You are on page 1of 92

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN : ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM
LỚP HỌC PHẦN : 2111111009603

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:


1. NGUYỄN MAI TRÂN LỚP: 20DLH2 MSSV: 2021006009
2. VY THỊ QUỲNH THƯ LỚP: 20DLH2 MSSV: 2021001061
3. PHẠM PHÚ LỘC LỚP: 20DLH1 MSSV: 2021005951
4. LƯU THỊ LAN ANH LỚP: 20DLH2 MSSV: 2021005981
5. LÊ MINH QUANG LỚP: 20DLH1 MSSV: 2021005990

BẬC: ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

TÊN ĐỀ TÀI:
GIỚI THIỆU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: ThS. HÀ KIM HỒNG


HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

GIỚI THIỆU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM


TRUNG BỘ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: ThS. HÀ KIM HỒNG


BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài tiểu
luận “Giới thiệu vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ và tiềm năng phát triển du
lịch sinh thái tại vườn quốc gia Núi Chúa” là trung thực, đều được trích dẫn đầy đủ và
ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan này.

TPHCM, ngày 11 tháng 12 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Mai Trân

TRANG | I
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với các Thầy Cô
giảng viên của Trường Đại Học Tài Chính Marketing đã tạo cơ hội sinh viên chúng em
phát huy hết khả năng của mình, được tiếp thu các kỹ năng, kiến thức để chúng em
ngày càng hoàn thiện và hoàn thành bài tiểu luận.
Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Hà Kim Hồng -
giáo viên hướng dẫn. Cô là người giảng dạy tận tình chỉ bảo sinh viên trong suốt quá
trình học tập, giúp chúng em rất nhiều trong việc truyền tải những kiến thức hữu ích
cho việc thực hiện bài tiểu luận này.
Ngoài ra, chúng em cũng xin cảm ơn rất nhiều đến toàn bộ những nguồn tin, tài
liệu, kiến thức quý giá của những tác giả, những nhà nghiên cứu mà chúng em đã sử
dụng trong bài tiểu luận. Do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như những hạn chế về
kiến thức, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn
thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình.

TPHCM, ngày 11 tháng 12 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Mai Trân

TRANG | II
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:…………………………………..

Ngày ....... tháng ........


năm..........
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

…………………………………

TRANG | III
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI CHÚ

Tổ chức không gian phát triển du


Hoàn thành
1 Nguyễn Mai Trân 2021006009 lịch vùng DHNTB, tổng hợp nội
100%
dung Word.

Vy Thị Quỳnh Tổ chức không gian phát triển du Hoàn thành


2 2021001061
Thư lịch vùng DHNTB 100%

Giải pháp thực hiện quy hoạch


2021005981 vùng DHNTB và phát triển du Hoàn thành
3 Lưu Thị Lan Anh
lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia 100%
Núi Chúa.

Giải pháp thực hiện quy hoạch


vùng DHNTB và phát triển du Hoàn thành
4 Lê Minh Quang 2021005990
lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia 100%
Núi Chúa.

Khái quát chung về vùng du lịch


Hoàn thành
5 Phạm Phú Lộc 2021005951 DHNTB, phần mở đầu, phần kết
100%
luận, chỉnh sửa Word.

TRANG | IV
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM


TRUNG BỘ.........................................................................................................................

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, QUY MÔ, RANH GIỚI........................................................


1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH.................................................................................
1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:......................................................................
1.2.1.1 Địa mạo...............................................................................................
1.2.1.2 Cảnh quan thiên nhiên........................................................................
1.2.1.2.1 Sông.............................................................................................
1.2.1.2.2 Rừng.............................................................................................
1.2.1.2.3 Biển..............................................................................................
1.2.1.2.4 Thế giới dưới nước.......................................................................
1.2.1.2.5 Sa mạc..........................................................................................
1.2.1.2.6 Khu dự trữ sinh quyển.................................................................
1.2.1.2.7 Thác nước...................................................................................
1.2.1.3 Khí hậu..............................................................................................
1.2.1.3.1 Khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ...........................................
1.2.1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển du lịch
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ........................................................................
1.2.1.4 Thủy văn...........................................................................................
1.2.1.5 Hệ sinh thái.......................................................................................
1.2.1.5.1 Vườn quốc gia Núi Chúa...........................................................
1.2.1.5.2 Vườn quốc gia Phước Bình........................................................
1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa......................................................................
1.2.2.1 Di sản văn hóa...................................................................................
1.2.2.2 Lễ hội................................................................................................
1.2.2.3 Làng nghề..........................................................................................
1.2.2.4 Ẩm thực............................................................................................

TRANG | V
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.3 HƯỚNG KHAI THÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG.....................................


1.3.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo:...................................................................
1.3.2 Du lịch thể thao biển, đảo:.......................................................................
1.3.3 Du lịch di sản và đặc trưng văn hóa khu vực:..........................................
1.3.4 Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe..........................
1.3.5 Du lịch nghỉ dưỡng núi và khám phá cảnh quan:....................................
1.3.6 Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao,
trang trại, du lịch cộng đồng:.....................................................................................
1.3.7 Du lịch đô thị, du lịch MICE:..................................................................
1.4 CÁC ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ...................................................................................................................
1.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................................
1.5.1 Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường
khách du lịch quốc tế.................................................................................................
1.5.2 Phát triển sản phẩm du lịch......................................................................
1.5.3 Tổ chức không gian phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, đô thị
du lịch và trung tâm du lịch, các tuyến du lịch..........................................................
1.5.4 Đầu tư phát triển du lịch..........................................................................

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG


DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.....................................................................................

2.1 TIỂU VÙNG DU LỊCH PHÍA BẮC..............................................................


2.1.1 Du lịch văn hóa........................................................................................
2.1.2 Du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo.................................................................
2.1.3 Du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối tuần.....................
2.1.4 Du lịch gắn với lễ hội, tâm linh...............................................................
2.1.5 Hội nghị, hội thảo....................................................................................
2.1.6 Các sản phẩm du lịch khác.......................................................................
2.2 TIỂU VÙNG DU LỊCH PHÍA NAM.............................................................
2.2.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo.................................................................
2.2.2 Du lịch văn hóa........................................................................................
TRANG | VI
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

2.2.3 Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn................................................


2.2.4 Du lịch gắn với lễ hội, tâm linh...............................................................
2.2.5 Các sản phẩm du lịch khác.......................................................................
2.3 KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH VÀ TRUNG TÂM
DU LỊCH.......................................................................................................................
2.4 CÁC TUYẾN DU LỊCH.................................................................................

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA
NÚI CHÚA........................................................................................................................

3.1 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ...................................................................................................................
3.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách...............................................................
3.1.2 Giải pháp đầu tư phát triển du lịch...........................................................
3.1.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch............................................
3.1.4 Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch...........................................
3.1.5 Giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch.......................................................
3.1.6 Giải pháp xúc tiến, quảng bá....................................................................
3.1.7 Giải pháp phát triển thị trường – sản phẩm và xây dựng thương hiệu
du lịch Vùng..............................................................................................................
3.1.8 Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến
đổi khí hậu.................................................................................................................
3.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA......
3.2.1 Cơ sở lý luận............................................................................................
3.2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái...............................................................
3.2.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái..........................................................
3.2.1.3 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái................................................
3.2.2 Giới thiệu tổng quát về Vườn Quốc Gia Núi Chúa..................................
3.2.2.1 Lịch sử hình thành.............................................................................
3.2.2.2 Vị trí địa lý........................................................................................
3.2.2.3 Qui mô diện tích và phân khu chức năng..........................................
TRANG | VII
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

3.2.3 Tiềm năng phát triển du lịch tại VQG Núi Chúa.....................................
3.2.3.1 Hệ động vật.......................................................................................
3.2.3.2 Hệ thực vật........................................................................................
3.2.3.3 Hệ sinh thái biển phong phú:............................................................
3.2.3.4 Một số điểm đến tiêu biểu.................................................................
3.2.3.5 Cơ sở hạ tầng....................................................................................
3.2.3.6 Nguồn nhân lực:................................................................................
3.2.4 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái..........................................
3.2.4.1 Thiết kế tour du lịch sinh thái...........................................................
3.2.4.2 Liên kết điểm, tuyến điểm du lịch....................................................
3.2.4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất hoàn thiện.....................................
3.2.4.4 Kết nối, thu hút đầu tư doanh nghiệp................................................
3.2.4.5 Đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch.............................................

KẾT LUẬN...............................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................

TRANG | VIII
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

TP Thành phố

Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp


UNESCO
Quốc

DHNTB Duyên Hải Nam Trung Bộ

DTSQ Dự trữ sinh quyển

ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

UBND Ủy ban nhân dân

VHTTDL Văn hóa - thể thao - du lịch

TS Tiến sĩ

WWF Tổ Chức Quốc Tế Về Bảo Tồn Thiên Nhiên

VQG Vườn quốc gia

TRANG | IX
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Núi Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng....................................................................


Hình 1.2 Bãi biển Nha Trang – Khánh Hòa................................................................
Hình 1.3 Bãi biển Non Nước – Đà Nẵng....................................................................
Hình 1.4 Ghềnh Đá Đĩa..............................................................................................
Hình 1.5 Sông Thu Bồn – Quảng Nam.......................................................................
Hình 1.6 Rừng phòng hộ ven biển..............................................................................
Hình 1.7 Biển đảo Duyên Hải Nam Trung Bộ............................................................
Hình 1.8 Viện Hải dương học.....................................................................................
Hình 1.9 Đồi cát Nam Cương.....................................................................................
Hình 1.10 Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm......................................................
Hình 1.11 Thác Ba Hồ..............................................................................................
Hình 1.12 Du khách trải nghiệm VQG Núi Chúa.....................................................
Hình 1.13 Vườn quốc gia Phước Bình......................................................................
Hình 1.14 Suối Đa Nhông.........................................................................................
Hình 1.15 Buổi tối tại Phố Cổ Hội An......................................................................
Hình 1.16 Chùa Cầu..................................................................................................
Hình 1.17 Hội quán Triều Châu................................................................................
Hình 1.18 Thánh địa Mỹ Sơn....................................................................................
Hình 1.19 Con đường cổ ở Thánh địa Mỹ Sơn.........................................................
Hình 1.20 Lễ hội vía bà Thiên Hậu...........................................................................
Hình 1.21 Lễ hội Cầu Ngư........................................................................................
Hình 1.22 Làng chiếu Cẩm Nê.................................................................................
Hình 1.23 Gốm Thanh Hà.........................................................................................
Hình 1.24 Làng đúc Phước Kiều...............................................................................
Hình 1.25 Mì Quảng.................................................................................................
Hình 1.26 Cơm Gà Tam Kỳ......................................................................................
Hình 1.27 Gỏi Cá Mai...............................................................................................
Hình 1.28 Bánh Canh Hẹ..........................................................................................

TRANG | X
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 3.1.....................................................................................................................
Hình 3.2 Toàn cảnh phiên hội thảo thứ hai...............................................................
Hình 3.3 Một góc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa..................................
Hình 3.4 Du khách chinh phục Núi Chúa.................................................................
Hình 3.5 Vườn Quốc gia Núi chúa...........................................................................
Hình 3.6 Chà và chân đen trong vườn Quốc gia Núi Chúa......................................
Hình 3.7 Bãi Nước Ngọt, Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận....................................
Hình 3.8 Hồ Đá Vách................................................................................................
Hình 3.9 Hang Rái xinh đẹp tuyệt tác.......................................................................
Hình 3.10 Vịnh Vĩnh Hy nằm ở tỉnh Ninh Thuận....................................................

TRANG | XI
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Đã từ lâu Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế biết đến với một đất nước
nhiệt tình, thân thiện và luôn hiếu khách… Với khí hậu ôn hòa, dễ chịu đi đến đâu ta
cũng cảm nhận được không khí trong lành với những cảnh quan thiên nhiên hữu tình và
thơ mộng, những danh lam thắng cảnh tươi đẹp, cùng với đó là những công trình kiến
trúc, những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc….Chính vì lẽ đó mà Việt Nam luôn là
điểm đến thú vị đối với mỗi du khách quốc tế. Việt Nam được trải dài Bắc – Trung –
Nam, được chia thành 7 vùng du lịch, mỗi vùng du lịch đều chứa đựng những sản phẩm
du lịch đặc trưng riêng của nó. Nếu như vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ với
đặc trưng vùng là nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều địa
hình, cảnh quan đặc sắc và di tích tự nhiên như thung lũng mở rộng, thác nước, hang
động, vực thẳm,... Những đồi chè, rừng cọ, vườn cây ăn quả bên cạnh những đỉnh đồi và
cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên những bức tranh
tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng,… Thì ở vùng du lịch Duyên hải Nam
Trung Bộ là những bãi biển với bờ cát trắng trải dài tuyệt đẹp, khí hậu ấm áp quanh năm
nên khu vực này được xem là nơi thích hợp để phát triển du lịch biển. Do đó, có hàng
nghìn du khách rất thích đến những nơi này để được hòa mình vào dòng nước xanh mát,
tham gia những hoạt động thể thao trên biển hay thăm quan những di sản văn hóa và đặc
biệt là được thưởng thức những món ăn hải sản rất tươi ngon do chính tay những ngư dân
ở đây săn được. Đến vùng Duyên hải Nam Trung bộ, du khách không chỉ được nghỉ
dưỡng tại các khu resort đẳng cấp quốc tế, khám phá sự quyến rũ của biển đảo mà còn có
cơ hội tham quan, tìm hiểu những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo như quần thể đền tháp
Champa, thành cổ Trà Bàn, thành Trường Lũy. Đặc biệt, những di chỉ khảo cổ ở Sa
Huỳnh đã chứng minh ngay từ thời kỳ đồ Sắt, nơi đây đã có nền văn minh phát triển và
những cư dân đầu tiên ở vùng đất này chính là tổ tiên của người Chăm. Du lịch nơi đây
cũng đang thu hút được giới du khách quan tâm. Khá nhiều địa điểm du lịch đẹp khác
nhau trải đều các địa danh khu vực này mà du khách cũng không thể nào bỏ lỡ.

TRANG | 1
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo quốc tế, hay diễn đàn về du lịch cũng đã được tổ
chức tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ để tìm hướng đi khai thác hết những tiềm năng
cho du lịch của vùng. Các chuyên gia, các nhà du lịch luôn coi vùng du lịch Duyên Hải
Nam Trung Bộ là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngành du lịch Việt Nam. Không khó để nói
những năm qua vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ thật sự rất phát triển và là một
trong những vùng du lịch có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ngành du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên lại luôn tồn tại những vấn đề nan giải, làm thế nào để vực dậy hết tiềm năng
du lịch của vùng ? Làm thế nào để đa dạng sản phẩm du lịch của vùng ? Những câu hỏi
tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều năm qua vẫn chưa có lời giải đáp…? Là những
người thích được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, những bước đi đầu tiên của thế
hệ trẻ ngành du lịch. Và với mong muốn được góp một phần công sức trong khả năng của
mình cho sự phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và của vùng du lịch Duyên Hải
Nam Trung Bộ nói riêng. Cũng chính vì lẽ đó nên nhóm quyết định chọn “Giới thiệu
vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn
quốc gia Núi Chúa” là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận kết thúc học phần của nhóm.

II. Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm giới thiệu vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ, nghiên cứu tiềm
năng và những lợi thế và phát triển của vùng, cùng với đó là tận dụng hết tối đa tiềm
năng để khai thác đa dạng thêm những sản phẩm du lịch tại đây từ đó có những đề xuất
phù hợp cho việc phát triển tổng thể du lịch vùng.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Về mặt thời gian: Từ năm 2017 đến nay

- Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của bài tiểu luận: Nghiên cứu các lý
thuyết đề cập đến những tiềm năng của vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ.
TRANG | 2
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Nghiên cứu này khai thác chuyên sâu về tổng quan vùng, tổ chức không gian và
những giải pháp thực hiện quy hoạch của vùng.
IV. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện bằng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó chủ yếu là các phương pháp sau:

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được các cổng thông tin điện tử trong vùng du lịch
Duyên Hải Nam Trung Bộ, sách, báo, website,… về các vấn đề liên quan đến việc phát
triển du lịch tại vùng cũng như là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia
Núi Chúa. Tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm khai thác những thông tin và số
liệu ở dạng thứ cấp phục vụ cho bài nghiên cứu.

Phương pháp so sánh đối chiếu

So sánh, đối chiếu, từ đó làm cơ sở học hỏi những tiến bộ trong công tác định
hướng phát triển vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Phương pháp phân tích SWOT

Nhóm dùng mô hình ma trận SWOT để nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức trong phát triển du lịch, định hướng phát triển vùng du lịch Duyên Hải
Nam Trung Bộ, một trong những tiền đề cho việc đưa ra đề xuất giải pháp.

V. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình
và bảng, phụ lục, tài liệu tham khảo; tiểu luận được bố cục theo 3 chương như sau:

Chương I. Khái quát chung về vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Chương II. Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Chương III. Giải pháp thực hiện quy hoạch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và phát
triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Núi Chúa.

TRANG | 3
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI


NAM TRUNG BỘ

1.1 Vị trí địa lý, quy mô, ranh giới:

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (sau đây gọi là Vùng) bao gồm thành phố Đà Nẵng
và 07 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và
Bình Thuận, có diện tích tự nhiên: 44.376,9 km2 và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế;


- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Lâm Đồng;
- Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.2 Tài nguyên du lịch:


1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

1.2.1.1 Địa mạo


Địa hình miền núi của Trường Sơn Nam thuộc khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam -
Quảng Ngãi cheo leo, hiểm trở, bị chia cắt mạnh nhưng có ý nghĩa lớn đến hoạt động du
lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
Miền núi thuộc khu vực này được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo, chạy theo
hướng Tây – Đông với những ngọn núi tiêu biểu như A Tuất (2.500m), Bà Nà (1.468m)

Phía nam của những ngọn núi, địa hình lại hạ thấp dần về phía thung lũng. Sông
Thu Bồn, sông Bung có độ cao trung bình chỉ còn 800m, tạo điều kiện thông thương với
các cao nguyên bên Lào. Ngoài ra, địa hình núi sót Ngũ Hành Sơn nằm ngay trong đồng
bằng Đà Nẵng, Quảng Nam với những ngọn núi cấu tạo bằng đá hoa cương đã trở thành
một trong những thắng cảnh đẹp nhất vùng. Có đầy đủ núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng
và ven biển, là thế mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau.

