You are on page 1of 44

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH




BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH DU LỊCH

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LƯU TRÚ

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Hợp


Lớp: 20DDL1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023

1
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH


BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH DU LỊCH

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LƯU TRÚ

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1


Thành viên:
Phạm Thị Kiều Trinh - D20DL258
Huỳnh Thị Gia Định - D20DL175
Nguyễn Thị Thúy Quyên - D20DL290
Nguyễn Trí Dũng - D20DL157
Lục Sĩ Thành Đạt - D18VN031

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023


2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths.
Nguyễn Văn Hợp. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Quản trị
rủi ro trong kinh doanh du lịch, nhóm em đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp nhóm em
tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc hơn những vấn đề
của môn học.
Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, nhóm em đã dần nắm được
bài và hoàn thiện những chỗ khuyết thiếu về kiến thức, và tiếp thu nhiều
hơn về những điều mới mẻ về môn học và những kĩ năng trong cuộc sống
thông qua những bài học hữu ích về học phần Quản trị rủi ro trong kinh
doanh du lịch. Thông qua bài kiểm tra giữa kỳ này, nhóm em xin trình
bày lại những gì mà nhóm đã tìm hiểu về môn học gửi đến thầy.
Có lẻ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân
mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình
hoàn thành bài kiểm tra giữa kỳ, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
xót. Nhóm em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài được
hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tên thành viên Đảm nhiệm công việc


Phạm Thị Kiều Trinh Tổng hợp word, chỉnh sửa nội dung, làm nội
dung chương 1, 2, 3

Huỳnh Thị Gia Định Làm powerpoint, làm nội dung chương 2

Nguyễn Thị Thúy Quyên Làm nội dung các khái niệm, làm nội dung
chương 2

Nguyễn Trí Dũng Làm nội dung chương 2


Lục Sĩ Thành Đạt Làm nội dung chương 2, 3

4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ ...............8
1.1. Kinh doanh lưu trú là gì? ..................................................................... 8
1.2. Điều kiện kinh doanh lưu trú ............................................................... 8
1.3. Ưu và nhược điểm trong kinh doanh lưu trú ....................................... 9
1.3.1. Ưu điểm ................................................................................. 9
1.3.2. Nhược điểm ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LƯU
TRÚ ...........................................................................................................11
2.1. Khái niệm quản rị rủi ro trong kinh doanh lưu trú ...................... 11
2.2. Một số rủi ro trong kinh doanh lưu trú .........................................11
2.3. Quy trình xử lý rủi ro trong kinh doanh lưu trú ...........................11
2.3.1. Môi trường bên trong ................................................................ 11
2.3.1.1. Rủi ro về cơ sở vật chất và kỹ thuật ................................. 11
2.3.1.2. Rủi ro từ con người ...........................................................14
2.3.1.3. Rủi ro từ cháy nổ .............................................................. 16
2.3.1.4. Rủi ro từ nguồn doanh thu ................................................19
2.3.1.5. Rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực ............................... 23
2.3.2. Môi trường bên ngoài ................................................................25
2.3.2.1. Rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh .......................25
2.3.2.2. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh ..............................................28
2.3.2.3. Rủi ro đến từ tính mùa vụ của du lịch .............................29
2.3.2.4. Rủi ro đến từ xu hướng thị trường .................................. 29
2.3.2.5. Rủi ro do những bất ổn về chính trị ................................. 32
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH LƯU TRÚ ..................................................................... 37
3.1. Tầm quan trọng của kế hoạch ​ ....................................................... 37
3.2. Nhận dạng chính xác và phân tích rủi ro ........................................... 37
5
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro ............................................. 37
3.4. Hoàn thiện quy trình xử lý rủi ro ....................................................... 38
3.5. Giải pháp xử lý rủi ro ......................................................................... 39
3.6. Lập và triển khai kế hoạch quản trị rủi ro ..........................................40
3.7. Giám sát và đánh giá .......................................................................... 40
3.8. Học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia và khách hàng .......................... 40
3.9. Biến rủi ro thành cơ hội ..................................................................... 41
KẾT LUẬN .............................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 44

6
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu cùng với việc xác định
du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn đã thúc đẩy ngành du lịch Việt
Nam nói chung cũng như các cơ sở kinh doanh lưu trú nói riêng ngày
càng có cơ hội để phát triển hơn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lưu trú
luôn thường trực những rủi ro đến từ các yếu tố khách quan và chủ quan,
khiến các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú phải đối diện với không ít khó
khăn, thách thức. Mỗi lần gặp các rủi ro, các cơ sở kinh doanh lưu trú sẽ
có thêm những bài học để tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý khủng
hoảng, nhằm “biến nguy thành cơ”, phục vụ du khách tốt hơn. Trong quá
trình hoạt động, các đơn vị kinh doanh vẫn phải thường xuyên đối mặt
với các rủi ro, ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động, chính sách, định hướng
phát triển. Vì vậy, quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với
các nhà kinh doanh lưu trú. Việc nghiên cứu các rủi ro cùng các biện
pháp phòng ngừa mà một đơn vị kinh doanh thường gặp phải là điều kiện
thiết yếu để hoàn thiện hoạt động kinh doanh, góp phần mang lại lợi
nhuận. Từ những cơ sở phân tích trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài
“Quản trị rủi ro trong kinh doanh lưu trú” làm kiểm tra giữa kỳ học
phần Quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch. Do còn sự hạn chế về mặt
kiến thức nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi một vài thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để bài kiểm tra giữa kỳ
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ
1.1. Kinh doanh lưu trú là gì?
Kinh doanh lưu trú được hiểu là kinh doanh các cơ sở lưu trú du
lịch theo quy định của Luật Du lịch năm 2017 và các hình thức dịch vụ
cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất
liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Nói cách khác,
kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu
lưu trú của khách du lịch trong ngắn hạn và dài hạn kèm theo các dịch vụ
khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe…nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm
thời của khách du lịch tại một khu vực tỉnh thành, một vùng hay một
quốc gia phát triển du lịch.
Phân biệt theo thời gian thì dịch vụ lưu trú có hai loại: Dịch vụ lưu
trú ngắn hạn như: khách sạn, motel, hostel, homestay, serviced apartment,
condo-tel, apart-hotel, farmstay, bungalow, … Dịch vụ lưu trú dài hạn
như: Căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ, office-tel, villa, nhà riêng, căn hộ
dịch vụ. Đối tượng phục vụ – người sử dụng dịch vụ lưu trú là: Người
nước ngoài, người đi công tác, du lịch, thăm khám bệnh, sinh viên, công
nhân, nhân viên văn phòng.
1.2. Điều kiện kinh doanh lưu trú
Có giấy phép đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch
Ngoài ra, các cơ sở lưu trú phải đảm bảo tối thiểu về chất lượng
kiến trúc xây dựng, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo từng cấp độ, hạng
của mỗi loại.
Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn,
phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú
du lịch.
Đối với các loại hình như khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ
thì phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn đăng ký. Bên cạnh
đó, đội ngũ lao động phải có kiến thức chuyên môn phù hợp.
8
Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho
khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị
tối thiểu đạt tiêu chuẩn.
1.3. Ưu và nhược điểm trong kinh doanh lưu trú
1.3.1. Ưu điểm
Lợi nhuận cao: “Một vốn bốn lời” là câu nói được dành cho kinh
doanh lưu trú. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi mô hình kinh doanh hotel,
resort, villa,... đều có lợi nhuận tốt, điều này còn phải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau.
Khả năng thu hồi vốn nhanh: Trong các loại kinh doanh có thể
thấy mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú được đánh giá thu hồi vốn nhanh
bởi vì sau khi xây dựng xong là có thể hoạt động ngay lập tức, lượng
khách hàng ổn định, lợi nhuận cao,…
Phù hợp với nhiều đối tượng: Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú
hầu như không cần đòi hỏi cao về chuyên môn, kiến thức như các lĩnh
vực đầu tư khác, mà chỉ cần có vốn lớn và có kinh nghiệm. Đặc biệt, phải
bắt kịp xu hướng, thường xuyên thay đổi khuôn viên, không gian đem lại
sự đổi mới cho khách hàng để có nhiều trải nghiệm khác nhau.
1.3.2. Nhược điểm
Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của từng địa phương: Đối tượng
chính của kinh doanh dịch vụ lưu trú thường là khách du lịch. Do đó,
nhiều tài nguyên du lịch thường được phát triển và thay đổi từng ngày
theo hướng tích cực.
Đòi hỏi vốn đầu tư lớn: Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú chi phí
thuê đất và xây dựng lớn. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho trang thiết bị cơ sở
vật chất và cơ sở hạ tầng, nhân công của cơ sở lưu trú cũng rất lớn.
Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: Đối với mô hình kinh doanh dịch
vụ lưu trú phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên các nhà quản lý cơ

9
sở lưu trú phải đối phó với chi phí lao động cao nhưng khó đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
Tính thời vụ: Đối với mô hình kinh doanh lưu trú thường gắn liền
với hoạt động du lịch. Những hoạt động du lịch thường theo mùa. Do đó,
các hoạt động thương mại của các cơ sở lưu trú du lịch cũng theo mùa và
thường được chia thành 2 mùa: cao điểm và thấp điểm. Vào mùa cao
điểm thường là khoảng thời gian các cơ sở kinh doanh lưu trú kinh doanh
thu lại lợi nhuận cao nhất trường hợp không bị chi phối bởi các tác động
như dịch bệnh, thiên tai,...

