You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : LÊ TRẦN DƯƠNG

Hà Nội, ngày tháng năm 202


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Lê Trần Dương

Lớp : DH9QM1

Ngành đào tạo : Môi Trường

:Viện Khoa học Địa chất và Khoáng


sản
Đơn vị thực tập
Số 67 Chiến Thắng, P. Văn Quán, Q.
Hà Đông, Tp. Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Văn Doanh

Hà Nội, ngày tháng năm 20


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... I


DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... II
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................III
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... IV
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ....................................2
1.2.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................2

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ ...............................................................................................3

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ và cơ tấu tổ chức của Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất
công trình .........................................................................................................................5

1.2.4 Định hướng phát triển của Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình .........6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................11


2.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập .................................................11
2.2. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề ......................................................................11
2.2.1. Mục tiêu ...............................................................................................................11

2.2.2. Nội dung của chuyên đề ......................................................................................11

2.2.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................11

2.3. Phương pháp thực hiện ...........................................................................................12


CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................13
3.1. Công việc được giao ..............................................................................................13
3.2. Phương thức làm việc .............................................................................................13
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................14
4.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................14
4.1.1: Vị trí địa lý...........................................................................................................14

4.1.2 Đặc điểm khí hậu ..................................................................................................15

4.1.3 Khái quát về đặc điểm sông suối ..........................................................................16

4.1.4 Khái quát chung về địa chất khu vực nghiên cứu. ...............................................17
4.2 Hiện trạng môi trường lưu vực sông tỉnh Thái Nguyên .........................................19
4.3. Kết qua nghiên cứu và một số giải pháp ................................................................24
4.4. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập ...........................................................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................27
1. Kết luận......................................................................................................................27
2. Kiến nghị ...................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................29
PHỤ LỤC ......................................................................................................................30
I

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐCTV&ĐCCT Địa chất thủy văn và Địa chất công


trình

NKNN Nước khoáng – Nước nóng

ĐCCT Địa chất công trình

ĐCTV Địa chất thủy văn


II

DANH MỤC BẢNG

Thống kê tổng số điểm đã khảo sát và mức độ các điểm sạt


Bảng 1
trong khu vực.
III

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý Tỉnh Thái Nguyên...............................................15


Hình 4.2: Sơ đồ phân bố vị trí các điểm khảo sát sạt lở bờ sông trên địa bàn
tỉnh Thái nguyên, tỷ lệ 1:50.000 (thu nhỏ). ....................................................20
Hình 4.3: Sơ đồ vị trí các điểm sạt lở bờ sông khu vực tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ
1/50.000 (thu nhỏ) ..........................................................................................20
Hình 4.4: Khảo sát sạt lở bờ Sông Cầu, khu vực phía bắc ngã ba sông giữa
Thái Nguyên - Hà Nội – Bắc Giang ...............................................................21
Hình 4.5. Điểm sạt lở bờ trái Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái
Nguyên ............................................................................................................22
Hình 4.6. Điểm sạt lở bờ phải Sông Câu ........................................................22
Hình 4.7. Điểm sạt lở bờ trái Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái
Nguyên ............................................................................................................23
Hình 4.8. Điểm sạt lở bờ phải Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái
Nguyên ............................................................................................................24
Hình 4.9. Điểm sạt lở bờ sông trên sườn taluy âm tại khu vực Sông Thương
Nung................................................................................................................24
IV

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp ở văn phòng Địa chất thủy
văn và Địa chất công trình tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, em xin chân
thành cảm ơn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng như các anh chị trong phòng
Địa chất thủy văn và Địa chất công trình đã tạo điều kiện cho em thực tập tại đơn vị.
Mặc dù em có nhiều thiếu sót và còn nhiều hạn chế về kiến thức và cũng như kinh
nghiệm. Anh Vũ Hồng Đăng tận tình giúp đỡ tạo nhiều điệu kiện giúp em được tiếp xúc
cũng trau dồi tri thức cũng như tăng thêm kiến thức về nghiệp vụ của phòng.
Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới anh Vũ Hồng Đăng và
các anh chị trong văn phòng đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt
quá trình quá trình thực tập tại cơ quan để em có thể nghiên cứu, điều tra, thu thập số
liệu cho đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn thầy Vũ Văn Doanh. Thầy là một
người thầy đáng kính, một người thầy hết mình với sứ mệnh ươm mầm xanh cho đất
nước. Thầy cũng như là người luôn đồng hành với em và các bạn sinh viên DH9QM1
suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin kính chúc các cô chú, anh chị bên Viện Khoa học Địa chất và
Khoáng sản luôn dồi dào sức khỏe hành thành tốt nhiệm vụ được giao. Em xin kính chúc
các thầy cô giáo bên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường luôn mạnh khỏe để tiếp tục
thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
1

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm
khu vực Đông Nam Á. Được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên phong phú trong đó
tài nguyên khoáng sản Việt Nam rất phong phú. Nhưng không giàu vì hầu hết các
khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bố tản mát không tập trung.
Thêm đó việc khai thác bừa bãi ở vài năm trước đây gây ảnh hưởng lớn về trữ lượng
khoáng sản cũng như về việc cạn kiệt khoáng sản trong tương lai nếu không có một
chiến lượng về chính sách sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất tài nguyên khoáng sản.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh
tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực lớn của cả nước với quy mô tổng cộng hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp, các Viện Nghiên cứu. Hiện tại tỉnh Thái Nguyên đang trên
đà hội nhập và có tốc độ phát triển nhanh. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhu
cầu khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng nói chung và cát, sỏi lòng sông để cung ứng
cho các công trình xây dựng nói riêng ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Tài nguyên cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở 3 con sông
chính là Sông Cầu, Sông Công và Sông Đu. Ngoài ra, còn có ở một số ít tại các sông
nhánh, chi lưu của 3 sông chính này. Việc khai thác cát sỏi tự nhiên từ trước đến nay
không chỉ đã khó quản lý, khiến nguồn nguyên liệu này dần cạn kiệt, đồng thời dẫn đến
nhiều hệ lụy sạt lở đất trồng màu của nhân dân; ảnh hưởng đến các công trình đê, kè,
gây mất an ninh trật tự, tác động xấu đến môi trường, xã hội và bức xúc trong dư luận
nhân dân.

Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên này còn nhiều bất cập,
chưa hiệu quả nên đã gây tác động xấu làm suy giảm về trữ lượng và gây ra nhiều hệ
lụy ở khu vực bờ sông. Với việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường lưu vực sông khu vực tỉnh Thái Nguyên ” nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể và
toàn diện về hiện trạng lưu vực sông, vấn đề khai thác bừa bãi trái quy định cùng các
vấn đề bất cập trong công tác quản lý nguồn tài ngu yên khoáng sản này và từ
đó đề xuất các biện pháp góp phần hạn chế các tác động xấu cũng như khắc phục
các ảnh hưởng đến khu vực lưu vực sông khu vực tỉnh Thái Nguyên.

1
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Giới thiệu chung

- Cơ sở thực tập: Viện Khoa học Địa Chất và Khoáng Sản

- Địa chỉ: Số 67 Chiến Thắng, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

- Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất,
di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất,
địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là
địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sĩ về địa chất và khoáng sản theo quy định
của pháp luật.

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ
về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường”, cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa Chất và Khoáng Sản bao gồm

I. Văn phòng.
2. Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế.
3. Phòng Kế hoạch và Tài chính.
4. Phòng Cổ sinh và Địa tầng.
5. Phòng Địa chất biển.
6. Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình.
7. Phòng Địa hóa và Môi trường.
8. Phòng Khoảng sản.
9. Phòng Kiến tạo và Địa mạo.
10. Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học.
11. Phỏng Thạch luận và Địa chất đồng vị
12. Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (tại Thành phố Hồ Chí
Minh).
13. Trung tâm Công nghệ Địa chất và Khoáng sản.
2
3

14. Trung tâm Công nghệ Địa vật lý và Địa kỹ thuật.


15. Trung tâm Karst và Di sản địa chất
16. Trung tâm Viễn thám và Tai biến địa chất.
Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, các Trung tâm trực thuộc
Viện là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của
pháp luật.

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ
về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường”
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất,
di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất,
địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là
địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sĩ về địa chất và khoáng sản theo quy định
của pháp luật.
2. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội; hoạt động theo
cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chiến lược phát triển
Viện, kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm
về địa chất và khoáng sản; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. vé
2. Nghiên cứu cơ bản về lịch sử phát triển vô Trái đất, cấu trúc và thành phần vật
chất của các thành tạo địa chất, đánh giá tiềm năng tài nguyên địa chất và khoáng sản
để xây dựng luận cứ khoa học phục vụ điều tra cơ bản trong lĩnh vực địa chất và khoảng
sản.
3. Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật
về địa chất và khoáng sản; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về địa chất và khoáng sản

3
4

và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan của Bộ; tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về địa chất và khoáng sản.
4. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về địa chất và
khoảng sản; thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa
học, triển khai công nghệ về địa chất và khoáng sản theo quy định.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ về địa chất và khoáng sản; tham gia đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức về địa chất và khoảng sân theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
6. Thẩm định các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa
học và công nghệ về địa chất và khoáng sản theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
7. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ về địa chất và
khoáng sản theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoảng sản; tư vấn,
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
9. Đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối và thực hiện các hoạt động liên quan
đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu Việt Nam trong khuôn
khổ các hoạt động của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO; xây dựng
và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất và công viên
địa chất theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
10. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống
lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của
Viện theo chương trình, kế hoạch của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
11. Quản lý tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh
nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Viện theo phân công của Bộ trưởng và theo
quy định của pháp luật
12. Quản lý tài chính, tài sản; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp III
đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật 13. Thống kê, báo cáo
định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
13. Thống kê, báo cáo định kỳ và đội xuất tình hình thực hiện nghiệm vụ được
giao.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
4
5

Điều 3. Lãnh đạo Viện


1. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có Viện trưởng và không quá 03 Phó
Viện trưởng.
2. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm
vụ được phân công và toàn bộ hoạt động của Viện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Viện; ban hành quy chế làm việc và
điều hành các hoạt động của Viện.
3. Phó Viện trưởng giúp việc Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng
và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ và cơ tấu tổ chức của Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất
công trình

a) Vị trí và chức năng

Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình có chức năng tổ chức triển khai thực
hiện và quản lý chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Địa chất thủy văn,
Địa chất công trình và Địa nhiệt.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia thẩm định các đề tài, đề án,
dự án nghiên cứu thuộc chuyền ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa
nhiệt.
2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nước dưới đất, nước khoáng - nước nóng, địa nhiệt;
đề xuất các chính sách quản lý, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển bền vững.
3. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình, điều kiện phát sinh và phát triển các hiện
tượng địa chất ngoại sinh; đề xuất các giải pháp phòng chống và xử lý phục vụ phát triển
bền vững các ngành kinh tế - xã hội.
4. Gia công, phân tích, nghiên cứu thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đất đá.
5. Tư vấn và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu chuyên
ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt; nghiên cứu xây dựng các quy
trình quy phạm kỹ thuật, đào lạo cán bộ chuyên sâu... phục vụ cho yêu cầu phát triển
của Viện và ngành Địa chất.

5
6

6. Tham gia cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; hợp
tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, hợp tác quốc tế về Địa
chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt.
8. Quản lý lố chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ
thường xuyên theo chức năng và tài sản thuộc phạm vi quản lý cùa đơn vị theo phân
công của Viện trưởng và quy định của pháp luật.
9. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
c) Cơ cấu tổ chức

1. Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình có Trưởng phòng và không quá 02
Phó Trưởng phòng, viên chức và người lao động.
2. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng về các nhiệm
vụ được phân công và toàn bộ hoạt động của Phòng; xây dựng các quy chế của Phòng
theo quy định.
3. Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng giao phụ trách từng
lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Viện trưởng và trước pháp luật
về lĩnh vực công tác được phân công.
4. Viên chức và người lao động Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình thực
hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng
và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.4 Định hướng phát triển của Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình

a) Từng bước xây dựng hệ thống tổ chức và bộ máy hoạt động của phòng ĐCTV và
ĐCCT theo mô hình “Tổ chức khoa học và công nghệ tự đảm bảo một phần chi thường
xuyên” đáp ứng các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm
2021 của Chính phủ. Cụ thể:
- Năm 2022, hoạt động theo mô hình “Tổ chức khoa học và công nghệ Nhà nước
bảo đảm chi thường xuyên”;
- Năm 2023 và các năm tiếp theo, hoạt động theo mô hình “Tổ chức khoa học và
công nghệ tự đảm bảo một phần chi thường xuyên” sau khi đã rà soát, tổng kết rút kinh
6
7

nghiệm, điều chỉnh, bổ sung về năng lực nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ, về
cơ cấu tổ chức, điều lệ, quy chế, quy định quản lý hoạt động.
b) Xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trên từng
lĩnh vực chuyên sâu của phòng ĐCTV&ĐCCT, có sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế
hệ, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó lâu dài với
Phòng, đáp ứng các nhiệm vụ được giao. Phấn đấu đến năm 2027 thực hiện được chỉ
tiêu tăng số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ lên 20% trên tổng số cán bộ khoa học của
phòng ĐCTV&ĐCCT;
c) Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ lấy việc nâng cao chất lượng
nghiên cứu làm trọng tâm với sản phẩm khoa học có chất lượng cao; tiếp thu, chọn lọc,
làm chủ các công nghệ tính toán – thực nghiệm mới, tiên tiến trong các lĩnh vực chuyên
môn sâu của Phòng để đưa vào thực tế sản xuất. Đồng thời, mở rộng hợp tác nghiên cứu
khoa học, đào tạo với các Viện, trường đại học uy tín trong nước và khu vực.
Các lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới bao gồm:
- Nghiên cứu xác định điều kiện tồn tại, phân bố, số lượng, chất lượng các tầng
chứa nước dưới đất, các phương pháp xác định thông số ĐCTV của tầng chứa nước;
- Nghiên cứu xây dựng mô hình thủy động lực và dòng chảy nước dưới đất và áp
dụng phương pháp mô hình đánh giá trữ lượng nước dưới đất;
- Nghiên cứu xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước
và xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch và điều tra cơ bản tài nguyên nước;
- Nghiên cứu cơ bản điều tra tài nguyên nước, gồm: lập bản đồ địa chất thủy văn;
bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước
- Nghiên cứu tính toán địa chất thủy văn tháo khô hố móng công trình, hầm lò
trong xây dựng và khai thác mỏ, tác động của khai thác nước dưới đất tới môi trường
như cạn kiệt, ô nhiễm, sụt lún bề mặt...
- Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa và chất lượng nước dưới đất, hiện trạng ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước; xác định ngưỡng khai thác đối với
các tầng chứa nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước; khả năng bổ sung
nhân tạo nước dưới đất;
- Nghiên cứu mô hình lan truyền chất bẩn trong tầng chứa nước, khả năng tự bảo
vệ các tầng chứa nước, các tác động, nguyên nhân, con đường gây cạn kiệt, ô nhiễm và
nhiễm mặn nước dưới đất, xác định và xây dựng hành lang bảo vệ các nguồn nước.
7
8

Nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt;
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nước khoáng - nước nóng (NKNN), hiện trạng
khai thác, sử dụng, xác định điều kiện tồn tại, đặc điểm phân bố của NKNN, luận giải
nguồn gốc thành tạo của NKNN. Kiểm kê, phân loại, đánh giá tác dụng dược lý của các
loại NKNN, đánh giá những ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến
trữ lượng, chất lượng NKNN và đến khả năng khai thác sử dụng chúng, đánh giá hiệu
quả của việc khai thác sử dụng NKNN đến kinh tế - xã hội và môi trường, xây dựng và
đề xuất định hướng chiến lược khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên NKNN, dề xuất
các chính sách, biện pháp quản lý Nhà nước nhằm mục đích khai thác sử dụng hiệu quả,
bền vững NKNN.
- Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất phục vụ xây dựng các loại công trình và
khai thác mỏ, xây dựng bản đồ ĐCCT và bản đồ phân vùng ĐCCT;
- Nghiên cứu sụt lún mặt đất do ảnh hưởng của hạ thấp mực nước dưới đất tới
công trình xây;
- Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất ngoại sinh như hiện tượng
phong hóa, hiện tượng karst, hiện tượng trượt và các quá trình địa chất động lực;
- Nghiên cứu ĐCCT biển phục vụ công tác khai thác và bảo vệ môi trường địa
chất, thiết kế xây dựng các công trình biển.
- Nghiên cứu các đặc trưng cơ học, vật lý của đất, đá và xây dựng quy trình xác
định, nghiên cứu các quy luật cơ bản của các quá trình cơ học xảy ra trong đất dưới tác
dụng của ngoại và nội lực.
- Nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của đất ở những giai đoạn biến dạng
khác nhau và đề ra các phương pháp tính lún, nghiên cứu các vấn đề về cường độ chịu
tải và ổn định của nền công trình, của các sườn dốc (tự nhiên và nhân tạo) cũng như vấn
đề áp lực đất lên tường chắn;
- Nghiên cứu đặc tính cơ lý của đất khi chịu tác dụng các tải trọng động theo chu
kì, khả năng hóa lỏng của đất, phục vụ công tác thiết kế công trình chịu tải trọng động
như đường giao thông, móng máy, ảnh hưởng do nổ mìn cũng như thiết kế kháng chấn
cho các công trình xây dựng trong điều kiện chịu động đất.
- Nghiên cứu các kiểu cấu trúc nền đất yếu, các kỹ thuật xử lý, gia cố;

