You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC

NGUYỄN TẤT THÀNH


THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHÂN GIỐNG CÂY ỚT CHUÔNG VÀNG


(Capsicum annuum L.) IN VITRO

Sinh viên thực hiện : Ao Thị Ngọc Vi

Mã số sinh viên : 1711544984

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Tiến Vinh

ThS. Mai Thị Phương Hoa

TP. HCM, 2020


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHÂN GIỐNG CÂY ỚT CHUÔNG VÀNG


(Capsicum annuum L.) IN VITRO

Sinh viên thực hiện : Ao Thị Ngọc Vi

Mã số sinh viên : 1711544984

Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Tiến Vinh

ThS. Mai Thị Phương Hoa

TP. HCM, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Công nghệ Sinh học Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
------------------ -----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Ao Thị Ngọc Vi MSSV: 1711544984


Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Lớp: 17DSH1A
1. Đầu đề luận văn:
Nhân giống cây Ớt Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) in vitro
2. Mục tiêu
- Xác định được thành phần khoáng và chất điều hoà sinh trưởng thích hợp để nhân
nhanh giống cây Ớt Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) in vitro.
3. Nội dung:
- Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng mẫu cây Ớt Chuông
Vàng.
- Khảo sát môi trường khoáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Ớt
Chuông Vàng
- Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tạo chồi của cây Ớt
Chuông Vàng
- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng của auxin đến quá trình tạo rễ của cây Ớt
Chuông Vàng
4. Thời gian thực hiện: tháng 06/2020 đến tháng 09/2020
5. Người hướng dẫn chính: ThS. Đỗ Tiến Vinh
Người hướng dẫn phụ: ThS. Mai Thị Phương Hoa
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
TP. HCM, ngày …… tháng ……năm 20…
Khoa/Bộ môn Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Đỗ Tiến Vinh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Nhân giống cây Ớt Chuông Vàng
(Capsicum annuum L.) in vitro.” Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và tạo điều
kiện của các thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Nguyễn Tất
Thành và Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện học
tập và những trang thiết bị cũng như truyền đạt những kiến thức cần thiết giúp tôi hoàn
thành khoá luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Đỗ Tiến Vinh và ThS.
Mai Thị Phương Hoa - những thầy cô đã quan tâm, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn để
tôi từng bước hoàn thành khoá luận này.

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng các anh chị khoá trước nơi tôi
đang theo học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành và gia đình đã tạo điều kiện và
khích lệ cũng như động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn
này.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Ao Thị Ngọc Vi
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i


MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iv
SUMMARY.................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................ix
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ix
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................1
1.1 Cây Ớt Chuông Vàng...............................................................................................1
1.1.1 Phân loại khoa học................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm thực vật.................................................................................................2
1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh của cây Ớt Chuông Vàng...................................................3
1.1.4 Giá trị dược liệu và giá trị kinh tế.........................................................................3
1.2 Tình hình phát triển.................................................................................................5
1.2.1 Tình hình phát triển trên thế giới..........................................................................5
1.2.2 Tình hình phát triển tại Việt Nam.........................................................................6
1.3 Phương pháp nhân giống cây Ớt Chuông Vàng.......................................................7
1.3.1 Phương pháp nhân giống truyền thống.................................................................7
1.3.2 Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học..............................................8
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô................................................................9
1.4 Các công trình nghiên cứu.....................................................................................15
1.4.1 Công trình nghiên cứu trong nước......................................................................15
1.4.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài......................................................................15
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................18
2.1 Nơi thực hiện.........................................................................................................18

ii
2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................18
2.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................18
2.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng mẫu
cây Ớt Chuông Vàng...................................................................................................20
2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh trưởng và
phát triển của Ớt Chuông Vàng...................................................................................20
2.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng
tạo chồi của cây Ớt Chuông Vàng...............................................................................21
2.3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình
thành rễ của Ớt Chuông Vàng......................................................................................22
2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...................................................................23
2.4.1 Phương pháp thu thấp số liệu..............................................................................23
2.4.2 Xử lý số liệu.......................................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................24
3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô
trùng mẫu cây Ớt Chuông Vàng..................................................................................24
3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh
trưởng và phát triển của Ớt Chuông Vàng...................................................................26
3.3 Kết quả thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả
năng tạo chồi của cây Ớt Chuông Vàng.......................................................................28
3.4 Kết quả thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình
thành rễ của Ớt Chuông Vàng......................................................................................31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35
PHỤ LỤC................................................................................................................... 37

iii
TÓM TẮT
Cây Ớt Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) thuộc giống ớt ngọt cùng họ với
khoai tây nhưng nó là cây bụi thân gỗ, cung cấp một lượng lớn vitamin và đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.
Đề tài “Nhân giống cây Ớt Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) in vitro” được
thực hiện từ tháng 06/2020 đến 09/2020 tại Phòng Nuôi cấy mô Thực vật, khoa Công
nghệ Sinh học, trường Đại học Nguyễn Tất Thành với mục tiêu xác định được thành
phần khoáng và chất điều hoà sinh trưởng thích hợp để nhân nhanh giống cây Ớt
Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) in vitro.

Đề tài có 4 nội dung khảo sát:

- Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng mẫu cây Ớt
Chuông Vàng in vitro

- Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây Ớt Chuông Vàng in vitro

- Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tạo chồi cuả
cây Ớt Chuông Vàng in vitro

- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình thành rễ của cây
Ớt Chuông Vàng in vitro

Kết quả đạt được

- Xác định được thời gian thích hợp khử trùng mẫu hạt Ớt Chuông Vàng: trong
15 phút; nồng độ Javel 50%
- Xác định môi trường B5 thích hợp để nhân giống cây Ớt Chuông Vàng in vitro
với chiều cao 4,44 cm; số lá 5,11 lá/mẫu; số rễ 7,89 rễ/mẫu
- Môi trường thích hợp để tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng: môi trường B5 bổ sung
BA 3 mg/l; đường 30 g/l; agar 8 g/l
- Môi trường thích hợp để hình thành rễ của cây Ớt Chuông Vàng: môi trường
B5 bổ sung IAA 1 mg/l; đường 30 g/l; agar 8 g/l

iv
SUMMARY
Capsicum annuum L. is a sweet chili plant that belongs to the same family as the
potato, but it is a woody shrub, a vegetable that provides a large amount of vitamins
and is a highly economical crop and an important export product of many countries.
The study of "Propagation of Capsicum annuum L. in vitro" was implemented from
June 2020 to September 2020 at Plant Tissue Culture Laboratory, Faculty of
Biotechnology, Nguyen Tat Thanh University. The objective of this study is to
determine the composition of minerals and growth regulators suitable for rapid
multiplication of Capsicum annuum L. in vitro.

The study includes 4 survey contents as following:

- Investigating the time and concentration of Javel suitable for the sterilization
of samples of Capsicum annuum L.

- Investigating the effect of mineral environment composition on the growth


and development of Capsicum annuum L.

- Investigating the effect of growth regulators on the shoot-forming ability of


Capsicum annuum L.

- Investigating the effect of auxin content on the root formation process of


Capsicum annuum L.

The achieved results of this study are:

- Javel concentration of 50% for 15 minutes that is suitable to sterilize seed


samples of Capsicum annuum L.
- B5 medium that is suitable to breed Capsicum annuum L.
- Suitable medium for bud formation of Capsicum annuum L.: B5 supplemented
with BA 3 mg/l; sucrose 30 g/l; agar 8 g/l
- Suitable medium for root formation of Capsicum annuum L: B5 supplemented
with 1 mg / l IAA; sucrose 30 g/l; agar 8 g/l

v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cây Ớt Chuông Vàng......................................................................................1

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quan nội dung nghiên cứu 20

Hình 3.1 Vô trùng mẫu hạt cây Ớt Chuông Vàng 26

Hình 3.2 Chồi cây Ớt Chuông Vàng sau 30 ngày nuôi cấy trên các môi trường khoáng
..................................................................................................................................... 28

Hình 3.3 Chồi cây Ớt Chuông Vàng sau 30 ngày nuôi cấy B5 bổ sung BA và Kinetin
..................................................................................................................................... 31

Hình 3.4 Rễ cây Ớt Chuông Vàng sau 30 ngày nuôi cấy trên MT B5 bổ sung IAA,
IBA, NAA...................................................................................................................34

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các nghiệm thức khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô
trùng mẫu cây Ớt Chuông Vàng..................................................................................21

Bảng 2.2 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của thành phần khoáng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây Ớt Chuông Vàng.............................................................22

Bảng 2.3 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả
năng tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng.............................................................................22

Bảng 2.4 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình
thành rễ của cây Ớt Chuông Vàng..................................................................................23

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng
mẫu hạt cây Ớt Chuông Vàng 25

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh trưởng và
phát triển của Ớt Chuông Vàng...................................................................................27

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tạo
cụm chồi của cây Ớt Chuông Vàng.............................................................................30

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lựng Auxin đến quá trình hình thành rễ
của cây Ớt Chuông Vàng.............................................................................................32

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MT Môi trường

NT Nghiệm thức

BA Benzylaminopurin benzyl adenin

IAA β-indol-acetic acid

IBA indol-3-acetic acid

NAA α - Naphthaleneacetic acid

SAS Statistical Analysis Systems

2,4-D 2,4 - Dichlorophenoxyacetic acid

MS Môi trường Murashige & Skoog – 1926

cv Hệ số biến động

viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ớt Chuông Vàng hay còn được gọi là ớt ngọt, là một loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng cùng với vị cay nhẹ rất bổ ích cho sức khoẻ. Ớt chuông có nguồn gốc từ Trung
và Nam Mỹ, ngày nay có mặt ở khắp nơi trên thế giới được sử dụng như gia vị, rau và
thuốc. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng chủ nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi với
một cái tên khác là ớt Đà Lạt.
Ớt chuông có rất nhiều màu sắc rất bắt mắt, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao,
giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường sức khoẻ cũng như hệ miễn dịch của con
người. Trong ớt chuông chứa một lượng lớn các vitamin như C, A, các khoáng chất
thiết yếu và hàm lượng calo rất thấp, là một nguồn dinh dưỡng cân đối và thiết yếu
nhằm bổ sung cho cơ thể. Vì vậy, ớt chuông được đưa vào thực đơn ăn uống hằng
ngày của gia đình và tất cả mọi người được nhận được những lợi ích tuyệt vời cho sức
khoẻ mà chúng mang lại.
Mặt khác, ớt là cây không kén đất trồng, thích nghi được với nhiều vùng sinh thái
nên tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta rất lớn. Khác với các loại rau củ khác, một
cây ớt có thể thu hoạch nhiều lần, sơ chế, chế biến như phơi khô, làm tương, chiết lấy
dịch. Với những ưu điểm trên cây ớt khắc phục được tính rủi ro của thị trường, giữ giá
ổn định, đảm bảo được lợi ích cho người sản xuất. Với những giá trị lớn mà cây ớt
mang lại giúp cho diện tích trồng ngày càng được mở rộng và tăng nhanh.
Nhưng hiện nay, nguồn hạt giống chuyên dụng để trồng phải phụ thuộc hoàn
toàn vào các nước có nền kinh tế phát triển như Hà Lan, Isarel… nên giá thành hạt
giống cũng vì vậy mà tăng rất cao, ngoài ra chất lượng hạt giống lại không được đảm
bảo trọn vẹn khi vận chuyển. Trong khi đó quá trình nhân giống gặp không ít khó khăn
bởi sự tác động của nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu
phương pháp nhân nhanh giống cây Ớt Chuông Vàng đang rất cấp thiết.
Kỹ thuật nhân giống in vitro là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay với các ưu
điểm như tạo được cây non trẻ hoá và sạch bệnh nên tiềm năng sinh trưởng, phát triển
và cho năng suất cao, khắc phục được những nhược điểm của những phương pháp
nhân giống truyền thống. Đối tượng cây trồng được nhân lên theo hệ số nhân theo

ix
phương pháp nhân giống in vitro đáp ứng được các nhu cầu về số lượng, chất lượng
cây trồng và quy mô sản xuất lớn. Nên việc sản xuất giống cây trồng chất lượng cao từ
phương pháp này là tối ưu nhất giúp hạn chế tối đa việc nhiễm mầm bệnh, chất tạp
nhiễm cho cây. Vì vậy, số lượng và chất lượng cây giống luôn được đảm bảo.

Nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn, cấp thiết trên, đồng thời góp phần chủ
động tạo ra cây giống, tôi thực hiện đề tài “Nhân giống cây Ớt Chuông Vàng
(Capsicum annuum L.) in vitro.”