10
CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LƯU
TRÚ
2.1. Khái niệm quản rị rủi ro trong kinh doanh lưu trú
Quản trị rủi ro trong kinh doanh lưu trú là một phương thức kinh
doanh nhằm xác định, đánh giá và đo lường các các sự kiện rủi ro có khả
năng tác động đến kinh doanh lưu trú để từ đó ngăn chặn, giảm thiểu các
tác động tiêu cực mà chúng có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cuối cùng đưa
ra các hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
2.2. Một số rủi ro trong kinh doanh lưu trú
Kinh doanh lưu trú luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, triết lý
kinh doanh kết luận rằng rủi ro càng lớn thì cơ hội càng lớn. Vì vậy,
nhiều doanh nhân vẫn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Trong thời
gian qua, mô hình kinh doanh cơ sở lưu trú được cho là tiềm năng và
mang nhiều cơ hội cũng như lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, trên thực tế rằng vẫn tồn tại nhiều rủi ro và hạn chế nhất định. Một
số rủi ro thường gặp trong kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:
Rủi ro về cơ sở vật chất và kỹ thuật
Rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh
Rủi ro từ con người
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Rủi ro từ cháy nổ
Rủi ro từ nguồn doanh thu
Rủi ro do tính mùa vụ của du lịch
Rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực
Rủi ro đến từ xu hướng thị trường
Rủi ro do những bất ổn về chính trị
2.3. Quy trình xử lý rủi ro trong kinh doanh lưu trú
2.3.1. Môi trường bên trong
2.3.1.1. Rủi ro về cơ sở vật chất và kỹ thuật
11
a. Nhận dạng rủi ro
Có ba hình thức rủi ro về kỹ thuật và công nghệ như sau: Sử dụng
công nghệ lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao động thấp, tổng chi
phí cho việc xây dựng khách sạn cao, chất lượng xây dựng không đảm
bảo.
Trang thiết bị, máy móc hiện đại với chi phí mua sắm cao nhưng
tần suất sử dụng lại thấp. Chất lượng trang thiết bị không đáp ứng đủ tiêu
chuẩn, độ bền của trang thiết bị không như mong đợi, lỗi thời quá nhanh
dẫn đến chi phí bảo trì cao và chi phí thay thế lớn. Mặt khác, những rủi ro
trong quá trình vận hành sẽ kéo theo những rủi ro khác như: điều hòa
nhiệt độ trong phòng bị hỏng không đáp ứng nhu cầu cho khách hàng,
gây phiền toái cho khách hàng đang lưu trú có những trường hợp khách
bắt buộc hoàn tiền lại cho họ.
b. Đo lường rủi ro
Tuỳ thuộc rủi ro mà phân cao hay thấp tuỳ trường họp nó xảy và
mức độ thiệt hại của nó.
Xác định các loại rủi ro: Đầu tiên, cần liệt kê tất cả các loại rủi ro
liên quan đến cơ sở vật chất và kỹ thuật. Ví dụ: hỏa hoạn, hư hỏng thiết bị,
hệ thống IT bị sập, mất dữ liệu,
Đánh giá xác suất: Đối với mỗi rủi ro, đánh giá xác suất của nó
xảy ra. Điều này có thể dựa trên dữ liệu lịch sử, thống kê hoặc đánh giá
chuyên gia.
Xác định hậu quả: Đối với mỗi rủi ro, xác định hậu quả tài chính
và không tài chính nếu nó xảy ra. Ví dụ: chi phí sửa chữa, mất doanh thu,
ảnh hưởng đến uy tín,...
Tính toán tiềm năng thiệt hại: Nhân xác suất với hậu quả để xác
định mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
c. Kiểm soát và phòng ngừa

12
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú đóng vai trò quan
trọng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tối ưu hoá hiệu quả kinh
doanh.
Kiểm tra thường xuyên: Đặt lịch kiểm tra định kỳ cho toàn bộ cơ
sở vật chất, bao gồm thiết bị, hệ thống điện, nước và các cơ sở hạ tầng
khác.
Bảo dưỡng định kỳ: Các thiết bị và hệ thống cần được bảo dưỡng
đều đặn để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn. Nâng cấp, thay mới
các trang thiết bị đáp ứng chất lượng phục vụ. Xây dựng hệ thống kiểm
soát chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp đến khách hàng và các nhà cung
ứng dịch vụ. Lắp đặt các thiết bị giám sát theo dõi như máy quét hành lý,
máy quét ngay tại cửa ra vào giúp phát hiện các vật dụng của doanh
nghiệp mang ra khỏi khu vực phạm vi cơ sở kinh doanh.
d. Tài trợ rủi ro
Tận dụng máy móc của nhân viên nếu có sự đồng ý cho phép của
nhân viên đó => Giải pháp mang tính thời điểm.
Chi phí đầu tư trang thiết bị mới: Có thể tự tài trợ bằng vốn tự có,
quỹ dự phòng. Nhân viên chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp bù đắp tổn thất
thiệt hại rủi ro do nhân viên trực tiếp hoặc không trực tiếp gây ra.
Chuyển giao rủi ro: Mua các gói bảo hiểm (Bảo hiểm máy móc
thiết bị; Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt; Bảo
hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; Bảo
hiểm mọi rủi ro lắp đặt; Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng; Bảo hiểm gián
đoạn kinh doanh).
Cập nhật công nghệ: Đầu tư vào hệ thống và giải pháp công nghệ
an toàn và hiện đại giúp giảm rủi ro kỹ thuật.
Dự trữ tài chính: Tạo ra một quỹ dự trữ để đối phó với các sự cố
không lường trước.

13
Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về cách sử dụng thiết bị,
quản lý rủi ro và phản ứng nhanh chóng trước các sự cố. Việc tài trợ rủi
ro đòi hỏi một chiến lược toàn diện, kết hợp giữa việc giảm thiểu rủi ro và
chuẩn bị tài chính để đối phó với sự cố.
e. Tìm cơ hội trong rủi ro
Nâng cấp cơ sở vật chất: Sử dụng các rủi ro kỹ thuật như việc cần
phải sửa chữa hoặc nâng cấp tòa nhà để cải thiện và nâng cấp cơ sở vật
chất. Điều này có thể tạo ra cơ hội để nâng cao chất lượng và thu hút
thêm khách hàng.
Diversify Dịch vụ: Sử dụng việc sửa chữa hoặc cải tiến cơ sở vật
chất để mở rộng danh mục dịch vụ. Có thể là việc thêm các tiện nghi mới,
phòng nghỉ thú vị hơn hoặc các hoạt động giải trí, tạo điểm thu hút cho
khác
2.3.1.2. Rủi ro từ con người
a. Nhận dạng rủi ro
Tai nạn trong quá trình di chuyển trong khu vực lưu trú như vấp
ngã gây ra thương tích. Có tiền sử bệnh tật từ trước như đau tim, đột quỵ.
Dị ứng với điều kiện tự nhiên, dị ứng với các hóa chất sử dụng trong cơ
sở khách lưu trú.
Ngoài các yếu tố về sức khỏe con người đã nêu trên còn nhiều yếu
tố rủi ro do con người đem lại có thể thấy như: khách cố tình đập phá đồ
đạc nơi lưu trú, sử dụng chất cấm, chất kích thích và cố tình gây ô nhiễm
môi trường như vứt rác bừa bãi trong quá trình lưu trú.
Ví dụ: Khách tự tử trong cơ sở lưu trú cũng là một loại rủi ro do
con người gây ra, con người không tuân thủ đến quy trình, hành vi bất
hợp pháp gây tổn hại đến cá nhân và tổ chức. Những trường hợp như vậy
gây tổn hại đến uy tín của cơ sở kinh doanh

