You are on page 1of 167

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đào Ngọc Anh

B¶O TåN Vµ PH¸T HUY DI S¶N V¡N HãA NG¦êI H’M¤NG


TH¤NG QUA DU LÞCH CéNG §åNG ë B¶N SÝN CH¶I,
HUYÖN SA PA, TØNH LµO CAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đào Ngọc Anh

B¶O TåN Vµ PH¸T HUY DI S¶N V¡N HãA NG¦êI H’M¤NG


TH¤NG QUA DU LÞCH CéNG §åNG ë B¶N SÝN CH¶I,
HUYÖN SA PA, TØNH LµO CAI

Chuyên ngành: Văn hoá học


Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LƢƠNG HỒNG QUANG

Hà Nội - 2016
1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án Tiến sĩ: “Bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa người H’Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai” là do tôi viết.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
Chương 1: BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI DỰA
VÀO DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ........................................................................... 18
1.1. Khái niệm bảo tồn và phát huy .................................................................. 18
1.2. Khái niệm văn hóa tộc người..................................................................... 22
1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa ........................................................... 24
1.4. Di sản văn hóa tộc người và giá trị di sản văn hóa tộc người ................... 26
1.5. Bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng đồng ............. 30
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 44
Chương 2: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO TIỀM
NĂNG VĂN HÓA TỘC NGƯỜI ........................................................................ 45
2.1. Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa ......................................................... 45
2.2. Khái quát chung về Sín Chải ..................................................................... 54
2.3. Sín Chải trong bối cảnh du lịch cộng đồng ở Sa Pa .................................. 72
2.4. Bài học kinh nghiệm chung từ Sín Chải và Sa Pa ..................................... 92
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 98
Chương 3: CÁC LUẬN GIẢI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN
HÓA TỘC NGƯỜI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................... 99
3.1. Du lịch cộng đồng là phương pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
tộc người ........................................................................................................... 99
3.2. Từ trường hợp Sín Chải, đề xuất các lý luận ........................................... 116
3.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 121
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 130
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 136
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 150
3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFD : Cơ quan phát triển Pháp


Ch.b : Chủ biên
FDI : Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
H.d : Hiệu đính
ICOMOS : Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ
ITDR : Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
IUCN : Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
KOICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
NCKH : Nghiên cứu khoa học
Nxb : Nhà xuất bản
SNV : Tổ chức phát triển du lịch Hà Lan.
TP : Thành phố
Tr : Trang
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc
USD : Đồng đô la Mỹ
VGGS : Chiến lược tăng trưởng xanh
VIRI : Viện nghiên cứu phát triển nghề nông thôn
4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bảo tồn di sản và phát triển du lịch là
hai lĩnh vực dường như mâu thuẫn với nhau. Quan điểm này xuất phát từ
nhận định: Sự có mặt của du lịch đã làm tan rã nhiều cộng đồng truyền thống
và làm biến mất những phong tục cổ truyền của nhiều tộc người bản địa.
Không những thế, xu hướng thương mại hoá do ảnh hưởng của phát triển du
lịch đã khiến nỗ lực bảo tồn di sản văn hoá của các cộng đồng, đặc biệt các
cộng đồng tộc người thiểu số, của ngành Văn hoá trở thành “dã tràng xe cát”.
Tuy nhiên, nhiều học giả, tiêu biểu là Getz và MacCannell phản bác ý
kiến trên. Họ cho rằng, phát triển du lịch và bảo tồn di sản có thể hỗ trợ nhau
cùng tồn tại, hay nói cách khác, đó là quan hệ đôi bên cùng có lợi. Như vậy,
vấn đề nằm ở chỗ sử dụng cách thức khai thác du lịch cũng như cách thức
khai thác di sản.
Thực tế cho thấy, phát triển du lịch dựa vào tiềm năng văn hoá là một
hướng đi đã được khai thác và đúc kết thành một xu hướng phát triển du lịch,
trong đó văn hoá là yếu tố nội sinh của du lịch. Phát triển du lịch là một
phương thức để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá truyền thống của cộng
đồng, làm sống lại nền văn hoá truyền thống nhiều màu sắc của dân tộc. Bên
cạnh đó, xu hướng này cũng bộc lộ một số hạn chế cần nghiên cứu giải quyết.
Du lịch đang phát triển nhanh, được nhiều quốc gia xác định là “con gà
đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế, một ngành dịch vụ quan trọng hoặc mũi nhọn
để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày nay xuất hiện nhiều loại hình du
lịch như du lịch sinh thái (ecotourism), du lịch dựa vào thiên nhiên (nature
tourism), du lịch xanh (green tourism), du lịch văn hóa (culture tourism),…
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người ngày một đa dạng.
Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (community - based tourism) tuy
mới phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc vào những năm 1980
5

của thế kỷ XX, nhưng đã nhận được sự tham gia mạnh mẽ của khách du lịch
các nước trên thế giới. Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi về cảnh quan
thiên nhiên, đa dạng văn hóa, du lịch đang từng bước được khai thác và phát
triển. Loại hình du lịch cộng đồng đã được triển khai tại một số địa phương và
bước đầu thu được kết quả khả quan như bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình của
người Thái); Suối Voi, xã Lộc Tiên (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế); làng Pác
Ngòi (người Tày) và Làng Bò Lũ (người Dao) ở vườn quốc gia Ba Bể…, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống.
Trong những năm gần đây, du lịch Lào Cai phát triển mạnh, đặc biệt là
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Mỗi năm các điểm du lịch cộng đồng thu
hút hàng vạn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần giải quyết
công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào địa phương.
Sín Chải, một bản thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một
tuyến trong hệ thống du lịch của Sa Pa. Đây là địa danh du lịch kì thú và là địa
bàn cư trú chủ yếu của người H’Mông. Sín Chải chứa đựng nhiều điều kiện
thuận lợi cả về cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng nhân văn để phát triển loại
hình du lịch cộng đồng. Trên thực tế, mô hình du lịch cộng đồng tại Sín Chải
đang trong giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu. Tuy nhiên, những tác
động từ du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đang có những biểu
hiện ngày một rõ hơn tới đời sống kinh tế, xã hội cũng như truyền thống văn hóa
của đồng bào H’Mông tại nơi đây. Bên cạnh đó, mô hình du lịch cộng đồng tại
Sín Chải còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, thiếu đi tính bền vững.
Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết với việc nghiên cứu, đánh giá, định
hướng nhằm phát triển du lịch cộng đồng đặt trong mục tiêu bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa tộc người nói chung, người H’Mông tại Sín Chải nói riêng.
Nhìn chung, du lịch cộng đồng ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu
vào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường tự nhiên, chưa
6

thật sự quan tâm đến yếu tố bảo tồn văn hóa truyền thống. Trong khi đó, giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc là nền tảng, nguồn lực tạo ra sản phẩm phục
vụ phát triển du lịch thì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các Ban,
Ngành, cơ quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, du
lịch cộng đồng được xem như một giải pháp để giải quyết những bất cập này.
Tuy nhiên, từ lý thuyết đến sự phát triển du lịch cộng đồng trong thực tế còn
gặp rất nhiều khó khăn. Một loạt những câu hỏi đặt ra cần câu trả lời để phát
triển du lịch cộng đồng ở một địa bàn cụ thể (như Sín Chải chẳng hạn) là: Văn
hóa và du lịch có mối quan hệ với nhau như thế nào? Du lịch có thực sự góp
phần bảo tồn hay phá vỡ các giá trị văn hóa của người dân địa phương? Cộng
đồng địa phương có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của họ trước tác động của du lịch? Cộng đồng đã bảo
vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dưới tác động của du lịch như
thế nào?...
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H„Mông thông qua du lịch cộng
đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình, với hy vọng sẽ góp thêm những hiểu biết về người H’Mông cùng hoạt
động du lịch, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn
hóa quý báu của dân tộc, quảng bá giới thiệu nét văn hóa đặc sắc đến bạn bè,
du khách trong nước và quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các học giả nước ngoài
Du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng đóng vai trò quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa. Loại hình du lịch này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các
nhà kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học trên thế giới. Du lịch cộng đồng hình
thành và phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc vào những năm 1980. Ở
7

châu Á, khái niệm du lịch cộng đồng thực sự phổ biến từ những năm 1990 trở
lại đây. Nhà nghiên cứu Jafiri đã tập hợp các nghiên cứu về du lịch có sự
tham gia của cộng đồng và phân thành một số xu hướng phát triển chính. Xu
hướng “Tán thành” phát triển vào những năm 1960, xu hướng “Cẩn trọng”
vào những năm 1970 và cuối cùng là xu hướng “Thích nghi”. Ông cho rằng
du lịch có sự tham gia của cộng đồng ra đời từ xu hướng “Thích nghi” này.
Nhà nghiên cứu Saariemen lại nhìn nhận du lịch cộng đồng trên cơ sở
phát triển bền vững dưới hai phương diện tiếp cận. Cách tiếp cận thứ nhất:
bền vững về môi trường tự nhiên là động lực chính để phát triển du lịch; Cách
tiếp cận thứ hai: bền vững trong các hoạt động. Với cách tiếp cận này ông coi
du lịch làm trung tâm, trong đó ông nhấn mạnh tính bền vững của ngành du
lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới cộng đồng.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausler và Wolfgang Strasdas lại chú trọng đến
vấn đề người dân tham gia vào các hoạt động quản lý du lịch tại địa phương
và lợi ích kinh tế có được từ du lịch mà kinh tế địa phương thu được. Theo
Giáo sư Hsien Hue Lee, Hiệu trưởng Trường đại học cộng đồng Hsin Hsing
(Đài Loan): “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các
điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Đồng thời
khuyến khích và tạo ra các cơ hội về tham gia của người dân địa phương
trong du lịch” [108, tr.49]. Còn theo Sproule (1998) và Leksakundilok (2004),
cho rằng các điểm du lịch do cộng đồng quản lý, khai thác và hưởng lợi thì
được gọi là du lịch cộng đồng.
Năm 2000, tác giả Nicole Hausler - Wolfgang Strasdas trong công trình
nghiên cứu du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (Community based
sustainable tourist), nhấn mạnh: du lịch cộng đồng bền vững là hình thức du
lịch liên kết sự phát triển bền vững của địa điểm du lịch sinh thái và các hoạt
động quản lý của cộng đồng. Đặc trưng của du lịch cộng đồng bền vững là áp
dụng các đặc điểm sinh thái, tự nhiên và kinh tế địa phương với các mô hình
8

kinh doanh du lịch sinh thái. Điều này cho phép sự tham gia của người dân
địa phương ở cấp quản lý, từ đó tạo nên sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi
trường, góp phần đảm bảo môi trường và phát triển của cộng đồng. [108].
Những đóng góp của các học giả nước ngoài là những cơ sở quan
trọng, giúp hiểu rõ hơn về cách thức phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.
2.2. Các học giả trong nước
Các nghiên cứu về du lịch có sự tham gia của cộng đồng mới được đề
cập nhiều từ những năm 90 của Thế kỷ 20 trở lại đây. Tuy nhiên, đã có một số
nghiên cứu về du lịch cộng đồng, cũng như những tác động của du lịch cộng
đồng đến đời sống của người dân địa phương. Một trong những nhà nghiên
cứu sớm về cộng đồng nói chung tại Việt Nam là công trình của hai tác giả Tô
Duy Hợp và Lương Hồng Quang về Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận
dụng (2000) đã đưa ra một số điểm đặc trưng của phát triển cộng đồng, tạo
tiền đề lý thuyết để vận dụng nó vào thực tiễn phát triển du lịch. Trong nghiên
cứu của mình, hai tác giả đã nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm trong
phát triển cộng đồng. Mục tiêu phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng,
phát triển nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát
triển năng lực tự quản cộng đồng. [51, tr.50]
Trong công trình nghiên cứu Du lịch và du lịch sinh thái (2003), tác giả
Thế Đạt đã đề cập đến du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương. Du lịch sinh thái nhấn mạnh đề cao yếu tố giáo dục, nâng cao ý
thức con người trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những
giá trị văn hóa do con người đặt ra. [32]
Trong cuốn Du lịch bền vững (2001), hai tác giả Nguyễn Đình Hòe và
Vũ Văn Hiếu đã đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, giới thiệu mối
quan hệ giữa du lịch với môi trường. Qua đó, đưa ra các khái niệm, chính
9

sách, quy tắc phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, trong cuốn sách này, các
tác giả còn đề cập đến việc khai thác phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
những vùng du lịch miền núi. [49]
Nghiên cứu về xây dựng và phát triển mô hình du lịch có tác giả Lê
Thạc Cán trong cuốn Bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với cộng đồng tại vườn
quốc gia Ba Bể, đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng - du lịch Ba Bể trên
cơ sở phân tích những thuận lợi và tiềm năng khu vực. Tác giả đưa ra kết luận
rằng: Việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể phải gắn với sự hài hòa
giữa phát triển kinh tế và công tác bảo tồn, luôn coi trọng tính bền vững. Do
đó, các hoạt động về du lịch tại đây, đặc biệt là du lịch sinh thái cần phải đứng
trên quan điểm tài nguyên và môi trường.
Trong chương trình hợp tác Quỹ Á Châu phối hợp với Viện Nghiên
cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) triển khai dự án Du
lịch làng nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh đã tập hợp và xuất bản cuốn
Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. Trong cuốn sách, tác giả đã
chia nguồn tài nguyên du lịch thành 2 nhóm là nguồn tài nguyên liên quan
đến yếu tố văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên làm nền tảng. [110]
Nghiên cứu về du lịch cộng đồng còn nhiều công trình khác như: Phát
triển du lịch cộng đồng tại Tây Nam Bộ của Đặng Văn Hữu, Nghiên cứu điều
kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang của
Nguyễn Đức Khoa, Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu
du lịch Tràng An - Bái Đính tỉnh Ninh Bình của Dương Thị Thủy; Nghiên cứu
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của hai tác giả Trần Thị Lan và Phạm
Trung Lương… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích những tiềm năng
và lợi thế khai thác du lịch của từng vùng, xây dựng mô hình phát triển phù
hợp với từng khu vực, dựa trên cơ sở lý thuyết chung về du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, ở nước ta đã có một số hội thảo bàn về du lịch cộng đồng
như: Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
10

năm 2003; Tổng cục Du lịch và Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế tổ
chức (3/2008), Hội thảo Xin ý kiến về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai năm 2012. Nội dung các hội thảo
phần lớn đều phân tích những điều kiện, nguồn lực và hiện trạng hoạt động du
lịch tại các khu vực, qua đó nêu lên định hướng và giải pháp phát triển du lịch
cộng đồng trong tương lai.
Liên quan đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về du lịch cộng đồng
ở Sa Pa, phải kể đến công trình Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai (2000) của hai tác giả Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai
Lan, tiếp cận vấn đề du lịch gắn với đồng bào các dân tộc tiểu số ở Sa Pa.
Trong đó, các tác giả đã phân tích nêu bật những tiềm năng về môi trường tự
nhiên, văn hóa của các dân tộc để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn có
thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. [48]
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định về sự đa dạng và phong phú của
các tài nguyên du lịch của Sa Pa có thể đáp ứng những nhu cầu thể chất, văn
hóa tinh thần đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra Sa Pa
còn gợi mở cho du khách khám phá thêm nhiều điều mới lạ về sự hấp dẫn kì
thú của nó, nhiều hơn so với những gì mà trước khi tới, người khách đã đặt
mục đích cho mình hay kì vọng cho chuyến đi. [48]
Gần đây, trong luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Ngọc Thắng (2010),
Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai, tác giả đã đưa ra
một mô hình phát triển liên kết du lịch mới, coi đó là một giải pháp cho việc
góp phần xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Lào Cai. [126]
Nghiên cứu về du lịch dưới góc độ bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của người H’Mông ở Sa Pa có tác giả Trần Hữu Sơn với
công trình Tác động của du lịch đến các “giao” của người H‟Mông ở Sa Pa.
Công trình phân tích một cách hệ thống những tác động tích cực và hạn chế
của du lịch đối với người H’Mông ở Sa Pa. Đồng thời, đưa ra những giải pháp
11

nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông gắn với
phát triển du lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến người H’Mông ở
Sa Pa. [123]
Gần đây, tổ chức KOICA, trường Đại học Hanyang (2014) đã xây dựng
báo cáo Dự án lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Lào Cai. Đây
là một nguồn tài liệu khá dày dặn, đầy đủ về tình trạng và phương hướng phát
triển du lịch của tỉnh Lào Cai. Báo cáo đã chỉ ra “tiềm năng du lịch và văn
hóa đa dạng của Lào Cai được ưu đãi nhưng chưa được sử dụng một cách
hiệu quả. Hiện tại, Lào Cai chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở
hạ tầng như đường sá, điện, nước, xử lý rác thải, nước thải, nhà vệ sinh. Lịch
trình du lịch cũng như địa điểm du lịch còn yếu kém và cần cải thiện chất
lượng các sản phẩm đồ lưu niệm du lịch. Ở Lào Cai, nhiều dân tộc thiểu số
đang sinh sống nên có nhiều tiềm năng du lịch và đa dạng. Những tiềm năng
này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. [70, tr.4]
Mục đích của dự án: nhằm hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng
xanh (VGGS) mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Thông qua thực hiện
dự án này có thể chuẩn bị luận cứ cho việc lập mô hình phát triển xanh, có thể
xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng xanh trong lĩnh vực du lịch ở
Lào Cai. Thông qua quá trình thực hiện dự án này, không chỉ nâng cao năng
lực quy hoạch về phát triển du lịch bền vững ở Lào Cai mà còn nâng cao nhận
thức về phát triển du lịch bền vững, tăng trưởng xanh của Lào Cai. [70, tr.6]
Trong phần Kế hoạch thực hiện dự án chiến lược trọng tâm, các tác giả
đã chỉ ra việc phải “duy trì và phát triển du lịch cộng đồng”. Trong đó nhấn
mạnh: Sự tham gia của cộng đồng là một trong những phương thức quan
trọng để đạt được phát triển du lịch bền vững; Ở khu vực nhạy cảm về văn
hóa và môi trường sinh thái, cộng đồng tham gia vào du lịch sẽ góp phần phát
triển du lịch bền vững như xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa và môi
trường địa phương; Thông qua dự án này, phát hiện muốn tham gia vào ngành
12

du lịch; Phát hiện cộng đồng bền vững, phát triển thành cộng đồng du lịch…
[70, tr.179]
Có thể thấy, các nghiên cứu còn mang nặng tính lý thuyết. Một số
nghiên cứu đã có những góc nhìn khác nhau trong phương pháp tiếp cận lấy
cộng đồng làm nền tảng, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều
những khó khăn, những ý kiến của cộng đồng địa phương chưa thực sự được
quan tâm. Bên cạnh đó, còn thiếu các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy văn
hóa tộc người gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Do đó, vấn đề “Bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa người HMông thông qua du lịch cộng đồng ở bản
Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” đến nay chưa có tác giả nào khai thác,
nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề
này là rất cần thiết.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế đã đặt
ra các vấn đề sau:
- Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, trong đó có văn hóa tộc người là
một cơ sở quan trọng để phát triển du lịch, song tính hai mặt của quá trình này
đã khiến cho việc triển khai các quan điểm bảo tồn và phát huy di sản bằng du
lịch không phải là một bài toán đơn giản.
- Văn hóa tộc người, là một dạng tài nguyên nhân văn, cần có những
đánh giá và xác định về khả năng có thể trở thành các sản phẩm văn hóa hay
không. Điều đó cho thấy không phải tất cả các loại hình văn hóa tộc người
đều có thể trở thành sản phẩm du lịch.
- Cộng đồng tại chỗ có một vai trò quan trọng, song việc làm thế nào để
nâng cao năng lực quản lý của họ trong tiến trình bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch vẫn là một vấn đề còn có những tranh luận.
- Điều hòa các lợi ích giữa các bên tham gia tiến trình bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là một yếu tố quan trọng, song
làm thế nào cân bằng các lợi ích trong những trường hợp cụ thể, lại không có
13

câu trả lời chung, cần có những nghiên cứu và phát triển các lời giải mang
tính thực tiễn của từng trường hợp cụ thể.
- Trong phát triển cộng đồng, nhà nước có vai trò gì trong bối cảnh của
Việt Nam. Có vẻ như Việt Nam là một trường hợp mang tính đặc biệt chăng
khi mà năng lực của các cộng đồng còn rất hạn chế, sống quen với bao cấp từ
nhà nước? Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát
triển du lịch, đối với văn hóa tộc người, còn nhiều thách thức và hạn chế?
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cung
cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận, nguyên tắc phát triển của du lịch
cộng đồng. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
giúp luận án có được những kiến thức về phát triển du lịch bền vững và các
nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch cũng như những kinh nghiệm thực
tiễn đối với những trường hợp cụ thể ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những
nghiên cứu đã có, nghiên cứu và phát triển sâu hơn về một mảng vấn đề,
nghiên cứu sinh quyết định chọn “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người
H'Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình, với mong muốn bổ sung những
mặt còn khuyết, mang lại một cái nhìn mới về vai trò của văn hóa tộc người với
phát triển du lịch cũng như tác động của du lịch đối với đời sống kinh tế, văn
hóa - xã hội của các cộng đồng tộc người nói chung, người H’Mông nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người
dựa vào du lịch cộng đồng, thông qua trường hợp văn hóa tộc người H’Mông
tại bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ đó, luận án luận giải mối
quan hệ giữa văn hóa tộc người và phát triển du lịch cộng đồng như là công
cụ thích hợp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người trong đời sống
xã hội đương đại.
14

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hóa một cách chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận để
hình thành cơ sở lý luận về văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng, cũng như
mối liên hệ giữa văn hóa tộc người với phát triển du lịch cộng đồng.
- Đánh giá cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại một số
vùng dân tộc ít người ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
bản Sín Chải gắn với bảo tồn văn hóa người H’Mông.
- Tổng kết kinh nghiệm, những mặt thành công và hạn chế của việc
phát triển du lịch cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người
H’Mông ở Sín Chải (Sa Pa).
- Đưa ra một số khuyến nghị phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy văn hóa người H’Mông tại bản Sín Chải nói riêng
và văn hóa tộc người nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng với
việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người H’Mông ở bản Sín Chải,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hơn 50 dân tộc phân bố trên khắp các miền của đất nước cho thấy sự
đa dạng về tiềm năng du lịch của Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận
án văn hóa học, nghiên cứu sinh chọn một địa bàn là tộc người H’Mông ở bản
Sín Chải (Sa Pa) làm trường hợp nghiên cứu cụ thể.
- Không gian: Bản Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
là cộng đồng đã có một số hoạt động phát triển du lịch cộng đồng song vì
nhiều lý do đã không còn hoạt động, cần có những nghiên cứu để tiếp tục phát
huy giá trị di sản tộc người phục vụ phát triển du lịch.
15

- Thời gian: trong 5 năm, từ 2009 đến 2014 là khoảng thời gian nghiên
cứu sinh đang triển khai làm luận án, có so sánh đối chiếu thời gian trước đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, tác giả áp dụng lý thuyết
phát triển cộng đồng và quản lý di sản có sự tham dự làm nền tảng, trong đó
nhấn mạnh đến sự cân bằng các lợi ích của các bên tham gia.
Dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên, tức là từ thực tiễn của phát triển du
lịch cộng đồng mà đánh giá, phân tích mô hình, vấn đề thực tiễn. Do đó
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp thực địa,
điền dã dân tộc học.
Để nghiên cứu về du lịch cộng đồng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa người H’Mông ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tác giả
luận án sẽ làm rõ một câu hỏi mang tính xuyên suốt là: văn hóa tộc người,
trong trường hợp của bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đã và sẽ được
bảo tồn như thế nào trong định hướng coi du lịch là một phương tiện, một
“cứu cánh” để bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người. Nói một cách khác, mối
quan hệ giữa bảo tồn văn hóa tộc người và phát triển du lịch cộng đồng sẽ
được xây dựng như thế nào nhằm đảm bảo tài nguyên tự nhiên và nhân văn
góp phần vào sự phát triển của địa phương?
Để trả lời câu hỏi trên, cần triển khai những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Sín Chải để làm gì?
- Cần sử dụng lý thuyết, quan điểm nghiên cứu nào áp dụng cho trường
hợp du lịch cộng đồng ở Sín Chải?
- Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Sín Chải là gì? Hiện nay, những tiềm
năng này được khai thác thế nào?
16

- Làm thế nào để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát triển
du lịch ở Sín Chải? và làm thế nào để lợi ích thu được từ du lịch có thể đem
lại lợi ích cho cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải?
- Sín Chải có thể áp dụng mô hình du lịch cộng đồng nào để có thể bảo
tồn và phát huy tốt nhất tiềm năng văn hóa người H’Mông ở đây?
- Nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Sín Chải sẽ rút ra bài học gì đối với
du lịch cộng đồng nói chung?
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Quan sát tham dự: Tác giả luận án trực tiếp tham gia vào các hoạt
động du lịch nhằm xác định cụ thể vấn đề nghiên cứu, cảm nhận tâm tư, tình
cảm của người trong cuộc khi tham gia vào hoạt động du lịch tại Sín Chải.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 trường hợp, bao gồm các
chuyên gia, nhà quản lý văn hóa, du lịch, những người điều hành các tour du lịch,
người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, và khách du lịch. Nội dung
phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, đánh
giá về du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, các khó khăn và thuận lợi của cộng đồng
địa phương trong quá trình bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch…
- Thống kê: được sử dụng để thu thập các số liệu thống kê về phát triển
kinh tế xã hội, văn hóa, các nội dung có liên quan đến hoạt động du lịch cộng
đồng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên
cứu đã có về du lịch, du lịch cộng đồng, quan hệ giữa du lịch và bảo tồn, phát
huy giá trị di sản…
6. Đóng góp của Luận án
Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học và có những quan điểm mang
tính giải pháp, nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa các tộc người trong xu thế phát
triển du lịch. Thông qua trường hợp người H’Mông tại bản Sín Chải, huyện Sa
17

Pa, tỉnh Lào Cai, cho thấy các tiềm năng văn hóa tộc người trong hoạt động phát
triển du lịch; ngược lại, du lịch đã và sẽ là một công cụ quan trọng để bảo tồn và
phát huy văn hóa tộc người, nếu chúng ta có một định hướng, nguyên tắc, lựa
chọn đúng các loại hình và có các biện pháp can thiệp phù hợp.
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch phù hợp với văn hóa tộc
người, ở đó, nó không lấy lợi ích kinh tế làm trọng mà có sự cân bằng hơn
giữa bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người và phát triển du lịch.
Sau khi hoàn thành, luận án hy vọng sẽ đóng góp những quan điểm,
những minh chứng cụ thể về thực trạng phát triển du lịch ở bản Sín Chải,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tác giả mong muốn công trình sẽ góp một phần nhỏ vào việc bổ sung
thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về người H’Mông ở Lào Cai, đặc biệt về
mảng du lịch, một trong những yếu tố hiện nay đang tác động mạnh mẽ nhất
tới đời sống của người H’Mông ở huyện Sa Pa. Qua đó đóng góp những ý
tưởng, những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người
H’Mông, tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng tại Lào Cai phát triển mạnh mẽ,
bền vững. Đồng thời, làm cơ sở lý luận cho việc phát triển du lịch cộng đồng
tại những vùng có đồng bào dân tộc ít người sinh sống với việc bảo tồn một
cách bền vững văn hóa tộc người tại Việt Nam.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu (14 trang), Kết luận (3 trang), Phụ lục (14 trang) và
Tài liệu tham khảo (14 trang), nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người dựa vào du lịch
cộng đồng (27 trang);
Chương 2. Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào tiềm năng văn hóa
tộc người (54 trang);
Chương 3. Các luận giải về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tộc
người gắn với phát triển du lịch (43 trang).
18

Chƣơng 1
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI
DỰA VÀO DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm bảo tồn và phát huy
Bảo tồn và phát huy là hai việc khác nhau, hai công đoạn khác nhau
trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng nhưng luôn gắn
kết, song hành cũng như tương tác, bổ trợ cho nhau đối với việc gìn giữ, bảo
lưu, quảng bá tốt hơn những giá trị cốt lõi của các yếu tố văn hóa đặt trong
mục tiêu chung của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảo tồn không thể tách
rời đổi mới và phát triển. Bảo tồn phải song hành với phát huy, thông qua
phát huy, các giá trị văn hóa được biểu hiện. Qua đó, xác định những yếu tố
văn hóa còn phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn, cũng như hạn chế
hoặc loại bỏ những yếu tố lạc hậu.
Trong Hiến chương Venice về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ
(1964) (Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và Kỹ thuật gia về Di
tích lịch sử, diễn ra tại Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965)
cho rằng:
“Việc bảo tồn một di tích bao hàm bảo tồn một khung cảnh nằm
trong phạm vi liên quan tới di tích. Khi hãy còn một khung cảnh
truyền thống thì khung cảnh đó phải được bảo vệ. Không một
công trình xây dựng gì mới, một sự phá huỷ hoặc sửa sang nào
mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắc được
phép tiến hành” [60].
Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO giải thích
“Bảo vệ” là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản
văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn,
bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo
19

dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện
khác nhau của loại hình di sản này [143].
Luật Di sản Văn hóa Việt Nam định nghĩa rằng Bảo quản di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động
nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay
đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [77].
Bảo tồn di sản chính là cách thức, biện pháp giữ gìn để di sản sống
cùng cuộc sống của nhân loại. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về
bảo tồn di sản văn hóa, nhưng có ba quan điểm chính đang được nghiên cứu
và áp dụng là bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát triển.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn: Theo Gregory J.Ashworth, quan điểm
bảo tồn nguyên vẹn phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm
này được các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa ủng hộ.
Họ cho rằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên
vẹn như nó vốn có, phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể, cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng, mỗi di sản
chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định, những giá trị văn hóa ấy
luôn biến đổi theo thời gian do tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên
những lớp văn hóa khác không trùng với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển
giao cho thế hệ sau. Vì vậy có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy
nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại. Chính vì như vậy, những người
theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu
biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên
trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý,
giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn [124].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm trong cuốn kỷ yếu hội thảo 60 năm đề
cương văn hoá Việt Nam (1943-2003) cho rằng: “Bảo tồn” là giữ lại, không
20

để bị mất đi, không để bị thay đổi, biến hoá hay biến thái… Như vậy, trong
nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc
“phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”,
chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian,
dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn [74].
Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Quan điểm này dựa trên tư duy
mỗi di sản có một vai trò lịch sử nhất định với một thời gian và không gian
nhất định. Khi hiện tại nó đang hiện hữu thì di sản ấy cần phát huy giá trị phù
hợp với xã hội hiện tại và phải loại bỏ những gì không phù hợp với hiện tại.
Bàn về quan điểm này, Ashworth nêu ra những đặc điểm cơ bản sau:
- Không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập
và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa;
- Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di
sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản
chất của di sản;
- Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà
còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản [148].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đời sống mới đã nêu ra những
quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà
không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì
phát triển thêm. Quan điểm đó thuộc quan điểm bảo tồn dựa trên cơ sở kế
thừa này [124].
Đánh giá chung về hai quan điểm bảo tồn trên, có thể thấy cả hai đều
có những mặt mạnh và những hạn chế. Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn có ưu
điểm là giữ các giá trị văn hóa cần bảo vệ trong một môi trường an toàn,
không bị những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Tuy nhiên, hạn chế của
quan điểm bảo tồn này là làm khô cứng các sản phẩm văn hóa, rất khó xác
21

định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh vì bản chất của văn hóa
là luôn biến đổi theo những thay đổi của cuộc sống.
Quan điểm bảo tồn kế thừa có mặt ưu việt hơn là những sản phẩm văn
hóa có giá trị, được sàng lọc qua dòng thời gian sẽ có cơ hội tự khẳng định
mình. Những sản phẩm văn hóa truyền thống khi đặt trong bối cảnh mới nếu
không được điều chỉnh sẽ khó có thể tồn tại lâu dài và khó khăn trong việc
xác định đâu là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào cần loại bỏ.
Nó tiềm ẩn sự nguy hiểm khi việc loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị
văn hóa mà chúng ta chưa thật sự hiểu biết về nó.
Hai quan điểm trên có một nhược điểm chung là cứng nhắc, thiếu cái
nhìn khoa học dưới góc nhìn của bảo tồn. Cần đặt hoạt động bảo tồn trong
mối quan hệ với phát huy, tức là bảo tồn di sản văn hóa phải đồng hành với
việc sử dụng, phát huy giá trị của nó trong đời sống. Chỉ có như vậy, hoạt
động bảo tồn mới thực sự có ý nghĩa và không đi ngược lại quá trình phát
triển của xã hội.
Quan điểm bảo tồn phát triển: Bỏ qua những tranh cãi xung quanh
quan điểm bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn trên cơ sở kế thừa, nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra quan điểm tiếp cận thứ ba biện chứng hơn, trong số đó
có Gregory J. Ashworth.
Tác giả Gregory J. Ashworth cho rằng:
* Về mục đích: Có nhiều mục đích có thể xảy ra và trái ngược nhau; Di
sản là một sự lựa chọn có thể theo hoặc không theo, không có mục đích nào
được xem là tối thượng, hoàn toàn đúng.
* Về nguồn lực: Nhu cầu tạo ra nguồn lực và do vậy các nguồn lực
không có giới hạn: các điểm di sản có một cơ sở nguồn lực thay đổi; Nguồn
lực được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm.
22

* Về tiêu chí lựa chọn: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào các yếu tố bên
ngoài; Sự lựa chọn được xác định bởi thị trường; Độ chân thực của di sản
nằm trong trải nghiệm, vì vậy không thể xác định một cách khách quan được.
* Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các di sản mang tính đa
nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định qua thời gian.
* Về chiến lược bảo tồn: Di sản là một chức năng và vì vậy là một lựa
chọn cho phát triển: chính vì thế không có một sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo
tồn và phát triển; Kế hoạch bảo tồn di sản không tách rời các chiến lược phát
triển khác; Việc tăng cầu đối với sản phẩm (di sản) phù hợp với việc tăng
cung sản phẩm [124].
1.2. Khái niệm văn hóa tộc ngƣời
Văn hóa là một khái niệm rộng, đa nghĩa, đa tầng. Tùy vào góc độ
chuyên môn, hướng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa,
cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Trong tuyên bố về tính đa dạng văn
hóa (2001), tổ chức UNESCO cho rằng “văn hóa nên được xem như một tập
hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội
hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống,
cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín
ngưỡng” [19]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm “Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn” [86]. Ở một khía cạnh khác, nhóm tác giả trong cuốn Giá trị văn hóa Việt
Nam - truyền thống và biến đổi do GS. Ngô Đức Thịnh chủ biển đưa ra định
nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa
mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [130]. Theo định nghĩa
này của các tác giả, khái niệm văn hóa được hiểu là những sáng tạo của con
23

người, mang lại những giá trị cho con người, gồm cả giá trị vật chất và tinh
thần. Điều đó có nghĩa, không phải những gì con người tạo ra đều là văn hóa,
mà chỉ có những cái đã kết tinh thành giá trị thì mới là cốt lõi của văn hóa.
Giáo sư Trần Quốc Vượng, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam đã chỉ
ra cấu trúc của văn hóa gồm các thành tố cơ bản, như: phong tục tập quán; tín
ngưỡng, tôn giáo; nghệ thuật tạo hình; lối sống; nhiếp ảnh, điện ảnh; văn
chương; mass media; thông tin, tín hiệu; kiến trúc; nghệ thuật trình diễn; ngôn
ngữ; nghề thủ công; sân khấu tuồng chèo, kịch; lễ hội; nghệ thuật âm thanh...
Ở một hướng khác, những thành tố văn hóa được tác giả chia theo các nhóm,
như: văn hóa sản xuất; văn hóa vũ trang; văn hóa sinh hoạt. [146]
Văn hóa có tính chủ thể, gắn với từng cộng đồng người cụ thể theo các
quy mô khác nhau và có những nét đặc trưng khác nhau, như: văn hóa dân
tộc, văn hóa tộc người thiểu số, văn hóa làng xã...
Văn hóa tộc người là tổng thể các thành tố văn hóa mà qua đó có thể
phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Như GS Ngô Đức Thịnh đã
định nghĩa:
“Văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc
trưng và phân biệt tộc người này với tộc người khác. Các yếu tố
văn hóa tộc người như vậy, phải kể đầu tiên là ngôn ngữ mẹ đẻ,
trang phục, nhất là trang phục phụ nữ, các tín ngưỡng và nghi lễ,
là vốn văn hóa dân gian truyền miệng, tri thức dân gian về tự
nhiên và xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu
vị ăn uống, tâm lý dân tộc…” [128].
Các sắc thái văn hóa được hình thành gắn với quá trình hình thành, phát
triển tộc người. Bởi tộc người là một chủ thể mang tính cộng đồng, sáng tạo
nên ngôn ngữ và văn hóa mang đặc trưng của tộc người đó với ý thức tự giác
tộc người. Nên ở một khía cạnh khác, văn hoá tộc người được hiểu theo nghĩa
24

rộng nhất là tập hợp những phương thức hoạt động riêng biệt với những kết
quả cụ thể của một cá nhân cũng như của cả một cộng đồng tộc người [56].
Bên cạnh đó, cần có sự phân biệt giữa khái niệm văn hóa tộc người và
văn hóa của tộc người. Nếu văn hóa tộc người nhằm chỉ những nét đặc trưng
trong văn hóa gắn với chủ thể là một cộng đồng tộc người cụ thể nhằm chỉ ra
sự khác biệt giữa các tộc người với nhau thì văn hóa của tộc người “là tổng thể
những hiện tượng văn hóa trong diện mạo hiện tại của tộc người đó, không kể
các yếu tố văn hóa đó có sắc thái tộc người hay trung tính về tộc thuộc” [128].
Khái niệm văn hóa của tộc người hàm chứa những thành tố thuộc văn hóa tộc
người. Điều này là hệ quả khách quan của quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa,
một thực tế đang diễn ra phổ biến trong các xã hội hiện nay.
1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức… đều là sản phẩm của
quá trình tư duy, sáng tạo, tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất
của văn hóa. Giá trị, giá trị văn hóa là một hình thái của ý thức, của đời sống
tinh thần, tuy nhiên nó phản ánh và kết tinh những giá trị của đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của con người [130]. Năm 1951, Clyde Kluckhohn
nêu lên một định nghĩa về giá trị “là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về
các điều ao ước riêng của cá nhân hay của nhóm. Những quan niệm ấy chi
phối sự lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục tiêu của hành động”
[40, tr.156].
Nhà xã hội học J.H. Fichter đưa ra một định nghĩa đơn giản và chuẩn
xác về giá trị “Theo cách mô tả chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì ích
lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều
là có một giá trị” [62, tr.173].
Cuốn từ điển Triết học do M. Rodentan và P. Iudin biên soạn cũng nêu
định nghĩa về giá trị là “những khẳng định xã hội đặc biệt về những đối tượng
của thế giới bao quanh, biểu hiện các ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những
25