8
9

- Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị và công nghệ mới trong thí nghiệm ĐCCT
trong phòng cũng như ngoài trời, nhằm nâng cao chất lượng xác định các thông số địa
chất công trình của đất nền, phục vụ công tác xây dựng và dự báo tai biến địa chất;
- Nghiên cứu các yếu tố địa chất (magma, đứt gãy, địa động lực, địa chất thủy
văn, địa hóa...) để luận giải sự hình thành nguồn địa nhiệt trong các khối cấu trúc địa
chất, nhiệt độ, thành phần, và quy mô bồn địa nhiệt, tính chất nhiệt học của đất đá;
- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp viễn thám, điều tra địa chất, cấu trúc -
kiến tạo, tân kiến tạo, địa chất thủy văn, địa hóa, đồng vị, địa vật lý, địa chất thủy văn,
địa nhiệt kế, mô hình hóa và khoan phục vụ điều tra, thăm dò địa nhiệt và hệ phương
pháp đánh giá tài nguyên và trữ lượng địa nhiệt. Nghiên cứu quy trình điều tra, thăm dò
địa nhiệt;
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ dòng nhiệt và bản đồ tiềm năng địa nhiệt và mô
hình các loại hệ thống địa nhiệt. Nghiên cứu xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa nhiệt
Việt Nam;
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường các hoạt động điều tra, thăm dò, khai
thác, sử dung địa nhiệt và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, các mô hình khai thác sử
dụng trực tiếp địa nhiệt và phục vụ mục đích phát điện;
- Nghiên cứu mô hình công nghệ nhà máy điện địa nhiệt. Các biện pháp xử lý
tính chất ăn mòn và đóng cặn của chất lỏng địa nhiệt trong các hệ thống ứng dụng địa
nhiệt, xây dựng mô hình dự báo sự thay đổi nhiệt độ trong khai thác, sử dụng địa nhiệt
phục vụ mục đích phát điện;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng qui hoạch khai thác, các mô
hình sử dụng bền vững tài nguyên địa nhiệt, đề xuất các chính sách quản lý, thu hút đầu
tư khai thác năng lượng địa nhiệt phục vụ phát triển bền vững;
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu khí tượng thủy văn, xây dựng mạng lưới quan trắc
nhiệt đất, thành lập bản đồ địa nhiệt tầng nông, khả năng sử dụng nhiệt đất phục vụ phát
triển bền vững ở Việt Nam;
- Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ khai thác, sử dụng nhiệt đất phục vụ
điều hòa không khí ở Việt Nam, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hệ thống bơm
nhiệt đất phục vụ sưởi ấm và làm mát công trình và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật. và đánh giá tác động môi trường của việc khai thác nhiệt đất.

9
10

d) Tiếp tục xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực và chất lượng công tác thí nghiệm cơ
lý đất, đá tại Bộ phân Thí nghiệm Địa chất công trình (LAS-XD 1445) theo hệ thống
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025-2017, tiêu chuẩn VILAS, tiến tới đạt chuẩn trong khu vực và
quốc tế. Đảm bảo tốt việc quản lý, duy tu nâng cấp hạ tầng phục vụ thí nghiệm và thiết
bị thí nghiệm, duy trì hoạt động bình thường và nâng cao tần suất sử dụng của các hệ
thống thiết bị phân tích, thí nghiệm hiện có. Trên cơ sở đó khai thác trang thiết bị để
đóng góp cho Viện và một phần đáp ứng nhu cầu đầu tư bổ sung mới các trang thiết bị
phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ viên chức trong
phòng phù hợp với cơ chế tự chủ của Viện.

10
11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập

- Đối tượng thực hiện: Hiện trạng quản lý lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
- Phạm vi thực hiện:

+ Về không gian: địa bàn tỉnh Thái Nguyên

+ Về thời gian: từ ngày 02 tháng 07 năm 2020 đến ngày 19 tháng 10 năm
2021

2.2. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

2.2.1. Mục tiêu

- Đánh giá được hiện trạng quản lý môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên góp phần bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.

2.2.2. Nội dung của chuyên đề

- Tìm hiểu hiện trạng tai biến môi trường lưu vực tại tỉnh Thái Nguyên
- Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến khai thác cát, sỏi lòng sông và tai biến
sạt lở bờ sông
- Điều tra, đánh giá diễn biến, hiện trạng phân bố, quy mô, đặc điểm, thiệt hại và
mức độ ảnh hưởng của tai biến sạt lở bờ sông
- Đề xuất 1 số giải pháp khắc phục, nhằm cải thiện môi trường lưu vực sông và
quản lý lưu vực sông có hiệu quả.

2.2.3. Cơ sở pháp lý

- Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;


- Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

11
12

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13
và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý
cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;

2.3. Phương pháp thực hiện

a)Thu thập, tổng hợp tài liệu hiện có:

- Tài liệu về địa chất khoáng sản, gồm các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, các
nhóm tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đã được thu thập tham khảo. Trên cơ sở đó phân
tích các đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, cấu tạo, dạng thạch học, đặc điểm hệ thống
sông suối liên quan đến địa tầng các phức hệ magma để phục vụ công tác đánh giá, phán
đoán sơ bộ khả năng trượt lở.

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - nhân văn vùng nghiên cứu,
sơ bộ xác định sự phân bố các cụm dân cư, các công trình xây dựng, giao thông, khu
vực khai thác khoáng sản cát sỏi, các cầu, bến cảng, dự kiến diện tích cần tập trung điều
tra, nghiên cứu.

- Thu thập, biên tập và in các bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 theo danh pháp bản
đồ và tỷ lệ 1:50.000 theo địa bàn hành chính cấp huyện.

b) Phương pháp kết thừa:

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng khảo sát: điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội, báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi
trường, báo cáo hiện trạng diễn biến sạt lở

- Thu thập thông tin trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ban ngành có
liên quan.

c) Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo


Sử dụng nguồn tài liệu đã thu thập, số liệu qua xử lý và sắp xếp có hệ thống các
thông tin, số liệu. Tiến hành viết báo cáo.

