You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH
⨳⨳⨳⨳⨳⨳⨳⨳

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU


LỊCH THỂ THAO MẠO HIỂM TẠI MÙ CANG
CHẢI – YÊN BÁI.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Mai


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 20A46010218
Lớp: 2043A02
Khoa Quản trị DV- DL- LH - Trường Đại học Mở Hà Nội

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, khi áp lực
cuộc sống tăng cao, thì nhu cầu nghỉ ngơi của con người lại càng phổ biến trước
nhịp sống công nghiệp căng thẳng. Đây chính là lý do mà ngành du lịch - dịch
vụ tại Việt Nam hay trên toàn thế giới được coi là “ngành công nghiệp không
khói” đem về hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, đóng góp hơn 9% GDP trên toàn thế
giới 1. Tại Việt Nam, theo Tổng cục du lịch, nếu năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn
lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì chỉ sau 5 năm đã tăng gấp 4 lần. Tốc độ
tăng trưởng hàng năm thường đạt mức hai con số, đặc biệt trong giai đoạn 2015-
2019 đạt 22,7% mỗi năm – được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất
trên thế giới. Hiện nay, du lịch được coi là như “con gà đẻ trứng vàng” của nền
kinh tế Việt Nam thời kỳ mở cửa2.

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của du lịch, các sản phẩm du lịch
của Việt Nam cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, du khách hiện nay
không chỉ có nhu cầu tham quan hay nghỉ dưỡng mà còn còn muốn tham gia
nhiều loại hình chuyên biệt hơn như sinh thái, MICE, thể thao, du lịch văn
hóa,... Phát triển đa dạng loại hình cũng giúp tránh du lịch mùa vụ, phát triển
bền vững điểm đến du lịch,..v..v… Trong các loại hình du lịch mới phát triển
gần đây, du lịch mạo hiểm là một loại hình rất được ưa chuộng trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học George
Washington (Hoa Kỳ), những du khách mạo hiểm trẻ và giàu có đã tiêu 89 tỉ
USD năm 2009, không tính chi phí vé máy bay và trang thiết bị. Đồng thời kết
hợp với những dữ liệu và phát hiện của Tổ chức Du lịch thế giới, ước tính 150
triệu chuyến du lịch mạo hiểm đã được thực hiện vào năm 2011 . Du lịch mạo
hiểm cũng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việt Nam có ba phần tư địa
hình là núi, hình thành các dãy núi đá vôi, hang động, sông ngòi chằng chịt. Việt
Nam cũng có các vườn quốc gia rộng lớn, đường bờ biển dài tạo điều kiện cho
phát triển các loại hình thể thao mạo hiểm như: chèo thuyền vượt thác, leo núi,
đua moto, lặn biển, đua thuyền, dù lượn, kinh khí cầu,..v…v… Cùng với đó, vẻ
đẹp nguyên sơ và bản sắc độc đáo của các dân tộc thuộc khu vực Tây Bắc, Tây
Nguyên,… là những “nguyên liệu” tuyệt vời cho các tuyến du lịch mạo hiểm ở
1
Theo Hội nghị Bộ Trưởng du lịch G20 diễn ra ngày 16/05/2012 tại Mexico.
2
Trích trong đề tài khóa luận tốt nghiệp: Du lịch mạo hiểm với sự phát triển du lịch của thị trấn Sapa của sinh
viên Hoàng Đỗ Vân – trường Đại học Văn hóa Hà Nội

2
Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

nước ta. Điều kiện thuận lợi là vậy nhưng du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn
còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết và chưa thực sự phát triển.

Cho đến hiện này, không có nghiên cứu nào lớn về loại hình du lịch này
tại Việt Nam. Hơn nữa, du lịch mạo hiểm mới chỉ được đưa vào áp dụng tại một
số điểm như: treckking tại Sapa, chèo thuyền vượt thác tại Lâm Đồng, lặn tại
Nha Trang, khám phá hang động tại Sơn Đoong… Sự chậm trễ này đến từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có sự dè chừng của các hãng du lịch, lữ hành do nguồn
đầu tư lớn, mất nhiều thời gian làm thủ tục, xin giấy gây tâm lý e ngại. Thực tiễn
cho thấy, thời gian này mất đến vài tháng, thậm chí vài năm mới có đầy đủ giấy
phép3. Thứ 2 là tâm lý dè chừng của khách du lịch vì lo sợ loại hình du lịch
mang đến nhiều rủi ro, như đúng tên gọi “du lịch mạo hiểm”. Và cuối cùng,
quan trọng nhất vẫn là định hướng phát triển của các ban ngành lãnh đạo. Theo
bản phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, có đề cập “Phát triển du lịch
theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại, có trọng tâm” và “khai thác sản phẩm
đặc trưng”. Cho thấy du lịch mạo hiểm bắt đầu được đề cập và chú trọng trong
tương lai.

Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Yên
Bái với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, huyện Mù Cang
Chải nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn và qua đèo Khau Phạ 4. Nơi đây có
nền văn hóa đậm đà truyền thống, hệ thống ruộng bậc thang đồ sộ, quang cảnh
đẹp và khí hậu ôn hòa. Các dãy núi lớn, đèo cao, thung lũng hoa, hệ thống thác,
ghềnh, ruộng bậc thang dưới chân núi,… chứng tỏ Mù Cang Chải hoàn toàn đủ
điều kiện để xây dựng những sản phẩm du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay
chỉ có một sản phẩm được khai thác tại đây, đó là nhảy dù. Nhảy dù là một bộ
phận thuộc du lịch thể thao mạo hiểm và cũng được Mù Cang Chải quảng bá và
phát triển rộng rãi. Nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác hoạt động như
giá thành, chưa có sự hợp tác với người dân địa phương, chỉ có một điểm nhảy
dù cố định,… Hơn nữa, Mù Cang Chải hoàn toàn có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch thể thao mạo hiểm hơn, như leo núi chinh phục đỉnh Lùng Cúng 5,
khám phá thác Pú Nhu, leo núi ở Sống khủng long, đi bộ trong rừng già La Pán

3
Theo vietnamtourism.gov.vn, bài viết về: Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam – tiềm năng và định hướng phát triển
(truy cập ngày 15/03/2022)
4
Đèo Khau Phạ cao 2100m, là đỉnh núi cao nhất trong “tứ đại đỉnh đèo” tại Việt Nam và có quang cảnh rất
hùng vĩ
5
Đỉnh Lùng Cúng thuộc bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Là đỉnh cao nhất nằm
trong dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao 2913m so với mực nước biển

3
Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

Tẩn,… Có rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm tiềm năng chưa được quan tâm
và phát triển rộng rãi. Điều này chứng tỏ, hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng. Công tác quản lý, duy trì và
phát triển du lịch tại đây cũng còn nhiều thiếu sót và cần cải thiện nhằm nâng
cao hiệu quả du lịch, khai thác phổ biến du lịch mạo hiểm đem lại lợi ích kinh
tế, vừa đóng góp vào sự phát triển của địa phương vừa bảo tồn điểm đến.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu về phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm tại Mù Cang
Chải – Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch mạo hiểm, đóng góp vào
hệ thống lý luận hiện nay.
- Đánh giá tình hình khai thác, phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam và
tại Mù Cang Chải.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch mạo hiểm, khai thác hiệu quả tại
điểm du lịch Mù Cang Chải, Yên Bái.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến du lịch mạo hiểm tại
Mù Cang Chải bao gồm: lý thuyết, cách khai thác loại hình du lịch mạo hiểm,
nhóm sản phẩm phù hợp,…

4. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- Phạm vi thời gian: Đề tài được triển khai từ tháng 11 năm 2021 đến tháng
3 năm 2022. Sử dụng các nguồn dữ liệu thu thập mới nhất có thể, được cụ
thể từ năm 2010 đến nay.
- Phạm vi về quy mô mẫu: Tiến hành khảo sát trên quy mô mẫu là toàn bộ
120 hộ dân sống tại vùng lõi ( 3 xã La Pán Tẩn, Chế Ca Nha và Dế Xu
Phình6). Cùng với đó, khảo sát bằng bảng hỏi với 100 khách du lịch
(chiếm 0,004% lượng khách trên năm của huyện7) thực hiện theo phương
pháp ngẫu nhiên phân tầng.
5. Phương pháp nghiên cứu

6
3 xã này có khoảng 500ha ruộng bậc thang, chiếm 47% diện tích ruộng bậc thang của huyện và là điểm thu hút
nhiều du khách nhất
7
Số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch đến địa bàn huyện Mù Cang Chải năm 2019 đạt 250.000 lượt.