14
Vào khoảng 6h sáng ngày 16/8, tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai
(viết tắt HAGL, nằm trên đường Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai) đã
phát hện thi thể một người đàn ông nằm chết trên vũng máu.
Nạn nhân là ông Hồ Trọng Bằng (SN 1966, trú tại phường Hội
Thương, TP Pleiku). Trước đó, vào khoảng 9h sáng ngày 15/8, ông Bằng
đến khách sạn HAGL thuê phòng 913, Đến khoảng 6h sáng ngày xảy ra
sự việc, một số nhân viên điện nước đến cửa phòng ông Bằng gõ cửa để
vào kiểm tra điện nước nhưng mãi không thấy chủ phòng ra mở cửa.Thấy
bất thường, các nhân viên liền mở phòng bên cạnh đi ra lan can phía sau
và nhìn vào cửa sổ thì phát hiện ông Bằng đang nằm trên vũng máu.
Ngay lập tức, các nhân viên trên đã gọi điện báo Công an. Gia đình cho
biết, ông Bằng làm nghề kinh doanh và trong thời gian này việc làm ăn
của ông đang gặp thua lỗ.
b. Đo lường rủi ro
Rủi ro do con người gây ra ở mức độ trung bình, có thể kiểm soát
được. Con người vừa là nguồn gốc của rủi ro kinh doanh, vừa là một
phần quan trọng trong chiến lược xử lý rủi ro.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Xây dựng chính sách và quy trình rõ ràng để giám sát hoạt động
nhân viên.
Đào tạo nhân viên về an ninh, an toàn, chuẩn mực của sự chuyên
nghiệp.
Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến ngành khách sạn và
đảm bảo rằng các quy trình phải được tuân thủ và thực hiện.
Tuyển chọn nhân sự thật kỹ càng để né tránh rủi ro về sau, tuyển
chọn nhân lực yếu kém là do sai lầm thiếu trách nhiệm của bộ phận quản
lý.
d. Tài trợ rủi ro

15
Trước yêu cầu buộc phải chuyển mình để tồn tại, ngành khách sạn
và dịch vụ lưu trú toàn cầu cũng đã nhanh chóng tìm ra con đường hướng
đến lợi nhuận đúng quy mô bằng chiến lược tăng cường tính bền vững.
Cơ hội dẫn đầu cuộc cách mạng bền vững của lĩnh vực này, nằm ở nhận
thức của khách hàng và khả năng quản lý chi phí vận hành khi thay đổi
theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Điều đó có nghĩa là, các
khách sạn sẽ không phải tốn nhiều công sức giáo dục khách hàng về tính
bền vững khi họ phải thay đổi cách vận hành để tiếp tục tồn tại. Ngược lại,
chính nhận thức của du khách trong thời điểm hiện tại có thể trở thành
động lực thúc đẩy ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú trở nên xanh hơn,
bền vững hơn.

Có thể khẳng định, sự thay đổi về cơ chế vận hành, cân bằng lợi
ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường là cơ hội, cũng là thách thức
với ngành khách sạn và công nghiệp lưu trú trong thời kỳ mới. Đây cũng
là con đường tối ưu nhất mà lĩnh vực này có thể tự mở ra cho mình, để
thoát khỏi trạng thái càng phát triển càng bất lợi. Vòng tròn lợi ích tuần
hoàn trong chiến lược phát triển bền vững sẽ ngày càng mở rộng nếu ý
chí kinh doanh không chỉ tập trung vào lợi ích của một vài cá nhân. Và
khi vòng tròn đó mở rộng, không chỉ ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú,
những lĩnh vực khác như du lịch, ẩm thực, giao thông cũng sẽ được
hưởng nhiều giá trị.

2.3.1.3. Rủi ro từ cháy nổ


a. Nhận dạng rủi ro
Một trong những rủi ro xảy ra thường xuyên nhất và hậu quả nặng
nề đối với hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú là những rủi ro về cháy nổ.
Ở một góc độ nào đó, ta có thể thấy rằng phần lớn các nơi kinh doanh lưu
trú do đặc thù ngành kinh doanh của mình đã dành một phần quan tâm
đến công tác phòng chống cháy nổ bằng các biện pháp như đào tạo nhân
16
viên, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, có một vấn đề
mà từ trước tới nay nó không được quan tâm đúng mức đó là việc mua
bảo hiểm cháy nổ, bao gồm hai vấn đề không mua bảo hiểm và mua bảo
hiểm thấp hơn mức quy định. Theo thống kê tại Việt Nam phần lớn mua
các loại hình bảo hiểm này chỉ có tại khách sạn 5 sao do các tập đoàn
nước ngoài quản lí điều này xuất phát từ nguyên nhân sau:
Các hãng bảo hiểm quy định các cơ sở kinh doanh lưu trú phải mua
bảo hiểm cháy nổ cao hơn mức phí bảo hiểm bình thường nhưng với tâm
lý ở các cơ sở kinh doanh lưu trú chỉ muốn lụa chọn các phí bảo hiểm
thấp hơn hoặc là không mua, thậm chí chấp nhận xử phạt. Bên cạnh đó,
hầu như nhiều nhà kinh doanh mắc lỗi là việc mua bảo hiểm cháy nổ.
Chưa có nhiều biện pháp trong phòng chống cháy nổ, nhân viên chưa tập
huấn về biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Ví dụ: Khoảng 7h ngày 22/11, đám cháy tại khách sạn Moonview,
số 61, Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội cơ
bản đã được khống chế. Được biết, lực lượng chức năng đã giải cứu được
3 người, hướng dẫn 23 người khác thoát hiểm an toàn.Trước đó, vào
khoảng 6h30 ngày 22/11, người dân phố ở Hàng Than hốt hoảng vì tiếng
kêu cháy. Theo thông tin ban đầu, đám cháy xuất phát từ tầng 9, tầng cao
nhất của khách sạn Moonview tại số 61 Hàng Than. Thời điểm xảy ra
cháy, trong khách sạn đang có khoảng 50 khách du lịch lưu trú. Ngay sau
khi nhận được tin báo, lực lượng Công an đã có mặt và sơ tán các du
khách lưu trú tại khách sạn sang khu vực an toàn, đồng thời phân luồng
giao thông để phục vụ công tác chữa cháy. Lực lượng phòng cháy, chữa
cháy đã huy động ba xe chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới
hiện trường khẩn trương dập lửa. Lực lượng chức năng đang điều tra
nguyên nhân gây cháy.
b. Đo lường rủi ro

17
Rủi ro từ cháy nổ được đánh giá ở mức độ cao. Điều này xuất phát
một phần từ con người là chính và bên cạnh đó còn có tác động từ bên
ngoài như trời mưa, bão dẫn đến cây cối ngã và làm dứt dây điện hoặc do
con người dùng điện quá tải và không kiểm tra định kì về hệ thống truyền
tải điện.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Kiểm tra hệ thống điện: Đảm bảo rằng hệ thống điện trong tòa nhà
hoạt động tốt và tuân theo các quy định an toàn. Kiểm tra định kỳ các
thiết bị điện, dây cáp và ổ cắm để phát hiện sự cố tiềm ẩn.
Sử dụng vật liệu chống cháy: Sử dụng vật liệu xây dựng không
cháy hoặc khó cháy để giảm nguy cơ lan truyền lửa trong trường hợp xảy
ra cháy.
Lắp đặt hệ thống báo cháy: Cài đặt hệ thống báo cháy tự động như
cảm biến khói, cảm biến nhiệt và báo động để phát hiện sớm các tín hiệu
của một cuộc gọi.
Bố trí thoát hiểm: Đảm bảo rằng có ít nhất hai lối thoát khẩn cấp từ
mỗi khu vực của tòa nhà và giữ cho lối thoát này luôn sạch sẽ và không
có vật cản.
Huấn luyện nhân viên: Đào tạo nhân viên về các biện pháp an toàn
cháy nổ, bao gồm cách sử dụng thiết bị chữa cháy và quy trình sơ cứu.
Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị chữa cháy: Kiểm tra định kỳ các
thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa, van an toàn và hệ thống sprinkler để
đảm bảo hoạt động hiệu quả khi cần thiết.
Tuân thủ quy định về an toàn: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn
về an toàn do tổ chức hoặc cơ quan có liên quan ban hành.
Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Chuẩn bị một kế hoạch ứng
phó khẩn cấp chi tiết, trong đó ghi rõ vai trò của từng người trong trường
hợp xảy ra sự kiện không mong muốn.

