You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÀI KIỂM TRA MÔN


Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học QLKT
Giảng viên giảng dạy: TS. Hồ Thị Minh Phương
Lớp: Quản lý kinh tế - Khóa 25A
Nhóm thực hiện:

STT Họ và Tên
1 Trần Quốc Bảo
2 Võ Thanh Trung
3 Nguyễn Hữu Nghĩa
4 Nguyễn Bích Trâm
5 Nguyễn Thị Lệ Thảo

Bình Định, tháng 10/2022


Câu hỏi 1:
Làm việc nhóm. Mỗi nhóm tìm một bài nghiên cứu (trên internet,
tạp chí) xác định nó thuộc nghiên cứu định tính hay định lượng?
Du lịch sinh thái cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả và làng nghề
truyền thống hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch thế mạnh của Lục
Ngạn nói riêng, Bắc Giang nói chung, thu hút nhiều du khách đến khám
phá và trải nghiệm. Đây là một hướng đi bền vững mà du lịch Bắc Giang
đang chú trọng đầu tư.

Thưởng thức vải thiều Lục Ngạn. Ảnh: Việt Hưng


Phát huy giá trị vùng cây ăn quả và làng nghề truyền thống gắn với
du lịch cộng đồng
Lục Ngạn là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng. Đây là mảnh đất không chỉ có thổ nhưỡng tốt, khí hậu ôn hòa mà
còn là một trong những vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với nhiều loại trái
cây đặc sản nổi tiếng. Trong một năm, Lục Ngạn có 4 mùa hoa trái để thu hút
khách du lịch: từ tháng 1 - 3 có cam V2, táo, hoa mận, hoa cam, bưởi, vải,
mật ong; tháng 5 - 7 có vải thiều; tháng 7 - 8 có nhãn; tháng 9 - 12 có cam,
bưởi, táo, ổi, chuối... Ngoài ra, nhân dân Lục Ngạn còn có kỹ thuật, kinh
nghiệm chăm sóc trái cây ra quả quanh năm như ổi, thanh long, bưởi da xanh,
mít, chuối... Trái cây Lục Ngạn đậm vị, hình thức đẹp nên được người tiêu
dùng ưa chuộng, trong đó trái vải thiều Lục Ngạn đã đăng ký bảo hộ thương
hiệu tại 8 nước, xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia.
Không những vậy, mảnh đất Lục Ngạn giàu truyền thống lịch sử văn
hóa là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,
Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa), có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng
cấp tỉnh, cấp quốc gia, là nơi bảo tồn nhiều di sản văn hóa như chùa Am Vãi,
đền Hả, hát sloong hao, hát sli, hát then, hát lượn. Ẩm thực Lục Ngạn đặc sắc,
có nhiều món ăn ngon đặc trưng theo mùa, theo vùng với hương vị riêng.
Ngoài ra, Lục Ngạn có 3 làng nghề truyền thống là làng nghề mỳ Chũ, xã
Nam Dương; làng nghề rượu Kiên Thành, xã Kiên Thành; làng nghề cây cảnh
thôn Bồng 1, xã Thanh Hải.

Cấm Sơn thức giấc. Ảnh: Nguyễn Thành Sơn


Lục Ngạn quan tâm phát triển du lịch văn hóa gắn với vùng cây ăn quả.
Đến Lục Ngạn, ngoài tham quan hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, các vườn cam
bưởi, vải thiều, táo, ổi, thanh long..., thưởng thức quả ngọt 4 mùa, du khách
còn đi thăm chùa Am Vãi, cảm nhận giây phút yên bình thư thái, hít thở
không khí trong lành của thiên nhiên. Chùa Am Vãi là một trong những ngôi
chùa cổ thời Lý Trần, tọa lạc trên sườn Tây Yên Tử, trên đỉnh núi cao 438m
so với mực nước biển. Đứng từ đỉnh núi du khách có thể quan sát toàn bộ
thung lũng là các làng xóm, vườn cây trái trải rộng, sông Lục Nam uốn lượn
như dải lụa.
Cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa, Lục Ngạn có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ làng Thum, suối
Cặm, suối Đấy, suối Tà Cang... Đây là những địa danh có nhiều tiềm năng,
thế mạnh phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng. Để thúc đẩy du
lịch sinh thái cộng đồng, Lục Ngạn sẽ xây dựng 4 điểm du lịch khu vực hồ
Cấm Sơn gồm các xã Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải; xây dựng 7 điểm
du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả gồm các xã Mỹ An, Tân Mộc; Quý Sơn;
Thanh Hải; Hồng Giang; Tân Quang; Tân Sơn. Đồng thời, xây dựng điểm du
lịch văn hóa tâm linh đền Hả, xã Hồng Giang; chùa Am Vãi, xã Nam Dương.
Lục Ngạn có đủ tiềm năng để thu hút khách tham quan, trải nghiệm du
lịch sinh thái cộng đồng quanh năm, trải rộng các địa phương trong toàn
huyện. Việc xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng thành sản phẩm
du lịch hấp dẫn với 2 không gian du lịch chính là khu vực hồ Cấm Sơn và
vùng cây ăn quả giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập; bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường…

