You are on page 1of 59

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO LÊN Ý ĐỊNH ĐẶT


DỊCH VỤ GLAMPING CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI TP HCM.
TRƯỜNG HỢP CỦA CAMPART BY MỢ JEN

Giảng viên hướng dẫn: TRẦN ĐỨC TRUNG


Sinh viên: NGUYỄN CHÂU THÙY VÂN
Mã LHP: 212_DDL0290_01

TP.HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận, em đã nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến,
động viên, giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô, bạn bè, các tổ
chức và cá nhân.

Trước tiên em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch, trường Đại học Văn Lang đã
nhiệt tình truyền đạt những bài học quý giá, hỗ trợ cho em trong khoảng thời gian làm
bài khóa luận này.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Đức Trung, người tận tình hướng dẫn,
cho những lời khuyên, những kiến thức bổ ích để giúp em hoàn thành bài khóa luận
này.

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn đến các tổ chức, các cá nhân đã hỗ trợ và tạo điều
kiện và hỗ trợ em trong quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện bài luận văn, trao
đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài
liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót.

Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô, bạn bè sức khỏe, hạnh phúc và
thành công trên mọi lĩnh vực.

Nguyễn Châu Thùy Vân

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................3
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................4
1. Tên đề tài.........................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4
3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................4
4. Kết quả đạt được.............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................5
1.1. Lý do nghiên cứu................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................6
1.5. Bố cục...................................................................................................6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LOẠI HÌNH GLAMPING VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM..............................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................2
2.2. Lịch sử hình thành................................................................................4
2.3. Đặc điểm loại hình Glamping.............................................................11
2.4. Các loại hình Glamping......................................................................12
2.5. Giới thiệu về CampArt by Mợ Jen......................................................19
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUẢNG CÁO TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH CỦA
KHÁCH HÀNG TRẺ..............................................................................................22
3.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu..............................................................22
3.2. Lập Protocol nghiên cứu.....................................................................23
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................25
3.4. Phân tích dữ liệu và kết quả chính......................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................36
4.1. Kết luận..............................................................................................36
4.2. Kiến nghị............................................................................................36
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 39

3
4
MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO LÊN Ý ĐỊNH ĐẶT DỊCH VỤ GLAMPING
CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI TP. HCM. TRƯỜNG HỢP CỦA CAMPART BY
MỢ JEN.

2. Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu và khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng của quảng cáo đến nhu cầu
và mong muốn của khách hàng về dịch vụ Glamping, đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố cho việc triển khai mô hình
 Căn cứ vào đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên và một số điều kiện có liên
quan để xem xét tổ chức không gian phù hợp với mô hình Glamping.

3. Nội dung nghiên cứu

 Các khái niệm


 Các nguyên tắc căn bản
 Các điều kiện cần thiết để phát triển
 Các tác động chủ yếu đến mô hình.

4. Kết quả đạt được

 Mang đến cho du khách sự mới mẻ và gần gũi hơn của dịch vụ lưu trú
Glamping và địa điểm CampArt by Mợ Jen
 Thu hút thêm khách du lịch đến với Đà Lạt, đặc biệt là khách hàng trẻ
 Quảng bá du lịch, tạo cơ hội phát triển sản phẩm địa phương.

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành nhu cầu gần như tất yếu,
góp phần không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cải
thiện đời sống của nhân dân. Trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả lợi thế và
điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, huy động tối đa các nguồn
lực, tranh thủ sự cộng tác, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Do đó, tiềm năng thu hút khách du lịch tại Đà Lạt là rất lớn, nhất là sau khi ảnh
hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch đang từng bước phục hồi và chuyển mình
trong thời gian tới.

Nhiều năm qua, ngành Du lịch Đà Lạt phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy cơ cấu
kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực. Với lợi thế khí hậu mát mẻ và
cảnh quan hấp dẫn, môi trường du lịch an toàn, sạch sẽ, giá cả các dịch vụ rẻ; thông
tin hướng dẫn du lịch nhanh chóng, kịp thời; sự đa dạng, chất lượng của chương trình
đào tạo du lịch, giao tiếp giữa người dân địa phương với khách du lịch khá thân thiện.
Tất cả những điều này dẫn đến số ngày lưu trú An quân cao.

Tuy vậy, tốc độ phát triển ngành du lịch dịch vụ của Đà Lạt vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng và thế mạnh vốn có. Sự tăng trưởng của du lịch Đà Lạt còn chưa thực sự
bền vững. Lượng khách tuy tăng đều qua từng năm nhưng tỷ lệ khách quốc tế còn
thấp, nguồn lực đầu tư cho du lịch chưa mạnh, nhiều dự án đầu tư cho du lịch còn kéo
dài, tiến độ chậm và hiệu quả chưa cao. Mặt khác, Đà Lạt còn thiếu các sản phẩm du
lịch mới, hấp dẫn, nhất là các dịch vụ vui chơi về đêm và vào mùa mưa; việc kết nối
tour tuyến giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa thực sự chặt chẽ. Môi
trường du lịch vẫn còn những vấn đề chưa đảm bảo. Một số danh lam thắng cảnh
xuống cấp nhưng chưa được đầu tư cải tạo kịp thời. Công tác quảng bá, xúc tiến còn
yếu…

Để khắc phục nhược điểm về sản phẩm du lịch, Đà Lạt sẽ phải đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch. Trong đó, chú trọng vào các sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh
cao, mang sự khác biệt như mô hình “Glamping”. Hơn nữa sau COVID-19, khách du

6
lịch sẽ ưu tiên những khu nghỉ biệt lập, độc đáo, thân thiện với môi trường và mang
lại trải nghiệm hoàn toàn riêng tư. Loại hình lưu trú “Glamping” đã đáp ứng được các
yêu cầu trên. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG
CÁO LÊN Ý ĐỊNH ĐẶT DỊCH VỤ GLAMPING CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI
TP. HCM. TRƯỜNG HỢP CỦA CAMPART BY MỢ JEN.”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

 Giới thiệu và nghiên cứu các đặc điểm của mô hình Glamping
 Lập mô hình hiệu ứng phân cấp để đo lường sự ảnh hưởng của quảng cáo đến
ý định sử dụng dịch vụ Glamping tại CampArt by mợ Jen
 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định lựa chọn đển
đến của du khách
 Đề xuất các giải pháp phù hợp để quảng cáo về mô hình này có thể tiếp cận
nhiều đối tượng khách hàng hơn trong tương lai.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

 Mô hình Glamping và các đặc điểm


 Quảng cáo tác động đến hành vi của khách hàng đối với dịch vụ Glamping
 Đưa ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các nhân tố tác động đến mô
hình.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Mô hình Glamping và các nhân tố ảnh hưởng của quảng cáo tác động đến Camp Art
by Mợ Jen.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập thông tin từ các bài báo, Google Schoolar, các trang mạng xã hội,…

1.4.2. Phương pháp định tính


Dùng mô hình mô hình phân cấp sự đo lường và phỏng vấn sâu.

7
1.5. Bố cục

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,…

Chương 2: Giới thiệu về mô hình Glamping và CampArt by Mợ Jen

Giới thiệu về lịch sử hình thành, định nghĩa, đặc điểm, điều kiện để hình thành mô
hình cũng như các loại hình lưu trú của Glamping.

Chương 3: Nghiên cứu quảng cáo tác động tới ý định của khách hàng trẻ

Phân tích tiềm năng phát triển của loại hình Glamping tại CampArt by Mợ Jen, những
yếu tố tác động đến ý định đặt phòng của khách hàng. Lập mô hình hiệu ứng phân
cấp để chỉ ra các yếu tố tác động đến quảng cáo ảnh hưởng đến khách hàng chọn sử
dụng loại hình Glamping tại CampArt by Mợ Jen

Chương 4: Kết luận và giải pháp

Giải pháp và kiến nghị đối với quảng cáo về loại hình Glamping tại CampArt by Mợ
Jen.

8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LOẠI HÌNH GLAMPING VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM
Hiện nay, mọi người thường có xu hướng đi du lịch gắn liền với các cơ sở lưu trú cao
cấp. Hơn nữa, du khách còn muốn hòa mình vào thiên nhiên, phiêu lưu mạo hiểm
hoặc du lịch sinh thái. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng ở lại những đêm cắm trại,
ngủ trong túi ngủ trên nền đất lạnh cùng với những điều kiện không thuận lợi. Lối
sống xanh và thân thiện với môi trường ngày càng trở nên được quan tâm trong thế
kỷ 21 đặt ra tiêu chí gắt gao cho ngành dịch vụ du lịch và lưu trú nói chung, cũng như
phân khúc cao cấp của ngành này nói riêng trong việc định hình sản phẩm thỏa mãn
nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đại dịch
COVID-19 xảy ra từ đầu năm 2020, cũng tạo ra thêm các rào cản về mặt tâm lý, khi
du khách nói chung bắt đầu e ngại các môi trường du lịch đông đúc, với nhiều luồng
du khách từ nhiều nơi khác nhau và ít đảm bảo về tính riêng tư cũng như nhu cầu giãn
cách để phòng dịch bệnh. Glamping bắt đầu là một lựa chọn phù hợp cho nhiều du
khách ưa chuộng hình thức lưu trú truyền thống. Những túp lều gỗ ấm cúng nom đơn
sơ lại đầy đủ các điều kiện thiết yếu cho một kì nghỉ thoải mái, hướng tới những du
khách ưa chuộng sự sang trọng nhưng lại muốn trải nghiệm tính phiêu lưu, chinh
phục của các hoạt động cắm trại, đảm bảo không gian thoáng mát, gần gũi với thiên
nhiên.

2.1. Cơ sở lý luận

Loại hình Glamping là gì


Ngày nay, glamping đã phát triển thành một xu hướng du lịch mới. Trong chuyến du
lịch ngoài trời, hãy chọn một điểm độc đáo và môi trường ăn ở thoải mái và cảm nhận
được sự kết nối giữa sự sang trọng và thiên nhiên.

“Glamping” là thuật ngữ được kết hợp giữa “glamorous” (sang trọng, lộng lẫy) và
“camping” (cắm trại). Có rất nhiều định nghĩa về loại hình này:

“Glamping là một hình thức cắm trại liên quan đến chỗ ở và cơ sở vật chất sang trọng
hơn so với cắm trại truyền thống. Glamping có khả năng làm hài lòng bất kỳ một
thành phố náo nhiệt đang tìm một góc nhỏ thiên nhiên mà không bỏ qua một điều xa
xỉ nào” – Từ điển Oxford (A form of camping involving accommodation and
facilities more luxurious than those associated with traditional camping. "glamping is
likely to satisfy any city slicker seeking a little refuge in nature without foregoing any
of life's luxuries" – Oxford Dictionary).

“Glamping là một hình thức cắm trại hiện đại để giữ lại trải nghiệm giải trí ngoài trời
đồng thời cung cấp các tiện nghi và chỗ ở sang trọng” (Brooker và Joppe, 2013).

“Glamping cung cấp các tiện nghi hiện đại (ví dụ: WIFI) có sẵn trong nhiều cấu trúc
chỗ ở khác nhau bao gồm cabin, nhà trên cây và lều, do đó loại bỏ nhiều sự khó chịu
của cắm trại truyền thống” (Brochado, 2019; Lyu và cộng sự 2020).

So với các loại hình lưu trú khác, một sản phẩm cắm trại sáng tạo góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của du lịch cắm trại và nâng cao năng lực cạnh tranh của một
điểm đến du lịch. Trong môi trường du lịch cạnh tranh, tự do và các hoạt động ngoài
trời đã trở thành con đường phổ biến nhất đối với khách du lịch, đồng thời cũng là
thách thức đối với ngành kinh doanh cắm trại, đồng thời trở thành “một loại hình đầu
tư mạo hiểm mới không đo bằng tiền mà bằng thời gian và sức lực của mọi người”
(Danielsson, Fuerth, Larsson và cộng sự, 2013).

Tổng quan về định nghĩa Glamping


Tác giả, năm Định nghĩa Từ khóa

Cambridge Dictionary, Là một loại cắm trại thoải mái và sang trọng hơn cắm Thoải mái
2017 trại truyền thống Sang trọng

Cắm trại sang trọng


Glamping là cắm trại sang trọng trong một khung cảnh Khung cảnh tự nhiên
thiên nhiên đặc biệt, đặc trưng bởi sự thoải mái và dịch Thoải mái
vụ chất lượng cao, bao gồm khả năng thử nhiều hoạt Dịch vụ chất lượng cao
Leci Sakačova, 2013 động mạo hiểm, ăn thức ăn ngon và thưởng thức đồ Hoạt động mạo hiểm
uống ngon. Glamping là một lựa chọn tốt để rời thành Đồ ăn ngon, đồ uống ngon
phố náo nhiệt và thư giãn một cách thân thiện với môi Thư giãn
trường. Thân thiện với môi trường

Dịch vụ lưu trú 5


Sự kết hợp kì lạ giữa sự xa hoa của dịch vụ lưu trú 5 sao xa hoa
Guardian, 2010 sao và sự yên An của thiên nhiên hoang dã Thiên nhiên hoang
dã yên An

Giống với chỗ ở sang trọng thường có dạng lều, bao


gồm nhiều loại chỗ ở sáng tạo hơn như yurts, cây
Glamping.com, 2017 Chỗ ở sáng tạo
nhà ở và nhà di động
Glamping, một xu hướng mới tiện nghi, trào lưu mạnh
mẽ ủng hộ việc đưa du lịch thiên nhiên trở lại thông Xu hướng mới tiện nghi
qua một hình thức cắm trại mới lạ, sang trọng. Trên thị Cắm trại mới lạ, sang trọng
Cvelić Bonifačić &
Milohnić, 2014 trường, Glamping đóng vai trò là nhà vô địch mới và
người thúc đẩy mạnh mẽ của du lịch cắm trại sáng tạo.

