You are on page 1of 40

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------

BÁO CÁO THỰC TẬP


Đề tài: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NƯỚC NGẦM
GVHD: Trần Thị Kim Thảo

Anh/Chị tại sở cùng hướng dẫn

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú

Phú Yên 2019


LỜI CẢM ƠN
------

Cùng với sự giúp đỡ của anh chị em trong trung tâm và giáo viên hướng dẫn
chúng em đã dần quen được phần nào đó là tác phong của một chuyên viên phân tích
tạo cho chúng em sự tự tin khi ra trường không còn phải bỡ ngỡ.

Qua một tháng thực tập chúng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng
cao kĩ năng làm việc. Từ đó tạo cho chúng em có được sự tin tác phong làm việc của
người phân tích.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Phú Yên đã chỉ bảo truyền
đạt cho chúng em những kiến thức trong nhưng năm chúng em còn ngồi trên ghế
nhà trường chúng em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, anh chị sở Khoa Học Công Nghệ tại
thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên đã đào tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại sở.

Là sinh viên đang trong thời gian thực tập không tránh khỏi những vướng mắc
và thiếu sót mong sự thông cảm của anh chị.

Qua đợt thực tập này, những kết quả đạt được nói lên phần nào trong quyển báo
cáo này. Nhưng vì thời gian còn có hạn, đồng thời cũng là lần đầu tiên vào trung tâm
nên cũng còn nhiều điều học hỏi và thắc mắc, rất mong sự hướng dẫn thêm và góp ý
kiến của anh chị hướng dẫn cũng như giảng viên hướng dẫn.
LỜI NÓI ĐẦU
------

Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá
tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được
tạo thành từ giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước
mặt, nước mưa… nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét đến hàng trăm mét.
Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước
được ưa thích. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động con người. Chất
lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt.Trong nước ngầm hầu như
không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng , và vi sinh , vi trùng gây bệnh thấp.Nhưng
ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô
thị và các thành phố lớn trên Thế Giới. Việc ô nhiễm mặc và còn suy giảm nghiệm
trọng nguồn nước ngầm ở các thành phố của Việt Nam cũng đã và đang diễn ra.

Nước bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất
và cuộc sống. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số, ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu v.v... khiến nguồn nuớc ngầm trở thành một vấn đề báo động
toàn cầu. Để giám sát các chỉ tiêu chất luợng của nuớc thì nhiều trung tâm đã ra đời,
với sở Khoa Học Công Nghệ là một trong những trung tâm nghiên cứu những chỉ tiêu
về nước tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.

Phú Yên cũng không ngoại lệ, điển hình chất lượng nước ngầm ở gần khu công
nghiệp và nông nghiệp ngày càng bị ô nhiễm, trong khi đó việc sử dụng nguồn nước
sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước ngầm.

Xuất phát từ thực tế nêu trên nên đề tài là “Đánh giá mốt số chỉ tiêu của nước
ngầm” với mục tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của người dân tại đây.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................................... 6
1.1. Khái quát về Trung Tâm ................................................................................................. 6
1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm KT TC-ĐL-CL Phú Yên ...................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM ................................................................... 8
2.1. Khái quát về nguồn nước ngầm .................................................................................... 8
2.1.1. Khái niệm nước ngầm ( nước dưới đất) .................................................................... 8
2.1.2 Một số đặc điểm và cấu trúc của nguồn nước ngầm ............................................... 8
2.1.2.1 Đặc điểm ................................................................................................................. 8
2.1.3. Sự hình thành nước ngầm và các loại nước ngầm .................................................. 10
2.1.4. Tầm quan trọng của nước ngầm.............................................................................. 11
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU .................. 12
3.1. XÁC ĐỊNH pH ............................................................................................................. 12
3.1.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 12
3.1.2. Nguyên tắc ............................................................................................................... 13
3.1.3. Thuốc thử: ............................................................................................................... 13
3.1.4. Thiết bị, dụng cụ: .................................................................................................... 13
3.1.5. Lấy mẫu ................................................................................................................... 13
3.2. XÁC ĐỊNH SUNPHAT (SO42-)..................................................................................... 13
3.2.3. Dụng cụ, hóa chất .................................................................................................... 14
3.3. XÁC ĐỊNH SẮT TỔNG (Fe tổng) ................................................................................ 14
3.3.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 14
3.3.2. Nguyên tắc ............................................................................................................... 14
3.3.3. Dụng cụ, hóa chất .................................................................................................... 15
3.4. XÁC ĐỊNH PHOTPHO TỔNG SỐ ............................................................................... 15
3.4.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 15
3.4.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu: ...................................................................................... 16
3.4.3. Nguyên tắc: .............................................................................................................. 16
3.4.4. Dụng cụ, hóa chất: ................................................................................................... 16
3.5. XÁC ĐỊNH NITRIT (NO2- ) ......................................................................................... 17
3.5.1. Phạm vi áp dung ...................................................................................................... 17
3.5.2. Nguyên tắc ............................................................................................................... 17
3.5.3. Bảo quản mẫu .......................................................................................................... 17
3.5.4. Dụng cụ, hóa chất .................................................................................................... 17
3.6. XÁC ĐỊNH MANGAN (Mn) ........................................................................................ 18
3.6.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 18
3.6.2. Nguyên tắc của phương pháp: ................................................................................. 18
3.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng .............................................................................................. 18
3.6.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................................................................... 18
3.6.5. Thiết bị- dụng cụ ..................................................................................................... 19
3.6.6. Hóa chất ................................................................................................................... 19
3.7. ĐỘ CỨNG TOÀN PHẦN (TỔNG SỐ)......................................................................... 19
3.7.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 19
3.7.2. Nguyên tắc ............................................................................................................... 19
3.7.3. Các yếu tố cản trở .................................................................................................... 20
3.7.4. Thiết bị - dụng cụ .................................................................................................... 20
3.7.5. Hóa chất ................................................................................................................... 20
3.8. XÁC ĐỊNH NITRAT (NO3-) ......................................................................................... 21
3.8.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 21
3.8.2. Nguyên tắc ............................................................................................................... 21
3.8.3. Các yếu tố ảnh hưởng .............................................................................................. 22
3.8.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................................................................... 22
3.8.5. Thiết bị dụng cụ ....................................................................................................... 22
3.8.6. Hóa chất ................................................................................................................... 22
3.9. XÁC ĐỊNH PHOTPHAT (PO43-) .................................................................................. 23
3.9.1. Phạm vi áp dụng ...................................................................................................... 23
3.9.2. Lấy mẫu bảo quản mẫu............................................................................................ 23
3.9.3. Nguyên tắc ............................................................................................................... 23
3.9.4. Dụng cụ, hóa chất .................................................................................................... 23
3.10. XÁC ĐỊNH CHLORUA (Cl-) ...................................................................................... 24
3.10.1. Phạm vi áp dụng .................................................................................................... 24
3.10.2. Nguyên tắc ............................................................................................................. 25
3.10.3. Thuốc thử............................................................................................................... 25
3.10.4. Thiết bị: ................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU ................................. 26
4.1. CHỈ TIÊU CLORUA (Cl-) ............................................................................................. 26
4.1.1. Cách tiến hành ......................................................................................................... 26
4.1.2. Kết quả tính toán ..................................................................................................... 26
4.2. CHỈ SỐ pH ..................................................................................................................... 27
4.2.1. Quy trình .................................................................................................................. 27
4.2.2. Tính toán kết quả ..................................................................................................... 27
4.3. CHỈ TIÊU NITRIT (NO2-) ............................................................................................. 27
4.3.1. Quy trình:................................................................................................................. 27
4.4. CHỈ TIÊU NITRIT (NO3-) ............................................................................................. 28
4.5. CHỈ TIÊU PHOTPHAT (PO43-)..................................................................................... 30
4.5.1. Quy trình:................................................................................................................. 30
4.5.2. Tính toán kết quả ..................................................................................................... 30
4.6. CHỈ TIÊU SUNPHAT (SO42-) ....................................................................................... 31
4.6.1. Quy trình:................................................................................................................. 31
4.6.2. Tính toán kết quả: .................................................................................................... 32
4.7. CHỈ TIÊU SẮT TỔNG (Fe TỔNG) .............................................................................. 33
4.7.1. Quy trình:................................................................................................................. 33
4.7.2. Tính toán kết quả ..................................................................................................... 33
4.8. CHỈ TIÊU ĐỘ CỨNG TOÀN PHẦN ........................................................................... 34
4.8.1. Quy trình:................................................................................................................. 34
4.8.2. Tính toán kết quả ..................................................................................................... 35
4.9. CHỈ TIÊU MANGAN (Mn).......................................................................................... 35
4.9.1. Quy trình:................................................................................................................. 35
4.9.2. Tính toán kết quả: .................................................................................................... 36
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ- NHẬN XÉT ............................................................... 37
5.1. LÝ LỊCH MẪU NƯỚC: ................................................................................................ 37
5.2. SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN: .......................................................................................... 37
5.3. Kết luận .......................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 39
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP


------

1.1. Khái quát về Trung Tâm


- Tên giao dịch: Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Phú Yên.

