You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
VIÊN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HẠN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH ĐẮK NÔNG BẰNG MÔ HÌNH
NƠ-RON NHÂN TẠO

Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Văn Đạt 19443791 DHQLDD15A


2. Lê Trung Hiếu 19439931 DHQLDD15A

GVHD: Ths.NCS. Huỳnh Công Lực

TP.HCM, tháng 12 năm 2022


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên:
(1) Họ và tên: Nguyễn Văn Đạt MSSV: 19443791 Lớp: DHQLDD15A
Điện thoại: 0966324734 Email: datnguyen140208@gmail.com
(2) Họ và tên: Lê Trung Hiếu MSSV: 19439931 Lớp: DHQLDD15A
Điện thoại: 0968619868 Email: letrunghieu09092k1@gmail.com
2. Ngành: Quản lý đất đai
3. Tên đề tài: Đánh giá hạn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bằng phương pháp
nơ-ron nhân tạo
4. Giáo viên hướng dẫn: ThS.NCS Huỳnh Công Lực
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
1. Nguyễn Văn Đạt

2. Lê Trung Hiếu
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... iii

1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3

1.5. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................................... 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................... 4

2.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 4

2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................... 5

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 7

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................................ 7

2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................... 15

2.3.2.1 Kinh tế ................................................................................................................. 15

2.3.2.2 Xã hội .................................................................................................................. 15

2.3.3 Tình hình hạn hán ở tỉnh Đắk Nông .......................................................................... 16

2.3.4 Nguyên nhân gây ra hạn hán ở tỉnh Đắk Nông.......................................................... 17

2.4. Các khái niệm, mô hình, phần mềm sử dụng trong đề tài ............................................... 17

2.4.1. Tổng quan về hạn hán ............................................................................................... 17

2.4.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 17

2.4.1.2. Phân loại hạn hán ............................................................................................... 18


2.4.1.3. Các nguyên nhân gây ra hạn hán ....................................................................... 18

2.4.2. Tổng quan về mô hình mạng Nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) 19

2.4.3. Tổng quan về các phần mềm sử dụng trong đề tài ................................................... 21

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 22

3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 22

3.1.1 Nội dung 1. ................................................................................................................ 22

3.1.2 Nội dung 2. ................................................................................................................ 23

3.1.3 Nội dung 3. ................................................................................................................ 24

4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ......................................................................................................... 24

5. KẾ HOẠCH VÀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN ................................................................... 24

TÀI LIỆU THAM THẢO ...................................................................................................... 26


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
CLN Cây lâu năm

i
DANH MỤC BẢNG

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.Bản đồ hành chính tỉnh Đắk nông ................................................................................ 9

Hình 2. Kiến trúc một nơ-ron nhân tạo .................................................................................. 20

Hình 3. Mạng nơ-ron lan truyền thẳng ................................................................................... 21

Hình 4. Sơ đồ khối khung thực hiện ....................................................................................... 23

iii
1. GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hạn hán trong nông nghiệp là một tai biến thiên nhiên tái diễn, có ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn, là một mối nguy cơ
tự nhiên do không cung cấp đủ nước do cây trồng. Hạn hán xảy ra ở hầu hết các chế độ khí hậu và có tác động đến tiềm năng kinh
tế - xã hội và các lĩnh vực môi trường [1] và tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Sự thay đổi của
khí hậu đặc biệt là hạn hán đã làm thay đổi nhiều hơn nữa các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, an ninh lương thực, kinh tế và
ổn định xã hội. Hạn hán nông nghiệp là mối quan hệ giữa khí tượng, đất và hệ thống cây trồng, được gọi là sự liên tục của đất - khí
quyển thực vật. Việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của một đợt hạn hán nông nghiệp thường khó khăn ở một khu vực nhất
định. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng và các biến thể về thời gian và không gian có thể thay đổi đáng kể theo thời kỳ và các vùng
[2]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sinh sống ở các vùng nông thôn, sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao phát triển kinh tế cả nước [3]. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hạn hán với nhiều phương pháp
khác nhau.

Trong những năm gần đây, Đăk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng, nguồn nước
trên sông suối hồ chứa cạn kiệt, mực nước ngầm xuống thấp, cây trồng thiếu nước dẫn đến năng suất và sản lượng giảm sút. Theo
báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2016, tổng diện tích cây trồng bị hạn là 18.548,58 ha, giá trị thiệt
hại vào khoảng 1.200 tỷ đồng [4]. Trong khi số lượng trạm khí tượng để của tỉnh chỉ có 2 trạm, nên rất khó khăn để có thể theo dõi
và dự báo hiện tượng hạn hán phục vụ cho hoạt động sản xuất của người dân trên toàn tỉnh. Khí hậu của Đắk Nông chia làm hai
mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, còn mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 [4]. Sự mất cân đối về
lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người dân. Cho đến nay đã có nhiều phương pháp nghiên cứu về hạn hán nông nghiệp trong và ngoài nước với

