You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DU LỊCH

LÊ THỊ THANH TUYỀN


MSSV:207KS43578 Lớp: K26D-KS10
Niên khóa: 2020 - 2024

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO “NƠI TÔI


TÌM THẤY BÌNH YÊN, TRONG LÀNH” CỦA
LENGKENG DA LAT HOMESTAY LÊN HÀNH
VI ĐẶT DỊCH VỤ LƯU TRÚ. TRƯỜNG HỢP
CỦA KHÁCH HÀNG THUỘC THẾ HỆ GEN Z.

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Ngành: Quản trị khách sạn

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA DU LỊCH

LÊ THỊ THANH TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO “NƠI TÔI


TÌM THẤY BÌNH YÊN, TRONG LÀNH” CỦA
LENGKENG DA LAT HOMESTAY LÊN HÀNH
VI ĐẶT DỊCH VỤ LƯU TRÚ. TRƯỜNG HỢP
CỦA KHÁCH HÀNG THUỘC THẾ HỆ GEN Z.

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Ngành: Quản trị khách sạn
Mã số: 207KS43578

Giảng viên hướng dẫn: Trần Đức Trung

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

2
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 18

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN 20

7 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN 20

NỘI DUNG 21

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ


21
TÀI

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


GẮN VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRỒNG HOA KIỂNG 22
TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRỒNG
HOA KIỂNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 23

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC 29

3
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, việc đi du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong
đời sống mỗi người, từ mọi giới tính, độ tuổi. Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa,
du lịch cũng góp phần trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa – xã hội, cũng như cung
cấp việc làm, cải thiện đời sống của người dân. Xu hướng phát triển của các quốc gia
trên thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng đang hướng đến các loại hình du
lịch bền vững, như: du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,… Trong vài năm trở
lại đây, loại hình du lịch xanh đã và đang phát triển tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam,
tuy nhiên nơi đáng nhắc đến nhất chắc chắn là Đà Lạt. Đây cũng là nơi đã diễn ra tọa
đàm “Giới thiệu Nhãn Du lịch xanh” thuộc dự án Tây Ban Nha vào ngày 9/11/2012. Có
thể nói, Đà Lạt là thích hợp nhất để phát triển xu hướng du lịch xanh, bởi lẽ do địa hình
được thiên nhiên ưu ái, Tọa lạc tại một độ cao vô cùng lý tưởng. Cho nên thành phố Đà
Lạt được bao quanh bởi rừng thông xanh bát ngát kèm theo đó là khí hậu dịu mát quanh
năm, nhiệt độ trung bình không quá 20 -21 độ C.
Nhiều năm qua, ngành Du lịch tại Đà Lạt phát triển ổn định, đã góp phần thúc đẩy
kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung theo hướng tích cực, Tuy nhiên,
sự tăng trưởng của du lịch Đà Lạt vẫn còn chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm
năng và thế mạnh vốn có. Hơn thế nữa, Đà Lạt còn thiếu sự mới mẻ, hấp dẫn trong các
sản phẩm du lịch, danh lam thắng cảnh xuống cấp không còn vẻ đẹp thiên nhiên hoang
sơ như ban đầu, … Đà Lạt phải chú trọng vào các sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa
các sản phẩm, mang tính cạnh tranh cao, mang tính đột phá có thể nói đến như villa,
resort, glamping, homestay, …
Tại Đà Lạt, loại hình lưu trú homestay đã thu hút lượng lớn du khách trong
nước và quốc tế, đặc biệt đối với người trẻ tuổi, từ đó tạo nên một xu hướng lựa chọn
mới cho du khách mỗi khi đến Đà Lạt. Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Lâm Đồng, toàn thành phố Đà Lạt hiện có khoảng hơn 300 cơ sở lưu trú
homestay. Loại hình lưu trú này phát triển ồ ạt chiếm 34,5% trên tổng số 967 cơ sở lưu
trú du lịch. Điều này dẫn đến sự khó khăn khi lựa chọn nơi lưu trú cho du khách, bởi
họ không biết nên lưu trú tại đâu. Hay khi xem những bài quảng cáo, review, video,

4
hình ảnh từ những người khách trước, kể cả chính chủ những nơi homestay đó đăng
lên các trang mạng xã hội, sẽ khiến nhiều người khó khăn khi ra quyết định chọn nơi
ở. Từ những lí do trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG
CÁO “NƠI TÔI TÌM THẤY BÌNH YÊN, TRONG LÀNH” CỦA LENGKENG DA
LAT HOMESTAY LÊN HÀNH VI ĐẶT DỊCH VỤ LƯU TRÚ. TRƯỜNG HỢP
CỦA KHÁCH HÀNG THUỘC THẾ HỆ GEN Z.” để làm nội dung nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang .
------------------------------------

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Trong nước

Liên quan đến nội dung của đề tài, có các công trình, hội thảo tiêu biểu trong nước
của các tác giả đã nghiên cứu những phương diện với các chủ đề, như: Nghiên cứu về Du
lịch xanh, nghiên cứu về du lịch Homestay, nghiên cứu về du lịch bền vững.

a. Nghiên cứu về du lịch xanh

Nghiên cứu về xanh, có các cá nhân và tổ chức, có các công trình, cụ thể:

Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (24/01/2023), Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh”
trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề tài thuộc đề tài khoa học và công nghệ
cấp tỉnh, trên cơ sở phân tích nhận thức, sự phát triển, các tiêu chí, đề tài này đã đề xuất ra mô hình xây
dựng tiêu chí xanh của điểm đến “Bản văn hóa du lịch” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn
La với sự tham gia của đồng bào dân tộc Thái và dân tộc Mông. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng đưa ra
các tiêu chí, đề xuất và các giải pháp để áp dụng mô hình đề xuất trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
Trường Cao đẳng Sơn La (14/3/2023) , Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai mô
hình về phát triển du lịch xanh tại khu du lịch Quốc gia Mộc Châu”. Nội dung Hội thảo
thuộc đề tài khoa học cấp tỉnh do Trường Cao đẳng Sơn La triển khai từ 2021, sau hai
năm nghiên cứu, đề tài đã xây dựng, tổ chức vận hành thử nghiệm 2 mô hình điển hình ở
bản dân tộc Thái (bản Vặt) và dân tộc Mông (bản Chiềng Đi 2). Đồng thời, trên cơ sở các
ý kiến đóng góp, đơn vị chủ trì và nhóm nghiên cứu cũng đã tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa
nhằm sớm hoàn thiện nội dung, đảm bảo chất lượng yêu cầu.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ (2022), “Phát triển du lịch xanh tại Đà Nẵng – tiềm năng và
giải pháp”. Tác giả đã nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch xanh tại Thành phố Đà

