, huyền thoại huyền bí, và đó cũng là lí do
làm cho mọi người dân rất tôn trọng và giữ gìn giếng làng.

168
4.2 Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nét văn hóa
ao làng, giếng làng của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ
a. Các nhân tố địa lí tự nhiên
- Về mặt địa hình, đồng bằng Bắc Bộ nhìn chung khá bằng phẳng,
nhưng vẫn có sự tồn tại của các bậc thềm phù sa cổ (cao trên 3m), những
sống đất tự nhiên (do phù sa của sông Hồng và các chi lưu của nó bồi đắp lúc
lũ về), những nơi thấp trũng (thấp hơn mực nước biển từ 0,2 – 0,5m) tạo nên
bề mặt địa hình cao thấp khác nhau. Đồng thời con người lại đắp đê phòng
chống lũ lụt tạo nên sự chênh lệch địa hình càng nhiều hơn. Những vùng
trũng trở nên khó thoát nước, ngập úng vào mùa mưa, tạo thành các ao, hồ.
- Về mặt khí hậu, đồng bằng Bắc Bộ là nơi nằm trong khu vực nhiệt đới
ẩm gió mùa, hàng năm nhận được lượng mưa rất lớn, từ 1500 – 2000 mm/năm.
Kết hợp với yếu tố địa hình thấp, trũng ở nhiều nơi đã tạo nên mạng lưới
sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
b. Các nhân tố kinh tế, xã hội và các nhân tố khác
- Về mặt lịch sử: Việt Nam là quốc gia có lịch sử chống giặc ngoại xâm
từ rất lâu đời. Trong những thời khắc lịch sử ấy, đồng bằng Bắc Bộ cũng là
khu vực nằm trong vùng kháng chiến. Do vậy, ao làng chính là sự thiết kế
như một cái hào lớn để ngăn cản sự xâm chiếm của giặc.
- Về mặt kinh tế: Đồng bằng Bắc Bộ là vùng hoạt động nông nghiệp,
gắn liền với việc trồng lúa nước. Do đó nhân tố nước trở nên rất quan trọng.
Ngoài yếu tố sông, hồ, thì ao trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nó là nguồn cung cấp nước cho đồng
ruộng vào mùa khô, là nơi chứa nước tránh ngập úng vào mùa mưa.
- Về mặt dân cư và xã hội:
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có dân số đông nhất cả nước: 19,5 triệu
người (chiếm 21,5% dân số cả nước, năm 2014), và đa số sống ở nông thôn
(69,2%). Dân cư nông thôn sống thành những nhóm nhỏ, quây quần trong
một không gian được bao bọc bởi những lũy tre, dòng chảy, ... bốn bề xung
quanh là những cánh đồng, đó chính là một làng. Mỗi một làng thường là nơi
cư trú của 800 – 1000 hộ dân, đó thường là những người cùng huyết thống,
cùng dòng họ, hoặc là những người cùng làm một nghề, ... nên những người
trong làng thường rất gắn bó, thân thiết với nhau, tạo nên tính cộng đồng rất
vững chắc. Biểu hiện của tính cộng đồng là những không gian sinh hoạt
chung như ao làng, giếng làng và những không gian khác.
4.3 Ao làng, giếng làng trong nét văn hóa của người nông dân đồng
bằng Bắc Bộ
Ao làng và giếng làng là những không gian mặt nước gắn bó rất chặt
chẽ với đời sống người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, nó trở thành một tập
quán quen thuộc của người nông dân.

169
a. Ao làng
Ao làng là không gian sinh hoạt chung, khá điển hình ở đồng bằng Bắc
Bộ. Trong mỗi làng thường có nhiều ao làng, trong đó ao quan trọng nhất là
ao trước cửa làng. Đây thường là ao to nhất, ngăn cách làng với những cánh
đồng lúa, nó được đào chạy song song với trục đường chính của làng (ví dụ
một số ao ở xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định: ao làng Bái, ao
làng Si, làng Nguyệt Mại, ...). Hai bên bờ ao thường được trồng những hàng
dừa, khóm tre, ... tạo bóng mát và cảnh quan đẹp cho làng. Bờ ao bên làng
thường được xây một số bờ ao, với nhiều bậc lên xuống, để tiện cho cư dân
sử dụng nước ao, hoặc cũng có thể được thiết kế bởi những cầu ao, làm bằng
những cây tre già. Còn bờ bên kia của ao là giáp những cánh đồng. Bên đó
thường không xây dựng bờ ao hoặc cầu ao, bờ ao thường nhỏ để tiện cho việc
tát nước từ ao vào đồng ruộng vào mùa khô.
Việc thiết kế ao làng án ngữ ngay trước làng có nhiều lí do:
+ Trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ao được sử dụng
như một cái hào cản trở sự xâm nhập của giặc: “Ao là bình khí, tre là bình
phong”. Lối bài trí này nhằm tạo thành một thế bất khả xâm phạm, đề phòng
sự xâm nhập của giặc.
+ Về mặt phong thủy: Theo quan điểm “tiền thủy, hậu sơn” của phong
thủy thì trước làng có “tiền đường tụ thủy” thì sẽ đem lại vượng khí, cát khí,
tài lộc và sức khỏe cho cả dân làng.
+ Về mặt kiến trúc, thẩm mỹ: Ao làng giống như một tấm gương lớn,
soi làng dưới mặt nước trong xanh. Qua mặt nước, công trình của làng được
nhân đôi, hình ảnh của làng trở nên lung linh, huyền ảo và thơ mộng. Đây
cũng là lí do rất nhiều nhà dân sau này cũng đào ao trước nhà để tạo thế
phong thủy phù hợp.
+ Về mặt tác dụng: Ao làng được đào chạy dọc theo trục đường chính
của làng, ngăn cách làng với đồng ruộng, sẽ tạo điều kiện cho việc tát nước
cho đồng ruộng vào mùa khô, đồng thời tạo điều kiện cho mọi sinh hoạt của
cư dân trong làng.
Người nông dân sau khi đi làm đồng về, chân tay bùn đất lấm lem sẽ
gột rửa dưới nước ao làng. Họ vừa rửa ráy, vừa trò chuyện râm ran về đồng
áng, công việc, gia đình, ... tạo nên mối quan hệ rất gần gũi và thân thiết.
Ao làng còn là nơi vui chơi của trẻ em trong làng. Những buổi chiều tà,
sau khi đi phụ cha mẹ làm đồng, hoặc đi chăn trâu, cắt cỏ về, chúng nhảy tùm
xuống ao, rất vô tư, thả mình vào dòng nước, lặn, ngụp ... một cách thỏa
thích. Những đứa biết bơi dạy cho những đứa chưa biết bơi, hoặc dùng những
cây chuối dài làm phao, rồi cũng bì bõm tập bơi. Cũng vì thế, hầu hết những
đứa trẻ ở đồng bằng Bắc bộ đều biết bơi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường
hợp đáng buồn xảy ra.

170
Khi màn đêm buông xuống, ao làng vắng vẻ, đó là lúc các cô thôn nữa
được tắm mình dưới dòng nước mát của ao. Tiếng róc rách của nước chảy
trên mái tóc dài, cùng với những tiếng ộp, oạp của ếch, nhái làm không gian
của ao trở nên đẹp lạ kì.
Bên cạnh việc sử dụng ao là nơi tắm rửa, thì ao làng còn được sử dụng
để giặt giũ: quần áo, chăn, chiếu, ... Bởi vì ao làng to và nhiều nước.
Ao làng còn biết đến là nguồn thực phẩm khá quan trọng cho cả làng.
Đây là nguồn cung cấp cá, tôm, cua, ốc, ếch, ... cho cả làng. Nguồn thực
phẩm này khá phong phú. Hai bên bờ ao, ốc bám dày đặc, lỗ cua rất nhiều.
Chỉ cần trong một thời gian ngắn lội xuống ao là người nông dân đã có cả
một rổ ốc, với đủ loại to nhỏ, hoặc đầy một giỏ cua để cải thiện cho bữa ăn
gia đình. Những con vật nuôi chính trong ao làng là cá, tôm sẽ được đánh bắt
vào những ngày hội làng, hoặc những dịp lễ tết quan trọng. Những dịp tát áo
làng, đó là cả một ngày hội. Dân cư trong làng đứng xúm đen bờ ao, vừa để
xem, vừa để chờ được phân chia. Những người đàn ông khỏe mạnh, lực
lưỡng trong làng là nhân lực chính cho buổi tát ao làng. Sản phẩm thu được
sau buổi tát ao được dùng cho công việc làng (ví dụ: cúng bái, lễ hội, ...),
số còn lại được phân chia cho dân làng. Sân kho hợp tác đông vui như hội.
Nhà nhà, người người cười nói râm ran đón nhận phần cá được phân chia.
Tuy nhiên, đôi khi vì sự phân chia không công bằng cũng gây nên những
xích mích không đáng có giữa các hộ nông dân.
Trên mặt nước, ao làng được sử dụng nuôi bèo phục vụ cho chăn
nuôi lợn.
Không gian ao làng không chỉ có vai trò cung cấp vật chất, nó còn là
không gian về mặt tinh thần. Đây là nơi diễn ra những trò chơi trong những
ngày hội làng, với những trò chơi, như: nấu cơm trên ao, bịt mắt bắt vịt,
đi cầu phao, thi bơi, ...
Như vậy, ao làng rất gần gũi với đời sống của người nông dân, nó gắn
bó ở rất nhiều khía cạnh, nó ăn sâu vào nếp sống của người nông dân để tạo
nên một nét văn hóa rất đặc trưng.
b. Giếng làng
Cũng như ao làng, giếng làng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt
của người dân. Nhưng khác với ao làng, giếng làng là nguồn cung cấp nước
cho ăn, uống, không dùng cho các mục đích tắm rửa và giặt giũ. Bởi giếng
làng là một biểu tượng của sự linh thiêng.
Ở miền quê, cây đa, giếng nước, sân đình là ba biểu tượng thường đi
liền với nhau, đặt ở vị trí đầu làng. Theo quan niệm của người Việt xưa, nếu
cây đa có thần, chùa có Phật, thì giếng nước cũng có thủy thần, có thần mẹ
nước. Chính quan niệm đó đã dẫn đến giếng làng có tính chất linh thiêng,
giống như một vị thần. Dân làng thường lấy nước giếng làng để lễ Phật,

171
tế thành hoàng, hoặc là để tắm thánh trong những ngày hội làng. Không ít
nơi, nhiều người thường đến lễ bái nơi bờ giếng để cầu may và xin phúc lộc.
Nhiều giếng còn mang vẻ huyền bí, trở thành những truyền thuyết huyền
thoại mang tính nhân văn, thể hiện nét văn hóa tâm linh của cả cộng đồng.
Ví dụ: Trong khu đến Hùng của Phú Thọ, có đến Giếng, tương truyền
là gương soi của hai nàng công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung (con vua Hùng
thứ 18). Ở di tích đền Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) có di tích giếng Ngọc,
gắn liền với truyền thuyết chuyện tình của nàng công chúa Mỵ Châu. Người
ta cho rằng, những viên ngọc nếu được rửa bằng nước giếng này sẽ sáng đẹp.
Hay ở Thượng điện Linh Tiên quán (Hà Nội), có giếng nước quanh năm
trong, ngọt, múc mấy cũng không cạn. Người ta thường lấy nước ở đây để
cúng tế thần tiên. Người bị ốm đau, mệt mỏi, khi dùng nước giếng sẽ chóng
bình phục. Hay ở làng Mộng Phụ (Đường Lâm – Hà Nội) còn có giếng
“xin sữa”, những bà mẹ thiếu sữa nuôi con đến làm lễ xin sữa, rồi uống nước
giếng là có đủ sữa cho con bú, ...
Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, giếng làng có ý nghĩa gần gũi về mặt đời
sống: giếng làng chính là nguồn cung cấp nước sạch cho dân làng sử dụng trong
ăn uống. Theo quan niệm của người Việt xưa, giếng nước là biểu trưng của âm
tính, là nơi hội tụ tinh khí, cầu nối giữa trời - đất - con người; giếng nước tượng
trưng cho sự sung mãn, sức sống của dân làng. Giếng là nguồn sống!
Ở làng quê Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có ít nhất một cái giếng
làng. Giếng làng có nhiều hình dạng, với nhiều kích cỡ khác nhau. Song
giếng thường là hình tròn – biểu tượng của trời. Giếng được đào khá to,
chu vi bằng cái ao nhỏ. Trước đây bờ giếng thường không được xây, để
nguyên là bờ đất, song những năm gần đây, khi kinh tế làng khá giả hơn thì
xung quanh và thành giếng đã được xây gạch, xếp đá hoặc đá ong, có xây
những bậc tam cấp cho cư dân xuống giếng lấy nước một cách dễ dàng.
Giếng không xây thành là giếng đất.
Những buổi chiều tà, giếng làng là nơi các thôn nữ ra gánh nước.
Nước gánh về được đựng trong các lu, các bể để dùng dần. Đặc biệt vào
chiều 30 tết, giếng làng rất đông, gia đình nào cũng đi gánh nước. Họ hối hả
gánh nước về nhà để chuẩn bị cho việc nấu đồ cúng chiều 30, vệ sinh nhà
thờ, và trữ nước dùng cho ba ngày tết (làm những việc linh thiêng như cúng
bái chỉ được phép dùng nước sạch – nước giếng làng). Mỗi lần đi gánh nước,
giếng làng lại như một chiếc gương soi, giúp các cô thôn nữ soi mình làm
duyên. Do vậy mà trai làng cũng hay thường để mắt đến giếng làng.
Đây cũng là nơi hò hẹn của các chàng trai, cô gái.
Mặc dù rất gần gũi với đời sống của người nông dân, song việc sử dụng
ao làng và giếng làng cũng có rất nhiều những quy định (hương ước) rất
nghiêm ngặt, đòi hỏi tất cả những người dân trong làng phải nghiêm túc thực
hiện theo.

172
Ví dụ: Ao làng và giếng làng rất gần gũi trong đời sống thường nhật
của người dân, nhưng không phải ai và lúc nào muốn đến giếng, hoặc sử
dụng nước ao là được sử dụng. Những cô thôn nữ khi đến tháng (có kinh
nguyệt) không được phép đến giếng làng. Bởi theo quan niệm của người dân,
những ngày phụ nữ có kinh nguyệt là những ngày họ dơ bẩn nhất, nên không
được lội xuống giếng làm ô uế nguồn nước ăn của cả làng. Đồng thời giếng
làng được xây dựng trong khuôn viên các đình chùa, là những nơi thờ tự,
trang nghiêm, nên những ngày đến tháng là phụ nữ không được đến đây.
Hoặc ao làng: phụ nữ không được giặt đồ có dính kinh nguyệt dưới ao làng....
Những hương ước của làng quê về những không gian sinh hoạt chung
ấy, phần đa không được nghi thành văn bản, thành luật, nhưng lại được sự
thực hiện rất nghiêm túc. Mọi người dân có quyền được sử dụng nguồn nước
chung đó, song ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh. Điều đó
đã tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa những người nông dân trong làng với
nhau, giáo dục ý thức cộng đồng sâu sắc trong họ. Đó là giá trị văn hóa!
Giá trị văn hóa này có ý nghĩa rất lớn trong thời đại ngày nay, khi nền
kinh tế phát triển nhanh (trên cả nước, và cả đồng bằng Bắc Bộ), chế độ tư
hữu được đề cao, con người bị cuốn vào nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị
trường, thì tinh thần “mình vì mọi người” cũng bị giảm sút. Sự quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cũng bị hạn chế; tình người không còn được mặn
nồng như xưa. Đó là lí do hơn bao giờ hết ta phải đẩy mạnh giáo dục ý thức
cộng đồng trong dân cư.
4.4 Sự tồn tại, phát triển nét văn hóa ao làng, giếng làng trong đời sống
của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ thời đại ngày nay
Ao làng và giếng làng đã đi vào đời sống của người nông dân như
những vật thể không thể thiếu, nó đã tạo nên thành nét văn hóa đặc trưng cho
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Song với sự phát triển mạnh về kinh tế, vài
chục năm trở lại đây, khi phong trào nông thôn mới nở rộ, làng quê được
ngói hóa, bê tông hóa, nước máy được đưa về đến tận các nhà, hoặc nhiều
nhà kinh tế đã khá giả hơn, có thể xây được những bể lớn, chứa nước mưa
cho cả năm, ... thì ao làng và giếng làng đang dần bị lãng quên vai trò của nó.
Thực tế ở nhiều nơi, có nhiều ao làng và giếng làng đã bị san lấp để lấy
mặt bằng xây dựng (đặc biệt là ao làng), hoặc bị bỏ hoang, không dọn dẹp vệ
sinh khiến cho ao làng và giếng làng bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không phải tất cả ao làng, giếng làng đều bị đẩy lùi vào dĩ
vãng, vẫn còn một số nơi vẫn giữ được những nét mộc mạc của làng quê, với
những kiến trúc cổ: cây đa, giếng nước, sân đình. Sự gìn giữ nét hồn quê này
có lẽ do nó gắn liền với sự linh thiêng của những vật thể đó.

173
Ví dụ: Ở làng Đại Phùng (Đan Phượng, Hà Nội), giếng làng vẫn được
người dân chú trọng sửa chữa, lưu giữ như một báu vật. Hàng năm vẫn được
người dân dọn dẹp, khơi trong nguồn nước. Nước giếng làng vẫn được dùng
để pha trà hoặc đồ xôi. Hay ở chùa Dâu (Bắc Ninh), còn giữ được một giếng
nước không có thành cao. Tương truyền rằng đây là chỗ bà Man Nương cắm
cây gậy của Khâu Đà La cho mà tạo nên nguồn nước chống hạn. Ngày nay
giếng này vẫn trong vắt, luôn đầy nước, và nhà chùa vẫn dùng cho sinh hoạt.
Tại Thượng điện của Linh Tiên quán – làng Cao Xá (Hoài Đức, Hà Nội),
có một giếng nước đặc biệt mà dân chúng quanh vùng coi là một huyệt đan sa
rất linh thiêng, nước quanh năm trong, ngọt, múc mấy cũng không cạn.
Người ta vẫn lấy nước giếng này để cúng tế thần tiên... (Nguyễn Tùng, Mộng
Phụ, 2003)

5. KẾT LUẬN
Ao làng và giếng làng đã từng là nguồn sống của người nông dân,
là nguồn cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và tắm rửa, đồng thời còn là
chốn tâm linh để người nông dân gửi gắm niềm tin và ước nguyện. Ao làng
và giếng làng đã từng dệt lên một nét văn hóa rất đỗi nhân văn, rất đỗi tình
người, tình làng nghĩa xóm, tạo nên cái tính cộng đồng trong mỗi người nông
dân. Họ sống vì mọi người, sống vì cộng đồng. Ý thức cộng đồng được giáo
dục từ đó.
Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế, làng quê đang dần đổi thay,
bộ mặt nông thôn mới đang thay thế, ao làng và giếng làng đang mai một
trong hình ảnh làng quê Việt Nam, làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy,
các bộ phận chức trách, chính quyền, và cả cộng đồng cần có biện pháp để
giữ gìn, tu sửa, để giữ lại những mảnh hồn quê. Đó cúng là những giá trị văn
hóa cần được bảo tồn, giáo dục cho đời sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Huỳnh Công Bá, 2019. Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng và tiểu vùng ở Việt
Nam. NXB Thuận Hóa. Huế.
2. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), 2018. Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa
Dân tộc.
3. Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên), 2000. Đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng. NXB Khoa học xã hội.
4. Nguyễn Tùng, Mộng Phụ, 2003. Một làng ở đồng bằng sông Hồng. NXB Văn
hóa Thông tin.
5. Piere Gourou, 2015. Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. NXB Trẻ. TP Hồ Chí Minh.
6. Tô Tuấn, 2017. Giếng làng phản ánh đời sống tâm linh xã hội, 28/3/2017.
http://vovworld.vn/vi-VN/chuyen-cua-lang/gieng-lang-phan-anh-doi-song-tam-
linh-xa-hoi-524533.vov

174
7. Nguyễn Bá Tùng, 2012. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ, 7/10/2012,
https://vanhoalichsuvietnam.wordpress.com/2012/10/07/vung-van-hoa-dong-
bang-bac-bo/

VILLAGE PONDS, VILLAGE WELLS


IN CULTURAL LIFE OF THE NORTHERN DELTA FARMERS

Abstract: Village ponds and village wells are the common water possesses of the
community, and are typical in the village culture of the Northern Delta.
Village ponds and village wells are very close to the farmer's life. It is
valuable in different aspects: providing drinking water, washing, raising fish,
raising pig ferns, etc. They are also the places where villagers can exchange,
entertain, and share their thoughts.
In recent years, this common place is gradually disappeared due to the
operation of the new rural project. Consequently, the typical village culture of the
Northern Delta is steadily being lost.

Keywords: Culture, farmers, Northern Delta, village ponds, village wells

175
VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
Ở TÂY NINH
Phí Thành Phát1

TÓM TẮT
Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông
Đồng Nai, bắt nguồn từ vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh
Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông.
Là “động mạch chủ” trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua các
huyện Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để
lại những dấu ấn văn hóa đối với vùng đất này. Bài viết này đề cập đến tín ngưỡng
dân gian ở các đình, miếu, nhà vuông,… dọc theo sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận
tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là ở huyện Trảng Bàng. Văn hóa tín ngưỡng sông nước của
sông Vàm Cỏ Đông trên đất Tây Ninh rất cần được nhận diện, nghiên cứu để phục
vụ cho cuộc sống hôm nay.

Từ khóa: Sông Vàm Cỏ Đông, Tây Ninh, Trảng Bàng, Văn hóa sông nước, Văn hóa
tín ngưỡng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Ninh là vùng đất biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở khu
vực Đông Nam Bộ có hai con sông chính chảy qua tỉnh là sông Vàm Cỏ
Đông và sông Sài Gòn. Là vùng đất đa dạng về văn hóa, nơi hội tụ của nhiều
tộc người, trong quá trình định cư, phát triển cuộc sống người dân nơi đây đã
hình thành nên những tập tục đa dạng và phong phú gắn với những dòng
sông này. Trong đó, văn hóa tín ngưỡng được thể hiện qua việc thờ bà Thủy
Long, Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiên sư, Tiền hiền,… tạo nên những nét đặc
trưng trong văn hóa sông nước ở Tây Ninh.
Việc nhận diện văn hóa tín ngưỡng sông Vàm Cỏ Đông sẽ góp phần
vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng
cư dân vùng Tây Ninh trong vùng văn hóa Đông Nam Bộ.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Văn hóa tín ngưỡng vùng sông nước, đặc biệt là sông Vàm Cỏ Đông là
chủ đề nghiên cứu được nhiều học giả quan tâm trên nhiều khía cạnh. Nhưng
cho đến nay, vẫn chưa có chuyên khảo nào đề cập một cách toàn diện về văn
hóa tín ngưỡng sông Vàm Cỏ Đông và sự ảnh hưởng của loại hình tín
ngưỡng này đến đời sống của cư dân vùng Tây Ninh.

1
Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

176
Gia Định thành thông chí là cuốn địa chí viết về vùng đất Nam Bộ xưa
vào đầu thế kỷ XIX. Sông Quang Hóa (sông Vàm Cỏ Đông) ở mục Quang
Hóa giang, trấn Phiên An, Sơn xuyên chí đã có ghi chép về vị trí địa lý và
những sự kiện lịch sử của con sông này (Trịnh Hoài Đức, 1820).
Trong sách Địa chí Tây Ninh, mục Thủy văn trình bày về mạng lưới
sông, ngòi, kênh, rạch, ao, hồ và đầm lầy trong đó có sông Vàm Cỏ Đông.
Sách còn đề cập đến các nhân vật lịch sử, di tích, các loại hình tín ngưỡng,
tôn giáo và những nội dung về quá trình tụ cư, phát triển cuộc sống của các
cộng đồng dân tộc ở Tây Ninh (Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2006).
Trảng Bàng phương chí là quyển huyện chí về Trảng Bàng, ghi chép về
lịch sử, văn hóa vùng đất và con người khu vực phía Nam Tây Ninh. Sách đề
cập đến quá trình hình thành và phát triển của các di tích, tín ngưỡng ở huyện
Trảng Bàng nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung (Vương Công Đức, 2016).
Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tỉnh Tây Ninh giới thiệu
các địa điểm, di tích tiêu biểu của tỉnh Tây Ninh, trong đó có những ngôi
đình nằm ven theo sông Vàm Cỏ Đông (Bảo tàng Tây Ninh, 2001 – 2002).
Sổ tay hành hương đất phương Nam dành một số trang đề cập đến các
địa điểm, di tích liên quan đến tín ngưỡng dân gian của người Việt và người
Hoa ở Tây Ninh như đình Gia Lộc, đình Bến Kéo, Phước Kiến Nhị Phủ,
chùa bà Thiên Hậu, Thanh An cung,… (Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, 2002).
Tiền hiền Đặng Văn Trước và những đóng góp của họ Đặng ở Tây
Ninh trình bày những đóng góp của Tiền hiền Đặng Văn Trước và dòng họ
Đặng đối với việc phát triển vùng đất Tây Ninh cùng với tín ngưỡng thờ nhân
vật này ở Trảng Bàng (Phí Thành Phát, 2019).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát tài liệu
kết hợp với điền dã để tìm ra những đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng sông
Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Tây Ninh có hai sông chính chảy qua
tỉnh là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Vàm Cỏ Đông là một chi
lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ vương
quốc Campuchia chảy vào đất Việt Nam đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh, đến
Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động
mạch chủ” trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, độ dài của sông chảy qua
tỉnh là 151km, đi qua các huyện Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành,
Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng theo hướng Tây Bắc, Đông Nam.

177
Sông Vàm Cỏ Đông đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về
kinh tế và xã hội ở Tây Ninh. Nguồn nước trên sông là nguồn tài nguyên vô
cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
lâm nghiệp. Ngoài ra, việc đánh bắt thủy sản trên sông cũng là nguồn lợi đối
với người dân. Đặc biệt, việc giao thương buôn bán bằng đường thủy vẫn là
chủ yếu.
4.2 Tín ngưỡng dân gian bên bờ sông Vàm Cỏ Đông
Các lưu dân người Việt, Chăm, Hoa trong cuộc Nam tiến men theo
đường sông Vàm Cỏ Đông đặt chân đến Tây Ninh định cư cùng chung sống
với người Khmer đã tạo nên vùng đất đa văn hóa. Trong đó, tín ngưỡng dân
gian đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân và để lại dấu
ấn văn hóa đặc trưng ở nơi đây.
4.2.1 Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long
Tại Tây Ninh, miếu thờ bà Thủy Long được xây dựng ở hữu ngạn ven
sông Vàm Cỏ Đông hiện tọa lạc ở đầu cửa rạch Vàm Trảng, thuộc ấp An
Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng. Miếu được lấy theo tên ấp nên gọi là
“miếu bà An Thới”. Miếu bà An Thới và đình An Hòa là hai di tích đầu tiên
của xã từ thời kỳ mới lập thôn An Hòa (Vương Công Đức, 2016).
Miếu bà An Thới được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, ban đầu là ngôi
miếu nhỏ đơn sơ sau được sự phù hộ từ bà người dân cùng với các thương
nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông đã xây dựng lại miếu bà khang trang
và rộng lớn như ngôi đình. Do chiến tranh tàn phá, miếu thờ bà Thủy Long bị
sụp đổ, vào năm 1863, miếu được Hương sư Trịnh Văn Thiện cùng người
dân địa phương đứng ra trùng tu xây dựng lại. Năm 1972, miếu được trùng tu
và giữ nguyên cho đến ngày nay. Hiện nay, ngôi miếu nhỏ gọn không còn bề
thế như xưa. Ở vị trí trung tâm miếu là ban thờ bà Thủy Long có bài vị chữ
Hán khắc “Thủy Long Thánh Nữ” và cốt tượng bà bằng gốm, hai bên là ban
thờ Tả ban và Hữu ban. Bên ngoài miếu có ban thờ Thần Nông, đến các kỳ lễ
cúng tại miếu lập thêm bàn thờ Hội đồng, bàn thờ tổ Bóng Rỗi và ban thờ âm
binh, chiến sĩ.
Tương truyền bà rất linh thiêng, được nhiều người kính trọng, mỗi lượt
dân chúng đi ghe, xuồng qua miếu thì đều phải ngả nón quay đầu kính cẩn
chào bà. Những người quên không ngả nón thì thường hay bị bà quở cho
chìm xuồng hoặc gặp chuyện không may (Vương Công Đức, 2016).
Lễ cúng lớn nhất trong năm tại miếu là lễ vía bà Thủy Long vào ngày
15-16/11 âm lịch. Vào sáng ngày 15 là lễ mời, đây là nghi thức đi thỉnh các
vị Thủy Quan, binh gia và các vong linh chết nước trên sông. Các thuyền đi
dọc trên rạch Vàm Trảng quanh hết ấp, dẫn đầu là thuyền chở lân, rồng, trống
và chiêng, thuyền chính chở ban hội miếu và vị thầy pháp xiên quai thực hiện
các nghi thức thỉnh vong, theo sau là nhiều ghe thuyền nhỏ tạo thành đoàn

178
rước dài. Vào rạng sáng ngày 16, thực hiện nghi thức cúng Tống phong.
Ngày 16 là ngày chính vía bà Thủy Long nên khách hành hương đến rất
đông, đặc biệt là các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông đã đem
rất nhiều lễ vật đến dâng cúng cầu nguyện bà phù hộ cho việc buôn bán,
làm ăn được thuận lợi.
Năm 1821, ông Đặng Văn Trước huy động dân chúng thôn Phước Lộc
lập chợ vào đào kênh thông ra rạch Trảng Bàng, từ rạch ra sông Vàm Cỏ
Đông để mở đường giao thương buôn bán (Vương Công Đức, 2016). Ở cuối
kênh có bến ghe, tại đây cư dân địa phương cùng với các thương nhân thành
lập ngôi miếu thờ bà Chúa Xứ, bà Thủy Long và ba Cậu. Ngôi miếu có tên là
“miếu bà Bến Ghe”, hiện tọa lạc tại bến ghe, khu phố Lộc An, thị trấn Trảng
Bàng, huyện Trảng Bàng. Hằng năm miếu tổ chức cúng bà vào ngày 24/4 âm
lịch. Khi ghe thuyền ra vào buôn bán thường cập bến ghé vào miếu lễ bà cầu
bình an.
Nguyên trước đây, đình Thanh Phước được xây dựng ở ven sông Vàm
Cỏ Đông (huyện Gò Dầu), trước sân đình có lập miếu thờ bà Thủy Long.
Do lâu năm, đình bị sụp lở và được di dời về vị trí trung tâm thị trấn Gò Dầu
như ngày nay, mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ
Đông, ở sân đình người dân lập miếu thờ bà Thủy Long. Miếu có câu đối chữ
Hán: “Thủy đức thanh hà dân lạc nghiệp / Long thần phước hải tứ hưng
cường”, hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành Thủy Long. Nhiều ngôi đình
ven sông Vàm Cỏ Đông cũng có thờ bà Thủy Long như đình Long Khánh,
đình Long Giang (huyện Bến Cầu)…
Bên cạnh Linh Sơn thánh miếu hiện tọa lạc tại khu phố Lộc An, thị trấn
Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng lập năm 1932, thờ Linh Sơn Thánh Mẫu
(Bà Đen) còn có miếu thờ bà Thủy Long, vị thần cai quản giếng mạch. Lễ vía
bà Linh Sơn Thánh Mẫu vào ngày 5-6/5 âm lịch, có cúng Bà Thủy Long.
4.2.2 Tín ngưỡng thờ Tiền hiền
Trong quá trình đi khai hoang mở đất, lập làng dựng chợ ở Tây Ninh đã
gắn liền với nhiều tên tuổi của các bậc Tiền hiền. Ông Đặng Văn Trước tên
húy là Đặng Úy Dừa, theo Đặng Thế tộc phả, ông có tên tộc là Đặng Thế
Trước thuộc dòng họ Đặng Thế, gốc ở tỉnh Bình Định. Khoảng đầu thế kỷ
XVIII, dòng họ Đặng vào khẩn hoang, lập nghiệp tại vùng Bến Đồn (Bùng
Binh) thuộc tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Gia
Định. Từ đây, tại đồn Thanh Lưu trở thành một điểm phòng thủ quan trọng ở
thượng nguồn sông Sài Gòn, nơi họ Đặng đến định cư.
Ông Đặng Văn Trước từng giữ chức Trùm xâu, coi việc thu thuế.
Ông còn là vị Chánh đội trưởng của đội quân đồn điền khai phá dọc theo
đường Thiên lý mới mở. Từ đầu thế kỷ XIX, ông Đặng Văn Trước đã thành
lập nên các thôn Phước Lộc, Lộc Ninh, Phước Hội (Ủy ban Nhân dân tỉnh
Tây Ninh, 2006). Năm 1821, ông Đặng Văn Trước chỉ huy dân chúng thôn

179
Phước Lộc đào một con kênh thông ra rạch Trảng Bàng để mở đường giao
thương buôn bán và lập ngôi chợ tại đây (Vương Công Đức, 2016). Ông cho
mở mang đường sá, xây phố, phát triển thương nghiệp ở địa phương. Lúc đó,
việc giao thương buôn bán bằng đường thủy là chủ yếu, các mặt hàng từ khắp
nơi mang đến chợ Trảng Bàng và ngược lại hàng hóa cũng từ kênh Trảng Bàng
ra sông Vàm Cỏ Đông về Gia Định, đi các tỉnh vùng Nam Bộ và ngược lên
Campuchia. Từ đó, thôn Phước Lộc trở nên trù phú, thịnh vượng, thu hút nhiều
lưu dân người Việt, Chăm, Khmer và đặc biệt là các thương buôn người Hoa,
người Minh Hương, các lực lượng thương nhân chuyên nghiệp chủ yếu hồi đó
đến định cư, buôn bán (Huỳnh Ngọc Trảng, 2003). Năm 1822, ông làm chức
Thôn trưởng thôn Phước Lộc, ông chiêu tập dân binh mua sắm vũ khí, luyện
tập quân sĩ với phương chân “tịnh vi nông, động vi binh” để bảo vệ dân cư,
gìn giữ đất đai, biên cương và chống giặc ngoại xâm.
Ông Đặng Văn Trước mất vào ngày 26/3/1826, các vị chức sắc cùng
nhân dân an táng ông trên một gò đất cao bên bờ sông Tân Thuận (Nguyễn
Ngọc Nam). Để tưởng nhớ đến vị Tiền hiền đã có công lớn với địa phương,
nhân dân đã xây dựng đền thờ ông ở giữa chợ Trảng Bàng, mặt tiền quay về
hướng Nam nhìn ra kênh Trảng Bàng và hằng năm tổ chức lễ giỗ ông vào
ngày mùng 5-6/3 âm lịch. Đặc biệt, người dân còn tôn ông làm thần Thành
Hoàng của làng Gia Lộc, lập đình thờ phụng. Năm 1933, vua Bảo Đại đã sắc
phong cho ông Đặng Văn Trước làm Thành Hoàng xã Gia Lộc, tổng Hàm
Ninh Hạ, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với mỹ tự là “Dực Bảo Trung
Hưng Linh Phù chi thần”. Mặt tiền đình Gia Lộc quay về hướng Nam, nhìn
ra con rạch nhỏ, một phụ lưu của rạch Trảng Bàng. Hằng năm, đình Gia Lộc
tổ chức cúng Kỳ yên vào ngày 14-16/3 âm lịch, trong lễ hội có phần lễ rước
sắc thần từ đền thờ về đình đã tạo nên nét đặc trưng, năm 2012 lễ hội Kỳ yên
đình Gia Lộc vinh dự được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc
gia, loại hình Lễ hội truyền thống. Đến ngày 11-12/10 âm lịch là ngày tảo mộ
ông hằng năm.
Ông Trần Văn Thiện, lúc còn giữ chức thôn trưởng thôn Trung Lập đã
cùng với cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông
Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844.
Ngày 11/7/1844, ông Trần Văn Thiện đệ đơn lên phủ Tây Ninh, xin khai
hoang lập ấp tại vùng Bến Kéo. Trên cơ sở tờ đơn của ông, Tri phủ Tây Ninh
cho thành lập hai thôn Long Đình và Hiệp Ninh (Vương Công Đức, 2016).
Ngoài ra, ông còn có nhiều công lao gắn liền với sự phát triển của vùng đất
Ngũ Long (gồm có: làng Long Thành - huyện Hòa Thành cùng với các làng
Long Giang, làng Long Khánh, làng Long Thuận và làng Long Chữ - huyện
Bến Cầu). Suốt 40 năm, ông đã cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới
chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông từ Cẩm Giang qua Tân Ninh, lên tận vàm
Trảng Trâu, Lò Gò (Bảo tàng tỉnh Tây Ninh, 2001). Sau khi ông Trần Văn
Thiện mất, người dân tôn ông là Thành Hoàng làng và lập đình Long Thành

180
thờ ông vào năm 1883. Mặt tiền đình quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm
Cỏ Đông. Hằng năm, vào ngày 17-18/3 âm lịch đình tổ chức cúng Kỳ yên.
Đặng Văn Châu, theo Đặng Thế tộc phả ông là con của ngài Đặng Văn
Trước. Ông là vị Tiền hiền có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Ông chiêu mộ nghĩa quân cùng
với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm
Xoài Đồn. Trong một trận ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả
lại tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất
đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài (Bản tóm tắt giới thiệu Di tích
lịch sử – văn hóa đình Thanh Phước). Khi ông mất, người dân đã lập miếu
thờ bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, về sau phát triển lên thành ngôi đình
của làng Thanh Phước. Mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm
Cỏ Đông, tọa lạc tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu. Hằng năm đình Thanh
Phước tổ chức lễ Kỳ yên từ ngày 16-18/2 âm lịch.
4.2.3 Tín ngưỡng thờ Tiên Sư
Nhà vuông là một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức
năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng của lân ấp, phản ánh sinh hoạt
xã hội Nam Bộ vào buổi đầu khẩn hoang. Nhà vuông có chức năng là trạm
thông tin, điếm canh, nơi họp dân, một thứ “công sở” của ấp. Do đó, nó
thường được xây dựng nơi ngã ba, ngã tư, cạnh bờ sông, nơi thuận tiện giao
thông. Nhà vuông còn là nơi làm lễ cầu an trong xóm, tống tiễn thần ôn
hoàng dịch lệ vào đầu mùa viêm nhiệt, ngoài ra ở đây có thể làm nơi nghỉ cho
khách bộ hành, ngồi chờ đò, xe, làm nơi hóng mát, tránh nắng,… (Nguyễn
Thanh Lợi, 2018).
Tại ấp Bình Quới (xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng) còn một nhà
vuông được xây dựng ở một ngã ba gần bến sông. Bến sông này được người
dân ở đây gọi là “bến Nhà Vuông”, nối với sông Vàm Cỏ Đông. Người dân
trong ấp tổ chức cúng Tiên sư và làm lễ Tống ôn vào ngày 17 tháng giêng, lễ
vật cúng ngoài bông hoa, trái cây còn tế một con heo. Mỗi năm đều cúng và
đãi khách đến hơn 10 bàn.
Nhà vuông đã chứng kiến những sinh hoạt trong đời sống của cư dân
nơi đây với khung cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập. Các loại mía từ trên
đồng được vận chuyển bằng xe trâu, xe bò đến bến Nhà Vuông, xuống ghe để
chở ra sông Gò Dầu (một đoạn của sông Vàm Cỏ Đông), bán cho các thương
lái và bỏ mối cho các lò làm đường. Đến mùa thu hoạch lúa, ghe thuyền vận
chuyển lúa từ cánh đồng ngoài bưng về bến sông để chuyển đi bán hoặc có
các lái buôn từ miền Tây đi ghe 5, 7 tấn lên mua lúa tại bến sông Nhà Vuông.
Những hoạt động mua bán được diễn ra sôi nổi bên cạnh nhà vuông,
các thương buôn cũng thường vào cúng Tiên sư cầu cho việc làm ăn được
thuận lợi và nghỉ chân tại đây. Ngoài ra, cũng có số ít ghe nhỏ làm cá, họ
đánh bắt cá trên sông Vàm Cỏ Đông rồi đem ra bán ở các chợ.

181
4.2.4 Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Đình An Hòa, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng
Bàng, đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu bà Thủy Long.
Theo hồ sơ đình An Hòa, ông Trịnh Văn Đống là người gốc ở Thanh Hóa,
sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (nay thuộc địa phận xã An Hòa, huyện Trảng
Bảng). Lớn lên ông theo Trương Công Định đánh Pháp, ông giữ nhiệm vụ
lập hai đồn chống Pháp ở bờ sông Vàm Cỏ Đông và rạch Trảng Bàng. Trong
lúc đóng đồn ở bờ sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết
có từ bao giờ và thờ ai, chỉ biết là miếu Ông. Năm 1863, ông dời miếu từ bờ
sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí hiện nay thuộc ấp An Phú (xã An Hòa, huyện
Trảng Bàng). Ban đầu chỉ là ngôi miếu, sau phát triển thành ngôi đình của
làng An Hòa, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh (Bảo tàng tỉnh Tây Ninh, 2001).
Ngôi đình hiện nay ở vị trí trung tâm của xã, mặt đình nhìn về hướng Nam,
phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300m là rạch Vàm Trảng (Vương
Công Đức, 2016). Hằng năm, đình An Hòa tổ chức lễ cúng Kỳ yên vào ngày
11-12/2 âm lịch.
Đình Phước Trạch hiện tọa lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu,
có vị trí nằm bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên diễn ra vào ngày
16-17/2 âm lịch hằng năm (Bảo tàng tỉnh Tây Ninh, 2002). Đặc biệt, bên
cạnh đình Phước Trạch là di tích gò chùa Cao Sơn, một trong những di chỉ
khảo cổ của nền văn hóa Óc Eo, cho thấy được các cư dân đã định cư,
sinh sống ven theo sông Vàm Cỏ Đông từ rất sớm. Ngoài ra, gần đó còn có
một bến sông bên cạnh là ngôi miếu thờ các vị thần như bà Chúa Xứ, ông Tà,
ông Địa, Mục đồng,… Những vị thần này gần gũi với đời sống của cư dân
nông nghiệp ven sông Vàm Cỏ Đông.
Đình Trường Đông hiện tọa lạc tại xã Trường Đông, huyện Hòa Thành,
cũng quay mặt ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên đình diễn ra vào ngày 16
tháng giêng âm lịch. Đặc biệt, lễ Tống ôn được diễn ra đúng 12 giờ trưa.
Chiếc thuyền Tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung
và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ. Trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn,
nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có đặt thêm ít tiền lẻ gọi là
“tiền đi đường”. Đến giờ, chiêng trống nổi lên, các cụ chức sắc trong đình
khiêng thuyền Tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền Tống
ôn được thả đi theo con nước ròng để trôi về phía hạ lưu. Người dân quan
niệm rằng, thuyền Tống ôn sẽ mang đi những điều xui rủi, thiên tai dịch
bệnh, để cho cư dân trong làng được sống yên ổn (Nguyễn, 2019).
Làng Long Thành (huyện Hòa Thành) cùng với các làng Long Giang,
Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất
“Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực
sông Vàm Cỏ Đông với sự tồn tại của những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như
Long Thuận, Long Khánh, Long Giang từ thời khai hoang.

182
Đình Long Thuận hiện tọa lạc tại ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện
Bến Cầu. Đình được xây dựng trên một gò đất cao, nằm ngay khu dân cư
đông đúc, mặt quay về hướng Bắc nhìn ra rạch Vàm Bảo, lễ Kỳ yên vào ngày
10/3 âm lịch.
Đình Trung Long Khánh hiện tọa lạc tại ấp Long Châu, xã Long
Khánh, huyện Bến Cầu. Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, sau người dân
trong làng tôn Tiền hiền Trần Văn Thiện là thần Thành Hoàng của đình. Ban
đầu ngôi đình thuộc ấp Long Phú, xã Long Khánh nhưng do chiến tranh tàn
phá, ngôi đình bị tiêu hủy, sau được di dời về vị trí như hiện nay nằm sát bờ
sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên diễn ra vào ngày 15-16/12 âm lịch. Vào ngày
này các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé
vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi. Ngày xưa, đình trung
Long Khánh là nơi mua bán sầm uất trên sông Vàm Cỏ Đông. Cạnh bên đình
là vựa lúa gạo lớn, vào mùa thu hoạch bà con đem lúa đến đây bán,
các thương buôn từ miền Tây mang theo ghe thuyền hàng chục tấn đến mua
lại lúa gạo. Mía cũng là mặt hàng nông sản có tiếng ở đây.
Đình Long Giang hiện tọa lạc tại ấp Bảo, xã Long Giang, huyện Bến
Cầu. Đình nằm ngay ở khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng
nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị Tiền
hiền như ông Trần Văn Thiện và Lãnh binh Két, những người đã có công
trong việc khẩn hoang, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng biên giới phía Tây
sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng
đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong.
Đình cúng Kỳ yên vào ngày 15-16/11 âm lịch. Ngày xưa đám rước sắc bằng
ghe đi trên sông Vàm Cỏ Đông.

5. KẾT LUẬN
Sông Vàm Cỏ Đông đã đóng vai trò quan trọng đối với đời sống vật
chất và tinh thần của cư dân Tây Ninh. Từ buổi đầu khai phá, những cộng
đồng cư dân Việt đã sớm định cư ở ven con sông này. Đời sống kinh tế với
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thương của họ gắn liền với
“động mạch chủ” của Tây Ninh là sông Vàm Cỏ Đông. Sống hài hòa với
sông nước, những cư dân nơi đây đã xây dựng cho mình một đời sống tâm
linh phong phú, gắn liền với sông nước. Đó là hệ thống các cơ sở tín ngưỡng,
lễ hội, tập tục liên quan đến sông nước như thờ Bà Thủy Long, lễ Tống ôn,
lễ thỉnh sắc trên sông, lễ vật cúng; các cơ sở tín ngưỡng đều phân bố dọc theo
sông, kênh rạch. Những điều đó đã tạo nên một nét đặc trưng văn hóa sông
nước của Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh và trong vùng văn hóa Đông Nam Bộ.

183
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Dũng (chủ biên), 2001. Địa lý Tây Ninh. NXB Giáo dục. Hà Nội.
2. Trịnh Hoài Đức, 2006. Gia Định thành thông chí. Lý Việt Dũng dịch. NXB
Tổng hợp Đồng Nai.
3. Vương Công Đức, 2016. Trảng Bàng phương chí. Tái bản lần thứ nhất NXB
Tri thức. Hà Nội.
4. Hồ sơ đình thần An Hòa, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
5. Nguyễn Thanh Lợi, 2018. Nhà vuông ở Nam Bộ. Tạp chí Kiến thức ngày nay,
số 1015, ngày 20/10.
6. Nguyễn Thanh Lợi, 2015. Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long ở Đông Nam Bộ,
Tập san Thông tin Khoa học Lịch sử (Bình Dương), tháng 10.
7. Huỳnh Minh, 1972. Tây Ninh xưa và nay. Tác giả xuất bản.
8. Nguyễn Ngọc Nam. Lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đình Gia Lộc. Bảo tàng
Tây Ninh.
9. Nguyễn, 2019. Đình Trường Đông: Khai hội Kỳ yên, Báo Tây Ninh, ngày 2/3,
http://baotayninh.vn/xem-bao/bao-in-302019-1124.html#page/4.
10. Phí Thành Phát, 2019. Tiền hiền Đặng Văn Trước và những đóng góp của họ
Đặng ở Tây Ninh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hùng Vương hào khí nhân văn
thượng võ”, ngày 14/4/2019, Viện Lịch sử Dòng họ, TP. Hồ Chí Minh.
11. Phí Thành Phát, Tài liệu điền dã, 2018-2019.
12. Ngô Đức Thịnh, 2012. Đạo Mẫu Việt Nam. Nxb Thế giới. Hà Nội.
13. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên), 2002. Sổ tay hành hương đất phương Nam.
NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Huỳnh Ngọc Trảng, 2003. Trảng Bàng – phố xưa chợ cũ còn đó chút hương
thời quá vãng. Tạp chí Kiến trúc nhà đẹp, tháng 11.
15. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, 2018. Đình Nam Bộ xưa và nay.
NXB Văn hóa – Văn nghệ. TP. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Đình Tư, 2008. Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ. NXB Chính trị
Quốc gia. Hà Nội.
17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2006. Địa chí Tây Ninh.

184
BELIEF CULTURE OF VAMCODONGRIVER
IN TAY NINH

Abstract: Vam Co Dong river is a tributary of Vam Co river, belonging to the Dong
Nai river system, originating from the kingdom of Cambodia, flowing into Vietnam
land through Tay Ninh province, to Long Anthen confluent with Vam Co Tay river
and then pouring to the East sea. As the “artery” in the river system in Tay Ninh,
the river flowing through the districts of Tan Bien, Chau Thanh, Hoa Thanh, Ben
Cau, Go Dau and Trang Bang has left cultural imprints on the land this. This article
will mention folk beliefs in temples and shrines, square houses,… along Vam Co
Dong river in Tay Ninh province, especially in Trang Bang district. The river of
Vam Co Dong river on Tay Ninh land needs to be identified and researched to serve
today’s life.

Keywords: Vam Co Dong river, Tay Ninh, Trang Bang, River culture, Belief culture

185
LUẬT TỤC VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI TÀ ÔI
ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trần Nguyễn Khánh Phong1

TÓM TẮT
Người Tà Ôi ở Việt Nam cư trú tập trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng
Trị, họ có những ứng xử rất linh hoạt với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó luật
tục và tri thức bản địa đối với tài nguyên nước được xem là vấn đề quan trọng hàng
đầu. Ở một địa bàn cư trú có dày đặc hệ thống sông, suối, hồ, thác, người Tà Ôi đã
thực sự phát huy thế mạnh tài nguyên nước trong việc phát triển sản xuất, đánh bắt
thủy sản, vận chuyển, thực hành tín ngưỡng, đi sâu vào đời sống văn hóa văn nghệ
dân gian.
Chính vì những lẽ đó mà người Tà Ôi đã có những luật tục và tri thức bản
địa như: Quan niệm về nguồn nước; Khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Đây là một trong những hình thức bảo vệ môi trường bền vững ở cộng đồng Tà Ôi
xưa và nay.

Từ khóa: luật tục và tri thức bản địa, người Tà Ôi, tài nguyên nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa bàn cư trú của người Tà Ôi hiện có 472 sông, suối, khe, thác, ao, hồ
(Nguyễn Văn Mạnh (Chủ biên), 2001). Do nhận được lượng mưa lớn và độ
che phủ của thảm thực vật khá tốt nên mạng lưới sông ngòi ở đây tương đối
dày đặc, có hệ số dòng chảy vừa phải nên phục vụ rất đắc lực cho đời sống
sản xuất và sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Tà Ôi. Trong đó đáng kể
nhất là các sông như sông Đắckrông, A Sáp, Tà Rềnh, thượng nguồn sông
Ô Lâu, thượng nguồn sông Bồ, sông Hữu Trạch, cũng như các suối A Lin,
Tà Ho, Tà Rê, Pâr Lee, A Nôr. Với một lợi thế về sông suối như vậy thì
nguồn tài nguyên nước ở vùng người Tà Ôi là một gia tài quý giá phục vụ đời
sống của cộng đồng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Theo quan niệm của người Tà Ôi, nguồn nước được hình thành từ
những mạch nước ngầm tập trung ở rừng nguyên sinh rậm rạp, rừng thiêng,
rừng ma rồi mới tạo thành khe, suối và sông. Tài nguyên nước có vai trò rất
quan trọng đối với người Tà Ôi trong đời sống tinh thần và sinh hoạt hằng
ngày. Ở đó, họ quan niệm có nước là có tất cả nên hầu hết trong các lễ cúng
tế đều phải có một chén nước trong là thể hiện sự tinh khiết của trời đất.
Còn nếu như nguồn nước bị làm bẩn thì cộng đồng phải làm lễ cúng để tạ tội
với Yàng Đăq (thần Sông suối) hoặc YàngTudê (thần Nước). Và cũng chính

1
GV Trường THPT Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế.

186
từ đó, người Tà Ôi nhận thấy rõ vai trò của tài nguyên nước đến vấn đề duy
trì sự sống và phát triển văn hóa truyền thống thì hệ thống luật tục và tri thức
bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên nước được hình thành và trao
truyền thông qua những quy định, kiến thức về khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước một cách bền vững.

2. LUẬT TỤC VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI TÀ ÔI ĐỐI


VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1 Luật tục và tri thức bản địa về khai thác tài nguyên nước
Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của của người Tà Ôi
trong việc tìm đất lập làng là phải gần nguồn nước. Người Tà Ôi quy định,
chủ làng là người đi kiểm tra trước địa điểm sẽ lập làng, và vị trí xây dựng
làng của người Tà Ôi thường ở những vùng thấp, vùng trũng bên cạnh những
con suối, con sông nhằm bảo đảm độ thoáng mát và thuận lợi trong việc sinh
hoạt của toàn dân làng.
Không gian sinh tồn của làng truyền thống Tà Ôi là bao gồm một chỉnh
thể thống nhất và khép kín gồm: Đất để cư trú; Đất để canh tác bao gồm
nương rẫy, vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng; Những khu rừng cấm,
rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn; Những khu đất ranh giới giữa các
làng; Những vùng rừng khai thác gồm săn bắt, hái lượm, bãi cỏ chăn nuôi;
Nghĩa địa; Những đoạn khe, sông, suối chảy qua địa phận làng; Bến nước,
máng dẫn nước (Trần Nguyễn Khánh Phong, 2013).
Sau khi đã ổn định nơi ở thì người Tà Ôi tìm cách dẫn nước từ nguồn
về đến làng theo các cách truyền thống như sau:
- Cách thứ nhất, họ chặt những ống tre, ống nứa, ống vầu, ống lồ ô loại
già và to, rồi chẻ ra làm đôi, dùng dao, rựa làm sạch những cái mắc bên
trong. Sau đó, họ chặt cây thân gỗ rồi dựng bắt chéo nhau theo hình chữ X rồi
dùng dây rừng cột làm những giá đỡ nối dài từ nơi có nguồn nước về đến
làng. Tiếp đến họ nối những ống tre, ống nứa, ống vầu, ống lồ ô lại bắt lên
những cái giá đỡ đã tạo sẵn, dùng dây rừng cột những đoạn tre này cố định
với giá đỡ và kéo dài đến làng; phải chú ý trong quá trình dựng giá đỡ phải
tính làm sao để ống từ nơi có nguồn nước phải cao hơn nơi dùng cho nước dễ
chảy, như vậy nước mới xuôi dòng được.
- Cách thứ hai, là đào đất làm thành một cái mương rộng chừng 0.5 - 1m
từ nguồn nước dẫn tới ruộng hay đến nơi cần dùng, cách này tốn kém hơn và
phải có sự giúp đỡ của cộng đồng.
- Cách thứ ba, một số gia đình giàu có, sở hữu nhiều lao động thì họ
dùng những thân cây gỗ to, lớn rồi xẻ đôi, nạo vét ruột bên trong cho đến
rỗng rồi tạo thành máng nước thành đường dẫn nước (Tăq tarhoi) về nhà.
Máng nước này chắc chắn, nó thể hiện sức mạnh lao động vật chất và tinh
thần của một số gia đình, dòng họ Tà Ôi với cộng đồng. Cho nên, về sau

187
người Tà Ôi có tục cúng máng nước rồi nâng lên thành lễ cúng bến nước.
Đây là một lễ tục đẹp trong đời sống cộng đồng Tà Ôi xưa và nay.
Qua 3 cách khai thác này, từ đó người Tà Ôi đã dẫn được nước về làng
để dùng hoặc sử dụng vào các mục đích khác như tưới cho cây, dùng trong
chăn nuôi, tín ngưỡng.
Khi làm các công việc dẫn nước về làng thì luật tục có những quy định
như sau: Đàn ông trưởng thành mới được tham gia vào công việc này, và
phải là người nhanh nhẹn, đã có gia đình, con cái, có sức khỏe. Vì trước khi
làm đường dẫn nước yêu cầu phải làm lễ cúng, người đứng ra cúng có thể là
chủ nhà, người con trai trưởng hoặc chủ dòng họ. Nếu trong nhà mà người
chồng chết sớm và lại không có con trai trưởng thì gia chủ phải nhờ người
khác thay thế nhưng sau khi cúng xong phải trả lễ cho người đứng cúng là
1 con gà, 1 chén xôi và một ít rượu tùy tâm. Còn lễ vật cúng để dẫn nước về
nhà gồm 1 con gà, 1 chén xôi, 1 chum rượu, 1 cây mía (nếu không đúng mùa
vụ mía thì người nhà có thể thay thế bằng 1 sản vật nào đó như 1 quả mít,
xoài, thơm, dưa, bắp, đậu, rau...) và 1 xấp thuốc lá tươi.
Khi mọi người ra đến chỗ suối, sông, khe thì đặt 1 tảng đá dưới dòng
nước rồi bày biện các lễ vật vào 1 chiếc Ađiên (chiếc mâm tre có đế) rồi cầu
khấn. Người chủ lễ sẽ gửi gắm những lời tốt đẹp vào trong lời khấn đó.
Thường là “Xin Yàng Đăq, Yàng Tudê cho nhà con nhờ dòng nước trong mát
của các Yàng để cho cây cối được sinh sôi nảy nở, để cho các con vật nuôi
được no tròn tấm thân, để cho các thành viên trong gia đình, dòng họ được
khỏe mạnh, vui mừng”. Khấn xong thì chủ lễ múc một ống tre hoặc ống lồ ô
nước suối đó rưới vào mâm lễ vật cúng với ý nghĩ mời Yàng về chứng giám
lòng thành của gia chủ.
Xong lễ cúng, mọi người tham dự cùng nhau ăn hết lễ vật cúng ngay tại
điểm cúng đó. Cấm không được để thức ăn còn thừa hoặc ném thức ăn xuống
suối, sông nếu ai vi phạm coi như buổi lễ cúng đó không thành công mà còn
bị làng quở phạt. Chỉ riêng ly rượu cúng là đổ lại xuống suối để mời Yàng
Đăq, Yàng Tudê về cùng vui với gia chủ.
Người Tà Ôi cho hay, trước khi đi làm máng dẫn nước về nhà, về làng
thì phải phụ thuộc vào giấc mơ qua nhiều đêm, của nhiều người trong gia
đình, rồi họ sẽ kể cho nhau nghe và cùng thực hiện hoặc hoãn công việc đó
lại. Nếu nằm mơ thấy chim hót, hoa nở, nước trong, người già, tóc dài, lửa
cháy, vải dzèng, các loại cây, củ, quả...thì đó là giấc mơ tốt mọi người sẽ thực
hiện công việc trong ngày hôm sau. Nếu nằm mơ thấy hoẵng kêu, chim bìm
bịp kêu, rắn, trăn, hổ, báo, gấu, voi, nước lũ, hoa đót, mưa giông, quạ kêu,
rùa bò lên cạn, sấm chớp, người bị ghẻ lở, sún răng, đau ốm...thì đó là giấc
mơ xấu, tạm hoãn thời gian sau 10 đến 15 ngày rồi mới tính lại chuyện làm
máng dẫn nước. Nếu quá nhiều người cùng mơ thì họ sẽ phân loại ra hiện
tượng mơ tốt, mơ xấu theo từng số lượng người, nếu bên nào nhiều hơn thì
cứ theo kiêng cữ mà thực hiện.

188
Sau khi đã quyết định làm máng dẫn nước về nhà thì chủ nhà phải nói
với chủ làng về thời gian, địa điểm, vật liệu làm máng nước, số người tham
gia để chủ làng biết và sẽ chấp thuận ngay. Có như vậy mới tránh khỏi việc
tranh chấp, khai thác nguồn nước với các gia đình khác trong làng.
Luật tục quy định làng nào có sông, suối chảy ngang qua là sở hữu của
tập thể làng đó, cá nhân không có quyền chiếm hữu ngăn dòng, điều chỉnh
dòng chảy mà chỉ có quyền khai thác, sử dụng, bảo vệ chung đối với nguồn
nước. Mốc để đánh dấu ranh giới sông, suối thuộc phạm vi quản lý của làng
là những ngọn đồi, khe, những đoạn đường, cầu cắt ngang qua suối, khe,
sông nó cũng tương ứng với mốc giới trên đất của làng. Chủ làng là người có
trách nhiệm thông báo cho các thành viên, các gia đình, các dòng họ trong
làng được biết về ranh giới sông suối của làng cũng như các quy định cụ thể
gắn liền với quyền sử dụng khai thác tài nguyên nước như: lấy nước, cúng
bến nước, máng nước, sinh hoạt, đánh bắt cá…của khúc sông, suối của làng
mình. Người ngoài làng không được phép xâm phạm khai thác sông suối, khe
khi chưa được sự cho phép của chủ làng đó.
Mọi cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi từ sông suối nhưng không có
quyền sở hữu, thừa kế, trao đổi, mua bán. Nếu ai vi phạm bất kể nhiều hay ít
nặng hay nhẹ các việc như giặt giũ, tắm, ở bến nước, chơi đùa làm bẩn nguồn
nước đều bị phạt lợn, gà, nhắc nhở. Đối với một số khu vực sông suối đầu
nguồn, cá nhân không được khai thác, đánh bắt cá, cũng như không có quyền
sử dụng, chiếm hữu lâu dài để tránh nguồn nước bị cạn kiệt hoặc ô nhiễm.
Do đó, cá nhân chỉ được khai thác tài nguyên nước ở một số nơi mà chủ làng
đã quy định. Nếu ai vi phạm và cố tình vi phạm nhiều lần phải đem ra tòa án
phong tục để hội đồng già làng phán quyết. Nếu nhẹ thì phạt làm vệ sinh sạch
sẽ quanh làng, sửa sang các máng nước, cúng bến nước. Nếu nặng thì bị đuổi
ra khỏi làng và có thể sang ở với làng kết nghĩa, sau 3 năm mới được quay
trở về lại làng cũ.
2.2 Luật tục và tri thức bản địa về sử dụng tài nguyên nước
Một điều dễ nhận thấy là “Vùng cư trú của người Tà Ôi có một mạng
lưới sông, suối, khe phong phú đã tạo cho ngành đánh bắt cá có điều kiện
phát triển. Việc dùng các loại bè, thuyền trong công việc này cũng thuận lợi”
(Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001). Bè thuyền của người Tà Ôi thường
được làm bằng thân tre, nứa, lồ ô, gỗ được kết, đục đẽo công phu và sự di
chuyển thuyền, bè trên sông cũng nhằm tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Hoặc
“Với những dòng nước nhỏ, người Tà Ôi dùng hai thanh tre bắc ngang qua
suối, khi di chuyển dùng một thanh tre dài để chống và đi qua” (Hoàng Sơn
(chủ biên), 2007). Có như vậy sẽ bớt phần nào giảm làm ô nhiễm nguồn nước
không chỉ ảnh hưởng cho người sử dụng phía trên thượng nguồn mà còn ảnh
hưởng đến những làng ở phía hạ nguồn.

189
Nhằm tránh rơi vãi những thứ ô uế xuống nguồn nước thì luật tục Tà Ôi
nhắc nhở những người khi mang thai không được lội qua suối. Khi sinh xong,
người nhà không được mang nhau thai đi chôn khi lội qua suối vì sẽ bị thần
linh quở phạt bằng cách sẽ cho đứa trẻ ghẻ lở, quấy khóc suốt đêm (Trần
Nguyễn Khánh Phong, 2018). Tuyệt đối người nhà của sản phụ “không được
giặt giẻ lau trong quá trình đỡ đẻ cho sản phụ sau khi sinh ở các dòng suối,
mà phải múc nước về giặt, giặt xong nước bẩn được đổ ra xa. Họ quan niệm
rằng, đây là thứ nước bẩn thỉu sợ Yàng Đăq giận rồi trả thù, đi bắt đứa trẻ
đau ốm hoặc chết. Hoặc còn làm cho sản phụ bị gầy còm và ghẻ lở” (Trần
Nguyễn Khánh Phong, 2018).
Trước kia, rất hiếm trường hợp chặt phá, phát đốt hay làm rẫy ở những
khu rừng đầu nguồn nhất là nơi có nguồn nước đang sử dụng. Người Tà Ôi
kiêng kỵ không dám đi vào vùng đầu nguồn suối, nguồn sông. Không phải vì
người ta sợ rừng thiêng mà sợ làm ô nhiễm nguồn nước, sợ chặt phải loại cây
độc đổ trúng nguồn nước làng đang sử dụng. Vả lại, xưa kia những rừng đầu
nguồn thường ở rất xa dân cư nên rừng ở đó dường như còn nguyên vẹn. Đặc
biệt làng cấm tuyệt đối những trường hợp săn bắn chim thú nơi có nguồn
nước làng đang sử dụng. Nếu ai vi phạm sẽ bị làng bắt phạt, tùy theo mức độ
nặng nhẹ.
Khi chọn một nguồn nước để sử dụng hay chuyển sang một nguồn
nước mới thì người Tà Ôi tiến hành lễ cúng cho Yàng Tudê, đây là hình
tượng một con rồng hay con thuồng luồng có nhiệm vụ quản lý các hoạt động
sử dụng tài nguyên nước của con người. Vật cúng gồm 1 nải chuối, 1 quả
trứng gà và 1 xấp thuốc lá. Mục đích cúng là để xin sử dụng nguồn nước vào
các việc trong ngày kể cả tắm giặt, cho trâu bò xuống tắm, uống nước.
Vì tầm quan trọng của nguồn nước có từ tự nhiên để phục vụ con
người, và nguồn tài nguyên này có thể mất đi nếu như thành viên nào đó
trong cộng đồng vi phạm đến Yàng Đăq. Cho nên, hội đồng già làng thường
có những quy định như sau:

Quyền sở hữu Quyền khai thác, sử dụng


Nguồn tài nguyên nước Cá Tập Ngoài Cá Tập Ngoài
nhân thể làng nhân thể làng
1 Sông suối đầu nguồn 0 x 0 0 x 0
2 Bến nước 0 x 0 0 x 0
3 Nước sinh hoạt 0 x 0 x x Xin phép
4 Nơi đánh cá 0 x 0 x x Xin phép

Tài nguyên nước ở người Tà Ôi chỉ có quyền sử dụng, không nảy sinh
quyền chiếm hữu hay thừa kế. Nghĩa là trong phạm vi thuộc quyền quản lý
của làng, cá nhân có quyền đánh bắt cá và sử dụng nguồn nước (ở những khu

190
vực không cấm), nhưng không có quyền chiếm hữu, thừa kế hay trao đổi,
mua bán. Khi cá nhân vi phạm đến quyền sở hữu công cộng (như chiếm làm
của riêng) sẽ bị phạt theo luật tục.
Luật tục quy định bến nước là nơi dùng cho thờ cúng của làng, là chốn
linh thiêng ngang với rừng ma, rừng thiêng, rừng đầu nguồn, nên mọi cá nhân
không đánh bắt cá, không được giặt giũ sinh hoạt, không được chơi đùa vì sợ
làm bẩn nguồn nước. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt, bất kể người trong làng hay
người ngoài làng. Tuỳ theo mức độ vi phạm để có hình thức phạt thích hợp.
Nặng bị phạt lợn; nhẹ phạt gà.
Để bảo vệ nguồn nước người Tà Ôi xem việc giáo dục cho con cháu
ngay từ khi còn nhỏ là việc làm quan trọng. Họ dạy cho con cháu ý thức bảo
vệ những khu rừng đầu nguồn, cấm chặt phá cây cối, hay làm nương đốt rẫy
nơi rừng đầu nguồn, cấm chăn thả trâu bò, súc vật trên những khu rừng đó.
Bởi như vậy là vì họ sợ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sử dụng của làng, sợ làm
cạn nguồn nước đầu nguồn. Nếu trường hợp có ai phát đốt ở những nơi người
Tà Ôi chọn làm nguồn nước sử dụng chính thì phải cúng, cúng xin ma thông
cảm khi nguồn nước đó lỡ bị người ta làm rẫy gây ô nhiễm, hay hạ trúng cây
độc làm nguồn nước bị nhiễm độc, và cúng xin ma để được sử dụng nguồn
nước mới. Lễ vật thường cúng là con gà, nải chuối, sáp ong thay hương,
người đại diện cúng là già làng với lời khấn: “Xin ma thông cảm cho dân,
cho dân tìm nguồn nước khác để sử dụng, dân không cố ý làm bẩn nguồn
nước chỉ tại những người chặt phát rẫy gây nên”.
Luật tục còn quy định trong trường hợp trẻ nhỏ vô tình vi phạm máng
nước, bến nước thì cha mẹ chúng bị nhắc nhở khiển trách, nếu tái phạm sẽ bị
phạt vì không biết giáo dục dạy dỗ con cái. Và quá trình này sẽ được nhắc
nhở trong từng buổi sinh hoạt gia đình, dòng họ, đó là cách giáo dục trẻ em
tốt nhất để các em biết quý trọng tài nguyên nước của cộng đồng. Hệ thống
dẫn nước về làng dùng cho việc ăn uống thuộc sở hữu chung của cả làng,
của dòng họ, của gia đình nếu ai phá hỏng phải làm lại. Nếu bị hỏng do thời
tiết, thú rừng phá, cây quanh đó gãy đổ thì cả làng cùng chung tay làm lại.
Đối với một số khu vực sông suối đầu nguồn, cá nhân không có quyền đánh
bắt cá, cũng như không có quyền chiếm hữu sử dụng lâu dài để tránh ảnh
hưởng đến dòng chảy mà chỉ tiến hành đánh bắt cá tập thể khi làng tổ chức lễ
hội (Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001) và được sự đồng ý của chủ làng.
Trong phạm vi sông suối thuộc làng quản lý, nếu người ngoài làng đến đánh
bắt cá nhưng không xin phép sẽ bị xử phạt theo lệ làng, vì hành động này đã
xúc phạm đến Yàng Đăq của làng. Trong trường hợp đó luật tục quy định
phạt lợn và thu hồi dụng cụ đánh bắt cá cùng sản phẩm đánh bắt được để
dâng cúng lễ tạ tội với Yàng Đăq, Yàng Tudê.
Khi được chủ làng đồng ý người ngoài làng đa phần là những người
của làng kết nghĩa chỉ được khai thác đánh bắt trong phạm vi cho phép.
Cá đánh bắt được phải chia cho làng sở tại một phần ba. Hai phần còn lại

191
phải chia đều cho mọi người tham gia đánh bắt. Riêng chủ làng cũng được
chia phần mặc dù không tham gia, nhưng đó là đặc quyền mà chủ làng được
hưởng vì những đóng góp trong việc bảo vệ dòng sông, con suối đó và một
phần do uy tín của ông. Như vậy, trong phạm vi sông suối của làng quản lý
không phải nơi nào cá nhân cũng có quyền sử dụng, khai thác mà phải tuân
theo quy định của luật tục. Ai vi phạm, hình thức xử phạt cao nhất là tước
quyền sử dụng (Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001).
2.3 Luật tục và tri thức bản địa trong bảo vệ tài nguyên nước
Với người Tà Ôi, tài nguyên nước chính là mạch sống của cả cộng
đồng, nuôi sống biết bao thế hệ con người Tà Ôi. Nên từ xưa luật tục của họ
cấm không cho ai đốt phá rừng đầu nguồn, vì họ quan niệm nếu như vậy sẽ
gây ra tai họa cho làng như cạn kiệt nguồn nước dẫn đến dịch bệnh, ốm đau
và chết. Vì thế, nếu phát hiện ai đó chặt phá rừng ở những nơi này thì sẽ bị
làng bắt phạt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà làng xử phạt. Phạt nhẹ thì con
gà, chai rượu còn nặng thì phạt trâu, bò, dê, nên luật tục quy định “Bảo vệ
nguồn nước đầu nguồn, không để trâu, bò, gà, vịt làm bẩn nguồn nước. Khi
gia súc, gia cầm chết vì bệnh tật không được làm thịt ăn mà phải đem chôn.
Súc vật nuôi, gia cầm nuôi phải có chuồng trại, không để chúng phá hoại hoa
màu của người khác” (Trần Nguyễn Khánh Phong, 2013).
Đối với tri thức bản địa trong bảo vệ tài nguyên nước, thì người Tà Ôi
có các cách như sau (Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001):

Tài nguyên thiên nhiên Kiến thức bản địa Phương pháp bảo vệ
Khu vực sông suối thờ Nơi ngụ trị của các vị Cấm sinh hoạt, đánh bắt cá
cúng thần (thần sông, thần làm bẩn khu vực sông, suối.
núi, thần đất)
Sông suối bình thường Đánh cá vào mùa Cấm người ngoài làng đánh
đông bắt khi không được phép.
Cấm ngăn dòng chiếm làm
của riêng.

Các công trình lấy nước công cộng của làng như bến nước, ống dẫn
nước đều dùng chung ai vô tình hay cố tình làm vỡ, hư hỏng thì sẽ bị chủ
làng nhắc nhở và phải làm lại, nặng hơn thì bị phạt gà để cúng, còn tội nặng
hơn nữa thì bị cấm không cho sử dụng nguồn nước chung đó nữa. Nếu ai tái
phạm sẽ bị lao động nhiều ngày sửa chữa các công trình công cộng của làng.
Nếu như một ai đó làm ô nhiễm nguồn nước như ỉa, đái hoặc vứt xác động
vật đã chết nếu như lần đầu thì do sơ ý thì có thể tha hoặc nhắc nhở. Cố ý vi
phạm lần thứ hai hoặc lần thứ ba thì phạt bằng cách trông coi dòng suối bắt
phạt lại người vi phạm nếu có để thay thế mình. Trẻ con vi phạm nguồn nước
thì bố mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm dạy dỗ lại con cái, nộp phạt thay con.

192
Đối với nơi thờ cúng, bến nước, khu vực đầu nguồn sông, suối, luật tục
quy định cấm giặt giũ, cấm đánh bắt cá, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Những nơi
đánh cá tập thể, cá nhân không được tự tiện đánh bắt cá. Để bảo vệ nguồn
nước, tránh sử dụng khai thác một cách bừa bãi, gây ô nhiễm, cá nhân chỉ
được khai thác cá ở một số nơi quy định.
Với các dụng cụ đánh bắt như nơm, đó, nọc đâm, lao, có thể đánh bắt
mọi nơi, nhưng nếu sử dụng lưới hoặc chất thuốc cá phải xin phép chủ làng,
nếu thuốc cá ở khúc sông, đoạn suối nào thì phải khoanh vùng đánh bắt đó
lại. Việc không cho phép cá nhân tự do đánh bắt chỗ nhiều cá là nhằm bảo vệ
nguồn cá quanh năm cho cộng đồng. Ở vùng suối nhiều cá việc đánh bắt phải
được tổ chức tập thể. Sản phẩm có được là dùng khi trong làng có hội hè,
cúng lễ. Luật tục còn cấm cá nhân tự tiện ngăn sông suối gây cản trở dòng
chảy ảnh hưởng đến quyền sở hữu, nguồn nước sử dụng liên làng (mặt nước)
(Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001).
Luật tục quy định một số làng, do ở xa nguồn nước, hay không có sông
suối chảy qua, đồng bào khai thác nguồn nước bằng cách dùng thân cây lồ ô
hoặc cây cau làm ống dẫn nước từ suối về làng. Nó được bảo vệ và sử dụng
chung, nếu cá nhân nào vô tình làm hỏng sẽ bị chủ làng phạt nhắc nhở và làm
lại, nếu cố tình sẽ bị phạt gà. Đối với tội nặng, có thể bị cấm không cho sử
dụng nguồn nước chung với làng (Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), 2001).
Những quy định của luật tục đã tạo cho dân làng ý thức bảo vệ nguồn
nước trong khai thác và sử dụng. Điều đó, đã thực sự phát huy thế mạnh tài
nguyên sông suối, cũng như tạo điều kiện cho nghề đánh bắt cá phát triển và
cùng với những sản vật săn bắn, hái lượm từ rừng núi đóng góp vào nguồn
thực phẩm của đồng bào.

3. KẾT LUẬN
Mỗi năm, khi thấy hiện tượng bất thường của thời tiết mà nhất là hạn
hán thì người Tà Ôi tổ chức lễ Pơơc pơl. Lễ Pơơc pơl mang ý nghĩa chính là
chọc giận mẹ sấm và mẹ mưa ghét để rồi đổ mưa xuống cho sông, suối,
khe càng no nước. Lễ này thường được cúng bên các bến nước với sự tham
dự của chủ làng và các chủ họ.
Giá trị của sông suối và nguồn nước được người Tà Ôi ví bằng những
câu như sau: Sông suối cho chúng ta ắp đầy tôm cá/Sông suối cho chúng ta
tắm rửa ngày ngày/May mắn biết bao khi 2 làng nhận được phần ban
tặng/May mắn biết bao khi 2 làng chia nhau cá tôm/Dòng sông cùng nhau sử
dụng/Mặt nước cùng nhau lội bơi/Cá tôm làm sao có thể sinh sôi nếu đối mặt
nhau bằng giáo/Cá tôm làm sao có thể dồi dào nếu đối mặt nhau bằng
dao.Qua đây cho thấy việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước có
mối quan hệ qua lại với nhau trên nguyên tắc mọi tài nguyên thiên nhiên
trong phạm vi làng bản do cộng đồng làng bản đó quản lý và sở hữu, chủ làng

193
với tư cách là người đại diện sẽ đứng ra quy định phân chia những khu vực
riêng, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và
nguồn lợi từ sông suối. Sở hữu sông suối chưa bao giờ cá nhân có quyền sở
hữu mà luôn thuộc về cộng đồng. Chính đặc điểm này quy định quyền khai
thác sử dụng cũng như nghĩa vụ bảo vệ của các thành viên thuộc làng bản đối
với tài nguyên sông suối.
Trong giai đoạn hiện nay, vùng người Tà Ôi sinh sống đã hình thành
một số đập và nhà máy thủy điện, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến quá
trình thực thi luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên
nước. Tuy nhiên, với quá trình bảo tồn vốn văn hóa truyền thống có từ lâu
đời, người Tà Ôi cũng dần thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giữ vững
những giá trị văn hóa sông nước trong dòng chảy văn hóa chung của các dân
tộc vùng Đông Nam Á lục địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Quốc Lộc (Chủ biên), 1984. Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên.
NXB Thuận Hóa. Huế.
2. Nguyễn Văn Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thông, 2001.
Luật tục của người Tà Ôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế. NXB Thuận Hóa. Huế.
3. Trần Nguyễn Khánh Phong, 2013. Luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi
ở Việt Nam. Công trình lưu tại Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Hà Nội.
4. Trần Nguyễn Khánh Phong, 2013. Người Tà Ôi ở A Lưới. NXB Văn hóa Thông
tin. Hà Nội.
5. Trần Nguyễn Khánh Phong, 2015. Địa danh huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế. NXB Thuận Hóa. Huế.
6. Trần Nguyễn Khánh Phong, 2018. Nghi lễ vòng đời của người Tà Ôi ở Việt
Nam. NXB Hội Nhà văn. Hà Nội.
7. Hoàng Sơn (Chủ biên), 2007. Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế. NXB Văn hóa
dân tộc. Hà Nội.

194
LOCAL RITUALS AND KNOWLEDGE OF TA OI PEOPLE
FOR WATER RESOURCES

Abstract: Ta Oi people in Vietnam reside in Thua Thien Hue and Quang Tri
provinces; they have very flexible behaviors with natural resources in which
customary rituals and indigenous knowledge for water resources are considered top
important issues. In a residential area with dense system of rivers, streams, lakes,
waterfalls, Ta Oi people have really promoted the strength of water resources in the
development of production, fishing, transportation and credit practice. threshold,
going deep into the folk and cultural life.
Because of these reasons, Ta Oi people have customary rituals and
indigenous knowledge such as: Concepts of water sources; Exploiting, using and
protecting water sources. This is one of the forms of sustainable environmental
protection in Ta Oi and old communities.

Keywords: customary rituals and indigenous knowledge, Ta Oi people, water


resources

195
THE SPECIFIC CULTURAL VALUES OF PEOPLE
IN THE CENTRAL COASTAL ZONE OF VIETNAM
Nguyễn Thị Hoài Phúc1

ABSTRACT
Vietnam is a country with a coastline of more than 3000km, in which the
Central region is interconnected with the sea, with communities of people relying
heavily on the water. The sea plays an important role in the economic and cultural
life of the people. Exploiting the resources of the sea for the sustainable
development of coastal communities throughout the country in general and in the
Central region in particular is implementing the Vietnamese’s strategic vision
today.

Keywords: waterways culture, coastal zone, values, central Vietnam

1. OVERVIEW
Archaeological excavations have clearly demonstrated that an early
exchanged relationship between the ancient Vietnamese and the ancient
Cham people existed, as expressed by the remains which were found among
the Dong Son culture and Sa Huynh culture. The shell pattern on pottery
contains a trace of the sea in the socio-economic life of Sa Huynh culture, the
proprietor in Central Vietnam. When Vietnamese people went to the South to
work and live on the old land of the Cham people in Quang Nam, the first
Vietnamese had incorporated new elements of native culture into their own
culture, creating a specific community of people in Central Vietnam. In
particular, the most specific and outstanding features are the valuable
elements of the "sea”, creating the quality of the sea, the ability to exploit and
conquer the sea of Vietnam has been enhanced. This article therefore focuses
on identifying, analyzing and evaluating typical cultural values of the coastal
residents of Central Vietnam.

2. A BRIEF DESCRIPTION OF THE CENTRAL COASTAL


COMMUNITIES
Before merging into Dai Viet territory, the Central region belonged to
Champa people and had a golden period of development of Champa royal
dynasty. In the fourteenth century, when the Champa Dynasty was
completely destroyed, this land was taken over by Dai Viet. This took place
over time from the eleventh century to the fourteenth century, followed by
the migration of Vietnamese into the new lands.
1
PhD.Student, Hue University of Sciences.

196
As a new land was adopted into Dai Viet territory, the original
population of Central Vietnam was very complex. Along with the process of
territorial expansion was the migration of Vietnamese people to the south. In
1075, the first Vietnamese people came to present-day Quang Binh and
northern Quang Tri regions to explore and establish villages and to build
industries. At the beginning of the fourteenth century, with the wedding gift
of Huyen Tran Princess, Vietnamese residents also went to Hai Van Pass and
the beginning of Quang Nam to establish a hamlet where the local people
lived and conducted business. Vietnamese people migrated here mainly from
Thanh Nghe Tinh region with many different forms, such as the people who
immigrated by the royal decrees under the Ly - Tran – Early Le period. Those
who responded to the immigration directive accepted leaving their homeland
for the new land. Most of them were poor and could not find a livelihood in
their hometown. There were also sporadic migrations due to dissatisfaction
with the current regime, seeking to avoid punishment for criminal offenses,
prisoners or criminals who were exiled, or perhaps just because of the
adventurous interest to find a new life in the promising land.
After a long period of living together and earning a living, those early
heterogeneous residents gradually formed a community of people with
similarities in cultural traditions and ways of dealing with the natural and
social life and education. The Vietnamese had a process of contact, exchange
and acculturation of Cham native inhabitants. Many Vietnamese - Cham
marriages also formed. There were many Cham-based Vietnamese families
such as Ong, Ma, Tra, Che, etc… Until now, there are still Cham-ethnic
Vietnamese villages such as Van The (Hue), Nam O, Tuy Loan, and Dong
Duong (Quang Nam).
The mixed process of Cham - Vietnamese culture took place very
quickly. Many beliefs became the general belief of both peoples in the
process of integration such as the worship of the God of Agriculture and the
belief in the Goddess of the land and faith, and threshold worship of the
Whale fish (Ong fish). Vietnamese residents, on the basis of pure agrarian
society, transformed the sea culture of Cham residents to form the new
cultural colors of the Vietnamese residential community who live in the
coastal region.

3. THE SEA AND THE SEA CULTURE OF VIETNAMESE


PEOPLE UNDER THE DIFERENCE RECOGNIZED
Sea culture here is understood as a system of knowledge about the
marine environment and the values and symbols drawn from the living
activities there. The coastal region of Vietnam stretches over 3000km in a
North-South direction, stretching along regions that have formed distinct
local cultural norms. However, when it comes to the problem of whether or

197
not the "sea culture" is part of the research, it is said that "Vietnamese people
lean their backs into the mountains, face down to the plain but afraid of the
sea, so there is no sea culture”, yet there is an opinion that Vietnamese people
have a marine culture, and that is the coastal culture (Li Tana, 1999).
The most basic feature of the tradition of the coastal culture is the
combination and close association between agriculture and pisciculture. This
probably occurred when the ancient Vietnamese people, based on the Mon -
Kho Me stratum, were residents and shared the common characteristics of
Southeast Asian civilization. It was a rice agriculture civilization with
elements of mountains, plains and sea. These factors appear and intertwine in
the process of survival and development. Dong Son residents, the proprietors
of ancient Vietnamese culture, were basically agricultural residents; Dong
Son civilization was basically an agricultural civilization. It was a civilization
and culture with a waterway element rather than a sea element. But in the
development process, especially the progress to the South, the "sea culture"
became more and more marked and imprinted in Vietnamese culture. Tu Chi,
once emphasizing the form of sweet potato cultivation on the sand, was a
particular form of cultivation for agricultural inhabitants along the coastal
area. Vietnamese people have been very creative when applying the farming
techniques of the delta in the sea (Phan Thuận An, 2004). This reveals that, in
the process of migrating from lowland areas to the sea for farming and
exploitation, Vietnamese people were forced to face the sea instead of
"standing in front of the sea" and became "sea dykes" to exist and develop.
This was the premise to form the unique characteristics of the Vietnamese
people, both deep and fierce but very gentle and soft outside.
During the progress to the South, the Vietnamese adopted the maritime
tradition from the Cham people, exchanging and acculturating with the Cham
people. This led to a small part of Cham people since the 11th century
gradually becoming Vietnamized, which is the Cham-ethnic Vietnamese.
Typical of the process of exchange and acculturation was the boat-building
industry. The image of the boat became the symbol of Vietnam's maritime
industry and integrated into the folk knowledge about the sea, the festival
system and the religious beliefs typical of the coastal communities. Here, we
will peel off the elements of the river culture hidden in the cultural life of the
people in the central coastal area, where the formation and storage of
Vietnamese cultural imprints were established and exist until now.

4. THE SPECIFIC CULTURAL VALUES OF PEOPLE LIVING IN


THE CENTRAL COASTAL ZONE OF VIETNAM
4.1 The wooden barge elevated from the economic role for the central
coastal fishermen to the symbol of Vietnam's maritime industry

198
There are many different types of boats along the coast of Vietnam.
According to statistics, there are more than 60 different types of boats in the
coastal area from Central to South. "Vietnamese archeological and historical
archeology practices said: right from the Stone Age (owners of Than Sa, Hoa
Binh and Bac Son cultures ...), many ancient residents began from the
transatlantic Indochina peninsula to the Pacific island region, as far as
Australia and South America. By the age of brass and early iron, there were
more economic exchanges through the East Sea into the Pacific Ocean"
(Từ Chi, Phạm Đức Dương, 1996).
In the history of Vietnam's maritime industry, making an important
contribution to the maritime trade between coastal areas is the boat. The
wooden barge elected to appear early in the period from the sixteenth century
to the first half of the twentieth century. It was the most important maritime
resource in Vietnam and a unique product of the boat builders of coastal
provinces in the Central region from Quang Binh to Binh Thuan.
According to Professor Ngo Duc Thinh, the word "Prau" in Cham
language is the word for boats, as a means of transport on the water. In the
coastal areas of Vietnam, the central coastal region has resident communities
engaged in sea fishing, brackish water lagoons and very developed rivers.
The wooden barge election is a unique type of sea transport of residents here.
The utility and convenience of this type of transport are recognized by the
World Maritime Dictionary. This is a type of boat whose nose and steering
are sharp and belly-shaped for deep water and so the boat is able to go
offshore. The rudder includes many types such as mortar rudder, pipe rudder,
yin and yang rudder, but they all have a common structure that drives directly
into the rudder. Three sails are sails, sails (between) and sails (on the stern).
The boat uses a quadrilateral or bat-shaped sail. Due to the heavy weight of
the boat and to increase the balance for the boat, the boatman put a snap-
action toggle right after the mast pointed out above the wind. The eyes of the
boat are round and long, gradually pointed towards the eyes. The material for
making boats is mainly bamboo and woods are found in the forests of the
Central region such as larger stromina, Golden Oak, White Meranti,...
J.B. Piestrihas remarked that the boat has many characteristics only in
Vietnam, using local materials itself, the product of the creativity and
flexibility of indigenous people with the natural environment here. The way
of combining the effects of the mobile trees in the bow, the rudder changing
the shallow depth at the stern, the boat hull made from bamboo and the boats
that can adjust to the wind direction are the only things to see in the boat.
Thanks to the characteristics of the design of the boat, the Quang people can
sail out to the sea to catch fish.

199
The sea and the boat have made a deep impression on the cultural life
of the coastal people of the Central coast. Residents working in the sea here
are also known as the boat people. The shipments go back and forth from the
North to the South with items such as sugar, cinnamon, honey, oil, limestone,
dried areca, rice, which has contributed to the development of waterway
trade. Following the voyages of the boat, the cultural items are also
transported and spread to the regions. Therefore, the wooden barger is also
the hallmark of cultural connection in the North - Central - South. It is also a
companion to organize Hoang Sa soldiers in the outposts to protect the
sovereignty of the islands of Vietnam.
4.2 The variety of types of marine products exploitation
The South China Sea is the fishing ground of over four million
Vietnamese laborers. The fishing ground is the habitat of more than 11000
species of organisms that reside in more than 20 typical ecosystems,
including more than 2000 species of fish, more than 100 economic fish
species with a total annual catch of up to 1.4- 1.8 million tons / year. The
projection of the Vietnam Marine Strategy to 2020 is that the marine and
coastal economy contributes approximately 53-55% of the country's GDP.
To exploit and capture different types of aquatic resources, fishermen
have created a variety of compatible tools and vehicles. Therefore, the fishing
gear of coastal residents is very diverse. In the Central Coast alone, there are
about 14 types of fishing gear used for fishing. Depending on the catch
principle, the catch object, the size of the net circumference, and the method
of use, different fishing gear groups such as drift-net, tunny-net, gill net, and
fishing will be utilized.
The fishing profession includes many forms of fishing. For offshore
fishing (offshore fishing is about 60-70km from shore and 70-90m deep) or
fishing (10-15km from the shore and about 50m deep), the method is mainly
with many fishing lines and freight mounted hooks on buoys under the lead.
The main objects for catch are large and medium species such as mackerel,
tuna, bad fish, grouper, chicken fish, and copper fish.
Fishing nets (or gill net) are cast about 30 - 45km from the shore and
have the form of fishing nets and fishing techniques similar to the net but the
scale and catch are larger, including tuna and other large fish. Net size is
about 5000m long and spread out about 7m wide on buoys under lead
(Ngô Đức Thịnh, 2006).
These tools are mainly used for near-shore fishing and fishing activities
of the central coastal residents. This once again affirms the cultural element
of near-shore sea of Vietnamese people.

200
4.3 Processing "sea" products - the creative application of riverway
cultural inhabitants
From the purely agricultural inhabitants, along with the process of
"encroaching sea dykes," Vietnamese people have promoted and developed
two important techniques of making salt and making fish sauce. In particular,
fish sauce is an "indirect" product from the sea, but itself has the value of
agricultural residents, which is a reserve for a stable life at times “idles
because of the sea, nor can go to sea”. Fish sauce is also a unique product of
Vietnamese coastal residents, the greatest achievement of Vietnamese people
in the process of living with the sea.
Salt making: Vietnamese people used seawater to make salt from
thousands of years ago. The salt making technique of the Vietnamese people
is also very special. The book of Dai Viet history describes the salt cooking
industry of the people, which is cooking and distilling to achieve the highest
salinity and salt content. Residents of salt are collectively referred to as
apples or public apples, similar to the Chinese people's way of calling
matches. Currently such methods of salt production can still be found in
coastal villages such as Nai Hien village (Da Nang).
Crafting fish sauce: This is a profession that can take advantage of all
the source of excess seafood, so most households participates in processing.
The fish, after being washed, drained, mixed with salt according to the ratio
of four fish of one salt, will be put in the jar, covered tightly, and sprinkled
with a layer of salt to preserve the fish. Soaking time and sun drying lasts for
about half a year, after which the sauce is cooked. After that, the workers will
proceed to distill the fish sauce in various ways. The most popular is to cook
the salted fish or to filter the fish sauce from salted fish.
+ Cook salted fish into fish sauce: Adding sauce to a large pan. Mixing
with cold water at the rate of one salted fish for three portions of water. When
boiling, use a stick to stir the marmalade to dissolve into the water. Decant
the first water called the first fish sauce. Afterwards, pour the marmalade into
the pan and mix with cold water. Continue to stir vigorously, add sugar or
salt depending on the salty or light taste. The fish sauce obtained this time is
called fish sauce type two, type three, and etc.
+ Filter the fish sauce from salted fish: Adding salted fish to a cement
tank. Bottom with tap to make fish sauce seep. The whole fish sauce
collected in the first time is called the first fish sauce. Then people cook salt
water with a salinity of 20-25%, filter it well, put it in the tank and stir with
the stick. The fish sauce is obtained the next time called fish sauce two, three,
etc. (Ngô Đức Thịnh, 2006).

201
4.4 Religious life - Vietnamese - Cham cultural harmony
During the process of living, the Vietnamese also conquered the sea by
"tying sea dykes" and "salt-washing dunes" to turn desolate marshes or arid
coastal areas into rich villages. The Vietnamese people in the early days
adapted and integrated with their new environment. As Li Tana once
remarked, "Vietnamese people are very much dominated by the customs of
the Cham people. Living within the influence of amulets, spells, and letters, it
is very flexible, the Vietnamese are forced to follow the custom or worship
method of the Chiem Thanh people” (Li Tana, 1999). Typical for the
integration, this culture is the worship of Mother Goddess and the belief of
worshiping the whale in Vietnamese culture.
Belief is the belief of people expressed through rituals associated with
traditional customs and practices to bring spiritual peace to individuals and
communities2. Thus, belief is the expression of human beliefs and aspirations
in supernatural or sacred forces.
When coming to this land, Vietnamese people used their faith to
worship the Goddess of Cham people, Po Inu Nagar, on the basis of the
traditional model, building up the image of Model Thien YA Na (Hon Chen
electric, Hue). The basis for this combination is in the similarities that keep
the image of Po Inu Nagar with Au Co, Lieu Hanh, and all gods who hate
evil and protect the people. It was Po Inu Nagar's form that had partially
recovered the nostalgia of the homeland, so it quickly entered into the
religious life of Vietnamese and migrant children who became models of
Thien Y A Na, a Vietnamese God of superiority, worshiped by both the
Nguyen court and the people.
Across the central coastal provinces, there remain traces of existing
Viet - Cham cultural exchanges such as Thanh Phuoc, Van The (Hue), Dong
Duong (Quang Nam), and Hoa Minh (Da Nang). Next to the communal
houses worshiping the tutelary gods of the Vietnamese people, there is also a
shrine- worshiping the gods of the Cham people such as Ngu Hanh Tien
Nuong, Ky Thach Phu Nhan, Dien Phi Chua Ngoc, and so on. Model worship
of Vietnamese people is also the influence of the form of ball dance, also
known as offering ceremony, a custom of Cham residents.
The most dominant feature in the religious life of coastal residents is
the belief of worshiping the Ong Fish (worship of Whale). Central people call
Ong Fish/ Whale with many different names such as Duc Ong, Duc Ngu,
Lenh Ong, Nam Hai, Nam Hai Dai Vuong, etc. Beliefs in worship fish is
spiritualism or animism. It is suitable with the beliefs of the spirituality of
Vietnamese people. Accordingly, when people "in a non-cultural state can

2
According to Law of Belief and Regions was passed by Parliament on 18/11/2016.

202
worship animals directly because of their superiority of strength, their
boldness or slyness and also tend to attach them to a soul like a human soul".
Cham fairy tales still circulate the story of Po Riyak (God of the
Waves). The story is told like this: In the past, the Eh Wacame from a poor
farmer, oppressed by the evil pundits, determined to go and find a teacher to
learn the religion. After so many years of studying, though not done, but due
to the nostalgia of his homeland, he asked him to come back to help the
people. He did not let him but he still made friends to cross the waves to the
homeland. Being hit by his curse approaching the land Eh Wa, he was
entangled in three storms. He was swallowed by sharks. Eh Wasouls enter
whales to save fishermen when they are in distress. Eh Wadied because the
waves should be recited by the Cham people as Po Riyak (God of the
Waves). Vietnamese legends say that in the past, Quan The Am Bodhisattva
often traveled to Dai Hai. Once she felt pain for the fate of the naked people
drowned in the open sea, so she tore his robes into pieces and dropped them
on the sea. This allowed to turn into fish, taking the elephant skeleton for his
fish to have a large body. She gave permission to go to the road to wade, so
that fish could save the people in distress. Through two stories, it can be seen
that Po Riyak and Ong Fish are one. Cham people worship gods and
Vietnamese fishermen worship fish as protection gods.
Residents of provinces from Thanh Hoa to Kien Giang, in the belief
that it always believed in the fish and considered it the patron god of
seafaring; it became the savior of the seafaring people. In "Gia Dinh citadel"
of Trinh Hoai Duc (1765-1825), the whale saved the people as follows: "...
When the boat is trapped in the middle of the sea, the whale often comes
along with the boat to prevent it from tilting or immersing, to keep people
safe. If the boat is at risk of sinking, it can put people on shore. The royal
court had a decree of "Southern customs of the Jade Emperor and the spirit of
the gods" and recorded in the worship ceremony." Residents of coastal
villages set up shrines and worship ceremonies every year. For example, in
the village of Thai Duong Ha (Phu Vang, Hue), the whale had a ceremony on
the full moon day of the first month (Spring worship) and the full moon in
August (Thu worship) are the days of offering fishermen every year.
Whenever facing difficulties and before going to sea, concerns about the risks
that fishermen often go to Ong Ngu temple to pray for protection and
protection against the dangers of immense sea.

5. CONCLUSION
"Strapping sea encroachment" is the first behavior of Vietnamese people
from the midland area to explore the coastal swampy and alluvial areas but still
possess the qualities of an agricultural resident. Along with the progress of the
South Vietnamese migration, they brought along the belongings of small-scale

203
culture, interacting with the pure fishermen, specializing in marine economy
and exploiting the sea as strengths, and then formed. Therefore, new cultural
elements are characterized by specific values.
The culture class of the sea is hidden in the river culture class,
expressed through worshiping the Can Hai Dai Vuong, the four saints of the
Nuong which can be seen with the worship of whale. It is the result of the
exchange of Cham - Viet culture which takes place strongly in the Central
cultural space, where there is a long process of community of the two people
of Vietnam - Cham and gradually, from Cham achievements Vietnameseized
by different ways and paths. That practice is imprinted in the Vietnamese
culture, spreading throughout regions and regions.

REFERENCES
1. Phan Thuận An, Lê Khai, Phan Trọng Phiếm, 2004. Địa chí Thuận An. Huế.
2. Từ Chi, Phạm Đức Dương, Vài nhận xét về ứng xử của người Việt trước biển,
Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1/1996, Viện Văn hóa dân gian.
3. J.B. Piestri, 2015. Thuyền Bườm Đông Dương Đỗ Thái Bình dịch. NXB Trẻ.
TP.HCM
4. Li Tana, 1999. Xứ Đàng Trong. NXB Trẻ. TP. HCM.
5. Ngô Đức Thịnh, 2006. Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. NXB
Khoa học xã hội. Hà Nội.
6. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 1998. Biển với người Việt cổ. NXB Văn hóa
Thông tin. HàNội.
7. Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian, 2000. Văn hóa dân gian làng ven biển,
NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC THÙ


CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3000 km, trong đó mảnh
đất miền Trung gắn liền với biển, với những cộng đồng cư dân mang đậm dấu ấn
vùng sông nước. Biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa của
cư dân nơi đây. Khai thác các giá trị của biển nhằm phát triển bền vững cho cộng
đồng cư dân vùng ven biển cả nước nói chung và miền Trung nói riêng là thực hiện
tầm nhìn chiến lược của ta hiện nay.

Từ khóa: văn hóa sông nước, vùng ven biển, giá trị, miền Trung

204
TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC, CẦU MƯA
Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
TS. Vũ Diệu Trung1

TÓM TẮT
Châu thổ sông Hồng là một đại diện của nền văn hóa nông nghiệp Đông Nam
Á. Với môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều, sông ngòi dày đặc,
thảm thực vật đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời cây lúa nước.
Nhiều học giả cho rằng hằng số văn hóa của người Việt chính là cây lúa nước,
người nông dân và yếu tố xóm làng. Điều này chứng tỏ nước là khởi nguồn của sự
sống, là yếu tố quan trọng đối với đời sống con người và nhất là đối với cư dân
nông nghiệp.
Người Việt ở châu thổ sông Hồng luôn phải cầu “mưa thuận, gió hoà” cho
đồng ruộng tốt tươi nhưng trên thực tế cuộc sống họ đã đem sức lực của mình để bắt
thiên phải thuận nhân. Người ta đắp đê khơi dòng khi lũ lụt, và người ta lịa “vắt đất
ra nước” thay trời làm mưa khi hạn hán. Thế ứng xử này được các nhà nghiên cứu
gọi là ứng xử lưỡng thế của người Việt. Điều này cũng được dân gian đúc kết qua
câu ca: “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt”… Những truyền thuyết, tín ngưỡng
của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong tham luận sẽ minh chứng cho những
luận điểm nêu trên.

Từ khóa: châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa

1. DẪN LUẬN
Châu thổ Bắc Bộ Việt Nam là một đại diện của nền văn hóa nông
nghiệp Đông Nam Á. Với môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa
nhiều, sông ngòi dày đặc, thảm thực vật đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc ra đời cây lúa nước. Nhiều học giả cho rằng hằng số văn hóa của
người Việt chính là cây lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Điều
này chứng tỏ nước là khởi nguồn của sự sống, là yếu tố quan trọng đối với
đời sống con người và nhất là đối với cư dân nông nghiệp. Nói như thế,
không có nghĩa là cư dân du mục sống trên thảo nguyên không cần đến
nước, họ cũng cần nước cho gia súc, cần mưa cho đồng cỏ tốt tươi. Nhưng,
cư dân nông nghiệp lúa nước là cần nhiều hơn cả, bởi cuộc sống của họ gắn
liền với nước. Chính vì thế, đời sống tâm linh của người Việt vô cùng
phong phú với nhiều loại hình tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng liên quan
đến nguồn nước.

1
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Email: vudieutrungvicas@yahoo.com.

205
2. TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC CẦU MƯA VÙNG THƯỢNG
CHÂU THỔ
Một trong những truyền thuyết được cư dân vùng thượng châu thổ tạo
ra đã phản ánh rõ nét tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa và lý giải cho việc đắp
đê trị thuỷ là truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Đền Và ở thôn Vân Gia,
xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây là một trong những nơi thờ đức
thánh Tản Viên, còn có tên gọi là Đông Cung. Hàng năm, lễ hội đền Và được
tổ chức hai lần: hội xuân từ ngày mùng 1 đến hết ngày 16 tháng Giêng và hội
thu từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch. Vào các năm Tý, Ngọ, Mão,
Dậu, cư dân của 8 làng là Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phú, Mai Trai,
Đạm Trai, Phù Sa, Phú Nhi, Di Bình cùng nhau tổ chức cuộc rước lớn. Rước
thánh dọc sông Hồng vừa để tưởng nhớ công lao của đức thánh, và để nhắc
nhở người đời sau nhớ về những truyền thuyết, tuy mang tính chất hoang
đường nhưng ẩn sâu bên trong chính là khát vọng của cư dân nông nghiệp.
Truyền thuyết kể rằng: Khi Tản Viên dựng hành cung ở đền Và, một
hôm trên đường vi hành qua thôn Di Bình ngài muốn tắm, vừa hay lúc đó có
một cô gái cắt cỏ đi qua, Ngài nhờ cô xuống sông gánh nước. Cô gái bảo rằng
“Đây là quang sọt chứ có phải thùng đựng nước”. Ngài bảo cô cứ xuống sẽ
gánh được. Cô gái xuống sông Hồng, lấy nón vục nước đổ vào sọt thì quả
nhiên sọt đựng được nước. Thấy lạ, cô bèn về báo dân làng, mọi người cho
rằng đó là thánh hiện trần gian nên giết lợn tế thần. Khi dân làng tới nơi ngài
đã đi rồi chỉ còn thấy bóng uy nghi trên đỉnh núi Tản. Từ đó, thôn Di Bình
lập đền Ngự Dội để thờ vọng. Và hàng năm cứ vào sáng sớm ngày Rằm
tháng Giêng, họ lại tổ chức rước thánh từ đền Và qua sông Hồng sang đền
Ngự Dội để tế thánh.
Lại có thuyết khác kể rằng: Khi thánh Tản dừng chân ở đền Và thì có
một đám mây từ núi Tản Viên kéo xuống che nơi ngài đứng. Khi ngài muốn
tắm, thì xuất hiện đám mây đen và đi liền sau đó là trời mưa. Tắm xong ngài
bỗng thấy một cô thôn nữ đi nhổ cỏ ở bến sông, cô gái than: “Cứ mưa thế này
biết bao giờ tôi mới nhổ cỏ cho xong”. Nghe thấy vậy, ngài bèn truyền dạy
cách làm liềm, làm quang sọt và làm đòn để gánh cỏ. Từ đó, dân chúng hai
bờ sông Hồng biết dùng liềm cắt cỏ và làm quang sọt… Nhớ ơn ấy, nhân dân
lập đền thờ để lưu sự tích. Bên cạnh lễ hội xuân, hội đền Và còn diễn ra vào
rằm tháng 9 (mùa thu) gắn với việc dân các làng ra đoạn sông Tích đánh bắt
cá tế thần. Lễ hội này còn gọi là hội đả ngư.
Có nhiều cách lý giải khác nhau đối với truyền thuyết và các nghi thức
trong lễ hội như rước thánh, tế thần, đánh cá, làm quang sọt, nhưng về cơ bản
lễ hội đền Và gắn liền với yếu tố nước…, đó chính là khát vọng cầu nước,
cầu mưa, cũng như việc đắp đê trị thuỷ.
Nằm trong bối cảnh chung của châu thổ Bắc Bộ, lễ hội chùa Bối Khê là
một minh chứng điển hình cho tín ngưỡng cầu mưa. Chùa Bối Khê tên chữ là
Đại Bi tự - xưa thuộc hai làng Bối Khê và Phúc Khê (hay còn gọi là Hồng

206
Khê), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng, nay là thôn Song Khê,
xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa ngoài thờ Phật, còn là
nơi thờ đức thánh Bình An hay còn gọi là "Đức thánh Bối". Không giống với
một số ngôi chùa ở châu thổ Bắc Bộ, người chăm lo việc đèn hương là ông
Thống. Ông là người giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ cầu mưa.
Khi trời nắng mãi không mưa, mọi sự cầu cúng đều không linh
nghiệm. Lúc này, người già trong làng cùng ông Thống làm lễ rước tượng
thánh ra phơi nắng. Hành động này có vẻ như thiếu tôn trọng thánh thần,
nhưng người dân nơi đây lý giải rằng: Đức Thánh ngồi trong khám kín ở hậu
cung không biết trời nắng hạn, nên khi phơi nắng ngài sẽ cộng cảm với nỗi
khổ của người nông dân mà cho mưa xuống.
Nếu phơi tượng thánh mà vẫn không mưa thì ông Thống và dân làng
bện năm con rồng rơm tượng trưng cho năm phương, miệng ngậm ống đu đủ
cắm vào siêu nước. Ông Thống bắt quyết, đọc thần chú và la hét nếu trời
không mưa thì ông vung kiếm chặt đầu con rồng phương Bắc bởi dân gian
cho rằng “Cơn đằng Bắc chưa chắc đã mưa”.
Ngoài nghi thức cầu mưa, cứ 5 năm chùa Bối lại tổ chức hội chính một
lần, diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Đây là lúc
mọi người làm lễ tạ ơn hay cầu mong thần linh ban cho mùa màng tươi tốt,
cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Nghi thức đầu tiên được thực hiện vào sáng sớm ngày 11. Các cụ trong
ban khánh tiết làm lễ rước nước từ thôn Bùi Xá về chùa để làm lễ “Mộc dục”.
Tục rước nước này gắn liền với câu chuyện đức thánh Bối khi còn nhỏ đi
chăn trâu, cắt cỏ về thường tắm ở giếng làng Bùi Xá.
Chùa Bối và truyền thuyết liên quan đến đức thánh Bối là câu chuyện
mang dáng dấp chung của những truyền thuyết vùng châu thổ Bắc Bộ như
truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương, Thạch Sanh, v.v... Tuy nhiên, các
chi tiết khác như: đức thánh chăn trâu về tắm tại giếng làng Bùi Xá, người đã
soạn ra kinh đảo vũ cầu mưa cho dân chúng trong vùng... đã tạo nên vùng
văn hoá - tín ngưỡng riêng.
Trước đây, sau khi rước lễ vào chùa cúng Phật, các thôn thuộc tổng Bối
còn có tục thi đốt pháo. Với tiếng nổ rền vang giống như tiếng sấm, làm cho
âm – dương giao hoà, vạn vật sinh sôi, phát triển, báo hiệu một năm mới mưa
thuận gió hoà, sẽ có đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

3. TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC CẦU MƯA KHU VỰC THĂNG


LONG – HÀ NỘI
Thăng Long - Hà Nội, nằm ở giữa vùng châu thổ, là nơi hội tụ kết tinh
và lan toả văn hóa. Với tên các tên gọi về địa danh như Thanh Trì, với các
truyền thuyết về thần Long Đỗ, thái tử Linh Lang, Hoàng Phúc Chung...
đã phản ánh rõ nét về tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa ở khu vực này.

207
Truyền thuyết kể rằng, một cung nữ ở triều Lý, khi ra hồ Thủ Lệ tắm bị rắn
quấn rồi mang thai. Một thời gian sau bà sinh hạ được một cậu bé tư chất
thông minh hơn người. Khi lớn lên, chàng trai này theo Lý Thường Kiệt đánh
giặc Tống, lập nhiều chiến công, khi ngài mất thì hoá thành giao long bò
xuống hồ Thủ Lệ, đó là Linh Lang đại vương. Hàng năm, cứ đến ngày 11
tháng 2 âm lịch, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội để tôn vinh công lao
của đức thánh. Tuy nhiên, lễ hội này còn là sự quy tụ của cư dân vùng "Thập
tam trại" thuộc ngoại vi kinh đô Thăng Long xưa như: Ngọc Hà, Đại Yên,
Cống Vị, Liễu Giai, Giảng Võ, Hữu Tiệp, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Vạn Phúc,
Kim Mã, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Cống Yên. Hơn nữa, tất cả các làng trên đều
thờ chung một vị thành hoàng đó là Hoàng Phúc Chung, dân gian quen gọi là
ông Hoàng Lệ Mật. Vị thần này có công chém giao long ở sông Thiên Đức
(tức sông Đuống ngày nay). Từ huyền tích đến lễ hội, đã cho chúng ta thấy
tín ngưỡng cầu nước cầu mưa tuy cùng chung nguồn gốc nhưng mỗi lễ hội,
mỗi lệ tục của mỗi làng lại được diễn đạt theo một cách khác nhau. Chính sự
khác nhau đó đã tạo nên một lưỡng hợp vừa cầu mưa đối với đức thánh Linh
Lang và vừa chống lụt đối với vị thành hoàng làng của khu vực "Thập tam
trại". Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích cố kết cộng đồng bền chặt, tạo một
niềm tin tín ngưỡng, một sức sống mới cho cư dân sau những ngày lao động
vật vả mệt nhọc. Trong thời gian này, con người gửi gắm những mong muốn
của mình đối với thần linh.

4. TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC CẦU MƯA VÙNG KINH BẮC


Lễ hội dân gian ở châu thổ Bắc Bộ thường diễn ra vào hai mùa Xuân -
Thu. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là lúc nông nhàn, và là khoảng thời
gian thích hợp nhất để diễn ra các nghi lễ mang tính cộng đồng. Mùa xuân
còn là thời gian chuyển giao thời tiết từ lạnh sang nóng, từ âm sang dương,
là thời điểm giao hoà giữa trời và đất, là mùa sinh sôi, phát triển của muôn
loài… Theo nông lịch của người Việt ở Châu thổ sông Hồng, thì một năm
có hai vụ: vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 5,
còn vụ mùa vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Vì vậy mà dân gian
có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe sấm động phất cờ mà lên”.
Có nghĩa là vào khoảng tháng 4 âm lịch, người nông dân chờ nghe tiếng
sấm để cho cây lúa tốt tuơi, sai bông trĩu hạt. Điều này phù hợp với lễ hội cầu
mưa diễn ra vào tháng 4 ở vùng đất cổ Luy Lâu. Người Việt làm nông
nghiệp lúa nước nên yếu tố mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.
Vì vậy, họ cũng có những tín ngưỡng chung mang tính phổ quát của cư dân
nông nghiệp là tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Những hiện tượng như
mây, mưa, sấm chớp được thần thánh hoá và gắn liền với nó tục thờ mặt trời,
thờ đá, thờ nước… mà hệ thống thờ "Tứ Pháp" ở vùng Kinh Bắc mang tính

208
đặc trưng. Theo các nhà nghiên cứu thì “sự ra đời của loại hình tín ngưỡng
này gắn với câu chuyện về sự thai sinh gián tiếp của phật mẫu Man Nương
với sư Khâu Đà La – một nhà sư Ấn Độ”. Đây được coi là biểu tượng cho
quá trình hỗn dung văn hóa, giữa tín ngưỡng bản địa với tôn giáo ngoại lai,
mà ở đây là Phật giáo. Các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp
tương ứng với Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện là bốn người con
của Phật mẫu Man Nương được thờ tại các chùa: Thiền Định, Thành Đạo,
Phi Tương, Phương Quan.
Tục thờ Tứ Pháp không chỉ có ở vùng Dâu mà nó lan toả ra cả một
vùng rộng lớn như Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương…
“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mùng 8 thì về hội Dâu”
Ngày chính hội chùa Dâu là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm
nhưng từ ngày mùng 7 nhân dân đã về chùa Dâu làm lễ “Hạ toà phong áo
phật” – lễ này còn được gọi là lễ "Mộc dục". Sáng ngày mùng 8 là đám rước
của các làng thờ Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện từ các chùa Thành Đạo,
Phi Tương và Phương Quan về công đồng tại chùa Dâu – nơi thờ Pháp Vân
và Phật Mẫu Man Nương. Khi đám rước về đến chùa Dâu thì diễn ra trò
"Mẹ đuổi con" và trò cướp nước. Đây là nghi lễ cầu đảo mang tính đặc trưng
của vùng đất cổ Luy Lâu. Trong nghi lễ này, kiệu Pháp Vũ - thần mưa bao
giờ cũng đi trước. Cho đến thời điểm hiện nay, tuy nghi lễ cầu đảo này đã bị
mai một nhưng cư dân vùng Dâu vẫn quan niệm nếu tổ chức đám rước càng
lớn, càng trang trọng bao nhiêu, thì các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp sẽ phù
hộ cho họ mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Thực chất Hội Dâu là lễ hội của 12 làng: Khương Tự, Đại Tự, Thanh
Tương, Thanh Hoài, Đông Cốc, Trà Lâm, Tư Thế, Văn Quang, Phương
Quang, Công Hà và Mãn Xá, thuộc Tổng Dâu và hiện nay nằm trên địa phận
của 3 xã Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh. Lễ hội Tứ Pháp về cơ bản là lễ hội nhằm giao hiếu, kết chạ giữa các làng
xã cùng chung mục đích cầu nguồn nước, chống lại thiên tai, địch hoạ…
của người nông dân châu thổ Bắc bộ xưa” (Nguyễn Minh San, 1994).
Ai cũng hiểu rằng, sau sự xuất hiện của những đám mây vần vũ, những
tiếng sấm rền vang, những tia chớp sẽ là những cơn mưa mang lại nguồn
nước. Nhưng, nước cũng là hiểm hoạ đối với cuộc sống của con người…
Vì thế, chính bản thân trong tín ngưỡng cầu nước cũng thể hiện ước vọng
khống chế nguồn nước. Thể hiện rõ nét là tín ngưỡng thờ đức thánh Tam
Giang vùng ngã ba Xà với hai lễ hội tiêu biểu: Lễ hội làng Mai với tục bơi
chải và lễ hội Vật cầu làng Vân.

209
Châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều địa danh liên quan đến ngã ba sông như:
ngã ba Hàng, ngã ba Hạc, ngã ba Xà... Theo tư duy dân dã, ngã ba được coi
là nơi cung cấp nguồn nước, nguồn sinh khí cho muôn loài. Lễ hội bơi chải
làng Mai thường mở hội lớn vào những năm được mùa, phong đăng hoà
cốc... Lễ hội tổ chức 2 lần vào mùa xuân, lần thứ nhất là ngày 2 tháng 2 với
nghi lễ rước nước và lần thứ hai là ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng
chỉ trong hội ngày 10 tháng 3, làng Mai mới tổ chức bơi chải. Và chỉ trong
hội bơi chải này, mới có cuộc rước thánh từ nghè Ngũ Giáp ra ngã ba Xà làm
lễ "Trình thuỷ mã" - đây chính là một trong những nghi thức gắn với tục thờ
thuỷ thần.
Thánh Tam Giang là tên gọi khác của hai vị thần Trương Hống và
Trương Hát mà ở đây các Tên Hống, Hát theo tiếng Việt cổ cũng có nghĩa là
"sông". Tương truyền rằng: ở vùng Vân Mẫu, có người đàn bà không chồng,
một hôm khi ra tắm sông, bà trông thấy một con rồng cuộn khúc, bỗng trong
mình cảm động mà thụ thai. Một thời gian sau, bà sinh được một cái bọc có
năm trứng, nở thành năm người con, bốn trai, một gái, bà đặt tên là Trương
Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và người con gái tên là Đạm
Nương. Khi quân Lương xâm lược nước ta, anh em họ Trương theo Triệu
Quang Phục đánh giặc. Khi Lý Nam Đế mất, Lý Phật Tử chiếm ngôi và giả
hòa hoãn với Triệu Quang Phục, bốn ông can ngăn không được nên bèn treo
ấn từ quan. Triệu Quang Phục mất, Lý Phật Tử triệu các ông ra làm quan
nhưng các ông đã từ chối. Bị bức bách nên họ đã đóng thuyền xuôi dòng
sông Cầu, đến ngã Ba Xà và đục thuyền cho nước tràn vào. Họ đã hóa ở đó.
Huyền tích là như vậy, thần linh sông Cầu sinh ra từ nước và hóa cũng trong
nước. Từ hình ảnh thủy thần, cho đến hình ảnh đánh giặc cứu nước,
đức thánh Tam Giang đã trở thành tín ngưỡng không thể thiếu của người dân
vùng đất cổ Kinh Bắc nói chung và của cư dân lưu vực sông Cầu nói riêng.
Theo dòng chảy của con sông Cầu, huyền tích này trôi xuống vùng Hà Nam,
Thái Bình thì biến tướng trở thành câu chuyện về ông Cộc, ông Dài, sự tích
đền Đồng Bằng…, những vị thần này đều là hóa thân của rắn – một trong
những thế lực làm chủ nguồn nước. Hội bơi chải không chỉ thể hiện sức
mạnh của thanh niên trai tráng, sự khéo léo của những cư dân sống gần sông
nước mà còn là để cầu nước, cầu đức thánh Tam Giang ban phúc lành, trong
sản xuất nông nghiệp, nghề sông nước.
Cùng thờ thánh Tam Giang nhưng lễ hội làng Vân xã Vân Hà,
Việt Yên, Bắc Giang lại mang ý nghĩa khác - đó là tục cầu nắng. Nghi lễ cầu
nắng thường được thực hiện theo hai hình thức phổ biến đó là cầu nắng gián
tiếp thông qua những vật tượng trưng cho mặt trời và cầu nắng trực tiếp
thông qua việc thờ cúng mặt trời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quả cầu,
quả phết là biểu tượng của mặt trời, đo đó cướp cầu, đánh phết trong ngày hội
là nghi lễ cầu nắng. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thời điểm diễn ra lễ hội mà các
nghi lễ sẽ mang ý nghĩa cầu nắng hay cầu mưa.

210
Lễ hội với tục vật cầu diễn ra như để cầu mong một năm mới mưa thuận
gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm. Hội vật cầu gắn liền với tích
truyện khi mẹ mất, anh em Trương Hống, Trương Hát cắt cử nhau ra trông mộ
mẹ. Một đêm trời mưa gió, Hống Hát ra thăm mộ mẹ gặp lũ quỷ chặn đường,
các ông đánh nhau với chúng. Người và quỷ thần quần nhau đến lấm lem bùn
đất. Cuối cùng người cũng thắng quỷ. Phải chăng đây là nghi thức chống lụt,
bằng việc đánh nhau với bầy quỷ trong đêm mưa gió - con người vật lộn với
dòng nước lũ và họ đã khống chế được dòng nước. Trong lễ hội làng Vân
ngoài tín ngưỡng cầu nắng thì tục vật cầu còn bao hàm tín ngưỡng phồn thực.
Bởi, lễ hội được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch - đây là thời điểm thời
tiết chuyển từ hàn sang nhiệt, nước mang yếu tố âm và quả cầu tượng trưng
cho mặt trời mang yếu tố dương, đã tạo nên cặp âm dương, biểu hiện cho tín
ngưỡng phồn thực trong lễ hội (Trần Quốc Vượng, 1991).

5. TÍN NGƯỠNG CẦU NƯỚC CẦU MƯA VÙNG HẠ CHÂU THỔ


SÔNG HỒNG
Có lẽ liên quan mật thiết với dòng sông Hồng ở vùng hạ lưu là hệ thống
di tích thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Theo các học giả như Từ Chi,
Trần Quốc Vượng, Trần Lâm Biền thì đây chính là sự đánh dấu quá trình di
cư từ vùng thượng châu thổ xuống vùng sông nước ở hạ lưu. Chính yếu tố địa
lý của vùng hạ lưu này đã tạo nên sự tích về Chử Đồng Tử và Tiên Dung mà
cốt lõi tục thờ thuỷ thần đại diện cho tín ngưỡng nông nghiệp, ngư nghiệp,
thương nghiệp và đạo giáo dân gian.
Lễ rước nước ở đền Dạ Trạch – nơi thờ Chử đạo tổ và Tiên Dung được
diễn ra vào giờ thìn ngày 10 tháng 2 âm lịch là một trong những nghi lễ mang
tính đặc trưng ở vùng hạ lưu. Điệu múa rồng với hình ảnh con rồng uốn lượn
dẫn đầu đám rước cũng là một biểu tượng thần nước, bóng dáng đã bị khúc
xạ của tục cầu mưa thời xa xưa (Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Minh San, 2000).
Nước mang về dùng để thờ, để sử dụng vào những công việc có tính chất
nghi lễ, nhưng có lẽ ý nghĩa nhất đó là để cầu một nguồn nước dồi dào,
cầu cho dòng sông luôn hiền hòa.
Vùng hạ lưu châu thổ đã tạo nên sắc thái riêng, mà theo các nhà địa văn
hoá thì đây là vùng giao thuỷ (giao thuỷ ở đây có nghĩa là giao giữa nước
mặn và nước ngọt tạo thành vùng nước lợ). Chính điều kiện tự nhiên này đã
qui định về nghề nghiệp, tính cách, cách ứng xử với môi trường tự nhiên của
cư dân. Tuy nhiên, sự phân chia nghề nghiệp ở khu vực này không rõ ràng,
trong những ngày nông nhàn người nông dân có thể đi biển để tăng thu nhập
và cải thiện bữa ăn cho gia đình hay bản thân dân vạn chài đều có nguồn gốc
là nông dân. Chính vì vậy, tín ngưỡng của cư dân vùng hạ lưu châu thổ, hay
nói rõ hơn là vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có nhiều điểm
tương đồng với tín ngưỡng trong nội địa mà lễ hội chùa Keo là một đại diện
điển hình.

211
Hàng năm, chùa Keo mở hội hai lần, hội mùa xuân được tổ chức vào
ngày 4 tháng giêng còn hội thu tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch. Lễ hội diễn
ra với nhiều trò chơi dân gian như thi ném pháo để mong muốn có được tiếng
sấm, để nhắc ông trời cho mưa xuống. Khi pháo đại nổ sẽ làm bung chiếc dù
vải bên trong ghi 2 câu đối: "Thiên hạ thái bình - Phong đăng hòa cốc".
Thực chất, thi ném pháo ở lễ hội chùa Keo gần giống với tục đốt màn than
trong lễ hội chùa Bối Khê, và tục thi pháo đất ở vùng Thái Bình, Hải Phòng,
với tiếng nổ rền vang như tiếng sấm, tất cả đều mong muốn cho mưa thuận,
gió hoà, phong đăng hoà cốc.
Lễ hội mùa thu ở chùa Keo lại gắn với cuộc đời của thiền sư Không Lộ.
Khi còn nhỏ, ông làm nghề chài lưới nên cứ vào lễ hội thu, người dân quanh
vùng lại tổ chức đua thuyền. Bơi thuyền không chỉ thể hiện cho sự khéo của
cư dân sông nước, của người dân vạn chài mà còn thể hiện nguồn gốc xuất
thân của thiền sư. Nhưng vượt lên trên tất cả đó ước vọng về cuộc sống nơi
sông nước được may mắn. Hình thức đua thuyền không chỉ có ở chùa Keo
mà còn rất nhiều nơi như làng Đăm, Tây Tựu, Từ Liêm, làng Mai thờ đức
thánh Tam Giang, đua thuyền trong lễ hội đền Dày thờ Bà Sa Lãng - một vị
tướng của Hai Bà Trưng. mở rộng hơn nữa là lễ hội làng biển Quan Lạn,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh... Nói chung, đua thuyền có ở hầu hết các
cộng đồng cư dân có gắn bó với sông nước, với biển cả... ở Việt Nam cũng
như ở các nước Đông Nam Á. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đua thuyền là
một trong những hình thức để cầu mưa nhưng cũng có ý kiến cho rằng lễ
thức này để cầu tạnh. Cho dù là cầu mưa hay cầu tạnh thì đua thuyền cũng là
loại hình văn hoá để cầu cho mưa thuận gió hoà của cư dân nông nghiệp.
Tục rước nước vốn có ở hầu hết các lễ hội vùng châu thổ Bắc Bộ nhất
là các làng ven sông, ven biển hoặc những nơi gần nguồn nước. Nhưng tục
rước nước ở làng biển Quang Lang, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình lại
mang màu sắc khác. Tục lệ này gắn với nghi thức thờ thành hoàng là tam vị
đức vua: Đông Hải đại vương, Tây Hải đại vương, Nam Hải đại vương và
một vị nhân thần là tướng của Đinh Bộ Lĩnh. Đặc biệt, lễ rước nước còn kết
hợp với nghi thức trình nghề gieo ống để đánh bắt cá - một lễ thức độc đáo
chỉ riêng có ở Việt Nam.
Lễ hội rước nước gieo ống là lễ hội của ngư dân ven biển Bắc bộ, nó là
sự kết hợp hài hoà giữa lễ thức trình nghề của ngư dân với lễ rước nước của
cư dân có nguồn gốc từ sâu trong nội địa. Lễ thức này đã phản ánh rõ nét sự
giao thoa văn hoá của cư dân sống ở vùng giáp cửa sông, biển.

6. THAY LỜI KẾT


Bằng sự trải nghiệm thực tế, người nông dân ở châu thổ Bắc Bộ đã tạo
cho mình những kiến thức mang tính kinh nghiệm để ứng xử với các hiện
tượng của trời đất. Tuy nhiên, nó lại không giải thích thấu đáo các hiện tượng
tự nhiên. Vì vậy, họ vẫn tin vào lực những lượng siêu nhiên, và họ tin rằng

212
các lễ nghi thờ cúng của họ sẽ nhắc nhở thần linh mang lại những thứ mà họ
khẩn cầu, mong ước.
Nghề nông và sông nước đã tạo ra một yếu tố rất cơ bản trong lễ hội
nông nghiệp đó là cầu nước, cầu mưa. Tuy nhiên, cách ứng xử lại mang tính
nước đôi, vừa cầu nước, vừa chống hạn đã tạo ra sắc thái đan xen.
Các thần tích, truyền thuyết đã được phủ lên một lớp sơn thần bí nhưng
ý nghĩa của nó lại là biểu tượng văn hoá cần được bóc tách. Chúng ta có thể
thấy trong lễ hội thờ anh hùng dân tộc có những trò chơi, trò diễn mà gốc gác
của nó là nghi lễ thờ mặt trời, cầu nước, cầu phồn thực hay cầu mưa...
Với quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân vùng châu thổ sông Hồng vẫn đã và
đang lưu giữ trong mình những tín ngưỡng mang tính chất cổ xưa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Minh San, 2000. Hội đền Chử Đồng Tử. Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam. NXB Văn hóa Dân tộc. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
Hà Nội.
2. Nguyễn Minh San, 1994. Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam. NXB Văn hóa
dân tộc. Hà Nội.
3. Trần Quốc Vượng, 1991. Trong Cõi. NXB Trăm Hoa. Hoa Kỳ.
4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể được lưu trữ tại Trung
tâm dữ liệu di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam:
Lễ hội rước nước gieo ống làng Quang lang, Lễ hội chùa Bối khê, Lễ hội đền
Và, Lễ hội chùa Dâu, Trò chơi dân gian của người Việt, Lễ hội vật cầu làng
Vân, Lễ hội làng Mai, Lễ hội chùa keo Nam Định và Thái Bình, Lễ hội Bà Sa
Lãng, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội Cướp phết Bàn Giản, Lễ hội Cướp phết
Hiền Quan, Lễ hội Vật cầu Quan Xuyên, Hội sáo đền Thái Bình, Tục thả Diều
dái Hải Phòng, Lễ họi chạy đá và rước lợn ông bồ Hải Phòng, Lễ Rước nước
đền Dạ trạch…

THE BELIEFS OF PRAYER FOR WATER AND RAIN


IN THE RED RIVER DELTA

Abstract: The Red River Delta is a representative of the Southeast Asian


agricultural culture. The humid tropical climate, monsoon, heavy rain, dense rivers,
diversified vegetation has facilitated the introduction of wet rice. Many scholars
believe that the cultural constant of the Việt people is water rice, farmers and
villages. This proves that water is the source of life, an important factor for human
life and especially for agricultural residents. The Việt people in the Red River Delta
always have to pray for "good weather, crops" but in practice they have used their
strength to force the nature to follow them. They dam up in case of flooding, and

213
"squeez water from the soil" making rain on behalf of the heaven in case of drought.
This behavior is called the bipolar behavior of the Việt people by the researchers.
This is also concluded by the common people through the verse: "The drought
occurs even the sun has not shined yet, the flood occurs even it has not rained yet..."
The legends and beliefs of the Việt people in the Red River Delta in the paper will
prove the points mentioned above.
Keywords: Red River Delta, beliefs, prayer for water, prayer for rain

214
TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY:
BỐI CẢNH THAY ĐỔI CỦA CƯ DÂN VẠN ĐÒ
TRÊN SÔNG HƯƠNG (HUẾ, VIỆT NAM)
ThS. Nguyễn Mạnh Hà1

TÓM TẮT
Bài viết này tìm hiểu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cư dân vạn
đò trên sông Hương trước và sau khi định cư trên đất liền. Qua đó cho chúng ta
thấy được thay đổi về niềm tin và việc thực hành các nghi lễ liên quan đến tín
ngưỡng và tín ngưỡng thờ Bà Thủy của một bộ phận cư dân đặc thù của thành phố
Huế: Cư dân thủy diện sông Hương
Bài viết này, với phương pháp nghiên cứu cơ bản/phương pháp điền dã nhân
học/dân tộc, chúng tôi tập trung lý giải sự thay đổi/biến đổi tín ngưỡng và tín
ngưỡng thờ Bà Thủy. Sự thay đổi này chủ yếu do thay đổi về môi trường sống, nghề
nghiệp, quan hệ xã hội… cũng như sự thích ứng văn hóa, tín ngưỡng của cư dân xét
trên các mặt kinh tế, văn hoá và xã hội…

Từ khóa: Cư dân vạn đò sông Hương, tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Bà Thủy

1. DẪN NHẬP
Trong dòng chảy văn hóa Huế, tục thờ nữ thần (thờ Bà Chúa Xứ, chúa
Tiên, chúa Ngọc, Cửu Thiên Huyền Nữ…), tục thờ Bà Thủy* bắt nguồn từ
tục thờ Mẫu/một sinh hoạt tín ngưỡng có ảnh hưởng và pha trộn với tín
ngưỡng thờ nữ thần của người Chăm/ thần Poh Nagar, kết hợp với thờ Liễu
Hạnh từ phía Bắc đã tạo nên tín ngưỡng thờ Bà Thủy độc đáo của cư dân ở
Thừa Thiên Huế, trong đó có một bộ phận cư dân vạn đò trên sông Hương.
Sống trong môi trường sông nước, cư dân vạn đò sông Hương có niềm
tin và thực hành tín ngưỡng gắn với việc thờ Bà Thuỷ. Bà Thủy được cộng
đồng cư dân này xem là nữ thần bảo trợ cho cuộc sống, buôn bán và làm ăn.
Mặc dù họ theo nhiều tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, thờ cúng ông bà

1
Trường Đại học Khoa học Huế.

Cư dân thủy diện sông Hương là cư dân sống trên mặt nước từ thượng đến hạ nguồn sông
Hương, họ sống trên những chiếc thuyền và lập thành các vạn. Nghề nghiệp chủ yếu là đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển tre nứa, khai thác cát sạn và một bộ phận làm thuê, buôn
bán bán nhỏ, đạp xích lô…trên đất liền.
*
Bà Thủy là vị nữ thần (thiên thần) mà nhân dân các địa phương tổ chức lệ cúng hằng năm.
Ở nơi thờ phụng, hình tượng Bà Thủy trùm khăn trắng. Bà là người sáng tạo ra sông suối mà
trước hết là nguồn nước uống của con người, nước để làm nông nghiệp, đánh bắt cá của cư
dân vùng sông nước và miền biển.

215
tổ tiên1…) nhưng thờ cúng Bà Thuỷ được coi là hình thức quan trọng nhất.
Bà Thủy được cư dân vạn đò sông Hương thờ cúng vào các dịp lễ hội lớn của
cộng đồng, cũng như các nghi thức liên quan trong đời sống của gia đình và
cá nhân với mong muốn đem lại sự bình an, sức khỏe và may mắn…
Hiện nay, cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương đã được định cư trên
đất liền, theo đó tục lệ thờ cúng Bà Thủy đã có sự thay đổi ít nhiều so với
trước đây sống trên sông nước. Bài viết này vì vậy tập trung tìm hiểu sự thay
đổi niềm tin, tín ngưỡng, thực hành nghi lễ, đồ cúng tế… khi thay đổi về môi
trường sống, nghề nghiệp, quan hệ xã hội…Qua đó tìm hiểu nguyên nhân, xu
hướng thay đổi trong văn hoá của cộng đồng cư dân khi bối cảnh, môi trường
và điều kiện sống thay đổi.

2. TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY CỦA CƯ


DÂN VẠN ĐÒ SÔNG HƯƠNG
2.1 Khái niệm tín ngưỡng
Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ “tín ngưỡng” có hai nghĩa:
“Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu
là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse)
thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo”
(Đặng Nghiêm Vạn, 2003).
Trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, khái niệm “tín ngưỡng” được hiểu:
“Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ
nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về
tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. Và hoạt động tín ngưỡng là “hoạt
động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng thiêng liêng; tưởng niệm và tôn vinh
những người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu
biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2016).
Từ những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: Tín ngưỡng là hệ thống
các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới, mang lại sự bình an
cho cá nhân và cộng đồng.
2.2 Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cư dân vạn đò sông Hương
2.2.1 Tín ngưỡng và những kiêng kỵ của cư dân

1
Theo khảo sát của chúng tôi năm 1999 tại khu vực 7 tổ 41 phường Vỹ Dạ trong số các hộ
dân vạn đò theo Thiên chúa giáo: 02 hộ, Phật giáo: 30 hộ, Bà Thủy: 40 hộ, thờ ông bà tổ tiên:
146 hộ (Nguyễn Mạnh Hà, 1999).

Cộng đồng cư dân liên quan đến nghiên cứu này là cộng đồng lên định cư trên đất liền từ
những năm 1989 đến cuối năm 2012 tại 05 khu định cư ở các phường/xã: Phước Vĩnh
(1989), Kim Long (1995), Phú Hậu (1998), Hương Sơ (2008) và thôn Lại Ân (2009) thuộc
xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

216
Trong tín ngưỡng thờ các nữ thần ở Việt Nam nói chung và Thừa
Thiên Huế nói riêng, có lẽ khó có vị nữ thần nào được thờ ở các loại hình di
tích đa dạng và nghi lễ phong phú như tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cư dân
vạn đò trên sông Hương. Về danh xưng, bà Thủy được gọi bằng một số mỹ
tự: Thủy Long thần nữ, Thủy Long Thánh Mẫu, Thủy đức Thánh Phi,
Thủy Long nương nương, Bà Thủy Long, cách gọi dân dã như bà Lớn
(Vũng Tàu), bà Lớn Tướng (Phú Quốc), bà Thủy Tề (Quảng Nam-
Đà Nẵng) (Trần Thị An, 2015).
Tác giả Ngô Đức Thịnh, khi nói về nữ thần này, đã khắc họa như sau:
“Vị thần này thể hiện tính lưỡng diện, một mặt, Bà là nơi ngư dân gửi gắm
sự bảo trợ của mình trong những chuyến đi biển đầy thách thức và may rủi,
mặt khác, nếu làm điều gì “xúc phạm” tới Bà, như thả các vật dụng xuống
“thủy cung”, cứu người đã bị Bà dìm chết để trừng phạt, không làm các nghi
lễ “vớt vong” hay “chuộc vong”… thì Bà lại trở thành vị ác thần đáng
sợ”(Ngô Đức Thịnh, 2007).
Khác với ngư dân biển và đầm phá, cư dân vạn đò sông Hương không
“ra khơi vào lộng”, không nuôi trồng thủy hải sản mà họ chỉ đánh bắt, khai
thác thủy sản trên sông Hương, vùng ngã ba sông nên họ luôn phải đối mặt
với sông nước, bão lũ, bất trắc trong cuộc sống. Cư dân cư trú tạm bợ trên
thuyền nên họ đặt niềm tin vào nhiều thần linh, chỗ dựa tinh thần cho cuộc
sống mưu sinh. Cư dân vạn đò sông Hương còn thực hành một hệ thống tín
ngưỡng của cộng đồng của cư dân nông nghiệp (Tế Thành Hoàng, Lễ cúng
rào, Lễ tế ở đình vạn) và ở các gia đình (thờ cúng ông bà, tổ tiên, lễ cầu an
trong họ…). Đặc biệt hơn là những tín ngưỡng liên quan việc thờ cúng Bà
Thủy trong cúng tết thuyền, ngư cụ, lễ mở nước, cúng đầu năm mới và lễ hạ
thủy…mang tính chất đặc thù của cư dân thủy diện; cụ thể cư dân này còn
cúng tế các nghi lễ sau đây:
- Tế Thành Hoàng: Hàng năm cư dân trên sông Hương tổ chức lễ tế
Thành hoàng vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Đứng ra tổ chức lễ là Ban lễ nghi
của vạn, họ là những người cao niên, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất,
làm ăn và có đời sống kinh tế khá giả trong vạn. Lễ này không khác biệt so
với lễ tế ở đình làng. Mỗi dòng họ, gia đình vào làm lễ thì chiêng trống lại
nổi lên. Những lễ vật sẽ được dọn ra và mời bà con, họ hàng trong vạn,
cũng như các các vạn cận cư trong buổi lễ này.
- Lễ cúng rào: Lễ cúng rào của cư dân trên sông Hương về mặt ý nghĩa
cũng tương tự như lễ cúng thổ thần, đất đai của cư dân nông nghiệp. Với mục
đích cầu mong mùa màng bội thu, may mắn đến với gia đình, cộng đồng.
Lễ cúng rào thường được tổ chức vào những ngày đầu năm hoặc cuối năm.
Người đứng ra tổ chức lễ cúng rào thường là ông vạn trưởng hay một người
cao niên, có uy tín trong cộng đồng. Lễ vật trong lễ cúng rào bao gồm:
trầu cau, rượu, hương hoa…

217
- Lễ tế ở đình vạn: Ngoài các am, miếu trên các bãi bồi trên sông ở khu
vực phường Kim Long, Vỹ Dạ, Phú Bình..., mỗi vạn đều có một ngôi đình
chung dùng để thờ tự. Trong các đình thì đình vạn An Hội được mọi người
biết nhiều nhất (mảnh đất nhỏ ở góc chợ Đông Ba- gần cầu Gia Hội). Đây là
ngôi đình duy nhất trong 11 vạn đò trên sông Hương có một ngôi đình
nghiêm trang như các ngôi đình làng khác trên đất liền (Phan Hoàng Quý,
1999). Trong đình có bài vị của ngài Thành hoàng, có bàn thờ Phật, ngoài
đình có miếu thờ Thổ thần, Bà Thuỷ, Am ngũ hành thờ các thần: Kim-Mộc-
Thuỷ -Hoả -Thổ và am ngoài cùng thờ những oan hồn đi lạc…
- Thờ cúng tổ tiên, ông bà: Trước đây, khi còn sống dưới sông, cư dân
đặt một bàn thờ trong khoang giữa bên lái (bên phải) trên thuyền để thờ cúng
ông bà, cha mẹ. Trên bàn thờ đều có lư hương và các đồ thờ tự đèn, hoa…
- Lễ cầu an trong họ: Đây là lễ đặc thù của cư dân trên sông Hương.
Thông thường từ 6-12 năm trong họ tổ chức đàn chay để cầu an cho những
người trong họ đã chết. Để làm vừa lòng những người đã chết thì chủ gia
đình và thầy cúng bố trí bàn thờ Hà bá, thổ thần và các chư thần; ngoài các
đồ cúng tế không thể thiếu mũ, quần áo, dày dép (bằng giấy) cùng các hình
nhân…Mỗi người chết trong họ được tượng trưng bằng một hình nhân.
Sau buổi lễ những vật dụng, hình nhân được đốt hay thả trôi sông tuỳ theo
quan niệm của từng vạn đối với những người chết do oan uổng, rủi ro hay
bệnh tật…
- Cúng tết thuyền và ngư cụ: Chuẩn bị bước sang năm mới, cư dân trên
sông Hương tùy theo từng hộ gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau đều tổ
chức lễ cúng tết thuyền để làm ăn, cư trú thuận lợi. Họ lau chùi thuyền sạch
sẽ, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp trên thuyền. Đồ cúng bao gồm trầu, cau, rượu,
hương hoa, sớ... Chủ thuyền khấn vài thần linh cầu xin sự phò trợ và mời
thêm một số cụ già cao niên trong cộng đồng đến tham dự…
- Cúng đầu năm mới: Là lễ cúng trong những ngày tết âm lịch. Người
ta chọn tuổi gia chủ, hợp mạng... chọn giờ, ngày đi và hướng đi cho từng
chiếc thuyền. Lễ vật gồm: trầu cau, vàng bạc, giấy tiền, áo binh, sớ...
- Lễ hạ thuỷ: Là hình thức cúng thuyền mới (như lễ về nhà mới của cư
dân trên đất liền). Trong cộng đồng có gia đình nào đóng thuyền mới hay
thuyền du lịch thì họ tổ chức buổi lễ “ra mắt” cộng đồng. Chủ thuyền khấn
vái với thần linh, thuỷ thần thông báo mình có thuyền mới và ăn mừng. Lễ
vật trong lễ này gồm: Cau, trầu, rượu, hương hoa…và luôn có sớ cúng Bà
Thủy. Đối với những thuyền du lịch mới thì lễ vật sẽ nhiều hơn như: Heo, gà,
xôi, chè, trầu cau, hoa quả, bánh, rượu, bia…
Sống trong môi trường đặc thù, quan hệ với cộng đồng cư dân trên đất
liền có phần biệt lập, cuộc sống sông nước bấp bênh và phụ thuộc điều kiện
của tự nhiên nên cư dân có những kiêng kỵ:

218
- Khi gió bão, làm ăn không thuận lợi, cư dân sửa soạn đĩa hoa quả và
thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thuỷ thần để cầu mong Bà Thủy phù hộ
cho tai qua nạn khỏi, gặp nhiều may mắn.
- Không được gọi tên các thần linh một cách vô cớ, như con rái cá thì
người ta gọi là Ông Rái và khi đánh bắt cá người ta cũng không nói đến ông
Hà Bá, Rái cá và các con Hổ, Mèo, Khỉ ở trên cạn...
- Kiêng người lạ lên thuyền của mình, trên thuyền không được bước
qua dây, ngư cụ đánh bắt cá cũng như khai thác cát sạn.
- Kiêng phụ nữ mang thai lên thuyền, thăm người phụ nữ sinh nở hay
phụ nữ hư thai, sẩy thai lên thuyền khi đi làm nghề do lo sợ những điều
không may mắn, bất trắc xảy ra trong quá trình làm nghề.
2.2.2 Thờ Mẫu và thờ Bà Thủy của cư dân vạn đò trên sông Hương
Tín ngưỡng thờ Mẫu khởi nguyên từ ý thức tưởng nhớ tổ tiên, xuất phát
từ lòng tôn kính. Thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi
các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam Phủ - Tứ Phủ. Trong
tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Thủy là Mẫu Đệ tam, là vị thần âm tính được tôn
vinh là Bà Thủy/Mẹ nước (gọi theo tiếng Quảng Đông là Mẫu Thoải).
Trong dòng chảy của tục thờ thần (thần suối, thần sông, thần biển…)
nếu như cư dân ven biển miền Trung và vùng biển ở phía Nam có tục thờ cá
Ông là một tín ngưỡng phổ biến thì cư dân trên sông Hương có tục thờ Bà
Thủy. Tục thờ này đáp ứng nhu cầu và làm thỏa mãn ước vọng của cư dân,
đem lại sự bình an, may mắn cũng như sức khỏe…
Cư dân trên sông Hương xem Bà Thủy là nữ thần bảo trợ cho cuộc
sống, buôn bán và làm ăn. Dân vạn đò thờ Bà trong các dịp lễ hội chung của
cộng đồng cũng như năm mới, mở đầu chu kỳ đánh bắt…Tục thờ Bà Thủy
của cư dân trên sông Hương mang đậm giá trị nhân văn thể hiện khả năng ứng
xử với điều kiện tự nhiên, sông nước.
Trong quan niệm dân gian về thủy giới có nhiều vị thần khác nhau và
đặc biệt tác giả Nguyễn Hữu Thông cho rằng: “Thủy Long thần nữ không
nằm trong khung những vị thần của tín ngưỡng thờ Mẫu, mà là sản phẩm
thuần đặc của cư dân gắn với sông nước. Và bản thân những vị thủy thần
cũng là sản phẩm bị chi phối của từng địa phương trên cái nền cần ứng xử
của con người với mỗi thủy vực cụ thể” (Nguyễn Hữu Thông, 2000).
Như vậy, tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cư dân vạn đò sông Hương dựa
trên nền tảng tín ngưỡng cư dân nông nghiệp, kết hợp với đạo thờ cúng tổ tiên
và ảnh hưởng thờ Ngũ hành (sau này là đạo Mẫu, kết hợp với Thiên Y Ana).
Vị trí bàn thờ Bà Thủy của cư dân trước đây được đặt ở đầu khoang thuyền
hoặc một vị trí cao ráo trong thuyền, xa bếp và chỗ sinh hoạt. Cư dân thờ Phật
ở phía trước, Bà Thủy ở phía sau. Trên bàn thờ có lễ vật gồm bánh, hoa quả và
đặc biệt trong các ngày lễ thì hương và hoa không thể thiếu. Tại các vạn đò cư

219
dân đều dựa vào địa hình, cảnh quan của tự nhiên để lập nên các đền (am) trên
các hòn đảo nhỏ, hoặc dựa vào bờ sông hay trên đất liền sát mép bờ sông để
thờ Bà Thủy, Hà Bá và các vị chư thần…
Trong các nghiên cứu của Trần Thị An, Dương Hoàng Lộc, Trần Trọng
Dương liên quan đến tín ngưỡng thờ Bà Thủy, cư dân biển và ngư dân ở Nam
bộ đều lập miếu/dinh để thờ Bà Thủy. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi
thì cư dân vạn đò sông Hương không lập am/miếu thờ Bà Thủy. Theo lý giải
của những thầy cúng, thủ am: “Nghề nghiệp của họ gắn chặt với sông nước
nhưng không quá nguy hiểm so với cư dân đi biển. Quá trình di cư, thay đổi
chỗ ở để thuận lợi trong làm ăn, sinh sống và việc không có đất để lập các am
miếu thờ Bà Thủy riêng như cư dân các vùng khác”.
Đối với cư dân trên sông Hương nghi lễ thờ Mẫu diễn ra hàng năm vào
tháng 3 và tháng 7 âm lịch được tổ chức tại điện Hòn Chén có sự tham dự
đầy đủ nhất của các vạn đò trên sông Hương. Lễ hội này tập trung các tín đồ
trên mọi miền đất nước, không phân biệt giàu nghèo, sống trên đất liền hay
sông nước. Lễ hội diễn ra hai ngày và những chiếc thuyền được kết thành
những chiếc “bằng”, được các tín đồ dựng lên đó các lầu, miếu mạo, trang
hoàng rực rỡ bằng những gam màu nóng (đỏ, vàng, hồng…) nhằm gây sự
chú ý cho những đám rước xung quanh cũng như sự trang trọng của buổi lễ.
Trên mỗi bằng có đội hầu văn riêng, mỗi vạn đò của cư dân trên sông Hương
có từ 1-2 chiếc bằng tùy vào khả năng kinh tế của các thành viên trong vạn
đóng góp về mặt kinh tế đến tham dự lễ hội để thể hiện lòng tôn kính.
Bà Thuỷ được cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương coi là nữ thần
chính bảo trợ cho cuộc mưu sinh trên sông nước. Cư dân sông Hương thờ Bà
Thuỷ và thực hành các nghi lễ thường xuyên trong đời sống tín ngưỡng trong
các lễ hội chung của cộng đồng như cúng năm mới, cúng trong các lễ hội...
Ngoài thờ cúng Bà Thủy, cư dân vạn đò còn thực hiện nhiều nghi lễ tín ngưỡng
trong năm như: Lễ đầu năm của chu kỳ đánh bắt, Lễ cúng ông tổ của nghề,
Lễ cúng rằm tháng bảy, Lễ cúng Tam phủ… thực hiện các nghi lễ quan trọng
này là Trưởng vạn và các thầy cúng.
2.3 Sự thay đổi môi trường, nghề nghiệp và tín ngưỡng thờ Bà Thủy
của cư dân vạn đò sông Hương
Định cư cư dân vạn đò trên sông Hương là điều kiện quan trọng để phát
triển kinh tế, xã hội được các cấp chính quyền địa phương ở tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng đặc biệt quan tâm. Theo số liệu
điều tra, khảo sát của chúng tôi trong 200 hộ gia đình cư dân vạn đò trên sông


Ý kiến ông Nguyễn Toàn (thủ am), Nguyễn Văn Thương (thầy cúng) cư dân vạn đò
phường Kim Long tháng 8 năm 2019.

Là 2 chiếc thuyền rồng được kết đôi với nhau, được trang hoàng lộng lẫy. Trên mỗi bằng
sẽ có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu…

220
Hương tại 5 khu tái định cư (TĐC) thì tín ngưỡng của cư dân được thể hiện
như sau:

Bảng 1: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Bà Thủy tại các khu TĐC
STT Khu TĐC Năm Số hộ Số hộ Số lượng
hình thành thờ cúng thờ Bà Am/điện
tổ tiên Thủy
1 Phước Vĩnh 1989 40 5 0
2 Kim Long 1995 40 16 9
3 Bãi Dâu (Phú Hậu) 1998 40 3 0
4 Hương Sơ 2008 40 1 0
5 Lại Ân (Phú Vang) 2009 40 18 5
Tổng cộng 200 43 14
(Số liệu điều tra năm 2018-7/2019)

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy tại các khu TĐC,
số hộ gia đình cư dân vạn đò tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và
khai thác cát sạn theo tín ngưỡng thờ Bà Thủy cao hơn nhiều so với các hộ
gia đình không làm những nghề truyền thống như trước đây. Tại các khu
TĐC, tỉ lệ các hộ gia đình theo tín ngưỡng thờ Bà Thủy như sau: Lại Ân
45 %, Kim Long 40%, Phước Vĩnh 12,5%, Bãi Dâu 7,5% và Hương Sơ
2,5%. Điều đặc biệt tại khu TĐC Kim Long có 09 am điện và khu TĐC Lại
Ân có 05 am điện.
Khảo sát về niềm tin của cư dân tại các khu TĐC, chúng tôi nhận được
kết quả như sau:

Bảng 2: Niềm tin của cư dân trên sông Hương trước và sau TĐC về tín ngưỡng thờ
Bà Thủy
Trước TĐC Sau TĐC
STT Khu TĐC Tổng Tin Tin Không Tin Tin Không
số hộ nhiều tin nhiều tin
1 Phước Vĩnh 40 35 5 0 7 25 8
2 Kim Long 40 38 2 0 20 19 1
3 Bãi Dâu (Phú Hậu) 40 32 8 0 15 18 7
4 Hương Sơ 40 30 10 0 20 10 10
5 Lại Ân (Phú Vang) 40 38 2 0 30 10 0
Tổng cộng 200 173 27 0 92 82 26
(Số liệu điều tra năm 2018-7/2019)

221
Qua Bảng 2 chúng ta có thể nhận thấy:
- Trước khi TĐC thì số lượng hộ gia đình rất tin và tin vào Bà Thủy,
Thủy Thần chiếm 100%.
- Sau khi TĐC trên đất liền niềm tin của cư dân có sự thay đổi, số hộ
không tin vào tín ngưỡng Bà Thủyở các khu TĐC như sau: 25% hộ ở Hương
Sơ, 20% hộ ở Phước Vĩnh, 17,5% hộ ở Phú Hậu, 2,5% hộ ở Kim Long và
0% hộ ở Phú Mậu.
Ông Trần Văn Thương, 60 tuổi cho biết: “Trước đây, khi còn sống trên
thuyền, đò khi chưa lập gia đình ở chung với bố mẹ thì không thờ, khi tách hộ
ở riêng trên thuyền lập bát nhang trên thuyền để cầu mong làm ăn thuận lợi,
để tránh Tinh tà (ma quỷ). Sau này sinh sống trên đất liền thì thờ am cô am
cậu trước nhà” (Ảnh 1 và 2).

Am Cô, Am Cậu tại khu TĐC Phú Mậu

Việc lập am cô, am cậu trong khuôn viên nhà ở của cư dân trên sông
Hương là nét riêng biệt trong tín ngưỡng của cư dân khi thay đổi môi trường
sống. Điều này cũng được tác giả Trần Đại Vinh xem là nét độc đáo trong


Am phía ngoài thờ Cậu, am phía trong thờ Cô là những vong linh của các người trong gia
đình bị chết lúc còn nhỏ, những cô gái đồng trinh, người chết oan trong dòng họ...Trong mỗi
am thờ một hay nhiều bát hương, một tách đựngnước, một cái dĩa đểđựngtrầu, một quả bồng
nhỏ, một bình hoa, thêm một cây đèn. Để phân biệt được am Cô và am Cậu thì người ta dựa
vào hình dáng và vật dụng thờ, am Cô có thêm gương và lược, am Cậu không có những thứ
này. Am Cô hai bên có hai con phượng hoàng còn am Cậu là hai con ngựa.

222
văn hóa Huế: “Tùy vào điều kiện gia đình thì cư dân Huế còn thiết lập một
am cô hay am cậu ngoài sân nhà để thờ phụng hương khói hay sóc
vọng…Điều này thể hiện nét độc đáo trong văn hóa, tín ngưỡng cư dân Huế”
(Trần Đại Vinh, 2017).
Qua khảo sát của chúng tôi tại 5 khu TĐC thì cư dân vạn đò trên sông
Hương gia đình nào cũng lập các am cô, am cậu trước nhà dù là nhà riêng
hay ở nhà liền kề hay nhà TĐC tại các khu định cư.
Như vậy, tín ngưỡng, niềm tin vào Bà Thủy của cư dân ít nhiều có sự
thay đổi, cư dân đã ảnh hưởng ít nhiều các tín ngưỡng cư dân trên đất liền.
Cư dân tổ chức các nghi lễ liên quan đến cộng đồng giống với cư dân trên đất
liền như: Tết nguyên đán, Nguyên tiêu (15/1 âm lịch), cúng Đất (Mẫu Địa),
Rằm tháng 7,... và cúng ngày 30 và rằm hàng tháng.
Mặt khác, cấu trúc các am thờ, sắp xếp bàn thờ của cư dân khi định cư
trên đất liền không giống khi sống trên sông nước (trước đây chỉ bố trí trên
mui thuyền và trong khoang thuyền thì nay được đặt ở trong nhà và dựng các
am ngoài trời). Có những gia đình có từ 3-5 cái am.
Số lượng cư dân vạn đò sông Hương tham gia các lễ ở đền, điện có
giảm về mặt số lượng. Lễ vật so với trước đây không khác nhau nhiều nhưng
có sự thay đổi về mặt số lượng đồ cúng tế như: Áo quan, tiền bạc, hình
nhân...so với khi họ còn sống trên sông Hương.
Hiện nay, cư dân đã lập các am/điện ngay tại nhà để thực hành các nghi
lễ liên quan đến Bà Thủy (Ảnh 9,10, 11 và 12).

Am nhà ông Nguyễn Văn Thương khu TĐC Kim Long

223
Điều này thể hiện dưới các góc độ sau:
- Niềm tin của cư dân vạn đò sông Hương vào các yếu tố huyền bí, linh
thiêng, chữa bệnh tật, tai nạn, chết không rõ nguyên nhân vẫn còn, nhưng
không tin tuyệt đối như trước đây.
- Sự thay đổi nghề nghiệp của cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương
đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ Bà Thủy nói riêng và thờ Mẫu nói chung.
Do thay đổi nghề nghiệp mưu sinh từ đánh bắt cá, vận chuyển tre nứa, khai
thác cát sạn trên sông sang đạp xích lô, xe ôm, buôn bán nhỏ trên chợ... nên
ông tổ nghề bây giờ không chỉ là ông tổ nghề cá (với cư dân làm ngư) mà có
thêm ông tổ nghề thợ mộc, thợ nề…đã làm phong phú thêm đời sống văn
hóa, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương trước và sau tái
định cư.

3. KẾT LUẬN
- Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cư dân vạn đò trên sông
Hương là một dạng tín ngưỡng dân gian, một giá trị văn hóa độc đáo ẩn chứa
trong mình tín ngưỡng dân gian kết hợp với các yếu tố Nho - Phật - Lão của
cư dân ở Việt Nam nói chung và cư dân vạn đò trên sông Hương nói riêng.
Việc bảo tồn tín ngưỡng này là bảo tồn văn hóa của chính các chủ nhân sáng
tạo văn hóa.
- Tín ngưỡng thờ Bà Thủy thể hiện sự thích ứng văn hóa của cư dân khi
thay đổi môi trường, điều kiện sống; đồng thời đó cũng là sự giao lưu/tiếp
biến văn hóa. Sự tiếp biến này ít nhiều phụ thuộc vào ngành nghề có liên
quan đến sông nước của cư dân sau khi TĐC. Điều này cho thấy cần nhận
diện xu thế vận động/tìm ra các giá trị tâm linh để có các giải pháp bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa và hạn chế các yếu tố mê tín dị đoan, cản trở sự phát
triển của xã hội.
- Tín ngưỡng thờ Bà Thủy là nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng
cư dân nên cần được nghiên cứu/tìm hiểu sâu hơn để phát huy các giá trị
cũng như cách thức bảo tồn những giá trị độc đáo, ẩn mình trong loại hình tín
ngưỡng này. Mặt khác, các giá trị của tín ngưỡng này có thể xem xét để phát
triển các loại hình du lịch tâm linh đặc thù của cư dân vạn đò sông Hương
(vốn được xem là cộng đồng cư dân yếu thế, ít nhiều bị xa lánh…) trong bối
cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng miền, biển đảo,
đầm phá và sông nước ở miền trung Việt Nam.


Hiện nay ở Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban Bảo trợ và vận động Tín ngưỡng Thờ Mẫu
Thừa Thiên Huế.

224
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An, 2015. Bản sắc Nam bộ qua tục thờ nữ thần- Nghiên cứu trường hợp
tục thờ Bà Thủy. Tạp chí Khoa học số 8, 8/2015. Trường Đại học Văn Hiến.
2. Nguyễn Mạnh Hà, 1999. Kinh tế và xã hội cư dân trên sông Hương Huế từ năm
1954 – 1975. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Khoa học, Đại học Huế.
3. Quốc hội nước CHXHCNVN, 2016. Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phan Hoàng Quý, 1999. Sinh hoạt những vạn đò trên sông Hương trước 1975.
Nghiên cứu Huế tập 1. Trung tâm Nghiên cứu Huế.
5. Ngô Đức Thịnh, 2007. Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận. NXB
Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hữu Thông, 2000. Những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị
ở Huế. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3.
7. Đặng Nghiêm Vạn, 2003. Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
8. Trần Đại Vinh, 2017. Tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế. Tạp
chí Nghiên cứu và Phát triển. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế.

BELIEFS AND BELIEFS ON WORSHIPING MOTHER OF WATER:


THE CHANGING CONTEXT OF SAMPANIERS
ON THE HUONG RIVER IN HUE, VIETNAM

Abstract: This article explores beliefs and beliefs to worship Ba Thuy of sampaniers
on the Huong River before and after settling on land. Findings indicate that there is
a certain change of beliefs and the practice of rituals related to worship Ba Thuy of
sampaniers on the Huong River.
Using basic and anthropological approaches, this research focuses on
explaining how beliefs and beliefs to worship of Ba Thuy change. This change is
mainly due to the adjustment in living environment, occupation, social relations...
as well as the adaptation of culture and beliefs of the inhabitants in terms of
economic, cultural and social aspects…

Keywords: Beliefs and beliefs on worshiping Mother of Water, Sampaniers of the


Huong river

225
DIFFERENCES IN ENVIRONMENTAL AWARENESS
IN LEVEL OF EDUCATION AND BETWEEN ETHNIC
GROUPS: A CASE STUDY OF TWO DISTRICTS
IN CA MAU PENINSULA
Nguyen Hai Minh, BA1; Nguyen Anh Minh, MA2;
Huynh Van Da, PhD2

ABSTRACT
Environmental awareness, certainly climate change awareness improvement
has become an important tool for climate change adaptation in developing
countries. However, climate knowledge has been found to depend on various factors
such as gender, age, level of education, social status, income and availability of
information. This study analyses the differences in environmental awareness
between three principal ethnic groups of Kinh, Hoa, and Khmer in two districts at
Ca Mau Peninsula: Thoi Binh and Vinh Thuan districts. Data draw from interviews
and surveys pointed out that there is an enormous difference between ethnics groups
in terms of environmental awareness. The study also examines the background
leading to these differences. Finally, the research recommends potential solutions to
develop environmental change awareness of these ethic groups.

Keywords: Climate change; awareness; ethnic groups; Ca Mau Peninsula

1. INTRODUCTION
The Mekong Delta is located in southern Vietnam and as a critical
economic region which is one of the most vibrant trading areas in Southeast
Asia (WWW, 2016). However, it is almost entirely less than 2 meters above
sea level, so making it one of the three most vulnerable deltas in the world to
sea level rise.
Climate change is an issue that is not specific to this area of Vietnam.
It is a global phenomenon. The Mekong Delta region in Vietnam has been
identified as being particularly vulnerable to the impacts of climate change
(Chapman et al, 2018) and has faced with increasing duration of flooding,
changes in wet and dry season precipitation, inundation from sea level rise,
and changes to salinity intrusion that could be significant threats to the
region’s agricultural and fisheries productivity, as well as to the remaining
natural coastal ecosystems.

1
Tien Phong Commercial Joint Stock Bank, Can Tho branch, Vietnam.
2
School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University, Can Tho, Vietnam.

226
Against this backdrop, Vietnamese government and local authorities
have been planning, preparedness and response to climate change at local
level in the Mekong Delta region. There are few references about climate
change adaptation measures which mentions analyzing local people's
awareness in the Mekong River. Nguyen et al., (2012) pointed out local
perception of the climate changes in agrarian communities in the Mekong
Delta; and in other research, Binh (2019) presented awareness of key
stakeholders of provinces in the Mekong Delta region. These studies;
however, are still not sufficient to fully reflect people's awareness of the
impacts of climate change. Moreover, the level of awareness will be different
depending on race, ethnicity, and education that shape people’s attitudes and
beliefs about climate change (Pearson et al., 2017). Therefore, it is necessary
to research local people's awareness in the Mekong Delta to climate change
with the aim to reduce current risks. Thanks to this, authorities will have
more information to have appropriate solutions to deal with this issue.

Figure 1: Thoi Binh and Vinh Thuan Districts in Ca Mau Peninsula


(Source: https://bandothegioikholon.com/wp-content/uploads/2018/04/camau.jpg)

227
The research is conducted in two communes of two districts Thoi Binh
and Vinh Thuan in the Mekong Delta. They are neighbor district located at
Ca Mau Peninsula, which may suffer a strong impact from climate change
problems. These areas are located at the end of the south of Vietnam and also
as remote region (Figure 1). Therefore, these findings in the research have
significant meaning to local people as well as authorities to adapt with
climate change.

2. LITERATURE REVIEW
Environmental awareness and climate change awareness
Climate change awareness is considered as a subsection of
environmental awareness. Literature normally includes definition of climate
change awareness within the context of environmental awareness. Therefore,
this review will focus on the context of environmental awareness as a
foundation of apply climate change awareness in practice. Environmental
awareness can be defined in various different ways. Shahid (2012) argued
that environmental awareness of individuals, organizations and firms was an
indicator of how people responded to the negative impacts on their
surrounding environment. Partanen-Hertell et al. (1999) also indicated that
environmental awareness could be defined as a combination of motivation,
knowledge and skills about the environment. Ziadat (2010) agreed that
environmental awareness was some kind of knowledge that could be obtained
through one’s perception. Therefore, environmental awareness is a product of
education, whether formal, practical or traditional, and hence can be
increased through a careful combination of these.
The benefit of environmental awareness is recognized by numerous
authors and studies. Environmental awareness contributes to the better
management of environmental resources (Bohdanowicz, 2006; Palmer,
Suggate, Robottom, & Hart, 1999; Stabler & Goodall, 1997) and awareness
development can help in preparing and implementing climate change
adaptation measures (Klein et al., 2001). Moreover, Partanen-Hertell et al.
(1999) pointed out that level of environmental awareness among people is
different at different stages of life, and socio-economic indicators (such as
education, age, gender, social status etc.) affect environmental awareness. It
can be concluded from the above that raising environmental awareness is an
important factor in the process of environment protection and that awareness
varies in different regions and communities.
Partanen-Hertell et al. (1999) came up with an earlier environmental
awareness model. There are four different stages and three elements in this
model (Figure 2). Environmental awareness often occurs when people begin
to experience the threats and drawbacks from the surrounding environment.
Before that experience, people consider they are the ‘master of nature’. In the

228
first stage, motivation to acquire environmental awareness arises from a
threat to health. Due to the absence of knowledge of the area, the public
indicates that environmental problem solving is the mission of scientists,
environmental non-governmental organizations or international
organizations. The first action to raise the level of environmental awareness
is to educate and train the most influential politicians, administrators,
academics and business decision-makers. In the second stage, basic
environmental legislation and administrative structures already are
functioning in the society. The foundations of environmental monitoring
systems have been applied and facilities, systems and relevant technologies
for pollution prevention are increasingly utilized. There is no connection
between different environmental protection measures to have better results.
As a consequence, the main focus is directed to separate environmental
issues. In the third stage, legislation and administration, environmental
monitoring and facilities for environmental purposes are well developed.
Therefore, environmental issues and concerns are now an important part of
the professional and public awareness. Due to this increasing environmental
awareness, development leads towards sustainability. The outcomes of these
actions are that economy and production of the society becomes stronger
because of the stable sustainable welfare. At the last stage, environmental
awareness becomes an integral part of professional skills and everyday life
choices. It moves toward a holistic environmental awareness.

Figure 2: Four stages of environmental awareness


(Source: Partanen-Hertell et al. (1999, p. 23))

229
The model mentions environmental awareness at a broader level.
Climate change impacts, ozone depletion, loss of biodiversity, water and air
pollution are predominant environmental issues to which this model can be
applied. This model also considers stakeholder participation. Stakeholders
from many backgrounds are mentioned in the model. However, as this model
is applied for developed countries. Buloshi and Ramadan (2015) and Odjugo
(2013) proved that awareness level might depend on the level of development
of a country. Therefore, this model will need some adjustment when applied
in developing countries such as Vietnam. Also, the model may not need all 4
stages as one cannot expect Vietnam to achieve the last stage. Another issue
with this model is that it applies to the whole society, not just to a certain
targeted sector. Thus, it needs to be re-evaluated when used for a certain
sector, such as tourism.
The Environmental Behavior model is another model that is concerned
with environmental awareness. This model was developed by Grob (1995).
The model identifies connections between environmental awareness and
other factors such as personal philosophical values, perceived control,
environmental behavior and emotions. Grob (1995) applied this model in
Switzerland, conducting a random survey to evaluate the environmental
attitudes of individuals. Focus groups were also used in the study (green car
drivers and traditional car driver groups). The study discovered that there are
strong connections between environmental attitudes and behaviors. The
strength of this model is that it can test several relationships between
environmental attitudes and behaviors of individuals. However, it should
include socio-economic, geographical and cultural influences with
environmental behaviors as these elements can play a vital role in the process
of environmental awareness development.
Arlt, Hoppe, and Wolling (2011) introduced a new environmental
awareness model called The Variable Model. The model describes the
connections between peoples’ media usage, awareness of climate change
problems and climate-related behavioral intentions. There are two main
components of this model: climate problem awareness and climate-related
behavioral intentions. This model has been applied in Germany. The research
discovered that media has some positive impacts on climate change
awareness but does not always develop climate change awareness directly.
However, this model does not explain how different media services impact
on climate change awareness. In addition, the unavailability of further data
can make it less reliable.
Climate change awareness in practice
Climate change awareness in developing countries has also received much
attention. Numerous climate change awareness improvement initiatives have
taken place in developing countries such as in India, Nigeria and Vietnam.

230
In India, there are two typical programs concerning climate change
awareness and adaptation. The first project took place in Chitradurga in
Karnataka District. In this initiative, the farmers were encouraged to cultivate
alternative crops instead of only traditionally grown groundnut. The
outcomes indicated that farmers of this area had lower levels of vulnerability
and higher adaptive capacity to climate change impacts. Then, farmers in this
area aware that changing in the cultivation behavior would benefit for both of
their incomes and environments (O’Brien et al., 2004).
Another project is from International Council for Local Environmental
Initiatives South Asia (ICLEI 2008 cited in (Shahid, 2012)). This
organization supported the Change Management Unit of Kolkata Urban
Services for the poor program in creating awareness on climate change
among urban managers in West Bengal, India. This program developed a
climate change roadmap for Kolkata Metropolitan Area. It helped the leaders
of the city make better planning decisions for public buildings and
construction projects. In 2008, the Indian government launched the National
Action Plan on Climate Change including 8 missions in which strategic
knowledge for climate change is a very important element (Government of
India, 2008).
In Nigeria, a program concerning climate change awareness and
adaptation was launched in 2011 with the support of African Technology
Policy Studies Network. The project is called Climate Change Awareness and
Adaptation in the Niger Delta Region of Nigeria. The most important
objectives of this program were: 1) to evaluate the level of awareness of local
community around the impacts of climate change; 2) to enhance the
capacities of farmers in the Niger Delta Region of Nigeria to adapt to climate
change impacts; 3) to make recommendations on policies for building climate
change resilience in Nigeria; 4) to identify available extension services
relating to climate change and adaptation strategies, and; 5) determine
problems associated with adapting to the effects of climate change (Nzeadibe,
Egbule, Chukwuone, &Agu, 2011). The program came up with a potential
adaptive strategy for the farming communities in the research area. Due to the
fact that this project took place in a delta region of a developing country, it
could serve as a good reference for similar areas such as the Mekong Delta of
Vietnam.
The Vietnamese government, in association with some research
institutions and organizations, has carried out studies relating to climate
change awareness and adaptation. Recently, USAID introduced the ‘Mekong
Adaptation and Resilience to Climate Change’ project. This project covers a
wide range of areas from natural ecosystems, livelihoods to agriculture and
fisheries in the Mekong River Delta basin (USAID, 2015). In 2014, there
were two sub-projects that sought to raise climate change awareness of

231
communities and women in the lower Mekong Basin (Oranop-na-Ayuthaya,
2015; Oranop-na-Ayuthaya& Lehman, 2015).
These project outcomes show that the level of climate change
awareness of communities and women in the region is relatively low (less
than 50%). However, action plan and education could raise the awareness
significantly up to 85%. This project concludes that awareness about climate
change amongst people in the Mekong Delta region could improve by further
education and adaptation strategies.

3. RESEARCH METHODS
The study uses various types of resources and methods. Combinations
of secondary/primary resources and of the qualitative/quantitative methods
were used for data collection, analysis and representation because they
complemented each other.
The collection of secondary information (published and unpublished)
including census data, reports, statistics, maps, etc from Statistics and
Department in Ca Mau and Kien Giang provinces, which are very useful to
get the initial picture of the social-economic and institutional context. Three
common data collection methods were used including, key informant panel
(KIP), focus group discussions (FGDs), and household survey using
structured questionnaires (HHI).
During KIP interview, two communes were identified for further steps
including Tan Loc (Thoi Binh) and Vinh Binh Bac (Vinh Thuan). These
communes were selected for the study for two main reasons. Firstly, these
two areas were representative of three ethnic groups and reflected multiple
livelihood activities closely associated with the current weather variability.
Secondly, it is projected that these phenomena tend to occur in high
intensity in the future (People’s Committee of Thoi Binh and Vinh Thuan
Districts, 2019).
At commune level, one Focus Group Discussion (FGD) per commune
was implemented to collect information from the reality. Finally, household
survey was carried out using structured questionnaire. In total, there are 282
households involved in the survey in Tan Loc commune (Thoi Binh) and
Vinh Binh Bac commune (Vinh Thuan). Sampling distribution among two
selected sites with three ethnic groups Kinh, Hoa and Khmer are random.
The questionnaire data were analyzed using SPSS 16 (Statistical Package for
the Social Sciences) program as descriptive statistics and inference statistics
(hypothesis testing). The results are presented and analyzed in charts and
tables to indicate these findings from our field trip.

232
4. RESULTS
Climate knowledge has been found to depend on various factors such
as gender, age, level of education, social status, income and availability of
information (Buloshi& Ramadan, 2015; Mandleni&Anim, 2011; Maponya,
Mpandeli, &Oduniyi, 2013; Nzeadibe et al., 2011; Odjugo, 2013). In the case
of Vinh Thuan District and Thoi Binh District, observation found the same
statistics. Table 1 indicated that level of education may impact to the
environmental awareness significantly. The more educated level people have
the more awareness they achieved. Only 27% of people who are illiterate in
these areas understand the term “landscape and environment” while more
than 73% of people who attend the university know this term (n=282).
Table 1: Understand the terms landscape and environment by education (%), (n=282)
Understand the terms landscape and
environment
Yes No
Illiteracy 27.0 73.0
Not attend school 25.0 75.0
Education Readable and writable 38.7 61.3
College 66.7 33.3
University 73.7 26.3
Total 39.1 60.9

Further analysis is also support this argument. The five Likert scale was
used to qualify how education affects the ability to adapt to environment
changes. People who attend the university have higher capacity to adapt to
any changes in the environment while people who illiteracy are among the
least awareness (Table 2).
Table 2: Adaption to environment changes by education (%), (n=282)
Adaption to environment changes
Very low Low Average High Very high
Illiteracy 16.2 29.7 43.2 9.5 1.4
Not attend school 0 0 75.0 25.0 0
Education Readable and writable 6.8 20.5 41.9 24.8 6.0
College 0 0 33.3 66.7 0
University 5.3 21.1 42.1 26.3 5.3
Total 9.0 21.5 44.8 20.4 4.3

233
Literature also pointed out that different ethnic backgrounds may
influence to environment awareness dramatically. Once again, the five Likert
scale used to evaluate ability to adapt to environment changes by difference
ethics. The result figured that Hoa ethic has the biggest ability to deal with
environmental changes. Kinh is located at the second place and Khmer is in
the last position (Table 3). The field work observations indicated that income
and education of Hoa and Kinh are better that the Khmer. A combination
with the above literature, it could be concluded that the low income and
education of Khmer ethics may affect the level of environmental awareness
of this group.
Table 3: Adaption to environment changes by ethics (%), (n=282)
Ethics Total
Kinh Khmer Hoa
Very low 5.1 14.5 6.0 9.0

Adaption to Low 14.4 29.1 22.0 21.6


environment Average 50.8 40.9 40.0 45.0
changes high 25.4 11.8 26.0 20.1
Very high 4.2 3.6 6.0 4.3
Total 100.0 100.0 100.0 100.0

The same observation also found when respondents asked about


understand the terms “landscape and environment”. Hoa, Kinh and Khmer
responded with 56%, 42% and 27% respectively that they understand this
term. Thus, this outcome proves that ethics background and related social
indicators would lead to different levels of awareness of community. This
finding is matching with the study of Partanen-Hertell et al. (1999).
Table 4: Understand the terms landscape and environment by ethics (%), (n=282)
Ethics Total
Kinh Khmer Hoa
Understand the Yes 42.4 27.7 56.0 38.9
terms landscape
and environment No 57.6 72.3 44.0 61.1
Total 100.0 100.0 100.0 100.0

For a deeper understanding of how these ethics group concern of


environmental problems related to their daily activities and livelihood. The
research raised the question: Do you concern on risks of irritation plants
would impact to landscape and environment? The responses were shown in
Table 5. Nearly 50% of Hoa usually concerns of that issue while only around

234
20% of Khmer has the same perspective. Given the irritation plants will have
direct influence on local agriculture this outcome should lead to the warning
of low awareness in Khmer community about the real environmental issues
around their daily life.
Table 5: Concern on risks of irritation plants would impact to landscape and
environment by ethics (%)
Ethics Total
Kinh Khmer Hoa
Concern on Never 16.9 21.4 10.0 17.5
risks of Hardly 16.1 32.1 16.0 22.5
irritation plants
Sometimes 37.3 25.9 26.0 30.7
would impact to
landscape and Usually 25.4 18.8 46.0 26.4
environment Always 4.2 1.8 2.0 2.9
Total 100.0 100.0 100.0 100.0

An explanation for the above statistics can be found in table 6. Only


15% of Khmer update information on risks to their irrigation system while
more than 60% of them never or hardly update the information on the risks to
irrigation system. The less information their received the less awareness their
achieved.
Table 6: Information update on risks to irrigation system by ethics (n=1112)
Information update Total
Never Hardly Sometimes Usually Always
160 75 136 81 19 471
Kinh
34.0% 15.9% 28.9% 17.2% 4.0%
207 79 89 56 10 441
Ethics Khmer
46.9% 17.9% 20.2% 12.7% 2.3%
56 38 51 51 4 200
Hoa
28.0% 19.0% 25.5% 25.5% 2.0%
Total 423 192 276 188 33 1112

5. CONCLUSIONS
The study has enriched the literature on environmental awareness. This
study proved that ethics backgrounds and education level had impact on
environmental awareness significantly. An important implication drawn from
this study is the necessity of setting up a long-term program for climate change
awareness education. Moreover, this program has to be implemented in reality.

235
Awareness of ethics community in the research areas is at substantive
level. Environmental awareness of Khmer community in research areas is
quite low. It would impact to the adaptation and mitigation process of
environmental changes. Therefore, their awareness has to rise through
education process and other social activities. In addition, due to micro-
variation of climate change impacts in different areas authorities in the
provinces need to release guidelines and regulations that match with their
locally-specific ecologies.

REFERENCES
1. Arlt, D., Hoppe, I., &Wolling, J., 2011. Climate change and media usage:
Effects on problem awareness and behavioral intentions. International
Communication Gazette, 73(1-2), 45-63. doi: 10.1177/1748048510386741
2. Binh, Bui, 2019. Government institutions and local people: climate changing
awareness in Mekong Delta region.
3. Bohdanowicz, P., 2006. Environmental awareness and initiatives in the
Swedish and Polish hotel industries—survey results. International Journal of
Hospitality Management, 25(4), 662-682.
4. Grob, A., 1995. A structural model of environmental attitudes and behavior.
Journal of Environmental Psychology, 15(3), 209-220. doi: http://dx.doi.org/
10.1016/0272-4944(95)90004-7
5. Nzeadibe, T. C., Egbule, C. L., Chukwuone, N. A., &Agu, V. C., 2011. Climate
change awareness and adaptation in the Niger Delta Region of Nigeria. African
Technology Policy Studies Network, Nairobi.
6. O’Brien, K., Leichenko, R., Kelkar, U., Venema, H., Aandahl, G., Tompkins,
H., . . . West, J., 2004. Mapping vulnerability to multiple stressors: climate
change and globalization in India. Global Environmental Change, 14(4), 303-
313. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2004.01.001
7. Odjugo, P., 2013. Analysis of climate change awareness in Nigeria. Scientific
Research and Essays, 8(26), 1203-1211. doi: 10.5897/SRE11.2018
8. Oranop-na-Ayuthaya, P., 2015. Raising Climate Change Awareness of
Communities in the Lower Mekong Basin USAID Mekong Adaptation and
Resilience to Climate Change: USAID.
9. Oranop-na-Ayuthaya, P., & Lehman, S., 2015. Improving Women's Awareness
of Climate Change USAID Mekong Adaptation and Resilience to Climate
Change: USAID.
10. Partanen-Hertell, M., Harju-Autti, P., Kreft-Burma, K., & Pemberton, D., 1999.
Raising environmental awareness in the Baltic Sea area The Finnish
Environment 327. Hämeenlinna, Finland: The Finnish Environment.
11. Stabler, M. J., & Goodall, B., 1997. Environmental awareness, action and
performance in the Guernsey hospitality sector. Tourism Management, 18(1),
19-33.

236
12. Ziadat, A. H., 2010. Major factors contributing to environmental awareness
among people in a third world country/Jordan. Environment, Development and
Sustainability, 12(1), 135-145.

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG NHẬN THỨC


VỀ SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
HAI HUYỆN Ở BÁN ĐẢO CÀ MAU

Tóm tắt: Nhận thức môi trường, cụ thể là nhận thức về biến đổi khí hậu đã trở thành
công cụ quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, kiến thức về môi trường phụ thuộc và nhiều nhân tố như: giới, tuổi tác,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, thu nhập và mức độ phổ biến của thông tin. Nghiên
cứu này phân tích sự khác biệt trong nhận thức về biến đổi khí hậu giữa 3 dân tộc
Kinh, Hoa và Khmer ở 2 huyện thuộc Bán đảo Cà Mau: huyện Thới Bình và huyện
Vĩnh Thuận. Kết quả khảo sát và phỏng vấn chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn giữa các
nhóm dân tộc về nhận thức môi trường. Nghiên cứu cũng phân tích các nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt này. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao
nhận thức về môi trường của 3 nhóm dân tộc trên.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu; nhận thức; dân tộc; bán đảo Cà Mau

237
TRI THỨC DÂN GIAN GẮN VỚI YẾU TỐ NƯỚC
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
ThS. Lê Thị Diễm Phúc1

TÓM TẮT
Bức tranh về sông nước trong đời sống của người Khmer Nam Bộ được thể
hiện vô cùng sinh động. Sông nước có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh
thần của người dân, để lại dấu ấn sâu sắc trong ca dao, tục ngữ, các câu chuyện kể.
Cụ thể và rõ ràng hơn là trong kho tàng tri thức dân gian về lao động, sản xuất, về y
dược, về ẩm thực, đi lại hay đặc biệt là về các nghi thức trong lễ hội, trong tín
ngưỡng. Những tri thức dân gian đó giúp cho người dân có sự trải nghiệm và ứng
xử phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau. Đó là những tri thức dân gian rất gần gũi
mà người Khmer đã vận dụng với mong muốn hướng tới một cuộc sống bình an,
hạnh phúc. Trên cơ sở điền dã, khảo sát tài liệu và phân tích thông tin thu thập
được, bài viết góp phần làm rõ hơn từ một góc nhìn khác về nền văn hóa Khmer
Nam Bộ.

Từ khóa: Tri thức dân gian, văn hóa Khmer Nam Bộ, yếu tố nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tri thức dân gian là “tổng thể sự hiểu biết của người dân địa phương
về tự nhiên, xã hội và bản thân mang tính trao truyền qua truyền khẩu,
sự hiểu biết này biến đổi theo quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội”
(Ngô Đức Thịnh) (dẫn theo Trần Văn Bổn, 2002). Theo định nghĩa này thì
dân tộc nào cũng có hệ thống tri thức dân gian trong quá trình lao động và
sinh hoạt của mình. Vì thế, người Khmer Nam Bộ cũng không ngoại lệ.
Giá trị tri thức dân gian của người Khmer Nam Bộ là một bộ phận của văn
hóa dân gian. Những tri thức dân gian này được nảy sinh từ trong sinh hoạt,
lao động của người dân, nên nó chịu ảnh hưởng đậm nét từ các yếu tố tự
nhiên cũng môi trường sống. Trong môi trường sông nước như vùng Nam
Bộ, những tri thức dân gian của người Khmer cũng không khỏi chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố nước. Thực tế cho thấy, tri thức dân gian gắn với yếu tố
nước được thể hiện rõ nét qua nhiều hoạt động sống của người Khmer Nam
Bộ. Có thể kể đến như các kinh nghiệm trong dự đoán thời tiết, sản xuất,
trong chữa bệnh, trong ẩm thực, trong đi lại và trong lễ hội. Tất cả tri thức
dân gian ấy đã góp phần giữ gìn các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, với xã hội được bền vững, hướng đến những điều tốt đẹp, an vui và
cân bằng trong cuộc sống.

1
Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh.

238
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết tiếp cận hệ thống và lý
thuyết tiếp cận không gian văn hóa, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp thực địa nhằm tiếp cận với mục tiêu nghiên cứu ở
những nơi diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian và thu thập thông tin bằng
việc phỏng vấn sâu; phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập nguồn tài
liệu như sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài để tiến hành nghiên cứu
dựa trên các cơ sở dữ liệu ấy cả về mặt lý thuyết lẫn các công trình nghiên
cứu về văn hóa, sưu tầm về văn học dân gian Khmer Nam Bộ; phương pháp
phân tích tổng hợp nhằm phân tích các hiện tượng văn hóa dân gian đang
diễn ra trong hiện thực, đối chiếu với hệ thống các lý thuyết, sau đó tìm ra
mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau để tìm hiểu được bản chất vấn đề.

3. NỘI DUNG
3.1 Tri thức dân gian gắn với yếu tố nước trong kinh nghiệm lao động,
sản xuất
Nước chính là nguồn sống của con người, là yếu tố gắn liền với hầu hết
các hoạt động trong đó có nông nghiệp. Người Khmer Nam Bộ sống chủ yếu
bằng nghề nông, vì thế yếu tố nước trở thành mối quan tâm rất lớn của họ.
Sự quan tâm ấy được cụ thể hóa bằng hệ thống tri thức dân gian qua kinh
nghiệm lao động sản xuất gắn với nước như những câu tục ngữ sau:
“Hành xem nước, dưa hấu xem dây”; “Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ
cơm”; “Nóng ăn nông, mát ăn sâu”; “Kéo xuồng đừng cho gợn sóng, bắt cá
đừng cho đục nước”; “Cây trái ít hơn lá, cá nhiều đục nước”; “Nước sâu
luôn có suối”; “Nước lên cá ăn kiến, nước xuống kiến ăn cá”; “Nước mát
gom cá, nước nóng cá đi”; “Nước trong gội đầu, nước đục rửa chân”.
Qua các câu tục ngữ, chúng ta thấy được tri thức dân gian được thể hiện ở
đây chính là những kinh nghiệm được đúc kết được cũng là cách con người
ứng xử với môi trường tự nhiên qua quá trình lao động sản xuất của mình.
Trong tục ngữ nước vừa là yếu tố mang tính thực gắn bó mật thiết với đời
sống lao động của cư dân vừa là hình ảnh biểu trưng mang nhiều ý nghĩa sâu
sắc mà qua đó người Khmer xưa đã gửi gắm nhiều bài học quý giá đến các
thế hệ con cháu mai sau.
Ngoài ra, trong nông nghiệp người Khmer còn thể hiện những tri thức
dân gian của mình trong quá trình canh tác ở môi trường sông nước, đặc biệt
là kinh nghiệm trong canh tác lúa nước. Về nông vụ, đối với người Khmer,
dù là trồng lúa hay trồng hoa màu thì việc canh tác cũng phụ thuộc chặt chẽ
vào tự nhiên, đặc biệt là nguồn nước trời. Vì thế, mỗi vụ lúa thường được bắt
đầu vào những mùa mưa. Theo tục lệ, sau khi tổ chức lễ đón năm mới
(Chôl Chnăm Thmây), người Khmer thường tiến hành làm lễ cầu mưa để
mong một vụ mùa mới sẽ được bắt đầu tốt đẹp. Lễ này được tổ chức ở mỗi
phum sóc, bà con trong sóc cùng tập họp lại một cánh đồng mới gặt xong

239
chuẩn bị lễ vật và thỉnh các vị sư đến để tụng kinh làm lễ cúng. Về chọn
giống, vì canh tác ở vùng có địa hình khá đặc biệt – địa hình sông nước,
có mùa nước nổi nên người Khmer ở những địa phương này đã chọn loại lúa
có khả năng nổi trên mặt nước để có thể thích ứng. Loại lúa này được người
Khmer gọi là “srâu lơng tưk” (nghĩa là lúa nổi trên nước). Đây là loại lúa quý
có khả năng chống ngập sâu, kháng bệnh tốt và cho hạt gạo dẻo thơm.
Từ những tri thức dân gian gắn với lao động sản xuất, ta thấy được sự khéo
léo và nhạy bén trong ứng xử với thiên nhiên của người Khmer Nam Bộ.
3.2 Tri thức dân gian gắn với yếu tố nước trong kinh nghiệm chữa
bệnh dân gian
“Nước” trong quan niệm của người Khmer không chỉ gắn liền với đời
sống thường nhật mà còn gắn với đời sống tâm linh. Có thể nói rằng, nước
gắn liền với cuộc đời của người Khmer, là hình ảnh vừa hiền hòa, gần gũi lại
vừa có quyền năng rất lớn có thể mang lại an lành, hạnh phúc cho họ.
Nó phản ánh kinh nghiệm ứng xử và đời sống tín ngưỡng,… của đồng bào
Khmer Nam Bộ như câu: “Nước đổ xuống đất thấp, gò cao mối làm ổ”;
“Nước trong khe, nếu đục do sóng vỗ”; “Nước dâng phước vua”; “Nước
chảy không bao giờ mệt, Phật Tổ không bao giờ giận”;…Người Khmer Nam
Bộ có một loại nước gọi là nước thơm (Tưk Op) – một loại nước được ướp từ
hương thơm của các loại hoa, nước này luôn xuất hiện trong nhiều nghi thức
quan trọng. Từ khi sinh ra, đến khi trưởng thành, cưới hỏi, người Khmer đều
thực hiện nghi thức vẩy nước thơm. Nghi thức này tùy vào từng dịp mà có
những người khác nhau thực hiện, đó có thể là vị sư, vị Achard hoặc người
lớn tuổi trong gia đình,… Khi một ai đó có điều không may hoặc muốn cầu
bình an, cầu may mắn, người ta cũng đến chùa hoặc thỉnh các vị sư về nhà
làm lễ xối nước. Đặc biệt, nghi thức xối nước cũng được thực hiện khi gia
đình có người đau ốm. Người Khmer quan niệm rằng giọt nước lành qua lời
kinh tiếng kệ của các vị sư sẽ mang phước và sự linh nghiệm đến giúp xua
đuổi những điều xui xẻo, vì thế mà người bệnh sớm vượt qua cơn hiểm
nghèo. Thực tế, người Khmer vẫn đến bệnh viện để chữa bệnh, việc xối nước
chỉ là liệu pháp tinh thần gắn liền với sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng dân gian
của nhân dân. Có thể nói, khi được thực hiện nghi thức xối nước, người bệnh
như được củng cố thêm về tinh thần, họ cảm giác như được thần linh bảo vệ
và vì thế, có thêm sức mạnh, nghị lực để chiến đấu với bệnh tật.
3.3 Tri thức dân gian gắn với yếu tố nước trong ẩm thực
Người Khmer sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên những giồng đất
cao nhưng do đặc điểm chung của địa hình khu vực Nam Bộ nên dấu ấn sông
nước vẫn thể hiện rất rõ trong ẩm thực. Tri thức dân gian ở đây thể hiện qua
việc tận dụng thiên nhiên từ môi trường nước của người Khmer Nam Bộ.
Trước hết, chúng ta có thể thấy điều đó ở việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ ăn uống. Người Khmer Nam Bộ vẫn trồng lúa nước – một
hình thức canh tác nông nghiệp chủ yếu của cư dân Đông Nam Á. Bên cạnh

240
đó, họ còn trồng nhiều loại rau màu và khai thác các loại hải sản từ miền
sông nước như: cá, tép, ếch, lươn,… Vì thực tế canh tác như thế nên nguồn
thực phẩm được ứng dụng để chế biến các món ăn, thức uống cũng được tận
dụng từ đó. Cách chế biến món ăn cơ bản được phân theo nguyên liệu chính
trong đó có những món gắn với yếu tố sông nước như: lúa gạo, các loại thủy
sản (lươn, ốc, rắn, ếch, tép, cua đồng, …) với cách chế biến vô cùng đa dạng
và đặc sắc. Từ lúa gạo, ngoài món cơm truyền thống người Khmer có thể chế
biến được nhiều dạng thực thực phẩm có thể kể đến như: bánh tét, bánh dừa,
bún, cốm dẹp,… Trong đó nhiều món đã trở thành đặc sản mang đặc trưng
văn hóa Khmer Nam Bộ như bánh tét Trà Cuôn và cốm dẹp. Có thể nói, món
cốm dẹp như một nét ẩm thực gắn liền với người Khmer Nam Bộ.
Theo truyền thống, vào mỗi vụ mùa, trước khi thu hoạch lúa chín, người dân
Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm om bóc srâu thmây (cốm dẹp đầu mùa).
Nếp được chọn làm cốm dẹp là nếp khi chưa già để hạt sẽ mềm, ngon.
Sau khi lấy nếp về, người ta sẽ lấy ngâm nếp trong khoảng nửa ngày và phải
canh thời gian để nếp không bị quá mềm nhão cũng không bị quá cứng.
Tiếp đến là công đoạn rang nếp, người rang cần phải đều tay thì hạt nếp mới
ngon. Khi nếp rang vừa nổ thì trút ra cối bồng (cối giã gạo ngày xưa nhưng
khoét rất sâu lòng) để vọt (giã). Vọt cốm thường có hai người đứng đối diện
nhau, mỗi người một chày, vừa vọt vừa dùng cây nạy đảo nếp để hạt cốm
không bị gãy nát. Vọt khéo thì hạt cốm dẹp tròn đều, mạnh tay quá thì hạt
cốm bị nát nhỏ vụn mất đẹp. Cuối cùng là công đoạn làm sạch, cốm giã sau
khi giã xong sẽ được để vào 1 cái nia hoặc cái sàng, sảy cho đến khi sạch hết
vỏ trấu, tấm, cám thì mới thành phẩm. Khi ăn thì cần trộn thêm nước dừa
(để cho cốm mềm), đường, dừa nạo (chọn trái vừa già) và trộn đều lên.
Có người còn thêm chút muối cho đậm đà.
3.4 Tri thức dân gian gắn với yếu tố nước trong đi lại
Nam Bộ là vùng có đặc điểm địa hình thấp, hệ thống đường nước
chằng chịt nên đi lại đường bộ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, giao thông đường
thủy đóng vai trò cực kì quan trọng. Trong đời sống thường nhật của mình,
người Khmer sử dụng nhiều loại ghe xuồng để di chuyển trên những đoạn
đường nước như xuồng ba lá, vỏ tắc ráng, ghe bầu và đặc biệt là ghe Ngo.
Ghe ngo là một sáng tạo độc đáo mang đặc trưng văn hóa Khmer Nam Bộ.
Đây chính là những phương tiện thể hiện sự linh hoạt trong việc vận dụng tri
thức dân gian để ứng phó với môi trường tự nhiên của người Khmer. Ghe ngo
ngày xưa là một chiếc thuyền độc mộc, làm từ một thân cây, khoét ruột. Ngày
nay, việc tìm thân cây sao vừa to vừa dài để đóng ghe rất khó khăn nên người
Khmer làm ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Ghe ngo
được làm gần giống hình con rắn dài khoảng từ 25 đến 30m. Ở giữa chỗ rộng
nhất là 1,1m. Đầu được uốn cong lên, như hình đầu rắn. Ở đuôi (sau lái) cũng
được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ
24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi.
Mỗi ghe làm phải đảm bảo cho từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy, như:

241
ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) có 53 người, ghe ngo chùa Ông Mek
(Trà Vinh) 57 người. Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn
luôn có ba người điều khiển. Một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh
của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật
bơi của ghe đua. Một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ
thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.
Ghe ngo được ghép từ những mảnh ván rời rạc nên để tạo nên sức mạnh giúp
ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng một cây hoặc
hai cây dài cột chặt vào giữa ghe. Người Khmer gọi là cây cần câu, một số
nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về
phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính
khoảng 0,2m. “Hai cây kềm là đặc trưng của ghe ngo người Khmer ở đồng
bằng Sông Cửu Long” (Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), 2011). Đầu mỗi
chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi. Hai mắt ghe cũng được vẽ cho phù hợp với
biểu tượng của ghe. Tục vẽ mắt nổi cho ghe ngo được giải thích bằng nhiều
quan niệm khác nhau, nhưng đa số những người nghiên cứu việc này xuất
phát từ quan niệm xem ghe một linh vật ở dưới nước và mắt này có tác dụng
giúp ghe nhìn thấy đường đi, tránh nguy hiểm. Theo lời kể của người dân:
ngày xưa ở một vùng nọ, vào một hôm mưa to gió lớn, sắp đến giờ Ngọ mà
các vị sư khất thực vẫn chưa về đến chùa. Thấy vậy, người dân quanh vùng
đã dùng ghe Ngo để cùng nhau đưa các vị sư này về chùa cho kịp giờ dùng
cơm trước Ngọ. Các ghe dốc sức đua nhau chở các vị sư về đến chùa và cuối
cùng đã đến chùa kịp lúc. Để nhớ đến ngày này, hàng năm người Khmer
Nam Bộ đã tổ chức đua ghe Ngo vào dịp Ok Om Bok. Và lễ hội này vẫn còn
cho đến tận ngày nay. Hiện nay, giao thông đường bộ ở khu vực Nam Bộ đã
phát triển rất mạnh. Mạng lưới đường ô tô đến tận các phum sóc của người
Khmer làm cho việc đi lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc đi lại trên đường
thủy không vì thế mà mất đi, nó vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời
sống người Khmer Nam Bộ.
3.5 Tri thức dân gian gắn với yếu tố nước trong lễ hội
Trong một năm, người Khmer có nhiều lễ hội bao gồm các lễ hội
truyền thống và các lễ hội Phật giáo. Trong đó, có những lễ hội lớn thu hút
được sự tham gia của không những người Khmer mà còn có các dân tộc khác
trong khu vực, trong nước và cả nước ngoài như: Chôl Chhnăm Thmây (lễ
Chịu tuổi hay lễ Vào năm mới), Sen Dolta (lễ Cúng ông bà), Ok Om Bok
(lễ Cúng trăng hay lễ Đút cốm dẹp),.... Từ các lễ hội này, chúng ta thấy được
yếu tố nước luôn hiện hữu như một phần không thể thiếu trong mỗi lễ hội với
nhiều ý nghĩa và quan niệm dân gian khác nhau. Trong lễ hội Chôl Chhnăm
Thmây thì có nghi thức tắm Phật, tắm cho người cao tuổi trong gia đình.
Nghi thức này được diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội, trong không khí
trang nghiêm, ấm cúng, mọi người tắm nước với mong muốn tạ ơn đến Đức
Phật, đến đấng sinh thành nuôi dưỡng mình. Ngoài ra, trong nghi thức tắm
ông bà cha mẹ, con cháu cũng cầu mong cho ông bà, cha mẹ luôn được nước

242
ban quyền năng để sống khỏe mạnh lâu dài với con cháu. Trong lễ hội
Sen Dolta, yếu tố nước hiện hữu qua nghi thức thả thuyền bẹ chuối
(với thức ăn) trên sông ở ngày tiễn Ông Bà – ngày cuối của lễ hội. Nghi thức
này có ý nghĩa rằng, khi tiễn đưa Ông Bà về với thế giới bên kia thì họ muốn
gửi thêm thức ăn nhờ dòng nước mang đi để Ông Bà mình không bị thiếu
thốn những ngày sau đó.
Lễ hội Ok Om Bok, cũng là một lễ hội mang đậm dấu ấn sông nước
với hoạt động đua ghe Ngo và thả hoa đăng. Từ hoạt động đua ghe Ngo, tri
thức dân gian của người Khmer Nam Bộ được thể hiện ở cách con người
ứng xử với môi trường tự nhiên, mà cụ thể là môi trường sông nước. Lễ hội
đua ghe Ngo thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân không chỉ người
Khmer mà có cả các dân tộc khác trong vùng. Được sự cho phép của Thủ
tướng Chính phủ, lần đầu tiên vào năm 2013, lễ hội đua ghe Ngo truyền
thống được nâng lên mang tầm quốc gia - Festival đua ghe ngo của đồng
bào dân tộc Khmer được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, cũng
trong lễ hội Ok Om Bok, song song với việc thả đèn gió, người Khmer Nam
Bộ còn thả đèn nước (Lôi protip). Đặc biệt, hàng năm nghi thức thả đèn
nước được tổ chức ở Ao Bà Om (tỉnh Trà Vinh) thu hút được rất nhiều
người tham gia với niềm tin gửi gắm vào đó mong ước của bản thân, cầu
mong một ngày sẽ thành sự thật.

4. KẾT LUẬN
Nước hay nói chung là sông nước gắn bó mật thiết với đời sống của
người Khmer Nam Bộ. Để tồn tại và phát triển, người Khmer Nam Bộ từ xưa
đã có lao động và đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Những kinh
nghiệm ấy được xem như tri thức dân gian được lưu truyền qua bao thế hệ.
Trong đó có tri thức dân gian gắn liền với yếu tố nước được thể hiện đậm nét
trong các kinh nghiệm dự đoán thời tiết, sản xuất, trong ẩm thực, trong đi lại,
trong chữa bệnh và trong các lễ hội. Người Khmer Nam Bộ đã ứng dụng
những tri thức có sẵn, tiếp nhận những cái hay, cái mới của các dân tộc cùng
cộng cư tạo nên những giá trị phong phú cho đời sống của mình. Giá trị của
tri thức dân gian gắn với yếu tố nước của người Khmer Nam Bộ được thể
hiện qua cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Những giá trị to lớn ấy góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát
triển nguồn lực tự nhiên cũng như vốn văn hóa của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Văn Bổn, 2002. Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), 2011. Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp
trong bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội.

243
3. Sơn Phước Hoan, 2012. Thành ngữ và tục ngữ Khmer. NXB Giáo dục. Hà Nội.
4. Nguyễn Diệp Mai, 2011. Tri thức dân gian trong ứng xử với môi trường tự nhiên
trong đời sống vật chất của người Việt vùng U Minh Thượng. Luận văn tiến sĩ. Học
viện Khoa học Xã hội. Hà Nội.
5. Sang Sết, 2011. Phong tục lễ nghi Khmer Nam Bộ (giáo trình giảng dạy). Trường
Đại học Trà Vinh.
6. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên), 1987. Người Khmer tỉnh Cửu Long. NXB Sở
Văn hóa – Thông tin Cửu Long.
7. Dương Thị Ngọc Tú, 2017. Ghe ngo của người Khmer Nam Bộ - Sự hội tụ của
những yếu tố tâm linh, 1/8/2019. http://www.phatgiaonamtongkhmer.org.

FOLK KNOWLEDGE WITH THE WATER FACTORS


OF THE SOUTHERN KHMER LIFE

Abstract: The picture of the river in the southern Khmer’s life is extremely vivid. The
river has a strong impact on the spiritual cultural life of the people, leaving a deep
imprint in folk songs, proverbs and stories. More specifically and clearly, itis in the
treasure of folk knowledge about weather, climate, medicine, food, travel or
especially ceremonies in festivals and beliefs. Those folk knowledge help people
experience and behave appropriately to different circumstances. That is very close
folk knowledge that the Khmer have used with the desire to lead a peace and happy
life. On the basis of fieldwork, document survey and analysis of collected
information, the article contributes to further clarification from a different
perspective on Khmer Southern culture.

Keywords: Folk knowledge, Khmer Southern culture, water factors

244
CHỦ ĐỀ 3

VĂN HÓA SÔNG NƯỚC


VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

245
TRANSFORMATION FROM A TOURISTIC
DESTINATION TO A CITY OF CONTEMPORARY ART
FOR THE INCLUSIVENESS OF THE LOCAL:
THAILAND BIENNALE: KRABI 2018
Suppakorn Disatapundhu1, Vimolluk Chuchat2,
Patcha Utiswannakul3, Pibool Waijitragum4

ABSTRACT
"Contemporary art events" such as Biennale has been a new idea in Thailand,
especially Arts and Tourism, although the term "contemporary arts" have presented
in Thailand for a while, both in educational institutions and professional practices,
but the true understanding of the word "Contemporary arts" and its impact on
tourism is still a far-fetched story to many in general public. It was one of the most
important tasks of the Office of Contemporary Arts and Culture, Ministry of Culture,
Thailand to express and share the knowledge, societal gained and understanding of
how this event had an important effected to communities, societies, and tourism
industries. The meaning, purposes, and results of this significant contemporary arts
events would be explained of how this event has shaped the seaside touristic
destination town to an international art town and the most significance was how art
installed for this exhibitions have created harmonious between the beauty of nature,
cultures and wellness of many communities through the process of arts and how the
works became social and tourism assets, and important symbols and tools to
develop sustainable, and inclusiveness of communities involved.

1. BACKGROUND AND INTRODUCTION


"Contemporary art" seems to be a new topic of discussion for many
acidemias and artists in Thailand’s art sphere, although the term
"contemporary art" has appeared in Thailand Art movement for a while, both
in educational institutions and art professional practices. However, the word
"Contemporary Art and Site Specific" and the role of this type of
contemporary art in Thailand is still far-reaching for people or even some
artists, but it is one of the creative approaches to distribute basic necessities

1
Ph.D., Thailand Biennale Committee member, Fashion and Creative Arts Research Unit,
Department of Creative Arts, Faculty of Fine and Applied Arts, Chulalongkorn University,
Bangkok Thailand.
2
Ph.D., Director-General of the Office of Contemporary Art and Culture, Ministry of
Culture, Bangkok, Thailand.
3
DFA., Head of Fashion and Creative Arts Research Unit, Department of Creative Arts,
Faculty of Fine and Applied Arts, Chulalongkorn University, Bangkok Thailand.
4
DFA, Asst. Professor, Associate Dean for research, Faculty of Industrial Technology, Suan
Sunandha Rajabhat University, Thailand.

246
to the people. Thais’ Government has been used arts to stimulate economy
and as a bridge to create inclusiveness for Thais, by promoting art
appreciation by providing platforms for artists domestically and
internationally. As Thais’ political, economy developed, physical landscape
has transformed human behaviors and nature across Thailand and elsewhere,
Thailand’s cultural strategies for art events that will continue keeping
Thailand at its own pace, shaped by the aspirations of Thai people and
international artists to co-create, co-exist, connect and contribute Thailand
and the world.
Thailand Biennale: Krabi 2018 was one of many Thailand’ s cultural
strategies, a site-specific art event in seaside town of Thailand’s touristique
destination. This event has been planned to take place every 2 years by
moving from one province to another in difference part of the Thailand.
Singaporean curator stated that this first one in Krabi province received
widespread support and input in a comprehensive consultants, advisors and
committees, the process of creating and selecting the artworks through layers
of consideration, taking into account not only the abilities of artists but the
appropriateness of the artworks to the sites proposed relate to local
communities, identities, culture, natural environment, and wellbeing of the
communities involved (Tan, Bridget Tracy: 2019). Total of 54 international
and Thais Artists were invited and required to spend time on site to evaluate
the environment in Krabi’s communities prior to their proposals. Following
those, proposals were also somehow channeled to obtain local consensus,
made up of residents native and authorities to the area assigned, local had the
power to reject any artwork if they felt it inappropriate. Government
personals, Ministers, private sectors, university professors, international and
local curators as well as renowned national artists of Thailand all gathered
together to assemble what had become an inspired 4-months of site specific
in Thailand and newly created artworks strategically inside the province
(Tan, Bridget Tracy, interviewed 11 November, 2018, Krabi).
The word "Biennale" may affect people, local, tourists, artists in many
ways. But for Arts’ world, this general term, “Biennale” may be a word that
influence the perception and creating an exciting experience every 2 years to
local and international artists and other participants in any areas and activities
at the event, but still a new novelty to the perception of some general public.
As Thailand Biennale got under way, two others biennales were organized in
Bangkok. One, the Bangkok Art Biennale, was sponsored by giant private
corporate featured sculptures, paintings, installations mostly shipped in from
some of the big names’ artists. The other, named Bangkok Biennale, took
place without support and featured network of mostly local artists and
galleries city-wide (Oliver, Irvine: 2019).

247
In contrast with organizing Thailand Biennale: Krabi 2018, at the
beginning was unquestionably well planned, clearly focused and strategicaly
oriented: 1) to introduce and create understanding of Contemporary Arts to
the people in the country both ideas and co-organizing future international
Contemporary Arts events, 2) to preserve and improve natural environment
3) create wellness of local communities, 4) to preserve and promote cultural
and identities, 5) to energize and equip young Thais’ curators and artists with
update knowledge and hand-on experiences to create and organize a larger art
events in the future both ideas and co-organizing international contemporary
arts events (Office of Contemporary Art Ministry of Culture, 2016).
Organizing of this important Thailand Biennale event was under duty
of the office of Contemporary Art and Culture, Ministry of Culture, co-hosted
and in collaborated with Krabi province, local ‘s government agencies,
private sectors, the priority was to create knowledge and understanding for
local, Thai artists societies and international artists, on transitional that
transform the international seaside world famous town to being an art city
without destroying local culture, dignities, identities, environment, and the
existence of the arts communities when Thailand Biennale end in February
2019. Most of the works exhibited were temporary to semi-permanent,
expensive but have been very creative, consistent and harmonious with the
places which have so many beautiful of nature, rich in culture, and diversities
of Krabi province as a context for creation and display of works. Therefore,
the artworks presented in the area becoming new foreign objects in the
community, valuable, meaningful for communities, environmentally friendly,
and stimulate economic of the communities (Vimolluk Chuchat, interviewed:
20 July, 2019).

2. WORKS OF CONTEMPORARY ART THAILAND BIENNALE:


KRABI 2018
All art works exhibited in the event were co-created through the study
of local contexts, culture and environment of the local areas (Thailand
Biennale; Krabi 2018, Exhibition Catalogue, 2019)). Many important sites
had been selected by Curator’ s team, 1) Kho Klang, Krabi’ s municipal town
areas, Khao Khanab Nam 2) Railay, Ao Phara Nang, Po da Island,
3) Noppharat Thara beach, 4) Than Bok Khorani National Park and nearby
communities (Thailand Biennale; Krabi 2018, Edge of the wonderland,
Exhibition catalogue) The director of the office of Contemporary Art and
Culture, stated that "this 4-month outdoor exhibition in Krabi is not intended
only to showcase traditional arts such as sculptures or paintings under the
concept of "public art", but all the art works are imagination between artists
together with the local to simulate economy and creative strategies in order to
help local financially and save local resources in a very fast changing
environment from tourism industries by using of initiative and collaborative

248
creative works to make a better a place for people to live, energize local,
bring people together and reflect “THAIs’” to global communities to visit and
revisit Thailand” (Vimolluk Chuchat, interviewed: 20 July, 2019).
Interestingly as stated by leading Curator “Artists will interact with the
venues, both in a consistent and contradictory way, artworks will become a
part of the nature and balance with culture, scenery, and environment
surrounding " (Jiang Jiehong, lead Curator Thailand biennale, Krabi 2018).
All the arts being created had played significant roles with the communities,
appearing in many explanations of each work of each artist for example “the
Giant Ruins” by TU Wei-Cheng, which explores the boundaries between true
stories and fiction to review the historical story or Felix BLUME's “Rumors
from the Sea”, inspired by the undulating bamboo dams flutes, tribute to the
needs of preservation, local Thai resources management and resilience as
well as a nod to the industry and old age conservation in the use of naturally
found materials to aid the enterprise. Takafumi FUKASAWA's Football
Field for Buffalo represented his discovery that local people still enjoy sports
and nature in particular, ties with animals such as chickens, goats and
buffalos.
Kamol TASSANACHALEE, Thailand National Artist, created a large-
scale sculpture inspired by the shape of two magnifying glasses, artwork
represents co-existence and relationship of life, cultures, environment. His
work urged the audience to explore the magnificent, natural view of Krabi
Key scenery. In addition, Kamol positions the mirror to reflect images of the
audience and picture of scenes on LED screen attached at the base of his
artwork. Vichoke MUKDAMANEE, national Artist, transformed a local
popular story in to abstract form, made of 10 separated pillars. Each one has a
different symbolic shape attached to the top of a four meters high metal
poles, narrative form of groom’s parade of gifts and money brought to bride’s
parents that often appears in the Thai wedding ceremony. Panya
VIJINTHANASARN, national Artist, presented environmental issues
happened in Krabi, a fastest growing tourist destination, but local need to
cope with many problems such as water pollution, waste from tourism,
deforestation, and loss of its wetlands and mangroves. Panya created a large-
scale assemblage installation that is developed from character of spiders and
centipedes using old car parts as main materials to reflect how our
environmental changes by human, industrialization, and contemporary
societies as the invasion of nature and affect the existence of all lives.
Mella JAASMA's Silver Souls, which tells the story of the era in which
Thailand faced tense cultural events especially the upcoming. Valentina
KARGA’s, the 4 totems symbolize 4 villages, 3 of which are old, 1 of which is
new. Artist spent a month on Koh Klang, a Muslim community that make up
33% of Krabi’s religious profile considered substantial within a largely

249
Buddhist Thailand, working with local artisans and children in the area. She
began by collecting natural sea debris, mostly shells, and organic detritus. She
uncovered stories, symbols and all manner of sharing, soulfully expressed by
inhabitants of Koh Klang. Her ambition was to distil what values any
community might have that will crystallize their bonds through times of global
flux and uncertainty. The 4 Totems were fabricated through shaping and firing
at a nearby wood kiln outside Koh Klang; in part brick, in part ceramic from
crushed detritus, the surfaces marked by members of the community using
symbols they created these pieces by themselves, and the local villagers could
share many stories of the process, pointing out the tiniest of marks on the
pillars, proudly conveying what each meant in reflection of the inhabitants and
co-existence of Koh Klang community, environment, artist, and the world
(Thailand Biennale; Krabi 2018, Exhibition Catalogue, 2019).
Even though the art works exhibited were created according to the
artist's imagination but all ideas and concepts were originated from locals
tells to create coexistence and balance relationship between the art pieces and
the local cultures. The environment and culture had been the most important
concerned for “Thailand Biennale, Krabi: 2018”. According to many local
“culture is always connected to the environment when the environment
changes, culture will change accordingly, and at the same time, the culture
that flows will also affect the environment as well”. Because of tourism
development, land and environment have been affected by tourist related
industries, thus, art would be one solution to create awareness, solve some
problem as mayor of Krabi municipal, Keeratisak Phukaoluan stated “natural
environment and culture become an important concept in each piece of art
work, and all the artworks reflection of local’s environment, culture that
used to be or still exists in each community, and most important local could
develop their products and sale those to visitors for example Batik, local
foods which benefit directly to local…. Art is therefore a representation from
a culture that is related to the local environment, and stimulate local
economy….”. Because natural resources and culture of Krabi are rich
diverse and important resources for creating great art works by great artists
and local, merging of those resources with contemporary world with artist
imagination will create an innovation that are abandon of precious values to
local and country, and those distinctive arts that inspire visitors both Thais
and foreigners will connect and position Krabi and Thailand globally
(Keeratisak Phukaoluan, interviewed on 28 July 2018 at Andaman Cultural
Learning center, Krabi) .
At the beginning, many critics would said that Thailand Biennale,
Krabi 2018, might not be as famous as Bangkok Art Biennale, or Bangkok
Biennale which took place in the same period (November 2018-
February2019) in Bangkok where art events and art exhibitions have been
established, but organizing the first Thailand Biennale in Krabi was

250
complicated because the first idea was to organize a smaller art event in rural
area. Surprisingly, the result form Thai’s Government agencies reported very
interesting and satisfy achievements, in addition to being a valuable art event
in the midst of beautiful nature and culture, touristic destination, it has
produced significant social and economic results in the area and Thailand as
well. According to the reports, Krabi tourists increased to 2,600,000 visitors
during the event and from those numbers were 1,700,000 foreign visitors and
850,000 Thais. Each foreign tourist spent 10,468 baht per day (1 US$=30
baht), while Thais spent around 2,000 baht per day, Krabi’s local economy
increases 864 million baht. Thailand biennale creates more than 3,300 jobs
positions, and Krabi generated revenue from local tax collection amount of
323 million baht (Krabi Statistic office, 2019; Summary of Thailand Biennale
Krabi 2018). Besides the socio-economic significance, this reflects long way
socio-cultural achievement for Thailand, as political, economy developed and
physical landscape has transformed, but our cultural policies and art events
will keep pace, shaped by the aspirations of Thai people and international
artist to co-create and co-exist, and connect Thailand and the world. Values
created in Thailand biennale, Krabi 2018 would be an important lesson that
make an interesting difference to other arts venues in Thailand and
internationally, and it clearly would help Thailand tourism industries, and
connect Thailand as one of the art world legacy on the world Art Map.

3. MANAGING THE REMAINING OF KRABI 2018


It can be seen that when the state becomes a main supporter with the
collaboration of local for an Art event, through local community, making
community feels involved in the event. It also creates a sense of participation
that they would collaborate and be part of the creative economy under
sustainable development concepts. It creates a sense of pride for local
people, the love of arts and activities that occurs will inspire to stimulate
economic in the community even though those works created by artists who
are outsider, but benefiting from the work of arts and event have been
important assets to local communities involved such as the development of
cultural products for tourism industries, in Krabi case lifestyles and various
souvenirs form “BATIK” in Koh Klang, accommodation facilities, street
food venders, restaurants, and art facilities development, such as an
expansion of Andaman Learning Center, new building is constructed and
added to support future international Art events and commercial and trade
Exhibition.
The question has been aroused “What will happened to Krabi province
after Thailand Biennale; Krabi 2018?”. Some art pieces may change
according to their lifespan, but many artworks will physically and
psychologically remain in the area and many will be in the heart of the local,
when the local see values both in economic and aesthetic coexisted.

251
Transformation from a local touristic destination to a city of contemporary art
for the inclusiveness of the local is challenging, however, accessibilities of
tourists to arts activities areas must be in greater consideration. There are
many preparations, networks and implementations of value-added goods
creation and distribution from local in many layers. The exhibition of
international art shows in Krabi Province is a central investment, and it may
be difficult for the local communities to drive the event and concept of “ART
CITY” to succeed alone. From the aforementioned concept, it can be
explained that urban development according to the creative economy
principle it is necessary to rely on cooperation at the policy and
implementations levels from the government. Policy of community leaders
giving independence to local organizations under good guidance and
consultation, educating people in the area including supporting the capital
investment, budgeting and the operation support units are important
advantages in organizing the event successfully. An important foundation in
the development of art city is the government policy, and that policy will be a
catalyst for the creation of an art city. Even though all of the objective have
been obtained, in the future consideration, there are issues to be managed and
improved in pre-event stage, event stage, and post event stage such as
appropriate faculties both indoor and outdoor to host both tourists and artists’
works, communication, legal issues, logistics, human resources management,
technological & engineering supports to fabricate artworks, financial
management, fundraising and marketing etc. These factors and issues must be
in a close consideration for social and economic values added.

4. SUMMARY AND CONCLUSION


The Thailand Biennale called to art as a making of beautiful things, but
also art as catalytic statements and observations on the socio-cultural and even
political and economy concerns native to a location involved. Some might
argue that Krabi does not need revitalization for its tourist attraction and
revenues contribute to Thailand, but this event proved that natural resources
have been better preserved, because THAILAND BIENNALLE takes its
cultural and natural resources for consideration of organizing art event
seriously, and hopefully THAILAND BIENNALE: Krabi;2018 will be an
excellent lesson learnt and will benefit the population and preservation of local
culture, identities, and environment in the fast changing world in consideration
for better preparation to organize the next event, Thailand Biennale: Korat
2020, where dimension of cultural resources, environment, and historical
dimension are much more difference than Krabi. With the success of Thailand
Biennale: Krabi 2018, the Office of Contemporary Art and Culture, Ministry of
Culture, Thailand has developed various impact dimension of aesthetics,
social, cultural, and economic values to the Krabi province, and aims to
organize Thailand Biennale again in appropriate province across Thailand

252
every 2 years as earlier Ministry of Culture strategic plan for the development
of rural area from local to global venues and will “transform local touristic
destination to a city of art” which should clearly differentiate “Thailand
Biennale” from Bangkok Art Biennale, Bangkok Biennale and others...
“Thank you and SEE YOU IN KRAT; 2020”.

BIBLIOGRAPHY
1. Irvine, Oliver, 2019. Sight Unseen. Cape+Kantary. Volume 22, pp.34-36),
Bangkok, Thailand.
2. Keeratisak Phukaoluan, interviewed 28 July 2018. Andaman Cultural Learning
Center. Krabi.
3. Krabi Statistic office, 2019. Retrieved 20 June 2019. http://Krabi.nso.go.th
4. Office of Contemporary Art Ministry of Culture, 2016. Contemporary art in
Thailand. Bangkok.
5. Summary of Thailand Biennale, 2018. Retrieved 2 July 2019.
https://youtu.be/ekHNA0jh0
6. Tan, Bridget Tracy, interviewed 11 November, 2018, Krabi.
7. Tan, Bridget Tracy, 2019. Peripheries: Revitalising Krabi. Retrieved 15
August, 2019. https;//culture360.asef.org/magazine/. Peripheries-revitalising-
krabi-thailand-biennale-2018/
8. Thailand Biennale, Krabi 2018. Retrieved on December, 2018.
http://thailandbiennale.org/en_US/
9. Thailand Biennale; Krabi, 2018. Edge of the wonderland. Exhibition catalogue.
Bangkok, Thailand.
10. Vimolluk Chuchat, interviewed, 20 July, 2019. The office of contemporary art
and culture, Ministry of Culture. Bangkok, Thailand

CHUYỂN ĐỔI TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH


THÀNH MỘT THÀNH PHỐ CỦA NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
TRONG SỰ BAO QUÁT CỦA ĐỊA PHƯƠNG
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THÁI LAN BIENNALE: KRABI 2018

Tóm tắt: Các sự kiện nghệ thuật đương đại như là Biennale - một ý tưởng mới ở
Thái Lan bao gồm Nghệ thuật và Du lịch. Mặc dù thuật ngữ “Nghệ thuật đương
đại” đã được trình bày ở các tổ chức giáo dục và thực tiễn nghề nghiệp tại Thái Lan
trong một thời gian, nhưng sự hiểu biết thực sự từ ngữ này và tác động của loại hình
này chưa được công chúng biết nhiều đến. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất của Văn phòng Nghệ thuật và Văn hóa đương đại thuộc Bộ Văn hóa,
Thái Lan nhằm thể hiện và chia sẻ kiến thức xã hội đã đạt được và những ảnh
hưởng quan trọng đến cộng đồng, xã hội và ngành du lịch. Ý nghĩa, mục đích và kết
quả của các sự kiện nghệ thuật đương đại sẽ được giải thích tại sao cách sự kiện

253
này được hình thành tại các thị trấn du lịch gần bờ biển và điều quan trọng nhất là
việc triển lãm loại hình nghệ thuật này đã tạo ra sự hài hòa giữa vẻ đẹp của thiên
nhiên, văn hóa và sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, làm thế
nào để các tác phẩm này trở thành tài sản cho xã hội và du lịch và trở thành công
cụ quan trọng cho phát triển bền vững có sự tham gia cộng đồng.