4
Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng trong bài
nghiên cứu này với các kỹ thuật sau:

- Nghiên cứu tại bàn: Tài liệu thu thập từ các nguồn uy tín được tiến hành
lựa chọn và xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh,..) nhằm chắt lọc ra những
nội dung phù hợp nhất cho đề tài
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
 120 hộ dân địa phương sống tại 3 xã vùng lõi: La Pán Tẩn, Chế Ca
Nha và Dế Xu Phình. Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 1 năm
2022 đến tháng 3 năm 2022. Phương pháp chọn mẫu tổng thể (tức
toàn bộ hộ dân sống tại 3 xã vùng lõi này).
 100 du khách đến tham quan, du lịch tại huyện Mù Cang Chải.
Thời gian điều tra từ tháng 1 năm 2022. Việc chọn mẫu phi xác
suất và được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, tức
là các phần tử được lựa chọn trong nhóm là như nhau, không ưu
tiên phần tử nào cả.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (Key informant interview): Thực hiện 3 cuộc
phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến của một số chuyên gia có kiến thức
chuyên môn liên quan (trong các lĩnh vực du lịch mạo hiểm, du lịch văn
hóa, …) đánh giá các yếu tố, tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch thể
thao mạo hiểm tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
6. Bố cục nghiên cứu

Đề tài gồm 5 phần: Phần Mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong
đó, phần nội dung gồm những chương sau:

Chương 1: Khái quát về du lịch thể thao mạo hiểm

1.1. Một số nội dung cơ bản về du lịch thể thao mạo hiểm
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm
1.4. Tiêu chí xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm

Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Mù Cang
Chải

2.1. Giới thiệu chung về huyện Mù Cang Chải


2.2. Tiềm năng du lịch mạo hiểm của Mù Cang Chải
2.3. Thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Mù Cang Chải

5
Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

2.3.1. Tình hình khai thác nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm ở
huyện Mù Cang Chải
2.3.2. Một số khó khăn

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch thể thao mạo hiểm ở Mù Cang Chải

3.1. Đề xuất cho việc phát triển loại hình du lịch thể thao mạo
hiểm
3.2. Đề xuất cho việc khai thác loại hình du lịch thể thao mạo
hiểm
3.2.1. Phát triển loại hình mới
3.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu
3.2.3. Triển khai các chiến dịch quảng bá
7. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu
- Đóng góp: Bài nghiên cứu giúp đánh giá những tích cực và hạn chế
trong quy hoạch phát triển du lịch tại Mù Cang Chải. Đưa ra những giải
pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả du lịch tại đây. Bên cạnh việc tạo ra
những sản phẩm du lịch mới cho MCC, việc định hướng phát triển bền
vững cho môi trường cũng như con người tại đây là điều mà tôi luôn
hướng tới trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Hạn chế: Là một sinh viên đại học, tôi không tránh khỏi nhưng sai
sót khi thực hiện bài nghiên cứu này. Mẫu nghiên cứu khi khảo sát khách
du lịch chỉ là mẫu phi xác xuất và chưa mang tính đại diện cho tổng thể do
tôi không đủ điều kiện về kinh tế và thời gian. Tôi sẽ cố gắng khắc phục
trong những nghiên cứu tới của mình.
8. Tài liệu tham khảo

Sách: 1. Tổng cục Du Lịch Việt Nam (2008), Non nước Việt Nam,
NXB Văn hóa, Hà Nội
2. Phạm Trung Lương, Cơ sở khoa học để phát triển du lịch
thể thao mạo hiểm ở miền núi phía Bắc, đề tài cấp bộ.
3. Bộ VH-TT-DL (2011), Báo cáo đề án chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà
Nội
4. Nguyễn Thế Tuân (2014), Phát triển loại hình du lịch mạo
hiểm tại Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học
Văn hóa Hà Nội.

6
Người thực hiện: Phạm Thị Vân Anh

Trang web: 1. Vietnamtourism.gov.vn


2. Yenbai.gov.vn

You might also like