2.2. Lịch sử hình thành

Thời tiền sử
Bằng chứng sớm nhất về hoạt động của con người ở châu Mỹ là những công cụ bằng
đá từ năm 11.500 trước Công Nguyên, thuộc nền văn hóa Clovis của người da đỏ
Paleo. Sau đó, vào khoảng năm 10.000 trước Công Nguyên, bằng chứng đầu tiên về
nơi ở của thanh thiếu niên đã được phát hiện.

"Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu hiệu cho thấy những ngôi nhà làm bằng hàng loạt
cọc gỗ đã tồn tại từ lâu nhờ xác định niên đại bằng carbon của các mẫu đất lấy từ
những tàn tích của các khu cắm trại hoặc làng cổ". (theo Teepee Joy)

Có thêm bằng chứng khảo cổ học về lịch sử của Glamping có niên đại từ 7.500 năm
trước Công Nguyên dưới dạng các vòng đá, vì những viên đá này được sử dụng để
giữ bên ngoài của lều hình nón.

Ảnh 1.1: Lều Sioux, pháo đài Buford, Lãnh thổ Dakota, tháng 5 năm 1881

3
(Nguồn: http://plainshumanities.unl.edu/encyclopedia/doc/egp.arc.001)

Mặc dù thường được quy cho tất cả người Mỹ bản địa, nhưng thực tế lều chỉ dành
riêng cho các dân tộc bản địa ở Great Plains và Canada Prairies ở Bắc Mỹ, như đã ghi
trong cuốn sách của Bảo tàng Quốc gia về người Mỹ da đỏ, "Có phải tất cả người da
đỏ đều sống ở lều không?"

Cấu trúc lều hình nón rất thiết thực để dễ dàng tháo dỡ, đặc biệt là đối với việc săn
bắt và rất phù hợp với lối sống du mục.

Thế kỷ 6

Ảnh 2: Lều của chiến binh Mông Cổ khoảng 600 năm TCN

(Nguồn: https://www.taringa.net/+imagenes/la-era-mongol-temuyin-y-el-origen-de-los-mongoles_1c8rjp)

Yurt1 – được biết đến là một loại glamping phổ biến ngày nay - cũng được các nền
văn hóa du mục ưa chuộng, bởi vì các yurt nổi tiếng là dễ tháo rời ở một nơi và gắn
lại với nhau ở nơi khác, cũng như chúng có thể dễ dàng chống chọi với thời tiết khắc
nghiệt.

Người ta nói rằng những chiếc yurt đầu tiên được tạo ra bởi cộng đồng người Mông
Cổ Buryat ở Siberia, có niên đại khoảng 600 năm trước Công nguyên - nhờ phát hiện

1
Yurt: lều hình tròn
4
ra một chiếc bát bằng đồng cùng thời kỳ được phát hiện ở Iran. Có hai loại yurts
chính - gỗ mầm và gỗ uốn cong - trước đây là kiểu được các bộ lạc Mông Cổ phát
triển và sử dụng.

Lịch sử của Glamping vào thế kỷ 13

Ảnh 3: Thành Cát Tư Hãn và binh lính Mông Cố vào thế kỷ 13


(Nguồn: https://www.huxawat.com/m/lvyoushenghuo/39222.html)

Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ, cai trị một tổ chức quân đội
khá lớn, nhưng vì đế chế quá rộng về mặt địa lý, người ta nói rằng tổ chức quân lính
của ông chưa bao giờ bị phá bỏ hoàn toàn, mà chỉ đơn giản là được đặt trên một chiếc
xe có bánh và được kéo bởi những con bò từ từ nơi này đến nơi khác.

Sự bành trướng của đế chế Mông Cổ đã dẫn đến sự phổ biến của yurt lan rộng. Vì
vậy người dân ở Đông Âu, ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Romania,
cũng bắt đầu sử dụng yurt. Theo National Geographic, "Yurts vẫn rất phổ biến ở
Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1960 và 1970, và vẫn được tìm thấy ở các vùng nông
thôn của Hungary."

5
Thế kỷ 16 và 17
Scotland
Tại Scotland, John Stewart, Bá tước thứ 3 của Atholl, đã thiết lập nơi có thể được gọi
là khu cắm trại sang trọng đầu tiên của Vương quốc Anh cho Vua James V và mẹ của
ông ở cao nguyên Scotland, lấp đầy bên trong lều bằng đồ đạc và đồ trang trí sang
trọng từ cung điện của ông.

Pháp

Ảnh 4: Hội nghị thượng đỉnh Field of the Cloth of God năm 1520

(Nguồn: Wikipedia)

Từ ngày 7 đến ngày 24 tháng 6 năm 1520, một hội nghị thượng đỉnh ngoại giao mang
tên Field of the Cloth of Gold đã được tổ chức tại Balinghem, Pháp - một giải đấu
được tổ chức để giúp củng cố tình bạn giữa Vua Henry VIII của Anh và Vua Francis
I của Pháp sau thời Anglo - Hiệp ước của Pháp năm 1514. Khoảng 2.800 lều và quán
rượu đã được dựng lên, xung quanh là các đài phun nước phun ra rượu vang đỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ
Người Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được biết đến là người dựng lên những chiếc
lều xa hoa cho nhiều loại sự kiện khác nhau, bao gồm "các chiến dịch quân sự, các

6
buổi lễ và lễ kỷ niệm, cũng như các chuyến du ngoạn về vùng nông thôn của các quốc
vương và thần dân của họ", theo TurkishCulture.org.

Trong chiến tranh, các lều của hoàng gia dành cho quốc vương là những cung điện
đặc biệt xa hoa và di chuyển linh hoạt. Có hai chiếc lều được chuẩn bị, để khi nhà vua
ở trong một trong hai, binh lính có thể đưa chiếc còn lại vào điểm đến tiếp theo để sẵn
sàng cho việc quốc vương đến. Nhà khảo cổ học người Pháp Antoine Galland thậm
chí đã viết vào cuối thế kỷ 17 rằng những chiếc lều của quốc vương lớn đến nỗi
chúng được chở bởi sáu trăm con lạc đà.

Ảnh 5: Tranh vẽ lều của người Ottoman ở thế kỷ 17

(Nguồn: https://daily.jstor.org/the-movable-tent-cities-of-the-ottoman-empire/)

Thế kỷ XX
Vào đầu thế kỷ 20, những chuyến đi săn châu Phi trở thành cuộc phiêu lưu được lựa
chọn của những du khách giàu có người Mỹ và Anh. Thông thường, những chuyến đi
này được thực hiện để tầng lớp thượng lưu thử sức với trò chơi bắn súng, chủ yếu là
"Big 5" - sư tử, báo, tê giác, voi và trâu Cape.
7
Bất chấp mong muốn được đi săn, những du khách này không sẵn sàng hy sinh tiện
nghi như ở nhà để có được niềm vui khi đi săn. Vì vậy, các lều safari mà họ ở được
trang bị tốt với những thứ xa xỉ mà họ quen thuộc, bao gồm mọi thứ từ "máy phát
điện, bồn tắm gấp và hộp đựng rượu sâm panh", theo "Safari: A Chronicle of
Adventure" của Bartle Bull.

Thế kỷ 21
Hiệp hội Glamping của Anh cho rằng sự gia tăng của Glamping vào cuối những năm
1990 là do cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, điều này đã cản trở việc du lịch nước
ngoài và gây ra sự khởi đầu của xu hướng lưu trú này.

Ngoài ra, vào năm 1997, quyền kéo một đoàn lữ hành đã bị loại bỏ khỏi giấy phép lái
xe của Vương quốc Anh và mọi người phải bắt đầu tìm kiếm một loại hình nghỉ lễ
mới nhưng với giá cả phải chăng. Với ít kinh nghiệm cắm trại và nhiều kinh nghiệm
ở khách sạn, mọi người tình cờ phát minh ra một cách mới để đi du lịch.

Vào năm 2007, theo Google Trends, mọi người bắt đầu tìm kiếm từ "glamping", với
hầu hết các tìm kiếm đó đến từ Ireland và Vương quốc Anh. Năm 2010, từ khóa
"glamping" bắt đầu tăng trưởng về tốc độ tìm kiếm; vào năm 2013, đã tăng sự phổ
biến ở Anh; vào năm 2014, “glamping” bắt đầu tạo dựng được tên tuổi tại Mỹ; và
năm 2015, “glamping” chính thức được thêm vào từ điển của Đại học Oxford danh
tiếng.

Ảnh 6: Sự tăng trưởng về từ khóa "glamping" từ năm 2004 đến năm 2017

(Nguồn: Google Trend)


8
Ngày nay, từ "glamping" phổ biến hơn bao giờ hết và trên phạm vi toàn cầu. Ở
Quebec, việc sử dụng thuật ngữ Glamping thay vì "prêt-à-camper" giúp tăng mức giá
cao hơn cho các doanh nghiệp.

Hiện có các thị trường bán kính lớn trên khắp thế giới, bao gồm Hoa Kỳ (lớn nhất là
ở California, Texas, New York, Colorado và Washington), Canada, Úc và New
Zealand, ngoài Vương quốc Anh nói trên.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn để phát triển ở tất cả các khu vực, nhưng sự hiện
diện của các địa điểm glamping đã được công nhận, mặc dù chưa ở cùng mức độ, ở
Châu Âu, Châu Á, các khu vực khác của Bắc Mỹ (Mexico), Trung và Nam Mỹ.

Mức độ phổ biến ở Hoa Kỳ càng được gia tăng nhờ sự ra mắt của Hiệp hội Glamping
Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2018 và việc thành lập Glampsource ở Canada vào tháng 11
năm 2018 tại Montreal.

Ngày nay, glamping phổ biến hơn bao giờ hết trên phạm vi toàn cầu. Chỉ riêng
Glamping Hub đã phát triển từ việc có 5.000 cơ sở trên trang web vào năm 2016 lên
hơn 34.000 chỗ cho thuê ở thời điểm hiện tại vào năm 2019 — từ nhà trên cây, tipis
và yurts đến mái vòm, cabin, nhà nhỏ kiểu nông thôn, v.v.

Hiện đã có các thị trường glamping lớn trên toàn thế giới, bao gồm ở Hoa Kỳ (với thị
trường lớn nhất ở California, Texas, New York, Colorado và Washington), Canada,
Úc và New Zealand, ngoài Vương quốc Anh đã nói ở trên. còn nhiều không gian để
phát triển trên diện rộng, sự hiện diện của các trang web glamping được công nhận,
mặc dù chưa ở cùng cấp độ, ở Châu Âu, Châu Á, các khu vực khác của Bắc Mỹ
(Mexico), Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Và ai thường đi glamping? Ruben Martinez, đồng sáng lập của Glamping Hub, cho
biết, “Những người mới lớn và thế hệ trẻ đang tìm kiếm sự thay đổi trong cách họ
thường đi du lịch và glamping phù hợp với cả hai — những người trẻ năng động, vì
họ có thu nhập tốt, đang tìm kiếm sự thoải mái; thế hệ millennials, bởi vì họ luôn tìm
kiếm những trải nghiệm độc đáo.” Martinez tiếp tục nói với Forbes:

9
“Chúng tôi nhận thấy một số lượng lớn những người đang đi glamping sống ở các
thành phố. Họ đang tìm cách ngắt kết nối với cuộc sống hàng ngày nhưng không nhất
thiết muốn đi du lịch khắp đất nước hoặc đến châu Âu. Họ muốn có thể thực hiện các
chuyến đi cuối tuần trong khoảng cách lái xe. Họ muốn ở ngoài trời, nhưng họ không
muốn khó khăn trong việc lưu trú. Nhiều người Mỹ rất thoải mái với ý tưởng cắm trại
và glamping cung cấp cho bạn mọi thứ bạn yêu thích về cắm trại mà không có thứ gì
khiến bạn thất vọng”.

Càng củng cố thêm mức độ phổ biến tăng đột biến ở Hoa Kỳ, cụ thể là sự ra đời của
Hiệp hội Glamping Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2018 và chuỗi sự kiện Hội nghị Thượng
đỉnh về Glamping toàn cầu, sự kiện thứ
hai vừa diễn ra vào tháng 11 năm 2018
tại California.