5
Nẵng thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
và đưa ra một số giải pháp tối ưu. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 6 giải pháp để định
hướngg phát triển du lịch Đà Nẵng theo hương tăng trưởng xanh.
Hội thảo “Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – giữ gìn giá trị bản địa” (2022),
được tổ chức nhằm đánh giá vai trò, ý nghĩa của du lịch xanh đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ
xanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cần sớm nghiên cứu, ban hành các mô hình, quy chuẩn, tiêu
chuẩn, tiêu chí về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh áp dụng trên phạm vi
cấp ngành, vùng, địa phương và cho từng khu, điểm du lịch cụ thể - theo tiến sĩ Nguyễn
Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch chia sẻ tại Hội thảo nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch xanh ở Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương (2022), “Nghiên cứu tổng quan và chiến lược phát
triển kinh tế du lịch xanh ở Việt Nam” đã đưa ra các vấn đề tồn tại của phát triển du lịch
xanh tại Việt Nam cũng như đưa ra các chiến lược để phát triển du lịch xanh. Nghiên cứu
này cung cấp cái nhìn tổng quát về du lịch xanh ở Việt Nam, đồng thời cung cấp các ý
tưởng mới cho các nahf quản lý, học giả và sinh viên quan tâm đến các chủ đề về bền
vững môi trường, phát triển du lịch xanh và tiếp thị xanh.
Thạc sĩ Phan Thanh Vịnh (2022), “Phát triển du lịch xanh trong bối cảnh tăng
trưởng xanh cỉa ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi”. Nêu rõ thực trạng phát triển du lịch
xanh ở tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời đề xuất các hàm ý phát triển trong bối cảnh tăng
trưởng xanh của ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong thời
Một số tác giả có các nghiên cứu về du lịch xanh tại những địa bàn cụ thể, từ đó khái
quát, bổ sung thêm lí luận và thực tiễn về loại hình du lịch này, như: Nguyễn Danh Ngà –
Lê Thanh Hà (2018), Phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc theo hướng bền vững và
xanh. Chiến Thắng (2019), Nghiên cứu trao đổi về Du lịch Xanh tại Việt Nam hiện nay:
Bài học kinh nghiệm của Thái Lan và triển vọng trong tương lai. Hội thảo trực tuyến của
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2021), Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và
áp dụng mô hình phát triển du lịch tăng trưởng xanh vùng Bắc Trung Bộ. Thạc sĩ Nguyễn
Thị Thao (2020), Du lịch xanh – giải pháp phát triển du lịch bền vững của huyện đảo Phú
Quốc. Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Ngân hàng (2021), Kinh nghiệm phát triển
du lịch xanh ở một số quốc gia chấu Á và đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo số 15, tháng 5/2021. Nhóm nghiên cứu ngành Kinh doanh quốc tế, trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2018), Nghiên cứu về nhận thức và sự quan tâm của sinh viên
6
Thành phố Hồ Chí Minh đối với loại hình du lịch xanh. Hội thảo (2015), Liên kết phát
triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL. Hội thảo (2015), Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch
Cat Bà xanh. Hội thảo (2022), Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản
địa và Lễ công bố Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam.
Phát triển du lịch xanh là một chiến lược, một giải pháp mang tính bền vững, đóng góp bảo tồn và
phát triển cùng với sự tham gia của cộng đồng tại địa phương, phát triển du lịch xanh, tăng trưởng
xanh vừa là cơ hội vừa là thách thức, là mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch bền vững,
góp phần phát triển kinh tế đất nước.
b. Nghiên cứu du lịch homestay

Nghiên cứu về du lịch homestay, có các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân tiêu
biểu như:
Lê Thị Hiền Thanh (2018), “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa
Pa (Lào Cai).” Luận văn thạc sĩ Du lịch học trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã
nêu ra những khó khăn, thách thức khi phát triển loại hình du lịch homestay, bên cạnh đó,
cũng đã đưa ra công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về những điều kiện
để phát triển du lịch homestay ở Sa Pa, nhằm khai thác các điều kiện một cách tối ưu
hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa và cộng đồng
địa phương.
Lê Thị Thuận Ánh (2010), “Tìm hiểu loại hình du lịch Homestay dành cho học
sinh, sinh viên tại Việt Nam.” Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa du lịch trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. Tác giả đã đưa ra sự thích thú của giới trẻ đối với loại hình du
lịch homestay, đồng thời cũng đưa ra thực trạng và một số đề xuất nhằm phát triển loại
hình du lịch homestay dành cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
Tống Ngọc Hân (2018), “Phát triển loại hình du lịch Homestay theo hướng bền
vững tại làng chài Việt Hải, Cát Bà, Hải Phòng.” Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành
Văn hóa Du lịch, trường Đại học dân lập Hải Phòng. Khóa luận cho thấy thực trạng phát
triển du lịch homestay tại làng chài Việt Hải, Cát Bà theo cả hai mặt tích cực lẫn hạn chế.
Cũng đưa ra một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển loại hình du lịch
homestay tại nơi đây.
Thạc sĩ Ninh Thị Kim Anh (2013), “ Du lịch Homestay cộng đồng – Kinh nghiệm
phát triển du lịch Homestay ở Việt Nam” đưa ra kinh nghiệm phát triển homestay tại Việt
Nam và một số kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia khác.

7
Các tác giả có những công trình nghiên cứu, hội thảo về kinh nghiệm phát triển, sự
cản trở, khó khăn của loại hình du lịch Homestay, … Chẳng hạn: Lê Cẩm Chân –
Nguyễn Thị Bé Hai – Phạm Hoài Tố Trinh(2016), Phát triển Homestay tín ngưỡng tại
Việt Nam. Phạm Thị Kim Ly (2015), Phát triển loại hình du lịch Homestay tại đảo Bình
Ba – TP.Cam Ranh. Nguyễn Ngọc Thức – Nguyễn Thị Phương Trinh (2021), Các yếu tố
tác động đến ý định lựa chọn Homestay làm nơi lưu trú khi đi du lịch của người dân
TP.HCM, tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 54. Phan Thị Thái (2018), Sự cản trở đối
với người dân khi tham gia vào hoạt động Homestay tại Thành phố Huế, kỷ yếu khoa
học. Nguyễn Thị Quỳnh (2015), Phát triển du lịch Homestay tại tỉnh Ninh Bình.
Các nghiên cứu về du lịch homestay đã chỉ ra các nguồn lực về tài nguyên du lịch, kinh
nghiệm phát triển, sự cản trở, khó khăn và nêu ra các tiêu chí, giải pháp cơ sở vật chất - kĩ
thuật và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Kết quả
nghiên cứu góp phần vào nền kinh tế địa phương trên toàn quốc, giữ gìn bản sắc dân tộc ở
địa phương và quốc gia; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, làm đa dạng bức
tranh du lịch, cũng như cho thấy các nhân tố ảnh hưởng của homestay đến với khách du
lịch.