18
Thực hiện kiểm tra điểm yếu: Thực hiện kiểm tra điểm yếu của tòa
nhà để xác định các lỗ hổng tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm và áp dụng
biện pháp khắc phục.
Tạo ý thức cho cộng đồng: Tăng cường ý thức về an toàn cháy nổ
trong cộng đồng bằng cách tổ chức các buổi tập huấn, chiếu sáng và
thông tin liên quan.
d. Tài trợ rủi ro
Mua bảo hiểm cháy nổ để phòng ngừa và hạn chế tổn thất khi rủi
ro xảy ra.
e. Tìm kiếm cơ hội trong rủi ro
Sau khi xảy ra cháy nổ, việc tái thiết và khắc phục các thiệt hại sẽ
tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty xây dựng, nhà thầu hoặc các nhà
sản xuất vật liệu xây dựng. Cháy nổ làm tăng sự quan tâm đến công nghệ
an toàn và phòng chống cháy. Điều này có thể dẫn đến việc phát triển và
áp dụng các giải pháp mới để giảm thiểu rủi ro cháy.
Nghiên cứu khoa học: Cháy nổ mang lại những thông tin quý giá
về hiệu ứng của lửa và sự lan truyền của ngọn lửa. Đối với các nhà
nghiên cứu và các tổ chức liên quan, điều này có thể tạo ra cơ hội để
nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới trong lĩnh vực này.
Đào tạo và giáo dục: Cháy nổ làm tăng nhận thức về an toàn cháy
và sự chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Điều này có thể dẫn đến việc
mở rộng các khóa đào tạo và chương trình giáo dục liên quan đến an toàn
cháy, cung cấp cho mọi người kiến thức và kỹ năng để ứng phó với nguy
hiểm từ cháy.
2.3.1.4. Rủi ro từ nguồn doanh thu
a. Nhận dạng rủi ro
Hụt giảm doanh thu do mất nguồn khách và hụt giảm doanh thu
mất các nguồn thu từ các dịch vụ bổ sung. Hụt giảm doanh thu do khách
hủy phòng. Đây là một trong những rủi ro thường xuyên xảy ra mặc dù
19
những rủi ro này là hoàn toàn có thể lường trước được. Khách đặt phòng
nhưng không đến vì hầu như trong kinh doanh lưu trú rất ít khi yêu cầu
đặt cọc trước khi sử dụng dịch vụ.
Thay đổi trong nhu cầu và xu hướng: Ngành du lịch và lưu trú có
thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như suy thoái kinh tế, sự biến
đổi trong xu hướng du lịch hoặc sự thay đổi trong nhu cầu của khách
hàng. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh thu hoặc khó khăn trong việc
duy trì mức ổn định.
Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp lưu trú là một ngành công
nghiệp cạnh tranh cao, với sự hiện diện của nhiều khách sạn, resort và các
loại chỗ ở khác. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt này doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc thu hút và giữ chân được khách hàng.
Biến động giá: Giá phòng và các dịch vụ liên quan có thể bị ảnh
hưởng bởi biến động trong thị trường, chẳng hạn như tăng giá nguyên
liệu, thuế và phí, hoặc sự biến đổi trong tỷ giá tiền tệ. Điều này, có thể
làm giảm lợi nhuận hoặc gây khó khăn trong việc duy trì mức giá cạnh
tranh.
Sự phụ thuộc vào mùa du lịch: Nếu doanh nghiệp thuộc vào mùa
du lịch hay các sự kiện đặc biệt, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi không
có đủ khách hàng để duy trì doanh thu suốt cả năm. Một khoảng thời gian
yếu kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Vấn đề về chất lượng dịch vụ: Nếu chất lượng dịch vụ không được
duy trì hoặc không đáp ứng được mong muốn của khách hàng, điều này
có thể dẫn đến việc mất đi lòng tin và niềm tin từ phía khách hàng. Sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới danh tiếng và doanh thu của bạn. Để giải quyết những
rủi ro này, quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường,
tìm hiểu về khách hàng và duy trì chất lượng dịch vụ tốt. Ngoài ra, việc

20
đa dạng hóa nguồn doanh thu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách
hàng cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro từ doanh thu.
b. Đo lường rủi ro
Rủi ro về nguồn doanh thu xảy ra ở mức độ trung bình không quá
cao, các cơ sở kinh doanh lưu trú vẫn có thể kiểm soát được chúng.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Xác định các nguồn thu: Đầu tiên, cần xác định các nguồn thu
chính trong kinh doanh lưu trú như phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống và các
dịch vụ bổ sung.
Thiết lập hệ thống theo dõi doanh thu: Tạo ra một hệ thống theo
dõi doanh thu chính xác và đáng tin cậy. Sử dụng phần mềm quản lý
khách sạn hoặc hệ thống POS (Point of Sale) để ghi lại các giao dịch bán
hàng và thu tiền. Điều này giúp theo dõi doanh thu hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và hàng năm.
Phân tích doanh thu theo nguồn: Phân tích doanh thu theo từng
nguồn để hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh của từng dịch vụ hoặc sản
phẩm. Điều này giúp xác định các nguồn thu có hiệu quả cao và các
nguồn thu cần cải thiện.
Đặt mục tiêu doanh thu: Đặt mục tiêu doanh thu hàng tháng hoặc
hàng năm để tạo động lực cho nhân viên và tập trung vào việc tăng cường
doanh thu. Mục tiêu cần được đặt ra dựa trên các yếu tố như lượng khách,
giá cả, chiến lược, tiếp thị.
Quản lý giả cả: Điều chỉnh giả cả dựa trên nhu cầu thị trường và
mức độ cạnh tranh. Theo dõi giá cả của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra
các chiến lược giá cả phù hợp để thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Tăng cường tiếp thị và quảng bá: Đầu tư vào các hoạt động tiếp thị
và quảng bá để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại. Sử
dụng các kênh tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến như website, mạng xã
hội, quảng cáo truyền thông,...
21
Đào tạo nhân viên: Đàm bảo nhân viên được đào tạo về kỹ năng
bán hàng và dịch vụ khách hàng để tăng cường doanh thu. Nhân viên có
vai trò quan trọng trong việc tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng và tạo
động lực mua hàng.
Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá kết quả doanh thu định kỳ và
điều chỉnh chiến lược kinh doanh nếu cần thiết. Xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến doanh thu như thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh,....
và thay đổi chiến lược để tối ưu hóa doanh thu.
d. Tài trợ rủi ro
Mua bảo hiểm: Một trong những cách phổ biến nhất để tài trợ rủi
ro doanh thu là mua bảo hiểm. Bảo hiểm có thể bao gồm bảo hiểm cháy
nổ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm công cộng và bảo hiểm mất
mát do thiên tai. Việc mua bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi
những rủi ro không mong muốn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến
doanh thu.
Diversification (đa dang hóa): Đa dạng hóa là một cách tài trợ rủi
ro doanh thu bằng cách phân chia doanh thu của doanh nghiệp vào nhiều
nguồn khác nhau. Thay vì chỉ tập trung vào một nguồn doanh thu duy
nhất, việc đa dạng hóa giúp giảm thiếu tác động của một nguồn doanh thu
bị giảm hoặc mất di.
Phân tích và dự báo: Để tài trợ rủi ro doanh thu, việc phân tích và
dự báo là rất quan trọng. Phân tích dữ liệu lịch sử và dự báo xu hướng
tương lai giúp doanh nghiệp định rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
doanh thu và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc điều chỉnh.
Quản lý chi phí: Quản lý chỉ phí hiệu quả là một cách tài trợ rủi ro
doanh thu. Điều này bao gồm việc kiểm soát và giảm thiểu các chi phi
không cần thiết, tăng cường hiệu qủa hoạt động và tối ưu hóa khi sử
dụng tài nguyên.

22
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ tốt
với khách hàng là một cách tài trợ rủi ro doanh thu. Khách hàng hài lòng
và trung thành sẽ tạo ra doanh thu ổn định và đóng góp vào sự phát triển
của doanh nghiệp.
Tóm lại, tài trợ rủi ro doanh thu trong kinh doanh lưu trú là một
quá trình quan trọng để bảo vệ doanh nghiệp khởi những rủi ro có thể ảnh
hưởng đến doanh thu. Việc áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro như bảo
hiểm, đa dạng hóa, phân tích và dự báo, quản lý chi phí và xây dựng mối
quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự ổn định và bền
vững trong kinh doanh lưu trú.
e. Tìm kiếm cơ hội trong rủi ro
Khi xảy ra rủi ro doanh nghiệp sẽ thấy những mặt hạn chế và điểm
khuyết, doanh nghiệp sai ở đâu. Từ đó, rút ra kinh nghiệm để xây dựng và
phát triển chiến lược thu hút khách hàng tăng thêm lợi nhuận.
2.3.1.5. Rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực
a. Nhận dạng rủi ro
Một trong số những rủi ro thường gặp nhất trong kinh doanh lưu
trú như sau:
Nguồn nhân lực bị biến động; Do mâu thuẫn nội bộ.
Nhân viên không thực hiện đúng quy trình tư vấn cho khách hàng,
quy trình và thủ tục check in và check out cho khách hàng.
Sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, tuyển dụng nguồn lao
động thiếu chuyên nghiệp, không có tính chọn lọc. Môi trường làm việc
không đảm bảo an toàn cho người lao động. Rủi ro trong quá trình tuyển
dụng, sử dụng và sa thải thiếu chuyên nghiệp.
Đặc biệt rủi ro ngày nay nhiều nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú
phạm phải sai lầm: thiếu nhân lực trong mùa cao điểm, thừa nhân lực
trong mùa thấp điểm.
b. Đo lường rủi ro
23
Rủi ro đến từ nguồn nhân lực là một trong những rủi ro được đánh
giá cao và hầu như nhiều doanh nghiệp kinh doanh lớn nhỏ mắc phải.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn lơ là trong quá trình tuyển dụng và chiêu mộ
nhân sự.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Đối với loại rủi ro này, các cơ sở kinh doanh lưu trú cần có những
biện pháp để kiểm soát và phòng ngừa như:
Quan tâm và chú trọng đầu tư thông qua các chương trình đào tạo
các nhân viên mới và kiểm tra định kì về nghiệp vụ đối với nhân viên cũ,
đào tạo kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn, đào tạo quản lý
cấp trung, cấp cao, một số chương trình đào tạo các nghiệp vụ cho nhân
viên buồng phòng và thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho toàn bộ
nhân viên tại các bộ phận.
Bên cạnh đó, thực hiện số hóa quy trình vận hành để đảm bảo
không thiếu sót các khâu kiểm tra, tái kiểm tra các quy trình vận hành.
Xây dựng nhiều kịch bản, tình huống giả để đối chiếu thực tế, giúp
nhân viên rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong khi thực hiện
trong việc. Phân công lao động rõ ràng, hợp lý.
Xây dựng hệ thống đánh giá lao động chính xác.
Thực hiện quy chế về an toàn lao động.
Mở rộng kinh doanh để ổn định nguồn nhân lực.
Xây dựng hệ thống bù đắp cho nhân viên bằng cách chính sách.
Các chương trình phúc lợi.
Bảo hiểm nhân thọ.
Các biện pháp khuyến khích gắn với lương: service charge, nhân
viên được hưởng 100%.
Sự quan tâm của lãnh đạo. Tổ chức sinh hoạt tập thể để nâng cao
sự gắn bó như: outingday, tiệc cuối năm.

