You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, VẬN


HÀNH, KHAI THÁC VÀ CHIA SẺ HỆ THỐNG
THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã lớp học phần: 420301330501


Giảng viên hướng dẫn: Trương Đỗ Thuỳ Linh
Họ và tên nhóm trưởng : Nguyễn Văn Đạt
Địa chỉ Gmail : datnguyen140208@gmail.com
Số điện thoại : 0966324734

Tp. HCM, tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT Họ tên đệm Tên MSSV Nội dung Điểm Ký tên
Thành phố Cần Thơ, đánh
1 Lê Trung Hiếu 19439931 giá chung đối với miền 9,25
Nam; soạn powerpoint
Tỉnh Nghệ An, tổng hợp
2 Nguyễn Văn Đạt 19443791 9,25
Word, thuyết trình
Tổng hợp thực trạng; Phần
3 Nguyễn Trúc Lệ 20098611 9
4: kết luận và kiến nghị
Phần 1: Đặt vấn đề; Tỉnh
4 Vũ Thị Mỹ Duyên 20099941 9
Lạng Sơn
Tỉnh Vĩnh Phúc; đánh giá
5 Trần Lê Thuý An 20084791 9
chung đối với miền Bắc
Tỉnh Bình Thuận; đánh giá
6 Trương Kiều My 20042081 8,25
chung đối với miền Trung;
Phần 2: Tổng quan; tỉnh Hậu
7 Lương Trí Hào 19429811 8,5
Giang

i
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN ........................................................................................................... 4

2.1. Cở sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 4

2.1.1. Tổng quan về đất đai và quản lí đất đai ....................................................................... 4

2.1.2. Tổng quan về dữ liệu, thông tin và Cơ sở dữ liệu ....................................................... 6

2.1.2.1. Cơ sở dữ liêu bản đồ ............................................................................................. 6

2.1.2.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính ........................................................................ 6

2.1.3. Tổng quan về đăng ký đất đai ..................................................................................... 7

2.1.4. Tổng quan về hồ sơ địa chính...................................................................................... 8

2.1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai Việt Nam .................................................. 12

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 15

3.1. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Bắc ...... 15

3.1.1. Tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................................... 15

3.1.2. Tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................................................... 18

3.1.3. Đánh giá chung đối với Miền Bắc ............................................................................. 20

3.2. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Trung . 21

3.2.1. Tỉnh Bình Thuận........................................................................................................ 21

3.2.2. Tỉnh Nghệ An ........................................................................................................... 24


ii
3.2.3. Đánh giá chung đối với miền Trung.......................................................................... 25

3.3. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Nam .... 26

3.3.1. Thành phố Cần Thơ ................................................................................................... 26

3.3.2. Tỉnh Hậu Giang ......................................................................................................... 28

3.3.2. Đánh giá chung đối với miền Nam............................................................................ 29

3.4. Tổng hợp thực trạng vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai tại Việt Nam ....... 29

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 33

4.1. Kết luận ............................................................................................................................ 33

4.2. Kiến nghị .......................................................................................................................... 35

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nội Dung

HSĐC Hồ sơ địa chính

GCN Giấy chứng nhận

TN&MT Tài Nguyên và Môi trường

CSDL Cơ sở dữ liệu

BĐĐC Bản đồ địa chính

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Uỷ ban nhân dân

HSĐC Hồ sơ địa chính

iv
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, là điều kiện tồn
tại và phát triển của nền sản xuất xã hội và của bản thân con người, còn là điều kiện sinh tồn
của thế giới thực vật. Quá trình khai thác và sử dụng đất luôn gắn liền quá trình phát triển của
xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đất đai lại có
hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy mà sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ và hoạch định khoa học.

Nước ta hiện nay đang trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kéo theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng
tăng lên một cách nhanh chóng, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong
cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp.

Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép ta sử dụng để
giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội. Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp
tiên tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu đặt ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ
trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin. Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công
tác quản lý đất đai, nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch
hợp lý nhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất, cũng như trong việc ra các quyết định
liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác và sử dụng hợp lý đối với tài nguyên đất đai
gắn liền với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Xây dựng CSDL địa chính
là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại.

Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa
bàn. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính, tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu
cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh,
huyện. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại việc xây dựng CSDL địa chính mới chỉ dừng lại
ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà
chưa được kết nối, xây dựng thành CSDL địa chính hoàn chỉnh, nên chưa được khai thác sử

1
dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên.

Để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả và
bền vững thì thông tin đất đai cần đuợc lưu trữ, cập nhật và cung cấp đầy đủ, kịp thời. Do
đó, việc xây dựng CSDL địa chính là nhu cầu tất yếu. Dữ liệu địa chính là hệ thống bản đồ địa
chính và sổ sách địa chính, gồm các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội,
pháp lý của thửa đất, về người sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất.

Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn góp một phần sức
mình trong công tác xây dựng CSDL đa mục tiêu phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Nhóm
chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài: “Nghiên cứu thực trang xây dựng, vận hành, khai thác và
chia sẻ hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam hiện nay”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nhu cầu đối với hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam

- Xây dựng CSDL địa chính phục vụ cho công tác Quản lý đất đai tại Việt Nam và các địa
phương

- Việc nghiên cứu thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại
Việt Nam nêu lên 1 số cách thức xây dựng hiệu quả tại các vị trí địa lý khác nhau, vùng miền
khác nhau giúp cung cấp thông tin , dữ liệu tài nguyên môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, các nhu cầu khác của
xã hội trong lĩnh vực quản lý đất đai, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống được thống nhất
và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

- Sử dụng và thiết kế các thiết bị và kỹ thuật mới.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và
chia sẻ hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam hiện nay

2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về không gian: tại Việt Nam và các địa phương ở miền Bắc, Trung, Nam

Giới hạn về thời gian: 2003 – đến nay

3
PHẦN 2: TỔNG QUAN

2.1. Cở sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Tổng quan về đất đai và quản lí đất đai

Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tỉnh
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyền bên
trên, bên trong và bên dưới của nó như là: khí hậu, đất (Soil), điều kiện địa chất, điều kiện
thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người,
ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đó của con người hiện
tại và tương lai.

Thửa đất: là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được
mô tả trên hồ sơ. [?]Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa là tâm
của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật có định (là dấu
mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa
chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các
mốc giới hoặc địa vật cố định.

[?]: Điều 3 Luật đất đai 2013.

Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình thể, kích
thước của thửa đất,mục đích sử dụng của thửa đất... so với hiện trạng ban đầu. Nguyên nhân
biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu cầu về đất đai rất lớn,
chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục
đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều; đồng thời nhu cầu về đất ở ngày càng
tăng cao. Từ đó, để Nhà nước quản lý về đất đai được chặt chẽ hơn thì công tác theo dõi, cập
nhật chỉnh lý biến động của các cấp quản lý ở địa phương là hết sức cần thiết.

Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhằm đảm bảo cho
hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất ngoài thực địa. Giúp nhà nước nắm
chắc được quỹ đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất để tiến hành thu các loại thuế
phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Vì vậy, cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phải quản lý được cả ba biến động là: biến động hợp pháp, biến động chưa hợp
4
pháp và biến động không hợp pháp. Tuy nhiên, hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý cho những
trường hợp biến động hợp pháp.

 Biến động hợp pháp, người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và đã được cơ
quan có thẩm quyền cho phép.
 Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai nhưng
chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
 Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có biến động hoặc
khai báo không đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm
chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường và cán bộ địa
chính xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính. Đăng
ký biến động đất đai phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Thủ tục đăng ký biến động chỉ thực hiện đối với những người sử đất đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải là thủ tục để đăng
ký biến động.

- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo chế độ sau:

+ Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên.

+ Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tống kiểm tra tình hình biến
động đất đai.

- Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướng dẫn người sử
dụng đất kê khai, nộp hồ sơ đầy đủ, đúng nơi quy định.

- Hồ sơ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất và đăng ký biến động đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp nào được quản lý ở cơ
quan Địa chính cấp đó trong thời gian không quá 12 tháng, sau đó phải chuyên về Trung tâm
lưu trữ Địa chính để lưu trữ.