TRANG | 4
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.1 Núi Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

Đặc sắc nhất là địa hình biển đảo. Các tỉnh đều có giáp biển, có nhiều đầm phá,
tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh
thái, nghỉ mát, tham quan.

Hình 1.2 Bãi biển Non Nước – Đà Nẵng Hình 1.3 Bãi biển Nha Trang – Khánh Hòa

Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, lại có nhiều bãi cát mịn, nhiều nhánh núi đâm
ngang ra biển tạo nên những vũng vịnh kín gió, thuận lợi cho việc hình thành các bãi biển
đẹp. Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, gần các đô thị, điểm dân cư, nhiều
danh thắng, công trình văn hóa nổi tiếng, tạo điều kiện khai thác phục vụ du lịch. Có
nhiều bãi tắm vào loại đẹp nhất nước ta như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng
Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang,
Dốc Lết, Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình
Thuận).

TRANG | 5
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Ngoài ra còn có một số danh thắng tuyệt


đẹp tạo nên nét nổi bật đặc trưng của
vùng. Chẳng hạn như, Ghềnh Đá Đĩa là
một trong những danh thắng tuyệt đẹp của
mảnh đất Phú Yên.

Khu ghềnh sở hữu loại địa hình vô cùng


độc đáo. Khu ghềnh lấn biển với những
khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với
nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn,
tạo Hình 1.4 Ghềnh Đá Đĩa nên một tổng thể vững chắc với màu đen
bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống
biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực
nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kì thú hôm nay.

Bên cạnh đó, Ở ven biển còn có nhiều đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như Cù
Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)… Ngoài ra có hàng loạt đảo xa bờ với ý
nghĩa kinh tế, quốc phòng và cả du lịch trong tương lai như quần đảo Hoàng Sa (Đà
Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Nhìn chung về địa hình, địa hình Duyên Hải Nam Trung Bộ khá phức tạp và phân
hóa rõ ràng từ Tây sang Đông. Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp
ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh, đảo, bán đảo, quần đảo. Ngoài ra
địa hình còn bị chia cắt bởi những sườn núi chạy từ dãy Trường Sơn tới biển.

1.2.1.2 Cảnh quan thiên nhiên

1.2.1.2.1 Sông
Sông ngòi ở Duyên Hải Nam Trung Bộ có xu hướng dốc và rất ngắn, cho nên
thường xuyên xả lũ vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Chính vì những yếu tố này
mà các nguồn sông ngòi vô cùng có giá trị cao về thuỷ điện. (sông Thu Bồn - Quảng
Nam, sông Hàn – Đà Nẵng, hồ Phú Ninh – Quảng Nam…) thuận lợi cho việc phát triển
các tuyến du lịch trên sông nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn…
TRANG | 6
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.5 Sông Thu Bồn – Quảng Nam

1.2.1.2.2 Rừng
Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng có diện tích rừng lớn
của nước ta, trên 2,0 triệu ha rừng, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên toàn vùng
và 14,9% tổng diện tích rừng cả nước, trong đó 70,4% là rừng tự nhiên với
nhiều kiểu: rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm, rừng non tái sinh, rừng
hỗn giao tre, gỗ.... độ che phủ thấp chỉ khoảng 40%, trong đó rừng gỗ và tre nứa chiếm
khoảng 97%. Trước đây là khu vực cung cấp nhiều địa điểm tham quan gỗ quý, chim quý
hiếm nhưng do việc khai thác tràn lan và lũ lụt nên số lượng đang bị cạn kiệt.

Hình 1.6 Rừng phòng hộ ven biển

TRANG | 7
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.2.1.2.3 Biển
Tuy điều kiện thiên nhiên ở duyên hải nam trung bộ khá khắc nghiệt, nhưng ưu ái
cho vùng bờ biển dài để tập trung phát triển kinh tế biển mà chủ yếu là du lịch biển.

Du lịch biển Duyên Hải Nam Trung Bộ Thu hút nhiều khách du lịch hơn so với
Miền Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ, bởi lẽ nơi đây được thiên nhiên ban phú cho nhiều
vùng biển đẹp tự nhiên, đồng thời nước biển cũng trong xanh hơn, ở đây có trữ lượng
thuỷ sản dồi dào với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao (như tôm hùm, mực, cá thu,
cá ngừ, cá ngựa, cá trích, cá nục,…), lại có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm nhờ
môi trường sống thuận lợi, diện tích vùng nước mặn và đầm phá lớn để nuôi trồng thủy
sản; các đồng muối có chất lượng tốt.

Hình 1.7 Biển đảo Duyên Hải Nam Trung Bộ

1.2.1.2.4 Thế giới dưới nước


Viện Hải dương học là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại
thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên
cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và
nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

TRANG | 8
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.8 Viện Hải dương học

1.2.1.2.5 Sa mạc
Vùng đồi cát có màu sắc tương phản nhất với màu cam chủ đạo, nằm phía Nam
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) được gọi là đồi cát Nam Cương. Vùng
này có diện tích khoảng 20 km2, có hình thù như chiếc mũ Ông già Noel. Thực ra, nơi
được người dân bản địa gọi là đồi cát Nam Cương không rộng đến vậy. Phần lớn diện
tích đang được người dân canh tác. Khu vực cát thuần nhất, nơi được coi là một thắng
cảnh có diện tích khoảng 30 ha, đủ lớn để tạo cảm giác mênh mông về một sa mạc. Cát
Nam Cương màu trắng, rất mịn với những hạt nhỏ li ti.

Hình 1.9 Đồi cát Nam Cương

1.2.1.2.6 Khu dự trữ sinh quyển


Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An, Quảng Nam,
nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Đây là một di tích văn hóa lịch sử gắn với sự hình
thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An và là nơi có hệ động vật, thực vật

TRANG | 9
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Năm 2003, Khu Bảo
tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1
trong 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam vào năm 2007. Cù Lao Chàm được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới cùng thời gian với Khu Dự trữ sinh quyển
Mũi Cà Mau vào tháng 5/2009.

Hình 1.10 Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

1.2.1.2.7 Thác nước


Với cảnh quan rừng núi hoang vu, hùng vĩ, những mỏm đá có hình thù và kích cỡ
đặc biệt cùng với đó là những dòng thác tung bọt trắng xóa xuống những vực thẳm xanh
ngắt, tạo nên cảnh tượng thác Ba Hồ đẹp tựa tiên cảnh khiến bất cứ ai đến đây đều không
ngớt lời ngợi khen “tuyệt tình cốc” tuyệt đẹp ở Ninh Thuận.

Hình 1.11 Thác Ba Hồ

TRANG | 10
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Nhìn chung, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức đa
dạng và phong phú đã hình thành các cảnh quan thiên nhiên đẹp, các thắng cảnh du lịch
nổi tiếng không chỉ trong nước, mà còn ở cả trên quốc tế.

1.2.1.3 Khí hậu

1.2.1.3.1 Khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ


Duyên Hài Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu Đông Trường Sơn, là vùng có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới thật sự, biểu hiện trong sự
luân phiên giữa mùa khô và mùa mưa, nhịp điệu mùa thể hiện sâu sắc; có thể gây nên
nhịp điệu mùa của du lịch nếu không chú ý xây dựng tour phù hợp với sự phân hóa mùa
mưa và khô sâu sắc trong vùng. Vùng có biên độ nhiệt dao động thấp, lượng bức xạ lớn,
mùa mưa đến muộn từ tháng 8 đến tháng 1 mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về thu đông
mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng
Nam (nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn).

Tuy nhiên ở phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa hơn, khô hạn kéo
dài, đặc biệt là ở Ninh Thuận vs Bình Thuận. Đây cũng là vùng có nhiều địa phương khô
hạn nhất trong năm của nước ta.

Khí hậu có sự phân hóa theo hai tiểu vùng:

Tiểu vùng phía Nam bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Bình Thuận, có lượng mưa ít hơn hẳn so với tiểu vùng phía Bắc, trung bình
năm khoảng 1.500 – 2.000mm ở đồng bằng và trên 2.000mm ở vùng núi cao.

Tiểu vùng phía Bắc bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi. Đặc trưng khí hậu ở đây là có lượng mưa khá lớn (trung bình 2.000 - 2.500mm ở
đồng bằng và trên 2.500mm ở vùng núi)

Tóm lại, về thời tiết của Duyên Hài Nam Trung Bộ vô cùng khắc nghiệt, thường
xuyên mưa nhiều, sông suối dâng nước dẫn tới lũ quét, sạt lở, mùa nắng thì hạn hán…

TRANG | 11
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.2.1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển du lịch vùng Duyên
Hải Nam Trung Bộ
Có thể là trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động đến nguồn
thu, chi phí hoạt động, thiệt hại về kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch.

Các hiện tượng mưa bão lũ, ngập úng kéo dài đã gây hư hại nhiều công trình dịch
vụ du lịch, các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên tự nhiên . Nước biển dâng gây ảnh
hưởng đến các bãi tắm ven biển; việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải hành khách.

Khí hậu là điều kiện tiền đề quyết định cho mọi hoạt động du lịch, xác định sự phù
hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Vì vậy cần đề ra
các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch vùng DHNTB.

1.2.1.4 Thủy văn


Được ưu ái cho vùng bờ biển dài để tập trung phát triển kinh tế biển mà chủ yếu là
du lịch biển. Biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển
hấp dẫn nhất hành tinh. Nói đến du lịch biển đảo không thể không nhắc đến Cù lao Chàm
(Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh
Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). Bên cạnh đó, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng
nằm trên địa phận các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là cơ sở để phát triển loại hình
du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để
phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển trong tương lai.

Các tỉnh có tiềm năng nước khoáng, nước nóng đa dạng và phong phú có ý nghĩa
đối với du lịch để phát triển hoạt động nghỉ dưỡng và chữa bệnh, tiêu biểu như nước
khoáng Bàn Thạch, Kì Quế (Quảng Nam), Mộ Đức, Thạch Bích, Nghĩa Thắng (Quãng
Ngãi), Hội Vân (Bình Định), nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

Hệ thống sông hồ làm phong phú thêm tài nguyên du lịch trong vùng, đặc biệt là
sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hàn (Đà Nẵng), hồ Phú Ninh (Quảng Nam); cùng với

TRANG | 12
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

cảnh đẹp hai bên bờ, dòng nước trong xanh hiền hòa tạo điều kiện hình thành tuyến du
lịch trên sông nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn,..

* Hồ Phú Ninh

Tọa lạc giữa khung cảnh hữu tình của thiên nhiên hoang sơ, có hồ nước mênh
mông, cây xanh rợp bóng, hệ động thực vật đa dạng… khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh
được mệnh danh là hòn ngọc xanh giữa miền Trung khắc nghiệt tựa như một “thiên
đường nghỉ dưỡng” tiện nghi mà mộc mạc, đem đến cho bạn cảm giác thoải mái, bình
yên. Là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích
mặt hồ là 3.433 ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi
non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có
hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không
khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Vì vậy, Phú Ninh còn được coi là một “Vịnh Hạ
Long thu nhỏ giữa Miền Trung”

Đặc biệt, hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70°C với
nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần
và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị trường, đây là tiềm năng
rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm khoáng, tắm bùn, chữa bệnh,
nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh. Và cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các
di tích lịch sử, văn hóa như Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,...tạo cho Phú
Ninh có một lợi thế so sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch.

Nhìn chung, sông ngòi ngăn, dốc, không điều hòa, thường gây lũ lụt vào mùa mưa,
ít thuận lợi cho giao thông, nhưng có tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Các hồ thuỷ điện cùng
với cảnh quan sông nước là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng của vùng (như
hồ Phú Ninh).

1.2.1.5 Hệ sinh thái


Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng có diện tích rừng lớn nhất của
nước ta trên 2 triệu ha rừng chiếm 46,3 % diện tích tự nhiên toàn vùng và 14,9% diện tích
rừng cả nước. Động vật rừng của vùng mang đặc trưng của hệ động vật Ấn Độ - Mã Lai.
TRANG | 13
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Về thành phần loài: thú có 7 bộ, 19 họ và trên 50 loài với các loài đại diện
như hổ, báo, gấu, bò rừng, khỉ, sơn dương, heo rừng, chồn, sóc chân vàng, voọc ngũ sắc,
khỉ đuôi dài, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hồng tía, trăn gấm; chim có 13 bộ và trên 150 loài, tiêu
biểu là công, đại bàng đất, gà lôi, bìm bịp. Đặc biệt nhất là chim yến, một loài chim cho
sản phẩm có giá trị cao. Ngoài ra còn một số loài chim nước, chim di cư, chim biển và
các loại bò sát, côn trùng.

Tài nguyên sinh vật phong phú là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển
du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,
khu dự trữ sinh quyển

Trong vùng có 2 vườn quốc gia nổi tiếng (Núi Chúa và Phước Bình), và 1 trong 9
khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam (Cù Lao Chàm) và nhiều khu bảo tồn thiên
nhiên khác như Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân ( thành phố Đà Nẵng),…

1.2.1.5.1 Vườn quốc gia Núi Chúa


Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) được UNESCO công nhận vào ngày 15/09/2021 là
khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới. Hệ sinh thái rừng khô hạn nhiệt đới với 54 loài
thực vật quý hiếm trên tổng số 1.514 loài, 46 loài động vật quý hiếm trên tổng số 345
loài, trong đó nhiều loài quý có tầm quan trọng quốc tế như cheo lưng bạc...

Các hệ sinh thái rừng ở khu vực núi Chúa có giá trị đặc biệt vì thuộc vùng sinh thái
Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu; được lựa chọn là một
trong những vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cả kiểu sinh cảnh chính trên trái đất.

Hình 1.12 Du khách trải nghiệm VQG Núi Chúa


TRANG | 14
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Một số địa điểm không thể bỏ qua khi đến với Núi Chúa :

Hang Rái: hình ảnh đầy vẻ ma mị, kỳ bí của rêu và sóng hòa quyện ở Hang Rái, bạn sẽ
phải không ngớt trầm trồ trước tuyệt tác của thiên nhiên.

Ngắm san hô trên vịnh Vĩnh Hy: Vĩnh Hy sở hữu những rạn san hô đẹp huyền ảo khiến
bất cứ du khách nào cũng phải mê mẩn. Bạn có thể ngắm san hô bằng tàu có kính trong
suốt ở đáy, hay lặn biển để tận mắt chiêm ngưỡng những rạn san hô kỳ ảo, cùng các đàn
cá nhiều màu sắc đang bơi trong làn nước trong vắt…

1.2.1.5.2 Vườn quốc gia Phước Bình


Vườn quốc gia Phước Bình hiện có 1.321 loài thực vật, trong đó có tới 75 loài
thực vật quý hiếm. Hệ động vật của vườn cũng đa dạng và có giá trị cao với 327 loài
động vật có xương sống trên cạn.

Du khách có thể tham quan, tìm hiểu những nét văn hóa cồng chiêng, đàn Chapi
của dân tộc Raglai, Churu và thưởng thức nét ẩm thực dân tộc bản địa với cơm lam, lợn
đen nướng ống tre mướp đắng rừng, măng rừng, gà nướng, rượu chuối hột “Chivas
Phước Bình” nổi tiếng.

Hình 1.13 Vườn quốc gia Phước Bình

TRANG | 15
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Các địa điểm tham quan du lịch tại vườn quốc gia Phước Bình

Suối Đa Nhông: với không gian tĩnh lặng, nước suối trong lành hòa quyện với vẻ
đẹp hoang sơ, quyến rũ của núi rừng, suối Đa Nhông luôn là điểm đến hấp dẫn du khách
tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, nơi đây thích hợp cho các buổi dã ngoại, cắm trại, đi
bộ trekking khám phá núi rừng, tìm hiểu về cuộc sống cư dân bản địa hay hòa mình vào
dòng suối mát lạnh, tai văng vẳng theo tiếng nhạc của những cô gái Raglai vang vọng hòa
trong tiếng suối róc rách len lỏi chảy qua từng phiến đá.

Hình 1.14 Suối Đa Nhông

Ngoài ra còn có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, và khu bảo tồn
thiên nhiên như Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà , Nam Hải Vân (TP. Đà Nẵng), Vũng Rô
(Phú Yên),...

Tài nguyên sinh vật phong phú là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ
sinh quyển.

TRANG | 16
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

1.2.2.1 Di sản văn hóa


Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch
sử hào hùng của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những di
sản văn hóa luôn mang lại những giá trị cốt lõi thể hiện được cái hồn, cốt cách, sức mạnh
của dân tộc, một thứ tài sản tinh thần tạo nên sức mạnh đoàn kết cộng đồng của dân tộc
Việt Nam. Không khó để có thể nói rằng vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ là một
trong những nơi hội tụ đa dạng nhiều di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, những di khảo cổ
với những nền văn minh phát triển đặc biệt là nền văn minh Champa. Có thể kể đến một
số di sản, danh thắng nổi tiếng ở đây như:

Đô thị cổ Hội An cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Hội An còn là một trung tâm
giao lưu văn hóa Đông – Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá
đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là
Di tích Văn hóa thế giới.