1
nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp nghiên cứu truyền thống dựa trên kết quả khảo sát thực địa, quan sát từ xa
thường không đem lại hiệu quả ở quy mô rộng lớn trong khoảng thời gian dài cũng như tốn kém về sức người và kinh tế. Nhiều
nghiên cứu trong nước và quốc tế về nghiên cứu hạn hán cho thấy phương pháp sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian để phân
tích, đánh giá hiện trạng hạn hán, đặc biệt là cây trồng nông nghiệp đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và được tự động hóa. Tuy
nhiên, với các bài toán có khối lượng dữ liệu lớn, nhiều đầu vào, độ chính xác dự báo vẫn còn hạn chế. Hiện nay, các mô hình học
máy đã được đề xuất cho cháy rừng, nguy cơ hạn hán do chúng làm việc tốt hơn với dữ liệu lớn, có nhiều đầu vào. Ở nước ta hiện
nay, việc ra đời của các mô hình trí tuệ nhân tạo được ứng dụng và phát triển trong rất nhiều ngành nghề, song việc phát triển các
mô hình dự báo sử dụng các kỹ thuật học máy hiện đại, đặc biệt là học sâu, còn chưa được phát triển rộng rải. Nhìn chung, độ chính
xác của các mô hình học máy là tốt hơn các mô hình thống kê. Học sâu, một nhánh nghiên cứu của học máy dựa trên mạng nơ ron
nhân tạo, đang trở thành một trong những công cụ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [5]. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sẽ xây dựng một mô hình mạng nơ-ron (Artificial Neural Network - ANN) sâu cho đánh giá hạn hán nông nghiệp tại tỉnh Đắk
Nông nhằm phân tích các mối tương quan và đánh giá vùng khô hạn nông nghiệp.

Trước tình hình trên, đề tài “ Đánh giá hạn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bằng mô hình nơ-ron nhân tạo” được thực
hiện góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc áp dụng các mô hình học máy nói chung và học sâu nói riêng. Cung cấp thông
tin, cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý có biện pháp giám sát, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm đánh giá tác động của hạn hán nông nghiệp đến cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bằng ảnh viễn thám và áp dụng mô
hình mạng Nơ Ron nhân tạo

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu hạn hán ở khu vực tỉnh Đắk Nông

2
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Hạn nông nghiệp tại khu vực tỉnh Đắk Nông.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Thời gian

- Giai đoạn 2012-2022.

1.4.2 Không gian

- Địa bàn tỉnh Đắk Nông.

1.5. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu thực hiện trên nền tảng có kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, xã
hội, các loại tài nguyên và đặc trưng về hạn hán ở khu vực.

Kỹ thuật viễn thám là một giải pháp hữu hiệu trong nghiên cứu hạn hán đối với hầu hết các khu vực nghiên cứu có điều kiện
khí tượng - thủy văn - thổ nhưỡng khác nhau. Dữ liệu viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý cho phép thu thập thông tin
nhanh chóng và đánh giá hiện trạng hạn hán đang diễn ra.

Phương pháp về Nơ Ron nhân tạo có đầu ra mang tính chính xác và hiệu quả đối việc nghiên cứu hạn hán nông nghiệp

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

3
Nghiên cứu như một công cụ ra quyết định hữu hiệu cho các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp trong việc hoạch định chính sách
cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp của vùng. Đồng thời, nhằm giúp địa phương vùng
Đắk Nông chủ động các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả trước hiện tượng cực đoan này, hạn chế
thiệt hại về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và các hoạt động nông nghiệp trên địa bàn trong trường hợp
hạn hán.

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Các nghiên cứu trong nước

Đối với Việt Nam, nơi có nguồn nước phong phú nhưng do tính chất phân mùa sâu sắc nên xuất hiện khô hạn. Hạn hán ở
nước ta được xem là một thiên tai gây thiệt hại đứng hàng thứ 3 sau lũ lụt và bão. Có thể là do diễn biến xấu của các hiện tượng
thời tiết cực đoan, dẫn đến hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi với tần suất ngày càng gia tăng. Các khu vực thường xảy ra hạn hán phải
kể đến như Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số các nghiên cứu trước đây đã quan tâm phát triển công
nghệ giám sát và cảnh báo hạn hán cho Việt Nam dựa trên các chỉ số hạn thông dụng như chỉ số SPI, chỉ số cấp nước bề mặt SWSI
(Surface Water Supply Index),.. Một số kết quả nghiên cứu hiện nay đang được ứng dụng trong công tác giám sát và cảnh báo hạn
hán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Trong 6 năm từ 2007 đến 2012, có 2 đợt hạn hán diễn ra tương đối
nghiêm trọng là năm 2007 và năm 2010:

Trong 4 tháng đầu năm 2007 hạn hán cục bộ xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, trong đó nặng nề nhất là các tỉnh thuộc
Tây Nguyên và Nam Bộ. Khu vực Tây Nguyên hầu như không có mưa, mực nước ở các sông suối, các hồ chứa xuống rất thấp đáng
kể. - Trong khi đó, mùa khô năm 2009-2010 là năm rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng của đợt
hạn hán nghiêm trọng bất thường. Mực nước sông Mê Kông giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua làm đình trệ các hoạt

4
động giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng của các nước ven sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của 65 triệu người
ở 6 quốc gia thuộc lưu vực, trong đó có ĐBSCL Việt Nam [6]

Nghiên cứu, đánh giá diễn biến tình hình hạn hán tại lưu vực sông Ba/Đà Nẵng [7] có chỉ số TVDI từ ảnh vệ tinh Landsat
trong các tháng mùa khô của năm 1989, 2000, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017 và 2019 cho thấy mức độ hạn hán khá cao và phân bố
không đồng đều qua các năm tại lưu vực. Vào năm 1989, giá trị TVDI cao tại phần lưu vực thuộc tỉnh Phú Yên và tại phía Tây của
lưu vực thuộc tỉnh Gia Lai hầu như đều chịu ảnh hưởng của hạn hán hằng năm. Nghiên cứu sử dụng chỉ số khô hạn nhiệt độ – thực
vật (TDVI – Temperature Vegetation Dryness Index) được sử dụng để đánh giá mức độ khô hạn và ảnh viễn thám Landsat 5 và
Landsat 8 cho các thời điểm vào mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 5) của các năm.

Nghiên cứu đánh giá hạn hán từ tư liệu viễn thám nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp [3] xác định bề mặt trên vùng đất trồng
CLN, nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat 8 tháng mùa khô năm 2015 và quan hệ nhiệt độ bề mặt và chỉ số thực vật khác biệt chuẩn
hóa NDVI. Việc xác định nhiệt bề mặt trạm đo mặt đất không thể thực hiện được.

Có thể nói, công nghệ viễn thám cùng mô hình mạng nơ-ron cung cấp bức tranh tổng thể về hạn hán ở nước ta. Do đó, trong
tình hình xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, việc ứng dụng viễn thám nói chung và phương pháp chỉ số ảnh kết
hợp cùng những phương pháp quan trọng khác trong giám sát xói lở cần được sớm triển khai trên thực tế.

2.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Ở các nước tiên tiến đi đầu trong lĩnh vực viễn thám như: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Canada, Nhật, và mới đây có thêm Trung Quốc…
việc ứng dụng kết hợp công nghệ viễn thám và GIS đã trở thành công nghệ hoàn chỉnh, được sử dụng rộng rãi không chỉ để theo
dõi, kiểm kê, dự báo, quản lý các hiện tượng cực đoan xảy ra thường xuyên trên thế giới, trong đó có hạn hán. Khuynh hướng sử
dụng tư liệu viễn thám đa phổ, đa thời gian để theo dõi và đánh giá hạn hán ngày càng phổ biến. Trên thế giới, đã có rất nhiều công

5
trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này rất thành công. Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ
tinh, trong đó bao gồm cả ảnh quang học và siêu cao tần nhằm đánh giá và giám sát hạn hán. Ban đầu, các nghiên cứu thường tập
trung ở khu vực khô hạn nghiêm trọng và hầu hết sử dụng dựa trên chỉ số thực vật NDVI, những nghiên cứu mới đây tập trung khu
vực rộng hơn với các chỉ số mới đặc trưng phản ánh cho thực vật và nền đất, sau đó chồng xếp kết quả phân loại đất nông nghiệp
để phát hiện và đánh giá hạn hán.

Dự báo hạn hán bằng mô hình mạng nơ-ron nhân tạo đa lớp Perceptron ở Pakistan [8] bằng cách sử dụng thuật toán mạng
thần kinh tri giác đa lớp (MLPNN) để dự báo hạn hán. Thuật toán mạng thần kinh perceptron đa lớp (MLPNN) được sử dụng để
dự báo hạn hán phi tuyến tính của dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng về nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa được ghi nhận từ
17 trạm đồng bộ của Khu vực phía Bắc và KPK (Pakistan) từ năm 1975 đến năm 2012, nghiên cứu cho thấy rằng mô hình MLPNN
thuận tiện cho các mục đích quản lý và tài nguyên nước vì sự khác biệt giữa dữ liệu đầu vào của các giá trị SPEI được quan sát và
dự đoán là không cao.

Nghiên cứu tích hợp các yếu tố hạn hán được cảm nhận từ xa dựa trên máy học có thể cải thiện việc ước tính hạn hán nông
nghiệp ở Đông Nam Australia ở Đông Nam Australia [9] xác định liệu các yếu tố hạn hán được cảm nhận từ xa nghiên cứu sử dụng
các yếu tố hạn hán được cảm nhận từ xa từ Nhiệm vụ Đo lường Lượng mưa Nhiệt đới (TRMM) và các cảm biến vệ tinh của Máy
đo Quang phổ Bức xạ. Giám sát năng suất cây trông - đại lượng đo lường quan trọng phản ánh hạn hán nông nghiệp và được coi là
một giải pháp theo dõi hạn hán nông nghiệp,

Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tính hiệu quả và tính ưu việt của phương pháp sử dụng các chỉ số,
dữ liệu trong viễn thám, song là đầu vào trong phương pháp trí tuệ nhân tạo mạng nơ-ron phục vụ đánh giá hạn hán đến nông
nghiệp.