5
2.1.2. Tổng quan về dữ liệu, thông tin và Cơ sở dữ liệu

CSDL quản lý đất đai hay CSDL địa chính là các dữ liệu, thông tin về thửa đất, chủ sử
dụng, mục đích sử dụng, loại đất... được quản lý theo các thửa đất. Thửa đất được thể hiện
như một đối tượng địa lý bằng BĐĐC và các giấy tờ kèm theo bằng thuộc tính địa chính bao
gồm các thông tin liên quan tới thửa đất như chủ sử dụng, đăng ký sử dụng, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

CSDL địa chính bao gồm dữ liệu: Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính.

2.1.2.1. Cơ sở dữ liêu bản đồ

Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc
sử dụng đất bao gồm các thông tin:

- Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của
các thửa đất;

- Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sống, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ
thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đế, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường
bộ, đường sắt, câu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;

- Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy
hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;

- Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

2.1.2.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính

Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ
địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai bao gồm các
thông tin:

- Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;

- Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín
trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy
lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép

6
kín;

- Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân
dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;

- Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử
dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã
cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;

- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất,
về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.

2.1.3. Tổng quan về đăng ký đất đai

a) Khái niệm và phân loại:

Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính do nhà nước quy định và tổ chức thực hiện, có tính
bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất, nó thực hiện đồng thời cả hai việc: vừa ghi vào hồ sơ
địa chính của cơ quan nhà nước để phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước đối vớiđất đai
theo quy hoạch và pháp luật, vừa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất.

Đăng ký lần đầu về đất đai: đăng ký lần đầu khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất đối
với tổ chức, cá nhân lao động tự do, Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành hoặc
đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi người sử
dụng đất được đăng ký và xác định được quyền sử dụng đất thì sẽ xem xét cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất trong quá trình sử dụng đất.

Trịnh Quốc Khánh (2012). Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống
hồ sơ địa chính tại Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Địa chính,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Đăng ký biến động đất đai: Khi người sử dụng đất đã có GCNQSDĐ mà trong quá trình
thực hiện các quyền hoặc có sự thay đổi khác như: chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận chuyển

7
nhượng, thừa kế. , tặng cho quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thay đổi ranh giới đất.

b) Vai trò và yêu cầu đăng ký đất đai

- Bảo vệ cơ sở sở hữu đất đai toàn dân Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận đăng ký đất đai, việc đăng ký đất đai xác lập trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai và chủ sở hữu đất đai. pháp luật. Hồ sơ địa chính và GCNQSDĐ
cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định rằng quyền của
người sử dụng đất được bảo vệ trong trường hợp có tranh chấp hoặc bị xâm phạm; nghĩa vụ
sử dụng đất có hiệu quả.

- Đảm bảo nhà nước quản lý chặt chẽ các điều kiện về quỹ đất bằng cách thực hiện các yêu
cầu đăng ký thông tin đất đai.

2.1.4. Tổng quan về hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, số sách, chứng thư,...chứa đựng những
thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong
quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biển động đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đất dai.

Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến
động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Thông tư 09/2007/TT-
BTNMT)

Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:

- Lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

- Lập, chinh lý theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại tài liệu.

- HSĐC phải đảm bảo tính thống nhất:

+ Giữa bản đồ, số địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động. +Giữa bản gốc và các bản
sao của HSĐC.

8
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất.

❖ Bản đồ địa chính

BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, địamat, hệ thống các thửa đất
của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian
nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.

❖ Bản đồ số địa chính

Bản đồ địa chính số là sản phẩm bản đồ được số hoá, thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị
trên hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử, bản đồ địa chính số có thông tin nội dung tương
tự như bản đồ địa chính giấy nhưng nó được lưu trữ dưới dạng số và hiển thị dưới dạng hình
ảnh bản đồ.

❖ Đặc điểm của bản đồ địa chính

- BĐĐC là bản độ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.

- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa chính) và
được thông nhất trong cả nước.

- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa
theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chinh phù
hợp với các số liệu trong HSĐC.

- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do bộ Tài nguyên Môi trường quy định,
trên tọa độ nhà nước.

- Thửa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới; định thửa phải có toạ độ chính xác.
Mỗi thửa đất phải kèm theo thông tin về số hiệu thửa đất, diện tích thửa đất và ký hiệu loại
đất;

- Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được đăng ký
hành nghề đo đạc bản đồ lập.

❖ Nội dung bản đồ địa chính

9
- Điểm khống chế toạ độ, độ cao

- Địa giới hành chính các cấp.

- Ranh gới thửa đất.

- Loại đất.

- Công trình xây dựng trên đất.

- Ranh giới sử dụng đất.

- Hệ thống giao thông: đường bộ đường sắt, cầu...

- Hệ thống thủy văn: sông ngòi, kênh rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công trình dân nước,
đế, đập công.

- Địa vật quan trọng.

- Mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa
chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

- Dáng đất .

Hệ thống đăng ký

Các thành phần của hệ thống đăng ký bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chủ
sử dụng giữ và hệ thống sổ sách do cơ quan quản lý đất đai quản lý.

- Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành
quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền
với đất thông nhất trong phạm vi cả nước. Sau đó, Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày
22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.

❖ GCNQSDĐ: là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng
đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền,
nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.

Về hệ thống sổ sách: Mẫu sổ sách ban hành kèm theo Thông tư 09/2007/TT - Bộ Tài
10
Nguyên và Môi Trường ngày 02/08/2017 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính. Sau đó, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 bãi bỏ Mẫu số
03/ĐK về số theo dõi biên động đất đai của Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT và quy định
mới về mẫu sổ cấp GCN.

❖ Sổ địa chính

Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của người đó. Số địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được UBND xã, phường, thị
trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh duyệt.

Nguyên tắc lập sổ địa chính:

- Số được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai.

- Thứ tự ghi vào số địa chính theo thứa tự cấp GCN.

- Số được lập thành các quyền riêng cho từng đối tượng.

- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển sổ.

❖ Sổ mục kê đất đai

Số mục kê là số ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép
kín trên bản đồ. Số mục kê được lập từ bản đồ địa chính và các tài liệu điều tra đo đạc ngoài
thực địa. Số mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vị hành chính mỗi xã, phường,
thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thông
kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu HSĐC một cách đầy đủ, thuận tiện,
chính xác.

Nguyên tắc lập sổ mục kế:

- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã.

- Thứ tự vào số theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.

- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số trang bằng 1/3
số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đó mới vào sổ cho tờ bản

11
đồ địa chính tiếp theo.

❖ Sổ theo dõi biến động đất đai

Sổ theo dõi biến động đất đai là số ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được
chỉnh lý trên số địa chính.

Nguyên tắc lập sổ theo dõi biến động đất đai:

- Số ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.

- Thửa tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động.

- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.

❖ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Số được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo dõi, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cấp mình.
Số được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCN quyền sử dụng đất đã cập vào số. Cơ quan
địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan địa chính cấp huyện chịu trách nhiệm
lập và giữ số cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của mình.

2.1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai Việt Nam

Tổng quan về ứng dụng, phát triển công nghệ Xây dựng CSDL về đất đai gắn liền với công
nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hóa dữ liệu địa chính. Thông
qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây,
nhiều công nghệ đã được ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ cấp trung
ương tới cấp địa phương, các doanh nghiệp đo đạc lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính. Các công
nghệ được ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng
và hiện trạng sử dụng đất, các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa
phương đã kế thừa thành tựu của các hãng phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt
phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng CSDL địa chính số như: FAMIS &
CADDB, CICAD & CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, ViLIS, eKLIS, VNLIS....

12
Các công nghệ GIS nền được sử dụng cũng rất đa dạng như ArGIS của hãng ESRI (Mỹ),
MapInfo, AutoCAD và một số hãng khác. Hệ quản trị CSDL sử dụng Oracle, SQL Server,
Access ... hiện cũng đã có một số nghiên cứu ứng dụng toàn bộ mã nguồn mở trong vấn đề
xây dựng LIS để tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ nền.

Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun
liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất đai. Hệ
thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống và được thiết kế theo nguyên
tắc sau:

- Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống con; mỗi hệ thống
con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng công việc trong công tác quản
lý đất đai.

- Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Về cơ bản, phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm con
như sau:

+ Hệ thống quản lý điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa chính;

+ Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai;

+ Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng,

đánh giá, định giá đất;

+ Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất;

+ Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo về
đất đai.

- Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về quản
lý về đất đai:

+ Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương;

+ Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;

+ Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện;


13
+ Hệ thống thông tin đất đai cấp xã.

Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích hỗ
trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập CSDL địa chính số, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký
đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, thực trạng cho thấy: Tuy có nhiều sản phẩm, nhiều ứng dụng và có nhiều đơn
vị phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ trong công tác xây dựng CSDL đất đai còn bộc
lộ một số bất cập như: Chính sách quản lý thay đổi liên tục dẫn đến các phần mềm cũng phải
thay đổi theo nhưng lại thiếu nguồn lực về kinh phí để cập nhật, nâng cấp, chưa có tiêu chuẩn
kỹ thuật thống nhất, còn có nhiều sự khác biệt về nhu cầu quản lý cho từng địa bàn, thiếu hỗ
trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp công nghệ nền (thông thường là ở nước ngoài) và nhà phát triển
hệ thống thông tin đất đai do thiếu nguồn nhân lực và chính sách tài chính, còn có sự vướng
mắc về vấn đề lựa chọn sản phẩm phần mềm cho từng địa phương và các vấn đề khác… Về
chính sách quản lý; do Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn thiện chính sách về quản lý
đất đai, các quy trình, chế độ quản lý, mẫu biểu báo cáo và thống kê, mẫu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất… thay đổi nhiều trong thời gian ngắn nên phát sinh hiện tượng các phần
mềm phải cập nhật liên tục để phù hợp với chính sách mới.

14
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Bắc

3.1.1. Tỉnh Lạng Sơn

Để đưa vào vận hành hệ thống CSDL địa chính, trong những năm qua, Sở Tài nguyên và
Môi trường Lạng Sơn đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa
chính, xây dựng CSDL địa chính, CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 100 xã/226 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc xây dựng CSDL
địa chính. Lạng Sơn phấn đấu trong năm 2017 sẽ phấn đấu hoàn thành CSDL địa chính của
44 xã và hoàn thành xây dựng CSDL đất đai của 21 xã. Đến năm 2020, Lạng Sơn phấn đấu sẽ
hoàn thành xây dựng CSDL địa chính của cả 226 xã phường, thị trấn.

Nhằm nhanh chóng đưa vào vận hành, khai thác CSDL địa chính phục vụ cho công tác
quản lý điều hành của nhà nước trong lĩnh vực đất đai; Sở TN&MT Lạng Sơn sẽ phối hợp với
các huyện, thành phố khẩn trương tích hợp, triển khai, đào tạo tập huấn, đưa vào vận hành gắn
với thực hiện tích hợp dữ liệu địa chính và cập nhật, đăng ký kê khai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đơn lẻ thường xuyên trực tiếp bằng phần mềm Elis.

Thời gian qua, các xã, phường, thị trấn đã và đang tích cực xây dựng, cập nhật và chỉnh lý
CSDL (CSDL) địa chính vào hệ thống phần mềm quản lý, vận hành của tỉnh và trung ương.
Qua đó, góp phần hiện đại hoá công tác quản lý đất đai.

Để xây dựng CSDL địa chính, các chi nhánh văn phòng quản lý đất đai cấp huyện phải đưa
những thông tin dữ liệu địa chính lên phần mềm hệ thống thông tin quản lý đất đai ELIS. Phần
mềm này có nhiều phân hệ với những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng nhưng đều chạy
trên một nền tảng công nghệ và sử dụng một CSDL tập trung, thống nhất, mang lại nhiều tiện
ích.

Việc thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, CSDL đất đai trên địa
bàn tỉnh đã được thực hiện từ năm 2008, trong đó, việc cài đặt và sử dụng phần mềm ELIS
bắt đầu tiến hành từ năm 2015. Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT),
đến ngày 17/3/2021, toàn tỉnh đã cập nhật thông tin của 2.301.929 thửa đất thuộc 164 xã, thị
trấn vào hệ thống phần mềm này.
15
Để có được những kết quả trên, Sở TN&MT đã triển khai tập huấn, chuyển giao công nghệ,
đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho cán bộ cấp huyện. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay,
Trung tâm Công nghệ thông tin TN&MT đã tổ chức 12 lớp tập huấn về vận hành, khai thác
sử dụng hệ thống CSDL địa chính cho 320 học viên là lãnh đạo, viên chức chuyên môn văn
phòng đăng ký đất đai trên địa bàn 11 huyện, thành phố; tạo 371 tài khoản cho cán bộ quản
lý, vận hành từ cấp xã đến huyện, tỉnh và trang bị 2 máy chủ đặt tại Sở TN&MT để đảm bảo
vận hành, khai thác CSDL một cách hiệu quả…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hiện nay, các huyện, thành phố cũng gặp phải
một số khó khăn nhất định trong quá trình vận hành phần mềm như: hệ thống máy chủ và phần
mềm hoạt động chưa thật sự ổn định, đôi khi còn chậm, mất kết nối hoặc xuất hiện thông báo
lỗi; hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa có hệ thống đường truyền chuyên dụng
giữa các cấp nên chưa đảm bảo tốc độ và bảo mật…

Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng CSDL đất đai; Chỉ thị số
05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện
pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận theo chỉ đạo
tại Nghị quyết số 30/2012/QH-13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban
hành Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 31/01/2013 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày
18/4/2019 về đăng ký đất đai lần đầu đối với người sử dụng đất và người được Nhà nước giao
đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chỉ đạo cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND
cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; tập trung tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện như sau:

Kết quả đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh: Đến nay toàn tỉnh đã cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được 487.476 ha đạt 83,02 % so với diện tích cần cấp theo hiện

16
trạng, trong đó tổ chức là 52.012 ha đạt 79,05 %, hộ gia đình, cá nhân là 435.464 ha đạt 83,53
%.

Kết quả xây dựng CSDL địa chính: Đến nay, đã hoàn thành xây dựng CSDL địa chính là
165/226 xã, phường, thị trấn (hiện nay là 200 xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết số 818/NQ-
UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn), tích hợp đưa vào vận hành khai thác được 151/165 xã, dự
kiến trong Quý II/2020 hoàn thành việc tích hợp đưa vào sử dụng 165 xã. Những tồn tại,
vướng mắc trong thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng CSDL địa chính.

Về kinh phí thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng CSDL địa chính
phân bổ chưa đáp ứng so với khối lượng công việc đã hoàn thành và cần thực hiện.

Việc thực hiện cập nhật chỉnh lý biến động thông tin dữ liệu đất đai đòi hỏi cán bộ có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu về phần mềm, trong khi đó một số nơi công chức địa
chính cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; mặt khác nhân lực tại hệ thống Văn phòng
Đăng ký đất đai còn hạn chế, khối lượng công việc chuyên môn rất lớn dẫn tới công tác cập
nhật chỉnh lý biến động thông tin dữ liệu đất đai chưa được thường xuyên, còn khó khăn cho
công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Phó Tổng cục trưởng Chu An Trường, Giám đốc Ban Quản lý
Dự án VILG cấp Trung ương đã chủ trì buổi làm việc giữa Ban Quản lý dự án VILG cấp
Trung ương và Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh Lạng Sơn để bàn giải pháp đẩy nhanh và hoàn
thành tiến độ triển khai Dự án VILG trên địa bàn tỉnh.

Dự án VILG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện tại thành phố Lạng Sơn và 04 huyện
Cao Lộc, Bình Gia, Lộc Bình và Tràng Định được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết
định số 1585/QĐ-UBND nạày 09/9/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn, với tồng mức đầu tư là
113.195 triệu đồng (trong đó: vốn đối ứng là 18.372 triệu đồng; Vốn vay lại ODA là 94.823
triệu đồng. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn vay lại 10% là 9.482 triệu đồng).
Tại buổi làm việc Ban Quản lý Dự án VILG cấp Trung ương đã nghe Ban Quản lý Dự án

17
VILG tỉnh Lạng Sơn báo cáo về những khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật liên quan đến triển
khai Dự án tại tỉnh Lạng Sơn.

