You are on page 1of 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Đề tài: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CHUỐI (MUSASP)
Ngành: Công nghê ̣ sinh học

Cán bộ hướng dẫn: TS. ĐỖ ĐĂNG GIÁP


Sinh viên thưc hiện: NGUYỄN AN VIỆT
Lớp: 17DSHA2
MSSV: 1711100332

TP Hồ Chí Minh năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Thực tập là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, tạo điều kiện cho sinh
viên tiếp cận với sản xuất thực tế đồng thời cụ thể hóa những kiến thức đã học ở
trường. Thời gian thực tập tám tuần ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hệ
thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao
kiến thức chuyên môn.
Thời gian khá ngắn nhưng nhờ có được sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh
chị trong phòng công nghệ tế bào thực vật, chúng em làm quen được nhiều công
việc trong quá trình vi nhân giống cây chuối. Qua đó, chúng em không những có
cơ hội hệ thống lại các kiến thức trong lớp mà còn hiểu nhiều hơn sự khác biệt
giữa môi trường học tập nghiên cứu và môi trường làm việc thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh Học Nhiệt Đới,
thầy Đỗ Đăng Giáp đã cho em vào thực tập tại Viện, thầy hướng dẫn tạo nhiều
điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt thực tập.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Trịnh Tuấn
Hưngvà chị Hồ Như Thủy và các chị kĩ sư trong Phòng Công nghệ Tế bào Thực
vật của Viện Sinh học Nhiệt Đới thời gian qua đã luôn quan tâm, hướng dẫn và
giúp đỡ chúng em tận tình.
Với vốn kiến thức hạn hẹp cũng như thời gian thực tập khá ngắn cũng như là
trong quá trình làm bài báo cáo thực tập nên em không thể tránh khỏi những thiếu
sót nên rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cũng như các
anh chị tại Phòng Công nghệ Tế bào Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới để
giúp chúng em hoàn thiện kiến thức của mình
Cuối cùng, xin cho em gửi lời chúc sức khỏe đến các Thầy cô, Ban lãnh đạo,
các anh chị Kĩ sư và toàn thể nhân viên trong cơ quan.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Quân

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................5

DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................5

DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................................6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.............................................7

1.1 Giới thiệu về Viện Sinh Học Nhiệt Đới.................................................................7

Hình 1.1. Hình ảnh Viện Sinh Học Nhiệt Đới.................................................................8

1.1.2 Vị trí , sơ đồ cấu trúc mặt bằng , cơ cấu tổ chức của Viện................................10

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ........................................................................................18

1.1.4 Phương hướng hoạt động và các hướng nghiên cứu chính...............................18

1.2.2 Thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn....................................................27

1.2.3 Một số quy định về an toàn phòng thí nghiệm..................................................29

1.2.4 Một số thao tác trong phòng công nghệ tế bào thực vật....................................29

Chương II : QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI MUSA. SP.................39

2.1 Tổng quan về cây chuối............................................................................................39

2.1.1 Phân loại khoa học............................................................................................39

2.1.2 Đặc tính thực vật học........................................................................................40


2.1.3 Điều kiện sinh thái............................................................................................41

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng.............................................................................................42

2.1.5 Một số bệnh hại trên cây chuối.........................................................................43

2.2.1 Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)..............................................................44

2.2.2 Bệnh héo rũ PANAMA (Fusarium oxysporum)...............................................45

2.2 Giới thiệu về giống chuối Laba.................................................................................47

2.2.1 Nguồn gốc chuối Laba......................................................................................47

2.2.2 Đặc điểm chuối Laba........................................................................................48

2.3 Vật liệu và phương pháp nuôi cấy............................................................................50

2.3.1 Vật liệu.............................................................................................................50

2.3.2 Môi trường nuôi cấy.........................................................................................50

2.3.3 Quy trình nhân giống cây chuối........................................................................50

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................56

3.1 Kết luâ ̣n........................................................................................................................56

3.2 Kiến nghị......................................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................57


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng cán bộ, viên chức thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới
Bảng 1.2. Ban lãnh đạo Viện Sinh học Nhiệt đới
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g chuối

DANH MỤC BẢNG


Hình 1.1. Hình chụp vệ tinh vị trí địa lý của Viện Sinh học Nhiệt đới
Hình 1.2. Viện Sinh học Nhiệt đới (cơ sở Linh Trung, Thủ Đức)
Hình 1.3. Hoạt động nghiên cứu, học thuật tại phòng Thí nghiệm trọng điểm.
Hình 1.4. Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc Gia về Công nghệ Tế bào Thực vật
Hình 1.5. Các loại cây phòng Công nghệ Tế bào Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt
Đới đã nghiên cứu.
Hình1.6. Khu vực pha môi trường
Hình 1.7. Sắp các chai nước biển đã rửa sạch lên mặt bàn, chuẩn bị cho môi
trường vào chai.
Hình 1.8. Khu vực hấp khử trùng của phòng Công nghệ Tế bào Thực vật
Hình 1.9. Tháo bỏ môi trường bị nhiễm, và rữa sạch lại các lọ bằng xà phòng
Hình 1.10. Sắp xếp các chai chứa môi trường hay mẫu đã cấy lên các kệ trong
phòng sáng.
Hình 1.11. Phòng cấy nhân giống
Hình 1.12. Chuẩn bị mẫu để cấy
Hình 1.13. Thao tác cấy trong tủ cấy
Hình 1.14. Cây in vitro trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, có thiết bị kiểm soát
nhiệt độ.
Hình 1.15. Cây được chuyển ra điệu kiện tự nhiên, trồng trên đất
Hình 2.1. Cây chuối
Hình 2.2. Một số bệnh hại trên cây chuối
Hình 2.3. Mô ̣t số hình ảnh về chuối Laba
Sơ đồ 2.1. Quy trình nhân giống chuối
Hình 2.4. Cụm chồi cây chuối
Hình 2.5. Cắt bỏ phần ngọn của cây chuối
Hình 2.6: Cắt bỏ phần gốc của cây chuối
Hình 2.7. Mẫu tái sinh chồi
Hình 2.8. Các bình mẫu cụm chồI sau khi nuôi cấy
Hình 2.9. Tạo rễ hoàn chỉnh cây chuối
Hình 2.10. Cây chuối con hoàn chỉnh
Hình 2.11. Bỏ các bình nuôi cấy vào các chậu nước lớn và lấy cây ra khỏi bình.
Hình 2.12. Lấy cây ra khỏi chậu nước và xếp vào các khay sạch
Hình 2.13. Ươm từng cây chuối con vào từng bầu nhỏ khác nhau.
Hình 2.14. Cây chuối đã phát triển hoàn chỉnh ngoài vườn ươm.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bao
gồm trình tự thời gian thành lập các Viện thành viên.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cấu trúc mặt bằng Viện Sinh học Nhiệt đới
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức Viện Sinh học Nhiệt đới
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ mặt bằng tầng trệt của phòng công nghệ tế bào thực vật
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ mặt bằng tầng 1của phòng công nghệ tế bào thực vật

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu về Viện Sinh Học Nhiệt Đới


1.1.1 Lịch sử phát triển của Viện

Hình 1.1. Hình ảnh Viện Sinh Học Nhiệt Đới


Viện Sinh Học Nhiệt Đới (Institute of Tropical Biology) được thành lập theo
Quyết định số 22/QĐ-TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 06 năm 1993 của Giám
đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam (Viet Nam Academy of Science and Technology –
VAST).
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một viện nghiên cứu đa
ngành đa lĩnh vực, cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam và do chính phủ thành
lập ngày 20 tháng 5 năm 1975. Ngay trong thời gian gian chống Mỹ một số cơ sở
nghiên cứu được tiến hành thành lập như viện toán học, viện vật lý, viện nghiên
cứu biển.Ngày 22 tháng 5 năm 1993 Thủ tướng chính phủ có nghị định số 24/CP
thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia trên cơ sở tổ chức
lại Viện Khoa học Việt Nam. Đứng đầu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam là Ban lãnh đạo Viện làm việc trực tiếp với các hội đồng khoa học
chuyên ngành và liên ngành cũng như với ba nhóm thành viên.
• Nhóm thứ nhất là các viện con do Chính phủ Việt Nam, có tất cả 26 viện,
trong đó có Viện Sinh học Nhiệt đới.
• Nhóm thứ hai là các viện và phân viện do lãnh đạo viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam ký quyết định thành lập, bao gồm phân viện công nghệ thông
tin tại TP. HCM, phân viện hóa học và các hợp chất thiên nhiên tại TP.HCM, viện
tài nguyên môi trường biển, viện địa lý tài nguyên, viện vật lý TP.HCM.
• Nhóm cuối cùng là các Ban quản lý (như ban tổ chức cán bộ, ban kế
hoạch tài chính, ban ứng dụng và triển khai công nghệ, ban hợp tác quốc tế, ban
kiểm tra và các văn phòng thường trực tại các tỉnh thành) và các đơn vị hoạt động
hạch toán độc lập (như viện vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, trung tâm đào
tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ, trung tâm nghiên cứu năng lượng, và các
doanh nghiệp và các đơn vị triển khai khoa học công nghệ khác).