2.3. Đặc điểm loại hình Glamping

Khác với Camping – một mô hình du


lịch cắm trại kiểu thông thường. Du
khách phải tự làm lều trại, nấu ăn, thiếu
thốn vật chất và hoàn toàn biệt lập với
mọi người. Glamping – với khuôn viên
trang trí đẹp trong một không gian thiên
nhiên rộng lớn, điều kiện cơ sở vật chất
hiện đại và sang trọng nhưng vẫn đảm
bảo sự riêng tư, trài nghiệm hoang sơ mà
đầy đủ tiện nghi là một sự lựa chọn tuyệt
vời. Vậy thì khu Glamping thế nào mới đủ tiêu chuẩn xa hoa thì vẫn chưa có một
định nghĩa nào là đúng nhất. Nhưng đặc điểm dễ hình dung nhất của Glamping đó
chính là những chiếc yurt, lều tipi, nhà cây, cabin,… luôn được trang trí lộng lẫy nội
và ngoại thất. Thiết kế của Glamping còn có toilet riêng và mỗi chiếc lều đều được

Ảnh 7: Lều Glamping đảm bảo chống lửa, nước, côn trùng đối
10 (Nguồn: Unsplash)
với thời tiết bên ngoài. Việc xây dựng Glamping trong các điều kiện địa hình khác
nhau sẽ mang tới sự thích thú đa trải nghiệm của khách hàng.

2.4. Các loại hình Glamping

2.4.1. Yurt

“Một yurt truyền thống hay ger là một chiếc lều tròn, được bao phủ bởi da hoặc nỉ và
được sử dụng như nơi trú ngụ bở những người du mục trong những thảo nguyên ở
Trung Á. гэр - trong tiếng Mông Cổ chỉ mang nghĩa đơn giản là "nhà".”, theo
Wikipedia. Yurt đã được sử dụng ở Trung Á trong văn hóa Mông Cổ 3000 năm
trước. Yurt hiện đại ngày nay cấu trúc dạng hình tròn có mái vòm bằng vải và tường
đan hình thoi. Nhờ các đặc điểm trên mà yurt rất nhẹ, thuận lợi để di chuyển, tháo rời
dễ dàng và được sử dụng nhiều trong các hoạt động ngoài trời.

Ảnh 8: Hình dáng bên trong của yurt

(Nguồn: wallpaperflake.com)

Yurt truyền thống có khung tròn mở rộng bằng gỗ và vỏ bọc được làm từ vải nỉ, vải
bạt hoặc chất liệu khác, được thiết kế để được dựng lên hoặc tháo rời một cách nhanh
11
chóng. Tạm xa khói bụi của thành phố và các bí bách nơi văn phòng với một chuyến
đi ngoại ô lưu trú tại yurt sẽ làm bạn thoải mái. Hầu hết các yurts có nguyên liệu thân
thiện với môi trường và được trang bị các tiện nghi tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Ảnh 9: Hình dạng bên ngoài của yurt

(Nguồn: wallpaperflake.com)

2.4.2. Tipis

“Tepee, còn được đánh vần là teepee hoặc ít thông dụng hơn là tipi, thường được gọi
là nhà nghỉ trong các tác phẩm tiếng Anh cổ, là một chiếc lều hình nón, theo truyền
thống được làm bằng da động vật trên các cọc gỗ. Các tepees hiện đại thường có một
lớp bạt che phủ”, theo Wikipedia.

12
Ảnh 10: Hình dáng bên trong tipi

(Nguồn: https://glampinghub.com/unitedstatesofamerica/pacificwest/oregon/marcola/glamour-tipi-oregon/)

Tipis tương tự như yurt ở chỗ chúng có các bức tường bằng vải, là một loại lều nhẹ
được tạo độ ổn định nhờ hình dạng tròn của chúng. Tuy nhiên, tipis có một số lợi thế
riêng biệt bởi vì tipis nhỏ hơn ở bên trong so với yurt, giúp điều hòa không khí lạnh
hoặc ấm dễ dàng hơn. Tipis cũng lý tưởng cho những người muốn một nơi truyền
thống hơn.

13
Ảnh 11: Hình dạng bên ngoài của tipi

(Nguồn: wallpaperflake.com)

Việc xây dựng đơn giản làm cho tipis ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, khô trong
mùa mưa và dễ dàng vận chuyển. Đối với những người yêu thích vùng nông thôn, du
khách có thể tìm thấy rất nhiều những chiếc tipis được trang trí đẹp mắt giữa những
vùng đồng bằng và thung lũng trên toàn thế giới. Tipis không chỉ là nơi lý tưởng cho
một địa điểm nép mình mộc mạc, yên tĩnh mà còn là nơi cung cấp một số tiện nghi
đáng ngạc nhiên. Nhiều hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài, đi xe đạp đến thám
hiểm hang động và leo núi đá thường được tìm thấy gần các căn hộ cho thuê lều hình
nón này.

14
2.4.3. Cabin

Cabin là một hình thức Glamping chưa phổ biến trên thị trường. Ngày nay, du khách
thích thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố, muốn trốn đến một nơi xa và
yên tĩnh. Họ muốn có một trải nghiệm khác
ngoài các nhà nghỉ đơn sơ vùng nông thôn
hoặc nhà tranh miền núi. Cabin không chỉ là
một ngôi nhà gỗ dựng trong thiên nhiên, nó là
nơi ở độc đáo được bao quanh bởi những
phong cảnh hùng vĩ. Cabin có nội thất chắc
chắn và trang nhã, khá kiên cố so với các loại
hình Glamping khác.

Cabin với đồ nội thất đầy đủ tiện nghi, lò


sưởi, nhà vệ sinh hiện đại và cấu trúc đa dạng.
Nó có thể được đặt trên một khu cắm trại trên
bãi biển hoặc trên núi trong một khu vực
Ảnh 12: Bên trong của một cabin dạng chữ A nhiều cây cối. Cabin hoàn toàn là một trải
(Nguồn: Unplash) nghiệm điển hình của Glamping với đủ loại
hình và kích cỡ khác nhau. Từ khung A đến cabin nghiêng, du khách có nhiều lựa
chọn như đi cùng một nhóm lớn như bạn bè, gia đình.

Ảnh 13: Hình dáng bên ngoài của cabin

15
(Nguồn: https://www.glamping-lushna.com)

2.4.4. Campervan

Thay vì thuê nghỉ ở những khách sạn đẹp nhiều sao, những resort hạng sang thì giờ
nhiều người lại thích những chuyến đi gần gũi với thiên nhiên, sống du mục ngay trên
chiếc xe của mình với quan niệm nhà là nơi bạn tắt động cơ xe. Campervan là một
loại hình Glamping kết hợp cả phương tiện di chuyển lẫn nơi cắm trại. Giống như
cabin, campervan vẫn khá mới mẻ trên thị trường hiện nay. Lái xe đi khắp đất nước,
có thể nghỉ bất cứ nơi đâu, bất cứ chỗ nào, miễn là có một bãi đất trống đủ để đậu xe
và sắp đặt vài ba thứ bàn ghế linh tinh. Campervan thường được cải tạo từ chiếc xe
dịch vụ kiểu như Toyota Hiace, Ford Transit hay Mercedes Sprinter. Do có kích
thước nhỏ, campervan chỉ mang được những chiếc giường gấp và một số đồ dùng cần
thiết cho một nhóm khoảng bốn người.

Ảnh 14: Bên trong của campervan

(Nguồn: Youtube Wood and Wild)

Không có sự phân chia giữa cabin và khu vực sinh hoạt. Campevan cũng có thể mở
rộng từng phần hoặc lắp thêm những tấm bạt che nắng mưa phục vụ cho các hoạt
động ngoài trời của chủ nhân. Campervan ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tự thiết kế
nhưng đã bắt đầu có những campervan nhập khẩu với giá khá cao.
16
2.4.5. Treehouse

Treehouse hay còn gọi là nhà


trên cây, là một loại hình
Glamping khá lạ và độc đáo
với ngôi nhà gỗ được xây
dựng xung quanh, bên cạnh,
giữa các thân cây hoặc các
nhánh của một hoặc nhiều cây
cổ thụ. Lối vào được thiết kế
bởi thang hoặc cầu treo. Nội
thất bên trong vẫn đầy đủ tiện
nghi gồm sàn gỗ, giường, bếp
mini,…với tầm nhìn rộng, có
thể thưởng thức được phong
cảnh xung quanh mà không bị
cản trở.

Ảnh 15: Treehouse

(Nguồn: archello.com)

2.4.6. Safari tent

Safari tent hay còn gọi là lều


Safari là loại lều các vị vua
chúa phương Tây sử dụng để
nghỉ ngơi nơi hoang dã hoặc đi
săn thời xưa. Ngoài vua chúa,
thợ săn hay dân du mục cũng
dựng lều safari để sinh sống
trong thiên nhiên. Ngày nay,

17

Ảnh 16: Lều safari

(Nguồn: my-mobilehome.com)
lều safari là loại hình lưu trú cao cấp khi du khách đến tham gia các tour safari ở
Châu Phi cũng như nhiều điểm glamping trên toàn thế giới.

Lều safari có kích thước lớn, khung lều hình chữ nhật, được trợ lực bằng khung gỗ.
Ngoài ra còn có phần sàn gỗ (decking) và mái hiên (revanda). Tường và nóc được
làm bằng vải canvas, chống thấm mốc và chống cháy. Không gian lớn đủ để du khách
tận hưởng đầy đủ tiện nghi như một phòng khách sạn.

2.5. Giới thiệu về CampArt by Mợ Jen

Nhắc đến những khu Glamping tại Việt Nam,


sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến CampArt
by Mợ Jen, một địa điểm du lịch Glamping rất
hot được giới trẻ check-in hiện nay. CampArt
by Mợ Jen tọa lạc tại khu du lịch thung lũng
Vàng sát bên Đồi cỏ hồng, cách trung tâm Đà
Lạt 12km.

Ảnh 17: Một góc nhỏ của CampArt by Mợ Jen


18
(Nguồn: Facebook CampArt by Mợ Jen)

CampArt nằm lọt tỏm ở mảnh đất vỏn vẹn chỉ 2000m2 nhưng được bao bọc bởi hàng
trăm cây thông, bờ hồ, đồi cỏ, không khí lạnh, sương mù, buổi chiều có hoàng hôn
rực rỡ, buổi sáng có An minh chiếu thẳng vào và những buổi tối lãng mạn đầy trăng
sao. Với điều kiện thiên nhiên ưu ái, khí hậu ôn hòa quanh năm và những đồi thông
xanh rì rào trong gió ở Đà Lạt, đây là một điều kiện tuyệt vời để CampArt by Mợ Jen
phát triển. Lợi thế của CampArt so với các khu Glamping khác tại Đà Lạt đó là vị trí
thuận lợi, dù ở giữa rừng nhưng đường đi rất thuận tiện. Hơn nữa CampArt by Mợ
Jen còn có đầy đủ các dịch vụ và tiện nghi giúp cho du khách thuận tiện trong việc
tận hưởng thiên nhiên tách biệt với thành phố nhộn nhịp.

Ảnh 18: CampArt by Mợ Jen về chiều tối

(Nguồn: Facebook CampArt by Mợ Jen)

Giá vé cho mỗi người tại đây là 890.000 người/đêm, đã bao gồm bữa sáng và bữa tối.
Thời gian check-in là 5 giờ chiều và check-out vào 8 giờ sáng hôm sau. Một lưu ý là

19
CampArt không nhận quá 30 người một ngày. Hiện CampArt chưa có trên các trang
OTA nên du khách sẽ book lịch trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội của CampArt
by Mợ Jen.

Ảnh 19: Hoàng hôn tại CampArt by Mợ Jen

(Nguồn: Facebook CampArt by Mợ Jen)

Ảnh 20: Xe bar xinh xắn tại CampArt

(Nguồn: Facebook CampArt by Mợ Jen)

20
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU QUẢNG CÁO TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH CỦA
KHÁCH HÀNG TRẺ
3.

3.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết và mô hình The Hierarchy of effects theory (Lý
thuyết thứ bậc của tác động) của Robert Lavidge and Gary Steiner để đo lường mức
độ ảnh hưởng của một quảng cáo đến hành vi của khách hàng. Hệ thống phân cấp của
họ cho thấy quá trình hoạt động của quảng cáo, giả định người tiêu dùng đi qua một
hệ thống các bước để từ nhận thức ban đầu về một sản phẩm thông qua quảng cáo
đến thực sự mua sản phẩm này sau khi bị ảnh hưởng bởi quảng cáo (George E.)