6
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý:

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12
đến 108°07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125
km theo đường quốc lộ 14, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 689 km về phía
Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 1358 km về phía Bắc, có vị trí địa lý:

+ Phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng

+ Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km

+ Phía nam giáp tỉnh Bình Phước

+ Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Các điểm cực của tỉnh Đắk Nông:

Điểm cực Đông: xã Đăk Plao, huyện Đắk Glong

Điểm cực Tây: xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức

Điểm cực Nam: xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp

Điểm cực Bắc: xã Ea Po, huyện Cư Jút.

7
8
Hình 1.Bản đồ hành chính tỉnh Đắk nông
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 2 cửa khẩu quốc tế với Vương quốc Campuchia là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và
Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức.

Địa hình:

Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa
hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam.

Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Điạ
hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia
súc, gia cầm.

Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu
vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm
phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.

Khí hậu:

Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng.
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

9
Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh
nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.000-2.300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các
cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Lượng mưa trung bình năm từ 2.200-2.400 mm, lượng mưa cao nhất 3.000 mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa
ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.

Hướng gió chủ yếu mùa mưa là Tây Nam, hướng gió chủ yếu mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu
như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu v.v.

Thuỷ văn:
Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua
địa phận tỉnh gồm:
Sông Sêrêpok: do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Na). Đoạn chảy
qua tỉnh nằm trên địa phận huyện Cư Jút, đoạn này lòng sông tương đối dốc, chảy từ cao độ 400 m ở hợp lưu xuống cao độ 150 m
ở biên giới Cămphuchia. Khi chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo
ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác
Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các thác này đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch và phát triển thuỷ điện.
Ngoài ra, còn nhiều suối nhỏ khác đổ ra sông Sêsêpôk như: suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Lâu,
Đắk Sor cũng đều là bắt nguồn của sông Sêrêpok.
Sông Krông Nô: Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông

10
Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác phân bố khá đều khắp
trên địa bàn huyện Krông Nô, Cư Jút như suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang.
Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có
nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, chảy qua địa bàn Đắk Nông
với chiều dài 90 km; Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s, lưu lượng lớn nhất 87,8 m3/s và nhỏ nhất 0,5 m3/s.
Môduyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/skm2, trung bình 47,9 m3/skm2, nhỏ nhất 1,9 m3/skm2; Suối Đắk, Suối ĐắkR'Lấp có diện
tích lưu vực 55,2 km2, Suối Đắk R'Tih …
Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc,
hồ Ea T'Linh, hồ Đắk Rông v.v.
Mạng lưới sông suối, hồ ao dày đặc đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện nhỏ, cung cấp nước
cho các ngành kinh tế và sinh hoạt dân cư.
Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào. Hệ thống sông Sêrêpôk có trữ năng kinh tế được đánh
giá khoảng 2,6 tỉ KWh. Hệ thống suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng nhiều công trình
thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1500 MW như thuỷ điện DrayH'Linh II đang được xây dựng, thuỷ điện Đức Xuyên 92
MW, thủy điện TuaSrah 85 MW, thuỷ điện Đắk Tih 140 MW, TĐ Đắk NTao, TĐ Đắk Sô v.v. đã được thoả thuận, đang từng bước
kêu gọi đầu tư xây dựng. Ngoài ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ phục vụ
sản xuất và sinh hoạt cho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lưới.
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.562 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp. Có diện tích là 592.997 ha, chiếm 91,01% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây lâu năm là 19.997ha

11
chiếm 30,7 % tổng diện tích. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày; ngoài ra, diện
tích đất nương rẫy còn khá lớn, đất lâm nghiệp có rừng tổng diện tích là 374.387 ha, trong đó rừng tự nhiên là 366.988 ha, đất rừng
trồng 7.357 ha, chiếm tỉ lệ không đáng kể 2,9%.Tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 57,5%.
- Đất phi nông nghiệp. Diện tích 42.208 ha, chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất đô thị: Diện tích 13.009 ha chiếm 2%.
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích đến 01/01/2010 còn 16.356.97 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên, trong đó đất sông suối và núi
đá không có cây rừng là 11.276 ha. Còn lại khoảng 23.763 ha đất bằng, đất đồi núi và mặt nước chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là
đất đồi núi có 21.000 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng còn rất hạn hẹp. Trong giai đoạn 2006-2010 đất chưa sử dụng đã được
đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản..v.v.
Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 294.476 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 45%. Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện,
tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh.
Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) có 227.718 ha, chiếm 77,3% diện tích
đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 37.500 ha, chiếm 12,7%, chủ yếu tập trung ở các
huyện ĐắkR'Lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Đắk Song; đất có rừng đặc dụng 29.258 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk Glong, Krông Nô, đây
là khu rừng được sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái, khai thác du lịch. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi
và núi thấp, khu vực gần dân cư.
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng. Rừng phát triển tốt, những khu rừng
nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí
hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu

12
dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng có những khu rừng
nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn.
Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn
toàn tỉnh. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô mưa
ít, nắng nóng kéo dài.
Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây
là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn,
kinh tế trang trại.
Tài nguyên khoáng sản:
Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng
sản chủ yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn,
opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên nhiên, saphir.
Bô xít: Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk Song nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa
và huyện Đắk GLong. Trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35-40%. Trên bề mặt của
mỏ quặng có lớp đất bazan tốt, hiện có rừng hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chưa có đường
giao thông, thiếu năng lượng, nguồn nước để rửa quặng và vốn đầu tư.
Khoáng sản quí hiếm: Khu vực xã Trường Xuân, huyện Đắk Song là nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá
quí ngọc bích, saphia trắng và các khoáng sản khác như Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong,
Cư Jút.

13
Ngoài ra, còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét, phân bố rải rác trên
địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội
cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk
Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát
cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v.
Nguồn nước khoáng có ở Đắk Mil sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngày đêm và khí C02 đồng hành
khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm. Hiện tại chỉ mới khai thác khí C02.
Tài nguyên phát triển du lịch:
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự
nhiên và nhân tạo. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp,
thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Ngầm (trong lòng núi), thác Liêng Nung, Đắk GLung
v.v. Những khu du lịch sinh thái và dã ngoại trong vùng nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà Đùng (28.000
ha) và thảo nguyên nhỏ trảng Ba Cây rộng trên 3 km2 phục vụ du lịch thể thao, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại.
Các bon làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu
cần, lễ hội ăn trâu ...là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Đặc biệt là dân tộc M'Nông có truyền thống văn
hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có các sử thi, các lễ hội. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch.
Những tiềm năng du lịch trên cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái tham quan
thác nước, suối, hồ, đập, vườn, rừng; du lịch vui chơi giải trí: leo núi, săn bắn, đua ngựa; du lịch văn hóa: tham gia các lễ hội của
các đồng bào dân tộc, lễ hội cồng chiêng, lễ hội ăn trâu, v.v.

14
Những tiềm năng trên là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch của tỉnh nếu được gắn kết với các tuyến du lịch
phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và qua nước bạn Cam Pu Chia sẽ tạo nên hành trình du lịch
hấp dẫn đối với du khách.

2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.3.2.1 Kinh tế

Năm 2021, mức độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông đứng thứ 2 Khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 7 so với cả nước. Tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 theo giá so sánh 2010 ước đạt 20.728 tỉ đồng (tương đương 896,1 triệu USD), tăng 8,63%
so với năm trước. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 52,1 triệu đồng/người (tương đương 2.225 USD/người). Thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 2.847 tỉ đồng, đạt 103,74% dự toán địa phương giao và đạt 112,25% so với cùng kỳ
năm trước; Chi ngân sách là 8.598 tỉ đồng, đạt 121,69% dự toán địa phương giao và tăng 12,91% so với năm trước. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính năm 2021 tăng thấp hơn so với mức tăng của các năm trước (năm 2021 tăng
4,90%, năm 2020 tăng 6,37%, năm 2019 tăng 10,38% so với cùng kỳ).

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,11% GRDP; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 18,74%; khu vực dịch vụ chiếm 38,69%; thuế sản phẩm (-) trừ trợ cấp sản phẩm, chiếm 4,46%.

Tổng sản lượng lương thực năm 2011 đạt 317,5 ngàn tấn, bằng 99,97% kế hoạch. Sản lượng cà phê nhân 140.069 tấn, 75%
hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đạt 39,02 triệu, tăng 2,03 triệu so với năm 2010.

2.3.2.2 Xã hội

Giáo dục:

15
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông có 240 trường học ở cấp phổ, trong đó có
Trung học phổ thông (cấp 3) có 22 trường, Trung học cơ sở (cấp 2) có 82 trường, Tiểu học có 136 trường, bên cạnh đó còn có 89
trường mẫu giáo[18]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng tương đối hoàn chỉnh, góp
phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Ngoài ra tỉnh có 1 trường chuyên đó là Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh:
Số 08 Lê Duẩn, Thành phố Gia Nghĩa.

Y tế:

Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông có 79 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó
có 8 trạm xá, 71 trạm y tế phường xã, với 1029 giường bệnh và 258 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh.