Chủ trì thực hiện đề tài các cấp như: Đề tài cấp Nhà nước, Đề tài nghị định thư,
đề tài cấp Viện HLKHCN Việt Nam và đề tài ở các Sở Khoa học và Công nghệ
các tỉnh, thực hiện các hợp đồng với các Sở KHCN các tỉnh tại khu vực phía Nam.
Ngoài nghiên cứu cơ bản, các hoạt động triển khai công nghệ và ứng dụng kết quả
khoa học vào thực tiễn cũng luôn được chú trọng và đã gặt hái được nhiều thành
công trong thời gian gần đây.
Hiện nay, Viện có khoảng trên 20 sản phẩm các loại đang được bán trên thị
trường, trong đó khoảng 10 sản phẩm (các loại phân bón lá và thuốc kích thích ra
hoa, đậu trái) đã được đưa vào danh mục cho phép chính thức lưu hành của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2011, tổng doanh thu từ các hoạt động
dịch vụ khoa học công nghệ là 3,330 tỷ đồng.
Các hoạt động trên theo 5 hướng nghiên cứu chính, thường xuyên của Viện:
- Công nghệ tế bào và công nghệ gen thực vật.
- Công nghệ Sinh học động vật.
- Công nghệ biến đổi sinh học, các chất có hoạt tính sinh học.
- Công nghệ môi trường và vi sinh.
- Hướng sinh thái và tài nguyên sinh vật.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam,
bao gồm trình tự thời gian thành lập các Viện thành viên.

1.1.2 Vị trí , sơ đồ cấu trúc mặt bằng , cơ cấu tổ chức của Viện
> Vị trí
Viện Sinh học Nhiệt đới có 3 trụ sở bao gồm: trụ sở Linh Trung, trụ sở Trần Quốc
Toản và trụ sở Nam Kì Khởi Nghĩa.

 Trụ sở Linh Trung


Trụ sở Linh Trung (Thủ Đức) là trụ sở chính của Viện Sinh học Nhiệt Đới.
Nơi đây là gồm khu vực hành chính của Viện, các bộ phận chuyên môn nghiên cứu
sinh học thực nghiệm và các nhà xưởng.
Địa chỉ: 9/621 xa lộ Hà Nội, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.1. Hình chụp vệ tinh vị trí địa lý của Viện Sinh học Nhiệt đới
Hình 1.2. Viện Sinh học Nhiệt đới (cơ sở Linh Trung, Thủ Đức)

 Trụ sởTrần Quốc Toản


Địa chỉ: 85 Trần Quốc Toản, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 85 Trần Quốc Toản của Viện Sinh học Nhiệt đới là bộ phận nghiên cứu
về lĩnh vực sinh thái, tài nguyên và môi trường.
Hiện nay, cơ sở 85 Trần Quốc Toản có các phòng chuyên môn gồm: Phòng
sinh thái, phòng công nghệ và quản lý môi trường, phòng tài nguyên sinh vật và
bảo tàng thực vật.
Trong những năm qua lĩnh vực nghiên cứu về sinh thái, tài nguyên, môi
trường của Viện Sinh học Nhiệt đới đã đạt nhiều thành công trong các hướng
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cũng như các hướng về nghiên cứu triển
khai.
Đội ngũ nhân sự tại cơ sở 85 Trần Quốc Toản gồm 34 cán bộ trong đó có 2
phó giáo sư -tiến sĩ, 5 tiến sĩ, 8 nghiên cứu sinh sẽ bảo vệ trong năm 2015-2016.
Hầu hết cán bộ được đào tạo ở nước ngoài gồm các nước: Vương quốc Bỉ, Đức,
Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Cộng hòa Séc, Thái Lan,
Trung Quốc.
 Trụ sở Nam Kì Khởi Nghĩa
Địa chỉ: 268A Nam Kì Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 268A Nam Kỳ Khởi là địa điểm giao dịch và giới thiệu sản phẩm của
trung tâm ứng dụng triển khai - Viện Sinh học Nhiệt đới. Ngoài ra, địa điểm này
cũng là nơi làm việc và giao dịch của bộ phận hợp tác quốc tế và một số phòng ban
chuyên môn khác tại trung tâm thành phố.
 Sơ đồ cấu trúc mặt bằng

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cấu trúc mặt bằng Viện Sinh học Nhiệt đới
 Cơ cấu tổ chức
_ Các phòng chuyên môn
1. Phòng công nghệ gen thực vật
2. Phòng công nghệ sinh học động vật
3. Phòng công nghệ tế bào thực vật
4. Phòng vi sinh
5. Phòng công nghệ biến đổi sinh học
6. Phòng các chất có hoạt tính sinh học
7. Phòng sinh thái
8. Phòng tài nguyên sinh vật
9. Phòng công nghệ và quản lý môi trường
 Đơn vị quản lý nghiệp vụ
1. Phòng quản lý tổng hợp
2. Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về tế bào thực vật
3. Bảo tàng thực vật
 Số lượng cán bộ, viên chức
Bảng 1.1. Số lượng cán bộ, viên chức thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới
Học hàm, học vị Số lượng
Phó giáo sư 6
Tiến sĩ 22
Thạc sĩ 38
Cử nhân 71
Khác 36

Tổng số cán bộ viên chức: 167. Số cán bộ biên chế: 71. Số cán bộ hợp đồng:
96.

 Sơ đồ tổ chức Viện
Sơ đồ1.3: Sơ đồ tổ chức Viện Sinh học Nhiệt đới
 Ban lãnh đạo
Bảng 1.2. Ban lãnh đạo Viện Sinh học Nhiệt đới
Viện trưởng TS. Hoàng Nghĩa Sơn
Phó viện trưởng TS. Lê Công Nhất Phương
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

 Hội đồng khoa học


Bao gồm các thành viên: Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng, Thư ký,
Ủy viên.
Chức năng: nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các
lĩnh vực khoa học nhưsinh lý, hoá sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên
sinh vật, môi trường và các chất có hoạt tính sinh học.
Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản và hiện đại về sinh lý, hoá sinh
thực vật, động vật, vi sinh vật.
+ Nghiên cứu công nghệ tế bào thực vật, công nghệ gen thực vật, công nghệ
tế bào động vật, công nghệ vi sinh, công nghệ tách chiết các chất có hoạt tính sinh
học, công nghệ biến đổi sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học xử lý
môi trường.
+ Điều tra cơ bản về sinh thái, tài nguyên sinh vật và đánh giá tác động môi
trường.
+ Ứng dụng, triển khai công nghệ và thực hiện các dịch vụ khoa học và
công nghệ thuộc các lĩnh vực có liên quan.
+ Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế thuộc các
lĩnh vực có liên quan.
+ Quản lý cán bộ, tài chính tài sản của Viện
 Phòng quản lý tổng hợp
Bao gồm các nhân sự: trưởng phòng phụ trách kế toán, kế toán, nhân viên phụ
trách điện nước, kỹ sư, tiến sĩ, cử nhân…
Chức năng: quản lý theo dõi tài sản chung của Viện Sinh học Nhiệt đới, quản
lý các nguồn tài chính, tổ chức cán bộ, quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, các
công việc hành chánh.
 Phòng thí nghiệm trọng điểm về Tế bào Thực vật
Bao gồm các nhân sự: giám đốc, phó giám đốc, và 3 kỹ sư.
Các nhóm nghiên cứu:công nghệ vi nhân giống, công nghệ phôi soma, công nghệ
quang tự dưỡng, công nghệ di truyền, công nghệ các chất có hoạt tính sinh học,
triển khai và đào tạo, quản lý thiết bị.
 Định hướng phát triển
+ Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất sinh khối mô/tế bào/cây một số
cây dược liệu quý phục vụ sản xuất hợp chất thứ cấp dùng trong ngành mỹ phẩm/y
dược.
+ Nghiên cứu kết hợp đa công nghệ dùng nhân giống sản xuất một số cây
công nghiệp (cây lấy gỗ, cà phê, hồ tiêu, chuối, cây hoa,…) phục vụ ngành trồng
rừng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và trang trí cảnh quan.
+ Phát triển nghiên cứu biến nạp gen vào lục lạp tế bào và nhân tế bào, từng
bước đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn (chọn một/hai đối
tượng cây trồng biến đổi gen để xây dựng mô hình triển khai).
+ Nghiên cứu biến nạp gen bằng công nghệ Nanotransformation.
Nghiên cứu xây dựng, phát triển và ứng dụng vật liệu nano hấp thụ hoạt chất thứ
cấp trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ thực vật.