Mô hình được đặt tên là “Mô hình về quá trình phản hồi của khách hàng bằng quảng
cáo”

Các giai đoạn Mô hình phân cấp hiệu ứng

Nhận thức

Giai đoạn nhận thức Kiến thức

Thích

Giai đoạn ảnh hưởng Sự ưu tiên

Niềm tin

Giai đoạn hành động Mua hàng

Người tiêu dùng phải thực hiện từng bước trong quy trình này để đưa ra quyết định
cuối cùng là mua sản phẩm. Nếu chỉ thiếu một bước thì không thể hoàn thành toàn bộ
21
quá trình. Mô hình phân cấp hiệu ứng mô tả tác động của quảng cáo đến khách hàng
qua ba giai đoạn: giai đoạn nhận thức, ảnh hưởng và hành vi cho thấy mức độ hiệu
quả của quảng cáo đối với khách hàng qua sáu bước từ nhận biết đến bước mua hàng
cuối cùng trong quá trình nhận thức thương hiệu của khách hàng. Bởi vì việc sử dụng
các giai đoạn của sáu bước từ nhận thức đến mua hàng, mô hình đã cho thấy các đặc
điểm cá nhân, (ví dụ: nhân khẩu học, tính cách, niềm tin, kinh nghiệm trong quá
khứ…) ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn tác động bên ngoài và bản chất bên
trong của cá nhân. Trên thực tế, mô hình tiết lộ rằng các cá nhân (khách hàng) đi qua
các bước với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tham gia vào sản phẩm và động
lực cá nhân trong số các yếu tố khác để trải qua sáu bước trong “quy trình hiệu quả”.
Biết được quy trình sẽ giúp nhà quảng cáo hiểu được quy trình ra quyết định của
người tiêu dùng và cho phép nhà quảng cáo xây dựng thông điệp thuyết phục hơn.

3.2. Lập Protocol nghiên cứu

 Trải nghiệm và nhận thức chung về thương hiệu CampArt by Mợ Jen


 Thông tin về hình ảnh CampArt by Mợ Jen định vị trong tâm trí khách hàng
như thế nào và những hình ảnh này có mô tả và phù hợp với phong cách sống
của khách hàng hay không
 Ảnh hưởng của quảng cáo đến thái độ và hành vi của khách hàng thông qua
các bước của mô hình phân cấp hiệu ứng.

a) Thông tin chung về trải nghiệm và ghi nhận của khách hàng đối với thương
hiệu CampArt by Mợ Jen

1. Trong các dịch vụ Glamping trên thị trường, bạn biết về địa điểm nào?

2. Bạn đã từng sử dụng dịch vụ Glamping tại CampArt by Mợ Jen chưa?

3. Bạn sẽ nghĩ ngay đến đặc điểm gì khi nói đến CampArt by Mợ Jen?

b) Hiểu về hỉnh ảnh CampArt by Mợ Jen trong lòng khách hàng

Chúng ta có một trò chơi nhỏ. Giả sử CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping
là hai con người và có những đặc điểm như người An thường. Bạn hãy chọn ra hai

22
bức tranh mà bạn nghĩ rằng mô tả chính xác đặc điểm của hai người mà bạn cho là
giống CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping. Sau đó, hãy cung cấp cho
chúng tôi lời giải thích của bạn về lựa chọn của bạn và mô tả của bạn về đặc điểm
của hai người được cho là CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping.

c) Để hiểu cách quảng cáo ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của khách hàng
qua các giai đoạn của Mô hình Hiệu ứng Thứ bậc:

 Trước khi hiển thị quảng cáo của CampArt by Mợ Jen

1. Có ai đã từng xem quảng cáo của CampArt by Mợ Jen chưa?

2. Nếu có, hãy cho chúng tôi biết bạn nhìn thấy khi nào? Và quảng cáo nói về
CampArt by Mợ Jen như thế nào?

 Sau khi hiển thị quảng cáo của CampArt by Mợ Jen

 NHẬN THỨC

1. Bạn có ấn tượng gì về quảng cáo này không?

2. Bạn có nhớ rằng mình đã nhìn thấy nó ở đâu đó trước đây không?

 HIỂU BIẾT

1. Theo bạn, thông điệp mà chủ sở hữu của CampArt by Mợ Jen muốn truyền
tải là gì?

2. Bạn nghĩ rằng có bao nhiêu người hiểu được thông điệp muốn truyền tải
của quảng cáo này?

 THÍCH

1. Bạn cảm thấy thế nào về quảng cáo này?

2. Quảng cáo có mô tả tương tự như những gì bạn nghĩ về các đặc điểm của
CampArt by Mợ Jen nếu CampArt by Mợ Jen là người không?

3. Bạn có thích quảng cáo này không?

 SỰ ƯU TIÊN
23
1. Theo bạn, quảng cáo này có gì khác so với các dịch vụ glamping cùng loại
khác? Ví dụ: Tropical eGlamping, Twin Beans Farm hay Da La Travel?

2. Sau khi so sánh, bạn thấy mình thích CampArt by Mợ Jen hơn?

 LÒNG TIN

1. Quảng cáo có đủ sức hấp dẫn để bạn quyết định đặt dịch vụ hay không?

 MUA HÀNG

1. Bạn nghĩ rằng có bao nhiêu người sẽ đặt dịch vụ Glamping sau khi xem
quảng cáo của CampArt by Mợ Jen?

Sau khi xem và thảo luận về quảng cáo CampArt by Mợ Jen, tôi đã lên kế hoạch lấy ý
kiến và đề xuất đối với quảng cáo của họ để làm cho quảng cáo trở nên hấp dẫn và
hiệu quả hơn.

Nếu bạn muốn thay đổi điều gì đó trong quảng cáo này, bạn muốn thay đổi điều gì và
bạn làm như thế nào?

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.1. Tiến hành lấy mẫu

a) Đối tượng: Các bạn sinh viên đến từ nhiều trường khác nhau tại TP.HCM
b) Phạm vi đối tượng: Sinh viên các trường Văn Lang, Hutech và Hoa Sen.
c) Quy mô: Sẽ có 14 người được phân thành 2 nhóm trọng tâm, trong đó mỗi nhóm
có 7 người tham gia.

3.3.2. Phương pháp lấy mẫu

Để có 14 người làm nhóm tập trung thảo luận, tôi đã sử dụng phương pháp Chọn mẫu
thuận tiện (Convenience sampling) để chọn người trả lời câu hỏi là sinh viên ở các
trường Văn Lang, Hutech và Hoa Sen. Chi tiết hơn thì đó là bạn, anh chị em quen biết
của tôi học ở các trường nói trên, nên nhờ họ sẽ là lựa chọn tốt nhất không những
giúp tôi tiết kiệm thời gian (dễ sắp xếp cuộc họp, thời gian) mà còn thuận lợi trong
giao tiếp. Một phần vì quen biết nhau từ lâu, đó là lý do tại sao tôi có thể tổ chức các
24
cuộc thảo luận nhóm tập trung thuận tiện, thân thiện, họ rất cởi mở và sẵn sàng chia
sẻ nhiều ý tưởng của mình.

25
3.4. Phân tích dữ liệu và kết quả chính

3.4.1. Thông tin chung về trải nghiệm và ghi nhận của khách hàng về thương hiệu
CampArt by Mợ Jen

Trước khi chiếu video quảng cáo, cuộc thảo luận nhóm tập trung của tôi nhằm cung
cấp những phát hiện đầu tiên về thông tin trải nghiệm cũng như nhận thức của người
được hỏi đối với dịch vụ glamping tại CampArt by Mợ Jen. Trong phần này, tôi tập
trung tìm hiểu xem những người được hỏi có biết rằng họ đã từng sử dụng dịch vụ
glamping tại CampArt by Mợ Jen hay không. Ngoài ra, thông qua câu trả lời của
người tham gia khảo sát, tôi có thể biết được đâu là điểm mạnh luôn được khách hàng
quan tâm hàng đầu mỗi khi nhắc tới CampArt by Mợ Jen.

Kết quả phần đầu tiên từ nhóm tập trung, tôi thấy rằng hầu hết những người được hỏi
(12 trên 14 người) đồng ý rằng họ đã từng sử dụng dịch vụ glamping của CampArt by
Mợ Jen và có hai yếu tố chính khiến họ nhớ nhất về CampArt là dịch vụ và khung
cảnh nơi đây. Chỉ có 2 người trong số 14 người đưa ra câu trả lời rằng họ không chắc
chắn và không nhớ dịch vụ đó là gì. Bạn Hồng Phúc cho rằng “CampArt by Mợ Jen?
Cắm trại ở hồ Dầu Tiếng phải không?”. Bạn Khả Hân chia sẻ bạn nhớ không rõ là
mình đã đi hay chưa, một lúc sau bạn mới phát hiện ra mình đã sử dụng dịch vụ
glamping của một cơ sở khác.

3.4.2. Hiểu về hình ảnh CampArt by Mợ Jen trong lòng khách hàng

Đối với phần thứ hai của nhóm tập trung, tôi yêu cầu họ chơi một trò chơi nhỏ. Trong
trò chơi, họ được đưa rất nhiều bức tranh về những loại người khác nhau từ công
việc, tuổi tác, phong cách sống… Giả sử CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping
là hai con người An thường thì họ chỉ được chọn hai bức tranh mô tả đúng nhất hình
ảnh của hai người được cho là CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping, sau đó
giải thích cho sự lựa chọn của họ. Với trò chơi này, tôi chia các bức tranh cho sẵn
hoặc hình ảnh của hai người thành 4 biến số như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,
phong cách sống. Tôi hy vọng mô tả của những người được hỏi sẽ giúp tôi xác định

26
sơ lược về con người của CampArt by Mợ Jen so với đối thủ cạnh tranh là Tropical
eGlamping. Chi tiết các biến sau đây được liệt kê:

 Độ tuổi: hầu hết các bức tranh mô tả những người khác nhau ở độ tuổi từ trẻ
em (5-11), vị thành niên (12-17), thanh niên (18-29), người lớn (30-45), trung
niên (45-65) và người già (trên 70)
 Nghề nghiệp: có một số công việc chính được đề cập như học sinh (tiểu học,
trung học) và sinh viên đại học, ngành nghề tự do, công nhân, doanh nhân,
viên chức, nội trợ, nghỉ hưu.
 Giới tính: nam, nữ và tùy chọn khác
 Phong cách sống: phong cách sống thể hiện trong tranh ngụ ý các đặc điểm
của đối tượng hình thành nên phong cách sống của chúng. Nhìn chung, có thể
nói rằng có hai nhóm chính của phong cách sống:
 Nhóm thứ nhất: phong cách sống hiện đại, năng động, trẻ trung, đột phá,
cập nhật xu thế.
 Nhóm thứ hai: giản dị, mộc mạc, truyền thống, không chạy theo xu hướng.

Tuy nhiên, kết quả ghi nhận sau khi thực hiện khảo sát nhóm tập trung cũng đề cập
đến một biến số được nhiều người tham gia trả lời nhắc đến, đó là trạng thái. Một số
người được hỏi coi trạng thái là một trong những mô tả chính khi họ nghĩ về hai
người được cho là CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping.

Vì vậy, cuối cùng, kết quả mô tả hình ảnh của CampArt by Mợ Jen và Tropical
eGlamping dựa trên mô tả trò chơi sẽ được đánh giá dựa trên 5 yếu tố trên. Trong số
đó, có 11 trên 14 người cho biết họ tưởng tượng đặc điểm của CampArt by Mợ Jen và
Tropical eGlamping hoàn toàn khác nhau, trong đó Tropical eGlamping được mô tả
là một người trẻ với phong cách sống năng động, luôn thay đổi để trở nên mới mẻ,
tinh tế và hiện đại. Nhưng với CampArt by Mợ Jen được hình dung là con người đơn
giản, đơn điệu và ít đổi mới. “Tropical eGlamping hoàn toàn là một cô gái hiện đại,
năng động và trẻ trung với đam mê. Cô ấy giống như một ca sỹ sôi nổi. Nhưng
CampArt by Mợ Jen thì ngược lại, cô ấy chỉ là một bà nội trợ đang mang thai cần
được chăm sóc. CampArt by Mợ Jen là một cô gái rất mộc mạc, giản dị và truyền

27
thống. ”, Hoàng Phi của nhóm đầu tiên đã nói. Cũng có một số câu trả lời tương tự
nhưng với cách giải thích khác, chẳng hạn, Mạch Khanh cũng chỉ ra rằng “CampArt
by Mợ Jen là người luôn tìm cách thay đổi để thích ứng với cái mới. Tuy nhiên, cô ấy
chưa thành công, cô ấy vẫn gần như vậy với một số thay đổi nhỏ chưa thực sự đáng
chú ý”. Một số người được hỏi có câu trả lời cho biết cảm giác của họ về hai người
đặt ưu tiên khác nhau trong cuộc sống của họ. An An cho rằng “Tropical eGlamping
có thể là một cơ sở lưu trú trẻ với tham vọng vươn ra khỏi biên giớ. Tuy nhiên,
CampArt by Mợ Jen là một ông già chỉ quan tâm tất cả đến chất lượng, chất lượng
cuộc sống của họ”. Khả Hân nghĩ rằng CampArt by Mợ Jen trông giống như một học
sinh tiểu học nhưng anh lại thụ động trong việc thay đổi cuộc sống của mình, ưu tiên
thứ bên trong là phẩm chất, đạo đức. Trong hai nhóm tập trung, tôi phát hiện ra hai
hình ảnh con người được cho là CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping, hai ý
tưởng đó đã xem xét dưới góc độ tập trung vào trạng thái nhiều hơn là đặc điểm hoặc
ý tưởng đưa ra. Chi Mai nói “Tropical eGlamping là một cơ sở lưu trú lớn. Anh ấy có
sức ảnh hưởng lan tỏa đến những người xung quanh. Nhưng CampArt by Mợ Jen
trong người non kém kinh nghiệm và đứng vào thế bất lợi”. Tương tự như ý tưởng
của Mai, Sơn đã cho chúng tôi biết ý tưởng của anh ấy về “một chàng trai thành đạt
và có thể được coi là người vĩ đại” đối với Tropical eGlamping và “một bà nội trợ
bận rộn với nhiều công việc và những công việc không đặc biệt” đối với CampArt by
Mợ Jen.