- Đơn vị quản lý: Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Phú Yên.

- Trụ sở chính: 110 Lê Thánh Tôn, P3, TP. Tuy Hòa,P hú Yên; ĐT: 057. 3824379.

- Cơ sở 2: 08 Trần Phú, Phường 7, TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên( nơi thực tập chính);
điện thoại: 0573841890.

- Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Phú Yên được thành lập
theo quyết định 1209/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Yên,
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Phú Yên là đơn vị sự nghiệp
lĩnh vực hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

+ Theo quyết định số 143/QĐ-SKHCN ngày 15/10/2010 của sở khoa học và công
nghệ. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu
Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng .

1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm KT TC-ĐL-CL Phú Yên

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng thử Phòng tư Phòng hành Phòng kĩ thuật


nghiệm vấn đào tạo chính đo lường
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của trung tâm.

- Nhiệm vụ và quyền hạn phòng thuộc trung tâm:

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 6


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Theo quyết định số 17/QĐ-CCTCĐLCL ngày 06/12/2010 của chi cục trưởng Chi Cục
Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Phú Yên ban hành chức năng và nhiệm vụ các
phòng chuyên môn Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thuộc Chi
Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng :

 Phòng thử nghiệm.


 Thử nghiệm các chỉ tiêu môi trường nước, không khí…
 Thử nghiệm các chất lượng hàng hóa, hóa học, vật liệu xây dựng, điện...
 Tư vấn hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001: 2008
 Phòng đào tạo – tư vấn.
 Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
 Tư vấn áp dụng hệ thống quản lí chất lượng. Giải thưởng chất lượng.
 Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn
 Tư vấn xây dựng đảm bảo về đo lường.
 Hoạt động giám định, đánh giá sự phù hợp về chất lượng, sản phẩm hàng hóa
trong lĩnh vực được phân công, chỉ định theo qui định của pháp luật.
 Phòng tổ chức- hành chính.
 Phòng hành chính tham mưu giúp giám đốc Trung tâm về tổng hợp xây dựng kế
hoạch và thực hiện báo cáo cấp trên theo quy định.
 Điều phối hoạt động của Trung tâm, theo dõi lịch công tác tuần của cán bộ nhân
viên trung tâm, thực hiện công tác kế hoạch tài vụ, tổ chức nhân sự.
 Phòng kỹ thuật – đo lường.
 Là trung tâm đước trang bị các chuẩn đo lường cao nhất, liên kết các trung tâm tiêu
chuẩn đo lường chất lượng trong nước như: Quatest 1,2, 3. Là bộ phận thực hiện
kiểm -định, hiệu chuẩn phương tiện do phục vụ cho công tác quản lí nhà nước về đo
lường và phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân.
 Kiểm định cân ô tô, cân quá tải trên 120 tấn, taximet.
 Kiểm định cân khôi lượng các loại đến 2000kg, cân phân tích, cân kỹ thuật.
 Kiểm định cột bơm nhiên liệu, bể đong, đồng hồ nước lạnh đến 25mm.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 7


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM

------

2.1. Khái quát về nguồn nước ngầm

2.1.1. Khái niệm nước ngầm ( nước dưới đất)

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở
rời như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể chia
nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của
nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy
ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình
bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều , phụ thuộc vào trạng thái của
nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường
nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm
nước, không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có 3 vùng chức năng :

- Vùng thu nhận nước

- Vùng chuyển tải nước

- Vùng khai thác nước có áp.

Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển
đá CO3- tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nút caxtơ. Trong các dải
cồn cát vùng ven biển thường có các thần kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.

2.1.2 Một số đặc điểm và cấu trúc của nguồn nước ngầm

2.1.2.1 Đặc điểm

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 8


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Đặc điểm thứ nhất: Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham
thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham
thạch; là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá;
nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước; thậm chí nó có thể
tạo ra khối nước ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch.

Thời gian tiếp xúc của nước ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên tạo điều
kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nước ngầm. Như vậy thành phần
hoá học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các tầng đất,
nham thạch chứa nó.

- Đặc điểm thứ 2: Các loại đất, nham thạch của vỏ quả đất chia thành các tầng
lớp khác nhau. Mỗi tầng, lớp có thành phần hoá học khác nhau. Giữa các tầng, lớp đất,
nham thạch có các lớp không thấm nước. Vì vậy nước ngầm cũng được chia thành các
tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các tầng lớp đó cũng khác nhau.

- Đặc điểm thứ 3: Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều.

Nước ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu. Các khí
hoà tan trong tầng nước ngầm này do nước mưa, nước sông, nước hồ… mang đến.
Thành phần hoá học của nước ngầm của tầng này chịu ảnh hưởng nhiều của thành phần
hoá học nước mặt do đó cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu.

Trái lại, nước ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc không chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Thành phần hoá học của nước ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành
phần hoá học tầng nham thạch chứa nó.

- Đặc điểm thứ 4: Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về
thành phần hoá học của tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý
của các tầng nham thạch đó.

Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên
chứa trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 9


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Vì vậy nước ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn N/m2 và nhiệt
độ có thể lớn hơn 3730K.

- Đặc điểm thứ 5: Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng chịu ảnh
hưởng nhiều của vi sinh vật.

Ở các tầng sâu do không có Oxy và ánh sáng nên vi sinh vật yếm khí hoạt động
mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa học của nước ngầm. Vì vậy thành phần hoá
học của nước ngầm chứa nhiều chất có nguồn gốc vi sinh vật.

2.1.2.2. Cấu trúc của một tầng nước ngầm

Cấu trúc của một tầng nước ngầm được chia ra thành các tầng như sau:

- Bề mặt trên gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.

- Bề mặt dưới, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thuỷ gọi là đáy nước ngầm.
Chiều dày tầng nước ngầm là khoảng cách thẳng đứng giữa mực nước ngầm và đáy.

- Tầng thông khí hay nước tầng trên là tầng đất đá vụn bở không chứa nước
thường xuyên, nằm bên trên tầng nước ngầm.

- Viền mao dẫn: là lớp nước mao dẫn phát triển ngay trên mặt nước ngầm.

- Tầng không thấm: là tầng đất đá không thấm nước

2.1.3. Sự hình thành nước ngầm và các loại nước ngầm

Nước trên mặt đất và trong ao, hồ, sông, biển gặp ánh sáng mặt trời bốc hơi
thành hơi nước bay lên không trung, gặp lạnh hơi nước sẽ kết lại thành hạt to và rơi
xuống thành mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất một phần chảy xuống sông, ao, hồ...
một phần bốc hơi qua mặt đất, mặt nước và sự bốc thoát hơi qua lá, một phần ngấm
dần xuống mặt đất đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại thành nước ngầm. Sự hình
thành nước ngầm trải qua rất nhiều giai đoạn. Các tác nhân có liên quan đến chu trình
này bao gồm: bức xạ, trọng lực, sức hút phân tử và lực mao dẫn.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 10


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm
qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà
nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển
và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn
nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và
phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất.

Tuỳ theo vị trí mà ta có thể chia nước ra làm 3 loại:

- Nước ngấm: là tầng ở trên hết, bên trên nó không có tầng không thấm nước chặn lại
gọi là tầng nước ngấm. Đặc điểm của tầng nước ngấm là thay đổi rất nhanh theo thời
tiết: mưa nhiều thì mực nước lên cao, nắng lâu thì mực nước hạ xuống. Ao giếng của
nhân dân nếu đào cạn chỉ đến tầng nước ngấm thì mùa khô thường hết nước. Tầng
nước ngầm này được tạo ra từ nước trên mặt đất thấm xuống, sau đó lại được tháo tiêu
ra sông, hồ.

- Nước ứ: trên tầng thấm nước có một tầng đất khó thấm nước, khi mưa to tầng đất
này hút không kịp, nước tạm thời ứ lại trên tầng đất này và tạo thành nước ứ. Một phần
nước ứ tiếp tục thấm xuống, phần bốc hơi, lượng nước ứ sẽ ít dần đi hoặc mất hẳn.
Nước tầng này cách biệt hoàn toàn với nước mặt đất và hầu như không giao lưu

- Nước giữa tầng: Nước ở sâu và nằm giữa 2 tầng đất sét nên lượng nước không thay
đổi nhiều theo mùa nắng và chất lượng nước tốt.
2.1.4. Tầm quan trọng của nước ngầm

- Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm….Nước ngầm
cho nông nghiệp: tưới hoa màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao.Con người có thể
dụng nguồn nước ngầm để mở rộng cho công nghiệp.

- Nước ngầm có chất lượng tốt còn được sử dụng để chữa bệnh. Nước ngầm dùng cho
sinh hoạt sẽ giảm hẳn các bệnh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm gây ra.