Hình 1.3. Hoạt động nghiên cứu, học thuật tại phòng Thí nghiệm trọng điểm.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
 Chức năng
Nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa
học: sinh lý, hoá sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật, môi
trường và các chất có hoạt tính sinh học.
Việc lựa chọn địa điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dự án, vì địa
điểm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư cũng như đến điều kiện xã hội và môi
trường – sinh thái. Viện nằm sát bên làng đại học quốc gia TP.HCM tạo nhiều
thuận lợi trong công tác nghiên cứu sinh từ các trường đại học nổi tiếng như trường
Đại học Nông Lâm, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Bách
Khoa. Vị trí của Viện thông với xa lộ Hà Nội, gần trung tâm thành phố giúp cho
công việc trao đổi sản xuất được dễ dàng, cũng như các nhu cầu về cơ sở vật chất
được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng như điện, nguồn nước, xử lý rác thải.
 Nhiệm vụ
Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản và hiện đại về sinh lý, hoá sinh
thực vật, động vật, vi sinh vật.
Nghiên cứu công nghệ tế bào thực vật, công nghệ gen thực vật, công nghệ tế
bào động vật, công nghệ vi sinh, công nghệ tách chiết các chất có hoạt tính sinh
học, công nghệ biến đổi sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học xử lý
môi trường.
Điều tra cơ bản về sinh thái, tài nguyên sinh vật và đánh giá tác động môi
trường.
Ứng dụng, triển khai công nghệ và thực hiện các dịch vụ khoa học và công
nghệ thuộc các lĩnh vực có liên quan.
Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế thuộc các
lĩnh vực có liên quan.
Quản lý cán bộ, tài chính tài sản của Viện.
1.1.4 Phương hướng hoạt động và các hướng nghiên cứu chính
 Phương hướng hoạt động
Chủ trì thực hiện đề tài các cấp như đề tài cấp nhà nước, đề tài nghị định thư,
đề tài cấp Viện HànLâm Khoa HọcCông Nghệ Việt Nam và đề tài của Sở Khoa
học và Công nghệ các tỉnh.
Thực hiện các hợp đồng với các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh tại khu
vực phía Nam.
Ngoài nghiên cứu cơ bản, các hoạt động triển khai công nghệ và ứng dụng kết
quả khoa học vào thực tiễn cũng luôn được chú trọng và đã gặt hái được nhiều
thành công trong thời gian gần đây. Hiện nay, Viện có khoảng trên 20 sản phẩm
các loại đang được bán trên thị trường, trong đó khoảng 10 sản phẩm (các loại
phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa, đậu trái) đã được đưa vào danh mục cho
phép chính thức lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2011,
tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ là 3,330 tỷ đồng.
Hoạt động hợp tác quốc tế: Viện Sinh học Nhiệt đới có ký kết hợp tác với:
Viện Hàn lâm khoa học Nga; Viện nghiên cứu động vật St. Petersburg; Viện Hàn
lâm khoa học Ucraina; Vườn thực vật Kiev, Ucraina; PhamBiotech, Kiev, Ucraina;
Vườn thực vật Praha; Graduate School of Horticulture; Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế Việt Nam (IUCN); Kunming Institute of Zoology (Chinese
Academy of Science), Đại học Tsukuba, Nhật bản; Đại học Chiba, Nhật Bản; Đại
học Tokyo, Nhật Bản; Đại học Tottori, Nhật Bản; Algen Sustainable, Washington
State, Mỹ; Quỹ McKnight, Mỹ; Viện Nghiên cứu khoa học Quốc gia Canada;
Trung tâm Nước, Đất và Môi trường, Québec, Canada; Vườn Quốc gia Hoàng gia
Ontario, Canada; Kunming Institute of Zoology (Chinese Academy of Science).
 Các hướng nghiên cứu chính
 Hướng sinh thái, tài nguyên và môi trường
Các đề tài nghiên cứu của Viện đã triển khai đánh giá tác động môi trường đối
với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, xây dựng bản đồ ô nhiễm sinh học thủy vực
thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu về tảo độc vùng nuôi nghêu xuất khẩu Cần
giờ và đưa ra khuyến cáo phục vụ nuôi trồng nghêu xuất khẩu, nghiên cứu xây
dựng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững.
Đã lập được bản đồ hiện trạng thảm thực vật, phân bố các loài động thực vật
quý hiếm, bản đồ các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch và phát triển vườn quốc gia
Núi Chúa, Ninh Thuận, đề xuất các biện pháp bảo tồn và đa dạng sinh học Núi
Chúa.
Điều tra đánh giá hiện trạng tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Lò Gò,
Xa Mát, Tây Ninh, hoàn thành bản đồ thảm thực vật, danh mục động thực vật quý
hiếm và mẫu tiêu bản.
Đánh giá tác động môi trường và kinh tế xã hội của dự án hồ chứa nước Tả
Trạch, Thừa Thiên - Huế, đã xác định được các loại hình tác động và các thành
phần liên quan đến xây đập đồng thời xây dựng chương trình tái định cư.
Khôi phục và bảo tồn ốc núi và thằn lằn núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, theo dõi
quá trình sinh trưởng và sinh sản 2 loài nói trên.
Chủ trì thực hiện dự án nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng sinh học lòng hồ
Sông Hinh tỉnh Phú Yên, đánh giá ban đầu mức độ đe doạ của các loại động vật
quý hiếm, đặc biệt đã phát hiện loài cá sấu nước ngọt còn tồn tại trong tự nhiên.
Nghiên cứu đa dạng sinh học núi đá vôi, huyện Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang,
xây dựng danh mục các loài quý hiếm, đặc biệt phát hiện hai bầy Voọc xám và khỉ
đuôi dài đang tồn tại trên núi đá vôi.
Viện cũng tham gia xây dựng Atlas về cá nước ngọt Việt Nam, tham gia đề án
tu chỉnh sách đỏ Việt Nam, biên soạn động vật chí…. Ngoài ra Viện còn chủ trì
nhiều đề tài đánh giá chất lượng môi trường nước rừng U Minh Thượng sau cháy
rừng, tác động của công trình đê biển Bạc Liêu, điều tra và thiết kế phục hồi thảm
thực vật trên tuyến đường Nam Côn Sơn - Bà Rịa Vũng Tàu.
 Hướng công nghệ sinh học thực vật
Trong lĩnh vực công nghệ tế bào thực vật, các cán bộ của Viện đã đạt được
nhiều kết quả trong nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp cấy mô và triển khai
trồng 3 ha cây Paulownia tại Bình Dương, khảo sát thời điểm xuống giống đạt hiệu
quả và có quy trình trồng, chăm sóc Paulownia. Cây cấy mô Paulownia đã được
trồng thử nghiệm tại Nông trường Hữu Lũng, Lạng Sơn gần 20ha, tại Bình dương
3ha và phát triển tốt. Một số nghiên cứu đã khảo sát tập đoàn giống cây điều ở
Trung tâm Hưng Lộc và thu thập được 4 giống đã chọn lọc đưa về vườn ươm Thủ
Đức, đưa mẫu cây ngoài vườn vào ống nghiệm, nghiên cứu quy trình công nghệ
nhân giống in vitro cây điều bằng phương pháp quang tự dưỡng.
Các nghiên cứu về công nghệ gen thực vật đã tạo được 2 plasmid mang tên
Viện là ITB 1 và ITB 2, đã tạo được cây lúa, rau cải, thuốc lá chuyển gen Bt, gen
kháng sâu, thuốc diệt cỏ và đang chuyển gen vào cây thân gỗ. Viện cũng tạo được
một số dòng lúa đặc sản của nước ta như Nàng Thơm Chợ Đào, Một Bụi, Tài
Nguyên mang gen kháng sâu đơn lẻcryIA(b), cryIA(c) hoặc gen kháng sâu phối
hợp cryIA(b)+cryIA(c), cryIA(b)+ cryIB bằng phương pháp bắn gen, hay dòng lúa
Nàng Thơm Chợ Đào, Một Bụi mang gen kháng thuốc trừ cỏ bar bằng vi
khuẩnAgrobacterium tumefaciens và nghiên cứu sự di truyền của các gen này đến
thế hệ thứ hai. Các đề tài nghiên cứu cũng tạo được một số dòng cải xanh, cải ngọt,
cà chua, cà tím, một số dòng cây Hông (Paulownia fortunei) và thuốc lá sợi vàng
K.326, Coker 176 mang gen kháng sâucryIA(c), cryIA(b) hoặc/và gen kháng thuốc
trừ cỏ bar, gen VrCRP (tạo chất ức chế chứa cystein) kháng sâu, gen ipt làm tăng
năng suất, gen glyI liên quan đến tính chịu mặn, gen HbsAg mã hoá protein virus
viêm gan B cũng như tạo được một số dòng khoai tây mang gen marker aadA, gfp.
Lĩnh vực công nghệ gen thực vật cũng tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của
gen qua sử dụng một số promoter như làm tăng sự biểu hiện của gen chuyển nhờ
dùng promoter T7 của bacteriophage, dùng một số loại promoter khác nhau nhằm
tạo sự biểu hiện ở tất cả các loại mô hoặc ở mô đặc thù như Promoter CaMV35S
(tạo sự biểu hiện ở tất cả các loại mô), promoter rbcS (tạo sự biểu hiện ở mô xanh,
không biểu hiện ở mô mạch), promoter kin1, cor6 (tạo sự biểu hiện ở thân, rễ, tế
bào khổng, mô sinh sản), promoter pal1, pal1D (tạo sự biểu hiện ở mô mạch).
