You are on page 1of 34

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG II

BÁO CÁO
PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NIÊN KHÓA: 2016-2021

ĐỀ TÀI:
ẢNH HƢỞNG CỦA SẠT LỞ ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Đỗ Văn Việt Em


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hửu Vinh
Mã số sinh viên: N16DCVT091
Lớp: D16CQVT01-N

TP.HCM – Tháng 6, năm 2020


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II

BÁO CÁO
PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NIÊN KHÓA: 2016-2021

ĐỀ TÀI:
ẢNH HƢỞNG CỦA SẠT LỞ ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Đỗ Văn Việt Em
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hửu Vinh
Mã sinh viên: N16DCVT091
Lớp: D16CQVT01-N

TP.HCM – Tháng 6, năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài với nội dung nghiên cứu “Ảnh hưởng của sạt lở
đến đời sống người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”, em đã cố gắng vận dụng
những kiến thức đã học trên lớp, trong thực tế, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của Thầy ThS. Đỗ Văn Việt Em để em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Văn Việt Em đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ,
giải đáp các vướng mắc để em có thể hoàn thành đề tài cũng như môn học này. Do
kiến thức còn hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu nên sẽ không tránh
khỏi những sai sót kính mong Thầy chỉ dẫn thêm, bỏ qua và giúp đỡ em. Em rất
mong được sự đóng góp của Thầy và các bạn để nội dung đề tài này ngày càng hoàn
thiện hơn.

Sinh viên thực hiện


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, con người liên tiếp phải gánh chịu những thiên tai do
biến đổi khí hậu gây ra. Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất trù
phú từng được thiên nhiên ưu đãi cũng đang từng ngày phải gánh chịu sự nổi giận
của mẹ thiên nhiên. Nắng nóng, hạn hán, thiếu nước ngọt đang là nỗi khốn đốn của
người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, không có nước sinh hoạt, một số con kênh
đã cạn nước, cây trái, mùa màn không có nước tưới, nhiều hộ gia đình đã phải chấp
nhận nhìn nông sản của mình héo khô. Bên cạnh đó còn một thảm cảnh khác mà báo
đài liên tục đưa tin trong những năm qua đó là nan sạt lở. Diễn biến của sạt lở diễn ra
rất phức tạp và ngày càng nguy hiểm, không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn
xuất hiện cả mùa khô và diễn ra ở các tuyến sông chính, cho đến các hệ thống kênh,
rạch và cả khu vực ven biển. Sạt lở gây ra thiệt hại rất lớn đến đời sống người dân, từ
giao thông, tài sản, sinh kế và đe doạ tính mạng người dân mà nguyên nhân của nó
không chỉ bởi yếu tố địa hình – địa mạo hay khí hậu-thuỷ văn mà yếu tố tác động của
con người cũng chiếm phần không nhỏ. Do đó, để tìm hiểu về thực trạng, nguyên
nhân và ảnh hưởng của sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tìm ra một số
phương án thiết thực nhất trong việc đối phó với sạt lở đã thúc đẩy việc nghiên cứu
“Ảnh hưởng của sạt lở đến đời sống người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Nội
dung bài nghiên cứu gồm bốn phần như sau:
Phần 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Phần 2: CƠ SỞ LUẬN LÝ
Phần 3: LUẬN CỨ THỰC TẾ
Phần 4: KẾT LUẬN
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ...........................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu ..........................................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................................2
5. Mẫu khảo sát .................................................................................................................................................2
6. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................................................2
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................................................3
8. Phương pháp chứng minh luận điểm ............................................................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................................................4
1. Thực trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................4
1.2. Những diễn biến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây. ................................5
2. Nguyên nhân sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................9
2.1. Yếu tố địa chất – địa mạo .....................................................................................................................9
2.2. Yếu tố khố hậu, thuỷ văn .................................................................................................................. 10
2.3. Yếu tố con người................................................................................................................................ 10
3. Ảnh hưởng của sạt lở đến đời sống người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................................... 13
3.1. Ảnh hưởng đến giao thông................................................................................................................. 13
3.2. Ảnh hưởng đến sinh kế, đe doạ trực tiếp đến tài sản và tính mạng người dân .................................. 15
4. Biện pháp đối phó với nạn sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................ 15
4.1. Bố trí lại dân cư, giữ khoảng cách an toàn......................................................................................... 16
4.2. Xử lý nghiêm các hoạt động, công trình gây sạt lở............................................................................ 17
4.3. Tăng cường trồng cây ven khu vực sạt lở và các khu vực có khả năng sạt lở ................................... 17
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ ....................................................................................................................... 21
1. Thực trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................................................... 21
2. Nguyên nhân gây ra sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 23
3. Ảnh hưởng của sạt lở đến đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 24
4. Các biện pháp đối phó với sạt lở................................................................................................................ 25
PHẦN IV. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 27
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................................... 28
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long ...............................................................................................4


Hình 2. Bản đồ trực tuyến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................5
Hình 3. Khu vực sạt lở ở kênh Rạch Vọp, chợ Cầu Lộ của xã Thới An Hội, huyện Kế Sách......7
Hình 4. Hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh ...................................................................................8
Hình 5. Hiện trạng xói lở bờ biển ..................................................................................................9
Hình 6. Các đập thuỷ điện lưu vực sông Mê Kông (2018)..........................................................12
Hình 7. Tỉnh lộ bị cắt đứt, giao thông qua lại bị chia cắt ............................................................14
Hình 8. Điểm sạt lở nghiêm trọng gần cầu kênh 14, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang)............15
Hình 9. Bờ kè sinh thái giúp giữ đất, ngăn sạt lở ........................................................................18
Hình 10. Gần 2.000 cây mắm đã được trồng ở vùng bãi bồi ven biển Nhà Mát, TP Bạc Liêu ..19
Hình 11. Khảo sát online 13 tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long .......................................21
Hình 12. Mức độ sạt lở theo khảo sát ..........................................................................................22
Hình 13. Vị trí sạt lở theo khảo sát ..............................................................................................22
Hình 14. Diễn biến sạt lở trong những năm gần đây theo khảo sát .............................................23
Hình 15. Những công trình gây sạt lở ven sông theo khảo sát ....................................................24
Hình 16. Tình hình diện tích rừng phòng hộ theo khảo sát .........................................................24
Hình 17. Mức độ dân phải di cư vì sạt lở theo khảo sát ..............................................................25
Hình 18. Tình trạng giao thông những nơi bị sạt lở theo khảo sát ..............................................25
Hình 19. Các biện pháp đối phó với sạt lở theo khảo sát ............................................................26
PHẦN I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