- Sử dụng nước ngầm giúp con người được giải phóng sức lao động do phải lấy nước
xa nhà, tiết kiệm chi phí “đổi nước”, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả sản xuất.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 11
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU
------

Tên chỉ tiêu Phương pháp thử

1. Độ pH TCVN 6492: 2011; SMEWW4500H+-2012

2. Cl- mg/L TCVN 6194:1996

3. Fe tổng số mg/L SMEWW2012- 3500Fe.B

4. Mn mg/L TCVN 6663-3:2003

5. Độ cứng toàn phần mg/L TCVN 6224:1996

6. Nitrit (NO2-) mg/L SMEWW4500-2012

7. Nitrat (NO3-) mg/L TCVN6180:1996

8. Photphat (PO43-) mg/L SMEWW2012- 4500P.E

9. Sunphat (SO42-) mg/L SMEWW4500E-2012

3.1. XÁC ĐỊNH pH


pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh
trưởng của sinh vật trong môi trường nước,sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự thay
đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay
ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước.

3.1.1. Phạm vi áp dụng


Dùng để đo giá trị pH cho các loại nước mưa, nước khoáng, nước mặt, nước ngầm,....

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 12


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

3.1.2. Nguyên tắc


Việc xác định giá trị pH dựa trên việc đo hiệu điện thế của pin điện hóa khi
dùng một pH mét phù hợp.

pH của mẫu cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của trạng thái cân bằng điện giải. Do
vậy, nhiệt độ của mẫu luôn được ghi cùng với phép đo giá trị pH

3.1.3. Thuốc thử:


Dung dịch chuẩn pH 4,7,10 cấp độ tinh khiết phân tích.
3.1.4. Thiết bị, dụng cụ:
Bình mẫu, cốc, thiết kế, máy pH, máy khuấy hoặc con khuấy
3.1.5. Lấy mẫu
- Giá trị pH có thể thay đổi nhanh chóng do các quá trình hóa học, vật lý hoặc sinh học
trong mẫu nước. Do đó cần đo pH càng sớm càng tốt, ngay tại điểm lấy mẫu.

- Nếu không thể thực hiện được, lấy mẫu nước vào chai lấy mẫu, tránh làm trao đổi khí
giữa mẫu với không khí xung quanh. Nạp đầy mẫu vào chai và đậy nút, không chứa
bọt. Mẫu được giữ mát ở (2°C - 8°C)

- Mẫu đến phòng thử nghiệm cần đo càng sớm càng tốt.

3.2. XÁC ĐỊNH SUNPHAT (SO42-)

SO42- là một chỉ tiêu vùng nước nhiễm phèn. Sunfat cao, nước sẽ có vị chát, gây
bệnh tiêu chảy, và gây xâm thực mạnh trên các công trình xây dựng. Ngoài ra, sunfat
sẽ kết hợp với ion Ca2+ để tạo thành cặn cứng bám trên thành các thiết bị trao đổi nhiệt.

3.2.1. Phạm vi áp dụng:

Quy trình để xác định hàm lượng sunphat(SO42-)trong nước uống, nước dưới
đất, nước mặt,... Khoảng nồng độ xác định 1ml/L – 200 mg/L, nồng độ phát hiện nhỏ
nhất là 3 mg/L.

3.2.2. Nguyên tắc:

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 13


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Trong môi trường CH3COOH, SO42- kết hợp với BaCl2 tạo thành BaSO4 kết tủa
tinh thể huyền phù trắng đục. Nồng độ của SO42- xác định bằng cách so với dãy chuẩn
biết trước nồng độ. Đo mật độ quang của dung dịch ở  = 420nm.

3.2.3. Dụng cụ, hóa chất

- Bình tam giác 250ml, bình định mức 100ml, máy so màu UV-VIS, các loại pipet.

- Dung dịch đệm A: hòa tan 30g MgCl2.6H2O, 5g natri acetat CH3COONa.3H2O, 1g
KNO3, 20ml acid acetic (99%) trong 500ml nước, pha loãng thành 1 lít (sử dụng khi
nồng độ SO42- có nồng đôh lớn hơn 10ml/L).

- Dung dịch BaCl2 100g/L.

- Dung dịch sulpate chuẩn 100mg/L: Hòa tan 1,479g NaSO4 trong nước cất và định
mức thành 1 lít.

3.3. XÁC ĐỊNH SẮT TỔNG (Fe tổng)


Sắt thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do hòa tan
từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm bề mặt nước bởi nước thải. Nước có hàm
lượng sắt cao (lớn hơn 0.3 mg /l) gây trở ngại rất lớn cho việc sử dụng trong sinh hoạt.
Nước đục do sắt có màu vàng nhiều cặn và thức ăn của các loại vi khuẩn ưa sắt.
3.3.1. Phạm vi áp dụng
- Quy trình này dùng để xác định hàm lượng Fe tổng số, sắt II, trong nước uống, nước
mặt, nước ngầm,...
- Khoảng nồng độ xác định từ 0,01-4 mg Fe/L
3.3.2. Nguyên tắc
Sắt được chuyển về dạng hòa tan trong dung dịch được khử về dạng Fe 2+ trong
môi trường acid và hydroxylamine, Fe2+ kết hợp với 1,1, Phenanthroline ở pH khoảng
3,2- 3,3; tạo thành phức có màu cam đỏ, rất bền vững, mật độ quang ở  = 510nm.
Các yếu tố cản trở: cản trở bởi các tác nhân oxy hóa mạnh như CN-, NO2-, PO43-,
poly phosphat, crom, kẽm trong dung dịch vượt quá 10 lần so với sắt, coban, đồng lớn

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 14


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

hơn 5mg/L, niken lớn hơn 2mg/L. Để loại trừ đun sôi trong môi trường acid và
Hydroxylamine dư để oxy hóa các ion cản.
3.3.3. Dụng cụ, hóa chất
- Cốc 250ml, máy so màu UV-VIS, bình định mức, các loại pipet.
- Acid HCl đậm đặc
- Dung dịch Hydroxylamine: hòa tan 10g Hydroxylamine trong 100ml nước.
- Dung dich đệm amoniacetat: hòa tan 250g amoniacetat trong 150ml nước, thêm
700ml acid acetic đậm đặc.
- Natri acetat: hòa tan 200g natri acetat trong 800ml nước.
-Dung dịch phenanthroline: hòa tan 100mg 1,10 phenanthroline (C12H8N2.H2O) trong
100ml nước ở 80C ( không sôi), thêm 2 giọt HCl.
- Dung dịch Stock iron: sử dụng 1 trong 2 cách sau: 1ml = 200gFe.
+ Cho 200gFe trong 20ml H2SO4 6N, khi hòa tan hoàn toàn, định mức thành một lít.
Cho 20ml H2SO4 đậm đặc trong 50ml nước, cho vào 1,404g Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O.
cho từng giọt KmnO4 0,1N đến khi có màu hồng. Định mức thành 1 lít.
+ Dùng dung dịch chuẩn gốc pha sẵn trên thị trường Fe có nồng độ 1000mg/L.
 Xác địnhFe tổng số: Trộn đều mẫu, lấy 50ml mẫu (mức về 50ml) cho vào cốc.
Thêm 2ml HCl đậm đặc và 1ml dung dịch hydroxylamine (NH 2OH.HCl), đun sôi
nhẹ đến khi tất cả sắt hoàn toàn chuyển về Fe2+, tiếp tục đun đến khi thể tích còn
khoảng 10-20ml làm nguội đến nhiệt độ phòng, hiện màu bằng 10ml dung dịch đệm
ammoniacetat và 4ml dung dịch 1,10 phenanthroline, chuyển vào bình định mức
50ml. Lắc trôn mẫu sau 10- 15 phút đem đo mật độ quang ở bước sóng 510nm.
Thực hiện mẫu + chuẩn song song quá trình phân tích mẫu.
 Xác định Fe2+
Xác định tại thời điểm lấy mẫu, bởi vì Fe2+ sẽ chuyển về Fe3+ tỉ lệ Fe2+/Fe3+ trong
dung dịch thay đổi theo thời gian.

3.4. XÁC ĐỊNH PHOTPHO TỔNG SỐ


3.4.1. Phạm vi áp dụng

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 15


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Quy trình này để xác định hàm lượng photphat (PO43-) hoặc photpho tổng số trong
nước mặt, nước thải, nước ngầm,... sau khi phân huy.
- Khoảng nồng độ xác định hàm lượng octophosphat (PO43-) từ 0,01-6mgP/l cho các
loại cuvet khác nhau. Đối với phòng có thể phát hiện khoảng nồng độ từ 0,01- 2mg/L.
3.4.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu:
Lấy mẫu vào lọ polyetylen, polyvinyl clorua hoặc tốt nhất là bình thủy tinh.
Nhận mẫu về phòng phân tích ngay càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ, nếu bảo quản
lâu hơn thì phải acid hóa bằng H2SO4 đậm đặc về pH < 2, bảo quản ở 4C, khi phân
tích thì trung hòa bằng NaOH hoặc KOH.
3.4.3. Nguyên tắc:
- Octophotphat (PO43-) trong môi trường acid (H2SO4) kết hợp với ammonium
molybdate và potassium antimonyl tatrate tạo thành acid phosphomolybdic, acid tạo
thành được acid ascorbic khử thành xanh Molybden, có độ hấp thụ cực đại ở =
880nm.
- Yếu tố cản trở: Arsennate, Cr(IV), NO2-, làm cho kết quả thấp hơn khoảng 3%.
3.4.4. Dụng cụ, hóa chất:
- Cốc 250ml, máy so màu UV-VIS, bình định mức 100ml, 50ml, các loại pipet.
- Thuốc thử phenolphatalein 1%: 0,1g phenolphthalein vào 100 ml rượu etylic.
- Dung dịch acid H2SO4 (5N): cho từ từ 70ml acid H2SO4 đậm đặc vào 500ml nước cất,
làm lạnh đến nhiệt độ phòng.
- Dung dịch kali antimon tartrate: hòa tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O trong 500ml
nước, đựng trong chai tối màu.
- Dung dịch amoni molybdate:hòa tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 500ml nước,
dựng trong chai tối màu.
- Acid ascorbic (0.1M) : hòa tan 1,76 acid acid ascorbic trong 100ml nước (dd được sử
dụng trong một tuần nếu bảo quản 4C ).
+ Pha hỗn hợp thuộc thử hiện màu(*): trộn lẫn các thuốc thử ở trên tuần tự theo tỉ lệ
sau: 50ml H2SO4 5N + 5ml dd kaliantimon tartrate + 15ml dd amoni molybdate + 30ml
dd acid ascorbic.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 16