đối tượng ấy đối với con người và xã hội (hạnh phúc, cái thiện và cái ác, cái
đẹp và cái xấu, thể hiện ra trong các hiện tượng của đời sống xã hội hoặc của
thiên nhiên [130].
Các nhà xã hội học Việt Nam trong quan niệm về giá trị của mình đã
khẳng định rõ hơn yếu tố chủ thể thông qua nhận thức, tình cảm và hành vi
của chủ thể “bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật
thể hay tư tưởng, miễn là nó được người ta thưa nhận, người ta cần đến nó
như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của
họ… Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và
yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá
trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể” [dẫn theo 130].
Theo nhóm nghiên cứu của GS. Ngô Đức Thịnh:
“Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về bất cứ một hiện tương tự nhiên, xã hội và tư duy theo
hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách của
các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là chân, thiện, mỹ,
giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận
thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy
nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người” [130, tr.22].
Trong giá trị bao gồm giá trị cá nhân và giá trị xã hội. Ở khía cạnh
khác, giá trị cá nhân là sự biểu hiện của giá trị xã hội, thông qua các giá trị cá
nhân, ta có thể nhận biết được các giá trị xã hội. Từ đó, các tác giả đưa ra khái
niệm giá trị văn hóa (cultural value) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được
sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với
môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn
những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân,
thiện, mỹ). “Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn
26

hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ
giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội” [130, tr.23].
Khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối,
điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất, chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa
chiều của con người. Cũng như văn hóa, giá trị được sản sinh từ các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Ở góc độ này, chính niềm tin của
con người cũng là một giá trị, là động lực cho mọi ý chí và hành động sáng
tạo của con người, là chỗ dựa cho việc thiết lập và duy trì một trật tự và kỷ
cương cho một xã hội. Niềm tin và chỉ niềm tin mới có thể là bệ đỡ cho giáo
dục trí tuệ và nhân cách con người [130, tr.24].
Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng/dân tộc/quốc gia bao giờ cũng tạo
nên một hệ thống với ý nghĩa những giá trị ấy nảy sinh tồn tại trong sự liên
hệ, tác động hữu cơ với nhau. Bên cạnh đó, khái niệm giá trị văn hóa cũng
như bản chất của nó chỉ mang tính tương đối, để đánh giá nó phải đặt trong
bối cảnh sống của chủ thể sáng tạo văn hóa. Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn
minh cao hay thấp đều có nền văn hóa truyền tống với đặc trưng riêng của
mình. Hệ giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt
lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của dân tộc. Giá trị văn
hóa truyền thống được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội
sinh để phát triển đất nước. [136]
1.4. Di sản văn hóa tộc ngƣời và giá trị di sản văn hóa tộc ngƣời
1.4.1. Di sản văn hóa tộc người
Khái niệm di sản đã có một lịch sử phát triển khá lâu dài, có thể được
coi là bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào năm 1789. Trong thời
gian cách mạng tư sản này, việc tịch thu tài sản của giai cấp quý tộc, tập hợp
lại trở thành tài sản quốc gia đã làm nảy sinh khái niệm di sản.
27

Như vậy, di sản lúc đó được mọi người hiểu là “ý niệm về một tài sản
chung, tài sản của mọi công dân chứ không phải của riêng một ai, đó là ý
niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [75].
Từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, di sản đã được mọi người
hiểu là “...về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân chứ không phải của
riêng ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [75].
Khái niệm di sản văn hóa được hiểu một nghĩa đơn giản nhất là tài sản
của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Hay “chỉ chung cho các tài sản văn hóa
như văn học dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các
tác phẩm văn học… mà các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau” [5].
Luật Di sản Văn hóa của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
xác định di sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [77, tr.17].
Giờ đây khái niệm di sản không còn ý nghĩa là tài sản của quá khứ nữa,
nó là một khái niệm tiến triển, có sự thay đổi, có sự chọn lọc.
Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa là tài sản quý giá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa
nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta.
Tại Điều 4 trong Luật này, di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật
thể và được hiểu như sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác,
bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề
thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
28

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia [77].
Từ hệ thống khái niệm đưa ra, ta có thể hiểu một cách tổng quát, di sản
văn hóa tộc người là toàn bộ những sản phẩm tinh thần và vật chất gắn với
một tộc người chủ thể và được gìn giữ, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Di
sản văn hóa tộc người được thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống, kinh tế,
văn hóa, xã hội của tộc người đó: ăn, mặc, ở, nghề thủ công, âm nhạc… Ẩn
chứa trong các yếu tố được xác định là di sản văn hóa tộc người đều chứa
đựng những giá trị đối với nhận thức, niềm tin của cộng đồng tộc người đó
cũng như phục vụ cho sự vận hành, phát triển của tộc người.
1.4.2. Giá trị di sản văn hóa tộc người
Theo quan điểm mang tính quản lý của các ngành kinh tế, xã hội, giá trị
di sản văn hóa tộc người là nhìn nhận tính phù hợp của các thành tố văn hóa
tộc người trong đời sống xã hội hiện đại và lựa chọn khai thác một số các giá
trị vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch cộng đồng.
Ngày nay, việc khai thác, phát huy những giá trị di sản văn hóa tộc
người, đặc biệt những cộng đồng tộc người thiểu số, một mặt nhằm bảo tồn,
lưu giữ tốt hơn di sản văn hóa tộc người, mặt khác, gắn văn hóa tộc người với
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đang được nhiều quốc gia, địa phương áp
dụng một cách triệt để cũng như đưa đến những kết quả đáng ghi nhận.
Tại Việt Nam, Nghị quyết số 33 ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về xây dựng và phát triển, văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra
nhiệm vụ xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn
hóa, có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số để xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
29

Đảng, Chính phủ Việt Nam xác định: Văn hóa Việt Nam là thành quả
hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ
nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh
hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn
hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm
rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc [91].
Về quan điểm và đường lối văn hóa dân tộc Việt Nam, Nghị quyết số
23-NQTW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng
và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới cũng nhấn mạnh: Trong
thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, văn
học, nghệ thuật nước nhà đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời
cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt.
Phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây
dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp. Trên cơ sở giữ gìn, phát
triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng
hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ
của nước ngoài, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch [91].
Liên quan tới lĩnh vực văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc
anh em đang sinh sống và đặc biệt là đồng bào các thiểu số trên đất nước Việt
Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa V3
cũng đã chỉ rõ:
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có
những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho
nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam. Coi trọng bảo tồn, phát huy
30

những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển những giá trị mới về văn hóa,
văn học, nghệ thuật các dân tộc [90].
Đồng thời, quan điểm đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
truyền thống cũng được thể hiện rõ qua việc coi di sản văn hoá là tài sản vô
giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hoá. Song song với việc giữ gìn và phát triển di sản văn hoá dân tộc,
cần tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, sáng tạo nên những giá trị mới. Đồng
thời phải kiên quyết đấu tranh bài trừ các hủ tục, chống mọi mưu toan lợi
dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình”.
Như vậy, có thể thấy, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc
giữ gìn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng
bào H’Mông là rất rõ ràng và nhất quán: Coi trọng và bảo tồn, phát huy
những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn
hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.
Với quan điểm này, trong những năm qua công tác quản lý, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được tiến hành với phương pháp “từ
dưới lên”. Lấy cộng đồng địa phương là chủ thể của các giá trị văn hóa truyền
thống, đồng thời là người đưa ra các quyết định về việc lựa chọn những thành
tố văn hóa cũng như phương pháp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn
hóa của cộng đồng. Chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò là người quản
lý, định hướng cho cộng đồng.
1.5 Bảo tồn, phát huy văn hóa tộc ngƣời dựa vào du lịch cộng đồng
1.5.1. Du lịch và du lịch cộng đồng
* Khái niệm du lịch
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, du lịch đang trở
thành một nhu cầu quan trọng đối với mỗi người; là một ngành dịch vụ phát
triển mạnh mẽ trên thế giới, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
31

Theo Từ điển Bách khoa, “du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của
con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch ” [50, tr.51].
Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hiệp Quốc đưa ra quan điểm du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư.
Luật Du lịch đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến
chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” [76, tr.10].
* Khái niệm du lịch cộng đồng
Khái niệm du lịch cộng đồng có nguồn gốc xuất phát từ hình thức du
lịch tham quan làng bản vào những năm 1970. Các chuyến du lịch thường diễn
ra ở các bản làng xa xôi, hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ khó khăn.
Khách du lịch cần sự tham gia, giúp đỡ của người dân địa phương. Sau này, du
lịch cộng đồng ngày càng phát triển rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, có nhiều khái niệm về du lịch cộng đồng, tuy nhiên chưa có
khái niệm chính thức. Khái niệm này được sử dụng khá linh hoạt thùy thuộc
mục đích, địa điểm nghiên cứu của từng tác giả. Theo nhà nghiên cứu Nicole
Hauseler và Wolfgang Strasdas: “ Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch
trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi
ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương…” [149].
32

Giáo Hsien Huee Lee - Hiệu trưởng trường Đại học cộng đồng Hsin -
Hsing - Đài Loan đã đưa ra khái niệm: „„ Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn
tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền
vững dài hạn. Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội về tham gia của
người dân địa phương” [108, tr.48].
Hay John Mock, chuyên gia nghiên cứu du lịch cộng đồng nhìn nhận
du lịch cộng đồng dưới góc độ tài nguyên thiên nhiên hoang dã với hệ sinh
thái đa dạng dựa trên các lý do sau:
- Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên sẽ phải đối mặt với sự
gia tăng số lượng khách du lịch tới tham quan.
- Chỉ những cộng đồng có cuộc sống gắn bó mật thiết với môi trường
tự nhiên từ rất lâu đời mới có thể thể điều chỉnh, kiểm soát, bảo vệ được
nguồn tài nguyên.
- Chỉ có cộng đồng địa phương mới đưa ra được những công cụ, giải
pháp cho việc đảm bảo chất lượng về kinh tế - xã hội của cộng đồng.
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về thế giới
bên ngoài cho cộng đồng địa phương.
- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng góp phần thúc đẩy quyền của
người dân tham gia thảo luận, bàn bạc, quyết sách các vấn đề liên quan đến
cộng đồng và người dân được hưởng lợi khi tham gia vào các hoạt động du
lịch tại địa phương.
- Du lịch cộng đồng đã mang lại thu nhập cho người dân và cộng đồng
địa phương, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Du lịch cộng đồng đóng góp cho ngân sách địa phương và quỹ cộng
đồng góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng và bộ mặt địa phương.
Viện nghiên cứu Phát triển Miền Núi (Mountain Institute) đưa ra khái
niệm về du lịch cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài
33

nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển của du lịch bền
vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa
phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng” [108].
Theo Võ Quế, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào
những giá trị tự nhiên và nhân văn của cộng đồng địa phương, có sự tham gia
tích cực và chủ động của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng
đồng. Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và
khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích
kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. Hiện nay, du lịch
cộng đồng có nhiều tên gọi khác nhau như: Community - Based Tourism (du
lịch dựa vào cộng đồng); Community - Development in Tourism (Phát triển
cộng đồng dựa vào du lịch); Community - Based Ecotourism (Phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng); Community - Participation in Tourism
(Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng); Community - Based
Mountain Tourism (Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng) [108, tr.51].
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng được đưa ra tại một số
hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm vào những năm 90 của Thế kỷ 20. Các
chuyên gia đã khái quát một số nội dung về phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng ở Việt Nam. Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo về văn
hóa, thiên nhiên bền vững; có sở hữu cộng đồng; nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường tự nhiên,
các di sản văn hóa của địa phương trong thời hội nhập; tăng cường quyền lực
cho cộng đồng.
Tuy tên gọi khác nhau, nhưng các khái niệm đều có một số vấn đề cơ
bản giống hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu, vị trí
phát triển du lịch cộng đồng.
34

1.5.2. Cộng đồng và phát triển cộng đồng


Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước
thuộc địa của Anh. Đến năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát
triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện các chương trình dự án phát
triển của quốc gia. Khi các tổ chức phi chính phủ triển khai nhiều dự án phát
triển kinh tế, xã hội ở các địa phương cần có sự tham gia gia đóng góp của
cộng đồng địa phương thì khái niệm cộng đồng trở nên phổ biến hơn.
Theo Keith và Ary 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường
sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một
nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết
thống hay hôn nhân, và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp
chính trị” [108, tr.11]. Khái niệm này nhấn mạnh đến các yếu tố con người,
cùng có một số đặc điểm trong trong mối quan hệ về cư trú, địa lý, dân tộc,
huyết thống, văn hóa, tôn giáo,...
Cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học mang nhiều ý
nghĩa khác nhau, được sử dụng một cách rộng rãi. Theo nghĩa rộng, khái niệm
này dùng để chỉ cộng đồng các quốc gia theo lãnh thổ như cộng đồng châu
Âu, châu Á... Theo nghĩa hẹp, khái niệm này được dùng để chỉ một dạng xã
hội, căn cứ vào những đặc điểm tương đối như sắc tộc, văn hóa, tôn giáo có
các cộng đồng Hồi giáo, cộng đồng người da đen... và nhỏ hơn nữa nó được
dùng để chỉ những đơn vị xã hội cơ bản như làng, xã, gia đình có những đặc
điểm chung về địa lý, văn hóa, lứa tuổi, nghề nghiệp...
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn khái niệm cộng đồng cần phải chỉ ra được
các thành tố tạo nên cộng đồng. Theo tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng
Quang trong cuốn Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2000), đã chỉ
ra các yếu tố cấu thành nên cộng đồng bao gồm:
35

- Địa vực: Theo các tác giả, địa vực là yếu tố đầu tiên và quan trọng
bậc nhất được coi là cơ sở để ta xác định ranh giới của cộng đồng, phân biệt
cộng đồng này với cộng đồng khác.
- Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế không chỉ đơn thuần là các hoạt động
kinh tế mà nó là yếu tố quan trọng về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại của
cộng đồng. Đồng thời kinh tế còn là thước đo, đòn bẩy đánh giá sự phát triển.
- Yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố rất quan trọng để nhận biết cộng đồng,
trong đó đặc biệt chú ý đến các khía cạnh truyền thống, lịch sử, tộc người, tôn
giáo - tín ngưỡng, phong tục tập quán, hệ thống giá trị chuẩn mực... [51]
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới
thiệu trong lĩnh vực giáo dục tại các tỉnh phía Nam. Từ ngành giáo dục, khái
niệm phát triển cộng đồng được chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Từ sau
năm 1980, khái niệm phát triển cộng đồng trở nên phổ biến hơn nhờ vào các
chương trình, dự án tài trợ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các dự án
này cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương là nhân tố quyết định sự
thành công của dự án. Sau này, khái niệm phát triển cộng đồng trở thành một
bộ môn khoa học có mã ngành riêng.
1.5.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng là nhằm giúp xóa đói giảm
nghèo, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương và phải có sự tham gia
ngày càng đông người dân vào hoạt động du lịch. Người dân phải được bàn
bạc, thảo luận cùng làm và cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch,
tại địa phương và du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách du lịch một sản
phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Để phát triển du lịch cộng đồng, theo Viện Nghiên cứu Phát triển Miền
núi Hoa Kỳ (Mountain Institute), các nhà quản lý cần quan tâm đến một số
mục tiêu căn bản sau:
36

- Du lịch cộng đồng là công cụ cho hoạt động bảo tồn; nghĩa là du lịch
cộng đồng phải mang đến cho khách những sản phẩm du lịch có trách nhiệm
đối với môi trường và xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn
hoá, bao gồm sự đa dạng sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá.
- Du lịch cộng đồng là công cụ phát triển chất lượng cuộc sống cho
cộng đồng, nghĩa là du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế
địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác
cho cộng đồng cũng như mang lại thu nhập cho họ.
- Du lịch cộng đồng là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự
hiểu biết cho cộng đồng, mở ra các cơ hội trao đổi kiến thức giữa cộng đồng
và du khách; khích lệ họ tham gia tích cực vào hoạt động du lịch;
- Du lịch cộng đồng là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận
các vấn đề, cùng làm việc và giải quyết các vấn đề mang tính cộng đồng.
Như vậy, đây là những mục tiêu phù hợp nhất để chúng ta tham khảo
khi nghiên cứu về phát triển cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải.
1.5.4. Tiêu chí và điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
* Tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng
- Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng: Xác
định đúng vai trò và vị trí của cộng đồng trong quá trình tạo ra các sản phẩm
du lịch. Một trong các nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng là phát
triển đồng bộ và từ dưới lên, cộng đồng phải là người chủ động, tích cực chứ
không chỉ ngồi đón đợi các kế hoạch từ trên xuống. Họ là một thành phần,
một đối tác bình đẳng, tham gia tích cực trong quá trình phát triển du lịch.
Đây là sự chia sẻ trách nhiệm với các cơ quan hữu quan, với các công ty lữ
hành. Nếu nhìn từ góc độ nội bộ cộng đồng, sự chia sẻ sẽ bao hàm sự phân
công trách nhiệm giữa các thể chế trong cộng đồng, từ chính quyền, các tổ
chức xã hội, các gia đình và các cá nhân trong cộng đồng.
37

- Tăng tính tổ chức: Xác lập những năng lực cần có để tổ chức các sản
phẩm du lịch do cộng đồng làm ra. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động
kinh doanh mà là một hoạt động tổ chức xã hội, năng lực ở đây bao gồm việc
vận dụng các bài toán kinh tế, từ vốn, nhân lực, vật lực; việc quảng bá sản
phẩm, tiếp thị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; năng lực vận động và
tổ chức xã hội. Tuy nhiên, năng lực quản lý của cộng đồng trong phát triển du
lịch là yêu cầu hàng đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng.
- Huy động nguồn lực: Đề cập tới phương hướng huy động các nguồn
lực xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng, không chỉ bao gồm các nguồn
lực về tài chính, nhân lực, vật lực, tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa mà
còn các nguồn lực về quản lý. Bản chất của du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt
động mang tính đa thành phần kinh tế, đa phương thức đầu tư và quản lý, có
sự cân bằng quyền lực (theo nghĩa rộng, đó là một quá trình tương tác của các
nhóm xã hội) bên trong cộng đồng, cân bằng các lợi ích của các nhóm xã hội
bên trong và bên ngoài cộng đồng. Đó là lý do Đảng và Nhà nước ta xác định
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển dựa trên sự hỗ trợ từ
nguồn lực tổng hợp của các ngành và các thành phần kinh tế khác.
- Có sự lãnh đạo: Sự lãnh đạo ở đây bao gồm cơ chế và quy trình ra
quyết định (dân chủ hay quan liêu, trực tiếp hay gián tiếp), quá trình thực hiện
và cuối cùng là quá trình giám sát. Sự lãnh đạo chủ yếu sẽ là hoạt động của
chính quyền, nhưng nó không đơn thuần chỉ là hoạt động của riêng tổ chức
này. Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vào các quyết
định đầu tư, triển khai cũng rất cần thiết.
* Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn: đây là điều kiện có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại và giá trị
về chất lượng của từng loại, được đánh giá cả về mặt quý hiếm. Điều kiện tài
38

nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan
hiện tại và tương lai.
Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: đây được xem xét đánh giá trên
các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ
học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.
Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố
định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
Điều kiện có thị trường khách: bao gồm thị trường khách trong nước và
quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu và nguồn khách trong tương lai.
Điều kiện về thị trường khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát
triển du lịch và vấn đề công ăn việc làm cho cộng đồng. Nơi nào thu hút được
nhiều khách du lịch và với khả năng chi trả cao tức là nơi đó tạo được nhiều
công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Khi đó, du lịch đã làm đúng vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nói
chung, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Điều kiện về cơ chế, chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
các cấp cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý, tối ưu nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.
Điều kiện về sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ
trong và ngoài nước bao gồm hỗ trợ về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát
triển du lịch cộng đồng cũng như sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong
tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. [107]
Du lịch cộng đồng được phát triển trong điều kiện điểm đến có tài
nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nguyên sơ và tài nguyên du lịch nhân văn
độc đáo, đặc sắc. Đồng thời, cộng đồng địa phương phải sở hữu những giá trị
văn hóa truyền thống đậm đà, đặc trưng tộc người và đặc biệt họ phải nhận
thức trách nhiệm đúng đắn về phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên. Bên
cạnh đó, để phát triển du lịch cộng đồng, sự hỗ trợ của chính phủ, tổ chức phi
39

chính phủ về tài chính và kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ của các công ty lữ
hành trong tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch là rất quan trọng.
1.5.5. Sự tương tác giữa văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng
Ngày nay, văn hóa tộc người trở thành một nguồn tài nguyên nhân văn
to lớn, làm cân bằng và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Văn hóa tộc người, đặc biệt các tộc người thiểu số, sinh sống tại những vùng
đất xa xôi, nơi có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trở thành những sản phẩm của
du lịch, món ăn tinh thần đầy hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Những thành tố cơ bản trong văn hóa tộc người: ẩm thực, trang phục,
phương tiện giao thông, nhà ở; nghề thủ công (kỹ thuật nghề và sản phẩm);
âm nhạc, nghệ thuật; tôn giáo, tín ngưỡng; lễ hội; hệ giá trị - chuẩn mực; ngôn
ngữ;… Tất cả những thành tố văn hóa trên được liên kết tạo thành một hệ
thống, định hình cho văn hóa tộc người. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng sự
biến đổi của xã hội, nhiều yếu tố văn hóa cũng như tính chất bên trong các
thành tố văn hóa không còn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, cộng
đồng, thậm chí gây ra những rào cản cho các nấc thang tiếp theo.
Trên thực tế, không phải yếu tố văn hóa truyền thống nào cũng có thể
trở thành sản phẩm du lịch cũng như tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Nhiều
yếu tố văn hóa mang đặc trưng tộc người nhưng không thu hút du khác;
ngược lại, nhiều yếu tố văn hóa có thể tạo ra sự lôi cuốn du khách nhưng
không được sự hoan nghênh tham gia từ cộng đồng. Việc xác lập một cách cụ
thể những sản phẩm du lịch dựa trên những yếu tố văn hóa tộc người là việc
làm cần thiết của của các nhà quản lý, nhà chuyên môn cũng như các bên
tham gia trong quá trình khai thác du lịch cộng đồng. Quá trình xác lập này
cần tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng cộng đồng cũng như những đặc trưng văn
hóa của cộng đồng với sự hài lòng, tăng tính trải nghiệm của du khách.
Từ thực tế, tác giả đưa ra khung phân tích văn hóa tộc người và mức độ
phù hợp (phổ biến) để xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch cộng đồng:
40

- Ẩm thực, trang phục, phương tiện giao thông, nhà ở truyền thống (ăn,
mặc, ở, đi lại): Đây là những thành tố văn hóa cơ bản, gắn bó trực tiếp với
sinh hoạt thường ngày của cộng đồng. Những thành tố văn hóa này là biểu
hiện trực tiếp cho cách thức ứng xử của cộng đồng với môi trường sống;
mang tính đặc thù theo địa vực, kinh tế, xã hội; không tạo ra rào cản cũng như
thường xuyên có sự tương tác giữa cộng đồng với xã hội bên ngoài. Các đặc
trưng về văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại của các cộng đồng tộc người vừa là sự
khác biệt, vừa tạo ra sự hấp dẫn đối với những thành viên không thuộc về
cộng đồng tộc người đó. Đây là một nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng, là
sản phẩm ý nghĩa nhằm thu hút khách du lịch.
- Nghề thủ công truyền thống: Mỗi cộng đồng người đều có những
nghề thủ công đặc trưng về loại hình hoặc kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản
phẩm cũng như sản phẩm của nghề. Nghề thủ công là một hoạt động kinh tế
quan trọng cho sự phát triển của cộng, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng của người dân bản địa, vừa là hàng hóa, sản phẩm giao lưu kinh
tế, văn hóa với xã hội bên ngoài. Các công đoạn trong việc làm ra các sản
phẩm thủ công truyền thống cũng như sản phẩm đó là một sự hấp dẫn đặc biệt
với du khách thập phương, làm tăng sự trải nghiệm của du khách cũng như
thỏa mãn trí tò mò khi khám phá vùng đất mới.
- Âm nhạc, nghệ thuật truyền thống: Những thành tố văn hóa vừa mang
tính thể hiện trí tuệ, nhận thức, vừa là kênh giải trí, sự thể hiện phong phú về
đời sống tinh thần của người dân bản địa. Đặc trưng của các hình thái văn hóa
này có tính quảng giao rộng, thể hiện trong các dịp sinh hoạt chung của cộng
đồng, gia đình hoặc giao duyên (trai - gái)... Âm nhạc, nghệ thuật thường
không tạo ra khoảng cách giữa người dân địa phương với người không thuộc
về cộng đồng. Đây là một sản phẩm du lịch cộng đồng ý nghĩa, giới thiệu
những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng và hấp dẫn du khách.
41

- Tôn giáo, tín ngưỡng: Đây là những thành tố văn hóa nặng về yếu tố
tâm linh và những kiêng kỵ của cộng đồng. Trong các hoạt động chung,
những yếu tố văn hóa này thường được cộng đồng lưu giữ, thực hành với
những niềm tin được xây dựng qua nhiều thế hệ. Các hoạt động mang tính tôn
giáo, tín ngưỡng thường được cộng đồng tổ chức tại những không gian lĩnh
thiêng (có hoặc không được phép sự hiện diện của tất cả những thành viên
của cộng đồng) cũng như hạn chế sự xuất hiện của người bên ngoài. Những
hoạt động dạng này khó/không thể xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch.
- Lễ hội: Là hoạt động phổ biến, đa dạng trong các cộng đồng tộc
người. Hoạt động này được cả cộng đồng cùng thực hiện với những niềm tin
đặc thù, bao gồm phần lễ và phần hội. Như tính chất của thành tố tôn giáo, tín
ngưỡng, phần lễ trong hoạt động lễ hội mang nặng yếu tố tâm linh và gần như
là thế giới riêng của cộng đồng bản địa. Ngược lại, phần hội lại được tổ chức
mang tính quảng giao, với sự tham gia của nhiều bộ phận người dân khác
nhau (bên trong và bên ngoài cộng đồng). Hoạt động lễ hội có thể trở thành
một sản phẩm du lịch theo định kỳ thời gian, tuy nhiên, du khách chỉ có thể
tham gia, trải nghiệm ở những hoạt động vui chơi (phần hội) trong lễ hội.
- Ngôn ngữ: mang tính đặc thù của tộc người, tuy nhiên thành tố văn
hóa này khó có thể trở thành một trong những hoạt động du lịch cộng đồng.
- Hệ giá trị - chuẩn mực: Mỗi cộng đồng có một hệ giá trị - chuẩn mực
riêng, là định chế chi phối hành vi, ứng xử của các thành viên của cộng đồng
đó theo một trật tự nhất định. Thành tố văn hóa tộc người này có vai trò quan
trọng trong việc định danh, cố kết cộng đồng. Tuy nhiên, hệ giá trị - chuẩn
mực tộc người mang tính trừu tượng và thể hiện ở những khía cạnh khác nhau
trong văn hóa tộc người. Đây không được coi là một đối tượng để xây dựng
trở thành sản phẩm du lịch cộng đồng… (Phụ lục 2: bảng 1)
42

1.5.6. Du lịch cộng đồng tác động như thế nào đối với văn hóa tộc
người?
Hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
tộc người, các quốc gia, các địa phương đang hướng đến việc lựa chọn du lịch
cộng đồng như một mô hình, một phương pháp tiếp cận hữu hiệu. Trong hoạt
động du lịch cộng đồng, những nét đặc trưng của văn hóa tộc người là một
nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra môi trường hấp dẫn đối với du khách cũng
như tổ chức các hoạt động, tăng tính trải nghiệm với người tham gia. Về phần
mình, du lịch cộng đồng cũng tạo ra những tác động tích cực đối với văn hóa tộc
người nhằm tôn vinh, phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa tộc người, thông
qua các hoạt động quảng bá văn hóa tộc người với các đoàn du khách cũng như
toàn xã hội. Mặt khác, thông qua du lịch cộng đồng, ý thức về việc bảo vệ giá trị
văn hóa tộc người sẽ được nâng cao hơn trong nhận thức của người dân địa
phương, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh những giá trị văn hóa truyền thống
đang mất dần như hiện nay (trên toàn thế giới). Người dân sẽ trực tiếp tham gia
vào việc tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng, những sản phẩm văn hóa của
họ (món ăn truyền thống, đồ thủ công, vật dụng trong gia đình…) được trân
trọng hơn, có giá trị hơn thông qua cảm nhận của du khách. Yếu tố kinh tế sẽ là
một tác động tích cực khác từ du lịch đến cộng đồng. Từ việc tổ chức hoạt động
du lịch, người dân sẽ có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống
bằng các hình thức dịch vụ cho du khách: bán những đồ thủ công, nấu/bán các
món ăn truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hóa trong ngôi nhà truyền
thống… Ngoài ra, các kỹ năng, như: ứng xử, giao tiếp, tổ chức hoạt động… của
cộng đồng sẽ được cải thiện hơn. Đó là những tác động tích cực từ du lịch cộng
đồng với văn hóa tộc người. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng có thể gây ra
những hệ quả dẫn tới sự biến đổi văn hóa truyền thống cũng như cấu trúc xã hội
tộc người. Điều này đặt ra các vấn đề đối với các nhà quản lý, nhà chuyên môn,
và các bên tham gia trong việc lựa chọn các yếu tố văn hóa tộc người phục vụ
43

trong hoạt động du lịch cũng như việc tổ chức hoạt động, phân chia lợi ích…
giữa các bên tham gia, nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị
di sản văn hóa tộc người.
Nhằm khai thác những giá trị văn hóa tộc người, du lịch cộng đồng cần
thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc công bằng, dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong phát
triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Theo nguyên tắc này, cộng đồng
địa phương phải được tham gia thảo luận về kế hoạch, quy hoạch, thực hiện,
quản lý và đầu tư để phát triển du lịch tại địa phương. Ở một số trường hợp có
thể trao quyền cho cộng đồng địa phương làm chủ.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm các điều
kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu
phát triển du lịch. Bên cạnh đó, còn là khả năng nhận thức về vai trò và vị trí
của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của
du lịch đối với sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ
hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: Theo nguyên tắc này cộng
đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt
động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt
động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt
động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã
hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường xá, cầu cống, điện, sức
khỏe, giáo dục,...
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này cho
thấy du lịch cộng đồng là một phương thức, là một quá trình tương tác giữa
chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du
lịch) vì sự phát triển du lịch bền vững, dài hạn. Mối quan hệ này mang hàm ý
44

khuyến khích sự tham gia của cả hai bên và tạo ra được các lợi ích kinh tế,
đồng thời bảo tồn tài nguyên cũng như môi trường địa phương.
- Nguyên tắc về cách tiếp cận bền vững đối với tài nguyên về nhân văn,
tài nguyên thiên nhiên: cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội,
môi trường. Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cần được khai thác hợp lý. Du
lịch cộng đồng là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa:
sử dụng dịch vụ tại chỗ, trân trọng và phát triển văn hóa truyền thống các địa
phương, trong đó có việc làm sống lại các làng nghề truyền thống.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
tộc người là một mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, tộc người,
gắn với sự nghiệp chung về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Có nhiều quan
điểm bảo tồn khác nhau: bảo tồn nguyên gốc, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát
triển. Hiện nay, quan điểm bảo tồn phát triển nhận được sự đồng thuận hơn cả
của các nhà quản lý, nhà khoa học.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng
đồng là một cách tiếp cận được nhiều quốc gia, địa phương áp dụng cũng như
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những yếu tố văn hóa mang tính đặc
trưng tộc người là một nguồn tài nguyên nhân văn to lớn đối với việc khai
thác hoạt động du lịch cộng đồng, tạo sự hấp dẫn đối với du khác. Bên cạnh
đó, từ các hoạt động du lịch cộng đồng, người dân địa phương không những
có thêm nguồn thu nhập, đóng góp vào việc ổn định cuộc sống gia đình, mà ý
thức bảo tồn những nét văn hóa truyền thống cha ông cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao đối với mục tiêu đề ra, việc lựa
chọn những yếu tố văn hóa tộc người vào khai thác hoạt động du lịch cần có
sự xem xét, đánh giá cẩn trọng trên cơ sở tôn trọng, sự đồng thuận của cộng
đồng cũng như hài hòa trong việc chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia.
45