PHẦN I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1. Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục
gia tăng và ngày một nghiêm trọng, hiện nay đã đến mức báo động. Điển hình như
vụ sạt lở đất vào đêm ngày 1/8 ở xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tuyến đê sông tại ấp
Phụng An đã bị sạt lở dài gần 40m, lấn sâu vào đất liền khoảng 10m làm nhà của 1
hộ dân sinh sống tại đây bị sạt lở hết phần sân xuống sông An Mỹ. Sạt lở cũng làm
ảnh hưởng đến một đoạn đê bao sông kết hợp với đường giao thông nông thôn và
một đoạn bờ kè bê tông chống sạt lở. Ngoài ra, một cống tiêu thoát nước phục vụ sản
xuất cho khoảng 200 ha đất trồng cây ăn trái gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng. Cũng
trên đoạn đê sông này, đã có 4 đoạn bị sạt lở kéo đất xuống sông, chia cắt giao thông
đi lại của người dân, tổng chiều dài cũng trên 200m. Một vụ sạt lở khác vào chiều
25/2/2020 tại tỉnh lộ 873, đoạn qua xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh tiền Giang ăn
sâu vào đất liền hơn 5 m, cuốn 30 m của tỉnh lộ 873 xuống sông Vàm Vé, gần đây
nhất 29/7/2020 tại Cần Thơ, năm căn nhà cặp sông Cái Sắn, ven quốc lộ 80 huyện
Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ bị sạt lở hư hỏng nặng nề và hai căn nhà đã bị cuốn trôi
ước tính thiệt hại gần tỷ đồng. Từ đó thúc đẩy việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của sạt
lở đến đời sống người dân Đồng bằng Sông Cửu Long”.
2. Lịch sử nghiên cứu
a. Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trƣờng
và Biến đổi khí hậu(2019)
- Tên bài báo: Diễn tiến tình hình sạt lở ven bờ sông Tiền và sông Hậu, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
- Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Phan Nhựt Trường, Lâm
Kim Thành và Lê Trần Quang Vinh.
- Ngày công bố: 2019
- Tóm tắt nội dung: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS theo
dõi diễn tiến đường bờ và đánh giá tình hình sạt lở ven hai nhánh sông Tiền và
sông Hậu giai đoạn 1989-2017. Nghiên cứu sử dụng chuỗi lịch sử ảnh
LANDSAT kết hợp phương pháp ảnh chỉ số nước (NDWI) để trích lọc đường
bờ và phương pháp GIS theo dõi biến động đường bờ và tình hình sạt lở trong
giai đoạn 30 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích sạt lở trong giai
đoạn nghiên cứu là 14.685,83 ha, chủ yếu tại tỉnh An Giang 3.146,94 ha
(chiếm 21,43%) và tỉnh Đồng Tháp 3.787.68 ha (chiếm 25,79%). Tốc độ sạt
lở tại các tỉnh chủ yếu ở cấp độ nhanh đến rất nhanh và nhiều nhất thuộc tỉnh
An Giang (318,97 ha/năm) trong giai đoạn 2000- 2005. Độ tin cậy kết quả giải

1
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

đoán được xác định dựa trên hai thông số gồm độ chính xác toàn cục (T) dao
động từ 78,8 đến 85,7 và hệ số Kappa (K) từ 0,58 đến 0,71 trên hai bờ sông
Tiền và sông Hậu trong giai đoạn 1989-2017.

b. Báo cáo tại Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long theo hƣớng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu
- Tên báo cáo: Lún sụt đất và xói mòn lở vùng đồng bằng Sông Cửu Long:
thực trạng, nguyên nhân và định hướng giải pháp.
- Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ngày báo cáo: 9/2019
- Tóm tắt nội dung: trong báo cáo này tác giả đã nghiên cứu về hiện trạng và
nguyên nhân sụt lún ĐBSCL, hiện trạng và nguyên nhân xói lở sông, kênh và
bờ biển vùng ĐBSCL, sau đó tác giả đưa ra dự báo về xu thế xói lở sông,
kênh và bờ biển vùng ĐBSCL. Cuối cùng tác giả đưa ra các giải pháp hạn chế
sụt lún, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ kênh và bờ biển vung ĐBSCL.

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Đánh giá thực trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Xác định nguyên nhân sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Xác định ảnh hưởng của sạt lở đối với đời sống người dân Đồng bằng sông
Cửu Long
- Đưa ra biện pháp đối phó nạn sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long

4. Phạm vi nghiên cứu


- Những vùng bị sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Nhiên cứu lý thuyết.
5. Mẫu khảo sát
- Khảo thực tế: Đi đến một số vùng ven biển hoặc ven sông Tiền và sông Hậu ở
Đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau để lấy hình ảnh thực tế và
phỏng vấn trực tiếp người dân (mỗi địa điểm khảo sát khoảng 5 người)
- Khảo sát online: khảo sát bằng Microsoft Forms trên các group, fan-page về
Miền Tây trên Facebook (khoảng 100 người) để thu thập thông tin những
vùng mà chưa đến được.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Sạt lở là gì?
- Tình hình và mức độ sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như thế
nào?
- Ảnh hưởng của sạt lở đến người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long như thế
nào?
2
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

- Những nguyên nhân nào gây ra sạt lở?


- Những biện pháp nào để đối phó với nạn sạt lở?
7. Giả thuyết khoa học
Luận điểm 1: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú được thiên nhiên
ưu đãi. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng tăng, sạt lở
không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô và diễn ra ở các
tuyến sông chính, cho đến các hệ thống kênh, rạch và cả khu vực ven biển với mức
độ ngày càng nhiều và nguy hiểm.
Luận điểm 2: Để có thể đưa ra những đánh giá, cảnh báo về nguy cơ sạt lở trong
tương lai ở Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời đưa ra các biện pháp đối phó hiệu
quả nhất, cần phải xác định được những nguyên nhân cốt lõi gây ra sạt lở từ nhiều
khía cạnh khác nhau. Bởi lẽ, sạt lở bờ biển và ven sông là hệ quả của nhiều tác động
khác nhau, từ yếu tố địa chất-địa mạo, thủy văn, khí hậu cho đến các yếu tố tác động
của con người.
Luận điểm 3: Nạn sạt lở gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân
sống ven các con sông, ven biển. Sạt lở không những gây ảnh hưởng đến việc giao
thông đi lại của người dân mà còn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, quan trọng
hơn nó còn đe doạ trực tiếp đến mạng sống và tài sản người dân.
Luận điểm 4: Để giảm thiệt hại trước những diễn biến phức tạp và tác động ngày
một nặng nề của nạn sạt lở đất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay thì các việc
làm cấp bách là cần đẩy mạnh công tác dự báo để người dân chủ động ứng phó sớm
và hoàn thiện các Đề án bố trí lại dân cư ven sông, kênh rạch, di dời dân và giữ
khoảng cách an toàn với các vùng sạt lở. Bên cạnh đó kiên quyết xử lý, ngăn chặn
việc khai thác cát tràn lan cũng như các công trình vi phạm, lấn chiếm lòng sông,…
Ngoài ra cần tăng cường kêu gọi người dân trồng nhiều cây ven các bờ sông, bờ kênh
và bờ biển.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
- Sử dụng phương pháp lập luận quy nạp.
- Phương pháp thu thập thông tin:
 Nghiên cứu sách báo, tài liệu, báo cáo có liên quan đến đề tài.
 Khảo sát thực tế, phỏng vấn người dân.
 Khảo sát online.

3
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN


1. Thực trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Giới thiệu chung về Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây Nam Việt Nam,
còn được gọi là Vùng Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi ngắn gọn của người dân Việt
Nam là Miền Tây, bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Cần
Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang. Theo số liệu
của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
40.547,2 km2 chiếm 13% diện tích cả nước và có tổng dân số là 17.273.630 người
chiếm 18% dân số cả nước.

Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long


Nằm ở hạ nguồn của sông Mê Kông với hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông
Hậu chảy ra các cửa biển nên đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long rất màu mỡ vì
được phù sa sông bồi đắp, cùng với đó là hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc tạo thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp và giao thông đường thuỷ. Hiện nay, mặc dù hệ
thống giao thông đường bộ đã được đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh, nhưng giao
thông thủy vẫn chiếm phần quan trọng trong đời sống người dân cũng như việc lưu
thông, giao thương hàng hóa giữa các vùng trong khu vực.

4
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Khu vực này rất có lợi thế về phát triển nông nghiệp và trên thực tế Đồng bằng
sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Hàng
năm, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 65% sản
lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60%
sản lượng cá xuất khẩu của cả nước [5].
Tuy nhiên hiện nay dưới sự biến đổi khí hậu cũng như tác động của con người
đã làm cho những lợi thế trời phú của Đồng bằng sông Cửu Long dần mất đi.
1.2. Những diễn biến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần
đây.
Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại Đồng
bằng sông Cửu Long đã diễn ra với xu hướng ngày càng tăng, gây ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển của kinh tế-xã hội của cả khu vực.
Tình trạng sạt lở xảy ra ở toàn bộ 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.