12
13

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Công việc được giao

Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của văn Phòng;


Tìm hiểu về dự án “Khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực cấm
tạm thời cấm hoạt động khai thác cát sỏi long song trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”
Tìm hiểu các Luật có liên quan đến dự án
Tìm hiểu các Luật có liên quan đến bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.2. Phương thức làm việc

Làm việc trên thiết bị vi tính cá nhân;


Phương thức làm việc trực tiếp tại văn phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công
trình tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

13
14

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu chung

4.1.1: Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của
vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa
vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc
Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang; phía Đông giáp với các
tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km);
diện tích tự nhiên 3.562,82 km² (Hình 1).
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố (TP.Thái Nguyên và
TP.Sông Công), thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa,
Đại Từ, Phú Lương. Trong đó bao gồm 180 đơn vị hành chính cấp xã -phường, gồm:
140 xã, 30 phường, 10 thị trấn.
Thành phố Thái Nguyên có dân số khoảng 315.196 người, là đô thị loại I, rất phát
triển ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm Giáo dục - Đào tạo, Khoa học – Công
nghệ, y tế của vùng, cũng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của Tỉnh.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách
biên giới Trung Quốc 200 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút
giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với
các tỉnh thành khác trong khu vực, đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng
và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc
Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội -
Lạng Sơn

14
15

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý Tỉnh Thái Nguyên

4.1.2 Đặc điểm khí hậu

Thái nguyên nằm trong vùng khí hậu có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
2.000 mm đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông
được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai;
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai;
Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ
Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (Tháng 6:

15
16

28,9oC) với tháng lạnh nhất (Tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm
dao động từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong
năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm
nghiệp.

4.1.3 Khái quát về đặc điểm sông suối

Thái Nguyên có hệ thống sông suối khá dày, mật độ sông suối bình quân
1,2km/km2 với 2 con sông chính là: Sông Cầu, Sông Công và hơn 4.000 ao hồ lớn nhỏ.
Trữ lượng nước mặt chiếm (3-4) tỷ m3/năm, trong đó hồ Núi Cốc có trữ lượng lớn nhất
(khoảng 200 triệu m3). Tổng lượng nước mưa tự nhiên khoảng 6,4 tỷ m3/năm.
- Sông Cầu: Với chiều dài 290 km, diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2, bắt
nguồn từ Chợ Đồn, Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam qua Phú Lương, thành
phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên trong đó đoạn chảy trên đất Thái Nguyên dài 110
km, là nguồn cung cấp nước cho hệ thống sông đào Phú Bình, Bắc Giang. Mạng lưới
sông suối trong lưu vực Sông Cầu tương đối phát triển, mật độ mạng lưới sông đạt 0,7
km/km2 đến 1,2 km/km2. Tổng lượng nước Sông Cầu khoảng 4,5 tỷ khối với mô đun
dòng chảy kiệt đạt (4-6) l/s.km2. Độ cao bình quân lưu vực 190 m, độ dốc trung bình
16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình 31 km, hệ số uốn khúc 2,02 và lưu lượng trung
bình 153 m3/s. Chiều dài của sông chảy qua địa phận Thái Nguyên khoảng 110 km;
lượng nước đến bình quân khoảng 2,28 tỷ m3/năm
Hệ thống các sông nhánh của Sông Cầu trên địa bàn tỉnh gồm Sông Đu và Sông
Chợ Chu.
- Sông Công là phụ lưu cấp I của Sông Cầu, diện tích lưu vực 951 km2, sông có
chiều dài khoảng 96 km, bắt nguồn từ vùng núi Bá Lá huyện Định Hóa, chảy dọc theo
chân núi Tam Đảo. Toàn bộ chiều dài của sông nằm trọn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Dòng sông này đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc (có mặt nước rộng
khoảng 2.500 ha, chứa được 175 triệu m3 nước, (hình 2, hình 3) nhằm điều hòa dòng
chảy và cung cấp nước tưới cho khoảng 12.000 ha đất canh tác, nước sinh hoạt cho thành
phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
và nhập vào Sông Cầu tại Hương Ninh - Hợp Thịnh - Bắc Giang. Lưu vực sông có độ
cao trung bình 224 m, độ dốc 27,3% (rất cao so với các sông khác); tổng lượng nước

16
17

sông khoảng 794.106 m3, lưu lượng trung bình năm 25 m3/s và modul dòng chảy năm
vào khoảng 26 l/s.km2
- Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275 m, chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam và nhập vào Sông Cầu ở xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương. Sông Đu chủ
yếu chảy trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực sông là 129 m, độ
dốc 13,3%. Tổng lưu lượng nước của sông khoảng 264.106 m3, lưu lượng nước trung
bình 8,37 m/s.
- Sông Chợ Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hóa chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa
phận tỉnh Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc - Đông
Nam hợp với lưu vực Sông Cầu ở huyện Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông khoảng 437
km2, độ cao trung bình của lưu vực 206 m, độ dốc 16,2%.
- Sông Nghinh Tường là một phụ lưu của Sông Cầu, bắt nguồn từ những dãy
núi của vòng cung dãy núi Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) và chảy vào địa phận tỉnh Thái
Nguyên (qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa thuộc huyện Võ
Nhai) rồi đổ ra Sông Cầu tại địa bàn xã Văn Lăng thuộc huyện Đại Từ. Sông Nghinh
Tường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai chuyển
hướng Đông Nam - Tây Bắc; Sông có chiều dài 46 km, độ cao trung bình 290 m, độ dốc
12,9%, mật độ lưới sông 1,05 km/km2, diện tích lưu vực 465 km2.
Ngoài ra trên địa bàn Thái Nguyên còn nhiều sông suối nhỏ khác thuộc hệ thống
sông Kỳ Cùng, hệ thống sông Lô và một số hồ chứa tương đối lớn (hồ Núi Cốc, Khe
Lạnh, Gềnh Chè, Bảo Linh...) tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh

4.1.4 Khái quát chung về địa chất khu vực nghiên cứu.

Tỉnh Thái Nguyên nằm trong 3 đới cấu trúc địa chất gồm cấu trúc Lô - Gâm, cấu
trúc Sông Hiến và cấu trúc An Châu, thuộc miền kiến tạo Đông bắc Bắc Bộ. Cho đến
nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản đã tiến hành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 (chiếm 90% diện tích) gồm các nhóm tờ: Sơn Dương - Văn Lãng
(1975), Đại Từ - Thiện Kế (1985), Lang Hít (1986), Hà Nội (1989), Võ Nhai (2000),
Chợ Chu (2001) và Bắc Kạn (2006).