Vườn bưởi ngọt Lục Ngạn. Ảnh: Nguyễn Thành Sơn


Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng theo hướng bền vững
Lục Ngạn đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thành lập hợp tác xã du lịch
cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả tại các xã Mỹ An, Tân Mộc, Quý Sơn,
Thanh Hải, Hồng Giang, Tân Quang, Trù Hựu, Tân Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải,
Cấm Sơn… Mỗi hợp tác xã xây dựng, cải tạo, nâng cấp ít nhất từ 2 - 5 nhà
sàn, nhà ở truyền thống, nhà trưng bày, nhà chòi tại các điểm phù hợp cho
phát triển, thu hút khách du lịch. Cùng với đó, hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật
chất các điểm du lịch; phấn đấu trong giai đoạn có thêm 7 điểm được công
nhận; mỗi điểm du lịch đều có các sản phẩm lưu niệm đặc trưng để giới thiệu,
bán cho du khách. Đến năm 2030, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các hợp tác xã du lịch cộng đồng đã thành lập của giai đoạn trước, đồng thời
xem xét những địa phương có điều kiện phát triển du lịch để tiếp tục thành lập
các hợp tác xã du lịch cộng đồng mới. Lục Ngạn phấn đấu thu hút 1,5 triệu
lượt khách du lịch đến tham quan trải nghiệm vào năm 2030.
Bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn
Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả và
làng nghề truyền thống, Lục Ngạn sẽ tập trung các giải pháp sau:
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá du
lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua mạng xã hội, các hội nghị,
cuộc họp, sự kiện giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch. Tổ chức các chương
trình du lịch theo mùa, theo chủ đề; thi làm phóng sự, sáng tác văn, thơ, âm
nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh về du lịch... Đẩy mạnh ứng dụng cng nghệ thông
tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các kênh truyền thông trên
nền tảng số như website, mạng xã hội, các ứng dụng thông minh; nâng cấp hạ
tầng mạng internet, phủ sóng wifi miễn phí các khu, điểm du lịch đông người
tham quan.
Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch. Tổ
chức lồng ghép hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch với các hoạt động xúc
tiến tiêu thụ vải thiều, hội chợ cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện
Lục Ngạn; thông qua các hội chợ, hội thảo, triển lãm giới thiệu quảng bá về
du lịch, sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với các huyện để tạo sự hấp dẫn
đối với du khách. Đặc biệt quan tâm khai thác phát triển du lịch vùng Di tích
danh thắng Tây Yên Tử, xây dựng các tour tuyến kết nối giữa các điểm đến:
suối Mỡ (Lục Nam) - Tây Yên Tử (Sơn Động) - chùa Am Vãi, thăm vùng cây
ăn quả Lục Ngạn; chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm (Yên Dũng) -
suối Mỡ (Lục Nam) - chùa Am Vãi, vùng cây ăn quả (Lục Ngạn) - Tây Yên
Tử… Phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch để hình thành tour, tuyến đưa
khách du lịch đến với Lục Ngạn, đồng thời phối hợp với các tỉnh lân cận để
liên kết tour, tuyến du lịch.
Tiếp tục đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc biệt là hạ
tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin, các khu vực đón tiếp khách.
Xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư cũng như người dân tham
gia phát triển du lịch; huy động vốn đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch,
khu vui chơi giải trí, phát triển du lịch cộng đồng…
Phát triển các ngành dịch vụ và lĩnh vực hỗ trợ phát triển du lịch, thu
hút đầu tư xây dựng các khu, điểm thương mại giới thiệu các sản phẩm đặc
trưng. Tập trung quy hoạch, sản xuất sản phẩm đảm bảo theo quy trình
VietGap, GlobalGap, hữu cơ… kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng. Đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm
mang tính văn hóa, lưu niệm phục vụ du khách.
Chú trọng phát triển, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục
vụ phát triển du lịch của địa phương…
Nguồn Tạp chí Du lịch
Bài làm
Bài nghiên cứu là nghiên cứu định tính
Bởi vì nội dung bài viết là dạng văn bản kiểu dữ liệu từ ngữ, chỉ sử
dụng từ ngữ khi trình bày phân tích, mô tả bằng lời nói và các hình ảnh đi
kèm; phát triển nội dung qua hình ảnh chi tiết: du lịc cộng đồng của Lục Ngạn
dựa vào đặc điểm tình hình khí hậu, tình hình phát triển nông nghiệp, văn hóa,
lịch sử, ẩm thực, phong cảnh thiên nhiên, từ đó định hướng được giá trị cây
ăn quả là làng nghề truyền thống gắn liền du lịch cộng đồng.
Bài nghiên cứu nhấn mạnh cách tiếp cận quy nạp để đi đến kết luận
khái quát.
Mục tiêu nghiên cứu xây dựng, khái quát hóa thành lý thuyết.
Thiết kế nghiên cứu theo thứ tự.
Chọn mẫu phi xác suất.
Cỡ mẫu, thông tin phản hồi những dữ liệu trong bài được thu thập trong
các báo cáo, không có số liệu cụ thể nền không mất thời gian thu thập.