Hình 2. Bản đồ trực tuyến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long [7]
Trong hình 2, các vị trí hình tròn màu lục là vị trí bãi bồi, vị trí hình tròn có hai
màu đỏ và lam là nơi bị sạt lở và các vị trí hình tròn màu đỏ là vị trí sạt lở nguy
hiểm. Qua đó ta thấy rằng sạt lở phân bố trên khắp các tỉnh thành ở Đồng bằng sông
5
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Cửu Long, nhưng tập trung chủ yếu là ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven bờ biển. Xu
hướng sạt lở sẽ còn tiếp tục mở rộng và diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh
diễn biến thời tiết và thay đổi chế độ thủy văn ngày một cực đoan trong thời gian tới.
a. Sạt lở ven bờ sông, ven bờ kênh
Quá trình sạt lở đã làm mất đi diện tích khoảng 3.373,55 ha đất ven sông Tiền và
sông Hậu trong giai đoạn 1989-2000. Đến giai đoạn 2000-2005, tổng diện tích sạt lở
tăng thêm 1.792,76 ha và giai đoạn này có tổng diện tich sạt lở lớn nhất (5.166,31
ha). Quá trình sạt lở giảm mạnh trong giai đoạn tiếp theo (2005-2009), tổng diện tích
sạt lở trong giai đoạn này là 1.655,05 ha (giảm 3.511,26 ha). Giai đoạn 2009-2014
ghi nhận sự tăng cao của hiện tượng sạt lở với tổng diện tích sạt lở là 3.215,07 ha
(tăng 1.560,02 ha) so với giai đoạn trước đó. Giai đoạn 2014-2017 có tổng diện tích
sạt lở thấp nhất (1.275,65 ha) chiếm 8,69% diện tích sạt lở trên toàn giai đoạn nghiên
cứu (Bảng 1). Theo Bảng 1, tỉnh Đồng Tháp có diện tích sạt lở cao nhất ở giai đoạn
1989–2000, với khoảng 1.492,78 ha chiếm 44,25% tổng diện tích sạt lở và giai đoạn
2009–2014 với diện tích 909,15 ha chiếm 28,28%, các giai đoạn còn lại diện tích sạt
lở giảm và thấp hơn. Giai đoạn 2000–2005, tỉnh An Giang có diện tích sạt lở cao
nhất với diện tích 1.594,89 ha chiếm 30,87% tổng diện tích sạt lở, các giai đoạn còn
lại diện tích sạt lở tại tỉnh An Giang đều thấp. Kế đến, tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc
Trăng có diện tích sạt lở thứ 2 lần lượt là 601,3 ha chiếm 17,82% tổng diện tích sạt lở
giai đoạn 1989–2000 và 721,39 ha chiếm 13,96% tổng diện tích sạt lở của giai đoạn
2000–2005. Các tỉnh còn lại có diện tích sạt lở tương đối thấp trong đó tỉnh Hậu
Giang có sạt lở thấp nhất ở giai đoạn này, chỉ cao nhất ở giai đoạn 2000–2005 với
diện tích 25,23 ha chiếm 0,48% tổng diện tích sạt lở [1]
Năm 1989-2000 2000-2005 2005-2009 2009-2014 2014-2017
Tỉnh
An Giang 551,47 1.594,87 448,01 467,44 85,15
Đồng Tháp 1.492,78 831,71 306,82 909,15 247,23
TP.Cần Thơ 37,64 523,78 3,63 245,92 75,09
Vĩnh Long 219,28 428,75 119,42 480,45 243,12
Hậu Giang 0,00 25,23 0,00 6,46 0,99
Trà Vinh 131,70 384,14 154,16 351,39 76,99
Bến Tre 601,30 205,44 290,47 503,07 343,00
Tiền Giang 304,98 451,01 151,87 243,40 110,13
Sóc Trăng 34,40 721,39 180,67 79,78 93,94
Tổng 3.373,55 5.166,31 1.655,05 3.215,07 1.275,65
Bảng 1: Thống kê sạt lở tại các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu qua các giai đoạn
(1989 – 2017) [1]
Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ
biển đã diễn ra hết sức phức tạp. Đã có hơn 30 vụ sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển gây

6
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

thiệt hại lớn cho người dân địa phương. Trong đó, có 03 khu vực đặc biệt nguy hiểm,
đó là đoạn bờ sông Rạch Vọp thuộc huyện Kế Sách, sông Saintard, rạch Mọp thuộc
các xã Long Đức, Song Phụng và thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú; đoạn bờ biển
từ khu vực giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu đến cống số 04 thuộc xã Lai Hoà, Vĩnh Tân,
TX. Vĩnh Châu. Tại tỉnh Hậu Giang, trong 8 tháng năm 2019, đã xảy ra tổng cộng 46
điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch, tăng 26 điểm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó,
huyện Châu Thành là địa phương xảy ra nhiều vụ sạt lở nhất với 39 điểm. Các vụ sạt
lở trên đã làm mất hơn 5.600 m2 đất và nhiều cây cối, hoa màu, nhà cửa của người
dân, ước tổng thiệt hại 2,3 tỉ đồng. Còn tại TP. Cần Thơ, từ đầu năm 2019 đến nay,
đã xảy ra 23 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh rạch ở 6 quận, huyện, gây thiệt hại trên 14 tỉ
đồng. Trong số 6 quận, huyện xảy ra sạt lở, huyện Phong Điền chiếm nhiều nhất với
9 vụ, kế đến là huyện Vĩnh Thạnh với 4 vụ [6].

Hình 3. Khu vực sạt lở ở kênh Rạch Vọp, chợ Cầu Lộ của xã Thới An Hội, huyện Kế
Sách. Nguồn: Báo Sóc Trăng
Theo như trong [2], trong vòng 10 năm (tính từ 2018 trở về trước) tình hình sạt lở
bờ sông, kênh diễn ra phức tạp và tăng mạnh với 513 điểm / 520 km. Cụ thể được thể
hiện ở hình 4.

7
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Hình 4. Hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh [2]


b. Sạt lở ven biển
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, vùng ĐBSCL
hình thành là do phù sa, cát sông Mê Kông bồi đắp trong 6.000 năm qua. Tuy nhiên,
từ khoảng năm 1992 trở về đây, sạt lở ngày càng gia tăng. Từ năm 2005, đường bờ
biển ĐBSCL chuyển từ bồi lấn sang sạt lở, thụt lùi. Hiện, hơn 1/2 chiều dài bờ biển
trong vùng đang sạt lở, có nơi mỗi năm lấn vào đất liền đến 50m. Tốc độ xói lở lên
đến gần 678ha/năm trong khi tốc độ bồi chỉ gần 406ha/năm [3].
Trong [2], hiện trạng sạt lở bờ biển cũng phức tạp và mức độ nguy hiểm
không kém sạt lở ở bờ sông, kênh. Trong đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long có 49
điểm / 266 km sạt lở ( nghiêm trọng 40 điểm / 131 km) và tốc độ mất đất trên 300 ha
/ năm ( số liệu năm 2018). Cụ thể được thể hiện trong hình 5.