8
c. Nghiên cứu về du lịch bền vững tại Lâm Đồng

Nghiên cứu về du lịch bền vững tại tỉnh Lâm Đồng, có các tác giả và các công trình
tiêu biểu, như:

Tạ Quang Trung (2009), “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng”, luận văn thạc sĩ Địa lý học. Nội dung nghiên cứu đã chỉ ra
những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố
Đà Lạt. Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu đã đưa ra định hướng và các giải pháp phát triển
bền vững du lịch sinh thái tại nơi đây trong tương lai.
Nguyễn Lâm Vũ (2011), “Xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch Đà
Lạt theo hướng bền vững”, luận văn thạc sĩ Chính sách công – trường Đại học Kinh tế
Thanh phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu rõ thực trạng cung cầu và những vấn đề đạt ra
đối với sự phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt. Kèm theo đó là những trở ngại đối với
các mục tiêu phát triển; tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra được giải pháp để phát triển du lịch
Đà Lạt theo hướng bền vững.

Hội thảo Quốc tế (2018), “Qui hoạch Thành phố Bảo Lộc phát triển bền vững đến
năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050”, trường Đại học Tôn Đức Thắng và UBND Tỉnh
Lâm Đồng. Hội thảo đã phân tích tiềm năng ưu thế vốn có của Bảo Lộc về điều kiện tự
nhiên, cảnh quan, nguồn lực, mối tương tác vùng và tương tác đô thị phụ cận, … Sau khi
phân tích, so sánh lợi thế của Bảo Lộc với các vùng phụ cận, đúc kết được loại hình đô
thị tại Thành phố Bảo Lộc.

Hội thảo Quốc tế (2014), “Hợp tác Khoa học và Công nghệ và phát triển bền vững
nông nghiệp Lâm Đồng – Tây Nguyên năm 2014”, do Bộ Khoa học và Công nghệ kết
hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Đà Lạt. Hội thảo
được tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa có hàm lượng khoa học cao, quản lý tài nguyên và xã hội, tăng lao động, việc
làm; duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, nghiên cứu về du lịch bền vững còn có các công trình, hội thảo của các tác
giả và cơ quan như: Hội thảo (2018), “Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo
hướng bền vững, Sở NN-PTNT tổ chức. Hội thảo khởi động dự án (2022), “Quản lý cảnh
quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây
mất rừng tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông” , dự án do Liên minh châu Âu tài trợ thông
9
qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, triển khai trong giai đoạn 2022 – 2026. Mai
Tuấn Vũ (?), “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2011 – 2020”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng(2018), “Phát triển du lịch
gắn với nông nghiệp bền vững tại Lâm Đồng” , Tạp chí Môi trường, số 8/2018, …

10
Du lịch bền vững cung cấp các động lực kinh tế quan trọng để bảo vệ môi trường
sống tại Tỉnh Lâm Đồng. Nhóm tác giả đã làm rõ các yếu tố tạo nên du lịch bền vững
như: thân thiện với môi trường, gần gũi với văn hóa địa phương, đóng góp kinh tế cho
cộng đồng, tạo việc làm và nguồn thu nhập cho địa phương, góp phần bảo tồn di sản
văn hóa bản địa, bảo vệ môi trường tự nhiên, đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu

2.2. Ngoài nước

Các công trình tiêu biểu của các tác giả ở ngoài nước liên quan đến đề tài về các
phương diện, như: Nghiên cứu về du lịch cộng đồng bền vững; Nghiên cứu về các sản
phẩm du lịch và tiếp thị sản phẩm du lịch; Nghiên cứu về các loại hình du lịch… Cụ thể:

11
a. Nghiên cứu về du lịch xanh

Trong nghiên cứu về “Promoting Green tourism for future sustainability”, Furqan,
Alhilal; Som, Ahmad Puad Mat; Hussin, Rosazman (2010) đã nói rằng: “Theo nghĩa rộng, du
lịch xanh là du lịch thân thiện với môi trường hoặc cung cấp các dịch vụ du lịch thân thiện
với môi trường.”. Khái niệm này nhấn mạnh việc thực hiện hoạt động du lịch có tác động đến
môi trường và đưa ra các khuyến nghị về sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để điều chỉnh các tác
động tiêu cực của du lịch.
Isha Agrawal và Abhishek Chakraborty (2022) đã phân tích khái niệm về du lịch xanh, chứng
nhận, các quy trình của nó và mô tả cách tiếp cận đối với du lịch xanh ở Ấn Độ so với các
quốc gia khác; bên cạnh đó, nghiên cứu còn thảo luận ý nghĩa đối với việc phát triển các chính
sách và thực hành du lịch xanh trong “A Study on Green Tourism and its impact on
Sustainability in Indian Society”.
Rachel Dodds và Marion Joppe (2001), “

Đánh giá về tính bền vững tại khu du lịch sinh thái, có các tác giả như: Sheng-
Hshiung Tsaur, Yu-Chiang Lin, Jo-Hui Lin (2006), “Evaluating ecotourism sustainability
from the integrated perspective of resource, community and tourism”, Tourism
Management 27 (4), 640 – 653. Thông qua 47 tiêu chí, phương pháp định tính (chỉ số chủ
quan) và định lượng (chỉ số khách quan - ứng dụng phương pháp Delphi) để đánh giá
tính bền vững của du lịch sinh thái từ ba quan điểm về tài nguyên, cộng đồng và du lịch.
Tác giả Funda Varnacı Uzun và Mehmet Somuncu (2015), “Evaluation of the
Sustainability of Tourism in Ihlara Valley and Suggestions”, European Journal of
Sustainable Development, 4 (2), 165 – 174. Thông qua 4 tiêu chí chính, 18 tiêu chí phụ,
phương pháp định tính (chỉ số chủ quan) và định lượng (chỉ số khách quan - ứng dụng
phương pháp AHP) để đánh giá tính bền vững, từ đó đưa ra kết luận và các kiến nghị cho
du lịch bền vững ở Thung lũng Ihlara – Thổ Nhĩ Kì.