Câu hỏi 2:
Làm việc nhóm. Mỗi nhóm tìm một bài nghiên cứu (trên
internet, tạp chí) trong đó có xác định câu hỏi nghiên
cứu
Đề tài: Khảo sát và đánh giá thực trạng tham gia du lịch
trải nghiệm: Trường hợp Sinh viên Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành
1. Đặt vấn đề
Du lịch trong giới trẻ đang bùng nổ và là một ngách đầy triển vọng phát
triển của nền du lịch Việt Nam. Theo UNFPA, Việt Nam đang ở trong thời kỳ
tỉ lệ dân số vàng với thành phần thanh thiếu niên (từ 15 đến 29 tuổi) chiếm
đến gần 30% tổng dân số và là bộ phận đông đảo nhất trong cơ cấu dân số cả
nước. Nhiều báo cáo và dữ liệu trên khắp thế giới khẳng định giới trẻ, hay
thanh niên, được coi là thế hệ giàu tiềm năng du lịch nhất, vì họ rất thích đi
chơi và khám phá những điều mới mẻ, sẵn sàng chi "mạnh tay" cho những
trải nghiệm du lịch [7]. Du lịch trong giới trẻ là bộ phận đặc biệt vì tính chất,
tâm lý và động cơ đi du lịch của thanh niên rất khác biệt. Người trẻ đi du lịch
không quá chú trọng vào việc chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ du lịch
thông thường. Thay vào đó, họ đi du lịch vì mong muốn được thỏa mãn
những cảm xúc và hoạt động thể chất mang tính trải nghiệm. Ở khu vực Đông
Nam Á, một bộ phận lớn du khách trẻ chọn hình thức du lịch ba lô hay phượt
nhằm mục đích “đi để trải nghệm”, cảm nhận những giá trị mới [5]. Chính vì
thế, đây là đối tượng cần được các nhà du lịch học quan tâm tìm hiểu, khai
thác ý kiến nhất.
DLTN là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế
cuộc sống trong những môi trường mới. Tham gia DLTN là hoạt động hòa
mình vào thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua
việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là
những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa. Những hoạt
động này sẽ giúp du khách thỏa mãn mong ước trải nghiệm thú vị về cuộc
sống mới, môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, du
khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên
nhiên, văn hóa, xã hội, nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với
cộng đồng tại địa phương [6]. Đây là loại hình du lịch khá mới mẻ và đang là
xu hướng của giới trẻ hiện nay [2]. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các
hoạt động mà khách hàng mong muốn được trải nghiệm trong một tour du
lịch bao gồm: hoạt động tìm hiểu về văn hóa; thám hiểm, mạo hiểm; hoạt
động trải nghiệm liên quan đến biển đảo; và một số hoạt động về nông
nghiệp.
Như vậy, về phía sinh viên, có thể thấy nhu cầu du lịch là rất cao,
những cuộc đi chơi tập thể là rất cần thiết và bổ ích khi xã hội càng phát triển
và nhu cầu khám phá, học hỏi ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Trên cơ sở
đó, tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng tham gia
DLTN của sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành làm hướng nghiên
cứu, vì việc tìm hiểu nhu cầu du lịch của đối tượng sinh viên là rất cần thiết.
Cụ thể, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp Nhà trường và doanh nghiệp
có cái nhìn cụ thể hơn với thực trạng tham gia DLTN của sinh viên, từ đó đề
xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch của sinh viên Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành nói riêng và giới trẻ TP. Hồ Chí Minh nói chung.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Xác định cỡ mẫu
Đối tượng khảo sát là sinh viên thuộc tất cả các cấp bậc đào tạo của
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Những sinh viên tham gia khảo sát là
những cá nhân yêu thích du lịch và có đi du lịch trong nước ít nhất 1 lần trong
vòng 2 năm trở lại đây. Năm 2020, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ước
tính có khoảng 20.000 sinh viên cho cả các bậc đào tạo Đại học và Sau Đại
học. Dựa vào công thức lấy mẫu của Cochran (1977), trong quần thể 20.000
sinh viên (cỡ quần thể > 10.000 cá thể), với độ chính xác tuyệt đối d = 5%,
mức độ chắc chắn về ý nghĩa thống kê Z = 95%, cỡ mẫu nhỏ nhất cần lấy sẽ
