You are on page 1of 88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

NGUYỄN VĂN DUY


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI

Ngành : Công nghệ Kỹ thuật Môi trường


Mã sv : 2020601905
Lớp : ĐHHMOIT01

Hà Nội, tháng 11, năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

ĐỀ TÀI: VẠCH TUYẾN THU GOM, ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN VÀ TÍNH


TOÁN THIẾT KẾ KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO HUYỆN HOÀI
ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2024 ĐẾN NĂM 2034

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Duy


Lớp : ĐHHMOIT01
Mã sinh viên : 2020601905
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Lâm Văn Toàn

Hà Nội, tháng 11, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Th.s Lâm Toàn.
Các bước thực hiện tính toán, thiết kế được áp dụng theo các tài liệu khoa học
chính thống, các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Các kết quả tính toán, nghiên cứu của đồ án hoàn toàn được thực hiện nghiêm túc
và chưa được công bố trong báo cáo nghiên cứu khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Duy


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S.Lâm Văn Toàn đã luôn
quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đồ án môn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Duy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................2
1.1. Tổng quan về khu vực huyện Hoài Đức...............................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................2
1.1.2. Kinh tế - xã hội.................................................................................................2
1.2 Tổng quan về chất thải rắn....................................................................................3
1.2.1. Khái niệm chất thải rắn...................................................................................3
1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn.........................................................................3
1.2.3. Thành phần của chất thải rắn.........................................................................4
1.3. Tổng quan về chất thải rắn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội......................6
1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn....................................................................8
1.4.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý.................................................................8
1.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn.............................................................8
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THU GOM,XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN..............................................................................................................................17
2.2. Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn.........................................................17
2.2.1. Phương án I:...................................................................................................17
2.2.2. Phương án II:..................................................................................................17
2.3. Thuyết minh sơ đồ thu gom.................................................................................18
2.3.1. Phương án I.....................................................................................................18
2.3.2. Phương án II...................................................................................................18
2.4. Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn...............................................................19
2.4.1. Phương án I.....................................................................................................19
2.4.2. Phương án II...................................................................................................20
2.5. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án I.......................................................20
2.6. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án II......................................................21
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ THU GOM XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN HUYỆN HOÀI ĐỨC.................................................................21
3.1. Tính toán lượng chất thải rắn cho giai đoạn 2024 – 2034................................21
3.1.1. Chất thải rắn cho khu dân cư.......................................................................21
3.1.2. Chất thải rắn cho trường học........................................................................22
3.1.3. Chất thải rắn cho bệnh viện..........................................................................24
3.1.4. Tổng lượng rác thu gom................................................................................24
3.2. Tính toán phương án thu gom............................................................................27
3.2.1. Thu gom sơ cấp...............................................................................................27
3.2.2. Thu gom thứ cấp............................................................................................44
3.2.2.1. Tính toán số chuyến thu gom..................................................................44
3.2.2.2. Tính toán thời gian thu gom....................................................................44
3.3. Tính toán dây chuyền xử lý chất thải rắn theo phương án I............................50
3.3.1. Cân điện tử......................................................................................................50
3.3.2. Nhà tập kết rác...............................................................................................50
3.3.3. Nhà phân loại..................................................................................................51
3.3.4. Khu chứa chất thải tái chế.............................................................................52
3.3.5. Tính toán khu chế xuất phân compost.........................................................54
3.3.5.1 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến phân compost................................54
3.3.5.2. Thuyết minh các công đoạn.....................................................................55
3.3.5.3. Nhà chứa CTR đem ủ..............................................................................55
3.3.5.4. Khối lượng, công thức phân tử CTR hữu cơ.........................................56
3.3.5.5. Lượng vật liệu cần để phối trộn..............................................................57
3.3.5.6. Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn.........................................................59
3.3.5.7. Khu vực phối trộn vật liệu.......................................................................60
3.3.5.8. Nhà ủ thô...................................................................................................61
3.3.5.9. Nhà ủ chín................................................................................................67
3.3.6. Bãi chôn lấp....................................................................................................69
3.3.7. Nước rỉ rác......................................................................................................73
3.3.8 Khí bãi rác.......................................................................................................77
3.3.9 Các công trình phụ trợ....................................................................................78
KẾT LUẬN..................................................................................................................81
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................82
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn..........................................................................7
Bảng 1.2. Rác thải thu gom cho khu dân cư............................................................21
Bảng 1.3. Rác thải thu gom cho trường học............................................................22
Bảng 1.4. Rác thải thu gom của huyện Hoài Đức giai đoạn 2024 - 2034..............24
Bảng 2.1. Khối lượng chất thải rắn và số xe đẩy tay của từng khu dân cư...........27
Bảng 2.2. Thông tin các tuyến thu gom thứ cấp......................................................45
Bảng 2.3. Thời gian cần thiết của các tuyến thu gom thứ cấp................................47
Bảng 3.1. Kích thước nhà tập kết rác.......................................................................50
Bảng 3.2. Kích thước nhà phân loại........................................................................52
Bảng 3.3. Kích thước khu chứa rác thải tái chế......................................................53
Bảng 3.4. Nhà chứa CTR hữu cơ để tiến thành ủ...................................................55
Bảng 3.5. Số mol các nguyên tố tính theo khối lượng khô của chất thải rắn........56
Bảng 3.6. Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần của chất
thải rắn đem phối trộn..............................................................................................58
Bảng 3.7. Kích thước kho lưu trữ vật liệu phối trộn...............................................60
Bảng 3.8. Kích thước khu vực phối trộn vật liệu.....................................................60
Bảng 3.9. Thông số thiết kế hệ thống phân phối khí...............................................64
Bảng 3.10. Thông số thiết kế nhà ủ chín.................................................................68
Bảng 3.11. Cấu tạo lớp phủ bề mặt và lớp đáy chống thấm của 1 ô chôn lấp.......72
Bảng 3.12. Kích thước ô chôn lấp chất thải rắn......................................................72
Bảng 3.13. Tỉ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp....................77
Bảng 3.14. Các công trình phụ trợ...........................................................................78
DANH MỤC VIẾT TẮT
CTR : Chất thải rắn
NXB : Nhà xuất bản
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
MỞ ĐẦU
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra
mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, khu công nghiệp,
khu đô thị, làng nghề, các nhu cầu xã hội ngày một gia tăng làm động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học và công
nghệ đã giúp cho chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực đời sống
xã hội. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt là vấn đề về chất
thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các hoạt động sống của con người ngày càng
gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt trong xã hội công nghiệp,
việc quản lý CTR không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và các thành phố
lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động ở tất cả các vùng trên toàn quốc. Sự gia tăng
dân số làm cho các áp lực từ CTR gia tăng về cả thành phần, tính độc hại và tải lượng.
Để vượt qua những thách thức này, cần có những mô hình, giải pháp phù hợp cho
công tác quản lý CTR nhằm giảm thiểu ô nhiễm phát sinh.
Huyện Hoài Đức là huyện nằm ở khu vực miền trung của tỉnh Hà Tây cũ. Phía
Bắc giáp huyện Đan Phượng. Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà Đông. Phía
Tây giáp huyện Quốc Oai và phía Đông giáp Từ Liêm. Trong những năm gần đây,
cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế, huyện đã và đang từng bước chuyển mình
phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ hướng nông nghiệp thuần túy
sang công nghiệp và phát triển dịch vụ, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của
huyện cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển đó đã kéo theo số lượng lớn CTR phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh
hoạt. Khối lượng chất thải ngày một tăng lên sẽ trở thành mối quan tâm lớn cho toàn
huyện nói riêng và cho thành phố Hà Nội nói chung [3].
Trên cơ sở thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, việc thực hiện
đề tài “Vạch tuyến thu gom, đề xuất dây chuyền và tính toán thiết kế khu xử lý chất
thải rắn cho huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2024 đến năm
2034” là phù hợp với nhu cầu thực tế, có ý nghĩa và thực tiễn giúp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nhằm phát triển kinh tế bền vững và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về khu vực huyện Hoài Đức
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoài Đức là huyện nằm ở khu vực miền trung của tỉnh Hà Tây cũ. Phía
Bắc giáp huyện Đan Phượng. Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà Đông. Phía
Tây giáp huyện Quốc Oai và phía Đông giáp Từ Liêm [3].
Huyện Hoài Đức nằm kề với thủ đô Hà Nội về phía Đông và quận Hà Đông ở
phía Nam, có đường cao tốc Láng – Hoà Lạc và quốc lộ 32 đi qua. Sông Đáy chảy ở
phía Tây của huyện [3].
Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
gồm 3 vùng đồi núi, đồng bằng, vùng bãi. Trong vùng có một số núi sót như núi Voi,
vua Bà, núi Thầy, Hoàng Xá (núi đá vôi). Trong huyện có sông Tích và sông Đáy chảy
qua. Huyện có vùng là đồng bằng châu thổ, bằng phẳng, độ cao trung bình là 5 m [3].
1.1.2. Kinh tế - xã hội
Hoài Đức có những lợi thế của vùng ven bãi sông Đáy và vùng ven đô; có
nhiều ngành nghề truyền thống và các trục đường giao thông lớn chạy qua như QL32,
Đại lộ Thăng Long… Hội tụ các điều kiện để phát triển tổng hợp các lĩnh vực kinh tế
sản xuất. Ngoài nông nghiệp hàng hóa vùng bãi kết hợp du lịch sinh thái, Hoài Đức
còn phát triển thương mại, dịch vụ, các khu đô thị, cơ cấu kinh tế bao gồm công
nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp. Trong đó riêng về thủ
công nghiệp, hiện nay, toàn huyện Hoài Đức có 51/53 làng có nghề; có 12/51 làng
được công nhận làng nghề truyền thống. Điển hình là các làng nghề truyền thống nổi
tiếng: Điêu khắc sơn tạc tượng Sơn Đồng, bánh kẹo, dệt kim La Phù; chế biến nông
sản Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, La Phù, Ngự Câu… Sản phẩm từ các làng nghề
được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới [2].
Thực tế cho thấy, huyện Hoài Đức vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển,
cũng có nhiều khó khăn cần được các ban, ngành chức năng hỗ trợ, tháo gỡ. Phát huy
những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian tới,
huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ mạnh mẽ các giải pháp, biện pháp xây
dựng huyện Hoài Đức thành quận theo chỉ đạo của Thành phố; triển khai đồng bộ các
giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư
triển khai xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch. Thu hút đầu
tư các trung tâm thương mại dịch vụ lớn tại một số vị trí theo quy hoạch; tăng cường
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, giao thông; tiếp tục duy trì, nâng

2
cao các tiêu chí nông thôn mới phù hợp với tiêu chí quận và phường; khuyến khích
phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất nông nghiệp giá trị kinh tế cao, đẩy
mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; Thực hiện tốt
các chính sách xã hội, chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng xã hội;
các chương trình, dự án hướng tới giảm nghèo bền vững [2].

1.2 Tổng quan về chất thải rắn


1.2.1. Khái niệm chất thải rắn
CTR (tiếng Anh là Soild Waste) là toàn bộ vật chất không phải dạng lỏng mà con
người thải loại trong các hoạt động sống (sinh hoạt, sản xuất, các hoạt động liên quan
đến phong tục tập quán của khu vực,...) trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh
từ các hoạt động sống hay CTRSI
Rác là từ phổ thông dùng để chỉ các loại chất thải có hình dạng tương đối cố định và bị
vứt bỏ từ các hoạt động của con người. Rác thải sinh hoạt hay CTR là một bộ phận của
chất thải sinh hoạt và được phát sinh trong quá trình sống của con người.
1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
CTR được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể dưới dạng này hay dạng
khác, chất này hay chất khác, chúng khác nhau về số lượng kích thước, phân bố không
gian. Việc phân loại tại nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác
quản lý CTR. CTR có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong các hoạt
động của khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng,...hoặc là từ các khu công
nghiệp, nhà máy sản xuất. Một cách tổng quát CTR được phát sinh từ các nguồn sau:
Chất thải phát sinh từ dân cư phần lớn là thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như rau,
quả,... bao bì hàng hóa (giấy, nilon, vải, cao su, thủy tinh,...), một số chất thải đặc biệt
như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng tử hộ gia đình (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa,
thủy tinh,...), chất tẩy rửa độc hại (xả phòng, chất thải trắng, nước rửa bát,...)
Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm
bảo hành, trạm dịch vụ,... khu văn phòng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa,
văn phòng thí nghiệm, văn phòng chính quyền,..), khu công cộng (khu công viên, khu
nghỉ mát,...), thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn thừa từ nhà hàng
khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng, hư hỏng) và các loại rác, xà bần, tro và
chất thải độc hại...
Khu xây dựng: như các công trình thi công, các công trình tháo dỡ, cải tạo,

3
nâng cấp... thải ra xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn nước,... các dịch
vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường,
vệ sinh cống rãnh,..) bao gồm quét đường, xác động vật,...
Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTR được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt
của công nhân, cán bộ, viên chức ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, các làng nghề,... Ở khu vực nông thôn chất thải được thải ra chủ yếu là lá
cây, cảnh cây, xác gia súc, thức ăn gia súc, chất thải đặc biệt như: hóa chất bảo vệ thực
vật, phân bón, thải ra cùng các bao bì đựng chúng.
1.2.3. Thành phần của chất thải rắn
 Thành phần vật lý
CTR ở các đô thị là phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức
tạp của nhiều chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTR một cách chính
xác là một việc rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
phong tục tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con
người, thời tiết địa phương,...
Thành phần CTR có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó quyết định thiết bị xử lý, công
nghệ cũng như hoạch định chính sách với hệ thống quản lý môi trường. Theo Viện Kỹ
Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường thành phần CTR ở Việt Nam được
xác định như sau: (Bảng 18 phụ lục).
 Độ ẩm:
Độ ẩm (W) của một chất CTR là lượng nước chứa trong mội đơn vị trọng lượng chất
thải ở trạng thái ban đầu của chất đó.
Việc xác định độ ẩm của rác dựa vào tỉ lệ giữa khối lượng nước có trong CTR ban đầu
là khối lượng CTR ban đầu.
Với a là khối lượng CTR trước khi đem đi sấy, b là khối lượng CTR còn lại sau khi
sấy đến khối lượng không đổi. Ta có độ ẩm của CTR được tính bằng công thức:
W = (a – b)*100%/a
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào thời tiết mưa hay nắng. Ở nước ta độ ẩm CTR đạt từ 50 -
70% (Bảng 19 phần phụ lục).
-Tỷ trọng:

4
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cận để xác định tỉ lệ giữa trọng
lượng của mẫu với thể tích của nó, đơn vị là kg/m hoặc lb/yd. Tỷ trọng được dùng để
đánh giá khối lượng tổng và thể tích của CTR. Tỷ trọng rác phụ thuộc vào các mùa
trong năm, thành phần riêng biệt và độ ẩm không khí.
Ở nước ta do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lên độ ẩm của CTR khá cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy do đó tỷ trọng rác khá cao,
khoảng 1100 - 1300 kg/m3.
Cách xác định tỷ trọng của CTR theo công thức:
Tỷ trọng = khối lượng cân CTR/ thể tích chứa khối CTR cân
Đơn vị kg/m). (Xem bảng 20 phụ lục).
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon
cố định, nhiệt lượng.
- Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy tác đã làm phân tích độ ẩm đem đốt ở
950°C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường
chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60% trung bình là 53%.
Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:
Chất hữu cơ (%)=((c - d)/c).100%
Trong đó c là trọng lượng ban đầu, d là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 950°C, tức
là các chất trơ dư hay các chất cô cơ được tính:
Chất vô cơ (%) = 100% - chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 950°C thể tích của rác có thể giảm 95%. Các thành
phần phần trăm của cacbon, hydro, nito, sunfua, và tro được dùng để xác
định nhiệt lượng riêng của rác
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ
không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950°C. Hàm lượng này thường chiếm
khoảng 5 - 12% giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá
trị trung bình là 20%.
- Nhiệt lượng.
Nhiệt lượng là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR. Giá trị nhiệt được xác định theo
công thức Dulong:

5
Btu = 145C +610 (H2-1/8 O2) + 40S + 10N
Trong đó C, H,, O,, S, N lần lượt là phần trăm của các nguyên tố cacbon, hydro, oxi,
lưu huỳnh và nitơ trong CTR
 Thành phần sinh học
Trừ các hợp chất nhựa dẻo, cao su và da, phần chất hữu cơ của hầu hết các CTR đô thị
có thể phân loại thành các nhóm sau:
Cellulose, một sự hóa đặc của sản phẩm của đường glucoza 6 - cacbon sự tạo thành
nước hòa tan như là hồ tinh bột amino axit, các axit hữu cơ khác.
- Bản cellulose: Các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon.
- Chất béo, dầu và chất sáp là các este của rượu và các axit béo mạch dài.
Chất gỗ (lignin): Một polymer chứa các vòng thơm với các nhóm methoxyl.
Ligoncelluloza: Hợp chất do ligin và celluloza kết hợp với nhau.
Protein: Chất tạo thành các amino axit mạch thẳng.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong CTR đô thị là hầu như tất cả
các hợp chất hữu cơ đều có thể bị biến đổi sinh học tạo thành các khí đốt và chất trợ,
chác chất rắn vô cơ có liên quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến bản
chất phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong CTR đô thị.
Khả năng chung của các hợp chất hữu cơ trong CTR đô thị, dựa vào thành phần ligin.
Theo đó những chất có thành phần lignin cao sẽ có khả năng phân hủy thất đáng kể so
với chất khác.

