You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

--- o O o ---

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THÚY LIỄU

MÃ SỐ SINH VIÊN: 1411033093

TRỒNG CẢI NGỌT(Brassica integrifolia) VÀ XÀ LÁCH


(Lactuca sativar L) TRÊN MÀNG TREO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

VĨNH LONG, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

--- o O o ---

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THÚY LIỄU

MÃ SỐ SINH VIÊN: 1411033093

TRỒNG CẢI NGỌT(Brassica integrifolia) VÀ XÀ LÁCH


(Lactuca sativar L) TRÊN MÀNG TREO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

VĨNH LONG, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: ……………………………………………………………………..


Mã số sinh viên: ……………………………

Lớp …………………………………Khóa ……….. Khoa: Khoa học Nông nghiệp.

Cơ sở sinh viên thực tập: ………………………………………………………………..


…………………………….……………………….………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….


……………………………………………………………….

Người hướng dẫn thực tập: ……………………………………………………………...

Nội dung nhận xét:


1. Ý thức kỷ luật và chuyên cần:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………
2. Kiến thức:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………
3. Đánh giá kết quả công việc được giao trong đợt thực tập:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

4. Xếp loại:

Kỷ luật – Chuyên cần (2đ) Kiến thức (3đ) Thực hành (5đ) Cộng

Cách xếp loại: (căn cứ vào tổng số điểm ở trên)

- Từ 9 đến 10 điểm: Xuất sắc - Từ 8 đến 9 điểm: Giỏi

- Từ 7 đến 8 điểm: Khá - Từ 6 đến 7 điểm: Trung bình – Khá

- Từ 5 đến 6 điểm: Trung bình - Dưới 5 điểm: Không đạt

……………….., ngày tháng năm 2017

Người hướng dẫn Xác nhận của Thủ trưởng cơ sở thực tập

(Họ tên và chữ ký) (Ký, họ tên và đóng dấu)


LỜI CẢM ƠN

Trong thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự cố gắn, nổ lực
của bản thân cùng sự giúp đỡ dù ít hay nhiều của mọi người xung quanh. Trong suốt thời
gian học tập tại giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và
giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý
thầy cô ở Khoa Khoa Học Nông Nghiệp- Trường Đại học Cửu Long đã tận tình truyền
đạt kiến thức quý báo trong nhưng năm học tập tại trường vào đời một cách vững chắc, tự
tin.

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Trung tâm ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thực tiễn trong suốt
quá trình thực tập tại cơ quan. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Tiệp Khắc
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

Với thời gian thực tập không dài và vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài báo cáo còn
nhiều hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của quý thầy cô cũng như cơ quan để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.

Một lần nửa xin chân thành cám ơn!

Vĩnh Long, ngày tháng năm2017

Sinh viên

Lê Thị Thúy Liễu


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN

TÓM TẮT

DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH CÁC HÌNH

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1.GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

1.1.1.Cơ cấu tổ chức

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

1.1.3.Phòng kiểm nghiệm

1.2.ĐẶT VẤN ĐỀ

1.3.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1.TỔNG QUAN VỀ XÀ LÁCH VÀ CẢI NGỌT

2.1.1.Đặc tính thực vật

2.1.2.Phân loại khoa học

2.1.3.Thành phần dinh dưỡng

2.1.4.Một số đặc tính dược hoc

2.2.SƠ LƯỢC VỀ THỦY CANH

2.2.1.Khái niệm về thủy canh

2.2.2.Phân loại hệ thống thủy canh

2.2.3.Thành phần dinh dưỡng trong thủy canh


2.2.4.Ưu điểm, nhược điểm của thủy canh

2.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới

2.3.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1.VẬT LIỆU

3.1.1.Giống

3.1.2.Trang thiết bị, dụng cụ

3.1.3.Dung dịch dinh dưỡng

3.2.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

3.2.1.Thời gian

3.2.2.Địa điểm

3.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Thiết kế hệ thống thủy canh

3.3.2.Trồng thử nghiệm trên hệ thống thủy canh

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY CANH

4.2.TRỒNG THỬ NGHIỆM TRÊN HỆ THỐNG THỦY CANH

4.3.HIỆU QUẢ KINH TẾ

Chương 5: KẾT LUẬN VẢ ĐỀ NGHỊ

5.1.KẾT LUẬN

5.2.ĐỀ NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 – 2010

Bảng 2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010

Bảng 2.3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010

Bảng 4.2.1.Chỉ tiêu sinh trưởng của cây xà lách

Bảng 4.2.2.Chỉ tiêu sinh trưởng của cải ngọt

Bảng 4.3.Ước tính hiệu quả kinh tế trong 1 vụ trồng rau xà lách và cải ngọt trên hệ thống
thủy canh đã thực hiện
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Vĩnh Long

Hình 3.3.1: Hệ thống màng treo thủy canh

Hình 4.2.1: Xà lách lúc thu hoạch

Hình 4.2.1: Cải ngọt lúc thu hoạch


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

PVC: Polyvinylclorua

NST: Ngày sinh trưởng


Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1.GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

Hình 1.1: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Vĩnh Long

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ VL được thành lập năm 1988
(Quyết định số 173 / QĐ. UBT, ngày 22/12/1988 của UBND tỉnh VL) với tên ban đầu là
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật.
Đến năm 1993 đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ (Quyết
định số 2098 / QĐ.UBT, Ngày 15/12/1993 của UBND tỉnh VL).
Tháng 4 năm 2004 đổi tên thành Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công
nghệ (Quyết định số 950/2004/QĐ.UB , ngày 09/4/2004 của UBND tỉnh VL) và Trung
tâm chính thức hoạt động với tên gọi này từ ngày 10/5/2004.
Ngày 13/7/2007, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1415/QĐ-UBND
về việc “Phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ” theo qui định của NĐsố 115/2005/NĐ-CP,
ngày 05/9/2005 của Chính phủ (NĐ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập).