17
18

Tuy nhiên, cho đến nay việc hiệu chỉnh, lắp ghép giữa các nhóm tờ bản đồ vẫn
chưa được tiến hành nên tính thống nhất và đồng bộ của các bản đồ là chưa cao. Mặt
khác công tác điều tra địa chất và khoáng sản ở cùng tỷ lệ này (1:50.000) đã được thực
hiện trong khoảng thời gian cách nhau khá xa, kéo dài từ 1975 đến 2006 và được thực
hiện bởi nhiều đơn vị khác nhau. Do đó quan điểm khoa học về cấu trúc địa chất khu
vực (trong đó có tỉnh Thái Nguyên) có sự khác nhau, càng về sau các quan điểm theo
hướng tiếp cận những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 35 hệ tầng, phức hệ magma, các thành tạo địa
chất có tuổi từ Cambri trung đến Đệ tứ. Thành phần của chúng khá phức tạp, gồm các
đá trầm tích, trầm tích phun trào và các thành tạo magma xâm nhập.
Các hệ tầng trong khu vực phân bố theo dạng dải với nhiều hướng khác nhau,
phần lớn các hệ tầng phân bố ở phía Bắc của tỉnh có hướng phát triển Đông Bắc – Tây
Nam, trong khi các hệ tầng phân bố ở phía Nam của tỉnh lại phát triển hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi như hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn... tập trung
chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các thành
tạo khác nhau như: Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun,... Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện
Định Hoá) có hệ tầng Phú Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là
phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết,... Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng
Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau.
Trong phạm vi tỉnh có 2 đứt gẫy sâu phân đới cắt qua, bao gồm: đứt gẫy phương
Đông bắc - Tây nam phân chia hai đới cấu trúc Sông Hiến và Lô-Gâm và đứt gẫy á vĩ
tuyến Đại Từ - Thái Nguyên - Bố Hạ phân chia đới cấu trúc Sông Hiến và An Châu.
Ngoài 2 đứt gẫy sâu phân đới cấu trúc nêu trên còn có 3 hệ thống đứt gẫy chính
- Hệ thống đứt gẫy phương Tây bắc - Đông nam, điển hình có đứt gẫy đông bắc
Tam Đảo và Định Hoá, Thái Nguyên. Dọc theo đứt gẫy đông bắc Tam Đảo phát triển
phổ biến các thành tạo granit phức hệ Núi Điệng. Còn dọc đứt gẫy Định Hoá, Thái
Nguyên gắn với các khối magma mafic-siêu mafic Núi Chúa.
- Hệ thống phương Đông bắc - Tây nam, chủ yếu là các đứt gẫy nội đới, lớn nhất
có đứt gẫy chạy dọc theo phía bắc nếp lồi Bồ Cu qua La Hiên, Đình Cả.
- Hệ thống đứt gẫy phương á kinh tuyến ít phổ biến hơn, chủ yếu là các đứt gẫy
quy mô nhỏ.

18
19

4.2 Hiện trạng môi trường lưu vực sông tỉnh Thái Nguyên

19
20

Hình 4.2. Sơ đồ phân bố vị trí các điểm khảo sát sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Thái
nguyên, tỷ lệ 1:50.000 (thu nhỏ).

Hình 4.3: Sơ đồ vị trí các điểm sạt lở bờ sông khu vực tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1/50.000
(thu nhỏ)
Bảng 4.1: Thống kê tổng số điểm đã khảo sát và mức độ các điểm sạt trong khu
vực.
điểm tỷ lệ
STT Thông tin Ghi chú
Số (%)
1 Tổng điểm khảo sát trên toàn tỉnh 701 100
So với tổng điểm
2 Tổng điểm sạt đã khảo sát 52 7,4
khảo sát

20
21

Số điểm sạt lở có tác nhân của con


3 20 38 So với tổng điểm sạt
người

Theo (Báo cáo: “Hiện trạng diễn biến sạt lở bờ sông khu vực tỉnh Thái Nguyên”. Năm
2021 Viện Khoa Học Địa Chất và Khoáng Sản) tổng số 701 điểm khảo sát sạt lở trên
toàn tỉnh, có 52 điểm sạt lở bờ sông. Trong đó điểm sạt lở do tác nhân của con người
có 20 điểm (chiếm đến 38% tổng số điểm sạt lở). 32 điểm sạt lở bờ song còn lại trong
khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng do hoạt động xâm thực, hoạt động tự nhiên (chiếm
62% tổng số điểm sạt lở).
Một số hiện trạng khu vực Sông Công tại thị xã Phổ Yên, TP. Sông Công, trên
Sông Cầu qua phía bắc huyện Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, huyện Phú Bình, cầu Đa
Phúc.

Hình 4.4. Khảo sát sạt lở bờ Sông Cầu, khu vực phía bắc ngã ba sông giữa Thái
Nguyên - Hà Nội – Bắc Giang
- Một số hiện trạng sạt lở do tác động con người

Bờ trái Sông Công khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên tại đây sạt lở do
ảnh hưởng trước đây khai thác cát sỏi lòng sông đã khoét sâu lòng sông đồng thời làm
lệch hướng dòng chảy gây xâm thực mạnh bờ trái. Hiện trạng phần trung tâm điểm sạt
lở bị xói lở nhiều, bề mặt địa hình không còn nguyên trạng. Điểm sạt lở chưa được xử
lý thích hợp.

21
22

Hình 4.5. Điểm sạt lở bờ trái Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên

Bờ phải sông Cầu, địa phận xóm Đầm, xã Thuận Thành, Phổ Yên - Thái Nguyên.
Tại đây nguyên nhân sạt được cho là ngoài hoạt đông xâm thực tự nhiên của sông còn
có tác nhân hoạt độ khai thác cát trên lòng sông đã từng diễn ra tại đây. Điểm sạt chưa
được xử lý chống sạt lở.

Hình 4.6. Điểm sạt lở bờ phải Sông Câu


Bờ trái Sông Công, tại xã Xuân Phương - Phú Bình - Thái Nguyên. Tại đây sạt
dài khoảng 170m. Nguyên nhân điểm sạt do việc trước đây khai thác cát sỏi lòng sông

22
23

đã khoét sâu lòng sông gây xâm thực ngang. Điểm sạt chỉ được dân xử lý bằng cách đắp
cuội sỏi tạp bờ chống sạt lở.