Một trong những kết quả quan trọng của Viện trong lĩnh vực Công nghệ tế
bào thực vật là hoàn chỉnh công nghệ nhân nhanh, phục tráng giống, làm sạch virus
đối với các cây trồng nông lâm nghiệp có giá trị từ Phòng thí nghiệm đến đồng
ruộng như cây khoai lang, khoai mỡ, cây măng cụt, mắc mát Passiflora, chanh
không hạt, cây sung Mỹ, cây hồ tiêu và cây điều, Paulownia, tre Bát độ, dó bầu,
neem (xoan chịu hạn), tre Mạnh tông và tre Tàu, cây lõi thọ, keo lai, lát Mêhicô,
phong lan Dendrobium, Phalaenopsis, Cattleya, hồng môn, salem, cẩm chướng,
đồng tiền, đại nham đồng, ngàn sao Gifsophilla, Begonia, Cala lily, St Paulia, cây
xảJava, xả hoa hồng, trinh nữ hoàng cung, sâm Ngọc linh, gừng, cỏ vetiver, lô hội
Aloe vera.
Viện đã xây dựng quy trình công nghệ nền và triển khai ứng dụng sản xuất
giống khoai tây bằng củ bi và đã cung cấp gần 400.000 củ bi giống cho vùng sản
xuất Đà Lạt, đã cung cấp cho thị trường một số lượng lớn cây giống như hoa
phong lan, hoa đồng tiền, cây gong, cây hông, cây gỗ nghiến, cây xoan chịu hạn,
một số giống tre…
Viện cũng đã ký hợp đồng trang bị một số phòng thí nghiệm theo dạng chìa
khoá trao tay và chuyển giao công nghệ nhân giống in vitro một số giống cây cho
các sở KH&CN các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau.
 Hướng công nghệ sinh học động vật
Viện đã chủ trì các đề tài nghiên cứu về sử dụng tế bào côn trùng SF9 để nuôi
cấy virus gây bệnh tôm nhằm tạo ra kit xác định bệnh tôm và sản xuất chế phẩm
tăng tính kháng bệnh tôm, giúp giữ cân bằng điều kiện nuôi trồng thủy hải sản.
Trong lĩnh vực công nghệ phôi động vật, Viện đã thực hiện thu thập và bảo
quản lạnh mẫu tế bào của một số động vật hoang dã quý hiếm: Mảnh da (ví dụ
mảnh da tai) của động vật hoang dã đang được nuôi tại các cơ sở chức năng (thảo
cầm viên,…) hoặc phát hiện vừa mới bị giết chết được thu giữ, rửa sạch trong nước
muối sinh lý có kháng sinh, bảo quản trong nhiệt độ lạnh 4 oC, nhanh chóng đưa về
phòng thí nghiệm xử lý và đông lạnh, bảo quản ở -196 oC và tiến hành nhân nuôi tế
bào để thực hiện nhân bản (clonning) khi có điều kiện.
Viện sinh học Nhiệt đới cũng đã phối hợp cùng Viện Công nghệ Sinh học Hà
Nội tiến hành cấy hợp tử bò cao sản TTÔN cho bò lai Sind Việt Nam bằng phương
pháp thụ tinh ống nghiệm cho phép tạo ra hàng loạt phôi bò cùng lúc, các phôi này
được tiến hành xác định giới tính bằng kỹ thuật PCR, những phôi xác định là cái
thì được nuôi tiếp đến 7 ngày tuổi và cấy vào tử cung của bò cái nhận phôi (bò lai
Sind, là loại bò rất phổ biến ở nước ta) đã được xử lý động dục đồng pha và có đủ
các điều kiện nhận phôi.
Hiện nay công nghệ cấy truyền phôi bò đang được triển khai ứng dụng tại một
số xí nghiệp chăn nuôi bò sữa như Long Thành, Củ Chi và trong các trang trại tư
nhân, hộ gia đình… Ngoài ra, Viện cũng tiến hành nghiên cứu quy trình sử dụng
hócmôn kích thích động dục đối với bò nhằm giảm khoảng cách hai lứa đẻ, chữa
bệnh vô sinh ở bò…
Trong hướng nghiên cứu về đấu tranh sinh học, Viện đã tạo và duy trì giống
ong mắt đỏ, ong vàng, sâu keo da láng, sâu xanh, một số loài nhện bắt mồi, nghiên
cứu các thông số kỹ thuật trong sản xuất hàng loạt và sử dụng các loại thiên địch
này trong phòng trừ sâu hại, thu thập thêm một số thiên địch ngoài tự nhiên để lai
tạo và cải tiến khả năng diệt sâu cũng như tránh tình trạng thoái hoá giống.
 Hướng Công nghệ Vi sinh
Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc chuyển gen vào vi sinh vật. Viện cũng
thành công trong việc chuyển gen Bt vào vi nấm Trichoderma nhờ vi khuẩn
Agrobacterium. Ngoài ra, Viện cũng thực hiện nhiều nghiên cứu về sử dụng vi sinh
vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ công nghiệp thực phẩm, xử lý
môi trường, nuôi trồng thuỷ sản…
Nhiều chế phẩm chứa các enzym phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao, ức chế
các vi sinh vật gây bệnh, điều hoà pH và cải thiện chất lượng nước ao nuôi giúp
quản lý bệnh tôm và nuôi trồng thủy hải sản bền vững đã được nghiên cứu phát
triển.
Trong nhiều năm, Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ nền sản xuất enzym a-amylase và protease từ vi khuẩn Bacillussubtilis bằng
phương pháp lên men bán rắn. Sản phẩm có hoạt lực enzyma-amylase 4.000 UI/g,
protease 400 UI/g đã được sản xuất tại Pilot Công nghệ Vi sinh với quy mô 1
tấn/tháng. Sản phẩm enzym đã được cung cấp cho các nhà máy sản xuất bia qui mô
nhỏ, các Công ty sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất thuốc thú y và nuôi trồng thủy
sản tại khu vực phía nam. Công trình nghiên cứu này đã đoạt giải khuyến khích hội
thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 1997.
Viện cũng đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất rượu vang từ trái sơ ri,
chuyển giao quy trình công nghệ và thiết bị cho Trung tâm ứng dụng và chuyển
giao Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang, chuyển giao quy trình công nghệ cho
Cơ sở sản xuất rượu vang tại Bến Tre với công suất 100 lít rượu/ngày. Công trình
đã đoạt giải III Hội thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc năm 2001. Quy trình
công nghệ sản xuất thạch dừa từ nước dừa già cũng đã được chuyển giao cho các
cơ sở sản xuất thạch dừa tại Bến Tre, Bình Định, quy trình sản xuất nước tương vi
sinh từ đậu nành bằng nấm mốc Aspergillus oryzae được chuyển giao cho Xí
nghiệp nước chấm Nam Dương năm 2001và cho công ty Ajinomoto Việt Nam
năm 2004.
Viện cũng chủ trì đề tài nghiên cứu sản xuất chế phẩm BIOF dùng trong
phòng trị nấm hại cây trồng và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ các nguồn
nguyên liệu phân chuồng, than bùn, rác thải hữu cơ, mùn mía, vỏ cà phê, bùn đáy
ao nuôi tôm… đạt giải III hội this tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm
2004.
 Hướng các chất có hoạt tính sinh học
Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất
khẩu: Các chất kích thích ra rễ, kính thích ra hoa, đậu trái, trái chín đồng đều…
kích thích cao su cho nhiều mủ đồng thời kéo dài tuổi thọ của cây.
Xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm chế phẩm Neem (từ lá, hạt cây xoan
chịu hạn) dạng viên nén để phòng trị côn trùng cho lúa, ngũ cốc giống và thức ăn
gia súc nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản nông sản. Xây dựng công nghệ sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ dầu xoan ấn Độ.
Sản xuất thực phẩm chức năng có các hoạt tính sinh học phục vụ sức khoẻ
con người.
Sản xuất chế phẩm Superferon (Interferon a-2b) trong điều trị bệnh hiểm
nghèo như viên gan, ung thư…
 Hướng công nghệ sinh học môi trường
Nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu công nghệ nền xử lý nước
thải chăn nuôi bằng hệ thống xử lý yếm khí, hiếu khí và ao sinh học. Viện đã xây
dựng được hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp qui mô 1
tấn/ngày, có thu gom khí biogas, nén và khử khí tạp để khí biogas có nồng độ CH 4
đạt trên 90%.
Ngoài các nghiên cứu cơ bản, Viện đã triển khai ứng dụng công nghệ xử lý
nước thải chăn nuôi heo cho các trại chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh như xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Á, Phước Long, Gò Sao…và trên một số
địa bàn khác trong cả nước, phục vụ công tác di dời giải toả.
Viện cũng tham gia xây dựng kế hoạch, tư vấn thiết kế, giám sát khu vực xử
lý chất thải của các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một
số tỉnh khác trên cả nước…
1.2 Tổng quan về phòng công nghệ tế bào thực vật của Viện
1.2.1 Cơ cấu tổ chức và định hướng hoạt động của phòng
Phòng công nghệ tế bào thực vật được Thạc sĩ - Nghiên cứu sinh Đỗ Đăng
Giáp phụ trách, phòng nghiên cứu bao gồm:
+ 1 Phó Giáo Sư, Tiến sĩ
+ 3 Thạc sĩ
+ 4 Kỹ sư và 1 cử nhân.
Phòng công nghệ tế bào thực vật bao gồm phòng thí nghiệm trọng điểm về
công nghệ tế bào thực vật, nhiều phòng sản xuất và các nhà kính ươm cây.
Định hướng hoạt động của phòng công nghệ tế bào thực vật bao gồm 3 hướng
chính:
+ Hướng nghiên cứu cơ bản
+ Hướng nghiên cứu ứng dụng
+ Hướng chuyển giao công nghệ