24
Thường xuyên tương tác với các chủ thể liên quan trong quá trình
khách đang sử dụng dịch vụ để kịp thời xử lý các rủi ro khi xảy ra.
d. Tài trợ rủi ro
Khi xảy ra rủi ro trên, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú
có những biện pháp nhắc nhỡ, khiển trách đối với những nhân viên mắc
lỗi.
e. Tìm kiếm cơ hội trong rủi ro
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú cần phải
đánh giá lại chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên, phân tích từng
điểm mạnh và điểm yếu để từ đó có đưa ra những giải pháp khắc phục
hậu quả.
2.3.2. Môi trường bên ngoài
2.3.2.1. Rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh
a. Nhận dạng rủi ro
Trong điều kiện địa lý của Việt Nam bão lũ là rủi ro đáng ngại nhất,
thảm họa thiên tai và BĐKH còn ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công
nghiệp, du lịch, thương mại, năng lượng và các hoạt động kinh tế khác.
Bên cạnh đó, còn có sự tác động của dịch COVID - 19 gây ảnh hưởng
đến tình hình kinh tế rất lớn, làm giảm doanh thu trong hoạt động kinh
doanh.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện, sâu
sắc tới ngành Du lịch Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm
2021, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dịch
Covid-19, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phục vụ du khách tại các địa
phương trong cả nước đã dừng tổ chức, do đó lượng khách du lịch nội địa
giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (trung bình khoảng từ 60 - 80%);
công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú chỉ đạt từ 10 - 20%; doanh
thu du lịch thấp; một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa
không đón khách, một số doanh nghiệp du lịch tiếp tục điều chỉnh kế
25
hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh. Các chuỗi dịch vụ
dưới tác động lan tỏa từ hoạt động du lịch như cung cấp thực phẩm, nông
sản, sản xuất đồ lưu niệm, trình diễn ca múa nhạc, vui chơi giải trí,…đều
chịu khủng hoảng chung do thiếu hụt nguồn chi trả.
b. Đo lường rủi ro
Đối với rủi ro về thiên nhiên có thể xem là xảy ra ở mức độ trung
bình thấp và rủi ro đến từ dịch bệnh xảy ra ở mức độ cao và cả thế giới
thấy gánh chịu hậu quả và cả hai đều bị mất quyền kiểm soát. Điều này,
có thể dẫn đến giảm doanh thu, sự thiếu hụt nhân lực và khó khăn trong
việc duy trì hoạt động kinh doanh.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Đối với loại rủi ro này thì bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh cơ
sở lưu trú nào cũng không thể né tránh. Doanh nghiệp đã chủ động né
tránh là thường xuyên cập nhập những thông tin mới, cập nhập thông tin
qua các trang báo mạng xã hội.
Trường hợp khách đang trong quá trình lưu trú cần có biện pháp
ngăn ngừa như về trang thiết bị phòng ngừa.
d. Tài trợ rủi ro
Trong lúc thời tiết có nhiều chuyển biến xấu hay dịch bệnh diễn
biến căng thẳng doanh nghiệp cần tập trung vào việc marketing, tuyên
truyền để hoạt động trở lại bình thường khi cần thiết để khách hàng
không quyên mình. Ngày nay, Chính phủ đã có những biện pháp tích cực
để kiểm soát và khống chế dịch bệnh, do đó rủi ro này sẽ được hạn chế
phần nào.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên
tai để bảo vệ cơ sở hạ tầng và an ninh. Đầu tư vào công nghệ thông tin để
quản lý hiệu quả thông tin liên quan đến dịch bệnh và cung cấp thông tin
cho khách hàng.

26
Duy trì một chiến lược tiếp thị linh hoạt để thu hút du khách trong
những khoảng thời gian khó khăn.
Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan chính phủ và tổ chức y
tế để có được thông tin và hỗ trợ cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tuy rủi ro luôn tồn tại, nhưng việc chuẩn bị và ứng phó hiệu quả có thể
giúp kinh doanh lưu trú giảm thiểu tác động tiêu cực từ thảm họa thiên
nhiên và dịch bệnh.
e. Tìm kiếm cơ hội trong rủi ro
Dịch bệnh COVID-19 đã có một tác động lớn đến ngành du lịch và
kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, vẫn có một số cơ
hội và xu hướng thiên nhiên dịch bệnh mà các doanh nghiệp kinh doanh
lưu trú có thể khám phá:
Du lịch trong nước: Với việc giới hạn di chuyển quốc tế, du khách
sẽ tìm kiếm các điểm đến trong nước để thỏa mãn niềm khát khao du lịch
của mình. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có thể tập trung
vào phát triển các dự án du lịch trong nước nhằm thu hút khách hàng.
Khu vực tự nhiên: Thiên nhiên dịch bệnh mang lại cơ hội cho các
hoạt động liên quan đến thiên nhiên như trekking, leo núi, đi bộ qua rừng
hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí tự nhiên. Các khu vực tự nhiên
như công viên quốc gia hay vườn quốc gia có thể là điểm đến thu hút
được sự quan tâm của du khách.
Kinh doanh lưu trú ngoài trời: Các hình thức lưu trú ngoài trời như
khu cắm trại, căn hộ du lịch, hoặc nhà nghỉ biển có thể được ưa chuộng
hơn so với khách sạn thông thường. Đây là một cơ hội để các doanh
nghiệp kinh doanh lưu trú tận dụng không gian tự nhiên và mang lại cho
khách hàng một trải nghiệm độc đáo.
An toàn và vệ sinh: Trong bối cảnh dịch bệnh, an toàn và vệ sinh là
yếu tố quan trọng khi du khách chọn chỗ ở. Do đó, các doanh nghiệp kinh