1.3. Tổng quan về chất thải rắn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Chất thải rắn trên địa bàn huyện Hoài Đức với các số liệu sau đây:

- Dân số 2023: 250432 người;

+ Tỷ lệ gia tăng dân số: 1,2 %/năm;

+ Hiệu quả thu gom đạt 90%;

+ Độ ẩm: 56%; Độ tro: 5%;

+ Tiêu chuẩn thải rác: 0,81 kg/người.ngày đêm


+ Tỷ trọng chất thải rắn: 350 kg/m3
- Trường học:

6
+ 20 trường học (35500 học sinh)
+ Tiêu chuẩn thải rác : 0,3 kg/người.ngày
+ Tỷ lệ thu gom đạt 100%
- Bệnh viện
+ 1 bệnh viện
+ Bệnh viện có 800 giường
+ Tiêu chuẩn thải rác : 3 kg/người.ngày
+ Tỷ lệ thu gom đạt 100%
- Thành phần chất thải rắn: Huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội
Theo dữ liệu của URENCO – Báo cáo mạnh về quản lý rác thải đô thị Hà Nội – 2005
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn

STT Thành phần(% khối lượng) ( % khối lượng)

1 Chất hữu cơ: thực phẩm, lá cây,.. 49,99

2 Giấy 4,27

3 Nhựa 2,71

4 Thủy tinh 2,31

5 Kim loại 2,02

6 Xương, vỏ cứng, ... 1,06

7 Gạch đá, bê tông 8,43

8 Khác 30,21

Tổng 100

7
1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn
1.4.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý
Mục đích của việc xử lý chất thải là nhằm:

 Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn,
 Chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích,
 Làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn,
 Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.
Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi
phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử
lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh
ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế
phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải
rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:

 Giảm thiểu phát thải,


 Tái sử dụng,
 Tái chế,
 Xử lý,
 Tiêu hủy.
Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý chất
thải rắn thường được áp dụng như sau:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để
sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ
nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở
các bãi rác tập trung.

Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa,
cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể
tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành
sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.

1.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn


1.4.2.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:
Phân loại.
- Giảm thể tích cơ học.
- Giảm kích thước cơ học.
a. Phân loại chất thải

8
Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong CTRSH,
nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình
này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong CTRSH, tách
riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu
hồi năng lượng.
b. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR. Ở hầu hết các thành phố,
xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác, tăng
sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ
cho bãi chôn lấp.
c. Giảm kích thước cơ học
Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thủ các đồng
nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể tích mà
ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan trọng trong
việc dốt rác, làm phản và tái chế vật liệu.
1.4.2.2. Phương pháp hóa học
Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu sử
dụng trong xử lý CTRSH bao gồm: dốt, nhiệt phân và khí hóa.
a. Đốt rác
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không
thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp
dụng dễ xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy. Thường dốt bằng
nhiên liệu gia hoặc đầu trong các lò dốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 1000C.
Ưu diễm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt dối với nhiều loại rác thai.
Có thể dốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới dạng
lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 - 96%,
thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối
da vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng
dễ lây nhiễm và các chất độc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng
cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
Nhược điểm:

9
Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn để
phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa.
Vận hành dây chuyển phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. Giả
thành dầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
b. Nhiệt phân
Là cách dùng nhiệt độ cao và áp suất tro để phân hủy rác thành các khí đốt hoặc
dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín
nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phản.
Thí dụ: một tấn rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu hồi lại
2gallons dầu nhẹ, 5gallons hắc in và nhựa đường, 25 pounds chất amonium sulfate,
230 pounds than, 133 gallons chất lỏng rượu. Tất cả các chất này đều có thể tái sử
dụng như nhiên liệu.
c. Khi hóa
Quá trình khi hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton để hoàn
thành một phần nhiên liệu chảy được nhiều CO, H và một số hydrocarbon no, chủ
yếu là CH.. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong
hoặc nổi hơi.
Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí quyển sử dụng không
khi làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối cùng của quá trình khí hóa là khí năng
lượng thấp chứa CO, CO2, H2, CH, và Nz, hắc in chứa C và chất trợ chứa sẵn
trong nhiên liệu và chất lỏng giống như dầu nhiệt phân.
1.4.2.3. Phương pháp xử lý sinh học
a. Ủ rác thành phần compost
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quả trình ổn định sinh hóa các chất
hữu cơ dễ thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa
học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Tất cả các quá trình làm compost đều xảy ra theo ba bước: xử lý sơ bộ CTRSH, hân
hủy hiểu khí phần chất hữu cơ của CTRSH và bổ sung chất cần thiết dễ tạo thành
sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng
phổ biến ở các nước dạng phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada.
Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành

10
phân bón hữu cơ (Compost) dễ bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử
lý phần hữu cơ của CTRSH có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất
thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho dắt, vả sản
phẩm khí metan. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu
cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực
hiện trong diều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.
b. Ủ hiểu khi
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng 2 thập kỷ gần
đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Công nghệ ủ rác hiểu khi dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiểu khí đổi với
sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện
quá trình oxy hóa cacbon thành dioxitcacbon (CO2). Thưởng thì chỉ sau 2 ngày,
nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 45°C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 - 75°C, nhiệt độ
này đạt
được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan
trọng nhất là không khí và độ ẩm.
Sự phản hủy khi diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2 - 4 tuần là rác được phân hủy
hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao.
Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếu khí. Độ ẩm phải được duy
trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khoảng này quá trình phân hủy đều bị chậm lại. c. Ủ
yểm khi
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá
trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không
dòi hỏi chi phí dầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau:
Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng.
Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy
thấp.
Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí metan và khi sunfuahydro gây
mùi khó chịu.
Chưa có thể tự động hóa, nên vẫn chủ yếu được vào sức người là chính. Sự phân
hủy diễn ra không đều trên toàn bộ mà ủ.
Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học:

11
 Loại trừ được 50% lượng các sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
 Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế
biển làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn
chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
 Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi
trưởng. Cải thiện đời sống cộng đồng.
 Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. Giá
thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
 Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như (kim loại màu, thép, thủy
 tỉnh, nhựa, giấy, bia...) phục vụ cho công nghiệp.
 Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng
một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hoàn tưới vào rác ủ dễ bổ
sung độ ẩm.

Nhược điểm:

 Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.


 Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ
công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
 Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
 Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.

Biogas
Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phản gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ
khí phân hủy tạo thành khí metan. Khí metan được thu hồi dùng làm nhiên liệu.
Bãi chôn lấp rác vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi
chúng được chôn nén và phủ lắp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ
quá trình phản hủy sinh học bên trong dễ tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH..

12
Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phương pháp tiêu
hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong
quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác
thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp
này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản... Người ta cũng hình thành các bãi chôn lấp
rác vệ sinh theo kiểu này.
Ưu điểm:

 Có thể xử lý một lượng lớn CTR.


 Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao.

Do bị nén chặt và phủ dắt lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruổi muỗi khó
có thể sinh sôi nảy nở.
Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm
thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt.
Các BCL khi bị phủ dầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm
nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác.
Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí ga phục
vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng
Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác.
BCL là một phương pháp xử lý CTR triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác
như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các phương
pháp thiêu rác, phân hủy sinh học...).
Nhược điểm:
Các BCL dòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố dòng dân có số lượng
rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn.
Cần phải có đủ đất dễ phủ lấp lên CTR đã được nén chặt sau mỗi ngày.
Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. Đất trong
BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ.

13
Các BCL thường tạo ra khí metan hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây
nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí metan có thể dốt và cung
cấp nhiệt.
1.4.2.4. Phương pháp tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế
biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có dời sống
cao.
Ưu điểm:

 Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu dược tái chế thay
cho vật liệu gốc.
 Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí dỗ thai, giảm tác động môi
trường do dỗ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
 Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế.

Nhược điểm:

 Chỉ xử lý dược với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế ).
 Chi phí đầu tư và vận hành cao.
 Đòi hỏi công nghệ thích hợp.
 Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn..

1.4.2.5. Phương pháp đổ đống hay bãi hở


Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu dời. Ngay cả
trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách dây khoảng 500 năm trước công
nguyên, người ta đã biết đổ rác bên ngoài tưởng các thành lũy - lâu dài và dưới
hướng gió. Cho đến nay phương pháp này vẫn còn được áp dụng ở nhiều nơi khác
nhau trên thế giới. Đặc biệt tại huyện Sóc Sơn phương pháp xử lý CTR phổ biến
vẫn là đổ thành bãi hở. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau:

 Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt
gặp

14
 Khi dỗ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật
gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây
nguy hiểm cho sức khỏe con người.
 Các bãi rác họ bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt
và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thẩm vào các tầng đất bên
dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
 Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khi do quá trình phân hủy rác tạo thành các
khi có mùi hôi thổi. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “chảy
ngầm" hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến
hiện tượng ô nhiễm không khí.
 Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chi tiêu tốn chi phi cho công
việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên,
phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành
phố đông dân cư và quỹ dắt khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp dắt
tiền cộng với nhiều nhược diễm nêu trên.

1.4.2.6. Phương pháp bãi chôn lấp chất thải rắn


1. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành BCL
Việc xây dựng một BCL cần phải được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng bởi
phạm vi ảnh hưởng của BCL đến môi trường rất rộng, lâu dài và nếu không kiểm
soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thể khắc phục được. Các tác động
đến môi trường thường là kết quả của các quá trình biến dỗi lý hóa và sinh học xảy
ra tại bãi rác và khu vực lân cận. Các tác động này bao gồm:

 Tác động tới môi trường nước.


 Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn.
 Tác động đến môi trường đất.
 Các tác động đến hệ sinh thái và da dạng tài nguyên sinh học.
 Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội.
 Các tác động lên quan đến cuộc sống con người.

Một trong những mỗi de dọa lớn nhất đối với môi trường tại các BCL rác là khả
năng ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ. Nhìn chung, nước rác nếu bị rò rỉ sẽ gây

15
tác động mạnh đến chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt nơi nước các chảy
vào. Vì vậy giữ an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trường là vấn dề quan trọng
nhất khi xây dựng BCL
Nước rỉ rác là nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác trong bãi rác và chảy qua
các tầng rác. Nước rác chứa các chất rắn lơ lửng, các thành phần hòa tan của rác và
các sản phẩm của quá trình phân hủy rác do hoạt động của vi sinh vật. Thành phần
của nước rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của giai đoạn phân hủy đang diễn
ra, độ ẩm của rác cũng như quy trình vận hành của BCL.
Nước thải từ BCL rác có chứa nhiều các chất hữu cơ và vô cơ, đặc biệt là kim loại
nặng là nguồn ô nhiễm rất lớn. Nước thải này có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao
gấp từ 20 - 30 lần nước thải bình thường. Tuy nhiên, nồng độ này sẽ giảm dần theo
thời gian và từ năm thứ 3 trở đi sẽ rất thấp (bảng 17 và bảng 18 phần phụ lục).
Sự ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông hồ, suối, mương có thể xảy ra tại các
khu vực được sử dụng là BCL.. Nguyên nhân là do nước thải tử rác chảy trận hoặc
chảy theo chỗ trũng, lượng nước này sẽ mang nồng độ ô nhiễm rất cao.
Nước thải từ BCL với nồng độ ô nhiễm rất cao nếu không được xử lý sẽ gây tác
động đến chất lượng nước mặt trong khu vực. Nước thải của BCL sẽ dỗ vào các
con kênh rạch, mương chảy vào ruộng và cuối cùng sẽ dỗ và các nguồn nước mặt
của khu vực BCL. Tác động này được coi là lớn nhất nếu không có các biện pháp
ngăn ngừa hữu hiệu.
Tác động của nước thẩm từ bãi rác dối với nguồn nước ngầm là hết sức quan trọng.
Ở những khu vực lượng nước mưa thấp thì ảnh hưởng này là không dáng ngại,
nhưng đối với các khu vực như khu vực nghiên cứu thì ảnh hưởng xấu có thể xảy
ra.
Ảnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ oxy hóa
của nước. Ngoài ra các kim loại nặng và vi sinh vật có thể thẩm qua đáy và thành di
chuyển xuống nước ngầm làm mất khả năng cung cấp nước ngầm sử dụng. Bản
chất của địa tầng và dòng chảy, nước ngầm sẽ mở rộng sự ô nhiễm theo các vecto
từ bãi thái xuống nước ngầm. Việc phân loại và xác định các thành phần có trong
nước ngầm rất khó do đó ở các BCL CTR hợp vệ sinh được xây dựng phải có giếng
quan trắc nước thải định kỳ.