Từ khóa: Thái Lan Bienalle, Krabi 2018, Nghệ thuật và du lịch

254
CHARACTERISTICS OF THE WATER SPLASHING
FESTIVAL IN LAO TOURISM DEVELOPMENT
Nguyen Thị Be Ba1, MA; Lobphalak Outhitpanya2

ABSTRACT
This research aims to analyze the characteristics of the Water Splashing
festivals in Lao tourism development by using field and depth interviews. It reveals
that the meaning of Te Nuoc festival (Water Splashing festival) will take away the
fatigue, sorrow, and unhappiness in the old year and bring the proliferation, and
prosperity for everyone in the New Year. Water Splashing festival still maintains
own unique traditional customs of local community, therefore, the exploitation of
water festival in tourism development will contribute to creating distinctive
attraction of cultural tourism products in Laos.

Keywords: Water Festival, Tourism, Laos

1. INTRODUCTION
The Water Splashing Festival in the Buddhist countries in South East
Asia such as: Laos, Cambodia, and Thailand which is a traditional, joyful and
unique festival.
According to Le Khanh Hai - Deputy Minister of Culture, Sports and
Tourism, emphasized that “In the form of intangible cultural heritage, the
festival is considered a typical type of heritage which is recognized as not only
community cultural activity of local community but also folk performance
containing historical art values”.
Festival is a general folklore phenomenon which means a form of the
spiritual performance. It was established by core rituals and beliefs that was
related to worshiping gods or career’s history. Because of arising and
integrating cultural phenomena, the integrated part is a main root.
Festival creates colorful carpets where meaning is included sacred,
wealth, misery, loneliness and solidarity (UNESCO, 1989).
Each country in the world has its traditional holidays with unique
customs and rituals. With common features of the Southeast Asia festivals,
the Splashing Festival in Laos is associated with the traditional New Year
customs of the nation. The festival is a place to preserve the cultural identity,
the sacred connection of the past - present - future in the development flow of

1
Master, School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University.
2
Doctor, Pakse Teacher Training collegege, Champasak Province Lao PDR.

255
each nation. This festival has positive influences to the economy and Lao
tourism promotion because of job creation. Although the exploitation of the
Splashing Festival for tourism development help Lao preserve the cultural
beauty of local community, it is necessary to pay attention to social
environmental impacts.

2. RESEARCH METHOD
The research is conducted by field observation and depth interviews
which experts’ opinion in Laos and Vietnam about the characteristics,
orientations for exploiting festivals for local tourism development are
collected. In addition, the research also collects data from many different
sources of information as books, newspapers, magazines, internet for
analyzing, evaluating, arranging, synthesizing researched information.

3. RESEARCH RESULTS
3.1 Overview of the Water Splashing festival in Lao
3.1.1 Overview of Laos
The Kingdom of Laos is a country located between other surrounding
countries such as China, Burma, Thailand, Cambodia and Vietnam. With an
area of about 235.000 Km2, located between the north latitude 14 - 23 and
East Longitude 100 - 108, occupation of mountains and forests over most of
the land area.
Laos is located in typical tropical country and the Mekong River plays
important role in daily life of local people. This river has a total length of
4.350 km originating from the Tibetan Plateau, flowing through China,
Thailand, Laos, Cambodia and Vietnam. The widest place of the river during
the rainy season measured in Si Phan Don is 14 Km. In the flooding season,
the merchant boats from Yunnan (China) flow down to Laos carrying
machines for sale and vice versa buying wood back. All branches in the West
flow into the Mekong River, while branches in the East flow into the Tonkin
Gulf (Vietnam). Traveling to Laos, tourists can realize that thanks to the
Mekong Delta, Laos has had 2 fertile granaries in Vientiane and Savanakhet,
and also the most densely populated area of Laos. In addition, hydropower
dams provide electricity to the whole country and sell surplus to Thailand,
this resource has contributed significantly to the national budget. Laos also
has famous plateaus such as Kham Muon, Bolaven, and XiengKhoang where
Plain of Jars, a remaining relic of the ancient people, is located.
Buddhism is a national religion in Laos. Currently, about 60% of the
population follows Hinayana Buddhism. This religion had been introduced to
Laos since the late 13th century under the reign of Fa Ngum King, but
developed very slowly. It was not until the end of the 17th century that

256
Buddhism was officially recognized as the state religion and introduced into
the educational program in schools. There are also separate religions of each
ethnic group. They show faith and worship Godheads according to their
ancestor's custom where Islam and Christianity make up very little.
3.1.2 Origin of the Water Festival in Laos
As a country located in Southeast Asia, Laos has a traditional Boun Pi
Mai Tet Festival with customs imbued with its nation’s cultural identity. New
Year is an opportunity for the people of this country to show their faith,
respect, and sense of responsibility for preservation and promotion of
traditional cultural values. Coming to Laos on these April days, guests will be
immersed in the jubilant atmosphere to welcome the New Year.
Traditionally, the Lao New Year takes place during the fifth month of
the Buddhist calendar, starting on the sixth day of the fifth month and ending
on the fifth day of the sixth month, during which the main WunSalong
festival is celebrated on full moon. Currently, Lao New Year is celebrated
from 13 to 16 April of the solar calendar every year, when the sky is high, the
big rivers are plentiful, symbolizing a New Year with abundant fortune.
“The unique feature of Boun Pi Mai Tet is splashing water on each
other (hence the Boun Pi Mai is also known as Bun huat nam, the Water-
Splashing Festival). This is originated from perception of the Lao people that
only water can bring life and water will wash away all evil and sorrow to
revive, bring cleanness, purity. Therefore, on the first day of the New Year,
Laotians often clean their houses cleanly, prepare fragrant water and flowers,
then take the Statue of Buddha to a separate space and open the door so
everyone can go to bathe the Buddha. People also splash water on the monks,
temples and trees surrounding the temple. To pay homage, the young splash
water on the elders to wish them a long and prosperous life; friends splash
water on each other. Not only splashing water on people, they also splash
water on houses, worship items, animals and production tools. Laotians
believe that water will help wash away evil, disease and wish the New Year
with long, healthy life”.
There are many concepts explaining the origin of the Water Festival but
it may be understood that the birth of festival was associated with the wet rice
farming agriculture, and it also came from legends of strong religion color.
According to the conception of agricultural residents, the old Water
Festival aims to see off the dry season and pray for rain. The water splashing
custom for the New Year is probably part of the traditional ritual to pray for
favorable rain and wind to bring about proliferation of everything.

257
The water splashing custom of the Lao people is also associated with a
humanitarian legend. The story says “In ancient times, before Buddhism was
born, there was a rich farmer’s son named Thammabane who was very smart
and understanding bird voice. Thammabane often went everywhere to spread
knowledge. At that time, they still considered Kabinlaphom, the god of the
sky, the most intelligent. Upon learning that there was a knowledgeable
person in the world, Thammabane, Kabinlaphom wanted to compete with
Thammabane. He posed three questions for Thammabane to answer,
if Thammabane answered correctly, Kabinlaphom would have to surrender
his head and vice versa. The three questions were:
Where was the human spirit concentrated in the morning?
Where was the human spirit concentrated in the afternoon?
Where was the human spirit concentrated in the evening?
Thammabane could not answer immediately, he asked Kabinlaphom
for another 9 days. Thammabane tried to think but still could not find the
answer. Three days passed, so tired, he fell asleep by the root of the palm
when he heard a couple of eagles talking above his head. The wife eagle
asked: "What will we eat tomorrow?" The husband eagle answered, "Don't
worry, we will eat Thammabane, because he will not be able to answer
Kabinlaphom's three questions and will be killed". When the wife eagle
asked the answer, the husband eagle said: The human spirit in the morning
concentrated on the face, so in the morning people had to wash their face;
The human spirit in the afternoon concentrated in the chest, so people often
bathed in the afternoon; The human spirit at night concentrated in the hands
and feet, so people often washed their hands and feet before going to bed.
Knowing the bird voice, Thammabane heard the three answers clearly
and then returned to meet Kabinlaphom. As committed, Kabinlaphom had to
behead his head. However, before beheading, Kabinlaphom instructed his
seven daughters to take care of his head, because if his head fell on to the
ground, there would be a fire, throwing it into the sky would cause drought
and throwing it into the sea would dry up the sea. Kabinlaphom's seven
daughters placed their father's head on a golden plate and worshiped at
Khanthoumali cave, Phoukhaokailat mountain. Every year, they come here to
water, wash their father's head and put them back into the cave”. The Lao
water splashing custom started from that.
The image of drought and fire in the story is the hallmark of the hot and
dry climate, while the details of the seven girls watering the head of
Kabinlaphom shows the “innocent" awareness of Laotians about the
importance of water in their life. With belief in a polytheistic world, spiritual
things and soaring imagination, the ancient Lao people follows the water
splashing custom with a very unique and fascinating story. Despite believing

258
in the polytheistic world and being unable to explain the origin of many
natural and social phenomena, the ancients still believed in human abilities.
Affirming and praising human is the noble humanitarian spirit of
Thmmaphala. Humanistic beauty makes this legend and the water splashing
custom immortal forever. In addition to water splashing, during the Boun Pi
Mai Tet, the Lao people also perform many other rituals such as tying wrist,
building sand tower, releasing ... with all respect.
3.1.3 Unique features in the Water Splashing festival in Laos
When golden shower flowers bloom all over the country, it is also
the time when Laotians prepare to celebrate the biggest New Year festival
of the year.
Meaning of the Water Splashing festival
Water splashing is one of the traditional cultural festivals of Southeast
Asian countries. The Lao people call it Boun Pi Mai, the festival is meant to
bring refreshment, prosperity to all things, to purify human life. On these
days, people often splash water on each other to bless, pray for good rain and
wind, pray for a prosperous and happy New Year. The festival in Laos is
often referred to as Bun, which means doing merit, doing blessed to be
blessed.
Festival time
Boun Pi Mai Tet usually takes place in three days, 13, 14 and 15/4
annually according to the Buddhist calendar.
Festival customs
Lao New Year (Lao: ີ ປໃຫມ ່ ລາວ; transliteration: Boun Pi Mai, Pi
Mai, Pee Mai, Koud Song Kane or Bunhot Nam) takes place from 14 to 16,
April in every year. This is the Buddhist calendar-based New Year because in
Laos, Buddhism has become a national religion for a long time. People splash
water for good luck and peace for the whole year. Like Thai and Cambodian
people, the Boun Pi Mai festival is meant to bring refreshment, prosperity to
all things and happiness to purify people's lives. Boun Pi Mai is an
opportunity to nurture and develop national art.
The first day, also the last day of the old year, people clean the house,
alley, prepare fragrant water and flowers. In the afternoon, people in the
village gather at the temple to worship Buddha, to pray, to listen to the
monk’s sermons, to pray for health and happiness for the whole year. After
that, they put the Statue of Buddha in a private space for three days and
open the door for others to bathe the Buddha. Fragrant water from the
Buddha statue will be taken back home and will be use on the human body
to do merit.

259
The second day is not taken into account because it is the transition
between the old year and the New Year.
The third day is also the last day with many jubilant activities
everywhere. Before splashing, people often give each other good wishes.
To pay homage, the young splash water on the elders to wish them a long and
prosperous life; friends splash water on each other. Not only splashing water
on people, they also splash water on houses, worship items, animals and
production tools. Laotians believe that water will help wash away evils,
diseases and wish the New Year with long, healthy life. Anyone who gets wet
a lot will be happier.
People make towers of sand, decorate them with flags, flowers, fabric
wire and sprinkle with fragrant water. In these days, people also release
animals such as turtles, fish, crabs, birds ... to get blessings.
Guest who is the first caller on the New Year’s Day has a blue or red
thread tied on his wrist by the host as a symbol of happiness and health.
During the three days of Tet, anyone who has a lot of thread ties is
considered the lucky one all year.
Golden shower flowers are tied to car and hung on the house to pray for
good luck, Champa flowers are made in clusters or pinned in their hair to
pray for good blessings in the year.
Festival Space
Water Festivals are held across the country but are most celebrated in
the ancient capital of Luang Prabang and VangVieng. In Luang Prabang,
where there are many temples and famous tourist resorts, foreign guests can
enjoy a clear festive atmosphere with lots of interesting games.
Water is the soul of the festival:
In the Water Festival in Laos on New Year days, be prepared to receive
water wishes. Lao people are very friendly; they do nothing to you. If you're
driving or walking down the street, they'll just splash water on you. Don't get
angry, they do it just to wish you good health all your life and think that they
themselves are as healthy as you.
Beliefs in the festival
The procession of Songkran Queen, one of the seven daughters of the
four-faced god - the god who brings good things to Lao people, is always an
event that people are excited to participate in the water festival.
Food in the Water Splashing festival:
The indispensable traditional dish during the Lao Boun Pi Mai Tet is
Lap, a dish made up by pork, chicken or beef and especially indispensable -

260
sticky rice. In Laos, "Lap" means "Prosperity", Laotian uses this Lap dish in
the hope that they will be prosperous and lucky all year.
3.1.4 Current situation of exploiting Water Splashing festival in
tourism development in Laos
a. Crowded tourists attending the festival
Each year millions of people from all over the world flock to Laos to
attend the Tet Boun Pi Mai Water Festival. The ancient capitals of Luang
Prabang and VangVieng are the two places most visited by tourists.
b. Attractive activities during the festival
According to Laotian tradition, Boun Pi Mai Tet usually takes place in
three days. The first day, also the last day of the old year, people clean their
house. In the afternoon, people go to the temple to worship Buddha.The
second day is the threshold between the old year and the New Year. When a
guest comes to Laotian’s houses, the hosts will tie a blue or red thread on his
wrist which is a symbol of happiness and health.
The most anticipated Water Festival will start on the third day with
many activities taking place across the country. The water splashing starts at
8am and ends at 4pm, before sunset. During the festival, visitors can go to the
temple to worship Buddha, pray for peace. Water splashing is a community
activity that takes place all over the streets, so visitors can easily join in the
crowd and join the locals. In addition, water splashing Tet also has many
interesting community activities such as worshiping Buddha, bathing
Buddha, welcoming Buddha, sailing on the river, building sand tower. Sand
is taken to the temple grounds and decorated before being offered to monks
to pay respect. Sand towers are decorated with flags, flowers, white cloth
strings and sprinkled with fragrant water. If you are in Laos during these New
Year days, be prepared to receive water greetings and keep the camera with
care as you can get wet from head to toe at any time, even if you are driving
or walking on the street. The best and funniest way is to immerse in fun
stream of people with enough water containers to splash and get splashed in
the most wonderful festival of the year.
c. Recognition as national cultural heritage
The Ministry of Culture, Sports and Tourism has put the Lao New
Year's Water Festival (Bun huat nam) in NuaNgam commune, Dien Bien
district in the list of seven national intangible cultural heritages that needs to
be protected. This is also the joy and responsibility of Laotians in Na Sang 1
commune in particular and Dien Bien province in general in preserving and
promoting these heritage values in community life.

261
Over time, along with changes of the country, Bun huat nam still
retains its value as a festival that plays an important role in the cultural and
spiritual life of the Lao people. These are the cultural characteristics
expressed by each ritual bearing specific folklore practices and high
community form. Although it only takes place in two days, but from the
ancestor worship ceremony to the rain praying ceremony, a lot of people and
tourists are attracted.
3.1.5 Strengths and weaknesses in exploitation of the Water
Splashing festival in Laos
a. Strengths
Water Splashing festival is a great festival associated with the
traditional Tet holiday of the nation and is held in parallel with the traditional
Tet holiday, which is the pride of the Lao nation.
Water Splashing festival honors the Southeast Asian river culture
associated with agricultural production.
The festival takes water as the main element to express national
solidarity spirit, water cleans and passes away difficulties in life. Water
symbolizes holiness and integrity in life and religion
b. Weaknesses
Loss of holiness due to crowed people, bad forces causing social
disorder, damages to properties when splashing a lot of water and pollution
such as inappropriate garbage disposal after the festival are all the matters of
concern and drawbacks from this celebration.
3.2 Solution of exploiting Water Splashing festival to serve tourism
development in Laos
First of all, it is necessary to establish the management board of Water
Splashing festival to check up festival activities and increase awareness of
local people in preserving the indigenous traditions as well as avoiding
staging and superstitious practices. In addition, raising people’s awareness of
participating in the festival show their civilized and polite manner in order to
avoid social disorder and inappropriate rubbish disposal. Last but not least,
using media to strengthen propaganda and promote Water Splashing festival
to the world is best way to attract foreign tourists

4. CONCLUSION
Water Splashing is a traditional festival of countries taking Buddhism
as the state religion in Southeast Asia. In Lao, the water festival takes place
in tandem with the traditional Tet holiday of the nation. The special feature of
the festival is that water is taken as the main element, symbolizing solidarity,

262
clarity, invisibility, ... and desires to dispel difficulties of life. Today, this
festival is a top consideration when traveling to Laos and other Southeast
Asian countries. Therefore, the organization of this festival should preserve
and promote the indigenousness and unique beliefs and customs of the Lao
people as a top concern contributing to the special features of this festival in
tourism.

REFERENCES
1. Ky Deng Phonkaseumsouk, 2006. Culture and Custom in Lao. Phitvongsa
Puplishing House. Vieng Chang.
2. Hun Phan Rattanavong, 2004. Boat racing and Lamtern festival. Youth
puplishing. Lao.
3. Sonthavi Sengdalasin, 2009. Social and Cultural in Lao and Southeast Asia.
Humanity puplishing House. Lao.
4. UNESCO, 1989: Tạpchí “Người đưa tin UNESCO”. số 11-1989.

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI TÉ NƯỚC


TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀO

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các đặc điểm của lễ hội Té Nước
trong phát triển du lịch tại Lào thông qua sử dụng phương pháp khảo sát thực địa
và phỏng vấn sâu. Bài viết chỉ ra rằng lễ hội Té Nước của Lào mang ý nghĩa xua tan
những mệt mỏi, ưu phiền, và những điều không tốt trong năm cũ, đồng thời mang lại
sự sống sinh sôi, đâm chồi nảy lộc, ấm no hạnh phúc cho vạn vật trong năm mới.
Lễ hội vẫn được duy trì phong tục truyền thống độc đáo của cộng đồng địa phương,
do đó việc khai thác lễ hội Té Nước trong phát triển du lịch sẽ góp phần tạo ra sức
hấp dẫn đặc biệt của các sản phẩm du lịch văn hóa ở Lào.

Từ khóa: Lễ hội Té Nước, phát triển du lịch, Lào

263
BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA SÔNG NƯỚC
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh1

TÓM TẮT
Chợ nổi là một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa sông nước Đồng
bằng sông Cửu Long, một loại tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn đối với khách
du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do những biến đổi tự nhiên và xã hội.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, giao thông đường bộ phát triển mạnh làm cho
chợ nổi bị suy giảm, thậm chí có nguy cơ biến mất. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị của chợ nổi phục vụ du lịch hiện nay đang trở nên rất cấp thiết. Bài viết
này nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông
nước ở chợ nổi trong phát triển du lịch, góp phần phát triển loại hình du lịch chợ
nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: chợ nổi, du lịch chợ nổi, Đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, không có đê ngăn lũ,
chế độ nước sông Cửu Long chưa bị con người can thiệp nhiều nên Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là “xứ sông nước”. Sự hòa
quyện giữa thiên nhiên và con người đã hình thành một nền văn hóa sông
nước điển hình. Trong đó, chợ nổi là một trong những giá trị văn hóa sông
nước tiêu biểu và độc đáo nhất.
Chợ nổi là hình thức họp chợ trên sông, các hoạt động mua bán trao đổi
hàng hóa đều được thực hiện bằng ghe, thuyền. Trải qua hàng trăm năm tồn
tại và phát triển, chợ nổi đã trở thành một phần lịch sử-văn hóa của vùng
ĐBSCL. Những nét văn hóa chợ nổi ở ĐBSCL có sức hấp dẫn đặc biệt đối
với khách du lịch, tạo nên loại hình du lịch chợ nổi đặc sắc mà không nơi nào
có được.
Tuy nhiên, hiện nay chợ nổi ở ĐBSCL đang đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức do những biến đổi tự nhiên và xã hội. Đặc biệt, trong bối
cảnh hiện nay, giao thông đường bộ phát triển mạnh làm cho chợ nổi bị suy
giảm, thậm chí có nguy cơ biến mất. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa sông nước của chợ nổi phục vụ du lịch đang trở nên rất cấp thiết.

1
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ; Email: dncanh@ctu.edu.vn

264
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chợ nổi là nét đặc trưng của văn hóa sông nước và là nguồn tài nguyên
du lịch nổi bật ở ĐBSCL. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chợ
nổi và du lịch chợ nổi, tiêu biểu như: Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở ĐBSCL (Đỗ Văn Xê, 2005); Chợ nổi Nam Bộ (Phan Trường
Sơn, 2008); Chợ nổi ĐBSCL (Nhâm Hùng, 2009); Chợ nổi ĐBSCL - nét đặc
trưng văn hóa của người Việt Nam Bộ (Ngô Văn Lệ, 2014); Đặc trưng chợ
nổi ĐBSCL (Nguyễn Hữu Hiếu, 2017), v.v....
Về du lịch chợ nổi cũng có nhiều công trình nghiên cứu như Huỳnh
Bích Trâm (2011) nghiên cứu về vấn đề du lịch hướng tới giảm nghèo tại chợ
nổi Cái Răng; Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011) nghiên cứu
thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi Cái Răng. Các nghiên cứu
của Cao Nguyễn Ngọc Anh (2015) và Lâm Nhân (2015) về du lịch chợ nổi
ĐBSCL qua trường hợp chợ nổi Cái Bè, v.v... Nhìn chung, những công trình
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: lịch sử hình thành và phát triển chợ nổi
và du lịch chợ nổi; tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch chợ nổi; một số
hạn chế và thách thức của du lịch chợ nổi; giải pháp phát triển du lịch chợ nổi
ĐBSCL.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Các cuộc khảo sát thực địa được thực hiện tại một số chợ nổi ĐBSCL
như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè
(Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang),
chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long) để quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin tư
liệu thực tế. Qua đó, tìm hiểu đặc điểm hoạt động của chợ nổi, tiềm năng và
thực trạng phát triển du lịch chợ nổi.
3.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp liên quan đến chợ nổi và du lịch chợ nổi được thu
thập dưới dạng văn bản, số liệu, bản đồ, hình ảnh, v.v... được hệ thống hóa và
xử lý bằng phương pháp định tính để phục vụ đề tài nghiên cứu.
3.3 Phương pháp so sánh
Các phân tích so sánh đồng đại và lịch đại được sử dụng để tìm hiểu sự
giống nhau và khác nhau giữa các chợ nổi ở ĐBSCL, giữa chợ nổi ở ĐBSCL
với các nước Đông Nam Á, nhất là các chợ nổi ở Thái Lan. Đồng thời, phân
tích so sánh cũng nhằm làm rõ sự khác nhau giữa các giai đoạn trong lịch sử
phát triển của chợ nổi.

265
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát sự hình thành và phát triển chợ nổi
Vùng Nam Bộ xưa kia là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam, một quốc
gia cổ đại hình thành vào đầu Công nguyên ở vùng hạ lưu sông Mekong.
Vào đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đã tấn công và
chiếm một phần lãnh thổ của vương quốc này. Dưới thời Chân Lạp, vùng đất
Nam Bộ được gọi là Thủy Chân Lạp, bị bỏ hoang do bị ngập nước và sình
lầy, không phù hợp với truyền thống khai thác vùng đất cao của người Chân
Lạp. Cách đây hơn 300 năm, tại vùng Nam Bộ đã có những lưu dân Việt đến
khẩn hoang lập ấp. Năm 1698, chúa Nguyễn cho thành lập đơn vị hành chính
đầu tiên ở Nam Bộ gọi là phủ Gia Định. Sách Đại Nam nhất thống chí chép:
“Phủ Gia Định: Xưa là nước Phù Nam, sau là Giản Phố Trại2. Bản triều năm
Kỷ Mùi (1679) đời Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế mới sai tướng mở đất
dựng đồn dinh ở bộ phận lân Tân Mỹ. Năm Mậu Dần (1698) đời Hiển Tông
Minh Hoàng Đế lại sai Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính3 kinh lược
đất ấy, đặt phủ Gia Định” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006).
Môi trường thiên nhiên sông nước ở vùng đất mới góp phần làm cho
văn hóa sông nước của lưu dân Việt từ sông Hồng, sông Hương trở nên đặc
sắc hơn. Sách Gia Định thành thông chí đã nhận xét: “Ở Gia Định chỗ nào
cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay để đi
thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi mà ghe thuyền đi
lại chật sông suốt ngày đêm nối đuôi nhau” (Trịnh Hoài Đức, 2005).
Từ thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều tuyến kênh đào như
Thoại hà (Long Xuyên – Rạch Giá), Vĩnh Tế hà (Châu Đốc – Hà Tiên),
Vĩnh An hà (Tân Châu - Châu Đốc), v.v... Các công trình này đã góp phần
đẩy mạnh giao thông thương mại, an ninh quốc phòng, tiêu thoát lũ, dẫn nước
ngọt cải tạo đất, biến vùng này từ hoang hóa trở nên ngày càng trù phú.
Dưới thời Pháp thuộc, hàng loạt công trình kênh đào bằng cơ giới (dân gian
gọi là “kênh xáng”) được tiến hành ở ĐBSCL đã biến vùng này thành vựa
lúa, phục vụ việc xuất khẩu lúa gạo của Pháp ra thị trường thế giới.
Sau ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975), nhiều công trình kênh đào
tiếp tục được Chính phủ và các địa phương triển khai, góp phần đưa ĐBSCL
trở thành vùng trọng điểm số 1 về lương thực, thực phẩm của cả nước.
Kênh đào cùng với hệ thống sông rạch tự nhiên đã tạo điều kiện hình
thành và nâng cao giá trị văn hóa sông nước cho vùng ĐBSCL với triết lý
“chung sống với thiên nhiên”, “thân thiện với môi trường”. Đặc biệt, môi
trường sông nước đã tạo nên một nét văn hóa riêng có ở ĐBSCL là chợ nổi–
một hình thức họp chợ trên sông rạch.

2
Tức Camphchia, còn gọi là Chân Lạp hay Cao Miên.
3
Tức Nguyễn Hữu Cảnh.

266
Việc hình thành chợ nổi ĐBSCL mang tính tất yếu gắn với tập quán
sinh sống của người dân miền sông nước, dựa vào các nhân tố như sau: (1) sự
phát triển nông nghiệp hàng hóa với khối lượng lớn và đa dạng trong vùng
ĐBSCL đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển, trao đổi hàng hóa nông sản gia tăng
mạnh mẽ; (2) mạng lưới sông rạch và kênh đào ở ĐBSCL phát triển rộng
khắp, góp phần hình thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận tiện, tạo
thành những nơi hội tụ của nhiều nhánh sông giúp cho việc thông thương,
mua bán trên sông dễ dàng hơn; (3) thói quen sử dụng ghe, thuyền trong mọi
hoạt động của người dân, nhất là dùng ghe thuyền làm phương tiện đi lại,
chuyên chở hàng hóa góp phần gắn bó giữa sông nước với hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa; (4) một bộ phận người dân không có đất đai để sản
xuất nông nghiệp phải chuyển sang làm nghề buôn bán trên sông rạch
(thương hồ), góp phần đáng kể vào sự hình thành và phát triển chợ nổi ở
ĐBSCL.
Theo Huỳnh Lứa (2000), từ thế kỉ XVIII, sản xuất hàng hóa bắt đầu
phát triển ở vùng ĐBSCL đã dẫn đến sự hình thành những trung tâm thương
mại, giao dịch nổi tiếng như: thương cảng Hà Tiên, Bãi Xàu (Mỹ Xuyên ngày
nay), chợ phố Mỹ Tho, Sa Đéc, Nha Mân, Long Hồ, v.v... Do đặc thù của văn
hóa sông nước, nên các chợ này đều nằm ở vị trí thuận tiện về đường thủy và
hướng mặt ra sông. Ghe thuyền đến buôn bán tại chợ phố rất đông đúc, nhiều
ghe hàng lớn thường neo đậu để chờ bán hàng và chờ con nước. Dần dần,
đoạn sông cạnh chợ cũng diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
giữa các ghe thuyền. Từ đó, khúc sông này cũng xuất hiện các thuyền nhỏ
(xuồng) làm dịch vụ bán đồ ăn uống phục vụ khách thương hồ. Đây được
xem là xuất phát điểm cho việc ra đời chợ nổi ở ĐBSCL.
Đầu thế kỉ XIX, công cuộc khẩn hoang lập ấp được mở rộng dần sang
khu vực giữa sông Tiền, sông Hậu thì chợ nổi cũng được mở rộng ra các địa
bàn như Châu Đốc, Long Xuyên, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, v.v...
Tuy nhiên, trong thời gian này chợ nổi còn sơ khai do nguồn hàng còn hạn
chế, cung cách mua bán chưa hoàn thiện, dịch vụ tại chợ nổi chưa đa dạng.
Trong thời kỳ 1945-1955, chợ nổi ở ĐBSCL bị suy thoái do chính
quyền cũ hạn chế tụ tập ghe thuyền đông đúc để dễ kiểm soát an ninh.
Mặt khác, do tình trạng bom đạn tàn phá ruộng vườn, người dân rời bỏ nông
thôn vào các đô thị để sinh sống, đất đai bị bỏ hoang, sản xuất nông nghiệp
đình đốn, nông sản suy giảm, dẫn đến hoạt động buôn bán tại các chợ nổi ở
vùng này ngày càng thưa vắng.
Sau ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975), chợ nổi ĐBSCL được
phục hồi và phát triển, nhất là trong thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay).
Đặc biệt, trong thời gian này bắt đầu xuất hiện loại hình du lịch gắn liền với
chợ nổi, gọi là du lịch chợ nổi. Hiện nay, du lịch chợ nổi là sản phẩm du lịch
độc đáo và hấp dẫn ở ĐBSCL, nổi bật là các chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ),
Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), v.v...

267
4.2 Tiềm năng du lịch chợ nổi
Chợ nổi là nét văn hóa sông nước tiêu biểu ở ĐBSCL, tạo ra sức hấp
dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Theo Ngô Văn Lệ (2014), “Chợ nổi là nét
đẹp riêng có của ĐBSCL”, “Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái
Lan và Campuchia cũng có chợ nổi. Tuy nhiên, những chợ nổi này có nhiều
nét khác biệt so với chợ nổi ở ĐBSCL cũng như điều kiện tồn tại và phát triển
không giống như chợ nổi ở ĐBSCL”.
Tiềm năng du lịch chợ nổi ĐBSCL dựa trên giá trị văn hóa sông nước
như sau:
1) Chợ nổi là nơi hội tụ ghe thuyền để buôn bán trao đổi hàng hóa trên
sông. Vị trí hình thành chợ nổi thường là nơi giao nhau của nhiều sông rạch,
đồng thời cũng nằm gần các thị tứ, chợ trên bờ và các tuyến đường bộ để
thuận tiện cho việc cung ứng và vận chuyển hàng hóa tại chợ nổi.
2) Chủ thể của chợ nổi là dân “thương hồ” – những người mưu sinh
bằng nghề buôn bán hàng hóa tại chợ nổi. Hoạt động thương hồ gắn liền với
chợ nổi, tạo nên lối sinh hoạt giao thương, đời sống gia đình và cộng đồng,
đời sống tâm linh, tín ngưỡng gọi là “văn hóa chợ nổi” hoặc “văn hóa
thương hồ”.
3) Hoạt động ở chợ nổi rất sầm uất với hàng trăm chiếc ghe hàng tụ
hội. Các ghe thuyền thương hồ gồm hai loại: (1) Ghe thương hồ lớn buôn bán
sỉ từ chợ nổi này đến chợ nổi khác; (2) Ghe thương hồ nhỏ mua gom hàng
nông sản để cung ứng nguồn hàng cho các ghe lớn và bán lẻ cho các hộ dân.
Ngoài ra, ở chợ nổi còn có các nhà nổi (nhà bè) cùng nhiều thuyền nhỏ cung
ứng dịch vụ ăn uống, bán lẻ hàng tiêu dùng tại chợ nổi.
4) Các chợ nổi ở ĐBSCL hầu hết là chợ đầu mối nông sản, mua bán sỉ
là chủ yếu. Mặt hàng tại chợ nổi rất phong phú, chủ yếu nhất là hàng nông
sản với các loại rau củ quả, các loại trái cây cùng nhiều loại nông sản khác.
Ngoài ra, còn có các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ phẩm và dịch ăn uống rất
đa dạng.
5) Nhịp sống của dân cư thương hồ diễn ra theo chu kỳ hoạt động chợ
nổi. Hàng ngày, chợ nổi bắt đầu nhóm họp từ 3-4 giờ sáng, đông nhất vào lúc
5-6 giờ, đến khoảng 8-9 giờ thì chợ thưa dần và kết thúc vào khoảng 10 giờ
sáng. Các ghe hàng chưa bán hết thường neo đậu tại chợ nổi để bán tiếp vào
phiên chợ hôm sau.
6) “Cây bẹo” chào hàng là hình thức tiếp thị độc đáo và đặc sắc của
chợ nổi. “Bẹo” là một cây sào được dựng lên trên mui ghe hoặc mũi ghe để
treo các loại hàng hóa cần bán. Hình ảnh cây bẹo chào hàng với những loại
nông sản miền nhiệt đới đa sắc màu tạo nên hình ảnh khó quên trong tâm trí
du khách.

268
7) Phương thức giao dịch và mua bán tại chợ nổi cũng thể hiện nét văn
hóa đặc trưng của miền sông nước: hòa nhã, chân thành, thiết thực.
Dân thương hồ rất coi trọng chữ “tín”, giao dịch mua bán vẫn giữ nét đơn sơ,
mộc mạc, hồn nhiên tạo nên không khí thân thiện, cởi mở của chợ nổi.
8) Cách thức giao hàng theo kiểu “tung hứng” cũng rất độc đáo, hấp
dẫn. Hai ghe cặp mạn bên nhau, người bán tung hàng cho người mua bắt lấy
rất nhịp nhàng, điệu nghệ.
4.3 Thực trạng phát triển du lịch chợ nổi
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhu cầu của du khách muốn tham quan
tìm hiểu về chợ nổi đã thúc đẩy sự ra đời loại hình du lịch chợ nổi ở ĐBSCL.
Hiện nay, nhiều chợ nổi trong vùng đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.
Nhiều công ty du lịch đã đầu tư phương tiện và tổ chức các chương trình du
lịch chợ nổi. Nhiều địa phương cũng quan tâm bảo tồn những giá trị văn hóa
và tìm giải pháp thúc đẩy du lịch chợ nổi phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch chợ nổi ở ĐBSCL chưa tương xứng với
tiềm năng, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa làm hài lòng
khách du lịch và chưa đủ sức lưu giữ khách. Hoạt động bán lẻ hàng nông sản
cho khách cũng chưa được quan tâm, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
Các cơ sở phục vụ du lịch tại chợ nổi như điểm dừng chân, điểm tham quan,
điểm mua sắm hàng hóa và quà lưu niệm chưa được đầu tư đúng mức.
Các nguồn thu từ du lịch tại chợ nổi còn rất hạn chế. Đáng lưu ý, dân thương
hồ hầu như không được hưởng lợi gì từ hoạt động du lịch chợ nổi. Tình trạng
vệ sinh môi trường tại chợ nổi cũng rất đáng lo ngại do người dân và du
khách tùy tiện xả rác xuống sông, rất thiếu nhà vệ sinh công cộng phục vụ du
lịch tại chợ nổi.
4.4 Quan điểm, giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch chợ nổi
4.4.1 Quan điểm
- Bảo tồn chợ nổi trước hết là bảo tồn những giá trị văn hóa của chợ
nổi. Phải coi chợ nổi là di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của miền sông
nước ĐBSCL. Những giá trị này cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống
hiện tại, nhất là trong du lịch.
- Bảo tồn chợ nổi thực chất là bảo tồn hoạt động mua bán của thương
hồ. Mặc dù trên thực tế chợ nổi có xu hướng suy giảm, nhưng xét về mặt
kinh tế thì chợ nổi vẫn là một loại hình hoạt động có hiệu quả bởi những ưu
thế gắn liền với mạng lưới sông rạch chằng chịt ở ĐBSCL. Vì vậy, chợ nổi
cần được đầu tư để trở thành chợ đầu mối trong tiêu thụ nông sản.
- Giá trị đặc sắc của chợ nổi chính là nét tự nhiên vốn có của nền văn
hóa sông nước ĐBSCL. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp quản lý chợ nổi
là cần thiết nhưng cần rất thận trọng. Cần ưu tiên những giải pháp “mềm”,
tránh can thiệp “thô bạo” vào chợ nổi có thể làm mất “linh hồn” của chợ nổi.

269
- Bảo tồn và phát huy giá trị chợ nổi ĐBSCL cần phải gắn liền với phát
triển du lịch bền vững với các tiêu chí như bảo đảm an toàn giao thông đường
thủy, bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao đời sống dân cư. Trong đó, giải
pháp quan trọng hàng đầu là tạo nguồn thu từ du lịch cho dân thương hồ và
cho ngân sách địa phương.
4.4.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch chợ nổi
- Cần quy hoạch không gian chợ nổi theo hướng mở, đảm bảo an toàn
giao thông và tạo thuận lợi cho khách du lịch tham quan chợ nổi. Phối hợp
không gian chợ nổi trên sông với không gian dịch vụ trên bờ theo hướng tăng
cường bố trí công trình dịch vụ du lịch trên bờ. Xây dựng bến tàu và khu tập
kết tàu du lịch kết hợp với dịch vụ du lịch chợ nổi gồm các khu mua sắm, khu
ăn uống, khu vệ sinh công cộng, v.v...
- Xây dựng cơ chế và bộ máy tổ chức điều hành hoạt động của chợ nổi
gắn với du lịch chợ nổi theo mô hình “Trung tâm dịch vụ du lịch chợ nổi”
nhằm tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động của chợ nổi, gìn giữ an ninh trật
tự, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và giải quyết kịp
thời các phát sinh trong quá trình hoạt động của chợ nổi, điều động lực lượng
cứu hộ khi có tai nạn xảy ra.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chợ nổi. Chợ
nổi truyền thống ở ĐBSCL vốn là chợ đầu mối chuyên bán sỉ hàng hóa với
khối lượng lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, cần đầu tư
phát triển dịch vụ bán lẻ, nhất là bán lẻ trái cây cho khách. Với nguồn hàng
nông sản phong phú, chợ nổi ĐBSCL rất thuận lợi để hình thành các khu dịch
vụ với các dịch vụ bán lẻ trái cây, quà lưu niệm và đặc sản địa phương, v.v…
- Tăng cường phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân
địa phương tham gia các hoạt động phục vụ du lịch như chở thuyền đưa khách
đi tham quan, phục vụ ăn uống, biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, bán hàng hóa
và quà lưu niệm cho du khách. Cần khôi phục và phát huy truyền thống tốt đẹp
của “văn hóa chợ nổi” như thân thiện, mến khách, trọng “chữ tín” để xây dựng
chợ nổi thành “địa chỉ văn hóa” tiêu biểu của ĐBSCL.
- Tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường chợ nổi để duy trì và phát
triển bền vững chợ nổi bằng các giải pháp như: Thành lập tổ thu gom rác, trang
bị thuyền chở rác và các phương tiện thu gom rác trên sông. Xây dựng khu vệ
sinh công cộng tại chợ nổi để phục vụ khách du lịch và người dân địa phương.
Tăng cường công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ nổi.

5. KẾT LUẬN
Có thể ví chợ nổi ĐBSCL là những “bảo tàng sống” về văn hóa sông
nước, một nét văn hóa riêng có ở ĐBSCL mà không nơi nào có được.
Chợ nổi là nguồn tài nguyên du lịch rất có giá trị cần được khai thác một cách
hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống cho người

270
dân địa phương. Vì vậy, phát triển du lịch chợ nổi là giải pháp tất yếu vừa
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sông nước, vừa tạo ra những lợi
ích kinh tế để duy trì và phát triển chợ nổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cao Nguyễn Ngọc Anh, 2015. Du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Nghiên cứu trường hợp chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang). Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
“Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kông”, Trường Đại học Văn
hóa TP. Hồ Chí Minh. Nxb Thông tin và Truyền thông: 265-272.
2. Trịnh Hoài Đức, 2005. Gia Định thành thông chí (Lý Việt Dũng dịch và chú
giải). Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
3. Nguyễn Hữu Hiếu, 2017. Đặc trưng chợ nổi ĐBSCL. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa sông nước ĐBSCL trong quá trình
hội nhập và phát triển”, Trường Đại học Cần Thơ: 62-75
4. Nhâm Hùng, 2009. Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ. TP. Hồ
Chí Minh.
5. Ngô Văn Lệ, 2014. Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long-nét đặc trưng văn hóa
của người Việt Nam Bộ. Tạp chí Phát triển KH & CN. 17(X3): 5-12.
6. Lâm Nhân, 2015. Chợ nổi Cái Bè tỉnh Tiền Giang với việc khai thác và phát
triển du lịch. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng
sông Mê Kông”, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Nxb Thông tin và
Truyền thông: 383-392.
7. Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh, 2011. Thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch ở chợ nổi Cái Răng – thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, 19a: 60-71.
8. Phan Trường Sơn, 2008. Chợ nổi Nam Bộ, Thế Giới Mới, số 772, 2/2008
9. Huỳnh Bích Trâm, 2011. The Cai Rang floating market, Vietnam: Towards pro-
poor tourism? Master thesis, Auckland University of Technology, New Zealand.
10. Đỗ Văn Xê, 2005. Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
ĐBSCL, Đề tài NCKH, Trường Đại học Cần Thơ.

CONSERVATION OF WATER CULTURAL VALUE


IN FLOATING MARKET TOURISM DEVELOPMENT
IN THE MEKONG DELTA

Abstract: Floating market is one of the characteristics of the Mekong Delta culture,
a unique and attractive tourism resource for domestic and foreign tourists.
However, floating markets in the Mekong Delta are facing many challenges due to
natural and social changes. In particular, in the current context, road traffic has
strongly developed, causing the floating market to decline, even threatening to

271
disappear. Therefore, the issue of conservation and promotion of the value of
floating markets for tourism is becoming very urgent. This paper examines the
current situation and solutions to preserve and promote the cultural values of water
in floating markets in tourism development, contributing to the development of
floating market tourism in the Mekong Delta region.

Keywords: floating market, floating market tourism, Mekong Delta, river culture

272
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - VĂN HÓA CÙ LAO
VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÙ LAO
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh1, Trần Bá Cường2

TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi nằm ở giữa sông, gọi là “cù lao”.
Cù lao được phù sa bồi đắp thường xuyên, đất đai màu mỡ, giao thông đường thủy
thuận tiện nên đã thu hút dân cư từ khắp nơi đến lập nghiệp, tạo nên nét văn hóa
đặc sắc. Các giá trị văn hóa này đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để
phát triển du lịch. Đến với các cù lao, du khách rất ấn tượng với khung cảnh sông
nước hữu tình, vườn cây trái xanh tươi, không khí trong lành, ẩm thực hấp dẫn, con
người thân thiện, v.v… Tuy nhiên, hiện nay các cù lao đang đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức do những tác động từ những biến đổi tự nhiên và xã hội. Bài viết
này đề cập đến những đặc điểm địa lý - văn hóa cù lao và vấn đề phát triển du lịch
tại các cù lao ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: cù lao, du lịch cù lao, đặc điểm địa lý, đồng bằng sông Cửu Long

1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng châu thổ lớn nhất
Đông Nam Á, có diện tích 40.816,3 km2, dân số 17.660.700 người (Tổng cục
Thống kê, 2017). Hằng năm, sông Mekong cung cấp cho vùng ĐBSCL một
lượng nước lớn và trầm tích dồi dào với khoảng 160 triệu tấn phù sa mịn,
30 triệu tấn cát sỏi (Bravard, 2013).Với ưu thế của một đồng bằng rộng lớn
và màu mỡ, ĐBSCL có vai trò lớn đối với nền kinh tế và an ninh lương thực
của Việt Nam: chiếm 47% diện tích trồng lúa, 56% sản lượng gạo,
95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu, đóng góp 21,7% GDP cả
nước (Chính phủ, 2017).
Nguồn phù sa dồi dào của sông Mekong đã góp phần hình thành các
bãi bồi trên sông, mà người dân địa phương gọi là cù lao (hoặc cồn). Đây là
một dạng sinh cảnh tự nhiên đặc sắc với đặc điểm tự nhiên đa dạng, đất đai
màu mỡ. Vì vậy, cách đây khoảng 300 năm, các cù lao ở ĐBSCL đã thu hút
cư dân đến khai phá để tạo nên những nên các vùng cây trái xanh tươi,
trù phú, các sản vật địa phương hấp dẫn.

1
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ; Email: dncanh@ctu.edu.vn
2
Trường Trung học phổ thông Tân Long, tỉnh Hậu Giang; Email: cuongxuantl@gmail.com

273
Đặc biệt, những đặc trưng văn hóa bản địa riêng biệt ở các cù lao là cơ
sở hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn thông qua hoạt động
trải nghiệm cuộc sống cộng đồng gắn với cảnh quan sông nước, miệt vườn ở
đây. Hiện nay, các cù lao ở khu vực ĐBSCL đang là điểm đến hấp dẫn của
nhiều du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa cù lao ĐBSCL trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất cấp thiết.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nhìn chung, các nghiên cứu về cù lao ở ĐBSCL được tiếp cận theo ba
góc độ: tự nhiên, văn hóa và du lịch. Ở góc độ tự nhiên, có các công trình
nghiên cứu như: Lê Bá Thảo (1986) đã đề cập đến đặc điểm địa lý các cù lao
nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Trương Thị Kim Chuyên và ctv. (2017)
đề cập đến đặc điểm sông Cửu Long và hệ thống cù lao trên sông. Trong
những năm gần đây, vấn đề sạt lở ở các cù lao được đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu như Bravard et al. (2013); Trịnh Phi Hoành và ctv.
(2014); Nguyễn Nghĩa Hùng và ctv. (2016), v.v...
Dưới góc độ văn hóa, nhà văn Sơn Nam người đầu tiên sử dụng thuật
ngữ “Văn minh miệt vườn” để nói về nét văn hóa của người dân ở dải đất phù
sa ven sông Tiền, sông Hậu, trong đó có các cù lao trên sông. Ngoài ra, còn
có các công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ, trong đó có văn hóa cù lao,
nhưTrần Ngọc Thêm (1995), Ngô Văn Lệ (2014), v.v…
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về du lịch ĐBSCL,
trong đó có vấn đề du lịch ở các cù lao, tiêu biểu như nghiên cứu của Nguyễn
Quốc Nghi (2013) bàn về các giải pháp phát triển du lịch tại các cù lao;
Nguyễn Thị Bé Ba và ctv. (2017) đề cập đến giá trị văn hóa các cù lao trong
phát triển du lịch cộng đồng.

3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ các công trình nghiên cứu, số liệu thống kê,
báo cáo tổng kết, từ khảo sát trực tiếp tại thực địa và các nguồn thông tin tư
liệu khác dưới dạng văn bản, bản đồ, hình ảnh, phim video. Các dữ liệu này
được hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương
pháp phân tích định tính kết hợp với các phương pháp so sánh, tổng hợp và
khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tiến
hành tham vấn người dân và các nhà lãnh đạo, quản lý ở các địa phương.

274
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm địa lý các cù lao ở ĐBSCL
4.1.1 Môi trường thiên nhiên sông nước
Sông Mekong có tổng diện tích lưu vực 795.000 km2, tổng lượng
dòng chảy hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m3, lưu lượng trung bình khoảng
15.000 m³/s, là sông đứng thứ 10 trên thế giới về tổng lượng dòng chảy.
Sông Mekong chảy qua các nước Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam rồi đổ ra biển Đông bằng 9 cửa, nên sông này còn có
tên là Cửu Long. Lưu vực sông Mekong ở Việt Nam có diện tích khoảng
71.000 km2, chiếm hơn 8% diện tích toàn lưu vực và 20% diện tích tự nhiên
của Việt Nam (VNMC, 2019).
Với lượng phù sa dồi dào, sông Mekong đã tạo ra nhiều cù lao ở
ĐBSCL. Theo thống kê chưa đầy đủ, ĐBSCL có hơn 74 cù lao trong toàn
vùng. Có những cù lao diện tích rất lớn, dân cư sinh sống đông đúc, nhưng
cũng có những cù lao nhỏ, thậm chí có cù lao chỉ xuất hiện vào mùa cạn.
Do tác động của dòng chảy, các cù lao thường có dạng thấu kính, đỉnh nhọn,
đáy tròn. Các cù lao chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nước sông Cửu
Long theo mùa: mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 12) và mùa cạn (từ tháng 1 đến
tháng 5); đồng thời, các cù lao còn chịu ảnh hưởng của thủy triều.
Đặc điểm chung của các cù lao ở ĐBSCL là đất đai màu mỡ nhờ quá
trình bổi đắp phù sa liên tục hàng năm vào mùa lũ. Vì vậy, các cù lao đều rất
xanh tươi, trù phú, bốn mùa cây trái sum suê.
Do địa hình dạng ốc đảo giữa bốn bề sông nước nên các cù lao có lợi
thế về giao thông đường thủy, nhưng lại rất khó khăn về giao thông đường
bộ. Vào thời khẩn hoang lập ấp cách đây hơn 300 năm, nhờ đường thủy thuận
tiện nên nhiều cù lao được người Việt đến khai phá và định cư rất sớm như
cù lao Giêng, cù lao Ông Chưởng (An Giang), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ),
v.v…Ngày nay, khi mạng lưới giao thông đường bộ ở ĐBSCL phát triển,
thay thế cho đường thủy thì nhiều cù lao lại bị đẩy vào thế “cô lập” giữa bốn
bề sông nước nên gặp nhiều khó khăn. Nhiều cù lao trong tình trạng “bốn
không” (không có “điện, đường, trường, trạm”), giao thông đi lại khó khăn.
Vì vậy, cuộc sống ở các cù lao thiên về tự cung tự cấp, kinh tế kém phát triển.
Trong những năm gần đây, nhà nước và chính quyền các địa phương đã
quan tâm đầu tư xây dựng ở các cù lao nhiều công trình cơ sở hạ tầng như
đường dây tải điện, giao thông, trường học,... góp phần cải thiện đời sống
người dân và thay đổi bộ mặt nông thôn ở các cù lao.
4.1.2 Các hoạt động kinh tế chủ yếu
Làm vườn là nghề chính trên đất cù lao ở ĐBSCL dựa trên những yếu
tố thuận lợi như đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu điều hòa, cùng
với con người cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm, ham học hỏi. Trong điều

275
kiện đất thấp, thường bị ngập vào mùa lũ, nên các vườn thường được thiết kế
theo kiểu xẻ mương, lên liếp, vừa để tránh ngập úng vào mùa lũ, vừa giữ
nước vào mùa khô; đồng thời có thể tận dụng để nuôi tôm cá. Cây trái trong
vườn khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, nhiều nhà vườn tập trung phát
triển các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như xoài, bưởi, măng cụt, sầu
riêng, nhãn, v.v… Tuy nhiên cũng còn khá nhiều hộ vẫn duy trì vườn tạp,
mặc dù giá trị kinh tế không cao nhưng đỡ công chăm sóc.
Bên cạnh đó, nghề nuôi thủy sản cũng rất phát triển với nhiều mô hình
khác nhau như nuôi ở ao, kênh mương nội cù lao và nuôi bè trên sông. Nuôi ở
ao và kênh mương có hai hình thức nuôi quảng canh và thâm canh. Nuôi quảng
canh với các loại như cá lóc, cá rô, cá thác lát, cá tai tượng, v.v… tuy cho năng
suất thấp nhưng lại ngon, là đặc sản được khách du lịch ưa chuộng. Nuôi thâm
canh quy mô lớn phần lớn là của doanh nghiệp với các sản phẩm chính là cá
tra, cá basa. Còn nuôi bè thường theo hình thức thâm canh quy mô lớn, trước
đây là cá tra, cá basa; hiện nay thì sản phẩm nuôi khá đa dạng.
Ở các cù lao còn có nghề đánh bắt thủy sản do ưu thế về môi trường
sông nước và nguồn lợi thủy sản tự nhiên dồi dào. Ví dụ, cù lao Tân Lộc
(Cần Thơ) có xóm Câu và xóm Lưới, hay sông Vàm Nao (huyện Phú Tân,
An Giang) có nghề săn cá hô trên sông Cửu Long.
Các làng nghề ở cù lao khá đa dạng như: làm kẹo dừa ở cù lao Bình
Hòa Phước, cồn Phụng (Bến Tre), làm bánh tráng ở cù lao Mây (Vĩnh Long),
bó chổi Phú Bình, rèn Phú Mỹ, làm lò đất Phú Thọ ở cù lao Phú Tân
(An Giang), làng cốm kẹo ở cù lao An Bình (Vĩnh Long), làng trồng mai
vàng Phước Định, làm tranh kiếng, làm mộc ở cù lao Giêng (An Giang).
4.2 Đặc trưng văn hóa cù lao
4.2.1 Tính cách người cù lao
Tính cách chung của người cù lao là thật thà, chất phác và phóng
khoáng thể hiện qua lối suy nghĩ và tập quán sinh hoạt hàng ngày. Người cù
lao thường sống thực tế, làm đủ ăn; không lo tích trữ, để dành. Đồng thời,
người cù lao nổi tiếng hiếu khách, hào hiệp. Tính cách này có lẽ do ảnh
hưởng từ sự ưu đãi của thiên nhiên, hoa trái quanh năm tươi tốt và nhu cầu
muốn được giao lưu kết bạn có từ thời khẩn hoang, lập ấp.
Tính cộng đồng cũng là nét nổi bật ở người dân cù lao. Do cù lao bị
tách biệt với đất liền bởi sông rạch, điều kiện kinh tế thiếu thốn (thiếu nông
cụ, thiếu nhân lực,…) nên người dân nơi đây sống nương tựa vào nhau, gắn
bó với nhau như bà con ruột thịt, sẻ chia công việc với nhau, giúp đỡ nhau
trong những lúc hoạn nạn, ốm đau.
4.2.2 Tôn giáo, tín ngưỡng ở cù lao
Tôn giáo ở các cù lao khá đa dạng. Các cù lao ĐBSCL cũng có mặt
6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên chúa giáo (Công giáo), Tin Lành, Hồi giáo,

276
Cao Đài, Hoà Hảo và một số tôn giáo địa phương. Nhìn chung, ở từng cù lao
có sự đồng nhất về tôn giáo khá rõ. Chẳng hạn, Thiên Chúa giáo là tôn giáo
chính ở các cù lao: Giêng (An Giang), Thới Sơn (Tiền Giang), Dung
(Sóc Trăng), Tắc Cậu (Kiên Giang), An Bình (Vĩnh Long). Còn các cù lao
khác thì Phật Giáo thường là tôn giáo chính. Một vài cù lao có tôn giáo nội
sinh như: đạo Dừa ở Cồn Phụng (Bến Tre); đạo Hòa Hảo ở cù lao Tân Lộc và
cồn Sơn (Cần Thơ); đạo Cao đài ở cù lao Phú Tân (An Giang).
Cư dân trên cù lao còn thờ các anh hùng dân tộc xuất phát từ truyền
thống uống nước nhớ nguồn như: cù lao Dung (Sóc Trăng) có đền thờ
Bác Hồ; cù lao Ông Hổ (An Giang) có đền thờ Bác Tôn; cù lao Ông Chưởng
(An Giang) có nhiều cơ sở thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; cù lao
Giêng có lăng và phủ thờ ba Quan Thượng Đẳng (ba anh em Thư Ngọc hầu),
v.v… Đồng thời, dân cư cù lao còn có tín ngưỡng dân gian đa thần giáo rất
đa dạng: người Việt lập miếu thờ Thổ Thần, người Hoa lập miếu thờ bà
Thiên Hậu, nhiều nơi thờ thần Hồ, thần Rắn, thờ Bà, thờ Cậu,… để mong
được thần linh chở che, phù hộ.
4.2.3 Phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực
Nét đặc trưng trong văn hóa cư trú ở cù lao là gắn liền với sông nước:
nhà được bố trí dọc theo bờ sông, quay mặt ra sông, bởi sông rạch được coi là
"lộ", là "đường". Các hình thức cư trú ở cù lao cũng khá đa dạng như: kiểu
nhà sàn cao của người Chăm ở cù lao An Phú (An Giang), kiểu nhà sàn thấp
của người Kinh ở cù lao Ông Hổ (An Giang), còn lại hầu hết là kiểu nhà trệt
trên nền đất cao để tránh ngập nước. Nhà ở các cù lao thường kiến trúc theo
kiểu truyền thống, không có lầu, có ao sau nhà, hoặc trước cửa, có không
gian cho cây trái và hoa kiểng quanh nhà. Ngoài ra, nhiều cù lao còn có kiểu
nhà bè trên sông kết hợp giữa nhà ở với bè nuôi cá.
Văn hóa đi lại bằng đường thủy là chủ yếu, ghe thuyền đã trở thành
phương tiện đi lại chính của người cù lao. Người cù lao coi ghe thuyền là vật
linh thiêng, nên họ luôn thờ cúng và quan tâm đến việc trang trí. Đặc biệt là
con mắt ghe thuyền, làm sao trang trí cho chúng sinh động, có linh hồn.
Ghe thuyền vừa là phương tiện đi lại, làm ăn, vừa là công cụ gắn liền với
phong tục, tập quán, lối sống sông nước của cư dân nơi đây.
Văn hóa ẩm thực thể hiện ở sự trù phú và đa dạng của thiên nhiên cù
lao. Do các cù lao có nguồn thực phẩm dồi dào, nhất là các loại rau, trái cây
và thủy sản. Vì vây, các món ăn ở cù lao cũng phổ biến là món cá, nhất là cá
rô kho tộ, các loại mắm cá lóc, cá sặc, mắm tôm, tép và các loại rau dân dã
như bông lục bình, rau muống, rau đắng, càng cua,… Các loại bánh dân gian
do các gia đình tự làm như bánh ít, bánh tét, bánh bò, bánh chuối, bánh ú,
bánh lá dừa,… cũng là những món ăn rất quen thuộc của các cù lao.

277
4.3 Vấn đề phát triển du lịch ở các cù lao
4.3.1 Thuận lợi và khó khăn của các cù lao trong phát triển du lịch
Cù lao ở ĐBSCL là một trong những địa bàn du lịch độc đáo và đặc
sắc. Hiện nay, nhiều cù lao ở ĐBSCL đã trở thành những địa bàn hấp dẫn đối
với khách du lịch bởi cảnh quan sông nước hiền hòa, thoáng đãng; miệt vườn
cây trái xanh tươi, trù phú và sự thân thiện mến khách của người dân nơi đây.
Văn hóa cù lao có những nét riêng đặc sắc, được bảo tồn khá nguyên vẹn do
có sự cách biệt với bên ngoài. Đây là một trong những giá trị độc đáo để thu
hút khách du lịch đến với các cù lao. Khách cảm thấy rất thú vị với cuộc sống
thanh bình, dân dã nhưng rất đậm đà và đằm thắm.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở các cù lao cũng gặp không ít những
khó khăn, trở ngại như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch còn rất hạn chế. Hệ thống giao thông đường bộ ở các cù lao kém phát
triển, đường trên cù lao hẹp, chỉ sử dụng được xe hai bánh, một số cù lao có
các đoạn đường có thể cho xe hơi dưới 16 chỗ đi qua nhưng không có chỗ
đậu xe, để đến các cù lao thường phải đi bằng phà nên mất nhiều thời gian
chờ đợi. Các dịch vụ du lịch ở cù lao thường chưa phát triển. Khách du lịch
đến cù lao rất khó tìm được chỗ ăn, chỗ nghỉ, chỗ vui chơi, mua sắm…
Người dân cù lao còn ít hiểu biết về du lịch nên cũng gặp khó khăn khi
bắt tay vào làm du lịch. Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn những quan niệm
lạc hậu, mê tín như không dám cho khách đến xem bè cá bởi sợ cá chết, hoặc
sợ cá chậm lớn. Hoặc nhiều nhà vườn không muốn cho khách vào tham quan
vì sợ “phá vườn”, v.v…
Ngoài ra, các địa phương còn thiếu các chính sách khuyến khích phát
triển du lịch ở các cù lao như ưu đãi vay vốn, hỗ trợ thủ tục pháp lý, hướng
dẫn kỹ năng làm du lịch cho người dân. Các công ty du lịch cũng không mặn
mà với việc đưa khách đến cù lao vì đi lại khó khăn, lượng khách không
nhiều, trái cây theo mùa biến động thất thường, v.v…
4.3.2 Các giải pháp phát triển du lịch ở các cù lao
a) Nâng cao nhận thức về du lịch: Để đẩy mạnh phát triển du lịch ở các
cù lao ĐBSCL thì vấn đề nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp lãnh đạo,
quản lý, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người dân trong cộng đồng
là rất cần thiết. Từ đó, cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức đúng đắn về
tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương và vai trò trách nhiệm của mỗi
người đối với việc phát triển du lịch và có những hành động thiết thực từ việc
giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện niềm nở với khách du lịch, đến việc
hình thành ý tưởng kinh doanh và đầu tư phát triển du lịch, v.v…
b) Phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch: Để thu
hút khách du lịch đến với các cù lao, cần tăng cường đầu tư phát triển các
công trình kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch như:

278
đường giao thông, bãi đậu xe, khu vệ sinh công cộng, khu mua sắm, khu vui
chơi giải trí, điểm dừng chân và mua sắm đặc sản địa phương…
Việc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật
này cần có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng đầu tư các công trình tạo điểm
nhấn để thu hút khách du lịch đến với địa phương; thông qua đó mở rộng đến
các công trình phục vụ du lịch khác.
c) Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp xây dựng thương hiệu điểm đến:
Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, sức hấp dẫn và
hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy, vấn đề phát triển sản phẩm du
lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, phải tạo ra được những sản phẩm du
lịch đặc thù có tính độc đáo, khác biệt để nâng cao tính cạnh tranh. Thông
qua đó để xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cho địa phương.
Đặc biệt, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên các
thế mạnh về du lịch văn hóa – lịch sử – tâm linh kết hợp du lịch sinh thái và
những đặc trưng văn hóa bản địa như: tham quan di tích lịch sử văn hóa và
thắng cảnh thiên nhiên, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa bản địa, thưởng thức
và mua sắm đặc sản địa phương, v.v….
d) Tăng cường thông tin, quảng bá, tiếp thị du lịch: Để thu hút nguồn
khách đến với cù lao công tác thông tin, quảng bá, tiếp thị có ý nghĩa rất quan
trọng. Trong thời đại ngày nay, hệ thống thông tin trực tuyến ngày càng mở
rộng và phát triển. Đây cũng là cơ hội tốt để đưa thông tin về du lịch cù lao
của địa phương lên mạng toàn cầu. Đồng thời, cần tăng cường kết nối với các
công ty du lịch lữ hành; đẩy mạnh quảng bá tiếp thị du lịch qua các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh - truyền hình, bảng quảng
cáo, ấn phẩm du lịch, v.v…
e) Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng:
Các cù lao ĐBSCL rất có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Vì vậy,
cần khuyến khích người dân đầu tư phát triển du lịch như làm homestay,
vườn du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, đặc sản địa phương. Đồng thời, cần
xây dựng quy chế hoạt động trong mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng cơ
chế phối hợp và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan như: chính quyền địa
phương, doanh nghiệp du lịch, chuyên gia tư vấn để đảm bảo phát triển du
lịch cộng đồng bền vững.
f) Tăng cường liên kết, phát triển các tuyến điểm du lịch: Cần chú trọng
hợp tác, liên kết giữa các điểm du lịch ở các cù lao với các địa bàn du lịch
khác để hình thành hệ thống các tuyến điểm du lịch, góp phần đa dạng các
sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch.
g) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch: Để bảo vệ môi trường và
tài nguyên du lịch, cần áp dụng các biện pháp như: Xây dựng hệ thống thu
gom, xử lý rác thải, nước thải để phòng tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường.

279
Tuyên truyền vận động người dân dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, để tạo ra
sự phong quang, sạch sẽ. Tăng cường trồng cây xanh, hoa kiểng để tạo vẻ đẹp
và sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Ban hành các quy định về việc nuôi thả
gia súc, gia cầm và thu gom xử lý chất thải chăn nuôi để bảo đảm vệ sinh môi
trường. Xây dựng nếp sống văn hóa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương để góp phần phát triển du lịch cộng đồng.
Chú trọng phát triển các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch,
không có hóa chất và thuốc trừ sâu. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài
nguyên du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.

5. KẾT LUẬN
Cù lao ĐBSCL là những thành tạo đặc trưng của thiên nhiên sông
nước, được sự bồi đắp phù sa của sông Mekong – dòng sông mẹ vĩ đại ở
Đông Nam Á. Sông nước vừa là yếu tố chia cắt cù lao với đất liền, làm cho
cù lao trở nên tách biệt với bên ngoài, vừa gắn kết với cù lao thông qua hệ
thống giao thông đường thủy, góp phần tạo cơ hội giao lưu với những cư dân
thương hồ từ nhiều nơi, tạo nên nét đặc trưng văn hóa vừa thống nhất vừa đa
dạng trong hệ thống cù lao của ĐBSCL.
Sự cách biệt về đường bộ tuy gây khó khăn hạn chế cho sự phát triển
của cù lao, nhưng lại giữ cho cuộc sống thanh bình, yên ả, góp phần bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống của các cù lao trước tác động của làn sóng
văn minh công nghiệp. Những đặc điểm thiên nhiên và văn hóa đặc sắc
không nơi nào có được của các cù lao ĐBSCLlà những tài nguyên quý giá
cần được quan tâm giữ gìn và phát huy trong phát triển du lịch, làm cho cù
lao ở ĐBSCL trở thành địa bàn du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và
ngoài nước bởi các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và đặc sắc, góp phần
tạo nên thương hiệu du lịch cho vùng ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bravard J.P., Goichot M., and Gaillot S., 2013. “Geography of Sand and Gravel
Mining in the Lower Mekong River First Survey and Impact Assessment”,
EchoGeo, 26: 1-18.
2. Nguyễn Thị Bé Ba, Đào Ngọc Cảnh và Mai Hà Phương, 2017. Giá trị văn hóa
các cù lao trong phát triển du lịch cộng đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước
Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển”, NXB Đại
học Cần Thơ, 247-265.
3. Chính phủ, 2017. Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến
đổi khí hậu. Truy cập ngày 25/7/2018. Địa chỉ http://vanban.chinhphu.vn
4. Trương Thị Kim Chuyên và ctv., 2017. Vùng đất Nam Bộ (tập 1): Điều kiện tự
nhiên, môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

280
5. Trịnh Phi Hoành, Nguyễn Thám, Vũ Thị Thu Lan, Phạm Thế Hùng, La Văn
Hùng Minh, 2014. “Giải pháp tổng thể phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do biến
động bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp”. Kỉ yếu Hội nghị Khoa học
Địa lý toàn quốc lần thứ 8 (quyển 2): 244-250.
6. Trịnh Phi Hoành, Trần Văn Thương, Nguyễn Siêu Nhân và Nguyễn Thám,
2018. “Nghiên cứu tổng quan về nguyên nhân cơ bản và giải pháp tổng thể đối
với vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long”. Tạp chí khoa học - Trường ĐHSP
TPHCM, 9 (2018): 70-85.
7. Nguyễn Nghĩa Hùng và cs, 2016. Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Nhà nước,
mã số KC.08-21/11-15, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TP Hồ Chí Minh.
8. Sơn Nam, 1992. Văn minh miệt vườn. NXB Văn hóa, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao
ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, 27: 11-16.
10. Lê Bá Thảo, 1986. Địa lý đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đồng Tháp.
11. Trần Ngọc Thêm, 1995. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp
TP Hồ Chí Minh.
12. Lê Quang Trạng, 2018. Làng nghề ở “đệ nhất cù lao” Nam Bộ. Truy cập ngày
25/7/2018. Địa chỉ https://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/37831702-lang-
nghe-o-%E2%80%9Cde-nhat-cu-lao%E2%80%9D-nam-bo.html
13. Tổng cục Thống kê, 2017. Niên giám thống kê 2016. NXB Thống kê, Hà Nội.
14. VNMC, 2019. Lưu vực sông Mê Công. Truy cập ngày 25/7/2018. Địa chỉ
http://vnmc.gov.vn/news/9.aspx

GEOGRAPHICAL-CULTURAL FEATURES AND CHALLENGES


OF THE ISLET-BASED TOURISM DEVELOPMENT
IN THE MEKONG DELTA

Abstract: The Mekong Delta has many mudflats in the middle of the river, called
"cù lao” (river islets). The islet is regularly endowed with alluvial soil. The soils of
the Mekong Delta is fertile, and its water way is so convenient that it attracts many
people from all over the country to settle down and form its unique culture. These
cultural values have become extremely valuable resources for tourism development.
Visiting the islets, tourists are impressed with the charming river scenery, fresh
green orchards, fresh air, attractive cuisine, friendly people, etc. However, these
islets are now facing many challenges caused by the impacts of natural and social
changes. This article addresses the geographical - cultural features and challenges
of the islet-based tourism development in the Mekong Delta.

Keywords: Geographical features, Mekong Delta, river islet, islet-based tourism

281
PHIM ẢNH - HÌNH THỨC MARKETING HIỆU QUẢ
CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ThS. Nguyễn Ngọc Diệp1

TÓM TẮT
Trong những năm qua du lịch là một hoạt động kinh tế không còn xa lạ đối
với người dân Đồng bằng sông Cửu Long và công tác quảng bá du lịch vùng luôn là
vấn đề quan tâm cốt lõi của các nhà quản lý về du lịch. Các bộ phim về miền Tây
sông nước đang được ưu tiên phát sóng trên khung “giờ vàng” của các đài truyền
hình Vĩnh Long, Cần Thơ, Phim Việt,… đã và đang làm nhiệm vụ quảng bá du lịch
rất tốt, nhất là nguồn khách nội địa. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu
và phân tích thực tế hiệu quả quảng bá từ phim ảnh mang đến cho du lịch vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, tác giả đưa ra một vài đề xuất cho việc liên kết
giữa Du lịch và Phim ảnh nhằm mang hai lĩnh vực này đến gần với công chúng và
đạt hiệu quả marketing du lịch như mong muốn, đặc biệt qua sự liên kết giữa:
“Đơn vị làm phim - Đơn vị du lịch và chính quyền địa phương”.

Từ khóa: Du lịch qua phim ảnh, phim về miền Đồng bằng sông Cửu Long, quảng
bá du lịch

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2017, điện ảnh Việt Nam đánh dấu sự quan tâm của cộng đồng
trong công tác quảng bá du lịch thông qua phim ảnh từ sự thành công của bộ
phim Kong- Skull Island. Tuy nhiên, những năm trước đó, các bộ phim như:
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Những nụ hôn rực rỡ, Mỹ nhân kế và các
video ca nhạc, … cũng như một số phim truyền hình cũng đã làm khá tốt vai
trò này. Các bộ phim đã khơi dậy sự tò mò và kích thích nhu cầu tìm hiểu, du
lịch của khán giả sau khi xem phim. Cụ thể như các bộ phim truyền hình giới
thiệu hình ảnh và con người miền Tây với nét đẹp bình dị của “Văn hóa sông
nước miệt vườn”, như: ẩm thực và phong tục truyền thống (Cô Thắm về làng;
Tết ơi, Xuân à…), nghề truyền thống (nghề làm lụa Tân Châu trong phim
Mắt lụa, nghề đóng ghe tàu trong phim Hương phù sa ...), đặc tính miền Tây
sông nước (phim Cánh đồng bất tận, Mùa len trâu…); lịch sử đấu tranh cùng
tinh thần chiến đấu chống giặc (phim Cánh đồng hoang, Những nẻo đường
phù sa…); hay văn hóa gia đình Nam bộ xưa với các phim về giai cấp địa
chủ - tá điền (phim Ải trần gian, Người đẹp Tây Đô...). Các tác phẩm phim
ảnh được chuyển thể hoặc cảm tác hay nội dung sáng tác mới đều mang ý

1
Bộ môn Du lịch, Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai;
Email: nguyenngocdiep@dntu.edu.vn.

282
nghĩa giới thiệu văn hóa, truyền tải thông điệp nhân văn và gắn truyền thống
với hiện đại.
Du lịch và điện ảnh cho thấy chúng có điểm chung về thuộc tính giải
trí, tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ, từ đó mang đến cho con người
những giá trị nhân văn, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí sau những bộn bề
của cuộc sống. Mặt khác, tại Việt Nam, du lịch và điện ảnh được quản lý bởi
cùng một cơ quan Nhà nước là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên,
đến nay vấn đề quảng bá du lịch và việc sản xuất phim ảnh vẫn đang là hai
đường thẳng song song, công chúng và xã hội chỉ quan tâm đến việc làm
phim để quảng bá du lịch sau khi bộ phim nhận được phản hồi tốt từ khán giả
hoặc lượt khách đến tăng cao sau khi phim khởi chiếu. Điều đó cho thấy,
phim ảnh là phương pháp quảng bá tốt nhất, không phô trương, không quá
trực tiếp nhưng lại gây ấn tượng và ghi dấu ấn tốt trong lòng khán giả và du
khách. Nhưng thực tế, du lịch và điện ảnh đều đang ở thế bị động, bị động
trong cách tiếp cận thị hiếu khách hàng, bị động trong cách thức phối hợp và
bị động trong chính sự phát triển của từng ngành. Vậy làm như thế nào để
phim ảnh thật sự mang du khách đến với du lịch nói chung và du lịch miền
Tây nói riêng vẫn là điều cần thảo luận và có những động thái thực tế từ nhà
làm phim - nhà làm du lịch và chính quyền địa phương.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nhóm tác giả Dương Kim Chuyển và La Thị Mộng Linh (2018) đã
đánh giá và phân tích các số liệu sơ cấp về số lượng người truy cập các trang
mạng xã hội đến tham quan du lịch tại Bạc Liêu. Qua đó, các tác giả bài viết
tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin trong quảng bá du lịch tại tỉnh Bạc Liêu.
Đoàn Mạnh Cường (2015) đã giới thiệu cơ bản về marketing điểm đến,
phương pháp xây dựng hình ảnh Việt Nam thông qua các phim điện ảnh.
Qua đó, tác giả nêu minh chứng từ bộ phim Kong - Skull Island để đúc kết
những bài học và kinh nghiệm cho những đề xuất của tác giả trong việc
quảng bá du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh. Bài viết tập trung nghiên cứu
về lý thuyết và và quy mô cả ngành du lịch Việt Nam.
Nguyễn Thúy Vi (2018) đã dùng phương pháp phân tích SWOT và
điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá hoạt động quảng bá du lịch Việt
Nam thông qua điện ảnh. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng
sản phẩm điện ảnh cho mục tiêu quảng bá du lịch cũng như xây dựng mối
quan hệ giữa các bên liên quan để đạt mục tiêu quảng cáo du lịch Việt Nam.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các nghiên cứu trên tập trung phân tích tác động của việc ứng dụng
công nghệ thông tin và điện ảnh đến hoạt động quảng bá du lịch của Việt
Nam hoặc một địa phương cụ thể (Bạc Liêu) thông qua phương pháp tổng

283
hợp cơ sở lý thuyết, điều tra phân tích dữ liệu sơ cấp, đánh giá thực trạng
nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề. Trên cơ sở lịch sử nghiên cứu đề tài, tác
giả kế thừa và phát triển nghiên cứu ở quy mô điểm đến là vùng miền Tây
sông nước (Đồng bằng sông Cửu Long). Phương pháp nghiên cứu được thực
hiện theo hướng thu thập tài liệu và phân tích thực tế phát triển của hoạt động
quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thông qua phim ảnh. Qua đó,
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch
thông qua các tác phẩm điện ảnh, đặc biệt là phim truyền hình. Bài viết này
mang tính chất nền tảng cho các nghiên chuyên sâu hơn về du lịch miền sông
nước nói chung và du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Theo điều 4, Luật Điện ảnh (2006): “Điện ảnh là loại hình nghệ thuật
tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật
liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến
công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật”; “Phim là tác phẩm điện ảnh
bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình”.
Và thực tế cho thấy, điện ảnh không chỉ đơn thuần là ngành công nghiệp giải
trí mà còn là sự kết hợp của nghệ thuật và văn hóa.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”. Theo Phạm Hồng Chương (2007), marketing điểm đến
(Destination marketing) được hiểu là toàn bộ các quá trình và các hoạt động
nhằm thu hút khách du lịch đến với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm
đến đó. Marketing điểm đến không quảng bá cụ thể cho một nhà cung cấp
hoặc một doanh nghiệp nào nhưng lại khơi dậy nhu cầu, tác động đến sự lựa
chọn và làm tăng lượng khách du lịch đến thăm.
4.2 Phim ảnh và hoạt động quảng bá du lịch vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
Hoạt động quảng bá du lịch thông qua phim ảnh không còn xa lạ đối
với các quốc gia có nền du lịch phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Ấn Độ… Các bộ phim được khởi quay không vì mục đích chính là
quảng bá du lịch nhưng người xem lại thích thú và tìm đến các địa điểm ghi
hình, yêu thích con người và vùng đất được thể hiện trên phim. Từ đó,
ngành du lịch xuất hiện thêm một hoạt động du lịch mới là du lịch tham
quan, tìm hiểu và trải nghiệm tại các phim trường hay văn hóa bản địa như
các nhân vật trên phim.

284
Phim ảnh là phương pháp quảng bá “ẩn dụ”, không phô trương và dễ đi
vào lòng người thông qua nội dung, bối cảnh, diễn xuất của đội ngũ diễn viên
và một số yếu tố khác. Sự bình dị về cuộc sống con người và cảnh vật miền
Tây sông nước được khắc họa rõ nét và thi vị nhưng cũng rất đời trên phim
làm say lòng khán giả. Mặc khác, phim ảnh còn giúp người dân miền Tây
giới thiệu các địa danh mang đến nhiều cung bậc cảm xúc với nhiều điểm đến
cũng như sản phẩm du lịch ấn tượng, như: nghề gắn liền với sông nước (nghề
đóng ghe tàu, nghề làm lưới và các ngư cụ, nghề “đóng đáy”,…), ẩm thực
mùa nước nổi (mắm, khô, bông điên điển,…), các loại hình nghệ thuật dân
gian (hò, lý, hát lô tô, đờn ca tài tử,…), hình thức sinh hoạt “thương hồ”,…
Một lợi điểm khác khi đưa phim ảnh vào hoạt động quảng bá du lịch là lượng
người hâm mộ của các diễn viên, người nổi tiếng tham gia sẽ cùng hỗ trợ
đoàn làm phim, diễn viên và địa phương quảng bá (PR) cho tác phẩm cũng
như điểm đến.
Khi nhà làm phim lựa chọn sông nước miền Tây làm bối cảnh phim sẽ
mang đến cho người xem sự mới mẻ, chi phí sản xuất phim thấp (không cần
xây dựng phim trường hoành tráng, phí thuê địa điểm quay hình tương đối
thấp), người dân miền Tây mến khách nên ekip dễ dàng nhận được sự hỗ trợ
khi quay hình,… Hoạt động quảng bá hình ảnh miền Tây sông nước với khán
giả cả nước và nước ngoài tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch vùng. Từ đó,
đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế du lịch và phim ảnh của vùng cùng các
ảnh hưởng tích cực do du lịch mang đến: cơ hội việc làm, cơ sở hạ tầng được
quan tâm nâng cấp, tiếp cận sự phát triển của đô thị…. Với các điểm mạnh
mà phim ảnh và du lịch mang lại cho nhau, các đơn vị chức năng có thể tận
dụng các cơ hội để người dân miền Tây được hưởng lợi từ lượng du khách
đến. Các tác phẩm phim được cộng đồng đón nhận với tỷ suất “rating” cao sẽ
giúp cho nhà sản xuất phim và các doanh nghiệp quảng cáo thu được lợi
nhuận cao.
4.3 Thực tế hoạt động quảng bá du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long thông qua phim ảnh
Phim ảnh mang đến nhiều thuận lợi cho việc phát triển du lịch vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng phim ảnh như một hình thức marketing
điểm đến Đồng bằng sông Cửu Long cũng còn nhiều bất cập cần phải giải
quyết, cụ thể:
Thứ nhất, hiện nay, có rất nhiều các tác phẩm phim ảnh về miền Tây
sông nước nhưng chủ yếu là phim tài liệu và phim truyền hình. Các thể loại
phim ảnh này đều hướng đến đối tượng là người nội trợ và những ai yêu thích
nghiên cứu, vì thế vai trò quảng bá còn nhiều hạn chế. Đối tượng của từng
thể loại phim (phim điện ảnh, truyền hình, tài liệu,…) khác nhau, vì thế nhà
làm phim cần thận trọng trong cách đạo diễn, viết kịch bản và thông điệp gửi
gấm để có thể phù hợp với đối tượng khán giả chính của tác phẩm.

285
Chủ trương quảng bá du lịch qua phim ảnh đã có nhưng thực tế hoạt động
này đang dừng lại ở việc sản xuất phim tài liệu dài tập, phóng sự nhiều kỳ
hoặc phim quảng bá vài phút hay vài giây trên sóng truyền hình của một số
quốc gia. Việc này khá tốn chi phí và kết quả mang về khá khiêm tốn.
Bên cạnh đó, phim truyền hình về miền Tây được phát sóng chủ yếu ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân
cận. Vậy nên, người xem không mấy mặn mà với việc tham quan tìm hiểu
cảnh và người tại các điểm ghi hình trong phim do văn hóa sông nước không
xa lạ với đối tượng này, hoặc du khách chủ yếu tham quan trong ngày hoặc
ngắn ngày nên việc chi tiêu trong du lịch không cao.
Thứ hai, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Đây là điểm nhấn riêng và cũng là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng thu hút
khách du lịch tìm đến. Chính vì thế, hầu hết các địa phương ở miền Tây có
sản phẩm du lịch và cảnh quan gần như tương đồng. Các nhà làm phim cần
thực địa nhiều hơn để chọn được cảnh quay phù hợp, đặc trưng, qua đó tạo
nét riêng cho phim và cũng là điểm cuốn hút khán giả. Việc này cần có sự
phối hợp của đơn vị du lịch và cộng đồng địa phương.
Thứ ba, vấn đề quảng bá và tuyên truyền cho phim bị bỏ ngỏ trong
nhiều năm qua, chưa được các đoàn làm phim và nhà đầu tư quan tâm đúng
mức, khiến cho các bộ phim sau khi đóng máy lặng lẽ phát sóng trong một
khung giờ nào đó của một vài đài truyền hình. Điều này ảnh hưởng đến
doanh thu của bộ phim, nhà làm phim khó đánh giá được chất lượng thật sự
của tác phẩm và không mặn mà với những dự án phim khác. Bên cạnh đó,
khán giả xem phim ít, không mấy hứng thú khi xem phim và cập nhật những
thông tin khác liên quan đến phim. Mặt khác, tuyên truyền kém làm cho bộ
phim ít được quan tâm, tỉ lệ “rating” (tỉ suất người xem chương trình) thấp sẽ
không được chọn chiếu nhiều đài truyền hình, thông tin du lịch và các thông
điệp của phim dễ bị lãng quên hoặc lỗi thời. Hiện nay, vấn đề này đã và đang
được một số nhà đài chú ý đến, như đài truyền hình Vĩnh Long thực hiện giới
thiệu phim với trailer từng tập phim, hay đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh công bố rộng rãi lịch phát sóng các bộ phim trong tuần/tháng,
đài truyền hình Việt Nam đăng tải các đoạn preview phim nhằm kích thích
khán giả xem lại và ấn tượng với những đoạn phim hay… Cách thức này
giúp bộ phim tiếp cận với khán giả nhanh hơn, kể cả những khán giả không
thường xuyên theo dõi phim.
Thứ tư, các nhà làm phim chưa thật sự am hiểu về văn hóa miền Tây
sông nước nói riêng và văn hóa người Nam bộ nói chung. Việc nghiên cứu,
tìm hiểu và đưa các phong tục tập quán, phương ngữ, văn hóa sông nước vào
các tác phẩm phim ảnh là một vấn đề khó khăn và cần có sự tư vấn cũng như
tìm hiểu sâu sắc. Một số bộ phim lấy bối cảnh miền Tây, Nam bộ xưa nhưng
sử dụng từ ngữ và trang phục hiện đại hay cách ứng xử của các nhân vật
trong phim không phù hợp cũng làm giảm chất lượng của bộ phim, khán giả

286
không hài lòng và có những ấn tượng không đẹp cho phim. Hay sự hời hợt
trong cách khai thác bối cảnh và tình tiết khắc họa tính cách con người miền
Tây làm cho bộ phim không giữ được sự quan tâm của khán giả, giảm tính
hấp dẫn và hiếu kỳ của khách dành cho điểm đến.
Thứ năm, các thông tin về địa điểm ghi hình thường được giới thiệu sau
khi kết thúc tập phim (phim truyền hình, phim tài liệu) hoặc bộ phim
(phim điện ảnh) với các dòng chữ có kích thước nhỏ, tốc độ nhanh, thông tin
cung cấp ít. Vào khung giờ này, khán giả thường ít quan tâm hay chuyển
kênh hoặc họ sẽ ra về ngay sau khi phim kết thúc. Do vậy, tác dụng giới thiệu
thông tin điểm đến hoặc tên các diễn viên phụ hoàn toàn thấp. Trái lại,
thời lượng dành cho quảng cáo quá nhiều, tuy nhiên đây là nhu cầu tất yếu
của các nhà đài nhằm tăng doanh thu của đài.
Thứ sáu, khó khăn trong việc chọn bối cảnh, xây dựng phim trường và
việc sinh hoạt của đoàn phim, cơ sở vật chất cũng làm cho các nhà làm phim
e ngại. Ngoài ra, người dân miền Tây chưa quen với việc “làm phim” nên
việc thuyết phục người dân cho thuê địa điểm cũng là một việc khó hoặc dễ
gây xung đột về văn hóa cũng như lợi ích của đôi bên và việc xin cấp phép
ghi hình tại địa phương cũng là một vấn đề khó.
Thứ bảy, Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây sông nước qua góc
máy của các nhà làm phim đẹp lung linh nhưng cũng rất chân thực làm cho
khán giả nao lòng tìm đến. Tuy nhiên, từ phim ảnh ra thực tế tham quan đến
trải nghiệm du lịch chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều bất cập. Vì thông tin
điểm ghi hình trên phim còn hạn chế, khán giả tham quan theo dạng tự túc và
tự phát dẫn đến việc phim và đời thực là hai cách nhìn nhận khác nhau.
Điều này làm cho khán giả/du khách dễ mất lòng tin vào phim ảnh và du lịch
miền Tây do cơ sở vật chất và hệ thống dịch vụ du lịch của vùng còn hạn chế,
đặc biệt đa số người dân chưa quen với hoạt động du lịch.
4.4 Giải pháp sử dụng hiệu quả hình thức phim ảnh cho hoạt động
quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
4.4.1 Đơn vị làm phim
Cần tìm hiểu rõ về văn hóa sông nước để làm chất liệu sáng tạo và linh
hoạt trong việc sáng tác kịch bản cũng như đạo diễn phim. Ekip đoàn phim
cần chủ động trong việc tìm kiếm nhà đầu tư cho sản phẩm, nhờ vậy nhà làm
phim có thể an tâm trong việc phân phối kinh phí xây dựng phim, được hỗ trợ
trong khâu tuyên truyền phim cũng như một số công việc khác.
Đạo diễn và biên kịch cần cân nhắc trong việc sáng tác và bảo tồn nét
đẹp văn hóa của địa phương, hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của đoàn phim
đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Ngoài ra, phim ảnh cũng
có vai trò tuyên truyền và giáo dục, vì vậy, nội dung phim cần được nhà làm
phim và đơn vị chức năng (Cục Điện ảnh) xem xét và phê duyệt.

287
Đơn vị làm phim cần xem xét và bố trí những thông tin giới thiệu điểm
đến cũng như văn hóa miền Tây ở những phân đoạn thích hợp hoặc phát hành
các trailer, clip hậu trường nhằm giới thiệu thêm về địa điểm ghi hình cũng
như văn hóa miền Tây. Thông qua các clip phụ này, diễn viên và ekip đoàn
phim có thể chia sẻ về quá trình làm phim, về điểm đến được giới thiệu một
cách tự nhiên không khuôn mẫu sẽ tạo được hiệu ứng nhẹ nhàng nhưng có
thể ghi dấu ấn trong lòng khán giả qua các tập phim. Tăng cường công tác
tuyên truyền phim ngay từ ngày đầu khởi quay thông qua các đơn vị báo đài,
chính quyền địa phương và nhà tài trợ (nếu có). Đồng thời, ekip làm phim
cần tăng cường tương tác trên các trang mạng xã hội nhằm tạo hiệu ứng lan
tỏa trong cộng đồng mạng, fanclub cũng như các đối tượng tiềm năng khác.
Thông tin quảng cáo cần được đơn vị làm phim suy nghĩ và đưa vào
phim một cách khéo léo để đạt được mục tiêu quảng cáo sản phẩm nhưng
không ảnh hưởng đến chất lượng phim cũng như gây phản cảm cho người
xem. Từ đó, các đài truyền hình cũng có thể xem xét giảm hoặc hạn chế đến
mức thấp nhất thời lượng dành cho quảng cáo. Đặc biệt, ekip cần chú ý việc
chú thích địa điểm ghi hình trên các tác phẩm phim nên có sự sáng tạo,
tránh rập khuôn…
4.4.2 Đơn vị làm du lịch
Các đơn vị làm du lịch đặc biệt là ngành du lịch của địa phương có thể
đặt hàng nhà làm phim sản xuất các bộ phim quảng bá cho du lịch của tỉnh
nhà. Chủ động đầu tư và lựa chọn các địa điểm ghi hình sẽ giúp cho việc
quảng bá du lịch của địa phương, qua đó tạo thuận lợi cho đoàn phim cũng
như có bước chuẩn bị tốt hơn cho công tác đón khách du lịch. Mặt khác, đơn
vị du lịch địa phương và nhà làm phim cùng nhau thực hiện công tác tuyên
truyền quảng bá phim và quảng bá điểm đến sẽ tạo được hiệu quả kép trong
công tác marketing sản phẩm.
Công ty lữ hành xây dựng và tổ chức các tour “farm trip” giúp đạo
diễn, biên kịch, diễn viên và báo đài có thể trải nghiệm điểm đến, tiếp cận
văn hóa và con người vùng sông nước. Từ đó, giúp nhà làm phim tích cóp
chất liệu cho công tác sáng tác phim và góp phần tuyên truyền cho du lịch địa
phương thông qua lượt theo dõi diễn viên và người nổi tiếng của “fan club”.
Bên cạnh đó, công ty lữ hành và các khu du lịch địa phương có thể cùng phối
hợp xây dựng các khuôn viên chủ đề theo các bộ phim “ăn khách” hoặc phim
trường thu nhỏ nhằm giúp du khách có thêm sự lựa chọn cho chuyến tham
quan. Mặt khác, đơn vị kinh doanh du lịch có thể thu thêm nguồn kinh phí từ
việc cho thuê điểm chụp ảnh cưới, quay phim hoặc tổ chức sự kiện chuyên đề
cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
Đơn vị lữ hành chủ động chào bán các sản phẩm và chùm tour mới sau
khi thăm dò phản ứng khách hàng với bộ phim. Nhờ vậy, đơn vị lữ hành chủ
động trong công tác quảng bá và bán sản phẩm mới, khách hàng có thêm cơ

288
hội tiếp cận với điểm đến mới với sự chuẩn bị chu đáo của công ty du lịch.
Mặt khác, đơn vị lữ hành giữ vai trò cầu nối giữa khách du lịch và địa
phương, giúp địa phương dự đoán tình hình cũng như số lượt khách đến địa
phương trong thời gian cụ thể.
4.4.3 Chính quyền địa phương
Nhiều năm nay, ngành Du lịch đã xây dựng các video clip quảng bá du
lịch Việt Nam với độ dài từ vài giây đến vài phút và thuê phát tại các kênh
truyền hình quốc tế hoặc một số kênh truyền hình quốc gia. Với thời lượng
ngắn, nội dung truyền tải không nhiều, chi phí cao nhưng số lượng du khách
đến Việt Nam chỉ tăng nhẹ và các clip này chủ yếu dành cho đối tượng khách
nước ngoài, thị trường khách Việt đang bị bỏ ngõ trong những năm qua.
Việc quảng bá du lịch miền Tây nói riêng và du lịch nội địa nói chung chỉ
đang được thực hiện thông qua các kênh thông tin, webiste của các doanh
nghiệp lữ hành. Ngoài ra, một số các đài truyền hình với chuyên mục ký sự
hoặc phóng sự nhiều kỳ: Miền Tây trong tôi, Miền Tây du kí, Rong ruổi đất
Phương Nam… đang giúp người xem bổ sung thông tin một cách súc tích
nhất về điểm đến. Các hoạt động trên lần nữa cho thấy việc quảng bá du lịch
miền Tây chưa được chú ý nhiều, chủ yếu chỉ mang tính chất cá nhân doanh
nghiệp và âm thầm. Người xem tự tìm hiểu nếu họ cần, trong khi marketing
mang tính chất chủ động, khiến cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm và tạo
động lực tiêu dùng sản phẩm, điều này điện ảnh và du lịch Việt Nam chưa
làm được trong nhiều năm qua.
Chính quyền các địa phương miền Tây cần có những cơ chế hoặc chính
sách hỗ trợ cũng như khuyến khích đạo diễn, các nhà làm phim chú ý đến
hoặc các địa phương có thể “đặt hàng” sản xuất phim có nội dung hoặc bối
cảnh về điểm đến. Điều này mang đến lợi ích cho cả đôi bên. Hiện nay, các
đài truyền hình địa phương (Truyền hình Vĩnh Long, truyền hình Thành phố
Cần Thơ,…) hoặc đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện
phương án hợp tác, đặt hàng các hãng phim, đoàn làm phim, công ty truyền
thông sản xuất các chương trình truyền hình, phim truyền hình bản quyền
thuộc về họ. Ví dụ như bộ phim Dập tắt lửa lòng, Tình mẫu tử… được phát
trên Đài truyền hình Vĩnh Long vào khung giờ 20h00 tối từ thứ hai đến thứ
bảy. Hoặc địa phương có thể chủ động mời các đạo diễn, nhà sản xuất phim
đến tham quan theo loại hình “famtrip” nhằm giới thiệu, mời gọi đầu tư phim
ảnh cho các địa điểm tham quan tại địa phương. Hoạt động này đã được
chính quyền tỉnh Quảng Bình chủ động thực hiện sau khi bộ phim Kong -
Skull Island công chiếu.
Sau khi các tác phẩm phim ảnh được hoàn chỉnh, việc quảng bá phim
chủ yếu do đoàn làm phim, nhà sản xuất và ekip diễn viên quảng bá.
Tuy nhiên, việc quảng bá phim nên do cả địa phương cùng thực hiện song
song sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ, bộ phim Cô Thắm về làng được ghi hình ở vườn
hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), phim Hương phù sa ghi hình tại Bến Tre… các địa

289
phương cần có chiến dịch quảng bá hoặc hợp tác cùng đoàn phim giới thiệu
tác phẩm. Bên cạnh đó, trước, trong và sau khi đóng máy bộ phim các địa
phương cần có sự quan tâm hỗ trợ ekip thực hiện ghi hình, cụ thể như: hỗ trợ
“tiền trạm” tìm kiếm địa điểm quay, thỏa thuận thuê bối cảnh (nhà cổ, nhà
dân, cơ sở kinh doanh,…), cơ sở lưu trú cho ekip và đặc biệt là những thông
tin về địa phương, nét sinh hoạt của người miền Tây vùng sông nước.
Các địa phương miền Tây sông nước, vùng sâu vùng xa, cảnh quan còn
mộc mạc, con người còn giữ lối sống bình dị chân quê nên rất thích hợp cho
các tác phẩm về lối sống và con người Nam bộ xưa và nay. Mặt khác, do đặc
tính và tính cách con người vùng sông nước, chưa được tiếp cận nhiều với
hoạt động làm phim, làm du lịch nên việc “sốc” văn hóa là điều không thể
tránh khỏi. Do vậy, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, tập huấn cho
người dân tại địa phương về các cơ hội, thách thức và cách ứng biến với sự
thay đổi do hoạt động du lịch mang lại.
Ngoài ra, để các tác phẩm điện ảnh “có đất sống”, các cụm rạp chiếu
phim cần sắp xếp và ưu tiên những khung giờ tốt cho phim, đặc biệt là những
phim do Việt Nam sản xuất và có gắn thương hiệu quảng bá du lịch, được
Cục Điện ảnh và Tổng cục Du lịch cấp phép. Đối với phim truyền hình, các
đài truyền hình cần ưu tiên phát khung giờ vàng, sắp xếp lại thời lượng dành
cho quảng cáo, đẩy mạnh quảng cáo phim trên các kênh mạng xã hội.
Cục Điện ảnh cần hỗ trợ đoàn phim trong khâu kiểm duyệt, góp ý và
điều chỉnh nội dung để việc sản xuất phim được thuận lợi. Tránh tình trạng
tác phẩm được đóng máy, hậu kỳ và thành phẩm nhưng khi kiểm duyệt công
chiếu thì không đạt yêu cầu của đơn vị quản lý, buộc phải dừng chiếu hoặc
cắt giảm một số phân đoạn của phim. Điều này gây hoang mang và nghi ngại
cho những dự án phim khác cũng như làm lãng phí tài nguyên và nhân lực.
Tuy vậy, đơn vị quản lý về phim ảnh, văn hóa chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ
pháp lý, nhằm tạo sự thông thoáng trong thủ tục làm phim (thuê bối cảnh,
sáng tác kịch bản phim, ….) tạo sự đổi mới và an tâm cho người làm phim.
Một đề xuất khác, tác giả hy vọng Cục Điện ảnh và Tổng cục Du lịch
(cơ quan quản lý về Du lịch) cùng nhau phê duyệt các tác phẩm phim và cấp
phép chiếu ưu tiên đối với các tác phẩm đạt tiêu chí và tiêu chuẩn về thông
tin mang tính quảng bá du lịch. Do vậy, các đơn vị có liên quan cần ngồi lại
cùng nhau, thảo luận và xây dựng bộ tiêu chí cho việc cấp nhãn “quảng bá du
lịch” để giúp các nhà sản xuất phim, ekip làm phim thuận tiện trong việc xây
dựng phim, kêu gọi đầu tư cũng như tăng động lực cho sự sáng tạo và nhiệt
tâm với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch miền Tây nói riêng.
Tóm lại, các đơn vị trong chuỗi liên kết đơn vị làm phim - đơn vị du
lịch - chính quyền địa phương cần chủ động hơn trong công tác phối hợp để
đạt được kết quả tốt nhất vì sự phát triển của ngành du lịch miền Tây nói
riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Mặt khác, lượng khách du lịch tăng

290
trưởng cũng là minh chứng cho sự đầu tư và phát triển của ngành điện ảnh
Việt Nam với những sản phẩm chất lượng, đáp ứng thị hiếu khán giả, cũng
như góp phần giữ gìn và quảng bá nét đẹp quê hương sông nước miền Tây
đến bạn bè thế giới.

5. KẾT LUẬN
Đồng bằng sông Cửu Long - miền Tây sông nước luôn là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nhà nghệ thuật trong đó có phim ảnh, con người hồn
hậu, mến khách là một trong những đề tài hay cho các nhà biên kịch và đạo
diễn cảm tác. Dù vậy, phim về người miền Tây và sông nước Cửu Long
nhiều nhưng khách đến du lịch vẫn còn hạn chế hoặc tự phát. Cần lắm sự gắn
kết giữa người làm phim - người làm du lịch - chính quyền địa phương và cả
du khách để phim ảnh như đời thực và đời thực được chân thực hơn trên
phim ảnh. Qua đó, điện ảnh và du lịch sẽ cùng song hành cùng nhau, được
nâng tầm và phát triển trong kỷ nguyên số 4.0 như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Kim Chuyển, La Thị Mộng Linh, 2019. Thực trạng và giải pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và quảng bá du lịch ở Bạc Liêu.
Kỷ yếu Hội thảo Phát triển Du lịch tỉnh Bạc Liêu theo định hướng bền vững.
NXB Trường Đại học Bạc Liêu, Bạc Liêu, trang 20-25.
2. Phạm Hồng Chương, 2007. Marketing điểm đến của Việt Nam trên thị trường
du lịch quốc tế, ngày truy cập 26/8/2019, địa chỉ: http://www.vtr.org.vn/
marketing-diem-den-cua-viet-nam-tren-thi-truong-du-lich-quoc-te.html
3. Đoàn Mạnh Cường, 2016. Một số suy nghĩ về xây dựng hình ảnh điểm đến du
lịch thông qua điện ảnh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Các loại hình du
lịch hiện đại. TP. Hồ Chí Minh, trang 20-30.
4. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, 2015. Giáo trình Marketing du lịch.
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 439 trang.
5. Sơn Nam, 2007. Đồng Bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa và văn minh
miệt vườn, tái bản lần 3. NXB Trẻ, 422 trang.
6. Quốc hội, 2006. Luật Điện ảnh, Hà Nội.
7. Quốc hội, 2017. Luật Du lịch, Hà Nội.
8. Tạp chí Du lịch, 2017. Bộ VHTTDL đã chủ động, “dấn thân” trong quảng bá
du lịch qua các bộ phim “khủng”, ngày truy cập 27/8/2019, địa chỉ:
http://www.vtr.org.vn/bo-vhttdl-da-chu-dong-%E2%80%9Cdan-
than%E2%80%9D-trong-quang-ba-du-lich-qua-cac-bo-phim-
%E2%80%9Ckhung%E2%80%9D.html
9. Văn Nữ Quỳnh Trâm, 2015. Văn hóa sông nước của cư dân Đồng bằng sông
Cửu Long, Tạp chí Văn hóa, số 375: tr 22-27.

291
10. Nguyễn Thúy Vi, 2019. Nghiên cứu đẩy mạnh marketing hình ảnh du lịch Việt
Nam thông qua điện ảnh. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội.

FILMS – AN EFFECTIVE MARKETING FORMALITY


FOR TOURISM ACTIVITIES IN THE MEKONG DELTA

Abstract: In recent years, tourism is an economic activity that is familiar with the
Mekong Delta people and the promotion of regional tourism has always been the
great concern of tourism managers. The film theme on the water civilization in
Southwestern region of Vietnam is being prioritized to broadcast in the “golden hour”
of Vinh Long, Can Tho, and Phim Viet television channels... and this promotion has
being conducted very well, especially for domestic tourists. Drawing from evaluating
and analyzing the effectiveness of film promotion for tourism in the Mekong Delta, this
paper provides some suggestions to connect Tourism and Film in order to entertain
the public and achieve the tourism marketing effectiveness. In particular, it is the
connection among: “Filmmaker - Tourist and local government”.

Keywords: Mekong Delta movies, tourism promotion, travel movies

292
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LÀNG QUÊ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM
TS. Lê Thị Thu Hiền1, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh2

TÓM TẮT
Du lịch đường sông đã được khai thác hiệu quả ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của nhiều thành phố như trường hợp
sông Senie của Pháp, sông Danue của Hungary, hệ thống sông ngòi ở Venice...
Nằm ở trung tâm của khu vực miền Trung Việt Nam, dù không nổi bật như nguồn tài
nguyên biển, song hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng cũng là một tiềm năng
du lịch đầy giá trị bởi có con sông chảy giữa lòng thành phố như sông Hàn;
có những con sông chảy qua các làng cổ như làng Túy Loan, làng Thủy Tú,
làng Nam Ô, làng Thái Lai…; có con sông một thời nối liền Đà Nẵng với đô thị cổ
Hội An, chảy qua làng nghề đá Non Nước nổi tiếng như sông Cổ Cò. Tuy nhiên,
việc phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng hiện nay hầu như mới dừng
lại ở việc nhìn ngắm hơn là trải nghiệm, khám phá, đặc biệt là trải nghiệm cuộc
sống làng quê và khám phá các giá trị văn hóa bản địa của vùng đất này. Do đó, bài
tham luận sẽ tập trung vào phản ánh thực trạng phát triển du lịch đường sông gắn
với khai thác các giá trị văn hóa làng quê ở thành phố Đà Nẵng hiện nay; đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả của du lịch đường sông gắn với khai thác các
giá trị làng quê ở Đà Nẵng.

Từ khóa: Du lịch đường sông, Đà Nẵng, văn hóa làng quê.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch đường sông hiện là xu hướng thịnh hành trên khắp thế giới, tạo
thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn tại các quốc gia ở châu Âu, Bắc Phi,
châu Mỹ hay các thành phố lớn của Úc. Không chỉ chú trọng gói gọn tham
quan bằng đường sông ở các thành phố lớn, nhiều nước còn đẩy mạnh loại
hình du lịch này thành mũi nhọn kinh tế dịch vụ nối liền các quốc gia liền kề,
liên kết các thành phố tiêu điểm du lịch. Có thể kể tuyến sông Danube nối
Passau (Đức) - Vienna (Áo) - Bratislava - Budapest (Hungary), sông Elbe
thăm một loạt lâu đài, cung điện trên đất Đức và Cộng hòa Czech, sông
Rhine từ Basel (Thụy Sĩ) - Strasbourg (Pháp) - Koblenz - Köln (Đức) -
Amsterdam (Hà Lan), tuyến đường sông và kênh đào nối Hà Lan và Bỉ...
Ở châu Á thì nổi danh với du lịch sông Mekong giữa các nước Myanmar,
Lào, Campuchia và Việt Nam...

1
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng.
2
Phòng Văn hóa Thông tin, UBND quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

293
Việt Nam có rất nhiều sông chảy qua các thành phố nổi tiếng, nhưng lại
chưa chú trọng khai thác thế mạnh này. Ngoài hoạt động du lịch kênh rạch,
thăm chợ nổi, cù lao trên sông Tiền, sông Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
rất thành công, thì chỉ ít nơi duy trì dịch vụ đi thuyền trên sông như thăm lăng
tẩm ở Huế, sông Son (Phong Nha, Quảng Bình), hang động núi non ở Ninh
Bình, suối Yến chùa Hương (Hà Nội)... Các dịch vụ trên thuyền còn nghèo
nàn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn tồn tại nhiều yếu kém.
Là một trong những thành phố năng động và hiện đại của Việt Nam,
Đà Nẵng hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến
tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, Đà Nẵng đang thiếu những sản phẩm du
lịch độc đáo, đẳng cấp và chuyên nghiệp. Du lịch đường sông đã được thành
phố đưa vào khai thác nhưng chưa hiệu quả. Do đó, nghiên cứu loại hình du
lịch đường sông kết hợp với khai thác các giá trị văn hóa làng quê ở thành
phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết nhằm tạo lập một sản phẩm du lịch mang
tính đặc thù cho địa phương.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Du lịch đường sông là chủ đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm
của giới nghiên cứu trong những năm gần đây. Các nghiên cứu, bài viết tập
trung vào phân tích thực trạng với những kết quả đạt được, hạn chế và đề
xuất một số giải pháp phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam nói chung
hoặc ở từng địa phương có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này.
Nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí
Minh, dựa vào phương pháp SWOT, tác giả Châu Văn Bình đã đánh giá
những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của loại hình du lịch này ở
thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách
đầu tư, hoàn thiện nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đảm
bảo an toàn cho du khách, bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đường sông,
quảng bá, tiếp thị (Châu Văn Bình, 2015).
Ở một góc nhìn khác, từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, tác giả Dương Thị
Hữu Hiền đã đề xuất mô hình khai thác tuyến du lịch đường sông Đồng Nai,
nhấn mạnh vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện
du lịch của thành phố (Dương Thị Hữu Hiền, 2016), (Dương Thị Hữu Hiền,
Nguyễn Trung Hiệp, 2016).
Chú trọng đến yếu tố bền vững trong phát triển loại hình du lịch này,
tác giả Trần Thanh Thảo Uyên đã phân tích thực trạng khai thác tiềm năng
du lịch sông nước ở tỉnh Vĩnh Long, bao gồm các điểm du lịch đang triển
khai và những hạn chế đang khai thác từ đó đề xuất các giải pháp phục vụ
phát triển du lịch bền vững (Thảo Uyên, 2014). Cũng cùng quan điểm chú
trọng 3 trụ cột chính trong phát triển bền vững du lịch đường sông: kinh tế -
xã hội - môi trường, Đặng Văn Phan và Nguyễn Thị Kiều Nga lại tập trung

294
phân tích những thách thức hiện nay đối với du lịch đường sông ở đồng
bằng sông Cửu Long và đưa ra giải pháp (Đặng Văn Phan, Nguyễn Thị
Kiều Nga, 2016).
Ngoài ra, có một số bài báo đã phản ánh về thực trạng du lịch đường
sông, đường thủy ở các địa phương của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Hà Nội, Việt Trì, Hưng Yên,… kèm theo đó là
các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Vấn đề thực trạng và giải pháp
cho du lịch đường sông ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, các tỉnh miền
Tây cũng được đề cập đến trong một số hội thảo như: Hội thảo Thực trạng và
phát triển tuyến du lịch đường sông Đồng Nai đến năm 2020 tổ chức năm
2014; Hội thảo Xây dựng chiến lược du lịch Tiểu vùng Mekong mở rộng
(GMS) tổ chức năm 2016; Hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch đường sông
tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2018.
Về du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, sau khi nghiên cứu thực
trạng phát triển các tuyến du lịch đường sông kết hợp khám phá giá trị văn
hóa làng quê Đà Nẵng, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã nhận định: loại hình
du lịch kết hợp văn hóa làng quê và sông nước Đà Nẵng có nhiều tiềm năng
để phát triển, nhưng trên thực tế các tour tuyến đường sông trong thành phố
mới chỉ được khai thác ở tầm ngắn, chủ yếu phục vụ cho du khách đi tham
quan phong cảnh dọc sông Hàn ra đến cửa biển (Nguyễn Thị Hải Yến, 2011).
Một nghiên cứu khác về du lịch trên sông Cu Đê, phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu cũng phản ánh thực trạng tương tự (Nguyễn Duy Việt,
2017). Đánh giá về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du
lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng,
Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông cho rằng: “thành phố Đà Nẵng đã xây
dựng được các cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật cho khai thác du lịch đường
sông của thành phố, tuy nhiên số lượng còn thiếu và trung tâm chủ yếu dọc
sông Hàn, các sông khác số lượng có rất ít… đơn điệu, bến bãi và tàu thuyền
mang tính vận chuyển” (Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị
Thông, 2019).

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu: Du lịch đường sông và các giá trị văn hóa làng
quê của Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu về du lịch đường sông ở sông
Hàn, sông Túy Loan, sông Cu Đê, gắn với đó là tìm hiểu văn hóa các làng cổ
dọc theo các con sông này có thể khai thác để phát triển du lịch đường sông ở
thành phố Đà Nẵng, đó là làng Thái Lai, làng đá Non Nước, làng Túy Loan,
làng Nam Ô và làng Thủy Tú.
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương
pháp khảo sát thực địa (khảo sát lộ trình các tuyến đường sông; khảo sát cơ

295
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của du lịch đường sông; khảo sát một số làng
ven sông) và phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn các chuyên gia văn hóa,
du lịch, các nhà quản lý và du khách).

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Thực trạng phát triển du lịch đường sông gắn với khám phá các
giá trị văn hóa làng quê Đà Nẵng
Đà Nẵng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đường sông kết hợp với
khám phá các giá trị văn hóa làng quê. Trước hết, Đà Nẵng được thiên nhiên
ưu ái ban tặng một hệ thống sông ngòi tương đối phong phú, như sông Hàn,
sông Cu Đê, sông Túy Loan, sông Cổ Cò... Bên cạnh đó là hệ thống tài
nguyên du lịch tự nhiên - nhân văn gắn liền với đường sông: Bán đảo Sơn
Trà như lá phổi xanh của Đà Nẵng với nhiều động vật quý hiếm, nhiều bãi
tắm đẹp nối tiếp nhau và những dịch vụ biển hấp dẫn, đèo Hải Vân được
mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, bảo tàng điêu khắc Chăm độc
đáo, Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, làng dân tộc Cơ Tu, chợ Hàn, khu di
tích lịch sử căn cứ lõm K20... Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch đường sông ở Đà Nẵng đang dần hoàn thiện. Các cơ sở lưu trú đang phát
triển mạnh mẽ với những dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ đẳng cấp
quốc tế như Vinpearl Resort & Spa Da Nang, InterContinental Danang Sun
Peninsula Resort, Furama Villas Danang, A La Carte, Cocobay Boutique
Hotels Da Nang, Mường Thanh Luxury Đà Nẵng... Về bến bãi, suốt dọc
tuyến sông Hàn ngược về phía thượng nguồn, hiện có 2 bến tàu được đầu tư
khá kỹ lưỡng, đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định, có cầu tàu, bến bãi cho tàu
neo đậu, đó là cảng Sông Hàn và cảng Sông Thu. Một số bến đang hoàn thiện
các hạng mục còn thiếu, đó là CT15, K20, Túy Loan, Thái Lai. Hiện nay,
tổng số tàu đang hoạt động trên sông là 25 tàu. Tất cả các tàu hiện nay đều đã
được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Làng quê Đà Nẵng là
không gian mang đậm nét văn hóa làng quê Việt Nam với cả một hệ truyền
thống văn hóa dân gian biểu trưng qua hình ảnh “cây đa, giếng nước, mái
đình, con đò, chợ phiên, lũy tre xanh, bãi mía, nương dâu...”. Không những
vậy, các làng cổ ven sông ở Đà Nẵng như Phong Nam, Túy Loan, Dương
Lâm, Thái Lai… vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống như: hệ
thống di tích lịch sử - văn hóa (đình Túy Loan, đình Bồ Bản, đình Dương
Lâm, đình Thái Lai, nhà thờ tộc Đặng, nhà thờ tộc Đỗ, nhà cổ của ông Đỗ
Hữu Minh ở Thái Lai, nhà cổ của ông Đặng Công Lẫm ở thôn Túy Loan…;
các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài chòi, lý hò vè độc đáo, đồng hành cùng
các câu hát đồng dao, hát bả trạo, hát sắc bùa, hát Bội; hệ thống lễ hội tiêu
biểu như lễ hội đình làng, lễ hội mục đồng, lễ hội Cầu ngư, lễ hội Quán Thế
Âm...; các làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng là làng đá Quán Khái,
làng mắm Nam Ô, làng chiếu Cẩm Nê, đan lát Yến Nê.