Tóm lại, với 5 biến trên và từ mô tả của người trả lời qua hình ảnh, chúng tôi đã tóm
tắt các ý tưởng về hình ảnh đã chọn và giải thích của họ dựa trên các chi tiết được liệt
kê cho biến như sau:

 Tuổi: Đa số người được hỏi chọn những cặp tranh vẽ có độ tuổi khác nhau
như: sinh viên đại học - cụ già. Vì vậy, nói chung, độ tuổi được lựa chọn nhiều
nhất là: vị thành niên, thanh niên và người lớn là độ tuổi đối với Tropical
eGlamping và trẻ em, độ tuổi già đối với CampArt by Mợ Jen.
 Nghề nghiệp: Tương tự như biến đầu tiên, để mô tả Tropical eGlamping, họ
mô tả Tropical eGlamping có các nghề nghiệp như sinh viên (trung học và đại

28
học) và doanh nhân. Đối với CampArt by Mợ Jen, đây là người có thể là học
sinh (tiểu học), công nhân, nghỉ hưu và nội trợ.
 Giới tính: cả hai giới tính nữ hoặc nam được sử dụng cho hai đối tượng. Mỗi
Tropical eGlamping hoặc CampArt by Mợ Jen được mô tả là nữ, nam hay tùy
chọn khác phụ thuộc vào sự lựa chọn của họ.
 Life-style: Về phong cách sống, những mô tả về Tropical eGlamping hầu hết
thuộc nhóm một của phong cách sống, đó là phong cách sống của những người
trẻ, năng động, đột phá và đổi mới cho Tropical eGlamping. Với CampArt by
Mợ Jen, lối sống của anh ấy / cô ấy rất đa dạng, từ đơn giản, đơn điệu, thụ
động và rất ít đổi mới. Những thứ đó cũng thuộc về chi tiết của nhóm phong
cách sống thứ hai.
 Status: Người của Tropical eGlamping được coi là một người chuyên nghiệp
và có địa vị lớn với sức ảnh hưởng lan tỏa trong xã hội. CampArt by Mợ Jen,
đây là người có địa vị thấp hơn, là một nhân viên tập sự thiếu kinh nghiệm, tập
trung vào ưu tiên chất lượng hơn đổi mới.

3.4.3. Hiểu về cách quảng cáo ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của khách hàng
qua các giai đoạn của mô hình Hiệu ứng thứ bậc

Kết luận trên được rút ra từ suy nghĩ của mọi người về CampArt by Mợ Jen nói
chung, và cụ thể là quảng cáo của CampArt by Mợ Jen trước khi họ được xem quảng
cáo mới nhất của CampArt. Trong phần tiếp theo của nhóm tập trung, chúng tôi đã sử
dụng Mô hình phân cấp hiệu ứng làm cơ sở để phát triển các câu hỏi cho cuộc thảo
luận giữa những người tham gia này, về cảm nhận và ấn tượng của họ về hiệu quả
của quảng cáo mới nhất của CampArt by Mợ Jen sau khi được trình chiếu. Do đó,
chúng tôi có thể xem liệu mọi người có hành động theo cùng một cách đối với quảng
cáo này như được hiển thị trong phân cấp hay không, sau đó chúng tôi có thể kết luận
mức độ hiệu quả của quảng cáo này, vì nếu mọi người không từng bước vượt qua
từng giai đoạn thì cuối cùng, là MUA HÀNG trong hệ thống phân cấp, các quảng cáo
có thể kém hiệu quả hơn hoặc không hiệu quả.

29
Như đã đề cập ở trên, luồng thảo luận bây giờ sẽ tuân theo 5 bước trong Mô hình hiệu
ứng thứ bậc.

Bước đầu tiên, NHẬN THỨC. Đầu tiên chúng tôi dẫn dắt chương trình trò chuyện
hỏi bao nhiêu người trong số họ có ấn tượng gì về quảng cáo này, và nếu có, họ đã
xem quảng cáo đó khi nào. Có ba loại phản ứng.

Đầu tiên, có hai người thuộc hai nhóm khác nhau, nhớ chính xác là họ đã xem quảng
cáo này trước đây, một người thấy ở banner của một khu du lịch, người còn lại không
nhớ ở đâu nhưng thời gian là khoảng sáu tháng trước. Và, quảng cáo không có gì
mới, không có giá trị gì đối với họ trong lần xem quảng cáo thứ hai này. Long, một
người tham gia nhóm thứ hai cho biết: “Không có gì mới hay đặc biệt ở đây đối với
tôi, ý tôi là lần đầu tiên, cách đây khoảng sáu tháng, hoặc lần thứ hai vào thời điểm
này, hoặc có thể là vài lần nữa trong tương lai, nếu tôi tiếp xúc với quảng cáo này một
lần nữa, tôi cũng sẽ cảm thấy như vậy: Không có gì đặc biệt để tồn tại lâu trong tâm
trí tôi”.

Tiếp theo, có ba người ngạc nhiên phát hiện ra rằng họ thực sự đã xem quảng cáo này
trước đây, nhưng vì nó không phải là một quảng cáo thú vị, họ không thể nhớ nó đã
từng lướt qua tâm trí của họ cho đến khi họ nhìn thấy một số cảnh quen thuộc đưa họ
trở lại ký ức. Một trong số đó - Hà nói rằng: “Ồ, hóa ra cái này là quảng cáo của
CampArt by Mợ Jen? Tôi đã nhìn thấy quảng cáo này trước đây nhưng tôi nghĩ rằng
tôi đã chưa xem nó”. Hai người còn lại Trang và Chi cho biết họ vô tình nhìn vào
đoạn đầu của quảng cáo nên không thể biết nó đang muốn truyền tải thông điệp gì
hay sẽ truyển tải ở phần cuối. Rõ ràng, lần đầu tiên họ nhìn thấy quảng cáo, họ biết
đó thực sự là một quảng cáo nhưng nó không đủ hấp dẫn để họ chú ý nhiều cho đến
cuối cùng, vì vậy họ không biết thương hiệu mà quảng cáo đó đang quảng cáo là gì.
Sự nhận biết chỉ dừng lại ở việc nhận biết một quảng cáo, không hơn không kém.

Mười người còn lại cho biết đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy quảng cáo này và có cảm
giác giống như nhóm đầu tiên.

30
Vì vậy, kết luận rút ra từ giai đoạn NHẬN THỨC là, hầu hết mọi người không có ấn
tượng với quảng cáo CampArt by Mợ Jen vì họ chưa xem nó trước đây. Chỉ một vài
người trong số họ (ba trong số mười bốn người) đã nhìn thấy nó nhưng rõ ràng là họ
không có ấn tượng gì cho đến khi được nhắc nhở sau khi xem quảng cáo. Nhìn
chung, những người được hỏi có nhận thức thấp về quảng cáo.

Phần thứ hai là đo lường NHẬN BIẾT. Đó là thông tin, thông điệp từ nhà sản xuất
mà mọi người có thể thu được từ quảng cáo. Ban đầu, ba trong số những người tham
gia thậm chí còn nghĩ rằng đây là một quảng cáo cho một khu du lịch sinh thái. Về
sau, nhìn chung, tất cả đều kết luận rằng họ có thể tiếp thu đầy đủ thông điệp từ nhà
sản xuất và thông điệp đó là trải nghiệm sự hoang sơ, hòa mình với thiên nhiên cùng
Campart. Tuy nhiên, cũng có một số nhận xét cụ thể về quảng cáo này như sau:

Đầu tiên, có 3 người tham gia Châu, Đạt và Mai nhận xét rằng quảng cáo này khiến
mọi người nghĩ rằng camping chỉ dành cho người lớn vì những điều kiện tự nhiên và
không gian mang lại. Do đó, nó thu hẹp khách hàng mục tiêu cho CampArt by Mợ
Jen.

Thứ hai, theo Sơn, Phi và Phúc, thông điệp của nhà sản xuất phần lớn có được vào
phút cuối của đoạn quảng cáo là nhờ vào câu slogan chứ không phải vào hình ảnh đó.
Phi cho biết: “Phong cảnh không có tác dụng nhiều trong việc truyền tải thông điệp”.
Và phần còn lại của những người tham gia khá đồng ý với anh ta.

Tiếp đó, Phi cũng cho biết quảng cáo vẫn chưa thể nói rõ ràng và đầy đủ lý do tại sao
chúng tôi nên chọn dịch vụ glamping của CampArt by Mợ Jen.

Kết luận, trong phần đo lường NHẬN BIẾT này, có thể nói tất cả những người tham
gia đều có thể xác định được thông điệp chính từ nhà sản xuất, về cơ bản là dịch vụ
glamping của CampArt by Mợ Jen rất tốt. Tuy nhiên, do việc chọn hình ảnh không
phù hợp, chỉ định luồng ý tưởng và cách trang trí của quảng cáo (màu sắc, hoạt ảnh,
v.v.), dẫn đến thông điệp của quảng cáo đi theo một hướng khác, thu hẹp khách hàng
mục tiêu, khiến họ nhận được không đầy đủ thông điệp mà nhà sản xuất ngụ ý, và
như vậy, khiến việc truyền tải thông điệp kém hiệu quả hơn.

31
Giai đoạn thứ ba là THÍCH với một số câu hỏi đơn giản như: “Bạn cảm thấy thế nào
về quảng cáo này?” Trong giai đoạn này, chỉ có hai người tham gia - Long và Trang
có thái độ tích cực với quảng cáo, những người còn lại có ý kiến ngược lại.

Theo Long, do cơ bản mọi người thường thiên về quảng cáo Việt Nam nên họ không
thích quảng cáo này cho lắm. Tuy nhiên, so với các quảng cáo Việt Nam khác, nó đã
được cải thiện rất nhiều về nội dung và sử dụng kỹ thuật cao, vì vậy “Tôi An chọn
cho quảng cáo này vì những nỗ lực và tiến bộ thay đổi lớn”, Long nói. Ở một góc
nhìn khác, lý do mà Trang thích quảng cáo này là “Thật sự hơn cả mong đợi của mình
về một quảng cáo mô hình lưu trú, cả nội dung lẫn hình thức, mình hoàn toàn có thể
hiểu được thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến chúng ta. Và nếu có một số vấn
đề xảy ra ảnh hưởng tới điều này, thì đó chỉ là do chất lượng của chính dịch vụ của
campart. Tóm lại, đây là một quảng cáo khá hay”, Trang nói.

Đối với mười hai người tham gia còn lại, ngoại trừ bốn người trong số họ có lý do
riêng để không thích quảng cáo này, tám người tham gia chỉ nói một số nhận xét
chung chung như: “Quảng cáo ổn, nhưng khi chúng tôi phải nói xem chúng tôi có
thích hay không, có lẽ chúng ta có xu hướng chuyển sang mặt tiêu cực nhiều hơn, vì
nó chẳng có gì hấp dẫn ở đây cả.”. Theo Khanh, cô đồng ý với Long một mặt là thích
quảng cáo vì CampArt by Mợ Jen đã thực sự cho thấy nỗ lực cải tạo quảng cáo nhưng
vẫn chưa thể tạo ra sự khác biệt hay điểm nhấn trong lòng khách hàng. Hơn nữa,
khung cảnh thiên nhiên của sản phẩm không phụ sự mong đợi của khách hàng khi họ
nhìn thấy quảng cáo “hoa mỹ” như vậy, “có thể ai đó sẽ cảm thấy thích quảng cáo,
nhưng khi nhìn vào khung cảnh cuối cùng, họ có thể cảm thấy một chút thất vọng. ”
Ý kiến này cũng được An cho biết thêm, anh chưa hài lòng về cách chỉnh màu của
quảng cáo, vì màu nền khá tối, cộng với cảnh vật đơn sơ khiến người xem không hài
lòng với một quảng cáo như vậy. Vũ cũng có cùng ý tưởng với An, anh cho biết nội
dung vẫn là truyền thống, không có gì đổi mới.