Nét đẹp kiến trúc ở Hội An góp nhiều trong việc mang đến vẻ đẹp cho nơi đây.
Các ngôi nhà cổ dạng ống hầu như chỉ một màu vàng cổ kính với giàn hoa lũng lẵng
trước ngõ rất đổi thơ mộng. Nhà nhà và đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa như đã trở về
với lịch sử. Đến với Hội An, bạn có thể tìm đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất nhiều từ
những ngôi nhà cổ như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ
Đức An.

Kiến trúc hội an là sự đa dạng đến từ nhiều nước trên thế giới như những ngôi nhà
kiểu Pháp hay những Hội quán Trung Hoa,...

TRANG | 17
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.15 Buổi tối tại Phố Cổ Hội An

TRANG | 18
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Tiếp theo là một địa điểm vô cùng nổi tiếng được đông đảo khách du lịch trong và
ngoài nước biết đến mỗi khi dừng chân tại Quảng Nam đó chính là Chùa Cầu - biểu
tượng của di tích Phố cổ Hội An: nơi đây có kiểu mái che độc đáo được làm bằng gỗ
với những hoạ tiết trang trí mang phong cách kiến trúc có nguồn gốc từ “xứ sở hoa anh
đào” nên còn có tên gọi khác là “Cầu Nhật Bản”. Đêm xuống, Chùa Cầu được chiếu sáng
bằng ánh đèn nhiều màu sắc, liên tục đổi màu lấp lánh sáng rực cả một bầu trời phố đèn
huyền ảo.

Hình 1.16 Chùa Cầu

Hay có thể kể đến các Hội Quán lâu đời như Triều Châu, Ngũ Bang, Phúc Kiến,…
đây là những công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật hoa văn giữa lòng Hội An: gây ấn
tượng cho du khách bởi những đường nét chạm trổ rất tinh tế và họa tiết sắc nét trên
những kết cấu gỗ vững chắc. Bên cạnh đó, nghệ thuật đắp nổi hoa văn bằng sành, sứ cũng
được áp dụng để xây dựng công trình này để tăng thêm vẻ đẹp và tạo nên tính nghệ thuật
cho công trình.

TRANG | 19
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.17 Hội quán Triều Châu

Bên cạnh đó, những ai yêu thích ngắm nhìn, khám phá những nét văn hóa di tích
cổ xưa những quần thể mang nét di khảo cổ học thì chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua một địa
điểm được coi là dấu tích của một nền văn minh Champa tại Việt Nam “Khu thánh địa
Mỹ Sơn” là một quần thể di tích đền đài Chăm Pa, cách thành phố Hội An 45 km về phía
Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn
của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới.

Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến
trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Hầu hết các
công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của vương triều Champa, nơi
đây mang đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa khoác lên mình một vẻ đẹp của một nền văn
minh đã lụi tàn. Kiến trúc độc đáo của khu tháp cổ nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa và thẩm mỹ cao, phản ánh sinh động quá trình phát triển của lịch sử văn hóa Chăm
Pa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

TRANG | 20
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.18 Thánh địa Mỹ Sơn

Không những chứa đựng những quần thể di tích đền đài Champa nổi tiếng ngoài
ra nơi đây còn từng được phát hiện, khám phá ra địa điểm được gọi là Con đường cổ
nghìn năm ở Thánh địa Mỹ Sơn: Con đường được phát hiện bởi chuyên gia Ấn Độ
trong quá trình khai quật và trung tu tháp K nằm trong vùng lõi quần thể Di sản văn hóa
thế giới Mỹ Sơn. Rộng đến 8m, con đường được dẫn bởi 2 bờ tường song song nhau, độ
sâu mà con đường bị chôn vùi là gần 1m trong lòng đất, con đường này với hệ thống
tường dẫn vô cùng khéo léo rất đẹp mắt, các vật liệu rất đặc trưng như đất nung và phụ
gia kết dính đặc biệt.
Hình 1.19 Con đường cổ ở Thánh địa Mỹ Sơn

Ngoài ra, vùng này còn có Viện Bảo


Tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm (Đà
Nẵng) và kinh đô Trà Kiệu (Quảng Nam),
khu di tích trường Dục Thanh (Bình
Thuận), di tích Vạn Trường, chùa Linh
Ứng (Đà Nẵng), chùa Hang (Bình Định),
bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng),....

Các di tích lịch sử - văn hóa dân tộc và còn có nhiều di tích lịch sử, di tích cách
mạng, là thế mạnh của vùng và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo. Vùng cũng
có nhiều chùa gắn với tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng dân cư là điểm đến tiêu biểu
của du khách. Ngoài ra, dãy đất này còn có nhiều danh lam kì thú dọc bờ biển là thế
mạnh để phát triển du lịch.
TRANG | 21
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.2.2.2 Lễ hội
Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ ngoài những di sản văn hóa nổi tiếng còn
tồn tại và lưu giữ những nét sinh hoạt lễ hội đặc trưng của vùng có thể kể đến một trong
hai lễ hội lớn nhất tại đây:

Đầu tiên là Lễ vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam được tổ chức vào ngày 23 tháng 3
Âm lịch. Lễ vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam do cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở Hội An
Quảng Nam tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu.

Bà có tài tiên đoán gió mưa, bão lụt nên đã giúp cho người dân (nhất là ngư dân)
tránh được cơn nguy hiểm. Vì vậy, bà được nhân dân nơi đây tôn thờ như một vị thánh.

Lễ hội bao gồm nhiều nhiều nghi thức cúng tế, trong đó, có có tắm tượng. Người
dân cho rằng, nghi thức này như phủi đi những lớp bụi thời gian, thay xiêm y mới. Đây
được gọi là lễ mộc dục: dùng nước sạch, khăn mới lau chùi bụi bám vào tượng, thay áo
choàng và đeo đồ trang sức.

Ý nghĩa của lễ vía bà Thiên Hậu Hội An: được tổ chức nhằm tạo điều kiện tăng
cường tình đoàn kết, gắn bó của hai dân tộc Hoa Việt nhiều hơn, trở thành một nét văn
hóa chung của dân tộc Việt Nam. Đây còn là đại diện cao nhất cho tinh thần dung hợp nét
văn hóa Việt Hoa từ ngày xưa và cứ thế duy trì phát triển cho đến tận bây giờ.

Hình 1.20 Lễ hội vía bà Thiên Hậu

TRANG | 22
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Thứ hai là Lễ hội Cầu ngư ở các làng chài ven biển Đà Nẵng thường diễn ra vào
các ngày: 16/1 Âm lịch (ngư dân miền Thanh Khê) hoặc 26/2 Âm lịch (ngư dân miền
Sơn Trà).

Lễ hội Cầu ngư là một hình thức thực hành của tín ngưỡng thờ cúng cá Ông - cá
voi, một động vật có thật ngoài biển khơi và có mối quan hệ mật thiết với nghề biển nên
được dân biển suy tôn, thiêng hóa thành phúc thần. Lễ cầu mùa - cầu ngư cũng chính là lễ
tế Ngư thần để cầu xin thần ban cho được mùa biển của ngư dân địa phương và bày tỏ
lòng biết ơn đối với vị phúc thần Cá Ông thường xuyên giúp đỡ người dân vạn chài khi
hoạn nạn trên biển.

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng giờ đây đã mang đậm nét văn hóa, tâm linh truyền thống
của những người đi biển. Đồng thời, các hoạt động thường xuyên diễn ra trên bãi biển
vào tháng giêng hàng năm tại đường Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng.

Lễ hội này gắn liền với tục thờ cá voi thể hiện lòng thành kính, đặc biệt là loài cá
của ngư dân (vì đây là loài cá mà ngư dân thường xuyên cứu giúp người dân mỗi khi gặp
nạn trên biển).

Lễ hội này thể hiện sự cầu mong sự bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những
người luôn gặp nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển, gặp mưa thuận gió hòa khi bước
vào vụ đánh bắt.

Hình 1.21 Lễ hội Cầu Ngư

TRANG | 23
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Ngoài ra, nơi đây còn có các lễ hội dân gian như lễ hội Quan Thế Âm (Đà Nẵng),
lễ hội Tây Sơn (Bình Định), lễ hội Katê (Bình Thuận, Ninh Thuận),...Lễ hội ở vùng có
sức hấp dẫn đặc biệt nhờ những màu sắc độc đáo cùng các hoạt động truyền thống thú vị
được lưu giữ trong suốt nhiều năm. Đó cũng là một thế mạnh để phát triển du lịch.

1.2.2.3 Làng nghề


Nói đến làng nghề của vùng DHNTB ta không thể nào bỏ qua những làng nghề đã tồn tại
từ lâu đời trải qua hàng thế kỉ với đa dạng những loại hình sản phẩm được làm ra một
cách tỉ mỉ.

Đầu tiên là Làng chiếu Cẩm Nê thuộc địa phận xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang,
chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam. Làng chiếu Cẩm Nê, tỉnh
Thanh Hóa được truyền vào miền Nam từ khoảng thế kỉ 15. Từ đó đến nay đã 6 thế kỷ,
trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê vẫn mang trong mình
bao giá trị cổ truyền đặc sắc của dân tộc, đóng góp một phần vào những phong tục tập
quán riêng của mảnh đất này.

Nguồn nguyên liệu là cói và đay, Chiếu Cẩm Nê đa dạng từ khổ chiếu cho đến hoa
văn và loại chiếu. Viền chiếu được gấp cẩn thận, dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so
với chiếu của các địa phương khác bởi kỹ thuật chọn nguyên liệu và dệt khá tốt. Qua
nhiều năm, những người thợ dệt càng có nhiều kinh nghiệm, sự thay đổi tân tiến, công
phu và tỉ mỉ hơn mang lại những chiếc chiếu càng đẹp và bền hơn.

Hình 1.22 Làng chiếu Cẩm Nê

TRANG | 24
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Tiếp theo là Gốm Thanh Hà: cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 3km phía
Tây. Ẩn chứa nhiều nét cổ xưa hiếm có, làng gốm này là lựa chọn tuyệt vời cho những ai
yêu thích sự trải nghiệm văn hóa lâu đời của nước ta.

Một sản phẩm đúng chất gốm Thanh Hà đòi hỏi một kỳ công và tâm huyết, cũng
như tài hoa bàn tay người thợ để thổi được cái hồn tinh túy nhất vào đất. Từ khâu chọn
đất, làm đất cho đến lên khuôn trên bàn vuốt, những đôi bàn tay nhào nặn như đưa cả tâm
trí tập trung vào từng vòng quay của chiếc bàn xoay, rồi đến khi ra sản phẩm cuối cùng,
còn nhiều công đoạn tinh vi, tỷ mẩn và công phu hơn nữa. Khi sản phẩm đã thành hình
lại tiếp tục trải qua nắng rát, mực vẽ hoa văn rồi mới được đưa vào lò nung. Công đoạn
nung thì quan trọng nhất là lửa, độ lửa và thời gian đều phải chính xác nếu không sẽ hỏng
cả mẻ gốm, bao công sức sẽ trở thành gốm vụn.

Hình 1.23 Gốm Thanh Hà

Cuối cùng là Làng đúc đồng Phước Kiều: Cách đây hơn 400 năm, có một người
tên Dương Tiền Hiền gốc Thanh Hóa di cư vào Quảng Nam khai sinh và truyền dạy nghề
đúc đồng truyền thống. Ban đầu, người dân đúc binh khí, đồ gia dụng bằng đồng để phục
vụ vua chúa, quân nhà Nguyễn, cũng từ đó làng chú tượng Phước Kiều ra đời.

Để chế tác ra một sản phẩm đồng hoàn chỉnh, người thợ làng Phước Kiều phải tiến
hành các công đoạn như: làm khuôn, sơn khuôn, nấu đồng và đúc đồng. Tuy nhiên, họ
còn có bí quyết pha hợp kim riêng như: đồng đỏ, đồng thau (đồng pha thiếc), đồng xanh
(đồng pha kẽm), đồng thoà (đồng pha vàng)... Ngoài ra, các nghệ nhân Phước Kiểu phải
có kỹ thuật thẩm âm để tạo ra sản phẩm có tiếng vang, phù hợp với phong tục, tập quán
và văn hóa tâm linh của từng tộc người. Điều này đòi hỏi người thợ Phước Kiều phải có
TRANG | 25
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

đôi tai tinh nhạy, sự từng trải, am hiểu và


kinh nghiệm cảm nhận âm thanh tinh tế.
Trước đây, làng chỉ đúc những sản phẩm
truyền thống như chiêng, chuông, ...Hiện
nay, các nghệ nhân Phước Kiều còn chế tác
đồ trang trí nội thất cho các khu du lịch, biệt
thự.

Bên cạnh đó, còn có những làng nghề như


Hình 1.24 Làng đúc Phước Kiều
làng nghề mỹ nghệ Non Nước (Tp.Đà
Nẵng), mộc Kim Bồng (Quảng Nam), làng gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận),...Duyên hải
Nam Trung Bộ cũng là nơi có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, là nét văn hóa đặc
trưng có sức hút cao đối với du khách.

1.2.2.4 Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực từ lâu đời luôn là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc
sống, qua những món ăn con người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện trong con
người, trình độ văn hóa của dân tộc, phong tục, cách ăn uống và đặc trưng riêng của một
vùng mà mỗi khi nhắc đến luôn đọng lại cho thực khách một dấu ấn khó phai. Chính vì
thế mà nói đến vùng DHNTB thì khó có thể nào bỏ qua những món ăn vô cùng dân dã,
mộc mạc, không cầu kì nhưng mang đậm nét văn hóa tại nơi đây.

Đứng đầu trong danh sách này chắc


hẳn phải là Mì Quảng. Được biết đến như là
một món ăn đặc sản đặc trưng của tỉnh Quảng
Nam, cũng giống như phở, bún đều được chế
biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình
thái riêng biệt. Mì Quảng thường được làm từ
bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh
Hình 1.25 Mì Quảng mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có
những sợi mì mỏng khoảng 5 – 10mm. Mì Quảng phải ăn kèm với các loại rau sống, thịt
heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo.
TRANG | 26
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Tiếp theo đó là một món ăn đem lại nhiều hương vị đặc trưng cho thực khách đặc
biệt là người Đà Nẵng. Món Gỏi Cá Nam Ô được biết đến như một vùng đất lâu đời ở
cửa ngõ phía bắc thành phố Đà Nẵng. Nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa
Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều món ngon, trong đó có đặc sản
gỏi cá Nam Ô nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ. Gỏi cá Nam Ô thường được phục vụ với 2
kiểu: gỏi khô, tức cá tẩm thính, mè… và gỏi ướt, tức cá ngâm trong nước mắm Nam Ô
hảo hạng, pha chế đậm đà.

Ngoài món mì Quảng trứ danh thì Quảng Nam còn được biết đến với món cơm gà
Tam Kỳ nổi tiếng không kém, Cơm gà Tam Kỳ đây cũng là một trong các món ăn đặc
sản Nam Trung Bộ không thể không thử. Không dân dã như mỳ Quảng nhưng cũng
không quá cao sang, thế nhưng món ăn mang đậm phong vị miền Trung này luôn có sức
hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến nơi này.

Hình 1.26 Cơm Gà Tam Kỳ


Ngoài các món ăn kể trên, du khách luôn bị hấp dẫn bởi những món ăn địa phương
đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng trong đó có một món luôn được đánh giá rất cao về độ
“độc lạ” đó chính là Gỏi cá Mai: ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh
Thuận, Nha Trang… thì gỏi cá mai là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng được
bày bán và phục vụ tại các nhà hàng hay quán ăn. Gỏi cá Mai Phan Thiết là một trong
những đặc sản hấp dẫn và nổi tiếng nhất định phải ăn một lần khi du lịch Mũi Né mà
khách du lịch thường truyền tai nhau.

TRANG | 27
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 1.27 Gỏi Cá Mai


Đã nói đến độ độc lạ, đặc sắc của món ăn thì không thể nào bỏ qua được món
Bánh canh hẹ một món ăn đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền Trung như Phú Yên hay
Nha Trang. Một tô bánh canh hẹ xứ Nẫu trước hết phải có nước dùng xương thật ngọt,
sau đó có thêm chả cá dai dai, trứng cút, thật nhiều hẹ xắt nhỏ, đặc biệt là nước lèo được
nấu từ cá tươi, có vị ngọt đậm đà tự nhiên chứ không béo và dễ ngán như nấu từ xương
heo đâu.

Hình 1.28 Bánh Canh Hẹ


Ngoài ra còn có những món ăn đặc sắc như cao lầu Hội An (Quảng Nam), nước
mắm Phan Thiết, bê thui Cầu Móng, nem Ninh Hòa. Nơi hội tụ của 2 nền văn hóa Việt
Chăm, còn chịu ảnh hưởng của 2 nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

Ẩm thực của vùng là những món ăn đơn giản nhưng khiến bao người phải suýt
xoa bởi hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được với các món hải sản được chế biến
và thưởng thức theo cách riêng.

TRANG | 28
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

1.3 Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng


1.3.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo:
- Nghỉ dưỡng biển cao cấp: Đặc biệt loại hình sản phẩm này có thể tập trung
phát triển tại Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng.
- Nghỉ dưỡng biển kết hợp tham gia hoạt động thể thao biển: có thể được phát
triển tại Bình Thuận, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Định, Đà Nẵng.
- Nghỉ dưỡng biển kết hợp tham quan, tìm hiểu sinh thái biển: phát triển ở tất
cả các tỉnh và thành phố trong vùng.

1.3.2 Du lịch thể thao biển, đảo:


Du lịch tham quan khám phá biển đảo

- Du lịch thể thao trên biển


- Du lịch chuyên đề thể thao, giải trí trên cát: tập trung chủ yếu tại Bình
Thuận, Ninh Thuận như đồi cát Nam Cương (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình
Thuận).