1.1.1.Cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VL
BAN GIÁM ĐỐC

P. NGHIÊN P.HÀNH P. TƯ VẤN – P.PHÂN TÍCH


CỨU ỨNG CHÁNH DỊCH VỤ KIỂM
DỤNG&CNSH TỔNG HỢP NGHIỆM

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ PHÒNG PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM

TRƯỞNG PHÒNG
(KIÊM PT.CHẤT LƯỢNG)

PHÓ PHÒNG

KNV HÓA LÝ KNV VI SINH KNV NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN


(MT-TP)
(MT-TP) VẬT LIỆU XD LẤY MẪU NHẬN MẪU
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

1.1.2.1.Chức năng

Trung tâm ƯDTB KH&CN VL là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, trực thuộc Sở
Khoa học & Công nghệ Vĩnh Long, thực hiện chức năng lựa chọn và tổ chức ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ KH & CN vào sản xuất và đời sống.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà
nước, được sử dụng con dấu riêng để hoạt động và giao dịch theo qui định của pháp luật.

1.1.2.2.Nhiệm vụ

Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm đề
nghị và được Giám đốc Sở KH &CN VL phê duyệt (Quyết định số 37b/ QĐ-SKHCN,
ngày 19/6/2007), Trung tâm có các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và áp dụng thành tựu KH &CN trong và ngoài
nước vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống;

2. Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và nhân rộng
các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm;
3. Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật và tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện quy trình
kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương đối với các sản phẩm mới, giống cây, con
mới;
4. Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo các thiết bị ; Sản xuất các sản phẩm hoặc
các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận
chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH CN trong và ngoài nước;
5. Thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực KH&CN phù hợp với quy định
của pháp luật;
6. Quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, tài chánh, tài sản,... của Trung tâm theo
qui định của nhà nước, phân cấp của UBND tỉnh và Sở KH&CN.
1.1.2.3.Quyền hạn
1. Được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động KH&CN đã
đăng ký, ký kết hợp đồng KH&CN, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, được đăng ký tham gia
tuyển chọn thực hiện các nhiệm vụ KH&CN;
2. Được tự chủ về tài chánh; Được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm
vụ theo chức năng được giao; Được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền
giao, được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của bộ Luật lao động, phù
hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chánh của Trung tâm;
3. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; Góp vốn bằng tiền, tài
sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất
kinh doanh theo qui định của pháp luật;
4. Các quyền hạn khác theo qui định của pháp luật hiện hành.
1.1.3. Phòng kiểm nghiệm
Là một phòng chuyên môn thuộc Trung tâm ƯDTB KH&CN VL, có nhiệm vụ
Đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường (khí, nước), phân tích chất lượng hàng
hóa phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác nghiên cứu - điều tra cơ bản và theo
yêu cầu của khách hàng;
Thực hiện các dịch vụ KH&CN như: Tư vấn đánh giá tác động môi trường, xử
lý ô nhiểm cho các đơn vị và cơ sở sản xuất kinh doanh,...
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các đề tài – dự án thuộc lĩnh vực phân tích và
xử lý ô nhiễm môi trường.

1.2.ĐẶT VẤN ĐỀ

Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì việc thiếu đất canh tác đang là một vấn đề
được đặt ra cho nhiều ngành cũng như các cơ quan chức năng. Đi kèm với nó, cuộc sống
của người dân nơi đô thị hiện đang phải đối mặt với nhiều thực trạng, trong đó có vấn đề
về sử dụng rau sạch cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình.Vì vậy, phương pháp trồng rau
thủy canh là một giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn, nó không chỉ đáp ứng được
nhu cầu cấp thiết về rau sạch hiện nay cho người tiêu dùng, nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng mà còn cải thiện môi trường sống xung quanh, cụ thể như giảm thiểu việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, tăng diện tích cây xanh, giảm hàm lượng khí thải CO2 ….

Phương pháp thủy canh không những phù hợp để sản xuất rau qui mô công nghiệp
mà cũng phù hợp cho qui mô hộ gia đình, đặc biệt cho những gia đình sống ở khu đô thị
không có đất canh tác vẫn có thể tự trồng rau an toàn cho gia đình ăn, vừa tiết kiệm chi
phí vừa thư giản sau một ngày làm việc, đặc biệt trồng xà lách (Lactuca sativar L) và cải
ngọt (Brassica integrifolia)một loại rau ăn lá rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày.
Có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau với các thành phần dinh dưỡng
đa dạng giúp thúc đẩy sự tiêu hóa, bảo vệ gan... Hiện nay có rất nhiều mô hình thủy canh
tuy nhiên một mô hình vừa đơn giản,dễ thực hiện, mang lại nguồn rau sạch lại vừa có giá
trị thẩm mỹ tạo không gian xanh-sạch-đẹp cho ngôi nhà sẽ là một mô hình khá lý tưởng
để chọn . Chính vì vậy đề tài “ Trồng cải ngọt (Brassica integrifolia) và xà lách (Lactuca
sativar L ) trên màng treo” được thực hiện.