Hình 1.3. Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc Gia về Công nghệ Tế bào
Thực vật
( phòng Công nghệ Tế bào Thực vật)

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ mặt bằngtầng trệt của phòng công nghệtế bào thực vật
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ mặt bằng tầng 1của phòng Công nghệ Tế bào Thực vật

1.2.2 Thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn


 Nghiên cứu sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhân giống cây in vitro
Việc nghiên cứu sử dụng ánh sáng tự nhiên trong vi nhân giống là một biện
pháp hữu hiệu giúp cây tăng khả năng thích nghi khi được trồng ở vườm ươm
Viện sinh học nhiệt đới đã có những công trình nghiên cứu thành công trong
vấn đề này như trong: vi nhân giống cây Lan Denrobium (Nguyễn Thị Quỳnh và
cs., 2005), CatlayaPhalaenopsis (Vũ Ngọc Phượng và cs., 2005); cây Hồ Tiêu –
Piper nigrum L. (Đỗ Đăng Giáp và cs., 2009)
 Nghiên cứu ứng dụng của nuôi cấy quang tự dưỡng trong vi nhân giống cây
trồng
Cây nuôi cấy khi được đem ra môi trường bên ngoài có tỷ lệ chết cao do khả
năng thích nghi kém với điều kiện khắc nghiệt so với điều kiện nuôi cấy in vitro.
Để khắc phục vấn đề này, phòng công nghệ tế bào thực vật đã nghiên cứu đi
đến áp dụng thành công việc nuôi cấy quang tự dưỡng ở một số loại cây trồng có
giá trị như Lan Dendrobium, dâu tây, diệp hạ châu đắng, húngcây, cây hồng và
chuối la ba.
Hình 1.5. Các loại cây phòng Công nghệ Tế bào Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt
Đới đãnghiên cứu. Chuối già Musa Cavendish (1), Dứa Ananas comosus(2),
Gừng Zingiber officinale(3), Trinh nữ hoàng cung  Crinium latifolium (4), Cây vani
Vanilla tahitiensis(5), Tre Sinocalamus latiflorus(6)
1.2.3 Một số quy định về an toàn phòng thí nghiệm
 Bao gồm các vấn đề sau
+ Bảo hộ cá nhân : mặt áo blouse, thay dép khi đi vào khu vực thí nghiệm
+ Quản lý an toàn sinh học
+ Thiết kế bổ trí các phòng thí nghiệm
+ Trang thiết bị phòng thí nghiệm
+ Giám sát sức khỏe và y tế
+ Xử lý chất thải
+ Khử nhiễm
 Nội dung
+ Mặt áo blouse, thay dép khi đi vào khu vực thí nghiệm
+ Làm việc nghiêm túc, cẩn thận không được đùa bỡn, ăn uống trong
phòng cấy, hay khu vực pha môi trường.
+ Không tự ý sử dụng các thiết bị trong phòng khi chưa có sự đồng ý của
người phụ trách.
+ Khi sử dụng thiết bị, cần làm vệ sinh máy móc và khu vực xung quanh
thiết bị
+ Ghi nhật kí khi sử dụng thiết bị, kí nhận mỗi khi trả thiết bị.
+ Chất thải đặc biệt là các mẫu cấy đã bị nhiễm nấm phải được hấp khử
trùng trước khi loại bỏ.
+ Mọi rác thải trong phòng phải được thu gom sạch sẽ cuối ngày làm việc
và tập trung ở một số điểm quy định để thuận lợi cho việc thu gom.
+ Mọi nguồn nước thải trong Viện sẽ được tập trung vào bể chứa, lắng một
thời gian, rồi mới đi xử lý.
+ Sử tiết kiệm, hợp lý, và tái sử dụng nếu cần thiết mọi nguyên vật liệu
trong quá trình thí nghiệm như điện, nước, hóa chất, giấy gói, chai lọ, túi đựng…
+ Vệ sinh định kì 2 tuần một lần.
+ …
1.2.4 Một số thao tác trong phòng công nghệ tế bào thực vật
Trong suốt thời gian thực tập, chúng em đã làm quen được giai đoạn chuẩn
bị môi trường, giai đoạn tiệt trùng và nhân giống các loại chuối khác nhau. Đây là
một quy trình khép kín, diễn ra liên tục, vì nó là cơ sở cho sản xuất các giống cây
trồng của Viện và phục vụ các đề tài nghiên cứu.
 Các môi trường nghiên cứu

1. Chuẩn bị môi trường MS ( Murashige & Skoog, 1962)


Thành phần môi trường, môi trường MS bao gồm 5 thành phần cơ bản:
 Khoáng đa lượng
 Khoáng vi lượng
 Vitamin
 Đường
 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Cách tiến hành: để thuận tiện cho việc pha các môi trường nuôi cấy người ta không
cân hoá chất mỗi lần pha mà thường chuẩn bị trước dưới dạng các dung dịch đậm
đặc (còn gọi là các stock), sau đó chỉ cần pha loãng khi sử dụng. Các stock này
thường được bảo quản dài ngày trong tủ lạnh thường hoặc tủ lạnh sâu.