2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được thành phần khoáng và chất điều hòa sinh trưởng thích hợp để
nhân nhanh giống cây Ớt Chuông Vàng (Capsicum annuum L.) in vitro.

x
Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Cây Ớt Chuông Vàng

1.1.1 Phân loại khoa học

Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Bộ: Solanacecae
Chi: Capsium L.
Loài: Capsium annuum L.

Hình 1.1 Cây Ớt Chuông Vàng


Cây Ớt Chuông Vàng có tên khoa học là Capsicum annuum L., còn được gọi là
ớt ngọt vì nó không có vị nồng như ớt cay mà có vị ngọt nhẹ rất dễ ăn. Ớt chuông là
cây thuộc họ cà Solanaceae, nhưng là cây bụi thân gỗ có nguồn gốc từ Mexico, Trung
và Nam Mỹ. Sofford đã phát hiện ớt khô tại một cùng nghĩa địa cũ ở Peru có 2000
năm tuổi. Nguồn gốc thực vật học của cây ớt là từ một dạng cây ớt hoang dại ở Nam
Mỹ được thuần hoá và trồng ở Châu Âu và sau đó ở Ấn Độ cách đây 500 năm 1.

Tuy nhiên việc gieo trồng ớt ngọt cho đến thế kỷ XVI người châu Âu mới biết
đến cây ớt ngọt và nó được Cheixtop Côlông đưa vào Tây Ban Nha vào năm 1493 ông
ghé nước này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quang thế giới 2
và được lan
rộng trên toàn thế giới nhờ hương vị thương ngon và hình dạng bắt mắt. Tuy nhiên,
chưa có một tài liệu nào thông báo chính xác về việc cây ớt được đưa vào trồng ở nước
ta khi nào nhưng theo Mai Thị Phương Anh (2003) thì người Pháp đã có công mang
cây ớt sang Việt Nam 3.

Vài năm gần đây giống Ớt Chuông Vàng được du nhập và trồng khá phổ biến tại
nước ta nhưng chủ yếu chỉ được trồng ở quy mô nhỏ trong các hộ gia đình với sản
lượng chưa nhiều. Mặc khác, tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta rất lớn, một số
vùng trở thành vùng chuyên canh trồng ớt tiêu biểu như Thái Bình, Bình Định, Tiền
Giang, Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh. Các nông dân đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống nhà
lưới, nhà kính để sản xuất theo hướng hiện đại, cung cấp chủ yếu cho thị trường xuất
khẩu đem lại nguồn hiệu quả kinh tế rất cao.

1
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Không chỉ góp phần quan trọng trong cung cấp khối lượng hàng hóa cho người
tiêu dùng, hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể trong tỉnh và các vùng lân cận. Những năm
gần đây, với sự hỗ trợ tích cực của tỉnh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân
đã và đang nỗ lực tìm hướng đưa nông sản của tỉnh vươn xa, chinh phục được các thị
trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan và một số nước châu Âu, đem lại những mùa
xuân no ấm cho nhiều vùng quê. Tuy nhiên, điều kiện trồng Ớt Chuông Vàng còn gặp
nhiều khó khăn nên đòi hỏi người trồng phải thật sự hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây eecũng như trình độ kỹ thuật tốt mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.

1.1.2 Đặc điểm thực vật

Theo PTS. Mai Thị Phương Anh (2000) 3 trích từ sách Kỹ thuật trồng một số loại
rau cao cấp đã từng viết:

Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ có 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, có chiều cao
khoảng 0,5 m – 2 m, nhiều cành, nhẵn, có thể là cây hằng năm hay cây lâu năm nhưng
thường được gieo trồng như cây hằng năm. Rễ: cây ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất
nhiều rễ phụ, ăn sâu 0,5m - 1m. Lá: Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính.
Lá có hình thuôn dài, đầu nhọn, mép lá có ít răng cưa. Lá thường mỏng và có kích
thước trung bình 1,5 cm - 12 cm x 0,5 cm - 7,5 cm.

Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá, hoa
mọc thẳng đứng. Trên hoa cuống thường không có li tầng, hoa thường có màu trắng,
có 5 - 7 cánh hoa, có cuống dài khoảng 1,5 cm, đài ngắn có dạng chuông 5 - 7 răng dài
khoảng 2 mm bọc lấy quả. Nhụy đơn giản có màu trắng, đầu nhụy có dạng hình đầu.
Hoa có 5 - 7 nhị đực, ống phấn có màu trắng. Kích thước của hoa còn phụ thuộc vào
các giống khác nhau nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8 mm - 15 mm.

Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm 2 vách
ngăn, quả mọc rũ xuống dất. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ
nhọn, độ cay và độ mềm của thịt quả là khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh hoặc
tím nhưng khi chín chuyển qua màu vàng tươi. Hạt: có dạng hình thận và màu vàng
rơm, hạt dẹp và có chiều dài khoảng 3 mm - 5 mm. Một gam hạt ớt có khoảng 160 hạt,
để trồng 1ha ớt cần khoảng 400 g hạt.

2
Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh của cây Ớt Chuông Vàng

Nhiệt độ: Cây ớt có nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là 25 - 28C
vào ban ngày và 18 - 20C vào ban đêm, tối thích cho sự sinh trưởng là 18 - 28C.
Thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng ớt là vụ đông xuân, trồng vào vụ xuân hè
thường bị thối quả và rám quả. Ớt Chuông Vàng là cây ưa ẩm nhưng không chịu được
ngập úng.

Ánh sáng: Tuy ớt là cây không mẫn cảm lắm với ánh sáng nhưng nó là cây ưu
sáng ngày ngắn. Cây yêu cầu ánh sáng nhiều nhất là thời điểm ra hoa, nếu chiếu ánh
sáng 9 - 10 giờ sẽ tăng sản phẩm khoảng 21 - 24%, việc thiếu ánh sáng sẽ làm giảm tỉ
lệ đậu quả.

Độ ẩm: Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ
kích thích quả trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, độ ẩm rất thấp nhưng không ảnh
hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu độ ẩm đất khoảng 10% tỷ lệ
rụng quả tăng đến 71%, trong khi độ ẩm từ 55 - 58% thì tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 -
30%. Nếu độ ẩm hơn 70% ở giai đoạn ra hoa khi hình thành quả sẽ bị sần sùi, giảm tỷ
lệ thương phẩm. Tốt nhất là duy trì độ ẩm đồng ruộng khoảng 70 - 80%, nếu độ ẩm
quả cao thì rễ sẽ sinh trưởng kém, cây dễ còi cọc.

Đất và dinh dưỡng: Ớt là cây trồng tương đối dễ tính, có thể sinh trưởng, phát
triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như: đất bazan, đất feralit đỏ vàng, nhưng phải đảm
bảo chế độ nước và bón phân đầy đủ. Đất chua và đất kiềm đều không thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của ớt, ớt chuông là cây chịu mặn, người ta đã nghiên cứu
và thấy rằng ớt có thể nảy mầm ngay ở mức độ muối 4.000 ppm và pH = 7,6.

1.1.4 Giá trị dược liệu và giá trị kinh tế

1.1.4.1 Giá trị dược liệu

Ớt Chuông Vàng rất giàu các loại vitamin, thậm chí còn nhiều hơn cà chua và
khoai tây, đặc biệt là rất giàu các chất chống oxy hoá và vitamin C. Nhờ chứa một
lượng vitamin C có thể nói cao kỉ lục: cứ 100 g ớt chuông có chứa khoảng 148 mg
vitamin C 3. Cũng chính vì vậy, ớt chuông luôn có vai trò quan trọng trong việc cung

3
Chương 1. Tổng quan tài liệu

cấp vitamin cần thiết cho các món ăn, dù là để sống trộn với salat hay khi đã nấu chín
(nấu chín có thể làm mất đi tới 60 % lượng vitamin C) 4.

Thực tế, cứ 50 g ớt chuông có khoảng 60 mg vitamin C, tương đương khoảng 75


% lượng vitamin C của cơ thể cần mỗi ngày. Với cùng một lượng ớt, lượng vitamin A
do loại rau này mang lại có thể từ 15 – 50 % tổng lượng nên dùng hằng ngày tuỳ theo
loại ớt ăn sống hay nấu chín (caroten trong ớt có thể đạt tới mức 3,5 mg/100 g). Ngoài
ra, ớt chuông còn chứa các loại vitamin như: các vitamin nhóm B như B1 (Thiamin),
B2 (Riboflavin), B3 (Niacin), vitamin E, vvitamin PP 3
cũng mang lại những lợi ích
đáng kể cho người sử dụng cụ thể như ớt dùng để trị phong thấp, đau lưng, đau khớp,
sát khuẩn, lá ớt còn được kết hợp với các loại thuốc nam khác trong các than thuốc dân
gian có giá trị, còn được dùng làm cây cảnh cũng như chế thuốc trừ sâu.

Mặc khác, ớt chuông sử dụng như một loại rau giàu chất xơ, ít calo, Ớt Chuông
Vàng được xếp vào một trong những loại rau giàu chất xơ nhất, vì vậy, có thể dùng
như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm
dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Thêm vào đó, loại rau này còn có đặc tính
chống viêm, giảm cholesterol cho máu, phòng chống ung thư.

1.1.4.2 Giá trị kinh tế

Hiện nay, ở nước ta cây Ớt Chuông nói chung và cây Ớt Chuông Vàng nói riêng
là cây khá phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi, bởi đây là cây rau không chỉ mang
lại hàm lượng dinh dưỡng rất cao mà còn mang lại có giá trị kinh tế cao cả thị trường
trong nước và xuất khẩu. Năng suất ớt có thể đạt khoảng 32 - 33 tấn/ha, được trồng
hoàn toàn trong nhà màng theo hướng áp dụng công nghệ cao thì có thể cho thu hoạch
57 - 58 tấn/ha. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 5 - 6 tháng, chăm sóc tốt có thể
lên đến một năm.

Trên thị trường, 1 kg Ớt Chuông Vàng có giá bán khoảng 22.000 - 35.000 đồng,
mang về nguồn thu nhập trung bình của mỗi hộ khoảng 160 triệu đồng theo thống kê
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng. Mặc khác, cây Ớt Chuông Vàng là cây
dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại và cây sinh trưởng phát triển rất tốt ở vùng có khí hậu mát
mẻ đặc biệt là Lâm Đồng.

4
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Khoảng vài năm gần đây, Ớt Chuông Vàng còn được mở rộng và trồng ở các tỉnh
miền Bắc có khi hậu khắc nghiệt và vùng đất không màu mỡ. Theo tính toán, 1 cây ớt
hết vòng đời cho thu hoạch khoảng 5 - 7 kg quả, với khoảng 3.500 gốc, giá bán
khoảng 30.000 đồng/kg, một năm có thể cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng, trừ chi
phí sản xuất có thể thu lãi gần 300 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần những loại ớt chuông
thông thường.

Theo mức tăng về cung cầu sản phẩm hiện nay, việc xây dựng và mở rộng quy
mô sản xuất cùng nguồn tiêu thụ cả trong và ngoài nước sẽ tạo tiền đề thúc đẩy nhanh
nền kinh tế trong nước.

1.2 Tình hình phát triển

1.2.1 Tình hình phát triển trên thế giới

Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng và tính hiệu quả kinh tế, cây ớt giữ được vị trí
quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá tại các nước nằm trong vùng điều kiện
nhiệt đới. Hiện nay, các nước có nguồn xuất khẩu ớt chuông gồm Trung Quốc,
Mexico, Israel và Bắc Mĩ,…

Năm 2017, Trung Quốc là nước có sản lượng ớt chuông lớn nhất trên thế giới với
17.821.238 tấn. Kế đến là Mexico với sản lượng 3.296.875 tấn. Việt Nam không nằm
trong top 10 những quốc gia có sản lượng ớt chuông lớn nhất thế giới.

Bắc Mỹ là khu vực sản xuất các loại ớt cay và ớt ngọt đứng thứ hai trên thế giới,
với thị phần lên đến 31%. Trong năm 2017, châu Âu chiếm hơn một nửa nguồn cung
ớt của thế giới (53,2%) với kim ngạch xuất khẩu trị giá 2,7 tỷ USD.