1.3.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Xây dựng mô hình sản xuất rau đơn giản bằng kỹ thuật thủy canh trên màng treo.
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1.TỔNG QUAN VỀ XÀ LÁCH VÀ CẢI NGỌT

2.1.1.Đặc tính thực vật

Xà lách

Thân: Cây thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ, thân hình trụ và thẳng, cao tới 60cm,
phân nhánh ở phần trên.

Lá: Lá ở gốc xếp hình hoa thị, các lá ở thân mọc so le, lá có màu lục sáng, gần tròn
hay thuôn, hình xoan ngược, lượn sóng, dài 6-20cm, rộng 3-7cm, mép có răng không đều.

Hoa: Cụm hoa chủy dạng ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi đầu có 20 hoa, hình
môi màu vàng.

Quả: Quả bế nhỏ, dẹp, có khía màu xám với màu lông trắng.

Cải ngọt

Thân: Cây thảo, cao 50-100cm, thân tròn, không lông.

Lá: Lá có phiến xoan ngược tròn dài,đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên
không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5-6 đôi, cuống dài, tròn.

Hoa: Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3-5cm, hoa vàng tươi.

Quả: Quả cải dài 4-11cm, có mỏ, hạt tròn.

2.1.2.Phân loại khoa học

Xà lách

Giới: Plantae

Bộ: Asterids

Họ: Asterales

Chi: Lactuca

Loài: L. Sativa
Cải ngọt

Giới: Plantae

Bộ: Brassicales

Họ: Brassicaceae

2.1.3.Thành phần dinh dưỡng

Trong 100 g xà lách có khoảng 2.2 g carbohydrate, 1.2 gchất xơ, 90 g nước, 166 mg
vitamin A, 73 mg folate. Ngoài ra đây còn là loại rau giàu chất sắt, canxi, kẽm, đồng,
kali, carotene, vitamin C…

Trong 100 g cải ngọt có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipit; 2,1 g cacbohidrat; 61 mg
canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1); 0,04 mg
ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C).

2.1.4.Một số đặc tính dược hoc

Trong Đông y

Rau xà lách được biết đến là loại rau có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng giải
nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa, giảm đau, gây ngủ, chống ho…

Cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ
khí… có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều giúp cho việc phòng ngừa
bệnh trĩ và ung thư ruột kết. Ăn nhiều rau cải ngọt có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan và
kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan.

2.2.SƠ LƯỢC VỀ THỦY CANH

2.2.1.Khái niệm về thủy canh

Theo tiếng Hy lạp thì hydroponics (thủy canh), đƣợc ghép từ hai chữ hydro (nƣớc)
và ponos (lao động), là hình thức canh tác trên các giá thể không phải là đất (Sri Lanka
Department of Agriculture, 2000). Thủy canh có thể sử dụng hoặc không sử dụng giá thể,
cây trồng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng và phát triển
(Jensen, 1999; Hanger, 1993).
2.2.2.Phân loại hệ thống thủy canh

Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia hệ thống thủy canh làm 2
loại (FAO, 1992)[5]:

Hệ thống thủy canh tĩnh (trồng rau thủy canh bằng thùng xốp): dung dịch dinh
dưỡng không chuyển động trong quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay
hoàn toàn trong dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì
không cần hệ thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và
pH thường giảm gây ngộ độc cho cây.

Hệ thống thủy canh động (thủy canh tuần hoàn): Dung dịch có chuyển động
trong quá trình trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy.
Các hệ thống thủy canh dược hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí và tưới nhỏ
giọt. Xem thêm quy trình trồng rau thủy canh tuần hoàn.Hệ thống này được chia làm 2
loại:

+Hệ thống thủy canh mở: Dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở
lại, gây lãng phí.

+Hệ thống thủy canh kín: Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ
hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.

Hệ thống bán thủy canh: Tức là hệ thống dẫn dung dịch không bị bít kín, giúp
cho không khí có thể lưu thông vào . Thường là thủy canh dạng trụ, dạng áp tường (dung
dịch được tưới từ trên xuống và len lỏi qua rễ).

2.2.3.Thành phần dinh dưỡng trong thủy canh

Thành phần dinh dưỡng của dung dịch thủy canh được sử dụng cho sản phẩm bao
gồm các nguyên tố đa lượng (như N, P, K, Ca, Mg) và vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mn, Mo)
với thành phần phù hợp với các quy trình hiện nay trên thế giới, trong đó hoàn toàn
không có bất kỳ chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ bệnh hay thuốc trừ sâu nào.

Thêm nhu cầu dinh dưỡng trong thủy canh: (bên các bạn có em hỏi them vào)

2.2.4.Ưu điểm, nhược điểm của thủy canh

2.2.4.1.Ưu điểm

Bộ rễ phát triển tốt do không khí lưu thông tốt qua túi vải vào đất.
Tưới tiêu tự động, không lo úng hạn: Nước được thẩm thấu từ máng nước lên theo
nhu cầu của cây. Mùa hè luôn yên tâm cây phát triển rất tốt, máng nước có lỗ thoát nước
để hạn chế mực nước thì không bao giờ lo việc cây bị ngập úng.