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Dung dịch phosphate chuẩn gốc: hòa tan trong nước cất 0,2195g muối KH2PO4 và
định mức thành 1 lít. Dung dịch chuẩn này có nồng độ là: 1ml dd = 50gPO43- - P
(50mgP/l).
- Dung dịch Phosphate chuẩn làm việc 5mgP/l: hút 10ml dung dịch chuẩn gốc định
mức lên 100ml bằng nước cất.

3.5. XÁC ĐỊNH NITRIT (NO2- )


NO2- là ion có tính độc hại, với hàm lượng cao gấy trở ngai trong việc trao đổi
oxy trong máu, làm cho da xanh xao đặt biệt là vùng quanh mắt và miệng trong trường
hợp nitrit quá cao có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. NO2 là một ion
có thể hình thành hợp chất N-nitroso,là một hợp chất có khả năng gây ung thư. Vì vậy
phải khống chế hàm luongj NO2- trong nước uống, nước sinh hoạt và trong thực phẩm.
3.5.1. Phạm vi áp dung
- Quy trình này sử dụng để xác định nitrit (NO2-) trong nước uống, nước ngầm, nước
mặt, nước thải, nước biển ven bờ.
- Khoảng nồng độ xác định NO2- từ 0.02mgN/l (chiều dài đường truyền quang của
cuves là 1cm)
3.5.2. Nguyên tắc
- Ở pH = 2 – 2,5 NO2- kết hợp với Diazo sulfanilamide và N-(1-Naphthyl)-ethylene
diamin dihydrocloride(NED dihydrocloride), tạo hợp chất màu hồng có bước sóng hấp
thụ ở λ = 543nm. Nồng độ cao hơn của mẫu có thể được xác định khi pha loãng mẫu.
3.5.3. Bảo quản mẫu
Mẫu không được acid hóa, mẫu có thể đươck làm lạnh ở -20°C đến 4°C, thời
gian phân tích mẫu không quá 1 đến 2 ngày kể từ khi nhận mẫu.
3.5.4. Dụng cụ, hóa chất
- Bình định mức, bình tam giác 100ml, cốc 250ml, máy so màu UV-VIS, các loại pipet.
- Dung dịch Color reagent: hòa tan 100ml acid H3PO4 85% vào 800ml nước cất và 10g
sulfanilamide, khuấy tan hoàn toàn sulfanilamide, thêm 1g N-(1-Naphthyl)-ethylene
diamin dihydrocloride. Trộn lẫn, định mức thành 1 lít. Dung dịch này bền vững trong
một tháng trong chai màu và nhiệt độ lạnh.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 17
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Dd (Na2C2O4) 0.025M (0.05N): hòa tan 3.350g Na2C2O4 trong 1 lít nước cất
- Dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O 0.05M (0.05N): hòa tan 19,607g trong nước, thêm
20ml H2SO4 đậm đặc, định mức thành 1 lít.
- Dung dịch KMnO4 0.01M(0.05N): cân 1,6g KMnO4 định mức lên 1 lít, giữ trong chai
thủy tinh màu, giữ được ít nhất 1 tuần.
* Chuẩn độ lại dd KMnO4 0.01M: cân khoảng 100mg đến 200mg Na2C2O4 ± 0.1mg
vào cốc, đổ vào khoảng 100ml nước và khấy cho tan, bỏ vào 10ml ddH2SO4 1+1 và
đun ở nhiệt độ 90 - 95°C. Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 đến khi xuất hiện màu
hồng bền trong 1 phút. Chú ý không để nhiệt độ cốc thấn xuống 85°C, nếu cần làm
nòng cốc trong suốt quá trình chuẩn độ. Thực hiện mẫu trắng với nước và H2SO4 1+1

3.6. XÁC ĐỊNH MANGAN (Mn)


Trong nước hàm lượng mangan nhiều sẽ không tốt, nếu ta uống thường xuyên
liên tục nước có chứa Mangan với hàm lượng cao sẽ gây ra các bệnh như rối loạn thần
kinh và một số bệnh nội tạng trong cơ thể. Vì vậy Bộ Y Tế quy định tối đa cho phép
lượng mangan trong nước sinh hoạt là ≤ 0.5 mg/l
3.6.1. Phạm vi áp dụng
- Phương pháp này xác định hàm lượng Mn trong nước mặt, nước ngầm, nước biển,...
3.6.2. Nguyên tắc của phương pháp:
Persulsulfate oxy hóa các hợp mangan về dạng permanganate khi có AgNO3
làm xúc tác. Kết quả tạo phức hợp màu ổn định trong 24h nếu lượng persulfate quá dư
và không có sự xuất hiện các vật chất hữu cơ.
3.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng
- Khi nồng độ Cl- có trong mẫu > 4000mg/l thì + 1 g HgSO4 thành hợp chất ít phân ly.
- Khi mẫu có chứa hợp chất hữu cơ thì phân hủy mẫu theo phương pháp HNO3-H2SO4.
Nếu lượng Cl- quá lớn thì loại bỏ bằng cách đun sôi với HNO3. Nếu mẫu bị nhiễm
MnO2 thêm 1 giọt H2O2 30% sau đó mới thêm thuốc thử special.
3.6.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Lấy mẫu bình thủy tinh có dung tích ít nhất là 1 lít. Dung cụ lấy mẫu được làm sạch
bàng dung dịch tẩy rửa loãng và làm sạch nhiều lần bằng nước sạch và nước cất.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 18
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Lấy mẫu trắng: trước khi lấy mẫu thử cần tráng dụng cụ lấy mẫu bằng nước cất và lưu
trữ phần nước cất này để làm mẫu trắng.
- Mẫu: mẫu được nạp liên tục vào dụng cụ lấy mẫu và đậy kín nắp, vận chuyển nhẹ
nhàng tránh các va chạm mạnh
- Mẫu được bảo quản khoảng 1°C đến 5°C phân tích trong vòng 24h
3.6.5. Thiết bị- dụng cụ
- Bình định mức, cốc 250ml, các loại pipet
- Máy quang phổ hấp thụ UV-VIS, bếp đun
3.6.6. Hóa chất
1. Thuốc thử Special: Hòa tan 75g HgSO4 trong 400ml HNO3 và 200ml nước,
thêm vào 200ml H3PO4 và 35mg AgNO3. Làm lạnh và pha loãng thành 1 lít (thuốc thử
này độc, cẩn thận khi pha và sử dụng).
2. K2S2O8 dạng tinh thể.
3. Dung dịch chuẩn gốc Mangan 1000mg/l: từ dung dịch pha sẵn trên thị trường,
hàng Merck, còn hạn sử dụng. Chuẩn Mn làm việc 5mg/l: hút 5ml từ 3 pha loãng với
nước cất và định mức lên 1000ml.