27
doanh lưu trú có thể tăng cường các biện pháp về vệ sinh và an toàn để
thu hút khách hàng.
Cung cấp dịch vụ linh hoạt: Đối mặt với sự không chắc chắn của
thiên nhiên dịch bệnh, việc cung cấp các điều khoản huỷ bỏ linh hoạt và
giải pháp đổi ngày giữa các cuộc đặt phòng có thể thu hút được sự quan
tâm của du khách.
2.3.2.2. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
a. Nhận dạng rủi ro
Đặt và bán phòng qua mạng như OTA, website, facebook… là phổ
biến và hiệu quả bởi khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng lớn.
Tuy nhiên, chính vì có thể tham khảo các ý kiến đánh giá, review cảm
nhận chủ quan của những khách đã từng lưu trú khiến nguy cơ bị “chơi”
xấu khá cao. Đối thủ cạnh tranh (cùng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong
khu vực) hoặc khách muốn kiếm chuyện có thể lợi dụng điều này để tạo
nick ảo sau đó cố tình viết bài đánh giá, cảm nhận không tốt về cơ sở của
bạn như thiết kế nội thất không ấn tượng, dịch vụ kém, nhân viên phục vụ
thiếu chu đáo... Điều này ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín thậm chí
có thể tạo ra cuộc khủng hoảng truyền thông đa mức độ khiến những
khách hàng có ý định thuê mới thôi không lựa chọn nữa.
b. Đo lường rủi ro
Cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh của mình. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và
những xu hướng mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc
đẩy cạnh tranh mẽ giữa những doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm
sao để thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế đến lưu trú. Vì
vậy, thương trường là chiến trường, rủi ro do sự canh tranh từ các đối thủ
là ở mức cao:
Cạnh tranh trực tiếp: Sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh CV 19, nhu
cầu đi du lịch của người dân rất lớn, chủ yếu là du lịch biển, vậy nên một
28
số doanh nghiệp lưu trú đã tạo nha nhiều combo khuyến mãi, những dịch
vụ tiện ích đi kèm, giá lại rẻ dẫn đến sợ cạnh tranh khốc liệt
Cạnh tranh gián tiếp: Theo số liệu Hiệp hội Thương mại Điện tử
Việt Nam, các OTA nước ngoài đang chiếm lĩnh tới 80% thị trường Việt
Nam
Ví dụ: Thay vì đến một thành phố và nghỉ tại một khách sạn bình
dân có khoảng 10 phòng, khách hàng có thể lựa chọn một giải pháp khác
như ở một homestay có đủ dịch vụ hơn, giá cả phải chăng lại còn bắt kịp
xu thế bây giờ.
Theo Savills Việt Nam về thị trường bất động sản Tp HCM vào
T10/2019 cho thấy có sự chững lại trong hoạt động phân khúc khách sạn
3 sao và 4 sao do nguồn cung cấp homestay phát triển trên nền tảng trực
tuyến.
c. Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
Với loại rủi ro này, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh
doanh lưu trú nói riêng không thể nào ngăn căn hoặc phòng để không xảy
ra được.
d. Tài trợ rủi ro
Ngày nay, có quá nhiều cơ sở lưu trú mọc lên khả năng cạnh tranh
rất cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng của khách
hàng và thường xuyên tung những voucher, ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá
thành, tăng sức cạnh tranh.
e. Tìm kiếm cơ hội trong rủi ro
Từ việc xuất phát nhiều đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh lưu trú,
doanh nghiệp sẽ có cơ hội để nghiên cứu các đối thủ, chỉ ra được những
điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, có những chính sách, chiến
lược phát triển mới.
2.3.2.3. Rủi ro do tính mùa vụ của du lịch
a. Nhận dạng rủi ro
29
Gây tổn thất lớn về mặt doanh thu do hụt giảm lượng khách du lịch,
gây lãng phí về lao động. Gây lãng phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị. Sự tăng đột biến ở mùa cao điểm gây lên sự thiếu hụt nhân lực và
thừa nhân lực mùa thấp điểm, sử dụng đội ngũ lao động mùa vụ không có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kinh doanh dịch vụ lưu trú trong du lịch
luôn thường trực các rủi ro, những rủi ro này có tính chất dây truyền và
biến hóa khôn lường nên việc định dạng chúng là một điều cần thiết.
b. Đo lường rủi ro
Có thể đánh giá nó ở mức độ trung bình. Rủi ro này không chỉ
riêng mô hình kinh doanh lưu trú mà hầu hết các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch đều phải chấp nhận. Vì vào mùa hè lượng khách đến lưu trú
sẽ đông hơn so với những mùa khác. Và mùa hè là lúc doanh nghiệp thu
lại lợi nhuận đạt mức cao nhất. Điều này sẽ bù trừ vào những mùa thấp
điểm để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Nghiên cứu và dự đoán mùa vụ: Để kiểm soát mùa vụ trong ngành
kinh doanh lưu trú, bạn cần nắm vững thông tin về mô hình mùa vụ của
địa phương và đối tác kinh doanh. Phân tích các yếu tố như xu hướng đặt
phòng theo mùa, sự khác biệt giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm, các
sự kiện địa phương và các yếu tố khí hậu.
Quản lý nguồn lực: Trong mùa vụ cao điểm, doanh nghiệp cần
chuẩn bị đủ nguồn lực như lao động, thiết bị và dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Hãy lên kế hoạch trước và tăng cường đội ngũ nhân
viên khi cần thiết. Đồng thời, phải có một tiến trình quản lý chặt chẽ để
đảm bảo sự hiệu quả và sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Tiếp thị đúng mùa: Điều chỉnh chiến lược tiếp thị dựa trên mùa vụ
là quan trọng. Tận dụng các kênh tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến để
quảng bá dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian cao điểm và tạo cảm
hứng cho khách hàng đặt phòng sớm hơn. Đồng thời, xác định các nhóm
30
khách hàng có thể được hướng đến trong mùa thấp điểm để duy trì tỷ lệ
xử lý cao.
Xây dựng liên kết với đối tác: Hợp tác với các đối tác địa phương
như các công ty du lịch, công ty quảng cáo và các địa điểm tham quan để
tăng cường việc quảng bá và thu hút khách hàng. Tạo ra các gói ưu đãi
đặc biệt hoặc các chương trình khuyến mãi hợp tác để tăng cường sự
quan tâm từ các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Dự trữ trong trường hợp “không” mùa: Trong các mùa thấp điểm,
hãy tích cực tìm kiếm các nguồn thu nhập thay thế như tổ chức sự kiện
đặc biệt, hội nghị hoặc khám phá thị trường mới, giúp duy trì doanh thu
và thu hút khách hàng.
Phân bổ nguồn lực: Trong quá trình phát triển kế hoạch kinh
doanh, hãy xem xét việc phân bổ nguồn lực cho các mùa vụ khác nhau.
Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng mình có đủ nguồn lực để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong mỗi mùa vụ và tối ưu hóa hiệu quả
kinh doanh.
d. Tài trợ rủi ro
Hợp tác với công ty du lịch: Doanh nghiệp lưu trú có thể hợp tác
với các công ty du lịch để chia sẻ rủi ro và tạo ra các gói tour kết hợp lưu
trú và dịch vụ du lịch. Điều này, giúp phân chia rủi ro giữa các bên và
tăng cơ hội thu hút khách hàng.
Hợp tác với cơ quan quốc tế: Các doanh nghiệp lưu trú có thể hợp
tác với các cơ quan quốc tế như Bộ Du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO), để nhận được hỗ trợ trong việc xây dựng các chính sách bảo
vệ và ứng phó với rủi ro trong ngành lưu trú.
e. Tìm cơ hội trong rủi ro
Một trong những biến rủi ro của tính mùa vụ thành cơ hội là sự
biến đổi của nhu cầu khách hàng. Dự báo nhu cầu lưu trú không phải lúc

31
nào cũng chính xác, và có thể xảy ra các yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến
nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu và dự báo nhu cầu khác hàng: Theo dõi xu hướng và
yêu cầu của khách hàng để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ lâu
dài và tạo độ tin cậy với khách hàng để thu hút họ trở lại vào những mùa
lưu trú sau này.
2.3.2.4. Rủi ro đến từ xu hướng thị trường
a. Nhận dạng rủi ro
Nhu cầu con người luôn thay đổi, việc thay đổi này cũng do nhiều
nguyên nhân. Khách hàng thay đổi xu hướng, sở thích gây ra tổn thất cho
nhà kinh doanh khi đã đầu tư theo các xu hướng, sở thích ban đầu và theo
xu hướng đang thịnh hành ngày nay. Và một số nguyên nhân khác làm
ảnh hưởng đến doanh nghiệp như sau:
Không bắt kịp xu hướng
Không có chiến lược marketing trong quá trình kinh doanh
Chưa tập trung vào công tác truyền thông, quảng cáo lên các nền
tảng mạng xã hội.
b. Đo lường rủi ro
Trong bất cứ ngành nghề nào, nếu nắm bắt được xu hướng phát
triển sẽ dễ dàng hơn để thành công. Ngược lại nếu không chịu cập nhật
kiến thức mới, sẽ bị trì trệ, lạc hậu và điều này sẽ kìm hãm sự phát triển,
công việc sớm muộn gì cũng đi vào ngõ cụt. Cái giá cho việc không thay
đổi thực sự là rất lớn.
c. Kiểm soát và phòng ngừa

Một cách miễn phí và dễ dàng để cập nhật các xu hướng mới trong
ngành nghề là đăng ký nhận các tin tức cập nhật từ các blog, tạp chí và
xem thời sự, truyền thông thường xuyên.