Hình1.6. Khu vực pha môi trường


 Sắp các chai lọ đã rửa sạch để chứa môi trường
Mục đích: kiểm soát số lượng mẫu cấyvà thuận lợi cho quá trình rót môi trường
lỏng vào chai.
Hình 1.7. Sắp các chai nước biển đã rửa sạch lên mặt bàn, chuẩn bị cho môi
trường vào chai.
 Đổ môi trường vào chai
 Đóng nút , bao gói, vận chuyển đến khu vực hấp khử trùng
Mục đích: để hoàn thiện quá trình hấp khử trùng môi trường trước khi cấy mẫu,
các chai chứa môi trường phải được đóng nút cao su và bọc giấy báo, có kí hiệu tên
môi trường.
 Khử trùng mẫu bằng nồi hấp tiệt trùng autoclave
 Mục đích: Các mẫu môi trường này dùng cho nhân giống các cây in vitro,
môi trường dinh dưỡng có thể bảo quản lâu, cân phải tiêu diệt các bào tử
nấm vi khuẩn có chứa trong nó. Ngoài ra, quá trình này còn giúp tăng sức
sống của cây, tránh tạo độc tố. Đây là một công đoạn quan trọng trong vi
nhân giống.
 Phương pháp: Sử dụng nồi hấp tiệt trùng bằng autoclave, là thiết bị bằng
kim loại có tínhchịu nhiệt cao có khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ
vàthời gian, khử trùng bằng phường pháp hơi nước bão hòa áp suất cao.
Hình 1.8. Khu vực hấp khử trùng của phòng Công nghệ Tế bào Thực vật
Các lọ bẩn phải tập trung tại sàng rửa, rửa sạch sẽ bằng xà phòng, để ráo, rồi
mới tiến hành chứa môi trường và hấp tiệt trùng.

Hình 1.9. Tháo bỏ môi trường bị nhiễm, và rữa sạch lại các lọ bằng xà phòng
Vận chuyển mẫu đến phòng sáng, bảo quản cho lần cấy giống vào môi trường
Mục đích: phòng sáng là phòng có nhiệt độ khoảng 23-250C, có thể bảo quản môi
trường dinh dưỡng trong thời gian dài khi đang chờ được cấy giống.
Hình 1.10: Sắp xếp các chai chứa môi trường hay mẫu đã cấy lên các kệ trong
phòng sáng.

 Nhân giống

Mục đích: Tăng số lượng cây


Phương pháp: Sử dụng môi trường đã hấp tiệt trùng, mẫu cây con, tủ cấy và
các trang thiết bị đi kém như kẹp, dao, dĩa đã hấp tiệt trùng, cồn đốt, cồn sát

trùng…
Hình 1.11. Phòng cấy nhân giống Hình 1.12. Chuẩn bị mẫu để
cấy
Hình 1.13. Thao tác cấy trong tủ cấy
 Quá trình chuyển cây ra ngoài vườn ươm
Mục đích: Giúp cây trong phòng thí nghiệm làm quen với điều kiện tự nhiên.
Phương pháp: Tiến hành đưa cây từ phòng thí nghiệm (điều kiện ánh sáng
đèn, nhiệt độ 23-250C) vào môi trường ánh sáng tự nhiên, sau đó mới tiến hành
ươm cây ở điều kiện thường, và trồng trong đất.

Hình 1.14. Cây in vitro trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, có thiết bị kiểm soát
nhiệt độ.
Hình 1.15. Cây được chuyển ra điệu kiện tự nhiên, trồng trên đất
Trong giai đoạn này, phải thường xuyên kiểm tra tốc độ thích nghi và khả năng
sống của cây.
Trong những năm vừa qua phòng Công nghệ Tế bào Thực vật – Viện Sinh
học Nhiệt Đới đã cung cấp hàng trăm ngàn cây giống chuối mỗi năm nhưchuối già
laba, chuối già lùn, chuối Nam Mỹ, chuối già hương, chuối xiêm đen, chuối xiêm
trắng.
Năm 2013, Phòng Công nghệ Tế bào Thực vật- Viện Sinh học Nhiệt đới đã
hoàn thành quy trình và đưa ra thị trường thêm một giống chuối đặc sản của Việt
Nam là chuối chà bột.
Chương II : QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG CÂY CHUỐI MUSA. SP
2.1 Tổng quan về cây chuối

Hình 2.1.Cây chuối (1. Thân cây chuối 2. Lá chuối 3. Bắp chuối 4,5. Hoa
chuối 6. Buồng chuối 7. Nải chuối)
2.1.1Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae
Lớp: Monocots
Bộ: Zingiberales
Họ: Musaceae
Chi: Musa
Chuối loài cây thuộc chi Musa, trái của nó là được dùng rộng rãi nhất. Chuối
có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc.
Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối được trồng ở ít nhất 150
quốc gia. Các loài chuối hoang dại có nhiều hạt to và cứng, còn các loại chuối
được bán trên thì trường ngày nay đã qua sự thuần hóa của con người nên hạt rất
nhỏ và mềm hơn.
Hiện nay chuối là loại quả rất được ưa chuộng, có thể ăn khi chín, hoặc cắt lát
mỏng đem sấy hay chiên như khoai tây. Ngoài ra có thể đem nghiền thành bột để
bổ sung vào bột dinh dưỡng của trẻ … Hoa Kỳ và các nước trong liên minh Châu
Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất.
2.1.2 Đặc tính thực vật học
Cây chuối thuộc họ Musaceae, gồm rất nhiều giống chuối, ước tính khoảng
300 giống chuối hiện được trồng trên thế giới. Chuối được trồng chủ yếu để lấy
trái, một số loài còn dùng để trang trí.
Chuối là loại cây có thân ngầm, gọi là củ chuối. Bộ phận quen gọi là thân chỉ
là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành. Chuối là cây thân thảo lớn nhất có hoa
(Miles, Tim, 2002). Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, nó thường bị lầm lẫn với
thân cây thật. Thân giả của một số loài có thể cao 6 - 7,6 m. Mỗi thân giả có thể ra
một buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ trước khi chết và được thay
thế bằng một thân giả mới. Lá chuối ra theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m rộng
60 cm, dễ bị làm rách bởi gió. Mỗi thân giả thường chỉ cho một buồng hoa hay còn
được gọi là tim chuối. Buồng hoa là một phát hoa, trên buồng hoa mọc thành từng
chùm (nải hoa) trên chóp của thân giả theo đường xoắn ốc. Trên mỗi chùm hoa có
2 hàng hoa, chùm hoa phát triển từ phải sang trái luân phiên nhau.
Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng
có từ 3 - 20 nải. Các nải nhìn chung được gọi là buồng, nặng khoảng 30 - 50 kg.
Một quả chuối trung bình nặng 125 g, trong số đó có khoảng 75% là nước và 25%
là chất khô. Mỗi quả chuối có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt
đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến.Những người phương Tây thường ăn
thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và
thịt. Quả chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali (Cass, 2007). Bắp chuối
được dùng như rau ở Đông Nam Á, nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn sống.
2.1.3 Điều kiện sinh thái
Chuối là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa. Nhiệt độ thích hợp
25 - 30oC. Ở miền Bắc nước ta mùa đông nếu nhiệt độ xuống dưới 15 oC nhiều
ngày, đã có biểu hiện ngọn chuối bị rụt lại, lá nhạt màu, thân bị nứt, hoa trổ không
thoát. Xuống 5 - 6oC cây chuối bị vàng lá hoặc chết, nhất là chuối mới trồng. Chuối
chịu được nhiệt độ cao tới 40oC, tuy vậy tình trạng này ít xảy ra ở ta. Giống chuối
tiêu khi quả chín nếu gặp nhiệt độ cao quả to nhưng vỏ dày, không chín vàng, ruột
nhão và hơi chua, ít thơm. Nếu chín vào mùa đông nhiệt độ thấp, màu quả vàng và
chất lượng tốt hơn.
Mặc dù chuối không có phản ứng quang kỳ, nhưng tất cả các giống chuối đều
cần nhiều ánh sáng. Ánh sáng cần cho cây chuối vào khoảng 2000 - 2500 giờ/năm.
Chuối thích hợp với những nơi trảng nắng, nếu trồng ở những nơi thiếu ánh sáng
hoặc bị những cây cao khác che bớt ánh sáng cây chuối sẽ yếu ớt, khẳng khưu, lá
mỏng và có màu xanh lợt, nếu bị thiếu quá nhiều nắng, lá sẽ có màu vàng trắng cho
buồng nhỏ hoặc không cho buồng.
Cây chuối yêu cầu nước rất nhiều do diện tích lá lớn. Người ta đã tính với
giống chuối tiêu trồng 2.500 cây/ha thì mỗi tháng tiêu thụ gần 2.000 m 3 nước.
Trong thực tế chỉ cần lượng mưa mỗi tháng khoảng 130 - 150 mm là đáp ứng đủ
yêu cầu nước của cây. Cây chuối là cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút
yếu. Ngay ở những vùng có lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm nhưng có mùa
khô rõ rệt thì cũng phải tưới nước mới có năng suất cao. Hạn và rét là nguyên nhân
chính làm chuối trổ hoa không thoát, buồng nhỏ và vặn vẹo, chất lượng kém.
Ngược lại, cây chuối chịu úng cũng kém so với nhiều cây ăn quả khác. Nước ngập
trên 10 ngày liên tục cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết.
Rễ chuối là rễ chùm, nhỏ và mềm. Vì vậy đất trồng chuối cũng phải mềm,
kết cấu thuần nhất, không có tầng cứng sỏi đá gần mặt đất. Chuối cũng cần nhiều
nước nên đất cũng phải nhiều mùn, xốp, chứa được nhiều nước nhưng cũng cần
thoát nước trong mùa mưa. Mực nước ngầm cần sâu trên 0,8 m. Độ pH thích hợp
rộng, từ 4,8 -8,0, tối thích là 6,0 - 7,5. Nói chung, cây chuối không kén đất, ở nước
ta vùng nào cũng trồng được vì khí hậu thích hợp, chỉ cần đất không bị ngập nước.
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng
Cây chuối đối với người Việt Nam là một trong những loại cây gần gũi và
đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Quả chuối là một loại thức ăn quí cho người
ở bất kể lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt. Củ
chuối cũng ăn được. Thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc. Lá chuối dùng để
gói bánh. Hạt của giống chuối hột là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường….
Bảng 2.1.Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g chuối [6]
(Nguồn: USDA Nutrient Database)
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g chuối tươi
Năng lượng 371 kJ (89 kcal)
Carbohydrates 22,84 g
Đường 12,23 g
Chất xơ 2,6 g
Chất béo 0,33 g
Chất đạm 1,09 g
Vitamin A 3g
Thiamine (Vit B1) 0,031 mg
Riboflavin (Vit B2) 0,073 mg
Niacin (Vit B3) 0,665 mg
Pantothenic acid 0,334 mg
Vitamin B6 0,367 mg
Folate (Vit B9) 20 g
Vitamin C 8,7 mg
Calcium (Ca) 5 mg
Iron (Fe) 0,26 mg
Magnesium (Mg) 27 mg
Manganese (Mn) 0,3 mg
Phosphorus (P) 22 mg
Potassium (K) 358 mg
Zinc (Zn) 0,15 mg