là n = 377. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ cần ít nhất 377 đáp viên trả lời hoàn
chỉnh.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát 399 sinh viên Khoa Du lịch
và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với bảng câu hỏi được
soạn thảo sẵn thông qua 2 hình thức là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn trực
tuyến trên Internet,  nhằm phân tích nhu cầu DLTN dựa trên các tiêu chí về
thời gian, hình thức, phương tiện du lịch; mục đích chuyến đi; địa điểm du
lịch; lý do chọn điểm đến; thời gian lưu trú; hoạt động mong muốn trải
nghiệm trong chuyến du lịch.
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp từ bảng hỏi sẽ được xử lý và phân tích
bằng phần mềm với chủ yếu phương pháp thống kê mô tả dưới dạng tần suất
(%), nhằm đánh giá thực trạng tham gia hoạt động DLTN của sinh viên Khoa
Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng tham gia DLTN của sinh viên, tác giả đã phát
phiếu điều tra, tổng số phiếu phát là 420, số phiếu hợp lệ thu về là 399. Đối
tượng điều tra là sinh viên đang theo học học kỳ 2, năm học 2020 - 2021 của
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Kết quả
khảo sát cho thấy, sinh viên nữ (66,9%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên
nam (33,1%). Chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai (67,9%)
tham gia thực hiện khảo sát. Trong mẫu nghiên cứu, số sinh viên ở ngành học
Quản trị Kinh doanh chiếm đa số (54,1%); trong khi đó sinh viên ở ngành
Quan hệ Công chúng và Tâm lý học có tỷ lệ thấp (lần lượt là 3,5% và 4,0%).
Sau cùng, số sinh viên có thu nhập dưới 3 triệu đồng và từ 3 đến 5 triệu đồng
chiếm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu (lần lượt là 43,6% và 39,8%).
Trong thời gian đi học, nhằm gia tăng thu nhập, một số sinh viên đã
tham gia làm việc bán thời gian. Các công việc làm thêm chủ yếu mang tính
chất thời vụ, có thể đi làm ngoài giờ, như: nhân viên phục vụ nhà hàng/quán
cafe (82,9%), kế toán tại khách sạn (10,71%), tiếp tân khách sạn (5,8%),
hướng dẫn viên du lịch (4,4%), nhân viên công ty du lịch (3,5%) và tham gia
quản lý khách sạn (1,9%). Ngoài ra, sinh viên còn làm những công việc khác
như chạy xe công nghệ, bán hàng online, bán hàng tại cửa hàng tiện lợi và tổ
chức sự kiện chiếm 11,5%.
3.2. Đánh giá thực trạng tham gia du lịch trải nghiệm
3.2.1. Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch
Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên chủ yếu tìm hiểu thông tin du
lịch qua Internet, mạng xã hội với tỷ lệ 85,2%; tiếp đến là sự tư vấn của gia
đình, người thân với 37,3%. Ngoài ra, từ các hội nhóm du lịch chung; bạn bè,
thầy cô; công ty du lịch, nguồn thông tin từ báo chí, tạp chí; sách hướng dẫn
du lịch cũng được quan tâm. Sinh viên là những người còn khá trẻ, đang có
xu hướng thích khám phá, tiếp nhận các thông tin quảng bá du lịch từ các
trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như facebook, zalo, viber rất nhanh
chóng.
Phân tích các thực tế hiện đang diễn ra, có thể nhận thấy tiền đề thuận
lợi cho sự phát triển xu thế du lịch cá nhân hóa là: sự kết nối thông tin trên
phạm vi toàn cầu nhờ mạng Internet; các siêu dữ liệu và trang web tìm kiếm
dịch vụ; các phần mềm giao dịch trực tuyến; các thiết bị di động thông minh
như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng; và sự thuần thục kỹ năng trực
tuyến của thế hệ trẻ.
3.2.2. Hình thức và đối tượng cùng đi du lịch
Dựa vào số liệu khảo sát, nhóm đối tượng tham gia du lịch với hình
thức tự tổ chức (204 lượt) chiếm tỷ lệ cao hơn hình thức đi du lịch thông qua
các công ty du lịch (139 lượt) và Nhà trường/Khoa tổ chức thông qua chương
trình học (56 lượt). Trong đó, nhóm đối tượng thích đi du lịch theo hình thức
tự tổ chức tour chiếm 51,1% trong tổng số đối tượng đã đi tham gia DLTN,
bao gồm: hình thức du lịch tự tổ chức tour hoặc đi phượt cùng bạn bè chiếm
tỷ lệ cao nhất 43,1%, hình thức đi du lịch tự đi hoặc đi phượt một mình chiếm
8,0%. Giới trẻ hiện nay có nhu cầu tiêu dùng về du lịch rất cao và cũng rất đa