Peter Wiltshier và Alan Clarke (2019) đã chủ biên một công trình đồ sộ với chủ
đề: Community-Based Tourism in the Developing World: Community Learning,
Development and Enterprise (Du lịch dựa vào cộng đồng ở các nước đang phát triển:

12
Học tập cộng đồng, phát triển và doanh nghiệp). Công trình này đã phân tích các
phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển và tái tạo các điểm đến du lịch ở
các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề trọng tâm này trong thực tiễn du lịch bền
vững. Với rất nhiều chủ đề khác nhau về phát triển DLCĐ bền vững của nhiều tác giả,
công trình này đã xem xét một loạt các hệ thống hữu ích để phân tích và hiểu các vấn đề
quản lí để cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về các kĩ năng và nguồn lực cần thiết để thực
hiện, giám sát liên tục và đánh giá du lịch dựa vào cộng đồng. Các nghiên cứu điển hình
quốc tế xuyên suốt cuốn sách minh họa và chứng minh du lịch như một động lực
chuyển đổi đồng thời làm rõ sự cần thiết phải quản lí các kì vọng trong du lịch bền vững
để phát triển, trẻ hóa và tái tạo cộng đồng. Bên cạnh đó, sách này cũng tập trung vào
phân tích nguồn lực liên quan và việc tạo ra các dịch vụ, sản phẩm và phương pháp
quản lí sẽ tồn tại lâu dài và thích ứng khi cần có sự thay đổi cho sự phát triển của loại
hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Theo Ilham Junaid, M. Sigala, Azilawati Banchit (2020) “Implementing


community-based tourism (CBT): Lessons learnt and implications by involving students
in a CBT project in Laelae Island, Indonesia” (Thực hiện du lịch dựa vào cộng đồng. Bài
học kinh nghiệm và ý nghĩa khi cho học sinh tham gia dự án du lịch cộng đồng ở Đảo
Laelae, Indonesia). Bài viết nêu rõ tầm quan trọng của việc phát triển DLCĐ. Nghiên cứu
này thảo luận và minh họa cách thu hút học sinh tham gia vào một dự án DLCĐ. Bài báo
kết thúc bằng cách thảo luận về các tác động làm thế nào để học sinh hòa nhập tốt hơn
trong các dự án DLCĐ, vì dự án này thể hiện một cách thức quan trọng mà các cơ sở giáo
dục có thể cung cấp dịch vụ cộng đồng.

Các tác giả Khamsavay Pasanchay & ChristianSchott (2021) “Community-based


tourism homestays' capacity to advance the Sustainable Development Goals: A
holistic sustainable livelihood perspective”. (Năng lực của các homestay du lịch dựa
vào cộng đồng trong việc thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững: Một cách để tạo thu
nhập bền vững toàn diện). Tài liệu cho thấy đối với các nước đang phát triển, du lịch từ
lâu đã được coi là con đường phát triển bền vững (Scheyvens & Laeis, 2002). Đặc biệt
tập trung vào đóng góp tiềm năng của du lịch trong việc xóa đói giảm nghèo (Saarinen &
Rogerson, 2021).

13
Từ các quan điểm trên cho thấy, DLCĐ là một hình thức phát triển du lịch thay thế
tập trung vào sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các quá trình từ hình thành ý tưởng
đến lập kế hoạch, thực hiện, quản lí, giám sát, đánh giá và chia sẻ lợi ích. Nó tương tự
như du lịch bền vững khi bao gồm các khía cạnh văn hóa xã hội, môi trường và kinh tế
(Dangi & Jamal, 2016).

Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy, DLCĐ hình thành như một công cụ và giải
pháp để phân chia lợi ích bình đẳng cho tất cả các cá nhân bị ảnh hưởng bởi du lịch
thông qua một thỏa thuận chung về việc ra quyết định và tự cộng đồng chủ thể chịu
trách nhiệm phát triển. DLCĐ về cơ bản bao gồm sự “tham gia cao” của cộng đồng địa
phương trong thực hành và phát triển các dự án/sáng kiến về các vấn đề phát triển, tập
trung vào sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc duy trì và lập kế hoạch phát
triển du lịch, để hình thành một ngành công nghiệp bền vững hơn.

b. Nghiên cứu về các sản phẩm du lịch và tiếp thị sản phẩm du lịch

García-Rosell, J. C., Haanpää, M., Kylänen, M., & Markuksela, V. (2007). From
firms to extended markets: A cultural approach to tourism product development.
Tourism: An International Interdisciplinary Journal, 55 (4), 445-459. Tác giả tập trung
nghiên cứu về các tiếp cận khách hàngở khía cạnh văn hóa để phát triển sản phẩm du lịch
tại điểm đến. Bằng cách dựa trên cách tiếp cận văn hóa của tiếp thị và du lịch quan trọng
các nghiên cứu, các tác giả gợi ý rằng phát triển sản phẩm du lịch - bắt nguồn từ hoạt
động tiếp thị hiện đại và các nguyên tắc quản lí - theo quan điểm của các doanh nghiệp
sản xuất lớn, và tách nhà cung cấp dịch vụ khỏi người tiêu dùng. Trong nghiên cứu
García-Rosell và cộng sự (2007) các tác giả đã thảo luận một cách toàn diện hơn về hiểu
biết về phát triển sản phẩm trong du lịch. Nhóm tác giả nhấn mạnh sự phức tạp và được
ngữ cảnh hóa bản chất của sản phẩm du lịch và sự phát triển của chúng bằng cách tiếp
cận phát triển sản phẩm du lịch từ góc độ văn hóa.

Benur, A. M., & Bramwell, B. (2015). Tourism product development and product
diversification in destinations. Tourism management, 50, 213-224. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra: Tại điểm đến chính là một trong những yếu tố chính thu hút khách du lịch đến
những điểm đến cụ thể. Việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và liên kết các sản phẩm
này có thể đóng vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững
của các điểm đến. Tuy nhiên, những đặc điểm và mối quan hệ đa dạng này của các sản
14
phẩm du lịch chính tại các điểm đến lại bị bỏ quên trong các nghiên cứu trước đó. Nghiên
cứu của Benur& Bramwell đã phát triển hai khung khái niệm hỗ trợ việc phân tích và
hiểu các đặc điểm, mối quan hệ và các lựa chọn chiến lược liên quan đến phát triển sản
phẩm du lịch, tập trung, đa dạng hóa và thâm canh tại các điểm đến. Các đặc điểm và lựa
chọn của sản phẩm du lịch được xem xét ở đây bao gồm phát triển các sản phẩm du lịch
thích hợp và đại chúng, đa dạng hóa song song và tích hợp, đồng thời phối hợp theo chủ
đề và không gian giữa các sản phẩm. Mô hình các phương án chiến lược để phát triển và
lắp ráp sản phẩm du lịch tại các điểm đến được trình bày dựa trên mức độ thâm canh, tập
trung và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Smith, S. (2015). A sense of place: Place, culture and tourism. Tourism Recreation
Research, 40 (2), 220-233. Tác giả đã thực hiện một nghiên cứu và khám phá tầm quan
trọng của địa điểm trong bối cảnh phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch, đặc biệt là mối
liên hệ giữa địa điểm và văn hóa như một trải nghiệm du lịch. Đặc biệt là du lịch kết hợp
với tìm hiểu về văn hóa và canh tác nho. tổ chức du lịch được nghiên cứu trong bài báo
đã kết hợp những yếu tố đặc trưng của địa phương để định hình sự đánh giá cảm quan và
trí tuệ của khách hàng về loại rượu, bao gồm đất, khí hậu, giống nho và kĩ thuật làm rượu.
Nghiên cứu của Smith (2015) chỉ ra ràng phát triển và quảng bá du lịch văn hóa dựa trên
cơ sở đặt chỗ, yếu tố nổi bật của một địa điểm bao gồm lịch sử, truyền thống và văn hóa
địa phương, tôn giáo, công nghiệp, môi trường tự nhiên, ẩm thực và nghệ thuật, cũng như
các điểm tham quan và sự kiện. Đặc điểm chính của phát triển và quảng bá sản phẩm dựa
trên địa điểm là xác định và kể câu chuyện về địa điểm thông qua nhiều kĩ thuật tường
thuật. Những kĩ thuật này bao gồm truyền thống kể chuyện bằng miệng, nhưng cũng có
thể in ấn, video, đồ họa và phương tiện kĩ thuật số. Bài báo xem xét các chủ đề của các
câu chuyện thường được kể liên quan đến du lịch văn hóa tại chỗ và minh họa những chủ
đề này bằng các ví dụ rút ra từ một điểm đến văn hóa của Canada.