Đắk Nông có bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, nhưng cơ sở vật chất và kỹ thuật tại bệnh viện còn
nhiều mặt hạn chế, thiếu các máy móc thiết bị hỗ trợ nên tình trạng bệnh nhân phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như:
Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây
Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) còn cao. Ngành Y tế của tỉnh đang tập trung về nhân lực, tìm hiểu các kỹ thuật hiện đại, tham gia các khóa
đào tạo từ các bệnh viện tuyến trên để hạn chế được tình trạng trên.

2.3.3 Tình hình hạn hán ở tỉnh Đắk Nông

Do mùa mưa năm 2019 kết thúc sớm, mực nước tại các hồ đập thủy lợi tại các huyện phía Bắc tỉnh Đắk Nông như Krông Nô,
Cư Jút, Đắk Mil không tích đủ dung tích thiết kế. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi đã trơ đáy, cạn kiệt, khả năng cung cấp nước
tưới để chống hạn không còn. Hàng nghìn diện tích cây trồng chỉ còn trông vào nước mưa.

16
Tại các huyện Krông Nô, Đắk Mil, hơn 260 ha cây trồng, chủ yếu là cà phê đã bị khô hạn, cháy lá, rụng trái, mức độ thiệt hại
phổ biến từ 30 - 70%. Nhiều hồ đập thủy lợi đã cạn kiệt nước và nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, sẽ có gần 750 ha cà phê nằm trong
khu vực cung ứng nước của các công trình thủy lợi tại huyện Đắk Mil lâm vào cảnh không có nước tưới.

2.3.4 Nguyên nhân gây ra hạn hán ở tỉnh Đắk Nông

Những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên thời tiết ở Đắk Nông diễn biến phức tạp, nhất là mùa khô kéo dài,
gây hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Nguyên nhân của tình trạng nói trên, ngoài yếu
tố thời tiết, hạn hán ở Đắk Nông còn bắt nguồn từ những yếu tố khác như hệ thống thuỷ lợi còn kém, sản xuất nông nghiệp còn
nhiều hạn chế, có những loại cây trồng vỡ quy hoạch, ý thức tiết kiệm nước chưa cao… Do đó, để chống hạn một cách hiệu quả,
lâu dài, ngành nông nghiệp Đắk Nông cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cơ cấu cây trồng, phát triển hệ thống thuỷ
lợi một cách quy mô bài bản hơn.

2.4. Các khái niệm, mô hình, phần mềm sử dụng trong đề tài

2.4.1. Tổng quan về hạn hán

2.4.1.1. Một số khái niệm

Hạn hán là một trong những hiện tượng xuất hiện hầu như khắp mọi nơi với đặc điểm khác nhau đối với từng khu vực. Theo
tài liệu WMO, có hơn 60 định nghĩa khác nhâu về điều kiện khô hạn và có tới 150 khái niệm khác nhau về hạn. Tuy nhiên, hầu như
các định nghĩa đều đưa ra một kết luận chung về hạn hán là kết quả của thâm hụt độ ẩm trong đất, thiếu hụt lượng mưa kéo dài lâu
ngày, bốc hơi lớn,… tạo ra tình trạng thiếu nước thiệt hại cho mùa màng, chăn nuôi và các hoạt động khác của con người.

17
Cũng theo WMO, chỉ số hạn là một dạng chỉ số mô tả về tích lũy thiếu hụt ẩm trong thời gian dài và bất thường. Hay nói cách
khác, chỉ số hạn là hàm số của một hoặc nhiều yếu tố khí hậu như lượng mưa, bốc hơi, độ ẩm, nhiệt độ, dòng chảy,… Mỗi chỉ số
hạn đều có những ưu, nhược điểm và tính chất phù hợp cho mỗi khu vực khác nhau.

2.4.1.2. Phân loại hạn hán

Theo WMO hạn hán đươc phân chia làm 4 loại:

- Hạn khí tượng: Thiếu hụt lượng mưa trong cán cân lượng mưa - bốc hơi trong một khoảng thời gian định trước. Lượng bốc hơi
càng cao góp phần làm hạn gia tăng.

- Hạn thủy văn: Liên quan đến sự thiếu hụt nguồn nước mặt và các nguồn nước mặt phụ. Dòng chảy sông, suối giảm rõ rệt, mực
nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp.

- Hạn nông nghiệp: Thiếu hụt nước mưa dẫn tới mất cân bằng giữa lượng nước thực tế và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông
nghiệp thường xảy ra khi độ ẩm đất không đáp ứng nhu cầu của cây trồng trong khoảng thời gian nhất định.

- Hạn kinh tế - xã hội: Thiếu hụt nguồn nước cấp cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhu cầu nước thường có xu thế tăng do sự
tăng dân số, sự phát triển của đất nước, khu vực và các nhân tố khác.