3.1.2. Tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay rộng 1.235,87 km2 (theo niên giám thống kê năm 2018) sau khi
xác nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Trong những năm gần đây có tốc độ phát triển đô thị
nhanh chóng nên đã tạo ra nhiều biến động đất đai khá lớn để đáp ứng vai trò chiến lược trong
phát triển kinh tế vùng.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng cấp thiết, trong
khi đất đai lại có hạn, việc này đòi hỏi việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý, có
hiệu quả. Do đó việc áp dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý đất
đai để xây dựng một hệ thống quản lý đất đai hiện đại sẽ đảm bảo quyền lợi hợp lý của Nhà
nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất cũng như mọi thành phần có liên quan.

Ngày 24/4/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT
quy định về xây dựng CSDL (CSDL) đất đai. Thông tư này hướng dẫn các cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường; cán bộ địa chính xã, phường, thị
trấn và các tổ chức cá nhân, liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật
CSDL đất đai.

Ngày 14/6/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc phối hợp với Cục Công nghệ
thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức buổi giới thiệu tổng quan về phần mềm “Hệ
thống thông tin đất đai và môi trường (Elis)” nhằm phục vụ công tác xây dựng Hồ sơ địa chính
và CSDL đất đai tại địa phương cho cán bộ làm công tác chuyên môn trong các đơn vị thuộc
Sở.

Trên thực tế hệ thống thông tin đất đai nói chung và hệ thống CSDL địa chính nói riêng của
thành phố chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của thành phố. Để đảm bảo tốc độ tăng
trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc tỉnh phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS)
đem lại hiệu quả nhất. Ứng dụng ViLIS2.0 xây dựng CSDL địa chính số trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý đất đai

18
Năm 2016, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã thực hiện nhiệm vụ
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc trên nền công
nghệ Gis online”. Sau 1 năm thực hiện, cơ quan nghiên cứu đã xây dựng hệ thống thông tin
đất đai trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc với địa chỉ lưu trú tạm thời. Và sau khi xây dựng và tiến
hành cập nhật CSDL, bước đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ đã cập nhật đầy đủ dữ liệu địa
chính của phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, với tổng số 1710 thửa đất, các trường
thông tin cần quản lý về thửa đất như chủ sử dụng, mã loại sử dụng đất, diện tích, giá đất, số
tờ bản đồ, số thửa khá đẩy đủ thông tin. Sau khi chạy thử nghiệm, kết hợp với các modul quản
lý, phần mềm quản lý đất đai trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động ổn định, không phát sinh
lỗi, các modul không bị xung đột khi kết hợp với nhau.

CSDL địa chính số cho phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được xây
dựng và quản lý bằng phần mềm ViLIS là bước đầu cho việc xây dựng và hoàn thiện CSDL
đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại thống nhất trên phạm vi cả nước. Việc
ứng dụng ViLIS vào xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính số cho hiệu quả cao trong xây dựng
và lưu trữ lượng lớn thông tin.

Chỉ số Tiếp cận đất đai là chỉ số thành phần mà Sở TN&MT Vĩnh Phúc được giao nhiệm
vụ chủ trì đã đạt kết quả tăng vượt bậc, từ 5.8/10 đứng thứ 61/63 tỉnh thành, năm 2021 đạt
7.56 điểm vươn lên đứng thứ 5/63 tỉnh thành trong cả nước. Đây là nỗ lực rất lớn của Sở
TN&MT Vĩnh Phúc, trong tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát
triển, góp phần quan trọng nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc

Bên cạnh kết quả đạt được trong năm 2021,vẫn còn gặp một số khó khăn như: thiếu quỹ
đất sạch, số ngày chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận... Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người
dân cũng như doanh nghiệp, Sở TN&MT Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ để nâng cao chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh (duy trì thứ hạng nằm trong top 10 tỉnh,
thành phố có chỉ số cạnh tranh tốt nhất cả nước).

Việc thử nghiệm thành công việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai triển khai tại địa phương
cũng là nền tảng cho việc thực hiện Quyết định 2178/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án "Hoàn thiện CSDL tài nguyên và môi trường kết nối liên thông

19
với các hệ thống thông tin, CSDL của các bộ, ngành, địa phương" cũng như là cơ sở để phát
triển cho các hệ thống CSDL khác trong ngành TNMT

Riêng Chỉ số Tiếp cận đất đai, Vĩnh Phúc sẽ nỗ lực để có kết quả cải thiện tốt nhất, trong
giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đứng tốp từ 10 - 15 trong cả nước.

Sở TN&MT Vĩnh Phúc có trách nhiệm xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông
tin; vận hành hệ thống CSDL đất đai bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật CSDL

Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có hệ thống thông tin về đất đai trên mạng Internet, do đó,
người dân có thể thực hiện hình thức gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền. Qua phiếu yêu
cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai. Với phương thức này,
người dân cần có phiếu yêu cầu theo mẫu tại Thông tư …. Và điền đầy đủ thông tin cùng nội
dung yêu cầu. Sau khi hoàn thiện các thông tin tại phiếu yêu cầu và nộp trực tiếp tại Cơ quan
cung cấp dữ liệu đất đai, gửi qua đường công văn, fax, bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử hoặc
qua cổng thông tin đất đai (áp dụng đối với địa phương đã xây dựng CSDL đất đai).

Khó khăn lớn hiện nay là kinh phí công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ, cấp
Giấy chứng nhận và xây dựng CSDL địa chính một cách hoàn chỉnh ở một vài huyện chưa
được đáp ứng đủ nên ảnh hưởng chậm trễ đến những dự định phát triển hệ thống

3.1.3. Đánh giá chung đối với Miền Bắc

Xây dựng, vận hành hệ thống CSDL đất đai ở miền Bắc cụ thể là 2 tỉnh Lạng Sơn và Vĩnh
Phúc nhìn chung cả 2 tỉnh đã và đang nỗ lực phát triển khai thác và vận hành hệ thống CSDL
đất đai một cách tốt nhất, nhằm nhanh chóng đưa vào vận hành, khai thác phục vụ cho công
tác quản lý điều hành của nhà nước nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng trong lĩnh vực đất đai

Nhưng so 2 tỉnh thì Lạng Sơn có bước phát triển và vận hành tốt hơn. Trong những năm
qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện công tác
đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng CSDL địa chính, CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn và đã đạt được nhiều thành công trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống CSDL
địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi
trên các phương tiện thông tin về vai trò và tác dụng của việc kết nối liên thông, chia sẻ thông
tin, dữ liệu TN&MT với các hệ thống thông tin, CSDL khác; phát huy vai trò, trách nhiệm của
20
chính quyền cơ sở, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc sử dụng, giám sát thông
tin, dữ liệu TN&MT….

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc cũng là một tỉnh đang phát triển và nỗ lực đặt ra nhiều mục tiêu
phát triển hệ thống CSDL đất đai một cách chặt chẽ hơn để giúp vận hành và khai thác quản
lý CSDL ổn định. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc từng bước xây dựng hệ thống
CSDL bằng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho công tác quản lý hành chính về đất đai trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng cũng còn gặp nhiều hạn chế, hệ thống CSDL đất đai chưa thắt
chặt và chưa được tổ chức quản lý ở một số huyện, xã thuộc tỉnh và tỉnh chưa có hệ thống
thông tin đất đai qua Internet nên việc người dân quản lý thông tin đất đai càng khó khăn và
mất nhiều thời gian hơn.

Vùng miền Bắc là vùng đất chật người đông, đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn
và đô thị chiếm tỷ lệ không lớn. Thực trạng quảng lý của các địa phương trong vũng những
năm qua đã có chuyển biến tích cực. Với việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân;
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch sử dụng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất,... đã làm cho việc quản lý đất đai tại các địa phương ngày càng chặt chẽ,
đảm bảo đúng pháp luật. Qua đó đã giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, đẩy mạnh
thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Trung

3.2.1. Tỉnh Bình Thuận

Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý đất đai, tỉnh Bình
Thuận cũng còn gặp không ít khó khăn, tồn tại trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (QSDĐ) và quản lý biến động đất đai. Để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
đất đai, tỉnh đã yêu cầu các cấp cần tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo, xây dựng nhiều giải
pháp sát sườn để thực hiện trong thời gian tới.