1.3.3 Du lịch di sản và đặc trưng văn hóa khu vực:


Du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa đặc trưng vùng miền

- Du lịch di sản, chuyên đề, trải nghiệm văn hóa


- Du lịch lễ hội
- Du lịch về nguồn, tâm linh, thiện nguyện

1.3.4 Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh cổ truyền
- Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng kết hợp du lịch sinh thái
- Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng kết hợp làm đẹp

1.3.5 Du lịch nghỉ dưỡng núi và khám phá cảnh quan:


- Du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp du lịch sinh thái
- Du lịch chuyên đề nghiên cứu đặc trưng hệ sinh thái
TRANG | 29
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

- Du lịch mạo hiểm

1.3.6 Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, trang
trại, du lịch cộng đồng:
- Tham quan kết hợp trải nghiệm nuôi trồng và chế biến sản phẩm
- Tham quan, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm và hoạt động nông nghiệp
- Du lịch cộng đồng

1.3.7 Du lịch đô thị, du lịch MICE:


- Du lịch MICE
- Du lịch tham quan, giải trí kết hợp mua sắm
- Du lịch ẩm thực
- Du lịch sáng tạo, du lịch thông minh
- Du lịch gắn với phim trường, điện ảnh (Phú Yên, Bình Thuận…)

Việc phát triển sản phẩm tránh sự nhàm chán và thúc đẩy sự sáng tạo trong quá
trình phát triển du lịch là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Ngoài những định
hướng trên đây, việc phát triển sản phẩm trong vùng cũng cần được thường xuyên nghiên
cứu và đánh giá trong mối tương quan với sự biến đổi của thị trường khách du lịch và các
xu hướng phát triển mới của ngành. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét việc kết hợp, liên kết
các sản phẩm với các tỉnh, vùng và khu vực lân cận trong phạm vi quốc gia và quốc tế để
đảm bảo được sản phẩm du lịch tạo ra phù hợp với nhu cầu của xã hội, quá trình hội nhập
và luôn có tính mới mẻ, hấp dẫn.

1.4 Các địa bàn trọng điểm du lịch ở Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…

Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du
lịch: Có vị trí nằm ở trung tâm của các di sản thế giới và đầu mối giao thông của
khu vực, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ.

TRANG | 30
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Du lịch biển Đà Nẵng được quy hoạch phát triển theo 03 cụm: Non Nước - Ngũ
Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân gắn kết
với Chân Mây - Lăng Cô và Hội An.

Quảng Nam với đường bờ biển dài gần 125 km, là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, ặc biệt là Phố cổ Hội An và Khu Đền tháp Mỹ
Sơn, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm, Hồ Phú Ninh.

Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan,
vịnh Nha Trang, Cam Ranh…

Bình Định có bờ biển dài 134 km, sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Quy
Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội và nhiều đảo gần bờ: Nhơn
Châu, Hòn Khô, Đảo Yến…

Bình Định còn nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa lâu đời: văn hóa Sa
Huỳnh, văn hóa Chămpa,… Tiêu biểu nhất là quần thể di tích lịch sử nhà Tây Sơn,
thành Đồ Bàn, 8 cụm với 14 tháp Chàm.

Ngoài ra còn có: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, bán đảo Phương Mai, Hầm Hô, Hồ Núi
Một, suối khoáng nóng Hội Vân, chùa Hang, đầm Trà Ổ…

Phú Yên được ví như một viên ngọc thô chưa được mài, có diện tích khoảng
5060km2, nằm giữa Đèo Cả và Đèo Cù Mông. có đường bờ biển dài 190km; các
bãi biển mang vẻ đẹp nên thơ trên nền cát trắng, kết hợp hài hoà giữa núi non và
biển cả tạo nên khung cảnh hữu tình như Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Ôm, An
Hải, Bãi Xếp.

Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100
đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.

Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm
Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Các địa điểm du lịch tiêu
biểu như: Ðại Lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh); Dốc Lết, Ninh Phước, Ðầm Nha Phu

TRANG | 31
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

(Ninh Hòa), Vĩnh Lương, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trũ, Bãi Sạn (Nha
Trang), bãi Thủy Triều, Bãi Dài (Cam Ranh) …

Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

Bình Thuận có vị trí thuận lợi là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các
tỉnh Đông Nam bộ, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên; là giao điểm nối liền
với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Nam như Nha Trang, Đà Lạt, Thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Bình Thuận có 192 km bờ biển với nhiều bãi
biển đẹp, cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành, có các di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc…

Biển Mũi Né – Bình Thuận sở hữu khí hậu ấm áp và nhiều gió, trở thành nơi hội tụ
của các tay đua lướt ván buồm, ván diều nổi tiếng thế giới đến từ các nước Anh,
Pháp, Nga, Đức… Mũi Né được chọn để tổ chức môn thể thao lướt ván buồm quốc
tế hàng năm.

1.5 Định hướng phát triển


1.5.1 Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch
quốc tế.
Thị trường khách du lịch quốc tế:

- Thu hút, phát triển mạnh thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường Nga và các nước Đông Âu và thị trường
các nước Đông Nam Á;
- Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và
Châu Úc;
- Mở rộng thị trường mới: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đến từ khu vực
Trung Đông...

Thị trường khách du lịch nội địa:

- Phát triển mạnh thị trường du lịch nội Vùng; thị trường khách đến từ thủ đô
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; chú
TRANG | 32
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối
tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm;
- Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề và du
lịch kết hợp công vụ.

1.5.2 Phát triển sản phẩm du lịch


Khai thác các tiềm năng và lợi thế của Vùng để hình thành các sản phẩm du lịch
hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú,
ăn uống và vui chơi giải trí.

Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính:

- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.


- Nhóm sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa thế giới.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ như du lịch hội nghị, hội
thảo; du lịch tàu biển; du lịch thể thao biển; du lịch sinh thái biển; du lịch khám phá thiên
nhiên; du lịch tham quan; du lịch văn hóa ẩm thực; du lịch đô thị; du lịch chữa bệnh, làm
đẹp; du lịch cộng đồng; du lịch nông thôn, nông nghiệp; du lịch lễ hội, tâm linh...

1.5.3 Tổ chức không gian phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
và trung tâm du lịch, các tuyến du lịch

1.5.4 Đầu tư phát triển du lịch


Vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp
của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được bố trí căn cứ vào
khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.

Các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 09 khu du lịch quốc
gia, 06 điểm du lịch quốc gia trong Vùng. Đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch: Đào
tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng;
bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

TRANG | 33
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Tiểu kết chương 1: Chương I tập trung khái quát chung về vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ bao gồm những đặc điểm phát triển lợi thế tiềm năng du lịch của vùng như vị
trí địa lý, quy mô, ranh giới ; tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch văn hóa ; một
số địa bàn trọng điểm, những hướng khai thác sản phẩm đặc trưng và các định hướng
phát triển du lịch vùng nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả phát triển bền vững vùng du
lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ.

TRANG | 34
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG


DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

2.1 Tiểu vùng du lịch phía Bắc

Gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Với
hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm:

2.1.1 Du lịch văn hóa


Du lịch văn hóa gắn với Khu di tích Vua Quang Trung ở Tây Sơn (Bình Định) -
nơi lưu giữ nhiều hiện vật của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Sơn Tây, các di tích
bảo tàng Ba Tơ, Trà Bồng, khu chứng tích Sơn Mỹ, mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu lưu
niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), di tích Núi Thành (Quảng Nam), Bảo
tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng),… Mà tiêu biểu nhất là du lịch di sản văn hóa thế giới
gắn với Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, mặc dù chỉ nằm trong một tỉnh trong
vùng nhưng đây lại là sản phẩm quan trọng với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ
Sơn có giá trị khác nhau trong cùng một địa phương.

 Đô thị Hội An: Là một cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất tại nước ta, hiếm
có trên thế giới. Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỉ 16 – thời kỳ mà Việt Nam nằm
dưới sự trị vì của nhà Lê. Phố cổ Hội An có hơn 1000 di tích kiến trúc như nhà thờ
tộc, hội quán, đình, chùa,miếu, nhà cổ, phố xá,… đã giữ được gần như nguyên vẹn
sau hơn 4 thế kỉ. Đến với phố cổ, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa
có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập
văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây như Trung Quốc, Nhật Bản,…
Đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày
4/12/1999.

 Khu đền tháp Mỹ Sơn: đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của
người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm. Được khởi công từ thế
kỷ IV bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối
thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ
TRANG | 35
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu
khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Bị chiến tranh tàn
phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình
còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới
của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.

Ngoài ra còn có các Hệ thống di tích Văn hóa Chăm pa, Sa Huỳnh (Quảng Nam,
Đà Nẵng), Hệ thống đền tháp Chăm pa cổ: Bánh Ít, Dương Long (Bình Định), Làng chài
ven biển duyên hải Nam Trung Bộ; Các lang, bản các dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn
(Quảng Nam, Quảng Ngãi), Làng đá Non Nước (Đà Nẵng),…

2.1.2 Du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo


Tiểu vùng du lịch phía Bắc có nhiều bãi tắm vào loại đẹp nhất nước ta như Non
Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định). Ở ven biển có nhiều
đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng
Ngãi) … Ngoài ra có hàng loạt đảo xa bờ với ý nghĩa kinh tế, quốc phòng và cả du lịch
trong tương lai mà nổi bật trong đó là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng),

Bên cạnh đó, nhiều cảnh sắc thiên nhiên, những thắng tích do thiên tạo nổi tiếng
như: Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng); Cù Lao Chàm, Hồ Phú Ninh,
Suối Tiên, mõm Bàn Than (Quảng Nam); Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn, Lý Sơn
(Quảng Ngãi); Bán đảo Phương Mai, Bãi tắm Hoàng Hậu, Suối Tiên, Hầm Hô thắng
cảnh, Hồ Núi Một, Động Cườm (Bình Định).

2.1.3 Du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối tuần
Có nhiều khu sinh thái như: Khu sinh thái hồ Phú Ninh (Quảng Nam), Cù Lao
chàm - 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam và nơi đây có nhiều khu
bảo tồn thiên nhiên như Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân (Tp.Đà Nẵng)... Làng
du lịch cộng đồng sinh thái Triêm Tây (Quảng Nam)

Ngoài ra, Đồi cát Phương Mai (Bình Định) là nơi thích hợp để phát triển loại hình
Du lịch thể thao trên cát: với các loại hình chủ yếu như đi xe địa hình trên cát, trượt cát,
dù lượn, dù bay,…
TRANG | 36
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

2.1.4 Du lịch gắn với lễ hội, tâm linh


Hệ thống lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa hiện đại như: Lễ hội khao lề thế lính
Hoàng sa (Quảng Ngãi), Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn (Bình Định), Festival biển Nha trang
(Khánh Hòa), Lễ hội pháo hoa (Đà Nẵng).

Ngoài nét văn hóa Chăm Pa với hệ thống đền tháp cổ như: Bánh Ít, Dương Long
(Bình Định), tâm linh được trải đều từ Đà Nẵng đến Bình Định có thể kể đến khu danh
thắng Bà Nà, làng mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng (Đà Nẵng);
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, Núi Ấn – Sông Trà, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu chứng
tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi); Khu di tích Ghềnh Ráng, đồi Thi nhân, mộ thi sĩ Hàn Mặc
Tử (Bình Định).

2.1.5 Hội nghị, hội thảo


Các đô thị Đà Nẵng phù hợp với việc tổ chức các sản phẩm du lịch sự kiện, hội
nghị, hội thảo, triển lãm và khuyến thưởng. Đây là dòng sản phẩm có khả năng tạo dựng
thương hiệu du lịch đồng thời có khả năng phát triển mở rộng được nhiều sản phẩm du
lịch trong khuôn khổ sự kiện. Hoạt động không sử dụng nhiều đến thế mạnh tài nguyên
du lịch mà các địa phương trong vùng có ưu thế và có thể khắc phục tính mùa vụ của du
lịch.

2.1.6 Các sản phẩm du lịch khác


Các sản phẩm nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe ngoài việc tổ chức
các hoạt động động ngâm, tắm trong khu vực tại các nguồn nước khoáng có chứa nhiều
nguyên tố khoáng chất có ích, có tác dụng chữa bệnh và phục hồi cơ thể. Một số mỏ nước
khoáng trong vùng có giá trị cao trong khai thác như Phước Nhơn, Thần Tài (Đà Nẵng),
Tây Viên (Quảng Nam), Nghĩa Thuận, Thạch Bích (Quảng Ngãi), (Quảng Ngãi), Hội
Vân (Bình Định).

Du lịch ẩm thực: Bên cạnh thưởng thức các món ăn địa phương thường được du
khách kể đến như: Chế biến hải sản vùng với gỏi cá Mai, Sò huyết Ô Loan, bún mực, bún
cá, cua huỳnh đế (Bình Định), sò điệp, cá ngừ đại dương (Quảng Ngãi) gỏi cá Nam Ô
(Đà Nẵng) và các món đặc sản khác như: Lòng heo bánh hỏi, thịt dê, cừu, mỳ quảng, cao

TRANG | 37
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

lầu,…du khách có thể tham gia trải nghiệm các chương trình tìm hiểu về chế biến, ẩm
thực trong khu vực với các chuyên gia, đầu bếp nổi tiếng.

Du lịch sáng tạo, du lịch thông minh: Các loại hình du lịch mới gắn với sự sáng
tạo của con người như: làng bích họa Ghềnh Yến (Bình Sơn, Quảng Ngãi), Làng Tam
Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam)…, các phòng tranh 3D, triển lãm nghệ thuật, trải nghiệm
cùng các thiết bị công nghệ đặc trưng ( Đà Nẵng) trải nghiệm thành phố với các phương
tiện mới (xe bus hai tầng, xe thô sơ…)

2.2 Tiểu vùng du lịch phía Nam:

Gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Với hướng khai
thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm:

2.2.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo


Sản phẩm du lịch biển của vùng, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển là đại diện
cho dòng sản phẩm du lịch biển của Việt Nam, là sản phẩm có khả năng cạnh tranh của
du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Tiểu vùng du lịch phía Nam có nhiều bãi tắm đẹp, khung cảnh hấp dẫn, nên thơ
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như: Tuy Hòa, Bãi Môn – Mũi Điện (Phú
Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa)….Bên cạnh đó,còn có nhiều danh thắng thiên
nhiên tuyệt đẹp như: Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Bãi Bàng, Bãi Gốc,
Bãi Môn – Mũi Điện và Vũng Rô (Phú Yên); Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Đại Lãnh (Khánh
Hòa)… trong đó đặc biệt chú ý quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) phải được quan tâm
đầu tư phát triển phù hợp. Cần chú trọng việc phát triển các địa bàn với các hình thái sản
phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo khác nhau dựa trên việc kết hợp với các dòng sản
phẩm du lịch chính hoặc bổ trợ khác, hoặc dựa trên tính hoang sơ của tài nguyên để phát
triển thành khu vực nghỉ dưỡng biển đảo với cảnh quan hiện đại hoặc giữa những cảnh
quan còn hoang sơ.

TRANG | 38
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

2.2.2 Du lịch văn hóa


Với hệ thống đền tháp Chăm pa cổ: Tháp Nhạn (Phú Yên), Ponagar (Khánh Hòa),
Poklong Garai (Ninh Thuận)….cùng các làng chài ven biển duyên hải Nam Trung Bộ;
Các làng, bản các dân tộc thiểu số Đông Trường Sơn (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận), các làng nghề truyền thống với nét đặc trưng của văn hóa Chăm, gốm Bàu
Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận),…

2.2.3 Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn


Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-resort, Tháp Bà, Trăm Trứng (Nha Trang),
Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), Tà Cú (Bình Thuận),…

Làng chài ven biển duyên hải Nam Trung Bộ; Các lang, bản các dân tộc thiểu số
Đông Trường Sơn (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), làng chài Khe Gà,
hải đăng Kê Gà, Mũi Né (Bình Thuận)

Làng nghề truyền thống với nét đặc trưng của văn hóa Chăm, gốm Bàu Trúc, dệt
thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)

2.2.4 Du lịch gắn với lễ hội, tâm linh.


Lễ hội Tháp Bà Ponagar (Nha Trang).Lễ hội truyền thống: Lế hội Kate (Ninh
Thuận), Lễ hội cầu Ngư ( Khánh Hòa), Festival biển Nha trang (Khánh Hòa).

2.2.5 Các sản phẩm du lịch khác


Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh cổ truyền: Việc xây dựng các trung tâm kết
hợp nghỉ dưỡng suối khoáng với các liệu pháp điều trị của các hình thức chữa bệnh cổ
truyền, đông y cũng đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay. Một số mỏ nước khoáng
trong vùng đã được đưa vào khai thác và sử dụng và ngày càng khẳng định giá trị cao
trong khai thác như Nha Trang, Cam Ranh, Đảnh Thạnh (Khánh Hòa), Tân Mũ Á (Ninh
Thuận), Vĩnh Hảo, Đa Kai (Bình Thuận)….

Du lịch gắn với phim trường, điện ảnh (Phú Yên, Bình Thuận…): Du lịch gắn với
điện ảnh hiện nay đang trở thành một trào lưu khá mạnh đặc biệt trong giới trẻ. Các

TRANG | 39
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

trường quay được duy trì để trở thành các điểm tham quan thu hút khá đông khách du
lịch. Trong Vùng có thể kể đến Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận.

Du lịch tham quan, trải nghiệm: Vườn nho và táo (Ninh Thuận), Vườn thanh long,
khu nông nghiệp trồng cây theo công nghệ Isarel Hòa Thắng, (Bình Thuận)

2.3 Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch và trung tâm du lịch

- Tập trung đầu tư phát triển 09 Khu du lịch quốc gia, gồm:

+ Sơn Trà (Đà Nẵng): Khu du lịch quốc gia Sơn Trà sẽ phát triển trên cơ sở khai
thác hợp lý thế mạnh về tài nguyên biển, rừng, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch
sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng biển cao cấp phục vụ thị trường có khả năng chi trả cao và
du lịch văn hóa - tâm linh. Đồng thời, việc phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của địa phương, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân Đà Nẵng. Đồng thời Khu du lịch quốc gia Sơn Trà còn phải
bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo,
bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên rừng, biển và
phòng chống thiên tai.