Kết luận cho giai đoạn này, khi so sánh thái độ của người xem đối với quảng cáo này
trước và sau khi họ xem quảng cáo, chỉ có 3 người: Long, Trang và Giang đồng ý
rằng CampArt by Mợ Jen đã phần nào thay đổi suy nghĩ của họ từ đơn điệu, giản dị

32
và truyền thống, không hề phá cách, CampArt by Mợ Jen giờ đã thực sự cố gắng thay
đổi hình ảnh của mình theo hướng hiện đại hơn. Những người còn lại vẫn có thái độ
tương tự đối với CampArt by Mợ Jen: giản dị và truyền thống. Tuy nhiên, khi nói về
mức độ THÍCH, chỉ có bốn người tham gia nhóm tập trung thích quảng cáo này vì họ
đã nhận ra sự thay đổi lớn từ nỗ lực rất lớn của nhà sản xuất trong việc cải tiến quảng
cáo để theo kịp thị hiếu của thị trường hiện nay. Mười người còn lại không thích nó vì
hai lý do chính:

 Không có trang trí quảng cáo ấn tượng, mô hình không phù hợp
 Sự không nhất quán giữa quảng cáo và gói sản phẩm

Giai đoạn thứ tư là ƯU TIÊN. Kiểm tra sự so sánh của người xem với bất kỳ quảng
cáo cùng loại nào của các thương hiệu khác. Đối với nhóm thứ nhất, họ chủ yếu nói
rằng họ không có bất kỳ quảng cáo nào khác để so sánh vì hiện tại không có nhiều
hoặc thậm chí một số họ cho biết không có quảng cáo về glamping. Phi ở nhóm đầu
tiên: “Đối thủ cạnh tranh duy nhất mà tôi không thể nghĩ đến cho glamping của
CampArt by Mợ Jen là những khu camping quy mô nhỏ”. Nhưng với Hà, cô nghĩ
không cần so sánh vì có thể sử dụng dịch vụ glamping của Twin Beans Farm,
CampArt by Mợ Jen hay những nơi khác tùy theo sự tiện lợi của mình lúc đó mà
không cần cân nhắc xem loại nào có quảng cáo tốt hơn trên các nền tảng. Cô ấy sẽ chỉ
so sánh mọi thứ khi cô ấy nghĩ rằng chúng có những điểm độc đáo hoặc nổi bật như
Tropical eGlamping và Da La Travel, chúng thực sự có một cái gì đó “của chính
mình” được thể hiện rõ ràng trong quảng cáo. Đan cũng đồng ý với Hà ở mức độ này.
Một suy nghĩ khác của Hân là “Tôi không so sánh glamping CampArt by Mợ Jen với
bất kỳ loại nào khác vì tôi có thể thấy nó đã có khách hàng riêng: những người có thu
nhập trung An và thấp”.

Tuy nhiên, nhóm tập trung thứ hai có tầm nhìn rộng hơn, họ không bó hẹp phạm vi
chỉ trong glamping Đà Lạt mà có xu hướng so sánh quảng cáo các dịch vụ glamping
nói chung.

Đối với quảng cáo của Tropical eGlamping, tất cả đều đồng tình rằng Tropical
eGlamping thực sự không phải là đối thủ trực tiếp của CampArt by Mợ Jen và không
33
thể so sánh được vì họ đã ở tầm khác nhau trong suy nghĩ của khách hàng rồi. Theo
An, các thương hiệu khác tốt hơn vì họ tạo được hiệu ứng trước và sau cho người
xem bằng bối cảnh phía sau thay đổi. Ấn tượng có thể tốt hoặc xấu, “Trong hoàn
cảnh này, phải nói là mặc dù tôi rất không thích bài hát quảng cáo, nhưng có thể để ý
nhiều hơn đến sản phẩm của họ, mặc dù đó không phải là hình ảnh đẹp trong tâm trí
khách hàng. Hơn nữa, cách trang trí của quảng cáo cũng mang lại hiệu quả cao hơn.
Mặt khác, quảng cáo của CampArt by Mợ Jen quá mờ nhạt”. Tuy nhiên, anh vẫn
thích quảng cáo của CampArt by Mợ Jen hơn. Theo Khanh, Mai và Trang, họ cũng
có thái độ tương tự với Long nhưng theo một cách giải thích khác: “Lý do duy nhất
khiến Tropical eGlamping trở nên nổi tiếng hơn sau đó là CampArt by Mợ Jen được
phủ sóng nhiều hơn trên TV. Hãy nhìn cách trang trí của họ, xấu hơn của CampArt
by Mợ Jen rất nhiều. Ở mức độ này, hình ảnh của CampArt by Mợ Jen có vẻ phù hợp
hơn”.

Tóm lại, khá khó để có một kết luận cụ thể ở đây vì quảng cáo glamping CampArt by
Mợ Jen không thể so sánh ngang nhau như đã nói ở trên, thực sự đứng ở một đẳng
cấp thấp hơn Tropical eGlamping. Thứ hai, khi để CampArt by Mợ Jen trên quy mô
của các đối thủ glamping cùng cấp, dù quảng cáo của CampArt by Mợ Jen có được
ưu tiên hơn các thương hiệu khác hay không, thì đó vẫn là một quảng cáo không ấn
tượng, đó là lý do tại sao câu trả lời cho giai đoạn ƯU TIÊN này một lần nữa, tiêu
cực đối với CampArt by Mợ Jen. Chỉ có 3 người tham gia là Trang, Khanh và Mai
thích quảng cáo của CampArt by Mợ Jen hơn Tropical eGlamping.

Để kết thúc cuộc thảo luận của nhóm tập trung thứ hai trong giai đoạn này, chúng tôi
để những người tham gia đánh giá hiệu quả của những quảng cáo này với thang điểm
10, và kết quả cho CampArt by Mợ Jen và Tropical eGlamping.

Thang đo An Khanh Nguyên Long Trang Hân Mai


CAMPART
BY MỢ JEN 5 7 7 6 8 7 6
10/10

34
Thang đo An Giang Nguyên Long Trang Hân Mai
TROPICAL
EGLAMPING 7 6 7 8 7 9 5
10/10

“Quảng cáo này có đủ hấp dẫn bạn để có ý định đặt dịch vụ không?” là câu hỏi cốt lõi trong
việc đo lường giai đoạn thứ năm – NIỀM TIN. Long nói “có thể” (không phải có) vì “Tôi có
thể mua không phải vì tôi bị thu hút bởi quảng cáo nhưng tôi đã sử dụng dịch vụ này trước
đây và nó không quá tệ đối với tôi, vì vậy tôi sẽ đặt mua khi nào cần” 13 người tham gia còn
lại đều nói không với câu hỏi này vì một số lý do sau:

 Ba người trong số họ đã và đang sử dụng một loại dịch vụ khác (Da La Travel) và
quảng cáo này không đủ mạnh để họ chuyển đổi.

 Đối với những người không sử dụng dịch vụ glamping, quảng cáo không thể hấp
dẫn họ chỉ đơn giản vì nó không ấn tượng và hấp dẫn.

Vì tác dụng của quảng cáo chỉ dừng lại ở giai đoạn này, nên chúng ta không cần tiếp tục đo
lường bước cuối cùng: MUA HÀNG. Hoặc chúng ta có thể kết luận rằng những người được
hỏi không đủ thuyết phục để đi đến quyết định mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo.

35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.

4.1. Kết luận

Kết quả của hai nhóm tập trung đã cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để đánh
giá xem quảng cáo hiện tại của CampArt by Mợ Jen có đủ hiệu quả để tác động đến
thái độ cũng như hành vi của khách hàng thông qua Mô hình phân cấp hiệu ứng hay
không. Tóm lại, quảng cáo CampArt by Mợ Jen đã thất bại trong việc ảnh hưởng đến
các khách hàng trẻ của trường Đại học Văn Lang, Hutech và Hoa Sen. Hầu hết những
người được hỏi đều nêu ý kiến của họ về vị trí của hình ảnh CampArt by Mợ Jen
trong suy nghĩ của họ hiện tại. Đối với họ, CampArt của Mợ Jen thực sự đã cố gắng
thay đổi và thích ứng với xu hướng mới, tuy nhiên, campart đã không thực sự thành
công. Khách hàng vẫn nghĩ CampArt by Mợ Jen giống như một con người rất đơn
giản, truyền thống, đơn điệu và không đổi mới. Vì vậy dịch vụ glamping vẫn còn hạn
chế về đối tượng. Đó là lý do tại sao trong toàn bộ quy trình 6 giai đoạn của mô hình
Hiệu ứng thứ bậc, khách hàng phản hồi không trải qua 6 bước mà chỉ dừng lại ở bước
Tham khảo thứ 5 và không đưa ra quyết định mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo.
Tính kém hiệu quả của quảng cáo đến từ nhiều yếu tố, đa phần là nội dung quảng cáo
không hấp dẫn (sử dụng bối cảnh, đối tượng khách hàng hạn chế…) nên khách hàng
không có nhiều ấn tượng về quảng cáo. Tuy nhiên, điều đáng mừng là sau khi được
xem quảng cáo, những người được hỏi có thể nhận được thông điệp cơ bản mà nhà
sản xuất ngụ ý mặc dù không có manh mối nào chắc chắn rằng họ sẽ nhớ đến quảng
cáo này về sau. Nhìn chung, những người được hỏi nhận được sự hấp dẫn thông tin từ
quảng cáo nhưng thiếu sự hấp dẫn về mặt cảm xúc là lý do chính giải thích tại sao
người trả lời vẫn không muốn mua hàng, họ không thấy bất kỳ điểm bán hàng độc
đáo nào đủ mạnh để thuyết phục và ảnh hưởng đến thái độ hoặc hành vi của họ đối
với các sản phẩm được quảng cáo.

4.2. Kiến nghị

Đóng góp giải quyết vấn đề cho dịch vụ Glamping của CampArt by Mợ Jen:

36
Trong nhóm tập trung, chúng tôi cũng hỏi người trả lời về đề xuất và gợi ý của họ để
biến nó trở thành nền tảng đáng tin cậy hơn cho việc tham khảo chiến lược truyền
thông CampArt by Mợ Jen. Các khuyến nghị đó được phát triển theo quan điểm của
khách hàng nên bản thân CampArt by Mợ Jen cũng cần xây dựng một chiến lược
truyền thông phù hợp dựa trên các yếu tố bên trong và có cân nhắc kỹ lưỡng các
khuyến nghị trên.

Cuối cùng, tôi có thêm một câu hỏi cho những người tham gia bên cạnh 6 giai đoạn
trong phân cấp: "Nếu bạn có thể thay đổi quảng cáo này, bạn sẽ làm gì?" Theo những
gì đã diễn ra trong hai ngày họp nhóm tập trung của chúng tôi, tuy đây chỉ là một
phần thay thế nhưng nó được coi là phần thú vị nhất vì những người tham gia nói
chuyện, thảo luận với nhau khá “ồn ào” và cho tôi rất nhiều ý tưởng. Có hai khuyến
nghị chính:

1. Đầu tiên là thay đổi về mức độ sản phẩm, bao gồm:

Chất lượng: thêm các hoạt động tại campart.

Hình thức: thay đổi về thiết kế, logo và slogan để chúng ấn tượng và hiện đại hơn.

Loại bỏ hoàn toàn hình thức cũ và phát triển theo hình thức hoàn toàn mới bằng cách
nghiên cứu thị trường, vì thực sự rất khó để mọi người thay đổi suy nghĩ với thành
kiến đã tồn tại trong một thời gian dài.

Khuyến nghị thứ hai là thay đổi cách giao tiếp

 Mở rộng mục tiêu khách hàng thông qua đa dạng hóa mô hình
 Điều chỉnh và cải thiện hiệu ứng âm thanh, bài hát chủ đề, màu nền sẽ hấp dẫn
hơn
 Tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng sức hấp dẫn cảm xúc trong quảng cáo,
trong đó quảng cáo phải truyền được cảm giác muốn đi campart của mọi người.
 Đầu tư nhiều ngân sách hơn vào truyền thông để quảng cáo xuất hiện với mật độ
cao hơn, thường xuyên hơn nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng, từ đó có
thể dẫn đến quyết định đặt dịch vụ và trải nghiệm.

37
2. Đề xuất các nghiên cứu sâu hơn:

Do phạm vi giới hạn mà nghiên cứu chỉ được thực hiện với một mẫu nhỏ ở Trường
Đại học Văn Lang, Hoa Sen và Hutech, vì vậy nghiên cứu của tôi được xác định là
bước đầu tiên sẽ hỗ trợ cho toàn bộ quá trình nghiên cứu sau này về lĩnh vực liên
quan đến đề tài của tôi. Và bởi vì phát hiện từ nghiên cứu này chỉ là đại diện cho quy
mô của VLU, HSU và DCK. Vì vậy tôi đề nghị rằng các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở
rộng phạm vi để có thêm thông tin có giá trị cho nhiều đối tượng và nghiên cứu của
tôi có thể là tài liệu tham khảo hữu ích để họ phát triển.