3.7. ĐỘ CỨNG TOÀN PHẦN (TỔNG SỐ)


Độ cứng là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion hóa trị 2 Ca2+ và Mg2+. Độ cứng làm
tiêu hao nhiều xà phồng khi giặc giũ, đóng rắn trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm
giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ ion H+.
3.7.1. Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ dùng acid etylendiamintetra axetic
(EDTA) để xác định tổng nồng độ canxi và magie trong nước ngầm, nước mặt nước
uống.
- Không áp dụng phương pháp này cho nước thải và các loại nước có nồng độ muối
cao như nước biển.
3.7.2. Nguyên tắc
- Chuẩn độ tạo phức Ca và Mg với dd nước muối dinatri của EDTA ở pH= 10. Dùng
Modan đen 11 làm chỉ thị. Chỉ thị này tạo hớp chất màu đỏ hoặc tím với ion Ca và Mg.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 19
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Trong quá trình chuẩn độ, EDTA trước hết phản ứng với các ion canxi và magie tự
do, sau đó ở điểm tương đương phản ứng với các ion canxi và magie đã liên kết với
chất chỉ thị, giải phóng chỉ thị và làm màu dung dịch đổi từ đỏ hoặc tím sang xanh.
3.7.3. Các yếu tố cản trở
- Cảnh báo – natri xianua(NaCN) hoặc KCN là chất độc. Cần rất thận trọng khi làm
việc với nó. Không được acid hóa dung dịch NaCN hoặc KCN.
- Các ion nhôm, bari, chì, coban, mangan, thiếc, kẽm cản trở việc xác định bởi chúng
hoặc cùng bị chuẩn độ với canxi và magie hoặc chúng cản trở sự chuyển màu của chỉ
thị ở điểm cuối. Ion photophat và cacbonat có thể kết tủa canxi ở pH chuẩn độ. Một số
chất hữu cơ cũng có thể cản trở việc xác định.
- Khi nồng độ sắt bằng hoặc nhỏ hơn 10mg/l có thể che bằng cách thêm 250mg NaCN
or KCN và phần mẫu thử. Xianua cũng loại trừ được cản trở của các ion lẽm, đồng và
coban. Cần chắc chắn dung dịch có môi trường kiềm trước khi thêm natri xianua.
- Muối Mg-EDTA có tác dụng như một chất phản ứng kép vừa tạo phức với các kim
loại nặng, vừa giải phóng Mg vào trong mẫu, có thể dùng thay thể cho các chất che có
mùi khó chịu và độc tính.
3.7.4. Thiết bị - dụng cụ
Các thiết bị thí nghiệm thông thường và buret, dung tích 25ml, vạch chia đến
0,05ml, phù hợp với yêu cầu của ISO 385/1, loại A tương đương.
3.7.5. Hóa chất
a. Dd đệm: Hòa tan 67,5g NH4Cl trong 570ml dung dịch amoniac [25% (m/m); ρ20=
0,910 g/ml], thêm 5,0g muối dinatri magie EDTA (C10H12N2O8Na2Mg) rồi pha loãng
bằng thành nước 1000ml. Bảo quản dung dịch này (bền có hạn khoảng 2 tháng) trong
bình polyetylen màu đậm. Pha loãng 10ml dung dịch này bằng nước thành 100ml. Nếu
dung dịch nhận được không có pH 10±0.1 thì phải đổ bỏ dung dịch gốc.
b. EDTA, dung dịch chuẩn C (Na2EDTA) ≈ 10 mmol/l
Chuẩn bị dung dịch

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 20


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Sấy khô muối Na2EDTA (C10H14N2O8Na2.2H2O) ở 80°C khoảng 2 giờ. Hòa tan 3,725g
muối khô trong nước và pha thành 1000ml trong bình định mức. Bảo quản dung dịch
EDTA trong bình polyetylen, và kiemr tra định kỳ nồng độ của nó.
Chuẩn hóa
Chuẩn hóa dung dịch theo dung dịch chuẩn canxi bằng phương pháp trình bày ở cách
tiến hành. Dùng 20ml dung dịch chuẩn canxi và pha loãng thành 50ml.
c. Canxi, dung dịch chuẩn C (CaCO3) = 10mmol/l
Sấy CaCO3tinh khiết trong 2 giờ ở 150°C để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình
hút ẩm. Lấy 1,001g vào bình nón cỡ 500ml, tẩm ướt. Thêm từng giọt HCl 4mol/l đến
tan hoàn toàn. Tránh thêm acid dư. Thêm 200ml nước, đun sôi vài phút đuổi khí CO2 .
Làm nguội đến nhiệt độ phòng và thêm vài giọt dd metyl đỏ. Thêm dung dịch amoniac
3 mol/l cho đến khi dung dịch chuyển sang màu da cam. Chuyển định lượng lượng vào
bình định mức 1000ml và định mức bằng nước. 1ml dung dịch này chúa 0.4..8 mg
(0.01 mol) canxi.
d. Modan đen 11(Eriochrome Black T), chỉ thị: Hòa tan 0,5 g modan đên 11, dạng
muối natri của acid1-(1-hydroxy-2-naphtylazo)-5-nitro-2-naphtol-4-sunfonic
acid(C20H12O7Sna) trong 100ml trietanolamin [(HOCH2CH2)2N]. Có thể thay 25ml
trietanolamin bằng thể tích đến 25ml etanol để giảm độ nhớt dung dịch.

3.8. XÁC ĐỊNH NITRAT (NO3-)


Các NO3- chỉ bền trong điều kiện hiếu khí. Trong điều kiện yếm khí N-NO3- bị
khử thành nito tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển của tảo và các loại
thực vật khác sống trong nước. Nhưng mặt khác khi hàm lượng NO3- trong nước khá
cao có thể gây độc với người, vì ở điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hóa chúng sẽ chuyển
hóa thành NO3- cùng với hồng cầu tạo chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao
thiếu máu.
3.8.1. Phạm vi áp dụng
- Phương pháp này xác định nitrat trong nước dưới đất và nước mặt.
- Khoảng tuyến tính đường chuẩn xác định nitrat 1μgN/ml đến 5 μgN/ml.
3.8.2. Nguyên tắc
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 21
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Đo phổ của hợp chất màu vàng (λ=415nm) được hình thành bởi phản ứng của acid
sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và acid sunfuric vào mẫu)
với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.
- Dinatri dihidro etylendinitrilotetraaxetat (EDTANa) được thêm vào với kiềm để tránh
kết tủa các muối canxi và magie. NaN3 được thêm vào để khắc phục sự nhiễu của nitri.
3.8.3. Các yếu tố ảnh hưởng
- Độ màu: Nếu mẫu thử có độ màu lớn thì ta phải dùng một mẫu thử để làm mẫu trắng.
- Các chất gây nhiễu tiềm tàng chính là clorua, octophotphat, magie và mangan
3.8.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Lấy mẫu bình có dung tích ít nhất là 1 lit. Dung cụ lấy mẫu được làm sạch bằng dung
dịch tẩy rửa loãng và làm sạch nhiều lần bằng nước sạch và nước cất.
- Lấy mẫu trắng: trước khi lấy mẫu thử cần tráng dụng cụ lấy mẫu bằng nước cất và lưu
trữ phần nước cất này để làm mẫu trắng.
- Mẫu: mẫu được nạp liên tục vào dụng cụ lấy mẫu và đậy kín nắp, vận chuyển nhẹ
nhàng tránh các va đập mạnh.
- Mẫu được bảo quản khoảng 1°C đến 5°C phân tích trong vòng 24h
3.8.5. Thiết bị dụng cụ
Pipet các loại, bể ổn nhiệt, bình tam giác, bình định mức 25ml, máy quang phổ
UV-VIS
3.8.6. Hóa chất
- Nước cất 2 lần
- H2SO4 đậm đặc: ρ= 1.84 g/mol
- acid axetic bằng: ρ= 1.05 g/mol
- Natri nitrua( NaN3): hòa tan cẩn thận 0,05g ±0,005g NaN3 khoảng 90ml nước cất pha
loãng tới 100ml, bảo quản trong chai thủy tinh màu tối. Có thể bảo quản được trong
thời gian dài.
- Natri salixylat: hòa tan cẩn thận 1g ±0,1g natri salixylat trong 100ml ±1ml nước. Pha
dung dịch trong ngày làm thí nghiệm.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 22


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Dung dịch kiềm (NaOH-EDTA): hòa tan 200g ± 2g NaOH trong 600ml nước để
nguội. Thêm 50g ± 0.5g EDTA đã hòa tan bằng nước cất. Và thêm tói 1 lít trong bình
đong. Bảo quản trong bình polyetylen.
- Dung dịch chuẩn gốc 1000mgN/l: Hòa tan 7.215g ± 0.001g KNO3 (đã sấy khô ở
105°C ít nhất 2 giờ) trong khoảng 750ml, chuyện toàn bộ lượng đó vào bình định mức
1 lít. Cho dung dịch vào chai thủy tinh đậy nắp kín. Bảo quản ở nhiệt độ không quá
30°C. Dung dịch này bền không quá 2 tháng.
- Nitrat dung dịch chuẩn: 100mgN/l. Dùng pipet lấy 50ml chuẩn gốc cho vào bình định
mức 500ml và thêm nước cho tới vạch.