16
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THU GOM,XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN
2.2. Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn
2.2.1. Phương án I:
Thu gom phân loại tại nguồn

Nguồn phát sinh

Rác vô cơ Rác hữu cơ

Xe đẩy tay Xe đẩy tay

Điểm tập kết Điểm tập kết

Xe thu gom chuyên dụng Xe thu gom chuyên dụng

Khu xử lý Khu xử lý

2.2.2. Phương án II:


Thu gom không phân loại tại nguồn

Nguồn phát sinh Xe đẩy tay Điểm tập kết

Khu xử lý Xe thu gom chuyên dụng

17
2.3. Thuyết minh sơ đồ thu gom
2.3.1. Phương án I
CTR sinh hoạt sẽ được công nhân đi thu gom bằng 2 xe đẩy tay dung tích 660
lít tại các hộ, khu dân cư vào các giờ định trước trong ngày. Công nhân thu gom có
trách nhiệm phân loại rác ngay khi thu gom 2 xe, 1 xe xanh chứa rác hữu cơ và 1 xe
cam chứa rác vô cơ. Sau khi thu gom, công nhân thu gom sẽ đẩy xe đến khu tập kết
chờ xe thu gom có bộ phận ép rác tới để vận chuyển từng loại chất thải về trạm xử lý
khi thu đủ số xe đẩy tay.
CTR của y tế, trường học được thu riêng về trạm xử lý. Vì lượng CTR phát sinh
khối lượng lớn.
Để tránh tồn lưu rác trong ngày gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân,
phù hợp với quy hoạch tổng thể, ta chọn:
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít, hệ số sử dụng thùng f = 0,9
+ Xe ép rác: dung tích 12 m3, tỉ số nén: 2,5
+ Tần suất thu gom: 1 ngày 1 lần
2.3.2. Phương án II
CTR sinh hoạt sẽ được công nhân đi thu gom bằng xe đẩy tay dung tích 660 lít tại các
hộ, khu dân cư vào các giờ định trước trong ngày. Các hộ có trách nhiệm mang chất
thải đổ trực tiếp vào xe đẩy tay. Sau khi thu gom, công nhân thu gom sẽ đẩy xe đến
khu tập kết chờ xe thu gom có bộ phận ép rác tới để vận chuyển về trạm xử lý khi thu
đủ số xe đẩy tay.
CTR của y tế, trường học được thu riêng về trạm xử lý. Vì lượng CTR phát sinh
khối lượng lớn.
Để tránh tồn lưu rác trong ngày gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân,
phù hợp với quy hoạch tổng thể, ta chọn:
+ Xe đẩy tay: dung tích 660 lít, hệ số sử dụng thùng f = 0,9
+ Xe ép rác: dung tích 12 m3, tỉ số nén: 2,5
+ Tần suất thu gom: 1 ngày 1 lần
Lựa chọn phương án I để tiến hành thu gom chất thải

18
2.4. Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn
2.4.1. Phương án I
Phân loại rác tại nguồn

Chất thải vô cơ Trạm cân Chất thải hữu cơ

Nhà tập kết rác

Phân loại

Rác tái chế Rác không tái chế Rác hữu cơ

Bãi chôn lấp hợp


Lưu trữ, tái chế Ủ thô sinh học
vệ sinh

Rác chưa phân Phân loại


hủy, các tạp chất
vô cơ

Nư Nư
ớc ớc Ủ chín
rỉ rỉ
rác rác

Tinh chế, đóng bao

Khu xử lý nước rỉ
rác Phân thành phẩm

19
2.4.2. Phương án II
Không phân loại tại nguồn

Chất thải rắn thu


gom

Trạm cân

Nhà tập kết rác

Chất thải rắn vô cơ Chất thải rắn vô cơ

Rác tái chế Rác không tái chế

Bãi chôn lấp hợp Khu xử lý nước rỉ


Khu tái chế Nước rỉ rác
vệ sinh rác

2.5. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án I


Rác thải đã phân loại tại nguồn được thu gom bằng xe thu gom chuyên dụng rồi
đưa vào nhà máy, qua cầu cân để xác định khối lượng rác thải rồi được đưa thẳng vào
bãi tiếp nhận, rác được phun dung dịch EM để khử mùi rồi được đưa vào khu tiếp
nhận riêng biệt.
Rác đem đi tái chế cao su, nhựa, giấy vụn, carton, kim loại sẽ được tập kết tại
khu lưu trữ, sau đó sẽ được vận chuyển đến cơ sở tái chế.
Rác hữu cơ sẽ được đem đi ủ thô, sau đó lại phân loại lượng rác phân huỷ được
chiếm 70% đem đi sản xuất phân compost và lượng rác không phân huỷ chiếm 30%
cũng sẽ được đem đi chôn lấp.

20
Lượng chất thải rắn như: thủy tinh, gốm, sứ, gạch vụn, đất đá,… đem đi chôn
lấp. Trong quá trình chôn lấp và ủ thô có sinh ra nước rỉ rác. Lượng nước rỉ rác và này
sẽ được thu gom và xử lý.
2.6. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án II
Rác sau khi thu gom bằng xe thu gom được đưa vào nhà máy qua cầu cân để
xác định khối lượng rác thải rồi được đưa thẳng vào bãi tiếp nhận, rác được phun dung
dịch EM để khử mùi. Từ bãi tiếp nhận rác, xe xúc lật xúc từng gầu đổ vào máng tiếp
liệu. Rác có thể tái chế sẽ được tập trung và vận chuyển đến cơ sở tái chế.
Chất thải sinh hoạt được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng nước rỉ rác phát
sinh tại bãi chôn lấp sẽ được thu gom và xử lý. Lượng khí phát sinh sẽ được cho thoát
tán tại chỗ
Lựa chọn phương án I để xử lý chất thải rắn

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ THU GOM XỬ LÝ


CHẤT THẢI RẮN HUYỆN HOÀI ĐỨC
3.1. Tính toán lượng chất thải rắn cho giai đoạn 2024 – 2034
3.1.1. Chất thải rắn cho khu dân cư
- Theo quy hoạch tổng thể của niên giám thống kê 2023 của thành phố Hà Nội, tính
đến năm 2023, huyện Hoài Đức có 250432 người.
- Dự báo tỉ lệ gia tăng dân số trung bình giai đoạn 2024 – 2034 là 1,2%
Để dự báo dân số khu vực huyện Hoài Đức đến năm 2034 theo công thức:
Ni+1 = Ni × (100% + 1,2%)
Trong đó: Ni+1 : là dân số sau 1 năm tính toán
Ni : là dân số ban đầu
- Tiêu chuẩn thải rác 0,81 kg/người.ngày (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2019, chuyên đề ”Quản lý chất thải rắn sinh hoạt”)
- Ta có bảng tính toán rác thải thu gom trong giai đoạn 2024 - 2034 của thành phố với
tiêu chuẩn phát sinh theo từng khu vực và theo từng năm; tỷ lệ thu gom đạt 90%:

21
Bảng 1.2. Rác thải thu gom cho khu dân cư

Tỉ lệ Tiêu Hiệu
Tần Lượng
gia chuẩn Lượng suất Lượng CTR
Dân số suất CTR thu
Năm tăng thải rác CTR thải thu thu gom
(người) thu gom
dân số (kg/người ra (kg) gom (tấn/năm)
gom (kg/ngày)
% . ngày) (%)

2024 1.2 253437 0.81 205283.970 1 90 184755.57 67435.78

2025 1.2 256478 0.81 207747.378 1 90 186972.64 68245.01

2026 1.2 259556 0.81 210240.346 1 90 189216.31 69063.95

2027 1.2 262671 0.81 212763.230 1 90 191486.91 69892.72

2028 1.2 265823 0.81 215316.389 1 90 193784.75 70731.43

2029 1.2 269013 0.81 217900.186 1 90 196110.17 71580.21

2030 1.2 272241 0.81 220514.988 1 90 198463.49 72439.17

2031 1.2 275508 0.81 223161.168 1 90 200845.05 73308.44

2032 1.2 278814 0.81 225839.102 1 90 203255.19 74188.14

2033 1.2 282159 0.81 228549.171 1 90 205694.25 75078.40

2034 1.2 285545 0.81 231291.761 1 90 208162.59 75979.34

3.1.2. Chất thải rắn cho trường học


- Toàn huyện có 20 trường học (35500 học sinh)
- Giả sử đến năm 2034 số học sinh vẫn là 35500 học sinh
- Tiêu chuẩn thải rác : 0,3 kg/người.ngày
- Tỷ lệ thu gom đạt 100%
Bảng 1.3. Rác thải thu gom cho trường học

22
CHẤT THẢI RẮN TRƯỜNG HỌC

Tiêu chuẩn Lượng CTR


Tỉ lệ thu Tần suất thu
Trường học Số học sinh thải (kg/người. thu gom
gom (%) gom
ngày) (kg)

A 1775 0.3 100 1 532.5


B 1775 0.3 100 1 532.5
C 1775 0.3 100 1 532.5
D 1775 0.3 100 1 532.5
E 1775 0.3 100 1 532.5
F 1775 0.3 100 1 532.5
G 1775 0.3 100 1 532.5
H 1775 0.3 100 1 532.5
I 1775 0.3 100 1 532.5
K 1775 0.3 100 1 532.5
L 1775 0.3 100 1 532.5
M 1775 0.3 100 1 532.5
N 1775 0.3 100 1 532.5
O 1775 0.3 100 1 532.5
P 1775 0.3 100 1 532.5
Q 1775 0.3 100 1 532.5
R 1775 0.3 100 1 532.5
S 1775 0.3 100 1 532.5
T 1775 0.3 100 1 532.5
U 1775 0.3 100 1 532.5

23
3.1.3. Chất thải rắn cho bệnh viện
- Toàn huyện có 1 bệnh viện
- Bệnh viện có 800 giường
- Giả sử đến năm 2034 số học sinh vẫn là 800 giường
- Tiêu chuẩn thải rác : 3 kg/giường.ngày
- Tỷ lệ thu gom đạt 100%
- Tần suất thu gom 1 ngày 1 lần
Lượng chất thải thu gom là: mbv = 800 × 3 × 100% ×1 = 2400 kg/ngày

24
3.1.4. Tổng lượng rác thu gom

Bảng 1.4. Rác thải thu gom của huyện Hoài Đức giai đoạn 2024 – 2034

Phần
Phần
trăm
Lượng Tổng Tổng trăm
Lượng chất Lượng chất khối Lượng
chất thải lượng lượng khối Lượng
thải trường thải bệnh lượng CTR hữu
Năm sinh hoạt CTR thu CTR thu lượng CTR vô cơ
học viện chất cơ
thu gom gom gom chất (kg/ngày)
(kg/ngày) (kg/ngày) thải (kg/ngày)
(kg/ngày) (kg/ngày) (tấn/năm) thải vô
hữu cơ
cơ (%)
(%)

2024 184755.57 532.5 2400 187688.07 68506.15 49 51 91967.15 95720.92

2025 186972.64 532.5 2400 189905.14 69315.37 49 51 93053.52 96851.62

2026 189216.31 532.5 2400 192148.81 70134.32 49 51 94152.92 97995.89

2027 191486.90 532.5 2400 194419.40 70963.08 49 51 95265.51 99153.90

2028 193784.75 532.5 2400 196717.25 71801.80 49 51 96391.45 100325.80

2029 196110.16 532.5 2400 199042.66 72650.57 49 51 97530.91 101511.76

2030 198463.49 532.5 2400 201395.99 73509.53 49 51 98684.03 102711.95


25
Phần
Phần
trăm
Lượng Tổng Tổng trăm
Lượng chất Lượng chất khối Lượng
chất thải lượng lượng khối Lượng
thải trường thải bệnh lượng CTR hữu
Năm sinh hoạt CTR thu CTR thu lượng CTR vô cơ
học viện chất cơ
thu gom gom gom chất (kg/ngày)
(kg/ngày) (kg/ngày) thải (kg/ngày)
(kg/ngày) (kg/ngày) (tấn/năm) thải vô
hữu cơ
cơ (%)
(%)

2031 200845.05 532.5 2400 203777.55 74378.80 49 51 99851.00 103926.55

2032 203255.19 532.5 2400 206187.69 75258.51 49 51 101031.97 105155.72

2033 205694.25 532.5 2400 208626.75 76148.76 49 51 102227.11 106399.64

2034 208162.58 532.5 2400 211095.08 77049.70 49 51 103436.59 107658.49

Tổng 2158746.88 5325,00 24000,00 2191004.38 799716.60 1073592.15 1117412.24

26
3.2. Tính toán phương án thu gom
3.2.1. Thu gom sơ cấp
Chất thải sau khi được thu gom, trung bình mỗi điểm tập kết có 3 - 8 xe đẩy tay.
Sau đó xe ép rác đến vận chuyển đến khu xử lý.
Tổng số xe đẩy tay thu gom
m× t
N xđt=
ρ × f ×V

+ m: Lượng rác thu gom ( tính theo lượng rác thu gom cuối năm 2031):
+ Tỷ trọng rác: ρ = 350 kg/m3 (350 – 400 kg/m3)
+ Hệ số đầy xe: f = 0,9
+ Dung tích xe đẩy tay: V= 660 lit = 0,66 m3
+ Tần suất thu gom rác: 1 ngày/ 1 lần
Tổng số xe đẩy tay được tính dựa trên bảng tính exel
Nxđt = 1234 xe
Số xe đẩy tay cho từng khu dân cư tính theo phần mềm QGIS và bảng tính Exel
Bảng 2.1. Khối lượng chất thải rắn và số xe đẩy tay của từng khu dân cư

Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

1 182154.501 0.006 1093 0.81 796.797 4

2 198134.616 0.006 1189 0.81 866.781 5

3 162422.787 0.006 975 0.81 710.775 4

4 247641.675 0.006 1486 0.81 1083.294 6

5 269229.217 0.006 1616 0.81 1178.064 6

6 231724.252 0.006 1391 0.81 1014.039 5

7 159728.022 0.006 959 0.81 699.111 4

27
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

8 209213.972 0.006 1256 0.81 915.624 5

9 180814.894 0.006 1085 0.81 790.965 4

10 161709.226 0.006 971 0.81 707.859 4

11 133080.04 0.006 799 0.81 582.471 3

12 211973.446 0.006 1272 0.81 927.288 5

13 221619.601 0.006 1330 0.81 969.57 5

14 130577.333 0.006 784 0.81 571.536 3

15 163392.387 0.006 981 0.81 715.149 4

16 129527.951 0.006 778 0.81 567.162 3

17 212866.217 0.006 1278 0.81 931.662 5

18 199837.519 0.006 1200 0.81 874.8 5

19 202215.518 0.006 1214 0.81 885.006 5

20 217567.418 0.006 1306 0.81 952.074 5

21 174007.095 0.006 1045 0.81 761.805 4

22 242653.238 0.006 1456 0.81 1061.424 6

23 212512.898 0.006 1276 0.81 930.204 5

24 168359.596 0.006 1011 0.81 737.019 4

25 127115.329 0.006 763 0.81 556.227 3

26 297295.825 0.006 1784 0.81 1300.536 7

28
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

27 252744.328 0.006 1517 0.81 1105.893 6

28 170735.023 0.006 1025 0.81 747.225 4

29 135932.075 0.006 816 0.81 594.864 3

30 161576.71 0.006 970 0.81 707.13 4

31 183323.507 0.006 1100 0.81 801.9 4

32 156677.379 0.006 941 0.81 685.989 4

33 114860.079 0.006 690 0.81 503.01 3

34 150551.515 0.006 904 0.81 659.016 4

35 158085.084 0.006 949 0.81 691.821 4

36 216685.404 0.006 1301 0.81 948.429 5

37 158620.794 0.006 952 0.81 694.008 4

38 195708.529 0.006 1175 0.81 856.575 5

39 179112.655 0.006 1075 0.81 783.675 4

40 246406.742 0.006 1479 0.81 1078.191 6

41 138598.636 0.006 832 0.81 606.528 3

42 163168.273 0.006 980 0.81 714.42 4

43 198467.66 0.006 1191 0.81 868.239 5

44 136399.97 0.006 819 0.81 597.051 3

45 79592.531 0.006 478 0.81 348.462 2

29
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

46 145248.866 0.006 872 0.81 635.688 4

47 198589.26 0.006 1192 0.81 868.968 5

48 157005.876 0.006 943 0.81 687.447 4

49 125883.882 0.006 756 0.81 551.124 3

50 157857.542 0.006 948 0.81 691.092 4

51 172677.973 0.006 1037 0.81 755.973 4

52 151999.109 0.006 912 0.81 664.848 4

53 176837.091 0.006 1062 0.81 774.198 4

54 167237.219 0.006 1004 0.81 731.916 4

55 129860.156 0.006 780 0.81 568.62 3

56 199303.317 0.006 1196 0.81 871.884 5

57 179501.982 0.006 1078 0.81 785.862 4

58 250179.454 0.006 1502 0.81 1094.958 6

59 211263.812 0.006 1268 0.81 924.372 5

60 165525.352 0.006 994 0.81 724.626 4

61 193919.117 0.006 1164 0.81 848.556 5

62 308269.397 0.006 1850 0.81 1348.65 7

63 235700.096 0.006 1415 0.81 1031.535 5

64 154749.248 0.006 929 0.81 677.241 4

30
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

65 161215.253 0.006 968 0.81 705.672 4

66 234631.571 0.006 1408 0.81 1026.432 5

67 240730.246 0.006 1445 0.81 1053.405 6

68 174720.851 0.006 1049 0.81 764.721 4

69 115281.301 0.006 692 0.81 504.468 3

70 159628.707 0.006 958 0.81 698.382 4

71 231597.139 0.006 1390 0.81 1013.31 5

72 91005.074 0.006 547 0.81 398.763 2

73 123441.416 0.006 741 0.81 540.189 3

74 201431.689 0.006 1209 0.81 881.361 5

75 169857.43 0.006 1020 0.81 743.58 4

76 210152.215 0.006 1261 0.81 919.269 5

77 218081.68 0.006 1309 0.81 954.261 5

78 174839.998 0.006 1050 0.81 765.45 4

79 161397.711 0.006 969 0.81 706.401 4

80 115321.402 0.006 692 0.81 504.468 3

81 65364.894 0.006 393 0.81 286.497 2

82 93744.73 0.006 563 0.81 410.427 2

83 133447.242 0.006 801 0.81 583.929 3

31
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

84 257532.852 0.006 1546 0.81 1127.034 6

85 271461.465 0.006 1629 0.81 1187.541 6

86 185515.169 0.006 1114 0.81 812.106 4

87 177171.049 0.006 1064 0.81 775.656 4

88 196378.461 0.006 1179 0.81 859.491 5

89 232365.61 0.006 1395 0.81 1016.955 5

90 171721.326 0.006 1031 0.81 751.599 4

91 142420.822 0.006 855 0.81 623.295 3

92 152177.166 0.006 914 0.81 666.306 4

93 173641.406 0.006 1042 0.81 759.618 4

94 299085.222 0.006 1795 0.81 1308.555 7

95 277365.445 0.006 1665 0.81 1213.785 6

96 157418.889 0.006 945 0.81 688.905 4

97 180472.329 0.006 1083 0.81 789.507 4

98 225265.844 0.006 1352 0.81 985.608 5

99 190165.307 0.006 1141 0.81 831.789 5

100 234227.998 0.006 1406 0.81 1024.974 5

101 194973.951 0.006 1170 0.81 852.93 5

102 298305.708 0.006 1790 0.81 1304.91 7

32
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

103 175620.024 0.006 1054 0.81 768.366 4

104 316713.149 0.006 1901 0.81 1385.829 7

105 229007.837 0.006 1375 0.81 1002.375 5

106 182406.577 0.006 1095 0.81 798.255 4

107 195459.894 0.006 1173 0.81 855.117 5

108 179896.218 0.006 1080 0.81 787.32 4

109 181865.916 0.006 1092 0.81 796.068 4

110 230187.346 0.006 1382 0.81 1007.478 5

111 199701.108 0.006 1199 0.81 874.071 5

112 186621.728 0.006 1120 0.81 816.48 4

113 221927.793 0.006 1332 0.81 971.028 5

114 244751.802 0.006 1469 0.81 1070.901 6

115 247774.484 0.006 1487 0.81 1084.023 6

116 186802.716 0.006 1121 0.81 817.209 4

117 219989.96 0.006 1320 0.81 962.28 5

118 193173.726 0.006 1160 0.81 845.64 5

119 159003.594 0.006 955 0.81 696.195 4

120 124046.529 0.006 745 0.81 543.105 3

121 255759.72 0.006 1535 0.81 1119.015 6

33
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

122 200333.811 0.006 1203 0.81 876.987 5

123 62557.797 0.006 376 0.81 274.104 2

124 83781.209 0.006 503 0.81 366.687 2

125 190361.799 0.006 1143 0.81 833.247 5

126 191307.574 0.006 1148 0.81 836.892 5

127 194661.285 0.006 1168 0.81 851.472 5

128 152032.661 0.006 913 0.81 665.577 4

129 166420.361 0.006 999 0.81 728.271 4

130 240768.092 0.006 1445 0.81 1053.405 6

131 165263.435 0.006 992 0.81 723.168 4

132 159597.925 0.006 958 0.81 698.382 4

133 139696.491 0.006 839 0.81 611.631 3

134 310179.395 0.006 1862 0.81 1357.398 7

135 277913.615 0.006 1668 0.81 1215.972 6

136 266837.771 0.006 1602 0.81 1167.858 6

137 276647.509 0.006 1660 0.81 1210.14 6

138 230235.116 0.006 1382 0.81 1007.478 5

139 183530.031 0.006 1102 0.81 803.358 4

140 235942.626 0.006 1416 0.81 1032.264 5

34
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

141 253765.034 0.006 1523 0.81 1110.267 6

142 190111.898 0.006 1141 0.81 831.789 5

143 99598.492 0.006 598 0.81 435.942 3

144 145904.674 0.006 876 0.81 638.604 4

145 149008.792 0.006 895 0.81 652.455 4

146 228273.561 0.006 1370 0.81 998.73 5

147 208248.204 0.006 1250 0.81 911.25 5

148 210831.326 0.006 1265 0.81 922.185 5

149 246987.681 0.006 1482 0.81 1080.378 6

150 188121.792 0.006 1129 0.81 823.041 4

151 240792.995 0.006 1445 0.81 1053.405 6

152 206902.295 0.006 1242 0.81 905.418 5

153 180802.557 0.006 1085 0.81 790.965 4

154 228655.646 0.006 1372 0.81 1000.188 5

155 236200.907 0.006 1418 0.81 1033.722 5

156 208732.924 0.006 1253 0.81 913.437 5

157 184323.389 0.006 1106 0.81 806.274 4

158 151086.145 0.006 907 0.81 661.203 4

159 196200.272 0.006 1178 0.81 858.762 5

35
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

160 131922.008 0.006 792 0.81 577.368 3

161 108142.104 0.006 649 0.81 473.121 3

162 35125.663 0.006 211 0.81 153.819 1

163 56712.465 0.006 341 0.81 248.589 2

164 89027.269 0.006 535 0.81 390.015 2

165 47726.867 0.006 287 0.81 209.223 2

166 108480.502 0.006 651 0.81 474.579 3

167 128678.662 0.006 773 0.81 563.517 3

168 121707.249 0.006 731 0.81 532.899 3

169 96678.532 0.006 581 0.81 423.549 3

170 81983.082 0.006 492 0.81 358.668 2

171 73300.308 0.006 440 0.81 320.76 2

172 78014.375 0.006 469 0.81 341.901 2

173 59478.011 0.006 357 0.81 260.253 2

174 94256.671 0.006 566 0.81 412.614 2

175 61683.61 0.006 371 0.81 270.459 2

176 52508.127 0.006 316 0.81 230.364 2

177 201790.138 0.006 1211 0.81 882.819 5

178 149464.177 0.006 897 0.81 653.913 4

36
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

179 171896.15 0.006 1032 0.81 752.328 4

180 88284.943 0.006 530 0.81 386.37 2

181 89304.712 0.006 536 0.81 390.744 2

182 134850.687 0.006 810 0.81 590.49 3

183 148236.114 0.006 890 0.81 648.81 4

184 112820.471 0.006 677 0.81 493.533 3

185 206956.551 0.006 1242 0.81 905.418 5

186 175549.085 0.006 1054 0.81 768.366 4

187 134347.765 0.006 807 0.81 588.303 3

188 141008.519 0.006 847 0.81 617.463 3

189 196529.724 0.006 1180 0.81 860.22 5

190 199235.5 0.006 1196 0.81 871.884 5

191 189870.997 0.006 1140 0.81 831.06 4

192 221616.588 0.006 1330 0.81 969.57 5

193 166605.946 0.006 1000 0.81 729 4

194 81645.162 0.006 490 0.81 357.21 2

195 126683.476 0.006 761 0.81 554.769 3

196 122697.416 0.006 737 0.81 537.273 3

197 112260.502 0.006 674 0.81 491.346 3

37
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

198 108478.303 0.006 651 0.81 474.579 3

199 325200.757 0.006 1952 0.81 1423.008 7

200 204255.561 0.006 1226 0.81 893.754 5

201 142200.583 0.006 854 0.81 622.566 3

202 101538.423 0.006 610 0.81 444.69 3

203 190808.167 0.006 1145 0.81 834.705 5

204 162439.083 0.006 975 0.81 710.775 4

205 212519.44 0.006 1276 0.81 930.204 5

206 197003.622 0.006 1183 0.81 862.407 5

207 148747.216 0.006 893 0.81 650.997 4

208 184307.555 0.006 1106 0.81 806.274 4

209 222109.26 0.006 1333 0.81 971.757 5

210 206341.909 0.006 1239 0.81 903.231 5

211 94333.994 0.006 567 0.81 413.343 2

212 120855.686 0.006 726 0.81 529.254 3

213 143063.039 0.006 859 0.81 626.211 4

214 116193.464 0.006 698 0.81 508.842 3

215 141269.009 0.006 848 0.81 618.192 3

216 180298.913 0.006 1082 0.81 788.778 4

38
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

217 213237.508 0.006 1280 0.81 933.12 5

218 174448.467 0.006 1047 0.81 763.263 4

219 137701.074 0.006 827 0.81 602.883 3

220 181637.74 0.006 1090 0.81 794.61 4

221 183712.19 0.006 1103 0.81 804.087 4

222 257459.128 0.006 1545 0.81 1126.305 6

223 239532.766 0.006 1438 0.81 1048.302 6

224 184525.173 0.006 1108 0.81 807.732 4

225 168050.668 0.006 1009 0.81 735.561 4

226 153713.036 0.006 923 0.81 672.867 4

227 168258.714 0.006 1010 0.81 736.29 4

228 154791.843 0.006 929 0.81 677.241 4

229 118065.011 0.006 709 0.81 516.861 3

230 147965.048 0.006 888 0.81 647.352 4

231 64795.14 0.006 389 0.81 283.581 2

232 94041.967 0.006 565 0.81 411.885 2

233 94849.092 0.006 570 0.81 415.53 2

234 120319.774 0.006 722 0.81 526.338 3

235 142824.421 0.006 857 0.81 624.753 4

39
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

236 151882.11 0.006 912 0.81 664.848 4

237 207100.1 0.006 1243 0.81 906.147 5

238 157374.151 0.006 945 0.81 688.905 4

239 177725.293 0.006 1067 0.81 777.843 4

240 305522.377 0.006 1834 0.81 1336.986 7

241 193265.009 0.006 1160 0.81 845.64 5

242 145546.896 0.006 874 0.81 637.146 4

243 137343.829 0.006 825 0.81 601.425 3

244 137239.969 0.006 824 0.81 600.696 3

245 80686.524 0.006 485 0.81 353.565 2

246 177368.116 0.006 1065 0.81 776.385 4

247 238384.737 0.006 1431 0.81 1043.199 6

248 249269.345 0.006 1496 0.81 1090.584 6

249 247618.048 0.006 1486 0.81 1083.294 6

250 341122.961 0.006 2047 0.81 1492.263 8

251 120861.224 0.006 726 0.81 529.254 3

252 115863.396 0.006 696 0.81 507.384 3

253 126847.27 0.006 762 0.81 555.498 3

254 147818.961 0.006 887 0.81 646.623 4

40
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

255 85659.383 0.006 514 0.81 374.706 2

256 87192.613 0.006 524 0.81 381.996 2

257 160834.439 0.006 966 0.81 704.214 4

258 215166.276 0.006 1291 0.81 941.139 5

259 242407.826 0.006 1455 0.81 1060.695 6

260 267317.381 0.006 1604 0.81 1169.316 6

261 210275.633 0.006 1262 0.81 919.998 5

262 217596.824 0.006 1306 0.81 952.074 5

263 163553.649 0.006 982 0.81 715.878 4

264 167645.332 0.006 1006 0.81 733.374 4

265 157898.47 0.006 948 0.81 691.092 4

266 202827.948 0.006 1217 0.81 887.193 5

267 195356.512 0.006 1173 0.81 855.117 5

268 104690.767 0.006 629 0.81 458.541 3

269 159362.136 0.006 957 0.81 697.653 4

270 76998.244 0.006 462 0.81 336.798 2

271 109478.338 0.006 657 0.81 478.953 3

272 113335.597 0.006 681 0.81 496.449 3

273 164196.979 0.006 986 0.81 718.794 4

41
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

274 186674.146 0.006 1121 0.81 817.209 4

275 124743.565 0.006 749 0.81 546.021 3

276 81416.759 0.006 489 0.81 356.481 2

277 158041.66 0.006 949 0.81 691.821 4

278 193965.207 0.006 1164 0.81 848.556 5

279 111299.311 0.006 668 0.81 486.972 3

280 140890.063 0.006 846 0.81 616.734 3

281 184825.992 0.006 1109 0.81 808.461 4

282 168539.202 0.006 1012 0.81 737.748 4

283 152183.605 0.006 914 0.81 666.306 4

284 156204.703 0.006 938 0.81 683.802 4

285 192529.548 0.006 1156 0.81 842.724 5

286 226160.959 0.006 1357 0.81 989.253 5

287 187285.072 0.006 1124 0.81 819.396 4

288 196507.587 0.006 1180 0.81 860.22 5

289 235680.099 0.006 1415 0.81 1031.535 5

290 202197.648 0.006 1214 0.81 885.006 5

291 173267.27 0.006 1040 0.81 758.16 4

292 178759.419 0.006 1073 0.81 782.217 4

42
Khối lượng
Tên Tiêu chuẩn
Mật độ dân rác thu gom Số xe
khu Diện tích Dân số thải rác
số hiệu suất đẩy
dân (m2) (người) (kg/người.ngày
(người/m2) 90% tay
cư )
(kg/ngày)

293 225802.347 0.006 1355 0.81 987.795 5

294 155079.971 0.006 931 0.81 678.699 4

295 166920.339 0.006 1002 0.81 730.458 4

296 193630.618 0.006 1162 0.81 847.098 5

3.2.2. Thu gom thứ cấp


3.2.2.1. Tính toán số chuyến thu gom
Sau khi rác được thu gom, các công nhân đẩy các xe đẩy tay đến điểm tập kết.
Xe ép rác chuyên dụng đến thu gom và chở về khu xử lý.
Sử dụng xe ép rác Vép = 12 m3, hệ số r = 2
Dung tích xe đẩy tay: V= 660 lit = 0,66 m3. Hệ số đầy xe: f = 0,9
Tần suất thu gom 1 lần 1 ngày
12 ×2 ,5
Số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác: Ct = = 51 xe đẩy tay
0 , 66× 0 , 9

Vạch tuyến mạng lưới thu gom được thể hiện trên bản vẽ autocad
Bố trí 31 tuyến thu gom

3.2.2.2. Tính toán thời gian thu gom


- Thời gian cần thiết: Tcđ = Pcđ + s + dbc
Trong đó:
+ Pcđ: Thời gian lấy tải cho 1 chuyến (h/chuyến)
+ Pcđ = Ct x uc + (np – 1).dbc’

43
Với: Ct: Số xe đẩy tay dỡ tải trong 1 chuyến thu gom (xe)
uc: Thời gian lấy tải trung bình cho 1 xe đẩy tay (giờ), uc = 0,05 (h)
np: Số điểm tập kết (vị trí/ chuyến)
dbc’: Thời gian trung bình hao phí để lái xe giữa các vị trí đặt xe đẩy tay
dbc’ = a’ + b’x’
v’ = 24km/h, a’ = 0,06 (h/ch), b’ = 0,04164 (h/km)
x’: Khoảng cách trung bình giữa các điểm thu gom
Chiều dài điểm thu gomđầu đến điểmthu gomcuối
x’= ( n p−1)

+ s: thời gian tại bãi đổ; s = 0,133 (h)