8
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Hình 5. Hiện trạng xói lở bờ biển [2]

2. Nguyên nhân sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long


Để có thể đưa ra những đánh giá, cảnh báo về nguy cơ sạt lở trong tương lai ở
Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả nhất,
cần phải xác định được những nguyên nhân cốt lõi gây ra sạt lở từ nhiều khía cạnh
khác nhau. Bởi lẽ, sạt lở bờ biển và ven sông là hệ quả của nhiều tác động khác nhau,
từ yếu tố địa chất-địa mạo, thủy văn, khí hậu cho đến các yếu tố tác động của con
người.

2.1. Yếu tố địa chất – địa mạo


ĐBSCL là một trong những đồng bằng phù sa non trẻ nhất trên thế giới. Dựa theo
lịch sử hình thành các mảng lục địa thế giới, có thể thấy vùng đồng bằng này không
được hình thành trên nền địa chất đá mẹ như vùng Đông Nam Bộ hay các đồng bằng
khác. Phần lớn diện tích của vùng được bồi tích từ giai đoạn Pleitocen sớm (cách nay
khoảng 1,2 đến 2 triệu năm) trong khi nhiều khu vực ven sông Tiền, sông Hậu và các
vùng đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên,… có tuổi đời từ
4.000 – 6.000 năm dựa theo các phân tích C14 [8]. Vì vậy, sự ổn định của nền địa
chất rất hạn chế. Tầng đất mặt ở khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và
vùng trũng treo U Minh chủ yếu là đất phù sa dạng mùn, được hình thành từ lớp thực
bì rất dày bị phân hủy. Ở các khu vực ven sông là dải phù sa ngọt tơi xốp trong khi
càng ra phía biển là vùng đất giồng, cấu tạo chủ yếu là đất cát pha với độ kết dính
giảm dần. Chính vì đặc tính như trên nên nhìn chung, khả năng tan rã tự nhiên của

9
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

tầng đất mặt ở ĐBSCL rất cao, độ cố kết và đàn hồi chịu đựng trước tác động của
dòng chảy là rất hạn chế.
Thêm vào đó, đặc điểm địa hình trũng thấp với độ cao trung bình từ 1-1,2m cũng
tạo ra lợi thế cho xâm thực, nhất là khi triều cường (ở vùng ven biển), mưa lớn và
vào mùa nước lên. Điều đáng lưu ý nữa là hướng nghiêng địa hình theo hướng chảy
của sông Tiền và sông Hậu (tây bắc – đông nam) nhưng dọc hai con sông lớn này là
mạng lưới kênh rạch kết nối chằng chịt với hướng chảy gần như vuông góc. Khi đó,
sức nước ở những nơi hợp lưu sông sẽ tạo ra những xoáy ngầm rất mạnh. Khi các
xoáy ngầm này di chuyển, chúng sẽ tạo ra các “hàm ếch” ở ngã ba, ngã tư sông và ăn
sâu vào hai bên bờ cho đến khi bờ sông bị sụp đổ.

2.2. Yếu tố khố hậu, thuỷ văn


Biến đổi khí hậu, mà cụ thể nhất là mực nước biển dâng và gia tăng biên độ nhiệt
theo ngày đêm đang khiến cho các hệ quả tác động của sạt lở diễn ra mau chóng và
phức tạp hơn bất kỳ dự báo nào từ các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Sự ấm
lên toàn cầu làm mực nước biển dâng trong khi nhiệt độ gia tăng lại khiến cho các
dòng hải lưu bị biến đổi về phạm vi và cường độ di chuyển. Sự gia tăng lưu lượng
nước biển do băng tan đã làm gia tăng lưu lượng và năng lược dòng triều tác động
vào bờ biển khi di chuyển. Trong bối cảnh này, sự tiếp xúc của các dòng hải lưu ven
bờ tất yếu tạo ra những áp lực lớn vào thành bờ đưa đến sự bào mòn với quy mô lớn.
Vì vậy, đặc điểm địa chất non trẻ và đường bờ biển lồi lõm theo hướng đi của dòng
biển, vùng cửa sông và ven biển từ Tiền Giang đến Mũi Cà Mau trở nên lý tưởng
nhất cho sự xâm thực của sóng biển.

2.3. Yếu tố con người


a. Khai thác cát
Khai thác cát chỉ tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp (và cả những cơ sở khai thác trái
phép), nhưng hệ lụy môi trường và kinh tế là vô cùng lớn và rất khó để phục hồi. Với
đặc điểm địa chất non trẻ như ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc khai thác cát sẽ tạo
ra các hố sâu khổng lồ dưới đáy sông, làm thay đổi gần như vĩnh viễn lòng sông và
đặc tính dòng chảy tự nhiên. Theo các nhà khoa học, phải mất hàng trăm năm để các
mỏ cát dưới đáy sông Tiền, sông Hậu hình thành và cố định như ngày nay. Vì vậy,
khi lòng sông tồn tại nhiều hố sâu, nó sẽ làm đổi hướng dòng chảy dưới đáy sông và
tạo ra những va chạm đủ lớn để tạo ra các xoáy nước và sinh ra năng lượng tác động
lên hai bên thành bờ gấp nhiều lần so với mức bình thường.

10
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp từ phù sa, cát và trầm tích do quá trình
bồi lắng mạnh hơn quá trình xói lở. Cát đi đến Đồng bằng sông Cửu Long đôi khi
mất hàng chục, có khi đến hàng trăm năm. Mất thời gian rất dài bồi lắng như thế,
nhưng chỉ khai thác hai chục năm là mỏ cát biến mất. Trong bối cảnh phù sa không
còn dồi dào như trước do các con đập trên thượng nguồn, việc mong đợi các mỏ cát
tự lấp đầy và hoàn nguyên sau khi khai thác là điều không tưởng. Không có cát bồi
đắp thì sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng [3].

b. Tập quán của người dân


Theo tập quán và yếu tố địa lý, các điểm dân cư thường tập trung đông đúc ở
những khúc sông thuận lợi cho sinh sống và giao thương như ngã ba, ngã tư sông hay
những doi, vịnh, cửa sông. Không may, những nơi định cư chiến lược về kinh tế như
vậy lại là những nơi có nguy cơ cao về sạt lở. Thêm vào đó, bùng nổ dân số và sự mở
rộng mạng lưới hạ tầng xây dựng (đường xá, nhà xưởng, khu công nghiệp…) ở
những nơi này đã làm gia tăng tốc độ sụt lún nền đất như vừa đề cập bên trên, trong
khi các nền móng xây dựng thường tự tạo ra sự cô lập với tầng đất xung quanh. Khi
có sự kết hợp tác động từ các yếu tố khác, như khai thác cát chẳng hạn, các hồ nước
xoáy “đói” phù sa sẽ có xu hướng dịch chuyển đến các điểm đô thị này và mau
chóng hình thành các “hàm ếch” với độ sâu (âm) hàng chục mét dưới đáy sông. Hiện
nay, mặc dù hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh,
nhưng giao thông thủy vẫn chiếm phần quan trọng trong đời sống người dân cũng
như việc lưu thông, giao thương hàng hóa giữa các vùng trong khu vực do đó việc
gia tăng hoạt động của tàu, thuyền cũng gây tác động lên bờ sông và nền địa chất yếu
của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra cũng phải nói đến ý thức của người dân,
phần lớn người dân vẫn còn tập quán xây nhà lấn chiếm lòng sông để tiết kiệm đất đã
góp phần làm tăng thêm tải lên lòng sông, không những thế, một số người dân còn
hút bùn từ đáy sông, kênh lên để đắp nền nhà tạo nên những hố sâu dưới lòng sông.
Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số đã kéo theo gia tăng khai
thác nguồn nước ngầm tràn lan và mở rộng ồ ạt mạng lưới hạ tầng, tạo ra sức ép rất
lớn lên nền đất. Khi nền đất bị sụt lún, lớp đất mặt vốn có độ cố kết thấp sẽ bị ép
xuống, tiếp xúc với dòng chảy sông ngòi và dòng biển. Kết quả là quá trình xói lở,
trợt đất trở nên dễ dàng hơn và có xu hướng xảy ra theo hiệu ứng “domino” – nghĩa
là một khu vực bị sạt lở, nước sẽ mau chóng tràn ngấm vào vùng lân cận và tiếp tục
tạo ra các hố sạt lở tiếp theo.
c. Xây các công trình thuỷ điện
Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến
năm 2030, cả vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470
11
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