+ Bà Nà (Đà Nẵng): Bà Nà được xem là "lá phổi xanh" của miền Trung và là "hòn
ngọc về khí hậu" của Việt Nam. Nơi đây thu hút du khách không chỉ với vẻ đẹp lung
linh, huyền ảo của núi rừng và thảm thực vật phong phú mà đặc biệt là khí hậu trong
lành, tụ hội thời tiết bốn mùa trong một ngày giữa khung cảnh thiên nhiên bao la, gom cả
một vùng non xanh nước biếc của thành phố bên bờ sông Hàn. Được người Pháp phát
hiện từ năm 1901 và xây dựng thành khu nghỉ dưỡng trên đỉnh núi cao, đến nay các công
trình kiến trúc, khu vui chơi, khách sạn xây dựng tại khu du lịch Bà Nà Hills đều mang
đậm phong cách kiến trúc Pháp, tạo nét quyến rũ riêng cho công trình

TRANG | 40
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

+ Cù Lao Chàm (Quảng Nam): Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam
mà còn được thế giới công nhận với môi trường tự nhiên phong phú, cảnh vật đa dạng và
không khí trong lành. Đảo Cù Lao Chàm với các bãi biển đẹp tuyệt vời nước trong xanh
ngọc bích như: Biển bãi Xếp, biển bãi Ông, Biển bãi Hương… cùng các di tích điểm
tham quan mang dấu ấn đậm nét của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa như Giếng cổ,
khu bảo tồn biển. Mỗi điểm tham quan đều là những trải nghiệm đầy thú vị. Ngoài các
điểm tham quan đặc sắc, điểm du lịch tâm linh, lễ hội truyền thống trên đảo cũng hấp dẫn
du khách như Lễ hội cầu ngư, Lễ giỗ tổ nghề Yến…

+ Mỹ Khê (Quảng Ngãi): Bãi biển Mỹ Khê là một trong những bãi biển đẹp ở Việt
Nam, là điểm du lịch biển trung tâm của tỉnh Quảng Ngãi. xác định khu vực Mỹ Khê
thuộc vùng bờ biển (là 1 trong 4 vùng cảnh quan cơ bản của thành phố Quảng Ngãi),
được phát triển thành khu đô thị du lịch mang tính đặc thù địa phương với việc hình
thành các khu nghỉ mát ven biển chất lượng cao, kết hợp với các khu vui chơi giải trí,
thương mại ven biển. Khu du lịch biển Mỹ Khê có quy mô khoảng 352 ha, được tổ chức
gồm 3 không gian phát triển. không gian phát triển dịch vụ du lịch kết hợp tham quan
thắng cảnh, không gian phát triển du lịch biển phổ thông, không gian phát triển du lịch
biển cao cấp.

+ Phương Mai (Bình Định): Với bãi biển dài và rộng có chiều dài lên tới 3km, bờ
cát trắng mịn, nước biển trong xanh, cùng thiết kế trang trí không gian xung quanh đẹp,
đặc sắc, khu du lịch Phương Mai được ví như một phim trường view biển 1-0-2. Du
khách sẽ nhìn thấy những căn chòi lá đúng chất du lịch biển, những bánh xe được sơn
màu sắc gắn kết với nhau theo nhiều hình dạng hay những chiếc xích đu đặt trong không
gian lãng mạn xung quanh… tất cả được chăm chút để tạo nên một tổng thể không gian
cực chất. Khung cảnh chính là bãi cát và biển do vậy các hoạt động chủ yếu là tắm biển
và vui chơi trên bờ. Không gian khu du lịch rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động
tổ chức teambuilding, tiệc gala ngoài trời, BBQ, cắm trại đêm…

+ Vịnh Xuân Đài (Phú Yên): Quan điểm phát triển khu du lịch là dựa vào lợi thế
cơ bản mặt nước vịnh, giá trị cảnh quan của Gành Đá Đĩa để hình thành các sản phẩm
đặc thù, tạo thương hiệu riêng cho Vịnh Xuân Đài. Các sản phẩm du lịch chủ đạo của khu
TRANG | 41
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài: Du lịch nghỉ dưỡng với các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn
với đá; Du lịch tham quan trải nghiệm trên vịnh với du thuyền tham quan ngắm cảnh; Du
lịch vui chơi giải trí; Du lịch sinh thái ngắm san hô khám phá hệ sinh thái biển; Du lịch
văn hóa – lịch sử tham quan danh thắng Ghềnh Đá Đĩa; Du lịch gắn với văn hóa ẩm
thực…

+ Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa): Từ một vùng đất hoang hóa, Khu du lịch Bắc bán
đảo Cam Ranh đã trở thành nơi nghỉ dưỡng hấp dẫn với du khách. Không dễ nơi nào có
được một vị trí vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa được thiên nhiên ưu đãi với biển xanh,
cát trắng, nắng vàng như nơi này. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này một ưu thế
đặc biệt: mặt hướng ra biển, lưng tựa vào đầm. Trong một tương lai không xa, toàn bộ
khu đất vàng này sẽ như một “thiên đường nghỉ dưỡng” cho khách trong nước và quốc tế.

+ Ninh Chữ (Ninh Thuận): Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng
điểm của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung. Các
tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực quy hoạch và lân cận như: Vườn quốc gia Núi
Chúa, được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; các thắng cảnh đẹp như
bãi biển Bình Tiên, Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, Cà Ná, hang Rái, mũi Dinh, các tháp
Chàm; cùng các giá trị văn hóa, sinh thái cảnh quan khác như Rạn san hô nổi ven bờ,
làng Chăm, làng gốm Bàu Trúc; vườn nho, đồng cừu, đồi cát, các dải ốc đảo giữa vùng
bán sa mạc, động cát Nam Cương, cánh đồng lúa Ninh Thuận…

+ Mũi Né (Bình Thuận): Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ phát triển theo hướng
tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu
Trắng, Bàu Sen và các đồi cát ven biển, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng,
chống thiên tai, xói lở bờ biển và phát triển hài hòa giữa du lịch với khai thác khoáng sản,
nông, lâm, ngư nghiệp và năng lượng, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư
và doanh nghiệp.

- 06 điểm du lịch quốc gia, gồm:

TRANG | 42
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

+ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng): Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng
8 km về phía đông nam, trên một bãi cát rộng lớn gần bờ biển, thuộc làng Hòa Khuê, ấp
Sơn Thủy, huyện Hòa Vàng, huyện Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn với năm ngọn núi
nằm theo hệ thống Ngũ Hành là một kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà
Nẵng. Khung cảnh nhìn từ dãy núi Ngũ Hành giống như một bàn tay của thiên đường
giao cho nơi này là một vùng đất linh thiêng. Có vẻ đẹp hài hòa của vùng sinh thái tự
nhiên đan xen cùng với đời sống văn hóa tâm linh nên nơi đây càng ngày càng thu hút
khách du lịch đến tham quan hàng năm.

+ Mỹ Sơn (Quảng Nam): Khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp quần thể di tích
đền đài Chăm Pa, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây bao
quanh là đồi núi trùng điệp, cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Hội An 45
km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145
km về phía Nam. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế và cũng là khu vực lăng mộ các vua,
quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa ngày xưa. Năm 1999, khu
di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới…

+ Lý Sơn (Quảng Ngãi): Cách đất liền 15 hải lý về hướng Đông Bắc, Lý Sơn là
huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi - được biết đến với tàn tích núi lửa năm miệng
có tuổi đời trên dưới 30 triệu năm. Không chỉ kiến tạo nên cảnh quan kỳ thú, những
miệng núi lửa đã ngưng hoạt động còn đóng vai trò “thuỷ mạch” - ôm ấp nguồn nước
ngầm quan trọng cho người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để sinh vật nhỏ sinh
trưởng và nuôi dưỡng đất đai phía Nam đảo bằng đất bazan màu mỡ. Sở hữu đặc tính thổ
nhưỡng độc đáo cùng vị trí đắc địa, cảnh sắc thiên nhiên trên Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
nên thơ đến đến rung động lòng người. Được yêu thích nhất chính là Hòn Mù Cù, Đảo
Bé (hay Cù Lao Bờ Bãi) và Đảo Lớn (còn có tên Cù Lao Ré hoặc Đảo Lý Sơn).

+ Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định): Tuyến lũy dài 127.4 km, trong đó trên
đất Quảng Ngãi có 113 km, chạy qua 8 huyện: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa,
Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ với trên 30 xã. Hiện còn hơn 70 đồn tương đối
nguyên vẹn; tiêu biểu như: di tích Thiên Xuân, di tích Khánh Giang (xã Hành Tín Đông,
Nghĩa Hành); di tích Rum Đồn (rừng Đồn) và di tích đèo Chim Hút (xã Hành Dũng,
TRANG | 43
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Nghĩa Hành)… Trường Lũy là công trình mang nhiều ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa,
được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây là một công trình có giá trị văn
hóa đặc biệt, được xây dựng bằng mồ hôi, công sức và sự hợp tác giữa 2 cộng đồng
người Hrê và người Việt.

+ Trường Sa (Khánh Hòa): Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa V đã thông
qua Nghị quyết thành lập Sở Du lịch Khánh Hòa. Trong nhiều mục tiêu của nghị quyết,
có nhiệm vụ phát triển Trường Sa trở thành điểm du lịch quốc gia. Trong chiến lược du
lịch biển đảo, du lịch Trường Sa cần được coi như một loại hình du lịch đặc thù, không
đơn thuần chỉ là một sản phẩm du lịch mà còn là một cách thức để người Việt Nam thể
hiện lòng yêu nước của mình; là một hành trình giáo dục tình yêu đất nước và biển cả.

+ Phú Quý (Bình Thuận): Đảo Phú Quý còn có tên gọi khác là Cù Lao Khoai Xứ
Cù Lao Thu, Thuận Tịnh, Cổ Long. Không giống với những hòn đảo khác của Bình
Thuận, Phú Quý đẹp theo kiểu hoang sơ bình dị và gần gũi với thiên nhiên. Điều này có
thể là do nơi đây chưa phải chịu nhiều sự tác động của các dịch vụ du lịch nên vẫn giữ
nguyên được dáng vẻ ban đầu. Điểm hấp dẫn du khách du lịch gần xa đến đảo Phú Quý
có lẽ nằm ở khung cảnh bình yên và khoáng đạt. Quan sát khắp các địa điểm trên đảo đâu
đâu ta cũng có thể bắt gặp bãi cát trắng mịn trải dài, làn nước trong xanh mát mẻ hay
những ngọn núi cao sừng sững. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo nên bức tranh thủy
mặc tuyệt đẹp trong lòng trời đất mênh mông.

- 04 đô thị du lịch, gồm:

+ Thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm
kinh tế lớn của quốc gia về du lịch. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành “Đô thị du
lịch”. Đà Nẵng không chỉ đóng vai trò hạt nhân trong Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, khu vực có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ
dưỡng, mà còn có vị trí chiến lược kết nối giữa các di sản văn hóa thế giới như: Hội An,
Cố Đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và hàng loạt những điểm đến đặc biệt khác được Nhà
nước và tư nhân đầu tư khai thác mạnh mẽ như: Cù lao Chàm, Bà Nà Hills… Theo đó,

TRANG | 44
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn và phát triển
bản sắc đặc trưng của đô thị biển - sông - núi; trong đó, các khu đô thị sẽ phát triển theo
hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh.

+ Thành phố Hội An (Quảng Nam): Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa
Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về
phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông
Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ
là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản. Đứng về tuổi
thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh
vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An
có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá
trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến
thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc
được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì
Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt
Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

+ Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa): theo quyết định Quy hoạch chung thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, mục tiêu của việc điều chỉnh Quy hoạch
nhằm phát huy thương hiệu Thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển đối với quốc gia và quốc
tế, thông qua nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du
lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du
lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo, bán
đảo và không gian sinh thái. Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển dịch vụ hậu cần hàng hải,
thương mại – dịch vụ du lịch kết hợp với bảo về môi trường. Đầu tư mới và tiếp tục nâng
cao hạ tầng chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Ngoài ra, hoàn thiện và nâng
cấp hệ thống hạ tầng xã hội – kỹ thuật đô thị. Tiến tới nâng cao vị thế thương hiệu Thành
phố du lịch nghỉ dưỡng biển. Bước đầu trở thành thành phố thương mại tài chính tầm vóc
quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

TRANG | 45
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

+ Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận): Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, định hướng đến năm 2020, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch
- thể thao biển. Cùng với đó, Thành phố Phan Thiết sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang
tầm cỡ quốc gia. Phan Thiết sở hữu một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với bờ biển
dài và nhiều bãi tắm nên thơ, cảnh quan hoang sơ dung dị, khí hậu trong lành, đến với
Phan Thiết du khách có cơ hội khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên Bình Thuận, như
Hàm Tiến - Mũi Né, Thuận Quý - Kê Gà, Hàm Thuận - Đa Mi, Vĩnh Hảo - Cà Ná, Bàu
Trắng, Thác Bà, Núi Ông… Thành phố Phan Thiết còn sở hữu hệ thống hạ tầng giao
thông ngày càng hoàn thiện, chính là một nguyên nhân quan trọng không kém giúp thành
phố biển này trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý đặc biệt của giới kinh doanh bất động
sản chính là tiềm năng du lịch cũng như chủ trương quy hoạch phát triển Phan Thiết
thành đô thị du lịch biển cả nước.

- Trung tâm du lịch:

+ Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của Vùng và tiểu vùng
du lịch phía Bắc: Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759km và
thành phố Hồ Chí Minh 960km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ. Đà
Nẵng là thành phố động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ phía
đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa vào của các di sản văn hoá và thiên
nhiên thế giới. Với vị trí chiến lược quan trọng và là một trong ba trung tâm du lịch lớn
trên bản đồ du lịch Việt Nam, Đà Nẵng thành phố biển xinh đẹp hiền hòa và mến khách
địa điểm du lịch hết sức độc đáo mà khách du lịch trong nước và quốc tế đều không thể
ngó lơ. Nơi đây với không gian trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp, người dân hiền hòa mỗi
năm đã thu hút hàng triệu lượt đến thăm quan và nghỉ dưỡng.

+ Phát triển thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thành trung tâm du lịch của tiểu
vùng du lịch phía Nam, đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của Vùng: Thành phố
biển Nha Trang là thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang được mệnh danh là thiên
đường du lịch biển của Việt Nam, nổi tiếng với những hòn đảo thơ mộng, bãi biển xanh
biếc là điều hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Vịnh biển Nha Trang là một trong
những vịnh biển đẹp nhất thế giới, đó là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho
TRANG | 46
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

vùng đất này. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Nha Trang có thể phát triển các
loại hình du lịch đa dạng: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu
khảo, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo.

+ Phát triển thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thành trung tâm phụ trợ của tiểu
vùng du lịch phía Bắc: Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định. Quy
Nhơn được xem là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam với hơn 72km
đường ven biển đi ngang các địa danh du lịch hấp dẫn, với vẻ đẹp hoang sơ, trong lành
như Eo Gió, Kỳ Co, Cù Lao Xanh, Bãi Trứng, Hòn Khô, Ghềnh Ráng…Với thế mạnh
đặc thù và tiềm năng của địa phương, khả năng khai thác du lịch cao, Quy Nhơn sở hữu
lợi thế để phát triển du lịch bền vững dựa trên những sản phẩm du lịch giàu bản sắc. phát
triển du lịch xứng đáng với tầm vóc quốc tế.

+ Phát triển thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) thành trung tâm phụ trợ của tiểu
vùng du lịch phía Nam: Thành phố Phan Thiết nằm ở trung tâm tỉnh Bình Thuận, có hình
cánh cung trải dọc bờ biển dài 57,4 km từ phía bắc Mũi Kê Gà lên đến Mũi Né. Thành
phố Phan Thiết kết hợp phát triển du lịch gắn với phát triển thể thao biển nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng, phong phú sản phẩm để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Trong
đó có các sự kiện và giải thể thao tầm quốc tế như lễ hội khinh khí cầu, thuyền buồm,
lướt ván diều, lướt ván buồm, du thuyền, golf. Và các sự kiện và các giải thể thao biển
tầm quốc gia như đua thuyền truyền thống, bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi biển, bóng
ném bãi biển, chạy việt dã… Phan Thiết sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển tầm
cỡ quốc gia.