38
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU VỀ CÂU TRẢ LỜI
14 người trả lời được chọn dựa trên mối quan hệ của tôi khác nhau về phong cách
sống và nền tảng học vấn. Họ là:
- Hoàng Phi: Khoa Du lịch HSU, thích đi du lịch, đi chơi với bạn bè, tập gym và anh
ấy nghĩ mình là một chàng trai đặc biệt.
- Thanh Sơn: Khoa Tài chính kế toán, Hutech anh ấy thích đọc tin tức thể thao và
thích những thứ gì đó cao siêu, lãng mạn.
- Hồng Phúc: Cử nhân Luật VLU, Hồng Phúc khá là con gái, chỉ thích nói khi cần
thiết. Cô ấy là một cô gái hướng về gia đình. Tuy nhiên, cô ấy tin rằng cô ấy rất năng
động và thân thiện mặc dù có vẻ ngoài nghiêm túc và không thân thiện.
- Hà Trang: Khoa Kinh doanh thương mại VLU. Cô ấy là một cô gái kỳ lạ, cô ấy yêu
động vật nhưng những người xung quanh. Cô ấy thường làm những gì cô ấy thích
mặc dù nó rất kỳ lạ.
- Thủy Hà: Khoa Quan hệ công chúng VLU, yêu thích thể thao, công nghệ, âm nhạc
và có cuộc sống hướng ngoại.
- Khả Hân: thủ khoa ngành luật HSU, một cô gái hòa đồng. Cô ấy thân thiện và năng
động. Cô muốn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo trong tương lai.
- Hân Mai: Cử nhân, là người cầu toàn, làm việc tỉ mỉ và nghiêm túc.
- Nguyên: Khoa Kĩ thuật môi trường DSK, một chàng trai bình thường, yêu thích thể
thao và điện ảnh. Anh ấy là một người dễ dãi
- Phi Long: Khoa IT VLU. Anh ấy là một người rất thời trang và sáng tạo. Anh ấy
ghét những gì cũ kỹ và lỗi thời. Đặc biệt, anh ấy thích mọi thứ sạch sẽ và ngăn nắp.
- An: Khoa Ngôn ngữ anh HSU. Anh ấy rất tự tin vào ngoại hình và giao tiếp của
mình. Đặc biệt, anh ấy là một người thân thiện.
- Mạch Khanh: Khoa Tâm lý học VLU. Cô ấy rất nữ tính và thích "cho cô ấy một bầu
không khí tốt đẹp". Cô ấy thích những gì đẹp đẽ và cố gắng trở nên nổi bật và cần
được mọi người xung quanh công nhận.
- Thanh Hằng: Khoa Mỹ thuật công nghiệp VLU. Hằng rất hiền và rất thích làm nghệ
thuật. Cô ấy có năng khiếu vẽ, hơi bánh bèo.
- Thùy Vân: Khoa Du lịch VLU, đam mê thiết kế, có một cá tính mạnh mẽ và khá
bảo thủ.

39
- Uy Vũ: Khoa Quan hệ công chúng VLU, Anh ấy rất năng động và khá năng nổ.
Anh ấy có rất nhiều ý tưởng mới và thích đóng góp theo cách riêng của mình. Anh ấy
yêu thích công nghệ và đọc sách.

PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU ĐIỂM TẬP TRUNG CỦA NHÓM


NHÓM TẬP TRUNG 1
Moderator: Chào mọi người, chúng tôi rất vui khi mơì các bạn đến buổi thảo luận
ngày hôm nay. Mục đích của chúng ta hôm nay là đưa ra những ý kiến khách quan về
hiêụ quả của quảng cáo về sản phẩm của CampArt by Mợ Jen. Rất mong nhận được
sự giúp đỡ của các bạn để buổi nói chuyện của chúng ta ngày hôm nay đạt được kết
quả như mong đợi.

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu buổi thảo luận

Trước khi tiến hành chúng tôi muốn biết bao nhiêu người trong số các bạn đã từng sử
dụng dịch vụ glamping của CampArt by Mợ Jen?

 Hoàng Phi : Có rồi


 Thúy Hà : Đã từng sử dụng
 Hà Trang : Đã từng sử dụng
 Khả Hân : có rồi nhưng không nhớ, cuối cùng nhớ ra là Twin Beans Farm
 Sơn : có rồi, đi vào năm ngoái
 Hồng Phúc : CampArt by Mợ Jen ha? Không nhớ rõ

Moderator: Mỗi lần nói đến CampArt by Mợ Jen, thì ấn tượng nào các bạn nhớ đầu
tiên?

 Hoàng Phi : lều trại


 Thủy Hà : lều trại
 Hà Trang : lều trại
 Khả Hân : quang cảnh, lều trại
 Sơn : lều trại
 Hồng Phúc : lều trại

40
Moderator: Mời các bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân và cá tính của mình?

 Sơn: thích đọc báo, xem thể thao, ít ra ngoài với bạn bè, thích cái gì đó bay
bổng
 Hồng Phúc: ít nói, chỉ nói khi cần và với bạn thân, coi trọng gia đình và bạn
bè, có hai tính cách, nhìn bên ngoài thì nghĩ Phúc dễ gần, nhưng thực chất bên
trong thì năng động, vui vẻ, tham gia các hoạt đông
 Hoàng Phi: Thích du lịch, đi vói bạn bè, đi tập thể hình, là một người đặc biệt
 Thủy Hà: thể thao, nhạc, công nghệ, ít nói, là một người sống nội tâm
 Hà Trang: thích công nghệ, yêu động vật, ghét con người, đi ra ngoài đường
mua đồ lung tung và xem phim, là một người nội tâm.
 Khả Hân: hoạt bát, vui vẻ, thích tham gia các hoạt động, muốn trở thành nhà
quảng cáo giỏi, là một con người xã hội.

Moderator: Chủ đề chính của chúng ta là về CampArt by Mợ Jen. Do đó, ta sẽ có một


trò chơi về CampArt by Mợ Jen. ở đây chúng ta có một số hình ảnh thể hiện sự trẻ
trung, năng động, cá tính, điệu đà, chững chạc…mời các bạn hãy chọn cho mình 2
tấm hình mà theo các bạn nghĩ thì nó đại diện cho tính cách của CampArt by Mợ Jen
và 1 loại sản phẩm khác như là Tropical eGlamping hoặc Sau đó các bạn sẽ diễn tả vì
sao các bạn lại chọn nó thay vì những hình khác.

 Hoàng Phi:
 Cô gái trẻ cho Tropical eGlamping bởi vì quảng cáo của Tropical eGlamping
thiên về cái gì đó cá tính, năng động, hoạt bát vui vẻ
 Bà bầu dịu dàng, êm đềm, gái quê cho CampArt by Mợ Jen
 Hà Trang:
 Cô gái nhạc rock (Tropical eGlamping) phá cách, tượng trưng cho cái mới
 Chàng trai ngoài trời (CampArt by Mợ Jen): năng động nhưng không có gì
mới mẻ
 Hồng Phúc:
 Tropical eGlamping: nhóm nhạc rock năng đông, trẻ trung, mang tính rock

41
 CampArt by Mợ Jen: chàng trai thể thao, nó thiên về sức khỏe, cái gì đó chất
lượng cho sức khỏe
 Sơn:
 Tropical eGlamping: Hình ảnh một người thành đạt, như Tropical eGlamping
là một ông chủ.
 CampArt by Mợ Jen: người nội trợ, làm việc suốt ngày, không có gì nổi bật
trong thị trường
 Khả Hân:
 Tropical eGlamping: sinh viên, năng động, cá tính
 CampArt by Mợ Jen: học sinh cấp một, thụ động, hướng đến chất lượng
 Thủy Hà:
 Tropical eGlamping: nhóm nhạc rock, ca tính, năng động, nổi loạn
 CampArt by Mợ Jen: Cô gái trẻ, đổi mới, chú trọng bên ngoài nhưng có phần
đằm thắm, màu mè nhưng không đẹp, không bắt mắt

Moderator: Sau đây chúng ta sẽ xem một đoạn quảng cáo của CampArt by Mợ Jen về
dịch vụ Glamping. Trước khi tiến hành, cho mình biết các bạn có bao giờ xem quảng
cáo của CampArt by Mợ Jen chưa?

 Hoàng Phi: chưa


 Thủy Hà: rồi nhưng không nhớ gì hết, chỉ là vô tình nhìn thấy ở 1 biển quảng
cáo gần khu du lịch Thung Lũng Vàng
 Khả Hân: rồi
 Hồng Phúc: chưa
 Sơn: coi rồi nhưng không nhưng không nhớ là dịch vụ gì
 Hà Trang : chưa

Moderator: Bây giờ mình mời các bạn cùng hướng lên màn hình để xem một video
clip quảng cáo về dịch vụ Glamping của CampArt by Mợ Jen.
Sau khi xem quảng cáo thì các bạn lấy được thông điệp gì không?
 Khả Hân: Cắm trại kiểu mới, mình khá ấn tượng.
 Hồng Phúc: Chú trọng đến không gian riêng tư của khách hàng phải không.

42
 Hoàng Phi: Không đưa ra được thông điệp tại sao nên sử dụng dịch vụ
Glamping CampArt by Mợ Jen mà không sử dụng của nơi khác
 Sơn: Không thích, không thấy được cái gì đặc biệt cả. Thông điệp thì là tạm
rời thành phố náo nhiệt để hòa mình vào thiên nhiên thôi.
 Thủy Hà: Đẹp
 Hà Trang: Đẹp
Moderator: Bạn hãy thử so sánh quảng cáo của CampArt by Mợ Jen và Tropical
eGlamping?

 Hoàng Phi: không thể so sánh được, trong tiềm thức thì đảng cấp của 2 cái đã
khác nhau
 Khả Hân: so sánh với Da La Travel thì dễ hơn
 Không có ý kiến với những người còn lại

Moderator: Quảng cáo có khắc họa được những cá tính từ những tấm hình mà các
bạn chọn không?

 Sơn: CampArt by Mợ Jen nhàm chán và trong tiềm thức của mỗi người thì họ
đã thích xem Tropical eGlamping hơn rồi
 Thủy Hà: Đẹp rồi nhưng nội dung thì chưa có gì đăc biệt, chưa hay
 Còn lại không có ý kiến

Moderator: Nếu so sánh dịch vụ glamping với những nơi khác, bạn có chọn hay
không dịch vụ của CampArt by Mợ Jen và tại sao?

 Thủy Hà: Sử dụng dịch vụ glamping ở đâu cũng được không nhất thiết là
CampArt by Mợ Jen, và Tropical eGlamping thì nó đặc biệt, không ai có cả.
 Hoàng Phi: So sánh không trực tiếp thì đối thủ trực tiếp của CampArt by Mợ
Jen là mấy lều trại camping nhỏ, từng sản phẩm có từng đối thủ khác nhau
 Hồng Phúc: Tùy hoàn cảnh, hợp thì ở thôi đâu cần phải tốn thời gian, công sức
để lựa làm gì.

43
 Sơn: Mọi người vào khi nói đến dịch vụ glamping đều chọn CampArt by Mợ
Jen, nhớ đến quảng cáo CampArt by Mợ Jen hồi xưa, quảng cáo là để cho
khách hàng biết đến dịch vụ glamping.
 Khả Hân:Có vì mức cạnh tranh trung bình, không quá cao so sánh với
Tropical eGlamping, bao gồm tầng lớp bình dân.

Moderator: Sau khi xem quảng cáo thì bao nhiêu trong số các bạn lấy được thông
điêp của quảng cáo?

 Thủy Hà, Khả Hân, Sơn : đạt được thông điệp mang tới không gian yên tĩnh,
rời xa phố thị
 Hoàng Phi, Hồng Phúc : bối cảnh không phù hợp
 Hà Trang: không có ý kiến

Moderator: Khi mà xem quảng cáo thì bạn có liên tưởng đến quảng cáo dịch vụ nào
khác không?

 Không vì hiếm khi nào coi quảng cáo về glamping

Moderator: Sau khi coi thì các bạn có ý định là mình sẽ sử dụng dịch vụ glamping
không?

 Không vì sử dụng dịch vụ khác rồi

Moderator: Ở vị trí là khách hàng thì các bạn muốn thay đổi những gì trong quảng
cáo này?

 Hoàng Phi: quảng cáo thể hiện sự biến chuyển theo thời gian.
 Khả Hân: khách hàng mục tiêu cụ thể , thay đổi mục tiêu quảng cáo, tùy chiến
lược của CampArt by Mợ Jen với tầng lớp khách hàng khác nhau
 Sơn: cần có một cái gì đó khác biệt, tượng trưng, để mọi người nhớ đến
 Thủy Hà, Hồng Phúc và Hà Trang không có ý kiến

Moderator: Còn những ý kiến muốn thay đổi khác nào nữa không?