đập thủy điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông
Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.
Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong
mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ lụy cho
khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu [9].
Sự xuất hiện các con đập trên thượng nguồn đã ngăn lại một lượng rất lớn phù sa
và lưu lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Điều này không chỉ
gây thiếu hụt nguồn trầm tích để bồi đắp mở rộng bờ biển, mà còn khiến lượng nước
đổ ra từ sông Tiền, sông Hậu bị thiếu hụt, không đủ để đẩy dòng hải lưu ven bờ ra xa
nhằm giảm sự xâm nhập mặn và hạn chế sức nước tác động lên bờ biển. Trước sự
xâm lấn gia tăng từ mực biển dâng trong khi nguồn phù sa để bồi hoàn ngày càng cạn
kiệt, sự thoái lui của bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là khó tránh khỏi.

Hình 6. Các đập thuỷ điện lưu vực sông Mê Kông (2018). Nguồn: zingnews.vn

Trong một vài thập niên gần đây, việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện
khiến lượng phù sa sụt giảm đã làm giảm đáng kể sự bù lún tự nhiên, làm cho quá
trình sụt lún diễn ra nhanh hơn. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi nhiều con

12
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

đập ở dòng chính sông Mê Kông trên đất Lào cũng đang được xây dựng và gấp rút
hoàn thành.
Kết quả nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội Sông Mê Kông cho biết, có đến 97%
trầm tích sẽ bị giữ lại nếu các con đập trên dòng chính và các chi lưu của con sông
này được xây dựng. Đây là nguyên nhân khách quan, nhưng không kém phần quan
trọng làm cho đồng bằng sông Cửu Long đang dần “biến mất”.
Một nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) mới đây còn dự báo hiện tượng sụt
lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng... sẽ khiến gần như toàn bộ đồng bằng sông
Cửu Long chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100. Thêm một công trình thủy điện
được xây dựng là thời gian cho đồng bằng sông Cửu Long tồn tại sẽ càng bị rút ngắn.
Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp, đến năm 2020, lượng phù sa về Đồng bằng sông
Cửu Long sẽ giảm từ 60 đến 65 % so với năm 2017. Nếu theo tốc độ xây dựng hồ
đập từ các nước thượng nguồn sông Mê Kông, thì đến năm 2040, lượng phù sa ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn từ 3 đến 5%.
Một khi lượng phù sa về Đông bằng sông Cửu Long không còn nữa thì sẽ không
còn bồi lắng, do đó nếu không có các biện pháp và những hành động cụ thể kịp thời
thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ “tự chìm” trước khi nước biển dâng cao do biến đổi
khí hậu và hiệu ứng nhà kính.

3. Ảnh hƣởng của sạt lở đến đời sống ngƣời dân ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nạn sạt lở gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân sống ven các
con sông lớn, ven biển. Sạt lở không những gây ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại
của người dân mà còn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, tệ hơn là nó còn đe doạ
trực tiếp đến mạng sống và tài sản người dân.
3.1. Ảnh hưởng đến giao thông
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, do tập quán người dân sinh sống ven những con
sông, những con kênh nên để tạo thuận lợi cho việc giao thương, xây dựng nông thôn
mới và đáp ứng nhu cầu đi lại phần lớn những con lộ, con đường thường được xây
dựng ven các con sông, ven các con kênh.Vì thế, sạt lở gây ảnh hưởng rất lớn đến
giao thông ở khu vực này.
Khi bờ sông, bờ kênh rạch kéo theo đường giao thông cặp kênh mương, sông
rạch bị cắt đứt, việc phục hồi rất tốn kém. Việc đi lại của người dân trở nên rất khó
khăn, từ việc đến trường của học sinh đến việc sản xuất cũng như vận chuyển nông
sản của người dân. Sạt lở xảy thường xảy ra rất bất ngờ, rất khó báo trước do đo đối
với việc giao thông trên những khu vực có nguy cơ sạt lở cũng đe doạ rất lớn đến
tính mạng người tham gia giao thông.

13
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Hình 7. Tỉnh lộ bị cắt đứt, giao thông qua lại bị chia cắt. Nguồn: Báo tuổi trẻ online.
Đối với những đoạn đường chỉ bị sạt lở một phần gần với bờ sông, bờ kênh, phần
còn lại vẫn còn khả năng đi được như hình 7 thì người dân vẫn phải đối đầu với nguy
hiểm để đi qua vì nhu cầu đi lại là cấp thiết và cũng vì tiết kiệm chi phí khi phải đi
tuyến đường khác. Tuy nhiên, những đoạn đường như vậy khả năng cao vẫn sẽ tiếp
tục sạt lở và ăn sâu vào đât liền rất nguy hiểm cho những người đi qua.

14
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Hình 8. Điểm sạt lở nghiêm trọng gần cầu kênh 14, huyện Gò Công Tây (Tiền
Giang). Ảnh: TTXVN
3.2. Ảnh hưởng đến sinh kế, đe doạ trực tiếp đến tài sản và tính mạng người
dân
Phần lớn dân cư Đồng bằng sông Cửu Long sinh sống ven sông, ven kênh rạch và
chủ yếu làm nghề nông do đó sạt lở làm cho sinh kế của người dân khu vực bị đảo
lộn, nhiều gia đình sống cạnh bờ sông thấp thỏm trong sợ hãi, nhất là những hộ xây
nhà trên lòng sông. Nhiều người dân phải mất nhà cửa và tài sản vì sạt lở, số khác thì
phải sống trong cảnh nom nóp lo sợ. Bên cạnh đó thì việc sản xuất của người dân
cũng bị ảnh hưởng, trong khi diện tích đất màu mỡ ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ
yếu là trồng lúa cũng như hoa màu và cây ăn trái, thì nay trước tình trạng sạt lở
nghiêm trọng đã gây thiệt hại không nhỏ cho đất sản xuất. Cụ thể như ở Tiền Giang,
theo báo cáo của UBND huyện Gò Công Tây, từ đầu năm đến nay, tình hình sạt lở
kênh mương và đường giao thông trên địa bàn diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại
đối với sản xuất và đời sống. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tuyến kênh 14 và đường
chạy cặp theo hai bên bờ kênh bị sạt lở nhiều đoạn với mức độ hết sức nguy hiểm.
Theo thống kê, có 30 hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, trong đó có 1 căn nhà bị sạt lở
hoàn toàn, 2 căn bị sạt lở từ 70 - 75%; 11 hộ bị thiệt hại về đất sản xuất với diện tích
sạt lở mất đất lên đến gần 3.800 m2; 16 hộ khác bị thiệt hại về hoa màu, cây
trái…[11]. Khi đất sản xuất không còn thì người dân buộc phải di cư sang nơi khác
để tìm việc làm mới cũng như đảm bảo an toàn tính mạng.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: Tại Đồng bằng sông Cửu Long, hai
tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu là An Giang và Đồng Tháp được ghi nhận xảy
ra nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng nhất. Thống kê tại An Giang, từ năm 1970 đến
năm 2000, khu vực huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu) sạt lở đã cướp đi gần
60 ha đất, khiến trên 30 người chết và mất tích; tháng 4/2017, khu vực ngã ba sông
Hậu và sông Vàm Nao, tại khu vực ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới,
sạt lở bờ đã kéo theo 16 căn nhà xuống dưới lòng sông Hậu, cắt đứt tuyến đường
giao thông liên xã Mỹ Hội Đông - Nhơn Mỹ, gây thiệt hại tài sản ước tính 90 tỷ
đồng.
Tại TP.Cần Thơ, trong năm 2018, trên địa bàn cũng đã xảy ra 16 điểm sạt lở, làm
sụp hoàn toàn 10 căn nhà, 43 căn bị sụp một phần, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt
lở là 586 m, ước tổng thiệt hại trên 33 tỷ đồng [10]. Số liệu thống kê từ Ban chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho thấy, những tháng đầu
năm 2019, thành phố có tới 20 điểm sạt lở, với tổng chiều dài hơn 400m, khiến hàng
chục căn nhà bị sụt lún; thiệt hại tài sản ước tới gần 15 tỷ đồng.
4. Biện pháp đối phó với nạn sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long