+ dbc: a + bx : thời gian vận chuyển
v = 54km/h: a = 0,034 (h/ch), b = 0,01802 (h/km)
x: khoảng cách vận chuyển 2 chiều
- Thời gian thực làm việc trong ngày
N d . T cđ + ( t 1 +t 2 )
H= ( giờ )
1−W

Trong đó:
+ t1: Thời gian lái xe từ trạm điều vận đến vị trí thu gom đầu tiên
+ t2: Thời gian lái xe từ vị trí thu gom cuối cùng đến trạm điều vận
+ Nd: Số chuyến xe thực hiện trong ngày
+ Tcd: Thời gian cần thiết cho 1 chuyến
+ W: Hệ số không sản xuất, lấy W = 0,15
Bảng 2.2. Thông tin các tuyến thu gom thứ cấp

Khoảng
Chiều dài
cách các
Tuyến tuyến thu Ct np Nd W t1 (giờ) t2 (giờ)
điểm hẹn
gom (km)
(km)

1 19.9 3.317 43 7 1 0.15 0.3333 0.5

2 13.5 2.700 39 6 1 0.15 0.3333 0.5

3 14.4 3.600 37 5 1 0.15 0.3333 0.5

44
Khoảng
Chiều dài
cách các
Tuyến tuyến thu Ct np Nd W t1 (giờ) t2 (giờ)
điểm hẹn
gom (km)
(km)

4 15.8 2.633 41 7 1 0.15 0.3333 0.5

5 12.5 2.083 39 7 1 0.15 0.3333 0.5

6 12.3 2.050 42 7 1 0.15 0.3333 0.5

7 13.3 2.660 41 6 1 0.15 0.3333 0.5

8 13 2.600 44 6 1 0.15 0.3333 0.5

9 16.8 3.360 43 6 1 0.15 0.3333 0.5

10 12.2 3.050 39 5 1 0.15 0.3333 0.5

11 13.8 2.760 39 6 1 0.15 0.3333 0.5

12 12.6 2.520 44 6 1 0.15 0.3333 0.5

13 13.3 2.660 38 6 1 0.15 0.3333 0.5

14 14.8 2.960 42 6 1 0.15 0.3333 0.5

15 14.7 2.940 41 6 1 0.15 0.3333 0.5

16 15.5 2.583 44 7 1 0.15 0.3333 0.5

17 15.7 2.617 43 7 1 0.15 0.3333 0.5

18 17.3 2.883 43 7 1 0.15 0.3333 0.5

19 14 2.800 39 6 1 0.15 0.3333 0.5

20 13 3.250 38 5 1 0.15 0.3333 0.5

21 13.7 2.740 44 6 1 0.15 0.3333 0.5

22 13.8 3.450 38 5 1 0.15 0.3333 0.5

45
Khoảng
Chiều dài
cách các
Tuyến tuyến thu Ct np Nd W t1 (giờ) t2 (giờ)
điểm hẹn
gom (km)
(km)

23 14.6 2.920 36 6 1 0.15 0.3333 0.5

24 13 2.600 34 6 1 0.15 0.3333 0.5

25 14 2.333 39 7 1 0.15 0.3333 0.5

26 13.3 3.325 31 5 1 0.15 0.3333 0.5

27 15.1 3.775 35 5 1 0.15 0.3333 0.5

28 17.3 5.767 31 4 1 0.15 0.3333 0.5

29 16.5 3.300 40 6 1 0.15 0.3333 0.5

30 17 3.400 36 6 1 0.15 0.3333 0.5

31 18.6 3.100 40 7 1 0.15 0.3333 0.5

Bảng 2.3. Thời gian cần thiết của các tuyến thu gom thứ cấp

Pcd
Tuyến Tcd (h/chuyến) H (giờ)
(h/chuyến)

1 3.339 4.223 5.948

2 2.812 3.466 5.058

3 2.690 3.376 4.952

4 3.068 3.804 5.456

5 2.831 3.448 5.037

6 2.972 3.582 5.195

7 2.904 3.550 5.157

8 3.041 3.677 5.306

46
Pcd
Tuyến Tcd (h/chuyến) H (giờ)
(h/chuyến)

9 3.150 3.922 5.595

10 2.698 3.305 4.868

11 2.825 3.489 5.085

12 3.025 3.646 5.270

13 2.754 3.400 4.981

14 3.016 3.717 5.353

15 2.962 3.659 5.285

16 3.205 3.931 5.605

17 3.164 3.897 5.565

18 3.230 4.021 5.711

19 2.833 3.505 5.103

20 2.681 3.317 4.883

21 3.070 3.731 5.370

22 2.715 3.379 4.956

23 2.708 3.401 4.982

24 2.541 3.177 4.718

25 2.893 3.565 5.174

26 2.344 2.990 4.498

27 2.619 3.330 4.898

28 2.450 3.241 4.793

47
Pcd
Tuyến Tcd (h/chuyến) H (giờ)
(h/chuyến)

29 2.987 3.749 5.391

30 2.808 3.588 5.201

31 3.135 3.972 5.653

48
3.3. Tính toán dây chuyền xử lý chất thải rắn theo phương án I
3.3.1. Cân điện tử
- Cân được đặt ngoài cổng chính cho xe vào cửa nhà máy để có thể kiểm tra khối
lượng rác được vận chuyển vào hàng ngày. Mặt bằng của cân điện tử đủ chỗ cho một
xe rác lớn đứng.
- Trong lượng cân tối đa là 40 tấn
- Ghi mã tổng hợp, in qua máy vi tính
- Kích thước trên mặt bằng của trạm cân là 10 x 10 m
3.3.2. Nhà tập kết rác
- Rác thải được thu gom và vận chuyển về khu xử lý và tập kết tại khu tiếp nhận rác
sau để phân loại khi qua khu trạm cân
- Tổng lượng rác thu gom vận chuyển về nhà tập kết rác trong một ngày (cuối năm
2034) là:
mrác = 225236,160 (kg) = 225,236 (tấn)
- Thể tích rác vận chuyển về trong vòng 1 ngày:
mrác 225236 , 16 3
V rác = = =643 , 53(m )
M rác 350

Trong đó: Mrác: khối lượng riêng của rác Mrác = 350 (kg/m3)
Nhà tập kết rác được thiết kế có thể lưu rác trong 2 ngày, do đó công suất của
nhà tập kết rác:
V = Vrác x n = 643,53 x 2 = 1287,06 (m3)
- Chọn chiều cao nhà tập kết rác là 4m
1287 , 06
- Diện tích khu tiếp nhận: F = =321,765(m2)
4

- Chọn hệ số diện tích đi lại, thao tác khu tiếp nhận: 1,2
- Diện tích của khu tiếp nhận thực tế: 321,765 x 1,2 = 386,118 (m2)
- Chọn kích thước nhà tập kết rác trên mặt bằng là: L x B = 20 x 19,5 = 390 (m2)
Nhà tập kết được xây dựng có mái che bằng tôn trên có gắn các quạt thông gió tự
nhiên, có tường bao quanh.
Bảng 3.1. Kích thước nhà tập kết rác

49
STT Nhà tập kết rác Kích thước

1 Chiều cao 4m

2 Chiều dài 20m

3 Chiều rộng 19,5m

3.3.3. Nhà phân loại


a. Tính toán nhà phân loại rác
- Đầu tiên rác sẽ được xe cần trục xúc rác đổ vào băng chuyền cấp liệu. Tại đây rác
được phân loại bằng tay. Một ngày nhà máy xử lý 350 m3 rác, một ngày công nhân làm
việc 2 ca, mỗi ca 8h. Như vật mỗi ngày nhà máy hoạt động 16h và băng chuyền phải
vận động chuyển lượng rác là 350 m3. Vậy công suất băng chuyền:
643 ,53
N= =40 , 22(m3/h)
16

- Ta thiết kế một băng chuyền phân loại rác. Lượng chuyền tải của bằng chuyền là
40,22 m3/h
- Công suất của băng chuyền cho 1h làm việc được tính:
N1bc = a x b x v x k x 60 (m3/h)
Trong đó: + a là chiều rộng băng chuyền
+ b là độ dày của rác: b = 0,1 - 1,15 (m), chọn b =1m
+ v tốc độ băng chuyền
+ k hệ số nạp, k = 0,8
+ 60: hệ số quy đổi ra giờ
N 1 bc 40 , 22
axv= = =0 , 84
b ×k × 60 1 × 0 ,8 × 60

- Chọn chiều rộng băng chuyền a = 1m


- Tốc độ băng chuyền là 0,84 (m/phút)
- Thời gian để chuyển hết 40,22 m3/ h rác là:
N 1bc 40 , 22
= =59 , 85( phút )
b ×k × a × v 1 ×0 , 8 ×1 ×0 , 84

50
- Vậy thời gian vận chuyển 40,22 m3 rác là 59,85 phút
Skhu phân loại = 2 x Stiếp nhận ban đầu = 2 x 643 , 53 = 1287 , 06 (m2)
- Kích thước thiết kế nhà phân loại rác: L x B x H = 24 x 18 x 3
Bảng 3.2. Kích thước nhà phân loại

STT Nhà phân loại rác Kích thước

1 Chiều cao 3m

2 Chiều dài 24m

3 Chiều rộng 18m

b. Hệ thống cấp EM:


- Chất thải rắn được bổ sung thêm EM với lượng 0,4 l/tấn, được phun đều trên bề mặt
chất thải rắn nhằm khử mùi hôi thối H 2S đồng thời tăng cường vi sinh vật có ích đưa
vào chất hữu cơ để phục vụ cho quá trình lên men sinh học trong bể ủ.
- Thiết bị phun EM: Sử dụng thiết bị phun EM di động, được thiết kế có thể đặt trên xe
kéo.
- Thể tích dung dịch EM cần dùng trong 1 ngày là:
Theo quyết định 592/ QĐ-BXD đối với BCL công suất < 500 tấn/ ngày, lượng
dung dịch EM thứ cấp sử dụng là 0,4 l/tấn.
V = 225,236 × 0 , 4=90 (lít).
- Thiết kể bể dung dịch chứa được dung dịch EM dùng trong 7 ngày .
- Vậy thể tích bể chứa dung dịch EM là : V = 90 x 7 = 630 ( lít )
Do vậy lượng dung dịch EM tương đối ít có thể chứa trong các can đựng
3.3.4. Khu chứa chất thải tái chế
- Lượng rác thải tái chế bao gồm giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, gạch đá, bê tông, khác
chiếm 51 % khối lượng CTR vô cơ thu gom được trong 1 ngày về bãi chôm lấp (lấy ở
năm cuối cùng 2031) là: 51% x 225236,16 = 114870,44 (kg/ngđ) = 114,87 (tấn/ngđ)
- Chọn thời gian lưu kho của chất thải tái chế là 1 ngày.
- Thể tích rác vận chuyển về trong vòng 1 ngày:

51
114870 , 44 3
V tái chế = =328 ,2(m )
350

Trong đó:Mrác: khối lượng riêng của rác Mrác = 350 (kg/m3)
- Chọn chiều cao khu chứa chất thải tái chế tối đa h = 2 m
- Hệ số tính đến sự thay dổi độ cao của đống rác α = 1,2 – 1,4. Chọn α = 1,2
- Diện tích cần thiết của khu chứa chất thải tái chế:
V × α 328 , 2× 1 ,2
=196 , 92 ( m )
2
F= =
h 2

- Chọn diện tích khu chứa 200 m2


- Chọn kích thước khu chứa chất thải tái chế trên mặt bằng là: L x B = 20 x 10
Chất thải tái chế sẽ được chuyển cho đơn vị, cơ sở tái chế để tái chế.
Bảng 3.3. Kích thước khu chứa rác thải tái chế

STT Thông số Kích thước

1 Chiều cao 2m

2 Chiều dài 20m

3 Chiều rộng 10m

52
3.3.5. Tính toán khu chế xuất phân compost
3.3.5.1 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến phân compost

Chế phẩm vi sinh Rác hữu cơ

Nghiền nhỏ

Tuyển từ

Phân hầm cầu Đảo trộn

Quạt gió Ủ hiếu khí

Ủ chín

Sang quay phân


Bã rác vô cơ
loại 2x2mm

Mùn loại I Chôn lấp

Trộn phụ gia N, P,


K

Đóng bao

53
3.3.5.2. Thuyết minh các công đoạn
Những chất hữu cơ sau khi phân loại sẽ được đem đi cân và cắt nhỏ. Nguyên
liệu càng nhỏ thì càng có thêm diện tích bề mặt để vi khuẩn tiếp xúc, như vậy quá trình
hình thành phân compost sẽ nhanh hơn. Sau đó sẽ được đem đi phối trộn, tại đây các
chế phẩm và các chất phụ gia khác sẽ được bổ sung để thiết lập một tỉ lệ C/N tối ưu
nhất và hấp thu độ ẩm có dư trong chất hữu cơ.
Trong quá trình đưa nguyên liệu vào hầm ủ ta cung cấp những chất phụ gia và
một số nguyên liệu cho đống ủ đảm bảo cho quá trình hình thành phân compost được
hiệu quả nhất.
Tiếp theo quá trình xử lý sinh học, lên men hiếu khí (ủ sơ bộ), quá trình này sẽ
diễn ra trong 20 ngày và được cung cấp oxi vào nguyên liệu hữu cơ. Kết thúc quá trình
ủ sơ bộ ta sẽ sàng lọc và loại bỏ các chất trơ khó phân hủy đem đi chôn lấp hợp vệ
sinh.
Sau đó sẽ được chuyển vào phòng ủ chín trong thời gian 10 ngày. Kết thúc quá
trình ủ phân sẽ có một số chất phụ da bảo quản và đóng gói sản phẩm.
3.3.5.3. Nhà chứa CTR đem ủ
- Khối lượng CTR thu gom được trong 1 ngày là: 225,236 (tấn/ngđ)
- Khối lượng CTR hữu cơ thu gom được trong 1 ngày là:
49 % x 225,236 = 110,36 (tấn/ngđ)
- Khối lượng CTR hữu cơ để ủ phân compost trong 1 ngày:
90% x 110,36 = 99,324(tấn/ngđ)
Trong đó: 90% là hiệu suất của quá trình phân loại
- Khối lượng tiêng của CTR hữu cơ lấy bằng 350 kg/m3 = 0,35 (tấn/m3)
- Chiều cao lớp CTR hữu cơ trong nhà chứa lấy bằng 2m
- Diện tích nhà chứ CTR đem ủ trên mặt bằng là:
99,324
×1 , 2=170 , 27 ( m )
2
F=
0 ,35 × 2

Trong đó: 1,2 là hệ số kể đến diện tích đi lại, hoạt động trong nhà chứa.
- Chọn kích thước nhà chứa L x B x H = 17 x 10 x 2

54
Bảng 3.4. Nhà chứa CTR hữu cơ để tiến thành ủ

STT Nhà tiếp nhận rác Kích thước

1 Chiều cao 2m

2 Chiều dài 17m

3 Chiều rộng 10m

3.3.5.4. Khối lượng, công thức phân tử CTR hữu cơ


- Khối lượng CTR hữu cơ đem đi ủ trong 1 ngày là: 99,324 tấn
Giả sử CTR có độ ẩm 60%, độ tro 5%.
- Khối lượng khô của CTR là:
Tổnglượng rác ×độ khô 99,324 × 40
= =39 , 73 ( tấn /ngđ )=39730 (kg /ngđ )
100 100

Tỷ lệ % khối lượng các nguyên tố của mẫu CTR


- Khối lượng khô của các nguyên tố:
mx = %mx × mRK
Trong đó: + mx : khối lượng khô của nguyên tố x
+ %mx: phần trăm theo khối lượng khô
+ mRK: khối lượng khô của rác mRK = 39730( kg/ngđ)
- Khối lượng từ nước:
mH2O = m rác đem đi ủ - mRK = 99324 – 39730 = 59594 (kg)
mH 2 O
+ mo = × 16 = 52972,44 (kg)
18
mh 2o
+ mH = × 2 × 1 = 5885,82 (kg)
18