Linh hoạt trong bố trí: Các túi khá nhỏ và nhẹ nên tiện cho việc sắp xếp, quy hoạch
lại vườn, bố trí lại các cây để tối ưu không gian khá dễ dàng và phù hợp với phụ nữ,
người già và trẻ em.

Không cần gieo hạt riêng ở khay hoặc viên nén. Có thể gieo trực tiếp vào túi – túi
vừa là bầu ươm vừa là bầu trồng, hạt nảy mầm nhanh và tốt, không phải tưới hàng ngày.

Hạn chế việc rửa trôi các chất dinh dưỡng (các loại muối và chất vi lượng) trong đất
xuống đáy thùng.

Việc trao đổi, cho tặng cây cối cũng dễ dàng. Ngoài ra, có thể trồng các loại hoa
cảnh trang trí thêm cho ngôi nhà, tạo bức tường xanh- sạch- đẹp, vận chuyển dễ dàng.

Tiết kiệm đất: Vì rễ cây phát triển tự do trong túi và có thể đâm ra ngoài túi nên
mặc dù túi khá nhỏ nhưng vẫn trồng được cây lớn hoặc nhiều cây.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng nên
tạo ra sản phẩm ray an toàn đối với người sử dụng.

Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất, làm cỏ,
vun xới và tưới.

Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường.

Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường, không có dư lượng thuốc
BVTV

Bộ rễ phát triển tốt, cây phát triển nhanh, dinh dưỡng bổ sung thường xuyên nên
năng suất cao hơn.

2.2.4.2.Nhược điểm

Vì máng chứa nước nên có thể sẽ bị muỗi đẻ bọ gậy nếu không có phiện pháp xử lý.

Kỳ công và phức tạp: tốn công may vá, phải chọn chất liệu phù hợp nếu không túi
sẽ bị bè ra, cây đứng không vững lắm mà còn tốn diện tích.
Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn. Điều này rất khó mở rộng sản xuất vì điều
kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện đầu tư cho sản
xuất. Mặt khác giá thành cao nên tiêu thụ khó khăn.

Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải có
kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa
trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chất dinh
dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết (FAO, 1992)[7]; Runia W.T
(1998)[31]. Mặt khác mỗi loại rau yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau nhên việc
pha chế dinh dưỡng phù hợp với từng loại thì không đơn giản.

Sự lan truyền bệnh nhanh: Mặc dù đã hạn chế được nhiều sâu bệnh hại nhưng trong
không khí luôn có mầm bệnh, khi xuất hiện thì một thời gian ngắn chúng có mặt trên toàn
bộ hệ thống, đặc biệt là hệ thống thủy canh tuần hoàn Midmore D.J (1993)[28]. Mặt khác
ẩm độ cao, nhiệt độ ổn định trong hệ thống là điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuả
bệnh cây. Cây trồng trong hệ thống thủy canh thường tiếp xúc với ánh sáng tán xạ nên
mô cơ giới kém phát triển, cây mềm yếu, hàm lượng nước cao nên dễ xuất hiện vết
thương tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập (Nguyễn Khắc Thái Sơn,1996)[12]

Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore thì độ mặn trong
nước cần được xem xét kỹ khi sử dụng cho trồng rau thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn 2.500
ppm (Midmore D.J và cs., 1995)[29].

2.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống con người, cung cấp phần lớn
khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Rau là
cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Hiện
nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn, tại các nước đang phát triển tỷ lệ
cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2.

Bảng 2.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 – 2010

TT Năm Diện tích (nghìn Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn
ha) tấn)
1 1980 8.066,84 106,11 85.597,24

2 1990 10.405,27 134,89 140.356,69

3 2000 14.572,54 146,84 213.983,18

4 2006 17.192,59 141,71 243.631,02

5 2007 17.276,08 142,24 245.731,56

6 2008 17.624,38 141,68 249.702,20

7 2009 17.881,68 138,70 248.026,11

8 2010 18.075,29 132,88 240.177,29

(Nguồn: FAO statistic, 2011)[24]

Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích rau trên thế giới không ngừng tăng. Năm 1980
toàn thế giới trồng được 8.066.840 ha, năm 1990 là 10.405.270, tăng 2.338.430 ha (trung
bình 1 năm tăng 233.843 ha). Năm 2000 diện tích rau của thế giới đạt 14.572.540, tăng
4.167.270 ha (trung bình 1 năm tăng 416.727 ha). Năm 2010 trồng được 18.075.290 ha,
tăng 3.502.750 ha so với năm 2000 (trung bình 1 năm tăng 350.275 ha), tăng 7.670.020
ha so với năm 1990 và 10.008.450 ha so với năm 1980.

Về năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 1980 năng suất rau
chỉ đạt 106,11 tạ/ha, năm 1990 là 134,89 tạ/ha, tăng 28,78 tạ/ha. Năm 2000 có năng suất
rau cao nhất, đạt 146,84 tạ/ha, tăng 11,95 tạ/ha so với năm 1990 và 40,70 tạ/ha so với
năm 1980. Sau năm 2000 năng suất rau có xu hướng giảm dần, tuy mức độ không nhiều
nhưng cũng là con số đáng lo ngại cho ngành trồng rau. Năm 2010 năng suất rau trên thế
giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha, giảm 13,96 tạ/ha so với năm 2000, giảm 2,01 tạ/ha so với năm
1990.