2.4 Các tuyến du lịch

- Tuyến du lịch nội vùng:

Tuyến du lịch chính: bao gồm các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch Vùng,
trung tâm tiểu vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với các khu du lịch, điểm du
lịch trong Vùng. Một số tuyến du lịch như:

TRANG | 47
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

• Đà Nẵng – Sơn Trà – Hội An – Bà Nà – Cù Lao Chàm với các điểm du lịch
như Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, Khu bảo tồn biển ở Bãi Làng, Hải
Tạng, Bãi Ông, bãi Chồng, nhà cổ Tân Kỳ, Đền thờ thị tộc Phúc Kiến, chùa cầu
Nhật Bản, nhà thờ tộc Trần. chùa Linh Ứng, đỉnh Núi Chúa, Cầu Vàng…

• Phú Yên - Bình Định – Quảng Ngãi – Quảng Nam – Đà Nẵng với các điểm
du lịch như Ghềnh Đá Dĩa- Đầm Ô Loan, Hải đăng Mũi Điện, Núi Đá Bia, Bảo tàng
Quang Trung, Mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử, Khu du lịch Ghềnh Ráng, Bãi tắm Hoàng
Hậu, Di tích Mỹ Lai – Sơn Mỹ, Núi Ấn sông Trà Phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm,
Cầu Thuận Phước, Linh Ứng Tự, Biển Mỹ Khê…

• Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Lý Sơn với các điểm du lịch như
tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, núi Thiên Ấn, Âm Linh Tự, tượng đài lính
Hoàng Sa, Bảo tàng Hoàng Sa, di tích Đình làng An Hải, Chùa Đục, Mộ Gió, Miếu
Bà, Chùa Hang, núi Thới Lới, Hang Câu, Vịnh Mù Cu, khu di tích chứng tích Sơn
Mỹ, khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa, sông Hàn…

• Đà Nẵng – Nha Trang – Phan Thiết – Mũi Né với các địa điểm du lịch như
phố biển Nha Trang, công viên Phù Đổng, Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Miễu, biển Cà
Ná, Làng Chài, Suối Hồng, Đồi Cát Vàng, Đồi Cát Bay, cồn cát, hòn Rơm, Núi Tà
Cú, tượng Phật Thích Ca Niết Bàn, Tháp Chăm Pusanu, Lầu Ông Hoàng, chợ Phan
Thiết…

Tuyến du lịch phụ trợ: là các tuyến du lịch nối từ trung tâm du lịch tiểu vùng, trung
tâm du lịch của các địa phương, đô thị du lịch đến các điểm du lịch phụ cận trong không
gian tiểu vùng. Một số tuyến du lịch như:

• Đà Nẵng - Bà Nà Hills với các điểm du lịch như Ngũ Hành Sơn, Tháp Xá
Lợi, Chùa Linh Ứng, Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Ga Suối Mơ, Bà Nà Bynight,
Cầu Vàng bàn tay, Đồi Vọng Nguyệt, Thích Ca Phật Đài, FANTASY PARK, Vườn
Tịnh Tâm, Phố Biển Đà Nẵng…

TRANG | 48
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

• Đà Nẵng – Quảng Ngãi với các địa điểm du lịch như Danh Thắng Ngũ
Hành Sơn, Phố cổ Hội An, Chùa Cầu Nhật Bản, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Nhà
Cổ Tấn Ký, Hội Quán Phước Kiến, Xưởng thủ công mỹ nghệ,

• Quy Nhơn - Phú Yên với các điểm du lịch như Chùa Thiên Hưng, Bảo
Tàng Quang Trung, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Kỳ Co, Eo Gió, Bãi San Hô
(Bãi Dứa), Đồi Cát Phương Mai, Nhà thờ Mằng Lăng, Đầm Ô Loan, Bãi Xép –
Ghềnh Ông, Ghềnh Ráng Tiên Sa, Trại Phong Quy Hoà…

• Bình Định - Phú Yên - Nha Trang với các điểm du lịch như Tháp Đôi,
Ghềnh Ráng Tiên Sa, biển Quy Nhơn, Biển Kỳ Co, Hòn Khô – Nhơn Hải, Ghềnh
Đá Đĩa, di tích Vũng Rô, bãi Môn, hải đăng Mũi Điện, VinPear Land Nha Trang…

• Nha Trang – Ninh Thuận với các điểm du lịch như Tháp bà Ponagar, Chùa
Long Sơn, Vịnh Nha Phu - Nha Trang, Tháp Pôklông Garai – Phan Rang, Vườn
nho Ba Mọi, Làng Gốm Bàu Trúc, Làng Dệt Mỹ Nghiệp, Đồi cát Nam Cương,
Hang Rái…

• Nha Trang – Phan Thiết – Mũi Né với các điểm du lịch như Vinpearl Land
Nha Trang, vịnh Nha Trang, đảo Hòn Mun Nha Trang, bãi Tranh, bãi Dài, chùa Ốc
Cam Ranh, Hòn Rơm, di tích Lầu Ông Hoàng, Tháp Chàm Pôsanư, Bãi đá Ông Địa,
Rặng dừa Hàm Tiến, Bàu Trắng Mũi Né, Suối Tiên, Hầm Rượu Vang, đồi cát
bay…

• Ninh Thuận – Bình Thuận với các điểm du lịch như Di tích tháp Poklong
Garai, biển Ninh Chữ, làng Gốm Bàu Trúc, Làng dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp, khu du
lịch mũi Hàm Tiến, làng chài vịnh Vĩnh Hy, Bàu Trắng, Dinh Vạn Thủy Tú, khu du
lịch Núi Tà Cú…

Dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên
đề: sinh thái biển, khám phá biển - đảo ven bờ và xa bờ; du khảo đồng quê, tham quan
làng nghề nông nghiệp, nông thôn; du lịch đường sông...

TRANG | 49
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

- Tuyến du lịch liên vùng theo đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, kết
nối đến các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam;
vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc.

 Tuyến điểm du lịch TP.HCM - Phan Thiết đi qua các điểm du lịch: Khu du
lịch núi Tà Cú & chùa Linh Sơn Trường Thọ, Hải Đăng Khe Già, Trường
Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Bãi birn Đồi Dương, Mũi Né, Đồi Cát, Suối
Hồng, Hòn Rơm, Bàu Sen, Chùa Hang và làng du lịch Cổ Thạch.

 Tuyến đường đi từ TPHCM – TP Tuy Hòa – TP Qui Nhơn đi qua các điểm
du lịch: Núi Chóp Chài (núi Nữu Ước), Núi Đá Bia – Thạch Bia Sơn, Tháp
Nhạn, Mộ Hàn Mặc Tử, Thắng Cảnh Ghềnh Ráng, Bảo tàng Quang Trung,
Khu du lịch Đài Xuân – Trại Phong Qui Hòa, Tháp Bánh Ít, Tháp Cánh
Tiên, Tháp Đôi, Tháp Thốc Lốc.

 Tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng đi qua các điểm du lịch: Đại
Nội cung thành Huế, Lăng vua Khải Định, Biển Lăng Cô, Bán Đảo Sơn
Trà, biển Đà Nẵng, chùa Linh Ứng Tự, biển Mỹ Khê Đà Nẵng, Bà Nà Núi
Chúa, phố Cổ Hội An, Ngũ Hành Sơn.

Dựa trên hệ thống tuyến du lịch liên vùng tiếp tục khai thác các tuyến du lịch
chuyên đề: tuyến du lịch “Con đường Di sản ASEAN” kết nối với tuyến du lịch “Con
đường xanh Tây Nguyên” và “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và tuyến du lịch
tham quan các di tích lịch sử - văn hóa Chăm Pa.

Phát triển tuyến du lịch quốc gia dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên
vùng gắn với hệ thống các cảng hàng không quốc tế là Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh
Hòa) và Chu Lai (Quảng Nam); tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Á; các tuyến quốc
lộ: 1A, 9 và 19 thuộc hành lang Đông - Tây nối với hệ thống cửa khẩu quốc tế đường
bộ Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai)
và tuyến đường thủy thông qua các cảng biển: Tiên Sa (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình
Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa).

TRANG | 50
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Tiểu kết chương 2: Chương 2 tập trung khai thác, làm rõ phần không gian phát
triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch và các tuyến
du lịch. Những phần đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tổ chức không gian phát triển du
lịch của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Chương 3:

TRANG | 51
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN
QUỐC GIA NÚI CHÚA

3.1 Giải pháp thực hiện quy hoạch Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
3.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong
các lĩnh vực: đầu tư phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao,
phát triển thị trường, xã hội hóa du lịch, phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững
và cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành.

Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Văn bản có hiệu lực vào
ngày 24/12/2014 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký.

3.1.2 Giải pháp đầu tư phát triển du lịch


Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát
triển du lịch, theo hướng: ưu tiên tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng các khu du
lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh
huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu
Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như: sân bay, đường cao tốc, cảng tàu du lịch;
tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút tài trợ cho các chương trình phát triển dài hạn.

Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân
dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để bảo đảm đủ nguồn vốn
khác cho phát triển du lịch.

Hiện nay, đã có các dự án đầu tư phát triển du lịch như dự án “Khu Du Lịch Cao
Cấp Núi Chúa”. Với mục tiêu ầu tư dự án du lịch sinh thái cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao
trở lên, quy mô lớn và khép kín dành cho các tập đoàn quốc tế, phát triển loại hình du

TRANG | 52
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

lịch mang tính đặc trưng và giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kết nối các vùng du lịch
khác bằng hệ thống giao thông, đường bộ, đường biển và hàng không.

Khu du lịch cao cấp Núi Chúa nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Núi Chúa với hệ
sinh thái rừng nguyên sinh được bao bọc bởi các vịnh biển đẹp, hoang sơ và thơ mộng;
không khí mát mẻ, khí hậu ôn hoà quanh năm; vị trí dự án là vùng bình nguyên ở độ cao
từ 500-700m so mực nước biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, độc lập với các khu
vực xung quanh nên toàn bộ khu du lịch có hướng nhìn bao quát ra Biển Đông; dự kiến
có thể đề xuất xây dựng một Casino với quy mô vừa đủ phục vụ cho khu vực dự án.

Hạ tầng: Đường ven biển đi ngang qua vùng dự án và kết nối các khu vực du lịch
khác đã hoàn thành tạo nên cung đường được xem là đẹp nhất Việt Nam, đồng thời rút
ngắn được khoảng cách và thời gian từ sân bay Cam Ranh đến khu vực dự án; bên cạnh
đó hệ thống điện quốc gia đã được đấu nối đầy đủ trên toàn tuyến đường.

Nhu cầu phát triển: Với định hướng Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng
lượng của cả nước với các dự án Điện hạt nhân, Điện gió, Điện năng lượng mặt trời là
những nhóm ngành đòi hỏi tập trung lực lượng các chuyên gia nước ngoài khá lớn, cùng
với sự hình thành các Khu công nghiệp lớn ở phía Bắc và phía Nam tỉnh sẽ tạo nên nhu
cầu lớn về nghỉ dưỡng, giải trí của các nhà đầu tư, các chuyên gia và du khách.

3.1.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch


Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề
và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cao cấp và
bền vững của Vùng.

Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng
bằng các kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du
lịch từng địa phương.

Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, thẩm định viên nghề du lịch;
chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào

TRANG | 53
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù hợp
với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Xây dựng chương trình, kế hoạch để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về du
lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Hình 3.1

Để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cần phải thực hiện những biện pháp như:

 Phát triển mạng lưới cơ sở hạ đào tạo du lịch: nên xây dựng mạng lưới đào
tạo du lịch hiện đại và chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát
triển du lịch trong các tỉnh trong vùng thông qua việc thiết lập một số cơ sở
đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở
đào tạo du lịch.
 Xây dựng đội ngũ giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn
và phương pháp dạy lý thuyết thực hành chuyên về du lịch đáp ứng các yêu
cầu đối với giáo viên, giảng viên du lịch, có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ
sở đào tạo trong khu vực.
 Trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các
chuyên ngành đào tạo du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý
và tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành du lịch, phù hợp với yêu cầu thực
tiễn để áp dụng trong các cơ sở đào tạo du lịch.
TRANG | 54
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu xã
hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ lao
động trong ngành du lịch với nguyên tắc: “ai làm việc gì thì học để làm
việc đó cho tốt”.

3.1.4 Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch
Tăng cường khả năng và tạo môi trường liên kết thuận lợi, bình đẳng giữa các địa
phương trong vùng.
Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các
chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch vùng và
liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Xây dựng mô hình liên kết trong đó xác định vai trò và nhiệm vụ từng chủ thể liên
kết đối với cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương, chính quyền các địa phương và doanh
nghiệp, Hiệp hội du lịch.
Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong Vùng, với các Vùng và
các địa phương khác trong cả nước; giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực liên quan, đặc
biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 12 - 1, tại Vườn Quốc gia Núi Chúa đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giữa Vườn Quốc gia Núi Chúa và Công ty Đầu tư,
Xây dựng và Thương mại Anh Phát. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Theo thỏa thuận hợp tác, Công ty Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Anh Phát sẽ
tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Lập và bảo tồn các khu cộng đồng dân
cư để phát triển du lịch cộng đồng; góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho
người dân; phát triển du lịch và bảo tồn những khu vực có nguy cơ bị xâm hại tới rừng và
động, thực vật rừng của Vườn Quốc gia Núi Chúa; phát triển du lịch mạo hiểm; bảo tồn
các rạn san hô và các loại thủy sinh quý hiếm; xây dựng khu dịch vụ mua sắm, chợ đêm,
TRANG | 55
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

chợ cá; đầu tư xây dựng những khu du lịch cao cấp, hiện đại; xây dựng bến du thuyền,
khách sạn và trải nghiệm trên các vịnh và biển của Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.

Phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ninh
Thuận có điều kiện khí hậu riêng biệt đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Hiện nay, khu vực ven biển từ Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải) kéo dài đến vùng biển Cà Ná
(huyện Thuận Nam) được đưa vào quy hoạch thành khu vực phát triển du lịch trọng điểm
của quốc gia. Tỉnh đang lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Núi Chúa là
khu dự trữ sinh quyển thế giới. Do đó, Vườn Quốc gia Núi Chúa và Công ty Đầu tư, Xây
dựng và Thương mại Anh Phát phải lựa chọn những đơn vị tư vấn chất lượng, hình thành
các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và phải liên kết được với các điểm du lịch khác của
tỉnh và ngoài tỉnh. Đồng chí đề nghị chính quyền địa phương và các sở, ngành hỗ trợ để
triển khai dự án theo đúng quy định; Vườn Quốc gia Núi Chúa cần quản lý tốt hơn tài
nguyên được thiên nhiên ban tặng cho tỉnh nhà.

3.1.5 Giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch


Tăng cường phối hợp, liên kết công tác quản lý nhà nước về du lịch giữa Trung
ương và các địa phương trong vùng:

+ Tiếp tục phát huy vai trò của của Ban chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương,
đặc biệt Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong việc phối hợp liên ngành, liên tỉnh.

+ Phối hợp, liên kết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài
nguyên, phát triển nhân lực du lịch.

Thực hiện phân cấp quản lý triệt để và thống nhất: Cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch ở Trung ương quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm ngành; các địa
phương trong Vùng trực tiếp quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch
ngành, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các tiêu
chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

UBND tỉnh này giao UBND huyện Ninh Hải trực tiếp tổ chức quản lý di tích, chỉ
đạo thành lập Ban Quản lý di tích danh thắng quốc gia Vịnh Vĩnh Hy; phối hợp với các

TRANG | 56
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

đơn vị, doanh nghiệp huy động nguồn lực để tổ chức thành lập và duy trì đội bảo vệ môi
trường tại khu vực Vịnh Vĩnh Hy. Đồng thời, chủ động phối hợp với Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Núi Chúa và đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn
du khách thực hiện đúng nội quy, quy chế tại di tích và giữ gìn, bảo vệ di tích, bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch; đề xuất, kiến nghị kịp thời những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức quản lý, khai thác các giá trị của di tích và thực hiện các nhiệm vụ
liên quan được giao.

Cũng theo kế hoạch, UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở VHTTDL hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo tồn di tích, danh lam thắng cảnh, khai thác những giá
trị của di tích phục vụ cho việc phát triển du lịch; xúc tiến quảng bá hình ảnh và giá trị di
tích Vịnh Vĩnh Hy đến du khách, trong và ngoài nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức về kỹ năng phục vụ khách du lịch cho các hộ kinh doanh dịch vụ liên quan đến du
lịch tại khu vực Vịnh Vĩnh Hy. Ngoài ra, chỉ đạo Sở Xây dựng quản lý quy hoạch, cảnh
quan, kiến trúc xung quanh di tích; thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng
và du lịch tại các khu vực, địa điểm liên quan đến di tích, đảm bảo không làm ảnh hưởng,
tác động tiêu cực đến di tích… Triển khai công tác xác lập bản đồ khoanh vùng, xác định
vị trí và cắm mốc giới bảo vệ di tích trên thực địa theo hồ sơ di tích.

3.1.6 Giải pháp xúc tiến, quảng bá


Tăng cường nguồn lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá: tăng cường vốn ngân
sách cho xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Vùng; đẩy
mạnh việc tuyên truyền thực hiện xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực cho công tác
xúc tiến, quảng bá du lịch.

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Tập
trung xúc tiến, quảng bá du lịch Vùng theo chiến dịch trọng điểm, bằng nhiều hình thức,
đa dạng cả trong và ngoài nước; sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, huy
động sự hợp tác của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia xúc tiến,
quảng bá du lịch.

TRANG | 57
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Định kỳ tổ chức đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Vùng để cập
nhật đầy đủ, chính xác các thông tin phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch nói chung
và du lịch biển đảo của vùng DHNTB nói riêng đã được các cơ quan chính quyền và các
doanh nghiệp du lịch nỗ lực sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau: thông qua tổ chức
các lễ hội, các hội chợ triển lãm, qua các website du lịch địa phương, qua các ấn phẩm du
lịch, tờ rơi, tập gấp; thông qua các công cụ truyền thông như Internet, báo chí, truyền
hình,… Hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hiệu quả nhất, đó là các Festival
của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch như: Festival biển Nha Trang, Festival pháo
hoa Đà Nẵng, Festival thuyền buồm Mũi Né (Bình Thuận), Festival di sản Quảng Nam,

Hơn nữa, vùng cũng đã tạo được thương hiệu từ chương trình du lịch “Con đường
di sản miền Trung”, kết hợp giữa Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng, thu hút được mạnh mẽ sự
quan tâm và nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngày 7/4/2017, bộ nhận diện
thương hiệu du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã được công
bố nhằm giới thiệu thương hiệu của 3 tỉnh đến các doanh nghiệp du lịch, đơn vị truyền
thông trong và ngoài nước. Theo đó, hình ảnh thương hiệu “The Essence of Vietnam”
được thể hiện qua hình tượng “trái tim mở” cách điệu với 3 màu thể hiện các dòng sản
phẩm thế mạnh: Văn hóa, biển đảo và thiên nhiên.