Công tác quản lý đất đai còn nhiều khó khăn:

Theo báo cáo giám sát của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bình Thuận, trong thời gian qua, các
sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã đã có nhiều nỗ lực trong triển khai
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo quy định; việc giải quyết hồ sơ thủ tục
21
hành chính cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai của hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực; kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần
đầu hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; việc theo dõi sự biến động về đất đai trong các
giấy chứng nhận đã cấp được chú trọng hơn cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin. Việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản
lý đất đai tỉnh Bình Thuận đã đạt được một số kết quả tích cực, phục vụ tốt hơn công tác quản
lý đất đai của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn gặp không
ít khó khăn, tồn tại. Cụ thể là, tỷ lệ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động
đất đai cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh chưa cao; việc xác minh nguồn
gốc, quá trình sử dụng đất ở cấp xã còn khó khăn, kéo dài; công tác đo đạc địa chính còn chậm
trễ, chưa đáp ứng so với khối lượng công việc cần giải quyết; công tác tham mưu giải quyết
hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhiều trường hợp còn thiếu sót, chưa đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, có
trường hợp không đúng quy định của pháp luật.

Một số trường hợp cấp giấy chứng nhận có một phần diện tích chồng lấn với diện tích đất
quy hoạch 3 loại rừng; tiến độ thực hiện Dự án Tổng thể còn chậm, kéo dài; kết quả cấp giấy
chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân chưa đạt mục tiêu, yêu cầu của Dự án; chưa xây dựng
CSDL địa chính đối với tổ chức. Việc lập, cập nhật, chỉnh lý, quản lý hệ thống hồ sơ địa chính
tại các địa phương chưa đồng bộ, đầy đủ theo quy định của pháp luật, nhất là ở các địa phương
chưa thực hiện Dự án Tổng thể…

Cũng theo báo cáo giám sát của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bình Thuận, Nguyên nhân chủ
yếu của những tồn tại, hạn chế nói trên là do: Số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trên lĩnh vực
đất đai tăng đột biến tại một số địa phương trong các năm qua; trong khi nguồn lực cho công
tác này chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế của công việc.

Bên cạnh đó, công tác tham mưu chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra và hướng
dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận, quản lý biến động về
đất đai trên địa bàn tỉnh có việc còn chậm. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá
trình giải quyết hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có lúc, có trường hợp chưa đồng bộ,
chặt chẽ và kịp thời…
22
Tập trung xây dựng các giải pháp sát sườn:

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý biến
động đất đai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tại Nghị Quyết số 43/NQ-HĐND ngày
03/12/2020, HĐND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa
phương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm cụ thể như: Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến, tập huấn chính sách, pháp luật về đất đai đến tất cả các ngành, các cấp, nhất là trong
đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực đất đai
và tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân; qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời để mọi tổ chức, cá nhân được biết
và thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, giao Sở TN&MT thường xuyên cập nhật, rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban
hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền
của tỉnh theo các quy định của Trung ương; đồng thời, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung các quy định pháp luật chưa phù hợp tình hình thực tế của địa phương; phối hợp với các
cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Tổng thể; tiến
hành sơ kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Dự án, qua đó tham mưu cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định việc bố trí nguồn lực đầu tư theo quy định của pháp luật và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương để hoàn thành Dự án trên phạm vi toàn tỉnh, vận hành thông
suốt cơ sở quản lý dữ liệu đất đai của 124 xã, phường, thị trấn theo tiến độ đã đề ra, đáp ứng
yêu cầu công tác quản lý đất đai của địa phương.

Đồng thời, Sở TN&MT và UBND cấp huyện cần xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện việc
giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa liên thông đảm
bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định; có cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với việc tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo cơ chế một cửa liên thông và cấp giấy chứng
nhận theo Dự án Tổng thể, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Thường trực
HĐND tỉnh, UBND tỉnh; chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả tình trạng giải quyết hồ sơ trễ
hẹn; tập trung giải quyết các hồ sơ đang còn tồn đọng ở cấp huyện, cấp xã hiện nay; thường
xuyên tự kiểm tra, rà soát, khắc phục, sửa chữa, không để lặp lại các hạn chế, thiếu sót, sai
phạm đã được kết luận qua các cuộc thanh tra của cấp trên trong công tác cấp giấy chứng
23
nhận, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa… và những hạn chế, thiếu sót trong công tác
lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ở cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua.

Giao các Sở, ngành và UBND cấp huyện tiếp tục quán triệt sâu kỹ và thực hiện nghiêm túc
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường
công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày
17/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về tăng cường công tác quản lý đất đai, trật
tự xây dựng và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các sai
phạm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý
biến động đất đai trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng giao Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, UBND huyện, thị xã, thành
phố chủ trì, phối hợp và các cơ quan, đơn vị liên quan cần tập trung rà soát, kiểm tra, chấn
chỉnh việc cấp giấy chứng nhận chồng lấn vào đất quy hoạch 03 loại rừng; xác định nguyên
nhân, trách nhiệm và có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các giấy chứng
nhận đã cấp chồng lấn vào diện tích quy hoạch 03 loại rừng thời gian qua.

3.2.2. Tỉnh Nghệ An

Thành phố đã áp dụng phần mềm AutoCAD vào quản lý quy hoạch; Phần mềm
MicroStation SE vào quá trình xây dựng quản lý và chỉnh lý biến động BĐĐC, bản đồ hiện
trạng, bản đồ QHSDĐ; Ứng dụng phần mềm tin học chưa được chuẩn hóa vào quản lý hệ
thống CSDL đăng ký quyền sử dụng đất, viết GCNQSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính; Sử dụng
phần mềm TK05 vào công tác thống kê đất đai hàng năm.

Trong năm 2019, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã có sự chỉ đạo quyết liệt, quan tâm,
nỗ lực trong việc thực hiện cấp và cấp đổi GCN QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Và đạt
một số kết quả nhất định

Ngày 07/3/2016 tại huyện Đô Lương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND
huyện Đô Lương tổ chức Hội nghị triển khai công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập
hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL đất đai thí điểm cho huyện Đô Lương theo chỉ đạo của Uỷ

24
ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 9203/UBND.NN ngày 16/12/2015 (Phòng Đo đạc và Bản
đồ-Sở TNMT, 2015)

Cho đến hết tháng 2 năm 2020, việc xây dựng CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn
rất chậm, các địa phương trong toàn tỉnh đang trong quá trình thực hiện đo đạc chỉnh lý, số
hóa bản đồ địa chính gắn với cấp đổi, cấp lại và cấp mới giấy chứng nhận, chưa có đơn vị nào
hoàn thành việc xây dựng CSDL đất đai, chưa tạo ra được một hệ thống CSDL đất đai thống
nhất theo mô hình chung.