Do năng suất giảm trong thập kỷ gần đây nên sản lượng rau của thế giới đạt cao
nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn, tăng 35.719.020 tấn so với năm 2000, tăng
109.345.500 tấn so với năm 1990 và 164.104.960 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản
lượng rau chỉ còn 240.177.290 tấn, giảm 9.524.910 tấn so với năm 2008.
Bảng 2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010

TT Vùng, châu lục Diện tích (nghìn Năng suất Sản lượng (nghìn
ha) (tạ/ha) tấn)

1 Châu Á 14.110,82 145,54 205.368,87

2 Châu Phi 2.747,52 61,39 16.867,03

3 Châu Âu 642,37 168,03 10.793,74

4 Châu Mỹ 541,62 121,57 6.584,47

5 Châu Đại Dương 32,97 167,16 551,13

6 Vùng Đông Nam Á 1.812,37 130,30 23.615,18

(Nguồn: FAO statistic, 2011)[24]

Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện tích
trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha, chiếm
78,07% diện tích rau của thế giới. Châu phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt
2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại dương có diện tích trồng
rau thấp nhất, chỉ có 32.970 ha bằng 0,23% diện tích rau của châu Á.

Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau đứng
hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt 145,54 tạ/ha, cao
hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau cao nhất
thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao
hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới,
chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của
châu Á.

Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu á cao nhất là 205.368.870
tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản lượng rau đứng thứ 2 là
16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế giới, bằng 8,21% sản lượng rau của
châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích
gieo trồng ít nên sản lượng thấp nhất là 551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế
giới, bằng 0,27% sản lượng rau của châu Á.

Vùng Đông Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 toàn vùng trồng được
1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á, bằng 10,03% diện tích rau của thế
giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình quân của thế giới, đạt 130,3
tạ.ha, sản lượng đạt 23.615.180 tấn (chiếm 11,5% sản lượng rau của châu Á, chiếm
9,83% sản lượng rau của thế giới).

2.3.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam

Cây rau du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ X. Năm 1721 – 1783 Lê Quý Đôn đã
tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1029 nước ta đã tiến hành trồng thử rau cải
trắng và khoai tây. Tuy nhiên do nền kinh tế tự túc kéo dài nên nghề trồng rau của nước
ta rất manh mún.

Bảng 2.3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 –
2010

TT Năm Diện tích(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

1 1980 220.000 98,40 2.164.800,0

2 1990 261.100 112,35 2.933.458,5

3 2000 452.900 124,36 5.632.264,4

4 2006 536.914 118,83 6.380.149,1

5 2007 531.257 123,47 6.559.430,2

6 2008 529.851 117,06 6.202.435,8

7 2009 524.937 120,27 6.313.417,3

8 2010 553.500 121,64 6.732.774,0

(Nguồn: FAO statistic, 2011)[24]


Số liệu bảng 1.3 cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng rau của nước ta
tăng lên rõ rệt. Năm 1980 cả nước trồng được 220.000 ha, năm 1990 là 261.100 ha, tăng
41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau của nước ta tăng kỷ lục, đạt 452.900 ha, tăng
191.800 ha so với năm 1990, tăng 232.900 ha so với năm 1980. Tuy nhiên 5 năm trở lại
đây diện tích trồng rau của nước ta biến động thất thường, năm 2006 cả nước trồng được
536.914 ha, tăng 84.014 ha so với năm 2000, tuy nhiên 2 năm sau diện tích rau bị giảm
nhẹ đến năm 2010 diện tích trồng rau mới tăng trở lại đạt 553.500 ha.

Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất rau của
thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha, năm 1990 đạt 112,35 tạ/ha và năm
2000 năng suất rau đạt cao nhất là 124,36 tạ/ha. Giai đoạn 2006 – 2010 năng suất rau
biến động thất thường, năm 2008 có năng suất rau thấp nhất là 117,06 tạ/ha, năm 2010
năng suất ra tăng lên được 212,64 tạ/ha nhưng vẫn thấp hơn 1,83 tạ/ha so với năm 2007,
thấp hơn 2,72 tạ/ha so với năm 2000.

Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980 cả nước
thu được 2.164.800,0 tấn, năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 768.658,5 tấ so với năm
1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng rau đạt 5.632.264,4, tăng
2.698.805,9 so với năm 1990 (trung bình tăng 269.880,59 tấn/năm), tăng 3467464.4 tấn
so với năm 1980. Năm 2010 sản lượng rau của nước ta cao nhất, đạt 6.732.774,0 tấn, tăng
1.100.509,6 tấn so với năm 2000 (trung bình tăng 110.050,96 tấn/năm, thấp hơn giai đoạn
1990 - 2000).
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1.VẬT LIỆU

3.1.1.Giống

Được mua từ công ty hạt giống có uy tính và chất lượng

3.1.2.Trang thiết bị, dụng cụ

Bút đo nồng độ EC, giá thể xơ dừa, máy bơm, ống nước, khung sắt, vải màng(thảm), ổ
cắm điện, thùng đựng dinh dưỡng, bộ hẹn giờ
3.1.3.Dung dịch dinh dưỡng
EC : 0.6-1.5 ms/cm

Công thức Nhóm Khối lượng(g)

(NH4)2SO4 B 7.074

H3BO3 B 0.286

CaCl2 A 158.347

CuSO4.5H2O B 0.039

Fe(EDTA) A 3.077

MgSO4.7H2O B 45.639

MnSO4.H2O B 0.154

KH2PO4 B 24.198

KNO3 A 61.676

Na2MoO4.2H2O B 0.013

ZnSO4.2H2O B 0.03
Cách pha dung dịch dinh dưỡng: pha nhóm A trước với nồng độ 300X, pha nhóm B với
nồng độ 200X, để riêng với nhóm A. Các khối lượng trong bảng được pha gấp 100 lần

3.2.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

3.2.1.Thời gian

Được tiến hành từ 26 tháng 12 năm 2016 đến 25 tháng 02 năm 2017.