Tuy vậy, các hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa thực sự lớn mạnh với cấp vùng,
do đó, chưa tạo dựng được hình ảnh du lịch, nói chung và du lịch biển đảo, nói riêng của
vùng DHNTB.

3.1.7 Giải pháp phát triển thị trường – sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch
Vùng
Xây dựng chiến lược về thị trường khách; các cơ chế, chính sách phát triển thị
trường trong đó ưu tiên phát triển thị trường gần, duy trì thị trường truyền thống và
hướng tới thị trường mở rộng để phát triển du lịch một cách ổn định và bền vững; thường

TRANG | 58
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, thị hiếu từng thị trường từ đó
có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo từng tiểu vùng và địa phương; huy động mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch để góp phần phát huy hiệu
quả của công tác xã hội hóa phát triển du lịch; phát triển mạnh sản phẩm du lịch chuyên
đề để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm du lịch
đặc trưng của Vùng, có tính cạnh tranh cao; tiến tới xây dựng thương hiệu “Nghỉ dưỡng
biển” thành thương hiệu du lịch đặc trưng của Vùng.

Từ những phân tích trên, căn cứ vào các mục tiêu phát triển du lịch vùng duyên
hải Nam Trung bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2030; để phát triển thương hiệu du lịch của
vùng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, việc phát triển thương hiệu du lịch vùng cần sự tham gia của các địa
phương, đòi hỏi sự cam kết - sự phối hợp - sự thống nhất.

Thứ hai, tài nguyên du lịch biển đảo phải gắn kết với phong cách dịch vụ, văn hoá
và lối sống của cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy, trong thiết kế sản phẩm, quy hoạch
các khu du lịch,… cần phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo tính đặc thù của sản
phẩm. Tiếp đó, cần đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú, phát triển
các công trình vui chơi, giải trí, tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo,… gắn với
tài nguyên biển đảo.

Thứ ba, truyền thông, xúc tiến quảng bácác giá trị thương hiệu và quản lý phát
triển sản phẩm du lịch phù hợp với các giá trị thương hiệu, tránh sự sai lệch về thông tin
và ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu. Khi truyền thông phải lưu ý đối với từng đối
tượng cần sử dụng khác nhau phù hợp vào tâm lý và thói quen riêng của từng đối tượng,
khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa, cộng đồng địa phương.

TRANG | 59
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Thứ tư, phát huy các thương hiệu đã được định hình của vùng có liên quan đến du
lịch để phát huy trong các chiến dịch truyền thông thương hiệu du lịch vùng. Ví dụ sử
dụng những thương hiệu khu vui chơi giải trí (Bà Nà Hills), địa danh (vịnh Nha Trang -
vịnh đẹp thế giới), thương hiệu sản vật (yến sào Nha Trang, nước mắm Phan Thiết),
thương hiệu lễ hội (festival pháo hoa Đà Nẵng)... là những thương hiệu đã được thị
trường nhìn nhận, đã có một thị trường nhất định làm những điểm nhấn trong quá trình
giới thiệu thông tin để có thể lan tỏa nhanh hơn thông tin, mở rộng thị trường và tạo sự
ghi nhận về thương hiệu du lịch vùng.

Thứ năm, cần liên kết với các ngành, lĩnh vực để quảng bá thương hiệu du lịch
trong các sự kiện và hoạt động của các ngành lĩnh vực mà có thể tạo ra ảnh hưởng tích
cực cho thương hiệu du lịch, sử dụng tầm ảnh hưởng của những cá nhân có tầm ảnh
hưởng trong cộng đồng như những người nổi tiếng để ủng hộ, giới thiệu cho các giá trị
thương hiệu du lịch vùng.

Thứ sáu, chú trọng công tác quản trị thương hiệu. Cần phải bổ sung thêm nhiệm
vụ và nâng cao năng lực cho cán bộ của các trung tâm xúc tiến du lịch hoặc phòng nghiệp
vụ du lịch của các địa phương. Mỗi vùng cũng cần nghiên cứu các phương án để cùng
bàn thảo, thống nhất hình thành cơ quan điều phối du lịch vùng để làm đơn vị đầu mối
kết nối các địa phương và thực hiện công tác phát triển thương hiệu du lịch vùng.

3.1.8 Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tài nguyên và
môi trường đối với hoạt động du lịch.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, quản lý tài
nguyên và phát triển du lịch.

Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và
hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong
việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

TRANG | 60
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng thích ứng và công tác ứng phó với biến
đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng trong hoạt động du lịch Vùng.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cũng đang đứng trước việc khai thác tài nguyên
biển như hiện nay trong vùng đã dẫn tới sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển mà
không biết bao giờ mới tái tạo đủ; môi trường biển đang chịu nhiều thách thức và các mối
đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế ven biển
ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công
nghiệp, khu đô thị thải ra và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai
bão lũ do biến đổi khí hậu.

Để cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước, cho chính quyền các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách
nhằm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2045, TS. Vũ Anh Tuấn đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề,
như: Những cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển; Quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của của Nhà nước về khai thác, bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển; Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác, bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Thực trạng khai thác, bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ.

TRANG | 61
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 3.2 Toàn cảnh phiên hội thảo thứ hai

Các báo cáo tham luận cùng với nhiều ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã tập trung làm
rõ các vấn đề như: Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước về khai thác,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; Công tác bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý tài
nguyên biển khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - dưới góc độ tiếp cận quan điểm sinh
thái học; Khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an
ninh quốc gia trên biển từ thực tiễn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Kết hợp phát triển
kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo- giải pháp then chốt trong quá trình thực hiện
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển; Nội luật hóa điều ước quốc tế về bảo vệ môi
trường biển vào pháp luật Việt Nam; Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật về khai
thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển ở các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Khai thác vốn văn hóa biển đảo cho phát triển du lịch ở
Cù Lao Chàm, thành phố Hội An: Một số hàm ý chính sách; Chất lượng nguồn nước và
vấn đề nâng cao thu nhập hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Quảng
Nam: Một tiếp cận định lượng; Đồng quản lý - công cụ hỗ trợ hài hòa các mối quan hệ
giữa bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và phát triển kinh tế xã hội tại Khu Dự
trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An.

3.2 Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa

TRANG | 62
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

3.2.1 Cơ sở lý luận

3.2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái


Du lịch sinh thái (Ecotourism) là du lịch có trách nhiệm đối với các khu vực tự
nhiên nhằm bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương đồng thời
liên quan đến việc diễn giải, giáo dục thúc đẩy nhận thức về giá trị tự nhiên, môi trường
văn hóa địa phương.

3.2.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái


 Là loại hình du lịch gắn với hệ sinh thái, dựa vào thiên nhiên.
 Gắn liền với giáo dục, bảo vệ môi trường và bảo tồn sinh học.
 Lực lượng lao động trong hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu là lực lượng lao
động tại chỗ, hạn chế về mặt lương và cả về chất.

3.2.1.3 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái


Tài nguyên du lịch sinh thái: bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ
sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh
thái tự nhiên đó. Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm các tài nguyên du lịch đang khai
thác và các tài nguyên du lịch chưa khai thác.

Nguồn nhân lực: là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của loại hình du lịch
sinh thái. Ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, họ còn cần phải có sự
hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên và văn hóa bản địa để giảng giải, thuyết trình cho khách
du lịch.

Cơ sở vật chất – hạ tầng: toàn bộ các phương tiện và vật chất tham gia vào quá
trình tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của
khách du lịch được gọi là cơ sở vật chất kỹ thuật – hạ tầng, việc thực hiện quy hoạch và
xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phù hợp, thân thiện với môi trường là điều kiện tiên
quyết để phát triển du lịch sinh thái.

TRANG | 63
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

3.2.2 Giới thiệu tổng quát về Vườn Quốc Gia Núi Chúa

3.2.2.1 Lịch sử hình thành

Núi Chúa được biết đến là một Vườn quốc gia tọa lạc tại huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7
năm 2003. Năm 2021, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

3.2.2.2 Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với tỉnh
Khánh Hòa. Ở vị trí cực đông của Nam Trung Bộ, nơi tiếp giáp giữa vùng Đông Nam Bộ
và Nam Trung Bộ, có tọa độ từ 11°35'25" đến 11°48'38" vĩ bắc và 109°4'5" đến
109°14'15" kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa. Nếu dựa trên
địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52'27" tại Mũi
Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33
km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km.

Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển. Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh Cam
Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông và nam là Biển
Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải. Phía nam là đầm Nại,
phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A.

3.2.2.3 Qui mô diện tích và phân khu chức năng

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia là: 29.865 ha.

Trong đó:

+ Phần diện tích trên đất liền là: 22.513 ha.

+ Phần diện tích trên biển là: 7.352 ha.

- Các phân khu chức năng:

a) Phân khu chức năng trên đất liền:

 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 16. 087 ha.


 Phân khu phục hồi sinh thái: 6. 421 ha.
TRANG | 64
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

 Phân khu hành chính dịch vụ: 5 ha.

b) Phân khu chức năng trên biển:

 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 568 ha ( phạm vi từ Bãi Nhỏ đến lạch Nước
Ngọt, chiều dài 6,3 ha).
 Phân khu bảo vệ rùa biển: 99 ha.
 Phân khu bảo vệ cỏ biển: 84 ha.
 Phân khu hỗ trợ, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển: 6. 299 ha.
 Phân khu du lịch sinh thái biển: 329 ha.

3.2.3 Tiềm năng phát triển du lịch tại VQG Núi Chúa

3.2.3.1 Hệ động vật

Núi Chúa tọa lạc tỉnh Ninh Thuận và cùng với cao nguyên Kon Hà Nừng trực
thuộc tỉnh Gia Lai của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Vườn Quốc gia Núi Chúa (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), từng được biết
đến với tên "rừng khô hạn Phan Rang", trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới được
xem là sự đền bù xứng đáng đối với những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và
người dân địa phương để bảo vệ, phát huy, bảo tồn đa dạng sinh học.

Hình 3.3 Một góc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa
TRANG | 65
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Về động vật, theo thống kê có 345 loài động vật có xương sống trên cạn, thuộc 82
họ, 27 bộ, gồm 83 loài thú, 181 loài chim và 81 loài bò sát - lưỡng cư. Trong đó này có
29 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Thế giới, 39 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và
28 loài nghiêm cấm hoặc hạn chế khai thác sử dụng theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Hệ động vật bao gồm hai loài đặc hữu Đông Dương là Chà vá chân đen, một trong những
loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ đang được bảo tồn và phát triển, gà tiền
mặt đỏ, và một loài đặc hữu Việt Nam là ếch cây Trung bộ.

Trong khu hệ động vật Núi Chúa có một số loài quan trọng cần được ưu tiên bảo
tồn như gấu ngựa, gấu chó, beo lửa, chà vá chân đen, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, sơn
dương, nai, gà lôi hông tía, gà tiền mặt đỏ, rùa núi vàng và nhiều loài khác. Đáng chú ý
nhất là loài chà vá chân đen bởi ở Núi Chúa, loài này có một trong những quần thể lớn
nhất với ước tính vào năm 2009 lên đến 1.000 cá thể.

Không chỉ có rừng, ở đây còn rất giàu có về động vật biển khi sở hữu tới 40 km
đường biển bao quanh khu vực. Theo TS. Lyon De Vantier, chuyên gia về hải dương học
của Ôxtrâylia các vùng rạn san hô thuộc vùng biển huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có
khoảng 330 loài san hô, trong đó có 307 loài san hô cứng tạo thành một vùng rạn nhiều
màu sắc phong phú, độc đáo. Riêng vùng rạn san hô Hòn Đỏ thuộc xã Thanh Hải (Ninh
Hải) dù chỉ rộng hơn 15 ha đã có 42 giống san hô thuộc 17 họ, tạo thành một môi trường
cư trú cho 92 loài thủy sản quý hiếm.

Vùng biển của Núi Chúa còn được biết đến như là một trong vài địa điểm sinh sản
của các loài rùa biển quý hiếm ở Việt Nam. Thống kê của Quỹ Bảo tồn Quốc tế (WWF),
tại VQG Núi Chúa hiện có 5 trong số 7 loại rùa biển trên thế giới, gồm (rùa xanh, vích,
đồi mồi, rùa đầu to, rùa da. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 9, rùa biển thường về các bãi
biển để đẻ trứng. VQG Núi Chúa đang có chương trình thu gom bảo vệ trứng rùa, ấp
nhân tạo và sau đó thả về biển. Mỗi năm, vườn đang thả về biển khoảng 1.000 con rùa
xanh non.

VQG Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận được xem là nơi duy nhất trên dải đất liền Việt
Nam có rùa biển lên đẻ trứng. Tại VQG Núi Chúa hiện có 3 loài là: Đồi mồi, rùa xanh,
đồi mồi dứa.

TRANG | 66
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 3.4 Du khách chinh phục Núi Chúa

3.2.3.2 Hệ thực vật

Được thành lập năm 2003, Vườn quốc gia Núi Chúa có diện tích 30.000 ha, trong
đó có 7.500 ha biển, còn lại là rừng. Rừng được đánh giá là mẫu chuẩn của rừng khô hạn,
độc đáo nhất Việt Nam. Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao.

Vườn Quốc gia Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn có
đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây lá rộng xen kẽ cây
lá kim đặc trưng của vùng khí hậu A nhiệt đới ẩm.… còn mang tính chất nguyên sinh.
Theo đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, cho đến nay lâm phần Vườn Quốc gia Núi
Chúa có 2 hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái rừng khô nhiệt đới và thường xanh ẩm nhiệt
đới. Thảm thực vật rừng của Vườn quốc gia Núi Chúa rất đa dạng, tạo nên các quần thể
ưu thế ở các vùng khác nhau như:

- Kiểu thực vật trên cát biển.

- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.

- Kiểu truông gai hạn nhiệt đới.

- Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới

- Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.

- Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp.

TRANG | 67
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Trong sáu kiểu rừng trên các nhà khoa học nghiên cứu, điều tra đã ghi nhận được
1.504 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn nằm trong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7
ngành thực vật khác nhau ở Việt Nam có 08 ngành thực vật bậc cao có mạch hiện đang
sống thì ở Vườn Quốc Gia Núi Chúa đã có đại diện của 07 ngành chiếm 87%, chỉ thiếu
ngành Cỏ tháp bút. Những loài thực vật đã được ghi nhận có những giá trị khác nhau:

Thực vật đặc hữu : Thực vật Vườn Quốc Gia Núi Chúa không có họ đặc hữu
nhưng có một số chi và 99 loài đặc hữu có tên địa danh phân bố ở Phan Rang thuộc 42 họ
khác nhau, trong đó có 9 chi.

Lượng mưa ở đây chỉ 700mm/ năm, bằng 1/3 lượng mưa trung bình của cả nước,
lượng nước bốc hơi lại gấp đôi. Vì vậy thực vật sống ở đây phải thích nghi giống như
xương rồng, gai xương rồng là lá tiêu biến đi để giảm thoát hơi. Thân làm nhiệm vụ tổng
hợp chất diệp lục. Trái xương rồng ăn như thanh long. Để giảm thoát hơi nước thì thực
vật lá rất nhỏ

Một dạng khác cây tương đối cao nhưng có lớp sần sùi quanh vỏ để giảm thoát
hơi. Cât trút lá vào mùa khô để giảm thoát hơi nước, đến khi gặp mưa lại sum suê.

Giữa những khắc nghiệt của khí hậu, mỗi sự sống nơi đây như càng mạnh mẽ hơn
để sinh tồn. Ngoài hệ động - thực vật phong phú, địa hình đặc biệt còn tạo cho Núi Chúa
một vẻ đẹp kỳ vĩ với những sinh cảnh đa dạng. Đó là rừng trên cao, sa mạc dưới thấp và
biển liền kề.

Hình 3.5 Vườn Quốc gia Núi chúa


TRANG | 68
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Với sự sắp đặt kì công của tạo hóa, những khối đá với hình thù lạ mắt có thể thỏa
mãn trí tưởng tượng phong phú của du khách. Nếu yêu thích thiên nhiên và muốn khám
phá hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở Đông Nam Á, Vườn quốc gia Núi
Chúa chính là một địa điểm du khách không thể bỏ qua.

3.2.3.3 Hệ sinh thái biển phong phú:

Vườn quốc gia là một trong sáu vườn quốc gia trên toàn quốc vừa có diện tích đất
liền và diện tích mặt biển. Chính vì vậy, Vườn quốc gia Núi Chúa không những có giá trị
bảo tồn tài nguyên rừng mà còn có giá trị bảo tồn tài nguyên biển. Hệ sinh thái biển bao
gồm: rạn san hô gần bờ, bãi rùa đẻ, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các bãi cát ven biển.
Hệ sinh thái san hô gần bờ là nơi sinh sống và trú ngụ của nhiều loài sinh vật biển. Bên
cạnh đó, hệ sinh thái cỏ biển thuộc vùng triều tạo nên sinh cảnh độc đáo cho VQG Núi
Chúa. Ngoài ra, năm 2003, WWF đã xác định có 3 loài rùa biển quý hiếm là rùa xanh
Chelonia mydas, đồi mồi Eretmochelys imbricata và quảng đồng Caretta caretta là những
đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng đến kiếm ăn và sinh sản tại vùng biển thuộc VQG Núi
Chúa. Mặc khác, vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận là nơi giao thoa của hai dòng hải
lưu chạy sát bờ là dòng hải lưu lạnh chạy từ phía Bắc xuống và dòng hải lưu nóng từ phía
Nam lên; chính điều này đã làm cho vùng biển nơi đây rất giàu chất dinh dưỡng; là nơi
sinh sống và di cư của rất nhiều loài thủy sản. Vùng biển Núi Chúa (Ninh Hải) nằm ở
vùng có hiệu ứng mạnh của nước trồi. Nhiệt độ thấp vào mùa hè là điều kiện lý tưởng để
san hô tạo rạn chống chịu với nhiệt độ cao trong mùa hè do sự ấm lên của nước biển trên
phạm vi toàn cầu. Vì vậy, bảo tồn rạn san hô ở đây không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn
mang tầm quốc tế.