2.1.5 Một số bệnh hại trên cây chuối


 Bệnh chấm đen (Deigh toniella speckle)
Đốm chấm (đường kính 2mm) có màu đỏ đen, màu nâu, xung quanh đốm
chấm có màu xanh đậm. Triệu chứng bệnh này hơi giống bệnh đốm đen, duy
đốm chấm của bệnh chấm đen không nổi cộm, vỏ chuối mắc bệnh không bị
nhám, đây là đặc điểm khác với bệnh đốm đen. Bệnh đốm đen và bệnh chấm
đen thường xảy ra cùng một lúc trên cùng
một buồng chuối. Khuẩn gây bệnh (deightonie- la torulesa) lây nhiễm từ lá mang
bệnh hoặc những lá héo nằm rải rác trên mặt đất vì có thể lây nhiễm qua đường
không khí. Vao mùa mưa khi ẩm độ không khí cao bênh phát triển mạnh.
 Sâu cuốn lá (Erionota thrax)
Con trưởng thành là một loại bướm màu nâu, rất lớn, sải cánh rộng 5 - 6 cm,
có 3 đốm vàng ở giữa cánh trước, có khả năng bay nhanh, ban ngày chúng đậu
“ngủ” trong các tán lá chuối, khi trời chập choạng tối mới bay ra hoạt động.
Trứng được đẻ rải rác ở gần mép của mặt dưới những lá non sắp chuyển sang
giai đoạn bánh tẻ. Trứng có màu vàng nhạt hoặc hồng (lúc sắp nở). Khi mới nở sâu
non (ấu trùng) cạp ăn biểu bì của lá, sau đó cắn đứt phiến lá thành một đường dọc
theo chiều dài lá (từ phía chóp lá xuống) gần với gân chính sau đó sâu nhả tơ cuốn
phần phiến lá bị cắn lại thành một cái tổ hình ống rồi nằm bên trong ăn phá phần lá
bị cuốn, khi tổ sâu đã bị sâu ăn gần hết hoặc tổ sâu bị khô, sâu chui ra ngoài tiếp
tục tạo tổ mới lớn hơn.
Nếu bị sâu hại nặng cả phiến lá có thể bị cuốn hoàn toàn. Cây chuối trở nên
xơ xác, không còn lá để quang hợp, làm cho cây bị mất sức, buồng nhỏ, trái có thể
bị lép. Nếu cây bị sâu tấn công sớm, gây hại nặng có thể không cho trái. Sâu này
chủ yếu gâu hại trên giống chuối Xiêm (chuối Tây), chuối Già (chuối Tiêu).
2.2.1 Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
Sâu đục thân cây chuối thuộc họ vòi voi (Curculoinidae), bộ cánh cứng
(Coleoptera) có người gọi là con nhậy, con bọ đầu dài hay con sùng đục gố
chuối…Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới nơi nào trồng chuối cũng đều
thấy có mặt của loại sâu này, nhất là trên giống chuối già (chuối tiêu).
Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc màu
xám đen, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12 - 16mm, chiều ngang khoảng 3 -
4mm, và có vòi dài khoảng 3mm, chúng hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm. Sau
khi nở sâu non (ấu trùng) có màu trắng sữa, mập mạp nhưng không có chân đục
vào trong thân giả thành những đường hầm ngang dọc trong thân.
Nếu nặng thân giả có thể bị rỗng như xơ mướp, bị thối, lá vàng, nõn bị héo,
củ thối, cuối cùng là cây bị chết. nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang
thân hoặc gãy cuống buồng.
2.2.2 Bệnh héo rũ PANAMA (Fusarium oxysporum)
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Đây là một bệnh khá nguy hiểm
trên cây chuối, nhất là vào mùa mưa có điều kiện thời tiết rất phù hợp cho bệnh.
Cây chuối bị nhiễm bệnh có hiện tượng vàng lá từ lá già đến lá non. Ban đầu
bệnh xuất hiện trên những lá già ở phía dưới, biểu hiện của bệnh là lá bị vàng
dần từ bìa lá trở vào gân chính, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Sau khi lá bị
chết các bẹ lá phía ngoài bị nứt, sau này cả cây bị thối, khô và gãy gập xuống.
Những cây con mới ra chưa có biểu hiện bị bệnh ngay, nhưng về sau lá cũng bị
vàng dần héo rụi và chết, khiến cho cả bụi chuối bị chết khô, nhìn xơ xác, xấu
bẩn. Nếu bị bệnh sớm thì cây có thể bị chết hoặc không cho buồng, nếu bị bệnh
tấn công trễ (khi cây đã trưởng thành) cây vẫn cho buồng nhưng trái nhỏ.Nấm
bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ
chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con
và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua
vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho
cây bị vàng héo.
Hình 2.2. Một số bệnh hại trên cây chuối (1. Bệnh chấm đen, 2a, 2b. Sâu đục thân
3a, 3b, 3c. Bệnh héo rũ Panama )

Hình 2.3.Một số hình ảnh về chuối Laba


2.2 Giới thiệu về giống chuối Laba
2.2.1 Nguồn gốc chuối Laba
Những năm 20 của thế kỷ trước, khi đi khai hoang ở vùng đất Nam Tây
Nguyên, người dân đã mang theo nhiều giống chuối khác nhau đến trồng ở vùng
LaBa (thuộc xã Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng). Qua thời gian, người ta thấy với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này có một giống chuối cho ra trái thơm, ngọt, dẻo
rất đậm đà, được nhiều người ưa thích. Chuối LaBa đã tạo nên thương hiệu, đặc
sản riêng của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là giống chuối trước đây dùng để cung tiến
cho vua (nên còn được gọi là chuối tiến vua).
2.2.2 Đặc điểm chuối Laba
Cây chuối LaBa cao trung bình từ 3 - 3.5m; cuống lá hơi dài, gốc lá nhọn và
sâu, trên lá có những đốm tím đặc trưng (ở giai đoạn cây con); buồng dài, hình trụ;
quả chuối thon có hình dáng đẹp, dài và hơi cong, khi chín có vỏ mỏng, màu vàng
tươi; thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.
Chuối Laba hiện nay có 2 dòng chính:
Dòng thân cao (thân cây màu tím hơn, thường gọi là giống chuối già hương vì khi
chín có hương thơm hấp dẫn): Cây cao từ 3.5 - 5m, buồng hình trụ, cuống buồng
to, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn ngọt và thơm. Năng suất rất cao nhưng khó
thu hoạch;
+ cây dễ bị bệnh héo rũ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão. Hiện nay giống
chuối này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng còn lại không đáng kể (rất
hiếm gặp).
+ Dòng thân thấp (thân màu trắng hơn): Cây cao 2.8 - 3m, buồng hình trụ,
cuống buồng nhỏ, trung bình có từ 10 - 12 nải/buồng, trái hơi cong, ăn ngọt, thơm.
Đây là 2 dòng chuối có triển vọng phát triển đại trà, mang tính cạnh tranh trên thị
trường cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.3 Vật liệu và phương pháp nuôi cấy