Tại Mexico, ớt ngọt đứng thứ nhất, trong khi ớt cay đứng thứ 3 về kim ngạch
xuất khẩu, đưa những mặt hàng này trở thành nông sản chiến lược của Kế hoạch Nông
nghiệp quốc gia giai đoạn 2017 - 2030. Theo Bộ Nông nghiệp nước này, Mexico sản
xuất 3,2 triệu tấn các sản phẩm ớt mỗi năm, và giai đoạn 2013 - 2016 sản lượng tăng
trung bình 4,82% mỗi năm. Có tới 29,71% tổng sản lượng ớt ngọt Mexico dành cho
xuất khẩu. Đây là nước xuất khẩu ớt ngọt lớn nhất thế giới, năm 2017 xuất đi 150.304
tấn, trị giá 153,7 triệu USD.

5
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Nhu cầu đối với ớt nước này đã tăng ở 20 quốc gia khắp châu Mỹ, châu Á và
châu Âu, và cả ở những nước khác - những nơi Mexico chưa ký hiệp định tự do
thương mại. Ớt Mexico chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng ớt nhập khẩu vào các
thị trường quan trọng như Mỹ, Canada, Guatemala…

1.2.2 Tình hình phát triển tại Việt Nam


Hiện nay, trong nước ớt ngọt được trồng chủ yếu tập trung mật độ lớn tại tỉnh
Lâm Đồng do điều kiện tự nhiên của của tỉnh là một thế mạnh lớn để đáp ứng đầy đủ,
phù hợp và tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Theo ông Nguyễn Duy
Liêm - sống ở phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - là chủ 4 sào trồng ớt
chuông bằng công nghệ VietGap trong mô hình thử nghiệm thuộc đề tài “Ứng dụng
công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP tại tỉnh Lâm Đồng” từ năm 2013. Theo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng, tổng chi cho vườn áp dụng mô hình trên chỉ hơn 399 triệu
đồng/ha, trong khi vườn đối chứng theo cách canh tác thông thường tốn hơn 403 triệu
đồng/ha. Trong khi đó, năng suất vườn mô hình là 59.080 kg/ha, so với vườn đối
chứng là 58.710 kg/ha. Thu nhập cho vườn mô hình chênh lệch gần 42 triệu đồng/ha
so với vườn đối chứng. Tuy nhiên, thực tế của hộ gia đình ông Nguyễn Duy Liêm cho
thấy mô hình mới có tỷ lệ tăng năng suất cao hơn cả báo cáo trên.

Theo ông Trần Điệp - Phòng Phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm nông
nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, đơn vị triển khai đề tài - cho biết khi tham gia mô
hình, các hộ gia đình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách làm nhà giàn để canh tác ớt
chuông, rau, hoa. Với mỗi sào đất, chi phí nhà giàn kiên cố cộng với hệ thống giàn ống
tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel hết khoảng 250 triệu đồng.

Với 4 sào trồng ớt chuông, nhà ông Liêm đầu tư ban đầu hết 1 tỷ đồng. Mỗi sào
cho doanh thu 30 triệu đồng/tháng, đem lại thu nhập 20 triệu đồng/tháng sau khi trừ
chi phí, tổng 4 sào thu 80 triệu đồng/tháng. Nếu sản phẩm luôn được giá, họ sẽ mất 3
năm để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Điều quan trọng là hiện nay vợ chồng ông có thể
hướng dẫn vanh vách cho bà con cách ứng dụng công nghệ cao vào trồng rau, hoa.

Ông Trần Điệp cho biết, trồng ớt chuông bằng công nghệ VietGap chỉ là 1 trong
3 mô hình ứng dụng công nghệ sinh học vào canh tác thành công, bên cạnh mô hình
6
Chương 1. Tổng quan tài liệu

trồng bắp cải và khoai tây. Mô hình trồng bắp cải dùng thuốc sinh học, thuốc có độ
độc thấp, thời gian cách ly ngắn, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn vườn đối
chứng nhưng năng suất thu hoạch cao hơn vườn đối chứng 9%, giá bán sản phẩm cao
hơn 400 đồng/kg.

Năng suất ớt có thể đạt 15 - 20 tấn/ha, ở các ruộng thâm canh, áp dụng các quy
trình hướng dẫn có thể cho thu hoạch 22 - 25 tấn/ha. Trừ trường hợp thu sản phẩm sấy
khô và sản xuất hạt giống phải để quả chín đỏ hẳn. Thông thường khoảng 35 - 40 ngày
sau khi nở hoa thì quả có thể thu được ở hầu hết các giống. Chú ý khi thu hoạch tránh
làm gãy cây, vì cây ớt tương đối giòn, để hạn chế tối đa sự gây hại nên thu hoạch bằng
dao hoặc kéo, trước khi thu để hạn chế việc lây nhiễm bệnh khảm thuốc lá ở ớt nên
khử trùng dụng cụ trong dung dịch 3% NaPO4. Thời gian thu hoạch ớt ngọt thường chỉ
kéo dài trong 6 - 8 tuần.

Bảo quản: Có thể bảo quản 40 ngày ở nhiệt độ 0 oC và ẩm độ tương đối 95 -


98%. Hàm lượng caroten tăng cực đại 3 - 4 tuần sau thu hoạch, và giảm 25% lượng
đường sau 5 - 6 tuần thu hoạch, nhất là khi quả đã chín đỏ.

Cây ớt ngọt với vị thế của mình đã trở thành một trong những cây chủ lực của
nhiều hộ gia đình nói riêng và của tỉnh Lâm Đồng nói chung. Thị trường tiêu thụ của
cây ớt ngọt không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang những nước như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản,…Nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn chưa cao
do việc nhập nguồn giống từ ngoài, làm thay đổi cơ cấu giá thành chung của ớt ngọt
khi xuất khẩu và chưa có tính đặc thù của sản phẩm.

1.3 Phương pháp nhân giống cây Ớt Chuông Vàng


1.3.1 Phương pháp nhân giống truyền thống

1.3.1.1 Phương pháp nhân giống bằng hạt

Là phương pháp nhân giống hữu tính đơn giản và truyền thống nhất, sử dụng hạt
giống cho nẩy mầm thành cây con, hạt giống được thu khi quả đã già và chín. Ưu điểm
của phương pháp này là vận chuyển và bảo vệ hạt giống dễ dàng do kích thước hạt
giống nhỏ, cây sống được lâu và chi phí để vận hành thấp.

7
Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.3.1.2 Phương pháp giâm cành, chiết cành

Là phương pháp nhân giống nhanh, tạo ra cây con được kế thừa toàn bộ đặc tính
tốt của cây mẹ và sớm cho thu hoạch. Ưu điểm của phương pháp này là cây sớm ra
hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản. Nhưng nhược điểm lớn của
phương pháp này là hệ số nhân chưa cao, chiết cành nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây mẹ, khó kiểm soát được phẩm chất của cây có thể có hiện
tượng biến dị di truyền. Mặt khác, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những
trang thiết bị cần thiết để khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong
nhà giâm.

1.3.2 Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học

1.3.2.1 Nhân giống in vitro

Nhân giống in vitro hay nuôi cấy môi tế bào thực vật đều là thuật ngữ mô tả về
phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác
định ở điều kiện vô trùng. Kỹ thuật in virtro dựa trên nguyên lý là tế bào thực vật có
tính toàn thể, nghĩa là từ một mô, một có quan hoặc một tế bào của bất kỳ một bộ phận
nào đều có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh nếu được nuôi trong điều kiện
thích hợp.

Ưu điểm của nhân giống in vitro là hệ nhân giống cao trong vòng một năm có thể
tạo thành hàng triệu cây, cao hơn bất cứ phương thức nhân giống nào. Mặc khác, tính
đồng nhất và ổn định di truyền cao, các cây con được tạo ra giống hệt bố mẹ. Nâng cao
chất lượng giống vì đây là một phương pháp hữu hiệu để loại trừ virut, nấm khuẩn
khỏi các cây giống nhiễm bệnh. Cây giống sạch bệnh tạo ra bằng mô thường tăng năng
suất từ 12 - 20% so với giống gốc. Ngoài ra, còn tiết kiệm được không gian vì hệ
thống được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, không phụ vào thời tiết và các
vật liệu khởi đầu. Mật dộ cây được tạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so
với sản xuất trên đồng ruộng và trong nhà kính theo phương thức truyền thống. Nhưng
trên thực tế, có nhiều loại thực vật được nhân giống hữu tính bằng hạt nhưng vẫn tiến
hành nuôi cấy in vitro là do: các phương pháp này dù có hệ số nhân giống cao, dễ bảo
quản và vận chuyển nhưng đối với một số cây trồng khi nhân giống bằng hạt sẽ cho
các cây con không hoàn toàn giống bố mẹ cả về hình thái và thành phần hoá học. Việc
8
Chương 1. Tổng quan tài liệu

này tạo ra khó khăn trong việc đưa cây vào sản xuất theo quy mô công nghiệp, vì cây
cho chất lượng không đều làm giảm giá trị thương phẩm. Đặt biệt, đối với các cây
thương phẩm thì việc không đồng đều về chất lượng sẽ làm thay đổi hàm lượng các
hoạt tính dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Để khắc phục được những nhược điểm trên thì nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy in vitro khắc phục được những nhược điểm của nhân giống hữu tính mang lại
hiệu quả kinh tế và ý nghĩa sinh học lớn.

1.3.2.2 Các kỹ thuật nhân giống in vitro

Nhân giống bằng chồi nách: chồi nách nhô lên từ vị trí trong nách lá mang đỉnh
sinh trưởng phụ có khả năng mọc thành chồi giống như thân chính. Chồi nách được
xuất hiện tùy vào sự cung cấp cytokinin, khi các cụm chồi này phát triển chúng ta có
thể phân tách và cấy chuyền trong môi trường mới. Nói chung kỹ thuật tăng sinh này
được áp dụng được áp dụng cho bất kỳ loại cây trồng.

Nhân giống bằng chồi đỉnh: sự thành công trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thay
đổi theo mẫu cấy sử dụng, đây là mô duy nhất sạch virut. Do đó, đây là một vật liệu
trong nuôi cấy mô tế bào được sử dụng trong tạo giống cây sạch bệnh. Những kích
thước đỉnh chồi từ 0,5 mm - 2 mm thì thông dụng hon và thích họp trong việc nhân
giống 5. Thường nuôi cấy mô chồi đỉnh trong môi trường có chứa auxin kết hợp với
cytokinin, nồng độ cytokinin sẽ tăng lên sau các lần cấy chuyền.

Nhân giống bằng chồi bất định: chồi bát định là một cấu trúc thân và lá mọc lên
một cách tự nhiên trên mô cây trồng ở các vị trí nách lá bình thường. Mặt khác, đỉnh
chồi bất định có thể phát triển trực tiếp trên mẫu vật hoặc gián tiếp từ mô callus, mà
mô callus này hình thành trên bề mặt vết cắt của mẫu vật. Tuy nhiên chồi bất định có
thể làm tăng tỷ lệ cây bị biến dị.

Nhân giống qua nuôi cấy callus: trong nhân giống in vitro nếu tái sinh được cây
hoàn chỉnh trực tiếp từ mẫu vật nuôi cấy ban đầu thì sẽ nhanh chóng thu được cây mà
các cây cũng khá đồng nhất về mặt di truyền. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mô nuôi
cấy không tái sinh cây ngay mà phát triển thành khối callus. Nuôi cấy callus cho tần số
biến dị cao hơn so với nuôi cấy mô chồi đỉnh.

9
Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô

1.3.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro

Khử trùng mẫu: việc khử trùng mẫu trước khi đưa vào nuôi cấy là vấn đề cấp
thiết, vì mẫu cấy tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh nên mang rất nhiều
nấm, vi khuẩn… Nhưng do mức độ nhiễm và đặc điểm của mỗi mẫu là khác nhau nên
việc khử trùng mẫu trước khi thực hiện là một điều vô cùng quan trọng. Mặc khác, khả
năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn của chất khử trùng phụ thuộc vào thời gian xử lý và
mức độ xâm nhập của chúng. Nhưng cũng không nên khử trùng mẫu quá lâu vì cũng
có thể gây cho mẫu chết, thời gian quá ngắn sẽ không loại bỏ hết những nấm và vi
khuẩn nên mẫu dễ nhiễm. Sau khi khử trùng mẫu cây được đặt trong môi trường nuôi
cấy, từ đây giai đoạn nuôi cấy in vitro bắt đầu.