McKercher, B. (2021). The challenge for products that do not fit the destination
image. Journal of Destination Marketing & Management, 22, 100667. Kết quả nghiên
cứu về thách thức đối với các sản phẩm không phù hợp với hình ảnh điểm đến đã lí giải
các luận điểm: Làm thế nào để các sản phẩm du lịch không phù hợp với hình ảnh của
điểm đến có thể tồn tại trong một thế giới cạnh tranh cao. Trong môi trường khai thác du
lịch đặc biệt quan tâm, và đang cố gắng tạo ra các doanh nghiệp trong một môi trường

15
cạnh tranh vi mô và vĩ mô dường như không có lợi cho sự thành công của họ. Họ phải
đối mặt với thách thức kép, ở cấp độ vi mô, cố gắng tạo ra nhận thức về sản phẩm của
họ cung cấp ở một điểm đến không thấy giá trị của loại sản phẩm đó và ở cấp độ vĩ mô,
phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự ở các điểm đến khác, nơi hình ảnh điểm đến
và sản phẩm cung cấp tương thích với nhau. Nghiên cứu của McKercher (2002) thảo
luận về bản chất kép của thách thức đó, bằng cách đề xuất hai khuôn khổ. Mô hình thứ
nhất trình bày mối quan hệ liên tục giữa hình ảnh điểm đến và các sản phẩm du lịch,
trong khi mô hình thứ hai trình bày một mô hình khái niệm phác thảo những thách thức
mà sản phẩm phải đối mặt khi xảy ra sự không đồng bộ của hình ảnh điểm đến. Và hai
mô hình này chỉ ra những thách thức cũng như gợi mở một số đề xuất cho các nhà quản
lí về du lịch tại điểm đến.

c. Nghiên cứu về các loại hình du lịch

Cleaver, M., Muller, T. E., Ruys, H. F., & Wei, S. (1999). Tourism product
development for the senior market, based on travel-motive research. Tourism Recreation
Research, 24 (1), 5-11. Nghiên cứu về du lịch nghỉ dưỡng của người cao tuổi (từ 60 tuổi
trở lên) ở Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kì. Tác giả cho rằng nhiều người trong số
những người cao niên này có mong muốn và phương tiện để đi du lịch để giải trí, khám
phá và học hỏi. Trong nghiên của Cleaver, Ruys& Wei đã được tiến hành bằng cách thực
hiện các cuộc phỏng vấn với 356 người về hưu. Từ đó khám phá ra động cơ của người
cao tuổi để đi du lịch vào kì nghỉ, sở thích đối với các loại điểm đến kì nghỉ, phương thức
du lịch yêu thích và giá trị cá nhân. Mục đích là để khám phá cách các động cơ và giá trị
du lịch cơ bản có thể xác định một cách hữu ích các thị trường du lịch cao cấp duy nhất
nhằm mục đích phát triển sản phẩm mới. Kết quả của phân tích nhân tố dẫn đến việc xác
định bảy phân đoạn động cơ du lịch được phân thành các nhóm tương đối như sau: Hoài
niệm, Bạn bè, Người học hỏi, Người theo thuyết, Người suy nghĩ, Người tìm kiếm địa vị
và Thể chất. Bốn phân khúc lớn nhất đại diện cho 83% thị trường du lịch cao cấp và tính
hữu ích chiến lược của việc xác định các phân khúc động cơ du lịch được nhấn mạnh
trong việc phát triển sản phẩm du lịch.

Engeset, A. B., & Heggem, R. (2015). Strategies in Norwegian farm tourism:


Product development, challenges, and solutions. Scandinavian Journal of Hospitality
and Tourism, 15 (1-2), 122-137. Khi nghiên cứu về du lịch tại Na Uy trong suốt gần

16
hai thập kỉ thì du lịch nông thôn ngày càng được coi là một lợi thế cạnh tranh của
ngành du lịch Na Uy. Tuy nhiên, du lịch Na Uy gặp không ít khó khăn vì sự xuống
cấp của cơ sở vật chất tại các điểm du lịch nông thôn. Thời tiết ảnh hưởng cũng như
những cạnh tranh gay gắt của sự phát triển của các quốc gia lân cận dần trở thành
khó khăn và thách thức. Trước những khó khăn mà du lịch tại điểm đến là nông thôn
tại Na Uy, tác giả Engeset& Heggem đã thảo luận về các chiến lược trong việc phát
triển sản phẩm, những thách thức và giải pháp. Dựa trên một số cuộc phỏng vấn sâu
với các doanh nghiệp du lịch ở hai vùng nông thôn của Na Uy, các tác giả cho rằng
du lịch nông trại của Na Uy, về nhiều mặt, phù hợp với sự phát triển dự kiến. Các
chiến lược của các nhà khai thác du lịch nông trại Na Uy là: đa dạng sản phẩm, hợp
tác và hiện diện cá nhân. Động cơ của họ đều hướng tới thị trường và dựa trên nguồn
lực của nông trại và mối quan tâm của hộ gia đình, nhưng khi các chiến lược được
lựa chọn dẫn đến xung đột giữa hai mối quan tâm thì mối quan tâm của hộ gia đình
sẽ chiếm ưu thế.