Chƣơng 2
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
DỰA VÀO TIỀM NĂNG VĂN HÓA TỘC NGƢỜI
2.1. Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa
2.1.1. Khái quát chung về Sa Pa
Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm ẩn mình dưới dãy
Hoàng Liên hùng vĩ, có diện tích 683,29km2, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên
của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04’’ đến 22028’46’’ vĩ độ Bắc và
103043’28’’ đến 104004’15’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giám huyện Bát Xát;
phía Nam giáp huyện Văn Bàn; phía Đông giáp huyện Bảo Thắng; phía Tây
giáp huyện Than Uyên và Tam Đường tỉnh Lai Châu. Trung tâm huyện cách
thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào
Cai đi Lai Châu. Sa Pa có dân số 53.549 người, gồm 7 tộc người sinh sống
trên 17 xã và một thị trấn; trong đó người H’Mông chiếm 51,65%, Dao
23,04%, Kinh 18,3%, Tày 4,77%, Giáy 1,36%, Phù Lá (nhóm Xá Phó)
1,06%, Mường 0,1%, các dân tộc khác chiếm 0,23%.
Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, có địa
hình chia cắt mạnh tạo thành các dãi núi chạy dài nhấp nhô như những con
sóng mềm mại, uyển chuyển. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143
m so với mực nước biển được ví như nóc nhà Đông Dương, điểm thấp nhất là
Suối Bo 400 m. Với lợi thế về đặc điểm tự nhiên hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu
trong lành, Sa Pa được người Pháp khai thác, xây dựng thành khu nghỉ dưỡng
từ những năm đầu thế kỷ XX. Đến 1925, người Pháp cho xây dựng hàng trăm
biệt thự, khách sạn như lớn: Metropole, Pansipan, Hotel Đuy Xang phục vụ
cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp đã đưa Sa Pa trở thành một “kinh đô
nghỉ hè” trên núi ở Bắc Kỳ theo hướng dân sự hóa.
Sa Pa không chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp
hoang sơ, thơ mộng của núi non hùng vĩ bồng bềnh trong sương, mà còn là
46

khu dự trữ sinh quyển có sự phong phú và đa dạng về tài nguyên động, thực
vật được xếp vào bậc nhất cả nước và là một trong số những trung tâm đa
dạng của các loài thực vật trong chương trình bảo tồn các loài thực vật của
Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên Thế giới (IUCN), được Quỹ môi trường toàn cầu
xếp vào loại A. Năm 2003, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được công nhận là
Vườn di sản ASEAN, với 2.343 loài thực vật, 96 loài thú, 343 loài chim, 113
loài bò sát và lưỡng cư, trong đó có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao đã
được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
Sa Pa còn là vùng đất giàu truyền thống, bản sắc văn hóa của người
H’Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó... Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa
đặc trưng về ngôn ngữ, trang phục, nghề thủ công truyền thống, phong tục tập
quán, thơ ca dân gian, âm nhạc tạo nên sự phong phú, đa dạng. Các lễ hội
truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu mang đậm bản sắc của
đồng bào Lào Cai, như: lễ hội Gầu Tào, Nùng Sang (cúng rừng), Tu Su (giải
hạn) của người H’Mông; lễ Pút Tồng (Tết nhảy), lễ Quả Tăng (Lễ cấp sắc)
của người Dao Đỏ; lễ hội Quét làng của người Xá Phó; lễ hội Roóng Poọc
(xuống đồng) của người Giáy; lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày;
chợ tình Sa Pa là những sản phẩm du lịch văn hóa có sức cuốn hút mạnh mẽ
du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Chính vì vậy, Sa Pa được Chính
phủ quy hoạch trở thành khu du lịch trọng điểm vùng Tây Bắc.
2.1.2. Về du lịch cộng đồng ở Sa Pa
Sa Pa là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có cảnh quan thiên nhiên đẹp,
khí hậu trong lành cùng với sự đa dạng, độc đáo về văn hóa của đồng bào các
dân tộc địa phương, đây đang được coi là nguồn lực để Sa Pa phát triển nhiều
loại hình du lịch khác nhau. Trong đó, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
đang thu hút mạnh mẽ thị trường du khách trong nước và quốc tế đến tham
quan. Năm 2012, Sa Pa đón trên 610.148 lượt du khách, trong đó có trên 70%
lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch cộng đồng. Năm 2013, tổng
47

lượng khách đến với Sa Pa đạt trên 685.766 lượt, tăng 75.618 lượt khách so
với năm 2012. Năm 2014, lượng khách du lịch đến địa bàn đạt trên 826.120
lượt bằng 107% so với kế hoạch được giao năm 2014 là 820.000, tăng
140.354 lượt khách so với năm 2013. Trong đó, có trên 686.000 lượt khách
nội địa và trên 140.000 lượt khách ngoại quốc. Doanh thu từ dịch vụ du lịch
trên địa bàn ước đạt 656 tỷ đồng. (Phụ lục 2: bảng 2)
Đặc biệt, khách du lịch quốc tế khi đến Sa Pa thường có xu hướng tới
thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh hoạt với dân bản, thưởng
thức các tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ
nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm. Các tuyến, điểm du lịch cộng đồng ở Sa
Pa ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách.
Hiện nay, Sa Pa đã xây dựng được 13 tuyến du lịch cộng đồng với các
sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch cộng đồng tham quan làng bản kết hợp
với tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào địa phương, tìm hiểu các làng
nghề truyền thống, xem biểu diễn văn nghệ truyền thống của đồng bào các
dân tộc, du lịch leo núi, nghỉ dưỡng...
Các điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa ngày càng được mở rộng như điểm
du lịch cộng đồng xã Nậm Cang, Thanh Phú (xã Thanh Phú), Bản Khoang (xã
Bản Khoang), Bản Hồ (xã Bản Hồ), Tả Van Giáy (xã Tả Van)... nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan của du khách. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch cộng
đồng giữa các điểm du lịch huyện Sa Pa còn hạn chế, chưa thực sự nổi bật tạo
nên sự khác biệt, đặc thù. Phần lớn các sản phẩm du lịch ở đây được khai thác
dựa trên tiềm năng sẵn có của đồng bào địa phương như cảnh quan thiên
nhiên, khí hậu, các giá trị văn hóa truyền thống. Các sản phẩm du lịch này
đang dần bị bão hòa và cần có những sản phẩm mới, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn
du khách.
Du lịch cộng đồng, ngoài việc mang lại những lợi ích to lớn cho chính
quyền và người dân địa phương, còn góp phần bảo vệ, quảng bá và phát huy
48

giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Sa Pa. Từ phát triển
du lịch cộng đồng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được lựa
chọn, khai thác tạo thành những sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Khách
du lịch ngày càng biết tới nhiều hơn các hoạt động văn hóa của người dân địa
phương như: chợ tình Sa Pa, lễ hội Róng Poọc của người Giáy, Tết nhảy của
người Dao, Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông... Từ đó, người dân ngày càng
có ý thức hơn trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của mình.
Mặc dù có nguồn lực du lịch phong phú, song hoạt động du lịch cộng
đồng ở Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn,
thách thức như: các dịch vụ cung cấp cho du khách chưa phong phú, mới
dừng lại ở mức độ hài lòng; người dân các thôn, bản chưa có khả năng tiếp
xúc với công nghệ, phụ thuộc vào người điều hành tour nên thu nhập chưa
cao; hoạt động du lịch cộng đồng nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các hộ dân
với nhau; cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn
thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức; chưa phát huy hết giá trị văn hóa
của đồng bào các dân tộc để tạo thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ…
2.1.3. Một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Sa Pa
Dựa trên thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu
trong lành, mát mẻ cùng với sự đa dạng, độc đáo về văn hóa tộc người đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch Sa Pa phát triển nhiều loại hình
du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
leo núi,v.v...Khách du lịch đến Sa Pa họ không chỉ dừng chân trong thị trấn
mà còn có nhu cầu đi tham quan các bản làng, tìm hiểu đời sống văn hóa của
người H’Mông, Dao, Tày, Giáy quanh thị trấn.
Từ năm 2008, được sự giúp đỡ của Tổ chức Thiên nhiên thế giới
(IUCN) và tổ chức Phi chính phủ Hà Lan (SNV), hỗ trợ Lào Cai xây dựng thí
điểm Dự án Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững tại Sa Pa, từ đó nhiều điểm du
49

lịch cộng đồng ở Sa Pa đã hình thành và phát triển mạnh như: điểm du lịch
cộng đồng xã Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải, Sín Chải, Tả Phìn, Cát Cát... Mỗi
điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa đều có những sản phẩm du lịch đặc trưng
mang đậm bản sắc của cư dân sống ở vùng đó.
- Điểm du lịch Bản Hồ
Bản Hồ là một thung lũng đẹp nằm bên dòng suối Mường Hoa, hiền
hòa, thơ mộng ẩn mình dưới dãy Hoàng Liên hùng vĩ, với địa hình tương đối
bằng phẳng đã được người Tày, Giáy lựa chọn và sinh sống ở đây từ rất sớm.
Khách du lịch nước ngoài đến tham quan Bản Hồ, bởi nơi đây có vẻ đẹp yên
bình, êm ả của bản làng vùng cao. Đến đây du khách được ngắm nhìn những
thửa ruộng bậc thang nằm trải dài hai bên bờ suối Mường Hoa như những
công trình nghệ thuật kỳ vĩ do bàn tay con người tạo ra. Có dòng thác La Vi
nước chảy bốn mùa là điểm tham quan hết sức hấp dẫn đối với du khách.
Buổi tối, du khách được nghỉ trong những ngôi nhà sàn với lối kiến trúc độc
đáo, được bố trí sinh hoạt theo văn hóa của người Tày, được thưởng thức các
món ăn truyền thống, xem các nghệ nhân biểu diễn các tiết mục văn nghệ
truyền thống như: múa khăn, đàn tính tẩu, múa nón của dân tộc Tày và đặc
biệt là múa xòe có sức hút mạnh mẽ với du khách khi đến Bản Hồ.
Các sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bản Hồ là du lịch cộng đồng tham
quan làng bản, tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Tày; cùng các dịch
vụ nhà nghỉ cộng đồng, bán một số mặt hàng thủ công truyền thống của người
Tày; biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch. Từ năm 2006 - 2008, Bản Hồ
có 30 hộ gia đình là dịch vụ nhà nghỉ lưu trú cho khách theo dạng Homestay,
20 hộ gia đình bán hàng lưu niệm, 4 đội văn nghệ được thành lập chuyên làm
dịch vụ biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các điểm nhà nghỉ cộng động.
Biểu diễn văn nghệ là sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của điểm du lịch này,
từ một đội văn nghệ đầu tiên được thành lập bởi ông Đào A Son, thôn Bản
Dền, đến năm 2010 Bản Hồ đã có 4 đội văn nghệ chuyên biểu diễn phục vụ
50

khách du lịch. Mỗi buổi biểu diễn kéo dài từ 40 - 60 phút với thù lao buổi
biểu diễn từ 350.000 - 400.000 đồng, mang lại thu nhập từ 500.000 - 600.000
đồng/tháng cho mỗi thành viên tham gia.
Du lịch cộng đồng Bản Hồ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến ý thức
bảo vệ môi trường, văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Đời sống
sinh hoạt vật chất và tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện.
Trước đây phần lớn các hộ gia đình trong thôn là hộ nghèo, đến nay, số hộ
nghèo trong thôn đã giảm còn 5 hộ, (chiếm 6,6% tổng số hộ) trong đó cả xã là
87 hộ, số hộ có kinh tế khá là 12, số hộ sử dụng điện lưới là 100%, số hộ gia
đình có xe máy là 100%, số hộ có ti vi chiếm 50%. Khảo sát 5 gia đình làm
dịch vụ lưu trú phục vụ khách du lịch thì cả ba gia đình đều có một người con
học từ trung cấp nghề trở lên, còn lại là đang học trung học phổ thông, trung
học cơ sở, không có trường hợp nào con bỏ học khi chưa học hết cấp hai.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, do tác động mạnh mẽ của công trình
thủy điện đã làm phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên, cảnh quan làng bản,
không khí bị ô nhiễm dẫn đến lượng khách du lịch đến Bản Hồ bị sụt giảm
mạnh. Nhiều công ty du lịch đã hủy hẳn điểm tham quan du lịch này trong
tour của mình, dẫn tới mô hình du lịch cộng đồng ở đây bị sụp đổ. Sự suy
thoái, ô nhiễm về môi trường từ các công trình thủy điện ở Sa Pa đang ảnh
hưởng mạnh đến hoạt động du lịch nói chung của Sa Pa và Bản Hồ nói riêng.
Thủy điện làm cho Bản Hồ từ một bản làng bình yên, thơ mộng bỗng chốc trở
thành một công trường.
- Điểm du lịch cộng đồng Cát Cát
Điểm du lịch Cát Cát nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 km về phía Tây
Bắc. Cát Cát không chỉ hấp dẫn với du khách bởi cảnh quan thiên nhiên
hoang sơ, khí hậu trong lành, mà điểm nổi bật ở điểm du lịch này là sự độc
đáo về văn hóa truyền thống của người H’Mông. Các sản phẩm du lịch đặc
trưng ở đây là du lịch sinh thái tham quan làng bản, ngắm cảnh núi non trùng
51

điệp, tham quan dòng thác Cát Cát thơ mộng nằm trên đầu nguồn dòng suối
Mường Hoa, thăm công trình nhà máy thủy điện do Pháp xây dựng từ những
năm đầu thế kỷ XIX; tìm hiểu văn hóa truyền thống của người H’Mông; xem
các cô gái người H’Mông biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống; thăm
các điểm trình diễn làm nghề thủ công truyền thống đặc trưng của người
H’Mông như nghề dệt, chạm khắc bạc, nghề rèn đúc... cùng hàng loạt những
sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của người H’Mông mà các điểm du lịch
cộng đồng khác không có. Mỗi năm Cát Cát thu hút từ 60.000 - 87.000 lượt
khách đến tham quan đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho cộng đồng
địa phương trong việc bán hàng thổ cẩm.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng ở Cát Cát cũng tác động làm
biến đổi về văn hóa, cấu trúc xã hội truyền thống của người H’Mông ở đây.
Sự thuần khiết, trong sáng, thật thà của người H’Mông ở đây đang dần bị
thương mại hóa, thay vào đó là lối sống thực dụng, chú trọng đến tính lợi ích
của kinh tế thị trường. Nếp sống của người dân bị biến đổi, đặc biệt trong tầng
lớp thanh niên, với nguồn thu nhập có được khá dễ dàng từ hoạt động du lịch
đã phần nào làm giảm bớt mối quan hệ vốn được xây dựng chặt chẽ giữa các
thành viên trong gia đình. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã mất hẳn trong
lớp trẻ như họ không mặc trang phục truyền thống, không có ý thức giữ gìn
phong tục tập quán truyền thống của mình. Đặc biệt tình trạng trẻ em bỏ học,
trốn học đi bán hàng thổ cẩm hoặc dẫn khách du lịch kiếm tiền cho gia đình.
Cùng với đó là sự phân chia lợi ích không đồng đều giữa người dân địa
phương với các Công ty lữ hành, công ty đang làm quản lý tại các khu du lịch
dẫn tới sự phát triển du lịch cộng đồng ở những nơi này thiếu sự bền vững.
- Điểm du lịch Tả Van
Tả Van là một trong những điểm du lịch cộng đồng được hình thành
sớm và phát triển mạnh ở Sa Pa. Tả Van nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 8 km
về phía hạ huyện, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng suối Mường Hoa thơ
52

mộng nằm dưới dãy Hoàng Liên cùng với các thửa ruộng bậc thang trải dài
mềm như những lớp sóng biển gối lên nhau. Ruộng bậc thang không chỉ là
nét văn hóa phản ánh đời sống lao động, sản xuất đặc trưng của đồng bào
vùng cao, mà nó còn là một công trình nghệ thuật do bàn tay con người tạo ra.
Năm 2009, ruộng bậc thang Sa Pa được một tạp chí của Mỹ đánh giá là một
trong 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Đến năm 2013, ruộng bậc thang
Sa Pa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản danh thắng
cấp quốc gia.
Du khách đến Tả Van không chỉ được ngắm vẻ đẹp thiên nhiên, mà đây
còn là điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Giáy.
Người Giáy ở đây vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của mình như: trang
phục, nhà ở, tập quán trong lao động sản xuất, sinh hoạt của mình. Các sản
phẩm du lịch đặc trưng là tham quan làng bản, dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng
trong những ngôi nhà truyền thống của người Giáy; thưởng thức các món ăn
truyền thống của người Giáy, đặc biệt là các món bánh; xem các nghệ nhân
biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống như múa quạt, múa ngựa, xòe
Giáy; tham gia lễ hội truyền thống vào dịp đầu năm mới cùng người dân địa
phương. Róng poọc còn được gọi là lễ cúng cầu mùa mang đậm nét văn hóa
truyền thống của người Giáy ở Tả Van với nhiều hoạt động văn hóa truyền
thống như: lễ cúng tạ ơn các vị thần linh, cùng với các hoạt động văn hóa sôi
nổi như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... Năm 2013, Róng poọc được Bộ văn hóa,
Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Mỗi
năm điểm du lịch này thu hút trên 60.000 khách du lịch đến tham quan.
- Điểm du lịch Tả Phìn
Điểm du lịch Tả Phìn nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km, đây cũng
là một trong những điểm du lịch cộng đồng được hình thành và phát triển sớm
ở Sa Pa. Do có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên đẹp,
đặc biệt là các thửa ruộng ruộng bậc thang nằm trải dài khắp các thung lũng.
53

Tả Phìn là một thung lũng rộng lớn nhất trong vùng, bởi vậy mà các thửa
ruộng bậc thang ở mang vẻ đẹp riêng của mình. Du khách đến Tả Phìn còn
được thăm thú, tìm hiểu hang động “Tả Phìn”, thăm các cánh rừng già nguyên
sinh. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, du khách đến đây còn được tắm
mình trong không gian văn hóa của người Dao đỏ với những nét văn hóa đặc
trưng về kiến trúc nhà ở, đời sống phong tục tập quán, lễ hội truyền thống.
Người Dao Đỏ ở đây còn giữ được các lễ hội dân gian đặc trưng như: lễ cấp
sắc (quả tăng), lễ cúng rừng đầu năm (khoi kìm), đặc biệt là Tết nhảy. Tết
nhảy là một trong những lễ hội truyền thồng của người Dao đỏ, được tổ chức
vào dịp đầu năm mới để ơn tổ tiên của các dòng họ, đây cũng là dịp để bản
tìm, lựa chọn những người có khả năng siêu phàm để trở thành các thầy cúng
của làng. Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, Tết nhảy của người
Dao đỏ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia.
Điểm du lịch Tả Phìn còn nổi tiếng với sản phẩm thuốc tắm của người
Dao đỏ, được khách du lịch rất ưa thích. Bên cạnh đó, những sản phẩm thủ
công truyền thống của người Dao đỏ ở đây cũng rất nổi tiếng, đặc biệt các sản
phẩm của nghề thêu vải thổ cẩm. Từ các mẫu hoa văn truyền thống, người
Dao ở Tả Phìn đã tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ khách du lịch
như: túi khoác, ví đựng tiền, khăn, vỏ chăn, vỏ gối...
Du lịch cộng đồng đã tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập cho
người dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các
hộ gia đình. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng ở Tả Phìn cũng đặt ra
một số vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự thương mại hóa, đô thị hóa bản làng
của người Dao. Thiếu sự quản lý, liên kết chặt chẽ giữa người dân địa phương
với các công ty lữ hành dẫn tới hiện tượng chèo kéo tranh dành khách đang
ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường hoạt động du lịch tại điểm này.
54

Bên cạnh các điểm du lịch cộng đồng phát triển sớm, ngày nay, các
điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa ngày càng được mở rộng, với nhiều tour,
tuyến, điểm du lịch tham quan khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của
du khách, như: điểm du lịch Thanh Kim (xã Thanh Kim), Bản Dền (xã Bản
Dền), Nậm Cang (xã Nậm Cang), Bản Khoang (xã Bản Khoang), Séo Mí Tỉ
(xã Tả Van)... Các điểm du lịch cộng đồng mới luôn có sức hút mạnh mẽ với
khách du lịch, bởi các điểm du lịch này vẫn giữ được những nét hoang sơ về
cảnh quan thiên nhiên, độc đáo về văn hóa truyền thống dân tộc. Các sản
phẩm chủ yếu của các điểm du lịch này là tham quan làng bản, ngắm các thửa
ruộng bậc thang, cảnh quan tìm hiểu, thưởng thức các tiết mục văn nghệ, ẩm
thực truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch
ở các điểm du lịch trên cho đến nay còn tương đối hạn chế, do người dân mới
bước đầu làm quen với du lịch, đón khách vào tham quan, lưu trú.
2.2. Khái quát chung về Sín Chải
2.2.1. Lịch sử, điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hóa xã hội
Sín Chải là bản của người H’Mông có nghĩa là “làng mới”, nằm ở phía
Tây của xã San Sả Hồ. Phía Đông giáp với thị trấn Sa Pa, phía Bắc giáp với
xã Bản Khoang, Phía Tây giáp với dãy Hoàng Liên Sơn và phía Nam giáp với
thôn Cát Cát.
Bản Sín Chải ra đời gắn liền với quá trình di cư của người H’Mông vào
Lào Cai và Sa Pa. Vào cuối thế kỷ XV3 đầu thế kỷ XIX, người H’Mông ở
Quý Châu (Trung Quốc) nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh,
nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Một bộ phận không chịu nổi
sự đàn áp, thống trị của triều đình đã di cư xuống phía Nam rồi theo đường
Vân Nam vào Việt Nam. Người H’Mông di cư đến Việt Nam chia làm 3
đoàn: một đoàn do ông Sèo Cô Phìn dẫn đầu đến xã Pha Long, huyện Mường
Khương. Một đoàn do ông Lùng Chung di cư vào xã Bản Lầu. Một đoàn do
thủ lĩnh họ Hoàng dẫn đầu di cư đến Si Ma Cai. Sau khi định cư một thời
55

gian, người H’Mông lại tiếp tục di cư theo đường Bắc Hà đi Phố Lu vượt
sông Hồng sang Mường Bo đến Thanh Phú, Lao Chải (Sa Pa) [125,tr.11].
Tại Sa Pa, người H’Mông chủ yếu di cư từ Bắc Hà trong đợt nhập cư
lần thứ hai, người H’Mông di cư dọc theo suối Mường Hoa, suối Ngòi Sam
tiến dần lên cao để tìm những vùng đất thuận lợi lập làng, lập bản. Sín Chải là
vùng đất được người H’Mông lựa chọn sinh sống muộn hơn so với các bản
người H’Mông khác ở huyện Sa Pa. Theo ông Hạ A Chinh, các dòng họ di cư
và sinh sống đầu tiên ở vùng đất này là họ Vàng, Hạng, Má. Các dòng họ
thường sống tập trung ở cùng một khu vực tạo thành những xóm nhỏ, đây
chính là nét văn hóa đặc trưng trong tập quán cư trú của người H’Mông ở Sín
Chải. Theo Báo cáo UBND xã San Sả Hồ, năm 2014, bản Sín Chải có 221 hộ
dân, với 646 nhân khẩu, các hộ gia đình truyền thống trong bản Sín Chải
100% là người H’Mông thuộc nhóm H’Mông đen, họ đã sống ở đây được
khoảng 6 - 7 đời.
Đời sống kinh tế người H’Mông tại Sín Chải chủ yếu dựa vào canh tác
nông nghiệp. Do địa hình đồi núi khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, người
H’Mông ở Sín Chải khai thác các sườn đồi, cải tạo thành nương, tiếng
H’Mông gọi là “tế” phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nương được chia
thành nhiều loại khác nhau như nương nhỏ hẹp hốc đá (Tế kho dế), nương dốc
(Tế giống), nương bậc thang (Tế kế đây). Các loại cây trồng phổ biến trên
nương là cây lượng thực như: lúa nương, ngô, cây hoa màu. Sau Tết Nguyên
Đán, các gia đình bắt đầu tiến hành phát nương, đốt nương, làm đất và tiến
hành tra hạt. Trong canh tác nương rẫy, ngoài tập quán, kinh nghiệm canh tác
truyền thống, người H’Mông đã tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất như sử dụng các công cụ mới vào làm đất, chuyển đổi giống cây trồng,
áp dụng kỹ thuật làm đất, chăm sóc cây trồng. Năng suất của các loại cây
trồng đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trước đây.
56

Ngoài canh tác nương rẫy, người H’Mông đã khai khẩn, cải tạo những
khu vực có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tạo thành các
thửa ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Canh tác ruộng bậc thang là một
trong những thành quả vô cùng to lớn, đánh dấu một bước phát triển mới
trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Với kỹ thuật đưa cây lúa nước lên trồng
cấy trên các lưng chừng núi bằng hệ thống ruộng bậc thang điển hình, điều
này đã mang lại cho người H’Mông một cuộc sống ổn định hơn, ấm no hơn,
khiến cho tập quán du canh du cư dần được thay bằng cuộc sống định canh
định cư. Ruộng bậc thang, theo tiếng H’Mông gọi là “là đáy”. Theo Báo cáo
UBND xã San Sả Hồ năm 2013, diện tích toàn xã 220ha, năng suất 45,6 tạ/ha,
sản lượng 1.003,2 tấn, trong đó, diện tích trồng lúa nước của Sín Chải chiếm
46 ha, năng suất ước tính đạt trên 45 tạ/ha.
Trong sản xuất nông nghiệp, người H’Mông ở Sín Chải đang có sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng mạnh mẽ, ngoài cây lúa, ngô là loại cây trồng
chủ yếu, họ còn phát triển một số loại cây trồng cho thu nhập cao như: Phong
lan, Thảo dược, Thảo quả... Thảo quả đang là loại cây trồng phát triển mạnh
và mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ gia đình.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi truyền thống là ngành kinh tế bổ trợ
quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp của đồng bào. Các vật nuôi
gồm trâu, bò, ngựa, dê, lợn, vịt, gà, ngan, ngỗng… được thuần dưỡng và nuôi
dưỡng ngay từ khi người H’Mông đến Sa Pa. Việc chăn nuôi nhằm phục vụ
yêu cầu về sức kéo, vận chuyển hàng hoá, khẩu phần ăn, phục vụ trong các
dịp sinh hoạt cộng đồng như cưới hỏi, lễ mừng nhà mới, lễ tết, ma chay,...
Bên cạnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp, nghề thủ công chiếm một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế tự cung tự cấp của đồng bào, vừa là sản
phẩm vật chất, vừa là sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người, ở
đấy chứa đựng cả một hệ thống các tri thức dân gian được tích lũy qua quá
trình sống và lao động. Hiện nay, người H’Mông ở Sín Chải còn lưu giữ và
57

phát triển được một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải thổ cẩm, thêu,
chạm khắc bạc, rèn đúc, đan lát.
Dệt vải thổ cẩm tồn tại ở nhiều dân tộc, nhưng nghề dệt của người
H’Mông ở Sín Chải lại mang nét văn hóa riêng. Sự khác biệt được thể hiện từ
việc sử dụng nguyên liệu (sợi lanh), đến quy trình sơ chế lanh, quy trình dệt
vải bằng loại khung dệt đứng truyền thống, vải được dệt xong sẽ mang đi
nhuộm chàm, lăn sáp ong cho ra được màu sắc yêu thích. Ngoài ra, chạm
khắc bạc cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống độc đáo. Năm
2013, nghề chạm khắc bạc của người H’Mông ở đây vinh dự được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Nguồn tài
nguyên du lịch này tạo tiền đề cho Sín Chải phát triển nhiều sản phẩm du lịch
khác nhau như tham quan làng bản, tìm hiểu văn hóa dân gian truyền thống,
tham quan, tìm hiểu nghề thủ công…
Nhờ có hoạt động động du lịch mà một số nghề thủ công truyền thống
của địa phương phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là nghề
dệt vải thổ cẩm, nghề chạm khắc bạc. Tuy nhiên, đội ngũ thực hành nghề này
chủ yếu là người cao tuổi, trung niên, còn thanh niên trẻ tuổi thường không
mấy thích thú cho các công việc này, không trực tiếp sản xuất mà chuyển dần
sang làm dịch vụ du lịch như: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn viên, mang vác
đồ cho khách tạo nguồn thu quan trọng cho gia đình. Mặc dù vậy, nhưng do
trình độ nhận thức, quá trình tiếp cận khoa học kỹ thuật, tính toán trong phát
triển kinh tế còn nhiều hạn chế nên đời sống kinh tế của người H’Mông ở Sín
Chải vẫn còn nhiều khó khăn. Theo báo cáo UBND xã San Sả Hồ năm 2013,
tỷ lệ hộ nghèo của bản chiếm 50,4 % tổng dân số.
Trong khi nhiều bản làng của người H’Mông ở Lào Cai, do ảnh hưởng
của quá trình giao lưu văn hóa với bên ngoài đã làm cho nhiều loại hình văn
hóa truyền thống có sự biến đổi mạnh mẽ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống
có dấu hiệu bị mai một thì văn hóa truyền thống của người H’Mông ở Sín
58

Chải vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành nguồn tài nguyên quan
trọng phục vụ phát triển du lịch của Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng.
Nền kinh tế đặc thù của người H’Mông ở Sín Chải với ruộng nương,
nhà ở, nghề dệt vải thổ cẩm, nghề thêu thổ cẩm, nghề rèn, nghề chạm khắc
bạc, nấu rượu... thuộc loại tài nguyên đa dạng, độc đáo, phong phú và bền
vững. Đó chính là yếu tố quan trọng, đầy tiềm năng để tạo ra các sản phẩm du
lịch hấp dẫn, độc đáo ở Sín Chải thu hút khách du lịch.
Do chưa chịu sự tác động nhiều bởi các yếu tố từ bên ngoài nên đời
sống văn hóa, kinh tế - xã hội của người H’Mông ở Sín Chải vẫn giữ được
những nét văn hóa truyền thống. Các gia đình trong bản sống tập trung theo
các dòng họ tạo thành các xóm nhỏ. Mỗi dòng họ thường sinh sống tập trung
ở một khu vực nhất định để thuận lợi cho đời sống lao động, sản xuất sinh
hoạt của các gia đình. Mỗi thôn bản của người H’Mông thường có từ 20 - 30
nóc nhà, được bố trí theo hình thức song song với nhau. Phần lớn các gia đình
vẫn giữ kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống ba gian, hai chái. Nhà của người
H’Mông được làm từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, chủ yếu là
gỗ, tre và cỏ gianh. Nét độc đáo của ngôi nhà người H’Mông không chỉ ở
cách bài trí mà còn ở cách họ sử dụng nguyên liệu để làm nhà. Mái các ngôi
nhà truyền thống được lợp bằng gỗ Pơ mu tạo nên nét đặc trưng riêng của các
bản người H’Mông ở Sa Pa.
Bên cạnh đó, người H’Mông ở Sín Chải còn bảo lưu được tương đối
nguyên vẹn một số loại hình văn hóa truyền thống, như các tập quán lao động,
sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng. Điều này đã tạo nên
những nét văn hóa đặc trưng riêng của Sín Chải.
2.2.2 Tiềm năng Du lịch Sín Chải
- Tiềm năng du lịch tự nhiên
Sín Chải nằm ở vị trí gần với các điểm du lịch nổi tiếng của huyện Sa
Pa, như: thôn văn hóa du lịch Cát Cát, khu du lịch sinh thái Hàm Rồng, tuyến
59

du lịch Tả Van - Lao Chải; điểm du lịch sinh thái Thác Bạc, đặc biệt Sín Chải
nằm ở đầu tuyến đường mòn dẫn lên đỉnh Phan Xi Păng - một điểm du lịch
hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế, từ cảnh quan thiên nhiên cho
đến sự đa dạng về sinh thái và văn hóa tộc người. Do thuận lợi về vị trí,
đường giao thông, gần các khu du lịch trung tâm của Sa Pa, nên Sín Chải
được quy hoạch thành điểm du lịch cộng đồng nằm trong tổng thể phát triển
du lịch Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020.
+ Cảnh quan thiên nhiên: Sín Chải nằm trong xã San Sả Hồ, với 100%
là người H’Mông đen, họ cư trú quần cư với nhau tạo thành mối gắn kết cộng
đồng hết sức bền chặt. Các ngôi nhà nằm dọc theo thung lũng con suối Hang
Đzê, được bao bọc bởi các dãy núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang
mang vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ. Đồng bào H’Mông ở bản Sín Chải sống chủ
yếu bằng nghề trồng lúa nước canh tác ruộng bậc thang, trồng ngô, thảo quả,
trồng lanh dệt vải. Với phong cảnh đẹp tự nhiên gắn với các ngôi nhà truyền
thống đã tạo nên cho thôn Sín Chải vẻ đẹp hết sức hài hòa giữa những sản
phẩm vật chất mà con người tạo ra cùng với những sản phẩm do thiên nhiên
ban tặng, để giờ đây trở thành những loại hình sản phẩm phục vụ cho phát
triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái hết sức có hiệu quả ở địa phương.
+Khí hậu: Chỉ nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 3km, thôn Sín
Chải cũng là khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ các tháng hè dao động từ 18 - 200 C,
mùa đông từ 9 - 120C, sương mù nhiều, có nhiều năm nhiệt độ xuống thấp
dưới 00C và đã xuất hiện tuyết rơi. Trong các đợt rét đậm còn có sương muối,
băng, tuyết. Tuy nhiên, sau những ngày lạnh giá ngắn ngủi ấy, thời tiết lại trở
nên quang đãng, mặc dù vẫn lạnh giá nhưng đã xuất hiện anh nắng. Ở đây có
thể cảm nhận được tiết trời của bốn mùa trong một ngày. Nhìn chung, khí hậu
ở đây khá mát mẻ, trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong
và ngoài nước.
60

+ Địa hình: Phần lớn diện tích tự tích tự nhiên của bản là đồi núi, trong
đó diện tích núi cao chiếm trên 70% diện tích, còn lại là diện tích đồi, núi thấp
và các thung lũng nhỏ, hẹp nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên, nhiều dòng
suối nhỏ, hẹp. Với sự kiến tạo của tự nhiên trải qua hàng vạn năm đã tạo cho
Sín Chải một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trùng điệp với nhiều dãy núi xếp
lên nhau trải dài theo hướng Tây - Nam. Đặc biệt là sự hùng vĩ của dãy Hoàng
Liên với đỉnh Phan Xi Păng - biểu tượng của nóc nhà Đông Dương. Do đặc
điểm địa hình như vậy đã tạo điều kiện để Sín Chải phát triển loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái. Đây là những
loại hình du lịch mà đặc thù là đi bộ hay leo núi mạo hiểm để thưởng thức,
khám phá vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên.
+ Thuỷ văn: Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ
các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo sườn phía Tây và
Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong đó, Sín Chải nằm ở vùng thượng
nguồn của suối Ngòi Bo, chạy xuôi xuống các xã Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ,
Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng. Do nằm ở vùng
đất đầu nguồn nên các con suối trên địa bàn xã hẹp, dốc nhiều thác ghềnh.
+ Tài nguyên sinh vật: Hệ tài nguyên sinh vật của Sín Chải nằm trong
vùng lõi của vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên. Đây là vùng dự trữ sinh
quyển được đánh giá vào dạng đa dạng sinh học nhất Việt Nam. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung tâm du lịch sinh thái và môi trường vườn quốc gia
Hoàng Liên, năm 2010 đã thống kê được 1278 loài động vật, 2.432 loài thực
vật bậc cao. Hệ thực vật Hoàng Liên đa dạng về mặt tài nguyên với nhiều
công dụng (làm thuốc, cho gỗ, bóng mát, cây cảnh, rau ăn, lấy quả, tinh dầu,
sáp, vật liệu đan, cho sợi, màu nhuộm...). Sự đa dạng về sinh học tạo ra sức
hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu. Năm 2014, hệ thống
cây Đỗ quyên và cây Vân Sam đã được công nhận là cây Di sản Quốc gia.
61

+ Ruộng bậc thang: Nét nổi bật của thôn Sín Chải là hệ thống ruộng
bậc thang bao quanh bản. Do canh tác trên địa hình đồi, núi dốc nên các thửa
ruộng bậc thang của người H’Mông có đặc điểm hẹp và độ dốc lớn, tạo thành
những làn bậc thang xếp chồng lên nhau, trải dài từ đỉnh đồi xuống chân đồi.
Tùy thuộc vào địa hình, người H’Mông Sín Chải có thể tạo ra các thửa ruộng
có nhiều hình thù khác nhau như một công trình sáng tạo nghệ thuật hình
vuông, hình tròn xoắn chôn ốc, hình chữ nhật, hình thoi, hình lục giá, hình trái
tim,v.v... Bằng sự chăm chỉ, khéo léo và khả năng tư duy khoa học, người
H’Mông đã tạo ra những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp tại Sín Chải.
Sự độc đáo và vẻ đẹp kỳ vĩ của ruộng bậc thang, năm 2009 Tạp chí du
lịch danh tiếng “Travel and Leisure” (Mỹ) cũng đã bình chọn ruộng bậc thang
Sa Pa (Việt Nam) là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vĩ nhất châu Á và
thế giới. Đến tháng 10 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp
hạng Ruộng bậc thang Sa Pa là di tích danh thắng cấp Quốc gia. Đến năm
2014, trang Mother Nature giới thiệu về 30 điểm đẹp nhất thế giới, trong đó
ruộng bậc thang Sa Pa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng,
với những giá trị to lớn như vậy, ruộng bậc thang đã trở thành một loại sản
phẩm, một điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước
khi đến với Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng mỗi khi mùa cấy gặt đến.
- Tiềm năng nhân văn
Tiềm năng nhân văn được hiểu là những nguồn lực do con người sáng
tạo nên và mang đậm dấu ấn của người dân bản địa; được coi như một trong
những tiềm năng với nhiều loại hình di sản khác nhau được các cư dân bản
địa sáng tạo ra trong suốt quá trình cư trú của mình. Ngày nay, những hình
thái văn hóa truyền thống đã trở thành một tài sản hết sức có giá trị đối với
những người làm quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương.
Du lịch cộng đồng có thể hiểu đó là một hình thức du lịch nhằm tham
quan, tìm hiểu, khám phá nét đẹp, bản sắc, nét độc đáo của một cộng đồng
62

người dân địa phương. Ở bản Sín Chải, cộng đồng nhóm H’Mông đen với bản
sắc văn hóa độc đáo, đang trở thành tiềm năng lớn sẵn có để phát triển hình
thức du lịch cộng đồng tại đây.
Cùng với cảnh quan đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Sa Pa nói
chung và cho khu vực thôn Sín Chải nói riêng kết hợp với các loại hình văn
hóa truyền thống độc đáo đã tạo nên các loại hình di sản đặc thù, góp phần rất
lớn vào việc thu hút khách du lịch đến với Sín Chải. Các giá trị văn hóa
truyền thống đặc sắc của đồng bào người H’Mông được thể hiện ngay ở kiến
trúc nhà ở, trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, trong ăn mặc
các bộ trang phục truyền thống... Đây đang là những điểm thu hút một lượng
lớn khách du lịch nước ngoài đến tham quan. Thấy được lợi ích mang lại cho
các gia đình bằng chính những sản phẩm do mình làm ra, bằng chính những
tập quán truyền thống vốn có, người dân đã tích cực hơn trong việc bảo vệ
văn hóa truyền thống của cộng đồng. Trên một số khía cạnh, ta nhận thấy loại
hình du lịch cộng đồng đã có những đóng góp vào quá trình giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Đến nay, các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của người H’Mông ở
Sín Chải chưa được đầu tư khai thác một cách hiệu quả so với các thôn bản
khác trong huyện, cụ thể là sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống như: rèn
đúc, chạm khắc bạc, trồng lanh dệt vải, nghề đan lát...; các loại hình khác
như: nhà ở truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội
dân gian…
+ Nhà ở truyền thống là sản phẩm du lịch độc đáo của Sín Chải: Nhà ở
là sản phẩm văn hóa đặc trưng của người H’Mông ở Sín Chải, tạo ra sức hút
mạnh mẽ đối với khách du lịch đến tham quan bởi sự độc đáo trong kiến trúc,
chất liệu tạo dựng ngôi nhà cũng như các phong tục, tín ngưỡng liên quan đến
ngôi nhà. Nhà ở truyền thống của người H’Mông ở Sín Chải là kiểu nhà
ngang với lối kiến trúc độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà được làm từ gỗ, gồm: bộ
63

khung nhà, ván tường và bộ mái nhà. Tuy nhiên, ngày nay việc khai thác gỗ
để thay thế các tấm mái bị hỏng do lâu ngày gặp khó khăn do gỗ làm mái là
loại gỗ Pơ mu, loại gỗ đang bị cấm khai thác, nên người H’Mông ở đây đã
chuyển dần sang sử dụng mái nhà lợp tấm Prôximang.
Ngôi nhà truyền thống gồm có 3 gian, được ngăn cách bằng ván gỗ.
Nhà có ba cửa ra vào, gồm: một cửa chính, hai cửa phụ ở hai đầu hồi. Gian
giữa là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà, tường phía trong là nơi đặt bàn thờ
tổ tiên, tiếp khách và diễn ra các công việc quan trọng của gia đình. Gian bên
trái cột cái là buồng ngủ của chủ nhà, nơi ngủ của khách, đồng thời là nơi đặt
bếp sưởi của gia đình. Gian bên phải là buồng ngủ của con cái và là nơi đặt
bếp nấu ăn cũng như bếp nấu thức ăn cho gia súc. Mỗi ngôi nhà thường có
gian gác dùng để cất giữ thóc lúa, đồ đạc của gia đình, cần thiết có thể tận
dụng làm nơi ngủ cho các thành viên khác trong gia đình. Sàn gác là vị trí hết
sức quan trọng đối với mỗi ngôi nhà của người H’Mông nơi đây. Đó không
chỉ là nơi chất trữ lương thực, dụng cụng lao động sản xuất, mà quan trọng
đây còn là nơi trú ngụ của hồn lúa. Khi mùa lúa chín, người H’Mông sẽ tiến
hành nghi lễ cúng cơm mới, rước hồn lúa về nhà, khi hồn lúa đã về thì sẽ
được giữ ở trên sàn gác. Do đó, người H’Mông thường kiêng không cho phụ
nữ chèo lên sàn gác, mà chỉ có đàn ông mới có thể lên được.
Hiện nay, các gia đình trong bản hầu như vẫn giữ được nét kiến trúc
độc đáo này. Các gia đình trong thôn có thể tận dụng ngôi nhà, sửa chữa lại để
làm dịch vụ làm nhà nghỉ lưu trú cho khách du lịch (Homestay). Tuy nhiên,
do thôn Sín Chải nằm gần với thị trấn Sa Pa nên để thu hút được du khách đến
cư trú, trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng, nghỉ lại một đêm và thưởng
thức các đặc sản nơi đây thì rất cần được hướng dẫn, cần được định hướng rõ
và tạo ra được sản phẩm đặc trưng của dân tộc mà nơi khác khó có được. Nếu
vẫn giữ kiến trúc như hiện nay thì rất khó cho việc đón khách của các gia
đình, khó tạo thêm nguồn thu nhập để xóa đói, giảm nghèo.
64