Bộ bản đồ địa chính đã được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành và có chất
lượng tốt để đưa vào sử dụng. Hiện tại, hệ thống bản đồ vẫn phát huy rất tốt chức năng nhiệm
vụ, là công cụ quan trọng hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên,
từ khi hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, đến nay hiện trạng sử sụng đất đã biến động
khá nhiều nên cần phải chỉnh lý, cập nhật biến động và biên tập lại bản đồ để đảm bảo tính
thống nhất về hồ sơ địa chính với hiện trạng sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi trong công
tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Hồ sơ địa chính tại tỉnh được lưu trữ dưới dạng giấy, việc cập nhật hồ sơ địa chính theo
phương pháp thủ công, lưu trữ theo sổ sách, bằng văn bản. Hiện nay, Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất đang sử dụng phần mềm VILIS để thực hiện việc in Giấy chứng nhận từ
năm 2010, đã phần nào tạo được một số thông tin thuộc tính dạng số của một số thửa đất xin
cấp giấy chứng nhận tại Văn phòng theo từng đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, những
thông tin dữ liệu thuộc tính của một số thửa đất này còn rời rạc, chưa đầy đủ thông tin, không
đồng loạt, những thửa đất nào thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận thì được tạo lập và quản lý
dữ liệu trên phần mềm. Việc xuất các sổ trong hồ sơ địa chính dạng số không đầy đủ do không
có thông tin của tất cả các thửa đất trên địa bàn

3.2.3. Đánh giá chung đối với miền Trung

Hiện nay hầu hết các tỉnh ở miền trung đã sử dụng VILIS để thực hiện các công tác nghiệp
vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ
nhu cầu toàn xã hội. Và đã được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Trung

25
Nhìn chung hệ thống thông tin đất đai của các tỉnh miền Trung còn nhiều thiếu sót và chưa
phát triển.

3.3. Thực trạng về xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai miền Nam

3.3.1. Thành phố Cần Thơ

Công cụ VNPT iLIS được TP.Cần Thơ sử dụng hiệu quả việc quản lý đất đai. VNPT là đối
tác đồng hành cùng Cần Thơ xây dựng và phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2016 – 2025,
tầm nhìn đến năm 2030, trong thời gian qua, VNPT đã không ngừng triển khai nhiều giải pháp
công nghệ giúp cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị,
nâng cao chất lượng đời sống của người dân và một trong số đó là hệ thống quản lý đất đai
VNPT iLIS.

Hệ thống thông tin quản lý đất đai VNPT iLIS (Integrated Land Information System) là
một “hệ sinh thái” do Tập đoàn VNPT đầu tư nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ mạnh mẽ công
tác quản lý nhà nước về đất đai theo hướng ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất của cách
mạng công nghiệp 4.0, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia; làm nền tảng phát triển
chính phủ điện tử; kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công của các tỉnh, thành phố.

Hiện nay, Hệ thống thông tin đất đai VNPT iLIS đang được áp dụng thử nghiệm tại các địa
phương như Tây Ninh, Sơn La, Bình Phước, Cao Bằng... và được đánh giá rất cao, đáp ứng
tốt nhu cầu cũng như tăng cường năng lực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các
địa phương trên.

Về quản lý quy hoạch, với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin
địa lý GIS nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác kiến trúc, quy hoạch phục vụ
quản lý phát triển đô thị, VNPT xây dựng CSDL về hệ thống đô thị, quy hoạch xây dựng và
quy hoạch đô thị, cổng thông tin quy hoạch tích hợp. Cổng thông tin cung cấp các thông tin
quy hoạch đa ngành đất đai, xây dựng, giao thông…

Thông qua cổng thông tin, các sở, ngành chia sẻ liên thông dữ liệu với nhau dễ dàng và
đồng nhất trong truy xuất thông tin, xử lý hồ sơ. Ngoài ra, cổng thông tin cũng là kênh phản

26
ánh của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính quyền về các vấn đề liên quan tới lĩnh
vực quy hoạch đa ngành.

Đáp ứng yêu cầu đưa Cần Thơ là trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp vùng, VNPT phát triển cổng thông tin thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ nông
sản cho người dân, là điểm kết nối cung cầu từ người sản xuất trực tiếp đến doanh nghiệp tiêu
thụ. Hỗ trợ đưa các sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm OCOP của Thành phố
lên cổng thông tin.

Song song đó, nhằm đổi mới trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng công
nghệ tiên tiến, mô hình sản xuất hiệu quả, VNPT sẵn sàng xây dựng và phát triển ứng dụng
thông minh cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật; nhật ký sản xuất; bản đồ số về vùng
trồng, sản lượng, mùa vụ để cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý của ngành và cung cấp thông
tin về nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp, tăng cường liên kết cung cầu.

Với thế mạnh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, thời gian qua, VNPT đã
phối hợp cung cấp dịch vụ và phục vụ các cơ quan Đảng, sở, ban, ngành, chính quyền các cấp
trên địa bàn Cần Thơ. Mục tiêu của VNPT là trở thành đối tác đầu tư xây dựng mạng viễn
thông và cung cấp các nhóm giải pháp dịch vụ chính quyền số; nhóm giải pháp nghiệp vụ
phục vụ khối cơ quan nhà nước; nhóm giải pháp lưu trữ bảo mật (dịch vụ trung tâm dữ liệu,
dịch vụ chứng thực chữ ký số CA, dịch vụ kênh thuê riêng cho mạng truyền số liệu chuyên
dùng chất lượng cao...) cho các sở, ban, ngành, các dự án đầu tư của Cần Thơ.

Đặc biệt, với kinh nghiệm sẵn có, nguồn lực hùng hậu và thế mạnh hạ tầng mạng lưới rộng
khắp, VNPT tại Cần Thơ tự tin sẵn sàng đầu tư công nghệ cho thành phố thông minh, đồng
thời có thể đáp ứng được ngay những tiêu chí cũng như yêu cầu năng lực của chính quyền TP.
Cần Thơ khi lựa chọn đối tác xây dựng thành phố thông minh trên địa bàn, đưa ứng dụng công
nghệ hiện đại để nâng cao năng lực quản lý đô thị, cải thiện hiệu quả sử dụng hạ tầng đô thị,
giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ nâng cao năng lực quản lý đất đai

27
Đất đai có liên quan đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực, là nguồn lực góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ. Do đó, Sở TN&MT TP. Cần Thơ xác định
việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành
TN&MT thành phố.

Sử dụng đất theo quy hoạch

Để công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nền nếp, hiệu quả, hàng năm, Sở
TN&MT TP. Cần Thơ đã kịp thời tham mưu HĐND, UBND thành phố ban hành đầy đủ các
văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa những quy định của Luật Đất
đai và các nghị định, thông tư hướng dẫn; đồng thời, siết chặt công tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hàng năm theo quy định, tạo điều kiện cho các quận, huyện sử dụng đất đúng quy
hoạch, kế hoạch đã phê duyệt.

Trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn TP. Cần Thơ cũng đã
có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành và lồng ghép với chương trình
ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp, từng ngành
trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

3.3.2. Tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Tiền Giang cũng đã áp dụng phần mềm quản lý thông tin đất đai vào quản lý đất đai
trên địa bàn, đo đạc, lập hơn sơ. Thực hiện dự án hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống quán lý
đất đai Hậu Giang, tạo điều kiện để tổ chức đo đạc thành lập bản đồ, xây dựng CSDL để cấp
mới cũng như cấp đổi giấy cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong công
tác cấp giấy, cấp đổi từ khâu đo đạc, tổ chức đăng ký, xét duyệt… Đến nay, hầu hết các gói
thầu về “Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính” ở các địa phương được chọn thực hiện dự án đều đạt kết quả khá,
đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra.

Thực hiện Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP), tỉnh Hậu
Giang đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn

28
Tình hình biến động và quản lý đất đai Là địa phương mới thành lập, việc thi hành Luật
Đất đai trong quản lý, sử dụng đất còn bất cập. Việc tổ chức học tập, tuyên truyền về pháp
luật đai mặc dù có sự quan tâm chỉ đạo, song do trình độ có hạn của cán bộ, nên việc nhận
thức chưa được đầy đủ, từng nơi, từng lúc cán bộ quản lý còn chưa nắm vững công tác quản
lý đất đai theo Luật. Tình trạng mua bán, sang nhượng, cầm cố,…quyền sử dụng đất trái phép
còn xảy ra nhiều do trình độ dân trí của người sử dụng đất còn thấp.

3.3.2. Đánh giá chung đối với miền Nam

Hiện nay ở thời đại 4.0, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc thực hiện quản
lý nhà nước cũng đang được chú trọng, cụ thể đối với lĩnh vực đất đai, Nhà nước ta đã sử dụng
phần mềm máy tính để có thể quản lý các dữ liệu về đất đai, thu gọn quản lý hành chính về
đất đai và hơn nữa là tiết kiệm được các chi phí quản lý. Thực hiện quản lý đất đai trên CSDL
quốc gia nhằm các mục tiêu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành quản lý đất đai đã và
đang xây dựng cũng như vận hành hệ thống CSDL đất đai trên cả nước theo hướng hiện đại
hóa, đồng bộ trên phạm vi cả nước theo một lộ trình thống nhất nhằm tạo nền tảng cho triển
khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Quản lý đất đai, xây dựng
CSDL thông tin đất đai là những vấn đề quan trọng để đảm bảo quản lý đất đai một cách minh
bạch, đồng thời, góp phần phòng ngừa các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý đất đai.