296
Như vậy, Đà Nẵng có đầy đủ các điều kiện để phát triển loại hình du
lịch đường sông gắn với khai thác các giá trị văn hóa làng quê và xây dựng
thành một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trải qua một thời gian khá dài, đến nay du lịch đường sông của thành phố Đà
Nẵng đã dần tạo dựng thương hiệu. Những kết quả bước đầu cụ thể như sau:
Thứ nhất, các tour tuyến được xây dựng ngày càng nhiều. Nếu như
năm 2010, dịch vụ tham quan đường sông mới tập trung vào 5 tuyến: Tuyến
sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, tuyến sông Hàn - cửa biển - bán đảo Sơn Trà,
tuyến sông Hàn - Hòn Chảo, tuyến khu vực bán đảo Sơn Trà, tuyến sông Hàn
- Cù Lao Chàm (Nguyễn Thị Hải Yến, 2011), đến năm năm 2018, sau khi
chính quyền thành phố cho khảo sát những điểm tham quan mới, đầy tiềm
năng thì có 3 tuyến du lịch đường sông đã được đưa vào khai thác, đó là
tuyến sông Hàn - Ngũ Hành Sơn, tuyến Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai, tuyến
sông Cu Đê - Trường Định. Trong đó, tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý thu
hút nhiều khách tham gia nhất, cao điểm lên đến 3.400 khách/đêm (Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2019).
Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ được tăng cường. Năm 2011, các tàu du
lịch chủ yếu chỉ có dịch vụ ăn uống và ca nhạc trên tàu; tham quan cảnh đẹp
hai bên sông Hàn, bán đảo Sơn Trà, xem pháo hoa, lặn ngắm san hô, câu cá,
lướt ván, mô tô nước. Tour sông nước về làng quê Đà Nẵng mới chỉ có tuyến
Đà Nẵng - Thái Lai, đưa du khách ghé thăm đình làng Bồ Bản, đình làng Túy
Loan (thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) và ngôi nhà cổ của ông Đỗ
Hữu Minh (thuộc thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) (Nguyễn
Thị Hải Yến, 2011). Đến nay, các tour du lịch đường sông đã và đang hướng
đến việc khai thác nhiều hơn các giá trị nhân văn bên cạnh tài nguyên du lịch
tự nhiên. Làng quê và văn hóa làng quê trở thành một trong những điểm đến
trong một số tour tuyến. Cụ thể, tuyến sông Hàn - Ngũ Hành Sơn: Cảng sông
Hàn - Khu Di tích cách mạng K20 - Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn - cảng
Sông Hàn. Tuyến Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai: Bến xuất phát - Làng rau
La Hường - đình Túy Loan - Làng Thái Lai - Bến xuất phát. Tuyến sông
Cu Đê - Trường Định: Bến xuất phát (Nam Ô) - Trường Định - Bến xuất phát
(các điểm tham quan trên tuyến gồm Giếng Cổ, Mộ Tiền hiền, Miếu thờ bà
Bô Bô, Làng nghề nước mắm Nam Ô, Miếu Bà, Bến Hầm Vàng, Đình làng
Thủy Tú).
Thứ ba, số lượng du khách tham gia ngày càng tăng. Năm 2017, lượng
khách du ngoạn sông Hàn về đêm được khai thác là 351.099 lượt, tăng 79%
so với cùng kỳ năm 2016, trung bình hàng đêm khoảng 1.000 lượt khách.
Trong năm 2018, lượng khách đạt 556.703 lượt, tăng 59% so với năm 2017.
Thị trường khách du lịch chủ yếu là khách quốc tế, đông nhất là khách Trung
Quốc, Hàn Quốc chiếm 85%, khách các nước khác chiếm 5% và khách nội
địa chiếm 10% (Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2019). Trong 6 tháng
đầu năm 2019, lượng khách du ngoạn Sông Hàn về đêm được khai thác là

297
394.473 lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2018 (Sở Du lịch Đà Nẵng,
2019). Tuy nhiên, khách du lịch phần lớn tham gia các tuyến tham quan sông
Hàn về đêm và tham quan bán đảo Sơn Trà; còn các tuyến khám phá văn hóa
làng quê bằng đường sông lượng khách tham gia chưa nhiều.
Thứ tư, nguồn nhân lực thường xuyên được trang bị kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh việc đầu tư phương
tiện, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cũng chú trọng đào tạo đội ngũ thuyền viên
và nhân viên phục vụ trên tàu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn
hóa nguồn nhân lực du lịch phục vụ khách du lịch. Nhân viên phục vụ trên tàu,
lái thuyền và thuyền viên đều được đào tạo về nghiệp vụ du lịch theo quy định.
Trong năm 2017 và 2018, Sở Du lịch đã tổ chức 07 lớp đào tạo bồi dưỡng cho
286 người (Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2019). Trong 6 tháng đầu
năm 2019, Sở đã tổ chức 02 lớp với 94 học viên được tập huấn nghiệp vụ cho
thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu, đồng thời Chi hội vận chuyển du lịch
đường thủy đã tích cực bố trí nhân viên phục vụ, nhân viên biểu diễn nghệ thuật
đi học nghiệp vụ du lịch và nghiệp vụ an toàn cơ bản, để đáp ứng đủ chứng chỉ
để được làm việc trên tàu du lịch (Sở Du lịch Đà Nẵng, 2019).
Thứ năm, an toàn cho du khách trong tham gia tour tuyến đường sông
được tăng cường. Để đảm bảo an toàn tính mạng du khách, sau sự cố tàu
Thảo Vân 2 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có Quyết
định số 3847/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc Ban hành kế
hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy
nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, quy định cụ thể và
kiểm soát nghiêm túc hơn phương tiện và trang thiết bị trên phương tiện tàu
thuyền, yêu cầu tất cả tàu khách hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
phải bổ sung thêm: Trang bị hệ thống chống sét trên tàu; hệ thống chiếu sáng
dự phòng; trang bị nhà vệ sinh có xử lý chất thải theo quy trình khép kín…
(Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2017).
Thứ sáu, những bất cập và hạn chế. Dù loại hình du lịch kết hợp văn
hóa làng quê và sông nước Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng
trên thực tế việc đưa vào khai thác loại hình này đang còn nhiều lúng túng và
chưa thực sự hiệu quả. Xét một cách tổng thể, các tour tuyến đường sông
trong thành phố mới chỉ được khai thác ở tầm ngắn, chủ yếu phục vụ cho du
khách đi tham quan phong cảnh dọc sông Hàn ra đến cửa biển.
Nhìn từ góc độ cơ sở hạ tầng, du lịch đường sông thành phố hiện còn
thiếu cầu cảng, bến đỗ tập trung cho các phương tiện. Tuyến sông Hàn - Ngũ
Hành Sơn do thiếu cầu tàu nên chưa khai thác; chưa có dịch vụ ăn uống,
mua sắm, nhà hàng; việc phá dỡ đập Bờ Quang và Đồng Nò để lưu thông
tuyến chưa triển khai được do chưa giải tỏa được các hộ dân đang sinh sống
tại khu vực cù lao Đồng Nò. Tuyến Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai các điểm
đến như làng rau La Hường chưa có cầu tàu và dịch vụ; Túy Loan và Thái
Lai chưa có dịch vụ điểm đến; có khu vực cầu tàu nhưng thiếu nhà chờ,

298
điểm bán vé cho du khách, khu vệ sinh công cộng, hệ thống chiếu sáng, nhà
điều hành quản lý. Tuyến sông Cu Đê - Trường Định chưa có bến tàu, chưa
có cơ sở dịch vụ phục vụ khách, chưa có đội tàu du lịch phục vụ trên tuyến
nên hiện nay sự tham gia của du khách vào tuyến này chỉ mang tính tự phát,
thuê thuyền của dân tự tổ chức tham quan.
Bên cạnh đó, một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay của việc khai
thác giá trị làng quê vào tour du lịch đường sông, phát triển “homestay” như
một sản phẩm du lịch đặc trưng của tour kết hợp này, đó là người dân tại các
điểm đến như làng rau La Hường, làng Túy Loan, làng Thái Lai… chưa được
đào tạo về nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn. Mặt khác, thiếu đầu tư, nâng cấp
các điểm tham quan trên dọc tuyến đường sông. Đà Nẵng có nhiều ngôi đình
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như đình làng Tuý Loan, đình làng cổ
Phong Nam, các di sản văn hoá của đồng bào Cơ Tu, các làng nghề, lễ hội
truyền thống... Nhưng hiện tại chưa có nhiều hoạt động du lịch nhằm khai
thác những điểm đến văn hoá này.
Công tác tuyên truyền quảng bá cho việc phát triển tour tuyến du lịch
đường sông khám phá văn hóa làng quê Đà Nẵng gần như chưa được tổ chức.
Đa số khách khi được phỏng vấn đều cho biết lý do không tham gia các tour
tuyến du lịch đường sông là không biết thông tin về loại hình du lịch này.
Với lượng khách đã tham gia thì chỉ có hai nguồn thông tin chủ yếu giúp họ
biết về loại hình du lịch đường sông tại Đà Nẵng là từ quảng cáo trên Internet
và thông tin từ bạn bè, người thân, còn thấp nhất là nguồn quảng cáo từ áp
phích, biển quảng cáo.
4.2 Đề xuất một số giải pháp
- Thu hút đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật: Để du lịch đường
sông phát triển, hơn bao giờ hết rất cần sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự
hỗ trợ của các cơ quan chức năng tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, cơ sở
hạ tầng cũng như tạo ra những cú hích ban đầu để du lịch đường sông - khám
phá làng quê Đà Nẵng phát triển. Vấn đề đầu tư du lịch đường sông cần thực
hiện theo hướng xã hội hóa, tức là Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng ban đầu và đưa ra các cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy du lịch đường sông phát triển. Đầu tư xây dựng
bến neo đậu cố định cho tàu thuyền trên sông Hàn, đầu tư các cầu tàu dẫn đến
các điểm tham quan du lịch dọc theo tuyến điểm du lịch đường sông. Tại các
điểm đến du lịch, cần quan tâm phát triển mạnh làng nghề đá Non Nước, làng
mắm Nam Ô, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê thành điểm tham quan
hoàn chỉnh với các không gian dành cho thuyết minh, chiếu phim giới thiệu,
trưng bày, mua sắm, không gian cho khách tham quan làm sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là nguồn lao động phục vụ
trực tiếp phục vụ khách du lịch. Đối với đội ngũ hướng dẫn viên phải thường
xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn, đặc biệt chú trọng bổ sung

299
những kiến thức liên quan đến du lịch đường sông và văn hóa làng quê xứ
Quảng. Chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn
hạn bồi dưỡng về kĩ năng giao tiếp, hướng dẫn và kiến thức nền về lịch sử địa
phương cho người dân tại các làng. Tiếp tục đào tạo nghiệp vụ du lịch cho
đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu để có tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch
Trước hết, cần có một điểm bán vé tập trung để dễ dàng cho du khách
trong vấn đề liên hệ và đặt mua. Tại điểm bán vé cần bố trí những dịch vụ
kèm theo như phòng chờ, căn tin, dịch vụ cung cấp thông tin về tuyến điểm
du lịch cho khách (biển báo giá, thời gian, lịch trình các điểm tham quan, có
thể kết hợp những đoạn chiếu phim giới thiệu về hình ảnh điểm đến). Dịch vụ
cung cấp trên tàu cần phong phú như dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ ăn
uống, biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí trên tàu... thay vì chỉ dừng ở mức
vận chuyển khách, phục vụ giải khát như đa số tàu hiện nay.
Đối với dịch vụ tại các điểm tham quan, như ở các làng nghề, làng quê
truyền thống, bên cạnh những điểm di tích lịch sử, nhà cổ nên đầu tư xây
dựng nhà truyền thống, nhà trưng bày sản phẩm làng nghề hoặc tổ chức chiếu
phim giới thiệu cho khách vào tham quan. Ở các làng nghề như dệt chiếu
Cẩm Nê, đan lát Yến Nê, làm bánh khô mè Cẩm Lệ nên mở dịch vụ hướng
dẫn khách cùng tham gia vào quy trình làm ra sản phẩm. Xây dựng không
gian trưng bày và bán sản phẩm hoặc tặng quà lưu niệm cho khách. Đặc biệt
tại các làng còn bảo tồn nguyên vẹn không gian sinh thái làng quê như làng
Dương Lâm, làng cổ Phong Nam... nên tổ chức phát triển loại hình du lịch
homestay cho du khách. Loại hình này sẽ kéo theo những nhu cầu về dịch vụ
ăn uống, lưu trú, bố trí tổ chức các trò chơi dân gian như câu cá, làm ruộng,
thả diều... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác phục dựng các lễ hội truyền
thống để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hóa của
du khách.
- Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch
Trước hết phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường
khách hiện tại và thị trường khách tiềm năng để từ đó khoanh vùng những thị
trường trọng điểm. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch khai thác, tuyên truyền
quảng bá và tiếp thị cho phù hợp, có hiệu quả. Đa dạng hóa các kênh quảng
bá như tập gấp, tờ rơi, website, báo chí, các phương tiện truyền thông mang
tính đại chúng như trình chiếu những đoạn quảng cáo giới thiệu du lịch sông
nước, làng quê Đà Nẵng trên truyền hình, xuất bản các đầu sách viết về văn
hóa làng quê Đà Nẵng, đưa các tuyến điểm du lịch đường sông vào
Guidebook. Tăng cường quảng bá trong các sự kiện văn hóa du lịch của
thành phố như tổ chức Lễ hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Lễ hội
pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè...

300
- Giáo dục ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn
hóa trong cộng đồng dân cư tại làng quê, nâng cao nhận thức của người dân
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống nông thôn
mới tại các làng quê. Cần xây dựng hệ thống các biển báo, chỉ dẫn về vấn đề
bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh,
để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho cả du khách và
người dân địa phương. Cất đặt hệ thống thùng đựng rác tại những nơi công
cộng trong tuyến tham quan. Thêm vào đó, thành phố cần có những chế tài
thích ứng, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường
du lịch đường sông - du lịch làng quê trên địa bàn thành phố. Thành lập
những đội quản lý an ninh trật tự và vệ sinh môi trường trên các tuyến sông
diễn ra hoạt động du lịch, còn tại điểm du lịch cần có đội tự quản trong các
xóm thôn.

5. KẾT LUẬN
Du lịch đường sông - khám phá làng quê là loại hình du lịch kết hợp
được cả yếu tố tự nhiên và nhân văn, ngày càng thu hút nhiều khách du lịch
tham gia. Là một thành phố trẻ, năng động và hiện đại, song Đà Nẵng vẫn lưu
giữ trong mình những giá trị văn hóa làng quê truyền thống cùng với hệ
thống sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên đầy bình yên và thơ mộng, kết hợp
với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đường sông không ngừng được đầu
tư, nâng cấp theo thời gian, du lịch đường sông của Đà Nẵng đã có những
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc khám phá văn hóa làng quê trong các
tour du lịch sông nước còn nhiều hạn chế, cần có những động thái tích cực
hơn từ phía chính quyền, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân
địa phương. Nếu được quan tâm và đầu tư hơn nữa, việc xây dựng các tour,
tuyến du lịch sinh thái đường sông kết hợp với làng quê trong thời gian đến
sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan đa
dạng của du khách khi đến thành phố. Điều này không những kéo dài thời
gian lưu trú của du khách, tăng thu nhập cho người dân tại các điểm tham
quan mà còn tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa làng quê Đà Nẵng phát
triển bền vững trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Châu Văn Bình, 2015. Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố
Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Du lịch. Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Dương Thị Hữu Hiền, 2016. Đề xuất mô hình khai thác tuyến du lịch sông
Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ Du lịch. Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

301
3. Dương Thị Hữu Hiền, Nguyễn Trung Hiệp, 2016. Đa dạng hóa sản phẩm du
lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp
dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ. 19(X5): 46-60.
4. Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông, 2018. Đánh giá cơ
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông ở thành
phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng:
1-10.
5. Sở Du lịch Đà Nẵng, 2019. Phiếu trình về nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch
đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 06 tháng đầu năm 2019.
6. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2017. Quyết định số 3847/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc Ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận tải
hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đến năm 2025.
7. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2019. Kế hoạch số 2162/KH-UBND
ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2019 về Phát triển điểm đến, sản phẩm
dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2019 - 2021.
8. Trần Thanh Thảo Uyên, 2014. Phát triển bền vững loại hình du lịch sông
nước ở tỉnh Vĩnh Long”. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 12: 55-61.
9. Nguyễn Duy Việt, 2017. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên sông
Cu Đê, Khóa luận tốt nghiệp ngành Việt Nam học. Khoa Lịch sử, Trường Đại
học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng.
10. Nguyễn Thị Hải Yến, 2011. Khám phá các giá trị văn hóa làng quê Đà Nẵng
qua một số tour tuyến du lịch đường sông. Khóa luận tốt nghiệp ngành Việt
Nam học. Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng.

DEVELOPING RIVERWAY TOURISM


COMBINED WITH EXPLOITING VILLAGE CULTURAL VALUES
IN DA NANG CITY, VIETNAM

Abstract: Riverway tourism has been effectively exploited in many countries around
the world and it becomes a typical tourism product of many cities such as the case of
the Senie River of France, the Danue River of Hungary, the river system in Venice...
Located in the center of central Vietnam and being not as prominent as marine
resources, the river system in Da Nang city is considered as a valuable tourism
potential. There is river flowing in the heart of the city like Han River; some rivers
are flowing through ancient villages such as Tuy Loan village, Thuy Tu village, Nam
O village, Thai Lai village...; and there is a river that once connected Da Nang city
with Hoi An ancient town, flowing through the famous Non Nuoc stone village as
known as Co Co river. However, the riverway tourism in Da Nang is now almost
developed just for sight-seeing rather than experiencing, exploring, experiencing
village life or discovering indigenous cultural values of this land. Therefore, this

302
study will focus on reflecting the current status of riverway tourism development in
association with exploiting the village cultural values in Da Nang city. Furthermore,
this study also proposes some solutions to improve the effectiveness of riverway
tourism in association with exploiting the village values in this city.

Keywords: Da Nang, Riverway tourism, village culture

303
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CHỢ NỔI PHỤC VỤ
DU LỊCH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THANG ĐIỂM TỔNG HỢP
ThS. Nguyễn Trọng Nhân1

TÓM TẮT
Chợ nổi là một trong những loại hình kinh doanh thương mại truyền thống trên
sông độc đáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh chức năng thương mại,
nhiều chợ nổi còn có khả năng thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và trải
nghiệm. Tuy nhiên, để đầu tư có trọng tâm, tránh tình trạng tự cạnh tranh lẫn nhau,
thu được hiệu quả và mang lại cho du khách những trải nghiệm tích cực, cần đánh
giá khả năng đáp ứng hoạt động du lịch của những chợ nổi. Bằng phương pháp
thang điểm tổng hợp, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 11 chợ nổi ở vùng, chợ nổi
Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm có nhiều khả năng nhất cho việc đầu tư
khai thác phục vụ du lịch.

Từ khóa: chợ nổi, du lịch chợ nổi, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phương pháp
thang điểm tổng hợp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất và đóng góp nhiều nhất đối với tổng thu nhập của quốc
gia, toàn cầu. Sự phát triển của ngành du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích trên
các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và ngoại giao của địa
phương, quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch, Bộ Chính trị
(2017) đã ban hành Nghị quyết (08 - NQ/TW) về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, nhấn mạnh cần tập trung đầu tư khai thác
các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Chợ nổi là một hình thức kinh doanh thương mại trên sông, hàm chứa những
giá trị văn hóa giao thương và sinh hoạt độc đáo, có khả năng thu hút du
khách trong và ngoài nước đến du lịch. Vì vậy, tham quan chợ nổi được xác
định là một trong các sản phẩm du lịch đặc thù trong Đề án phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Tổng Cục Du lịch
(2015). Đồng bằng sông Cửu Long có 11 chợ nổi và chúng phân bố ở 8 đơn
vị hành chính: tỉnh Tiền Giang (chợ nổi Cái Bè), tỉnh Vĩnh Long (chợ nổi Trà
Ôn), thành phố Cần Thơ (chợ nổi Cái Răng và Phong Điền), tỉnh An Giang
(chợ nổi Long Xuyên và Châu Đốc), tỉnh Hậu Giang (chợ nổi Ba Ngàn),
tỉnh Kiên Giang (chợ nổi Vĩnh Thuận), tỉnh Cà Mau (chợ nổi Cà Mau và
Cái Nước). Trong đó, chỉ một số chợ nổi có đủ khả năng cho việc khai thác

1
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ.

304
du lịch. Để cung cấp luận cứ cho hoạt động quy hoạch, định hướng khai thác
chợ nổi phục vụ du lịch của địa phương và trung ương theo hướng tăng
cường hiệu quả, nghiên cứu này được thực hiện. Kết quả nghiên cứu có thể
giúp các bên liên quan xác định những chợ nổi có đủ thế mạnh để đầu tư khai
thác du lịch ở tương lai.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Gần đây nhất, từ năm 2012 đến năm 2018, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thang
điểm tổng hợp trong việc đánh giá nhiều khía cạnh liên quan đến du lịch.
Chẳng hạn, Phát triển chiến lược quy hoạch du lịch ở thành phố Varazdin,
Croatia (Oriski, 2012); Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp (Trịnh Phi Hoành, 2013); Đánh
giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu (Nguyễn Thanh Sang,
2014); Đánh giá những yếu tố hấp dẫn của điểm đến Eskisehir, Thổ Nhĩ Kỳ
(Emir et al., 2016); Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang (Đào Ngọc
Cảnh và Nguyễn Kim Hồng, 2016); Đánh giá những yếu tố hấp dẫn của điểm
di sản văn hóa ở Phuket, Thái Lan (Bozic et al., 2018); Đánh giá các điểm tài
nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long (Phạm Xuân Hậu, 2018); Đánh giá tiềm năng
du lịch ở Tây Nguyên của Việt Nam (Huong T.T. Hoang et al., 2018). Như
vậy, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện việc đánh giá khả
năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
bằng phương pháp thang điểm tổng hợp. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
tiêu chí, cấp bậc và thang điểm đánh giá; hệ số và điểm cho các tiêu chí đánh
giá của những công trình nghiên cứu được đề cập; đồng thời, bổ sung tiêu chí
đánh giá sự kết hợp với các loại hình du lịch khác, chính sách phát triển du
lịch; nghiên cứu này không rập khuôn với những công trình nghiên cứu có liên
quan và đầu tiên đánh giá được khả năng khai thác các chợ nổi phục vụ du lịch
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thu thập và
xử lý tài liệu, quan sát thực địa và thang điểm tổng hợp.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu. Tài liệu phục vụ cho nghiên
cứu là bài báo khoa học, nghị quyết và đề án. Phương pháp phân tích và tổng
hợp được sử dụng để xử lý những tài liệu này.
- Phương pháp quan sát thực địa. Quá trình quan sát thực địa của tác
giả được tiến hành ở các chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long với số lần
quan sát là 5 (lần 1 vào tháng 4, 5, 7 và 9/2015, lần 2 vào tháng 12/2016,
lần 3 vào tháng 4/2017, lần 4 vào tháng 8/2017, lần 5 vào tháng 9, 10 và
11/2018).

305
- Phương pháp thang điểm tổng hợp (analytical hierarchy process).
Là phương pháp có thể giúp các nhà quản lý, các bên liên quan khác ra quyết
định dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp từ những tiêu chí (Bozic et al.,
2018). Phương pháp này được phát triển bởi Saaty (1980; dẫn theo Emir et
al., 2016). Từ khi được giới thiệu cho đến nay, phương pháp này đã được áp
dụng trong nghiên cứu du lịch với nhiều ngữ cảnh khác nhau (Bozic et al.,
2018). Theo Mardani et al. (2016; dẫn theo Bozic et al., 2018), phương pháp
thang điểm tổng hợp là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất trong du lịch với mục đích đánh giá sự hơn kém của nhiều địa điểm,
tuyến, dịch vụ trên cùng một bộ tiêu chí. Vì lẽ đó, đây được xem là công cụ
đầy tiềm năng để các nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề và giúp các nhà quản
lý, các bên liên quan khác ra quyết định trong lĩnh vực du lịch (Bozic et al.,
2018). Để sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp trong đánh giá khả
năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, nghiên cứu được tiến hành theo trình
tự các bước: (1) xác định các chợ nổi để đánh giá, (2) xác định các tiêu chí,
cấp bậc và thang điểm đánh giá, (3) xác định hệ số và điểm cho các tiêu chí
đánh giá, (4) đánh giá tổng hợp.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Xác định chợ nổi và các tiêu chí đánh giá
4.1.1 Xác định các chợ nổi để đánh giá
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 11 chợ nổi nên tất cả chúng được
chọn cho việc đánh giá khả năng khai thác du lịch. (1) Chợ nổi Cái Bè nằm
trên kênh 28, giữa ấp An Ninh, xã Đông Hòa Hiệp và khu vực 2, thị trấn Cái
Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (2) Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Trà
Ôn, phía bờ cù lao Lục Sĩ Thành, thuộc ấp Tân An và An Thành, xã Lục Sĩ
Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. (3) Chợ nổi Cái Răng phân bố trên
đoạn sông Cần Thơ, thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ. (4) Chợ nổi Phong Điền nhóm họp trên đoạn sông cùng tên, thuộc ấp
Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. (5) Chợ
nổi Long Xuyên là một trong hai chợ nổi nằm trực tiếp trên sông Hậu, thuộc
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên. (6) Chợ nổi Châu Đốc là một
trong hai chợ nổi ở tỉnh An Giang và trên sông Hậu, tọa lạc ở đoạn sông Hậu
giữa khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc và ấp Châu
Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. (7) Chợ nổi Ba Ngàn
là sản phẩm của chợ nổi Ngã Bảy (được hình thành vào đầu thế kỉ XX) sau
công tác di dời chợ nổi diễn ra vào năm 2001. Chợ nằm trên con sông nhỏ ăn
thông ra kênh xáng Cái Côn và một phần bờ kênh xáng Cái Côn, thuộc ấp
Cái Côn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. (8) Chợ nổi Ngã
Năm nằm trên trục kênh nối bán đảo Cà Mau với sông Hậu, thuộc phường 1,
thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. (9) Chợ nổi Vĩnh Thuận tọa lạc trên kênh xáng
Chắc Băng, thuộc ấp Vĩnh Đông 2, thị trấn Vĩnh Thuận và ấp Vĩnh Lộc 1,

306
xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. (10) Chợ nổi Cà Mau
nằm ở ngã ba sông, ven bờ kè chợ Bách hóa Cà Mau, thuộc phường 7,
thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. (11) Chợ nổi Cái Nước được bố trí trên
đoạn sông hướng đi thành phố Cà Mau, thuộc khóm 2, thị trấn Cái Nước,
huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
4.1.2 Xác định các tiêu chí, cấp bậc và thang điểm đánh giá
Để xác định các tiêu chí, cấp bậc và thang điểm đánh giá, việc tổng
quan những công trình nghiên cứu trước đây là thật sự cần thiết.
Theo nghiên cứu của Oriski (2012), Trịnh Phi Hoành (2013), Nguyễn
Thanh Sang (2014), Emir et al. (2016), Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim
Hồng (2016), Bozic et al. (2018), Phạm Xuân Hậu (2018), Huong T.T.
Hoang et al. (2018), các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá tiềm năng/yếu
tố hấp dẫn/điểm du lịch như sau:

Bảng 1: Tiêu chí đánh giá tiềm năng/tuyến điểm/yếu tố hấp dẫn du lịch của một số
học giả
Tiêu chí Nguồn
Đặc điểm của điểm đến, vị trí địa lí và giá trị lịch Oreski, 2012
sử của điểm đến, sự kiện văn hóa và tôn giáo, mức
sống của người dân, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật, chiến lược quảng bá, sự tham gia của lĩnh
vực công - tư, sự quản lý
Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du Trịnh Phi Hoành, 2013
lịch, độ bền vững của tài nguyên và môi trường,
sức chứa của điểm du lịch, vị trí tiếp cận điểm du
lịch, thời gian hoạt động du lịch
Sức thu hút khách, quản lý và khai thác du lịch Nguyễn Thanh Sang, 2014
Yếu tố hấp dẫn nhân tạo (vì mục đích du lịch), yếu Emir et al., 2016
tố hấp dẫn nhân tạo (không vì mục đích du lịch),
yếu tố hấp dẫn tự nhiên, kiến trúc thượng tầng
Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa, Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn
độ bền vững, vị trí, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất Kim Hồng, 2016
kỹ thuật
Vị trí địa lí và khả năng tiếp cận, giá trị nghệ thuật, Bozic et al., 2018
phong cảnh/thẩm mỹ, cơ sở hạ tầng du lịch, sức thu
hút du khách, sự kết nối với các điểm tự nhiên, văn
hóa khác ở vùng lân cận
Vị trí điểm du lịch, độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ Phạm Xuân Hậu, 2018
sở vật chất phục vụ du lịch, sức chứa du khách, độ
bền vững của tài nguyên, thời gian hoạt động du
lịch, tính an toàn và an ninh

307
Tiềm năng bên trong (giá trị nghệ thuật và thẩm Huong T.T. Hoang et al.,
mỹ, giá trị giải trí, giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị 2018
khoa học, đa dạng sinh học, quy mô của điểm du
lịch, mùa du lịch), giá trị bên ngoài (sự kết nối với
điểm du lịch khác, khả năng tiếp cận tiềm năng,
khoảng cách từ điểm hấp dẫn du lịch đến trung tâm
thành phố, chất lượng cơ sở lưu trú, chất lượng ăn
uống, chất lượng lao động dịch vụ)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2019)

Tham khảo một số công trình nghiên cứu trong, ngoài nước cùng tình
hình thực tế của đối tượng và vấn đề nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá khả
năng khai thác chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ du lịch bao gồm
vị trí và khả năng tiếp cận, sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng,
sự kết hợp với các loại hình du lịch khác, chính sách phát triển du lịch.
Các nhà nghiên cứu Trịnh Phi Hoành (2013), Nguyễn Thanh Sang
(2014), Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim Hồng (2016), Phạm Xuân Hậu
(2018) đều sử dụng 4 cấp bậc cho mỗi tiêu chí đánh giá, tương ứng với mỗi
cấp bậc theo định mức giảm dần là thang điểm 4, 3, 2, 1.
Tiêu chí, cấp bậc và thang điểm đánh giá khả năng khai thác chợ nổi
phục vụ du lịch như sau:

Bảng 2: Tiêu chí, cấp bậc, thang điểm đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ
du lịch
Thang
Tiêu chí Cấp bậc Diễn giải
điểm
Rất 4 Khoảng cách dưới 90 km, thời gian đi đường
thuận dưới 2,5 giờ, có thể tiếp cận bằng cả đường bộ
lợi và đường thủy rất dễ dàng
Thuận 3 Khoảng cách từ 90 đến dưới 150 km, thời gian
Vị trí và lợi đi đường từ 2,5 đến dưới 4 giờ, có thể tiếp cận
khả năng bằng cả đường bộ và đường thủy dễ dàng
tiếp cận Trung 2 Khoảng cách từ 150-210 km, thời gian đi đường
chợ nổi bình từ 4 giờ đến dưới 6 giờ, chỉ có thể tiếp cận bằng
đường bộ hoặc đường thủy
Không 1 Khoảng cách trên 210 km, thời gian đi đường
thuận trên 6 giờ, khó khăn trong việc tiếp cận bằng cả
lợi đường thủy và đường bộ

308
Rất hấp 4 Sông nước trong lành hoặc có ý nghĩa to lớn về
dẫn sinh thái - lịch sử - văn hóa, số lượng ghe xuồng
tham gia mua bán trên 150, hàng hóa - hoạt
động mua bán - cách thức bẹo hàng - đời sống
của người dân thương hồ gây ấn tượng mạnh
đối với du khách
Khá hấp 3 Sông nước trong lành hoặc có ý nghĩa về sinh
dẫn thái - lịch sử - văn hóa, số lượng ghe xuồng
tham gia mua bán từ 101 đến 150, hàng hóa -
Sức hấp hoạt động mua - cách thức bẹo hàng - đời sống
dẫn của của người dân thương hồ gây ấn tượng đối với
tài du khách
nguyên
du lịch Hấp dẫn 2 Sông nước trong lành, số lượng ghe xuồng tham
trung gia mua bán từ 51 đến 100, hàng hóa - hoạt
bình động mua bán - cách thức bẹo hàng - đời sống
của người dân thương hồ tương đối gây được sự
chú ý của du khách
Kém 1 Sông nước tương đối ô nhiễm, số lượng ghe
hấp dẫn xuồng tham gia mua bán <= 50, hàng hóa - hoạt
động mua bán - cách thức bẹo hàng - đời sống
của người dân thương hồ ít gây sự chú ý của du
khách
Rất tốt 4 Có đầy đủ các loại cơ sở hạ tầng, chất lượng của
chúng rất cao
Tốt 3 Có đầy đủ các loại cơ sở hạ tầng, chất lượng của
Cơ sở hạ chúng cao
tầng Trung 2 Có đầy đủ các loại cơ sở hạ tầng, chất lượng của
bình chúng thấp
Kém 1 Cơ sở hạ tầng còn thiếu về chủng loại và hạn
chế về chất lượng
Rất tốt 4 Ở phụ cận, có trên 4 loại hình du lịch được khai
thác, thu hút cả khách nội địa và quốc tế, các
điểm du lịch có sự tương tác rất cao
Tốt 3 Ở phụ cận, có từ 3-4 loại hình du lịch được khai
Sự kết thác, thu hút cả khách nội địa và quốc tế, các
hợp với điểm du lịch có sự tương tác cao
các loại
hình du Trung 2 Ở phụ cận, có từ 1-2 loại hình du lịch được khai
lịch khác bình thác, chỉ thu hút khách nội địa, các điểm du lịch
ít có sự tương tác với nhau
Kém 1 Ở phụ cận, chưa có loại hình du lịch nào được
khai thác

309
Rất 4 Có chính sách phát triển du lịch ở trung ương và
thuận địa phương, nội dung chính sách có tính khả thi
lợi rất cao
Thuận 3 Có chính sách phát triển du lịch ở địa phương,
Chính lợi nội dung chính sách có tính khả thi cao
sách phát
triển du Trung 2 Có chính sách phát triển du lịch ở địa phương,
lịch bình nội dung chính sách ít có tính khả thi

Không 1 Chưa có chính sách phát triển du lịch


thuận
lợi
(Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2019)

4.1.3 Xác định hệ số và điểm cho các tiêu chí đánh giá
Việc xác định trọng số cho các tiêu chí đánh giá đã được thực hiện bởi
Trịnh Phi Hoành (2013), Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim Hồng (2016),
Nguyễn Minh Tuệ và ctv. (2017), Phạm Xuân Hậu (2018), Theo đó, độ hấp
dẫn du lịch đều được cho trọng số 3 (Trịnh Phi Hoành, 2013; Đào Ngọc Cảnh
và Nguyễn Kim Hồng, 2016; Nguyễn Minh Tuệ và ctv., 2017; Phạm Xuân
Hậu, 2018), cơ sở hạ tầng có trọng số 3 (Phạm Xuân Hậu, 2018), vị trí và khả
năng tiếp cận có trọng số 1 (Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim Hồng, 2016;
Nguyễn Minh Tuệ và ctv., 2017). Tham khảo một số công trình được đề cập
cùng thực tế vấn đề nghiên cứu, việc xác định trọng số và điểm cho các tiêu
chí đánh giá như sau:

Bảng 3: Thang điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch
Điểm số
Tiêu chí Hệ số
4 3 2 1
Vị trí và khả năng tiếp cận 1 4 3 2 1
Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch 3 12 9 6 3
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3 12 9 6 3
Sự kết hợp với các loại hình du lịch khác 2 8 6 4 2
Chính sách phát triển du lịch 2 8 6 4 2
Điểm tổng hợp 44 33 22 11
(Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2019)

Theo thang đánh giá này, chợ nổi có điểm cao nhất là 44 và thấp
nhất là 11. Vì vậy, khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch được xác
định như sau:

310
- Chợ nổi rất có khả năng cho khai thác du lịch (loại I): 36-44 điểm
(82-100%)
- Chợ nổi có khả năng cho khai thác du lịch (loại II): 27-35 điểm
(61-80%)
- Chợ nổi ít có khả năng cho khai thác du lịch (III): 19-26 điểm
(43-59%)
- Chợ nổi không có khả năng cho khai thác du lịch (IV): 11-18 điểm
(25-41%)
4.2 Kết quả đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch
Kết quả đánh giá cho thấy, ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 1 chợ
nổi có rất nhiều khả năng cho khai thác du lịch là chợ nổi Cái Răng. 3 chợ
nổi có khả năng cho khai thác du lịch là Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm.
Chợ nổi Phong Điền, Châu Đốc ít có khả năng cho khai thác du lịch. Chợ nổi
Trà Ôn, Ba Ngàn, Vĩnh Thuận, Cà Mau và Cái Nước không có khả năng cho
khai thác du lịch (Bảng 4).
Đối với các tiêu chí đánh giá, trên phương diện vị trí và khả năng tiếp
cận, chợ nổi Cái Bè và Cái Răng được đánh giá cao nhất bởi hai chợ nổi
này không chỉ nằm gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố
Cần Thơ mà du khách còn có thể tiếp cận chúng bằng cả đường bộ và
đường thủy dễ dàng (so với các chợ nổi còn lại). Ba chợ nổi Cái Răng,
Long Xuyên và Ngã Năm có sức hấp dẫn tài nguyên du lịch cao nhất bởi
quy mô của chúng lớn. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh nhất ở chợ
nổi Cái Bè và Cái Răng. Việc kết hợp trong khai thác du lịch được thực
hiện tốt nhất đối với chợ nổi Cái Bè và chợ nổi Cái Răng. Giải pháp về mặt
chính sách cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch đã được hoạch định
đối với chợ nổi Cái Bè và Cái Răng.

Bảng 4: Kết quả đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch
Điểm thành phần
Vị trí Sức hấp Cơ sở Sự kết Chính Điểm
Chợ địa lí và dẫn của hạ tầng hợp với sách tổng
Xếp
nổi khả tài phục vụ các loại phát loại
hợp
năng nguyên du lịch hình du triển
tiếp cận du lịch lịch khác du lịch
Cái
4 6 9 8 6 33 II

Trà
3 3 6 4 2 18 IV
Ôn
Cái
4 12 9 8 6 39 I
Răng

311
Phong
3 3 6 6 2 20 III
Điền
Long
3 12 6 6 2 29 II
Xuyên
Châu
3 3 6 6 2 20 III
Đốc
Ba
3 3 6 4 2 18 IV
Ngàn
Ngã
3 12 6 4 2 27 II
Năm
Vĩnh
1 6 6 2 2 17 IV
Thuận

1 3 6 2 2 14 IV
Mau
Cái
1 3 6 2 2 14 IV
Nước
(Nguồn: Đánh giá của tác giả, 2019)

5. KẾT LUẬN
Chợ nổi là một trong những hình thức kinh doanh thương mại trên
sông, chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo, có khả năng thu hút du khách
trong và ngoài nước. Phát triển chợ nổi theo hướng kết hợp thương mại và du
lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Tuy nhiên, chỉ chợ nổi
Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm là có khả năng cho đầu tư, khai
thác du lịch. Để tránh sự đầu tư dàn trải và tự cạnh tranh nhau, doanh nghiệp
và địa phương chỉ nên tập trung đầu tư các nguồn lực để phát triển du lịch ở
các chợ nổi trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bozic, S., Vujicic, M. D., Kennel, J., Besermenji, S. and Solarevic, M., 2018.
Sun, Sea and Shines: Application of Analytic Hierarchy Process to Assess the
Attractiveness of Six Cultural Heritage Sites in Phuket, Thailand. Geographica
Pannonica. 22(5): 121-138.
2. Bộ Chính trị, 2017. Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (7/8/2019). https://thuvienphapluat.vn/
van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-so-08-NQ-TW-phat-trien-du-lich-tro-thanh-
nganh-kinh-te-mui-nhon-2017-338542.aspx
3. Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim Hồng, 2016. Sử dụng phương pháp thang
điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá tài
nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 2(80):
80-88.

312
4. Emir, O., Bayer, R. M., Erdogan, N. K. and Karamasa, C., 2016. Evaluating the
Destination Attractions from the Point of Experts’ View: An Application in
Eskisehir. Turizam. 20(2): 92-104.
5. Huong T.T. Hoang, Quang Hai Truong, An Thinh Nguyen and Luc Hens,
2018). Multicriteria Evaluation of Tourism Potential in the Central Highlands
of Vietnam: Combining Geographic Information Systen (GIS), Analytic
Hierarchy Process (AHP) and Principal Component Analysis (PCA).
Sustainability. 10: 1-20.
6. Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hòa (Đồng chủ biên), 2017. Địa lý du lịch: cơ
sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Sang, 2014. Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái
tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 73-83.
8. Oreski, D., 2012. Strategy Develoment by Using SWOT – AHP. TEM Journal.
1(4): 283-291.
9. Phạm Xuân Hậu, 2018. Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và
những định hướng khai thác. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM. 15(5): 12-23.
10. Tổng cục Du lịch, 2015. Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hà Nội.
11. Trịnh Phi Hoành, 2013. Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.
47: 76-86.

EVALUATION OF THE ABILITY OF FLOATING MARKET


EXPLOITATION FOR TOURISM IN THE MEKONG DELTA
REGION OF VIETNAM BY THE METHOD OF
ANALYTICAL HIERARCHY PROCESS

Abstract: Floating market is one of the unique types of traditional trading on the
river in the Mekong Delta region of VietNam. Besides commercial function, many
floating markets are also capable of attracting tourists to visit, learn and
experience. However, with purposive investment, avoiding the phenomenon of self-
competition, achieving efficiency and giving visitors positive experiences, the ability
to meet the tourism activities of floating markets needs to be assessed. By the method
of analytical hierarchy process, the research findings show that among 11 floating
markets in the region, Cai Rang, Cai Be, Long Xuyen and Nga Nam floating markets
are the most potential investment ones for tourism exploitation and development.

Keywords: floating markets, floating market tourism, the Mekong Delta region of
Vietnam, the method of analytical hierarchy process

313
PROPOSING SOLUTIONS TO WATERWAY – BASED
TOURISM DEVELOPMENT IN CAN THO CITY
Lê Thị Tố Quyên1, MA; Lý Mỷ Tiên2, MA;
Nguyễn Thị Mỹ Duyên3, MA

ABSTRACT
The purpose of this research is to analyse potentials, current situations and
find solutions to boosting tourism development of the waterway in Can Tho City.
The result indicated that waterway – based tourism has significantly potential
resources to attract tourists by field and accessing the present data. However, river
tour products of Can Tho City are monotonous and overlapping compared with
those of other provinces in the Mekong Delta. In order to develop waterway – based
tourism effectively, the government should propose subtle policies in developing
infrastructure, protecting environment, appealing investments and making a
differentiation among provinces in Mekong Delta.

Keywords: Can Tho city, solutions, waterway – based tourism

1. INTRODUCTION
Waterway tourism has been formed and developed in many cities
around the world, and created tourism symbols of those European cities such
as Paris, London, Veince, Florence, and Amsterdam. With this kind of
tourism, tourists would have fascinating feeling of traveling on water by
boats and enjoy scenic landcapes. Water – based tourism is considered to be
one of the types of ecotourism that give visitors an enjoyable experience.
Guests will mingle with nature, away from the hustle and bustle of the city,
surf with canoes and learn about the cultural community.
Recently, waterway tourism develops in Vietnam and creates a tourism
brand for the country as well as regions. With the professional investment in
wharves, berths, transportation, quality safety standards and exploitation of the
city's outstanding attractions, water tourism will be a great choice for visitors
who will have the opportunity to immerse themselves in the vast space of the
river in the heart of the city. It has a lot of development potentials in Vietnam
where there are dense river systems and it is indispensable in Vietnamese
tourism products. There are many well – known waterway toursim destinations
such as Hue, Da Nang, Ho Chi Minh city and the Mekong Delta where water –
based tourism is indispensable in tourism products.

1
School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University.
2
School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University.
3
School of Culutre and Tourism, AnGiang University.

314
Figure 1: Can Tho city tourist map
(Source: http://cantho-guide-map.20m.com/Maps/City_map.htm)

Can Tho is the central city which is located in the center Mekong Delta.
It has an advantageous location approximately 170km from Ho Chi Minh
City, and 178km away from Ca Mau City that offers a convenient access for
not only tourists, but also local residents. This city is situated in the
downtream of the Mekong River, stretching 55km of the West bank of Hau
River. It has a dense system of canals and river tributaries which offer a good
condition for agriculture, aquaculture, navigation and water supply for the
city and the region. Besides that, the average annual temperature has
approximately 270 C thanks to the network of rivers and canals. The city has
five urban districts (Ninh Kieu, Cai Rang, Binh Thuy, O Mon and Thot Not),
four rural districts (Phong Dien, Co Do, Vinh Thanh and Thoi Lai) and 85
administrative units, including five towns, 36 communes and 44 wards. It is
estimated approximately 1.1 million people (2010) including one majority
group (Kinh) and other 3 ethnic groups (Khmer, Hoa, Cham). With the
natural conditions of fresh water all year around, the interlaced system of
rivers and canals, fruit orchards, therefore all these factors have contributed
to strong development of Can Tho City to make the dreamlike and rich
beauty of waterway – based tourism and become the tourism center of

315
Mekong Delta. This is the basis for the City's tourism industry to develop
waterway tours. However, the development of water – based tourism in
Cantho city is not commensurate with the available potentials, despite the
time. Recently the City government has focused on exploiting the potential of
river tourism by developing specific strategies for each stage of development,
enhancing infrastructure investment, building ports, surveying routes rivers in
the City area and extended river tours to for futher development, according to
Can Tho City Tourism Development Center, (2016).

Through being field trip and analysingsecience materials, this study


proposes some solutions to enhance waterway tourism of Can Tho city with
two objectives:
(i) To determine the potentials and drawbacks of the waterway –
based tourism of Can Tho City.
(ii) To propose precise recommendations to develop effectively
waterway – based tourism associated with preserving river – based
culture in Can Tho City.
Previous research on waterway tourism has been clarified in a variety
of researches. As regards to Sulaiman& et al (2010), with the development of
transportation in Malaysia, has given the community a lot of benefits in term
of social and economic development, especially inland waterway system can
be developed by Pahang River and Muar River (Malaysia) which bring
significant impact to local people thanks to this proposed waterway.
Qualitative study, observations, structured and unstructured in-depth
interview and literature analysis were conducted to gain the data. This reveals
that Pahang Muar Waterways allow local community to develop tourism
industry, enhance the socio-economic life and provide sustainable mobility. It
can be concluded that specific planning on constructing the inland waterways
should be started by the local authorities.
According to Mohamad & et al (2013), the research emphasizes on the
river-tourism prospect that determining a new potential place for river-tourism
area. Pergau River (Malaysia) has many resources which are favourably in
providing the river-tourism activities resources. Adventure water activities,
white-water rafting, kayaking, boating, tubing, swimming, fishing and cruising
are attractive and enjoyable for high demand of tourists around the world. It is
concluded that its river has potentials for tourism development in terms of
physical, biological, ecological and social aspect which are considered as one
of the river-tourism spot in the state of Kelantan (Malysia).
From the above review of literature, it is obvious that waterway –
based tourism plays an important role in tourism product that helps the city
attract more tourists for worthy visiting.

316
2. ANALYSING POTENTIALS OF WATERWAY – BASED
TOURISM DEVELOPMENT IN CAN THO CITY
It is obviously that Can Tho City has wide range of advantages for
developing waterway tourism. One of the crucial things is that geography that
offers a convenient access for not only tourists, but also residents. Can Tho
City is on a big traffic junction linking the provinces in the region to Ho Chi
Minh City and Cambodia. In fact, this place is well - known as a city of
rivers, locates in the lower Mekong River and the central position of the
Mekong Delta. This “river city” is famous by a criss-cross network of rivers
and canals with a total of 1,157 km in length, including three major rivers:
Hau, Cai Lon and Can Tho. Therefore, the great strength of Can Tho tourism
products are exploiting the value of rivers, becoming attractive destinations’s
factors. Moreover, these strong points also contribute to building Can Tho
tourism brand, one of the most attractive river tourism cities of Vietnam.
Another advantage is that natural tourism potentials such as the
charming rivers, floating markets, lush fruit gardens, indigenous cultures and
traditional handicrafts would create the unique tourism products of Can Tho
city, compared to other tourism sites in the Mekong Delta. In fact, according
to the master plan of Can Tho tourism development from 2020 to 2030, there
is a focus on exploiting the strength of city rivers, as well as associating with
ecological gardening, which allows Can Tho tourism industry to develop
potential tourism products that is experiencing the values of the rivers as a
priority position, and thereby being effective ways to utilize cultural and
natural tourism resources. In addition, the floating markets are considered a
typical trading form of the Mekong Delta people. Furthermore, floating
markets are not only places of consuming agricultural products, increasing
income for local people, but special tourism resources as well, becoming one
of the vital tourism products of Can Tho. Cai Rang floating market is a
symbol of Can Tho city both because of its especially historical value with
over 100 years old, and its attractions. This is also one of the most typical
floating markets, particularly in selling fruits and agricultural products of the
Mekong Delta. Moreover, Cai Rang floating market is the largest and most
accessible in Can Tho City. As a result, it is a hotpot of tourists and a
highlight destination in their journeys. Cai Rang Floating Market was voted
one of the 10 most impressive markets in the world by Rough Guide Travel
Magazine (UK). Cai Rang floating market has also reached the group of six
most beautiful floating markets in Asia. In 2016, Cai Rang floating market
was honoured a national intangible cultural heritage of Vietnamese. In
addition, the annual Cai Rang Floating Market festival has entertainment
activities and special exhibitions, considered as an important highlight of Can
Tho tourism industry, as well as enhancing the visitors' satisfaction.
Similarly, Phong Dien floating market is ranked an interesting destination for
tourists. The river tourism route from Phong Dien floating market to Binh

317
Thuy temple passes many ecosystem and historical sites of Can Tho city,
considered as an interesting waterway itinerary for international tourists. In
summary, Can Tho has huge potentials for tourism development of waterway
– based tourism highlighted with vast orchards, immense rice paddies,
crisscrossed rivers and a characterized Southern culture.
In addition, the co – existence of modern tourism infrastructures and
ancient architectural buildings are benefits for waterway tourism
development. Comparing with other provinces in the Mekong Delta, Can Tho
City has a relatively complete infrastructure networks to meet the needs of
tourism development namely roads, waterways and air routes which are being
developed and increasingly improved. The city is connected to the
neighboring provinces and the whole country thanks to National Highway 1A
and the Can Tho airport, the fourth international airport in the country. The
Can Tho airport has a design capacity to serve up to three million passengers
per year for both internal and international flights and accommodate long-
haul aircraft, namely the B777-300 and the B747-400. Can Tho will also
complete upgrading the infrastructure in more than 20 eco-tourism parks
covering an area of around 300 hectares, and develop models of
environment-friendly tourism on Cai Rang and PhongDien floating markets
and other tourist sites. The city has encouraged and supported enterprises of
all economic sectors to build 165 hotels with some 4,000 rooms and 6,000
beds and several tourism resorts along Hau River. This is the premise for Can
Tho City to change its appearance in the future and this city aims to become
the first smart city in the south-western region by 2025. Besides, French
architecture buildings combined with traditional styles are also impressed
tourists, namely Binh Thuy ancient house.
3. DRAWBACKS FOR WATERWAY – BASED TOURISM
DEVELOPMENT
Although there are significat potentials in waterway toruism
development, it is easy to waste potentials because of mismanagement in the
progress of developing water – based tourism with many drawbacks.
First and foremost, despite the diverse potentials with spiritual and
cultural historical sites on both sides of the river, the ability to combine
activities on rivers and mainland is still monotonous which cannot attract
tourists. Actually, it can be seen that waterway tourism doesnot offer highly
diversity activies for local people because the river tours have not been
sharpened, and offer spontaneous products that duplicate from
neighbourhood provinces. Main activities for tourists just visit floating
markets, canals, orchards; and traditional crafts. Dinner yachts only operate at
night to serve dinner from 5:30 pm to 9:00 pm, and slepping cruise along
river is high cost, so the number of guests is limited. It is well- documented
that the tourism route on the river will be unattractive if not combined with

318
activities on land. A river tourism route must have a connection between
diverse activities such as visiting scenic nature spots, historical relics,
enjoying cultural activities of local people, and shopping.
Another concern is that the the decline in the number of boats in
floating market yearly. Cai Rang floating market is famous in the Mekong
delta area and it involves all the characteristics of the local’s way of life in
the western region as well as the local people. All the goods, fruits, and
vegetables of farmers from the region are transported to the market by rafts
and boats. That is a typical way of life from the previous generations when
the waterways in area were developed and its topography area is covered by
many canals and rivers. However, now roads are more developed, so the
main means of transportation for local people is motorbikes instead of boats.
This also leads to a change in the traditional way of life in which the majority
of people used a waterway as their main transportation in the past. Currently,
every house has a motorbike as their main vehicle; they rarely use boats to go
the markets or elsewhere. From the perspective of these researchers, this is
problem for the life of the floating market to survive in the near future.
Because if local people do not use boats as means to carry fruits or products
to markets, the village will lose the traditional sales of the traders who lived
on boats. It is obvious that floating markets play dispensable part in waterway
tourism development and the risk of losing the real floating markets in the
future will greatly affect the prosperity of river tourism.
Thirdly, Can Tho City has relatively completed infrastructure networks
to meet the needs of tourism development, but the city has yet realised its
potential due to low investment in waterway tourism infrastructure,
especially, in order to connect waterway and road traffic. It is necessary to
develop a system of piers, shelters and other public services to meet the needs
of visitors. Without infrastructure investment, it will not be possible to form
an attractive river tourism route. In addition, the transportation system in Can
Tho has become a big issue for tourism development. the low quality of some
streets’ surface and heavy traffic lead to tiredness for tourists after a long
journey. At Cai Rang floating market, public toilets are not popular for
tourists and entertainment sites and souvenir shops along rivers are not
satisfying with the demand of tourists due to the quanlities and quantities of
those things.
Last but not least, tourism development of waterway in Can Tho City is
facing many challenges such as water pollution, and the directly release
litters of inhabitants and tourists through the river. In fact, local traders on
boats dump all types of rubbish, from vegetable peels to nylon bags and foam
boxes into Can Tho River every day. In addition, tourists are not aware of
environmental protection by throwing rubbishs into river when they are on
the boats.

319
4. PROPOSING SOLUTIONS TO WATERWAY – BASED
TOURISM DEVELOPMENT AT CAN THO CITY
Infrastructure developement, environment protection, investment
appealing and unique differentiation of waterway tourism products are some
solutions in order to develop waterway – based tourism effectively.
First of all, Can Tho authorities should upgrade infrastructure along
main waterway routes of Ninh Kieu, Cai Rang, Phong Dien and Binh Thuy
and then the governments ought to have attractive policies to call invesments
from angel investers or entrepreneurs to build modern ports, wharves,
parking lots, and roads leading to the piers which would be created perfect
conditions to meet the needs of waterway development. In fact, along river
route from Ninh Kieu to Cai Rang needs to improve boat station at Ninh Kieu
and An Binh. Besides, parking lots of An Binh market is overloaded space
and difficult moving because of small roads and right at the market. It shoud
be build clean and hygienic toilets at An Binh and Ninh Kieu piers for tourist
using. At Ninh Kieu wharf, it consists of Ninh Kieu 1 pier and Ninh Kieu 2
pier for tourists to depart visiting waterway journeys; however, it is
sometimes overloaded in the high season. The boat owners are looking for
customers by themselves so, these people are more likely to invite with
insistence for tourists to rent boats. Therefore, local goverments should
manage boat station and boat owners to join as members. By doing this, the
numbers of waterway tours are divided with fair benefits among boat owners
and avoid insistence as well as exaggeration. To achieve effectively
investments, authorities should have a simple mechanism for procedures and
support businesses and investors. For example, exemption or reduction of
boat station fees or taxes in initial period will offer a favourable condition
which helps investors to stabilize the initial step of developing river tourism.
Besides, local authorities encourage private sectors to build high standard
restaurants, recreation areas, shopping centers and hotels along river routes of
Can Tho River to satisfy the diverse demands of high class visistors and
increase the number of days of stay. For example, it is important to set up
recreational activies and shopping buildings along the river bank from Ninh
Kieu Quay to Cai Rang Makert to connect waterway and mainlaind activies.
However, the system of wharves, stops and roadside stations should be built
in a synchronous and adequate manner to facilitate traffic and ensure the
aesthetics of tourist landscapes, avoiding spontaneous investment and lack of
uniformity.
Another important solution is that authority should enhance the local’s
awareness in protection environment, which helps them adhere to voluntarily
environmental protection regulations such as not littering on rivers and
canals. Specifically, the population density of the two riversides that negative
impacts on the environment of riveside. Consequently, it is necessary to

320
enhance the propaganda by Youth organizations for the people living along
the river bank to preserve the landscape of Can Tho River. Also, instruction
boards are ebtablished in tourist destinations to remind tourists and residents
deposit trash in the right places. Furtnermore, plastic bags, food containers,
and beverage cans art should not be encouraged to use during boat visiting
to limit rubbish polution on the water environment.
In addition, waterway local tour guides should be trained regularly and
these people need have interpretation about authentic cultural values of river
civilization and local communities. Organizing festivals for promoting
cultural areas of the river is also a way to bring waterway - based tourism to
domestic and international tourists. Each locality needs to have creativity
ways to spread the image of its local water tourism, highlighting the natural
beauty and people. River routes cooperation with other provinces are
essential which allow each place to develop in professional training and
management skills staffs through seminars or conferences. Especially, each
locality needs to create its own tourism products, associated with the image
of the river to attract tourists, especially for foreign tourists. For example, Cai
Rang floating market plays indispensable part in waterway tourism
developmet, so Can Tho government should pay attention to develop unique
products such as one day becoming local traders at floating market, listening
and singing Don Ca Tai Tu (Southern Amateur Music) at night time at
floating market and buiding a handicraft market on mainland near floating
market for tourist experiences.
Next, the safety of visitors plays a key role in the transportation of
waterway tours, which compels companies to fillfull requirement about well-
equipped facilities such as life jackets. The quality of boats, canoes has been a
contributing factor in the safety of tourists, so these services should be periodic
tests. The improvement of effective transport vehicles in the river tours should
be prioritized to boost the destination’s safety, raise tourist’s satisfaction, as
well as avoid danegrous accidents. Morevover, staffs should remind visitors to
wear life jackets and adhree safe rules during waterway tour.
Finnally, it is recommended that promotion and advertisement should
be key factors influencing in development river tours, which should be the
most important steps in exploiting tourism value of Can Tho River and canal
systems. For instance, Can Tho authority should take the benefits of media in
promoting waterway tourism by producing movies, similarly Toi Thay Hoa
Vang Co Xanh movie (Yellow Flowers on the Green Grass) by Nguyen Nhat
Anh and Victor Vu, to promote Phu Yen tourism. In fact, digital connectivity,
social media platforms could be the more effective, extensive advertising and
marketing about Can Tho waterway tourism resources. Therefore, travel
companies could resort to social media as an effective advertising tool for
their river tourism products.

321
5. CONCLUSION
In conclusion, it can see that Can Tho City with its geographical
location and natural conditions has created a system of intertwined canals,
river culture and natural ecological factors that have brought many potentials
for the region. Many drawbacks; however, are facing in the progress of
water- based tourism development such as connection of mainland and river
actiivies, decline in the number of boats at floating market, waterway
infrastructure and water pollution. In order to develop waterway – based
tourism effectively, local authorities should propose subtle policies in
developing infrastructure, protecting environment, appealing investments and
making a differentiation among provinces in the Mekong Delta.

REFERENCES
1. Can Tho city Tourism Development Center, 2016. River tourism is associated
with cultural and historical relics in Can Tho City. Assessed 2/9/2019.
Http://tourismcantho.vn/vi/du-lich-duong-song-gan-voi-di-tich-van-hoa-lich-su-
o-can-tho/n2210.html
2. Mohamad., H, Mohd, N, Arham, M., &Achmad., M, 2013. River Tourism: A
Potential in Pergau River, Jeli, Kelantan. Journal of Tourism, Hospitality and
Sports, (1).
3. Sulaiman M. & Yassin, 2010. Prospects of Waterway Development as a
Catalyst to Improve Regional and Community Socio-Economy Level. American
Journal of Economics and Business Administration, 2 (3): 240-246.
4. Trung Tin, 2018. The special river of Can Tho garden. Assessed 2/9/2019.
Http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sovhttdl/sub_site/danh+muc+ngang/du
+lich/canthodatnuocconnguoi/dacsacsongnuoc
5. UNWTO, 2016. Mekong River-based Tourism Product Development. Assessed
2/9/2019. Https://www.e-unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284418015

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY


TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tóm tắt: Nghiên cứu phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển và đề xuất các giải
pháp phát triển du lịch đường thủy tại thành phố Cần Thơ. Thông qua khảo sát thực
tế và tổng hợp tài liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng du lịch đường thủy ở thành
phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên hiện tại các
sản phẩm tour du lịch đường sông tại thành phố Cần Thơ còn đơn điệu và trùng lắp
so với các địa phương khác ở ĐBSCL. Để phát triển hiệu quả du lịch đường sông,
chính quyền địa phương cần có những giải pháp tinh tế trong việc phát triển hạ
tầng, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư và tạo sự khác biệt với các địa phương khác.
Từ khóa: Thành phố Cần Thơ, giải pháp, du lịch đường thủy

322
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
DỰA TRÊN VỊ THẾ VĂN MINH SÔNG NƯỚC
ThS. Trương Thị Kim Thủy1, Đinh Hiếu Nghĩa2

TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long với cảnh quan sinh thái điển hình và lịch sử văn
minh sông nước đã hình thành nên những nét rất riêng cho mô thức văn minh sông
nước. Tuy nhiên, trong phát triển du lịch hiện nay chỉ mới khai thác bề nổi, chưa
chú ý đến những giá trị, câu chuyện văn hóa lịch sử từ nền văn minh này. Điều đó,
dẫn đến việc trùng lấp trong các sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Do đó, trong bài biết này, trên cơ sở lý luận văn hóa và sản
phẩm du lịch đặc thù; chúng tôi trình bày những tiềm năng và định hướng phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên vị thế văn minh
sông nước của vùng đất này.

Từ khóa: du lịch, Đồng bằng sông Cửu Long, văn minh sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuộc bộ phận của châu thổ sông Mekong, với diện tích tương đối rộng
lớn, có địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh
năm, hệ thống sông ngòi chằng chịt, cùng sự đa dạng sinh học; Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản
xuất nông nghiệp. Trong quá trình ứng xử với điều kiện thiên nhiên trù phú
nơi này; người dân vùng đồng bằng châu thổ đã hình thành nên hình thái
“văn minh sông nước” vô cùng đặc sắc. Những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần do con người vùng ĐBSCL sáng tạo ra đều có nét đặc trưng, mang
hình ảnh những hình thức sinh kế gắn liền với con nước, cánh đồng lúa, vườn
cây trái sum xuê, những điệu lý câu hò, giai điệu đờn ca tài tử, những món ăn
dân dã theo mùa nước nổi... Những giá trị văn hóa đặc trưng này cũng là
nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn của du lịch ĐBSCL. Việc khai thác những
giá trị văn minh sông nước vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong việc hình
thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Do đó, trong bài biết này, trên cơ
sở lý luận văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù; chúng tôi trình bày những
tiềm năng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL
dựa trên vị thế văn minh sông nước của vùng đất này.

1
Trường Đại học Cần Thơ.
2
Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ.

323
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu vị thế văn minh sông nước vùng ĐBSCL trong phát
triển du lịch, đề tài vận dụng phương pháp tọa độ văn hóa và phương pháp
liên ngành để thực hiện nghiên cứu (Trần Ngọc Khánh, 2012). Theo phương
pháp tọa độ văn hóa, con người ở vị trí chủ thể với tư cách tác nhân, sản
phẩm thích ứng và đối tượng thụ hưởng các thành quả văn hóa; các sự vật,
hiện tượng được định vị trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
Tuy nhiên đây là một quá trình liên tục trải qua các thời kỳ khác nhau; không
gian văn hóa của một nền văn minh không chỉ là không gian địa lý tự nhiên
mà còn là không gian văn hóa (không gian sống). Bên cạnh đó, vận dụng
phương pháp liên ngành (văn hóa, du lịch) giúp đề tài thêm phong phú và sâu
sắc với nhiều cách tiếp cận của một vấn đề.

3. VỊ THẾ VĂN MINH SÔNG NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DU


LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Văn minh, chỉ trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội
loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.
Theo đó “Văn minh sông nước”, chỉ tính đặc trưng về trình độ phát triển của
đô thị vùng sông nước - là một bước tiến tiếp theo của “văn minh miệt vườn
sông nước” ĐBSCL.
Sông Cửu Long được xem là phân lưu của sông Mekong chảy trên lãnh
thổ Việt Nam. Lưu lượng nước rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô và lên
đến 120.000 m³/s vào mùa mưa. Điều này giúp cho việc bồi tụ phù sa và hình
thành nên nền văn minh sông nước vùng ĐBSCL. Theo Phó giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Tri Nguyên, cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long không lấy trị thủy
làm trọng, mà chú ý đến việc làm thủy lợi kết hợp với mở mang giao thông
đường thủy. Có lẽ cấu trúc của nền văn minh này là tận thủy - tận dụng và
khai thác tối ưu mặt nước tạo nên một tổ hợp nền văn minh sông nước: văn
minh lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn minh cảng thị và
văn minh miệt vườn. Từ nền văn minh nước lũ và chống lũ, cư dân vùng
Đồng bằng sông Cửu Long lại tạo ra nền văn minh nước nổi và sống chung
với nước nổi (Văn hoá học, 2014).
Chính những đặc trưng trên là sức hấp dẫn trong xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù vùng ĐBSCL. Theo nhóm tác giả Võ Văn Sen, Ngô Thanh Loan:
Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, độc đáo,
đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường nhằm thu hút du khách, mở
rộng thị trường du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng,
lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững. Tính khác
biệt của sản phẩm du lịch đặc thù được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc
văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển.
(Võ Văn Sen, Ngô Thị Phương Lan, Ngô Thanh Loan, 2018). Thật vậy, sông
nước hữu tình mang đến khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên “níu chân”

324
du khách gần xa. Bên cạnh đó, hoạt động sinh kế gắn với sông nước cũng
hình thành nên nhiều thành tố hấp dẫn trong các tour du lịch vùng ĐBSCL.
Chẳng hạn như tour chợ nổi – khám phá đời sống và văn hóa của những
người dân thương hồ, tìm hiểu và trải nghiệm nhiều loại phương tiện trên
sông nước như xuồng ba lá, ghe hàng, vỏ lãi…; tour du lịch mùa nước nổi
với bao điều thú vị từ cuộc sống mưu sinh nhờ con nước lên xuống và khám
phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của mùa nước nổi như cá linh, bông điên
điển… Từ điều kiện thiên nhiên sông nước mênh mông đã hình thành nên đời
sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú và đặc trưng. Đây cũng là tài
nguyên du lịch tiềm năng cần khai thác, phát triển du lịch vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Du khách sẽ rất thích thú thưởng thức những câu hò, điệu lý,
tiếng đờn ca tài từ khi lênh đênh trên sông nước; hay tham gia các lễ hội đặc
biệt gắn với sông nước, ghe xuồng (lễ tống phong), thưởng thức văn hóa ẩm
thực địa phương.

4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ


VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DỰA TRÊN VỊ THẾ
VĂN MINH SÔNG NƯỚC
4.1 Những biến đổi văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Quá trình hình thành và phát triển nền văn minh miệt vườn sông nước
ĐBSCL cũng có nhiều biến đổi tích cực và hạn chế. Cụ thể là:
Mạng lưới sông rạch chằng chịt tạo nên cảnh quan sông nước hữu tình,
không khí mát mẻ, trong lành trên nền hiện đại của một phố thị. Hình ảnh
sông nước luôn gắn bó với đời sống của người dân đồng bằng. Chính vì vậy,
sự pha trộn giữa văn minh sông nước và văn minh miệt vườn cũng tạo nên
nét độc đáo, mang thương hiệu “phố vườn” cạnh tranh với thương hiệu điểm
đến với các vùng miền khác. Chính cảnh quan “cũ” (miệt vườn sông nước)
và “mới” (đô thị) tạo nên những điểm du lịch mới được xây dựng trên cồn
cát, cồn nổi phục vụ du khách nghỉ dưỡng, thưởng thức những đặc sản vùng
“phố vườn” và trải nghiệm những thú vui, trò chơi dân dã vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo quá trình đô thị hóa
cũng làm mất dần đi những giá trị văn hóa sông nước. Dấu ấn văn minh sông
nước miệt vườn như văn hóa mưu sinh kiểu thương hồ (buôn bán trên sông),
nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp đã được thay thế cho các cơ cấu
ngành nghề phù hợp với xu hướng phố thị. Văn hóa giao thông với hình ảnh
những cây cầu khỉ, kênh rạch chằng chịt cùng những đò chèo, xuồng ba lá
được thay thế bằng đường sá trải nhựa kiểu nông thôn mới, phương tiện giao
thông hiện đại, thuận tiện với máy bay, ô tô, xe máy… Đời sống nông thôn
thay thế bằng nếp sống phố thị cũng làm biến đổi dần văn hóa tinh thần.
Các nghi thức, lễ hội mang dấu ấn nông nghiệp dần mai một như tín ngưỡng
sông nước (lễ hội Tống Phong, thờ Bà Cậu) hay nghi thức nông nghiệp

325
(lễ hội Kỳ Yên, lễ hội Nghinh Ông); kho tàng văn học dân gian (hò cấy lúa,
hò đối đáp…) cũng dần trở thành hoài niệm. Ngoài ra, văn hóa lưu trú cũng
biến đổi cho phù hợp; kiểu kiến trúc “tiền sông, hậu lộ”, “trước vườn, sau
ruộng” cũng dần nhường chỗ cho các dãy nhà phố, chung cư. Bên cạnh đó,
trong quá trình quy hoạch phát triển, những kênh rạch nội đô dần biến mất, số
còn lại thì ô nhiễm, bị lấn chiếm… Một vùng có nhiều kênh rạch như Đồng
bằng sông Cửu Long phải được nhìn nhận bằng mối quan hệ cộng sinh,
không thể tách rời: đất- nước- con người. Vì vậy, việc tạo cảnh quan vùng
đồng bằng tiên quyết phải đảm bảo giữ gìn hệ thống sinh thái kênh rạch, hài
hòa với thiên nhiên.
Sự ghi nhận hai đặc điểm này là cơ sở để khắc phục hạn chế, phát huy
thế mạnh để đảm bảo nguyên vẹn nét đặc trưng văn minh miệt vườn sông
nước trong quá trình phát triển của ĐBSCL.
4.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Hình ảnh sông nước là yếu tố xuyên suốt tại ĐBSCL. Vì vậy, văn minh
sông nước là yếu tố phổ quát, là thành tựu to lớn trong đời sống của người
dân nơi này. Giá trị “văn minh sông nước” vẫn mang nhiều ý nghĩa cho quá
trình phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong tương lai. Do đó, qui hoạch du
lịch vùng ĐBSCL không xem trọng quan cảnh sông nước sẽ dẫn đến nhiều hệ
lụy như ô nhiễm môi trường nội thị, ảnh hưởng môi sinh – sinh cảnh;
làm mất cân bằng sinh thái sông nước; các tín ngưỡng dân gian dần mai một
– mất đi yếu tố thiêng của sông nước.
Vì vậy, trên cơ sở lý luận sản phẩm du lịch đặc thù và văn hóa; chúng
tôi đề xuất một số định hướng phát triển vùng ĐBSCL thành điểm đến du
lịch hấp dẫn của một đô thị sông nước.
Một là, nâng cao văn hóa ứng xử với nước. ĐBSCL cần xem sông nước
là yếu tố mang theo phong thủy thuận tự nhiên và vượng khí cho vùng đồng
bằng. Du lịch gắn với duy trì và phát triển hệ sinh thái sông nước, không gian
thiên nhiên ven sông, như một yếu tố cốt lõi của cảnh quan thiên nhiên.
Trong quá trình quy hoạch đô thị cần chú ý trả lại cảnh quan – sinh cảnh cho
dòng sông; tạo các không gian mở ven sông, kiểm soát phát triển, kiểm soát
chiều cao và các loại hình kiến trúc phù hợp; tạo sự thông thoáng về điểm
nhìn, trường nhìn, góc nhìn.
Hai là, tổ chức hoạt động khai thác kinh tế giá trị sông nước thích nghi
với hoàn cảnh mới (phố chợ dọc sông, cảng thị…)
Ba là, tổ chức không gian sinh hoạt công cộng cần thể hiện sự phối kết
không gian mặt nước.
Bốn là, phát huy nét đặc trưng của các đô thị ven sông làm yếu tố tạo
nét đặc thù, khác biệt trong sản phẩm du lịch.

326
Năm là, nâng cao hoạt động trải nghiệm cho du khách khi tham quan
trên sông, đi trên sông không chỉ là nhìn ngắm – có thể là tắm sông, tự chèo
thuyền trên sông. Xây dựng các chương trình một ngày làm ngư dân, chương
trình du lịch theo dòng thủy triều, chương trình du lịch chuyên đề sinh cảnh
theo con nước, chương trình du lịch theo cung đường cảng thị.
Sáu là, các công ty du lịch cần hướng đến phát triển du lịch ẩm thực
sông nước Cửu Long để du khách trải nghiệm văn hóa ẩm thực của vùng
sông nước này.
Bảy là, các địa phương vùng ĐBSCL cần đầu tư xây dựng nhà nghỉ,
cảnh quan điểm du lịch bên sông, phát huy tối đa đặc điểm cư trú “nhất cận
thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, “tiền sông hậu lộ”…

5. KẾT LUẬN
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trẻ, trải qua hàng trăm năm phát
triển đã hình thành nên một vùng lúa gạo trù phú, cây trái sum xuê; dân cư
ngày càng đông đúc. Giá trị vật chất và tinh thần do người Đồng bằng sáng
tạo ra là sự tiếp nối và phát huy giá trị truyền thống của từng dân tộc trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam đến sinh cơ, lập nghiệp trên vùng đất này và đã
sáng tạo nên nền văn hoá sông nước, mà đặc trưng nổi bật là từ văn minh
miệt vườn sông nước đến văn minh đô thị sông nước. Chính giá trị “văn minh
sông nước” mang nhiều ý nghĩa cho quá trình phát triển du lịch vùng Đồng
bằng sông Cửu Lon trong tương lai; nên cần lắm sự quy hoạch du lịch trên cơ
sở tận dụng, tôn trọng môi trường thiên nhiên, sông nước. Từ đó, tạo nên
thương hiệu du lịch điểm đến “phố vườn” đặc trưng và những sản phẩm du
lịch đặc thù của một thành phố bên sông, một “đô thị sông nước” vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, 2002. Thông tư số
02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP, ngày 08/03/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc hướng dẫn thực hiện phân
loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.
2. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2009. Luật Quy hoạch
đô thị.
3. Trần Ngọc Khánh, 2012. Văn hóa đô thị. NXB Tổng hợp. TP.HCM
4. Võ Văn Sen, Ngô Thị Phương Lan, Ngô Thanh Loan (cb), 2018. Xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long – Lý thuyết và thực tiễn. NXB.
Đại học Quốc gia TP.HCM. TP.HCM
5. Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB. Giáo dục. Hà Nội
6. Văn hóa học, 2014. Văn minh sông nước Nam bộ.
http://www.mekongsp.com/van-hoa-nam-bo/van-minh-song-nuoc-nam-bo.html
(24/10/2014)

327
DEVELOPING SPECIAL TOURISM PRODUCTS IN MEKONG
DELTABASED ON THE RIVER CIVILIZATION

Abstract: The Mekong Delta with its typical ecological landscape and civilized
history of the river from early on has formed its own characteristics for the civilized
urban model of the river. However, today, tourism just develops only the surface;
not paying attention to the values and historical and cultural stories from this
civilization. That leads to the overlap in river tourism products, and the garden
services in the Mekong Delta region. Therefore, in this lesson, on the basis of urban
cultural theory and specific tourism products; we present the potentials and
orientations of tourism product development in the Mekong Delta region based on
the river culture position of this region.

Keywords: Mekong Delta, the River civilization, tourism

328
SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI VĂN HÓA “NƯỚC”
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ThS. Trương Thị Kim Thủy1

TÓM TẮT
Xuất phát cùng một dòng chảy văn minh nông nghiệp lúa nước, với những nét
tương đồng về văn hóa ứng xử với Mẹ thiên nhiên (đặc biệt là nguồn nước); một số
quốc gia Đông Nam Á đã thành công trong việc khai thác du lịch lễ hội gắn với văn
hóa “nước”. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu các sản phẩm du lịch văn hóa lễ
hội “nước” của một số quốc gia Đông Nam Á trên cơ sở lý thuyết văn hóa so sánh
và du lịch văn hóa. Từ mối quan hệ tương đồng trong văn hóa ứng xử với nguồn
“nước” của các quốc gia, chúng tôi phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển
du lịch lễ hội của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: sản phẩm du lịch, văn hóa “nước”, Đông Nam Á, người Khmer, Đồng
bằng sông Cửu Long

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền văn minh “lúa nước’ ở Đông Nam Á là một trong 36 nền văn minh
độc đáo trên thế giới. Trong nền văn minh nông nghiệp này, nước được xem
như là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, nước
được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản dồi dào.
Nước còn là nguồn gốc và phương tiện chuyển tải sự sống, là hình tượng của
hơi thở sự sống (Nguyễn Tấn Đắc, 2010).
Với chung dòng chảy văn minh nông nghiệp lúa nước, có những nét
tương đồng về văn hóa ứng xử với Mẹ thiên nhiên (đặc biệt là nguồn nước)
qua các lễ hội nông nghiệp; một số quốc gia Đông Nam Á đã thành công
trong việc khai thác du lịch lễ hội gắn với văn hóa “nước” tưởng chừng như
quen thuộc nhưng vô cùng hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy
các lễ hội nước ở một số quốc gia Đông Nam Á và lễ hội Ok Om Bok của
người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có chung
nguồn gốc là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thiên nhiên. Yếu tố nông nghiệp thể hiện rõ nét qua tính chuyển mùa của
nó: đánh dấu cao điểm của mùa nước và là thời điểm chuyển tiếp từ mùa mưa
sang mùa nắng (mùa khô), kết thúc một vụ mùa trồng trọt. Tín ngưỡng sùng
bái nước, tạ ơn nước, cầu mưa luôn đi kèm với các hoạt động như đối phó,

1
Trường Đại học Cần Thơ.

329
tống tiễn, thể hiện qua loạt nghi thức trong chuỗi sự kiện của các lễ hội này.
Hình tượng “nước” được thiêng hóa qua các biểu tượng như thần Nước, thần
Sông, thần Mặt trăng (chi phối chế độ thủy triều), thuyền/hoa đăng (vật nổi
trên nước) trong nghi thức tạ ơn Mẹ thiên nhiên.
Trong bối cảnh du lịch ĐBSCL hiện nay, chúng ta có nhiều tiềm năng,
đặc biệt là các lễ hội của người Khmer nhưng vẫn còn “loay hoay” vào lối
mòn của những sản phẩm du lịch trùng lấp, thiếu đặc sắc; chỉ mang tính
chất lễ hội địa phương chưa thật sự “níu chân” du khách gần xa.
Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu các sản phẩm du lịch của một số nước Đông
Nam Á, chúng tôi tham chiếu trong mối quan hệ tương đồng về văn hóa
“nước” để có những bài học kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội
của người Khmer vùng ĐBSCL.

2. VĂN HÓA “NƯỚC” TRONG SẢN PHẨM DU LỊCH Ở MỘT SỐ


QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
2.1 Tour du lịch lễ hội năm mới Songkrang, lễ hội hoa đăng Loy
Krathong ở Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á có thế mạnh trong
việc khai thác các văn hóa lễ hội mang tính bản địa thành những sản phẩm du
lịch mang tính quốc tế; điển hình là các tour du lịch nổi tiếng khai thác vào
dịp lễ hội năm mới Songkrang, lễ hội hoa đăng Loy Krathong.
Không giống như các lễ hội truyền thống khác ở Thái Lan (tính theo
lịch Thái), lễ hội Songkrang được tính toán theo sự dịch chuyển của Mặt trời
(từ cung Song Ngư đến cung Bạch Dương). Hiện tượng này được đánh dấu
là ngày đầu tiên trong năm mới. Khi chuyển sang lịch hiện đại thì lễ hội
thường diễn ra vào khoảng ngày 12, 13, 14 tháng 4 dương lịch (Suttinee
Yaparavas, 2004). Nghi thức truyền thống trong ngày đầu năm mới này,
người dân Thái Lan thường tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, đấng sinh thành, các
vị sư bằng những hành động như lễ chùa, cúng dường, phóng sinh, tưới nước
lên tượng Phật, lên cha mẹ; té nước vào nhau thay cho lời chúc tụng một
năm mới thịnh vượng. Từ những nghi thức này, du lịch Thái Lan đã biến lễ
hội năm mới Songkran thêm nhiều hấp dẫn với các chuỗi sự kiện như diễu
hành cùng các điệu múa tập thể, diễu hành rước đèn, cuộc thi sắc đẹp
Nữ hoàng Songkran và diễu hành xe rồng chở Nữ thần Songkran, trình diễn
trang phục truyền thống, các đám rước để thực hiện nghi thức phóng sinh cá
dọc các bờ sông; các hoạt động té nước với nhiều hình thức hiện đại như voi
phun nước, bắn súng nước… tạo nên bầu không khí náo nhiệt thu hút nhiều
du khách nước ngoài.
Một lễ hội khác cũng được du khách mong chờ tham gia trên đất nước
Thái Lan là lễ hội hoa đăng Loy Krathong. Lễ hội được tổ chức vào đêm
rằm tháng 12 Âm lịch theo lịch Thái (thường rơi vào tháng 11 dương lịch)

330
(Sưu tầm, 2015). Đây là thời điểm kết thúc mùa mưa, mực nước ở các nơi
dâng tràn, thời tiết bắt đầu khô ráo. Từ “Loy” trong tiếng Thái có nghĩa là
"trôi", còn “Krathong” có nghĩa là chiếc bè nổi trên nước. Theo truyền
thống, những chiếc hoa đăng Krathong được làm từ chất liệu tự nhiên như lá
chuối hoặc các lớp thân cây chuối. Trên chiếc “Krathong” thả trên các sông
rạch, ao hồ; người dân để các vật cúng gồm có hoa, nhang, nến và tiền xu
(Donald K.Swearer, 2010). Người Thái làm điều này để tỏ lòng tôn kính với
Nữ thần Nước Phra Mae Khongkha và cầu xin thần tha thứ cho những hành
động của con người trong cuộc sống hàng ngày đã làm ô nhiễm nguồn nước
của người.Lễ Loy Krathong diễn ra trong 3 ngày và tổ chức chính tại
Sukhothai, Bangkok và Chiang Mai. Ngoài những chiếc hoa đăng thả trên
sông rạch, ao hồ, lễ hội Loy Krathong ở Thái Lan còn có đèn Khom loi tạo
ra từ một mảnh vải mỏng, hoặc từ bánh tráng và gắn vào đó nến hoặc pin
nhiên liệu. Khi pin nhiên liệu được đốt cháy, sẽ tạo ra một lượng khí nóng bị
bẫy bên trong chiếc đèn trời, tạo ra đủ lực để nâng Khom loi bay lên trời
(Sưu tầm, 2018). Lễ hội Loy Krathong được du khách nhớ đến vì sự đầu tư,
tổ chức bài bản như việc sáng tác giai điệu âm nhạc, điệu múa riêng cho lễ
hội (bài hát Loy Krathong được mở suốt trong thời gian diễn ra lễ hội ở khắp
nơi trên đất nước Thái Lan); các chiến dịch dọn dẹp rác ở các con sông, làm
lễ bố thí, các cuộc thi làm đèn, cuộc thi sắc đẹp Nang Noppamas, diễu hành
và thả hoa đăng, đèn gió…
2.2 Tour du lịch lễ hội ánh sáng thuyền đăng Boun Awk Phansa ở Lào
Ở Lào, sau ba tháng chay, ngày 15 tháng 11 âm lịch Lào, các tín đồ
cùng với tăng lữ sẽ tổ chức ngày hội mãn chay Boun Awk Phansa (hay Bon
Ork Phansa). Đây là ngày cuối của thời hạn vào chay, mở đầu thời kỳ sinh
hoạt bình thường của các nhà tu hành.
Từ những nghi thức văn hóa bản địa này, tour du lịch ánh sáng thuyền
đăng ở Lào đã biến thành một tour du lịch đầy màu sắc, thu hút du khách có
dịp hòa mình vào các nghi thức Phật giáo, các câu chuyện tâm linh của người
dân địa phương.
Du khách có dịp hòa mình vào đoàn người dâng cơm, bánh, trầu, thuốc
cho tăng lữ và nghe tụng kinh, lễ Phật, nhận phước. Sau đó tham gia cùng
tăng lữ vào rừng chặt tre, bẹ chuối, đan kết thành hình con thuyền, chiếc bè
kích thước khác nhau và được trang trí bằng giấy màu, cờ đuôi nheo và chỉ
ngũ sắc. Khoảng bảy giờ tối, các du khách tham gia rước thuyền bè lên tập
trung trong sân chùa. Sau một nghi lễ ngắn, tất cả đèn nến trên những thuyền
bè được thắp sáng và đồng loạt thả trôi theo dòng nước gọi là “thuyền lửa
trôi”. Đèn nến trên hàng trăm chiếc thuyền tỏa sáng cả một khúc sông.
Theo sau là một con thuyền gỗ do dân bản chèo. Trên thuyền cũng nổi trống,
chiêng vang rền như xua đuổi các chiếc thuyền bè được thắp sáng đang trôi ở
phía trước. Theo các tín đồ Lào thì mỗi con thuyền, chiếc bè nhỏ được thắp
sáng đã mang theo những điều khổ hạnh, rủi ro, xấu xa của con người, bản

331
mường trôi về chốn xa xăm vô tận. Hy vọng cuộc sống mát mẻ, may mắn, tốt
đẹp sẽ đến với mọi người trong bản làng. Với các nhà tu hành, việc thả con
thuyền sau 3 tháng vào chay có nghĩa là sự “sổ lồng” đối với sư sãi, chú tiểu.
Thần Naga được tung tăng bơi lội trên những dòng nước mát mẻ như những
con thuyền, chiếc bè trên sông. Câu chuyện mang màu sắc tâm linh Phật giáo
giúp tour du lịch này mang cảm giác bình yên cho du khách khi tham gia.
2.3 Tour du lịch lễ hội nước và đua thuyền Bon Om Touk ở Campuchia
Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia còn được gọi là Bon Om
Thook, Bonn Om Teuk hay Bon Om Tuk. Lễ hội thường diễn ra mỗi năm
một lần vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo; đúng thời điểm dòng
nước chảy ngược giữa biển Hồ và sông Mekong. Theo người Campuchia,
trăng tròn là dấu hiệu tốt hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Tại lễ này, sau thời
khắc nửa đêm khi người dân Campuchia tập trung tại các đền thờ để cầu
nguyện dưới ánh trăng, họ sẽ cùng nhau ăn món “auk ambok” – cốm dẹp
kèm với chuối, dừa.
Ngành du lịch Campuchia đã thổi hồn vào lễ hội nước Bon Om Touk
bằng những hoạt động du lịch đặc sắc trong chương trình tour như giới thiệu
sự đa dạng của các phương tiện giao thông đường thủy, lễ hội bắn pháo hoa,
lễ cầu nguyện mặt trăng Sampeas Preah Khe tại các ngôi chùa trang trí đặc
trưng kiến trúc Phật giáo Theravada, cuộc thi đua thuyền mang tính quốc tế.
Tất cả đổ về Phnom Penh, về sôngTonle Sap để tham dự cổ vũ các đội đua
ghe ngo (Michael Aquino, 2009). Một số chương trình biểu diễn âm nhạc và
điệu múa Apsara truyền thống của Campuchia diễn ra rất sôi nổi.

3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI GẮN VỚI VĂN


HÓA “NƯỚC” CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Như một số quốc gia ở Đông Nam Á, người Khmer vùng ĐBSCL cũng
từ lâu đã thích nghi với đặc điểm sinh thái sông nước của sông Mekong. Lễ
hội cúng trăng (Ok Om Bok) và nghi thức đua ghe Ngo có thể xem là văn hóa
ứng xử của người Khmer đối với nguồn nước. Hai tỉnh Trà Vinh và Sóc
Trăng là 2 địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống và cũng là nơi có
những điểm nhấn đặc sắc trong lễ hội Ok Om Bok dù cùng bối cảnh tổ chức.
Ở Sóc Trăng, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo đã được công nhận là
lễ hội du lịch cấp quốc gia từ năm 2003. Nhằm nâng cấp lễ hội xứng tầm với
hình thức, quy mô, nội dung, ý nghĩa vốn có, Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch Sóc Trăng phối hợp Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật tiến hành
tổ chức hội thảo, phục dựng lễ hội nhằm nâng giá trị của lễ hội thành di sản
văn hóa của quốc gia và thế giới. Từ năm 2009 tỉnh Sóc Trăng đã được Trung
ương hỗ trợ 500 tỉ đồng để cải tạo dòng sông Maspero, giải tỏa các hộ dân
ven sông để làm bờ kè, khán đài lễ hội đua ghe ngo v.v... Năm 2013 công

332
trình đã hoàn thành giúp hoạt động xem đua ghe của người dân địa phương
được thuận tiện và dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này năm 2011, Sóc Trăng
đăng cai Festival lúa gạo Việt Nam lần 2, đua ghe Ngo quy tụ và tổ chức quy
mô lớn hơn, với 50 đôi ghe nam, nữ từ khắp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL
về sông Maspero tranh tài. Năm 2013 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lễ
hội đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng bởi từ một lễ hội vùng đã được chính phủ
quan tâm bảo tồn và phát triển, trở thành một trong các lễ hội cấp quốc gia.

Các đội đua ghe Ngo trong lễ hội Nghi thức thả đèn gió trong lễ hội
Ok Om Bok (Sóc Trăng) Ok Om Bok (Trà Vinh)
(Ảnh: Trương Thị Kim Thủy) (Ảnh: Trương Thị Kim Thủy)

Tỉnh Trà Vinh với 142 ngôi chùa nằm trong khuôn viên nhiều cây cổ
thụ và nhất là không gian linh thiêng Ao Bà Om đã góp phần tạo nên nét văn
hóa đặc sắc cho lễ hội cúng trăng. Năm 2014, lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội diễn ra hết
sức hấp dẫn cả phần lễ lẫn phần hội như hội đua ghe Ngo, lễ cúng trăng,
lễ đút cốm dẹp, lễ đưa nước hay còn gọi là lễ thả đèn nước, lễ thả đèn gió.
Bên cạnh đó, lễ hội còn là môi trường gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc
(trang phục Khmer truyền thống, nghệ thuật diễn xướng dân gian) và các trò
chơi dân gian hấp dẫn (thi giã cốm dẹp, đua ghe trên cạn, kéo co, đập nồi,
nhảy bao, đẩy gậy, đi cà kheo…).
Dù có khai thác thế mạnh trong cùng một lễ hội Ok Om Bok, dù có
những nét tương đồng trong văn hóa “nước” ở các hình thái lễ hội với một số
nước Đông Nam Á, nhưng dường như sức thu hút du lịch ở lễ hội Ok Om
Bok ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng nói riêng và sức hút du lịch của địa phương
nói chung vẫn còn là một tiềm năng chưa được đánh thức đúng tầm.
Minh chứng cho thấy, lễ hội vẫn còn mang tính chất địa phương, du khách
chưa hiểu hết các giá trị văn hóa của lễ hội cũng như chưa được hòa mình
vào các chuỗi sự kiện đặc trưng, hấp dẫn.

333
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI VĂN HÓA
NƯỚC CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy sự thành công của các tour du
lịch gắn kết với văn hóa “nước” ở Thái Lan, Lào, Campuchia hội tụ từ các
yếu tố sau:
Thứ nhất, gắn kết lễ hội và sự kiện. Những thành công của các lễ hội
nước ở Thái Lan, Lào, Campuchia đã và đang thu hút mạnh mẽ khách du lịch
đều có chính sách quản lý riêng biệt. Các quốc gia Đông Nam Á này đã thực
sự coi một “lễ hội” như là một “sự kiện”. Từ đó thuật ngữ "quản lý lễ hội"
được chuyển thể thành “quản lý sự kiện”. “Quản lý sự kiện” lúc này có thể
giải quyết cả về mặt ý nghĩa và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Thật vậy,
động cơ gắn kết chặt chẽ “sự kiện” và du lịch” luôn được các quốc gia
Thái Lan, Lào, Campuchia thúc đẩy mạnh mẽ vì đó là mắt xích khép lại một
vòng tuần hoàn phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế
địa phương.
Thứ hai, khai thác đúng hướng, thế mạnh riêng và nhấn mạnh tính dân
tộc trong các lễ hội. Các nước Lào, Campuchia, Thái Lan không nhiều lễ hội
nhưng họ đã không đầu tư dàn trải, mà chỉ tập trung vào những lễ hội thật sự
có sức hút với những phân khúc thị trường khách mục tiêu. Các lễ hội thuyền
đăng ở Lào, đua thuyền ở Campuchia, năm mới và hoa đăng ở Thái Lan xây
dựng trên nền tảng gắn với những câu chuyện văn hóa ý nghĩa – văn hóa tín
ngưỡng tôn giáo, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Từ đó họ thiết kế,
tổ chức sản phẩm du lịch đạt đến những giá trị “vô hình” (sự cảm nhận của
du khách sau khi trải nghiệm văn hóa lễ hội và có ý hướng giáo dục) thay vì
giá trị “hữu hình” (đứng bên ngoài và tham dự sự biểu diễn của lễ hội).
Thứ ba, đầu tư có trọng điểm. Mỗi một lễ hội đều mang thông điệp; vì
vậy các hoạt động đều hướng đến những giá trị nhân văn đó. Quan trọng
hơn là những hoạt động này rất phong phú, đa dạng; tổ chức bài bản phù
hợp với xu hướng thời đại và thị hiếu của du khách. Lễ hội thuyền đăng ở
Lào tạo sự khác biệt trong không gian lễ hội ở nông thôn. Lễ hội hoa đăng ở
Thái Lan đầu tư từ những yếu tố nhỏ nhất để tạo không khí sự kiện (bài hát
riêng, điệu múa riêng, cuộc thi nhan sắc). Lễ hội đua thuyền ở Campuchia
đầu tư quy mô quốc tế từ thương hiệu “sức mạnh đội thuyền hoàng gia”,
“điệu múa hoàng gia”…
Từ những kinh nghiệm trên, chúng tôi có vài đề xuất cho việc xây dựng
sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer vùng ĐBSCL như sau:
- Tăng cường thu hút, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư cho các dự án du
lịch gắn với giá trị văn hóa Khmer của tỉnh nhằm khai thác tối đa nguồn vốn.

334
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
tăng cao của du khách đặc biệt vào thời điểm diễn ra lễ hội.
- Đào tạo đội ngũ lao động du lịch tại lễ hội có chuyên môn cao, đáp
ứng được nhu cầu của du khách.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại lễ hội, có thể tận hưởng các sản
phẩm du lịch khác. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm trực tiếp
của du khách tại lễ hội.
- Phân loại thị trường khách để tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng
đúng nhu cầu và phù hợp với tiềm năng của lễ hội.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá, nắm bắt kịp thời các xu hướng du
lịch để có bước chuẩn bị tốt cho khai thác du lịch tại lễ hội.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch lễ hội đua ghe Ngo đến
với du khách qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Xây dựng hình ảnh,
thương hiệu điểm đến cho lễ hội.
- Liên kết với các công ty, nhà quản lý du lịch nhằm xây dựng các
tuyến điểm du lịch. Gắn du lịch lễ hội Khmer với các hoạt động du lịch khác.
- Việc phải triển du lịch lễ hội phải gắn với bảo tồn văn hóa tộc người
Khmer.
- Khai thác lễ hội Khmer trong phát triển du lịch dựa trên những câu
chuyện văn hóa “nước” và tổ chức các hoạt động thu hút du khách trải
nghiệm đạt đến những giá trị nhân văn, ứng xử với môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tấn Đắc, 2010. Văn hóa Đông Nam Á. Khoa học xã hội. Hà Nội.
2. Sơn Phước Hoan, 1998. Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ.
Giáo dục.
3. Jean Chevailier & Alain Gheerbrant, 2002. Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới. Đà Nẵng
4. Donald K.Swearer, 2010. The Buddhist world of Southest Asia. SUNY press
5. Suttinee Yavaprapas, 2004. Songkran Festival. The Ministry of Culture.
Bangkok, Thailand.
6. Sưu tầm, 2015. Những ngày lễ hội truyền thống ở Thái Lan. 18/03/2015.
http://dulichthailan.travel/nhung-le-hoi-truyen-thong-o-thai-lan
7. Sưu tầm, 2018. Lễ hội hoa đăng Thái Lan. 13/11/2018. https://vi.wikipedia.org/
wiki/Lễ_hội_hoa_đăng_Thái_Lan
8. Michael Aquino, 2009. Water and Moon Fest. 10/10/2009. http://www.chanbokeo.
com/index.php?gcm=1411&grid=124174&gtop=5295

335
TOURISM PRODUCTS AND WATER CULTURE IN SOUTHEAST
ASIAN COUNTRIES – LESSONS FOR DEVELOPING FESTIVAL
TOURISM OF KHMER PEOPLE IN MEKONG DELTA

Abstract: Starting with a civilized flow of wet rice agriculture, with cultural
similarities to the Mother Nature (especially the water source); some Southeast
Asian countries have succeeded in exploiting festival tourism associated with the
Water culture. In this paper, we explore the "water" cultural tourism products of
some Southeast Asian countries on the basis of comparative cultural theory and
cultural tourism. From the similarities in the behavior of countries with "water"
sources, we analyze lessons learned about developing festival tourism of Khmer
people in the Mekong Delta.

Keywords: Khmer, Mekong Delta, the Water culture, tourism product

336
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
TO DEVELOPMENT OF TOURISM FACILITIES
IN CAN THO CITY
Nguyen Thi Be Ba1, MA; Tran My Tien2;
JyroseArmie D. Dulatre3

ABSTRACT
Tourism facilities play important part of the tourism territory system.
It contributes to exploiting tourism resources to efficiently satisfy visitors’ needs.
Currently, tourism facilities in Can Tho city is increasingly being invested and
developed, and it has promoted the development of tourism activities in the area,
created a premise to develop tourism into a spearhead economic sector of Can Tho.
However, the tourism industry in Can Tho has not yet reached its tourism potentials.
The city still lacks many high-class entertainment areas, modern equipment and
facilities; the services are monotonous and do not meet the needs of high-income
travelers and international visitors. This article analyzes current situation of
exploiting tourism facilities in Can Tho city and proposes a number of solutions to
improve and to develop tourism facilities further for sustainable development of
tourism in Can Tho.

Keywords: accommodation facilities, Can Tho city, dining facilities, facilities,


Mekong Delta

1. INTRODUCTION
Can Tho is located in the center of the Mekong Delta, downstream of
Mekong River. It is possible to say that Can Tho is a relatively young city. It
is known as the land of Tay Do, the capital of economy, politics, education
and health. This land is blessed with rich and diverse resources, especially
the natural landscape of the river with a system of interlaced rivers and
canals, fruitful orchards and floating markets. Besides, there are also many
beautiful landscapes such as NinhKieu wharf, Ong Pagoda, Binh Thuy
ancient house... These are the best conditions to create a typical tourist
product for Can Tho. In 2018, Can Tho welcomed over 8 million tourist
arrivals, an increase of 12.5% over the same period of 2017, and total
revenue reached over 3 billion VND.
In general, the tourism potential in Can Tho is considerable, the pace of
development and attraction of tourists is more and more increasing. However,
due to economic conditions and increasing demands of tourists, the
1
Master, School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University.
2
Student of School of Social Sciences and Humanities, Can Tho university.
3
Brgy. Bolo, San Jacinto, Pangasinan, Philipines.

337
conditions of facilities are not commensurate. The facilities here do not meet
international standards, lacks high-class entertainment areas and outstanding
works to attract tourists. Tourism products are still lacking in originality and
the services are not diversified. Therefore, in order to develop tourism in Can
Tho city, it is very important to improve tourist destinations and develop the
system of tourism technical facilities. This research aims to find out the
current situation of exploiting tourism facilities in Can Tho city, thereby
propose solutions to improve the efficient exploitation and development of
tourism facilities, and contribute to promoting tourism development in the
area to promote the role as tourism center of the Mekong Delta.

2. RESEARCH METHOD
2.1 Method of collecting and analyzing secondary data
Secondary data is collected from many sources such as research works,
statistics, and final report of the Department of Culture, Sports and Tourism
of Can Tho. In addition, it is also collected from books, newspapers,
scientific journals, movies, videos... These data are systematized, synthesized
and analyzed for the research topic.
2.2 Method of investigating and processing primary data
In this research topic, primary data is collected by the direct survey
method through interviewing visitors with questionnaires from May to June
2019, using sampling method which is convenient for 100 tourists surveyed,
including 75 domestic tourists and 25 international tourists with 58 male and
42 female tourists to collect information related to the exploitation of tourism
facilities in Can Tho city. Survey data from the questionnaire will be processed
by SPSS software for Window 22.0 in the form of descriptive statistics.

3 RESEARCH RESULT
3.1 Reality of exploiting tourism facilities in Can Tho city
Tourism facilities including hotels, restaurants, entertainment areas,
commercial centers, transportation facilities,… and additional architectural
works. It is an important part of the tourism territory system, making an
important contribution to the effective exploitation of tourism resources and
satisfying the needs of tourists. Therefore, the reality of the development of
tourism facilities in Can Tho city also partly assesses the tourism
development as well as the economic development of the whole region. In
recent years, the system of tourism facilities in Can Tho has been constantly
expanded and upgraded; restaurants and hotels have been growing more and
more, increasing in scale and quality. However, some facilities in Can Tho in
recent years have not been paid attention to investment and management, so
it has been degraded and damaged.

338
3.1.1 Accommodation facilities
Accommodation is an important and indispensable facility of every
tourist destination and often accounts for a large proportion of the investment
capital. Accommodation is very diverse and rich in type and size to meet the
needs of different tourist markets. The development of accommodation types
not only creates unique features for the tourist area but also enhances
economic and investment efficiency.
Regarding the quantity: According to the tourism activity report of Can
Tho Department of Culture, Sports and Tourism, in 2018, 12 accommodation
establishments were appraised, 01 establishment was submitted to the
General Department and 02 service-providing establishments that meet
tourist standards were appraised. Currently, the whole city has 275 tourist
accommodation establishments, with a total of 7,188 rooms. Among them,
there are 140 hotels from 1 to 5 stars, with over 4,500 rooms, 6 motels with
more than 50 rooms, 8 guest houses with 379 rooms; there are 32 tourist
garden destinations, an increase of 5 destinations compared to 2017 and
19 homestays, an increase of 04 destinations compared to 2017. In addition,
there are some accommodation establishments that have not been ranked.
Table 1: Statistics of hotels in Can Tho city
Quantity Number of rooms Number of beds
5-star hotel 2 571 899
4-star hotel 10 944 1.285
3-star hotel 9 583 1.025
2-star hotel 32 1.241 1.781
1-star hotel 87 1.558 2.183
Total 140 4.897 7.173
(Source: Department of Culture, Sports and Tourism of Can Tho City, 2018)

Regarding scale: Each facility also varies to meet the needs of 1-150
small rooms, 151-400 medium rooms and 401-1500 large rooms.
Accommodation establishments are classified into 2 types: rated and unrated.
Hotels are rated from 1 to 5 stars, motels, homestays and garden houses with
accommodation rooms are unrated and there are unrated hotels and
guesthouses. Before 2016, Can Tho had only one 5-star hotel namely Muong
Thanh, now it has one more, i.e. Vinpearl Can Tho. Van Phat 1 Hotel has
been expanded to nearly 1,000 rooms for accommodation, combined with
wedding parties, halls, conferences and restaurants. Currently, 3-star hotels
are invested and upgraded with full equipment and facilities such as
NinhKieu 2 hotel, HauGiang, Kim Tho, Cuu Long, Tay Do, Asia, Phuong
Dong hotels…

339
The tourist accommodation establishments in Can Tho are unevenly
distributed. Most hotels are concentrated mainly in NinhKieu and some other
key districts. Actually in Can Tho, there are many types of tourist
accommodation establishments such as: hotels, motels, tourist villages,
tourist apartments, campsites and homestays. In addition to hotels, homestay
is very attractive to visitors who have desire to experience more with this
type. However, the main types of facilities serving tourists are hotels, motels
and guest houses.
In the period of 2014 - 2018, the system of accommodation
establishments of Can Tho city developed at a fast pace, and is also
constantly upgrading and building new hotels and motels to serve tourists.
While the whole region had only 226 accommodation establishments in
2014, the number of accommodation establishments in the area had been
significantly invested to 275 units in 2018. The system of accommodation
establishments is most concentrated in NinhKieu district. However,
compared to the whole country, tourism facilities in Can Tho is only at an
average level. Although the number of hotels, motels and some other
accommodation establishments has been heavily invested, it has just stopped
at a moderate level and sometimes lacked in the peak season.
Regarding quality: Accommodation establishments in Can Tho are
invested in both service facilities and other auxiliary services. The rooms
have met the quality and hygiene standards based on the rating criteria for the
accommodation establishments of the Ministry of Culture, Sports and
Tourism. The development of accommodation establishments has a change in
quality towards increasing the proportion of high-class tourist service
facilities; the number of high-class resort hotels is increasing, leading to the
focus on investment in accommodation system to serve high-income visitors.
However, there are still lack of high-class hotels and resorts for tourists. Most
of them are small-scaled accommodation establishments, the quantity and
quality of rooms are not up to the standard. Every time tourists are taken
here, it is difficult for travel agencies to arrange accommodation to meet their
requirements. These restrictions have affected the attraction of visitors, and
the stay is not prolonged as well. In fact, when big events take place in the
area and there are many VIP groups coming to Can Tho, small hotels also
have difficulty in meeting visitors’ needs.
3.1.2 Dining facilities
Along with the rapid increase of tourists and accommodation
establishments in Can Tho, the system of dining establishments in the city of
Can Tho has also developed very diversely and plentifully. The city's food
establishments are increasing rapidly in number, size, type and cuisine, most
hotels have dining rooms and bars.

340
In terms of quantity and scale: Can Tho has 42 restaurants of which 25
are located in accommodation establishments with around 3,150 seats, and 17
independent restaurants with 1,700 seats. In addition, there are more than
1,000 large and small eateries in the area serving a variety of types to suit the
needs of visitors. The restaurants mainly serve Eurasian cuisine to meet the
average needs of the guests. Some big restaurants in the district such as Van
Phat hotel restaurant, Ninh Kieu hotel restaurant, Cuu Long hotel restaurant,
Ninh Kieu 2 hotel restaurant, wedding convention center of Hoa Su
restaurant, Cat Tuong restaurant, Diamond Palace have a capacity of over
1,000 seats, capable of serving large parties. In addition to the existence of
restaurants, there are now more than 1,000 other large and small eateries in
the area, and they are also very popular to domestic and foreign tourists, with
affordable prices for many travelers. Well-known restaurants are La Ca, Hoi
Quan on Tran Van Kheo Street or such eateries as Thanh Van grilled rolls,
Da Ly hotpot, Sao Mai restaurant…
Quality: The dishes are diverse, with famous specialties, many types,
high quality, hygiene and healthy for guests. Many business establishments
with a variety of European and Asian cuisines and ethnic cuisines have been
built. In addition, there are many business establishments with systems of
restaurants, family eateries, popular eateries to the street vendors, snacks. In
particular, the most popular dishes are folk cakes, sweet soup, dishes made
from country produce, dishes from fish sauce... Besides, some dishes have
famous local brands such as Bay Toi pancake, Da Ly fish hotpot, ... Some
dining establishments that combine dining with music and serving on the
river have attracted quite a number of tourists such as Ninh Kieu restaurant
yacht on Hau River. In addition to the rich dining services such as separate
European and Asian restaurants, cafe - shops, bars, accommodation
establishments also put into operation of the services to organize conferences
and seminars. Many types of restaurants are becoming more and more
specialized with many different brands such as wedding restaurants, seafood
restaurants, Hot Pot restaurants, and there are also many restaurants built and
decorated beautifully, eye-catching with good impression for visitors. These
facilities are located inside and outside the accommodation establishments,
concentrated mainly in the center of Ninh Kieu district, Can Tho city.
One top concern of the region in recent years is the issue of unsanitary
food, drink and service quality of waiters. Some establishments (especially
private ones) are still lax about managing and inspecting food and drink
hygiene, prices are arbitrary, labor quality is still poor, and staffs are not
specialized that make limited catering services, slow developmnent, do not
meet the requirements of tourists as well as tourism development
requirements of Can Tho. The catering establishments in Can Tho city were
formed and built based on the needs of tourists, mainly built and managed by
industries and economic sectors. In districts, even tourism centers of the

341
province have no specific plan on the type of dining establishments,
construction areas and service forms.
3.1.3 Tourism, entertainment areas
Can Tho has existing architectural constructions and relics, creating a
premise for the development of traditional cultural tourism. In addition, there
are many tourist destinations such as Ninh Kieu Wharf Park, Ong Pagoda,
Luu Huu Phuoc Park, Can Tho Museum... Especially, Ninh Kieu Wharf is an
extremely important place. In 2018, in collaboration with Can Tho City
Tourism Association, three new typical city-level tourist attractions were
recognized, including: 9 Hong tourist garden, Ong De tourist village, Gian
Gua historical relic; raising the total number of typical city-level tourist
destinations to 12. Also in 2018, the city has 8 new tourist attractions
operating to serve tourists including: Lang Sen Resort, Binh Thuy district;
Ong De Tourism Village, Phong Dien district; Green Village Homestay
branch 2; Wooden House Homestay, Phong Dien district; Azerai Con Au
Resort (Cai Rang); Tam Hieu Ecological Garden; Truong Long Homestay;
Lung Tram eco-tourism area.
In addition to cultural centers, theaters, museums, green parks...
Can Tho also has many entertainment spots such as football fields, cinemas,
discos, bars, game clubs in big hotels… However, in comparison with the
whole country, the entertainment spots of Can Tho are still modest in terms
of scale, quantity and operating efficiency. In particular, Can Tho area does
not have entertainment area of international stature.
Quality: However, facilities are poor and do not meet the minimum
needs of visitors. Some establishments invest without care, do not focus on
investment to suit the needs of visitors that reduce the attractiveness of the
area, tourist attractions to visitors. Entertainment facilities are the same.
Although they are better invested than before but also suffer from the lack of
investment capital, types of services are not diverse, service style is not
professional... that's why a significant amount of income is lost.
Environmental sanitation is also a problem, the lack of tourists’ awareness,
especially local people, makes the areas, tourist attractions and entertainment
areas polluted, causing loss of beauty.
3.1.4 Shopping malls, souvenirs
In terms of trade and shopping, the whole city has over 100 traditional
markets, 12 supermarkets and trade centers with a full range of basic goods
and services as well as domestic and international high-end product brands.
There are souvenir selling areas for tourists at all tourist destinations but it
does not have a unique feature in the products, products are identical. Also,
Can Tho lacks specialized shopping destinations to serve tourists with typical

342
goods and products, so the effectiveness and revenue of tourism shopping
services are not high.
3.1.5 Other types
Other types of tourism facilities are also developing and becoming more
and more diverse. They are constantly changing and evolving to match
general economic needs. The quality is also higher than before. Aesthetic
facilities, spas, and fitness centers are growing very strongly. Facilities are
springing up a lot and will be very positive in the future. Therefore, many
investors are also focusing on investment in these fields. Especially, this
service is also provided by the hotels for the visitors’ convenience and
comfort. However, the management of these facilities is very difficult and
there is almost no common standard for managing business operations and
quality of facilities.
According to statistics, currently in Can Tho city, there are a total of 59
travel service business establishments, an increase of 5 establishments
compared to 2017. Tourist boats with accommodation: 9 units (49 rooms),
tourist boats without accommodation: 144 units (including 4 yachts). Tourist
tram: 26 units. Establishments providing healthcare services that meet the
criteria for tourists already recognized: 02 units.
3.2 Overall assessment of construction status of tourism facilities in
Can Tho city
3.2.1 Advantages
The system of tourism facilities in Can Tho is being invested to be
reconstructed, to be upgraded and to be completed in the succeeding years.
Special attention must be paid to areas that can attract tourists, especially
foreign visitors such as Ninh Kieu, Cai Rang and Binh Thuy districts.
Currently, the whole city has 275 accommodation establishments with
more than 7,188 rooms. In the period of 2014 - 2018, the system of
accommodation establishments of Can Tho city has developed at a fast pace,
and is also constantly upgrading and building new hotels and motels to serve
tourists. Not only hotels but other types of accommodation are being
developed such as tourist apartments, homestays, guest houses, garden
houses with accommodation rooms, tourist villages. The types are attracting
quite a lot of visitors with the purpose of experience.
3.2.2 Limitations
In general, the technical facilities still lack synchronization, the quality
is not high, failing to meet the current needs of tourism development.
Especially, many attractions and resorts are very attractive but the
infrastructure and services are very poor, so these factors limit the attraction
of visitors and lengthening of the stay.