 Khả Hân : nâng cao giá trị thương hiệu, khách hàng thường dựa vào giá trị
thương hiệu để quyết định bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ
44
 Hoàng Phi: thương hiệu khác biệt để tạo ra được cái gì đó đặc biệt, nghiên cứu
thị trường về dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ glamping của CampArt by
Mợ Jen, muốn có quảng cáo tốt thì đầu tư lại từ đầu.
 Sơn: dịch vụ chưa đủ chất lượng.
 Thủy Hà: nên có dấu ấn riêng cho dịch vụ của CampArt by Mợ Jen, với chữ
CampArt by Mợ Jen nhỏ ở dưới, vì khi nhìn vào là khách hàng đã có ấn tượng.

NHÓM TẬP TRUNG 2

Moderator: Chào mọi người, chúng tôi rất vui khi mời các bạn đến buổi thảo luận
ngày hôm nay. Mục đích của chúng ta hôm nay là đưa ra những ý kiến khách quan về
hiêụ quả của quảng cáo về sản phẩm của CampArt by Mợ Jen. Rất mong nhận được
sự giúp đỡ của các bạn để buổi nói chuyện của chúng ta ngày hôm nay đạt được kết
quả như mong đợi.

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu buổi thảo luận

Trước khi tiến hành chúng tôi muốn biết bao nhiêu người trong số các bạn đã từng sử
dụng sản phẩm của CampArt by Mợ Jen?

 Tất cả đã sử dụng rồi


Moderator: Để tạo một chút không khí vui vẻ ban đầu, đề nghị các bạn tự giới thiệu
về bản thân mình và đưa ra keyword về cá tính của bản thân mình mà các bạn cho là
nó thể hiện hết được cá tính của mình.

 Giang: mình thích thể thao, xem phim, vui vẻ


 Mai:kĩ tính, khó tính, cầu toàn, nghiêm túc
 Vũ: thích kết bạn, hòa đồng, vui tính
 An: nổi bật, vui vẻ, hòa đồng, tự tin, đẹp
 Long: vui vẻ, hòa đồng, thích thời trang, ghét quê mùa, sạch sẽ
 Nguyên: thích điệu đà, muốn được mọi người chú ý đến
 Hằng: tự tin, vui vẻ, thích đọc sách, nghe nhạc
45
Moderator: Chủ đề chính của chúng ta là về CampArt by Mợ Jen. Do đó, ta sẽ có một
trò chơi về CampArt by Mợ Jen. ở đây chúng ta có một số hình ảnh thể hiện sự trẻ
trung, năng động, cá tính, điệu đà, chững chạc…Mời các bạn hãy chọn cho mình 2
tấm hình mà theo các bạn nghĩ thì nó đại diện cho tính cách của CampArt by Mợ Jen
và 1 loại sản phẩm khác như là Tropical eGlamping hoặc Twin Beans Farm. Sau đó
các bạn sẽ diễn tả vì sao các bạn lại chọn nó thay vì những hình khác.

Bây giờ xin mời các bạn hãy đưa ra kết quả của mình để chúng ta cùng thảo luận

 Long: Mình lực chọn hình ảnh trẻ, khỏe, đẹp, hiện đại cho Tropical
eGlamping . CampArt by Mợ Jen là hình ảnh trẻ, khỏe nhưng hơi đơn giản,
mộc mạc
 An: Tropical eGlamping giống như một người trẻ, có chí hướng và muốn vươn
cao ra thế giới còn CampArt by Mợ Jen thì giống một người già chỉ quan tâm
đến chất lượng
 Nguyên: CampArt by Mợ Jen đơn giản, truyền thống, không có sự đổi mới để
cuốn hút mọi người, Tropical eGlamping thì trẻ, đẹp, hiện đại, luôn luôn thay
đổi để làm mới mình
 Mai: Tropical eGlamping như một ông lớn, sức ảnh hưởng lớn đến xung
quanh, CampArt by Mợ Jen còn non trẻ, yếu ớt, thiếu kinh nghiệm
 Giang: Tropical eGlamping ra đời khá lâu và luôn luôn đổi mới để phù hợp
với thị hiếu của giới trẻ, CampArt by Mợ Jen mặc dầu cũng ra đời khá lâu
nhưng vẫn vậy, ít chịu thay đổi
 Vũ: CampArt by Mợ Jen thiếu sự đổi mới, Tropical eGlamping có cá tính, rất
thu hút
 Hằng: Tropical eGlamping trẻ trung, cá tính, hiện đại, CampArt by Mợ Jen
mang vẻ êm đềm, hiền lành, chủ yếu thể hiện chất lượng

Moderator: Sau đây chúng ta sẽ xem một đoạn quảng cáo của CampArt by Mợ Jen về
dịch vụ glamping. Trước khi tiến hành thì mình muốn hỏi xem là có bao nhiêu bạn đã
xem quảng cáo của CampArt by Mợ Jen rồi?
 Long: đã xem rồi, hình như quảng cáo đó đã được phát từ năm 2018 trở lại
đây
46
 Hằng: hình như đã có xem nhưng không để ý và không nhớ rõ lắm
 Những người còn lại thì không nhớ là đã xem hay chưa

Moderator: Mời các bạn cùng xem clip quảng cáo….

Xem xong rồi thì các bạn có ấn tượng ban đầu gì về clip này không?

 Long: vì lần trước đã xem rồi, lần này xem lại vẫn thấy bình thường, không có
gì ấn tượng
 Hằng: đã xem rồi nhưng cũng không nhớ rõ lắm, theo Hằng thấy thì phong
cảnh đẹp, quảng cáo về dịch vụ du lịch thì như vậy là khá ổn
 Những người còn lại thì đây là lần đầu tiên xem clip này và đều cảm thấy là
không ấn tượng, không có gì nổi bật.

Moderator: Các bạn nhận được gì từ thông điệp của đoạn quảng cáo này?

 Long: Đến với campart sẽ được thư thả đầu óc


 Mai: Thoải mái với những chuyến đi
 Hằng: Chất lượng phục vụ tốt.

Moderator: Các bạn cảm nhận được ý tưởng gì mà chủ cơ sở muốn gửi đến cho mình
qua thông điệp của đoạn clip này?

 Mai: CampArt by Mợ Jen là nơi tuyệt vời để sống chậm lại


 Những người còn lại đồng quan điểm

Moderator: Bạn thấy quảng cáo này như thế nào?

 Giang: chưa thấy rõ được hình ảnh của CampArt by Mợ Jen trong đó, mặc dù
đã cố gắng thay đổi nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên sự khác biệt, hình ảnh sản
phẩm không đáp ứng được mong đợi với nội dung quảng cáo
 An: chưa thấy biểu tượng của CampArt by Mợ Jen, chưa nổi bật.
 Vũ: vẫn mang hơi hướng xa xưa, cổ hũ, hình ảnh chưa bắt mắt, hiệu ứng
không đẹp

47
 Long: mẫu mã được, có tiến bộ, nội dung ổn. Chủ yếu từ xưa tới giờ mọi
người không có thiện cảm với CampArt by Mợ Jen nên cảm thấy nó chưa tốt
nhưng thực sự là tốt
 Hằng: quảng cáo về dịch vụ lưuu trú thì như vậy là ok, nếu so với quảng cáo
khác của Việt Nam thì như vậy là rất tốt

Moderator: Các bạn cảm thấy là mình đã nhận được bao nhiêu phần trăm từ thông
điệp của quảng cáo này?

 100% cho tất cả mọi người

Moderator: Sau khi xem thì các bạn có thích quảng cáo này không?

 Long: thích vì có nổ lực cố gắng và tiến bộ


 Hằng: quảng cáo này vượt xa mong đợi của Hằng về cả nội dung lẫn hình
thức. Ngoài ra thì mình còn nhận được đầy đủ thông tin mà nhà sản xuất muốn
gởi tới. Nếu có khuyết điểm thì đó là thuộc về chất lượng dịch vụ.

Moderator: Những bạn còn lại thì không thích quảng cáo này hả? Các bạn có ý kiến
gì không?

 Nguyên: chỉ tập trung đối với đối tượng khách hàng trẻ thôi thì chưa đủ, chưa
hướng đến được những đối tượng khác
 Giang: về mặt quảng cáo thì ok nhưng design và decor của dịch vụ thì chưa
tốt.
 An: màu sắc hơi nhạt, không nổi bật
 Vũ: hình ảnh dịch vụ glamping nó không bắt mắt như những quảng cáo khác

Moderator: Sau khi xem và bình luận về quảng cáo này thì các bạn thấy cảm nhận của
mình ban đầu về CampArt by Mợ Jen nó có còn đúng nữa không?

 Giang: đã có cố gắng thay đổi về mặt quảng cáo nhưng về mặt sản phẩm thì
vẫn vậy. Cuối cùng là CampArt by Mợ Jen đã có biến chuyển nhưng vẫn chưa
thoát khỏi được hình ảnh ban đầu.
 An: không có gì thay đổi cả.

48
 Long: lúc đầu thì thấy sến nhưng bây giờ thấy nó đã có thay đổi

Moderator: Ví dụ như đem so sánh với những quảng cáo đó thì các bạn thấy sao?

 An: quảng cáo CampArt by Mợ Jen chưa có sự khác biệt rõ ràng về màu sắc,
không thực sự gây sự chú ý hay ấn tượng.
 Hằng: đồng ý với ý kiến này!
 Long: Âm nhạc của Tropical eGlamping hay hơn, dễ đi vào tiềm thức của
người tiêu dùng hơn

THẢO LUẬN CHUNG

Moderator: Nếu chọn giữa CampArt by Mợ Jen và quảng cáo của Tropical
eGlamping thì T.Giang chọn ai?

 Giang: CampArt by Mợ Jen chứ, vì dù sao cái nội dung của CampArt by Mợ
Jen cũng phù hợp với dịch vụ glamping
 Long: người ta nhớ đến Tropical eGlamping hơn là vì nhạc nền của nó, nó làm
cho người ta nhớ lâu hơn vì cái bài nhạc của Tropical eGlamping, vì nó dở và
nó không hợp lý nên làm mình thấy ghét và khó chịu, điều đó làm cho mình
cái ấn tượng dù là xấu vẫn nhớ đến nó, trong khi đó CampArt by Mợ Jen lại
quá mờ nhạt.

Moderator: Có ai trong số các bạn sau khi xem quảng cáo này thích CampArt by Mợ
Jen hơn không?

 Giang, Hằng, Hân Mai: thích


 Còn lại: không thích

Moderator: Theo các bạn CampArt by Mợ Jen đã thật sự thành công trong việc truyền
đạt thông điệp của nó trong quảng cáo chưa? Có nghĩa là theo các bạn, quảng cáo đó
có hiệu quả, có thành công chưa?

 Giang: thành công

Moderator: An có nghĩ nếu An là chuyên gia về quảng cáo thì An sẽ chọn quảng cáo
CampArt by Mợ Jen chứ?
49
 An: chưa chắc.

Moderator: Vậy các bạn có cảm thấy thích cái quảng cáo này không?

 Hân Mai: Hân Mai không nghĩ là thích, nếu nói về hiệu quả thì còn có thể xem
xét lại được

Moderator: Vậy thì các bạn có nghĩ quảng cáo này có hiệu quả không?

Long: Dù ghét Tropical eGlamping, nhưng cũng phải thừa nhận Tropical eGlamping
có quảng cáo hiệu quả

Moderator: Bây giờ cho các bạn thang điểm là 10, thì các bạn sẽ cho điểm tính hiệu
quả của CampArt by Mợ Jen là bao nhiêu?

Thang điểm Bình Giang Nguyên Long Hằng Mai Vũ


CampArt by
Mợ Jen
10/10 6 0 7 8 8 9 5

Moderator: Lý do vì sao các bạn cho điểm số đó?

 Giang: Quảng cáo quá dở, nó không có để lại ấn tượng gì cho người xem cả
 Mai: Mai nghĩ quảng cáo như CampArt by Mợ Jen là hiệu quả rồi, tại nó cũng
tạo được cái điều cần thiết đối với một sản phẩm là sữa đậu nành.

Moderator: vậy thì nếu đánh giá quảng cáo của Tropical eGlamping, các bạn sẽ cho
thang điểm là bao nhiêu?

Thang điểm Bình Giang Nguyên Long Vân Mai Vũ


Tropical
eGlamping
10/10 6 4 7 6 8 9 4

50
Moderator: Vậy thì khi đã coi xong quảng cáo, các bạn có nghĩ đến việc mua sản
phẩm đó hay không?

 Mai: có thể mua


 Nguyên: Không mua, mà cũng chưa hẳn là do quảng cáo ảnh hưởng, có thể
quảng cáo 1 phần đã không thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ
 Moderator: Như vậy các bạn có thấy xem quảng cáo xong các bạn nhớ về dịch
vụ đó để đặt không?
 Vân: không, vì thật ra quảng cáo đó không giúp mình nhớ, nhưng nếu đặt dịch
vụ CampArt by Mợ Jen không thì Vân có thể.

Moderator: Mình xin cảm ơn sự hợp tác của các bạn, toàn bộ các ý kiến đều được ghi
nhận. Buổi thảo luận xin được phép dừng tại đây.

51

You might also like