- Nghề trồng lanh, dệt vải: Trông lanh, dệt vải, thêu may đồ thổ cẩm là
một trong những nét văn hóa đặc trưng của người H’Mông mà dân tộc khác
không có được, cây lanh từ lâu đã trở thành biểu tượng cho văn hóa mặc của
người H’Mông. Khi được hỏi về cây lanh trong đời sống người H’Mông, ông
Hạng Vạng Quả (76 tuổi) cư trú tại thôn Sín Chải cho biết đối với người
H’Mông cây lanh quan trọng lắm, cho dù có di cư đến đấu, có thể không
mang theo nhiều thứ nhưng ống hạt lanh thì không bao giờ thiếu, luôn phải
mang theo để trồng và lấy vỏ làm quần áo mặc. Cũng vì cây lanh, quần áo
làm ra từ sợi lanh quý như vậy, nên đối với những người già trước khi chết
bao giờ cũng tự làm cho mình một bộ trang phục bằng sợi lanh, chỉ có mặc
quần áo bằng vải lanh thì khi chết, về trời tổ tiên mới nhận được ra, mới cho
sống ở trên trời.
Qua đây cho thấy vai trò của cây lanh trong đời sống văn hóa, tôn giáo
tín ngưỡng của người H’Mông nói chung và người H’Mông ở thôn Sín Chải
nói riêng. Hiện nay, người H’Mông ở Sa Pa bảo tồn được giống lanh tương
đối tốt. Hằng năm họ vẫn dành ra những khu đất tốt để trồng lanh, thu hoạch
và chế biến sợi, dệt thêu quần áo. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều
loại vải mộc, vải thô giống với vải lanh nên một bộ phận người H’Mông, nhất
là người trẻ tuổi đã “quay lưng” với vải lanh truyền thống, cũng như làm cho
diện tích trồng lanh ở Sa Pa bị suy giảm đi rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu
các loại hình văn hóa có thể xây dựng thành thường hiệu trong nhiệm vụ quy
hoạch khu du lịch bản Sín Chải là hết sức quan trọng, nó sẽ góp phần rất lớn
vào nhiệm vụ bảo tồn văn hóa của dân tộc.
Để thu hoạch được nhiều lanh, đồng bào H’Mông cẩn thận chọn đất,
chăm sóc, thu hoạch cây lanh theo một quy trình phức tạp, trải qua nhiều công
đoạn khác nhau như thu hoạch, tước lanh, sơ chế, xe sợi và cuối cùng mới đến
khâu dệt vải. Quy trình, kỹ thuật này được các thế hệ trao truyền cho nhau từ
đời này qua đời khác.
65

Sự sáng tạo của con người trong nghề dệt vải thổ cẩm của người
H’Mông được thể hiện từ sự sáng tạo ra các công cụ, đồ dùng phục vụ nghề.
Khi dệt vải người H’Mông Sín Chải đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ khác
nhau như se sợi, guồng quay sợi, con thoi, lược dệt, thùng nhuộm chàm, công
cụ lăn vải sáp ong tạo cho mặt vải sáng bóng,... Sau đấy là quá trình dệt may
quần áo, như: Dệt vải, nhuộm vải bằng nước cây chàm, lăn vải, vẽ sáp ong,
cắt may và thêu, ghép hoa văn trên áo… Sự phong phú, đa dạng của các công
cụ nghề dệt vải và sự phức tạp trong quy trình thêu, dệt, cắt may của người
H’Mông đã cho thấy nghề dệt của họ đã đạt đến một trình độ cao. Các sản
phẩm làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ, mà chứa đựng
cả tâm huyết, sự tinh tế, khéo léo khi thực hiện các công việc này.
Ngày nay, nghề dệt thủ công truyền thống đang bị mai một dần. Ngay
trên địa bàn tỉnh Lào Cai, duy nhất chỉ còn người H’Mông ở Sín Chải và một
vài xã ở Sa Pa còn duy trì được nghề dệt vải thổ cẩm. Đây là tiềm năng độc
đáo để góp phần tạo ra sự hấp dẫn ở Sín Chải.
- Thêu thùa là nét văn hóa đặc trưng của người H’Mông ở Sa Pa nói
chung và Sín Chải nói riêng. Hình ảnh người phụ nữ trên tay lúc nào cũng
thấy se sợi, nối sợi lanh dù đang đi trên đường lên nương rẫy hay xuống chợ,
đã trở nên hết sức thân quen với mọi người. Ngay từ khi lên 6- 8 tuổi, các cô
bé đã được người mẹ, người chị dạy cho kỹ thuật thêu thùa hoa văn, cách
nhận biết các loại hoa văn khác nhau thêu trên thắt lưng, ống tay áo, cổ áo.
Khi thêu thùa, để tạo ra các mẫu hoa văn độc đáo riêng, người phụ nữ
H’Mông thường kết hợp ba kỹ thuật cơ bản đó là thêu thủ công, kỹ thuật ghép
vải và in sáp ong. Trong đó, kỹ thuật thêu tay được các cô gái sử dụng để thêu
các mẫu hoa văn nổi trang trí trên cổ áo, thắt lưng và tay áo, còn kỹ thuật
ghép vải được dùng để trang trí trên mũ trẻ nhỏ, tạo các đường viền trên ống
tay áo, cổ áo với các màu sắc đỏ là chủ đạo. Kỹ thuật in vẽ hoa văn bằng sáp
66

ong được dùng tạo các mẫu hoa văn chìm trang trí trên vạt chiếc áo dài của
phụ nữ thường mặc bên ngoài.
Độc đáo nhất là kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong, chỉ có người
H’Mông ở đây mới sử dụng được kỹ thuật này. Để tạo hoa văn đòi hỏi phải
có tay nghề cao, do đó, công việc này phần lớn do những người trung, cao
tuổi, có kinh nghiệm thực hiện. Các mẫu hoa văn trang trí có mối quan hệ gần
gũi, thân quen với cuộc sống của con người, được các chị em sáng tạo thành
các mẫu hoa văn trang trí. Sự độc đáo, phong phú về các mẫu hoa văn trang
trí của nghề thêu đã tạo ra các sản phẩm đặc trưng phục vụ phát triển du lịch.
+ Nghề chạm khắc bạc: Là nghề thủ công truyền thống có vai trò đặc
biệt quan trọng trong đời sống văn hóa của người H’Mông ở Sín Chải. Sản
phẩm của chạm khắc bạc được bắt nguồn từ nhu cầu về tâm linh, những chiếc
vòng vía được nghệ nhân người H’Mông làm ra nhằm giúp giữ hồn luôn trên
người, không để cho hồn đi lang thang, bỏ con người đi mất làm cho con
người bị ốm đau. Bên cạnh đó, những đồ dùng, trang sức bằng bạc còn thể
hiện sự giàu có của người đeo. Những người đeo nhiều trang sức bàng bạc
như: khuyên tại, vòng cổ, vòng tay… với những kiểu dáng khác nhau cho
thấy được sự sung túc đời sống kinh tế gia đình cũng như vị thế xã hội của họ
trong cộng đồng. Đồng thời, những đồng bạc và những chiếc vòng cổ bằng
bạc còn là một loại lễ vật bắt buộc trong nghi lễ cưới truyền thống của người
H’Mông. Những sản phẩm bằng bạc còn là một loại trang sức quan trọng của
người phụ nữ, nó giúp cho các chị em phụ nữ thêm duyên dáng, mềm mại và
đẹp hơn trong những ngày lễ, ngày hội chung của thôn bản.
Do nhu cầu rất cao về các sản phẩm được làm ra từ nghề chạm bạc, nên
trong các thôn bản người H’Mông bao giờ cũng có những ông thợ làm bạc,
nghệ nhân làm bạc. Những người này không chỉ giỏi về cách thức chọn bạc
thật cho đến quy trình đúc bạc, tán bạc, uốn nắn bạc và công đoạn chạm khắc
hoa văn trên các sản phẩm bạc. Do công đoạn chạm khắc bạc cần sự tỉ mỉ,
67

khéo léo và khả năng tư duy, nhận biết các loại hình hoa văn xung quanh để
chạm khắc nên rất cần những người có tay nghề giỏi, học hỏi nhanh và có trí
nhớ tốt mới có thể cho ra được những sản phẩm bạc ưng ý, phù hợp với
phong tục tập quán của dân tộc. Các sản phẩm chủ yếu gồm: Vòng đeo cổ
“Pâux cu đăngz”, Vòng tay “Pâux tês”, nhẫn “khay”, hoa tai “khua chê”,
Vòng vía “Pâux sux”…
- Nghề rèn đúc: Rèn đúc là một trong những nghề thủ công truyền
thống đặc trưng, lâu đời của người H’Mông. Các sản phẩm của nghề rèn gồm
các loại nông cụ lao động như: các loại cuốc, liềm, các loại dao, mũi cày,
rưng bừa, nòng súng... đây là những sản phẩm không thể thiếu trong hoạt
động sản xuất của người H’Mông.
Trong các sản phầm của nghề rèn đúc, có thể kể đến các sản phẩm nổi
tiếng, được sản xuất theo một quy trình với kỹ thuật rèn đúc cao của các nghệ
nhân, như: đúc mũi cày, người H’Mông tự làm ra được chiếc nồi nấu gang từ
đá chịu lửa, tự làm ra bộ khuôn đúc bằng đá chịu lửa. Khi đúc, gang được cho
vào nồi nấu chảy, sau đó đổ vào khuôn đúc để cho ra chiếc mũi cày phù hợp
với việc canh tác trên nương rẫy, trên ruộng bậc thang; sau đến là việc rèn
dao, để rèn được ra con dao ứng ý về độ bền sắc, người H’Mông đã áp dụng
kỹ thuật đúc gang vào lưỡi dao khi rèn để tạo cho lưỡi dao độ cứng và bén
sắc. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi người nghệ nhân phải hết sức thuần thục để
không làm hỏng phôi thép khi rèn. Sau khi rèn thành dao là công đoạn tôi cho
lưỡi dao thật khỏe, dao đảm bảo chặt vào đá không mẻ, chặt vào cây không
quằn lưỡi, một con dao có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Ngoài việc rèn dao, đúc mũi cày đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật, thì
việc khoan nòng súng kíp cũng không phải là ngoại lệ. Người H’Mông ở Sa
Pa không sử dụng nòng súng được đúc sẵn, mà họ tự tay khoan cho mình
những chiếc nòng súng theo ý muốn. Do đây là loại nòng súng dùng cho súng
kíp, nên lỗ của nòng súng cũng khác, không phải là loại nòng xoắn. Để tạo ra
68

được chiếc nòng súng ưng ý, người H’Mông phải thực hiện kỹ thuật khoa
sống theo quy trình khoan thủ công bằng loại mũi khoan họ tự tạo ra. Để hoàn
thành được chiếc nòng súng, họ phải thực hiện trong nhiều ngày liên tục cho
đến khi xong, sau đó mới khoan đến các vị trí lắp cò, lỗ đặt thuốc nổ, nơi đặt
dây đốt… Hiện nay, do nhà nước cấm sử dụng súng kíp nên các nghệ nhân
người H’Mông ở Sa Pa nói chung và thôn Sín Chải nói riêng không còn
khoan nòng súng nữa, những khẩu súng kíp cũ còn lại cũng trở thành hàng
hóa bán cho người thích sưu tầm về trưng bày chơi. Đây cũng chính là lý do
đã làm cho kỹ thuật làm súng kíp đang đứng trước nguy cơ bị mai một cao
khi các nghệ nhân am hiểu già yếu và mất đi. Qua khảo sát cho thấy, trong
thôn Sín Chải hiện nay chỉ còn 2 gia đình có lò rèn là gia đình ông Hạng A
Chư và Giàng Seo Chin, tuy nhiên do ít làm nên dụng cụ sử dụng trong nghề
rèn cũng không còn đầy đủ như trước đây.
+ Phong tục tập quán truyền thống: Người H’Mông ở Sín Chải vẫn giữ
được tương đối đầy đủ phong tục tập quán đặc trưng của dân tộc như: tập quán
cư trú, tri thức trong lao động sản xuất; phong tục cưới xin, sinh đẻ, làm nhà
mới, tang ma, cúng rừng, thờ cúng tổ tiên, cho đến ẩm thực,.. Đây được đánh giá
là nguồn tài nguyên vô cùng có tiềm năng để thôn Sín Chải khai thác, tạo ra các
sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch từ khắp bốn phương.
Cưới xin là phong tục rất độc đáo của người H’Mông, trong đó chứa
đựng cả một hệ thống các nghi thức khác nhau, ở mỗi giai đoạn lại được thực
hiện với cách thức khác nhau. Phong tục độc đáo nhất ở đây là tục kéo vợ
(háy nhăng), khi người con trai để ý đến cô gái nào, họ thấy ưng ý thì sẽ gọi
thêm vài người con trai, con gái khác phục sẵn cô gái trên đường đi nương rẫy
hoặc đi chơi chợ, chơi hội để kéo. Khi họ đã tổ chức kéo thì cô gái sẽ không
thể bỏ chạy được, mà ngoan ngoãn đi theo chàng trai về, khi về chàng trai sẽ
giữ cô gái ở nhà mình 3 ngày, nếu cô gái nhất quyết từ chối, không chịu làm
vợ thì chàng trai sẽ thả cô gái về, nếu cô gái đồng ý thì nhà trai sẽ mang rượu
69

thịt và một số lễ vật khác để nhờ ông mối sang hỏi vợ giúp. Tuy nhiên, ngày
nay do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn, môi trường giao tiếp với bên
ngoài đã có nhiều thay đổi nên tục kéo vợ cũng đã giảm đi nhiều, rất ít gặp
cảnh kéo vợ ở các phiên chợ, các ngày hội làng. Do đó, việc phục dựng, tái
hiện lại tục kéo vợ ở người H’Mông thôn Sín Chải sẽ là một điểm nhất nhằm
thu hút du khách đến với thôn. Khi đến tham dự, du khách được trải nghiệm
cuộc sống thật của người dân, được thưởng ngoạn cảnh quan tươi đẹp, được
thưởng thức các món ăn truyền thống…
Bên cạnh đó, việc khuyến khích người dân tổ chức các nghi lễ cúng
truyền thống của mình cũng sẽ rất có hiệu quả. Như nghi lễ cúng rừng cấm,
nghi lễ cúng chữa bệnh, lễ gầu tào… cùng với việc khuyến khích người dân tổ
chức, những công ty khái thác du lịch nên tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi để
du khách có dịp đến tham quan, thưởng thức và mang lợi ích đến cho người
dân trong thôn bản thông qua các hoạt động buôn bán, trao đổi.
+ Lối sống mang phong cách đặc trưng dân tộc H‟Mông: Nền kinh tế
thị trường rất ít tác động vào cuộc sống thường ngày nơi đây, hầu như vẫn giữ
nguyên được lối sống truyền thống mang phong cách đặc trưng. Chính lối
sống đó đã tạo nên sự tò mò, thích thú của du khách khi đến Sín Chải.
- Lễ hội truyền thống: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người H’Mông. Trong
năm, người H’Mông ở Sín Chải có nhiều lễ hội khác nhau, đặc biệt là lễ hội
Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của
cộng đồng. Lễ hội Gầu Tào thường được các bản làng người H’Mông tổ chức
vào dịp đầu năm mới để cầu an, cầu phúc, cầu mệnh, ngoài ra còn nhằm mục
đích cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản gặp nhiều may mắn.
Không chỉ bởi sự hấp dẫn, độc đáo của ngày hội mà người H’Mông đến hội
còn thể hiện lòng tự hào dân tộc. Lễ hội ra đời đáp ứng nhu cầu của đồng bào
70

sau một chu kỳ lao động vất vả, tạo không khí phấn khởi vui tươi, góp phần
tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của du lịch Sín Chải.
Ngoài lễ hội Gầu Tào ra, người H’Mông ở Sín Chải còn tổ chức nghi lễ
cúng ở rừng cấm của bản, lễ cúng trong các dòng họ như cúng đuổi ma, giải
hạn “tu su” hay lễ cúng “Naox Lôngx” (cúng ăn thề), là nghi lễ hết sức quan
trọng của người dân trong bản. Họ cùng đến dự lễ và cùng cam kết thực hiện
theo đúng nội dung trong bản hương ước về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường
tự nhiên trong năm. Với những nghi lễ dân gian này sẽ góp phần thu hút
khách đến với Sín Chải khi được quảng bá rộng rãi để mọi người cùng biết.
- Âm nhạc, nghệ thuật diễn xướng: Âm nhạc là một phần không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người H’Mông nói riêng, các dân tộc khác nói
chung. Đây vừa là món ăn tinh thần, vừa mang tính nghệ thuật trong cách thức
biểu diễn với mỗi loại nhạc cụ khác nhau. Trong âm nhạc, người H’Mông thôn
Sín Chải còn lưu giữ và thường xuyên sử dụng các loại nhạc cụ như: khèn, sáo
dọc, đàn môi, kèn lá, hát ông... Trong số các nhạc cụ này, khèn và kèn lá là 2
loại nhạc cụ được sử dụng nhiều hơn cả. Tiếng khèn của các chàng trai vang
lên trong những ngày lễ hội, vang lên trong những lúc giao duyên, vang lên
trong nghi lễ ma khô nhằm tưởng nhớ đến người đã khuất... có thể nói, cây
khèn là một loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần, là một loại
biểu tượng cho hình ảnh các chàng trai người H’Mông dù ở bất cứ nơi đâu.
Diễn xướng dân gian là loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian đặc sắc
của người H’Mông, nó đòi hỏi người biểu diễn có những am hiểu nhất định về
các loại hình nghệ thuật dân gian của dân tộc để có thể biểu diễn cho mọi người
thưởng thức. Người H’Mông ở đây còn giữ được nhiều bài múa truyền thống
đặc sắc như múa ô, múa gậy sênh tiền, múa khèn, v.v... các điệu múa được thực
hiện mô phỏng lại đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng.
Hình ảnh các thiếu nữ H’Mông với động tác uyển chuyển, nhịp nhàng
theo tiếng khèn, tiếng sáo đã trở nên quen thuộc với du khách. Múa khèn cũng
71

là một loại hình biểu diễn độc đáo của người H’Mông, được các chàng trai
biểu diễn vào các dịp lễ, tết, tang ma, ngoài ra còn được biểu diễn trong các
nghi lễ của cộng đồng. Theo nghệ nhân Giàng A Măng, 58 tuổi: “Người
H’Mông có gần 200 bài múa khèn khác nhau. Cùng với múa khèn, múa sênh
tiền cũng là loại hình biểu diễn đặc trưng của người H’Mông được biểu diễn
trong các lễ hội của cộng đồng”.
Bên cạnh đó, người H’Mông ở đây còn có kho tàng dân ca phong phú.
Tiêu biểu, phải kể đến các bài hát dân ca đối đáp nam nữ, hát đối của các ông
mối, giữa đoàn nhà trai với nhà gái, đặc biệt là tiếng hát mồ côi, tiếng hát làm
dâu. Các bài hát mồ côi kể về số phận của những đứa trẻ mồ côi chịu sự thiếu
thốn về tỉnh cảm, có cuộc sống nghèo khổ, bần hàn, bị mọi người khinh rẻ.
Tiếng hát làm dâu lại kể về số phận những người phụ nữ khi đi làm dâu phải
chịu bao vất vả, khổ cực.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian sẽ là tiềm năng quan trọng để Sín Chải
khai thác, xây dựng các chương trình văn nghệ, tạo thành các sản phẩm phục
vụ khách du lịch.
+ Ẩm thực và các món ăn đặc sản: Cùng với các hoạt động tham quan,
vui chơi giải trí, ẩm thực cũng là yếu tố không thể thiếu, là tiềm năng quan
trọng của Sín Chải. Những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc
như mèn mén, thắng cố, rượu ngô… đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trong
văn hóa ẩm thực của người H’Mông.
+ Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian là một loại hình di sản đặc
trưng của người H’Mông ở vùng cao Sa Pa. Khi nhắc đến người H’Mông
không thể không nhắc đến các trò chơi truyền thống của họ, các trò chơi được
tổ chức ở nhiều thời điểm khác nhau, trong đó nổi bật nhất là trò đánh quay
“tu lu”, trò chơi đu, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ…Các trò chơi vừa thể hiện sự
khéo léo, vừa thể hiện cho sức khỏe, sự tinh nhanh của người chơi và đây
cũng là một trong những tiêu chí thu hút sự chú ý của người khác giới. Do đó,
72

các chàng trai người H’Mông rất thích thú với việc học làm ra các dụng cụ
chơi, cách thức chơi các trò chơi truyền thống này.
2.3. Sín Chải trong bối cảnh du lịch cộng đồng ở Sa Pa
2.3.1. Ban Quản lý du lịch cộng đồng:
Trước đây, điểm du lịch Sín Chải nằm trong tuyến du lịch Sa Pa - Cát
Cát - Sín Chải. Tuy nhiên, đến năm 2013 các hoạt động du lịch cộng đồng bản
Sín Chải chính thức trở thành một điểm du lịch riêng do UBND huyện quản
lý. Trên thực tế, tại Sín Chải chưa có một Ban quản lý du lịch cộng đồng theo
đúng nghĩa, người dân địa phương gần như không có nhiều vai trò, quyền lợi
trong việc quản lý, tổ chức, kiểm soát hoạt động du lịch đang diễn ra. Điều
này đi ngược với mục tiêu của phát triển du lịch cộng đồng một cách bền
vững mà ngành văn hóa, du lịch của tỉnh đang hướng đến.
2.3.2. Sản phẩm, tour tuyến du lịch
Từ những năm 1990, khi du lịch bắt đầu mở cửa, khách du lịch quốc tế
và trong nước đã tìm đến Sa Pa để tham quan, nghỉ dưỡng. Họ thường tìm đến
các bản làng nằm ven thị trấn như: Tả Van, Tả Phìn, Cát Cát, Sín Chải để
tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số.
Đa phần họ thường tìm đến các bản làng của người H’Mông bởi sự hấp
dẫn về cảnh quan môi trường, sự hoang sơ, mộc mạc của một bản vùng cao,
cùng với sự độc đáo về văn hóa tộc người. Sa Pa đã trở thành một trong
những điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và ngày càng khẳng định được
thương hiệu của mình trên thị trường du lịch quốc tế. Năm 2013, lượng khách
du lịch đến Sa Pa đạt: 685.766 lượt (khách quốc tế là 375.530 lượt khách)
điều này đã mang lại nguồn thu cho địa phương khoảng 1.844 triệu đồng. Đến
năm 2014, lượng khách đến với Sa Pa đạt 826.120 lượt, trong đó khách nội
địa là 685.609 lượt, khách quốc tế là 140.382 lượt. Doanh thu từ du lịch ước
đạt 656 tỷ đồng. Như vậy, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
huyện Sa Pa nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Theo báo cáo tình hình
73

phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội năm 2014 của UBND xã San Sả Hồ, số
lượng khách đến tham quan tại các điểm du lịch của xã (trong đó có bản Sín
Chải) đạt 150.117 lượt khách, chiếm hơn 18% tổng số khách du lịch đến với
Sa Pa, doanh thu từ du lịch ước đạt 6 tỷ đồng, chiếm 0,91% tổng doanh thu từ
du lịch của toàn huyện Sa Pa năm 2014.
Khi tiến hành khảo sát tình hình phát triển du lịch của bản Sín Chải cho
thấy, lượng khách đến với bản có hai mục đích với 2 nhóm đối tượng khác
nhau. Khách du lịch nội địa thường đến tham quan cảnh quan thiên nhiên,
cảnh quan thôn bản, xem một vài tiết mục văn nghệ là chính. Khách nước
ngoài, họ không chú ý nhiều đến cảnh quanh, họ ưa thích kiểu du lịch trải
nghiệm, được ăn ở, sinh hoạt cùng với cộng đồng, thích được tìm hiểu về
phong tục tập quán của đồng bào, thích được ăn các món ăn do đồng bào chế
biến, thích được hòa chung vào với sinh hoạt hằng ngày của người dân. Điều
này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của chương trình hợp tác giữa tỉnh Lào
Cai - Việt Nam với vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp năm 2005 về nhu cầu,
mục đích tham quan du lịch của du khách khi đến với thôn Sín Chải.
Theo Anh Má A Câu, trưởng thôn Sín Chải cho biết: “Vào những năm
từ năm 1990 - năm 1997, khách du lịch đến tham quan thôn Sín Chải rất ít,
đặc biệt là khách trong nước hầu như không có, mà thỉnh thoảng chỉ thấy có
một vài ông Tây vào thăm làng bản của mình, lúc đó dân làng còn sợ không
dám tiếp xúc, không nói chuyện, đặc biệt là chị em phụ nữ không dám đến
gần. Cứ nhìn thấy khách đến xem thêu thùa, khâu vá họ lại chạy đi hoặc cúi
mặt xuống. Khách du lịch chủ yếu đi trên đường để ngắm cảnh quan làng bản,
ngắm mọi người làm nương, dệt vải thôi”.
Đây là một thực tế, bởi người H’Mông ở Sín Chải lúc bấy giờ hầu như
chưa hiểu nhiều về du lịch, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với khách đến
tham quan. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu tham quan của du
khách tăng cao, người dân tiếp xúc nhiều với khách lạ nên đã có những hiểu
74

biết nhất định về du lịch, phát triển du lịch, làm du lịch và bán sản phẩm cho
du khách. Chị Giàng Thị Sớ, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã cho biết, thời
gian đầu thấy khách du lịch đến các chị em người H’Mông ở đây còn sợ
không dám đến gần. Trong xã cũng chưa có người nào tham gia vào hoạt
động du lịch như bán hàng thổ cẩm, cho khách nghỉ qua đêm. Chỉ khi gia đình
có con gà, con lợn, ngô, gạo thì họ mang lên chợ Sa Pa bán.
Còn anh Má A Nủ - Chủ tịch xã San Sả Hồ cho biết từ năm 1990 đến
năm 1997, lượng khách du lịch vào thôn Cát Cát và Sín Chải rất ít, chủ yếu là
khách nước ngoài. Do trong thôn không có nhà nghỉ cộng đồng, nên du khách
(nhất là khách nước ngoài) chỉ xuống thôn tham quan làng bản rồi lại quay trở
lại thị trấn Sa Pa để nghỉ.
Khi du lịch Sa Pa bắt đầu phát triển mạnh, đặc biệt là khách du lịch
quốc tế tìm đến các bản làng của người H’Mông, người Dao ngày càng đông,
vấn đề quản lý, quy hoạch, phát triển du lịch cộng đồng bắt đầu được chính
quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 1997, dự án Hỗ trợ Du lịch bền vững tại huyện Sa Pa, Lào Cai của
IUCN và SNV được triển khai tại Sa Pa với mục tiêu là “hỗ trợ địa phương
đạt được một hình thái du lịch bền vững về môi trường, văn hóa và kinh tế -
xã hội”. Với ba mục tiêu cơ bản: Xây dựng cơ chế nhằm đạt được sự chia sẻ
có tính cải tiến hơn hay đồng đều những lợi ích từ du lịch giữa đại bộ phận
dân cư; nâng cao năng lực cho địa phương trong việc giảm thiểu các tác động
tiêu cực của du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và môi trường; làm và
giữ cho cho Sa Pa xanh, sạch và trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong mười tiêu chí mang tính định
hướng cho phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa cũng như Sín Chải.
Trong giai đoạn 2 năm 2006-2008, tổ chức SNV của chính phủ Hà Lan
đã có chương trình hỗ trợ dự án phát triển du lịch bền vững tại huyện Sapa-
tỉnh Lào Cai đã đạt được một số kết quả khả quan:
75

- Dự án của tổ chức SNV đã hỗ trợ mở các lớp đào tạo cho người dân
bản địa nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phát triển du lịch, bảo vệ
cảnh quan môi trường, văn hóa tộc người và đào tạo các kỹ năng cơ bản cho
người dân để phục vụ du lịch cộng đồng;
- SNV đã hỗ trợ và tư vấn giúp huyện Sa Pa hình thành mô hình hoạt
động kinh doanh lưu trú tại gia phát triển, đến nay đã có trên 80 hộ dân tại các
xã tham gia kinh doanh phục vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tắm thuốc, dịch vụ
hướng dẫn khách góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo;
- Nhiều cuộc hội thảo về phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng
được mở tại Sa Pa dưới sự chủ trì của SNV đã giúp bà con ngày càng nâng
cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi
trường, tài nguyên du lịch...
- Việc tổ chức cho các cán bộ và người dân địa phương đi tham quan
thực tế các mô hình phát triển du lịch trong và ngoài nước đã giúp người dân
có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá và tri thức
bản địa để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Đồng thời góp phần từng bước
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển du lịch cộng đồng trên
địa bàn Tỉnh nói chung và huyện Sa Pa nói riêng.
Bên cạnh những thành công của dự án mang lại cho cộng đồng, dân cư
các dân tộc huyện Sa Pa trong việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch góp
phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân thì vẫn còn những hạn chế:
- Hoạt động du lịch cộng đồng mới chỉ chú trọng đầu tư vào phát triển
tại Sa Pa, chưa nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm
nghèo sang các huyện của tỉnh Lào Cai;
- Chưa xây dựng được các tuyến du lịch kiểu mẫu của Lào Cai và vùng
Tây Bắc;
76

- Nạn đeo bám khách du lịch của người dân địa phương còn tồn tại và
chưa có các giải pháp khắc phục do đó ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch
thân thiện và an toàn trong mắt du khách;
- Dự án chưa đưa ra được giải pháp cụ thể, nên khi dự án kết thúc nhiều
mô hình không phát huy được hiệu quả, người dân vẫn tiếp tục đi bán hàng
rong, nhiều sản phẩm đặc trưng chưa biết cách khai thác hiệu quả để phục vụ
nhu cầu của khách, tăng thêm thu nhập.
Sín Chải là một trong những địa điểm được dự án lựa chọn để triển
khai du lịch cộng đồng. Dưới sự hỗ trợ của dự án, người H’Mông ở Sín Chải
dần tiếp cận với loại hình du lịch còn rất mới mẻ này. Một số người được lựa
chọn tham gia trực tiếp vào hoạt động của dựa án với mong muốn nâng cao
trình độ, năng lực quản lý cho những người tham gia dự án. Đồng thời, mở
các lớp tập huấn cho người dân địa phương về một số kỹ năng giao tiếp, ngoại
ngữ, kỹ năng xây dựng các sản phẩm du lịch.
Dự án còn hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà cộng đồng làm nơi nghỉ cho
khách và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ biểu diễn phục vụ khách
du lịch. Từ đó, nhận thức của người H’Mông ở Sín Chải về du lịch mới thực
sự trở nên rõ nét hơn. Họ bắt đầu tham gia vào một số hoạt động du lịch nằm
trong chương trình của dự án như làm nhà nghỉ lưu trú cho cộng đồng, làm
hướng dẫn viên, mang vác đồ cho khách du lịch, bán các mặt hàng thủ công
truyền thống, các mặt hàng nông sản.
Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu
vực có tiềm năng đặc sắc về thiên nhiên và văn hoá. Chính vì thế, các tour du
lịch đến những bản làng có các tộc ngưởi sinh sống rất được khách du lịch
quốc tế ưa chuộng. Tại Sa Pa, tuyến du lịch Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa
được chọn là tuyến du lịch cộng đồng thí điểm.
77

- Các tuyến du lịch đến Sín Chải


Sín Chải là điểm du lịch cộng đồng của Sa Pa được quy hoạch nằm trên
tuyến du lịch Lào Cai - Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải. Đây là một trong những
tuyến du lịch cộng đồng hấp dẫn của Sa Pa. Ngày nay, ngoài tuyến du lịch
truyền thống trước đây, các công ty du lịch còn liên kết mở các tuyến du lịch
mới đến Sín Chải như: Lào Cai - Sa Pa - Cát Cát - Hàm Rồng; tuyến du lịch
Lào Cai - Sa Pa - Tả Van - Lao Chải - Sín Chải để đáp ứng nhu cầu của du
khách. Tại bản Sín Chải hiện nay có hai tour du lịch chính, tour du lịch tham
quan làng bản Sín Chải kết hợp với tìm hiểu văn hóa truyền thống của người
H’Mông; Tour du lịch Sín Chải - Đồi Dù - Phan Xi Păng với các sản phẩm du
lịch đặc trưng là khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của dãy Hoàng Liên,
trinh phục đỉnh Phan Xi Păng.
- Các sản phẩm du lịch của Sín Chải chủ yếu được xây dựng, khai thác
dựa trên tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương. Trong đó nổi bật nhất là
các sản phẩm du lịch được khai thác từ các giá trị văn hóa truyền thống của
người H’Mông như dịch vụ nhà nghỉ Homestay, các sản phẩm thủ công
truyền thống, văn nghệ dân gian.
+ Nghệ thuật trình diễn
Đến với du lịch cộng đồng ở Sín Chải, du khách sẽ có điều kiện
thưởng thức nét văn hóa độc đáo người H’Mông qua các tiết mục múa lên
nương, múa ô, múa ngựa, múa giã bánh dày; các bài múa khèn, trình diễn sáo,
đàn môi do chính các nghệ nhân trong bản biểu diễn. Chương trình văn nghệ
được biểu diễn tại các gia đình, nhà sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng,
vừa có ý nghĩa giới thiệu tới du khách vừa góp phần gìn giữ, nuôi dưỡng
những nét sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc H’Mông. Tuy
nhiên, đội văn nghệ không tổ chức biểu diễn thường xuyên bởi họ là những
người không chuyên nghiệp, không có những nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động
như điểm du lịch tại Hàm Rồng, Cát Cát.
78

Trước đây một số nghệ nhân thổi khèn giỏi trong làng tìm đến các công
ty du lịch như Châu Long, Victoria... để biểu diễn. Vào những ngày cuối tuần,
một số người H’Mông thường lên sân trước Nhà thờ biểu diễn phục vụ khách
du lịch. Những điểm du lịch cộng đồng phát triển mạnh như xã Tả Van, Tả
Phìn, Bản Hồ có các đội văn nghệ phát triển mạnh, thu hút được nhiều người
tham gia. Theo Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai năm 2012
thì mỗi xã này có 03 đội văn nghệ, thường xuyên biểu diễn cho khách du lịch,
mang lại thu nhập cho người dân địa phương (trung bình mỗi đội văn nghệ
của thôn thu nhập từ 1 đến 5 triệu đồng/tháng). [117]
+ Sản phẩm thủ công truyền thống
Người H’Mông ở Sín Chải có nhiều nghề thủ công truyền thống như
dệt vải thổ cẩm, thêu, nghề rèn, chạm khắc bạc. Trong đó, các sản phẩm nghề
thêu, dệt vải thổ cẩm là đặc trưng ở Sín Chải. Dựa trên chất liệu truyền thống,
người H’Mông phát triển thành nhiều sản phẩm khác nhau như các loại vỏ
chăn, vỏ gối, mũ đội đầu, túi khoác, ví thổ cẩm, tranh thêu. Ngoài ra, dựa trên
các mẫu hoa văn truyền thống, họ sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới để bán cho
khách như trang trí trên áo, mũ, túi xách... Nắm bắt được thị trường khách du
lịch, một số nghệ nhân trong bản thường xuyên làm các loại nhạc cụ truyền
thống như sáo, cây khèn, đàn môi để bán cho khách du lịch, góp phần tăng
nguồn thu nhập cho gia đình.
Hình thức bán hàng cũng rất độc đáo, khác hẳn với các điểm du lịch
khác. Nếu như du lịch Cát Cát dựng nhiều quầy hàng để bán thì ở Sín Chải,
các sản phẩm được người dân bán tại nhà hoặc họ tập trung vừa ngồi thêu
thùa, vừa bán hàng cho khách du lịch đến tham quan. Khi không có khách du
lịch, họ ngồi trên các tảng đá, dưới gốc cây đầu làng, thành từng tốp thêu
thùa, may vá, và đó là nét văn hóa đặc trưng của người H’Mông ở Sín Chải.
Khi có đoàn khách du lịch đến, họ trở thành những người bạn, người
dẫn đường cùng trò chuyện với du khách. Sự cởi mở, thân thiện, tình cảm
79

luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Trước khi bán hàng, họ thường tặng cho
khách du lịch một sản phẩm nào đó để thể hiện lòng mến khách và cũng là để
giới thiệu khéo về sản phẩm thủ công truyền thống của mình. Chính sự thân
thiện, cùng giao tiếp mộc mạc của người bán hàng đã góp phần quan trọng để
khách du lịch mua các sản phẩm của cộng đồng địa phương. Hiện nay Sín
Chải có khoảng 15 người thường xuyên tham gia mang hàng ra Sa Pa để bán,
vào thời gian nông nhàn số lượng người tăng lên khoảng 30 người.
+ Nghỉ tại nhà dân
Ở Sín Chải, dịch vụ nghỉ tại nhà dân (Homestay) sẽ trở thành một sản
phẩm du lịch đặc trưng của người H’Mông ở đây. Dịch vụ này dựa trên cơ sở
sẵn có của các gia đình, họ chỉ cần dọn dẹp, sắm sửa thêm một số trang thiết
bị. Người H’Mông ở Sín Chải có thế mạnh để phát triển dịch vụ này dựa trên
kiểu trúc nhà mái lợp gỗ Pơ Mu, tạo nên sự mộc mạc, bình dị hòa lẫn giữa
không gian hùng vĩ của núi rừng Hoàng Liên.
Có thể nhận thấy, văn hóa người H’Mông đóng vai trò quan trọng, là
nền tảng tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng của Sín Chải. Trong thời gian
qua, người H’Mông ở đây đã biết cách vận dụng, khai thác đưa các giá trị văn
hóa truyền thống của mình thành các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
như: từ ngôi nhà truyền thống, người dân đã vận dụng, sáng tạo làm dịch vụ
nhà nghỉ lưu trú cho khách du lịch, được khách du lịch nước ngoài rất ưa
chuộng. Hay từ các sản phẩm thủ công truyền thống của nghề dệt vải thổ cẩm,
nghề thêu, nghề chạm khắc bạc, nghề rèn. Người H’Mông ở đây đã tập trung
sản xuất theo các mô hình câu lạc bộ, các điểm làm nghề tập trung để biểu
diễn cho khách du lịch xem.
Thông qua quá trình nghỉ tại cộng đồng, các sản phẩm thủ công cũng
được phát triển, cải biên dựa trên chất liệu truyền thống để bán cho khách du
lịch. Các phong tục tập quán; lễ hội truyền thống cũng được chính quyền địa
phương khai thác, phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: tái hiện
80

lại không gian sinh hoạt văn hóa chợ tình Sa Pa; tái diễn lại cảnh kéo vợ của
người H’Mông; lễ hội Gầu Tào… tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng
của người H’Mông ở Sa Pa nói chung và ở Sín Chải nói riêng. [Phụ lục 2:
bảng 3]. Thời gian đầu, các hoạt động du lịch cộng đồng ở Sín Chải được duy
trì và phát triển dựa trên sự hỗ trợ của dự án SNV, tuy nhiên sau khi dự án kết
thúc, hoạt động du lịch cộng đồng ở đây phát triển chậm. [Phụ lục 2: bảng 4].
So với các tuyến du lịch cộng đồng khác ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn,
Cát Cát thì Sín Chải có lượng khách du lịch đến tham quan thấp nhất. Bởi
vậy, sự tác động trực tiếp từ những hoạt động du lịch tại bản chưa nhiều
nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các hoạt động du lịch Cát Cát, Sa Pa,
Tả Van. Năm 2012, toàn huyện Sa Pa có 99 hộ kinh doanh lưu trú tại các xã:
Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Sín Chải [122].
Đến nắm 2013 toàn huyện có 107 hộ kinh doanh lưu trú tại gia
(homesstay) tại các xã, cụ thể: Xã Tả Phìn 18 cơ sở, Lao Chải 03 cơ sở, Tả
Van 38 cở sở, Bản Hồ 22 cơ sở, Thanh Phú 13 cơ sở, San Sả Hồ 03 cơ sở,
Nậm Sài 8 cơ sở, Nậm Cang 02 hộ. [106].
Đến năm 2014 số lượng khách đến tham quan, lưu trú so với năm 2013
đã có sự biến đổi, có những điểm du lịch cộng đồng khách đến tham quan và
lưu trú tăng lên, có những điểm thì lại thấp đi. [Phụ lục 2: bảng 5].
Khách du lịch đến tham quan bản tăng, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu
tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống người dân địa phương, mua sắm các
sản phẩm thủ công truyền thống như mũ, vải thổ cẩm, quần áo, các mảng hoa
văn trang trí của người H’Mông làm quà lưu niệm. Du lịch đã mang lại những
lợi ích nhất định cho người dân địa phương, đặc biệt là với những người tham
gia trực tiếp các dịch vụ du lịch. Từ đó, người dân địa phương đã dần nhận
thấy được giá trị của văn hóa cộng đồng tộc người có thể trở thành những sản
phẩm du lịch, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.
81