343
Tourist accommodation establishments in Can Tho are unevenly
distributed. Most hotels are concentrated mainly in Ninh Kieu and some other
key districts. Most of the accommodation establishments are small in size
with few rooms, low quality and ancillary services such as swimming pool,
sauna, massage, spa, tennis... at hotels and motels are still limited. Sanitation
issues at the accommodation establishments are in great need of attention.
Also, the accommodation establishments have not focused on the aesthetic
needs of travelers, the decoration is not unique, working style of the staff is
not professional, and they are limited in foreign languages. The homestay
service is quite attractive, however, because people are not aware, not
professionally trained, the number of tourists coming is little and seasonal,
people are not interested in doing this way because they have no investment.
In addition, the transport infrastructure is still inadequate; especially
waterway transport is still underdeveloped. Above are the limitations that
tourism in Can Tho is facing. Therefore, the gradual construction of technical
facilities in Can Tho should be given attention.

4 ORIENTATIONS AND SOLUTIONS TO DEVELOPMENT OF


TOURISM FACILITIES IN CAN THO CITY
Can Tho is a place with good conditions for tourism development.
Tourism is becoming a key economic sector, creating a driving force for
other economic sectors to develop. Building tourism facilities to best meet
the requirements of tourism development; especially the rapid growth in the
number and needs of tourists is a decisive issue for tourism development in
the area. In our opinion, the construction of tourism facilities in Can Tho city
should focus on the following main areas:
Firstly, it is necessary to build accommodation establishments with
different levels of quality, scale, arranged in the districts and the whole
province of Can Tho in a reasonable manner in order to exploit the high
efficiency of room use. It is necessary to invest in upgrading modern and
diversified equipment to meet the increasing demands of tourists.
It is important to build entertainment facilities in tourist centers of the
district and localities with reasonable form and scale, modern equipment,
attractive content to attract large amount of tourists.
It is necessary to establish restaurants, souvenir shops, specialty goods
and other necessary services in a synchronous, distinctive, unique and
appropriate manner in places, regions and tourist centers to meet the needs of
tourists.
By studying the assessment of the reality of exploiting tourism facilities
in Can Tho city in relation to the whole country to develop tourism, we
propose the following solutions:

344
The planning for development of tourism facilities must be based on the
planning for tourism development and strategy for socio-economic
development: Each district must first base on the socio-economic
development strategy and plan to formulate planning for local tourism
development. Inventory and evaluate tourism resources, identify tourism
advantages of each tourist site and area in the province. Identify functional
areas: areas where ecotourism is the key, areas where tourism for sightseeing,
research, entertainment is the key. Thereby, planning on building,
consolidating, upgrading and expanding tourism facilities is formulated in the
order of priority, in accordance with economic and technical conditions and
the development of districts and the whole province.
Solutions to improving service quality: Train human resources with
professional qualifications and forces to meet the tourism needs of Can Tho city.
Establish tourism training school in Ninh Kieu district to ensure professional
human resources for the province. Effectively implement the model of
University - hotel, the experimental center of tourism career, associate theory
with practice so that after training they can work effectively and immediately.
Improve soft skills and foreign language skills to meet the needs of work in the
trend of international integration development. Test and assess competencies
through professional certificates and foreign language certificates.
Invest in upgrading and expanding existing facilities on the basis of
new construction. From the inventory and evaluation of existing facilities in
each district and the whole province, conduct construction planning, scale
and time of exploitation and use; formulate detailed list and priority order of
investment for large-scale, high-quality works that greatly affect the plan of
construction and development of the provincial facility system. Give
conditions and policies to encourage investment in tourism facilities from
capital sources to attract capital, focus on construction according to plans.
Expand international cooperation and exchange: Develop many
attractive types of tourism to open up new possibilities in cooperation and
exchange with foreign countries. Enhance participation in conferences,
international and regional fairs on tourism and tourism facilities for
opportunities to exchange, approach and cooperate on high-tech issues for
tourism. Improve to streamline procedures for foreign visitors, create
convenience and safety for visitors.
Reorganize and strengthen the state management of tourism: In Can Tho
city, it is necessary to focus on strengthening the organization of administrative
management apparatus while creating favorable conditions to promote tourism
development. To streamline and improve the effectiveness of tourism business
activities in the provinces, encourage the development of tourism types of
cultural and traditional identities for economic development. Reasonably invest
in infrastructure and tourism facilities of the district and the whole province.

345
5. CONCLUSION
The tourism facility system of this region is changing positively and has
partly met the needs of tourists when coming here. In recent years, many
projects for tourism facility development have been invested in Can Tho.
Especially, the system of accommodation establishments, entertainment
areas, food and beverage establishments inside and outside the
accommodation establishments with tourist services is increasingly complete,
synchronized and modern. These are favorable conditions for socio-economic
development in general and tourism development in particular in this area.
Therefore, to promote tourism activities in Can Tho to a new level, it is
necessary to have close cooperation from localities, wards, departments,
tourism leaders and especially more attention should be paid to attracting
domestic and foreign investment to obtain good facility system for tourism,
boosting the economy of the whole city.

REFERENCES
1. Can Tho Department of Culture, Sports and Tourism “Report on tourism
activities in 2018, directions and tasks in 2019”.
2. Vietnam National Administration of Tourism, 2010. Vietnam country, Hanoi
Publishing House.
3. Hoang Trong and Chu Mong Ngoc, 2008. Analyzing research data with SPSS
(volume 1), Hong Duc Publishing House, Ho Chi Minh city.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT DU LỊCH
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tóm tắt: Cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch là một phần quan trọng của hệ
thống lãnh thổ du lịch. Góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và thỏa mãn
nhu cầu của du khách. Hiện nay, CSVCKT du lịch ở thành phố Cần Thơ đang ngày
càng được quan tâm đầu tư phát triển đã thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du
lịch trên địa bàn, tạo tiền đề để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của Cần Thơ. Tuy nhiên, ngành du lịch Cần Thơ chưa phát huy, khai thác hết tiềm
năng du lịch. Thành phố còn thiếu nhiều khu vui chơi, giải trí tầm cỡ, các trang thiết
bị và tiện nghi chưa hiện đại, các dịch vụ còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu
của du khách có thu nhập cao và du khách quốc tế. Nghiên cứu này phân tích thực
trạng khai thác CSVCKT du lịch ở thành phố Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao và phát triển CSVCKT để thúc đẩy du lịch ở Cần Thơ
ngày càng phát triển một cách bền vững.

Từ khóa: cơ sở vật chất kĩ thuật, Đồng bằng sông Cửu Long

346
CHARACTERISTICS OF RIVER CULTURE
IN TOURISM DEVELOPMENT IN BINH THANH ISLET,
CHAU THANH DISTRICT, AN GIANG PROVINCE
Nguyen Thi Be Ba1, MA; Nguyen Thi Huynh Phuong2, MA;
Tieu Thanh Phat3; Alyssa Marie B. Querimit4

ABSTRACT
In Vietnam, tourism models associated with river culture have made new
advances and achieved much success. In the Mekong Delta, this type of tourism has
also been developed and contributed to poverty reduction for many localities.
Besides advantages of cultural tourism, An Giang also has a river - islet system.
Especially, Binh Thanh Islet, Chau Thanh District, An Giang Province with the
local available advantages such as ecological environment, river culture, and local
cultural festivals are very attractive and unique in tourism development. This study
is to give an overview and analysis of the strengths and difficulties, thereby
suggesting the direction of exploiting the characteristics of river culture in tourism
development in Binh Thanh Islet, Chau Thanh District, An Giang Province.

Keywords: River culture, tourism, Binh Thanh Islet

1. RATIONALE
In the Mekong Delta, there are many types of unique natural biotopes,
most notably sand islets. Thanks to their diverse natural features and fertile
soil, the islets in the Mekong Delta have attracted residents to explore, to
reside and to create special local products. In particular, the islets have
created unique characters for the people living there, as well as livelihood and
residence activities. Chau Thanh District, An Giang Province is located in the
center of An Giang Province with 3 unique islets, of which Binh Thanh Islet
is a locality endowed with many river natural advantages. Located in the
center of the province, Chau Thanh District has National Route 91 and
Provincial Route 941 running through, linking Chau Thanh with Tri Ton and
Chau Phu. It is also about 50 kilometers away from Vietnam-Cambodia
border. This is an important area of the province with convenient waterways
and roads connecting to different localities in the district.
The favorable geographical location together with charming natural
landscape has created a unique feature in the river culture of Binh Thanh

1
School of Social Sciences and Humanities, Can Tho university.
2
School of Social Sciences and Humanities, Can Tho university.
3
Tour guide of Vietravel Angency, Can Tho, Viet Nam.
4
Burgy, Bolasi, San Fabian, Pangasinan, Philippines.

347
Islet. Especially, the river-based agricultural life of the locality with high
development steps has brought about many diverse local products of high
value in both economy and tourism. Therefore, the exploitation of river
cultural characteristics for tourism development not only contributes to the
preservation of indigenous culture but also promotes the development of the
local economy.

2. DATA AND ANALYSIS METHODS


This study covers inspection, survey, collection of information and
practical materials. During the research process, researchers have collected
comments from the commune officials working at the People's Committee of
Binh Thanh Commune and the relics managers at Ba Hoa Temple about
economic targets, local tourism development orientations, data on social
security, local history and culture, as well as opinions from more than 50
households in the area of Binh Thanh Islet by coming to their homes and
gardens to gather their personal answers through the introduction of the local
people. In addition, the research also collects data from many different
sources of information such as books, newspapers, magazines, internet ...
which are then processed through analyzing, evaluating, arranging and
summarizing the research information.

3. RESEARCH RESULTS
3.1 Current situation of tourism development associated with river
culture in Binh Thanh Islet
3.1.1 Current situation of tourists
Binh Thanh Islet is a residential place which was formed rather late in
Chau Thanh District. The beautiful location, cool river scenery with green
trees all year round and simple countryside culture are important factors to
attract tourists from other regions as well as international tourists who have a
keen need to learn about the hillbilly culture and idyllic rural lifestyle.
However, as a newly founded location with unclear tourism potential and
little investment in tourism development, this place has not become popular
to many tourists. Most of visitors are traders coming to buy agricultural
products and livestock, or friends of the people living on the Islet,
accounting for a small number, and the revenue from tourism is
unremarkable.
According to Mr. Suoi, most visitors coming to the Islet is on the
occasion of Ba Hoa Temple festival. Each year, more than 500 guests come
for this festival. The reason behind the flock of tourists during this season is
influenced by the performance of Southern folk amateur music with the
participation of many big artists. In the flooding season, there is a large
number of tourists coming to Binh Thanh Islet, most of whom are merchants

348
buying fish, agricultural products and beef, ... In addition, there are many
tourists coming here for the hobby of fishing and enjoying local specialties.
3.1.2 Types and localities suitable for development of tourism
associated with river culture in Binh Thanh Islet
❖ Islet Eco-tourism
For effective and sustainable development of tourism in Binh Thanh
Islet, it is necessary to identify its own strengths and uniqueness. The
strength of Binh Thanh is the agriculture of vegetables and fruit trees. Thus,
the industry of growing healthy vegetables is the strength that should be
promoted to exploit tourism in over 30 hectares of clean vegetables, and
many garden points of great tourism potentials. Nowadays, the road system
to vegetable gardens and fruit orchards on the sand islets is very convenient,
including both waterways and roads.
However, the difficulty in developing eco-tourism in Binh Thanh Islet
is now due to lack of the local tourism development policy and limited
human resources with tourism qualifications. Most of the local people are
only farmers who rely on natural rivers to do agriculture and small business
households who are not qualified to manage and exploit tourism. The local
tourism planning has not fully assessed the potentials and strengths of the
locality, causing difficulties and no trust among the people.
Some places, garden houses and households suitable for development
of different types of tourism:
Mr. Ba Ngai’s orange orchard
Located in Thanh Phu village, Mr. Ba Ngai’s orange orchard is one of
the first orchards in this dune commune. The orchard of 3.5ha is a relatively
wide area, which can be exploited for experiencing tourism with such
activities as picking oranges, making drinks and foods from oranges.
Oranges here are harvested all year round so tourism development will not
be interrupted and will be seasonally dependent. Moreover, oranges are
perennial plants with growing and harvesting time lasting for many
consecutive years, so they can be exploited in a long term for tourism
development.
Mr. Ut Binh’s dragon fruit garden
Located in Thanh Nhon village, the dragon fruit garden of Mr. Ut Binh
is growing a red flesh dragon fruit. The current buying price of dragon fruits
is VND 35,000/ kg and ranges from VND 30,000 to VND 55,000/ kg. The
dragon fruit garden can be combined into tourism by allowing visitors to
visit the garden in the evening when turning on lamps to warm up dragon
fruits, and to enjoy foods and desserts made from dragon fruits e.g. dragon
fruit pickle, dragon fruit salad, dragon fruit flower fried with meat, steamed

349
dragon fruit flower stuffed with meat ... The dragon fruit garden is beautiful
regardless of any season. Visitors will see the whole garden of white flowers
in the blooming season, or red dragon fruits among green trees in the
ripening season. Another advantage here is that the dragon fruit can be
planted in a small pot for visitors to buy as souvenirs.
❖ Cultural tourism festival
Coming to Binh Thanh Islet, visitors will be surprised with the
traditional values of reverence for those who reclaimed and those who set up
the islet in the middle of Hau River. This tradition of being grateful to the
benefactors is a beautiful tradition of Mekong Delta residents. However, to
bring the monuments into exploitation of tourism requires the relevant
agencies and authorities to have specific plans and directions. For example,
the relics of Ba Hoa Temple have now been rebuilt to be more solid and
spacious. But if planned to be exploited for tourism, it is required that local
government should improve the landscapes and should organize the
worshipping festival well, in order to arouse the reverence of meritorious
people and raise the sense of preservation in each tourist.
❖ Tourism based on flooding season.
As a flood tide phenomenon typical in the Mekong Delta, flooding
season is becoming an important topic in the researches on natural disasters
and on living in flooding season. In particular, exploitation of tourism based
on the flooding season is the main aspect that requires further study.
As a low-lying area, Binh Thanh Islet experiences a flooding season
that lasts from July to October every year. The products brought by the
flooding season to this land are more abundant and generous than the other
lands. And the culture of living with the flooding season has also become a
specialty of the Mekong Delta. However, unexpected floods and climate
changes make it difficult to control the flooding season and tourism
activities. Floating waste and associated disease are also the first concerns.
The increasingly modern society with less uses of boats also loses the unique
cultural beauty here.
The local management and exploitation of these potentials has not been
paid proper attention. The local residents live dependently on the nature and
have not been aware of tourism development, causing difficulty for the
management and exploitation work.
❖ Tourism based on culinary culture
Coming to the Mekong Delta in general or Binh Thanh Islet in
particular, what makes unforgettable impressions in the tourists’ hearts is
the culinary culture and local specialties of strong regional characteristics.
The longstanding culinary culture shows the typical characteristics for the

350
lifestyle and personality of local residents through tastes, cooking materials
and eating way. Coming to Binh Thanh Islet, visitors can enjoy dishes
made from natural ingredients exploited and cultivated by the people living
on the islet. In addition, it is the local people living on the islet who make
the dishes with strong taste of the homeland, showing their full enthusiasm
in each dish.
However, to put this aspect into exploitation of tourism, it is necessary
to train the people on food hygiene and safety, and guide them to preserve
and clean the food processing area. According to our ancestors’ viewpoint
that “cleanness is next to godliness”, clean and unique dishes will attract and
leave a beautiful impression in the hearts of visitors.
3.1.3 Assessing the current situation of tourism development in Binh
Thanh Islet
❖ Advantages
Binh Thanh Islet is located in the middle of Hau River, with a cool and
airy atmosphere, along with fresh vegetable rows, orange orchards and
special river landscape. All the advantage for development of tourism
conglomerate here. Besides, Binh Thanh Islet is also close to the center of
Long Xuyen City, the key economic center of the province.
In general, Binh Thanh Islet is being paid much attention and
consideration for development of tourism, especially eco-tourism combined
with islet tourism based on the vegetables and plants grown on the islet.
Tourism is based on the cultural resources of the islet, fruit orchards, natural
rivers and spiritual cultural festivals.
❖ Disadvantages
So far, tourism activities in Binh Thanh Islet were not yet schemed and
were not yet developed clearly. Most are spontaneous tourist destinations
with very few tourists. Plans for ecotourism development are only
paperworks and have yet been accessible to the people. Revenues from
tourists and accommodation in the islet are not high. Sightseeing activities
only take place on the occasion of Ba Hoa's death anniversary, official
holidays, and most are visiting fruit gardens and vegetable fields. Activities
are still limited in the number and lack of interests.
However, for development of tourism in Binh Thanh Islet, it is
required to address the following shortcomings:
✓ To have a tourism management and promotion board who will
develop the tourist market, introduce the local beauty and culture
for many tourists to know and come to the islet; to develop plans
and models for development of community tourism.

351
✓ To train human resources with professional skills, to provide better
services to tourists and guarantee elements for the highest
satisfaction of tourists.
✓ To overcome foreign language restrictions to develop tourism
effectively and welcome more international visitors. Local
resources for tour guides and tourism staff are not available.
Tourism products and local specialties are still limited and
unremarkable. The tourism products only have general features of the region
but lack of specific features. For tourism development, it is essential to make
a breakthrough to find out new potential tourism products, meeting the needs
and changing psychology of visitors. It is also important to focus on
organizing well cultural festivals and local amateur folk music performances.
The small number of tourists is the most important difficulty. It is
important to find the tourist market to ensure the ability to attract community
participation in tourism and ensure revenue from tourism for poverty
reduction in the locality.
3.2 Factors affecting the diversity and attraction of Binh Thanh
river land
3.2.1 Residential community
One of the most important conditions for tourism development is the
residential community. The friendliness and kind attitude towards tourists
are the factors that directly affect both the community and tourists.
At present, the total number of households in Binh Thanh Islet is 1710
households (in 2018), mainly living on river – based agriculture. The
majority of residents follow Hoa Hao religion, who attach much importance
to the "friendship", hospitality and mutual assistance.
People from the past have lived on agriculture, relying heavily on the
natural rivers, so their way of eating, living, and the sense of neighborliness
are always appreciated. Kindness and gratitude of the residents is a strong
point for development of tourism here. People on the islet have a habit of
living around rivers, markets and flood-prone areas.
3.2.2 Local government
Local authorities shall be the ones who set the direction, directly
assisting people in tourism development, opening training courses on how to
serve tourists, manage and dispose waste. In addition, the government is also
the legal representative to protect the interests of the community in tourism
development, to resolve disputes, and ensure village neighborliness in
community tourism. Furthermore, the government is also a bridge between
the advertising centers, trade promotion centers and television stations, to

352
link and promote the local tourism image. The government shall guarantee to
maintain the social security, and act as the representative who has enough
voice and confidence for the people to participate in development of
community tourism.
3.2.3 Travel business
Tourism businesses are the main distribution channel for local tourism.
Tourism needs to link with businesses to promote the tourism brand directly
to tourists and businesses also bring in sources of tourists. At the same time,
a good linkage with businesses who sell tourist programs will significantly
increase the number of tourists coming to Binh Thanh Islet.
3.2.4 Tourists
Tourists are the main driving force for development of tourism in Binh
Thanh Islet. The number of tourists who decide to come to Binh Thanh Islet
and return here is the key determinant for the success of tourism here.
Visitors also bring sources of income for the local government and people
involved in community tourism to improve their living standards, raise their
awareness and engagement with community tourism. Tourists are also the
most direct and effective means of advertising to make tourism in Binh
Thanh Islet become more well – known.
3.3 Some solutions to develop tourism associated with Binh Thanh
Islet’s river culture
3.3.1 Management solution
For any tourism activity, the management mechanism always plays an
important role. Especially the more tourism develops, the more heightened
the management work should be. Only a well – organized scientific
management system may bring the best results. The functional groups
representing the community play an important role in tourism development.
These functional groups are dedicated people, responsible for mobilizing
people to participate in tourism, acting as a bridge between the local
authorities, businesses and the community.
3.3.2 Solution to upgrade facilities and technical infrastructure
The infrastructure is an essential element for development of tourism.
Firstly, when proposing and directing strategies for socio-economic
development, the management board and local authorities should include the
tourism industry in the main content, determining the importance of tourism
in socio-economic development and poverty reduction in the locality. Thus,
it is necessary to upgrade the electricity and water supply systems, roads in
the locality, and renovate the flood preventing dike system and
environmental sanitation. Especially in Thanh Nhon and Thanh Hung
villages, most of the infrastructure for the residents has not been qualified.

353
There should be cement roads or small asphalt roads to these villages. The
drainage system here also needs to be improved to minimize the sources of
waste water directly discharged into the rivers. The newly formed alluvial
grounds should be cleared overgrown weeds in order to be used as yards.
The piers for tourists to catch snails should not be wasteland without
beautiful landscape, which may be a shelter for harmful organisms.
✓ To call for investment capital and develop projects in order to invest
in a methodical scientific manner for the right subjects and
purposes, to avoid rampant construction, losing ecological
landscape. The investment in upgrading facilities and technical
infrastructure may be divided into each stage, to avoid excessive
investment in upgrading, causing boredom and duplication, thus
losing the attraction of community tourism in Binh Thanh Islet.
✓ To increase the number of households providing food services and
bring dishes of strong Southern garden characteristics to tourists. To
guide people to implement practices for food safety and hygiene,
cleaning the cooking areas. To invest capital for people to upgrade
and build accommodation facilities based on local available natural
materials not to lose the natural beauty. In addition, it is necessary
to provide additional funding for people to buy means of
transportation such as boats and bicycles to rent to tourists so they
can have a tour around the islet by bikes.
✓ To encourage people to make yards and hammocks for tourists to
take rests and parking lots for tourists. These garden parking lots
should be owned by the people themselves, so the investment in
buying transportation means to meet the needs of tourists becomes
more simple and convenient. For the places selling specialized
souvenirs, the management board needs to help people register the
brands for exclusive products to create specific features for tourism
products here.
3.3.3 Solutions for market research, tourism introduction and promotion
The first importance is to research the market and identify the target
market in order to set proper strategies for introducing tourism products to
different travel agencies and tourists, thereby to propose strategies for
building tourism images of Binh Thanh Islet to visitors.
The next is the introduction work to help visitors have a quick and
accurate look on community tourism in Binh Thanh Islet. Firstly, to use
traditional ways of introduction such as coordinating with cultural
departments to give leaflets, flyers, and place large billboards on national
highways. After that, it is necessary to have a separate website about
community tourism in Binh Thanh Islet, which will help tourists find tourist
information easily. To arouse the pride of the people in the local culture and

354
receive respect from visitors. To have an own facebook page that regularly
publishes information about tourism, activities organized in the islet,
promotion programs or the harvest time of fruits and agricultural products
for visitors to keep track and evoke their desire to go travelling; At the same
time, to coordinate with websites and TV stations to make the tourism image
of Binh Thanh Islet become more popular to visitors.
To conduct promotion based on travel businesses: Firstly, the
management board shall cooperate with households participating in
community tourism to invite travel businesses to go sightseeing, participate
in some local activities, and then cooperate with these travel businesses to
induce more visitors to the islet. To set promotion, incentive and discount
strategies for these travel agencies to have a stable and long-term source of
tourists.
Finally, to conduct promotion based on the visitors themselves, the
high quality services, attractive activities and beautiful scenery here are the
factors for visitors to recommend the islet to their friends and relatives and
also the motivation to for visitors come back here. Providing good services
to help visitors experience the most of community tourism here is also the
premise for the website to be strongly developed with positive information
and attract a large number of visitors.
3.3.4 Solutions to diversify tourism types and products
In order to increase the competitiveness and create a unique feature
between tourism associated with the river culture in Binh Thanh Islet
compared to other tourist destinations in the Mekong Delta, it is necessary to
create various types of tourism and tourism products. In Binh Thanh Islet,
souvenir products and specialties are not yet typical and not diversified. As
the common psychology of any tourist when coming to a tourist destination,
they will want to buy souvenirs or local specialties as a gift for their family
members and friends. If not, it will cause frustration. Therefore, it is
necessary to develop traditional local craft villages and create unique
products. For example, people can produce wooden models of houses on
stilts, miniature models of local boats, production tools, or making special
foods with long storage time such as dried fish, fish sauce, powders and
medicinal herbs...
For the surrounding landscape, to create fish ponds, provide canoes to
visitors, make monkey bridges, plant more ornamental flowers and fruit trees
to create beautiful spaces for visitors to take photos. People in the
community shall work together to increase the garden area and the service
area for tourists. To make use of local labor sources to participate in tourism
after their time for doing agriculture. To encourage the community to build
diverse and non-overlapped tourism products, avoiding competitions and

355
disputes in the community. Each household participating in community
tourism should have a specific tourism product and type of tourism.
Otherwise, the product can be made in combination with other households.
In addition, each village also needs to build different types of tourism
so that visitors will have more choices and experiences. In Thanh Hung
village, there are favorable conditions to organize homestay services, visits
to the countryside market and boating. In Thanh Phu village, it’s suitable to
organize such activities as making cakes and tea, visiting Ba Temple, cycling
and visiting fruit gardens. Thanh Hung village can organize fishing, planting
and harvesting clean vegetables. Thanh Nhon village can develop team
building activities and organize folk games ...To propose solutions for
management, upgrading of infrastructure, and strengthening tourism
promotion. To diversify the types of tourism and determine development
orientation of typical tourism products to build the community tourism brand
in Binh Thanh Islet.
In addition, the development investment must be associated with
protecting the natural environment, socio-cultural environment and bringing
real benefits to the local community. With the said directions and solutions,
the effective exploitation of tourism will contribute to the development of
tourism in Binh Thanh in particular and the Mekong Delta in general.

4. CONCLUSION
In general, the typical characteristics of the river culture in Binh Thanh
Islet are an important factor to create the attraction and difference for local
tourism products. However, there still remain many barriers that require
adequate investment, proper attention and appropriate guidance and
strategies to effectively exploit the potential of river culture for development
of tourism in the locality.

REFERENCES
1. Nguyen Thanh Binh, 2006. To make community tourism become a reality.
Travel Magazine No. 3.
2. PhD. Dao Ngoc Canh, 2016. General syllabus on tourism. Can Tho University
Publishing House.
3. Do Thanh Hoa, 2007. Promoting the role of local community tourism for
sustainable development of tourism. Travel Magazine No. 4.

356
ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CỒN BÌNH THẠNH
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Tóm tắt: Ở Việt Nam, các mô hình du lịch gắn với văn hóa sông nước đã có những
bước tiến mới và gặt hái được nhiều thành công. Ở ĐBSCL, loại hình du lịch này
cũng đã phát triển và góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương. Với lợi
thế về du lịch văn hóa, An Giang còn có hệ thống cồn trên sông. Đặc biệt là cồn
Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Nơi này có những lợi thế như môi
trường sinh thái, văn hóa sông nước, các lễ hội văn hóa địa phương rất hấp dẫn và
độc đáo trong phát triển du lịch. Nghiên cứu này muốn đưa ra cái nhìn tổng quát,
phân tích những thế mạnh, khó khăn từ đó đưa ra hướng khai thác đặc trưng văn
hoá sông nước trong phát triển du lịch ở cồn Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh
An Giang.

Từ khoá: cồn Bình Thạnh, du lịch, văn hoá sông nước

357
NGHỀ THƯƠNG HỒ Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA MƯU SINH
ThS. Nguyễn Minh Ca1

TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần
Thơ) – một trong những đặc trưng của văn hóa sông nước của miền Tây Việt Nam
và Đông Nam Á. Tiếp cận đối tượng từ góc nhìn văn hóa mưu sinh, bài viết đề cập
đến những đặc trưng của nghề thương hồ qua các nguồn lực mưu sinh, các hoạt
động mưu sinh, các nghi lễ gắn với cuộc sống mưu sinh trên sông nước. Bài nghiên
cứu góp phần cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lí đô
thị, đặc biệt là các nhà quản lí du lịch (thực thi chính sách du lịch) ở thành phố Cần
Thơ và vùng Tây Nam Bộ.

Từ khóa: chợ nổi Cái Răng, nghề thương hồ, văn hóa mưu sinh

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ nói riêng và
nghề thương hồ ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung là một trong những
nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Do đặc điểm di
chuyển phụ thuộc vào địa hình sông nước nên hình ảnh dòng sông, con đò,
bến bãi,… đã trở nên rất quen thuộc ở vùng đất phía Tây Nam này. Nghiên
cứu về nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng từ góc nhìn văn hóa mưu sinh sẽ
giải đáp cho chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm của loại hình mua bán trên sông –
loại hình kinh doanh mua bán rất đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ, tìm hiểu
những biểu hiện của văn hóa mưu sinh qua các nguồn lực mưu sinh, các hoạt
động mưu sinh, các nghi lễ gắn với cuộc sống mưu sinh trên sông nước.
Nghiên cứu về nghề thương hồ từ góc nhìn văn hóa mưu sinh sẽ giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về nguồn lực của tài nguyên du lịch này, góp phần bảo tồn và
khai thác hiệu quả trong hoạt động du lịch của địa phương.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu về văn hóa mưu sinh có một số công trình như sau: Sinh kế
của ngư dân huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh – Sự tương tác giữa yếu
tố chính sách, môi trường và thị trường (Tôn Phương Lan, 2007), Biến đổi
văn hóa mưu sinh của cư dân huyện Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, thành phố
Hà Nội trong phát triển du lịch (Đỗ Hải Yến, 2018), Sustainable livelihoods
guidance sheets (Tổ chức DFID, 1998). Những công trình trên đã đề cập khá

1
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô.

358
chi tiết về văn hóa mưu sinh và những biểu hiện của văn hóa mưu sinh trong
các hoạt động của con người nói chung.
Nghiên cứu về nghề thương hồ có các công trình đáng chú ý như: Hoạt
động thương hồ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Truyền thống và biến
đổi của nhóm tác giả Ngô Văn Lệ, Tôn Phương Lan, Huỳnh Ngọc Thu
(chủ biên, 2018), Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long (Nhâm Hùng, 2009),
Nghiên cứu tộc người và văn hóa tộc người: Tiếp cận nhân học phát triển
(Ngô Văn Lệ, 2017). Những công trình trên đã góp phần nghiên cứu về đặc
trưng chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi từ góc nhìn nhân học văn
hóa, truyền thống và những biến đổi văn hóa của nghề thương hồ. Ngoài ra,
công trình Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (Trần Ngọc Thêm chủ biên,
2018) cũng đề cập đến tính sông nước - một trong những tính cách văn hóa
đặc trưng của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Trong công trình này, nhóm tác
giả có nghiên cứu về nghề thương hồ và xem đó là đặc trưng văn hóa sông
nước Tây Nam Bộ.
Những công trình vừa liệt kê có vai trò rất quan trọng đối với tác giả
trong việc hình thành cho bản thân một hệ quy chiếu phù hợp khi nghiên cứu
về nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo
cho nghiên cứu hiện tại của tác giả về nghề thương hồ từ góc nhìn văn hóa
mưu sinh.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Giúp tiếp cận vấn đề có tính lịch sử, tìm và khảo sát các công trình
nghiên cứu về đối tượng nghề thương hồ từ góc nhìn văn hóa mưu sinh.
Tập hợp và phân loại các tài liệu lí luận văn hóa, cụ thể là tiếp cận các khái
niệm về nghề thương hồ, các lí thuyết về văn hóa mưu sinh. Tìm hiểu các tài
liệu về lịch sử hình thành chợ nổi, vai trò của chợ nổi trong lịch sử và hiện
tại, chợ nổi trong phát triển du lịch.
3.2 Phương pháp điều tra điền dã
Trực tiếp tham gia vào các hoạt động của chợ nổi và nghề thương hồ
như lễ hội chợ nổi diễn ra hằng năm, tham gia chợ nổi với vai trò là khách
du lịch, người nghiên cứu văn hóa,… để có những quan sát và nhận định
khách quan về hoạt động thương hồ ở chợ nổi. Trong quá trình điền dã, tác
giả tiến hành phỏng vấn sâu một số khách thương hồ tại chỗ và khách
thương hồ tỉnh lẻ, phỏng vấn khách du lịch trong và ngoài nước, cụ thể
phỏng vấn hai nhà nổi trên sông (trong đó có một chủ nhà có ba đời hành
nghề buôn bán trên sông, ba khách thương hồ; một ở tỉnh Kiên Giang và
một khách thương hồ ở vĩnh Long, một cô bán tạp hóa trên sông với hơn
30 năm hành nghề trên sông nước; phỏng vấn một chú làm nghề đưa khách
du lịch tham quan chợ nổi, phỏng vấn một người bạn người Mĩ gốc Việt và

359
một người Mĩ (khách quốc tế tham gia tour Thành phố Hồ Chí Minh –
Trà Vinh – Cần Thơ) hiện sống tại bang California… (phần này được trình
bày cụ thể trong phần nội dung bài viết)).
3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích những dữ kiện, yếu tố, nguyên nhân tác động đến nghề
thương hồ và văn hóa mưu sinh của nghề thương hồ ở địa phương. Phân tích
những yếu tố nội tại và những yếu tố ngoại sinh đã tác động đến những biến
đổi của đối tượng nghiên cứu.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4.1 Khái niệm văn hóa mưu sinh và nghề thương hồ
4.1.1 Khái niệm văn hóa mưu sinh
Theo Tổ chức Liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm
(IFRC), văn hóa mưu sinh được hiểu là: tập hợp những yếu tố, giải pháp và
phương tiện sống để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của một người dân. Mô hình
văn hóa mưu sinh bền vững khi cân bằng được các yếu tố văn hóa trong nội
hàm, để chống lại những cú sốc tác động từ bên ngoài tới đời sống của người
dân hay cộng đồng; phát triển được tương lai, các thế hệ nối tiếp mà không
phá hủy môi trường tự nhiên và tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai.
Tác giả Đỗ Hải Yến trong luận án Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư
dân huyện Hương Sơn trong bối cảnh phát triển du lịch đưa ra định nghĩa:
“Mưu sinh là hoạt động của cá nhân, hộ gia đình, kết hợp các nguồn lực và
khả năng của con người nhằm kiếm sống, sinh tồn; hoặc nỗ lực xóa đói,
giảm nghèo hay phát triển cuộc sống” đồng thời đưa ra khái niệm công cụ
về văn hóa mưu sinh như sau: “Văn hóa mưu sinh là hệ thống hữu cơ
những yếu tố vật chất và tinh thần từ sự thích ứng, cách ứng xử của chủ thể
mưu sinh với môi trường tự nhiên, xã hội… trong các phương thức sinh
hoạt nhằm bảo đảm sinh tồn, giảm nghèo hay phát triển cuộc sống”
(Đỗ Hải Yến, 2018).
Theo từ điển tiếng Anh Oxford năm 1971, sinh kế là “phương tiện
sinh sống, duy trì, nuôi dưỡng; đặc biệt kiếm được, có được, tạo được, tìm
kiếm được một sinh kế” hay Chambers và Conway (1991) cho rằng: “sinh
kế là cách kiếm sống của con người ở các xã hội. Sinh kế bao gồm các khả
năng, tài sản, và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (dẫn theoTôn
Phương Lan, 2017).
Như vậy, tuy văn hóa mưu sinh được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa
khác nhau nhưng nội hàm vẫn có những nội dung tương đối đồng nhất định
như mưu sinh là hoạt động kiếm sống của con người tác động vào thế giới tự
nhiên và dựa vào các nguồn lực vốn có như tự nhiên, con người và xã hội.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa trên hệ quy chiếu của DFID về những

360
ứng xử của con người về nguồn lực hay vốn trong biểu hiện của văn hóa
mưu sinh. Ngoài ra, các hoạt động mưu sinh và các nghi lễ gắn với mưu sinh
cũng được đề cập và nghiên cứu.
4.1.2 Khái niệm nghề thương hồ
Tự điển Việt Nam xuất bản năm 1931 có chiết tự như sau: Thương là
làn nước mênh mông; Hồ là hồ khẩu, nói người đi kiếm ăn nuôi miệng: Đi hồ
khẩu tha phương (Ngô Văn Lệ, 2017). Nói đến hoạt động thương hồ ở Việt
Nam là nói đến hoạt động rất đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy nghiên cứu về nghề thương hồ từ góc nhìn văn hóa mưu sinh là
nghiên cứu nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ - văn hóa sông nước, văn hóa miệt
vườn Nam Bộ. Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, khái niệm “thương
hồ” lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử văn hóa Việt Nam hình thành trong
giai đoạn khẩn hoang và gặp lúc giao lưu với phương Tây. “Lần đầu tiên
trong lịch sử văn hóa Việt Nam có một nghề buôn bán đàng hoàng. Trong khi
ở nơi quê cha đất tổ, không có nghề nào bị khinh rẻ và sỉ nhục hơn nghề
buôn với những câu ca dao như: “Thật thà cũng thể lái trâu…” và những
câu chửi như “Đồ con buôn” thì dân thương hồ Tây Nam Bộ lại ngẩng cao
đầu và tự hào về cái nghề của mình” (Trần Ngọc Thêm chủ biên, 2018).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu nghề thương hồ là nghề chỉ về hoạt động
mua bán trên sông. Đặc điểm của nghề này là người làm nghề có những
chuyến đi xa nhà và cuộc sống của họ chủ yếu là ở trên sông nước. Nghề
thương hồ là cầu nối quan trọng giữa nông thôn và thành thị trong một thời
gian dài của vùng Tây Nam Bộ. Bảo tồn và phát triển nghề thương hồ trong
phát triển du lịch ở thời điểm hiện tại là “bài toán” khó của các ngành chức
năng ở Thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung.
4.2 Nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng (Thành phố Cần Thơ) từ góc
nhìn văn hóa mưu sinh
4.2.1 Văn hóa ứng xử với các nguồn lực mưu sinh
Trong các bản hướng dẫn sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods
guidance sheets) do DFID công bố (DFID, 1998), để thúc đẩy các chính sách
và hành động giảm nghèo, phát triển cuộc sống trong bối cảnh xã hội mới,
văn hóa ứng xử với 5 nguồn lực mưu sinh cụ thể là:
Văn hóa ứng xử với các nguồn lực tự nhiên (Naturalcapital): Nguồn
lực tự nhiên bao gồm toàn bộ nguyên liệu về tự nhiên để tạo dựng hoạt động
mưu sinh: Đất đai, rừng, nước, khí hậu, sông, suối, động, thực vật,... để hình
thành văn hóa bản địa bền vững, phát triển cuộc sống sinh tồn, con người
phải ứng xử phù hợp với các nguồn lực tự nhiên có sẵn, bên cạnh việc khai
thác. Sông rạch là hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân miền Tây nói
chung trong những ngày đầu khai phá vùng đất mới. Khi hệ thống giao
thông đường bộ chưa được hoàn thiện thì sông ngòi, kinh rạch trở thành điều

361
kiện di chuyển trọng yếu của người dân ở đây. Ngay từ buổi đầu, những
người thương hồ miền Tây nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng đã biết
dựa vào con nước để di chuyển sao cho tiết kiệm được sức lực và nhiên liệu.
“Cứ theo con nước mà đi” là câu nói thường nghe trong giới thương hồ và
người dân địa phương. Khách thương hồ là những người tứ xứ hội tụ về chợ
nổi Cái Răng, có những người ở xa tận Đồng Tháp, An Giang,… chở hàng
về đây. Đường đi của họ gần 100 km, đi trong vài ngày mới tới được nên
dựa vào con nước là rất cần thiết và quan trọng. Khi đi ngược con nước họ
có thể neo đậu lại nấu cơm, sinh hoạt,… đợi con nước xuôi (nước ròng hoặc
nước lớn) lại tiếp tục lên đường. Dòng sông, con nước được ví như “người
mẹ” tự nhiên nuôi dưỡng, bảo bọc cuộc sống của những người thương hồ.
Không chỉ nhờ vào con nước, những người làm nghề thương hồ cũng tận
dụng nguồn nước trong sinh hoạt gia đình. Có những người đã sống với nghề
hơn 30 năm, 40 năm và họ đã xem những dòng kênh đi qua là nhà, bạn
thương hồ là người thân, là “huynh đệ tứ chiếng”. Theo Lịch sử khẩn hoang
miền Nam của Sơn Nam, Cần Thơ giai đoạn 1739 – 1858 là vùng đất không
quan trọng về kinh tế. Mãi đến khi thực dân Pháp chiếm đóng, tỉnh lị được
dời về rạch Cần Thơ, lúc này chợ Cần Thơ mới phát triển và có vai trò kết
nối vùng. Sơn Nam cho rằng: “Quan cai trị Pháp biết nhìn xa: dời tỉnh lỵ về
rạch Cần Thơ trở thành ải địa đầu quan trọng, nắm muôn nẻo thông thương
thứ nhì, cũng nối từ Hậu Giang qua Tiền Giang để lên Sài Gòn – Chợ Lớn”
(Sơn Nam, 2014). Lúc này Cần Thơ đã là trung tâm kết nối vùng (trọng
điểm là chợ Cái Răng), một địa đầu quan trọng trong thông thương hàng
hóa, kết nối “từ rạnh Cái Vồn qua Nha Mân, phía Sa Đéc. Lại còn phía tây
Cần Thơ là Rạch Giá, Cà Mau bao la với nhiều triển vọng về lúa gạo, đất
hoang chưa khai phá” (Sơn Nam, 2014).
Văn hóa ứng xử của những người thương hồ đối với nguồn nước ngoài
việc tận dụng, họ còn có thái độ vừa tôn kính như một vị thần vừa lo sợ một
lực lượng vô hình nào đó quấy phá con đường mưu sinh của mình. Điều này
thể hiện trong việc thờ cúng của các ghe trước lên đường hay các ngày lễ lớn
trong năm. Với tâm lý muốn được “thuận buồm xuôi gió”, khách thương hồ
mong đợi được bảo trợ của thần sông (thủy thần), hà bá, những người
“khuất mặt khuất mày”... Như vậy chính những dòng sông và nghề thương
hồ đã làm nên “thương hiệu” văn hóa sông nước miền Tây. Tận dụng nước
trong sinh hoạt, tận dụng dòng chảy trong nghề thương hồ và tôn trọng tự
nhiên, tôn trọng nguồn nước là nét đặc trưng dễ nhận diện trong văn hóa ứng
xử với các nguồn lực tự nhiên, cụ thể là đối với nguồn nước.
Văn hóa ứng xử với các nguồn lực vật chất (physical captical): Nguồn
lực vật chất bao gồm: cơ sở hạ tầng, các loại hàng hóa, di sản vật thể,…
con người cần đến các nguồn lực vật chất nói trên để sản xuất. Trong những
nguồn lực vật chất kể trên, nghề thương hồ gắn liền với các loại hàng hóa và
phương tiện vận chuyển và đồng thời cũng là phương tiện lưu trú của những
người làm nghề thương hồ ở chợ nổi Cái Răng.

362
Văn hóa ứng xử đối với hàng hóa (nguồn lực vật chất): Đặc trưng
chợ nổi Cái Răng cũng như các chợ nổi khác trong vùng là trao đổi mua
bán chủ yếu các mặt hàng nông sản. Trong những thập niên gần đây,
chợ nổi Cái Răng nổi tiếng với các mặt hàng nông sản của vùng bao gồm:
trái cây, rau, củ, quả, hoa kiểng, nhóm hàng thủ công, gia dụng (lu hũ,
khạp, chén, đĩa, nồi niêu, xoong, chảo…), thực phẩm (mắm, khô, nước
mắm, bột ngọt, đường, sữa…). Ngoài ra, ở chợ còn có các xuồng nhỏ bán
đồ ăn uống và một số hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của dân cư và
khách du khách. Đối với khách thương hồ, hàng hóa được xem như là “sinh
mệnh” của mình vì là mỗi chuyến hàng là một khối tài sản lớn đối với họ.
Việc giữ cho hàng hóa được tươi, đẹp mắt là rất quan trọng vì chỉ có hàng
tốt, ngon thì bạn hàng mới mua và sẽ mua với giá cao. Bán xong chưa phải
là hết, trong đó còn có uy tín của người bán nữa. Có giữ chữ tín mới mong
làm nghề này được lâu dài.
Văn hóa ứng xử đối với phương tiện vận chuyển, nhà bè trên sông:
Hình ảnh nhà bè được tài liệu khảo cứu của Sơn Nam (Lịch sử khẩn hoang
miền Nam) ghi nhận vào những năm 40 của thế kỷ XX, vào thời điểm này
chợ nổi Cái Răng đã trở thành một điểm chợ lớn đứng thứ hai sau chợ lớn
Sài Gòn. “Người ta thấy có nhiều nhà bè ở hai bên rạch Cái Răng và Cần
Thơ. Tất cả những ngôi nhà đó được làm bằng tre trên những mảng bè của
người Trung Quốc và An Nam. Phải chăng những nhà bè này là tiền thân
của chợ nổi? Bởi lúc đó mặt bằng chợ Cái Răng đất thấp, hẹp lại hay bị
ngập vào mùa nước nổi, nên người ta cất nhà bè vừa tiện lợi cho việc ăn ở;
vừa làm cửa tiệm mua bán”. Qua quá trình điền dã, chúng tôi quan sát thấy
hiện nay vẫn còn một số nhà bè ở chợ nổi Cái Răng nhưng không nhiều. Trải
qua nhiều thế kỷ, hình thức kinh doanh kiểu nhà bè không phổ biến như
trước nữa, thay vào đó, nhiều hộ đã chuyển lên bờ định cư, ở chợ chỉ có một
số thương hồ thu mua hàng hóa từ nơi khác về đây mới còn duy trì được
nghề. Quy mô tổ chức của chợ cũng không còn lớn như những thế kỷ trước
khi hệ thống giao thông đường bộ được hoàn thiện. Nhiều khách thương hồ
đã lên bờ, vận chuyển bằng xe, một số bán ghe đi làm công nhân (chợ nổi
Cái Bè Tiền Giang),… Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các chợ nổi trên
sông của miền Tây Nam Bộ. Đối với khách thương hồ, chiếc ghe được xem
như là nhà – một ngôi nhà bồng bềnh trên mặt nước. Tất cả những hoạt động
từ kinh doanh, giải trí, sinh hoạt gia đình,… đều diễn ra trên chiếc ghe.
Quanh năm lênh đênh trên sông nước, chiếc ghe được xem là “công thần”,
là phương tiện mưu sinh của những vị khách thương hồ. Chỉ khi vào dịp Tết
Nguyên đán, lối 27, 28 Tết âm lịch, những chiếc ghe mới được trở về quê
nghỉ ngơi và một số được chủ ghe cho uống dầu. Đây được xem như là cách
đền ơn vì nó đã rong ruổi cùng nghề thương hồ trong suốt một năm trên sông
nước. Thông thường nghề thương hồ chọn mùng 6 tết xuất hành (có lẽ,
mùng 6 hợp phong thủy xuất bến của nghề thương hồ). Và như vậy “người
bạn” ghe lại tiếp tục cuộc hành trình của mình trong một năm dài. Tại chợ

363
nổi, bạn hàng chỉ cần nhìn vào cây bẹo là biết ghe này bán mặt hàng gì và có
nhu cầu mua thì đến thương lượng về giá. Sáng tạo trong cách chào hàng này
giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian rao bán hàng.
Văn hóa ứng xử với các nguồn lực xã hội (social capital): Nguồn lực
xã hội bao gồm: quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, kênh xã hội,
sự phụ thuộc xã hội lẫn nhau và trao đổi xã hội,... Trong bài nghiên cứu này,
chúng tôi trình bày hai vấn đề về văn hóa ứng xử của những người làm nghề
thương hồ đối với nguồn lực xã hội. Một là mối quan hệ trong nghề thương
hồ, hai là niềm tin trong nghề thương hồ.
Quan hệ trong thương hồ: quan hệ của các khách thương hồ là quan hệ
“tứ hải giai huynh đệ”, là quan hệ bạn hàng, quan hệ cộng sinh trong mưu
sinh. Họ là những người sống trên sông nước, tính cách cũng rất “sông nước”
(tính phóng khoáng, ưa thích kết bạn gần xa, trọng nghĩa khinh tài). Những
người mưu sinh xa quê hương cùng cảnh ngộ rất dễ hòa đồng, khi trở thành
thân thiết thì cùng nhau chia sẻ khó khăn, hoạn nạn. Khi bạn hàng gặp khó
khăn thì những người khác cùng nhau giúp đỡ đã trở thành “đặc sản” về tính
cách của những người làm nghề thương hồ nói riêng và tính cách miền Tây
nói chung. Trên con đường chuyển hàng đôi khi gặp phải cướp, mất hết cả
hàng hóa nên những người làm nghề này phải có một ít võ nghệ để phòng
thân và giúp đỡ người khác. “Trước hết là tình đoàn kết với ghe bạn,
họ sống tương thân tương ái và giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn, khó khăn.
Các tàu ghe neo đậu vài ngày chờ bán hết hàng, thường coi nhau như “lối
xóm – láng giềng” (xóm trên sông). Dù xa lạ nhưng khi làm quen vài ba
tiếng chào hỏi, họ nhanh chóng trở nên thân thiết” (Nhâm Hùng, 2009).
Nghề thương hồ là một nghề khá nguy hiểm và vất vả: nào là đường xa mưa
gió, nào là mua tươi bán héo, nào là rớt giá, dội hàng,… đủ thứ lo toan
nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người đã chọn sông nước, chiếc ghe
làm nghề, cố mong sao cuộc sống được ấm no. Nhiều câu chuyện về “duyên
thương hồ” được kể lại tại chợ nổi Cái Răng cũng như các chợ nổi khác
trong vùng. Vì yêu tinh thần hào hiệp của các chàng trai thương hồ mà có cô
gái đã phải lòng, kết duyên chồng vợ. Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng ghi nhận
“chợ nổi ngày xưa, còn là điểm gặp gỡ giao lưu giữa các đôi trai gái.
Có việc nặng nhọc ở ghe này, cánh đàn ông ở ghe bạn thường qua giúp sức.
Chuyện chàng trai thương hồ dũng cảm, ra tay nghĩa hiệp giúp cô con gái
chủ ghe bị cướp giữa đường… rồi kết duyên với nhau cũng thường xảy ra”
(Nhâm Hùng, 2009).
Niềm tin trong nghề thương hồ (chữ tín): chữ “tín” trong có vai trò rất
quan trọng trong kinh doanh và càng trở nên quan trọng trong nghề thương
hồ vì giao dịch nhanh chóng trên sông nên hợp đồng chỉ dựa hết vào niềm
tin với bạn hàng. Tình trạng sẽ trở nên xấu hơn khi không bạn hàng nào tin
nữa (bạn hàng thường thông tin với nhau rất nhanh), khi đó có thể phải bỏ
nghề vì không bán được hàng. Nguyên tắc giữ chữ “tín” đã trở thành nét văn

364
hóa trong mua bán ở chợ nổi Cái Răng cũng như các chợ nổi khác trong
vùng. Ở chợ nổi khách thương hồ ít khi nói thách và trả giá, cò kè, cự cãi
nhau vì tranh thủ thời gian để chuyển hàng cho kịp đến các chợ đầu mối
trong vùng. Nói về chữ “tín”, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng cho rằng: “Nhờ có
chữ tín được tôn trọng nên dù khối lượng hàng hóa cả chục tấn, cũng chỉ
giao dịch bằng miệng. Rất ít xảy ra các vụ kiện cáo ở chợ nổi. Mọi người
thấm nhuần các quy ước, thông lệ mua bán trên sông nên đã tự thỏa thuận,
vạch ra một công thức, trật tự giao thương riêng mình” (Nhâm Hùng, 2009).
Ở chợ nổi Cái Răng cũng như các chợ nổi khác không có khái niệm “mua
chịu, bán chịu” hoặc không có chuyện mua rồi trả lại vì trước khi mua hàng
khách thương hồ đã xem chất lượng các mặt hàng mình mua. Có thể nói chữ
“tín” và những quy định bất thành văn này đã hình thành nên văn hóa ứng
xử, điều chỉnh các mối quan hệ, trật tự trên sông nước đôi khi còn hiệu quả
hơn cả những quy định của pháp luật về giao thông, kinh doanh.
Văn hóa trong ứng xử với nguồn lực con người (human capital):
Nguồn lực con người là những kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, khả năng làm
việc và sức khỏe tốt; con người sử dụng các nguồn lực này theo các phương
thức khác nhau để tiếp cận các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển cuộc
sống,… Tài liệu hơn 50 trang của tổ chức DFID nói rõ con người là trung
tâm của việc sinh kế, phát triển tri thức cho con người là hoạt động trung
tâm trong quá trình sinh kế, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Về kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, khả năng làm việc và sức khỏe:
Qua khảo sát của chúng tôi, người làm thương hồ học được các kỹ năng từ
cuộc sống và gần nhất là những kỹ năng bán hàng, nhận diện khách hàng
tiềm năng thông qua những thế hệ đi trước. Căn bản là kỹ năng bán hàng và
kỹ năng hiểu được con nước đối với khách thương hồ từ phương xa. Có thể
nói mỗi một thương hồ là một kho tàng về các kỹ năng về cách sống trên
sông nước. Có những người làm nghề vài tháng, cũng có những người làm
vài năm, nhiều nhất là trên mười năm, cá biệt có những người làm nghề
thương hồ trên 30 năm. Đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, sẽ rất thú vị
khi tiếp xúc những người làm nghề trên 3 – 4 thế hệ. Qua khảo sát, có gần
10 cửa hàng bè nổi được bán ở chợ nổi Cái Răng – một địa điểm thu hút rất
nhiều khách trong nước và quốc tế.
Sự vận động của dòng nước không phải ai cũng hiểu rõ được, đặc biệt
các luồng nước nguy hiểm, những đoạn cua khó hay lưu vực nước nông, sâu,
tín hiệu đèn trong đêm, quy luật di chuyển trên sông,… là những thách thức
đòi hỏi người thương hồ phải có kỹ năng khi làm nghề. Một trong những kỹ
thuật làm du khách cảm thấy thú vị là khả năng chuyển hàng và khả năng
điều khiển phương tiện của các tiểu thương buôn bán nhỏ trên sông. Do thời
gian giao hàng càng nhanh càng tốt nên nhịp độ chuyển hàng rất mau lẹ.
Những quả dưa hấu nặng từ 2 đến 3 kg được các thương buôn chuyển nhanh
thoăn thoắt như một “nghệ nhân” thực thụ. Những tiểu thương bán trái cây

365
lẻ, cafe, nước,… trên chợ nổi gần như hai buổi sáng chiều điều khiển ghe
của mình rất nhiều lượt để chào hàng, mời khách du lịch. Việc này diễn ra
nhiều năm nên ai cũng thuần thục và cứ như một “nghệ sĩ biểu diễn” trên sân
khấu là dòng sông. Chợ nổi Cái Răng vào lúc 5 giờ 30 phút đến 6 giờ sáng là
thời điểm đông đúc nhất vì ngoài khách thương hồ neo đậu cố định, còn có
các nhà bè trên sông, thuyền của tiểu thương (số lượng lớn), và thuyền của
công ty du lịch thành phố Cần Thơ,… Tất cả những thành phần trên tạo nên
không khí rất nhộn nhịp vui tươi vào buổi sáng. Nhiều ghe xuồng trên sông
đến vậy nhưng vẫn không bị xáo trộn về giao thông. Những thương hồ từ
các tỉnh khi đến chợ nổi đậu thành một hàng dài neo giữa sông trông giống
như một đường phân cách trong giao thông (chiều dài gần một cây số).
Thuyền du khách đi một vòng các ghe hàng trên sông xem như đã mục sở thị
xong chợ nổi Cái Răng.
4.2.2 Văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh
Nghề nghiệp, việc làm, phương thức mưu sinh: Một trong những biểu
hiện cụ thể của hoạt động mưu sinh thường thấy như: những công việc khác
nhau, những nghề nghiệp khác nhau; phương thức mưu sinh khác nhau tùy
theo địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh cụ thể như: nghề bán hàng, nghề
trông ghe, nghề chèo đò,… xuất phát từ nhu cầu tiêu dung của khách thể
mưu sinh. Theo quan sát của chúng tôi, có thể chia nghề thương hồ ở chợ nổi
Cái Răng ra làm ba nhóm chính: nhóm khách thương hồ phương xa, bao
gồm các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ; nhóm thương hồ địa phương, buôn
bán tại chỗ trên các bè trên sông; nhóm thương hồ mua bán nhỏ (tiểu thương
trên sông). Các nhóm khác nhau cũng có các phương thức mưu sinh khác
nhau. Nhóm khách thương hồ phương xa (từ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau,…) thường đi ghe với tải trọng
lớn trên 10 tấn, đến vài chục tấn. Thời gian di chuyển cũng khá lâu (trung
bình một chuyến trên dưới một tuần). Theo lời kể của thương hồ các tỉnh thì
“khi nào bán hết hàng thì về, khi thì vài ba ngày khi cả tuần” (phỏng vấn vợ
chồng anh T quê ở Vĩnh Long). Nếu ghe tải trọng lớn còn thuê cả người cất
hàng. Đây là nhóm thương hồ đúng nghĩa nhất vì nội hàm khái niệm còn có
những chuyến đi xa và là nhân tố chính làm nên bản sắc của chợ nổi.
Nhóm thương hồ địa phương, buôn tại chỗ trên các bè trên sông. Theo
khảo sát của chúng tôi, tại chợ nổi Cái Răng có chưa tới 10 bè nổi trong hoạt
động kinh doanh. Phương thức mưu sinh của nhóm này là bán đặc sản của
vùng (bún riêu cua miền Tây), bán nước và kèm thêm dịch vụ cho khách lên
nóc bè ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm. Đây được xem là điểm đến thú vị
với khách du lịch cùng với những trải nghiệm cảm giác trên mui ghe, bồng
bềnh trên sông nước,… Hiện tại nhu cầu trải nghiệm dịch vụ này khá cao
nhưng ghe lớn phục vụ chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn ở con số 2, 3 ghe.

366
Nhóm thương hồ mua bán nhỏ (tiểu thương trên sông) là hệ quả phát
sinh khi chợ nổi có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Có đến gần
30 chiếc thuyền nhỏ chạy liên tục quanh chợ phục vụ nhu cầu mua tạp hóa,
thức ăn sáng, hay mua đặc sản trái cây của du khách (vì ghe thương hồ
phương xa chỉ bán sỉ từ vài trăm đến chục tấn hơn). Đây là nhóm thương hồ
làm sinh động chợ nổi và tạo nên sự nhộn nhịp, thú vị cho du khách.
Có những người làm nghề này trên 30 năm (trường hợp cô Tám bán tạp hóa,
nhà gần cầu Cái Răng). Phương thức mưu sinh của nhóm này khá cạnh tranh
vì phải chạy song song cùng với các thuyền của công ty du lịch, và chạy đua
với thời gian vì khách đông nhất chỉ từ 6 giờ đến 8 giờ. Công việc khá nguy
hiểm nhưng vì cuộc sống khó khăn buộc họ phải chấp nhận.
Công cụ, trình độ, kỹ năng mưu sinh: Là những yếu tố tác động trực
tiếp đến hiệu quả mưu sinh của cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó, trình độ và
kỹ năng mưu sinh còn thể hiện trí tuệ của một cộng đồng cư dân. Như trên
đã trình bày, những người làm nghề thương hồ ở miền Tây nói chung và ở
chợ nổi Cái Răng nói riêng được truyền dạy những kỹ năng và kinh nghiệm
từ những người đi trước và từ bạn bè thương hồ khác. Họ là cầu nối quan
trọng giữa nhà nông và người tiêu dùng bằng phương thức “mua đi bán lại”,
tập trung trao đổi trên sông, nghề thương hồ đã trở thành nét sinh hoạt độc
đáo trong văn hóa mưu sinh của người miền Tây.
Kinh nghiệm mưu sinh: Ngoài những kinh nghiệm về con nước, kinh
nghiệm lái xuồng, ghe,… các thương hồ còn có kinh nghiệm trong phương
thức thu hút khách du lịch của mình. Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ
có những thương hồ bán chẵn – số lượng lớn mà còn có một số ghe lớn
nhưng bán lẻ, chuyên bán cho khách du lịch. Địa điểm lựa chọn của họ là
ngay giữa sông gần cầu Cái Răng. Một thương hồ ở Vĩnh Long được chúng
tôi lựa chọn phỏng vấn thuộc dạng này và một buổi sáng như thế dao động
bán được từ 20 đến 30 trái khóm (mỗi trái 20 nghìn). Ghe của hai vợ chồng
này là điểm dừng chân mua lẻ và chụp hình của rất nhiều du khách trong
nước và quốc tế. Ngoài ra, một số bè nổi trên sông còn có dịch vụ cho khách
lên nóc nhà bè để ngắm cảnh sông nước và chụp hình lưu niệm. Tại các bè
nổi này có phục vụ đặc sản miền Tây (bún riêu cua, bún mắm,…) được
nhiều đoàn ghé lại dùng điểm tâm sáng. Nghề thương hồ là một nghề khá
nguy hiểm, khó khăn: “Những hiểm nguy của sông nước, sóng to gió lớn,
khó đưa điện lên ghe nên khó hiện đại hóa cuộc sống. Giao thông vận tải
phát triển nên bị cạnh tranh… ngoài ra còn có cướp trên sông, con cái khó
học hành,…” (Trần Ngọc Thêm chủ biên, 2018).
4.2.3 Văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh
Nghi lễ mưu sinh chỉ chung cho nghi thức hành lễ, sinh hoạt tín ngưỡng,
thờ phụng trong hoạt động nghề nghiệp của một cộng đồng cư dân để gửi gắm
những ước mong về sự may mắn, thuận lợi, đại cát trong nghề nghiệp.

367
Đối với nghề thương hồ nay đây mai đó nên nghi lễ mưu sinh cũng có
nét khác với phong tục, tín ngưỡng các ngành nghề khác hay những người
trên đất liền. Việc đi chùa hay thực hành tín ngưỡng, tôn giáo khá hạn chế vì
không gian xuồng, ghe khá chật hẹp. Bên cạnh đó, nghi lễ mưu sinh gia đình
giới hạn không gian trong gia đình chủ thể mưu sinh. Theo phong tục tập
quán gia đình và quan niệm của chủ thể khác nhau mà đối tượng và cách
thức thờ phụng mưu sinh khác nhau. Nhưng nhìn chung, những đối tượng
được thờ trên các chợ nổi, bao gồm: thờ gia tiên, mẹ sanh mẹ độ, Quan
thánh đế quân, Quan âm Nam Hải, Huỳnh Phú Sổ, Thần tài, Thổ địa, cậu
Tài, cậu Quý,… Mục đích là để cầu mong những điều may mắn về sức khỏe,
“buôn may bán đắt”, thuận lợi, những điều tốt đến với các thành viên trong
gia đình nói chung và trong nghề nghiệp buôn bán nói riêng.
Đối với những người thương hồ, cho đến nay vẫn chưa xác định được
tổ nghiệp là ai nên họ thờ những vị thần khác và nhiều nhất là thờ Phật Bà
Quan Âm. Những người sống trên sông nước quan niệm Phật Bà cứu nạn
nên nếu có nạn sẽ được an lành. Bên cạnh đó, những người làm nghề thương
hồ cũng thờ cũng tin rằng có thủy thần nên họ còn thờ Thủy Long, Bà Cậu,
đôi khi thờ cả Thần Tài, những người khuất mặt khuất mày,… “Theo tín
ngưỡng của dân đi ghe, có việc gì người ta cũng hay vái van Bà Thủy hoặc
Hà Bá? Họ cho rằng đây là những vị thần ở dưới nước khá linh thiêng, có
chuyện xích mích, tranh chấp trong mua bán họ hay thề có Bà Thủy, Hà Bá
làm chứng” (Nhâm Hùng, 2009). Những ngày bái cúng, thực hành nghi lễ
của nghề thương hồ thường là mùng hai đầu tháng và ngày 16 âm lịch.
Lễ cúng bao gồm hoa quả tươi trưng lên bàn thờ. Một nét sinh hoạt văn hóa
tâm linh thường thấy đối với những thương hồ khi “nhậu” với nhau là trước
khi uống rượu họ trịnh trọng mời thủy thần, những người đã khuất, ông
địa,… bằng cách đổ ly rượu xuống nước và đây được xem như là một nét
văn hóa nên được gìn giữ.
Thực hành tín ngưỡng, nghi lễ trong mưu sinh của thương hồ có vai trò
quan trọng trong ổn định tinh thần và an ninh trên sông. Theo quan sát của
chúng tôi, vào thời điểm có rất đông thuyền ghe trên sông không cần lực
lượng an ninh những hoạt động mua bán và hoạt động du lịch diễn ra bình
thường. Theo tín ngưỡng của dân đi ghe, họ tin rằng Bà Thủy hoặc Hà Bá là
vị thần rất linh thiêng, chuyên phân xử những chuyện tranh chấp, trừng phạt
những người gian dối trong mua bán,… “Một khu chợ rộng lớn trên sông
mỗi ngày có hàng trăm tàu, ghe; giao dịch hàng ngàn tấn hàng hóa với biết
bao con người ăn, ở, sinh hoạt, giao tiếp mà chẳng có cơ quan lực lượng
nào quản lí. Thế mà chợ luôn vận hành một cách an toàn, rất ít xung đột,…
Thử hỏi, nếu không có một thứ “Văn hóa thương hồ” góp phần, thì đời sống
chợ nổi có được như vậy không?” (Nhâm Hùng, 2009)

368
3. KẾT LUẬN
Văn hóa mưu sinh không chỉ đơn thuần là việc kiếm sống của một
cộng đồng dân cư mà còn là vấn đề nghiên cứu của chuyên ngành văn hóa
học. Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, văn hóa mưu sinh được nhìn
nhận ở nhiều phương diện khác nhau như: việc khai thác, ứng xử với các
nguồn lực mưu sinh, việc nghiên cứu các hoạt động mưu sinh, hay nghi lễ
mưu sinh gắn với nghề thương hồ,… Nghiên cứu nghề thương hồ từ góc
nhìn văn hóa mưu sinh giúp chúng ta thấy được nét văn hóa đặc trưng của
nghề này đồng thời thấy được vai trò của nó trong bối cảnh phát triển du lịch
của thành phố Cần Thơ. Gìn giữ chợ nổi truyền thống ở miền Tây nói chung
và Cái Răng nói riêng không thể nào bỏ qua việc gìn giữ nghề thương hồ -
nghề tạo nên “hồn cốt” của chợ nổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cần Thơ trước 1899 (Tài liệu dịch từ tiếng Pháp). Bản đánh máy chữ
Tracterobe (Lưu trữ thư viện thành phố Cần Thơ).
2. DFID, 1998. Sustainable livelihoods guidance sheets, Department for
International Development, ngày truy cập 20/7/2019.
www.livelihoodscentre.org › documents › Sustainable+livelihoods+guidan...
3. Nhâm Hùng, 2009. Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long. NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Tôn Phương Lan, 2017. Sinh kế của ngư dân huyện Cần Giờ Thành phố HCM –
Sự tương tác giữa yếu tố chính sách, môi trường và thị trường. NXB Đại học
quốc gia Thành phố HCM, Thành phố HCM.
5. Ngô Văn Lệ, 2017. Nghiên cứu tộc người và văn hóa tộc người: Tiếp cận nhân
học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.
6. Sơn Nam (tái bản lần thứ 2), 2014. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. NXB Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trần Ngọc Thêm (chủ biên, tái bản lần 2), 2018. Văn hóa người Việt vùng Tây
Nam Bộ. NXB Văn hóa – Văn nghệ. TP. HCM.
8. Đỗ Hải Yến, 2018. Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân huyện Hương Sơn,
Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội trong phát triển du lịch. Luận án tiến sĩ
ngành văn hóa học. Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

369
TRADING ON THE BOAT IN CAI RANG FLOATING MARKET
FROM THE VIEW OF LIVELIHOOD CULTURE

Abstract: This article is aimed to present research findings about the trading on the
boat in Cai Rang floating market (Can Tho city) - one of the characters of the river
culture in the Southwest region of Vietnam and the Southeast Asia. In the viewpoint
of livelihood culture approach, the research deals with the characters of the trading
on the boat through livelihood resources, livelihood activities, rituals associated
with living on the river. The findings contribute to the literature available for
cultural researchers, and urban managers. Especially, it is useful for tourism
managers in implementing tourism policies for Can Tho city as well as for the
Southwestern region of Vietnam.

Keywords: Cai Rang floating market, livelihood culture, trading on the boat

370
CHỦ ĐỀ 4

VĂN HÓA SÔNG NƯỚC


KHÚC XẠ VÀO VĂN HỌC

371
THẦN THOẠI CỔ MẪU VỀ NƯỚC, SUỐI,
SÔNG, BIỂN, HẢI ĐẢO - TÍNH TOÀN NHÂN LOẠI
VÀ ĐẶC TRƯNG KHU VỰC
PGS. TS. Nguyễn Thị Huế1

TÓM TẮT
Thần thoại các dân tộc trên thế giới và khu vực Đông Nam Á đều quan tâm
đến nước. Nước được coi là linh thiêng, là nguồn sống quan trọng đối với con
người và được bảo trợ bởi các vị thần. Thần thoại cổ mẫu về nước và Hồng thủy
mô tả trận đại Hồng thủy, do Chúa Trời trừng phạt vì thất vọng về loài người, thể
hiện cách ứng xử ở mỗi dân tộc khác nhau, dựa trên điều kiện sống. Thần thoại cổ
mẫu về nước luôn gắn với thần thoại về suối, sông, biển, hải đảo - các hình thức
tượng trưng cho các trạng thái tồn tại hoặc chuyển tiếp của Nước. Thần thoại và
nghi lễ thờ cúng nguồn nước (suối, sông, biển, đảo) của Việt Nam và Đông Nam Á
thể hiện sự đề cao, thiêng hóa nước. Bài viết này, chúng tôi khảo sát, phân tích để
làm rõ một cách cơ bản nhất về tính nhân loại và đặc trưng khu vực của thần thoại
về nước.

Từ khóa: Thần thoại, cổ mẫu, nước, lũ lụt, suối, sông, biển, đảo và hải đảo

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Về khái niệm thần thoại, nói như E. M. Mêlêtinski đó là những truyện
về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với
các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những
nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá. Thần thoại - cũng theo E. M.
Mêlêtinski - là những truyện kể chỉ những sự khởi đầu, theo một nghĩa thiêng
liêng. Thời đại của thần thoại là thời đại của các vật thể và hành động đầu
tiên: ngọn lửa đầu tiên, cây giáo đầu tiên, ngôi nhà đầu tiên, những chức năng
sinh lý, các hành động trong nghi lễ, các thủ pháp săn bắn, những hành vi
mang tính đạo đức… cũng là đầu tiên.
Về khái niệm cổ mẫu và thần thoại cổ mẫu về Nước, suối, sông, biển,
hải đảo: Thần thoại không chỉ được coi là quá khứ của những khởi nguồn vạn
năng, mà còn là nơi lưu giữ thiêng liêng một số nguyên mẫu, là hệ biểu tượng
không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa, có sức lan tỏa vượt ra ngoài giới hạn của thời
gian và không gian. Là sản phẩm “vô ý thức” của nhân loại từ hàng ngàn năm
trước, thần thoại đã là chất liệu cổ sơ nhất được sử dụng trong sáng tạo văn
học, văn hóa những thế kỷ sau. Do vậy, thần thoại về truy nguyên có tính
chất nguyên hình, nguyên thủy và có thể được coi là những cổ mẫu đầu tiên
1
Viện Văn học, Viện HLKHXH Việt Nam.

372
trong văn học, văn hóa. Có thần thoại cổ mẫu chung của nhân loại và có thần
thoại cổ mẫu riêng của từng dân tộc.
Trên cơ sở việc tìm hiểu, khảo sát và hệ thống một số thần thoại cổ mẫu
tiêu biểu (mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận) có yếu tố liên quan đến Nước
và các hình thức thể hiện sự tồn tại hoặc chuyển tiếp của Nước (sông, suối,
biển, hải đảo), bài viết nhằm góp phần phân tích và bóc tách các lớp nghĩa
thần thoại chồng khớp lên nhau, để thấy được vai trò của Nước trong quá khứ
cũng như trong đời sống hiện nay.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Thần thoại về Nước là hiện tượng có tính phổ biến toàn thế giới.
Từ ngàn xưa con người khắp nơi trên trái đất đã tôn thờ và kể những câu
chuyện về Nước… Điều này cho thấy thần thoại về Nước đã xuất hiện từ xa
xưa, gắn với nền văn hóa cổ sơ của loài người. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu văn hóa về Nước của các tác giả trong và ngoài nước, nhưng việc nghiên
cứu thần thoại cổ mẫu về Nước, lũ lụt và suối, sông, biển, hải đảo thì hầu như
chưa có sự đề cập trực tiếp và hệ thống ở những người nghiên cứu đi trước.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Những phương pháp luận, các lý thuyết nghiên cứu về văn học dân gian
(đặc biệt là truyện kể) đã được giới học thuật thế giới phổ biến, triển khai
rộng rãi và các nhà folklore Việt Nam hết sức quan tâm như: phương pháp
nghiên cứu so sánh loại hình, phương pháp tự sự học và thi pháp học, phương
pháp nhân học văn hoá… Các phương pháp này cũng hoàn toàn thích ứng và
hiệu quả trong quá trình xử lý những vấn đặc trưng của thể loại thần thoại.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình: Đối với những truyện
thần thoại thì sự xuất hiện, sự ra đời của chúng thường ở những giai đoạn
nguyên thuỷ xa xưa, nên muốn tìm hiểu vấn đề nguyên mẫu nguyên hình của
các tác phẩm thần thoại về Nước, thì phương pháp nghiên cứu so sánh loại
hình sẽ giúp cho người nghiên cứu tiến hành so sánh để tìm ra những điểm
thống nhất và phổ quát trong những thần thoại Nước cổ xưa của nhiều dân
tộc trên thế giới. Phương pháp này giúp tìm cội nguồn của truyện, đồng thời
khi đem so sánh các dị bản truyện với nhau, sẽ giúp hình dung ra hoạt động,
diễn biến của các dị bản trong bối cảnh không gian và thời gian khác nhau, từ
đó có thể hiểu được “đời sống thực” của những tác phẩm thần thoại cổ mẫu
dân gian về Nước.
- Phương pháp tự sự học: Là phương pháp mà nhà folklore Nga Xô
Viết, học giả V. Ia. Prop, người sáng lập ra lý thuyết hình thái học cũng sử
dụng để phân tích loại hình truyện kể dân gian. Việc áp dụng phương pháp tự
sự học không giới hạn ở việc xem xét văn bản văn học các thần thoại cổ mẫu
về Nước, mà hướng tới phân tích cấu trúc tự sự văn bản tác phẩm từ cấu trúc
tự sự đồng đại tới cấu trúc tự sự lịch đại, xem tự sự là một quá trình và là thi

373
pháp học tự sự, phong cách tự sự mang đặc trưng thể loại. Trong đó có lưu ý
tới ngữ cảnh thời đại và xã hội đã tác động làm thay đổi cấu trúc của tác
phẩm. Việc áp dụng phương pháp tự sự học sẽ được kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác như nhân loại học, văn hoá học, ngôn ngữ học v.v…
- Phương pháp nhân học văn hoá: Nhân học văn hoá (cultural
anthropology) là một môn khoa học hiện đang là một bộ môn khoa học nhân
văn có ảnh hưởng to lớn trên quốc tế. Vận dụng phương pháp nghiên cứu
nhân học văn hoá để nghiên cứu thần thoại cổ mẫu về Nước sẽ cần tới việc
“điều tra điền dã”, sưu tầm tư liệu, so sánh tư liệu điền dã với tư liệu ghi chép
trước nay, qua đó phân tích để tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, nội hàm văn hoá,
chức năng xã hội và mô thức kết cấu của loại hình tác phẩm.

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Thần thoại cổ mẫu về Nước và Lũ lụt
Trải nghiệm đầu tiên của con người về Nước, có lẽ là trải nghiệm về
sức mạnh của Nước. Thần thoại Lụt là một trong những thần thoại xuất hiện
sớm nhất của nhân loại, và cổ mẫu Lụt là cổ mẫu xưa nhất trong cổ mẫu
Nước. Trong cuộc tiếp xúc này, Nước để lại trong tâm thức con người một
khuôn mặt kép: Nước vừa là kẻ hủy diệt, vừa là kẻ tái sinh.
Thần thoại cổ mẫu về Nước gắn liền với việc mô tả trận đại Hồng thủy
có nhiều ở các dân tộc trên thế giới, đặc biệt ở vùng Trung Đông và châu Á.
Chúa Trời quá thất vọng về loài người nên đã quyết định hủy diệt tất cả thế
giới bằng trận đại Hồng thủy này. Câu chuyện trong Kinh thánh kể về nhân
vật Noé được mách bảo làm một con thuyền để cứu ông và gia đình cùng các
loài động vật nhằm khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại Hồng thủy của
Chúa Trời. Sau trận lụt kinh hoàng, Noé thả một con chim bồ câu ra, bảy
ngày sau chim bay trở về mỏ ngậm cành ô liu, ông biết là nước đã nước rút
khỏi mặt đất, Đức Chúa Trời đã thôi cơn thịnh nộ. Ngày nay, hình ảnh chim
bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình).
Theo thần thoại Gilgamesh của vùng Lưỡng Hà, Utnapishtim được thần
Enki khuyên làm một con thuyền trước khi có một trận lụt lớn. Khi trời
ngừng mưa, Utnapishtim gửi đi một con chim, có thể là một con chim bồ câu,
giống như trong câu chuyện về Noé, đi tìm vùng đất khô ráo, trước khi lên bờ
và tạ ơn thần Enlil. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus cũng quyết định làm
ngập trái đất. Tuy nhiên, Prometheus báo trước cho con trai Deucalion làm
một chiếc rương đựng đồ dự trữ. Deucalion và vợ trôi nổi khắp nơi trong
chiếc rương trong chín ngày. Khi họ quay lại đất liền, thần Zeus cho phép họ
được hồi sinh loài người. Deucalion cùng vợ vứt những hòn đá qua vai,
và con người xuất hiện. Trong thần thoại Hindu, Manu được thần Vishnu
(biến thân thành cá) báo trước về một trận lụt và đã kịp thời tự cứu bản thân.

374
Theo thần thoại cổ đại Trung Hoa, vào thời vua Nghiêu, thiên tai lụt lội
xảy ra quanh năm. Nhà vua giao trọng trách trị thủy cho một vị thần là Cổn.
Thần Cổn kiên trì đắp đê ngăn lũ suốt chín năm nhưng vẫn không ngăn được
lụt lội. Con trai của thần Cổn là Đại Vũ được vua giao cho tiếp tục công việc.
Với sự trợ giúp của những vị Thần núi, Đại Vũ đã chiến thắng vị Thủy thần
gây ra lụt lội Cộng Công, mở đường cho con sông Hoàng Hà thần thánh bắt
nguồn từ núi Côn Lôn linh thiêng, chảy ra đến tận đại dương. Đại Vũ dùng
phép thần, chẻ đôi các ngọn núi, khai thông thủy lộ cho tất cả các dòng sông,
chấm dứt mọi lụt lội thiên tai. Người đời sau mỗi khi nhắc đến Vũ đều coi
ông là người anh hùng trị thủy vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.
Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt xưa, hạn hán và bão lụt là những
thứ tai hoạ từ Nước gây ra thường xuyên đe doạ đời sống con người từ thời
cổ. Sự kiện này được thể hiện ở nhiều thần thoại các dân tộc Đông Nam Á và
Việt Nam với thiên thần thoại Nạn hồng thuỷ ghi lại bóng dáng của một trận
lụt lớn. Đặc biệt, thần thoại các dân tộc còn lưu giữ nhiều ký ức về nạn Hồng
thuỷ này giống như một đại hoạ khủng khiếp, nó khiến cho loài người bị tuyệt
diệt và cùng với đó là ký ức về sự tái sinh con người nhờ những quả bầu kỳ lạ.
Ở nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, thần thoại về nạn Hồng thủy, về
trận lũ lụt kinh hoàng đã được người xưa gọi bằng nhiều tên gọi và kể lại
bằng nhiều câu chuyện khác nhau, như: Hồng Thủy (Ba Na, Thái, H’mông,
Gia Rai), Nước lớn (Cơ Ho), Nước ngập trời (Giáy, Tày), Nạn lụt lớn
(Lô Lô), Nạn Hồng thủy (H’mông), Sự tích về hiện tượng lũ lụt (Tà Ôi),…
Trong thần thoại Bua Khú (Vua Khú, Rồng nước)của người Mường, vị vua
dưới Thủy cung vì tức giận con người mà dâng nước lên cao, gây ra lũ lụt.
Con người phải chạy lên các ngọn núi để chống lại Bua Khú. Chịu thua con
người, nhưng hàng năm sau Bua Khú vẫn lại thường dâng nước, gây thiệt
hại cho dân Mường. Tương tự, trong thần thoại của người Việt, câu chuyện
Sơn tinh Thuỷ tinh kể về cuộc giao tranh giữa thần Núi (Sơn tinh) và thần
Nước (Thủy tinh). Cả hai câu chuyện đều phản ánh tinh thần chiến thắng
thiên nhiên của người Mường và người Việt, là sự phóng đại với trí tưởng
tượng hào hùng việc chống lũ lụt hay việc trị thuỷ để bảo vệ địa vực cư trú
con người thời nguyên thủy xa xưa.
4.2 Thần thoại cổ mẫu về Suối, Sông, Biển và Hải đảo
4.2.1 Suối
Suối liên quan đến các nữ thần trong thần thoại. Có những dòng suối
thiêng chứa đựng sự bí ẩn. Suối liên quan đến dòng nước, nguồn nước cùng
với giếng tế, những cây gậy thiêng chọc vào tảng đá, nước chảy ra, cứu sống
được con người, giúp họ tránh khỏi nạn hạn hán. Trong thần thoại Hy Lạp
mỗi con suối đều có nữ thần. Nổi tiếng nhất là suối Pierian, ở Macedonia,
được hiến cho các Muse (nàng thơ), và là nguồn của sáng tạo và trí tuệ.
Những người muốn xin lời khuyên của Nhà Tiên Tri sứ Delphi trước hết phải

375
tẩy rửa trong dòng suối Castalian - nguồn của dòng suối này được canh giữ
quỷ Python cho đến khi thần Appolo giết con quỷ này. Trong Kinh thánh,
một trong những phép lạ của Mose, khi ông dẫn dắt người Do Thái ra khỏi
Ai Cập đến Vùng đất hứa, là chọc cây gậy vào một tảng đá làm nước chảy ra.
Một trong những biểu tượng của Tin lành sau này, vòi phun nước liên hệ với
sự sống và sự cứu rỗi.
Trong thần thoại của người Celtic, suối là nhà của các Nữ thần. Ví dụ
như Sulis là một vị thần địa phương gắn liền với vùng đất Aquae Sulis của
LaMã (ngày nay là Bath, tây nam nước Anh). Trong thần thoại Đức, Thụy
Điển các dòng suối gắn liền với tục tế thần ở đền thờ. Trong thần thoại
Na Uy, suối được gắn với các nguồn nước thiêng, được canh giữ bởi ba Norn
(ba Bà Mụ quyết định số phận). Nước này thiêng tới nỗi biến mọi thứ chạm
phải thành màu trắng (ví dụ như chim thiên nga, được kể là đã uống thứ nước
thiêng này).
Trong truyện Nhật Bản, suối còn được cho là có thể làm người ta trẻ lại
khi uống nước của nó - một dòng suối chảy giữa rừng được ông già đốn củi
phát hiện ra và uống nước nên trẻ lại như một thanh niên, bà vợ được ông chỉ
cho cũng tới suối uống nước, kết quả bà đã trẻ tới mức biến thành một cô bé
gái trước sự kinh ngạc của chồng.
Suối xuất hiện phổ biến trong nhiều thần thoại các dân tộc Việt Nam.
Thần thoại Thái có truyện Khúm Bo Rôm kể về vị hoàng tử Út con của Then
Luông, ngày đầu xuống trần đi tìm đất trú cho dân đã thấy một nơi có dòng
suối trong chảy bao quanh một ngọn núi, nơi ấy có cả một cánh đồng bằng
phẳng, đó chính là vùng đất Mường Thanh (Điện Biên) ngày nay. Truyện Lá
thuốc hồi sinh (Baứ da lọk) cũng kể về một dòng suối trong chảy giữa rừng
sâu, trên đầu nguồn con suối có cây thuốc trường sinh giúp người chết sống lại,
có chàng trai theo lời chim mách, đi ngược con suối, được chim chỉ cho cây
thuốc trường sinh và đem về cứu sống được mẹ của mình. Truyện Huổi khún –
Huổi Xaư kể về dòng suối trong báo điềm lành, dòng suối đục báo điềm dữ …
Trong hệ thống thần thoại các dân tộc Việt Nam, cùng với những vị
thần ở cõi đất như Thần Đất, Thần Rừng, Thần Lửa, v.v... với diện mạo của
mỗi thần mang bóng dáng thoát thai của mình, như thần Núi thường hiện
hình là các ông già đầu râu tóc bạc, thần Cây là một người đàn ông có cặp
mắt to tròn như cối giã gạo, v.v... Thì thần Sông, thần Suối (thần Nước) được
hình dung giống hình con Rồng và hình con Rắn và người dân các địa
phương đều hết sức đề cao vị thần này.
4.2.2 Sông
Sông có vị trí đặc biệt trên toàn thế giới, là nguồn cung cấp nước ngọt.
Những dòng sông có thể mang lại nhiều lợi ích và cũng là nơi ẩn náu của các
loài thủy quái. Hai con sông Tigris và Euphrates định ra vùng Lưỡng Hà,
trong khi đó sông Nile là trung tâm của nề văn minh Ai Cập, trận lụt hàng năm

376
của sông Nile có vai trò sống còn với nông nghiệp vùng này. Thần Ai Cập
Hapy, vị thần gây ra trận lụt hàng năm, thường được miêu tả là người thống
nhất các vương quốc thượng và hạ Ai Cập, giống như sông Nile.
Trong thần thoại Ấn Độ, sông Ganges (sông Hằng) là con sông quan
trọng nhất, sông được nhân cách hoá thành nữ thần Ganga trong văn hoá
Hindu với ý nghĩa như là chúa tể của Nước. Trong Kinh thánh, bốn dòng
sông của Địa đàng – Euphrates, Tigris, Píhon và Gihon- bắt nguồn từ Eden.
Trong thần thoại Hy Lạp, dòng sông Acheron chia rẽ sự sống khỏi cái chết.
Những dòng sông quan trọng khác từ thế giới dưới lòng đất bao gồm Styx
(Căm thù), Phlegethon (Nỗi buồn) và Cocytus (Than thở).
Trong thần thoại Hy lạp, các dòng sông là những đối tượng thờ cúng:
Các dòng sông hầu như được thần thánh hóa như là con của các đại dương
hay là cha của các nữ thần. Trong thần thoại Hy lạp, người chết phải vượt qua
sông Styx, đây là dòng sông mà Achilles đã được nhúng xuống khi còn là
đứa trẻ để trở nên bất khả chiến bại. Trong thần thoại Hy lạp, con sông Styx
tạo nên ranh giới giữa trần gian và âm phủ. Nữ thần sông Styx là con gái của
thần Hải dương Oceanus (hay Okeanos). Theo thần thoại Hy Lạp con sông
này bao quanh thế giới của Hades – vị thần cai quản Âm phủ - tới chín vòng.
Chính Nữ thần Thetis đã nhúng con trai Achiles của bà xuống dòng sông này,
chính nhờ thế sau này chàng đã trở thành vị anh hùng bất tử.
Ở Nhật Bản, sông Sanzu là một dòng sông có thực nằm ở gần ngọn núi
Osore. Nhưng trong thần thoại Phật giáo Nhật Bản, sông Sanzu là con sông
mang ý nghĩa biểu tượng khi được cho là con sông dùng để chia cắt thế giới
người sống với thế giới người chết. Một khi đã băng qua dòng sông này,
con người không thể nào quay về với sự sống được nữa. Hơn nữa, người chết
bắt buộc phải vượt qua sông Sanzu, người tốt thì đi qua cầu còn người xấu
phải lội qua dòng sông đầy rồng.
Trong thần thoại Trung Quốc, Việt Nam, biểu tượng dòng sông mang
nhiều ý nghĩa. Sông Ngân hà với huyền thoại Chức Nữ - Ngưu Lang trong
khung cảnh thượng giới là nguyên mẫu cho sự gặp gỡ lứa đôi và cho nghi lễ
giao mùa.
Theo thần thoại của dân tộc Thái, thần sông với hình Rồng thường trú
ngụ ở sông Nậm Rốm. Sông Đà, sông Nậm Rốm đều là những con sông khởi
đầu cho sự xuất hiện con người ở vùng Mường Then (Điện Biên,). Thần thoại
Ải Lậc Cậc đã kể về nhân vật khổng lồ có công khai phá vùng đất Tây Bắc
rộng lớn, sông suối nơi đây đều ghi dấu ấn “sông Đà là nơi Ải cùng vợ bắt
cá, sông Nậm Rốm là nơi Ải đã tìm ra hòn đá đánh lửa”. Thần thoại Khún Bo
Rôm kể về vị thủ lĩnh đầu tiên là con trai út của Then Luông (Vua Trời) đã
dẫn đoàn tùy tùng xuống trần gian lập nghiệp ở Mường Then cũng chọn vùng
đất ven các con sông Nặm Rốm, Nặm Núa, Nặm U, Nặm Khoong để lập bản,
dựng mường. Vị Nữ thần canh giữ các con sông này là Mẹ Rồng (Luông

377
Mẹ)… Theo tài liệu của nhà Thái học Cầm Trọng thì người Thái trắng ở
Mường Muỗm, Bảo Lạc, Cao Bằng gọi Thần Nước của họ được gọi là Già
Vài Khao (Bà thần trâu trắng) và cho rằng bà trú ngụ ở khúc suối Pák Miều.
Hiện tượng này cũng thấy có ở người Tày Khao sống tập trung ở vùng tả
ngạn sông Hồng như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và họ cũng dùng danh
xưng Già Vài Khao để chỉ Nữ thần Nước.
Trong thần thoại một số dân tộc Việt Nam, cũng có quan niệm về con
sông tách biệt giữa thế giới người sống và người chết. Trong thần thoại Thái,
thế giới được phân ra thành mường Hạ giới và mường trên Trời.
Khi sống, con người tồn tại ở mường hạ giới, mường Người, khi chết đi, con
người chỉ còn lại phần hồn và hồn đó được ông Mo đưa đi qua nhiều đoạn
sông suối, thác ghềnh để đến với thế giới của mường Trời. Các con sông
thiêng Nặm Ta Khái, Nặm Ta Khun, Nặm Ta Đó … chính là ranh giới ngăn
cách mường Trời với mường Người. Khi đưa hồn tổ tiên qua các con sông
này bà Một phải mua đò của Già Khun, Già Khái là những vị thần nữ canh
giữ các dòng sông.
Theo thần thoại người Mường, thế giới sông nước do vị Vua Khú (Bua
Khú) với hình dạng thuồng luồng hoặc rắn trị vì và được gọi là “Mường vua
Khú”. Vua Khú đóng vai trò như một vị thần canh giữ nguồn nước, có thể
cung cấp nước cho con người, nhưng khi giận dữ lại dâng nước hủy diệt con
người, do vậy tục thờ vua Khú rất phổ biến ở các bản người Mường. Trong
áng mo thần thoại Mường Đẻ đất đẻ nước, hành trình đưa hồn người chết về
với tổ tiên thường phải qua nhiều con sông (sông Lai ly Lai láng), qua nhiều
bến nước và phải đi gặp nhiều vị thần sông nước khác nhau.
Theo thần thoại dân tộc Tày, quan niệm dường như có hai thế giới tách
biệt nhau, con người khi còn sống thì tồn tại ở mường Người, còn khi chết đi,
con người đi sang thế giới Trời. Hai thế giới này cách biệt nhau bởi một con
sông. Người Tày vẫn gọi là “biển”, tuy nhiên theo mô tả trong nội dung Pựt
Tày và theo ý kiến của nhà nghiên cứu Lục Văn Pảo trong cuốn Vượt biển
(Khảm hải) do ông dịch và giới thiệu thì “biển” ở đây nên hiểu là “con sông
lớn, có nhiều lớp, rộng như biển, ngăn đôi thế giới trần gian và cõi chết, có
người chở đò qua lại”. Then Khảm hải (Vượt biển) là một trong 35 chương
đoạn trong then Tày. Bằng những lời ca hấp dẫn, có tính chất kể lể, Khảm
hải đúng với tên gọi của nó là một cuộc vượt biển đầy gian nan cực khổ
của những người phu, người lính, những sa dạ sa đồng. Họ vượt biển để
mang lễ vật, phải đánh cá, mua trâu, bắt hươu, v.v… dâng lên Ngọc
hoàng, để sau đó đưa hồn người chết sang thế giới bên kia.
4.2.3 Biển
Biển là nơi chứa đựng nhiều nước nhất. Biển cả và đại dương vốn nhận
nước từ những dòng sông chảy vào, chính vì thế mà nước biển mãi mãi
không cạn và mực nước biển cũng mãi mãi không thay đổi. “Tất cả các dòng

378
nước hợp lưu ở đây, mà không làm nó đầy; tất cả các dòng nước từ đây chảy
ra mà không làm nó cạn” (Trang Tử).
Biển cả và đại dương mênh mông mang đến cơ hội cho những cuộc
phiêu lưu, tuy nhiên cũng là nơi nhiều ẩn giấu nhiều bí mật và hiểm nguy.
Đặc biệt, các sinh vật kỳ lạ có thể tìm thấy ở biển, ví dụ như quái vật
Leviathan (theo thần thoại trong Kinh thánh) hay quái vật nửa người nửa rắn
(trong thần thoại Bắc Âu). Biển và đại dương thường được cai trị bởi các vị
thần. Trong thần thoại Bắc Âu thần Biền là thần khổng lồ Agir, Nerus, được
biết đến trong thần thoại Hy Lạp là “ông già của biển cả”, thường cưỡi một
con hải mã, tay nắm đinh ba, có mái tóc xoăn và bộ râu bạc. Nữ thần cổ đại
Aphrodite (Venus) được sinh ra từ biển, nhảy ra từ bọt biển.
Trong thần thoại Hy Lạp thần trị vì biển cả là Poseidon (Hải Vương
thần), ông là anh trai của thần Zeus và là em trai của Hades. (Theo một tài
liệu tham khảo duy nhất trong Iliat, khi thế giới bị phân chia cho 3 anh em,
Zeus nhận được bầu trời, Hades nhận được thế giới dưới lòng đất và
Poseidon nhận biển cả). Poseidon cưới Amphitrite – một tiên nữ và là cũng là
nữ thần biển cả (con gái của Nereus và Doris), sinh ra các con bao gồm quái
vật Charybdis và thần Trition, vị thầncó thể làm ngừng những cơn sóng biển
bằng vỏ ốc. Khi giận dữ Poseidon có thể tạo ra lụt lội và động đất, ngựa và xe
ngựa bị vứt xuống biển để xoa dịu thần Poseidon.
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Biển Poseidon là vị thần hùng mạnh, thần
có một cung điện tráng lệ nguy nga dưới đáy biển sâu. Mỗi khi thần uy nghi
ngồi trên cỗ xe thần thánh do những con hải thần mã kéo chạy trên mặt biển,
thì khi đó sóng biển dạt sang hai bên, xung quanh có những con cá heo nhào
lộn, những đàn cá tung tăng đón chào. Khi Poseidon khua chiếc đinh ba
xuống mặt nước thì biển cả dậy sóng, bão tố kinh hoàng, gây nên những cơn
địa chấn rung chuyển mặt đất. Nhưng khi thần chĩa đinh ba lên đầu các ngọn
sóng thì chúng ngoan ngoãn dịu đi, bão tố ngừng thổi và mặt biển trở nên êm
dịu hiền hòa. Tương truyền, chính thần Poseidon đã dùng tay chặt ngang các
lục địa tạo thành những eo biển, cửa sông và thần cũng tự tay phát ra các
mạch nước nguồn, làm nổi lên những hòn đảo ngoài khơi. Thần Biển
Poseidon là người đã giữ gìn cho các lục địa khỏi sụp đổ. Theo thần thoại La
Mã, thần Biển Pontos là vị thần có chức năng mang nước về tưới mát trái đất
và tạo ra những con sóng quanh năm vỗ rì rầm vào đất mẹ. Những vị thần
biển Rodon trong thần thoại Illyria, Nethuns trong thần thoại Etrusca, và
Neptune trong thần thoại La Mã đều tương tự như thần Biển Poseidon.
Vị thần Biển của người Nhật Bản tên là Watasumi. Thần thoại Nhật
Bản kể, một người đánh cá tên là Hoori đi lạc xuống lâu đài của thần Biển
Watasumi. Ở đó anh ta gặp và cưới con gái Otohime của thần Biển. Họ sau
đó trở thành ông bà của vị vua đầu tiên trị vì Nhật Bản.Trong thần thoại Ấn
Độ, thần Hindu Varuna là thần của đại dương. Trong thần thoại cổ đại Trung
Hoa, cai quản bốn đại dương có các vị thần Tứ vị Long Vương, với hình

379
dạng đầu rồng, mình người. Bốn vị đó là Đông Hải Long vương - Ngao
Quảng, Tây Hải Long vương - Ngao Nhuận, Nam Hải Long vương - Ngao
Khâm, Bắc Hải Long vương - Ngao Thuận.
Trong thần thoại của người Việt, thần Biển là vị thần mang lốt rùa
khổng lồ, thân hình to lớn. Thần nằm yên lặng ở một nơi rất xa ngoài biển
Đông. Công việc của thần là hô hấp để sống, khi thần hít vào thì nước biển
rút, thần thở ra thì nước biển dâng lên, làm thành hiện tượng thủy triều. Thần
vùng vẫy thì sẽ gây ra gió to bão lớn hay sóng thần. Trong thần thoại Việt
cũng có quan niệm thần Biển là một vị Nữ thần, che chở bảo vệ cho người đi
biển, nguyên trước là một cô gái trên đảo, có bốn người anh làm nghề chài
lưới, thần thường hiện hồn giúp họ thoát khỏi sóng giữ. Thần được hình dung
với hình ảnh người con gái cưỡi trên đầu những ngọn sóng biển.
4.2.4 Đảo, hải đảo
Đảo, hải đảo được biển bao quanh bằng cả thế giới nước mênh mông,
vô tận. Đảo là nơi người ta chỉ đến được sau khi đã vượt qua sông và với
một chuyến đi dài trên biển. Thần thoại nguyên thủy về đảo trong tưởng
tượng của người xưa cho thấy đảo là sự hiện diện của chốn Ngọc Hoàng
ngự trị, đảo là Thiên đường khác hẳn với trần gian, đảo cũng là nơi ẩn náu
cách xa đất liền. Có những hòn đảo của tuổi trẻ, không bệnh tật và chết
chóc, có những hòn đảo phép thuật, những hòn đảo là kho báu đối với con
người. Phải là người có cơ duyên đặc biệt mới có thể tiếp cận nơi không
gian kỳ thú, bí ẩn của đảo.
Trong thần thoại thế giới, hai vị thần Hy Lạp là Apollo và Artemis
được sinh ra trên hòn đảo sứ Delos, được cho là một hòn đảo nổi, là một nơi
lý tưởng thuộc vùng biển Aegean. Trong đó, có hòn đảo huyền bí nổi tiếng
nhất là đảo Atlantis mà những người dân trên đảo định chiếm Athens vào
năm 9600 (tr.CN), nhưng họ đã thất bại và cuối cùng hòn đảo này chìm
xuống đại dương.Thần Zeus cũng xuất thân từ đảo thiêng Minos, quê hương
của các diệu pháp. Thần thoại của người Celtes cổ xưa của Ailen đã hình
dung một thế giới khác và cõi bên kia huyền diệu là các đảo khu trú ở phía
Tây hoặc phía Bắc bán cầu…
Trong thần thoại vùng Trung Đông, những người theo đạo Hồi đã đồng
nhất Thiên đường trên thế gian chính là một hòn đảo tên là Ceylon (thuộc Sri
Lanka, một quốc đảo ở Ấn Độ Dương), hòn đảo huyền thoại mang nghĩa là nơi
ẩn náu yên bình, luôn tràn ngập ánh nắng mặt trời và những cơn mưa hào phóng.
Trong thần thoại Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo là nhà của các vị
thần. Những Bồng đảo mà thần thoại Trung Hoa nhắc đến đều đặt ở biển
Đông, chính là những đảo Thiên đường, đảo Tiên. Nhiều bậc Đế vương của
Trung Hoa cũng đã từng mơ đến được chốn Bồng lai Tiên cảnh đó bằng những
con thuyền xưa vượt đại dương, nhưng người Trung Hoa cổ đại cũng biết rất rõ
là chỉ có những ai biết bay, tức là những Thần, Tiên mới đến được chốn ấy.

380
Theo thần thoại Nhật Bản thì đất nước Mặt trời mọc này - với gần 4000
hòn đảo được biển bao bọc như một cù lao xanh nổi giữa biển khơi – là kết
quả của cuộc hôn phối giữa nam thần Izanagi và nữ thần Izanami. Hai vị thần
gặp nhau trên cây Cầu vồng nơi Thượng giới, nam thần Izanagi chọc cây
kiếm của mình xuống biển mênh mông phía dưới và khi thần rút kiếm lên rêu
biển dày dính chặt vào nhau và rắn lại thành đất, thành hàng nghìn hòn đảo
lớn nhỏ có tên và không tên tạo thành quần đảo Nhật Bản mang hình con
chiến mã đang giằng sợi dây để bay lên giữa biển khơi.
Trong thần thoại Việt, đảo là nơi đất mới và là dấu tích chiến công của
người anh hùng văn hóa thời Việt cổ Lạc Long Quân như trong truyện
Ngư tinh, khi ông tiêu diệt loài thủy quái ngoài biển khơi, mở mang vùng đất
sinh tụ trong quá trình tiến ra biển Đông. Quái vật Ngư tinh là một con cá lớn
sống thành tinh ở vùng biển Bắc Bộ, nó thường gây hại cho thuyền bè và
người dân đánh cá trong vùng. Được thần Biển giúp sức, Lạc Long Quân đã
giết Ngư tinh và chặt làm ba khúc. Khúc đầu ném lên núi thành núi Cẩu Đầu
Sơn, khúc giữa ném xuống biển thành Cẩu Mạn Cầu, khúc đuôi thành hòn
đảo Bạch Long Vĩ.
Thần thoại Việt vùng Vịnh Hạ Long kể những hòn đảo nằm rải rác
trong vịnh chính là hiện thân của con Rồng trắng vốn xưa ở trên Thiên giới,
khi được Vua Trời sai xuống Hạ giới lấy nước về làm mưa, thấy cảnh biển ở
đây đẹp và quyến rũ nên đã ở lại mà không trở về trời nữa. Thân của Rồng đã
hóa ra muôn ngàn những hòn đảo lớn nhỏ xen lẫn với những dãy núi nhấp
nhô trên biển, tạo nên một vùng non nước mỹ lệ là Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long ngày nay.
Trong truyện dân gian người Việt, từ thần thoại cổ đến truyền thuyết,
truyện cổ tích, đảo và hải đảo luôn xuất hiện gắn với những ý niệm thiêng
liêng. Đấy là nơi trú ngụ giữa chốn mây trời hùng vĩ của Trời hay Ngọc
Hoàng mà con người phải vượt biển để đến xin các vị thần tối cao lời giải
đáp cho những điều còn chưa thấu hiểu về cuộc sống, đời người (truyện Ngọc
Hoàng và anh chàng nghèo khổ), nơi chứa đựng của cải, vàng bạc, châu báu
(truyện Cây khế). Đấy là nơi đất mới để con người tìm đến, hướng tới việc
tạo lập một cuộc sống mới tự do tự tại, hài hòa với thiên nhiên, biển cả
(truyện Sự tích dưa hấu), là nơi Tiên cảnh, Tiên đảo được hình dung tựa “đóa
hoa sen giữa biển” với thời gian ngừng trôi, viên mãn, bởi một năm trên đảo
bằng 300 năm nơi đất liền cõi tục (truyện Từ Thức)…
4.3 Tính toàn nhân loại và đặc trưng khu vực của thần thoại cổ mẫu về
nước, suối, sông, biển, đảo
4.3.1 Thần thoại về nước, lũ lụt- tính toàn nhân loại và đặc trưng
khu vực
Các dân tộc trên thế giới đều quan tâm đến Nước – nguồn sống quan
trọng đối với con người. Ký ức về những trận lụt kinh hoàng, về sức mạnh

381
của nước đã tạo nên những thiên thần thoại ở mọi dân tộc trên thế giới về trận
đại Hồng thủy. Song cách ứng xử với Nước, với lũ lụt ở mỗi dân tộc là khác
nhau, dựa trên điều kiện sống và bối cảnh văn hóa tộc người.
Cũng giống với thần thoại về Lụt của thế giới, thần thoại của các dân
tộc Việt Nam, đặc biệt thần thoại các dân tộc thiểu số còn lưu giữ khá nhiều
câu chuyện về trận đại Hồng thủy, như thần thoại Dao, thần thoại Thái, thần
thoại Lô Lô, thần thoại Mảng, v.v… điều này phản ánh tính toàn nhân loại.
Song ở thần thoại của mỗi dân tộc lại có sự mô tả về trận đại Hồng thủy, về
cách tránh lụt khác nhau cũng như về sự tái sinh loài người, thể hiện đặc
trưng văn hóa tộc người và thể hiện đặc trưng khu vực.
Kể về trận Hồng thuỷ, thần thoại người Giáy có truyện Nước ngập trời:
“Một năm, mặt đất mưa mấy tháng liền không dứt cơn, hạt mưa to như quả
mận. Núi non sạt lở, đất nhão thành bùn, cây to cây nhỏ trôi ầm ầm về phía
cửa trời và đá tảng cũng lăn theo đến đó. Nước lụt dâng lên vùng thấp, dâng
lên núi cao, ngập hết mọi nơi, nước dâng lên tận trời làm cho người và vạn vật
đều chết hết”. Thần thoại người Thái cũng lưu truyền về Hồng thuỷ: “Ngày
xưa có Trời, Đất, Cỏ, Cây. Trời giống hình cái nấm khổng lồ làm bằng bảy
miếng đất, ba khối đá, chín con sông... Trời bỗng trở nên tối tăm, sấm sét nổi
dậy. Trong vòng một ngày có trên một trăm ngàn trận mưa rơi đầy mặt đất.
Tất cả khe suối, ao hồ đều tràn ngập. Đồng ruộng cũng đầy cả nước. Nước
dâng cao lên đến tận Trời, tất cả mọi sinh vật sống trên mặt đất đều chết
sạch”. Thần thoại người H’mông kể về Hồng thuỷ với “những trận mưa liên
tiếp luôn bốn mươi ngày đêm, nước dâng lên ngập mặt đất, dâng lên đến tận
trời cao”. Thần thoại người Lô Lô thì kể “Loài rồng dâng nước lên khắp nơi
trên trái đất, nước dâng lên ngày càng cao. Cuối cùng những ngọn núi cao
nhất cũng phải chịu ngập trong nước, mọi người đều bị chết đuối hết”.
Sau trận Hồng thuỷ, con người đã được tái sinh. Truyện về hai anh em
ruột ẩn náu trong một quả bầu và sống sót sau nạn Hồng thủy là một kiểu
truyện (type) khá phổ biến ở Đông Nam Á. Hệ thống thần thoại các dân tộc
đã lưu truyền rộng rãi những câu chuyện kể về Quả bầu nở ra hàng vạn người
con với nhiều giống người. Loại truyện Quả bầu này có trong kho tàng dân
gian Đông Nam Á và nó đã được dân tộc hoá tuỳ theo sự sáng tạo của từng
tộc người. Truyện Quả bầu của người Thái ở Tây Bắc thì kể rằng dây bầu
mọc bên bờ sông Nậm Rốn đã đẻ ra người Thái, người Xá, v.v... Truyện của
người Thái, người Dao đều kể: “Sau trận lụt, chỉ có hai anh em nhà kia sống
sót nhờ nấp trong quả bầu nên họ đành phải lấy nhau. Ba năm sau, họ sinh
ra một quả bầu. Thấy trong quả bầu có tiếng ồn ào, họ đem dùi ra đục. Một
cặp nam nữ mình đen ra trước. Đó là người Xá. Người Thái, người Lự, người
Lào, sau rốt là người Kinh chui ra. Con cái nhiều quá, nuôi không xuể, hai
bố mẹ mới phân chia các con đi các ngả kiếm ăn. Cặp con cả ở lại với bố mẹ
là tổ tiên của người Xá, cặp con út đi xa xuống đồng bằng là tổ tiên người
Kinh ngày nay” (Thái).