32
d. Tài trợ rủi ro
Nếu muốn bắt kịp các xu hướng mới, nhất định phải tự “lên giây
cót tinh thần”, làm sao để luôn giữ vững được tư duy tích cực, thái độ lạc
quan và tràn đầy hứng khởi. Có được nguồn năng lượng đó, sẽ dễ có
được cảm hứng sáng tạo trong công việc, dốc hết tâm sức để theo đuổi
thành công bằng việc tìm tòi, nghiên cứu các xu hướng mới. Từ đó chuẩn
bị đầy đủ điều kiện nắm bắt cơ hội phát triển.
e. Tìm cơ hội trong rủi ro

Sở hữu tính khiêm tốn, cầu tiến và óc quan sát tốt cũng là tài năNG
trong quá trình học hỏi. Nó giúp chúng ta sẵn sàng tiếp nhận cái mới bổ
ích trong mọi hoàn cảnh. Đôi khi nguyên nhân thất bại trong công việc
chính là do doanh nghiệp lưu trú không chịu tư duy, tìm tòi và nắm bắt
các xu thế phát triển phù hợp với thời điểm đó

Theo dõi và kết nối với người đầu ngành, người nổi tiếng trong
lĩnh vực đó. Những người đầu ngành thường có sự thu hút và kết nối với
nhiều người trong cùng lĩnh vực. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc
của truyền thông, các mạng xã hội sẽ giúp kết nối dễ dàng giữa tất cả mọi
người với nhau không giới hạn ngôn ngữ, quốc gia, lãnh thổ. Đặc biệt là
người hoạt động cùng lĩnh vực, nhóm ngành nghề sẽ có sự liên kết chặt
chẽ hơn. Các hoạt động thực tiễn thường xuyên được tổ chức nhằm kết
nối và tạo sân chơi cho cộng đồng chung lĩnh vực.

Việc tích cực tham gia các hoạt động trong ngành sẽ giúp dễ dàng
cập nhật tình hình và xu hướng mới của công việc, học hỏi được nhiều
thứ nhờ chịu khó tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức mới mẻ do mọi
người mang lại từ quan điểm và chia sẻ của họ.

Kết nối với khách hàng. Các góp ý phản hồi hoặc đơn giản là trả
lời của khách hàng cho các bài đăng review trên mạng mạng xã hội là

33
một trong những cách tốt nhất để cập nhật hoặc tạo ra xu thế mới trong
kinh doanh cơ sở lưu trú. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự thấu hiểu
khách hàng.

2.3.2.5. Rủi ro do những bất ổn về chính trị


a. Nhận dạng rủi ro
Thay đổi chính sách: Chính phủ có thể thay đổi chính sách liên
quan đến ngành du lịch và lưu trú, bao gồm việc áp dụng các quy định
mới, thuế và hạn chế hoạt động kinh doanh. Những thay đổi này có thể
ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh.
Khủng bố và xung đột: Các vụ khủng bố, xung đột hay biến cố
chính trị trong khu vực có thể gây ra sự không ổn định và làm giảm nhu
cầu du lịch. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc kinh doanh lưu
trú.
Biến thiên trong quan hệ quốc tế: Mối quan hệ giữa các quốc gia
có thể biến thiên theo thời gian, điều này có thể ảnh hưởng tới du khách
từ những nước khác nhau muốn ghé qua hoặc điểm danh vào nơi bạn
kinh doanh. Các biện pháp hạn chế, như cấm du lịch hoặc đòi hỏi visa
khó khăn, có thể làm giảm nhu cầu và ảnh hưởng tới doanh thu của doanh
nghiệp.
Thay đổi chính trị nội bộ: Sự thay đổi trong chính trị nội bộ của
một quốc gia có thể ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh. Ví dụ, sự
không ổn định chính trị, thay đổi quyền lực hay các vụ bê bối có thể gây
ra sự không tin tưởng từ phía du khách và làm giảm lượng khách hàng.
Ví dụ: Ngày 20/6/2023, thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng
An ninh nội địa, Bộ Công an, cho biết thông tin trên tại Hội nghị cấp cao
những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước, do Liên Hợp
quốc tổ chức tại New York, Mỹ. Thiếu tướng Việt đánh giá hành vi xảy
ra ở hai trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk,

34
trong sáng 11/6 là "hoạt động khủng bố có tổ chức". Hai nhóm nghi phạm
trang bị súng và vũ khí tự chế đã tấn công trụ sở chính quyền và người
dân trên đường đi, làm 9 người chết, 2 người bị thương, bắt giữ 3 con tin.
Trong 74 nghi phạm bị bắt có một người là thành viên của tổ chức có trụ
sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và
thực hiện vụ tấn công. Theo thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, tại Việt Nam
chưa xảy ra khủng bố do cá nhân hoặc tổ chức khủng bố quốc tế tiến
hành và cũng chưa phát hiện chân rết của chúng hoạt động. Tuy nhiên,
nhà chức trách xác định có 4 nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho
an ninh quốc gia Việt Nam. Những người bị nhóm tấn công hai trụ sở xã
Ea Tiêu và Ea Ktur sát hại là: Bí thư xã Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu, 4
công an và 3 người dân. Chúng cũng làm hai công an và nhiều người
khác bị thương. Bộ Công an xác định việc tấn công là hành vi “rất manh
động, man rợ, liều lĩnh, mất nhân tính”. Các nghi phạm khai “nhận được
chỉ đạo nếu gặp cán bộ và công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng
đạn”.
Đến ngày 20/6, nhà chức trách bắt tổng cộng 74 nghi phạm, hầu
hết những người cầm đầu đã sa lưới. Các nghi phạm phần lớn ở huyện
Krông Buk, còn lại từ các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh. Họ khai bị lôi
kéo, xúi giục, kích động.
b. Đo lường rủi ro
Rủi ro này có thể đánh giá xảy ra ở mức độ thấp và rất ít khi gặp
trường hợp này.
c. Kiểm soát và phòng ngừa
Đối với loại rủi ro này đến từ nguyên nhân khách quan bên ngoài,
đặc biệt hơn là tình hình chính trị thường rất nhạy cảm và phức tạp. Do
đó, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú thường xuyên cập nhập các
thông tin về tình hình chính trị của quốc gia, vùng lãnh thổ, hạn chế cho
khách đến các khu vực có trị không ổn định.
35
d. Tài trợ rủi ro
e. Tìm cơ hội trong rủi ro
Qua tất cả các rủi ro nêu trên, có thể thấy một trong số những rủi
ro xảy ra ở mức độ cao như:
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Rủi ro từ cháy nổ
Rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực
Từ đó, trong kinh doanh lưu trú các doanh nghiệp cần lập kế hoạch
và phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình.

36
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH LƯU TRÚ
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện
và nắm bắt, có thể do vô tình hay cố ý, nhưng tất cả các rủi ro này ít
nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nếu không có kế hoạch
phòng ngừa và xử lý rủi ro thì có thể để lại hậu quả khôn lường. Vì vậy,
cần phải xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro một cách cụ thể như sau:
3.1. Tầm quan trọng của kế hoạch ​
Đầu tiên cần phải nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động
quản trị rủi ro tại cơ sở lưu trú, từ các vị trí lãnh đạo cho đến nhân viên.
Qua đó, có thể xây dựng và hoàn thiện được chiến lược quản trị rủi ro. ​
Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên cần thực hiện trong bản
kế hoạch. Đây là một bước khá quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể
khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng tập trung nguồn lực của
mình.
3.2. Nhận dạng chính xác và phân tích rủi ro
Khi tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể gặp phải, cần phải xem
xét kỹ lưỡng những yếu tố chính làm cản trở việc triển khai các mục tiêu
của doanh nghiệp. Tất cả những rủi ro phát sinh có thể bắt nguồn từ
nguyên nhân là môi trường bên ngoài như: khí hậu, vấn đề chính trị, đối
thủ cạnh tranh hay từ tác động của xã hội. Ngoài ra, những nguyên nhân
chủ quan có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp đó là tổ chức bộ máy quản
lý, đội ngũ nguồn nhân lực,…
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro
Sau khi nhận dạng và phân tích cho từng loại rủi ro trong hoạt động
doanh nghiệp, bước tiếp theo đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro.
Trong bước này, các nhà kinh doanh cơ sở lưu trú cần đo lường chính xác
mức độ ảnh hưởng của rủi ro, doanh nghiệp cần thực hiện bám sát 2 tiêu
chí sau:
37
Xác suất xảy ra rủi ro: từ thấp đến cao
​ Hậu quả nếu phát sinh rủi ro
3.4. Hoàn thiện quy trình xử lý rủi ro
Hầu hết các cơ sở lưu trú đều có quy trình quản trị rủi ro giống
nhau nên khi lập kế hoạch xử lý rủi ro cần tham khảo các yếu tố riêng
như: văn hóa khu vực, trang thiết bị, quy định của từng địa phương,…
Đánh giá rủi ro là phần quan trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài
và bền vững của cơ sở lưu trú. Cần kiểm tra và hoàn thiện các kỹ năng
của nhân viên an ninh trong khách sạn thường xuyên: kỹ năng xử lý các
trường hợp khẩn cấp, kiến thức phòng cháy chữa cháy, khả năng sử dụng
đường thoát hiểm, … Các cơ sở lưu trú có thể mở các lớp đào tạo định kỳ
hằng năm để nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên giúp
xử lý tốt hơn các tình huống xấu.