Ngoài ra, liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài còn có một số công trình của tác
giả, cơ quan như sau:
UNWTO (2013), Sustainable tourism for development, UNWTO, Madrid. Du lịch
bền vững để phát triển, Tổ chức du lịch thế giới. UNWTO and UNDP (2017), Tourism
and the sustainable development goals - Journey to 2030, UNWTO, Madrid. Du lịch và
các mục tiêu phát triển bền vững - Hành trình đến năm 2030, Tổ chức du lịch thế giới.
Subash Joshi and Rajiv Dahal (2019), “Relationship between Social Carrying
Capacity and Tourism Carrying Capacity: A Case of Annapurna Conservation Area,
Nepal”, Journal of Tourism & Hospitality Education, 9 (2019) 9 - 29. Công trình nhằm
xem xét mối quan hệ giữa khả năng gánh vác xã hội và năng lực thực hiện du lịch trong
khu bảo tồn ở Nepal.
Nhìn chung, các tác giả ngoài nước có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, làm rõ thêm các lĩnh vực mà ngành du lịch quan tâm. Các nội dung nghiên cứu của
các tác giả ngoài nước đã góp phần cung cấp thêm tư liệu một cách tổng thể, khách quan,
tạo điều kiện cho người nghiên cứu có cơ sở, xác định các nội dung nghiên cứu phù hợp.

Như vậy, các công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến du lịch bền vững và DLCĐ. Nhìn tổng thể, đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng

17
gắn với làng nghề truyền thống Trồng hoa kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” không
trùng lắp, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào lí luận và thực tiễn. Khóa luận sẽ tiếp thu
những thành tựu đã có và nghiên cứu sâu hơn những vấn đề mà các công trình đi trước
còn bỏ ngõ, chưa thực hiện.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu, đề tài hướng đến
làm rõ thực trạng và giải pháp Phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống Trồng
hoa kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: Về lí luận, trên cơ sở kết quả các công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, khẳng định các vấn đề, về một
số khái niệm: Du lịch, Du lịch bền vững, Sản phẩm du lịch, DLCĐ, Làng nghề truyền
thống; điều kiện, nguyên tắc, vai trò phát triển DLCĐ; Các yếu tố phát triển tiềm năng
DLCĐ; DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống. Về thực tiễn, khái quát về địa bàn nghiên
cứu; giới thiệu những vấn đề chung về ngành du lịch và làng nghề truyền thống Trồng
hoa kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

- Lí giải, phân tích thực trạng phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống
Trồng hoa kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, về các vấn đề: Môi trường tự nhiên, văn
hóa, xã hội của làng nghề; Công tác quản lí hoạt động du lịch; Nguồn nguyên liệu và
nhân lực làng nghề truyền thống; Cơ sở hạ tầng và kĩ thuật trưng bày hoa kiểng; Quy
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống; Sản phẩm làng nghề truyền
thống và dịch vụ du lịch; Sự hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề truyền thống;
Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch; Liên kết, quảng bá sản phẩm du lịch.

- Trình bày định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ gắn với làng nghề
truyền thống Trồng hoa kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Về định hướng, làm rõ
định hướng phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2030; Định hướng phát triển DLCĐ
gắn với làng nghề Trồng hoa kiểng. Đề xuất các giải pháp, như: Công tác tổ chức, quản
lí, quy hoạch phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống; Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật
chất kĩ thuật du lịch và nguồn nhân lực; Giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu, sản xuất và

18
tiêu thụ sản phẩm; Kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn phát huy các giá trị của làng
nghề truyền thống; Bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội ở địa bàn;
Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng khoa học: Phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống Trồng hoa
kiểng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

- Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lí du lịch trên địa bàn nghiên cứu; Đại diện chính
quyền địa phương các phường có làng nghề truyền thống; các chủ cơ sở dịch vụ du lịch
(khách sạn, nhà hàng, nhà vườn…); khách du lịch, các nghệ nhân; cư dân địa phương
trong làng nghề tham gia các hoạt động du lịch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tại một số phường có làng nghề truyền thống Trồng hoa kiểng thuộc TP Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp, như: Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông,
An Hòa.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài, từ đó khái quát các vấn đề lí luận về phát triển DLCĐ gắn với làng
nghề, làm rõ các khái niệm; trình bày các điều kiện, nguyên tắc, vai trò phát triển DLCĐ;
Các yếu tố phát triển tiềm năng DLCĐ; DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống.

Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Lập bảng hỏi khảo sát (phiếu khảo sát từ 20 -
25 câu) đến khoảng 200 người. Đối tượng khảo sát, phỏng vấn là cán bộ quản lí du lịch,
chính quyền địa phương; khách du lịch, chủ cơ sở các dịch vụ du lịch chủ các điểm tham
quan; cư dân địa phương, các nghệ nhân trong làng nghề tạo ra sản phẩm, tiêu thụ sản
phẩm và tham gia các hoạt động du lịch. Quan sát, phỏng vấn, ghi chép, ghi hình về
những hoạt động du lịch đang diễn ra trong đời sống cộng đồng.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã thu thập, thống kê, phân
loại, xử lí; phân tích, luận giải bên trong các mối quan hệ nội tại làm rõ thực trạng phát
triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống Trồng hoa kiểng tại địa bàn; đồng

19
thời có các thao tác luận giải bên ngoài về các mối quan hệ giữa phát triển DLCĐ và hoạt
động của làng nghề truyền thống. Qua đó trình bày các định hướng và đề xuất các giải
pháp phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống Trồng hoa kiểng tại TP Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp,

Phương pháp tiếp cận khoa học liên ngành: kết hợp kiến thức liên ngành du lịch,
văn hóa, lịch sử, địa lí, môi trường, kinh tế làng nghề truyền thống để lí giải các nội dung
nghiên cứu.

6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN

Về lí luận: Từ kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khái quát,
phân tích, tổng hợp, khẳng định các vấn đề, về một số khái niệm: Du lịch, Du lịch bền
vững, Sản phẩm du lịch, DLCĐ, Làng nghề truyền thống; Trình bày các điều kiện,
nguyên tắc, vai trò phát triển DLCĐ; Các yếu tố phát triển tiềm năng DLCĐ; DLCĐ gắn
với làng nghề truyền thống. Kết quả nghiên cứu về lí luận bổ sung thêm tài liệu, học tập,
giảng dạy các nội dung liên quan đến đề tài, làm cơ sở nghiên cứu các nội dung tiếp theo.