3.2.2.Địa điểm

Được tiến hành tại trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

3.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Thiết kế hệ thống thủy canh

Hình 3.3.1: Hệ thống màng treo thủy canh

Hệ thống bao gồm 4 bộ phận chính:

Bộ phận trồng cây là thảm có kích thước 1,7 x 1,8 m, hai mặt bên có các túi trồng.
Trong các túi trồng chứa giá thể trồng là mụn dừa, trấu hun… Hạt giống hoặc cây con sẽ
được trồng trực tiếp vào giá thể trong các túi này.

Bộ phận phân phối và thu hồi dinh dưỡng gồm máng chứa dung dịch dinh dưỡng,
bơm và hệ thống ống tưới được lắp đặt phía trên vườn để dẫn truyền dung dịch dinh dưỡng
phân phối tới các gốc cây.

Bộ phận thời gian: sử dụng đồng hồ thiết lập thời gian để cấp điện cho bơm hoạt
động.
Bộ phận khung cố định màng treo: Để giữ cho thảm trồng thẳng đứng trong không
gian, hệ thống sử dụng bệ đỡ làm bằng sắt được dựng thành khung có chiều cao 2 m.

Phía dưới vườn sử dụng các phụ kiện để giữ thảm trồng cố định dẫn hướng để dung
dịch dịch dưỡng trở về máng chứa. Trong máng chứa có lắp đặt hệ thống phao để tự động
cấp nước, giúp giảm thiểu công chăm sóc.

Sử dụng chỉ cần trải tấm thảm trồng ra, dùng móc treo lên khung, sau đó kết nối đồng
hồ, thùng chứa và hệ thống tưới lại với nhau. Tiếp theo là dùng một ít giá thể đã xử lý bỏ vào
túi trồng rồi gieo hạt hoặc cây con vào đó.

Dung dịch dinh dưỡng được pha theo tỷ lệ nhất định và đổ đầy vào thùng chứa. Thiết
lập đồng hồ cấp điện cho bơm hoạt động để dung dịch lên phía trên vườn. Dung dịch sẽ chảy
dọc trong tấm thảm trồng và cung cấp dinh dưỡng cho cây, lượng dung dịch dư sẽ chảy về
thùng chứa.

Sử dụng chỉ cần trải tấm thảm trồng ra, dùng móc treo lên khung, sau đó kết nối đồng
hồ, thùng chứa và hệ thống tưới lại với nhau. Tiếp theo là dùng một ít giá thể đã xử lý bỏ vào
túi trồng rồi gieo hạt hoặc cây con vào đó.

Một màng treo gồm 2 mặt, mỗi mặt 9 tầng mỗi tầng có 10 túi vậy tổng có 180 túi trồng
rau cho một màng treo.

3.3.2.Trồng thử nghiệm trên hệ thống thủy canh

Cho giá thể sơ dừa vào túi trồng trên màng→ tiến hành gieo hạt giống→ tưới nước
cung cấp ẩm cho hạt nảy mầm. Khi cây có 3-4 lá thật, bổ sung dinh dưỡng, thiết lập đồng
hồ để cung cấp điện cho bơm hoạt động.

Lưu ý: Cần kiềm tra nồng độ EC thường xuyên đề đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng
cho cây phát triền, đồng thời kiểm soát hàm lượng NO3- không để vượt quá 1.500mg/kg
theo TCVN 5247:1990.

Các chỉ tiêu theo dõi: Chọn ngẫu nhiên 15 cây sau đó đánh dấu và tiến hành đo đếm
các chỉ tiêu về số lá, chiều cao, chiều rộng lá ở các giai đoạn 20, 30 ngày sau gieo và thời
điểm thu hoạch.

Số lá: đếm tất cả các lá nhìn thấy được trên cây.

Chiều cao cây: được tính từ mặt giá thể đến chóp lá cao nhất của cây.

Chiều rộng lá: đường kính tối đa của tán lá tại thời điểm đo.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY CANH

Trong trồng trọt chọn mô hình thủy canh là khâu khá quan trọng, quyết định một
phần khá lớn trong lợi nhuận kinh tế, mang tính thẩm mỹ, tiện lợi... Hệ thống thủy canh
màng treo là một mô hình tối ưu, so với hệ thống thủy canh hồi lưu dạng ống PVC thì
thủy canh màng treo có chi phí thấp hơn, hạn chế được những nhược điểm của thủy canh
hồi lưu dạng ống PVC như: tốn nhiều nước, điện, dinh dưỡng, đòi hỏi kỹ thuật
cao...Ngoài ra, còn mang tính thẩm mỹ cao có thể vừa trồng rau, trồng hoa cảnh lại vừa
có thể trang trí cho ngôi nhà tạo cảnh quang đẹp, thân thiện với môi trường. Dễ dàng vận
chuyển cũng như lắp đặt hệ thống.