Điều kiện nuôi cấy

Ánh sáng: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh hình thái cây nuôi cấy.
Các yếu tố ảnh hưởng gồm: cường độ, chu kỳ, thành phần quang phổ ánh sáng. Trong
tạo chồi ban đầu và nhân chồi tiếp theo, cường độ ánh sáng phù hợp nằm trong khoảng
2000 - 2500 lux. Nhưng trong giai đoạn tạo rễ, cây cần chiếu sáng ở cường độ cao hơn
để kích thích cây chuyển từ giai đoạn dị dưỡng sang tự dưỡng, có khả năng quan hợp.
Kết quả nghiên cứu của Teresa và cộng sự (2007) 6 đã chỉ ra nguồn ánh sáng và cường
độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy và chất lượng
cây giống

Nhiệt độ: của phòng nuôi cấy mô thường được điều chỉnh ổn định từ 22 – 25 oC 7,
ở những loài thực vật khác nhau thì nhiệt độ cũng khác nhau. pH: là một yếu tố quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhận các chất dinh dưỡng của môi
trường vào tế bào. pH của môi trường nuôi cấy thích hợp cho đa số các loại cây trồng
dao động từ 5,5 - 6,0.

Môi trường nuôi cấy: là môi trường trên và dưới mặt thạch trong bình nuôi cấy
và có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển hình thái của cây. Các vấn đề thường
gặp trong môi trường nuôi cấy mô như: mất độ quan hợp thấp, mức độ hấp thụ và vận
chuyển chất dinh dưỡng thấp, không cân bằng CO 2. Vì vậy, cây con nuôi cấy mô in
vitro chậm phát triển.
10
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Trạng thái môi trường: Sự phát triển của mô có thể bị thay đổi hoàn toàn nếu
chúng nuôi cấy trên một môi trường đặc, lỏng, hoặc nửa lỏng, tuy nhiên môi trường
lỏng cũng gây ra hiện tượng thủy tinh hóa, các mô nuôi cấy bị mọng nước gây khó
khăn cho cấy chuyền và ra cây.

1.3.3.2 Ảnh hưởng của các thành phần hoá học

Trong nuôi cấy in vitro, môi trường dinh dưỡng phải cung cấp đầy tất cả các ion
khoáng cần thiết, nguồn chất hữu cơ bổ sung như amino acid và vitamin, nguồn
cacbon cố định và một thành phần cần cho sự sống cũng phải được cung cấp đó chính
là nước.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều môi trường được sử dụng như môi trường
được sử dụng như môi trường MS (Murashige và Skoog), WPM (Woody Plant
medium),… Trong đó, môi trường MS được xem là môi trường phù hợp nhất với cây
trồng và được sử dụng rộng rãi. Thông thường trong một môi trường nuôi cấy phải
đảm bảo các thành phần hoá học như:

Các nguyên tố khoáng: tuỳ theo nồng độ sử dụng, các nguyên tố khoáng được
chia làm hai loại là nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.

Nguyên tố đa lượng: thường chiếm 0,1% khối lượng khô của thực vật, còn có
Nito, Phốt pho, kali, magie, lưu huỳnh,… là các muối vô cơ. Chúng có mặt trong các
hợp chất quan trọng như diêp lục, protein, acid amin,… tham gia quá trình như điều
hoà áp xuất thẩm thấu thấu của tế bào, quang hợp, vận chuyển năng lương trong hô
hấp,… 8

Nitơ (N): Thành phần chính của hầu hết các môi trường là nitơ vô cơ dưới dạng
nitrat hoặc amonium . Các muối dùng phổ biến là kali nitrat (KNO 3), nitrat amon
(NH4NO3) và canxinitrat (Ca(NO3 )2 .4H2O). Những hợp chất này được cung cấp nitơ
vô cơ cho thực vật dễ tổng hợp các phân tử phức tạp. Amonium chủ yếu được dự trữ ở
rễ như nguồn nitơ hữu cơ. Nitrat có thể được vận chuyển theo mạch xylem đến các bộ
phận của cây và tham gia quá trình đồng hoá phân tử, có chức năng quan trọng trong
việc điều chỉnh sự thẩm thấu và cân bằng ion của cây trồng 8.

11
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Photpho (P) là nguyên tố quan trọng trong đời sống thực vật, chúng tham gia vào
việc vận chuyển năng lượng, sinh tổng hợp protein, axit nucleotic và tham gia cấu trúc
của màng. Trong môi trường nuôi cấy photpho được cung cấp dưới dạng mono hay
dihydrogenphosphate potasium hay sodium. Đây cũng là ion dễ được thực vật hấp
thụ nhất 8.

Magiê (Mg) là nguyên tố cần thiết cho sự sinh tổng hợp diệp lục tố và đồng
thời nó cũng tham gia vào cấu trúc của một số emzim vận chuyển photphat Trong
phân tử chlorophyl, các photon được hấp thụ tạo ra dòng điện tử, từ đó tạo ra ATP
và NADPH đóng vai trò quan trọng đối với cố định ở lục lạp. Nồng độ cao các ion
Mg và K là cần thiết để duy trì pH khoảng 6,5 - 7,5 trong lục lạp và tế bào chất, trái
với ở không bào pH chỉ vào khoảng 5- 6. Ngoài ra, pH còn xác định cấu trúc của
protein và emzym nên nó ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp cấu trúc protein 8.

Kali (K) K+ là một cation chủ yếu trong cây, giúp cây cần bằng được các amino
vô cơ và hữu cơ. Ion được chuyển qua màng tế bào dễ dàng và có vai trò chính là điều
hoà pH và áp suất thẩm thấu của môi trường nội bào. Sự thiếu hụt K + trong môi trường
nuôi cấy thực vật sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước. K+ được cung cấp dưới dạng muối
KNO3 , KCl. 6H2O, KH2PO4. Muối kali có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
tính thẩm thấu của tế bào, có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng ion 8.

Canxi (Ca) cũng là một cation chủ yếu giúp cân bằng các amino trong cây
nhưng cách thức không giống K + và Mg2+ và Ca2+ không phải là ion tăng động. Có vai
trò quan trọng trong việc phát sinh hình thái đông thới với sự cảm ứng của các chất
điều hoà sinh trưởng đặc biệt auxin và cytokinin. Ngoài ra, còn là thành phần quan
trọng của thành tế bào và màng tế bào, giúp cũng cố độ vững chắc cho thành tế bào và
điều hoà cấu trúc màng tế bào 8.

Nguyên tố vi lượng: có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật, chúng thường
tham gia các quá trình sinh hoá trong tế bào, tham gia vào trung tâm hoạt tính của
enzyme và vitamin, tăng tính chống chịu của thực vật với các điều kiện môi trường
thích hợp. Các vi lượng thông dụng như: bo, kẽm, đồng, iot,… nồng độ được sử dụng
trong môi trường rất thấp, ngoài ra niken và nhôm còn được tìm thấy trong một số
công thức.

12
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Bo (B) tham gia vào một số quá trình như tổng hợp protein, vận chuyển đường,
quá trình hô hấp, quá trình chuyển hoá đường carbonhidrat và một số hormon sinh
trưởng… Nếu thiếu Bo, cành cây bị yếu, ngoài ra còn làm cho rễ kém phát triển, ảnh
hưởng đến quá trình nảy mầm, thụ phấn,…

Đồng (Cu) là chất cần thiết cho quá trình tổng hợp và hô hấp của cây, nó cũng là
chất quan trọng để cây phân giải cacbon và nitơ, là thành phần cần thiết không thể thay
bằng ion khác để cây tổng hợp thành tế bào. Ngoài ra, đồng còn tham gia quá trình tái
tạo thành tế bào, tăng độ cứng cho thân và cành.

Mangan (Mn) là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất, gần như là
có mặt trong hầu hết các loại môi trường.

Kẽm (Zn) Thiếu kẽm thì sự sinh tổng hợp protein, acid nucleoic và diệp lục tố sẽ
bị giảm đi. Thực vật có đốt thân ngắn, lá nhỏ, đồng thời tế bào trần cũng kém phát
triển. Ngoài ra, kẽm rất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein cũng như tổng hợp
IAA trong cây.

Coban (Co) có mặt trong khoảng một nửa số lượng môi trường nuôi cấy mô tế
bào thực vật bổ sung cobalt vào môi trường nuôi cấy có lẽ là chống lại sự gây độc của
các chất kim loại và có thể ngăn cản các phản ứng oxi hóa gây ra bởi đồng và sắt.

Nước: nước được dùng trong nuôi cấy là nước cất, hoặc nước khử ion, tốt nhất là
nước cất hai lần từ các máy cất nước hoàn toàn bằng thuỷ tinh.

Chất làm đông môi trường được sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy mô là agar ,
agarose và gellan gum. Agar là một polisacarit làm từ rong biển, khi được ngâm nước
ở 80oC sẽ chuyển sang dạng sol và 40 oC sẽ trở thành trạng thái gel. Khả năng ngậm
nước của agar cao (6 - 12g/l nước). Dù ở trạng thái gel nhưng agar vẫn đảm bảo cho
các ion vận chuyển dễ dàng, vì vậy sẽ rất thuận lợi cho sự hút dinh dưỡng của cây
trong nuôi cấy mô.

Đường: Trong nuôi cấy in vitro, đường cung cấp nguồn cacbon để mô tế bào
thực vật tổng hợp được chất hữu cơ, giúp tế bào phân chia cũng như tăng sinh khối khi
tế bào chưa có khả năng quang hợp được. Hai dạng đường hay sử dụng nhất là sucrose

13
Chương 1. Tổng quan tài liệu

và glucose, nhưng hiện nay sucrose được sử dụng phổ biến hơn. Tùy theo mục đích
nuôi cấy, nồng độ sucrose biến đổi từ 1 - 6%, thông dụng nhất là từ 2 - 3%.

Vitamin: Tất cả các tế bào nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại
vitamin cơ bản nhưng thường là với một lượng dưới mức yêu cầu. Để mô có sức sinh
trưởng tốt phải bổ sung vào môi trường một hay nhiều loại viamin, các vitamin là rất
cần thiết cho phản ứng sinh hoá. Các vitamin được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy
mô là: thiamine (B1), acid nicotinic (PP), pyridoxine (B6) và myo-inositol, đóng vai
trò quan trọng trong việc phát sinh hình thái giúp cây phát triển tốt hơn. Các vitamin
dễ bị hỏng do nhiễm tạo nên cần giữ ở to<0oC 9.

Chất điều tiết sinh trưởng

Trong tự nhiên, cây có khả năng tự tạo ra các phytohoocmon, nhưng trong nuôi
cấy mô in vitro các mô cây còn quá bé nên cần phải bổ sung vào môi trường nuôi cấy
để có thể định hướng được sự phát triển của cây mô 10. Các chất điều hoà sinh trưởng
thuờng được sử dụng ở nồng độ thấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi
cấy. Dựa vào hoạt tính sinh học và tác dụng nên các chất này được chia thành 5 nhóm:

Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, được tổng hợp từ các
thực vật bậc cao như: tảo, nấm và ở cả vi khuẩn, gồm các chất như IAA (indolylacetic
axit), NAA (naphthylacetic axit), IBA (indoly butyric axit)… Đặc điểm chung của các
auxin là tính chất phân chia tế bào, các hormon thuộc nhóm này thường có các hoạt
tính như: tăng trưởng chiều dài thân, tính ưu thế ngọn, tạo rễ, sự phân hoá mạch dẫn,…
Các auxin có thể là tự nhiên hoặc tổng hoặc tổng hợp, thường được dùng trong nuôi
cấy mô và tế bào để kích thích sự phân bào và sinh trưởng mô sẹo, đặc biệt 2,4-D, tạo
phôi vô tính, tạo rễ. Đây cũng là nhóm chất được dùng phổ biến trong nuôi cấy mô, kết
hợp chắc chẽ với các thành phần khác của môi trường dinh dưỡng để kích thích sự
tăng trưởng của mô sẹo, huyền phù tế bào và sự phát sinh hình thái, đặc biệt là khi nó
được phối hợp sử dụng với cytokinin. Thông thường khi nồng độ auxin thấp sẽ kích
thích sự tạo rễ, nồng độ auxin cao thì dẫn đến dự hình thành callus 11.