Quỹ đất đã được khai thác triệt để, tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng rất cao ( chiếm 99.95%
diện tích tự nhiên).

Nhìn chung, hệ thống thông tin đất đai tại vùng Đông Nam Bộ phát triển hơn vùng Tây
Nam Bộ.

3.4. Tổng hợp thực trạng vận hành, khai thác và chia sẻ thông tin đất đai tại Việt Nam

Đã có nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bước đầu hệ thống
thông tin đất đai được hình thành do chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống nên việc lưu trữ dữ
liệu hiện nay còn phân tán, chưa được quản lý, vận hành một cách hợp lý, dẫn tới hiệu quả
khai thác và sử dụng những dữ liệu này cho công tác quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế.
Dữ liệu đầu tư mới tập chung vào cơ sơ dữ liệu địa chính, các cơ sơ dữ liệu về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, giá đất,… là các thành phần cấu thành cơ sơ dữ liệu đất đai hoàn chỉnh

29
chưa được đầu tư. Việc đảm bảo dữ liệu được cập nhật, chia sẻ cho các đối tượng khác nhau
cùng khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa quan tâm, chú trọng đã phần nào giảm tính
hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư.
Nhiều địa phương đã chủ động đầu tư về hạ tầng trang thiết bị, xây dựng CSDL đất đai và
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai các các
dịch vụ công cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp và đã nhận được
nhiều phản hồi tích cực. Tuy vậy, so với yêu cầu về cải cách hành chính của Chính phủ còn
bộc lộ những hạn chế, lộ trình triển khai xây dựng CSDL đất đai còn chậm và chưa đồng bộ.
Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai đã từng bước chuẩn hóa dữ liệu địa chính và
xây dựng dữ liệu số đến từng thửa đất. Hiện nay, hệ thống thông tin đất đai (LIS) được xây
dựng dựa trên hai công nghệ cơ bản là công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống
quản trị CSDL.
Thời gian qua, đã có nhiều dự án xây dựng CSDL đất đai do Trung ương và địa phương tổ
chức thực hiện, đang và sẽ thực hiện như: Dự án xây dựng CSDL quốc gia về đất đai (giai
đoạn 1); Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP); Dự án
tăng cường năng lực định giá đất quản lý đất đai và CSDL đất đai (VILG); Dự án tổng thể xây
dựng hệ thống xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai…
Đến thời điểm hiện tại, đã hoàn thành thử nghiệm kết nối với CSDL đất đai do Trung ương
quản lý và một số tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng
Nai, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Tây Ninh. Các nội dung dữ liệu đã kết nối, chia sẻ như:
Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất của quốc gia và 7 vùng kinh tế; Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất quốc gia và 7 vùng kinh tế; Dữ liệu khung giá đất, bảng giá đất các tỉnh; Dữ liệu
điều tra cơ bản về đất đai của quốc gia và 7 vùng kinh tế; Dữ liệu về 12 trường thông tin cơ
bản của thửa đất; Bản đồ quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đối với thành phố Hồ Chí
Minh.
Hệ thống kết nối chia sẻ dữ liệu đất đai quốc gia đã sẵn sàng cho việc kết nối từ Trung ương
đến địa phương, kết nối với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), kết nối cung
cấp thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương.

30
Về hợp phần xây dựng CSDL đất đai (CSDL) và vận hành trên hệ thống thông tin đất đai
đa mục tiêu (MPLIS), khối lượng xây dựng CSDL sau điều chỉnh là 250 huyện, thuộc 30 tỉnh,
thành phố (trong đó, xây dựng mới CSDL là 160 huyện và chuyển đổi CSDL là 90 huyện).
Đến nay, các địa phương đã ký hợp đồng dịch vụ kỹ thuật thi công xây dựng CSDL là 198/250
huyện (đạt 79%); 52/250 huyện chưa ký hợp đồng, Ban Quản lý đã họp với WB và các tỉnh
yêu cầu các tỉnh phải phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước 15/4/2022.
Ngoài ra, về triển khai phần mềm quản lý đất đai VBDLIS và vận hành, khai thác CSDL,
Ban Quản lý cấp Trung ương đã tập huấn cho 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành phố theo hình
thức trực tuyến và trực tiếp. Hỗ trợ đồng bộ tích hợp và hướng dẫn trực tiếp vận hành CSDL
thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng của 19/30 tỉnh
thành phố trên hệ thống phần mềm VBLIS.Đến nay, đã vận hành CSDL đất đai thường xuyên
tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh của 21/30 tỉnh, thành phố (tương ứng 121
huyện trên phần mềm VBDLIS).
→ Như vậy thì có thể nhận xét rằng CSDL đất đai để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vẫn chưa được đầy đủ và thống nhất từ trung ương đến địa phương, và giữa
các địa phương với nhau, cần phải được đầu tư xây dựng hơn nữa
Lãnh đạo các cấp cũng đã quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và
CSDL quản lý đất đai trên địa bàn của địa phương, các ngành cũng đã phối hợp tương đối chặt
chẽ để kết quả của dự án đầu tư đạt hiệu quả cao phục vụ công tác quản lý, ổn định xã hội và
nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau.
Về đội ngũ cán bộ của Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm Công nghệ Thông tin trực
tiếp tác nghiệp phục vụ thực hiện dự án ở địa phương hầu hết đã nắm được quy trình, nghiệp
vụ, hiểu biết công việc. Đội ngũ phát triển phần mềm ở một số địa phương như Đồng Nai,
Bình Định... Có trình độ cao, nắm vũng các mục tiêu quản lý, cập nhật, khai thác xây dựng
CSDL theo đúng định hướng đề ra. Có địa phương đã bắt đầu làm chủ được hệ thống CSDL
như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Long, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh...
Nhưng cũng có địa phương nguồn nhân lực, cơ sở vật chất vẫn còn yếu, đặc biệt là các tỉnh
Miền núi phía bắc và Tây nguyên.
Với mục tiêu quản lý đến từng thửa đất bằng công nghệ số, từ năm 2000 đến nay, Ngành
đã từng bước chuẩn hóa dữ liệu địa chính và xây dựng CSDL số đến từng thửa đất. Đến nay,
31
đã có 02 tỉnh (Đồng Nai, Vĩnh Long) xây dựng xong và vận hành CSDL đất đai toàn tỉnh; có
121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành CSDL đất đai, trong đó có 58 đơn vị cấp huyện
thuộc 9 tỉnh, thành phố thực hiện dự án VLAP đã vận hành và quản lý CSDL đất đai liên thông
ở cả 3 cấp xã, huyện, tỉnh; đã hoàn thiện việc xây dựng CSDL đất lúa cho 9.027 xã.

Sơ đồ Kiến trúc CSDL Quốc gia

32
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

- Tầm quan trọng của LIS:


+Tạo một CSDL nền địa lý đầu đủ và thống nhất (cho 1 vùng hay lãnh thổ) để thực hiện
các thông tin có liên quan đến không gian
+Cung cấp các thông tin điều tra cơ bản về địa hình, tài nguyên đất cho các hoạt động
kinh tế của các nghành và các địa phương;
+Tạo công cụ để thực hiện quản lý Nhà nước về hành chính lãnh thổ như biên giới, địa
giới hành chính các cấp, các thửa đất, và quản lý Nhà nước tài nguyên môi trường, quy hoạch
phát triễn kinh tế-xã hội,
+Đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai của người dân và các nhu cầu cung về phát triễn
xã hội và nâng cao dân trí.
+Giảm được sự trưởng lập thông tin tối đa. Đồng thời có thể bảo được tính thống nhất
cũng như toàn vẹn về dữ liệu.
+Dữ liệu có thể truy xuất được theo nhiều phương pháp khác nhau, từ nhiều người và
cũng có thể vận dụng theo nhiều cách khác nhau.
+Khả năng chia sẻ thông tin tốt hơn
- Ở miền Bắc đã và đang tích cực xây dựng, cập nhật và chỉnh lý CSDL (CSDL) địa chính
vào hệ thống phần mềm quản lý, vận hành của tỉnh và trung ương. Những năm gần đây có tốc
độ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ để đáp ứng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế
vùng. Trong khi mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì các hoạt động này cũng đã tạo áp
lực rất lớn cho công tác quản lí đất đai. Trên thực tế hệ thống thông tin đất đai nói chung và
hệ thống CSDL địa chính nói riêng của thành phố chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của
thành phố. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc chúng ta phải xây
dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS) đem lại hiệu quả nhất. Ứng dụng ViLIS2.0 xây dựng
CSDL địa chính số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa quan trọng trong
công tác quản lý đất đai.
- Ở miền trung đã sử dụng VILIS để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của
công tác quản lý đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội.