TRANG | 69
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 3.6 Chà và chân đen trong vườn Quốc gia Núi Chúa

Chính vì vậy, công tác bảo tồn được xem là nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh việc
bảo tồn tài nguyên rừng, VQG Núi Chúa còn thực hiện chức năng bảo tồn các loài sinh
vật biển trong phạm vi vùng biển được giao quản lý. Tuy nhiên, hiện trạng bảo tồn và
phát triển các giá trị tài nguyên biển ở VQG Núi Chúa còn nhiều điều đáng quan tâm cần
đầu tư thích đáng. Chất lượng môi trường biển đang bị suy thoái do bị ô nhiễm chất thải
sinh hoạt và các hóa chất. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức và hủy diệt, phá
hủy các hệ sinh thái vẫn tiếp tục diễn ra, làm suy giảm nhanh chóng và mất khả năng tái
tạo nguồn lợi thủy sản.

3.2.3.4 Một số điểm đến tiêu biểu

 Bãi Nước Ngọt: là một bãi biển với phía bên ngoài là biển, bên trong là một con
suối chảy từ trong lòng núi. Biển ở đây được cho là đẹp nhất vùng Tứ Bình với nước
trong vắt, cát trắng mịn bên những gồ dá có hình hài độc đáo, những sinh vật bơi dưới
dòng nước rất thú vị.

TRANG | 70
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Hình 3.7 Bãi Nước Ngọt, Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận

 Hồ Đá Vách: hồ có chiều dài chừng 80m, ngang 50m, sâu 1,5m, ở độ cao 236m so
với mặt nước biển. Mặt hồ có nhiều viawr đá nổi lên như những hòn non bộ xen lẫn
những tán cây truông gai, găng néo...đẹp như bon sai soi bóng quanh hồ. Điểm tô trên
mặt nước là những dây rau muốn tạo đường xanh mềm mại, uốn lượn. Do vị trí đặc biệt
nên hồ Đá Vác có thể trữ lại phần lớn lượng nước mưa từ các dãy núi lân cận đổ về. Vào
mùa khô kiệt, nước vẫn còn lấp xấp nên một số loại cá, ếch nhái, rắn,...vẫn tụ về đây sinh
sống.

Hình 3.8 Hồ Đá Vách

 Hang Rái: được ví như “thác nước trên biển” độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Hang
Rái là một địa điểm sống ảo cực đỉnh không thể bỏ lỡ khi đến Vườn quốc gia Núi Chúa.
Các mảng rêu mọc đầy trên san hô hiện ra dưới làn nước trong vắt, nhìn từ xa như những

TRANG | 71
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

tảng ngọc xanh khổng lồ vô cùng độc đáo. Vào lúc bình minh, khi vầng dương ửng đỏ
nơi chân trời xa xa bắt đầu khơi dậy sức sống tràn trề. Lớp rêu xanh sau một đêm say ngủ
cùng những tia nắng đầu tiên như trỗi dậy. Dòng nước biển đổi màu một cách diệu kỳ
theo ánh mặt trời. Tạo thành một background với nhiều góc chụp ảnh cực chất từ vách
núi cheo leo nổi bật giữa nền trời xanh ngắt.

Hình 3.9 Hang Rái xinh đẹp tuyệt tác

 Vịnh Vĩnh Hy: thuộc quần thể vườn quốc gia Núi Chúa, Vịnh Vĩnh Hy được xem
là một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Vịnh sở hữu những rạn san hô
rực rỡ sắc màu tuyệt đẹp hiếm thấy. Đến với Vịnh Vĩnh Hy bạn sẽ được trải nghiệm cảm
giác ngồi trên tàu đi lênh đênh trên biển, ngắm nhìn vẻ đẹp của vịnh, đảo Cá Heo, đảo
Rùa,…Ngoài ra, bạn còn được ngắm san hô bằng tàu kính trong suốt. Hoặc lặn biển tận
mắt chiêm ngưỡng những rạn san hô nhiều màu sắc cùng đàn cá nhiều màu sắc đang bơi
trong làn nước trong vắt.

Hình 3.10 Vịnh Vĩnh Hy nằm ở tỉnh Ninh Thuận

TRANG | 72
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

Có lẽ đặc sản của vườn quốc gia Núi Chúa khiến nhiều người tìm đến nhất chính
là những bãi biển hoang sơ, với màu nước trong xanh nối tiếp nhau. Hàng loạt các bãi
biển như bãi Thùng, bãi Thịt, bãi Hời, bãi Kinh, bãi Chuối, bãi Đá Vách, bãi Nước Đỏ,
bãi Chà Là, bãi Bình Tiên,… và vô số những bãi biển không tên khác đang đợi bạn tìm
đến trải nghiệm.

3.2.3.5 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Núi Chúa ngày
càng phát triển. Sự phát triển mạnh của hệ thống các cơ sở lưu trú với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế và các cơ quan tổ chức ra đời. Du lịch và dịch vụ hiện nay rất
phát triển với rất nhiều hệ thống như khách sạn, khu nghĩ dưỡng, khu vui chơi và giải trí
và các tuyến điểm chất lượng cao. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 179 cơ sở lưu
trú du lịch tương ứng 3.554 phòng (trong đó, phát sinh tăng trong năm 2020 là 6 cơ sở
tương ứng 196 phòng), với số phòng có chất lượng đạt tiêu chuẩn tương đương 3 sao trở
lên chiếm trên 40% hứa hẹn tạo ra nhiều diện mạo mới, hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng du
lịch bền vững trong tương lai.

3.2.3.6 Nguồn nhân lực:

Đội ngũ cán bộ có chuyên môn về du lịch cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh
học hiện nay tương đối có thể đáp ứng phần lớn yêu cầu của khách du lịch. Việc triển
khai thác và thực hiện các chương trình, dự án cũng được dần mở rộng. Trình độ nhận
thức về khai thác tài nguyên cũng được tiến bộ hơn. Nguồn nhân lực tiềm năng chính là
người dân tại địa phương, hơn ai hết chính người dân là những người hiểu rõ về VQG
Núi Chúa, sẽ đỡ mất thời gian và nguồn vốn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng
như có chuyên môn về du lịch trên địa bàn.

3.2.4 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái

3.2.4.1 Thiết kế tour du lịch sinh thái

 Tour du lịch biển đảo


 Tour du lịch rừng
 Tour khám phá bí ẩn hệ sinh thái khô hạn
TRANG | 73
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

3.2.4.2 Liên kết điểm, tuyến điểm du lịch

Thực hiện liên kết điểm, tuyến điểm du lịch lân cận và cả trong và ngoài nước
giúp chúng ta không chỉ tiếp cận được lượng khách chủ động đến với Vườn quốc gia Núi
Chúa mà còn tiếp đón những vị khách thụ động. Bởi lẽ, dù muốn hay không, du khách
vẫn phải ghé nơi đây bởi nơi đây là một điểm đến bắt buộc trong một hành trình tour du
lịch. Đây cũng là một cách quảng bá tốt cho du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm du lịch
sinh thái tại nơi đây với đa dạng loại hình khác nhau, từ đó thu hút du khách đến với
Vườn quốc gia nhiều lần hơn

3.2.4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất hoàn thiện

Chính những tiềm năng mà Vườn quốc gia có được sẽ đem đến một lượng khách
lớn trong tương lai. Chính vì thế, việc đảm bảo cơ sở hạ tầng vật chất đạt tiêu chuẩn về
chất lượng và cải thiện sức chứa là yếu tố hàng đầu được chú ý. Không ngừng xây dựng
phát triển, xây dựng những cơ sở hạ tầng mới đồng thời cải thiện chất lượng cái cũ đảm
bảo chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và an toàn cho du khách trong suốt hành trình.
Thường ở những vườn quốc gia phát triển du lịch lại có cơ sở hạ tầng vật chất yếu chính
vì thế cần được quan tâm và có những biện pháp cụ thể cải thiện điểm yếu này.

3.2.4.4 Kết nối, thu hút đầu tư doanh nghiệp

Đầu tư, thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư tài chính hoặc doanh nghiệp và nhà đầu
tư chiến lược để đảm bảo hướng đi đúng cho du lịch sinh thái Vườn quốc gia là một điều
không thể thiếu để du lịch sinh thái nơi đây phát triển mạnh mẽ. Thực hiện các chính sách
hưởng lợi, khuyến khích đầu tư không chỉ đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Phân tích giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ về lợi ích và tiềm năng phát triển loại
hình du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia

3.2.4.5 Đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch

Đầu tư vào các hoạt động, công tác quảng bá, thúc đẩy du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Núi Chúa đến gần hơn với du khách thập phương. Áp dụng biện pháp quảng bá
qua nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Ở thời đại công nghệ 4.0, hình thức quảng bá
bằng phương tiện truyền thông, internet không còn quá xa lạ với mỗi con người chúng ta

TRANG | 74
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

như zalo, facebook, tivi, báo đài hoặc dùng các biện pháp truyền thống như qua truyền
miệng từ trải nghiệm của du khách hoặc phát tờ rơi.

Tiểu kết chương 3: Chương này cung cấp những giải pháp góp phần phát triển du
lịch của toàn Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các giải pháp về cơ chế, chính
sách, giải pháp đầu tư phát triển du lịch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch, giải
pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch, giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch, giải pháp
xúc tiến, quảng báo, giải pháp phát triển thị trường – sản phẩm và xây dựng thương hiệu
du lịch vùng, giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí
hậu. Ngoài ra, chương này còn đề xuất phát triển loại hình du lịch sinh thái Vườn quốc
gia Núi Chúa.

TRANG | 75
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

KẾT LUẬN

Vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ những năm qua nhìn chung đã thu hút được
đại đa số du khách trong và ngoài nước quan tâm. Đây cũng là một trong những vùng có
tầm hưởng mạnh mẽ nhất đối với ngành du lịch Việt Nam. Nơi đây tồn tại nhiều lợi thế
với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, đặc sắc với du lịch biển
đảo là chủ đạo, ngoài ra vùng có hệ động thực vật phong phú, các di sản văn hóa thế giới,
di tích lịch sử văn hóa mà nổi bật là nền văn hóa Champa nổi tiếng, các kiến trúc nghệ
thuật mang tính khảo cổ, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề thủ công truyền
thống của địa phương, cùng với đó là những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của từng địa
bàn trong vùng. Những điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực,
chính sách quy hoạch phát triển du lịch của vùng tập trung nhìn chung là chưa thực sự
đồng đều vì vậy cần có những định hướng phát triển phù hợp.

Ngoài ra việc chưa khai thác hết một cách hiệu quả các tài nguyên du lịch và phân bố
mức độ đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch, tổ chức không gian du lịch để phát huy
hết một cách đồng bộ, bền vững dựa trên những thế mạnh và giá trị đặc sắc của từng địa
điểm trong vùng cũng là một vấn đề cần được giải quyết. Thêm vào đó là những thiên tai
biến đổi khí hậu từ lâu luôn là vấn đề thực sự nan giải và tác động vô cùng lớn đến sự
phát triển du lịch của vùng.

Việc đánh giá thông tin điểm đến du lịch một cách đa dạng, định hướng khai thác
tiềm năng tài nguyên du lịch vùng, các điều kiện, sức hấp dẫn từng địa điểm du lịch,
những thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến du lịch của vùng, vấn đề
an ninh và độ an toàn trong việc khai thác các sản phẩm du lịch, khả năng liên kết giữa
các địa phương sẽ là những chất xúc tác thực sự hiệu quả trong việc phát triển vùng du
lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ đột phá, hiệu quả và thực sự trở thành một “ con gà đẻ
trứng vàng” thực thụ cho ngành du lịch Việt Nam.

TRANG | 76
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Địa Lý Du Lịch Việt Nam – Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Phát Triển Ở Việt Nam
– PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ, TS. Vũ Đình Hòa.
[2] https://text.123docz.net/document/4398313-tong-quan-vung-du-lich-duyen-hai-
nam-trung-bo-mon-dia-ly-va-tai-nguyen-du-lich-viet-nam.htm
[3] https://nld.com.vn/thoi-su/giai-ma-lu-quet-sat-lo-dat-o-mien-trung-
20210116215719235.htm
[4] https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=25664&_c=3
[5] https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=30463&_c=64
[6] http://hanoiplanning.com/chi-tiet-san-pham/415/quy-hoach-phan-khukhu-du-lich-
my-khe.html
[7] https://culaochamtour.com/cam-nang-du-lich-cu-lao-cham/cam-nang-du-lich-cu-
lao-cham.html
[8] https://dangcongsan.vn/kinh-te/quy-hoach-khu-du-lich-quoc-gia-vinh-xuan-dai--
co-hoi-lon-de-phu-yen-phat-trien-du-lich-481781.html
[9] https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/28923
[10] https://baoxaydung.com.vn/khai-thac-hieu-qua-tiem-nang-loi-the-khu-du-
lich-quoc-gia-ninh-chu-317336.html
[11] https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/mui-ne-duoc-cong-nhan-la-khu-du-lich-
quoc-gia-614178
[12] https://dulichsucsongviet.com/tin-tuc/gioi-thieu-ve-ngu-hanh-son.html
[13] https://www.klook.com/vi/blog/du-lich-ly-son-quang-ngai/
[14] https://gody.vn/chau-a/viet-nam/quang-nam/thanh-dia-my-son
[15] https://gody.vn/chau-a/viet-nam/quang-ngai/truong-luy-quang-ngai
[16] https://2trip.vn/dao-phu-quy-489.html
[17] http://itdr.org.vn/san-pham-du-lich-dac-thu-vung-duyen-hai-nam-trung-bo/
[18] https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd/pages_tin-tuc/chi-tiet?
dDocName=PORTAL112218

TRANG | 77
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

[19] https://dantocmiennui.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-ben-vung-vuon-quoc-
gia-nui-chua/280153.html
[20] https://tailieudaihoc.net/nghien-cuu-tinh-hinh-quy-hoach-va-cac-giai-phap-
phat-trien-du-lich-sinh-thai-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-ba-na-nui-chua-3414/
[21] http://www.tapchidulich.net.vn/khu-bao-ton-bien-nui-chua.html
[22] https://www.ivivu.com/blog/2016/07/7-trai-nghiem-ban-nen-thu-khi-den-
voi-vuon-quoc-gia-nui-chua/
[23] https://dantocmiennui.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-ben-vung-vuon-quoc-
gia-nui-chua/280153.html
[24] http://www.bariavungtautourism.com.vn/w2462-cac-loai-hinh-du-lich-tai-
con-dao.htm
[25] http://www.vqgnuichua.vn/chitiettin.aspx?id=93
[26] https://thuonghieuvietnoitieng.com/vuon-quoc-gia-nui-chua-ninh-thuan-
khu-bao-ton-da-dang-sinh-hoc
[27] https://halotravel.vn/vuon-quoc-gia-nui-chua/
[28] https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB
%91c_gia_N%C3%BAi_Ch%C3%BAa
[29] https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/751?
fbclid=IwAR2u172Pzyp5pXcV6-
HedWrS2DrsgCe_zMXoCCsXCyWHz0ctOCx3ubsHsio
[30] https://nhandan.vn/du-lich/trien-khai-quy-hoach-tong-the-phat-trien-du-
lich-vung-duyen-hai-nam-trung-bo-233350/?
fbclid=IwAR3D4FwdGYFSxJy7KD3GvlgSXJLftxvFIqQ3XVeXpL0X7azr_RLijl
bHrGM
[31] https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Ftailieuchung.com%2Fvn
%2FtlID1212048_phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich-cho-vung-duyen-hai-nam-
trung-bo.html%3Ffbclid
%3DIwAR3XziIlcXRSYCEW_qpgLLzYqRM7lIQmWeT1MXymjeNn5U1Z8Dbt
ayVTOXY&h=AT3nDBhzzPx_vZhKlLpI_yz1eEN_1eZ3fAOOWnAfyLKesrJtK
VoNcp-I_1363ZEhim66EZBob4vH-
cfkuIcEcVZnoPunL6F7QdIIz6YgMkPs398f5L2yk5l9nB949rgtaW7zow
TRANG | 78
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ & TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM GVHD: ThS. HÀ KIM HỒNG

[32] http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-thuong-hieu-du-lich-vung-
duyen-hai-nam-trung-bo-48281.htm?
fbclid=IwAR0br_o6U5D5tdTL_RJo7Kho8LrxRdEr_tdM1SYpdhcjjc2z04YGf5a9
atA
[33] https://hcma3.hcma.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/
pFormPrint.aspx?UrlListProcess=%2Fcontent%2Ftintuc%2FLists
%2FNews&ItemID=49393&IsTA=False&fbclid=IwAR2slQLV4cZADSwmEz6w
nd4n_F4ZCb720jp7uwvsq_Q5drjf7oU8-sML3s4
[34] https://m.tailieu.vn/doc/luan-an-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-du-lich-
khu-vuc-duyen-hai-nam-trung-bo-va-tay-nguyen-1696902.html?view=1
[35] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-201-QD-
TTg-nam-2013-phe-duyet-Quy-hoach-tong-the-phat-trien-du-lich-166000.aspx?
fbclid=IwAR20NSEOZ6KjWmT5jr7GWkkLQH1i8IXOA37TusP0VW9o3tOkFk
Td7527RLg

TRANG | 79

You might also like