3.9. XÁC ĐỊNH PHOTPHAT (PO43-)


3.9.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này để xác định hàm lượng photphat (PO43-) hoặc photpho tổng số
trong nước mặt, nước thải, nước ngầm, nước biển ven bờ,...
Khoảng nồng độ xác định hàm lượng PO43- từ 0,01- 6mgP/l cho các loại cuvet
khác nhau. Đổi với phòng có thể phát hiện khoảng nồng độ từ 0,01-2 mgP/l
3.9.2. Lấy mẫu bảo quản mẫu
Nhận mẫu về phòng phân tích ngay càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ, nếu
bảo quản lâu hơn thì phải acid hóa bằng H2SO4 đậm đặc về pH<2, bảo quản ở 4°C, khi
phân tích thì trung hòa bằng NaOH hoặc KOH.
3.9.3. Nguyên tắc
PO43- trong môi trường acid (H2SO4) kết hợp với ammonium molybdate và
potassium antimonyl tartrae tạo thành acid phosphomolybdic, acid tạo thành được acid
ascorbic khử thành xanh molybden, có độ hấp thu cực đại ở λ= 880nm.
Yếu tố cản trở : arsennate, Cr(IV), NO2- ,làm cho kết quả thấp hơn khoảng 3%.
3.9.4. Dụng cụ, hóa chất
Cốc 250ml, máy so màu UV-VIS, Bình định mức 100ml, 50ml , các loại pipet.
Thuốc thử phenolphtalen 1% :0.1g phenolphthalein vào 100ml rượu etylic.
Dung dịch acid H2SO4 (5N): Cho từ từ 70ml acid H2SO4 đậm đặc vào 500ml
nước cất làm lạnh đến nhiệt độ phòng
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 23
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Dung dịch kali antimon tartrate: Hòa tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6 .1/2H2O trong
500ml nước dựng trong chai tối màu acid ascorbic (0,1M) : Hòa tan 1,76g acid
ascorbic 100ml nước( dung dịch được sử dụng trong mỗi tuần nếu bảo quản 4°C ).
+ Pha trộn hỗn hợp hiện màu (*): trộn các thuốc thử ở trên tuần tự theo tỉ lệ sau:
50ml H2SO4 5N+5ml dd kali antimon+15ml dd amoni molybdate + 30ml dd acid
ascorbic.
Dung dịch Phosphate chuẩn gốc: hòa tan trong nước cất 0,2195g muối KH2PO4
và định mức thành 1 lít. Dung dịch chuẩn này có nồng độ là: 1ml dd = 50μgPO 43- - P
(50mgP/L)
Dung dịch phosphate chuẩn làm việc 5mgP/l: hút 10 ml dung dịch chuẩn gốc
định mức lên 100ml bằng nước cất.

3.10. XÁC ĐỊNH CHLORUA (Cl-)


Cl- là ion chính trong nước thiên nhiên biểu thị độ mặn. Cl- có nhiều nhất ở
nước biển và các mỏ muối. Trong nước ngọt và nước ngầm hàm lượng Cl- thường dao
động từ 20 mg/L – 800 mg/L. Cl- rất có ích cho cơ thể, nhưng ở hàm lượng cao lại có
thể gây suy thận, góp phần tăng nguy cơ cao huyết áp…
3.10.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp chuẩn độ để xác định clorua hòa tan trong
nước. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định trực tiếp clorua hòa tan với nồng độ
từ 5mg/l đến lớn hơn hoặc bằng cách pha loãng mẫu. Do có nhiều chất gây nghiện nên
phương pháp không thể áp dụng đối với nước ô nhiễm nặng có hàm lượng clorua thấp.
Các chất gây nghiện:
- Nồng độ bình thường của các thành phần thông thường của nước ngầm, nước bề mặt,
và nước sinh hoạt không ảnh hưởng đến việc xác định.
Các chất sau đã gây nhiễu tới phương pháp xác định:
- Các chất tạo nên các hợp chất bạc không tan như bromua , iodua, sunfit, xyanua,
hecxaxyano sắt (II) và hecxaxyano sắt (III). Khi cần ion bromua và iodua phải được
xác định riêng lẻ và kết quả clorua được hiệu chỉnh theo:
Các hợp chất tạo thành phức chất với ion bạc như ion amoni và ion thiosunfat.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 24
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Các hợp chất khử ion cromat bao gồm ion sắt (II) và ion sunfit.
Các chất gây nhiễu trên làm cho kết quả hàm lượng clorua cao.
Các dd đục hoặc có màu đậm làm thay đổi điểm kết thúc như sắt oxit ngậm
nước.
3.10.2. Nguyên tắc
Phản ứng của Cl- với ion bạc thêm vào tạo thành kết tủa bạc clorua không hòa
tan. Việc thêm dù một lượng nhỏ ion bạc tạo thành cromat màu nâu đỏ với ion cromat
được thêm làm chất chỉ thị. Phản ứng này được dùng để nhận biết điểm kết thúc. Độ
pH được duy trì trong khoảng từ 5 đến 9,5 trong suốt quá trình lọc để chuẩn độ.
3.10.3. Thuốc thử
Bạc nitrat, dung dịch chuẩn c(AgNO3) ≈ 0.02 mol/l. Hòa tan trong nước 3,3974g
bac nitrat (AgNO3) đã được sấy khô ở 105°C và pha loãng đến 1000ml trong bình định
mức. Nếu bảo quản trong chỗ tối trong chai thủy tinh màu nâu có nút thủy tinh, dung
dịch có thể bền trong khoảng vài tháng. Dung dịch được chuẩn hóa bằng 10ml dung
dịch natri clorua (NaCl) chuẩn (đã được pha loãng đến 100ml) theo quy trình đã nêu,
tuy nhiên, không cần điều chỉnh pH.
Chất chỉ thị kali cromat, dung dịch 100g/l: Hòa tan 10g kali cromat (K2CrO4)
trong nước và pha loãng đến 100ml.
Natri clorua (NaCl), dung dịch so sánh chuẩn C(NaCl)= 0,02mol/l. Hòa tan
trong nước 1,1688 NaCl, đã được sấy khô ở 105°C và pha loãng đến 1000ml trong
bình định mức.
Acid nitrit C(HNO3) ≈0,1mol/l . Bảo quản trong chai thủy tinh, dung dịch có thể
bền trong 1 thời gian dài.
Natri hydroxit dung dịch c(NaOH)≈0.1 mol/l
Thuốc thử, làm tăng khả năng của dung dịch đệm. CaCO3 hoặc NaHCO3 dạng
bột.
3.10.4. Thiết bị:
Thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường dùng buret dung tích 25ml theo
ISO 385-1

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 25


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU


------

4.1. CHỈ TIÊU CLORUA (Cl-)


4.1.1. Cách tiến hành
- Để mẫu cho hết lạnh ở nhiệt độ phòng.
- Hiệu chỉnh pH mẫu trong khoảng 6-9
- Hút 50ml dung dịch mẫu (có thể pha loãng nếu cần) + 2-3 giọt chỉ thị K2Cr2O4
- Dùng buret chứa AgNO3 0.02N chuẩn độ mẫu thử đến khi xuất hiện đỏ gạch bền 30
giây, ghi nhận kết quả chuẩn được V2 (ml)
- Tiến hành mẫu trắng song song mẫu thử bằng 50ml nước cất tiến hành giống mẫu thử
ghi kết quả chuẩn độ được V1 (ml).
Các phương trình phản ứng:
NaCl + AgNO3 = AgCl ↓ + NaNO3
Trắng
Phương trình nhận biết điểm tương đương
2AgNO3 + K2CrO4 = Ag2CrO4↓ + 2KNO3
Đỏ gạch

4.1.2. Kết quả tính toán


Nồng độ clorua,(mg/l)
(V2-V1)*c * t
pCl- =
Va

Trong đó: pCl là nồng độ của clorua, tính bằng miligam trên lit.
V2 là thể tích của mẫu thử, cao nhất 100ml, cần phải tính đến sự pha loãng.
V1 là thể tích của dung dịch AgNO3 dùng để chuẩn mẫu thử, tính bằng mililit.
Vt là thể tích của dung dịch AgNO3 để chuẩn độ trắng, tính bằng mililit
C là nồng độ thực của bạc nitrat, biệu thị bằng mol của AgNO3 trong 1 lít
t là hệ số chuyển đổi, t = 36453 mg/mol.
pCl- = 3.7*0.02*35453
50
= 52.47 mg/L

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 26


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

 Kết quả cho thấy nồng độ Cl- là 52.47 mg/L đạt mức giới hạn cho phép của
QCVN 09MT:2015/BTNMT

4.2. CHỈ SỐ pH
4.2.1. Quy trình
Trước tiên ta dùng các dung dịch tiêu chuẩn để kiểm tra máy đo pH như: dd
phthalate pH standard Solution pH chuẩn = 4.01 ở nhiệt độ 25oC; dd phthalate pH
standard Equimolal Solution pHchuẩn = 6.86 ở nhiệt độ 25oC.
Sau đó rửa điện cực bằng nước cất, nhúng vào bình đựng mẫu nước cần đo. Bật
máy, độ pH của mẫu nước cần đo hiện lên màn hình của máy.
4.2.2. Tính toán kết quả
Mẫu pH của nước ngầm là 7.6 . Kết quả phân tích khảo sát cho thấy nồng độ pH
vẫn nằm trong mức cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT

4.3. CHỈ TIÊU NITRIT (NO2-)


4.3.1. Quy trình:
- Nếu mẫu có chất lơ lửng cần phải lọc sơ bộ.
- Nếu pH không nằm từ 5-9 thì HCl 1N hoặc NH4OH 1N chỉnh pH về khoảng từ 5-9.
- Lấy 50ml mẫu (định mức đến 50ml khi nồng độ lớn). Thêm 2ml dung dịch thuốc thử
hiện màu colo reagent lắc đều, thời gian hiện màu từ 10 phút( ổn định thời gian 2 giờ)
- Đo mật độ quang ở λ= 543nm
- Lập đường chuẩn y= ax + b vừa lập được và nhận với hệ số pha loãng f nếu có
4.3.2. Tính toán kết quả
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.1: Bảng số liệu nitrit (NO2-)
STT Vhút (ml) NaNO2 Vđịnh mức (ml) x (mg/L) Abs λ= 543nm
0 0 0 0
1 1 0.01 0.034
2 2 0.02 0.064
3 5 0.05 0.161