33
Và đã được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Trung. Nhìn chung hệ thống thông tin đất đai
của các tỉnh miền Trung còn nhiều thiếu sót và chưa phát triển.
- Ở miền Nam đang dần phát triển CSDL đất đai để phục vụ cho các chuyên môn và công
tác quản lý đất đai. Nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực tăng nhanh. Đặc biệt là nhu cầu đất
đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, các cụm công nghiệp và nhà ở của nhân dân. Mặt
khác, trên địa bàn thị xã vẫn tồn tại việc chuyển nhượng đất nông nghiệp và đất ở chưa đúng
theo quy định của pháp luật đất đai, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích và tranh
chấp đất thổ cư giữa các hộ dân còn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, việc đảm bảo thực hiện các
nội dung quản lý đất đai đúng quy định hiện hành đã trở thành vấn đề cấp bách.
- Đánh giá cao cho sự quan tâm và sự phối hợp tích cực của các thành phố cùng như ở chính
quyền địa phương.
- CSDL đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong ngành tài nguyên môi trường là
chủ yếu và cũng chủ yếu do ngành tài nguyên và môi trường xây dựng. Chính vì lẽ đó hiệu
quả chưa cao và đôi khi dẫn đến lãng phí trong đầu tư do đầu tư chồng chéo và thiếu chia sẻ
thông tin. Trong tương lai, để hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhà xuất bản đang hướng
đến giải pháp xây dựng một CSDL đất đai đa mục tiêu, đa người sử dụng và do nhiều cơ quan
cùng tham gia xây dựng.
- Hiện nay, CSDL đã xây dựng hoàn thiện và sử dụng thống nhất từ trung ương đến địa
phương, việc cập nhật CSDL đã được thực hiện thường xuyên tại trung ương và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
- Hầu hết các địa phương đang còn thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ , xây
dựng hồ sơ địa chính các địa phương còn hạn chế
- Công tác xây dựng cơ sở đất đai và duy trì vận hành CSDL đất đai còn gặp rất nhiều khó
khăn do trình độ tin học cán bộ của cấp huyện, xã trong việc cập nhật CSDL đất đai còn hạn
chế, khi sử dụng các phần mềm còn lúng túng và thường xuyên phải trao đổi với sở tn&mt
tỉnh và đơn vị cung cấp phần mềm để sửa vá lỗi liên quan đến việc cập nhật CSDL đất đai.
- Hơn nữa, sau khi hoàn thành việc xây dựng CSDL đất đai, sở đã bàn giao cho địa phương
nhưng địa phương lại không có kinh phí để duy trì hệ thống đường truyền kết nối mạng internet
giữa phòng đăng ký đất đai với cán bộ địa chính xã, phường. Vì vậy, hệ thống này chạy không

34
ổn định và không được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, việc chỉnh lý biến động đất đai gặp
khó khăn do sự phát sinh biến động trong CSDL đất đai rất lớn…

4.2. Kiến nghị

Qua trên, kiến nghị cần quan tâm và tăng cường về việc xây dựng vận hành khai thác chia
sẽ hệ thống thông tin đất đai,nên đầu tư có tập trung trong việc trang bị cơ sở vật chất; xây
dựng và thường xuyên cập nhật CSDL mà đặc biệt là công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa
chính tại các khu vực có nhiều biến động; hoàn thiện hệ thống phần mềm CSDL .
Đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ các cấp. Nâng cao năng
lực cán bộ ở 3 cấp về công tác quản lý đất đai bằng phần mềm ViLIS để thấy được tầm quan
trọng của nó đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
Đào tạo lực lượng lao động giỏi về chuyên môn và tin học nhằm khai thác hiệu quả nhất
CSDL.
Tuyên truyền phổ biến giáo dục phát luật đất đai để người sử dụng đất hiểu và thực hiện
đúng trách nhiệm của người tham gia giao dịch đất đai, chỉ đạo các cơ quan truyền thông ở địa
phương thực hiện phổ biến thông tin, tuyên truyền phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình thực
hiện ở địa phương.
Các tỉnh cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hoạt động cho công tác cấp giấy, đo đạc lập
bản đồ địa chính và phân cấp cho huyện và xã cũng như triển khai kế hoạch hoạt động đăng
kí thường xuyên cho các văn phòng đăng kí trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong nước để tình
trạng cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ở địa phương được thường xuyên, liên tục
hơn.
Cần được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo ngành quản lý đất đai các cấp từ Trung ương
đến địa phương về chủ trương, chính sách, kinh phí, nhân lực để kiện toàn, thống nhất hơn
nữa về công tác lưu trữ tài liệu đất đai

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 của Quốc hội;

2. N. Bách, 2021. Bài 2: Hệ thống thông tin đất đai – Nền tảng phát triển Chính Phủ điện tử,
BTN&MT Tổng cục quản lý đất đai, xem ngày 11/11/2022;

<http://www.gdla.gov.vn/index.php/news/Co-so-du-lieu-Dat-dai/Bai-2-He-thong-thong-tin-
dat-dai-Nen-tang-phat-trien-Chinh-phu-dien-tu-2975.html>.

3. Đinh Văn Hoàng, 2020. Xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hương, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai;

4. Trịnh Quốc Khánh (2012). Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống
hồ sơ địa chính tại Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Địa chính,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.;

5. Nguyễn Trung Tiến (2019). Nghiên cứu xây dựng CSDL địa chính phục vụ công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh,, Luận văn
thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;

6. Phùng Hải, 2022. Xây dựng CSDL về đất đai, hướng tới chính quyền số, Báo vính phúc,
xem ngày 11/11/2022;

<http://baovinhphuc.com.vn/tin-tuc/Id/82450/-xay-dung-co-so-du-lieu--ve-dat-dai-huong-
toi-chinh-quyen-so>

7. Trường Giang, 2020. Xây dựng CSDL đất đai một cách đồng bộ, thống nhất, Sở Tài nguyên
& Môi trường Vĩnh Phúc, xem ngày 11/11/2022;

<http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-dat/Xay-dung-co-so-du-lieu-
dat-dai-mot-cach-dong-bo-thong-nhat-6081/>

8. Lê Thanh - Trung tâm CNTT, 2013. Cục Công nghệ thông tin hướng dẫn sử dụng phần
mềm Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (Elis) cho cán bộ Sở TN&MT Vĩnh Phúc, Sở
Tài nguyên & Môi trường Vĩnh Phúc, xem ngày 11/11/2022;

<http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Khoa-hoc-Cong-nghe/Cuc-Cong-nghe-

36
thong-tin-huong-dan-su-dung-phan-mem-He-thong-thong-tin-dat-dai-va-moi-truong-Elis-
cho-can-bo-So-TN-MT-Vinh-Phuc-3732/>

9. Theo vietnamplus.vn, 2022. Xây dựng CSDL về đất đai, hướng tới Chính phủ số, Lạng Sơn
điện tử, xem ngày 11/11/2022;

< https://baolangson.vn/xa-hoi/487596-xay-dung-co-so-du-lieu-ve-dat-dai-huong-toi-chinh-
phu-so.html>

10. CTTĐT, 2020, Lạng Sơn: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai, BTN&MT, xem ngày 11/11/2022;

< https://monre.gov.vn/Pages/lang-son-nang-cao-nang-luc-to-chuc-thuc-hien-cac-nhiem-vu-
quan-ly-nha-nuoc-ve-dat-dai.aspx?cm=>

37

You might also like