Hình 4.7. Điểm sạt lở bờ trái Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên

Một số hiện trạng sạt lở do tác động tự nhiên


Bờ phải Sông Công, xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên. Tại lòng sông phía
trước điểm sạt khoảng 70-100 lộ đá gốc tạo gềnh gây đổi hướng dòng chảy làm xói lở
bờ. Nguyên nhân chính gây sạt vì khối sạt xuất hiện trên sườn (thềm tích tụ) bờ phải
sông cao 4-5m, vách dốc, thành vật vật liệu của thềm chủ yếu là cát sạn sỏi ở phần dưới,
cát, bột, sét ở phần trên, trên cùng là lớp thổ nhưỡng dày 0,2m lẫn nhiều rễ cây và mùn
thực vật, gắn kết kém, tổng chiều chiều dày khoảng 4-5m.Trên bề mặt thoải, thảm thực
vật trên điểm sạt chủ yếu là cây bụi vả cỏ trên đất trồng của dân, độ che phủ thấp, khu
vực quanh điểm sạt ven sông ven sông là tre và cây bụi, xa bờ sông là đất trồng chè của
dân, mức độ che phủ khoảng trên 70%. Điểm sạt chưa được xử lý, có nguy cơ sạt cao
khi gặp nước sông dâng cao.

23
24

Hình 4.8. Điểm sạt lở bờ phải Sông Công, khu vực xã Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên
Bờ phải sông Thượng Nung là phụ lưu của Sông Cầu địa điểm sạt lở. Nguyên
nhân chính gây sạt lở tại điểm này do đá vôi khối tảng gắn kết yêu gây nên bờ sông khu
vực này sạt lở.

Hình 4.9. Điểm sạt lở bờ sông trên sườn taluy âm tại khu vực Sông Thương Nung

4.3. Kết qua nghiên cứu và một số giải pháp

Trên cơ sở các kết quả thu thập hợp tài liệu hiện trạng có thể đưa ra một số kết luận
sau đây:
Trong toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại đã phát hiện trên 50 điểm sạt lở bờ sông
trong tổng trên 700 điểm khảo sát. Các điểm sạt lở bờ sông hầu hết xảy ra ở phía nam
của tỉnh Thái Nguyên, nơi mà các con Sông Công và Sông Cầu chảy qua địa hình thấp
và độ dốc nhỏ trên các thành tạo trầm tích đệ tứ có độ gắn kết yếu. Nhưng còn trên 20
điểm có tác nhân của con người (cụ thể là khai thác cát sỏi long song) là con số khá là
cao.
Hiện tượng sạt lở bờ sông thường xảy ra trong địa bàn các khu dân cư và hệ thống
đường giao thông và khu vực khai thác; tại đây do nhu cầu lấy vật liệu xây dụng, xây
dựng công trình dân dụng các đường giao thông, cải tạo đất trồng nên đã khoét sâu dòng
chảy, đổi hướng dòng, cải tạo mặt bằng, tạo nên hệ thống các vách ta luy, phá vỡ sự cân
bằng của sườn, đừng bờ. Sự suy giảm hoặc phá hủy thảm thực vật ven sông do quá trình
khai thác cát sỏi, cải tạo và chuyển đổi mục đích sử đất ven sông. Đây là một trong số
nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông.

24
25

Việc xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, kè đá dọc bờ
sông đang là điều kiện thuận lợi làm giảm thiểu sạt lở bờ sông trong khu vực tỉnh Thái
Nguyên, bên cạnh đó việc làm đường tự phát dọc bờ sông cũng là một trong số những
nguyên nhân gây sạt lở ở dọc các tuyến đường.
Những điều đó cho thấy sự quản lý môi trường lưu vực sông tỉnh Thái Nguyên
còn chưa được chặt chẽ, chưa được chú trọng và còn nhiều thiếu sót. Các điểm bị sạt
lở chưa được khắc phục kịp thời. Chưa có cán bộ bên ban ngành tại xã, huyện, tỉnh kịp
thời xử lý và khắc phục hiện trạng ở các điểm sạt lở. Có các hoạt động tự phát của
người dân nhưng thiếu chuyên môn khắc phục hiện trạng chưa được tốt.
Một số giải pháp
a) Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục :

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thực thức
về môi trường, phối hợp công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành và đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhằm
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Chương trình truyền thông cần có nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp cho
từng nhóm đối tượng. Đưa nội dung giáo dục về khắc phục sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi
sông vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nâng cao năng lực cảnh báo và dự báo thiên tai: Tăng cường năng lực dự báo, cảnh
báo thiên tai nâng cao chất lượng cảnh báo thiên tai, tăng cường nhận thức của người
dân về thiên tai để chủ động phòng tránh.

b) Giải pháp về quản lý

Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá hiện trạng sạt lở cũng như môi trường lưu
vực sống, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến dân sinh cũng
như kinh tế.

Kiểm tra và xử lý mạnh tay các vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản cũng
như là bảo vệ môi trường lưu vực song đối với các cá nhân và tổ chức.

Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc quản lý lưu vực
song
25
26

Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường trang thiết bị và công cụ phục vụ
công tác quản lý môi trường lưu vực sông.

4.4. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập

Quá trình thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian cho em được trải nghiệm thực tế
và hiểu được rõ hơn công việc và phương hướng mà mình hướng đến sau khi tốt nghiệp
Đại học.

Sau quá trình thực tập em được học những bài học nằm ngoài phạm vi giảng đường.
Những trải nghiệm mà sau quá trình thực tập giúp em trưởng thành hơn trong việc nhìn
nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao
cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc…em đã nhanh chóng nhìn thấy
những thiếu sót của bản thân cũng như những thức mình cần học hỏi đề hoàn thiện bản
thân hơn. Cũng là để sau này khi ra trường có một kinh nghiệm đáng quý, những tri thức
cần thiết trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những
người có kinh nghiệm tại Văn phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình, em đã
tích lũy những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau
này. Mỗi bài học nhận được từ chuyến đi thực tập chính là hành trang quý báu để bản
thân em vững bước trên con đường tương lai của chính mính.