Cytokinin là dẫn xuất của adenine, đây là những hocmon chủ yếu trong sự phân
chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và sự phân hoá chồi trong nuôi cấy mô. Các
cytokinin được sử dụng thường xuyên nhất là 6-benzylaminopurine (BAP) hoặc 6-

14
Chương 1. Tổng quan tài liệu

benzyladenin (BA), 6-γ-γ-dimethyl-aminopurine (2-iP), N-(2-furfurylamino)-1-H-


purine-6-amine (kinetin),… Zentin và 2-iP là các cytokinin tự nhiên còn BA và kinetin
là cytokinin nhân tạo. Tỷ lệ cytokin rất quan trọng đối với sự phát sinh hình thái trong
hệ thống nuôi cấy. Có khả năng làm tăng hình thành các sản phẩm thứ cấp và tăng kích
thước của tế bào ở các lá mầm, kích thích sự nảy mầm của hạt và quá trình trao đổi
chất. Ngoài ra, còn liên quan đến sự phân chia tế bào, phân hoá chồi,… Trong môi
trường nuôi mô, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào và phân hoá chồi từ mô sẹo
hoặc từ các cơ quan, tăng cường phát sinh chồi phụ. Ở nồng độ cao, cytokinin kích
thích hình thành chồi bất định nhưng ức chế sự tạo rễ, các chất này được tổng hợp ở rễ
và được vận chuyển thụ động lên phía trên.

Các chất hữu cơ bổ sung: Ngoài các thành phần dinh dưỡng bắt buộc kể trên
trong môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật, người ta còn bổ sung thêm một số thành
phần hỗn hợp tự nhiên khác như nước dừa, nước ép khoai tây,… Các thành phần này
thường chứa nguồn dinh dưỡng và chất điều hoà sinh trưởng đa dạng như amino acid,
vitamin, nucleic acid, auxin, cytokinin.

Nước dừa là thành phần khá phổ biến trong môi trường nuôi cấy, theo kết quả
phân tích thành phần nước dừa 12-14
cho thấy nước dừa có nhiều chất cần thiết cho sự
sinh trưởng của tế bào như: các axit amin, axit béo, axit hữu cơ,… Hàm lượng sử dụng
của nước dừa từ 10 - 20%.

Than: khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy sẽ có lợi ích và tác dụng khử độc,
kích thích sự tăng trưởng và biệt hoá, làm giảm oxy hoá của phenol hoặc sự tích tụ các
chất gây hoá nâu, thay đổi pH trung bình đến mức tối ưu, tạo môi trường tối, có thể mô
phỏng điều kiện đất. Tác dụng của than như một chất điều hoà tăng trưởng nhưng chưa
được rõ ràng, nhưng một số dẫn chứng công nhận khả năng giải phóng dần một số sản
phẩm hấp thụ.

1.4 Các công trình nghiên cứu

1.4.1 Công trình nghiên cứu trong nước

GS.TS. Nguyễn Quang Thạch và Nguyễn Thị Nguyệt ứng dụng nuôi cấy in vitro
và kỹ thuật khí canh trong việc nhân nhanh giống cây ớt ngọt F1 4.

15
Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.4.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Năm 1990, Liu và cộng sự đã nghiên cứu và cho ra kết luận rằng các thành viên
của họ nhà ớt có kiểu gen bền vững trong tái sinh là tiềm năng tái sinh quan trọng 15.

Kiểu gen ảnh hưởng mạnh trong quá trình tái sinh của cây trồng do Ochoa –
Alcjo và cộng sự 1990 16
và Hy và cộng sự 1996 17
đều mang lại ý nghĩa quan trọng
trong việc nhân chồi từ các giống khác nhau.

Nuôi cấy in vitro có thể là nguyên nhân gây biến đổi số lượng nhiễm sắc thể
trong cây nhưng kiểu gen của ớt khá bền vững và khả năng phản ứng cao. Năm 2002,
Magdalenna Tomaszewsha - Sowa và cộng sự cho rằng: sự tập trung cao hàm lượng
cytokinin trong môi trường cũng không làm thay đổi khi tái sinh cây từ các bộ phận
khác nhau trừ callus 18.

Tương tự năm 1996 Christophr và Rajam , sử dụng giống ớt đỏ


19

(C.praetermissum, C.ackatum và C.annium) để tái sinh cây con giúp mang lại giá trị
cao trong sản xuất cây giống.

Trong nhân giống in vitro chồi tái sinh từ các bộ phận khác của cây đã được
nghiên cứu thành công ở giống ớt cay do Christophr và Rajam, 1994 20.

Ngoài ra chồi tái sinh cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc nhân
nhanh giống cây ớt ngọt bởi vì hệ số nhân ở chồi đỉnh và chồi nách là rất thấp. Tuy
nhiên, với mỗi giống ớt thì phản ứng tái sinh là khác nhau. Mô trẻ và non có phản ứng
tốt nhất trong in vitro và đã được nghiên cứu thành công bởi nhiều tác giả như: Binzel
và cộng sự 1996 21,22.

Một số kết quả nghiên cứu nuôi cấy trên cây ớt cho thấy sự phụ thuộc vào
lượng BA bổ sung vào môi trường nuôi cấy thu được các chồi khoẻ mạnh. Thành phần
BA này quyết định đến định hướng mô nuôi cấy .Tuy nhiên khi cộng BAP vào thì việc
tạo chồi từ phôi của các loài có thành công không giống nhau. Các kết quả tương tự
của Simeompva, 1992; Agrawalso, 1989 23
giải thích sự khác nhau của chồi được tạo
thành khi nuôi cấy.

Ngoài ra một số tác giả khác tìm ra rằng việc tổ hợp giữa BAP công với αNAA
(S.Arous và cộng sự 2001) 24
cho hiệu quả tốt nhất khi tái sinh chồi. Một số tác giả

16
Chương 1. Tổng quan tài liệu

Binzel và cộng sự (1996a) 21


, Gunay và Rao (1978) 15,16,19
lại cho rằng bổ sung 2,4-D
và IAA là hiệu quả trên mô ớt. Trong khi đó một số tài liệu khác lại tìm ra rằng việc tổ
hợp BA công với IAA cho hiệu quả tốt trong tái sinh chồi từ chồi đỉnh, trụ hạ diệp và
lá non Manoharan và cộng sự (1998) 18.

Vinod Kumar, Gururaj, Narasimha Prasad, Giridhar and Ravishankar (2005) 25.
Nghiên cứu tạo chồi trực tiếp từ chồi của cây con giống Ấn Độ (Capsicum annuum cv,
Arka Abhir (AA) and Arka Lohit (AL) đã thành công trên môi trường MS + 2
ethanesulphonic (MES) + 26,3 µM BA + 2,28 µM IAA + 10 µM Silver nitrat. Kết quả
thu được 25 chồi tái sinh được từ các bộ phận của cây ban đầu, chồi này được làm dài
ra trong môi trường có chứa MS chia làm sáu phần đem nuôi trên môi trường MS + 2
mg/l BAP + 1 mg/l IAA để tạo cây con. Các đoạn mẫu cấy phản ứng khác nhau trên
môi trường nuôi cấy. Chỉ có đoạn gần lá mầm cho chồi, đoạn giữa hầu hết chỉ cho rễ
còn đoạn đầu gần với rễ phát triển mạnh thành callus, không có chồi được tái sinh từ
các đoạn này. Chồi chi hình thành từ đoạn gần lá mầm được cho ra rễ và phát triển
thành cây con bình thường. Cây con sau in vitro được trồng ra ngoài đồng có khả năng
phát triển và thành thục bình thường 20 sử dụng các giống ớt ngọt F1 dùng trụ ha diệp lá
mầm và lá non nuôi cấy trong môi trường có bổ sung 5,7 µM IAA + 22 µM BA cho tái
sinh tốt nhất, sau đó chồi được tái sinh cho ra rễ trong môi trường có chứa 5,7 µM IAA
+ 13,3 µM BA. Cây con chuyển ra đất với tỷ lệ sống đạt 60 - 70%.

Venkataiah Peddaboina, Christopher Thamidala and Subhash Karampuri,


(2006) 26
nghiên cứu vi nhân giống sử dụng Meristem (0,5 cm) của giống ớt là
Capsicum annuum cv CA960, C. baccatum, C. frutescens and C. praetermissum trên
môi trường MS có chứa nhiều loại cytokinin bao gồm adenin, BA, kinetin, Zeatin và
TDZ, TDZ cho chồi tái sinh vối số lượng lớn nhất (4,2 - 22,2). Chồi được làm dài
trong môi trường có chứa 0,22 - 1 µM BA + 0,48 - 1 µM IAA và ra rễ trong môi
trường có chứa 5,7 µM IAA. Có 72 - 94 % chồi ra rễ từ môi trường có chứa TDZ phát
triển chồi bình thường, 8 - 22 % chồi không dài ra được.

17
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU
2.1 Nơi thực hiện

Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Thực Vật khoa Công nghệ Sinh học - trường Đại
học Nguyễn Tất Thành

Thời gian thực hiện đề tài: 4 tháng (từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2020)

Vật liệu thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành trên cây Ớt Chuông Vàng do công ty
Rijk Zwaan cung cấp

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng mẫu cây Ớt
Chuông Vàng in vitro

- Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển
của Ớt Chuông Vàng

- Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tạo chồi của
cây Ớt Chuông Vàng

- Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình tạo rễ cây Ớt Chuông
Vàng.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Điều kiện nuôi cấy

Mẫu được cấy trên môi trường đã được khử trùng bằng nồi hấp vô trùng ở 1 atm,
121oC trong 15 phút, pH của môi trường: 5,8, nhiệt độ phòng nuôi cấy 25 ± 2oC,
cường độ ánh sáng: 2.000 - 3.000 lux, thời gian chiếu sáng 8 giờ/ngày

Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (CRD), gồm 3 lần
lặp lại, mỗi nghiệm thức ở mỗi lần lặp lại được cấy 3 chai, thể tích 500 ml, có chưa
50 ml môi trường nuôi cấy. Số liệu thu thập từ các thí nghiệm được xử lý bằng phần
mềm SAS 9.1.

18
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

19
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Hạt giống cây Ớt Chuông Vàng.


Vô trùng mẫu hạt
Nồng độ Javel 50%
cây Ớt Chuông Vàng Thời gian: 5; 10;15 phút

Khảo sát ảnh hưởng của thành


Môi trường khảo sát
phần môi trường khoáng đến sự
MS, WPM, LV, B5
sinh trưởng và phát triển cây
Ớt Chuông Vàng

Khảo sát ảnh hưởng của chất điều


BA, kinetin
hoà sinh trưởng đến khả năng tạo
(0,5; 1; 2; 3 mg/l)
chồi của cây Ớt Chuông
Vàng

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ

auxin đến sự hình thành rễ của IAA, IBA, NAA (0,5; 1 mg/l)
cây Ớt Chuông Vàng

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quan nội dung nghiên cứu

20
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô
trùng mẫu cây Ớt Chuông Vàng

- Mục tiêu: Xác định thời gian thích hợp để vô trùng hạt Ớt Chuông Vàng

- Vật liệu thí nghiệm: Hạt giống do công ty TNHH Rijk Zwaan cung cấp.

- Môi trường nuôi cấy: MS bổ sung đường 30 g/l, agar 8 g/l.

- Tiến hành: Hạt Ớt Chuông Vàng được khử trùng với cồn 70 o trong 1 phút sau
đó khử trùng với Javel có nồng độ là 50% trong khoảng thời gian lần lượt là 5 phút; 10
phút và 15 phút. Sau khi khử trùng bằng Javel, hạt Ớt Chuông Vàng được cấy vào môi
trường MS.

Bảng 2.1 Các nghiệm thức khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô
trùng mẫu cây Ớt Chuông Vàng

NT Javel (%) Thời gian (phút)

1.1 50 5

1.2 50 10

1.3 50 15

- Chỉ tiêu khảo sát: Tỷ lệ nảy mầm (%), tỷ lệ mẫu vô trùng (%), chiều cao (cm)

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh
trưởng và phát triển của Ớt Chuông Vàng

- Mục tiêu: Xác định được môi trường khoáng thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây Ớt Chuông Vàng

- Vật liệu: chồi Ớt Chuông Vàng in vitro

- Môi trường: MS, WPM, LV, B5 (có bổ sung đường 30 g g/l, agar 8 g/l)

21
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành: Cây Ớt Chuông Vàng được cắt thành các đoạn có chiều dài 2 cm, có
2 lá sau đó được cấy vào các môi trường thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức 3 chai, mỗi chai
3 chồi.