Bảng 3.5. Số mol các nguyên tố tính theo khối lượng khô của chất thải rắn

Thành phần Tỉ lệ khối Khối lượng Khối lượng từ Tổng khối


nguyên tố lượng % khô (kg) nước (kg) lượng nguyên
CHC tố

55
C 48 14450,40 14450,40

H 6,4 1926,72 5885,82 7812,54

O 37,6 11319,50 52972,44 64291,94

N 2,6 782,73 782,73

S 0,4 120,42 120,42

Tro 5 1505,25 1505,25

(Theo bảng 2.11 - Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nguyễn Hữu Phước)
- Công thức phân tử của mẫu CTR:
mC mH mO mN mS
x:y:z:t:u= : : : :
12 1 16 14 32
14450 , 4 7812, 54 64291, 94 782, 73 120 , 42
= : : : :
12 1 16 14 32

= 1204 : 7813 : 4018 : 56 : 3,76


= 321 : 2078 : 1069 : 15 : 1
Vậy công thức phân tử của nguyên liệu làm compost: C321H2078O1069N15S
3.3.5.5. Lượng vật liệu cần để phối trộn
Xác định vật liệu cần thiết để phối trộn
- Hàm lượng C có thể xác định theo công thức: (theo sách Quản lý và xử lý chất
thải rắn và chất thải nguy hại – Nguyễn Văn Phước)
100−%Tro 100−5
C= = =52 ,8 (%)
1,8 1,8

=> Hàm lượng N chiếm 52,8% / 22 = 2,4% khối lượng khô. Tỷ lệ C/N của hỗn hợp rác
là 22/1
Từ kết quả này không thể tiến hành ủ compost ngay mà phải tiến hành phối trộn
¿ ¿
với các thành phần khác để chất thải rắn có tỷ lệ C/N = 25/1 50/1 và độ ẩm từ 50
60%.
Vật liệu chọn làm vật liệu phối trộn là vỏ trấu. Tính chất của vỏ trấu sử dụng
phối trộn như sau:
+ Tỷ lệ C/N = 150 : 1;

56
+ Hàm lượng N có trong chất khô: 0,3% khối lượng khô;
+ Độ ẩm: 10 % (giả sử).
+ Hàm lượng C chiếm 75% khối lượng khô
(Sách Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại – Nguyễn Văn Phước, trang
243)
Tính hàm lượng vỏ trấu cần cho phối trộn:
- Giả sử sản phẩm sau ủ có tỉ lệ C/ N là 25/1
Ta có:
a × CCTR +b × Ctrấu
=25
a × N CTR +b × N trấu

a ×52 , 8+b × 75
=25
a ×2 , 4 +b ×0 , 3

Với a = 1(kg) => 67,5b = 7,2 => b = 0,1 (kg)


Trong đó: a, b lần lượt là khối lượng của rác và vỏ trấu
- Kiểm tra về độ ẩm:
mH 2 O (ctr ) +mH 2 O (vỏ trấu) 1× 0 ,56 +0 , 1× 0 ,1
Mc = = ×100 % = 52% (nằm trong giới hạn cho
mctr +mvỏ trấu 1+ 0 ,1
phép)
- Như vậy, tỷ lệ phối trộn là 0,1kg vỏ trấu/1kg chất thải rắn
- Tổng khối lượng vỏ trấu cần cho mỗi ngày:
Mvỏ trấu= 0,1 × 39730 = 3973 (kg) = 3,973 (tấn)
- Độ ẩm của vỏ trấu là 10%, khối lượng khô của vỏ trấu:
3973 x 90% = 3575,7 (kg)
=> mH2O= 3,5757 x 10% = 357,57 (kg)
Bảng 3.6. Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần của chất thải
rắn đem phối trộn

Thành Thành phần


phần
C H O N S

Rác Tỉ lệ khối lượng (%) 48 6,4 37,6 2,6 0,4

57
hữu cơ Khối lượng khô (kg) 14450,4 1926,72 11319,5 782,73 120,42

Khối lượng từ nước 5885,82 52972,44


(kg)

Tổng 14450,4 7812,54 64291,94 782,73 120,42

Vỏ trấu Tỉ lệ khối lượng (%) 38,7 5 36 0,5 0,1

Khối lượng khô (kg) 1048,6 135,5 975,4 13,5 2,7

Khối lượng từ nước 39,73 317,84


(kg)

Tổng 1048,6 175,23 1293,24 13,5 2,7

Tổng 15499 7987,77 65585,18 796,28 123,12

Công thức phân tử của mẫu CTR:


mC mH mO mN
x:y:z:t:u= : : :
12 1 16 14
15499 7987 ,77 65585 ,18 796 ,28
= : : :
12 1 16 14

= 1291 : 7988 : 4010 : 57


= 23 : 141 : 71 : 1
Vậy công thức phân tử của nguyên liệu làm compost: C23H141O71N
3.3.5.6. Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn
Do tính chất của CTR bắt buộc phải phối trộn với một vật liệu khác nên phải có
khu vực để chứa riêng loại nguyên liệu này nhằm đáp ứng lúc nào cũng có sẵn để tiến
hành ngay việc phối trộn khi có yêu cầu. Tùy theo tình hình của từng giai đoạn mà kho
này sẽ tiếp nhận các loại vật liệu phối trộn khác nhau.
Theo tính toán từ phần trên hàng ngày nhà máy cần có 3,973 tấn vỏ trấu cung
cấp cho việc phối trộn. Từ khối lượng này sẽ được làm nền để tính toán diện tích cho
kho lưu trữ này.
- Để dự trữ và tính an toàn sẽ thiết kế kho với công suất gấp ba khối lượng vật liệu trên
là 11,919 tấn. Với khối lượng riêng là 0,2 tấn/m3

58
11,919
- Thể tích kho chứa: V = =59 , 6 (m3)
0 ,2

- Chọn chiều cao lớp vật liệu trong kho là 2m. Diện tích kho sẽ là:
59 ,6
S2 = =29 ,8 (m2)
2

- Chọn Skho vl = 30 m2
- Kích thước kho lưu trữ: L × B × H = 6 m × 6 m × 2m
Bảng 3.7. Kích thước kho lưu trữ vật liệu phối trộn

STT Kho lưu trữ vật liệu phối trộn Kích thước

1 Chiều cao 2m

2 Chiều dài 6m

3 Chiều rộng 6m

3.3.5.7. Khu vực phối trộn vật liệu


Khu vực dành cho việc phối trộn hỗn hợp ủ phân đặt trong khuôn viên của khu
chuẩn bị nguyên liệu (khu phân loại thủ công). Khu phối trộn được thiết kế nhằm đáp
ứng việc phối trộn lượng nguyên liệu đủ cung cấp trong 1 ngày với khối lượng lớn vừa
làm nơi có thể lưu trữ một lượng nguyên liệu sau khi phân loại nhưng chưa được tiến
hành đảo trộn và cũng là nơi lưu trữ lại nguyên liệu sau trộn khi chưa tiến hành ủ.
- Tổng lượng rác và vỏ trấu phối trộn là (chọn khối lượng riêng của hỗn hợp là 0,35
tấn/m3)
103,297
99,324 + 3,973 = 103,297 (tấn/ngđ) = = 295,13 (m3/ngđ)
0 , 35

- Chọn chiều cao lớp rác đảo trộn là 2m


295 ,13
- Diện tích khu phối trộn Skhu phối trộn = = 147,56 (m2)
2

- Chọn kích thước khu nhà phối trộn : L x B = 15m x 10m = 150 m2 để máy múc lật
có thể để dễ dàng làm việc
Bảng 3.8. Kích thước khu vực phối trộn vật liệu

59
STT Kho lưu trữ vật liệu phối trộn Kích thước

1 Chiều cao 2m

2 Chiều dài 15m

3 Chiều rộng 10m

3.3.5.8. Nhà ủ thô


a. Tính toán nhà ủ thô
- Sau quá trình phối trộn với trấu thì khối lượng rác hữu cơ đem đi là:
103,297 (tấn/ngđ) = 295,13 (m3/ngđ)
- Chiều cao hầm ủ H1 = 2 – 2,5m (chọn H1 = 2 m) – Sách giáo trình quản lý và xử lý
chất thải rắn của Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội (trang 252)
- Diện tích 1 hầm ủ là:
V 295 ,13
Shầm ủ = H = = 147,56 (m2)
1 2

Chọn Shầm ủ = 148 m2


- Chọn kích thước của một hầm ủ là: L × B = 14m × 10,5m
- Giả sử thời gian ủ thô tại mỗi hầm theo quy định t = 20 (ngày) nên cần 20 hầm ủ,
chia làm 2 dãy, mỗi dãy 10 hầm ủ, khoảng cách giữa 2 dãy là 7,6 m.
- Diện tích cần cho 20 hầm ủ: 148 x 20 = 2960 (m2)
- Thiết kế nhà ủ thô với hoảng cách giữa các hầm ủ là 0,2m. Khoảng cách từ các hầm ủ
đến tường là 2m, thiết kế lối đi rộng 3,2m, đặt hệ thống thổi khí 1m.
- Diện tích toàn bộ khu ủ hiếu khí bao gồm:
- Chiều rộng nhà ủ: (số dãy × L) +( khoảng cách lối đi x số lối đi)+ (khoảng cách đặt
hệ thống thổi khí x số nơi đặt)+ khoảng cách giữa 2 dãy hầm ủ+ (khoảng cách từ các
hầm ủ đến tường bao × số khoảng cách)
= (2 × 14) + 1,5 x 2 + 1 x 2 +7 + (0,5 × 4) = 42 (m)
- Chiều dài nhà ủ: (B × số hầm) + ( khoảng cách giữa các hầm ủ × số khoảng cách) +
( khoảng cách lối đi x số lối đi) + (khoảng cách từ các hầm ủ đến tường bao × số
khoảng cách)

60
= (10,5 × 10) + ( 0,2 × 9) + (1,5 x 2) + (0,5 × 2) = 110,8 (m)
Vậy tổng diện tích khu ủ là: 42 x 110,8 = 4653,6 (m2)
Bảng 3.9. Thông số thiết kế nhà ủ thô

STT Thông số Giá trị

1 Tổng lượng rác đem ủ 103,297 tấn/ ngày

2 Số hầm ủ 20 hầm

3 Chiều dài nhà ủ 110,8 m

4 Chiều rộng nhà ủ 42 m

5 Chiều cao hầm ủ 2m

6 Lượng rác trong 1 hầm ủ 295,13 m3/ngày

Thiết kế khu vực ủ có 2 dãy, mỗi dãy có 10 hầm, mỗi hầm có đặt hệ thống thổi
khí và hệ thống thu nước rò rỉ sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải rắn. Hầm
được xây dựng bằng bê tông cốt thép bố trí trong nhà có mái che. Dưới đáy mỗi hầm
có hệ thống cung cấp khí và hệ thống thu nước rò rỉ sinh ra trong quá trình phân hủy
chất thải rắn hữu cơ.
Nước rò rỉ được thu và dẫn về bể tập trung của trung tâm xử lý nước thải tại
khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
b. Tính toán hệ thống cấp khí
 Xác định thể tích khí
Trước khi chưa có nguyên liệu, 2 cửa trước và sau đều mở, nguyên liệu sẽ được
nạp đầy và 2 cửa này sẽ đóng lại và bắt đầu thổi khí cưỡng bức. Việc thổi khí cho bể ủ
được điều khiển tự động nhờ tín hiệu nhiệt độ trong khối ủ phản hồi về bảng điều
khiển của trung tâm.
Khối lượng không khí thật sự cần thiết cung cấp cho mỗi luống ủ trong suốt quá
trình ủ được tính toán như sau.
Lượng không khí ( oxy) được tính toán dựa vào phương trình phản ứng với oxy và
công thức phân tử của nguyên liệu làm compost.
- Phương trình phản ứng :
C23H141O71N + 35,5O2 → 23CO2 + 52H2O + NH3

61
(1567) (1136)
(1kg) ( M oxy )
- Từ phương trình ta có 1kg chất thải rắn cần lượng oxy là
1136×1 kg
M oxy = = 0,73 (kg)
1567

- Ủ hết 103297 kg cần : 0,73 x 103297 = 75406,81 (kg O2)


- Tổng lượng khí cần cung cấp cho mỗi ô ủ mỗi ngày (trong tổng số 20 ngày cấp khí)
là 75406,81 kg
- Vì oxy chiếm 21 % không khí nên lượng khí cần cung cấp cho ngăn ủ mỗi ngày là
Mkk = 75406,81/0,21 = 359080,05 (kgkhông khí/ngày)
- Với khối lượng riêng của không khí là 1,2 kg/m3, thể tích không khí cần
Voxy = 359080,05/1,2 = 299233,375 (m3/ngày) = 12468,06 (m3/h) = 3,46 (m3/s)
 Hệ thống phân phối khí
- Thời gian vận hành hầm ủ chia thành 4 giai đoạn, thời gian cấp khí cần thiết khoảng
200 – 260h trong suốt quá trình ủ. Phân bố thời gian cấp khí như sau :
+ Giai đoạn 1: Là giai đoạn tập trung VSV ưa ẩm: 5 ngày, cấp khí 20h/ngày
+ Giai đoạn 2: là gia đoạn tập trung VSV ưa nhiệt: 5 ngày, cấp khí 12h/ngày
+ Giai đoạn 3: là giai đoạn phân giải xeluloza: 8 ngày, cấp khí 10h/ngày
+ Giai đoạn 4: là giai đoạn triệt tiêu các VSV: 2 ngày, cấp khí 8h/ngày
 Tổng số giờ thổi khí cho 1 lần ủ là 256 giờ.
- Khí được cấp trong 256 giờ với lưu lượng như sau:
+ Giai đoạn 1: khí cấp 100% có van điều tiết khí đề phòng thừa khí
+ Giai đoạn 2: khí cấp 85% có van điều tiết khí đề phòng thừa khí
+ Giai đoạn 3: khí cấp 70% có van điều tiết khí đề phòng thừa khí
+ Giai đoạn 4: khí cấp 55% có van điều tiết khí đề phòng thừa khí
- Công suất của máy thối khí là:

h V khí 299233,375 3
Qkhí = = =1168 ,88 (m /h)
256 256
- Vận tốc khí trong ống cấp khí phải được duy trì ở mức 5 – 10 m/s

62
- Chọn đường kính ống cấp khí D = 200mm.
- Vận tốc khí trong ống chính là
h
Q khí × 4 1168 , 88× 4
v= 2
= 2
=10(m/s)
3600 × π × D 3600 ×3 , 14 × 0 ,2

Rãnh phân phối khí tại các hầm ủ được thiết kế đặt song song theo chiều dài
của hầm ủ. Mỗi hầm ủ có rãnh cấp khí có kích thước 12,5 x 0,5 x 0,5. Mỗi hầm ủ lắp
đặt một quạt thổi khí. Ống dẫn khí vào hầm ủ được chia thành 4 nhánh đi trong hầm ủ,
trên ống lắp đĩa thổi khí. Chọn đường kính ông cấp khí nhánh d = 100mm. Vận tốc khí
trong ống nhánh là:
h
Q khí ×4 1168 , 88 × 4
v= 2
= 2
=10(m/s)
4 ×3600 × π × d 4 ×3600 ×3 , 14 × 0 ,1

Mặt trên của rãnh được che bởi khung sắt có các song chắn hạn chế tối đa rác
làm nghẽn đường ống cấp khí.
- Sử dụng đĩa thổi khí có thông số kỹ thuật như sau: dòng đĩa thổi khí Jetflex HD 200:
+ Lưu lượng khí 1,5 – 8 (m3/h) (max: 10m3/h)
- Chọn công suất đĩa là 6,8 m3/h thì số đĩa cần thiết của 1 hầm ủ là:
1168 , 88
n= =172(đĩa)
6,8

Mỗi ống nhánh có 43 đĩa thổi khí, tâm đặt cách nhau 290 mm
Bảng 3.9. Thông số thiết kế hệ thống phân phối khí

STT Thông số Giá trị

1 Đường ống khí chính 200 mm

2 Đường ống khí nhánh 100 mm

3 Số đường ống nhánh (1hầm ủ) 4

4 Số đĩa thổi khí cho 1 hầm ủ 172

5 Số đĩa thổi khí cho 1 ống nhánh 43

6 Khoảng cách giữa các đĩa thổi khí 290 m

c. Hệ thống thu nước rỉ rác


Kết hợp rãnh chứa đường ống cấp khí làm rãnh thu nước rỉ rác cho mỗi hầm ủ.