15
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Để giảm thiệt hại trước những diễn biến phức tạp và ngày một nặng nề của nạn
sạt lở đất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay thì các việc làm cấp bách là cần đẩy
mạnh công tác dự báo để người dân chủ động ứng phó sớm và hoàn thiện các Đề án
bố trí lại dân cư ven sông, kênh rạch, di dời dân và giữ khoảng cách an toàn với các
vùng sạt lở, đổi mới tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân. Bên cạnh đó kiên
quyết xử lý, ngăn chặn việc khai thác cát tràn lan cũng như các công trình vi phạm,
lấn chiếm lòng sông,... Ngoài ra cần tăng cường kêu gọi người dân trồng nhiều cây
ven các bờ sông, bờ kênh và bờ biển.
4.1. Bố trí lại dân cư, giữ khoảng cách an toàn
Trước tình hình sạt lở bất ngờ, phức tạp và ở mức báo động như hiện nay, bên
cạnh việc rà soát, tìm phương án phải phù hợp với thực tế, vừa tìm giải pháp chống
sạt lở còn phải gắn với công tác ổn định dân cư, an sinh xã hội vì đảm bảo an toàn
tính mạng cũng như tài sản người dân là điều ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó
trước hết cần đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc
ứng phó với sạt lở nói riêng cũng như biến đổi khí hậu nói chung. Như trong nghị
quyết số 24 năm 2013 của Trung ương về chủ động đối phó với biến đổi khí hậu có
nêu rõ: “Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu
tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ
thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây
dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội” [4].
Vì thế, đi đôi với việc xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông, bờ kênh và ven
biển thì cần có các Đề án bố trí lại dân cư và giữ khoảng cách an toàn với các điểm
sạt lở. Người dân cần thay đổi tập quán sinh sống ven sông hoặc kênh rạch, hạn chế
tải trọng đường bờ, tránh nguy cơ sạt lở. Bên cạnh đó, quy hoạch lại dân cư, sắp xếp
di dời dân vùng cảnh báo sạt lở vào các khu dân cư mới ở những vị trí có nền đất ổn
định để tránh sạt lở; quản lý chặt các hoạt động xây dựng của người dân sống ven
sông, kênh rạch, các hoạt động giao thông thủy bộ...
Gần đây đã có một số tỉnh đã ráo riết thực hiện đền bù và di dời dân đến nơi an
toàn, cụ thể như ở Hậu Giang có khoảng 9.800 căn nhà ven sông, rạch thuộc khu vực
sạt lở, có nguy cơ sạt lở, tỉnh đã ban hành kế hoạch bố trí ổn định dân cư giai đoạn
2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, giai đoạn 2017 - 2020 di dời hơn 5.100
căn, đến năm 2025 di dời khoảng 4.700 căn. Các hộ dân sống ven sông rạch sẽ được
bố trí đến 8 cụm dân cư tập trung, xen ghép vào tuyến dân cư trên địa bàn 33 xã,
phường, thị trấn và ổn định tại chỗ trên địa bàn 56 xã, phường, thị trấn. Tổng nguồn
vốn thực hiện hơn 646 tỉ đồng. Còn ở TP đã lập kế hoạch phòng chống sạt lở và bố
trí lại dân cư ở những nơi có nguy cơ sạt lở. Đến năm 2030 sẽ di dời, bố trí chỗ ở ổn
16
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

định cho 9.350 hộ dân sống ven sông, rạch. Trong đó, từ nay đến năm 2020 sẽ di dời
hơn 5.000 hộ với hình thức đưa vào 6 cụm dân cư tập trung; xen ghép vào các tuyến
dân cư của 33 xã, phường, thị trấn,... [13].
Tuy nhiên, việc xây dựng các cụm dân cư không phải là dễ dàng do nguồn vốn thiếu
hụt cũng như ý thức hợp tác của người dân trong việc di dời còn chưa cao. Do đó,
người dân cần phải chủ động trước tình hình sạt lở, bỏ đi tập quán xây nhà trên sông
và thực hiện tốt chỉ đạo từ chính quyền địa phương.
4.2. Xử lý nghiêm các hoạt động, công trình gây sạt lở
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về
những hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên
nhiên”. Còn trong Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định Tội vi
phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên: Người nào vi phạm
quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội
thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam
mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Do vậy mà việc khai thác cát trái phép là hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên vì lợi nhuận, ý thức kém và một phần
do công tác tuyên truyền pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở một số
địa phương chưa hiệu quả nên những xà lan cát trái phép vẫn âm thầm hoạt động
ngày đêm.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, chính quyền địa phương cần có những giải
pháp quyết liệt để tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm khắc hơn với hành
vi khai thác cát trái phép để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy và ổn định đời
sống người dân dọc các bờ sông. Ngoài ra để đạt được hiệu quả cao thì chính người
dân mới là yếu tố quan trọng, người dân cần phải mạnh dạng tố cáo những hành vi
khai thác cát trái phép để chính quyền kịp thời xử lý.
Về khía cạnh tập quán của người dân, thì chính quyền cần tăng cường vận động,
di dời, giải toả những hộ xây nhà lấn chiếm lòng sông đồng thời tuyên truyền người
dân không nên xây nhà quá gần bờ sông.

4.3. Tăng cường trồng cây ven khu vực sạt lở và các khu vực có khả năng sạt
lở
Lợi ích của việc trồng cây trong việc đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu là
không thể bàn cãi. Trong công tác phòng chống sạt lở việc trồng cây cũng đóng góp
rất lớn trong việc giữ đất. Khi mà kinh phí xây dựng bờ kè kiên cố rất lớn, lại chỉ tập

17
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

trung ở thành thị, còn tại vùng nông thôn rất hạn chế, việc trồng cây làm kè được
xem là biện pháp khá hiệu quả và dễ thực hiện.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ xưa đã có rất nhiều loại cây sống dọc theo các
con sông, con kênh như bần, dừa nước, tram,… hay các vùng ven biển thì có cây
đước, mắm,… những loài cây này có đặc điểm là có bộ rễ rộng, khả năng chịu ngập
và tái sinh chồi mạnh, có tác dụng tốt trong việc giữ đất, chống sạt lở dọc các sông
rạch... Từ đó cho thấy có thể gây giống và trồng những loại cây này ở những nơi có
nguy cơ bị sạt lở để chúng giữ đất đồng thời cũng giúp tăng độ che phủ cây xanh và
phòng chống một số thiên tai khác.
Ngoài các loại cây thường thấy như kể trên thì có thể trồng một số loại cây có khả
năng đem lại nguồn lợi kinh tế mà cũng có khả năng chống sạt lở chẳng hạn như cây
cà na hay dừa. Thực tế đã có địa phương thực hiện phương pháp trên và rất hiệu quả.
Cụ thể là ở Hậu Giang 3 bờ kè sinh thái được 'xây' từ 40.000 cây tràm, 300 cây bần,
20 cây cà na như chiếc khiên bảo vệ nhà cửa, đất đai, ruộng vườn của người dân
miền sông nước.