4.2.TRỒNG THỬ NGHIỆM TRÊN HỆ THỐNG THỦY CANH

Hình 4.2.1: Xà lách lúc thu hoạch

Bảng 4.2.1.Chỉ tiêu sinh trưởng của cây xà lách

Chỉ tiêu 20 NST 30 NST 40 NST


Số lá trung bình cây(cm) 4.07 5.67 7.12
Chiều cao trung bình cây (cm) 6.46 11.12 12.09
Chiều rộng trung bình lá (cm) 4.31 9.57 11.03
Năng suất rau (2 mặt của
- - 65
màng treo) (nhân lên nha!)
Từ kết quả ở bảng 4.2.1 số lá, chiều cao, chiều rộng lá tăng nhanh trong 10 ngày.
Điển hình ở 20 NST số lá tăng 3-4 lá (4.07 tăng lên 7.12), chiều cao cây tăng 5-6cm
(6.46-12.09), chiều rộng lá tăng 6-7cm (4.31 tăng lên 11.03) sau 20 ngày. Trọng lượng
trung bình của 1 túi lúc thu hoạch 80g, nếu tính 90 túi trồng ta có thể thu hoạch gần 11.7
kg xà lách cho 1 màng treo.

So sánh kết quả trồng trên đất (mật độ trồng nếu trồng trên màng thì tiết kiệm bao
nhiêu diện tích so với trồng trên đất, năng suất,…)

Hình 4.2.1: Cải ngọt lúc thu hoạch

Bảng 4.2.2.Chỉ tiêu sinh trưởng của cải ngọt

Chỉ tiêu 20 NST 30 NST 40 NST


Số lá trung bình cây(cm) 3.07 4.13 5.13
Chiều cao trung bình cây
9.01 14.53 16.51
(cm)
Chiều rộng trung bình lá
1.55 4.37 4.75
(cm)
Năng suất rau (2 mặt của
- - 40
màng treo) (nhân lên nha!)
Từ kết quả ở bảng 4.2.2 số lá, chiều cao, chiều rộng lá tăng nhanh trong 10 ngày.
Điển hình ở 20 NST số lá tăng 2-3 lá (3.07 tăng lên 5.13), chiều cao cây tăng 6-7cm
(9.01-16.51), chiều rộng lá tăng 3-4cm (1.55 tăng lên 4.75) sau 20 ngày. Trọng lượng
trung bình của 1 túi lúc thu hoạch 40g, nếu tính 90 túi trồng ta có thể thu hoạch gần 7.2
kg cải ngọt cho 1 màng treo.

So sánh kết quả trồng trên đất (mật độ trồng nếu trồng trên màng thì tiết kiệm bao nhiêu
diện tích so với trồng trên đất, năng suất,…)

Dinh dưỡng được giữ ở túi trồng và được bơm theo hệ thống thì rau có thể sử dụng
dần mà không sợ rau bị héo, như vậy với cách trồng cuốn chiếu (bổ sung cây sau khi thu
hoạch) thì cách ngày ta có rau an toàn sử dụng cho gia đình.
Đánh giá về tình hình sâu bệnh, mặc dù trồng bằng phương pháp thủy canh trên giá
thể nhưng vẫn bị một số loại sâu tơ, sâu ăn tạp, rầy mềm, sâu vẽ bùa... từ môi trường bên
ngoài hại rau. Để khắc phục nhược điển này ta có thể thực hiện xử lý tốt giá thể trồng để
không mang mầm bệnh và trứng côn trùng đồng thời phủ thêm lưới chắn côn trùng xung
quanh hệ thống thủy canh.

4.3.HIỆU QUẢ KINH TẾ

Bảng 4.3.Ước tính hiệu quả kinh tế trong 1 vụ trồng rau xà lách và cải ngọt trên hệ
thống thủy canh đã thực hiện

Nguyên vật liệu Thành tiền (đ)

Tổng chi 142.000

Giá thể hữu cơ 6.000

Hạt giống 10.000

Dung dịch thủy canh 30.000

Hệ thống thủy canh 22.000

Công chăm sóc 50.000

Điện 24.000

Tổng thu 742.500


Xà lách 11.7
Năng suất
Cải ngọt 7.2

Xà lách 45.000
Giá bán
Cải ngọt 30.000
Ghi chú:
Lợi nhuận 600.500
- Công chăm sóc: chủ
yếu là vô giá thể và gieo hạt lúc ươm cây, các khâu còn lại không tốn nhiều công lao động.

- Hệ thống thủy canh: 850 đ/hệ thống / (10 vụ trên năm x 4 năm)

- Giá bán xà lách thủy canh Đà Lạt cung cấp cho siêu thị: khoảng 45.000 đ/kg

- Giá bán cải ngọt thủy canh Đà Lạt cung cấp cho siêu thị: khoảng 30.000 đ/kg

Hiệu quả kinh tế (bảng 4.3), mô hình qui mô hộ gia đình nhưng mang hiệu quả kinh
tế khá cao, tiết kiệm được khoảng 600.500 đ tiền mua rau hàng tháng cho gia đình. Rau
thủy canh tự trồng nên yên tâm về chất lượng, đồng thời hệ thống thủy canh tạo nên không
gian xanh tại gia đình.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1.KẾT LUẬN

Trồng rau trên hệ thống màng treo mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo
được rau an toàn- sạch, không dư lượng thuốc BVTV. Là mô hình có giá trị thẩm mỹ,
gọn nhẹ.