dạng. Đặc biệt, họ là nhóm du khách sẵn sàng tham gia những hình thức du
lịch mới cho phép họ khám phá và trải nghiệm nhiều hơn về thế giới. Không
phải ngẫu nhiên mà các phong trào du lịch phượt, hay xu hướng du lịch cá
nhân hóa phát triển mạnh trên nhóm đối tượng du khách trẻ [4].
Nhóm đối tượng thích đi du lịch thông qua các công ty du lịch chiếm
khoảng 34,8% trong tổng số đối tượng khảo sát, bao gồm: hình thức mua tour
đi du lịch với gia đình chiếm 25,5%; mua tour đi du lịch với bạn bè chiếm
8,5% và hình thức mua tour đi một mình chiếm tỷ lệ rất thấp 0,7%. Trong khi
đó, có 14,0% đối tượng khảo sát tham gia các hoạt động DLTN do Nhà
trường/Khoa tổ chức thông qua chương trình học. Ngoài ra, từ số liệu khảo
sát cho thấy, đối tượng nghiên cứu thích đi du lịch với bạn bè nhất, kế đến là
gia đình và sau cùng là đi một mình.
3.2.3. Địa điểm đã đi du lịch
Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên chủ yếu tham gia DLTN ở
miền Nam với tỷ lệ lượt chọn khá cao, vùng Đông Nam Bộ với 51,8%, vùng
đồng bằng sông Cửu Long chiếm với 48,6%. Miền Trung và miền Bắc ít được
đáp viên lựa chọn với 16,0% vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; 13,0%
vùng đồng bằng sông Hồng. Mặt khác, sinh viên ưu tiên đi du lịch trong nước
hơn là ra nước ngoài bởi các yếu tố về điều kiện kinh tế, thời gian. Một số ít
đáp viên (10,7%) từng đi du lịch trải nghiệm ở nước ngoài, như Thái Lan,
Campuchia và Malaysia.
3.2.4. Nhu cầu du lịch theo loại hình du lịch
Kết quả khảo sát cho thấy, loại hình có lượt sinh viên tham gia cao nhất
là loại hình du lịch biển có 71,9% đáp viên từng tham gia; 45,8% tham gia du
lịch sinh thái miệt vườn; 43,1% du lịch nghỉ dưỡng; 39,1% du lịch homestay;
33,8% du lịch núi. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Tố Quyên và
cộng sự (2019) khi khảo sát độ tuổi khách tham gia hoạt động du lịch tại quần
đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang cho thấy du khách có độ tuổi từ
18 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (62,1%) [1]. Đây là những người còn khá trẻ
trung, năng động, đã có sự tự lập và thích khám phá đến những điểm du lịch
mới lạ với loại hình du lịch biển.
Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn là một trong các loại hình du
lịch đặc trưng và có thế mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ sinh thái
miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp. Ở miệt vườn,
người dân chuyên canh cây ăn quả, ươm giống cây trồng, trồng hoa, cây
kiểng, khá hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, với cách thức sinh
hoạt của cư dân địa phương có sự pha trộn giữa tính cách của người nông dân
và người tiểu thương đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa đặc thù
được gọi là “văn minh miệt vườn”. Những yếu tố đó kết hợp với cảnh quan
vườn tạo thành dạng tài nguyên hỗn hợp sinh thái nhân văn độc đáo. Đến miệt
vườn, du khách có một số hoạt động và trải nghiệm gồm tham quan cảnh
quan, thưởng thức đặc sản địa phương, dã ngoại, thưởng thức đàn ca tài tử,
tham quan làng nghề, tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của người dân cùng với
một số hoạt động khác như: tát mương bắt cá, xem đua heo, đua chó, xiết khỉ,
câu cá sấu, tham quan nhà cổ, đi xuồng tham quan sông rạch [3]. 
Du lịch homestay là hình thức du lịch đặc trưng của vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Những năm qua, ngành Du lịch ở các địa phương tại khu vực
đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch
homestay và đã đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần không nhỏ
vào sự phát triển của kinh tế địa phương, có thể kể đến những địa điểm điển
hình như: cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), cù lao
Tân Lộc (Cần Thơ).
Các loại hình du lịch làng nghề, du lịch mạo hiểm, du lịch di sản, du
lịch khám phá không được nhiều sinh viên lựa chọn tham gia. Có 23,5% đáp
viên từng tham gia du lịch văn hóa; 22,8% du lịch di sản; 15,5% du lịch làng
nghề và 6,2% du lịch mạo hiểm.