38
Ví dụ: Sơ đồ hoàn thiện quy trình rủi ro trong kinh doanh lưu trú

BAN KIỂM TRA RỦI RO

NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO

THEO CHỦNG LOẠI RỦI RO THEO ĐỊA ĐIỂM VÀ GIAI ĐOẠN


PHÁT SINH

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ


THIỆT HẠI CỦA RỦI RO

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CỦA RỦI RO

XỬ LÝ RỦI RO

CÁC RỦI RO CÓ KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ BẢNG CÁC RỦI RO QUẢN TRỊ BẰNG BIỆN
BIỆN PHÁP TĂNG ĐỘ ĐA DẠNG QUẢN LÝ PHÁP SAN SẺ RỦI RO

XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP SAN SẺ,
DI CHUYỂN

3.5. Giải pháp xử lý rủi ro


​ Đối với giải pháp xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải
pháp phổ biến, đó là: tránh, giảm thiểu, kiềm chế và chuyển giao rủi ro.
Tùy vào từng loại rủi ro có tính chất, đặc điểm ra sao thì nhà quản lý có
thể cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để xử lý. Tuy nhiên. trong
39
quá trình giải quyết rủi ro, doanh nghiệp cũng có thể gặp những ưu điểm,
hạn chế nhất định.
Mỗi rủi ro cần được chỉ định cho một thành viên hoặc đội ngũ ưu
tiên xử lý và đưa ra ước tính về các nguồn lực cần thiết để xử lý. Các
thành viên trong nhóm được chỉ định sẽ chịu trách nhiệm nắm quyền hạn
và trách nhiệm cho rủi ro đó. Do đó, đội ngũ cần hiểu các yếu tố có thể
dẫn đến rủi ro hoặc các dấu hiệu cảnh báo cho thấy khi nào cần phải bắt
tay hành động.
3.6. Lập và triển khai kế hoạch quản trị rủi ro
Hệ thống lại tất cả những bước phía trên bạn đã có đủ cơ sở để xây
dựng và triển khai một kế hoạch quản lý rủi ro hoàn chỉnh, với mỗi rủi ro
được xác định cần phải có một phương án xử lý thích hợp. Trong kế
hoạch cần quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro, chủ
yếu đây là vai trò của các nhà quản lý. Để kế hoạch đảm bảo hiệu quả thì
cần có đầy đủ giải pháp kiểm soát và người chịu trách nhiệm cho những
giải pháp, hoạt động triển khai giải pháp đó.
3.7. Giám sát và đánh giá
Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro, người chịu
trách nhiệm chính cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát tình hình,
báo cáo tiến độ, hiệu quả đạt được để có sự nắm bắt khi có vấn đề phát
sinh và đưa ra điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
Đồng thời, cần phải cập nhật thường xuyên các rủi ro khác có thể
xảy ra trong quá trình thực hiện để đảm bảo kế hoạch thực hiện ổn định.
Kiểm soát và đánh giá cũng chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp
kinh doanh cơ sở lưu trú đề ra những kế hoạch quản lý rủi ro tiếp theo
một cách hoàn thiện hơn.
3.8. Học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia và khách hàng
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp gồm rất nhiều vấn đề
cần giải quyết đòi hỏi người quản lý cần có kiến thức và kinh nghiệm để
40
xử lý tốt các trường hợp phát sinh. Chính vì vậy, việc khảo sát ý kiến
chuyên gia và khách hàng là điều cần thiết để hoàn thiện chương trình
quản trị rủi ro. Mỗi người ở mỗi vai trò khác nhau sẽ có cách nhìn nhận
riêng: khách hàng mong muốn sự an toàn trong khi lưu trú, nhân viên hy
vọng môi trường làm việc bảo đảm sức khỏe, cơ quan địa phương yêu
cầu duy trì trật tự, an ninh công cộng.
Thông qua ý kiến của mọi người từ nội bộ đến khách hàng và các
chuyên gia, quản lý của các cơ sở kinh doanh lưu trú có thể phát hiện
những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh và từ đó
đưa ra những biện pháp giải quyết phòng tránh thích hợp. Giải quyết các
rủi ro khi kinh doanh cơ sở lưu trú là phần không thể thiếu trong khi xây
dựng kế hoạch kinh doanh. Việc xây dựng được quy trình quản trị rủi ro
chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cơ sở lưu trú giảm thiểu được những mối đe dọa
từ bên ngoài, phòng tránh các vấn đề phát sinh không cần thiết trong quá
trình hoạt động của cơ sở lưu trú.
3.9. Biến rủi ro thành cơ hội
Là việc thay đổi từ trạng thái không mong muốn theo chiều hướng
tích cực. Nếu cơ sở lưu trú đang ở tình trạng có nguy cơ bị mất tất cả
hoặc một số khách hàng, cần thực hiện việc tái định hướng phát triển sản
phẩm, quảng cáo và tiếp thị hoặc chương trình quản lý thông tin khách
hàng theo cách có thể vừa để giữ chân những khách hàng đó, vừa tăng
sức mua của họ vừa thu hút thêm những khách hàng mới hay không. Còn
khi cơ sở lưu trú đứng trước khả năng thất bại cao của một sản phẩm mới,
cần tổ chức lại quá trình nghiên cứu và phát triển, kiểm nghiệm, tiếp thị
và kế hoạch kinh doanh để không chỉ giảm được những rủi ro đó mà còn
tạo được những đột phá tiềm năng về doanh thu của dòng sản phẩm mới.
Ví dụ: Năm 1916, sau vài năm vận động hành lang, Frank Lloyd
Wright, kiến trúc sư người Mỹ, đã được giao trọng trách thiết kế Khách
Sạn Hoàng Gia ở Tokyo . Mặc dù hết sức vui mừng vì được tin tưởng
41
nhưng Wright cũng thật sự lo lắng trước những thử thách cam go mà ông
phải đối diện. Thử thách lớn nhất đối với dự án này chính là hiện tượng
động đất kèm theo hỏa hoạn thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Và để đối
phó với điều đó, Wright đã đưa ra 1 bản thiết kế xây dựng độc nhất vô nhị.
Đối với tính đàn hồi, ông sử dụng nhiều tấm dầm đỡ bằng bê tông cốt
thép được xây dựng trên một nền móng linh hoạt được thiết kế đặc biệt.
Để tạo được kết cấu chịu lửa, Wright đã sử dụng toàn vật liệu bằng đá, bê
tông cốt thép và gạch. Còn để làm cho tòa nhà nhẹ hơn và trọng lực thấp
xuống, ông đã sử dụng các thanh đòn lõi sắt thay cho gạch ở phần dưới
của tòa nhà trong khi bên trên là những viên gạch rỗng. Và để giảm được
toàn bộ trọng lượng nhiều hơn nữa, phần mái nhà đã được làm từ loại
đồng đỏ có trọng lượng nhẹ thay vì lợp loại ngói nặng truyền thống.
Theo kế hoạch, Khách Sạn Hoàng Gia sẽ được mở cửa vào ngày
1/9/1923. Thế nhưng vào ngày hôm đó, Tokyo đã phải trải qua một trong
những trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử. Tất cả các tòa nhà xung
quanh Khách Sạn Hoàng Gia đều bị sụp đổ khiến cả khu vực trở thành
đống đổ nát. Mặc dù vậy vẫn còn lại một tòa nhà đứng vững và dường
như không hề bị suy chuyển, đó chính là Khách Sạn Hoàng Gia. Bỗng
chốc nó trở thành nơi trú ngụ cho người dân Tokyo cùng các du khách,
những người lâm vào cảnh vô gia cư sau thảm họa đó. Và vì thế mà tòa
nhà đã đi vào truyền thuyết cũng như lịch sử ngành kiến trúc Nhật Bản.

42
KẾT LUẬN
Qua đó, có thể thấy trong kinh doanh nói chung và kinh doanh lưu
trú nói riêng. Mỗi đơn vị kinh doanh đều có những rủi ro riêng và hậu quả
rủi ro cũng khác nhau ở mỗi đơn vị kinh doanh khác nhau. Nhưng có thể
thấy, mỗi loại kinh doanh lưu trú nào cũng đều phải đối mặt với những
rủi ro chung. Chính vì vậy, trong kinh doanh lưu trú cần xác định từng
loại rủi ro cụ thể và đưa ra những rủi ro giả thiết mà các nhà kinh doanh
sẽ phải đối mặt để giảm thiểu một phần nào đó trong kinh doanh. Nếu
quản trị rủi ro không đầy đủ thì phải tự gánh chịu những hậu quả do rủi ro
gây nên.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Doanh Tuyến (2009), Luận văn thạc sĩ du lịch học, Quản trị rủi
ro trong kinh doanh khách sạn, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường đại học
khoa học xã hội và nhân văn.

44

You might also like