Bảng 2.2 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của thành phần khoáng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây Ớt Chuông Vàng

NT Môi trường

1.1 MS
1.2 WPM
1.3 LV
1.4 B5

- Chỉ tiêu khảo sát: Chiều cao cây (cm), số lá (lá/mẫu), số rễ (rễ/mẫu)

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

2.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến
khả năng tạo chồi của cây Ớt Chuông Vàng

- Mục tiêu: Xác định hàm lượng chất điều hòa sinh trưởng thích hợp đến khả
năng tạo chồi của cây Ớt Chuông Vàng

Bảng 2.3 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả
năng tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng

NT BA (mg/l) Kinetin (mg/l)

1.1 0,5 -
1.2 1 -
1.3 2 -
1.4 3 -
1.5 - 0,5
1.6 - 1
1.7 - 2
1.8 - 3

22
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Vật liệu: chồi Ớt Chuông Vàng in vitro

- Môi trường khoáng: môi trường B5 (có bổ sung đường 30 g/l, agar 8 g/l)

- Chất điều hòa sinh trưởng: BA (0,5; 1; 1; 3 mg/l); kinetin (0,5; 1; 2; 3 mg/l)

- Tiến hành: Cây Ớt Chuông Vàng (thí nghiệm 2) được cắt thành các đoạn có
chiều dài 2 cm, có 2 lá sau đó được cấy vào môi trường thí nghiệm có bổ sung các chất
điều hòa sinh trưởng lần lượt là BA (0,5; 1; 2; 3 mg/l), kinetin (0,5; 1; 2; 3 mg/l)

- Chỉ tiêu khảo sát: Chiều cao (cm), số lá (lá/mẫu), số rễ (rễ/mẫu), số chồi
(chồi/mẫu).

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

2.3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình
hình thành rễ của Ớt Chuông Vàng

- Mục tiêu: Xác định hàm lượng của auxin đến quá trình hình thành rễ của Ớt
Chuông Vàng.

- Vật liệu thí nghiệm: chồi Ớt Chuông Vàng in vitro

- Môi trường khoáng: môi trường B5 (có bổ sung đường 30 g/l, agar 8 g/l)

- Điều hòa sinh trưởng: IAA, IBA, NAA (0,5; 1 mg/l)

Bảng 2.4 Các nghiệm thức khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình
thành rễ của cây Ớt Chuông Vàng

NT IAA (mg/l) IBA (mg/l) NAA (mg/l)

1.1 0,5 - -
1.2 1 - -
1.3 - 0,5 -
1.4 - 1 -
1.5 - - 0,5
1.6 - - 1

23
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành: Cây Ớt Chuông Vàng được cắt thành các đoạn có chiều dài 2 cm, có 2
lá sau đó được cấy vào môi trường thí nghiệm có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng
lần lượt là IAA (0,5; 1 mg/l); IBA (0,5; 1 mg/l); NAA (0,5; 1 mg/l)

- Chỉ tiêu khảo sát: Chiều cao (cm), số lá (lá/mẫu), số rễ (rễ/mẫu).

- Thời gian thí nghiệm: 30 ngày

2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.4.1 Phương pháp thu thấp số liệu

- Tỷ lệ mẫu vô trùng (%) = (tổng số mẫu vô trùng/tổng số mẫu ban đầu) x 100

- Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) = (tổng số mẫu tạo chồi/tổng số mẫu vô trùng) x 100

- Số lá phát sinh được tính bằng cách đếm số lá sau 4 tuần trừ cho số lá ban đầu

- Số chồi phát sinh được tính bằng số chồi sau 4 tuần nuôi cấy trừ cho số chồi ban
đầu

- Chiều cao của chồi được tính từ phần tiếp giáp giữa thân với rễ tới đỉnh chồi cao
nhất (cm)

- Số rễ được tính bằng cách đếm số rễ sau 4 tuần nuôi cấy

2.4.2 Xử lý số liệu

- Xử lý thống kê: Sử dụng phần mềm SAS 9.1

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completely randomized
design) và thực hiện độc lập. Mỗi thí nghiệm được lặp lại

24
Chương 3. Kết quả và thảo luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình
vô trùng mẫu cây Ớt Chuông Vàng

Trong nuôi cấy in vitro, môi trường nuôi cấy chứa nhiều chất dinh dưỡng như:
vitamin, đa lượng, vi lượng,… nên rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Các bộ phận
thực vật được đưa vào nuôi cấy in vitro như: thân, lá, hoa, chồi,… Tuỳ vào điều kiện
tiếp xúc bên ngoài mà các bộ phận của cây mang nhiều hay ít vi khuẩn, nấm các loại,
… Tốc độ phát triển của tác nhân gây bệnh nhanh hơn cây rất nhiều lần. Vì vậy, khâu
vô trùng mẫu là rất quan trọng trong nuôi cấy mô. Vô trùng mẫu hợp lý sẽ giúp nâng
cao hiệu quả quá trình sản xuất giống.

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là dùng chất hoá học có tính chất diệt
khuẩn. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào thời gian vô trùng mẫu, mức độ
xâm nhập của vi khuẩn, nấm đã xâm nhập vào mẫu hạt. Để tăng hiệu quả khử trùng,
tôi xử lý mẫu trong cồn 700 trong vòng 1 phút, chất diệt khuẩn được dùng là Javel

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát thời gian khử trùng thích hợp cho quá trình vô trùng mẫu
hạt cây Ớt Chuông Vàng

Chỉ tiêu khảo sát


Javel Thời gian
NT Tỉ lệ vô trùng Tỷ lệ nảy mầm Chiều cao
(%) (phút)
(%) (%) (cm)
1.1 50 5 100 88,79b 1,22c
1.2 50 10 100 92,67b 2,05b
1.3 50 15 100 100a 3,20a

Các ký tự theo sau giá trị trung bình trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt giữa các
nghiệm thức với mức ý nghĩa nghĩa P ≤ 0,01 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD.

Hoá chất được sử dụng là cồn 700 và Javel 50% được bố trí ở 3 khoảng thời gian
lần lượt là 5 phút, 10 phút, 15 phút. Sau đó, mẫu được rửa lại bằng nước vô trùng 3
lần. Mẫu sau khi vô trùng thì cấy vào môi trường MS. Sau khoảng thời gian 2 đến 3
tuần mẫu bắt đầu nảy mầm và phát triển. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ chết để tìm ra

25
Chương 3. Kết quả và thảo luận

thời gian tốt nhất để khử trùng mẫu hạt cây Ớt Chuông Vàng. Kết quả thu được sau 20
ngày được thể hiện ở Bảng 3.1

Hình 3.1 Vô trùng mẫu hạt cây Ớt Chuông Vàng

Mẫu đã vô trùng (A); Sau 7 ngày (B); Sau 10 ngày (C); Sau 20 ngày (D)

Ở nồng độ Javel 50% trong khoảng thời gian 5; 10 và 15 phút, tỷ lệ vô trùng của
hạt đều đạt 100%. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm có sự khác biệt đáng kể, có ý nghĩa lớn về
mặt thống kê. Cụ thể ở khoảng thời gian 5 phút tỷ lệ nảy mầm đạt 88,79%, khi tăng
thời gian lên 10 phút tỷ lệ nảy mầm tăng lên đáng kể đạt 92,67% nhưng đến khi khử
trùng mẫu hạt trong 15 phút thì tỷ lệ nảy mầm đạt 100%. Ở nồng độ Javel 50% thì thời
gian khử trùng 15 phút là tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt tuyệt đối và không có hiện tượng

26
Chương 3. Kết quả và thảo luận

tạp nhiễm. Sau khi vô trùng mẫu hạt cây Ớt Chuông Vàng, hạt được nuôi cấy trên môi
trường MS, sau 7 đến 10 ngày bắt đầu nảy mầm, đến 20 ngày thì thu được kết quả về
sự phát triển của cây Ớt Chuông Vàng như sau: chiều cao của cây Ớt Chuông Vàng ở
NT 1.2 đạt 3.2 cm, có giá trị cao nhất trong các nghiệm thức, lớn hơn gấp 1,5 đến 2,6
lần chiều cao so với các nghiệm thức thành phần. Thân cây ở các nghiệm thức đều to
và chắc, lá xanh, phiến lá dày và lớn.

Theo kết quả trên cho thấy, thời gian khử trùng mẫu và nồng độ chất khử trùng
có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm của mẫu hạt. Với NT 1.2 (lắc đều trong cồn 70 0
trong vòng 1 phút rồi chuyển mẫu qua Javel nồng độ 50% trong vòng 15 phút) thu
được kết quả tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm cao vừa cho được mẫu sạch bệnh. Do đó, tôi
chọn nồng độ Javel 50% trong vòng 15 phút để tạo nguyên liệu sạch bệnh cho các thí
nghiệm tiếp theo.

3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự
sinh trưởng và phát triển của Ớt Chuông Vàng

Trong nuôi cấy in vitro, môi trường khoáng cơ bản cung cấp những chất dinh
dưỡng thiết yếu cho cây, đồng thời quyết định khả năng nhân chồi cũng như tạo rễ cho
cây. Tuy nhiên, mỗi loài cây sẽ thích hợp với một môi trường khoáng nhất định. Các
môi trường khoáng thường được sử dụng trong nuôi cấy mô là: MS, LV, B5,…các môi
trường này khác nhau về một số thành phần hoá học, liều lượng dùng nhưng chúng
đều có điểm chung là cung cấp các đa lượng cần thiết cho cây như: nito, photpho,
magiê,… giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt

Trong thí nghiệm này, sử dụng 4 loại môi trường nuôi cấy là: MS, WPM, LV,
B5 được bổ sung đường 30 g/l và agar 8 g/l. Vật liệu sử dụng là chồi cây Ớt Chuông
Vàng ở thí nghiệm 1, được cắt thành đoạn có kích thước tương tự nhau, có 2 lá và
được cấy vào từng loại môi trường khác nhau. Theo dõi các chỉ tiêu và thu kết quả sau
30 ngày nuôi cấy.

Dựa vào bảng 3.2, kết quả thu được có sự chênh lệch rõ ràng về các chỉ tiêu khảo
sát của các loại môi trường ở thí nghiệm này. Qua kết quả ở trên cho thấy sự phát triển
cây Ớt Chuông Vàng trên môi trường B5 là tốt nhất là như bảng 3.2

27
Chương 3. Kết quả và thảo luận

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng đến sự sinh trưởng và
phát triển của Ớt Chuông Vàng

Chỉ tiêu khảo sát


NT Môi trường Chiều cao Số lá Số rễ
(cm) (lá/mẫu) (rễ/mẫu)
1.1 MS 2,95c 3,89d 5,11d
1.2 WPM 3,66b 4,22c 5,56c
1.3 LV 2,70d 4,68b 6,45b
1.4 B5 4,44a 5,11a 7,89a

Các ký tự theo sau giá trị trung bình trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt giữa các
nghiệm thức với mức ý nghĩa nghĩa P ≤ 0,01 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD.

Hình 3.2 Chồi cây Ớt Chuông Vàng sau 30 ngày nuôi cấy trên các môi trường khoáng

Môi trường LV (A); Môi trường WPM (B); Môi trường MS (C); Môi trường B5 (D)

28
Chương 3. Kết quả và thảo luận

Kết quả cho thấy chiều cao cây Ớt Chuông Vàng trên 4 loại môi trường MS,
WPM, LV và B5 có sự khác biệt rõ ràng về mặt thống kê, cụ thể chỉ số chiều cao cây
tốt nhất thể hiện ở môi trường B5 đạt 4,44 (cm), cao hơn các môi trường còn lại lần
lượt là: môi trường WPM (3,66 cm), môi trường MS (2,95 cm) và cuối cùng thấp nhất
thể hiện ở môi trường LV (2,70 cm). Tương tự, số lá của các thí nghiệm dao động từ
3,89 đến 5,11 (lá), số lá nhiều nhất là của môi trường B5. Mặt khác, trong quá trình
quan sát cho thấy số rễ của các môi trường cũng có sự khác biệt rõ rệt, tốt nhất phải kể
đến số rễ của môi trường B5 với 7,89 (rễ) cao gấp 1,5 lần so với môi trường có số rễ
thấp nhất với môi trường MS có 5,11 (rễ).

Căn cứ vào kết qủa của thí nghiệm nuôi cấy cây Ớt Chuông Vàng trên bốn loại
môi trường, thích hợp nhất để nuôi cấy và nhân giống là môi trường B5.

3.3 Kết quả thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến
khả năng tạo chồi của cây Ớt Chuông Vàng

Chất điều hoà sinh trưởng giúp nghiên cứu sâu hơn về sự phát sinh hình thái và
định hướng cho sự phát triển của thực vật nuôi cấy in vitro. Đặt biệt là mục đích nhân
giống với số lượng lớn trong thời gian ngắn thì việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
với các nồng độ khác nhau là thiết yếu. BA và kinetin là 2 loại cytokinin được sử dụng
nhiều nhất trong quá trình nhân chồi ở các loài thực vật trong nuôi cấy mô. Tác dụng
chủ yếu là kích thích sự phân chia mạnh mẽ của tế bào, đặc biệt là ảnh hưởng rõ rệt
đến sự hình thành và phân hoá chồi của các mẫu cấy in vitro.