2.4.1.3. Các nguyên nhân gây ra hạn hán

Có nhiều nguyên nhân gây hạn hán, có thể chia thành hai nguyên nhân chính sau:

- Khách quan: Do các yếu tố tự nhiên như khí hậu (lượng mưa, lượng bốc hơi…) thất thường và phân bố không đồng đều, nguồn
nước (nước mặt, nước ngầm) cạn kiệt, địa hình và thổ nhưỡng không thuận lợi…gây ra sự thiếu hụt nước, không đáp ứng được nhu

18
cầu của con người trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội và môi trường. Ngoài ra, những ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu làm diễn biến thời tiết, thủy văn ngày càng cực đoan.

- Chủ quan: Mặc dù hạn hán là một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng bị tác động bởi các hoạt động của con người. Con người đã
gây ra hạn hán góp phần làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng vì:

+ Diện tích và chất lượng rừng chưa tốt làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước.

+ Cơ cấu sản xuất không phù hợp với điều kiện nguồn nước, chẳng hạn như vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa)
làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.

+ Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng...
Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn.

+ Nhận thức của người dân về sử dụng bền vững tài nguyên còn hạn chế. Việc sử dụng nước lãng phí và khai thác quá mức nguồn
nước vẫn tiếp tục tái diễn.

+ Các hệ thống chính sách còn thiếu đồng bộ và những ràng buộc điều kiện khai thác một số hệ thống sông lớn không hợp lí.

+ Hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp nghiêm trọng.

2.4.2. Tổng quan về mô hình mạng Nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN)

Mạng nơ-ron nhân tạo là sự mô phỏng toán học của mạng nơ-ron sinh học. Một mạng nơ-ron nhân tạo được xây dựng từ
những thành phần cơ sở là những nơ-ron nhân tạo gồm nhiều đầu vào và một đầu ra (hình 1). Các đầu vào tiếp nhận kích thích từ
đầu ra của những nơ-ron khác hoặc từ môi trường. Mỗi nơ-ron vào có một bộ trọng số nhằm khuếch đại tín hiệu kích thích sau đó

19
tất cả sẽ được cộng lại. Tín hiệu sau đó sẽ được tiếp tục biến đổi nhờ một hàm phi tuyến, thường gọi là hàm kích hoạt. Và cuối cùng
tín hiệu sẽ được đưa đến đầu ra của nơ-ron để lại trở thành đầu vào của các nơ-ron khác hoặc trở thành tín hiệu ra của toàn bộ mạng.

Hình 2. Kiến trúc một nơ-ron nhân tạo


Khi kết hợp các nơ-ron lại với nhau ta có một mạng nơ-ron nhân tạo. Tuỳ theo cách thức liên kết giữa các nơ-ron mà ta có các loại
mạng khác nhau như: mạng truyền thẳng (Hình 2), mạng phản hồi,… Ta có thể xem như mạng nơ-ron nhân tạo là một mô hình toán
Y=F(X) với X là véctơ số liệu đầu vào và Y là véctơ số liệu đầu ra. Ưu điểm của một mạng nơ-ron nhân tạo là nó cho phép xây
dựng một mô hình tính toán có khả năng học dữ liệu rất cao. Có thể coi mạng nơ-ron nhân tạo là một hộp đen có nhiều đầu vào và
nhiều đầu ra có khả năng học được mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào dựa trên dữ liệu được học.

20
Hình 3. Mạng nơ-ron lan truyền thẳng
2.4.3. Tổng quan về các phần mềm sử dụng trong đề tài

- Phần mềm MATLAB: là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho
phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết
với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác. MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm
nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật.

- Phần mềm Argis là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay,
cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập / nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các
cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi

21
công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên
các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online),
hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Chuẩn hoá dữ liệu ảnh viễn thám.

Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá hạn hán tỉnh Đắk Nông bằng mô hình nơ-ron nhân tạo.

Nội dung 3: Đưa ra giải pháp giảm thiểu hạn hán ở khu vực tỉnh Đắk Nông.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Nội dung 1.

Phương pháp: Viễn thám

Công nghệ viễn thám giúp thu thập thông tin về các đối tượng trên bề mặt Trái đất, dựa vào những nguyên lý cơ bản của viễn
thám về đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau. Nghiên cứu sử dụng hai
phương pháp xử lý thông tin viễn thám bằng mắt và phương pháp xử lý ảnh số bằng phần mềm chuyên dụng như ArcGIS hay
ENVI. Phương pháp xử lí ảnh bằng mắt để chiết tách thông tin từ tư liệu viễn thám, kết hợp phân ngưỡng giá trị cho đối tượng
nghiên cứu là cây nông nghiệp, xem xét sự phân bố các loại cây tại lưu vực nông nghiệp tỉnh Đắk Nông. Phương pháp xử lý ảnh số
bằng các chỉ số tăng cường/giảm khả năng phản xạ phổ để chiết tách thông tin đối tượng.

22
3.1.2 Nội dung 2.