382
4.3.2 Thần thoại về suối, sông, biển, hải đảo - tính toàn nhân loại và
đặc trưng khu vực
Thần thoại các dân tộc khi nói về Nước và nguồn nước đều có các thần
thoại về suối, sông, biển, hải đảo – đây là các hình thức tượng trưng cho các
trạng thái tồn tại hoặc chuyển tiếp của nước. Nước trong các dòng sông, ngọn
suối, trong thế giới của biển và đại dương, hải đảo… tạo ra sự luân chuyển,
tạo ra sự sống, cũng như tạo ra thiên tai, lũ lụt, động đất và sóng thần.
Con người do đó luôn đề cao Nước – điều này mang tính toàn nhân loại.
Ở mỗi một trạng thái tồn tại và chuyển tiếp của Nước (như suối, sông,
biển, hải đảo), Nước đều có tính linh thiêng và được bảo trợ bởi các vị thần.
Chính vì thế, hệ thống thần thoại cổ mẫu về Nước cũng là hệ thống thần thoại
về các vị thần cai quản sông, suối, biển, hải đảo. Những câu chuyện thần thoại
này mang đậm dấu ấn khởi thủy của trí tưởng tượng của con người về sự
phóng khoáng, mạnh mẽ của Nước và những câu chuyện đó không chỉ tồn tại
ở một dân tộc mà ở nhiều dân tộc, không chỉ có ở một châu lục mà lan truyền,
ảnh hưởng và gắn bó với lịch sử hình thành của nhiều vùng đất khác nhau.
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á của Châu Á, với nền văn minh
lúa nước, đã sớm có ý thức về vai trò và sức mạnh của Nước. Thần thoại và
nghi lễ thờ cúng Nước, nguồn nước (suối, sông, biển, đảo) của các dân tộc
Việt Nam đã thể hiện lòng sùng tín, coi trọng giá trị thiêng liêng và sự thiêng
hóa Nước trong dân gian xưa nay.
Theo thần thoại Việt, trị vì thế giới riêng dưới nước là vị Thần Nước
với hình dạng thần Rồng to lớn, có quyền phép khác thường. Thần làm vua
tất cả các loài thủy tộc, tướng tá của thần là cá, rắn, cá sấu, thuồng luồng với
nhiều trạng mạo, chia nhau cai quản các dòng sông, suối, hồ, ao… thuộc các
vùng của thủy giới. Thần thoại về thần Nước của Việt Nam đã có sự pha trộn
với thần Nước trong thần thoại cổ Trung Hoa, nên cũng có tên gọi là Long
Vương hay Hà Bá (theo tín ngưỡng Đạo giáo)giống như Thổ Địa là một vị
thần cai quản đất đai “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” (tục ngữ cổ người
Việt). Thần Nước có phép làm mưa xuống mỗi khi trần thế gặp hạn hán, hoặc
dừng mưa lại khi mưa quá nhiều gây lụt lội, úng thủy.
Người Việt ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc thường lưu
truyền những câu chuyện về thần Nước (thần Rắn), thần Sông (ông Cộc ông
Dài). Ví như dọc hai bên bờ sông Cầu từ Đú Đuổn (Thái Nguyên) đến Lục
Đầu Giang (Bắc Ninh, Hải Dương) “Thượng Đú Đuổn, hạ Lục Đầu Giang”
phổ biến lưu truyền truyện về thần Rắn, truyện về ông Cộc ông Dài, truyện
hai vị thần Trương Hống, Trương Hát được gắn với hơn 300 điểm thờ cúng,
lễ hội và nhiều di tích, đền, chùa, miếu mạo. Tương tự, người dân các dân tộc
thiểu số Tày, Nùng của Lạng Sơn cũng lưu truyền truyện về thần Rắn, truyện
ông Cộc ông Dài, cùng với các lễ hội nông nghiệp, lễ hội thờ cúng thần Nước
ở các điểm di tích dọc bờ sông Kỳ Cùng.

383
Người Thái, theo quan niệm lâu đời (thể hiện trong Quăm tô mương
(Kể chuyện bản mường) thì việc lập bản dựng mường thường được chọn gần
khe suối, gần nguồn nước, gần nguồn mạch của mỏ nước chảy ra, bởi đó
được coi là có nguồn của cải vô tận. Do vậy, ở những nơi cư trú, người Thái
luôn chung tay giữ gìn, bảo vệ các mỏ nước, các con suối, bến nước, dòng
sông. Tên địa danh mường bản của người Thái cũng phổ biến có liên quan tới
Nước (“nặm”) như Nặm Ca, Nặm Cấu, Nặm Núa, Nặm U và liên quan tới
“huổi” (suối) như Huổi Nặm, Huổi Luông, Huổi Cù, Huổi Lèng (Điện Biên).
Hàng năm vào dịp “xên bản xên mường” (cúng bản cúng mường), người
Thái làm lễ cúng thần Nước, thần Sông, thần Suối với nhiều lễ vật. Địa điểm
cúng thường là nơi đầu nguồn con suối, hoặc bến nước của con sông chảy
qua mường hoặc bản đó. Tập tục này có ở người Dao, người Tày và nhiều tộc
người khác, cũng như trở thành truyền thống, phong tục ứng xử lâu đời với
Nước của các tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ở vùng người Mạ của Tây Nguyên có những câu chuyện về Thần Suối.
Và người Mạ thường tổ chức lễ cúng thần Suối – một lễ hội quan trọng trong
hệ thống lễ hội cổ truyền của đồng bào – vào tháng 3 hàng năm.
Để cúng thần Suối, cầu thần Suối cho “mưa thuận gió hòa” và “mùa màng tốt
tươi”, người dân phải dọn buôn làng, dọn lại máng dẫn nước, dọn suối
(chỗ nào có bến rộng), trang hoàng khu vực suối với lá cây và treo đồ vật
trang trí, sau đó tất cả dân làng tập trung ra suối với lễ vật để làm lễ cúng.
Theo tục lệ, khi cúng xong, mọi người sẽ cùng lấy nước vào các vật dụng như
quả bầu khô, ống tre, mang về nhà để lấy khước.

5. KẾT LUẬN
Thần thoại là một cuộc hành trình minh họa vào thế giới tưởng tượng
của chúng ta. Mỗi thần thoại là một câu chuyện, thông qua hình thức cổ điển
của nó, đã đạt được một sự bất tử bởi vẻ đẹp nguyên mẫu, vượt thời gian và
sức mạnh của nó là truyền cảm hứng cho mọi thế hệ hôm qua và hôm nay,
khi tiếp cận sẽ hiểu thêm được các tầng sâu ý nghĩa. Thần thoại cổ mẫu về
Nước, lũ lụt và suối, sông, biển, đảo đã được trình bày như những chứng thực
của người xưa trong sự nhìn nhận về các vùng đất, về sự việc, nhân vật thời
cổ. Những thiên thần thoại cổ mẫu về Nước, về sức mạnh của Nước, suối,
sông, biển, đảo đã có ảnh hưởng lâu dài và to lớn đến văn hóa của nhiều quốc
gia, nhiều thiên thần thoại đã trở thành điển cố, điển tích và đem đến những
thông điệp quý giá trong mọi sáng tạo của con người.
Thời cổ đại của Trung Hoa có sách Thủy kinh được biên soạn để ghi
chép về hệ thống sông ngòi, với 137 con sông (khoảng thời kỳ Tam Quốc
(220 - 265). Đến thời Bắc Ngụy, tác giả Lịch Đại Nguyên đã bổ sung thành
Thủy kinh chú với 1252 con sông. Bằng phương pháp “nhân thủy chứng địa”,
nghĩa là nhân con sông chứng thực vùng đất, các tác giả đã trình bày nguồn
và dòng của các con sông. Đặc biệt những mẩu thần thoại, truyền thuyết liên

384
quan đến sông, ngòi trên khắp đất nước Trung Hoa đã được tác giả lưu tâm
tham khảo để từ đó chỉ ra xuất xứ của sông, sự thiên lưu và vai trò vị trí của
mỗi dòng sông đối với đời sống kinh tế, xã hội các châu, quận. Thủy kinh chú
đã trở thành cuốn sách tra cứu quan trọng và cần thiết về các con sông, đầm,
hồ,… cho các nhà địa lý, kinh tế, các nhà sử học, văn hóa học và văn học
Trung Quốc nhiều thập kỷ nay.
Việt Nam với hàng ngàn suối, sông, với biển Đông gắn với hơn
3.000 ki lô mét đường bờ biển và hơn 3.000 đảo và quần đảo đã tạo ra
không gian sinh tồn của một quốc gia lúa nước và một không gian văn hóa
của một quốc gia ven biển, có ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt đối với
khu vực và quốc tế. Do vậy, cũng như với tài nguyên Nước, thì suối, sông,
biển, đảo luôn thuộc về những gì cần được bảo vệ, giữ gìn, như bao đời ông
cha đã giữ gìn, bảo vệ.
Như vậy, có thể nói thần thoại tuy là sản phẩm của trí tưởng tượng cổ
sơ, vô thức của người xưa, nhưng luôn là những nguyên mẫu tuyệt vời,
chứa đựng một vẻ đẹp “một đi không trở lại”. Thần thoại cổ mẫu về Nước và
suối, sông, biển, đảo được nhắc tới ở bài viết này cũng không nằm ngoài quy
luật đó, nó khơi gợi cho chúng ta những ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn
gửi gắm, để suy nghĩ về việc tiếp nối truyền thống trong việc ứng xử với
Nước, với suối, sông, biển, đảo của Việt Nam và Đông Nam Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đổng Chi, 1956. Lược khảo về thần thoại Việt Nam. NXB Văn Sử Địa.
Hà Nội.
2. Chevalier J và Alian Gheerbran, 2004. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
(Phạm Vĩnh Cư và nhóm tác giả dịch). Trường Viết văn Nguyễn Du. NXB
Đà Nẵng.
3. Nguyễn Bích Hà, 2005. Truyện cổ tích Nhật Bản. NXB Thanh Niên, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Huế (chủ biên), 2012. Từ điển type truyện dân gian Việt Nam.
NXB Lao động, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Huế và các tác giả, 1995. Kho tàng thần thoại Việt Nam. NXB Văn
hóa thông tin. Hà Nội
6. Đinh Gia Khánh, 1990. Thần thoại Trung Quốc. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội
7. Konrat.N, 1997. Phương Đông và Phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch). NXB
Giáo dục. Hà Nội.
8. Đặng Văn Lung và các tác giả, 1997. Truyện cổ Hàn Quốc. NXB Văn hóa dân
tộc. Hà Nội.
9. Lịch Đạo Nguyên (chú), Dương Thủ Kính, Hùng Hội Trinh, 2005. Thủy Kinh
chú sớ (Nguyễn Bá Mão dịch). NXB Thuận Hóa. Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây. Hà Nội.

385
10. Meletinxki E.M, 2004. Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn và Song Mộc
dịch). NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
11. Đặng Thị Oanh, 2011. Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian
của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ ngữ văn. Đại học sư
phạm Hà Nội.
12. Mark P.O. Morford, Robert J. Lenardon, 1999. Classical mythology. Oxford
University Press. London.
13. Christopher Dell, 2015. Mythology an illustrated journey into our imagined
worlds. Thames & Hudson. New York.

ARCHETYPE MYTHS ABOUT WATER, SPRINGS,


RIVERS, SEAS, ISLAND SPROPER TIES OF ALL HUMANITY
AND REGIONAL CHARACTERISTICS

Abstract: World myths and myths Asia concerned about water. Water is an
important source of human life, protected by gods. Archetype myths about water and
floods, in which disappointed god decides to wipe out humanity and show different
behaviors in ethnic groups. Archetype myths about water and floods, always
associated with myths about springs, rivers, seas and islands - state of existence or
transition of water. The myths and rituals of water worship of Vietnam and
Southeast Asia shows appreciation and water sacredness. In this article, we survey,
analyze to clarify about Properties of all humanity and regional characteristics of
Archetype myths about water.

Keywords: Myth, archetype, water, flood, spring, river, sea, island

386
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN PHỔ THÔNG
TS. Nguyễn Thị Quốc Minh1

TÓM TẮT
Văn hóa sông nước là nét nổi bật trong văn hóa đồng bằng sông Cửu Long.
Văn hóa ấy phản ánh rất rõ trong văn học với cả 2 bộ phận: văn học dân gian và
văn học viết. Việc giáo dục về văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long thông
qua chương trình, sách giáo khoa ngữ văn phổ thông là việc làm hết sức quan trọng.
Bài viết này muốn tìm hiểu xem vùng đất và con người đồng bằng sông Cửu Long đã
được đưa vào chương trình sách giáo khoa hiện nay thế nào. Từ đó kiến nghị đổi
mới, đưa thêm những tác giả, tác phẩm nào vào sách giáo khoa sắp được biên soạn
tới đây để giúp học sinh hiểu đúng hơn, rõ hơn về con người và vùng đất Nam Bộ.

Từ khóa: Văn hóa sông nước, Đồng bằng sông Cửu Long, văn học Nam Bộ, sách
giáo khoa ngữ văn, chương trình ngữ văn.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, vùng đất được khai phá
cuối cùng của đất nước ta. Thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long trù phú,
tươi đẹp, mang nét đặc trưng của văn hóa sông nước Đông Nam Á.
Con người ở đây vừa mang những nét truyền thống, lại vừa có những phẩm
chất mới được hình thành trong quá trình khai phá, mở mang và bảo vệ đất
nước. Trong chương trình ngữ văn trung học, vùng đất và con người đồng
bằng sông Cửu Long được chú ý đưa vào, tạo nên nhận thức và tình cảm của
các thế hệ học sinh về vùng đất này. Vì thế tìm hiểu chương trình ngữ văn
viết về đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết, từ đó có thể có những đề
nghị xem xét chỉnh sửa, bổ sung thêm để cho hình ảnh đất và người đồng
bằng sông Cửu Long thêm đa dạng, phong phú hơn. Bài viết này tập trung
nói về đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long gắn
liền với Lục tỉnh Nam Kỳ/ Nam Bộ, nên ở những chỗ cần thiết, bài viết sẽ
mở rộng ra cả vùng Nam Bộ.

1. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SÁCH GIÁO KHOA


NGỮ VĂN HIỆN HÀNH
1.1 Danh mục bài viết về đồng bằng sông Cửu Long trong sách Ngữ
văn trung học hiện hành
Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay là bộ sách được thực hiện từ năm
2003, bao gồm 2 cấp học: Trung học cơ sở: Lớp 6, 7, 8, 9 và Trung học phổ
thông: 10, 11, 12. Sách Ngữ văn Trung học phổ thông được chia ra làm 2 bộ:

1
Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.

387
bộ Cơ bản (dành cho tất cả các ban) và bộ Nâng cao (dành cho chuyên ban
KHXH).
Xin liệt kê dưới đây các bài viết về đồng bằng sông Cửu Long trong
từng quyển sách:
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lớp 6: Sông nước Cà Mau (trích truyện Đất rừng phương Nam của
Đoàn Giỏi). Đọc thêm: Mũi Cà Mau Xuân Diệu.
Lớp 7: Bài Sài Gòn tôi yêu (trích trong Nhớ Sài Gòn của Minh Hương)
và 2 câu ca dao Nam Bộ:
- “Nam Kỳ sáu tỉnh em ơi/ Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.”
- “Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
Lớp 8: Không có tác phẩm nào.
Lớp 9: Có bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, bài Dừa sáp của
Thanh Thúy (báo Thiếu niên tiền phong); trích đoạn Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu, truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lớp 10:
Bộ Cơ bản: Không có tác phẩm nào.
Bộ Nâng cao: Nam Bộ chỉ có một câu ca dao: “Bướm vàng đậu trái mù
u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”.
Lớp 11: Bộ Cơ bản và Nâng cao giống nhau về bài, chỉ khác ở chỗ
phân chia bài chính thức và bài đọc thêm.
Tập 1: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên), bài thơ Chạy giặc, Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc, cả ba đều của Nguyễn Đình Chiểu; trích đoạn Cha con
nghĩa năng (tiểu thuyết) của Hồ Biểu Chánh.
Tập 2: Không có tác phẩm nào.
Lớp 12 (Cơ bản và Nâng cao): Có trích đoạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ
(trích trong Hương rừng Cà Mau) của Sơn Nam; truyện Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi; bài luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng.
1.2 Vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trong sách giáo khoa Ngữ văn
trung học
Xem xét chương trình trên có thể thấy thiên nhiên đồng bằng sông Cửu
Long hiện lên khá rõ nét:

388
Đó là vùng đất gắn liền với Nam Kỳ Lục tỉnh, một địa danh hình thành
qua quá trình mở đất, sau này được vua Minh Mạng chính thức chia ra thành
3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và 3 tỉnh miền
Tây Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu ca dao: “Nam Kỳ sáu tỉnh
em ơi/ Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn” cho thấy ý thức của người
dân Nam Bộ về tính thống nhất về điều kiện tự nhiên và văn hóa, lịch sử của
vùng đất này.
Các trích đoạn Sông nước Cà Mau (trích truyện Đất rừng phương Nam
của Đoàn Giỏi), bài thơ Mũi Cà Mau thơ của Xuân Diệu và trích đoạn
Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam, không biết có phải ngẫu nhiên không
mà đều giới thiệu về vùng đất Cà Mau, cực nam của Tổ Quốc. Trích đoạn
Sông nước Cà Mau miêu tả cảnh sông nước mênh mông, xóm làng, chợ búa
trù phú ở Cà Mau. Bắt sấu rừng U Minh Hạ miêu tả một U Minh dữ dội đầy
cá sấu rắn rết; kỳ bí, hoang vu với rừng ngập bạt ngàn. Bài thơ Mũi Cà Mau
của Xuân Diệu là sự hình dung của nhà thơ về đất trời, sông nước mảnh đất
cực nam của Tổ Quốc: “Đất nước tôi Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi
thuyền ta đó – mũi Cà Mau.”
Bài Dừa sáp của Thanh Thúy (báo Thiếu niên tiền phong) giới thiệu
đặc sản trái cây tỉnh Trà Vinh: cây dừa sáp trái lạ, ngon mà khó tính: chỉ ra
trái dừa sáp ở vùng chợ Cầu Kè. Bài Sài Gòn tôi yêu (trích trong Nhớ Sài
Gòn của Minh Hương) giới thiệu cảnh vật và con người ở Sài Gòn - thành
phố đông dân và phồn vinh nhất phương Nam.
Với những bài học như thế, thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long
được hình dung khá thiên lệch. Thiên nhiên hoang sơ, trù phú vùng đất
Cà Mau thì nhiều, nhưng đồng bằng sông Cửu Long đâu chỉ có thế. Vùng đất
Hà Tiên, biên giới đất liền phía Tây Nam Tổ Quốc không được nói đến.
Vùng “Văn minh miệt vườn” vùng châu thổ sông Cửu Long vắng bóng; vùng
Đồng Tháp Mười mênh mông mùa lũ không có bài nào. Đấy là chưa nói đến
miền Đông Nam Bộ, tuy không phải đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cũng
là một phần của Nam Bộ, của Lục Tỉnh Nam Kỳ ngày trước.
1.3 Con người đồng bằng sông Cửu Long trong sách giáo khoa Ngữ
văn trung học
Trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông
không có bài nào học riêng về ca dao Nam Bộ, nhặt nhạnh cả bộ sách cũng
được 3 câu, trong đó có 1 câu nói về đất Nam Bộ: “Nam kỳ sáu tỉnh em ơi/
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn” đã nói ở trên, còn lại 2 câu rất
quen thuộc có chủ đề than thân của những cô gái quê nghèo: câu thì thở than
về thân phận trôi nổi, phiêu bạt, hèn mọn như trái bần trôi; câu thì thở than về
nỗi vất vả, khổ sở vì lấy chồng sớm:
- “Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
- “Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”.

389
Con người Nam Bộ trong văn học trung đại được biết đến chỉ qua tác
phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là con người bộc trực, “trọng nghĩa khinh
tài”, yêu ghét phân minh trong Lục Vân Tiên với hai trích đoạn Lục Vân Tiên
đánh cướp và Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên). Đó cũng là những người
dân bình thường gian nan Chạy giặc khi đất nước bị ngoại xâm. Đó cũng là
những người nông dân thường nhật “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”,
nhưng khi đất nước lâm nguy thì cũng biết tự giác cầm vũ khí đứng lên
chống giặc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu là
người nghệ sĩ mù “nói thơ” về tình cảnh và nỗi niềm của người dân Nam Bộ,
và chính ông cũng là người Nam Bộ điển hình nhất. Vì thế trong sách giáo
khoa đã đưa bài luận nổi tiếng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Nguyễn Đình
Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc làm bài học về con người
Nam Bộ.
Con người Nam Bộ trong văn học hiện đại, tức là văn học viết bằng
chữ Quốc ngữ được giới thiệu với nhiều nét mới:
Đó là những con người vất vả, khốn khó, bị bần cùng hóa, nhưng tràn
đầy tình yêu thương và đạo lý sống ở đời trong trích đoạn tiểu thuyết Cha con
nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh.
Đó cũng là những con người dũng cảm, mưu trí, xông pha hiểm nguy
để chinh phục tự nhiên và bảo vệ cộng đồng thời mở đất trong trích đoạn Bắt
sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam.
Đó cũng là những người nông dân yêu nước, dám từ bỏ hạnh phúc nhỏ bé
của mình mà hy sinh cho sự nghiệp kháng chiến của dân tộc trong Chiếc lược
ngà của Nguyễn Quang Sáng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đó cũng là những người cán bộ, chiến sĩ theo Đảng, giữ vững niềm tin yêu
vào Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu, biểu tượng của khát vọng độc lập, thống nhất,
ý chí quật cường của dân tộc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Qua những tác phẩm, những trích đoạn trên, con người đồng bằng sông
Cửu Long được thể hiện khá rõ, tuy nhiên nó vẫn còn mặt nọ mặt kia cần bổ
sung thêm, cập nhật hóa để làm phong phú hơn, đa dạng hơn, cũng như phản
ánh những thành tựu tiêu biểu của văn học Nam Bộ.

2. NHỮNG TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC NAM BỘ CÓ THỂ


XEM XÉT ĐƯA VÀO SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN MỚI
2.1 Văn học dân gian và văn học trung đại
Văn học dân gian Nam Bộ phản ánh cuộc sống, tâm tình của con người
ở vùng đất mới rất cần đưa thêm vào sách giáo khoa. Trong ca dao dân ca
Nam Bộ không thiếu những câu ca mượt mà, tinh tế, ví dụ:

390
- Con còng nó chạy dưới mương/ Anh bắt không được người thương
xa rồi
- Gió sao gió mát sau lưng/ Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này
- Anh buồn có chốn thở than/ Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya
- Ví dầu tình bậu muốn thôi/ Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
- Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi/ Khó đi
mẹ dắt con đi/ Con đi trường học mẹ đi trường đời
- Trời mưa bong bóng phập phồng/ Mẹ đi lấy chồng con ở với ai
- Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi/ Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm
- Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi/ Bởi khuất khúc rồi anh bắc em nam.
Những tên cây tên con, những cách xưng hô, cuộc sống vất vả của
người nông dân Nam Bộ, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của họ rất cần thiết giới
thiệu cho các thế hệ học sinh ở cả 3 miền thấu hiểu.
Về văn học trung đại, ngoài thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có thể xem xét
đưa thêm một số tác phẩm vào sách giáo khoa làm bài học hoặc bài đọc thêm,
ví dụ:
Bài Hoài cổ phú của Võ Trường Toản là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại
phú Nôm, đồng thời cũng là tác phẩm quan trọng để hiểu về tính cách người
Nam Bộ. Võ Trường Toản (? - 1792) được coi như ông thầy chung của sĩ dân
Nam Kỳ, tác phẩm Hoài cổ phú (tên đầy đủ hơn là Hiếu trung hoài cổ phú)
đã xác lập những quan niệm đạo đức căn bản của nhà nho Nam Bộ:
“thảo ngay” (Việt hóa của “hiếu trung”) là đức tính quan trọng nhất của con
người. Xin đọc mấy câu mở đầu:
Rỡ rỡ cúc ba thu ba, ba thu lụn cúc đà tàn héo;
Hây hây sen chín hạ, chín hạ qua sen cũng rã rời.
Cho hay vực thẳm nên cồn;
Khá biết gò cao hóa bể.
Quán âm dương rước khách, xưa nay đã mấy lâu đời.
Đò tạo hóa đưa người, qua lại biết bao nhiêu chuyến.
(...)
Cho hay dời đổi ấy lẽ thường;
Mới biết thảo ngay là nghĩa cả.
(Nguyễn Văn Sâm, 1974, tr.398-402)
Thơ Nôm Hà Tiên quốc âm thập vịnh của Mạc Thiên Tích về mảnh đất
tận cùng phía Tây Nam Tổ Quốc xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa
Ngữ văn. Trong mười bài đó, Kim Dữ lan đào (Kim Dữ chắn sóng) khá trong
sáng và dễ hiểu:

391
Kim Dữ này là núi chốt then,
Xanh xanh dành trấn cửa Hà Tiên.
Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy,
Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng.
Thế cả vững vàng trên Bắc hải,
Công cao đồ sộ giữa Nam thiên.
Nước yên chẳng chút lông thu(2) động,
Rồng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên.
(Đông Hồ, 2004, tr.162)
hay là bài thơ Tôn phu nhân quy Thục (bài họa) của Phan Văn Trị thể
hiện rất rõ đạo lý của người Nam Bộ:
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng,
Mặt giã trời chiều biệt cõi Đông.
Khói toả vùng Ngô in sắc trắng,
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất,
Một gánh cang thường nặng núi sông.
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết,
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.
(Huỳnh Lý 1984, tr.137)
2.2 Văn học hiện đại
Về văn học hiện đại trước 1945, có thể xem xét đưa thêm một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Nam Bộ, ví dụ:
Truyện ngắn “Trao thân con khỉ mốc” trong tập Đồng quê của Phi Vân,
một tập truyện đặc sắc, thú vị, đậm chất văn hóa, từng được giải thưởng của
Hội Khuyến học Cần Thơ năm 1943.
Về văn nghị luận xã hội, thì bài diễn thuyết nổi tiếng của nhà yêu nước
Nguyễn An Ninh: Lý tưởng của thanh niên An Nam (nguyên văn tiếng Pháp,
trước kia từng được dịch là Cao vọng của bọn thanh niên An Nam), viết năm
1923 rất đáng đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn. Trong bài diễn thuyết,
Nguyễn An Ninh cho rằng "cứ suy tôn Khổng Tử, khó cho ta tiến bước
được", "Tự do không phải là một vật gì mà ta có thể chuyền tay, có thể cho
hay bán. Ai cũng có thể tự do được", "Thanh niên ngày nay, không ai cấm
chúng ta phác họa ước mơ và cao vọng", ông đả kích kịch liệt thực dân Pháp
"khai thác bóc lột đến tận xương tủy cả Đông Dương", đòi hỏi phải thay đổi
tình trạng này.

2
Lông thu (chữ Hán: “Thu hào”), tức là cái gì đó rất nhỏ, rất nhẹ. Cả câu: Nước yên chẳng
động đến cả một cái lông bay trong trời thu.

392
Về văn học hiện đại sau 1945, có thể xem xét đưa thêm một số tác
phẩm hay về văn học Nam Bộ.
Trước hết là thơ.
Bài thơ Nhớ Bắc, đây là bài thơ nổi tiếng nhất của thi tướng Huỳnh Văn
Nghệ. Bài thơ dạt dào mà cứng cỏi, da diết mà hào hùng, thể hiện nỗi nhớ
thương khắc khoải khôn nguôi của người dân Nam Bộ xa xứ về mảnh đất tổ
tiên, mảnh đất khởi nguyên của dân tộc mình:
Ai đi về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Rồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long (…)
Bài thơ được sửa chữa, bổ sung nhiều lần qua nhiều giai đoạn lịch sử,
vì thế có thể coi nó như một ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa tâm lý
sáng tạo, tiếp nhận văn học và dấu ấn thời đại.
Lê Anh Xuân là nhà thơ lớn của văn học miền Nam, văn học hiện đại
toàn quốc. Trước kia sách giáo khoa thường xuyên tuyển bài Dáng đứng Việt
Nam của anh, nhưng từ sau 1985 không thấy tên anh trong sách giáo khoa
nữa. Bây giờ có thể xem xét đưa lại Lê Anh Xuân với bài thơ khác - bài Nhớ
mưa quê hương, bài thơ làm nên tên tuổi của anh trong giai đoạn đầu, từng
được đưa vào tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985. Bài thơ xúc động nhiều thế
hệ độc giả từ cảnh sắc Nam Bộ đặc trưng, từ cảm xúc chân thành và những
suy nghĩ sâu xa về quê hương, đất nước và lịch sử dân tộc:
Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

Ôi cơn mưa quê hương


Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
(…)
Ôi cơn mưa quê hương.
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát.
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá,
Thầm thì rào rạt vang xa...

393
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối.
Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoá mưa giông.
Nghe như tiếng của Cha Ông dựng nước,
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa.
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa (…)
(Nhiều tác giả, 1985, tr.135-137)
Một bài thơ khác trong văn học trước 1975 cũng viết về quê hương
Nam Bộ rất hay, được nhiều người thuộc lòng là bài Hương cau quê ngoại
của nhà thơ Chim Trắng. Hình ảnh, cảm xúc, suy tư về quê hương, đất nước
hòa quyện vào nhau thật bình dị, thật đẹp:
Mẹ lấy chồng xa
Lâu lâu mới dẫn con về quê ngoại
Chưa bước vào nhà
Đã thấy đầy sân hoa trắng rụng
Hương cau thoang thoảng
Thơm như là tuổi thơ

Cau già, ngoại sấy


Cau dầy ngoại ăn
Hỏi cau trồng được bao năm
Ngoại bảo cau có từ lâu lắm
Từ thời có giặc Lang - sa
Từ ngày ngoại mới về nhà này, làm dâu
Thương ngoại nên thương luôn hàng cau
Thương cả dây trầu ngoại tưới, ngoại vun
Thương con nước lớn đầy sông
Trở hoa cau trắng xuôi dòng. Về đâu?
Thương sao câu hát ngọt ngào
Giữa mưa bỏm bẻm nhai trầu ngoại ru (…)
(Nhiều tác giả, 1985, tr.59-60)
Về văn xuôi, có thể đưa vào sách Ngữ văn một trích đoạn ký hay truyện
ngắn, tiểu thuyết nào đó của Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, Vũ Hạnh,
Anh Đức v.v. những nhà văn yêu nước và cách mạng tiêu biểu cho cả văn
học kháng chiến cũng như văn học yêu nước tiến bộ ở đô thị miền Nam.
Với Nguyễn Hiến Lê, có thể chọn tập du ký - biên khảo Bảy ngày trong
Đồng Tháp Mười với bao nhiêu chuyện kỳ thú về thiên nhiên và lịch sử ở
đây. Được đọc, được học tác phẩm này, học sinh mọi miền đất nước sẽ hiểu

394
rõ hơn Nam Bộ không chỉ có Sài Gòn, mũi Cà Mau mà còn có cả Đồng Tháp
Mười mênh mông huyền thoại. Nói về lý do viết tác phẩm này, Nguyễn Hiến
Lê có viết trong Hồi ký như sau:
“Những đoạn trích có tính cách nên thơ, mà năm 1944 tôi đã say sưa
viết, bây giờ lần lần hiện lại trong óc, tôi chỉ việc chép lại, chắc chắn là
không đúng hẳn, nhưng cũng không sai mấy. Chẳng hạn đoạn về Tiếng nói
sông Cửu Long mà sau vài sách Việt Văn cho Trung học đã trích; đoạn tả
các ghe đậu lại ở chỗ giáp nước Thủ Thừa; tả chỗ kinh Lạc Giăng
(Largrange) và kinh Cát Bích (4 bis) gặp nhau ở Gẫy mà nhà văn Bình
Nguyên Lộc bảo “không đi tới chỗ thì không thể tả được như vậy”; rồi cảnh
tìm vàng ở chung quanh Tháp Mười, cảnh một đầm sen ở giữa Đồng Tháp
mà thi sĩ Quách Tấn rất thích; cảnh uống rượu dưới trăng trên Giồng khiến
tôi nhớ truyện Các vì sao (Les étoile) của A.Daudet; cảnh sông Cửu Long,
cảnh Chợ Thủ, cảnh trăng và nước ở miền Cao Lãnh (Hàng Châu của Nam
Việt) gợi cho tôi nhớ bài ‘Xuân giang hoa nguyệt dạ’ của Trương Nhược Hư,
thi sĩ đời Sơ Đường; và truyện Ghen vì hò mà một cô em đọc xong buồn rười
rượi, thương thiếu phụ trong truyện trách tôi: ‘Anh thật tàn nhẫn, truyện
thương tâm như vậy mà anh kết một cách thản nhiên, chỉ tả công dụng của
cái phãng, không một lời than thở cho người vợ và trách người chồng’. Tôi
đáp: “Người viết chỉ cốt gợi lòng thương tâm của người đọc, chứ không kể
nỗi thương tâm của chính mình. Tôi đã đạt được rồi đấy và đã không nói thay
cô, để cô suy nghĩ, như vậy mới có dư âm trong lòng cô”.
Đồng Tháp chỉ dầy hơn một trăm trang, vừa du ký, vừa là biên khảo,
tôi viết hai tháng xong, gởi vào trong đó tất cả tấm lòng yêu cảnh, yêu người
Nam của tôi. Viết xong tôi thấy khoan khoái như làm trọn một bổn phận đối
với quê hương thứ hai của tôi”.
(Nguyễn Hiến Lê, 1993, tr.349-350)

Tác phẩm này cũng từng được tuyển trong sách Việt văn của miền Nam
trước 1975.
Về văn học đô thị Sài Gòn có thể tuyển Vũ Hạnh với truyện ngắn Bút
máu. Câu chuyện về lòng trung thực của người viết trong truyện này không
chỉ có giá trị lịch sử mà vẫn còn là lời nhắc nhở cho người cầm bút, hay cho
những người có học hôm nay. Về tác giả miền Đông Nam Bộ có thể chọn
Bình Nguyên Lộc với truyện ngắn Rừng mắm. Còn văn học giải phóng thì
không thể thiếu Anh Đức với tập truyện ký Bức thư Cà Mau hay một số tiểu
thuyết của ông v.v. Nếu sách giáo khoa không chuyển tải hết các tác phẩm
trên thì nên đưa vào làm bài đọc thêm hay làm tập trích tuyển các tác phẩm
cần đọc. Những tác phẩm ấy không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn có ý nghĩa
đối với ngày nay trong việc nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng vốn văn hóa, giáo
dục đạo đức và tâm hồn học sinh.

395
Về văn học đương đại, nếu chọn một tác giả Nam Bộ đầu thế kỷ XXI
chắc sẽ có nhiều người đề cử Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm Cánh đồng bất
tận. Tình yêu, sự phản bội, lòng hận thù, sự tha thứ, hiện thực trần trụi,
bản năng gốc, gắn với cảnh sắc và tính cách Nam Bộ, khiến cho truyện vừa
có sức hấp dẫn vừa có độ sâu sắc khiến người ta suy ngẫm. Không chỉ Cánh
đồng bất tận mà cả tản văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng rất xứng đáng được
đưa vào sách giáo khoa như những tác phẩm tiêu biểu về đất và người đồng
bằng sông Cửu Long trong văn học đương đại.

3. KẾT LUẬN
Đất và người đồng bằng sông Cửu Long là mảng đề tài lớn trong sách
giáo khoa Ngữ văn phổ thông. Những bài được đưa vào chương trình là
những tác phẩm rất tiêu biểu. Tuy nhiên nhiều vấn đề đã bị vượt qua, nhiều
tác phẩm đã trở nên kém hấp dẫn so với thời nó xuất hiện vẫn còn, nhiều tác
phẩm do những lý do này khác mà chưa kịp bổ sung. Tâm lý thưởng thức của
học sinh cũng có nhiều thay đổi, nhiều vấn đề xã hội, đạo đức đặt ra trong
tình hình mới, vì vậy cần có sự xem xét để thay đổi chương trình, đưa thêm
vào những tác phẩm mới để cho nhận thức và tình cảm của học sinh về đất và
người Nam Bộ phong phú hơn, chân xác hơn, đồng thời những thành tựu văn
học Nam Bộ được cập nhật hóa hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, NXB. Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn (Ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
3. Đông Hồ, 2004. Văn học Hà Tiên. NXB. Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM
4. Nguyễn Hiến Lê, 1993. Hồi kí Nguyễn Hiến Lê. NXB Văn học. Hà Nội.
5. Huỳnh Lý chủ biên, 1984. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, Quyển I, NXB
Văn học, Hà Nội.
6. Nhiều tác giả. 1985. Thơ Việt Nam 1945-1985. NXB Văn học. Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Sâm, 1974. Văn học Nam Hà (Văn học Đường Trong thời phân
tranh). Lửa Thiêng xuất bản lần thứ ba.
8. Nguyễn Ngọc Tư, 2011. Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ. TP.HCM.

396
MEKONG DELTA IN HIGH SCHOOL
LITERATURE TEXTBOOKS

Abstract: River culture is a speciality of Mekong Delta, which is clearly reflected in


literature, including both folk literature and written literature. It is thus important to
teach high school students about river culture of Mekong Delta through literature
textbooks. This paper is aimed to study how Mekong Delta culture is included in
current textbooks. We thence suggest some solutions to improve the literature
program, and recommend which authors and literary works should be introduced in
the forthcoming literature textbooks in order to help students gain more insight into
the river culture of Mekong Delta.

Keywords: River culture, Mekong Delta, Southern Vietnamese literature, literature


textbooks, literature program

397
SỰ TRUYỀN TẢI GIÁ TRỊ GIÁO DỤC
THÔNG QUA TƯ LIỆU DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN
SÔNG NƯỚC NAM BỘ VIỆT NAM
ThS. Trương Thị Lam Hà1

TÓM TẮT
Nghiên cứu về tính sông nước ở Nam Bộ không phải là nghiên cứu mới vì đã
có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tính sông nước Nam Bộ, đặc biệt
thông qua tư liệu ca dao. Tuy nhiên, ở bài tham luận này, chúng tôi nghiên cứu khía
cạnh giáo dục con người thông qua tư liệu liên quan đến sông nước, tức lấy giá trị
giáo dục làm đối tượng nghiên cứu thông qua khảo cứu tư liệu dân gian có liên
quan đến sông nước. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là Nam Bộ, và phương pháp
chính là khảo sát tư liệu: tục ngữ, ca dao, dân ca, thơ rơi, hò, vè… ở Nam Bộ, trong
đó cũng có so sánh với các vùng miền khác để làm rõ hơn giá trị giáo dục ở vùng
Nam Bộ. Kết quả chính nghiên cứu mong muốn đạt được là thông qua tìm hiểu tư
liệu dân gian, chúng ta nhìn ra được sự gắn bó giữa con người và sông nước, qua
đó thấy được tầm quan trọng của sông nước với con người, đặc biệt dưới khía cạnh
giáo dục.

Từ khóa: sông nước, giá trị giáo dục, Nam Bộ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sinh sống ở vùng đất Nam Bộ, con người và tự nhiên
luôn gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khẩn hoang,
khi thiên nhiên vẫn là một thế lực mà con người chưa thể khai phá và chinh
phục được. Trong điều kiện tự nhiên sông nước Nam Bộ, sự tác động của
yếu tố sông nước đến cuộc sống con người là việc diễn ra thường xuyên,
liên tục. Nghiên cứu sự tác động của yếu tố sông nước lên nhận thức về
giáo dục con người, đặc biệt qua khảo sát tư liệu dân gian, sẽ làm nổi rõ vai
trò của sông nước trong văn hóa vùng Nam Bộ. Và, sông nước lúc này sẽ
đóng vai trò như một “biểu tượng” để ví von cho việc giáo dục làm người,
giáo dục ứng xử ở đời.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến văn hóa sông nước Nam Bộ,
như: Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Nam Bộ của Trịnh
Sâm (2005), Phương ngữ Nam Bộ về sông nước của Nguyễn Hữu Hiệp
(2010), Dấu ấn đồng bằng sông nước trong thơ (2012) của Huỳnh Công
Tín... Tìm hiểu về Nam Bộ thì đặc trưng không thể bỏ qua chính là yếu tố

1
Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.

398
sông nước, nhất là khi đặt nó trong mối tương quan với bối cảnh lịch sử xã
hội của vùng đất này. Nguyễn Thị Hậu trong công trình Văn hóa sông nước
Nam Bộ từ góc nhìn khảo cổ học (2018) đã nêu khái quát điều kiện tự nhiên
lịch sử của vùng đất Nam Bộ, trong đó có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố
sông nước, cụ thể tác động từ văn hóa Đồng Nai (dòng sông và vùng ven
biển), văn hóa Óc Eo (các con kênh đào ngang dọc, cư trú ven sông rạch).
Trần Ngọc Thêm trong Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (2018) cũng
cho thấy vai trò của sông nước trong thế ứng xử với nước của người Tây
Nam Bộ trong các lĩnh vực (định cư lập nghiệp, sản xuất, sinh hoạt, đi lại,
sản xuất, buôn bán, cư trú và sinh hoạt…), và một trong những tính cách
người Việt vùng Tây Nam Bộ mà tác giả nhắc tới đó là tính sông nước.
Điều này cho thấy sông nước là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến Nam
Bộ, và muốn phát triển văn hóa Nam Bộ cũng không thể bỏ quên yếu tố sông
nước này.
Riêng đối với vai trò của sông nước Nam Bộ thể hiện qua tư liệu dân
gian, cũng có khá nhiều tác giả đã làm rõ ảnh hưởng của yếu tố sông nước
lên cuộc sống người dân nơi đây, và họ thể hiện điều đó qua các tư liệu dân
gian như ca dao, tục ngữ, hò vè…., như: Yếu tố sông nước trong văn học dân
gian Nam Bộ (trường hợp ca dao Nam Bộ), luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị
Thùy Hương (2015), Hồn quê, sông nước trong dân ca Tây Nam Bộ (2014)
của Đặng Hoàng Thám, Cảm xúc về sông nước qua ca dao dân ca Nam Bộ
của Trần Phỏng Diều (2016). Theo Trần Phỏng Diều, trong ca dao, hò vè, dù
chủ đề nào thì hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng được thể hiện,
điều này có thể lý giải rằng yếu tố sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của
họ (Trần Phỏng Diều, 2010). Chính vì điều đó, chúng tôi thử đi tìm trong các
tư liệu dân gian về sông nước sự truyền tải các giá trị giáo dục, đặc biệt là
giáo dục con người trong bối cảnh lịch sử và tự nhiên đặc thù.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu chính của chúng tôi là khảo sát tư liệu ca dao,
tục ngữ, thơ rơi, hò vè ở Nam Bộ, trong đó chủ yếu là ca dao, tục ngữ. Cụ thể
là khảo sát tư liệu qua một số tác phẩm như: Ca dao dân ca Nam Bộ
(Bảo Định Giang), Ca dao Đồng Tháp Mười (Đỗ Văn Tân), Văn học dân
gian Bạc Liêu (Chu Xuân Diên), Văn học dân gian Châu Đốc (Nguyễn Ngọc
Quang), Văn học dân gian Đồng Nai – Gia Định (Huỳnh Ngọc Trảng),
Ca dao dân ca Nam Kỳ lục tỉnh (Huỳnh Ngọc Trảng), Ca dao Đông Nam Bộ
(Huỳnh Văn Tới) … trong đó có khoảng hơn 80 câu tục ngữ, ca dao và thơ
rơi liên quan đến sông nước mang ý nghĩa giáo dục. Bên cạnh đó chúng tôi
còn thực hiện phương pháp so sánh văn hóa Nam Bộ với các vùng miền khác
để làm nổi rõ đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ, đặc biệt dưới góc nhìn văn
hóa học.

399
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
Qua khảo sát sự chuyển tải giá trị giáo dục thông qua tư liệu dân gian,
chủ yếu là tư liệu tục ngữ ca dao, chúng tôi nhận thấy những câu ca dao về
giáo dục con người liên quan đến sông nước chủ yếu dựa trên ba mối quan hệ
cơ bản: giáo dục con người trong tương quan các mối quan hệ xã hội, giáo
dục con người trong mối quan hệ gia đình và giáo dục con người trong bản
thân chính cá nhân đó. Từ ba mối quan hệ đó, chúng tôi thấy nổi rõ lên một
số đặc điểm về giáo dục như sau:
4.1 Giáo dục vừa mang tính thuận tự nhiên vừa đối kháng với tự nhiên
Nam Bộ là vùng đất mở, các lưu dân người Việt đến Nam Bộ từ miền
Bắc, miền Trung với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những lưu dân này đều là
những người đi khai hoang, nên tâm lý của họ sẽ không giống như tâm lý của
những người Bắc Bộ luôn bám rễ với đất, với làng. “Được thì ở, dở thì đi”,
nếu đất không hợp với người thì người có thể đi tìm vùng đất khác. Sự dịch
chuyển của dòng người di cư cũng giống như sự dịch chuyển của dòng nước.
Người Nam Bộ trong bước đường khai phá và chinh phục tự nhiên, họ nhìn
thấy quy luật của tự nhiên, của con nước cũng giống như quy luật đời người.
Con người cũng giống như dòng nước, luôn có khi này khi khác, họ chấp
nhận điều đó giống như chấp nhận sự tự nhiên của sông nước. Họ luôn ứng
xử theo quy luật sông nước, lấy sông nước làm thước đo. Thông thường,
khi ứng phó với một tình huống bất kỳ, nhận thức đầu tiên của họ là thuận
theo tự nhiên, bởi, nếu chống lại tự nhiên, giống như đem trứng mà chọi với
đá, làm một việc không mang lại kết quả: “Đừng chặt ống chờ hứng nước/
Đừng thắp đèn chờ trăng mọc”.
Với văn minh sông rạch, “mở cửa thấy sông nước”, con người hiểu
chính mỗi con sông, con rạch của mình. Mỗi ngày, xung quanh họ luôn có
hình ảnh của sông nước, nên khi gặp khó khăn, họ thường nhắc nhở nhau:
“Nước chảy lâu, đâu cũng tới”, hay “Sức dai tát hoài phải cạn”. Đây là bài
học về tính bền bỉ, con người phải giữ sự kiên nhẫn và bền bỉ - giống như
dòng nước. Và mặc dầu sông nước là vô chừng, nhưng chỉ cần có sức con
người và sự cố gắng của con người, thì nước có sâu mấy thì gặp phải sức
người cũng cạn.
Tính thuận tự nhiên còn thể hiện qua sự khuyên nhủ tưởng như rất đơn
giản: “Cạn thì cuộn áo xắn quần/ Sâu thì phải dấn cả thân ướt đầm”,
sử dụng yếu tố “cạn”/ “sâu” của sông nước để giáo dục về phương thức làm
việc cũng như ứng xử ở đời, tùy môi trường mà có cách thích ứng và hành xử
khác nhau. Đây là cách ứng xử theo kiểu “Ăn theo thuở, ở theo thời” mà ông
cha ta thường hay nhắc nhở con cháu.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến sông nước thì không thể không nhắc đến
hình ảnh cá, cá và nước luôn gắn bó với nhau. Cá sống trong nước cũng như
con người sống trong môi trường xã hội của mình. Trong các câu ca dao ở

400
Nam Bộ cũng có nhiều câu giáo dục con người thông qua hình tượng cá –
nước, như: “Sông thẳng cá đi, sông cong cá ở”, “Nước mát gom cá, nước
nóng cá đi”… đó không chỉ nói về chuyện cá với kinh nghiệm sông nước,
mà có thể nhìn nhận trong mối quan hệ với môi trường: môi trường thích
hợp thì cá sẽ ở, còn không cá sẽ đi tìm nơi khác, cũng giống như con người
Nam Bộ trong thời kỳ khẩn hoang, chỗ nào được thì ở, không thì lên xuồng
ra đi tìm phương sinh sống. Môi trường tự nhiên đôi khi không phải là yếu
tố duy nhất quyết định chuyện đi hay ở của con người, ngoài môi trường tự
nhiên còn môi trường xã hội. Do vậy, con người sống trong xã hội cũng cần
giữ mối quan hệ chòm xóm láng giềng tốt đẹp. Mặt khác, sống trong môi
trường còn nhiều khó khăn, con người không được mang tư tưởng “nằm
chờ sung rụng”, vì “Muốn ăn cá phải thả câu”, muốn có kết quả thì phải
trải qua quá trình lao động.
Chính vì cuộc sống người dân nơi đây phụ thuộc vào tự nhiên,
nên trong nhận thức của họ, thuận theo tự nhiên thì sẽ thuận lợi nhất. Dù may
hay rủi cũng là quy luật tự nhiên, con người hết may đến rủi, hết thịnh đến
suy âu cũng là chuyện thường tình. Chính vì thế, người dân Nam Bộ có
những câu ca dao về sự thay đổi của dòng nước, cũng giống như sự thay đổi
của thế sự, của đời người: “Nước ròng con kiến ăn con cá/ Nước lớn con cá
ăn con kiến”, “Nước dưới sông hết trong rồi đục/ Vận con người hết thịnh rồi
suy”. Chính từ quy luật tự nhiên, người Nam Bộ đã rút ra quy luật tương tự
trong cuộc sống của con người. Và khi hiểu được quy luật cuộc đời con
người, thì trong ứng xử với những người xung quanh, chúng ta sẽ luôn nhắc
nhở bản thân không cậy giàu có mà khinh khi người nghèo, và nếu nghèo thì
cũng không quá buồn, vì hết nghèo rồi sẽ giàu giống như quy luật của con
nước hết ròng rồi lại lớn, hết trong rồi lại đục.
Tuy nhiên, thuận tự nhiên không phải là bất cứ tình huống nào cũng
dựa vào tự nhiên, buông xuôi theo quy luật tự nhiên. Tính cách ngang tàng
của người Nam Bộ thường không cho phép họ buông xuôi theo số phận và
chấp nhận những quy luật thông thường. Nếu như ở Bắc Bộ, con người sống
khuôn trong phạm vi làng xã với lũy tre bao bọc, cuộc sống chịu ảnh hưởng
của lệ làng, của mối quan hệ dòng họ bền chặt, con người thường sống theo
cộng đồng; còn ở Nam Bộ, sông nước mênh mông, ruộng đất bạt ngàn, nên
tâm lý con người cũng có phần khác biệt. Bởi vì họ là những người bộc trực,
khẳng khái, “ăn đằng sóng, nói đằng gió”, nên có đôi lúc họ cũng muốn phá
tan các quy luật vốn tưởng chừng thâm căn bén rễ. Thế nên, dù thuận theo tự
nhiên nhưng cũng có đôi lúc họ kháng lại tự nhiên: “Biển cạn sông cạn, lòng
qua không cạn/ Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên”, “Sông cách, thủy
cách, tình ngăn cách/ Tình di, nguyệt di, tiếng bất di/ Nghe chi những tiếng
thị phi/ Cho nên ngưu lang – chức nữ biệt ly hai đường”.

401
4.2 Giáo dục con người trong mối quan hệ với sự khó lường của sông nước
Đối với những người dân sống ở nơi này, sông nước chính là người bạn
quen thuộc của họ. Thế nhưng, dù quen thuộc mấy thì họ cũng không thể
hiểu hết được sông nước. Trong nội dung của rất nhiều câu ca dao, việc khó
dò của sông nước cũng ví như lòng người: “Thước kia sông bể dễ đo/ Tấm
lòng nhơn thế khó dò/ Sợ anh có vợ hẹn hò uống công”, “Đố ai đếm hết sao
trời/ Đố ai biết được tình đời cạn sâu”, “Đố ai lặn xuống vực sâu/ Mà đo
miệng cá uốn câu cho vừa”, “Một vũng nước trong/ Một dòng nước đục/ Một
trăm người tục/ Một chục người thanh/ Biết ai nhơn đạo mà đành/ Biết ai ăn
học cho rành sử kinh”…
Sông nước không chỉ mang lại yếu tố thuận lợi, mà còn chứa trong
mình những tai ương. Cũng vì vậy, trong giao tế xã hội, con người cũng
được ông bà giáo dục sự đổi thay của thế sự, của lòng người qua mấy câu ca
dao: “Ai đem con sáo qua sông/ Sáo ăn hết tép, sáo vùng bay đi”,
“Tiếp nhau đào ao uống nước/ Để rồi gặp lại ngoảnh mặt quay lưng”,
hay “Nước còn sâu biết đâu rô sặc/ Cạn đìa rồi mới biết lóc, trê”.
Thế nhưng, sông nước còn có thể đo, riêng lòng người mấy ai có thể đo
được: “Dò sông dò biển dễ dò/ Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”,
“Lấp sông lấp giếng, ai lấp được miệng người”…
Cũng chính vì đi đâu cũng gặp sông nước “Không đi thì nhớ thì
thương/ Đi thì lại mắc cái mương, cái cầu”, nên trong việc giáo dục, người
Nam Bộ cũng chú ý giáo dục về tính cẩn thận và sự khó lường của sông
nước. Bởi vì chỉ nhìn thì không biết sông nào cạn, sông nào sâu, cho nên,
“Dầu vội chẳng lội qua sông”, “Sông sâu thì phải sào dài”. Người Nam Bộ
từ nhỏ đến lớn đã gắn chặt mình với môi trường sông nước, họ thường nhắc
nhau “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con hay trèo”. Trẻ con Nam Bộ từ
nhỏ đã được tập bơi lội và cấm chuyện leo trèo dễ dẫn đến té ngã. Thế nhưng,
trên vùng đất chín rồng sông ngòi chằng chịt, chuyện sẩy chân đuối nước
cũng vẫn thường xảy ra, nên ông bà cha mẹ căn dặn nhau phải luôn cẩn thận,
bởi vì “Sa chân chết đuối, sảy miệng chết oan”, “Đò đầy đừng đi, quán thưa
đừng vào”, chỉ cần một phút sơ sẩy là chuyện xấu có thể xảy ra. Khi đến chỗ
có sông nước thì: “Lội nước lấy gậy mà dò/ Sông sâu chớ lội, đầy đò chớ
qua” (Thơ rơi Mẹ dạy con).
Bên cạnh đó, từ chuyện sông nước cạn sâu, con người nơi đây còn ví
von những người lòng dạ nông cạn, chưa nghĩ đã làm như những người lội
sông mà không biết sự cạn sâu của con sông: “Công dã tràng thường ngày xe
cát/ Sóng ba đào ai xét công cho/ Tiếng anh nho sĩ học trò/ Thấy sông vội lội,
không dò cạn sâu”. Sống ở đời ngoài giỏi giang còn phải có tính khiêm tốn,
bởi vì cuộc đời không nói trước, sông nước khó lường, nên “Giỏi giang chớ
vội khoe tài/ Sông sâu sào ngắn bể trời mênh mông”.

402
4.3 Những đặc trưng của sông nước cũng là những đặc trưng của tính
cách con người
4.3.1 Tính mềm mại, hài hòa với môi trường sống – giáo dục chú
trọng chữ Hòa trong ứng xử với xã hội
Người Nam Bộ rất coi trọng sự hiếu hòa, bởi: “Ra đi mẹ có dặn rằng/
Ai hơn ta nhịn, ai bằng ta thương/ Nhân hòa ta để đầu tiên/ Thì ta mới khỏi
lụy phiền về sau”. Thế nên, việc giáo dục nhường nhịn không chỉ trong anh
em một nhà, mà còn nhường nhịn với xóm giềng và với mọi người:
“Bổn phận ở với láng giềng/ Là nơi thân cận ở yên cửa nhà/ Ở sao cho được
thuận hòa/ Đừng tranh hơn thiệt, rầy rà chẳng nên/ Đôi bên là kẻ thuộc
quen/ Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau”.
Người Nam Bộ sống hòa thuận, ít tranh hơn thiệt, chính vì thế họ cũng
không quá ham danh vọng, biết đủ: “Giàu nghèo ta chẳng có lo/ Cầu gãy còn
đò, giếng cạn còn sông”. Cũng bởi môi trường nơi đây khá thuận lợi,
“Có làm mặc sức mà ăn” nên họ không sợ nghèo tiền nghèo bạc, chỉ sợ
nghèo nhân nghèo nghĩa: “Tiền tài như phấn thổ/ Nhân nghĩa tợ thiên kim”.
Cho nên, nếu vào thế khó thì: “Nước đẩy thì bèo phải trôi/ Duyên đã lỡ rồi
tiếc mãi chi em”. Cũng bởi thế, ta thấy trong tính cách người Việt Nam Bộ
đôi khi có rất nhiều sự mâu thuẫn: vừa rất nhường nhịn (Những người đức
hạnh thuận hòa/ Đi đâu cũng được người ta tôn sùng), lại rất ngang tàng
(Trời sanh cây cứng lá dai/ Gió lay mặc gió chìu ai không chìu); vừa coi
khinh tiền tài (Giàu nghèo ta chẳng có lo/ Cầu gãy còn đò, giếng cạn còn
sông), nhưng sống lại rất thực tế (Giàu cha giàu mẹ thời ham/ Giàu anh giàu
chị ai làm nấy ăn); vừa rất hiếu thảo (Chiếc cầu ao dài bao nhiêu nhịp/ Em đi
cho kịp kẻo mẹ trông chờ/ Mẹ già nắng sớm chiều mưa/ Muốn con khôn lớn
cậy nhờ mai sau), nhưng nhiều khi lại không chịu vâng lời (Đèn treo cột đáy
nước chảy ngọn đèn xoay/ Em ơi dĩa nghiêng múc nước sao đầy/ Lòng anh
thương người nghĩa, Cha mẹ rầy anh cũng thương). Những sự mâu thuẫn
trong tính cách đó phải chăng bắt nguồn từ tính ngang tàng, tự do phóng
khoáng của những người đi khai hoang mở cõi (dương tính), nhưng lại may
mắn được sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với sự hài hòa của con người khiến
tính cách họ trở nên mềm đi, và có lẽ cũng chính bởi đều là người từ nơi khác
đến, nên họ có thể dễ dàng hiểu, thông cảm và bỏ qua cho nhau. Trong hoàn
cảnh có thể cho là “dễ chịu” hơn, tính cách con người cũng dần khoan hòa,
nhưng, vốn dĩ họ là những con người “Gió lay mặc gió chìu ai không chìu”,
khi bị đẩy đến đường cùng thì họ lại vô cùng cứng rắn. Sống phải có nhân,
hiếu, nghĩa, và tùy thời thế mà chọn cách ứng xử: “Đất có bồi có lở/ Người
có dở có hay/ Coi theo thời mà ở/ Chọn theo cơ mà xài”, “Đi sông phải theo
dòng cuốn/ đến xứ người phải theo tập tục”.

403
4.3.2 Tính hiếu đễ - coi trọng giáo dục chữ Hiếu trong ứng xử với gia
đình, dòng họ
Con người luôn cần có chữ Hiếu, nếu Hòa là không chỉ đối với gia
đình mà còn đối với hàng xóm láng giềng, thì chữ Hiếu là chữ thiêng liêng
người con dành cho những bậc có công sinh thành dưỡng dục. Hiếu luôn
được nhắc đến như một đức hạnh cần phải có của con người, con người mà
mang tội bất hiếu thì dù tài đức cách mấy cũng không được xã hội xóm làng
thừa nhận: “Con bất hiếu như chiếu trôi sông”. Hiếu với cha mẹ, ông bà là
nghĩa vụ của con cháu. Ở Nam Bộ, trong mối quan hệ giữa ông bà và con
cháu, người ta hay nhắc về ông bà ngoại hơn ông bà nội. Theo khảo sát của
chúng tôi trong khoảng 450 câu tục ngữ ca dao Tây Nam Bộ có liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến giáo dục gia đình, thì có khoảng 14 câu viết về mối
quan hệ giữa ông bà và con cháu trong gia đình, trong đó có 6 câu nói riêng
về ông bà ngoại so với 3 câu về ông bà nội, mà 3 câu về ông bà nội đều có
nhắc tới ông bà ngoại. Tình cảm quyến luyến với ông bà ngoại, và bày tỏ
những thiệt thòi của ông bà ngoại khi không được bằng ông bà nội:
“Còng cọc bắt cá dưới sông/ Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ”,
“Cồng cộc bắt cá dưới bàu/ Ông ngoại có giàu cháu giỗ heo quay”.
Thế nhưng, dù thế nào, thì chữ hiếu với ông bà nói chung luôn được giáo
dục: “Cây có cội mới nở cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông
sâu/ Dù cho xa cách đến đâu/ Cũng là sớm viếng tối thăm ông bà”. Con cái
luôn nhớ ơn cha mẹ, chúng ta có thể tìm rất nhiều những câu ca dao về công
ơn cha mẹ, về nỗi nhớ thương dành cho cha mẹ sau khi cô con gái về nhà
chồng trong các câu ca dao Nam Bộ: “Thuyền không bánh lái thuyền quày/
Con không cha mẹ, ai bày con nên”, “Chiếc cầu ao dài bao nhiêu nhịp/ Em
đi cho kịp kẻo mẹ trông chờ/ Mẹ già nắng sớm chiều mưa/ Muốn con khôn
lớn cậy nhờ mai sau”. Tuy nhiên, không phải đứa con nào cũng thương cha
mẹ như cha mẹ thương con: “Cha mẹ nuôi con như cá lòng tong xuống
nước/ Con nuôi cha mẹ như Phật thích ca xoay ngược”, “Mẹ nhớ con như
cá bơi đàn/ Con nhớ mẹ như Phật quay sau”… Tuy nhiên, bổn phận làm cha
mẹ là nuôi con khôn lớn, bổn phận làm con là phải có hiếu với cha mẹ, điều
này luôn được ghi nhớ và dạy dỗ qua các câu tục ngữ, ca dao.
Qua các nội dung vừa đề cập, chúng tôi nhận thấy dấu ấn của sông
nước lên tâm thức người dân nơi đây rất lớn. Thông qua khảo sát các cứ liệu
ca dao, rất dễ nhận thấy sông nước hiện diện trong mọi mặt của đời sống,
đặc biệt rõ dấu ấn sông nước qua những câu ca dao về tình cảm nam nữ.
Sông nước, bên cạnh đó, nhưng chúng tôi đã phân tích, cũng truyền tải những
ý nghĩa ẩn dụ về giáo dục nhân cách, giáo dục lối sống, lối suy nghĩ tích cực
ở đời. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi nhận
thấy mặc dù sông nước rất gắn bó với con người nơi đây, và họ cũng nhận
thức được sự khó lường của sông nước, nhưng giáo dục con người để đối phó
với môi trường sông nước lại hầu như ít thấy, chỉ có một câu nói về tầm quan
trọng của việc biết bơi: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con hay trèo”

404
và vài câu có liên quan đến việc dè chừng sông nước: “Dầu vội chẳng lội qua
sông”, “Sông sâu thì phải sào dài”, “Sa chân chết đuối, sảy miệng chết oan”,
“Đò đầy đừng đi, quán thưa đừng vào”. Có lẽ, theo chúng tôi, trong nhận
thức của họ, sự nguy hiểm của sông nước không thể ví được với những gì tốt
lành mà sông nước mang lại. Con người khi sinh ra đã gắn với sông nước,
nên hiểm nguy sông nước mang lại chỉ là vì con người không lường được,
chứ sông nước lúc nào cũng hiền hòa, bao dung và che chở.

5. KẾT LUẬN
Ca dao, tục ngữ về sông nước Nam Bộ luôn nhắc nhớ chúng ta hình
ảnh về một vùng văn hóa sông nước. Văn hóa sông nước Nam Bộ là minh
chứng rõ nét cho quá trình gắn kết giữa con người và thiên nhiên ở vùng đất
này: sông nước ăn sâu vào huyết quản, vào nhận thức, vào tâm tình con
người nơi đây. Họ gởi gắm tình cảm với sông nước qua những lời ca, tiếng
hát; qua những câu tục ngữ, ca dao. Sông nước như bạn tâm tình để chuyển
tải các thông điệp của con người dành cho thế hệ mai sau, và giá trị giáo dục
được truyền tải qua một số câu tục ngữ, ca dao mà chúng tôi vừa nhắc đến
chỉ là một trong số vô vàn giá trị mà sông nước trao tặng cho con người,
cụ thể là những con người thật thà, chất phác vùng Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chu Xuân Diên, 2005. Văn học dân gian Bạc Liêu. NXB ĐHQG Hà Nội.
Hà Nội.
2. Trần Phỏng Diều, 2010. Cảm xúc về sông nước qua ca dao, dân ca Nam Bộ.
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/1711-
tran-phong-dieu-cam-xuc-ve-song-nuoc-qua-ca-dao-dan-ca-nam-bo.html
3. Nguyễn Thị Hậu, 2018. Văn hóa sông nước Nam Bộ từ góc nhìn khảo cổ học
https://nhatbook.com/2018/12/15/van-hoa-song-nuoc-nam-bo-nhin-tu-khao-co-
hoc/
4. Nguyễn Ngọc Quang, 2010. Văn học dân gian Châu Đốc. Dân trí. Hà Nội.
5. Đỗ Văn Tân (cb), Đinh Thiên Hương, Cái Văn Thái, Lê Hương Giang, 1984.
Ca dao Đồng Tháp Mười. Sở Văn hóa và thông tin Đồng Tháp. Đồng Tháp.
6. Trần Ngọc Thêm, 2018. Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. NXB Văn hóa -
Văn nghệ. TP.HCM.
7. Huỳnh Văn Tới, 2014. Ca dao Đông Nam Bộ. NXB Văn hóa Thông tin.
Hà Nội.
8. Huỳnh Ngọc Trảng, 1998. Văn học dân gian Đồng Nai - Gia Định: Vè Nam Bộ.
NXB Đồng Nai. Đồng Nai.
9. Huỳnh Ngọc Trảng, 2006. Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh. NXB Tổng hợp Đà
Nẵng. Đà Nẵng.

405
TRANSFERRING OF EDUCATIONAL VALUES
RELATED TO THE RIVER IN SOUTHERN VIET NAM
VIA FOLKLORE DATABASE

Abtracts: There are so many studies related to the river in Southern of Vietnamese,
especial the studies through folklore documents like folk verses, folk songs, etc.
However, in this study we also base on the databases that related to the river, but
primarily focus on educational values. In the other words, the object of study is
educational values by researching related to the rivers folklore databases. We do
this study in Southern of Vietnamese through folklore documents such as localized
folk songs, folk verses, poetries… to see the differences between educational values
in this area with other local area’s educational values. With this study, we would
like to emphasize the close relationship between the people and river, how the river
important is, and how people educating is being affected by the related to river, the
river of life.

Keywords: the river, educational values, Southern

406
RIVER CULTURAL IMPRESSION IN FOLK-SONGS
OF THE MEKONG DELTA
Dr. Nguyen Thi Nhung1

ABSTRACT
Researching folk literature in relation to folklore has been used effectively by
folklore experts in the world. Recently, in Vietnam, this research direction has also
been becoming more popular and gaining practical values in finding the material
and spiritual cultural values, as well as behavioral cultural-values with the natural
environment which are hidden in folk literature, including folk-songs. Folk-songs in
the Mekong Delta are spiritual products of people living in the land with interlacing
rivers and canals. It is the characteristic that contributes to creating specific
features for folk-songs of a new land. By applying some methods like statistics,
analysis, synthesis, and comparison, this article presents some features of river
culture in the folk-songs of the Mekong Delta to distinguishing them from
Vietnamese folk-songs in general.

Keywords: Folk-songs, the Mekong Delta, river culture.

1. INTRODUCTION
The Mekong Delta is a land with a dense system of rivers and canals. All
resident habits, production practices, material and spiritual activities of the
inhabitants of this new land are almost always associated with the river. When
studying about this land, Nguyen Phuong Thao, (1997, p.24) a researcher of
Southern folk-culture, determined: “When coming to the low land, the villages
are still influenced by the river. In addition to the type of coastal village of the
fishermen who do fishing, along the banks of the rivers, there is also a type of
village near the "water border", where the tidal water flowing backward
intersects the river flowing downstream. The tide pushed water into the
"canals", intersecting the flow of river water to the sea: when intersecting,
whether "flood-tide" or "ebb-tide", water does not flow anymore. Alluvium
deposited in these places, which residents are used to calling it “donkey
back…”. Therefore, when studying folklore in general and folk music in
particular, we cannot but put them in relation to the material and spiritual
culture characteristics of the Mekong Delta to identify them.
The Mekong Delta folk-songs are the spiritual products of the
inhabitants of the new land. Right from the time when the first inhabitants
reclaimed the land, coming to the wilderness "Mosquitoes sound like a flute,

1
Can Tho University.

407
the leeches are like cake soup", folk-songs have become a spiritual dish
containing all of their feelings of the new homeland. It can be said that folk-
songs are poetic pictures that depict the culture of this land. In addition to the
common characteristics of the national folk-songs. And the Mekong Delta
folk-songs also contains their own characteristics associated with natural,
historical, and social situations, culture, psychology, and human personalities
of the river area. By placing folk-songs in the relationship with culture for
research, we hope to give readers a comprehensive and clear overview of the
typical features of river culture in Mekong Delta folk-songs.

2. OVERVIEW OF RESEARCH SITUATION


Besides the collected works on Southern folk-songs, there are many
research works and articles on the Mekong Delta folk-songs. Some typical
studies are listed as follows:
2.1 Collection works
Collection works on Southern folk-songs in general and Mekong Delta
folk-songs are mainly conducted until 1998. Up to now, there are more than
5000 folk verses collected in the works of researchers, with different
characteristics and scales of Southern folk-songs. Typical works include:
Mekong Delta Folklore (Authors of Faculty of Literature, Can Tho
University, Education Publishing House, 1997), (1020 verses), Folk-songs of
Six Southern Provinces (Huynh Ngoc Trang, Dong Nai Publishing House,
1998), (952 verses); Southern folk-songs (compiled by Bao Dinh Giang,
Nguyen Tan Phat, Tran Tan Vinh, Bui Manh Nhi, 1984, Ho Chi Minh City
Publishing House), (2816 verses)... All of the collected folk-songs in the
above collections are based on the folk-songs collection collected from the
50s and 60s of the twentieth century and the data collected by researchers
during fieldwork in the South. This is a valuable resource for current
researchers.
2.2 The works and advanced researches on Mekong Delta folk-songs
Up to the present time, there are quite a lot of articles and research
works on the content and artistic characteristics (poetry) of the Southern folk-
songs. If systematically gathered, these works will be a set of advanced
references with scientific-quality on Southern folk-songs. Basically, there are
some works and articles as follows:
With the theme Image of Southern Rivers through folk-songs, author
Le Ngoc Trinh (1992) said that the words river - water were like a “constant”
repeated in the South folk-songs poetry, forming a specific cultural feature
and a distinctive appearance.

408
Bui Thi Tam (1998) - author of a master's thesis on Linguistic features
in the folk songs of the Mekong Delta - studied the abundance and diversity
of language classes with local nuances as well as sentence and verse
characteristics in the folk songs of the Mekong Delta. In particular, the thesis
also mentioned several symbolic meanings such as comparisons, metaphors,
although an in-depth study of the means and methods of rhetoric in folk
songs had not been conducted.
In his doctoral thesis, Symbol of the Southern folk songs, Tran Van
Nam (2004) studied the symbol of the folk poem from the perspective of
poetics, hence, the author highlighted the role of symbols in illustrating the
cultural characteristics of the Southern land and people.
Looking at the aforementioned summation, it can be seen that although
there have been a number of studies on the images of rivers, canals and
symbols in the southern folk songs a study that identifies overall water
cultural imprints in the Mekong Delta folk songs has not been conducted yet.
Therefore, this research will help readers gain a complete overview of river
culture in the Mekong Delta folk songs.

3. RESEARCH METHODOLOGY
To conduct this study, a descriptive approach, the following research
methods has been utilized:
3.1 Statistical methods
This method has been used in the statistical process of folk songs
containing river cultural factors as the survey data of the research.
3.2 General, comparative analysis method
Folk-songs of the Mekong Delta are cultural products of spiritual ethnic
minority groups like Khmer, Kinh, Chinese Vietnamese, Cham in the new
land. Therefore, this method is used as going into the analysis, comparing the
materials as well as the cultural characteristics of new residents in the
Mekong Delta with the cultural characteristics of the nation to make general
determination of research issues.
3.3 Interdisciplinary method
Researching folklore in relation to folk culture is the research way that
helps us explain scientific determination most thoroughly. This method helps
us apply cultural, historical and geographic knowledge to explain issues in
the process of approaching, analyzing and deploying research problems from
different perspectives.

409
4. RESEARCH CONTENT
Folklore, including folk-songs, is part of folk culture, closely related to
the various components of folk culture. It manifests itself into the relationship
among folklore, behavioral culture, the natural environment, customs,
lifestyle in family and social activities, ceremonies and festivals. The
Mekong Delta in the minds of its inhabitants is a land with a system of
interlacing rivers and canals. All activities in their material and spiritual life
are closely related to the river environment. The Mekong Delta folk-songs
are the heartfelt voice and pristine feelings of people coming to a new land.
The cultural imprints of this river area are both the conditions and the
production environment of the folk-songs as well as the objects of reflection,
which have a direct impact on the appearance and content of the folk-songs.
Therefore, in order to grasp the intrinsic characteristics of the Mekong Delta
folk songs, we need to put them in relation to the cultural environment – river
culture in which they were made, existed and developed for research.
Therefore, surveys of the manifestations of the river culture in the Mekong
Delta folk-songs have been conducted to be able to identify the appearance of
this region as clearly as possible.
4.1 Survey results
The contents of the Mekong Delta folk songs in the collections have
been surveyed like Southern folk-songs (compiled by Bao Dinh Giang,
Nguyen Tan Phat, Tran Tan Vinh, Bui Manh Nhi, 1984, Ho Chi Minh City
Publisher); Folklore of Mekong Delta (Collective author of the Faculty of
Literature of Can Tho University, Education Publisher, 1997) have been
specifically collected as follows:

The number
No Specific manifestations of
occurrences
Rivers, canals and means of maritime
transport (junks, punts, ships, ferries,
200
spanning, boats, rafts, dredgers, rowing, poles,
foot bridges, bamboo bridges, etc.)
Specific types of houses in the river area
Behavioral
(thatched houses, stilt houses ...) and building 80
culture in daily
materials (nipa leaves)
life and
productive Special clothes (Áobàba), bandanna) 18
labor Special dishes and cooking ingredients
(snakehead, henicorhynchus, 40
typhaaugustifolia, sesbaniasesban, etc.)
Wet-rice cultivation 80
Horticultural crops 50

410
Fishery (marine products) 70
Trading and holding a riverine and on-river
15
market
Spiritual Customs and habits associated with the river 20
culture with
elements of the Beliefs, festivals associated with rivers 20
river

4.2 Apparent forms of river culture in the Mekong Delta folk songs
4.2.1 Behavioral culture with the natural environment in daily life
and living productive working
a. Behavioral culture with the natural environment in daily life
activities
The Southern region in general, the Mekong Delta in particular, is
known as a wild land with intermittent river systems. From the 17th century,
when new residents came to explore this land, in order to adapt to the living
conditions of the new land, initially, like the Khmer people, the Viet (Kinh)
people opted for floating mounds and gibbou to settle down and live. They
built stilt houses along the banks of the river, especially at the water fronts.
On the both sides, there were houses facing the canals, channels, the back
was vast field land, garden.
- My house faces the river,
Behind, the garden planted by mother back then.
(Southern Vietnam in the past and now Film, 2018, part 1)
Being a swampy area, road transportation in this period was very
difficult. In order to move from place to place, most of the new inhabitants of
this land moved by waterway. Therefore, to adapt to the river environment
and make it easier to travel, along with the available rivers and river
branches, people had dug more canals. Many canals were newly formed,
administrative units in the Mekong Delta were also divided by canals as
boundaries and place names (canal (canal 1, canal 2, canal 3, canal A,
canal F...); Order (1st, 2nd, 3rd...); Thousand (1 thousand, 2 thousand,
3 thousand...)). Waterway vehicles were also very diverse (boat, canoe, ship,
ferry, raft, paddle, pole, footbridges, bamboo bridge...). It is clear that the
river system plays a very important role in the life of the people of the
Mekong Delta. This characteristic has a great influence on all aspects of the
material life as well as the spiritual life of the residents living here. It can be
said that right from the time of reclamation of the land, folk songs have been
one of the types of folk art depicted very clearly the feelings of the ancients
about the new land. Therefore, when examining Mekong Delta folk songs,
we have statistics of rivers, canals and other means of transport associated

411
with water areas which appear quite a lot in the folk songs of the Mekong
Delta (more than 200 times).
Images of rivers and canals appear quite a lot in the Mekong Delta folk
songs, such as: water rivers, deep rivers, shallow rivers, river wharves,
canals, rivulet mouths, etc.
- Whoever comes to winding Dong Thap,
Deep river, water flowing, lonely boat.
(Literature Department of Can Tho University, 1997)
The means for moving on the river such as: boats, canoes, ships, ferry
ferries, rafts, slopes, rowing, poles, monkey bridges, bamboo bridges ... also
appear dense in the folk songs of the river and water region.
- Wishing for the river to run dry on land,
Let me go back and save the ferry fee.
(Bao Dinh Giang,1984)
Not only transportation, all other aspects of life such as clothing and
cuisine of the Mekong Delta residents are also associated with the cultural
characteristics of the river. In order to facilitate the living, traveling, trading
and working on the rivers, people in this watery area wear “Áo Bà Ba” shirt
and three short laps and a bandana as typical costumes of people of this
region. If “Áo bà ba” is convenient for traveling on the river, the bandanna is
both a means of rain cover, sunshade and a tool for people to wipe their faces
during hard working days. So when it comes to Mekong Delta women, we
cannot help but mention this typical “Áo bà ba” and a typical bandanna. In
the Mekong Delta folk songs, the image of “Áo bà ba” and a bandanna
appears about 20 times, contributing to embellishing the cultural
characteristics of the watery region.
- Ba ba clothes for expectation of parents
Gentle features, love so much Ba ba clothes.
(Bao Dinh Giang, 1984)
When eggs and meat are major in the traditional daily meals of people
in the Northern Delta region, in the daily meals of Mekong Delta people,
dishes of vegetable soup and fish are indispensable. The new region of the
Mekong Delta is not only felt by the residents as the “Crocodile under river,
tiger in forest” but also the people here are proud that “shrimp and fish are
ready to catch, the rice is ready to eat”. “Tập tàng vegetable” is a concept to
refer to all kinds of vegetables such as “diệu” vegetable, “sam” vegetable,
amaranth, pennywort, “trại” vegetable... that people of the Mekong Delta can
easily pick and cook with fish or little shrimp. Light braised fish or salty
braised fish dishes are also indispensable in every daily meal of the families

412
here, then sour fish soup with a variety of vegetables, the island, the sauce or
pan pancakes, “khọt” pancakes with platter full of vegetables... All are
available in the abundant land, huge rice fields. Perhaps that is why in the
Mekong Delta folk songs, the image of rustic and russet dishes are mentioned
a lot by people (about 40 times). This is also their pride of the new land. And
it is the richness of this land that has created the generous, hospitable and
affectionate character of the people of the river.
- Typha Augusti folia, Lily made sour
Salty braised goby fish, buy more pot.
(Bao Dinh Giang, 1984)
It can be said that, just by reading the folk songs, we can completely
imagine all the culinary culture of the people of the river. People of the new
land have taken advantage of the abundance of nature to serve their daily life.
The food is very simple as: grilled snakehead fish, catfish cooked with water
dropwort, halfbeak salad, mud carp sour soup with common sesban ... and
sour salad made from Typha Augusti folia, water lilies, mud carp, limno
charis, vegetables and fish are unique in the Western area, creating an
unmistakable feature of the Mekong Delta culinary culture.
b. Culture utilizing the natural environment in production and
working
According to cultural researcher Tran Ngoc Them (2014, p.95): “The
Southwest (Mekong Delta) has four first: the largest rice growing region, the
largest fruit-growing region, the largest aquaculture region and the region
with largest waterway transportation in the country”. Because of the dense
river system, most of the main occupations that residents work here are
associated with the river environment. Surveying the Mekong Delta folk
songs, there are many folk verses about river related occupations (about 200
sentences).
The first occupation mentioned by folk authors in the Mekong Delta
folklore is the cultivation of wet rice. The images related to fields and
farming tools such as fields, rice, upland, tillage, sowing, transplanting,
harvesting, rice cultivation venom, ... or experiences, advices in farming
process appears quite common in Mekong Delta folk songs.
- Merawan Giaza for plow,
Ironwood, Lauanmeranti for harrow.
Eight teeth of harrow are still sparse,
The eight-inch plow blade has been big enough.
Want to flourish rice,
Plowing deeply, harrowing carefully, giving much fertilizer.
(Literature Department of Can Tho University, 1997)

413
In addition to wet rice cultivation, horticulture is also a traditional
occupation characterized by the river culture. Referring to the Mekong Delta,
people often use the intimate name to name this land: “Miệt vườn – huge
garden”. When coming to the new land, people in addition to choosing the
lowlands, alluvial all year round to grow rice, they choose high lands, dig
ditches for growing up vegetables, fruits, especially fruit trees. In the Mekong
Delta from the past until now, there are many orchards and horticulture is
considered a leisure and higher income than farming. Perhaps because of the
superiority of this profession, there are many folk songs of the Mekong Delta
folk songs about horticulture and images related to fruits, gardening
landscapes or experience of this profession (about 50 times), such as: mango,
grapefruit, lemon, orange, longan ...; raising land, digging ditches, setting up
gardens, ...
-An Binh, the mother land of ait
Fragrant grapefruit flower, sweet longan.
(Literature Department of Can Tho University,1997)
Catching seafood is also a very specific occupation of the land mainly
with system of rivers and canals, and rich aquatic products source. “Sea and
lakes with plenty of fish”, “available fish and shrim”, Southwestern river
region. Surveying the folk songs of the Mekong Delta, we statistically have a
lot of words and images related to the fishing industry such as: Method of
catching (hook fishing, net fishing, hook spread fishing, fish scoop, fish
hunt); tools for carrying out the occupation (coop, heck, fishing bowl, trap,
crock); The products (fish, shrimp, snakehead fish, perch, mud carp,
iridescent mystus and crocodile), about 80 times. All of these words and
images help us to have a good overview of the way Mekong Delta residents
take advantage of the natural environment to develop their careers.
- Fishing boats mooring sand dunes
Shrimp fishing boats mooring near side
See you have an old mother
Can take car, is this allowed.
(Tran Van Nam, 2008)
Because of the characteristics of the Mekong Delta as mentioned
above, there is a dense system of rivers and canals. The upper village, the
lower hamlet, this commune, the other commune communicate with each
other thanks to the waterway transport. This is the prerequisite condition to
generate trade in the river. Traders use boats to carry vegetables, meat and all
other consumer goods along the rivers and canals where people live to sell. In
the innitial period of reclaiming land, new residents, especially Chinese, were
very good at trading, together they created the busyness of river bank and
river trade. In the Mekong Delta at present, there are still many bustling

414
markets along the big river junctions, at the rivulet mouth. In particular, there
is a market model that every visitor to the Mekong Delta wants to explore,
that is the floating market model. Floating markets are wholesale markets,
often opening at river junctions, convenient places for waterway transport
activities. This is a market model bearing the hallmark of the Western River
region. We have collected a lot of statistics (about 15 times) of words and
pictures describing the river trade such as wholesale trade, trade, rice market,
sale at rivulet mouth ...
- What do you sell but a small canoe,
The waves were swept, the burying wind, and hurt in my heart.
(Literature Department of Can Tho University, 1997)
4.2.2 Spiritual culture carrying elements of the river
a. Customs and practices associated with the river
In addition to physical and cultural factors, the spiritual and cultural
factors of the people who reside and live in the Mekong Delta are also
strongly influenced by the river. Growing up with rivers and canals, almost
all residents of this area, from young to old, stick to and understand the river
environment. Therefore, all the habits and spiritual conduct of the residents of
this new land are attached to the river. Surveying the Mekong Delta folk
songs, we have found many songs about folk knowledge and customs of
people in dealing with the water environment.
The rivers and canals in the Mekong Delta have a very special feature
that every day there are high and low water levels. People in the river region
often know this rule very well to take advantage of the high, low rules of the
river for their daily life. When the water is high, they sail, when the low, they
come back, when the standing water, they stop ... gradually it became a
familiar habit in life. When building houses, doing business, going to
important jobs or especially in the wedding, the people here always choose
the high water level to move because they have learned that the high water
level will be lucky and happy. In the Mekong Delta, the wedding often goes
by boat to pick up the bride. Sometimes it takes about half a day floating in
the river to welcome the bride to her husband’s house. All these customs and
practices are quite clearly reflected in the Mekong Delta folk songs.
When talking about the experience of dealing with the river
environment, the ancients summarized the experience: If the water is stopped,
the water is high, then waiting for the water to flow in the direction of the
water, which will save us much effort.
- In the afternoon, the water rises
My boat dock, plugged in to visit you
(Literature Department of Can Tho University,1997)

415
Boys and girls who confess, swear or want to stay in the same house
are attached to the boat of the river region.
- No husband stays that way for peace,
Let me clean the wedding boat for welcoming you.
(Literature Department of Can Tho University,1997)
b. Beliefs, festivals associated with the river
Coming to the land of “mosquitoes sound like a flute, leeches like a
soup cake”, “crocodile in the river, tigers in the forest”, the trust in the
supernatural forces to console themselves and find peace in the soul is one of
the very typical cultural behaviors of the ancients. Living in the vast river
environment, sacred forests, poisonous water is the basis for forming the
custom of worshiping the gods. The Mekong Delta has with many temples
worshiping the emperors, the gods with meritorious achievements in history
or merits of teach, guide and help people in the process of exploit new lands.
These communal houses are often built at the confluence of rivers.
In particular, people have typical worshiping practices such as: Ba Thuy
(the female deity who governs the river, when angry, she will arrest people),
Ha Ba, Ngu Ngac (These are the two generals of Long Vuong. These two
generals often poses danger to fishermen in the river). It can be said that these
customs are for fear of worshiping, worship to avoid disaster. Temples are
usually placed at the confluence of rivers to make it convenient for people,
especially fishermen and boat traders to burn incense, to worship offerings.
This cultural and spiritual characteristic is mentioned quite a lot in Western
folk songs (more than 15 times).
- I swear in front of Ong temple,
Living in one mat, dead in the same box.
(Literature Department of Can Tho University,1997)
Besides the above-mentioned worships, we have also surveyed some folk
songs about the Nghinh Ong festival. This is a very typical festival of the river.
In the Mekong Delta, almost every province has a whale temple. Worship of
whale that, according to legend, is a fish that always appears and helps people
when they are in danger on the river. Every year, the residents here, especially
the coastal provinces will organize this very solemn festival in three days to
express gratitude and pray for a happy new year with good winds and peaceful
waves for people to feel secure to do business and make a living on the river.
- Be as happy as the ceremony of Ong welcome
Flowering, firecrackers, the river of sunlight
The fun, many guests come to play
The rich and poor, comfortable to play for three days
(Bao Dinh Giang, 1984)

416
Thus, it can be seen that despite the different dullness, the cultural and
spiritual characteristics of the river area have a great influence on the content
reflected in the folk songs and in contrast, these typical cultural features have
been reflected quite clearly by the folk songs, giving us an overview of the
culture of the inhabitants of this new land.
5. CONCLUSION
The Mekong Delta, with the density of rivers and canals inherent with
the system of artificial canals, all aspects of material life such as travel,
livelihood and spiritual activities of the people here are attached associated
with the river. The Mekong Delta folklore is also born, existed and developed
in this environment so the river is both a reflection and a context for them to
arise. Learning about the Mekong Delta folk songs, we will identify the
whole cultural picture of this land. With this research, we can initially affirm:
Every aspect from the reflection content, expression material to the
performance of folk songs of the Mekong Delta region has a strong
impression of the characteristics of river culture.

REFERENCES
1. Bao Dinh Giang, Nguyen Tan Phat, Tran Tan Vinh and Bui Manh Nhi, 1984.
Southern folk songs. Ho Chi Minh City Publishing House. 505 pages.
2. Literature Department of Can Tho University, 1997. Folklore of the Mekong
Delta. Education Publishing House. 492 pages.
3. Nguyen Thi Bich Ha, 2014. Studying Folklore from folklore codes. Hanoi
University of Education Publishing House. 264 pages.
4. Nguyen Phuong Thao, 1997. Southern folklore sketches. Education Publishing
House. 320 pages.
5. Nguyen Thi Thanh Hang, 2011. Survey of rhetorical means in folk songs of
Southern folk songs. Science Magazine of Vinh University No. (2B): 26-34.
6. Nguyen Xuan Kinh, 2012. Perception of Vietnamese folklore. Hanoi National
University Publish House. 818 pages.
7. Pham Thi Yen Tuyet, 2014. Social - Economic culture life of fishermen and
residents in coastal region 365 pages
8. Son Nam, 2005. Talking about the South, personality of the South, Vietnamese
fine customs and traditions. Young Publishing House. 405 pages.
9. Son Nam, 2005. The history of reclaiming the southern region. Young
Publishing House. 363 pages.
10. Tran Van Nam, 2008. Feeling the Southern folk songs. Arts Publishing House.
198 pages.
11. Tran Ngoc Them, 2014. Vietnamese culture in the Southwest region. Culture -
Arts Publishing House. 877 pages.
12. Vu Anh Tuan (editor), 2012. Textbook on folklore. Vietnam Education Publishing
House. 339 pages.

417
DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tóm tắt: Nghiên cứu văn học dân gian trong mối tương quan với văn hóa dân gian
đã và đang được các chuyên gia Folklore trên thế giới vận dụng rất hiệu quả. Tại
Việt Nam, trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu này cũng ngày càng trở nên
phổ biến và đạt được những giá trị mang tính thực tiễn trong việc tìm ra những giá
trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên…
ẩn chứa trong các thể loại văn học dân gian, trong đó có ca dao. Ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long là sản phẩm tinh thần của người lao động vùng sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt. Chính đặc trưng này đã góp phần tạo nên những nét riêng cho ca
dao một vùng đất mới. Vận dụng nhóm phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh, trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số nét đặc trưng của văn hóa
sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm góp phần nhận diện
chúng trong diện mạo chung của ca dao Việt Nam.

Từ khóa: Ca dao, Đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa sông nước

418
CẤU TRÚC DIỄN XƯỚNG CA DAO
VÀ MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN
ThS. Trần Văn Thịnh1, TS. Bùi Thanh Thảo1

TÓM TẮT
Diễn xướng ca dao là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành tố.
Những thành tố này đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc diễn xướng ca dao.
Việc nghiên cứu những thành tố này có thể giúp chúng ta nhận thức được vai trò,
vị trí, mối quan hệ. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bài hát dân
gian mà còn hỗ trợ cho việc giảng dạy, bảo tồn folklore.

Từ khóa: folklore, ca dao, cấu trúc

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một bộ phận quan trọng của ca dao dân ca Việt Nam hình thành và tồn
tại trong môi trường văn hóa sông nước. Việc nhận thức được mối quan hệ
giữa môi trường sông nước với những thực thể tinh thần trong môi trường nơi
nó phát sinh, ca dao dân ca chẳng hạn, là một nhu cầu không chỉ mang ý
nghĩa khoa học mà còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn, phục vụ bảo tồn và phát
huy các di sản trong bối cảnh mới. Một trong những cách thức để tiếp cận
được các mối quan hệ khó nhận thấy đó là tiếp cận ca dao dân ca như một hệ
thống trong bối cảnh diễn xướng cụ thể. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải nhận
thức được các thành tố của hệ thống diễn xướng cũng như mô tả nó để thấy
được bản chất của các mối quan hệ.
Diễn xướng ca dao là một sự kiện diễn xướng mang tính hệ thống nên
cấu trúc của nó trước nhất là sự hiện diện của các thành tố đa tầng, đa lớp.
Những thành tố dễ nhận thấy nhất của ca dao trong bối cảnh chính là người
diễn xướng, cử tọa, văn bản ca dao. Người diễn xướng không thể thực hiện
được vai trò của mình nếu thiếu đi thành tố văn bản ca dao vốn mang thông
điệp thẩm mĩ của người diễn xướng nên nó trở thành một thành tố quan trọng
trong cấu trúc của sự kiện diễn xướng. Nhu cầu của người diễn xướng luôn
hướng đến những đối tượng nhất định nên sự kiện diễn xướng phải luôn gắn
liền với người nghe, khán giả, còn gọi là cử tọa. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa
người diễn xướng và cử tọa nhằm tiếp nhận văn bản ca dao phải thông qua
một thành tố truyền dẫn là phương thức diễn xướng. Nhờ phương thức này
mà cử tọa lĩnh hội được thông điệp thẩm mĩ trong văn bản. Các thông điệp
thẩm mĩ được hiện thực hóa từ văn bản ca dao bởi người diễn xướng đương
nhiên phải nhắm đến một mục đích nào đó nên nó cũng là một thành tố cấu

1
Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ.

419
thành. Mặt khác, sự kiện diễn xướng cũng không thể tồn tại tự thân từ “hư
không” mà phải xuất hiện trong bối cảnh bao gồm các lớp môi trường bối
cảnh hẹp, bối cảnh rộng nên bối cảnh mặc nhiên là thành tố điều kiện của sự
kiện diễn xướng. Bản thân các thành tố nêu trên có thể được xem là các thành
tố cơ bản của hệ thống ca dao trong bối cảnh. Thực tế, mỗi thành tố cơ bản
nêu trên lại tự thân tạo thành những hệ thống thứ cấp gồm nhiều thành tố nhỏ
hơn và tương tác đa chiều với các thành tố trong hệ thống. Do vậy, việc xác
định các lớp hệ thống đóng vai trò khá quan trọng trong việc xác định vai trò
vị trí của các yếu tố cấu thành sự kiện và diễn giải ca dao.

2. VỀ CẤU TRÚC CỦA DIỄN XƯỚNG CA DAO


Trong cấu trúc của ca dao trong bối cảnh, việc nhận dạng các thành tố
có vai trò quan trọng nhưng việc chỉ ra vai trò, vị trí của từng thành tố đó
cũng rất quan trọng. Vấn đề là vai trò, vị trí của từng thành tố trong hệ thống
đó cố định, bất biến hay vận động, thay đổi. Một hệ thống chỉ thật sự tối ưu
sự tồn tại của mình nếu như các thành tố tham gia thực hiện đúng vai trò,
vị trí của mình. Tuy nhiên, ca dao trong bối cảnh là một hệ thống luôn vận
động và biến đổi nên người nghiên cứu cần chỉ ra những biên độ của các
thành tố đó trong sự vận động. Nghiên cứu ca dao trong bối cảnh cần xác
định vai trò của từng thành tố và giới hạn cuối cùng của nó để hệ thống được
tối ưu hóa hoặc bị tha hóa. Chẳng hạn, quan niệm truyền thống đề cao văn
bản ca dao và đôi khi xem nó là duy nhất nên ca dao trở thành sản phẩm tĩnh
và việc hiện thực hóa nó là quá trình phân tích các thành tố cấu thành văn
bản. Trong trường hợp này, ca dao trở thành một thể loại folklore bị tha hóa
vì chỉ tồn tại dưới dạng “đọc”. Một trường hợp khác, quan niệm đề cao
không gian diễn xướng mang tính vật lí có thể dẫn đến sự phân tích máy móc
không gian diễn xướng ca dao, không nhận thấy quá trình nội tâm hóa không
gian trong nhận thức của người diễn xướng bên cạnh sự chi phối của các yếu
tố khác. Cách hiểu phiến diện về thành tố không gian như trên có thể đưa đến
sự lầm lẫn về vị trí, vai trò của nó trong cấu trúc ca dao và xác định sai về
mối quan hệ của nó đối với các thành tố khác.
Một trong những vấn đề lí luận cũng rất quan trọng trong nghiên cứu ca
dao trong bối cảnh là xác định sự hiện diện của các mối quan hệ và nhận
dạng các kiểu quan hệ giữa các thành tố trong mô hình cấu trúc một sự kiện
diễn xướng cụ thể. Đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cần thiết bởi lẻ từ
các mối quan hệ xác định được sự tồn tại và định danh bản chất các thành tố
cũng như vị trí, vai trò của nó. Trong cấu trúc diễn xướng ca dao, có những
mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa người diễn xướng với văn bản ca dao,
quan hệ giữa người diễn xướng với cử tọa, quan hệ giữa cử tọa với văn bản
ca dao, quan hệ giữa các thành tố này với bối cảnh. Sự vận động của các
thành tố này quyết định các kiểu quan hệ mà từ đó bản chất ca dao trong bối
cảnh được hiện thực hóa. Thông thường, các kiểu quan hệ có thể có trong
một sự kiện diễn xướng ca dao cụ thể là quan hệ đối lập, quan hệ đẳng lập,

420
quan hệ phụ thuộc, quan hệ kết nhập, quan hệ tổng quát hóa, quan hệ hiện
thực hóa… Các mối quan hệ này không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi
do sự thay đổi, hoán vị của các thành tố trong hệ thống. Sự hoán đổi thường
xảy ra ở hai thành tố trong hệ thống là người diễn xướng và cử tọa. Do vậy,
việc xác định các mối quan hệ này cần dựa trên nguyên tắc tiếp cận sự diễn
xướng ca dao cụ thể.
Từ dự báo mô hình cấu trúc, chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận, phân
tích cấu trúc ca dao trong bối cảnh bao gồm các nhiệm vụ:
- Xác định đầy đủ các loại thành tố của ca dao trong bối cảnh
- Xác định vị trí, vai trò, chức năng của mỗi thành tố trong mô hình
hệ thống
- Xác định các kiểu quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.
Thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu trên là thách thức nhưng cần
thiết bởi lẻ vai trò vị trí chỉ có thể được xác định nhờ vào chức năng của mỗi
thành tố và mối quan hệ phức tạp của nó đối với các thành tố khác và với cả
hệ thống. Sự vận hành của hệ thống trong thời gian thực có thể tạo ra sự biến
động liên tục của các mối quan hệ, chức năng dẫn đến vai trò, vị trí cũng thay
đổi. Sự thay đổi về không gian, thời gian cũng có khả năng tạo ra những sự
thay đổi. Những sự vận động, biến thiên như thế có thể tạo ra những loại vai
trò, vị trí khác nhau theo từng cấp độ ảnh hưởng như sau:
- Vai trò chủ động
- Vai trò bị động
- Vai trò lu mờ
Vai trò, vị trí khác nhau có thể dẫn đến sự xác định các thành tố trong
cấu trúc ca dao khác nhau:
- Thành tố điều khiển, thành tố bị điều khiển
- Thành tố trung tâm, thành tố ngoại vi
- Thành tố chủ động, thành tố bị động
- Thành tố chủ đạo, thành tố phụ trợ

3. TIẾP CẬN MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA DIỄN XƯỚNG


CA DAO
3.1 Người diễn xướng
Người diễn xướng ca dao là thành tố chủ đạo trong mô hình cấu trúc
của một sự kiện diễn xướng ca dao. Các nhà nghiên cứu trước đây đã bàn
luận nhiều về chủ thể này nhưng chưa tiếp cận cấu trúc cụ thể của nó, nhất là
mối quan hệ giữa những yếu tố cấu thành nó với hệ thống ca dao trong bối

421
cảnh cụ thể. Do đó, người diễn xướng xuất hiện trong ca dao chỉ ở hình thức
các giả định xuất phát từ văn bản. Chẳng hạn, việc phân tích bài ca dao
“Trèo lên cây bưởi hái hoa” xuất phát từ văn bản chứ không từ một tình
huống sử dụng cụ thể nên quá trình diễn giải đã đưa ra các giả định về chàng
trai và cô gái. Sự giả định này có thể đúng nhưng chưa bao giờ đủ bởi đó chỉ
là sự giả định. Người diễn xướng cũng được đề cập nhiều trong nghệ thuật
biểu diễn truyền thống. Tuy nhiên, hướng tiếp cận đối tượng này chủ yếu
hướng đến yếu tố đáp ứng âm nhạc và biểu diễn hình thể, động tác theo kịch
bản là chính. Trong khi đó, người diễn xướng ca dao trong một bối cảnh cụ
thể cần được tiếp cận về phương diện lí luận theo lí thuyết bối cảnh để ứng
dụng vào diễn giải, giảng dạy và bảo tồn ca dao.
Người diễn xướng ca dao có thể được nhận dạng và phân loại về lứa
tuổi, giới tính, vị thế xã hội, đặc điểm sinh học, địa vị, nghề nghiệp,
quê quán, trạng thái tâm lí, sức khỏe, giai cấp… Đây là các đặc điểm có thể
giúp người nghiên cứu nhận diện “bản sắc” cá nhân của từng người diễn
xướng… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để hệ thống hóa các yếu tố đó
và lựa chọn những yếu tố cơ bản trong số đó để phục vụ cho việc nhận dạng
đúng bản chất người diễn xướng hơn. Thực tế cho thấy người diễn xướng là
những hệ thống tùy theo sự tiếp cận. Nếu dựa vào tiêu chí phẩm chất của
người diễn xướng thì thành tố này được cấu trúc bởi hai thành tố thứ cấp là
vốn tri thức ca dao và năng lực diễn xướng. Nếu dựa vào tiêu chí là các yếu
tố trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối diễn xướng thì người diễn xướng được cấu
thành bởi tính cách cá nhân mang tính quá trình và ý thức tức thời. Có thể mô
tả cấu trúc Người diễn xướng như sau:

Bảng 1: Cấu trúc của Người diễn xướng


Tiêu chí Cấu trúc người diễn xướng
Phẩm chất Tri thức ca dao – dân ca Năng lực diễn xướng
Trực tiếp – gián tiếp Tính cách cá nhân mang tính Ý thức tức thời
quá trình

Trong Bảng 1, thành tố vốn tri thức ca dao của người diễn xướng bao
gồm văn bản ca dao mà anh ta đã ghi nhớ, các đặc điểm thể loại, kết cấu, hình
tượng, thủ pháp… của ca dao, các nguyên tắc tái tạo, sản sinh văn bản theo sự
phê chuẩn của truyền thống, các tri thức về phương thức diễn xướng ca dao…
Thông thường, vốn tri thức cá nhân về ca dao của người diễn xướng không
đồng nhất giữa các chủ thể diễn xướng. Có người có vốn ca dao sâu rộng
nhưng có người chỉ biết một ít. Nhưng điều kiện để một người trở thành người
diễn xướng là người đó phải nắm được các nguyên tắc sản sinh, phương thức
diễn xướng và nhận diện ca dao. Có thể người diễn xướng không ghi nhớ
được bất cứ văn bản ca dao sẵn có nào nhưng nhờ việc nắm rõ các phương
thức tái tạo và diễn xướng ca dao mà anh ta có thể tham gia vào sự kiện diễn

422
xướng. Dù vậy, vốn tri thức ca dao không thể tự bản thân tự chuyển hóa người
thuộc về nó thành người diễn xướng nếu người đó không có năng lực diễn
xướng. Ở góc độ học thuật, người chỉ có vốn tri thức ca dao chỉ có thể cung
cấp các nguồn tư liệu mang tính gián tiếp cho nghiên cứu ca dao.
Năng lực diễn xướng là một thành tố quyết định hình thức chuyển đổi
những khả năng thẩm mĩ tiềm tàng của văn bản ca dao thành năng lượng
thẩm mĩ và tác động đến cử tọa. Nói cách khác, nhờ năng lực diễn xướng mà
vốn tri thức ca dao được hiện thực hóa và chủ thể dân gian trở thành người
diễn xướng ca dao. Dĩ nhiên, tùy thuộc vào vốn tri thức và năng lực diễn
xướng mà có người diễn xướng trở thành “nghệ nhân dân gian”, có người chỉ
“hò hát dăm câu” góp phần. Điều này có thể được lí giải nhờ vào việc phân
tích các thành tố cấu thành năng lực diễn xướng.
Năng lực diễn xướng bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành trong đó các
yếu tố cơ bản là năng lực bối cảnh hóa văn bản, năng lực ứng tác, năng lực
quan sát, năng lực đánh giá, năng lực trình diễn. Các năng lực này không tách
bạch mà xuyên thấu, hòa lẫn vào nhau để làm thành năng lực diễn xướng với
những mức độ khác nhau. Chẳng hạn, năng lực ứng tác không thể hoàn thành
nhiệm vụ bối cảnh hóa văn bản nếu người diễn xướng thiếu năng lực quan sát
cử tọa và quan sát chính mình để điều chỉnh diễn xướng cho phù hợp. Việc
quan sát dĩ nhiên phải nhờ vào năng lực phân tích, đánh giá thì mới phát huy
tác dụng.
Theo Bảng 1, theo tiêu chí tính trực tiếp và gián tiếp, người diễn xướng
là người tác động đến ca dao trong bối cảnh nhờ vào hai thành tố là ý thức
tức thời và tính cách cá nhân mang tính quá trình. Tính cách hay bản sắc cá
nhân của người diễn xướng được hình thành bởi một quá trình sinh tồn và
phát triển của anh ta và mang tính lịch sử. Tính cách lịch sử này không tác
động trực tiếp đến sự diễn xướng ca dao của anh ta mà phải tác động thông
qua một nhân tố là ý thức tức thời ngay thời điểm diễn xướng. Ý thức này là
thực thể đặc biệt có khả năng thu vào mình mọi yếu tố khác và trực tiếp biến
nó thành hành động diễn xướng văn bản ca dao.
Ý thức tức thời của người diễn xướng là trạng thái hiện sinh của người
diễn xướng trước, trong sự kiện diễn xướng ca dao. Ý thức này thực hiện chức
năng thu vào mình mọi yếu tố khác, bao gồm tất cả các yếu tố khách quan như
không gian, thời gian, cử tọa, bản thân người diễn xướng, văn bản ca dao…
thông qua cơ chế đối thoại dưới hình thức vô thức hoặc ý thức của nhân cách.
Chính sự hiện diện của loại ý thức với đặc tính không hoàn tất của nhân cách
như thế mà sự tác động của bối cảnh đối với diễn xướng đôi khi không thể xác
định được. Herbert Butterfield đã nói: Tất cả các yếu tố và sự kiện ảnh hưởng
đến hành vi con người đều có khuynh hướng “nổi sóng lại một lần nữa bên
trong nhân cách của mỗi người”, bởi vì “mỗi một cá nhân đều là một ngọn
nguồn của hành động, không có khả năng dự đoán, và có đầy đủ khả năng mãi
mãi cho việc tạo ra những cái mới” [Herbert Butterfield, 1951].

423
Như vậy, người diễn xướng chính là chủ thể sử dụng, hiện thực hóa ca
dao ở dạng tiềm tàng. Nhờ người diễn xướng, văn bản ca dao trở thành ca
dao trong bối cảnh với sự tham gia của các yếu tố khác. Không có người diễn
xướng, ca dao chỉ có thể tồn tại dưới dạng kí ức hoặc tư liệu sưu tầm và chỉ
có thể được tiếp cận bằng phương thức đọc. Vì vậy, người diễn xướng được
xem là thành tố chủ đạo của diễn xướng ca dao, là điều kiện tiên quyết để văn
bản ca dao trở thành một đơn vị folklore đích thực.
3.2 Cử tọa
Cử tọa là một thành tố cơ bản của ca dao trong bối cảnh. Cũng như
người diễn xướng, cử tọa cũng có những đặc điểm sinh học, tâm lí, xã hội có
thể được nhận dạng và phân loại. Cùng với người diễn xướng, đây là những
thành tố có ý thức. Trong một sự kiện diễn xướng ca dao, họ góp phần cùng
với người diễn xướng duy trì trường thẩm mĩ. Tuy vậy, giữa hai thành tố này
cũng có những khác biệt cơ bản. Nếu như người diễn xướng là thành tố kiến
tạo năng lượng thẩm mĩ thông qua quá trình bối cảnh hóa văn bản ca dao thì
cử tọa là thành tố thụ hưởng năng lượng thẩm mĩ và thực hiện chức năng
phản hồi, đánh giá quá trình tái tạo cũng như các năng lực của người diễn
xướng. Cấu trúc cụ thể của thành tố cử tọa là một hệ thống với nhiều yếu tố
cơ bản cấu thành: vốn tri thức ca dao, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực
phê bình nội sinh.

Bảng 2: Cấu trúc của Cử tọa (Người tham gia)


Thành tố cấu thành Cử tọa
Vốn tri thức ca dao
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực phê bình nội sinh

Cũng như người diễn xướng, vốn tri thức ca dao cũng cần thiết cho cử
tọa để từ đó anh ta có tri thức nhằm hiện thực hóa các năng lực cơ bản của
mình. Vốn tri thức ca dao có thể chênh lệch giữa cử tọa và người diễn xướng
nhưng nhất định nó đồng nhất về những tri thức mang tính phê chuẩn của
cộng đồng. Nhờ vốn tri thức cá nhân mang tính đồng nhất trong truyền thống,
cử tọa có thể thực hiện được khả năng tái tạo và cảm thụ thẩm mĩ ca dao.
Thành tố năng lực thẩm mĩ có vai trò quan trọng trong cấu trúc cử tọa
bởi lẻ nó hiện thực hóa mục đích diễn xướng, giúp cử tọa trở thành cử tọa
thật sự. Năng lực thẩm mĩ có thể không giống nhau về trình độ ở các cử tọa
khác nhau nhưng phải có khả năng cảm thụ được năng lượng thẩm mĩ từ
người diễn xướng. Đây là điểm khác biệt giữa người đọc của văn học viết và
người đọc của văn học dân gian.