Ở thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng
tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng, BA và kinetin được sử dụng với các nồng độ lần lượt là
0,5; 1; 2 và 3 mg/l được trên môi trường B5 bổ sung đường 30 g/l và agar 8 g/l nhằm
xác định được môi trường nhân nhanh chồi cây Ớt Chuông Vàng thích hợp nhất.

Theo kết quả ở bảng số liệu 3.3 cho thấy, trên môi trường B5 bổ sung BA với
nồng độ 3 mg/l có số lượng chồi tăng sinh nhiều nhất (3,66 chồi/ mẫu), cao hơn 1,5 lần
so với khi bổ sung kinetin ở cùng nồng độ. Điều này chứng tỏ nồng độ chất điều hoà
sinh trưởng và nồng độ khoáng trong môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đáng kể lên số
lượng chồi cây Ớt Chuông Vàng. Số lá phát sinh cao nhất 6,06 (lá/mẫu), lá to, dày màu

29
Chương 3. Kết quả và thảo luận

xanh đậm, hình thái lá được thể hiện rõ ở NT 1.4 cao gấp 2,5 lần so với NT 1.5 là 2,34
(lá/mẫu), lá nhỏ, mỏng màu nhạt và hình thái lá không rõ ràng. Mặc khác, mẫu có hiện
tượng sùi callus ở phần tiếp xúc với môi trường nên số rễ dao động ở các NT không
nhiều chỉ dao động từ 1,11 - 2,43 (rễ/mẫu), số rễ phát sinh cao nhất ở NT 1.4 2,43
(rễ/mẫu); số rễ phát sinh thấp nhất ở NT 1.1 1,34 (rễ/mẫu). Mẫu cấy vẫn sinh trưởng
và phát triển, có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao dao động từ 2,34 - 4,82 (cm), co nhất
ở NT 1.4 (4,32 cm) và thấp nhất ở NT 1.5 (2,34 cm)

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tạo
chồi của cây Ớt Chuông Vàng

Chỉ tiêu khảo sát


BA Kinetin
NT Chiều cao Số lá Số rễ Số chồi
(mg/l) (mg/l)
(cm) (lá) (rễ) (chồi)
1.1 0,5 - 2,77ef 3,24e 1,15e 1,34d
1.2 1 - 3,26d 4,10cd 1,30ed 1,77c
1.3 2 - 3,94b 4,33bc 1,63bc 2,52b
1.4 3 - 4,82a 6,06a 2,43a 3,66a
1.5 - 0,5 2,34g 2,34f 1,26de 1,23d
1.6 - 1 2,69f 2,69f 1,45bc 1,43d
1.7 - 2 2,99e 3,78d 1,76b 1,86c
1.8 - 3 3,58c 4,56b 1,85b 2,56b

Các ký tự theo sau giá trị trung bình trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt giữa các
nghiệm thức với mức ý nghĩa nghĩa P ≤ 0,01 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD.

Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả
năng tạo chồi cho thấy ở NT 1.4 cho hệ số nhân giống cao đạt 3,66 (chồi/mẫu), chồi
xanh tốt , đồng thời cây phát triển tốt về thân, lá và rễ. Nhìn chung, các môi trường bổ
sung BA cho kết quả sinh trưởng và phát triển tốt hơn kinetin. Vậy nên, công thức
thích hợp nhất để tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng là môi trường B5 bổ sung BA 3 mg/l.
Tác giả Keithellakpam Sanatombi (2005) 27 đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA
lên việc tạo chồi trên loài Capsicum annuum, cho thấy khả năng tạo chồi của loài

30
Chương 3. Kết quả và thảo luận

Capsicum annuum trên môi trường bổ sung BA ở những nồng độ khác nhau thì khác
nhau rõ rệt .

Hình 3.3 Chồi cây Ớt Chuông Vàng sau 30 ngày nuôi cấy trên MT B5

bổ sung BA và kinetin

Mẫu ban đầu (A); MT bổ sung kinetin 3 mg/l (B); MT bổ sung BA 3 mg/l (C),(D)

31
Chương 3. Kết quả và thảo luận

3.4 Kết quả thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá
trình hình thành rễ của Ớt Chuông Vàng

Trong nhân giống in vitro để tạo ra cây hoàn chỉnh và phát triển tốt cần có nhiều
yếu tố nhưng quan trọng nhất là có bộ rễ khoẻ mạnh, chúng đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình trao đổi chất, hút nước, khoáng và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, rễ
còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, sinh dưỡng ở thực vật. Thí nghiệm được bố
trí nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tạo rễ
của cây Ớt Chuông Vàng. Các chất điều hoà sinh trưởng ở thí nghiệm này đều thuộc
nhóm auxin, thường được sử dụng là: IAA, NAA, IBA.

Thí nghiệm này sử dụng chồi của cây Ớt Chuông Vàng cắt thành các đoạn tương
tự nhau, sau đó được cấy vào môi trường B5 có bổ sung đường 30 g/l và agar 8 g/l .
Auxin được sử dụng ở thí nghiệm này là IAA, IBA và NAA với nồng độ lần lượt là
0,5 và 1 mg/l. Kết qủa nghiên cứu ảnh hưởng này được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng auxin đến quá trình hình thành
rễ của cây Ớt Chuông Vàng.

Chỉ tiêu khảo sát


IAA IBA NAA
NT
(mg/l) (mg/l) (mg/l) Chiều cao Số lá Số
(cm) (lá) (rễ)

1.1 0,5 - - 2,35c 3,56c 7,11b


1.2 1 - - 4,29a 6,11a 9,11a
1.3 - 0,5 - 2,33c 2,56e 2,56f
1.4 - 1 - 3,26b 3,89b 4,44c
1.5 - - 0,5 2,51c 3,47c 3,97d
1.6 - - 1 1,99d 3,18d 2,79e

Các ký tự theo sau giá trị trung bình trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt giữa các
nghiệm thức với mức ý nghĩa nghĩa P ≤ 0,01 bằng trắc nghiệm phân hạng LSD.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tác động của auxin được bổ sung vào môi
trường nuôi cấy với các nồng độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành rễ
của cây. Ở các nghiệm thức bổ sung IBA và NAA hầu như cây không phát triển nhiều
32
Chương 3. Kết quả và thảo luận

về rễ, cây chậm phát triển số lá ít và mỏng, thân không chắc chắn, không có sự khác
nhau nhiều về mặt thống kê sau 3 lần lặp lại. Thể hiện rõ qua các chỉ tiêu khảo sát ở
Bảng 3.4

Tuy nhiên, ở môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng IAA với
nồng độ 1 mg/l thu được kết quả tốt nhất. Cụ thể, số rễ phát sinh trong nghiệm thức
giao động từ 2,56 (rễ) đến 9,61 (rễ). NT 1.3 (2,56 rễ/ mẫu) có số rễ phát sinh thấp nhất;
NT 1.2 (9,11 rễ/mẫu) có số rễ phát sinh cao nhất. Rễ là bộ phận quan trọng nhất ở cây,
nếu một bộ rễ khoẻ mạnh thì cây mới sinh trưởng phát triển tốt. Vì vậy, NT 1.3 có bộ
rễ kém phát triển nhất nên các chỉ tiêu thân và lá đều kém, số lá 2,56 (lá), thân chỉ cao
2,33 (cm). Bên cạnh đó ở NT 1.2 có bộ rễ phát triển tốt, rễ ra nhiều, to và có nhiều
lông hút nên cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh
trưởng nên cây cho nhiều lá 6,11 (lá ), lá xanh, dày, tươi tốt và cây cao 4,29 (cm) thân
to và cứng cáp.

Vậy nên, nồng độ IAA có ảnh hưởng rõ rệt đến số rễ, trên môi trường có IAA số
rễ trung bình trên cây cao gấp 1,4 đến 3,8 lần so với các môi trường bổ sung chất điều
hoà sinh trưởng khác. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Nguyệt (2009) đã đưa ra được rằng tốc độ ra rễ cũng như số rễ phụ thuộc chặt chẽ vào
nồng độ IAA được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Vậy công thức môi trường thích
hợp để kích thích sự tạo rễ của cây Ớt Chuông Vàng là môi trường B5 có bổ sung chất
điều hoà sinh trưởng IAA với nồng độ 1 mg/l.

33
Chương 3. Kết qủa và thảo luận

Hình 3.4 Rễ cây Ớt Chuông Vàng cấy trên MT B5 bổ sung IAA, IBA, NAA.

MT bổ sung NAA 0,5 mg/l (A),(B); MT bổ sung IBA 1 mg/l (C),(D);

MT bổ sung IAA 1 mg/l (E),(F)

34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận

Đề tài đã đáp ứng được mục tiêu trong việc xác định được thành phần khoáng và
chất điều hoà sinh trưởng thích hợp để nhân giống in vitro cây Ớt Chuông Vàng
(Capsicum annuum L.)

- Thời gian thích hợp khử trùng mẫu hạt Ớt Chuông Vàng là: trong 15 phút,
Javel 50%
- Môi trường khoáng thích hợp để nuôi cấy cây Ớt Chuông Vàng là môi
trường B5; đường 30 g/l; agar 8 g/l
- Môi trường thích hợp để tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng là môi trường B5
có bổ sung BA 3 mg/l; đường 30 g/l; agar 8 g/l
- Môi trường thích hợp để hình thành rễ cây Ớt Chuông Vàng là môi trường
B5 bổ sung IAA 1 mg/l; đường 30 g/l; agar 8 g/l

2. Đề nghị

Kết thúc quá trình nghiên cứu tôi đưa ra kiến nghị sau:

- Tiếp tục nghiên cứu kết hợp sử dụng chất điều hoà sinh trưởng auxin và
cytokinin để nâng cao tỷ lệ tạo chồi cây Ớt Chuông Vàng in vitro
- Hoàn thiện quy trình chuyển cây Ớt Chuông Vàng ra vườn ươm để hoàn
thiện quy trình nhân giống.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thị Phương Anh. Rau và trồng rau. Nhà xuất bản nông nghiệp. 1996;183-
190
2. Mai Thị Phương Anh. Kỹ Thuật Trồng Một Số Loại Rau Cao Cấp. In. Vol 7-
30: Nông Nghiệp; 1997.
3. Mai Thị Phương Anh. Kỹ Thuật Trồng Một Số Loại Rau Cao Cấp. In: NXB
Nông Nghiệp Hà Nội; 2000.
4. GS.TS Nguyen Quang Thach, Nguyen Thi Nguyet. Ứng dụng nuôi cấy in vitro
và kỹ thuật khí canh trong việc nhân giống cây ớt ngọt F1. 2009;
5. Hartmann, Kester. Plant propagation: principles and practices, Prentice-Hall.
Englewood Cliffs, New Jersey. 1983;
6. Cybularz-Urban Teresa, Hanus-Fajerska Ewa, Swiderski Adam. Effect of light
wavelength on in vitro organogenesis of a Cattleya hybrid. Acta Biologica
Cracoviensia. 2007;49(1):113-118.
7. Thanh Nguyen Duc. Nuôi cấy mô tế bào thực vật–Nghiên cứu và ứng dụng,
Nxb Nông nghiệp. Hà Nội tr. 2000;13-19.
8. Nguyễn Quang Thạch, Vu Quang Sang. Giáo trình Sinh lý Thực vật. In: Trường
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội; 2006.
9. Tran Thi Le, Ho Trung Thong, Dinh Thi Huong Duyen. Giáo trình Hóa sinh đại
cương. In: Nhà xuất bản Đại học Huế; 2016.
10. Torres Kenneth C. Specimen preparation for scanning electron microscopy. In:
Tissue Culture Techniques for Horticultural Crops. Springer; 1989:225-233.
11. Everhart Cherie H, Fischer Daniel O, Radwanski Fred R, Skoog Henry. Process
for making a high pulp content nonwoven composite fabric. In: Google Patents;
1995.
12. Mamaril JC, Lopez AM. Effect of growth hormone extracts from coconut water
on the growth of reflasked dendrobium protocorms. Philippine Journal of Crop
Science (Philippines). 1996;
13. Mamaril JC, Lopez AM. Comparative effect of coconut water growth hormone
extracts on the growth of reflasked Vanda, Phalaenopsis (grandiflora) and
Dendrobium protocorms. Philippine Journal of Crop Science (Philippines).
1997;
14. Pradera Emilio Soto, Fernandez Enrique, Calderin Oscar. Coconut water: a
clinical and experimental study. American Journal of Diseases of Children.
1942;64(6):977-995.
15. Gunay Alka L, Rao PS. In vitro plant regeneration from hypocotyl and
cotyledon explants of red pepper (Capsicum). Plant Science Letters. 1978;11(3-
4):365-372.