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thêm tài liệu tham
khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo ngành du lịch trong khu
vực. Cung cấp thêm tài liệu về phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống cho
chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và cư
dân trong làng nghề truyền thống trên địa bàn. Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của làng nghề truyền thống tại TP Sa
Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận có cấu
trúc 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống
Trồng hoa kiểng TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề
truyền thống Trồng hoa kiểng TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

20
NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Du lịch

1.1.2. Du lịch cộng đồng

1.1.3. Du lịch bền vững

1.1.4. Làng nghề truyền thống

1.1.5. Sản phẩm du lịch

1.2. ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC, VAI TRÒ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG

1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.2.3. Vai trò phát triển du lịch cộng đồng

1.3. CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.3.1. Môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và tiềm năng du lịch của địa bàn

1.3.2. Công tác quản lí, quy hoạch hoạt động du lịch của địa phương

1.3.3. Các thành phần tham gia phát triển du lịch cộng đồng

1.3.4. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch

1.3.5. Sản phẩm du lịch và khách du lịch

1.3.6. Liên kết, quảng bá các hoạt động du lịch

1.4. DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI LÀNG NGHỀ

1.4.1. Nét đặc trưng của làng nghề truyền thống gắn với du lịch

1.4.1.1. Nguồn gốc lịch sử của làng nghề truyền thống

1.4.1.2. Địa bàn hoạt động và phương thức sản xuất


21
1.4.1.3. Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống tại địa phương

1.4.1.4. Mức độ thích ứng với thị trường du lịch

1.4.2. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng làng nghề gắn với du lịch

1.4.2.1. Nguồn nhân lực, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất của làng nghề

1.4.2.2. Nhu cầu du khách về sản phẩm du lịch gắn với làng nghề

1.4.2.3. Phương thức tổ chức của các làng nghề

1.4.2.4. Hệ thống cung ứng sản phẩm du lịch gắn với làng nghề

1.4.3. Giá trị làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch

1.4.3.1. Giá trị về kinh tế

1.4.3.2. giá trị về văn hóa xã hội

1.5. KHÁI QUÁT VỀ TP SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

1.5.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội

1.5.2. Ngành du lịch

1.5.3. Làng nghề truyền thống Trồng hoa kiểng

1.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
GẮN VỚI LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TP SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP

2.1. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
LÀNG NGHỂ TRUYỀN THỐNG TRỒNG HOA KIẾNG

2.1.1. Môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội tại làng nghề truyền thống

2.1.2. Nguồn nguyên liệu và nhân lực làng nghề truyền thống

2.1.3. Cơ sở hạ tầng và kĩ thuật trưng bày hoa kiểng

2.1.4. Quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống

22
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG
NGHỂ TRUYỀN THỐNG TRỒNG HOA KIẾNG

2.2.1. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch

2.2.2. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch và khách du lịch

2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

2.2.4. Nguồn thu từ hoạt động du lịch

2.2.5. công tác quản lí hoạt động du lịch của địa phương

2.2.6. Sự hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề truyền thống

2.2.7. Liên kết, xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch

2.2.8. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
GẮN VỚI LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TP SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG THÁP

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2030

3.1.1.1. Quan điểm

3.1.1.2. Mục tiêu

3.1.1.3. Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề Trồng hoa kiểng
TP Sa Đéc, Đồng Tháp

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI
LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TP SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
3.2.1. Công tác tổ chức, quản lí, quy hoạch phát triển du lịch gắn với làng nghề
3.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch và nguồn nhân lực
3.2.3. Giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

23
3.2.3.1. Nguồn nguyên liệu

3.2.3.2. Phương thức sản xuất

3.2.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch

3.2.3.4. Quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề

3.2.4. Kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn phát huy các giá trị của làng nghề

3.2.5. Bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội ở địa bàn

3.2.5.1. Bảo vệ môi trường tự nhiên

3.2.5.2. Bảo vệ môi trường văn hóa xã hội ở địa bàn

3.2.6. Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá

3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT về Quy


định về bảo vệ môi trường làng nghề.

2. Hoàng Văn Châu, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Yến (2008), Làng nghề du
lịch Việt Nam, Nxb Thống Kê.

3. Vũ Đình Chiến (2021), Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát
triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững, Luận án Tiến sĩ Địa lý,
Trường Đại học Sư phạm Huế.

4. Lê Trọng Cúc (2015), Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững, Nxb ĐHQG Hà
Nội.

5. Vũ Văn Cường (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Trường ĐHKHXH &
NV, ĐHQG Hà Nội.

24
6. Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Trương Thị Thu Hà (2019), “Sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong phát triển du lịch tại Làng Thanh Thủy Chánh”, Tạp chí Khoa học
– Đại học Huế, tập 128, số 6D, tr. 101 - 119.

7. Nguyễn Văn Đại - Trần Văn Luận (1998), Tạo việc làm thông qua khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Thị Hà (2002), Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

9. Vũ Thị Hạnh (2021), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Giải pháp để
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: hướng đi
mới cho du lịch Việt Nam hậu Covid-19, ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Võ Minh Hiếu (2021), “Nghiên cứu sức chứa đối với phố cổ Hội An trong việc
hoạch định chính sách phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5 (2), tr. 983-990.

11. Nguyễn Việt Hoàng và Nguyễn Thị Việt Hưng (2020), “Du lịch cộng đồng
vùng biển đảo: những mô hình điểm sáng”, Tạp chí Du lịch, Bộ VH-TT-DL, ISSN
08667373, số 8/2020, tr 10-12.

12. Trịnh Phi Hoành (2013), “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học, tr, 76-84, số 1.

13. Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà
Nội.

14. Lư Hội (2005), Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng - bánh phồng Sơn Đốc, Sở Văn
hóa Thông tin Bến Tre.

15. Mai Thế Hởn (1998), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu lí luận -
Xã hội.

16. Lê Bá Huy và Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng, tái bản
lần 2, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

25
17. IUCN và Cục Môi trường (1998), Bên kia chân trời xanh - Các nguyên tắc của
du lịch bền vững, Cục Môi trường xuất bản, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Khoát (1998), “Phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghiệp.

19. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường Du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

20. Phạm Trung Lương (2002), Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự
tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải
Phòng, Đề tài KHCN cấp Bộ, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

21. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn tỉnh
Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ, ĐHQG Hà Nội, Việt Nam.

22. Nguyễn Trọng Nhân và Lê Văn Thông (2011) “Nghiên cứu phát triển du
lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học Trường
Đại học Cần Thơ, số 18a, tr. 228-239.

23. Nguyễn Nguyên Phong (2021), “Một số giải pháp phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học
Quốc gia: hướng đi mới cho du lịch Việt Nam hậu Covid-19, ĐHQG Hà Nội, Trường Đại
học KHXH & NV, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 46, 698-707.

24. Nguyễn Hồ Phong và Nguyễn Thị Việt Nga (2021), “Phát triển bền vững loại
hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam nhìn từ góc độ lí thuyết sinh thái nhân văn”, Kỉ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia: hướng đi mới cho du lịch Việt Nam hậu Covid-19, ĐHQG
Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 37, tr. 553 - 563.

25. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - lí thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb Khoa học
và Kĩ thuật, Hà Nội.

26. Trần Đức Thanh và cộng sự (2014), Du lịch sinh thái cộng đồng và an sinh xã
hội tại vườn Quốc gia Cúc Phương, Nxb ĐHQG Hà Nội.