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 27


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

4 1 Lên 50 0.1 0.329


5 2 0.2 0.628
6 5 0.5 1.264
7 10 1 2.435

3
2.5
2
1.5
1 y = 2.3997x + 0.0577
R² = 0.997
0.5
0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Hình 4.1: Đồ thị biểu thị nitrit (NO2-)


Kết quả: y = 2,399x + 0,057 R2 = 0,997
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng nitrat là: Abs = 0.153 thế vào phương trình trên ta
có kết quả của nồng độ NO2- là 0.04 mg/L. Kết quả vẫn nằm trong mức cho phép của
QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

4.4. CHỈ TIÊU NITRIT (NO3-)


4.4.1. Quy trình:
 Phần mẫu thử:
- Thể tích phần mẫu thử lớn hơn có thể dùng để xác định là 25ml.
- Sử dụng các phần mẫu thử nhỏ thích hợp để cho các nồng độ nitrit cao hơn.
- Nếu mẫu nhiều huyền phù cho lắng xuống, cho qua giấy lọc sợi thủy tinh.
- Trung hòa mẫu có pH lớn hơn 8 bằng CH3COOH trước khi lấy phần mẫu thử
 Thử mẫu trắng: Tiến hành thử mẫu trắng song song với việc xác định, dùng 5ml
nước cất thay cho phần mẫu thử, độ hấp thụ đo được là Ab.
 Hiệu chuẩn:
- Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn: dùng buret cho 1;2;3;4;5;6;... dung dịch nitrat
chuẩn tương ứng với lượng nitrat (N) vào một lọat bình tam giác 50ml sạch.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 28
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

- Phát triển màu: thêm 0,5 ml NaN3, 0.2ml acid axetic, để yên ít phút rồi cho bay hơi
hỗn hợp cho đến khô trong nồi cách thủy tinh đang sôi. Thêm 1ml natri salixylat lắc
đều, và tiếp tục đun cho đến khô xuất hiện các kết tủa trắng dưới đáy bình. Lấy bình ra
khỏi nồi cách thủy để nguội đến nhiệt độ phòng.
- Thêm 1 ml H2SO4 đđ và hòa tan cặn bằng cách tách nhẹ, để yên 10 phút. Thêm
khoảng 10ml nước cất, 10ml dung dịch kiềm. Chuyển hỗn hợp sang bình định mức
25ml nhưng không đổ đến vạch .
 Đo phổ: Do độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 415nm.
 Dựng đồ thị đường chuẩn: bằng cách lấy độ hấp thu của từng dung dịch chuẩn
trừ đi độ hấp thu của dung dịch trắng. Tiến hành dựng đồ thị chuẩn dựa vào dộ
hấp thụ vang khối lượng NO3- μgN. Đồ thị không phải đường thẳng thì làm lại.
 Xác định: Dùng pipet lấy phần mẫu thử đã chọn V(ml) sao cho lượng nitro của
nitrat ở trong khoảng 1 μgN đến 10μgN.
4.4.2. Tính toán kết quả
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.2: Các số liệu nitrat (NO3-)
STT Vhút KNO3 (ml) Vđịnh mức (ml) Abs λ = 415 nm
0 0 0
1 1 0.045
2 2 0.080
3 3 0.102
4 4 Lên 25ml 0.138
5 5 0.171
6 6 0.207
7 7 0.235
8 8 0.27
9 9 0.3

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 29


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

0.35
0.3 y = 0.0321x + 0.0116
R² = 0.9988
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
0 2 4 6 8 10

Hình 4.2: Đồ thị biểu thị nitrat (NO3-)


Kết quả: y = 0,031x + 0,013 R2= 0,998
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng nitrat là: Abs = 0.104 thế vào phương trình
trên ta có kết quả của nồng độ NO3- là 2.906 mg/L. Kết quả vẫn nằm trong mức cho
phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

4.5. CHỈ TIÊU PHOTPHAT (PO43-)


4.5.1. Quy trình:
Nếu mẫu đã được bảo quản lạnh, cần đưa mẫu về nhiệt độ phòng trước khi lọc
qua giấy lọc vào bình tam giác.
Đưa mẫu về pH 3-10 nếu có pH nằm ngoài phạm vi nay.
Hút 50ml mẫu đã lọc (có thể pha loãng) vào bình định mức 50ml, thêm 8ml
dung dịch thuốc thử hinn muu, để yên 10 phút, đem đo quang.
Đo quang ở bước sóng λ = 880nm, ghi nhận mật độ do đó.
4.5.2. Tính toán kết quả
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.3: Các số liệu của photphat (PO43-)
STT Vdd chuẩn 0,5 (ml) V định mức (ml) X (mg/l) Abs
0 0 0 0
1 1 0.01 0.023
2 2 0.02 0.031
3 5 0.05 0.062

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 30


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Vdd chuẩn 1 (ml) Lên 50 ml


4 5 0.1 0.076
5 10 0.2 0.17
6 25 0.5 0.391
Vdd chuẩn 10 (ml)
7 5 1 0.791

1
y = 0.7736x + 0.0128
0.8 R² = 0.9991
0.6
0.4
0.2
0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Hình 4.3: Đồ thị biểu thị photphat (PO43-)


Kết quả: y = 0773x + 0.012 R2 = 0.999
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng photphat là: Abs = 0.03 thế vào phương
trình trên ta có kết quả của nồng độ PO43- là 0.023 mg/L. Kết quả vẫn nằm trong mức
cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

4.6. CHỈ TIÊU SUNPHAT (SO42-)


4.6.1. Quy trình:
 Để mẫu về nhiệt độ phòng
 Lọc mẫu vào bình tam giác
Hút 100ml (hoặc pha loãng mẫu nếu cần) mẫu vào bình tam giác 250ml, thêm 20ml dd
đệm A lắc đều, thêm 10ml dd BaCl2 10%, lắc đều khoảng 60 giây, đem đo quang.
 Đo quang ở bước sóng  = 420nm ( lắc đều trước khi do đọc kết quả nhanh)
Các phương trình phản ứng:
SO42- + BaCl2 = BaSO4↓ + 2Cl-
Trắng

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 31


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Ba2+ + H2Y2- ══ BaY2- + 2H+


4.6.2. Tính toán kết quả:
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.4: Các số liệu của sunfat (SO42-)
STT Vdd chuẩn 100 (ml) V định mức (ml) X mg/L Abs
0 0 0 0
1 5 Lên 100ml 5 0.041
2 10 10 0.055
3 20 20 0.082
Vdd chuẩn 1000 (ml)
4 4 40 0.135
5 5 50 0.159
6 6 Lên 100ml 60 0.189
7 8 80 0.242
8 10 100 0.292
9 15 150 0.563

0.5
y = 0.0026x + 0.0288
0.4 R² = 0.9999

0.3

0.2

0.1

0
0 50 100 150 200

Hình 4.4: Đồ thị biểu thị của sunfat (SO42-)


Kết quả: y = 0,002x + 0,028 R2 = 0,999
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng sunphat là: Abs = 0.079 thế vào phương
trình trên ta có kết quả của nồng độ SO42- là 25.5 mg/L. Kết quả vẫn nằm trong mức
cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 32
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

4.7. CHỈ TIÊU SẮT TỔNG (Fe TỔNG)


4.7.1. Quy trình:
- Mẫu được acid bằng 2ml HCl/100ml mẫu, lấy 50ml mẫu đã được acid hóa, cho vào
20ml dung dịch phenalthroline và 10ml dung dịch đệm ammoniacetat và định mức
thành 100 ml, sau 10- 15 phút đo mật độ quang.
- Lập đường chuẩn: chuẩn bị ít nhất 5 hoặc 6 bình dung dịch chuẩn Fe có nồng độ
0,01- 2 mgFe/L, tiến hành như mục 5.1 hoặc 5.2, làm mẫu trắng song song, đo mật độ
quang ở bước sóng 510nm và dựng đường chuẩn.
- Chuẩn bị mẫu thử và đo mẫu.
- Để mẫu về nhiệt độ phòng.
- Lắc đều mẫu, hút 50ml mẫu (pha loãng) thêm 1ml hydroxylamin, 2ml HCl đậm đặc,
đun nhẹ đến khi còn khoảng 10-20ml, để nguội thêm 10ml đệm amoni acetat và 4ml
1,10 phenalthroline. Thêm nước tới 50ml , chờ 15 phút, đem đi so màu quang phổ.
- Đo mẫu tại bước sóng  = 510nm.
4.7.2. Tính toán kết quả
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.5: Các số liệu của sắt tổng (Fe tổng)
STT Vdd chuẩn (ml) V định mức (ml) X (mg/L) Abs
0 0 0 0
1 0.2 0.02 0.003
2 0.5 0.05 0.015
3 1 Lên 50 ml 0.1 0.023
4 2 0.2 0.05
5 5 0.5 0.108
6 10 1 0.201
7 20 2 0.3