Du lịch cộng đồng ngày càng thu hút sự tham gia, đóng góp của cộng
đồng địa phương vào xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch như làm các
nghề thủ công truyền thống, bán hàng lưu niệm, làm hướng dẫn viên, làm
dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng… [Phụ lục 2: bảng 6]
Cộng đồng người H’Mông Sín Chải tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch cộng đồng chủ yếu là những người trẻ tuổi, còn những người trên 40
tuổi thì số lượng tham gia ít hơn. Trong số đó, tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam,
công việc chính là tham gia dẫn khách du lịch, bán hàng thổ cẩm. Nam giới
phần lớn tham gia vào vận chuyển, mang vác đồ cho khách.
Số lượng người tham gia mang tính thời vụ, không cố định vì đối với
họ, du lịch hiện vẫn chỉ là một nghề phụ. Công việc chính của họ là sản xuất
nông nghiệp nên vào thời gian nông nhàn, đặc biệt là sau khi thu hoạch xong,
số lượng người tham gia vào hoạt động du lịch tăng lên.
Ngoài những người tham gia trực tiếp, phần lớn các hộ gia đình trong
bản cũng đều có hoạt động với du lịch cộng đồng tại bản như giữ gìn, bảo vệ
môi trường, cảnh quan thiên nhiên, làm các sản phẩm thủ công truyền thống...
phục vụ phát triển du lịch.
Du lịch cộng đồng cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập, góp phần
nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Khi du lịch
ở địa phương phát triển, ngoài sản xuất nông nghiệp, đồng bào địa phương
còn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch như làm dịch
vụ dẫn khách du lịch, mang vác đồ, bán hàng thổ cẩm.v.v.. các gia đình còn
phát triển các loại cây đặc sản như su su, thảo quả, phong lan để phục vụ du
lịch. Những hộ gia đình có điều kiện, có khả năng thì dần chuyển sang làm
dịch vụ kinh doanh du lịch.
Nhờ có chuyển dịch cơ cấu lao động, cây trồng, vật nuôi đã góp phần
tăng nguồn thu nhập cho gia đình, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn
lên trở thành những hộ có kinh tế khá trong thôn. Qua khảo sát về nguồn thu
82

của người H’Mông ở bản Sín Chải cho thấy, du lịch đã có những tác động
mạnh đến nguồn thu của gia đình. Trong tổng số 20 hộ gia đình được điều tra
trong bản, trồng trọt vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình, tiếp đó là
nguồn thu nhập từ làm thuê, chăn nuôi, khai thác lâm sản và từ hoạt động du
lịch. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động du lịch chủ yếu là bán các mặt thủ
công truyền thống, mang vác đồ cho khách du lịch, bán các sản vật phẩm
chăn nuôi của gia đình.
Thu nhập bình quân từ du lịch các điểm du lịch như Cát Cát, Tả Van,
Lao Chải, Tả Van của huyện Sa Pa. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình
tại các điểm du lịch này trung bình từ 7 - 15 triệu/người/năm.
Qua thống kê cho thấy, số hộ có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng chiếm
10%. Số hộ có mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/hộ/năm chiếm 35%. Mức thu
nhập từ 4 - 7 triệu đồng/hộ/năm chiếm 25%. Số hộ có mức thu nhập nhập từ 7
- 10 triệu đồng chiếm 30%. [Phụ lục 2: bảng 7]. Hộ gia đình thu nhập cao
nhất từ hoạt động du lịch là gia đình ông Hạng A Chinh, có mức thu nhập
trung bình khoảng 15 triệu đồng/năm. Ông cho biết thu nhập từ du lịch của
gia đình là do có một người con trai thường xuyên tham gia mang vác đồ cho
khách leo núi Phan Xi Păng. Trung bình mỗi tháng thu nhập được trên 1 triệu
đồng, do tiền công mang vác và tiền khách du lịch bồi dưỡng thêm.
Du lịch cộng đồng ở Sín Chải chưa phát triển mạnh như một số điểm
du lịch khác nhưng nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở Sín Chải có tham
gia hoạt động du lịch vẫn cao hơn nhiều so với bản của người H’Mông không
tham gia hoạt động du lịch. Nguồn thu nhập từ hoạt đồng du lịch góp phần
tăng nguồn thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.
Bên cạnh đó, du lịch cũng góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của người H’Mông ở Sín Chải. Trước hết là ý thức bảo
vệ các giá trị văn hóa truyền thống của người dân được nâng lên. Nhiều giá trị
văn hóa truyền thống như phong tục tập quán, âm nhạc dân gian, lễ hội truyền
83

thống được người dân bảo tồn và phát triển thành các sản phẩm du lịch… Từ đó,
các giá trị văn hóa ngày càng được phát huy và được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, trong phát triển tour tuyến, các sản phẩm du lịch ở bản Sín
Chải vẫn còn những hạn chế. Trước hết là các sản phẩm du lịch ở đây còn đơn
điệu, chưa phong phú đa dạng và chưa thực sự độc đáo hấp dẫn với du khách.
Các sản phẩm du lịch ở đây chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa
phương. Nguyên nhân chính là do ở Sín Chải chưa có mô hình phát triển du
lịch phù hợp, nên chưa khuyến kích được sự tham gia của người dân địa
phương vào xây dựng, quản lý các hoạt động du lịch ở địa phương. Các sản
phẩm du lịch ở đây được xây dựng chủ yếu dựa trên tiềm năng sẵn có của địa
phương, chưa mang tính sáng tạo. Hoạt động du lịch ở Sín Chải mang tính
manh mún, thiếu sự liên kết giữa các ngành, giữa người dân địa phương với
các công ty lữ hành. Điều này cho thấy, du lịch cộng đồng ở Sín Chải chưa có
sự quy hoạch phát triển hợp lý, từ việc khảo sát lựa chọn xây dựng mô hình
hoạt động, quản lý, xây dựng sản phẩm đến xúc tiến thương mại du lịch.
2.3.3. Mô hình tổ chức
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, du lịch Sa Pa đã có sự phát triển
vượt bậc so với những năm trước đây. Khách du lịch trong nước và quốc tế
đến Sa Pa ngày càng nhiều hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch,
điểm du lịch cộng đồng đã được xây dựng nhằm tạo ra những sản phẩm du
lịch hấp dẫn, độc đáo của Sa Pa. Tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải được thành
lập dưới sự hỗ trợ của tổ chức SNV nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền
vững. Trong đó nhằm phát huy vai trò, năng lực, sự sáng tạo của người dân
tham gia vào hoạt động du lịch.
Bản Sín Chải được dự án lựa chọn để triển khai xây dựng mô hình phát
triển du lịch cộng đồng. Bởi vậy, khi dự án bắt đầu, người dân được tham gia
84

thảo luận, bàn bạc đưa ý kiến đóng góp của mình vào kế hoạch phát triển du
lịch tại địa phương.
Vai trò, sự sáng tạo và những ý kiến của người dân đã được phát huy.
Người dân không chỉ được tham gia vào các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến
về kế hoạch xây dựng mô hình, tổ chức các hoạt động du lịch mà người dân
còn là những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, tổ chức khai thác,
xây dựng sản phẩm du lịch của địa phương.
Ban quản lý du lịch cộng đồng của tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải
được thành lập gồm có 13 thành viên gồm trưởng ban, phó ban, một trợ lý và
10 thành viên là ủy viên. [Phụ lục 2: hình 1]
Các thành viên trong ban quản lý du lịch cộng đồng tuyến du lịch Sa Pa
- Cát Cát - Sín Chải do cộng đồng địa phương bầu ra. Trưởng ban và Phó ban
đều là người dân địa phương. Riêng kế toán, thủ quỹ là cán bộ UBND xã San
Sả Hồ. Ban quản lý du lịch cộng đồng là người đại diện cho chính quyền địa
phương đứng ra xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai và quản lý các hoạt
động liên quan đến du lịch nằm trong tuyến du lịch cộng đồng tại địa phương.
Ban Quản lý du lịch cộng đồng của tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải khi
mới thành lập được SNV hỗ trợ nên đã hoạt động rất tốt. Ông Sùng A Cở,
nguyên Chủ tịch UBND xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết sau
khi dự án kết thúc, ban quản lý du lịch cộng đồng ở Cát Cát - Sín Chải không
phát huy được vai trò của mình, sau một thời gian ban quản lý du lịch cộng
đồng tự giải tán.
Sau đó, tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải được giao cho Công ty du lịch
Cát Cát đầu tư khai thác. Một số thành viên ban quản lý du lịch cộng đồng
trước đây như ông Má A Kỷ, ông Hạng A Chinh được Công ty mời vào làm
trong tổ trật tự quản lý trẻ ăn xin, đeo bám khách du lịch khi xuống tham quan
tại bản Cát Cát. Cùng với đó, vai trò của người dân tham gia vào hoạt động du
lịch tại địa phương giảm dần. Quyền tự chủ, tự quyết về các vấn đề liên quan
85

đến du lịch tại bản Cát Cát - Sín Chải đều do Công ty du lịch Cát Cát quyết
định. Người dân chủ yếu tham gia vào một số dịch vụ du lịch như bán các sản
phẩm thủ công truyền thống, hướng dẫn viên du lịch, mang vác đồ cho khách.
Sa Pa có nhiều điểm tham quan du lịch như Tả Van, Tả Phìn, Hầu
Thào, Thanh Kim, Bản Dền, Nậm Cang, Bản Hồ nhưng không phải điểm du
lịch nào cũng được thành lập ban quản lý du lịch cộng đồng. Riêng chỉ có
điểm du lịch cộng đồng ở Bản Hồ người dân mới được trao quyền quản lý, tổ
chức khai thác và xây dựng sản phẩm thực sự. Các điểm du lịch khác đều do
phòng du lịch Sa Pa, các công ty du lịch đầu tư, khai thác. Do vậy, sự tham
gia của người dân vào bộ máy quản lý hoạt động du lịch cộng đồng tại địa
phương rất ít. Thậm chí, nhiều bản không có người dân địa phương nằm trong
ban quản lý du lịch.
2.3.4. Cơ chế hoạt động, phân chia lợi ích
- Cơ chế hoạt động
Mô hình hoạt động du lịch cộng đồng ở Sín Chải được tổ chức SNV xây
dựng hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Ban quản lý du lịch cộng đồng
được thành lập với mục đích nhằm quản lý và phát triển các hoạt động du lịch
trong phạm vi tuyến treckking. Cơ chế hoạt động của ban quản lý cộng đồng
được xây dựng dựa trên bộ khung về nguyên tắc hoạt động do tổ chức SNV
xây dựng, dựa trên những nghiên cứu, đúc kết từ các mô hình phát triển du lịch
cộng đồng ở nhiều nước. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, ban quản lý du lịch
cộng đồng bản Sín Chải tự giải thể. Các hoạt động du lịch ở Sín Chải hoạt động
mang tính tự phát đặt dưới sự quản lý của của Phòng Văn hóa, Thông tin huyện
Sa Pa. Bởi vậy, vai trò của người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng
đồng ở địa phương rất hạn chế. Dẫn đến các sản phẩm du lịch ở bản còn nghèo
nàn, thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư tạo sản phẩm du lịch nên điểm du
lịch Sín Chải chưa tạo ra được sự độc đáo, hấp dẫn với du khách.
86

- Phân chia lợi ích


Du lịch cộng đồng dựa trên nguồn tài nguyên du lịch của cộng đồng địa
phương, tuy nhiên người dân địa phương không được hưởng lợi ích một cách
công bằng với so với các đối tượng tham gia du lịch khác, thực tế tại các điểm
điểm du lịch ở Sa Pa cho thấy rõ điều này. Những xung đột về lợi ích được thể
hiện ở những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Trong đó, xung
đột lớn nhất là xung đột giữa các Công ty lữ hành du lịch, công ty đang làm
công việc phát triển du lịch tại địa phương với cộng đồng người dân địa
phương. Sự xung đột thể hiện rõ ở việc phân chia lợi nhuận, các công ty du
lịch, lữ hành đang biến người dân, các sản phẩm do người dân làm ra thành
công cụ để kiếm tiền, trong khi các khoản lợi nhuận thu được thì hầu như
không có sự chia sẻ cho người dân. Điều này đã dẫn đến sự xung đột rất lớn,
nhiều nơi người dân có những biểu hiện không tốt đối với du khách, làm cho
du khách không muốn tiếp tục đến tham quan. Các công ty du lịch, lữ hành khi
đưa khách xuống tham quan thôn bản nhưng lại không nghỉ lại, không sử dụng
những sản phẩm do người dân làm ra, không mua các đồ ăn, thức uống của
người dân, mà họ lại thường mang theo đồ ăn uống của họ, hoặc tham quan
xong lại quay về huyện để nghỉ. Điều này vừa không tạo ra được nguồn thu cho
người dân, vừa gây ra những xung đột giữa hoạt động du lịch với cộng đồng
địa phương khi một lượng rác thải lớn từ du khách thường xuyên để lại trên địa
bàn cho người dân xử lý. Do đó, cần có một cơ chế cụ thể để giải quyết việc
làm, tạo ra lợi nhuận cho cộng đồng dân cư, điều hòa mối quan hệ giữa cộng
đồng địa phương với các hoạt động du lịch cũng như với du khách.
Khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng họ chủ yếu tham quan
làng bản, tìm hiểu đời sống của người dân địa phương trong một thời gian gắn
rồi lại di chuyển đi nơi khác. Họ sử dụng các dịch vụ tại địa phương rất ít, chủ
yếu là dịch vụ xe ôm, mua nước uống, mua một số đồ thổ cẩm làm quà lưu
niệm. Còn phần lớn các dịch vụ đều do Công ty du lịch đã chuẩn bị sẵn. Khi
87

đi họ mang theo nước uống, đồ ăn và những đồ dùng cần thiết, trong khi đó
một tour du lịch Hà Nội - Sa Pa (2 ngày, 3 đêm) là 2.700.000đ/người (Bảng
báo giá công ty du lịch Quốc tế Bình Minh Lào Cai, năm 2013). Chúng tôi đã
phỏng vấn khách du lịch về mức độ chi tiêu [Phụ lục 2: bảng 8]
Như vậy, tổng thu của đoàn du lịch là 27.000.000 đồng, trong khi đó
người dân tại thôn Sín Chải thu được 860.000 đồng, chiếm khoảng 4% so với
nguồn tổng nguồn thu của Công ty du lịch. Trong các dịch vụ phục vụ du lịch
của người H’Mông ở Sín Chải, họ chỉ thu được từ dịch vụ bán hàng thủ công
truyền thống chiếm 340.000đ (39,5%), thu từ dịch vụ ăn uống là 220.000đ
(25,6%), thu từ các dịch vụ khác là 300.000đ (34,9%). Điều này cho thấy thu
nhập người H’Mông Sín Chải từ hoạt động du lịch cộng đồng rất thấp.
Sự không công bằng về lợi ích của người dân địa phương còn được thể
hiện với công ty du lịch khai thác trực tiếp trên những sản phẩm du lịch của
địa phương. Ví dụ như tại điểm du lịch cộng đồng Cát Cát, nguồn thu từ vé do
công ty quản lý, người dân trong thôn chỉ có 3 người được nhận vào làm việc
tại công ty, còn lại người dân chỉ được hưởng lợi từ một dịch vụ duy nhất là
bán các mặt hàng thủ công truyền thống.
Toàn thôn Cát Cát có 12 hộ kinh doanh dịch vụ này, trừ chi phí tiền
công, tiền mua vật liệu thì mỗi chủ quầy hàng người H’Mông thu được lợi
nhuận từ du lịch từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng. Còn lại những người
không trực tiếp tham gia vào du lịch họ chủ yếu được hưởng lợi từ hệ thống
đường giao thông đi lại được thuận lợi hơn.
Xung đột lợi ích còn được thể hiện giữa người dân địa phương với
người Kinh. Ở Sín Chải, do du lịch chưa phát triển, chỉ có 2 hộ người Kinh
kinh doanh nên chưa thể hiện rõ sự xung đột này. Các điểm du lịch phát triển
như Cát Cát, Tả Phìn thì sự xung đột lợi ích giữa đồng bào địa phương với
người Kinh thể hiện rất rõ. Qua khảo sát 20 hộ gia đình người Kinh với 20 hộ
gia đình kinh doanh tại điểm du lịch cộng đồng tại Cát Cát cho thấy có 40 hộ
88

gia đình tham gia hoạt động du lịch ở đây đều có thu nhâp. Tuy nhiên, mức
thu nhập giữa người Kinh và người dân địa phương có sự chênh lệch rất lớn.
Số hộ người H’Mông ở thôn có thu nhập từ 1- 5 triệu đồng/năm có 9 hộ
(chiếm 45%), còn ở người Kinh không có hộ gia đình nào thu nhập dưới 5
triệu. Mức thu nhập trung bình 5 năm từ 5 đến dưới 10 triệu đồng có 7 hộ
(chiếm 35%, người Kinh có 2 hộ (chiếm 10%). Có 4 hộ gia đình có mức thu
nhập trên 10 triệu (chiếm 10%) và không có hộ gia đình có mức thu nhập trên
15 triệu/năm. Trong khi đó, số hộ kinh doanh người Kinh có mức thu nhập
trên 10 triệu đồng/năm có 18 hộ (chiếm 95%), có 13 hộ gia đình có mức thu
trên 30 triệu đồng/năm. [Phụ lục 2: bảng 9]
Theo giải thích của người dân địa phương vì không có vị trí đẹp để bán
hàng, những vị trí đẹp như đầu dốc Cát Cát, khu trung tâm đều do người Kinh
chiếm hết. Người H’Mông bán hàng cũng không giỏi bằng người Kinh, hàng
hóa của người H’Mông cũng ít hơn (phỏng vấn phụ nữ H’Mông bán hàng, 35
tuổi, bản Cát Cát). Sự khác biệt này còn được thể hiện rất lớn về mức thu nhập
của hướng dẫn viên người Kinh và hướng dẫn viên người H’Mông địa phương.
Thôn Sín Chải có 4 hướng dẫn viên, trung bình mỗi đợt dẫn khách chỉ được
Công ty du lịch trả 150.000 - 200.000đ/ngày đối với khách nước ngoài. Đối với
hướng dân viên người Kinh từ 500.000 - 700.000đ/ngày.
Sự chênh lệch về lợi ích dẫn đến những mâu thuẫn trong kinh doanh
giữa người dân địa phương với người Kinh ngày càng lớn. Người H’Mông
không muốn cho người Kinh vào bán hàng hoặc họ tìm cách không hợp tác
như không cho thuê đất, không giữ gìn vệ sinh, lấy lý của người dân địa
phương để đối chọi với người Kinh. Các chị em người H’Mông không bán
hàng tại quầy mà họ đi theo khách để bán hàng. Theo cách giải thích của người
dân địa phương, đi theo khách, họ sẽ bán được nhiều hàng hơn. Sự xung đột về
lợi ích trở nên khá phổ biến trong các điểm du lịch cộng đồng, gây ảnh hưởng
89

rất lớn đến sự phát triển du lịch một cách bền vững của Sa Pa nói chung và Sín
Chải nói riêng. Do vậy, rất cần hỗ trợ giải quyết các xung đột đó.
2.3.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá
Hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của Sín Chải nằm
trong chương trình xúc tiến quảng bá chung của du lịch Lào Cai nói chung và
Sa Pa nói riêng. Trong những năm qua, Lào Cai đã tổ chức nhiều chương
trình giao lưu, hợp tác quảng bá xúc tiến thương mại du lịch với nhiều nước
trên thế giới thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: chương trình hợp tác
phát triển du lịch giữa Sa Pa và vùng A Quy Ten của Pháp về tư vấn, quy
hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Sa Pa. Các chương trình hợp
tác nghiên cứu về phát triển du lịch với các tổ chức nước ngoài như: Quỹ For,
SNV (Hà Lan), FDI... nhằm tạo nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch Sa Pa.
Từ năm 2006 - 2013, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vui chơi
giải trí trong toàn tỉnh đạt trên 17.000 tỷ đồng. Trong đó, đã thu hút được 7 dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn trong lĩnh vực du lịch với
tổng vốn đầu tư đạt trên 28 triệu USD và 01 dự án du lịch sinh thái từ nguồn
vốn của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), viện trợ không hoàn lại với tổng giá
trị đạt 1,79 triệu Euro. Riêng năm 2013, đã có những dự án lớn như: Dự án
quần thể công trình dịch vụ vui chơi, giải trí khách sạn Phan Xi Păng, Sa Pa
của Tập đoàn Sun Group (tổng đầu tư 4.200 tỷ đồng), Dự án khu lịch sinh thái
nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Mercure SaPa Resort & Spa của Công ty Cổ
phần Trường Giang Sa Pa (1.200 tỷ đồng) [121]. Bên cạnh đó, thông qua các
chương trình giao lưu, liên kết, hợp tác du lịch giữa các tuyến du lịch, các
vùng cũng đã góp phần quảng bá nâng cao giá trị di sản của các dân tộc như:
Lễ hội trên mây Sa Pa; ngày hội “Sắc xuân Tây Bắc; chương trình du lịch về
cội nguồn (liên kết 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ); Hợp tác du lịch với
tỉnh Vân Nam - Trung Quốc trong phát triển kinh tế du lịch dọc hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lễ kỷ niệm 100 năm du
90

lịch Sa Pa; hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà. Tuyên truyền và quảng bá các
giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo, đài truyền hình, internet… Từ đó, giá trị văn hóa của người
dân địa phương được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
2.3.6. Văn hóa tộc người với phát triển du lịch cộng đồng: thực tiễn
Sín Chải
Ngoài tiềm năng du lịch tự nhiên với điều kiện khí hậu mát mẻ, cảnh
quan thiên nhiên kỳ thú, Sín Chải chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú, từ những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của người
H’Mông nơi đây, như: ẩm thực, nhà ở, trang phục, nghề thủ công (nghề dệt,
chạm khắc bạc, rèn, đúc), phong tục tập quán, âm nhạc nghệ thuật, lễ hội…
Đây là những tiềm năng quan trọng, tạo điều kiện cho việc hình thành, phát
triển hoạt động du lịch cộng đồng của địa phương.
Trên thực tế, với sự quan tâm của chính quyền các cấp (xã, huyện,
tỉnh), cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài (SNV), Sín Chải đã từng
bước đầu khai thác những giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch
cộng đồng, là một bộ phận trong hệ thống các tuyến tham quan của khu du
lịch Sa Pa và hình thành một Ban quản lý du lịch cộng đồng: Sa Pa - Cát Cát -
Sín Chải. Một bộ phận người dân địa phương đã được tổ chức SNV tập huấn
các kỹ năng trong hoạt động du lịch cộng đồng cũng như xây dựng một số sản
phẩm văn hóa nhằm thu hút khách du lịch. Du khách đến với Sín Chải được
thưởng thức các món ăn truyền thống; được nghỉ và trải nghiệm các loại hình
nghệ thuật trong ngôi nhà truyền thống; được tham gia vào một số khâu trong
sản xuất đồ thủ công cũng như mua các sản phẩm đồ thủ công; được người
dân trực tiếp hướng dẫn các tuyến tham quan… Xét trên khía cạnh số lượng
du khách đến tham quan, địa điểm Sín Chải chưa bằng được với các điểm du
lịch khác trong toàn tuyến du lịch Sa Pa. Tuy nhiên, đó là những kết quả bước
đầu cần được ghi nhận.
91

Mặt khác, du lịch cộng đồng đã có những tác tích cực, nâng cao nhận
thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người của người dân địa phương.
Thay vì xây dựng một ngôi nhà với chất liệu, kiến trúc hiện đại, một số người
dân đã kịp thời giữ gìn, bảo lưu lại ngôi nhà truyền thống của người H’Mông
Sín Chải; người dân đã quay lại nhiều hơn với các nghề thủ công truyền
thống; những đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt cũng được các gia đình giữ lại và trở
thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn với khách du lịch… Du lịch cộng đồng
là giải pháp cơ bản của bảo tồn văn hóa vì nó còn tạo ra môi trường để các giá
trị văn hóa truyền thống của người H’Mông phát huy và nâng cao giá trị của
họ. Thông qua hoạt động du lịch, đặc biệt là tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc
đáo, các giá trị văn hóa truyền thống được đầu tư, khai thác trở thành các sản
phẩm phục vụ khách du lịch. Từ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của
người H’Mông được khai thác và phát triển.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các hoạt động du lịch cộng đồng, bán
những sản phẩm thủ công và hướng dẫn khách tham quan là một nguôn thu
đáng kể đối với những người tham gia cũng như tăng thêm thu nhập cho gia
đình của họ.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của tổ chức SNV, Sín Chải chưa xây dựng
được một mô hình du lịch cộng đồng cũng như các sản phẩm du lịch đặc
trưng của địa phương. Sau khi kết thúc dự án, Ban quản lý du lịch cộng đồng
với sự tham gia của người dân địa phương đã bị tan rã, thay vào đó là một
Ban quản lý khác được thành lập với sự hợp tác của chính quyền và công ty
lữ hành. Vai trò của người dân trong hoạt động du lịch cộng đồng chưa được
đánh giá đúng mức. Hiện nay, hoạt động du lịch đang diễn ra tại Sín Chải
mang tính manh mún, tự phát, thiếu tính định hướng, tổ chức.
Từ thực tiễn tại Sín Chải cho thấy, bên cạnh những điều kiện cần thiết
về tiềm năng văn hóa tộc người, để xây dựng thành công mô hình du lịch
cộng đồng cần một định hướng đúng đắn và xây dựng một chương trình hoạt
92

động cụ thể của các bên tham gia: người dân địa phương, chính quyền địa
phương, nhà khoa học, công ty lữ hành. Ngoài ra, chương trình cần lựa chọn
các thành tố văn hóa tộc người phù hợp gắn với hoạt động du lịch cộng đồng,
hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các bên, cũng như nhìn nhận đúng
vai trò của cộng đồng và sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương vào
khai thác các giá trị văn hóa tộc người. Các thành tố văn hóa tộc người, gắn
với trường hợp Sín Chải, cần được bảo tồn và phát huy, như: ngôi nhà truyền
thống của người HMông, các nghề thủ công truyền thống gắn liền với đời
sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng địa phương (nghề rèn, nghề
chạm khắc bạc, nghề thêu...), lễ hội truyền thống (lễ hội Gầu Tào...), các loại
hình văn hóa nghệ thuật như múa khèn, kèn... mang đặc trưng trong văn hóa
của người HMông, ngoài ra có thể kể tới các món ăn truyền thống của đồng
bào địa phương... Thực tế cũng cho thấy, mặc dù tại Sín Chải, loại hình du
lịch cộng đồng chưa thực sự phát triển, tuy nhiên, trên một số khía cạnh nhất
định, việc khai thác các hoạt động du lịch cộng đồng gắn liền với các yếu tố
văn hóa tộc người HMông bước đầu đã đem lại những hiệu quả ở cả góc độ
kinh tế cũng như bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người nơi đây.
2.4. Bài học kinh nghiệm chung từ Sín Chải và Sa Pa
2.4.1. Tiềm năng lớn nhưng chưa được phát huy
Sín Chải là điểm du lịch cộng đồng nằm ở vị trí thuận lợi về đường
giao thông, gần với các điểm du lịch nổi tiếng của Sa Pa như: Cát Cát, Hàm
Rồng, Tả Van, Lao Chải, Thác Bạc, Phan Xi Păng... là điều kiện thuận lợi để
du lịch Sín Chải phát triển. Ngoài ra, Sín Chải lại nằm trong khu vực vườn
Quốc gia Hoàng Liên, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành,
phong phú về các loài động thực vật, đặc biệt là có các cánh rừng nguyên sinh
đẹp thơ mộng cùng với sự phong phú, đa dạng, độc đáo về văn hóa truyền
thống của người H’Mông. So với các điểm du lịch cộng đồng khác, người
H’Mông ở bản Sín Chải vẫn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc
93

đáo về kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, ẩm thực...
Đây là nguồn tiềm năng quan trọng để Sín Chải phát triển nhiều loại hình du
lịch khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các sản phẩm du lịch ở bản Sín Chải
còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Phần lớn các sản phẩm du lịch ở đây đều được khai thác dựa trên những tiềm
năng sẵn có của địa phương, như nhà ở, nghề thủ công truyền thống, lễ hội
truyền thống mà chưa có sự đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới.
Dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng còn đơn điệu, chưa có ngôi nhà nào có đủ
điều kiện để phát triển thành nhà nghỉ cộng đồng (home stay), qua khảo sát có
2 nhà làm nhà nghỉ cộng đồng nhưng lại không thuộc địa điểm thôn Sín Chải,
các chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch còn mang nặng
yếu tố thị trường, các sản phẩm thủ công truyền thống còn nghèo nàn chưa
chú trọng đến nhu cầu của khách du lịch. Trong khi đó, từ nguồn tiềm năng
du lịch này nếu có sự quan tâm, đầu tư khai thác thì Sín Chải sẽ tạo ra nhiều
sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt các sản phẩm du lịch từ văn hóa truyền
thống của người H’Mông ở đây.
2.4.2. Thiếu các điều kiện để phát triển
Du lịch cộng đồng ở Sín Chải còn thiếu các nguồn lực để phát triển. Do
Sín Chải là một bản vùng cao, chưa thu hút được sự quan tâm, đầu tư nhiều
của Nhà nước, các Công ty du lịch, tổ chức và cá nhân cho hoạt động du lịch.
Cơ sở hạ tầng về đường sá đi lại, các công trình công cộng của bản còn rất
hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, xây dựng, phát triển các sản phẩm
du lịch mới chưa được chú trọng, đầu tư dẫn tới các sản phẩm du lịch ở đây
chưa có sự độc đáo, không tạo được sự hấp dẫn với du khách. Bên cạnh đó,
các nguồn lực đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người dân
tham gia vào các hoạt động du lịch còn hạn chế. Tuy đã có một số lớp tập
huấn cho người dân địa phương về ngoại ngữ, kỹ thuật nấu ăn, kinh tế hộ gia
đình nhưng mới chỉ có số lượng ít người dân được tham gia. Các hoạt động
94

xúc tiến, quảng bá, kết nối trong hoạt động du lịch giữa người dân địa phương
với khách du lịch, công ty lữ hành du lịch còn rất hạn chế. Bởi vậy, du lịch
Sín Chải phát triển cần sự đầu tư các nguồn lực từ bên ngoài, và huy động
nguồn nội lực từ bên trong. Trong đó, cần khuyến khích sự tham gia, đóng
góp của nguồn lực của người dân địa phương vào hoạt động du lịch.
2.4.3. Thiếu chiến lược phát triển du lịch
+ Thiếu thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của thôn Sín
Chải nói riêng, xã San Sả Hồ nói chung trên các trang điện tử về du lịch. Việc
giới thiệu, quảng bá cần cụ thể, tỉ mỉ về từng thời gian tổ chức, các quy trình
tổ chức trên cổng thông tin điện tử của các công ty lữ hành của huyện, của
tỉnh để du khách có thể truy cập và được biết để đến tham quan. Có như vậy,
việc phát triển du lịch cộng đồng ở đây mới có thể thành công.
Đặc biệt, cần phát huy một cách hiệu quả Đế án cố 09- ĐA/TU năm
2011 của Tỉnh ủy Lào Cai về Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2011-2015.
+ Hoạt động du lịch cộng đồng bản Sín Chải hiện nay còn mang tính tự
phát do chính quyền địa phương chưa xây dựng được mô hình phát triển du
lịch phù hợp. Đây cũng là đặc điểm chung của du lịch cộng đồng ở Sa Pa,
mặc dù Sa Pa là địa phương có loại hình du lịch cộng đồng phát triển của Lào
Cai nhưng vẫn thiếu một mô hình phát triển du lịch một cách bền vững. Các
điểm du lịch hoạt động còn mang tính tự phát, họ lấy mô hình du lịch ở địa
phương này mang sang địa phương khác xây dựng. Dẫn tới thiếu mục tiêu
phát triển du lịch cộng đồng một cách phù hợp. Có một số điểm du lịch cộng
đồng phát triển theo hình thức mô hình du lịch sinh thái với sản phẩm du lịch
nghèo nàn, chủ yếu là ngắm cảnh quan thiên nhiên, làng bản. Một số điểm du
lịch cộng đồng như: Cát Cát, Sín Chải lại phát triển theo hình thức làng văn
hóa du lịch, kết hợp giữa du lịch cộng đồng tham quan làng bản, tìm hiểu văn
hóa của đồng bào địa phương cùng các dịch vụ lưu trú, biểu diễn văn nghệ,
95

ẩm thực truyền thống. Do chưa có mục tiêu phát triển rõ ràng cho các điểm du
lịch dẫn đến sản phẩm du lịch ở các điểm đều giống nhau, không tạo ra được
sự độc đáo riêng của từng điểm du lịch. Các hoạt động xúc tiến thương mại
du lịch, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào Sín
Chải hầu như chưa có.
+ So với các điểm du lịch cộng đồng khác ở Sa Pa, do các hoạt động du
lịch ở Sín Chải chưa có sự phát triển mạnh mẽ. Đây vẫn là một trong những
điểm du lịch có nhiều tiềm năng du lịch nhất ở Sa Pa hiện nay. Bản Sín Chải
vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, cùng với sự độc đáo, đa dạng
về văn hóa truyền thống của người H’Mông.
Tuy nhiên, do nằm gần thị trấn Sa Pa, các điểm du lịch Cát Cát, Hàm
Rồng, Phan Xi Păng nên đời sống của người dân trong bản cũng chịu tác động
mạnh mẽ bởi các yếu tố bên ngoài. Sự tác động đã mang lại những lợi ích
nhất định về kinh tế, góp phần tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Nhưng du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, đời sống văn
hóa, xã hội của người dân địa phương, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền
thống là yếu tố dễ bị tổn thương và biến đổi nhất.
Hiện tại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông ở đây,
như: lối sống, phong tục tập quán, các lễ hội đang có sự biến đổi, mai một
mạnh mẽ so với trước đây. Từ đó đặt ra vấn đề, làm thế nào để bảo vệ và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương trước tác động
từ du lịch trong giai đoạn mới.
- Du lịch cộng đồng Sa Pa nói chung và ở bản Sín Chải nói riêng vẫn
chưa xây dựng được mô hình phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững.
Các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, thiếu sự nghiên cứu, đánh giá
nhu cầu của thị trường khách du lịch, cũng như sự đồng thuận của người dân
địa phương. Xu hướng nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng đang trở nên
phổ biến không chỉ ở Lào Cai mà còn ở nhiều tỉnh khác trong cả nước.
96

Các địa phương thấy có cảnh quan thiên nhiên đẹp, chưa được khai
thác là địa phương xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng mà chưa chú trọng
tiềm năng đó có tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng, thực sự hấp dẫn với
du khách không. Trong khi đó, các sản phẩm du lịch ở các điểm du lịch mới
không khác biệt với các điểm du lịch cũ, không tạo ra được sự độc đáo dẫn
đến địa điểm du lịch không có hoặc rất hạn chế khách du lịch đến tham quan.
Điều này được thể hiện rất rõ tại các điểm du lịch mới xây dựng ở Sa
Pa như điểm du lịch cộng đồng xã Nậm Cang mỗi năm chỉ đón vài chục lượt
khách đến tham quan hoặc đi qua. Du lịch không mang lại lợi ích cho người
dân địa phương, dẫn tới mô hình du lịch cộng đồng ở đây không hiệu quả.
Như vậy, vai trò của du lịch cộng đồng với biệc bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của người dân địa phương hầu như không có.
Bên cạnh đó, nhiều điểm du lịch cộng đồng phát triển mạnh ở Sa Pa
như Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van đã có nhiều năm phát triển. Các điểm du lịch
này đã vận dụng, khai thác một số giá trị văn hóa truyền thống của người dân
địa phương phục vụ phát triển du lịch như: bảo tồn phục dựng các làng nghề
truyền thống; phục dựng các lễ hội; thành lập đội văn nghệ biểu diễn tạo sản
phẩm du lịch.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các điểm du lịch cộng đồng như Cát
Cát, Tả Phìn, Tả Van thì mô hình du lịch cộng đồng chưa phát huy được vai
trò của mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của người dân địa phương.
Các làng nghề phục vụ du khách còn mang tính hình thức, thời vụ, vì
không có những người tham gia làm nghề thường xuyên. Vào những ngày lễ
lớn, các công ty lữ hành thuê các nghệ nhân làm nghề mang tính chất trình
diễn. Ngay cả nghề dệt vải thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền
thống đặc trưng nhất của người H’Mông ở Sa Pa cũng đang dần bị mai một.
Người dân có xu hướng chuyển sang nghề thêu.
97