Hình 9. Bờ kè sinh thái giúp giữ đất, ngăn sạt lở


Kinh phí đầu tư kè sinh thái thấp sáu lần so với kè kiên cố và có những ưu điểm
mà kè kiên cố không có như tăng độ che phủ cây xanh, tạo cảnh quan sạch đẹp, đặc
biệt có thể kiếm lợi từ nguồn thu cây trái. Không riêng gì Hậu Giang, nếu kè sinh
thái có thể nhân rộng trên toàn Đồng bằng sông Cửu Long thì hiệu quả trong việc
chống sạt lở mà nó mang lại là rất lớn.

18
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN LÝ

Còn đối với vùng ven biển, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc
điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ và triều cường, đồng thời là tấm lá chắn bảo vệ đê,
chống xói lở và xâm nhập mặn; là nguồn dự trữ sinh quyển, nơi trú ngụ của nhiều
loài động, thực vật quý hiếm, vì vậy muốn chống sạt lở thì điều tất yếu chính là giữ
rừng. Khi đó rừng phòng hộ ven biển giữ vai trò rất quan trọng. Trước nạn chặt phá
rừng phòng hộ cũng như nước biển xâm lấn làm mất đi diện tích rừng thì việc tăng
cường trồng rừng phòng hộ càng quan trọng hơn.

Hình 10. Gần 2.000 cây mắm đã được trồng ở vùng bãi bồi ven biển Nhà Mát, TP
Bạc Liêu. Nguồn: Báo tuổi trẻ online
Việc trồng tái sinh rừng phòng hộ ở các khu vực bãi bồi ven đê biển được xem là
"giải pháp mềm" bền vững để ứng phó lâu dài với sạt lở nó riêng và biến đổi khí hậu
nói chung.

19
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

Thông qua bài khảo sát online bằng Microsoft Forms gồm 9 câu hỏi, được chia
sẽ đến cộng đồng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mạng xã hội Faccebook,
Zalo cho thấy được rõ hơn tình hình thực tế về sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1. Thực trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài khảo sát được 196 người thuộc tất cả tỉnh thành của Đồng bằng sông Cửu
Long tham gia khảo sát, trong đó đa số là người ở các tỉnh ven sông sông Hậu và
sông Tiền như Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre và các tỉnh có đường bờ
biển dài như Cà Mau, Kiên Giang.

Hình 11. Khảo sát online 13 tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long
Xét về mức độ sạt lở của những người được khảo sát, đa số chọn mức độ “Rất
nghiêm trọng”, cho thấy được tình hình diễn biến sạt lở ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long là đáng báo động. Theo như số liệu khảo sát ở biểu đồ hình 12 cho thấy có
74 người đánh giá tình trạng sạt lở nơi họ sống là “rất nghiêm trọng” chiếm 38%, còn
số người đánh giá ở mức “Nghiêm trọng” là 62 người, chiếm 32% trên tổng 196
người khảo sát. Chỉ với gần 200 người khảo sát mà mức độ sạt lở “Rất nghiêm
trọng” đã chọn nhiều nhất, nếu như mở rộng khảo sát chắc chắn sẽ không dừng lại ở

21
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

38% mà sẽ tăng lên. Điều đó cho thấy sự nguy cấp của Đồng bằng sông Cửu Long
trước nạn sạt lở.

Hình 12. Mức độ sạt lở theo khảo sát


Về vị trí sạt lở, theo như khảo sát, sạt lở ở chủ yếu xảy ra ở khu vực ven bờ sông,
ven bờ kênh và ven bờ biển. Như biểu đồ ở hình 13 cho thấy trong tổng số 196 người
khảo sát, có tới 118 người (chiếm 19%) thấy sạt lở ở ven bờ sông, 82 người (chiếm
34%) thấy sạt lở ở ven bờ kênh, 41 người (chiếm 17%) thấy sạt lở ở ven bờ biển và
chỉ có 1 người (chiếm 1%) thấy sạt lở ở vị trí khác.

Hình 13. Vị trí sạt lở theo khảo sát

22
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

Diễn biến của sạt lở trong năm ngần đây ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm,
điều đó được thể hiện trong biểu đồ ở hình 14, trong đó 134 người (chiếm 68%) đánh
giá tình hình sạt lở những năm gần đây là “Ngày càng nghiêm trọng”. Tuy nhiên, có
18% người khảo sát đánh giá là “Có xu hướng giảm” và 14% đánh giá là “Không có
gì thay đổi”, điều này chứng tỏ ở một số địa phương đã có các động thái, những biện
pháp để đối phó với sạt lở.

Hình 14. Diễn biến sạt lở trong những năm gần đây theo khảo sát
2. Nguyên nhân gây ra sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
Về nguyên nhân gây ra sạt lở, có rất nhiều yếu tố gây ra, từ yếu tố địa hình – địa
mạo, yếu tố khí hậu - thuỷ văn đến yếu tố con người. Trong bài khảo sát này chỉ tập
trung vào yếu tố con người vì các yếu tố còn lại cần phải có đo đạt, có số liệu chính
xác, việc đó cần phải do những người có chuyên môn thực hiện, không thể đánh giá
bằng định tính thông qua những gì người dân thấy được.
Kết quả khảo sát theo biểu đồ trong hình 15 cho thấy nguyên nhân sạt lở ở ven
các con sông hiện nay do sự tàn phá của bàn tay con người “đóng góp” không hề
nhỏ. Cụ thể, khi được hỏi đã từng thấy những công trình nào gây sạt lở ven sông, đã
có 32% chọn “Công trình khai thác cát”, 33% chọn “Xây nhà lấn chiếm lòng sông”
và 34% chọn “Hút bùn dưới sông để làm nền nhà”. Các tỷ lệ này gần bằng nhau vì
vốn dĩ đây là những hình ảnh dễ bắt gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát
triển kinh tế thì nhu cầu về xây nhà và các công trình khác tăng cao dẫn đến tài
nguyên cát bị khai thác một cách quá mức, bên cạnh đó những ngôi nhà mọc lên
cạnh sông, thậm chí lấn cả lòng sông đã gây áp lực rất lớn cho lòng sông.

23
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

Hình 15. Những công trình gây sạt lở ven sông theo khảo sát
Bên cạnh đó, đối với các vùng ven biển, lâm tặc chặt cây rừng lấy gỗ cùng với
việc chặt phá rừng phòng hộ để lấy đất nuôi các loại thuỷ sản nước lợ như tôm, cua,..
đã làm cho sạt lở diễn ra nhanh hơn khi diện tích “lá chắn xanh” ngày càng giảm dần.
Như kết quả khảo sát ở hình 16 có tới 53% chọn “Ngày càng giảm”, cho thấy chỉ cần
nhìn bằng mắt cũng có thể đánh giá được hiện trạng rừng phòng hộ hiện nay đang
suy giảm về diện tích. Nếu như việc nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu làm suy
thoái rừng phòng hộ ven biển thì nạn chặt phá rừng lại đẩy nhanh tốc độ suy thoái lên
thêm.