Qua quá trình thực tập, bản thân em nhận thấy rằng để làm tốt công việc, đặc biệt
là trong lĩnh vực môi trường, điều cần thiết không chỉ là các kiến thức lý thuyết trên
trường lớp mà cần có những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Một trong
những kinh nghiệm quan trong không kém đó chính là các kỹ năng mềm: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng ứng xử của mình với mọi người và thái độ lúc chúng ta làm việc khi được
cấp trên giao phó. Đọc hiểu tài liệu cũng là một yếu tố rất quan trọng cho mình khi làm
việc. Bên cạnh đó em nhận thấy rằng học cách làm việc độc lập , học cách làm việc theo
nhóm,……. cũng là điều thiết yếu mà sau này khi ra trường sẽ giúp ích cho công việc
của em. Việt trau dồi kiến thức là việc không ngừng nghỉ, không ngừng học hỏi để tiến
bộ hơn, để bản thân mình tốt hơn hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu
của các nhà tuyển dụng. Từ đó tìm cho bản thân nhiều cơ hội để phát triển hơn: đó có
thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để
được học hỏi trong một môi trường tốt.

26
27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực tập tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã cho em có sự
nhìn nhận chính xác, rõ ràng, thực tế hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ
cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý về các vấn đề môi trường so với khi còn
đi học.

Qua hơn 1 tháng thực tập tại Văn phòng Địa chất công trình và Địa chất thủy văn,
em nhận thấy được một môi trường làm việc thực tế, chuyên nghiệp. Quy trình làm
nghiêm túc, khẩn trương, tỉ mỉ. Tinh thần kỉ luật cao và làm việc nhóm trong công việc.
Đồng thời, em cũng nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý
môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững của toàn xã hội.

Cùng với quá trình đi thực tập được tiếp cận với các tài liệu đã cho em hiểu biết
nhiều hơn về những công việc thực tế mà một cán bộ ngành môi trường cần phải thực
hiện. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị tại văn phòng Địa chất thủy văn và
Địa chất công trình đã giúp em hiểu hơn về cách làm việc và định hướng công việc trong
tương lai.

2. Kiến nghị

a) Đối với bản thân

Qua kỳ thực tập tốt nghiệp này đã cho bản thân em nói riêng và sinh viên khóa 9
nói chung những cơ hội cọ sát với thực tế và trải nghiệm thú vị, là bước khởi đầu cho
quá trình ra trường và định hướng công việc trong tương lại.

Tuy nhiên, vì bản thân em còn nhiều thiếu sót và kinh nghiệm còn non trẻ chưa có
thể hoành thành thực tập bằng một cách tốt và hoàn hảo nhất. Những thiếu sót và những
lần được mắc lỗi được các anh chị trong văn phòng chỉ ra và hướng dẫn em là những
kinh nghiệm tốt nhất cho em khi đi thực tập để nhận biết những thiếu sót của mình để
hoàn thiện bản thân mình hơn. Những lời động viên và những lời khen ngợi của các anh
chị trong văn phòng làm động lực để em phần đấu hoàn thiện bản thân mình. Vì bản
thân chưa nắm chắc được những lý thuyết ở trên học đường làm những thiếu sót của bản
thân gây khó khăn nhiều cho việc thực tập. Làm bản thân em ít đi những cơ hội được cọ
sát nhiều thực tế hiện trường.
27
28

b) Đối với nhà trường

Việc thực tập tốt nghiệp cũng như các hoạt động ngoại khóa, kiến tập làm sinh
viên được có nhiều cơ hội cọ sát với các kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng chuyên
nghành cần thiết. Để sinh viên được hiểu rõ công việc của mình sau khi ra trường. Để
sinh viên sớm định hướng bản thân mình nên đi hướng nào là phù hợp với bản thân
mình.

28
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin tỉnh Thái Nguyên

2. TS. Nguyễn Văn Nam; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; “Báo cáo hiện
trạng diễn biến sạt lở bờ sông khu vực tỉnh Thái Nguyên”
3. Quyết định Số: 3481/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất
và Khoáng sản
4. Quyết định Số: 51 /ỌĐ-VĐCKS ngày 10 tháng 04 năm 2018 về quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và
Khoáng sản

29
30

PHỤ LỤC

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Tuần Thời gian Nội dung công việc Ghi chú

- Đến cơ quan nộp giấy giới thiệu thực


tập để lãnh đạo cơ quan sắp xếp lịch thực
tập, nơi thực tập.
- Báo cáo đặt vấn đề, nội dung, thời
Từ ngày 06/02/2023 gian, địa điểm cần thiết trong quá trình Thứ 7, chủ nhật
Tuần 1
đến ngày 12/02/2023 thực tập. nghỉ
- Được cán bộ cơ quan hướngdẫn, giới
thiệu về công việc.
- Tìm hiểu các quy định làm việc, tổng
quan về bộ máy hoạt động của phòng.

- Bắt đầu tìm hiểu công việc của Văn


phòng Tổng cục
- Làm quen với nghiệp vụ ở văn phòngvà
học các nghiệp vụ đơn giản.
Từ ngày 13/02/2023 Thứ 7, chủ
Tuần 2 - Mượn đọc các tài liệu có ích.
đến ngày 19/02/2023 nhật nghỉ
- Ghi lại các thông tin cần thiết đã thu
thập được.
- Nghiên cứu tài liệu, các công văn, luật
Môi trường liên quan

Từ ngày 20/02/2023 - Viết phần mở đầu của báo cáo thực tập Thứ 7, chủ nhật
Tuần 3
đến ngày 26/02/2023 tốt nghiệp nghỉ

- Thu thập số liệu cần thiết cho báo cáo


Từ ngày 27/02/2023 Thứ 7, chủ nhật
Tuần 4 - Viết chương 1-2 của báo cáo thực tập tốt
đến ngày 05/03/2023 nghỉ
nghiệp

30
31

Từ ngày 06/03/2023 - Bắt đầu viết chương 3-4 của báo cáo Thứ 7, chủ nhật
Tuần 5
đến ngày 12/03/2023 thực tập tốt nghiệp nghỉ

Từ ngày 13/03/2023 Thứ 7, chủ nhật


Tuần 6 - Hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
đến ngày 19/03/2023 nghỉ

31

You might also like