424
Cử tọa phải có năng lực phê bình nội sinh, tức sự phản hồi thẩm mĩ mà
nhờ đó người diễn xướng có thể điều chỉnh sự diễn xướng của mình nhờ vào
năng lực quan sát và đánh giá của chính anh ta trong quá trình diễn xướng.
Phê bình nội sinh không chỉ là quá trình nhận thức và tâm lí bên trong mà còn
phải được biểu hiện bằng sự tán thưởng hoặc không đồng tình qua hành động
vỗ tay, cử chỉ, nét mặt, lời nói, động tác, thậm chí là diễn xướng ca dao… của
cử tọa. Phê bình nội sinh ở cử tọa của diễn xướng ca dao đôi khi đồng nhất
với phương thức diễn xướng, là một phần bắt buộc của tiết mục diễn xướng.
Sự tiếp cận thành tố người diễn xướng và cử tọa như trên là sự tiếp cận
thuần túy, mang tính chất lí tưởng. Thực tế cho thấy có hai đặc điểm cần lưu ý
về các thành tố này: hiện tượng hoán đổi vị thế và hiện tượng nhất thể phân đôi.
Hiện tượng hoán đổi vị thế là hiện tượng người diễn xướng trở thành cử
tọa và cử tọa trở thành người diễn xướng. Hiện tượng này xảy ra khi sự kiện
diễn xướng ca dao xuất hiện trong các hình thức sinh hoạt dân gian đối đáp.
Trong hò đối đáp, sự phân biệt người diễn xướng đôi khi khó tách bạch bởi
tất cả đều là người diễn xướng và là cử tọa do sự hoán đổi vị trí liên tục.
Hiện tượng nhất thể phân đôi là hiện tượng xảy ra khi sự kiện diễn
xướng xảy ra mà người diễn xướng và cử tọa thực chất chỉ là một người.
Trong hò lẻ, hò rơi, người diễn xướng diễn xướng ca dao chỉ để giải bày tâm
trạng trước không gian đồng ruộng hoặc sông nước mênh mông nên cử tọa
cũng chính là anh ta.
Hai hiện tượng nêu trên rất phổ biến trong thực tế diễn xướng ca dao
nên các thành tố cấu thành phẩm chất cử tọa và người diễn xướng là như
nhau, trừ những cử tọa không có năng lực diễn xướng.
3.3 Văn bản ca dao
Văn bản ca dao là thành tố trung tâm của diễn xướng ca dao. Nó được
xem là thực thể lưu giữ những nét bản chất nhất của thể loại ca dao và chuyển
hóa những nét bản chất đó về dạng tiềm tàng. Khi dạng thức tiềm tàng này
kết hợp với người diễn xướng và cử tọa thì ca dao trở về dạng thức tồn tại
đích thực trong đời sống dân gian. Do vai trò cực kì quan trọng như thế nên
việc nghiên cứu văn bản ca dao đôi khi được xem là nhiệm vụ trung tâm
trong nghiên cứu ca dao và thay thế cho mọi hình thức nghiên cứu khác. Điều
đó giải thích lí do truyền thống nghiên cứu ca dao trong một thời gian dài là
nghiên cứu văn bản.
Văn bản ca dao có thể được tiếp cận ở nhiều quan điểm khác nhau và
được xác định vai trò, vị trí khác nhau theo hệ thống được xác lập. Tuy nhiên,
ở góc nhìn diễn xướng, nhóm các nhà nghiên cứu như Lauri Honko, Richard
Bauman, Dan Ben-Amos… đã tập trung vào quan điểm xem folklore là sự
kiện hoặc quá trình diễn xướng diễn ra trong một thời điểm cụ thể. Nói về
quan niệm này, Charles W. Joyner đã nhận xét: “Hết lần này đến lần khác,

425
người ta thường nhận thấy trong các tác phẩm của các nhà folklore theo
hướng giao tiếp những mô tả về các sự kiện chỉ xảy ra ở một khoảng thời
gian - không gian và các miêu tả về động lực cực nhỏ của diễn xướng
folklore đúng vào một khoảnh khắc cụ thể”. (Charles W. Joyner, 1975)
Ứng dụng quan điểm này vào nghiên cứu thành tố văn bản ca dao trong
diễn xướng, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến văn bản ca dao trong mối
quan hệ với các yếu tố của bối cảnh hẹp, cụ thể, tức thời như không gian diễn
xướng, thời gian diễn xướng, tâm lý người diễn xướng, người tham dự, tình
huống kích thích, khóa diễn xướng, tính emic - etic… Khi miêu tả ca dao như
một hiện tượng folklore, yếu tố văn bản phải được miêu tả song hành với các
yếu tố của bối cảnh tức thời. Điều đáng nói ở đây là quan điểm mới về
folklore đã xác định các yếu tố của bối cảnh tức thời có mối quan hệ hữu cơ
với chỉnh thể văn bản chứ không phải là những yếu tố độc lập, ngoài văn bản.
Văn bản dù có là chỉnh thể nghệ thuật trung tâm hay không thì nó vẫn phải
kết nối với các yếu tố bối cảnh tức thời như “hai mặt của một tờ giấy”.
Câu ca dao không chỉ có văn bản mà còn là người diễn xướng, người nói,
người nghe, tình huống, các phản ứng tâm lý, trải nghiệm trong sự tương tác
với văn bản ca dao… Nói cách khác, đối với ca dao, sự kiện hoặc quá trình
diễn xướng ca dao trong thời gian thực mới thật sự là ca dao đúng nghĩa.
Quan điểm này của các nhà folklore mới đã bổ sung mạnh mẽ cho hướng
nghiên cứu ca dao truyền thống vốn đồng nhất ca dao với văn bản ca dao.
Quan điểm trên đã cho thấy những định hướng mới trong miêu tả và
diễn giải ca dao, nhất là ca dao trong một sự kiện diễn xướng cụ thể. Theo đó,
việc tiếp cận bất cứ yếu tố nào trong mô hình ca dao cũng là tiếp cận các yếu
tố khác và đều làm rõ được bản chất của ca dao. Văn bản ca dao không còn là
mục đích duy nhất của nhà nghiên cứu như các quan niệm về văn bản đã nói
ở trên. Xem folklore như một quá trình hiện thực, nghệ thuật và giao tiếp
trong bối cảnh tức thời, mỗi yếu tố trong sự kiện diễn xướng ca dao có thể trở
thành đối tượng nghiên cứu ngang hàng với các yếu tố khác. Việc nhận dạng,
miêu tả và diễn giải các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ giữa văn bản ca
dao với các yếu tố khác trong diễn xướng đôi khi trở thành mục đích chính.
Luận điểm trung tâm của các một số nhà folklore hiện nay xem folklore
là một quá trình giao tiếp. Luận điểm đó đã dẫn đến những hướng tiếp cận và
diễn giải văn bản ca dao mới mẻ, đặc biệt là hướng tiếp cận nhân học, tâm lý
học hành vi và hướng tiếp cận ngữ dụng học. Những hướng tiếp cận này đã
đặt văn bản ca dao vào ma trận các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc của
những lĩnh vực khoa học mới nhưng đôi khi khá xa với lĩnh vực nghệ thuật.
Quan điểm của chúng tôi tán thành quan điểm xem folklore không chỉ là quá
trình giao tiếp mà còn là quá trình nghệ thuật. Tuy vậy, nếu xem xét sự kiện
diễn xướng folklore, trong đó có ca dao, ở góc độ rộng của khái niệm nghệ
thuật dân gian, thì sự kiện diễn xướng không chỉ là quá trình giao tiếp nghệ
thuật (với văn bản như một chỉnh thể nghệ thuật trung tâm) mà sự kiện diễn

426
xướng tự nó cần được xem là một chỉnh thể nghệ thuật duy nhất, không thể
lặp lại. Nói cách khác, sự kiện diễn xướng chính là một tác phẩm nghệ thuật
dân gian duy nhất xuất hiện trong thời gian thực cụ thể của đời sống dân gian.
Quan điểm xem sự kiện diễn xướng ca dao như một chỉnh thể nghệ thuật,
một tác phẩm nghệ thuật theo nghĩa rộng như trên đã đặt ra vấn đề tiếp cận và
diễn giải văn bản ca dao trong chỉnh thể đó. Nếu xem văn bản ca dao là một
chỉnh thể nghệ thuật, thì trong mối quan hệ với sự kiện diễn xướng, mối quan
hệ đó được xem là chỉnh thể trong chỉnh thể. Trong trường hợp này, chỉnh
thể ca dao trở thành một yếu tố nghệ thuật trong chỉnh thể nghệ thuật lớn
hơn. Và vì văn bản ca dao là một yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật nên mối
quan hệ của nó với các yếu tố khác và với tổng thể là kiểu quan hệ nghệ
thuật. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp cho việc miêu tả và diễn giải văn
bản ca dao và ca dao gần hơn với lĩnh vực nghệ thuật, tránh được các hướng
diễn giải folklore xa rời bản chất thẩm mỹ vốn có của nó.
Qua phần lược thuật các quan điểm khác nhau về văn bản ca dao như
trên, chúng tôi nhận thấy đây là một thành tố phức tạp, trung tâm của các
tranh luận về ca dao và cấu trúc của nó. Dù vậy, các quan điểm trên đã dần
tiệm cận đến việc nhận ra vai trò và bản chất văn bản ca dao trong cấu trúc
chung của ca dao, nhất là diễn xướng ca dao. Trong nhiệm vụ xác định các
đặc điểm thể loại, văn bản ca dao là một trong những thành tố quan trọng để
nhận dạng thể loại ca dao. Văn bản ca dao cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Sự xuất hiện của văn bản ca dao được xem như đặc điểm nhận dạng đầu
tiên để phân biệt đó là một sự kiện diễn xướng ca dao trong bối cảnh cụ thể
hay là một sự kiện diễn xướng khác. Không thể nói đó là ca dao trong bối
cảnh nếu không thấy văn bản ca dao được sử dụng theo những phương thức
diễn xướng được cộng đồng quy định. Vì đặc điểm này, cũng như ở mọi thể
loại folklore khác, việc tìm kiếm các tư liệu “tươi” mà ở đó người sưu tầm
trực tiếp tiếp cận một văn bản ca dao được diễn xướng chiếm một ý nghĩa
quan trọng. Dĩ nhiên, anh ta phải phân biệt được một văn bản ca dao được
diễn xướng và một văn bản ca dao được lưu giữ trong sách hoặc được chủ thể
dân gian đọc lại, ghi lại từ trí nhớ.
Trong cấu trúc diễn xướng ca dao, văn bản được xem là một đối tượng
sáng tạo của người diễn xướng và là một đối tượng cần chiếm lĩnh của cử tọa.
Với tư cách là đối tượng của người diễn xướng, văn bản ca dao được sử dụng
lại từ nguồn cung truyền thống của cộng đồng mà anh ta đã cá nhân hóa
thành vốn tri thức dân gian của mình hoặc được sáng tạo mới dựa trên các
phương thức ứng tác của cộng đồng. Vì đặc điểm đó mà văn bản ca dao
không tồn tại dạng thức “thuần khiết” như các văn bản được sưu tầm hoặc
trong trí nhớ dân gian mà được biểu hiện trong hình thức ca diễn thực tế.
Hình thức đó thường là lời thoại trong giao tiếp sinh hoạt, lời bài hát ru, hò,
lý… Vì văn bản ca dao không đồng nhất với hình thức biểu diễn nên vấn đề
đặt ra ở đây là việc tách xuất văn bản ca dao ra khỏi hình thức lời ca, lời nói
của nó trong bối cảnh.

427
Nhìn chung, văn bản ca dao có thể được xem là “một nửa” của cấu trúc
ca dao trong bối cảnh. Việc khảo sát các quy luật của nó đòi hỏi sự tiếp cận
nó trong mối quan hệ với các thành tố khác trong hệ thống bối cảnh chứ
không chỉ dừng lại sự khảo sát các thành tố văn bản như trước đây.

4. KẾT LUẬN
Những cơ sở lí luận ban đầu về tiếp cận cấu trúc diễn xướng ca dao đã
chỉ ra ca dao là một thể loại folklore phức tạp và các thành tố của nó rất cần
được tiếp cận bởi nhiều góc độ và ngành khoa học khác nhau. Trong bối cảnh
sử dụng, văn bản ca dao trở thành một sản phẩm tinh thần mà nó có thể được
xem là đối tượng nghiên cứu của âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn sân khấu,
người diễn được tiếp cận ở góc độ tâm lí hoặc dân tộc học, ngôn từ của nó
được tiếp cận ở góc độ ngôn ngữ học…
Bên cạnh đó, diễn xướng ca dao là một hệ thống với các thành tố có thể
được nhận dạng, miêu tả và phân tích. Sự phân tích các thành tố của hệ thống
này có thể giúp làm rõ được những vấn đề về đặc điểm, tính chất, ranh giới
của ca dao cả về thể loại lẫn ranh giới vùng văn hóa.
Cuối cùng, việc tiếp cận cấu trúc ca dao trong bối cảnh có thể đưa đến
những giả thuyết về bản chất và động lực của ca dao. Những giả thuyết này
cần được chứng minh bằng các minh chứng cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Charles W. Joyner, 1975. “A Model for the Analysis of Folklore Performance
in Historical Context”, The Journal of American Folklore Vol. 88, No. 349.
2. Herbert Butterfield, 1951. Lịch sử và các mối quan hệ con người (History and
Human Relations). London.

SOME IMPORTANT COMPONENTS


OF THE STRUCTURE OF FOLK SONG PERFORMANCE

Abstract: Performing folk songs is a complex system with many components. These
play a very important role in the structure of the folk song performance. Studying
these components can help us realize their role, position and relationship. This not
only helps us better understand folk songs but also supports the teaching, and the
conservation of folklore.

Keywords: folklore, folk songs, structures

428
MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO NAM BỘ
TS. Đào Duy Tùng1, ThS. Đoàn Thị Phương Lam2

TÓM TẮT
Bài viết phân tích miền ý niệm nguồn sông nước ánh xạ sang miền ý niệm
đích con người (thể chất, tinh thần), qua cứ liệu ca dao Nam Bộ. Cụ thể, sông, nước,
ghe thuyền được ý niệm hóa là con người, giá trị, phẩm hạnh, tính cách, tình yêu
của con người. Độc đáo hơn, từ phương tiện đi lại, chuyên chở, “ghe thuyền” được
ý niệm hóa là “Thuyền Bát Nhã”, chỉ tâm trí thoát ra ngoài tham, sân, si, tự mình
thông đạt; từ nhu cầu đi lại từ bờ này đến bờ kia, “qua sông” được ý niệm hóa là
“đáo bỉ ngạn”, “qua sông mê”, cập bến bờ an lạc, hạnh phúc.

Từ khóa: Ca dao Nam Bộ, miền ý niệm, sông nước

1. DẪN NHẬP
Theo G. Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ ý niệm (ADYN) hình thành trong
quá trình con người trải nghiệm và hiểu loại sự vật hay ý niệm này trên cơ sở
loại sự vật hay ý niệm khác (Lakoff and Johnson, 1980). ADYN có hình thức
“miền ý niệm A là miền ý niệm B” (Kövecses, 2010). Miền ý niệm B được
gọi là miền nguồn, còn miền ý niệm A được gọi là miền đích. Miền nguồn
thường được phác họa rõ ràng, cụ thể hơn miền đích và có cơ sở trực tiếp
trong kinh nghiệm của con người. Miền đích được hiểu trên cơ sở của miền
nguồn thông qua các ánh xạ. Sự ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích không
dựa trên những tương đồng có sẵn, mà dựa trên tương quan trải nghiệm.
Đó có thể là sự đồng hiện trải nghiệm hay tương đồng trải nghiệm. Tương
đồng ở đây không phải là tương đồng khách quan mà là tương đồng do những
ẩn dụ tạo ra, hay tương đồng trong cấu trúc tri nhận. Bài viết phân tích miền
ý niệm sông nước với vai trò là miền nguồn để tri nhận miền đích là con
người, qua cứ liệu ca dao Nam Bộ (CDNB). Qua các ẩn dụ sông nước, bài
viết cố gắng nhận diện thêm một số đặc điểm nổi trội trong phương thức tư
duy, trải nghiệm thân hay kinh nghiệm dân gian của người Việt Nam Bộ.

2. MỘT SỐ ẨN DỤ CÓ MIỀN NGUỒN SÔNG NƯỚC TIÊU BIỂU


TRONG CA DAO NAM BỘ
Sông nước và những thực thể liên quan đến sông nước vì gần gũi, quen
thuộc nên có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến tư duy của con người,
tạo ra nhiều ẩn dụ thú vị. Theo khảo sát của chúng tôi, CDNB có khoảng

1
Khoa KHXH & NV, Trường Đại học Cửu Long.
2
NCS, Trường Đại học Trà Vinh.

429
450/5.000 bài chứa các diễn đạt liên quan đến miền nguồn sông nước, chiếm
9,0%. Miền nguồn sông nước đóng vai trò quan trọng trong phương thức tư
duy của người việt nam bộ, tạo ra một số ẩn dụ tiêu biểu, như: xã hội là sông
nước; con người là sông nước; giá trị, phẩm hạnh của con người là
nước/trạng thái của nước; cuộc đời là dòng sông; bước ngoặt của cuộc đời là
sang sông; con người là ghe thuyền; ghe thuyền là vật chứa; thang bậc giá trị
của con người/tính cách của con người là ghe thuyền; sự nhất thể về tình yêu
là cùng thuyền; đích đến là qua sông; nói chuyện có tính chất đưa đẩy, không
đáng tin cậy là nói chuyện đưa đò/nói chuyện thả trôi qua dòng.
Các ADYN trên có tính tầng bậc, tạo thành mạng lưới tri nhận phức
hợp. Do khuôn khổ giới hạn và để tập trung hơn cho việc miêu tả, phân tích,
chúng tôi không biện giải tính tầng bậc của các ADYN này.
2.1 Xã hội là sông nước
Sông nước và những thực thể liên quan đến sông nước có tính vật chất,
cụ thể, dễ quan sát, được người Việt nói chung và người Việt ở Nam Bộ nói
riêng dùng để nhận thức về con người và xã hội, vốn trừu tượng và được hiểu
biết ít hơn. Khi bước chân vào môi trường xã hội mới, còn bỡ ngỡ, chưa
quen, người Việt hay nói lạ nước lạ cái hay chân ướt chân ráo. Trong khi đó,
để chỉ sự khám phá thế giới rộng lớn bao la, đầy màu sắc, nếu ca dao truyền
thống diễn đạt: Đi cho biết đó biết đây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.,
thì CDNB lại có cách nói mang đậm dấu ấn sông nước: (1) Ra khơi mới biết
cạn sâu,/Ở trong rạch hói biết đâu mà dò. (498NB); (2) Ra khơi mới biết cạn
sâu,/Ở sâu trong rạch biết đâu mà dò. (485CL)
Khơi (biển khơi) (1) ý niệm hóa cho thế giới rộng lớn, bao la; cạn sâu
(2) ý niệm hóa cho cuộc sống đa sắc màu, với những điều tích cực - tiêu cực,
tốt đẹp - xấu xa, phải - trái, đúng - sai, vui - buồn, hạnh phúc - khổ đau…;
còn rạch (hói) ý niệm hóa cho môi trường xã hội nhỏ bé, hạn hẹp, khép kín.
Có thể thấy, qua trải nghiệm, tương tác với sông nước, người Việt Nam Bộ
dùng chính những hiểu biết từ môi trường này để đúc kết thành những bài
học triết lý nhân sinh sâu sắc.
2.2 Con người là sông nước
Trong tư duy của người Việt nói chung, người Việt Nam Bộ nói riêng,
CON NGƯỜI LÀ SÔNG NƯỚC, cụ thể hơn, sông là người con trai, nước là
người con gái: (3) Sông bao nhiêu nước cũng vừa,/Trai bao nhiêu vợ cũng
chưa thỏa lòng. (448NB); (4) Đôi ta thương mãi nhớ lâu,/Như sông nhớ
nước, như nhành dâu nhớ tằm. (CDVN)
Trong các bài CD trên, sông ý niệm hóa cho người con trai, nước là
người con gái. Ẩn dụ được thể hiện qua các bài CD trên có cơ sở từ trải
nghiệm tự nhiên, văn hóa. Theo quy luật tự nhiên, sông có tính lưu chuyển,
nên cho dù phải hứng chịu bao mưa, lũ, thì cũng xuôi ra biển, không thể đầy.

430
Chính vì vậy, sông bao nhiêu nước cũng vừa ý niệm hóa cho lòng tham vô
đáy của người con trai, như Trai bao nhiêu vợ cũng chưa thỏa lòng. Ở góc độ
văn hóa, xã hội phong kiến cho phép Trai quân tử năm thê bảy thiếp,/Gái
chính chuyên chỉ có một chồng hay Trai anh hùng năm thê bảy thiếp,/Gái
trung trinh trăm tuổi một chồng. Trong quan hệ với sông, thì nước có tính
mềm mại, uyển chuyển nên thuộc âm, ý niệm hóa cho người phụ nữ.
Trong tương quan sông nước - con người, thì lòng sông ý niệm hóa chỉ
lòng người. Dân gian quan niệm: Dò sông, dò biển dễ dò/Nào ai lấy thước
mà đo lòng người; Sông sâu còn có kẻ dò/Lòng người nham hiểm ai đo cho
cùng. Trong CDNB, lòng sông - lòng người đều khó dò và tiềm ẩn những
điều bất ngờ: (5) Chết đi thôi bớ vợ chồng đời,/Sông sâu anh không dọ để
giữa vời hụt chân. (429NB); (6) Tiếng anh nho sĩ học trò,/Thấy sông thì lội
không dò cạn sâu(116LT). Thậm chí là lòng sông hay sông sâu (đò đầy) luôn
tiềm ẩn sự rủi ro, nguy hiểm: (7) Ra đi anh có dặn rằng,/Sông sâu chớ lội đò
đầy chớ sang. (498NB)
Người Việt ý niệm hóa sông nước là con người, nên thường phóng
chiếu theo thang độ nhân tính để nhận diện nước kiểu như: nước bò, nước
đứng, nước nhảy, nước rong, nước ương…,và cả nước re re, nước rọt rẹt,
nước reo…như: (8) Nước không chưn sao gọi rằng nước đứng (106LT);
(9) Đường trường nước chảy như reo (272NB); (10) Nước chảy re re con cá
he nó xòe đuôi phụng (346NB); (11) Nước trong khe chảy xuôi về vịnh,/Trời
cao đã định nước chảy vòng cung… (350NB). Hay nước còn biết quyện, lững
đững, lờ đờ như con người: (12) Nước còn quyện cát làm doi (446NB);
(13) Nước sông lững đững, lờ đờ (445CL).
2.3 Giá trị, phẩm hạnh của con người là nước/trạng thái của nước
Trong mạch tri nhận CON NGƯỜI LÀ SÔNG NƯỚC, thì trạng thái,
tính chất đục/dơ - trong của nước cũng được ý niệm hóa cho giá trị, phẩm
hạnh của con người, tạo sự tương quan trong ẩn dụ con người/giá trị, phẩm
hạnh của con người là nước/trạng thái của nước, như: (14) Nước giữa đồng
anh chê trong chê đục,/Nước vũng trâu đầm anh hì hục khen ngon (497NB);
(15) Nước giữa mương anh chê rằng nước đục,/Nước vũng trâu nằm anh hì
hục khen ngon (497NB); (16) Thương nhau dù đục cũng trong,/Ghét nhau
nước chảy giữa dòng cũng dơ (502NB); (17) Nước trong leo lẻo tợ
gương,/Sao em chẳng múc em nhường cho ai (56LT). Tương tự, nước trong
vật chứa như sông, bưng, bàu,… được ý niệm hóa cho phẩm hạnh, giá trị của
con người: (18) Nước bưng bậu không uống, bậu uống nước bàu,/Chê đây
lấy đó, ai giàu hơn ai (345NB).
Có thể nói, sự hiện hữu của sông nước đã tác động đến nhận thức của
người Việt Nam Bộ. Tuy chưa đúc kết ra được triết lý của đạo liên quan đến
nước, nhưng từ sự quan sát nước, người Việt Nam Bộ cũng đã nhận thấy
được hoạt động, tính chất, trạng thái của nước có sự tương quan với tình cảm

431
của con người: (19) Nước còn khi chảy, khi ương,/Gẫm tôi với bạn lương
khương quá chừng (345NB); (20) Nước dưới sông đang chảy vội ngừng,/Qua
muốn quăng câu, sợ con cá lạ cần không ăn… (446-447NB). Sông nước ý
niệm hóa cho tình cảm của con người, không phải là vĩnh viễn, bất biến mà
luôn vận động, đổi thay như dòng chảy, còn tạo sự tương quan trong ẩn dụ
TÌNH CẢM LÀ DÒNG CHẢY.
2.4 Cuộc đời là dòng sông
Trong lôgic CON NGƯỜI LÀ SÔNG NƯỚC, thì cuộc đời cũng chính
là dòng sông. Dòng sông và cuộc đời có sự tương quan trong cấu trúc tri
nhận. Dòng sông có khúc lở, khúc bồi, khúc thẳng, khúc quanh. Dòng sông
có lúc yên bình, phẳng lặng, nhưng cũng có lúc bão gió cuộn dâng. Trên
dòng sông, mọi thứ cứ trôi nổi theo quy luật của dòng chảy. Dòng sông thụ
hưởng sự yên ả, thanh bình nhưng đồng thời cũng hứng chịu bao bão táp,
mưa sa trong sự đổi thay của thời tiết. Những đặc điểm, thuộc tính này của
dòng sông ánh xạ sang để nhận thức về cuộc đời. Điều này cũng làm cho
chúng ta có thêm những tri thức mới về cuộc đời, như: (21) Khúc sông chật
hẹp khôn tùy,/Lo cho thân bậu, sá gì thân qua. (34LT); (22) Khúc sông khúc
lở khúc bồi,/Thương em khó đứng, khó ngồi cùng em (72LT); (23) Sông sâu
nước chảy đôi bờ,/Bên bồi bên lở biết nhờ bên nao? (452CL); (24) Gió thổi
lao xao khúc sông nào sóng nấy,/Thuyền em đi giữa dòng, anh thấy anh
thương. (289NB)
Có thể nói, sông có khúc sâu - cạn, rộng - hẹp, lở - bồi, thẳng -
quanh, êm ả - cuộn dâng,… thì cuộc đời của mỗi con người cũng có lúc
giàu - nghèo, hạnh phúc - khổ đau, vui - buồn… Đây là sự tương quan do
chính cấu trúc tri nhận tạo ra, chứ không phải tương đồng có sẵn, như quan
niệm truyền thống.
2.5 Bước ngoặt của cuộc đời là sang sông
Sông có hai bờ, nên đôi bờ sông cũng là đôi bờ ngăn cách. Sang
sông là nhu cầu đi lại tất yếu, là đích đến của con người trong không gian.
Trên cơ sở khoảng cách không gian, con người đã ý niệm hóa cho khoảng
cách tình cảm. Không biết tự bao giờ hình ảnh người con gái sang
sông/sang ngang được ý niệm hóa là người con gái đi lấy chồng: (25) Ai
đem con sáo sang sông / Để cho con sáo sổ lồng, sáo bay (154NB). Có thể
nói, sang sông là sang một bến bờ mới của cuộc đời, nói cách khác, bước
ngoặt của cuộc đời là sang sông hay đạt được mục đích (tốt đẹp) là sang
sông: (26) trách ai ăn ở hai lòng / Sang sông rồi nỡ quên công người chèo
(253NB); (27) Vai mang khăn gói sang sông / Mẹ kêu con dạ, thương chồng
phải theo (456NB). Sang sông là ý niệm rất độc đáo trong dân gian, chịu
ảnh hưởng từ triết lý nhà Phật, nên chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại phân tích ý
niệm này ở mục 2.10 bên dưới.

432
Ở trên, từ 2.1-2.5 là những ADYN khởi phát từ miền nguồn sông, nước
và những thuộc tính của sông nước nói chung. Dưới đây là những thực thể
liên quan đến sông nước, mà chúng tôi lựa chọn theo thang độ đậm/nhạt,
trừ cá, như chúng tôi đã phân tích trong bài viết năm 2015 (xem [6]), thì ghe
thuyền thỏa đáng độ nổi trội về mặt tri nhận, nên được phân tích tiếp theo.
2.6 Con người là ghe thuyền
Ở vùng sông nước Nam Bộ, ghe thuyền rất đa năng, có vai trò quan
trọng trong đời sống của người Nam Bộ. Ghe thuyền vừa là nhà để ở, vừa là
phương tiện đi lại, vừa là vật chở hàng hóa. Chính vì vậy, trong tri nhận của
người việt nam bộ, con người là ghe thuyền, ghe thuyền thay cho con người,
ghe thuyền là vật chứa, ghe thuyền là người bạn đồng hành.
Trước hết, trong sự tương quan ghe thuyền - con người, chúng ta có thể
kể ra một số bài CDNB như: (28) Chiếc ghe kia nói có,/Chiếc ghe nọ nói
không,/Phải chi miễu ở gần sông,/Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi.
(216-217NB); (29) Mồ cha đứa đốn cây bần,/Không cho ghe cá đậu gần ghe
tôm. (495NB); (30) Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,/Kẻo giông khói đèn
bờ bụi tối tăm. (193NB)
Các bài CDNB trên cũng có thể được hiểu ghe thuyền là vật chứa
(con người) và ghe thuyền thay cho con người.
2.7 Thang bậc giá trị của con người/tính cách của con người là ghe thuyền
Ở Nam Bộ, ghe thuyền có nhiều loại và mỗi loại có chức năng nổi trội
khác nhau. Dựa vào đặc tính này, ghe thuyền được ánh xạ chỉ thang bậc giá
trị xã hội/phẩm chất/tính cách của con người rất thú vị, như: (31) Ngó ra
ngoài biển minh mông / Thấy chiếc thuyền rồng cất mái chèo đua. (42LT);
(32) Đừng ham hốt bạc ghe chài / Cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm đòn dài
khó đi. (480CL, 489NB); (33) Dời chân bước xuống ghe buôn / Sóng bao
nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu. (246NB)
Trong các bài CDNB trên, thuyền rồng chỉ sự cao sang, quý phái,
sung sướng; ghe chài chỉ sự gian nan, vất vả; ghe buôn chỉ sự lênh đênh,
vất vưởng, không ổn định, rày đây mai đó, tương tự: (34) Anh có thương em
thì thương cho trót / Có trục trặc thì trục trặc cho luôn,/Đừng làm theo thói
ghe buôn,/Nay về, mai ở cho buồn dạ em (158NB). Trong ca dao truyền
thống, thuyền rồng và thuyền chài cũng được dùng theo lối ẩn dụ, đối lập
rất rõ: Một ngày tựa mạn thuyền rồng / Còn hơn một kiếp ở trong thuyền
chài. Tựa mạn thuyền rồng là nương tựa, dựa dẫm vào người có địa vị cao
sang, quyền quý trong xã hội, để được hưởng sức mạnh, quyền hành hay để
được hưởng giàu sang, phú quý; đối lập với ở trong thuyền chài, chỉ địa vị
thấp kém, nghèo hèn.

433
Trong mạch tri nhận trên, có thể kể thêm bài CDNB khác cũng rất thú
vị: (35) Ghe lành ai lại trét chai, /Gái lành, ai lại lấy hai thằng chồng
(400CL). Bài (35) có lẽ là lời chàng trai, được lập luận dựa trên hai cặp ý
niệm tương quan: ghe lành - gái lành, ghe hư - gái hư. Có thể thấy, kinh
nghiệm từ môi trường sông nước đã phần nào hình thành nên thói quen trong
tư duy lập luận của con người.
2.8 Sự nhất thể về tình yêu là cùng thuyền
Con người đi cùng thuyền trên sông là cùng chung một hoàn cảnh: cùng
đến đích, hoặc cùng bị chìm xuồng. Từ đó, cùng hội cùng thuyền chỉ những
người chung một cảnh ngộ, hoặc bè cánh với nhau. Xa hơn, cùng thuyền còn
được ý niệm hóa cho sự nhất thể về tình yêu trong CDNB, như: (36) Chàng
về thiếp ở sao yên / Chẳng thà ta trảy một thuyền cùng nhau. (31LT);
(37) Một thuyền, một bến, một dây / Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta cùng.
(432CL); (38) Mặt trăng được mấy cuội ngồi / Một thuyền chở được mấy
người tình chung? (317NB). Các bài (36-38) đều có nghĩa chỉ sự thủy chung,
cùng sẻ chia ngọt bùi, đắng cay trong tình yêu, nên còn có thể được hiểu qua
ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ NHẤT THỂ.
2.9 Nói chuyện có tính chất đưa đẩy, không đáng tin cậy là nói chuyện
đưa đò/nói chuyện thả trôi qua dòng
Ở Nam Bộ, nói chuyện đưa đò hay nói chuyện thả trôi qua dòng có
nghĩa là lời nói có tính chất đưa đẩy, không đáng tin cậy, như: (39) Tiền
Đường, Hậu Tống / Tam Quốc, Châu Do / Anh không thương em nói chuyện
đưa đò / Cũng như Đát Kỷ qua phò Trụ Vương. (392NB); (40) Tôi thương
chàng, thương thiệt, chàng ôi / Chàng đừng nói chuyện thả trôi qua dòng
(396NB, 466CL).
2.10 Trở lại ẩn dụ con người là ghe thuyền, ghe thuyền là vật chứa, đạt
được kết quả tốt đẹp là qua sông
Mục này có tính tổng hợp về miền ý niệm SÔNG NƯỚC trong ca dao
Nam Bộ, làm rõ thêm đặc trưng ngôn ngữ - tư duy - văn hóa của người Việt
Nam Bộ.
Hãy xem xét các bài CDNB sau: (41) Thân em giả tỉ như chiếc thuyền
tình,/Mười hai bến nước linh đinh / Biết đâu trong đục mà mình gởi thân?
(376NB); (42) Linh đinh một chiếc thuyền tình / Mười hai bến nước gởi mình
vào đâu. (71LT); (43) Ai chèo ghe bi qua sông / Đạo nghĩa vợ chồng nặng
lắm anh ơi. (422NB); (44) Cậy anh chuốt một cây sào / Chống thuyền Bát
Nhã qua ao Long Hồ. (57LT)
Bài (41-42) được hiểu qua các ẩn dụ: người phụ nữ là thuyền, tình yêu
(của người phụ nữ) là chất lỏng (được chứa trong thuyền), số phận (tình yêu)
của người phụ nữ là thuyền lênh đênh trên mặt nước, số phận (tình yêu) hạnh
phúc/khổ đau là thuyền cập bến trong/đục.

434
Liên quan đến ẩn dụ tình yêu là chất lỏng/chất thể trong vật chứa hay
tình yêu là vật chứa, còn có thể kể ra: (45) Sá chi chút phận bèo mây / Làm
cho bể ái khi đầy khi vơi. (72 LT); (46) Chừng nào thủy nọ xa gương / Đừng
chào anh nữa, tình thương cạn rồi. (108 LT). Sự ánh xạ đầy  tình cảm sâu
đậm, vơi  tình cảm phai nhạt, cạn  không còn tình cảm, làm cho ẩn dụ
đang xét có sự tương hợp hoặc với ẩn dụ nhiều hơn là lên trên hoặc ít hơn là
xuống dưới. Theo đó, nhiều (tình yêu) hơn là tốt và ít (tình yêu) hơn là xấu.
Bài (43), như đã phân tích ở mục 3.5, bước ngoặt của cuộc đời là sang
sông hay đích đến là sang sông, kiểu như: (47) Cách sông nên phải lụy
thuyền / Còn như đất liền, ai phải lụy ai? (476CL).
Bài (44), theo chúng tôi, là bài đặc sắc nhất, mang đậm dấu ấn sông
nước Nam Bộ, tiêu biểu cho ca dao được sáng tác trên chính vùng đất Nam
Bộ. Bài ca dao hội đủ những yếu tố về lịch sử, văn hóa và nhận thức của
người Việt Nam Bộ. Bài ca dao có địa danh cũ ở Nam Bộ là Long Hồ;
có Sông (Long Hồ), nhưng có lẽ để gieo vần với sào ở câu trên nên dùng
ao Long Hồ; có phương tiện chuyên dụng đi lại trên sông nước Nam Bộ là
thuyền và sào để chống; có sự tiếp cận, tiếp biến và hội tụ về mặt văn hóa là
Thuyền Bát Nhã, qua sông (đáo bỉ ngạn).
Bài (44) chứa đựng đầy đủ các ẩn dụ tiêu biểu cho văn hóa nhận thức
của người Việt Nam Bộ, như: con người là ghe thuyền, ghe thuyền là vật
chứa, cuộc đời là cuộc hành trình trên sông, đạt được kết quả tốt đẹp là sang
sông. Bài CD đặc biệt đặc sắc ở chỗ ghe thuyền không chỉ là phương tiện
dùng để làm nhà ở, phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa, mà còn là
phương tiện chuyên chở đạo lý, kiểu như Chở bao nhiêu đạo thuyền không
khẳm (Nguyễn Đình Chiểu), đưa con người thoát khỏi bờ mê, biển khổ,
cập bến hạnh phúc.
Thuyền Bát Nhã trong bài CDNB (44) có liên quan đến các khái niệm
Bát Nhã, Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh trong
Phật học.
Theo Đoàn Trung Còn, Bát nhã (Prajnâ) là chữ Phạn, thường dịch:
Huệ, Trí, Trí huệ, Minh. Bát nhã là danh từ đặc biệt về Phật pháp và bao hàm
nhiều nghĩa. Nói giản dị, thì Bát nhã là cái tâm trí thoát ra ngoài tham, sân, si,
dứt các mối lầm, tự mình thông đạt, minh liễu3.
Trong tiếng Phạn, Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnâ-paramita) được hợp
lại từ hai chữ Bát - nhã (Prajnâ) và Ba - la - mật - đa (paramita). Bát nhã là
Trí huệ (sức học cao xa, trí sáng suốt của nhà tu Phật). Ba - la - mật - đa
nghĩa là Vượt qua Mé bên kia (Niết - bàn), và đưa người cùng qua với.
Bát - nhã - ba - la - mật - đa được Tàu dịch là Trí - huệ đáo Bỉ ngạn, Huệ độ.

3, 6, 7, 8
Xem Đoàn Trung Còn, 1992, các trang: 236-239.

435
Ấy là nền đại đức, đại hạnh cao rốt về trí huệ của nhà tu Phật, quyết tới bờ
Giác, quyết thành Phật và độ người đắc quả như mình6.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bài tâm kinh giảng về nền đại đức
đại hạnh Bát nhã, tức là nền Trí huệ vô lậu của Phật, Bồ tát. Cũng kêu là
Bổ khuyết tâm kinh. Phàm tụng kinh, sau khi tụng một bộ kinh thì tụng thêm
bài Bát - nhã Ba - la - mật - đa - tâm - kinh mới có tánh cách rốt ráo, trọn vẹn7.
Bát nhã thuyền hay chiếc thuyền Bát nhã, là lời thí dụ. Cũng như người
ta dùng thuyền mà đưa khách qua sông, qua biển, Phật và Bồ tát đưa chúng
sanh qua sông mê, biển khổ bằng Bát nhã thuyền. Cũng như thuyền bè đưa
người ta từ mé bên này đến mé bên kia, Bát nhã thuyền đưa nhà tu hành từ
bến luân hồi khổ não đến bến Niết bàn an lạc8.
Có thể thấy, sở dĩ ví Bát Nhã là chiếc thuyền, là vì trí huệ có diệu năng
đưa mình và độ chúng từ bờ Mê sang bến Giác. Trí huệ là một trong Lục độ
vạn hạnh của chư Bồ tát: Bố thí, Nhẫn nhục, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định,
Trí huệ; nhưng Trí huệ siêu việt hơn và bao gồm 5 độ kia: “Thuyền Bát Nhã,
ta cầm tay lái,/Quyết đưa người khỏi bến sông Mê”.
Thuyền Bát Nhã qua ao Long Hồ (44) chính là Thuyền Bát Nhã đáo bỉ
ngạn trong triết lý nhà Phật. Đáo bỉ ngạn (Paramita) là “qua tới bờ bên kia”,
theo tiếng Phạn là Ba-la-mật-đa (Paramita). Ba-la (Para): Bỉ ngạn; Mật-đa
(Mita): Đáo. Tức là vượt qua biển sanh tử, khổ não, tới nơi Chánh đạo, là
cảnh Niết bàn, an lạc, tức là Bờ bên kia.
Đáo bỉ ngạn - đến bờ bên kia - nằm trong câu thần chú rất ý nghĩa trong
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: Yết-đế, Yết-đế, Ba-la Yết-đế, Ba-la tăng
Yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha!. Theo Đoàn Trung Còn, câu chú này là mật ngữ, khó
mà giải cho hết nghĩa. Đại để nên hiểu như vầy: Tự độ lấy mình, độ cho
người, độ đến Bờ bên kia, độ khắp chúng sanh đến Bờ bên kia, đặng giác ngộ
tấn tốc.
Thuyền Bát Nhã qua ao Long Hồ - Thuyền Bát Nhã đáo bỉ ngạn là cách
nói ẩn dụ, có ý nghĩa độ mình, độ người. Chính vì vậy, bài (44) không chỉ thể
hiện khát vọng về hạnh phúc lứa đôi mà còn hướng đến sự an yên, sự minh
triết của con người trong cuộc sống.
Như vậy, Thuyền Bát Nhã qua ao Long Hồ là Thuyền Bát Nhã
(trí huệ) đáo Bỉ ngạn, đưa con người đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc,
an nhiên, tự tại. Nói cách khác, Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền bền chắc,
không một lượn sóng dục tình nào đánh đắm được. Thuyền Bát Nhã đưa
người khỏi bờ mê, biển khổ: sanh, lão, bịnh, tử; là món thuốc thần diệu
chữa lành các thứ bịnh thất tình lục dục; là ngọn đuốc tột sáng, chiếu tan
lớp vô minh vọng hoặc; là lưỡi búa (kiếm) thật bén chặt đứt cội phiền não,
tà kiến (Đoàn Trung Còn).

436
3. KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, có thể thấy, sông nước tác động mạnh mẽ đến tư
duy, ngôn ngữ, văn hóa của người Việt Nam Bộ, tạo ra các tương quan trong
cấu trúc tri nhận: sông nước - con người. Các tương quan này được hình
thành trong não bộ của người Việt Nam Bộ qua quá trình trải nghiệm, nhận
thức về sông nước của chính họ, và qua sự truyền thụ của những thế hệ đi
trước. Các ADYN sông nước có cơ sở từ trải nghiệm thể chất nhưng được
định hình bằng tri thức văn hóa.
Sông, nước, ghe thuyền được ý niệm hóa là con người, giá trị, tính
cách, phẩm hạnh… của con người. Thú vị hơn, ghe thuyền còn là phương
tiện đưa con người thoát khỏi bờ mê, biển khổ, đến bến bờ minh triết, hạnh
phúc, an lạc. Có thể nói, sống trong môi trường sông nước, thì qua sông,
hay “Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, vượt qua hết thảy, ôi! Giác
ngộ viên thành! (Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà
ha) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, theo chúng tôi, THUYỀN
BÁT NHÃ QUA AO LONG HỒ - THUYỀN BÁT NHÃ (TRÍ HUỆ) ĐÁO
BỈ NGẠN là kết tinh giá trị nhất, là đỉnh cao về miền ý niệm sông nước trong
tri nhận của người Việt Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đoàn Trung Còn, 1992. Tầm nguyên từ điển: Phật học từ điển (Quyển nhất).
NXB TP. Hồ Chí Minh.
2. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, 2014. Văn hóa dân
gian người Việt ở Nam Bộ. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí
Minh. 399 trang.
3. Trịnh Sâm, 2013. Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Nam Bộ.
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Số 46: tr.5-12.
4. Đào Duy Tùng, 2015. Phương pháp nhận dạng ẩn dụ ý niệm. Tạp chí Ngôn
ngữ. Số 3: tr.40-48.
5. Đào Duy Tùng, 2018. Ẩn dụ ý niệm trong Ca dao Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ
Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chuyên ngành Ngôn ngữ học. Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh.
6. Đào Duy Tùng, Đoàn Thị Phương Lam, 2015. Biểu tượng cá trong ca dao dân
ca Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp. Số 14: tr.34-38.
7. Kövecses, Z., 2010. Metaphor: A Practical Introduction (2nd Edition). Oxford
University Press. 375 pages.
8. Lakoff, G. and Johnson, M., 1980. Metaphors We Live By. The University of
Chicago Press. Chicago and London. 242 pages.

437
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TRÍCH DẪN
1. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, 1984.
Ca dao dân ca Nam Bộ. NXB TP. Hồ Chí Minh.
2. Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ, 1999. Văn học dân gian Đồng bằng
sông Cửu Long (phần Ca dao - dân ca). NXB Giáo dục.
3. Huỳnh Ngọc Trảng, 2006. Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh. NXB Tổng hợp
Đồng Nai.

CONCEPTUAL DOMAIN OF RIVER AND WATER


IN THE SOUTHERNERS’ FOLK VERSES

Abstract: This paper analyzes the conceptual domain of river and water sources
mapped to the conceptual domain of human target (physical, mental), based on the
Southerners’ Folk Verses. Specifically, rivers, water, boats are conceptualized as
people, value, dignity, personality, love of people. In particular, “the boat” is a
means used to travel at the river, carrying goods, which is conceptualized as “The
boat of wisdom”, which means the mind escapes from lust, hatred and delusion;
“across the river” is the need to travel at one shore to the other, which is
conceptualized as “To reach the other shore”, which means to reach a state of
peacefulness and happiness.

Keywords: Southerners’ folk verses, conceptual domain, river and water

438
KHÔNG GIAN NƯỚC TRONG KIỂU TRUYỆN
HÔN NHÂN NGƯỜI - TIÊN VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á
BIỂU TƯỢNG THẨM MĨ
CÙNG GIÁ TRỊ DU LỊCH ĐƯƠNG ĐẠI
PGS. TS. Phạm Thu Yến1, NCS. Nguyễn Minh Thu2

TÓM TẮT
Mở đầu bài viết trình bày khái quát về khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và giới
thiệu kiểu truyện hôn nhân người – tiên. Nội dung bài viết tiến hành khảo sát sự hiện
diện của không gian sông nước qua thống kê, miêu thuật số lượng thác, sông, hồ, bờ
biển gắn với địa điểm gặp gỡ Người - Tiên trong truyện kể Việt Nam và ĐNA.
Một số motif như gặp gỡ, trộm cánh tiên, hôn nhân, chia lìa… được trình bày cùng
việc phân tích đặc điểm của không gian nước đa dạng trong truyện kể Việt Nam với
sự tích các thác nước, sông, suối, hồ, bờ biển. Truyện kể ở một số quốc gia ĐNA,
địa danh hồ nước chiếm số lượng lớn và kết thúc bằng giải thích phong tục, tín
ngưỡng. Việc lý giải tương đồng, khác biệt của không gian nước từ góc nhìn địa lý,
lịch sử, văn hóa được trình bày ngắn gọn và nêu bật ý nghĩa của địa danh sông
nước trong sự phát triển du lịch thời hiện tại.

Từ khóa: Hôn nhân người - tiên, địa danh nước, du lịch Đông Nam Á

1. PHẦN MỞ DẦU
Đông Nam Á hiện đại gồm 11 quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa với hai mùa cơ bản là mùa khô và mùa mưa, địa hình đa dạng có rừng,
núi, biển, đồng bằng với hệ sinh thái động thực vật phong phú. Gió mùa cùng
những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp nguồn nước dồi dào. ĐNA từ lâu đã là
một trong các nôi văn minh lúa nước tiêu biểu của nhân loại.
Việt Nam thuộc ĐNA nên mang đặc tính chung của khu vực,
là quốc gia đa dân tộc, đa địa hình tạo nên sự thống nhất và đa dạng về lãnh
thổ cư trú. Lượng mưa lớn, mật độ sông ngòi đa dạng, lưu lượng cao, bờ biển
dài dẫn đến biểu tượng không gian sông nước trở nên quen thuộc trong sáng
tạo nghệ thuật.
Nước, theo thuyết ngũ hành là một trong năm nguyên tố cơ bản cấu
thành vũ trụ, là ngọn nguồn cuộc sống và tái sinh vạn vật. Biểu tượng nước
bộc lộ nhiều nét nghĩa trong mối quan hệ với địa danh. Nước biểu trưng cho
tính nữ, cho không gian thiêng, cho sự thanh tẩy và sự hủy diệt…

1
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

439
Kiểu truyện Hôn nhân “người –tiên” là kiểu truyện khá phổ biến trên
thế giới và khu vực, là một tập hợp các truyện kể có nét tương đồng mô tả
những câu chuyện tình lãng mạn của con người với thế giới thần tiên. Không
gian gặp gỡ hay chia lìa của các cuộc tình ấy thường gắn với các địa danh
sông nước… Vấn đề này đã được nghiên cứu trong một số công trình ở châu
Âu và Đông Bắc Á nhưng ở ĐNA thì vẫn còn rất hạn chế về số lượng bài viết
và sự nghiên cứu tổng thể, toàn diện. Bài viết của chúng tôi mong nhận được
nhiều ý kiến góp ý bổ sung về tư liệu và hướng lý giải sâu hơn cho đề tài lý
thú và nhiều thách thức này.
Chúng tôi đã tiến hành thống kê và bước đầu tìm thấy một số lượng lớn
các bản kể thuộc kiểu truyện trong khu vực, phần nào giúp ta hiểu quan niệm
của người xưa về những không gian khác ngoài không gian trái đất trong
nhận thức hữu hạn của con người – những quan niệm vừa mang tính chất tâm
linh, vừa thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng, những ước mơ về hạnh
phúc và khao khát mong muốn được hòa đồng với thiên nhiên và chế ngự
thiên nhiên. Sự phát triển của khoa học và những chiêm nghiệm của con
người về các không gian ngoài trái đất hiện nay khiến vấn đề nghiên cứu
càng trở nên thú vị hơn.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp điền dã là những
phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong việc khảo sát, nghiên cứu đề
tài. Tuy nhiên do phạm vi tư liệu khảo sát truyện kể hôn nhân người - tiên các
quốc gia Đông Nam Á còn có hạn nên chúng tôi chỉ sử dụng được số lượng
truyện kể không thật toàn diện, phong phú. Báo cáo với mục đích chính là
nghiên cứu đặc điểm không gian nước ở kiểu truyện hôn nhân người - tiên
Việt Nam đặt trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, hiện thực và xu hướng
phát triển du lịch gắn với không gian văn hóa sông nước.

2. PHẦN NỘI DUNG


Bài viết dựa trên lý thuyết Địa văn hóa mới của Jone Bonimaision và
lý thuyết cổ mẫu của C. G. Jung. Lý thuyết Địa văn hóa chú ý tới 3 tiêu chí:
lãnh thổ, môi trường sinh thái và biểu trưng địa lý. Lý thuyết cổ mẫu giải mã
tâm thức huyền thoại trong sự gặp gỡ của tư duy nhân loại và sự bất tử của
các cổ mẫu. Cổ mẫu trở thành tài sản chung của kí ức và tưởng tượng nhân
loại. Các hình tượng nghệ thuật dù là xa xưa theo sáng tạo của tư duy tập thể
hay là sáng tác của các nhà văn có tên tuổi sau này, dù tự phát hay tự giác thì
cũng đều là sự tái lập chất liệu nghệ thuật từ các cổ mẫu, tạo nên các biến thể
nghệ thuật mang đặc trưng vùng miền, đặc trưng văn hóa tộc người. Biểu
tượng tiên là một minh chứng.
Kiểu truyện tình yêu, hôn nhân người tiên với kết cấu cơ bản gồm các
motif cốt lõi: Sự gặp gỡ kì lạ người – tiên > hôn nhân, sinh con > bị ngăn
cản hay vì lý do nào đấy > chia ly (hay đoàn tụ) > giải thích phong tục hoặc
địa danh...

440
2.1 Không gian nước trong kiểu truyện tình yêu, hôn nhân người – tiên
ở Việt Nam
2.1.1 Không gian thác nước trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên
Những dòng thác có mặt ở nhiều nơi trên trái đất, gắn đóng vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - văn hóa – du lịch của con người trong
quá khứ và hiện tại. Địa hình tự nhiên tạo điều kiện cho số lượng lớn những
dòng thác vốn đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, sinh hoạt xã
hội trở thành những biểu trưng địa lý - văn hóa có giá trị tinh thần to lớn với
người dân. Không chỉ có vai trò to lớn trong sinh hoạt vật chất, từ xa xưa,
thác nước luôn gắn với đời sống tâm linh của con người, in dấu ấn của tín
ngưỡng đa thần, tôn sùng sức mạnh của thế giới tự nhiên thiêng liêng bí ẩn.
Một số truyện hôn nhân người - tiên có địa danh mở đầu hoặc kết thúc
bằng không gian thác. Truyện về các dòng thác của mỗi vùng được sáng tạo,
lưu truyền bởi các chủ thể tộc người khác nhau như Sự tích Thác Pắc Ban
(DT Thái), Sự tích Thác Tắc Tình (DT Dao), Sự tích Thác Tình Yêu
(DT H’mông), Thác Tình Âu Cơ, Thác Muốn (DT Mường), Thác Yang Bay
(DT Raglai, Khánh Hòa).
Sự tích thác Tình yêu (DT H’mông, Lào Cai) kể về chuyện tình của một
tiên nữ say mê tiếng sáo của chàng tiều phu Ô Quý Hồ nhưng luật trời không
chấp nhận mối tình này. Nàng đau buồn hóa thành loài chim luôn khắc khoải
kêu tên chàng trai. Ô Quý Hồ - tên chàng trai được đặt cho đỉnh đèo bên con
đường chính là điểm xuất phát của hành trình chinh phục dãy Hoàng Liên
Sơn hùng vĩ, còn con thác nơi đây được gọi là thác Tình Yêu.
Sự tích Thác Pắc Ban (DT Thái – Na Hang – Thái Nguyên) mang đậm
dấu ấn tín ngưỡng cầu mưa và hình tượng thuồng luồng của người Thái.
Chàng tiều phu mất vợ than khóc. Nước mắt của người chồng đau khổ biến
thành thác Pắc Ba.
Thác Tóc Tiên (Đà Nẵng) cách khu nghỉ mát Bà Nà 2 km gắn với một
truyền thuyết về các nàng tiên mải mê cảnh đẹp nơi đây mà quên về trời để
lại những mái tóc dài vắt qua 9 tảng đá tạo thành thác Mơ hùng tráng và
thơ mộng.
Ngọc Hoàng chia cắt tình yêu của con gái nên đã biến chàng trai Cau
Sơn thành đá, bắt đất đai hạn hán khô cằn. Sau đó Ngọc Hoàng ân hận và
cảm động, nước mắt chảy xuống chỗ cóc mẹ nằm tạo thành thác lớn, chỗ cóc
con nằm tạo thành thác nhỏ. Nước mưa chạm vào tượng đá Cau Sơn làm
chàng sống lại và đoàn tụ với mẹ con nàng tiên út. Để tưởng nhớ mẹ con nhà
cóc và muôn loài, người đời đã đặt tên cho thác lớn là Yang Bay (thác trời)
(Thác Yang Bay- Giaglay).

441
Motif thác là hóa thân của nước mắt chia lìa, của mái tóc bồng bềnh,
của dải yếm thiếu nữ trong truyện kể đã trở thành hình tượng nghệ thuật đẹp,
ấn tượng với người nghe
2.1.2 Không gian hồ, giếng, khe, suối gắn với kiểu truyện tình yêu,
hôn nhân người – tiên
Bên cạnh không gian thác kể trên, trong kiểu truyện hôn nhân “người –
tiên” ở Việt Nam, không gian gặp gỡ khá đa dạng, chiếm phần lớn là sông,
suối, hồ, bến nước, giếng làng, 30/64 truyện chiếm 46,8% truyện.
Với vùng đồng bằng Bắc Bộ, bến nước hay giếng nước là nơi sinh hoạt
tập thể của người dân Việt ở làng quê. Giếng nước không chỉ gắn với sinh
hoạt mà còn gắn với phong thủy, với việc chọn đất có long mạch để định cư:
(Truyện Ả Chức –Chàng Ngưu (DT Việt) “Một hôm chàng chăn trâu lên
rừng đốn củi, lạc bước đi mãi vào khu rừng sâu. Trong khi tìm lối ra, anh
bỗng đi qua cái giếng tiên lúc ấy có ba nàng tiên đang bơi lội cười đùa trong
làn nước. Anh rón rén bò lại lấy trộm một bộ, rồi nấp vào một gốc cây.”
Cô gái tên Nhữ Nương vùng Kinh Bắc có giọng hát hay. Khi cắt cỏ
bên sông, nàng cất tiếng hát khiến con trai vua Thủy tề say mê, hiện thành
chàng trai lên bờ hát đối đáp cùng nàng đêm này qua đêm khác. Sau này Nhữ
Nương trở thành thủy tổ của tục hát Quan Họ, được thờ phụng ở làng Diềm
(sự tích vua Bà - Việt), Bà Đế…
Các dân tộc ít người sinh sống ở các không gian với địa hình đa dạng
núi, rừng, đồi, thung lũng đan xen, không gian gặp gỡ trong kiểu truyện cũng
mang những đặc điểm đa dạng khác nhau. Nếu người H’mong không gian
gặp gỡ người – tiên chủ yếu là núi đá, thác cao; không gian gặp gỡ của người
Tày, Thái chủ yếu là ruộng lúa, nơi gần nguồn nước thì một số truyện của các
tộc người khác, không gian gặp gỡ hoặc là hồ nước hoặc là suối, khe nước,
xoáy nước, đầm… Không gian hồ nước chỉ xuất hiện 6/64 truyện:
“Một chàng trai nghèo ở với mẹ già cũng được ông tiên bày cho một cách tìm
vợ và trộm lấy cánh của cô gái nhà trời thường đáp xuống hồ trên núi để
tắm(Nàng tiên thứ chín – DT Hrê). Người chồng đi tìm vợ nhưng không thấy,
ở trên trời Phật động lòng cho nàng Tiên xuống với chồng con. Họ được
đoàn tụ, vui sướng cùng kể chuyện cho nhau nghe rồi khóc, nước mắt của họ
biến thành hồ rộng, vợ chồng con cái biến thành hoa sen (Chàng trai thợ săn
- Mường, Sự tích hoa sen và bướm – Khmer). Nàng Loan cưỡi trên lưng con
chim Ô Thước ngắm cảnh trần gian, nàng yêu chàng trai chăm chỉ làm việc
trên đất Tuy An nên đã kết hôn cùng chàng. Tên chim Ô thước của nàng
Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm (Sự tích
Đầm Ô Loan –Chăm).
Truyện của các tộc người Tây Nguyên, không gian gặp gỡ là khe nước,
suối, xoáy nước. Một hôm anh chàng tìm lên một hòn núi cao định xuống khe
bắt một mẻ cá, bỗng thấy nhiều cô gái đang vui đùa tắm lội, anh nấp nhìn

442
không chán mắt. (Con trai Bôc – rơ - Bana). Một chàng trai mồ côi chăn trâu
cho người, một hôm, chàng lấy trộm xiêm áo của ba nàng tiên thường đáp
xuống chỗ xoáy nước tắm (Lưỡi dao thần - Chăm). Tám nàng tiên từ trên trời
bay xuống xuống khe tắm (Tiều Ca Lang -Bru- Vân Kiều); các nàng tiên
xuống tắm dưới suối (Rum Dứ với gái nhà trời - GiaRai); ba nàng tiên xuống
tắm dưới suối (Lưỡi dao thần -Chăm); chín nàng Tiên xuống tắm dưới suối
(Nàng Tiên thứ chín -Hrê); bảy nàng Tiên tắm dưới suối (Lấy vợ Tiên –Cor),
Hai nàng Tiên tắm dưới suối (A Ting lấy vợ Tiên, Đươm be thằng lưỡi câu -
Ca tu)…
2.1.3 Địa danh biển đảo gắn với kiểu truyện tình yêu, hôn nhân
người – tiên
Với hơn 3 000 km bờ biển, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng
kinh tế, văn hóa biển vô cùng to lớn. Biển trở thành nguồn cảm hứng bất tận
đối với người dân Việt Nam từ xa xưa cho tới hiện nay. Không gian biển
trong kiểu truyện tình yêu, hôn nhân người – tiên là những địa danh khá nổi
bật như Sự tích cửa biển Thần Phù, Sự tích Hòn Trống Mái Sầm Sơn (Thanh
Hóa), Sự tích Gềnh Ráng Tiên Sa (Bình Định), Sự tích Hòn Chồng hòn Vợ
(Nha Trang), Sự tích Hòn Đá Bạc (Cà Mau)…
Sự tích Hòn Trống Mái gắn với một danh thắng nổi tiếng của Sầm
Sơn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung nằm trong kiểu truyện
Người mang lốt quen thuộc của thế giới và Việt Nam. Huyền thoại với cốt
truyện kể về chàng Ngư Phủ ngày giông bão cứu một con cò gặp nạn ở
vũng Tiên. Hết hạn mang lốt, cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt
trần ở lại trần gian kết hôn cùng chàng Ngư Phủ. Ngọc Hoàng sai người
xuống trừng phạt. Khi sứ giả bước vào định bắt, nàng dùng phép, biến hai
vợ chồng thành đôi chim đá, người dân gọi là hòn Trống - Mái. Bên sườn
núi Trường Lệ, Sầm Sơn, Thanh Hóa, hai hòn đá nằm chênh vênh trên một
phiến đá lớn gắn với huyền thoại đầy chất thơ, trở thành biểu tượng của tình
yêu thủy chung vĩnh cửu.
Truyện Từ Thức gặp tiên gắn với 2 địa danh núi Tiên Du (Bắc Ninh) và
cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hóa). Chàng Từ Thức đã cứu nàng tiên
xinh đẹp khỏi bị nhà chùa phạt khi nàng làm gãy cành hoa mẫu đơn.
Chán chốn quan trường, chàng treo ấn từ quan rồi ngao du sơn thủy. Tới cửa
biển Thần Phù, chàng gặp lại Giáng Hương, người làm gãy cành mẫu đơn
xưa. Hai người kết hôn, sống cuộc đời tiên cảnh thanh nhàn... Được một năm,
Từ Thức nhớ nhà, nhớ quê, liền xin về thăm. Thấy người cũ cảnh xưa đổi
khác, chàng bùi ngùi muốn trở lại cõi tiên nhưng không thể quay lại được
nữa. Câu chuyện của người Việt mang đậm chất triết lý về các chiều không
gian, thời gian và đời sống con người.

443
Bán đảo Sơn Trà thuộc Đà Nẵng, tương truyền trên núi có ngọc,
đêm đêm ngọc chiếu sáng xuống biển. Người dân ở đây kể rằng, tiên thường
hay giáng xuống để tắm, chơi đùa nên nơi đây cũng được gọi là núi Tiên Sa”.
Ở Nha Trang, địa danh Hòn Chồng Hòn Vợ cách trung tâm thành phố
Nha Trang khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Người dân thường truyền kể về
sự tích Hòn Chồng - Hòn Vợ: Chàng trai làm nghề đánh cá gặp một bầy tiên
nữ đang nô đùa trên bãi biển, chàng trai bèn nấp vào tảng đá phía sau rình
xem. Trên một phiến đá to còn có một hình thù giống hình bàn tay, tương
truyền là dấu vết bàn tay của chàng trai bám vào lúc rơi xuống biển. Người
dân nơi đây còn kể rằng, trên bãi đá có hòn đá giống hình thù một người đang
ngồi nhìn về hướng núi Cô Tiên. Tương truyền đó là nàng Tiên Út còn vương
vấn cảnh đẹp nơi trần gian mà chưa muốn quay về thiên giới nên đã hóa
thành ngọn núi. Những dãy núi này ngày nay được gọi là bãi Tiên.
Ở vùng biển Tây Nam bộ, địa danh Hòn đá Bạc thuộc ấp Kinh Hòn,
tỉnh Cà Mau, tồn tại nhiều huyền thoại. Ngày xưa có một nàng tiên nữ thường
đến đây thưởng ngoạn và đem lòng yêu thương một chàng trai đánh cá.
Nhưng nàng bị vua cha Ngọc Hoàng ngăn cấm. Chàng trai nhớ người yêu,
ngày ngày đứng trông đợi đến khi đầu bạc và hóa thân thành những hòn đá
trắng, gắn với địa danh Hòn Đá Bạc ngày nay.
Có thể thấy kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở Việt Nam với motif
tình yêu bị ngăn trở chiếm tỉ lệ cao trong tổng số truyện địa danh biển đảo.
2.2 Không gian nước trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở một số
quốc gia khác thuộc Đông Nam Á
Số lượng kiểu truyện hôn nhân người – tiên một số quốc gia ĐNA mà
chúng tôi tập hợp được khoảng hơn 40 truyện, chiếm số lượng lớn nhất thuộc
về quốc gia Indonesia - 14 truyện, Lào 7 truyện, Thái Lan 4 truyện, Malaysia
4 truyện, Philippin 3 truyện, Myanmar 3 truyện…
Không gian hồ nước – nơi gặp gỡ người – tiên trong truyện kể của
một số quốc gia ĐNA
Trong câu chuyện của một số nước ĐNA, không gian gặp gỡ hoặc giải
thích địa danh, phong tục chiếm số lượng rất lớn là không gian hồ nước
(29/40 truyện chiếm tổng số 72,5%, 2 truyện gắn với không gian sông,
1 không gian thác). Một điểm dễ nhận thấy khi khảo sát kiểu truyện này ở
ĐNA là cốt truyện của các quốc gia mang nhiều nét tương đồng: Kimod và
Nàng Tiên Thiên Nga, Ngôi sao Siblaw (Philippine), Núi Bạc (Myanmar),
Preah Sothun Neang Monorea (Campuchia), Sự tích điệu múa Lào (Lào),
Chàng Lười, Công chúa chim công (Thái Lan), Chàng trai tuấn tú Mayang
Sari, (Malaysia),Oheo, Sự tích điệu múa Pattuddu (Indonesia): Khi Datu
AWang Sukma đang thổi sáo thì chàng nghe thấy tiếng cười nói ở dưới hồ.
Từ trên tảng đá chàng quan sát thấy có bảy nàng cô gái xinh đẹp đang đùa

444
dưới nước. Chàng Awang lấy một chiếc khăn (Telaga Bidadari – Indonesia).
Một chàng hoàng tử trẻ tuổi tên là Putera Panji Alam đang đi săn đã tình cờ
nhìn thấy ba nàng công chúa đang tắm trong hồ. Ngay từ đầu, chàng đã bị
cuốn hút bởi vẻ đẹp của công chúa út Puteri Cahaya Bintang nên chàng đã
lấy cắp chiếc áo màu hồng của nàng (Ba nàng công chúa – Malaysia). Chàng
trai đã nhìn thấy bảy nàng tiên xinh đẹp bay trên bầu trời. Chàng đã đuổi theo
những cô gái này thì thấy họ hạ cánh rồi cởi bỏ chiếc áo của mình để trên bờ
sau đó xuống hồ nước tắm (Kimod và Nàng Tiên Thiên Nga – Philippin). Bảy
cô công chúa là con gái của vua trời, thường hay xuống một hồ nước ở
Pindaya để tắm, (Động Nhện),hoàng tử đã nhìn thấy một nàng công chúa
đang vui đùa trong hồ nước thuộc trung tâm Dway Mal Naw và Htee Inn
(người ta thường gọi công chúa xinh đẹp là tổ tiên của những người có cánh)
(Truyện Dway Mal Naw - Myanmar), Lười thấy bảy cô gái xinh đẹp của Pha
–in trên trời hạ xuống hồ để tắm (Chàng Lười - Thái Lan); ở vùng núi
Pinnagey, kể về mười nàng tiên nữ cởi bỏ bộ cánh của mình xuống hồ tắm
(Ngôi sao Siblaw - Philippin), bảy nàng tiên nữ thường bay xuống hồ nước
Anoma tuyệt đẹp ở vùng núi thiêng trong khu rừng sâu KaiLard, sáu chị em
xuống tắm ở một chiếc ao sen ở dưới mặt đất (Hoàng tử Sothun và công chúa
Monorea), bảy thiên thần xuống hồ tắm (Arya Menak – Indonesia), ba nàng
công chúa đang tắm trong hồ (Malaysia).
Nếu không gian sông suối, bến nước là không gian quen thuộc, gần gũi,
không được miêu tả kĩ và chi tiết thì không gian hồ lại được miêu tả với vẻ
đẹp diễm lệ. Hồ được đồng nhất với sự tinh khiết, không gian yên tĩnh, trong
lành, hiện diện trên núi cao, rừng sâu hay giữa các thảo nguyên vắng người
qua lại, thường ở khu vực cách xa và biệt lập. “Bởi vì quyền uy của trời biểu
hiện nơi đây và đây cũng là trung tâm tinh thần”. Vì lẽ đó, chọn không gian
hồ làm nơi gặp gỡ là sự chọn lựa hợp lý, vừa phản ánh thực tế về những hồ
nước rất đẹp trên núi cao hoặc trong địa danh biển đảo vừa thể hiện quan
niệm của cư dân về ý nghĩa thiêng liêng của hồ. Nếu ở Châu Âu đầm, hồ
đồng nghĩa với sự bất động và lười biếng (có lẽ do mùa đông hồ bị chìm
trong băng tuyết) thì ở châu Á, hồ nước luôn lung linh dưới ánh nắng mặt trời
hoặc những đêm trăng thanh gió mát.
Riêng trong các câu chuyện của Đông Nam Á, tín ngưỡng thờ nước còn
gắn với nguồn nước thiêng: Preah Sothun Neang Monorea (Campuchia),
Hoàng tử Suthon và công chúa Manorah (Thái Lan), Công chúa Nân, Truyện
Lào Phên (Lào); Hoàng tử Sudhana và công chúa Kinnari Pô- lô- pa- đang
lên trời (Indonesia) đều nói đến chi tiết nàng Tiên lấy người trần sau đó tìm
được bộ cánh nàng bay về trời. Trở về nhà trời, các cô tỳ nữ đi lấy nước
thiêng ở các giếng cho vào bình để nàng Tiên tắm gột bỏ mùi trần thế:
“Khi gần đến kinh đô của vương quốc Kinnara, thái tử thấy những kinnari
đang lấy nước và nói là lấy nước về cho con gái nhà vua kinnara để gột rũ
mùi người”(Công chúa chim công – Thái Lan); Chàng Phôn Nu Vông được
biết những cô gái gánh nước cho Dương Nail làm lễ (Sự tích điệu múa Lào –

445
Lào); Manohra chờ đợi làm lễ nghi thức tắm rửa: các Kinnari chuẩn bị bảy
chiếc chậu bằng vàng để tắm cho Manorah (Câu chuyện về Phra Suthon –
Manorah).
Nước thiêng trong bình có khả năng tái sinh: Thần Xa- ki-a đã trao cho
chàng hoàng tử Ka-pa-ra một bình nước thiêng và dặn chàng cầm lấy bình
nước này, vẩy bình nước này lên người chết thì người chết sẽ sống lại
(Truyện núi Bạc – Thái Lan) hoặc chàng Si Butatal đã dùng nước thần để vẩy
vào kẻ tình địch cho anh ta sống lại (Si Butatal –Brunei).

3. MỘT VÀI NHẬN XÉT NÉT TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ


KHÔNG GIAN SÔNG NƯỚC VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á
Tương đồng do đặc điểm địa lý: ĐNA có đặc trưng cảnh quan tiêu
biểu nhất, có nhiều rừng rậm, lượng mưa hàng năm lớn, hệ thống sông ngòi
dày đặc, nguồn chảy từ các vùng rừng núi rộng lớn. Những con sông đều có ý
nghĩa kinh tế và xã hội. Cư dân ĐNA nương theo các dòng sông lấy nông
nghiệp làm phương thức chính để sinh sống và phát triển. Cảnh quan địa lý
có tác động rất lớn và lâu dài đến tâm thức của cư dân. Chính những hằng số
này đã tạo nên nền “văn minh nông nghiệp” lúa nước mà các nhà nghiên cứu
đã nhận định về giá trị văn hóa ĐNA “thống nhất trong đa dạng”.
Tương đồng do giao lưu, tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng, phong tục.
Từ xa xưa, những quan niệm của người xưa về các tầng thế giới, các
tầng thứ không gian khác nhau mà con người trên mặt đất chưa thể nhận
thức, hiểu biết đã trở thành các biểu tượng mang tính cổ mẫu và thẩm mỹ.
Nội dung cốt truyện hôn nhân người - tiên thể hiện sự giao lưu và ảnh
hưởng văn hóa sâu sắc giữa các quốc gia ĐNA. Rất nhiều truyện mang tính
dị bản, nhìn rộng hơn chúng chịu ảnh hưởng cơ bản từ cốt truyện của Trung
Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Trong bài nghiên cứu: “The Swan Maiden: A Folk-
Tale of North Eurasian Origin”, tác giả A. T. Hatto đã chứng minh rằng đây
là một kiểu truyện phổ biến trên toàn thế giới với tên gọi “Trinh nữ Thiên
Nga”. Chim Thiên Nga là một loài chim sống ở nước, luôn được hiểu là linh
điểu, biểu trưng thiêng của nền văn hoá Ấn Độ và các nước ĐNA. Theo quan
niệm tín lý Hindu, Hamsa là loài ngỗng vào mùa hạ luôn di trú đến hồ thiêng
Manasarovar trên dãy Tuyết sơn (Himalaya). Manasarovar có nghĩa là “Hồ
tâm tri”' bởi nó được thần Sáng tạo Brahma nghĩ đến đầu tiên trong tâm trí
ngài. Kinnari xuất hiện trong kiểu truyện của một số tộc người phía Nam là
một trong ba sinh vật biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng, hoan lạc và bất tử
của các đại thần linh Bà La Môn giáo như Brahma, Vishnu, Shiva và Indra.
Tất cả các dân tộc ở ĐNA đều có các nghi lễ gắn với nước: thờ cúng
nước, rước nước, đua thuyền, té nước, cầu nước…Tết té nước ở Lào, Thái
Lan, Campuchia, tục thờ cúng nước ở Việt Nam. Lễ hội té nước còn là nghi
thức đón năm mới ở một số nước ĐNA. Lí do khiến nước được lựa chọn là

446
biểu tượng của lễ hội té nước phổ biến ở nhiều quốc gia ĐNA là bởi người
xưa coi nước có thể rũ sạch những rủi ro bất hạnh cũng như có sức mạnh thần
kỳ xua đuổi tà ma, đem lại may mắn và hạnh phúc cho con người. Nguồn
nước thiêng được bắt nguồn từ thần thoại sáng thế của người Khmer kể về
câu chuyện một người Bà La Môn đã nhờ thần Vishnu giúp đỡ để hôn phối
với con gái của vua rắn Naga cai quản thủy cung là biểu tượng cho sự hợp
nhất giữa con người và nguồn nước.
Đôi lời lý giải sự khác biệt: Cùng có sự hiện diện phong phú song
không gian nước trong truyện của Việt Nam và một số quốc gia ĐNA khác
nhau ở sự đa dạng của các hình thức không gian. Nếu trong truyện kể của
một số quốc gia ĐNA, không gian gặp gỡ của người – tiên chiếm 75% là các
hồ nước trong xanh thì trong truyện Việt Nam, không gian thác, biển, sông,
suối, khe chiếm tỷ lệ lớn hơn. Hồ trong truyện kể của Việt Nam chỉ chiếm
10% (một tỉ lệ không lớn). Phải chăng địa hình Việt Nam đa dạng, mang tính
chất của ĐNA thu nhỏ, vừa mang tính chất của ĐNA lục địa lẫn ĐNA hải
đảo nên sự biểu hiện của không gian sông nước mang tính đa dạng hơn. Địa
hình Việt Nam chạy dài từ Bắc xuống Nam. Miền núi phía Bắc địa hình núi
đá vôi chiếm tỷ lệ lớn, nhiều rừng rậm, lắm thác gềnh, địa hình và văn hóa có
sự giao lưu, ảnh hưởng rõ với nguồn truyện khu vực Đông Bắc Á. Miền
Trung và Nam bộ mang đậm tính chất của văn hóa bản địa Chăm, Khmer, có
sự giao lưu, ảnh hưởng sâu sắc với văn hóa Nam Á.

4. BIỂU TƯỢNG THẨM MĨ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH SÔNG


NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỜI HIỆN ĐẠI
Qua việc khảo sát không gian nước trong kiểu truyện hôn nhân người –
tiên Việt Nam và một số quốc gia ĐNA có thể nhận thấy vẻ đẹp hiện thực
của thiên nhiên được biểu đạt cụ thể đồng thời có giá trị biểu tượng gắn với
các lớp nghĩa đa dạng. Quả là, dù bị chi phối bởi yếu tố tâm linh hay tưởng
tượng thẩm mĩ, là niềm tin hay sáng tạo nghệ thuật thì không gian gặp gỡ hay
chia lìa trong các câu chuyện tình yêu các tộc người, các quốc gia cũng gắn
với địa hình sinh thái mà các cư dân sinh sống. Phương thức bất tử hóa tình
yêu gắn với motif hóa thân trở thành phương thức, motif nổi bật.
Rõ ràng, tính phổ quát văn hóa nhân loại gặp gỡ nhau trong các motif huyền
thoại một khi có loại hình địa lý – kinh tế, văn hóa tương đồng. Malinowski –
nhà dân tộc học Anh – người đi đầu trong trường phái chức năng cho rằng,
“huyền thoại trong các xã hội cổ đại thực thi chức năng thực hành để nâng
đỡ bảo trì các truyền thống và tính liên tục của văn hóa bộ lạc nhờ hướng tới
hiện thực siêu nhiên của các sự kiện tiền sử. Malinowski đã đặt vấn đề rất rõ
ràng về chức năng tâm lý xã hội của huyền thoại trong các xã hội cổ đại”.
Trong hành trình khảo sát, điều chúng tôi thu hoạch sâu sắc là sự phát
triển du lịch, hình thức quảng bá văn hóa các vùng miền, các quốc gia không
thể tách rời việc giới thiệu các truyện kể đẹp đẽ mà người dân đã sáng tạo,

447
trao truyền bằng niềm tin, tình yêu sâu sắc với cảnh và người. Mối quan hệ
giữa địa danh sông nước và huyền thoại tình yêu, hôn nhân người - tiên rất
đậm nét. Huyền thoại đã thổi hồn vào những cảnh vật thiên nhiên vô tri khiến
chúng trở nên có hồn vía, đầy sức ám ảnh.. Những địa danh thác tiên, hồ tiên,
suối tiên, bãi tiên, đảo ngọc Tiên Sa, ghềnh Ráng Tiên Sa thật phù hợp với
không gian địa lý và biểu trưng địa lý thác hồ, biển đảo, khiến con người luôn
liên tưởng đến một thế giới bồng lai tiên cảnh trong sáng tạo và lưu truyền.
Tiếp xúc với nhóm truyện kể về sự tích địa danh gắn với hôn nhân
người - tiên Việt Nam và một số quốc gia ĐNA, ấn tượng sâu sắc đối với
người nghe là ấn tượng về tình yêu, niềm tự hào vô cùng sâu sắc của con
người với không gian sông nước, những hòn đảo nên thơ, những địa danh
vừa mang ý nghĩa đặc trưng vùng miền vừa thân thuộc với mỗi người dân.
Đó là không gian tuyệt đẹp khiến các nàng tiên mê đắm cảnh vật, không
muốn về trời, là nơi con người gặp gỡ, yêu thương, hờn ghen, chia lìa, đau
khổ, là nơi các thế lực cản trở tình yêu từ mọi phía nhưng cao hơn hết thảy là
ước vọng tự do, là trí tưởng tượng vô cùng phóng khoáng của người dân.
Truyền thuyết xuất hiện giải thích cho cội nguồn của tín ngưỡng và lễ hội.
Hiện thực và ước vọng, trí tưởng tượng tuyệt vời của nhân dân đã tạo nên
hồn cốt của các danh lam thắng cảnh, khiến cho các vật thể vô tri vô giác vốn
đã là những cảnh quan kì thú của đất nước càng trở nên lung linh, huyền ảo,
mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc cho tâm hồn và lối sống dân tộc. Ngày nay,
hoạt động du lịch phát triển đã và đang đem lại cho đất nước những lợi ích
kinh tế - văn hóa – giáo dục to lớn. Văn hóa vật thể và phi vật thể mà cụ thể ở
đây danh thắng và huyền thoại đều là những báu vật vô giá của quê hương,
đất nước và nhân loại. Mỗi cấp quản lý, mỗi người dân cần có ý thức cao
nhất trong việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vô giá mà cha ông từ bao
đời trao truyền lại. Cảnh sẽ chỉ là cảnh nếu không có những huyền thoại ghim
giữ hồn vía thiên nhiên. Có huyền thoại, ấn tượng đến với người nghe là vô
cùng đậm nét và ám ảnh.
Điều thú vị là những lần theo những câu chuyện tình yêu, hôn nhân
người - tiên ở Việt Nam một số quốc gia ĐNA, những tên hồ, tên sông, tên
thác vẫn còn được bảo lưu trong cuộc sống hiện tại. Có bảy nàng tiên nữ
thường bay xuống hồ nước Anoma tuyệt đẹp ở vùng núi thiêng trong khu
rừng sâu KaiLard (Lào). Hồ nước ở Pindaya thắng cảnh nổi tiếng ở
Myanmar gắn với truyện Động nhện kể về chàng hoàng tử cứu 7 nàng tiên
khỏi con nhện khổng lồ “Cho tới nay phía bên ngoài của hang động vẫn
còn hình ảnh của chàng hoàng tử và công chúa xinh đẹp. Có lẽ vì sự linh
thiêng của truyền thuyết này nên người dân địa phương của vùng Pindaya
thuộc bang Shan đến hang động để cầu nguyện và ngồi thiền định”.
(Động nhện, Myanmar). Hồ Telaga Bidadari hiện nay vẫn là điểm tham
quan du lịch thu hút rất nhiều du khách khám phá. Lớp lớp rừng cây rậm
rạp, con đường mòn nhỏ, khe suối, hồ nước ẩn hiện với huyền thoại chàng

448
hoàng tử gặp tiên thực sự hấp dẫn du khách (Hồ thiên thần (Telaga
bidadari, Indonesia).

5. PHẦN KẾT LUẬN


Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu, lý giải diện mạo không gian sông
nước nói riêng liên quan đến văn hóa sông nước nói chung trong kiểu truyện
hôn nhân, tình yêu người – tiên ở Việt Nam và ĐNA. Ý nghĩa thực tiễn của
đề tài nằm ở sức hút của mối quan hệ giữa huyền thoại và danh thắng các
vùng miền, các quốc gia trong sự phát triển du lịch hiện nay. Với sự phát
triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, của công nghệ hiện đại,
sự quảng bá các địa danh du lịch ngày càng hiệu quả, trong đó địa danh trong
các huyền thoại đã và cần được chú ý nhiều hơn.
Một nghịch lý đáng buồn, các thác nước, các dòng sông suối nổi tiếng
với chức năng quan trọng trong cuộc sống của con người, là biểu tượng văn
hóa tuyệt vời đang có xu hướng bị ngăn dòng, chặn mạch, bị mất đi rất nhiều
vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ bởi sự hiện diện ngày càng nhiều các công trình
thủy điện, sự ô nhiễm do rác thải môi trường, người yêu quý văn hóa dân
gian không thể tránh khỏi cảm giác đau xót, tiếc nuối trước báu vật thiên
nhiên đó. Đã có những bài báo lên tiếng kêu cứu cho những dòng thác đang
bị “bức tử” bởi các công trình thủy điện mọc lên không theo quy hoạch tổng
thể. Thác, sông, suối, hồ bị ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp, bởi sự vô ý
thức của con người.
Điều cần phải khẳng định rằng sự hiện hữu của văn minh công nghiệp
là bước tiến vĩ đại tạo nên sự đổi thay lớn lao theo hướng tốt đẹp, tác động tới
đời sống tinh thần và vật chất cho người dân các dân tộc vùng núi và trung
du, có điện, có ánh sáng văn minh, nguồn tưới tiêu, dự trữ nước được điều
tiết. Nhưng sự phát triển ồ ạt của các nhà máy thủy điện, việc ngăn dòng chặn
mạch không theo quy hoạch tổng thể, không tính đến các yếu tố địa – kinh tế,
địa – văn hóa với những quy luật khe khắt của đại tự nhiên ở các vùng miền
khác nhau đã tạo nên mặt trái của các đề án. Sẽ ra sao nếu những dòng sông
Sê San, Serepok, những hồ nước, dòng suối cạn trơ, những con thác hùng vĩ
không còn ca hát lời ca của bản nhạc nước thiên nhiên thơ mộng. Người ta đã
cảnh báo nếu sông thác miền núi bị hủy hoại, du lịch cưỡi voi Tây Nguyên,
du lịch mạo hiểm thác bản Giốc, thác Sakai, điểm đến thơ mộng của một số
quốc gia ĐNA…sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự phát triển kinh tế, những
văn minh vật chất, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật hơn bao giờ hết cần
phải đồng hành với sự bảo tồn, phát triển văn hóa nguồn cội, với những giá
trị tinh thần bất diệt của linh hồn mỗi vùng đất. Thác suối, hồ ao khô cạn,
những huyền thoại đẹp sẽ nương víu vào đâu?

449
TAI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Văn Doanh dịch, 2014. Truyện cổ Đông Nam Á. NXB VHTT. Hà Nội.
2. E. M. Meletinxki, (Song Mộc, Trần Nho Thìn dịch), 2005. Thi pháp của huyền
thoại. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Jean Chavalier, 1997. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng.
4. J G Frazer, 2007. Cành vàng. NXB Văn Hóa.
5. Đức Ninh, 2004. Nghiên cứu văn học Đông Nam Á. NXB Khoa học Xã hội.
Hà Nội.

THE WATER SPACE IN THE VIETNAMESE AND


SOUTHEAST ASIAN TYPE OF MARRIAGE STORIES
OF PEOPLE - FAIRIES– THE AESTHETIC SYMBOL AND
CONTEMPORARY TOURISM VALUE

Abstract: Introduction of the article presents an overview of the Southeast Asian


region and introduces the type of human-fairy marriage stories.
The content of the article surveyed the presence of river space through
statistics, describing the number of waterfalls, rivers, lakes, and beaches associated
with the meeting places of human-fairy in Vietnamese and Southeast Asian tales.
Some motifs such as meeting, stealing the fairy’s wings, marriage, and separation
and so on are presented with the analysis of the characteristics of the diverse water
space in Vietnamese stories with the legends of waterfalls, rivers, streams, lakes,
and seasides. Among stories in some Southeast Asian countries, the place names of
the lakes accounted for a large number and ends with the explanation of customs
and beliefs.
The interpretation of similarities and differences of water space from a
geographical, historical and cultural perspective is briefly presented and highlights
the significance of the water's place names in the current tourism development.

Keywords: Marriage of people - fairies, water’s place names, Southeast Asia tourism

450
VĂN HÓA DÂN GIAN SÔNG NƯỚC
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC DÂN GIAN CẦN THƠ
TS. Trần Văn Nam1
TÓM TẮT
Cơ sở lý luận của bài viết: văn học dân gian hình thành và phát triển trên nền
tảng văn hóa dân gian. Do vậy, người ta có thể nghiên cứu văn học dân gian từ góc
nhìn văn hóa và tìm hiểu văn hóa, các “mã văn hóa” trong tác phẩm văn học dân
gian. Văn hóa dân gian sông nước là văn hóa dân gian chứa yếu tố sông nước;
Văn học dân gian Cần Thơ là những tác phẩm văn học dân gian được sưu tầm tại
Cần Thơ. Văn hóa dân gian sông nước được thể hiện trong truyện dân gian, giai
thoại dân gian và ca dao Cần Thơ: qua nội dung, hình ảnh trong truyện và giai
thoại địa danh, qua biểu trưng ca dao.

Từ khoá: Cần Thơ, văn học dân gian, văn hoá sông nước

Các nhà nghiên cứu đã bàn luận nhiều về mối quan hệ giữa văn hóa dân
gian và văn học dân gian, ở đây chúng tôi xin nhắc lại một luận điểm khái
quát: văn học dân gian hình thành và phát triển trên nền tảng văn hóa dân
gian đồng thời thể hiện các quan niệm văn hóa, các hiện tượng, các yếu tố
cấu thành của văn hóa. Xuất phát từ luận điểm này, người ta có thể nghiên
cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa và tìm hiểu văn hóa, các “mã văn
hóa” trong tác phẩm văn học dân gian.

1. GIỚI THUYẾT
Văn hóa dân gian sông nước
Thuật ngữ quốc tế, folklore (folk là quần chúng, lore là trí tuệ) mà một
số nhà nghiên cứu Việt Nam cho là tương đương với thuật ngữ “văn hóa dân
gian”, do nhà nhân loại học người Anh, William John Thoms, sử dụng
năm 1846, để chỉ “những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu của nền
văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như
phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn…của các thời
trước” (Chu Xuân Diên, 2008).
Theo xu hướng chung hiện nay thì thuật ngữ “văn hóa dân gian” được
hiểu là những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo qua các thời
đại. Nó khác với văn hóa bác học. Văn hóa bác học bao gồm những giá trị vật
chất và tinh thần do những tên tuổi cụ thể, có năng lực về một lãnh vực
chuyên môn nào đó sáng tạo. Đó có thể là những tác phẩm văn học nghệ

1
Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ.

451
thuật của văn nghệ sĩ, những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa của kiến
trúc sư, điêu khắc gia, họa sĩ, những công trình khoa học nói chung của các
nhà nghiên cứu, chế tác…Nói đến văn hóa bác học là muốn nhấn mạnh đến
đội ngũ sáng tác, họ là những người cụ thể có trình độ chuyên môn cao, có
kiến thức sách vở.
Thuật ngữ “văn hóa dân gian – sông nước” sử dụng trong bài viết này
với hàm nghĩa văn hóa dân gian như đã giới thuyết ở trên. Còn yếu tố
“sông nước” dùng để giới hạn phạm vi khảo sát. Đó là những yếu tố văn hóa
dân gian gắn với sông nước. Nói cụ thể hơn, đây là hệ thống các giá trị văn
hóa dân gian hình thành trong quá trình tập thể dân chúng ứng xử với sông,
nước, môi trường sông nước nói chung…
Văn học dân gian Cần Thơ
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp
dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ
lịch sử cho tới ngày nay.
Văn học dân gian Cần Thơ là văn học dân gian được sưu tầm trên địa
bàn Cần Thơ. Trên thực tế, vấn đề khá phức tạp khi địa giới hành chánh thay
đổi qua các thời kỳ, khi các tác phẩm di chuyển theo quá trình chuyển cư của
dân chúng, quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa thường xuyên giữa các vùng
miền… Dĩ nhiên những người sưu tầm văn học dân gian áp dụng những
phương pháp và thao tác nhất định để “nhận diện” văn học dân gian của một
địa phương, nhưng trước hết người ta chấp nhận nguồn tư liệu văn học dân
gian sưu tầm tại địa phương nào là văn học dân gian của địa phương ấy.
Trong bài viết nầy, chúng tôi nêu một vài yếu tố văn hóa sông nước dựa
vào nguồn văn học dân gian Cần Thơ được sưu tầm và xử lý từ năm 2012.

2. DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC QUA ĐỊA DANH TRONG


TRUYỆN, GIAI THOẠI VÀ CA DAO
2.1 Dấu ấn văn hóa sông nước qua truyện địa danh (khảo sát một truyện)
Trong những truyện địa danh sưu tầm được ở Cần Thơ, truyện Cá sấu
xem hát bội là một truyện hay. Trong chừng mực nào đó cũng có thể đặt tên
cho truyện nầy là Sự tích địa danh Đầu Sấu, Cái Da, Cái Răng. Cuộc đấu
tranh chinh phục tự nhiên vùng sông nước lồng vào đời sống sinh hoạt của
người Cần Thơ thời mở cõi, đồng thời nó cũng phản ánh bi kịch trong tình
yêu và hôn nhân. Truyện kể rằng, ngày xưa ở vàm sông Cần Thơ có một con
sấu to bằng chiếc xuồng ba lá dài năm sáu thước, hung dữ mà lại thích xem
hát bội…Năm nọ, con sấu đã tấn công đoàn xuồng ghe đám cưới làm cô dâu
mất tích. Chú rể trả hận bằng cách tổ chức hát bội dụ sấu vào sâu trong rạch,
nhờ trai làng đắp đập ngoài vàm nhốt nó lại rồi giết chết. Con sấu hung dữ bị
xả thịt, “chỗ cái đầu trôi đến là rạch Đầu Sấu, chỗ bộ da trôi đến là rạch
Cái Da, chỗ bộ răng trôi đến nay là chợ Cái Răng”. Sau đó chàng trai ra đi

452
biệt xứ. Chúng ta đã từng nghe kể khá nhiều truyện về sấu ở Nam Bộ nói
chung ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng như Bị sấu đớp mà thoát được,
Sấu năm chèo… Nhóm truyện nầy cùng với truyện về những con cọp kỳ lạ,
về cặp cá vồ cờ khổng lồ, những con rắn hung dữ… giúp người đọc ngày
hôm nay hình dung ra một vùng đất giàu có sản vật nhưng hoang sơ
“dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Thế mới thấy được một phần công lao
của tiền nhân vào buổi đầu khai phá. Nói đất phương Nam là đất “làm chơi
ăn thiệt” thì chỉ nhìn ở góc độ thiên nhiên nơi đây ưu đãi con người. Góc độ
thứ hai quan trọng hơn là thiên nhiên cũng tạo ra vô vàn thử thách đối với lưu
dân. Câu chuyện Sự tích địa danh Đầu Sấu, Cái Da, Cái Răng vừa nêu trên
phản ánh khía cạnh thứ hai. Con người buộc phải đối mặt với thú dữ là một
thực tế. Hơn thế con người phải ứng xử với chúng theo nhiều cách trong
nhiều hoàn cảnh và thái độ khác nhau. Nếu như trong Sấu năm chèo sấu từng
là con vật nuôi, trong Bị sấu đớp mà thoát được sấu là sát thủ nguy hiểm thì
trong truyện trên nó vừa là hung thủ giết người, là kẻ gieo tai họa cho cộng
đồng, đặc biệt là nó đã phá tan mầm hạnh phúc vừa chớm nở. Sấu “mê hát
bội” nhưng sấu lại giết người. Dường như hình tượng sấu ở đây là sự khái
quát hoá của một sức mạnh không còn đơn thuần là của tự nhiên. Liệu có nên
đặt câu hỏi “vì sao chàng trai ra đi biệt xứ” ở cuối tác phẩm hay không?
Một kết cục đầy tâm sự, nhấn mạnh cảm hứng thế sự của tác giả dân gian.
Do vậy đây không đơn thuần là câu chuyện về con sấu kỳ lạ mà còn là
chuyện về bi kịch hôn nhân của chàng trai thời mở đất. Mở rộng ra, những
Đầu Sấu, Cái Da, Cái Răng của Cần Thơ giàu đẹp hôm nay đã từng chất
chứa bao nỗi niềm của những chàng trai thuở ấy.
Trở lại thực tại của thời kỳ mở đất, tương truyền tại cầu Đầu Sấu bây
giờ, xưa kia đã từng là nơi mua bán thịt sấu. Người mua chỉ cần phần thịt
thân sấu nên người bán đành phải chặt bỏ đầu. Do vậy mà có tên rạch Đầu
Sấu và cầu bắt qua rạch cũng có cùng tên.
Vấn đề nằm ở chỗ, câu chuyện là một chỉ dấu cho người đọc hôm nay
hình dung ra nghề săn bắt, mua bán cá sấu, thao tác bắt sấu… và thực đơn
của người Cần Thơ xưa đã từng có thịt sấu.
2.2 Dấu ấn văn hóa sông nước qua địa danh trong ca dao và giai thoại
Chung quanh tên gọi “Cần Thơ” hiện tồn tại một số cách giải thích của
dân gian, ở đây, chúng tôi muốn bàn đến một giai thoại khá quen thuộc về địa
danh độc đáo nầy. Tương truyền trong thời kỳ lẩn tránh quân Tây Sơn,
chúa Nguyễn Ánh đã từng đi thuyền trên dòng sông nầy… Một đêm yên ả
ông được nghe tiếng ngâm thơ, tiếng đàn hát từ xa vọng lại rồi nảy ra ý nghĩ
ban cho con sông một cái tên, đó là “Cầm Thi giang”. Dần dần dân chúng
đọc trại “Cầm Thi” thành “Cần Thơ” (theo bản kể của Huỳnh Minh).
Địa danh Bình Thuỷ cũng gắn với môt giai thoại: Tương truyền, năm Nhâm
tý 1852 Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt trong một lần đi tuần thú bằng thuyền trên
sông Hậu gặp sóng to gió lớn bất ngờ nổi lên. Ngay lúc đó viên quan hầu cận

453
nhìn thấy một vàm rạch rồi khẽ bẩm với quan Tuần phủ, cho quân chèo
thuyền vào đó, qua được cơn thịnh nộ của thuỷ thần. Quan Tuần phủ cho neo
thuyền lại, gọi dân làng đến gạn hỏi mới biết rằng, con rạch nầy từ trước tới
giờ chưa từng có sóng to gió lớn, người dân trong vùng sống an cư lạc
nghiệp, hoa màu tươi tốt quanh năm. Quan Tuần phủ tuyên bố: “Nay ta nhờ
theo dòng nước đến đây mà được bình an vô sự. Vậy ta đặt tên cho chỗ nầy
là Bình Thuỷ”. Tên làng Bình Thuỷ có từ đó và còn lưu giữ đến ngày nay
(theo bản kể của Huỳnh Minh).
Các giai thoại trên giúp người đọc hôm nay hình dung ra cảnh thuyền
bè và sinh hoạt trên sông nước Cần Thơ ngày ấy.
Bài ca dao về tình yêu sau đây đối với người Cần Thơ không chỉ ngọt
ngào sâu lắng mà còn gần gũi thân thương với hai địa danh Bình Thuỷ,
Long Tuyền:
Chim đâu đâu cũng bay về cội
Cá đâu đâu cũng lội về kinh,
Bình Thuỷ lưu linh đáo lại Long Tuyền,
Gởi lời thăm bạn chịu phiền đôi năm.
Được biết, địa danh Long Tuyền được người Cần Thơ lưu giữ trong một
thời gian dài cho tới ngày nay bất chấp những đổi thay của xã hội, những thăng
trầm của lịch sử. Hai từ Long Tuyền sang trọng, quý phái nhưng không xa cách
bởi vì nó gắn với truyền thống văn hóa dân tộc, với quan niệm về vùng đất
linh, với khát vọng vươn tới cuộc sống thịnh vượng. Long Tuyền có nghĩa là
Suối Rồng, Mạch (nước) Rồng. Theo quan niệm phong thuỷ thời xưa, thế đất
nằm vào chỗ long mạch là thế đất tốt. Nơi ấy là đất linh sẽ sinh nhân kiệt,
sẽ phát vượng khí. Cho nên địa danh có yếu tố long (rồng) chính là ước mơ,
khát vọng của người xưa về một cuộc đời tốt đẹp hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà
nhiều địa danh trong cả nước nói chung, của Nam bộ nói riêng có yếu tố long:
Cửu Long, Vĩnh Long, Càng Long, Long An, Long Xuyên, Long Hải...
Điều muốn nhấn mạnh ở đây là, địa danh có yếu tố “long” như “Long
Tuyền” gợi cho chúng ta nghĩ về tín ngưỡng sùng bái loài rồng của cư dân
miền sông nước.

3. VĂN HÓA SÔNG NƯỚC QUA BIỂU TRƯNG CA DAO


Biểu trưng (hoặc biểu tượng) ca dao là một loại “mã văn hóa”, do vậy
nghiên cứu biểu trưng là “giải mã” chúng để giải thích các hiện tượng văn
hóa trong đó có văn hóa sông nước.
Trong một số ngôn ngữ châu Âu, các từ chỉ đối tượng đang bàn như
sau: symbol (tiếng Anh), symbole (tiếng Pháp). Những từ nầy có nguồn gốc
từ tiếng Latin, symbolus nghĩa là dấu hiệu. Từ symbol trong tiếng Anh được
dịch ra tiếng việt là biểu trưng, biểu tượng. Cả hai từ biểu trưng và biểu
tượng đều được các nhà nghiên cứu sử dụng ở Việt Nam. Trong bài viết nầy

454
chúng tôi dùng từ biểu trưng không có dụng ý so sánh, phân biệt với khái
niệm biểu tượng.
Theo cách giải thích trên thì biểu trưng là lấy cái nầy để chỉ cái kia đặc
biệt là cái trừu tượng. Đây là nội hàm hết sức cơ bản của khái niệm biểu
trưng. Chúng tôi tiếp thu cách hiểu nầy, bởi vì, dù có nêu ra bao nhiêu đặc
trưng của biểu trưng đi nữa thì trước hết biểu trưng vẫn là dùng cái nầy để chỉ
cái kia.
Biểu trưng nghệ thuật là một phương tiện nghệ thuật, một mặt nó là
hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác nó còn chứa đựng thế giới quan
và nhân sinh quan của nghệ sĩ. Cụ thể hơn, biểu trưng thể hiện quan điểm
thẩm mỹ, quan điểm tư tưởng của tác giả hoặc tập thể tác giả. Biểu trưng
nghệ thuật gắn với nhiều loại hình nghệ thuật và do vậy hình thành bằng
những chất liệu khác nhau: biểu trưng hội họa hình thành từ màu sắc, biểu
trưng kiến trúc điêu khắc hình thành từ hình khối đường nét, biểu trưng trong
nghệ thuật biểu diễn hình thành từ động tác, đạo cụ, biểu trưng thơ ca hình
thành từ ngôn từ. Biểu trưng nghệ thuật trong ca dao là hình ảnh được xây
dựng bằng ngôn từ. Cụ thể hơn, biểu trưng ca dao có thể là một từ hay một tổ
hợp từ cố định (thành ngữ).
3.1 Biểu trưng “câu – cá” trong ca dao, phản ánh một nét sinh hoạt vật
chất gắn với sông nước
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh lưới, lờ, đó, đăng… xuất hiện với
tần số cao trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long nói chung Cần Thơ nói
riêng, ví dụ:
Qua như chim nọ đương bay,
Em như cá nọ mắc rày lưới giăng.

Tiếc công đắp đập be bờ,


Để ai quảy đó mang lờ đến đơm.
Sự xuất hiện của chúng bắt nguồn từ thực tế ứng xử của người đồng
bằng với môi trường sông nước. Tương tự như vậy, hình ảnh câu, câu-cá
trong ca dao cũng là biểu hiện của nền văn minh kênh rạch.
Tiếc công đào ao nuôi cá,
Ba bốn tháng trời người lạ đến câu.
Với hình ảnh sóng đôi câu - cá thì cá luôn luôn biểu trưng cho cô gái,
còn câu là chàng trai, hoặc là thái độ tình cảm của chàng trai. Câu cá là một
hình thức lao động sản xuất của cư dân sông nước. Việc câu cá không dành
riêng cho bất cứ ai, ai cũng có thể câu được bởi công việc nầy tương đối dễ
dàng. Tuy vậy, trong ca dao chỉ có chàng trai mới câu và câu là chàng trai:

455
Anh ngồi bực lở anh câu,
Khen ai khéo mách, cá sầu không ăn.
Câu vàng lưỡi bạc nhợ tơ,
Câu thời câu vậy cá chờ có nơi.
Việc câu trong ca dao Nam Bộ là sự thuyết phục, là bày tỏ tình yêu của
chàng trai. Trong thực tế đời sống của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), công việc câu cá đã được khái quát thành hoạt động kiếm sống.
Người ta hay dùng hai từ "câu cơm" để chỉ một hoạt động nào đó nhằm mục
đích kiếm tiền, cụ thể hơn là kiếm tiền cho cuộc sống thường nhật. Có lẽ
ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất mới nầy, việc bắt cá, câu cá là
việc phổ biến, thường xuyên đồng thời là việc buộc phải làm trong đời sống.
Cá trong sông, rạch rất nhiều nhưng phải câu, bắt mới có vì việc buôn bán cá
chưa có nhiều người làm. Lý do đơn giản là người buôn bán cá nếu có cũng
không có nhiều khách hàng trong một vùng đất rộng người thưa, cá nhiều. Do
vậy "cá ăn câu" trong ca dao mang ý nghĩa là một kết quả tốt cho chàng trai.
Hình ảnh câu-cá được tác giả sử dụng theo lối tư duy thuận chiều:
cô gái yêu chàng trai thì mọi việc đều tốt đẹp, còn như không yêu là mất mát,
dại khờ.
Cá không ăn câu thật là con cá dại,
Bởi câu anh cầm, câu ngãi câu nhân.
Như vậy, hình ảnh cá, câu-cá trong ca dao cho chúng ta rút ra những
kết luận: chúng phản ánh một nét của nền văn hóa vật chất, đó là công việc
đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, trường hợp cụ thể ở đây là nghề câu cá,
việc nuôi cá, công việc tiêu thụ cá hàng hóa….
3.2 Từ “cá hóa long” đến “lia thia quen chậu” trong ca dao
Hình ảnh "cá hóa rồng" (cá hóa long) trong ca dao gắn với một khía
cạnh đặc biệt của văn hóa. Đó là sự sùng bái đối với loài cá chép. Cá chép có
thể hóa rồng bay lên mây, là loại cá thiêng cho các vị thần tiên cởi về trời
mang theo những thông điệp của trần gian. Thêm nữa, trong tín ngưỡng dân
gian Nam bộ cá sấu cũng có thể trở thành rồng. Quá trình cá sấu đắc đạo là
quá trình từ khi hình thành cho đến khi sụp lở của một cù lao. Hiện tượng cù
lao sụp lở gọi là cù dậy. Khi cá sấu bắt đầu tu là khi nó nằm im dưới đáy
sông. Phù sa của dòng sông theo thời gian ngưng tụ lại trên mình cá sấu, trở
thành cù lao. Đến lúc cá sấu đắc đạo thành rồng, cựa mình, vụt bay lên không
trung thì cù lao sụp lở. Có thể nói niềm tin cá hóa rồng là niềm tin về hiện
tượng thăng hoa diễn ra trong vũ trụ và trong cả cuộc đời trần tục. Từ trong
sâu thẳm, đó còn là ước vọng về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác,
về khả năng cải tạo cái ác, cái xấu. Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long,
"cá hóa rồng" mở ra hướng phát triển tiến tới sự hoàn thiện hơn. Do vậy mà
trong một số trường hợp, “cá ở cạn” tượng trưng cho một nhân cách thanh
cao dạng tiềm ẩn đang hướng tới một kết quả tốt đẹp:

456
Bậu chê anh quân tử lỡ thì,
Anh tỷ như con cá ở cạn chờ khi hóa rồng
Ngày nào nên ngãi vợ chồng,
Đôi lứa ta như thể cá hóa rồng lên mây.
Nếu “cá hóa long” gắn với tín ngưỡng thiêng liêng, với cái lung linh
huyền ảo nhưng xa vời thì “lia thia quen chậu” là hình ảnh của đời thường,
là cái đẹp giản dị gần gũi.
Bài hát ru sau đây khá phổ biến ở vùng ĐBSCL và cũng được nhiều
người bà, người mẹ ru trẻ tại Cần Thơ:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Lời ru trong dân gian dường như mang sắc thái biểu cảm trung tính,
nhưng mỗi lần cất tiếng ru ta nghe buồn hay vui còn tuỳ vào tâm trạng người
ru và người nghe lúc đó. Có điều chắc chắn, cảm hứng chủ đạo của lời ru
hướng về sự gắn bó giữa vợ chồng. Vợ gắn với chồng như lia thia gắn với
chậu. Lia thia cần chậu như chồng cần vợ...bất chợt ta liên tưởng tới hai cặp
sóng đôi tương đồng: lia thia - chậu và chồng - vợ.
Chọi trâu, đá gà, đá dế hay đá cá...là những trò giải trí lành mạnh của
người dân quê Việt Nam từ xưa. Hơn thế, đây là những trò giải trí thể hiện
khát vọng chiến thắng được nhà nước làng xã tổ chức vào những dịp lễ hội.
Nói như thế để thấy rằng, cặp hình ảnh lia thia - chậu trong ca dao có cội rễ
từ trong sinh hoạt dân gian. Đó chính là nét đẹp của văn hóa cổ truyền.
Trò đá cá không đơn thuần chỉ là hướng tới sự chiến thắng mà còn là thái độ
cảm nhận cái đẹp, cái đẹp của sức mạnh, ở đây là vẻ đẹp của cá lia thia.
Trong thực tế, nhiều loại cá có thể "chém" hoặc cắn nhau như cá trê, cá bãi
trầu... Không bàn tới cá trê làm gì, cá bãi trầu có hình dáng, kích cỡ tương tự
như cá lia thia nhưng tuyệt nhiên màu sắc không đẹp như lia thia được.
Hơn nữa, khi cá bãi trầu lao vào cắn nhau thì lộ hẳn vẻ côn đồ chứ không bay
bướm với những cú đốp và cách quạt đuôi ngoạn mục như lia thia... Có lẽ vì
vậy mà người ta chỉ nuôi cá lia thia mà không nuôi cá bãi trầu bao giờ.
Vào mùa nước nổi trước đây, các cánh đồng của Cần Thơ, tứ giác Long
Xuyên hay Đồng Tháp Mười đều có nhiều cá lia thia. Dĩ nhiên có thể nuôi cá
từ mùa trước, nhưng bắt cá trong đồng nước nổi cũng là một thú vui. Bụi cỏ
nào có một đám bọt li ti thường có một chú cá lia thia núp bên dưới (nhiều
trường hợp, đó lại là cá bãi trầu). Hiện thực nầy làm cho hình ảnh cá lia thia
trong ca dao được hiểu là cô gái:
Cá lia thia nổi bọt trên đọt bồng bông
Phận em là gái có chồng anh thương.

457
Nhưng có lẽ, hình ảnh quen thuộc hơn cả trong tâm thức dân gian là cá
trong chậu. Trường hợp "cá chậu, chim lồng" thì cá biểu trưng cho thân phận
tù túng. Tuy nhiên đối với loài cá cụ thể như lia thia thì tình hình có khác
hơn. Cá lia thia trong chậu như bằng lòng với hiện tại, đang có cuộc sống êm
đềm, hạnh phúc như hình ảnh lia thia quen chậu hoặc lia thia - chậu cúc:
Con cá lia thia nằm trong chậu cúc,
Quạt đuôi tứ túc bốn chữ hồ văn,
Anh chê em duyên nợ không bằng,
Kiếm nơi nào khác cho bằng lòng anh.
Cần phải nói thêm rằng, không phải lúc nào người ta cũng nuôi lia thia
để đá mà không hiếm trường hợp nuôi lia thia để ngắm, thậm chí là để làm
cảnh. Lia thia trong chậu cúc là như vậy. Lia thia ở đây như cô gái kiêu hãnh
thuộc gia đình trâm anh thế phiệt.
Nếu cá lia thia muốn đá tốt thì cần phải làm quen với "không khí chiến
đấu", người ta hay cho chúng "đá bóng" (đá với cái bóng của nhau, chứ
không phải đá thực sự). Cặp cá "đá bóng" được tác giả dân gian hình dung là
một đôi nam nữ gần gũi nhau (tất nhiên đây là một kiểu liên tưởng tương cận,
liên tưởng bên ngoài):
Hai đứa mình giả như cặp cá lia thia,
Ban ngày đá bóng, tối phân chia hai dòng.
Nhìn chung, dù người ta nuôi cá lia thia để đá hay để ngắm hoặc đơn
giản là để "cho có như bên nhà ông sui” thì cũng thường nuôi cá trong chậu.
Lia thia quen chậu, do vậy đã là một hình ảnh quen thuộc trong đời thường
cũng như trong ca dao. Ngày nay, nếu người bình dân ở nông thôn còn nuôi
lia thia thì người giàu có ở thành thị nuôi nhiều loại cá cảnh đắt tiền để giải
trí và làm sang. Một bộ phận thương nhân và công chức loại ba còn hy vọng
rằng khi con cá nuôi (đặc biệt là cá la hán) mang “dáng dấp rồng” sẽ đem đến
điều may mắn cho họ trên con đường sự nghiệp phía trước. Thú nuôi cá cảnh
nói chung, cá lia thia nói riêng là một nét truyền thống văn hóa sông nước.
3.3 Một số vật thể nhân tạo-sản phẩm của quá trình ứng xử với sông
nước- xuất hiện trong ca dao
Văn hóa sông nước còn được thể hiện qua các hình ảnh thuộc nhóm vật
thể nhân tạo, mà cụ thể là nhóm công cụ sản xuất và phương tiện giao thông,
nhóm công trình xây dựng. Những vật thể nầy có khi là đối tượng phản ánh
nhưng thường là phương tiện nghệ thuật của bài ca dao. Nói cách khác,
chúng là “cái biểu đạt” để chuyển tải “cái được biểu đạt” trong bài ca.
Chẳng hạn, ghe trong "ghe buôn" là bóng dáng của một “kiểu” chàng trai
trong quan hệ lứa đôi, “Đừng làm theo thói ghe buôn/ Nay về, mai ở cho buồn
dạ em”. Nhiều trường hợp các hình ảnh nầy biểu đạt cho tình huống trữ tình nào
đó, ví dụ: “Sông sâu sào vắn khó dò / Muốn qua thăm bậu ngặt đò không đưa”.

458
Cùng nhóm với ghe, đò còn có thuyền, tàu, xuồng…
Tàu số một chạy lên Vàm Xáng,
Tàu số hai chạy xuống Cần Thơ.
Tuổi ba mươi em ở vậy mà chờ,
Lỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ cho được anh.
Nói chung, phương tiện giao thông đường thủy là một thành tựu của
văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của cư dân. Thành tựu nầy là kết quả
của một quá trình lao động sáng tạo. Từ chiếc xuồng ba lá với cây sào nạng
đến chiếc tắc ráng chạy bằng máy đuôi tôm ngày nay là một quá trình lâu dài
mà ông cha chúng ta đã lao động sáng tạo trên sông nước. Và xuồng, ghe,
tàu, đò đã đi vào tâm thức con người, thể hiện qua ca dao. Đi cùng với ghe,
xuồng ba lá, trong hành lý của nông dân khi đi làm xa, hoặc ở dài ngày trong
ruộng sâu là cái nóp. Nóp là đồ dùng cá nhân thay cho mùng chiếu, phù hợp
với việc ngủ nơi bùn lầy.
Hồi nào em nói anh không nghe,
Bây giờ anh xách nóp chèo ghe đi tìm.
Riêng hình ảnh (cây) cầu, loại vật thể thuộc công trình xây dựng gắn
với giao thông, xuất hiện với tần số khá cao trong ca dao.
Cầu ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Cần Thơ nói riêng
thường được làm từ chất liệu có sẵn trong vườn cây. Ngoài hai loại cầu tương
đối hiện đại là cầu sắt, cầu xi măng xuất hiện tương đối muộn thì những cây
cầu đã từng có mặt trong ca dao là loại cầu tạm, làm từ các loại cây tạp
(gáo, gòn, bần…), các cây ăn trái nhưng đã già cỗi (cau, dừa, xoài…). Đây là
biểu hiện của văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Mặt khác, hệ thống cầu
tạm, cầu khỉ, cầu không tay vịn, cầu ván cong vòng, cầu tre lắt lẻo… là thực
trạng của hệ thống giao thông thấp kém ở nông thôn thế kỷ trước:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi,
Chính những cây cầu đơn sơ ấy lại là “thi liệu” giàu chất gợi tả,
gợi cảm trong các bài dân ca. Cây cầu trong ca dao vốn biểu trưng cho không
gian tình cảm, cho nơi gặp gỡ hò hẹn, cho sự giao nối… Với cầu không tay
vịn thì sự giao nối ấy trở nên khó khăn:
Yêu nhau anh muốn lại gần,
Cầu không tay vịn, anh cũng lần anh đi.
Xuất phát từ quan niệm biểu trưng có tính dân tộc, tính địa phương,
chúng tôi trình bày cơ sở lịch sử, văn hóa của các biểu trưng. Có thể nói, các
biểu trưng trong ca dao một mặt hình thành từ cơ sở lịch sử, văn hóa của vùng
đất, một mặt, chúng góp phần thể hiện những đặc điểm lịch sử văn hóa đó, bao
gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần trong đó bao gồm những yếu tố của nền
văn minh cây lúa, văn minh miệt vườn và đặc biệt là nền văn minh sông nước.

459
4. KẾT LUẬN
Trên các vùng lãnh thổ Việt Nam, ĐBSCL nhiều sông rạch hơn cả. Văn
hóa vùng đồng bằng trong đó có Cần Thơ, chịu sự tác động của môi trường
sông nước nầy. Môi trường sông nước là nhân tố khá quan trọng tác động đến
phong tục, tập quán, nhận thức, sinh hoạt gia đình, sinh hoạt lao động...
nói chung là tác động đến nhiều khía cạnh văn hóa khác nhau của cư dân.
Văn hóa sông nước Cần Thơ là hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần do con người nơi đây sáng tạo và tích lũy trong suốt tiến trình ứng xử
với môi trường tự nhiên và xã hội. Bài viết nầy chỉ thể hiện một vài khía cạnh
nhỏ của hệ thống ấy qua các hình ảnh trong văn học dân gian mà chủ yếu là
truyện, giai thoại và ca dao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chu Xuân Diên, 2008. Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử,
thể loại. NXB Giáo dục. Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Khánh, 2007. Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam. NXB
Giáo dục. Hà Nội.
3. Huỳnh Minh, 2001. Cần Thơ xưa. NXB Thanh Niên.
4. Trần Văn Nam, 2008. Cảm nhận ca dao Nam bộ. NXB Văn Nghệ. Tp.Hồ
Chí Minh.
5. Trần Văn Nam, 2012. Văn học dân gian Cần Thơ (công trình khoa học cấp
thành phố, nghiệm thu năm 2012).
6. Trần Văn Nam (chủ biên), 2013. Văn hóa dân gian sông nước Cần Thơ. NXB
Phương Đông.