36
16. Ochoa-Alejo Neftali, Ireta-Moreno Leticia. Cultivar differences in shoot-
forming capacity of hypocotyl tissues of chilli pepper (Capsicum annuum L.)
cultured in vitro. Scientia Horticulturae. 1990;42(1-2):21-28.
17. Hyde Camille L, Phillips Gregory C. Silver nitrate promotes shoot development
and plant regeneration of chile pepper (Capsicum annuum L.) via
organogenesis. In Vitro-Plant. 1996;32(2):72-80.
18. Manoharan M, Vidya CS Sree, Sita G Lakshmi. A grobacterium-mediated
genetic transformation in hot chilli (Capsicum annuum L. var. Pusa jwala).
Plant Science. 1998;131(1):77-83.
19. Christopher T, Rajam MV. Effect of genotype, explant and medium onin vitro
regeneration of red pepper. Plant Cell, Tissue and Organ Culture.
1996;46(3):245-250.
20. Christopher T, Rajam MV. In vitro clonal propagation of Capsicum spp. Plant
cell, tissue and organ culture. 1994;38(1):25-29.
21. Binzel Marla L, Sankhla N, Joshi Sangeeta, Sankhla Daksha. Induction of
direct somatic embryogenesis and plant regeneration in pepper (Capsicum
annuum L.). Plant Cell Reports. 1996;15(7):536-540.
22. Binzel Marla L, Sankhla N, Joshi S, Sankhla D. In vitro regeneration in chile
pepper (Capsicum annuum L.) from ‘half-seed explants’. Plant growth
regulation. 1996;20(3):287-293.
23. Agrawal Sadhana, Chandra N, Kothari SL. Plant regeneration in tissue cultures
of pepper (Capsicum annuum L. cv. Mathania). Plant cell, tissue and organ
culture. 1989;16(1):47-55.
24. Arous S, Boussaid M, Marrakchi M. Plant regeneration from zygotic embryo
hypocotyls of Tunisian chili (Capsicum annuum L.). J Appl Hort. 2001;3(1):17-
22.
25. Kumar Vinod, Gururaj HB, Prasad BC Narasimha, Giridhar P, Ravishankar
GA. Direct shoot organogenesis on shoot apex from seedling explants of
Capsicum annuum L. Scientia horticulturae. 2005;106(2):237-246.
26. Peddaboina Venkataiah, Thamidala Christopher, Karampuri Subhash. In vitro
shoot multiplication and plant regeneration in four Capsicum species using
thidiazuron. Scientia horticulturae. 2006;107(2):117-122.
27. Sanatombi Keithellakpam, Sharma Gurumayum Jitendra. In vitro regeneration
and mass multiplication of Capsicum annuum L. Journal of Food Agriculture
and Environment. 2006;4(1):205.

37
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Môi trường khoáng MS:
NH4NO3 1,65 g/l
KNO3 1,9 g/l
MgSO4.7H20 0,37 g/l
KH2PO4 0,17 g/l
CaCl2 0,33 g/l
Môi trường khoáng LV:
NH4NO3 1,65 g/l
KNO3 1,9 g/l
MgSO4.7H20 1,85 g/l
KH2PO4 0,34 g/l
CaCl2.2H2O 0,22 g/l
MgO InoSiton 1 g/l
Môi trường B5
KNO3 2,5 g/l
CaCl2.2H2O 0,15 g/l
MgSO4.7H2O 0,25 g/l
(NH4)2SO4 0,134 g/l
NaHPO4.H2O 0,15 g/ll
Môi trường WPM
NH4NO3 0,4 g/l
K2SO4 0,99 g/l
Ca(NO3)2.4H2O 0,556 g/l
MgSO4.7H2O 0,37 g/l
CaCl2 0,0725 g/l
KH2PO4 0,17 g/l

38
Phụ lục 2:
Thí nghiệm 1:

TN1-VOTRUNGMAU

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 3 V1 V2 V3

Number of Observations Read 9

Number of Observations Used 9

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 2 219.5555556 109.7777778 20.16 0.0022

Error 6 32.6666667 5.4444444

Corrected Total 8 252.2222222

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.870485 2.494062 2.333333 93.55556

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 2 219.5555556 109.7777778 20.16 0.0022

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 5.444444

Critical Value of t 3.70743

Least Significant Difference 7.0632

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 100.000 3 V3

B 92.667 3 V2

B 88.791 3 V1

39
TN1-THAN
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
T 3 V1 V2 V3
Number of Observations Read 9
Number of Observations Used 9

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 5.92968889 2.96484444 201.08 <.0001
Error 6 0.08846667 0.01474444
Corrected Total 8 6.01815556

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean


0.985300 5.627396 0.121427 2.157778

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 2 5.92968889 2.96484444 201.08 <.0001

Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 0.014744
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 0.2426
Means with the same letter are not significantly different.
t Grouping Mean N T
A 3.20000 3 V2
B 2.05333 3 V3
C 1.22000 3 V1
Thí nghiệm 2:

TN2-THAN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 4 V1 V2 V3 V4

Number of Observations Read 12

Number of Observations Used 12

40
Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 5.53366667 1.84455556 1475.64 <.0001

Error 8 0.01000000 0.00125000

Corrected Total 11 5.54366667

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.998196 1.028768 0.035355 3.436667

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 3 5.53366667 1.84455556 1475.64 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 0.00125

Critical Value of t 3.35539

Least Significant Difference 0.0969

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 4.44333 3 V4

B 3.65667 3 V2

C 2.94667 3 V1

D 2.70000 3 V3

TN2-LA

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 4 V1 V2 V3 V4

Number of Observations Read 12

Number of Observations Used 12

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 2.55750000 0.85250000 643.40 <.0001

Error 8 0.01060000 0.00132500

Corrected Total 11 2.56810000

41
R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.995872 0.813420 0.036401 4.475000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 3 2.55750000 0.85250000 643.40 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 0.001325

Critical Value of t 3.35539

Least Significant Difference 0.0997

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 5.11000 3 V4

B 4.68000 3 V3

C 4.22000 3 V2

D 3.89000 3 V1

TN2-RE

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 4 V1 V2 V3 V4

Number of Observations Read 12

Number of Observations Used 12

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 13.51190000 4.50396667 3088.43 <.0001

Error 8 0.01166667 0.00145833

Corrected Total 11 13.52356667

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.999137 0.610847 0.038188 6.251667

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 3 13.51190000 4.50396667 3088.43 <.0001

42
Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 0.001458

Critical Value of t 3.35539

Least Significant Difference 0.1046

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 7.89000 3 V4

B 6.44667 3 V3

C 5.56000 3 V2

D 5.11000 3 V1

Thí nghiệm 3:

Thí ngiệm 3:

BA + kinetin, THAN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 8 V1 V2 V3 V4 V5 V6 V7 V8

Number of Observations Read 24

Number of Observations Used 24

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 7 13.38742917 1.91248988 170.69 <.0001

Error 16 0.17926667 0.01120417

Corrected Total 23 13.56669583

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.986786 3.207163 0.105850 3.300417

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 7 13.38742917 1.91248988 170.69 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 16

Error Mean Square 0.011204

43
Critical Value of t 2.92078

Least Significant Difference 0.2524

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 4.82000 3 V4

B 3.94333 3 V3

C 3.58000 3 V8

D 3.26000 3 V2

E 2.99333 3 V7

F E 2.77000 3 V1

F 2.69333 3 V6

G 2.34333 3 V5

BA + kinetin, LA

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 8 V1 V2 V3 V4 V5 V6 V7 V8

Number of Observations Read 24

Number of Observations Used 24

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 7 28.99179583 4.14168512 160.74 <.0001

Error 16 0.41226667 0.02576667

Corrected Total 23 29.40406250

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.985979 4.127804 0.160520 3.888750

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 7 28.99179583 4.14168512 160.74 <.0001

Alpha 0.01

44
Error Degrees of Freedom 16

Error Mean Square 0.025767

Critical Value of t 2.92078

Least Significant Difference 0.3828

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 6.0600 3 V4

B 4.5633 3 V8

C B 4.3333 3 V3

C D 4.0967 3 V2

D 3.7833 3 V7

E 3.2367 3 V1

F 2.6933 3 V6

F 2.3433 3 V5

BA + kinetin, RE

Class Level Information

Class Levels Values

T 8 V1 V2 V3 V4 V5 V6 V7 V8

Number of Observations Read 24

Number of Observations Used 24

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 7 3.74731667 0.53533095 36.22 <.0001

Error 16 0.23646667 0.01477917

Corrected Total 23 3.98378333

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.940643 7.602059 0.121570 1.599167

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

45
T 7 3.74731667 0.53533095 36.22 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 16

Error Mean Square 0.014779

Critical Value of t 2.92078

Least Significant Difference 0.2899

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 2.43333 3 V4

B 1.85333 3 V8

B 1.75667 3 V7

C B 1.62667 3 V3

C D 1.45000 3 V6

E D 1.30333 3 V2

E D

E D 1.25667 3 V5

E 1.15333 3 V1

BA + kinetin, CHỒI

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 8 V1 V2 V3 V4 V5 V6 V7 V8

Number of Observations Read 24

Number of Observations Used 24

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 7 14.26173333 2.03739048 137.78 <.0001

Error 16 0.23660000 0.01478750

Corrected Total 23 14.49833333

46
R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.983681 5.941557 0.121604 2.046667

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 7 14.26173333 2.03739048 137.78 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 16

Error Mean Square 0.014787

Critical Value of t 2.92078

Least Significant Difference 0.29

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 3.66333 3 V4

B 2.56000 3 V8

B 2.51667 3 V3

C 1.86333 3 V7

C 1.76667 3 V2

D 1.43667 3 V6

D 1.34000 3 V1

D 1.22667 3 V5

Thí nghiệm 4:

TN4-THAN

Class Level Information

Class Levels Values

T 6 V1 V2 V3 V4 V5 V6

Number of Observations Read 18

Number of Observations Used 18

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

47
Model 5 10.74584444 2.14916889 407.21 <.0001

Error 12 0.06333333 0.00527778

Corrected Total 17 10.80917778

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.994141 2.604920 0.072648 2.788889

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 5 10.74584444 2.14916889 407.21 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 12

Error Mean Square 0.005278

Critical Value of t 3.05454

Least Significant Difference 0.1812

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 4.29000 3 V2

B 3.25667 3 V6

C 2.50667 3 V3

C 2.35333 3 V1

C 2.33333 3 V5

D 1.99333 3 V4

TN4-LA

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

T 6 V1 V2 V3 V4 V5 V6

Number of Observations Read 18

Number of Observations Used 18

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 22.39226667 4.47845333 698.55 <.0001

Error 12 0.07693333 0.00641111

48
Corrected Total 17 22.46920000

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.996576 2.110793 0.080069 3.793333

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 5 22.39226667 4.47845333 698.55 <.0001

Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 12

Error Mean Square 0.006411

Critical Value of t 3.05454

Least Significant Difference 0.1997

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 6.11333 3 V2

B 3.89000 3 V6

C 3.55667 3 V1

C 3.46667 3 V3

D 3.17667 3 V4

E 2.55667 3 V5

TN4-RE

Class Level Information

Class Levels Values

T 6 V1 V2 V3 V4 V5 V6

Number of Observations Read 18

Number of Observations Used 18

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 100.7254278 20.1450856 3101.90 <.0001

Error 12 0.0779333 0.0064944

Corrected Total 17 100.8033611

R-Square Coeff Var Root MSE N Mean

0.999227 1.612658 0.080588 4.997222

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

T 5 100.7254278 20.1450856 3101.90 <.0001

49
Alpha 0.01

Error Degrees of Freedom 12

Error Mean Square 0.006494

Critical Value of t 3.05454

Least Significant Difference 0.201

Means with the same letter are not significantly different.

t Grouping Mean N T

A 9.11000 3 V2

B 7.11333 3 V1

C 4.44333 3 V6

D 3.96667 3 V3

E 2.79333 3 V4

F 2.55667 3 V5

50

You might also like