2.3.1 Vật liệu
Đoạn thân của cây chuối (lấy đoạn thân và 1 phần nhỏ gốc cây chuối), giống
chuối LaBa sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh, năng suất cao.
Khả năng thay thế nguyên liệu: nhiều giống chuối khác, tùy theo đơn đặt
hàng.
2.3.2 Môi trường nuôi cấy
Mẫu được cấy trên môi trường cơ bản Murashige & Skoog (MS) có bổ sung đường
30g/l, agar 8g/l, nước dừa 20%, chất điều hòa sinh trưởng như BA, NAA được bổ
sung ở nồng độ xác định, pH môi trường được điều chỉnh về 5,8. Môi trường được
hấp khử trùng ở 1210C, 1atm, trong 20 phút.
2.3.3 Quy trình nhân giống cây chuối

Nguyên liệu

Khử trùng mẫu

Cấy mẫu

Tạo sẹo

Tái sinh chồi

Tăng sinh chồi

Ra rễ

Tạo cây hoàn chỉnh

Đưa cây ra
vườn ươm
Sơ đồ 2.1. Quy trình nhân giống chuối
 Thuyết minh quy trình
- Chọn lọc và chuẩn bị mẫu cây chuối
Chọn cây chuối tự nhiên với những ưu điểm sau: khỏe mạnh, không sâu bệnh,
Chọn cây to vừa phải để dễ khử trùng. Cắt ngắn đoạn thân và tách bớt lớp thân, sau
đó tiến hành khử trừng mẫu cấy theo các bước khử trùng mẫu thực vật.
- Nuôi cấy khởi động.
Sau khi ta khử trùng xong ta tiến hành cấy mẫu trên môi trường:MS(1962) cơ
bản có bổ sung 20% nước dừa, và chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo sẹo cho
mẫu cây chuối ở nồng độ xác định, agar 8g/l, đường 30g/l, Glycin 0.2mg/l, Myo-
Inositol 0.1mg/l
Giai đoạn nuôitrong phòng được chiếu sáng 2000lux bằng đèn huỳnh quang.
Thời gian chiếu sáng 8giờ mỗi ngày.Nhiệt độ 28oC±3.
Sau thời gian mẫu tạo sẹo hoàn chỉnh ta chuyển sang môi trường tái sinh chồi.
- Tái sinh chồi
Khi đã tạo được mẫu sẹo, tiến hành cấy mẫu trên môi trường: MS(1962) cơ
bản có bổ sung 20% nước dừa, BA mg/l được bổ sung ở nồng độ xác định, agar
8g/l, đường 30g/l, glycin 0.2mg/l, Myo-Inositol 0.1mg/l
Khoảng 2-3 tuần sau khi nuôi cấy, mẫu đã tái sinh thành những cụm chồi,
cụm chồi phát triển nhanh.
Hình 2.4. Cụm chồi cây chuối
Sau khi tái sinh thành các cụm chồi, khoảng 2 – 3 tuần sau tiến hành chuyển
mẫu chồi sang môi trường tăng sinh chồi. Tách các chồi, cắt bỏ phần ngọn và phần
gốc, hủy đỉnh sinh trưởng để tiến hành quá trình tăng sinh chồi.

Hình 2.5.Cắt bỏ phần ngọn của cây chuốiHình 2.6:Cắt bỏ phần gốc của cây

chuối
Hình 2.7. Mẫu tái sinh chồi

Hình 2.8. Các bình mẫu cụm chồi sau khi nuôi cấy
- Tạo cây in vitro hoàn chỉnh
Sau khi nhân đủ số lượng chồi theo mục đích sử dụng thì tiến hành chọn các
chồi có chiều cao khoảng 3-4 cm, có đỉnh sinh trưởng đầy đủ đưa vào môi trường
tạo rễ: MS(1962) cơ bản có bổ sung 20% nước dừa, BA và NAA mg/l được bổ
sung ở nồng độ xác định, agar 8g/l, đường 30g/l, Glycin 0.2mg/l, Myo-Inositol
0.1mg/l, 1g/l than hoạt tính, giai đoạn này khoảng 1 tháng.

Hình 2.9. Tạo rễ hoàn chỉnhcây chuối


- Chuyển cây ra vườn ươm
Cây cao khoảng 7 -8 cm, bộ rễ phát triển đầy đủ thì có thể chuyển ra vườn
cây. Trước khi đem ra vườn ươm ta phải có giai đoạn thuần trước, bằng cách
mang ra một phòng chịu ánh sáng mặt trời khoảng 10 ngày, sau đó mới chuyển ra

vườn.

Hình 2.10. Cây chuối con hoàn chỉnh

- Thao tác lấy cây ra khỏi bình

Hình 2.11. Bỏ các bình nuôi cấy vào các chậu nước lớn và lấy cây ra khỏi
bình.
Hình 2.12. Lấy cây ra khỏi chậu nước và xếp vào các khay sạch

Hình 2.13. Ươm từng cây chuối con vào từng bầu nhỏ khác nhau.
Hình 2.14. Cây chuối đã phát triển hoàn chỉnh ngoài vườn ươm.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1 Kết Luận

Qua thời gian 2 tháng thực tập tại Viện Sinh học Nhiệt đới, em đã có cơ hội
được vận dụng trức tiếp những kiến thức đã được học ở trường vào nơi thực tập,
đồng thời cũng được học hỏi và bổ sung nhiều kiến thức từ nơi thực tập cũng như
là công việc làm ở trên Viện . Vụ thể là ở phòng Nuôi cấy mô tế bào thực vật em
đã học hỏi được một số kinh nghiệm và kiến thức sau:
+ Biết cách sử dụng các trang thiết bị máy móc và dụng cụ cần thiết có
trong phòng Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
+ Nắm được phương pháp pha môi trường nuôi cấy , cách chuẩn bị môi
trường nuôi cấy.
+ Thực hiện một cách thành thạo các thao tác cấy chuyền chồi chuối già và
cấy ra cấy chuối già . Cách chuẩn bị tủ cấy, dụng cụ cấy chuyền
+ Chuyển cây ra vườn và cách trồng cây con ex vitro ngoài vườn ươm,
ươm cây trên giàn và ươm cây trong bầu đất.

3.2 Kiến nghị


_ Thời gian thực tập cần được kéo dài hơn để sinh viên có thể học hỏi , tiếp thu
và vận dụng các kiến thức thực tế cũng như kĩ năng làm việc trong một môi
trường chuyên nghiệp.
_ Viện Sinh học Nhiệt đới cần có phương án mở rộng sản xuất với quy mô lớn
và đa dạng hơn về đối tượng nuôi cấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trang Web
[1] http://itb.ac.vn/index.php/gioi-thieu-chung/
[2] http://itb.ac.vn/index.php/co-so-linh-trung/
[3] http://itb.ac.vn/index.php/tranquoctoan/
[4]http://itb.ac.vn/index.php/chuc-nang-nhiem-vu/
[5] http://plants.usda.gov/core/profile?symbol=MUAC
[6]http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/show/2208?
fgcd=Fruits+and+Fruit+Juices&manu=&lfacet=&format=&count=&max=35&offs
et=&sort=&qlookup=banana
[7]http://khuyennonglamdong.gov.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=395:phong-tru-sau-benh-hai-tren-chuoi-
laba&catid=48:quy-trinh-ky-thuat&Itemid=120
[8] http://www.favri.org.vn/vi/tin-tuc/tin-tuc-cap-nhat/736-mai-mot-chuoi-laba.htm
3

You might also like