63
Độ dốc đáy rãnh về phía hành lang giữa nhà ủ là 3%. Đầu mỗi rãnh lắp ống
nhựa thu nước rỉ rác ra khỏi hầm ủ. Các đường ống ra khỏi hầm ủ thì được nối với ống
thu nước rỉ rác tập trung đặt dọc theo hành lang của nhà ủ. Đường kính ống thu nước rỉ
rác là D = 200mm, độ dốc của ống tập trung chảy về hố thu là 3%.
d. Hệ thống tuần hoàn nước cho đống ủ
- Dựa theo nghiên cứu về dòng luân chuyển vật chất, ta ước lượng nước rỉ rác và lượng
nước bay hơi trong quá trình ủ thô theo công thức:
100 – β
Wrr = Mr  µ  100 ( m3/ ngày đêm )

β
Wbh = Wrr  100 (m3/ngđ)

Trong đó:
+ Wrr : lượng nước rỉ rác trong quá trình ủ (m3/ng.đ)
+ Mr : khối lượng rác hữu cơ chứa trong 1 hầm ủ, Mr = 103,297 (tấn/ngđ)
+ µ : lượng nước rỉ rác từ 1 tấn rác hữu cơ được ủ trong 1 ngày đêm µ = 0,1-0,2
(m3/ng.đ), lấy µ = 0,1(m3/ng.đ)
+ β : tỷ lệ lượng nước bay hơi so với lượng nước mất đi, do ảnh hưởng của sục
khí trong quá trình ủ β = 80% - 90%, lấy ủ β = 90%
100 – 90
Wrr = 103,297  0,1  100
= 1 (m3/ng.đ)

90
Wbh = 1  100 =0 , 9 (m3/ngđ)

- Khi tất cả các hầm ủ đều hoạt động, lượng nước rác sinh ra là:
Wnr = 1 x 20 = 20 (m3/ng.đ)
Để đảm bảo chất lượng của mùn sau khi ủ, độ ẩm của đống ủ phải thường xuyên kiểm
tra và đảm bảo từ 50%- 60% phụ thuộc vào mùa: mùa đông 50%, mùa hè 55%.
Do ảnh hưởng của quá trình nước bị rỉ và quá trình nước bay hơi, độ ẩm của đống ủ
giảm xuống. Độ ẩm thực tế của đống ủ sau khi mất nước được tính theo công thức:
Att = [Aqđ – {(Wbh + Wrr)/(Aqđ  M)}]  100%
Trong đó:
+ Att : độ ẩm thực tế của đống ủ sau khi mất nước (%).

64
+ Aqđ : độ ẩm quy định của đống ủ, lấy từ 45%- 55% theo mùa, mùa đông
là 50%, mùa hè 55%. Chọn giá trị 50%.
+ M : lượng rác hữu cơ trộn với vỏ trấu đưa vào ủ, Mr=71,43 (tấn/ngđ)
+ Wbh : lượng nước bị bay hơi, Wbh = 0,9 (m3/ng.đ)
+ Wrr : lượng nước rỉ rác ra 1 ngày, Wrr = 1 (m3/ng.đ)
- Công thức tính lượng nước bổ sung:

QH = (AHqđ  Mr) – (AHtt  Mr) (m3/ ngày đêm )


Trong đó:
+ AHqđ : độ ẩm đống ủ quy định theo mùa, lấy = 50%
+ AHtt : độ ẩm thực tế của rác hữu cơ, AHtt = 42.8 %
+ QH : lượng nước bổ sung, tấn
+ Mr : khối lượng rác trong luống ủ, (tấn / ngày đêm)

 Tính cho mùa đông


- Độ ẩm thực tế vào mùa đông:
0 , 9+1
Att = [0,5 – ]  100 = 48,26 %
0 ,5 × 103,297

- Lượng nước bổ xung cho 1 hầm ủ :

Qđông = (Ađôngqđ  Mr) – (Ađôngtt  Mr) (m3/ ngày đêm)


= (0,5 x 103,297 ) – (0,4826 x 103,297) = 1,8 (m3/ngày đêm).
- Lượng nước bổ sung cho 1 nhà ủ (20 hầm ủ)
QĐ = 1,8 x 20 = 36 (m3/ngđ)

 Tính cho mùa hè.


- Độ ẩm thực tế vào mùa hè:
0 , 9+1
Att = [0,55 – ]  100 = 51,65 %
0 ,55 × 103,297

- Lượng nước bổ xung cho 1 hầm ủ :


Qhè = (Ahèqđ x Mr) – (Ahètt x Mr) (m3/ ngày đêm )
= (0,55 x 103,297) – ( 0,5165 x 103,297) = 3,46 (m3/ngày đêm)
- Lượng nước bổ sung cho 1 nhà ủ (20 hầm ủ)

65
QH = 3,46 x 20 = 69,2 (m3/ngđ)
Nước rỉ rác được thu về hố tụ nước rác. Mỗi nhà ủ có 1 hố tụ. Lượng nước rác
này được pha loãng và tuần hoàn lại các hầm ủ. Thể tích hố tụ lấy bằng thể tích nước
bổ sung trong mùa hè = 69,2 m3. Chọn chiều cao mực nước trong hố tụ 2,5m, chiều
cao dự phòng 0,5m. Kích thước đáy hố tụ 5m x 4,6m.
Kích thước xây dựng hố tụ là: L x B x H = 5 x 4,6 x 3 (m)
Khi hút để lại 0,3 m dưới đáy hố để cân bằng khí trong bể . Khi hố thu đầy thì
bơm nước rác tuần hoàn lại luống ủ .
Khi hố thu đầy thì bơm nước rác tuần hoàn lại bể ủ. Hệ thống tuần hoàn nước
cho bể ủ được bơm ngược trở lại luống ủ từ hố gas thu nước. Hệ thống phun nước
được bố trí như sau: rác ở phía dưới và phía trên có lắp đặt đường ống chính (D = 200
mm) và 3 nhánh phụ cho mỗi hầm ủ (D = 80 mm), có lắp đặt vòi phun với bán kính
phun nước 1 phễu là 1,6 m. Các đường ống nhánh phụ cách nhau 2,5 m, các vòi phun
cách nhau 2,8 m. Ống cấp nước được chế tạo bằng thép tráng kẽm để chống ăn mòn.
- Số vòi phun nước cho 1 hầm ủ: 12 vòi
- Số vòi phun cho toàn bộ nhà ủ: 12 x 20 = 240 (vòi)

3.3.5.9. Nhà ủ chín


Khu vực dùng để tiếp nhận lượng mùn sau khi qua giai đoạn ủ lên men tại các
hầm ủ. Mùn sau khi chuyển qua khu vực này sẽ được lưu lại trong vòng 10 ngày trước
khi chuyển qua giai đoạn tinh chế thành phân compost. Khu vực được thiết kế có mái
che, không phân thành từng ngăn như hầm ủ, xung quanh trống không có tường.
Phân ủ hữu cơ được ủ trong 20 ngày tại nhà ủ được vận chuyển sang nhà ủ chín
trong thời gian 10 ngày.
- Sau khi ủ thô, thể tích rác giảm 30% do mất nước khi chuyển hóa VSV. Thể tích chất
hữu cơ vào nhà ủ chín trong 1 ngày là:
Vủ chín = Mhc ×70% = 295,13 × 70% = 206,6 (m3/ngđ)
- Chọn thời gian ủ chín là 10 ngày.
- Thể tích nhà ủ chín: Vủ chín = 206,6 x 10 = 2066 (m3)
- Mùn trong nhà ủ chín được đánh thành các luống ủ có kích thước như sau:
+ Chiều cao H = 2,5m (2 – 2,5 m) – Sách giáo trình quản lý và xử lý chất thải
rắn của trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội (trang 252)

66
+ Chiều rộng luống ủ B = 6,4 m
+ Chiều dài luống ủ L = 9m
+ Thể tích mùn của luống ủ: V= L x B x H= 9 x 6,5 x 2 =146,3(m3)
Kích thước mỗi luống ủ là L x B = 9m x 6,5m. Thiết kế nhà ủ chín có: 2066/146,3 =
15 luống ủ gồm 3 dãy, mỗi dãy 5 luống, mỗi dãy cách nhau 3m, mỗi luống cách nhau
1m, luống ủ cách mép ngoài của nhà ủ 2,5m
- Diện tích toàn bộ khu ủ chín bao gồm:
Chiều rộng nhà ủ: (số dãy × L) + khoảng cách các dãy ủ + (khoảng cách từ các
luống đến tường bao × số khoảng cách)
= (3 × 9) + 4 + (2,5 × 2) = 36 (m)
Chiều dài nhà ủ: (B × số luống) + ( khoảng cách giữa các luống ủ × số khoảng
cách) + (khoảng cách từ các luống ủ đến tường bao × số khoảng cách)
= (6,5 × 5) + (1 × 4) + (2,5 × 2) = 41,5 (m)
+ Chọn chiều cao nhà ủ chín là 5m
Vậy tổng diện tích toàn bộ khu ủ chín là: 36 x 41,5 = 1494 (m2)
Nhà sản xuất phân compost có mái che. Đặt một máy tinh chế có quạt trong
thùng kín để phân chia mùn tinh nhẹ làm phân bón, phần thô còn lại được sử dụng để
cải tạo đất canh tác.
Mùn sau khi đã được phân loại sẽ được pha thêm N, P, K và một số vi lượng
cần thiết sau đó sẽ được đóng bao và chuyển về kho.
- Chọn kích thước nhà sản xuất và đóng bao được thiết kế có kích thước:
L × B = 36 m x 18 m
Bảng 3.10. Thông số thiết kế nhà ủ chín

STT Thông số hầm ủ Giá trị

1 Thời gian ủ chín 10 ngày

2 Chiều rộng nhà ủ 36 m

3 Chiều dài nhà ủ 41,5m

4 Số luống ủ chín 10

67
5 Chiều dài luống ủ chín 9m

6 Chiều rộng luống ủ chín 6,5 m

3.3.6. Bãi chôn lấp


- Thành phần rác thải đem đi chôn lấp: rác thải không có khả năng thu hồi, tái chế,
30% chất thải tái chế và 10% rác thải ủ không đạt yêu cầu.
- Tổng lượng rác được thu gom tính đến năm 2031: 852569,98 (tấn)
- Tổng lượng rác thải hữu cơ tính đên năm 2031: 417759,29 (tấn)
- Tổng lượng rác thải vô cơ tính đến năm 2031: 434810,69 (kg)
- Tính toán lượng chất thải đem đi chôn lấp:
+ Chất thải hữu cơ: sau khi đi ủ chín thì hiệu suất đạt 85%, còn lại 15% đem đi
chôn lấp
+ Chất thải vô cơ: đem đi tái chế đạt 40%, còn lại 60% đem đi chôn lấp
- Tổng lượng rác mang đi chôn lấp:
RCL = 15% x RHC + 60% x RVC
= 15% x 417759,29 + 60% x 434810,69 = 323550,3 (tấn/10 năm)
- Khối lượng rác trung bình đem đi chôn lấp trong 1 năm: 32355,03 (tấn/năm)
- Quy mô của bãi chôn lấp: Đô thị loại 2 có khối lượng trên 65000 tấn/ năm, thời gian
sử dụng từ 5 - 10 năm, quy mô vừa (theo Bảng 1- TCXDVN 262:2001)
- Theo bảng 4 mục 5 TCXDVN 261:2001, với khối lượng chất thải tiếp nhận dưới
65000 tấn/năm thì diện tích ô chôn lấp từ 5000 - 10000 m2
- Khối lượng rác mang đi chôn lấp: MCTR = 323550,3 tấn
- Thể tích CTR mang đi chôn lấp:
M CTR 323550 ,3
VCTR = = = 924429,43 (m3)
γ 0 ,35

Trong đó : + VCTR : Thể tích chất thải rắn mang đi chôn lấp
+ MCTR : Lượng rác chôn lấp
+γ : Tỷ trọng chất thải rắn (kg/m3)
- Xây dựng 8 ô chôn lấp có kích thước như nhau

68
- Thể tích khối CTR trong 1 ô:
V CTR 924429 , 43
VCTR ô = = = 115553,68 (m3)
8 8

- Tỉ trọng rác sau khi đầm nén là 710 – 950 (kg/m3). Chọn tỉ trọng rác sau khi nén là
850 kg/ m3, r = 0,85
- Thể tích chất thải rắn sau khi đầm nén trong ô chôn lấp là :
Vđn = VCTR ô × r = 115553,68× 0,85 = 98220,63 (m3)
- Giả sử chôn lấp có chiều cao lý thuyết H = 15 m được tiến hành lấp 1 lớp rác 2 –
2,2m (chọn dr = 2m) thì 1 lớp phủ trung gian bằng đất dày dd = 0,2m.
- Diện tích trung bình của 1 ô chôn lấp là:
V đn 98220 , 63
S1 = = =6548 (m2)
H 15

- Vậy chọn chiều dài miệng mỗi ô chôn lấp là 81,85 m, chiều rộng miệng mỗi ô chôn
lấp là 80 m
- Nếu diện tích đất sử dụng xây dựng các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích
bãi chôn lấp sẽ là : 6548 × (1 + 0,25) = 8185 (m2)
Ta sẽ xây dựng 8 ô chôn lấp có diện tích bằng nhau. Các ô chôn lấp sẽ được
luân phiên sử dụng theo thứ tự 1 – 8, ô này đầy sẽ lấp lại và sử dụng ô tiếp theo
- Giả sử ô chôn lấp có tiết diện đứng gồm 2 hình thang

a1

b2 b1

a2

- Số lớp rác chôn lấp (L) trong 1 ô chôn lấp:


D 15
L = d +d = = 6,8 (lớp)
r d 2+ 0 , 2

=> Chọn lớp rác là 7

69
- Chiều cao hữu dụng chứa rác :
d1 = dr × L = 2 × 7 = 14 (m)
- Chiều cao của các lớp đất phủ:
d2 = dd × (L – 1) = 0,2 × 6 = 1,2 (m)
- Bãi chôn lấp được xấy dựng dựa trên nguyên tắc nửa chìm nửa nổi với độ sâu chìm
dưới đất h1 = 8,8 m (tổng chiều cao của 4 lớp rác và 4 lớp đất phủ) và phần nổi h2 = 6,4
m (tổng chiều sao của 3 lớp rác và 2 lớp đất phủ)
- Thể tích của 1 ô chôn lấp có thể tính như sau:
Vô = V1 + V2 (*)
V1 = 1/3h1 { a1b1 + ab + (a1b1ab)1/2} (**)
V2 = 1/3h2 {a2b2 + ab + (a2b2ab)1/2}
Trong đó:
V1 : Thể tích phần chìm của ô chôn lấp
V2 : Thể tích phần nổi của ô chôn lấp
h1 : Chiều cao phần chìm của ô chôn lấp (lấy = 8,8m)
h2 : Chiều cao phần nổi của ô chôn lấp (lấy = 6,4m)
a,b : Chiều dài, chiều rộng miệng ô chôn lấp, a = 81,85 m, b = 80 m
a1b1 : Chiều dài, chiều rộng đáy dưới ô chôn lấp
a2b2 : Chiều dài, chiều rộng đáy trên ô chôn lấp
Ta có:
a1 = a – 2h1 = 81,85 – 2 x 8,8 = 64,25 (m)
1
a2 = a – 2h2 cotg600 = 81,85 – 2 x 6,4 x = 74,46 (m)
√3
b1 = b – 2h1 = 80 – 2x 8,8 = 62,4 (m)
1
b2 = b – 2h2cotg600 = 80 – 2 x 6,4 x = 72,6 (m)
√3
- Theo công thức (**) ta có:
V1 = 1/3h1{a1b1 + ab + (a1b1ab)1/2}
= 1/3×8,8×{64,25×62,4 + 81,85×80 + (64,25×62,4×81,85×80)1/2}