5.2.ĐỀ NGHỊ

Nghiên cứu thêm về các loại giá thể thích hợp, cho năng suất cao hơn đối với xà
lách và cải ngọt.

Mở rộng mô hình, không chỉ trồng ở quy mô gia đình mà phát trển thành quy mô
công nghiệp, phục vụ rau sạch an toàn cho người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

Cao Thị Làn, 2011. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà
chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt. Trường Đại học Đà Lạt.

Võ Thị Bạch Mai, 2003. Thuỷ canh cây trồng, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ
Chí Minh.

Huỳnh Thị Dung và ctv, 2007. Hướng dẫn trồng rau sạch. Nhà xuất bản Phụ Nữ.
155 trang.

Tạ Thu Cúc. 2005. Giáo trình trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội.

Trần Thị Ba, Trần Văn Hai và Võ Thí Bích Thủy. 2008. Giáo trình Kỹ thuật trồng
rau sạch. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Xuân Nguyên, kỹ thuật sản xuất rau sạch. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ
Thuật.

Nguyễn Hồng Cúc Phương, 2009. Nghiên cứu thiết kế hệ thống thủy canh hồi lưu
và trồng thử nghiệm trên cây xà lách (Lactuca sativa L.). Trường Đại học Tôn Đức
Thắng.

Tiếng anh

Epstein, 1972. Mineral Nutrition of Plants: Principles and Perspectives. New York.

Hoagland and Arnon, 1950. The water-culture method for growing plants without
soil. Circ. 347. Univ. of Calif. Agric. Exp. Station, Berkley.

Jones, 1983. A Guide for the Hydroponic and Soilless Grower. Timber Press,
Portland, OR.

Resh, 1995. Hydroponic Food Production: a Definitive guidebook for the advanced
Home Gardener and the Commercial Hydroponic Grower. 5th Ed Woodbridge Press
Publishing Co, Santa Barbara CA.
PHỤ LỤC

Bảng 1. Số liệu chỉ tiêu chiều cao cây của cải ngọt và xà lách

Cải ngọt Xà lách

20 NST 30 NST 40NST 20 NST 30 NST 40 NST

11.7 14.8 17.3 6.8 11.4 12.3

8 13.1 20.1 6.5 11.6 12.5

9.4 15 17.8 7.0 10.2 11.3

8.9 14.5 14.6 6.9 9.7 11.5

9.4 14.1 12.7 5.3 11.2 12.1

9.3 18.2 18.6 5.7 12.1 13.2

11.1 15.3 18.5 7.2 12.3 13.1

6.8 14 17.3 7.1 10.2 11.2

8.4 13.8 14.1 7.2 10.3 11.1

9.6 13.4 13.6 5.6 9.5 10.9

8.7 13.7 20.3 7.1 12.1 12.7

11.8 18.2 20.1 5.7 11.2 12.5

6.8 12.6 14.6 7.1 13.0 13.2

8.2 13.8 13.9 6.0 11.2 11.8

7.1 13.4 14.2 5.7 10.8 11.9

9.01 14.53 16.51 6.46 11.12 12.09


Bảng 2* Số liệu chỉ tiêu số lá của cải ngọt và xà lách

Cải ngọt Xà lách

20 NST 30 NST 40NST 20 NST 30 NST 40 NST

3 5 5 4 6 8

3 4 5 5 6 7

3 4 5 3 5 7

3 4 5 3 4 6

3 4 5 3 4 5

3 4 6 5 7 8

3 5 7 5 6 7

3 5 5 5 6 7

3 4 5 4 5 6

3 3 6 4 6 7

3 4 5 4 6 9

3 3 4 3 5 6

3 5 5 4 6 7

3 4 5 4 7 8

4 4 4 5 6 9

3.07 4.13 5.13 4.07 5.67 7.13


Bảng 3. Số liệu chỉ tiêu chiều rộng lá của cải ngọt và xà lách

Xà lách Cải ngọt

20 NST 30 NST 40NST 20 NST 30 NST 40 NST

3.8 9.6 11.3 1.9 5.6 6.2

4.1 10.4 12.1 1.2 5.1 5.3

5.2 11.2 11.6 1.1 4.3 4.2

4.3 8.2 9.5 1.4 3.9 4.6

4.6 10.5 10.8 1.5 4.2 4.5

3.2 10.4 11.1 1.7 3.1 3.8

5.0 11.3 12.3 1.4 5.5 5.8

5.7 8.5 9.0 1.2 4.5 5.2

3.4 9.1 10.3 1.4 4.2 5.2

4.1 9.0 11.0 1.6 3.9 4.1

4.1 8.5 11.0 1.6 3.7 3.9

3.3 8.5 12.1 2.3 4.2 4.3

5.4 8.7 9.6 1.4 5.1 5.3

4.0 9.4 11.5 1.8 4.3 4.7

4.5 10.2 12.2 1.7 3.9 4.2

4.31 9.57 11.03 1.55 4.37 4.75

You might also like