Một số phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của người dân
địa phương được khai thác tạo thành các sản phẩm du lịch như Chợ tình Sa
Pa, biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch, lễ hội truyền thống cũng đã dần
bị thương mại hóa.
Yếu tố đặc sắc của các giá trị văn hóa này đang bị mất dần do thiếu một
mô hình phát triển du lịch phù hợp. Chỉ những điểm du lịch có mô hình phát
triển du lịch phù hợp, được người dân đồng thuận, tích cực tham gia thì mô
hình du lịch ở đó phát triển hiệu quả, các giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào địa phương được bảo vệ và phát huy. Thực tế mô hình phát triển du
lịch cộng đồng ở Bản Dền, xã Bản Hồ trước đây là điểm du lịch cộng đồng
phát triển bền vững so với các điểm du lịch cộng đồng khác ở Sa Pa.
Du lịch cộng đồng muốn phát triển một cách bền vững phải được
nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về nguồn tài nguyên du lịch và
nguồn lực sẵn có của địa phương, đặc biệt là nhu cầu tham gia làm dịch vụ du
lịch. Từ đó, lựa chọn xây dựng mô hình du lịch phù hợp với điều kiện, tiềm
năng và nguồn lực du lịch của từng địa phương, tránh tình trạng dập khuôn,
đưa mô hình du lịch ở địa phương này để xây dựng cho địa phương khác. Dẫn
tới các sản phẩm du lịch ở các điểm đều giống nhau, hình thức hoạt động
giống nhau, không tạo ra được sự hấp dẫn, đặc trưng riêng.
Bởi vậy, không được mô hình hóa du lịch cộng đồng cho các điểm du
lịch, có vậy mới phát huy được vai trò của du lịch cộng trong trong việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn truyền thống của cộng đồng địa phương.
Áp dụng lý thuyết du lịch cộng đồng đối với trường hợp Sín Chải, có
thể thấy Sín Chải hội tụ đủ các điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch cộng
đồng và du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc
người H’Mông Sín Chải.
98

Tiểu kết chƣơng 2


Sín Chải là một điểm du lịch trong hệ thống các tuyến tham quan, du
lịch của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nơi đây không những có cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú mà còn chứa đựng những nét văn hóa tộc người mang tính đặc
trưng của người H’Mông.
Nhằm khai thác tốt những giá trị di sản văn hóa tộc người tại Sa Pa nói
chung, Sín Chải nói riêng, chính quyền địa phương đã có những động thái
khuyến khích, định hướng các hoạt động du lịch cộng đồng gắn liền với công
tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người. Trên thực tế, một số
hoạt động của du lịch cộng đồng đã được tổ chức tại Sín Chải. Các tổ chức
phi chính phủ, như SNV, và chính quyền đã có những bước đầu tư về tài
chính và tập huấn kỹ năng tổ chức du lịch cộng đồng cũng như cố gắng xây
dựng mô hình du lịch cộng đồng tại đây. Ở một khía cạnh nhất định, du lịch
cộng đồng đã có những tác động tích cực tới đời sống kinh tế, xã hội của
người dân địa phương: tăng thu nhập, nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền
thống tộc người...
Nhưng những kết quả đạt được chưa phản ánh đúng tiềm năng nhân
văn vốn có của Sín Chải cũng như mục tiêu định hướng của chính quyền và
các tổ chức liên quan. Hiện nay, các hoạt động du lịch cộng đồng tại Sín Chải
diễn ra mang tính tự phát của người dân; vai trò của cộng đồng chưa được
quan tâm đúng mức; các giá trị văn hóa tộc người chưa được khai thác, phát
huy một cách hiệu quả... Điều này đặt ra những vấn đề cho các bên tham gia
trong việc định hướng hoạt động, xây dựng mô hình, phương pháp tổ chức,
lựa chọn thành tố văn hóa... nhằm khai thác tốt hơn những giá trị văn hóa tộc
người vào hoạt động du lịch cộng đồng.
99

Chƣơng 3
CÁC LUẬN GIẢI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
TỘC NGƢỜI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1. Du lịch cộng đồng là phƣơng pháp bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa tộc ngƣời
3.1.1. Du lịch cộng đồng- cách tiếp cận mới với bảo tồn văn hóa tộc người
Hiện nay, du lịch cộng đồng là cách tiếp cận hữu ích và hiệu quả nhằm
phát huy tiềm năng, giá trị và bản sắc văn hóa tộc người trong phát triển du
lịch. Cách tiếp cận này có ưu điểm là giải quyết được những vấn đề mâu
thuẫn hiện đang nảy sinh trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam, góp phần
cân bằng vai trò quan trọng của cộng đồng cư dân bản địa trong tổng thể
chiến lược phát triển của Nhà nước.
Du lịch cộng đồng là phương pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị di
sản văn hóa tộc người một cách hiệu quả, bởi nó đã huy động được các nguồn
lực tại chỗ, phát huy tính chủ động của người dân bản địa, khơi dậy tiềm năng
phát triển du lịch.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa và du lịch cộng
đồng đối với phát triển du lịch, Chính phủ đã xác định, phát triển du lịch phải
gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần vào
sự phát triển du lịch bền vững. Đồng thời xác định du lịch là một ngành kinh
tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế, góp phần nâng cao dân
trí, tạo việc làm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quan điểm bảo tồn văn hóa cũng được cụ thể hóa trong Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong
đó nhấn mạnh, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
100

thống các dân tộc, tôn trọng văn hóa trong mối quan hệ với cộng đồng địa
phương; phát triển du lịch gắn với xóa đói, giảm nghèo.
Trong xu thế hội nhập giao lưu với các nước trên thế giới, du lịch Việt
Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác những giá trị văn hóa của đồng
bào các dân tộc thiểu số, tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tạo ra những lợi thế để du lịch Việt Nam
thu hút ngày một nhiều hơn lượng khách du lịch quốc tế, đạt được những mục
tiêu đặt ra. Điều quan trọng hơn, thông qua phát triển du lịch cộng đồng sẽ
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào
các dân tộc thiểu số được tốt hơn.
Thực hiện quan điểm trên, trong giai đoạn tới, du lịch Việt Nam tập
trung vào một số địa bàn trọng điểm, ưu tiên những điểm có tiềm năng du
lịch, đặc biệt ở các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng lại có sự đa dạng
về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Tây Bắc được xác định là
cụm du lịch quan trọng nằm trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, tạo ra các sản
phẩm du lịch độc đáo, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Cùng với kết quả của sự nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc, gắn
với phát triển du lịch có sự hỗ trợ của Nhà nước, du lịch đã mang lại nguồn
thu quan trọng cho địa phương, tạo điều kiện cho địa phương tái đầu tư cho
hoạt động bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Phát triển du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận mới, theo cách từ
dưới lên thay cho cách làm từ trên xuống truyền thống. Nó đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của một lĩnh vực hay tổng thể phát triển của một quốc gia,
một cộng đồng. Phương pháp này nhằm phát huy tiềm năng vốn có địa
phương, thúc đẩy việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cộng đồng dân cư
địa phương…, khác với cách tiếp cận từ trên xuống mang nặng tính quan liêu,
không đáp ứng được thực tế nhu cầu.
101

Với Sín Chải, theo quan điểm cá nhân của tác giả luận án, đẩy mạnh sự
tham gia của cộng đồng trong các hoạt động du lịch, gắn du lịch cộng đồng
với sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người H’Mông là một
biện pháp hữu hiệu cần được phát huy. Sự đánh giá cao của du khách đối với
các loại hình văn hóa độc đáo cũng như cộng đồng có thể thu lợi từ việc tổ
chức các hoạt động này là một động lực quan trọng khiến họ bảo tồn di sản
một cách tốt hơn.
3.1.2. Phát triển du lịch gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa dân tộc
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Miền núi, một trong những mục tiêu
căn bản của phát triển du lịch cộng đồng là: Du lịch cộng đồng là công cụ cho
hoạt động bảo tồn; nghĩa là du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách
những sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, góp
phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, bao gồm sự đa dạng sinh học,
tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá. Như vậy, đối với cộng đồng người
H’Mông ở Sín Chải, phát triển du lịch đúng cách, theo như mục đích của du
lịch cộng đồng sẽ giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Từ thực tiễn hoạt động đã đúc rút ra một vấn đề then chốt là phát triển
du lịch phải gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người nhằm
mục tiêu phát triển một cách bền vững. Một số định hướng phát triển du lịch
cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người bao gồm:
- Khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa tạo thành các sản
phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch: Một trong những
hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thiếu các sản
phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao trên thị trường khách du lịch
quốc tế. Một phần là do chúng ta chưa có chiến lược đầu tư, khai thác một
cách hiệu quả tài nguyên du lịch, thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn có sức
cạnh tranh cao.
102

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về vị trí địa lý,
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa của các tộc người. Có nhiều giá
trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, Ca trù, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Đờn ca tài tử Nam Bộ...
Nhưng làm cách nào để biến các giá trị văn hóa thành các sản phẩm du lịch độc
đáo, có sự canh tranh là một bài toán cần đặt ra đối với ngành du lịch của nước ta.
Việt Nam cần có quy hoạch, đầu tư, khai thác một cách hợp lý các giá trị của di
sản văn hóa, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn trong khu vực và trên
thế giới. Để đạt được mục tiêu này, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam,
cần khắc phục những hạn chế để tạo ra các sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn, thu
hút khách du lịch tới Việt Nam. Sự gia tăng lượng khách du lịch đến các điểm, sẽ
góp phần bảo tồn, phát huy và nâng cao giá trị của di sản.
- Phát triển di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển cộng đồng
Phát triển di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng là một trong
những yếu tố cơ bản trong phát triển du lịch cộng đồng. Cộng đồng địa
phương là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa. Họ là những chủ
nhân sáng tạo ra di sản văn hóa. Bởi vậy, họ là linh hồn, là tâm điểm của di
sản. Chính vì vậy, phát triển di sản văn hóa không thể tách ra khỏi cộng đồng.
Các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng được bảo tồn và phát huy sẽ
tạo ra sự độc đáo, đa dạng về sản phẩm du lịch. Giữa cộng đồng địa phương
và phát triển du lịch có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên,
để đảm bảo sự phát triển bền vững cần có sự cân bằng về lợi ích. Du lịch khai
thác các giá trị di sản của người dân địa phương thì du lịch phải chia sẻ lợi ích
cho cộng đồng địa phương. Đây là mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển, còn
khi lợi ích mất cân bằng sẽ dẫn đến những xung đột và những xung đột này sẽ
làm ảnh hưởng đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, cũng
như làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các sản phẩm du lịch.
103

Thực tế cho thấy, nếu không có cộng đồng và các doanh nghiệp cùng
tham gia, thì việc tổ chức các sự kiện văn hóa dân tộc cũng khó đạt mục đích
của du lịch cộng đồng. Vì thế, phải biết lấy sinh hoạt cộng đồng làm chất liệu
để xây dựng sản phẩm lâu dài, xây dựng các tour phong phú.
- Phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc cần phải gắn với phát triển du lịch quốc gia và khu
vực: Để phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn
hóa của đồng bào các dân tộc cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch - văn
hóa thông qua các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Sự mở rộng về hợp tác du lịch sẽ tạo thành các tuyến du lịch có tính
liên vùng, liên quốc gia giữa các nước. Trong những năm gần đây, du lịch
Việt Nam đã không ngừng mở rộng hợp tác phát triển với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Du lịch Việt Nam đã xây dựng, phát triển nhiều tuyến du lịch mang
tính chất liên vùng như: tuyến du lịch các tỉnh miền núi Phía Bắc; tuyến du
lịch vùng đồng bằng Sông Hồng, tuyến du lịch miền Trung; các chương trình
hợp tác du lịch 8 tỉnh vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn mở rộng hợp
tác du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới như tuyến du lịch văn
hóa Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tuyến du lịch Hành lang Đông
Tây (WEC),… Sự liên kết du lịch giữa Việt Nam và các nước được cụ thể hóa
thông qua các chương trình hợp tác, xây dựng sản phẩm du lịch.
Mô hình bảo tồn và phát huy văn hóa gắn với du lịch cộng đồng cần
chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ đối tác với các công ty lữ hành và
tạo điều kiện để các thành phần kinh tế địa phương phát triển. Ban Quản lý du
lịch cộng đồng chủ động và tăng cường quảng bá làng nghề tại địa phương,
phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền
thống địa phương.
104

- Cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và các nhà đầu tư: Bên
cạnh đó, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc hoạch định
chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư về tài chính cho hoạt động bảo tồn và
phát triển văn hóa gắn với du lịch.
Ngoài ra, trong giai đoạn hội nhập thế giới, phát triển du lịch cần có sự
hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước, từ các tổ chức về khoa học công nghệ. Bởi lẽ
khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa các dân tộc của quốc gia.
Phát triển du lịch ngoài việc gắn với bảo tồn văn hóa, tài nguyên du lịch
còn phải gắn với bảo tồn môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, hướng tới
xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng với du khách. Để thực hiện
được điều này, phải có vai trò điều phối từ phía nhà nước nhằm có kế hoạch
đồng bộ, một mình ngành du lịch không thể tự giải quyết tốt những mục tiêu
đặt ra.
Việc cơ quan nhà nước công nhận các tuyến, điểm du lịch đã tạo cơ sở
pháp lý cho các đơn vị kinh doanh xây dựng tour và sản phẩm du lịch, từ đó
giới thiệu, quảng bá tới du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đây cũng
là điểm đến mời gọi các nhà đầu tư, tìm hiểu cơ hội và tiềm năng về lĩnh vực
du lịch của địa phương.
- Quan tâm tới chu kỳ sống của hai mối quan hệ văn hóa - du lịch: Như
vậy, có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là hoạt động văn hoá mang tính
tổng hợp hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thể hiện
hoặc rõ ràng, hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Tuy nhiên,
mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng theo một chiều mà là sự tác động
qua lại 3 chiều: cùng tồn tại, cộng sinh và mâu thuẫn.
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ sử dụng và quản lý tài
nguyên là yếu tố quan trọng. Điều này thường được thể hiện thông qua các
105

giai đoạn phát triển du lịch. Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát
triển, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở
dạng quan hệ cùng tồn tại. Lúc này, hoạt động du lịch và bảo tồn văn hóa ít có
ảnh hưởng lẫn nhau và song song cùng tồn tại. Tuy nhiên, dạng quan hệ này
rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động du lịch phát triển với mức độ sử
dụng tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực
nếu hoạt động du lịch được quản lý theo quy hoạch, phù hợp với các quy luật
tự nhiên, có lợi cho bảo tồn và du lịch. Mối quan hệ này được xem là quan hệ
cộng sinh, trong đó, những giá trị của văn hóa vẫn được bảo tồn, thậm chí ở
điều kiện tốt hơn, trong khi chất lượng sản phẩm du lịch được đảm bảo, lợi
ích của ngành du lịch và khu vực được tăng cường.
Ngược lại, khi du lịch phát triển mà không quan tâm đến công tác bảo
tồn thì mối quan hệ sẽ trở thành mâu thuẫn. Thậm chí, ngay khi mối quan hệ
này đang là cộng sinh, nhưng nếu không được duy trì và quản lý tốt, có thể
chuyển sang quan hệ mâu thuẫn. Thực tế, điều này thường xảy ra, trong
trường hợp khi du lịch phát triển với mục đích đơn thuần về lợi ích kinh tế.
Du lịch cộng đồng được quy hoạch và quản lý trên cơ sở những nguyên
tắc phát triển của mình, sẽ tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Vì
vậy, việc nhận thức và đánh giá một cách đầy đủ những lợi ích lâu dài, nhiều
mặt trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái là rất cần thiết.
Những vấn đề cần thiết cho những người quan tâm đến du lịch cộng đồng
bao gồm việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển du lịch cộng đồng ở các
khu vực chủ yếu phải do cộng đồng địa phương phụ trách; cần nhận thức đầy đủ
và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm
bảo tồn đa dạng văn hoá; cần có dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ
chức du lịch cộng đồng ở những khu vực nhạy cảm về môi trường; đảm bảo các
quyền lợi truyền thống của cộng đồng cũng như địa phương.
106

Có thể nói, trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam hiện nay, việc giao thoa
các nền văn hóa, ảnh hưởng của nó (cả tiêu cực và tích cực) lên một bộ phận
đời sống xã hội, con người là tất yếu. Văn hóa với du lịch cũng không nằm
ngoài vòng quay đó.
Qua trường hợp Sín Chải, có thể thấy việc phát triển du lịch cộng đồng
phải gắn với mục tiêu bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, cụ thể là tộc người
H’Mông. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay, là công cụ hữu hiệu để bảo tồn
văn hóa tộc người trong bối cảnh các loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ.
3.1.3. Du lịch cộng đồng là giải pháp cơ bản trong bảo tồn văn hóa
người H’Mông ở Sín Chải
Du lịch cộng đồng là phương thức, giải pháp phù hợp nhất cho việc xử
lý mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn giá trị di sản văn hóa tộc người. Hiện
nay, du lịch đang phát triển mạnh với nhiều loại hình phong phú như du lịch
đại trà, du lịch mạo hiểm, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, du lịch chiến
trường xưa… Trong số đó, du lịch cộng đồng là giải pháp được lựa chọn cho
giải pháp góp phần bảo tồn văn hóa hóa tộc người.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa trên nguồn tài
nguyên tự nhiên, văn hóa sẵn có của người dân địa phương. Trong đó, văn
hóa có vai trò nền tảng tạo ra các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Ngược lại, phát
triển du lịch cộng đồng được coi là biện pháp tối ưu và phù hợp trong bối
cảnh hiện nay để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Giữa du lịch và văn hóa có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
nhưng không phải mô hình du lịch nào cũng phát huy được hiệu quả của
mình. Bởi lẽ bên cạnh những yếu tố tích cực, du lịch cũng có những tác động
tiêu cực nhất định đến đời sống, văn hóa - xã hội cộng đồng địa phương. Có
nhiều quan điểm cho rằng phát triển du lịch đang hủy hoại các giá trị di sản
văn hóa của người dân địa phương. Thực tế phát triển du lịch cộng đồng cho
107

thấy về cơ bản du lịch và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại
lẫn nhau.
Đối với trường hợp cụ thể ở Sín Chải, qua lý luận và thực tiễn cho thấy,
phát triển loại hình du lịch cộng đồng là giải pháp phù hợp với điều kiện đặc
điểm kinh tế, văn hóa xã hội ở Sín Chải. Loại hình du lịch này không những
khai thác tiềm năng địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy thế
mạnh về các giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương.
Du lịch có sự tham gia của cộng đồng tận dụng khai thác tiềm năng sẵn
có và cộng đồng địa phương là những người cung cấp các dịch vụ để phát
triển du lịch cộng đồng, trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ
các giá trị văn hóa bởi chính họ là người được hưởng lợi từ du lịch.
Sín Chải là bản của người H’Mông vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc
mạc của bản vùng cao, có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu trong lành,
có sự đa dạng độc đáo về văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, các tiềm năng này
hiện còn chưa được khai thác, trong khi đó đời sống kinh tế của người
H’Mông ở đây vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Tỷ lệ hộ
nghèo vẫn chiếm trên 50% dân số của toàn xã. Phát triển du lịch cộng đồng
chính là góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Văn hóa tộc người là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra các sản phẩm
du lịch độc đáo, sức hấp dẫn với du khách. Các điểm du lịch cộng đồng ở Sa
Pa được xây dựng và phát triển đều dựa trên sự phong phú, đa dạng về tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa. Trong đó tài nguyên văn hóa được xác
định là điểm nhấn cho các điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa như: Điểm du lịch
cộng đồng Tả Phìn, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ
với các sản phẩm đặc trưng là tìm hiểu kiến trúc nhà ở, nghề chạm bạc, nghề
làm trống, tắm lá thuốc người Dao Đỏ; các tiết mục văn nghệ độc đáo như
múa chuông, múa bát quái; tết nhảy “Pút tồng”, lễ cấp sắc “quả tăng”. Tả Van
là điểm du lịch cộng đồng gắn liền văn hóa của người Giáy, với các sản phẩm
108

du lịch văn hóa đặc trưng như: kiến trúc nhà truyền thống; các món ăn truyền
thống nổi tiếng của người Giáy, lễ hội “Roóng pọc”.
Còn tuyến du lịch Cát Cát - Sín Chải lại nổi tiếng với các sản phẩm văn
hóa truyền thống của người H’Mông như nghề dệt vải, nghề rèn, nghề chạm
bạc, xem biểu diễn văn nghệ; lễ cúng rừng “Lẩu sang”, lễ hội “Gầu tào”.
Theo khảo sát của SNV thì có 70% lượt khách đến Sa Pa có nhu cầu đi
tham quan các làng bản để tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của người
dân địa phương. Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống tộc người như Sín
Chải là tiềm năng, cuốn hút đối với khách du lịch khi đến Sa Pa nói chung và
đến Sín Chải nói riêng. Văn hóa của đồng bào càng đa dạng, càng độc đáo
bao nhiêu thì càng tạo ra nhiều sản du lịch hấp dẫn, mang tính cạnh tranh bấy
nhiêu. Thực tế đã chứng minh, những điểm du lịch cộng đồng nào phát triển,
thu hút được nhiều khách du lịch thì điểm du lịch đó phải có các sản phẩm du
lịch đa dạng, đặc biệt là những sản phẩm đặc trưng, độc đáo và hấp dẫn với
du khách.
Du lịch cộng đồng là giải pháp quan trọng và phù hợp đối với bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông ở Sín Chải. Khi chưa có
du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống của người dân vẫn chỉ tồn tài ở dạng
tiềm năng chưa được khai thác, nó chỉ đơn thuần phục vụ đời sống sinh hoạt
văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng.
Từ khi có du lịch, người H’Mông thấy được giá trị của văn hóa đối với
phát triển du lịch. Khách du lịch đến bản làng có nhu cầu tìm hiểu văn hóa,
muốn xem biểu diễn văn nghệ, họ mua các sản phẩm thủ công truyền thống
của người dân địa phương. Họ thấy các sản phẩm của mình được nhiều du
khách yêu thích và có thêm thu nhập. Từ đó, người dân ngày càng có ý thức
hơn trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của họ.
Trước đây, trong bản có nhiều nhà truyền thống của người H’Mông,
nhưng nhiều gia đình có những ngôi nhà nhỏ và xấu đã dỡ bỏ ngôi nhà truyền
109

thống của mình để dựng những ngôi nhà to hơn. Anh Hạng A Trang làm dịch
vụ nhà nghỉ cộng đồng tại Sín Chải cho biết khi có du lịch, thấy khách thích
xem và ở trong những ngôi nhà truyền thống nên họ giữ lại làm nhà nghỉ cho
khách, gia đình có thêm ít tiền cho con cái ăn học.
Nhiều đồ đạc của gia đình như thùng gỗ, thùng chàm, giỏ bắt cá, cây
nỏ, cây sáo, cây khèn, cối đá xay đậu tương, cối giã gạo bằng nước,… là
những đồ dùng, công cụ rất gần gũi, bình thường trong các gia đình người
H’Mông, tưởng chừng không mấy giá trị. Nhưng khi du lịch phát triển, các
sản phẩm trên lại trở thành những sản phẩm du lịch gây sự tò mò, hứng thú
cho khách du lịch mỗi khi đến tham các gia đình người H’Mông ở Sín Chải.
“Nếu không có du lịch, mình cũng phá ngôi nhà cũ đi làm ngôi nhà mới,
nhiều đồ dùng, công cụ cũ của gia đình như thùng nước, cối giã gạo mình cũng
bỏ đi. Nhưng thấy khách du lịch thích mình giữ lại để cho khách du lịch xem.
Nếu ai hỏi mua thì mình bán” (phỏng vấn nam giới người HMông, 52 tuổi, bản
Sín Chải). Vào thời gian trước đây, các sản phẩm của nghề thêu chỉ đơn thuần
phục vụ nhu cầu mặc của gia đình nhưng khi khách du lịch đến bản, họ muốn
tìm mua các sản phẩm như chiếc mũ, chiếc áo, cái túi, cái địu... các sản phẩm
này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và người H’Mông ở đây
đã nhận thấy giá trị của các phẩm của họ.
Ý thức bảo vệ các sản phẩm thủ công truyền thống của người H’Mông
ở đây không chỉ ở việc duy trì nghề thủ công truyền thống của mình, mà họ
còn bảo vệ trước sự tác động từ bên ngoài, thông qua cách bán hàng và nâng
cao sự độc đáo, giá trị sản phẩm của mình.
Nắm bắt được tâm lý của khách du lịch thích mua các sản phẩm của
người dân địa phương, nên cách bán hàng của người H’Mông cũng khác, họ
không có thói quen mặc cả mà luôn bán đúng giá để khẳng định giá trị của
mình. Khách du lịch đến bản chỉ thích mua mũ, mua túi của của người
H’Mông, họ không mua sản phẩm của người Kinh. Người H’Mông chỉ bán
110

sản phẩm của người H’Mông, không bán sản phẩm của người Kinh. Họ cũng
nhận thấy để bán được hàng thì phải bán đúng hàng của dân tộc mình và phải
mặc áo trang phục dân tộc, nói tiếng của người dân địa phương, thì khách du
lịch mới tin, mới thích mua. Nhờ có du lịch mà nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của người H’Mông ở Sín Chải được người dân trân trọng, gìn giữ.
Không những góp phần bảo tồn, du lịch cộng đồng còn góp phần khôi
phục và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của người dân thành các
sản phẩm du lịch độc đáo. Trong dòng chảy chung của xã hội, nhiều giá trị
văn hóa truyền thống của người H’Mông đã bị mai một. Trong đó, yếu tố dễ
biến đổi và nhận thấy rõ nhất là sự mai một của các nghề thủ công truyền
thống như dệt vải thổ cẩm, nghề rèn đúc, nghề chạm khắc bạc, nghề đan lát.
Bởi các nghề thủ công truyền thống này, không đủ sức cạnh tranh với
các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Để làm ra được một sản
phẩm theo phương thức thủ công truyền thống phải mất rất nhiều thời gian,
công sức, mà giá trị kinh tế của sản phẩm lại không cao, nên các nghề thủ
công truyền thống của đồng bào ngày càng bị mai một và rơi rớt dần. Điển
hình như trước đây ở Sín Chải có 3 người thợ đánh bạc, nay chỉ còn một
người thợ đánh bạc duy nhất là ông Má A Máo.
Bắt đầu từ khi có du lịch, các nghề thủ công của người dân địa phương
được đầu tư phục dựng lại, tạo thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Nhờ có
du lịch mà nghề dệt vải thổ cẩm, nghề rèn đúc, nghề chạm khắc bạc của người
H’Mông ở Sín Chải đang có nguy cơ bị mai một đã được hỗ trợ đầu tư, phục
dựng, tạo sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, gần như 100% chị
em tại bản đều biết dệt vải, thêu thùa, may vá trong khi đó các làng người
H’Mông ở Bắc Hà, Si Ma Cai nghề dệt vải thổ cẩm đã bị mai một.
Du lịch cộng đồng là giải pháp cơ bản của bảo tồn văn hóa vì nó còn
tạo ra môi trường để các giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông phát
huy và nâng cao giá trị của họ. Thông qua hoạt động du lịch, đặc biệt là tạo ra
111

nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, các giá trị văn hóa truyền thống được đầu tư,
khai thác trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Từ đó, nhiều giá trị
văn hóa truyền thống của người H’Mông được khai thác và phát triển.
Nhận thức được giá trị của các sản phẩm của mình, cùng với thị hiếu
của khách du lịch mà từ chất liệu truyền thống, người H’Mông đã sáng tạo ra
nhiều loại sản phẩm khác nhau như ví đựng tiền, túi xách, thêu trên gối, trên
trang phục, làm tranh trang trí… để bán cho khách du lịch. Bên cạnh đó, một
số giá trị văn hóa phi vật thể như các bài hát dân ca, phong tục tập quán
truyền thống, lễ hội cũng được người dân gìn giữ và phát triển thành các sản
phẩm du lịch.
Ngoài việc bảo vệ các giá trị văn hóa của mình, người H’Mông còn biết
khai thác những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của họ như hát dân ca,
các bài múa, các món ăn, lễ hội truyền thống phục vụ cho khách du lịch.
Có nhiều giá trị văn hóa như một số điệu múa khèn, múa giã bánh dày,
múa sênh tiền hay lễ hội Gầu Tào đã bị mai một nhiều năm nhưng khi có du
lịch, các giá trị văn hóa này được đầu tư, khôi phục tạo thành các sản phẩm du
lịch đặc trưng của Sín Chải. Ngày nay, Gầu Tào đã trở thành lễ hội được Cát
Cát và Sín Chải tổ chức thường niên phục vụ khách du lịch.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, không gian sinh hoạt văn hóa của
cộng đồng ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng đã góp phần tạo
ra không gian để các giá trị văn hóa được phát triển và nâng cao giá trị của
mình. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người dân trước đây chỉ đơn
thuần phục vụ đời sống sinh hoạt của cộng đồng chưa được nhiều người biết
đến, thông qua du lịch cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương được khơi dậy. Ví dụ như chợ tình Sa Pa, vốn chỉ là hoạt
động sinh hoạt văn hóa bình thường của người H’Mông vào dịp cuối tuần
nhưng thông qua du lịch, chợ tình được tôn vinh trở thành giá trị văn hóa độc
đáo, đặc sắc của người H’Mông.
112

Du lịch cộng đồng phát triển mang lại nguồn thu nhập cho chính quyền
và người dân địa phương, tạo nguồn lực đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn,
gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Từ năm 2005, Lào Cai
đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư cho phát triển du lịch tại các
làng bản của người H’Mông. Tiêu biểu là dự án bảo tồn làng văn hóa truyền
thống Cát Cát; chương trình tổng kiểm kê văn hóa phi vật thể dân tộc
H’Mông; Chương trình xây dựng đội văn nghệ phục vụ phát triển du lịch bản
Sín Chải và nhiều bản người H’Mông khác.
Ngoài ra, du lịch còn có khả năng thu hút chương trình, dự án nghiên
cứu nhằm nhận được hỗ trợ của các tổ chức, nhà đầu tư. Trong đó, bảo vệ tài
nguyên môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các
dân tộc luôn được các dự án và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một loạt
những dự án lớn đầu tư trực tiếp từ chính quyền Tỉnh và dự án nước ngoài
nhằm phát triển hoạt động du lịch, giải trí tại khu vực Sa Pa trong thời gian
qua là minh chứng cụ thể về sự tác động tích cực của du lịch đối với phát triển
cộng đồng nói chung, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người nói riêng.
Bên cạnh đó, thông qua các chương trình giao lưu, liên kết, hợp tác du
lịch giữa các tuyến du lịch, các vùng cũng đã góp phần quảng bá nâng cao giá
trị di sản của các dân tộc như: Lễ hội trên mây Sa Pa; ngày hội “Sắc xuân Tây
Bắc; chương trình du lịch về cội nguồn (liên kết 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái -
Phú Thọ); Hợp tác du lịch với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc trong phát triển
kinh tế du lịch dọc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng; Lễ kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa; Hội đua ngựa truyền thống Bắc
Hà. Tuyên truyền và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào
trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền hình,
internet… Từ đó, mà các giá trị văn hóa của người dân địa phương được đông
đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
113

Từ hiệu quả của mô hình tuyến du lịch cộng đồng Cát Cát - Sín Chải
mà du lịch cộng đồng Sa Pa đã phát triển mạnh và nhân rộng ra thành nhiều
điểm du lịch cộng đồng khác. Đến nay, Lào Cai đã phát triển 17 điểm du lịch
và 12 tuyến du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Trong đó, có 4
tuyến du lịch được khai thác vĩnh viễn và 8 tuyến thử nghiệm trong khoảng 2
- 3 năm.
Từ năm 2006 đến nay, Lào Cai đã có gần 500.000 lượt khách đi theo
tuyến du lịch cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu các tour du lịch ở Sa Pa.
Riêng năm 2013, lượng khách tham quan đến Lào Cai ước đạt 145 nghìn lượt,
doanh thu ước đạt 29 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, phát triển du lịch cộng đồng
gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào địa
phương là hướng đi phù hợp, đã và đang phát huy một cách có hiệu quả.
Cho đến nay, du lịch cộng đồng ở Sín Chải chưa thực sự phát triển
mạnh, số lượng khách đến bản tham quan còn thấp so với một số điểm du lịch
phát triển khác trên cùng địa bàn huyện và tỉnh. Tuy nhiên, tại một số điểm du
lịch phát triển như Tả Phìn, Cát Cát, Tả Van thì những ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của người dân địa phương đã
bắt đầu xuất hiện. Trong khi đó, về cơ bản những giá trị văn hóa truyền thống
người H’Mông tại Sín Chải vẫn được cộng đồng người dân bảo lưu khá tốt.
Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, là lợi thế nhằm đẩy mạnh hơn nữa những
hoạt động du lịch gắn với sự tham gia của cộng đồng, trên cơ sở bảo tồn, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương.
3.1.4. Du lịch cộng đồng và một số mặt hạn chế đối với đời sống
người dân Sín Chải
Bên cạnh những lợi ích mang lại, du lịch cũng có những tác động tiêu
cực nhất định đến đời sống văn hóa địa phương. Một trong những tác động rõ
nhất là sự thay đổi về lối sống của một số bộ phận thanh niên trong bản.
Trước đây, người dân trong bản có lối sống giản dị, tình cảm, thật thà thì sự
114

phát triển của du lịch đã cuốn hút thanh niên tham gia vào các hoạt động du
lịch, họ vừa được giao lưu với khách du lịch, lại vừa có thêm nguồn thu nhập.
Khi họ tự chủ được về kinh tế, sự phụ thuộc vào gia đình giảm dần, không ít
bạn trẻ hiện nay sống thực dụng, thiếu trách nhiệm với gia đình, coi nhẹ các
giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều thanh niên người H’Mông không còn mặc
trang phục truyền thống của mình và ít tham gia vào các sinh hoạt văn hóa
của cộng đồng. Chị Vàng Thị Sử, thôn Sín Chải cho rằng thanh niên hiện nay
kiếm làm tiền, thích làm gì thì làm, nói là lên Sa Pa bán hàng, làm du lịch
nhưng không biết họ đi đâu, tối khuya mới về.
Tác động tiêu cực còn được thể hiện qua tình trạng bán hàng rong, chèo
kéo tranh giành khách, gây ra hình ảnh phản cảm đối với du khách. Du lịch
không chỉ có sức hút với những người trong độ tuổi lao động mà còn cuốn hút
cả những người già, trẻ em. Nhiều trẻ em muốn đi theo khách bán hàng hơn
đến trường, lợi ích trước mắt mang lại cho gia đình từ hoạt động bán hàng của
trẻ em được không ít bố mẹ đồng tình ủng hộ.
Các luồng văn hóa mới từ bên ngoài du nhập vào cũng ảnh hưởng rất
lớn đến nếp sống của người H’Mông ở địa phương. Thể hiện rõ nhất trong sự
liên kết các thành viên trong cộng đồng không còn chặt chẽ như trước đây.
Mỗi khi gia đình có việc, họ có thể thuê người làm và trả tiền thay vì hình
thức đổi công như trước. Vai trò của già làng ngày một giảm dần, nhất là
trong vấn đề phát triển kinh tế. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa mang tính
cộng đồng cũng giảm dần. Từ đó, quá trình trao truyền và gìn giữ các giá trị
văn hóa truyền thống giữa các thế hệ, không được thường xuyên như trước
đây. Vai trò của trưởng tộc chỉ còn mang ý nghĩa về mặt huyết thống, gắn liền
với các hoạt động mang tính nghi lễ của dòng họ.
Những lợi ích từ hoạt động du lịch cũng làm ảnh hưởng đến mối quan
hệ giữa các gia đình trong cộng đồng làng. Có nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh
trong quá trình phát triển du lịch và chèo kéo khách là một trong những hiện
115

tượng thể hiện rất rõ những mâu thuẫn này. “Người bán được nhiều hàng thì
bị những người khác ghen, ghét, nói xấu. Để bán được hàng được hàng họ
dùng mọi cách chửi bới nhau, hạ giá sản phẩm, ép khách phải mua” (phỏng
vấn phụ nữ H’Mông, 45 tuổi thôn Sín Chải).
Các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, cờ bạc, đặc biệt là tình trạng lừa gạt
chị em bán sang Trung Quốc hoặc làm gái mại dâm cũng đã theo du lịch len
lỏi vào các bản làng. Các vấn đề liên quan đến truyền đạo vào trong cộng
đồng người H’Mông ở Sín Chải cũng đã xuất hiện phổ biến. Một số người
dân cũng có những phản ứng, tác động, ứng xử không văn hóa với khách du
lịch và ngược lại nhiều khách du lịch đến bản làng cũng có những thái độ,
cách nhìn thiếu thiện cảm với người dân địa phương. Họ coi người dân địa
phương như những “vật thể lạ” mang tính miệt thị cao dẫn đến những xung
đột, mâu thuẫn giữa khách du lịch với người dân bản địa.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được khai thác nhằm đáp ứng nhu
cầu của du khách một cách hình thức, nặng về kinh tế hơn là bảo vệ các giá trị
văn hóa truyền thống, những tiết mục biểu diễn văn nghệ của các dân tộc khác
bên ngoài vào biểu diễn sẽ làm mất đi giá trị của văn hóa bản địa.
Sự méo mó, biến đổi về văn hóa còn được thể hiện trong các sản phẩm
thủ công truyền thống được bày bán tại các điểm du lịch ở Sa Pa. Do lợi
nhuận từ du lịch mang lại mà một số người Kinh đã mang một số mặt hàng
được làm “nhái” trà trộn với hàng của người H’Mông. Hành động lợi dụng
thương hiệu hàng hóa người H’Mông để bán cho khách, làm du khách không
nhận được biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, dẫn tới họ không thực sự yên
tâm khi mua hàng tại địa phương.
Hàng nhái đang dần “bóp chết” hay làm mất giá trị của các sản phẩm
thủ công truyền thống ở các điểm du lịch ở Sa Pa. Bên cạnh đó, nhiều giá trị
văn hóa phi vật thể như các tiết mục biểu diễn văn nghệ, các bài múa khèn
hay các lễ hội truyền thống ở Cát Cát, nổi tiếng nhất là lễ hội Gầu Tào cũng
116