RIVER CULTURES THROUGH THE WORKS


OF CAN THO FOLK LITERATURE

Abstract: For theoretical basis of the article, the folk literature was formed and
developed on the folklore foundation. Therefore, folk literature may be studied from
a cultural perspective and the culture and the "cultural codes" may be explored in
the works of folk literature.
River cultures is the type that contains the river elements; Can Tho folk
literature is folklore works collected in Can Tho.
River cultures is expressed in folktales, folk anecdotes and Can Tho folk-
songs through the contents, images in the stories and place-name anecdotes, the
folk-songs' symbols.

Keywords: Can Tho, folk literature, river culture

460
ÁM ẢNH SÔNG NƯỚC
TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
TS. Bùi Thanh Thảo, ThS. Trần Văn Thịnh1

TÓM TẮT
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn quen thuộc của văn học Việt Nam đương đại
nói chung và ở Nam Bộ nói riêng. Tạp văn của chị không quá nhiều, nhưng đã để lại
những dấu ấn nhất định cho người đọc về vùng đất Tây Nam Bộ, nhất là nỗi ám ảnh
sông nước thấp thoáng trong từng con chữ. Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát
một số tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư để nhận diện nỗi ám ảnh này. Miền Tây sông
nước trong văn chị vừa gần gũi thân thương lại cũng vừa đổi khác, lạ lẫm. Sông
nước vừa làm nên diện mạo vùng đất này, vừa là nỗi khắc khoải của chính người
dân nơi đây.

Từ khoá: tạp văn, nỗi ám ảnh sông nước, miền Tây

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói đến văn học đương đại ở Nam bộ, có lẽ khó có thể bỏ qua cái tên
Nguyễn Ngọc Tư. Rất nhiều người đã lý giải điều này. Nhưng tựu trung lại,
làm nên nét đặc sắc và sức hấp dẫn ở văn chương của chị là cảnh và người rất
đậm chất miền Tây. Và có lẽ cũng chính vì thế mà sông nước xuất hiện trong
văn của chị như một thứ ám ảnh kỳ lạ. Không chỉ đơn thuần là viết về miền
sông nước thì phải tả sông. Trong văn chương của chị, sông nước giữ vai trò
nhiều hơn là không gian bối cảnh. Sông nước và những gì liên quan đến nó
xuất hiện như máu thịt, như một phần hồn cốt nào đó trong cả con người lẫn
trang viết Nguyễn Ngọc Tư.
Ở đây, chúng tôi chọn tạp văn Nguyễn Ngọc Tư để giải mã ám ảnh
sông nước trong văn chị. Với đặc thù thể loại, tạp văn có thể không xây dựng
được hình ảnh con sông với nhiều hàm nghĩa như trong tiểu thuyết Sông của
chị, nhưng tạp văn lại là mảnh đất để Nguyễn Ngọc Tư trải lòng về những
điều tưởng chừng vụn vặt mà lại vô cùng ý nghĩa, giàu sức gợi và cũng đầy
ám ảnh.

2. SÔNG NƯỚC LÀM NÊN DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT VÀ GÓP


PHẦN KIẾN TẠO CĂN CƯỚC CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ai cũng biết đây là
vùng sông nước, và một chuyến thăm thú nơi đây có thể cho người ta ấn

1
Trường ĐH Cần Thơ.

461
tượng ban đầu về nó. Nhưng để cảm nhận đủ đầy về chất sông nước của vùng
đất này thì người ta cần sống sâu, sống đậm mới có thể có được.
Nhìn ở góc độ văn hoá, dòng sông và nước đều là những biểu tượng
đặc biệt, gắn với con người từ thuở sơ khai. Trong Từ điển biểu tượng văn
hoá thế giới, dòng sông hay dòng nước “là biểu tượng của khả năng của vạn
vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể (F.Schoun) của sự phong nhiêu,
của cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống và sự chết.”
(Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2002). Còn riêng nước thì được xem là
biểu tượng của “nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh”
(Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2002). Như vậy có thể thấy điểm chung
của biểu tượng sông – nước là gắn với sự sống, sự thanh tẩy, cái chết và sự
tái sinh. Trong văn học nghệ thuật, sông nước có thể vừa là bối cảnh, vừa là
biểu tượng.
Đọc tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc có thể nhận ra một miền
Tây dung dị nhưng vô cùng độc đáo. Mỗi cảnh sắc, mỗi nét sinh hoạt ở miền
Tây đều được nhà văn nhìn bằng cái nhìn của người sinh ra, lớn lên và gắn bó
sâu nặng với nơi này. Vì thế, chúng không chứa sự hiếu kỳ mà mang niềm
thương đằm sâu của con người xứ sở. Do vậy, cái diện mạo vùng đất mà
Nguyễn Ngọc Tư phác ra từ trang văn của mình cũng vẫn là vùng sông nước
nhưng có thể không hoàn toàn giống với những gì chúng ta từng biết.
Khi viết về dòng sông, Nguyễn Ngọc Tư không nói nhiều về dòng sông
tắm mát, về dòng phù sa bồi đắp ruộng vườn,… vốn đã thành sáo ngữ khi nói
về sông. Dòng sông trong tản văn của chị gắn với sinh hoạt thường ngày của
người miền Tây, được cảm nhận chung với nhịp sống của cả vùng đất, đúng
là dòng của sự sống (Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2002). Nhưng đồng thời
nước cũng đóng vai trò yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần (Jean Chevalier,
Alain Gheerbrant, 2002). Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư,
những biểu tượng này được khai thác rất sâu, đầy tính ẩn dụ. Trong tạp văn, chúng
được thể hiện nhẹ nhàng hơn, phù hợp với tính chất thể loại, nhưng vẫn rất phong
phú và thấm đẫm giá trị nhân văn. Một cái vó bên sông có thể là tâm điểm cho
một bức ảnh đẹp về miền Tây, nhưng đằng sau cái vó ấy mới là cuộc sống
con người. Cái chòi vó lợp bằng lá chằm đóp với giấc ngủ trưa mát rượi bên
sông, tiếng gọi “vó ơi” của người đi chợ sớm trên sông,… chính là thứ mà
không bức ảnh nào có thể chụp được. Trong Ừ thôi, cỏ mọc, Nguyễn Ngọc
Tư đã nhắc nhớ một cách tường tận và đầy trìu mến nét sinh hoạt ấy. Và cũng
vì thế, khi đọc những trang văn như vậy, người lạ thì trầm trồ thú vị, người đã
từng trải qua thì nhớ tiếc ngậm ngùi. Cái hiệu ứng ấy, nói cho cùng, cũng là
nét độc đáo của văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Trên cái dòng sông chảy tràn qua những trang văn Nguyễn Ngọc Tư,
người ta bắt gặp những gì gần gũi thân quen, nhưng là từ góc nhìn nửa quen
nửa lạ. Đây là cái nhìn về sông của một người xứ khác lần đầu đến miền Tây:
“hình như trên đất này, mọi thứ đều động đậy, nhúc nhích. Sông ở đây cũng

462
náo nhiệt, cũng đông đúc hơn những con sông miền Bắc, miền Trung mà chị
đã đi qua” (Còn gì khi vẫy chào nhau). Đông đúc náo nhiệt cũng phải thôi,
bởi ở đây sông nước không chỉ là cảnh trí mà là một phần máu thịt của cuộc
sống thường nhật. Cảnh xuồng ghe tấp nập, cảnh chợ nổi trên sông nước
miền Tây vốn là những cảnh không phải nơi nào cũng có.
Nhưng cũng có những thứ gắn với sông mà qua cái nhìn Nguyễn Ngọc
Tư, nó trở nên lạ hơn, có hồn hơn. Đó là cái rừng bần đặc trưng mà ai đi qua
kênh rạch miền Tây đều thấy chúng đứng ven bờ, nhưng mấy ai thấy được
cái buồn hiu trong dáng đứng của bần:
“Dầm chân trong sình lầy, mỗi cây là một đìu hiu, họp lại làm rừng
cũng là một rừng đìu hiu, buồn buồn. Ngửa mặt thấy phía trên những nhánh
bần de ra lòng rạch là trăng chiều mỏng và lạnh. Cảnh này mà có thả cụ
Charlie Chaplin vô giễu thì cũng không cười nổi. Riêng cái tên bần thôi đã
nghe có chút ngậm ngùi rồi” (Rừng bần).
Trong ca dao, ta chỉ thấy cái buồn trong hình ảnh “trái bần trôi”
(Thân em như trái bần trôi / Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu), chưa thấy ai
cảm nhận được cái đìu hiu của rừng bần. Phải chăng chúng ta chưa nhìn đủ
lâu, chưa ngắm đủ mọi góc, và cũng chưa sống đủ sâu với sông nước để thấy
cái buồn hiu trong dáng đứng dầm chân trong nước của loài cây này? Cũng
tương tự như vậy, không ai đến vùng sông nước mà không biết đến lục bình,
hầu như ai cũng có cảm giác buồn khi thấy chúng trôi trên sông, nhưng chỉ
Nguyễn Ngọc Tư mới có so sánh này:
“Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ
đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến
đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng
phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình
không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng
chưa gọi là buồn, một giề lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi
lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt
sông đầy, thì buồn chết giấc”. (Lục bình)
Nhưng cái buồn chết giấc ấy lại không khiến con người trở nên bi quan
yếm thế, mà ngược lại, đó là Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam
hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trải dài, thông
thống, mênh mông, cởi mở… Cách cảm nhận về lục bình của Nguyễn Ngọc
Tư thể hiện đúng cái chất của người miền Tây: trông qua cứ như hời hợt,
bông đùa, nhưng thực ra không kém phần sâu sắc và tinh tế.
Trong cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư, dòng sông còn ảnh hưởng đến
con người, góp phần tạo nên căn cước / bản sắc (identity) cho con người của
một vùng đất. Căn cước của con người có thể được hiểu là sự nhận thức của
họ về chính mình, về những cá thể khác và về một nhóm xã hội. Căn cước
(bản sắc) do đó thường được nhắc đến với nét riêng làm nên diện mạo một cá

463
thể hay tập thể. Khi viết về Bến Tre, Nguyễn Ngọc Tư đã có lý giải rất thú vị
mối quan hệ giữa không gian sông nước và diện mạo con người xứ cù lao:
“Giải thích về sự hiền hòa, ngang tàng, trầm tư, hào sảng và cởi mở
của Bến Tre, tôi chỉ biết lấy cái tâm thế đứng trước sông của Bến Tre ra mà
nghĩ. Quay mặt về đâu cũng sông, đi đâu, ngó đâu, Tiền Giang hay Vĩnh
Long, Trà Vinh cũng có những dòng sông vây bọc, sông rẽ đất mà chảy, cắt
những cù lao để trọn một vòng tay mà ôm lấy cù lao. Phía còn lại là biển.
Bến Tre như một người ngồi thiền định trên một lá sen, tâm trong trẻo róc
rách tiếng nước đang lên. Một miền Tây thu nhỏ ít phai lạt, nhiều cảm giác”.
(Bến Tre)
Nguyễn Ngọc Tư cảm nhận sự mênh mông sông nước bao bọc xứ cù
lao đã góp phần hình thành những nét tính cách vừa khác biệt vừa thống nhất
của người Bến Tre: hiền hòa, ngang tàng, trầm tư, hào sảng và cởi mở.
Hẳn nhiên căn cước của con người không chỉ được tạo nên bởi những yếu tố
bối cảnh, nhưng không gian sinh tồn có ảnh hưởng rất lớn đến điều đó.
Sống giữa không gian rộng mở nên lòng người cũng thênh thang. Và cái gọi
là “không gian mở” ở miền Tây không phải chỉ có sông nước mênh mông mà
còn là những ngôi nhà sàn không cửa nơi Đất Mũi: “Nhưng ngôi nhà sàn
không cửa lại có cái lý của nó. Để cho tiếng biển thật gần mình, cho người
vợ trẻ nghĩ tới chồng đang bủa lưới ngoài khơi, cho những ông già nguôi
niềm thương nhớ biển kể từ khi xa những cái đáy hàng khơi, cho những cậu
bé đang tuổi nhổ giò mơ một giấc mênh mông, tròng trành trên chiếc ghe câu
giữa bốn bề biển cả” (Ngủ ở Mũi).
Người đọc bắt gặp hình ảnh rất hiện thực nhưng cũng không kém
phần lãng mạn – cái lãng mạn rất đời ở nơi chót cùng của Tổ quốc.
Nhà không cửa không được lý giải từ góc độ an ninh (chẳng hạn vì nơi đây
không có trộm), cũng không phải được lý giải từ góc độ vật chất (chẳng hạn
vì nhà không có gì đáng giá), mà là vì không gian mở ấy phù hợp với nỗi
nhớ, với giấc mơ biển của con người. Người xứ biển thích sự rộng mở,
hài hoà với biển. Ở đây, hiện thực và lãng mạn hoà vào nhau, để con người
không bị cơm áo ghì sát đất, để những người lao động chân chất vẫn có giây
phút mơ mộng theo kiểu của riêng mình. Không gian sông nước, biển cả
trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư khi thì đóng vai trò yếu tố nền tảng, khi là
chất xúc tác hình thành nên tính cách, kiến tạo nên căn cước con người
miền Tây. Cách cảm nhận đó của chị vừa mang tính phát hiện, vừa mang lại
sự bất ngờ và thú vị cho người đọc.
Miền sông nước trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không thể thiếu
con nước rong, mùa gió chướng tràn đồng, mùa nước nổi mênh mông…
“Con nước rong” – mấy tiếng đó vang lên như tiếng gọi ký ức quen thuộc của
dân sông nước. Nước rong lại gặp cơn gió chướng thì sông - nước – gió như
hoà quyện, hô ứng với nhau, tạo thành “cuộc diễu hành của sự sống đồng bãi
như vô tận, như không bao giờ chấm dứt” (Của nước và gió). Nếu mùa nước

464
nổi mang theo cá tôm, sự sống cho con người thì con nước rong mang theo
rái mắm, đước, vẹt, dừa chuột khoét, bẹ dừa nước,… như một sự “phô trương
thanh thế” của sự sống tự nhiên. Và dù nước rong hay nước nổi, cứ nước lên,
mưa xuống là dân miền Tây có muôn vàn cách thích ứng. Giàn phơi trong
Mùa phơi sân trước là một cách như thế. Sân ngập nước thì người ta làm giàn
ngay trên khoảng sân ấy. Trên giàn phơi đủ thứ, từ củi, lúa, mền gối cho đến
cơm nguội, cá khô, bánh phồng, mứt dừa mới ngào nửa nắng,… Giàn phơi dù
có nước ngập dưới chân nhưng đã có nắng trên đầu, gió xung quanh. Và quan
trọng hơn, cái thế giới trên giàn phơi trở thành “gương mặt đại diện” cho gia
cảnh mỗi nhà, thành niềm tự hào hoặc mơ ước của mỗi đứa trẻ khi so sánh
cái giàn phơi nhà mình với nhà hàng xóm. Có lẽ vì vậy mà với Nguyễn Ngọc
Tư, cái giàn phơi ấy chứa cả buồn vui phận người. Nó không chỉ là cảnh sắc,
là sinh hoạt ở miền Tây mà còn là một phần của tấm thẻ căn cước nhận diện
mỗi người.
Chợ trôi cũng là một sinh hoạt độc đáo của vùng sông nước.
Nhiều người biết đến chợ nổi ở ngã ba, ngã bảy sông, thậm chí chợ nổi ngày
nay xuất hiện như một “thương hiệu” du lịch cho một vài địa phương ở miền
Tây. Nhưng cái chợ trôi trong văn Nguyễn Ngọc Tư thì không phải ai cũng
rõ. Đó là chiếc ghe thương hồ giữ vai trò như một tiệm tạp hoá di động trên
sông: “chiếc ghe tưởng nhỏ mà hỏi gì cũng có, từ thịt cá đến rau củ, từ cây
kim tây cho tới thùng chứa nước mưa” (Chợ trôi). Và quan trọng hơn, chiếc
ghe ấy mang đến xóm Rạch Rập cả những câu chuyện của chân trời – nơi mà
cư dân của xóm chưa bao giờ được tới - khiến họ thấy chân trời gần lại, sông
nước không còn là thứ cản trở, đời sống xó quê bớt đi tẻ nhạt. Người đọc như
cảm thấy đâu đây bóng dáng của đoàn tàu lấp lánh ánh sáng mà chị em Liên
chờ đợi hàng đêm (Hai đứa trẻ - Thạch Lam). Chỉ có điều, chiếc ghe hàng
bông của Nguyễn Ngọc Tư bình dị hơn, lặng lẽ hơn, và cũng gần gũi với
người dân xóm Rạch Rập hơn. Ở vùng đất này, giao thông đường thuỷ phát
triển sớm và phổ biến, với một số vùng, chiếc ghe chợ trôi ấy còn quen thuộc
hơn những khu chợ cóc trên bờ. Vì thế, cái chợ trôi ấy còn là cả một phần đời
của mỗi người trong xóm, nó góp phần định hình đời sống của họ, kiến tạo
chất sông nước trong con người của họ.
Như vậy, dưới ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, sông nước đã góp phần quan
trọng làm nên diện mạo của vùng đất này và góp phần kiến tạo căn cước cho
người dân ĐBSCL. Ở đó không chỉ có cảnh quan sông nước mà còn có đời
sống sông nước của cư dân, có văn hoá thấm đẫm trong từng sinh hoạt, từng
nhịp thở đồng bằng. Cái thú vị của những trang văn này là khi đọc chúng,
người xứ khác vừa thấy một miền Tây lạ lẫm nhưng cũng lại có nét thân
quen, còn người miền Tây vừa nhận ra sự quen thuộc lại vừa cảm được sự
độc đáo mà có khi chính họ cũng chưa kịp nhận ra. Một phần sức hút từ
những trang văn dung dị của Nguyễn Ngọc Tư có lẽ là ở chỗ đó.

465
3. KHẮC KHOẢI NIỀM ĐAU SÔNG NƯỚC
Với tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc không chỉ thấy một vùng
không gian địa lí – văn hoá đặc thù mà còn cảm nhận được ở đó sự khắc
khoải niềm đau sông nước của nhân vật và của chính tác giả. Niềm đau ấy
có thể khởi phát từ sự nghèo khó, từ hệ luỵ của quá trình đô thị hoá, từ sự
đổi thay nơi xứ sở, và từ sự cô đơn của con người trước sông nước bao la.
Đó là một ám ảnh khác gắn với không gian sông nước trong tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư.
Miền Tây còn nghèo. Đó là điều ít nhiều ai cũng biết. Nhưng thể hiện
nó một cách xót xa, day dứt thì có thể cũng cần kể đến văn Nguyễn Ngọc Tư.
Cái nghèo trong văn chị có lúc cũng chứa sự bình yên, dung dị đến nao lòng.
Chẳng hạn như cảnh đi chợ ghe: Con nhỏ nằm ngủ queo rồi, nằm giữa cà
vung trầu và buồng chuối chín bói chim ăn mất mấy trái. Vài chiếc xuồng đi
chợ sớm khác đuổi kịp nhau, hỏi han râm ran chuyện lúc thóc, mùa màng
(Đi chợ chợ xa). Những thức quê đơn sơ trên chiếc xuồng chèo giữa khuya,
dù không đủ đổi lấy vài món hàng và ít quà chợ, nhưng dẫu sao cũng mang
lại niềm vui cho đứa bé con lần đầu được đi chợ xa. Nhưng không phải người
miền Tây nào cũng còn được cái may mắn với chút niềm vui đơn sơ ấy.
Hình ảnh người nghèo trên bến xe, tìm kế sinh nhai nơi phương xa, khiến
người đọc nhói lòng: Mỗi lần nhìn những con người lem luốc, quê mùa lơ
ngơ trên bến xe miền Tây, rõ ràng là chỗ ấy đất bằng gió bụi nhưng như nhìn
thấy họ đi cầu khỉ. Chênh vênh chới với trên thân cây nhỏ giữa dòng. Tâm
thế qua cầu khỉ là cứ đi đã, đến bờ bên kia được hay không, có rơi xuống
sông không, tính sau (Miền Tây không có gì lạ). Cái “cầu khỉ” cuộc đời ấy,
mỗi người tha phương cầu thực đều phải đi qua, mong tìm một chút cơ hội
cho mình. Sự liên tưởng, phép so sánh của Nguyễn Ngọc Tư độc đáo nhưng
cũng chân thực đến xót xa. Nỗi lo sinh kế là một gánh nặng trên vai người
miền Tây, cuộc đô thị hoá phần nào đẩy họ rời quê lên phố cùng với cái dáng
chênh vênh chới với đầy ám ảnh. Những điều ấy hiện lên trong tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư như một phần nỗi khắc khoải của chị về vùng sông nước
mênh mông này.
Một nỗi khắc khoải khác mà Nguyễn Ngọc Tư luôn chú ý thể hiện
trong tạp văn của mình, đó là sự đau đáu về những hệ luỵ của quá trình đô thị
hoá và sự phát triển nói chung. Những dòng sông ô nhiễm cứ trở đi trở lại
trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư như một sự day dứt của chị và tạo nên một
nỗi ám ảnh đối với người đọc, dòng sông vẫn cợn phù sa, nhưng sắc nước
bầm lại, xanh xám như con bịnh lâu ngày (Dỗ dành cũng khác). Những nhà
máy chế biến thuỷ sản góp phần “bức tử” không ít dòng sông. Cái xứ sở cá
tôm sẵn bắttrong câu ca dao xưa giờ nhiều nơi chỉ còn là ký ức, bởi những
rằm những ba mươi giở lú chỉ thấy toàn rác và bọt nước (Dỗ dành cũng
khác)… Không chỉ ô nhiễm, nạn lở bờ lại ào đến như một loại tai hoạ khủng
khiếp, cuốn theo không chỉ nhà cửa, của cải (đôi khi cả sinh mệnh con người)

466
mà còn cuốn luôn cả hình ảnh bình yên của đôi bờ thương nhớ (tạp văn cùng
tên). Bao nhiêu thế hệ người miền Tây dù đi đâu, bao nhiêu tuổi, thì sông quê
nước chảy đôi bờ vẫn là niềm nhớ nhung không nguôi của họ. Và giờ đây,
nó lại trở thành niềm đau với không ít người. Hình ảnh đôi bờ sông lở lói sâu
hoắm như một lời cảnh báo của tự nhiên về sự tàn phá của con người,
trở thành nỗi ám ảnh và vẫn đang là thách thức lớn đối với người miền Tây.
Người con yêu thương miền Tây mộc mạc chân quê như Nguyễn Ngọc Tư
cũng vui mừng vì quê hương đổi mới, nhưng cũng ngậm ngùi xót xa vì
những sự đổi thay không mong đợi. Dẫu đó có là quy luật, thì lòng người
cầm bút vẫn cứ nhói đau.
Nếu nạn lở bờ cuốn mọi thứ xuống sông thì sự xuất hiện ngày càng
nhiều resort ven biển lại đẩy người dân xứ biển lên bờ, lên xa khỏi cái bờ bãi
quen thuộc thân thương của họ. Trong Áo rách và nắm bụi¸những hàng rào
lạnh lùng được dựng lên, ngăn chia hai thế giới khác biệt về cái có lẽ đã được
gọi là “đẳng cấp sống”. Nguyễn Ngọc Tư nhìn những hiện tượng ấy không
phải bằng sự phê phán gay gắt của báo chí, mà bằng cái nhìn đằm sâu yêu
thương của con người ở xứ sở này. Vì thế, văn chị khiến người ta thấy day
dứt ngậm ngùi. Nguyễn Ngọc Tư không đi ngược lại sự phát triển, không níu
kéo thời kỳ thô sơ tự nhiên, nhưng chị nuối tiếc cho những gì con người và cả
tự nhiên đang phải đánh đổi cho sự phát triển. Có thể đó là điều không ai
muốn, nhưng nó khiến cho mỗi người phải tự vấn về trách nhiệm của mình.
Ở trên chúng tôi đã đề cập đến những khắc khoải về sự đổi khác của
diện mạo bên ngoài vùng sông nước Cửu Long. Trong tạp văn Nguyễn Ngọc
Tư, sự đổi khác bên trong con người cũng là điều day dứt không kém, là nỗi
khắc khoải thường trực trong chị. Có hai trạng thái mà Nguyễn Ngọc Tư
thường nhắc đi nhắc lại, đó là sự hờ hững và trạng thái cô đơn của con người.
Người miền Tây xưa nay được “nhận diện” bởi sự hồn hậu, chân thành,
bởi lối sống hào hiệp, ấm áp nghĩa tình. Nhưng cùng với sự phát triển về
nhiều mặt, có một sự đổi khác không ai mong muốn – đó là sự gia tăng của
độ hờ hững trong quan hệ con người. Với Mương rộng hào sâu, Nguyễn
Ngọc Tư đã thể hiện niềm xót xa từ chính nhan đề tác phẩm. Đó vừa là hình
ảnh thực, vừa là ẩn dụ về lòng người. Con mương dùng làm ranh giới giữa
hai chủ đất (thường gọi là mương ranh) ngày xưa hầu như chỉ có tính tượng
trưng, nay thì trong nhiều trường hợp đã trở thành đối tượng tranh chấp của
hai nhà. Khi đô thị hoá tràn đến cửa, khi tấc đất hoá tấc vàng theo nghĩa đen,
người ta đào mương rộng hào sâu làm ranh giới đất, nhưng hành động đó
cũng chính là đào hào ngăn cách tình nghĩa làng xóm, anh em. Cái ranh giới
hữu hình ấy chắc không thể rộng, không thể sâu bằng ranh giới vô hình trong
lòng người, thăm thẳm, và gần như không thể lấp đầy, không thể xoá vết.
Có lẽ những ai đã từng sống trong nghĩa tình ấm áp tối lửa tắt đèn có nhau
đều thấy chạnh lòng vì sự thay đổi này.

467
Không chỉ là mương ranh, quá trình đô thị hoá còn vô tình biến cả một
con sông thành ranh giới (Bên sông). Hai bên sông trở thành hai thế giới dần
khác biệt đến ngỡ ngàng, và quan trọng là lòng người cũng trở nên hờ hững
đến xót xa. Bên kia sông lên phố. Bên này sông vẫn là quê. Người quê và
người phố không còn nhìn nhau bằng ánh nhìn như trước, lòng nghĩ về nhau
cũng không còn được như xưa. Người ta thật khó để xác định mình nên ước
điều gì trong hoàn cảnh ấy. Mong bên kia đừng lên phố là đi ngược lại sự
phát triển. Mong bên này cũng đô thị hoá nốt đi, không còn là quê để tương
xứng với bên kia, là đi ngược lại lòng hoài nhớ của nhiều người. Nguyễn
Ngọc Tư như người đứng giữa đôi bờ, nhìn bên nào cũng thấy thương, mà
càng xót hơn khi đôi bờ ấy không thể thương nhau như trước.
Như đã nói ở trên, có hai điều mà Nguyễn Ngọc Tư chú ý nhất về sự
thay đổi trong lòng người, đó là sự hờ hững và nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn của
con người trong tạp văn của chị không chứa sự giằng xé dữ dội mà ngấm
ngầm, lặng lẽ, và cũng vì thế mà thấm thía đau.
Nói về sự cô đơn, hai nhân vật trong Biển của mỗi người là hình ảnh có
sức ám ảnh đối với người đọc. Hai ông già cùng trốn Tết, trốn cái tấp nập ồn
ào tay bắt mặt mừng, để được yên tĩnh trong thế giới riêng của mình.
Một ông trốn tết đi biển, ông còn lại tìm cách khoá cửa ngoài để trốn trong
nhà, để khách đến tưởng mình đã đi vắng. Họ tận hưởng sự yên tĩnh – thật ra
là sự cô đơn – của chính mình. Trong tác phẩm này, biển trở thành biểu
tượng cho sự cô đơn của mỗi người. Người ta có thể bơi trong biển cô đơn
mênh mông của chính mình, và “họ sống với biển của mình lâu tới mức, lúc
cần tìm người, họ hoàn toàn mất dấu tích của nhau”. Có thể đây cũng là một
biểu hiện phổ biến của con người trong cuộc sống hiện đại, vì trăm nghìn lí
do, người ta nghĩ mình có thể nhấm nháp, tận hưởng cái thú một mình mà
thậm chí không cần đến đồng loại. Nhưng, đơn độc vùng vẫy mãi trong biển
cả của chính mình, có lẽ không thể là lựa chọn vĩnh viễn của con người.
Nguyễn Ngọc Tư nhìn sự cô đơn của con người hiện đại từ nhiều góc
nhìn khác nhau, và góc nào cũng có sự độc đáo nhất định. Nếu ở Biển của
mỗi người, chị dùng biển như một biểu tượng thì trong Những cây gòn lạc,
chị lại dùng cây gòn – hình ảnh vốn rất quen thuộc ở miền sông nước.
Nguyễn Ngọc Tư thảng thốt khi bắt gặp cây gòn chơ vơ giữa quán nhậu nơi
phố xá tấp nập, như thể nó đang đi lạc trong thành phố: “Và trong ký ức
không thể chỉnh sửa của những đứa trẻ ngày đó, gòn chỉ đứng nơi bờ kinh,
bờ ruộng, bên khẩu đìa, bên những cây quao, cây trâm bầu… nên thấy gòn
giữa thành phố, giữa cái quán nhậu chật chội bức bối hơi người, có kẻ kêu
lên, trời, sao mấy cây gòn lại lạc ở đây. Nửa mừng, vì cái cảm giác như bạn
thời thơ ấu, bạn thời ghẻ chóc mọc trên đầu từ quê cũ lặn lội ra thăm. Nửa lơ
ngơ, như thấy đám rau càng cua mọc bên thềm chợ, như nghe con dế gáy
trên vỉa hè, tự hỏi, sao tụi nó ở đây? Mà, sao ta lại ở đây?”. Đối với người
quê, cây gòn là hình ảnh thân quen mang lại cho họ bông êm để gối đầu,

468
thân dùng để bắc cầu – những cây cầu sống (vì một đầu cầu sẽ mọc lên cây
gòn mới và cả cây cầu mẹ lẫn cây gòn con sẽ cùng sống). Và gòn còn cho
người quê thêm một hình ảnh chắc chắn sẽ thành ký ức khó phai: những trái
gòn bung nở bông trắng xoá lơ lửng trên cây. Những cây gòn ấy khi lạc ra
phố, dường như nó không có chút tác dụng thực tế nào. Có chăng là gợi lên
niềm thương đến day dứt và sự liên tưởng đầy xót xa của những ai từng là
một đứa trẻ quê:
“Sao gòn không về bờ kinh, liếp chuối, về cái nơi còn những người
nghèo chờ tháng ba về hái bông gòn để chăm chút nâng niu giấc ngủ cho
người thân? Sao những cây gòn lại đứng đây, chẳng để làm gì, treo chùm
trái trên cao, như những dấu chấm than buông lửng bên trời, buốt nhức”.
“Những cây gòn đi lạc? Hay chính đứa trẻ xưa đã lạc?”
Trong tác phẩm này, Nguyễn Ngọc Tư dùng rất nhiều câu hỏi tu từ để
giãi bày sự trăn trở, khắc khoải về chỗ đứng của chính mình trong xã hội: liệu
mình có đi lạc như cây gòn tội nghiệp? Cả cây và người đều cô đơn, lạc lõng
giữa ồn ào tấp nập, mà cô đơn giữa ồn ào mới là sự cô đơn đáng sợ: “Nhưng
sống giữa bầy đàn đông đúc mà không ai hiểu được mình, không ai chia sẻ
với mình, không ai trìu mến với mình, đâu thử lên núi cao xem có đỡ đau hơn
không?” (Giữa bầy đàn)
Niềm đau sông nước trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư không quá bi
thương, nhưng nó khiến người đọc ám ảnh và day dứt. Tâm tình của con
người miền Tây được thể hiện bởi một người miền Tây dung dị, vì thế nó có
khả năng lay động lòng người.

4. THAY LỜI KẾT


Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư đề cập đến rất nhiều vấn đề, từ nhiều góc độ
khác nhau, nhưng bàng bạc trong đó dường như luôn là hình ảnh sông nước.
Đối với chị, sông nước không chỉ là bối cảnh, mà là một phần hồn vía của
vùng đất và con người nơi đây. Dòng sông, bờ bến, biển cả,… trong tạp văn
của chị được nhớ đến như những yếu tố góp phần kiến tạo nên không gian
văn hóa và cả căn cước người miền Tây, vừa thấm đẫm yêu thương, vừa chứa
nhiều trăn trở, xót xa. Sông nước, với chị, không chỉ là nỗi nhớ mà có lẽ đã là
một ám ảnh. Những trang văn ngắn gọn, dung dị, những hình ảnh đời thường,
cùng với những suy tư sâu sắc về cuộc đời – đó chính là điều mà người đọc
nhận được khi tìm đến tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư.

469
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2002. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới.
NXB Đà Nẵng. Trường viết văn Nguyễn Du. Đà Nẵng.
2. Lã Nguyên. Vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá trong quá trình hội nhập
và phát triển. http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn.
3. Đỗ Lai Thuý, 2011. Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy. NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Tư, 2016. Biển của mỗi người. NXB Kim Đồng. Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Tư, 2017. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. NXB Trẻ. TP.HCM.

RIVER OBSESSION
IN NGUYEN NGOC TU’S SHORT PROSES

Abstract: Nguyen Ngoc Tu is a popular writer of contemporary literature in the


South of Vietnam. Although her short proses are not too many, but leave some
certain impressions. One of those impressions is the obsession of river and
waterflickering behind words. In this article, we examine a number of Nguyen Ngoc
Tu's short proses to identify this obsession. Mekong river portrayal (Mien Tay river
and water portrayal) in her literature is both familiar, very dear, and also different
and distinct. Rivers are not only made the appearance of this area but also leave the
affection to people here.

Keywords: short prose, river obsession, Mien Tay

470
DẤU ẤN VĂN HÓA SÔNG NƯỚC Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX TRONG HỒI KÝ
XỨ ĐÔNG DƯƠNG CỦA PAUL DOUMER
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh1

TÓM TẮT
Bài viết nhằm chỉ ra dấu ấn văn hóa sông nước ở một số nước Đông Nam Á:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma… ở đầu thế kỷ XX trong hồi ký Xứ
Đông Dương của Paul Doumer. Bằng các phương pháp hệ thống - loại hình, liên
ngành, phân tích - tổng hợp, so sánh, bài viết cho thấy những đặc trưng văn hóa
sông nước vừa mang tính phổ quát của khu vực vừa mang tính cá biệt của từng quốc
gia, bao gồm: đặc trưng về không gian sông nước, văn hóa định cư, phương tiện đi
lại, động - thực vật đặc trưng, đặc điểm văn hóa từng dân tộc.

Từ khóa: Đông Dương, Đông Nam Á, không gian văn hóa, Paul Doumer, văn hóa
sông nước

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đông Nam Á được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Theo
Trần Ngọc Thêm, “Nắng và mưa, nóng và ẩm, núi và sông, non và nước, lục
địa và đại dương luôn luôn là hai hằng số tự nhiên chi phối toàn bộ truyền
thống văn hóa các nước Đông Nam Á” (Trần Ngọc Thêm, 2014), trong đó có
đặc trưng văn hóa sông nước của khu vực này. Đặc biệt, dòng sông Mekong
góp phần rất lớn trong việc hình thành văn hóa sông nước của các nước ở
nhóm đất liền: Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mặc dù có
những điểm chung nhất định, mỗi vùng lãnh thổ lại có những đặc trưng văn
hóa sông nước riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu tính “thống nhất trong sự đa
dạng” của nền văn hóa này luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu.
Tác phẩm Xứ Đông Dương (L’Indo-Chine française:Souvenirs) là hồi ký
của Joseph Athanase Paul Doumer(1857-1932)- Toàn quyền Đông
Dương (1897-1902), Tổng thống Pháp (1931-1932). Tác phẩm được ông viết
vào năm 1903 sau khi trở về từ Đông Dương. Sau 113 năm, quyển hồi ký này
được dịch sang tiếng Việt. Quyển sách không chỉ lưu lại kỷ niệm của một cá
nhân mà đó còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, dân tộc của các
nước khu vực Đông Nam Á. Từ bờ Tây của châu Âu lạnh giá, sau chuyến hải
trình 26 ngày đêm, Doumer đã dần thâm nhập và khám phá ra khu vực Đông
Nam Á với nhiều thay đổi từ thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và quang cảnh đến lối
sống, phong tục, tập quán, văn hóa sinh hoạt. Trong đó, những dấu ấn về văn

1
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Cần Thơ.

471
hóa sông nước của một số nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma được tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể. Đó là những đặc trưng về
không gian sông nước trù phú, tươi đẹp, rực rỡ; về văn hóa định cư; về phương
tiện đi lại; về đặc trưng động - thực vật; về đặc điểm văn hóa từng dân tộc.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu từ quy mô đến các bài viết nhỏ lẻ. Trong phạm vi bài nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ đề cập đến các công trình trọng yếu đã được xuất bản: Lịch sử
văn hóa Đông Nam Á do Phạm Đức Dương, Phạm Nguyên Long chủ biên
(2013), Những vấn đề về văn hóa - lý luận và ứng dụng của Trần Ngọc Thêm
(2014), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông của Mai Ngọc Chừ (2009), Tìm
hiểu nền văn minh Đông Nam Á của Đinh Trung Kiên (2007),Văn hóa Đông
Nam Á của Nguyễn Tấn Đắc (2009), Văn hóa Đông Nam Á của Mai Ngọc
Chừ (1999), Phong tục các dân tộc Đông Nam Á do Ngô Văn Doanh và Ngô
Quang Thiện sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn (1997), Văn hóa - giáo dục các
nước Đông Nam Á của Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt
Nam (2003), Đông Nam Á, Những vấn đề văn hóa - xã hội của Trung tâm
nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á (2000), Nghiên cứu Đông Nam Á của
Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2019), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối
cảnh văn hóa Đông Nam Á của Đinh Gia Khánh (1993)…Đó là những công
trình nghiên cứu chuyên sâu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về văn hóa
Đông Nam Á ở các khía cạnh: tiến trình lịch sử văn hóa, chủng tộc, ngôn
ngữ, điều kiện tự nhiên, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm
thực, nghệ thuật, văn hóa bản địa, đặc trưng văn hóa từng quốc gia trong khu
vực. Trong đó, công trình Những vấn đề về văn hóa - lý luận và ứng dụng của
Trần Ngọc Thêm có nghiên cứu sâu về vấn đề văn hóa sông nước.
Đối với hồi ký Xứ Đông Dương, từ khi ra đời đến nay cũng đã nhận
được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và độc giả Việt Nam. Tuy nhiên,
hầu hết chỉ dừng lại ở những bài viết cảm nhận đơn lẻ về lịch sử, văn hóa
Việt Nam. Chưa có công trình nào nghiên cứu về những dấu ấn văn hóa sông
nước của các nước Đông Nam Á trong hồi ký này.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bài viết sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp là chủ yếu. Bên cạnh đó
còn sử dụng kết hợp các phương pháp như phương pháp hệ thống - loại hình,
phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề.

4. NỘI DUNG
4.1 Khái niệm văn hóa sông nước
Qua nghiên cứu, hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng thuật ngữ
“văn hóa sông nước” khá nhiều, tuy nhiên, chưa có một khái niệm rõ ràng

472
cho thuật ngữ này. Trần Ngọc Thêm đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về
văn hóa sông nước qua hai công trình Những vấn đề về văn hóa - lý luận và
ứng dụng (2014) và Văn hóa người việt vùng Tây Nam Bộ (2014). Tuy nhiên,
ông sử dụng không đồng nhất các thuật ngữ như “văn hóa sông nước”,
“văn hóa nước” và “tính sông nước” để nói về văn hóa sông nước. Theo đó,
tác giả đề cập cơ sở hình thành và các đặc trưng của “nền văn hóa nước”:
“Do địa hình cư trú là vùng sông nước nên ở đây mọi thứ đều phải thích nghi
với nước: từ thực vật, động vật đến con người… Con người đã tạo nên một
nền văn hóa nước đa dạng: tận dụng nước, đối phó với nước, sùng bái nước
và lưu luyến nước” (Trần Ngọc Thêm, 2014).
Trong công trình nghiên cứu Văn hóa người việt vùng Tây Nam Bộ
(2014), khi đề cập đến các đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt vùng
Tây Nam Bộ thì Trần Ngọc Thêm có đề cập đến “tính sông nước”
(“waterway-ness”). Ông cho rằng, “tính sông nước là sự biểu hiện của sông
nước trong văn hóa Tây Nam Bộ…là một phẩm chất thuộc hệ tính cách văn
hóa Tây Nam Bộ”. Vì vậy, ông đưa ra khái niệm về “tính sông nước: “Tính
sông nước – hay nói đầy đủ hơn là “tính hòa hợp cao với thiên nhiên sông
nước” – là một đặc trưng tính cách văn hóa xuất hiện ở những vùng văn hóa
có mạng lưới sông nước dày đặc chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của con người và con người thì biết khai thác tối đa lợi thế của thiên
nhiên sông nước trong khi chỉ đối phó với nó ở mức tối thiểu và đối phó mà
không xung đột với nó” (Trần Ngọc Thêm, 2014). Theo đó, tác giả nêu lên
6 biểu hiện của tính sông nước: thủy sản là thức ăn chủ lực, nơi cư trú gắn
với sông nước, xứ sở giao thông đường thủy, phần lớn nghề nghiệp gắn với
sông nước, sinh hoạt và ứng xử theo quy luật con nước, nghệ thuật mang đậm
dấu ấn sông nước.
Như vậy, dù có những cách gọi khác nhau nhưng “văn hóa nước” hay
“tính sông nước” đều chỉ “những giá trị văn hóa đặc trưng gắn liền với sông
nước của con người”. Đây là cách hiểu về “văn hóa sông nước” trong bài
viết này.
4.2 Những đặc trưng văn hóa sông nước ở một số nước Đông Nam Á
trong hồi ký Xứ Đông Dương của Paul Doumer
4.2.1 Đặc trưng không gian sông nước Đông Nam Á
Trước hết, đó là hệ thống sông ngòi phân bố dày đặc ở từng quốc gia,
đặc biệt là những con sông lớn trên bán đảo Đông Dương. Khu vực này bao
gồm Việt Nam (An Nam, gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), Campuchia
(Cao Miên) và Lào (Ai Lao)2. Các quốc gia này có một điểm chung đó là có
dòng sông Mekong chảy qua lãnh thổ. Bên cạnh đó, ở Myanma (Miến Điện),
“hai con sông lớn là sông Irrawaddy và sông Saluen”. Đất nước Thái Lan

2
Những danh từ riêng trong ngoặc đơn là cách gọi của Paul Doumer trong hồi ký Xứ Đông
Dương.

473
(Xiêm La) “được tưới mát bằng sông Mê Nam, sông này có lưu vực gần như
hòa vào lưu vực sông Mê Kông”. Còn ở Việt Nam, Bắc Kỳ “có sông Hồng
với nhánh chính là sông Đà và sông Lô”, Bắc Trung Kỳ có “sông Mã chảy
qua tỉnh Thanh Hóa giàu có và sông Lam chảy qua Vinh”, Nam Trung Kỳ có
các sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Quảng Trị, sông Hương, sông Đà Nẵng,
sông Cái, sông Đà Rằng, Nam Kỳ có “sông Đồng Nai phát nguyên từ cao
nguyên Lâm Viên ở Trung Kỳ, chảy qua Nam Kỳ, và đổ ra biển qua 20
nhánh, một trong số đó thường được gọi là sông Sài Gòn”. Những con sông
này tuy chảy về nhiều hướng khác nhau nhưng phần lớn xuất phát chung
nguồn cội từ song Mekong bắt nguồn từ phía thượng nguồn Trung Hoa.
Chúng vừa đóng vai trò là ranh giới lãnh thổ quy ước nhưng cũng vừa là yếu
tố dung hòa đặc trưng giữa các quốc gia. Từ đặc điểm chung này dẫn đến sự
tương đồng ở một số lĩnh vực như về hình thức định cư, tập quán sinh hoạt,
phương thức canh tác…mà theo cách gọi của Trần Ngọc Thêm, đó là “hằng
số văn hóa” (Trần Ngọc Thêm, 2008) về bối cảnh tự nhiên và xã hội của các
quốc gia Đông Nam Á.
Từ hệ thống sông ngòi dày đặc đó đã tạo nên những vùng đất trù phú,
những khung cảnh thiên nhiên đặc sắc. Trước hết là ở Việt Nam (An Nam),
đặc biệt là vùng đất Nam Kỳ. Dưới cái nhìn của Paul Doumer, vùng đất An
Nam hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ sắc màu của những loài cây mọc ven đê, bao
quanh các làng ấp, với những vùng đất mới còn ngập nước, những con kênh
rạch chạy dọc ngang trên những cánh đồng lúa bát ngát, những “túp lều tranh
nhỏ bé ẩn mình như những tổ chim” sau những rặng cây hay không gian
thoáng đãng, xanh trong, êm đềm như bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, tác giả
rất ấn tượng với vẻ duyên dáng, mềm mại và dịu dàng với những đường cong
lượn của hình dáng các con sông tạo nên những khung cảnh thoắt ẩn thoắt
hiện như những thước phim ảo thuật: “Tôi vừa nhìn thấy chúng một lúc thì
chúng biến mất rồi lại hiện ra ở mạn bên kia. Con sông có rất nhiều đoạn
uốn khúc đến nỗi Sài Gòn lúc thì ở phía trước, lúc thì ở phía sau, lúc thì ở
mạn phải, lúc thì ở mạn trái tàu… Thành phố như nhảy múa quanh tàu”. Là
một người ngoại quốc nhưng Doumer đã cảm nhận khá tinh tế vẻ đẹp “chân
quê” của thiên nhiên miền Tây Nam bộ. Với giọng điệu miêu tả pha chút chất
trữ tình cùng với sự quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế, tác giả đã phác họa nên bức
tranh thiên nhiên Nam Kỳ đầy hương sắc. Trong bức tranh thiên nhiên rộng
lớn ấy, con người chỉ như một thực thể nhỏ bé cùng sống cộng sinh, dung hòa
với thiên nhiên.
Đến với sông nước Campuchia và Lào, khác với phong cảnh thoáng
đãng ở Nam Kỳ, hai vùng đất này đều có chung đặc điểm là có nhiều nơi còn
ngập trong nước và được bao phủ bởi những cánh rừng bạt ngàn. Với những
hệ thống sông lớn như trên, vào mùa mưa, nước sông dâng lên làm ngập một
số vùng đất trũng. Ở Capuchia, nước được xem như một đặc ân của thiên
nhiên tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ: “Cao Miên là vương quốc của nước. Nó tự
tưới tiêu cho mình bằng con sông mạnh mẽ và hùng vĩ;” “Mọi thứ ở Cao Miên

474
nếu không ở trong những vùng luôn luôn hay tạm thời ngập nước thì đều
thuộc về rừng, những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn, với những cây gỗ quý to
lớn và dây leo ở khắp nơi”. Cũng giống như ở Nam Kỳ, nước mang lại sự
màu mỡ cho đất đai, mang lại sức sống cho vạn vật. Nhưng nếu như ở Nam
Kỳ, nước được ví như một người mẹ hiền hòa thì ở Capuchia, nước được ví
như một vị thần đầy quyền năng ban cho muôn loài sự sống. Điều đó thể hiện
ở sự hiện diện của nước ở khắp nơi và ngự trị trong một thời gian khá dài
trong năm. Con người sống hoàn toàn lệ thuộc vào nước mà chưa có sự tác
động hay can thiệp nào.
So với Campuchia, sông nước ở Lào cũng mang vẻ đẹp huyền bí không
kém với “những cây cổ thụ khổng lồ thuộc nhiều loài khác nhau, với tán lá
đủ tông bậc màu từ vàng sáng tới lục sẫm, với những bông hoa rực rỡ sắc
màu tạo thành một đường viền cho dòng sông”. Khung cảnh đó được tác giả
ví như “khung cảnh mà ở châu Âu người ta chỉ có thể hư cấu trong truyện cổ
tích”. Tuy nhiên, nét đẹp của sông nước Lào không nằm ở những đường
cong mềm mại, những dòng chảy dịu dàng, êm đềm mà là vẻ đẹp mạnh mẽ,
huyền bí của những ghềnh thác cuồn cuộn, chảy xiết: “Nhưng dòng nước lao
đi với tốc độ rất nhanh qua phần lòng sông này và va đập vào các rặng đá,
cuộn xoáy, tạo ra hàng nghìn xoáy nước, sủi bọt và lao tiếp đi để rồi lại bị
chặn. Âm thanh của dòng sông vọng đi rất xa, không giống như tiếng thác
nước đổ ào ào, mà như một tiếng gầm tắc nghẹn của một gã khổng lồ. Đó là
tiếng rên rỉ của thần nước đang chiến đấu với mặt đất”. Với đặc điểm địa
hình đồi núi dốc, những con sông ở Lào hóa thành những ghềnh nước chảy
xiết, dữ dội tạo nên những thử thách khắc nghiệt cho con người. Do đó, con
người nơi đây ngoài việc thích nghi với sông nước còn cần phải có sức mạnh
và bản lĩnh để chinh phục những thử thách ấy. Từ đó tạo nên một nét văn hóa
đặc trưng của dân tộc Lào, đó là lễ hội đua thuyền ngược dòng.
4.2.2 Văn hóa định cư vùng sông nước của người dân Đông Nam Á
a. Đặc trưng về nơi ở
Trước hết là về nhà ở. Nét đặc trưng chung của kiểu nhà ở vùng Đông
Nam Á là đơn sơ, bình dị. Hầu hết các ngôi nhà đều tận dụng cây cối có sẵn
trong tự nhiên để làm nên chỗ ở. Đó có thể là những ngôi nhà được kết bằng
tranh (gianh), tre, nứa, lá, rơm, đất, gỗ… Theo đó, ở Việt Nam thì có kiểu
nhà tranh vách lá, ở Campuchia và Lào thì có kiểu nhà sàn. Mỗi kiểu nhà đều
có một đặc trưng riêng. Đối với kiểu nhà của người dân An Nam, Paul
Doumer nhận thấy có sự phân biệt cách trang trí ngôi nhà giữa người giàu và
người nghèo. Nhà người giàu thì “rộng rãi hơn, tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn”.
Sự trang trọng của ngôi nhà “nằm ở những bức trướng thêu treo trên vách,
ở những chiếc tràng kỷ chạm trổ, ở những chiếc sập bằng gỗ quý nguyên
khối dài hàng ba mét và rộng từ 1,5 mét đến 2 mét…trên đó trải những chiếc
chiếu dệt rất mịn cải họa tiết trang trí”. Tuy nhiên, ông cũng nhận ra rằng
với sự du nhập của văn hóa phương Tây, đã bắt đầu có xuất hiện các vật dụng

475
châu Âu trong ngôi nhà Việt: “những bàn ăn đóng ở ngoại ô Saint-Antoine”,
“những chiếc bàn cổ”, “chiếc đèn dầu của Đức”, “những chiếc đồng hồ quả
lắc Pháp”, “đồng hồ treo tường”… Theo ông, đó là một sự tiếp biến còn
mang tính “Tây giả cầy” bởi nó còn “vụng về, lạc điệu”. Còn ở Campuchia và
Lào, “Những ngôi nhà của họ dựng lên trên những sàn gỗ được chống bởi
các cột cao, trông chúng càng lênh khênh vào mùa khô khi những con sông
lớn nhỏ trôi lững lờ như ngủ say. Những ngôi nhà ấy chỉ trông bình thường
vào mùa nước dâng lên cao đến tận cửa nhà”. Tác giả thấy rằng những kiểu
nhà này “thiếu an toàn”, “quá bấp bênh” nhưng ông cũng hiểu được rằng có
sống trong nước mới hiểu được nước, bởi người dân nơi đây “không chống
lại nước, cũng không tìm cách đắp đê ngăn nước. Họ sống cùng nước, sống
nhờ nước”. Đây là kiểu nhà phổ biến của cư dân vùng sông nước Đông Nam
Á. Nó thể hiện sự hòa hợp với sông nước, với thiên nhiên, đất trời. Một ngôi
nhà bên dòng sông vừa thuận tiện cho di chuyển bằng ghe, xuồng, vừa được
hơi nước bốc lên làm mát dịu những ngày hè oi bức, vừa có khung cảnh để
ngắm nhìn xa xa bầu trời xanh trong, vừa nhẩn nha cần câu câu vài ba con cá
cho bữa cơm chiều. Tất cả tạo nên một lối sống “nhàn cư vi thiện” cho con
người nơi đây.
Thứ hai là về nơi ở, phần lớn cư dân vùng Đông Nam Á đều tập trung
sống ở những khu vực dọc hai bên bờ sông hoặc ở những nơi có nước. Trong
hồi ký, Paul Doumer không khỏi ngạc nhiên khi thuyền ông đi đến đâu cũng
đều thấy người dân đổ xô ra hai bên bờ sông để nhìn ngắm. Bên cạnh đó, tuy
họ sống theo định ước làng xã nhưng trong đó có thể tập hợp nhiều tộc người
khác nhau. Chẳng hạn ở Nam Kỳ có cả người Hoa, người Chăm, người
Khmer, người Kinh, thậm chí người châu Âu (Pháp, Anh…) cùng sinh sống;
ở Singapore có cả các tộc người ở Colombo, “từ người Sikh cao lớn ở miền
núi tới người Bengale mảnh khảnh ở hai bên sông Hằng”, những người bản
địa trên bán đảo Mã Lai, người Anh và người Hoa; ở Lào có cả người Khmer,
người Thái… Tất cả tạo thành lối sống quần cư đặc trưng vùng sông nước.
b. Đặc trưng về phương tiện đi lại
Qua hồi ký của Doumer, chúng ta biết được cuối thế kỷ XIX, hầu hết
các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện
là tàu, thuyền (có khi tác giả gọi là sà lúp (chaloupe)), thuyền tam bản (xuồng
ba lá), thuyền mành (thuyền buồm), ghe, bè. Trong phạm vi sông, rạch ở đất
liền, con người di chuyển bằng những tàu, thuyền, ghe nhỏ: “Không gì vừa
mạnh mẽ vừa duyên dáng bằng con sông hùng vĩ cuồn cuộn một khối nước
khổng lồ giữa đôi bờ rợp bóng cây với vô số ghe thuyền nhỏ lấp ló sau những
cánh buồm trắng này”. Trong giao thương quốc tế thì di chuyển bằng các
tàu, thuyền lớn. Điều đó, theo Doumer, xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ
nhất, do hệ thống sông ngòi dày đặc hoặc bị bao phủ bởi biển cả mênh mông
nên để thuận tiện cho việc di chuyển, con người đi bằng đường thủy, xuôi
theo dòng nước. Thứ hai là do trình độ kỹ thuật còn lạc hậu. Họ chưa tiếp cận

476
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật để có thể xây dựng nên những cây cầu
nối liền đôi bờ sông. Trong tác phẩm, Paul Doumer đã nhắc đến công lao của
ông trong việc xây dựng ba cây cầu nổi tiếng ở ba miền Việt Nam: Cầu Long
Biên (trước đây gọi là cầu Doumer) ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền (cầu Thành
Thái) ở Huế và cầu Bình Lợi ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng
hàng trăm cây cầu lớn nhỏ từ thành thị đến nông thôn, một số tuyến đường
sắt quan trọng để nối liền một số khu vực và các nước Đông Dương.
Mỗi quốc gia có những cách di chuyển đặc thù trên sông. Điểm đặc biệt
của người dân Nam Kỳ là họ biết nương theo, tận dụng sức nước để di
chuyển mà không cần phải tốn nhiều sức lực: “Nam Kỳ là nơi bằng phẳng
nên thủy triều ảnh hưởng như nhau với tất cả các tuyến đường thủy. Như thế
thủy triều lên và xuống hai lần mỗi ngày, làm cho các dòng chảy cứ sáu tiếng
chảy theo chiều này và sáu tiếng chảy theo chiều ngược lại. Người An Nam
lợi dụng điều đó để vận tải hàng hóa mà không mất công sức gì nhiều. Ghe
xuồng của họ xuôi dòng với sự trợ lực của buồm hoặc mái chèo vừa đủ để có
thể lái được chúng. Khi thủy triều đổi hướng mà chưa tới được điểm đến thì
họ bỏ neo hoặc buộc những chiếc tam bản vào bờ; bình tĩnh chờ thủy triều
đưa dòng nước thuận đến”. Từ cách hiểu về đặc trưng dòng chảy của địa
hình, Paul Doumer cho thấy khả năng thích nghi của người Việt khi biết tận
dụng sức mạnh của dòng chảy để phục vụ cho cuộc sống. Từ đó hình thành
nên nét tính cách của người dân Nam bộ: điềm đạm, khoan thai, nhẫn nại,
kiên trì, cương nhu với thiên nhiên. Đối với Campuchia, trước khi có hệ
thống giao thông đường bộ, ngoài việc di chuyển bằng tàu, thuyền trên sông
thì voi “đã và sẽ còn là một trong những phương tiện di chuyển duy nhất
trong thời gian rất lâu nữa ở một phần đáng kể của lãnh thổ vốn quanh năm
ngập nước”. Voi là một loài động vật có tập tính sống ở vùng có nước (sông,
đầm lầy…). Nhờ đặc điểm địa hình ngập nước mênh mông nên số lượng voi
ở Campuchia rất nhiều. Tận dụng ưu thế của loài động vật cao lớn và mạnh
mẽ ấy, người Capuchia đã thuần hóa những “đàn voi rừng” thành những “đàn
voi nhà” phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển trên những địa hình ngập
nước. Đó là sự linh hoạt và thích nghi của con người ở từng khu vực trong
điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng.
Nếu như người Việt đi theo chiều con nước ròng nước lớn thì người
Lào (Ai Lao) lại có cách di chuyển khá thú vị, đó là việc đi ngược dòng nước.
Do đặc điểm địa hình nên Lào chia thành ba khu vực: Nam Ai Lao, Trung Ai
Lao và Bắc Ai Lao. Và để di chuyển từ Nam lên Bắc Ai Lao thì phải đi
ngược dòng Mekong. Đây là hành trình gian nan và nguy hiểm vì địa hình
phức tạp với những ghềnh thác lởm chởm những tảng đá dưới lòng sông cùng
những xoáy nước chết người. Để có những hành trình ngược dòng thành
công, con người cần phải có sức mạnh và bản lĩnh để vược thác: “Con người
chậm rãi trong cuộc hành trình khó khăn này, song mỗi bước đi thật chắc
chắn, khi giờ đây anh ta đã hiểu rõ dòng sông, đã nghiên cứu nó một cách
khôn ngoan, và biết rõ từng điểm cần đi qua để tránh khỏi hiểm họa từ đòn

477
tấn công của nó”. Họ không chỉ là những người sống dựa vào thiên nhiên mà
còn rất am tường về nó để làm chủ được nó. Đó là những con người đã gắn
bó cả cuộc đời của mình để thực hiện những hành trình “vượt vũ môn”. Họ là
những con người tài hoa và bản lĩnh.
c. Đặc trưng động - thực vật vùng sông nước
Về động vật, Paul Doumer đề cập đến các loài như muỗi, đỉa, cá sấu,
kiến. Đây đều là những loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu
ẩm thấp và nước ngập vừa phải. Trong hồi ký, đây được xem là ấn tượng sâu
đậm của Paul Doumer bởi vì ông rất ghét muỗi. Chúng luôn đeo bám ông
một cách kỳ lạ: “Loài hung dữ nhất, khát máu nhất trong các sinh vật chắc
chắn là muỗi. Tôi đã nhiều lần trải qua hàng giờ ở nhiều nơi có thể gặp
những vị khách bất hảo của rừng xanh; tôi đã hai hoặc ba lần gặp rắc rối với
đỉa và kiến, nhưng chỉ có muỗi mới khiến tôi thật sự bận tâm. Trong năm
năm, chúng luôn luôn hành tôi khốn khổ ở khắp mọi nơi”. Với giọng kể vừa
hài hước vừa thể hiện sự khó chịu, tác giả miêu tả khá chuẩn xác đặc tính của
loài động vật này. Về đặc tính sinh học, đây là loại côn trùng có hại, nhưng
về ý nghĩa văn hóa, nó có nhiều ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt của người
dân vùng sông nước, chẳng hạn như tập tục ngủ màn (mùng). Bản thân Paul
Doumer cũng từng trải qua “một đêm kinh hoàng” đặc trưng của vùng sông
nước. Vừa chịu cảnh “nhà dột cột xiêu”, ướt lã chã trong đêm mưa gió, lại
chịu sự “truy đuổi”, “săn lùng” của những “quái vật tí hon”. Đó chính là “nỗi
khổ” chung của con người vùng sông nước trong điều kiện khó khăn lúc bấy
giờ. Với cá sấu, ông ấn tượng với khả năng ngụy trang bằng những tư thế
nằm bất động và màu sắc giả gỗ khiến dễ bị nhầm lẫn với những thân cây ở
vùng đầm lầy hoặc các dòng sông.
Bên cạnh đó, một số loài thực vật đặc trưng vùng sông nước cũng được
tác giả đề cập đến: bông vải, tre, măng cụt… Bông vải Campuchia vốn rất nổi
tiếng ở đầu thế kỷ XX. Nó được xuất khẩu và sang ngang với loại vải của
Nhật Bản. Ở Việt Nam, hai loài cây được đề cập nhiều là cây tre và măng cụt.
Paul Doumer đã chú ý và tìm hiểu về cây tre sau chuyến đi sứ sang Paris năm
1894 của danh thần Triều Nguyễn Đệ nhị Phụ chính Đại thần Nguyễn Trọng
Hiệp. Ông nhận ra đó là một loài cây “có rất nhiều công dụng, trong mọi lúc
mọi nơi” ở An Nam: “Người dân Đông Dương dựng nhà bằng tre…Bờ rào,
những chòi canh để trông coi hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ
bằng tre để ngăn sông xói mòn đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các
loại đồ dùng và dụng cụ đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng
tạm lều trại, người An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở
ngay gần”. Đặc biệt, ông miêu tả lại ấn tượng sâu đậm của Đô đốc Pottier đã
sửng sốt thán phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn
thượng lưu sông Hồng năm 1902. Tre được tận dụng để làm một hàng rào dài
và rộng được dựng lên làm thành khu trại để tránh thú dữ, chõng tre, chiếu
tre, gối tre, gáo tre (đựng nước, gạo, cơm, đồ hộp để nấu - tác giả gọi là

478
“những chiếc nồi kỳ lạ” - hay bát, xô, chậu), dĩa, đĩa, thìa. Tất cả vật dụng
phục vụ cho bữa ăn và việc nghỉ ngơi của đoàn đều làm bằng tre. Quả thật,
tre là một loài cây đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ trong lao động đến
chiến đấu. Tre tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất kiên
cường, đoàn kết, gắn bó của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, măng cụt ở Việt
Nam cũng là một loại trái cây được tác giả yêu thích. Đối với Doumer, ông
ấn tượng với các loại quả chua ở xứ nhiệt đới vì “chúng gây ra những cơn
cồn cào trong bụng ta vốn đã hay cồn cào mà không cần chúng”. Ở đầu thế
kỷ XX, “nó là loại quả duy nhất những người buôn bán hoa quả thuộc địa ở
Paris và London không bán” vì đây là một đặc sản không bảo quản được lâu
nên không thể vận chuyển đường dài. Nó thích hợp với khí hậu nhiệt đới có
nhiệt độ, độ ẩm cao và lượng mưa dồi dào. Thưởng thức một quả măng cụt là
cả một nghệ thuật, từ cấu trúc của trái, màu sắc, số lượng múi, hương vị đều
mang đậm màu sắc của văn hóa sông nước.
d. Đặc điểm văn hóa dân tộc
Đối với Việt Nam, Paul Doumer ấn tượng với đặc trưng tính cách của
người Việt. Ông thể hiện thái độ rất coi trọng dân tộc Việt Nam. Ông gọi
nước Việt Nam trước khi bị Pháp xâm lược là một “đế quốc An Nam”. Một
dân tộc hùng mạnh, cần cù, dũng cảm và thông minh. Ông không tiếc lời ca
ngợi: “Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung
quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được
họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất
như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An
Nam và giống như người An Nam… Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng
cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc
đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông
minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính,
người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc”. Với vai trò là một Toàn quyền
Đông Dương - kẻ đi xâm lược, cai trị dân tộc Việt Nam - nhưng Doumer đã
nhìn nhận thẳng thắn, khách quan về truyền thống và tính cách của dân tộc
Việt Nam trong tương quan so sánh với hơn 20 chủng tộc khác trên thế giới.
Đây là một luận điểm đáng tin cậy vì đó là sự hiểu biết và nghiên cứu của
một người trí thức có tầm cỡ (Paul Doumer trở thành Tổng thống Pháp năm
1931-1932). Ông khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng,
mạnh mẽ, thông minh và vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác ở khu vực
Đông Nam Á. Ông đặt dân tộc Việt Nam ngang hàng với dân tộc Nhật Bản -
một đế quốc cường thịnh ở châu Á thời bấy giờ. Điều đó không phải ông nói
suông mà đó là sự đúc kết kinh nghiệm của một con người chính trị già dặn
với quan niệm “những người dũng cảm trong lao động cũng là những người
dũng cảm trong chiến tranh… Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi,
người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và cái chết”.

479
Đối với văn hóa Campuchia, Paul Doumer thích thú với lễ hội đua ghe
của họ - ngày lễ Hội Nước. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của “vương
quốc nước” này. Tác giả miêu tả khá kỹ những ấn tượng về lễ hội này:
“Những cuộc đua thuyền ghe, hay những con thuyền độc mộc với cả trăm tay
chèo diễn ra, người tham dự đến từ các làng bản khác nhau và được trao
thưởng. Họ điều khiển những mái chèo ngắn mà không tỳ mái chèo vào
thuyền. Cử động của họ nhanh, nhịp nhàng theo mệnh lệnh của người ngồi ở
mũi thuyền. Ông ta hối thúc các tay chèo bằng giọng điệu và động tác của
mình, ra nhịp bằng cánh tay hoặc bằng cả thân mình. Các cuộc đua thuyền
khác nhau liên tục kéo dài nhiều giờ trong hội… Hàng nghìn người tập trung
hai bên bở cũng thích thú không kém”. Từ những miêu tả trên cho thấy đặc
trưng của lễ hội này là diễn ra trên những con sông lớn, lượng nước dồi dào.
Đặc biệt, nó đòi hỏi phải có sự tập hợp, đoàn kết của một nhóm người để
chèo thuyền, ghe. Bên cạnh đó, quần thể đền đài Angkor Waht cũng là một
nét văn hóa nổi bật của Campuchia. Tác giả rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ bí
của đền đài, đặc biệt là sự bền bỉ chống chọi với thời gian và sự tàn phá của
chiến tranh của những ngôi đền cổ kính này. Lí giải cho vấn đề đó, Doumer
cho rằng chính hệ thống sông nước và cây cối chằng chịt, cao lớn đã che chở
cho các công trình đó. Nhờ đó “Angkor có nhiều thứ vẫn kiêu hãnh đứng
vững một cách vẻ vang, để thế giới Khơ-me hồi sinh từ nấm mồ, và cho ta
thấy lại bóng dáng của sức mạnh từng thống trị của nó”. Đây được xem là
quần thể di tích có giá trị vĩ đại và huyền bí lâu đời nhất ở khu vực Đông
Nam Á.
Đối với Lào và Thái Lan, một đặc điểm khá thú vị là đặc trưng ngôn
ngữ sông nước của họ. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, tác giả đã khám
phá ra rằng “Các từ Me, Se mà chúng ta tìm thấy khắp nơi trên các bản đồ
Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La có nghĩa là sông. Chẳng hạn, người ta gọi:
Me-Kong, Me-Nam, Se-Don, Se-Moun…Từ pack chỉ các cửa sông, hay đúng
hơn là một thành phố nằm ở cửa một con sông: Pack-Nam nằm ở cửa sông
Mê Nam; Pack-Moun ở cửa sông Se-Moun, cũng như nhiều nơi khác nữa”.
Thực chất, Từ “Me” phiên âm từ tiếng Thái ra chính xác là “Mae”. Theo
nghiên cứu, “Mae” có nghĩa là “Mẹ”, “Nam” có nghĩa là “Nước”. Theo cách
gọi của người Thái và người Lào, sông Mekong được gọi là “Mae Nam
Khong” (gọi tắt là Mae Khong) nghĩa là “Khong, mẹ của nước” (gọi tắt là
sông Khong). Còn theo tiếng Khmer thì gọi là “Mékôngk”, “Mé” có nghĩa là
“mẹ”, “Kôngk” (kôngkéa) có nghĩa là “nước” (Vương Trung Hiếu, 2016). Do
đó, tên con sông Mekong xuất phát từ cách gọi của cả hai ngôn ngữ này, có
nghĩa là “mẹ của nước”. Đặc trưng ngôn ngữ này có sự đồng nhất với ngôn
ngữ Việt Nam, sông Mekong ở Việt Nam hiện nay được gọi là “sông Cửu
Long” hay còn gọi là “Sông Cái”. Gọi “sông Cửu Long” vì hai nhánh của
sông Mekong chảy qua lãnh thổ miền Nam Việt Nam sau đó chia thành chín
nhánh đổ ra biển ở miền Tây Nam bộ, hình dáng của các nhánh sông này uốn
lượn, nhìn từ trên cao tựa như con rồng đang bay lượn. Còn tên “sông Cái”

480
là biểu hiện rõ nhất của đặc tính sông nước của tên gọi này. “Cái” trong tiếng
Việt có nghĩa là “tính của vật chính có thể tẽ ra nhiều vật phụ hay to đối với
bé” hoặc “tính của phái sinh đẻ, truyền giống” (Viện Quang Hùng, Khắc
Lâm (biên soạn), 2007). Cả hai lớp nghĩa này đều có chung ý nghĩa là thể
hiện vai trò, tầm quan trọng chính yếu để tạo ra các cá thể khác. Như vậy,
chữ “mẹ” và chữ “cái” trong cách gọi của tiếng Thái, Lào, Campuchia và
Việt Nam đều chỉ cùng tính chất to lớn, trọng yếu, âm tính, thể hiện sự sinh
sôi nảy nở. Với vai trò là con sông chủ lưu lớn thứ 12 trên thế giới về chiều
dài, lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước, sông Mekong đã tạo ra nhiều
nguồn sống mới, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ, sản sinh ra những hệ
sinh thái phong phú với những lớp thực vật và các loài động vật vô cùng đa
dạng. Có thể xem con sông này chính là cội nguồn của sự sống của khu vực
Đông Nam Á.

5. KẾT LUẬN
Với những tương đồng về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, các
quốc gia Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn hóa sông nước đặc trưng
của khu vực. Trong đó có cả những đặc điểm tương đồng và những đặc trưng
khác biệt của từng quốc gia. Điều đó tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với
những ai lần đầu bước chân đến vùng đất này. Dù đến với Đông Dương với
âm mưu chính trị nhưng ở góc độ văn hóa, với quyển hồi ký Xứ Đông
Dương, Paul Doumer đã góp phần gìn giữ và tái hiện những dấu ấn văn hóa
sông nước đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Vì vậy, đây được xem là một
“cuốn sách đáng đọc” nhưng “hãy đọc nó theo mối quan tâm, hay tư cách
riêng của từng người và với một cái nhìn lịch sử” (Dương Văn Quảng) (Paul
Doumer, 1905).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai Ngọc Chừ, 1999. Văn hóa Đông Nam Á. NXB Đại Học quốc gia Hà Nội.
Hà Nội.
2. Mai Ngọc Chừ, 2009. Văn hóa & ngôn ngữ phương Đông, NXB Phương Đông,
TP.HCM.
3. Paul Doumer,1905. Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long,
Vũ Thúy (dịch, 2018). Xứ Đông Dương. NXB Thế giới. Hà Nội.
4. Phạm Đức Dương (chủ biên), 2013. Lịch sử văn hóa Đông Nam Á. NXB Văn
hóa - Thông tin. Hà Nội.
5. Nguyễn Tấn Đắc, 2010. Văn hóa Đông Nam Á. NXB Khoa học xã hội.
TP. HCM.
6. Vương Trung Hiếu, 2016. Nguồn gốc tên sông Mê Kông. 19/9/2019.
http://tuanbaovannghetphcm.vn/nguon-goc-ten-song-me-kong/
7. Viện Quang Hùng, Khắc Lâm (biên soạn), 2007. Từ điển tiếng Việt. NXB Từ
điển Bách khoa, Tiền Giang.

481
8. Trần Ngọc Thêm, 2008. Tính cách văn hóa người Việt ở Nam bộ như một hệ
thống, 19/9/2019. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-
hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van-hoa-nguoi-viet-nam-bo.html
9. Trần Ngọc Thêm, 2014. Những vấn đề văn hóa học, lý luận và ứng dụng. NXB
Văn hóa - Văn nghệ TP HCM. TP. HCM.
10. Trần Ngọc Thêm (chủ biên), 2014. Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ.
NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM. TP. HCM.

THE CHARACTERISTICS OF RIVER CULTURE IN SOME


SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES ON MEMOIR FRENCH
INDO-CHINA: MEMORIES OF PAUL DOUMER

Abstract: This paper is aimed to show the indicationof river culture in some
Southeast Asian countries such as Vietnam, Laos, Cambodia, Thailand, Myanmar ...
in the early twentieth century in the memoirFrench Indo-China: Memoriesof Paul
Doumer. By usingmethodologies such as system - type, interdisciplinary studies,
analysis - synthesis, comparison, the article points out the river cultural
characteristics that are both regionally and nationally specifics, including features
of river space, settlement culture, transportation, characteristics of animals and
plants, the distinctions of each ethnic culture.

Keywords: cultural space, Indo - China, Paul Doumer, Southeast Asia, river culture

482
VĂN HÓA SÔNG NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ
TRONG VĂN XUÔI MAI BỬU MINH
Vũ Trương Thảo Sương1

TÓM TẮT
Mai Bửu Minh – một nhà văn, nhà báo đã gắn liền tên tuổi của mình với
những trang viết về những chặng hành trình đi tìm bản sắc văn hóa sông nước vùng
Tây Nam Bộ. Hình ảnh của những cánh đồng, dòng kinh Xáng, những nấm mộ đá
trên đồng hay những tàu cúng thả trôi sông đã trở thành những nét đặc trưng trong
không gian sông nước. Dưới góc nhìn này, bài viết đi sâu nghiên cứu những nét đẹp
trong văn hóa lao động, văn hóa giải trí đồng thời bộc lộ rõ thái độ của người nông
dân đối với văn hóa sông nước nơi đây.

Từ khóa: không gian sông nước, nét đẹp văn hóa, văn xuôi Mai Bửu Minh, vẻ đẹp
con người

1. DẪN NHẬP
Mai Bửu Minh là một nhà văn, nhà báo gắn liền những trang đời với
vùng quê Châu Phú, tỉnh An Giang. Nhà văn đã đem tới cho người đọc những
hình ảnh chân thật, bình dị về con người và cuộc sống của vùng đất Tây Nam
Bộ. Truyện của Mai Bửu Minh mở ra cả một “bầu trời” tuổi thơ với những nét
đẹp đặc trưng của văn hóa sông nước An Giang. Bạn đọc sẽ bất ngờ về một
miền Tây mới lạ so với những gì đã quen thuộc. Vẫn là khung cảnh sông nước,
ghe thuyền, cầu khỉ, bắt chuột đồng mùa nước nổi… Nhưng trên cái nền đó,
khung cảnh ấy còn hiện lên chân dung của những con người suốt một đời yêu
thương và gắn bó với vùng nước nổi cũng như là niềm tin của tác giả vào thế
hệ trẻ tương lai. Những chi tiết của đời sống hiện đại hòa trộn với nét văn hóa,
nếp sinh hoạt truyền thống, đặc trưng của miền sông nước tạo nên phong vị
hấp dẫn mới lạ trong từng sáng tác của Mai Bửu Minh.

2. NỘI DUNG
2.1 Nhà văn Mai Bửu Minh và hành trình đi tìm bản sắc văn hóa sông
nước vùng Tây Nam Bộ
Nhà văn Mai Bửu Minh sinh ngày 02/01/1961 tại thị trấn Cái Dầu,
huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Nơi đây, tác giả đã có một tuổi thơ trọn
vẹn đắm mình ở vùng đất phương Nam, hòa mình vào cảnh sinh hoạt nông
thôn và đời sống người nông dân Nam Bộ. Công việc chăn bò phụ giúp gia
đình bồi đắp tâm hồn nhạy cảm cho nhà văn thả sức khám phá những cánh

1
Học viên Cao học, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

483
đồng mênh mông của quê mình, thậm chí đôi chân bùn đất ấy của ông còn
có cả những chuyến phiêu lưu, khám phá những điều thú vị nơi vùng biên
giới Việt Nam – Campuchia với những cánh đồng bạt ngàn dưới dãy Thất
Sơn Bảy Núi.
Với những trải nghiệm cũng như những hiểu biết của mình về đời sống
nông thôn, cùng với những năm tháng đi học ở trường Cao đẳng Lâm nghiệp
(1979-1983) và trở về công tác ở Lâm trường Bảy Núi từ năm 1984 đến năm
1988, nhà văn Mai Bửu Minh đã hình thành thêm vốn sống, tạo ra nhiều chất
liệu cuộc sống để đưa vào tác phẩm của mình. Vậy nên, sau này khi sáng tác,
Mai Bửu Minh đã quay trở lại với những ký ức ám ảnh thời mà ông đã rong
ruổi trên những cánh đồng tứ giác bằng cảm xúc mới mẻ bởi cách viết đa
dạng, hình ảnh phong phú và vốn sống dày dặn của mình. Khung cảnh trong
tác phẩm của ông hầu hết là hình ảnh của những cánh đồng, của dòng kinh
Xáng Cây Dương, Vàm xáng Vịnh Tre đến các xã vùng sâu như Ô Long Vỹ,
Đào Hữu Cảnh hay những xóm nhà yên bình, chất phác bên cạnh rặng núi
Thất Sơn xa xa...
Hình ảnh trong tác phẩm của Mai Bửu Minh xoáy vào vùng nông thôn
An Giang với các nét đặc sắc riêng về văn hóa Nam Bộ. Người đọc thông qua
tác phẩm có thể hiểu rõ hơn, lĩnh hội được nhiều hơn những kiến thức văn
hóa quý báu một cách dung dị trong từng câu chữ. Bằng chính sự trải nghiệm
của cuộc đời mình, Mai Bửu Minh đã đưa từng hơi thở cuộc sống ẩn hiện
trong từng nét đẹp bản sắc văn hóa của một vùng đất. Có thể khẳng định ông
đã dành gần như cả cuộc đời mình để bước trên hành trình đi tìm bản sắc văn
hóa sông nước miền Tây Nam Bộ.
2.2 Không gian sông nước vùng Tây Nam Bộ
Trong những tác phẩm của mình, nhà văn Mai Bửu Minh đã tạo ra
khung cảnh đồng ruộng lúa mùa ngày xưa típ tắp mênh mông và căng tràn
sức sống. Cảnh miền quê yên ả với bạt ngàn những cánh đồng thẳng tắp nằm
giữa hai dòng kinh Xáng. Sau những mùa thu hoạch, cỏ mọc lên dày đặc.
Đàn bò cả trăm con ung dung gặm cỏ. Đó là cánh đồng trong Đốm lửa trên
đồng, “lọt giữa hai dòng Kinh Xáng song song…bao la bát ngát xa tít tận
chân trời…”, “cánh đồng xám đen vì lấm tro than, trông như tấm lưng to bè
bị mấy vết chàm”. Hoặc vào mùa nước, “ngập trên mặt đất hơn hai thước
nước như biển rộng mênh mông với biết bao loài cá sinh sôi nảy nở trong
đó…” (tr.13). Hay là những ruộng lúa vùng sâu vùng xa trong Quê mẹ xa xưa
mà bây giờ là “vụ đông xuân… vụ tiếp theo là vụ hè thu. Có nơi người ta làm
một vụ lúa, một vụ màu, tức làm một vụ lúa, một vụ rẫy đó…”. Hình ảnh cánh
đồng xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của Mai Bửu Minh, trở thành
nét đẹp văn hóa khi nhắc về không gian sông nước vùng đất
An Giang. Người nông dân nơi đây suốt đời gắn bó với công việc trồng lúa,
cắt lúa, làm ruộng rẫy. Đó là niềm vui, là nguồn sống mà họ dù có đi xa cũng
không thể quay đầu từ bỏ.

484
Thiên nhiên và con người ở vùng đất An Giang không chỉ mang lại
những nét đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ mà còn có những vẻ đẹp riêng
biệt của mình. Trong truyện của nhà văn Mai Bửu Minh, người đọc bắt gặp
hình ảnh của dòng kinh Xáng, của những lung, đìa; hình ảnh của những con
sông, kinh, rạch. “Sông ở đây sao nhiều quá, chút chút lại có con sông cắt
ngang… mà lại có những cây cầu khỉ cao lêu khêu, vắt vẻo, mỏng manh”
(tr.11). Hay “những gò đất cao ráo, mùa nước lũ về không bị ngập… những
khoảng đất trông dày đặc cỏ chỉ, cỏ mồng gà…”. Rồi những “con đường đi
qua hai cánh đồng trống. Tiếng ếch nhái, ểnh ương hòa tấu trong đêm dưới
mương ven đường, tiếng dế gáy râm ran…”. Những hình ảnh vốn quen thuộc
đã dần trở thành nét đẹp đặc trưng riêng của vùng sông nước Tây Nam Bộ,
nhắc nhở về cội nguồn quê nhà với biết bao thân thương và trìu mến. Nơi đây
không chỉ có sông nước, rừng tràm, đồng ruộng bát ngát mà hiện lên đó còn
là “những ngôi nhà được cất cao cao, có cái sàn, lót ván, hay vạt tre, hổng
phải để chất củi chơi chơi vậy đâu mà vì mùa nước lên, có năm ngập cả ván
sàn nhà” theo lời kể của cậu Tư. Chính những đặc trưng nhà cửa như vậy mà
người dân nơi đây ai cũng phải biết bơi xuồng, biết lội vì mùa nước nổi xung
quanh mình chỉ toàn là nước thôi.
Vùng đất Châu Phú, An Giang là một vùng đất rất thấp, mùa nước nổi
dâng lên có chỗ ngập trên hai mét rưỡi, với nhiều gia đình nghèo chỗ cao ráo để
cất nhà ở còn không có nói chi đến chỗ an táng người thân nếu không may chết
vào mùa nước nổi. Thế nên tác giả còn khai thác đặc sắc hơn hình ảnh những
nấm mộ đá trên đồng trong Vua nói dóc: “Những nấm mồ đất được người ta
cắm cọc gỗ, căng dây kẽm gai bao quanh, bảo vệ. Những nấm mồ đá, phía trên
còn chừa khoảng trống để trồng hoa mười giờ, ngày nào cũng nở, tươi tắn khoe
sắc thắm” (tr.10). Hay đoạn khác trong tác phẩm cũng miêu tả hình ảnh đặc
trưng này: “Nhấp nhô những nấm mồ cao thấp không đều, cái thì bằng đá xây,
cái bằng đất, cái có rào gai. Cái có trồng hoa, cái bỏ hoang bị bò mài sừng tróc
cả đất trên núm…” (tr.36). Cuộc sống khốn khó của một vùng quê nghèo phần
nào được tái hiện qua hình ảnh của những nấm mồ đá này. Nó không phải là
những ngôi mộ khang trang, được xây dựng đàng hoàng mà thân xác ấy được
vùi trong những lớp đá cuội, lắp vội vàng và dùng cọc gỗ đánh dấu. Nhất là
nhìn thấy những cảnh chôn người chết mùa nước nổi mới càng xót xa biết
dường nào. Người nông dân phải ra công ghép ván, cắm cứng xuống nước, ém
kín rồi bơm nước ra để đào đất. Khi đặt quan tài xuống mà dưới huyệt có nước,
quan tài cứ nổi lên bập bềnh chẳng chịu nằm im, phải đè xuống rồi đổ nhanh đất
lấp lại. Không có đất gần, người ta phải mang người chết lên vùng Bảy Núi để
chôn cất xa xôi, tốn kém và dường như chỉ có nhà giàu mới lo nổi… Mùa nước
nổi, những nhà khổ quá phải để quan tài trên giàn gỗ giữa đồng nước mênh
mông, chờ nước rút mới chôn. Cách an táng này, người ta thường gọi là

485
“xóc chéo”2. Cảnh tượng này hiện ra thật thương tâm trước mắt người nhìn.
Cuộc sống, số phận đầy đau đớn của những người nằm trong quan tài càng lạnh
lẽo hơn rất nhiều. Họ nằm đó, không người thân, không bạn bè, chỉ trơ trọi lại
giữa nơi đồng không hiu quạnh, đầy hôi tanh mùi thối rửa.
Gắn liền là hình ảnh của những chiếc tàu cúng thả trôi sông – nét văn
hóa tín ngưỡng của Nam Bộ được nhắc nhiều lần trong tác phẩm. Bọn trẻ
thường băng qua từng cánh đồng, đón đầu những chiếc tàu cúng được kết
bằng những tàu chuối tươi, người dân thường bày biện đồ cúng trên đó.
Họ tin rằng mọi thứ xui xẻo sẽ bị tống khứ theo những vong hồn khi cúng
phẩm thả trôi theo dòng nước. Còn đối với những đứa trẻ nghèo đó lại là
những món ăn xa xỉ luôn gợi lên sự thèm thuồng để rồi thỏa sức ăn uống,
thưởng thức những món ngon mà vô tình có được. Chính vì vậy, trong Đốm
lửa trên đồng, nhà văn có viết: “xui rủi là của nhà người ta nhưng là lộc ăn
của mình. Mình đâu phải vận hạn của gia chủ mà sợ. Huống chi họ đã
cúng, đã vái. Người khuất mày, khuất mặt có thiêng thì đã hưởng phần
hương khói rồi, ta chỉ vét phần xác đồ cúng thôi, có sao… Ngon lắm, để trôi
uổng lắm”.
Qua những phông nền này, chiếc ghe của nhà văn đã xuôi chiều theo
dòng không gian sông nước vùng Tây Nam Bộ để làm bật lên những nét đẹp
độc đáo trong văn chương của mình. Thế nhưng đôi chỗ, người đọc tình cờ
nhận ra rằng trong từng nét đẹp ấy là một giọng văn mang nặng u hoài, trầm
lặng trong tâm hồn người nông dân miền Nam cả cuộc đời sống gắn bó với
con kinh, con rạch. Giọng văn và tình yêu sông nước của nhà văn đã khơi gợi
những kỉ niệm xưa cũ nhưng cũng đã thức tỉnh những gốc rễ cội nguồn đang
dần bị mai một và mất đi.
2.3 Những nét đặc trưng trong văn hóa vùng Tây Nam Bộ
Trong những sáng tác của Mai Bửu Minh, vấn đề về nông nghiệp hiện
ra rõ nét thông qua cuộc sống lao động ở làng quê. Nơi đó có những trò chơi
tuổi thơ của những đứa trẻ, có những công việc quen thuộc như cắt cỏ,
chăn bò… nói lên nét đặc trưng trong văn hóa lao động ở nông thôn. Những
chi tiết ấy cứ trở đi trở lại trong từng trang viết, được nhà văn miêu tả một
cách cụ thể bằng giọng điệu say sưa, hứng khởi. Ở Quê mẹ xa xưa, ta bắt gặp
những đứa trẻ vùng nông thôn suốt ngày cùng với cha mẹ, người thân đầu tắt
mặt tối với các công việc đồng án, thời vụ, ruộng rẫy: “Thứ lúa thần nông,
một vụ canh tác chỉ cần ba tháng là đã thu hoạch, thân lúa vẫn đứng, bông to
và dài chen nhau tạo nên một màu vàng hực. Khi gặt, người ta đưa lưỡi hái
cắt phía trên gốc cây lúa chừng một hai tấc, để phần bông còn dài dài đưa vô
máy suốt giê ra hạt luôn”.

2
Từ dùng của nhà văn Mai Bửu Minh, trích từ bài báo Tuổi trẻ Online “Người xóa “xóc
chéo” mùa lũ”, 20/11/2003.

486
Ở trên những cánh đồng vùng Châu Phú này, nhà văn Mai Bửu Minh
đã hào hứng giới thiệu cho người đọc nét đặc sắc trong công việc thường
ngày của người nông dân, nhất là những đứa trẻ nghèo, đó là bắt chuột trên
đồng. Họ sử dụng những đống chà, chất giữa đồng ruộng để dẫn dụ chuột
đồng vào trú ngụ như trong Quê mẹ xa xưa: “Mày không thấy má tao cắt ven
phía trước đó hả… Anh Giàu bên kia cắt qua, chị Sang bên đó cắt lại, ở đây
tao với thằng Quý siết tới… quay tròn lại, còn thoi loi ở giữa một chỗ lúa
chưa cắt, chuột sẽ gom vô đó… Cái phần lúa còn lại đó người ta gọi là cù…”
(tr.27) hoặc đào hang trên các bờ mẫu, chuột chạy tung tóe, có hang cả chục
con túa ra cùng lúc, mọi người tranh nhau bắt với không khí vui nhộn.
Hay thú vị hơn những chú chuột đồng ấy đã trở thành món ăn đặc sản của
người nông dân, nhất là món chuột nướng, ăn rồi nghiện chứ đừng nói chê!
Ở miền Tây, điên điển là loài cây tuy mọc hoang nhưng mang sắc màu
đồng quê ấn tượng. Điên điển trổ bông vàng rực trong những tháng mùa nước
lũ. Thế nên trong những câu chuyện mà Mai Bửu Minh tái hiện lại cho người
đọc, ông cũng đã miêu tả rất chi tiết, cụ thể về công việc hái bông điên điển
trong Quê mẹ xa xưa: “Bơi xuồng vòng ra bờ kinh, ven hai bờ kinh từng
đoạn, từng đoạn điên điển mọc um tùm đang mùa ra hoa. Bông điên điển
vàng vàng, từng chùm, từng chùm được ngắt bỏ vô khoang xuồng. Cứ lủi mũi
xuồng vô đám điên điển, với tay oằn đọt xuống, hái bông”.
Phải trải qua một “tuổi thơ đầy dữ dội” như vậy, tác giả mới có thể viết
được những dòng kỉ niệm rất chân thật và đầy cảm xúc. Hình ảnh của làng
quê cứ vậy mà tái hiện trong ánh nhìn của người đọc. Hết dòng cảm xúc này
tới dòng cảm xúc khác xô nhau tuôn trào trong từng con chữ của Mai Bửu
Minh. Ở vùng Châu Phú, An Giang ấy, người đọc còn bắt gặp được những
nét đẹp về ngành ngư nghiệp với những công việc quen thuộc hàng ngày,
dần cũng trở thành những thú vui tao nhã của bọn trẻ con nông thôn nghèo.
Công việc cắm câu mùa nước những lúc tới mùa nước lên hay bắt cá, cua, ốc,
lươn… sau những cơn mưa mở ra một không gian sông nước muôn màu,
muôn vẻ.
Ngoài ra, cuộc sống vùng quê nghèo còn được tái hiện lên thông qua
những hoạt động văn hóa giải trí, hội hè đình đám để xua đi những cơ cực
đồng án thường ngày. Trong Quê mẹ xa xưa, nhà văn Mai Bửu Minh đã giúp
người đọc cảm nhận không khí rộn ràng vào những dịp sắp tết. Cả xóm cùng
nhau kéo tới làm bánh mứt ở sân nhà cậu Tư, rồi cảnh cả nhà cậu cúng ông
Táo, cúng giao thừa…(tr.185). Còn không khí chuẩn bị đón Tết ở ngoài đầu
kinh Mười Hai thì “thường tổ chức hội chợ với rất nhiều trò vui, nào là thảy
vòng, ném lon, bắn súng, chơi lô tô…”, có đờn hát và kêu lô tô. Đặc biệt hơn,
đối với những người dân vùng Tây Nam Bộ, trong những cuộc vui ấy không
thể nào thiếu đờn ca tài tử - một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc.
Ngay cả đám trẻ con nhà cậu Tư cùng vài đứa nhóc trong xóm cũng gom lại
đàn hát ở sân nhà, theo kiểu “đờn ca tài tử” ấy trong đêm giao thừa. Chúng

487
từng đứa, từng đứa thay phiên nhau hát những bài mà chúng yêu thích
(tr.209). Hay tới rằm tháng Giêng, già trẻ lớn bé đều náo nức chuẩn bị ngày
cúng đình. Ai ai cũng tranh thủ thu xếp công việc đồng áng, rủ rê nhau ra
đình xem hát, xem lễ. Chính những khung cảnh ấy gợi lên cho người đọc
thấy được nét văn hóa tiềm ẩn trong sinh hoạt gia đình, vẻ đẹp của chòm xóm
láng giềng làng quê. Tất cả vẽ nên một vẻ đẹp đầy tình người, một màu sắc
văn hóa riêng của con người vùng Tây Nam Bộ.
Đối với những đứa trẻ con nhà nghèo, trò chơi của chúng vào dịp Tết
còn là múa lân đón Tết, mà “bọn chúng múa lân với trò tưởng tượng thôi chớ
làm gì có đầu lân, có trống thứ thiệt để múa. Đó là cái thúng rách mợ Tư lấy
lót ổ gà, mọt không, bọn chúng phải ngâm dưới kinh cả ngày trời rồi vớt lên
phơi để chơi. Đuôi lân là nửa manh đệm rách; còn trống là cái thùng thiếc
để gánh nước bị thủng đít…” (tr.187). Cứ tưởng rằng với những vật dụng
rách rưới, cũ kĩ, đơn sơ như vậy, đám trẻ con ấy sẽ mau chán vậy mà chúng
thường bu quanh nhau giành làm ông địa, múa lân, giữ đuôi, đánh trống,…
Nhà văn khéo léo lồng ghép vào đó là tâm trạng của Trung khi chứng kiến
cuộc vui của những đứa trẻ nghèo. Bằng một giọng văn bùi ngùi, xót xa, ông
đã để Trung thay mình nói lên tiếng nói đồng cảm, xót thương cho những cái
tết đơn sơ, thiếu thốn ở miền quê.
Nếu như bọn trẻ con vùng nước nổi trong Quê mẹ xa xưa có trò chơi
múa lân ngày tết thì bọn trẻ chăn bò trong Đốm lửa trên đồng có trò đánh trận
giả trên sông. Tiếng bọn trẻ con nô đùa chơi trò đánh trận không bao giờ
thiếu trên các cánh đồng. Chúng cãi nhau, vật nhau xuống trên từng bãi sình,
chọi đất sét giả như chọi đạn, chọi trúng đứa nào thì đứa đó phải trầm mình
giả chết. Đến đây, nhà văn lại có một giọng văn hoàn toàn khác biệt. Ông trở
nên say sưa, hào hứng hơn khi kể về những sinh hoạt đồng quê, những thú
vui tao nhã trên chính quê hương của mình. Có lẽ nếu không có sự am hiểu
cuộc sống vùng quê một cách sâu sắc, chân thành, thì nhà văn đã không thể
nào viết nên được những trang văn dung dị, đời thường nhưng thú vị và lôi
cuốn đến vậy.
2.4 Vẻ đẹp con người vùng Tây Nam Bộ trong văn xuôi Mai Bửu Minh
2.4.1 Yêu thương và gắn bó với văn hóa sông nước vùng Tây Nam Bộ
nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
Những trang viết của Mai Bửu Minh thường khắc họa hình ảnh của
những cậu thiếu niên vùng ruộng rẫy của đồng quê. Đó là những con người
với tình yêu cuộc sống thôn quê đầy nồng hậu, chân thành. Chỉ là những đứa
trẻ thôi, nhưng tình yêu quê hương, yêu vùng đất nghèo nàn đã chảy tràn
trong tâm trí bọn chúng. Mai Bửu Minh đã thấu hiểu những trái tim bé bỏng
đầy nhạy cảm ấy cũng như đang lắng nghe tâm hồn mình, sống lại giây phút
thuở thiếu thời để lẽn sâu vào trong từng ngõ ngách tâm hồn từng đứa trẻ của
Đốm lửa trên đồng. Nhà văn tả thật, nói thật và cũng là yêu thật. Bọn trẻ ấy

488
thường hay thích thú với việc nấp vào từng mô đất hào hứng đánh trận giả
hay nặn tò he. Những nắm đất đầy mùi sình được ném “khí thế” qua lại đầy
vui vẻ, hào hứng. Những lúc ấy, trên tay bọn chúng không còn là mùi bùn
sình, mà đó là mùi của đất, mùi của quê hương lúc nào cũng nồng đượm
trong tâm trí. Đối với những đứa trẻ chăn bò như Đực mùi quê hương còn là
mùi phân bò, mùi rơm rạ mà ở đó tình yêu rưng rưng của bọn trẻ dành cho
những con vật đáng yêu hiền lành, tình cảm của người và vật luôn gắn bó,
gần gũi với nhau. Trong công việc quen thuộc hàng ngày đó, Đực thường hay
tâm sự với đám bạn cùng chăn bò cũng như tự nói với chính mình: “Lùa bò
về nhà mà còn dơ quá coi không được… Đực thấy tội nghiệp mấy con bò
lắm…” (tr.74). Người đọc có thể thấy được những hành động đáng yêu ấy
không chỉ ở bọn trẻ bạn bè Đực mà còn ở Trung (Quê mẹ xa xưa): “Trung đã
có kinh nghiệm làm đống un có khói nhiều và ngún lâu…”. Những chi tiết ấy
hiện ra trong đời sống thường ngày ở nông thôn bỗng trở nên thú vị hơn,
không chỉ với Trung, Đực hay Lóc mà còn hấp dẫn với chính độc giả, nhất là
những người trẻ, sống nơi thị thành chưa một lần được đến những vùng quê.
Chính những mùi đất ruộng, mùi sông nước, mùi thức ăn dân dã quê
hương… sẽ mang kí ức tuổi thơ theo mãi hành trình của chúng.
Vùng văn hóa phù sa này đã sinh ra những con người Nam Bộ với nét
đẹp đặc trưng làm nên tính cách vùng miền rất đặc sắc. Tính cách của
những con người Nam Bộ được thu nhỏ trong hình ảnh của những đứa trẻ
như thằng Đực, như Lóc. Họ là những con người đầy mạnh mẽ, gai góc,
thể hiện bản lĩnh trong tính cách của mình, yêu ghét rất rõ ràng, thẳng thắn
và đầy nghĩa khí. Hình ảnh đó là cái chất ngang tàng, đầy nghĩa hiệp của
nhân vật Đực trong Đốm lửa trên đồng. Chỉ là một đứa trẻ chăn bò nhưng
từ sớm đã dám đương đầu chống lại cường quyền, đứng ra bảo vệ bạn bè,
thể hiện tấm lòng đầy nhân ái ngay cả đối với kẻ thù của mình. Nhìn thấy
ruộng dưa nhà bà Hai Vùng sắp “chết toi” vì trời mưa lớn, Đực vẫn ghét họ
nhưng vẫn vội vã hối thúc đám bạn chạy ra tiếp cho bà Hai che lại rẫy dưa
hấu với ý nghĩ: “Ghét họ thì ghét, nhưng thấy dưa bị hư hết cũng uổng,
mình tiếp được gì thì tiếp”.
Nhà văn cũng khắc họa Lóc (Vua nói dóc) cùng với sự thông minh,
thích ứng tốt với hoàn cảnh, còn có cả thái độ cương trực, ghét bất công,
không ưa những kẻ cậy quyền ỷ thế. Lóc nhắc nhở bạn chăn bò ngó chừng
không cho bò mài sừng vô mả, nơi an nghỉ của người đã khuất, cũng không
cho đứa nào mạo phạm leo lên mả mà đứng ngồi đùa cợt (tr.13). Lóc cũng
giống như Đực (Đốm lửa trên đồng) là một đứa trẻ trung thực, không tham
lam của ai bao giờ nên Lóc cảm thấy tức tối khi ba má không tin tưởng mình
lại còn nghi ngờ mình vô cớ. “Lóc đã thấy tức và ấm ức muốn khóc… Là đứa
trẻ chăn bò mấy năm nay, nhưng chưa bao giờ Lóc làm ra điều gì để ba má
nó mang tiếng và xấu hổ vì nó. Nó chỉ có hay chọc phá mọi người bằng cái
miệng, chứ chưa bao giờ ăn cắp, phá phách hàng xóm”.

489
Vẻ đẹp con người miền Tây với tình yêu tha thiết nơi đồng ruộng còn
được thể hiện trong cách mà nhà văn đặt tên cho nhân vật của mình. Phần
nào đó tác giả cố tình chơi chữ để giới thiệu quê quán và nghề nghiệp của
nhân vật như nhân vật Tư Điền trong tiểu thuyết Đường tới hạnh phúc. Cách
gọi “Tư” là cách gọi phổ biến theo thứ tự trong gia đình ở người dân Nam
Bộ. Còn Điền là tên thật trên giấy tờ của nhân vật. Ở đây, Điền còn mang ý
nghĩa là ruộng. Với cái tên này, nhà văn Mai Bửu Minh gửi gắm vào đó hình
ảnh của người nông dân bám ruộng, bám vườn, hiền lành chân chất như cục
đất. Nhà văn đã để cho nhân vật của mình được sống trọn vẹn với niềm tin và
tình yêu sâu đậm với ruộng vườn. Anh hết lòng cống hiến, làm đẹp cho cuộc
đời dù phải trải qua rất nhiều gian nan, thử thách. Hình ảnh của Tư Điền
chính là điển hình cho một bộ phận người nông dân yêu ruộng vườn, làng
quê. Cũng là người nông dân gắn cuộc đời với ruộng vườn, nhà văn Mai Bửu
Minh giúp người đọc cảm thấy quý trọng hơn cậu Tư (Quê mẹ xa xưa). Cậu
Tư là người sẵn sàng giang rộng đôi tay đón Trung về nuôi, đưa Trung được
về với nơi chôn nhau cắt rốn, học cách lao động làm lại cuộc đời sau những
tháng ngày lang bạt, bơ vơ, sống cơ nhỡ. Đây là nhân vật đầy khí khái, bộc
trực, biết cách vun vén tình cảm gia đình, rất công minh, yêu ghét rất rõ ràng.
Những đứa con được cậu Tư dạy dỗ cẩn thận, ai có công thì ông khen, ai có
tội thì ông phạt. Nhờ vậy, tuy gia đình cậu rất đông con nhưng sống nề nếp,
biết đạo lí, được mọi người trong vùng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ khi cần.
Qua ngòi bút của Nhà văn Mai Bửu Minh, tình người nơi miền sông
nước trong Chiến công siêu phàm cũng hiện lên rõ nét khi bà con xóm chợ
dắt díu, động viên, hỗ trợ nhau vượt qua thảm họa đất lở. Song song đó,
xuyên suốt tác phẩm, độc giả sẽ không chỉ thích thú khi khám phá một thế
giới loài vật sinh động mà còn học được những tính cách tích cực của chúng:
chúng rất biết quan tâm, đoàn kết và yêu thương lẫn nhau (dẫu đôi lúc chúng
vẫn thường trêu chọc nhau), đặc biệt là chúng không biết nói dối bao giờ.
2.4.2 Niềm tin vào thế hệ trẻ - chủ thể tương lai của vùng đất
Phương Nam
Trong từng trang viết của mình, nhà văn Mai Bửu Minh dường như dồn
hết bút lực, gửi gắm trọn vẹn niềm tin vào thế hệ hệ trẻ - chủ thể tương lai
của vùng đất Phương Nam này. Ở đó, người đọc bắt gặp hình ảnh của một
cậu bé gầy guộc, với cái đầu trọc lốc, miệng thì móm và có vài cái răng trông
giống một ông già hay bị mọi người chọc ghẹo là “cụ Lóc” (Vua nói dóc).
Cái tên Lóc của cậu cũng hay bị chọc. Thế nhưng, điểm đặc biệt ở nhân vật
này là cậu bé rất thông minh, lanh lợi, thích sáng tạo. Cụ Lóc đã nghiên cứu,
tìm tòi tạo ra được cái đèn điện từ việc cho chong chóng lên đón gió hay cái
cách tận dụng thời cơ khi trời mưa xuống, để bắt chim cò thường trú trên
ngọn cây. Hay như cậu bé Đực trong Đốm lửa trên đồng cũng là một người
khéo léo sáng tạo khi dùng đất sét mùa mưa nhồi nắn để tạo hình các con vật
rất thú vị nào là vịt, bò, heo, chó… trước sự ngỡ ngàng và ngưỡng mộ của

490
đám bạn. Họ đều là những cậu bé có trí tưởng tượng bay bổng, sức khám phá
không ngừng và luôn thích được trải nghiệm. Chính những điều ấy tạo cho
nhân vật thiếu nhi của ông một sức sống riêng, một niềm hi vọng riêng rằng
họ sẽ là những người làm thay đổi cuộc sống vùng quê nghèo khó. Chính họ
sẽ mang đến ánh sáng, mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho những con
người khốn khó nơi đây.
Bên cạnh đó, đối với cái xấu, cái ác, với quyền thế bất công thì Lóc hay
Đực và bọn trẻ chăn bò, dù vẫn còn là những đứa con nít nhưng đã sớm có ý
thức đúng đắn để có những suy nghĩ tích cực, những cách hành xử đáng
khen. “Mày đừng làm chuyện độc ác thì chẳng làm sao cả. Chuyện mày
thuốc sáu con chó phải chết cũng là một tội ác. Đừng có mỗi lúc tức giận ai
đó liền có ý trả thù…” (Vua nói dóc, tr.89). Và ngay cả với Bo, một đứa trẻ
có khả năng đặc biệt: nhìn xuyên tường và nghe được tiếng loài vật trong
Chiến công siêu phàm thì dù tuổi còn rất nhỏ nhưng Bo biết dùng chính khả
năng “đặc biệt” ấy để sơ tán kịp thời bà con vùng sắp sạt lở “Đất cầu tàu sắp
sập rồi! Mình phải báo bà con sơ tán ngay! Mặt đất phía dưới bị nước xoáy
lở đến gần nửa đường rồi. Cả chợ huyện sụp lúc nào không biết”. Từ chú bé
nhút nhát, luôn bị anh bắt nạt, Bo đã học cách phân biệt đúng sai, biết đứng
về người yếu thế, bảo vệ công lý. Cậu bé lớn lên qua từng thử thách, không
phải vì sở hữu siêu năng lực, mà vì bản thân cậu là người tốt. Một người tốt
thật sự không chỉ là không làm hại người khác, mà còn không làm ngơ trước
cái xấu. Người đọc rất tâm đắc tính cách nhân vật mà Mai Bửu Minh khắc
họa, đó cũng là cách để truyện của nhà văn mang tính giáo dục rất cao, nhất
là những truyện cho thiếu nhi.
Còn đối với Trung trong Quê mẹ xa xưa, trong suốt câu chuyện của
mình, khi làm bất cứ chuyện gì hay ứng xử với bất kì ai, Trung cũng đều suy
nghĩ chín chắn về việc làm của mình và nhất là khắc sâu ơn dưỡng dục của
cậu mà sống cho thật tốt. Hơn nữa, cậu bé mười sáu tuổi này còn biết phản
ứng gay gắt trước sự dối trá, thói trộm cắp, những tệ nạn xấu xa bắt đầu
manh nha xuất hiện ở vùng quê nghèo khổ mà yên tĩnh này. Đó là cảm giác
tội lỗi của Trung khi bị hai cậu anh họ đánh lừa cho ăn thịt vịt ăn cắp mà nói
là thịt vịt trời. Hay cảm giác đau tức không phải mình bị đánh oan mà vì
Quý – người anh họ, con cậu Tư dính vào tệ nạn cờ bạc ăn thua sinh ra nợ
nần tai tiếng.
Chính những suy nghĩ của Trung giúp người đọc có niềm tin vào thế
hệ trẻ vùng đất Phương Nam này. Những đứa trẻ đó có sự trưởng thành đầy
chín chắn, luôn cố gắng sống tốt, có ý thức về tương lai, không hề ỷ lại vào
những gì có sẵn của vùng đất trù phú chim trời cá nước này vì chính Trung
“cảm nhận được rằng nơi mình đang sống có những điều kiện thuận lợi do
thiên nhiên ưu đãi nhưng chỉ đủ để ăn, đủ sống qua ngày… Tính toán, mong
ước, tạo lập sự nghiệp cho con cháu sau này thì phải nỗ lực làm việc và biết
dành dụm… ai cũng phải làm và biết làm mới có hiệu quả, chớ phải đâu

491
của cải ngoài đồng, dưới nước, trên trời, tự dưng chạy ào ào vào nhà mình
được”.
Văn xuôi Mai Bửu Minh không chỉ là điểm nhìn của nhà văn về vùng
đất ông từng sinh sống, gắn bó cả cuộc đời mình mà còn là cảm xúc chạm
vào hồi ức của người đọc với những thông điệp gần gũi, thú vị khi đi qua tuổi
thơ, hay đã lỡ đánh mất tuổi thơ của mình. Nhà văn đặt ra cái nhìn thú vị hơn
thái độ của con người khi gắn bó đối với văn hóa sông nước vùng Tây Nam
Bộ với giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc và chân thành. Đó là nét riêng biệt độc
đáo của Mai Bửu Minh khi tái hiện những nét đẹp văn hóa sông nước trong
văn xuôi của mình.

3. KẾT LUẬN
Nhà văn Mai Bửu Minh đã xây dựng nên những nét đẹp đặc sắc về văn
hóa sông nước vùng Tây Nam Bộ thông qua những nét đặc trưng về văn hóa
lao động và văn hóa giải trí trong tác phẩm của mình. Văn xuôi của ông là
những vốn sống miệt vườn khơi gợi được cảm xúc thân thương và những nỗi
niềm xưa cũ. Chất giọng “hai lúa miền Tây” càng trở nên lôi cuốn hơn rất
nhiều khi đi vào những ngõ ngách của thiên nhiên và con người vùng sông
nước. Nhà văn chẳng cần phải khai thác chi tiết cầu kì hay dùng những ngôn
từ cao siêu mà chỉ cần nhẹ nhàng miêu tả tỉ mỉ, chi tiết đã tạo dựng nên một
bức tranh đời sống nông thôn đọc một lần không bao giờ quên được.
Từ những cánh đồng sông nước quê hương, Mai Bửu Minh đã “nhặt chữ”,
viết nên những trang văn độc đáo, làm bật lên nét văn hóa sông nước quê
mình. Ông quả là xứng đáng với tên gọi “Mai Bửu Minh - Người nhặt chữ
trên những cánh đồng” (tựa đề tọa đàm “Mai Bửu Minh – người nhặt chữ
trên những cánh đồng” do những thành viên trong Gia đình Áo trắng An
Giang thực hiện).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai Bửu Minh, 2003. Người xóa “xóc chéo” mùa lũ, 20/08/2019.
https://tuoitre.vn/nguoi-xoa-xoc-cheo-mua-lu-9539.htm.
2. Mai Bửu Minh, 2015. Đốm lửa trên đồng. NXB Văn hóa - Văn nghệ. TP.HCM.
3. Mai Bửu Minh, 2016. Quê mẹ xa xưa. NXB Văn hóa - Văn nghệ. TP.HCM.
4. Mai Bửu Minh, 2016. Vua nói dóc. NXB Văn hóa - Văn nghệ. TP.HCM.
5. Mai Bửu Minh, 2017. Đường tới hạnh phúc. NXB. Văn hóa – Văn nghệ.
TP.HCM.
6. Mai Bửu Minh, 2017. Chiến công siêu phàm. NXB Kim Đồng. TP.HCM.

492
THE RIVERSIDE CULTURE OF THE SOUTHWEST
IN MAI BUU MINH'S PROSE

Abstract: Mai Buu Minh, a writer and journalist, has attached his career to writings
about the journey to find cultural identity of the communities of the Southwest
region river lands. Portrayals of fields, Xang canal lines, tombstones on the fields or
free-floating offering ships along rivers have become the features in the river space.
From this perspective, the article delves into the beauty in labor culture, in
entertainment culture, and clearly points out the attitude of farmers to the river
culture here.

Keywords: river space, beaty of culture, Mai Buu Minh prose, human beauty

493
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

VĂN HÓA SÔNG NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á


BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Đối tác liên kết xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chịu trách nhiệm xuất bản


Giám đốc TRẦN THANH ĐIỆN
Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập NGUYỄN THANH PHƯƠNG

Biên tập TRẦN LÊ HẠNH NGUYÊN


Trình bày bìa ĐỖ VĂN THỌ
Biên tập kỹ thuật ĐẶNG THANH LIÊM
Đọc và sửa bản in BÙI THANH THẢO

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ


In 200 bản, khổ 17 x 25,5 cm, tại Xưởng in - Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Địa chỉ: Khu II, Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Số xác nhận đăng ký xuất bản: 4044-2019/CXBIPH/2-122/NXB ĐHCT.
ISBN: 978-604-965-258-5.
Quyết định xuất bản số: 80/QĐ-NXB ĐHCT, cấp ngày 18.10.2019.
In xong và nộp lưu chiểu quý 4 năm 2019.

You might also like