Phương pháp: Nơ-ron nhân tạo

Hình 4. Sơ đồ khối khung thực hiện

Quy trình thiết lập mô hình dự báo hạn hán ở tỉnh Đắk Nông, bao gồm các bước chính sau:

(1) Chuẩn bị dữ liệu: trong bước đầu tiên này, cơ sở dữ liệu chứa các thông số thu thập được từ nhiệt độ, lượg mưa, độ ẩm, chỉ số
thực vật. Tập dữ liệu được chia ngẫu nhiên thành 2 phần: tập dữ liệu huấn luyện và tập dữ liệu kiểm chứng. Trong đó, phần huấn
luyện chiếm 70% bộ dữ liệu và phần kiểm chứng chiếm 30% bộ dữ liệu còn lại.

23
(2) Xây dựng mô hình: trong bước thứ hai này, tập dữ liệu huấn luyện được sử dụng để đào tạo mô hình mạng ANN dựa trên
thuật toán một bước OSS.

(3) Xác thực mô hình được đề xuất: trong bước cuối cùng này, dữ liệu của phần kiểm chứng được sử dụng để xác nhận mô hình
được đề xuất. Các chỉ số thống kê bao gồm R2, RMSE, và MAE được sử dụng để đánh giá hiệu suất của mô hình.

3.1.3 Nội dung 3.

Dựa vào kế quả phân tích đánh giá của nghiên cứu nội dung 1 và 2 từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng theo mô hình SWOT.

- Giải pháp về công trình

- Giải pháp về canh tác,…

4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN

- Ứng dụng được mạng Nơron nhân tạo vào việc nghiên cứu khu vực hạn hán;

- Đánh giá được hiện trạng hạn hán tại khu vực;

- Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp;

- Đề xuất giải pháp để giảm hiểu thiệt hại của hạn hán đến nông nghiệp.

5. KẾ HOẠCH VÀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Phân công cụ thể

24
1 Nội dung 1: Chuẩn hoá dữ liệu ảnh viễn Từ 01/2023 – đến Nguyễn Văn Đạt, Lê
thám 02/2023 Trung Hiếu

2 Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá hạn Từ 02/2023 – đến Nguyễn Văn Đạt, Lê
hán tỉnh Đắk Nông bằng mô hình 03/2022 Trung Hiếu
Nơron nhân tạo

3 Nội dung 3: Đưa ra giải pháp giảm Từ 03/2022 – đến Nguyễn Văn Đạt, Lê
thiểu hạn hán ở khu vực tỉnh Đắk 05/2023 Trung Hiếu
Nông.

25
TÀI LIỆU THAM THẢO

[1] Wu, H., and Wilhite, D.A., "An operational agricultural drought risk assessment model for Nebraska. Natural Hazards,"
Natural Hazards, 2004, pp. 33, 1-21.

[2] Touma, D., Ashfaq, M., Nayak, MA, Kao, SC, Diffenbaugh, NS, "Một mô hình đa dạng và đánh giá đa chỉ số về đặc điểm
hạn hán trong thế kỷ 21," J. Hydrol, 2015, pp. 526, 196-207.

[3] Ủy hội Sông Mê Công, "Sự xuất hiện và tác động hạn hán ở Việt Nam”, Báo cáo hợp phần 4 trong chương trình quản lý và
giảm nhẹ lũ của Ủy hội Sông Mê Công (FMMP)," 2005.

[4] Tô Thị Huyền et al., "Theo dõi hạn hán trong mùa khô bằng chỉ số hạn hán NDVI trên công cụ Google earth engine, thí
nghiệm tại tỉnh Đăk Nông," in Tạp chí khoa học đo đạc và bản đồ số 46, 2020, pp. 49-51.

[5] Lê Văn Hưng et al., "Xây dựng mô hình sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng lại Lâm Đồng," 2019, pp. 386-389.

[6] Nguyễn Văn Thắng et al., "Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực ở Việt Nam," 2014.

[7] Thẩm Thị Ngọc Hân et al., "Ứng dụng viễn thám và google earth engine trong phân tích, đánh giá diễn biến tình hình hạn hán
tại lưu vực sông Ba/Đà Nẵng," in Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường, 2019.

[8] Zulifqar Ali et al., "Forecasting drought using multilayer perceptron artificial neural network model," 2017.

[9] Puyu Feng et al., "Machine learning-based integration of remotely-sensed rought factors can improve the estimation of
agricultural drought in South-Eastern ustralia," in Hệ thống nông nghiệp 173, 2019, pp. 303-316.

26
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Tên đề tài: Đánh giá hạn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bằng phương pháp nơ-ron nhân tạo
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Đạt
2. Lê Trung Hiếu
Nội dung báo cáo:
STT Nội dung công Thời gian Mức độ hoàn thành Các ý kiến, kiến nghị, đề Ý kiến của GVHD
việc thực hiện xuất
Ngày báo cáo:…………………..
1
1.1
1.2 … .. …
2.
2.1 … .. …
.. …
Ngày báo cáo:
3 ….
3.1 … ….
.. … ..

27
28

You might also like