dần bị thương mại hóa, làm mất đi linh hồn của lễ hội. Thay vào đó là các tiết
mục biểu diễn văn nghệ, trò chơi mang tính hiện đại phục vụ du khách...
3.2. Từ trƣờng hợp Sín Chải, đề xuất các lý luận
Phát triển du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa trên tiềm
năng du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa và nguồn lực sẵn có của cộng đồng.
Bởi vậy, mỗi địa phương đều có những thế mạnh, tiềm năng du lịch về tự
nhiên, về văn hóa khác nhau. Mô hình du lịch có thể thành công ở địa phương
này nhưng cũng mô hình đó chưa chắc đã thành công ở địa phương khác.
Thực tế các điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã cho thấy, mô hình du
lịch nhà nghỉ cộng đồng rất phát triển trong các bản của người Tày, Giáy, Dao
nhưng cũng mô hình du lịch này áp dụng tại nơi khác thì dịch vụ này không
phát triển. Mô hình tắm lá thuốc của người Dao đỏ ở Tả Phìn rất phát triển
nhưng khi đưa ra khỏi cộng đồng người Dao và trực tiếp do những người
Kinh kinh doanh nó lại không phát huy được hiệu quả. Mặt khác, nó còn làm
giảm giá trị của sản phẩm.
Cần quy hoạch phát triển các mô hình du lịch một cách hợp lý, đặc biệt
là các tiểu mô hình ở các điểm du lịch. Một trong những mô hình du lịch cộng
đồng được đánh giá thành công và phát triển của du lịch cộng đồng ở Sa Pa là
phát triển du lịch cộng đồng theo hướng làng du lịch văn hóa. Vì các làng văn
hóa của người H’Mông còn lưu giữ được nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên lẫn
tiềm năng du lịch nhân văn.
Tuy nhiên, khi xây dựng mô hình du lịch làng văn hóa cũng cần có sự
đánh giá, lựa chọn những làng người H’Mông còn lưu giữ được những giá trị
văn hóa truyền thống, các sản phẩm văn hóa đặc trưng như lễ hội, hát dân ca,
nghề thủ công truyền thống, có cơ sở hạ tầng như đường sá đi lại, các công
trình công cộng, dịch vụ đảm bảo cho phát triển du lịch thuận lợi nhất.
Từ nguồn tài nguyên sẵn có của của địa phương, chính quyền cùng
nhân dân, tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng làm điểm nhấn
117

bằng cách lựa chọn phục dựng và phát triển các nghề thủ công truyền thống,
các lễ hội truyền thống, xây dựng đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục văn
nghệ. Tạo ra nhiều dịch vụ để thu thút đông đảo người dân tham gia, tạo thêm
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Mặt khác, thực tiễn bản Sín Chải cho thấy, từ yếu tố tiềm năng đến thực
tiễn tổ chức hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng tại một địa điểm là một
việc làm đầy khó khăn. Sín Chải có một nguồn tài nguyên nhân văn phong
phú, giá trị của người H’Mông; đặt trong hệ thống các tuyến du lịch của khu
du lịch Sa Pa; Du lịch cộng đồng tại Sín Chải được chính quyền địa phường
quan tâm về chính sách cũng như đầu tư về mặt ngân sách; Sín Chải nói riêng
và các địa điểm du lịch cộng đồng toàn huyện Sa Pa nói chung được các tổ
chức phi chính phủ (SNV) đầu tư cũng như tư vấn các chương trình hoạt động
cụ thể... Tuy nhiên, thực tiễn du lịch cộng đồng tại Sín Chải chưa đạt được kết
quả như mong muốn đặt ra. Nguyên nhân của hệ quả nêu trên có thể chỉ ra,
như: Sín Chải chưa có xây dựng được một mô hình du lịch cộng đồng hợp lý,
bền vững; chưa khuyến khích được sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa
phương, vai trò của người dân chưa được chính quyền địa phương đánh giá
đúng mức; phân chia lợi ích không đều giữa các bên tham gia (các công ty lữ
hành, người dân H’Mông; người Kinh, Ban quản lý)... Bởi vậy, tùy thuộc vào
đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và tiềm năng du lịch của địa phương đó mà
xây dựng mô hình du lịch phù hợp. Tránh tuyệt đối việc nhân rộng mô hình
bằng cách bê nguyên ở nơi khác về áp đặt cho nhiều địa phương khác nhau.
3.2.1. Tiềm năng văn hóa tộc người không phải luôn là một giá trị
hữu ích cho mọi trường hợp
Văn hóa tộc người là nền tảng, là động lực để phát triển kinh kế, văn
hóa - xã hội nước ta. Trong phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa tộc người là
nguồn tài nguyên quan trọng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa. Các địa
118

phương có sự đa dạng, độc đáo về văn hóa sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch
văn hóa hấp dẫn, có sự cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, không phải mọi tiềm năng văn hóa đều hữu ích cho mọi
trường hợp. Có một số giá trị văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với một tộc
người nào đó nhưng chưa chắc nó đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn như:
trong đời sống văn hóa của người H’Mông có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
trong phong tục cưới xin, tang ma, các lễ cúng dân gian nhưng những nghi lễ
này thường gắn liền với những kiêng kỵ nhất định. Những kiêng kỵ có vai trò
rất lớn đối trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người
H’Mông trước tác động của du lịch, nhưng cũng chính sự kiêng kỵ này, khách
du lịch không được xem, không được tham gia dẫn đến giá trị văn hóa này
không tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch.
Bởi vậy, khi phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy
văn hóa tộc người ta phải có sự lựa chọn những giá trị văn hóa đặc trưng, có
thể khai thác trở thành sản phẩm du lịch.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người H’Mông ở đây
cần khuyến khích những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực bằng
cách xây dựng một chiến lược phát triển du lịch một cách bền vững. “Phát
triển du lịch bền vững phải đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo được khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai” [71, tr.63]. Trong đó, du lịch phải đảm bảo được những
hoạt động kinh tế lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và phân phối công
bằng cho mọi thành viên và cho khách du lịch; tôn trọng tính đa dạng văn
hóa, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương; sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường một cách bền vững.
Đặc biệt, phải phát huy được nguồn lực của địa phương, trực tiếp là
những người dân tham gia vào các hoạt động du lịch. Bởi người dân địa
119

phương là chủ nhân của các giá trị văn hóa truyền thống, họ hiểu hơn ai hết
trong việc cần bảo vệ cái gì và không cần bảo vệ cái gì.
Phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng,
cần có những chính sách hợp lý, nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng. Người
H’Mông ở bản Sín Chải cần được trao quyền để họ có thể tham gia và đóng
góp vào quy hoạch, xây dựng các dự án và đưa ra những quyết định về tổ
chức, quản lý triển khai các dịch vụ du lịch ở địa phương như: nhà nghỉ cộng
đồng, dịch vụ hướng dẫn viên, ăn uống, bán các sản phẩm thủ công truyền
thống. Trong đó, cần có những chính sách cụ thể như bắt buộc sử dụng nguồn
nhân lực địa phương, chính sách đào tạo, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch thông
qua các quy định về thu phí, sử dụng tiền phí…
Phát triển du lịch cần phải có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt giữa nhà
quản lý, người dân địa phương và các công ty lữ hành. Đây cũng là điểm yếu
của các địa điểm du lịch cộng đồng nói chung và của Tỉnh Lào Cai nói riêng
trong việc xác định nhu cầu thụ hưởng của du khách khi tham gia vào các
hoạt động sinh hoạt văn hóa tại một điểm du lịch. Người dân có sản phẩm
hàng hóa nhưng lại không biết bán cho ai, họ phải tự tìm kiếm, liên hệ với các
công ty lữ hành du lịch. Ngoài ra, các điểm du lịch cần có sự liên kết để xây
dựng thành một tuyến tham quan nhất định.
Đẩy mạnh xúc tiến, hợp tác, quảng bá, liên kết phát triển du lịch mang
tính chất liên tỉnh, liên vùng, tạo thành mạng lưới du lịch với các sản phẩm du
lịch đặc trưng. Tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị di sản
văn hóa của từng tộc người, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,
tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện với khách du lịch.
3.2.2. Không được dập khuôn du lịch cộng đồng
Trong phát triển du lịch cộng đồng, có những giá trị văn hóa cần được
bảo tồn một cách nguyên gốc như mô hình trưng bày tại các khu bảo tàng giới
thiệu các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc địa phương. Tuy nhiên,
120

cũng có những giá trị văn hóa phải được phát triển dựa trên sự kế thừa của các
giá trị văn hóa truyền thống, giúp cho giá trị văn hóa đó không những được
bảo tồn mà còn phát triển nâng cao giá trị của mình.
Thực tế phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã cho thấy, nhiều giá trị
cần phải bảo tồn một cách nguyên vẹn như kiến trúc nhà truyền thống, trang
phục truyền thống, các món ăn truyền thống... đây là những sản phẩm được
khách du lịch rất ưa thích.
Cũng có một số giá trị văn hóa được bảo tồn dựa trên sự phát triển như
nghề dệt vải trước đây của người H’Mông với các sản phẩm nghèo nàn chủ
yếu là trang phục, vỏ chăn, mũ, váy. Các sản phẩm này chưa thực sự phù hợp,
hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì vậy, từ chất liệu và các mẫu hoa văn truyền
thống người H’Mông đã phát triển thành nhiều sản phẩm như ví đựng tiền,
tranh thêu trang trí, các mẫu hoa văn trang trí trên áo, khăn, các đồ lưu niệm...
được khách du lịch rất ưa thích.
Bởi vậy, trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa tộc
người tùy từng trường cụ thể mà ta có thể sử dụng các lý thuyết khác nhau để
luận giải và vận dụng vào các vấn đề nghiên cứu của mình.
Từ lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch cộng đồng ở Sín Chải cho
thấy, các địa phương có điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
khác ở Việt Nam cần xây dựng mô hình phát triển cộng đồng phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực và tiềm năng sẵn có của địa phương,
không nên phát triển du lịch cộng đồng một cách đại trà dẫn tới không những
không đạt được hiệu quả mà còn có những tác động tiêu cực đến môi trường,
làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương.
Thực tế các mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang vấp
phải một số vấn đề khó khăn. Trước hết là các mô hình du lịch cộng đồng ở
Việt Nam phát triển còn mang tính tự phát, ồ ạt, mang tính phong trào, chưa
chú trọng đến việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch của địa
121

phương về khả năng tạo ra những sản phẩm thực sự hấp dẫn với khách du
lịch. Điều này dẫn đến sự hoạt động thiếu hiệu quả của một số mô hình du
lịch cộng đồng. Nguyên nhân chính là do các điểm du lịch cộng đồng này
chưa xây dựng được mô hình phát triển phù hợp, mang ý tưởng áp đặt đưa từ
trên xuống, không coi trọng vai trò của cộng đồng địa phương. Họ khai thác
nguồn tiềm năng du lịch sẵn có của cộng đồng địa phương nhưng người dân
địa phương lại bị hạn chế trong việc tham gia vào hoạt động du lịch dẫn tới
vai trò, nguồn lực cộng đồng địa phương chưa được khai thác, phát huy hết
khả năng vốn có.
3.3. Một số kiến nghị
Nghiên cứu về du lịch cộng đồng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
tộc người ở Sín Chải, tác giả luận án đề xuất một số kiến nghị như sau:
3.3.1. Phát triển du lịch cộng đồng cần có sự liên kết giữa các ngành
Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính tổng hợp có sự tham gia của
nhiều ngành khác nhau như ngành văn hóa, thể thao và du lịch, ngành nông
nghiệp, công thương, giao thông vận tải, ngân hàng,… nên dẫn đến hiện
tượng các ngành khác nhau cùng tham gia xây dựng dự án phát triển du lịch
của địa phương. Ví dụ, ngành nông nghiệp xây dựng những dự án chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các loại cây đặc sản, các làng nghề
truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch. Trong khi đó họ chưa đánh
giá được tính hiệu quả của sản phẩm, dẫn đến một loạt dự án thất bại như dự
án trồng hoa Phong Lan bản Sín Chải, dự án phát triển nghề dệt thổ cẩm của
người H’Mông, nghề nấu rượu xã Bản Phố, huyện Bắc Hà...
Sự thiếu liên kết giữa các ngành còn được thể hiện ở sự chồng chéo về
quy hoạch giữa các ngành. Nổi bật nhất ở Sa Pa là sự phát triển ồ ạt của các
công trình thủy điện làm phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến phát triển du lịch. Sự thiếu liên kết giữa các ngành trong
122

phát triển du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch cộng đồng và
bảo tồn các giá trị văn hóa người dân địa phương.
3.3.2. Không dập khuôn mô hình
Các điểm du lịch cộng đồng có mô hình hoạt động tương đối giống
nhau, phát triển dựa trên cơ sở nhân rộng các mô hình thí điểm trước đó. Sự
kế thừa và rút kinh nghiệm từ mô hình hoạt động du lịch trước, sẽ giúp các
mô hình du lịch sau phát triển hơn. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn mang tính
dập khuôn, chưa chú ý nhiều đến công tác khảo sát, đánh giá thực trạng tiềm
năng du lịch của địa phương. Từ đó, nhiều mô hình du lịch, tuyến du lịch xây
dựng nhưng phát triển rất chậm, thậm chí không phát triển. Sín Chải là một
minh chứng điển hình. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng của Sín Chải
được tổ chức SNV hỗ trợ dựa trên mô hình phát triển du lịch bền vững. Trong
khi đó, chưa đánh giá hết được về đặc điểm kinh tế, văn hóa, phong tục tập
quán của người H’Mông, họ đã đưa mô hình phát triển du lịch từ bên ngoài
vào làm mô hình phát triển mang tính chất thử nghiệm tại Sín Chải. Trong
suốt thời gian 3 năm triển khai dự án, Sín Chải chưa xây dựng được nhiều sản
phẩm du lịch đặc trưng. Chủ yếu là loại hình du lịch đi bộ tham quan làng bản
tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương và phát triển một số dịch vụ phục
vụ phát triển du khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ hướng dẫn viên, bán hàng
thổ cẩm, biểu diễn văn nghệ truyền thống.
Có thể nói, sản phẩm du lịch của Sín Chải khá nghèo nàn, mỗi năm
điểm du lịch này chỉ đón khoảng gần 2000 khách. Số lượng khách nghỉ qua
đêm tại Sín Chải rất ít, chưa đến 200 người/năm. Mô hình du lịch cộng đồng
được duy trì là do có sự hỗ trợ kinh phí hoạt động từ dự án SNV. Sau khi dự
án kết thúc, hoạt động du lịch cộng đồng ở đây không phát triển. Ban quản lý
du lịch cộng đồng của tuyến du lịch, chỉ tồn tại mang tính hình thức. Nhà sinh
hoạt cộng đồng được tổ chức SNV đầu tư làm nhà nghỉ lưu trú cho khách du
lịch không còn hoạt động, đã được UBND chuyển thành địa điểm học cho
123

trường mầm non của thôn. Từ đó, hoạt động du lịch ở Sín Chải phát triển theo
hướng tự phát, những hộ gia đình có khả năng làm dịch vụ thì họ tiếp tục duy
trì, Ban quản lý du lịch cộng đồng của Sín Chải cũng giải thể.
Điều đó cho thấy, cách tiếp cận du lịch từ trên xuống, không đánh giá
được điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn tài nguyên du lịch địa phương,
đặc biệt là vai trò của người dân thì sẽ không phát huy được hiệu quả. Sự dập
khuôn đưa mô hình du lịch từ địa điểm này sang phát triển địa điểm khác, dẫn
tới mô hình du lịch được thành lập với sản phẩm nghèo nàn, chưa thực sự hấp
dẫn. Nhiều dịch vụ du lịch được triển khai ở Sín Chải, trong khi đó người dân
địa phương lại chưa sẵn sàng chủ động tham gia như dịch vụ nhà nghỉ cho
khách qua đêm ở Sín Chải là một minh chứng rất cụ thể.
Khi xây dựng mô hình, dự án SNV đã đưa loại hình dịch vụ nhà nghỉ
cộng đồng “homestay” nhưng lại không đánh giá được loại hình dịch vụ này
có thực sự hiệu quả ở Sín Chải hay không. Xét về mặt vị trí địa lý, bản Sín
Chải nằm gần khu trung tâm thị trấn Sa Pa nên sau khi đi thăm bản, khách du
lịch thường quay lại thị trấn Sa Pa để nghỉ.
Ngược lại, để thu hút được khách du lịch nghỉ tại bản thì Sín Chải phải
có những sản phẩm du lịch gì đặc trưng, dịch vụ kèm theo, chất lượng vệ
sinh... là những yếu tố cần tính toán đồng bộ. Lượng khách du lịch đến Sín
Chải chủ yếu là khách đến từ châu Âu. Mùa khách quốc tế đến Sa Pa lại từ
tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, độ ẩm cao, rét. Bởi
vậy, khi làm dịch vụ nhà nghỉ gia đình chưa đáp ứng những điều kiện cần và
đủ để phục vụ du khách như hệ thống lò sưởi, dịch vụ ăn uống cùng một số
dịch vụ khác, dẫn tới chưa thật sự thu hút được khách nghỉ qua đêm tại bản.
Bên cạnh đó, với kiến trúc nhà truyền thống của người H’Mông thường
rất thấp, diện tích hẹp, không có kiến trúc độc đáo như nhà của người Dao
hoặc người Giáy, dẫn đến nhà ở của người H’Mông ở Sín Chải không thu hút
được khách du lịch nghỉ lại qua đêm. Trên thực tế thì loại hình dịch vụ này
124

chủ yếu phát triển ở những bản nằm xa khu trung tâm như Tả Van, Bản Hồ,
Thanh Phú và chủ yếu phát triển ở ba dân tộc là người Dao đỏ ở Tả Phìn,
người Giáy ở Tả Van và người Tày ở Bản Dền.
Năm 2011, toàn huyện Sa Pa có 99 nhà gia đình làm dịch vụ nhà nghỉ
lưu trú cho khách du lịch, chỉ có 3 gia đình người H’Mông ở Sín Chải, còn lại
là các hộ người Kinh, Tày, Giáy, người Dao. Hay mô hình du lịch trồng hoa
phong lan được triển khai ở bản Sín Chải với mục đích tạo điểm nhấn về du
lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, tạo sản phẩm để thu hút khách, nhưng sau
khi dự án SNV kết thúc, toàn bộ khu vực quy hoạch xây dựng phát triển vườn
hoa phong lan trước đây bị bỏ hoang, không phát huy được hiệu quả. Còn tại
điểm du lịch Tả Phìn được sự hỗ trợ của tổ chức phi Chính phủ Tây Ban Nha,
đã triển khai dự án xây dựng chợ bán hàng thổ cẩm tại xã Tả Phìn, nhằm hạn
chế tình trạng bán hàng rong của người dân địa phương, vào một địa điểm cố
định. Tuy nhiên, sau khi chợ dựng xong, người dân không vào đó bán hàng,
chợ bỏ hoang, dự án hoàn toàn đổ vỡ.
Sự thất bại nêu trên bắt nguồn từ việc áp dụng nguyên mô hình từ nơi
khác về triển khai tại địa phương mà chưa đánh giá về sự phù hợp giữa các
đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương với chương trình của dự án
đưa ra. Ví dụ như xây chợ, đối với người dân địa phương, đi chợ, trao đổi
hàng hóa, không chỉ đơn thuần là bán được sản phẩm, mà đi chợ còn là nhu
cầu thỏa mãn về mặt tinh thần sau một thời gian mọi người làm lụng vất vả.
Đi chợ là dịp mọi người giao lưu gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, trao đổi thông
tin. Đi chợ còn là dịp để các chàng trai, cô gái giao lưu gặp giỡ tìm hiểu bạn
đời. Nếu không đi chợ vào khoảng thời gian rỗi, các cô gái người H’Mông lại
ngồi dưới gốc cây, trên tảng đá vệ đường để thêu thùa, may vá. Bởi vậy, khi
đưa người dân vào một chỗ ngồi ổn định, họ cảm thấy “bó chân”, không phù
hợp dẫn đến mọi người không thích vào ngồi trong chợ để bán hàng mà thích
125

ngồi tụ tập ở một điểm nào đó trong làng. Điều này khác hẳn so với thói quen
đi chợ, siêu thị dưới xuôi.
Một nguyên nhân khác là khi mọi người ngồi vào chợ, do không có quy
chế chia sẻ lợi ích hợp lý, người bán được hàng, người không bán được dẫn
đến những người không bán được hàng bỏ ra ngoài bán hàng rong theo khách.
Lúc đầu một vài người bỏ, dần dần mọi người bỏ hết không ai ngồi bán hàng
ở chợ nữa” (theo bà Lý Mẩy Chạm, 58 tuổi, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa).
Từ thực tế các mô hình phát triển du lịch theo hướng từ trên đưa xuống
hoặc từ bên ngoài đưa vào, nếu không nhận được sự đồng thuận của người
dân, mô hình đó sẽ không phát huy được hiệu quả, đồng thời nó còn tác động
ngược trở lại đối với văn hóa địa phương.
Cũng chính từ chưa có sự sáng tạo trong xây dựng các mô hình phát
triển du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hóa của từng địa
phương dẫn đến mô hình du lịch cộng đồng ở điểm nào cũng giống nhau. Các
sản phẩm du lịch không thực sự đặc sắc cũng như chưa thể hiện những đặc
trưng riêng của từng địa phương. Đi đến điểm du lịch cộng đồng nào cũng chỉ
đi bộ qua làng bản, thăm một số hộ gia đình người dân trong làng đã được
chọn trước, xây dựng khu vực dành riêng để khách, nghỉ chân, thăm một số
khu vực sản xuất nghề thủ công truyền thống (nhưng không phải lúc nào
người dân cũng làm), sân khấu hóa biểu diễn văn nghệ...
Chính vì dập khuôn mô hình du lịch nên cho đến nay các điểm du lịch
cộng đồng ở Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng đều nằm trong tình trạng
thiếu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đặc sắc thu hút khách.
3.3.3. Chủ động trao quyền cho cộng đồng địa phương
Du lịch cộng đồng ở Sín Chải đã được tỉnh, huyện, chính quyền địa
phương nhìn nhận và đánh giá là một trong những tiềm năng du lịch quan
trọng của những năm qua đã được đầu tư đáng kể. Nguồn vốn đó một phần do
126

nhân dân đóng góp, nhưng phần lớn là nguồn thu từ chính hoạt động du lịch
được sử dụng để tái đầu tư cho các điểm du lịch, làm lợi cho cộng đồng cư
dân nơi đây. Trao quyền cho người dân là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để
phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững. Người dân địa phương là chủ
nhân của nguồn tài nguyên du lịch và du lịch phát triển dựa trên khai thác
nguồn tài nguyên của cộng đồng địa phương.
Cộng đồng địa phương vừa là chủ thể của văn hóa vừa là người tham
gia cũng như chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động du lịch. Do đó, người
dân sẽ có những quan điểm, phương pháp nhất định trong việc khai thác tốt
những giá trị văn hóa của cộng đồng cho các hoạt động du lịch, mà hạn chế
những tác động tiêu cực đến những yếu tố truyền thống lâu đời. Tuy nhiên,
trên thực tế, cộng đồng gần như không có tiếng nói trực tiếp vào hoạt động
trong các dự án về phát triển du lịch, từ việc xây dựng nội dung, quản lý đến
tổ chức các hoạt động diễn ra.
Hiện nay, các dự án phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa đều do chính
quyền địa phương đầu tư, quản lý. Người dân đón nhận thông tin một cách
thiếu chủ động hoặc đóng góp ý kiến và tham gia về một số nội dung đã được
phê duyệt theo dự án. Nhiều dự án chỉ triển khai đến chính quyền địa phương
(UBND xã) còn chưa triển khai đến người dân để họp bàn, lấy ý kiến của
người dân vào các nội dung phát triển của dự án. Nhiều dự án triển khai lấy ý
kiến của người dân, nhưng việc tiếp thu ý kiến cũng như phản hồi thông tin từ
phía các chủ dự án chưa thực sự thuyết phục.
Khi dự án phát triển du lịch được triển khai tại địa phương thì người
dân cũng chưa thực sự được trao quyền làm chủ. Họ chỉ tham gia vào một số
khâu nhất định trong dự án như: tham gia làm dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng,
bán hàng thổ cẩm, làm xe ôm, hướng dẫn viên… Cộng đồng ít được tham gia
quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch tại địa phương. Sa Pa có 12 điểm phát
triển mô hình du lịch cộng đồng như: Tả Phìn, Sín Chải, Cát Cát, Lao Chải,
127

Tả Van, Hầu Thào, Nậm Sài, Bản Hồ, Nậm Cang… nhưng chỉ có duy nhất
một điểm du lịch có ban quản lý du lịch cộng đồng ở bản Dền, xã Bản Hồ.
Mọi hoạt động liên quan đến du lịch từ việc quy hoạch, tổ chức quản lý tới tổ
chức xây dựng sản phẩm du lịch, thu phí đều do chính quyền địa phương quản
lý rồi triển khai xuống thôn bản.
Một số điểm du lịch cộng đồng phát triển theo mô hình “Làng du lịch
văn hóa” như làng du lịch Cát Cát, cũng không có ban quản lý du lịch cộng
đồng ở địa phương. Làng du lịch Cát Cát được giao cho Công ty du lịch Cát
Cát tổ chức khai thác quản lý. Các hoạt động trong điểm du lịch này đều do
công ty quyết định, sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch tại
cộng đồng là rất ít. Họ chỉ tham gia vào một số dịch vụ du lịch như hướng dẫn
viên, bán hàng thổ cẩm và có 3 người trong thôn được Công ty nhận vào làm
hợp đồng.
Do vậy, du lịch chưa phát huy được vai trò của cộng đồng địa phương
vào phát triển du lịch, “Do thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
du lịch cộng đồng ví dụ như: xã Tả Van (Sa Pa) hiện là nơi thu hút được
nhiều khách du lịch cũng chỉ có 48/656 hộ dân tham gia đầu tư phát triển du
lịch cộng đồng - chiếm 7,31%.” [121,tr.4]. Chính vì du lịch chưa thực sự trao
quyền cho cộng đồng địa phương, người dân chưa thực sự tích cực và yên tâm
khi tham gia đầu tư phát triển du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến các điểm
du lịch cộng đồng ở Sa Pa chưa phát triển mạnh, các sản phẩm du lịch còn
nghèo và thiếu sự bền vững.
Những minh chứng trên cho thấy muốn làm tốt công tác bảo tồn và
phát triển du lịch cộng đồng, cần phải trao quyền cho cộng đồng người dân
địa phương, cộng đồng tham gia trực tiếp vào các khâu trong các dự án phát
triển du lịch.
128

3.3.4. Tăng cường đầu tư xây dựng sản phẩm và quảng bá xúc tiến
Sản phẩm du lịch trong mắt của khách du lịch là những kinh nghiệm
mà họ trải qua trong quá trình tham quan, bao gồm ba thành tố chính: tài
nguyên du lịch tại điểm đến; các điều kiện phục vụ tại điểm du lịch; và khả
năng tiếp cận với điểm du lịch. Các mô hình hoạt động du lịch cộng đồng ở
Sa Pa hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, đầu tư
xây dựng các sản phẩm du lịch mới còn rất hạn chế. Tại điểm du lịch cộng
đồng ở Sín Chải được thành lập từ năm 2001 với các sản phẩm du lịch đặc
trưng là: thăm làng bản, tìm hiểu đời sống văn hóa của người H’Mông. Có
các dịch vụ du lịch đi kèm là dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng “Homestay”, dịch
vụ hướng dẫn và mang vác đồ cho khách du lịch; dịch vụ bán hàng thủ
công truyền thống; dịch vụ bán các hàng nông sản; dịch vụ xem biểu diễn
văn nghệ truyền thống.
Đến nay, Sín Chải không bổ sung thêm sản phẩm du lịch mới, thậm chí
các sản phẩm du lịch trước đây còn bị mai một về loại hình. Hiện nay, tại bản
còn một hộ gia đình làm dịch vụ. Đội biểu diễn văn nghệ của thôn giải thể do
không tạo được nguồn thu nhập cho các thành viên tham gia.
Đối với điểm du lịch Cát Cát, các sản phẩm du lịch đặc trưng là thăm
làng bản, thăm khu mô hình làng văn hóa của người H’Mông. Tuy nhiên, các
hoạt động trong mô hình làng văn hóa, ngôi nhà truyền thống được dựng lên
cũng rất đơn giản. Phục dựng biểu diễn một số nghề thủ công truyền thống
như nghề rèn của người H’Mông, nghề thêu thổ cẩm và trưng bày một số sản
phẩm của người H’Mông, xem biểu diễn văn nghệ.
Qua phỏng vấn, ông Má A Phay người quản lý khu biểu diễn văn nghệ
bản Cát Cát cho rằng đội văn nghệ Cát Cát hiện xây dựng được khoảng 10 tiết
mục biểu diễn của người H’Mông, nhưng đều là những tiết mục biểu diễn văn
nghệ trước đây. Bây giờ biểu diễn không được hay như đội văn nghệ trước.
129

Số lượng người tham gia trình diễn nghề rèn trước đây có ba người (ông Má
A Lờ, Má A Chư và Má A Máo), hiện nay chỉ còn hai người. Năm 2012, công
ty đã mời một số nghệ nhân trong làng ngồi ở khu nhà mô hình Cát Cát làm
nghề dệt, đan lát thì nay không còn được duy trì. Chỉ khi những ngày lễ, sự
kiện lớn diễn ra, có nhiều khách du lịch như ngày 2/9, ngày 30/4, Công ty mới
thuê một số người ngồi làm nghề mang tính chất biểu diễn phục vụ khách du
lịch. So với trước đây, khu nhà trưng bày Cát Cát có thêm một số hoạt động
như chạm khắc đá, bán tranh thêu nhưng không phải là các sản phẩm của
người H’Mông làm ra, mà là sản phẩm của người Kinh từ bên ngoài đưa vào.
Còn các điểm du lịch ở Tả Phìn, Tả Van, Lao Chải cũng tương tự, sự
đầu tư xây dựng sản phẩm cho các khu du lịch rất hạn chế, chủ yếu là đầu tư
cải tạo cơ sở hạ tầng về đường sá đi lại. Trên thực tế các điểm du lịch cộng
đồng ở Sa Pa từ khi thành lập cho đến nay không tạo ra được các sản phẩm du
lịch mới, độc đáo hấp dẫn.
Trong thời gian đầu, các điểm du lịch cộng đồng mới được thành lập,
các giá trị văn hóa phát huy rất tốt, trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, các sản phẩm du lịch này đã được nhiều
người biết đến, không còn tính mới lạ, đặc sắc, hấp dẫn nữa.
Nhiều sản phẩm du lịch ở các điểm du lịch Sa Pa, Sín Chải hiện nay đã
đến giai đoạn bão hòa, không thực sự còn hấp dẫn đối với du khách [13]. Có
nhiều sản phẩm đã ở giai đoạn suy thoái như dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng. Khi
không có chính sách đầu tư hợp lý, du lịch sẽ không tạo ra được những sản
phẩm hấp dẫn, không thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, làm
cho nguồn thu từ du lịch giảm dần, du lịch không còn phát huy được vai trò là
công vụ bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của đồng bào địa phương.
- Hỗ trợ giải quyết xung đột lợi ích của các bên: Xung đột về lợi ích là
vấn đề nổi bật, gây tác động tiêu cực rất lớn đến sự phát triển bền vững của du
130

lịch Sa Pa. Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch dựa trên khai thác nguồn tài
nguyên du lịch của địa phương, người dân địa phương là những người tạo ra
các phẩm phục vụ khách du lịch, đồng thời họ là những người bảo vệ nguồn
tài nguyên, thiên nhiên, môi trường của địa phương. Hoạt động du lịch cộng
đồng muốn phát triển tốt cần cân bằng được lợi ích giữa các bên, thông qua
việc xây dựng một chương trình hợp tác, vận hành với sự góp mặt của các bên
tham gia: cộng đồng, nhà quản lý, công ty lữ hành.
Tiểu kết chƣơng 3
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng đồng
là một cách tiếp cận hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, văn hóa,
xã hội đương đại. Thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng, du khách sẽ
được thưởng thức, trải nghiệm sâu sắc hơn những nét văn hóa đặc trưng tộc
người. Ngược lại, các yếu tố văn hóa bản địa được quảng bá nhiều hơn qua du
khách cũng như các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, việc khai thác tiềm
năng văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch góp phần nâng cao nhận thức
của cộng đồng, du khách, công ty lữ hành và chính quyền địa phương đối với
việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống; văn hóa tộc người có thể trở
thành một nguồn tài nguyên làm tăng thu nhập đối với người dân địa phương
khi được khai thác đúng cách.
Sín Chải là một điểm du lịch với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú
mang đặc trưng của người H’Mông. Tuy nhiên, với những nỗ lực của chính
quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, mô hình du lịch cộng đồng tại
đây chưa khai thác hết tiềm năng vốn có cũng như phát huy tính hiệu quả.
Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc áp dụng từ lý thuyết đến thực tiễn
mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng; cũng như sự cần
thiết về mặt thời gian và sự nỗ lực của các bên tham gia trong việc xây dựng
một chương trình hoạt động hiệu quả, lựa chọn và khai thác các yếu tố văn
hóa tộc người phù hợp đối với mỗi địa phương.
131

Để phát huy được tính hiệu quả, du lịch cộng đồng cần đề cao vai trò, ý
kiến đóng góp và sự tham gia của người dân địa phương trong Ban quản lý và
các hoạt động thực tiễn; điều hòa lợi ích giữa các bên; hoàn thiện các kỹ năng
của các công ty lữ hành, người dân bản địa…
132

KẾT LUẬN

1. Đảng và Nhà nước ta xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, một
nền văn hoá thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chiến lược phát triển đất nước ta cũng luôn xác định “dần đưa du lịch
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Ở đó, văn hóa đóng vai
trò nền tảng cho phát triển du lịch, còn du lịch là một trong những phương
thức để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, gắn văn hóa với tiến trình phát
triển kinh tế xã hội. Quan điểm này thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa phát
triển văn hóa và phát triển du lịch.
2. Du lịch cộng đồng hình thành phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu
Úc vào những năm 1980. Đây được coi là phương thức thúc đẩy phát triển du
lịch gắn với tài nguyên thiên nhiên, tạo sự phong phú đa dạng các sản phẩm
phục vụ khách du lịch. Ở châu Á, du lịch cộng đồng phát triển muộn hơn.
Mục tiêu của phát triển du lịch cộng đồng nhằm đến việc du lịch cộng
đồng phải mang đến những sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi
trường và xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá; Du lịch
cộng đồng hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng; đồng
thời nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết cho cộng đồng, mở ra các
cơ hội trao đổi kiến thức giữa cộng đồng và du khách; khích lệ họ tham gia
tích cực vào hoạt động du lịch;
Du lịch cộng đồng là công cụ để cộng đồng cùng tham gia, thảo luận
các vấn đề, cùng làm việc và giải quyết các vấn đề mang tính cộng đồng.
Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của
cộng đồng, tăng tính tổ chức, huy động nguồn lực của chính cộng đồng nhằm
đem lại lợi ích cho cộng đồng. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng là đề cao sự
công bằng, dân chủ, phù hợp với khả năng của cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ
133

du lịch, xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa và nhân văn hướng đến tới sự phát triển bền vững.
3. Với tốc độ tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ hiện nay của du lịch Việt
Nam và xu thế hội nhập, vấn đề du lịch cộng đồng còn khá mới mẻ. Thực tiễn
cho thấy, chỉ một số mô hình du lịch cộng đồng được xây dựng cũng như vận
hành hiệu quả, như: bản Lác (Mai Châu- Hòa Bình của người Thái); Suối Voi,
xã Lộc Tiên (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế); làng Pác Ngòi (người Tày) và Làng
Bò Lũ (người Dao) ở vườn quốc gia Ba Bể.
Nhìn chung, các mô hình phát triển du lịch cộng đồng của Việt Nam
còn mang nặng tính kinh tế; chưa chú ý đúng mức đến việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chưa chú trọng mục tiêu bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển bền vững.
4. Căn cứ tình hình thực tế của Sín Chải, đối chiếu với các điều kiện,
mục tiêu của lý thuyết du lịch cộng đồng, lý thuyết bảo tồn di sản, luận án nêu
ra một vài vấn đề về lý thuyết và thực tiễn như sau:
- Phát triển du lịch cộng đồng là cách tiếp cận mới, từ dưới lên, bảo đảm
những phát triển bền vững của một lĩnh vực hay tổng thể phát triển của một
quốc gia, một cộng đồng, khác với cách tiếp cận từ trên xuống như từ trước vẫn
áp dụng mang nặng tính quan liêu, không đáp ứng được thực tế nhu cầu.
- Du lịch cộng đồng là một cách thức được người ta tin rằng có thể bảo
tồn và phát huy được các di sản văn hóa tộc người bởi nó đã huy động được
các nguồn lực tại chỗ, phát huy các sáng kiến quản trị có sự tham gia của
người dân tại chỗ, bởi vậy các di sản được khơi dậy, và đó là tiềm năng để
phát triển du lịch.
- Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống với du lịch cộng đồng là sự
tương tác và quan hệ hữu cơ, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
- Văn hóa, bản sắc tộc người muốn thực hiện tốt công tác bảo tồn thì
cần phát huy những giá trị vốn có, thông qua việc nâng cao nhận thức của
134

cộng đồng địa phương. Du lịch cũng như sự đóng góp từ việc khai thác trên
khía cạnh của du lịch cộng đồng là một trong những biện pháp hữu hiệu.
Đương nhiên ở đây du lịch đóng vai trò là cầu nối, còn văn hóa đóng vai trò
chủ đạo.
- Từ thực tiễn tại Sín Chải, ta khẳng định được hơn về việc có thể khai
thác các giá trị văn hóa tộc người thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng,
góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người. Tuy
nhiên, từ lý thuyết đến áp dụng thực tiễn còn nhiều những khó khăn, cũng như
không phải giá trị văn hóa tộc người nào cũng có thể trở thành sản phẩm du
lịch phục vụ du khách. Nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra, bên cạnh
kiên trì về mặt thời gian, các bên tham gia (nhà quản lý, nhà chuyên môn,
cộng động, công ty lữ hành) cần thống nhất các điều kiện về chính sách,
chương trình hoạt động, mô hình tổ chức, phương pháp vận hành, phân chia
lợi ích, lựa chọn hợp lý các thành tố văn hóa tộc người vào khai thác du lịch
cộng đồng, cũng như tôn trọng cộng đồng…
Với những lý do trên, luận án mong muốn là cơ sở để từ đó phát triển
loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc ở những nơi có cộng đồng dân tộc ít người sinh sống
tại Việt Nam. Du lịch phát triển nhưng không làm mất đi bản sắc, phát huy
hiệu quả giá trị văn hóa tộc người trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở
Việt Nam.
135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đào Ngọc Anh (2012), "Du lịch cộng đồng với bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa tộc người”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr.34-35; (11), tr.37-38;
(12), tr.18-19.