Hình 16. Tình hình diện tích rừng phòng hộ theo khảo sát

3. Ảnh hƣởng của sạt lở đến đời sống ngƣời dân Đồng bằng sông Cửu Long
Hầu hết người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ bao đời nay có tập quán sống
ven sông để thuận tiện cho việc giao thông đường thuỷ cũng như trồng trọt, chăn
nuôi. Do đó, khi sạt lở xảy ra, người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Khi nhà cửa, đất sản
xuất bị sạt lở cuốn đi người dân bắt buộc phải tự di dời sang nơi khác hoặc di cư theo
kế hoạch của địa phương để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tìm nguồn sinh kế
khác để sống. Theo như kết quả khảo sát trong hình 17 cho thấy, 28% người khảo sát
cho biết tại nơi họ ở có người đã chuyển đi và 24% cho biết tại nơi họ sống có người
sắp chuyển đi vì sạt lở. Những con số này tuy nhỏ trong bài khảo sát này tuy nhiên

24
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

trên thực tế chỉ với con số đó cũng đủ để thấy thiệt hại mà sạt lở gây ra cho người
dân là rất lớn.

Hình 17. Mức độ dân phải di cư vì sạt lở theo khảo sát


Với sự phát triển giao thông đường bộ hiện nay cùng với chính sách “nông thôn
mới”, những con đường đất ở nông thông cũng đã dần thay thế những đường bê tông
hay đường nhựa. Tuy nhiên những con đường này cũng thường chạy dọc theo các
con sông, kênh do dân cư tập trung nhiều, vì vậy khi xảy ra sạt lở các đoạn đường bị
cuốn xuống lòng sông là điều hiển nhiên. Hình 18 là biểu đồ cho kết quả khảo sát về
tình trạng giao thông những khu vực bị sạt lở, trong đó có 17% người khảo sát cho
biết là “Không đi lại được” và 58% người khảo sát cho biết là “Vẫn đi lại được
nhưng rất nguy hiểm”.

Hình 18. Tình trạng giao thông những nơi bị sạt lở theo khảo sát
4. Các biện pháp đối phó với sạt lở
Trước những hậu quả mà sạt lở gây ra cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long,
trước mắt cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực và mang tính lâu dài để khắc
phục và làm giảm thiệt hại mà nó gây ra. Từ những nguyên nhân đã nêu ở phần trên,
bài khảo sát đề ra 4 biện pháp và thu được kết quả với số lượt chọn cho mỗi giải
pháp là chênh lệch không lớn. Cụ thể như biểu đồ hình 19, 21% chọn “Di dời người
dân đến nơi có khoảng cách an toàn”, 24% chọn “Tăng cường công tác dự báo để

25
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN III. LUẬN CỨ THỰC TẾ

người dân chủ động phòng chống”, 29% chọn “ Xử lý mạnh việc khai thác cát trái
phép và các công trình lấn chiếm lòng sông” và 26% chọn“Trồng nhiều cây ven các
con sông, các kênh rạch và ven biển”. Số liệu này cho thấy các biện pháp này đều
khả thi vì nó gắn liền với thực tế và thậm chí dễ thực hiện vì ít tốn kém chi phí hơn
so với việc xây dựng các công trình kè kiên cố trong khi các công trình này vẫn có
khả năng tiếp tục bị sạt lở gây hoang mang cho người dân.

Hình 19. Các biện pháp đối phó với sạt lở theo khảo sát

26
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
PHẦN IV. KẾT LUẬN

PHẦN IV. KẾT LUẬN


Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ mất phần lớn phù sa từ
thượng lưu, sạt lở mặt đất đang tiếp tục gia tăng với tốc độ lớn, mực nước biển gia
tăng do biến đổi khí hậu, cùng với việc xây dựng hạ tầng trên các hành lang sông
kênh và bờ biển và khai thác cát còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vùng ven biển có
thể ngập sâu đến vài ba mét vào cuối thế kỷ 21; sóng biển gia tăng, sạt lở tăng tốc,
làm cho rừng ngập mặn suy thoái và có nguy cơ biến mất trong tương lai. Hành lang
sông, kênh và bờ biển không còn đủ để củng cố, nâng cấp thích ứng trong điều kiện
mới. Đời sống người dân khó khăn muôn trùng trước sự giận dữ của thiên nhiên. Bởi
vậy, những biện pháp đối phó thiết thực nhất cần phải được tiến hành ngay từ bây
giờ trước khi mọi cố gắng đều trở nên quá muộn hoặc phải trả giá đắt.

27
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Phan Nhựt Trƣờng, Lâm Kim
Thành và Lê Trần Quang Vinh, Diễn tiến tình hình sạt lở ven bờ sông Tiền và
sông Hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, 2019.
[2] GS.TS. Tăng Đức Thắng, Một số vấn đề về chế độ nước và sạt lở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long – phần III, 2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
[3] Nguyễn Bá, Thuý An, Lời giải nào chống sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long?-
Bài 2:Đi tìm nguyên nhân, 25/10/2019, thiennhien.net.
Link:https://www.thiennhien.net/2019/10/25/loi-giai-nao-chong-sat-lo-o-dong-bang-
song-cuu-long-bai-2-di-tim-nguyen-nhan/
[4] NQ số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH,03/6/2013, Hà Nội. Link:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Nghi-quyet-24-NQ-TW-
nam-2013-ung-pho-bien-doi-khi-hau-bao-ve-moi-truong-194312.aspx
[5] Minh Duyên, Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long đến mức báo động khẩn cấp.
Link: http://special.vietnamplus.vn/sat_lo_dong_bang_song_cuu_long
[6] Xuân Hợp, ĐBSCL: Tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn biến rất phức tạp,
27/09/2019, Báo điện tử của bộ Tài nguyên và Môi trường. Link:
https://baotainguyenmoitruong.vn/dbscl-tinh-trang-sat-lo-bo-song-dang-dien-bien-
rat-phuc-tap-293705.html
[7] Bản đồ trực tuyến sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long.
Link:http://satlodbscl.phongchongthientai.vn/#
[8] Th.S. Nguyễn Minh Qang, Sạt lở ở ĐBSCL: Thực trạng, nguyên nhân và biện
pháp đối phó,Đại học Cần Thơ, 2017.
[9] Hà Phƣơng, Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL,
29/03/2018, zingnews.vn. Link: https://zingnews.vn/hang-tram-thuy-dien-thuong-
nguon-mekong-de-doa-dbscl-post830099.html
[10] Nguyễn Bá – Thuý An, Lời giải nào chống sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu
Long? Bài 1: Nỗi lo sạt lở bủa vây, 23/9/2019, Báo Quân đội Nhân dân Online. Link:
https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/bai-1-noi-lo-sat-lo-bua-vay-591821
[11] Minh Trí (TTXVN), Sạt lở diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sản xuất và đời sống
người dân Tiền Giang, 01/6/2020, baotintuc.vn. Link: https://baotintuc.vn/thoi-
su/sat-lo-dien-bien-phuc-tap-anh-huong-san-xuat-va-doi-song-nguoi-dan-tien-giang-
20200601114528911.htm

28
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091
Tài liệu tham khảo

[12] Thuỳ Minh, Giải pháp chống sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long, 24/8/2019,
moitruong.net.vn. Link: https://moitruong.net.vn/giai-phap-chong-sat-lo-o-dong-
bang-song-cuu-long/
[13] N.Tài - L.Dân, Đưa dân khỏi vùng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long,
23/9/2018, Báo tuổi trẻ online. Link: https://tuoitre.vn/dua-dan-khoi-vung-sat-lo-
o-dong-bang-song-cuu-long-20180923093354742.htm
[14] Minh Tâm, Trồng tràm, bần làm kè sinh thái chống sạt lở, 18/03/2019,
Báo Tuổi trẻ online. Link: https://tuoitre.vn/trong-tram-ban-lam-ke-sinh-thai-ngan-
sat-lo-20190318112956194.htm

29
SVTH: Nguyễn Hửu Vinh Mã SV: N16DCVT091

You might also like