3.2.5. Các hoạt động trong chuyến DLTN


Theo kết quả thống kê, phần lớn đáp viên tham gia loại hình du lịch
biển, du lịch sinh thái miệt vười và du lịch nghỉ dưỡng nên có các hoạt động
như: tham gia các hoạt động thể thao trên biển; nghỉ dưỡng, trải nghiệm các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tìm hiểu ẩm thực địa phương, tự tay chế biến các
món ăn đặc sắc; tham quan khu sinh thái, tìm hiểu sự đa dạng sinh học thiên
nhiên chiếm tỷ lệ vượt trội (30% - 45%). Ngoài ra, hoạt động tham quan, tìm
hiểu, tham gia hoạt động trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử, bảo tàng
chiếm tỷ lệ 38,10%, vì liên quan đến một số học phần do nhà trường/khoa tổ
chức cho các sinh viên kết hợp với học tập trải nghiệm. Các hoạt động về du
lịch văn hóa cũng được đông đảo sinh viên tham gia với tỷ lệ đáng kể (20 -
25%) gồm có: tham gia các sự kiện lễ hội địa phương, trải nghiệm các trò
chơi dân gian; thưởng thức các làn điệu dân ca, ngâm thơ, điệu lý câu hò.
Còn lại một số hoạt động về du lịch nông nghiệp và ngư nghiệp không
được nhiều đáp viên lựa chọn tham gia như tham gia các hoạt động hằng
ngày, trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc; trở thành nông dân trồng rau,
hái trái cây, làm vườn, giặt lúa, giã gạo; tham gia hoạt động làng chài, làm
ngư dân, kéo lưới, bắt cá, câu mực, lặn bắt hải sản; tham quan và trải nghiệm
tại các làng nghề, làm gốm, dệt lụa, thiêu tranh.
3.2.6. Mục đích tham gia hoạt đông DLTN
Số liệu khảo sát cho thấy, hầu hết đối tượng nghiên cứu đi du lịch với
mục đích tham quan giải trí chiếm tỷ lệ 39,1% trên tổng mẫu điều tra; thỏa
mãn sự tò mò, đam mê du lịch chiếm tỷ lệ 32,5%; chỉ đi theo người thân, bạn
bè chiếm 13,0%; với mục đích phù hợp lĩnh vực học tập, nghiên cứu là 8,7%
và những mục đích đi du lịch khác, như: có sẵn trong chương trình tour và do
công ty du lịch giới thiệu chiếm tỷ lệ lần lượt 4,0% và 2,0%.
Kết quả này cho thấy, những áp lực của cuộc sống, học tập đã ảnh
hưởng tương đối khá cao đến nhu cầu được thư giãn, vui chơi lấy lại tinh
thần; hay thỏa mãn sự tò mò, đam mê du lịch trong đối tượng sinh viên. Điều
này phù hợp với xu hướng du lịch cá nhân hóa đang được xem lại là một
trong các xu thế mới nổi lên của du lịch hiện đại. Du lịch cá nhân hóa được
hiểu là kiểu du lịch mà việc ra quyết định về chuyến đi, quyết định lựa chọn
dịch vụ và lựa chọn điểm đến đều xuất phát từ sở thích cá nhân, hướng đến
các trải nghiệm cá nhân và được thực hiện bởi chính mỗi cá nhân.
Hình 2: Mục đích tham gia hoạt động du lịch trải nghiệm

nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021


Ngày nay, du lịch đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu
trong đời sống cộng đồng. Khi mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu đối với các dịch vụ vui chơi giải trí cũng ngày càng tăng, trong đó có nhu
cầu du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, người tham gia có thể thư giãn sau
những ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng, đồng thời để mở rộng sự hiểu
biết, tự khẳng định bản thân. DLTN khích lệ du khách hòa mình vào thực tế
cuộc sống tại các điểm đến du lịch không chỉ thông qua việc tìm hiểu thông
tin cách cặn kẽ, chi tiết mà còn tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai
trò là những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa. Thông
qua những hoạt động đó, du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị về
cuộc sống nơi những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày,
cũng như tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên,
văn hóa - xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng
đồng tại địa phương.
Như vậy, DLTN đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ du khách,
điều này khá tương đồng với nhiều báo cáo khác về diễn biến và xu hướng du
lịch thế giới trong thời gian gần đây. Việc đầu tư phát triển các hình thức này
như là sự tất yếu,  mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển ngành Du lịch của
các địa phương.
4. Kết luận
Kết quả khảo sát thực trạng tham gia hoạt động DLTN của sinh viên
lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn đang theo học tại Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành cho thấy xu hướng DLTN hiện nay đang ngày càng gia
tăng cùng với sự thay đổi về nhu cầu của du khách, đặc biệt là giới trẻ. Tham
gia DLTN, sinh viên thực sự đam mê tìm hiểu và khám phá, có khả năng
thích nghi và hòa nhập với môi trường mới, có thái độ tôn trọng những giá trị
riêng biệt tại điểm đến. Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc sinh viên trực
tiếp tham gia hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút
ra kinh nghiệm. Hình thức DLTN đều hướng đến đảm bảo tiêu chuẩn quan
trọng là làm giàu tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống cho du khách nhờ quá
trình tiếp cận và hội nhập một cách tích cực nhất.
Lời cám ơn:
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ và tạo điền kiện
thuận lợi của tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch và Việt Nam học,
Viện Khoa học Xã hội liên ngành thuộc Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
trong việc thiết kế bản câu hỏi, tiến hành khảo sát dữ liệu.
Nguồn tạp chí Công Thương
Bài làm
Các câu hỏi đặt ra vấn đề nghiên cứu
Câu 1:Du lịch trải nghiệm là gì?
Câu 2: Du lịch trải nghiệm đối với sinh viên Trường Nguyễn Tất
Thành?
Câu 3: Có bao nhiêu sinh viên yêu thích du lịch và có đi du lịch ít nhất
1 đến 2 lần trong 2 năm trở lại?
Câu 4: Các câu hỏi được soạn thảo sẵn thông qua 2 hình thức là phỏng
vấn trực tiếp và phỏng vấn trực tuyến trên Internet,  nhằm phân tích nhu cầu
DLTN?
Câu 5: Phát phiếu điều tra cho 420 sinh viên đang học năm 2 của
Trường Nguyễn Tất Thành ?
Câu 6: Đánh giá thực trạng đi du lịch trải nghiểm trong sinh viên
Trường Nguyễn Tất Thành ?
Câu 7: Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch ?
Câu 8: Hình thức và đối tượng cùng đi du lịch ?
Câu 9: Địa điểm đã đi du lịch ?
Câu 10: Nhu cầu du lịch theo loại hình du lịch ?
Câu 11: Mục đích tham gia hoạt đông DLTN ?
Câu 12: Kết luận vấn đề đặt ra ?

You might also like