2. Đào Ngọc Anh (2015), "Văn hóa tộc người gắn với phát triển du lịch
cộng đồng: một số vấn đề lý thuyết”, Tạp chí Văn hóa học - Viện Văn hóa
nghệ thuật quốc gia Việt Nam, số 1 (17)/2015, tr.73-78.
136

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Mai Anh (2009), Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.

2. Đặng Văn Bài (2013), “Quan điểm bảo tồn di sản văn hoá trong chiến
lược phát triển văn hoá đến năm 2020”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật,
(346), tr.8 - 12.

3. Barker, Chris (2012), Nghiên cứu văn hoá: Lý thuyết và thực hành, Đặng
Tuyết Anh dịch; Nguyễn Thị Hiền, Hoàng Thị Tuyến H.đ., Nxb. Văn
hoá Thông tin, Hà Nội

4. Barry Lord (1997), “Du lịch văn hóa bền vững: lịch sử thành công”,
Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc tế Phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam, Huế, tr.87-111.

5. Nguyễn Chí Bền (2004), “Nghiên cứu, sưu tầm, bảo vệ và phát huy các di
sản văn hoá phi vật thể”, Tạp chí Di sản Văn hóa, (1), tr.44 - 47.

6. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền (Ch.b) (2010), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.

8. Nguyễn Chí Bền (2012), Dân ca quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Chí Bền, Bùi Quang Thanh (2012), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
137

10. Nguyễn Chí Bền, Trương Huyền Chi (t.c) (2007), Văn hóa học những
phương pháp nghiên cứu, Bùi Lưu Phi Khanh h.đ. Viện Văn hóa
Thông tin xb, Hà Nội.

11. Hoàng Hữu Bình (1998), Các tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam và
môi trường, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Trần Văn Bính (Ch.b) (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Báo cáo chuyên gia tư vấn Tây Ban Nha về dự án: Tăng cường năng lực
cho ngành du lịch Việt Nam trong thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 tập trung vào các chính sách
có trách nhiệm với xã hội”.

14. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

15. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.

16. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

17. Condominas G., (1997), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Bản dịch
của Ngọc Hà, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.

18. Công ước về sự đa dạng văn hóa (2007), UNESCO.

19. Cục di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Thế
giới, tập 1.

20. Lê Đức Cường (2004), “Du lịch văn hoá và giảm nghèo”, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, (7), tr.2 - 4.

21. Tráng Xuân Cường (2009), “Nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, (11), tr.40 - 41.
138

22. Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Lê Ngọc Thắng, Nguyễn Xuân Độ (Chủ
nhiệm đề tài) (1998), Sắc thái văn hoá địa phương và tộc người trong
chiến lược phát triển đất nước, Chương trình NCKH Cấp nhà nước
KX - 06, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan
đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Chu Xuân Diên (1995), Văn hoá dân gian (Folklore) và phương pháp
nghiên cứu liên ngành, Đại học Tổng hợp xb, TP. Hồ Chí Minh.
25. Dominique Wolton (2006), Toàn cầu hoá văn hoá, Đinh Thùy Anh, Ngô
Hữu Long dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
26. Đỗ Dũng (2005), “Sa Pa phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.39, 41.
27. Dự án phát triển Du lịch cộng đồng (2004). Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
phát triển du lịch cộng đồng tại Sa Pa, Sa Pa
28. Dự án phát triển Du lịch cộng đồng (2005). Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa tại SaPa, Sa Pa
29. Dự án phát triển Du lịch cộng đồng (2006). Hội thảo Quan hệ công chúng
về du lịch cộng đồng: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam
30. Phạm Đức Dương (1997), “Môi trường sinh thái nhân văn và con đường
phát triển bền vững của các dân tộc miền núi”, Tạp chí Dân tộc học,
(3), tr.19 - 24.
31. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Viện Văn hoá, Hà Nội.
32. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội.
33. Bế Viết Đẳng (Ch.b) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế xã hội ở miền núi, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
139

34. Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên (2011), Đời sống văn hoá dân tộc H‟Mông,
Nxb. Thanh Hoá, Thanh Hoá.
35. Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Lương (2001), Giữ gìn, phát
huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
36. Nguyễn Khoa Điềm (1999), “Để tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính
văn hoá cao”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.4 - 11.
37. Nguyễn Khoa Điềm (2000), “Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
trong cuộc sống hôm nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (8), tr.3-11.
38. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
39. Garry Marchant (1999), “Người bản địa làm chủ”, Tạp chí Người đưa tin
UNESCO, (19), tr.14 - 15.
40. G.Endruweit và G. Trommsdorff: Từ điển Xã hội học (2002), Nxb Thế
giới, Hà Nội, tr 156
41. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (Ch.b) (2012), Quản lý văn hoá Việt
Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
42. Phan Hồng Giang (Ch.b) (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, Nxb. Thế
giới, Hà Nội.
43. Trương Quang Hải (2004), Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế
sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả- Tả
Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học
Khoa học Tự nhiên, HN.
44. Lê Hồng Hạnh (2006), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển
du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên), Luận án tiến sỹ
Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
140

45. HD (2004), “Chia sẻ kinh nghiệm về du lịch cộng đồng”, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, (7), tr.20.
46. Nguyễn Thị Hiền (2008), Văn hoá sinh thái của các dân tộc người ở
huyện Bát Xát - Lào Cai, Đề tài khoa học, Viện Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Văn hóa môi trường trong hoạt động du
lịch miền núi Việt Nam - nghiên cứu trường hợp Sa Pa và Ba Vì, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
48. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan, Du lịch đối với dân tộc thiểu số
ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (2000), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
49. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007), Môi trường và phát triển bền
vững, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
50. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
(1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, T.1, Trung tâm Biên soạn Từ
điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội.
51. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, T.1: lý
thuyết và vận dụng, Nxb. Văn hóa Thông tin.
52. Trần Thị Huệ (2004), “Bản Lác, điểm du lịch văn hoá dân tộc người Thái
Mai Châu Hoà Bình”, Tạp chí Nghiên cứu của Đông Nam Á, (2), tr.66.
53. Trần Thị Huệ (2004), Tác động của du lịch đối với đời sống một số dân
tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
54. Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
55. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Văn hoá và con người, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
141

56. Lê Thùy Hương (2006), Phân tích quá trình hình thành và phát triển du
lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Hường (2011), Du lịch cộng đồng vùng núi phía Bắc Việt
Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai
và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình), Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
58. Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
59. Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú (1998), Quản lý hoạt động văn hoá, Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
60. ICOMOS, Hiến chương Venice về Bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ,
1964.
61. IUCN - ITDR (2003), Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du
lịch cộng đồng ở Việt Nam
62. J.H. Fichter (1973), Xã hội học, Nxb. Hiện đại, Sài Gòn.
63. Vũ Ngọc Khánh (1993), Từ điển văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
64. Vũ Quốc Khánh (Ch.b.) (2005), Người Mông ở Việt Nam (The Hmong in
Vietnam), Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
65. Vũ Khiêu (Ch.b) (2000), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
66. Nguyễn Đức Khoa (2010), Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng
đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
67. Cao Sĩ Kiêm (2002), “Cần có chính sách phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7), tr.8 - 10.
142

68. “Kinh nghiệm du lịch Bỉ -Trọ nhà dân”(2013), Tạp chí Du lịch Việt Nam,
(14)

69. Kỷ yếu lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa (2004), Huyện Ủy - HĐND - UBND
huyện Sa Pa

70. KOICA, Trường ĐH Hanyang (2014), Dự án lập kế hoạch phát triển du


lịch bền vững tại tỉnh Lào Cai, báo cáo cuối kỳ.

71. Lâm Thị Mai Lan, Phạm Thị Mộng Hoa (2000), Du lịch với dân tộc thiểu
số ở Sa Pa, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

72. Trần Thị Lan (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
vùng ven biển Nam Định, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

73. Nguyễn Văn Lê (1996), Xã hội học du lịch, Nxb.Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

74. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2004), “Bảo tồn và phát huy hay kề thừa và phát
triển văn hóa dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”
trong 60 năm đề cương văn hóa Việt Nam (1943 - 2003), Viện Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, tr.267 - 277.

75. Louise Merzeau (1997), “Những chiếc máy để du hành trong thời gian”.
Tạp chí Người đưa tin UNESCO, (6), tr.32 - 33

76. Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành luật (2009), Tổng cục
Du lịch, Hà Nội.

77. Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn
hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

78. Hoàng Xuân Lương (2002), Bản sắc văn hoá dân tộc Mông và giải pháp
giữ gìn, phát huy các giá trị của nó ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
143

79. Hoàng Lương (2005), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
80. Phạm Trung Lương (Chủ nhiệm) (2001), Giải pháp cho phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam, Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước, bản đánh
máy, Hà Nội.
81. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
82. Nguyễn Văn Lưu (2006), “Phát triển du lịch cộng đồng trong nền kinh tế
thị trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr.14 - 15.
83. Mạng lưới du lịch bền vững vì người nghèo tổ chức phát triển Hà Lan -
Việt Nam và Đại học Tổng hợp Hawaii, Trường Đại học Quản lý Du
lịch (2007), Bộ công cụ quản lý và giám sát cộng đồng, Tổ chức phát
triển Hà Lan - Việt Nam, Hà Nội.
84. Manidis Robert Consultants (1997), Phát triển một mô hình quản lý tối ưu
(bản trích đánh máy), Bản dịch của Tổ chức phát triển Hà Lan - Việt
Nam, Surrey Hills.
85. Mike Robinson (1999), “Biện hộ cho du lịch văn hóa”, Ban biên tập dịch,
Tạp chí Người đưa tin UNESCO, (19), tr.6 - 7.
86. Lê Mậu Hãn (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, t.3, tr 458
87. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
88. Mô tả các tuyến Trekking ở Sa Pa (2003), Phòng Thương mại - Du lịch
huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, Lào Cai
89. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người - văn hoá Việt
Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
144

90. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 8)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc (1998)

91. Phạm Quang Nghị (2003),”Di sản văn hoá nhân tố quan trọng góp phần
bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, Tạp chí Di sản Văn hóa, (4),
tr.3-7.

92. Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
(2008).

93. Thu Trang Công Thị Nghĩa (2001), Du lịch văn hoá ở Việt Nam, Nxb.
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

94. Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hoá tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng,
Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

95. Nguyễn Tri Nguyên (2006) Văn hoá tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb.
Văn hoá Thông tin, Hà Nội

96. Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.

97. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.

98. Nhiều tác giả (2000), Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ
nhất, 2 tập, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

99. Trần Nhoãn (2002), “Về hiệu quả kinh tế - Xã hội của xã hội hoá văn hoá
qua hoạt động du lịch”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (4), tr.13 - 17.

100. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2006), Tình hình và kinh
nghiệm phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Sa Pa.
145

101. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2007), Báo cáo tình hình thực
hiện dự án Nâng cao năng lực trong hoạt động du lịch cho cộng đồng
dân tộc Tày xã Bản Hồ và dân tộc Mông xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa,
Sa Pa.
102. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2008), Báo cáo tình hình hoạt
động du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa, Sa Pa.
103. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2008), Báo cáo tình hình thực
hiện mô hình Ban Quản lý Du lịch cộng đồng, Sa Pa.
104. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa (2011), Báo cáo tình hình hoạt
động du lịch cộng đồng huyện Sa Pa năm 2011, Sa Pa.
105. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa (2012), Báo cáo tình hình hoạt
động du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa năm 2012, Sa Pa.
106. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa (2013), Báo cáo tình hình hoạt
động du lịch cộng đồng huyện Sa Pa 9 tháng đầu năm 2013.
107. Hoàng Việt Quân (2004), Tìm hiểu dân tộc Mông, Nxb. Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
108. Võ Quế, Lương Hồng Quang, Võ Chí Công (2006), Du lịch cộng đồng lý
thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
109. Quy chế đô thị Sa Pa - 2004: Ban hành kèm theo Quyết định số 498/QĐ-
UB ngày 8 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai
(2004), Nxb. Lao động, Hà Nội.
110. Quỹ Châu Á, Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội,
2012.
111. Radugin, A.A (Ch.b) (2001), Từ điển bách khoa văn hóa học, Vũ Đình
106. Phòng dịch, Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
112. Robert Lanquar (2002), Kinh tế du lịch, Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc
Chưởng dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
146

113. Rôđin VM (2000), Văn hoá học, Nguyễn Hồng Minh dịch, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
114. Han Sen (2007), “Văn hóa và văn hóa học”, Thông báo Khoa học, Viện
Văn hóa Thông tin, (19), (20), (21)
115. Sở Thương mại và Du lịch Lào Cai (2011),Quy hoạch phát triển du lịch
tỉnh Lào Cai (giai đoạn 2001-2010, định hướng 2020), Sở Thương
mại và Du lịch Lào Cai, Lào Cai.
116. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2008), Báo cáo khảo sát nhu
cầu của khách nước ngoài và các loại hình du lịch, Lào Cai.
117. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai (2010), Báo cáo kết quả hoạt
động du lịch cộng đồng, Lào Cai.
118. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2012), Báo cáo kết quả hoạt
động du lịch năm 2012, Lào Cai.
119. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2013), Báo cáo sơ kết hoạt
động du lịch 9 tháng đầu năm 2013, Lào Cai
120. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá Mông, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
121. Trần Hữu Sơn (2009), Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng người Dao
Ðỏ tại thôn Nậm Cang I, xã Nậm Cang, huyện Sa Pa, Lào Cai
122. Trần Hữu Sơn (2003), “Xây dựng mô hình Làng văn hoá du lịch”, Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật, (12), tr.26 - 30.
123. Trần Hữu Sơn, Tác động của du lịch đến các “giao” của người Mông ở
Sa Pa, đăng trên www.vanhoalaocai.vn
124. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb.
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
125. Mai Thanh Sơn (2004), ”Người H'Mông với việc giữ gìn những giá trị
văn hoá truyền thống”, Tạp chí Dân tộc học, (6), tr.43-49.
147

126. Phạm Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm
nghèo ở Lào Cai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
127. Phạm Ngọc Thắng (2009) “Vai trò du lịch cộng đồng trong xoá đói giảm
nghèo”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (6), tr.18 - 19.
128. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
129. Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Huy (1985), “Nghiên cứu kinh tế xã hội
miền núi phía Bắc từ góc độ vùng cảnh quan tộc người”, Tạp chí Dân
tộc học, (1), tr.37- 40.
130. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam - truyền thống và biến
đổi, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
131. Đàm Hoàng Thụ (1996), Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nghệ
thuật trong giai đoạn hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.
132. Bùi Thanh Thủy (2009), “Phát triển du lịch ở các vùng dân tộc thiểu số
trong mối quan hệ với cộng đồng”, Tạp chí Du lịch, (7,8), tr.49 - 53.
133. Bùi Thanh Thuỷ (2010), “Sự thích ứng của văn hoá truyền thống nhìn từ
góc độ du lịch”, trong Văn hoá trong thế giới hội nhập, kỷ yếu Hội
thảo khoa học Quốc tế, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
134. Dương Thị Thủy (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại khu du lịch Tràng An - Bái Đính tỉnh Ninh Bình, Luận văn
thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
135. Tổng Cục Du lịch (2014), Một số kết quả điều tra khách du lịch 2014 -
điểm đến Sa Pa, chương trình ESRT.
136. Đào Duy Tuấn (2012), Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống phục
vụ phát triển du lịch (nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã
Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Văn hóa
dân gian, Hà Nội.
148

137. Đào Thế Tuấn (2005), “Từ du lịch sinh thái văn hóa lịch sử đến du lịch
cộng đồng”, Tạp chí Xưa & Nay, (247), tr.11-13.

138. UBND huyện Sa Pa (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội huyện Sa Pa đến năm 2020, Sa Pa

139. UBND huyện Sa Pa (2010), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, dịch vụ
giai đoạn 2005 - 2010 và phương hướng phát triển du lịch huyện Sa
Pa đến năm 2015, Sa Pa

140. UBND huyện Sa Pa (2010), Chương trình phát triển du lịch bền vững
giai đoạn 2010 - 2015, Sa Pa

141. UBND huyện Sa Pa (2013), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch cộng
đồng huyện Sa Pa năm 2013, Sa Pa.

142. UBND tỉnh Lào Cai (2008), Báo cáo số 01/BC-UBND ngày 07/01/2008
về kết quả thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006 -
2010, Lào Cai.

143. UNESCO, Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, 2003.

144. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2003), Nghiên cứu xây dựng mô
hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây,
Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Hà Nội.

145. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012),
Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Viện Nghiên cứu và
Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

146. Trần Quốc Vượng (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.

147. Bùi Thị Hải Yến (2010), “Bước đầu nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, tr 41 - 43.
149

2. Tài liệu tiếng Anh


148. Ashworth, G. J., (1997), “Elements of planning and managing heritage
sites”, (Cơ sở hoạch định và quản lý các di sản), in Nuryanti, W,
Tourism and Heritage Management, Gadjah Mada University Press,
p.165-191.
149. McKercher and Hillary (2002), Cultural Tourism: the Partnership
between Tourism and Cultural Heritage Management, (Hợp tác Du
lịch Văn hóa giữa Quản lý Du lịch và Quản lý Di sản văn hóa), The
Haworth Press, Inc.
150. McKercher, Bob, Rob Law, Terry Lam (2006), “Rating tourism and
hospitality journals”, (Tạp chí xếp hạng du lịch và mức độ hiếu
khách), Tourism Management 27, p. 1235-1252.
151. Nuryanti, Wiendu (1996), International Conference on Tourism and
Heritage Management, (Hội thảo Quốc tế về Quản lý Du lịch và Di
sản), Yogyakarta, Indonesia.
150

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

B¶O TåN Vµ PH¸T HUY DI S¶N V¡N HãA NG¦êI H’M¤NG


TH¤NG QUA DU LÞCH CéNG §åNG ë B¶N SÝN CH¶I,
HUYÖN SA PA, TØNH LµO CAI

PHỤC LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2015
151

MỤC LỤC
PHỤ LỤC 1.................................................................................................... 152
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai ....................................................152
Hình 1.2. Bản đồ du lịch huyện Sa Pa ...........................................................153
PHỤ LỤC 2.................................................................................................... 154
Bảng 2.1: Phân tích văn hóa tộc người trở thành sản phẩm du lịch cộng
đồng ................................................................................................................154
Bảng 2.2: Thống kê số lượng lượt khách đến Sa Pa từ năm 2012 - 2014 .....154
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản ở Sa Pa
năm 2005 ........................................................................................................154
Bảng 2.4. Số lượng khách đi tham quan các tuyến du lịch cộng đồng (9
tháng đầu năm 2013) ......................................................................................155
Bảng 2.5: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản ở Sa Pa
năm 2012. .......................................................................................................155
Bảng 2.6: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản ở Sa Pa
năm 2013, 2014. .............................................................................................156
Bảng 2.7: Những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch ở Sín
Chải ................................................................................................................156
Bảng 2.8 - Thu nhập của hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch ở Sín
Chải ................................................................................................................157
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu ban quản lý du lịch cộng đồng tuyến du lịch Cát
Cát - Sín Chải năm 2002 dưới sự tư vấn hỗ trợ của SNV .............................157
Bảng 2.9: Khách du lịch chi tiêu tại Sín Chải (đoàn 10 người) .....................158
Bảng 2.10: Bảng so sánh thu nhập giữa hộ gia đình người Kinh với đồng
bào địa ở điểm du lịch tại Cát Cát năm 2014 .................................................158
PHỤ LỤC 3.................................................................................................... 159
Bảng 3.1. Danh sách các hộ kinh doanh nghỉ trọ trên địa bàn SaPa .............159
Bảng 3.2. Kết quả điều tra lý do đến Sa Pa....................................................163
PHỤ LỤC 4.................................................................................................... 164
Bảng 4.1. Danh sách người dân làm dịch vụ mang đồ cho khách du lịch bản
Sín Chải 2014 .................................................................................................164
Bảng 4.2. Danh sách người dân tham gia đội văn nghệ bản Sín Chải 2012 ..165
Bảng 4.3. Danh sách người dân tham làm hướng dẫn du lịch thường xuyên
Sín Chải 2014 .................................................................................................165
152

PHỤ LỤC 1

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai


153

Hình 1.2. Bản đồ du lịch huyện Sa Pa


154

PHỤ LỤC 2
Bảng 2.1: Phân tích văn hóa tộc người trở thành sản phẩm du lịch cộng đồng
Stt Văn hóa tộc ngƣời Có thể Hạn chế Không thể
1. Ăn, mặc, ở, đi lại ×
2. Nghề thủ công ×
3. Âm nhạc, nghệ thuật ×
4. Tôn giáo, tín ngưỡng ×
5. Lễ hội ×
6. Ngôn ngữ ×
7. Hệ giá trị - chuẩn mực ×

Bảng 2.2: Thống kê số lượng lượt khách đến Sa Pa từ năm 2012 - 2014
(nguồn: tác giả thống kê)

Năm Số lƣợng du khách (lƣợt ngƣời) Tỷ lệ (%) (lấy năm 2012 làm gốc)
2012 610.148 100
2013 687.766 120
2014 826.120 135

Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản
ở Sa Pa năm 2005

TT Các tuyến du lịch làng bản Số ngƣời


1 Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa 147
2 Sa Pa - Cát Cát - Ý Lình Hồ - Lao Chải - Tả Van 2.375
3 Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú 2.375
4 Sa Pa - Thanh Kim 326
5 Sa Pa - Tả Phìn 3.574
(Nguồn: Phòng Thương mại - Du lịch Sa Pa năm 2005)
155

Bảng 2.4. Số lượng khách đi tham quan các tuyến du lịch cộng đồng
(9 tháng đầu năm 2013)

9 tháng năm 2013


STT Tuyến, điểm du lịch cộng đồng SLK tham SLK lƣu trú
quan tại làng bản
1 Tuyến DL Lao Chải - Tả Van 62.170 14.473
2 Điểm du lịch cộng đồng Bản Hồ 12.350 3.769
3 Điểm du lịch cộng đồng Thanh Phú 3.580 450
4 Điểm du lịch cộng đồng Tả Phìn 31.300 3.985
5 Điểm du lịch cộng đồng Sín Chải 2.500 187
Tổng cộng 111.900 22.864
* Hai tuyến, điểm du lịch cộng đồng mới được công nhận:
Điểm du lịch Thôn Má Tra, xã Tả Phìn;
Tuyến du lịch Sa Pa - Sa Pả - Sả Séng - Hầu Thào - Sử Pán - Tả Van - Sa Pa.

Bảng 2.5: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản
ở Sa Pa năm 2012.

Tuyến, điểm du lịch cộng Số lƣợng khách Số lƣợng khách


STT
đồng đến tham quan lƣu trú
1 Tuyến Lao Chải - Tả Van 131.882 18.672
2 Điểm du lịch Bản Hồ 10.231 4.252
3 Điểm du lịch Thanh Phú 2.883 1.176
4 Điểm du lịch Tả Phìn 39.317 533
5 Điểm du lịch Sín Chải 2.589 213
Tổng cộng 186.902 24.846
(Nguồn: Phòng DL huyện Sa Pa, năm 2012)
156

Bảng 2.6: Số lượng khách du lịch đi theo tuyến du lịch làng bản
ở Sa Pa năm 2013, 2014.

Năm 2013 Năm 2014


TT Tuyến, điểm du lịch SLK đến SLK lƣu trú SLK đến SLK lƣu trú
cộng đồng tham quan tại làng bản tham quan tại làng bản

Tuyến DL Lao Chải - Tả


1 136.800 17.081 87.922 20.414
Van
2 Điểm du lịch Bản Hồ 17.200 4.300 14.038 4.137
3 Điểm du lịch Thanh Phú 1.650 870 4.126 5.213
4 Điểm du lịch Tả Phìn 47.800 3.873 41.642 8.634
5 Điểm du lịch Sín Chải 3.018 203 3.200 251
Tổng cộng 206.468 26.327 150.928 38.649
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa năm 2013, 2014 [168]
Bảng 2.7: Những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch
ở Sín Chải

TT Nội dung tham tham gia Số ngƣời


1 Làm nhà nghỉ lưu trú cho khách nghỉ qua đêm 2
2 Hướng dẫn viên 2
3 Bán các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng lưu niệm 45
4 Dịch vụ vận chuyển, mang vác đồ cho khác 20
5 Dịch vụ ăn uống cho khách 2
6 Làm nghề rèn, chạm khắc bạc trình diễn, bán sản phẩm cho 2
khách du lịch
7 Bán các sản phẩm nông, lâm sản 8
Tổng 81
(Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã San Sả Hồ năm 2014)
157

Bảng 2.8 - Thu nhập của hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch
ở Sín Chải

Mức thu nhập Số hộ


Dưới 1 triệu đồng 2
Từ 2 triệu đến 3 triệu đồng 7
Từ 4 triệu đến 7 triệu đồng 5
Từ 7 triệu đến 15 triệu đồng 6
Tổng số 20
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hình 2.1: Mô hình cơ cấu ban quản lý du lịch cộng đồng tuyến du lịch Cát Cát -
Sín Chải năm 2002 dưới sự tư vấn hỗ trợ của SNV. (Nguồn: Báo cáo dự án phát
triển du lịch bền vững của SNV tại Sa Pa năm 2014)

Cơ Cấu Ban Quản Lý

Truong Ban
Dự án Hang A Chinh
DLBV
Cố vấn Pho Ban
làng Ma A Ky

Tro Ly
Giao Tiep
Trung Tam DK
Dao Tao

Uy Vien 1 Uy Vien 2 Uy Vien 3 Uy Vien 4 Uy Vien 5 Uy Vien 6


Huong Dan Nha Nghi Van Hoa Tho Cam Bao Duong Tai Chinh
Khuan Vac An Uong Van Nghe Bao Tang Bao Ton Ban, Kiem Ve
The Thao Bao Ve, Y Te Quan lý quy

2 3 5 4 4 1 2 2 1 Don khach 1 Ke Toan


Cat Cat Sin Chai Sin Chai Cat Cat Sin Chai Sin Chai Cat Cat Sin Chai ban ve 1 Thu Quy
2 Kiem soat
158

Bảng 2.9: Khách du lịch chi tiêu tại Sín Chải (đoàn 10 người)

STT Nội dung chi Số tiền Tỷ lệ %


1 Vé vào cổng 0
2 Mua sản phẩm thủ công 340.000 39,5
3 Mua sản phẩm nông sản 0
4 Xem biểu diễn văn nghệ 0
5 Đồ ăn, uống 220.000 25,6
6 Xe ôm 0
7 Hướng dẫn viên địa phương 0
8 Các khoản chi khác 300.000 34,9
Tổng 860 100
(Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 4/2014 tại Sín Chải)
Bảng 2.10: Bảng so sánh thu nhập giữa hộ gia đình người Kinh
với đồng bào địa ở điểm du lịch tại Cát Cát năm 2014
(Nguồn: Điều tra của tác giả tại thôn Cát Cát 4/2014)

Ngƣời địa
Ngƣời Kinh
Mức thu nhập/năm phƣơng
STT
(triệu đồng) Tỷ lệ
Số hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
(%)
1 Không có thu nhập từ du lịch 0 0 0 0
2 Từ 1- >5 triệu 0 0 9 45
3 Từ 5 - 10 triệu 2 10 7 35
4 Từ 10-15 triệu 3 15 4 20
5 Từ 15 - 20 triệu 2 10 0 0
6 Từ 20 - 30 triệu 2 10 0
7 Từ 30 - 50 triệu 4 20 0
8 Trên 50 triệu 7 35 0 0
Tổng số hộ điều tra 20 100 20 100
159

PHỤ LỤC 3
Bảng 3.1. Danh sách các hộ kinh doanh nghỉ trọ trên địa bàn SaPa

Stt Họ tên chủ hộ Địa điểm kinh doanh Ngành nghề KD

Xã Tả Van
1 Chảo A Dèn Xã Tả Van Nghỉ trọ
2 Nông Văn Tưởng Xã Tả Van Nghỉ trọ
3 Lục Văn Phủ Xã Tả Van Nghỉ trọ
4 Lý Thị Lỳ Xã Tả Van Nghỉ trọ
5 Phan Châu Bính Xã Tả Van Nghỉ trọ
6 Vàng Văn Phang Xã Tả Van Nghỉ trọ
7 Hoàng Mục Xã Tả Van Nghỉ trọ
8 Tòng Thị Lan Xã Tả Van Nghỉ trọ
9 Dì Thị Nhung Xã Tả Van Nghỉ trọ
10 Vàng Văn Châu Xã Tả Van Nghỉ trọ
11 Lù Văn Dấu Xã Tả Van Nghỉ trọ
12 Hoàng Thị Kím Xã Tả Van Nghỉ trọ
13 Lý Thị Dín Xã Tả Van Nghỉ trọ
14 Sầu A Tráng Xã Tả Van Nghỉ trọ
15 Vũ Thị Xin Xã Tả Van Nghỉ trọ
16 Vàng Thu Hương Xã Tả Van Nghỉ trọ
17 Phạm Văn Dũng Xã Tả Van Nghỉ trọ
18 Nông Văn Sầu Xã Tả Van Nghỉ trọ
19 Lù A Chỉn Xã Tả Van Nghỉ trọ
20 Nông Văn Minh Xã Tả Van Nghỉ trọ
21 Nông Văn Sền Xã Tả Van Nghỉ trọ
22 Má Thị Hiền Xã Tả Van Nghỉ trọ
160

23 Phan Văn Tăng Xã Tả Van Nghỉ trọ


24 Vàng Thị Dế Xã Tả Van Nghỉ trọ
25 Lã văn Giang Xã tả van Nghỉ trọ
26 Trần anh Tuấn Xã Tả Van Nghỉ trọ
27 Lý thị Tình Xã Tả Van Nghỉ trọ
28 Nông văn Lộc Xã Tả Van Nghỉ trọ
29 Lục thi Ngần Xã Tả Van Nghỉ trọ
30 Lục văn Quyết Xã Tả Van Nghỉ trọ
31 Xì thị Gấm Xã Tả Van Nghỉ trọ
32 Lý thị Chi Xã tả Van Nghỉ trọ
33 Nông thị Xuân Xã Tả Van Nghỉ trọ
34 Nông văn Nhục Xã Tả Van Nghỉ trọ
35 Nông A Chung Xã Tả Van Nghỉ trọ
36 Lục văn Dương Xã Tả Van Nghỉ trọ
37 Lục văn Cao Xã Tả Van Nghỉ trọ
38 Lục văn Lỉn Xã Tả Van Nghỉ trọ
39 Dì A Sẩu Xã Tả Van Nghỉ trọ
40 Hoàng Thị Tâm Xã Tả Van Nghỉ trọ
41 Lý Thị Mùi Xã Tả Van Nghỉ trọ
42 Lục Thị Thương Xã Tả Van Nghỉ trọ
43 Hoàng văv Thành Xã Tả Van Nghỉ trọ
44 Phan Thị Mùi Xã Tả Van Nghỉ trọ
45 Vũ ngọc Chin Xã Tả Van Nghỉ trọ
46 Triệu Thị Hoa Xã Tả Van Nghỉ trọ
47 Trang A Giả Xã Tả Van Nghỉ trọ
48 Đặng Thu Hương Xã Tả Van Nghỉ trọ
Xã Thanh Phú
161

1 Lù Thị út Xã Thanh Phú Nghỉ trọ


2 Lù Thị Tâm Xã Thanh Phú Nghỉ trọ
3 Hoàng Đức Minh Xã Thanh Phú Nghỉ trọ
4 Tẩn Dần Quẩy Xã Thanh Phú Nghỉ trọ
5 Gì A Ngài Xã Thanh Phú Nghỉ trọ
6 Lồ A Tuyển Xã Thanh Phú Nghỉ trọ
7 Lồ A Năm Xã Thanh Phú Nghỉ trọ

Xã Bản Hồ Nghỉ trọ


1 Đào A Thảnh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
2 Lù Văn Lài Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
3 Đào Đức Minh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
4 Lồ Thị ởi Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
5 Vàng A Dương Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
6 Vàng A Tân Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
7 Đào A Phóng Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
8 Nông Văn Phong Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
9 Đào A Lên Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
10 Đào A Thàng Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
11 Đào A Kìn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
12 Lý A Thôn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
13 Lý Thị Trực Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
14 Nông Thị ởi Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
15 Vàng A Khìn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
16 Đào A Hiến Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
17 Đào A Tín Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
18 Sèn Thị Hoa Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
19 Má Thị Kèn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
162

20 Lồ Thị Ương Xã Bản Hồ Nghỉ trọ

21 Đào Thị Toan Xã Bản Hồ Nghỉ trọ

22 Đào A Thung Xã Bản Hồ Nghỉ trọ

23 Lồ A Quỳnh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ


24 Lồ A Thanh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
25 Đào A Thèn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
26 Hoàng Văn Quanh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
27 Lồ Kiêm Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
28 Lù Thị út Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
29 Đào A Vinh Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
30 Nguyễn thị Hoàn Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
31 Nông văn Gan Xã Bản Hồ Nghỉ trọ
Xã Tả Phìn
1 Lý Tả Mẩy Xã Tả Phìn Nghỉ trọ
2 Lý Phù Chiêu Xã Tả Phìn Nghỉ trọ
3 Chảo tả Mẩy Xã Tả Phìn Nghỉ trọ
4 Lý Tả Mẩy Xã Tả Phìn Nghỉ trọ
5 Lý Mẩy Lai Xã Tả Phìn Nghỉ trọ
Xã Lao Chải
1 Tẩn thị Su Xã Lao Chải Nghi trọ
Xã Nậm Sài
1 Vũ nguyện Vọng Xã Nậm Sài Nghỉ trọ
2 Lù quang Thế Xã Nậm Sài Nghỉ trọ
3 Lù đức Thắng Xã Nậm Sài Nghỉ trọ
4 Vàng Mẩy Chòi Xã Nậm Cang Nghỉ trọ
163

Xã san xả Hồ
1 Trần Thị Huê Xã San Xả Hồ Nghỉ trọ
2 Trần Trọng Chiến Xã San Xả Hồ Nghỉ trọ
3 Nhà khách chung Thôn Sín Chải Nghỉ trọ

Bảng 3.2. Kết quả điều tra lý do đến Sa Pa

Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài


Nội dung
Frequency Tỷ lệ Frequency Tỷ lệ
1. Để hưởng khí hậu mát 22 84,6 15 53,6
2. Để tham quan VH DT 16 61,5 19 67,9
3. Để tham quan chợ tình 13 50,0 3 10,7
4. Để chiêm ngưỡng cảnh đẹp 11 42,3 23 82,1
5. Hưởng môi trường trong lành, sạch 10 38,5 6 21,4
6. Để gần gũi với thiên nhiên 9 34,6 8 28,6
7. Để thư giãn 6 23,0 10 35,7
8. Trốn cuộc sống đô thị 6 23,0 8 28,6
9. Nghiên cứu đời sống DTTS 5 19,2 14 50,0
10. Mua sản phẩm dân tộc 3 11,5 2 7,1
11. Để tập luyện dạo chơi 2 7,7 17 60,7
12. Đi bộ đường dài và leo núi 1 3,8 5 17,9
13. Mua sắm sản vật kì lạ 1 3,8 2 7,1
14.Nghiên cứu sinh thái môi trường 1 3,8 1 3,6
15. Kết bạn 3 10,7
16. Khác 1 3,6
Total 26 100,0 28 100,0
Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện SaPa, tỉnh Lào Cai của TS Phạm Thị
Mộng Hoa và TS Lâm Thị Mai Lan (Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn &
trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia cộng tác với IUCN, 2009).
164

PHỤ LỤC 4
Bảng 4.1. Danh sách người dân làm dịch vụ
mang đồ cho khách du lịch bản Sín Chải 2014

Stt Họ và Tên Giới tính Tuổi Ghi chú


1. Lù A Giáo Nam 30
2. Lù A Sinh Nam 24
3. Má A Bình Nam 24
4. Má A Pháo Nam 30
5. Má A Trang Nam 24
6. Má A Mông Nam 25
7. Vàng A Chơ Nam 28
8. Vàng A Di Nam 24
9. Vàng A Sinh Nam 23
10. Vàng A Páo Nam 31 Vừa mang vác
đồ cho khách
11. Vàng A Chơ Nam 20
du lịch vừa
12. Vàng A Chơ Nam 25
làm hướng
13. Lù A Dính Nam 45 dẫn viên
14. Lù A Tỏa Nam 27
15. Má A Tráng Nam 23
16. Má A De Nam 25
17. Lù A Thình Nam 22
18. Vàng A Đông Nam 25
19. Vàng A Do Nam 27
20. Vàng A Tòng Nam 25
21. Vàng A Tan Nam 21
22. Vàng A Du Nam 18
165

Bảng 4.2. Danh sách người dân tham gia đội văn nghệ bản Sín Chải 2012

Stt Họ tà Tên Giới tính Tuổi Ghi chú


1. Vàng A Lử Nam 60
2. Vàng A Mình Nam 44
3. Vàng A Tung Nam 34
4. Vàng A Nhà Nam 92
5. Vàng A Su Nam 54
6. Lù A Măng Nam 44
7. Hạng A Páo Nam 38
8. Vàng A Linh Nam 41
9. Hạng A Chư Nam 33
10. Vàng A Di Nam 27

Bảng 4.3. Danh sách người dân tham làm hướng dẫn
du lịch thường xuyên Sín Chải 2014

Stt Họ tà Tên Giới tính Tuổi Ghi Chú


1. Lù A Tỏa Nam 60 Có thẻ HDV
2. Lù A Páo Nam 44 Có thẻ HDV
3. Lù A Sinh Nam 34 Có thẻ HDV
4. Giàng Thị La Nữ 92 Có thẻ HDV

You might also like