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 33


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

0.5

0.4 y = 0.1933x + 0.006


R² = 0.999
0.3

0.2

0.1

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5

Hình 4.5: Đồ thị biểu thị của sắt tổng (Fe tổng)
Kết quả: y = 0.193x + 0.006 R2 = 0.999
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng sắt tổng là: Abs = 0.062 thế vào phương
trình trên ta có kết quả của nồng độ Fe tổng là 0.29 mg/L. Kết quả vẫn nằm trong mức
cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

4.8. CHỈ TIÊU ĐỘ CỨNG TOÀN PHẦN


4.8.1. Quy trình:
 Chuẩn bị phần mẫu thử
Không cần xử lý mẫu trước, trừ trường hợp mẫu chứa các hạt thô thì phải lọc qua
cái lọc có kích thước lỗ 0,45μm ngay khi lấy. Lọc có thể làm mất một phần Ca và Mg.
Nếu nồng độ tổng canxi và magie trong mẫu vượt quá 3,6 mmol/l thì pha loãng
mẫu và ghi hệ số pha loãng F.
Nếu mẫu được acid hóa để bảo quản thì cần trung hòa phần mẫu thử bằng một thể
tích dung dịch NaOH 2 mol/l đã tính toán trước. Khi tính kết quả, cần chú ý đến mọi sự
pha loãng mẫu và phần mẫu thử do thêm acid hoặc kiềm.
 Xác định
Dùng pipet lấy 50ml dung dịch mẫu vào bình nón dung tích 250ml. Thêm 5ml dung
dịch đệm và 3 giọt chỉ thị modan đen. Dung dịch phải có pH 10±0,1 và phải có màu đỏ
hoặc tím. Tiến hành chuẩn độ ngay bằng dung dịch EDTA từ buret đồng thời khuấy
trong khi lắc đều. Chuẩn độ nhanh lúc bắt đầu và chậm dần khi gần điểm cuối. Tiếp tục
thêm EDTA khi màu của dung dịch bắt đầu chuyển từ đỏ hoặc tím sang màu xanh.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 34


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Điểm cuối chuẩn độ là lúc ánh đổ cuối cùng biến mất. Sắc thái màu dung dịch không
thay đổi nếu thêm 1 giọt EDTA nữa.
Chuẩn độ một lần nữa theo cách sau: Lấy 50ml dd mẫu cho vào bình nón. Thêm
vào bình 1 thể tích dd EDTA ít hơn 0,5 ml so với thể tích tiêu tốn trong lần chuẩn độ
đầu. Thêm 5ml dd đệm và 3 giọt chỉ thị. Chuẩn độ bằng dd EDTA đến điểm cuối.
Nếu thể tích EDTA tiêu tốn trong chuẩn độ nhỏ hơn 4,5 thì cần tăng thể tích phần
mẫu thử và tăng thể tích dung dịch đệm tương ứng. Nếu thể tích EDTA tiêu tốn trong
chuẩn độ lớn hơn 20ml thì giảm thể tích phần mẫu thử và thêm nước cho đủ 50 ml.
Các phương trình phản ứng:
Ca2+ + H2Y2- ═ CaY2- + 2H+
Mg2+ + H2Y2- ═ MgY2- + 2H+
Phương trình nhận biết điểm tương đương:
Mg2+ + HInd2- ═ MgInd- + H+
Xanh lục Đỏ nho
4.8.2. Tính toán kết quả
( N  V ) EDTA
mg / lCaCO3  Dg CaCO3  ml
 1000
Vmau
*Trong đó :N,V : Nồng độ và thể tích của dung dịch EDTA 0.01M
Mẫu nước lấy độ có cứng là: 85 (mg/L) CaCO3

4.9. CHỈ TIÊU MANGAN (Mn)


4.9.1. Quy trình:
- Phần mẫu thử
Thể tích phần mẫu thử lớn nhất có thể dùng để xác định là 50ml.
Sử dụng các phần mẫu thử nhỏ thích hợp để cho các nồng độ Mn cao hơn.
- Thử mẫu trắng: Tiến hành thử mẫu trắng dùng 50ml nước cất thay cho phần mẫu thử.
- Hiệu chuẩn: Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn: từ 0.01 mgMn/l đến 2 mg/l vào các
cốc 250ml và tiến hành xử lý mẫu.
- Xử lí mẫu: Mẫu sau khi được loại bỏ các yếu tố cản trở. Thực hiện lấy 50ml mẫu (hút
ít hơn nếu mẫu có nhiều Mn) thêm 5ml thuốc thử special reagent và 1 giọt H2O2 30%,
SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 35
Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

đun sôi trên bếp thêm tiếp khoảng 1g K2S2O8, đun sôi trong 1 phút không để đun sôi
quá lâu làm mất màu tím của KMnO4, làm nguội trong bể nước, định mức lên 50ml
trộn đều mẫu. Sau 5 phút, tiến hành đo màu ở λ=525nm. Mẫu trắng bằng nước cất.
- Dựng đồ thị chuẩn: Dựng đồ thị chuẩn dựa vào nồng độ Mn đã pha và độ hấp thụ đo
được trên máy. Nếu đồ thị không phải là đường thẳng thì phải làm lại hiệu chuẩn.
4.9.2. Tính toán kết quả:
Lập đường chuẩn:
Bảng 4.6: Các số liệu của mangan (Mn)
STT Vdd chuẩn (ml) V định mức (ml) X mg/L Abs
0 0 0 0
1 0.2 0.02 0.003
2 0.5 0.05 0.056
3 1 Lên 50 ml 0.1 0.116
4 2 0.2 0.3
5 5 0.5 0.646
6 10 1 1.26
7 20 2 2.365

3
2.5 y = 1.1898x + 0.0202
R² = 0.998
2
1.5
1
0.5
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5

Hình 4.6: Đồ thị biểu thị của mangan (Mn)


Kết quả:y= 1.189x + 0.02 R2= 0.998
Mẫu nước lấy ở cơ sở có hàm lượng mangan là: Abs = 0.032 thế vào phương
trình trên ta có kết quả của nồng độ Mn là 0.01 mg/L.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 36


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ- NHẬN XÉT


------

5.1. Lí lịch mẫu nước:


1.Tên mẫu: Nước ngầm
2.Thời gian lấy mẫu: 8h ngày 18 tháng 02 năm 2019
3.Ðịa điểm lấy mẫu: các hộ dân tại xã Hòa Thắng – Phú Hòa – Phú Yên
4.Số lượng mẫu: 1lit
5.Người lấy mẫu:
6.Ðặc điểm mẫu nước: Không màu, không mùi, không vị

5.2. So sánh kết luận:


Bảng 5.1. Tổng hợp số liệu – so sánh tiêu chuẩn chất lượng nước
QCVN 09-2015/BTNMT.

Tên chỉ tiêu Kết quả Đơn vị đo Giá trị giới hạn
1. Độ pH 7.6 5.5 -8.5
2. Clorua Cl- 52.47 mg/l 250
3. Fe tổng số 0.29 mg/l 5
4. Mangan (Mn) 0.01 mg/l 0.5
5. Độ cứng toàn phần 85 mg/l 500
6. Nitrit (NO2-) 0.04 mg/l 1
7. Nitrat (NO3-) 2.906 mg/l 15
8. Photphat (PO43-) 0.023 mg/l 2,5
9. Sunphat (SO42-) 25.5 mg/l 400

5.3. Kết luận


Các kết quả trên vẫn nằm trong mức cho phép của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 37


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

Qua bảy tuần thực tập tại phòng thử nghiệm của sở Khoa Học Công Nghệ, cùng
với những kiến thức đã học và sự giúp đỡ tận tình của cô Kim Thảo và các anh chị
trong phòng thử nghiệm, em đã hoàn thành bài báo cáo này. Trong bài báo cáo em đã
phân tích được các chỉ tiêu chủ yếu trong nước ngầm tại xã Hòa Thắng- Phú Hòa- Phú
Yên bằng những phương pháp có độ nhạy cao đối với từng thành phần, đã pha được
các hóa chất dùng cho phân tích và đánh giá được chất lượng nước sau khi phân tích..
Tuy nhiên với những kiến thức còn ít ỏi cộng với thời gian thực tập không nhiều
nên không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thấy cô, anh chị và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô khoa hóa
đã tạo điều kiện học tập cho em để em sắp trở thành cử nhân hóa học mang những kiến
thức của mình phục vụ cho đất nước.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 38


Đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu của nước ngầm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy trình xác định một số chỉ tiêu phân tích nước theo Standard Methods.
2. Water quality- General guidance on the enumeration of micro-organisms by
culture(ISO 8199) – 2005.
3. Giám sát ô nhiễm môi trường theo TCVN 6137-1996 và TCVN 5971-1995.
4. Bài giảng Phân tích kĩ thuật 1-Lương Công Quang-2008.
5. Bài giảng Phân tích công nghiệp 3-Trường cao đẳng công nghiệp 4-2004.
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất theo QCVN 09-
MT:2015/BTNMT.
7. Báo cáo thực tập phân tích một số chỉ tiêu của nước.

SV: Huỳnh Thị Hồng Tú 39

You might also like