27. Trần Thị Thủy (2017), Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của
người Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, Nxb Thế giới.

26
28. Đặng Thị Phước Toàn (2021), “Du lịch cộng đồng: Hướng phát triển du lịch bền
vững cho tỉnh Khánh Hòa”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: hướng đi mới cho du
lịch Việt Nam hậu Covid-19, ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, 44, tr 666-678.

29. Tổng cục Du lịch - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013). Đề án phát triển
du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
đến năm 2020. Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch.

30. Đoàn Nguyễn Khánh Trân và Bùi Thu Hoài (2021), “Nghiên cứu tác động của
yếu tố môi trường trong phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa
phương”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: hướng đi mới cho du lịch Việt Nam hậu
Covid-19, ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV, Nxb Đại học Kinh tế Quốc
dân, 34, tr. 496 - 511.

31. Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), “Đánh giá phát triển du lịch
biển đảo bền vững Vịnh Bái Tử Long”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6:
895-905.

32. Phạm Quốc Tuấn (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển
- hải đảo tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ Du lịch, ĐHQG Hà Nội.

33. UNWTO và UNEP (2005), Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hội đồng
KHKT, Tổng cục Du lịch dịch và xuất bản, Hà Nội.

34. La Nữ ánh Vân (2019), “Phát triển du lịch cộng đồng làng chài Mũi Né, tỉnh
Bình Thuận”, Kỉ yếu Hội thảo “Phát triển bền vững du lịch cộng đồng - TCVN về chất
lượng dịch vụ trong thời kì hội nhập”, tr. 189-201.

35. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) công bố
“Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”.

36. Nguyễn Quang Việt - chủ biên (2010), Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng
lao động trong các làng nghề truyền thống, Nxb Lao động Xã hội.

37. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

27
38. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch Du lịch, tái bản lần 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

39. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Bùi Thị Hải Yến (2017), Tuyến điểm Du lịch Việt Nam, tái bản lần 9, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

41. Lê Thanh Yến và cộng sự (2021), “Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở
tỉnh đồng tháp hiện nay”. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, tập 10, số 2, tr. 110-
120.

B. Tiếng nước ngoài

42. Benur, A. M., & Bramwell, B. (2015). Tourism product development and
product diversification in destinations. Tourism management, 50, 213-224.

43. Cleaver, M., Muller, T. E., Ruys, H. F., & Wei, S. (1999). Tourism product
development for the senior market, based on travel-motive research. Tourism Recreation
Research, 24(1), 5-11.

44. García-Rosell, J. C., Haanpää, M., Kylänen, M., & Markuksela, V. (2007).
From firms to extended markets: A cultural approach to tourism product development.
Tourism: An International Interdisciplinary Journal, 55(4), 445-459.

45. Greg Richards and Derek Hall (2002), Tourism and Sustainable community
Development, puhlished in the Taylor and Francix, e – Library.

46. Engeset, A. B., & Heggem, R. (2015). Strategies in Norwegian farm tourism:
Product development, challenges, and solutions. Scandinavian Journal of Hospitality and
Tourism, 15(1-2), 122-137.

47. Funda Varnacı Uzun và Mehmet Somuncu (2015), “Evaluation of the


Sustainability of Tourism in Ihlara Valley and Suggestions”, European Journal of
Sustainable Development, 4 (2), 165 - 174.

48. Ilham Junaid, M. Sigala, Azilawati Banchit (2020) “Implementing community-


based tourism (CBT): Lessons learnt and implications by involving students in a CBT
project in Laelae Island, Indonesia”, Published 20 November 2020, Education Journal of

28
Hospitality Leisure Sport & Tourism Education DOI:10.1016/j.jhlste.2020.100295;
Corpus ID: 229493653.

49. Jarkko Saarinen & Jayne M. Rogerson (2021), Tourism, Change and the Global
South. ISBN 9780367549534. Published June 17, 2021 by Routledge. 276 Pages 27 B/W
Illustrations.

50. Khamsavay Pasanchay & ChristianSchott (2021) “Community-based tourism


homestays' capacity to advance the Sustainable Development Goals: A holistic
sustainable livelihood perspective”. Tourism Management Perspectives. Volume
37, January 2021, 100784.

51. McKercher, B. (2021). The challenge for products that do not fit the destination
image. Journal of Destination Marketing & Management, 22, 100667.

52. Nicole Hausler and Wolfang Strasdas (2000), Community - based Sustainable
Tourism: A Reader, ASSET Press.

53. Peter Wiltshier và Alan Clarke (2019), Community-Based Tourism in the


Developing World: Community Learning, Development & Enterprise, ISBN
9781032337869, Published by Routledge, 240 Pages 5 B/W Illustrations.

54. Scheyvens. R (2002), “Case study: ecotourism and empowerment of local


communities”, Tourism Management, Vol.20, No.2.

55. Smith, S. (2015). A sense of place: Place, culture and tourism. Tourism
Recreation Research, 40(2), 220-233.

56. Sheng-Hshiung Tsaur, Yu-Chiang Lin, Jo-Hui Lin (2006), “Evaluating


ecotourism sustainability from the integrated perspective of resource, community and
tourism”, Tourism Management 27 (4), 640 – 653.

57. Subash Joshi and Rajiv Dahal (2019), “Relationship between Social Carrying
Capacity and Tourism Carrying Capacity: A Case of Annapurna Conservation Area,
Nepal”, Journal of Tourism & Hospitality Education, 9 (2019) 9 - 29.

58. Tek B. Dangi &Tazim Jamal (2016), An Integrated Approach to “Sustainable


Community - Based Tourism”, Department of Recreation, Park & Tourism Sciences,
Texas A&M University, College Station, TX 77843, USA. 8(5), 475. Published: 13 May.

29
59. UNWTO (2013), Sustainable tourism for development, UNWTO, Madrid. Du
lịch bền vững để phát triển, Tổ chức Du lịch Thế giới.
60. UNWTO and UNDP (2017), Tourism and the sustainable development goals -
Journey to 2030, UNWTO, Madrid. Du lịch và các mục tiêu phát triển bền vững - Hành
trình đến năm 2030, Tổ chức Du lịch Thế giới.
61. UNWTO (2019), UNWTO Tourism Definitions, UNWTO, Madrid. Định nghĩa
về du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới.
c. Internet

62. Lê Thị Thanh Kiều (2021), “Phát triển du lịch Làng hoa Sa Đéc – tầm nhìn,
định hướng”, Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp. Truy xuất từ:
https://truongchinhtri.dongthap.gov.vn/ca/web/tct/chi-tiet-bai-viet/-
/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/4618172?plidlayout=6795. 09:45
226/01/2021.

PHỤ LỤC

30

You might also like