70
= 45997,3 (m3)
V2 = 1/3h2{a2b2 + ab + (a2b2ab)1/2}
= 1/3×6,4×{74,46×72,6 + 81,85×80+ (74,46×72,6×81,85×80)1/2}
= 38193,8 (m3)
- Theo công thức (*) ta có:
Vô = V1 + V2 = 45997,3 + 38193,8 = 84191,1 (m3)
Bảng 3.11. Cấu tạo lớp phủ bề mặt và lớp đáy chống thấm của 1 ô chôn lấp

Lớp phủ bề mặt Lớp đáy chống thấm

+ Lớp đất bảo vê: 0,3 m


+ Lớp vải địa kỹ thuật: 0,002m
+ Lớp đất trên cùng: 0,6 m
+ Lớp sỏi + đường ống: 0,3 m
+ Lớp cát: 0,2 m
Cấu tạo các + Lớp cát: 0,2 m
+ Lớp vải địa kỹ thuật: 0,002m
lớp + Lớp vải địa kỹ thuật: 0,002m
+ Lớp chống thấm HDPE:0,002m
+ Lớp chống thấm
+ Lớp đất nén: 0,6m
HDPE:0,002m
+ Lớp đất sét: 0,6 m

Tổng bề dày hmặt = 1,404 m hđáy = 1,406 m

- Tổng chiều cao thực của ô chôn lấp:


H = nlớp rác x hlớp rác + nlớp phủ x hlớp phủ + hmặt + hđáy
= 7 x 2 + 6 x 0,2 + 1,404 + 1,406 =18,01 (m)
Bảng 3.12. Kích thước ô chôn lấp chất thải rắn

Thông số Giá trị Đơn vị

Số ô 8 ô

Kích thước ô L x B 81,85x80 m

Chiều dài đáy trên 74,46 m

Chiều rộng đáy trên 72,6 m

71
Chiều dài đáy dưới 64,25 m

Chiều rộng đáy dưới 62,4 m

Chiều cao ô 18,01 m

3.3.7. Nước rỉ rác


Theo giáo trình Quản lý và xử lý CTR của Nguyễn Văn Phước. Trên cơ sở của phương
trình cân bằng nước, lượng nước rò rỉ có thể tính theo mô hình vận chuyển của nước
rò rỉ xuyên qua rác nén và đất bao phủ như sau:
C = (M x (W1 – W2) + { P x ( 1 – R) – E} x A) (m3/ngđ)
Trong đó:
+ M: khối lượng rác sinh hoạt đem đi chôn lấp trong 1 ngày M = 225236,16 kg/ngày =
225,2 tấn/ngày
+ W1 : độ ẩm của rác sau khi nén 25%
+ W2 : độ ẩm của rác trước khi nén 57%
+ P: lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất , chọn 200 mm/ngày
+ R: hệ số thoát nước bề mặt, chọn R = 0,15
+ E: lượng nước bốc hơi hàng ngày, chọn E = 5mm/ngày
+ A: diện tích công tác mỗi ngày ở cuối giai đoạn thiết kế

- Tỷ trọng chất thải rắn đầm nén là 0,85 tấn/m3

- Thể tích chất thải rắn cần chôn lấp trong 1 ngày là:
225 ,2
=264 , 94 ( m )
3
0 ,85

- Chiều cao lớp rác là 2 (m), vậy diện tích công tác mỗi ngày:
264 , 94
A= = 132,47 (m2)
2

- Vậy lưu lượng nước rò rỉ trong bãi chôn lấp là:


C=¿ (57% - 25%) x 264,94 + (0,85 x 0,2 - 0,005) x 132,47

= 106,6 ( m3/ngày đêm ) = 1,23 (l/s)


 Hệ thống thu gom nước rỉ rác:

- Tầng thu nước rác (khoản b điều 5.2.1.3 TCXDVN 261:2001)

72
- Tầng thu nước rác bao gồm hai lớp vật liệu và ống thu nước rác:
+ Lớp dưới: đá dăm nước dày 0,2m.
+ Lớp trên: cát thô, dày 0,2m.
+ Hệ thống ống thu gom nước rác.
+ Hệ thống ống thu gom nước rác(khoản c điều 5.2.1.3 TCXDVN 261:2001)
Ống thu gom nước rác trong ô chôn lấp được đặt trên lớp HDPE, dưới lớp đá dăm để
không cho rác tiếp xúc trực tiếp với đường ống. Nước rác được thu gom về hố thu
nước rác tập trung và chảy về hồ xử lý nước thải. Tại đây nước rác được xử lý đạt tiêu
chuẩn và thải ra ngoài môi trường.
Nước rác từ các tuyến nhánh đổ về tuyến chính, độ dốc của tuyến chính bằng với độ
dốc ngang của ô chôn lấp. Từ tuyến chính nước được dẫn về ô tập trung ở đầu ô.
* Tính toán hệ thống ống thu gom nước rác:

- Hố ga thu nước rác: Với kích thước đáy ô chôn lấp 64,25 m x 62,4 m (m) ta
chọn 1 hố ga thu nước. Hố ga được xây bằng gạch, có kết cấu chống thấm. Kích
thước hố ga 800mm x 800mm x 800mm

- Ống chính: được đặt ngang theo trục giữa của đáy ô chôn lấp
+ Đường kính ống tập trung: d = 200 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%.

- Ống nhánh: Với kích thước đáy ô chôn lấp 64,25 m x 62,4 m ta chọn 6 ống
nhánh, mỗi bên ống chính 3 ống nhánh, đặt chính giữa ô chôn lấp
+ Đường kính ống nhánh: d = 150 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%. Khu vực gần ống chính (cách 1m) có độ dốc 3%
+ Ống được đục lỗ với đường kính 20mm trên suốt chiều dài ống với tỷ lệ lỗ chiếm
12% diện tích bề mặt ống.
Các ống thu nước rác được chọn là ống nhựa, có độ bền hoá học và cơ học đảm bảo
trong suốt thời gian vận hành bãi. Ở những vị trí giao nhau giữa ống chính và ống
nhánh, giữa ống chính với đường ống dẫn nước rác về hồ chứa, ta xây dựng các hố ga
để phòng tránh sự tắc nghẽn ống

73
- Hố tập trung nước rác: kích thước 0,8m x 0,8m x 0,8m.
* Dây chuyền hệ thống xử lý nước rỉ rác
Nước thải từ bãi rác có nồng độ ô nhiễm cao, ngoài chất hữu cơ ra trong nước rỉ rác
còn chứa nhiều thành phần ô nhiễm khác, vì vậy chúng ta cần phải xử lý trước khi thải
ra ngoài môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về nước thải
của bãi chôn lấp chất thải rắn và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc-
gia về nước thải công nghiệp

- Sơ đồ dây chuyền xử lý nước rỉ rác:


SCR
Hố ga thu Bể gom nước Bể điều hòa
nước rò rỉ thải tập trung

Hóa chất
(phènnhôm,..)
Bể phản ứng

74
Bể lắng đợt 1
Bùn
- Thuyết minh sơ đồ:
Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp theo các mương và ống dẫn được dẫn qua song chắn rác để
loại bỏ các loại mảnh vụn trước khi vào hố thu gom. Từ hố thu gom, nước thải chảy
sang bể điều hòa nhờ áp suất thủy tĩnh do sự chênh mực nước, hệ thống máy thổi khí
cấp khí vào bể hỗ trợ cho quá trình xáo trộn nước thải, tăng cường khả năng điều hòa
lưu lượng và nồng độ nước thải. Nước thải qua bể điều hòa, tại đây nước rỉ rác sẽ
được điểu chỉnh pH tới một giá trị nhất định bằng cách châm H2SO4. Sau khi hiệu
chỉnh được pH tối ưu, nước rỉ rác(NRR) sẽ được đưa về bể keo tụ , khuấy trộn với
phèn FeSO4 để keo tụ và các hạt polymer được thêm vào nhằm tăng cường quá trình
tạo bông
Sau đó nước sẽ được chảy sang bể lắng 1, các bông cặn và các hợp chất hữu cơ không
tan sẽ được lắng xuống dưới bể (hiệu quả xử lý COD, SS được 40%). Hỗn hợp bùn từ
bể lắng 1 và bể lắng 2 sẽ được đưa về bể nén bùn, bể nén bùn có tác dụng tách nước
trong và bùn, làm giảm độ ẩm và thể tích của bùn, tiếp đó bùn sẽ đươc nén và đưa về
sân phơi.Tại sân phơi bùn, bùn được tách nước và làm khô trước khi đem đi chôn lấp
còn hỗn hợp nước ép bùn từ bể nén bùn và sân phơi bùn sẽ theo đường ống chảy về hố
thu để xử lý tiếp.
Tiếp tục NRR sẽ được xử lý sinh học kị khí qua bể UASB, các vi sinh vật kị khí sẽ oxy
hóa các hợp chất hữu cơ và các hợp chất ô nhiễm trong nước xuống thấp. NRR được
lưu lại tại bể UASB đến khi hiệu quả xử lý đạt khoảng 90% thì tiếp tục xử lý nước qua
bể sinh học hiếu khí Aeroten. Ở bể Aeroten nước thải sẽ bị oxy hóa BOD, COD bởi
các vi sinh vật hiếu khí bằng hệ thống sục khí. NRR sau bể Aeroten đã xử lý được
COD, BOD… nhưng hàm lượng nitơ còn cao do đó NRR tiếp tục được đưa qua bể
lắng đợt 2 để lắng các bông bùn và màng vi sinh vật, sau đó đi qua bể lọc nhanh và bể
khử trùng bằng clo lỏng. Cuối cùng xả thẳng ra nguồn tiếp nhận, hoặc có thể được tái
sử dụng cho các hoạt động vệ sinh của bãi rác.
3.3.8 Khí bãi rác
- Thành phấn khí rác:
Bảng 3.13. Tỉ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp

Thành phần Thể tích khô (%)

CH4 45 – 60

CO2 40 – 60

75
Thành phần Thể tích khô (%)

N2 2–5

O2 0,1 – 1

Mercaptans, hợp chất chứa lưu huỳnh 0–1

NH3 0,1 – 1

H2 0 – 0,2

CO 0 – 0,2

Các khí khác 0,01 – 0,6

Tính chất Giá trị

Nhiệt độ (oF) 100 – 120

Tỷ trọng 1,01 – 1,06

(theo Quản lý và xử lý CTR – Nguyễn Văn Phước)

- Hệ thống thu khí rác:


Bãi chôn lấp CTR, BCL tiếp nhận lượng rác ít hơn 50 000 tấn/ năm nên có thể cho
thoát tán khí rác tại chỗ.
Thu gom bằng cách thi công các giếng thu gom khí. Các giếng này được khoan sâu
vào lớp chất thải 1 – 1,5 (m). Độ cao cuối cùng của ống thu gom khí rác phải lớn hơn
bề mặt tối thiếu 2m (tính từ lớp phủ trên cùng). Giếng thu khí đứng gồm một ống thu
khí có kích thước 460 – 920 (mm). Một phần ba đến một phần hai bên dưới của ống
thu khí độ lỗ rỗng đạt 15 – 20% diện tích bề mặt ống.
Khoảng cách giữa các giếng thu khí lựa chọn theo tiêu chuẩn (50 – 70m), chọn là 50m,
bố trí các giếng theo hình tam giác đều.
3.3.9 Các công trình phụ trợ
Bảng 3.14. Các công trình phụ trợ

STT Khu vực Diện tích

1 Phòng bảo vệ 10 x 10

76
STT Khu vực Diện tích

2 Nhà để xe 20 x 8

3 Nhà hành chính 25 x 20

4 Nhà ăn, nghỉ của công nhân 40 x 20

5 Phòng thí nghiệm 20 x 10

6 Nhà kho 20 x 15

7 Trạm rửa xe 10 x 8

8 Trạm điện 8x8

9 Trạm cấp nước sạch 15 x 10

10 Trạm sửa chữa, bảo dưỡng 20 x 10

77
78
KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện đồ án “Vạch tuyến thu gom, đề xuất dây chuyền và tính
toán thiết kế khu xử lý chất thải rắn cho huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai
đoạn từ năm 2024 đến năm 2034” em thu được những kết luận như sau:

 Hoàn thành đồ án dựa trên các kiến thức đã học cùng sự tìm hiểu các
nguồn thông tin và tài liệu.

 Nội dung đồ án được thể hiện qua 3 chương và 5 bản vẽ.

 Vạch tuyến thu gom chất thải rắn toàn huyện, đề xuất, tính toán dây chuyền
cho trạm xử lý chất thải rắn.

KIẾN NGHỊ
Để đồ án mang tính thực tiễn cao hơn, các kết quả tính toán về công trình và
thiết bị sử dụng có tính khả thi trong hệ thống xử lý, em xin đề xuất một số kiến nghị
như sau:

 Tiếp tục tính toán, thiết kế chi tiết đối với dây chuyền xử lý khác. Đưa ra
những giải pháp cho các sự cố xảy ra trong quá trình xử lý rác của trạm xử
lý.

 Tính toán chi phí thu gom chất thải rắn, chi phí xây dựng, chi phí vận
hành,...

 Nhà nước cần thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn hợp lý trên địa bàn
tất cả các tỉnh trên cả nước. Có các chương trình tuyên truyền về lợi ích của
việc phân loại rác tại nguồn giúp cho người dân hiểu được việc quan trọng
của việc phân loại rác tại nguồn và cách thực thực hiện công việc này. Nên
có những chế độ hỗ trợ giúp các thành phần kinh tế khi muốn tham gia vào
việc xây dựng hệ thống. Cần có chính sách mới khuyến khích việc tái sử
dụng chất thải nhằm giảm thiểu chất thải tại nguồn và ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường.
Do kiến thức chuyên môn và thời gian thực hiện đồ án còn hạn chế nên không
tránh khỏi thiếu sót, cần khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của quý
thầy cô và các bạn để đồ án được chỉnh sửa hoàn thiện hơn.

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019, chuyên đề ”Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt”.
[2] Đảng Cộng Sản Việt Nam – Hoài Đức chuyển mình mạnh mẽ trên đường phát
triển - https://dangcongsan.vn/chao-xuan-ky-hoi-2019/dat-nuoc-vao-xuan/hoai-
duc-chuyen-minh-manh-me-tren-duong-phat-trien-512484.html - 16/10/2021.
[3] Hoài Đức - http://hoaiduc.hanoi.gov.vn/gioi-thieu - 16/10/2021.
[4] Nguyễn Công Ánh, Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện
Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030 - Đồ án tốt nghiệp - Trường đại học Mỏ - Địa
chất
[5] Nguyễn Văn Phước - Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn – NXB Xây dựng,
2010.
[6] Niên giám thống kê 2020, thành phố Hà Nội.
[7] TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.
[8] URENCO – Báo cáo mạnh về quản lý rác thải đô thị Hà Nội – 2005.

80

You might also like